question_id
stringlengths
10
14
question
stringlengths
7
207
positive_context_id
stringlengths
5
9
positive_context
stringlengths
24
8.17k
hard_negative_ids
stringlengths
56
65
hard_negatives
stringlengths
201
34.8k
question_0
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách
doc_0
Trẻ mắc cúm A không chỉ mệt mỏi, khó chịu mà còn có nguy cơ gặp biến chứng cao nên cần được điều trị kịp thời và chăm sóc với một chế độ khoa học đặc biệt. Bài viết sẽ giúp cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách tại nhà, mau chóng đẩy lùi bệnh tật. 1. Bệnh cúm A ở trẻ Cúm A là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, gây ra bởi một trong số các chủng cúm A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây ra. Đây là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể điều trị dễ dàng khi được cha mẹ phát hiện bệnh kịp thời. Khi mắc cúm A, phần lớn trẻ thường gặp phải các tình trạng: – Ho – Sốt cao – Người mệt mỏi – Đau họng – Đau đầu – Đau cơ – Nôn mửa – Chán ăn – Hắt hơi – Sổ mũi… Cúm A là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng ho, sốt cao, sổ mũi, hắt xì…. Tuy cúm A là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể dẫn tới suy hô hấp, viêm cơ tim, viêm phổi, viêm phế quản… Theo ghi nhận tại nhiều bệnh viện lớn trong nước, hiện tại có tới hàng nghìn bệnh nhi mắc cúm A, gia tăng nhiều so với các năm trước. Trong đó, có rất nhiều trẻ bị viêm phổi, suy hô hấp, co giật. Thậm chí, có những trẻ có biểu hiện viêm não do biến chứng mà cúm A gây ra. 2. Dấu hiệu cần tới bệnh viện Cúm A có nhiều triệu chứng tương tự như các bệnh cúm thông thường khác và có thể xử trí đúng cách tại nhà. Tuy nhiên khi thấy con trẻ có các biểu hiện bất thường dưới đây, các bậc phụ huynh cần đưa con tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, xử trí đúng cách: – Khó thở, tức ngực – Bỏ ăn – Người mệt mỏi, li bì – Nôn trớ nhiều – Da tái nhợt – Sốt cao không hạ… Các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cho trẻ dựa trên mức độ của bệnh. Một số trẻ chỉ cần sử dụng thuốc và nghỉ ngơi tại nhà. Một số trẻ nặng cần phải điều trị nội trú tại bệnh viện với phác đồ can thiệp chuyên sâu hơn. Cho trẻ thăm khám để điều trị kịp thời, ngăn chặn biến chứng xảy ra 3. Chăm sóc trẻ bị cúm A Khi trẻ bị cúm A, cha mẹ cần lưu ý tới những vấn đề sau trong việc chăm sóc để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh: Sử dụng thuốc Một số loại thuốc có thể được kê để điều trị triệu chứng của trẻ khi bị cúm A. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà cần đưa trẻ thăm khám với bác sĩ để được bác sĩ kê đơn, chỉ định điều trị phù hợp. Nên cho trẻ uống thuốc đúng loại, đúng giờ, đúng liều lượng và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng liều lượng để trẻ nhanh khỏi bởi điều này là phản khoa học và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Sử dụng thuốc điều trị cúm A cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ Cách ly trẻ Cúm A rất dễ lây lan từ người sang người nên cần được cách ly trẻ bệnh để không lây lan sang trẻ khỏe mạnh. Do đó khi con có các dấu hiệu cúm A hoặc xét nghiệm xác định mắc cúm A, cha mẹ cần cách ly bé với các thành viên khác trong nhà, không để trẻ khỏe mạnh dùng chung đồ vật với trẻ đã nhiễm bệnh. Đồng thời, không cho bé tới những nơi đông người như trường học, công viên… để tránh lây nhiễm virus. Đeo khẩu trang Cúm A lây truyền nhanh qua đường hô hấp nên cha mẹ cần hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang khi bắt buộc phải tới những nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với các thành viên khác trong nhà để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh. Cha mẹ có thể cho bé đeo khẩu trang y tế cỡ nhỏ, phù hợp với khuôn mặt để tránh virus có thể lây qua không khí khi bé hắt hơi, ho hoặc nói chuyện… Rửa sạch tay Khi mắc cúm A, sức đề kháng của trẻ đang phải chống chọi với một chủng virus nguy hiểm nên cần vệ sinh tay chân thường xuyên để tránh các tác nhân có hại khác tấn công, khiến trẻ mắc nhiều bệnh lý hơn. Sau khi trẻ ho, hắt hơi, cha mẹ cũng cần hướng dẫn bé vệ sinh chân tay sạch sẽ bằng dung dịch có tính sát khuẩn. Nếu trẻ tới những nơi đông người, trẻ vệ sinh tay thường xuyên cũng giúp làm giảm nguy cơ lây bệnh cho các trẻ khác. Vệ sinh cá nhân Hằng ngày, trẻ cần được tắm rửa thường xuyên để có một cơ thể sạch sẽ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần nhỏ mắt, mũi và hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%. Khi trẻ hắt hơi, sổ mũi, cha mẹ có thể sử dụng khăn giấy mềm lau sạch và vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Tuyệt đối không được vứt khăn giấy, chất thải của bé mắc cúm A một cách tùy tiện mà nên bọc kín trong túi nilon để ngăn ngừa virus cúm lây truyền trong không khí. Chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với trẻ nhỏ để bé có thể nhanh chóng đào thải virus ra ngoài và khỏi bệnh. Về cơ bản, cha mẹ cần đảm bảo một chế độ cân bằng và đầy đủ các chất cần thiết để bé có sức khỏe. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày nếu trẻ mệt hoặc chán ăn. Có thể chế biến thành dạng lỏng, mềm, dễ nuốt như súp, cháo… Ngoài ra, cha mẹ cũng hãy cho bé uống đủ nước, uống thêm nước trái cây khi cần thiết để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Chăm sóc trẻ bị cúm A với một chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất thiết yếu Chế độ nghỉ ngơi Khi bị cúm A, các bé thường sẽ bị đau mỏi cơ, đau đầu, sốt cao… Tình trạng này có thể kéo dài nhiều ngày cho tới khi cơ thể có thể đào thải virus gây bệnh ra ngoài. Do vậy, các bé cần được nghỉ ngơi nhiều để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ hồi phục nhanh trong quá trình điều trị. Ba mẹ cần để trẻ nghỉ ngơi trong không gian thoáng đãng, yên tĩnh, tránh gió lùa trực tiếp. Theo dõi bất thường Như vậy có thể thấy, việc chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng để trẻ nhanh hồi phục trong quá trình điều trị. Vì vậy các bậc phụ huynh cần lắng nghe và tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị cúm A cho trẻ.
doc_50292;;;;;doc_3289;;;;;doc_60958;;;;;doc_5767;;;;;doc_32986
Cúm A là bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em. Vì vậy các bậc cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà, đồng thời tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cúm A ở trẻ em là tình trạng trẻ bị nhiễm một trong các chủng virus H1N1, H5N1, H7N9 xâm nhập vào cơ thể và tấn công gây bệnh. Bệnh cúm A rất hay gặp ở trẻ, bệnh có thể điều trị dễ dàng, tuy nhiên nếu lơ là không cảnh giác, không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.Cụ thể, biến chứng của bệnh cúm A ở trẻ em có thể xảy ra là viêm cơ, suy hô hấp... thậm chí có 1 – 4% các trường hợp trẻ em tử vong do không được điều trị đúng. Vì thế, các bậc cha mẹ không được chủ quan với bệnh lý này. Thời gian một đứa trẻ cần để chữa khỏi bệnh cúm A phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cơ địa của từng bé, tình trạng sức khỏe hiện tại, trẻ có bệnh nền hay không, trẻ được chăm sóc như thế nào, phát hiện bệnh và điều trị sớm hay muộn, cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà...Nếu được điều trị, chăm sóc trẻ bị cúm A kịp thời và đúng cách, trẻ sẽ khỏi bệnh trong khoảng 2 tuần, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp bệnh của trẻ có thể kéo dài lên đến 4 tuần. Nếu không được điều trị sớm, cúm A có thể khiến dẫn đến bệnh lý viêm phổi ở trẻ em. 3. Nhận biết dấu hiệu trẻ nhiễm cúm A Cha mẹ cần nhận diện được các triệu chứng của bệnh để có cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà hiệu quả nhất. Cụ thể các triệu chứng cúm A bao gồm:Sốt hoặc cảm thấy ớn lạnh;Ho;Viêm họng;Chảy mũi hoặc nghẹt mũi;Đau cơ;Đau đầu;Cả người mệt mỏi;Một số trẻ mắc cúm A có thể bị nôn mửa và tiêu chảy...Sau 24 - 48 giờ sau khi nhiễm virus cúm A, trẻ sẽ bắt đầu biểu hiện các triệu chứng kể trên, các triệu chứng này có thể kéo dài 3 - 6 ngày. Một số trường hợp cúm A ở trẻ em có thể tiến triển nặng với các triệu chứng: sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim, thậm chí là tử vong. Việc học cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà đúng cách là vô cùng cần thiết để giúp trẻ phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ đã xác định mắc cúm A, cha mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc trẻ bị cúm A tại nhà dưới đây để giúp bé nhanh khỏi bệnh cũng như tránh lây lan cho người khác.Cách ly trẻ mắc bệnh với các thành viên khác trong gia đình: Bệnh cúm A là bệnh do tác nhân virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan từ người sang người. Nếu gia đình có trẻ bị cúm A cần cách ly bé tối thiểu 7 ngày với các thành viên khác, cho bé ở phòng riêng và hạn chế tiếp xúc với người thân trong gia đình. Ngoài ra, không cho trẻ sử dụng chung đồ dùng, đồ chơi với bạn khác để tránh lây nhiễm virus.Đeo khẩu trang: Cúm A là bệnh do virus có khả năng lây truyền qua đường hô hấp rất nhanh, vì vậy đối với trẻ bị cúm A cha mẹ nên cho trẻ đeo khẩu trang để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh cho người khác. Nên cho bé đeo khẩu trang y tế sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, có tác dụng ngăn ngừa virus tốt hơn, tránh lây qua không khí mỗi khi trẻ hắt hơi, ho khan...;Không nằm phòng máy lạnh: khi chăm sóc trẻ bị cúm A không nên cho bé nằm phòng máy lạnh, do nằm phòng máy lạnh dễ khiến trẻ dễ bị ho, đau họng, khô mũi, khó tiết mồ hôi hơn,... lâu ngày sẽ khiến bệnh lâu khỏi, thậm chí còn có khả năng tiến triển nặng hơn. Thay vì cho trẻ nằm phòng kín máy lạnh, cha mẹ nên cho bé nằm phòng sạch sẽ, thoáng mát;Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút tốt giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu, cơ thể thư giãn hơn và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh hơn;Cho trẻ ăn uống đủ chất: Việc ăn uống rất quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là vào thời điểm bé bị cúm A. Nhiều trẻ khi mắc bệnh còn biểu hiện triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Do đó cha mẹ hãy cho trẻ ăn những món dễ tiêu, món ăn được giữ ở nhiệt độ ấm, món lỏng như súp, cháo... Ngoài ra, cha mẹ cần chú ý cho bé uống nhiều nước để tránh mất nước và giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể tốt hơn. Đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ trong mỗi bữa ăn như: protein, tinh bột, vitamin... Tăng cường những thực phẩm giàu đạm để bổ sung dinh dưỡng, giúp cơ thể trẻ nhanh phục hồi như: thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa ít béo... Ngoài ra, nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để cung cấp nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C như: cam, chanh, bưởi, dưa hấu... hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.Chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ mệt, biếng ăn: nên chia nhỏ bữa thành 5-6 bữa nhỏ trong ngày giúp trẻ dễ ăn và hấp thu tốt hơn. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bú theo nhu cầu, cho bú nhiều lần khi trẻ thấy dễ chịu;Trẻ bị cúm A sẽ cảm thấy mệt mỏi, vì thế trẻ cần được nghỉ ngơi, thư giãn nhiều hơn để cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh nhanh khỏi;Nhỏ mũi đúng cách có thể cải thiện đáng kể tình trạng nghẹt mũi. Vì thế, cha mẹ cần vệ sinh mũi cho trẻ hằng ngày bằng cách nhỏ nước muối sinh lý hoặc tham khảo bác sĩ về một số dung dịch thuốc sát khuẩn để nhỏ mũi cho con, nhằm giúp điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C cần sử dụng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng dựa trên cân nặng. Có thể phối hợp các loại thuốc giảm ho hay kháng sinh, vitamin theo đúng chỉ định của bác sĩ;Cần lưu ý theo dõi thân nhiệt của trẻ và các dấu hiệu về màu sắc da, nhịp thở, lượng thức ăn của trẻ... Cần cho trẻ nhập viện ngay khi trẻ có những biểu hiện sau:Sốt cao liên tục ≥ 39 độ C, sử dụng thuốc hạ sốt không đáp ứng;Biểu hiện co giật;Trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, nôn trớ nhiều lần, bỏ ăn/bỏ bú, chân tay lạnh;Khó thở, thở nhanh.Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về chăm sóc trẻ bị cúm A. Nếu trẻ mắc bệnh và các biện phaps chăm sóc tại nhà không cải thiện, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.;;;;; Cúm A là bệnh lý đường hô hấp, lây qua không khí khi trẻ nói chuyện, ho, hắt hơi… Cũng như nhiều bệnh cúm mùa khác, khi trẻ nhiễm cúm A con thường có biểu hiện như: sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau họng… Do đó, với những bậc cha mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi con thì rất dễ nhầm cúm A với việc trẻ bị cảm cúm thông thường. Để nhận biết bệnh được chính xác hơn, cha mẹ có thể dựa vào những triệu chứng chi tiết như: trẻ thường sốt cao từ 39 tới 40 độ C, họng con bị đỏ và đau, trẻ mệt mỏi, quấy khóc. Mặc dù lúc này con đã mắc cúm A nhưng thời điểm này bệnh còn ở giai đoạn khá nhẹ nên hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Cha mẹ có thể điều trị trẻ tại nhà khi con có những dấu hiệu bệnh nhẹ 2. Tham khảo cách chữa cúm A hiệu quả cho trẻ Cúm A ở trẻ là bệnh lý nguy hiểm và dễ gây ra biến chứng. Vì thế khi con có những dấu hiệu khởi phát của bệnh, cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ để được thăm khám và dùng thuốc phù hợp để điều trị. Hiện nay một số loại thuốc được khuyến cáo nên dùng cho trẻ như: – Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus có tác dụng làm giảm khả năng lây lan của virus cúm, làm chậm quá trình truyền nhiễm, chống lại nhiễm trùng. Vì thế khi sử dụng thuốc con sẽ giảm bớt các triệu chứng, rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn ngừa các biến chứng như viêm phổi. Thời gian và liều lượng dùng thuốc mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ kê đơn. – Acetaminophen hoặc ibuprofen: Hai loại thuốc này có tác dụng cao trong việc hạ sốt và giảm đau nhức cơ thể. Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu khởi phát của bệnh mẹ nên cho con dùng thuốc càng sớm càng tốt. – Thuốc ho: Ngoài sốt thì trẻ mắc cúm A cũng thường bị ho. Lúc này bác sĩ có thể kê cho con một vài loại thuốc hoặc siro trị ho cho bé uống. Lưu ý rằng, những loại thuốc điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo nên có thể đúng và không đúng với một vài trường hợp. Điều quan trọng là khi con ốm, cha mẹ nên đưa con tới bệnh viện để thăm khám đồng thời dùng thuốc điều trị theo tư vấn của bác sĩ. Nghiêm cấm tự ý sử dụng thuốc, bởi điều này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ. Khi trẻ bị ốm cha mẹ nên cho con cách ly phòng riêng 3. Những cách chăm sóc trẻ khi mắc cúm A tại nhà Khi được điều trị tốt, trẻ mắc cúm A ở thể nhẹ có thể hết các triệu chứng sau khoảng từ 7-10 ngày. Theo đó, để bệnh nhanh chóng thuyên giảm ở trẻ, cha mẹ nên thực hiện việc điều trị cúm A theo khuyến cáo của bác sĩ đưa ra như sau: 3.1 Cách ly con trong thời gian bị bệnh Khi con có dấu hiệu cúm A hoặc đã có kết quả xét nghiệm khẳng định virus cúm A, lúc này cần ngay lập tức cho con cách ly ở phòng riêng để hạn chế lây lan tới những người xung quanh. Phòng cách ly trẻ nên đảm bảo đủ thoáng, không bí, không ẩm ướt để con cảm thấy thoải mái, dễ chịu phần nào. 3.2 Chú ý tới ngủ nghỉ và chế độ dinh dưỡng Khi mắc cúm A cơ thể con rất mệt mỏi, hay quấy nên nếu được lúc này cha mẹ nên tạm gác lại công việc và dành thời gian cho con nhiều hơn. Về chế độ nghỉ ngơi nên cho trẻ ngủ đủ từ 8 tới 10 tiếng mỗi ngày. Trong chế độ ăn nên cho con ăn những thực phẩm lỏng, dễ tiêu như: cháo, súp, canh. Một vài trẻ có thể gặp tình trạng đau họng khiến con khó khăn trong việc ăn uống. Nếu lúc này trẻ không ăn cha mẹ không nên ép, thay vào đó nên chia nhỏ khẩu phần ăn, cho con ăn từng chút một với số bữa từ 4-5 bữa/ ngày. Ngoài ăn trẻ cũng cần được uống nhiều nước, ăn hoa quả tươi giúp phòng tránh tình trạng mất nước ở con. Đây được coi là cách đơn giản nhưng hiệu quả để cơ thể con mau chóng khỏe lại, tăng khả năng đề kháng chống lại virus. 3.3 Giữ thân thể con sạch sẽ Trong thời gian trẻ bị cúm A con vẫn hoàn toàn có thể tắm được, do đó thông tin không tắm cho trẻ khi con bị ốm là thiếu căn cứ. Điều cha mẹ cần chú ý khi tắm cho trẻ trong thời gian này chính là: tắm cho con trong phòng kín gió, tắm bằng nước ấm và thời gian tắm nhanh. Không nên để trẻ ngâm mình hoặc nghịch lâu trong nước. Khi tắm xong cần lau khô người, sấy tóc và mặc luôn quần áo cho bé. Ngoài tắm, con cũng cần được thường xuyên vệ sinh tai, mũi họng bằng nước muối sinh lý giúp loại bỏ vi khuẩn và thông thoáng đường thở. Trẻ mắc bệnh cần được đưa tới bệnh viện khi dấu hiệu bệnh trở năng Việc điều trị tại nhà bằng thuốc chỉ được áp dụng khi trẻ mắc cúm A nhẹ, ít triệu chứng, sức khỏe của con vẫn ổn, có nghĩa là trẻ vẫn vui chơi, ăn uống được. Bên cạnh đó con cũng chỉ nên điều trị tại nhà khi gia đình bố trí được người ở bên trẻ thường xuyên, bởi bệnh lý này thường có tiến triển rất nhanh, dễ biến chứng. Và thực tế đã có rất nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Trong một vài trường hợp trẻ mắc bệnh cần được đưa tới viện ngay khi có những dấu hiệu sau: – Con thường xuyên quấy khóc, không chịu ăn – Sốt cao không hạ, cơn sốt kéo dài – Trẻ nằm li bì, khi ngủ khó đánh thức – Con bị nôn khi ăn – Con đã được dùng thuốc nhưng tình trạng bệnh không có xu hướng cải thiện Có thể thấy cách chữa cúm A khá đơn giản như những bệnh lý đường hô hấp khác. Điều quan trọng là cha mẹ cần học cách nhận biết dấu hiệu bệnh, cách điều trị khoa học và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Một lưu ý nhỏ là cha mẹ hoặc người thân không nên chữa bệnh cho trẻ bằng các mẹo hay bài thuốc dân gian, trừ khi được sự đồng ý của bác sĩ có chuyên môn.;;;;;1. Tổng quan về bệnh Cúm là một bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp và được phân thành 3 nhóm chính gồm A, B và C. Trong đó, cúm A là nguyên nhân chính có thể gây ra các đợt dịch trong cộng đồng bởi khả năng thay đổi, phân nhóm thành các chủng mới qua các năm. Điều này khiến cho việc tiêm chủng để phòng cúm A cho trẻ phải được nhắc lại hàng năm. Loại virus này rất khó kiểm soát bởi chim hoang dã là vật chủ tự nhiên của chúng, vậy nên nó còn được biết đến với tên gọi khác là cúm gia cầm. Cúm A cũng có thể lây trực tiếp nếu người bình thường chạm, sờ vào bề mặt có chứa virus. Hoặc lây lan giữa con người với nhau qua quá trình giao tiếp, tiếp xúc gần. Cụ thể là thông qua các giọt bắn từ mũi, miệng khi ho, hắt hơi của người bệnh. Về triệu chứng, virus cúm A sẽ tấn công hệ hô hấp và gây ra một số biểu hiện ở trẻ như: Sốt cao, ớn lạnh. Chảy nước mũi, nước mắt. Hắt hơi, ngạt mũi. Đau họng. Ho. Đau đầu. Đau cơ, nhức mỏi cơ thể. Mệt mỏi, chán ăn. Buồn nôn, nôn, tiêu chảy. 2. Chẩn đoán Trước khi được điều trị, trẻ cần được thăm khám lâm sàng để đánh giá tình trạng sức khỏe, kết hợp điều tra dịch tễ và tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán như: Test cúm AB (thường cho kết quả nhanh sau 10 - 15 phút) hoặc RT-PCR để xác định chính xác virus cúm Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, chức năng gan thận. X-quang tim phổi để đánh giá các biến chứng về phổi,... 3. Trẻ cúm A nên ăn gì và cách chăm sóc Với đặc tính là một căn bệnh có độ lây nhiễm cao, trẻ hoàn toàn có thể mắc cúm A bất cứ lúc nào. Tuy vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng bởi chỉ cần được ăn uống và chăm sóc trẻ cúm A đúng cách, các bé sẽ rất nhanh khỏi bệnh. Dưới đây là một số loại thực phẩm tốt cho trẻ mắc cúm A mà cha mẹ nên cho con ăn nhiều: Rau củ quả có màu đậm như: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, cà rốt, cà chua, bí đỏ,… Đây là nhóm thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất, tăng cường bổ sung cho trẻ bị cúm A sẽ giúp bé tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Thực phẩm giàu vitamin C như: cam, quýt, nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, ổi, chuối, bông cải xanh, cà chua,… Nhờ vào thành phần giàu Vitamin C này sẽ kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu để tấn công vi khuẩn, virus, tăng miễn dịch cơ thể. Thực phẩm giàu kẽm từ động vật như sò, hàu, thịt bò, gà, thịt lợn nạc, trứng, sữa, cá, tôm, cua,… bởi đây là chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với hệ miễn dịch. Các loại gia vị như hành, tỏi, gừng, mật ong,… giúp kháng khuẩn, chống viêm rất hữu ích khi trẻ mắc cúm A. Chăm sóc trẻ cúm A đúng cách Dưới đây là một số việc nên làm khi chăm sóc trẻ bị cúm A: Cách ly trẻ để hạn chế việc lây nhiễm cho người thân trong gia đình, đeo khẩu trang khi có việc cần phải ra khỏi nhà. Nghỉ ngơi ở phòng thoáng khí, hạn chế sử dụng điều hoàn. Uống đủ nước - điện giải. Zanamivir (Relenza), Oseltamivir (Tamiflu), Peramivir (Rapivab) thường là những loại thuốc được sử dụng nếu cha mẹ đang băn khoăn trẻ cúm A uống thuốc gì. Tuy nhiên, việc kê đơn và hướng dẫn sử dụng cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa và theo từng mức độ bệnh cụ thể. Nếu sốt cao có thể chườm mát, kết hợp mặc đồ thoáng mát, dễ tản nhiệt như đồ cotton. Hạ sốt bằng một số loại thuốc hạ sốt thông thường. Súc miệng bằng nước muối sinh lý. Lưu ý, không khuyên dùng thuốc ho hoặc thuốc cảm cúm cho trẻ em dưới 6 tuổi.;;;;;Cúm A là một trong những loại cúm mùa có mức độ nguy hiểm cao nhất và đặc biệt cần phải lưu ý nếu người mắc là trẻ em. Tuy nhiên không phải bậc phụ huynh nào cũng nắm rõ những triệu chứng và biến chứng do cúm A gây ra ở trẻ. Bài viết hôm nay sẽ giúp cha mẹ xác định thời điểm trẻ bị cúm A khi nào cần đến bệnh viện cũng như cách điều trị và phòng ngừa cúm A. 1. Tổng quan về bệnh cúm A Cúm A nằm trong danh sách những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, xuất hiện khi thời tiết đang giao mùa nhất là mùa đông xuân. Các chủng cúm A phổ biến thường hoành hành trong thời điểm dịch là A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9. Virus cúm A có thể tồn tại trên các bề mặt vật dụng lên đến 48 giờ đồng hồ, ngay cả trong điều kiện bị đóng băng nó cũng sống sót được trong vài năm, ở mức nhiệt 4 độ C loại virus này còn có thể sống được ít nhất 35 ngày nhưng sẽ chết ở mức nhiệt 60 độ C trong 30 phút. Để loại bỏ virus cúm A trên các bề mặt, chúng ta có thể sử dụng những chất tẩy rửa có chứa thành phần iodine, formalin. Virus cúm A có một khả năng đặc biệt là tự thay đổi các kháng nguyên của nó để tạo thành các chủng gây bệnh mới. Về con đường lây lan thì virus cúm A có thể lây qua không khí, khi bệnh nhân nói chuyện, ho, hắt hơi,... sẽ làm bắn các dịch tiết ra ngoài môi trường. Người xung quanh khi hít phải các giọt bắn này sẽ bị lây bệnh. Bên cạnh đó nếu các giọt bắn chứa virus tồn tại trên bề mặt các vật dụng thì cũng có thể gây bệnh cho người chạm phải nó và đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Chính vì tốc độ lây nhiễm rất nhanh, khả năng sống sót dẻo dai và thời gian ủ bệnh ngắn nên cúm A đã từng là nỗi ám ảnh của nhân loại trong quá khứ khi trực tiếp gây ra các đại dịch chết chóc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ban đầu khi bị nhiễm virus cúm A trẻ sẽ có các triệu chứng tương tự như khi mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thông thường khác. Cụ thể: Trẻ sẽ bị sốt; Ho, sổ mũi, hắt hơi, đau họng (có thể bị xung huyết); Chán ăn, hay quấy khóc, mệt mỏi; Đau đầu; Đau nhức mắt và sợ ánh sáng; Đau cơ, nhức mỏi cơ thể nhất là phần chân và lưng. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý đến triệu chứng sốt ở trẻ. Trẻ khi mắc cúm A thường sốt rất cao (từ 39 - 40 độ C). Nếu trẻ liên tục sốt cao như vậy và khó hạ mặc dù đã áp dụng nhiều phương pháp thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay vì nguy cơ co giật do sốt ở trẻ là rất cao (thường từ 40 độ C trở lên). Khi bị co giật trẻ sẽ bị mất cảm giác ở tay chân, miệng, tăng trương lực cơ thân mình. Một số biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị nhiễm cúm A các gia đình nên hết sức lưu ý đó là: viêm tai giữa, hen phế quản kịch phát, viêm cơ tim, viêm phổi, thậm chí là tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Hoặc đối với những trẻ có cơ địa đặc biệt như mắc bệnh tim phải dùng aspirin thường xuyên thì virus cũng có thể tương tác gây tổn thương gan và não, hội chứng Reye ở trẻ. Những trường hợp trẻ bị tử vong do cúm A phần lớn xảy ra ở những trẻ mắc bệnh mạn tính như hen, tim mạch, béo phì, COPD, bệnh bẩm sinh, suy giảm miễn dịch. Thường xuyên nôn trớ; Da mặt xanh xao, môi tái nhợt; Khó thở, thở rút ngực, thở nhanh; Bỏ bú, tri giác thay đổi, ngủ li bì khó đánh thức; Đau ngực, sốt cao khó hạ; Bị co giật; Tiểu ít, hoặc trong vòng 8 giờ không có nước tiểu. Khi trẻ bị cúm A cha mẹ cần theo dõi các diễn biến triệu chứng ở trẻ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc, nhất là các thuốc kháng virus (đơn cử là Tamiflu) mà cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 3. Cách điều trị cúm A ở trẻ em Nếu được điều trị sớm và đúng cách, phần lớn trẻ mắc cúm A sẽ bình phục sau 7 - 10 ngày. Nếu chỉ bị nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, trừ những trường hợp diễn biến nặng thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị chuyên sâu. 3.1. Đối với điều trị tại nhà Khi được chỉ định điều trị cúm A tại nhà cho trẻ, các bậc phụ huynh cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý và uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ. Cụ thể: Bé cần được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc; Chỉ nên lau người cho bé bằng nước ấm; Vệ sinh đường thở cho bé bằng nước muối sinh lý chuyên dụng để giúp bé dễ thở hơn; Tăng cường cho trẻ bú sữa (đối với trẻ chưa ăn dặm), kết hợp thêm nước ấm, nước trái cây ở những trẻ lớn hơn; Bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách tắm nắng đúng cách. Điều này sẽ giúp tăng sức đề kháng để bảo vệ bé trước virus cúm A; Không tự ý dùng thuốc ngoài đơn kê của bác sĩ; Nên để trẻ mặc quần áo có chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi; Tránh lây nhiễm chéo trong nhà bằng cách cho trẻ sinh hoạt tại một phòng giêng thông thoáng. Người chăm sóc bé cũng cần áp dụng các biện pháp phòng lây nhiễm. Nếu sau khi đã áp dụng những biện pháp trên nhưng triệu chứng bệnh vẫn không được cải thiện sau 7 ngày thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám ngay. 3.2. Trường hợp điều trị tại viện Có thể nói cúm A không phải là một bệnh lý tầm thường và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Do đó mỗi gia đình hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa cúm A, ví dụ như cho trẻ tiêm đầy đủ các mũi vắc xin theo đúng lịch tiêm chủng và thực hiện tốt các thói quen sinh hoạt.;;;;; Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm gây ra được gọi chung là bệnh cúm. Cúm A thường bùng phát mạnh mẽ trong các đợt cúm mùa, do virus cúm A gây ra. Thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm chính là những nguyên nhân khiến virus cúm phát triển mạnh mẽ làm bùng dịch ở nhiều địa phương trong cả nước thời gian qua. Cúm A ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mọi người do bệnh tiến triển rất nhanh và có nguy cơ để lại biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, các triệu chứng của cúm A thường dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường. Rất nhiều người mắc cúm A thường chủ quan, tự ý điều trị tại nhà làm bệnh nặng thêm khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Hiện nay, các chủng virus cúm A gây bệnh rất đa dạng do đặc trưng của loại virus này là biến đổi không ngừng. A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9… là các chủng virus gây cúm A phổ biến, đã từng có những thời điểm bùng phát thành dịch, đại dịch và đe dọa sức khỏe của công dân toàn cầu. Cúm A lây lan từ người sang người qua tiếp xúc với chất dịch khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện, ăn uống… Virus có thể tồn tại ngoài môi trường trong khoảng vài giờ nên việc tiếp xúc với đồ đạc, quần áo, không gian chung có người bệnh cũng có thể lây nhiễm virus cúm. Cúm A là bệnh do virus cúm A gây ra làm viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính Cúm A có thể lây nhiễm ở bất kỳ ai nhưng trẻ em là đối tượng có nguy cơ mắc cao hơn. Hệ miễn dịch đang trong giai đoạn hoàn thiện, sức đề kháng yếu là những lý do khiến virus cúm A rất dễ lây lan đối với trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, thời gian mắc bệnh của trẻ cũng có thể sẽ kéo dài hơn so với người lớn, nguy cơ biến chứng cũng sẽ cao hơn. Khi mắc cúm A, trẻ thường xuất hiện các dấu hiệu như: – Sốt cao trên 39 độ C – Ho, khò khè, khó thở – Sổ mũi, ngạt mũi – Đau đầu, đau cơ – Đau họng – Người mệt mỏi, li bì – Nôn trớ, tiêu chảy – Bỏ ăn, bỏ bú… Những trẻ có bệnh lý nền, trẻ có hệ miễn dịch kém, thừa cân, béo phì… hay sống ở những nơi có môi trường không đảm bảo thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ khỏe mạnh. Đồng thời, việc điều trị đối với các trẻ này thường gặp nhiều khó khăn, quá trình hồi phục lâu hơn và có thể để lại di chứng. Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc cúm A cao do đây là đối tượng đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu ớt Cúm A ủ bệnh trong vài ngày, không biểu hiện thành các triệu chứng ra ngoài. Ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng của bệnh thường rất giống với bệnh cảm lạnh, ốm sốt thông thường. Nếu ở giai đoạn đầu mắc cúm, một số trẻ có thể tự khỏi, tự đào thải virus ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, tỷ lệ những trẻ như vậy thường rất ít, đa phần các trẻ mắc cúm cần được điều trị với phác đồ phù hợp. Nguyên tắc điều trị cúm A cho trẻ là điều trị theo triệu chứng bởi hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Phần lớn trẻ mắc cúm A thường được điều trị bằng việc sử dụng thuốc kháng virus, thuốc trị ho, long đờm, thuốc hạ sốt, bổ sung dinh dưỡng, nước và điện giải… Phác đồ phù hợp tùy thuộc vào tình trạng của từng bé, điều trị có thể kéo dài từ một cho tới 2 tuần cho tới khi cơ thể trẻ đào thải virus ra ngoài, xét nghiệm âm tính với cúm A. Nếu cha mẹ chủ quan trong cách điều trị cúm A cho trẻ, nguy cơ biến chứng sốt cao co giật, suy hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản… là rất lớn. Nguy hiểm hơn, trẻ nhỏ có thể bị đe dọa tới tính mạng nếu cha mẹ tự ý sử dụng thuốc để điều trị cho bé tại nhà. Do vậy, các bậc phụ huynh cần cẩn trọng với các dấu hiệu ban đầu của cúm A. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời cho bé theo chỉ dẫn của bác sĩ là cách tốt nhất để bảo vệ con trẻ trước các biến chứng khôn lường mà virus cúm A gây ra. Trẻ bị cúm A có tự khỏi không thì câu trả lời là khó và cần điều trị với phác đồ phù hợp theo chỉ định của bác sĩ 4. Cách chăm sóc trẻ bị cúm A Khi trẻ bị cúm A, một chế độ chăm sóc khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ nhanh khỏi bệnh. Do đó, cha mẹ cần lưu ý: – Sử dụng thuốc điều trị cho trẻ chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng, thời gian sau khi đã thăm khám kỹ càng. – Cách ly trẻ bệnh với các thành viên khác trong gia đình và hạn chế để con tới những nơi tập trung đông người khi không thực sự cần thiết. – Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang khi cần thiết phải tới những nơi đồng người hoặc khi cần phải tiếp xúc với các thành viên khác trong gia đình. – Vệ sinh tay, chân, thân thể cho bé thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi từ những nơi công cộng trở về. – Nhỏ mắt, mũi và hướng dẫn trẻ tự súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh vùng mũi họng. – Cho trẻ ăn uống với chế độ đa dạng, cân bằng chất dinh dưỡng để tăng đề kháng cho cơ thể giúp trẻ nhanh chóng đào thải virus cúm A ra ngoài. – Cho trẻ uống đủ nước, sữa, nước trái cây và sử dụng thêm một số loại trái cây để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể. Chăm sóc trẻ bị cúm A đúng cách để trẻ tăng cường sức khỏe, nhanh chóng khỏi bệnh Như vậy, trẻ mắc cúm A có tự khỏi không thì câu trả lời là khó có thể và trẻ cần chăm sóc, điều trị với một chế độ phù hợp để nhanh chóng khỏi bệnh. Cha mẹ cần chú ý đặc biệt trong thời kỳ trẻ mắc cúm A, tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà để có thể rút ngắn thời gian nhiễm virus cúm, đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh.
question_1
Khám viêm nhiễm phụ khoa ở đâu?
doc_1
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh phổ biến ở nữ giới. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa phổ biến gồm: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng… Viêm nhiễm phụ khoa không chỉ khiến chị em cảm thấy ngứa ngáy khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày và tâm sinh lý của chị em. Đáng lo ngại hơn, viêm nhiễm phụ khoa nếu để lâu không loại bỏ có thể dẫn đến các bệnh lý phụ nguy hiểm (viêm âm đạo, viêm cổ tử cung…) ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tính mạng. Khám viêm nhiễm phụ khoa ở đâu là quan tâm của nhiều chị em phụ nữ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, ngay khi thấy có những dấu hiệu bất thường tại vùng kín (ngứa, khí hư bất thường, sưng tấy…), chị em cần đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt. Khám phụ khoa là cách tốt để phát hiện sớm những bất thường tại vùng kín và có biện pháp xử trí kịp thời (nếu có bệnh) phòng ngừa được những biến chứng xấu cho sức khỏe. Khám viêm nhiễm phụ khoa ở đâu tốt là quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Theo đó, một địa chỉ khám phụ khoa tốt cần thỏa mãn các tiêu trí về trình độ bác sĩ, trang thiết bị y tế, phong cách phục vụ… và chi phí hợp lí. Đội ngũ lễ tân, nhân viên của bệnh viện luôn sẵn sàng tiếp đón, chỉ dẫn tận tình cho người bệnh khi đến khám bệnh tại bệnh viện. Phong cách phục vụ văn minh, chuyên nghiệp sẽ làm hài lòng cả những người bệnh khó tính.
doc_31999;;;;;doc_51366;;;;;doc_17347;;;;;doc_11037;;;;;doc_11828
Mất cân bằng nội tiết, căng thẳng, thay đổi môi trường đột ngột, vệ sinh chưa đúng cách,... là những nguyên nhân chính gây viêm nhiễm phụ khoa. Các bệnh này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng phần lớn là trong độ tuổi đang sinh hoạt tình dục. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, sự e dè và bận công việc đã khiến chị em xem nhẹ việc đi khám phụ khoa định kỳ. Người bị bệnh phụ khoa thường có các biểu hiện bệnh lý viêm nhiễm như viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, viêm tử cung - phần phụ, tiểu buốt, chảy máu bất thường,... Nếu không được được phát hiện và điều trị kịp, bệnh có thể lại hậu quả nghiêm trọng như viêm dính vòi trứng, vô sinh hoặc có thể tiến triển sang ung thư cổ tử cung. Nếu sử dụng bao cao su, chất nhờn trên bề mặt bao sẽ phá hủy độ p H trong âm đạo, khiến cho kết quả kiểm tra cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. : nếu sử dụng thuốc đặt âm đạo sẽ làm che phủ các tế bào bất thường, khi kiểm tra âm đạo và xương chậu, bác sĩ có thể sẽ khó quan sát bên trong. : bởi việc thụt rửa âm đạo quá mức sẽ ảnh hưởng đến việc lấy mẫu sinh thiết, dễ làm sai lệch kết quả kiểm tra. Gói khám áp dụng cho 1 khách hàng / 1 lần khám. Khách hàng thanh toán 100% tiền mặt hoặc chuyển khoản khi đăng ký gói khám. Gói không áp dụng với các chương trình ưu đãi khác. Dịch vụ lấy mẫu tận nơi chỉ áp dụng cho gói xét nghiệm. Gói khám khi đã đăng ký và được vào sổ thanh toán thì không được đổi sang gói khác hay dịch vụ khác. Nhịn ăn trước khi lấy mẫu và hạn chế ăn các chất giàu đạm, đồ ngọt, nước uống có cồn. Gói khám áp dụng đến hết 31/04/2017. TIỆN ÍCH GÓI KHÁM Khách hàng sẽ được các bác sỹ có trình độ chuyên môn cao thăm khám. Được đội ngũ nhân viên đến lấy mẫu và trả kết quả tại nhà đối với khách hàng lựa chọn gói xét nghiệm. Khách hàng được tư vấn kết quả và chế độ dinh dưỡng sinh hoạt hợp lý.;;;;;Khám phụ khoa là hoạt động cần thiết đối với chị em phụ nữ, đặc biệt là ở những người đã quan hệ tình dục, nhằm bảo vệ cho sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của chị em. Cùng với đó, các vấn đề về khám phụ khoa như: bảng giá khám phụ khoa, chất lượng khám phụ khoa,…luôn được quan tâm Bệnh phụ khoa gây ra nhiều phiền toái cho chị em phụ nữ Bệnh phụ khoa là một căn bệnh phổ biến và thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là ở những người đã quan hệ tình dục. Bệnh nếu ở mức độ nhẹ gây phiền toái, mất tự tin trong giao tiếp ở chị em, nặng hơn có thể ảnh hưởng chức năng sinh sản, hiếm muộn hoặc vô sinh, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Vì vậy, phòng và khám các bệnh phụ hoa cũng là việc làm cần thiết để duy trì và bảo vệ hạnh phúc trọn đời cho chị em. Khám phụ khoa nhằm phát hiện và loại bỏ bệnh kịp thời mầm mống gây bệnh (ảnh minh họa) Nhiều chị em dù đã nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của bệnh phụ khoa nhưng vì yếu tố ngại, hoặc còn băn khoăn trong bảng giá khám phụ khoa mà không đi kiểm tra. Bài viết này sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về tính thiết yếu của hoạt động này. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội 0936 388 288;;;;;Bệnh phụ khoa có khả năng gây nên những biến chứng nguy hiểm cho chị em nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Có nhiều biểu hiện của bệnh phụ khoa mờ nhạt, không rõ nét khiến nhiều người bị nhầm lẫn sang các bệnh lý khác và trở nên chủ quan. Có rất nhiều lý do khác nhau xoay quanh vấn đề gây nên hiện tượng viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ. Nắm được nguyên nhân hình thành sẽ giúp bạn hiểu được rõ nhất cốt lõi của nguồn bệnh, từ đó biết cách phòng tránh hiệu quả. 1.1 Lây nhiễm qua đường tình dục Số bệnh nhân bị nhiễm bệnh qua đường tình dục khi khám phụ khoa ở Hà Nội chiếm phần trăm gần như là cao nhất. Các vi khuẩn, loại nấm và virut gây bệnh như Chlamydia, trùng roi, Trichomonas, lậu cầu khuẩn, trực khuẩn,… xâm nhập vào tử cung, từ đó gây phá hủy sự cân bằng hệ sinh vật, giảm chức năng tuyến phòng thủ của âm đạo. 1.2 Mất cân bằng tâm lý Khi cơ thể của bạn luôn trong tình trạng mệt mỏi, stress thường khiến cho bộ não phải căng thẳng. Và bên cạnh đó, sức đề kháng của chị em phụ nữ còn yếu hơn so với nam giới rất nhiều. Điều này khiến cho vi khuẩn, nấm dễ dàng thâm nhập vào âm đạo hơn bao giờ hết. Từ đó gây nên các bệnh phụ khoa. Mệt mỏi, stress là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm phụ khoa 1.3 Độ PH bị mất cân bằng Độ PH trong âm đạo phụ nữ luôn được chân bằng bởi 2 nhóm vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Khi âm đạo bị mất đi sự cân bằng, số lượng vi khuẩn có hại dễ dàng bị tăng lên, gây ra những hiện tượng bị viêm nhiễm. 2.1 Thời điểm khám phụ khoa thích hợp nhất Lựa chọn thời điểm đi khám có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng kết quả mà bạn nhận được. Theo khuyến cáo, thời điểm phù hợp nhất để khám phụ khoa đó là khoảng từ sau 3 đến 5 ngày sau khi kết thúc ngày kinh nguyệt. Bởi vì: Trong những ngày đang đến kỳ kinh bác sĩ sẽ khó quan sát tình trạng âm đạo, tử cung đồng thời khiến cho việc lấy mẫu xét nghiệm cũng sẽ không thực hiện được. Bên cạnh đó, vào thời kỳ kinh nguyệt cổ tử cung mở rộng kèm theo hiện tượng chảy máu. Vì vậy, việc thăm khám dễ gây nên nhiễm trùng và vi khuẩn dễ dàng bị tăng lên. Thứ hai, khi bạn quyết định đi khám vào những ngày rụng trứng, dịch âm đạo sinh lý trong cơ thể sẽ dễ bị nhầm lẫn với huyết trắng bất thường. Do đó quá trình lấy bệnh phẩm trở nên khó khăn hơn và kết quả xét nghiệm cũng chưa chắc hoàn toàn chính xác. Thứ ba, nếu bạn khám vào giai đoạn cuối chu kỳ, lớp nội mạc tử cung trong cơ thể tăng lên rất dày. Từ đó, làm hạn chế những thám sát tại cấu trúc thành và lòng tử cung khi siêu âm. Nên khám phụ khoa từ sau 3 đến 5 ngày khi kết thúc kinh nguyệt Trước khi đến các cở sở khám phụ khoa ở Hà Nội, có một vài gạch đầu dòng bạn nên lưu ý trước khi đi khám đó là: – Bạn nên lựa chọn những trang phục rộng rãi, thoải mái nhất để bác sĩ dễ dàng thăm khám. – Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ hay các loại thuốc đặt, hay thực hiện các động tác thụt rửa sâu bên trong âm đạo hay quan hệ tình dục trong 2 ngày trước đó. Điều này giúp tránh những nhầm lẫn khi phân tích mẫu bệnh phẩm. – Không sử dụng nước uống có cồn, tránh đồ ăn ngọt, nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng nhiệt độ tại vùng cơ quan sinh dục, làm tăng lượng dịch bài tiết trong âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn bình thường. – Không đi khám vào thời kỳ kinh nguyệt. Hãy nói cho bác sĩ đầy đủ về sức khỏe của bản thân. Đặc biệt nếu nghi ngờ đang mang thai. Máy móc, trang thiết bị luôn được đầu tư ở mức cao nhất. Điển hình nhất đó là hệ thống máy siêu âm 5D, xét nghiệm tự động bằng robot, máy chụp cộng hưởng từ MRI… 3.2 Đội ngũ bác sỹ – 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội – 216 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội – 32 Đại Từ, Hoàng Mai, Hà Nội;;;;;Tỷ lệ viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh sản hiện chiếm trên 90%, nhất là đối với phụ nữ đã có gia đình. Bệnh phụ khoa không ngoại trừ bất kỳ ai, ở thời điểm nào và ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, sinh hoạt của chị em. Vì thế, chị em cần chủ động thăm khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của mình. + Phát hiện bệnh sớm các bệnh lý viêm nhiễm, ung thư phần phụ giúp điều trị dễ dàng, không tốn kém. + Ngăn ngừa, phát hiện sớm bệnh viêm nhiễm tiết niệu, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung. + Để được tư vấn về sức khoẻ sinh sản, cách phòng tránh thai an toàn, hiệu quả, cách giữ vệ sinh khuê phòng. + Phát hiện những rối loạn nội tiết và tâm lý rồi tìm ra phương pháp điều trị. Khám phụ khoa định kỳ giúp chị em kiểm tra và xử trí kịp thời những vấn đề không tốt đến sức khỏe sinh sản Gói khám phụ khoa cơ bản thường bao gồm các khâu sau: – Khám phụ khoa – Xét nghiệm Papsmear – Siêu âm đầu dò – Kết luận của bác sĩ – Bệnh viện có hệ thống trang thiết bị y tế tiên tiến hiện đại: Hệ thống máy sinh hóa, máy đo nước tiểu tự động,… – Quy trình thăm khám và điều trị nhanh gọn, khép kín cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, hơn 35 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa sẽ cho kết quả thăm khám, chẩn đoán và điều trị tốt nhất. Video đề xuất – Dịch vụ tư vấn miễn phí 24/7, thuận tiện – tiết kiệm thời gian cho mẹ bầu. – Thực hiện thanh toán qua bảo hiểm theo quy định chung của Nhà nước;;;;;Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh phụ khoa và hậu quả để lại vô cùng nặng nề. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống và khả năng sinh sản sau này. Khám phụ khoa định kỳ luôn được khuyến khích. Nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì nên đi khám phụ khoa ngay. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về khám phụ khoa hay địa chỉ khám phụ khoa tại Hà Nội thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Khám phụ khoa là hình thức khám phát hiện các bệnh lý bất thường của bộ phận sinh dục nữ. Qua đó có thể xác định có phác đồ điều trị, dự phòng cho các chị em hiệu quả, đặc biệt các bệnh lý viêm nhiễm dễ tái phát, các bệnh lý lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn... Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ khám phụ khoa, bệnh nhân sẽ được trải qua một số khâu khám và xét nghiệm như sau: - Hỏi tình trạng bệnh lý:lý do đến khám bệnh, lý do khiến chị em khó chịu như ra khí hư có mùi, đau khi quan hệ, ra máu bất thường. Ngoài ra có kèm theo các triệu chứng bệnh toàn thân như sốt, sụt cân, đau bụng gì không... - Khám phụ khoa: Bác sĩ sẽ kiểm tra môi lớn, môi bé và âm đạo, cổ tử cung... để phát hiện những dấu hiệu bất thường. - Xét nghiệm cận lâm sàng: Sau thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán nguyên nhân bệnh như: Soi tươi dịch âm đạo; Chlamydia test; Siêu âm tử cung phần phụ; Xét nghiệm máu cơ bản, xét nghiệm các bệnh lây truyền như HIV, Giang mai, Viêm gan B, Viêm gan C, HPV... 3. Một số lưu ý trước khi đi khám phụ khoa Trước khi đi khám phụ khoa, nữ giới cần lưu ý một số vấn đề để quá trình khám đạt hiệu quả nhất. - Không đi khám phụ khoa khi đang trong kỳ kinh nguyệt. - Không quan hệ tình dục 2– 3 ngày trước khi đi khám. - Mặc quần áo thoải mái nhưng vẫn lịch sự để thuận tiện cho quá trình khám. - Nên đi khám sau khi sạch kinh 3 ngày trở lên. - Chuẩn bị chi phí khám. - Tìm hiểu phòng khám uy tín trước khi đi khám. Đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Khi mà bệnh phụ khoa tăng lên với mức độ chóng mặt thì việc phòng khám phụ khoa mở ra để đáp ứng nhu cầu là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều địa chỉ không đặt sức khỏe của người bệnh, chất lượng dịch vụ lên hàng đầu nên khách hàng đã có những trải nghiệm không tốt. Hay thậm chí, chính bệnh nhân phải chịu hậu quả nặng nề mà phòng khám không uy tín gây ra. Để lựa chọn địa chỉ phòng khám tốt, chúng ta có thể dựa vào một số tiêu chí như: - Trang thiết bị y tế hiện đại. - Được cấp giấy phép hoạt động. - Có đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, lâu năm kinh nghiệm, nhiệt tình với bệnh nhân. - Thái độ phục vụ tốt. - Chất lượng tốt, dịch vụ cao. - Môi trường sạch sẽ, đảm bảo vô trùng. - Không gian thoải mái. - Không mất nhiều thời gian xếp hàng chờ đợi khám và lấy kết quả. - Được phản hồi tốt từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhà. - Bệnh nhân được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ tận tình khi cần thiết. - Những bệnh nhân khác đã khám có kết quả chính xác và điều trị thành công.
question_2
Cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim
doc_2
Nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong, bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn một số cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim Đau ngực có thể là dấu hiệu cơn nhồi máu cơm tim nguy hiểm Nhồi máu cơ tim là biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành. Thực chất, nhồi máu cơ tim chính là hiện tượng một nhánh mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, làm chết một vùng cơ tim mà nhánh mạch máu này nuôi dưỡng. 2. Cách xử trí khi bị nhồi máu cơ tim Đối với người mắc bệnh mạch vành, hoặc đã từng bị nhồi máu cơ tim, cần đảm bảo tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn, nhằm giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, điều này cũng giúp hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát. Người bị nhồi máu cơ tim cần được lập tức đưa tới bệnh viện Nếu người bệnh lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay. Nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bắt buộc phải được nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để điều trị tích cực, đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt. 3. Lưu ý một số phương pháp sơ cứu tại nhà. Lưu ý về tư thế bệnh nhân: Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị. Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cần được theo dõi ngay cả khi đã thoát khỏi cơn đau Thực hiện phương pháp ép tim: Trong thời gian đợi xe cứu thương, cần đặt người bệnh nằm trên mặt phẳng cứng, người tiến hành ép tim. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Khi ép xuống ngực bệnh nhân sẽ tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông. Ngoài ra, có thể thực hiện hô hấp nhân tạo,.. tuy nhiên đây chỉ là các phương pháp sơ cứu tạm thời, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện sớm để được điều trị. Nguyên tắc tắc trong xử trí người bị nhồi máu cơ tim là khẩn trương, nhanh chóng.
doc_5344;;;;;doc_32691;;;;;doc_3298;;;;;doc_9139;;;;;doc_23433
Trả lời: Khi bị nhồi máu cơ tim cần được sơ cứu và cấp cứu kịp thời để tránh tử vong. Cách xử lý khi bị nhồi máu cơ tim Trước tiên, chị và gia đình cần biết những triệu chứng báo hiệu cơn nhồi máu cơ tim để chủ động đưa người thân của mình đến bệnh viện cấp cứu. Cụ thể khi thấy người thân có các triệu chứng như: Đau thắt ngực; đau ở tay, lưng, cổ, hàm, thượng vị; khó thở; toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng… phải đưa người bệnh đi cấp cứu ngay tại bệnh viện. Nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm, gây tử vong cao nhưng nhận biết sớm để điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ tránh được tử vong và những biến chứng sau đó. Cách xử lý khi bị nhồi máu cơ tim ở nhà: Chị và gia đình cần quan tâm theo dõi và giúp người thân của mình tuân thủ đều đặn chế độ thuốc mà bác sĩ đã kê đơn để giảm thiểu các triệu chứng cũng như các biến chứng, đồng thời hạn chế các đợt nhồi máu cơ tim tái phát. Người bệnh nhồi máu cơ tim cần được thăm khám bệnh thường xuyên và liên tục tại bệnh viện. Trong trường hợp bệnh nhân bị lên cơn đau thắt ngực ở nhà cần cho bệnh nhân dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nhanh chóng đưa người thân đến bệnh viện để điều trị tích cực chứ không được điều trị tại nhà. Người bệnh cần tuân thủ lời dặn của bác sĩ về chế độ ăn, vận động thể lực thường xuyên với mức độ cho phép,cách dùng thuốc và thời gian tái khám. Cần cảnh giác với những cơn đau ngực và các dấu hiệu khác vì sau nhồi máu cơ tim không có nghĩa là bệnh đã hết hẳn mà phải điều trị tiếp tục vì tổn thương mạch vành có thể xãy ra ở những nhánh động mạch khác một khi nguy cơ của nó không khắc phục Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Trả lời: Chị Ngọc Tú thân mến! Nhồi máu cơ tim là bệnh lý tim mạch vô cùng nguy hiểm (mỗi năm có khoảng hơn 20 triệu người chết vì nhồi máu cơ tim; 90% người bệnh tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời trong 15 phút đầu phát bệnh). Đây cũng là một trong những bệnh lý về tim mạch khá phổ biến. -Khi thấy người bệnh có những dấu hiệu của nhồi máu cơ tim (đau thắt ngực, vã mồ hôi, nôn ói…) cần cho người bệnh nằm nghỉ, dừng tất cả các hoạt động đang làm, nới rộng cổ áo, thắt lưng, chọn nơi thoáng mát có nhiều oxy cho người bệnh nằm nghỉ, cho dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, dùng Nitrat (nitroglycerin hoặc isosorbide dinitrate) dạng ngậm hay xịt dưới lưỡi – sau đó gọi cấp cứu ngay… -Nhanh chóng gọi cấp cứu, đưa bệnh nhân vào bệnh viện cấp cứu càng nhanh càng tốt. -Cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ để bệnh nhân được chẩn đoán nhanh chóng và chính xác nhất. Nhồi máu cơ tim tuy là một căn bệnh nguy hiểm nhưng không có nghĩa là vô phương cứu chữa. Chúng ta vẫn có thể phòng tránh được bệnh nếu chủ động thực hiện một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học, điều độ, tăng cường hoạt động thể dục thể thao phù hợp. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Nhồi máu cơ tim thường đến rất nhanh và đột ngột khiến người bệnh không kịp trở tay. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị nhồi máu cơ tim có thể sẽ tử vong. Việc biết được các triệu chứng và cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim sẽ giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân. Nhồi máu cơ tim là biến chứng cấp tính nguy hiểm nhất của bệnh mạch vành. Nhồi máu cơ tim chính là hiện tượng một nhánh mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, làm chết một vùng cơ tim mà nhánh mạch máu này nuôi dưỡng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị nhồi máu cơ tim có thể sẽ tử vong. Các dấu hiệu giúp nhận biết nhồi máu cơ tim Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim. Cơn đau thắt ngực thường kéo dài từ 5-15 phút và không quá 1 giờ. Từ ngực, cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm và lan dọc theo cánh tay, đặc biệt là tay trái. Ngoài đau thắt ngực, người bệnh còn bị vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, khó thở… Nhiều trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim có các triệu chứng như một tình trạng rối loạn tiêu hoá hoặc không có triệu chứng gì đặc biệt. Cũng có những trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra rất đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng rối loạn nhịp, ngừng tim hay đột tử… Nhồi máu cơ tim đặc trưng bởi các cơn đau thắt ngực. Cách sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim thường kéo đến rất dột ngột, diễn biến nhanh chóng khiến người bệnh và gia đình bị động. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong. Sơ cứu đúng cách và đưa đi cấp cứu kịp thời sẽ giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Sơ cứu bằng phương pháp ép tim: Trong thời gian đợi xe cứu thương, cần đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng cứng và tiến hành ép tim. Thao tác này thực hiện 60 lần / phút. Tác dụng của việc ép tim là tạo ra một lực cơ học lên tim, tim sẽ có thể co bóp và đưa máu vào trong hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông. Thực hiện hô hấp nhân tạo.Tuy nhiên, đây chỉ là các phương pháp sơ cứu tạm thời, người bệnh cần được chuyển tới bệnh viện sớm để được điều trị. Nguyên tắc tắc trong xử trí người bị nhồi máu cơ tim là khẩn trương, nhanh chóng. Tư thế bệnh nhân: Khi vận chuyển bệnh nhân phải được tiến hành bằng xe cứu thương chuyên dụng thở ôxy, truyền tĩnh mạch, làm điện tim trên xe và có thể bắt đầu điều trị. Nếu người bệnh lên cơn đau thắt ngực ở nhà thì biện pháp cấp cứu là dùng ngay thuốc giãn mạch vành có tác dụng nhanh như Risordan ngậm dưới lưỡi hay Nitroglycerine xịt dưới lưỡi. Nếu sau 5 phút mà bệnh nhân không bớt đau ngực thì có thể cho ngậm thuốc dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi lần 2 và nhanh chóng đưa đến khám bác sĩ để được điều trị ngay. Sơ cứu giúp tăng tỷ lệ sống cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử, hoặc nếu may mắn qua khỏi đợt nhồi máu cơ tim cấp thì cũng có thể có những di chứng như suy tim, loạn nhịp tim… Vì thế, khi phát hiện nhồi máu cơ tim cấp thì bắt buộc phải được nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện để điều trị tích cực, đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt.;;;;;Trong các bệnh lý về tim mạch thì số người tử cung do nhồi máu có tim chiếm tỉ lệ cao nhất. Vì vậy có rất nhiều người băn khoăn về chất xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn cách xử trí cấp cứu nhồi máu cơ tim: Người bị nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu kip thời có thể dẫn tới tử vong Cơn nhồi máu cơ tim là tình trạng một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Nguyên nhân chủ yếu gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đông hình thành làm tắc động mạch vành khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra. Ngoài ra, hiện tượng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngưng dòng máu dẫn dến nuôi cơ tim. Triệu chứng cơn nhồi máu cơ tim Triệu chứng điển hình là đau ngực, người bệnh cảm giác đau như bị đè ép, bóp chặt ở giữa ngực, cơ đau có kéo dài 10-15 phút. Cơn đau có thể lan lên vai, cổ, hàm, hoặc lan dọc theo cánh tay trái. Các triệu chứng phụ kèm theo như vã mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, bất tỉnh, mệt nhọc, khó thở, tái nhợt, tim đập nhanh. Ngoài ra, một số trường hợp nhồi máu cơ tim lại không có biểu hiện rõ ràng. Quy tắc trong cấp cứu nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim là bệnh cấp cứu, vì vậy quy tắc điều trị nhồi máu cơ tim là sự khẩn trương bởi tử vong do nhồi máu cơ tim xảy ra vào giờ đầu tiên, đây là thời điểm gây tử vong chiếm tỉ lệ cao nhất, hơn nữa các biện pháp điều trị hiệu quả nhất đối với nhồi máu cơ tim lại chỉ có tác dụng nếu tiến hành sớm, đặc hiệu trong 2 giờ đầu tiên hoặc 4 giờ đầu tiên của nhồi máu cơ tim, nếu để quá lâu (quá 6 giờ) thì không có tác dụng nữa vì vùng hoại tử đã lan toàn bộ bề dày của thành tâm thất, gọi là nhồi máu cơ tim xuyên thành. Do đó, cần phải chuyển bệnh nhân nhồi máu cơ tim đến bệnh viện chuyên về tim mạch hoặc khu chăm sóc đặc biệt càng sớm càng tốt. Thời gian đến được bệnh viện sớm hay muộn liên quan đến tính chất sống còn của người bệnh. Cấp cứu nhồi máu cơ tim đòi hỏi ở bác sĩ có tay nghề cao dưới sự hỗ trợ của máy móc y học hiện đại Ngay cả khi nằm viện vẫn cần phải chú ý, nhồi máu cơ tim là bệnh rất nặng, dễ biến chứng chết người. Nguyên tắc chung trong cấp cứu nhồi máu cơ tim là tái lập dòng máu chảy trong đoạn động mạch vành bị tắc, để cữu vãn tối đa phần cơ tim thoi thóp do thiếu máu nuôi dưỡng. Biện pháp can thiệp động mạch vành qua da cũng chỉ có tác dụng khi được tiến hành trong vòng 12-18h kể từ lúc khởi phát (trừ một số trường hợp can thiệp muộn (trong vòng 36 giờ) vẫn có lợi như đau ngực tái phát sau nhồi máu, sốc tim, suy tim hoặc rối loạn nhịp tim tiến triển). Như vậy khi đã nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần được điều trị tích cực càng sớm càng tốt, đặc biệt là mở thông đoạn mạch bị tắc. Tuy nhiên, về bản chất nhồi máu cơ tim chỉ làm một số biến cố, là biểu hiện cấp tính của một quá trình bệnh lý xơ vữa tiến triển âm ỉ tiềm tàng. Do đó, cấp cứu nhồi máu cơ tim chỉ giải quyết được hậu quả lúc đó mà thôi, hoàn toàn không làm giảm mức độ hẹp của động mạch vành thủ phạm gây bệnh. Về lâu về dài, điều trị với phương pháp nội khoa kết hợp với các biện pháp dự phòng khác vẫn là nền tảng chính trong điều trị.;;;;;Nhồi máu cơ tim là tình huống khẩn cấp nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, việc xử lý kịp thời, hiệu quả khi phát bệnh là vô cùng quan trọng đối với việc bảo toàn mạng sống cho bệnh nhân và tránh những biến chứng không mong muốn. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý nhồi máu cơ tim hiệu quả trong bài viết sau đây. 1. Dấu hiệu nhận diện bệnh nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc nghẽn hoàn toàn gây hoại tử cơ tim. Thông thường, các triệu chứng của nhồi máu cơ tim thường xuất hiện rất đột ngột và rầm rộ. 1.1 Triệu chứng điển hình Đau ngực được coi là triệu chứng điển hình của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim. Người bệnh có thể cảm thấy đau ngực dữ dội, cảm giác như bị bóp nghẹt, đè nặng. Cơn đau thường ở sau ức hoặc ngực trái, hướng lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, bờ trụ tay trái. Đôi khi, cơn đau lan xuống thượng vị nhưng không quá rốn. Thời gian đau thường kéo dài hơn 20 phút, không thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc. Đaukèm theo triệu chứng như: khó thở, vã mồ hôi. 2.2 Các triệu chứng ít gặp hơn Tuy đau ngực là triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim, nhưng không phải lúc nào bệnh cũng biểu hiện triệu chứng này. Có trường hợp bệnh nhân gặp phải các triệu chứng ít phổ biến hơn như: – Mệt mỏi đột ngột mà không rõ nguyên nhân – Cảm thấy hồi hộp một cách bất thường – Đau bụng thượng vị – Nôn hoặc buồn nôn – Rối loạn ý thức – Choáng váng, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu Khi nhận thấy các dấu hiệu như đau ngực, khó thở, đột ngột mệt mỏi, choáng váng, vã mồ hôi,….cần nghĩ đến nhồi máu cơ tim và xử lý ngay. 2.3 Thời điểm và các đối tượng dễ bị nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim thường xảy ra vào buổi sáng, từ 6 – 11 giờ, nhất là 3 giờ đầu sau ngủ dậy. Cần đặc biệt chú ý thời điểm này trong ngày, đặc biệt là những người có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim như: – Nam giới trên 45 tuổi, nữ từ 55 tuổi trở lên – Những người có biểu hiện thừa cân, béo phì – Người ít vận động – Người nghiện thuốc lá – Thường xuyên cảm thấy căng thẳng, stress – Có bệnh nền: Tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu… 2.1 Xử lý nhồi máu cơ tim tại chỗ Khi thấy bản thân hoặc người nhà triệu chứng bị nhồi máu cơ tim, việc đầu tiên bạn cần làm là gọi ngay cấp cứu để đưa bệnh nhân đến bệnh viện. Ở đó, các bác sĩ có chuyên môn cùng các phương tiện sẽ giúp điều trị hiệu quả. Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu, bạn có thể thực hiện các biện pháp sơ cấp cứu sau: + Dừng ngay việc đang làm + Ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế nằm nghiêng 75 độ so với mặt đất, đầu gối co (còn gọi là tư thế nửa nằm nửa ngồi) + Thả lỏng vai và cánh tay, nhắm mắt, hít thở nhẹ nhàng bằng mũi. Chú ý không cố hít sâu hoặc nín hơi vì làm như vậy có thể gây căng thẳng và khiến tim bị mệt. + Nới lỏng trang phục như quần áo, khăn, cà vạt… + Nếu có sẵn Nitroglycerin, ngậm ngay 1 viên dưới lưỡi hoặc xịt dưới lưỡi 2 lần. Nếu sau 5 phút vẫn chưa thấy cơn đau ngực thuyên giảm có thể dùng thêm một liều nữa. + Nhai 1 viên Aspirin dạng nén hoặc uống dạng sủi để phòng cục máu đông Lưu ý tất cả các loại thuốc này đều phải được bác sĩ kê đơn trong quá trình điều trị. Khi phát hiện người bị nhồi máu cơ tim, cần gọi cấp cứu ngay và thực hiện ép tim hoặc hô hấp nhân tạo nếu người bệnh bất tỉnh. + Trường hợp người bệnh còn tỉnh: Cần để người bệnh nằm ở tư thế nửa nằm nửa ngồi ở nơi thoáng đãng. Nhẹ nhàng động viên, tránh nói to hay hỏi quá nhiều làm người bệnh cảm thấy căng thẳng. Cho người bệnh uống aspirin hoặc nitroglycerin…nếu thuốc đó đã được bác sĩ kê trong đơn thuốc hàng ngày hoặc thuốc cấp cứu đã chỉ định trước. + Trường hợp người bệnh đã bất tỉnh hay không còn mạch: hãy ép tim ngoài lồng ngực hoặc hô hấp nhân tạo để người bệnh có thể thở được. Lưu ý, chỉ thực hiện các kỹ thuật sơ cứu này nếu bạn đã nắm rõ và đã được huấn luyện thực hành. 2.2 Xử lý nhồi máu cơ tim ở bệnh viện Khi đến bệnh viện, người bệnh sẽ được cấp cứu bằng các biện pháp sau: – Khử rung, chuyển nhịp, đặt máy tạo nhịp, sử dụng máy thở trong cấp cứu các rối loạn nhịp tim do nhồi máu cơ tim – Đặt máy thở hiện đại, màn hình theo dõi đầy đủ các thông số… – Sử dụng máy hạ thân nhiệt cho bệnh nhân hôn mê sau ngừng tim do nhồi máu cơ tim – Thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm men tim, X-quang, siêu âm, chụp CT mạch vành để kiểm tra loại nhồi máu cơ tim cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, từ đó đưa ra phương án cấp cứu kịp thời. Khi vào viện, bạn sẽ được làm các xét nghiệm, chụp chiếu để quyết định phương pháp điều trị phù hợp. Thông thường, bệnh nhân sẽ được sử dụng một số loại thuốc và can thiệp khác giúp ổn định huyết áp, nhịp, mạch, tái tưới máu động mạch vành… giúp xử lý cục máu đông, ngăn chặn vùng hoại tử cơ tim lan rộng. Có thể thấy, xử lý nhồi máu cơ tim có ý nghĩa quyết định đối với bệnh nhân. Nhờ nắm được và thực hiện đúng, kịp thời những bước sơ cấp cứu đơn giản, chúng ta đã có thể tăng thêm cơ hội sống cho chính mình và những người thân. Đừng quên theo dõi sức khỏe của mình và điều trị tích cực các bệnh lý nguy cơ để phòng tránh nhồi máu cơ tim.
question_3
Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ và hướng điều trị, chăm sóc
doc_3
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình có cơ hội phát triển toàn diện về trí tuệ và thể chất. Tuy nhiên, một số bé phải đối mặt với tình trạng chậm phát triển trí tuệ so với bạn bè đồng trang lứa. Nếu con bạn gặp phải tình trạng trên, cha mẹ nên làm gì giúp con phát triển hơn, hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời. Chậm phát triển trí tuệ xảy ra khi trí não của trẻ nhỏ có nhiều điểm khiếm khuyết, kém phát triển hơn so với bạn bè. Tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các bạn nhỏ dưới 18 tuổi và khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. Khi trí tuệ kém phát triển, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề, ví dụ như giao tiếp kém, hành xử chậm chạp và không thể tự chăm sóc bản thân mình. Ngoài ra, các bạn phát triển trí tuệ chậm cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của bản thân, bé có xu hướng mất bình tĩnh và trở nên hung hăng hơn trong một số tình huống. Các bác sĩ cho biết, tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ sẽ được sắp xếp theo 4 cấp độ, đó là nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Trong đó, đa số bệnh nhân được chẩn đoán chậm phát triển mức độ nhẹ. Cha mẹ, thầy cô cần dành nhiều thời gian và kiên trì với bé hơn trong cuộc sống hàng ngày và học tập. Nếu được người thân, nhà trường hỗ trợ nhiệt tình, bé dần trở nên độc lập hơn, có nhiều tiến bộ trong giao tiếp, cư xử… Đối với các bé chậm phát triển về trí tuệ ở mức độ trung bình, nặng thì IQ của bé sẽ thấp hơn so với bạn bè. Giao tiếp, khả năng học tập của con có khá nhiều điểm hạn chế và con cần sự giám sát, hỗ trợ từ cha mẹ, thầy cô. Nếu trẻ được chẩn đoán chậm phát triển mức độ đặc biệt, cha mẹ nên tập trung dạy con cách giao tiếp và một số kỹ năng chăm sóc bản thân cơ bản. Bởi vì các em bé này có chỉ số IQ khá thấp, dưới ngưỡng 20 - 25. 2. Vì sao trẻ chậm phát triển trí tuệ Không thể phủ nhận rằng chậm phát triển trí tuệ là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ. Cha mẹ cần xác định được nguyên nhân gây chứng bệnh này để lên kế hoạch chăm sóc, điều trị phù hợp cho bé. Trên thực tế, hiện tượng trẻ chậm phát triển về trí tuệ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng tình trạng này có thể xuất hiện do yếu tố di truyền từ cha mẹ. Các thống kê cho thấy có tới 30% trẻ chậm phát triển tới từ nguyên nhân này. Nếu trong gia đình bạn có người thân từng mắc chứng bệnh này, hãy chú ý và đi kiểm tra sức khỏe ngay. Trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ bầu gặp vấn đề sức khỏe hoặc thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại thì em bé chào đời có nguy cơ cao bị chậm phát triển trí tuệ. Cụ thể, người mẹ từng mắc bệnh rubella, nhiễm vi rút CMV hoặc ký sinh trùng toxoplasma trong thời gian mang bầu thì thai nhi sẽ thể bị khiếm khuyết về não bộ, phát triển kém hơn so với bình thường. Bác sĩ cũng yêu cầu phụ nữ mang thai theo dõi chỉ số huyết áp, lưu lượng máu thường xuyên. Nếu các chỉ số này cao hoặc thấp hơn so với bình thường thì sự phát triển trí tuệ của thai nhi cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Khói thuốc lá, rượu bia được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở thai nhi. Tốt nhất, người phụ nữ không nên tiếp xúc, sử dụng với những sản phẩm có chứa chất kích thích, đặc biệt là trong những tháng đầu của thai kỳ để em bé chào đời khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Trên thực tế, tình trạng trẻ chậm phát triển về trí tuệ cũng có thể xảy ra nếu như em bé bị dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng tới não bộ và hệ thần kinh trung ương. Trong đó, khuyết tật ống thần kinh là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ tuyệt đối không thể chủ quan nếu phát hiện trẻ bị khuyết tật ống thần kinh. 3. Những vấn đề thường gặp ở trẻ khi trí tuệ chậm phát triển Chậm phát triển trí tuệ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống sinh hoạt của trẻ nhỏ, trí nhớ của bé kém hơn so với bạn bè. Điều này cũng ảnh hưởng phần nào tới học tập của trẻ. Con tiếp thu kiến thức chậm và nhanh quên lời thầy cô dạy, do đó cha mẹ và thầy cô phải kiên trì dạy con rất nhiều lần để con có thể ghi nhớ. Các bé chậm phát triển về trí tuệ cũng hay rơi vào trạng thái mất tập trung, đặc biệt là khi học tập. Điều này khiến các bậc phụ huynh khá lo lắng và mong muốn tìm ra phương án để cải thiện tình trạng chậm phát triển trí não ở trẻ nhỏ. Đối với các bé chậm phát triển trí não, cha mẹ không nên đặt quá nhiều áp lực ở con, bắt con học tập quá nhiều để theo kịp bạn bè. Thay vào đó, chúng ta cần xác định mức độ chậm phát triển trí tuệ của con, từ đó cho con học tập tại những môi trường phù hợp. Ngày nay, nhiều trường học dành riêng cho trẻ kém phát triển trí tuệ đã được thành lập giúp các bé làm quen, rèn luyện một số kỹ năng cơ bản để tự chăm sóc bản thân, ví dụ như trẻ tự ăn uống, tắm giặt và tự tin hơn khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô, người thân,… Khi theo học ở môi trường đặc biệt, trẻ sẽ được thầy cô giảng dạy, chăm sóc cẩn thận, kỹ càng hơn. Nhờ vậy, con có thể tiếp thu được những kiến thức cơ bản, có thể nhận biết các chữ cái, chữ số, làm các phép toán đơn giản. Ở nhà, các bậc phụ huynh cũng nên kiên trì, đồng hành cùng con để bé có thể tiếp thu lời cha mẹ tốt hơn. Nếu được sống trong môi trường thoải mái, thân thiện, cha mẹ luôn quan tâm và động viên thì trẻ cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Bên cạnh việc tạo cơ hội cho trẻ trải nghiệm những điều mới, các bậc phụ huynh cũng cần theo dõi con sát sao, bởi vì trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày, tâm lý rất dễ bị kích động,… Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể đưa trẻ chậm phát triển trí tuệ tới gặp chuyên gia để được tư vấn, hỗ trợ trẻ phát triển, đồng thời giúp con kiểm soát tốt tâm lý. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Đồng thời, các bạn đã biết cách chăm sóc trẻ, giúp con hòa nhập với xã hội, biết cách tự chăm sóc bản thân mình.
doc_9237;;;;;doc_36896;;;;;doc_47001;;;;;doc_12452;;;;;doc_10133
Chậm phát triển trí tuệ là sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển trí não của trẻ. Khi não bộ bị giới hạn một số chức năng thì chỉ số thông minh của trẻ sẽ dưới mức trung bình. Đồng thời các khả năng như: đối thoại, hành xử, học tập,… sinh hoạt hàng ngày cũng chậm hơn so với những trẻ khác. Chậm phát triển trí tuệ thường xảy ra ở trẻ dưới 18 tuổi và được phân thành 4 cấp độ sau: Mức nhẹ: Theo thống kê thì có khoảng 80% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ. Chỉ số IQ nằm trong khoảng 50 - 75, do đó trẻ có thể đi học tiểu học. Mặc dù mất khá nhiều thời gian để học các kỹ năng như: giao tiếp, đọc, viết,… Nhưng nếu nhận được sự hỗ trợ và giáo dục đúng cách thì trẻ vẫn có thể học tốt. Vì vậy, khi lớn lên trẻ vẫn có thể tự lập được. Mức trung bình: Ở mức chậm phát triển trung bình, chỉ số IQ của trẻ thường dao động từ 35 - 55. Do đó, trẻ vẫn có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt như: tắm rửa, ăn uống,… theo sự hướng dẫn của bố mẹ. Ngoài ra trẻ cũng có thể đọc, viết, đếm số nhưng khá chậm. Vì vậy khi lớn lên, trẻ cần có sự giám sát và trông nom của người khác. Mức nặng: Chỉ có khoảng 3 - 5% trẻ bị chậm phát triển ở mức độ nặng. Lúc này IQ của trẻ đạt 20 - 40, do đó trẻ có thể học được các kỹ năng giao tiếp và tự chăm sóc bản thân. Nhưng khi lớn lên, trẻ cần phải sống trong các nhà tập thể có sự giám sát. Mức rất nặng: Trẻ chậm phát triển ở mức độ rất nặng thường khá hiếm gặp, chỉ vào khoảng 1 - 2%. Do hệ thần kinh bị tổn thương nên IQ của trẻ luôn dưới 20 - 25. Vì vậy, để học các kỹ năng giao tiếp cơ bản và tự chăm sóc mình trẻ luôn cần sự hướng dẫn, giúp đỡ của bố mẹ. 2. Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ Nếu chẳng may con bạn sinh ra mà thấy nhận thức chậm phát triển hơn so với các bạn cùng độ tuổi, thay vì cảm thấy xấu hổ thì bạn nên đồng hành cùng con để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ mà bạn nên biết: Di truyền: Nếu bố mẹ gặp phải những bất thường về thần kinh thì nguy cơ sinh ra trẻ chậm phát triển về trí tuệ là rất cao. Đồng thời các rối loạn chuyển hóa như bệnh Phenylceton niệu gặp ở bố mẹ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các vấn đề gặp phải trong thai kỳ: Thói quen sinh hoạt của mẹ bầu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, nếu mắc phải những vấn đề dưới đây thì sẽ làm tăng nguy cơ trẻ chậm phát triển trí tuệ ngay từ khi sinh ra: Thường xuyên hít phải khói thuốc lá, sử dụng rượu bia, ma túy nhất là vào ba tháng đầu thai kỳ. Mắc bệnh rubella, nhiễm ký sinh trùng, rối loạn tuyến sữa hoặc nhiễm virus. Bị huyết áp cao khiến lượng máu lưu thông đến bào thai bị xáo trộn, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não. Bệnh tật và chấn thương: Ngay từ khi sinh ra, hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện nên không thể chống lại sự tấn công của các yếu tố ngoại lai. Do đó, nếu không tiêm đầy đủ vaccine phòng ngừa các bệnh như: sởi, thủy đậu,… thì trẻ sẽ dễ gặp phải biến chứng ảnh hưởng đến não bộ. Đặc biệt, các bệnh viêm não, nhiễm trùng não có thể gây ra các tổn thương khiến trẻ chậm phát triển về trí tuệ. Ngoài ra, những chấn thương do tai nạn, té từ trên cao xuống thường ngày cũng khiến trẻ gặp phải tình trạng này. Môi trường sống: Môi trường sống bị ô nhiễm, nhiều chất độc hại sẽ khiến trẻ phát triển chậm lại. Không chỉ vậy tinh thần của trẻ còn bị ảnh hưởng nếu gặp phải tình cảnh bạo lực, không được yêu thương. Đồng thời, trong quá trình mang thai cho đến khi sinh ra nếu không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì trẻ sẽ bị suy nhược và chậm phát triển về não bộ. 3. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm phát triển trí tuệ Sau đây là một số dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết con mình có chậm phát triển về trí tuệ hay không: Biết ngồi, đi trễ hơn các trẻ khác. Nói không rõ ràng. Trẻ có trí nhớ kém, khó ghi nhớ các thông tin đơn giản như: tên, sự việc vừa mới xảy ra. Việc học các kỹ năng như: ăn uống, mặc áo quần,… và kiến thức thường chậm, cần sự giúp đỡ của người khác. Kém tập trung, khó hiểu hoặc không thể suy nghĩ một cách logic. Trẻ chậm phát triển trí tuệ có chữa được không, luôn là nỗi niềm của nhiều bố mẹ khi có con rơi vào tình cảnh này. Thay vì lo lắng, bố mẹ nên có biện pháp can thiệp kịp thời để có thể giúp trẻ cải thiện trí não. Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó bố mẹ nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là những thực phẩm giàu chất béo Omega 3 như: cá hồi, cá thu,… Bởi vì, nhóm thực phẩm này có thể giúp trẻ cải thiện thị lực, giấc ngủ và giúp bộ não phát triển. Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Giáo dục: Quá trình học tập của trẻ chậm phát triển sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó bố mẹ nên cố gắng kiên trì và nhẫn nại để đồng hành cùng trẻ vượt qua. Bố mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm và hướng dẫn trẻ. Tùy theo mức độ chậm phát triển mà bố mẹ có thể đưa ra kế hoạch học tập sao cho phù hợp với khả năng nhận thức, hành vi của trẻ. Liệu pháp tâm lý: Trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ luôn sợ hãi, hay lo âu không rõ nguyên nhân. Do đó, bố mẹ đưa trẻ đến chuyên gia tư vấn khi phát hiện những biểu hiện tâm lý bất thường. Sau khi thăm khám, chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra kế hoạch điều trị cho trẻ. Việc này có thể liên kết chặt chẽ với giáo viên và bố mẹ để giám sát hành vi của trẻ. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn đã nắm được nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục trẻ chậm phát triển trí tuệ. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường về tâm lý và hành vi, bố mẹ nên đưa trẻ đến chuyên gia tư vấn để có biện pháp can thiệp.;;;;;Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em là những hạn chế, bất thường trong phát triển trí não. Trẻ bị bệnh có chỉ số thông minh thấp, giới hạn về chức năng não bộ, dễ bị kích động và khả năng tự chăm sóc cũng kém hơn so với bạn bè cùng lứa tuổi. 1. Phân loại chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em theo mức độ Một số triệu chứng của trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có thể kể đến như trẻ chậm biết ngồi, chậm biết đi, nói không rõ ràng, trí nhớ kém, trẻ khó ghi nhớ ngay cả đối với những thông tin đơn giản, kém tập trung, trẻ cần đến sự hỗ trợ của người khác khi ăn uống hay mặc quần áo. Dựa theo mức độ bệnh, tình trạng chậm phát triển trí tuệ sẽ được phân loại như sau: Chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ: Phần lớn những trường hợp bị chậm phát triển trí tuệ thường ở mức độ nhẹ. Chỉ số thông minh của trẻ có thể đạt mức 50 đến 75 và trẻ có thể theo kịp chương trình của học sinh tiểu học. Trẻ gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp. Tuy nhiên, nếu được hướng dẫn và giáo dục đúng phương pháp của gia đình cùng với sự hỗ trợ từ cộng đồng, trẻ vẫn có thể trò chuyện, giao tiếp như những đứa trẻ bình thường và có thể tự lập trong tương lai. Chậm phát triển trí tuệ ở mức trung bình Chỉ số thông minh của trẻ có thể dao động từ 35 đến 55. Trẻ tiếp thu chậm hơn so với trẻ bình thường. Nếu nhận được sự hướng dẫn tận tình và đúng cách của cha mẹ, trẻ vẫn có thể thực hiện một số việc đơn giản như ăn uống, tắm rửa, đi vệ sinh. Trẻ cũng có thể học cách viết, đọc và đếm. Khi lớn lên, trẻ vẫn cần nhận được sự giám sát, trông nom của người thân hoặc các trung tâm cộng đồng. Chậm phát triển trí tuệ mức nặng Những trường hợp này, chỉ số thông minh của trẻ chỉ từ 20 đến 40. Trẻ vẫn có thể thực hiện được những kỹ năng giao tiếp cơ bản và có thể tự chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, khi trẻ lớn lên, trẻ vẫn cần được giám sát, chăm sóc từ người thân hoặc các trung tâm cộng đồng. Chậm phát triển trí tuệ rất nặng Chỉ số thông minh của trẻ rất thấp, chỉ ở mức 20 đến 25. Nếu được chỉ dẫn đúng phương pháp, trẻ vẫn có thể giao tiếp cơ bản và biết cách chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, trẻ có sự tổn thương đặc biệt về thần kinh và thường xuyên cần đến sự quan tâm, theo dõi và giúp đỡ của gia đình và mọi người xung quanh. 2. Những nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ em. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh nhưng không thể xác định được nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất: Di truyền Một số trường hợp trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là do di truyền. Nghĩa là nếu bố mẹ có những dị thể bất thường thì có thể sinh ra trẻ mắc phải những vấn đề khuyết tật về thần kinh. Trong đó, phổ biến nhất là chứng Phenylketone niệu. Đây là một dạng rối loạn chuyển hóa ở bố mẹ làm tăng nguy cơ khuyết tật trí tuệ ở trẻ. Những vấn đề bất thường trong thai kỳ: Mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh có thể sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Ngược lại, những yếu tố và các vấn đề bất thường trong thai kỳ có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Vì thế, trẻ sẽ gặp phải một số vấn đề sức khỏe cả về thể chất và trí tuệ sau khi sinh ra. Một số yếu tố xảy ra trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ: + Mẹ bầu hút thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, sử dụng rượu bia và một số loại chất kích thích khác. + Mẹ bầu nhiễm virus, ký sinh trùng hoặc bị rối loạn tuyến sữa. + Các trường hợp mẹ bầu bị huyết áp cao và ảnh hưởng tới lượng máu lưu thông đến bào thai. Từ đó, tác động không tốt đến sự phát triển của não bộ. + Mẹ bầu không được cung cấp đủ dinh dưỡng cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Một số loại bệnh tật và chấn thương Sau khi chào đời, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa được phát triển toàn diện. Vì thế, khi bị ảnh hưởng bởi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, cơ thể trẻ sẽ không đủ sức để chống lại và rất dễ mắc bệnh. Do đó, trẻ cần được tiêm phòng đầy đủ. Trong trường hợp không tiêm vắc xin phòng bệnh, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc phải một số loại bệnh nguy hiểm như sởi, thủy đậu,… Những căn bệnh này cần được điều trị kịp thời, nếu không sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ ở trẻ. Nguy hiểm nhất phải kể đến bệnh viêm não và nhiễm trùng não vì những căn bệnh này không những có thể gây chậm phát triển trí tuệ mà còn đe dọa tính mạng của trẻ. Bên cạnh đó, chấn thương xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ và gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ. Môi trường sống: Có thể nói rằng, môi trường sống cũng chính là một yếu tố quan trọng có tác động rất lớn đến sự phát triển của trẻ cả về sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Nếu môi trường sống bị ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại, trẻ sẽ phát triển kém và chậm hơn. Trẻ không được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ và những người thân xung quanh, đặc biệt là những trẻ phải thường xuyên chịu cảnh bạo lực cũng có thể phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe tâm thần.;;;;;Chậm phát triển trí tuệ (hay bệnh ngu đần) là bệnh lý do thiểu năng giáp bẩm sinh làm trẻ chậm phát triển tinh thần và thể chất. Nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời, trẻ sẽ tử vong hoặc lùn và đần độn suốt đời. Nguyên nhân Tuyến giáp là một tuyến nội tiết, có chức năng thẩm thấu hormon và thẩm thấu vào máu đi khắp cơ thể. Hormon tuyến giáp có chức năng sao chép các gen, tác dụng lên hoạt động chuyển hóa của tế bào, làm tăng trưởng và biệt hóa các tổ chức, nhất là xương, hệ thần kinh, đặc biệt là hoạt động của các cơ quan như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh và các tuyến nội tiết khác. Nguyên nhân gây thiểu năng tuyến giáp gồm có: loạn sản (không có tuyến giáp, tuyến giáp teo nhỏ hoặc nằm lạc chỗ), rối loạn tổng hợp hormon giáp và thiếu iốt trong thực phẩm. Cách phát hiện sớm: Rất khó nhận biết ở trẻ sơ sinh. Trẻ đẻ ra thường có cân nặng cao nhưng sau đó rất chậm tăng thêm cân. Khó ăn, khó thở. Ít khóc, ít vận động. Trông đần độn, thờ ơ với mọi vật, ngủ ít. Chậm phát triển tinh thần và thể lực. Thân nhiệt thường thấp. Da khô lạnh và dày. Tóc mọc thấp dưới trán. Sưng trẽ mi mắt. Người càng ngày càng ngắn đi so với tuổi. Khó khăn về nghe. Hay táo bón. Thời gian thiếu hormon giáp trạng càng lâu thì trẻ càng chậm lớn, lùn, chân tay ngắn và mập, thóp chậm đóng, chậm mọc răng, chậm đi đứng và nói, trí khôn kém. Phục hồi chức năng Điều trị sớm và liên tục bằng hormon tuyến giáp. Ngoài ra, hoạt động trị liệu rất quan trọng. Các hoạt động trị liệu nên được chia thành những phần việc nhỏ hơn. Ví dụ, việc tắm rửa có thể chia thành giai đoạn múc nước, cầm lấy xà phòng khi cha mẹ đưa cho trẻ, tự xoa xà phòng lên người, dội nước để làm sạch xà phòng và lau khô người bằng khăn tắm. Từng phần việc này phải được học riêng trước khi kết hợp thành một hành động phức hợp. Mỗi hoạt động nên được thực hành liên tục trong vòng ít nhất hai tuần trước khi chuyển sang dạy hoạt động tiếp theo. Nên khích lệ trẻ thậm chí khi cảm thấy điều đó là vô nghĩa. Ví dụ, có thể nói chuyện hay đọc sách cho trẻ, có thể cần phải sử dụng ngôn ngữ phù hợp cho những trẻ bé hơn, khi trẻ nói nhiều hơn, nên tăng mức độ giao tiếp và kể chuyện cho trẻ. Đa phần trẻ bị chậm phát triển tâm thần nhẹ có thể đến trường được. Nhiều trẻ có thể học ở trường chính quy, đặc biệt là khi giáo viên quan tâm tới những nhu cầu của các trẻ này. Những trẻ chậm phát triển khác có thể cần phải học ở trường dành cho trẻ em khuyết tật. Hầu hết trẻ dạng này có thể tự chăm sóc bản thân và khá độc lập trong cuộc sống. Những trẻ em này chủ yếu gặp khó khăn trong việc kết bạn khi chúng trưởng thành và tìm việc làm. Những công việc thường nhật có thể sẽ là công việc lý tưởng cho chúng. Hầu hết trẻ bị chậm phát triển tâm thần thể vừa sẽ cần học ở những trường đặc biệt. Chúng có thể sẽ cần tới sự gợi ý và trợ giúp trong các hoạt động hằng ngày. Ví dụ, trẻ cần học cách tự tắm rửa hay tự đi vệ sinh nhưng cũng cần có người nhắc hay thỉnh thoảng phải kiểm tra. Hầu hết những trẻ này phụ thuộc vào gia đình trong vấn đề hòa nhập xã hội. Hầu hết không đủ khả năng làm những việc thông thường. Giáo dục giới tính là cần thiết ở tuổi trưởng thành. Những trẻ bị chậm phát triển tâm thần thể nặng dường như cần phải được chăm sóc suốt đời. Chúng có thể còn bị tàn tật về thể chất và mắc những vấn đề sức khỏe. Khả năng kiểm soát co bóp bàng quang và ruột phát triển rất muộn. Những trẻ này thậm chí còn không đủ khả năng học ở những trường đặc biệt. Chúng không thể làm được việc gì trong cuộc sống.;;;;;Chậm tăng cân không chỉ khiến trẻ bị nhẹ cân, chậm lớn mà còn là một trong những nguyên nhân gây chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Phụ huynh cần nắm được nguyên nhân trẻ chậm tăng cân để có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả. 1.1 Trẻ dễ mắc bệnh hơn. Khi cơ thể trẻ bị suy nhược do không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết thì trẻ có nguy cơ bị tấn công bởi các vi sinh vật, dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy,... Khi mắc các bệnh này, trẻ cũng thường không có sức chiến đấu với bệnh, khiến bệnh kéo dài, lâu khỏi. Vì bệnh kéo dài, trẻ càng mệt mỏi, ăn uống kém và tình trạng chậm tăng cân sẽ càng trở nên nặng nề hơn.1.2 Trẻ chậm phát triển thể chất. Trẻ chậm tăng cân có nguy cơ chậm phát triển thể chất. Thiếu chất dinh dưỡng khiến các cơ quan của cơ thể chậm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xương. Điều này sẽ ảnh hưởng tới tầm vóc của trẻ. Chậm tăng cân đặc biệt nghiêm trọng nếu trẻ gặp tình trạng này trong giai đoạn 1 - 3 tuổi vì đây là giai đoạn bé phát triển nhanh, cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.1.3 Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ. Chậm tăng cân kéo dài có thể khiến trẻ bị thiếu dinh dưỡng ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng thiếu những chất cần thiết cho não và trí tuệ như chất béo, sắt, chất đường, DHA, taurine, iốt,... có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Đồng thời, cơ thể của trẻ biếng ăn cũng luôn trong tình trạng mệt mỏi, không đủ sức tập trung và tư duy. Trẻ thường chậm chạp, lờ đờ, giao tiếp xã hội kém, giảm khả năng học hỏi và tiếp thu. Trẻ chậm tăng cân thường dễ mắc bệnh hơn so với trẻ khác 2. Nguyên nhân trẻ chậm tăng cân Nguyên nhân chậm tăng cân ở trẻ thuộc các nhóm tuổi khác nhau thường là:Trước sinh (gây suy dinh dưỡng bào thai, sinh nhẹ cân): Sinh non, nhiễm trùng trong thai kỳ, mẹ hút thuốc lá hoặc uống rượu, tiếp xúc với thuốc hoặc hóa chất gây chậm tăng trưởng thai, dị tật bẩm sinh của thai nhi;Sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi): Khả năng bú của trẻ kém, cho trẻ bú không đúng cách, ép bú, pha sữa sai, trẻ mắc các dị tật bẩm sinh hoặc bệnh lý gây ảnh hưởng tới tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng;3 - 6 tháng tuổi: Trẻ bú thiếu, pha sữa không đúng, trẻ không dung nạp protein sữa, mắc các bệnh lý vùng miệng, trào ngược dạ dày - thực quản hoặc dị tật bẩm sinh;7 - 12 tháng tuổi: Chọn thức ăn không phù hợp với độ tuổi và khẩu vị của trẻ, cho trẻ ăn dặm trễ sau 6 tháng tuổi, không kiên nhẫn tập cho trẻ ăn các loại thức ăn mới, trẻ mắc bệnh ở miệng - hầu - họng hoặc có ký sinh trùng đường ruột;Từ trên 12 tháng tuổi và trẻ lớn: Trẻ mất tập trung khi ăn, mắc bệnh, ham chơi, gặp phải các sang chấn tâm lý trong gia đình, mắc các vấn đề về xã hội (điều kiện kinh tế khó khăn, tập quán hạn chế một số loại thức ăn,...), rối loạn nuốt, rối loạn tâm lý,... 3. Giải pháp giúp trẻ tăng cân, nhanh lớn Để tránh nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ do chậm tăng cân, phụ huynh cần chú ý những điều sau:Đa dạng và cân đối chế độ ăn uống của trẻ với thực đơn phong phú và liên tục đổi món ăn để kích thích sự thèm ăn của trẻ. Trẻ chậm tăng cân được khuyến khích nên ăn nhiều rau, củ, quả, thịt, cá, phô mai, ngũ cốc, các loại hạt và uống sữa,... để lớn nhanh hơn. Các thực phẩm giàu DHA, omega - 3, omega - 6, taurin, cholin,... là lựa chọn tốt. Đồng thời, cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để trẻ có thể hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất;Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần bởi giun sán là nguyên nhân khiến trẻ không hấp thu được nhiều dinh dưỡng trong thức ăn, dẫn tới còi cọc và chậm lớn;Hướng dẫn trẻ tập thể dục vừa phải, đúng cách với các bài tập phù hợp với độ tuổi như chạy bộ, bơi lội, đạp xe, chơi bóng,... Các bài tập vừa giúp trẻ tăng cường sức khỏe lại phát triển chiều cao và cân nặng tốt hơn; Thực đơn ăn uống đa dạng góp phần vào sự phát triển của trẻ Bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất vi lượng bị thiếu hụt cho trẻ. Các chất nên bổ sung cho trẻ gồm: Canxi, vitamin D3, magie, kali, kẽm, đồng,... để hỗ trợ xương, răng chắc khỏe, phát triển trí tuệ và hạn chế nguy cơ còi xương ở trẻ.Đặc biệt, phụ huynh nên lưu ý nếu trẻ có những dấu hiệu sau thì nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng:Nôn ói, trớ, tiêu chảy, nhai lại thức ăn (trớ xong lại nuốt lại);Sợ, từ chối một số dạng thức ăn có thể là dấu hiệu của rối loạn nhai hoặc nuốt;Không ăn hoặc sợ một nhóm thức ăn nào đó có thể là dấu hiệu của không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng thức ăn;Uống nhiều nước hoặc nước trái cây cũng làm trẻ ít ăn thức ăn đặc, gây thiếu chất dinh dưỡng;Trẻ ăn kiêng.Ngoài ra, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.Chậm tăng cân không chỉ khiến trẻ bị thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc phát triển thể trạng mà nó còn gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển trí tuệ của bé. Để tránh nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ do chậm tăng cân, phụ huynh cần chú ý cải thiện chế độ dinh dưỡng của bé và đưa bé đi khám nếu cần để được bác sĩ tư vấn giải pháp can thiệp hiệu quả.Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.;;;;;Tỷ lệ bệnh nhân bị sa sút trí tuệ tăng dần theo nhóm tuổi, thường bắt đầu từ 60 tuổi và phổ biến từ 85 tuổi trở lên (chiếm 15,7%) và từ trên 90 tuổi (chiếm tỷ lệ hơn 33,3%). Hiện nay điều trị sa sút trí tuệ không thể khỏi hẳn, không thể ngăn cản quá trình tiến triển của bệnh, nhưng việc điều trị là vô cùng cần thiết để làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và làm giảm bớt gánh nặng cho người chăm sóc và gia đình bệnh nhân. 1.1 Điều trị sa sút trí tuệ bằng nội khoa Hiện nay điều trị bệnh sa sút trí tuệ chủ yếu là điều trị nội khoa, tập trung chủ yếu vào điều trị triệu chứng. Một số loại thuốc được sử dụng để làm chậm quá trình tiến triển của người bệnh: – Với nguyên nhân chính gây sa sút trí tuệ là xuất phát từ bệnh lý Alzheimer. Hiện nay có nhiều loại thuốc có thể điều trị các triệu chứng của bệnh Alzheimer, giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer, tuy nhiên chưa có thuốc điều trị hết bệnh. – Một số loại thuốc được sử dụng giúp làm chậm quá trình tiến triển mất trí nhớ và lú lẫn của người bệnh trong một khoảng thời gian dài. – Những loại thuốc này thường có hiệu quả tốt nếu bệnh nhân Alzheimer được phát hiện sớm. – Một số thuốc khác có thể giúp bệnh nhân ngủ tốt hơn, giảm bớt triệu chứng lo âu, trầm cảm và kích động. Các loại thuốc này không điều trị hết bệnh nhưng sẽ giúp cuộc sống của người bệnh tốt hơn, người chăm sóc bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân cũng bớt gánh nặng hơn. Metformin có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nhưng phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và tuân thủ sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. 1.2 Tập luyện nhận thức hỗ trợ điều trị sa sút trí tuệ Bên cạnh việc điều trị bằng nội khoa (sử dụng thuốc) người bệnh sa sút trí tuệ cần tập luyện nhận thức: Các bài tập được xây dựng theo nhóm chức năng nhận thức. Có thể tập luyện riêng hoặc theo nhóm, mức độ từ dễ đến khó để phù hợp với mức độ suy giảm nhận thức của người bệnh. Các bài tập luyện về nhận thức có thể được tiến hành trên giấy hoặc trên máy tính. Một số bài tập luyện nhận thức như: – Test luyện trí nhớ bằng công việc – Đọc sách, xem phim sau đó kể lại nội dung của câu chuyện. – Chơi ô chữ, chơi cờ – Làm các bài tập test trên máy tính,… Các bài tập luyện tăng cường khả năng nhận thức và ghi nhớ giúp hỗ trợ điều trị bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. 1.3 Phục hồi nhận thức (ghi nhớ và nhớ lại) Phục hồi chức năng nhận thức sẽ được thiết kế riêng cho từng người tùy vào tình trạng suy giảm nhận thức ở mức độ nặng hay nhẹ. Chương trình nhấn mạnh vào cải thiện hoạt động sống hàng ngày. – Trí nhớ (vị trí đồ vật, điều vừa nói, sự kiện,…) – Kỹ năng làm việc (duy trì kỹ năng, học kỹ năng mới,…) – Tìm từ và nhớ tên (nhớ tên người, nơi chốn,..) – Tập trung (nhớ tựa đề bài báo, phim,…) – Tổ chức (mua sắm đủ đồ, sử dụng phương tiện nhắc nhở,…) Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sa sút trí tuệ thường là hậu quả của bệnh đột quỵ, tổn thương não hay bệnh Alzheimer gây ra. Tỷ lệ bệnh nhân sa sút trí tuệ ngày càng tăng và dự tính số người bị sa sút trí tuệ sẽ tăng khoảng 40% vào năm 2030. Sa sút trí tuệ không chỉ xảy ra ở những nước có thu nhập cao, trên thực tế có hơn 60% bệnh nhân sa sút trí tuệ là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Chẩn đoán sớm và chăm sóc cho bệnh nhân sa sút trí tuệ là yêu cầu được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra và hiện nay các nước đang nỗ lực chẩn đoán sớm, điều trị sa sút trí tuệ và chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sa sút trí tuệ. 1.4 Tăng cường các hoạt động xã hội và hoạt động thể lực Giúp người bệnh hòa nhập xã hội, không thu hẹp và cô lập bản thân. Tập thể dục đều đặn, tham gia các hoạt động xã hội sẽ có tác dụng tích cực để phòng bệnh sa sút trí tuệ. Để chăm sóc được người bị bệnh sa sút trí tuệ, người chăm sóc cần phải có những kiến thức nhất định, và điều quan trọng nhất, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời bởi các chuyên gia y tế. 2. Chẩn đoán sớm bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi 2.1 Khám lâm sàng – Dựa vào triệu chứng lâm sàng và tiền sử của người bệnh. – Khám tổng quát hệ thần kinh – Thực hiện các bài trắc nghiệm tâm lý Những người bị sa sút trí tuệ thường có các biểu hiện sau: – Trí nhớ bị suy giảm – Suy giảm chức năng nhận thức – Suy giảm khả năng trí tuệ – Suy giảm trí nhớ lành tính ở người già hoặc suy giảm nhận thức nhẹ, những triệu chứng này tuy không gây giảm hoạt động các chức năng hàng ngày nhưng có thể sẽ tiến triển thành sa sút trí tuệ trong 18 tháng. – Sảng: giảm sự chú ý và ý thức 2.2 Khám cận lâm sàng Thực hiện một số xét nghiệm thường quy chẩn đoán sa sút trí tuệ như: – Tổng phân tích tế bào máu – Điện giải đồ – Canxi huyết thanh – Đường huyết – Nồng độ B12 huyết thanh – Hormone kích thích tuyến giáp TSH. Và một số chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng như: chụp cắt lớp vi tính (CT-Scaner), chụp cộng hưởng từ (MRI) do bác sĩ chuyên môn chỉ định.
question_4
Chàm sữa ở trẻ phải làm sao?
doc_4
bạn đọc nên tham khảo Chàm sữa ở trẻ là triệu chứng nhiều trẻ mắc phải tuy nhiên chàm sữa ở trẻ phải làm sao thì các mẹ thường ít biết. Dưới đây là những thông tin cần thiết bạn đọc nên tham khảo để có cách ứng phó hiệu quả. 1. Nhận biết chàm sữa ở trẻ Chàm sữa còn gọi lác sữa, là bệnh hay gặp ở trẻ em độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi. Đặc tính của bệnh là viêm da dị ứng. Bệnh không nguy hiểm cho sức khỏe của bé nhưng khiến vùng da bị tổn thương khô căng, nứt nẻ, chảy máu gây khó chịu, ngứa ngáy, có khi bội nhiễm. Tổn thương thường 2 bên má, đối xứng, có thể lan ra cằm, trán nhưng không có ở mắt, mũi, có thể lan ra thân mình và tứ chi nhưng vùng tã lót, vùng nách không có. Chàm sữa là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh Nguyên nhân gây chàm sữa rất phức tạp, có thể do bụi nhà, phấn hoa, thức ăn (sữa trứng, đồ biển…). Chàm sữa là một bệnh rất dễ tái phát khi ăn, uống những chất gây dị ứng hay thời tiết thay đổi, vì vậy cha mẹ cần lưu ý chăm sóc trẻ và điều trị trẻ bị chàm sữa như sau: – Chế độ dinh dưỡng của trẻ Trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, các mẹ cần lưu ý những điều sau: – Sử dụng thuốc điều trị chàm sữa cho trẻ Sau đây là những gợi ý về cách dùng thuốc đúng cách để điều trị chàm sữa cho trẻ: Thoa kem trị chàm sữa cho trẻ Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý những điều sau trong việc chữa trị chàm sữa cho con:
doc_35870;;;;;doc_52053;;;;;doc_26522;;;;;doc_58062;;;;;doc_24330
Chàm sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi tình trạng này kéo dài, không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho làn da của trẻ. Để biết cách điều trị hiệu quả và khi nào nên dùng thuốc chữa chàm sữa, bạn đọc hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây. 1. Chàm sữa là gì và dấu hiệu nhận biết Chàm sữa còn được biết đến với nhiều tên gọi như eczema, lác sữa hay viêm da cơ địa. Đây là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ, đặc biệt thường gặp ở trẻ từ 3 - 24 tháng tuổi. Mặc dù đây là bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại rất khó điều trị, thậm chí có thể tái phát nhiều lần.Chàm sữa thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng hoặc cha/mẹ có cơ địa dị ứng như hen suyễn, mề đay, dị ứng da do thời tiết và không có khả năng lây lan. Trẻ có thể bị chàm do dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ (mẹ sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, hải sản). Ngoài ra, một số tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, lông động vật cũng có thể khiến trẻ gặp phải vấn đề này.Trước khi tìm hiểu cách chữa chàm sữa, bố mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết bệnh lý này, cụ thể:Nốt mẩn đỏ xuất hiện nhiều trên da của trẻ.Khi chạm vào da bé, bạn sẽ có cảm giác thô ráp.Nổi những vảy nhỏ li ti trên một số vùng da.Khi bị chàm sữa, trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt nên sẽ thường quấy khóc, kém ăn, ngủ kém ngon giấc. Nếu trên da xuất hiện mụn nước, khi vỡ ra có thể gây bết dính trên vùng chàm, tạo nên một lớp sừng hóa bì cứng. Một số trường hợp da nứt nẻ sẽ gây rỉ máu và nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại sẹo sâu. 2. Một số cách chữa chàm sữa tại nhà được áp dụng phổ biến Để điều trị chàm sữa hiệu quả, bố mẹ cần xác định được nguyên nhân khởi phát đợt chàm để hạn chế, loại bỏ các yếu tố đó.Một số giải pháp điều trị tại nhà mà bố mẹ có thể tham khảo gồm. Duy trì độ ẩm cho da của trẻ: Nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, được thiết kế dành riêng cho da trẻ sơ sinh như cetaphil, cerave, physiogel. Bạn nên thoa kem cho trẻ từ 2-4 lần/ ngày, tốt nhất trong vòng 3-5 phút ngay sau tắm. Khi chọn mua kem dưỡng ẩm, bạn lưu ý chỉ nên chọn kem đã được kiểm nghiệm, cấp phép. Không chọn sản phẩm có hương thơm bởi có thể gây kích ứng da khiến cho tình trạng chàm của trẻ tiến triển nặng hơn. Tốt nhất bạn nên chọn lựa kem theo đơn của bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu.Chế độ ăn uống hợp lý: Trong thời gian áp dụng cách chữa chàm sữa, với trẻ đã ăn dặm bố mẹ nên tránh cho con sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ hải sản, trứng, lạc... Với trẻ nhỏ hơn, mẹ hãy cho bé uống hoặc bú thật nhiều sữa. Trong trường hợp sử dụng kem dưỡng ẩm nhưng tình trạng chàm sữa ở trẻ không được cải thiện, bố mẹ cần cân nhắc việc sử dụng thuốc chữa chàm sữa với những lựa chọn sau đây:Dùng thuốc điều trị triệu chứng: Với những trường hợp bị chàm sữa, trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nên bố mẹ có thể sử dụng nhóm thuốc kháng histamin như chlopheniramin, alimemazin... để giảm ngứa cho trẻ hiệu quả.Dùng kháng sinh: Chàm sữa là một thể bệnh cơ địa dị ứng nên thuốc kháng sinh thường không có tác dụng đối với bệnh. Tuy nhiên, khi có bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh như cephalexin, cefadroxil, amoxicillin, erythromycin...Sử dụng kem chống viêm: Trong giai đoạn cấp, bạn có thể dùng kem corticoid thoa tại chỗ cho trẻ. Một số loại kem chứa corticoid dạng nhẹ thường được khuyến cáo sử dụng như Hydrocortisone 1%, clobetasone butyrate 0,05 %. Những thuốc này có hiệu quả rất nhanh, tuy nhiên phụ huynh tuyệt đối không lạm dụng và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ 4. Giải pháp phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ em hiệu quả Bên cạnh cách chữa chàm sữa, bố mẹ cần tham khảo các giải pháp phòng ngừa dựa trên các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, vệ sinh làn da của trẻ và môi trường sống xung quanh để bảo vệ trẻ tốt nhất. Cụ thể:Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ cần cố gắng duy trì sữa mẹ lâu nhất có thể. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng trở đi, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như trứng, hải sản, lạc, đồ ăn lên men...Vệ sinh thân thể cho trẻ đúng cách, lưu ý chọn sữa tắm phù hợp với trẻ, không cho trẻ tắm quá lâu với xà phòng hoặc sữa tắm.Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây bít tắc da.Thường xuyên chú ý vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường sống luôn sạch sẽ đặc biệt là nơi ngủ của trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật có lông như chó, mèo.Trên đây là một số chia sẻ giải đáp về cách chữa chàm sữa cho bé. Hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc trẻ hiệu quả nhất.;;;;;1. Tìm hiểu về bệnh Chàm sữa Chàm sữa (hay lác sữa) là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh (kể cả trẻ khỏe mạnh) sau khi sinh khoảng 6 tháng. Đây thực chất chính là giai đoạn đầu tiên của bệnh chàm thể tạng. Tình trạng phổ biến nhất là bệnh xuất hiện ở mặt trẻ, hai má sau đó sẽ lan ra tay chân hay cơ thể. Ban đầu, chỉ có những nốt hồng xuất hiện trên cơ thể trẻ nhưng dần dần sẽ chuyển thành những mụn nước màu đỏ, khi nứt da sẽ tiết dịch, có vảy và bong tróc. Thường khi trẻ được 2 - 4 tuổi sẽ khỏi chàm sữa. Nếu trẻ vẫn chưa khỏi bệnh mặc dù đã đến tuổi này thì khả năng cao bệnh sẽ kéo dài, dễ tái phát nhiều lần và phát triển thành chàm thể tạng sau đó. Bệnh tuy không lây lan nhưng nếu để lâu sẽ rất khó điều trị 2. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh Nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh chàm sữa vẫn chưa được y học xác định chính xác nhưng có một số nguyên nhân đã từng được ghi nhận như: - Trẻ khi sinh ra đã có cơ địa bị dị ứng. - Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh chàm sữa nếu cha mẹ có tiền sử bị nổi mề đay, hen suyễn, dị ứng da,... - Do chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ: thức ăn của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con thông qua việc trẻ bú sữa. Cụ thể, nếu mẹ nạp quá nhiều thức ăn giàu đạm hoặc ăn nhiều hải sản sẽ khiến sữa mẹ gặp vấn đề, cơ thể con chưa kịp thích ứng sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng. - Các yếu tố từ môi trường xung quanh như thời tiết, lông động vật,... cũng có thể là nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ. Trẻ bị bệnh có thể có một vài dấu hiệu nhận biết như sau: - Thường gặp ở trẻ trên 6 tháng tuổi và xuất hiện ở những khu vực như mặt, 2 má, tay chân,... - Ban đầu chỉ là những nốt mẩn đỏ trên cơ thể trẻ, sau dần chuyển thành mụn nước màu đỏ làm cho da bị nứt, đóng vảy và bong tróc vảy. - Da ở những khu vực xuất hiện chàm sữa thường khá thô ráp, bị khô, căng và có vảy li ti. - Trẻ thường khó ngủ, cơ thể luôn khó chịu, hay quấy khóc, bú ít. - Trẻ luôn có cảm giác ngứa và khó chịu ở vùng da bị chàm sữa nên hay gãi liên tục khiến cho mụn nước bị vỡ và chảy máu. Khi đó rất dễ dẫn đến nhiễm trùng nếu vùng da bị lác không được giữ vệ sinh sạch sẽ. Đây thực chất là một dạng bệnh do cơ địa dị ứng gây ra nên việc điều trị chủ yếu được thực hiện thông qua việc kéo giãn thời gian lành bệnh để bình thường hóa làn da của trẻ, đồng thời giảm nguy cơ tái phát. Như đã nói ở trên, đây là bệnh dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm nên cha mẹ tuyệt đối không tự ý chữa trị cho con khi thấy có dấu hiệu của bệnh chàm sữa mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Thêm vào đó, mức độ biểu hiện của bệnh ở từng giai đoạn là khác nhau nên cần áp dụng nhiều phương pháp kết hợp để điều trị một cách hiệu quả. Khi điều trị cho trẻ cần lưu ý một số điểm như: - Trừ trường hợp trẻ bị bội nhiễm, nếu không thì không được cho trẻ dùng kháng sinh liều cao. Khi thật sự cần thiết phải dùng thì cần chú ý kỹ để tránh bị sốc phản vệ. - Dùng thuốc dạng dung dịch có tính sát trùng nhẹ để bôi vào các vết sang thương nổi đỏ hay đã tiết dịch. - Có thể bôi thuốc chứa corticosteroid nồng độ thấp vào vùng da sang thương đỏ, khô và tróc vảy nhưng chỉ trong thời gian ngắn (từ 5 - 7 ngày). Tốt nhất để đảm bảo an toàn cho con cũng như hạn chế bệnh phát nặng thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. - Tuyệt đối không bôi cho bé loại thuốc chứa corticosteroid hàm lượng cao bởi có thể gây mất màu da, teo da, thậm chí nếu dùng lâu dài có thể gây suy tuyến thận. Các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt thường ngày của trẻ cần được lưu ý để giúp phòng ngừa bệnh. - Đảm bảo nhiệt độ môi trường không quá lạnh hoặc quá nóng mà luôn ở mức ổn định, không đột ngột thay đổi. Giữ cho môi trường sống của bé luôn sạch sẽ và thoáng mát. - Nhà cửa, giường, chăn gối của bé cần được vệ sinh thường xuyên. - Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, chó mèo. - Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, dễ thấm hút để tránh gây bít tắc da. - Cho trẻ sử dụng các loại sữa tắm, kem dưỡng ẩm phù hợp hàng ngày. Không lựa chọn sữa tắm hoặc xà phòng có hóa chất tạo bọt, tạo mùi. Đặc biệt, để tránh gây kích ứng và nhiễm trùng ở trẻ, không cho trẻ tắm với các loại lá dân gian có tạp chất. - Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ lâu nhất có thể. Với những trẻ bắt đầu ăn dặm thì cần tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như thức ăn lên men, hải sản, trứng,... - Trường hợp trẻ bị chàm sữa nặng thì cần giữ cho cơ thể bé luôn sạch sẽ và khô thoáng, liên tục thay tã lót cho bé để hạn chế ẩm ướt, hạn chế đổ mồ hôi và thay đồ cho bé ngay sau khi tắm. Với những trẻ bị bệnh nhưng vẫn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì mẹ cần lưu ý tránh ăn các loại thực phẩm sau: - Thực phẩm có chất gây tanh như cá, tôm, cua,... - Thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn chiên rán nhiều dầu, thịt mỡ,... - Thực phẩm cay nóng như tiêu, chanh, ớt,...;;;;;Những bậc làm cha mẹ, nhất là với những người có em bé lần đầu thường sẽ lo lắng nếu nhận thấy những vấn đề bất thường Trên nền lợi xung quanh có màu hồng nhạt, nanh sữa là những chấm nhỏ khoảng 2mm đến 3mm màu trắng hoặc vàng nhạt. Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, bé có thể chung sống hòa bình với nanh sữa mà không gặp bất cứ biến chứng nào. Để có thể chăm sóc con một cách tốt nhất thì các bậc phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu bất thường sau: - Thường xuyên quan sát phần khoang miệng và lợi của trẻ. Nếu thấy các chấm như miêu tả trên thì cần chú ý theo dõi. - Bé bỏ bú hoặc khi bú thường quấy khóc thì cần kiểm tra khoang miệng. Để tránh tình trạng sưng đau làm trẻ khó chịu hoặc bội nhiễm nguy hiểm. Việc theo dõi và quan sát con hàng ngày là điều vô cùng quan trọng. Khi phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh, việc chăm sóc con là điều quan trọng nhất và phụ thuộc vào từng bé. Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bé dễ chịu hơn và tránh tình trạng nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không tự ý điều trị theo các phương pháp truyền miệng sẽ làm tình trạng trở nên tệ hơn. Bên cạnh đó, khi có dấu hiệu nanh sữa mọc, cha mẹ nên bình tĩnh theo dõi những biểu hiện cơ thể của em bé. Nếu bé vẫn bú và chơi bình thường thì điều quan trọng nhất trong thời điểm này là chăm sóc răng miệng cho con hàng ngày và đúng cách. Việc theo dõi sẽ diễn ra liên tục cho đến khi bạn thấy nanh sữa biến mất. Thông thường sẽ khoảng từ 1 – 2 tuần. Các bước chăm sóc răng miệng cho trẻ trong thời gian mọc nanh sữa như sau: Bước 1: Vệ sinh thật sạch tay của bạn trước khi thực hiện vệ sinh răng miệng cho con. Rửa tay bằng xà phòng, lau khô tay bằng khăn sạch. Làm như vậy sẽ hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào miệng con. Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi tiệt trùng nhúng với nước muối sinh lý 0.9% để đảm bảo an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả làm sạch khuẩn cao. Bước 3: Nhẹ nhàng đưa tay có gạc rơ lưỡi nhúng nước muối sinh lý vào trong khoang miệng của trẻ. Từ từ lau khoang miệng, lưỡi và phần mọc nanh sữa. Động tác phải nhẹ nhàng không chà xát quá mạnh khiến trẻ khó chịu hoặc phản kháng. Nên thực hiện như vậy 3 lần/ngày để đảm bảo vi khuẩn không có cơ hội gây nên tình trạng viêm nhiễm. Bước 4: Mát xa quanh cơ miệng giúp bé thoải mái, dễ chịu hơn. Trong quá trình thực hiện nên trò chuyện giúp bé không còn quá sợ hãi với việc phải vệ sinh răng miệng hàng ngày. Chăm sóc răng miệng cho trẻ không chỉ diễn ra trong quá trình mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh mà còn nên thực hiện mỗi ngày. Điều quan trọng cần lưu ý đó là phụ huynh không nên tự ý nhổ nanh sữa ở nhà cho trẻ sơ sinh bởi có thể xảy ra tình trạng chảy máu, làm trẻ càng đau đớn hơn. Chích nhổ nanh sữa là thủ thuật đơn giản nhưng cần được thực hiện nhanh chóng, chính xác bởi nha sĩ. Trẻ sẽ được bôi thuốc tê giảm đau, sau đó dùng dụng cụ vô trùng là nang vỡ ra, giải phóng chất màu trắng hoặc vàng nhạt bên trong. Sau khoảng 1 – 2 ngày, vết chích nanh sữa sẽ tự liền. Tuy nhiên phương pháp này chỉ làm nanh nhanh tiêu biến chứ không có tác dụng ngăn ngừa nanh tái phát. Nanh sữa có thể tự mọc lại ở những vị trí khác. Hơn nữa, chi phí cho dịch vụ này cũng rất hợp lý. Khách hàng chỉ phải chi trả theo đúng mức giá đã được niêm yết tại bệnh viện và kèm theo 10.000 đồng phụ phí cho một lượt lấy mẫu. Sau đó, kết quả xét nghiệm cũng sẽ được trả tận nơi, đồng thời khách hàng sẽ được bác sĩ tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như hướng xử trí kịp thời.;;;;;Những người làm cha mẹ thường lo lắng về việc chăm sóc răng miệng cho con, đặc biệt là vấn đề liên quan đến nanh sữa ở trẻ sơ sinh. 1. Khái niệm nanh sữa Nanh sữa là hiện tượng xuất hiện những chấm nhỏ màu trắng hoặc vàng nhạt, có kích thước khoảng từ 2mm đến 3mm, trên nền lợi màu hồng nhạt. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, đồng thời không gây ra các biến chứng hay vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo chăm sóc con trẻ một cách tốt nhất, cha mẹ cần chú ý: Thường xuyên quan sát khu vực miệng và lợi của trẻ. Nếu nhìn thấy các chấm như đã mô tả, cần chú ý theo dõi kỹ. Khi bé từ chối bú hoặc khi bú mà thường xuyên quấy khóc, cần thực hiện kiểm tra khu vực khoang miệng. Việc quan sát và theo dõi con hàng ngày là rất quan trọng để tránh tình trạng sưng đau gây khó chịu cho trẻ hoặc nguy cơ nhiễm trùng nguy hiểm. 2. Làm thế nào để xử lý nanh sữa ở trẻ sơ sinh Khi phát hiện nanh sữa ở trẻ sơ sinh, việc chăm sóc con trở thành ưu tiên hàng đầu và cần được cá nhân hóa cho từng bé. Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ mang lại sự thoải mái cho bé và ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn. Không được tự ý áp dụng những cách điều trị truyền miệng, vì điều này có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, khi thấy dấu hiệu răng sữa mọc, cha mẹ cần chú ý quan sát cẩn thận các biểu hiện sức khỏe của em bé. Đồng thời cẩn thận hơn trong khâu chăm sóc răng miệng cho trẻ. Quá trình quan sát, theo dõi nên được thực hiện cho đến khi nanh sữa mọc hoàn toàn. Dưới đây là những bước cần thiết để chăm sóc răng miệng cho trẻ trong quá trình mọc nanh sữa: Bước đầu tiên bạn hãy rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh răng miệng cho con. Dùng xà phòng để rửa tay và lau khô bằng khăn sạch. Điều này nhằm ngăn ngừa việc vô tình đưa vi khuẩn vào miệng của con. Bước thứ hai là sử dụng gạc rơ lưỡi đã được tiệt trùng và ngâm vào nước muối sinh lý 0.9% để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả sạch khuẩn cao. Bước thứ ba là từ từ đặt tay có gạc rơ lưỡi đã ngâm nước muối sinh lý vào khoang miệng của trẻ. Dùng chuyển động nhẹ nhàng để lau sạch khoang miệng, lưỡi và khu vực mọc nanh sữa. Quá trình làm cần nhẹ nhàng, không nên chà xát quá mạnh để trẻ không bị khó chịu hoặc phản kháng. Hãy thực hiện thao tác này ba lần mỗi ngày. Bước thứ tư là massage vùng xung quanh miệng giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Nên trò chuyện với bé để bé cảm thấy không còn sợ hãi khi thực hiện vệ sinh răng miệng hàng ngày. Cha mẹ cũng lưu ý, việc chăm sóc răng miệng cho bé không chỉ diễn ra trong giai đoạn mọc nanh sữa ở trẻ sơ sinh mà cần được thực hiện hàng ngày. 3. Quy trình chích hoặc nhổ nanh sữa là một kỹ thuật đơn giản nhưng cần được thực hiện sớm và chính xác bởi nha sĩ có chuyên môn. Trong quy trình này, trẻ sẽ được sử dụng thuốc tê để giảm đau, sau đó nha sĩ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng đã được tiệt trùng để mở rộng nang nanh, giải phóng chất màu trắng hoặc vàng nhạt bên trong. Khoảng từ 1 đến 2 ngày sau đó, vết chích nanh sữa sẽ tự lành lại.;;;;;Hiện tượng thay răng sữa là điều hoàn toàn tự nhiên và gặp ở mọi đứa trẻ. Răng sữa sẽ lần lượt rụng đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, nếu nhổ răng sữa cho bé sai cách sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng vĩnh viễn. Dưới đây là hướng dẫn nhổ răng sữa cho bé đúng cách và an toàn mà các bậc phụ huynh nên tham khảo. 1. Chọn thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa cho bé Khi răng sữa của con bắt đầu lung lay, không có nghĩa là nó đã sẵn sàng để bị nhổ bỏ. Chân răng sữa bị tiêu biến để tạo chỗ cho chân răng vĩnh viễn mọc lên. Nếu cha mẹ chưa từng được hướng dẫn nhổ răng sữa và không đợi đúng thời điểm, con trẻ sẽ có một khoảng trống trên hàm răng.Hơn nữa, nhổ răng sữa trẻ em quá sớm, tức trước thời điểm thích hợp, cũng sẽ khiến quá trình nhổ răng của con trở nên đau đớn hơn rất nhiều. Khi răng của trẻ di chuyển về phía trước và phía sau càng xa càng tốt thì đây mới là thời điểm nhổ răng thích hợp. Lưu ý, cần cho con biết rằng có thể mất vài tháng trước khi chiếc răng lung lay đó sẵn sàng được nhổ hoặc tự rụng, và ha mẹ cũng cần kiên nhẫn trong thời gian chờ đợi này. 2. Chủ động day lỏng răng Trẻ cần phải mất một thời gian dài để răng sữa rụng đi nhưng không có nghĩa là trẻ không thể giúp quá trình này tiến triển nhanh hơn. Theo đó, có một cách nhổ răng sữa trẻ em đơn giản và hạn chế đau đó là hướng dẫn trẻ day lỏng răng bất cứ lúc nào. Yêu cầu trẻ di chuyển chiếc răng lung lay bằng lưỡi hoặc ngón tay của mình cho đến khi nó trở nên đủ lỏng để nhổ bỏ. 3. Giảm đau bằng cách làm tê nướu Khi đã đến thời điểm thích hợp để nhổ bỏ răng sữa, cha mẹ có thể bôi thuốc mỡ gây tê tại chỗ lên nướu răng do bác sĩ nhi khoa hoặc nha sĩ kê đơn. Cũng có thể chườm một vài viên đá lạnh để làm tê nướu là các lựa chọn hiệu quả thay cho thuốc gây tê. 4. Thao tác dứt khoát khi nhổ răng sữa Khi đã đến thời điểm thích hợp để nhổ răng sữa, phụ huynh hãy dùng gạc lau chiếc răng cần nhổ vài lần, sau đó dùng miếng gạc khác để nắm chặt răng. Cha mẹ cũng có thể sử dụng găng tay cao su vì chúng có độ bám chắc hơn. Việc cầm nắm không tốt sẽ kéo dài quá trình nhổ răng và gây đau đớn cho trẻ. 5. Tránh nhổ răng bằng phương pháp “tay nắm cửa” Tất cả mọi người chắc đều đã từng thấy và nghe những câu chuyện về cách loại bỏ chiếc răng sữa lung lay bằng cách buộc một sợi dây quanh chiếc răng, sau đó buộc đầu kia vào tay nắm cửa và nhanh chóng đóng mạnh cửa lại, khiến chiếc răng bị bung ra, nhanh chóng và không đau.Vấn đề của phương pháp này là nó có thể gây ra nhiều đau đớn và chảy máu nhiều. Vì vậy, cho dù phương pháp này có thú vị đến đâu, cha mẹ vẫn nên thực hiện nhổ răng sữa cho bé đúng cách như trên.Tóm lại, nhổ răng sữa cho bé đúng cách là điều cha mẹ cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng để thực hiện an toàn. Những sai lầm trong cách nhổ răng sữa trẻ em không chỉ khiến trẻ sợ hãi, đau đớn và chảy máu nhiều mà còn gây mất thẩm mỹ cho hàm răng vĩnh viễn trong tương lai. Bởi có những thời điểm con có thể mọc răng vĩnh viễn trước khi răng sữa rụng. Điều này sẽ khiến răng vĩnh viễn mọc ở phía sau răng sữa, tạo thành 2 hàng (còn gọi là 'răng cá mập'). Đây là những lúc cha mẹ nên đưa con đến thăm khám nha sĩ.Ngoài ra, việc nhổ răng sữa cho bé đúng cách cũng giúp thu thập tế bào gốc từ răng sữa sau khi nhổ an toàn. Đây là các tế bào có khả năng độc nhất để phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt trong cơ thể, được sử dụng để thay thế các tế bào và mô đã bị hư hỏng hoặc mất đi do bệnh tật. Nói một cách khác, khi biết cách nhổ răng sữa trẻ em và tham gia bảo quản tế bào gốc cho trẻ trong ngân hàng, cha mẹ đã cho trẻ một cơ hội chữa cách bệnh lý nan y trong tương lai mà không cần sử dụng dược phẩm hoặc chất tổng hợp, bao gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch, tổn thương não và tủy sống, bệnh tim, biến chứng sau đột quỵ, bỏng, ung thư, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, mất thính giác, mù và suy giảm thị lực, cột sống chấn thương dây, bệnh tiểu đường loại 1, bệnh Parkinson, bệnh xơ cứng teo cơ một bên, Alzheimer, bệnh tim mạch, các tình trạng da khác nhau, tăng cường hệ thống miễn dịch, các bệnh thoái hóa như tình trạng hệ thống và tự miễn dịch, các quá trình viêm khác trong cơ thể con người. Hơn nữa, nhổ răng sữa cho bé đúng cách để cung cấp nguồn tế bào gốc khỏe mạnh, trẻ sẽ có thể có tiềm năng được phát triển sử dụng mô nhân tạo trong cấy ghép và y học tái tạo nếu mắc các bệnh lý hiểm nghèo trong tương lai. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
question_5
Sau chích ngừa bị đau bắp tay, phải làm sao?
doc_5
Sau khi chích ngừa bị đau bắp tay là tác dụng phụ phổ biến 2. Những việc nên làm khi chích ngừa bị đau bắp tay. Mặc dù tình trạng sau khi tiêm bắp tay bị sưng đau sẽ dần cải thiện trong một thời gian ngắn, nhưng vẫn có thể gây phiền toái và khó chịu cho các cử động của người tiêm vắc-xin. Để giảm đau và sưng tấy ở tay, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:Chườm ấm hoặc chườm lạnh ở nhà: Sau khi tiêm vắc-xin, người tiêm nên chườm lạnh khoảng 20 phút để giảm sưng tấy ở cánh tay. Lưu ý không nên dùng đá lạnh để chườm trực tiếp vì dễ khiến mạch máu tại chỗ được chườm co lại, gây cản trở sự truyền nhiệt từ cơ thể ra ngoài. Có thể chườm lạnh khoảng vài ngày để giảm sưng đau rồi chuyển sang chườm ấm. Chườm ấm sẽ giúp giảm viêm và giảm đau ở tay hiệu quả nhờ vào tác dụng thư giãn các nhóm cơ và tăng lưu thông máu đến tay.Thực hiện một số bài tập tay nhẹ nhàng: Khởi động cánh tay một cách nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm căng cứng cơ, giảm viêm cục bộ và giảm đau nhanh chóng.Sử dụng các loại thuốc giảm đau tại chỗ: Thông thường bạn không cần uống thuốc nếu các cơn đau bắp tay không quá nặng để tránh làm hiệu quả của vắc-xin. Tuy nhiên, nếu cơn đau ở bắp tay nghiêm trọng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể uống thuốc giảm đau. Một số loại được khuyến cáo sử dụng là acetaminophen, steroid (NSAID) và paracetamol.Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng: Sau khi tiêm vắc-xin, việc ăn uống đủ chất sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh, sức đề kháng được tăng cường và sớm vượt qua tác dụng phụ của vắc-xin.Nghỉ ngơi hợp lý: Nên nghỉ ngơi hoặc làm việc nhẹ nhàng không quá sức trong 7 ngày đầu sau khi tiêm. Việc này sẽ giúp cơ thể của bạn thư giãn, nhất là vùng cánh bị sưng đau sẽ có thời gian để hồi phục.Theo dõi tình hình sức khỏe sau khi tiêm vắc xin: Trong 7 ngày đầu tiên, người tiêm nên tự theo dõi dấu hiệu sức khỏe của mình. Sau khi tiêm vắc-xin, việc ăn uống đủ chất sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh 3. Những việc nên tránh nếu cánh tay bị đau nhức sau khi tiêm vắc-xin. Ngoài những biện pháp giúp giảm đau và viêm cánh tay, bạn cũng cần chú ý hạn chế một số hoạt động và ăn uống. Việc kiêng cữ này sẽ giúp tình trạng đau nhức ở cánh tay không tiến triển xấu hơn. Dưới đây là những điều mà người sau khi tiêm bắp tay bị sưng đau nên hạn chế làm:Không tác động mạnh lên vùng tiêm vắc-xin: Hạn chế xoa bóp hoặc chà xát mạnh lên vị trí được tiêm để tránh vùng cánh tay bị viêm đau lan rộng hơn, dần dần tụ máu lại. Ngoài ra, nếu tay bạn chứa nhiều vi khuẩn thì việc chà xát và xoa bóp sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm tay, nặng hơn là khiến vùng viêm bị nhiễm trùng. Vì vậy, trong khoảng vài giờ sau khi tiêm thì bạn không nên xoa bóp để tránh gây viêm nhiễm.Không sử dụng chất kích thích: Nên hạn chế sử dụng các thức uống như rượu, bia, thuốc lá,... Bởi vì sử dụng các chất kích thích sẽ khiến cơn đau ở cánh tay nghiêm trọng và kéo dài hơn.Mặc dù tác dụng phụ từ việc chích ngừa bị đau bắp tay không quá nghiêm trọng nhưng tình trạng này lại gây khó chịu cho người tiêm. Để xóa bỏ phiền toái này, bạn có thể áp dụng những biện pháp giúp giảm đau bắp tay mà bài viết đã đề cập ở trên.
doc_9386;;;;;doc_33670;;;;;doc_47565;;;;;doc_51569;;;;;doc_43885
Tiêm vắc xin uốn ván là một phương pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn, nhất là trong thời gian mang thai và sinh con. Tuy nhiên, sau tiêm uốn vánmột số người có thể gặp phải tình trạng đau và sưng ở bắp tay. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí khi tiêm vắc xin uốn ván bị đau bắp tay trong bài viết dưới đây nhé. Bệnh uốn ván là một căn bệnh gây co giật và căng cứng cơ do độc tố uốn ván của trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani gây ra. Trực khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu, vết rách, hoặc từ tiêm chích nhiễm bẩn. Trẻ sơ sinh có thể mắc bệnh thông qua quá trình cắt dây rốn không đảm bảo vệ sinh. Bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng triệu chứng co thắt cơ hàm, sau đó lan rộng đến các vùng quanh mặt và cơ thể. Các triệu chứng khác bao gồm đau đớn, sốt, nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, và mất kiểm soát đại tiện. Uốn ván có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ khác nhau, tạo ra các cơn co giật đau đớn và có thể gây tử vong. Bệnh uốn ván có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời Vắc xin ngừa uốn ván là phương tiện hiệu quả để ngăn chặn độc tố uốn ván gây nên bệnh. Nếu không được chủng ngừa, người bị thương cần tiêm vắc xin ngay trong 48 giờ sau khi bị thương cùng huyết thanh uốn ván SAT để phòng tránh bệnh. Vắc xin ngừa uốn ván không chỉ giúp tạo miễn dịch, phòng tránh và điều trị bệnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong vì uốn ván nguy hiểm. Vắc xin uốn ván là vắc xin an toàn, có hiệu quả cao. Tất cả mọi người, không phụ thuộc vào tuổi tác hay giới tính, đều nên tiêm vắc xin ngừa uốn ván trong đời. Đối tượng cần đặc biệt chú ý bao gồm phụ nữ mang thai, công nhân vệ sinh môi trường, những người làm việc tại trang trại, người làm vườn, công nhân xây dựng, … 2. Tình trạng tiêm vắc xin uốn ván bị đau bắp tay Sự sưng và đau bắp tay sau khi tiêm vắc xin uốn ván là một phản ứng thường gặp và có thể được giải thích bằng một số nguyên nhân như nhau: – Phản ứng của cơ thể với vắc xin: Vắc xin uốn ván chứa các thành phần từ vi khuẩn uốn ván để kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể phòng bệnh. Khi các thành phần này được đưa vào cơ thể, vết tiêm và bắp tay là điểm tập trung của vắc xin và cũng trở thành điểm tập trung của hệ miễn dịch, nơi các tế bào miễn dịch nhận diện vi khuẩn và tạo ra kháng thể để chống lại vi khuẩn gây bệnh uốn ván. Sự sưng bắp tay là một biểu hiện cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động mạnh mẽ để xử lý và ghi nhớ vi khuẩn uốn ván này, đồng thời ghi nhớ cách tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn uốn ván trong tương lại. Tiêm vắc xin uốn ván bị đau bắp tay là do hệ miễn dịch của cơ thể đang hoạt động mạnh mẽ để tạo ra kháng thể – Tình trạng cơ bản của cơ thể: Người có cơ thể nhạy cảm hoặc có lịch sử về phản ứng dị ứng có thể trải qua đau và sưng nhiều hơn người bình thường. Phản ứng đau bắp tay sau tiêm vắc xin uốn ván là phản ứng bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ triệu chứng nào lạ hay phức tạp nào, hãy thảo luận với chuyên gia y tế để được chăm sóc sức khỏe tốt và đảm bảo an toàn. 2.2. Các xử trí giúp giảm đau hiệu quả Sau khi tiêm vắc xin uốn ván, nếu bạn phải đối mặt với tình trạng sưng và đau ở bắp tay, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm tác động và đẩy nhanh quá trình phục hồi: – Chườm lạnh vùng tiêm trong khoảng 20 phút để giúp giảm sưng tấy. Tránh sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp lên da để không làm cản trở lưu thông máu. Sau vài ngày, chuyển sang chườm ấm để giảm viêm và đau ở tay. – Vận động cánh tay nhẹ nhàng để giảm căng cứng cơ, giảm viêm và đau nhanh chóng. Hạn chế hoạt động mạnh trong 7 ngày sau tiêm để giúp cơ thể và tay hồi phục. – Cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch, hỗ trợ vượt qua tác dụng phụ của vắc xin. – Nếu đau bắp tay không quá nặng, không cần dùng thuốc giảm đau. Trong trường hợp đau nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. – Nếu tình trạng sưng và đau không giảm hoặc tăng lên, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin và bắp tay bị đau nhức, ban nên hạn chế những hoạt động sau để không làm tình trạng đau tay trở nên tồi tệ hơn: – Hạn chế xoa bóp hoặc chà xát mạnh vùng tiêm để tránh sự lan rộng của viêm và đau tay. – Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác, vì chúng có thể làm tăng cường cơn đau và kéo dài thời gian đau tay. Những biện pháp trên giúp giảm tình trạng đau và sưng ở bắp tay sau khi tiêm vắc xin uốn ván, nhưng nếu có vấn đề hoặc lo lắng, bạn hãy thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe. 3. Phản ứng phụ khác sau tiêm uốn ván và cách xử trí Sau tiêm vắc xin uốn ván, ngoài phản ứng phụ sưng đau tại bắp tay, bạn cũng có thể trải qua các phản ứng phụ khác. Tuy nhiên hầu hết các phản ứng đều tự biến mất sau thời gian ngắn nên bạn không cần quá lo lắng. Dưới đây là một số phản ứng phụ thường gặp và cách hỗ trợ giảm triệu chứng: – Mệt mỏi và buồn nôn: Cách để giảm phản ứng phụ này là nghỉ ngơi, uống nhiều nước, tránh thức ăn nặng, thức ăn nhiều dầu mỡ. – Sốt và nhức đầu:Cách để giảm triệu chứng là uống nước nhiều, nghỉ ngơi, có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm cảm giác khó chịu. Lưu ý rằng các phản ứng phụ sau tiêm vắc xin uốn ván thường là tạm thời và tự giảm đi sau vài ngày. Nếu có triệu chứng kéo dài hoặc nghiêm trọng, bạn nên thảo luận với bác sĩ để được hỗ trợ.;;;;;Sau tiêm vắc xin uốn ván về nhiều người cảm thấy đau tay và không biết điều này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không, cần làm gì để giảm đau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích giúp giải đáp tiêm ngừa uốn ván về bị đau tay có sao không và những điều cần biết khi gặp phải tình trạng này. Cùng tìm hiểu nhé! 1. Vắc xin uốn ván và tác dụng của vắc xin Bệnh uốn ván là một bệnh nhiễm trùng do Clostridium tetani gây ra, một loại vi khuẩn chủ yếu tồn tại trong đất và bụi bẩn. Khi vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập vào các vết thương, chúng sản xuất độc tố uốn ván. Độc tố uốn ván gây ra cứng cơ, co giật, mất ổn định tự chủ. Triệu chứng có thể lan rộng từ cơ xung quanh vết thương đến toàn bộ cơ thể. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong với tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Tiêm vắc xin phòng uốn ván là biện pháp tốt nhất để bảo vệ người dân khỏi bệnh uốn ván bằng cách kích thích cơ thể tạo miễn dịch đối phó với độc tố uốn ván. Tiêm Vắc xin phòng uốn ván là biện pháp tốt nhất để bảo vệ người dân khỏi bệnh uốn ván Đối tượng nên tiêm vắc xin là tất cả mọi người mọi người, đặc biệt là trẻ em, bà bầu, nông dân, công nhân xây dựng,… những đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng uốn ván và phải chịu ảnh hưởng nặng nề nếu nhiễm khuẩn. Tiêm ngừa uốn ván là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh uốn ván. Tuy nhiên, tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm vắc xin uốn ván, trong đó đau tay là một tác dụng phụ khá thường gặp. Đa phần, tình trạng đau tay sau khi tiêm vắc xin uốn ván khá nhẹ, chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (48 – 72 giờ) và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, không đòi hỏi điều trị gì đặc biệt. Tiêm ngừa uốn ván về bị đau tay thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin uốn ván, bạn cũng có thể gặp một số tác dụng phụ thường gặp khắc như: – Đau, sưng và đỏ tại vị trí tiêm: Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất sau tiêm vắc xin. Vùng tiêm có thể cảm thấy đau, sưng, và đỏ trong một thời gian ngắn. Thường thì tác dụng này tự giảm đi sau vài ngày và không gây ra ảnh hưởng nào đến sức khỏe. – Mệt mỏi và khó chịu: Một số người có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, hoặc khó chịu sau khi tiêm vắc xin. Tuy nhiên, tác dụng này thường là tạm thời và cũng sẽ tự giảm đi sau một thời gian ngắn. – Đau đầu: Một số người có thể trải qua cảm giác nhức đầu sau khi tiêm vắc xin. Nhức đầu thường là nhẹ và tự giảm đi sau một thời gian ngắn. – Phản ứng toàn thân: Mặc dù hiếm, nhưng một số người có thể trải qua phản ứng toàn thân sau tiêm vắc xin uốn ván bao gồm dị ứng da, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp,… Hãy thông báo ngay cho nhân viên y tế về bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng hoặc không bình thường nào sau khi tiêm vắc xin uốn ván để được đánh giá và xử lý các tác dụng phụ kịp thời. 3. Những điều cần lưu ý khi tiêm uốn ván bị đau tay Sau khi tiêm vắc xin uốn ván, nếu bạn gặp tình trạng sưng và đau ở cánh tay, có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm tác động: – Chườm ấm hoặc lạnh tại nhà: Bạn có thể chườm lạnh vùng tiêm trong khoảng 20 phút để giảm sưng tấy. Tránh dùng đá lạnh để trực tiếp lên vùng tiêm vì có thể gây cản trở lưu thông máu. Sau vài ngày, bạn có thể chuyển sang chườm ấm để giảm viêm và đau ở tay. – Thực hiện các bài tập nhẹ cho cánh tay: Khởi động cánh tay nhẹ nhàng để làm giảm căng cứng cơ, giảm viêm và đau nhanh chóng. – Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ: Nếu đau bắp tay không quá nặng, bạn không cần sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, nếu đau nghiêm trọng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau như acetaminophen, steroid (NSAID) hoặc paracetamol. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định về phương pháp giảm đau phù hợp – Đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng: Cung cấp cho cơ thể đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch và giúp vượt qua tác dụng phụ của vắc xin nhanh hơn. – Nghỉ ngơi hợp lý: Hãy nghỉ ngơi, làm việc nhẹ trong 7 ngày sau khi tiêm. Điều này giúp cơ thể thư giãn, đặc biệt là vùng cánh tay bị sưng và đau có thời gian để hồi phục. Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin và cánh tay bị đau nhức, có một số hoạt động và thói quen bạn nên hạn chế để không làm tình trạng đau tay tiến triển xấu hơn. Dưới đây là những điều bạn nên tránh sau khi tiêm vắc xin để giảm đau và viêm cánh tay: – Tránh tác động mạnh lên vùng tiêm: Hạn chế việc xoa bóp hoặc chà xát mạnh lên vị trí tiêm để tránh sự lan rộng của viêm và đau tay. Điều này cũng giúp tránh việc tụ máu trong vùng cánh tay. Đồng thời, việc xoa bóp và chà xát có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng vùng cánh tay. Trong vài giờ sau khi tiêm, tránh xoa bóp để đảm bảo không gây viêm nhiễm. – Hạn chế sử dụng chất kích thích: Tránh uống rượu, bia hoặc sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác. Các chất này có thể làm tăng cường cơn đau và kéo dài thời gian đau tay.;;;;; 1. Tổng quan về công dụng của vắc xin uốn ván đối với mẹ bầu Uốn ván là chứng bệnh gây nên tình trạng co giật, căng cứng cơ do ngoại độc tố của trực khuẩn uốn ván Clostridium Tetani gây ra. Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp nơi trong môi trường sống của chúng ta, có thể lây nhiễm vào người khỏe thông qua vết thương hở. Đặc biệt, khả năng sinh tồn của trực khuẩn uốn ván rất mạnh. Việc đun sôi hay tiệt trùng trong thời gian dài vẫn có khả năng không loại bỏ được hết vi khuẩn uốn ván một cách triệt để. Với đặc tính như vậy, việc tiêm uốn ván để phòng bệnh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đặc biệt với phụ nữ mang thai. Theo các bác sĩ, tiêm uốn ván giúp mẹ bầu tự tạo kháng thể từ trước, tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Bên cạnh đó, việc mẹ tiêm phòng cũng hỗ trợ cho trẻ, hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh. Hiện nay, vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định an toàn cho cả mẹ và bé, không gây nguy hiểm đến thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu nên thực hiện tiêm phòng theo đúng hướng dẫn của nhân viên y tế. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là điều vô cùng cần thiết Tiêm ngừa uốn ván là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh uốn ván. Tuy nhiên, cũng như các loại vắc xin khác, vắc xin uốn ván cũng gây nên một số tác dụng phụ cho người tiêm. Một trong những tác dụng phụ phổ biến xảy ra sau tiêm vắc xin uốn ván là đau ở bắp tay. Đa phần, tình trạng đau bắp tay sau khi tiêm vắc xin uốn ván khá nhẹ, chỉ kéo dài trong thời gian ngắn (khoảng 48 đến 72 giờ) và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêm. Triệu chứng đau bắp tay sau khi tiêm vắc xin uốn ván là thường gặp và tự khỏi sau vài ngày 2.2. Bí quyết giảm đau khi tiêm uốn ván bị đau bắp tay Để giảm bớt cơn đau ở bắp tay sau khi tiêm uốn ván, người bệnh có thể áp dụng một số cách sau: – Chườm ấm hoặc lạnh tại nhà: Chườm khăn ấm/lạnh lên vị trí tiêm trong khoảng 20 phút để giảm sưng tấy. Lưu ý tránh dùng đá lạnh để trực tiếp lên vị trí tiêm vì có thể gây cản trở lưu thông máu. Sau vài ngày, có thể chuyển sang chườm ấm để giảm viêm và cảm giác đau ở tay. – Thực hiện các bài tập nhẹ cho cánh tay: Khởi động cánh tay nhẹ nhàng để làm giảm căng cứng cơ, giúp giảm đau nhanh chóng. – Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ: Nếu đau nghiêm trọng, hãy hỏi trước ý kiến của bác sĩ để được chỉ định thuốc giảm đau phù hợp (nên dùng thuốc giảm đau như acetaminophen, steroid hoặc paracetamol). – Nghỉ ngơi hợp lý, làm việc nhẹ trong 7 ngày sau khi tiêm. Sau khi tiêm vắc xin có một số hoạt động và thói quen người bệnh nên hạn chế để không làm tình trạng đau bắp tay tiến triển xấu hơn. Cụ thể: – Tránh tác động mạnh lên vị trí tiêm, hạn chế việc xoa bóp hoặc chà xát mạnh lên vị trí tiêm để. Điều này giúp tránh việc tụ máu trong vùng cánh tay. Đồng thời, việc xoa bóp và chà xát có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng tại vị trí tiêm. – Hạn chế sử dụng chất kích thích như uống rượu, bia hoặc sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác. Các loại chất này có thể làm tăng cơn đau và kéo dài thời gian đau bắp tay. Để giảm đau, người bệnh nên hạn chế sử dụng chất kích thích như uống rượu, bia hoặc sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác 3. Những lưu ý khác khi tiêm vắc xin uốn ván mà mẹ bầu cần chú ý Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin uốn ván, người tiêm cũng có thể gặp một số tác dụng phụ thường gặp khác như: – Mệt mỏi và khó chịu: Một số người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải hoặc khó chịu sau khi tiêm vắc xin uốn ván. Tuy nhiên, tác dụng phụ này thường là tạm thời và cũng sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn. – Đau đầu: Một số người có thể trải qua cảm giác hơi nhức đầu sau khi tiêm vắc xin. Nhức đầu thường là nhẹ và tự khỏi sau một thời gian ngắn. – Phản ứng phụ toàn thân: Mặc dù các phản ứng này thường hiếm gặp, nhưng một số người bệnh có thể trải qua phản ứng toàn thân sau khi tiêm vắc xin uốn ván như dị ứng da, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp,… Uốn ván là vấn đề đáng lo đối với sức khỏe của thai phụ và trẻ sơ sinh. Vì vậy, tiêm phòng uốn ván từ sớm cho bà bầu là vô cùng quan trọng, giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường khi chuyển dạ. Để đảm bảo an toàn, khi tiêm phòng uốn ván, thai phụ cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế nhé. Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc về phản ứng phụ đau bắp tay sau tiêm uốn ván và cách giảm bớt cơn đau. Mong rằng những thông tin trên phần nào đã giúp mẹ bầu có được những thông tin hữu ích trong việc tiêm phòng vắc xin uốn ván.;;;;;1.1. Đau nhức tại chỗ tiêm Tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 là đau và sưng tấy chỗ tiêm, đau cánh tay bên tiêm. Hiện tượng đau nhức và gây cứng cơ khiến tay hoạt động khó khăn hơn nhiều, có thể kéo dài trong khoảng vài ngày và sau đó sẽ cải thiện dần. Các chuyên gia giải thích về tình trạng sưng tấy và đau tại chỗ tiêm hoặc đau cả một bên cánh tay được tiêm như sau: - Cơ thể được tiêm vắc xin cũng có thể coi là một chấn thương nhỏ. Chấn thương này cũng giống như khi bạn bị chảy máu hay bị đứt tay. Ngay sau đó, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ gây ra phản ứng viêm để bảo vệ cơ thể, tránh khỏi những mầm bệnh. Cơ chế này cũng có thể gọi là “khả năng gây phản ứng của vắc xin”. - Hơn nữa, khi tiêm vắc xin, cơ thể sẽ phản ứng với lượng nhỏ vắc xin được đưa vào. Từ đó, chúng ta dễ dàng nhận thấy một số kích ứng xuất hiện ở cánh tay. Nhiều trường hợp còn có thể bị sưng và nổi mẩn đỏ ở gần chỗ tiêm. 1.2. Đau đầu Đau sau tiêm Covid-19 là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng. Ngoài đau nhức tại vị trí tiêm, đau cả cánh tay bên tiêm thì chứng đau đầu cũng khá phổ biến ở những người đã được tiêm phòng bệnh Covid-19. Một số biểu hiện có thể gặp là đau đầu nhẹ hoặc đau đầu nghiêm trọng, đau nửa đầu hoặc đau cả hai bên đầu, hiện tượng đau nhói ở đầu, đau nhiều hơn khi cử động. Kèm theo đau đầu, có thể là một số biểu hiện khác như buồn nôn và nôn, nhạy cảm hơn với mùi vị hay ánh sáng, khó tập trung làm việc,… Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về mối liên quan giữa vắc xin Covid-19 với chứng đau đầu. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng, sự căng thẳng, lo lắng khi tiêm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau đầu sau tiêm phòng. Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn có thể cải thiện tình trạng đau sau tiêm Covid-19: 2.1. Đối với những trường hợp bị đau tại vị trí tiêm và đau nhức cánh tay bên tiêm Trong trường hợp bị đau nhức, sưng tấy chỗ tiêm, đau nhức cánh tay bên tiêm, bạn không nên xoa bóp hoặc chà mạnh lên vết tiêm. Hành động này không giúp giảm đau mà còn có nguy cơ khiến cho tình trạng viêm lan rộng hơn. Hơn nữa, nếu mát xa ở vết tiêm có thể dẫn đến tụ máu vùng tiêm. Đặc biệt nguy hiểm hơn khi tay của bạn có chứa vi khuẩn sẽ vô tình tạo cơ hội cho khuẩn bệnh xâm nhập vào cơ thể và gây viêm, thậm chí có thể gây ra nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo không nên xoa bóp bắp tay trong khoảng vài giờ sau khi tiêm để không gây viêm nhiễm và để vắc xin có thể đem lại những tác dụng cao nhất cho cơ thể. Để giảm đau sau tiêm Covid-19, bạn nên thực hiện những điều sau: - Chườm đá hay chườm ấm tại nhà. - Áp dụng những bài tập tay nhẹ nhàng: Nhiều người không hoạt động cánh tay bên tiêm để hạn chế bị đau. Tuy nhiên, các chuyên gia lại khuyên bạn hoạt động cánh tay một cách nhẹ nhàng để giảm căng cứng cơ, giảm viêm cục bộ nhanh hơn và từ đó cải thiện tình trạng đau một cách hiệu quả. Thông thường, bệnh nhân sẽ bị đau khoảng 2 ngày sau tiêm. 2.2. Đối với những trường hợp bị đau đầu sau tiêm Với những trường hợp bị đau đầu sau khi tiêm, cần được nghỉ ngơi hợp lý. Có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh thường xuyên để cải thiện triệu chứng đau nửa đầu. Đặc biệt lưu ý không nên sử dụng chất kích thích chẳng hạn như rượu bia, thuốc lá,… Nếu dùng những chất kích thích này, cơn đau đầu sẽ nghiêm trọng và kéo dài hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn có biểu hiện bất thường thì các bác sĩ cũng rất khó để phân biệt nguyên nhân của những biểu hiện đó là do rượu bia hay do tác dụng phụ của vắc xin phòng Covid-19. Do đó, việc xử lý sẽ mất nhiều thời gian và kém hiệu quả hơn. Sau khi tiêm, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cần ăn uống đầy đủ chất để cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và sớm đẩy lùi những tác dụng phụ của vắc xin. 2.3. Có nên sử dụng thuốc giảm đau sau tiêm Covid-19 Đau sau khi tiêm là tác dụng phụ của vắc xin, nó cho chúng ta nhận biết rằng hệ thống miễn dịch đang hoạt động tốt. Thông thường những cơn đau thường không quá nghiêm trọng. Bạn không nên dùng thuốc giảm đau sau tiêm nếu không quá đau để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin. Tuy nhiên, với một số trường hợp nếu đau quá mức, thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc giảm đau. Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng paracetamol theo liều lượng khuyến cáo của bác sĩ để giảm đau và hạ sốt sau tiêm. Lưu ý, cần tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng và dùng theo đúng liều lượng quy định. Nếu lạm dụng, có thể xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.;;;;;Cho đến hiện tại, đã có một lượng rất lớn dân số trên khắp thế giới được chủng ngừa vắc xin COVID-19 một cách an toàn. Đây là yếu tố quyết định đến khả năng loài người có thể sống chung với virus SARS Co. V 2 hay không. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít người vẫn thắc mắc, lo sợ về vấn đề tác dụng phụ như tiêm vắc xin bị đau đầu, đau tay, sưng tấy nơi tiêm hay những tác dụng nghiêm trọng hơn. 1. Những điều cần chuẩn bị trước khi tiêm vắc xin Covid 19 1.1. Trước khi tiêm. Tìm hiểu đầy đủ thông tin cần thiết: Những thông tin sai lệch về vấn đề tiêm ngừa vắc xin Covid 19 xuất hiện rất nhiều trên các trang mạng, đặc biệt là mạng xã hội. Điều này có thể gây tâm lý hoang mang, lo sợ việc tiêm ngừa. Do đó, chúng ta chỉ nên thu thập thông tin từ các nguồn chính thống của Nhà nước, Bộ Y tế hay Tổ chức Y tế Thế giới;Những người không nên tiêm ngừa vắc xin Covid hiện nay bao gồm: Có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin hoặc người đang mắc hoặc có triệu chứng nhiễm SARS Co. V 2 (nhóm này vẫn có thể tiêm sau khi đã khỏi bệnh);Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Nếu có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại vắc xin nào hoặc thắc mắc về vấn đề tiêm vacxin đau tay hoặc xảy ra các tác dụng phụ khác, bạn hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi tiêm chủng;Tự chăm sóc sức khỏe bản thân: Đặc biệt là thời điểm trước khi tiêm chủng, bạn hãy nghỉ ngơi, bổ sung đủ nước để duy trì tình trạng sức khỏe tốt nhất.1.2. Trong quá trình tiêm. Thẻ này chứa các thông tin: loại vắc xin, thời gian và địa điểm tiêm. Tiêm vắc xin có đau không là thắc mắc của nhiều người khi tiêm vắc xin Covid 1.3. Sau khi tiêm ngừaỞ lại địa điểm tiêm để được theo dõi: Thời gian này rất quan trọng, nhân viên y tế sẽ theo dõi sức khỏe người tiêm trong khoảng 15 phút để đảm bảo không có bất kỳ phản ứng phụ tức thời nào;Nhận biết một số tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ mức độ nhẹ hay gặp như tiêm vắc xin bị đau đầu, sưng tấy nơi tiêm, sốt nhẹ, mệt mỏi, ớn lạnh hay tiêu chảy sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu các tác dụng này kéo dài hoặc người tiêm nhận thấy một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn thì cần liên hệ ngay bác sĩ;Cần có sự kiên nhẫn: Sau tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của chúng ta cần có thời gian để hình thành kháng thể. Bạn sẽ được xác nhận đã tiêm chủng đầy đủ sau 2 tuần tiêm mũi 2 của vắc xin Pfizer-Bio. Ntech hoặc Moderna, sau 15 ngày tiêm mũi vắc xin Astra. Zeneca hoặc sau 2 tuần tiêm vắc-xin đơn liều của J&J/Janssen. Việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid 19 sẽ giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus SARS Co. V 2. Tương tự bất cứ loại vắc xin nào khác, người tiêm chủng có thể gặp phải một số tác dụng phụ ở các mức độ khác nhau và các dấu hiệu này chứng minh cơ thể đang phản ứng với vắc xin để xây dựng hàng rào miễn dịch.Những tác dụng phụ của vắc xin như tiêm vắc xin bị đau đầu, đau tay hay sưng tấy vị trí tiêm... có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhưng chúng cũng nhanh chóng biến mất sau thời gian ngắn. Một số trường hợp có thể hoàn toàn bình thường và một số hiếm gặp lại có các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Do đó, phản ứng phụ sau tiêm vắc xin Covid 19 là hoàn toàn bình thường, có thể chấp nhận được.Các tác dụng phụ hay gặp tại nơi tiêm vắc xin, bao gồm:Tiêm vacxin đau tay;Nổi mẩn đỏ nơi tiêm;Tiêm vắc xin bị sưng tấy nơi tiêm.Tác dụng phụ toàn thân:Mệt mỏi;Tiêm vắc xin bị đau đầu, đau cơ;Sốt, ớn lạnh;Buồn nôn. Tiêm vacxin đau tay có thể gặp ở một số trường hợp 3. Một số lời khuyên để giảm tác dụng phụ Trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng, bao gồm Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin hoặc các thuốc kháng histamin H1;Đối với trẻ nhỏ, tiêm vắc xin bị đau đầu, đau cơ, sưng tấy tay sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Do đó, phụ huynh cần xin ý kiến bác sĩ về sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng, đặc biệt là thuốc giảm đau không chứa aspirin hoặc các biện pháp không dùng thuốc tại nhà khác;Lưu ý không được sử dụng các loại thuốc này với mục đích dự phòng tác dụng phụ trước khi tiến hành tiêm chủng;Một số biện pháp giảm tác dụng phụ tại vị trí tiêm:Nếu tiêm vắc xin bị sưng tấy, đau nhiều nơi tiêm, người tiêm có thể đắp khăn sạch, mát và ẩm lên khu vực đó;Tập thể dục nhẹ nhàng cho cánh tay.Một số biện pháp giảm tác dụng phụ toàn thân như sốt, mệt mỏi:Bổ sung thật nhiều nước;Mặc trang phục gọn gàng, nhẹ nhàng. 4. Một số lưu ý khác khi tiêm vắc xin Covid 19 Các tác dụng phụ như tiêm vacxin đau đầu, đau tay có thể nghiêm trọng hơn sau mũi tiêm thứ 2. Tuy nhiên, điều này có thể xem là dấu hiệu tốt, cho thấy cơ thể tạo ra kháng thể, xây dựng hàng rào miễn dịch chống lại virus.Hiện nay, các phản ứng phụ sau khi tiêm mũi nhắc lại cũng tương tự so với các mũi tiêm cơ bản. Trong đó phổ biến nhất là sốt, đau đầu, mệt mỏi, tiêm vắc xin bị đau tay, sưng tấy chỗ tiêm. Đặc biệt, hầu hết các tác dụng phụ đều ở mức độ nhẹ đến trung bình, các dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm gặp nhưng không phải là không thể xảy ra.Cả vắc xin phòng ngừa Covid 19 của Pfizer-Bio. NTech và Moderna đều cần tiêm 2 liều để hoàn thành loạt tiêm cơ bản. Người tiêm từ 5 tuổi trở lên đều cần tiêm liều thứ 2 kể cả trường hợp đã gặp tác dụng phụ ở liều đầu tiên, trừ trường hợp bác sĩ đề nghị không được tiêm.Tất cả người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm vắc xin của Pfizer-Bio. NTech hoặc Moderna đều đủ điều kiện tiêm mũi nhắc lại sau ít nhất 6 tháng kể từ khi hoàn thành loạt vắc xin cơ bản.Cơ thể cần có thời gian để xây dựng khả năng bảo vệ sau bất kỳ đợt tiêm chủng nào. Sau tiêm chúng ta vẫn nên tiếp tục sử dụng tất cả các biện pháp có sẵn để bảo vệ bản thân và gia đình cho đến khi được tiêm chủng đầy đủ.Hàng triệu người đã được tiêm vắc xin Covid 19 và chưa ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào. Bên cạnh đó, hiện nay không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy vắc xin ngừa Covid 19​​​​​​​ có thể gây ra các vấn đề về thụ thai. Vì thế, bạn nên thực hiện chủng ngừa theo đúng khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe của bản thân và của cộng đồng.
question_6
Ho có đờm lâu ngày và những bệnh lý đáng lo ngại
doc_6
1. Cảnh báo những bệnh lý liên quan Ho có đờm lâu ngày là phản ứng ho kèm theo đờm khi bị kích thích bởi các tác nhân bên ngoài. Đờm là chất tiết của đường hô hấp bao gồm: bạch cầu, hồng cầu, mủ, vi khuẩn, bụi bẩn,… Nếu chất này tích tụ nhiều ở cổ họng hoặc hóc mũi sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, vì chúng gây kích thích phản xạ ho. Nhiều trường hợp còn bị khó thở do dịch tiết ở cổ họng quá nhiều nhưng không thể đào thải kịp thời ra bên ngoài. Khi những cơn ho có đờm lâu ngày càng trở nên trầm trọng thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm dưới đây: Lao phổi: Phần lớn, những người mắc lao phổi đều xuất hiện triệu chứng ho có đờm kéo dài. Trong nhiều trường hợp, có thể bị ho ra máu, khó thở, đau tức ngực,… Ngoài ra còn bị suy nhược cơ thể, sụt cân nhanh. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, có thể gây suy hô hấp hoặc đe dọa đến tính mạng. Ung thư phổi: Theo thống kê thì có khoảng 65% người mắc ung thư phổi có dấu hiệu ho có đờm lâu ngày. Khi dịch đờm bị đẩy ra khỏi cổ họng thường sẽ có màu hồng hoặc đỏ nâu. Ngoài những cơn ho dai dẳng, người bệnh còn bị khản tiếng, đau họng, khó nuốt, đôi khi bị đau tức ngực,… Ung thư phổi là căn bệnh nguy hiểm, tàn phá nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì cơ hội sống sẽ ngày càng giảm. Giãn phế quản: Ngoài ra, trường hợp ho có đờm kéo dài cũng có thể gây nguy cơ bị giãn phế quản. Tình trạng này bao gồm hai thể bệnh là: thể khô và thể ướt. Nếu xuất hiện dấu hiệu ho ra máu, thì có thể người bệnh đang bị giãn phế quản thể khô. Đối với giãn phế quản thể ướt sẽ biểu hiện với các cơn ho có đờm kéo dài, đặc biệt đờm đặc kèm theo mủ gây cảm giác rất khó chịu ở cổ họng. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể xuất hiện tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi. Khi ho, dịch đờm được đẩy ra ngoài thường có màu trắng. Đồng thời, người mắc bệnh còn biểu hiện xuất hiện các triệu chứng khác như: thở khò khè, khó thở, đau tức ngực,… Nếu không điều trị kịp thời có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến khả năng hô hấp. Bệnh viêm đường hô hấp: Những người mắc các bệnh về viêm đường hô hấp như: viêm amidan, viêm thanh quản,… có thể xuất hiện tình trạng ho có đờm kéo dài không khỏi. Vào ban ngày, dịch tiết có thể được đào thải ra ngoài hoặc bị nuốt trôi xuống hệ tiêu hóa. Ngược lại, khi nằm ngủ, lượng dịch nhầy tập trung nhiều ở phía sau cổ họng làm kích thích phản xạ ho. Do đó, người bệnh ho rất nhiều vào ban đêm dẫn đến tình trạng mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe. 2. Nguyên nhân dẫn đến ho có đờm lâu ngày Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, sẽ giúp bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Những cơn ho có đờm kéo dài dai dẳng thường do rất nhiều tác nhân, phổ biến như: - Môi trường bị ô nhiễm, khói bụi, hóa chất,… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. - Khi thời tiết thay đổi thất thường, đặc biệt là vào lúc giao mùa, sẽ khiến nhiều người bị cảm cúm, cảm lạnh,… Tình trạng này làm tăng tiết dịch hô hấp, khiến họ có thể bị ho có đờm kéo dài. - Hút thuốc lá quá nhiều sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi. Không chỉ vậy, người hút thuốc hay hít phải khói thuốc đều có nguy cơ bị ho có đờm lâu lâu ngày. - Viêm mũi xoang kéo dài sẽ khiến dịch viêm chảy xuống phần sau họng, từ đó kích thích gây ho và dẫn đến tình trạng ho có đờm dai dẳng. - Nhiễm khuẩn đường hô hấp cũng khiến người bệnh xuất hiện các cơn ho có đờm dai dẳng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 3. Các biện pháp điều trị Nếu bị ho có đờm lâu ngày không khỏi, bệnh nhân nên tìm gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp chấm dứt những cơn ho dai dẳng hiệu quả: Sử dụng thuốc tây: Một số loại thuốc thường dùng để điều trị ho có đờm kéo dài là: Terpin hydrat, Acetylcystein, kháng sinh các loại,… Trước khi sử dụng những loại thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hút dịch đờm: Nhằm rút ngắn thời gian điều trị và hỗ trợ loại bỏ dịch đờm ra ngoài, bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng các loại máy như: Máy hút đờm: Máy này có tác dụng hút sạch dịch đờm, chất nhầy trong cổ họng và xoang mũi, làm thông thoáng đường thở. Máy khí dung: Là máy đưa thuốc vào cơ thể dưới hình thức các hạt sương rất nhỏ, giúp các thành phần thuốc thấm sâu và hấp thụ tốt vào cơ thể. Do đó, các triệu chứng ho có đờm sẽ được làm giảm Bài thuốc dân gian: Một số bài thuốc dân gian cũng được áp dụng, nhằm làm giảm bớt những cơn ho có đờm kéo dài. Người bệnh có thể sử dụng các nguyên liệu dễ kiếm như: củ nghệ tươi, chanh, quất, gừng,… sau đó chế biến theo các công thức dân gian, nhằm hỗ trợ điều trị hiệu quả. Ho có đờm lâu ngày không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác. Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị các cơn ho trở nên dễ dàng hơn. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh lý và có phương pháp điều trị kịp thời.
doc_42099;;;;;doc_14893;;;;;doc_718;;;;;doc_57977;;;;;doc_9489
1. Tìm hiểu về tình trạng ho có đờm kéo dài 1.1 Khái niệm về tình trạng ho có đờm kéo dài Ho là phản xạ thường gặp trong các bệnh lý đường hô hấp, ho có thể có đờm hoặc ho kèm khạc đờm. Có thể phân loại ho thành hai loại chính bao gồm: ho cấp tính và ho mạn tính, trong đó: – Ho cấp tính là ho dưới 3 tuần – Ho mạn tính là ho kéo dài trên 8 tuần Đờm là dịch tiết ra từ đường hô hấp bao gồm: chất nhầy, bạch cầu, hồng cầu và những chất độc xâm hại đến đường hô hấp. Ho có đờm là tình trạng đường thở viêm, dịch nhầy cũng được tiết ra khiến cơ thể không đào thải xuống đường tiêu hóa. Đờm thường tích tụ trong họng khiến cổ họng bị kích thích dẫn tới ho. Ho có thể giúp đờm ra khỏi cơ thể một phần thông qua miệng và mũi. Ho có đờm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Trường hợp bị nhẹ có thể tự khỏi nhưng đôi khi có thể kéo dài dai dẳng dẫn tới khó điều trị và khó xác định nguyên nhân gây đờm để điều trị phù hợp. Tình trạng này kéo dài trở thành mạn tính và người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng về hệ hô hấp do đó người bệnh nên chủ động khám bệnh sớm, không nên chủ quan. Ho có đờm có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em 1.2 Những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng ho có đờm kéo dài Những nguyên nhân gây ho có đờm phổ biến bao gồm: viêm phế quản cấp tính, viêm phổi, abcess phổi. Những nguyên nhân gây ho có đờm mạn tính thường gặp bao gồm: bệnh viêm phế quản mạn tính, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, dãn phế quản, ung thư phổi… Bên cạnh đó, một số nhận dạng về màu sắc của đờm cũng có thể giúp người bệnh phát hiện nguyên nhân: – Đờm nhày trong: bệnh hen, bệnh ung thư, bệnh lao phổi – Đờm nhày kèm mủ: viêm phổi(đờm màu vàng: nhiễm tụ cầu khuẩn vàng staphylococcus aureus; đờm màu xanh: nhiểm trực khuẩn mủ xanh pseudomonas aeruginosa; đờm màu xám: nhiểm phế cầu streptococcus pneumoniae) – Đờm bọt hồng: bệnh phù phổi cấp Ho có đờm thường gặp trong các bệnh cấp tính như: cảm lạnh, viêm họng mũi cấp, viêm amidan cấp hoặc viêm xoang cấp, viêm thanh, khí quản cấp. Ho có đờm kéo dài cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả Một số bệnh đường hô hấp dưới mạn tính gây ho, có đờm kéo dài như viêm phế quản mạn tính. Bệnh viêm phế quản mạn được đặc trưng bởi sự tạo lập đờm nhớt nhiều trong phế quản. Đờm thường có màu trắng đục, về sau có màu vàng; đờm nhầy hoặc nhầy mủ trong đợt cấp. Một trong số những bệnh gây ho và có đờm kéo dài lâu ngày. Đây là bệnh do hậu quả gây ra bởi các bệnh viêm phế quản cấp, mạn tính điều trị không dứt điểm. Bệnh ho kéo dài, xuất tiết nhiều nhất là ban đêm bởi vì khi nằm nhiều các chất xuất tiết (đờm) càng ứ đọng càng gây ho. Bệnh giãn phế quản gây ho nhiều vào buổi sáng khi thức dậy, đờm màu trắng đục như mủ thường đóng thành khuôn. Một loại bệnh gây ho và có nhiều đờm kéo dài là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Bệnh nhân thường ho khạc đờm có màu trắng, thường gặp ở những người có thói quen hút thuốc lá, làm việc lâu ngày ở môi trường độc hại. Đa số bệnh lao phổi thường gây ho, khạc đờm màu trắng đục như: sữa hay nước vo gạo, đôi khi lẫn máu đỏ tươi. Ngoài ra có thể gặp bệnh ho và có đờm kéo dài như bệnh ápxe phổi. Khi bị ápxe phổi, nếu ho mạnh có thể gây ọc mủ và thường xuất hiện từng đợt. 2. Lời khuyên của chuyên gia cho tình trạng này Khi nghi ngờ mắc bệnh đường hô hấp nhất là có ho và đờm kéo dài, người bệnh cần đến bệnh viện để được khám bệnh, không nên chủ quan xem thường dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Dựa vào kết quả thăm khám bác sỹ sẽ có chỉ định điều trị đúng, tích cực để bệnh chóng khỏi. Người bệnh không nên tự chẩn đoán bệnh và không nên tự mua thuốc để điều trị nếu không có chuyên môn về y học. Khi được chẩn đoán đúng cần tích cực điều trị theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh cho mình (đơn thuốc) hoặc dùng thuốc (nếu nằm điều trị nội trú bệnh viện). Ngoài việc dùng thuốc, người cao tuổi cần vận động cơ thể đều đặn hàng ngày với những phương pháp phù hợp. Để cho bộ máy hô hấp hoạt động tốt, hàng ngày nên tập thở, hít sâu, thở ra đều đặn. Người bệnh không nên hút thuốc, không sử dụng rượu bia và các chất kích thích, môi trường sống càng ít bị ô nhiễm càng tốt nhất là bụi, khói.;;;;;Khi bị bệnh liên quan đến đường hô hấp, một trong những biểu hiện đặc trưng nhất đó là ho và xuất hiện đờm ở cổ họng. Nếu như hiện tượng ho có đờm lâu ngày không khỏi, bạn nên đi khám bác sĩ. Bởi vì, để lâu ngày, khả năng hô hấp của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng. 1. Những triệu chứng khi bạn ho có đờm Trước khi tìm hiểu nguyên nhân gây ra hiện tượng ho có đờm lâu ngày, chúng ta cần nắm được những triệu chứng thường gặp. Nếu như đường thở của người bệnh xuất hiện những chất xuất tiết sinh ra lẫn tạp chất thì bạn sẽ thấy những cơn ho kèm với đờm. Đờm sau khi được tiết ra có thể con người sẽ nuốt chúng, hoặc thải ra bên ngoài thông qua đường tiêu hóa, đường hô hấp, ví dụ như hiện tượng ho có đờm. Có thể nói, ho là một trong những cách tiêu đờm hiệu quả, các chất dịch cũng như dị vật nhờ đó được đẩy ra ngoài. Sau khi ho, phổi của người bệnh trở nên sạch sẽ và thông thoáng hơn giúp việc hô hấp trở nên dễ dàng. Ho có đờm không phải hiện tượng hiếm xảy ra, tuy nhiên nếu như hiện tượng này kéo dài liên tục và không thuyên giảm, người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Đây có thể là tín hiệu thông báo cho bạn biết, cơ thể đang mắc một số bệnh nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan và cần đi khám, điều trị sớm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ho có đờm lâu ngày không khỏi, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé! Có thể nói, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là vì đường hô hấp bị nhiễm trùng, chúng biểu hiện qua một số bệnh. 2.1. Bệnh viêm đường hô hấp Bệnh viêm đường hô hấp là một trong những loại bệnh gây ra hiện tượng ho có đờm kéo dài cho con người, đặc biệt là những người lớn tuổi, sức khỏe yếu. Một số bệnh có thể kể đến như: viêm amidan, viêm thanh khí quản,… Trong đó, những cơn ho kèm đờm xuất hiện nhiều và nặng khi buổi đêm. Bởi vì ban ngày dịch tiết có thể đào thải ra bên ngoài hoặc người bệnh nuốt trôi. Song, buổi đêm, lúc bạn nằm ngủ lượng dịch nhầy này không thể trôi đi đâu, chúng tập trung phía sau cổ họng. Vì thế, người bệnh ho rất nhiều vào buổi đêm, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sức khỏe. 2.2. Phổi bị tắc nghẽn mạn tính Bên cạnh đó, có rất nhiều bệnh nhân bị ho có đờm lâu ngày không khỏi là bởi họ đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh còn có tên viết tắt đó là COPD. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này có thể là bệnh nhân tiếp xúc với môi trường độc hại trong thời gian dài, hay hút thuốc lá hoặc thường xuyên phải ngửi khói thuốc. Một trong những biểu hiện đặc trưng của loại bệnh này là khi ho sẽ thấy có đờm màu trắng xuất hiện. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, họ có nguy cơ bị biến chứng rất cao, ví dụ như tình trạng khí phế thũng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hô hấp. 2.3. Bệnh lao phổi Khi mắc bệnh lao phổi, phần lớn bệnh nhân đều thấy xuất hiện triệu chứng ho và có đờm trong thời gian dài, tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong một số trường hợp, bạn cũng thấy hiện tượng ho ra máu, kèm các triệu chứng khác như đau tức ngực, khó thở,… Bệnh nhân cần phải được điều trị sớm, bởi vì căn bệnh này để lâu có thể khiến người bệnh bị suy hô hấp, tính mạng bị đe dọa. 2.4. Bệnh ung thư phổi Các bác sĩ đã chỉ ra rằng, hiện tượng ho có đờm lâu ngày là một trong những biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân mắc ung thư phổi. Vì vậy, chúng ta không nên chủ quan nếu như tình trạng ho kèm đờm kéo dài rất nhiều ngày và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Kèm theo hiện tượng trên, bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy đau họng, nuốt khó, đau tức ngực… Ung thư vốn được biết đến là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm thì cơ hội sống sót của bệnh nhân sẽ giảm đi đáng kể. 3. Cách điều trị tình trạng ho có đờm Ngay khi thấy xuất hiện tình trạng ho, có đờm kèm theo, bạn nên chủ động điều trị sớm. Một số cách điều trị bệnh khá hiệu quả chúng ta có thể thực hiện tại nhà, ví dụ như: sử dụng thuốc Tây, áp dụng các bài thuốc dân gian mà cha ông để lại. Trong đó, nếu như muốn sử dụng thuốc Tây, người bệnh cần hiểu và nắm rõ tác dụng của thuốc. Một vài loại thuốc mà bác sĩ hay chỉ định để bệnh nhân dùng, điều trị ho có đờm tại nhà như: Terpin hydrat, Acetylcystein, Bromhexin hydroclorid… Tuy nhiên, các bạn hãy cẩn thận, sử dụng với liều lượng phù hợp để mang lại hiệu quả cao nhất, cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe. Cách tốt nhất chúng ta nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng. Ngoài ra, các liều thuốc dân gian cũng tỏ ra khá hiệu quả khi điều trị hiện tượng ho có đờm lâu ngày. Chúng ta có thể tham khảo một số bài thuốc từ gừng tươi, củ cải trắng để giúp bệnh thuyên giảm. 4. Phòng tránh hiện tượng ho có đờm Để phòng tránh hiện tượng ho, kèm đờm chúng ta nên rèn thói quen súc họng bằng nước muối để làm sạch họng hằng ngày. Đây là phương pháp phòng bệnh cực kỳ hiệu quả. Ngoài ra, bạn cố gắng đeo khẩu trang khi đi ra đường để hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, khói bụi ô nhiễm trong môi trường. Khói thuốc lá cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh thường gặp, vì thế mỗi chúng ta nên có ý thức, không hút thuốc nơi công cộng để ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. Chính bản thân những người hút thuốc cũng phải cố gắng cai, hạn chế sử dụng để bảo vệ sức khỏe của mình. Cuối cùng, các bạn đừng quên tập thể dục hằng ngày để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng nhé! Có thể nói, hiện tượng ho có đờm lâu ngày là tín hiệu báo rằng cơ thể bạn đang mắc bệnh nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp. Các bạn nên đi khám và điều trị khi thấy triệu chứng trên kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài ra, mỗi chúng ta cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ đường hô hấp.;;;;;Phản xạ ho sẽ giúp hệ hô hấp tống bụi bẩn, dị vật, vi sinh vật hoặc các tác nhân gây hại vào đường hô hấp. Ho có thể chỉ là phản xạ tại chỗ khi gặp phải dị vật đường thở hoặc trong các bệnh lý đường hô hấp. Ho kèm theo khạc đờm là tình trạng khá thường xảy ra, khi đường thở xuất hiện chất dịch lẫn với bụi bẩn, tạp chất. Khi ho, chất dịch này cũng đồng thời bị đẩy ra ngoài, còn gọi là đờm. Bản chất đờm là chất tiết mà đường hô hấp tạo ra, chúng bao gồm dịch nhầy, bạch cầu mủ, hồng cầu và các tác nhân độc hại từ môi trường xâm nhập vào đường hô hấp. Khi cơ thể mắc bệnh hoặc do kích thích nào đó, dịch nhầy đường hô hấp sẽ được những cơ quan sau tiết ra: phế nang, khí phế quản, họng, các xoang hàm trán, các hốc mũi,… Khối lượng dịch tiết đờm rơi vào khoảng 100ml/24 giờ, đa phần cơ thể sẽ tự nuốt hoặc chảy qua thực quản, sau đó ra ngoài cơ thể cùng chất bài tiết đường tiêu hóa. Song trong các bệnh đường hô hấp, dịch tiết nhiều hơn kèm theo tác nhân gây bệnh có thể bám dính trên đường hô hấp và qua hoạt động ho sẽ đẩy ra ngoài. 2. Ho lâu ngày kèm theo khạc đờm có nguy hiểm không - bác sĩ giải đáp chi tiết Ho lâu ngày kèm theo khạc đờm có nguy hiểm không phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh, đa phần do bệnh mạn tính nhưng cũng có trường hợp do bệnh cấp tính tái phát và kéo dài khi điều trị không tốt. 2.1. Ho lâu ngày kèm theo khác đờm do bệnh cấp tính Các bệnh cấp tính có thể gây ho có đờm bao gồm: cảm lạnh, viêm amidan cấp, viêm họng mũi cấp, viêm thanh, viêm xoang cấp, viêm phế quản cấp,… Thường chỉ ở bệnh nhân có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch hoạt động kém hoặc tác nhân gây bệnh đặc biệt, bệnh mới tái phát nhiều lần hoặc kéo dài hơn bình thường. Đặc biệt trong viêm xoang cấp, ho kèm theo khạc đờm cũng kéo dài hơn. Đặc điểm những cơn ho có đờm trong những bệnh lý này chủ yếu xảy ra vào ban đêm. Triệu chứng bệnh sẽ được cải thiện khi điều trị triệt để bệnh lý hô hấp cấp tính, hãy trao đổi với bác sĩ nếu điều trị không hiệu quả. 2.2. Ho kèm theo khạc đờm kéo dài do bệnh hô hấp dưới Đa phần bệnh đường hô hấp dưới kéo dài và nghiêm trọng hơn so với bệnh đường hô hấp trên, dễ gây ho, có đờm. Tiêu biểu là bệnh viêm phế quản mạn tính, gây tăng tiết dịch nhờn kéo dài trong phế quản, bệnh nhân thường bị ho khạc đờm liên tục hoặc theo đợt có khi lên tới 90 ngày trong năm. Đờm trong bệnh viêm phế quản mãn tính có màu trắng đục, sau chuyển dần thành màu vàng khi có vi khuẩn hoặc màu xanh khi có trực khuẩn sản sinh sắc tố màu xanh. Tình trạng ho kèm theo khạc đờm kéo dài cho thấy bạn đang không điều trị tốt các bệnh đường hô hấp dưới, hãy đi khám và điều trị nghiêm túc theo liệu trình của bác sĩ. Lâu dần sẽ gây tổn thương các cơ quan của hệ hô hấp cũng như ảnh hưởng đến hoạt động thở, vì thế cần điều trị khắc phục càng sớm càng tốt. Nếu bệnh vẫn không được cải thiện, có thể do nguyên nhân bệnh lý khác chưa tìm ra, hãy trao đổi thêm với bác sĩ. 2.3. Bệnh lao phổi Một trong những bệnh lý thường gây kèm theo khạc đờm kéo dài là bệnh lao phổi, đặc điểm là đờm có màu trắng đục như sữa, đôi khi lẫn máu màu đỏ tươi, đờm màu vàng khi bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nếu bệnh biến chứng thành áp xe phổi, khi ho mủ có thể vỡ ra, chảy ra ngoài cùng đờm. Nhận biết dễ dàng trong đờm có mủ bằng mùi hôi rất khó chịu. Nếu nguyên nhân do lao phổi hoặc áp xe phổi, cần điều trị càng sớm càng tốt, có thể phải phẫu thuật loại bỏ ổ áp xe phòng ngừa suy hô hấp. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, lao phổi có thể gây suy giảm chức năng hô hấp vĩnh viễn hoặc biến chứng gây tử vong. 2.4. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính liên quan đến sự co hẹp đường thở, khiến trao đổi không khí kém đi, không khí cùng tác nhân gây hại tích tụ trong phổi và đường thở. Cơ thể thường phản ứng tự nhiên bằng ho khạc đờm để loại bỏ nguy cơ gây bệnh này. Đặc điểm đờm ho trong bệnh lý này thường có màu trắng, thường gặp ở người thường xuyên làm việc trong môi trường độc hại, có thói quen hút thuốc lá,… Cần điều trị sớm tránh bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tiến triển thành bệnh khí phế thũng, gây ho khạc đờm kéo dài và dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. 2.5. Bệnh giãn phế quản Giãn phế quản thường là biến chứng do viêm phế quản không được điều trị dứt điểm, mô bị giãn rất khó phục hồi dẫn đến hoạt động hô hấp bị ảnh hưởng. Người bệnh thường bị ho kéo dài, xuất nhiều dịch tiết, nhất là vào ban đêm do tư thế nằm khiến đờm ứ đọng đường hô hấp. Giãn phế quản là bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, điều trị chậm trễ bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng như: áp xe phổi, bội nhiễm tái phát, mủ phế quản, mủ màng phổi, khí phế thũng, xơ phổi,… Đặc điểm nhận biết ho lâu ngày do bệnh giãn phế quản là cơn ho thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Đờm có đặc điểm là màu trắng đục, thường đóng thành khuôn như mủ. Như vậy, ho lâu ngày kèm theo khạc đờm có nguy hiểm không phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên đặc điểm, tần suất cơn ho và dịch đờm, bác sĩ có thể dự đoán được nguyên nhân bệnh lý. Tuy nhiên cần xét nghiệm chính xác để điều trị từ nguyên nhân, từ đó tình trạng ho khạc đờm kéo dài mới được cải thiện.;;;;;Ho có đờm là một triệu chứng rất thường gặp, đặc biệt khi người bệnh mắc các bệnh lý hô hấp. Theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị triệu chứng này. Đờm là từ dùng để chỉ chung loại dịch được tiết ra ở các bộ phận của đường hô hấp như khí phế quản, hốc mũi, xoang trán, họng,… Thành phần đờm có thể gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ, các chất độc khác. Ho có đờm là tình trạng ho kèm với các chất dịch được tiết ra từ đường hô hấp, có thể thông qua đường mũi và/hoặc đường miệng. Ho có đờm là tình trạng rất phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng và có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Ho đờm là một triệu chứng rất phổ biến ở những người có vấn đề về sức khỏe. Nguyên nhân gây tình trạng ho và đờm khá đa dạng nhưng chủ yếu liên quan đến một số loại bệnh lý về hô hấp sau: 2.1 Bệnh lao phổi Những người mắc bệnh lao phổi thường xuất hiện các cơn ho kèm theo đờm trong nhiều ngày. Đờm tiết ra ở các bệnh nhân này thường có màu trắng đục, có thể lẫn máu trong một số trường hợp. Tình trạng đờm mủ kéo dài có mùi hôi gây khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy đau tức ngực ở vùng phổi bị viêm nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tăng nặng, biến chứng dẫn đến suy hô hấp, gây tử vong. 2.2 Bệnh viêm phổi Tần suất ho của người bệnh viêm phổi thường dày hơn so với người bị lao phổi. Khi ho, dịch đờm sẽ theo các cơn ho tống ra ngoài, thường có màu vàng đậm hoặc vàng nhạt. Người bệnh có thể cảm thấy tức ngực, khó thở, đặc biệt là khi ho nhiều. 2.3 Viêm phế quản Ở những giai đoạn đầu của bệnh này, người bệnh chỉ xuất hiện những cơn ho khan. Sau đó chuyển sang ho có đờm. Đờm trong trường hợp này thường nhớt và tập trung phần lớn ở phế quản và được tiết ra nhiều nhất vào buổi sáng. Màu sắc có thể là trắng đục, vàng, xanh. 2.4 Giãn phế quản Đây là biến chứng của bệnh viêm phế quản nếu bệnh không được điều trị hoặc điều trị không dứt điểm. Đờm thường tiết ra nhiều vào buổi sáng sớm, gây kích thích cổ họng và gây ho nhiều nhất vào khoảng thời gian này trong ngày. Đờm ở bệnh nhân bị giãn phế quản thường có màu trắng đục như mủ, kết cấu chắc, rất khó để đánh bật ra ngoài. 2.5 Viêm nhiễm đường thở Tình trạng viêm nhiễm đường thở lâu ngày có thể khiến niêm mạc thu hẹp, làm suy giảm hệ miễn dịch. Các cơn ho đờm cũng bởi vậy mà kéo dài dai dẳng không khỏi. 2.6 Cảm cúm Ho kèm theo đờm cũng là một trong những triệu chứng cảm cúm. Trước đó, người bệnh thường sẽ có các cơn ho gió, ho khan. 2.7 Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) COPD là dạng bệnh lý tắc nghẽn lưu thông khí ở phổi do đường thở bị thu hẹp. Các triệu chứng điển hình của bệnh: ho kèm theo đờm màu trắng đục, xanh lá, vàng xanh dai dẳng, có thể kèm tức ngực, thở gấp. Ngoài ra, các yếu tố môi trường như ô nhiễm, bụi bẩn, nhiều khói, nguồn nước nhiễm khuẩn là những tác nhân gây ra ho kèm đờm, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào đường thở. Ho tiết nhiều đờm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng thường liên quan đến bệnh lý hô hấp. 3. Các triệu chứng thường đi kèm ho có đờm Tùy vào loại bệnh, tình trạng ho kèm theo đờm sẽ xuất hiện cùng các triệu chứng khác như: – Sốt – Khó thở – Đau đầu – Tiêu chảy, buồn nôn – Đau tức ngực Khi có biểu hiện ho đờm kéo dài lâu ngày không khỏi, người bệnh cần đi khám chuyên khoa hô hấp để xác định chính xác nguyên nhân, điều trị thích hợp, hiệu quả để nhanh chóng chấm dứt tình trạng này. 4.1 Biện pháp cải thiện ho có đờm không dùng thuốc Khi người lớn hoặc trẻ bị ho có kèm theo đờm, các chuyên gia khuyến cáo biện pháp giảm nhẹ gồm: – Cải thiện chế độ sinh hoạt – Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân kích thích gây ngứa họng ho và sinh đờm – Súc miệng hàng ngày, nên dùng nước muối sinh lý – Uống nhiều nước – Tăng cường ăn các loại thực phẩm như hoa quả, rau xanh chứa nhiều vitamin C và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể Nếu đờm quá nhiều, người bệnh có thể sử dụng thiết bị y tế như máy xông mũi họng, máy hút dịch và rửa mũi, máy hút đờm… để loại đờm ra khỏi cơ thể. 4.2 Biện pháp chữa ho có đờm bằng cách dùng thuốc Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định để bệnh nhân dùng một số loại thuốc giảm ho, long đờm tại nhà như: Terpin hydrat, Acetylcystein, Bromhexin hydroclorid… Người bệnh cần tuân thủ đơn thuốc, sử dụng với liều lượng phù hợp để mang lại hiệu quả cao và hạn chế tác dụng phụ. Ngoài ra, có thể áp dụng một số bài thuốc từ gừng tươi, củ cải trắng để giúp thuyên giảm các triệu chứng. 5. Phòng tránh ho kèm theo đờm dai dẳng Để phòng ngừa tình trạng ho kèm theo đờm, cần phải phòng tránh các tác nhân gây bệnh. Một số biện pháp được khuyến cáo đối với những bệnh nhân bị ho đờm: – Đeo khẩu trang đúng cách, đặc biệt là khi tiếp xúc với những người mắc bệnh, khi ra đường hoặc tới những khu vực công cộng – Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ngăn virus có cơ hội xâm nhập vào cơ thể – Vệ sinh nơi ở, tạo không gian thoáng mát giúp không khí được lưu thông, tránh ở những nơi có độ ẩm cao – Hạn chế tiếp xúc với người đang có biểu hiện ho, sốt – Tăng cường chăm sóc sức khoẻ đặc biệt là trong thời điểm giao mùa bằng cách bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tập thể dục thể thao đều đặn, vận động thường xuyên – Trong trường hợp bị nhiễm bệnh về đường hô hấp, cần đi khám và điều trị sớm, tránh bệnh diễn tiến nặng hơn thành mạn tính, gây nguy hiểm. Khi gặp tình trạng ho kèm đờm, bệnh nhân nên thăm khám sớm để tìm ra nguyên nhân.;;;;;Những cơn ho có đờm xanh kéo dài là dấu hiệu của nhiều bệnh lý hô hấp. Ở một vài trường hợp không điều trị sớm có thể khiến sức khỏe suy giảm, kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. 1. Tìm hiểu triệu chứng ho có đờm xanh Đờm là dịch tiết từ đường hô hấp chứa các chất tấn công hô hấp – Hồng cầu – Chất nhầy – Bạch cầu mủ – Bụi bẩn – Virus – Vi khuẩn Màu sắc của đờm còn phụ thuộc vào vi khuẩn và trực khuẩn gây ra. Tình trạng viêm, nhiễm trùng đường thở làm niêm mạc phổi và phế quản tổn thương trong thời gian dài, khiến chúng tăng sinh và tái cấu trúc. Kết quả là các tế bào phổi và phế quản tăng tiết chất nhầy, gây ra triệu chứng ho có đờm. Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc cũng khiến cho niêm mạc phổi và phế quản nhạy cảm với virus, vi khuẩn có hại đặc biệt trực khuẩn mủ xanh – vi sinh vật khiến đờm có màu xanh. Ho khan hay ho có đờm đều là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang gặp vấn đề bất thường Mặc dù ho là phản xạ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại tới đường thở. Tuy nhiên ho có đờm xanh lại là triệu chứng cảnh báo một số căn bệnh sau: 2.1. Ho có đờm xanh là biểu hiện của viêm phế quản cấp Khi bị viêm phế quản, người bệnh ban đầu thường ho khan sau đó chuyển thành ho ra đờm xanh dai dẳng. Viêm phế quản đặc trưng bởi tình trạng ho, khó thở, khạc đờm màu vàng hoặc xanh đặc. Nếu đờm có màu vàng, xanh, đục như mủ kèm theo mùi tanh thì đây là dấu hiệu cảnh báo viêm phế quản cấp do vi khuẩn. Tình trạng này yêu cầu người bệnh cần được điều trị nội khoa trước khi bệnh tiến triển nặng và làm phổi tổn thương nghiêm trọng. 2.2. Viêm phổi Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phế nang ở phổi, nguyên nhân thường do virus, vi khuẩn. Bệnh có nguy cơ xảy ra ở người bị viêm nhiễm đường hô hấp kéo dài hoặc nhiễm lạnh nặng. Bên cạnh triệu chứng ho ra đờm màu xanh, vàng, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như: – Khó thở – Sốt – Mệt mỏi – Tim đaoah nhanh – Đau tức ngực 2.3. Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) có biểu hiện ho có đờm xanh Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý viêm nhiễm đường thở gây khó thở do đường thở bị tắc nghẽn, thu hẹp. Người bệnh COPD thường gặp một số triệu chứng như: – Ho ra đờm vàng, xanh – Ho ra máu – Khó thở, hụt hơi Ho ra đờm vàng, xanh trong thời gian dài cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm 2.4. Áp xe phổi Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng ở phổi, tạo thành các ổ mủ, gây ho kéo dài và thường lẫn đờm xanh. Bệnh nhân ho nhiều có thể khạc ra mủ, có mùi tanh khó chịu. Bệnh lý này được chia thánh 2 dạng như sau: – Áp xe phổi nguyên phát: mụn mủ do chấn thương hoặc bệnh lý phổi sẵn có trong cơ thể. – Áp xe thử phát: nguyên nhân do nang phổi, hang lao hoặc giãn phế phổi Bệnh áp xe phổi cần được điều trị tích cực để ngăn chặn nguy cơ ổ viêm tiến triển thành tràn dịch phổi hoặc nhiễm trùng máu. 2.5. Giãn phế quản Triệu chứng ho ra đờm xanh kéo dài cũng là một trong những dấu hiệu ban đầu của giãn phế quản. Tình trạng này xảy ra khi bệnh viêm phế quản không được điều trị dứt điểm. Phế quản mất dần chức năng loại bỏ đờm từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập, tái đi tái lại nhiều lần, khiến các cơn ho kéo dài thành từng đợt. 3. Điều trị ho ra đờm xanh Tránh trường hợp chủ quan để tình trạng ho diễn ra quá lâu làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp cũng như sức khỏe nói chung. 3.2. Chẩn đoán ho có đờm Để chẩn đoán được chính xác nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của ho có đờm xanh, bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử, thăm khám lâm sàng cùng với một số kỹ thuật xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như sau: – Hỏi thông tin các nhân: bác sĩ khai thác thông tin về các bệnh lý hô hấp, tim mạch đã và đang được điều trị. Màu sắc và diễn biến ho có đờm cũng được bác sĩ ghi lại. – Chụp X-quang ngực thẳng: mục đích đánh giá tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp dưới hoặc phát hiện các bất thường khác. – Chụp CT, MRI lồng ngực: phát hiện các khối u ở phổi, tình trạng xơ hóa phổi hoặc bệnh giãn phế nang nguy hiểm. – Xét nghiệm: ở một số người bệnh nghi ngờ ho ra đờm do vi khuẩn lao phổi, viêm phổi do phế cầu, … sẽ được chỉ định khạc đờm để làm xét nghiệm vi sinh. Chụp X-quang phổi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh đem lại ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán nhóm bệnh hô hấp 3.3. Điều trị ho có đờm Sau khi xong quy trình thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân: – Thuốc long đờm: mục đích làm loãng đờm, tăng khả năng đào thải tác nhân gây hại ra khỏi đường hô hấp. – Thuốc kháng sinh: được chỉ định cho bệnh nhân ho có đờm xanh, đờm vàng nguyên nhân do nhiễm khuẩn. – Thuốc giãn phế quản: hỗ trợ giảm co thắt, thông thoáng đường thở, ức chế xuất tiết chất nhầy. Thuốc phù hợp với bệnh nhân hen phế quản hoặc COPD,… – Thuốc điều trị bệnh dạ dày: tác dụng giảm tiết acid dạ dày gây kích thích niêm mạc đường hô hấp trên và gây ho có đờm. Những loại thuốc trên đây chỉ mang tính chất gợi ý, không phù hợp với tất cả tình trạng bệnh. Người bệnh cần thăm khám để xác định đúng nguyên nhân và có phác đồ điều trị dành cho mình. 4. Phương pháp phòng ngừa ho, bảo vệ sức khỏe hô hấp Ho có đờm là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau. Mỗi người có thể ngăn ngừa ho có đờm bằng một số biện pháp sau đây: – Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, đến nơi tụ tập nhiều người. – Giữ vệ sinh môi trường sống và làm việc bằng cách lau dọn thường xuyên. – Nên sử dụng máy lọc, máy làm ẩm không khí. – Rửa mũi, súc miệng hàng ngày với nước muối sinh lý, nước súc miệng chuyên dụng. – Không hút thuốc, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với khói thuốc – Ăn uống đủ chất, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi để tăng đề kháng
question_7
Ung thư dạ dày di căn đến bộ phận nào?
doc_7
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối hay còn gọi là ung thư dạ dày di căn là khi khối u tại dạ dày đã phát triển và xâm lấn đến nhiều cơ quan khác. Ung thư có thể di căn theo nhiều cách: Các giai đoạn của ung thư dạ dày Ung thư dạ dày di căn còn kéo theo nhiều biến chứng khác gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như: Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp: Mục tiêu điều trị ở giai đoạn này thường là giảm nhẹ các triệu chứng và kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến: (Lưu ý: các phương pháp trên đây chỉ mang tính tham khảo)
doc_2380;;;;;doc_57956;;;;;doc_24481;;;;;doc_427;;;;;doc_63145
Ung thư dạ dày di căn là khi khối u đã không còn giới hạn ở dạ dày mà đã lan rộng đến các hạch bạch huyết và di căn đến các cơ quan ở xa như xương, gan, phổi… Dấu hiệu ung thư dạ dày di căn rất phức tạp, ung thư di căn đến đâu sẽ có biểu hiện rõ tại vị trí đó. Những dấu hiệu ung thư dạ dày di căn Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa rất phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh vẫn được coi là “bệnh vạ từ miệng” do các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có liên quan rất nhiều đến yếu tố ăn uống. Ung thư dạ dày giai đoạn sớm chưa có biểu hiện rõ ràng và các biểu hiện bệnh khá tương đồng với các triệu chứng bệnh lý đường tiêu hóa khác nên rất dễ bị bỏ qua dẫn đến việc phát hiện bệnh muộn, khi ung thư đã ở giai đoạn tiến triển hay di căn. Ung thư dạ dày di căn có thể đạt đến kích thước bất kì, không xác định và lan đến nhiều cơ quan ở xa. Ung thư di căn đến đâu sẽ có biểu hiện rõ tại vị trí đó. Một số biểu hiện bệnh ung thư dạ dày di căn phổ biến là: Ung thư dạ dày di căn đến đâu sẽ biểu hiện rõ tại vị trí đó Ngoài những biểu hiện tại vị trí ung thư di căn tới, một số triệu chứng ung thư tại vị trí khởi phát là: Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày di căn Việc chữa khỏi cho bệnh nhân ung thư dạ dày di căn là không thể nhưng người bệnh vẫn có cơ hội kéo dài sự sống nếu được điều trị với phác đồ tích cực. Chăm sóc giảm nhẹ giúp bệnh nhân giảm bớt triệu chứng bệnh, nâng cao chất lượng sống;;;;;Những biểu hiện ung thư dạ dày di căn não Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến và đang có xu hướng gia tăng mạnh ở các quốc giá khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Không giống như ung thư dạ dày giai đoạn sớm, khi ung thư vẫn còn giới hạn ở trong niêm mạc dạ dày, khối u giai đoạn di căn đã phát triển với kích thước bất kì, lan rộng đến các hạch bạch huyết và di căn đến các cơ quan ở xa. Não là một trong những cơ quan ung thư dạ dày có thể di căn đến. Ung thư dạ dày di căn não xảy ra ở giai đoạn cuối ung thư Ung thư di căn đến đâu sẽ có biểu hiện rõ tại vị trí đó. Bệnh nhân ung thư dạ dày di căn não có thể gặp một số các triệu chứng như: Ngoài những biểu hiện ung thư dạ dày di căn não ở trên, một số biểu hiện bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối phải đối mặt là tình trạng đau quặn thắt vùng bụng, rối loạn tiêu hóa nặng, nôn ói ra máu, đi ngoài phân đen có máu… Việc chữa khỏi cho bệnh nhân ung thư dạ dày di căn não là không thể nhưng với phác đồ điều trị tích cực nhiều bệnh nhân ung thư vẫn có thể kiểm soát tốt triệu chứng, kéo dài thêm thời gian sống.;;;;;Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến ở cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên tần suất mắc bệnh ở nam giới cao hơn. Nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ nhưng các bác sĩ cho biết có rất nhiều yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh như nhiễm vi khuẩn HP, thói quen ăn uống ít rau xanh, trái cây tươi, có polyp tuyến dạ dày, tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày… Ung thư dạ dày có nhiều loại khác nhau, phổ biến nhất là ung thư tuyến dạ dày, chiếm khoảng 90 – 95% ca mắc. 1. Biểu hiện ung thư dạ dày giai đoạn cuối di căn Ung thư dạ dày giai đoạn cuối đã phát triển với kích thước bất kì, lan rộng đến các hạch bạch huyết và di căn đến nhiều cơ quan ở xa. Biểu hiện ung thư dạ dày giai đoạn cuối di căn ở mỗi bệnh nhân khác nhau có thể khác nhau, tùy thuộc vào vị trí ung thư di căn tới. Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối di căn có thể gặp những triệu chứng như: Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối phải chịu những cơn đau quặn bụng 2. Điều trị ung thư dạ dày di căn Điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối di căn như thế nào còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại ung thư, mong muốn điều trị của người bệnh, vị trí ung thư di căn đến… Hóa trị có thể được bác sĩ xem xét tùy từng trường hợp. Phẫu thuật cắt dạ dày thuyên giảm có thể được chỉ định cho khối u gây tắc hay chảy máu. Xạ trị có thể làm giảm triệu chứng chảy máu, đau hay bế tắc…;;;;;Ung thư dạ dày là bệnh lý ác tính bắt đầu từ sự phát triển bất thường ở bất kì phần nào của dạ dày, có thể lan ra khắp dạ dày và đến các cơ quan khác của cơ thể nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Đây là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến hàng đầu ở nam giới Việt Nam và thứ hai ở nữ giới. Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp ở cả nam giới và nữ giới Triệu chứng người bệnh phải đối mặt Các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu thường không rõ ràng, đến khi được chẩn đoán thì thường đã ở giai đoạn muộn. Ở giai đoạn ung thư tiến triển, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như: Những biến chứng có thể gặp Theo các bác sĩ, ngoài những biểu hiện tại vị trí u khởi phát trên, ung thư dạ dày còn có thể gây ra những biến chứng như: Nếu không được điều trị tích cực, ung thư dạ dày sẽ di căn đến các cơ quan ở xa. Ung thư di căn đến đâu sẽ gây triệu chứng tại vị trí đó. Ví dụ như ung thư di căn đến phổi có thể gây tràn dịch màng phổi, khó thở, đau tức ngực, ung thư di căn gan có thể gây chướng bụng, sưng bụng, vàng da, vàng mắt; ung thư di căn xương gây biến chứng gãy xương, tăng canxi huyết khiến người bệnh mệt mỏi, lờ đờ… Theo cancer.org, tỷ lệ sống sau 5 năm cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn I là khoảng 57 – 71%, giai đoạn II khoảng 33 – 46%, giai đoạn III khoảng 9 – 20% và đến giai đoạn ung thư di căn, cơ hội sống của người bệnh chỉ còn khoảng 4%. Đừng nản lòng, ung thư dạ dày có thể điều trị được nếu phát hiện sớm Thực tế, cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, bệnh nhân ung thư dạ dày có thể điều trị tốt nếu được phát hiện sớm. Tầm soát ung thư dạ dày định kì bằng các xét nghiệm chỉ điểm khối u, nội soi dạ dày… là cách tốt nhất để phát hiện những bất thường sớm, khi ung thư chưa có biểu hiện. Ngoài đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, bệnh viện còn cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân ung thư mọi giai đoạn.;;;;; Các bộ phận ung thư thực quản di căn đến Ung thư thực quản giai đoạn cuối có thể di căn rộng đến phổi, gan, tuyến thượng thận, thận và xương Thực quản là ống cơ dài khoảng 25 cm, nối họng với dạ dày. Thực quản được chia làm 3 phần, 1/3 thực quản trên, 1/3 thực quản dưới và 1/3 thực quản giữa. Khối u thực quản có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào. Ung thư thực quản giai đoạn đầu mới chỉ xảy ra ở các lớp trên của tế bào niêm mạc thực quản. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, ung thư sẽ lan rộng đến lớp sâu nhất thành thực quản và đến các mô lân cận, hạch bạch huyết và di căn đến bộ phận ở xa. Dấu hiệu ung thư thực quản di căn Ung thư thực quản di căn có biểu hiện phức tạp, không chỉ giới hạn ở thực quản mà còn khởi phát tại các vị trí di căn khác. Một số dấu hiệu ung thư thực quản di căn phổ biến là: Khó ăn, khó nuốt là biểu hiện chung dễ gặp ở bệnh nhân ung thư thực quản Ung thư thực quản di căn phổi có thể gây đau tức ngực, ho ra máu Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư thực quản Điều trị ung thư thực quản giai đoạn này chủ yếu nhằm mục đích điều trị triệu chứng, kiểm soát bệnh, tránh để khối u di căn rộng hơn. Phẫu thuật thường không được chỉ định cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này do khối u đã lan rộng đến các cơ quan ở xa, việc điều trị triệt căn ung thư là không thể. Xạ trị và hóa xạ trị kết hợp với mục đích giảm nhẹ triệu chứng đau và giảm kích thước khối u di căn. Chứng khó nuốt của bệnh nhân cũng có thể được giảm nhẹ thông qua xạ trị liệu và đặt ống nong thực quản (stent). Bên cạnh việc chăm sóc y tế, bệnh nhân ung thư giai đoạn này cần sự động viên, khích lệ từ gia đình để tinh thần thoải mái và sống lạc quan hơn.
question_8
Công dụng thuốc Farzone
doc_8
Thuốc Farzone có hoạt chất chính là Cefoperazon, một kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3. Thuốc được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn Gram âm, Gram dương nhạy cảm. Farzone có thành phần chính là Cefoperazon với hàm lượng 1g, kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3. Cơ chế tác dụng của Farzone là ức chế sự tổng hợp thành của tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia. Cefoperazon là kháng sinh dùng theo đường tiêm truyền có tác dụng kháng khuẩn tương tự Ceftazidim.Cefoperazon có hoạt tính mạnh trên các vi khuẩn Gram âm, bao gồm các chủng N. gonorrhoeae tiết penicillinase, Escherichia coli, Klebsiella, Enterobacter, Citrobacter, Proteus, Haemophilus influenzae, Pseudomonas aeruginosa, Providencia, Salmonella, Shigella,.... Kháng sinh Cefoperazon thường có tác dụng chống các vi khuẩn kháng với các kháng sinh beta - lactam khác. Ngoài ra, kháng sinh Cefoperazon còn có tác dụng trên các vi khuẩn Gram dương bao gồm các chủng Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Streptococcus nhóm A, và B, Streptococcus viridans và Streptococcus pneumoniae. Cefoperazon có tác dụng trên một số vi khuẩn kị khí bao gồm Peptococcus, Peptostreptococcus, các chủng Clostridium, Bacteroides fragilis, và các chủng Bacteroides. 2. Công dụng của Farzone Thuốc Farzone được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn Gram âm, Gram dương nhạy cảm, bao gồm: nhiễm khuẩn đường mật, đường hô hấp trên và dưới, da và mô mềm, xương khớp, đường tiết niệu, viêm vùng chậu, nhiễm khuẩn sản phụ khoa, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn huyết, bệnh lậu. Bên cạnh đó có thể dùng kháng sinh Cefoperazon thay thế cho một loại penicilin phổ rộng kết hợp hoặc không kết hợp với aminoglycosid để điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas ở những bệnh nhân quá mẫn với penicilin.Thuốc Farzone chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin. 3. Liều lượng và cách dùng Thuốc Farzone được sử dụng ở dạng tiêm bắp sâu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Liều dùng sẽ thay đổi tùy theo tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân. Dưới đây là liều thuốc Farzone tham khảo:Người lớn: Ðối với các nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình, liều Farzone thường dùng là 1 - 2 g, mỗi 12 giờ. Ðối với các nhiễm khuẩn nặng, có thể dùng đến 12 g/24 giờ, chia làm 2 - 4 liều. Nhìn chung, liều dùng thuốc Farzone cho những bệnh nhân bị bệnh gan hoặc tắc mật không quá 4 g/24 giờ, hoặc liều dùng cho những người bệnh bị suy cả gan và thận là 2 g/24 giờ; nếu dùng liều cao hơn, phải theo dõi nồng độ thuốc trong huyết tương.Suy thận: Người bệnh suy thận có thể sử dụng cefoperazon với liều thường dùng mà không cần điều chỉnh liều lượng. Ðối với bệnh nhân đang điều trị thẩm phân máu, cần có liều sau thẩm phân máu.Trẻ em: Tính an toàn của Farzone ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên thuốc vẫn có thể dùng tiêm tĩnh mạch cho trẻ sơ sinh và trẻ em với liều 25 - 100 mg/kg, 12 giờ một lần. Thường gặp:Máu: Tăng bạch cầu ái toan thoáng qua, thử nghiệm Coombs dương tính.Tiêu hóa: Tiêu chảy.Da: Ban da.Ít gặp:Toàn thân: Sốt.Máu: Thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu trung tính có hồi phục,giảm tiểu cầu.Da: Mày đay, ngứa.Tại chỗ: Ðau tạm thời tại chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch tại nơi tiêm truyền.Hiếm gặp. Thần kinh trung ương: Co giật (với liều cao và bệnh nhân suy giảm chức năng thận), đau đầu, bồn chồn.Máu: Giảm prothrombin huyết.Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, viêm đại tràng giả mạc.Da: Nổi ban đỏ, hội chứng Stevens - Johnson.Gan: Vàng da ứ mật, tăng men gan. Thận: Nhiễm độc có tăng tạm thời urê huyết/creatinin, viêm thận kẽ.Khác: Bệnh huyết thanh, bệnh nấm Candida. 5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Farzone Trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Farzone, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của bệnh nhân với kháng sinh cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.Đã thấy có phản ứng quá mẫn chéo (bao gồm sốc phản vệ) xảy ra ở các bệnh nhân dị ứng với các kháng sinh nhóm beta - lactam, do đó chỉ nên dùng Cefoperazon thận trọng và theo dõi sát các dấu hiệu và triệu chứng sốc phản vệ trong lần dùng thuốc đầu tiên nếu người bệnh trước đây đã dị ứng với penicilin.Sử dụng kháng sinh Cefoperazon dài ngày có thể làm tăng nguy cơ phát triển các chủng vi khuẩn không nhạy cảm. Cần theo dõi người bệnh cẩn thận. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm, nên ngừng sử dụng thuốc và điều chỉnh phù hợp.Ðã có báo cáo về các trường hợp viêm đại tràng màng giả khi sử dụng các kháng sinh phổ rộng, do vậy cần lưu ý theo dõi các dấu hiệu của viêm đại tràng giả mạc và điều trị khi người bệnh bị tiêu chảy nặng liên quan tới sử dụng kháng sinh. Nên thận trọng khi kê đơn kháng sinh phổ rộng cho những bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.Phụ nữ mang thai: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy tác động có hại cho bào thai. Cephalosporin thường được xem là sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, vì chưa có đầy đủ các nghiên cứu có kiểm soát chặt chẽ trên người mang thai, chỉ nên dùng thuốc Farzone cho người mang thai nếu thật cần thiết.Phụ nữ cho con bú: Kháng sinh Cefoperazon bài tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp, do vậy nên theo dõi các dấu hiệu bất thường trên trẻ bú mẹ như tiêu chảy, tưa và phát ban. 6. Tương tác thuốc Thuốc Farzone sử dụng với một số thuốc khác có thể gây ra tương tác và ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Sau đây là một số tương tác thuốc cần lưu ý khi sử dụng thuốc Farzone:Có nguy cơ xảy ra các phản ứng giống disulfiram với các triệu chứng như đỏ bừng, toát mồ hôi, đau đầu, buồn nôn, nôn và tim nhanh nếu bệnh nhân uống rượu trong vòng 72 giờ sau khi dùng thuốc Farzone.Sử dụng đồng thời kháng sinh aminoglycosid và một số kháng sinh cephalosporin có thể làm tăng nguy cơ độc thận. Cần theo dõi chức năng thận của người bệnh, đặc biệt là những bệnh nhân đã có suy thận. Hoạt tính của Cefoperazon và Aminoglycosid có thể cộng hoặc hiệp đồng chống một vài vi khuẩn Gram âm bao gồm P. aeruginosa và Serratia marcescens.Sử dụng đồng thời thuốc Farzone với Warfarin và Heparin có thể làm tăng tác dụng giảm prothrombin huyết của Farzone.Bài viết đã cung cấp các thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Farzone. Đây là kháng sinh kê đơn sử dụng đường tiêm/truyền, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến y bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
doc_6937;;;;;doc_21630;;;;;doc_40566;;;;;doc_48822;;;;;doc_2181
Farcozol công dụng chính trong việc điều trị bệnh đau nửa đầu và các chứng bệnh liên quan đến rối loạn tiền đình. Trước khi sử dụng thuốc Farcozol, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, liều lượng để quá trình sử dụng đạt được hiệu quả tốt nhất. 1. Thành phần và công dụng thuốc Farcozol Thành phần chính của thuốc Farcozol chính là Flunarizine Hydrochloride cùng các tá dược khác. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nang dễ dùng.Với thành phần và hoạt chất trên, hiện thuốc được chỉ định sử dụng trong một vài trường hợp sau:Sử dụng để dự phòng và điều trị chứng đau nửa đầu.Điều trị rối loạn tiền đình như hoa mắt, chóng mặt, ù tai.Người bị chứng thiếu tập trung, rối loạn trí nhớ hay rối loạn giấc ngủ.Người có tình trạng co cứng cơ khi đi bộ hoặc khi nằm nghỉ.Ngoài ra thuốc còn được các bác sĩ, dược sĩ chỉ định trong một số trường hợp khác. Sẽ tùy vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi của từng đối tượng bệnh nhân mà bác sĩ, dược sĩ sẽ chỉ định những liều dùng thuốc khác nhau sao cho đảm bảo sức khỏe.Hiện liều dùng thuốc Farcozol được khuyên dùng như sau:Liều khởi đầu: 10 mg ngày 1 lần.Người > 65 tuổi: dùng 5 mg ngày 1 lần.Lưu ý thuốc nên được dùng vào buổi tối sau khi ăn xong. Người bệnh nên uống thuốc với nước lọc để có được hiệu quả tốt nhất. Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo, nên có thể không đúng với tất cả mọi trường hợp bệnh nhân. Điều quan trọng là người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của người có chuyên môn hoặc đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì trước khi dùng.Việc dùng thuốc đúng liều, đủ lượng luôn mang tới hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. 3. Đối tượng chống chỉ định với Farcozol Với thành phần và hoạt chất hiện có, thuốc Farcozol hiện chống chỉ định cho những đối tượng sau:Không dùng thuốc cho người quá mẫn với thành phần thuốc.Không dùng cho người có tiền sử trầm cảm và rối loạn vận động. Không sử dụng cho người đang dùng thuốc chẹn bêta. Chống chỉ định được hiểu là không dùng thuốc. Nếu có mong muốn sử dụng thuốc điều trị nhưng nằm trong đối tượng trên bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ.Hiện nay theo đánh giá thì thuốc Farcozol có xảy ra tương tác với rượu, thuốc trị động kinh, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, an thần, thuốc uống tránh thai... Do đó, người bệnh tuyệt đối không dùng những thứ này trong thời gian điều trị với thuốc. Nên chủ động duy trì một lối sống lành mạnh, khoa học để sức khỏe sớm được cải thiện. Theo những thống kê và tài liệu về thuốc thì thuốc Farcozol khá an toàn và lành tính cho người bệnh. Nếu người bệnh sử dụng thuốc đúng liều chỉ định thì trường hợp xảy ra các tác dụng phụ là rất hiếm. Tuy nhiên vẫn nên thận trọng, bởi có khả năng thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như: Hoa mắt, mệt mỏi, trầm cảm nếu dùng kéo dài.Thông thường những tác dụng phụ trên thường không kéo dài và sẽ sớm kết thúc sau quá trình dùng thuốc. Do đó người bệnh không cần quá lo lắng. Trong trường hợp nếu những phản ứng phụ trên kéo dài, gây cản trở cho sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về việc có nên tiếp tục dùng thuốc hoặc dừng lại để đổi sang loại thuốc khác có tác dụng tương tự nhưng an toàn hơn.Hiện nay chưa có nhiều thông tin cho thấy, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng thuốc Farcozol. Để đảm bảo an toàn nhất, đối tượng này nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.Cần thận trọng dùng thuốc Farcozo cho người có huyết áp thấp, suy thận, người lớn tuổi. Bởi đối tượng này dễ xảy ra phản ứng phụ trong thời gian dùng thuốc.Trên đây là những thông tin quan trọng lý giải thuốc Farcozol có tác dụng gì cũng như hướng dẫn sử dụng. Người bệnh trước khi dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn để có được kết quả tốt nhất.;;;;;Thuốc Fanozo là thuốc kháng histamin được dùng để điều trị các trường hợp dị ứng với các tác nhân đã biết hay kể cả trường hợp dị ứng không rõ nguyên nhân. Cùng tìm hiểu về công dụng, cách dùng và điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc qua bài viết dưới đây. 2. Công dụng thuốc Fanozo Thuốc Fanozo có tác dụng chống dị ứng, do đó được chỉ định dùng để giúp giảm bớt triệu chứng trong một số trường hợp sau:Bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng quanh năm gây ra các triệu chứng như ho, sổ mũi, ngạt mũi, ngứa mũi, hắt hơi...;Điều trị các triệu chứng bệnh mày đay vô căn, bệnh lý dị ứng trên da có nguyên nhân khác;Điều trị bệnh viêm kết mạc do dị ứng hay viêm kết mạc mùa xuân gây ra đỏ mắt, ngứa, chảy nước mắt...Thuốc không được sử dụng trong các trường hợp sau:Những bệnh người có tiền sử dị ứng với Fexofenadin hydroclorid hay bất kỳ thành phần nào khác của thuốc;Không được dùng cho người dưới 6 tuổi.Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị suy thận và gan nặng, người trên 65 tuổi, bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch như khoảng QT kéo dài.Do trong thành phần có chứa lactose nên những bệnh nhân có các rối loạn di truyền hiếm gặp về giảm dung nạp glactose, chứng thiếu hụt men lactose Lapp hoặc rối loạn khả năng hấp thu glucose – galactose thì không nên sử dụng thuốc này. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Fanozo Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, được sử dụng bằng đường uống. Uống thuốc nên uống trước bữa ăn và không nên uống chung với nước hoa quả. Người bệnh nên dùng Fanozo nên được uống cách xa ít nhất 2 giờ đối với các thuốc kháng acid có chứa nhôm hay magie.Liều dùng: Điều trị triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa hay viêm mũi dị ứng liên tục:Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 60mg x 2lần/ngày hoặc Uống 180mg x 1lần/ngày.Bệnh nhân bị suy thận liều khởi đầu nên dùng 60mg x 1lần/ngày. Trẻ em từ 6-11 tuổi: Uống với liều 30mg x 2lần/ngày.Trẻ em bị suy thận liều khởi đầu thấp nên dùng 30mg x 1 lần/ngày.Mày đay tự phát mạn tính:Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 60mg x 2lần/ngày. Bệnh nhân người lớn bị suy thận liều khởi đầu 1 viên Fanozo và uống 1lần/ngày. Trẻ em từ 6-11 tuổi: Uống 30mg x 2lần/ngày. Trẻ em nếu bị suy thận liều khởi đầu 30mg x 1lần/ngày.Người suy gan: Không cần chỉnh liều. 4. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Fanozo Trong quá trình sử dụng thuốc Fanozo, bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ bao gồm:Thường gặp: Mệt mỏi, buồn ngủ hay mất ngủ, nhức đầu, chóng mặt, khó tiêu, buồn nôn, tăng nguy cơ nhiễm virus, ho, sốt, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau lưng, viêm mũi xoang, ngứa họng;Ít gặp: Gặp ác mộng, luôn cảm thấy sợ hãi, đau bụng, khô miệng;Hiếm gặp: Ngứa trên da, nổi mày đay, đau tức ngực, phù mạch, sốc phản vệ, khó thở, chứng đỏ bừng.Khi gặp phải các tác dụng phụ bạn nên ngừng dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ. 5. Lưu ý khi dùng thuốc Fanozo Khi dùng thuốc Fanozo bạn cần lưu ý:Đọc kỹ hướng dẫn về việc dùng thuốc trước khi sử dụng thuốc, tránh dùng thuốc khi có tiền sử dị ứng với thuốc hay tá dược.Đối với phụ nữ mang thai: Hiện tại chưa có bằng chứng việc sử dụng thuốc này an toàn, cho nên cần hỏi ý kiến bác sĩ và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi dùng;Đối với phụ nữ cho con bú, thuốc Fexofenadine có thể đi vào sữa mẹ và gây ra những ảnh hưởng tới trẻ bú mẹ. Do đó thuốc này cũng không được khuyến cáo sử dụng và nếu dùng cần ngưng cho trẻ bú mẹ;Thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là buồn ngủ, chóng mắt, vì vậy không nên vận hành máy móc khi mà chưa xác định rõ tác dụng phụ của thuốc với cơ thể;Nếu cần phải làm nghiệm pháp thử nghiệm kháng nguyên trên da thì bạn nên ngừng dùng thuốc này ít nhất 24 đến 48 giờ trước khi tiến hành, vì làm thay đổi kết quả phản ứng.Tương tác thuốc có thể xảy ra khi sử dụng với các loại thuốc như ketoconazol, erythromycin và các thuốc khác. Bạn hãy thông báo cho bác sĩ hay dược sĩ các loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng;Không được dùng thuốc Fanozo khi có các dấu hiệu hư hỏng như thuốc bị ẩm, mốc và quá hạn sử dụng. Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ.Thuốc Fanozo được dùng trong các trường hợp dị ứng và đây là thuốc không kê đơn, cho nên trước khi dùng bạn cần thận trọng tìm hiểu kỹ về thuốc và nếu có thắc mắc nên hỏi ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.;;;;;Phardazone là thuốc nhóm trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, chứa thành phần chính Mebendazol, bào chế dạng viên nén bao phim, chứa 1 viên duy nhất trong hộp 1 vỉ. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh lý nhiễm các loại giun như giun chỉ, giun tóc, giun đũa, giun móc... Thuốc Phardazone chứa dược chất là Mebendazol cùng các tá dược khác vừa đủ 1 viên nén. Đây là sản phẩm dược của nhà sản xuất Công ty cổ phần dược phẩm TW1 (Pharbaco) - VIỆT NAM.Thuốc đạt hiệu quả điều trị bệnh lý nguyên nhân do ký sinh trùng giun có trong cơ thể người. Thuốc Phardazone có hoạt tính kháng giun mạnh đối với những loại giun tròn, phổ chống giun rộng bao gồm giun đũa, giun kim, giun móc, giun tóc. Với liều lượng cao, thuốc còn có tác dụng trên cả các nang sán, trùng roi Giardia lumbia.Dược chất Mebendazole cản trở sự tạo thành các vi ống tế bào ở ruột của giun bằng cách liên hợp đặc hiệu vào vi ống, đồng thời gây ra những thay đổi thoái hoá siêu cấu trúc ở ruột của ký sinh trùng giun. Nhờ đó, sự sử dụng glucose cũng như chức năng tiêu hóa của giun đã bị rối loạn dẫn đến xảy ra quá trình tự phân giải.Ở ruột non, sự ức chế hấp thu glucose ở giai đoạn trưởng thành của giun và ấu trùng của chúng ở mô đã làm giảm tích lũy glycogen. Kết quả là giảm ATP năng lượng cần thiết cho sự sống và sinh trưởng của giun sán, dẫn đến ký sinh trùng chết. Thuốc Phardazone không làm ảnh hưởng đến chỉ số glucose trong huyết thanh.Sau khi uống, thuốc Phardazone được hấp thu, sinh khả dụng thấp khoảng 20%. Sự có mặt của chất béo làm tăng khả năng hấp thu của thuốc. Chất chuyển hóa bậc 1 của thuốc là 2-amin, chất chuyển hoá này không sinh hoạt tính kháng giun. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua sự đào thải phân khoảng 90 - 95%, chỉ một lượng thuốc nhỏ thải qua nước tiểu. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Phardazone Thuốc Phardazone được chỉ định điều trị ở người bệnh nhiễm một hay nhiều loại giun khác nhau tại đường ruột, bao gồm: Giun đũa (Ascaris lumbricoides); giun móc (bao gồm Ancylostoma duodenale, Necator americanus); các loài giun tóc; hoặc các giun kim (tên gọi Enterobius vermicularis).Không dùng thuốc Phardazone trong các trường hợp sau đây:Người bệnh dị ứng hay quá mẫn cảm với thành phần Mebendazol, các tá dược của thuốc.Đối tượng phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi chống chỉ định dùng thuốc Phardazone. 3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Phardazone Cách dùng: Thuốc Phardazone được dùng đường uống. Người bệnh có thể uống trọn viên thuốc hoặc nhai viên nén trước khi nuốt.Liều dùng: Người bệnh cần tuân thủ liều dùng thuốc Phardazone theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc tham khảo liều khuyến cáo sau đây từ nhà sản xuất:Liều thông thường: Liều 500mg uống 1 lần duy nhất trong ngày.3 tuần sau khi điều trị liều thuốc trên, nếu giun vẫn còn, cần tiếp tục một đợt thứ 2 với liều như trên.Quá liều thuốc: Trong các trường hợp quá liều xảy ra, các triệu chứng tiêu hoá có thể xuất hiện và kéo dài trong 1 vài giờ. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Phardazone Ở liều điều trị, thuốc Phardazone có dung nạp tốt. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc Phardazone bao gồm:Các triệu chứng hay gặp đau bụng, tiêu chảy ở những người bệnh bị nhiễm giun đường ruột nặng.Triệu chứng ít gặp: Đau vùng dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau nhức đầu, cảm giác buồn ngủ.Tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nhưng hiếm gặp: Đau vùng bụng dữ dội, dấu hiệu nhiễm trùng như sốt kéo dài, mệt mỏi, ngứa, phát ban trên da, phù mặt, sưng họng, khó thở... 5. Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Phardazone Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau trong khi dùng thuốc Phardazone, bao gồm:Cần đề phòng các trường hợp ứ mật, khả năng suy gan trong quá trình uống thuốc do sự chuyển hóa thuốc.Cần tẩy giun định kỳ từ 4 tháng đến 6 tháng một lần. Ở vùng có dịch tễ nhiễm ký sinh trùng giun đường ruột nặng, người dân nên được kiến nghị tẩy giun định kỳ 3 lần hoặc 4 lần mỗi năm bằng thuốc Mebendazole.Người bệnh không cần nhịn đói, không phải uống thuốc xổ trong thời gian điều trị thuốc cũng như không cần áp dụng biện pháp ăn kiêng.Nên kết hợp điều trị tẩy giun cho tất cả các người thân trong gia đình, bao gồm cả người thường xuyên có tiếp xúc gần với người bị nhiễm giun, nguyên nhân do giun có tính lây bệnh, đặc biệt là giun kim.Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang có ý định mang thai hoặc đang có thai, nuôi con bằng sữa mẹ vì thuốc chống chỉ định với những đối tượng này.Người bệnh có thể yên tâm lái tàu xe, tham gia giao thông hay điều khiển các thiết bị máy móc khi đang trong quá trình sử dụng thuốc Phardazone.Trên đây là thông tin về thuốc Phardazone. Đây là thuốc thuộc nhóm kháng giun, tác dụng tiêu diệt và ngăn ngừa không cho giun phát triển. Thuốc được dùng để tẩy giun hoặc điều trị những tình trạng nhiễm trùng nguyên nhân do các loại giun khác nhau gây ra. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để hiệu quả thuốc đạt tối đa, hạn chế các tác dụng không mong muốn.;;;;;Thuốc Frazine được dùng bằng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, nhằm điều trị cho các trường hợp bị nhiễm trùng đường hô hấp, da và đường tiểu,...Đồng thời giúp dự phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu. Để dùng thuốc Frazine hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ gặp phải tác dụng phụ, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ trị liệu đã được bác sĩ khuyến cáo trước đó. Frazine là thuốc kháng sinh được kê đơn để điều trị cho các tình trạng viêm nhiễm như nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiểu, viêm túi mật, viêm phúc mạc và viêm vùng chậu,... Hiện nay, thuốc Frazine được điều chế và sản xuất bởi Kyung Dong Pharm Co., Ltd – Hàn Quốc dưới dạng bột pha tiêm.Trong mỗi lọ thuốc Frazine có chứa thành phần hoạt chất chính là Ceftriaxone hàm lượng 1g. Ngoài ra, nhà sản xuất còn bổ sung thêm một số tá dược phụ trợ khác vừa đủ hàm lượng thuốc. 2.1 Tác dụng của hoạt chất Ceftriaxone. Ceftriaxone đóng vai trò là 1 Cephalosporin thế hệ 3, được sử dụng rộng rãi dưới dạng tiêm nhằm điều trị các tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Cơ chế hoạt động chung của Ceftriaxone là diệt khuẩn nhờ khả năng ngăn chặn sự tăng trưởng của chúng.Theo nghiên cứu cho biết, quá trình sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bị ức chế do Ceftriaxone gắn vào protein liên kết penicillin (PBP). Đây đều là những protein tham gia vào việc cấu tạo nên màng tế bào vi khuẩn.Ngoài ra, Ceftriaxone cũng được áp dụng trước khi tiến hành các thủ thuật nha khoa cho người mắc bệnh tim (chẳng hạn như van tim nhân tạo) nhằm ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tim, đặc biệt là tình trạng viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.2.2 Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Frazine. Thuốc Frazine được dùng theo đơn của bác sĩ để điều trị các trường hợp nhiễm trùng sau đây:Nhiễm trùng đường hô hấp.Nhiễm trùng tai – mũi – họng.Nhiễm trùng thận – tiết niệu sinh dục.Nhiễm trùng máu.Viêm màng não mủ.Dự phòng nhiễm trùng da, xương khớp, nhiễm trùng hậu phẫu.Nhiễm trùng vết thương và mô mềm.Viêm túi mật.Viêm phúc mạc.Viêm đường mật.Nhiễm trùng đường tiêu hoá.Nhiễm trùng ở bệnh nhân bị suy giảm sức đề kháng.Nhiễm trùng ổ bụng.Bệnh lậu.Chống chỉ định:Chống chỉ định Frazine cho người bị dị ứng hoặc có phản ứng quá mẫn với Cephalosporin hay bất kỳ thành phần nào có có trong thuốc.Không dùng Frazine cho người bị suy thận, trẻ sơ sinh thiếu tháng hay người có tiền sử dị ứng với penicillin.Chống chỉ định tương đối Frazine cho thai phụ hoặc bà mẹ đang nuôi con bú. Thuốc Frazine được bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Do đó thuốc sẽ được dùng bằng đường tiêm IM (tiêm bắp) hoặc IV (tiêm tĩnh mạch). Dưới đây là liều dùng thuốc Frazine cụ thể dựa theo khuyến cáo chung của bác sĩ:Liều cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Tiêm 1 – 2g/ ngày, hoặc 4g/ ngày đối với trường hợp nặng.Liều cho trẻ từ 15 ngày tuổi – 12 tuổi: Tiêm liều 20 – 80mg/ kg thể trọng.Liều cho trẻ dưới 14 ngày tuổi: Tiêm liều từ 20 – 50mg/ kg thể trọng/ ngày.Liều điều trị viêm màng não: Tiêm liều 100mg/kg/ lần/ ngày. Có thể dùng liều tối đa 4g/ ngày.Liều điều trị bệnh lậu: Tiêm bắp liều duy nhất 250mg.Liều dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu: Tiêm trước mổ khoảng 30 – 90 phút liều 1 – 2g.Thuốc Frazine được sử dụng dưới sự giám sát của bác sĩ. Do đó bệnh nhân cần tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định. 4. Ngoài ra, người bệnh cũng nên báo cho bác sĩ sớm nhất có thể khi xuất hiện một số tác dụng phụ nghiêm trọng sau:Tiêu chảy lỏng như nước hoặc có lẫn máu.Ớn lạnh, sốt, nổi mẩn, sưng hạch, ngứa, cảm giác mệt mỏi hoặc đau khớp.Xuất hiện các đốm trắng hay vết lở loét trên môi hoặc trong miệng.Tình trạng chảy máu bất thường ở miệng, mũi, trực tràng hoặc âm đạo.Xuất hiện các nốt tím hay đỏ ở dưới da.Bầm tím da, phát ban da, tê yếu cơ, đau cơ hoặc ngứa nặng.Da có màu nhợt nhạt, lú lẫn, yếu cơ thể hoặc nước tiểu sậm màu.Khó đi tiểu, bí tiểu hoặc đi tiểu ít hơn bình thường.Co giật hoặc động kinh.Sưng đau / kích thích tại vị trí tiêm.Phân có màu phấn.Buồn nôn, đầy hơi, ợ nóng hoặc đau dạ dày sau khi ăn.Đau bụng nghiêm trọng, cơn đau có thể lan ra sau lưng.Các phản ứng da nghiêm trọng như đau họng, sốt, bỏng mắt, đau da, sưng lưỡi/ mặt, tím da, phát ban, bong tróc hoặc phồng rộp da.Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể xảy ra khi điều trị bằng thuốc Frazine, bao gồm:Nôn ói, đau dạ dày.Kích ứng, đau hoặc có cục cứng tại nơi tiêm.Sưng ngứa lưỡi.Phản ứng thái quá, đau đầu, chóng mặt.Ngứa âm đạo.Đổ nhiều mồ hôi.Không phải tất cả người bệnh khi dùng Frazine đều gặp phải những tác dụng phụ trên. Trong một số trường hợp có thể xuất hiện các phản ứng bất lợi khác chưa được đề cập đến. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào về các tác dụng phụ sau khi dùng thuốc Frazine, bệnh nhân nên trao đổi cụ thể với bác sĩ chuyên khoa. 5. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Frazine;;;;;Thuốc Diflazone 150mg chứa hoạt chất Fluconazole được chỉ định trong điều trị các bệnh lý gây ra bởi vi nấm như nấm da, nấm Candida âm hộ - âm đạo. Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Diflazone qua bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Diflazone 150mg Thuốc Diflazone 150mg được bào chế dưới dạng viên nang cứng chứa hoạt chất Fluconazole.Fluconazole thuộc nhóm thuốc chống nấm triazol thế hệ mới. Cơ chế tác dụng của Fluconazol là làm biến đổi màng tế bào, làm thoát các yếu tố cần thiết (ví dụ như ion Kali, amino acid), tăng tính thấm màng tế bào và giảm nhập các phân tử tiền chất của vi nấm. Ngoài ra, Fluconazole còn hoạt động ức chế cytochrom P450 – alpha – demethylase và ngăn chặn tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm.Thuốc Diflazone 150mg được chỉ định trong các trường hợp sau:Nhiễm nấm Candida ở âm đạo – âm hộ;Nhiễm nấm Candida ở hầu – miệng, đường tiết niệu, thực quản, màng bụng và các bệnh lý do Candida toàn thân như Candida phổi, huyết;Viêm màng não gây ra bởi Cryptococcus neoformans;Bệnh vi nấm gây ra bởi Coccidioides, Blastomyces, Histoplasma;Điều trị dự phòng nhiễm nấm Candida ở người bệnh suy giảm miễn dịch, người bệnh ghép tủy xương đang điều trị bằng hóa chất, người bệnh ung thư hoặc HIV/AIDS. 2. Liều dùng của thuốc Diflazone 150mg Liều thuốc Diflazone 150mg được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng bệnh và độ tuổi người bệnh, một số khuyến cáo về liều dùng thuốc như sau:Người trưởng thành:Điều trị nấm Candida âm đạo: Liều duy nhất 150mg Fluconazole;Điều trị nấm da (đặc biệt là trường hợp nặng và kháng với liệu trình điều trị tại chỗ): Liều thuốc 150mg/tuần trong thời gian từ 2 – 4 tuần (có thể kéo dài 6 tuần đối với nấm da chân);Đối với người bệnh suy thận, liều thuốc được chỉ định dựa trên độ thanh thải creatinin như sau: Độ thanh thải creatinin lớn hơn 40ml/phút kéo dài thời gian dùng thuốc lên 24 giờ/lần so với bình thường. Độ thanh thải creatinin dao động từ 21 – 40ml/phút dùng 1⁄2 liều thông thường hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc lên 48 giờ/lần. Độ thanh thải creatinin dao động từ 10 – 20ml/phút dùng liều 1/3 liều thông thường hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc lên 72 giờ/lần.Người trưởng thành: Thuốc Diflazone 150mg không được chỉ định ở trẻ em do dạng bào chế không phù hợp. 3. Tác dụng phụ của thuốc Diflazone 150mg Thuốc Diflazone 150mg có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa: Đau bụng, nôn, buồn nôn, đầy hơi, tiêu chảy...;Co giật, đau đầu, rụng tóc...;Phản ứng quá mẫn ở da như nổi ban, mày đay...;Ở những người bệnh bị nhiễm nấm nghiêm trọng có thể xảy ra những thay đổi về máu (giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu), bất thường chức năng gan, tăng men gan...;Trường hợp gặp phải các tác dụng không mong muốn, người bệnh cần ngưng sử dụng Diflazone 150 và thông báo cho bác sĩ điều trị để được thăm khám. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Diflazone 150mg Chống chỉ định sử dụng thuốc Diflazone 150mg ở người bệnh mẫn cảm với Fluconazole, thuốc thuộc nhóm Azole hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Diflazone như sau:Hoạt chất Fluconazole bài tiết chủ yếu qua đường tiết niệu, vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc ở người bệnh suy thận;Thận trọng khi dùng thuốc Diflazone ở người bệnh suy gan. Trong thời gian điều trị bằng Diflazone, hoạt tính men gan cần được theo dõi thường xuyên và tình trạng của người bệnh cần được kiểm tra do thuốc có thể gây độc tính trên gan;Chưa có kinh nghiệm về điều trị Fluconazole ở trẻ em dưới 6 tháng tuổi, vì vậy việc sử dụng thuốc trên đối tượng này được chỉ định bởi bác sĩ dựa trên lợi ích và nguy cơ điều trị;Đối với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú: Chỉ sử dụng thuốc Diflazone ở các đối tượng này khi lợi ích lớn hơn nguy cơ và cần được chỉ định bởi bác sĩ điều trị. 5. Tương tác thuốc Diflazone 150mg Thuốc Diflazone 150mg có thể gây ra một số tương tác sau:Diflazone 150mg làm tăng nồng độ trong huyết tương của các hoạt chất như Cisapride, Terfenadine và Astemisole... từ đó làm kéo dài khoảng QT và tăng nguy cơ loạn nhịp tim nghiêm trọng;Sử dụng đồng thời Diflazone và Wafarin làm kéo dài thời gian Prothrombine;Fluconazole làm kéo dài thời gian bán thải của thuốc hạ đường huyết dạng uống (dẫn xuất sulfonylurea)...Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng phối hợp các loại thuốc này;Thuốc Diflazone làm tăng nồng độ trong huyết tương của phenytoin, vì vậy cần hiệu chỉnh liều thuốc khi sử dụng đồng thời hai loại thuốc trên;Rifampicin làm tăng quá trình chuyển hóa Fluconazole;Ở những người bệnh ghép thận, thuốc Diflazone có thể làm tăng nồng độ của Cyclosporine trong huyết tương, vì vậy cần theo dõi nồng độ cyclosporin ở những người bệnh này;Nồng độ của Theophyllin trong huyết tương tăng lên khi sử dụng cùng với Fluconazole nên cần theo dõi nồng độ của Theophyllin ở những người bệnh sử dụng đồng thời hai loại thuốc này;Nồng độ của Midazolam và Indinavir trong huyết tương tăng lên khi sử dụng cùng với thuốc Diflazone;Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh rằng sử dụng đồng thời Fluconazole và Zidovudine làm tăng nồng độ của Zidovudine trong huyết tương. Vì vậy người bệnh sử dụng đồng thời hai loại thuốc này cần được theo dõi chặt chẽ những tác dụng phụ có thể xảy ra.Tương tác thuốc xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của thuốc Diflazone, tăng nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn. Vì vậy để đảm bảo an toàn, hiệu quả người bệnh cần thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ sung trước khi điều trị bằng thuốc Diflazone.
question_9
Công dụng thuốc Xolair
doc_9
Omalizumab là kháng thể có khả năng làm giảm nhạy cảm khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Hoạt chất này có trong thuốc Xolair và đã được chỉ định trong điều trị hen phế quản và chứng mày đay mãn tính vô căn ở một số trường hợp đặc biệt. Thuốc Xolair có thành phần chính là Omalizumab với hàm lượng 150mg. Xolair là sản phẩm của Novartis Pharma AG (Thụy Sĩ), đăng ký lưu hành tại Việt Nam với SĐK VN1-595-11.Thuốc Xolair được bào chế dạng bột và dung môi pha tiêm, đóng gói mỗi hộp bao gồm 1 lọ bột 150mg và 1 ống dung môi 2ml.Omalizumab là một kháng thể nhân tạo, ban đầu được nghiên cứu và bào chế với mục đích làm giảm độ nhạy cảm với dị nguyên khi bệnh nhân hít hoặc nuốt phải, đặc biệt là trong việc kiểm soát bệnh hen phế quản do dị ứng nghiêm trọng không đáp ứng với corticosteroid liều cao.Cơ chế hoạt động của Omalizumab trong Xolair là ức chế đáp ứng của hệ thống miễn dịch trong phản ứng dị ứng có thể dẫn đến một cơn hen cấp tính hoặc phát ban ngoài da. Tác dụng này trên hệ thống miễn dịch của thuốc Xolair đảm bảo cho đường hô hấp của bệnh nhân thông thoáng hơn và theo thời gian sẽ hỗ trợ kiểm soát bệnh hen phế quản tốt hơn. Đối với chứng mày đay mãn tính vô căn, thuốc Xolair có tác dụng giảm ngứa và giảm số lượng phát ban trên da của bệnh nhân. 2. Chỉ định, chống chỉ định của thuốc Xolair Sản phẩm Xolair của Novartis được chỉ định trong những trường hợp sau:Điều trị hen phế quản mức độ trung bình và nặng ở bệnh nhân trên 12 tuổi;Điều trị bệnh mày đay vô căn mãn tính ở bệnh nhân vẫn còn triệu chứng mặc dù đã sử dụng các thuốc kháng histamin H1.Tuy nhiên, những bệnh nhân có cơ địa hoặc tiền sử từng dị ứng hay mẫn cảm nặng với Omalizumab tuyệt đối không được sử dụng thuốc Xolair. 3. Liều dùng, cách dùng thuốc Xolair Liều dùng thuốc Xolair điều trị hen phế quản dị ứng:Chỉ định bệnh nhân hen phế quản mức độ trung bình đến nặng có kết quả xét nghiệm dị ứng dương tính hoặc phản ứng in vitro với aeroallergen, đồng thời các triệu chứng không được kiểm soát đầy đủ với corticosteroid dạng hít;Liều khuyến cáo là 150-300mg (1-2 lọ Xolair) tiêm dưới da cách mỗi 4 tuần hoặc 225-375mg tiêm dưới da cách mỗi 2 tuần, tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm nồng độ Ig. E trước khi điều trị và cân nặng của bệnh nhân;Trước khi dùng thuốc Xolair và định kỳ trong quá trình điều trị, bác sĩ cần xác định chính xác liều lượng và tần suất dùng thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân theo nồng độ Ig. E máu và trọng lượng cơ thể.Liều dùng thuốc Xolair điều trị chứng mày đay vô căn mãn tính:Xolair chỉ được chỉ định cho bệnh nhân mày đay vô căn mãn tính vẫn còn triệu chứng mặc dù đã sử dụng thuốc kháng histamin H1;Liều khuyến cáo là 150-300mg (1-2 lọ Xolair) tiêm dưới da mỗi 4 tuần;Lưu ý liều Xolair ở bệnh nhân mày đay mãn tính vô căn không phụ thuộc vào nồng độ Ig. E máu hoặc cân nặng của bệnh nhân;Thời gian điều trị chứng mày đay mãn tính vô căn bằng thuốc Xolair chưa được xác định, do đó bác sĩ cần đánh giá định kỳ để xem xét có tiếp tục dùng thuốc hay không.Một số lưu ý về việc sử dụng thuốc Xolair:Xolair không được chỉ định điều trị các tình trạng dị ứng hoặc các dạng nổi mày đay khác;Không sử dụng Xolair với mục đích làm giảm co thắt phế quản cấp tính hoặc điều trị hen phế quản ác tính.Cách dùng thuốc Xolair:Hoàn nguyên lọ bột Xolair với 1.4ml dung môi đi kèm để được dung dịch 150mg /1.2m. L theo các bước sau:Đặt lọ bột Xolair thẳng đứng trên một mặt phẳng, sau đó áp dụng kỹ thuật vô trùng để tiêm dung môi pha thuốc vào trong lọ bột;Giữ lọ thuốc thẳng đứng, nhẹ nhàng xoay theo chiều thẳng đứng trong khoảng 1 phút để dung môi ướt đều bột;Sau đó nhẹ nhàng xoay lọ mỗi 5-10 giây một lần trong thời gian 5 phút để bột Xolair hòa tan hoàn toàn;Dung dịch thuốc sau hoàn nguyên sẽ trong suốt hoặc hơi đục nhẹ, có thể chấp nhận nếu có một vài bong bóng nhỏ hoặc bọt xung quanh mép lọ;Dung dịch hoàn nguyên của thuốc Xolair hơi nhớt do đó thời gian tiêm dưới da có thể cần 5-10 giây;Không tiêm hơn 1 lọ Xolair (150mg) ở mỗi vị trí tiêm. Khi liều dùng lớn hơn 150mg cần tiêm Xolair ở 2 vị trí khác nhau. 4. Tác dụng phụ của thuốc Xolair Các tác dụng ngoại ý hay gặp khi sử dụng thuốc Xolair bao gồm:Vị trí tiêm bị đỏ, sưng phù, nóng rát kèm theo đau, bầm tím, nổi u hoặc ngứa;Đau nhức khớp xương, nhức tay và chân;Mệt mỏi;Đau tai.Omalizumab có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư, bao gồm ung thư vú, ung thư da, ung thư tuyến nước bọt và ung thư tuyến tiền liệt. Do đó bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ điều trị về những nguy cơ có thể xảy ra khi điều trị bằng thuốc Xolair.Ngoài các tác dụng phụ nêu trên, thuốc Xolair có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Bệnh nhân hãy liên hệ với bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề bất thường nào trong thời gian dùng thuốc Xolair. 5. Tương tác thuốc của Xolair Các nghiên cứu về tương tác thuốc của hoạt chất Omalizumab dạng tiêm chưa được tiến hành. Việc sử dụng đồng thời thuốc Xolair các thuốc điều trị hen phế quản khác có thể dẫn đến tương tác thuốc bất lợi. Do đó người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn đầy đủ. 6. Thận trọng khi dùng thuốc Xolair Trước khi sử dụng thuốc Xolair, bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ về tiền sử dị ứng với Omalizumab hoặc bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác. Đồng thời trao đổi với bác sĩ về danh sách các loại thuốc đang sử dụng và tiền sử bệnh lý trước đó.Bệnh nhân mang thai chỉ dùng thuốc Xolair trong trường hợp thật cần thiết và cần thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ. Chưa rõ Omalizumab có bài tiết vào sữa mẹ hay không nên bệnh nhân đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng Xolair.Thuốc Xolair có thành phần chính là Omalizumab với hàm lượng 150mg. Thuốc được sử dụng điều trị hen phế quản và bệnh mày đay vô căn mãn tính ở bệnh nhân vẫn còn triệu chứng mặc dù đã sử dụng các thuốc kháng histamin H1. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế.
doc_4693;;;;;doc_28855;;;;;doc_40639;;;;;doc_42077;;;;;doc_52775
Thuốc Cholinaar thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần được bào chế ở dạng dung dịch tiêm. Thành phần chính của thuốc Cholinaar là citicolin được chỉ định trong điều trị giai đoạn cấp của chấn thương sọ não có rối loạn tri giác. 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Cholinaar Thuốc Cholinaar có thành phần chính là citicoline thuộc nhóm kích thích sinh tổng hợp các phospholipid trên màng tế bào thần kinh. Hợp chất này có thể làm giảm nồng độ glutamate trong não và tăng adenosine triphosphate để cung cấp sự bảo vệ chống nhiễm độc do thần kinh bị thiếu máu cục bộ. Ngoài ra, hợp chất này còn giúp tăng chuyển hoá glucose trong não và lưu lượng máu trong não.Theo đó, Citicoline kích thích sinh tổng hợp phospholipid cấu trúc của màng tế bào thần kinh và cải thiện chức năng của cơ chế mang với hoạt động của các bơm trao đổi ion cũng như các thụ thể đưa vào và không thể thiếu trong quá trình dẫn truyền thần kinh.Citicoline còn giúp bảo tồn dự trữ năng lượng tế bào thần kinh, ức chế apoptosis và kích thích tổng hợp acetylcholine.Đối với bệnh nhân chấn thương sọ não thì hợp chất này giúp tăng tốc độ phục hồi và giảm thời gian cũng như cường độ của hội chứng sau chấn thương. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Cholinaar Thuốc Cholinaar được chỉ định trong điều trị giai đoạn cấp của chấn thương sọ não nặng có rối loạn tri giác hoặc tai biến mạch máu não, xuất huyết não, nhũn não, chấn thương sọ não. Bên cạnh đó, thuốc sử dụng trong điều trị các tai biến mạch máu não như sa sút trí tuệ do thoái hoá nguyên phát, sa sút trí tuệ do nhồi máu đa ổ, di chứng tai biến mạch não, chấn thương sọ não, alzheimer, parkinson.Tuy nhiên, thuốc Cholinaar cũng có thể chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc Cholinaar. Hoặc những trường hợp có tăng trương lực hệ thần kinh đối giao cảm. 3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Cholinaar Thuốc Cholinaar được sử dụng ở dạng tiêm IV trong trường hợp khẩn cấp và tiêm IM trong các trường hợp như giai đoạn cấp của quá trình điều trị được khuyến nghị với liều từ 500 đến 750mg/ngày và giai đoạn di chứng mới với liều 250mg/ngày. Liều khuyến nghị sử dụng thuốc là từ 500 đến 2000mg một ngày tùy theo tình trạng bệnh lý và đáp ứng của người bệnh. Thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài khoảng 6 tuần đối với đợt cấp và 12 tháng đối với các trường hợp điều trị mãn tính. Tuy nhiên, thời gian điều trị có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.Trong điều trị đột quỵ do thiếu máu não cục bộ hoặc chấn thương sọ não, xuất huyết não thì nên sử dụng thuốc Cholinaar với liều lượng 2 gam một ngày và được chia làm hai lần, thời gian điều trị bệnh có thể kéo dài khoảng 6 tuần. Mặc dù vậy, thời gian này có thể thay đổi tùy theo mức độ đáp ứng lâm sàng của người bệnh.Cần lưu ý: Liều điều trị Cholinaar khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Cholinaar, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Cholinaar Thuốc Cholinaar có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp tác dụng phụ của thuốc Cholinaar có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Tác dụng phụ của thuốc Cholinaar được báo cáo có thể xảy ra liên quan đến điều trị là viêm tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch huyết khối. Các phản ứng phụ toàn thân trên lâm sàng hay gặp có thể đều liên quan đến thành phần của thuốc Cholinaar với những dấu hiệu như ngứa, mề đay, sốt, buồn nôn, nôn, nấm miệng, viêm tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch huyết khối sau tiêm tĩnh mạch, đau và viêm tại vị trí tiêm,... Một số trường hợp có thể xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng hơn bao gồm: Tăng bạch cầu ái toan, tăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, hạ kali huyết, tăng thoáng qua các men gan trong huyết thanh và tăng các thông số chức năng của thận. 5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Cholinaar;;;;;Zoloman thuộc nhóm thuốc hướng thần kinh chứa hoạt chất chính là Sertralin. Thuốc Zoloman công dụng trong điều trị bệnh lý liên quan đến rối loạn tâm thần với các biểu hiện như trầm cảm, lo âu. Các thông Thuốc Zoloman được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim với 3 hàm lượng khác nhau 25mg, 50mg và 100mg với thành phần chính bao gồm:Hoạt chất: Sertralin (dạng Sertraline hydroclorid) hàm lượng 25 mg, 50 mg, 100 mg.Tá dược: Cellulose vi tinh thể, Dicalci phosphat khan, Magnesium stearate, Natri starch glycolate, Opadry II white và Green lake ở viên 25 mg, Opadry II blue ở viên 50 mg, Oxyd sắt vàng ở viên 100 mg.Hoạt chất Sertralin là dẫn chất của Naphthylamine, có cơ chế chính là ức chế tái hấp thu Serotonin (5 – hydroxytryptamine, 5 – HT) có chọn lọc ở đầu các sợi thần kinh, từ đó có tác dụng chống trầm cảm. Zoloman có công dụng chính trong điều trị các trường hợp sau đây:Rối loạn tâm thần kinh dạng trầm cảm.Người bị rối loạn hoảng sợ, có hay không có hội chứng sợ khoảng rộng.Người mắc rối loạn chứng ám ảnh cưỡng chế (OCD).Stress nặng trong công việc, sinh hoạt hoặc sau chấn thương.Rối loạn lo âu trước kỳ kinh nguyệt.Nam giới bị xuất tinh sớm.Chống chỉ định sử dụng Zoloman trong các trường hợp sau:Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Zoloman.Tiền sử dị ứng quá mẫn với các thuốc chứa Sertralin.Người đang điều trị hoặc tiền sử sử dụng thuốc ức chế MAO ≤ 2 tuần. 3. Cách sử dụng và liều dùng Zoloman: Zoloman được sử dụng vào buổi sáng hoặc chiều tối, trong hoặc ngoài bữa ăn. Với mỗi tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng khác nhau như:Trầm cảm: Người ≥ 18 tuổi uống 50 mg/lần x 1 lần/ngày. Dùng một lần không quá 200 mg. Trong vào 1 tuần có thể thay đổi liều 50 – 200 mg/ngày.Rối loạn ám ảnh cưỡng chế:Người ≥ 18 tuổi uống 50 mg/lần x 1 lần/ngày. Dùng một lần không quá 200 mg. Trong vào 1 tuần có thể thay đổi liều 50 – 200 mg/ngày.Người 13 - 17 tuổi uống 50 mg/lần x 1 lần/ngày.Người 6 - 12 tuổi uống 25 mg/lần x 1 lần/ngày.Người < 5 tuổi Không khuyến cáo dùng thuốc.Rối loạn hoảng sợ, lo âu hay stress: Người ≥ 18 tuổi uống 25 mg/lần x 1 lần/ngày. Trong vào 1 tuần có thể tăng liều lên 50 mg, ngày 1 lần.Rối loạn lo âu trước kỳ kinh nguyệt: Người ≥ 18 tuổi uống 50 mg/lần x 1 lần/ngày. Sử dụng vào thời điểm gần chu kỳ kinh hoặc vào những ngày sau khi rụng trứng.Xuất tinh sớm: Người ≥ 18 tuổi uống 25 - 50 mg/lần x 1 lần/ngày.Khuyến cáo:Không dùng thuốc ở người dưới 18 tuổi có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn hoảng sợ, lo âu, stress, rối loạn lo âu trước kỳ kinh hay xuất tinh sớm.Ngưng điều trị thuốc ức chế Sertralin 2 tuần trước khi bắt đầu dùng thuốc ức chế MAO và ngược lại. 4. Tác dụng phụ của thuốc Zoloman Thường gặp. Các triệu chứng thần kinh: Nhức đầu, buồn ngủ, mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ.Các triệu chứng tiêu hóa: Rối loạn vị giác, chán ăn, buồn nôn, khô miệng, tiêu chảy hoặc táo bón, khó tiêu, đau bụng.Các triệu chứng ở da: Toát mồ hôi, ban da, đỏ bừng. Các dấu hiệu trong xét nghiệm sinh hóa máu: Giảm nhẹ Acid uric máu, tăng Cholesterol toàn phần và Triglyceride máu.Các triệu chứng liên quan đến tim mạch: Đánh trống ngực, đau ngực.Dấu hiệu khác: Đau cơ, đau lưng, rối loạn chức năng nhìn, ù tai.Ít gặp. Các triệu chứng tiêu hóa: Khó nuốt, viêm thực quản, viêm dạ dày ruột, sâu răng.Các triệu chứng liên quan đến tim mạch: Nhịp nhanh, giãn mạch, hạ huyết áp hoặc tăng huyết áp, co thắt mạch ngoại vi.Các triệu chứng cơ xương khớp: Viêm cơ, viêm khớp, yếu cơ.Dấu hiệu khác: Viêm kết mạc, đau mắt, đau tai, khát, sụt cân.Hiếm gặp. Các triệu chứng thần kinh: Co giật, suy nhược, mệt mỏi, loạn động, hội chứng nghiện thuốc.Dấu hiệu trên tim mạch: Nhồi máu cơ tim.Các triệu chứng tiêu hóa: Viêm miệng, viêm lưỡi, viêm dạ dày, chảy máu dạ dày – ruột, chảy máu trực tràng, viêm túi thừa, viêm đại tràng.Dấu hiệu trên da: Viêm da tiếp xúc, phản ứng quá mẫn. Các triệu chứng khác: Mất nước, hạ đường huyết, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, chảy máu bất thường. Rối loạn chức năng nghe và giảm thị lực.Khi thấy xuất hiện các tác dụng phụ trên, nên ngừng dùng Zoloman ngay, đồng thời liên hệ với bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời. 5. Lưu ý sử dụng Zoloman ở các đối tượng Cần giám sát chặt chẽ và khởi đầu với liều thấp ở những người có triệu chứng trầm cảm nặng, có ý tưởng hoặc có hành vi tự sát trong giai đoạn sớm.Thận trọng khi dùng thuốc ở những trường hợp: Người cao tuổi, người nghiện rượu, người có bệnh động kinh, hưng cảm. Suy giảm chức năng gan, thận, suy tuyến giáp. Người có rối loạn đông máu, hạ natri huyết, chán ăn, giảm cân.Hiện nay chưa có các dữ liệu chắc chắn về sự an toàn của thuốc Zoloman khi dùng điều trị cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì thế, không được khuyến cáo sử dụng thuốc trên các đối tượng này, trừ trường hợp bắt buộc điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa tâm thần hoặc việc điều trị mang lại lợi ích nhiều hơn rủi ro có thể xảy ra.Thận trọng với người làm nghề lái tàu xe hoặc vận hành máy móc vì các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. 6. Tương tác giữa thuốc Zoloman với các thuốc khác Không dùng kết hợp Sertraline với các thuốc ức chế men Monoamine Oxidase (MAO).Không dùng chung Zoloman với thuốc chứa Sumatriptan vì có thể làm tăng tỉ lệ xuất hiện đau nửa đầu, mệt mỏi, giảm phản xạ và mất khả năng điều phối cơ thể.Thận trọng khi dùng Zoloman đồng thời với các thuốc chuyển hóa bởi CYP2D6 vì hoạt chất Sertralin trong thuốc Zoloman bị chuyển hóa bởi enzyme cytochrome P450 CYP2D6, đồng thời ức chế hoạt tính của enzyme này.Thuốc chứa Phenothiazin như Thioridazin hoặc một số thuốc chống loạn nhịp tim nhóm 1C như Propafenone hay Flecainide, không nên dùng chung với thuốc Zoloman, vì có thể gây tăng tác dụng không mong muốn và độc tính của cả hai nhóm thuốc.Sertralin trong Zoloman các tác dụng ức chế CYP3A4, nên khi phối hợp với Carbamazin cần theo dõi nồng độ Carbamazin trong máu.Vì hoạt chất Sertralin trong thuốc Zoloman có khả năng gắn nhiều với protein máu, nên cần thận trọng khi dùng cùng với các thuốc cũng gắn nhiều với protein máu như các thuốc chống đông máu, Digoxin, Digitoxin,...vì có thể làm tăng độc tính.Lưu ý khi dùng Zoloman cùng với các thuốc như: Benzodiazepine, Lithium, Cimetidine, thuốc hạ glucose huyết hay rượu vì có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc.Đọc kỹ tờ hướng dẫn của thuốc Zoloman trên bao bì trước khi sử dụng và tham khảo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh để có được kết quả điều trị tốt nhất.;;;;;Xeljanz là một loại thuốc ức chế phản ứng viêm trong cơ thể, được sử dụng để điều trị tình trạng viêm khớp và một số bệnh do rối loạn miễn dịch gây ra. 1. Công dụng của thuốc Xeljanz Xeljanz có thành phần chính là tofacitinib. Thuộc nhóm thuốc ức chế Janus kinase (JAK), được sử dụng để điều trị cho những người đã sử dụng 1 hoặc nhiều loại thuốc sinh học mà không cải thiện tình trạng bệnh.Xeljanz hoạt động bằng cách ngăn chặn hoạt động của enzym JAK. Các enzym JAK này rất cần thiết cho việc truyền tín hiệu cytokine. Việc ngăn chặn hoạt động của các enzym JAK giúp làm gián đoạn các con đường truyền tín hiệu nhất định bên trong các tế bào để tạo ra chứng viêm. Xeljanz cũng có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Xeljanz Chỉ định:Thuốc Xeljanz được sử dụng để điều trị cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên và người lớn mắc các bệnh mà khi đã sử dụng 1 hoặc nhiều loại thuốc chẹn TNF mà không hoạt động tốt hoặc không thể dung nạp được, bao gồm:Viêm khớp dạng thấp đang hoạt động trung bình đến nặng;Viêm khớp vảy nến đang hoạt động;Viêm cột sống dính khớp hoạt động;Viêm loét đại tràng đang hoạt động vừa đến nặng.Chống chỉ định:Không nên sử dụng thuốc Xeljanz nếu có bệnh gan nặng hoặc đang mắc nhiễm trùng nghiêm trọng.Mẫn cảm với bất kỳ thần phần nào có trong thuốc Xeljanz. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Xeljanz Cách dùng:Thuốc Xeljanz được bào chế dưới dạng dung dịch uống. Người bệnh nên uống dung dịch Xeljanz mỗi ngày, có thể cùng hoặc không cùng với thức ăn. Trước khi dùng, cần mở nắp lọ thuốc cẩn trọng và đo đúng liều lượng được chỉ định. Sau khi sử dụng cần đóng nắp chắt và để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.Liều lượng:Liều khuyến cáo ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến và viêm cột sống dính khớp là 5mg x 2 lần/ ngày.Liều khuyến cáo ở những bệnh nhân viêm loét đại tràng là 10mg x 2 lần/ ngày, dùng trong 8 tuần. Liều duy trì được khuyến cáo ở bệnh nhân viêm loét đại tràng 5mg x 2 lần/ ngày.Liều dùng khuyến cáo ở những bệnh nhân viêm khớp tự phát ở trẻ vị thành niên bị khởi phát viêm đa khớp là dung dịch uống 5mg x 2 lần/ ngày hoặc dùng liều tương đương theo cân nặng 2 lần/ ngày.Cần điều chỉnh liều Xeljanz ở bệnh nhân suy thận vừa và nặng hoặc suy gan trung bình. 4. Các tác dụng phụ của thuốc Xeljanz Quá trình sử dụng Xeljanz, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:Nghiêm trọng:Gây ra kích hoạt bệnh viêm gan B hoặc viêm gan C ở những người mang vi rút trong cơ thể. Nếu bạn là người mang virus viêm gan B hoặc C thì vi rút có thể hoạt động trong khi bạn sử dụng những loại thuốc này. Hãy cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ triệu chứng như: Mệt mỏi, chán ăn, không thèm ăn, phân màu đất sét, cảm thấy ớn lạnh, đau nhức cơ, phát ban da, da hoặc mắt trông vàng, nôn mửa, sốt, khó chịu ở dạ dày và nước tiểu đậm.Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với Xeljanz cũng có thể xảy ra bao gồm: Nổi mày đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.Tình trạng nhiễm trùng nặng do Xeljanz có thể xảy ra và gây ra nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Nếu có các biểu hiện nhiễm trùng nghiêm trọng như sốt, rét run, mệt mỏi nhiều, ho đờm và ho ra máu...thì cần phải báo bác sĩ ngay.Thường gặp:Gây ra nhiễm trùng đường hô hấp trên (cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng xoang);Đau đầu;Mắc bệnh tiêu chảy;Viêm mũi họng gây nghẹt mũi, đau họng và chảy nước mũi;Huyết áp cao;Tăng mức cholesterol;Tăng mức enzyme cơ;Phát ban;Mắc bệnh zona (herpes zoster)Cảm thấy buồn nôn, nôn.Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Xeljanz và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. 5. Điều cần lưu ý khi dùng thuốc Xeljanz Trước khi dùng Xeljanz, người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu:Đang bị nhiễm trùng vì việc dùng thuốc làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng nghiêm trọng;Hút thuốc hiện tại hoặc hút thuốc trong quá khứ;Đã từng mắc bất kỳ loại ung thư nào.Bị đau tim hay các vấn đề về tim khác hoặc đột quỵ.Bạn đã từng có tình trạng cục máu đông trong tĩnh mạch chân, tay hoặc trong phổi, hoặc cục máu đông ở trong động mạch trong quá khứ.Có vấn đề bệnh về gan, nhiễm virus viêm gan B hay C.Có vấn đề về thận.Bị đau vùng dạ dày hoặc được chẩn đoán là bị viêm túi thừa hay loét trong dạ dày hoặc ruột.Gần đây mới tiêm vắc-xin hoặc có lịch tiêm vắc-xin. Những người dùng những loại thuốc này không nên nhận vắc xin sống giảm động lực, nhưng có thể nhận được vắc-xin không sống.Xeljanz khi sử dụng có thể khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn hoặc cũng có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào hiện tại do thuốc ức chế hoạt động của hệ miễn dịch. Do vậy, cần tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm trùng có thể lây lan sang người khác như thủy đậu, sởi, cúm và tránh tiếp xúc cả với những người tiêm vắc-xin sống giảm động lực. Nên tiêm phòng đầy đủ trước khi sử dụng thuốc này.Thủng đường tiêu hoá cũng đã được báo cáo khi người bệnh sử dụng thuốc Xeljanz.Thuốc Xeljanz có thể làm tăng nguy cơ các biến cố về tim mạch và xuất hiện cục máu đông. Đặc biệt ở những người có yếu tố nguy cơ hay người cao tuổi. Người lớn tuổi có thể có nhiều nguy cơ nhiễm trùng hơn khi sử dụng thuốc này.Trong thời kỳ mang thai thì chỉ nên được sử dụng thuốc Xeljanz khi thật sự cần thiết. Thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ để hiểu rõ nguy cơ cho thai nhi. Bạn cũng cần bác sĩ nếu như bạn đang có kế hoạch mang thai hoặc kế hoạch có thai.Không biết liệu rằng thuốc Xeljanz có đi vào sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, vì nguy cơ gây hại có thể xảy ra cho trẻ sơ sinh nên không cho con bú trong khi bạn sử dụng thuốc Xeljanz và ít nhất 18 giờ sau liều cuối cùng. 6. Tương tác thuốc Nhiều loại thuốc có thể tương tác với Thuốc Xeljanz và gây ra tăng tác dụng không mong muốn hoặc giảm tác dụng. Một số thuốc gây tương tác bao gồm:Thuốc chống trầm cảm như desipramine, fluoxetine, sertraline; thuốc kháng nấm như clotrimazole, fluconazole và itraconazole.Thuốc tim mạch hoặc huyết áp như amiodarone, diltiazem, dronedarone, lidocaine và verapamil.Tthuốc điều trị HIV/ AIDS như atazanavir, efavirenz, darunavir...Thuốc Xeljanz được dùng dưới chỉ định của bác sĩ để làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh viêm khớp do tự miễn. Khi dùng thuốc có thể xảy ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó nếu xảy ra các dấu hiệu bất thường thì người bệnh cần báo ngay với bác sĩ.;;;;;Thuốc Zonalon là thuốc bôi ngoài da được dùng để giảm ngứa trên da do nhiều nguyên nhân gây ra. Thuốc này được chỉ định dùng ngắn hạn để điều trị các triệu chứng ngứa trên da. Thuốc Zonalon có thành phần chính là Doxepin, được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da. Doxepin là một loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng, khi được dùng ngoài da thuốc không có tác dụng chống trầm cảm. Nhưng được dùng ngắn hạn để giúp làm giảm ngứa do một số tình trạng da nhất định như viêm da dị ứng, chàm, viêm da thần kinh.Thuốc này chỉ nên được sử dụng trong thời gian ngắn thường không dùng quá 8 ngày. Mặc dù người ta không biết rõ làm cách nào mà thuốc này lại có thể giúp giảm ngứa. Có thể là do thuốc này hoạt động bằng cách ngăn chặn một chất gây ngứa như histamine mà cơ thể tạo ra trong một phản ứng dị ứng; hoặc tác dụng giảm ngứa cũng có thể là do bạn cảm thấy buồn ngủ hoặc một số tác động khác lên não khiến cho bạn không nhận thấy hoặc không cảm thấy khó chịu vì ngứa. 2. Cách sử dụng thuốc Zonalon Trước khi bôi thuốc Zonalon bạn cần làm sạch vùng bị ảnh hưởng bằng loại xà phòng nhẹ và nước, rửa sạch và lau khô.Nhẹ nhàng lấy một lượng nhỏ thuốc xoa vào vùng bị ảnh hưởng để tạo thành một lớp mỏng, thường dùng khoảng 4 lần một ngày tùy thuộc vào tình trạng da và khả năng đáp ứng thuốc. Khoảng cách giữa các liều cách nhau ít nhất 3-4 giờ hoặc sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, thuốc bôi này chỉ nên dùng trong khoảng thời gian ngắn, thường là dùng tối đa 8 ngày.Rửa tay sạch ngay sau khi sử dụng trừ khi khu vực được điều trị là bao gồm cả bàn tay của bạn. Lưu ý thuốc này chỉ được sử dụng trên da, cần tránh để thuốc này dính vào mắt, mũi, tai, miệng, dính vào vùng âm đạo, hậu môn. Nếu bạn bị thuốc dính vào những vùng này, bạn hãy rửa sạch ngay bằng nước sạch.Sau khi bôi thuốc bạn không che khu vực này bằng nhựa hoặc băng không thấm nước. Che lại vùng được điều trị có thể làm tăng sự hấp thụ của thuốc qua da và từ đó tăng nguy cơ tác dụng phụ toàn thân.Các triệu chứng của quá liều khi dùng liều lượng cao hoặc khi nuốt phải thuốc có thể bao gồm lú lẫn, ảo giác, đồng tử giãn, nhịp tim nhanh hay không đều, chóng mặt nghiêm trọng, ngất xỉu, co giật, mất ý thức.Bạn tránh việc dùng nhiều hơn hoặc dùng thường xuyên hơn, vì điều đó sẽ không giúp bạn cải thiện tình trạng nhanh hơn và nguy cơ mắc các tác dụng phụ sẽ tăng lên. Hãy cho bác sĩ biết nếu như bạn bị buồn ngủ nghiêm trọng trong khi sử dụng sản phẩm này, vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị hấp thụ quá nhiều thuốc. Cần giảm số lần dùng và điều trị nếu cần. 3. Tác dụng phụ của thuốc bôi Zonalon Khi dùng thuốc Zonalon bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:Có thể xảy ra cảm giác bỏng hay châm chích tại chỗ bôi thuốc;Buồn ngủ, chóng mặt, khô miệng, mắt mờ hoặc thay đổi khẩu vị. Nếu bất kỳ tác dụng phụ nào ở trên kéo dài hoặc trầm trọng hơn, bạn hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn ngay lập tức. Để giảm triệu chứng khô miệng bạn hãy ngậm kẹo cứng (không đường) hoặc nhai kẹo cao su (không đường), uống nước hoặc sử dụng chất có tác dụng thay thế nước bọt .Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm: Ợ chua dai dẳng, thay đổi trạng thái tinh thần hay tâm trạng như kích động, lú lẫn, trầm cảm; khó đi tiểu, sưng bàn tay hay bàn chân.Bạn cần được nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu như có bất kỳ tác dụng phụ nào rất nghiêm trọng, bao gồm: Nhịp tim nhanh, nhịp tim không đều, thay đổi thị lực, ngất xỉu, co giật, phát ban, ngứa hoặc sưng đặc biệt là mặt, ở lưỡi hoặc cổ họng, chóng mặt nghiêm trọng và khó thở.Trên đây không phải tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Zonalon. Nếu bạn nhận thấy các tác dụng khác không được liệt kê ở trên mà nghĩ rằng do thuốc, thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Zonalon Đây là một loại thuốc được dùng dưới chỉ định và bạn lưu ý không dùng thuốc nếu: Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc, gặp các vấn đề về tiểu tiện, tăng nhãn áp chưa điều trị.Trước khi sử dụng thuốc này, bạn hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt:Các vấn đề về tiểu tiện: Như khó đi tiểu chẳng hạn như do tuyến tiền liệt phì đại;Các vấn đề về hô hấp như bệnh viêm phế quản, khí phế thũng.Bệnh tăng nhãn áp;Các vấn đề về tim (như nhịp tim không đều), bệnh thận và bệnh về gan.Cường giáp;Tiền sử cá nhân hoặc gia đình về tình trạng rối loạn tâm thần hay tâm trạng chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực, rối loạn tâm thần, tự tử, động kinh, các tình trạng có thể gây ta tăng nguy cơ co giật chẳng hạn như bệnh não, cai rượu.Trong thời kỳ mang thai, việc dùng thuốc Zonalon chỉ nên được sử dụng khi thật sự cần thiết. Trước khi dùng bạn nên thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ.Thuốc này có khả năng tiết vào sữa mẹ và có thể gây ra các tác dụng không mong muốn đối với trẻ bú mẹ. Cho con bú không được khuyến khích trong khi bạn sử dụng thuốc này. 5. Tương tác thuốc: Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc này gồm. Thuốc kháng cholinergic như alkaloids belladonna; thuốc arbutamine; ...Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao như clonidine, guanadrel, guanethidine; thuốc điều trị tuyến giáp...Dùng thuốc ức chế MAO với thuốc Zonalon có thể gây ra những tương tác thuốc nghiêm trọng và có thể gây tử vong. Tránh dùng các chất ức chế MAO như isocarboxazid, linezolid, xanh methylen, moclobemide, phenelzine, procarbazine, rasagiline, safinamide, selegiline, tranylcypromine trong khi bạn điều trị bằng thuốc này.Thuốc Zonalon được dùng ngoài ra nhưng nếu bạn dùng với lượng thuốc lớn hay bôi trên diện rộng có nguy cơ tác dụng phụ lớn hơn. Bạn cần thông báo cho bác sĩ bất kỳ vấn đề nào xảy ra khi dùng thuốc.;;;;;Thuốc Clolar có hoạt chất chính là Clofarabine, được chỉ định để điều trị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính tái phát hoặc khó chữa sau ít nhất hai phác đồ trước đó cho bệnh nhân từ 1 đến 21 tuổi. Cùng tìm hiểu kỹ hơn thuốc Clolar công dụng gì qua bài viết dưới đây. Thuốc Clolar có hoạt chất chính là Clofarabine, một chất ức chế chuyển hóa nucleoside được chỉ định để điều trị bệnh nhi từ 1 đến 21 tuổi bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính tái phát hoặc khó điều trị sau ít nhất hai phác đồ trước đó. Clofarabine có ái lực với enzym kích hoạt phosphoryl hóa, deoxycytidine kinase. Thuốc ức chế sự tổng hợp DNA bằng cách giảm lượng deoxynucleotide triphosphate của tế bào thông qua tác dụng ức chế ribonucleotide reductase và bằng cách chấm dứt sự kéo dài chuỗi DNA. Clolar còn ức chế sự sửa chữa DNA thông qua ức chế cạnh tranh DNA polymerase. Clofarabine 5'-triphosphate cũng phá vỡ tính toàn vẹn của màng ty thể, dẫn đến giải phóng các protein ty thể pro-apoptotic, cytochrome C và yếu tố cảm ứng apoptosis, từ đó dẫn tới chết tế bào theo chương trình. Liều thuốc Clolar khuyến cáo cho trẻ em là 52mg/ m2 dưới dạng truyền tĩnh mạch trong 2 giờ mỗi ngày trong 5 ngày liên tục. Lặp lại các chu kỳ điều trị sau khi phục hồi hoặc chức năng cơ quan trở lại ban đầu, khoảng 2 đến 6 tuần một lần.Liều lượng dựa trên diện tích bề mặt cơ thể của bệnh nhân (BSA), được tính bằng cách sử dụng chiều cao và cân nặng thực tế trước khi bắt đầu mỗi chu kỳ. Để ngăn ngừa tương kỵ thuốc, không sử dụng các thuốc khác qua cùng một đường truyền tĩnh mạch. Thực hiện các chu kỳ tiếp theo không sớm hơn 14 ngày kể từ ngày bắt đầu của chu kỳ trước.Thực hiện các biện pháp điều trị hỗ trợ, chẳng hạn như truyền dịch tĩnh mạch, điều trị hạ huyết áp và kiềm hóa nước tiểu trong suốt 5 ngày dùng Clolar để giảm tác động của quá trình ly giải khối u và các phản ứng có hại khác.Ngừng Clolar nếu hạ huyết áp trong 5 ngày dùng thuốc. Theo dõi bệnh nhân đang dùng các loại thuốc có ảnh hưởng đến huyết áp.Theo dõi chức năng thận và gan trong 5 ngày dùng Clolar.Theo dõi chức năng tim khi dùng Clolar.Giảm liều 50% ở những bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin (Cr. CL) từ 30 đến 60 m. L/ phút. Không có đủ dữ liệu để đưa ra khuyến cáo về liều lượng ở những bệnh nhân có Cr. CL dưới 30 m. L/phút. 3. Tác dụng phụ của thuốc Clolar Các phản ứng có hại nghiêm trọng khi sử dụng thuốc Clolar bao gồm:Suy tủy.Xuất huyết.Nhiễm trùng nghiêm trọng.Tăng acid uric máu (hội chứng ly giải khối u).Hội chứng rò rỉ mao mạch.Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS).Bệnh tắc tĩnh mạch ở gan.Độc tính trên gan.Độc tính trên thận.Viêm ruột.Phản ứng trên da. 4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Clolar Clolar gây suy tủy có thể nặng và kéo dài. Suy tủy thường có thể hồi phục khi gián đoạn điều trị bằng Clolar. Theo dõi công thức máu đầy đủ trong quá trình dùng thuốc Clolar.Xuất huyết nghiêm trọng bao gồm xuất huyết não, tiêu hóa và phổi và thậm chí gây tử vong đã xảy ra. Phần lớn các trường hợp có liên quan đến giảm tiểu cầu. Theo dõi tiểu cầu, các thông số đông máu và điều trị phù hợp khi xảy ra biến cố trên.Clolar làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm nhiễm trùng huyết nặng và gây tử vong. Theo dõi bệnh nhân về các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng, ngưng dùng Clolar và điều trị kịp thời.Sử dụng Clolar có thể dẫn đến hội chứng ly giải khối u. Theo dõi bệnh nhân đang điều trị về các triệu chứng của hội chứng ly giải khối u. Nên bắt đầu các biện pháp phòng ngừa bao gồm truyền đủ dịch tĩnh mạch và các biện pháp kiểm soát axit uric ở bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ hội chứng ly giải khối u.Clolar có thể gây ra hội chứng giải phóng cytokine (ví dụ, thở nhanh, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, phù phổi) có thể tiến triển thành hội chứng phản ứng viêm hệ thống (SIRS) với hội chứng rò rỉ mao mạch và suy giảm chức năng có thể gây tử vong. Theo dõi bệnh nhân thường xuyên về những tình trạng này. Theo dõi chặt chẽ hội chứng này và có biện pháp can thiệp sớm có thể làm giảm nguy cơ. Ngừng ngay Clolar và đưa ra các biện pháp hỗ trợ thích hợp. Việc sử dụng steroid dự phòng có thể có lợi trong việc ngăn ngừa các dấu hiệu hoặc triệu chứng của SIRS hoặc hội chứng rò rỉ mao mạch. Cân nhắc sử dụng thuốc lợi tiểu và/ hoặc albumin. Sau khi bệnh nhân ổn định và chức năng các cơ quan đã trở lại như ban đầu, có thể cân nhắc điều trị bằng Clolar với liều giảm 25%.Những bệnh nhân trước đó đã được ghép tế bào gốc tạo máu có nguy cơ mắc bệnh tắc tĩnh mạch ở gan cao hơn. Các hiện tượng nhiễm độc gan nghiêm trọng đã được báo cáo trong một nghiên cứu ở bệnh nhi mắc bệnh bạch cầu cấp tính tái phát hoặc khó chữa. Theo dõi và ngừng sử dụng Clolar nếu nghi ngờ xảy ra tình trạng trên.Nhiễm độc gan nghiêm trọng và gây tử vong, bao gồm viêm gan và suy gan, đã xảy ra khi sử dụng Clolar. Tăng AST và ALT thường xảy ra trong vòng 10 ngày sau khi dùng Clolar và trở lại mức 2 hoặc ít hơn trong vòng 15 ngày. Theo dõi chức năng gan và các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm gan và suy gan. Ngừng dùng Clolar ngay lập tức nếu tăng men gan độ 3 trở lên và/ hoặc bilirubin.Clolar có thể gây suy thận cấp. Theo dõi bệnh nhân về độc tính trên thận.Các trường hợp tử vong và nghiêm trọng của viêm ruột, bao gồm viêm đại tràng giảm bạch cầu, viêm manh tràng và viêm đại tràng do C difficile, đã xảy ra trong khi điều trị bằng Clofarabine. Điều này xảy ra thường xuyên hơn trong vòng 30 ngày sau khi điều trị và trong quá trình kết hợp hóa trị liệu. Viêm ruột có thể dẫn đến biến chứng hoại tử, thủng, xuất huyết hoặc nhiễm trùng huyết. Theo dõi bệnh nhân về các triệu chứng của bệnh viêm ruột và điều trị kịp thời.Các trường hợp tử vong do hội chứng Stevens-Johnson (SJS) và hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN) đã được báo cáo. Ngừng dùng Clofarabine nếu phát ban tróc vảy hoặc bóng nước, hoặc nếu nghi ngờ SJS hoặc TEN.Dựa trên những phát hiện từ các nghiên cứu về sinh sản ở động vật và cơ chế hoạt động của thuốc, Clolar có thể gây hại cho thai nhi khi dùng cho phụ nữ mang thai. Tư vấn cho phụ nữ về khả năng sinh sản về nguy cơ có thể xảy ra với thai nhi và sử dụng phương pháp tránh thai hiệu quả trong khi điều trị bằng Clolar và ít nhất 6 tháng sau liều cuối cùng. Tư vấn cho nam giới có bạn tình nữ có khả năng sinh sản sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong khi điều trị bằng Clolar và ít nhất 3 tháng sau liều cuối cùng. Trên đây là các thông tin tổng quan về thuốc Clolar. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần thêm thông tin về thuốc, bệnh nhân đừng ngần ngại liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.
question_10
Xét nghiệm nhóm máu tự động
doc_10
I. Nhóm máu ABO và nhóm máu Rh 1. Nhóm máu ABO Là tên của một hệ thống nhóm máu của người do sự có mặt của kháng nguyên A và B trên màng hồng cầu. - Màng hồng cầu của người có một trong hai hoặc có cả hai loại kháng nguyên chính là kháng nguyên A và kháng nguyên B. Trong huyết tương có một trong hai hoặc cả hai loại kháng thể chính là kháng thể chống A và kháng thể chống B. - Nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể chống B trong huyết tương - Nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể chống A trong huyết tương - Nhóm máu AB: có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể nào trong huyết tương - Nhóm máu O: không có loại kháng nguyên A, B và trong huyết tương có cả hai loại kháng thể chống A, B 2. Hệ thống nhóm máu Rh Là hệ nhóm máu quan trọng thứ 2 sau nhóm máu ABO bao gồm 50 loại kháng nguyên nhóm máu, trong đó năm kháng nguyên D, C, c, E, e và D là quan trọng nhất. - Mỗi cá nhân có hoặc không có kháng nguyên D của hệ Rh. Khi có kháng nguyên D thì được xác định là Rh + (Dương tính), không có kháng nguyên D được xác định là Rh – (Âm tính). II. Ý nghĩa xét nghiệm - Xác định nhóm máu khi có chỉ định truyền máu, hiến máu cứu người - Xác định nguyên nhân sảy thai, lưu thai trong bất đồng nhóm máu mẹ con - Xác định nguy cơ tan huyết của trẻ sơ sinh để điều trị bệnh liên quan đến Rh. III. Chỉ định - Truyền máu - Hiến máu - Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sảy thai, lưu thai chưa loại trừ được nguyên nhân do bất đồng nhóm máu mẹ con - Xác định nhóm máu khi khách hàng có nhu cầu - Tan máu ở trẻ sơ sinh nghi ngờ liên quan đến Rh. IV. Xác định nhóm máu ABO, Rh trên máy tự động Orthovision Nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân cũng như biết được tính chất quan trọng, chính xác và cấp thiết của việc xác định nhóm máu. - Công nghệ tự động giúp rút ngắn thời gian ủ và ly tâm gelcard (thời gian tiết kiệm được so với các phương pháp truyền thống), cho ra kết quả nhanh nhất. - Với chế độ chạy cấp cứu, máy cho phép nạp mẫu cấp cứu cả trong lúc đang chạy các xét nghiệm thường quy. - Các thao tác, kỹ thuật được tiến hành trên máy, hạn chế được sai sót chủ quan do người thực hiện gây ra. - Kết nối dữ liệu với mạng quản lý thông tin phòng xét nghiệm giúp chuyển trả kết quả chính xác đến khoa chỉ định trong thời gian ngắn nhất. - Bộ nhớ 1000GB cho phép lưu trữ toàn bộ kết quả xét nghiệm được thực hiện trên máy trong 3 năm và truy xuất dữ liệu dễ dàng. V. Cách lấy mẫu, thời gian trả kết quả - Máu toàn phần được lấy vào ống chống đông EDTA - Thể tích: 2ml - Ghi rõ thông tin bệnh nhân và ống máu phải có mã code - Mẫu được bảo quản ở nhiệt độ 20-25o C trong 8h, khi vận chuyển xa cần bảo quản nhiệt độ 2-8o C vận chuyển về khoa xét nghiệm không quá 24h - Kết quả trả sau 90 phút tính từ thời gian nhận mẫu. 1. Thông tư 26/2013/TT – BYT về Hướng dẫn hoạt động truyền máu. 2. Hướng dẫn sử dụng máy Ortho vision. version=1
doc_37292;;;;;doc_19147;;;;;doc_41522;;;;;doc_59017;;;;;doc_40247
Xét nghiệm định nhóm máu là xét nghiệm thường quy. Song rất quan trọng và ý nghĩa ở trường hợp cần xác định nhóm máu cho người nhận máu và người hiến máu. 1. Là một nhóm kháng nguyên được mã hóa bởi các gen nằm trên một hoặc nhiều vị trí liên kết chặt chẽ với nhau và hầu như không có phản ứng chéo, tạo ra những tính trạng (kiểu hình), được gọi chung là nhóm máu. Ví dụ người nhóm máu AB là do có cả gen A và gen B. Nhóm máu theo hệ thống ABO bao gồm các kháng thể và kháng nguyên. - Nguyên lí xét nghiệm nhóm máu: Làdùng kháng thể đã biết để phát hiện kháng nguyên tương ứng trên màng hồng cầu và dùng hồng cầu mẫu đã biết trước kháng nguyên để xác định kháng thể tương ứng trong huyết thanh dựa vào phản ứng ngưng kết. 2. Các phương pháp định nhóm máu a) Phương pháp thủ công - Có 2 phương pháp thủ công gồm: Định nhóm máu trên phiến và định nhóm máu trong ống nghiệm - Ưu, nhược điểm của phương pháp thủ công: + Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giá rẻ. + Nhược điểm: Phương pháp thủ công nên dễ sai sót về kỹ thuật, nhầm lẫn về thủ tục hành chính, phụ thuộc tay nghề và trình độ của người làm kỹ thuật. b) Phương pháp tự động - Có 2 phương pháptự động: Định nhóm máu bằng Gelcard bán tự động và định nhóm máu bằng Gelcard trên máy tự động hoàn toàn. - Ưu điểm của phương pháp tự động: Là kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, cho kết quả ngưng kết rõ ràng. Đặc biệt, định nhóm máu bằng Gelcard trên máy tự động hoàn toàn mang lại những ưu điểm vượt trội như: + : Là kỹ thuật có các bước thực hiện quy trình tự động hoàn toàn, hạn chế tối đa sự can thiệp trực tiếp của kỹ thuật viên vào quá trình phân tích nhằm giảm thiểu các nguy cơ gây sai sót. + : Số lượng mẫu cần dùng ít (1 ống máu chống đông EDTA, thay vì 1 ống chống đông EDTA và 1 ống Serum như trước). + : Thực hiện được đồng thời các xét nghiệm khác nhau trên cùng 1 mẫu trong 1 lần chạy, có khả năng truy cập ngẫu nhiên, liên tục theo từng đợt hoặc từng mẫu, có vị trí ưu tiên dành cho mẫu cấp cứu, giúp tối ưu hóa quy trình thực hiện xét nghiệm và rút ngắn thời gian trả kết quả. 3. Chỉ định xét nghiệm nhóm máu - Trước truyền máu, cho người nhận máu và người hiến máu. - Khách hàng làm xét nghiệm nhóm máu kiểm tra sức khỏe. sẵn sàng đáp ứng nhanh và kịp thời mọi nhu cầu của khách hàng trong kiểm tra và phát hiện bệnh lý.;;;;;Xét nghiệm nhóm máu có thể cho biết bạn thuộc nhóm máu nào. Hiện nay hai hệ nhóm máu chính được sử dụng đó là hệ ABO và hệ Rh. Trong đó, nếu theo hệ ABO, bạn sẽ có thể mang 1 trong 4 nhóm máu là O, A, B hoặc AB. Nếu theo hệ nhóm máu Rh bao gồm Rh âm và Rh dương. Bên cạnh những hệ nhóm máu trên, các nhà khoa học còn phát hiện một số hệ nhóm máu khác tuy nhiên chúng rất ít gặp ở Việt Nam và không mang nhiều ý nghĩa lâm sàng. Thực hiện xét nghiệm này có thể giúp bạn biết rõ mình có nhóm máu gì và có thể mang lại hữu ích trong trường hợp cần thiết, nhất là khi bạn cần truyền máu. Với một số trường hợp cần truyền máu nhưng không được xử trí kịp thời có thể dẫn đến tử vong, vô cùng nguy hiểm. Nhưng bạn cũng cần hiểu rằng, việc truyền máu không hề đơn giản, mà nó là một quá trình rất phức tạp, thậm chí có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với người được nhận máu bởi rất nhiều lý do. Người cho máu và người nhận máu cần phải có cùng nhóm máu. Nếu truyền nhầm nhóm máu sẽ có thể gây ra rất nhiều rủi ro, có thể dẫn đến một số phản ứng ở người được nhận, chẳng hạn như sốt, nổi mẩn, đổ mồ hôi và thậm chí là tử vong. Với phụ nữ mang thai, xác định nhóm máu cũng là một loại xét nghiệm rất cần thiết để giúp xác định được nguy cơ bất đồng nhóm máu giữa mẹ bầu và thai nhi. Chính sự bất đồng này có thể dẫn đến tai biến trong và sau khi sinh. Với những trường hợp đăng ký hiến tạng thì việc xác định nhóm máu cũng là vấn đề rất cần thiết. Điều này sẽ giúp đánh giá về độ tương thích giữa người cho và người nhận trong tương lai. Một số trường hợp, việc xét nghiệm nhóm máu còn có thể phục vụ xác định huyết thống. Để xét nghiệm nhóm máu có kết quả chính xác nhất, bạn nên thực hiện những lưu ý sau: - Khi đã lên kế hoạch đi xét nghiệm, bạn cần lưu ý không sử dụng chất kích thích. - Với xét nghiệm này, bạn không cần nhịn ăn mà chỉ cần uống đủ nước. - Với các mẹ bầu, xét nghiệm nhóm máu có thể được chỉ định thực hiện cùng với một số loại xét nghiệm khác để từ đó có những đánh giá chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của thai phụ. Chính vì thế, khi đi xét nghiệm, bạn cần lưu ý nhịn ăn để có được kết quả xét nghiệm chính xác nhất. - Bạn vẫn có thể sử dụng thuốc bình thường trước khi thực hiện xét nghiệm. 3. Các phương pháp xét nghiệm nhóm máu Để xét nghiệm nhóm máu, bác sĩ có thể thực hiện theo phương pháp sau: Phương pháp thủ công Bao gồm 2 cách đó là: + Định nhóm máu trên phiến. + Định nhóm máu trong ống nghiệm. Phương pháp thủ công đơn giản và giá thành rẻ nhưng độ chính xác lại phụ thuộc vào trình độ của bác sĩ. Chỉ cần sai sót nhỏ trong kỹ thuật xét nghiệm cũng có thể dẫn đến những kết quả không chính xác. Phương pháp tự động Bao gồm: + Định nhóm máu bằng Gelcard bán tự động. + Định nhóm máu bằng Gelcard được thực hiện trên máy tự động hoàn toàn. Ưu điểm của các phương pháp này là có độ đặc hiệu cao, cho kết quả chính xác. Hơn nữa đối với phương pháp xét nghiệm tự động hoàn toàn có thể giảm thiểu tối đa sự can thiệp của các kỹ thuật viên và do đó có thể hạn chế tối đa nguy cơ sai sót và từ đó đảm bảo kết quả chính xác. Hơn nữa, quá trình phân tích mẫu trên máy cũng có nhiều ưu điểm vượt trội, có thể thực hiện cùng lúc nhiều xét nghiệm khác nhau trên cùng một lần xét nghiệm, truy cập ngẫu nhiên và thậm chí có cả những vị trí ưu tiên đối với các trường hợp xét nghiệm cấp cứu. Chính vì thế, kết quả không chỉ được đảm bảo vệ độ chính xác mà còn có thể rút ngắn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.;;;;;Hệ nhóm máu được xác định dựa trên sự có mặt của các kháng nguyên đặc trưng trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh. Nhóm máu là đặc điểm sinh học riêng được quyết định bởi gen, xét nghiệm nhóm máu kiểm tra chính xác máu của một người thuộc hệ nào có vai trò quan trọng trong khám và điều trị bệnh. 1. Các nhóm máu cơ bản ở người Có 4 nhóm máu cơ bản (xét theo hệ nhóm máu ABO - hệ nhóm máu được sử dụng phổ biến hiện nay) là: A, B, AB và O. Cụ thể: Nhóm máu A: Người thuộc nhóm máu này có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, ngược lại trong huyết thanh có kháng thể chống B. Nhóm máu B: Người thuộc nhóm máu này có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, ngược lại trong huyết thanh có kháng thể chống A. Nhóm máu AB: Người thuộc nhóm máu này có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu, trong huyết thanh không có kháng thể. Nhóm máu O: Người thuộc nhóm máu này không có kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu, ngược lại trong huyết thanh có cả kháng thể chống A và B. Ngoài ra mỗi nhóm máu thuộc hệ 4 nhóm máu cơ bản trên có thể chia thành 2 nhóm là Rh (+) và Rh (-) liên quan đến sự có mặt của kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu. Hầu hết con người đều có kháng nguyên D, nghĩa là thuộc nhóm máu Rh dương (+), những người thuộc nhóm máu Rh âm (-) là nhóm máu hiếm. Như vậy, khi làm xét nghiệm nhóm máu, cần phân tích xác định các kháng nguyên trên bề mặt tế bào hồng cầu. Nhóm máu được xác định thường kết hợp cả hệ Nhóm máu ABO và hệ nhóm máu Rh, nghĩa là gồm 8 nhóm máu: Nhóm A+, nhóm A-, Nhóm B+, Nhóm B-, Nhóm AB+, Nhóm AB-, Nhóm O+, nhóm O-. Các kháng thể trên bề mặt hồng cầu và huyết thanh này không chỉ có ý nghĩa xác định nhóm máu mà còn có khả năng tạo miễn dịch tốt, điều này lý giải vì sao những người thuộc nhóm máu khác nhau có sức khỏe và khả năng nhiễm bệnh khác nhau. Xét nghiệm nhóm máu là xét nghiệm cơ bản trong khám và chữa bệnh hiện nay, hầu hết mọi người đều cần thực hiện. Xác định nhóm máu của bản thân giúp các thủ tục y tế diễn ra nhanh hơn như: - Khi cần truyền máu: Do thiếu máu, chuẩn bị phẫu thuật hay thực hiện thủ thuật gây mất nhiều máu. Máu truyền để không gây phản ứng gây hại cần tương thích với máu cơ thể. - Khi hiến máu: Hiến máu là hoạt động nhân đạo được vận động với tất cả người dân, máu hiến được nhận, phân loại và xử lý để truyền cho người bệnh có nhu cầu. - Khi hiến tạng hay bộ phận cơ thể khác: Vì mục đích y học, cứu người, để đảm bảo tạng hay bộ phận cơ thể hiến tặng tương thích với người nhận, cần đảm bảo nhóm máu tương ứng thích hợp. - Khi cần xác định huyết thống: Kháng thể trên hồng cầu xác định nhóm máu có tính chất di truyền, vì thế Xét nghiệm nhóm máu dù không khẳng định quan hệ huyết thống giữa 2 cá thể song vẫn có ý nghĩa nhất định. - Thai phụ xét nghiệm nhóm máu để kiểm tra, sàng lọc trường hợp mẹ và con bất đồng nhóm máu. Với những mục đích y tế này, nhiều người khỏe mạnh hay còn trẻ tuổi nhưng vẫn thực hiện xét nghiệm nhóm máu để thuận tiện về sau. Như vậy, xét nghiệm nhóm máu không phải là thủ tục khám chữa bệnh nhưng rất cần thiết để phòng trường hợp cần đến. Đây là xét nghiệm cơ bản có thể thực hiện tại nhiều bệnh viện, phòng khám hay trung tâm xét nghiệm trên cả nước. 3.1. Phương pháp thủ công Phương pháp này thực hiện định nhóm máu trên phiến hoặc trong ống nghiệm. Ưu điểm là đơn giản, dễ làm, giá thành xét nghiệm rẻ nên được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên kỹ thuật xét nghiệm này dễ gặp sai sót, tỷ lệ sai sót phụ thuộc nhiều vào tay nghề và trình độ của người thực hiện, vì thế rất có khả năng nhầm lẫn. 3.2. Phương pháp tự động Đây là kỹ thuật xét nghiệm mới, có thể định Nhóm máu Bằng Gelcard bán tự động hoặc bằng Gelcard trên máy tự động hoàn toàn. Do là kỹ thuật xét nghiệm tự động nên độ nhạy và độ đặc hiệu cao, kết quả chính xác và độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, định nhóm máu bằng Gelcard tự động hoàn toàn chỉ cần lượng mẫu ít (1 ống chống đông EDTA), có thể phân tích cùng lúc nhiều mẫu nên có thể xét nghiệm hàng loạt, thời gian xét nghiệm và trả kết quả nhanh. Việc thực hiện tự động cũng giảm các yếu tố ảnh hưởng từ nhân viên thực hiện đến kết quả phân tích, giảm nguy cơ sai sót. 4. Nếu cần thực hiện các thủ tục can thiệp, hiến tặng máu hay nội tạng, bệnh viện sẽ thực hiện xét nghiệm máu và thông báo kết quả, vì thế bạn không nên quá lo lắng nếu chưa biết về thông tin này. Nếu bạn chuẩn bị đi xét nghiệm nhóm máu, cần lưu ý một số vấn đề sau: - Vẫn có thể sử dụng thuốc điều trị như bình thường, nếu lo lắng về ảnh hưởng của thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. - Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,... trước khi lấy máu xét nghiệm. - Nên uống nhiều nước, không cần nhịn ăn trước khi thực hiện để đảm bảo cơ thể đủ năng lượng. Tại một số nơi, nhất là khi hiến máu lượng lớn, bạn có thể được uống nước hoặc trà ngọt để đảm bảo năng lượng. - Với phụ nữ mang thai, thường xét nghiệm nhóm máu sẽ thực hiện cùng các loại xét nghiệm khác để kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng như tình trạng của thai nhi nên cần nhịn ăn, có thể phải ngừng sử dụng thuốc. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất. Như vậy, xét nghiệm nhóm máu là xét nghiệm cơ bản, thực hiện nhanh chóng, dễ dàng nhưng lại là thông tin vô cùng quan trọng cho việc khám điều trị bệnh sau này. Do đó mọi người nên sắp xếp thời gian kiểm tra, xác định nhóm máu của mình và gia đình.;;;;;Nhóm máu ở mỗi người là khác nhau, nếu hai người có nhóm máu khác nhau, nếu truyền máu có thể gây phản ứng ngưng kết nguy hiểm. Để đảm bảo truyền máu an toàn, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân chia thành các nhóm máu khác nhau dựa trên loại kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh. Vì thế, để truyền máu an toàn và dễ dàng từ người này sang người kia, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân chia thành các nhóm máu khác nhau. Với hệ nhóm máu ABO, gồm 4 nhóm máu chính có đặc điểm như sau: Người nhóm máu A: đặc trưng là sự có mặt của kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu, ngoài ra là kháng thể kháng B trong huyết thanh. Người nhóm máu B: đặc trưng là sự có mặt của kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, ngoài ra là kháng thể kháng A trong huyết thanh. Người nhóm máu AB: đặc trưng là sự có mặt của cả hai kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu. Người nhóm máu O: Không có kháng nguyên bề mặt hồng cầu, chỉ có kháng thể kháng A và B trong huyết thanh. Với hệ nhóm máu Rh, gồm 2 nhóm máu chính có đặc điểm như sau: Nhóm máu Rh D +: trên bề mặt hồng cầu có kháng nguyên D đặc hiệu. Nhóm máu Rh D -: trên bề mặt hồng cầu không có kháng nguyên D đặc hiệu. Như vậy, để biết bản thân thuộc nhóm máu nào, cần đến các xét nghiệm kiểm tra sự có mặt của kháng nguyên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh. Trong hầu hết trường hợp, một người chỉ mang 1 nhóm máu trong suốt cuộc đời. Bạn có thể chủ động đi xét nghiệm nhóm máu để nắm được thông tin về nhóm máu của bản thân, chuẩn bị cho các trường hợp cần truyền máu trong tương lai. Ngoài ra, một số trường hợp khác cần xét nghiệm nhóm máu như: Xét nghiệm lựa chọn đơn vị máu phù hợp để cấp phát máu truyền trong trường hợp thiếu máu, phẫu thuật, mất máu quá nhiều,… Khi cần hiến máu, hiến bộ phận cơ thể. Phụ nữ trong thời gian mang thai cần xét nghiệm nhóm máu để loại trừ nguy cơ bất đồng nhóm máu mẹ - con nguy hiểm. Khi cần xác định huyết thống. Trong dân gian có lưu truyền 1 số phương pháp kiểm tra nhóm máu, tuy nhiên để cho kết quả chính xác thì cần xét nghiệm với sự hỗ trợ của thiết bị và công nghệ phân tích hiện đại. Mỗi người nên chủ động xét nghiệm để biết nhóm máu của mình. 2. Các xét nghiệm nhóm máu phổ biến nhất hiện nay Có hai loại xét nghiệm cơ bản để xác định nhóm máu hiện nay, bao gồm: 2.1. Phương pháp thủ công Đây là phương pháp truyền thống, thực hiện khá đơn giản nên giá thành rẻ nhưng hiện nay ít phổ biến. Để xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy lượng máu nhỏ và phân tích trên phiến hoặc ống nghiệm. Tuy nhiên, nhược điểm của cách thử nhóm máu thủ công là độ chính xác không cao, dễ nhầm lẫn giữa các nhóm máu, kết quả còn phụ thuộc vào tay nghề và trình độ của người làm kỹ thuật. Hiện nay, phương pháp xét nghiệm nhóm máu này không còn được ưa chuộng so với xét nghiệm hiện đại. 2.2. Phương pháp tự động Hầu hết các bệnh viện, trung tâm xét nghiệm hiện nay đều xét nghiệm nhóm máu theo phương pháp tự động, sử dụng máy hỗ trợ hoặc gelcard bán tự động. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như: thực hiện đơn giản, có thể phân tích cùng lúc nhiều mẫu nhưng vẫn cho kết quả chính xác, độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Đặc biệt là xét nghiệm gelcard trên máy tự động để xác định nhóm máu có nhiều ưu điểm như: Quy trình tự động hoàn toàn, hạn chế ảnh hưởng kết quả xét nghiệm do sự tác động của con người. Cần số lượng mẫu xét nghiệm ít, giảm đau đớn và mất máu cho người thực hiện, nhất là các trường hợp cấp cứu, cần cấp truyền máu. Có thể thực hiện đồng thời nhiều xét nghiệm khác nhau trên cùng 1 mẫu trong 1 lần xét nghiệm, rút gọn thời gian trả kết quả và đạt hiệu quả khám chữa bệnh cao. Với những ưu điểm này, hầu hết các đơn vị xét nghiệm nhóm máu hiện nay đều áp dụng theo phương pháp tự động với sự hỗ trợ của thiết bị phân tích hiện đại nên độ chính xác rất cao. 3. Cách thử nhóm máu tại nhà nhanh chóng, chính xác Khi đăng ký dịch vụ này, nhân viên y tế sẽ đến lấy mẫu tận nơi theo lịch hẹn, lấy mẫu đúng kỹ thuật và bảo quản trong điều kiện thích hợp, đảm bảo mẫu chất lượng đưa đến phân tích tại phòng xét nghiệm. Với chi phí phát sinh chỉ từ 10.000 đồng cho việc đi lại lấy mẫu và trả kết quả, rất nhiều khách hàng đã đăng ký dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà để kiểm tra nhóm máu và làm nhiều xét nghiệm kiểm tra, đánh giá sức khỏe khác.;;;;;Hiện nay, có không ít người trưởng thành, thậm chí lớn tuổi nhưng chưa xác định được nhóm máu của mình và cho rằng việc này không quá cần thiết. Thực tế, việc chủ động nắm được nhóm máu của mình và những người xung quanh là rất quan trọng, giúp ích rất nhiều khi cần điều trị bệnh. 1. Tìm hiểu về đặc điểm các nhóm máu Có nhiều cách phân chia nhóm máu nhưng hiện nay, hai hệ nhóm máu được sử dụng phổ biến là hệ ABO và hệ Rh, cả hai phân chia nhóm máu dựa trên kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh. Với đặc điểm này, quy tắc truyền máu giữa các nhóm máu được nghiên cứu đưa ra, ứng dụng rất lớn trong y học hiện nay. 1.1. Hệ nhóm máu ABO Hệ nhóm máu ABO phân chia thành 4 nhóm máu A, B, O và AB theo loại kháng nguyên có mặt ở bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh. Các loại kháng nguyên và kháng thể này có sự tương tác với nhau, do vậy khả năng truyền - nhận máu của mỗi nhóm máu là khác nhau. Ví dụ, người nhóm máu O có thể truyền cho tất cả các nhóm máu thuộc hệ nhưng chỉ nhận được máu từ người có cùng nhóm. Ngược lại là những người thuộc nhóm máu AB, có thể nhận máu từ tất cả các nhóm máu do không có kháng nguyên bề mặt hồng cầu nhưng chỉ cho được người có cùng nhóm. 1.2. Cụ thể, nếu một người có kháng nguyên này, được xếp vào nhóm máu Rh D dương, ngược lại là Rh D âm. Ở Việt Nam, tỷ lệ người ở nhóm Rh D âm rất thấp, chỉ khoáng 0.07%, hầu hết mọi người là nhóm máu Rh D dương. Do vậy, những người thuộc nhóm máu Rh D âm là nhóm máu hiếm, có thể truyền máu cho tất cả mọi người nhưng chỉ nhận được máu của người cùng nhóm máu. Như vậy, để xác định nhóm máu chính xác của một người thì cần xét nghiệm kiểm tra kháng nguyên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh. 2.1. Sử dụng bộ kit kiểm tra nhóm máu Trên thị trường hiện có bán một số loại kit kiểm tra nhóm máu, bao gồm kim nhọn để lấy máu và thẻ kiểm tra. Để kiểm tra nhóm máu, bạn thực hiện các bước lấy máu kiểm tra: Dùng kim nhọn có sẵn, đâm nhẹ vào đầu ngón tay, sau đó bấm ngón tay để nhỏ giọt máu nhỏ lên vùng kiểm tra của thẻ. Sử dụng que nhọn có trong kit hoặc tăm nhỏ nhưng phải đảm bảo sạch để quét đều máu lên các vùng kiểm tra của thẻ. Tất cả các vùng kiểm tra của thẻ đều cần được phủ máu, nếu không sẽ không cho kết quả chính xác. Kết quả xác định nhóm máu như thẻ kiểm tra đưa ra như sau: Nếu máu không bị vón cục trên thẻ, bạn thuộc nhóm máu O. Nếu máu bị vón cục ở vùng Anti-A nghĩa là bạn thuộc nhóm máu A. Nếu máu bị vón cục ở vùng Anti-B nghĩa là bạn thuộc nhóm máu B. Nếu máu bị vón cùng ở cả hai vùng Anti-A và Anti-B nghĩa là bạn thuộc nhóm máu AB. Cách kiểm tra nhóm máu bằng kit test này khá đơn giản, cho kết quả tương đối chính xác trong thời gian ngắn, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng kỹ thuật có thể không cho kết quả hoặc kết quả sai. 2.2. Với dịch vụ xét nghiệm nhóm máu tại nhà, bạn chỉ cần đặt lịch hẹn với bệnh viện, sau đó nhân viên y tế sẽ đến lấy mẫu tận nơi. Mẫu xét nghiệm được bảo quản với điều kiện phù hợp, đảm bảo trong quá trình di chuyển đưa mẫu về xét nghiệm tại phòng phân tích. Ngoài xét nghiệm nhóm máu, xét nghiệm máu khác có thể đồng thực hiện để bạn kiểm tra sức khỏe bản thân một cách chủ động. Thông tin về nhóm máu là thông tin sinh học quan trọng của mỗi người, nên chủ động kiểm tra nắm bắt sớm, phòng trừ các trường hợp cần trao - truyền máu khẩn cấp có thể thực hiện nhanh chóng. Trước khi lấy máu xét nghiệm nhóm máu, bạn cần lưu ý một số điều sau: Không sử dụng chất kích thích, không cần phải nhịn ăn, uống đầy đủ lượng nước cần thiết để tránh máu quá đặc. Hãy lựa chọn địa chỉ xét nghiệm nhóm máu uy tín để kết quả nhanh và chính xác. Chi phí xét nghiệm niêm yết công khai và hợp lý. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ, kỹ thuật viên được đào tạo bài bản, nhiều năm trong nghề, tận tâm với bệnh nhân.
question_11
Tầm soát ung thư toàn diện ở nữ giới và những điều cần lưu ý
doc_11
Nếu không được điều trị sớm, các bệnh ung thư ở nữ giới có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, giảm khả năng sinh sản và gây tử vong cho người bệnh. Một số bệnh ung thư thường gặp ở chị em có thể kể đến như ung thư vú và ung thư cổ tử cung,… Nhiều phụ nữ cho rằng, việc tầm soát ung thư là không cần thiết, hay mình còn quá trẻ nên chưa thể bị ung thư được, hoặc các triệu chứng này không quá đáng ngại,… Đây chính là những quan điểm sai lầm, những lý do khiến chị em ủ bệnh lâu dài và cuối cùng dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Trên thực tế, rất nhiều ca bệnh ung thư được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn và gây tử vong. Hơn nữa, chị em được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thường có tâm lý bi quan, thậm chí từ chối điều trị. Việc chủ động tầm soát ung thư toàn diện có thể mang đến cho nữ giới rất nhiều lợi ích: + Đối với những phụ nữ khỏe mạnh: Tùy vào tình trạng sức khỏe hiện tại, các bác sĩ sẽ tư vấn cho chị em về việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật tốt hơn. + Trường hợp phát hiện ung thư sớm, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị kịp thời để tránh tình trạng bệnh tiến triển và gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở nữ được đánh giá là những loại ung thư có cơ hội điều trị khỏi bệnh rất cao nếu phát hiện ở giai đoạn đầu. - Tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian điều trị bệnh: Nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, các bác sĩ cần thực hiện kết hợp rất nhiều phương pháp điều trị ung thư rất phức tạp và cần mất rất nhiều thời gian điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, khi phát hiện ung thư sớm, việc điều trị sẽ dễ dàng hơn. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí cũng như thời gian điều trị sẽ được giảm đi rất nhiều. - Góp phần giữ gìn hạnh phúc gia đình: Tầm soát ung thư sớm để bảo vệ sức khỏe, cũng là cách góp phần bảo vệ thiên chức làm mẹ của chị em và gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tầm soát ung thư toàn diện nên thực hiện mỗi 1-2 năm/lần, nhất là đối với những trường hợp phụ nữ có nguy cơ cao bị bệnh. Thông qua những kết quả tầm soát, chị em sẽ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe bản thân và đồng thời có những điều chỉnh về chế độ ăn uống, tập luyện, thói quen sinh hoạt, làm việc và chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh. Ở độ tuổi từ 21 đến 22, chị em đã có thể tầm soát ung thư. Đặc biệt, đối với những trường hợp có nguy cơ cao như mắc bệnh mạn tính, gia đình có người mắc ung thư, có thói quen sinh hoạt không lành mạnh,… thì việc tầm soát ung thư sớm lại càng quan trọng. Bên cạnh đó, chị em cũng nên đi tầm soát ung thư nếu có một số biểu hiện như sau: - Có những thay đổi, bất thường ở ngực như da ngực bị nhăn, núm vú thụt vào trong hay tiết dịch bất thường, vùng da xung quanh ngực bị tróc vẩy hoặc mẩn đỏ,… - Đầy hơi, chướng bụng kéo dài và kèm theo một số biểu hiện bất thường khác như chảy máu hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân,… - Xuất huyết âm đạo bất thường. - Trên da có nhiều thay đổi như màu sắc da bất thường, nốt ruồi to bất thường, có nhiều đốm lạ trên da,… - Lẫn máu trong phân và nước tiểu,… - Hạch bạch huyết sưng lên hoặc mềm hơn và những thay đổi này diễn ra lâu dài (hơn 1 tháng). - Khó nuốt kèm theo một số triệu chứng khác như nôn, giảm cân,… - Sụt cân không rõ lý do - Ợ nóng kéo dài. - Có những vết loét trong miệng, những mảng màu vàng, xám hay trắng trong miệng,… - Sốt kéo dài mà không rõ nguyên nhân. - Mệt mỏi kéo dài và kèm theo nhiều triệu chứng bất thường. - Ho dai dẳng. - Đau: Những cơn đau bất thường, không rõ nguyên nhân và thường xuyên xảy ra trong vòng từ 1 tháng trở lên,… Những triệu chứng của bệnh ung thư thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh nguy hiểm khác. Chính vì thế, chị em nên lắng nghe cơ thể. Khi xảy ra bất cứ thay đổi nào, bạn không nên chủ quan mà hãy đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Tầm soát ung thư toàn diện ở nữ giới thường bao gồm các danh mục chính như sau: - Khám lâm sàng, khám phụ khoa. - Thực hiện các xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu, chẳng hạn như xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư như định lượng CA 125, CA 15-3,… - Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng chẳng hạn như siêu âm đầu dò tử cung- buồng trứng, soi cổ tử cung, chụp X-quang tuyến vú, chup CT, chụp cộng hưởng từ,. . , - Xét nghiệm tế bào học, xét nghiệm mô bệnh học. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ có định hướng cụ thể để mang lại hiệu quả tầm soát cao nhất và tiết kiệm chi phí tối đa cho người bệnh. Để đảm bảo kết quả chính xác và việc tầm soát ung thư diễn ra thuận lợi, chị em nên lưu ý một số vấn đề sau: - Nhịn ăn trước khi thực hiện xét nghiệm máu. - Không dùng các chất kích thích trước khi làm xét nghiệm. - Không nên khám phụ khoa trong những ngày kinh nguyệt. - 2 ngày trước khi xét nghiệm không nên thụt rửa âm đạo, đặt thuốc âm đạo hoặc quan hệ. - Nếu đang mang thai thì không nên chụp X-quang.
doc_44035;;;;;doc_21180;;;;;doc_14389;;;;;doc_53890;;;;;doc_2275
Một số loại ung thư ở nữ giới như ung thư tử cung, ung thư vú,... đang ngày càng trẻ hóa. Do đó việc tầm soát ung thư lại càng quan trọng. Đây là phương pháp giúp chị em phát hiện sớm bệnh và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Những thông tin dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về tầm soát ung thư tổng quát và một số vấn đề cần lưu ý. Ung thư được đánh giá là bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan với loại bệnh này và thường chỉ đi khám khi bệnh đã bước sang giai đoạn muộn và tiến triển nghiêm trọng. Ở giai đoạn muộn, ung thư thường gây ra những biến chứng nguy hiểm, làm giảm khả năng sinh sản của chị em và thậm chí có thể gây tử vong. Bên cạnh đó, những bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thường có tâm lý tiêu cực, thậm chí, từ chối điều trị. Tầm soát ung thư tổng quát có thể mang lại những lợi ích như sau: + Đối với các trường hợp khỏe mạnh: Các bác sĩ sẽ đưa ra những lời tư vấn cặn kẽ đối với từng trường hợp cụ thể, hướng dẫn chị em điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường sức khỏe và phòng ngừa bệnh. + Nếu phát hiện ung thư: Bác sĩ cũng sẽ giải thích cho bệnh nhân về tình trạng bệnh hiện tại và các giải pháp điều trị bệnh phù hợp. Phát hiện sớm là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Hiện nay, 2 loại ung thư phổ biến ở nữ giới là ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và thực hiện các phác đồ điều trị phù hợp, 2 căn bệnh này thường có tỷ lệ chữa khỏi rất cao. - Tiết kiệm chi phí: Phát hiện càng sớm thì việc điều trị bệnh sẽ ít phức tạp hơn, người bệnh cũng không mất quá nhiều thời gian điều trị bệnh. Do đó có thể tiết kiệm đáng kể chi phí điều trị bệnh. Ngược lại, các trường hợp phát hiện bệnh muộn, việc điều trị rất phức tạp và người bệnh thường sẽ phải điều trị bệnh lâu dài. Lúc này, chi phí điều trị cũng rất tốn kém và không đạt hiệu quả cao giống như những người phát hiện sớm. - Góp phần giữ gìn hạnh phúc gia đình: Khi phát hiện bệnh sớm, cơ hội điều trị hiệu quả cao, người bệnh sẽ có tâm lý tích cực hơn, lạc quan hơn. Bên cạnh đó, tầm soát ung thư sớm cũng sẽ giúp chị em bảo vệ thiên chức làm mẹ và gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tầm soát ung thư tổng quát mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nên chị em có thể thực hiện từ độ tuổi 21-22. Tuy nhiên, với những đối tượng có nguy cơ cao thì càng nên chú trọng đến việc kiểm tra sức khỏe và tầm soát ung thư sớm. Cụ thể là những đối tượng sau: - Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn,... - Lười vận động, hay thức khuya, ngủ không đủ giấc và thường xuyên gặp áp lực,. . - Hay uống bia rượu và có thói quen hút thuốc lá. - Các trường hợp mắc bệnh lý mạn tính và không áp dụng những phương pháp kiểm soát bệnh hiệu quả thì nguy cơ ung thư cũng sẽ tăng lên. - Tiền sử bệnh gia đình: Trong gia đình có mẹ hay chị gái hoặc em gái mắc ung thư vú thì bạn cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này cao hơn những người khác. - Thường xuyên phải sống và làm việc trong môi trường độc hại, nhiễm hóa chất thì nguy cơ ung thư cũng sẽ cao hơn. - Ngoài ra, nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường sau, chị em nên đi tầm soát ung thư càng sớm càng tốt: + Da vùng ngực nhăn nheo, bong tróc; núm vú tiết dịch hay bị thụt vào trong,... + Thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng,... + Sụt cân không rõ nguyên nhân. + Xuất huyết âm đạo bất thường. - Trước hết, các bác sĩ thường thăm khám lâm sàng, khám phụ khoa,... để nhận biết rõ những thay đổi bất thường trên cơ thể của chị em. Sau đó đưa ra định hướng khám tiếp theo. - Chỉ định người bệnh thực hiện một số loại xét nghiệm cần thiết, từ loại cơ bản đến các xét nghiệm chuyên sâu, đặc biệt là một số xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư như xét nghiệm kiểm tra chỉ số CA 125, CA 15-3,… - Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng cũng không thể thiếu trong quy trình tầm soát ung thư, có thể kể đến như siêu âm đầu dò tử cung, nội soi cổ tử cung, chụp chụp X-quang tuyến vú, chụp cộng hưởng từ,. . Đây là những phương pháp có thể cho thấy rõ về sự thay đổi bất thường về cấu trúc của các cơ quan trong cơ thể. - Xét nghiệm tế bào học, xét nghiệm mô bệnh học. Các bác sĩ sẽ đưa ra định hướng cụ thể cho người bệnh để có thể phát hiện nhanh chóng và chính xác tình trạng bệnh và tiết kiệm chi phí thăm khám. 4. Chị em cần lưu ý một số vấn đề khi tầm soát ung thư tổng quát- Trước khi xét nghiệm máu nên nhịn ăn, không dùng chất kích thích để tránh làm sai lệch kết quả. - Nếu đang trong ngày kinh nguyệt thì không nên khám phụ khoa. - Không thụt rửa âm đạo, quan hệ tình dục hoặc đặt thuốc âm đạo trong vòng 2 ngày trước khi đi khám. - Phụ nữ mang thai không nên chụp X-quang.;;;;;Ung thư thường phát triển âm thầm nên chúng ta rất khó phát hiện và điều trị từ những giai đoạn đầu. Để phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh, các bạn nên chủ động tìm hiểu và thực hiện tầm soát ung thư toàn diện. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về dịch vụ tầm soát ung thư, giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đi tầm soát. Khi thực hiện tầm soát ung thư toàn diện, chúng ta có thể theo dõi tình trạng sức khỏe và có thể phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng (nếu có). Từ đó sẽ được điều trị theo phác đồ phù hợp, tăng khả năng chữa khỏi bệnh và kéo dài tuổi thọ. Khi tầm soát ung thư, bác sĩ sẽ sử dụng một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại, các phương pháp xét nghiệm để phát hiện đặc điểm, vị trí của tế bào bất thường. Kể từ khi kỹ thuật tầm soát ung thư được áp dụng, số lượng bệnh nhân tử vong vì ung thư giảm đáng kể. Đây là tín hiệu đáng mừng, giúp bệnh nhân yên tâm điều trị và cải thiện tình trạng sức khỏe. Về thời gian, tốt nhất, các bạn nên sắp xếp đi tầm soát ung thư tối thiểu 1 lần/năm để theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, được tư vấn về thói quen sinh hoạt cũng như có kế hoạch chăm sóc và điều trị kịp thời (nếu cần).3. Đối tượng nên đi tầm soát ung thư toàn diện Thực tế, bệnh ung thư phát triển ở mọi lứa tuổi, giới tính, do đó tất cả chúng ta nên đi tầm soát ung thư tổng quát. Đặc biệt, một số đối tượng được khuyến khích đi tầm soát thường xuyên là: Các bạn có người thân trong gia đình từng mắc bệnh ung thư. Người hay uống rượu bia, hút thuốc lá, chất kích thích. Người sinh hoạt không khoa học, ít vận động, ăn uống không lành mạnh. Người có tiền sử mắc bệnh mạn tính về gan, phổi, dạ dày hoặc đại trực tràng. Người phải tiếp xúc với chất độc hại trong thời gian dài. Người có biểu hiện mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng trong thời gian dài.4. Các bước tầm soát ung thư toàn diện Thông thường một buổi tầm soát ung thư toàn diện gồm có 3 bước, đó là khám lâm sàng, kiểm tra cận lâm sàng và tiến hành chụp chẩn đoán hình ảnh. Ở bước khám lâm sàng, bạn nên cởi mở chia sẻ với bác sĩ một số thông tin như: Tiền sử mắc bệnh của bản thân và gia đình. Các triệu chứng bất thường của cơ thể. Thói quen sinh hoạt, ăn uống của bạn. Những thông tin này giúp bác sĩ nắm được khái quát về tình hình sức khỏe, nguy cơ mắc bệnh ung thư của từng người và chỉ định thực hiện phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh phù hợp. Ở bước khám cận lâm sàng, bạn sẽ được hướng dẫn thực hiện một số xét nghiệm, ví dụ như xét nghiệm huyết học, sinh hóa, miễn dịch, di truyền,... Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại như: chụp CT, chụp MRI, siêu âm hoặc các phương pháp thăm dò chức năng như nội soi để phát hiện đặc điểm, vị trí của tế bào ung thư. ung thư toàn diện ở nam và nữ sẽ có một chút khác biệt, ở nữ giới bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ để phát hiện nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư vú hoặc buồng trứng. Trong khi đó, nam giới có thể mắc bệnh ung thư tinh hoàn, ung thư tiền liệt tuyến nên họ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra chuyên sâu ở cơ quan này.;;;;;Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư ở nữ có xu hướng gia tăng và trẻ hóa, dưới 40 tuổi cũng có thể mắc bệnh. Thế nhưng không phải chị em nào cũng biết cách phát hiện sớm để điều trị kịp thời bệnh. Theo các chuyên gia y tế, nữ giới từ 25 – 40 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ 1 năm/ lần hoặc 6 tháng/ lần đối với những người có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh như: Chị em cần chủ động tầm soát ung thư sớm để kịp thời phát hiện bệnh Ngoài ra, khi chị em thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường trong cơ thể như nổi hạch vùng cổ, nách, sờ thấy u cục quanh vú, núm vú sưng, đau, ngứa, nóng, đau tức vùng bụng, vùng gan, bất thường ở vùng kín như tiết dịch âm đạo nhiều, mùi khó chịu, đau rát khi quan hệ hoặc đau vùng lưng, xương chậu… thì chị em cần đi khám ngay. Gói khám tầm soát ung thư cơ bản nữ – đơn giản, tiết kiệm, hiệu quả Với nữ giới từ 25 – 40 tuổi, gói khám tầm soát ung thư cơ bản được khuyến khích thực hiện định kỳ nhằm giúp phát hiện sớm các bệnh lý ung thư thường gặp trong cơ thể. Các danh mục cần làm khi tiến hành tầm soát ung thư cơ bản gồm: Khám lâm sàng Người bệnh được thăm khám trực tiếp với đội ngũ bác sĩ giỏi Chị em sẽ được thăm khám trực tiếp với các bác sĩ giỏi. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng quát, nghe tim phổi, đo huyết áp, sờ nắn vùng bụng, vùng cổ, hỏi tiền sử bệnh lý bản thân và gia đình. Từ đó đưa ra kết luận sơ qua về tình trạng sức khỏe và chỉ định làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác. Xét nghiệm Xét nghiệm cơ bản: là thực hiện xét nghiệm máu nhằm tìm kiếm những bệnh lý trong máu, đánh giá chức năng gan, thận, xác định virus viêm gan B, C… Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư như CEA trong tầm soát ung thư đại trực tràng, CA 19-9 trong chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa, CA 125 trong tầm soát ung thư buồng trướng, CA 15-3 trong tầm soát ung thư vú, AFP tầm soát ung thư gan, CA 72-4 trong tầm soát ung thư dạ dày. Chẩn đoán hình ảnh – thăm dò chức năng Bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang ngực, chụp X-quang tuyến vú, siêu âm ổ bụng, siêu âm tuyến vú, siêu âm tuyến giáp và nội soi tai mũi họng để phát hiện những bất thường ở các khu vực này. Tùy vào kết quả thu được sau khi thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Xem chi tiết gói khám Tại đây. Trường hợp mắc ung thư, chị em được tư vấn điều trị với chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore Trong trường hợp nghi ngờ mắc ung thư, chị em sẽ được tư vấn điều trị với các chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore như TS. BS Zee Ying Kiat – nổi tiếng trong điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa; TS. BS Lim Hong Liang – nổi tiếng trong điều trị các bệnh ung thư ở vùng đầu – mặt – cổ; TS. BS See Hui Ti – nổi tiếng trong điều trị các bệnh ung thư vú – phụ khoa. Với phác đồ điều trị chuẩn 100% Singapore, các bác sĩ đã giúp chữa trị thành công nhiều ca mắc ung thư tại Việt Nam với chi phí thấp hơn sang Singapore chữa trị.;;;;;Tầm soát ung thư được coi là phương pháp tốt nhất giúp bạn nhanh chóng phát hiện ung thư trước khi xuất hiện các triệu chứng. Bởi nếu để muộn, ung thư ở giai đoạn cuối thì sẽ rất khó khăn trong việc điều trị. Thậm chí người bệnh cũng không kéo dài được tuổi thọ do những biến chứng nặng nề của nó. Ưu điểm của tầm soát ung thư đó chính là việc phát hiện sớm giúp bạn có được kế hoạch chăm sóc và điều trị hiệu quả. Từ đó càng tăng cơ hội khỏi bệnh, giảm chi phí về thời gian và tiền bạc. Phương pháp này được thực hiện thông qua khám lâm sàng, các xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh thăm dò chức năng. Thông qua các chỉ số, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích cũng như phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh lý. Thông thường hầu hết người dân đều khá chủ quan trong việc kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ. Và chỉ đợi khi cơ thể "lên tiếng" cũng như xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì mới tìm đến bác sĩ. Đây được coi là một sai lầm lớn khiến cho việc điều trị gặp khó khăn do phát hiện bệnh quá muộn. Căn bệnh ung thư thì lại vô cùng nguy hiểm. Bởi giai đoạn đầu hầu như nó không có dấu hiệu nào khiến người bệnh chủ quan. Ở các nước phát triển thì việc tầm soát ung thư đã được triển khai rộng khắp và mang lại kết quả khả quan. Bởi nó làm giảm tỷ lệ tử vong của người bệnh. Tùy theo bệnh lý của từng bệnh nhân sẽ được tư vấn xét nghiệm phù hợp. Đặc biệt đối với những người trên 40 tuổi, thường xuyên hút thuốc hoặc uống nhiều rượu bia thì nên đi tầm soát. Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý như viêm gan B, C,... hay có người thân mắc ung thư. Việc đi khám tầm soát ung thư là vô cùng quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan với những bệnh ung thư như: ung thư cổ tử cung, buồng trứng hoặc ung thư vú đối với phụ nữ, ung thư đại tràng, ung thư phổi,... đối với nam giới. Ung thư vú là một trong 10 loại ung thư thường gặp phổ biến ở nữ giới. Chính vì vậy, phụ nữ có thể tự kiểm tra tại nhà sau kỳ kinh nguyệt. Nếu phát hiện có khối u bất thường thì nên đi viện kiểm tra. Đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên thì hàng năm nên đi siêu âm và chụp nhũ ảnh. Bởi nếu phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì hoàn toàn có thể chữa khỏi giúp giảm chi phí điều trị cho người bệnh. Bên cạnh đó, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng là bệnh thường gặp ở phụ nữ. Các bác sĩ khuyến cáo nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần. Đối với nam giới ở nhóm tuổi từ 40 - 50 tuổi trở lên thường dễ mắc các bệnh ung thư phổi, ung thư đại tràng,... Chính vì vậy, nên thường xuyên lắng nghe cơ thể của mình. Nếu cảm nhận có các dấu hiệu bất thường như thường xuyên mệt mỏi, đau tức ngực,... thì nên khám tầm soát ung thư ở bệnh viện nào. Mỗi loại ung thư sẽ có phương pháp sàng lọc và xét nghiệm riêng. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm bởi các bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp. Ngoài ra, để sở hữu một cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi ung thư thì bạn nên có một lối sống lành mạnh, khoa học. Thường xuyên tập thể dục, thể thao, ăn uống hợp lý, hạn chế rượu bia và các chất kích thích.;;;;;Tầm soát ung thư là cách để sàng lọc ung thư trước khi cơ thể xuất hiện những biểu hiện của bệnh. Người bệnh sẽ cung cấp cho các bác sĩ thông tin về tiền sử bệnh cá nhân và gia đình. Sau đó, bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng và chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cần thiết. Trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư, các bác sĩ sẽ tư vấn về cách theo dõi và chăm sóc sức khỏe, đồng thời hướng dẫn chuẩn bị cho kế hoạch điều trị sắp tới để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, phòng ngừa tối đa biến chứng bệnh. Hơn nữa, việc phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với những trường hợp phát hiện muộn. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần tầm soát ung thư bằng cách thực hiện xét nghiệm, kiểm tra tất cả các cơ quan trên cơ thể, vì thực tế, có rất nhiều bệnh ung thư cũng không có biểu hiện bất thường khi áp dụng những phương pháp chẩn đoán hình ảnh ở giai đoạn sớm. Đây cũng chính là lý do, cần phải thiết kế những gói tầm soát ung thư khác nhau dành cho những đối tượng khác nhau. Chỉ có như vậy, việc thăm khám mới đạt được hiệu quả cao nhất và tránh lãng phí. Thông thường, chỉ nên tầm soát ung thư ở những trường hợp có nguy cơ cao và có thể kèm theo một số yếu tố khác, bao gồm yếu tố di truyền, môi trường sống ô nhiễm, môi trường làm việc độc hại, người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh,… và đặc biệt là những trường hợp có những triệu chứng bất thường. Hiện nay, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư cổ tử cung là những loại ung thư phổ biến nhất ở nước ta và đây cũng chính là các loại ung thư mà bạn nên tầm soát. Ung thư vú và ung thư cổ tử cung được xếp vào nhóm ung thư gây tử vong hàng đầu đối với nữ giới. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú có thể kể đến như tiền sử bệnh gia đình, tình trạng đột biến gen, phụ nữ sinh con đầu lòng khi đã lớn tuổi, dậy thì sớm,… Những phụ nữ trên 40 tuổi nên thực hiện tầm soát ung thư vú bằng phương pháp siêu âm vú và chụp nhũ ảnh mỗi năm. Đối với ung thư cổ tử cung thì Pap smear và HPV phương pháp là phương pháp sàng lọc bệnh phổ biến và hiệu quả nhất. Trong các trường hợp nghi ngờ, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành soi cổ tử cung hay sinh thiết để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất. Đối với một số loại ung thư khác như ung thư phổi, ung thư dạ dày thì cần kết hợp với chụp CT, chụp MRI và một số các xét nghiệm máu Riêng với ung thư dạ dày, biểu hiện của bệnh thường mơ hồ, dễ gây nhầm lẫn với các căn bệnh thông thường khác. Đến khi xuất hiện những triệu chứng rõ rệt thì bệnh đã bước sang giai đoạn muộn. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo, bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày nên điều trị bệnh triệt để, những trường hợp có yếu tố nguy cơ cao, có triệu chứng cần nội soi dạ dày định kỳ để phát hiện sớm bất thường và kịp thời điều trị bệnh. Vấn đề nhiều người quan tâm hiện nay là nên khám tầm soát ung thư ở đâu để có được kết quả chính xác nhất. Vì thế, khách hàng luôn cảm thấy an tâm, hài lòng với chất lượng dịch vụ tại bệnh viện. - Bệnh viện được đầu tư những trang thiết bị Y khoa, nhất là các loại máy móc hiện đại được nhập khẩu từ các nước như Nhật, Mỹ, Bỉ,... có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, từ đó đảm bảo kết quả hỗ trợ quá trình chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác. Đây cũng là một ưu điểm lớn, giúp khách hàng không còn lo lắng khi thực hiện thủ tục đăng ký khám. Cũng chính vì thế, quy trình khám diễn ra thuận tiện, nhanh gọn.099.000 đồng. hoặc đăng ký trực tiếp TẠI ĐÂY: Gói khám tầm soát ung thư nam: TẠI ĐÂY Gói khám tầm soát ung thư nữ: TẠI ĐÂY
question_12
Công dụng thuốc Imecapto
doc_12
Imecapto thuộc danh mục thuốc tim mạch, được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM - VIỆT NAM, theo số đăng ký VD-14305-11.Thành phần có trong thuốc Imecapto là hoạt chất Captopril 25mg. Đóng gói Imecapto hộp 10 vỉ x 10 viên nén. Imecapto chứa chứa hoạt chất Captopril, có công dụng chính là ức chế men chuyển Angiotensine I thành Angiotensine II. Đây là một chất gây co mạch, đồng thời kích thích khả năng bài tiết Aldosterone ở vỏ thượng thận.Imecapto có công dụng tốt ở các đối tượng mắc bệnh tim mạch, huyết áp theo chỉ định. Captopril hấp thụ nhanh qua đường uống, phân bổ bằng cách gắn Albumin huyết tương. Imecapto đào thải qua nước tiểu, thải trừ qua thận. 3. Chỉ định dùng thuốc Imecapto Thuốc Imecapto được chỉ định cho các trường hợp:Tăng huyết áp;Suy tim.Với điều kiện người bệnh không đáp ứng điều trị bằng thuốc lợi tiểu. 4. Cách sử dụng, liều dùng thuốc Imecapto Cách dùng: Thuốc Imecapto được bào chế dạng viên nén. Bạn có thể uống Imecapto trực tiếp với nước đun sôi để nguội.Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, liều dùng Imecapto tùy theo tình trạng và mục đích sử dụng. Cụ thể, liều lượng thuốc Imecapto như sau:Tăng huyết áp: Với đối tượng này, liều dùng Imecapto khởi đầu là 25mg dùng 2 – 3 lần trước khi ăn 1h.. Sau đó có thể điều chỉnh liều Imecapto duy trì từ 25 – 150mg x 2 – 3 lần trước khi ăn 1h.Suy tim sung huyết: Liều dùng Imecapto cho đối tượng này là 25mg x 3 lần/ ngày cho liều khởi đầu. Sau đó dùng liều Imecapto duy trì 50mg x 3 lần/ ngày. Điều chỉnh tăng liều cần cân nhắc, ít nhất là 2 tuần để xác định đáp ứng xảy ra.Loạn tâm thất trái: Với đối tượng này, dùng Imecapto liều khởi đầu là 6.25mg. Tiếp đó, có thể dùng Imecapto liều 12.5mg x 3 lần/ ngày. Điều chỉnh tăng liều đến 25mg x 3 lần/ ngày trong những ngày tiếp theo. Liều Imecapto duy trì cho đối tượng rối loạn tâm thất trái là 50mg x 3 lần/ ngày trong thời gian vài tuần khi dung nạp.Bệnh thận do tiểu đường: Dùng liều Imecapto là 25 mg x3 lần/ ngày.Tăng huyết áp khẩn cấp: Đầu tiên cần điều trị bằng thuốc lợi tiểu và ngừng thuốc hiện tại. Dùng Imecapto 25mg x 2 – 3 lần/ ngày dưới sự theo dõi của bác sĩ/ dược sĩ. Điều chỉnh tăng liều thuốc Imecapto mỗi 24h hoặc ít hơn khi có đáp ứng thoả đáng hoặc đạt được liều tối đa.Rối loạn bài tiết di truyền: Dùng Imecapto liều khởi đầu 25mg x 2 – 3 lần/ ngày trước khi ăn 1h. Liều Imecapto ban đầu được điều chỉnh theo sức chịu đựng, thường là từ 1 – 2 tuần 5. Chống chỉ định dùng thuốc Imecapto Thuốc Imecapto không dùng cho các đối tượng sau:Mẫn cảm với các thành phần có trong Imecapto;Hẹp đồng mạch chủ;Hạ huyết áp;Phù mạch;Có thai. 6. Tương tác Imecapto với các thuốc khác Nhà sản xuất cũng đưa ra một số cảnh báo về tương tác khi dùng Imecapto chung với các thuốc khác gồm:Aliskiren;Lithium;Losartan/Valsartan;Thuốc tránh thai có Drospirenone; 7. Tác dụng phụ Imecapto Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Imecapto gồm:Phát ban;Đau dạ dày;Khó thở;Sưng mặt;Môi;Lưỡi;Cổ họng;Mê sảng;Ngất xỉu;Tiểu nhiều;Không đi tiểu được;Sốt;Ớn lạnh;Đau đầu;Tim đập nhanh;Xuất huyết bất thường;Đau ngực;Ho;Mất cảm giác vị giác;Chóng mặt;Buồn ngủ;Đau đầu;Khô miệng;Buồn nôn;Tiêu chảy;Táo bón.Các tác dụng phụ khi dùng Imecapto là không giống nhau ở mỗi người. Do dó, bạn cần theo dõi, phát hiện và thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ khi uống thuốc Imecapto để được xử trí sớm. 8. Thận trọng khi dùng thuốc Imecapto Những đối tượng sau nên thận trọng khi uống thuốc Imecapto:Bệnh thận;Suy thận;Hẹp động mạch thận 2 bên;Chuẩn bị phẫu thuật;Gây mê.Ngoài ra, khi dùng Imecapto bạn cũng nên kiểm tra một số chỉ số như:Công thức bạch cầu;Protein niệu.Thuốc Imecapto có công dụng điều trị bệnh tim mạch theo hướng dẫn. Dùng thuốc Imecapto an toàn phải có chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có đơn kê của người có chuyên môn.
doc_11101;;;;;doc_41755;;;;;doc_3651;;;;;doc_37649;;;;;doc_40357
2. Chỉ định, chống chỉ định của thuốc Ifetab Thuốc Ifetab được chỉ định sử dụng với những mục đích sau:Giảm đau và giảm viêm mức độ nhẹ đến vừa trong một số bệnh lý như thống kinh, đau đầu, đau sau thủ thuật răng hoặc cắt mép âm hộ;Sử dụng Ifetab để giảm liều thuốc giảm đau gây nghiện sử dụng trong quá trình điều trị đau sau các phẫu thuật lớn hoặc đau do ung thư;Ifetab được dùng trong điều trị một số bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp ở người lớn hoặc thiếu niên;Hạ sốt ở trẻ em.Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Ifetab không được thực hiện trong những trường hợp sau:Bệnh nhân mẫn cảm với Ibuprofen hoặc các thành phần có trong thuốc;Bệnh nhân mắc bệnh loét dạ dày tá tràng đang tiến triển;Tiền sử xuất hiện các triệu chứng quá mẫn khi sử dụng Aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác (bao gồm lên cơn hen, viêm mũi, nổi mày đay...);Bệnh nhân sốt xuất huyết không được sử dụng Ifetab do Ibuprofen có thể gây hạ thân nhiệt quá mức;Bệnh nhân hen phế quản hoặc mắc bệnh gây co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh lý tim mạch, tiền sử loét dạ dày tá tràng, suy gan hoặc suy thận (mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút);Bệnh nhân đang được điều trị bằng các thuốc chống đông coumarin;Bệnh nhân suy tim sung huyết, có giảm khối lượng tuần hoàn do thuốc lợi tiểu;Mắc bệnh tạo keo;Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối. 3. Liều dùng của thuốc Ifetab Liều khuyến cáo của Ifetab dành cho người trưởng thành:Liều thông thường để giảm đau: 1.2-1.8g/ngày (3 chia 4.5 viên Ifetab), chia thành nhiều lần uống. Tuy nhiên, đa số bệnh nhân có thể giảm đau hiệu quả ở liều 0.6-1.2g/ngày (1.5 đến 3 viên Ifetab) đã có hiệu quả. Trường hợp cần thiết có thể tăng liều Ibuprofen tối đa đến 2.4-3.2g/ngày (6-8 viên Ifetab);Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể cần liều Ibuprofen cao hơn so với bệnh nhân thoái hóa xương khớp;Liều Ifetab khuyến cáo để hạ sốt là 200-400mg (0.5-1 viên Ifetab), uống cách nhau mỗi 4-6 giờ/lần cho đến liều tối đa là 1.2g/ngày.Liều thuốc Ifetab khuyến cáo dành cho trẻ em:Liều giảm đau hoặc hạ sốt thông thường là 20-30mg/kg/ngày, chia làm nhiều lần uống, tối đa là 40mg/kg/ngày trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên;Ifetab không khuyến cáo dùng cho trẻ cân nặng dưới 7kg và liều tối đa mỗi ngày là 500mg cho bệnh nhi cân nặng dưới 30kg.Để tránh tình trạng Ibuprofen tích lũy quá nhiều trong cơ thể, bệnh nhân nên giảm liều dùng thuốc Ifetab cho bệnh nhân bị tổn thương chức năng thận. Tuy nhiên mức độ an toàn khi dùng thuốc Ifetab cho bệnh nhân suy thận vẫn chưa được xác định. 4. Tác dụng phụ của thuốc Ifetab Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Ifetab bao gồm:Mỏi mệt;Chướng bụng, buồn nôn, nôn ói;Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt hoặc tâm trạng bồn chồn;Mẩn ngứa, ngoại ban ngoài da.Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Ifetab:Phản ứng dị ứng, đặc biệt co thắt phế quản ở bệnh nhân hen), viêm mũi, nổi mày đay;Đau bụng, xuất huyết dạ dày ruột hoặc làm bệnh loét dạ dày tiến triển nặng hơn;Lơ mơ, mất ngủ, ù tai;Rối loạn thị giác, giảm thính lực;Kéo dài thời gian máu chảy;Phù, nổi ban, hội chứng Stevens Johnson hoặc rụng tóc (hiếm gặp);Trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu hoặc giảm thị lực do ngộ độc thuốc (hiếm gặp);Giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu, hồng cầu (gây thiếu máu) hoặc giảm bạch cầu trung tính và tăng bạch cầu ưa eosin;Rối loạn co bóp túi mật, xét nghiệm chức năng gan bất thường hoặc bệnh nhân bị nhiễm độc gan;Viêm bàng quang, tiểu máu;Suy thận cấp, viêm thận kẽ;Hội chứng thận hư. 5. Tương tác thuốc của Ifetab Tương tác thuốc của Ifetab có thể xảy ra trong quá trình sử dụng như sau:Ifetab kết hợp với kháng sinh nhóm Quinolon có thể làm tăng tác dụng phụ của các Quinolon lên hệ thần kinh trung ương, thậm chí dẫn đến co giật.Magnesi hydroxyd làm tăng hấp thu ban đầu của Ibuprofen, tuy nhiên khi kết hợp thêm nhôm hydroxyd thì lại không ghi nhận tương tác này.Sử dụng Ifetab đồng thời với các thuốc chống viêm không steroid khác sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa hoặc gây loét.Methotrexat: Ibuprofen có thể làm tăng độc tính của Methotrexat, do đó tránh dùng đồng thời thuốc Ifetab với Methotrexat.Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng thải natri niệu của thuốc lợi tiểu Furosemid và các thuốc lợi tiểu khác.Digoxin: Ibuprofen có thể làm tăng nồng độ digoxin huyết tương, do đó nên thận trọng khi phối hợp Ifetab với Digoxin.Các thuốc kháng đông đường uống, heparin tiêm và Ticlopidin khi dùng đồng thời với Ifetab sẽ làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa. 6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Ifetab;;;;;Mucapten thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, điều trị gout và các bệnh xương khớp, được bào chế ở dạng dung dịch tiêm truyền. Thành phần chính của thuốc Mucapten là Paracetamol, được chỉ định điều trị các chứng đau vừa và nhẹ kèm theo sốt. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc Mucapten có thể gặp một số tác dụng phụ không như buồn nôn và nôn, viêm chỗ tiêm... Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Mucapten người bệnh cần tìm hiểu thông tin một cách kỹ lưỡng. Thành phần thuốc Mucapten là Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt không steroid, một chất chuyển hoá hoạt tính của Phenacetin hữu hiệu có thể sử dụng thay thế Aspirin. Mặc dù vậy, thuốc Mucapten không có hiệu quả trong điều trị viêm.Paracetamol với liều điều trị nhỏ có thể tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid base, không gây kích ứng, chảy máu dạ dày. Những hợp chất này không tác dụng trên tiêu hóa hoặc thời gian chảy máu. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Mucapten Thuốc Mucapten chỉ định điều trị trong các cơn đau vừa và nhẹ có thể kèm theo cả sốt. Bao gồm đau đầu, đau răng, đau bụng kinh. Thuốc có hiệu quả nhất là khi giảm đau với cường độ thấp có nguồn gốc không phải là nội tạng. Thuốc không có tác dụng trị thấp khớp và có thể thay thế Salicylat để giảm đau, hạ sốt. Thành phần của thuốc Mucapten được sử dụng để giảm thân nhiệt ở người sốt, không ảnh hưởng đến tiến trình cơ bản của bệnh nhưng có thể che lấp tình trạng bệnh của người bệnh.Mucapten chống chỉ định với những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc các trường hợp người bệnh bị thiếu máu nhiều lần, bệnh tim, phổi, thận hoặc gan, những người bị thiếu hụt glucose 6 phosphat dehydrogenase. 3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Mucapten Thuốc Mucapten được chỉ định trong tiếp bắp và tiêm tĩnh mạch. Với người lớn liều khuyến nghị sử dụng thuốc Mucapten là 1 đến 2 gam/ lần, nếu cần lặp liều thì 2 liều nên cách nhau 4 giờ, sử dụng liều tối đa là 6 gam/ ngày.Tiêm bắp ở dạng sâu và chậm, tiêm tĩnh mạch trong 2 phút, truyền tĩnh mạch với 125ml Na. Cl 0.9% hoặc glucose 5% trong 15 phút. Khoảng cách giữa 2 lần tiêm tối tiểu là 4 giờ.Trường hợp điều trị suy thận nên thực hiện khoảng cách giữa 2 lần tiêm tối tiểu là 8 giờ.Điều trị có trẻ em có cân nặng trên 17kg và khoảng 4 tuổi trở lên liều lượng sử dụng thuốc Mucapten là 30mg/kg/lần và nếu cần lặp lại liều thì cần cách nhau tối tiểu là 6 tiếng, liều Mucapten sử dụng tối đa cho trẻ là 120mg/kg/ngày.Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Mucapten theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Mucapten, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Mucapten Thuốc Mucapten có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Mucapten có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác dụng phụ thường gặp do Mucapten gây ra bao gồm: Buồn nôn và nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nổi mụn... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Mucapten. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Mucapten có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Mucapten có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Mucapten hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Ban da và phản ứng dị ứng, mày đay, tổn thương niêm mạc, giảm bạch cầu trung tính/ tiểu cầu/ toàn thể huyết cầu, rối loạn tạo máu, thiếu máu, bệnh thận độc tính thận khi lạm dụng thuốc dài ngày....Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Mucapten gồm:Đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bú nên thận trọng khi sử dụng Mucapten, nếu có thể thì nên tránh sử dụng thuốc này. Người bệnh cần được tư vấn sử dụng Mucapten từ bác sĩ, đồng thời phân tích kỹ lưỡng lợi ích và rủi ro trước khi sử dụng thuốc.Thuốc Mucapten có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như gia tăng ảnh hưởng tác dụng phụ. Vì vậy, để tránh tình trạng tương tác thuốc Mucapten người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách thuốc sử dụng trước đó, bao gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thảo dược,...Khi sử dụng Mucapten cần lưu ý các các biểu hiện dị ứng với thuốc. Người bệnh cần báo bác sĩ các phản ứng gặp phải để có thể điều trị kịp thời.Thuốc Mucapten có thể khiến cho người bệnh có cảm giác chóng mặt, đau đầu. Vì vậy, những người thực hiện vận hành máy móc hoặc lái xe nên chú ý khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Mucapten, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Mucapten là thuốc kê đơn nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Imipar là thuốc được dùng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc được xếp vào danh mục thuốc đường tiêu hóa có thành phần hoạt chất chính là Rabenprazole, được điều chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm. Thuốc Imipar chỉ dùng cho bệnh nhân khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc Imipar thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, thường được dùng trong điều trị chứng tiết acid dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản (GERD), loét dạ dày. Thành phần chính của thuốc gồm Rabeprzole dưới dạng Rabeprazole Natri 20mg, được bào chế dưới dạng thuốc bột đông khô pha tiêm, đựng trong lọ.Dược lực học: Về thành phần chính Rabeprazole của thuốc Imipar, đây là một chất có tác dụng làm ức chế tiết dịch vị cơ bản và trong tình trạng kích thích. Hoạt chất này sẽ ức chế enzym H+/K+-ATPase ở tế bào thành niêm mạc dạ dày, đây là enzym bơm acid, hydrogen và proton có trong môi trường đường ruột. Rabeprazole gắn vào enzym này và có tác dụng làm ngưng giai đoạn cuối cùng của quá trình tiết dịch vị, từ đó làm ngưng sự tiết acid trong dạ dày. 2. Tác dụng của thuốc Imipar Thuốc Imipar với thành phần chính là Rabeprazole sẽ có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị trong vòng 1 giờ sau khi người bệnh tiêm thuốc. Ở bệnh bị loét dạ dày, tác dụng của Imipar cũng đã thể hiện rõ khi cải thiện rõ rệt các sang thương niêm mạc dạ dày thực nghiệm được gây ra bởi stress do nhiễm lạnh, thắt môn vị hay uống rượu nhiều.2.1. Chỉ định dùng thuốc ImiparĐiều trị loét dạ dày tiến triển có chảy máu hoặc trợtĐiều trị loét tá tràng tiến triển có chảy máu hoặc trợtĐiều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có loét hoặc trợt nghiêm trọng (GORD/GERD)Điều trị bệnh trào ngược không trợt (NERD) nhưng người bệnh không dùng thuốc uống. Dự phòng hút acid trong khi phẫu thuật. Người bệnh tổn thương niêm mạc dạ dày do stress2.2. Chống chỉ định dùng Imipar. Chống chỉ định Imipar cho các bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với rabeprazole, benzimidazol hay các thành phần khác của thuốc. Không dùng Imipar cho phụ nữ có thai hoặc cho con búĐối với những bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan nặng, sử dụng thuốc Imipar cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Thuốc Imipar làm giảm triệu chứng tiết acid dịch vị ở dạ dày, tuy nhiên không thể ngăn ngừa được bệnh dạ dày và thực quản ác tính. Do đó, với các bệnh nhân bị bệnh dạ dày và thực quản ác tính, Imipar cũng không được khuyến cáo sử dụng. 3. Liều dùng thuốc Imipar Liều dùng thuốc Imipar được khuyến cáo như sau:Liều đề nghị cho người lớn: 20mg Imipar/ngày, dùng đường tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch trong vòng 20-30 phút. Thuốc dùng trong vòng 7-10 ngày.Liều dùng Imipar cho người cao tuổi: Với người cao tuổi bị loét tá tràng tiến triển và loét dạ dày lành tính tiến triển thì liều dùng là 20mg ngày 1 lần vào buổi sáng. Liều dùng thuốc Imipar trong vòng 4 tuần ghi nhận hầu hết các bệnh nhân đều lành vết loét. Một số trường hợp sau 4 tuần chưa lành vết loét thì phải điều trị thêm từ 4-6 tuần để có hiệu quả rõ rệt.Liều dùng với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản có loét: 20mg/ ngày, dùng trong vòng 4-8 tuần.Liều dùng duy trì trong bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: Liều dùng duy trì 10-20mg/ngày, dùng trong vòng 12 tháng.Liều dùng phòng ngừa hút acid trong phẫu thuật, điều trị tổn thường niêm mạc do stress trong chăm sóc đặc biệt, tổn thương đầu: 20mg/lần/ngày.Liều dùng cho bệnh nhân loét hành tá tràng và loét dạ dày lành tính có nhiễm H. Pylori: Imipar 20mg/lần, ngày 2 lần, kết hợp với kháng sinh clarithromycin 500mg/lần, ngày 2 lần và amoxicilin 1g/lần, ngày 2 lần. Người bệnh dùng thuốc vào 2 buổi sáng và tối, thời gian điều trị 7 ngày. Việc dùng Rabeprazole kết hợp với amoxicilin và clarithromycin không thấy xuất hiện tác dụng phụ và các triệu chứng bất thường. 4. Lưu ý khi sử dụng Imipar Lưu ý khi sử dụng Imipar như sau:Chưa có tài liệu nào ghi nhận dùng thuốc Imipar ở trẻ em, do đó phụ huynh không được tự ý dùng Imipar cho trẻ em.Với phụ nữ có thai: Chỉ nên dùng Imipar khi thực sự cần thiết và có chỉ định từ bác sĩ. Với phụ nữ cho con bú: Đã có ghi nhận các phản ứng phụ từ trẻ em bú sữa từ người mẹ có sử dụng Rabeprazole, do đó khuyến cáo không nên dùng Imipar với phụ nữ cho con bú. 5. Tác dụng phụ thuốc Imipar Tác dụng phụ của thuốc Imipar được ghi nhận khá rõ ràng ở các nghiên cứu ngắn và dài. Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng khi dùng Imipar. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất trên da là nổi ban, ngứa, mày đay và chứng rụng lông tóc.Toàn thân: Suy nhược kèm sốt, dị ứng, ớn lạnh, đau vùng ngực dưới xương ứng, người bệnh có thể nhạy cảm ánh sáng trong một số trường hợp.Hệ cơ xương khớp: đau cơ, đau khớp, viêm túi thanh mạc. Hệ tim mạch: Tăng huyết áp, điện tâm đồ bất thường, đau thắt ngực, nhịp xoang tim chập, nhịp tim tăng.Hệ hô hấp: khó thở, hen, chảy máu xanh, nấc cụt. Hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn mửa, khô miệng, xuất huyết trực tràng, đi đại tiện có khi ra phân đen, ngán ăn, viêm lưỡi, viêm lợi, viêm trực tràng.Hệ nội tiết: Cường giáp, nhược giáp. Hệ máu và bạch huyết: Bệnh hạch bạch huyết, thiếu máu. Hệ tiết niệu và sinh dục: Viêm bàng quang, khó tiểu, xuất huyết tử cung, đa niệu.Tăng cân, mất nước, phù ngoại biên. Thuốc Imipar có hoạt chất chính là Rabeprazole, được dùng trong điều trị các bệnh có liên quan đến loét dạ dày và tiết acid dạ dày. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, dùng có chỉ định của bác sĩ. Thuốc Imipar bao gồm nhiều tác dụng phụ, do đó người bệnh nên nắm kỹ thông tin để sử dụng thuốc đúng cách và hiệu quả.;;;;;1. Công dụng thuốc Tiecarbin Powder Thuốc Tiecarbin Powder là một loại thuốc kháng sinh, được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, với thành phần chính trong mỗi lọ thuốc bột gồm có:Imipenem (dưới dạng Imipenem monohydrat) 500mg;Cilastatin (dưới dạng Cilastatin natri) 500mg. Imipenem là một loại kháng sinh có phổ tác dụng rất rộng thuộc nhóm beta - lactam. Imipenem có tác dụng diệt khuẩn nhanh do nó tương tác với một số protein gắn kết với penicilin (PBP) nằm trên màng ngoài của vi khuẩn. Qua đó, gây ức chế sự tổng hợp tạo thành tế bào vi khuẩn theo cơ chế giống như các loại thuốc kháng sinh beta - lactam khác.Imipenem thường được kết hợp với Cilastatin để điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn nặng mắc phải trong bệnh viện do các chủng vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí gram âm và gram dương gây ra (không chỉ định cho nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương), các trường hợp nhiễm khuẩn do Pseudomonas kháng thuốc và Acinetobacter các loại.Thuốc Tiecarbin Powder được chỉ định trong các trường hợp sau:Nhiễm trùng ổ bụng. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Nhiễm khuẩn phụ khoa. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu sinh dục. Nhiễm khuẩn xương khớp. Nhiễm khuẩn da và mô mềm.Viêm nội tâm mạc. Nhiễm trùng huyết.Thuốc Tiecarbin Powder chống chỉ định trong các trường hợp người quá mẫn cảm với thuốc.Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Tiecarbin Powder:Dị ứng chéo 1 phần với các loại thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam khác.Người tiền sử rối loạn tiêu hóa.Nếu có triệu chứng thần kinh trung ương cần phải giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc Tiecarbin Powder.Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú.Trẻ < 3 tháng. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Tiecarbin Powder Thuốc Tiecarbin Powder được sử dụng bằng đường tiêm. Cách pha chế và sử dụng cần làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Dung dịch tiêm bắp không được sử dụng để tiêm tĩnh mạch. Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch không được sử dụng để tiêm bắp.Liều lượng thuốc được tính theo imipenem trong hợp chất. Liều dùng thuốc Tiecarbin Powder cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, liều thuốc tham khảo cho các trường hợp cụ thể như sau:Nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm ở người lớn, sử dụng đường tiêm truyền tĩnh mạch, dùng liều 1 - 2 g/ngày (chia làm 3 - 4 lần).Nhiễm khuẩn do vi khuẩn giảm nhạy cảm ở người lớn, có thể sử dụng liều thuốc lên tới 50 mg/kg/ngày, tối đa 4g/ngày.Trẻ trên 3 tháng tuổi: Sử dụng liều 60mg/kg/ngày, liều thuốc tối đa 2g/ngày, chia làm 4 lần.Trẻ em nặng trên 40kg sử dụng thuốc theo liều người lớn.Phòng ngừa nhiễm khuẩn ở người lớn: Sử dụng tiêm truyền tĩnh mạch liều 1000mg khi bắt đầu gây mê và dùng liều 1000mg vào 3 giờ sau đó.Suy thận: Sử dụng liều tối đa 2g/ngày. 3. Tác dụng phụ của thuốc Tiecarbin Powder Trong quá trình sử dụng thuốc Tiecarbin Powder, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc, bao gồm:Viêm tĩnh mạch huyết khốiĐau, cứng, hồng ban và nhạy đau tại vị trí tiêm.Buồn nôn, nôn. Tiêu chảy. Phát ban. Sốt. Hạ huyết áp. Co giật. Chóng mặt. Ngứa. Mày đay. Buồn ngủ. Nhiễm nấm candida miệng. Nhịp tim nhanh. Thiểu niệu/vô niệu. 4. Tương tác của thuốc Tiecarbin Powder với các loại thuốc khác Thuốc Tiecarbin Powder có thể xảy ra tương tác khi sử dụng cùng với thuốc Ganciclovir.;;;;;Trên thị trường có nhiều loại thuốc giúp phòng ngừa chứng đau nửa đầu dai dẳng. Trong đó Emgality là thuốc tiêm giúp điều trị đau nửa đầu hiệu quả bằng kháng thể CGRP. Theo nhiều chuyên gia, dùng thuốc 1 tháng/lần có thể giúp dự phòng chứng đau nửa đầu từ sớm. Thuốc Emgality (còn được gọi là Galcanezumab-gnlm) là một chất đối kháng peptide liên quan đến gen calcitonin, được dùng để điều trị tình trạng đau nửa đầu kéo dài hoặc đau đầu chùm ở người lớn. Hiện vẫn chưa rõ thuốc Emgality có an toàn và hiệu quả khi dùng cho trẻ em hay không.Phân loại thuốc Emgality:Dự phòng đau đầu: Thuốc 120mg được đựng trong bút tiêm hoặc ống tiêm đã được sơ chế và được dùng mỗi tháng một lần.Điều trị chứng đau đầu từng cơn: Thuốc 300mg, chia ra làm 3 ống tiêm (mỗi ống 100mg) được đóng sẵn. Dùng lần lượt khi mới bị đau đầu chùm và sau đó duy trì mỗi tháng cho đến khi hết tình trạng đau. 2. Liều dùng & cách dùng thuốc Emgality Thuốc Emgality được sản xuất dưới dạng bút tự tiêm, dễ sử dụng. Người dùng có thể tự dùng 1 tháng/lần tại nhà sau khi được bác sĩ hướng dẫn. Tuy nhiên, thuốc này chỉ có thể mua được khi có đơn thuốc của bác sĩ và lúc mới điều trị cũng cần có sự hướng dẫn, thao tác của người có chuyên môn.2.1. Liều dùng dùng Emgality. Liều dự phòng chứng đau nửa đầu:Liều ban đầu: 240mg tiêm dưới da (hoặc 2 lần tiêm 120mg mỗi lần). Nên được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn;Liều duy trì: 120mg tiêm dưới da hàng tháng để ngăn ngừa chứng đau nửa đầu. Có thể tự tiêm tại nhà khi đã nắm rõ phương pháp.Liều điều trị chứng đau đầu chùm: 300mg (Tiêm dưới da 3 lần liên tiếp, mỗi lần tiêm 100mg) khi bắt đầu có dấu hiệu đau đầu, và sau đó hàng tháng cho đến khi hết triệu chứng.Lưu ý: Thuốc Emgality chỉ dành cho người lớn, sử dụng cho bệnh nhân bị đau nửa đầu.2.2. Cách dùng thuốc Emgality. Thuốc Emgality được sản xuất dưới dạng ống tiêm/bút tiêm dưới da. Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.Trước khi tiêm Emgality, cần lưu ý:Bảo quản bút tiêm trong tủ lạnh từ 2°C đến 8°C;Để bút (có nắp) ở nhiệt độ phòng trong 30 phút trước khi tiêm;Không rã đông bằng cách cho bút vào lò vi sóng, nước nóng, lắc bút, đóng băng hoặc để bút dưới ánh nắng trực tiếp;Người bệnh có thể tiêm vào bụng (cách rốn ít nhất 5cm) hoặc phía trước đùi (ít nhất 5cm trên đầu gối và 5cm dưới háng). Hoặc bạn có thể nhờ người khác hỗ trợ tiêm vào sau cánh tay hoặc sau mông;Tránh tiêm vào vùng da đang bị cứng, đỏ, bầm tím hoặc mềm;Chỉ chuẩn bị thuốc tiêm khi đã sẵn sàng tiêm. Không dùng thuốc nếu thấy có dấu hiệu đục, thay đổi màu dung dịch hay có lẫn hạt. Hãy liên hệ dược sĩ để đổi ống tiêm mới;Mỗi ống tiêm hoặc bút tiêm đã được sơ chế chỉ dành cho một lần sử dụng. Vứt bỏ sau một lần sử dụng, ngay cả khi vẫn còn thuốc bên trong. 3. Tác dụng phụ của thuốc Emgality Phản ứng dị ứng với galcanezumab có thể xảy ra vài ngày sau khi tiêm. Liên hệ trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn có các dấu hiệu phản ứng dị ứng với thuốc Emgality như: nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.Các tác dụng phụ thường gặp hơn của thuốc tiêm Emgality có thể bao gồm: cảm giác đau, ngứa, đỏ, kích ứng nơi vị trí tiêm thuốc.Phía trên không phải là đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc Emgality và những tác dụng khác vẫn có thể xảy ra. Hãy liên hệ bác sĩ để được tư vấn đầy đủ về tác dụng phụ của thuốc này 4. Lưu ý trước khi dùng thuốc Không nên dùng thuốc Emgality cho các đối tượng:Người bị dị ứng với Galcanezumab-gnlm hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc;Bệnh nhân dưới 18 tuổi.Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai. Hiện vẫn chưa rõ galcanezumab có gây hại cho thai nhi hay không. Tuy nhiên, chứng đau nửa đầu khi mang thai có thể gây tiền sản giật (huyết áp cao quá mức có thể dẫn đến các vấn đề y tế ở cả mẹ và bé). Lúc này, lợi ích của việc ngăn ngừa chứng đau nửa đầu có thể sẽ lớn hơn bất kỳ rủi ro nào đối với em bé.Có thể không an toàn khi vừa cho con bú vừa dùng thuốc Emgality. Hãy hỏi bác sĩ về bất kỳ rủi ro nào có thể có.Nhìn chung, thuốc Emgality đặc biệt hiệu quả khi phòng ngừa chứng đau nửa đầu, đau đầu chùm ở người lớn. Tuy nhiên cần giữ thuốc này (và nhiều loại thuốc khác) khỏi tầm với của trẻ em, không chia sẻ thuốc với người khác và chỉ sử dụng Emgality khi được bác sĩ chỉ định.
question_13
Công dụng thuốc Ceutocid 200mg
doc_13
Thuốc Ceutocid 200mg có thành phần hoạt chất chính là Celecoxib 200mg. Đây là thuốc kháng viêm Non-steroid (NSAIDS) có tác dụng giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc kê đơn nên người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. 2. Liều dùng và cách dùng thuốc Ceutocid 200 Thuốc Ceutocid 200 được bào chế dưới dạng viên nén nên được sử dụng bằng đường uống. Theo đó, người bệnh sử dụng thuốc Ceutocid 200 theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Theo đó, người bệnh có thể tham khảo sử dụng với liều lượng sau đây:Bệnh viêm xương khớp mãn tính: Người bệnh uống ngày 1 viên x 1 lần hoặc chia 2 lần.Bệnh viêm khớp dạng thấp: Người bệnh uống ngày 1 viên x 2 lần/ngày.Liều lượng kiểm soát các cơn đau cấp và điều trị đau bụng kinh tiên phát liều khởi đầu là 400 mg. Có thể bổ sung thêm 200 mg nếu cần thiết vào ngày đầu tiên, những ngày tiếp theo có thể sử dụng ngày 1 viên x 2 lần/ngày nếu cần. Khoảng cách liều tối thiểu giữa các liều thuốc là 4 giờ. Cần lưu ý: Liều lượng thuốc Ceutocid 200 trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào thể trạng, tiền sử bệnh mà bác sĩ kê liều lượng thuốc khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Ceutocid 200 Chống chỉ định sử dụng thuốc Ceutocid 200 trong những trường hợp người bệnh sau đây:Người bệnh bị mẫn cảm với một hay bất kỳ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ en dưới 15 tuổi. Người bệnh bị loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa. Người bệnh bị suy thận nặng. Người bệnh có tiền sử suy tim, cao huyết áp, rối loạn chức năng gan. Người già, người thường xuyên lái xe và vận hành máy (cẩn thận) 4. Tác dụng phụ của thuốc Ceutocid 200 Trong quá trình sử dụng thuốc Ceutocid 200, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau đây:Kích ứng, ngứa, nổi mẩn đỏ, phát ban daĐau cơ xương khớp, xuất huyết tiêu hóa, mệt mỏi. Chóng mặt, buồn ngủ, hoa mắt, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón. Những tác dụng phụ kể trên có thể chưa liệt kê được hết các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Ceutocid 200. Vì vậy, trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào thì người bệnh cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và nhận được sự tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc khác. 5. Tương tác thuốc Ceutocid 200 Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu về các tương tác thuốc của thuốc Ceutocid 200 với thuốc hoặc các loại thực phẩm. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, các loại thảo dược, thực phẩm chức năng, thuốc nam,..... 6. Quá liều, quên liều và cách xử trí Hiện nay, chưa có trường hợp quá liều thuốc Ceutocid 200 nào được ghi nhận. Vì thế, khi sử dụng quá liều, người bệnh cần ngừng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.Nếu quên liều, người bệnh nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian quên đã đến gần liều tiếp theo thì người bệnh nên bỏ qua liều thuốc quên đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù gấp đôi liều thuốc. Hay tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp. 7. Bảo quản thuốc và xử lý thuốc Ceutocid 200 đúng cách Mỗi loại thuốc đều có cách bảo quản khác nhau để giữ hiệu quả thuốc tốt nhất. Vì thế, người bệnh không nên dùng thuốc trong trường hợp bị đổi màu, chảy nước hay hết hạn sử dụng.Hãy bảo quản thuốc Ceutocid 200 tại những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp. Tuyệt đối không bảo quản thuốc ở tủ lạnh hoặc nhà tắm...Không được vứt thuốc ở nơi có ống thải nước. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc công ty xử lý rác thải để tiêu hủy thuốc Ceutocid 200 an toàn không gây ô nhiễm môi trường. Tóm lại, thuốc Ceutocid 200mg có thành phần hoạt chất chính là Celecoxib 200mg. Đây là thuốc kháng viêm Non-steroid (NSAIDS) có tác dụng giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên, đây là một loại thuốc kê đơn nên người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
doc_63749;;;;;doc_30836;;;;;doc_33862;;;;;doc_19973;;;;;doc_43346
Thuốc Ceditax 200 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được bào chế ở dạng viên nang cứng. Trong quá trình điều trị với thuốc Ceditax 200, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn và nôn, sốt, dị ứng... 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Ceditax 200 Thuốc Ceditax 200 chứa thành phần chính là Ceftibuten, có tính bền vững với các enzyme penicillinase và cephalosporinase qua trung gian plasmid. Tuy nhiên, hợp chất này không bền vững với cephalosporinase qua trung gian của nhiễm sắc thể các vi khuẩn Citrobacter, Enterobacter và Bacteroides. Thuốc Ceditax 200 giống hầu hết các loại kháng sinh beta-lactam, có tác động tiêu diệt khuẩn của hợp chất ceftibuten. Hợp chất này có đặc tính cấu trúc hoá học bền vững với các beta-lactamase. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Ceditax 200Thuốc Ceditax 200 được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Bao gồm: Nhiễm khuẩn đường hô hấp với những đợt cấp trong viêm phế quản mãn tính, viêm xoang hàm cấp trên, viêm phế quản cấp, viêm phổi, viêm tai giữa cấp tính, viêm họng, viêm amidan...Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Tuy nhiên, thuốc Ceditax 200 cũng chống chỉ định với một số trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. 3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Ceditax 200 Thuốc Ceditax 200 được sử dụng bằng đường uống và sử dụng cho cả trẻ em, người lớn. Tùy theo từng độ tuổi và tình trạng bệnh được khuyến nghị sử dụng thuốc khác nhau. Với người lớn và trẻ em có tuổi trên 12 thì sử dụng thuốc Ceditax 200 với hàm lượng khuyến nghị 400mg/ lần/ ngày. Thời gian sử dụng thuốc Ceditax 200 kéo dài trong 10 ngày điều trị. Với những trẻ em có tuổi từ 6 tháng đến 12 tuổi thì sử dụng thuốc Ceditax 200 với liều lượng khuyến nghị là 9mg/ kg/ lần/ ngày Liều tối đa Ceditax 200 khuyến nghị trong điều trị nhiễm khuẩn 400mg/ ngày.Điều trị cho bệnh nhân suy thận sẽ có liều khuyến nghị dựa theo tình trạng thanh thải creatinin khác nhau:Độ thanh thải creatinin từ 30 đến 49ml/ phút được khuyến nghị sử dụng với liều 4.5mg/ kg hoặc 200mg mỗi ngày. Độ thanh thải creatinin từ 5 đến 29ml/ phút được khuyến nghị sử dụng với liều 2.25mg/ kg hoặc 100mg mỗi ngày. Do thành phần của thuốc Ceditax 200 có thể qua đường màng thẩm phân máu nên đối với những người bệnh này thường sử dụng thuốc Ceditax 200 với liều khuyến nghị là 9mg/ kg hoặc 400mg/ngày. Thuốc được sử dụng vào cuối mỗi lần thẩm phân.Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Ceditax 200 theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Ceditax 200, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Ceditax 200Thuốc Ceditax 200 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Ceditax 200 có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Một số tác dụng phụ thường gặp do Ceditax 200 gây ra bao gồm: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn, chứng khó tiêu, đau bụng và đau đầu, ... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Ceditax 200. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Ceditax 200 có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Ceditax 200 có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Ceditax 200 hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Hội chứng stevens Johnson, ban đỏ, ban đỏ đa dạng, viêm đại tràng giả mạc, vàng da, giảm huyết cầu, giảm bạch cầu... Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Ceditax 200Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc Ceditax 200 nếu người bệnh bị dị ứng penicillin. Những người bệnh sử dụng kháng sinh có phổ rộng dài này thì có thể gặp tình trạng phát triển quá mức với các chủng không nhạy cảm. Vì vậy cần lưu ý sử dụng thuốc Ceditax 200 cho những trường hợp này. Đối với bệnh nhân suy thận thì cần giảm liều Ceditax 200 trong điều trị. Mặc dù thuốc Ceditax 200 chưa xác định tính an toàn cho trẻ em, tuy nhiên vẫn cần thận trong và phân tích kỹ lưỡng rủi lợi cũng như lợi ích khi sử dụng cho đối tượng này. Thuốc Ceditax 200 có thể tương tác với các loại như kháng acid nhôm liều cao như hydroxyd/magne hydroxyd, ranitidine. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng kết hợp với loại thuốc này. Thuốc Ceditax 200 có thể sử dụng đồng thời với thức ăn mà không có ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc Ceditax 200.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Ceditax 200, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Ceditax 200 là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua Ceditax 200 điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Thuốc Praycide 200 là một thuốc điều trị ký sinh trùng, có tác dụng kháng nấm, kháng virus và chống nhiễm khuẩn rất hiệu quả. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn do vi khuẩn gram âm gây nên. Thuốc dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Praycide 20 là một thuốc nằm trong nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, có tác dụng chống nhiễm khuẩn, đồng thời kháng virus và kháng nấm cũng rất hiệu quả.Thành phần chính của Praycide 20 chứa Cefpodoxime proxetil hàm lượng 200mg.Cefpodoxime là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Thuốc có tính bền vững cao trước Beta lactam được tạo ra từ các vi khuẩn.Cefpodoxime proxetil hấp thu nhanh qua được uống, vào cơ thể sẽ thủy phân nhanh thành Cefpodoxime. Việc dùng Cefpodoxime cùng với thức ăn không chỉ làm tăng mức độ hấp thu của thuốc mà còn tăng nồng độ đỉnh trung bình của thuốc trong huyết tương.Cefpodoxime được bài tiết chủ yếu ở thận và đào ra thải ra ngoài qua đường nước tiểu.Cefpodoxime giúp ức chế sự tổng hợp để tạo thành tế bào vi khuẩn do làm acyl hóa các enzyme transpeptidase gắn kết màng, từ đó ngăn chặn sự liên kết chéo giữa các chuỗi peptidoglycan. Bởi vậy, Cefpodoxime kháng khuẩn rất hiệu quả với cả vi khuẩn gram âm và gram dương.Thuốc Cefpodoxime được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn về đường hô hấp trên, nhiễm khuẩn đường tiểu, nhiễm lậu hay các nhiễm khuẩn ngoài da, viêm phổi cấp tính mắc phải... 2. Công dụng của thuốc Praycide 200 Do có chứa Cefpodoxime trong thành phần nên thuốc Praycide 20 có công dụng kháng khuẩn tương đối tốt.Chỉ định dùng Praycide 20 trong các trường hợp:Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan và viêm xoang.Điều trị viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng.Điều trị các nhiễm khuẩn đường tiết niệu khi chưa có biến chứng.Ngoài ra, thuốc còn được dùng để chữa các trường hợp bị nhiễm khuẩn ngoài da hay tại cấu trúc da.Chống chỉ định với: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 3. Cách dùng và liều sử dụng của thuốc Praycide 200 Thuốc Praycide 20 được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói theo hộp, 1 hộp có 1 viên gồm 10 viên thuốc.Liều lượng dùng thuốc Praycide 20Đối với người lớn:Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm amidan hay viêm họng đều có thể dùng liều 100mg, cứ 12 giờ uống lại liều tiếp theo, sử dụng liên tiếp trong 10 ngày sẽ cho hiệu quả tốt.Các bệnh nhân bị viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng: dùng 200mg/lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ trong 14 ngày.Với người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu mà chưa có biến chứng khác, liều 100mg/lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ trong 7 ngày liên tiếp.Chữa nhiễm khuẩn liên quan đến da và cấu trúc da: 400mg/lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ trong 7 đến 14 ngày tùy theo thể trạng và mức độ viêm nhiễm của người bệnh.Riêng trong điều trị bệnh nhân bị nhiễm lậu cấp tính nhưng chưa có biến chứng thì chỉ dùng liều duy nhất 200mg.Đối với trẻ em:Điều trị viêm tai giữa cấp tính: tính liều theo cân nặng của trẻ, 10mg/kg/ngày, cần dùng trong 10 ngày và không dùng quá 400mg/ngày chia 2 lần.Chữa viêm họng, viêm amidan: 10mg/kg/ngày dùng liên tục trong 10 ngày. Lưu ý không cho trẻ dùng quá 200mg/ngày và nên chia làm 2 lần trong ngày sẽ tốt hơn dùng hết vào 1 liều.Dùng Praycide 20 ở những người bị xơ gan không cần phải chỉnh liều. Còn với bệnh nhân suy thận có xét nghiệm độ thanh thải Creatinin dưới 30 ml/phút, có thể điều chỉnh khoảng cách giữa các liều thuốc là 24 giờ để làm giảm áp lực cho thận. 4. Tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng thuốc Praycide 200 Những tác dụng phụ do thuốc Praycide 20 gây ra tương đối nhẹ và thoáng qua, có thể gặp triệu chứng như:Rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, buồn nôn, nôn kèm theo cảm giác đau bụng. Một số bệnh nhân nặng hơn có thể bị viêm đại tràng.Đau đầu cũng là một trong những triệu chứng thường gặp khi dùng thuốc.Ngoài ra, có thể bị phản ứng quá mẫn, ngứa nổi ban, đôi khi bị tăng hoặc tiểu cầu, tăng hoặc giảm bạch cầu. Những triệu chứng này thường hiếm gặp trên lâm sàng.Để hạn chế nguy cơ xảy ra các tác dụng không mong muốn, khi dùng thuốc cần lưu ý một số điều sau:Thuốc Praycide 20 nằm trong danh mục thuốc kê đơn nên không tự ý mua thuốc về sử dụng.Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng giảm thay đổi liều lượng thuốc khi chưa hỏi ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa hay những người có chuyên môn về y dược.Dùng thuốc nên uống trong bữa ăn để tăng khả năng hấp thu của thuốc.Thuốc kháng acid và thuốc ức chế thụ thể H2 sẽ làm giảm nồng độ của Praycide 20 khi dùng chung. Do vậy cần cân nhắc kỹ khi kê đơn, hỏi bệnh nhân về các vấn đề bệnh lý khác bao gồm cả quá trình trị liệu.Trong trường hợp bệnh nhân đang sử dụng các chất có khả năng gây độc cho thận, cần lưu ý việc sử dụng Praycide 20, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.Lưu ý, thuốc Praycide 20 có thể làm cho thử nghiệm Coomb dương tính.Hiện nay vẫn chưa có báo cáo cụ thể nào về tính an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú. Bởi vậy việc sử dụng thuốc trên các đối tượng này cần được chỉ định bởi bác sĩ, cân nhắc lợi và hại trước khi dùng.Nếu bị quên liều, uống lại khi nhớ ra, nếu sát liều tiếp theo có thể bỏ qua, không uống liều sau gấp đôi lên để bù lại liều đã bị quên.Khi bị quá liều, theo dõi sát sức khỏe và những dấu hiệu bất thường của cơ thể.Bảo quản thuốc đúng quy định hướng dẫn của nhà sản xuất, không dùng thuốc khi đã bị quá hạn sử dụng.Mặc dù thuốc Praycide 20 có công dụng kháng khuẩn tốt, phổ kháng khuẩn rộng, được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn khác nhau nhưng thuốc cũng có những tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy nên việc hiểu về thuốc để sử dụng thuốc đúng cách, an toàn mà hiệu quả là điều rất cần thiết. Hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa hay những người có chuyên môn về y dược để được tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc tốt nhất.;;;;;Thuốc Bicebid 200 được sử dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên - dưới,.... Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin rõ hơn về liều dùng cũng như những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Bicebid 200. Hoạt chất chính tạo nên thuốc Bicebid 200 chính là Cefixim với hàm lượng là 200mg. Với hoạt chất này, Bicebid 200 được xếp trong nhóm thuốc kháng sinh. Chúng được sản xuất dưới dạng viên nang.1.1 Thuốc Bicebid 200 sẽ được chỉ định trong các trường hợp dưới đây. Các trường hợp bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng và nguyên nhân là do Escherichia Coli, Proteus mirabilis; hoặc do trực khuẩn Gram âm như: Citrobacter spp, Enterobacter spp, Klebsiella spp, Proteus spp gây ra;Những người bị viêm tai giữa do Haemophilus influenzae (bao gồm cả những chủng tiết beta lactamase), Moraxella catarrhalis (bao gồm cả những chủng tiết beta-lactamase), Streptococcus pyogenes;Người bị viêm họng và amidan do Streptococcus pyogenes;Viêm phế quản cấp và mãn tính do Streptococcus pneumonia, Haemophilus influenzae hoặc Moraxella catarrhalis gây ra;Mắc viêm phổi tại cộng đồng ở thể nhẹ và vừa;Một số trường hợp bị viêm thận - bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng do các Enterobacteriaceae nhạy cảm gây ra;Bệnh lậu chưa xuất hiện biến chứng do Neisseria gonorrhoeae (bao gồm cả những chủng tiết beta-lactamase), bệnh thương hàn do Salmonella typhi (bao gồm cả những chủng đa kháng thuốc), bệnh lỵ do Shigella nhạy cảm (bao gồm cả các chủng kháng ampicilin).1.2 Tác dụng mà thuốc Bicebid 200Thành phần Cefixim có trong Bicebid 200 là một loại kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng, thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Nó có hoạt tính kháng khuẩn nhờ vào khả năng ức chế tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn bằng cách gắn vào các protein đích thiết yếu (các protein gắn penicilin);Tác động diệt khuẩn này được thực hiện bằng cách gây ức chế sự tổng hợp để tạo thành vách tế bào vi khuẩn thông qua sự acyl hóa các enzyme transpeptidase (các enzyme này sẽ có tác dụng gắn kết màng). Nhờ đó, thành tế bào vi khuẩn sẽ thiếu đi sự liên kết chéo của các chuỗi polytidoglycan nên độ mạnh và bền của thành sẽ bị giảm. 2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Bicebid 200 Đối với người lớn sẽ uống 2 viên/ngày, có thể dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày. Mỗi lần sẽ cách nhau 12 giờ.Trẻ em:Trẻ có cân nặng hơn 50kg hoặc độ tuổi lớn hơn 12 tuổi thì sẽ áp dụng liều dùng như người lớn;Trẻ em trên 6 tháng đến 12 tuổi sẽ uống mỗi ngày 8 mg/ kg, có thể dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày. Mỗi lần sẽ cách nhau 12 giờ.Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc theo từng loại nhiễm khuẩn:Đối với nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thì thời gian điều trị sẽ từ 5 - 10 ngày;Đối với nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới hoặc viêm tai giữa sẽ điều trị từ 10 - 14 ngày.Điều chỉnh liều lượng sử dụng đối với người suy thận:Người lớn có độ thanh thải Creatinin từ 21 - 60 ml/phút thì dùng liều 300mg/ngày;Người lớn có độ thanh thải creatinin < 20 ml/phút sẽ dùng liều 200mg/ngày;Những người đang chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng không cần bổ sung liều do cefixim không mất do thẩm phân máu;Để điều trị lậu không biến chứng do Neisseria gonorrhoeae (bao gồm cả những chủng tiết beta- lactamase) sẽ dùng liều 400mg/lần và chỉ dùng một lần duy nhất, phối hợp thêm với một kháng sinh có hiệu quả với Chlamydia có khả năng bị nhiễm trùng. Đối với liều cao hơn (800 mg/lần) cũng được dùng để điều trị bệnh lậu. Khi có cả bệnh suy thận cần điều chỉnh liều cho phù hợp. 3. Chống chỉ định và một số tác dụng phụ của thuốc Bicebid 200 3.1 Chống chỉ định. Những người có tiền sử bị mẫn cảm với các thành phần nào của thuốc;Những người có tiền sử bị dị ứng đối với Penicillin, Cephalosporin, Cephamycin;Người có tiền sử bệnh về đường tiêu hóa và viêm đại tràng, đặc biệt là khi sử dụng thuốc kéo dài vì nguy cơ phát triển quá mức các vi khuẩn kháng thuốc như Clostridium difficile sẽ gây tiêu chảy nặng. Trong trường hợp này cần phải ngừng thuốc và điều trị bằng các kháng sinh khác (metronidazol, vancomycin,...). Tuy nhiên, nếu xuất hiện tiêu chảy nhẹ trong 1- 2 ngày đầu do dùng thuốc thì không cần phải ngừng thuốc;Đối với người suy thận, thẩm tách máu phải giảm liều và theo dõi chức năng thận, máu trong quá trình sử dụng thuốc, nhất là khi dùng thời gian dài, với liều cao.Không sử dụng thuốc cho người cao tuổi bị suy gan, suy thận với độ thanh thải creatinin < 60 ml/phút;Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và trẻ em dưới 6 tháng tuổi.3.2 Một số tác dụng phụ có thể gặp phải. Người dùng thuốc thường sẽ gặp các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa xảy ra ngay trong 1-2 ngày đầu dùng thuốc;Một số người cũng có thể gặp phải các triệu chứng về rối loạn thần kinh như: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi và các vấn đề ngoài da như nổi mề đay;Một số ít sẽ gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy nặng, viêm đại tràng giả mạc, phản vệ, phù mạch;Một số trường hợp ít khác sẽ bị giảm tiểu cầu, bạch cầu, giảm nồng độ HGB trong máu, viêm gan và rối loạn chứng năng gan; suy thận cấp và có thể nhiễm nấm Candida âm đạo. 4. Hướng dẫn bảo quản và hạn sử dụng của thuốc Bicebid 200 Thuốc Bicebid 200 cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ bảo quản thuốc hiệu quả là không quá 30 ̊C.Thuốc sẽ có thời hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất, không sử dụng thuốc khi đã hết hạn. Đặc biệt cần lưu ý để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.Thuốc Bicebid 200 được sử dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên - dưới,.... Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Cefebure 200 có công dụng trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn nhất định. Việc sử dụng thuốc Doxmin theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị bệnh. Thuốc Cefebure được bào chế từ thành phần Ceftibuten dưới dạng Ceftibuten dihydrat 200mg kết hợp cùng các tá dược như Natri croscarmellose, Natri glycolat starch, Magnesi stearat lượng. 2. Công dụng thuốc Cefebure 200 Được bào chế bởi các thành phần trên, thuốc Cefebure 200 có công dụng trong các trường hợp sau:Người bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp: Cơn cấp tính trong viêm phế quản mạn, viêm xoang hàm trên và phế quản cấp, viêm phổi do các khuẩn Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis hoặc Streptococcus pneumoniae gây ra;Người bệnh viêm tai giữa cấp do khuẩn Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis hoặc Streptococcus pyogenes;Người bệnh viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes;Người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không hoặc có biến chứng nguyên nhân do Escherichia coli, Klebsiella, Proteus Mirabỉlis, Enterobacter hay Staphylococci.Cefebure 200 chống chỉ định với người có tiền sử dị ứng kháng sinh nhóm Cephalosporin, mẫn cảm với thành phần của thuốc, trẻ em dưới 6 tháng tuổi. 3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Cefebure 200 Thuốc Cefebure 200 dùng theo đơn kê của bác sĩ điều trị, người bệnh không tự ý sử dụng. Liều dùng Cefebure 200 dưới đây, người bệnh và bác sĩ điều trị có thể tham khảo, tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân mà điều chỉnh cho phù hợp để mang lại hiệu quả điều trị:Đối với người lớn, trẻ em lớn hơn 12 tuổi hoặc trên 45kg: Liều Cefebure 200 thường dùng là 400mg x 1 lần/ ngày, uống trong 10 ngày.Đối với trẻ em 6 tháng đến 12 tuổi hoặc dưới 45kg: Liều Cefebure thường dùng 9mg/ kg x 1 lần/ ngày, uống trong 10 ngày. Liều Cefebure 200 tối đa 400mg/ ngày. Trường hợp này, người bệnh có thể uống dạng bột pha hỗn dịch để thuận tiện cho việc chia liều chuẩn hơn.Đối với bệnh nhân suy thận có thể tham khảo liều sau:Độ thanh thải Creatinin 50ml/ phút hoặc nhiều hơn có thể sử dụng liều Cefebure 200mg thông thường;Độ thanh thải Creatinin 30-49ml/ phút, dùng Cefebure 200 liều 4,5mg/ kg hoặc 200mg mỗi ngày;Độ thanh thải Creatinin 5-29ml/ phút, người bệnh dùng Cefebure liều 2,25mg/ kg hoặc 100mg mỗi ngày;Do Cefebure 200 qua được màng thẩm phân máu, nên đối với các bệnh nhân đang thực hiện thẩm phân máu 2 hoặc 3 lần/ tuần có thể dùng Cefebure 200 liều 400mg/ ngày vào cuối mỗi lần thẩm phân.Đối với bệnh nhân suy gan: Chưa xác định được liều dùng Cefebure 200. 4. Tác dụng phụ của thuốc Cefebure 200 Người bệnh sử dụng Cefebure 200 có thể gặp các tác dụng phụ như:Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, ăn không ngon, viêm đại tràng giả mạc,...;Đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ và mệt mỏi;Nổi ban đỏ, mày đay, sốt do sử dụng thuốc. 5. Các tương tác thuốc Cefebure 200 Khi bắt đầu được chỉ định sử dụng thuốc Cefebure 200, người bệnh và bác sĩ cần biết các tương tác thuốc có thể xảy ra để kết hợp điều trị hiệu quả, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.Cefebure 200 tương tác với các thuốc sau:Probenecid: có thể làm tăng nồng độ đỉnh và AUC của Cefixime, giảm độ thanh thải của thận và thể tích phân bố của thuốc Cefebure 200;Các thuốc chống đông máu có thể làm tăng thời gian prothrombin, có thể kèm theo chảy máu hoặc không;Sử dụng cùng Carbamazepin có thể làm tăng nồng độ Carbamazepin trong huyết tương;Nifedipin có thể làm tăng sinh khả dụng của Cefebure 200. Các người bệnh sau cần chú ý đề phòng khi được chỉ định Cefebure 200:Người bệnh suy thận, bệnh nhân đang lọc máu ngoài thận;Người có tiền sử bệnh đường tiêu hóa và viêm đại tràng;Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng Cefixime khi thật cần thiết và dưới sự giám sát của bác sĩ;Thận trọng khi chỉ định cho phụ nữ cho con bú hoặc nếu bắt buộc dùng thuốc cần tạm ngừng cho con bú;Trường hợp người bệnh sử dụng thuốc, có xuất hiện phản ứng nhạy cảm, nên ngừng uống và báo cho bác sĩ điều trị để có thể xử lý phù hợp;Đối với người bệnh suy thận nên giảm liều Cefebure 200, tùy thuộc vào tình trạng thực tế.Thuốc Cefebure 200 cần được bảo quản nơi khô thoáng dưới 30 độ để đảm bảo nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng dược học khi sử dụng.Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Cefebure 200. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều hoặc đưa đơn thuốc cho người khác sử dụng.;;;;;Thuốc Atoz 200 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm, bào chế ở dạng viên nén bao phim. Thuốc Atoz 200 có thành phần chính là Cefpodoxim được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng hoặc viêm phổi mắc cấp tính cộng đồng... Thuốc Atoz 200 có thành phần Cefpodoxime - là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 với độ bền vững cao trước sự tấn công của enzyme beta lactamase do các vi khuẩn gram âm và gram dương tạo ra.Tác dụng kháng khuẩn của thuốc Atoz 200 thông qua sự ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn nhờ quá trình acyl hóa các enzyme transpeptidase gắn kết với màng. Vì vậy sẽ giúp ngăn chặn sự liên kết chéo của chuối peptidoglycan với độ mạnh và độ bền của thành tế bào vi khuẩn. Thuốc Atoz 200 có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn gram dương và gram âm.Sau khi uống thuốc thì hợp chất trong thuốc Atoz 200 được hấp thu và thuỷ phân nhanh chóng để tạo thành Cefpodoxime, khi đó trong tế bào biểu mô của ruột nhóm ester sẽ được giải phóng và hợp chất này sẽ đi vào máu.Khi sử dụng thuốc Atoz 200 với liều 100mg thì nồng độ đạt đỉnh trung bình trong huyết tương tăng lên nhanh trong khoảng 2 giờ. Khi uống thuốc Atoz 200 cùng thức ăn thì mức độ hấp thu cũng như nồng độ đạt đỉnh trung bình huyết tương tăng lên, đồng thời diện tích đường cong AUC của thuốc cũng tăng lên khoảng 33%. Sinh khả dụng của thuốc Atoz 200 là khoảng 50%.Thuốc Atoz 200 được phân bố thông qua gắn kết với huyết tương có tỉ lệ 4% và được thải trừ dưới dạng không thay đổi qua thận và bài tiết ngay ở thận. Thuốc có sự chuyển hóa nhỏ của Cefpodoxime và có khoảng 33% liều thuốc được thải trừ dưới dạng nước tiểu. Thuốc Atoz 200 có thời gian bán hủy trong huyết tương khoảng 2.8 giờ. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Atoz 200 Thuốc Atoz 200 được chỉ định trong điều trị các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn bao gồm: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên với các bệnh như: Viêm tai giữa cấp tính, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm phổi cấp tính mắc phải cộng đồng, nhiễm khuẩn lậu cầu cấp chưa có biến tính, nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng, nhiễm khuẩn da và cấu trúc của da.Tuy nhiên, Atoz 200 chống chỉ định sử dụng với trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Atoz 200Thuốc Atoz 200 được sử dụng dùng bằng đường uống. Với từng trường hợp hoặc đối tượng cụ thể thì cần chỉ định liều lượng sử dụng phù hợp.Đối với người lớn sử dụng thuốc Atoz 200 trong điều trị nhiễm khuẩn có thể dùng liều như sau:Điều trị nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm cả amidan và viêm họng thì nên sử dụng thuốc Atoz 200 với liều lượng là 100mg mỗi 12 giờ và thời gian điều trị áp dụng trong khoảng 10 ngày.Điều trị viêm phổi cấp tính mắc phải tại cộng đồng sử dụng thuốc Atoz 200 với liều 200mg mỗi 12 giờ và thời gian sử dụng thuốc 14 ngày.Điều trị lậu cầu cấp tính nhưng chưa có biến chứng dùng liều duy nhất là 200mg.Điều trị nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng sử dụng liều lượng là 100mg mỗi 12 giờ và thời gian điều trị áp dụng trong khoảng 7 ngày.Điều trị nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Liều 400mg mỗi 12 giờ và thời gian sử dựng trong khoảng 7 đến 14 ngày.Đối với trường hợp suy thận thì nên sử dụng thuốc Atoz 200 cùng với thức ăn và khoảng cách giữa 2 liều là 24 giờ. Với trường hợp xơ gan thì không cần điều chỉnh liều lượng sử dụng.Đối với trẻ em:Viêm tai giữa cấp tính: Liều 10mg/ kg/ ngày. Liều tối đa của thuốc Atoz 200 là 400mg được chia làm 2 ngày. Điều trị thuốc Atoz 200 trong khoảng thời gian là 10 ngày.Điều trị viêm họng và amidan: Liều 10mg/ kg/ ngày. Liều tối đa 200mg được chia làm 2 ngày. Điều trị thuốc Atoz 200 trong khoảng thời gian là 10 ngày.Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Atoz 200 theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Atoz 200, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Atoz 200Thuốc Atoz 200 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp tác dụng phụ của thuốc Atoz 200 có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác dụng phụ thường gặp do Atoz 200 gây ra bao gồm: Bồn chồn, đầy bụng, phân nát, tiêu chảy, chướng bụng, đau bụng...Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Atoz 200. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Atoz 200 có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Atoz 200 có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Atoz 200 hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng với tác dụng phụ như: Viêm đại tràng, đau đầu, nổi mẩn, chóng mặt, ngứa nhiều, trăng tiểu cầu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hoặc tăng bạch cầu ưa eosin...Trường hợp người bệnh sử dụng quá liều thuốc cần được hỗ trợ điều trị bằng cách rửa dạ dày nếu nuốt một lượng lớn thuốc.Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Atoz 200:Thuốc Atoz 200 có thể tương tác làm cho nồng độ trong huyết tương giảm khoảng 30% khi hàm lượng Cefpodoxime proxetil được sử dụng cùng với thuốc kháng acid hoặc ức chế H2. Khi chỉ định sử dụng với các hợp chất của thuốc Atoz 200 kết hợp với hợp chất có thể gây độc thận thì người bệnh cần được theo dõi kỹ lưỡng hơn chức năng thận.Thuốc Atoz 200 có thể làm giảm khả năng bài tiết của nhóm kháng sinh Cephalosporin.Thuốc Atoz 200 có thể làm tăng tác dụng đông máu của Coumarin đồng thời giảm tác dụng tránh thai của oestrogen.Sử dụng kết hợp thuốc Atoz 200 và Warfarin có thể làm tăng tác dụng chống đông máu. Sử dụng thuốc trung hòa p. H dạ dày hoặc ức chế acid của thuốc Atoz 200 làm giảm sinh khả dụng 30% của Cefpodoxim.Thuốc Atoz 200 có thể làm thay đổi giá trị xét nghiệm bởi vì thành phần Cephalosporins có thể làm cho thử nghiệm Coomb trực tiếp dương tính.Đối với phụ nữ chưa mang thai thì chưa có nghiên cứu nào trong việc sử dụng thuốc Atoz 200 . Tuy nhiên, thành phần kháng sinh của thuốc Atoz 200 khá an toàn với đối tượng này.Với những bà mẹ đang nuôi con bú thì do thuốc Atoz 200 có thể bài tiết vào sữa ở nồng độ thấp. Tuy nhiên nếu trẻ bú mẹ ở thời điểm uống sữa có thể gặp một số triệu chứng như rối loạn vi khuẩn đường ruột, tác động thực tiếp lên cơ thể của trẻ... Vì vậy khi sử dụng thuốc cần bác sĩ chỉ và người bệnh phải thực hiện tuân thủ.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Atoz 200, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Atoz 200 là thuốc kê đơn, bạn tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
question_14
Cảnh báo nguyên gây thoái hóa khớp háng ở người lớn tuổi
doc_14
Người lớn tuổi thường mắc các bệnh về thoái hoá xương khớp, trong đó thoái hoá khớp háng là căn bệnh phức tạp và khó lường nhất. Những nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng Bạn hãy thử nghĩ xem, đồ vật xung quanh chúng ta sử dụng 20 năm còn hỏng hóc, cần sửa chữa, thậm chí vứt đi nữa là những chiếc khớp háng nâng đỡ cả phần thân trên của cơ thể. Chính vì vậy nguyên nhân của thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình lão hoá tuổi tác của con người gây nên tính trạng mài mòn khớp kéo dài, hay gặp ở độ tuổi 60 và chiếm đến 50% các trường hợp thoái hoá khớp hiện nay.Y học gọi nguyên nhân này là nguyên nhân nguyên phát, hiểu đơn giản nguyên phát là nguyên nhân bắt nguồn từ chính trong những chiếc khớp háng đã bị mài mòn theo thời gian của chúng ta. Ngược lại với nguyên nhân nguyên phát, đó là nguyên nhân thứ phát. Đó chính là những tác động từ bên ngoài đến khớp háng gây ra thoái hoá.Và có rất nhiều nguyên nhân thứ phát như: chấn thương thể thao, do biến chứng của các bệnh nền như hoại tử chỏm xương đùi, gout, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,...thừa cân cũng là một nguyên nhân thúc đẩy bệnh thoái hoá khớp tiến triển nhanh hơn.Thoái hoá khớp háng thường rất khó nhận biết, tiến triển chậm, khó phát hiện, lại dễ bị nhầm lẫn với những tổn thương thắt lưng hoặc xương chậu. Lý do là vì khớp háng được che bởi nhiều lớp mô cơ và dây chằng. Vậy đó, được bao bọc và ẩn náu như chơi trốn tìm như vậy bảo sao rất khó để phát hiện ra bệnh. Thoái hóa khớp háng và những điều cần biết 2. Thoái hóa khớp háng và những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe 3. Phương pháp điều trị thoái hóa khớp háng Hiện có 2 phương pháp điều trị chính gồm:Điều trị nội khoa là phương pháp dành cho bệnh thoái hoá khớp háng ở giai đoạn nhẹ. Giai đoạn này người bệnh hay sử dụng những viên thuốc giảm đau, chống viêm theo chi định của bác sĩ kèm theo phương pháp phục hồi chức năng, vật lý trị liệu sẽ giúp điều trị thoái hoá khớp háng.Điều trị ngoại khoa dành cho thoái hoá khớp háng ở giai đoạn nặng và chúng ta sẽ có 2 phương pháp:Thay bán phần khớp háng là phương pháp được áp dụng khi thoái hoá khớp ở người bệnh lớn tuổi, kèm ít vận động và có chống chỉ định thay khớp háng toàn phần. Thay khớp háng toàn phần: chủ yếu dành cho những trường hợp như:Người bệnh dưới 75 tuổi, có bệnh nền gây tổn thương khớp háng.
doc_28655;;;;;doc_61723;;;;;doc_56869;;;;;doc_11915;;;;;doc_59995
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý xương khớp nguy hiểm, gây ra các cơn đau dai dẳng và cản trở cuộc sống của bệnh nhân. Chủ động tìm hiểu nguyên nhân thoái hóa khớp háng và cách điều trị giúp ngăn bệnh tiến triển và gây ra những hậu quả nặng nề. 1. 5 nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng 1.1. Lão hóa Lão hóa là một trong những yếu tố quan trọng gây thoái hóa khớp háng. Lão hóa là quá trình tự nhiên của cơ thể, kéo theo việc giảm khả năng tái tạo và sửa chữa các mô. Khi quá trình lão hóa xảy ra, các bộ phận cấu thành nên khớp háng bao gồm xương, mô sụn và mô mềm dần mất đi tính linh hoạt và bắt đầu bị suy giảm chức năng. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc thoái hóa khớp háng càng lớn. Theo nghiên cứu, khoảng 50% những người bị thoái hóa khớp háng đang ở độ tuổi trên 60 tuổi. Lão hóa là một trong những yếu tố hàng đầu gây thoái hóa khớp háng 1.2. Viêm khớp hoặc có tiền sử bệnh về xương khớp Người bị viêm khớp hoặc có tiền sử bệnh về xương khớp có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp háng. Bệnh viêm khớp là trạng thái các khớp trở nên viêm, đau đớn và sưng. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm tự miễn dịch, vi khuẩn hoặc gout. Viêm khớp không được điều trị hoặc kiểm soát tốt có thể gây tổn thương cho các khớp và làm giảm tính linh hoạt, dẫn đến thoái hóa khớp háng. Nếu bạn có triệu chứng hoặc tiền sử bệnh liên quan đến viêm khớp hoặc xương khớp, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp. 1.3. Chấn thương – nguyên nhân thoái hóa khớp háng hàng đầu Chấn thương được xem là một trong những nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp háng. Các chấn thương ở khớp háng có thể gồm: – Chấn thương do va chạm: Các vụ tai nạn, đụng độ hoặc chấn động mạnh có thể gây chấn thương khớp háng và các vùng xương xung quanh. Những chấn thương này có thể làm tổn thương mô sụn bao phủ bề mặt khớp, làm giảm sự linh hoạt và dẫn đến thoái hóa khớp háng. – Chấn thương do hoạt động thể lực lặp đi lặp lại: Những người có tính chất công việc đòi hỏi sự lặp đi lặp lại như chạy, nhảy và những động tác tạo áp lực lên khớp háng dễ bị chấn thương mô mềm xung quanh khớp. Nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời, việc hoạt động liên tục sẽ khiến thoái hóa khớp háng tiến triển nghiêm trọng hơn. Cụ thể, vận động viên thể thao chuyên nghiệp các môn bóng đá, bóng rổ, quần vợt, chạy, và các môn thể thao tiếp đất là những đối tượng có nguy cơ rất cao mắc thoái hóa khớp háng. Chấn thương làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng ở mọi lứa tuổi 1.4. Di truyền hoặc bẩm sinh Theo nhiều nghiên cứu, nếu gia đình có người thân từng bị thoái hóa khớp thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những người bình thường. Điều này có thể do biến thể gen ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của khớp háng. Bên cạnh đó, một số trường hợp bẩm sinh có những đặc điểm như khớp háng không cân đối hoặc không phát triển đầy đủ, gây ra áp lực và mài mòn không đều trên bề mặt khớp. Điều này dẫn đến sự suy giảm chức năng và thoái hóa khớp háng trong. Tuy nhiên, dù là yếu tố di truyền hoặc bẩm sinh, quá trình thoái hóa khớp háng trong các trường hợp này thường diễn ra chậm và phụ thuộc vào sự tương tác giữa yếu tố di truyền và môi trường. 1.5. Nguyên nhân thoái hóa khớp háng do chế độ ăn uống thiếu khoa học Chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu chất dinh dưỡng khiến quá trình thoái hóa khớp háng tiến triển nhanh chóng. Dưới đây là một số sai lầm trong chế độ ăn uống khiến bệnh trầm trọng hơn: – Thiếu canxi: Canxi là một khoáng chất quan trọng để duy trì sự khỏe mạnh của xương và mô sụn. Cơ thể thiếu canxi khiến mật độ xương giảm và ảnh hưởng đến cấu trúc xương. Điều này làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng. – Thiếu vitamin D: Vitamin D là chất cần thiết giúp cơ thể hấp thụ canxi và định hình xương. Thiếu hụt vitamin D gây suy giảm khả năng hấp thụ canxi và làm yếu cấu trúc xương. – Chế độ ăn uống không cân đối: Một chế độ ăn uống không cân đối, nghèo dinh dưỡng hoặc giàu chất béo sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung và khớp háng nói riêng. – Tăng cân, béo phì: Chế độ ăn uống không lành mạnh gây tình trạng thừa cân, tạo áp lực lớn lên khớp háng, gây mài mòn mô sụn và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng. Để giảm nguy cơ thoái hóa khớp háng liên quan đến chế độ ăn uống, nên tăng cường tiêu thụ canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác quan trọng cho sức khỏe xương. Ngoài ra, duy trì luyện tập thể dục hợp lý cũng góp phần cải thiện sự linh hoạt và chức năng xương khớp. Một chế độ ăn uống không cân đối, nghèo dinh dưỡng hoặc giàu chất béo sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp 2. Lời khuyên của chuyên gia để bảo vệ khớp háng Các chuyên gia xương khớp khuyên rằng mọi người cần duy trì một lối sống lành mạnh và chủ động tìm hiểu các biện pháp để bảo vệ sức khỏe xương khớp. Dưới đây là một số gợi ý phòng ngừa thoái hóa khớp háng từ chuyên gia: – Duy trì một lối sống lành mạnh: Hãy duy trì một chế độ ăn uống cân đối, giàu dinh dưỡng và phù hợp với cơ thể. Hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa nhiều chất béo và đường. Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa, cá, trứng, rau xanh. – Giảm cân nếu cần thiết: Nếu cân nặng của bạn vượt quá chuẩn, việc giảm cân có thể giúp giảm áp lực lên các khớp, bao gồm cả khớp háng. – Bảo vệ khớp: Khi tham gia hoạt động thể thao hoặc thực hiện công việc có nguy cơ chấn thương, hãy chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ như đệm, băng cố định hoặc các thiết bị hỗ trợ. Điều này vô cùng cần thiết để giảm nguy cơ chấn thương và bảo vệ khớp. – Tập thể dục định kỳ: Tập thể dục định kỳ giúp duy trì sự linh hoạt và sự ổn định của các khớp. Bạn nên chọn các hoạt động không gây áp lực lớn lên khớp như bơi, đi bộ, yoga. Nguyên nhân thoái hóa khớp háng có thể xuất phát từ chế độ ăn uống hoặc chấn thương. Nếu bạn có nguy cơ cao mắc thoái hóa khớp háng hoặc nhận thấy các triệu chứng bất thường, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và giám sát chuyên sâu.;;;;;Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, thời gian gần đây, rất nhiều người trẻ tuổi cũng phải đối mặt với bệnh thoái hóa khớp, trong đó bao gồm thoái hóa khớp háng. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng không khoa học. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh thoái hóa khớp háng ở người trẻ. 1. Bên cạnh đó, số lượng bệnh nhân đi khám và đang được điều trị các bệnh về xương khớp đang tăng lên từng ngày. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp háng ở người trẻ có thể kể đến như: Thói quen lạm dung bia rượu Tất cả chúng ta đều biết rằng, uống nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến các bệnh về gan và dạ dày. Tuy nhiên, chất kích thích này còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, trong đó bao gồm thoái hóa khớp háng. Cụ thể, những chất kích thích trong rượu bia có làm tổn thương các mao mạch, do đó ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy và dinh dưỡng đến các tế bào xương và làm tăng nguy cơ thoái hóa xương khớp. Thói quen hút thuốc lá Những chất độc hại trong khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến lá phổi của bạn mà còn có thể gây tác động xấu và làm tổn thương những mao mạch nuôi dưỡng khớp háng. Hơn nữa, những chất độc hại có trong khói thuốc, đặc biệt là nicotin còn có thể gây cản trở quá trình hấp thu canxi. Do đó, quá trình tái tạo xương sẽ giảm, làm giảm mật độ xương và gây ra những vấn đề về xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp. Điều đáng nói là những thói quen sử dụng rượu bia hay hút thuốc lá không gây ra những hệ lụy sức khỏe trong một thời gian ngắn. Bởi vậy, nhiều người thường chủ quan và chưa nhìn nhận được những tác hại nghiêm trọng của rượu bia và thuốc lá đối với hệ thống xương khớp. Do lười vận động Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thoái hóa khớp háng ở người trẻ chính là thói quen ít vận động. Nhất là những người phải ngồi làm việc trong một thời gian dài như công nhân hay nhân viên văn phòng. Nguyên nhân là khi ngồi làm việc, trọng lượng cơ thể sẽ áp lực lên các mô sụn, vì thế khớp háng dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, khi bạn vận động thường xuyên, các khớp ma sát vào nhau sẽ giúp dịch nhầy tiết ra nhiều hơn và rất tốt cho khớp. Ngược lại, những trường hợp ít vận động, khớp sẽ ít sản xuất dịch nhầy, cứng hơn và thiếu linh hoạt. Khi các khớp cọ xát vào nhau chính là nguyên nhân trực tiếp khiến các mô sụn có nguy cơ bị thoái hóa. Chế độ dinh dưỡng không khoa học Do công việc quá bận rộn và những áp lực trong cuộc sống có thể khiến cho người trẻ thường xuyên ăn những món ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp và có xu hướng chỉ chú trọng đến tính tiện lợi mà không quan tâm đến giá trị dinh dưỡng. Hầu hết, những loại đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có nhiều axit béo no, chất bảo quản gây ảnh hưởng đến xương khớp và có thể gây tăng cân, tạo áp lực cho hệ thống xương khớp. Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng cũng có thể khiến cho xương khớp dễ bị suy yếu và tổn thương. Do chấn thương Một số trường hợp bị chấn thương tại khớp háng trong quá trình sinh hoạt, lao động hoặc chơi thể thao nhưng không được điều trị kịp thời cũng có thể khiến khớp bị mất cân bằng, ổ khớp lỏng lẻo, gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến khớp háng. Bên cạnh đó, chấn thương khớp háng còn có thể là nguyên nhân hình thành cục máu đông tại mao mạch và gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, khiến các ổ khớp không được nuôi dưỡng, tăng nguy cơ suy yếu và hư tổn. Lạm dụng thuốc corticosteroid Đây là các loại thuốc có tác dụng chống viêm hay ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc sẽ làm suy yếu miễn dịch, làm tổn thương đến mạch máu và làm đau khớp. Một số loại bệnh Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một số bệnh lý khác cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng như bệnh Lupus ban đỏ, bệnh tiểu đường,… 2. Hướng dẫn phòng ngừa thoái hóa khớp háng ở người trẻ Ở người trẻ, hệ thống xương khớp khỏe mạnh và có khả năng tái tạo tốt hơn rất nhiều so với người cao tuổi. Vì thế, nếu áp dụng đúng cách, người trẻ vẫn có thể phòng ngừa các bệnh thoái hóa khớp háng và nhiều bệnh về xương khớp khác. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể: - Loại bỏ thói quen hút thuốc, lạm dụng uống rượu bia hay dùng chất kích thích,… - Nên áp dụng chế độ ăn khoa học, dinh dưỡng lành mạnh, nên bổ sung nhiều vitamin D, omega 3, canxi, protein,… - Thường xuyên vận động, tập luyện thể thao, nhưng cần hạn chế những bài tập cường độ cao. - Đối với nhân viên văn phòng và một số công việc đặc thù khác, nên chú ý ngồi và đứng đúng tư thế. Nên cố gắng đi lại sau mỗi một giờ làm việc. - Nên duy trì trọng lượng vừa phải. Nếu đang trong tình trạng béo phì cần có kế hoạch giảm cân để bảo vệ sức khỏe. - Thăm khám định kỳ và nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường thì cần đi khám sớm để được điều trị bệnh kịp thời. - Nếu dùng thuốc điều trị nên tuân thủ theo đúng liều lượng của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc và lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.;;;;;Khớp háng là 1 khớp lớn, chịu đựng sức nặng của cơ thể. Thoái hóa khớp háng là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi. Bệnh thoái hóa khớp háng gây ra biến đổi cấu trúc của khớp, diễn biến bệnh âm thầm nhưng hậu quả để lại không hề nhỏ nếu không phát hiện sớm có thể gây hư khớp dẫn đến tàn phế. Người bệnh có thể bị đau ở mặt trước của khớp, ở trước bẹn lan xuống mặt trước hoặc mặt trong đùi, đôi khi cơn đau kéo xuống khớp gối và đau ra sau mông, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh, giảm sợ trơn láng và dẫn đến cứng khớp.Người mắc bệnh thoái hóa khớp háng sẽ khó ngồi xổm để buộc dây giày, đi vệ sinh hay thay quần áo. Đau cùng với khó vận động sẽ khiến bệnh nhân tàn phế rất nhanh, nếu như không được điều trị kịp thời.Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp háng phần lớn là do tuổi tác, một số bệnh lý tại khớp như viêm khớp, nhiễm trùng khớp, nhiễm khuẩn chỏm xương đùi... Ngoài ra, các yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp háng chính là:Do bẩm sinh cấu trúc khớp háng bất thường: Lồi ổ cối, chân cao chân thấp... sẽ tạo áp lực, chèn ép lên khớp háng là nguy cơ tăng thoái hóa khớp háng.Do biến chứng của các bệnh toàn thân như: Đái tháo đường, gout...Chế độ ăn thiếu khoa học thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu bia...Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên khớp háng, tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng.Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình cho rằng, thoái hóa khớp háng thực ra là 1 tiến trình không thể nhận biết trước, nhưng người bệnh có thể làm chậm tiến trình bằng các biện pháp chẩn đoán và điều trị sớm.Tóm lại, thoái hóa khớp háng là bệnh diễn biến âm thầm, kéo dài nhiều năm, có thể gây ra biến chứng nặng nề, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây;;;;;Bệnh thoái hóa khớp háng thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Bệnh gây đau, biến đổi cấu trúc khớp, có thể dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị tích cực. Thoái hóa khớp háng là bệnh lý chủ yếu gặp ở người lớn tuổi, là hậu quả của tuổi tác và tình trạng mài mòn khớp kéo dài. Bệnh nhân thoái hóa khớp háng thường bị đau đớn kéo dài, cấu trúc khớp bị biến đổi và thậm chí là tàn phế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như tạo thêm gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu được chẩn đoán, điều trị sớm, bệnh sẽ phát triển chậm lại, giảm triệu chứng đau đớn, bệnh nhân khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ tàn phế. 2. Phân loại bệnh thoái hóa khớp háng Thoái hóa khớp háng là bệnh lý chủ yếu gặp ở người lớn tuổi Thoái hóa khớp háng nguyên phát: Chiếm 50% trường hợp, hay gặp ở người trên 60 tuổi.Thoái hóa khớp háng thứ phát: Được phân thành các dạng nhỏ sau:Thoái hóa khớp háng sau chấn thương như: Gãy cổ xương đùi, trật khớp háng hoặc vỡ ổ cối.Thoái hóa khớp háng sau biến dạng mắc phải coxa plana hoặc sau khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.Thoái hóa khớp háng trên nền dị dạng cũ: Trật khớp háng, thiểu sản khớp háng,... 3. Nguyên nhân thoái hóa khớp háng Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng, bao gồm nguyên nhân nguyên phát (chủ yếu gặp ở người cao tuổi, chiếm tỉ lệ cao nhất) và nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân thứ phát gồm:Tiền sử khớp háng bị viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao.Chấn thương khớp háng do lao động, tập luyện, chơi thể thao, ngã khi leo cầu thang,...Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không được điều trị dứt điểm nên khi bước sang tuổi trung niên dễ bị thoái hóa khớp háng.Thoái hóa khớp háng do từ khi sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới.Thoái hóa khớp háng do biến chứng của các bệnh khác như gút, đái tháo đường, bệnh huyết sắc tố,... 4. Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa khớp háng Người bệnh bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi Bệnh nhân thường đi lại khó khăn, đi khập khiễng do khớp háng chịu trọng lực cơ thể nhiều nhất.Người bệnh bị đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đôi khi có thể xuống khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi; đau tăng khi cử động hoặc đứng lâu.Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mỏi và tê cứng khi vận động hoặc co duỗi khớp háng.Giảm biên độ vận động khớp háng, ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hằng ngày như ngồi xổm, đi vệ sinh, buộc dây giày,...Xuất hiện những cơn đau nhói mỗi khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, khi nghỉ ngơi sẽ hết đau.Bước sang giai đoạn sau, những cơn đau xuất hiện dồn dập vào buổi sáng khi vừa thức dậy và đau mỏi hơn về chiều tối. Cơn đau xuất hiện khi người bệnh đột ngột đổi tư thế từ ngồi sang đứng, đau nhiều khi di chuyển. Về sau, bệnh nhân đau kể cả khi nghỉ ngơi, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. 5. Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp háng Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc tật bẩm sinh ở khớp háng, người bệnh nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp khi lớn tuổi.Người đã bị thoái hóa khớp háng có thể phòng ngừa, hạn chế các cơn đau bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng hằng ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như sữa, tôm, ốc, cua, dầu cá,... Đồng thời, bệnh nhân thoái hóa khớp háng nên duy trì tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm và thức dậy sớm. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để phòng ngừa thoái hóa khớp háng Cần điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp háng như bệnh gút,...Bệnh thoái hóa khớp háng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị tích cực. Vì vậy, nếu có những dấu hiệu nghi ngờ thoái hóa khớp háng, người bệnh nên sớm đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh và đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả.;;;;;Thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp háng nói riêng đa phân gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là ở người cao tuổi. Thoái hóa khớp háng gây ra biến đổi cấu trúc của khớp, diễn biến bệnh âm thầm nhưng hậu quả để lại không hề nhỏ nếu không phát hiện sớm có thể gây hư khớp dẫn đến tàn phế. 1. Thoái hóa khớp háng Hệ thống xương của khớp háng gồm chỏm xương đùi hình cầu và ổ chảo của xương chậu, bình thường bề mặt khớp háng được bao phủ bởi sụn khớp có cấu trúc trơn láng và đàn hồi, có tác dụng làm mặt phẳng đệm cho phép hai đầu xương trượt lên nhau và di chuyển dễ dàng. Bề mặt của khớp được bao phủ bởi một lớp màng mỏng gọi là màng hoạt dịch, khi khớp háng hoạt động bình thường lớp màng dịch này sẽ sản xuất ra một lượng nhỏ chất lỏng để cung cấp dinh dưỡng và làm bôi trơn sụn, hỗ trợ việc di chuyển.Song song với đó, phần xương dưới sụn khỏe mạnh cũng sẽ bổ sung thêm dinh dưỡng cho sụn khớp và hỗ trợ sụn trong việc giảm áp lực giúp khớp háng vận động dễ dàng.Khớp háng là khớp chịu tác động trọng lực rất lớn khi cơ thể di chuyển hay đứng nên qua thời gian quá trình lão hóa tự nhiên và các tác động cơ học hay các bệnh lý toàn thân làm cho sụn khớp, xương dưới sụn bị tổn thương, dẫn đến thoái hóa khớp háng. Nếu phát hiện sớm có thể điều trị làm chậm quá trình tiến triển, giảm nguy cơ biến chứng nặng. 2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thường do nguyên phát, chiếm tỷ lệ cao chủ yếu gặp ở người cao tuổi. Các nguyên nhân thứ phát gây thoái hóa khớp háng bao gồm:● Tiền sử viêm khớp háng● Chấn thương khớp háng, gãy cổ xương đùi, trật khớp háng do lao động, chơi thể thao...● Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi● Do bẩm sinh cấu trúc khớp háng bất thường: Lồi ổ cối, chân cao chân thấp... sẽ tạo áp lực, chèn ép lên khớp háng là nguy cơ tăng thoái hóa khớp háng. Tuy nhiên trường hợp này ít gặp.● Do biến chứng của các bệnh toàn thân như: Đái tháo đường, gout...● Chế độ ăn thiếu khoa học thiếu chất dinh dưỡng, hút thuốc lá, uống rượu bia...● Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên khớp háng, tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng. Tình trạng thừa cân béo phì làm tăng áp lực lên khớp háng, tăng nguy cơ thoái hóa khớp háng. 3. Triệu chứng Đau là triệu thường gặp nhất: Đau vùng bẹn lan xuống đùi, đau tăng lên khi vận động, đứng lâu, khi thay đổi thời tiết và giảm khi nghỉ ngơi● Thường kèm theo mỏi và cảm giác tê cứng khi vận động hay co duỗi khớp háng.● Giảm tầm vận động khớp háng, gây hạn chế các động tác như ngồi xổm, lên cầu thang...● Ở giai đoạn sau những cơn đau xuất hiện nhiều hơn, vào buổi sáng và chiều tối đau ngay cả khi nghỉ ngơi. Tầm vận động của khớp háng giảm nhiều, các cơ quanh khớp háng teo nhỏ làm mất các vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng. 4. Tiến triển của bệnh thoái hóa khớp háng Thông thường bệnh thoái hóa khớp háng diễn biến chậm, kéo dài nhiều năm, có thể nhanh hơn nếu thường xuyên mang vác nặng, hút thuốc, uống rượu bia...● Nếu phát hiện sớm điều trị đúng sẽ làm chậm tiến triển của thoái hóa khớp háng, giảm triệu chứng, không gây hạn chế tầm vận động khớp.● Nếu phát hiện muộn hay không điều trị đúng gây ra các biến chứng nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, không thể tự chăm sóc bản thân.Do các triệu chứng của thoái hóa khớp háng ở giai đoạn sớm có thể dễ nhầm với các bệnh lý khác và đau có thể không thường xuyên nên người bệnh thường chủ quan bỏ qua các dấu hiệu này, đến khi xuất hiện biến chứng mới đi khám, khi đó việc điều trị nội khoa mang lại hiệu quả thấp, nếu thoái hóa khớp háng nặng có thể phải điều trị bằng phương pháp ngoại khoa phẫu thuật thay khớp háng. 5. Biến chứng Đau nhiều làm giảm năng suất làm việc ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và công việc của người bệnh Thường xuyên gây ra các cơn đau khớp ảnh hưởng tới giấc ngủ gây rối loạn giấc ngủ, lo âu, có thể dẫn đến trầm cảm.● Đau nhiều làm giảm năng suất làm việc ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và công việc của người bệnh.● Gây teo cơ vùng cạnh khớp háng, hạn chế vận động, thậm chí mất khả năng xoay người, gập người hay dạng háng.● Biến dạng khớp người bệnh không thể đi lại được, tàn phế gây ra gánh nặng cho người thân.● Tăng cân khi không vận động cơ thể không được tiêu hao năng lượng dư thừa, dẫn đến tích trữ năng lượng dư thừa gây thừa cân, béo phì tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp...Thoái hóa khớp háng là bệnh diễn biến âm thầm, kéo dài nhiều năm có thể gây ra nhiều biến chứng nặng ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt của người bệnh. Thoái hóa khớp háng ở giai đoạn sớm, mức độ nhẹ có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa, còn với những trường hợp thoái hóa nặng, gây đau nhiều và hạn chế vận động cần phải tiến hành phẫu thuật thay khớp háng toàn phần.Người bệnh nên đi khám khi có các triệu chứng đã nêu trong bài để Bác sĩ có thể xác định được chính xác nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng bệnh hiện tại của bệnh nhân. Đội ngũ nhân viên Y tế có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm trong việc khám và điều trị bệnh lý này.
question_15
Khái quát những điều cần biết về ung thư trực tràng
doc_15
Ung thư trực tràng là bệnh lý nguy hiểm và có tỉ lệ mắc bệnh cao những năm gần đây. Do đó, người bệnh cần có những hiểu biết cần thiết về căn bệnh này để phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh. Trực tràng là cơ quan tiêu hóa, nằm ở phía cuối của ruột già trước khi ra ngoài. Ung thư trực tràng sẽ hình thành từ niêm mạc của trực tràng và cũng là một bệnh lý phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh lý này hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm khi người bệnh tự phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh, đồng thời thăm khám và điều trị tích cực. Ung thư ở trực tràng nằm trong top 10 những bệnh lý ung thư phổ biến trên thế giới và đứng thứ 4 trong những những nguyên nhân tử vong hàng đầu. Do căn bệnh này có các dấu hiệu nhận biết tương tự như các bệnh lý tiêu hóa thông thường khác do đó bệnh thường được phát hiện muộn. Ung thư ở trực tràng là bệnh lý nguy hiểm và thường phát hiện muộn Căn bệnh này đang trở thành mối lo ngại cho mọi người bởi có thể gặp phải ở bất kì độ tuổi, giới tính nào. Đối với căn bệnh này, các bạn cần lưu ý những điều sau: – Nếu được phát hiện sớm, người bệnh hoàn toàn có thể khỏi bệnh – Ung thư ở trực tràng thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tiêu hóa thông thường – Ung thư ở trực tràng là một bệnh lý phổ biến ở ống tiêu hóa khi tế bào trong cơ quan này đột biến và tăng trưởng ngoài khả năng kiểm soát của cơ thể. – Nguy cơ mắc bệnh ung thư này tăng dần theo độ tuổi của người bệnh. Độ tuổi trung bình của người mắc bệnh thường là từ tuổi trung niên trở lên và chủ yếu là nam giới. 2. Nguy cơ và nguyên nhân hình thành bệnh Hiện nay, chưa có nguyên nhân chính xác nào dẫn tới bệnh căn bệnh ung thư này. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp bệnh hình thành do tuổi tác tăng, tiền sử gia đình hoặc một số hội chứng di truyền ung thư… Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như: – Người bệnh ăn kiêng quá mức – Sử dụng thuốc lá, thuốc lào trong thời gian dài – Người bệnh sử dụng rượu bia nhiều, liên tục trong thời gian – Lối sống lười vận động, ăn nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ hộp, đồ ăn nhanh… – Mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian quá lâu – Người bệnh có vấn đề về đại tràng: viêm loét đại tràng, polyp trực tràng, ung thư ở các cơ quan khác di căn về hệ tiêu hóa… Viêm loét đại tràng mạn tính làm tăng nguy cơ ung thư Nhiều bệnh nhân không hề biết bản thân mắc bệnh cho đến khi vô tình phát hiện bệnh hoặc được chẩn đoán bệnh. Nhiều trường hợp bệnh nhân phát hiện khi đi khám sức khỏe, thăm khám một bệnh lý khác. Tuy nhiên, những dấu hiệu của bệnh lý ung thư này đã âm thầm xuất hiện nhưng người bệnh không nhận ra như các dấu hiệu về tiêu hóa, phân, tình trạng cơ thể… Do chủ quan hoặc do nhầm lẫn với nhiều bệnh lý tiêu hóa thông thường nên người bệnh thường dùng thuốc để làm giảm triệu chứng, không đi khám hoặc điều trị ngay. Thông thường, khi phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, các triệu chứng đã rõ ràng hơn và cũng dần trở nên nguy hơn, đặc biệt là khi người bệnh sụt cân và đau bụng. Những dấu hiệu này cho thấy người bệnh có khả năng tế bào ung thư ác tính đã lan rộng hơn. Người bệnh cần nhận diện sớm các dấu hiệu ung thư bao gồm: – Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài – Phân mỏng, sẫm màu, có dịch nhầy và máu – Cân nặng sụt giảm bất thường – Hậu môn bị chảy máu – Thói quen đi ngoài thất thường, thay đổi – Cơ thể mệt, bụng chướng, đôi lúc có cơn đau âm ỉ – Cảm nhận được khối u. 4. Tìm hiểu phác đồ điều trị bệnh 4.1 Tìm hiểu các phương pháp điều trị ung thư ở trực tràng phổ biến Để điều trị hoàn toàn bệnh ung thư ở trực tràng, đa phần người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ khối u ở trực tràng. Dựa theo vị trí và giai đoạn bệnh có thể thực hiện ở thành bụng hoặc hậu môn. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh loại bỏ hạch bạch huyết cùng một phần trực tràng. Bác sĩ thường sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp và bảo tồn tối đa cơ thể cho người bệnh. Điều này có thể thực hiện thông qua một số kĩ thuật ít xâm lấn và dựa theo đặc điểm của từng loại ung thư. 3 phương pháp điều trị ung thư trực tràng điển hình bao gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị… Hiện nay, đa phần bác sĩ điều trị sẽ phối hợp điểm mạnh của các phương pháp điều trị để chữa cho người bệnh hiệu quả nhất. Sau quá trình điều trị, người bệnh sẽ được đo nồng độ CEA để xem ung thư có tái phát không. 4.2 Một số lưu ý trong sinh hoạt khi điều trị ung thư ở trực tràng Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý một số nguyên tắc trong ăn uống và sinh hoạt để duy trì cơ thể ổn định, sức đề kháng tốt để phối hợp điều trị bệnh hiệu quả. Về chế độ ăn uống, người bệnh cần lưu ý như sau: – Những nguyên tắc ăn uống và thực phẩm người bệnh ung thư ở trực tràng nên sử dụng: + Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong 1 ngày + Uống nhiều nước, tối thiểu là 2 lít/ 1 ngày + Bổ sung thực phẩm lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế chất béo và mặn + Ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều vitamin: rau củ quả, ngũ cốc… + Nạp các loại quả màu đỏ: cà chua, cà rốt, đu đủ… + Chế biến đồ ăn đơn giản: luộc hoặc hấp… – Những thực phẩm và nguyên tắc người bệnh nên tránh: + Không ăn những thực phẩm quá cứng, quá khô, khó tiêu hóa + Hạn chế những thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn liền + Hạn chế những đồ ăn muối chua, lên men + Hạn chế những đồ ăn cay nóng: tiêu, ớt, dứa… + Hạn chế đồ uống có cồn, đồ uống nhiều ga, chất kích thích và thuốc lá. + Hạn chế các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt dê… Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh ung thư trực tràng. Đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm người bệnh có thể điều trị khỏi, do đó cần lưu ý các dấu hiệu bệnh từ sớm và thăm khám ngay khi có bất thường.
doc_46789;;;;;doc_40006;;;;;doc_29293;;;;;doc_9580;;;;;doc_55083
Ung thư trực tràng là căn bệnh có tỷ lệ người mắc cao và tỷ lệ tử vong cũng lớn. Nhận biết những triệu chứng ung thư trực tràng sớm giúp người bệnh khám bệnh sớm và điều trị sớm, tăng khả năng điều trị thành công. 1. Những thông tin tổng quan cần biết về ung thư trực tràng Bệnh ung thư trực tràng không chỉ phổ biến mà hiện nay chúng còn trẻ hóa dần theo thời gian. Nguyên nhân là bởi nhiều người hiện nay không lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt và coi thường sức khỏe dẫn tới bệnh. Nước ta từng ghi nhận hơn 14 nghìn ca mắc mới và gần 8 nghìn ca tử vong vì căn bệnh này(năm 2018). Phát hiện và điều trị sớm các triệu chứng ung thư trực tràng chính là “chìa khóa” để người bệnh điều trị hiệu quả và an toàn nhất. Bởi thời gian phát hiện càng sớm thì người bệnh càng kéo dài được nhiều thời gian sống, tiết kiệm chi phí và cũng hạn chế được nhiều biến chứng hơn. Trên thực tế, bệnh lý này thường gặp hơn ở nam giới hơn so với nữ và thường gặp phải ở độ tuổi trung niên. Ung thư trực tràng thường gặp ở nam giới hơn so với nữ giới 1.2 Điểm danh nguyên nhân gây bệnh ung thư trực tràng thường gặp Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh ung thư trực tràng nhưng hiện nay vẫn chưa có nguyên nhân chính xác dẫn tới bệnh. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ của bệnh có thể bao gồm: – Người bệnh nhiều tuổi, đặc biệt từ 50 tuổi trở lên – Người bệnh ăn uống không khoa học: ăn nhiều đồ chiên dầu, ăn ít chất xơ, uống ít nước hoặc uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá… – Người bệnh sống trong gia đình có người thân từng mắc ung thư trực tràng – Người bệnh từng mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng hoặc ung thư cổ tử cung… có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường khác. 2. Điểm danh những dấu hiệu điển hình của ung thư trực tràng Mặc dù tương đối khó để nhận dạng được các dấu hiệu sớm của ung thư trực tràng nhưng nếu quan sát kĩ, bạn có thể sàng lọc được những dấu hiệu bệnh như sau:\ 2.1 Có chất nhầy lạ, máu đen ở trong phân Khi đi ngoài, bạn lưu ý rằng khi trực tràng, đại tràng có khối u, xuất huyết và bong ra có thể chảy máu và chất nhớt hòa cùng với phân. Do đó, có thể có máu đen và chất nhầy hòa cùng phân dẫn tới phân có màu sẫm, chứa thành phần nhớt. Đó là những dấu hiệu nổi bật của bệnh ung thư trực tràng. 2.2 Thói quen đi đại tiện thay đổi – Triệu chứng ung thư trực tràng dễ nhận biết Nếu người bệnh ăn gì cũng có cảm giác đau bụng, uống thuốc giảm đau hay đau bụng cũng không đỡ thì cần đề cao cảnh giác và đi thăm khám sớm. Đặc biệt, nếu thói quen đại tiện của bạn là 2 lần/ ngày nhưng đột ngột thay đổi đi nhiều hơn hoặc mấy ngày liền mới đi 1 lần thì cần đi thăm khám ngay với chuyên gia để tìm hiểu nguyên nhân. Khi mắc bệnh ung thư đại tràng, đa số người bệnh sẽ thay đổi thói quen đại tiện 2.3 Hình dạng của phân thay đổi Nếu người bệnh đi ngoài ra phân hình ống nhưng bỗng nhiên tình trạng này thay đổi biến thành hình tròn, hình dẹt hay bất kì hình thù nào khác, người bệnh nên đặt nghi vấn rằng trong trực tràng xuất hiện khối u dẫn tới phân bị biến dạng khi đi qua khối u này. 2.4 Những triệu chứng ung thư trực tràng theo vị trí của khối u – Khối u ở kết tràng phải: Đau bụng, đầy bụng, cân nặng giảm và có các dấu hiệu như thiếu máu. – Khối u ở kết tràng trái: Đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ, có máu trong phân khi đi ngoài. – Khối u ở trực tràng gần hậu môn: Chảy máu nhiều khi đại tiện, hậu môn ra máu, đau bụng khi đại tiện, đôi khi có phân loãng… – Khối u ở đại tràng trên cùng: Đau bụng dữ dội, táo bón nặng. Ung thư trực tràng hình thành và phát triển với sự liên kết chặt chẽ cùng chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Những người có nguy cơ bệnh cao có thể bao gồm: người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư trực tràng, người có bệnh polip, người có chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống thiếu khoa học… Bệnh viêm trực tràng lâu ngày cũng có thể dẫn tới tình trạng chảy máu làm tăng nguy cơ ung thư trực tràng. Những năm gần đây, ung thư trực tràng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Điều đáng ngại là bệnh thường phát hiện ở giai đoạn muộn và tình hình khó có thể tích cực hoàn toàn, việc can thiệp điều trị thường mang tính chất nâng cao chất lượng sống và duy trì thời gian sống cho người bệnh. 4. Các phương pháp điều trị bệnh ung thư trực tràng hiện nay Phẫu thuật – Phẫu thuật dự phòng: để ngăn ngừa những thương tổn tiền ung thư và ngăn ngừa các yếu tố gây bệnh, phẫu thuật có thể làm giảm tỉ lệ này. – Phẫu thuật trong điều trị: Có hai loại phẫu thuật ung thư trực tràng là phẫu thuật triệt căn và phẫu thuật tạm thời. Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp cho từng giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn đầu, phương pháp này có thể loại bỏ hoàn toàn khối u nhưng ở giai đoạn sau thì thường phẫu thuật chỉ mang tính chất bổ trợ. Hóa trị Hóa trị sử dụng các thuốc gây độc đến tế bào để tiêu diệt những tế bào đột biến trong cơ thể. Hóa trị là vũ khí quan trọng và ngày càng phát triển trong việc giảm thiểu triệu chứng, hỗ trợ loại bỏ khối u trước và sau phẫu thuật, kìm hãm sự phát triển của khối u. Xạ trị Xạ trị trong điều trị ung thư trực tràng là sử dụng bức xạ của ion hóa năng lượng cao để tiêu diệt những tế bào ung thư. Xạ trị có thể điều trị theo từng vùng và thường được áp dung ở giai đoạn muộn của ung thư. Tuy nhiên phương pháp này cũng có thể gây những tổn thương nhất định đến cơ thể của người bệnh nhưng có thể khắc phục được. Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh ung thư trực tràng và những thông tin quan trọng cần biết, để nắm bắt được cơ hội điều trị sớm và hiệu quả bệnh, bạn hãy đi thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa.;;;;;1. Định nghĩa, triệu chứng và các yếu tố nguy cơ gây bệnh 1.1. Khái niệm ung thư trực tràng Bệnh lý ung thư này xảy ra khi có tình trạng các tế bào tăng sinh đột biến không kiểm soát ở trực tràng. Sau khi khởi phát ở trực tràng, các tế bào ung thư có thể phát triển, xâm lấn trực tràng và lan sang những cơ quan khác (còn gọi là di căn). Đây là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới với số ca mắc và tử vong rất cao. Giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Điều này giải thích vì sao bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Việc chủ động thăm khám sàng lọc ung thư đường tiêu hóa có ý nghĩa quan trọng giúp phát hiện sớm và tăng khả năng điều trị thành công bệnh lý này. Ung thư trực tràng là bệnh lý phổ biến, nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao 1.2. Triệu chứng điển hình – Rối loạn tiêu hóa kéo dài với các biểu hiện như: chán ăn, buồn nôn và nôn, đầy bụng,… – Các rối loạn về phân như: phân mỏng dẹt hơn bình thường (có thể do khối u ở trực tràng), phân sẫm màu kèm dịch nhầy hoặc có lẫn máu trong phân. – Các rối loạn về đại tiện như thay đổi thói quen đại tiện bất thường, tiêu chảy, táo bón. – Khu vực hậu môn có tình trạng chảy máu. – Giảm cân nhanh bất thường không rõ lý do. – Cơ thể mệt mỏi và suy nhược là triệu chứng rất thường gặp, có thể gây ra bởi tình trạng chảy máu trực tràng do khối u. – Đau chướng bụng. 1.3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh Sau đây là một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh mà bạn cần cảnh giác: – Những người mắc các bệnh lý trực tràng và đường ruột như polyp trực tràng, viêm loét trực tràng kéo dài, bệnh Crohn, hội chứng đa polyp đại trực tràng di truyền,… – Bản thân có tiền sử mắc ung thư đại – trực tràng hoặc có các thành viên trong gia đình từng mắc bệnh. – Chế độ ăn uống thiếu khoa học như: ăn quá nhiều thịt đỏ (thịt bò, thịt dê, thịt trâu,…), đồ ăn chế biến sẵn (xúc xích, thịt hun khói,…); thường xuyên sử dụng các thực phẩm muối chua, lên men;… – Thừa cân, béo phì cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh cần chú ý. – Lạm dụng rượu bia, thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác. – Nguy cơ mắc bệnh tăng cao ở những người từ 50 tuổi trở lên. Các chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo sau độ tuổi 50, mỗi người cần thăm khám tiêu hóa và nội soi dạ dày – đại tràng định kỳ để kiểm soát tốt sức khỏe đường tiêu hóa. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có trọng lượng khỏe mạnh Bệnh lý ung thư này phát triển qua 4 giai đoạn như sau: – Giai đoạn đầu được chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn gồm giai đoạn 0 và giai đoạn 1. Ở giai đoạn 0 (ung thư biểu mô tại chỗ), các tế bào ung thư chỉ mới xuất hiện ở niêm mạc hoặc các lớp lót bên trong trực tràng. Đến giai đoạn 1, ung thư phát triển xuyên qua lớp niêm mạc và thành trong trực tràng. Tuy nhiên khối u chưa vượt qua thành trực tràng, chưa lây lan sang các mô lân cận cũng như các hạch bạch huyết. – Giai đoạn 2: Khối u đã xâm lấn sâu hơn hoặc xuyên qua thành trực tràng. Các tế bào ung thư có thể lây lan sang các mô lân cận nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết. – Giai đoạn 3: Lúc này tế bào ung thư đã xuyên qua thành ruột và di căn tới các hạch bạch huyết gần đó. Tiên lượng sống của người bệnh trong giai đoạn 3 là khoảng 44% đến 83%. – Giai đoạn cuối: Ung thư xâm lấn tất cả các lớp của thành ruột và lây lan sang các hạch bạch huyết vùng. Ngoài ra, khối u có thể di căn đến các cơ quan khác như gan hoặc phổi. Sau 5 năm kể từ khi bệnh phát triển đến giai đoạn cuối, tiên lượng sống của người bệnh giảm còn rất thấp, chỉ khoảng 8%. 3. Điều trị ung thư trực tràng 3.1. Phẫu thuật Phương pháp này giúp loại bỏ khối u khỏi trực tràng, các mô và một số hạch bạch huyết xung quanh. Phẫu thuật thường được áp dụng điều trị giai đoạn sớm của bệnh với hiệu quả cao. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật mổ mở hoặc mổ nội soi. Hình thức phẫu thuật sẽ được cân nhắc dựa trên các yếu tố sau: – Cấu trúc giải phẫu của đoạn trực tràng cần phẫu thuật; – Tình trạng sức khỏe cụ thể của người bệnh; – Mức độ phức tạp của bệnh; – Nhu cầu của từng người bệnh. 3.2. Hóa trị ung thư trực tràng Hóa trị là phương pháp quan trọng trong điều trị các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa nói chung. Phương pháp này sử dụng thuốc nhằm ngăn chặn và tiêu diệt tế bào ung thư. Người bệnh có thể sử dụng thuốc qua đường tiêm hoặc được uống. Bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc cụ thể, liều lượng và cách sử dụng tùy theo tình trạng của từng trường hợp bệnh. Hóa trị giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, thường có vai trò bổ trợ trước hoặc sau phẫu thuật 3.3. Xạ trị Với phương pháp xạ trị, tia X có năng lượng cao sẽ được chiếu trực tiếp vào khối u ở trực tràng nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Đây là phương pháp thường được sử dụng với mục đích hỗ trợ điều trị trước hoặc sau phẫu thuật. Đồng thời, xạ trị (chiếu ngoài hoặc áp sát) có thể được áp dụng với trường hợp không có chỉ định phẫu thuật. 3.4. Phương pháp điều trị khác Bên cạnh các phương pháp chính đã nói ở trên, một số phương pháp khác có thể được cân nhắc lựa chọn như dùng thuốc, đốt, áp lạnh,… Phác đồ điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng bệnh lý, giai đoạn bệnh và sức khỏe của người bệnh. 4. Phòng tránh ung thư trực tràng – Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh: Bổ sung vitamin A, C và E; chế độ ăn đủ chất, điều độ; hạn chế thịt đỏ, thực phẩm chế biến sẵn, đồ muối chua,… – Tránh thừa cân – béo phì, kết hợp chế độ ăn khoa học với vận động thường xuyên để duy trì trọng lượng khỏe mạnh. – Không sử dụng các loại đồ uống có cồn cũng như các chất kích thích. – Thăm khám trực tràng thường xuyên, chủ động tầm soát ung thư đại trực tràng để sàng lọc phát hiện sớm ung thư và các bệnh lý khác. Bài viết đã cung cấp các thông tin về ung thư trực tràng, trong đó có triệu chứng, các yếu tố nguy cơ, cách điều trị và phòng tránh. Hãy tham khảo các biện pháp nêu trên để phòng ngừa hiệu quả bệnh lý nguy hiểm này.;;;;;Trong các bệnh ung thư về đường tiêu hóa, ung thư trực tràng đứng vị trí thứ hai, chiếm 14% tổng ca mắc và 40 - 66% đối với những trường hợp ung thư ở vị trí đại trực tràng. Tìm hiểu về căn bệnh này giúp bạn nắm rõ các dấu hiệu, phương pháp điều trị cũng như biết cách làm sao để phòng tránh một cách tốt nhất. 1. Tổng quan về ung thư trực tràng Trực tràng dài khoảng 13 - 15cm, là một khúc ruột liền với đại tràng sigma và hậu môn. Đây là phân đi qua trước khi được thải từ hậu môn ra môi trường. Các tế bào ung thư tăng sinh mất kiểm soát tại trực tràng, từ đó gây ung thư trực tràng. Ung thư trực tràng được chia thành 3 loại dựa trên vị trí của khối u phát triển: Ung thư trên bóng: khối u nằm phía trên túi cùng Douglas, vị trí có phúc mạc phủ, cách 12 - 15cm so với mép hậu môn. Bệnh chỉ được phát hiện bằng cách nội soi thăm dò. Ung thư bóng: 2/3 bệnh nhân ung thư trực tràng có khối u phát triển ở vị trí này, nằm dưới phúc mạc, cách 4 - 11cm so với mép hậu môn. Ung thư hậu môn: cách hậu môn 3 - 4cm. Bệnh đáp ứng tốt với điều trị bằng phương pháp tia xạ. 2. Các giai đoạn tiến triển bệnh Ung thư trực tràng tiến triển qua 4 giai đoạn: Giai đoạn A: khối u khu trú ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc trực tràng. Giai đoạn B: khối u lan đến lớp thanh mạc và cơ, chưa di căn hạch. Giai đoạn C: khối u đã di căn hạch vùng. Giai đoạn D: khối u đã di căn xa. 3. Những dấu hiệu cảnh báo Tiến triển bệnh tuy chậm nhưng diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ với các triệu chứng nghèo nàn. Cho nên, bệnh rất khó được chẩn đoán sớm mà thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, tiên lượng sống có thể lên đến 60 - 80%. Vì vậy, bạn đọc cần nắm rõ một số dấu hiệu bệnh sau đây: Sụt cân: nếu cơ thể đột nhiên sụt cân nhanh, đột ngột, không ổn định, đó có thể là biểu hiện của ung thư trực tràng do khối u hình thành làm chảy máu hoặc lấy dinh dưỡng của cơ thể. Thói quen vệ sinh thay đổi: số lần đại tiện tăng bất thường có thể đến 5 lần/ngày. Bệnh nhân thường bị đau bụng kèm theo nhưng không thuyên giảm dù có sử dụng thuốc giảm đau. Màu sắc phân bất thường: phân có màu đen hoặc xuất hiện dịch sẫm màu như hắc ín. Trong trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện đi ngoài ra máu. Hình dạng phân thay đổi: khuôn phân nhỏ bất thường, lúc tròn lúc dẹt. Đây có thể là biểu hiện do trực tràng có khối u làm thay đổi hình dạng phân. Các dấu hiệu kích thích: đau quặn, mót rặn hoặc nặng tức ở vị trí hậu môn. Một số dấu hiệu khác: buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, ợ hơi, khó tiêu,… 4. Tác nhân gây bệnh Ung thư trực tràng là bệnh được hình thành, tích tụ trong thời gian dài. Vì vậy, phần lớn là do sự chủ quan của bệnh nhân đã góp phần khiến tình trạng diễn biến nặng hơn vì không lưu ý đến một số tác nhân gây bệnh sau đây: Tuổi: bệnh thường gặp ở trung niên và người già, với độ tuổi khoảng từ 30 - 60 tuổi. Tỷ lệ mắc ở người trẻ thấp. Giới tính: bệnh nhân nam giới có số lượng mắc cao hơn so với nữ giới. Chế độ ăn uống: thường xuyên sử dụng các thức ăn giàu đạm, dầu mỡ nhưng lại thiếu chất xơ, hay gặp nhất ở những người béo phì. Di truyền: nếu trong tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh, nguy cơ của bạn cũng cao hơn so với bình thường. Hệ miễn dịch: cơ thể có sức đề kháng hoạt động kém sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Chú trọng dinh dưỡng Các bệnh nhân hầu như đều mắc sai lầm trong việc lựa chọn, bổ sung các chất dinh dưỡng hằng ngày. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh vô cùng cấp thiết đối với sức khỏe mỗi người, đó cũng chính là phương tiện hỗ trợ tốt nhất cho hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe như rau xanh, trái cây,… giúp làm giảm nồng độ p H trong lòng ruột, tăng sản xuất các axit béo góp phần ngăn chặn hiện tượng oxi hóa. Tăng cường vận động Việc rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên ngoài việc giúp tinh thần hưng phấn, thoải mái, tăng sức bền, dẻo dai, mà còn thúc đẩy các chức năng chuyển hóa, nâng cao sức đề kháng giúp bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh. Loại bỏ các thói quen xấu Một số người có thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc kết hợp chúng với nhau ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thuốc lá có chứa hàng ngàn chất gây hại cho cơ thể, điển hình như nicotine, asen, benzen, khí CO,... Song song với đó, rượu bia cũng là một yếu tố tác nhân phổ biến nhất, làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng gấp 1,2 - 1,5 lần so với người bình thường. Vì vậy, cần phải hạn chế sử dụng rượu bia, chỉ nên uống khoảng 2 đơn vị cồn đối với nam giới và nữ giới khoảng 1 đơn vị cồn mỗi ngày (10g cồn tương đương với ¾ của 330ml bia, 135ml rượu vang và 30ml rượu mạnh). Khám sức khỏe;;;;;1. Ung thư trực tràng Trực tràng là một trong những bộ phận thuộc cấu tạo của ruột già, có hình dạng là một ống thẳng. Kích thước trực tràng của một người trưởng thành khoảng 15cm, nằm ở phần cuối cùng của ruột già và có điểm kết thúc tại hậu môn. Ung thư trực tràng là tình trạng ung thư bên trong trực tràng, gây ra nhiều cơn đau cho người bệnh. Đây cũng là một căn bệnh khá nguy hiểm vì nếu không được phát hiện, điều trị sớm thì tuổi thọ sẽ giảm rất nhiều và tỉ lệ tử vong cũng khá cao. 2. Triệu chứng của bệnh Để nhận biết căn bệnh ung thư này, các bạn nên quan tâm đến chế độ sinh hoạt và các triệu chứng bất thường của cơ thể. Thực tế, trong giai đoạn đầu, mọi người thường rất khó nhận biết bệnh. Vì chỉ khi khối u phát triển lớn hơn, tác động rõ rệt đến hoạt động và chức năng của trực tràng thì mới nhận biết được sự bất thường. Nhìn chung, những bệnh nhân mắc bệnh ung thư trực tràng thường xuất hiện những triệu chứng sau đây: Thói quen đại tiện có nhiều thay đổi rõ rệt, chẳng hạn như thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón,... Khi đi đại tiện, thường xuất hiện cảm giác mót rặn (tình trạng này kéo dài trong mỗi lần đi đại tiện). Bệnh nhân thường có cảm giác mắc đi đại tiện nhưng khi đi xong không có phân. Một số trường hợp, đi đại tiện xong vẫn tiếp tục đau bụng, muốn đi đại tiện tiếp. Khi đại tiện thường hay ra máu trong phân (có thể là máu đỏ tươi hoặc máu bầm) và kèm theo chất nhầy. Đau bụng, có thể đau râm ran kéo dài hoặc đau quặn thắt theo cơn. Thường xuyên xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tinh thần giảm sút, cơ thể dường như không có sức lực. Trọng lượng cơ thể giảm sút rõ rệt. Chạm vào vùng bụng có thể cảm nhận có khối u cứng, không dịch chuyển và gây đau (chỉ xuất hiện ở bệnh nhân có khối u đã phát triển lớn). Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng tắc ruột, thủng ruột,v. v... do mắc bệnh. 3. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh ung thư trực tràng xuất hiện ở bệnh nhân có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung, ung thư trực tràng thường liên quan đến các gen bị đột biến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khoa học vẫn chưa có những kết luận cụ thể về sự thay đổi này. Nhưng theo kinh nghiệm của các bác sĩ, sự biến đổi gen có thể xảy ra vì nhiều lý do như: Yếu tố di truyền: cả bố và mẹ hoặc một trong hai người từng mắc bệnh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở con cái. Tuy nhiên, tỷ lệ này thường rất ít gặp ở các bệnh nhân bị ung thư. Yếu tố cá nhân: sự thay đổi gen cũng có thể phát sinh trong hoạt động sống của con người (tức trong quá trình sinh trưởng, phát triển). Cụ thể, việc sử dụng và ăn uống những thực phẩm không tốt, lối sống không lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất (các chất độc hại),... cũng có thể dẫn đến sự biến đổi trong gen. 4. Các phương pháp điều trị bệnh Trước đây, những người mắc phải căn bệnh ung thư này thường rất khó điều trị và chỉ có thể duy trì sự sống khoảng 5 - 7 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, nhờ công nghệ hiện đại, y học ngày một phát triển, hiện tại căn bệnh này đã có hướng điều trị và có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, mọi người không nên quá lo lắng, tránh dẫn đến suy sụp tinh thần, ảnh hưởng sức khỏe và quá trình điều trị bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị ung thư trực tràng. Tuy nhiên tùy vào giai đoạn bệnh, sức khỏe, độ tuổi của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng chữa khác nhau. Do yếu tố phức tạp của bệnh mà quá trình điều trị có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị để giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và an toàn. Cụ thể, dưới đây là một số phương thức điều trị phổ biến nhất: Phẫu thuật: phương pháp cắt bỏ khối u được thực hiện đối với những bệnh nhân có khối u quá lớn, không thể ngăn chặn sự phát triển của chúng được nữa. Hóa trị: đây là cách ức chế, tiêu diệt các tế bào gây ung thư tồn tại trong trực tràng. Phương pháp này có thể được thực hiện trong thời gian trước hoặc sau khi bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật. Xạ trị: tiêu diệt tế bào ung thư bằng chùm tia có năng lượng lớn. Sử dụng thuốc. Bệnh ung thư trực tràng là một trong những bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao. Số lượng người mắc phải căn bệnh này ngày một cao hơn do nhiều yếu tố như thói quen ăn uống hoặc chất lượng đời sống. Theo bộ y tế cho biết, sau mỗi năm, số người bệnh nhân bị ung thư trực tràng lại tăng khoảng 2 triệu người. Trong đó, số lượng người tử vong vì căn bệnh này cũng khá cao (khoảng 800 nghìn bệnh nhân). Từ những dữ liệu trên cho thấy, đây là một trong những căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống. Trong đó, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, tính mạng của người bệnh khá cao. Do đó, việc tầm soát bệnh có ý nghĩa rất lớn, rất cần thiết thực hiện để dễ dàng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nhiều người thường chủ quan khi không có triệu chứng bất thường, tuy nhiên giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi bệnh trở nặng, ảnh hưởng đến cơ thể nhiều thì chúng ta mới có thể cảm nhận được. Những người phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời có khả năng hồi phục rất cao. Tuy nhiên, với những người tầm soát bệnh quá trễ, thời điểm phát hiện đã rơi vào giai đoạn cuối của bệnh thì hiệu quả điều trị rất thấp. Đồng thời, tuổi thọ khó có thể kéo dài hơn 5 năm, kể từ thời điểm phát hiện bệnh. Để nâng cao tuổi thọ, đòi hỏi người bệnh cần phải cố gắng rất nhiều, tạo điều kiện cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ và hợp tác điều trị với bác sĩ. 6. Những đối tượng nên tầm soát bệnh sớm Bệnh ung thư trực tràng có thể xuất hiện ở tất cả mọi người với mọi độ tuổi nên việc thực hiện tầm soát bệnh cũng không ngoại trừ ai. Tuy nhiên, một số người thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nên thực hiện tầm soát bệnh sớm để dễ dàng phát hiện bệnh. Cụ thể các đối tượng sau đây: Người bước qua lứa tuổi trung niên, tức khoảng 50 tuổi trở lên. Những người có tiền sử (cá nhân, ba mẹ, anh, chị, em trong gia đình) từng mắc những căn bệnh liên quan đến trực tràng, đại tràng,... Những người đi đại tiện thường hay ra máu, bị táo bón, tiêu chảy thường xuyên nhưng không tìm được lý do. Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, chẳng hạn hay bỏ bữa, ăn không đúng buổi, ăn những đồ ăn không tốt cho sức khỏe, thường xuyên uống bia, rượu, hút thuốc lá,... Người có tiền sử mắc bệnh Crohn hoặc từng bị viêm loét đại trực tràng. Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư trực tràng. Từ đó, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ xây dựng lối sống lành mạnh, có ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ để dễ dàng phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.;;;;;1. Ung thư trực tràng và các triệu chứng của bệnh Khi các tế bào ở niêm mạc trực tràng bắt đầu tăng sinh mất kiểm soát không theo quy luật tự nhiên (trong y học gọi là quá sản, loạn sản và dị sản) sẽ hình thành nên khối u ác tính. Khối u này không chỉ gia tăng về kích thước mà còn có xu hướng xâm lấn sang những tổ chức lân cận, thậm chí là di căn tới những cơ quan khác trong cơ thể khi bước sang giai đoạn muộn. Xếp thứ 4 trong danh sách 10 bệnh ung thư nguy hiểm, phổ biến bậc nhất trên thế giới, ung thư trực tràng là nguyên nhân dẫn tới cái chết của rất nhiều bệnh nhân chỉ sau ung thư dạ dày, gan và phổi. Biểu hiện giai đoạn đầu của bệnh thường không đặc hiệu nên dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý khác. Do vậy có những trường hợp khi phát hiện ra ung thư trực tràng là đã ở giai đoạn muộn, gây nhiều khó khăn cho công tác điều trị. Một số triệu chứng cảnh báo sự hiện diện của ung thư trực tràng đó là: Mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sụt cân bất thường; Rối loạn tiêu hóa kéo dài; Đại tiện phân máu; Phân mỏng, dẹt, sẫm màu kèm máu hoặc dịch nhầy; Đau chướng bụng, đôi khi có thể sờ thấy khối u; Thay đổi thói quen đại tiện. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư trực tràng: Tiền sử gia đình có người thân từng bị ung thư đại - trực tràng; Mắc một số bệnh lý liên quan đến đường ruột như bệnh Crohn, polyp trực tràng, viêm loét trực tràng trong thời gian dài,... ; Bản thân người bệnh trước đây đã từng bị ung thư đại - trực tràng; Thừa cân, béo phì; Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: ăn nhiều thịt đỏ (thịt lợn, bò, dê,... ), đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm lên men,... ; Nghiện rượu bia, thuốc lá, sử dụng các chất kích thích; Tuổi tác: phần lớn những trường hợp mắc ung thư là đang trong độ tuổi từ 50 trở lên, bởi vì họ là những đối tượng có nguy cơ cao bị polyp trực tràng và ung thư đại - trực tràng. 2. Một số phương pháp được chỉ định trong điều trị ung thư trực tràng 2.1. Phương pháp phẫu thuật Phẫu thuật để loại bỏ khối u tại niêm mạc trực tràng, đồng thời giải quyết các mô và hạch bạch huyết lân cận bị xâm lấn thường được áp dụng khi ung thư trực tràng còn ở giai đoạn sớm. Tính đến nay có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng đó là mổ mở truyền thống và mổ nội soi. Phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân, mức độ phức tạp của bệnh, cấu trúc giải phẫu của đoạn trực tràng bị ung thư mà bác sĩ sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp và tối ưu nhất cho bệnh nhân. 2.2. Hóa trị liệu Hóa trị cũng là một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý ung thư nói chung và ung thư trực tràng nói riêng. Bệnh nhân khi thực hiện hóa trị liệu sẽ được đưa hóa chất có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư vào trong cơ thể. Thuốc ở đây có thể được đưa vào theo đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch,... Dựa trên tình trạng, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bệnh nhân sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp. Mỗi liệu trình sẽ diễn ra theo phác đồ mà bác sĩ đã lên kế hoạch từ trước trong từng trường hợp bệnh nhân cụ thể. Hóa trị có thể được dùng trước hoặc sau phẫu thuật hay dùng để điều trị giảm nhẹ triệu chứng do ung thư gây ra. 2.3. Xạ trị Đối với các khối u ác tính, ngoài việc cắt bỏ bằng phương pháp phẫu thuật đơn lẻ hay kết hợp cùng hóa trị liệu thì xạ trị bằng tia X năng lượng cao cũng là một lựa chọn được các bác sĩ chỉ định. Tế bào ung thư sẽ dần bị hủy hoại dưới sự tác động của phóng xạ. Bệnh nhân thường tiến hành xạ trị trước phẫu thuật (trong trường hợp cần thu nhỏ khối u để phẫu thuật dễ dàng hơn) hoặc sau phẫu thuật (nếu cần loại bỏ các tàn dư ung thư còn sót lại mà phẫu thuật không thể loại bỏ hết). Tùy theo những tình huống khác nhau mà sẽ áp dụng phác đồ phù hợp nhất. Ngoài 3 phương pháp thông dụng nêu trên còn có các lựa chọn khác như đốt, dùng thuốc hay áp lạnh,... dùng để phối hợp điều trị ung thư trực tràng. 3. Chế độ dinh dưỡng cho người bị ung thư trực tràng Bệnh nhân bị ung thư trực tràng nên tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh hơn. Cụ thể như sau: Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và đa dạng thực đơn để không bị chán ăn; Mỗi ngày nên bổ sung đủ nước; Ăn nhiều rau củ quả (cà chua, cà rốt, đu đủ,... ), nước ép trái cây và ngũ cốc nguyên hạt; Nên tiêu thụ những thức ăn lỏng, ít chất béo, dễ tiêu hóa, ít mặn; Đồ ăn đa dạng nhưng nên chế biến đơn giản, cắt giảm dầu mỡ, ưu tiên đồ luộc hấp. Những thực phẩm mà bệnh nhân ung thư cần tránh: Không nên ăn thức ăn cứng, khô, khó tiêu, mặn; Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ động vật và đồ ăn chế biến sẵn như thịt muối, thịt hun khói, xúc xích,... ; Tránh xa đồ muối chua và lên men như cà muối, dưa muối, kim chi,... ; Không nên ăn đồ cay nóng, gây nhiệt dễ làm tổn thương niêm mạc trực tràng ví dụ như tiêu, ớt,... ; Bỏ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia, thức uống có cồn và nước ngọt có gas,... 4. Một số cách giúp phòng ngừa ung thư trực tràng Thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm, nhất là nên kiểm tra thường xuyên tình trạng của trực tràng; Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thêm vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin A, C, E,... ; Duy trì một khối lượng cơ thể cân đối, khỏe mạnh tránh tình trạng thừa cân, béo phì,... ; Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao; Thực hiện tầm soát ung thư 6 tháng/lần.
question_16
Nội soi dạ dày hết bao nhiêu tiền?
doc_16
Trả lời: Bệnh dạ dày ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Những trường hợp sợ hãi cảm giác đau, buồn nôn và khó chịu mỗi khi phải nội soi thì dịch vụ nội soi dạ dày không đau (nội soi gây mê và nội soi đường mũi) là lựa chọn hoàn hảo giúp chấm dứt hoàn toàn nỗi ám ảnh trên. Với nội soi dạ dày gây mê, người bệnh sẽ được gây mê bằng thuốc an thần có tác dụng ngắn, tỉnh sau 15 phút và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhờ đó người bệnh hoàn toàn không có cảm giác khó chịu, tỉnh dậy ngay sau khi hoàn thành thủ thuật. Nội soi dạ dày đường mũi sử dụng ống nội soi nhỏ đi qua ngả mũi, không gây kích thích, làm giảm phản xạ nôn ói. Lưu ý: Giá dịch vụ có thể thay đổi so với thời điểm đăng tải thông tin này. Sau khi nội soi dạ dày, người bệnh có thể ăn uống bình thường, chỉ nên ăn thức ăn dạng mềm, lỏng, nguội như sữa, bánh mì…
doc_10905;;;;;doc_613;;;;;doc_11758;;;;;doc_5111;;;;;doc_9665
Nội soi dạ dày là phương pháp thăm khám trực tiếp dạ dày phổ biến. Nội soi dạ dày bao nhiêu tiền là quan tâm của nhiều bạn đọc. Giá dịch vụ tại các bệnh viện thường chênh lệch nhau không lớn. Trong đó nội soi dạ dày gây mê , nội soi dạ dày qua đường mũi có giá tiền cao hơn nội soi thông thường . Cụ thể giá và mức chênh mời bạn tham khảo bài đọc. Nội soi dạ dày dùng một ống nội soi mềm có kích thước rất nhỏ, đưa qua mũi hoặc miệng xuống dạ dày để quan sát toàn bộ những tổn thương, bất thường ở toàn bộ khu vực dạ dày. Lưu ý: chi phí dịch vụ nội soi có thể thay đổi theo điều chỉnh giá khám của Bộ Y tế. Nội soi dạ dày khi có biểu hiện ợ chua, ợ nóng Nội soi dạ dày được thực hiện khi có bất kì triệu chứng nào liên quan đến chức năng dạ dày như: đau bụng (đặc biệt là đau bụng trên, đầy bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua…). Ngoài ra, nội soi dạ dày còn được chỉ định trong theo dõi các bệnh lý dạ dày. Đặc biệt, nội soi dạ dày kết hợp sinh thiết còn có giá trị trong khám tầm soát ung thư dạ dày nhằm phát hiện bệnh sớm và các khối polyp dạ dày – yếu tố có thể biến đổi thành ung thư. Nội soi dạ dày có cần nhịn ăn không – Lưu ý trước khi nội soi dạ dày Ăn gì trước khi nội soi dạ dày :Trước khi nội soi dạ dày 2-3 ngày bạn nên hạn chế ăn đồ cứng, khó tiêu, không năn ăn đồ ăn nhiều chất xơ. Nên ăn những thức ăn mềm, không ăn quá nhiều rau xanh, không uống nước có mầu xanh, đỏ, vàng…;;;;;Trả lời: Nội soi bằng phương pháp truyền thống, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu, buồn nôn; kích thích nhiều khiến cho nhu động ruột co kéo, gây khó khăn trong việc quan sát cho bác sĩ và nhiều trường hợp thấy đau họng sau khi soi. Còn khi nội soi dạ dày không đau hay còn gọi là nội soi gây mê, người bệnh không còn cảm giác đau, khó chịu trong suốt cả quá trình. Chính vì thế, thủ thuật nội soi trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn rất nhiều. Đặc biệt, nội soi gây mê giúp bác sĩ quan sát được kĩ hơn toàn bộ những tổn thương nhỏ nhất ở những vị trí khuất. Chi phí nội soi dạ dày không đau Nội soi dạ dày gây mê giúp quá trình nội soi trở nên nhẹ nhàng hơn XEM THÊM:;;;;;Nội soi không đau, dễ chịu, an toàn và hiệu quả Nội soi dạ dày là thủ thuật bắt buộc trong thăm khám để phát hiện sớm và chính xác các bệnh lý bất thường tại dạ dày. Tuy nhiên, phương pháp nội soi dạ dày truyền thống (qua đường miệng) thường khiến người bệnh bị đau, nôn ói không ngừng, làm gián đoạn quá trình nội soi và ảnh hưởng đến việc chẩn đoán của bác sĩ. Nội soi dạ dày là thủ thuật bắt buộc trong thăm khám để phát hiện sớm và chính xác các bệnh lý bất thường tại dạ dày. Thủ thuật mới này sử dụng một ống nội soi rất nhỏ đưa qua đường mũi đã được gây tê xuống dạ dày, người bệnh không cảm nhận thấy bất cứ một cảm giác khó chịu nào trong suốt quá trình nội soi. Ống nội soi được luồn qua đường mũi nên ít gây ích thích vào lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi như phương pháp nội soi truyền thống và làm giảm phản xạ nôn ói. Người bệnh không phải gây mê nên huyết áp, nhịp tim không bị thay đổi và hoàn toàn tỉnh táo để nói chuyện trao đổi với bác sĩ cũng như quan sát toàn bộ hình ảnh trong suốt quá trình nội soi. Do không gây đau đớn, khó chịu, nôn ói nên tâm lý người bệnh ổn định, quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn, bác sĩ dễ dàng thực hiện thủ thuật, hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn đồng thời giúp việc quan sát hình ảnh trong dạ dày rõ ràng hơn, giúp chẩn đoán chính xác hơn. Bác sĩ giỏi trực tiếp thực hiện nội soi Hệ thống máy nội soi hiện đại công nghệ Nhật Bản Môi trường sạch sẽ, khử trùng dụng cụ tuyệt đối Bác sĩ giỏi trực tiếp nội soi Chăm sóc người bệnh chu đáo Đặt hẹn nhanh chóng, chi phí hợp lý Chi phí khám chữa bệnh hợp lý, chính sách thanh toán BHYT giúp người bệnh tiết kiệm tối đa chi phí khám chữa bệnh.;;;;;Nội soi dạ dày đại tràng công nghệ NBI là phương pháp tiên tiến bậc nhất hiện nay giúp truy vết ung thư tiêu hóa từ rất sớm. “Mắt thần” phát hiện sớm, ngăn ung thư ngay từ khi “manh nha” Ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư thực quản là ba loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2022, Việt Nam có khoảng 17.900 người bệnh mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Điều đáng lưu ý là căn bệnh này cũng luôn nằm trong top 5 những bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam. Đặc biệt, ung thư đường tiêu hóa còn có xu hướng “trẻ hóa” với nhiều trường hợp nằm trong khoảng 18 - 20 tuổi. Các bệnh lý ung thư tiêu hóa đang có dấu hiệu trẻ hóa Ung thư tiêu hóa thường diễn tiến âm thầm với các dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý về đường tiêu hoá thông thường khác. Các khối u ác tính ở giai đoạn đầu cũng chưa bộc lộ rõ ràng, do đó hầu hết người bệnh phát hiện đều đã ở giai đoạn muộn. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa giúp phát hiện sớm bệnh ung thư khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, di căn, giúp việc điều trị đạt kết quả, giảm nguy cơ tử vong. Y học phát triển cho ra đời nhiều phương pháp tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa. Trong đó, với sự ra đời công nghệ nội soi tiêu hóa tiên tiến NBI, người dân có thể dễ dàng phát hiện các bệnh lý tiêu hóa bao gồm cả ung thư ngay từ khi mới “manh nha", tăng cơ hội chữa trị lên nhiều lần. Nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI - viết tắt bởi Narrow Banding Imaging, là kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp tân tiến bậc nhất và đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. Phương pháp này dùng bộ lọc R/G/B filter, chế độ ánh sáng đơn sắc với 2 bước sóng 415nm (415 ± 30nm) và 540nm (540 ± 30nm) nhằm mang đến sự tương phản tốt nhất hình ảnh cấu trúc khe tuyến và cấu trúc vi mạch . Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá tổn thương dạ dày đại tràng, phát hiện nhanh chóng các biến đổi bất thường như: dị sản, loạn sản độ thấp, cao thậm chí ung thư đường tiêu hóa giai đoạn sớm. Nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI là bước đột phá với nhiều ưu điểm vượt trội Th S. Mang đến trải nghiệm nội soi không đau, không khó chịu và không gây ám ảnh tâm lý. Bác sĩ tiến hành gây mê thủ công đường tĩnh mạch hoặc sử dụng máy bơm tiêm điện giúp người bệnh đi vào giấc ngủ ngon suốt quá trình thực hiện. Mang giá trị hỗ trợ điều trị bệnh hữu hiệu thông qua việc loại bỏ các tổ chức tiền ung thư ngay khi nội soi tiêu hóa mà không cần phải phẫu thuật. Trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ thực hiện; Dịch vụ chăm sóc người bệnh trước và sau khi nội soi tiêu hóa NBI.000 VNĐ => 510.000 VNĐ Nội soi đại trực tràng: 900.000 VNĐ => 765.000 VNĐ Nội soi trực tràng: 500.000 VNĐ => 425. Cơ hội kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa đặc biệt nhân dịp cuối năm Tham gia chương trình, người dân vui lòng lưu ý một số thông tin sau: * Không áp dụng đồng thời với các chương trình ưu đãi khác * Không gồm chi phí gây mê Cơ hội đặc biệt để người dân thực hiện kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa nhân dịp cuối năm với mức cho phí vô cùng hấp dẫn và ưu đãi! Người dân có nhu cầu đặt lịch thăm khám hoặc có thắc mắc cần giải đáp và hỗ trợ vui lòng liên hệ: Địa chỉ: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội;;;;; ƯU ĐIỂM KHI THỰC HIỆN NỘI SOI DẠ DÀY ĐƯỜNG MŨI Khác với phương pháp nội soi truyền thống, nội soi dạ dày qua đường mũi là thủ thuật mới với nhiều ưu điểm vượt trội: Không đau, không nôn, an toàn và hiệu quả cao. Thủ thuật mới này sử dụng một ống nội soi rất nhỏ đưa qua đường mũi đã được gây tê xuống dạ dày, người bệnh không cảm nhận thấy bất cứ một cảm giác khó chịu nào trong suốt quá trình nội soi. Ống nội soi được luồn qua đường mũi nên ít gây ích thích vào lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi như phương pháp nội soi truyền thống và làm giảm phản xạ nôn ói. Người bệnh không phải gây mê nên huyết áp, nhịp tim không bị thay đổi và hoàn toàn tỉnh táo để nói chuyện trao đổi với bác sĩ cũng như quan sát toàn bộ hình ảnh trong suốt quá trình nội soi. Nội soi dạ dày đường mũi không đau, không buồn nôn, không khó chịu Do không gây đau đớn, khó chịu, nôn ói nên tâm lý người bệnh ổn định, quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn, bác sĩ dễ dàng thực hiện thủ thuật, hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn đồng thời giúp việc quan sát hình ảnh trong dạ dày rõ ràng hơn, giúp chẩn đoán chính xác hơn. Bác sĩ giỏi trực tiếp thực hiện nội soi Đội ngũ bác sĩ giỏi trực tiếp thực hiện nội soi đường mũi không đau, an toàn và chẩn đoán chính xác bệnh Hệ thống máy nội soi hiện đại công nghệ Nhật Bản Chi phí nội soi hợp lý Chi phí nội soi được áp dụng thanh toán bảo hiểm, vì vậy mức giá có thể phù hợp với mọi đối tượng người bệnh. Hệ thống đặt hẹn nhanh chóng Mức giá trên đang được áp dụng tại thời điểm hiện tại, chưa thanh toán bảo hiểm, tuy nhiên, ở thời điểm khác, mức chi phí dịch vụ có thể thay đổi.
question_17
Cảnh giác với viêm tiền liệt tuyến cấp tính
doc_17
Tiền liệt tuyến (TLT) chỉ có ở nam giới. Viêm TLT là một bệnh có thể gặp ở nam thanh niên, với người cao tuổi (NCT) bệnh chiếm tỉ lệ cao hơn cả. Viêm tiền liệt tuyến gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, đặc biệt là loại cấp tính. TLT là một cơ quan có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành tinh dịch và đóng vai trò quan trọng trong sinh dục, đồng thời TLT có vai trò trong việc điều hòa tiểu tiện. Nguyên nhân của viêm TLT có rất nhiều loại khác nhau, một số nghiên cứu cho thấy tỉ lệ người bị viêm TLT không do nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ cao hơn nguyên nhân do nhiễm khuẩn, nhưng nguyên nhân là gì thì người ta đang tiếp tục nghiên cứu. viêm TLT không do nhiễm khuẩn, thông thường do tình cờ bác sĩ phát hiện bởi khám bệnh về đường sinh dục tiết niệu vì một lý do nào đó. Với loại viêm TLT do nhiễm khuẩn hay gặp là do viêm ở một số cơ quan lân cận rồi lan sang viêm TLT như: viêm trực tràng, tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, nhưng hay gặp nhất trong số đó là viêm đường tiết niệu (viêm niệu đạo, bàng quang, thận, đặc biệt là viêm niệu đạo). Thủ phạm gây viêm ở đường tiết niệu có thể là do vi khuẩn hoặc do virút. vi khuẩn thường gặp tụ cầu vàng (s. aureus), tụ cầu da (s. epidermidis) hoặc tụ cầu hoại sinh (s. saprophyticus), liên cầu (streptococcus), lậu cầu (n. gonorrhaeae), mycoplasma, chlamydia, vi khuẩn đường ruột mà điển hình là e. coli, hoặc giả bạch hầu (corynebactorium hoffmanii), vi khuẩn lao (m. tuberculosis). một đặc điểm được ghi nhận là nếu viêm tlt do nhiễm khuẩn thì ít khi xuất hiện ung thư TLT. Ngoài ra, viêm TLT còn do chấn thương vùng hạ vị hoặc do bị cảm lạnh đột ngột. Triệu chứng Có hai loại bệnh viêm TLT, đó là viêm TLT cấp tính và viêm TLT mãn tính. Đối với viêm TLT tuyến cấp tính bệnh xảy ra đột ngột, có sốt (có thể sốt vừa, thậm chí sốt cao nếu độc lực của vi khuẩn mạnh), ớn lạnh, rét run, đau đầu, đau vùng hạ vị và khắp thân mình như dạng bệnh bị cảm. người bệnh thường có dấu hiệu buồn đi tiểu (mót tiểu) và đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đau, rát, buốt, tiểu không hết, tiểu són, có khi không tiểu được, có thể tiểu ra máu. Ngoài ra, người bệnh có thể kèm theo đau vùng tiểu khung và khi xuất tinh thấy đục. cần cảnh giác cao với viêm TLT cấp tính, bởi vì, bệnh có thể sẽ dẫn tới một số biến chứng như áp-xe TLT, hình thành tổ chức xơ, bí tiểu cấp tính, viêm mào tinh hoàn, viêm nội mạc cơ tim, thậm chí nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm cho tính mạng. nếu ổ viêm ở đỉnh của TLT có thể sẽ phát triển thành những tổ chức xơ ở cổ bàng quang hoặc nếu viêm nhiễm xảy ra ở vùng đáy của tlt thì có thể gây ra những đợt viêm kịch phát, nguồn gốc của những đợt đau và đái ra mủ liên tục. một số biến chứng viêm TLT có thể dẫn tới vôi hóa TLT nếu không được điều trị dứt điểm. Đối với viêm TLT mãn tính thường có rối loạn tiểu tiện (đi tiểu nhiều lần, tiểu són gần như lần nào cũng có), đái máu vi thể hoặc đại thể (đái máu vi thể là mắt thường không nhìn thấy máu, phải có sự hỗ trợ khi soi cặn nước tiểu dưới kính hiển vi quang học, còn đái máu đại thể là người bệnh và bác sĩ khám bệnh đều nhìn thấy nước tiểu màu đỏ hồng). một số trường hợp thỉnh thoảng thấy tiểu ra máu lẫn tinh dịch, vùng hạ vị lúc nào cũng có cảm giác tức và đau âm ỉ. ngoài ra, viêm TLT mãn tính còn thấy biểu hiện giảm hưng phấn tình dục hoặc rối loạn xuất tinh, ảnh hưởng đến sinh sản (ở độ tuổi sinh sản). Ngoài ra, viêm TLT mãn tính có thể gây rối loạn giấc ngủ (ngủ không sâu, hay tỉnh giấc, ngủ ít và khi tỉnh giấc thì khó ngủ trở lại). Nguyên tắc điều trị và dự phòng Khi nam giới ở tuổi trưởng thành và nhất là NCT khi có biểu hiện về viêm TLT có ít hoặc nhiều triệu chứng như vừa nêu trên cần đi khám bệnh ngay không nên để bệnh trở thành mãn tính gây khó khăn cho việc chữa trị. đi khám bệnh càng sớm càng tốt để loại trừ một số bệnh về TLT hoặc đường tiết niệu như: lao TLT, ung thư TLT hoặc viêm đường tiết niệu. dùng kháng sinh và chống viêm là cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh đối với viêm tlt do nhiễm khuẩn, nhưng phải do bác sĩ chỉ định, người bệnh cần tuân thủ nghiêm túc không để biến chứng xảy ra hoặc bệnh chuyển sang mạn tính. Cần điều chỉnh các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày cho thích hợp như không nên ngồi ở các loại ghế cứng mà nên ngồi các loại ghế mềm (có đệm) nhằm hạn chế sức nặng đè lên TLT. không nên ngồi quá lâu trong nhiều giờ liền làm ảnh hưởng đến lưu thông máu đến TLT. Tránh lao động quá nặng so với sức lực và tuổi tác của mình. không nên sinh hoạt tình dục thái quá. nên tập thể dục đều đặn và nên xoa vùng bụng dưới (hạ vị) hàng ngày nhất là trước khi đi ngủ buổi tối và sáng sớm lúc vừa ngủ dậy. cần vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cơ thể và nhất là bộ phận tiết niệu- sinh dục. không nên ăn, uống các chất kích thích quá nhiều, nhất là rượu, bia, thuốc lá, thuốc lào.
doc_22237;;;;;doc_24023;;;;;doc_52699;;;;;doc_46279;;;;;doc_32344
Tuyến tiền liệt chỉ có ở nam giới, có kích thước và hình dạng gần giống như quả hồ đào, nằm ở phía dưới bàng quang bao quanh đoạn đầu của niệu đạo. Bệnh có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là đàn ông trung niên. Không xác định được các dấu hiệu của viêm tiền liệt tuyến sẽ dẫn đến phát hiện bệnh muộn, khiến quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Viêm tiền liệt tuyến là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở tuyến tiền liệt do nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn gây nên. Bệnh thường phát triển khá nhanh dẫn đến rối loạn chức năng sinh lý của nam giới, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày cũng như cuộc sống tình dục của đàn ông. Bệnh có 2 dạng thường gặp nhất là viêm tiền liệt tuyến cấp tính và mãn tính, tùy vào tình trạng bệnh mà có những dấu hiệu nhất định. 2. Dấu hiệu của bệnh viêm tiền liệt tuyến 2.1. Dấu hiệu viêm tiền liệt tuyến nhiễm khuẩn cấp tính: Người bị viêm tiền liệt tuyến thường có nước tiểu màu vàng sậm Tiểu khó, thường phải cố rặn ra, không đi tiểu được ngay, khi tiểu thường có cảm giác buốt, rát.Đau vùng bẹn bìu, xương mu hoặc xung quanh “cậu nhỏ”Có thể xuất hiện máu ở trong nước tiểu và tinh dịch. Có trường hợp rối loạn chức năng khi giao hợp như đau buốt khi xuất tinh hoặc rối loạn về sự co cứng dương vật, đau đớn khi xuất tinh. Người bệnh thấy rét như bị cúm, ớn lạnh2.2. Viêm tuyến tiền liệt nhiễm khuẩn mạn tính:Về cơ bản các dấu hiệu bệnh viêm tiền liệt tuyến tương đối giống với các trường hợp cấp tính nhưng biểu hiện ở mức độ nặng hơn như:Cảm giác khó chịu ở vùng bụng dưới hoặc tinh hoànĐau tinh hoàn, đau vùng dưới thắt lưng, tiểu nhiều lần liên tiếp. Nước tiểu có màu đục có thể kèm theo cả máu.2.3. Viêm tiền liệt tuyến mạn tính không do vi khuẩn (không đặc hiệu, ít gặp)Trường hợp này khi làm xét nghiệm nước tiểu và tinh dịch không phát hiện thấy vi khuẩn. Dấu hiệu bệnh viêm tiền liệt tuyến tương đối giống với trường hợp của viêm tiền liệt tuyến mãn tính nhưng có điểm tương đối nổi bật giúp người bệnh phân biệt chính là kết quả xét nghiệm nước tiểu thường có các tế bào mủ. Viêm tiền liệt tuyến không do khuẩn còn gây ra tình trạng tiểu nhiều và hơi buốt.Viêm tuyến tiền liệt dù cấp tính hay mãn tính và do nguyên nhân gì đi chăng nữa thì cũng gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Hơn nữa, những biểu hiện của bệnh lại xuất hiện ở vị trí khá nhạy cảm nên nhiều nam giới thường giấu bệnh, không muốn tâm sự với bất kỳ ai ngay cả người bạn đời của mình, khiến bệnh để lâu, gây biến chứng và việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều. Viêm tiền liệt tuyến ở dạng cấp hay mãn tính đều gây ra không ít phiền toái cho cuộc sống của nam giới. Nếu để lâu không khắc phục khiến bệnh xuất hiện với nhiều triệu chứng phức tạp, rất khó khăn trong việc điều trị đồng thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Viêm tiền liệt tuyến không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng Đầu tiên là dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về niệu đạo, vì khi viêm tuyến tiền liệt sẽ khiến bàng quang chịu áp lực. Khi đó nước tiểu không kịp bài tiết khiến lượng vi khuẩn ở nước tiểu tăng lên và gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Lâu dần ảnh hưởng đến chức năng của thận và sức khỏe người bệnh.Ảnh hưởng đến chức năng tiền liệt tuyến, gây ra 1 loạt các tình trạng như rối loạn nội tiết tố nam. Tuyến tiền liệt có nhiệm vụ sản xuất ra tinh dịch, khi bộ phận này bị viêm nhiễm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản sinh cũng như làm giảm chất lượng tinh trùng. Một số trường hợp viêm nhiễm nặng có thể hiếm muộn hoặc vô sinh.Trường hợp viêm tiền liệt tuyến do vi khuẩn là điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu, viêm nội mạc cơ tim, viêm tinh hoàn.Các tổn thương viêm tiền liệt tuyến sẽ phát triển thành các u xơ, dẫn đến xơ cứng bàng quang, chặn lại sự co bóp gây nên hiện tượng chảy mủ, chảy máu kèm nước tiểu, là tiền đề cho các bệnh lý như ung thư tiền liệt tuyến.Việc hiểu rõ dấu hiệu và các thông Có rất nhiều nguyên nhân gây xuất tinh sớm;;;;;Tìm hiểu các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời căn bệnh khó chịu này. Mặc dù không nguy hiểm nhưng viêm đường tiết niệu kéo theo nhiều phiền toái và gây biến chứng nếu không điều trị đúng. Viêm đường được phân chia thành 4 loại khác nhau. Mỗi loại đều có những triệu chứng và nguyên nhân riêng. Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn thường là sốt, đau cơ, đau ở vùng thắt lưng, tiểu khó, dòng nước tiểu yếu… Nguyên nhân gây viêm tuyến tiền liệt cấp tính là do nhiễm trùng từ niệu đạo, nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm trùng qua quan hệ tình dục, có khi bị nhiễm trùng qua đường máu (hiếm gặp). Loại viêm tuyến tiền liệt này xuất hiện rất nhanh và người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng sau: Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn nếu không điều trị triệt để sẽ dẫn tới áp xe tuyến tiền liệt. Còn nếu không điều trị đúng cách, dễ bị nhiều biến chứng như nhiễm trùng máu, viêm nội mạc cơ tim, bí tiểu cấp tính, viêm mào tinh hoàn… 1. Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn phổ biến hơn ở người cao tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn từ dưới lên, kèm theo các bệnh hoa liễu sau các cuộc giao hợp. Loại vi khuẩn gây viêm tuyến tiền liệt mạn tính thường là E.coli. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Thường buồn tiểu, đặc biệt vào ban đêm là một trong những triệu chứng viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn. 2. Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt không do vi khuẩn Biểu hiện của bệnh giống các triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn. Điều khác biệt là khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán, kết quả đều không có sự hiện diện của vi khuẩn. 3. Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm tuyến tiền liệt Những đối tượng sau có nguy cơ bị viêm tuyến tiền liệt cao hơn người bình thường: 4. Các biến chứng của viêm tuyến tiền liệt Khi có các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt, cần nhanh chóng tới bệnh viện để khám và điều trị. Khi có các triệu chứng viêm tuyến tiền liệt, cần nhanh chóng tới bệnh viện để khám và điều trị. Viêm tuyến tiền liệt có thể gây ra các biến chứng sau nếu không được điều trị: Không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy viêm tuyến tiền liệt có thể dẫn đến ung thư tuyến tiền liệt.;;;;;Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lý khá phổ biến tuy nhiên điều trị viêm tuyến tiền liệt như thế nào thì người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán chữa trị hiệu quả. Viêm tuyến tiền liệt cấp tính: Biểu hiện của viêm tuyến tiền liệt cấp tính là tiểu nhiều lần, tiểu gấp, khi tiểu thấy đau và rát, đôi khi kèm theo sốt. Viêm tuyến tiền liệt mạn: Nam giới có biểu hiện khó chịu vùng bụng dưới, tinh hoàn, đau vùng thắt lưng, tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tiểu về đêm… Nói chung nó có thể làm đau và nhức ở vùng khung chậu hoặc vùng háng, lan tới dương vật, đau khi phóng tinh và mất hứng khi giao hợp. Đau lưng cũng là triệu chứng của tình trạng viêm này. Viêm tuyến tiền liệt là bệnh lý khá phổ biến cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả Khi bị viêm tuyến tiền liệt nhẹ (không đau khi quan hệ và xuất tinh, không gây ra những tác động xấu đến việc quan hệ tình dục) thì hoàn toàn có thể quan hệ tình dục bình thường. Thông thường thì bệnh viêm tuyến tiền liệt không gây nên những tác động xấu trong quá trình quan hệ. Trong trường hợp người bệnh cảm thấy bị đau trong khi giao hợp hay đau khi xuất tinh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu cảm giác đau khi giao hợp, đau khi xuất tinh tăng nặng, tốt nhất bạn nên tạm gác lại chuyện quan hệ tình dục và tập trung điều trị cho đến khi vấn đề được cải thiện. Hơn nữa, nếu bạn bị viêm tuyến tiền liệt là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục (bệnh lậu) gây nên, hãy ngưng hoàn toàn việc quan hệ tình dục trong suốt thời gian điều trị để tránh lây truyền cho bạn tình của mình. Nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiện như chảy máu, tổn thương ở cơ quan sinh dục hay quá trình xuất tinh không bình thường, bạn sẽ cần sự trợ giúp của các bác sĩ ngay lập tức. Để có thể điều trị viêm tuyến tiền liệt cần xác định được nguyên nhân gây bệnh, tình trạng của bệnh viêm cấp tính hay mãn tính sau đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường đối với các bệnh nhân viêm tuyến tiền liệt các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc đặc trị, trường hợp viêm nhiễm tái phát, cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh trong thời gian dài. Ngoài ra, chữa trị viêm tuyến tiền liệt còn có thể kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu, những bài tập đặc biệt và kỹ thuật thư giãn có thể cải thiện những triệu chứng của bệnh viêm tuyến tiền liệt.;;;;;Biến chứng bệnh viêm tiền liệt tuyến thường xảy ra khi người bệnh chủ quan không thăm khám để phát hiện và hỗ trợ điều trị bệnh kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và đời sống của người bệnh, thậm chí còn gây nên các hậu quả nặng nề. Viêm tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới thường do vi khuẩn gây nên. Triệu chứng của bệnh là nước tiểu đục, kèm theo đái buốt, đái rắt và có khi đái khó, người bệnh sốt cao, có khi rét run. Bệnh nếu không xử trí kịp thời có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như sau: Viêm tiền liệt tuyến có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. – Viêm túi tinh mạn tính: Đây là chứng kéo theo gặp nhiều nhất do viêm tuyến tiền liệt mạn tính gây ra. Nếu bệnh không xử trí sớm sẽ gây ra trở ngại chức năng tình dục ở nam giới. – Liệt dương: Một số trường hợp bị liệt dương nếu bị viêm tuyến tiền liệt mạn tính. – Viêm bao tinh hoàn: Viêm tuyến tiền liệt mạn tính có thể xâm nhập vào bao tinh hoàn gây ra viêm bao tinh hoàn mạn tính. – Các loại viêm bàng quang: Khi viêm tiền liệt tuyến lan rộng đến bàng quang sẽ xuất hiện triệu chứng kích thích đường tiết niệu một cách rõ rệt và gây ra các loại viêm bàng quang. Biến chứng viêm tiền liệt tuyến có thể dẫn tới viêm bàng quang. – Bệnh do phản ứng biến thái: Vùng nhiễm bệnh mạn tính tiềm ẩn lâu dài trong cơ thể sẽ trở thành vùng mẫn cảm, gây ra các loại do phản ứng biến thái như viêm khớp, viêm cơ, viêm hồng mạc, viêm thần kinh..v.v.. – Áp-xe tiền liệt tuyến: Đây là hậu quả của sự hóa mủ trong quá trình viêm cấp tính. Triệu chứng của áp-xe tiền liệt tuyến cũng giống như trong viêm tiền liệt tuyến cấp tính nhưng đau tức và mót tiểu trầm trọng hơn. Có khi bí đái do ổ áp-xe quá to. Nếu không can thiệp sớm thì áp-xe sẽ phát triển xuyên qua vỏ bọc, vỡ vào trực tràng (đi ngoài ra mủ), vỡ vào niệu đạo sau (mủ chảy ra ngoài miệng sáo) hoặc đổ vào tầng sinh môn gây ra nhiều ngách rò mủ kéo dài. – Nhiễm khuẩn huyết dễ dẫn tới tử vong: Nếu viêm tiền liệt tuyến không được xử trí sớm có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tới tính mạng người bệnh. Để tránh nguy cơ biến chứng viêm tiền liệt tuyến, người bệnh nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và tư vấn điều trị nhanh chóng, kịp thời.;;;;;Viêm tiền liệt tuyến là bệnh thường gặp ở nam giới, thường do vi khuẩn gram (-) gây nên. Cách xử trí viêm tiền liệt tuyến nếu không được thực hiện kịp thời có thể gây nên những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Xử trí viêm tiền liệt tuyến thường dựa vào tình trạng và phân loại bệnh. Tiền liệt tuyến là một tuyến đặc biệt chỉ có ở nam giới, kích thước và hình dạng như nhân quả hạnh đào nằm phía dưới bàng quang. Khi bộ phận này bị viêm có thể gây ra những triệu chứng như luôn buồn tiểu hay đi đái rắt, buốt, rát, thường kèm theo đau cả vùng chậu nhỏ, bẹn và vùng dưới thắt lưng. Để hỗ trợ hỗ trợ điều trị viêm tiền liệt tuyến, các bác sĩ sẽ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, dạng bệnh và mức độ phát triển bệnh để có hướng xử lý hiệu quả, hợp lý. Hiện nay, viêm tiền liệt tuyến thường được chia làm ba dạng viêm. 1.1. Viêm tiền liệt tuyến cấp tính Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện bất ngờ như sốt rét, có cảm giác như bị cúm, đau ở tuyến tiền liệt, ở phần dưới thắt lưng hoặc ở vùng sinh dục, đái dắt, đau rát hoặc khó khăn khi đi tiểu, đôi khi trong nước tiểu, trong tinh dịch có máu, đau khi xuất tinh. 1.2. Viêm tiền liệt tuyến mạn tính Triệu chứng gần giống như viêm cấp nhưng phát triển chậm hơn, sốt nhẹ, thường hay đi tiểu đêm và viêm bàng quang tái phát. 1.3. Viêm tiền liệt tuyến không nhiễm khuẩn Triệu chứng của dạng viêm này giống với dạng viêm mạn tính nhưng hầu như không bị sốt nhưng khi làm xét nghiệm nước tiểu và trong dịch của tuyến tiền liệt thì không tìm thấy vi khuẩn gây bệnh. Bác sĩ thường kê kháng sinh để hỗ trợ hỗ trợ điều trị viêm tiền liệt tuyến. 2. Cách xử trí viêm tiền liệt tuyến Thông thường, trong xử trí viêm tiền liệt tuyến, kháng sinh được sử dụng với liệu trình kéo dài từ 4 – 12 tuần. Đặc biệt, các loại vi khuẩn gây viêm tiền liệt tuyến mạn tính sẽ thường có hiện thượng kháng thuốc hơn nên cần kiên trì phương pháp hỗ trợ hỗ trợ điều trị trong thời gian dài hơn. Nếu dùng kháng sinh mà không khỏi vì tuyến tiền liệt viêm xơ nặng hoặc có sỏi thì bác sĩ sẽ cắt nội soi qua niệu đạo hoặc phẫu thuật mở bóc bỏ hết tổ chức viêm và sỏi. Trường hợp viêm tiền liệt tuyến nhưng không phải do vi khuẩn gây bệnh thường được chẩn đoán do các yếu tố như hóa chất, tâm lý, miễn dịch….thậm chí không tìm thấy nguyên nhân thì được hỗ trợ hỗ trợ điều trị triệu chứng (giảm đau, an thần, lợi tiểu, vitamin A và vitamin E). Ngoài ra, các bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh thực hiện vật lý trị liệu để cải thiện triệu chứng bệnh hoặc ngâm, tắm nửa dưới cơ thể bằng nước ấm để giảm đau và thư giãn. Người bệnh cũng nên massage bộ phận sinh dục hằng ngày để giảm xung huyết, thông mạch. Bên cạnh việc thực hiện theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh cũng nên chủ động điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho điều độ. Không nên dùng các chất kích thích như rượu mạnh, cà phê, nước giải khát có ga, các gia vị cay nóng; đi tiểu đều; hoạt động tình dục điều độ; đi xe đạp nên dùng loại yên giảm xóc để giảm chấn động lên tiền liệt tuyến.
question_18
Rối loạn tiền đình có nguyên nhân do đâu và cách điều trị
doc_18
Rối loạn tiền đình là hội chứng ở đầu rất phổ biến, có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu đi kèm với các bệnh lý như thiếu máu não, huyết áp cao hay tiểu đường. Tiền đình có vai trò duy trì trạng thái thăng bằng cho cơ thể, thuộc hệ thần kinh, nằm phí sau ốc tai hai bên. Hệ thống tiền đình cũng phối hợp cử động giữa các bộ phận như mắt, tay, chân, thân mình,... trong các hoạt động của cơ thể và cân bằng cơ thể. Rối loạn tiền đình có thể bắt nguồn từ nguyên nhân tổn thương mạch máu não, tổn thương tai trong hoặc do vấn đề ở dây thần kinh số 8. Triệu chứng điển hình của bệnh là hoa mắt, cơ thể loạng choạng, chóng mặt, ù tai, buồn nôn,... Các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong nhiều ngày, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sức khỏe và năng suất công việc. Theo nguồn gốc khởi phát, rối loạn tiền đình được chia thành 2 nhóm: 1.1. Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình ở nhóm này là do tổn thương hệ tiền đình ở vùng tai trong. Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh là chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng. Dạng rối loạn tiền đình này là phổ biến nhất, có thể kéo dài dai dẳng gây nhiều khó chịu. 1.2. Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương Dạng rối loạn tiền đình này xuất phát từ những tổn thương nhân tiền đình ở thân não, tiểu não. Tuy triệu chứng bệnh ít rầm rộ nhưng khá nguy hiểm và khó điều trị hơn so với nhóm trên. 2. Nguyên nhân thường gặp dẫn đến rối loạn tiền đình Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình rất đa dạng, được chia thành những nhóm sau đây: 2.1. Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên Rối loạn chuyển hóa: gồm các bệnh lý như tiểu đường, suy giáp, tăng ure huyết,... Viêm gây thần kinh tiền đình: do virus Zona, quai bị, thủy đậu gây liệt dây thần kinh tiền đình, dẫn đến chóng mặt, mất thăng bằng trong nhiều giờ hoặc thậm chí kéo dài đến vài tháng. Hội chứng Meniere phù nề tai trong. Chấn thương vùng tai trong. Viêm tai giữa cấp và mạn tính. U dây thần kinh số VIII. Sỏi nhĩ. Dị dạng tai trong. Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị, rượu hoặc ma túy. Nhãn cầu. Say tàu xe. 2.2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình trung ương Hạ huyết áp tư thế. Thiểu năng tuần hoàn sống nền. Nhồi máu tiểu não. Hội chứng Wallenberg. Xơ cứng rải rác. U tiểu não. Bệnh Parkinson. Giang mai thần kinh. Bệnh đau đầu Migraine. 2.3. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ Tiền sử bị chóng mặt, có khả năng bị hoa mắt, choáng váng, mất thăng bằng,... và nguy cơ rối loạn tiền đình trong tương lai. Tuổi tác: Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị rối loạn tiền đình, song người lớn tuổi là đối tượng nguy cơ cao hơn người trẻ, đặc biệt là độ tuổi từ 40 trở lên. 3. Rối loạn tiền đình: chẩn đoán và điều trị Rối loạn tiền đình càng nghiêm trọng thì dấu hiệu càng rõ ràng và liên tục, song bác sĩ cần dựa trên cả các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác. 3.1. Phương pháp chẩn đoán Để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh cũng như đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ thường chỉ định các phương pháp sau: Xét nghiệm điện và các phương pháp sử dụng điện cực nhỏ. Xét nghiệm âm ốc tai. Chụp cộng hưởng MRI: phương pháp này giúp bác sĩ chẩn đoán rối loạn tiền đình có liên quan đến khối u hay sự bất thường về mô mềm trong não hay không. Xét nghiệm xoay vòng: đánh giá hoạt động của mắt và tai khi người bệnh gặp triệu chứng rối loạn tiền đình. Từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị riêng với từng bệnh nhân. 2.2. Điều trị Hiện nay, điều trị rối loạn tiền đình có thể kết hợp nhiều phương pháp bao gồm: Điều trị bằng thuốc kê đơn để giảm nhẹ triệu chứng cũng như ảnh hưởng của chứng rối loạn tiền đình, loại và liều lượng thuốc kê với từng trường hợp người bệnh là khác nhau. Các bài tập phục hồi chức năng tiền đình: các bài tập này sẽ giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động, phối hợp nhịp nhàng hơn cũng như giúp não nhận biết tín hiệu và xử lý tín hiệu từ tiền đình hiệu quả hơn. Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp tăng lưu thông khí huyết, máu lên não ổn định hơn. Các bài tập yoga, thiền giúp cải thiện tâm trạng người bệnh, tập đúng cách giúp người bệnh thoải mái, lạc quan hơn. Chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng và các nhóm chất, tăng cường rau củ quả, hạn chế các thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn xào,... Ngủ 8 tiếng/ngày cũng như duy trì giấc ngủ sâu. Luôn giữ tinh thần lạc quan, tích cực trước mọi sự việc. Như vậy, rối loạn tiền đình là tình trạng rối loạn trong quá trình truyền dẫn, tiếp nhận và xử lý thông tin của tiền đình do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh có thể nguy hiểm nếu kết hợp với các bệnh lý như u não, bệnh lý mạch máu, huyết áp cao và gây ra nhiều biến chứng nặng nề. Do đó, khi có dấu hiệu rối loạn tiền đình, người bệnh nên sớm đi khám để được chẩn đoán điều trị.
doc_8080;;;;;doc_15481;;;;;doc_35373;;;;;doc_15471;;;;;doc_44427
Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh, với vai trò duy trì cân bằng cơ thể thực hiện các tư thế, dáng bộ hay phối hợp cử động đầu, mắt và thân mình. Khi chúng ta di chuyển hay thực hiện các động tác cúi người, xoay người,… tiền đình cũng nghiêng theo để giữ tư thế cân bằng. Rối loạn tiền đình xảy ra khi hệ thống này hoạt động kém hiệu quả, nghĩa là người bệnh rơi vào trạng thái mất cân bằng tư thế dẫn đến các triệu chứng ù tai, chóng mắt, hoa mắt, đi đứng lảo đảo, hay buồn nôn,… Mỗi khi rối loạn tiền đình xảy ra, các triệu chứng bệnh khiến người bệnh khó tập trung vào công việc hay học tập, thậm chí gây nguy hiểm với 1 số công việc đặc thù. Rối loạn tiền đình có thể chỉ xảy ra trong một vài ngày song cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần, khi đó nguyên nhân thường phức tạp và khó xác định. Muốn điều trị bệnh hiệu quả, cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến. 1.1. Do vấn đề về huyết áp, tim mạch Đây là nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiền đình, khi người bệnh bị huyết áp thấp, thiếu máu, tai biến hoặc mắc cách bệnh tim mạch,… Do hoạt động lưu thông máu đến não kém đi nên chức năng của hệ thống tiền đình cũng bị ảnh hưởng. 1.2. Do căng thẳng, mất ngủ kéo dài Ngoài do tổn thương thực thể thì rối loạn tiền đình còn liên quan đến những vấn đề tinh thần như: mất ngủ, căng thẳng, áp lực quá mức kéo dài. Tình trạng này thường ảnh hưởng đến dây thần kinh số 8, liên quan trực tiếp đến hệ thống tiền đình khiến thông tin không được truyền chính xác. 1.3. Do các bệnh về thần kinh Rối loạn tiền đình có thể là hậu quả của các bệnh như: viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não, viêm tai giữa,… Ngoài các nguyên nhân chủ yếu trên, tình trạng rối loạn tiền đình sẽ trở nên nghiêm trọng hơn hoặc được khởi phát bởi các yếu tố sau: Do mất máu nhiều. Uống quá nhiều rượu bia. Do nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc trong thời gian dài. Quan hệ tình dục không đều đặn. Thường xuyên sống và làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn. Thời tiết hoặc nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột. Lười vận động. Người quá béo hoặc quá gầy. Người cao tuổi mắc bệnh mạn tính hoặc bị suy giảm chức năng ở 1 số cơ quan. Nhiều người bị rối loạn tiền đình là kết quả của nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ kết hợp, do vậy việc điều trị không hề dễ dàng. 2. Rối loạn tiền đình ở người trẻ ngày càng phổ biến Thực tế, rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, song phổ biến nhất là những người trung niên và cao tuổi. Các nghiên cứu thực tế đã chỉ ra, có đến 35% người trên 40 tuổi có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình, nhất là ở nam giới. Có mối liên hệ đặc biệt giữa tuổi tác với hoạt động của hệ thống tiền đình, cũng như nguy cơ bị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên những năm gần đây, số người trẻ mắc rối loạn tiền đình ngày càng tăng lên, không ít người phải tìm đến bác sĩ điều trị tích cực trong nhiều ngày. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này có thể kể tưới như: Stress quá mức do áp lực tâm lý, cuộc sống, học hành hay công việc quá lớn Tâm lý tiêu cực, áp lực lớn này xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể sản sinh ra lượng lớn hormone cortisol. Hormone này tích tụ trong cơ thể sẽ gây tổn thương hệ thần kinh, hệ thống tiền đình cũng bị ảnh hưởng dẫn đến rối loạn chức năng. Thói quen lười vận động, tiếp xúc nhiều với máy tính trong không gian phòng lạnh kín Đây là thói quen sống và đặc điểm công việc của nhiều người trẻ, điều này ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến não. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra rối loạn tiền đình sớm phổ biến ở những người trẻ, nhất là các đối tượng làm việc văn phòng phải ngồi làm việc liên tục với máy tính. Thực tế, rối loạn tiền đình nhẹ được phát hiện sớm thường không gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, nhất là những người trẻ có sức khỏe tốt, khả năng hồi phục nhanh. Tuy nhiên không ít người trẻ có tâm lý chủ quan, không cho rằng bản thân mắc căn bệnh này dẫn đến phát hiện bệnh và điều trị chậm trễ. Những triệu chứng rối loạn tiền đình xảy ra thường xuyên cũng ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não, thậm chí khiến bạn mắc các bệnh liên quan nguy hiểm như: alzheimer, thiếu máu não,… Hầu hết nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người trẻ là do áp lực cuộc sống, công việc cùng thói quen sinh hoạt kém lành mạnh. Có thể cải thiện từ những nguyên nhân này sẽ giúp hệ thống tiền đình của bạn hoạt động khỏe mạnh, ngăn ngừa rối loạn. 3.1. Không nên thức khuya Rất nhiều bạn trẻ hiện nay có thói quen thức khuya, nên đi ngủ trước 11 giờ và ngủ đủ từ 7 - 8 giờ mỗi đêm. 3.2. Uống đủ nước Uống đủ từ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày là cần thiết để cơ thể khỏe mạnh, đào thải độc tố hiệu quả và hoạt động của hệ thống thần kinh cũng tốt hơn. 3.3. Tăng cường vận động Tập thể dục, vận động hàng ngày là thói quen sinh hoạt rất tốt giúp lưu thông máu đến não bộ cũng như các cơ quan trong cơ thể hiệu quả. 3.4. 3.5. Hạn chế căng thẳng, stress Khi bạn gặp phải những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, hãy tìm biện pháp giải tỏa, chia sẻ với những người bạn, người thân để tinh thần dễ chịu hơn.;;;;;Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh khiến người bệnh gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt, làm việc hàng ngày, mệt mỏi, tâm lý dễ rơi vào trạng thái tiêu cực,... Vậy nguyên nhân rối loạn tiền đình là gì, bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời. 1. Có những loại rối loạn tiền đình nào Tiền đình nằm ở phía sau ốc tai ở hai bên, thuộc hệ thần kinh, nhiệm vụ chính là duy trì tư thế cũng như điệu bộ phối hợp cử động của mắt, đầu và thân. Khi chúng ta thực hiện bất kỳ động tác gì, tiền đình tiếp nhận các tín hiệu chuyển động để giúp cơ thể thăng bằng. Người bị rối loạn tiền đình sẽ mất cân bằng về tư thế nên chao đảo, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn. Rối loạn tiền đình khiến người bệnh mệt mỏi, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, vận động kém, công việc giảm hiệu quả, dễ nổi nóng, gặp nguy hiểm khi tham gia giao thông,... Rối loạn tiền đình có các dạng phổ biến sau: 1.1. Viêm cấu trúc xoắn tai trong Hiểu đơn giản thì đây là nhiễm trùng tai trong. Nguyên nhân rối loạn tiền đình dạng này là do viêm nhiễm xảy ra sâu bên trong tai. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng, thính giác kém, tai đau nhức, ù tai, có chất lỏng hoặc mủ trong tai, sốt, buồn nôn,... 1.2. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính Phần lớn bệnh nhân rối loạn tiền đình dạng này thường bị chóng mặt, chao đảo khi đột nhiên thay đổi tư thế. Đây là hiện tượng xảy ra khi các tinh thể canxi nhỏ có trong tai di chuyển đến khu vực mà chúng không nên đến. Hệ lụy sinh ra từ đó chính là dù không chuyển động thì tai trong vẫn truyền đi tín hiệu sai đến não rằng người bệnh đang di chuyển. 1.3. Bệnh Meniere Đây là dạng rối loạn tiền đình gây ra triệu chứng ù tai, chóng mặt một cách đột ngột, người bệnh cảm thấy rất khó nghe hoặc không nghe được. Nguyên nhân rối loạn tiền đình Meniere là do phản ứng tự miễn dịch, dị ứng hoặc sự xâm nhập của virus khiến cho tai trong có nhiều chất dịch. Theo thời gian, bệnh có thể gây suy giảm thính giác, nặng hơn nữa sẽ là mất thính lực hoàn toàn. 2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình là gì - Máu lên não kém hoặc tắc nghẽn mạch máu não do mắc bệnh tim mạch, huyết áp thấp, tai biến để lại di chứng, thiếu máu,... - Hệ lụy của một số bệnh lý như: viêm tai giữa, u dây thần kinh, u não,... - Sống quá lâu trong môi trường có nhiều tiếng ồn, vận động ít, thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột,... - Bị mất máu do có chấn thương, sau khi sinh con,... - Thường xuyên uống rượu bia. - Nhiễm độc hoặc dùng một số thuốc. - Hệ thần kinh bị tổn thương do phải chịu áp lực, mệt mỏi, căng thẳng lâu ngày. Bệnh rối loạn tiền đình dễ có nguy cơ đối với: - Người ở độ tuổi trên 40, nhất là người già. - Nữ giới. - Người có tiền sử thiếu máu, tuần hoàn kém, thiếu sắt, bị chóng mặt. - Người phải làm việc nhiều với máy tính, ít vận động, có chế độ sinh hoạt không hợp lý khiến động mạch cột sống thân nền bị co thắt gây ra rối loạn tuần hoàn và thiếu máu não, làm cho hệ thống tiền đình bị tổn thương. 3. Phòng tránh rối loạn tiền đình ra sao Để tránh nguyên nhân rối loạn tiền đình trên đây mỗi người đều có thể chủ động phòng tránh bệnh lý này bằng cách: - Giữ cho mình trạng thái tâm lý tích cực, tránh lo âu hay căng thẳng. - Luyện tập thể thao để cải thiện thể chất nhưng cần chọn bộ môn vừa sức. Có thể tham khảo để thực hiện các bài tập hỗ trợ làm giảm thiểu triệu chứng khó chịu của bệnh rối loạn tiền đình và duy trì sức khỏe tốt hơn. - Nằm xuống nghỉ ngơi khi cảm thấy chóng mặt. - Uống đầy đủ mỗi ngày 2l nước để tránh tình trạng cơ thể bị thiếu nước. - Tránh thay đổi tư thế, ngồi xuống/ đứng lên hay quay cổ nhanh, đột ngột. 4. Một vài vấn đề cần lưu ý Người bị rối loạn tiền đình cần chú ý những vấn đề sau: - Không tự ý dùng các sản phẩm hoạt huyết não khi chưa được sự đồng ý từ bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý dùng thuốc dễ dẫn đến điều trị sai cách vừa lãng phí tiền bạc, thời gian, công sức vừa có nguy cơ làm bệnh nặng hơn hoặc có biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. - Duy trì các bài tập phục hồi chức năng cho não bộ để kích thích khả năng vận động nhạy bén của hệ thống tiền đình từ đó giúp hồi phục thị giác, thân mình. - Tập luyện thể dục thể thao ở mức độ vừa phải để tránh kích hoạt rối loạn tiền đình và hỗ trợ phục hồi hệ thống tiền đình nhanh chóng hơn. - Ăn uống lành mạnh để hạn chế triệu chứng rối loạn tiền đình thêm trầm trọng và giúp nâng cao sức khỏe. - Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ: dùng đúng thuốc, đúng liều lượng và thời gian do bác sĩ hướng dẫn. Thời gian và phác đồ điều trị rối loạn tiền đình ở mỗi bệnh nhân không giống nhau. Có những trường hợp chỉ cần điều trị trong thời gian ngắn bệnh đã cải thiện rõ rệt nhưng có trường hợp phải điều trị dài ngày hoặc phẫu thuật, tùy theo mức độ và nguyên nhân bệnh ở từng bệnh nhân. Tự ý điều trị sẽ không mang lại bất kỳ kết quả tích cực nào đó là chưa kể đến những hệ lụy nguy hiểm khác.;;;;;Rối loạn tiền đình là bệnh tương đối dễ gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt ngày nay số lượng người trẻ mắc bệnh này đang có chiều hướng gia tăng. Vậy nguyên nhân rối loạn tiền đình là như thế nào mà lại xảy ra tình trạng này, bài viết sau sẽ giúp bạn tìm ra lời giải ấy. 1. Các loại bệnh rối loạn tiền đình Tiền đình chính thuộc hệ thần kinh, giữ nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, điệu bộ phối hợp cử động mắt đầu và thân mình. Tiền đình có khả năng nghiêng lắc theo các động tác của con người để giúp cơ thể luôn thăng bằng. Chính vì thế mà người bị rối loạn tiền đình thường bị rơi vào tình trạng mất cân bằng về tư thế sinh ra cảm giác chóng mặt, buồn nôn, ù tai, hoa mắt. 1.1. Tránh nhầm lẫn rối loạn tiền đình với thiểu năng tuần hoàn não Do có nhiều điểm tương đồng nên bệnh rối loạn tiền đình hay bị nhiều người nhầm lẫn với thiểu năng tuần hoàn não. Tuy nhiên, nguyên nhân gây nên hai căn bệnh này lại hoàn toàn khác nhau. - Bệnh rối loạn tuần hoàn não hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não Đây là tình trạng lượng máu đến nuôi não bị suy giảm do các bệnh mạn tính, điển hình như: suy thận mạn, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp,... Ngoài ra bệnh cũng có thể gia tăng nguy cơ ở những người béo phì, nghiện rượu bia, hút thuốc lá nhiều,... - Bệnh rối loạn tiền đình Bệnh do nhiều nguyên nhân như thời tiết thay đổi, não tuần hoàn kém hoặc bị rối loạn, viêm tai giữa cấp,… Về cơ bản, nguyên nhân gây rối loạn tiền đình chính là thiểu năng tuần hoàn não. 1.2. Phân loại rối loạn tiền đình Rối loạn tiền đình được phân thành 2 dạng chính: - Rối loạn tiền đình ngoại biên Xuất phát điểm của dạng rối loạn tiền đình này là những tổn thương ở dây thần kinh tiền đình hoặc trong tai, tắc mạch máu sau cổ. Những người bị rối loạn tiền đình ngoại biên thường bị chóng mặt khi đột ngột thay đổi tư thế. Bệnh tương đối lành tính, không ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. - Rối loạn tiền đình trung ương Nguyên nhân rối loạn tiền đình dạng này là do tổn thương xảy ra ở đường dây liên hệ của các nhân dây tiền đình trong tiểu và thân não hoặc nhân tiền đình. Nó khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi đi lại, xa xẩm mặt mày, choáng váng khi tư thế thay đổi,... 2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình 2.1. Các nguyên nhân gây rối loạn tiền đình ở người bệnh nói chung Đối với hệ thần kinh trung ương của mỗi người, tiền đình giữ vai trò rất quan trọng đó là giúp cơ thể định vị vị trí trong không gian ba chiều và giúp con người dễ dàng thực hiện các hoạt động ở trạng thái thăng bằng. Mọi chuyển động của cơ thể đều được bộ phận này ghi nhận. Khi tiền đình bị rối loạn sẽ khiến cho hệ thần kinh trung ương không làm được nhiệm vụ của mình và dẫn đến cảm giác buồn nôn, chóng mặt, choáng váng, mất thăng bằng. Nguyên nhân rối loạn tiền đình thường gặp là: - Lượng máu lên não kém hoặc mạch máu bị tắc nghẽn do bệnh về tim, thiếu máu, tai biến, huyết áp thấp,... - Hệ thống thần kinh bị tổn thương do phải chịu áp lực trong thời gian dài ở những người thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ,... Sở dĩ nói như vậy là bởi những áp lực này khiến cho dây thần kinh số 8 bị tổn hại và hệ lụy chính là hệ thống tiền đình không nhận được thông tin chính xác từ đó hoạt động sai và rối loạn. - Một số bệnh lý thần kinh như: viêm tai giữa, viêm não, u não, viêm dây thần kinh,... - Suy giảm chức năng ở người cao tuổi. - Quá gầy hoặc quá béo. - Quan hệ tình dục không đều, mất máu nhiều, nghiện rượu bia, nhiễm độc thuốc,... - Sống thời gian dài trong môi trường nhiều tiếng ồn, thay đổi đột ngột về thời tiết, vận động ít,... 2.2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình ở người trẻ tuổi Hiện nay bệnh rối loạn tiền đình đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa về độ tuổi. Nguyên nhân rối loạn tiền đình ở nhóm đối tượng này chủ yếu là do họ thường xuyên phải chịu các áp lực từ cuộc sống, học hành, công việc nên tâm lý dễ bị stress. Chính sự tồn tại của điều đó trong thời gian dài khiến cơ thể sản sinh lượng lớn hormone cortisol làm tổn thương hệ thần kinh và gây ra rối loạn tiền đình. Ngoài ra, người trẻ tuổi cũng dễ mắc rối loạn tiền đình do các yếu tố gây rối loạn điều hòa máu lên não như: - Vận động ít. - Thường xuyên ở trong phòng lạnh kín. - Tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài. 2.3. Đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình Nhiều nghiên cứu cho thấy những đối tượng sau rất dễ mắc rối loạn tiền đình: - Người cao tuổi Người cao tuổi là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh rối loạn tiền đình cao bởi vì đây là lúc cơ thể bắt đầu bị lão hóa, các cơ quan trong cơ thể dần dần suy giảm về chức năng. Ở Mỹ có tới 35% người trên 40 tuổi bị rối loạn đau tiền đình và người trên 65 tuổi thường bị chóng mặt do rối loạn hệ thống tiền đình. Ở nước ta, thực trạng này cũng không kém và đang ngày càng gia tăng. - Làm việc ở môi trường chịu nhiều căng thẳng, áp lực Làm việc thời gian dài trong môi trường có nhiều áp lực sẽ sinh ra căng thẳng và sinh hoạt không khoa học. Hệ lụy của những điều này là cơ thể phải sinh ra một lượng lớn hormone cortisol như đã nói ở trên làm tổn thương hệ thống thần kinh, tiền đình nhận không nhận được thông tin chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu nên bị rối loạn. - Thai phụ Ốm nghén ở phụ nữ mang thai khiến cho họ mệt mỏi, chán ăn, cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng nên bị thiếu máu lên não và sinh ra choáng váng, chóng mặt. Bên cạnh đó, những thay đổi về tâm sinh lý trong thời gian mang thai cũng ảnh hưởng đến tiền đình và gây ra hội chứng cùng tên. 3. Một số vấn đề cần lưu tâm Khi đã được chẩn đoán bị rối loạn tiền đình, người bệnh nên đặc biệt chú ý các hoạt động vùng đầu, cổ để không quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Tập các bài tập chuyên biệt và thể dục vừa sức đều đặn cũng sẽ giúp giảm bớt căng thẳng và cải thiện lưu thông tuần hoàn não. Thực phẩm chứa nhiều chất béo là nhóm không nên ăn nhiều đối với những người bị rối loạn tiền đình bởi chúng là nguyên nhân làm tăng lượng cholesterol máu khiến cho hiệu quả điều trị bệnh không được như mong muốn.;;;;;Rối loạn tiền đình là hội chứng rất phổ biến với những biểu hiện thường gặp là mất hoặc giảm thăng bằng, buồn nôn, chóng mặt, … Nếu bệnh đi kèm với một số bệnh lý như thiếu máu não, huyết áp cao hay tiểu đường sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. 1. Định nghĩa và phân loại bệnh rối loạn tiền đình Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh, có vị trí phía sau hai bên ốc tai. Nó có nhiệm vụ là phối hợp cử động đầu, mắt và thân mình để cân bằng cơ thể và duy trì trạng thái cân bằng ở tất cả tư thế. Khi cơ thể chuyển động thì hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng. Rối loạn tiền đình (trong tiếng Anh là Vestibular Disorders) là những rối loạn xuất phát từ tổn thương dây thần kinh số 8, tổn thương mạch máu não và tổn thương tai trong, gây ra sự tắc nghẽn trong quá trình tiếp nhận thông tin, biểu hiện một số triệu chứng như cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, ù tai … Rối loạn tiền đình ngày càng phổ biến ở cuộc sống hiện đại 1.2. Phân loại các nhóm rối loạn tiền đình Dựa trên biểu hiện và nguồn gốc gây bệnh, bệnh rối loạn tiền đình được chia thành 2 loại chính như sau: – Loại 1: Rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên Đây là dạng phổ biến nhất mà 90 – 95% người bệnh mắc phải. Biểu hiện thường gặp ở nhóm này là chóng mặt, cơ thể mất thăng bằng. Các triệu chứng này kéo dài dai dẳng gây khó chịu và ảnh hưởng nhất định tới các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Một số người bị rối loạn tiền đình ngoại biên nặng sẽ gặp các triệu chứng khác như nôn ói, giảm thính lực, vã mồ hôi, giảm sự tập trung, … – Loại 2: Rối loạn tiền đình có nguồn gốc trung ương Đây là dạng rối loạn nghiêm trọng với nguyên nhân là sự tổn thương hệ thống tiền đình của hệ thần kinh trung ương. Người bệnh sẽ có những biểu hiện như đi đứng khó khăn, choáng váng khi cơ thể thay đổi tư thế, chóng mặt, thỉnh thoảng buồn nôn. Triệu chứng ở nhóm này không bộc phát mạnh mẽ nhưng đây lại là nhóm bệnh nguy hiểm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng và khó chữa hơn rối loạn tiền đình ngoại biên. Người mắc bệnh rối loại tiền đình thường xuyên chóng mặt, mất thăng bằng 2. Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến rối loạn tiền đình 2.1. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn tiền đình có nguồn gốc ngoại biên Các nghiên cứu cho thấy rối loạn tiền đình ngoại biên xuất phát từ các nguyên nhân: – Viêm dây thần kinh tiền đình do các loại virus Zona, thủy đậu, quai bị – Rối loạn chuyển hóa gồm các bệnh lý tiểu đường, suy giáp, tăng ure huyết, … – Hội chứng Meniere còn được biết đến là phù nề tai trong – U dây thần kinh số 8 – Viêm tai giữa cấp – Chấn thương vùng tai trong – Dị dạng tai trong – Sỏi nhĩ – Say tàu xe 2.2. – Tuổi tác: những người lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thực tế cứ 100 người trên 40 tuổi thì có khoảng 35 người mắc bệnh này. – Tiền sử bị chóng mặt: những người có triệu chứng chóng mặt trong thời gian dài trong tương lai sẽ tăng nguy cơ mắc căn bệnh này. 3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình phổ biến – Phương pháp xét nghiệm điện: sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da quanh mắt để đo chuyển động của mắt nhằm đánh giá các dấu hiệu rối loạn chức năng tiền đình và các vấn đề thần kinh. – Phương pháp xét nghiệm xoay vòng: sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt nhằm đánh giá sự hoạt động của mắt và tai. – Phương pháp đo âm ốc tai: phương pháp này đo sự đáp ứng các tế bào tóc với các cú nhấp được tạo ra bởi loa nhỏ chèn vào trong ống tai nhằm cung cấp thông tin về các tế bào lông phía trong ốc tai. – Phương pháp chụp cộng hưởng MRI: sử dụng từ trường và sóng radio để tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể được quét. Phương pháp này sẽ giúp chẩn đoán chứng rối loạn tiền đình có liên quan đến khối u bất thường nào hay không để có phương pháp điều trị chính xác. 4. Các phương pháp điều trị rối loạn tiền đình được đánh giá cao hiện nay Rối loạn tiền đình kéo dài gây ra nhiều hạn chế trong cuộc sống hàng ngày và lâu dài sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Vì vậy nên điều trị càng sớm càng tốt, một số phương pháp phổ biến có thể kể đến như: – Điều trị bằng thuốc: giúp giảm nhẹ triệu chứng, tùy vào tình trạng sẽ có loại thuốc và liều lượng phù hợp. – Các bài tập phục hồi chức năng tiền đình: phương pháp này giúp các bộ phận trong cơ thể phối hợp nhịp nhàng đồng thời giúp não tiếp nhận và xử lý thông tin từ tiền đình nhanh hơn. – Tập luyện, vận động đều đặn: tập thể dục mỗi ngày sẽ giúp máu lên não ổn định, giảm triệu chứng chóng mặt. Đi bộ hoặc tập yoga, thiền đều là các môn tập giúp người bệnh thoải mái và cải thiện tâm trạng. – Thực hiện phẫu thuật: sau một thời gian sử dụng các biện pháp điều trị còn lại mà không đạt hiệu quả, tình trạng bệnh không cải thiện bệnh nhân sẽ được phẫu thuật. Yoga là phương pháp hiệu quả để điều trị chứng rối loạn tiền đình 5. Các phương pháp phòng tránh rối loạn tiền đình hiệu quả 5.1 Chế độ ăn uống hợp lý Uống đủ nước mỗi ngày, ăn đầy đủ dinh dưỡng và các nhóm chất, tăng cường rau củ và hoa quả, hạn chế các thức ăn được chiên rán, xào nấu nhiều dầu mỡ… Bên cạnh đó cũng hạn chế dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. 5.2. Phân chia thời gian làm việc, nghỉ ngơi khoa học Cần phân bổ thời gian làm việc, nghỉ ngơi sao cho phù hợp để cơ thể có sự nghỉ ngơi, tránh thức khuya và ngủ đủ 8 tiếng/ngày. 5.3. Đi khám sức khỏe định kỳ Giai đoạn đầu người bệnh thường gặp những triệu chứng nhẹ nên thường chủ quan và xem đó là biểu hiện mệt mỏi thông thường. Tuy nhiên, nếu không phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả như ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, chất lượng học tập, làm việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nghiêm trọng hơn gây ra các biến chứng như đột quỵ, bại liệt, gặp tai nạn, trầm cảm và có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, hãy giữ thói quen đi khám sức khỏe 6 tháng 1 lần và đến ngay bệnh viện khi có các triệu chứng nêu trên.;;;;;Tiền đình là bộ phận thuộc hệ thần kinh nằm phía sau ốc tai hai bên,có vai trò giữ thăng bằng cơ thể ở các tư thế. Rối loạn tiền đình là một bệnh lý gây mất cân bằng về tư thế, khiến người bệnh thường xuyên xuất hiện triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,... ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh, do đó cần sớm chẩn đoán và điều trị, chữa rối loạn tiền đình. 1. Nguyên nhân rối loạn tiền đình Những rối loạn có xuất phát từ dây thần kinh số 8 và các đường nối kết của nó là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiền đình trên lâm sàng. Dây thần kinh số 8 xuất phát từ cầu não, đi vào xương đá qua lỗ ống tai trong, là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể.Dây thần kinh số 8 là thần kinh cảm giác, bao gồm hai phần, mỗi phần đảm nhận chức năng giác quan riêng:Thần kinh ốc tai: chức năng cảm giác thính giác. Thần kinh tiền đình: chức năng cảm giác thăng bằng. Tùy thuộc vào vị trí tổn thương mà bệnh nhân có biểu hiện của rối loạn tiền đình trung ương hay ngoại biên:Rối loạn cơ quan tiền đình ngoại biên do các nguyên nhân: chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, bệnh Ménière, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp; Rối loạn chuyển hóa bao gồm: suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết...Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình trung ương thường gặp nhất là migraine, nhiễm trùng não, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác.Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây rối loạn tiền đình bao gồm:Tuổi tác: phần lớn những người ở độ tuổi từ 40 trở lên có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ do suy giảm chức năng của 1 số cơ quan.Thiếu máu: Tùy theo mức độ thiếu máu mà người bệnh có các triệu chứng chóng mặt, choáng váng khác nhau.Căng thẳng. Dùng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia... Vị trí hệ thống tiền đình 2. Phòng tránh rối loạn tiền đình Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Với những người làm việc ở văn phòng, ngồi nhiều giờ bên máy tính liên tục nên thường xuyên tập các bài tập vận động vùng cổ, vai gáy.Tránh căng thẳng, stress kéo dài.Không nên đọc sách báo khi ngồi ô tô, ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt.Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Không nên để tình trạng cơ thể quá thiếu nước.Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.Đối với những người bị rối loạn tiền đình nên chú ý hoạt động vùng đầu cổ nhẹ nhàng.Không nên quay cổ đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.Kiểm tra và quản lý tốt các bệnh lý nền: tăng huyết áp, đái tháo đường...Việc điều trị rối loạn tiền đình hiện nay chủ yếu là điều trị nội khoa và tuyệt đối phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về sử dụng thuốc, người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ, có như thế mới có thể đạt được hiệu quả và đề phòng tái phát.
question_19
Công dụng thuốc Nadixime 100DT
doc_19
Thuốc Nadixime 100DT là thuốc kháng sinh, có thành phần chính là Cefpodoxime - một loại kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3. Thuốc Nadixime được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, tiết niệu, da,... 1. Tác dụng thuốc Nadixime 100DT Nadixime thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, điều trị chống nhiễm khuẩn, kháng nấm và virus, có thành phần chính là Cefpodoxim 100mg. Cefpodoxime là một loại kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng kháng khuẩn với các vi khuẩn gram âm và gram dương.Thuốc Nadixime được bào chế dưới dạng viên nén phân tán và được chỉ định dùng trong điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn sau:Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: viêm xoang, viêm tai giữa cấp, viêm họng, viêm amidan.Viêm phổi cộng đồng cấp tính.Nhiễm khuẩn lậu cầu cấp và chưa gây biến chứng. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu và chưa có biến chứng. Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Nadixime 100DT Thuốc Nadixime được dùng theo đường uống, nên phân tán viên thuốc vào nước trước khi dùng bằng cách cho viên thuốc vào một muỗng nước, để thuốc tan hoàn toàn rồi uống. Nên uống thuốc cùng với thức ăn.Liều dùng thuốc Nadixime ở người lớn tùy vào mục đích điều trị cụ thể như sau:Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (bao gồm viêm họng và viêm amidan): 100mg/ lần, dùng mỗi 12 giờ và thời gian điều trị là 5 - 10 ngày hoặc 7 ngày.Viêm phổi cộng đồng: 200mg/ lần, dùng mỗi 12 giờ và thời gian điều trị từ 10 - 14 ngày.Nhiễm khuẩn lậu cầu cấp tính (không biến chứng): Dùng 1 liều Nadixime duy nhất 200mg/lần.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu (không biến chứng): 100mg/ lần, dùng mỗi 12 giờ và thời gian điều trị là 7 ngày hoặc từ 5 - 10 ngày.Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: 400mg/ lần, dùng mỗi 12 giờ và thời gian điều trị từ 7 - 14 ngày.Liều dùng thuốc Nadixime ở trẻ em tùy vào mục đích điều trị cụ thể như sau:Viêm tai giữa cấp tính: 10mg/ kg cân nặng/ ngày, chia làm 2 lần dùng trong ngày, dùng trong 10 ngày. Liều dùng tối đa là 400mg/ngày.Viêm họng, viêm amidan: 10mg/ kg cân nặng/ ngày, chia làm 2 lần dùng trong ngày, dùng trong 10 ngày. Liều dùng tối đa là 200mg/ngày.Bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút cần dùng thuốc Nadixime cách nhau 24 giờ. Bệnh nhân xơ gan không cần điều chỉnh liều dùng. Cho đến nay vẫn chưa ghi nhận báo cáo về việc dùng quá liều Nadixime. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình huống này, người bệnh cần được thẩm tách máu hoặc thẩm tách màng bụng để loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể, nhất là bệnh nhân suy thận. 3. Tác dụng phụ của thuốc Nadixime 100DT Dùng thuốc Nadixime có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với tần suất xuất hiện như sau:Thường gặp: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau đầu, nổi mày đay, phát ban, ngứa.Ít gặp: Đau khớp, sốt, phản ứng phản vệ, hồng ban đa dạng, viêm gan, rối loạn men gan, vàng da ứ mật. Hiếm gặp: Rối loạn về máu, tăng bạch cầu ưa eosin, viêm thận kẽ (có hồi phục), bị kích động, tăng hoạt động, tăng trương lực, hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, lú lẫn. 4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Nadixime 100DT Không dùng thuốc Nadixime ở người bị quá mẫn hoặc có tiền sử nhạy cảm với thành phần của thuốc, người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.Trước khi dùng Nadixime, người bệnh cần cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về tiền sử dị ứng thuốc, đặc biệt là người bị mẫn cảm với penicillin, thiểu năng thận.Phụ nữ đang mang thai chỉ được dùng thuốc Nadixime trong trường hợp thật sự cần thiết. Phụ nữ đang nuôi con cho bú cần cân nhắc kỹ lưỡng việc dùng thuốc, giữa nguy cơ và lợi ích trên người mẹ và trẻ sơ sinh.Dùng Nadixime cùng với thuốc kháng axit hoặc ức chế H2 có thể làm giảm nồng độ của thuốc trong huyết tương.Theo dõi chức năng thận ở người bệnh dùng đồng thời Nadixime với các hợp chất gây độc thận.Việc dùng thuốc Nadixime có thể làm thay đổi một số chỉ số xét nghiệm.Công dụng của thuốc Nadixime 100DT là tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp như viêm tai - xoang - họng, viêm phổi cộng đồng, viêm da.
doc_5999;;;;;doc_38825;;;;;doc_25;;;;;doc_33303;;;;;doc_25218
Thuốc Nadixlife là kháng sinh thuộc nhóm Quinolon, có tác dụng điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không phức tạp, do vi khuẩn gram âm gây ra. Để điều trị bằng Nadixlife hiệu quả, người dùng cần nắm rõ thông tin công dụng, liều dùng, các lưu ý khi dùng thuốc. Với thành phần chính là Axit Nalidixic 500mg, thuốc Nadixlife có công dụng điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa có biến chứng do vi khuẩn gram (-) (ngoại trừ trực khuẩn Pseudomonas).Trước đây, Axit Nalidixic cũng được dùng trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do vi khuẩn Shigella gây ra. Nhưng nay do đã có các thuốc kháng khuẩn khác (Fluoroquinolon, Cotrimoxazol, Ampicillin, Ceftriaxon) nên Nalidixic được dùng chủ yếu để trị nhiễm khuẩn đường niệu dưới chưa có biến chứng.*Lưu ý: Chỉ dùng kháng sinh Quinolon (đặc biệt là Nadixlife) cho những bệnh nhân không có lựa chọn điều trị khác thay thế. 2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Nadixlife Liều dùng Nadixlife gợi ý cho người lớn: Uống 2 viên x 4 lần/ngày. Thời gian điều trị tối thiểu 1 tuần. Nếu điều trị kéo dài hơn 2 tuần, phải giảm liều xuống 1 nửa;Liều dùng Nadixlife gợi ý cho thiếu niên (>30kg): Uống 1-2 viên x 4 lần/ngày;Liều dùng Nadixlife gợi ý cho trẻ em (3 tháng - 12 tuổi): Uống 50mg/kg/ngày x 4 lần/ngày. (Nếu điều trị kéo dài, cân nhắc dùng liều 30mg/kg/ngày).Để đảm bảo thuốc Nadixlife phát huy tối đa công dụng và điều trị an toàn, người bệnh cần áp dụng chính xác liều dùng theo khuyến cáo trên bao bì, tờ hướng dẫn sử dụng hoặc chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý tính toán, điều chỉnh liều dùng theo ý mình. 3. Tác dụng phụ của thuốc Nadixlife Axit Nalidixic thường dung nạp tốt và phản ứng có hại thường nhẹ nên hiện chưa có tỷ lệ chính xác về tác dụng gây hại của thuốc dựa trên những thử nghiệm lâm sàng. Tuy nhiên, dưới đây là một số phản ứng người dùng vẫn có thể gặp phải trong quá trình điều trị bằng Nadixlife:Tác dụng phụ thường gặp:Nhức đầu;Buồn nôn và nôn, tiêu chảy;Nhìn mờ, song thị, nhìn màu sắc không chuẩn;Phản ứng ngộ độc với ánh sáng/ mụn nước trong trường hợp người bệnh phơi nắng khi điều trị hoặc sau khi điều trị.Tác dụng phụ ít gặp:Tăng áp lực nội sọ (đặc biệt ở trẻ em);Nổi mề đay, ngứa ngáy, cản quang.Tác dụng phụ hiếm gặp:Lú lẫn, ảo giác, gặp ác mộng;Các phản ứng phản vệ;Giảm bạch cầu, tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, thiếu máu tan máu (đặc biệt ở người thiếu hụt glucose 6 phosphat dehydrogenase);Đau khớp, phù mạch.Nếu gặp phải những phản ứng trên trong thời gian điều trị bằng thuốc Nadixlife, người bệnh hãy chủ động thông báo cho bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn xử lý đúng cách. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Nadixlife Chống chỉ định dùng thuốc Nadixlife cho các đối tượng sau:Người mẫn cảm với axit nalidixic hay thuốc kháng sinh nhóm Quinolon;Bệnh nhân bị thiếu hụt enzym Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD);Người có tiền sử động kinh, co giật, rối loạn thần kinh trung ương, tắc nghẽn mạch máu não;Trẻ em <3 tháng tuổi;Bệnh nhân đang hóa trị liệu ung thư tủy sống (ví dụ dùng thuốc Melphalan), vì có thể gây viêm loét ruột xuất huyết, hoại tử ruột;Bệnh nhân thiếu máu, loạn tạo máu, động kinh, tăng áp lực nội sọ.Cần thận trọng khi dùng thuốc Nadixlife cho các trường hợp sau:Bệnh nhân mắc chứng máu khó đông, tỷ lệ liên kết huyết tương của axit nalidixic cao;Bệnh nhân suy gan, suy thận nặng (độ thanh thải Cr <20ml/phút) cần phải giảm liều;Trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng;Bệnh nhân tắc nghẽn mạch máu não, động kinh, mắc bệnh gan điều trị bằng thuốc Nadixlife hơn 2 tuần thì cần kết hợp theo dõi công thức máu, chứng năng gan thận định kỳ;Bệnh nhân nhược cơ, viêm loét dạ dày, hôn mê gan... 5. Tương tác của thuốc Nadixlife Thành phần Axit nalidixic trong thuốc Nadixlife có khả năng liên kết protein huyết tương mạnh và chiếm vị trí liên kết protein huyết tương của các chất chống đông máu Coumarin và dẫn xuất, làm tăng Coumarin tự do. Khi dùng cùng thuốc chống đông Warfarin và các dẫn chất cần kết hợp theo dõi thời gian đông máu;Axit nalidixic làm tăng nồng độ Cafein, Theophylin, Cyclosporin do làm giảm thanh thải của cafein và kéo dài thời gian bán thải của nó khi dùng đồng thời;Các thuốc Antacid chứa Magie, Canxi, Nhôm, Sắt sulfat và các Cation hóa trị 2 và hóa trị 3 như Đồng, sắt, Kẽm, các multivitamin chứa các chất nàỵ sẽ làm giảm hấp thu Axit nalidixic. Do vậy nên dùng các thuốc chứa các chất trên 2 giờ trước hoặc sau khi uống Nadixlife;Thuốc Probenecid làm giảm bài tiết thuốc qua nước tiểu, do đó làm giảm hiệu quả điều trị nhiễm trùng tiết niệu của Nadixlife, đồng thời gây tăng tác dụng phụ toàn thân;Axit nalidixic có tính kháng chéo với các dẫn xuất Quinolon như Axit oxolinic và Cinoxacin.Axit nalidixic là kháng sinh có thể bị hạn chế công dụng nếu dùng phối hợp với các kháng sinh nhóm kìm khuẩn như Chloramphenicol, Tetracyclin, Nitrofurantoin;Axit nalidixic có thể làm thay đổi điện tâm đồ (Kéo dài khoảng QT).Không dùng thuốc cho bệnh nhân đang dùng các thuốc chống loạn nhịp tim như Quinidin, Procainamid, Amiodarone, Sotalol.Những thông tin cơ bản về thuốc Nadixlife trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì Nadixlife là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ/ dược sĩ để có đơn kê phù hợp và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.;;;;;Thuốc Nadifex 180 thuộc phân nhóm thuốc chống dị ứng. Khi sử dụng thuốc chống dị ứng bạn nên tham khảo chỉ định của bác sĩ để tránh những ảnh hưởng do tương tác gây ra. Sau đây là một số chia sẻ về thuốc Nadifex. 1. Công dụng của thuốc Nadifex 180 Thuốc Nadifex 180 thuộc phân nhóm thuốc chống dị ứng được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp như:Hắt hơi. Chảy nước mũi. Ngứa mũi. Chảy nước mắt. Ngứa mắt kèm sưng đỏ. Nổi mề đay. Viêm ngứa vùng hầu họng. Thuốc Nadifex 180 có chứa thành phần Fexofenadin là một dược phẩm chống lại histamin H1. Khi sử dụng thuốc bạn sẽ không xuất hiện cảm giác buồn ngủ và không lo thuốc có tác động lên não. Sau khi dùng thuốc được hấp thụ và chuyển hóa trong cơ thể. Sau khi công dụng thuốc phát huy tác dụng các triệu chứng do viêm mũi dị ứng hay viêm trên da sẽ giảm nhẹ triệu chứng. Với trường hợp nhẹ có thể được điều trị khỏi. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Nadifex 180 Thuốc Nadifex 180 được bào chế dạng viên uống nên sử dụng khi đang đói. Để tăng khả năng chuyển hóa của thuốc, bạn nên chuẩn bị thêm một cốc nước. Liều dùng cụ thể có thể được bác sĩ điều chỉnh dựa theo đối tượng bệnh nhân cụ thể. Bạn có thể tham khảo liều dùng thường sử dụng sau:Không dùng thuốc cho bệnh nhân được xác định đang mắc bệnh lý về thận. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi không có chỉ định sử dụng. Trẻ từ 12 tuổi trở lên được sử dụng liều dùng thường dùng giống người lên. Liều dùng cho nhóm đối tượng này là liều dùng duy nhất 1 viên mỗi ngày. Mỗi viên cần đảm bảo liều vừa đủ 180 mg.Bệnh nhân điều trị mề đay tự phát dùng liều duy nhất 180 mg hoặc liều 60 mg x 2 lần dùng / ngày. Liều dùng thuốc Nadifex 180 có thể được thay đổi và điều chỉnh để phù hợp hơn cho người bệnh. Chính vì thế bạn không nên tự ý dùng thuốc hãy hỏi kỹ bác sĩ về chỉ định sử dụng trước khi dùng và luôn lưu ý dùng thuốc đúng liều đúng giờ. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Nadifex 180 Thuốc Nadifex 180 là thuốc chống dị ứng nhưng có thể tình cờ gây ra dị ứng. Nếu bệnh nhân phát hiện từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc hãy báo lại cho bác sĩ để được tư vấn điều chỉnh hoặc đổi thuốc khác cùng công dụng giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe.Phụ nữ mang thai, người cao tuổi hay bà mẹ nuôi con nhỏ và trẻ nhỏ cần được bác sĩ chỉ định mới có thể sử dụng thuốc. Những đối tượng suy gan thận thận hay suy nhược cơ, viêm loét dạ dày... cần hỏi kỹ bác sĩ về ảnh hưởng của thuốc Nadifex 180 với bệnh trước khi dùng.Trước khi được sử dụng thuốc, bác sĩ đều có chỉ định kê đơn cụ thể cho bệnh nhân tiện sử dụng. Nếu bạn không may dùng thuốc quá liều hãy báo lại ngay cho bác sĩ để kịp thời xử lý và cấp cứu khi cần. Thuốc Nadifex 180 trước khi dùng hãy luôn chú ý kiểm tra hạn sử dụng và bao bì thuốc. Ngoài ra sau khi sử dụng bệnh nhân lưu ý bảo quản thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu thuốc quá hạn hoặc đã tiếp xúc với không khí trước khi dùng nên bỏ để tránh biến đổi dược tính gây ảnh hưởng đến công dụng thuốc. 4. Phản ứng phụ của thuốc Nadifex 180 Bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ khi sử dụng thuốc Nadifex 180. Những phản ứng phụ thông thường sẽ có biểu hiện cụ thể dễ phát hiện. Nếu trong khi dùng thuốc Nadifex 180 bạn gặp một hay một số biểu hiện sau hãy lưu ý theo dõi sức khỏe hoặc báo ngay cho bác sĩ để kịp thời có phương án xử lý;Đau đầu. Buồn nôn. Chóng mặt. Buồn ngủ. Mệt mỏi. Khô miệngĐau bụng kinh. Nhiễm khuẩn hô hấp trên. Ngứa họng. Ho. Sốt. Viêm xoang. Cảm cúmĐau lưng. Viêm tai giữa. Mề đay. Tức ngực. Khó thở. Sưng phù tĩnh mạch. Sốc phản vệNhững phản ứng phụ thường gặp của thuốc có thể xuất hiện do người bệnh lần đầu sử dụng. Phản ứng phụ thường gặp ở mức nhẹ sẽ có xu hướng giảm dần sau một thời gian sử dụng khi người bệnh đã làm quen với thuốc. Nếu phản ứng phụ kéo dài bạn nên báo cho bác sĩ để kiểm tra đánh giá nguyên nhân. Thêm vào đó luôn thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ và trao đổi với bác sĩ để kịp thời phát hiện điều trị cho những phản ứng phụ nguy hiểm không biểu hiện hoặc có biến chứng nghiêm trọng. 5. Tương tác với thuốc Nadifex 180 Khi dùng thuốc Nadifex 180 quá liều sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc hay nhiễm độc thuốc. Người bệnh cần nhanh chóng cấp cứu để có thể thẩm phân máu giảm nồng độ thuốc kịp thời hoặc có giải pháp cấp cứu sớm tránh nguy hiểm đến tính mạng.Tương tác của thuốc Nadifex 180 khá phức tạp do có khả năng phản ứng với nhiều loại hóa chất. Có thể do thuốc dùng chung cũng có khi ảnh hưởng thuốc do sức khỏe bệnh nhân suy yếu dẫn đến các chức năng suy nhược làm thuốc bị tác động gây rối loạn công dụng khi bác sĩ kê đơn.Để giảm tối đa nguy cơ tương tác thuốc bạn nên báo cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng. Ngoài ra người bệnh khi dùng thuốc Nadifex 180 cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh tránh xa thực phẩm có chứa cồn và chất kích thích gây hại cho sức khỏe.Trên đây là những thông tin cơ bản về thuốc Nadifex 180 là thuốc gì cho bạn tham khảo. Để hiểu hơn về thuốc bạn hãy đến bệnh viện trao đổi với chuyên gia để được tư vấn dược tính dược lý theo tình trạng cụ thể.;;;;;Nimemax là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan tới đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường tiết niệu, sinh dục, nhiễm khuẩn da,... Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn công dụng thuốc Nimemax 200. Thuốc Nimemax được sản xuất bởi Xí nghiệp Dược phẩm 150-Bộ Quốc Phòng - VIỆT NAM, bào chế dưới dạng viên nang. Thuốc Nimemax đóng gói thành dạng hộp. Mỗi hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang.Thành phần thuốc là Cefixim: 200mg. Cefixime là một kháng sinh bán tổng hợp Cephalosporin thế hệ thứ 3 dùng bằng đường uống. Cơ chế tác động của Cefixime là do ức chế sự tổng hợp của màng tế bào vi khuẩn. Cefixime có phổ kháng khuẩn rộng, có hoạt tính phần lớn trên vi khuẩn gram âm và gram dương. Thuốc Nimemax 200 được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như:Đường hô hấp trên và dưới: viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ...Viêm họng và amidan do Streptococcus pyogenesĐường tiết niệu và sinh dục: bệnh lậu, viêm thận, bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo do lậu,...Đường tiêu hóa: viêm túi mật, thương hàn, viêm đường mật,...Viêm tai giữa, viêm xoang.Da và mô mềm.Chống chỉ định dùng thuốc Nimemax khi:Bệnh nhân có tiền sử bị sốc dị ứng với thuốc.Dị ứng với thành phần của thuốc. 3. Cách dùng, liều dùng Cách dùng: Qua đường uống.Liều dùng:Uống thuốc Nimemax 200 theo chỉ định của bác sỹ, không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng của đơn.Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi hoặc cân nặng > 50kg: uống 400 mg /ngày, có thể dùng 1 lần trong ngày hoặc chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.Trẻ em > 6 tháng tuổi đến 12 tuổi: dùng 8mg/kg/ngày, có thể dùng 1 lần trong ngày hoặc chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.Chưa xác minh được tính an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.Đối với bệnh lậu không biến chứng: Uống liều duy nhất 400mg (phối hợp thêm với 1 kháng sinh có hiệu quả đối với Chlamydia có khả năng bị nhiễm cùng). Liều cao hơn (800mg/lần) cũng đã được dùng để điều trị bệnh lậu. Với bệnh lậu lan tỏa đã điều trị khởi đầu bằng tiêm ceftriaxon, cefotaxim, ceftizoxim hoặc spectinomycin: Người lớn dùng 400mg/lần , 2 lần/ngày, dùng trong 7 ngày.Đối với bệnh nhân suy thậnỞ những người bệnh có độ thanh thải creatinine ≥ 60ml/phút, liều lượng và khoảng cách giữa các liều có thể dùng như bình thường.Độ thanh thải từ 21 - 60ml/phút hoặc đang chạy thận nhân tạo: có thể dùng liều bằng 75% liều chuẩn ở các khoảng thời gian chuẩn (ví dụ 300mg/ngày)Độ thanh thải < 20 ml/phút, hoặc đang thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục: có thể dùng liều bằng nửa liều chuẩn ở các khoảng thời gian chuẩn (ví dụ 200mg / ngày)Thời gian điều trị: Tùy thuộc loại nhiễm khuẩn, nên kéo dài thêm 48 - 72 giờ sau khi các nhiễm khuẩn đã hết. Thời gian điều trị thông thường:Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (nếu do Streptococcus nhóm A tan máu beta phải điều trị ít nhất 10 ngày đề phòng thấp tim): 5 – 10 ngày.Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và viêm tai giữa: 10 -14 ngày. 4. Tác dụng phụ thuốc Nimemax 200 Trong quá trình điều trị bằng thuốc Nimemax có thể xuất hiện một số phản ứng ngoài ý muốn sau:Thường gặp:Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, phân nát, đau bụng, nôn, buồn nôn, đầy hơi, ăn không tiêu, khô miệng.Hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.Quá mẫn: ban đỏ, mày đay, sốt do thuốc.Ít gặp:Tiêu hóa: Tiêu chảy nặng do Clostridium difficile và viêm đại tràng giả mạc.Toàn thân: Phản vệ, phù mạch, hội chứng Stevens - Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử thượng bì nhiễm độc.Huyết học: Giảm tiểu cầu, bạch cầu, bạch cầu ưa acid thoáng qua; giảm nồng độ hemoglobin và hematocrit.Gan: Viêm gan và vàng da; tăng tạm thời AST, ALT, phosphat kiềm, bilirubin và LDH.Thận: Suy thận cấp.Viêm và nhiễm nấm Candida âm đạo. 5. Xử trí khi quên liều, quá liều Quên liều:Nếu quên dùng 1 liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai: chỉ sử dụng cefixim khi thật cần thiết.Thời kỳ cho con bú: phải sử dụng thuốc một cách thận trọng, có thể tạm ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ, cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của thuốc đem lại. 7. Lưu ý khác Nên cẩn trọng sử dụng thuốc khi đang vận hành máy móc và lái xe vì có thể gây các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em, vật nuôi.Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.;;;;;Thuốc Gadoxime 200 có chứa thành phần chính là Cefpodoxim giúp điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn da, tiết niệu và bệnh lậu... Gadoxime 200 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng nấm và virus. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén phân tán. Mỗi viên thuốc Gadoxime 200 có chứa các thành phần sau:Cefpodoxim proxetil hàm lượng 200mg.Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm Kollidon CL, Lactose, Magnesi stearat, PVP, Bột Talc, Aerosil, Starch 1500, DST, Natri lauryl sulfat, Bột mùi chanh và Sacralose. 2. Tác dụng của thuốc Gadoxime 200 Thuốc Gadoxime 200 được chỉ định trong điều trị các trường hợp sau:Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới từ nhẹ đến trung bình, bao gồm viêm phổi cấp tính mắc tại cộng đồng mà nguyên nhân do S. pneumoniae hoặc H. influenzae.Điều trị đợt cấp của viêm phế quản mạn do S. pneumoniae, H. influenzae, M. catarrhalis không sinh beta-lactamase gây ra.Gadoxime 200 thay thế cho thuốc điều trị chủ yếu trong nhiễm khuẩn nhẹ và vừa đường hô hấp trên như đau họng, viêm amidan mà nguyên nhân do S. pyogenes gây ra.Viêm tai giữa do H. influenzae, S. pneumoniae hoặc B. catarrhalis gây ra.Nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ và vừa, chưa có biến chứng mà nguyên nhân do K. pneumoniae, E. coli, P. mirabilis hoặc S. saprophyticus gây ra.Gadoxime 200 điều trị nhiễm khuẩn da ở thể nhẹ và vừa chưa biến chứng do S. aureus, S. epidermidis có hoặc không tạo beta-lactamase.Nhiễm lậu cầu cấp chưa biến chứng tại nội mạc tử cung hay hậu môn ở nữ giới và niệu đạo ở nam - nữ giới do chủng N. gonorrhoeae không tạo penicillinase gây ra. 3. Cách dùng và liều lượng thuốc Gadoxime 200 Cách sử dụng thuốc Gadoxime 200:Thuốc Gadoxime 200 sử dụng bằng đường uống.Chỉ được sử dụng thuốc Gadoxime 200 khi có chỉ định của bác sĩ.Uống thuốc Gadoxime 200 cùng bữa ăn để tăng hấp thu qua đường tiêu hóa.Hiệu chỉnh liều Gadoxime 200 cho bệnh nhân suy thận.Liều dùng thuốc Gadoxime 200:Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi:Điều trị đợt cấp của viêm phế quản mạn, viêm phổi cấp tính mắc phải tại cộng đồng: 1 viên/lần x 2 lần/ngày, điều trị trong 10 - 14 ngày.Viêm họng và viêm amidan, nhiễm khuẩn tiết niệu chưa biến chứng: Uống 1⁄2 viên/lần x 2 lần/ngày, điều trị trong 5-10 ngày.Nhiễm khuẩn da và mô: Uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày, điều trị trong 7-14 ngày.Nhiễm lậu cầu: Uống 1 viên duy nhất, sau đó điều trị tiếp bằng Doxycyclin để phòng nhiễm Chlamydia.Liều dùng cho trẻ em dưới 13 tuổi:Trẻ từ 5 tháng - 12 tuổi:Điều trị viêm tai giữa cấp: Sử dụng liều 5mg/kg (tối đa 200mg) mỗi 12h hoặc 10mg/kg (tối đa 400mg) mỗi 24h. Điều trị trong 10 ngày.Viêm phế quản, viêm amidan mức độ nhẹ và vừa: Liều 5mg/kg (tối đa 100mg) mỗi 12h, sử dụng trong 5-10 ngày.Điều trị tình trạng nhiễm khuẩn khác:Trẻ từ 15 ngày - 6 tháng tuổi: Sử dụng liều 8mg/kg chia 2 lần/ngày.Từ 6 tháng - 2 tuổi: Sử dụng liều 40mg/lần x 2 lần/ngày.Từ 3-8 tuổi: Sử dụng liều 80mg/lần x 2 lần/ngày.Từ 9-13 tuổi: Sử dụng liều 100mg/lần x 2 lần/ngày.Liều Gadoxime 200 cho bệnh nhân suy thận:Khi độ thanh thải creatinin < 30ml/phút, không thẩm tách máu: Sử dụng liều mỗi 24h.Đang thẩm tách máu: Liều 3 lần/ tuần. 4. Cách xử trí khi quên hoặc quá liều Gadoxime 200 Trong trường hợp quên 1 liều Gadoxime 200, uống bù liều đã quên ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã gần đến giờ dùng liều Gadoxime 200 tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên, dùng liều tiếp theo như lịch trình.Quá liều thuốc Gadoxime 200 sẽ có các triệu chứng như nôn, buồn nôn, đau thượng vị hoặc tiêu chảy. Hiện nay chưa có thuốc đặc trị quá liều Gadoxime 200, các biện pháp chủ yếu để giải quyết triệu chứng bao gồm:Rửa dạ dày.Thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc để giảm nồng độ của thuốc Gadoxime. 5. Chống chỉ định sử dụng thuốc Gadoxime 200 Không sử dụng thuốc Gadoxime 200 trong các trường hợp sau đây:Dị ứng với các thành phần của thuốc Gadoxime 200.Người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin. 6. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng Gadoxime 200 Trong thời gian sử dụng thuốc Gadoxime 200, người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn sau đây:Buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng;Đau đầu;Ngứa, phát ban da, nổi mề đay;Sốt, đau khớp;Sốc phản vệ, nổi ban đỏ;Rối loạn enzym gan, viêm gan hoặc vàng da ứ mật;Rối loạn về máu, tăng bạch cầu ưa eosin;Viêm thận kẽ;Khó ngủ, lú lẫn, tăng trương lực;Hoa mắt chóng mặt;Dễ bị kích động.Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. 7. Tương tác thuốc Gadoxime 200 Một số tương tác thuốc cần chú ý nếu phối hợp với thuốc Gadoxime:Thuốc kháng acid, chất kháng Histamin H2 làm giảm hấp thu Gadoxime khi sử dụng đồng thời.Sử dụng đồng thời với Acid uric niệu sẽ làm tăng hoạt lực của Gadoxime.Probenecid làm giảm thải trừ Gadoxime qua thận.Vaccin thương hàn bị giảm hoạt lực khi dùng đồng thời với Gadoxime. 8. Lưu ý khi sử dụng thuốc Gadoxime 200 và cách bảo quản Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Chưa có kiểm soát chặt chẽ trên đối tượng mang thai, vì vậy chỉ sử dụng thuốc Gadoxime khi thật sự cần thiết và cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Cefpodoxim bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ nhỏ nhưng có thể gây ra rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột và ảnh hưởng đến cơ thể trẻ, vì vậy cần cân nhắc kỹ sử dụng thuốc.Thuốc Gadoxime gây đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, vì vậy cần thận trọng đối với người lái xe và vận hành máy móc.Trước khi sử dụng thuốc Gadoxime, người bệnh cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc khác đang sử dụng, tiền sử dị ứng.Theo dõi các dấu hiệu sốc phản vệ ở liều dùng đầu tiên.Nếu phản ứng quá mẫn xảy ra cần dừng thuốc và chuyển sang phương pháp khác phù hợp hơn.Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh ẩm và ánh sáng trực tiếp chiếu vào.Trên đây là công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Gadoxime 200. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Daxame là thuốc được sử dụng trong điều trị các nhiễm khuẩn gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm như viêm xoang, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản cùng nhiều bệnh lý khác. Để tìm hiểu những thông tin cơ bản về thuốc bạn đọc hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây. Thuốc Daxame có chứa thành phần chính là Cefixim (dưới dạng Cefixim trihydrat) 200mg. Đây vốn là một loại kháng sinh bán tổng hợp Cephalosporin thế hệ thứ 3 dùng bằng đường uống. Cơ chế tác động của Cefixim là gắn vào các protein đích (protein gắn penicilin) gây ức chế quá trình tổng hợp mucopeptid ở thành tế bào vi khuẩn.Cefixime có phổ kháng khuẩn rộng, có hoạt tính phần lớn trên vi khuẩn gram dương như streptococcus pneumonia, Streptococcus pyogenes. Ngoài ra, một số vi khuẩn gram âm cũng chịu ảnh hưởng của thuốc gồm: Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Escherichia coli, Proteus mirabilis, Neisseria gonorrhoeae.Theo các tài liệu nghiên cứu được công bố, thuốc Daxame được hấp thu chậm qua đường uống, cần khoảng từ 2 đến 6 giờ sau khi sử dụng. Thời gian bán thải của hoạt chất Cefixim trong thuốc từ 3 – 4 giờ nhưng cũng có thể tăng lên 2 – 4 lần ở những bệnh nhân suy thận do thuốc thải trừ chủ yếu qua thận. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Daxame 2.1. Chỉ định. Với tác dụng trên, thuốc Daxame được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng nguyên nhân do các chủng nhạy cảm E. coli hoặc Proteus mirabilis và một số trường hợp mắc nhiễm khuẩn không biến chứng do các trực khuẩn gram – âm khác tiêu biểu như citrobacter spp, Enterobacter – spp, Klebsiella spp, Proteus spp...Bệnh nhân bị viêm thận - bể thận và nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng nguyên nhân do các vi khuẩn Enterobacteriaceae nhạy cảm.Viêm tai giữa do vi khuẩn Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis, Streptococcus pyogenes.Viêm họng và amidan nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn Streptococcus pyogenes.Viêm phế quản cấp và mãn do vi khuẩn Streptococcus pneumonia, Haemophilus influenzae hoặc Moraxella catarrhalis.Bệnh nhân mắc viêm phổi mắc phải tại cộng đồng thể nhẹ và vừa.Sử dụng Daxame trong điều trị bệnh lậu chưa có biến chứng do Neisseria gonorrhoeae, bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella typhi và bệnh lỵ do vi khuẩn Shigella nhạy cảm.2.2. Chống chỉ định. Không dùng Daxame cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với cefixim hoặc với các kháng sinh nhóm cephalosporin khác, người có tiền sử sốc phản vệ do sử dụng penicillin. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Daxame Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Daxame với liều dùng tham khảo như sau:Liều dùng Daxame cho người lớn. Các bệnh lý nhiễm khuẩn thông thường: Sử dụng với liều dùng 400mg/ ngày, có thể dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần cách nhau 12 giờ.Sử dụng trong điều trị lậu không biến chứng do Neisseria gonorrhoeae: Dùng thuốc với liều dùng 400mg một lần duy nhất.Sử dụng trong điều trị lậu lan toả đã điều trị khởi đầu bằng tiêm ceftriaxon, cefotaxim, ceftizoxim hoặc spectinomycin: Sử dụng với liều 400mg, uống 2 lần/ngày, dùng trong 7 ngày.Liều dùng Daxame cho trẻ em. Với trẻ nhỏ trên 12 tuổi hoặc cân nặng >50kg: Có thể dùng liều như ở người lớn.Với trẻ nhỏ trên 6 tháng đến 12 tuổi: Sử dụng thuốc với liều dùng 8mg/ kg/ ngày, có thể dùng 1 lần trong ngày hoặc chia 2 lần, chú ý mỗi lần cách nhau 12 giờ.Thời gian điều trị bằng Daxame tuỳ thuộc loại nhiễm khuẩn, tuy nhiên hầu hết nên kéo dài thêm 48-72 giờ sau khi các triệu chứng nhiễm khuẩn đã hết. Trong trường hợp bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, thời gian điều trị phù hợp nên kéo dài từ từ 5-10 ngày. Với trường hợp mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và viêm tai giữa, thời gian điều trị có thể kéo dài lâu hơn từ 10-14 ngày.Liều dùng Daxame đối với bệnh nhân suy thận. Người bệnh có độ thanh thải creatinin > 60ml/phút không cần điều chỉnh liều dùng thuốc.Người bệnh có độ thanh thải creatinin <60ml/ phút, liều và số lần sử dụng Daxame phải thay đổi tuỳ theo mức độ suy thận. Cụ thể độ thanh thải creatinin 21-60ml/ phút dùng liều 300mg/ ngày, độ thanh thải creatinin <20ml/ phút dùng liều 200mg/ ngày. 4. Tác dụng phụ thuốc Daxame Daxame có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ như:Rối loạn tiêu hóa: Đi kèm những dấu hiệu thường gặp như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, giảm cảm giác ngon miệng khi ăn, viêm đại tràng giả mạc, ...Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Khiến người bệnh có cảm giác đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.Quá mẫn: Thuốc Daxame gây ra nổi ban đỏ, mày đay, sốt do thuốc.Bệnh nhân cần thông báo cho bác sỹ về những tác dụng phụ khi xuất hiện để được hỗ trợ khắc phục kịp thời. 5. Tương tác thuốc Daxame Daxame có thể tương tác với một số loại thuốc sau:Dùng chung với Probenecid có nguy cơ làm tăng nồng độ đỉnh và AUC của Cefixim, đồng thời làm giảm độ thanh thải của thận cũng như ảnh hưởng đến thể tích phân bổ của thuốc.Dùng chung với các thuốc chống đông máu sẽ làm tăng thời gian prothrombin, có hoặc không kèm theo hiện tượng chảy máu.Sử dụng kết hợp Carbamazepin thường làm tăng nồng độ của Carbamazepin trong huyết tương.Sử dụng chung với thuốc Nifedipin sẽ làm tăng sinh khả dụng của Daxame. 6. Thận trọng khi dùng Daxame Trước khi bắt đầu điều trị bằng Daxame, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử dị ứng đối với penicilin và các cephalosporin khác.Cần thận trọng khi dùng Daxame ở người có tiền sử bệnh đường tiêu hoá và viêm đại tràng, nhất là khi dùng kéo dài bởi thuốc có nguy cơ làm phát triển quá mức các vi khuẩn kháng thuốc.Phụ nữ mang thai chỉ sử dụng thuốc Daxame khi thật cần thiết. Nếu dùng thuốc trong thời gian cho con bú cần ngưng cho trẻ bú mẹ.Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp các bạn biết được thuốc Daxame chữa bệnh gì hiệu quả. Việc dùng thuốc cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều dùng, cách dùng để tránh gây kháng thuốc, giúp thuốc phát huy tốt hiệu quả trong điều trị bệnh.
question_20
Xét nghiệm rpr
doc_20
Xét nghiệm RPR Xét nghiệm RPR (Rapid Plassma Reagin) là xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong máu, thường được áp dụng cho các trường hợp mắc bệnh giang mai do lây qua đường tình dục. Được biết, bệnh Giang mai (syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai) gây ra không chỉ giới hạn ở những bộ phận sinh dục và bệnh có thể lây truyền qua tiếp xúc. Qua quá trình xét nghiệm cho thấy: Nếu rpr âm tính thì không bị giang mai; nếu RPR dương tính tức là đã mắc bệnh giang mai. Ngoài ra, xét nghiệm rpr cũng được dùng để theo dõi trong quá trình điều trị giang mai. Trường hợp điều trị tốt thì lượng kháng thể trong xét nghiệm rpr sẽ giảm xuống và ngược lại lượng kháng thể gia tăng nếu điều trị không mang lại hiệu quả hoặc nhiễm trùng dai dẳng. Xét nghiệm rpr thường không nhạy cảm vào giai đoạn trước và sau khi mắc bệnh giang mai. Tuy nhiên, nó lại khá nhạy cảm (gần như 100%) trong giai đoạn giữa của bệnh giang mai. Trong một số trường hợp xét nghiệm rpr vẫn có thể cho kết quả không chính xác bởi cơ thể con người cũng có thời điểm tạo ra kháng thể đặc biệt phản ứng với vi khuẩn giang mai. Do đó, nếu xét nghiệm rpr dương tính bạn cần làm thêm các xét nghiệm khá FTA – ABS nhằm giúp phân biệt giữa bệnh giang mai và bệnh nhiễm trùng khác. Cụ thể, một số nguyên nhân gây ra dương tính giả như: HIV, Bệnh Lyme, viêm phổi, sốt rẻ, lupus đỏ hệ thông. Được biết đến là địa chỉ uy tín chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người dân, Bệnh viện đa khoa Medaltec luôn đặt lợi ích của người dân lên trên với phương châm: “Dịch vụ tốt, công nghệ cao”. Bệnh viện đa khoa Medaltec luôn sẵn sàng mang đến cho khách hàng dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng nhất. Cùng với sự nỗ lực của đội ngũ thạc sỹ, bác sỹ giỏi, chuyên môn sâu sẽ tư vấn và chăm sóc sức khỏe cho người dân một các tận tình.
doc_24878;;;;;doc_47504;;;;;doc_59058;;;;;doc_25546;;;;;doc_1200
Xét nghiệm RPR là một xét nghiệm được sử dụng để sàng lọc nguy cơ mắc giang mai. Xét nghiệm RPR là viết tắt của Rapid Plasma Reagin là một trong những xét nghiệm được thực hiện nhằm mục đích sàng lọc phát hiện có kháng thể giang mai trong máu của bệnh nhân. Khi người bệnh bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai, trong cơ thể của bệnh nhân sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập, phát triển của bệnh. Vì vậy, chỉ thông qua quá trình kiểm tra kháng thể, bác sĩ chuyên khoa có thể biết được liệu bệnh nhân có nguy cơ bị mắc bệnh giang mai hay không. Xét nghiệm RPR chỉ là một phương pháp giúp người bệnh kiểm tra nguy cơ mắc bệnh giang mai. Vì vậy, phương pháp xét nghiệm này chỉ mang tình chất kiểm tra và không gây tổn thương hoặc có bất kỳ ảnh hưởng nào tới sức khỏe của người bệnh. Trước khi xét nghiệm, bệnh nhân sẽ được lấy đi một lượng máu rất nhỏ, lượng máu này không gây ảnh hưởng đến cơ thể của người bệnh. Về việc đánh giá phương pháp xét nghiệm này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết đây là phương pháp xét nghiệm hiện đại và mang lại hiệu quả rất tốt trong việc kiểm tra, chẩn đoán bệnh giang mai. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính cần kết hợp với có hay không có biểu hiện lâm sàng của bệnh Giang mai. Nếu không có các biểu hiện lâm sàng cũng như không có tiền sử tiếp xúc với người bệnh bị nhiễm giang mai thì có bạn có thể không bị nhiễm giang mai. Tuy nhiên một kết quả "Dương tính" không có nghĩa chắc chắn là bạn đã hoặc đang nhiễm xoắn khuẩn Giang mai. Cần kết hợp với các yếu tố tiền sử tiếp xúc với người bệnh, các biểu hiện lâm sàng hiện có và cần phải kết hợp với các xét nghiệm khác có độ đặc hiệu cao hơn như Syphilis, TPHA (hay TPPA) để kết luận cuối cùng bạn có đang bị nhiễm Giang mai hay không. Do xét nghiệm RPR có độ nhạy cao nên sử dụng để sàng lọc và phát hiện ban đầu. Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân xét nghiệm RPR để sàng lọc hoặc chẩn đoán bệnh giang mai. Vì đây là phương pháp nhanh chóng giúp sàng lọc những người có nguy cơ cao mắc bệnh giang mai. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm nếu phát hiện trên cơ thể bệnh nhân có vết loét giống giang mai hoặc phát ban. Trong giai đoạn đầu của bệnh giang mai, thường thì cơ thể chưa sản sinh ra kháng thể chống lại xoắn khuẩn giang mai. Vì thế, đôi khi kết quả xét nghiệm là âm tính (không mắc bệnh) nhưng thực tế là bạn vẫn bị giang mai. Nếu trong trường hợp bạn cảm thấy mình có những dấu hiệu của bệnh giang mai, nhưng kết quả xét nghiệm lại là âm tính, thì tốt nhất là bạn nên làm thêm những xét nghiệm kiểm tra khác. Ngược lại, cũng có những trường hợp xét nghiệm RPR cho kết quả dương tính, tuy nhiên người bệnh là không mặc bệnh giang mai. Nguyên nhân là do bệnh nhân bị rối loạn hệ miễn dịch tự nhiên trong cơ thể, bệnh ung thư, do tuổi tác hoặc ở phụ nữ đang mang thai khiến cho kết quả xét nghiệm là dương tính. Vì vậy, dù là dương tính hay âm tính thì bạn cũng nên có một vài xét nghiệm kiểm tra khác để có những chẩn đoán chính xác nhất. Xét nghiệm này được thực hiện để kiểm tra, chẩn đoán bệnh giang mai, đồng thời xét nghiệm này còn được dùng để theo dõi tiến trình phát triển của xoắn khuẩn trong quá trình chữa trị bệnh giang mai, , tuy nhiên khi đó một xét nghiệm khác là "RPR định lượng" được chỉ định. Nếu kết quả RPR định lượng cho thấy số lượng các kháng thể giảm, điều này chứng tỏ phương pháp điều trị bệnh đã mang lại hiệu quả tốt. Ngược lại, nếu hiệu giá kháng thể giữ nguyên hoăc tăng lên, có thể phương pháp mà người bệnh đang được điều trị chưa hiệu quả, cần xem xét việc thay đổi phương pháp điều trị khác. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch khoảng 2ml và trả kết quả xét nghiệm trong vòng 2h sau khi lấy mẫu. Có thể nói, xét nghiệm RPR được sử dụng khá phổ biến trong việc kiểm tra nguy cơ mắc bệnh giang mai trong những năm gần đây. - Thủ tục và quá trình thăm khám nhanh chóng, chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian. - Danh mục gói khám đa dạng, đầy đủ, chi tiết. - Tiếp cận dịch vụ y tế chuyên nghiệp cùng đội ngũ chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm. - Mức chi phí hợp lý, phù hợp với thu nhập chung của người dân. Bạn còn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm RPR tại nhà, tiện lợi, tiết kiệm thời gian và chủ động hơn.;;;;;Phương pháp này rất an toàn, không gây ra bất kỳ ảnh hưởng hay tổn thương nào đến sức khỏe của người bệnh. Xét nghiệm RPR (Rapid Plasma Reagin) là phương pháp xét nghiệm được tiến hành với mục đích sàng lọc phát hiện sự hiện diện của kháng thể giang mai trong máu bệnh nhân. Cơ thể người bệnh thường sản sinh ra các kháng thể chống lại sự tấn công hay tiến triển của bệnh khi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Chính vì vậy mà bằng việc xác định phát hiện kháng thể có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được tình trạng mắc bệnh giang mai của người bệnh. Như đã nhắc đến ở trên, xét nghiệm này không hề gây ra bất kỳ tổn thương hay ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe do nó chỉ có tính chất kiểm tra nguy cơ mắc bệnh giang mai của bệnh nhân. Lượng máu lấy để làm xét nghiệm chỉ là một lượng rất nhỏ nên không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào đến cơ thể của người bệnh. Xét nghiệm này được giới chuyên môn đánh giá là phương pháp xét nghiệm hiện đại với giá trị chẩn đoán cao và hiệu quả tốt trong công tác hỗ trợ chẩn đoán, kiểm tra nguy cơ nhiễm bệnh giang mai. Vì xét nghiệm này là phương pháp sàng lọc nhanh chóng nhằm phát hiện bệnh giang mai nên thường được bác sĩ chỉ định tiến hành khi có bất cứ nghi ngờ nhiễm bệnh nào, ví dụ như có vết loét hay phát ban trên cơ thể người bệnh. 4. Quy trình xét nghiệm RPR chẩn đoán giang mai Mẫu bệnh phẩm sử dụng trong xét nghiệm thường là máu tĩnh mạch. Sau khi được tư vấn và thăm khám, người bệnh sẽ được nhân viên y tế tiến hành lấy một lượng máu tĩnh mạch vừa đủ. Mẫu máu này sau đó sẽ được bảo quản và chuyển đến phòng thí nghiệm để được phân tích sớm nhất. Lấy máu tĩnh mạch là một trong những kỹ thuật ít xâm lấn và rất ít rủi ro. Sau khi lấy máu, người bệnh có thể bị bầm tím, chảy máu hoặc có cảm giác đau nhức. Tuy nhiên, tình trạng này không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sẽ nhanh chóng biến mất. Kết hợp kết quả xét nghiệm và công tác thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh và từ đó có những hướng điều trị giang mai phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Xét nghiệm có thể cho kết quả dưới 2 dạng: âm tính (-) có nghĩa là người đó không mắc bệnh giang mai, ngược lại kết quả dương tính (+) thì người đó nguy cơ cao đã mắc bệnh. Tuy nhiên, xét nghiệm này chẩn đoán bệnh giang mai không phải lúc nào cũng cho ra kết quả chính xác bởi trong một số trường hợp (ví dụ như giai đoạn đầu của bệnh) cơ thể người bệnh chưa tạo ra được các kháng thể đặc hiệu phản ứng với vi khuẩn giang mai, khi đó xét nghiệm sẽ có kết quả âm tính. Như vậy, bên cạnh việc dựa vào kết quả xét nghiệm này thì cần kết hợp với các biểu hiện lâm sàng hoặc tiểu sử có tiếp xúc với nguồn bệnh hay không mới có thể đưa ra kết luận chính xác nhất. Bên cạnh đó, trường hợp xét nghiệm cho kết quả “dương tính giả” cũng là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này có thể gặp ở phụ nữ mang thai, người bị ung thư hoặc bị rối loạn hệ miễn dịch tự nhiên,... Do đó, nếu nhận được kết quả xét nghiệm dương tính thì người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai khác như: 5.1. Soi tìm xoắn khuẩn giang mai Phương pháp này giúp tìm xoắn khuẩn giang mai bằng cách soi trên kính hiển vi nền đen. Trường hợp tìm thấy xoắn khuẩn Treponema Pallidum có thể ngay lập tức chẩn đoán một người mắc bệnh giang mai. Có thể thấy đây là một phương pháp cho kết quả khá nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này có khả năng cho ra kết quả âm tính giả cao do mẫu được lấy không đúng vị trí. 5.2. Xét nghiệm huyết thanh học Xét nghiệm phát hiện kháng thể giang mai đặc hiệu Phương pháp này có tỷ lệ “dương tính giả” rất thấp nên có thể được thực hiện để chẩn đoán ở mọi giai đoạn của bệnh giang mai. Phương pháp này không được áp dụng để theo dõi hiệu quả điều trị hay chẩn đoán khả năng tái nhiễm mà chỉ dùng để khẳng định các trường hợp bệnh nhân nghi nhiễm giang mai. Xét nghiệm phát hiện kháng thể giang mai không đặc hiệu Do là xét nghiệm phát hiện kháng thể không đặc hiệu nên khả năng cho kết quả “dương tính giả” hoặc “âm tính giả” là khá cao. Ngược lại với phương pháp xét nghiệm nói trên, phương pháp này có thể đánh giá được nguy cơ tái nhiễm và có giá trị trong việc theo dõi hiệu quả điều trị bệnh. Bên cạnh đó, nếu là người bận rộn thì có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán giang mai ngay tại nhà, vừa chủ động lại giúp tiết kiệm thời gian đi lại và chờ đợi ở bệnh viện.;;;;;Xét nghiệm PCR (Polymerase Chain Reaction) là loại xét nghiệm được thực hiện bằng kỹ thuật Real - time được gọi tắt là RT-PCR. Hiện nay xét nghiệm này được sử dụng để phát hiện sự tồn tại của virus SARS-Co. V-2 trong cơ thể của những người nghi nhiễm. Xét nghiệm PCR COVID-19 sử dụng dịch phết hầu họng của người nghi nhiễm để phân tích và tìm kiếm đoạn gen đặc trưng của virus corona. Kết quả thu được sẽ cho biết người được xét nghiệm PCR COVID-19 có dương tính hay không. Đây được xem là phương pháp có độ chính xác và phổ biến nhất được sử dụng để chẩn đoán COVID-19 tính đến thời điểm hiện tại. Xét nghiệm PCR được phát minh vào năm 1985 còn được gọi là xét nghiệm sinh học phân tử. Kỹ thuật này sẽ tạo ra một lượng lớn bản sao DNA trong ống nghiệm dựa vào các chu kỳ nhiệt. Xét nghiệm RT-PCR cho ra kết quả có độ chính xác rất cao bởi những phản ứng cực kỳ nhạy. Vì thế, xét nghiệm RT-PCR đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học. Tuy nhiên độ chính xác của xét nghiệm RT-PCR cũng phụ thuộc vào người thực hiện xét nghiệm, máy móc thiết bị và khâu quản lý chất lượng. Hơn nữa, để thực hiện được xét nghiệm này thì chi phí bỏ ra cũng khá cao bởi yêu cầu từ máy móc thiết bị và các loại hóa chất được sử dụng. 2. Xét nghiệm PCR COVID-19 Xét nghiệm PCR hiện nay đang được sử dụng để phát hiện những người nhiễm virus SARS-Co V-2 bởi độ chính xác cao và thời gian nhận kết quả nhanh chóng. Để thực hiện được xét nghiệm PCR COVID-19 cần có những trang thiết bị cùng với các vật liệu phụ trợ đặc biệt. Phương pháp xét nghiệm PCR COVID-19 có thể nhận được kết quả sau ít nhất là 4 - 5 giờ đồng hồ. Để kết luận chính xác rằng người nghi nhiễm có bị mắc COVID-19 hay không cần thực hiện xét nghiệm ít nhất 3 - 5 lần tại nhiều thời điểm khác nhau. Trong thời gian chờ đợi kết quả giữa các lần xét nghiệm người bệnh cần thực hiện cách ly để tránh nguy cơ lây nhiễm. 3. Quy trình thực hiện xét nghiệm PCR COVID-19 Để thực hiện xét nghiệm PCR COVID-19 cần thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn. Bước 1: Chuẩn bị trước khi lấy mẫu Trước khi thực hiện lấy mẫu cần thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn của bộ y tế đối với các bệnh truyền nhiễm. Gồm: mặc đồ bảo hộ đúng cách, mũ bảo hộ, kính bảo hộ, tấm che mặt, khẩu trang 95, hai lớp găng tay, khử trùng toàn thân và không mang đồ bảo hộ ra khỏi khu vực lấy mẫu. Bước 2: Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Sử dụng que chọc để thực hiện lấy mẫu ở đường hô hấp trên (dịch họng, dịch tỵ hầu, súc họng) đường hô hấp dưới (đờm, dịch màng phổi, dịch phế nang). Xét nghiệm PCR COVID-19 yêu cầu lấy mẫu ở vùng dịch họng và tỵ hầu. Nếu không thể lấy ở đây thì mới tiến hành lấy ở các vùng khác. Sau khi lấy mẫu nhân viên y tế sẽ cho hai que lấy mẫu chũng vào một ống nghiệm có chứa sẵn môi trường bảo quản. Bước 3: Bảo quản Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy sẽ được bảo quản ở nhiệt độ 2 - 8 độ C và cần đưa về phòng thí nghiệm trước 48h. Nếu quá 48h thì cần bảo quản ở nhiệt độ - 70 độ C. Bước 4: đóng gói và vận chuyển về nơi làm xét nghiệm Mẫu bệnh phẩm được đậy nắp và bọc bên ngoài bằng giấy parafin, sau đó bọc lại bằng giấy thấm rồi cho vào túi vận chuyển. Bọc bên ngoài túi bằng giấy thấm có chất khử trùng cloramin B rồi cho vào túi nilon thứ 2 và buộc chặt. Cho vào túi nilon cuối cùng sau khi đóng phiếu thu thập bệnh phẩm rồi cho vào phích lạnh có logo bệnh phẩm sinh học rồi vận chuyển đi. Bước 5: Đọc kết quả Nếu kết quả dương tính với SARS-Co V-2 thì cần thực hiện cách ly và chữa trị đồng thời tiến hành truy vết các trường hợp tiếp xúc để ngăn nguy cơ lây lan. Nếu kết quả âm tính tức là đối tượng nghi nhiễm không bị nhiễm SARS-Co V-2 tại thời điểm xét nghiệm nhưng vẫn phải cách ly và lấy mẫu xét nghiệm lại lần 2 hoặc lần 3 theo quy định của Bộ Y tế. 4. Ưu và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm PCR COVID-19 Sau đây là một số ưu và nhược điểm của phương pháp xét nghiệm PCR COVID-19 để bạn tham khảo: Ưu điểm Độ chính xác cao và thời gian có kết quả nhanh. Ít có khả năng mang lại kết quả âm tính giả so với các phương pháp khác. Đưa ra định lượng virus ngay tại thời điểm xét nghiệm để các bác sĩ có thể tiên lượng được diễn tiến của bệnh và đưa ra đánh giá điều trị. Nhược điểm Độ chính xác cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quy trình bảo quản, thời gian thu thập mẫu,… Xét nghiệm RT-PCR COVID-19 chỉ có thể cho ra kết quả về virus corona mà không cung cấp thông tin về các loại bệnh cũng như virus khác. Giá thành khá cao. Đòi hỏi cao về kỹ thuật lấy mẫu, cần máy móc hiện đại.;;;;;Xét nghiệm COVID-19 là cụm từ được nhắc đến mỗi ngày trên các chương trình tin tức và báo chí. Tuy vậy, xét nghiệm này có các hình thức khác nhau. Trong đó, xét nghiệm PCR hiện đang được áp dụng phổ biến và được ứng dụng nhiều nhất được Bộ Y tế khuyến cáo. Xét nghiệm COVID-19 PCR còn gọi là xét nghiệm sinh học phân tử RT-PCR, là một hình thức xét nghiệm mang tính chất khẳng định khi xác định được sự tồn tại của virus thông qua các vật liệu di truyền. Đây là phương pháp xét nghiệm có độ chính xác cao. Được thực hiện trong các phòng thí nghiệm có trang bị đầy đủ các loại máy móc, thiết bị và nhân lực đủ chuyên môn. Xét nghiệm này có thể định lượng nồng độ virus trong thời điểm làm xét nghiệm. Qua đó, các bác sĩ có thể tiên lượng được khả năng tiến triển của bệnh ở bệnh nhân và đánh giá được hiệu quả điều trị đối với từng người. Mẫu bệnh phẩm dùng làm xét nghiệm Để làm xét nghiệm COVID-19 PCR, cần phải sử dụng đến các mẫu bệnh phẩm như sau: Dịch đường hô hấp trên (lấy dịch ở họng, mũi). Dịch đường hô hấp dưới (dịch lấy ở nội khí quản, phế quản). Xét nghiệm này giúp pháp hiện tình trạng nhiễm bệnh của bệnh nhân trong những ngày cuối của giai đoạn ủ bệnh. Nếu phát hiện người mắc COVID-19 thì sau khi xét nghiệm cho kết quả dương tính chỉ 1 - 2 ngày là bệnh nhân sẽ có những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp cấp. Đánh giá về ưu - nhược điểm của phương pháp xét nghiệm PCR Trước khi lựa chọn xét nghiệm COVID-19 PCR ở đâu, người bệnh cũng cần tìm hiểu rõ mức độ uy tín của địa chỉ đó. Bởi đây là xét nghiệm phức tạp và đòi hỏi rất cao ở nhiều yếu tố về kỹ thuật cũng như con người. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là cho ra kết quả có độ chính xác cao. Kết quả xét nghiệm nhanh, chỉ từ 5 - 6 giờ trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm PCR cũng định lượng được nồng độ virus/ 1 ml máu, phát hiện các đột biến gen khác. Qua đó, bác sĩ sẽ tiên lượng được khả năng phát bệnh và điều trị bệnh. Tuy nhiên, vì đây là phương pháp xét nghiệm hiện đại, có độ chính xác nên rất khó thực hiện tại những phòng thí nghiệm lâm sàng. Yêu cầu chuẩn mực cho một phòng thí nghiệm PCR cũng đòi hỏi cao về máy móc và thiết bị kỹ thuật. Xét nghiệm này cũng đòi hỏi phải được thực hiện bởi những kỹ thuật viên, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Giá thành của phương thức xét nghiệm này cũng cao hơn thông thường. Tiêu chuẩn của phòng xét nghiệm PCR rất cao, giá thành xét nghiệm cũng cao. Tuy nhiên, đây là lựa chọn tối ưu của các bệnh nhân nghi nhiễm virus SARS-Co V-2 hoặc có tiếp xúc với người mắc COVID-19 bởi nhiều lý do: Phát hiện virus SARS-Co V-2 sớm Thời gian ủ bệnh của những người có nguy cơ mắc COVID-19 là khá lâu (14 - 21 ngày). Trong giai đoạn này, người bệnh không có biểu hiện gì của việc nhiễm bệnh nhưng vẫn có khả năng lây lan ra cộng đồng rất lớn. Do vậy, để khẳng định một người có mắc COVID-19 hay không thì bắt buộc phải làm xét nghiệm PCR mới có kết quả chính xác nhất. Do vậy, những đối tượng như: người nghi mắc COVID-19 có triệu chứng, người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19, người trở về từ vùng dịch, bệnh nhân COVID-19 trong giai đoạn điều trị hoặc các đối tượng thuộc chỉ định xét nghiệm của bác sĩ,... đều cần phải làm xét nghiệm PCR khẳng định. Việc lựa chọn xét nghiệm COVID-19 PCR ở đâu Hà Nội thì lại cần phải Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ tiên lượng việc điều trị Xét nghiệm realtime RT-PCR cho kết quả chính xác nên bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị dựa trên kết quả xét nghiệm và nồng độ virus trong cơ thể: Kết quả dương tính: người bệnh đã nhiễm virus SARS-Co V-2, có khả năng lây lan, cần được cách ly điều trị ngay lập tức. Yêu cầu người bệnh khai báo y tế, lịch trình di chuyển, thông tin tiếp xúc trong vòng 14 ngày trước đó. Kết quả âm tính: đối tượng không mắc COVID-19 tại thời điểm làm xét nghiệm. Tuy nhiên nếu thời gian cách ly chưa đủ 21 ngày thì cần được theo dõi tiếp và làm xét nghiệm thêm để khẳng định nếu có những biểu hiện bất thường. Như đã nói, xét nghiệm COVID-19 PCR là phương pháp xét nghiệm phức tạp, đòi hỏi rất cao về yếu tố kỹ thuật và con người. Địa chỉ xét nghiệm COVID-19 PCR uy tín tại Hà Nội Hiện nay, tại miền Bắc đã có nhiều bệnh viện được Bộ Y tế cấp phép đủ điều kiện làm xét nghiệm COVID-19 PCR. Với hệ thống máy móc tân tiến, hiện đại, quy trình thực hiện lấy mẫu và xét nghiệm đúng chuẩn, đảm bảo độ chính xác cao, nhanh chóng và tiết kiệm với chi phí cho khách hàng. vn. Đặt lịch qua ứng dụng: Med On. Sau khi bệnh viện tiếp nhận yêu cầu sẽ tiến hành xác nhận lại với khách hàng về địa điểm lấy mẫu cũng như thời gian mong muốn, và hẹn lịch chính xác. Như vậy, không những khách hàng được chủ động về thời gian, địa điểm lấy mẫu mà còn tiết kiệm được thời gian cũng như đảm bảo sự an toàn cho bản thân trong chính mùa dịch. Mặt khác, khi cài đặt app Med On, không chỉ đơn giản, tiện ích trong khâu đặt lịch xét nghiệm, khách hàng có nhu cầu tư vấn trực tiếp với bác sĩ có thể sử dụng tiện ích VIDEO CALL trên ứng dụng. Mọi thắc mắc khó nói về sức khỏe sẽ được các bác sĩ của chúng tôi tận tình tư vấn, giải đáp.;;;;;SARS-Co V-2 - Xét nghiệm được Bộ Y tế khẳng định Covid-19 Hiện nay, trên thế giới đang triển khai song song 2 phương pháp xét nghiệm xác định người dương tính với SARS-Co V-2 là xét nghiệm tìm gen virus (phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng nguyên (xét nghiệm test nhanh). Thông thường, kỹ thật cơ bản xét nghiệm xác định một mầm bệnh vi sinh là kháng nguyên là phải nuôi cấy cho được tác nhân vi sinh đó từ bệnh phẩm và sau đó làm thử nghiệm định danh. Tuy nhiên, với xét nghiệm Real-time PCR, không phải nuôi cấy con SARS-Co V-2 mà tìm cách nhân bản những đoạn RNA đặc hiệu của SARS-Co V-2 có trong bệnh phẩm. RT-PCR hiện tại là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán một người hiện có đang nhiễm SARS-Co V-2 hay không. Độ nhạy của RT-PCR là 99% và độ đặc hiệu là 100%. Chính những ưu việt đó, xét nghiệm RT-PCR được Bộ Y tế cho phép là xét nghiệm khẳng định SARS-Co V-2. Theo đó, BVĐK trở thành bệnh viện tư nhân đầu tiên ở miền Bắc thực hiện xét nghiệm sàng lọc và khẳng định SARS-Co V-2. Trong giai đọan hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, vì vậy, để việc di chuyển của người dân đi đến các tỉnh thành trong cả nước an toàn trong sự tuân thủ quy định phòng chống dịch bệnh nên cần thực xét nghiệm khẳng định SARS-Co V-2 hoặc test nhanh Covid-19... luôn cho kết quả chính xác và tin cậy.000 đồng. Thời gian trả kết quả được bảo đảm linh động theo thời gian lấy mẫu, cụ thể như sau: Nhận mẫu trước 𝟖𝐡 (Sau 20h hôm trước đến trước 8h sáng hôm sau), trả kết quả bản mềm 𝟏𝟑𝐡, trả kết quả bản cứng 𝟏𝟑𝐡𝟑𝟎; Nhận mẫu sau 𝟖𝐡 đến 𝟏𝟎𝐡, trả kết quả bản mềm 𝟏𝟓𝐡, trả kết quả bản cứng 𝟏𝟓𝐡𝟑𝟎; Nhận mẫu sau 𝟏𝟎𝐡 đến 𝟏𝟐𝐡, trả kết quả bản mềm 𝟏𝟔𝐡𝟑𝟎, trả kết quả bản cứng 𝟏𝟕𝐡; Nhận mẫu sau 𝟏𝟐𝐡 đến 𝟏𝟒𝐡𝟑𝟎, trả kết quả bản mềm 𝟏𝟗𝐡, trả kết quả bản cứng 𝟏𝟗𝐡𝟑𝟎; Nhận mẫu sau 𝟏𝟒𝐡𝟑𝟎 đến 𝟏𝟕𝐡, trả kết quả bản mềm 𝟐𝟐𝐡, trả kết quả bản cứng 𝟐𝟑𝐡; Nhận mẫu sau 𝟏𝟕𝐡 đến 𝟐𝟎𝐡, trả kết quả bản mềm 𝟕𝐡𝟑𝟎 sáng hôm sau, trả kết quả bản cứng 𝟖𝐡𝟑𝟎 sáng hôm. Để phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng, Bệnh viện còn triển khai xét nghiệm theo yêu cầu có trả kết quả chữ ký số online và bản cứng sau 2,5h-3h kể từ khi nhận mẫu. Phí dịch vụ test nhanh 179.000 vnđ/lần (áp dụng từ ngày 01/8/2021). Thời gian trả kết quả: 30 - 60 phút (Kể từ thời điểm lấy mẫu). Mẫu bệnh phẩm là Dịch tị hầu. Tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng chống dịch: Khai báo y tế, sát khuẩn, đeo khẩu trang, phân luồng khách hàng nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm. Do kết quả xét nghiệm không ảnh hưởng bởi ăn uống nên khách hàng không cần nhịn ăn như một số xét nghiệm máu khác.
question_21
Hỏi đáp: Bệnh tay chân miệng khi nào cần đến viện?
doc_21
Bệnh tay chân miệng có nhiều cấp độ với mức nguy hiểm khác nhau. Vì thế, rất nhiều người thắc mắc không biết bệnh tay chân miệng khi nào cần đến viện để tránh gây biến chứng và nguy hiểm. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này. 1. Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng Để thuận lợi trong quá trình chăm sóc cũng như biết được bệnh tay chân miệng khi nào cần đến viện, bạn cần nhanh chóng phát hiện và nhận biết các dấu hiệu của bệnh theo từng giai đoạn. Cụ thể như sau: Giai đoạn ủ bệnh Trong 3 - 6 ngày đầu, cơ thể mới bị nhiễm virus (nhóm virus đường ruột) nên vẫn chưa có biểu hiện cụ thể. Lúc này, mọi sinh hoạt hàng ngày vẫn diễn ra bình thường. Người lớn vẫn có thể đi làm, trẻ nhỏ vẫn còn đủ sức vui chơi hay đi học. Do đó, giai đoạn này vẫn khó phát hiện được cơ thể đã mắc bệnh tay chân miệng. Giai đoạn khởi phát Sau thời gian ủ bệnh thì bệnh sẽ khởi phát với các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, sổ mũi, tiêu chảy vài lần trong ngày. Trong một số trường hợp có thể sờ thấy hạch ở hàm dưới hoặc cổ. Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 - 2 ngày. Và vì các triệu chứng này khá phổ biến ở nhiều bệnh, chẳng hạn như cảm cúm, cảm lạnh,… nên nhiều người sẽ chủ quan. Giai đoạn toàn phát Đây là giai đoạn xuất hiện các triệu chứng rõ rệt nhất của bệnh tay chân miệng. Theo đó, các vùng má, miệng, đặc biệt là lưỡi, vòm họng,… sẽ nổi những mụn nước có đường kính từ 2 - 3mm. Những mụn nước này khi vỡ ra tạo thành các vết loét, gây khó chịu và đau đớn khi ăn uống, vì thế, dễ dẫn đến tình trạng biếng ăn, bỏ ăn. Cùng với đó, da trên cơ thể cũng xuất hiện các bọng nước, hay gặp ở các vị trí như: ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông,… sẽ xuất hiện các bóng nước hình bầu dục có đường kính từ 2 - 10mm. Thậm chí, tình trạng nổi ban này có thể ẩn dưới da, rất khó nhìn thấy. Giai đoạn toàn phát kéo dài khoảng 3 - 10 ngày. Trong thời gian này, người bệnh có thể gặp những triệu chứng nặng như sốt cao không hạ, nôn ói, lơ mơ, ngủ gà, mê sảng, co giật,… Đây được coi là biến chứng của bệnh tay chân miệng. Và những biến chứng này nếu không được can thiệp y tế kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Giai đoạn lui bệnh Sau 7 - 10 ngày tính từ ngày khởi phát, người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn nếu được chăm sóc, nghỉ ngơi và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bệnh cũng sẽ tự khỏi hoặc nhanh khỏi. Sẽ có một số trường hợp xảy ra các biến chứng nặng hơn. Lúc này, cần được nhập viện để theo dõi, điều trị tích cực để tránh nguy hiểm. Thông thường, bệnh tay chân miệng ở người lớn sẽ tự động khỏi sau 7 - 10 ngày. Trong thời gian này, người bệnh cần ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi thư giãn. Trong một số trường hợp, có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc thuốc giảm đau theo liều lượng trong hướng dẫn sử dụng. Tuy nhiên, khi xuất hiện những triệu chứng nặng như sốt cao liên tục, nôn ói và tiêu chảy nhiều, đi đứng không vững, ngủ lịm, khó thở,… thì cần đến viện lập tức để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm cho hệ thần kinh (viêm màng não, viêm tủy sống). Còn với trẻ em mắc tay chân miệng, ba mẹ cần theo dõi sát sao. Bởi trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, lại chưa biết cách bảo vệ bản thân. Nếu bé có bất kỳ biểu hiện nào hoặc ba mẹ nghi ngờ bé bị tay chân miệng, cần dành nhiều thời gian chăm sóc và để ý đến hoạt động của bé. Bên cạnh đó, bệnh tay chân miệng ở trẻ có nguy cơ gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu bé có những triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức. Quấy khóc liên tục kéo dài Khi bị tay chân miệng, bé sẽ khóc vì những mụn nước, bóng nước trên cơ thể gây khó chịu và đau đớn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan nếu bé quấy khóc liên tục và kéo dài. Bởi tình trạng này không chỉ khiến bé mất sức, mệt mỏi mà còn có thể nghĩ đến trường hợp cơ thể bé đã bị nhiễm độc thần kinh, ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Sốt cao liên tục không hạ Bé sốt trên 38,5 độ C và liên tục trong 2 ngày không khỏi, kể cả khi đã sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol là tình trạng rất nguy hiểm, cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể. Lúc này, cần đưa bé vào viện càng sớm càng tốt để bác sĩ chỉ định hạ nhiệt bằng cách dùng thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen. Ba mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc này. Hay giật mình, hoảng hốt Quấy khóc, sốt cao và giật mình cho thấy nguy cơ nhiễm độc thần kinh là rất cao. Do đó, nếu bé giật mình, không chỉ trong lúc ngủ mà còn cả trong lúc chơi thì ba mẹ cần sớm đưa đến viện. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể theo dõi thêm các triệu chứng khác như bé mệt mỏi, ngủ li bì, tay chân run, toàn thân lạnh, hốt hoảng, chới với, loạng choạng, khó thở, thở nhanh chậm không đều,… Tất cả những dấu hiệu này đều cảnh báo cơ thể bé đang bất thường, cần được thăm khám và điều trị tích cực. Tóm lại, dù là người lớn hay trẻ em thì khi bị tay chân miệng, cần theo dõi, chăm sóc và điều trị tích cực để mau chóng hồi phục. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh cũng như trả lời được câu hỏi bệnh tay chân miệng khi nào cần đến viện để được điều trị kịp thời và hiệu quả.
doc_39596;;;;;doc_28360;;;;;doc_32471;;;;;doc_16554;;;;;doc_59252
Thông thường, tay chân miệng có thể tự khỏi sau 10 ngày khởi phát mà không cần can thiệp y tế. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số trường hợp bệnh tiến triển đến viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim,…. Vậy, bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện, bạn sẽ biết câu trả lời cho câu hỏi này sau khi đọc bài viết sau. 1. Đầy đủ về bệnh tay chân miệng Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lưu truyền quanh năm, nhưng phát tán đặc biệt mạnh mẽ vào 2 khoảng thời gian: Tháng 3 – tháng 5 và tháng 9 – tháng 12. Mỗi năm, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở Việt Nam có khoảng 50.000 – 100.000 bệnh nhân tay chân miệng. Trong đó, các bệnh nhân tay chân miệng tập trung chủ yếu ở miền Nam (60%). Được biết, virus đường ruột họ Enterovirus, cụ thể là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 là nguyên nhân sinh tay chân miệng. Bởi vậy, bệnh có 2 đường lây nhiễm chính là: Trực tiếp và gián tiếp, thông qua dịch tiết mũi họng và phân. Theo đó, một số cách thức lây nhiễm tay chân miệng cụ thể chúng ta có thể kể đến ở đây là: Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra bệnh tay chân miệng – Trực tiếp: Hít phải dịch tiết mũi họng do người bệnh ho hoặc hắt hơi ra trong không khí. Thực hiện có tiếp xúc thân mật như ôm/hôn người bệnh. Sử dụng đồ đạc sinh hoạt, chủ yếu là dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, đũa, thìa, nĩa,… của người bệnh. – Gián tiếp: Sờ/chạm tã, quần áo,… dính phân người bệnh hoặc sờ/chạm mặt bàn, mặt tủ, tay nắm cửa, đồ chơi,… dính dịch tiết mũi họng người bệnh rồi vô tình sờ/chạm tay lên mắt, mũi, miệng. Sự phát triển của tay chân miệng được ghi nhận là bao gồm 4 giai đoạn: Ủ bệnh (kéo dài 3 – 6 ngày sau nhiễm virus), khởi phát (kéo dài 1 – 2 ngày sau giai đoạn ủ bệnh), toàn phát (kéo dài 3 – 7 ngày sau giai đoạn khởi phát) và lui bệnh (sau giai đoạn toàn phát). Ở mỗi giai đoạn, tay chân miệng lại có những dấu hiệu lâm sàng khác nhau: – Giai đoạn ủ bệnh: Tay chân miệng chưa biểu hiện rõ ràng, trẻ khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường. – Giai đoạn khởi phát: Tay chân miệng bắt đầu lộ diện. Trẻ sốt, đau họng, chảy mũi, tiêu chảy, mệt mỏi, đôi khi mọc hạch ở cổ hoặc ở hàm dưới hoặc ở cả 2. – Giai đoạn toàn phát: Trẻ tổn thương da và niêm mạc. Các tổn thương này mang hình dáng của những vết phồng rộp chứa dịch. Các vết phồng rộp này không đồng nhất về kích thước. Ở niêm mạc miệng, má trong, lợi, mặt bên lưỡi, chúng có đường kính 2 – 3mm. Chúng, nhưng ở lòng bàn tay, đầu gối, mông, lòng bàn chân,…, đường kính lại là 2- 10mm. Ngoài ra, tổn thương ở lòng bàn tay, đầu gối, mông, lòng bàn chân,… còn khác tổn thương ở niêm mạc miệng, má trong, lợi, mặt bên lưỡi,… ở điểm chúng có thể ẩn, cũng có thể hiện trên bề mặt da. Mặc dù vậy, tất cả các tổn thương da và niêm mạc đều dễ vỡ, tạo thành các vết loét, khiến trẻ đau đớn. – Giai đoạn lui bệnh: Các triệu chứng tay chân miệng thuyên giảm và biến mất. Dấu hiệu nhận biết điển hình của tay chân miệng là những tổn thương da 2. Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện – Chuyên gia giải đáp 2.1. Các tình huống cần hỗ trợ từ chuyên gia – Thứ hai: Trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, bố mẹ quan sát thấy trẻ sốt cao, nôn, lơ mơ, mê sảng, co giật,…. Những dấu hiệu này chỉ ra rằng tay chân miệng đang diễn biến tiêu cực. Tái khám ngay lập tức là cực kỳ cần thiết để hạn chế tối đa nguy hiểm cho trẻ. 2.2. Hướng dẫn chi tiết chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhà Lưu ý quan trọng nhất trong chăm sóc trẻ tay chân miệng tại nhà là cho trẻ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng thích hợp theo chỉ dẫn của chuyên gia. Hiện tại, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu tay chân miệng, sử dụng thuốc điều trị triệu chứng là cần thiết để hỗ trợ trẻ dễ dàng tự chữa lành. Theo đó, một số thuốc điều trị triệu chứng thường được dùng trong trường hợp này là: Thuốc hạ sốt Paracetamol như Hapacol, thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, kem chống ngứa như Calamine, dung dịch sát khuẩn (sử dụng để bao phủ bề mặt các tổn thương da), nước muối sinh lý 0,9% (sử dụng để vệ sinh các tổn thương niêm mạc). Ngoài ra, bố mẹ cũng cần: – Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ theo nguyên tắc 3 chữ L: Lỏng, lạt (nhạt), lạnh (nguội). Về thực phẩm tốt cho trẻ tay chân miệng, bố mẹ có thể tham khảo: Trứng, đậu, khoai tây, đu đủ, dưa hấu,…. – Cung cấp cho trẻ 1,5 – 2l nước mỗi ngày. – Duy trì hoạt động vệ sinh cơ thể để loại bỏ virus và các tác nhân tiêu cực khác từ môi trường cho trẻ. – Không cho trẻ gãi để tránh lan tỏa các tổn thương da;;;;;Các chuyên gia phân chia mức độ nặng nhẹ của bệnh tay chân miệng thành 4 cấp độ. Bệnh tay chân miệng cấp độ 1 là thể nhẹ, thường tự khỏi sau một thời gian nhưng cũng có thể xuất hiện biến chứng khiến nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên cho trẻ đi viện hay không. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm ra lời giải để có thể bảo vệ sức khỏe con trẻ một cách tốt nhất. 1. Các cấp độ của bệnh tay chân miệng Ở Việt Nam, tháng 3 – 5 và 9 – 12 là giai đoạn cao điểm khi các bệnh viện liên tục ghi nhận số lượng ca nhập viện vì bệnh tay chân miệng tăng mạnh khắp cả nước. HFMD – Hand, foot and mouth disease hay còn gọi là tay chân miệng là bệnh lây truyền do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh tay chân miệng gây ra các phản ứng sốt, tổn thương niêm mạc miệng, đau họng, loét da… trên cơ thể người. Các chuyên gia phân chia loại bệnh này thành 4 cấp độ, tương đương với các mức độ nặng, nhẹ của bệnh. – Tay chân miệng cấp độ 1 (giai đoạn 1) là giai đoạn nhẹ nhất khi cơ thể người chỉ có những biểu hiện nhẹ như tổn thương trên da, loét miệng. Số lượng nốt mủ cũng ít và thường không ảnh hưởng quá lớn tới quá trình sinh hoạt của mọi người. – Tay chân miệng cấp độ 2 (giai đoạn 2) được chia thành cấp độ 2a và 2b. Cấp độ 2a được hình thành khi người có dấu hiệu bị tay chân miệng nhưng không được chữa trị kịp thời kiến cho bệnh tăng nặng, xuất hiện các triệu chứng như: Sốt trên 39 độ C, nôn ói, mất ngủ, giật mình… Cấp độ 2b là khi bệnh nặng thêm gây ra các triệu chứng bao gồm: Nhóm I – Giật mình, ngủ gà gật, người không tỉnh táo, mạch đập nhanh trên 150 lần/phút, sốt cao uống thuốc không thuyên giảm… Nhóm II – Run rẩy khắp người, ngồi không vững, đứng khó giữ thăng bằng, đi lảo đảo, nhãn cầu rung giật, các chi mất sức, sặc, lạc giọng… Tay chân miệng được chia thành nhiều cấp độ tương ứng với mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra cho sức khỏe con người – Tay chân miệng cấp độ 4 (giai đoạn 4) là giai đoạn nghiêm trọng nhất của bệnh. Lúc này, người bệnh gần như không còn sức lực, xuất hiện tình trạng sốc, cơ thể tím tái, phổi phù cấp, hơi thở yếu ớt, suy giảm nhịp tim trầm trọng và thậm chí có thể biến chứng tử vong. 2. Triệu chứng ở trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 Ở Việt Nam, tháng 3 – 5 và 9 – 12 là giai đoạn cao điểm khi các bệnh viện liên tục ghi nhận số lượng ca nhập viện vì bệnh tay chân miệng tăng mạnh khắp cả nước. Tay chân miệng là bệnh lây truyền do virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra ở mọi lứa tuổi. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường là đối tượng dễ bị lây nhiễm bệnh này nhất do sức đề kháng còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Biểu hiện bệnh ở cấp độ 1 mà phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện ra là: – Trẻ mắc bệnh ở cấp độ 1 thường có biểu hiện sốt khoảng từ 38 – 39 độ C, người mệt mỏi, uể oải, chán ăn. – Trên cơ thể bé bắt đầu xuất hiện bọng nước ở các vị trí như miệng, tay, chân và mông… – Các nốt bọng lớn dần, đụng nhẹ vào có thể vỡ ra gây nên hiện tượng loét và nhiễm trùng khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, thường xuyên quấy khóc và bỏ ăn. Một số biểu hiện của bệnh chân tay miệng cấp độ 1 ở trẻ Mặc dù không phải là bệnh gây ra biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên, việc trẻ làm nũng, quấy khóc, ăn không ngon miệng, ngủ không sâu giấc cũng khiến các bệnh phụ huynh hoang mang, lo lắng. Thông thường, chỉ sau khoảng từ 1-2 tuần, các nốt mụn bắt đầu lặn và dần biến mất. Tuy nhiên, với những trẻ có sức đề kháng yếu thì quá trình mụn lặn diễn ra lâu hơn hoặc thậm chí còn có thể gây ra nhiều biến chứng nếu cha mẹ không biết xử lý đúng cách. Đối với những trẻ có biểu hiện nhẹ, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại trú cho trẻ tại nhà. Các bậc phụ huynh có thể chủ động điều trị tay chân miệng cho trẻ tại nhà bằng các biện pháp như: – Nếu thấy trẻ sốt trên 38 độ, cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. – Cho trẻ ăn đồ ăn dạng lỏng như cháo để trẻ dễ nuốt, dễ tiêu; – Cho bé nghỉ ngơi ở nơi có không gian thông thoáng, mặc quần áo rộng rãi thoáng mát; – Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng mỗi ngày; – Giặt quần áo của bé bằng dung dịch sát khuẩn… – Chủ động theo dõi tình trạng bệnh của trẻ hằng ngày từ 2-3 lần. Cho trẻ ăn đồ ăn dạng lỏng như cháo để trẻ dễ nuốt Trong quá trình điều trị tại nhà cho bé, cha mẹ cũng nên lưu ý theo khuyến cáo phòng bệnh tay chân miệng của Bộ Y tế: – Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi chế biến đồ ăn cho bé, trước và sau khi cho trẻ ăn, sau khi tắm rửa, vệ sinh cho bé, bế hoặc chơi cùng bé… – Đảm bảo ăn chín uống sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống của trẻ khoa học bằng cách tráng qua nước sôi hoặc dung máy khử trùng. – Cha mẹ cũng nên vệ sinh đồ dùng, nhà cửa một cách khoa học để ngăn ngừa bệnh lây lan cho các thành viên khác trong gia đình. Phác đồ điều trị cơ bản ở thể nhẹ cho trẻ đối với loại bệnh này là: – Giảm đau miệng, hạ sốt cho trẻ bằng Paracetamol theo liều tùy thuộc vào từng ca bệnh và lau người bé bằng nước âm ấm. – Dùng Antacide dạng gel để chấm vào vết thương, vết mụn lở loét trên miệng trẻ, giúp trẻ dễ dàng nhai, nuốt thức ăn hơn. – Dùng kháng sinh để giảm ngứa theo chỉ định của bác sĩ đối với từng ca bệnh. – Bổ sung nước, chất dinh dưỡng và vitamin qua thực phẩm, trái cây. Phụ huynh nên đưa trẻ tới khám khi có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng;;;;;Do dấu hiệu ban đầu của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng và mệt mỏi nên có không ít cha mẹ chủ quan con bị sốt do đau họng và tự ý dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, các cha mẹ cần lưu ý thời điểm vàng nên đưa con đi khám tay để không để lại biến chứng khôn lường. Dấu hiệu ban đầu của bệnh tay chân miệng là sốt, đau họng và mệt mỏi nên có không ít cha mẹ chủ quan con bị sốt do đau họng và tự ý dùng thuốc kháng sinh. Thấy tình trạng của con không thuyên giảm, khi đi khám thì được chẩn đoán bệnh tay chân miệng. Với những trường hợp này, nếu không được theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi, hay thậm chí tử vong. Trước diễn biến bất thường và phạm vi mắc bệnh ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, Th S. - Sốt ly bì từ 38,5 đến 39 độ C - Quấy khóc liên tục, có thể quấy khóc cả đêm, giấc ngủ chập chờn. - Nổi nốt mụn nhỏ tại các vị trí như miệng, lòng bàn tay, bàn chân, bẹn, mông,… - Ăn uống kém, nôn. Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách - Trẻ xác định đã mắc bệnh tay chân miệng phải được nghỉ học từ 7-10 ngày để ngăn chặn sự lây lan. Rửa tay trước khi ăn để phòng nguy cơ bệnh bùng - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. - Cho trẻ xúc miệng nước muối sau bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. - Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa,… - Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad,… - Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt,… Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm. - Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: Kiêng tắm, kiêng gió - ủ trẻ quá kỹ - châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. - Đáp ứng đầy đủ xét nghiệm chẩn đoán, theo dõi bệnh tay chân miệng, gồm: + Khám chuyên khoa Nhi, Tai mũi họng. + Xét nghiệm: Tổng phân tích máu 32 chỉ số, CRP, EV 71 Ig M, chức năng gan, thận. Để làm được xét nghiệm EV71 Realtime-PCR chỉ cần lấy dịch tiết mũi họng, dịch nốt phỏng, dịch não tủy,… Nếu khách hàng lấy mẫu trước 10 giờ sáng, trả kết quả vào 16 giờ cùng ngày, nếu lấy mẫu sau 10 giờ, kết quả trả vào 16 giờ ngày hôm sau. Khi có kết quả, khách hàng làm xét nghiệm tại viện, hay sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi đều được bác sĩ tư vấn miễn phí kết quả. + Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang kỹ thuật số, siêu âm. - Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày lễ, tết giúp cha mẹ thuận tiện sắp xếp thời gian đưa con đi khám. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội | 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát mạnh trên diện rộng. Dấu hiệu nghĩ ngay đến bệnh tay chân miệng Đốm đỏ mọng nước - dấu hiệu đặc trưng của bệnh chân tay miệng. - Triệu chứng bắt đầu: sốt, ăn uống không ngon miệng, đau họng và mệt mỏi. - Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, có thể xuất hiện những vết lở loét trong miệng. - Những vết đốm đỏ mọng nước bắt đầu nổi dạng ban trên da ở tay và chân, có thể cả trên đầu gối, khuỷu tay và mông bé. Phát ban này có thể có mủ nhưng thường sẽ không bị ngứa. Bệnh tay chân miệng thường phục trong 7 đến 10 ngày mà không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não virus, tê liệt hoặc viêm não, nặng nhất là có thể gây tử vong. Xúc miệng nước muối trước và sau khi ngủ để ngăn chặn sự phát triển của bệnh chân tay miệng. - Lưu ý cách chăm sóc con đúng cách: + Trẻ xác định đã mắc bệnh tay chân miệng phải được nghỉ học từ 7-10 ngày để ngăn chặn sự lây lan. + Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. + Cho trẻ xúc miệng nước muối sau bữa ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. + Cho trẻ uống nhiều nước, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa,… + Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad,… + Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt,… Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm. + Tuyệt đối tránh 3 quan niệm sai lầm thường gặp sau đây: Kiêng tắm, kiêng gió - ủ trẻ quá kỹ - châm chích cho mụn nước mau vỡ ra, đây chính là những nguyên nhân làm cho bệnh của trẻ trầm trọng hơn và là con đường ngắn nhất của tình trạng bội nhiễm vi khuẩn rất nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. - Cách ly trẻ tại nhà: + Nếu gia đình có nhiều trẻ cùng chung sống, nên cách ly tuyệt đối giữa trẻ lành và trẻ bệnh bằng nhiều cách tùy theo hoàn cảnh gia đình. Giám sát chặt chẽ các hoạt động của trẻ bệnh trong sinh hoạt thường nhật. + Người lớn khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ bệnh nên mang khẩu trang y tế, sau khi tiếp xúc nên rửa tay bằng xà phòng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 - 5 của bệnh. Vì vậy, khi trẻ có một trong các dấu hiệu như: sốt cao 390C trở lên hoặc sốt cao kéo dài từ 48 giờ trở đi; quấy khóc, bứt rứt, ói nhiều; ngủ lịm, dễ giật mình; thở khó/ thở nhanh, da nổi vằn... thì cần cho trẻ nhập viện ngay. + Theo dõi sát tình trạng bệnh: Tốt nhất trong 7 ngày kể từ lúc bị bệnh, ngoài việc chăm sóc tại nhà và dùng thuốc theo đơn thì hàng ngày nên tái khám để phát hiện sớm những diễn biến bất thường. Chú ý, bệnh lây lan mạnh nhất trong tuần đầu nhưng virut có thể còn tồn trong phân vài tháng sau. Theo đó, tùy theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe, bác sĩ có thể tư vấn khách hàng lựa chọn một trong hai phương pháp sau: - Phương pháp 1: Xét nghiệm bằng phương pháp lấy máu, gồm: + Gói tại viện: Giá gốc 814.000 đồng, sau giảm phí còn 732.600 đồng, gồm: Khám chuyên Khoa Nhi, Nội soi Tai - mũi - họng, Xét nghiệm (Tổng phân tích máu 32 chỉ số, CRP, EV 71 Ig M, chức năng gan, thận). + Gói tại nhà: Nguyên giá 534.000 đồng, giảm phí xuống còn 480.600 đồng, danh mục tương tự như gói tại viện (trừ khám chuyên khoa Nhi và Nội soi tai - mũi - họng). - Phương pháp 2: Xét nghiệm bằng phương pháp lấy dịch, gồm: + Gói tại viện, Gói tại nhà lần lượt có chi phí là 1080.000 đồng và 800.000 đồng. Sau giảm phí, Gói tại viện còn 972.000 đồng và 720.000 đồng đối với Gói tại nhà. - Tặng miễn phí 01 lọ thuốc xanh Methylen 17ml để sát trùng ngoài da. Để biết thêm chi tiết, Quý khách vui lòng liên hệ: - Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội.;;;;;Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ em, gây tổn thương da và niêm mạc ở nhiều vị trí của cơ thể như: Lòng bàn tay, miệng, lòng bàn chân,… Bệnh có thể tiến triển theo từng mức độ nặng dần, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm và tử vong nếu không can thiệp kịp thời. 1. Các mức độ tiến triển của bệnh Tay chân miệng bệnh tay chân miệng có thể gặp rải rác quanh năm nhưng thường tăng cao ở thời điểm từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh nhưng trẻ dưới 3 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao, dễ bị lây khi tới nhà trẻ, mẫu giáo. Các mức độ tiến triển bệnh được phân biệt rõ ràng, có triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. 1.1. Tay chân miệng độ 1 Đây là mức độ bệnh nhẹ nhất, bệnh nhân lúc này chỉ bị loét miệng và tổn thương da nhẹ. Cha mẹ thường khó phát hiện bệnh giai đoạn này ở trẻ trừ khi trong khoảng thời gian bùng dịch. Nếu phát hiện và điều trị sớm ngay khi triệu chứng xuất hiện, trẻ sẽ nhanh khỏi và không để lại biến chứng nguy hiểm. 1.2. Tay chân miệng độ 2 Bệnh lúc này đã bắt đầu gây biến chứng tim mạch và thần kinh nhẹ, được chia thành 2 mức độ nhỏ: Độ 2a - Số trên 2 ngày, thường sốt cao trên 39 độ. - Trẻ khó ngủ, hay quấy khóc không lý do. - Có bệnh sử giật mình > 2 lần trong 30 phút. Độ 2b Độ 2b được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1: có các biểu hiện: - Lúc khám có ghi nhận tình trạng giật mình. - Có bệnh sửa giật mình > 2 lần trong 30 phút kèm theo các dấu hiệu sau: + Sốt cao, thường trên 39 độ và không giảm khi uống thuốc hạ sốt. + Ngủ gà. + Lúc trẻ nằm yên, không sốt ghi nhận mạch nhanh > 150 lần/phút. Nhóm 2: có các biểu hiện: - Run chân tay, ngồi không vững, đi loạng choạng. - Lác mắt, nhãn cầu rung giật. - Thay đổi giọng nói, nuốt sặc. 1.3. Tay chân miệng độ 3 Bệnh nhân xuất hiện biến chứng tim mạch, hô hấp và thần kinh nặng thấy rõ, biểu hiện như: - Vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú. - Tăng huyết áp. - Mạch nhanh trên 170 lần/phút, nếu trẻ có dấu hiệu mạch chậm chứng tỏ bệnh rất nặng. - Nhịp thở nhanh bất thường, đôi khi có cơn ngừng thở, khò khè, thở rít thanh quản. 1.4. Tay chân miệng độ 4 Đây là mức độ bệnh nặng nhất, người bệnh có triệu chứng sốc vô cùng nguy hiểm như: - Phù phổi cấp. - Cơ thể tím tái. - Có thể ngưng thở hoặc thở nấc. - Trẻ có biểu hiện sốc, lúc này huyết áp hoặc mạch có thể về 0. Triệu chứng sốc do tay chân miệng nếu không được cấp cứu y tế kịp thời rất có thể khiến bệnh nhân tử vong. Tuy nhiên không phải trẻ mắc bệnh tay chân miệng nào cũng trải qua những mức độ bệnh này, điều trị bệnh sớm sẽ ngăn bệnh tiến triển nặng. Sau giai đoạn ủ bệnh từ 3 - 7 ngày, các triệu chứng bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn, nếu điều trị ngay lúc này giai đoạn toàn phát chỉ diễn ra từ 3 - 10 ngày. Sau đó bệnh sẽ giảm dần, triệu chứng biến mất và sức khỏe bệnh nhân hồi phục hoàn toàn mà không để lại biến chứng nào. Đối tượng thường mắc bệnh tay chân miệng là trẻ em, nhất là trẻ dưới 3 tuổi có sức đề kháng kém, chưa thể giao tiếp tốt, thông báo tình trạng bệnh tới cha mẹ nên căn bệnh nguy hiểm này có thể diễn tiến nặng vô cùng nguy hiểm. Vì thế cha mẹ cần thường xuyên theo dõi sức khỏe trẻ, nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau cần sớm đưa tới bệnh viện điều trị: - Sốt cao trên 39 độ. - Trẻ bị nôn ói nhiều. - Sốt kéo dài hơn 3 ngày. - Trẻ ngủ gà. - Xét nghiệm máu thấy bạch cầu trên 17.000 tế bào/nm3. Ngoài ra, khi xuất hiện bất cứ triệu chứng bệnh tay chân miệng cấp độ 2 trở lên nào đều cần đưa trẻ nhập viện để kịp thời xử trí nếu có biến chứng. Hiện nay các chuyên gia, y bác sĩ vẫn chưa tìm được thuốc điều trị tay chân miệng đặc hiệu. Vì thế bệnh nhân chỉ được điều trị hỗ trợ, theo dõi và phòng ngừa biến chứng. Điều quan trọng là phát hiện bệnh sớm và điều trị tích cực sẽ giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh. Cụ thể, tùy theo mức độ bệnh sẽ được điều trị như sau: 3.1. - Dinh dưỡng đầy đủ, vẫn tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng. - Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sát khuẩn và dùng thuốc mỡ làm dịu da. - Nghỉ ngơi, tự cách ly tại nhà. 3.2. Tay chân miệng độ 2, 3, 4 Ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh tiến triển sang tay chân miệng độ 2, trẻ cần được nhập viện theo dõi và điều trị dưới sự giám sát của bác sĩ. Lúc này, tùy vào tình hình của trẻ, bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị hiệu quả. Cha mẹ không nên chủ quan, cần phối hợp với bác sĩ, theo dõi sát sao trẻ để hiệu quả điều trị cao nhất, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
question_22
Thực phẩm không nên hâm nóng lại
doc_22
Cần tây, thịt gà, nấm, trứng, khoai tây, cơm, nước… là những thực phẩm không nên hâm nóng lại. Thực phẩm không nên hâm nóng lại Nấm Nấm phát huy các chất dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe là ăn ngay sau khi vừa nấu xong, tuyệt đối không được hâm nóng lại bởi các thành phần protein có trong nấm sẽ thay đổi và gây hại nhiều cho tim mạch. Thịt gà Thịt gà chứa một lượng lớn protein. Khi hâm nóng thịt gà, protein có trong thịt sẽ thay đổi thành phần, biến chất và gây ra các vấn đề về tiêu hóa gây hại cho sức khỏe. Cơm Khi hâm nóng lại cơm sẽ biến các bào tử gạo thành chất gây hại, các bào tử này sản sinh ra vi khuẩn và làm người ăn cảm thấy buồn nôn hoặc đổ bệnh. Khoai tây Khoai tây là một trong những thực phẩm khi hâm lại trong lò vi sóng sẽ bị biến mất toàn bộ chất dinh dưỡng có ích. Thay vào đó là sự xuất hiện các chất có hại cho cơ thể con người. Trứng Không đun nấu lại bởi khi tiếp tục bị tác động bởi nhiệt độ cao, lòng đỏ của trứng có thể biến thành chất gây hại cho cơ thể. Cần tây Cần tây là một loại rau lá xanh chứa nitrat và sẽ chuyển thành nitrit có hại khi hâm nóng. Điều này khiến cơ thể dễ dẫn đến ngộ độc thực phẩm và kéo theo vô số bệnh trầm trọng khác… Nước không nên đun lại nước uống nhiều lần bởi các hàm lượng kim loại nặng có trong nước như chì, candimium và nitrat khi đun lại nhiều lần sẽ trải qua quá trình thủy phân. …
doc_12882;;;;;doc_32397;;;;;doc_15733;;;;;doc_28348;;;;;doc_29765
Nếu không được kiểm soát về nhiệt độ khi chế biến, thực phẩm sẽ sinh ra các chất độc hại đối với cơ thể. Ung thư đường tiêu hóa Theo TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, thịt khi gia nhiệt ở nhiệt độ khô (nướng, quay, rán trong lò nhiệt độ cao hoặc trong dầu mỡ sôi) sẽ làm cho các protein biến tính, tạo ra các hợp chất liên kết khó tiêu hóa. Quá trình tạo thành chất liên kết gia tăng khi nướng, thui trực tiếp trên bếp than, rán trong dầu mỡ nóng. Đặc biệt, nếu nướng, rán trên 200 độ C, thì tại nơi thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt sẽ sinh ra những hợp chất có thể gây độc cho gan, dạ dày, ruột và có khả năng gây ung thư đường tiêu hóa. “Khi nướng, thui trực tiếp trên lửa, trên than, chất béo bị đốt cháy bám trên bề mặt thực phẩm sẽ tạo thành nhiều hóa chất độc hại ảnh hưởng đến tiêu hóa, có khả năng gây ung thư đường tiêu hóa, ung thư vú”, TS Hùng lưu ý. Theo chuyên gia, các thực phẩm có nguyên liệu là chất bột khi ở nhiệt độ cao (bị cháy) có thể tạo ra hợp chất acrylamide gây độc hại với cơ thể. Acrylamide là hợp chất được tạo ra một cách tự nhiên khi thức ăn giàu carbonhydrate và tinh bột được chiên, rán, nướng ở nhiệt độ từ 170 - 180 độ C. “Ủy ban Các tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA) từng phát hiện mức acrylamide tăng cao trong các thực phẩm chiên, bim bim khoai tây, khoai tây chiên, bánh quy gừng và bột ngũ cốc ăn sáng”, TS Hùng cho biết. Các chuyên gia y tế cho rằng việc tiếp xúc nhiều với acrylamide khiến cơ thể đổ mồ hôi, đi tiểu không kiểm soát, buồn nôn, đau mỏi cơ... Lưu ý khi chế biến Theo TS Lâm Quốc Hùng, biện pháp hữu hiệu để dự phòng acrylamide sinh ra trong thực phẩm chính là xử lý đúng cách những sản phẩm thực phẩm chứa tinh bột. Ví dụ như: ngâm khoai tây trong nước ít nhất 30 phút trước khi chiên; chia thành nhiều lát nhỏ khi nướng bánh mì; thực phẩm không nên rán hoặc nướng lại nhiều lần, hạn chế dùng dầu đã qua sử dụng để chiên thức ăn quá lâu; khi chế biến thức ăn từ tinh bột và đường tránh quá lửa làm cho nhiệt độ quá cao trong thời gian dài. Với thức ăn đạm, béo, chất bột nên gia nhiệt bằng nhiệt độ thấp, nhiệt độ ướt (nấu, luộc, hấp, hầm). Đối với nguyên liệu là dạng rau, củ, quả để hạn chế mất vitamin nên luộc đúng cách: chỉ cho rau vào khi nước đun đã sôi, rút ngắn thời gian đun nấu. Trường hợp thức ăn chế biến bằng biện pháp nướng, quay, cần lưu ý khống chế nguồn nhiệt nên ở khoảng 150 độ C, không nướng trực tiếp trên ngọn lửa; không nên sử dụng than đá, than mỏ cho đồ nướng trực tiếp. Thực phẩm trước khi nướng, quay nên bọc một lớp lá, lớp ốp. Khi nướng, quay thịt nên xoay trở liên tục để khỏi bị cháy. Nên chọn nguyên liệu thịt nạc để nướng, hạn chế thịt nhiều mỡ và loại bỏ phần thực phẩm ám khói, cháy trước khi ăn. Theo lời khuyên của chuyên gia, thức ăn chế biến bằng chiên, rán nên chọn loại chất béo chịu được nhiệt độ cao như mỡ động vật, dầu đậu nành, dầu hạt cải và dầu lạc. Cần làm nóng mỡ, dầu ăn một cách từ từ, khi đủ độ nóng mới cho thực phẩm vào. Nên tẩm bột bao bọc thực phẩm trước khi chiên. Làm ráo dầu, mỡ chiên trên thực phẩm trước khi ăn. Đối với các khối thịt to, có thể luộc, hấp hay bỏ vào lò vi sóng làm cho chín sơ trước khi chiên.;;;;;Bảo quản thức ăn thực phẩm tươi sống hay thực phẩm đã nấu chín vào những ngày Tết là điều mà nhiều gia đình Việt quan tâm. Chia sẻ về vấn đề này, PGS. Cách bảo quản thực phẩm đông lạnh giữ nguyên dinh dưỡng Nên cất giữ thực phẩm vào tủ lạnh trong vòng 2 giờ. Đồng thời, PGS. TS Ninh khuyên các gia đình Việt nên bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh theo những cách sau để thực phẩm giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao vào ngày Tết như: - Thực phẩm sau nấu chín: Cần đưa vào tủ lạnh cất giữ trong vòng 2 giờ, nếu để ở ngoài hơn 2 giờ thì sao không nên cất giữ trong tủ lạnh đặc biệt các món giàu dinh dưỡng như: trứng, giò, thịt... - Thực phẩm cất trong tủ lạnh: + Nên chia thành các lượng vừa đủ cho một lần dùng. Khi lấy thực phẩm ra khỏi tủ lạnh nên chế biến ngay, không được lấy ra rồi lại đưa vào bảo quản tiếp, vì trong quá trình giã đông vi khẩn rất dễ xâm nhập. + Không được đưa thực phẩm vào bảo quản trong tủ lạnh khi còn nóng, vì nó có thể làm tăng nhiệt độ của tủ lạnh và làm các thực phẩm khác tăng nhiệt. + Đóng gói thực phẩm cẩn thận trước khi đưa vào tủ bảo quản. - Thời gian bảo quản tốt nhất: Các thực phẩm chín lưu giữ trong tủ lạnh cũng chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày. - Thực phẩm sống và thực phẩm chín: Không để chung thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã nấu chín, vì có thể sẽ gây nhiễm khuẩn chéo. Những thực phẩm tránh bảo quản trong tủ lạnh Các loại rau củ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng. Tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm thông dụng của mọi gia đình, tuy nhiên có những thực phẩm sau KHÔNG NÊN bảo quản trong tủ lạnh: - Cơm: Khi cho cơm vào tủ lạnh vi khuẩn Bacillus cereus sẽ sinh sôi, có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn và bệnh tiêu chảy. - Các loại rau củ (cà rốt, bí đỏ, dưa, hành,... ): Là những loại có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng, những nơi thoáng mát. - Các loại củ quả (củ đậu, bưởi, xoài, dưa hấu,…): Nếu chưa sử dụng và để nhiệt độ bên ngoài thường được thời gian lâu, có thể bảo quản trong tủ lạnh nhưng sẽ ảnh hưởng đến hương vị cụ quả. Mọi chi tiết, khách hàng vui lòng liên hệ: - Địa chỉ: 42 Nghĩa Dũng, Ba Đình | 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Dưới đây là những thực phẩm bạn nên hạn chế ăn vào mùa hè để đảm bảo sức khỏe: Thịt bò Ăn bánh burger chứa thịt bò có vẻ là tuyệt vời, nhưng trên thực tế chúng có thể khiến cho thân nhiệt tăng lên. Những thực phẩm chứa nhiều protein và chất béo làm tăng thân nhiệt khi bạn tiêu hóa chúng. Chúng di chuyển từ từ qua hệ tiêu hóa khiến cơ thể sử dụng nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, đỉnh nhiệt độ này không đủ khiến bạn đổ mồ hôi và hạ nhiệt như khi bạn ăn thực phẩm cay vào ngày nóng. Trà và cà phê Loại đồ uống yêu thích vào buổi sáng này của bạn là thuốc lợi tiểu, vì vậy chúng không phải là cách tốt nhất để bắt đầu ngày hè oi ả. Đồ uống lợi tiểu khiến bạn đi vệ sinh nhiều hơn, giải phóng nhiều muối và nước hơn, bạn sẽ bị mất nước trong quá trình này. Vì vậy thay vì trà và cà phê, hãy uống nước hoa quả tươi vào buổi sáng. Cháo bột yến mạch Các loại carb tổng hợp như bột yến mạch, gạo nâu và ngũ cốc toàn phần cũng tương tự như các thực phẩm chứa nhiều protein. Các loại ngũ cốc này khiến cơ thể khó tiêu hóa và hoạt động quá sức làm cho thân nhiệt tăng nhẹ. Măng tây Măng tây có vào mùa xuân và không phải là lý tưởng nếu ăn vào bất cứ thời điểm nào khác trong năm. Bạn có thể vẫn thấy măng tây xuất hiện vào đầu hè nhưng hương vị của nó không được ngon như bình thường. Bạn có thể thay thế bằng những loại rau khác sẵn có trong mùa hè như đậu và đậu đũa. Hải sản có vỏ Hải sản có vỏ cũng có mùa giống như rau và hoa quả. Hải sản có vỏ được coi là “trái mùa” khi đang trong thời kỳ đẻ trứng, thường xảy ra vào mùa hè với phần lớn các loại sò, trai, hến. Việc thu hoạch hải sản có vỏ sớm trước khi chúng có cơ hội sinh sản có thể có nguy cơ đối với sức khỏe. Thêm vào đó, mùi vị của chúng cũng không ngon khi chúng đang sinh sản. Theo MSN;;;;;Tủ lạnh là thiết bị gia dụng khá phổ biến để bảo quản thực phẩm trong các gia đình hiện nay. Tuy nhiên, có những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh bởi ở điều kiện nhiệt độ thấp, thực phẩm có thể sẽ có những biến đổi nhất định. Chuối, vải: là những loại hoa quả nhiệt đới và chúng rất kỵ môi trường lạnh. Nếu cho những loại quả này vào tủ lạnh thì không những biến màu vỏ chuyển sang màu đen mà còn làm thất thoát hàm lượng dưỡng chất vốn có. Chocolate: Để trong tủ lạnh sẽ làm bề mặt của chocolate dễ kết thành sương trắng làm mất vị ngon đặc trưng. Ngoài ra, với điều kiện hơi ẩm sẽ tạo sự thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Khoai tây: trong môi trường lạnh, tinh bột trong khoai tây dễ dàng bị chuyển thành đường làm giảm hương vị thơm ngon. Cà chua: Không chỉ riêng gì cà chua, cả những loại quả có nhiều nước cũng nên hạn chế cho chúng vào tủ lạnh. Vì việc cất giữ cà chua trong tủ lạnh chỉ làm cho chúng dần héo đi và không còn tươi ngon như lúc đầu. Hành tỏi: có thể bị mốc khi để trong tủ lạnh trong thời gian dai. Nếu hành đã được cắt ra thì các lớp của chúng sẽ bắt đầu khô. Dưa hấu: cất dứa hấu vào trong tủ lạnh dễ làm dưa bị úng, còn làm cho dưa hấu thất thoát một lượng các chất chống oxy hóa. Rau xanh: Những loại rau có lá như rau muống, mồng tơi, rau cải, rau ngót,… thì đều không nên bảo quản trong tủ lạnh vì như vậy sẽ làm cho lá rau nhanh bị khô và ủng. Cơm: Nhiệt độ lạnh làm cho tinh bột khô cứng khiến cơm không có mùi vị thơm ngon như ban đầu. Nếu ăn sẽ bị khó tiêu. Mật ong: khi được bảo quản trong tủ lạnh sẽ dễ bị kết dính và đông cứng làm mất đi một lượng dưỡng chất nhất định. Bơ chưa chín: nếu để ngay bơ chưa chín vào trong tủ lạnh sẽ ngăn cản quá trình chín của bơ. Thực tế bơ sẽ rắn lại và không có hương vị ngon, bùi như những quả để bên ngoài.;;;;; Dưới đây là danh sách các món ăn nên và không nên ăn khi bạn bị sốt. Uống nhiều nước: Khi cơ thể bị mất nước, các virus vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi sốt, bạn nên uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được đào thải ra ngoài nhanh hơn. Nên uống nhiều nước khi bị sốt Ăn thức ăn lỏng: Soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu. Nước hoa quả, sinh tố: Các loại trái như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian bạn bị sốt cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Tuy nhiên người bệnh cần đặc biệt nhớ tuyệt đối không được uống nước ép hoa quả chứa vitamin C ngay sau khi uống thuốc vì nó có thể trở thành độc tố gây hại sức khỏe. Ăn nhiều rau xanh: Những thực phẩm quen thuộc như cà chua, rau mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền… chế biến dưới dạng luộc, nấu canh đều có lợi ích hạ nhiệt nhất định khi bạn đang bị sốt. Bổ sung sữa chua: Sữa chua cũng là một món ăn có lợi khi bạn bị ốm hoặc sốt, chúng sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, tránh mắc thêm các bệnh khác. 2. Những điều không nên khi bị sốt Uống nhiều nước đá, nước lạnh: Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Không nên uống trà khi bị sốt Uống trà: Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Ăn trứng: Bình thường trứng là thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn. Mật ong: Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ. Không nên uống mật ong khi bị sốt Khi có những triệu chứng của sốt người bệnh nên lưu ý một số vấn đề trên đây để hạn chế sốt cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trong trường hợp sốt kéo dài, sốt cao người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và kiểm tra phát hiện nguyên nhân và điều trị hiệu quả.
question_23
Men tiêu hóa Probio có tác dụng gì?
doc_23
Men tiêu hóa Probio là loại men vi sinh có chứa Lactobacillus acidophilus, giúp hỗ trợ tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của loại men này và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng. 1. Một số tác dụng của men tiêu hóa Probio Nếu sử dụng men tiêu hóa Probio đúng cách, sản phẩm này có thể mang lại những tác dụng như sau: - Điều trị bệnh tiêu chảy: Đây là một trong những phương pháp điều trị khá hiệu quả dành cho những bệnh nhân tiêu chảy, bao gồm: + Trường hợp tiêu chảy do C. difficile – thường gặp ở người cao tuổi, người cần điều trị kháng sinh phổ rộng. + Trường hợp bị tiêu chảy ở trẻ dưới 2 tuổi do virus rota. + Tiêu chảy cấp, tiêu chảy có liên quan đến thuốc kháng sinh, tiêu chảy do tác dụng phụ của xạ trị vùng chậu,... hoặc tiêu chảy do một số nguyên nhân khác. - Điều trị hội chứng ruột kích thích: Men tiêu hóa Probiotic cũng giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. - Tăng cường sức khỏe miễn dịch. - Hỗ trợ giảm cân. - Hỗ trợ giảm đường huyết. 2. Cần lưu ý gì khi sử dụng men tiêu hóa Probiotic Khi dùng men tiêu hóa Probiotic, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi,... Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện sau một thời gian ngắn. Sử dụng men tiêu hóa trong suốt một thời gian dài và có tiếp xúc với răng thì có thể làm suy yếu men răng. Những trường hợp đang mang thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ là những đối tượng rất nhạy cảm, rất dễ bị suy giảm miễn dịch và có nhiều nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc, thậm chí là một số biến chứng nghiêm trọng. Những đối tượng sau nên thận trọng khi sử dụng men tiêu hóa Probiotic (vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc axit lactate):- Các trường hợp đã từng phẫu thuật dạ dày. - Người mắc hội chứng ruột ngắn. - Các trường hợp mắc loạn khuẩn đường ruột. - Người bị suy thận. - Thiếu Thiamine. - Chống chỉ định dùng thuốc với người có hệ miễn dịch yếu hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch do bệnh lý hoặc điều trị thuốc ức chế miễn dịch,... - Không tùy ý sử dụng lợi khuẩn với các trường hợp dùng van tim nhân tạo hay ống thông tĩnh mạch trung tâm để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng. 3. Những sai lầm thường gặp khi sử dụng men tiêu hóa Probio Dưới đây là một số sai lầm thường gặp phải khi sử dụng men tiêu hóa Probio:- Uống men tiêu hóa tùy tiện: Trên thực tế, nhiều người khi thấy xuất hiện những triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy,... thường tự ý mua men tiêu hóa về sử dụng mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc không đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng. Nếu muốn bổ sung men tiêu hóa, cần phải có sự chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ sẽ thăm khám và biết rõ bạn có cần phải sử dụng men tiêu hóa hay không thì mới có thể hướng dẫn bạn bổ sung đúng cách nhằm cải thiện vấn đề sức khỏe và hạn chế nguy cơ rủi ro không đáng có. Men tiêu hóa chỉ nên dùng trong vòng từ 7 đến 15 ngày. Nếu lạm dụng men tiêu hóa, bạn không thể đạt được hiệu quả điều trị mà còn có thể gây phản tác dụng, cơ thể sẽ bị thừa men tiêu hóa hoặc sử dụng quá nhiều dẫn đến phụ thuộc vào men tiêu hóa, cơ thể tự động giảm tiết men tiêu hóa tự nhiên. Hơn nữa, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng được men tiêu hóa. - Uống men tiêu hóa sai thời điểm: Khi uống men tiêu hóa, bạn nên lưu ý thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và nhà sản xuất. Không thể uống men tiêu hóa ở bất cứ thời điểm nào trong ngày. Đặc biệt, không nên uống men tiêu hóa khi đang đói vì thói quen này có thể khiến cho nồng độ axit của dạ dày tăng cao, men gan và men tụy cũng tăng cao dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng tại các cơ quan này. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến viêm loét hoặc thủng dạ dày và gây ra những cơn đau bụng dữ dội. Thời điểm phù hợp để sử dụng men tiêu hóa là dùng ngay sau bữa ăn hoặc ngay trong bữa ăn. Không nên dùng trước khi ăn hoặc dùng quá muộn sau bữa ăn. Cho dù men tiêu hóa Probiotic có thể mang lại nhiều lợi ích, rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nhưng không thể áp dụng cho tất cả mọi người. Vì thế hãy cân nhắc trước khi sử dụng, tốt nhất, hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
doc_36748;;;;;doc_16657;;;;;doc_20748;;;;;doc_25168;;;;;doc_62195
Lâu nay do thói quen, sự thiếu hiểu biết và sự mập mờ của các nhà sản xuất cùng với việc giải thích không đầy đủ của nhân viên y tế khiến không ít các bà mẹ lạm dụng men tiêu hóa, hễ thấy con lười ăn là tự ý mua về cho uống. Ít người biết rằng men tiêu hóa và men vi sinh là hai chế phẩm khác hẳn nhau về bản chất, nhưng do thói quen, chúng hay được gọi dưới cái tên chung là men tiêu hóa! Men tiêu hóa Men bản chất là những protein có tác dụng xúc tác một phản ứng hóa học, phản ứng này bản thân nó không tiến hành hoặc tiến hành rất chậm nếu không có men. Men tiêu hóa chính là các loại men (hay còn gọi là enzym) do cơ thể (chủ yếu từ ống và tuyến tiêu hóa) tiết ra để tiêu hóa thức ăn (cắt nhỏ thức ăn thành những phần tử nhỏ để được hấp thu vào máu). Có một số men tiêu hóa quan trọng: Men amylase của tuyến nước bọt: có tác dụng phân giải tinh bột đã nấu chín. Acid clohydric (HCl) và các men pepsin, lipase của dạ dày. Các sản phẩm này có tác dụng làm trương thức ăn, phân cắt các sợi collagen, phân cắt chất đạm thành những chuỗi polypeptid ngắn, tuy nhiên men pepsin của dạ dày chỉ có tác dụng tiêu hóa được 10 - 20% chất đạm của thức ăn. Còn men lipase của dạ dày có tác dụng rất yếu, chỉ tiêu hóa được dạng chất béo đã được nhũ tương hóa (chất béo của sữa, trứng). Các men của dịch tụy là quan trọng nhất, bao gồm: men amylase có tác dụng tiêu hóa tinh bột mạnh hơn nhiều lần so với men amylase của nước bọt; men tiêu hóa chất đạm của tụy bao gồm: trypsin, chymotrypsin, carboxypolypeptidase, dưới tác dụng của chúng, chất đạm sẽ được phân giải thành các đoạn acid amin đơn giản hơn; men tiêu hóa mỡ của tụy là các men lipase (sau khi mỡ được nhũ tương hóa nhờ muối mật), dưới tác dụng của nó, phần lớn mỡ của thức ăn sẽ được tiêu hóa. Gan bài tiết ra acid mật và muối mật, đóng vai trò quan trọng trong việc hòa tan các chất mỡ, tạo điều kiện cho các men lipase tiêu hóa mỡ hoạt động. Men vi sinh Hệ vi sinh đóng một vai trò rất quan trọng ở đường tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ. Ở đại tràng có khoảng 400 - 500 loại vi khuẩn khác nhau, chúng ngoài việc tham gia khâu cuối cùng của quá trình tiêu hóa còn đảm nhiệm chức năng bảo vệ đại tràng. Trong môi trường hoạt động của đại tràng, các vi khuẩn có ích có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Một số vi sinh có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa: Lactobacillus sporogenes là một trong các vi sinh sản xuất acid lactic, acid hóa đường ruột và ngăn ngừa được sự phát triển của các vi khuẩn gây thối rữa. Bacillus subtilis là vi sinh sản xuất men amylase, xúc tác cho phản ứng thủy phân tinh bột, glycogen. Men bia thuộc họ Saccharomycetaceae, thường được chế dưới dạng khô nhằm tránh sự phân hủy các vitamin. Men bia khô có chứa các vitamin B1, PP, B2, B6, B5, biotin, acid folic, B12, acid aminobenzoic và isonitol. Đây là nguồn rất giàu vitamin và dưỡng chất, được dùng trong phòng và điều trị thiếu vitamin và suy dinh dưỡng. Clostridium butyricum là vi sinh lên men butyric. Chúng đồng hóa được nitơ trong các hợp chất phức tạp như acid amin, peptid, protein... , ngoài ra chúng còn lên men được các loại đường, tinh bột, dextrin, pectin... Ngày nay, dựa vào sự phát triển của công nghiệp dược, người ta đã sản xuất ra các chế phẩm vi sinh (men vi sinh) cũng hỗ trợ tiêu hóa, còn gọi là probiotic, tùy thuộc vào từng loại sản phẩm mà trong thành phần sẽ có một hoặc nhiều các vi khuẩn trên. Các men vi sinh này thường được các bà mẹ lạm dụng nhiều nhất. Một khái niệm khác cần biết nữa là prebiotic. Đây là chất xơ dùng để tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có lợi phát triển. Trong sản phẩm thực phẩm công nghiệp thường có bổ sung cả hai thành phần probiotic và prebiotic để tăng hiệu quả phòng ngừa và điều trị rối loạn vi khuẩn đường ruột. Việc sử dụng loại men tiêu hóa nào, số lượng, liều lượng... đều phải do thầy thuốc chỉ định và theo dõi sau khi thăm khám cụ thể. Cơ thể bình thường có sự phối hợp chặt chẽ giữa các men tiêu hóa từ miệng đến ruột non. Khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hoặc giảm bài tiết (tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, viêm teo ruột kéo dài, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật... ), cơ thể sẽ thiếu các men tiêu hóa. Trong những trường hợp này, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn, trẻ cần cung cấp thêm một số men tiêu hóa của tụy. Trừ trường hợp bị tổn thương tuyến tiêu hóa bẩm sinh, còn thì chỉ nên dùng men tiêu hóa từng đợt 1 - 2 tuần, không nên dùng kéo dài; nếu không sẽ làm các tuyến tiêu hóa bị ức chế, giảm bài tiết và dẫn đến teo. Với những trẻ bình thường có biểu hiện chán ăn, cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. Với những trẻ này, không nên dùng men tiêu hóa dưới dạng thuốc vì ít có tác dụng. Trường hợp cần dùng phải tuân theo sự chỉ định của thầy thuốc. Đối với những chế phẩm vi sinh, chỉ để dùng điều trị bệnh tiêu chảy cấp do virut và trường hợp bị thiếu hụt loại vi khuẩn đường ruột có lợi. Do đó, chủ yếu thuốc được áp dụng cho những bệnh nhân dùng kháng sinh kéo dài vì kháng sinh có tác dụng phụ là tiêu diệt cả những vi khuẩn đường ruột có lợi, tạo đà cho vi khuẩn có hại phát triển, đặc biệt làm cho vi khuẩn yếm khí lây lan, sinh ra chứng đau bụng khó chữa.;;;;;Nhiều bậc cha mẹ thấy con chán ăn là dùng ngay men tiêu hóa mà không tìm hiểu nguyên nhân khắc phục dẫn đến việc lạm dụng loại thuốc này. Nhiều khi các mẹ quyết định sử dụng men tiêu hóa cho trẻ nhưng chưa hiểu rõ nguồn gốc và cơ chế tác dụng của chúng, chưa nói đến việc phân biệt được loại nào là men tiêu hoá thực sự (còn gọi là men enzym), loại nào chỉ là những chế phẩm vi sinh hoặc là các probiotic. Chỉ dùng men tiêu hóa khi nào các tuyến tiêu hoá bị tổn thương hoặc giảm bài tiết (tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tuỵ, viêm teo ruột kéo dài, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật…), lúc này, cơ thể sẽ thiếu các men tiêu hoá, việc dùng đến nó là cần thiết. Trong những trường hợp này, bên cạnh cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn, trẻ cần cung cấp thêm một số men tiêu hoá như pepsin (men dạ dày), pancreatin (men tụy) hoặc phối hợp nhiều men. Trừ trường hợp bị tổn thương tuyến tiêu hoá bẩm sinh, thì chỉ nên dùng men tiêu hoá từng đợt 1 – 2 tuần, không nên dùng kéo dài; nếu không sẽ làm các tuyến tiêu hoá bị ức chế, giảm bài tiết và làm cho đứa trẻ suốt đời phải phụ thuộc vào men tiêu hoá. Còn các loại như antibio, probio, bioacimin, lactomin… mà người dân quen gọi men tiêu hóa và tự mua về cho trẻ dùng thực ra chỉ là những chế phẩm vi sinh được làm từ vi khuẩn hoặc nấm. Khi bổ sung các men vi sinh này vào cơ thể, các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh không cho các vi khuẩn có hại bám vào niêm mạc ruột để gây bệnh cho trẻ, các vi khuẩn này còn giúp bình thường hoá tính thấm của niêm mạc ruột, ngăn ngừa táo bón do tăng cường hấp thu nước vào trong lòng ruột, giúp làm mềm phân, các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh còn giúp các tế bào niêm mạc ruột tăng sản xuất các loại kháng thể, vì vậy có tác dụng rất tốt trong điều trị tiêu chảy do Rotavirus, vi khuẩn…;;;;;1. Probiotics thực phẩm chức năng men vi sinh đại tràng Men vi sinh (hay probiotics) là những vi sinh vật giúp cho các loại vi khuẩn tốt có thể phát triển trong ruột. Men vi sinh có thể được tìm thấy trong sữa chua, kim chi, dưa cải, miso, tempeh… hoặc trong các dòng sản phẩm chức năng. Bị viêm đại tràng uống men vi sinh vì probiotics hoạt động sẽ tạo lên lớp lót ở ruột. Từ đó ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập vào thành ruột. Sử dụng men vi sinh đúng cách có tác dụng thay đổi tỉ lệ các loại vi khuẩn tại ruột. Bổ sung thêm vi khuẩn tốt, hạn chế vi khuẩn có hại để cân bằng đường ruột. Giảm viêm và làm dịu sự kích ứng tại ruột. Tuy nhiên không phải tất cả các loại men vi sinh đều tốt cho điều trị bệnh đại tràng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra có hai loại men vi sinh có hiệu quả tốt cho bệnh nhân đại tràng: – Chủng Escherichia coli Nissle (Mutaflor) là một chủng E. coli không có khả năng gây bệnh cho cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra chủng vi sinh vật này có khả năng giúp các triệu chứng viêm đại tràng thuyên giảm trong ít nhất một năm. – Chế phẩm khác tên là VSL#3 là sự kết hợp của 8 loại men vi sinh khác nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy chế phẩm này giúp làm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng trong vòng ít nhất là 24 tuần. Thực phẩm giàu probiotic tốt cho tiêu hóa 1.2 Cách uống thực phẩm chức năng men vi sinh đại tràng Khi sử dụng men vi sinh dạng uống để điều trị viêm đại tràng, cần lưu ý như sau: – Cần sử dụng men vi sinh đại tràng trong thời gian dài. Vì axit dạ dày có khả năng giết chết vi khuẩn cả tốt và xấu. Các chuyên gia khuyên nên sử dụng men vi sinh trong ít nhất 7-10 ngày để bổ sung hàm lượng vi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa. Cơ thể cần hàng triệu thậm chí là hàng tỷ các loại vi khuẩn này mới có thể giảm các triệu chứng viêm đại tràng. – Dừng bổ sung men vi sinh trong thời gian ngắn sẽ làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn trong đại tràng. Từ đó một đợt bùng phát mới có thể xảy ra. Việc sử dụng các chế phẩm sinh học lâu dài cần được trao đổi kỹ càng với bác sĩ để lên kế hoạch sao cho hợp lý. – Bổ sung chế phẩm men vi sinh bằng đường miệng có thể không phải cách tốt nhất. Vì probiotic trực tràng dường như cho tác dụng tốt hơn. Bổ sung liều nhỏ probiotic trực tràng hàng ngày có khả năng giúp loại bỏ acid dạ dày ở ruột. Từ đó giúp cho nhiều vi khuẩn tốt có thể đến ruột hơn. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều ưa chuộng cách bổ sung probiotic bằng đường miệng như nuốt hoặc nhai. 2. Prebiotic và men vi sinh đại tràng Khác với probiotic là vi sinh vật sống, prebiotic là thực phẩm hỗ trợ cho các vi khuẩn tốt phát triển trong đại tràng. Prebiotics đến từ những thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày. Các sợi prebiotics cung cấp năng lượng cần thiết cho các tế bào lót thành ruột. Từ đó xây dựng lên các lớp bảo vệ thành ruột, chống lại vi khuẩn có hại gây bệnh. Prebiotics có trong carbs mà con người không thể tiêu hóa, chủ yếu là chất xơ. Các vi khuẩn có lợi trong ruột sẽ ăn chất xơ này và phát triển. Một số thực phẩm prebiotic gồm trái cây, rau, ngũ cốc có thể kể đến như: – Chuối – Yến mạch – Các loại đậu và đậu Hà Lan – Các loại quả mọng – Măng tây – Tỏi và tỏi tây – Hành tây Vi khuẩn có lợi cho đường ruột biến chất xơ Prebiotics thành axit béo chuỗi ngắn butyrate. Chất này đã được nghiên cứu và được chứng minh lợi ích rất tốt cho hệ tiêu hóa, trong đó có đại tràng. Tuy nhiên không phải Prebiotics luôn tốt cho mọi đối tượng. Prebiotics có thể khiến triệu chứng bệnh tệ hơn đối với những người không chỉ có bệnh đại tràng mà còn có vấn đề khác về đường ruột như hội chứng ruột kích thích, hội chứng không dung nạp FODMAPs…. Thực phẩm chứa prebiotic 3. Tại sao lại sử dụng men vi sinh đại tràng Đại tràng mạn tính xuất hiện sau khi người bệnh gặp các bệnh cấp tính như nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc… không được xử lý triệt để. Các vi khuẩn có hại khu trú tấn công gây tổn thương đường ruột, lâu ngày lan tỏa gây ra các biến chứng đại tràng. Hầu hết người bệnh chỉ ưu tiên chữa triệu chứng. Việc lạm dụng thuốc khiến triệu chứng nhanh dứt, tuy nhiên các loại thuốc đặc trị hay kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu mà còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi. Đây chính là “con dao hai lưỡi” gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khiến người bệnh cứ đỡ rồi lại bị lại. Củng cố hệ tiêu hóa bằng cách thiết lập cân bằng hệ vi sinh với men vi sinh và prebiotic là cách bảo vệ đại tràng, tăng cường sức khỏe đường ruột. Lợi khuẩn có khả năng ức chế sự phát triển của hại khuẩn và đào thải chúng ra khỏi cơ thể. Tỷ lệ vàng hệ vi sinh đường ruột là 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. 4. Lưu ý khi lựa chọn men vi sinh đại tràng Lợi khuẩn đóng vai trò quan trọng trong việc tiết enzyme tiêu hóa thức ăn, tiết chất nhờn tráng lên niêm mạc đại tràng tạo lớp lót tránh viêm nhiễm. Khi lựa chọn men vi sinh, phải chọn các loại lợi khuẩn sống có thành phần Bifidobacterium. Đây là chủng lợi khuẩn được ví như “vua của các lợi khuẩn” đường ruột. Bifidobacterium chiếm hơn 90% tổng lượng lợi khuẩn đường ruột. Đại tràng chính là nơi cư trú của loại lợi khuẩn này với tỷ lệ là 99% tại đại tràng. Bổ sung men vi sinh đúng cách cho đại tràng Trên đây là thông tin về men vi sinh đại tràng và lưu ý khi bổ sung probiotic và prebiotic cho cơ thể. Tác dụng phụ của men vi sinh hoặc prebiotic đều là rất hiếm. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bổ sung thuốc hay thực phẩm nào.;;;;;Ngày nay, men vi sinh không còn là thuật ngữ xa lạ đối với nhiều người. Nó được xem như một công cụ trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề của hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, vẫn có không ít đối tượng không hiểu rõ về loại chế phẩm sinh học này. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm về men vi sinh, phân loại cũng như tác dụng và cách sử dụng của loại sản phẩm này trong bài viết dưới đây. Men vi sinh hay còn được gọi là probiotic, là chế phẩm sinh học có chứa các vi khuẩn và vi nấm có lợi cho hệ tiêu hóa. Khi sử dụng, những vi sinh vật có lợi này sẽ giúp cân bằng hệ tạp khuẩn ruột, giúp hệ tiêu hóa của người dùng hoạt động hiệu quả và tăng khả năng miễn dịch. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng có hàng tỷ loại lợi khuẩn khác nhau trong đường ruột nhưng chủ yếu là xuất phát từ ba nhóm: Lactobacillus: Đây là loại chế phẩm sinh học dễ bắt gặp nhất, nó dễ được tìm thấy trong các loại sữa lên men như: sữa chua, yaourt,... hay các loại thức ăn lên men như: kim chi, cải chua,... và các thực phẩm chức năng. Tác dụng của loại lợi khuẩn này là giúp tiêu hóa thức ăn và tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất. Thêm vào đó, loại lợi khuẩn này còn hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy. Thậm chí, lợi khuẩn Lactobacillus còn giúp hỗ trợ những người bị chứng “không nạp được đường lactose” trong sữa. Bifidobacterium: Đây cũng là loại lợi khuẩn có thể dễ dàng bắt gặp được trong các sản phẩm từ sữa. Bifidobacterium có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như: viêm đại tràng kết loét, viêm ruột hoại tử, viêm gan, nhiễm nấm,... Saccharomyces boulardii: Đây là loại lợi khuẩn có trong các chế phẩm sinh học, giúp loại trừ và hạn chế sự sản sinh của các vi khuẩn gây hại cho đường tiêu hóa. Thêm vào đó, nó còn có công dụng hỗ trợ điều trị chứng tiêu chảy do nhiễm trùng ở trẻ em và cả người lớn. Vi khuẩn Saccharomyces boulardii còn giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. 2. Công dụng Men vi sinh - probiotic đã được chứng minh rằng nó là “giải pháp vàng” cho sức khỏe con người: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Việc được cung cấp đủ lợi khuẩn cho đường ruột qua men vi sinh sẽ giúp chúng ta kìm hãm, tiêu diệt và đào thải các vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể. Vì vậy, sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ vi khuẩn có hại ra khỏi cơ thể, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và kích thích ăn uống từ đó hạn chế các triệu chứng: tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng,... Hạn chế triệu chứng viêm đại tràng: Ngoài ra, đây còn là giải pháp trong việc cải thiện bệnh viêm đại tràng. Trong men vi sinh có chứa lợi khuẩn Bacillus có tác dụng làm các vết viêm loét đại tràng lành lại một cách nhanh chóng, giảm thiểu tối đa các biểu hiện của chứng viêm đại tràng. Kích thích ăn ngon: Men vi sinh có khả năng tiết ra nhiều enzyme kích thích ăn ngon và hấp thụ các dưỡng chất một cách hiệu quả. Mặt khác, lợi khuẩn Bacillus còn có thể tổng hợp được các vitamin và khoáng chất, làm tăng cảm giác ngon miệng. Giảm kháng thuốc kháng sinh: Giúp hồi phục lại hệ vi sinh đường ruột sau khi dùng thuốc kháng sinh và hỗ trợ ngăn ngừa các tác dụng phụ mà thuốc kháng sinh gây ra. Tăng cường hệ miễn dịch: Khoa học đã chứng minh rằng men vi sinh có thể thúc đẩy sự sản sinh các kháng thể tự nhiên trong cơ thể và tổng hợp các tế bào tự miễn dịch như: kháng thể Ig A, lympho T,... Đây là điều kiện đáp ứng cho sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Cải thiện tinh thần: Nhiều nghiên cứu cho thấy giữa thần kinh và hệ tiêu hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi tình trạng của hệ tiêu hóa được cải thiện bằng việc bổ sung men vi sinh thì tình trạng căng thẳng, mệt mỏi phần nào cũng được cải thiện; giúp cân bằng các phản ứng thần kinh từ đường tiêu hóa và ngăn ngừa được chứng huyết áp cao. Hơn thế nữa, việc cung cấp đủ probiotic cũng là một hình thức giúp trẻ nhỏ phát triển trí tuệ một cách hiệu quả. Cải thiện làn da: Bổ sung men vi sinh cũng giúp ngăn ngừa được các căn bệnh da liễu thường gặp như: viêm da cơ địa, mụn,... 3. Cách sử dụng Khi sử dụng men vi sinh, người dùng cần lưu ý những vấn đề sau đề để có hiệu quả tối ưu nhất: Nên dùng trong các trường hợp như: rối loạn tiêu hóa, đau ốm dậy với thể lực yếu,... để kích thích hệ tiêu hóa và có thể hồi phục nhanh chóng. Lựa chọn loại men vi sinh phù hợp với các tiêu chí như: hàm lượng lợi khuẩn phải từ 107 - 1010 CFU/g, tỉ lệ sống sót của lợi khuẩn,... (tham khảo ý kiến của bác sĩ). Sử dụng men vi sinh trước khi ăn với liều lượng từ 2-3 lần/ngày. Trong trường hợp sử dụng kháng sinh thì phải uống trước hoặc sau khi dùng kháng sinh ít nhất 2 giờ đồng hồ. Tuyệt đối không được pha men vi sinh với những thức uống có cồn hay là uống cùng với đồ uống có cồn vì như vậy sẽ làm mất hẳn tác dụng của men. Không pha men vi sinh với nước quá nóng hoặc quá lạnh. Nên dùng trực tiếp hoặc pha với nước đun sôi để nguội. Không được sử dụng men vi sinh đã được pha nhưng đã để quá lâu vì vi sinh sẽ chết và không còn tác dụng. Men vi sinh hiện nay được xem như một chế phẩm sinh học nâng cao sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, việc sử dụng loại chế phẩm này một cách hiệu quả thì không phải ai cũng có kiến thức. Vì thế chúng tôi hy vọng những thông tin đã chia sẻ sẽ hữu ích cho mọi người trong quá trình tìm hiểu về probiotic để có thể tận dụng tối đa hiệu quả mà nó đem lại.;;;;;Để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, chúng ta cần bổ sung thêm Probiotics cũng như Prebiotics trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn nhầm lẫn về công dụng, vai trò của hai loại trên đối với hoạt động của hệ tiêu hóa. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt Probiotics và prebiotics, từ đó, chúng ta sẽ có kế hoạch bổ sung thực phẩm phù hợp. Để có thể phân biệt Probiotics và prebiotics, trước hết mọi người cần hiểu bản chất của hai loại này. Probiotics hay còn được biết đến là men vi sinh, chúng là những loại vi khuẩn có thể đem lại nhiều lợi ích đối với hoạt động của hệ tiêu hóa nói chung. Đó cũng là lý do vì sao Probiotics được coi là những lợi khuẩn tốt cho sức khỏe của mọi người. Trên thực tế, loại men vi sinh này có trong thành phần của một số thực phẩm, các chế phẩm sinh học hoặc chất bổ sung,… Trong khi đó, Prebiotics chính là thực phẩm khó tiêu hóa tại dạ dày và ruột non của chúng ta. Các loại chất xơ được đánh giá là nguồn bổ sung Prebiotics khá dồi dào và đa dạng. Nếu như men vi sinh đem lại lợi ích cho hệ tiêu hóa thì Prebiotics lại là nguồn dinh dưỡng giúp lợi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ hơn. Như vậy về bản chất, Probiotics và Prebiotics không có nhiệm vụ giống nhau. Chúng bổ trợ cho nhau, cùng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan tiêu hóa trong cơ thể. 2. Vai trò của lợi khuẩn đối với hệ tiêu hóa Khi tìm hiểu cách phân biệt Probiotics và prebiotics, mọi người cũng quan tâm tới vai trò của lợi khuẩn đối với hệ tiêu hóa. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng lợi khuẩn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn, giúp bạn hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, đồng thời loại bỏ nấm và một số vi khuẩn gây hại tới đường ruột. Không những vậy, nếu đảm bảo lượng men vi sinh theo nhu cầu của cơ thể, bạn có thể tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thừa cân, béo phì,… Nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng sự có mặt của lợi khuẩn đường ruột góp phần giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh ung thư, loại bỏ tình trạng viêm nhiễm trên cơ thể. Bởi vì chúng kết hợp với nhau, tạo nên chuỗi axit béo, vitamin K - hàng rào bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Không thể phủ nhận rằng Probiotics giữ vai trò quan trọng, không thể thay thế trong hoạt động của hệ tiêu hóa. Đó là lý do vì sao chúng ta nên quan tâm bổ sung các thực phẩm chứa men vi sinh để tăng cường khả năng hấp thu của cơ quan tiêu hóa nói chung. 3. Bật mí cách phân biệt Probiotics và prebiotics 3.1. Vai trò đối với hệ tiêu hóa Như đã phân tích ở trên, men vi sinh và Prebiotics khác nhau về bản chất. Trong đó, nhiệm vụ chính của các loại men vi sinh là hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn. Mặc dù là vi khuẩn nhưng Probiotics không gây hại cho cơ thể chúng ta, thay vào đó, chúng đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời. Để duy trì chức năng hệ tiêu hóa nói chung, mọi người hãy cố gắng cân bằng lượng lợi khuẩn và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Nếu hại khuẩn vượt quá probiotics, chức năng hệ tiêu hóa sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều. Trong khi đó, Prebiotics chính là nguồn dinh dưỡng giúp lợi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong đường ruột. Dù nhiệm vụ khác nhau song Prebiotics và Probiotics lại có cùng mục tiêu, đó là tăng cường lợi khuẩn trong cơ thể mỗi người. Bên cạnh đó, Prebiotics còn hỗ trợ khả năng hấp thu canxi của cơ thể, kích thích phát triển tế bào có lợi đối với đường ruột. Đặc biệt, Prebiotics còn kiểm soát lượng đường huyết, hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột. 3.2. Nguồn thực phẩm cung cấp Prebiotics và probiotics Để phân biệt Probiotics và prebiotics, chúng ta có thể dựa vào các loại thực phẩm chứa hai chất này. Trên thực tế, nguồn bổ sung men vi sinh khá đa dạng và dễ tìm kiếm trên thị trường. Sau khi ăn, uống thực phẩm chứa probiotics, lợi khuẩn sẽ được bổ sung trực tiếp vào quần thể đã tồn tại sẵn trong đường ruột. Mọi người có thể tham khảo một số thực phẩm hỗ trợ bổ sung probiotics, điển hình là sữa chua men sống. Đây là món ăn được nhiều người ưa thích vì hương vị thanh mát, phù hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau. Bên cạnh đó, bạn hãy tham khảo và bổ sung thực phẩm lên men vào thực đơn ăn uống hàng ngày, ví dụ như món dưa muối, cà muối hoặc kim chi,… Những món ăn này khá quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam ta. Đặc biệt, rất nhiều chế phẩm sinh học đã ra đời nhằm cung cấp men vi sinh đường ruột, có thể kể tới các loại cốm… Tốt nhất chúng ta ưu tiên bổ sung Probiotics từ nguồn thực phẩm có sẵn thay vì sử dụng các loại chế phẩm sinh học. Nếu có nhu cầu bổ sung lợi khuẩn bằng chế phẩm sinh học, bạn nên tìm hiểu thật cẩn thận trước khi sử dụng, có thể hỏi ý kiến của bác sĩ nhé! Khác với probiotics, Prebiotics được tìm thấy chủ yếu từ những thực phẩm giàu carbohydrate, tiêu biểu là chất xơ hoặc các loại chứa nhiều tinh bột đề kháng. Về bản chất, thực phẩm này khá khó tiêu hóa trong cơ thể, chúng thường nằm ở ruột già và trở thành nguồn dinh dưỡng dồi dào để lợi khuẩn phát triển lớn mạnh hơn. Tìm hiểu về những thực phẩm bổ sung Prebiotics hiệu quả, chúng ta không thể không nhắc tới yến mạch, quả tây, măng tây và một số loại đậu đỗ. Chúng đều là thực phẩm quen thuộc và dễ tìm kiếm, vậy nên mọi người hãy bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình nhé! 4. Bí quyết duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh Sau khi nắm được những đặc biệt phân biệt Probiotics và prebiotics, chắc hẳn mọi người cũng biết cách chăm sóc, tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. Để làm được điều này, chúng ta cần đảm bảo cân bằng hàng ngàn loại vi khuẩn trong đường ruột. Cách tốt nhất đó là bổ sung thêm lợi khuẩn cho đường ruột, thường xuyên ăn sữa chua, các thực phẩm lên men lành mạnh hoặc chế phẩm sinh học bổ sung probiotics. Bên cạnh đó, mọi người có thể nuôi dưỡng, phát triển quần thể lợi khuẩn trong đường ruột bằng cách bổ sung Prebiotics - nguồn dinh dưỡng chính của probiotics. Hy vọng rằng qua bài viết này, mọi người đã nắm được một số đặc điểm phân biệt Probiotics và prebiotics. Nếu hiểu được bản chất và vai trò của hai loại này, chúng ta sẽ bảo vệ tốt hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
question_24
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?
doc_24
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một bệnh không thể chữa khỏi hẳn nên người bệnh cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để giảm các biến chứng, duy trì sức khỏe và tránh nguy cơ tử vong. Bài viết dưới đây chia sẻ cho bạn đọc về những thực phẩm nên ăn và nên kiêng ở người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi tắt là COPD là một trong những bệnh lý nguy hiểm và khó điều trị dứt điểm ở đường hô hấp, nếu không có chế độ chăm sóc và ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì tình trạng bệnh có thể tiến triển nặng.Theo các nghiên cứu thì có đến hơn 70% các bệnh nhân mắc COPD ở trạng thái suy dinh dưỡng, thể trạng kém có thể dẫn đến nguy cơ người bệnh không đủ sức để chống chọi với bệnh tật và tiên lượng xấu. Hai yếu tố quan trọng trong bệnh COPD chính là sự thiếu oxy máu và tác động của khói thuốc lá làm gia tăng viêm ở phổi. Khi phổi ở tình trạng viêm, người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn, sốt và mệt mỏi. Nếu không có chế độ chăm sóc hợp lý thì người bệnh dễ mất lượng cơ, mỡ và sụt cân nhanh chóng trong thời gian ngắn.Ngoài ra, quá trình dùng thuốc của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng sử dụng các thuốc có steroid, corticoid nên ở đối tượng này cũng sẽ dễ bị thoại hóa đạm, giảm hấp thu Calci, Kali và giữ muối. Do đó, chế độ ăn uống của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng cần được quan tâm chặt chẽ Những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính2.1 Vitamin & khoáng chất từ trái cây tươi. Vitamin và khoáng chất, cụ thể là Kali, Canxi và các vitamin là những nhóm khoáng chất cần thiết cho người bệnh. Do đó, hãy đảm bảo rằng người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được cung cấp đầy đủ các thực phẩm có chứa Vitamin D, Canxi cacbonat hoặc canxi citrate.2.2 Chất đạm. Chất đạm (protein) là một trong những chất giúp xây dựng cơ bắp và sức bền cho cơ thể người bệnh. Các thực phẩm giàu chất đạm có thể dùng được cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là thịt bò, thịt heo, cá mòi, cá thu, cá hồi,..2.3 Tinh bột giàu chất xơTinh bột giàu chất xơ như đậu hà lan, lúa mạch, yến mạch giúp cho người bệnh dễ tiêu hóa và chức năng của hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra các thực phẩm chứa tinh bột giàu chất xơ cũng giúp lượng đường trong máu của người bệnh dễ kiểm soát hơn2.4 Chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Sử dụng chất béo có nguồn gốc từ thực vật giúp người bệnh hạn chế được sự tăng lượng CO2 trong máu. Ngoài ra chất béo cũng là nguồn năng lượng dồi dào cho người bệnh. Nếu là nguồn chất béo từ động vật, các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo không nên sử dụng quá 300mg/ngày. Những thực phẩm không tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh lý của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.3.1 Thực phẩm giàu muối. Những thực phẩm chứa nhiều muối có thể gây ra tình trạng giữ nước làm tăng gánh nặng cho tim của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Theo các bác sĩ thì mỗi bữa ăn người bệnh nên được hạn chế lượng muối càng tốt (dưới 0,6g/ngày)3.2 Trái cây có hạt cứng. Các loại trái cây có chứa hạt cứng như mơ, đào, dưa có thể làm tăng tình trạng đầy hơi cho người bệnh do carbohydrate bị lên men trong đường tiêu hóa. Nếu tiếp tục ăn các trái cây có hạt cứng trong thời gian dài thì có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp nặng hơn.3.3 Một số loại đậu và rau. Các loại đậu và rau gây đầy hơi cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tránh sử dụng là: Cải bắp, cải Brussel, bắp, đậu lăng, tỏi tây, hành. Tuy nhiên nếu đã từng sử dụng qua trước đây và không bị đầy hơi thì người bệnh có thể tiếp tục sử dụng các loại đậu và rau này.3.4 Chocolate và cafein. Cafein là chất làm ảnh hưởng đến các loại thuốc dùng trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng cafein cũng như ăn chocolate3.5 Thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ. Những thực phẩm chiên, nhiều dầu mỡ là những thực phẩm có nhiều chất béo không lành mạnh gây đầy hơi, khó tiêu. Đối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì đầy hơi khó tiêu có thể sinh ra tình trạng khó thở.Bên cạnh đó người bệnh cần chú ý một vài thói quen sinh hoạt sau để tốt cho sức khỏe:Bỏ hút thuốc láĐi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày. Tránh các hoạt động nặng về thể chất. Giải trí nhẹ nhàng, tránh xem các tựa phim kinh dị gây hồi hộp, mệt tim. Tránh căng thẳng, lo âuĐo cân nặng thường xuyên để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý. Cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể, điều này có thể giúp làm loãng các chất nhờn như đờm dễ loại bỏ hơn khi khạcĐối với người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý có thể giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái và hạn chế các triệu chứng của bệnh. Ngoài ra người bệnh cũng nên kết hợp việc sử dụng thuốc đúng liều nếu được các bác sĩ kê toa.
doc_7990;;;;;doc_63027;;;;;doc_7738;;;;;doc_58351;;;;;doc_61550
Ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đặc biệt là các bệnh nhân giai đoạn bệnh nặng thường có tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt các vitamin. Do đó, dinh dưỡng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện sớm bệnh. Theo nghiên cứu, có tới 70% số bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có biểu hiện thiếu hụt dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau. Hậu quả của suy dinh dưỡng ở người bệnh dẫn tới suy giảm khả năng miễn dịch. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhiễm khuẩn phát triển và dẫn tới các đợt cấp của bệnh, làm bệnh tiến triển nhanh và nặng. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần có chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh Thông thường, ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiêu tốn năng lượng cho quá trình hô hấp gấp 5-10 lần người bình thường. Vì vậy, người bệnh cần một nguồn năng lượng lớn được cung cấp chủ yếu từ 3 nguồn: chất bột, đạm và chất béo. – Người bệnh nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo có nguồn gốc từ các loại gia cầm (gà, vịt…), các loại động vật có vú (lợn, bò…), các loại nội tạng động vật… Đối với các chất béo có chứa cholesterol (như trứng, phủ tạng, mỡ động vật…), không nên dùng quá 300mg/ngày. – Tăng cường bổ sung các loại vitamin, các yếu tố vi lượng: ăn các loại rau, củ, quả, đặc biệt là các thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E. Ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh không chỉ tăng cường các yếu tố dinh dưỡng mà còn góp phần giúp quá trình tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Người bệnh nên ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh để tăng cường các yếu tố dinh dưỡng cho cơ thể – Chú ý bổ sung lượng nước trong ngày: Nước giúp hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng. Người bệnh còn có thể sử dụng các loại nước hoa quả, đồng thời bổ sung dinh dưỡng. – Chia nhỏ bữa ăn: Tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Thực phẩm nên được chế biến nhừ để dễ nhai, tránh để phải gắng sức khi ăn. Nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm, kĩ. Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tránh ăn những loại thực phẩm như: – Hạn chế lượng muối ăn vào bởi lượng muối cao sẽ góp phần gây giữ nước trong cơ thể và làm tăng gánh nặng cho tim. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều muối (đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối sẵn…). Trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần tránh rượu bia, đồ uống có ga…không tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh – Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống có nhiều gas cũng như những đồ ăn dễ gây sinh hơi, đầy bụng vì làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân. – Không nên uống bia rượu. Bên cạnh việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh phác đồ chữa trị phù hợp.;;;;; 1. Bổ sung chất béo lành mạnh Chất béo lành mạnh là một trong những nhóm thực phẩm tốt cho hệ hô hấp. Chất béo lành mạnh có nhiều trong dầu ô liu, omega-3, cá, các loại thực vật như đậu xanh, đậu tương. 2. Ăn nhiều trứng Trứng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng khỏe mạnh, đặc biệt là giàu protein. Các thức ăn từ trứng rất có lợi cho bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. 3. Chọn thịt nạc Thịt nạc là nguồn cung cấp protein rất tốt. Bên cạnh đó, chất béo trong thịt nạc là chất béo bão hòa và ít gây ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu. 4. Ăn nhiều các loại hạt Các loại hạt là nguồn tập trung các chất béo lành mạnh và chúng có khả năng thúc đẩy năng lượng rất hiệu quả. Điểm đặc biệt, các loại hạt chứa nhiều chất chống oxy hóa, có lợi cho hệ tim mạch. Hãy thử những món từ lạc, đậu xanh, đậu đen, đậu nành… 5. Ăn các món tráng miệng Ăn uống thường không phải là một điều dễ dàng cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Nhiều bệnh nhân còn chán ăn, ngại ăn, nhất là khi bạn đang khó thở. Hãy thử một ít món tráng miệng như Kem, bánh ngọt, bánh trứng, bánh mềm được làm với trứng, bánh flan… là cách cung cấp chất béo và protein cho cơ thể. 6. Thêm sữa Có nhiều người thường thêm phô mai hay sữa bột khô vào công thức chế biến món ăn. Đây cũng là một nguồn thực phẩm tập trung nhiều năng lượng, nhưng chất béo từ sữa không tốt cho động mạch (của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) như các loại hạt và dầu thực vật. Nếu gặp khó khăn trong ăn uống người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên: Nếu bị trào ngược axit thì nên hạn chế những thức ăn làm tăng a xít dạ dày, bao gồm những thức ăn nhiều gia vị, đồ uống có caffein và bia rượu. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần tuân thủ theo chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng sức khỏe. Đồng thời tiếp tục điều trị theo phác đồ của bác sĩ, tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn để điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp.;;;;;Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một trong những bệnh gây tàn phế và có tỉ lệ tử vong cao. Đây là tình trạng bệnh lý ở phổi biểu hiện bởi giới hạn thông khí ở phổi, gây tắc nghẽn lưu thông khí, gia tăng lượng khí cặn trong phổi, làm bệnh nhân khó thở. Bệnh bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thũng và hen phế quản không hồi phục. Hãy cố gắng duy trì một chế độ ăn cân đối bao gồm đa dạng các loại thực phẩm dưới đây: • Protein, như thịt, đậu đỗ và các sản phẩm đậu nành, giúp bồi đắp khối cơ. • Các sản phẩm sữa, như sữa, pho mát và sữa chua, giúp cho răng và xương chắc khỏe. Các sản phẩm sữa cũng giàu protein. • Hoa quả và rau cung cấp vitamin cần thiết cho sức khỏe. • Bánh mì và ngũ cốc (chất bột đường) giúp duy trì năng lượng. Ngũ cốc giàu chất xơ, như bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên cám, có tác dụng kéo dài hơn các loại tinh bột khác. • Nước giúp bù đủ dịch cho cơ thể. Uống nước cũng làm loãng chất tiết ở đường hô hấp. Nên uống 6 – 8 cốc nước mỗi ngày (trừ khi có lời khuyên khác của bác sĩ). Nếu gặp khó khăn trong ăn uống Dạ dày nằm ngay dưới cơ hoành, là cơ giúp cho hô hấp. Dạ dầy quá đầy sẽ khiến cơ hoành khó di động, làm cho hô hấp khó khăn hơn, gây thở gấp trong và sau bữa ăn. Dưới đây là những gợi ý: • Chia làm nhiều bữa nhỏ trong suốt cả ngày. Cách này sẽ giúp dạ dày không bị căng quá và phổi có nhiều chỗ để giãn nở hơn. • Khi ăn nên ngậm miệng và nhai chậm để tránh nuốt không khí vào dạ dày. • Cố gắng tránh hoặc hạn chế những thực phẩm gây đầy hơi. Hơi sẽ khiến dạ dày bị căng và chèn ép vào cơ hoành. Không phải thức ăn nào cũng gây tác động như nhau ở tất cả mọi người. Hãy theo dõi xem bạn “có vấn đề” với loại thức ăn nào. Vitamin và chế phẩm bổ sung Nếu không nhận đủ vitamin và các dưỡng chất khác, có thể bạn sẽ được khuyên nên dùng chế phẩm bổ sung. Sử dụng các chế phẩm bổ sung cũng có thể giúp bạn nhận được chất dinh dưỡng cần thiết mà không phải ăn quá no. Tuy nhiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử dùng bất kỳ loại vitamin hay chế phẩm bổ sung nào. Nếu bị trào ngược axít Nhiều người bị bệnh phổi mạn tính cũng gặp vấn đề với trào ngược axít. Trào ngược axít gây ra những triệu chứng như ho, ợ nóng và kích ứng dạ dày. Dưới đây là những điều nên làm: • Hạn chế những thức ăn làm tăng axít dạ dày, bao gồm những thức ăn nhiều gia vị, đồ uống có caffein và bia rượu. • Tránh nằm trong 2 tiếng dau khi ăn. Ban đêm khi ngủ nên gối đầu cao. • Hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn đặc biệt để tránh trào ngược a xít cũng như những thuốc có thể làm giảm tình trạng này.;;;;;Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một nhóm bệnh gồm viêm phế quản mạn tính, khí phế thủng và viêm phế quản dạng suyễn. Ðặc điểm chung của các bệnh này là nghẽn tắc luồng khí thở ra và triệu chứng chung là khó thở. Để hạn chế sự phát triển của bệnh bạn cần tránh các thực phẩm sau: Kiêng ăn tôm cá chất tanh. Bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính COPD đa số là do dị ứng. Có một số người thể chất quá mẫn cảm, khi ăn cá, tôm, cua, trứng, sữa bò,… rất dễ phát bệnh. Bệnhphổi tắc nghẽn mạn tính COPD đa số là do dị ứng. Có một số người thể chất quá mẫn cảm, khi ăn cá, tôm, cua, trứng, sữa bò,… rất dễ phát bệnh. Vì vậy người mắc COPD không nên ăn hoặc hạn chế ăn tôm cá tanh, các loại rau có tính lạnh, chất cay, thức ăn mặn chua ngọt như cải dầu, hoa hiên, tôm nõn, cá đuối, cua… nên ăn các chất thanh nhiệt dể dễ tiêu hoá, hơn nữa các loại thức ăn này chứa nhiều vitamin. Bạn nên hạn chế ăn những chất dễ sinh đờm như trứng gà, thịt mỡ. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, vừa đủ để tránh gây tổn hại đến tỳ vị, gây đờm nhớt, ngăn cản đường hô hấp, thường xuyên ăn những chất cay nóng, chất béo ngọt hoặc chua để khiến đờm tích tụ ảnh hưởng đến phổi gây bệnh nặng thêm. Kiêng muối Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phát triển có liên quan đến việc bệnh nhân ăn quá nhiều thức ăn mặn Theo nhiều nghiên cứu, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phát triển có liên quan đến việc bệnh nhân ăn quá nhiều thức ăn mặn: Thức ăn quá chua hoặc mặn thẩm thấu vào khí quản tạo ra đờm, nếu gặp gió độc tố sẽ làm đởm tắc ngẽn và sinh bệnh. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, việc ăn uống lượng natri cao sẽ gia tăng phản ứng với khí quản. Cai rượu, thuốc lá Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nên uống rượu, hút thuốc vì thuốc lá sẽ khiến thành khí quản co giật, lượng chất bài tiết tăng lên, thượng bì niêm mạc bị tổn hại gây đột biến ở lớp vảy, làm rụng trốc lông mao, lượng chất nhờn tăng lên. Trong khói thuốc lá có chứa nhiều độc tố như Anđêhít, Ôxít nitơ v.v. chúng kích thích niêm mạc đường hô hấp, tạo viêm nhiễm, dẫn đến ho khạc, nhiều đờm… Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nên uống rượu, hút thuốc Ngoài việc kiêng các thức ăn trên, người bệnh COPD cần bổ sung những thực phẩm sau vào bữa ăn hằng ngày: – Rau sẫm màu – Quả tươi màu sáng – Hồng trà – Các sản phẩm từ đậu – Chất xơ – A xít béo omega;;;;;Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một dạng bệnh lý tắc nghẽn thông khí phổi được định tính là sự suy giảm thông khí mạn tính. Bệnh thường diễn tiến xấu dần theo thời gian. Các triệu chứng chính bao gồm khó thở, ho và sinh đờm. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường được chẩn đoán bằng một xét nghiệm đo sức chứa của phổi (từ y học là đo dung tích phổi, phế dung ký, hô hấp ký). Đúng. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường được chẩn đoán bằng một xét nghiệm đo sức chứa của phổi (từ y học là đo dung tích phổi, phế dung ký, hô hấp ký) bằng máy gọi là máy đo sức chứa phổi mà từ y học là phế dung kế, hô hấp kế. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khiến người bệnh khó thở và khiến trái tim phải làm việc nhiều hơn. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: Đúng. Hầu hết những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đều bị viêm phế quản mạn và khí phế thũng. Tuy nhiên cũng có trường hợp người bệnh chỉ mắc một trong hai bệnh nêu trên nhưng vẫn phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong viêm phế quản mạn tính, đường dẫn khí của phổi (phế quản) bị viêm và sưng, lâu dần sẽ dẫn tới tắc nghẽn đường dẫn khí. Viêm phế quản mạn tính cũng kích thích sản xuất chất nhầy làm tăng tắc nghẽn. Tắc nghẽn đường dẫn khí, đặc biệt là kèm với đờm, làm cơ thể dễ bị nhiễm trùng phổi hơn. Trong khí phế thũng có sự giãn phế nang từ từ không hồi phục do phá hủy thành giữa các phế nang. Phá hủy thành phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi nói chung. Mất tính đàn hồi làm xẹp tiểu phế quản, tắc nghẽn đường thở ra khỏi phế nang. Khí bị ‘nhốt’ trong phế nang làm giảm độ giãn của phổi trong lần thở tiếp theo, làm giảm lượng khí hít vào. Kết quả là khí vào phổi được trao đổi ít hơn. A: Các triệu chứng xuất hiện chậm. B: Người bệnh nghĩ triệu chứng khó thở xuất phát từ các nguyên nhân khác. C: Người bệnh cho rằng các triệu chứng gặp phải là một phần của quá trình lão hóa. D: Tất cả các đáp án trên. Câu trả lời đúng là D. Vì các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường tiến triển rất chậm nên nhiều người không biết mình đang có vấn đề. Những người khác lại đổ lỗi cho việc ho hoặc khó thở thường xuyên là do tuổi tác. Hầu hết các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc. Đúng. Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của căn bệnh này. Hầu hết các bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc. Tuy nhiên cũng có nhiều người hút thuốc nhưng không bao giờ mắc bệnh. Và bởi vì có nhiều nguyên nhân khác, nên một số trường hợp không hút thuốc lá nhưng vẫn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. A: Đau đầu B: Xoang bị tắc C: Có nhiều chất nhầy hơn ở phổi D: Tất cả các đáp án trên. Câu trả lời đúng là C. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi tắc nghẽn mạn tính là khác nhau trong từng trường hợp cụ thể nhưng phổ biến nhất là: Đúng. Nhiều người vừa có thể bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vừa bị hen suyễn. Tuy nhiên hen suyễn thường xuất hiện sớm, khi tuổi còn nhỏ. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường liên quan đến tuổi già và hút thuốc. Cả hai bệnh đều có những triệu chứng tương tự. Tuy nhiên các triệu chứng của hen suyễn thường được kích hoạt bởi các yếu tố kích thích nào đó, như bụi khói, phấn hoa, lông vật nuôi hay tập thể dục. Hen suyễn có thể được điều trị hiệu quả. Trong khi đó ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các thương tổn ở phổi trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Sai. Không có cách nào điều trị dứt điểm bệnh này, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể làm giảm bớt các triệu chứng để cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hoạt động của phổi và phác đồ điều trị cũng như phản ứng của cơ thể với các phương pháp điều trị. Người bệnh có thể cảm thấy dễ chịu hơn và làm chậm tiến triển của bệnh. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý bằng chế độ ăn uống lành mạnh. Đúng. Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ phải tiêu tốn nhiều calo gấp hơn 10 lần để thở so với người bình thường. Với những người bị thừa cân, tim và phổi sẽ phải làm việc nhiều hơn nữa. Nếu bị thiếu cân, người bệnh có khả năng cao phát triển các biến chứng từ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vầy điều quan trọng là giữ cho cân nặng cơ thể ở mức hợp lý bằng một chế độ ăn uống lành mạnh. Đúng. Bỏ thuốc lá sẽ làm chậm tiến triển của bệnh đồng thời làm giảm nguy cơ mắc bệnh. A: Phục hồi chức năng phổi B: Thuốc C: Điều trị oxy D:Tất cả các đáp án trên Câu trả lời đúng là D. Phục hồi chức năng phổi bao gồm việc tập thể dục, chế độ dinh dưỡng và đôi khi còn có chăm sóc sức khỏe tâm thần như tư vấn tâm lý. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc xịt giúp thư giãn đường hô hấp và giúp người bệnh dễ thở hơn. Trong trường hợp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính quá nặng, người bệnh có thể cần thêm oxy.
question_25
Công dụng thuốc Nimemax 200
doc_25
Nimemax là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm, được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn liên quan tới đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường tiết niệu, sinh dục, nhiễm khuẩn da,... Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn công dụng thuốc Nimemax 200. Thuốc Nimemax được sản xuất bởi Xí nghiệp Dược phẩm 150-Bộ Quốc Phòng - VIỆT NAM, bào chế dưới dạng viên nang. Thuốc Nimemax đóng gói thành dạng hộp. Mỗi hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang.Thành phần thuốc là Cefixim: 200mg. Cefixime là một kháng sinh bán tổng hợp Cephalosporin thế hệ thứ 3 dùng bằng đường uống. Cơ chế tác động của Cefixime là do ức chế sự tổng hợp của màng tế bào vi khuẩn. Cefixime có phổ kháng khuẩn rộng, có hoạt tính phần lớn trên vi khuẩn gram âm và gram dương. Thuốc Nimemax 200 được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như:Đường hô hấp trên và dưới: viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ...Viêm họng và amidan do Streptococcus pyogenesĐường tiết niệu và sinh dục: bệnh lậu, viêm thận, bể thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo do lậu,...Đường tiêu hóa: viêm túi mật, thương hàn, viêm đường mật,...Viêm tai giữa, viêm xoang.Da và mô mềm.Chống chỉ định dùng thuốc Nimemax khi:Bệnh nhân có tiền sử bị sốc dị ứng với thuốc.Dị ứng với thành phần của thuốc. 3. Cách dùng, liều dùng Cách dùng: Qua đường uống.Liều dùng:Uống thuốc Nimemax 200 theo chỉ định của bác sỹ, không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng của đơn.Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi hoặc cân nặng > 50kg: uống 400 mg /ngày, có thể dùng 1 lần trong ngày hoặc chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.Trẻ em > 6 tháng tuổi đến 12 tuổi: dùng 8mg/kg/ngày, có thể dùng 1 lần trong ngày hoặc chia làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.Chưa xác minh được tính an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.Đối với bệnh lậu không biến chứng: Uống liều duy nhất 400mg (phối hợp thêm với 1 kháng sinh có hiệu quả đối với Chlamydia có khả năng bị nhiễm cùng). Liều cao hơn (800mg/lần) cũng đã được dùng để điều trị bệnh lậu. Với bệnh lậu lan tỏa đã điều trị khởi đầu bằng tiêm ceftriaxon, cefotaxim, ceftizoxim hoặc spectinomycin: Người lớn dùng 400mg/lần , 2 lần/ngày, dùng trong 7 ngày.Đối với bệnh nhân suy thậnỞ những người bệnh có độ thanh thải creatinine ≥ 60ml/phút, liều lượng và khoảng cách giữa các liều có thể dùng như bình thường.Độ thanh thải từ 21 - 60ml/phút hoặc đang chạy thận nhân tạo: có thể dùng liều bằng 75% liều chuẩn ở các khoảng thời gian chuẩn (ví dụ 300mg/ngày)Độ thanh thải < 20 ml/phút, hoặc đang thẩm phân phúc mạc lưu động liên tục: có thể dùng liều bằng nửa liều chuẩn ở các khoảng thời gian chuẩn (ví dụ 200mg / ngày)Thời gian điều trị: Tùy thuộc loại nhiễm khuẩn, nên kéo dài thêm 48 - 72 giờ sau khi các nhiễm khuẩn đã hết. Thời gian điều trị thông thường:Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng và nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (nếu do Streptococcus nhóm A tan máu beta phải điều trị ít nhất 10 ngày đề phòng thấp tim): 5 – 10 ngày.Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới và viêm tai giữa: 10 -14 ngày. 4. Tác dụng phụ thuốc Nimemax 200 Trong quá trình điều trị bằng thuốc Nimemax có thể xuất hiện một số phản ứng ngoài ý muốn sau:Thường gặp:Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, phân nát, đau bụng, nôn, buồn nôn, đầy hơi, ăn không tiêu, khô miệng.Hệ thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.Quá mẫn: ban đỏ, mày đay, sốt do thuốc.Ít gặp:Tiêu hóa: Tiêu chảy nặng do Clostridium difficile và viêm đại tràng giả mạc.Toàn thân: Phản vệ, phù mạch, hội chứng Stevens - Johnson, hồng ban đa dạng, hoại tử thượng bì nhiễm độc.Huyết học: Giảm tiểu cầu, bạch cầu, bạch cầu ưa acid thoáng qua; giảm nồng độ hemoglobin và hematocrit.Gan: Viêm gan và vàng da; tăng tạm thời AST, ALT, phosphat kiềm, bilirubin và LDH.Thận: Suy thận cấp.Viêm và nhiễm nấm Candida âm đạo. 5. Xử trí khi quên liều, quá liều Quên liều:Nếu quên dùng 1 liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai: chỉ sử dụng cefixim khi thật cần thiết.Thời kỳ cho con bú: phải sử dụng thuốc một cách thận trọng, có thể tạm ngừng cho con bú trong thời gian dùng thuốc.Tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ, cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của thuốc đem lại. 7. Lưu ý khác Nên cẩn trọng sử dụng thuốc khi đang vận hành máy móc và lái xe vì có thể gây các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, bồn chồn, mất ngủ, mệt mỏi.Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.Để thuốc tránh xa tầm với của trẻ em, vật nuôi.Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.
doc_21090;;;;;doc_58686;;;;;doc_22992;;;;;doc_63749;;;;;doc_47729
Thuốc Besamux 200 là sản phẩm sử dụng điều trị cho một số loại bệnh thuộc nhóm bệnh đường hô hấp. Khi dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn từ bác sĩ bạn sẽ rất hiếm khi gặp phải tác dụng phụ. Dưới đây là một số thông tin chia sẻ thuốc Besamux 200. 1. Công dụng của thuốc Besamux 200 Thuốc Besamux 200 được sử dụng chính điều trị cho bệnh trên đường hô hấp. Thành phần chính của thuốc là Acetylcystein có khả năng tiêu nhầy hoặc giải độc cho người bệnh sử dụng Paracetamol quá liều. Với đờm chất nhày của thuốc có độ đặc, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc để làm loãng giúp cơ thể dễ đào chất chất dịch nhầy.Vấn đề tuyến lệ làm không chảy nước mắt có thể sử dụng hoạt chất Acetylcystein. Ngoài ra hoạt chất này cũng chuyển hóa thành Cystein giúp gan tổng hợp Glutathion tránh nhiễm độc gan nếu dùng thuốc Paracetamol bị quá liều trong 12 giờ. Bệnh nhân phát hiện dùng Paracetamol quá liều dùng thuốc càng sớm càng tốt cho gan thận.Các thành phần còn lại của thuốc không được chỉ định rõ ràng cụ thể, do đó đây không phải tất cả những tác dụng mà thuốc Besamux 200 mang lại. Một số công dụng từ thuốc thay vì được công bố thì các bác sĩ sẽ kê đơn cụ thể. Đây có thể là những công dụng được tìm ra nhưng chưa đo lường được tính khả thi nên không được in trên bao bì sản xuất. Tóm lại, phần lớn bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc Besamux 200 với mục đích tiêu nhầy cho bệnh về phổi và phế quản ở cấp hoặc mãn tính. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Besamux 200 Thuốc Besamux 200 được bào chế dạng bột pha uống. Khi pha thuốc cần đảm bảo đủ lượng nước để nồng độ thuốc đạt. Với thuốc dạng bột cần hỏi bác sĩ để nắm rõ cách dùng, vì đôi khi thuốc dạng bột có thể được sử dụng tiêm tĩnh mạch chứ không chỉ dùng qua đường uống.Liều lượng thuốc sử dụng phụ thuộc vào tình trạng thực tế của người bệnh. Sau đây là một số liều dùng tham khảo để bạn sử dụng thuốc:Điều trị tiêu nhầy. Trẻ nhỏ trong khoảng 2 - 5 tuổi sử dụng mỗi lần nửa gói và lặp lại 2 - 3 lần/ ngày. Trẻ trong khoảng 6 - 14 tuổi sử dụng 1 gói mỗi ngày uống 2 lần. Nếu được chỉ định dùng nửa gói sẽ dùng 3 lần mỗi ngày.Trẻ từ 15 tuổi và người lớn sử dụng 1 gói/ lần mỗi ngày dùng 2 - 3 lần.Hỗ trợ tăng tiết dịch nhầy. Trẻ nhỏ từ 2 - 5 tuổi sử dụng nửa gói mỗi lần sử dụng. Một ngày cần dùng 4 gói. Trẻ từ 6 tuổi trở lên dùng 1 gói mỗi lần và dùng 3 lần trong ngày.Đối tượng trẻ dưới 2 tuổi không có thông tin chỉ định cũng như chưa hoàn toàn kết luận mức độ nguy hiểm khi dùng thuốc. Để hạn chế nguy hiểm, những đối tượng không thuộc phạm vi chỉ định cần kiểm tra kỹ lưỡng và hỏi thêm ý kiến bác sĩ để xem xét sự phù hợp của thuốc. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Besamux 200 Hiện tại, đối tượng chống chỉ định sử dụng thuốc là những bệnh nhân đã phát hiện từng có lịch sử dị ứng với thành phần cấu tạo của thuốc. Nếu bạn không dị ứng có thể sử dụng. Tuy nhiên cần lưu ý khi dùng để tránh nguy cơ dị ứng sau dùng thuốc do tương tác gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.Một số kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng thuốc quá liều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh. Vì thế cần lưu ý đến bệnh viện kiểm tra khi phát hiện quá liều.Khi quên sử dụng thuốc nếu mới quên liều nên bổ sung khi còn sớm. Thông thường thường gian cách giữa mỗi lần dùng thuốc tối thiểu là 2 giờ. Với trường hợp quên liều và nhớ ra khi sắp đến liều kế tiếp hãy bỏ qua liều đó. Nếu có sử dụng cho đủ sẽ không mang lại công dụng như mong muốn mà còn dẫn đến quá liều.Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc có con nhỏ dưới 2 tuổi không nên sử dụng thuốc Besamux 200. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi cũng không được sử dụng để tránh nguy hiểm. Phụ nữ trong giai đoạn đầu của thai kỳ cần lưu ý không dùng thuốc Besamux 200 để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong trường hợp cần thiết có thể nhờ bác sĩ đổi thuốc có công dụng tương tự hoặc theo dõi giám sát nếu không thể chọn ra phương pháp điều trị tốt hơn. 4. Phản ứng phụ của thuốc Besamux 200 Besamux 200 hiếm khi xuất hiện tác dụng phụ nhưng bạn cũng cần chú ý nếu có một vài biểu hiện như:Viêm miệngÙ tai. Rối loạn tiêu hóa.Những phản ứng phụ này được phát hiện tìm thấy và đo lường tần suất cả trong thí nghiệm lẫn thực tế. Bạn có thể gặp phải một vài phản ứng phụ khác. Tuy nhiên nếu có biểu hiện bất thường của cơ thể hãy nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời cấp cứu.Trên đây là một số thông tin về thuốc Besamux 200 cho bạn đọc tham khảo. Để đảm bảo công dụng và tránh phản ứng phụ hãy tham khảo thêm tư vấn từ bác sĩ.;;;;;Thuốc Sagafixim 200 được sử dụng điều trị vấn đề liên quan đến nhiễm trùng hay viêm gây ra. Khi sử dụng thuốc bạn có thể gặp một vài phản ứng phụ ngoài ý muốn. Tuy nhiên nếu nắm rõ thông tin về thuốc và làm đúng chỉ định của bác sĩ bạn sẽ bảo vệ bản thân khỏi những tương tác nguy hiểm. 1. Công dụng của thuốc Sagafixim 200 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Sagafixim 200 Thuốc Sagafixim 200 được bào chế dưới dạng viên nang hấp thụ qua đường uống. Thời điểm uống thuốc và lưu ý bạn có thể tham khảo khi trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể chi tiết từng bước. Hãy làm theo chỉ dẫn bác sĩ để đảm bảo thuốc được cơ thể tiếp nhận.Liều dùng của thuốc tối đa là 400mg/ ngày được áp dụng cho bệnh nhân có độ tuổi trên 12. Nếu bạn đang mắc vấn đề như viêm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu do vi khuẩn lậu gây ra có thể dùng liều 200 mg cho 2 lần mỗi ngày. Bác sĩ cũng có thể dựa theo khả năng hấp thụ thuốc mà đưa ra quyết định cho bệnh nhân dùng 1 liều 400 mg mỗi ngày nếu cần thiết.Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi cân hết sức cân nhắc khi sử dụng thuốc vì không nằm trong đối tượng chỉ định. Nhóm tuổi này cần dùng thuốc có sự theo dõi từ bác sĩ. Trẻ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi sẽ được tính liều dùng theo cân nặng. Nếu dùng 2 lần mỗi ngày thì liều dùng mỗi lần tính theo tỷ lệ 4mg/ kg hoặc tăng lên 8mg/kg nếu dùng duy nhất một liều.Bệnh nhân được xác định chẩn đoán mắc hội chứng suy giảm chức năng thận nên tham khảo liều dùng từ bác sĩ. Với tình trạng cụ thể sẽ có liều dùng tương ứng. Một liệu trình điều trị thường kéo dài 5 - 10 ngày. Nếu cần thiết có thể báo bác sĩ để cân nhắc kéo dài hoặc rút ngắn cho phù hợp với sức khỏe. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Sagafixim 200 Trường hợp dùng thuốc quá liều do nguyên nhân chủ quan hay khách quan đều nguy hại đến sức khỏe. Bạn sẽ có thể xuất hiện triệu chứng co giật nếu sử dụng thuốc quá liều. Ngoài ra nên phát hiện sớm những biểu hiện khác thường từ cơ thể để phòng tương tác thuốc. Để xử lý các vấn đề quá liều bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện báo bác sĩ. Thông thường bệnh nhân quá liều sẽ được chỉ định rửa ruột và dùng thêm thuốc chống co giật. Phương pháp thẩm phân máu không được ưu tiên sử dụng với thuốc Sagafixim 200.Trẻ sơ sinh là đối tượng non nớt không phù hợp sử dụng thuốc. Bác sĩ kê đơn sẽ có phương án thay thế thuốc khác phù hợp hơn để đảm bảo an toàn cho trẻ. Thêm vào đó nếu bạn mẫn cảm với thuốc chứa thành phần thuộc nhóm Cephalosporin không nên sử dụng thuốc Sagafixim 200.Bệnh nhân chú ý nếu từng mắc các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, viêm đại tràng. Đặc biệt là khi sử dụng thuốc Sagafixim 200 trong thời gian dài sẽ có thể gặp nguy hiểm. Tình trạng vi khuẩn kháng thuốc sẽ có thể xuất hiện nếu bệnh nhân dùng thuốc liên tục trong thời gian dài. 4. Phản ứng phụ của thuốc Sagafixim 200 Mất ngủ. Rối loạn tiêu hóaĐau đầu. Lo âu. Chóng mặt. Mệt mỏi. Mẩn ngứa và dị ứng trên da. Sưng phù mạch. Sốc phản vệGiảm số lượng các tế bào máu đồng loạt. Viêm gan. Vàng da. Phản ứng phụ của thuốc Sagafixim 200 thường ở mức nhẹ đến trung bình. Vì thế những phản ứng nguy hiểm thường rất hiếm gặp. Nếu bạn tuân thủ hướng dẫn bác sĩ sẽ có thể hạn chế được những phản ứng phụ nguy hiểm của thuốc. 5. Tương tác với thuốc Sagafixim 200 Sagafixim 200 sử dụng kết hợp cùng Probenecid gây phản ứng tăng nồng độ thuốc trong máu khiến giá trị định cao hơn dự kiến. Do vậy chúng làm ảnh hưởng đến tốc độ thanh thải cụ thể là làm giảm tốc độ.Tránh dùng kết hợp với thuốc chống đông warfarin vì có thể dẫn đến chảy máu khó cầm. Thuốc Sagafixim 200 dùng kết hợp carbamazepin là nồng độ thuốc carbamazepin tăng lên cao. Nifedipin dùng cùng thuốc Sagafixim 200 làm tăng nồng độ Nifedipin trong máu lên cao. Bài viết trên là thông tin cho bạn hiểu thuốc Sagafixim 200 là thuốc gì. Hy vọng những thông tin cung cấp ở trên có thể giúp bạn hiểu rõ và sử dụng thuốc hiệu quả hơn.;;;;;Thuốc Ceftenmax 200 cap được Sản xuất bởi Công ty cổ phần US Pharma USA - VIỆT NAM. Thuốc được lưu hành trên thị trường với số đăng ký VD-29562-18 và chỉ được sử dụng theo đơn của bác sĩ. Thuốc Ceftenmax 200 được bào chế dưới dạng viên nang (Ceftenmax 200 cap). Mỗi viên nang cứng chứa hoạt chất chính là kháng sinh Ceftibuten (dưới dạng Ceftibuten dihydrate), hàm lượng 200mg và hệ thống các tá dược gồm Microcrystalline cellulose M101, Natri lauryl sulfat, Natri starch glycolate, Aerosil (Colloidal silicon dioxide), Magnesium Stearate.Ceftibuten là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ thứ III, có hoạt tính diệt khuẩn tốt trên nhiều loại vi khuẩn Gram dương và Gram âm theo cơ chế gắn với protein đích thiết yếu của thành tế bào vi khuẩn, từ đó dẫn đến sự ức chế sinh tổng hợp thành tế bào vi khuẩn.Kháng sinh Ceftibuten nhanh chóng được hấp thu sau khi uống với sinh khả dụng đường uống đạt khoảng 75 - 90%. Thức ăn có thể làm giảm tốc độ và mức độ hấp thu của kháng sinh Ceftibuten, tuy nhiên tác động này chủ yếu ảnh hưởng đến Ceftibuten dạng hỗn dịch nhiều hơn, ít ảnh hưởng khi sử dụng dạng viên nang như thuốc Ceftenmax 200. 2. Công dụng của thuốc Ceftenmax 200 Thuốc Ceftenmax 200 được chỉ định cho những trường hợp nhiễm khuẩn mức độ nhẹ đến vừa, bởi những vi khuẩn còn nhạy cảm trong các bệnh lý sau:Bệnh viêm tai giữa: tình trạng cấp tính do H. influenzae (bao gồm các chủng có khả năng sản xuất beta-lactamase), M. catarrhalis (bao gồm các chủng có khả năng sản xuất beta-lactamase) và S. pyogenes (beta-hemolytic streptococci nhóm A);Bệnh lý viêm họng và viêm amidan: do S. pyogenes (beta-hemolytic streptococci nhóm A);Dùng trong trường hợp đợt cấp của viêm phế quản mãn tính do Streptococcus pneumoniae (chỉ hiệu quả với các chủng nhạy cảm penicillin), Haemophilus influenzae (bao gồm các chủng sản xuất beta-lactamase) và Moraxella catarrhalis (bao gồm các chủng sản xuất beta-lactamase). 3. Liều dùng của thuốc Ceftenmax 200 Liều dùng và thời gian dùng thuốc Ceftenmax 200 cho từng trường hợp bệnh nhân cụ thể có thể thay đổi, do đó bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng chỉ định của Bác sĩ điều trị. Liều dùng thuốc Ceftenmax 200 thông thường như sau:Liều dùng thuốc Ceftenmax 200 cho người lớn bị viêm tai giữa cấp tính, viêm họng và viêm amidan, đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 400mg (2 viên) x 1 lần/ngày, dùng liên tục trong 10 ngày;Liều dùng thuốc Ceftenmax 200 cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 11 tuổi bị viêm tai giữa cấp tính: 9 mg/kg x 1 lần/ngày, dùng trong 10 ngày;Liều dùng thuốc Ceftenmax 200 cho trẻ em > 12 tuổi bị viêm tai giữa cấp tính: 400mg x 1 lần/ngày, dùng trong 10 ngày;Liều dùng thuốc Ceftenmax 200 cho trẻ em 7 tháng tuổi đến 12 tuổi bị viêm tai giữa có tràn dịch: 9mg/kg x 1 lần/ngày, dùng trong 10 ngày, tối đa 400mg;Liều dùng thuốc Ceftenmax 200 cho trẻ em 6 tháng tuổi đến 11 tuổi bị viêm họng và viêm amidan: 9 mg/kg x 1 lần/ngày, dùng trong 10 ngày.Liều dùng thuốc Ceftenmax 200 cho trẻ em > 12 tuổi bị viêm họng và viêm amidan: 400mg x 1 lần/ngày, dùng trong 10 ngày;Liều dùng thuốc Ceftenmax 200 cho trẻ em > 12 tuổi có đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: 400mg x 1 lần/ngày, dùng trong 10 ngày.Bệnh nhân suy gan không cần chỉnh liều thuốc Ceftenmax 200. Tuy nhiên cần chỉnh liều thuốc Ceftenmax 200 cho bệnh nhân suy thận theo độ thanh thải creatinin (m. L/phút):Độ thanh thải creatinin (m. L/phút) > 50: dùng thuốc theo liều 9mg/kg hoặc 400mg x 1 lần/24 giờ;Độ thanh thải creatinin (m. L/phút) 30 - 49: dùng thuốc theo liều 4,5mg/kg hoặc 200mg x 1 lần/24 giờ;Độ thanh thải creatinin (m. L/phút) 5 - 29: dùng thuốc theo liều 2,25mg/kg hoặc 100mg x1 lần/24 giờ.Thuốc Ceftenmax 200 được dùng theo đường uống, uống nguyên viên thuốc. Có thể uống thuốc Ceftenmax 200 cùng hay không cùng bữa ăn. 4. Chống chỉ định của thuốc Ceftenmax 200 Chống chỉ định dùng thuốc Ceftenmax 200 ở bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin, bệnh nhân mẫn cảm với penicilin hay bất cứ thành phần nào của thuốc Ceftenmax 200. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Ceftenmax 200 Điều trị lâu ngày với Ceftibuten có thể làm phát sinh các vi khuẩn đề kháng thuốc, do đó cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, nếu có hiện tượng tái nhiễm cần đổi sang kháng sinh khác thích hợp hơn;Tiêu chảy và viêm đại tràng do Clostridium difficile có thể xuất hiện và phát triển quá mức cùng với việc sử dụng thuốc Ceftenmax 200 kéo dài, vì vậy nên cẩn thận theo dõi bệnh nhân và điều trị thích hợp khi có tình trạng bội nhiễm.Khi sử dụng có thể xuất hiện các phản ứng dị ứng thuốc Ceftenmax 200 như mày đay, ngứa, phát ban, sốt, ớn lạnh, tăng bạch cầu, đau/viêm khớp, phù, tăng huyết áp, sốc, hội chứng Steven-Johnson, viêm da tróc vảy, sốc phản vệ. Nếu phản ứng dị ứng thuốc Ceftenmax 200 xuất hiện, ngưng sử dụng Ceftibuten và áp dụng các liệu pháp điều trị thích hợp (như adrenalin, corticosteroid, đảm bảo thông khí và cung cấp oxy đầy đủ);Ceftibuten có trong thuốc Ceftenmax 200 không gây quái thai trên chuột mang thai tại liều uống 400mg/kg/ngày. Ceftibuten không gây quái thai trên thỏ mang thai ở liều 40mg/kg/ngày (khoảng 1,5 lần so với liều trên người). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên người mang thai còn chưa đầy đủ, do đó chỉ dùng thuốc Ceftenmax 200 cho phụ nữ mang thai nếu thật cần thiết;Vẫn chưa rõ thuốc Ceftenmax 200 có được phân bố vào sữa mẹ hay không, vì vậy cần thận trọng khi dùng thuốc Ceftenmax 200 cho phụ nữ đang cho con bú;Trong một số ít trường hợp thuốc Ceftenmax 200 có thể gây nhức đầu và chóng mặt, do đó người dùng thuốc Ceftenmax 200 cần lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc. 6. Tác dụng phụ của thuốc Ceftenmax 200 Các tác dụng phụ do thuốc Ceftenmax 200 thường nhẹ bao gồm:Các tác dụng phụ do thuốc Ceftenmax 200 thường gặp:Hệ tiêu hoá: Buồn nôn, tiêu chảy, khó tiêu, đau bụng;Hệ thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt.Các tác dụng phụ do thuốc Ceftenmax 200 ít gặp:Hệ tiêu hóa: chán ăn, táo bón, khô miệng, khó tiêu, đầy hơi...;Hệ hô hấp: Khó thở, nghẹt mũi;Tác dụng phụ toàn thân: mệt mỏi, ngứa, phát ban;Hệ thần kinh trung ương: Buồn ngủ, dị cảm;Hệ tiết niệu sinh dục: viêm âm đạo, nhiễm Candida, khó tiểu, lệch lạc tình dục.Các tác dụng phụ do thuốc Ceftenmax 200 hiếm khi gặp gồm:Phản ứng dị ứng, sốc phản vệ;Hội chứng Stevens - Johnson;Rối loạn chức năng thận;Rối loạn chức năng gan;Thiếu máu bất sản, thiếu máu tán huyết, xuất huyết;Xét nghiệm dương tính giả đường tiết niệu;Giảm bạch cầu, giảm toàn thể huyết cầu, mất bạch cầu hạt;Viêm đại tràng giả mạc.Hướng dẫn xử trí tác dụng phụ của thuốc Ceftenmax 200Nếu quá mẫn thuốc Ceftenmax 200 xảy ra, nên ngừng thuốc và điều trị hỗ trợ trong trường hợp nặng;Đối với tiêu chảy do C. difficile và viêm đại tràng màng giả, bệnh nhân gặp phải mức độ nhẹ chỉ cần ngừng thuốc Ceftenmax 200. Với các trường hợp tác dụng phụ mức độ vừa và nặng cần truyền dịch, bổ sung điện giải, protein và điều trị bằng metronidazol. 7. Tương tác của thuốc Ceftenmax 200 với các thuốc khác Thuốc kháng histamin H2 (ranitidin) có thể làm tăng nồng độ ceftibuten có trong thuốc Ceftenmax 200;Probenecid có thể làm tăng nồng độ Ceftibuten trong máu của bệnh nhân dùng thuốc Ceftenmax 200;Ceftibuten có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc tránh thai.Thuốc Ceftenmax 200 có chứa hoạt chất chính là kháng sinh Ceftibuten (dưới dạng Ceftibuten dihydrate). Thuốc được chỉ định điều trị các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Ceditax 200 thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng nấm được bào chế ở dạng viên nang cứng. Trong quá trình điều trị với thuốc Ceditax 200, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như: Buồn nôn và nôn, sốt, dị ứng... 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Ceditax 200 Thuốc Ceditax 200 chứa thành phần chính là Ceftibuten, có tính bền vững với các enzyme penicillinase và cephalosporinase qua trung gian plasmid. Tuy nhiên, hợp chất này không bền vững với cephalosporinase qua trung gian của nhiễm sắc thể các vi khuẩn Citrobacter, Enterobacter và Bacteroides. Thuốc Ceditax 200 giống hầu hết các loại kháng sinh beta-lactam, có tác động tiêu diệt khuẩn của hợp chất ceftibuten. Hợp chất này có đặc tính cấu trúc hoá học bền vững với các beta-lactamase. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Ceditax 200Thuốc Ceditax 200 được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Bao gồm: Nhiễm khuẩn đường hô hấp với những đợt cấp trong viêm phế quản mãn tính, viêm xoang hàm cấp trên, viêm phế quản cấp, viêm phổi, viêm tai giữa cấp tính, viêm họng, viêm amidan...Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Tuy nhiên, thuốc Ceditax 200 cũng chống chỉ định với một số trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. 3. Liều lượng và cách thức sử dụng thuốc Ceditax 200 Thuốc Ceditax 200 được sử dụng bằng đường uống và sử dụng cho cả trẻ em, người lớn. Tùy theo từng độ tuổi và tình trạng bệnh được khuyến nghị sử dụng thuốc khác nhau. Với người lớn và trẻ em có tuổi trên 12 thì sử dụng thuốc Ceditax 200 với hàm lượng khuyến nghị 400mg/ lần/ ngày. Thời gian sử dụng thuốc Ceditax 200 kéo dài trong 10 ngày điều trị. Với những trẻ em có tuổi từ 6 tháng đến 12 tuổi thì sử dụng thuốc Ceditax 200 với liều lượng khuyến nghị là 9mg/ kg/ lần/ ngày Liều tối đa Ceditax 200 khuyến nghị trong điều trị nhiễm khuẩn 400mg/ ngày.Điều trị cho bệnh nhân suy thận sẽ có liều khuyến nghị dựa theo tình trạng thanh thải creatinin khác nhau:Độ thanh thải creatinin từ 30 đến 49ml/ phút được khuyến nghị sử dụng với liều 4.5mg/ kg hoặc 200mg mỗi ngày. Độ thanh thải creatinin từ 5 đến 29ml/ phút được khuyến nghị sử dụng với liều 2.25mg/ kg hoặc 100mg mỗi ngày. Do thành phần của thuốc Ceditax 200 có thể qua đường màng thẩm phân máu nên đối với những người bệnh này thường sử dụng thuốc Ceditax 200 với liều khuyến nghị là 9mg/ kg hoặc 400mg/ngày. Thuốc được sử dụng vào cuối mỗi lần thẩm phân.Cần lưu ý: Liều điều trị với thuốc Ceditax 200 theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Ceditax 200, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Ceditax 200Thuốc Ceditax 200 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Ceditax 200 có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng. Một số tác dụng phụ thường gặp do Ceditax 200 gây ra bao gồm: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn, chứng khó tiêu, đau bụng và đau đầu, ... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Ceditax 200. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Ceditax 200 có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Ceditax 200 có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Ceditax 200 hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Hội chứng stevens Johnson, ban đỏ, ban đỏ đa dạng, viêm đại tràng giả mạc, vàng da, giảm huyết cầu, giảm bạch cầu... Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Ceditax 200Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc Ceditax 200 nếu người bệnh bị dị ứng penicillin. Những người bệnh sử dụng kháng sinh có phổ rộng dài này thì có thể gặp tình trạng phát triển quá mức với các chủng không nhạy cảm. Vì vậy cần lưu ý sử dụng thuốc Ceditax 200 cho những trường hợp này. Đối với bệnh nhân suy thận thì cần giảm liều Ceditax 200 trong điều trị. Mặc dù thuốc Ceditax 200 chưa xác định tính an toàn cho trẻ em, tuy nhiên vẫn cần thận trong và phân tích kỹ lưỡng rủi lợi cũng như lợi ích khi sử dụng cho đối tượng này. Thuốc Ceditax 200 có thể tương tác với các loại như kháng acid nhôm liều cao như hydroxyd/magne hydroxyd, ranitidine. Vì vậy cần thận trọng khi sử dụng kết hợp với loại thuốc này. Thuốc Ceditax 200 có thể sử dụng đồng thời với thức ăn mà không có ảnh hưởng đến hiệu lực của thuốc Ceditax 200.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Ceditax 200, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Ceditax 200 là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua Ceditax 200 điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Thuốc Newtop 200 là thuốc được bác sĩ dùng để kê đơn. Thuốc được dùng để chỉ định điều trị tình trạng nhiễm khuẩn ở đường hô hấp, nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu, viêm amidan, bệnh viêm tai giữa, viêm phế quản cấp, mạn tính , bệnh viêm họng...Thuốc Newtop 200 được bào chế ở dạng viên nang cứng và được đóng gói một hộp 1 vỉ, vỉ có 10 viên. Mỗi một viên thuốc Newtop 200 có chứa thành phần: Hoạt chất chính là Cefixime trihydrat tương đương với Cefixime có hàm lượng 200mg. và các loại tá dược, phụ liệu khác vừa đủ 1 viên. 2. Cách sử dụng thuốc Newtop 200 2.1. Cách dùng thuốc Newtop 200Ở mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có cách dùng theo từng đường dùng là khác nhau. Đường dùng thuốc thông thường được phân theo các dạng thuốc là: thuốc viên uống, thuốc dạng tiêm, thuốc dùng bên ngoài và loại thuốc đặt.Thuốc Newtop 200 là thuốc viên nang cứng nên sẽ dùng bằng đường uống trực tiếpĐảm bảo sử dụng thuốc Newtop 200 đúng theo liều lượng, đường dùng đã được hướng dẫn để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.2.2. Liều dùng của thuốc Newtop 200Người lớn:Liều khuyên dùng là 200 – 400 mg cefixime/ ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày.Viêm niệu đạo và bệnh lậu không biến chứng: Uống liều duy nhất 400 mg.Trẻ em:Liều khuyên dùng là 8 đến 12 mg/kg/ ngày, uống 1 lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày.Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.Xử lý khi quên liều:Nếu người bệnh quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.Xử trí khi quá liều:Khi quá liều Newtop 200 có thể có triệu chứng co giật. Do không có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu điều trị triệu chứng.Khi có triệu chứng quá liều, phải ngừng thuốc ngay và xử trí như sau: Rửa dạ dày, có thể dùng thuốc chống co giật nếu có chỉ định lâm sàng. Do thuốc không loại được bằng thẩm phân máu nên không chạy thận nhân tạo hay lọc màng bụng. 3. Chống chỉ định của thuốc Newtop 200 Thuốc Newtop 200 được chống chỉ định ở trong các trường hợp như sau:Người bệnh quá mẫn cảm với các kháng sinh penicillin hay cephalosporin.Khi dùng thuốc Newtop 200 với các loại thuốc hay thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau rất có thể gây tương tác và dẫn đến làm giảm đi hiệu quả của việc điều trị hoặc có thể làm tăng thêm khả năng xuất hiện tác dụng phụ:Carbamazepine: Tránh sử dụng cùng nhau.Probenecid: Có thể ức chế bài tiết, tăng nồng độ cefixime có trong máu. Nên thận trọng khi sử dụng cùng nhau.Salicylat: Có thể sẽ làm tăng mức cefixime có trong huyết thanh. Sử dụng cùng nhau một cách thận trọng.Một số loại thuốc không nên được sử dụng cùng thời điểm hoặc xung quanh thời điểm ăn thực phẩm hoặc ăn một số loại thực phẩm vì có thể xảy ra tương tác. Sử dụng rượu, thuốc lá với một số loại thuốc cũng có thể gây ra tương tác. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Newtop 200 Thận trọng khi dùng thuốc cho:Bệnh nhân bị suy thận, bao gồm cả những người bệnh đang lọc máu ngoài thận. Bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa và viêm đại tràng.Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng và kiểm tra hạn sử dụng trước khi dùng.Đối với những người có tiền sử bị viêm đại tràng và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nên chú ý việc sử dụng thuốc trong thời gian dài, do có thể làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn quá mức gây ra các tác dụng ngoài ý muốn như: tiêu chảy nặng.Cefixime có thể gây ra kết quả dương tính giả khi xét nghiệm glucose trong nước tiểu bằng cách sử dụng cupric sulfate (thuốc thử của Benedict hoặc Clinitest); thay vào đó hãy dùng các xét nghiệm glucose oxidase (Chemstrip u. G, Diastix, hoặc que thử enzym glucose). Cefixime có thể gây ra kết quả dương tính giả trong các xét nghiệm tìm xeton trong nước tiểu có sử dụng nitroprusside (nhưng không phải nitroferricyanide).Quan sát bệnh nhân xem có quá mẫn cảm không. Điều trị các phản ứng quá mẫn cấp tính ngay lập tức. Có thể cần phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp, chẳng hạn như quản lý đường thở, áp lực amin, epinephrine, oxy, thuốc kháng histamine và corticosteroid.Bệnh nhân suy thận, theo dõi chức năng thận trước và trong khi điều trị.Việc sử dụng thuốc tây Newtop 200 có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm:Có thể làm tăng mức BUN, creatinine, ALT, AST, phosphatase kiềm, bilirubin, GGT và LDH.Có thể tăng số lượng bạch cầu ái toan. Có thể làm giảm số lượng tiểu cầu và bạch cầu.Sử dụng thuốc đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 5. Tác dụng phụ của thuốc Newtop 200 Bên cạnh những tác dụng chính thì trong quá trình sử dụng thuốc Newtop 200 người bệnh vẫn có thể xảy ra các tác dụng phụ như sau:Trên hệ thần kinh trung ương: nhức đầu, chóng mặt,...Trên hệ tiêu hóa: tiêu chảy, phân lỏng, đau bụng, buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy hơi, viêm đại tràng màng giả,...Trên hệ tiết niệu-sinh dục: ngứa sinh dục, viêm âm đạo, nhiễm nấm Candida sinh dục,...Huyết học: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan.Da: ngứa, phát ban, mày đay, ban đỏ đa dạng, Hội chứng Stevens-Johnson,...Khác: sốt do thuốc, phản ứng quá mẫn (bệnh huyết thanh, phản vệ ),...Trên đây không phải là tất cả các tác dụng ngoài ý muốn, bạn có thể gặp các biểu hiện khác ngoài các biểu hiện nêu trên. Hãy theo dõi tình trạng cơ thể nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được xử lý. 6. Cách bảo quản thuốc Newtop 200 Thuốc Newtop 200 cần bảo quản nơi khô ráo, tránh nơi ẩm ướt. Nhiệt độ bảo quản ở 25 độ C.Tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.Nên đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.Trước khi dùng cần xem hạn sử dụng thuốc có ghi trên bao bì thuốc. Nếu thuốc hết hạn hoặc người bệnh không dùng đến nữa cần được xử lý đúng theo quy định đã được khuyến cáo.Những thông tin về thuốc Newtop 200 không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, vì thế khi dùng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và thực hiện đúng theo chỉ định bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
question_26
Sáng ngủ dậy uống nước trước khi đánh răng
doc_26
Uống nước trước hay sau khi đánh răng vào buổi sáng là câu hỏi gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng nên đánh răng ngay sau khi ngủ dậy để đảm bảo vệ sinh răng miệng, tuy nhiên cũng không ít người lại cho rằng uống nước trước khi đánh răng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Nên uống nước trước hay sau khi đánh răng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng nên đánh răng ngay sau khi ngủ dậy để đảm bảo vệ sỉnh răng miệng, tuy nhiên cũng không ít người lại cho rằng uống nước trước khi đánh răng đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể.Theo lời khuyên từ các chuyên gia y tế, sáng ngủ dậy uống nước trước khi đánh răng mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể như sau:Buổi sáng lúc mới thức dậy là lúc nước bọt có chứa nhiều enzyme amylase, loại enzym này giúp cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, thời điểm mới thức dậy vào buổi sáng cũng là lúc nước bọt có môi trường kiềm cùng hàm lượng lợi khuẩn cao, giúp trung hòa một phần axit dạ dày. Nếu không uống nước ngay khi ngủ dậy mà thay vào đó là đánh răng trước, chúng ta sẽ làm lãng phí nguồn lợi khuẩn có trong khoang miệng;Cơ thể sử dụng hết nguồn nước cung cấp vào ban đêm trong lúc ngủ, vì vậy uống một ly nước ấm lúc thức dậy là điều kiện giúp bù lại lượng nước đã mất cho cơ thể;Lưu ý bạn nên đánh răng vào tối hôm trước khi đi ngủ để đảm bảo sáng hôm sau ngủ dậy vi không bị vi khuẩn phát triển. 2. Lợi ích của việc uống nước vào buổi sáng Làm sạch hệ tiêu hóa: Uống nước buổi sáng sớm khi thức dậy, lúc dạ dày rỗng sẽ giúp điều hòa chức năng chuyển hóa trong đường tiêu hóa. Các chất cặn bã trong cơ thể sẽ được loại bỏ ra ngoài, giúp thanh lọc cơ thể, làm sạch hệ tiêu hóa;Hỗ trợ giảm cân: Một trong những lợi ích của việc uống nước ấm vào buổi sáng khi thức dậy là có thể giúp bạn giảm cân. Nước ấm làm tăng nhiệt độ cơ thể, từ đó làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể và làm cho cơ thể đốt cháy nhiều Calo hơn;Ngăn ngừa sỏi thận: Uống một ly nước ấm vào buổi sáng, đặc biệt là uống nước trước khi đánh răng sẽ hỗ trợ cơ thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày (một trong những yếu tố chính gây sỏi thận). Nước ấm giúp bài tiết nước tiểu nhiều hơn, hạn chế nguy cơ hình thành sỏi thận;Giải độc trong cơ thể: Nước ấm là biện pháp tuyệt vời giúp giải độc cơ thể. Uống một ly nước ấm vào buổi sáng giúp làm ấm cơ thể, tăng tiết mồ hôi và giải độc cơ thể theo nhiều cách;Ngăn ngừa lão hóa: Độc tố trong cơ thể làm tăng tốc độ lão hóa của da, đây là một trong những lý do tại sao bạn nên loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Việc uống nước ấm vào buổi sáng giúp điều chỉnh tế bào da, tăng độ đàn hồi và độ ẩm cho da, giảm ảnh hưởng bởi các gốc tự do có hại...Tăng cường hệ miễn dịch: Nước giúp loại bỏ chất thải, loại bỏ vi khuẩn gây hại hoặc vi khuẩn nên gây bệnh trong cơ thể. Khi uống nước vào lúc bụng đói, hệ miễn dịch được tăng cường từ đó giúp cơ thể chống lại các yếu tố gây bệnh. 3. Lưu ý khi uống nước vào buổi sáng Nhiệt độ lý tưởng của ly nước uống vào buổi sáng là 20 – 25o. C, nhiệt độ này của nước sẽ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường hệ đề kháng;Uống nước trước khi đánh răng vào buổi sáng nên ở tư thế đứng để giúp làm sạch hệ tiêu hóa. Sau khi uống nước nên kết hợp với vận động nhẹ nhàng, điều này sẽ giúp làm sạch hệ tiêu hóa và kích thích nhu cầu đi vệ sinh vào buổi sáng.Như vậy uống nước vào buổi sáng trước khi đánh răng mang lại nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe. Hi vọng những thông tin trình bày trên bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm được những thông tin hữu ích về lợi ích cũng như các lưu ý khi uống nước vào buổi sáng trước khi đánh răng.
doc_21230;;;;;doc_25035;;;;;doc_5664;;;;;doc_38660;;;;;doc_51411
Các nhà khoa học đã khẳng định, việc uống nước ngay sau khi bạn thức dậy rất có lợi cho sức khỏe. Uống nước ngay khi thức dậy giúp điều trị và phòng ngừa nhiều bệnh như: đau đầu, đau nhức cơ thể, viêm khớp, bệnh tim, bệnh động kinh, bệnh béo phì, bệnh lao, viêm màng não, bệnh thận, nôn, viêm dạ dày, tiểu đường, táo bón, bệnh tử cung, tai và bệnh cổ họng... Phương pháp: Ngay khi thức dậy, trước khi làm bất cứ điều gì, bạn nên uống ngay một ly nước (khoảng gần 200 ml). Hãy nhớ rằng, nếu bạn không thể uống hết được lượng nước này ngay lúc đó, thì hãy bắt đầu từ từ và tăng dần lượng nước mỗi ngày. Bạn đánh răng và vệ sinh cá nhân buổi sáng, nhưng hãy chờ sau 45 phút hãy ăn sáng như thường lệ và sau đó không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong vòng 2 giờ. Kết quả: Theo các nghiên cứu đã chứng minh, nếu thực hiện theo đúng phương pháp trên, nhiều bệnh đã được đẩy lùi với những khoảng thời gian nhất định. Cao huyết áp 30 ngày, các vấn đề về dạ dày 10 ngày, tiểu đường 30 ngày, Táo bón 10 ngày, Ung thư 180 ngày. Sử dụng phương pháp điều trị này không hề có tác dụng phụ, ngoài việc bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn vào những ngày đầu khi mới thực hiện. Bạn hãy nhớ rằng, nước uống, các hoạt động hàng ngày và giữ gìn sức khỏe là những cách đơn giản nhất để kéo dài cuộc sống khỏe mạnh. Cách uống trà nóng của người Trung Quốc và Nhật Bản trong các bữa ăn thay vì nước lạnh rất khoa học. Bởi nước lạnh sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và cô đặc lượng dầu tiêu thụ và dẫn đến ung thư. Bạn cũng nên thử áp dụng phương pháp này để tăng cường sức khỏe của chính mình.;;;;;Nhiều người có thói quen đánh răng ngay sau khi thức dậy. Tuy nhiên, việc đánh răng trước hay sau khi ăn sáng là tốt nhất là điều không phải ai cũng biết được câu trả lời rõ ràng. Đây là câu hỏi gây tranh cãi hiện nay. Mỗi người có một thói quen vệ sinh răng miệng khác nhau. Do đó, việc lựa chọn đánh răng trước hay sau khi ăn sáng cũng trở thành một thói quen không giống nhau. Quan điểm về đánh răng trước và sau khi ăn Mỗi người sẽ có những cách giải thích hợp lý về lựa chọn đánh răng trước hay sau khi ăn sáng. Nhiều người cho rằng, việc đánh răng sau khi ăn sáng là hợp lý. Vì sau khi ăn sáng xong, việc vệ sinh răng miệng sẽ được triệt để hơn. Tất cả các thức ăn dư thừa bám lại trên răng sau khi ăn sáng sẽ được xử lý sạch sẽ để bắt đầu một ngày mới với khuôn miệng sạch, hơi thở thơm tho. Theo khuyến cáo của nha sĩ và những chuyên gia về chăm sóc sức khỏe răng miệng thì mọi người nên đánh răng trước khi ăn sáng. Vì đây mới chính là quy trình chăm sóc răng miệng hợp lý và mang tính khoa học nhất. Nên đánh răng ít nhất 2 phút trước khi ăn sáng để có hơi thở thơm mát và sạch sẽ để bắt đầu bữa sáng được ngon miệng hơn. Có nhiều lý do dựa trên căn cứ khoa học cũng như giải thích hợp lý về thói quen mà nha sĩ khuyên bạn nên đánh răng trước khi ăn sáng: Loại bỏ vi khuẩn trong răng miệng: trong quá trình ngủ hơn 8 tiếng ban đêm, quá trình tiết nước bọt trong khoang miệng bị chậm lại, giữ lại trong khoang miệng lâu hơn ban ngày. Trong nước bọt có chứa thành phần protein nên khi bị giữ lại sẽ lên men làm cho vi khuẩn trong khoang miệng tăng lên đáng kể. Đây chính là lý do giải thích vì sao bạn luôn cảm giác hơi thở có mùi hôi khi thức dậy mỗi sáng. Đánh răng giúp tạo mảng bám bảo vệ răng: vi khuẩn hình thành trong lúc ngủ có thể tấn công nướu và răng. Chính vì thế, việc đánh răng trước khi ăn sẽ giúp tạo nên một lớp mảng bám trên răng, chống lại sự tấn công của axit trong thực phẩm khi bạn ăn sáng. Điều đày đã giải thích rõ ràng vấn đề đánh răng trước hay sau khi ăn sáng là tốt nhất. Kích thích tiết nước bọt: trong khi ngủ, lượng nước bọt tiết ra bị tạm ngưng hoặc chậm lại rất nhiều. Trong khi đó, việc đánh răng giống như một động tác khởi động để tuyến nước bọt tăng tiết trở lại. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Đồng thời giúp cho bữa sáng sẽ trở nên ngon miệng hơn. 2. Những lời khuyên về thói quen đánh răng buổi sáng Đánh răng là một công việc đơn giản và dễ làm nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng cách. Các bạn hãy tham khảo những lời khuyên của nha nhĩ cho việc đánh răng buổi sáng đúng cách như thế nào nhé. Không nên đánh răng quá lâu hoặc quá nhanh Nếu quá vội vàng mà đánh răng qua loa, không đến 1 phút hoặc chải răng không hết các mặc thì sẽ không làm sạch được răng miệng. Trong răng vẫn sẽ có những mảng bám gây hại cho răng. Cũng không nên chải răng quá nhiều , quá mạnh hoặc quá lâu. Điều này sẽ gây tổn thương men răng. Nên đánh răng theo nguyên tắc 3/3/3 (đánh răng 3 lần 1 ngày, chải răng cả 3 mặt trước, trong và sau; đánh răng trong thời gian 3 phút). Súc miệng sau khi đánh răng Súc miệng là động tác không thể thiếu để hỗ trợ bảo vệ vững chắc cho răng miệng. Nhiều người chưa có thói quen dùng nước súc miệng. Tuy nhiên không nên bỏ qua bước này nếu muốn có hàm răng chắc khỏe và phòng tránh được các bệnh về lợi, nướu. Nên súc miệng sau khi đánh răng để tăng khả năng làm sạch răng miệng. Chọn sản phẩm nước súc miệng phù hợp với yêu cầu sử dụng hoặc bạn chỉ cần dùng nước muối sinh lý Nacl 09% để súc miệng cũng đủ để làm sạch khoang miệng rồi. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày Đánh răng buổi sáng là cần thiết. Nhưng đánh răng buổi tối còn quan trọng hơn. Buổi tối sau khi ăn xong thường sẽ có rất nhiều mảng bám trên răng. Đánh răng là cách tốt nhất để làm sạch mảng bám, giữ gìn răng miệng sạch sẽ. Hay cố gắng đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối. Đây là 2 thời điểm quan trọng không thể bỏ qua nếu muốn giữ gìn một hàm răng chắc khỏe, sáng bóng, hơi thở không có mùi hôi. Câu hỏi đánh răng trước hay sau khi ăn sáng là tốt nhất đã gây nhiều tranh cai. Nhưng làm sao để có hàm răng luôn chắc khỏe lại là vấn đề ai cũng phải quan tâm hàng đầu. “Cái răng cái tóc là góc con người”. Một hàm răng trắng bóng sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp, làm mọi việc trơn tru và dễ thành công. Để có hàm răng đẹp như ý muốn, hãy lưu ý những điều sau đây: Chăm sóc răng miệng đúng cách Thực hiện đúng nguyên tắc chăm sóc răng miệng như vừa nêu trên. Rèn thói quen đánh răng mỗi tối trước khi đi ngủ ngay cả khi mệt mỏi và buồn ngủ nhất. Đánh răng sau khi thức dậy để bắt đầu ngày mới với hơi thở thơm mát. Tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh Men răng khá nhạy cảm với nhiệt độ. Do vậy, bạn nên tránh ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ê buốt răng, hỏng men răng. Khám nha sĩ định kỳ Nên đi khám nha sĩ định kỳ 3 - 6 tháng/lần. Đây là cách để chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe răng miệng, Kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường và xử trí đúng cách. Như vậy, đánh răng trước hay sau khi ăn sáng là tốt nhất đến đây chúng ta đã biết được câu hỏi chính xác. Chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ giúp bạn có được hàm răng trắng đẹp, khỏe mạnh, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. vn : 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội : 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội : 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội : 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội : 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội;;;;;Dường như mọi người vẫn có thói quen ngủ dậy buổi sáng là đánh răng ngay trước khi làm những việc khác. Thói quen đấy đã được các chuyên gia chăm sóc răng miệng khuyên thay đổi. Theo ý kiến chuyên gia về chăm sóc răng miệng, lúc vừa ăn/uống xong là lúc răng bạn dễ bị hỏng nhất. Acid trong thực phẩm và đồ uống sẽ làm mềm đi lớp men răng. Nếu bạn đánh răng ngay vào lúc này, men răng rất dễ bị thương tổn. Các nha sĩ khuyên rằng hãy đợi khoảng 60 phút sau khi ăn rồi mới đánh răng để bảo vệ men răng. Nhiều trường hợp gặp rắc rối như cảm giác buồn nôn hoặc nôn khan khi đánh răng. Sở dĩ xảy ra tình trạng này có thể xảy do tâm lý phản xạ nôn khi bị kích thích khi đánh răng, hoặc có thể dấu hiệu của một số bệnh thường gặp như viêm mũi họng, viêm sưng amidan hay viêm xoang, viêm họng mạn tính... Ngoài ra, triệu trứng nôn ói khi đánh răng cũng có thể là biểu hiện của các bệnh như trào ngược dạ dạy thực quản, các bệnh về thực quản, nhiễm ký sinh trùng… Để có bộ răng luôn chắc khỏe bạn nên đánh răng 2-3 lần, không nên đánh nhiều hơn 3 lần, do vậy những lúc ăn uống còn lại chỉ cần súc miệng thật nhiều là đủ. Chải răng quá nhiều và quá mạnh sẽ gây mòn răng, lâu dần bạn sẽ thấy răng của mình bị ê buốt mỗi khi uống nước nóng hoặc lạnh, khi có luồng hơi thổi qua, khi nói chuyện...;;;;;Dưới đây là những tác dụng của việc uống nước vào buổi sáng bạn có thể tham khảo: 1. Tăng cường hệ miễn dịch Việc uống nước ấm vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy còn giúp tăng cường hệ miễn dịch Nước tạo ra môi trường giúp mọi cơ quan và các quá trình sinh học diễn ra bình thường. Bên cạnh đó, việc uống nước ấm vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. 2. Điều hòa và làm sạch hệ thống tiêu hóa Uống nước vào buổi sáng khi dạ dày trống rỗng giúp điều hòa chức năng vận chuyển đường tiêu hóa. Bạn sẽ cảm thấy rằng hệ thống đường ruột di chuyển, các chất cặn bã dễ dàng bị đẩy ra ngoài, vì thế các chất độc không bị hấp thu và tồn đọng lại trong cơ thể. 3. Tăng cường trao đổi chất Uống nước vào buổi sáng có nhiều tác dụng 4. Tăng cường năng lượng Nước nguyên chất không hề có một chút năng lượng nào, tuy nhiên khi uống nước vào buổi sáng bạn sẽ cảm thấy thỏa mái, hết uể oải. Bởi vì sau một giấc ngủ kéo dài 6-8 tiếng, máu bị cô đặc hơn, uống nhiều nước vào thời điểm này giúp tăng lưu lượng tuần hoàn. Các tế bào hồng cầu sẽ hoạt động hiệu quả hơn giúp lấy oxy từ phổi đến các cơ quan khác hay nói cách khác bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn. 5. Tạo cảm giác đói và ăn ngon miệng Uống nước vào buổi sáng giúp giảm chứng ợ hơi 6. Ngăn chặn đau đầu Sự thiếu nước là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh đau đầu do không uống đủ lượng nước cần thiết. Uống nước ấm sau khi thức giấc giúp bạn cải thiện lưu thông hệ tuần hoàn thời thải độc tố nhanh giúp giảm căng thẳng nhanh chóng. Nên nhớ hãy uống nước thường xuyên trong ngày. 7. Làm giảm chứng ợ hơi chua và chứng khó tiêu Chướng bụng khó tiêu được gây ra bởi tăng nồng độ axit trong dạ dày. Nếu bạn bị trào ngược thực quản thì có thể uống nước khi dạ dày đang đói. Điều này sẽ làm giảm triệu chứng bởi dịch dạ dày sẽ được pha loãng và được đẩy xuống phía dưới vào trong lòng ruột.;;;;;Cơ thể sau một đêm ngủ dậy đã tiêu hao hết lượng nước hôm trước nên cần được bổ sung vào sáng hôm sau để thúc đẩy tuần hoàn máu, lọc chất thải. Theo , nước là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với con người, chiếm khoảng 60-70% trọng lượng cơ thể. Nước phân bổ ở khắp các cơ quan từ cơ bắp, não bộ đến xương khớp, nội tạng. Người ta có thể nhịn ăn trong cả tháng nhưng thiếu nước trong vài ngày có thể dẫn đến tử vong. Mỗi ngày cơ thể mất đi trung bình 1,5 lít nước qua tiểu tiện, đại tiện, mồ hôi, đặc biệt càng vận động nhiều càng mất nước nhiều. Do đó cần phải được bổ sung để thay thế phần đã mất đi. Trừ lượng nước trong thức ăn, mỗi ngày một người cần bổ sung khoảng 1,5 lít nước để đảm bảo cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru. Một ly nước ấm uống vào buổi sáng sẽ giúp bổ sung lượng nước mà cơ thể tiêu hao hết qua một đêm ngủ, giúp làm giảm độ dính của máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, lọc đi những chất thải trong máu. Nhiều người thường không uống nước vào buổi sáng. Các nhà khoa học khuyến cáo người thường xuyên không uống nước vào buổi sáng dễ bị khô và nứt môi, viêm họng, táo bón, nước tiểu màu vàng. Tình trạng sẽ càng nặng hơn với người bị bệnh tim hoặc mạch máu. Riêng những người có thói quen tập thể dục buổi sáng mà không uống nước trước đó sẽ rất có hại cho cơ thể, về lâu dài có thể sinh bệnh.
question_27
Bơm tinh trùng sinh con có thực sự thành công?
doc_27
1. Thông tin về phương pháp bơm tinh trùng bơm tinh trùng của người chồng vào trong tử cung của người vợ chính là cách để tinh trùng và trứng gặp nhau. Phương pháp này tuyệt đối phù hợp với các cặp vợ chồng lâu năm không có con, hiếm muộn hoặc vô sinh. Tinh trùng của người chồng sau khi đã được tiến hành lọc rửa sẽ được đem vào trong ống nghiệm. Sau đó số lượng tinh trùng này sẽ được bơm trực tiếp vào trong buồng tử cung của người vợ. Như vậy khả năng thụ thai cũng trở nên cao hơn. 2. Thời điểm tốt để thực hiện phương pháp bơm tinh trùng 2.1. Thời điểm lý tưởng Thời điểm vàng để phương pháp bơm tinh trùng đạt hiệu quả tốt nhất được tiết lộ ở một số lưu ý dưới đây: Khoảng sau từ 32 đến 38 tiếng đồng hồ kể từ lúc tiêm thuốc kích thích rụng trứng. Tinh trùng của người chồng được lấy ra trong khoảng thời gian tối đa là 60 phút. Tinh trùng được bơm vào trong tử cung của người vợ là những con tinh trùng khỏe và chất lượng nhất. Loại bỏ được một phần các chất kích thích có khả năng gây co thắt tử cung có ở trong tinh dịch. Loại bỏ các tế bào chết và các vi sinh vật có ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh trùng. 2.2. Một số thông tin khác cần được biết Lý do sử dụng Catheter trong bơm tinh trùng: Catheter rất mềm, đầu hình tù nên rất dễ dàng để đưa vào trong buồng tử cung. Đồng thời chất liệu và hình dáng của Catheter sẽ hạn chế tổn thương cho tử cung. Thời điểm vàng để lấy tinh trùng: Trước thời điểm lấy tinh trùng, người chồng nên ngưng xuất tinh khoảng 2 ngày. Đây được đánh giá là thời điểm tốt nhất cho tinh trùng được chuẩn bị. Đầu tiên, bạn cần biết rằng, việc sinh con đều phụ thuộc vào tinh trùng của người chồng. Phương pháp bơm tinh trùng chỉ lọc rửa ra những con tinh trùng khỏe nhất và bơi giỏi nhất. Vào lúc này vẫn chưa thể xác định được tinh trùng đó là Y hay X. Tinh trùng X hay Y sẽ kết hợp với nang noãn để tạo nên hợp tử nào thì giai đoạn đó vẫn chưa thể nào xác định được. Điều đó đồng nghĩa rằng giới tính của thai nhi cũng chưa thể xác định được trước 3 tháng. Muốn biết được chính xác nhất thì cần ít nhất 3 tháng mới có thể xác định giới tính em bé bằng phương pháp siêu âm. Số lượng các tinh trùng X và Y khi được đưa vào buồng trứng với tỷ lệ 50:50. Vì vậy, phương pháp này hoàn toàn không thể nhận diện được trước việc thụ tinh ra trai hay gái. Giới tính của đứa bé sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó chủ yếu và quan trọng nhất là tinh trùng của người chồng. Đồng thời yếu tố khỏe của cả hai vợ chồng cũng quan trọng không kém. Ở thời điểm hiện tại, việc xác định giới tính thai nhi ở trong thời kỳ tạo phôi thai là phạm pháp. Hành động này là vi phạm đạo đức nghề nghiệp của các bác sĩ. Thậm chí pháp luật trên thế giới đã ban hành luật cấm thực hiện hành vi này. Tuy nhiên có thể nói rằng, bơm tinh trùng để có con trai là điều hoàn toàn vô căn cứ.
doc_58953;;;;;doc_27872;;;;;doc_5979;;;;;doc_48916;;;;;doc_35388
1.1. Thông tin chung Trong tiếng anh, Bơm tinh trùng có nghĩa là Intrauterine Insemination (IUI). Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách bơm tinh trùng của người chồng vào tử cung của người vợ. Đây cũng là phương pháp được đánh giá cao về khả năng thụ thai. Hơn nữa, IUI còn giúp các cặp vợ chồng điều trị được căn bệnh hiếm muộn và vô sinh. Ngày nay, bơm tinh trùng trở thành giải pháp được lựa chọn bởi rất đông các gia đình đã lâu không có con. Phương pháp IUI này mang lại kết quả thành công khá cao, cũng như chi phí thực hiện ít tốn kém. Đồng thời quá trình thực hiện nhẹ nhàng không gây đau đớn hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của người vợ. Không cần bất cứ chi tiết phẫu thuật nào ở phương pháp IUI. 1.2. Một số những trường hợp có thể sử dụng phương pháp Không phải bất cứ ai cũng được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp. Chỉ ở một số những đối tượng nhất định khi không thể có con mới được khuyến khích sử dụng phương pháp này. Cụ thể ở những trường hợp dưới đây: Các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn đã lâu không có con hoặc không thể sinh con. Vô sinh do rối loạn phóng noãn, do lạc nội mạc tử cung. Không tìm ra được nguyên nhân và nguyên căn của việc hiếm muộn và vô sinh. Chất lượng tinh trùng của người chồng ít và yếu (mức độ yếu ở trong mức độ cho phép, nếu quá yếu thì tỷ lệ thành công sẽ rất thấp). Ở cổ tử cung của người vợ xuất hiện sự bất thường. Vùng chậu của người vợ có hiện tượng bị dính nhẹ. Một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Lấy tinh trùng của người chồng đem đi lọc rửa ở phòng xét nghiệm. Trong quá trình này sẽ chọn ra được những con tinh trùng chất lượng và khỏe nhất. Sau đó, tinh trùng được cho vào ống nghiệm và bơm vào tử cung của người vợ. Việc sinh con phụ thuộc vào cả tinh trùng của chồng và trứng của vợ. Chất lượng tinh trùng tốt và khỏe thì khả năng thụ thai tốt và khỏe được nâng cao. Hơn nữa, vấn đề về giới tính của đứa bé cũng không thể được quyết định khi lọc rửa tinh trùng. Với phương pháp bơm tinh trùng chỉ có thể hỗ trợ tinh trùng và trứng gặp nhau với khả năng cao hơn. Nhìn chung, với phương pháp lọc và bơm tinh trùng có thể hạn chế được tối đa những trường hợp xấu. Thai nhi sẽ được bảo đảm ở tình trạng chất lượng tốt nhất. Nhưng về việc bơm tinh trùng sinh con theo ý muốn có được hay không thì rất tiếc câu trả lời là "không". 3. Tỷ lệ thụ thai thành công khi bơm tinh trùng vào tử cung Như đã nói, phương pháp làm gia tăng khả năng trứng gặp tinh trùng. Chính vì vậy, tỷ lệ thành công của phương pháp IUI cao hơn nhiều so với nhiều phương pháp khác. Nhưng việc bơm tinh trùng sinh con theo ý muốn là không thể. Theo thực tế, trung bình tỷ lệ thành công của IUI giúp gia tăng khả năng mang thai của người mẹ nằm trong khoảng từ 6 đến 26%. Xác suất này được kiểm chứng dựa vào nhiều yếu tố khác nhau tác động lên quá trình: Nguyên nhân khiến vô sinh, hiếm muộn vẫn chưa tìm ra được rõ ràng. Trong đợt kích noãn, số lượng nang noãn chín khoảng từ 2 đến 3 nang. Với số lượng này thì tỷ lệ thụ thai cũng được nâng cao hơn. Còn nếu nang noãn chín ít hơn thì tỷ lệ thụ thai thành công thấp hơn. Nếu số lượng nang noãn chín nhiều hơn 3 nang thì tỷ lệ đa thai được gia tăng cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó số lượng và chất lượng tinh trùng của người chồng cũng quyết định kết quả của quá trình này. Hơn nữa, số lượng tinh trùng cũng ảnh hưởng lớn đến việc thụ thai có thành công hay không. Số lượng tinh trùng sau khi đã tiến hành lọc rửa dưới 5 triệu con thì tỷ lệ thành công bị giảm xuống. Nếu số lượng lớn hơn 10 triệu thì tỷ lệ thành công cao hơn. Với số lượng tinh trùng từ 20 đến 30 triệu thì tỷ lệ thất bại hầu như là không có.;;;;;1. Phương pháp bơm tinh trùng Bơm tinh trùng có tên tiếng anh là Intrauterine Insemination hay còn gọi là IUI. Đây là phương pháp đơn giản nhất trong việc hỗ trợ sinh sản. Bằng cách này, tinh trùng của người chồng sẽ được bơm vào tử cung của người vợ. Thông qua dụng cụ Catheter không làm ảnh hưởng và tổn thương đến tử cung. Những con tinh trùng trước khi được đưa vào tử cung của vợ cần phải được lọc rửa cẩn thận. Tinh trùng được lựa chọn đều là những con khỏe mạnh và có chất lượng tốt. Như vậy sẽ nâng cao được khả năng tinh trùng và trứng gặp nhau, đồng thời khả năng thụ thai cũng cao hơn. 1.2. Những đối tượng có thể thực hiện phương pháp bơm tinh trùng Không phải bất cứ ai cũng có thể và được chỉ định sử dụng IUI. Sẽ có những đối tượng cụ thể được bác sĩ chỉ định nên sử dụng phương pháp bơm tinh trùng. Những người xuất hiện vấn đề ở buồng tử cung. Vùng chậu có hiện tượng bị dính nhẹ. Những trường hợp vô sinh hoặc hiếm muộn không có nguyên căn rõ ràng. Những cặp vợ chồng đã tiến hành điều trị vô sinh từ lâu nhưng chưa có tiến triển. Trong trường hợp này, người vợ vẫn còn 1 trong 2 vòi trứng còn hoạt động và vận hành tốt. Vẫn còn có thể lưu thông và có rụng trứng trong những chu kỳ hành kinh. Tinh trùng của người chồng có số lượng khá ít. Chất lượng tinh trùng yếu hoặc đề kháng tinh tinh trùng, Tuy nhiên, mức độ yếu của tinh trùng cần phải nằm trong mức độ cho phép. Nếu tinh trùng quá yếu sẽ không thể thực hiện được phương pháp này dễ dàng. Do cổ tử cung có vấn đề hoặc bị lạc nội mạc tử cung. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật 2. Bơm tinh trùng thất bại sau bao lâu thì có thể tiến hành lại Thường thì khoảng thời gian có thể xác định được bạn có thai hai không là 2 tuần sau khi bơm. Thông qua việc sử dụng que thử thai hoặc xét nghiệm máu để xác định được kết quả. Nếu que thử thai xuất hiện 2 vạch thì có nghĩa là bạn đã có thai, còn 1 vạch thì không. Nếu bơm tinh trùng thất bại, khoảng thời gian thích hợp giữa 2 lần kích trứng là từ 1 đến 3 tháng. Đây được cho là khoảng trống phù hợp nhất cho buồng trứng được phục hồi sau khi dùng thuốc. Nói chung, thời gian bơm của mỗi người được chỉ định sẽ khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ tiến hành IUI cách từ 1 đến 3 chu kỳ rụng trứng kể từ lần bơm thất bại. Thông thường thì thời gian bơm sẽ do bác sĩ chỉ định cho bạn 3 lần bơm. Nếu như bơm quá 3 lần mà vẫn còn thất bại thì sẽ được chỉ định sang thụ tinh trong ống nghiệm. Tỷ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) đạt khoảng 50%. Như đã nói, thành công của quá trình bơm tinh trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó thể trạng sức khỏe của hai vợ chồng cũng là yếu tố quyết định thành bại của IUI. Có rất nhiều trường hợp đã thụ thai thành công ngay từ lần bơm tinh trùng đầu tiên. Nhưng cũng có những trường hợp phải đến lần thứ 2 hoặc thứ 3 mới thành công. Và đương nhiên cũng sẽ có những trường hợp không thành công thụ thai khi sử dụng phương pháp này. Vậy nên câu hỏi bơm tinh trùng mấy lần thì có thai sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, theo thống kê thực tế thì tỷ lệ thành công của phương pháp này nằm trong khoảng từ 20 đến 26%. Tỷ lệ này phụ thuộc vào các yếu tố: Sức khỏe của cả hai vợ chồng. Nguyên nhân khiến xuất hiện tình trạng vô sinh. Định hình xem đây là nguyên phát hay là thứ phát. Số lượng nang noãn chính sau khi kích thuốc rụng trứng (số lượng tốt và phù hợp nhất là từ 2 đến 3 noãn). Chất lượng tinh trùng của người chồng tốt hay xấu. Số lượng tinh trùng của người chồng nhiều hay ít (để đảm bảo tỷ lệ thành công cao số lượng này nằm trong khoảng từ 5 triệu đến 10 triệu con). Những thống kê thực tế chỉ ra rằng, tinh trùng của người chồng nếu đảm bảo chất lượng cộng với chu kỳ rụng trứng tự nhiên của người vợ thì tỷ lệ thành công của ca này là 6%. Nếu có sử dụng thuốc kích thích rụng trứng thì tỷ lệ thành công có khả năng lên tới 26%. Trung bình, tỷ lệ thành công được dự tính của phương pháp IUI là từ 15 đến 20%. Tỷ lệ các đa thai xuất hiện chiếm khoảng 23 đến 30% trong tổng số những ca thụ thai thành công.;;;;;Bơm tinh trùng là một phương pháp hỗ trợ sinh sản được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn. Phương pháp này đã giúp rất nhiều đứa trẻ được sinh ra và mang lại niềm vui cho các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của phương pháp này không phải là 100%. Rất nhiều người thắc mắc bơm tinh trùng mấy lần thì có thai. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này. Phương pháp bơm tinh trùng là một sự lựa chọn của các cặp vợ chồng hiếm muộn hiện nay. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ lấy tinh trùng của người chồng rồi tiến hành lọc rửa. Tinh trùng sau khi lọc rửa được cô đặc lại thành một thể tích nhỏ và được bơm vào buồng tử cung của người vợ qua một ống thông nhỏ. Tỷ lệ thành công của phương pháp này là từ 20 đến 26%. Tùy vào từng trường hợp và cơ địa của mỗi người mà có các sự chênh lệch về cơ hội thụ thai thành công. 2. Quá trình bơm tinh trùng vào tử cung Để biết được bơm tinh trùng mấy lần thì có thai, chúng ta phải nắm được quá trình thực hiện phương pháp này. Cụ thể, phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung được thực hiện qua các bước sau: Lấy tinh trùng: Đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy tinh trùng của người chồng (hoặc người hiến tặng). Việc lấy tinh trùng có thể tiến hành tại bệnh viện hoặc tại nhà đều được. Tuy nhiên, nếu lấy tinh trùng tại nhà thì bạn phải nhanh chóng mang tới bệnh viện trong vòng 30 - 45 phút nhưng khuyến cáo lấy tinh trùng tại bệnh viện. Lọc rửa tinh trùng: Tinh trùng sau khi được lấy sẽ đem đi lọc rửa. Các bác sĩ sẽ tách các thành phần khác khỏi tinh dịch, chỉ giữ lại những tinh trùng khỏe nhất, di động tốt nhất. Các tinh trùng này lại được cô đặc lại dưới một thể tích rất nhỏ. Vệ sinh âm đạo: Trước khi tiến hành bơm tinh trùng vào tử cung, âm đạo cần phải được làm sạch để tránh các tác nhân làm chết tinh trùng. Kích buồng trứng: Để hiệu quả thụ thai được cao nhất, các bác sĩ sẽ tiến hành kích buồng trứng. Trong ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ phải đến bệnh viện để theo dõi tình trạng của nang trứng. Khi noãn đã trưởng thành thì tiến hành tiêm thuốc kích thích rụng trứng. Bơm tinh trùng: Đây là bước cuối của quá trình. Các bác sĩ sẽ dùng một ống thông qua âm đạo của người phụ nữ. Đặc điểm của ống thông này là phải nhỏ và mềm, mảnh để tránh các tổn thương cho người phụ nữ. Sau đó, lượng tinh trùng đã lọc rửa sẽ được bơm vào qua ống thông này. 3. Những trường hợp nào cần thực hiện phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung Bơm tinh trùng vào tử cung là sự lựa chọn của các vợ chồng với mong muốn tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản này. Các trường hợp được chỉ định sử dụng phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung gồm có: Vợ hoặc chồng bị vô sinh (hoặc cả hai vợ chồng cùng bị vô sinh) với điều kiện là người vợ phải có một trong hai vòi trứng vẫn hoạt động tốt. chu kỳ kinh nguyệt phải có trứng rụng. Người chồng có tinh trùng chất lượng yếu nhẹ, số lượng tinh trùng ít. Trong cơ thể có các kháng thể kháng tinh trùng. Tuy nhiên, nếu chất lượng tinh trùng của người chồng quá yếu, dưới mức độ cho phép thì phương pháp này cũng khó thực hiện được. Người vợ có những bất thường ở cổ tử cung. Vợ chồng bị vô sinh từ lâu và không rõ nguyên nhân. Vùng chậu bị dính nhẹ. Việc bơm tinh trùng có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là chất lượng của tinh trùng và noãn. Nếu chất lượng của noãn và tinh trùng đều đảm bảo với chu kỳ tự nhiên thì phương pháp này chỉ có 6% thành công. Đây là một con số rất hạn chế. Để tăng tỷ lệ thành công, người ta thường sử dụng thuốc kích thích nang noãn. Với cách này, sẽ có nhiều hơn một nang noãn trong chu kỳ và nâng tỷ lệ thành công lên tới 26%. Bên cạnh đó, bơm tinh trùng mấy lần thì có thai còn phụ thuộc vào độ tuổi của người phụ nữ. Phụ nữ càng lớn tuổi thì tỷ lệ thành công của phương pháp này càng thấp. Một nghiên cứu của vương quốc Anh đã chỉ ra rằng với phụ nữ dưới 35 tuổi thì khả năng thành công là 16%. Tỷ lệ thành công giảm dần khi phụ nữ càng cao tuổi. Với những phụ nữ trên 44 tuổi thì tỷ lệ thành công là 0%. Lúc này, người ta sẽ phải sử dụng một phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Việc bơm tinh trùng mấy lần thì có thai được rất nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, đối với các cặp vợ chồng tìm đến phương pháp này thì ai cũng muốn mình có thể thụ thai thành công ngay từ lần đầu tiên. Tuy nhiên, như chúng tôi đã chia sẻ với các bạn, tỷ lệ thành công của phương pháp là 20 - 26% mà thôi. Do đó, rất khó để trả lời chính xác bơm tinh trùng mấy lần thì có thai. Mỗi người lại có một cơ địa và một tình trạng sức khỏe khác nhau. Do đó, việc bơm tinh trùng mấy lần thì có thai cũng khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến vô sinh của từng cặp vợ chồng là nguyên phát hay thứ phát mà tỷ lệ thụ thai thành công theo phương pháp bơm tinh trùng sẽ khác nhau. Số lượng noãn chín cũng quyết định rất nhiều vào tỷ lệ thành công. Số lượng noãn lý tưởng là 2 - 3 nang noãn. Nếu số nang noãn lớn hơn thì khả năng đa thai rất cao. Một yếu tố nữa đến từ chất lượng tinh trùng của người chồng. Sau khi tiến hành lọc rửa, số lượng tinh trùng khỏe, di động tốt còn lại càng nhiều thì tỷ lệ càng cao. Nếu số lượng tinh trùng khỏe dưới 5 triệu thì tỷ lệ thụ thai sẽ thấp hơn. Ngược lại, nếu lượng tinh trùng đạt tới 20 - 30 triệu thì khả năng thụ thai cũng tăng lên rất nhiều. Nếu tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ thai kể trên đều đạt đến điều kiện lý tưởng thì các bạn có khả năng thụ thai thành công ngay từ lần đầu tiên. Còn nếu lần đầu tiên thụ thai không thành công thì có thể thực hiện lại phương pháp bơm tinh trùng lần 2 và lần 3. Nếu sau 3 lần vẫn không thành công thì các bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện một phương pháp hỗ trợ sinh sản khác. Bài viết trên đã trả lời cho câu hỏi bơm tinh trùng mấy lần thì có thai. Nhìn chung, kết quả này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Các bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ và luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái để đạt được hiệu quả tốt nhất.;;;;;Đối với những cặp vợ chồng đã kết hôn rất lâu mà vẫn chưa có “tin vui”, họ rất buồn, lo lắng và luôn mong ngóng sớm có em bé. Nếu gặp tình trạng này, các cặp vợ chồng thường sẽ tìm hiểu về một số phương pháp hỗ trợ mang thai. Áp dụng phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành đưa tinh trùng đã qua lọc rửa vào trực tiếp buồng tử cung người phụ nữ. Thao tác này được thực hiện bằng một chiếc ống nhỏ. Bơm tinh trùng được biết đến với tên quốc tế là Intra Uterine Insemination, ngoài ra tên viết tắt của nó là IUI. Với phương pháp bơm tinh trùng thì số lượng và chất lượng tinh trùng khỏe mạnh được tiếp xúc với vòi trứng nhiều lên. Nhờ số lượng tinh trùng đến gần vòi trứng tăng do đó tỷ lệ thụ thai thành công cũng tương đối cao. 2. Một số yếu tố quyết định sự thành công của phương pháp hỗ trợ sinh sản này 2.1. Tuổi tác Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ thành công của phương pháp bơm tinh trùng đó là độ tuổi của cặp vợ chồng, nhất là người phụ nữ. Theo nhiều nghiên cứu, các bác sĩ đánh giá khả năng thành công cao khi người phụ nữ còn trẻ. Tỷ lệ này sẽ suy giảm dần nếu độ tuổi của người phụ nữ càng cao. Thực tế đã chỉ ra rằng, những bệnh nhân trên 35 tuổi thường rất khó thụ thai nếu áp dụng phương pháp hỗ trợ sinh sản này. Một nghiên cứu ở Anh đã cho thấy, có khoảng 16% phụ nữ trên 35 tuổi có khả năng thụ thai thành công. Nếu phụ nữ đã quá 40 tuổi, các bác sĩ sẽ khuyên không nên thực hiện phương pháp bơm tinh trùng. Nó sẽ hoạt động kém hiệu quả và gần như không phát huy tác dụng đối với đối tượng này. Cụ thể, khoảng 5% phụ nữ tuổi từ 40 - 42 có khả năng thành công. Con số này chỉ còn 1% đối với những người từ 43 - 44 tuổi và phụ nữ từ 44 tuổi trở lên thì gần như không có khả năng thành công. Ngoài ra, phụ nữ trên 35 tuổi và đã không thành công với phương pháp IUI quá 3 lần cũng không được khuyến khích tiếp tục áp dụng nó nữa. Trước khi thực hiện bơm tinh trùng, các cặp vợ chồng nên tìm hiểu thật kỹ yếu tố này. Đây là yếu tố quyết định ít nhiều đến khả năng thụ thai. 2.2. Tình hình sức khỏe Trước khi quyết định tiến hành bơm tinh trùng, bác sĩ sẽ phải khám lâm sàng để kiểm tra tình hình sức khỏe của cặp vợ chồng. Khoảng 10 - 20 triệu tinh trùng di động là tỷ lệ thụ thai tương đối cao. Ngoài ra, số lượng nang noãn thu được cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của phương pháp bơm tinh trùng. Thông thường, để đạt hiệu quả cao, số lượng nang thu được có thể dao động từ 3 - 5 nang. Với biện pháp IUI, sau khi thực hiện khoảng từ 14 ngày là chúng ta đã có thể kiểm tra kết quả. Cụ thể là, nếu như kết quả xét nghiệm máu beta h CG của bạn lớn hơn 5 có nghĩa là bạn có nhiều khả năng đã thụ thai sau khi bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Để thực sự chắc chắn về kết quả, sau khoảng 3 tuần, người phụ nữ hãy đi siêu âm. Sau khi tiến hành siêu âm, nếu như xuất hiện túi thai thì gần như chắc chắn rằng bạn đã mang thai. Bạn cũng nên theo dõi cẩn thận, thực hiện siêu âm, kết quả chính xác nhất là khi đã nhìn thấy thai trong khi siêu âm. Như vậy, câu hỏi bơm tinh trùng bao lâu có kết quả đã tìm được lời giải đáp. Sau khoảng 3 tuần thực hiện, chúng ta có thể xác định được phương pháp IUI có thành công với mình hay không. Ngoài ra, phụ nữ hiếm muộn nói chung và sử dụng phương pháp IUI để mang thai cần lưu ý một vài điều. Đó là trong suốt thai kỳ bạn nên giữ gìn thai thật cẩn thận, nếu có bất kỳ dấu hiệu lạ cần được thăm khám kịp thời. 4. Có thể nói, biện pháp hỗ trợ sinh sản bơm tinh trùng ra đời và giúp đỡ được rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn. Trước khi tiến hành, chúng ta nên tìm hiểu phương pháp này có phù hợp với mình không và bơm tinh trùng bao lâu có kết quả nhé!;;;;;Bơm tinh trùng còn được biết đến với một tên gọi khác là Intrauterine Insemination (hay còn được gọi là IUI). Đây là một phương pháp hỗ trợ sinh sản rất phổ biến hiện nay. Những gia đình bị vô sinh và hiếm muộn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp này để sinh con. Bơm tinh trùng được thực hiện bằng cách lấy tinh trùng của người chồng để bơm vào trong buồng tử cung của người vợ. Trước khi bơm, tinh trùng sẽ được lọc rửa ở trong phòng xét nghiệm. Thông qua quá trình này có thể chọn ra được những con tinh trùng chất lượng và hoạt động tốt nhất. Để thực hiện phương pháp bơm tinh trùng, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ Catheter chuyên dụng. Với thiết kế đầu tù và khá mềm nên hoàn toàn không ảnh hưởng đến buồng tử cung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cũng sẽ cần lưu ý đối với những người kinh nghiệm và tay nghề còn chưa chắc sẽ gây tổn thương và ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ. 2. Những đối tượng có thể sử dụng phương pháp bơm tinh trùng Bơm tinh trùng được biết là một phương pháp có thể chữa vô sinh và hiếm muộn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể sử dụng được với một số trường hợp nhất định như sau: 2.1. Đối với nam giới Có hiện tượng rối loạn khi xuất tinh: Tình trạng đóng thấp ở lỗ tiểu, rối loạn cương hoặc bị xuất tinh ngược dòng. Số lượng tinh trùng không đủ đáp ứng, kém hoạt động, có nhiều tinh trùng bị dị dạng,… Hoặc có trường hợp phối hợp tất cả những yếu tố trên ở mức độ còn khá nhẹ có thể thành công đối với phương pháp IUI. Tình trạng kháng thể kháng tinh trùng diễn ra chủ yếu ở nam giới. Hoặc cũng có một số trường hợp xảy ra kháng thể kháng tinh trùng ở nữ giới. 2.2. Đối với nữ giới Chu kỳ rụng trứng diễn ra không đồng đều hoặc số lượng trứng rụng bị giảm ít đi. Bị lạc nội mạc tử cung ở trong khoảng mức độ từ nhẹ cho đến trung bình. Bị dị ứng tinh dịch. Mặc dù tình trạng này rất hiếm gặp nhưng không phải là không có. Thông qua phương pháp bơm tinh trùng có thể loại bỏ được những chất gây dị ứng có ở trong tinh dịch. Nguyên căn và nguyên nhân vô sinh chưa rõ ràng ở cả 2 vợ chồng sẽ được khuyến khích sử dụng IUI đầu tiên. Do các yếu tố ở cổ tử cung. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. 3. Điều kiện có thể bơm tinh trùng Trước khi tìm hiểu về quy trình bơm tinh trùng, việc biết được phương pháp này hợp với ai rất quan trọng. Mặc dù có những trường hợp có thể bơm tinh trùng, tuy nhiên cũng cần có những điều kiện nhất định cần phải đáp ứng để có thể thực hiện: Người vợ cần có ít nhất một trong 2 ống dẫn trứng vẫn thông và có thể dẫn tinh trùng vào. Buồng trứng vẫn còn hoạt động tốt và không có vấn đề gì. Tinh trùng của người chồng có vấn đề bất thường chỉ ở mức độ nhẹ đến trung bình (Kết quả chẩn đoán mức độ nặng nhẹ sẽ được dựa trên biểu đồ tinh dịch). Khi thực hiện phương pháp bơm tinh trùng, nếu người vợ đang ở độ tuổi dưới 30, hai ống dẫn trứng còn thông, chất lượng tinh trùng của người chồng tốt và đảm bảo thì tỷ lệ thành công sẽ rất cao. Tỷ lệ này sẽ rơi vào khoảng từ 15% đến 26%. 4. Khi nào thì bắt đầu thực hiện quy trình bơm tinh trùng Sẽ có một thời điểm thích hợp nhất để phương pháp bơm tinh trùng có thể đạt đến tỷ lệ thành công ưng ý nhất. Khoảng thời gian từ 32 đến 38 tiếng đồng hồ kể từ sau khi tiêm thuốc kích thích trứng rụng h CG. Tinh trùng của người chồng thường sẽ được lấy và đem đi tiến hành lọc rửa. Khoảng thời gian tối đa là 60 phút. Nên thực hiện lấy tinh trùng tại bệnh viện để đảm bảo chất lượng của tinh trùng. Những con tinh trùng chất lượng, có tính di động tốt nhất sẽ được chọn lựa và cô đặc rồi đem bơm vào trong buồng tử cung của người vợ bằng dụng cụ chuyên dụng Catheter. Có thể loại bỏ được một số những chất có hại hoặc gây dị ứng có ở trong tinh dịch của người chồng. Loại trừ được những con tinh trùng chết và những vi sinh vật gây hại tồn tại ở trong tinh trùng. Tinh trùng sau khi được cô đặc sẽ còn lại khoảng từ 0.2 ml đến 0.3 ml. Đây là mức thể tích vừa đủ và đảm bảo có thể đưa được hết tinh trùng vào trong buồng tử cung. Nếu nhiều hơn 0.3ml thì tinh trùng sẽ bị chảy ngược ra bên ngoài. Còn nếu ít hơn 0.2ml thì tỷ lệ thành công sẽ không được đảm bảo. Trước khi thực hiện thủ thuật bơm tinh trùng thì cả hai vợ chồng cần phải tiến hành các xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe tổng quát. Thông qua việc kiểm tra có thể tìm ra được những căn bệnh viêm nhiễm và sẽ tiến hành điều trị trước khi bơm tinh trùng. Kế đến, bác sĩ sẽ bơm thuốc kích thích buồng trứng. Thuốc này được chỉ định mỗi ngày một liều và tiêm vào khoảng thời gian nhất định, tốt nhất là từ 17h đến 19h. Khi buồng trứng đạt đến một kích thước nhất định thì sẽ tiêm h CG kích trứng rụng. Sau khoảng 48 tiếng thì sẽ đến bệnh viện để tiến hành bơm tinh trùng. Tinh trùng được lấy từ người chồng sẽ đem đi lọc rửa. Sau khi tiến hành lọc rửa sẽ bơm tinh trùng vào trong buồng tử cung của người vợ bằng Catheter chuyên dụng. Nên nằm nghỉ tại giường từ 30 đến 45 phút sau khi bơm tinh trùng. Đủ thời gian để tinh trùng có thể bơi đến gặp trứng.
question_28
Chăm sóc răng miệng và dinh dưỡng như thế nào trong quá trình niềng răng?
doc_28
Ngày nay, thủ thuật niềng răng đang trở nên ngày càng phổ biến, mang lại hàm răng xinh đẹp, nụ cười tự tin cho người được điều trị. Niềng răng hay chỉnh nha (theo cách gọi trong y khoa) là thủ thuật cố định, giúp điều chỉnh lại các răng mọc lệch lạc, hô, móm, răng thưa,... để hàm răng của bạn trở nên đều thẳng tắp và mang lại nụ cười xinh đẹp hơn. Bác sĩ nha khoa sẽ thay đổi vị trí răng của bạn bằng các khí cụ nha khoa chuyên dụng và sắp xếp chúng đến vị trí mong muốn. Những áp lực tác động răng sẽ khiến chân răng phải di chuyển, đồng thời phần khoảng trống sẽ được lấp lại bởi xương mới, tránh để răng quay về vị trí cũ. Trong một số trường hợp, bạn có thể buộc phải nhổ một số chiếc răng trước khi thực hiện quá trình chỉnh nha, để chừa khoảng trống cho răng di chuyển. Từ đó giúp bạn loại bỏ hiện tượng răng mọc lộn xộn, mất cân đối, khấp khểnh, bị hô hoặc móm,… Quá trình niềng răng dài hay ngắn phụ thuộc vào hàm răng và độ tuổi của mỗi người. Nếu bạn chưa đến tuổi trưởng thành và răng không bị lệch lạc quá nhiều, bạn có thể chỉ cần mất từ 1 - 2 năm cho một nụ cười đẹp. Bạn sẽ phải trải qua các bước như sau: Thăm khám tổng quát: bạn sẽ được đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng, xương hàm và làm vệ sinh răng miệng, điều trị tủy răng. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ lựa chọn phác đồ, vị trí đặt mắc cài và tư vấn các loại mắc cài hiệu quả, phù hợp nhất đối với bạn. Tách kẽ răng: các khoảng trống được tạo ra sau khi tách kẽ giúp răng có thể di chuyển theo mong muốn. Trong giai đoạn này, bạn có thể sẽ phải nhổ răng để có thể sở hữu hàm răng như ý muốn. Gắn mắc cài: bác sĩ sẽ sử dụng loại mắc cài bạn đã chọn gắn lên răng và dùng một số dụng cụ hỗ trợ khác để định hình hàm răng. Bạn sẽ phải đi tái khám định kỳ để theo dõi tiến độ và được điều chỉnh trong suốt quá trình chỉnh nha. Tháo dụng cụ: Sau khi có được hàm răng như ý, bác sĩ sẽ tháo mắc cài và theo dõi thêm cho bạn, với khoảng thời gian tùy theo mỗi trường hợp. 2. Các loại niềng răng thường được dùng phổ biến hiện nay Loại sử dụng mắc cài Kim loại: thép không gỉ thường sẽ được sử dụng để làm nên mắc cài kim loại. Tùy theo nhu cầu cá nhân, vật liệu có thể thay thế bằng vàng hoặc bạc. Mặc dù có chi phí rẻ và tính hiệu quả cao, thế nhưng mắc cài kim loại mang lại nhiều cảm giác khó chịu cho người sử dụng, cần phải được vệ sinh kĩ để loại bỏ thức ăn thừa bị vướng phải. Sứ: mắc cài sứ có tính thẩm mỹ cao hơn do có màu sắc đặc thù, nhưng thời gian niềng răng có thể bị kéo dài hơn. Đồng thời, chất liệu sứ cũng có chi phí cao, dễ bị vỡ hoặc hư hỏng nếu không được sử dụng cẩn thận. Loại tự khóa: dây thun cố định trong các loại mắc cài thông thường sẽ được thay thế bằng loại mắc cài có nắp tự động hoặc cách kim loại để cố định dây cun, giúp bạn đỡ phải chịu đau đớn nhưng vẫn tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, loại mắc cài này có thể gây vướng víu cho người đeo và có giá thành cao hơn các loại khác. Niềng răng mặt trong: Thực hiện bằng cách gắn mắc cài vào bề mặt trong của răng. Nhờ vậy, người niềng sẽ không cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Loại không sử dụng mắc cài Khay nhựa (niềng răng trong suốt Invisalign): không cần sử dụng những dụng cụ phức tạp, bác sĩ sẽ chỉ sử dụng loại khay nhựa trong suốt để điều chỉnh răng. Bạn cũng có thể tháo nó ra để vệ sinh, đồng thời vệ sinh răng miệng và tránh ảnh hưởng đến việc ăn uống, cũng như trong giao tiếp. Sau khi mang niềng, bạn sẽ cảm nhận được ngay sự khó chịu và bất tiện của bộ niềng, nhất là sau mỗi lần điều chỉnh và siết dây cung (một số trường hợp cần phải nhổ răng). Tuy nhiên, bạn vẫn cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình mang niềng răng. Một số gợi ý về những món ăn dinh dưỡng, giúp bạn đỡ cảm thấy khó chịu trong khi thưởng thức như sau: Súp, cháo: bạn có thể kết hợp nhiều loại thực phẩm trong món súp hoặc cháo của mình, giúp làm tăng giá trị dinh dưỡng cũng như hương vị cho món ăn, đồng thời cho cảm giác ngon miệng hơn. Các món hầm, luộc mềm: việc sử dụng kết hợp các món hầm, luộc trong bữa ăn vừa giúp bữa ăn thêm phong phú nhưng vẫn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi ăn. Các loại sữa và sản phẩm liên quan: bạn có thể sử dụng sữa tươi, sữa chua kết hợp cùng các loại trái cây, ngũ cốc giúp tăng thêm khẩu vị của mình. Sinh tố, trái cây mềm: bạn nên ăn những trái cây không quá cứng, gây nên cảm giác đau và khó chịu như ổi, cóc, táo,… và thay thế bằng các loại trái cây mềm như bưởi, quýt, dâu tây,… Với món sinh tố trái cây, bạn chỉ cần mix các thành phần, xay nhuyễn và thưởng thức mà không cần phải lo lắng gì. Những loại thức ăn không nên sử dụng trong quá trình điều trị: Các món ăn vặt: snack, que cay, xiên nướng, bánh tráng,… đều là những món ăn có tính chất giòn, dai, có thể để lại nhiều vụn thức ăn trong khoang miệng của bạn. Thức ăn nhanh: gà rán, khoai tây chiên, bánh kẹp thịt,… vừa chứa nhiều dầu mỡ, không tốt cho tiêu hóa, vừa có thể khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu, làm mất khẩu vị khi ăn uống. Thức ăn cứng: những món ăn, thực phẩm quá cứng (táo, ổi, thịt nướng/quay,…) khiến bạn phải cắn, nhai mạnh, có thể ảnh hưởng đến bộ niềng và phần chân răng của bạn. Nếu bạn quá thèm dùng món, hãy cắt nhỏ thực phẩm sao cho vừa miệng rồi thưởng thức chúng.
doc_28536;;;;;doc_1696;;;;;doc_17101;;;;;doc_42052;;;;;doc_61730
Ở thời điểm niềng răng, răng nướu của mọi người thường rất nhạy cảm nên cần được chăm sóc đặc biệt. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn chăm sóc răng miệng khi niềng răng đúng cách, tăng hiệu quả chỉnh nha. Răng miệng là cơ quan đảm nhiệm chức năng chính là ăn nhai, phát âm và tạo nên khuôn mặt thẩm mỹ cho con người. Niềng răng là giai đoạn rất nhạy cảm đối với răng miệng, dễ bị các tác nhân có hại tấn công. Bởi vậy, các bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo mọi người cần chăm sóc răng miệng đúng cách để bảo vệ sức khỏe hàm răng cũng như bảo đảm hiệu quả chỉnh nha theo đúng phác đồ điều trị. Cụ thể: – Vệ sinh răng miệng giúp loại bỏ các vụn thức ăn thừa hình thành mảng bám ở khu vực kẽ răng, dưới nướu, dưới mắc cài… – Ngăn ngừa mảng bám hình thành cao răng, tạo điều kiện và môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh. – Bảo vệ sức khỏe và độ chắc chắn của hàm răng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng… – Hạn chế ngả màu, ổ vàng gây mất thẩm mỹ trong và sau khi niềng răng. – Góp phần nâng cao hiệu quả chỉnh nha, giúp răng được điều chỉnh về đúng vị trí, rút ngắn thời gian và tăng tuổi thọ cho răng. – Giảm nguy cơ mắc một các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ thần kinh… – Tạo tinh thần thoải mái cho mọi người trong quá trình gắn mắc cài. Bất kỳ ai cũng cần trang bị cho bản thân những kiến thức vệ sinh và chăm sóc răng miệng trong quá trình niềng để nâng cao sức khỏe. thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bản thân. Niềng răng là giai đoạn rất nhạy cảm đối với răng miệng, dễ bị các tác nhân có hại tấn công nên cần được chăm sóc đúng cách 2. Lưu ý nguyên tắc chăm sóc răng miệng khi niềng răng 2.1. Vệ sinh răng miệng – Chọn bàn chải đánh răng có lông mềm, mảnh, đầu bàn chải thuôn để dễ dàng len sâu vào các vị trí bên trong khi đánh răng. – Chọn kem đánh răng chứa lượng flour phù hợp, ít gây ê buốt răng và có độ mài mòn vừa phải. – Chải răng thật kỹ và ít nhất là 2-3 lần mỗi ngày sau khi thức dậy, sau các bữa ăn chính và trước khi đi ngủ. – Chải răng theo chiều dọc, chiều xoay tròn đều khắp các bề mặt răng từ trong ra ngoài. – Chải sạch cả phần cao, thấp và bên cạnh của mắc cài để làm sạch thức ăn bám trên đó. – Làm sạch mặt lưỡi bằng mặt lưng của bàn chải chuyên dụng hoặc các dụng cụ vệ sinh lưỡi riêng biệt để loại bỏ phần lớn vi khuẩn răng miệng trú ngụ ở khu vực này. – Sử dụng nước súc miệng chuyên biệt hoặc nước muối sinh lý 0,9% để súc sạch khoang miệng sau khi chải răng. – Sau khi đánh răng xong, bạn nên vệ sinh kỹ lưỡng các dụng cụ chải răng và để chúng ở những nơi sạch sẽ, khô ráo. – Lưu ý, thay mới bàn chải sau khoảng 3-4 tháng sử dụng hoặc ngay khi bạn phát hiện thấy chúng có các dấu hiệu bị xù lông, gây trầy xước, chảy máu nướu trong quá trình đánh răng. Chăm sóc răng miệng khi niềng răng đúng cách bằng việc chải răng đều đặn 2-3 lần/ngày 2.2. Chăm sóc răng miệng Song song với việc vệ sinh răng miệng đúng cách và khoa học, một chế độ sinh hoạt lành mạnh sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe hàm răng tốt hơn và đảm bảo cho quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ nhất. Bạn cần lưu ý: – Ăn những thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa trong thời gian đầu sau khi mới gắn mắc cài. – Tránh những thực phẩm quá dai, cứng hoặc có kích thước quá lớn để tránh làm bong tróc mắc cài hoặc sứt mẻ khay niềng. – Tăng cường ăn các thực phẩm tươi xanh, lành mạnh, giàu các loại vitamin tốt cho răng lợi như A, D, C… – Hạn chế thực phẩm nhiều đường, chất tạo ngọt nhân tạo, dầu mỡ hoặc có tính axit quá cao. – Uống nhiều nước để đảm bảo cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, giảm thiểu vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh. – Không hút thuốc lá, uống rượu, uống bia, sử dụng đồ uống có gas để tránh làm ố vàng và hỏng men răng. – Massage nướu nhẹ nhàng để kích thích máu lưu thông, tuần hoàn tốt hơn giúp làm giảm tình trạng sưng đau, viêm nướu. 2.3. Thăm khám nha khoa Trong quá trình niềng răng, bạn cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để siết dây cung và điều chỉnh khí cụ niềng. Trong các buổi hẹn, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lấy toàn bộ cao răng và mảng bám gây sâu răng, hôi miệng. Ngoài ra, nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường như đau nhức, tụt nướu, chảy máu chân răng, ê buốt răng… bạn cần tái khám ngay để được các bác sĩ xử trí kịp thời, hạn chế tối đa ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha. Tái khám định kỳ trong quá trình niềng và lấy cao răng thường xuyên để tăng hiệu quả chỉnh nha Để răng miệng luôn khỏe mạnh, việc chăm sóc răng miệng trong khi niềng răng đúng cách là điều quan trọng được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện. Bất kỳ ai cũng cần xây dựng một kế hoạch vệ sinh, chăm sóc răng miệng khoa học để bảo vệ sức khỏe răng và giúp quá trình chỉnh nha diễn ra suôn sẻ, rút ngắn thời gian phải đeo mắc cài.;;;;;Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Đây là phương pháp giúp khắc phục tình trạng răng không đều, răng khấp khểnh, hô, móm,… của người bệnh trở nên hoàn hảo hơn. Để kết quả niềng răng đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần có chế độ chăm sóc răng khi niềng phù hợp. Việc chăm sóc răng trong quá trình niềng răng là công đoạn rất quan trọng ảnh hưởng nhiều đến kết quả sau khi niềng răng. Dù niềng răng hay không niềng răng thì việc chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ răng miệng cũng là việc nên làm để bảo vệ sức khỏe khoang miệng một cách tốt nhất. Đặc biệt, khi niềng răng, việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng cần phải kỹ lưỡng và cẩn thận hơn so với bình thường bởi trong quá trình niềng, các vụn thức ăn dễ dàng bị mắc lại hơn, mảng bám hình thành dễ hơn khiến cho các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,.. xảy ra. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng và mỗi loại hình niềng răng sẽ có các cách chăm sóc khác nhau. Tuy nhiên, các cách vệ sinh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ,… vẫn cần phải đảm bảo. Vệ sinh răng miệng tuy là việc làm khá đơn giản, tuy nhiên, đây là cách bảo vệ răng khỏi các vi khuẩn gây hại hiệu quả. Đảm bảo vệ sinh cho răng miệng giúp người bệnh ngăn ngừa tình trạng viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng,… 2.1. Lưu ý khi chọn bàn chải, kem đánh răng Khi niềng răng, người bệnh cần chú ý nên chọn các loại bàn chải có lông mềm, kích thước vừa với miệng, không nên to quá do có thể làm tổn thương vùng nướu hay nhỏ quá, không đủ diện tích để vệ sinh toàn bộ bề mặt răng. Đầu bàn chải được chọn phải có độ thuôn nhất định để có thể len lỏi vào sâu bên trong, đi qua các kẽ răng để loại bỏ vụn thức ăn còn mắc lại. Kem đánh răng dành cho răng đang niềng cần có độ mài mòn không cao, ít ê buốt cho răng. Đặc biệt, kem đánh răng nên có lượng fluor cao để răng được bảo vệ tốt hơn khỏi vi khuẩn gây hại. 2.2. Chăm sóc răng khi niềng bằng việc chải răng đúng cách Chải răng đúng cách không chỉ bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn gây hại mà còn giúp cho răng chắc khỏe hơn. Về tần suất chải răng, người bệnh cần đảm bảo tối thiểu 2 lần 1 ngày, mỗi buổi sáng thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra, sau bữa ăn, người bệnh cũng có thể đánh răng lại để đảm bảo răng miệng hoàn toàn sạch sẽ và không còn mảng bám, vụn thức phẩm sót lại. Chải răng khi niềng người bệnh cần lưu ý phải chải cả mắc cài, không được bỏ sót bất kỳ ngóc ngách nào trong răng. Hãy xoay tròn bàn chải trên các bề mặt răng: mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai để đảm bảo toàn bộ bề mặt được vệ sinh sạch sẽ. Riêng về phần mắc cài, người bệnh cần chải cả phần cao, thấp và bên để lấy sạch thức ăn và đừng bỏ quên lưỡi nữa nhé! 2.3. Chăm sóc răng khi niềng bằng cách làm sạch kẽ răng Bàn chải thông thường tuy có tác dụng làm sạch bề mặt răng, tuy nhiên, đối với những vị trí khó vệ sinh hoặc những vụn thức ăn khó lấy ra bằng bàn chải thường thì bàn chải kẽ chính là vị cứu tinh. Hãy dùng bàn chải kẽ đưa lên xuống, cọ vào các mặt bên của mắc cài để có thể làm sạch hoàn toàn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch các kẽ răng sau khi ăn hiệu quả hơn. 2.4. Nước súc miệng là phương pháp làm sạch không tồi Súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng là bước không nên bỏ qua trong quá trình vệ sinh răng miệng khi niềng. Đây là bước quan trọng các bác sĩ nha khoa khuyến khích do nước súc miệng có thể cung cấp fluoride thêm cho răng để bảo vệ, giảm sự ê buốt răng và giúp răng chắc khỏe hơn trong suốt quá trình chỉnh nha. Người bệnh sẽ sử dụng nước súc miệng sau khi chải răng. Nếu chưa quen với nước súc miệng, hãy hòa loãng chúng với một ít nước và súc miệng trong khoảng 30s nhé. 3. Chăm sóc răng niềng không thể bỏ qua chế độ ăn uống Chế độ ăn trong quá trình niềng cũng cần được lưu ý để tránh xảy ra những hệ quả đáng tiếc. Ngoài ra, việc ăn uống cũng có ảnh hưởng đến sức khỏe của răng vì khi niềng, răng yếu và dễ mắc các bệnh lý hơn bình thường. Trong quá trình niềng, do răng phải dịch chuyển nên yếu hơn so với thông thường. Chính vì vậy, việc lựa chọn đồ ăn thế nào để phù hợp, tránh gãy răng, mất răng hay xảy ra các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi là rất quan trọng. Nguyên tắc cần lưu ý trong chế độ ăn uống khi niềng răng: – Không nên chọn những đồ ăn quá cứng, dai và dẻo dễ dính vào răng như kẹo cứng, kẹo caramel, các loại hạt khô,… Đây là các loại thực phẩm có thể khiến mắc cài bị rụng ra hoặc đi sâu vào các kẽ răng, cung hàm khó vệ sinh khiến cho mảng bám hình thành và vi khuẩn có thể tấn công răng bất cứ lúc nào. – Những đồ ăn như bánh kẹo, nước có ga chứa nhiều đường có nguy cơ gây sâu răng cao. Sau khi ăn các loại đồ ngọt, người bệnh cần vệ sinh răng thật sạch sẽ để ngăn ngừa tình trạng sâu răng có thể xảy ra. Trên đây là những lưu ý trong việc chăm sóc răng niềng sao cho hiệu quả và đảm bảo răng luôn chắc khỏe. Niềng răng là quá trình đòi hỏi rất nhiều thời gian cũng như sự chăm sóc kỹ lưỡng của người bệnh để có một kết quả mỹ mãn, đúng như kỳ vọng. Do vậy, người bệnh hãy cố gắng chăm sóc kỹ càng, cẩn thận để răng luôn được khỏe mạnh và đẹp hoàn hảo trong và sau khi niềng răng nhé;;;;;Niềng răng là một phương pháp chỉnh nha phổ biến giúp khắc phục tình trạng hàm răng nhấp nhô, không đều,.. như ý muốn. Để kết quả niềng răng đạt kết quả tốt, người bệnh cần chú ý chăm sóc răng sau khi niềng răng thật kỹ sau niềng và có chế độ ăn uống phù hợp. Ngoài ra, việc chăm sóc răng miệng còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm như sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,… Chăm sóc răng sau khi niềng giúp bảo vệ răng khỏi các vi khuẩn gây bệnh có hại trong suốt quá trình niềng. Khi niềng răng, các vụn thực phẩm rất dễ mắc lại ở các kẽ răng, bên dưới dây cung và xung quanh các chun tại chỗ và trở thành các mảng bám gây ra bệnh sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi,… nếu răng miệng không được vệ sinh cẩn thận. Nhiều người bệnh nghĩ rằng chỉ cần chải răng và sử dụng chỉ nha khoa là đủ sạch sẽ. Tuy nhiên, chăm sóc sau khi niềng cần chú ý nhiều hơn vậy vì đây là giai đoạn răng nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương nếu ta không thực hiện các phương pháp chăm sóc kỹ càng và cẩn thận. 2. Các phương pháp chăm sóc răng sau khi niềng răng hiệu quả 2.1. Chọn bàn chải và kem đánh răng đúng chuẩn Nhiều người vẫn nghĩ rằng sử dụng bàn chải cứng thì có thể chải sạch được vụn thực phẩm mắc trong kẽ răng cũng như mảng bám hình thành ở bề mặt răng. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm và cực kỳ có hại cho sức khỏe của răng. Bởi lẽ, sử dụng những loại bàn chải có đầu lông cứng trong thời gian dài sẽ khiến men răng bị mòn và tổn thương nướu. Vậy nên, người niềng răng nên lựa chọn các loại bàn chải có sợi lông mềm và kích thước vừa với miệng để các sợi lông có thể len lỏi vào mọi vị trí, kể cả kẽ răng hay các răng tận sâu bên trong. Ngoài việc lựa chọn bàn chải sao cho chuẩn thì kem đánh răng cũng là điều mà người bệnh cần lưu ý. Hãy lựa chọn các loại kem đánh răng lành tính ít ê buốt và độ mài mòn không cao để sử dụng. Ngoài ra, các loại kem đánh răng có chứa fluor sẽ giúp răng có một lớp bảo vệ vững chắc, ngăn ngừa các bệnh răng miệng tốt. 2.2. Chải răng đúng quy chuẩn của Bộ Y Tế khuyến cáo Khi chải răng. hãy chải dọc hoặc xoay tròn toàn bộ bề mặt răng gồm mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai. Ở các vị trí mắc cài, người niềng răng cũng cần vệ sinh cả phần cao, thấp và bên để có thể lấy sạch thức ăn thừa mắc lại. Ngoài ra, đừng quên làm sạch lưỡi bằng bàn chải hoặc các dụng cụ làm sạch chuyên dụng cho lưỡi. Rất nhiều người bỏ sót việc vệ sinh lưỡi mà không biết rằng khoảng 70% vi khuẩn tập trung ở lưỡi có thể gây ra tình trạng hôi miệng và các bệnh lý răng miệng khác. 2.3. Dùng bàn chải kẽ, chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng Bàn chải kẽ là dụng cụ vệ sinh răng miệng không thể thiếu khi niềng răng. Khi niềng răng xong, các bác sĩ Nha khoa sẽ chỉ định sử dụng bàn chải kẽ (bàn chải chỉnh nha) để có thể làm sạch hoàn toàn vùng kẽ răng. Cách sử dụng rất đơn giản với thao tác đưa lên xuống và cọ vào các mặt bên mắc cài để làm sạch hoàn toàn mọi ngóc ngách xung quanh vùng niềng. Tuy nhiên, có những vị trí bàn chải không thể tới được, người bệnh có thể sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch. Hãy sử dụng các dụng cụ làm sạch này sau khi ăn để có thể bảo vệ răng miệng khỏi các bệnh như sâu kẽ răng. 2.4. Chăm sóc răng sau khi niềng răng bằng nước súc miệng Nước súc miệng có chứa fluor cũng giúp cho răng sạch sẽ và được bảo vệ tốt hơn sau khi chải răng. Hãy ngậm 5-10ml dung dịch nước súc miệng trong vòng 30 giây và nhả thuốc. Phần nước súc miệng bám lại hãy giữ khoảng 30 phút để răng có thể hấp thụ fluor tối đa. Người bệnh nên súc miệng trước khi đi ngủ để fluor có thể phát huy tác dục suốt đêm. 2.5. Chăm sóc răng sau khi niềng răng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống Răng của người bệnh sẽ yếu hơn rất nhiều trong suốt quá trình niềng răng vì chúng phải dịch chuyển để về đúng vị trí. Chính vì vậy, nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng, điển hình là sâu răng rất cao. Do vậy, người niềng răng cần lựa chọn kỹ lưỡng đồ ăn phù hợp với tình trạng răng của mình để tránh trường hợp thức ăn mắc vào mắc cài làm hỏng cả cài và dây cung. Một số lưu ý khi lựa chọn thức ăn dành cho người niềng răng Hạn chế các loại thức ăn có chứa nhiều đường và tinh bột như bánh kẹo, nước uống có ga,… để hạn chế được vấn đề sâu răng. Sau khi ăn đồ ngọt hoặc uống nước có ga, người niềng răng cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ để bảo đảm khuôn miệng không còn vụn thức ăn hay axit có hại từ đường sót lại. Những đồ ăn cứng và dai như khoai tây chiên, kẹo cứng, kẹo caramen, các loại hạt khô,… cũng là loại thực phẩm nên tránh xa trong quá trình niềng răng. Nguyên do rất đơn giản, chúng sẽ khiến cho các mắc cài bị bong sút và chui vào các kẽ gờ cả mắc cài, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nên ăn thức ăn theo đúng bữa khoa học như các chuyên gia Nha khoa hàng đầu khuyến cáo. Bỏ ngay thói quen ăn đồ nhiều đường trước khi đi ngủ mà không chải lại răng để ngăn ngừa tối đa tình trạng sâu răng nhé! Trên đây là những phương pháp chăm sóc răng sau khi niềng răng đơn giản và cực kỳ hữu ích dành cho bạn. Hãy cố gắng thực hiện kỹ lưỡng và đều đặn các phương pháp này cả trong và sau khi niềng răng để răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh và trắng sáng.;;;;;Niềng răng không chỉ là một quy trình nha khoa đơn thuần. Đó còn là hành trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và chăm sóc đặc biệt. Trước và sau quá trình niềng răng, việc tuân thủ các lưu ý là rất quan trọng để đảm bảo kết quả tốt. Sau đây, hãy cùng điểm qua những lưu ý trước và sau niềng răng cần thực hiện. 1. Mục đích của thực hiện niềng răng Mục đích của việc niềng răng không chỉ dừng lại ở việc cải thiện vẻ ngoài mà còn liên quan mật thiết đến sức khỏe và chức năng của răng miệng. Dưới đây là một số mục đích chính khi thực hiện quá trình niềng răng: – Cải thiện tính thẩm mỹ răng miệng cũng như toàn gương mặt. – Cải thiện chức năng ăn nhai. – Cải thiện tình trạng sức khỏe của toàn khoang miệng. – Khắc phục tâm lý tự ti do khuyết điểm tăng miệng. 2. Những nguy cơ khi thực hiện niềng răng không phù hợp Mặc dù niềng răng mang lại nhiều lợi ích như cải thiện vẻ ngoài và sức khỏe răng miệng, nhưng có những nguy cơ tiềm ẩn. Điều này xảy ra khi quá trình niềng răng không được thực hiện đúng cách hoặc không phù hợp. Dưới đây là một số nguy cơ khi thực hiện niềng răng không phù hợp: – Răng không ổn định: Nếu quá trình niềng răng không được duy trì đủ thời gian hoặc không tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ, răng có thể trở lại vị trí ban đầu. – Tổn thương cho răng và mô mềm xung quanh: Niềng răng không được điều chỉnh đúng cách có thể gây áp lực lên răng và xương hàm. Điều này dẫn đến tổn thương cho răng hoặc mô mềm xung quanh. – Tình trạng nhiễm trùng và viêm nướu: Răng niềng có thể khó vệ sinh hơn. Việc này sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng và viêm nướu nếu không được chăm sóc đúng cách. – Đau răng, khó chịu: Trong một số trường hợp, quá trình niềng răng có thể gây ra đau và không thoải mái. – Tác động đến cấu trúc xương hàm: Niềng răng không phù hợp có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm. Từ đó, nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng sẽ xảy ra. 3. Cách để niềng răng đạt hiệu quả như mong muốn 3.1 Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ điều trị Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng cần được lưu ý cả trước, trong và sau quá trình niềng Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ là chìa khóa quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình niềng răng và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Cụ thể: – Tuân thủ lịch trình kiểm tra định kỳ: Điều này giúp răng di chuyển đúng hướng và đạt được kết quả mong muốn. – Chăm sóc vệ sinh răng miệng: Tuân thủ việc đánh răng hàng ngày. Bên cạnh đó, chúng ta sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và dưới niềng. – Bên cạnh đó, tùy trường hợp, bác sĩ có thể có một số chỉ định đặc biệt riêng. 3.2 Thực hiện lưu ý trước và sau niềng răng Để đảm bảo hiệu quả niềng, chúng ta cần thực hiện theo một vài những lưu ý trước và sau niềng răng: Trước khi bắt đầu quá trình niềng răng, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần xem xét và chuẩn bị để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ và hiệu quả: -Thăm khám nha khoa: Thăm bác sĩ nhằm để kiểm tra sức khỏe răng miệng và xác định tình trạng răng cụ thể của bạn. – Tư vấn và lựa chọn phương pháp: Thảo luận với bác sĩ về các phương pháp điều trị. Từ đó, chúng ta có thể tuỳ chọn niềng răng phù hợp và kế hoạch điều trị cụ thể. – Hiểu về quá trình niềng răng: Tìm hiểu về quá trình niềng răng giúp bạn nắm rõ hơn về những thay đổi sẽ xảy ra khi niềng. – Ước lượng chi phí: Xác định chi phí điều trị và lựa chọn kế hoạch tài chính. Điều này cũng góp phần giúp ta chọn ra phương pháp phù hợp để điều trị. – Tránh thói quen có hại: Hạn chế việc nhai đá, cắn bút, … Đây là những hành động có thể gây tổn thương cho răng. – Chuẩn bị tâm lý: Bạn cần hiểu rằng có thể có một thời gian thích nghi khi mới niềng răng. Khi đó, ta cần sẵn sàng về các thay đổi trong lời nói và ăn uống. Sau khi niềng răng, việc đeo hàm duy trì sẽ giúp tránh tình trạng răng chạy về chỗ cũ Sau quá trình niềng răng, việc chăm sóc và tuân thủ lịch trình điều trị là rất quan trọng để đảm bảo răng được duy trì vị trí mới và sức khỏe răng miệng được bảo vệ. Dưới đây là một số lưu ý cần thực hiện sau khi niềng răng: – Thực hiện lịch trình chỉnh nha: Tuân thủ lịch trình kiểm tra và điều chỉnh niềng răng theo chỉ định của bác sĩ sẽ đảm bảo rằng quá trình điều trị diễn ra đúng hướng. – Sử dụng hàm duy trì: Nếu bạn được chỉ định, hãy tuân thủ việc sử dụng hàm duy trì giữ vị trí sau khi gỡ niềng. Việc này để đảm bảo rằng răng không trở lại vị trí ban đầu. – Chăm sóc răng miệng: Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng hàng ngày luôn cần được đảm bảo. Chúng ta hãy đánh răng đúng kỹ thuật. Đồng thời, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng sẽ đem tới hiệu quả tốt hơn – Hạn chế ăn đồ dai, cứng: Khi mới tháo niềng, chúng ta cần hạn chế thức ăn có thể gây tổn thương cho răng. Cụ thể là những món ăn dai, cứng. Nha khoa uy tín sẽ giúp quá trình niềng đảm bảo an toàn, hiệu quả 4.1 Đảm bảo kết quả trước và sau niềng răng Một nha khoa tốt chính là yếu tố quan trọng giúp niềng răng trở nên hiệu quả. Cụ thể, bác sĩ tại nha khoa uy tín sẽ có kiến thức chuyên sâu về niềng răng. Đồng thời, sự hiểu biết về các phương pháp và tư vấn cho khách hàng phương pháp niềng răng phù hợp là rất quan trọng. Thao tác thực hiện niềng răng của bác sĩ có chuyên môn cũng sẽ chính xác hơn. Nếu có bất thường, bác sĩ cũng có thể nhanh chóng xử lý. Bên cạnh đó, nha khoa uy tín sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại giúp tối ưu hóa quá trình niềng răng và đạt được kết quả tốt nhất. 4.2 Đảm bảo an toàn điều trị Niềng răng tại nha khoa uy tín và chất lượng sẽ đảm bảo an toàn cho khách hàng trong quá trình điều trị: – Sử dụng vật liệu chất lượng. – Tuân thủ những tiêu chuẩn, quy trình vệ sinh. – Đội ngũ bác sĩ với khả năng chuyên môn cao cùng với nhiều năm kinh nghiệm. – Sử dụng công nghệ hiện đại. Bài viết trên đã cho ta thấy rõ những lưu ý trước và sau niềng răng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nha khoa uy tín cũng rất quan trọng để đảm bảo mọi quy trình điều trị diễn ra một cách an toàn cùng hiệu quả cao.;;;;;Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với hiệu quả đạt được và cảm giác ngon miệng trong quá trình niềng răng. Nếu bạn đang trong quá trình này và chưa biết bắt đầu từ đâu để duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ thì bài viết này sẽ chia sẻ một thực đơn 7 ngày cho người niềng răng vừa đa dạng dinh dưỡng và phù hợp cho người mới niềng răng. Chế độ ăn uống trong thời gian niềng răng rất quan trọng đối với bảo vệ kết quả niềng răng. Có một thực đơn riêng biệt và khoa học cho người niềng răng không chỉ giúp duy trì lợi ích về sức khỏe mà còn giảm nguy cơ tổn thương răng nướu và mang đến cảm giác thoải mái khi đeo niềng. Một trong những điều không thể bỏ qua trong việc xây dựng thực đơn 7 ngày cho người niềng răng là cần chọn lựa thực phẩm dễ tiêu hóa. Các món ăn như canh, cháo và rau củ quả mềm sẽ giảm áp lực lên răng được niềng, từ đó giảm rủi ro bị đau nhức và tổn thương khi niềng răng. Quá trình ăn uống khi niềng răng cần cân nhắc tránh thực phẩm cứng vì dễ ảnh hưởng tới khí cụ niềng. Ngoài ra, thực đơn ăn uống cho người niềng răng cũng rất cần tập trung vào việc cung cấp đầy đủ khoáng chất và vitamin - những yếu tố quan trọng giúp tăng cường sức khỏe cho răng và xương hàm. Các loại thực phẩm từ sữa, cá hồi, và rau xanh đều là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục và duy trì sức khỏe của răng đang được niềng. Nhìn chung, việc xây dựng thực đơn ăn uống riêng biệt cho người niềng răng không chỉ mang lại lợi ích về vấn đề sức khỏe mà còn là yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình niềng răng đạt hiệu quả tối ưu.2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người niềng răngĐể tạo ra một thực đơn ăn 7 ngày cho người niềng răng bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc để đảm bảo chế độ này không chỉ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản mà còn tối ưu hóa quá trình điều trị. Khi xây dựng thực đơn cho người niềng răng, hãy cố gắng dựa trên các nguyên tắc:- Chia nhỏ bữa ăn: hạn chế việc ăn nhiều thức ăn trong một lần sẽ giảm áp lực lên răng được niềng và giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. - Ưu tiên chọn thực phẩm dễ tiêu: các món ăn nhẹ và dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp hoặc thực phẩm được nấu mềm sẽ giảm stress cho hệ tiêu hóa, giảm đau và giảm nguy cơ tổn thương răng niềng. - Tránh các loại thực phẩm cứng, gây khó chịu khi nhai: các loại thực phẩm cứng như kẹo, đồ chiên rán, hành, tỏi,... nên tránh sử dụng trong thời gian niềng răng vì chúng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương răng, hàm và gây khó chịu cho người đeo niềng. - Đủ canxi và vitamin D: nguồn canxi và vitamin D từ thực phẩm như sữa, chế phẩm từ sữa, cá hồi, rau xanh rất cần thiết cho người niềng răng vì chúng duy trì sức khỏe của răng và xương hàm để hạn chế tổn thương và tăng tốc độ hồi phục khi niềng răng. - Uống đủ nước: nước rất cần cho quá trình hồi phục lợi và giảm nguy cơ sưng lợi. Vì thế, trong giai đoạn niềng răng hãy chú ý bổ sung đủ mỗi ngày 2 lít nước, tránh các loại thức uống có đường và nước ngọt vì chúng có thể gây hại cho quá trình niềng răng.3. Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người niềng răngĐể đảm bảo người niềng răng có một chế độ ăn uống đủ chất và hỗ trợ quá trình chỉnh nha đạt kết quả tốt nhất thì bạn có thể tham khảo thực đơn 7 ngày cho người niềng răng được gợi ý sau đây:3.1 Thực đơn ngày thứ nhất- Bữa sáng: 1 bát cháo gạo lứt kết hợp cùng nấm và thịt gà, 1 quả chuối. - Bữa trưa: canh cà tím, bánh mì nguyên cám, cá hồi nướng. - Bữa chiều: bắp cải xào thịt bò hầm, cơm nấu mềm.3.2. Thực đơn ngày thứ hai- Bữa sáng: smoothie sữa chua dâu tây, 1 quả táo. - Bữa trưa: canh bí đỏ nấu tôm, bánh mì nguyên cám, gà quay xé nhỏ. - Bữa chiều: rau củ thái hạt lựu xào nấm, cơm trắng.3.3. Thực đơn ngày thứ ba- Bữa sáng: bánh mì nguyên cám quết bơ lạc, 1 quả lựu. - Bữa trưa: canh lươn nấu rau mầm, cơm nấu mềm, salad trái cây. - Bữa chiều: gỏi cuốn tôm thịt, bún gạo.3.4. Thực đơn ngày thứ tư- Bữa sáng: yến mạch trộn hạt chia và quả mâm xôi, 1 quả lê. - Bữa trưa: canh cà tím nấu thịt gà, bánh mì nguyên cám, cá hồi nướng. - Bữa chiều: cơm chiên rau củ thái nhỏ với thịt gà.3.5. Thực đơn ngày thứ năm- Bữa sáng: smoothie dâu và chuối không đường, bánh mì cuộn mềm. - Bữa trưa: canh đậu hũ nấu nấm, bánh mì nguyên cám, gà nướng xé sợi. - Bữa chiều: salad hải sản gà, cơm trắng.3.6. Thực đơn ngày thứ sáu- Bữa sáng: bún riêu cua, 1 quả đào. - Bữa trưa: canh củ cải nấu thịt gà, cơm trắng. - Bữa chiều: cơm chiên hải sản, rau xào nấm.3.7. Thực đơn ngày thứ bảy- Bữa sáng: bánh mì nguyên cám, vài quả nho. - Bữa trưa: canh cải xanh nấu tôm, bánh mì nguyên cám, cá hồi nướng. - Bữa chiều: gỏi xoài xanh với tôm, cơm trắng. Đối với người đang niềng răng, việc duy trì một thực đơn đa dạng và cân đối không chỉ giúp hỗ trợ quá trình niềng răng hồi phục tốt hơn mà còn mang lại cho họ cảm giác thoải mái khi ăn uống. Thực đơn 7 ngày cho người niềng răng trên đây chỉ mang tính gợi ý để tham khảo, bạn nên điều chỉnh sao cho phù hợp với sở thích và nhu cầu dinh dưỡng của bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ nha khoa để đảm bảo xây dựng được thực đơn phù hợp nhất với tình trạng niềng răng và sức khỏe của mình. Niềng răng không chỉ là quá trình làm đẹp mà còn là cơ hội để bạn xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh.
question_29
Chọc hút nang tuyến vú có đau không?
doc_29
Chọc hút nang tuyến vú là một phương pháp điều trị u nang vú hiệu quả, giúp loại bỏ hoàn toàn dịch trong vú. Chọc hút nang tuyến vú có đau không được nhiều chị em quan tâm, tìm hiểu. U nang tuyến vú là một u lành tính thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi 30-40. Nang tuyến vú là túi chứa đầy dịch. Một người có thể có một hoặc nhiều nang tuyến vú với kích thước và hình dáng khác nhau. Thông thường các u nang tuyến vú không cần điều trị tuy nhiên nếu kích thước nang lớn hoặc có dấu hiệu nghi ngờ chuyển biến u ác tính thì người bệnh cần tiến hành điều trị ngay. U nang tuyến vú là một u lành tính thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi 30-40. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị u nang tuyến vú là chọc hút nang, sử dụng hormone thay thế, phẫu thuật. Tùy từng trường hợp và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Chọc hút nang tuyến vú là một thủ thuật nhằm lấy hết dịch trong nang vú, làm giảm áp lực trong nang và phòng ngừa biến chứng xảy ra nếu nang quá to. Phương pháp này thường được áp dụng với nang có kích thước lớn, nang gây đau, khó chịu cho người bệnh. Với phương pháp chọc hút nang, bác sĩ sẽ sử dụng kim chọc với kích thước nhỏ, chọc tại vùng xác định có u nang vú. Khi kim chọc tới vùng nang vú, bác sĩ sẽ tiến hành hút toàn bộ dịch ra ngoài và u nang tự xẹp xuống. Chọc hút nang tuyến vú là một thủ thuật nhằm lấy hết dịch trong nang vú, làm giảm áp lực trong nang Dịch trong nang vú có thể đem đi xét nghiệm nhằm xác định nang lành tính hay ác tính. Nếu được xác định là lành tính nhưng u nang vú cứ tiếp tục phát triển sau khi hút thì có nguy cơ u sẽ phát triển thành ung thư. Vì thế người bệnh cần thực hiện theo phác đồ điều trị chuyên sâu của bác sĩ nhằm loại bỏ hoàn toàn ung thư. Chọc hút nang tuyến vú được thực hiện qua hướng dẫn của siêu âm. Người bệnh cũng được gây tê vùng chọc hút nên sẽ không có cảm giác đau nhiều. Sau khi chọc hút dịch xong, bác sĩ sẽ tiến hành băng vùng chọc hút, sát trùng lại để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Người bệnh cần nằm nghỉ ngơi hoàn toàn tới khi sức khỏe ổn định. Để vùng chọc hút không xảy ra bất cứ biến chứng gì hoặc không xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, đau đớn sau khi làm thủ thuật, người bệnh nên chú ý: Trường hợp bị đau tại vị trí chọc nang thì người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ Trong trường hợp đau nhiều tại vị trí chọc hút, người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau. Tuy nhiên thuốc này cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và cách sử dụng. 3. Lưu ý sau khi chọc hút nang tuyến vú Chọc hút nang tuyến vú không thể giúp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh. Vì thế sau khi chọc hút, người bệnh cần phải sử dụng thêm thuốc đặc trị để tiêu diệt khả năng phát triển của u nang. Trường hợp chọc hút không hết thì cần phải phẫu thuật bóc tách nang. Phẫu thuật bóc tách nang có thể gây tê tại chỗ hoặc gây tê toàn thân, giúp loại bỏ hoàn toàn nang tuyến vú. Để giảm khó chịu do u nang tuyến vú gây ra, chị em có thể áp dụng các phương pháp như:
doc_32619;;;;;doc_50912;;;;;doc_58285;;;;;doc_12456;;;;;doc_29240
Nâng ngực là một phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ, và khi nhắc đến nâng ngực, nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng vì sợ đau đớn và có thể xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, không phải lúc nào nâng ngực cũng gây đau và có nguy hiểm. Cảm giác đau nhức là một phản ứng bình thường sau phẫu thuật, không chỉ riêng cho nâng ngực mà còn áp dụng cho bất kỳ phẫu thuật nào liên quan đến dao kéo. Sau quá trình nâng ngực, bạn có thể gặp đau ở một số vị trí, đây là những triệu chứng thông thường và bạn không cần quá lo lắng. Vết thương sẽ cảm thấy hơi đau và sau đó nhanh chóng hồi phục. Sau 7 đến 10 ngày, chỉ sẽ được gỡ bỏ và bạn sẽ bước vào giai đoạn phục hồi cơ bản. Tùy thuộc vào từng cơ địa của mỗi người, thời gian phục hồi có thể kéo dài từ một đến ba tháng, trong khoảng thời gian đó, ngực của bạn sẽ hồi phục và trở nên căng tràn sức sống. Nâng ngực giúp chị em có vòng 1 to tròn, săn chắc Vị trí đặt túi ngực cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác đau. Đặt túi ngực dưới tuyến sẽ ít đau hơn và nhẹ nhàng hơn, nhưng nhược điểm là túi có thể bị lộ ra sau này. Đối với việc đặt ngực dưới cơ, nếu đặt qua đường cắt quầng vú hoặc dạ vú, đau sẽ nhiều hơn do cắt qua cơ ngực gây ra chảy máu và sưng đau hơn so với việc đặt ngực dưới tuyến. Tuy nhiên, nếu đặt ngực dưới cơ qua đường nách nội soi, sẽ ít đau hơn vì không cần cắt qua cơ ngực.Phẫu thuật nâng ngực thường được thực hiện dưới tình trạng gây mê, điều này giúp giảm cảm giác đau đớn trong suốt quá trình thực hiện nâng ngực. Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ và kỹ thuật hiện đại, quá trình phẫu thuật đã được rút ngắn thời gian và giảm thiểu tổn thương cho khách hàng. Tuy nhiên, như bất kỳ phương pháp thẩm mỹ nào, nâng ngực vẫn tồn tại một số rủi ro tiềm ẩn. vì vậy, nâng ngực có an toàn không chính có mối quan tâm hàng đầu của các chị em khi quyết định tiến hành phẫu thuật cải thiện vòng 1;;;;;Cơn đau tức ngực kéo dài 6 tháng khiến sức khỏe giảm sút và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chị A. Nhờ công nghệ điều trị hiện đại, chỉ sau 30 phút khối u tan biến, cơn đau chấm dứt hoàn toàn. Phụ nữ trẻ có tỷ lệ mắc u tuyến vú cao tại Việt Nam Trước đây, bệnh nhân A. , tự sờ thấy khối u ở ngực và đi khám tại bệnh viện khác được chẩn đoán là mắc u tuyến vú. Tại đó, chị được tư vấn phẫu thuật, mổ bóc tách lấy u, tuy nhiên do lo lắng phải mổ mở, sự sợ hãi đã khiến chị trì hoãn việc điều trị, mà tự theo dõi thêm bệnh tại nhà. Không chịu được cơn đau hành hạ, chị A,. Tại đây, kết quả chụp CT cho thấy chị A. , có khối u ở vú trái, vị trí 13h, khối u lành tính kích thước khoảng 2cm và có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư vú. Với trường hợp khối u có kích thước 2cm, chúng tôi đã chỉ định phương pháp hút chân không VABB cho người bệnh với nhiều ưu điểm nổi trội so với mổ mở trước đây. Phương pháp này có thể xử lý nhiều khối u với chỉ một lần đâm kim, hoàn toàn không gây đau đớn, không để lại sẹo, do vậy quá trình điều trị sẽ nhanh chóng, mang lại tâm lý nhẹ nhàng hơn cho người bệnh”. Chia sẻ chi tiết hơn cùng bác sĩ, sinh thiết vú chân không VABB chỉ là một thủ thuật ngoại khoa có tỷ lệ thành công rất cao, mang nhiều ưu điểm vượt trội: Tính thẩm mỹ cao; Thời gian thực hiện thủ thuật nhanh, chỉ trong 20 - 30 phút; Không gây đau đớn; Giúp chẩn đoán chính xác tình trạng ung thư vú ngay cả khi không sờ thấy vết thương; Hồi phục nhanh, ra viện trong ngày; Điều trị dứt điểm với tỷ lệ biến chứng thấp. Theo bác sĩ Nguyễn Công Duy, u xơ tuyến vú được phát triển từ mô liên kết giữa các tiểu thùy, có vỏ bọc, có thể gặp ở một hoặc hai bên vú. Ước tính, hơn 60% phụ nữ mắc khối u lành tính ở ngực, phổ biến nhất ở phụ nữ độ tuổi 30-50 tại Việt Nam. Trường hợp bệnh nhân A. , 23 tuổi là khá hiếm gặp. Kỹ thuật điều trị u lành tuyến vú có hỗ trợ thiết bị hút chân không VABB là kỹ thuật hiện đại giúp điều trị dứt điểm u vú lành tính như bướu sợi tuyến vú, nang vú, áp xe…, đồng thời giúp chẩn đoán sớm và sinh thiết u vú không sờ chạm thấy được có nghi ngờ là ác tính. Đây là thủ thuật ngoại khoa dùng để điều trị các u vú lành tính, có giá trị thẩm mỹ cao. Với phương pháp mổ mở thông thường trước đây, người bệnh sẽ gặp phải những hạn chế, biến chứng nhất định như: Để lại sẹo sau khi mổ, gây đau đớn, nguy cơ làm tổn thương thành ngực, núm vú cao. Chị A. , sau khi điều trị đã hoàn toàn loại bỏ thành công khối u xơ, ra viện trong ngày và cuộc sống sinh hoạt bình thường. Chị A. Quá trình điều trị nhanh và nhẹ nhàng hơn tôi nghĩ. Bác sĩ vô cùng tâm huyết, nhân viên thì đều nhiệt tình, thân thiện, chăm sóc hết mực. Qua trường hợp của bệnh nhân A. , bác sĩ Duy cũng khuyên chị em phụ nữ nên chủ động đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần, đồng thời tự khám tại nhà hàng ngày để phát hiện bất thường và điều trị kịp thời khi mắc u tuyến vú. Đối với chị A. , sau điều trị, chị hoàn toàn có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường, tuy nhiên cần tránh vận động mạnh, mang vác đồ đạc, làm việc nặng trong thời gian đầu. Bệnh nhân cũng nên dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi, kết hợp massage vú hàng ngày để kích thích khí huyết lưu thông, hồi phục nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, giờ đây, chị em phụ nữ không còn phải lo lắng đến những hạn chế khi thực hiện phương pháp này để điều trị u lành tuyến vú. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực hiện thủ thuật, tiên phong trong điều trị các khối u lành với phương pháp hiện đại, luôn không ngừng cập nhật kiến thức chuyên môn qua những khóa đào tạo trong và ngoài nước. (hỗ trợ 24/7).;;;;;Xơ nang tuyến vú là bệnh lành tính, khá thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30-50, nguyên nhân do vú bị chịu tác động từ việc rối loạn cân bằng nội tiết trong cơ thể một thời gian dài gây ra. Cảm giác đau đớn ở ngực làm người bệnh khó chịu, việc điều trị giúp người bệnh giảm bớt các đau và sự tăng nhạy cảm ở vú. Xơ nang tuyến vú là bệnh lành tính, có thể điều trị. Sau khi được chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào tổn thương trên từng người bệnh.1.1 Điều trị nội khoa. Dùng thuốc là phương pháp chủ yếu trong điều trị xơ nang tuyến vú, giúp giảm triệu chứng đau và giảm sự nhạy cảm của vú.Các thuốc thường được dùng bao gồm:Thuốc giảm đau: Nếu người bệnh quá đau, vượt qua sự chịu đựng có thể dùng thuốc giảm đau như paracetamol, hay các thuốc chống viêm không steroid khác. Tuy nhiên không nên dùng kéo dài và thời gian dùng tối thiểu cách nhau 4 giờ.Thuốc nội tiết: Các thuốc thường được dùng bao gồm progesterone dạng bôi hay uống; Thuốc có tác dụng đối kháng với estrogen ví dụ như tamoxifen. Sử dụng thuốc trong điều trị xơ nang tuyến vú Các hỗ trợ khác:Chườm ấm: Dùng túi chườm nóng hay các phương tiện khác chườm vào vị trí đau, giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, đau, căng tức.Chế độ sinh hoạt: Người bệnh cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, duy trì chế độ tập luyện cân đối, khoa học.Chế độ ăn uống: Nên ăn nhiều thức ăn giàu vitamin B từ nguồn thực vật như như ngũ cốc nguyên cám, thức ăn có chứa canxi như các chế phẩm của sữa, ăn nhiều trái cây, rau quả giúp giảm ứ nước, giảm các triệu chứng đau tức ngực. Cần tránh các thức ăn nhiều muối, nhiều chất béo, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.1.2 Điều trị ngoại khoaĐiều trị ngoại khoa được chỉ định khi các nang chứa dịch to gây căng đau, nang vú bội nhiễm áp xe hóa, chọc dò dịch có lẫn máu, có u nhú trong nang, xét nghiệm tế bào cho kết quả nghi ngờ khả năng ác tính cao.Trường hợp xơ nang tuyến vú không nghi ngờ ác tính nhưng căng đau nhiều, có thể thực hiện dẫn lưu đơn thuần dịch nang.Nếu nghi ngờ khả năng ác tính cao: Chọc dò thấy có máu, có u nhú trong nang hay làm xét nghiệm tế bào nghi ngờ cần phải phẫu thuật cắt bỏ nang.Nghi ngờ ung thư sau khi điều trị cần tiến hành sinh thiết tế bào hoặc sau khi dẫn lưu nang còn tồn tại mảng cứng hay mảng cứng xuất hiện sau 2 chu kỳ kinh. 2. Những lưu ý khi điều trị xơ nang tuyến vú Người bệnh trước khi tiến hành điều trị cần được tiến hành các xét nghiệm cận lâm sàng để được chẩn đoán chính xác bệnh, mức độ tổn thương từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.Cảm giác đau của người bệnh có thể biến mất một cách tự nhiên và trong trường hợp này thường người bệnh chỉ cần bình tĩnh, không nên quá lo lắng căng thẳng.Khi được xác định xơ nang tuyến vú, bệnh nhân không được quá lo lắng, hoang mang. Vì tâm trạng lo lắng chính là nguyên nhân làm cho tình trạng bệnh, các cơn đau nặng thêm. Đây là một bệnh lý lành tính của tuyến vú và có thể điều trị được.Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nội tiết để điều trị hay những mẹo điều trị không có bằng chứng khoa học gây ảnh hưởng tới sức khỏe.Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, không nên tự ý ngưng thuốc khi chưa có chỉ định.Để kiểm soát tình trạng bệnh của mình người bệnh nên kiểm tra vú thường xuyên cảm nhận được tình trạng bình thường và bất thường sớm, không nên mặc áo ngực quá chật hay quá rộng, nhất là khi vận động mạnh; có chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp giúp giảm bớt các triệu chứng khó chịu.Cần tái khám định kỳ, theo dõi sự phát triển và những bất thường xảy ra. Liên hệ với bác sĩ ngay nếu cảm giác khó chịu không giảm bớt hoặc khi tự kiểm tra vú thấy những tổ chức bất thường.Xơ nang tuyến vú là bệnh có thể điều trị được và tỷ lệ mắc bệnh rất cao ở phụ nữ, nên khi bị chẩn đoán mắc bệnh này chị em không nên quá lo lắng, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và làm tăng các triệu chứng khó chịu. Trong quá trình điều trị người bệnh nên tuân thủ điều trị và tái khám theo yêu cầu cầu của bác sĩ để theo dõi tiến triển của bệnh. Loại bỏ u xơ vú mà không cần phẫu thuật;;;;;Can thiệp vú điều trị gồm có: Loại bỏ bằng hút chân không, điều trị áp xe vú và điều trị diệt nang tuyến vú. Đối với can thiệp vú chẩn đoán:Chọc hút kim nhỏ là phương pháp chẩn đoán rất nhanh, có thể thực hiện ở tất cả các phòng khám, kể cả phòng khám có trang thiết bị đơn giản, thời gian chẩn đoán nhanh.Phương pháp sinh thiết lõi kim can thiệp vú ra đời đã mở ra nhiều hướng đi mới cho lĩnh vực này. Tương tự như phẫu thuật vú thì sinh thiết lõi cũng cho phép lấy ra một mẫu tế bào trong vùng nghi ngờ có khối u của bệnh nhân, sau đó được làm các test để kiểm tra xem tế bào ở vùng đó có tính chất ác tính như một tế bào ung thư hay không.Sinh thiết vú có hỗ trợ thiết bị hút chân không VABB trong can thiệp vú chẩn đoán cho phép lấy được mẫu mô đủ lớn để có chẩn đoán chính xác và lấy bỏ hoàn toàn tổn thương dưới hướng dẫn của siêu âm, với chỉ 1 lần đâm kim. Thuận lợi của VABB là lấy được hoàn toàn và chính xác tổn thương, tránh được việc chẩn đoán thấp hơn thực tế, giảm được sự không phù hợp giữa chẩn đoán hình ảnh và chẩn đoán mô học. Từ kết quả giải phẫu bệnh sẽ giúp bác sĩ quyết định bạn có cần phẫu thuật vú hay điều trị gì khác không.Định vị kim dây các tổn thương tại vú không sờ thấy và phẫu thuật vú lấy tổn thương đã định vị làm xét nghiệm mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán ung thư vú, việc xác định vị trí tổn thương là đo đạc các kích thước từ phim X-quang chụp, sau đó sẽ chọc kim định vị. Với sự phát triển của kỹ thuật định vị dưới hướng dẫn X-quang để tăng độ chính xác trong định vị, tổn thương vú được ép và cố định trên bàn chụp. Sau đó là sự phát triển của kỹ thuật định vị dưới hướng dẫn của siêu âm đã ngày càng phát triển và đem lại nhiều kết quả tốt.Đối với can thiệp vú điều trị:Phương pháp hút chân không loại bỏ khối u vú này được sử dụng ở khối u lành tính (u xơ, tổn thương viêm nhiễm lâu ngày) siêu âm chẩn đoán xem tổn thương đó thực sự là gì, bác sĩ sẽ đánh giá và chỉ định phương pháp hút chân không. Điều trị trong 1 buổi, bệnh nhân sẽ được gây tê tại chỗ, đưa dụng cụ rạch da tầm 3mm và đưa 1 dụng cụ chuyên biệt. Có lực hỗ trợ của hút chân không mổ khối u, máy sẽ cắt bỏ khối u và đưa ra theo đúng lỗ rạch da có 3-5mm đó. Sau đó toàn bộ khối u sẽ được lấy đi dưới hướng dẫn của siêu âm, sẽ không bị bỏ sót khối u và không bị cắt nhầm nhiều vào nhu mô lành tính và lượng máu mất đi mình có thể kiểm soát được.Điều trị diệt nang tuyến vú: Dưới hướng dẫn của siêu âm, dịch nang sẽ được hút ra gần như hoàn toàn, sau đó bác sĩ sẽ tiêm chất diệt nang (thường là cồn tuyệt đối) với thể tích khoảng 90%, đợi một thời gian rồi rút ra hoàn toàn. Bệnh nhân sẽ được theo dõi lại sau điều trị, phương pháp can thiệp vú này an toàn và thường có tỷ lệ thành công trong khoảng 80% các trường hợp. Ngược lại với phương pháp hút dịch thông thường, tỷ lệ tái phát dịch của nang sau hút dịch thường là 80%. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.;;;;;Ung thư vú là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ. Tuy nhiên, hiện nay bệnh hoàn toàn có thể được chữa trị thông qua phương pháp phẫu thuật, trong đó có phẫu thuật cắt bỏ nang. Phương pháp điều trị nang tuyến vú này giúp cho bệnh nhân loại bỏ được các khối u ở vú, đồng thời làm tăng khả năng điều trị thành công ung thư và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Cắt bỏ nang là một loại phẫu thuật thường được áp dụng cho bệnh ung thư vú, nhằm loại bỏ ung thư hoặc các mô bất thường khác từ vú của bạn. Phương pháp cắt bỏ nang còn được gọi là phẫu thuật bảo tồn vú, cắt bỏ vú một phần hoặc sinh thiết cắt bỏ. Không giống như phẫu thuật cắt bỏ vú truyền thống, cắt bỏ nang chỉ tập trung vào việc loại bỏ khối u cùng một số mô vú xung quanh, chứ không cắt bỏ toàn bộ vú của bệnh nhân. Phẫu thuật cắt bỏ nang thường được chỉ định cho những phụ nữ có đủ các điều kiện sau:Có một khối u nhỏ với đường kính dưới 5 cm;Có đủ số lượng mô để loại bỏ những mô vú xung quanh, tránh làm lệch vú;Về mặt y khoa, bệnh nhân có thể được phẫu thuật hoặc điều trị bức xạ. Bệnh nhân chỉ được phẫu thuật cắt bỏ nang khi khối u có kích thước nhỏ Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ nang có thể không phù hợp nếu bạn có các vấn đề sau:Xơ cứng bì: đây là tình trạng có thể làm cho các mô bị cứng lại, khiến các vết mổ khó lành lại sau phẫu thuật.Lupus: là một tình trạng viêm, và nó sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu bạn điều trị bức xạĐã từng thực hiện điều trị bức xạ vú. Điều này khiến phẫu thuật cắt bỏ nang mang nhiều rủi ro hơn.Ung thư đã lan ra khắp các mô vú và da phía trên vú. Phẫu thuật cắt nang trong trường hợp này không thể loại bỏ hoàn toàn các khối u.Có khối u lớn và ngực nhỏ.Có hai hoặc nhiều khối u ở các phần khác nhau của vú mà phẫu thuật không thể cắt bỏ chỉ thông qua một vết cắt. Việc có nhiều hơn một vết cắt sẽ làm cho ngực của bạn trông kỳ quặc hơn sau khi khối u được cắt bỏ.Không đáp ứng được phương pháp điều trị bức xạ. 3. Xạ trị kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ nang Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện kết hợp phẫu thuật cắt bỏ nang cùng với xạ trị. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự kết hợp giữa hai phương pháp này giúp tiên lượng sống của những người mắc ung thư vú được kéo dài hơn, giống như những bệnh nhân đã thực hiện cắt bỏ toàn bộ vú. Ngoài ra, bạn cũng nhận được hiệu quả về mặt thẩm mỹ tốt hơn khi phẫu thuật chỉ loại bỏ ít mô vú.Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ nang cùng với xạ trị không phải là một lựa chọn lý tưởng dành cho những phụ nữ có các điều kiện sau:Có nhiều khối u ở vú;Có khối u rất lớn, hoặc ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết và các mô khác xung quanh vú;Đã thực hiện xạ trị cho cùng một bên vú nhằm điều trị ung thư vú sớm hơn; Bệnh nhân đã thực hiện xạ trị không được tiến hành các thủ thuật khác Đang mang thai;Vị trí khối u khó tiếp cận, hoặc loại bỏ đủ các mô xung quanh. Trước khi thực hiện cắt bỏ nang, bác sĩ thường cung cấp cho bệnh nhân những thông tin sau đây:Hướng dẫn cụ thể các bước cho bệnh nhân trong những ngày trước khi thực hiện phẫu thuật.Nói tổng quan về các thủ tục thực hiện phẫu thuật.Cung cấp các thông tin về phục hồi và chăm sóc theo dõi hậu phẫu thuật.Phẫu thuật cắt bỏ nang thường mất khoảng 1-2 giờ. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ sử dụng các kẹp kim loại nhỏ bên trong vú của bệnh nhân để giúp họ tìm kiếm chính xác khu vực khối u cần được loại bỏ.Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kiểm tra các hạch bạch huyết của bạn trong quá trình phẫu thuật. Đối với phương pháp sinh thiết nút sentinel, chất đánh dấu phóng xạ hoặc thuốc nhuộm màu xanh sẽ được tiêm vào khu vực xung quanh khối u ở vú. Những chất này sẽ di chuyển theo cùng một con đường mà các tế bào ung thư sẽ đi qua. Điều này giúp bác sĩ phát hiện ra bất kỳ hạch bạch huyết nào cần được lấy để xét nghiệm cụ thể hơn.Các mô vú bị loại bỏ hoặc hạch bạch huyết được lấy ra sẽ được đem đến phòng thí nghiệm, trong đó các xét nghiệm sẽ giúp xác định loại khối u, liệu bệnh đã lan đến các hạch bạch huyết hay không và ung thư có bị kích thích bởi hormone hay không.Một số xét nghiệm khác cũng có thể được thực hiện nhằm tìm ra phương pháp điều trị tốt cho bệnh nhân. Thông thường sẽ mất khoảng vài ngày để xác định được chính xác loại khối u, và có kết quả xét nghiệm cụ thể. Bệnh nhân tiến hành xét nghiệm cần thiết trước khi thực hiện phẫu thuật 5. Biến chứng và các tác dụng phụ của phẫu thuật cắt bỏ nang Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra sau khi phẫu thuật cắt bỏ nang, bao gồm:Sưng ở cánh tay hoặc bàn tay (phù bạch huyết);Tích tục chất lỏng dưới da;Da đỏ, hoặc bị nhiễm trùng;Chảy máu ;Đau nhức;Mô sẹo cứng tại chỗ mổ;Thay đổi hình dạng và diện mạo của vú.Ung thư vú là căn bệnh nguy hiểm nhất đối với phụ nữ, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, nếu phát hiện ra bệnh muộn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân. Cách bảo vệ sức khỏe tuyến vú tốt đó là khám sàng lọc ung thư vú thường xuyên, giúp phát hiện ra bệnh ngay khi chưa có những triệu chứng.
question_30
Cẩm nang về vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
doc_30
Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này đối với chị em. Việc tiêm phòng vắc xin ngừa HPV giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung, đặc biệt là đối với phụ nữ tiêm phòng khi còn trẻ. Ung thư cổ tử cung là loại bệnh ác tính của mô vảy hoặc mô tuyến trong cổ tử cung. Đây là loại ung thư thứ hai phổ biến nhất trong nhóm ung thư sinh dục, với tỷ lệ mắc và tử vong cao. Năm 2018, khoảng 570.000 phụ nữ trên toàn cầu được chẩn đoán mắc căn bệnh này và 311.000 phụ nữ đã không qua khỏi, trong đó 80% trường hợp xảy ra ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ, với khoảng 4.177 trường hợp mắc mới mỗi năm và 2.420 người phụ nữ tử vong, tương đương với 7 người phụ nữ mất mỗi ngày vì căn bệnh này. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung là một trong số ít những loại ung thư có thể được phòng ngừa thông qua một số phương pháp. Ung thư cổ tử cung đứng trong top đầu các nguyên nhân gây tử vong ở nữ giới Nguy cơ nhiễm vi rút HPV ít nhất một lần trong đời của phụ nữ là 80%, tuy nhiên hơn 90% trường hợp nhiễm HPV sẽ tự đào thải vi rút trong vòng 2 năm. Khoảng 10% các trường hợp vẫn giữ vi rút HPV sau 3 năm và dưới 5% tiến triển thành tổn thương CIN2 (loạn sản ở mức độ vừa) hoặc nặng hơn trong 3 năm. Tổn thương xâm lấn trong cổ tử cung bắt đầu xuất hiện sau khoảng 13-15 năm, trong đó 20% trường hợp CIN3 (loạn sản ở mức độ nặng) tiến triển thành ung thư trong vòng 5 năm và 50% CIN3 tiến triển thành ung thư trong vòng 30 năm. Tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất nằm trong độ tuổi từ 20-30, có thể lên đến 20-25% trong quần thể. Điều đáng lo ngại là bệnh tiến triển một cách âm thầm và không gây triệu chứng trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm cho đến khi người mắc phát hiện ra ung thư. Việc tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung là rất quan trọng đối với phụ nữ trưởng thành. Tiêm vắc xin này sẽ giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh ung thư cổ tử cung. Theo các dữ liệu thống kê, mỗi ngày tại Việt Nam có khoảng 14 trường hợp mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do căn bệnh này. Vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung là an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ em, phụ nữ và giúp nam giới tránh lây nhiễm virus HPV liên quan đến ung thư. Hiệu quả của việc tiêm vắc xin này kéo dài đến 30 năm. Vì vậy, các bé gái từ 9 tuổi trở lên nên được khuyến nghị tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung. Mặc dù việc tiêm vắc xin không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, nhưng nó giúp giảm nguy cơ rất nhiều. Tại Việt Nam và các nước khác trên Thế giới đang có hai loại vắc xin Gardasil và Gardasil 9 được sử dụng phổ biến nhằm ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. – Gardasil: Đây là loại vắc xin ban đầu được phát triển để ngăn ngừa virus HPV loại 16 và 18, gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, nó cũng bảo vệ chống lại virus HPV loại 6 và 11, gây ra mụn cóc sinh dục và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung giúp bảo vệ bạn khỏi các tuýp virut HPV nguy hiểm – Gardasil 9: Đây là phiên bản cải tiến của Gardasil và bao gồm bảo vệ chống lại 9 loại virus HPV. Loại vắc xin này cung cấp mức độ bảo vệ cao hơn so với Gardasil gốc. Gardasil 9 được khuyến nghị tiêm cho nam và nữ từ 9 đến 26 tuổi. Cả hai loại vắc xin Gardasil và Gardasil 9 đều có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại virus HPV, giúp ngăn ngừa sự phát triển của các mầm bệnh liên quan đến virus này và giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về loại vắc xin phù hợp và lịch tiêm phù hợp. 4. Phác đồ tiêm chủng Dưới đây là lịch tiêm vắc xin phòng ngừa HPV để bạn tham khảo: – Mũi 2: Sau mũi 1 là 2 tháng. – Mũi 3: Tiêm vào 4 tháng tiếp theo sau mũi 2 – Mũi 1: Tiêm khi có nhu cầu và nằm trong độ tuổi tiêm. – Mũi 2: 6 – 12 tháng sau mũi đầu tiên. Phác đồ 3 mũi (0-2-6) – Mũi 1: Tiêm khi có nhu cầu. – Mũi 2: Tiêm sau 2 tháng. – Mũi 3: Tiêm sau 4 tháng tiếp theo sau mũi 2 5. Tác dụng phụ của vắc xin Chủng ngừa vắc xin chống ung thư cổ tử cung có thể gây ra một số phản ứng phụ nhẹ đến trung bình, nhưng phần lớn người tiêm không gặp phản ứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số phản ứng phụ thông thường sau khi tiêm vắc xin: – Sưng, đau tay chỗ tiêm. – Sốt nhẹ. – Nổi mề đay hoặc ngứa ở chỗ tiêm. – Đau đầu. – Cảm thấy mệt mỏi là một phản ứng phụ phổ biến. – Đau cơ và đau khớp. – Buồn nôn và nôn. – Rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, việc lựa chọn địa chỉ tiêm chủng uy tín, chất lượng cũng là yếu tố quan trọng cần được cân nhắc kĩ lưỡng.
doc_27632;;;;;doc_12682;;;;;doc_13540;;;;;doc_31866;;;;;doc_25907
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ chị em phụ nữ nào. Để phòng tránh, tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung là lựa chọn hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại vắc xin này cũng như một số lưu ý khi tiêm. 1. Tìm hiểu về vắc xin ung thư cổ tử cung Thông tin cơ bản về ung thư cổ tử cung Đây là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Theo ghi nhận, tỷ lệ tử vong của người mắc ung thư cổ tử cung chỉ đứng thứ 2 chỉ sau ung thư vú ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung có nguyên nhân chính là do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Tuy nhiên không phải ai nhiễm HPV cũng bị ung thư cổ tử cung nên bạn không cần quá lo lắng. Mặc dù khoa học y tế đã phát triển nhưng đến nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Bên cạnh đó quá trình điều trị bệnh thường rất phức tạp, tốn kém thời gian và tiền bạc, chưa đem lại hiệu quả thực sự cao. Và hiện nay cách tốt nhất để chị em ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung đó là tiêm vắc xin. Lợi ích khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung là biện pháp tốt nhất để chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Tiêm vắc xin sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất với các đối tượng trong độ tuổi từ 9 - 26. Vắc xin sẽ cho hiệu quả cao với chị em phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục. Theo lời khuyên của các chuyên gia là nên đi tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Phụ nữ đã quan hệ tình dục có tiêm được vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung không là câu hỏi được nhiều chị em đặt ra và câu trả lời là có. Tuy nhiên trước khi tiêm vắc xin bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm như: xét nghiệm HPV, xét nghiệm PAP- Smear. Ngoài ra phụ nữ đã quan hệ tình dục cần đạt một số yêu cầu khi tiêm vắc xin đó là không có thai trong thời gian tiêm phòng, không bị bệnh cấp tính, không có tiền sử phản ứng với thành phần của thuốc. Hiện nay vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung chỉ được chỉ định dành cho nữ giới. Tuy nhiên theo các nhà khoa học nam giới cũng có thể sử dụng vắc xin này trong độ tuổi dậy thì để đem lại những lợi ích nhất định. 2. Các loại vắc xin ung thư cổ tử cung hiện nay Hiện nay tại Việt Nam có 2 loại vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến đó là vắc xin Cervarix có xuất xứ từ Bỉ và vắc xin có tên Gardasil xuất xứ từ Mỹ. Hai loại vắc xin này sẽ có những thành phần và tác dụng khác nhau mà chị em nên lưu ý. Đồng thời, lịch tiêm 2 loại vắc xin này cũng không giống nhau. Vì thế, trước khi quyết định lựa chọn tiêm loại vắc xin nào, bạn nên nghiên cứu thật kỹ và tham khảo qua ý kiến của bác sĩ. Cụ thể vắc xin vắc xin Cervarix có khả năng phòng virus HPV tuýp 16 và 18. Còn vắc xin Gardasil có khả năng phòng virus HPV tuýp 6, 11, 16 và 18. Với khả năng ngăn ngừa nhiều bệnh hơn nên vắc xin vắc xin Gardasil cũng có giá thành cao hơn so với vắc xin Cervarix. Tùy vào điều kiện tài chính và mục đích mà chị em sẽ đưa ra lựa chọn loại vắc xin ung thư cổ tử cung phù hợp. Thực tế vắc xin này không hề bắt buộc, tuy nhiên để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân, bác sĩ thường khuyên chị em phụ nữ nên tiêm. 3. Một số lưu ý khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung Dưới đây là một số vấn đề chị em nên lưu ý khi đi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung: Với các đối tượng chị em phụ nữ từ 9 - 26 tuổi, không mang thai, chưa từng quan hệ tình dục, chưa từng phản ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc sẽ không cần thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn vẫn nên sàng lọc sức khỏe trước khi tiêm chủng. Đối tượng nữ giới dưới 25 tuổi, đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung nhưng hiệu quả đem lại sẽ không tốt nhất. Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ không nên tiêm vắc xin này. Nếu không may đang trong giai đoạn tiêm phòng nhỡ có thai sẽ phải tạm dừng cho đến khi kết thúc thai kỳ mới tiếp tục tiêm. Thời gian hoàn tất quá trình tiêm phòng là 2 năm. Người từng bị nhiễm virus HPV vẫn có thể tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung. Bởi vì sau khi cơ thể đã đào thải virus HPV ra ngoài rồi nhưng hệ miễn dịch kém vẫn có thể tái nhiễm. Ngoài ra virus HPV có nhiều chủng khác nhau, có thể trước đó bạn bị nhiễm một chủng HPV nhưng tiêm vắc xin sẽ giúp bạn phòng tránh nhiễm các chủng HPV khác. Không nên chủ quan tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung rồi là sẽ không bị bệnh. Để an toàn nhất, chị em nên duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng đầy đủ.;;;;;Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh gây ra nhiều lo lắng cho phụ nữ. Với sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay ung thư cổ tử cung có thể được ngăn chặn bằng cách tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tiêm chủng phòng ngừa ung thư cổ tử cung, và những điều mà mọi người cần biết khi tiêm phòng. Cùng tìm hiểu nhé! 1. Giới thiệu về vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh ác tính thường gặp ở phụ nữ, có sự liên quan mạnh mẽ đến một loại virus gọi là Human Papillomavirus (HPV). HPV là một virus phổ biến với hơn 140 chủng khác nhau, và một số trong số này có khả năng gây ra ung thư cổ tử cung. Hai chủng gây ung thư phổ biến là HPV 16 và HPV 18, được biết đến với khả năng gây ra khoảng 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Nhưng không chỉ riêng hai chủng này, nhiều chủng HPV khác cũng có thể gây ra ung thư hoặc các tình trạng tiền ung thư khác. Virus HPV có thể được truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc tình dục. Việc nhiễm HPV thường không gây ra triệu chứng nào và có thể kéo dài nhiều năm trước khi xuất hiện các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Một giải pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung quan trọng, hiệu quả và an toàn là tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung hay còn được gọi là vắc xin HPV. Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung là giải pháp phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung thường chứa các protein đặc biệt được tạo ra từ một số chủng HPV phổ biến gây bệnh như HPV 16 và HPV 18. Khi vắc xin được đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch của sẽ nhận biết thành phần và sản xuất kháng thể chống lại các loại virus HPV này. Khi có tiếp xúc với virus thực tế, cơ thể đã có khả năng chống lại nhiễm trùng và ngăn chặn sự phát triển của ung thư cổ tử cung. Tiêm chủng phòng ung thư cổ tử cung thường được tiến hành khi bạn còn trẻ, tốt nhất là trước khi tiếp xúc với virus HPV thông qua quan hệ tình dục hoặc các tiếp xúc thân mật khác với dịch tiết của người nhiễm HPV. Dưới đây là thông tin cơ bản về đối tượng, thời điểm và lịch tiêm vắc xin: – Đối tượng và thời điểm tiêm: Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung được khuyến nghị cho trẻ em gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi. Ngoài ra,cả nam giới cũng được khuyến nghị nên tiêm vắc xin, nhằm giảm nguy cơ lây truyền virus HPV. Đối tượng khuyến nghị tiêm chủng phòng ngừa ung thư cổ tử cung là trẻ em gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi – Lịch tiêm: Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung thường được tiêm ở thời điểm hiện tại là Gardasil và Gardasil 9, lịch tiêm thường được hướng dẫn như sau: + Mũi 01: Lần tiêm đầu tiên. + Mũi 02: Cách mũi 01 ít nhất là 02 tháng. + Mũi 03: Cách mũi 02 ít nhất 04 tháng. + Nếu bạn trong độ tuổi từ 9 đến 15 và lựa chọn tiêm vắc xin Gardasil 9, thì bạn chỉ cần tiêm 02 mũi, mũi 02 cách mũi 01 từ 6-12 tháng. Trường hơp tiêm mũi 02 cách mũi 01 ít hơn 5 tháng thì bạn cần tiêm bổ sung mũi thứ 03, mũi tiêm này cách mũi 02 ít nhất 03 tháng và đảm bảo tiêm 3 mũi trong vòng 1 năm. Bạn hãy nhớ thực hiện tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo phác đồ hướng dẫn hoặc theo ý kiến của bác sĩ để bảo vệ mình khỏi nguy cơ mắc bệnh từ HPV. 3. Lưu ý cần biết trước khi tiêm chủng ung thư cổ tử cung Trước khi tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết: – Tìm hiểu về thông tin vắc xin: Có hai loại vắc xin chính, đó là Gardasil và Gardasil 9. Tìm hiểu về cách chúng hoạt động, loại virus HPV mà chúng phòng ngừa và lịch tiêm chủng để lựa chọn cho bản thân một loại vắc xin và phác đồ phù hợp. -. Độ tuổi tiêm vắc xin: Vắc xin HPV hiệu quả nhất khi tiêm ở độ tuổi trẻ, thường từ 9 đến 26 tuổi, không mang thai, không có tiền sử dị ứng với thành phần của vắc xin, không mắc bệnh cấp tính. Tuy nhiên, nếu bạn vượt qua độ tuổi này, bạn vẫn có thể tiêm vắc xin dưới sự tư vấn của bác sĩ. – Xét nghiệm virus HPV trước khi tiêm phòng là không cần thiết: Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả tối đa ở nhóm phụ nữ chưa từng nhiễm HPV và chưa quan hệ tình dục. Tuy nhiên, nó vẫn có tác dụng đối với những người đã có quan hệ tình dục và từng nhiễm HPV, vì virus này có nhiều chủng loại khác nhau. – Thảo luận với bác sĩ: Trước khi quyết định tiêm vắc xin, hãy thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế, họ sẽ đưa ra tư vấn cụ thể về việc tiêm vắc xin, xác định liệu bạn có tiêm vắc xin được hay không, và giải đáp mọi câu hỏi bạn có. 4. Địa chỉ tiêm phòng ung thư cổ tử cung uy tín, chất lượng – Đội ngũ y tế chuyên nghiệp: Phòng tiêm chủng có đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu về khám, quy trình tiêm chủng, cách theo dõi và xử trí phản ứng sau tiêm. Họ sẽ tư vấn và hỗ trợ bạn trong quá trình tiêm chủng, đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn. – Hỗ trợ sau tiêm: Sau khi tiêm chủng, bạn vẫn sẽ nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn về cách quản lý phản ứng sau tiêm, nếu có.;;;;;Ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm xảy ra ở phụ nữ. Đặc biệt hơn, số lượng người mắc đang có xu hướng gia tăng. Hiện nay, tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung được đánh giá là phương pháp phòng ngừa hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về loại vắc xin này, mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây. 1. Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung là gì Ung thư cổ tử cung là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ. Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra thuốc có thể chữa trị căn bệnh này. Theo nghiên cứu, có hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung do virus HPV thuộc tuýp có nguy cơ cao, trong đó 2 tuýp 16 và 18 gây ra hơn 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. Tuy nhiên không phải ai nhiễm virus HPV cũng bị ung thư cổ tử cung nên bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Virus HPV còn có thể lây lan từ người sang người qua nhiều con đường khác nhau như qua tiếp xúc da, quan hệ tình dục,… Người mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thì tỷ lệ chữa khỏi bệnh rất mong manh. Chính vì thế để đề phòng căn bệnh nguy hiểm chưa có thuốc chữa này, tiêm vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất. Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh do virus HPV tuýp 16 và 18 gây ra cho phụ nữ. Đặc biệt hiệu quả đối với ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Theo lời khuyên của bác sĩ, phụ nữ nên tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung sớm để đem lại hiệu quả cao. Trong đó độ tuổi thích hợp nhất để tiêm loại vắc xin này đó là từ 9 đến 26 tuổi. Đối với những người chưa từng quan hệ tình dục, vắc xin sẽ phát huy hiệu quả cao hơn so với người đã từng quan hệ tình dục. 2. Những loại xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung Hiện nay tại Việt Nam có 2 loại xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả đó là Gardasil xuất xứ từ Mỹ và Cervarix xuất xứ từ Bỉ. Trong đó vắc xin Gardasil xuất xứ từ Mỹ có khả năng phòng ngừa các virus HPV tuýp 18, 16, 11 và 6. Không chỉ ngăn ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, vắc xin này còn có khả năng phòng ngừa một số bệnh lý liên quan khác như: mụn cóc, mụn sinh dục,... Còn vắc xin Cervarix xuất xứ từ Bỉ có khả năng phòng ngừa virus HPV tuýp 16 và 18. Đây là 2 tuýp gây ra bệnh ung thư cổ tử cung nên vắc xin này thường được dùng để phòng bệnh. Vì vắc xin Gardasil có khả năng phòng ngừa virus HPV nhiều tuýp hơn nên giá thành cũng cao hơn so với vắc xin Cervarix. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và nhu cầu bản thân để bạn lựa chọn loại vắc xin phù hợp. Tuy đây không phải là loại vắc xin bắt buộc nhưng theo lời khuyên của các bác sĩ thì chị em phụ nữ nên tiêm để bảo vệ sức khỏe của chính mình. 3. Các câu hỏi liên quan đến tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung Có rất nhiều chị em quan tâm đến tiêm vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung, tuy nhiên do chưa thực sự hiểu hết về loại vắc xin này nên còn e ngại. Người nhiễm virus HPV có được tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung không Một số người cho rằng phụ nữ đã quan hệ tình dục sẽ không thể tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung được bác sĩ khuyến khích đi tiêm phòng sớm, đối với những người chưa quan hệ tình dục sẽ đem lại hiệu quả cao. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc người đã quan hệ tình dục không thể tiêm vắc xin này. Ngoài ra trong quá trình tiêm phòng, họ cần đạt một số các yêu cầu như: không có thai trong thời gian tiêm vắc xin, cơ thể khỏe mạnh và không có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin, đặc biệt là không bị bệnh cấp tính.;;;;;Tiêm vắc xin phòng ung thư tử cung (hay tiêm phòng chống ung thư tử cung) là một chủ đề quan trọng mà nhiều phụ nữ quan tâm. Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những thông tin quan trọng về tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung, xem liệu đó có phải là một biện pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe không, hay biện pháp này có gây nguy hiểm gì không, giúp bạn đưa ra quyết định thông thái về việc tiêm phòng. Cùng tìm hiểu nhé! 1. Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một loại ung thư phát triển từ các tế bào bên trong cổ tử cung, phần dưới cùng của tử cung, tế bào ung thư có thể lan sang các vị trí gần kề nếu không được điều trị. Đây là một căn bệnh ác tính và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho phụ nữ. Ung thư cổ tử cung thường xuất phát từ viêm nhiễm lâu dài của một loại virus gọi là Human Papillomavirus (HPV) – một loại virus lây truyền qua đường tình dục. Không phải tất cả các trường hợp nhiễm HPV đều dẫn đến ung thư, nhưng nó là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh này. Ung thư cổ tử cung thường xuất phát từ một loại virus gọi là Human Papillomavirus (HPV) Ban đầu, UTCTC thường không gây ra triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, những triệu chứng sau có thể xuất hiện khi căn bệnh đã phát triển: – Ra máu sau quan hệ tình dục. – Ra máu giữa kỳ kinh. – Chu kỳ kinh rối loạn. – Đau bụng dưới vùng xương chậu và lưng dưới – Thay đổi dịch hoặc mùi của âm đạo. Nếu được phát hiện sớm, UTCTC thường có tiềm năng điều trị thành công, dựa vào việc loại bỏ các tế bào bị ảnh hưởng bằng cách tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị bằng tia X. Tuy nhiên, khi căn bệnh di căn hoặc được phát hiện muộn, điều trị trở nên khó khăn và có thể không hiệu quả. Một biện pháp phòng ngừa UTCTC hiệu quả là tiêm vắc xin HPV. Vắc xin này giúp bảo vệ phụ nữ và ngăn ngừa UTCTC. Ngoài ra, quan hệ tình dục an toàn và kiểm tra định kỳ cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh này. 2. Sự cần thiết của tiêm phòng ung thư cổ tử cung Thay vì điều trị sau khi bệnh đã phát triển, tiêm vắc xin HPV là một biện pháp tốt để ngăn chặn bệnh trước khi nó bắt đầu, tiết kiệm chi phí điều trị, bảo vệ cơ thể khỏi những đau đớn, và ngăn ngừa nguy cơ dẫn đến tử vong. Vắc xin HPV được khuyến nghị tiêm cho trẻ em từ 9 tuổi trở lên và phụ nữ dưới 26 tuổi. Bằng cách tiêm vắc xin này, bạn đang bảo vệ tương lai của mình, đồng thời cũng góp phần lớn trong ngăn ngừa sự lây lan của virus HPV trong cộng đồng. Tiêm phòng chống ung thư tử cung có tốt không là vấn đề nhiều người quan tâm Dưới đây là một số điểm quan trọng để lý giải tại sao tiêm phòng ung thư cổ tử cung là một biện pháp tốt: – Phòng ngừa Virus HPV: Virus HPV dễ dàng lây lan từ người sang người qua quan hệ tình dục không bảo vệ, tiếp xúc tay – miệng với cơ quan sinh dục, sử dụng chung đồ vật nhiễm HPV, lây truyền từ mẹ sang con, và gây ra hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung. Vắc xin HPV giúp bảo vệ bạn khỏi các týp HPV nguy cơ cao, giảm nguy cơ nhiễm virus này và bị các bệnh liên quan HPV như: ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn hay hầu họng,… – Hiệu quả lâu dài: Vắc xin HPV được thiết kế để cung cấp bảo vệ lâu dài. Hiệu quả của vắc xin đã được theo dõi trong nhiều năm và cho thấy nó có thể bảo vệ đến nhiều thập kỷ. – An toàn: Vắc xin HPV đã trải qua kiểm tra an toàn và hiệu quả trong nhiều nghiên cứu lâm sàng. – Hiếm khi có các tác dụng phụ nghiêm trọng: Hầu hết đều là tác dụng phụ nhẹ và tạm thời như sưng đỏ, đau và ngứa tại vị trí tiêm. Tầm quan trọng của việc tiêm vắc xin ngừa HPV cũng đã được Tổ chức Y tế Thế giới và Ủy ban Tư vấn về Thực hành Chủng ngừa Hoa Kỳ nhấn mạnh. Vì thế đế bảo vệ sức khỏe khỏi ung thư cổ tử cung và ngăn chặn sự lây lan của virus HPV trong cộng đồng, bạn nên chủ động tiêm phòng. 3.2. Lịch tiêm vắc xin chống ung thư cổ tử cung Vắc xin Gardasil và Gardasil 9 được dùng để tiêm phòng ung thư cổ tử cung. – Vắc xin Gardasil phù hợp cho đối tượng nữ giới từ 9 tuổi đến 26 tuổi và bao gồm 3 mũi tiêm theo lịch 0-2-6 tháng kể từ mũi đầu tiên. – Lịch tiêm Gardasil 9 dành cho cả nam và nữ giới phụ thuộc vào độ tuổi và trường hợp. +) Đối với người từ 9 đến <15 tuổi, có 2 phác đồ tiêm. Phác đồ 02 mũi yêu cầu tiêm 2 mũi cách nhau 6-12 tháng. Phác đồ 03 mũi tiêm khi mũi 2 cách mũi 1 < 5 tháng, tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng. +) Người từ 15 tuổi trở lên đến trước sinh nhật 27 tuổi có 2 phác đồ tiêm 3 mũi, cách nhau 0-2-6 tháng từ mũi đầu tiên hoặc nhanh hơn 0-1-4 tháng từ mũi đầu tiên. 4. Lưu ý khi tiêm vắc xin HPV đảm bảo an toàn Để tiêm phòng ung thư cổ tử cung đảm bảo an toàn, bạn cần tuân thủ các điều kiện sau đây: – Thể trạng sức khỏe tốt: Bạn cần đảm bảo sức khỏe tổng thể ổn định, không ốm sốt, không mắc bệnh cấp tính, không mắc các bệnh nặng hay hệ miễn dịch yếu. – Chưa bị phơi nhiễm với các chủng virus HPV: Trước khi tiêm vắc xin, tốt nhất là bạn chưa tiếp xúc với virus HPV. – Không sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc vắc xin khác trong ít nhất 4 tuần trước khi tiêm vắc xin HPV. – Các trường hợp chống chỉ định với vắc xin phòng cổ tử cung bao gồm: phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai trong 6 tháng tới, phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, những người có các bệnh lý nặng hoặc hệ miễn dịch suy giảm, những người có tiền sử dị ứng với các thành phần trong vắc xin. – Cần chọn địa điểm tiêm phòng an toàn: Chọn một địa điểm tiêm chủng uy tín và đáng tin cậy, cung cấp vắc xin chính hãng và tuân thủ quy trình tiêm chủng đúng theo quy định là quan trọng. – Tuân thủ lịch tiêm vắc xin và hướng dẫn của bác sĩ: Để nâng cao hiệu quả miễn dịch, bạn cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin theo đúng hướng dẫn. Nếu phải lùi lịch tiêm vắc xin vì lý do nào đó, bạn nên tiêm mũi tiếp theo trong thời gian sớm nhất có thể. Trong quá trình tiêm nên nghe theo các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn tiêm chủng HPV.;;;;;Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh nguy hiểm ở phụ nữ, bệnh có thể đe dọa tính mạng của người mắc. Hiện nay, số lượng phụ nữ mắc bệnh đang ngày một ra tăng do chúng ta không biết cách phòng tránh. Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, các chị em phụ nữ cần quan tâm đến vấn đề chích ngừa ung thư cổ tử cung. Đa số các bệnh nhân mắc bệnh ung thư cổ tử cung đều nhiễm virus HPV - chúng còn được biết đến với tên gọi Human Papilloma Virus. Tuy nhiên không phải tất cả những người nhiễm loại virus này đều bị mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Vì thế bạn không cần quá lo lắng. Đối với những người phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối thì tỷ lệ chữa chạy thành công lại càng mong manh hơn. Chính vì thế, chúng ta phải tìm cách ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, trong đó chích ngừa ung thư cổ tử cung là việc các chị em phụ nữ nên làm. 2. Tìm hiểu về vắc xin ung thư cổ tử cung Có thể nói, bệnh ung thư cổ tử cung vẫn chưa có thuốc đặc trị vì vậy quá trình điều trị bệnh rất phức tạp và chưa đem lại hiệu quả thực sự cao. Cách tốt nhất chúng ta nên làm đó là chủ động chích ngừa ung thư cổ tử cung. Vắc xin này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi nữ giới được tiêm phòng sớm. Trong đó, thời điểm phù hợp để tiêm vắc xin phòng bệnh đó là từ 9 - 26 tuổi. Đặc biệt vắc xin sẽ đem lại hiệu quả phòng bệnh cao đối với những người chưa từng quan hệ tình dục. 3. Những loại vắc xin phổ biến hiện nay Ở Việt Nam hiện nay có 2 loại vắc xin được sử dụng để chích ngừa ung thư cổ tử cung. Đó là vắc xin có tên Gardasil xuất xứ từ Mỹ và vắc xin Cervarix xuất xứ từ Bỉ. Mỗi loại vắc xin có chứa thành phần và một số tác dụng khác nhau, lịch tiêm phòng của mỗi loại cũng có sự khác biệt. Vì thế, trước khi quyết định tiêm loại nào, bạn nên nghiên cứu thật kỹ, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Cụ thể, vắc xin Gardasil có tác dụng phòng ngừa virus HPV tuýp 6, 11, 16 và 18, vì thế chúng giúp phụ nữ ngăn ngừa nguy cơ mắc một số bệnh như: ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ và một số bệnh liên quan. Trong khi đó vắc xin Cervarix chỉ có nhiệm vụ chính đó là phòng virus HPV tuýp 16 và 18. Chính vì vậy loại vắc xin này thường được dùng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ. Thông thường, giá thành của loại vắc xin này cũng rẻ hơn so với vắc xin Gardasil kể trên. Tùy với mục đích và điều kiện tài chính, chị em có thể lựa chọn tiêm loại vắc xin phù hợp nhất với mình. Trên thực tế, đây không phải là vắc xin bắt buộc tuy nhiên hầu hết các bác sĩ đều khuyên phụ nữ nên tiêm để bảo vệ sức khỏe. Một số người cho rằng, họ đã nhiễm vi rút HPV rồi nên dù có tiêm vắc xin thì cũng không đem lại hiệu quả. Song, các bác sĩ cho rằng bệnh nhân nhiễm vi rút HPV vẫn nên tiêm phòng nếu có điều kiện. Bởi vì, vi rút HPV được chia ra làm nhiều type khác nhau, khi tiêm phòng vắc xin bạn có khả năng phòng tránh những bệnh hiệu quả. Câu trả lời là có, tuy nhiên trước khi thực hiện chích ngừa ung thư cổ tử cung, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định đi xét nghiệm HPV. Tốt nhất chị em nên dành thời gian đi kiểm tra sức khỏe và xin tư vấn của các bác sĩ giàu kinh nghiệm trước khi quyết định tiêm phòng. Đối với người phụ nữ đã từng quan hệ tình dục, họ cần đạt một số yêu cầu để có thể tiến hành tiêm vắc xin. Trong đó, các yêu cầu có thể kể đến như: không có thai trong thời gian tiêm phòng, cơ thể khỏe mạnh và chưa có tiền sử phản ứng với thành phần của thuốc. Đặc biệt, bạn phải đảm bảo rằng mình đang khỏe và không bị bệnh cấp tính. Đó là một số yêu cầu bạn cần quan tâm nếu muốn tiêm phòng vắc xin HPV. 6. Một số lưu ý sau khi chích ngừa ung thư cổ tử cung Các bạn không nên chủ quan rằng mình đã tiêm phòng vắc xin đầy đủ thì sẽ không bị mắc bệnh. Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, sức khỏe ổn định chị em phụ nữ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và duy trì lối sống lành mạnh. Trong đó, quan trọng nhất là việc tập luyện thể dục, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ kết hợp tầm soát ung thư cổ tử cung hàng năm định kỳ. Hy vọng rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về tầm quan trọng của việc chích ngừa ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, các bạn nên duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Như vậy, chúng ta mới sở hữu sức khỏe tốt, không mắc bệnh hiểm nghèo.
question_31
Bùng nổ bệnh về đường tiêu hóa vào mùa hè
doc_31
XEM THÊM: Tỉ lệ ung thư đường tiêu hóa đang có xu hướng gia tăng Phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp trong mùa hè Tuyệt chiêu phòng tránh rối loạn tiêu hóa mùa hè Nguyên nhân gây bùng nổ bệnh về đường tiêu hóa vào mùa hè Thời tiết thay đổi Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân gây bùng nổ bệnh về đường tiêu hóa vào mùa hè. Mùa hè nhiệt độ tăng, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus sinh sôi xâm nhập vào cơ thể. Đồ ăn, thức uống trong mùa hè rất dễ bị lên men, nhiễm khuẩn, ôi thiu. Nếu ăn phải những thức ăn này sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thời tiết thay đổi là một trong những nguyên nhân gây bùng nổ bệnh về đường tiêu hóa vào mùa hè. Mùa hè thời tiết nắng nóng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm phải sử dụng đến kháng sinh. Thuốc kháng sinh khi đi vào cơ thể sẽ làm suy giảm lượng lợi khuẩn trong đường ruột, dễ gây rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Dịch bệnh xuất hiện nhiều Mùa hè là thời điểm xuất hiện của nhiều loại dịch bệnh khác nhau, trong đó có bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh tiêu hóa thường gặp nhất vào mùa hè là tiêu chảy, kiết lỵ, ngộ độc thực phẩm… Thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, ở nhiệt độ bình thường, cứ mỗi 20 phút lượng vi khuẩn trong thức ăn lại tăng lên gấp đôi. Mùa hè nhiệt độ cao, thức ăn càng dễ bị nhiễm khuẩn nếu như không bảo quản đúng cách. Môi trường – nguồn nước ô nhiễm Môi trường sống, nguồn nước ô nhiễm là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh lý về đường tiêu hóa. Ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn là nguyên nhân làm bùng nổ bệnh về đường tiêu hóa vào mùa hè. Phòng ngừa bệnh tiêu hóa mùa hè Để phòng ngừa bệnh tiêu hóa gia tăng vào mùa hè, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
doc_48164;;;;;doc_52062;;;;;doc_55908;;;;;doc_6378;;;;;doc_53609
Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp trong mùa hè, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa thức ăn, sức khỏe của người bệnh. Vậy, làm thế nào để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp trong mùa hè. XEM THÊM: Tuyệt chiêu phòng tránh rối loạn tiêu hóa mùa hè Khám cận lâm sàng ống tiêu hóa Nguyên nhân ung thư đường tiêu hóa Các rối loạn tiêu hóa thường gặp trong mùa hè Đầy hơi, trướng bụng; ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, kiết lỵ, táo bón… là các rối loạn tiêu hóa thường gặp trong mùa hè. Thời tiết nóng nực, nhiệt độ nóng ấm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi, nảy nở, thức ăn dễ bị ôi thiu, hỏng… là những nguyên nhân khiến rối loạn tiêu hóa gia tăng trong mùa hè. Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp trong mùa hè Đầy hơi, trướng bụng Đầy hơi, trướng bụng là dấu hiệu đầu tiên của rối loạn tiêu hóa và các bệnh lý tại đường ruột (viêm đại tràng, viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích…) Khi bị đầy hơi, trướng bụng, người bệnh thường có cảm giác nặng bụng, căng trướng vùng thượng vị, ậm ạch, khó chịu, ợ hơi, ợ chua, đau bụng âm ỉ, nôn và buồn nôn… Nguyên nhân gây đầy hơi, trướng bụng chủ yếu là do ăn quá nhiều chất đạm, bột đường, dầu mỡ , đồ ăn cay, nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê…; thói quen ăn nhanh, đi nằm luôn sau khi ăn… Ngộ độc thức ăn Rối loạn tiêu hóa do ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, ôi thiu là tình trạng thường gặp trong mùa hè. Các triệu chứng giúp nhận biết ngộ độc thức ăn thường là đau bụng, nôn và buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, đau mỏi cơ bắp, sôi bụng, mất nước… Rối loạn tiêu hóa do ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, ôi thiu là tình trạng thường gặp trong mùa hè. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn E. Coli Vi khuẩn E.Coli gây bệnh cho người qua đường tiêu hóa như ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với động vật và môi trường nuôi động vật bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, vi khuẩn E. Coli còn lây truyền trực tiếp từ người sang người qua đường phân, miệng. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn E. Coli thường có các triệu chứng như: Đau quặn bụng, tiêu chảy cấp, phân có thể có lẫn máu, sốt, nôn và buồn nôn… -Bệnh kiết lỵ: Kiết lỵ là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến trong mùa hè, do ký sinh trùng amine và trực khuẩn shigella gây ra. Khi bị kiết lị, người bệnh đại tiện ra phân rất ít nhưng có kèm theo đàm và máu, sốt, đau bụng, vật vã, luôn có cảm giác muốn đi cầu, hôn mê và tử vong. Thực hiện ăn chín uống sôi là một trong những cách phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp trong mùa hè. Phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp trong mùa hè;;;;;Mùa hè là thời điểm các gia đình thường tổ chức các chuyến nghỉ mát, du lịch. Trải nghiệm những không gian mới, địa điểm thú vị cùng các món ăn mới khiến chúng ta dễ mắc phải các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mùa hè cũng là thời điểm tốt để các loại vi khuẩn có điều kiện phát triển và tấn công mọi người qua đường ăn uống, môi trường sống xung quanh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng bệnh thường gặp vào mùa hè – rối loạn tiêu hóa và cách chữa trị, phòng tránh. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng rối loạn tiêu hóa cũng mang đến nhiều phiền toái cho người mắc phải 1. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa Những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa là đau bụng có khi âm ỉ, có lúc quặn thắt từng cơn; đi đại tiện phân lỏng, nhão hay có khi phân rắn và khó đi; bí trung tiện hay táo bón… Theo các chuyên gia y tế, thức ăn đường phố có khả năng cao bị các chứng về rối loạn tiêu hóa bởi mùa hè nắng nóng kéo dài khiến các loại thức ăn đường phố không được bảo quản, dễ ôi thiu… 2. Phòng chống rối loạn tiêu hóa Để phòng chống các rối loạn tiêu hóa do thói quen sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cần lưu ý bảo vệ bản thân, và lưu ý một số vấn đề sau: – Nên tự chế biến thức ăn tại nhà để đảm bảo vệ sinh, không nên mua những thức ăn chế biến sẵn. Tránh ăn những thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh – Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, mỗi ngày nên dành 30 phút cho vận động, ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế ăn thịt. – Tránh các ức chế không cần thiết dễ dẫn tới stress làm suy giảm hệ miễn dịch, gây tăng tiết axit của dạ dày. – Bổ sung các thực phẩm chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Tập thể dục để tăng cường sức đề kháng;;;;; Xem thêm: Trả lời: Vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm dễ gây phát sinh nhiều bệnh tật, nhất là những bệnh về đường ruột… Vì vậy, có thể hiểu vì sao hệ tiêu hóa dễ bị tổn thương vào mùa hè. Nguyên nhân vì sao hệ tiêu hóa dễ bị tổn thương vào mùa hè bao gồm: Thời tiết thay đổi Mùa hè đến đồng nghĩa với việc nhiệt độ tăng cao, mưa liên tục khiến không khí trở nên nóng ẩm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh sinh sôi nảy nở. Rất nhiều loại bệnh hay phát sinh trong mùa hè như: những bệnh về da, xương khớp, bệnh về hô hấp và đặc biệt là bệnh về tiêu hóa. Đồng thời, vào đầu mùa hè, khi thời tiết chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa, cơ thể trong đó có hệ tiêu hóa dễ chịu tổn thương do chưa kịp thích nghi, làm quen. Ảnh hưởng của các dịch bệnh Môi trường nước bị nhiễm khuẩn, các sinh vật gây bệnh bắt đầu hoạt động. Điều này khiến các bệnh về tiêu hóa thường xuyên xảy ra. Một trong những tác động của các vi khuẩn gây hại là dẫn đến sự mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột. Điều này là do ăn uống thiếu vệ sinh, chưa được nấu chín, đun sôi… Đặc biệt, tiêu chảy là bệnh khiến nhiều người mắc phải trong những lúc thời tiết giao mùa. Thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn Việc thức ăn bị nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm và gây tổn thương hệ tiêu hóa. Ở nhiệt độ bình thường trong phòng, cứ 20 phút lượng vi khuẩn trong thức ăn lại tăng lên gấp đôi. Vào mùa hè, không khí nóng ẩm càng khiến vi khuẩn phát tán nhanh chóng. Vi khuẩn còn có thể tồn tại trên bề mặt cac đồ dùng nấu bếp và đồ đựng thức ăn, rồi lây lan sang thức ăn. Thức ăn bị nhiễm khuẩn không chỉ là nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa dễ tổn thương mà còn làm lây bệnh sang những người khác. Nội soi tiêu hóa rất cần thiết khi mắc bệnh lý đường tiêu hóa. Biện pháp khắc phục Khi đã biết vì sao hệ tiêu hóa dễ bị tổn thương vào mùa hè, bạn có thể ngăn chặn mối nguy hại này bằng các biện pháp: thường xuyên lau dọn nhà cửa, ăn chín uống sôi, sử dụng sữa chua lên men rất tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch. Luôn giữ cho mọi đồ vật trong sinh hoạt hàng ngày đều sạch, đặc biệt là đồ dùng nhà bếp. Đặc biệt cẩn thận khi rửa thức ăn, khi tiếp xúc với thịt sống hay trứng sống (chẳng hạn không dùng chung thớt cho thịt sống và thịt chín…).;;;;;Các bệnh tiêu hóa mùa hè gồm các bệnh sau: Tiêu chảy, kiết lị, tắc ruột, sa trực tràng, thương hàn, tả… Những bệnh tiêu hóa mùa hè rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách. Bệnh tiêu hóa mùa hè Vào mùa hè, chúng ta rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Nguyên nhân là do thời tiết thay đổi, nhiệt độ tăng cao, mưa nhiều khiến không khí trở nên nóng ẩm. Đây là thời điểm lý tưởng để các mầm bệnh sinh sôi, phát triển; dịch bệnh xuất hiện; thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn… Mùa hè là thời điểm dễ bùng phát các bệnh về tiêu hóa. Các bệnh tiêu hóa mùa hè phổ biến là bệnh tiêu chảy, bệnh kiết lỵ, tắc ruột, sa trực tràng, thương hàn… và bệnh tả. Theo các bác sĩ, những bệnh tiêu hóa mùa hè thường rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách, người bệnh có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Các bệnh tiêu hóa mùa hè thường gặp Bệnh tắc ruột Biểu hiện của bệnh tắc ruột là không đi đại tiện được, không trung tiện được. Ở trẻ sơ sinh, tắc ruột thường là do lồng ruột hoặc chứng thoát vị bẹn bị nghẹt gây nên. Triệu chứng đầu tiên của trẻ thường là nôn ói, có khi ra nước mật, đau bụng dữ dội, đi đại tiện ra máu… Tất cả các trường hợp bị tắc ruột đều phải đưa đi cấp cứu ở khoa ngoại. Thực phẩm ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tiêu hóa. Bệnh sa trực tràng Sa trực tràng là hiện tượng trực tràng bị lòi ra ngoài một cách tự nhiên hoặc khi rặn mạnh. Đoạn ruột này sau đó sẽ tự động co vào hoặc phải dùng tay để ấn vào. Nguyên nhân chính gây bệnh sa trực tràng thường là do táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày. Bên cạnh đó, chứng giãn dây chằng ruột hoặc do nhược cơ cũng là nguyên nhân dẫn đến sa trực tràng. Sa trực tràng thường được điều trị nội khoa. Bệnh nhân cần chủ động khám chữa sớm để đạt được kết quả. Bệnh tiêu chảy Tiêu chảy là một trong những bệnh tiêu hóa mùa hè thường gặp. Biểu hiện của bệnh tiêu chảy là đi đại tiện trên 3 lần một ngày, phân lỏng như nước, phân sống, có nhiều bọt… Tiêu chảy dễ khiến cơ thể bị mất nước và điện giải khiến cơ thể suy kiệt, mệt mỏi thậm chí là tử vong. Các siêu vi trùng gây bệnh tiêu chảy là siêu vi rota và vi khuẩn E.coli, có mặt hầu hết ở các nơi dơ bẩn và trong thức ăn thiếu vệ sinh. Ăn uống đủ dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh là cách phòng bệnh tiêu hóa mùa hè hiệu quả. Bệnh kiết lỵ Bệnh kiết lỵ là một trong những bệnh tiêu hóa mùa hè thường gặp, do ký sinh trùng amibe và trực khuẩn shigella gây ra. Người bị bệnh kiết lị thường đi tiêu ra phân rất ít nhưng có kèm theo đàm và máu. Bên cạnh đó, người bệnh còn có triệu chứng sốt, đau bụng, lả dần, vật vã, luôn có cảm giác muốn đi cầu, hôn mê và tử vong. Bệnh kiết lỵ nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể chuyển thành kiết lỵ mạn tính, ký sinh trùng amibe có thể xâm nhập vào gan gây áp-xe gan. Loại shigella hay gây kiết lỵ ở trẻ em khi biến chứng có thể gây tử vong trong 24 giờ rất nguy hiểm. Bệnh thương hàn Thương hàn thường có nguy cơ phát triển mạnh trong mùa nóng. Triệu chứng chủ yếu của bệnh là sốt kéo dài trong nhiều ngày, kèm theo những triệu chứng về tiêu hóa như: Chậm tiêu, đau bụng, có khi tiêu chảy, có khi táo bón… Thủ phạm gây ra bệnh thương hàn là vi khuẩn salmonella. Bệnh thương hàn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, như: Xuất huyết ruột, thủng ruột, viêm não, hôn mê, tử vong… Bệnh tả Tả là một trong những bệnh tiêu hóa nguy hiểm, thường gặp trong mùa hè, có thể gây tử vong nhanh chóng và bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp xử trí sớm và đúng cách. Khi bị mắc bệnh tả, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng vô cùng khó chịu, như: Tiêu chảy ra nước ồ ạt, không cầm được, phân toàn nước có màu trắng đục, nôn ói liên tục, đau bụng, người bệnh mệt mỏi, kiệt sức… Vi khuẩn hình phẩy (phẩy khuẩn tả) chính là thủ phạm gây ra bệnh này. Các loại vi khuẩn gây bệnh tiêu hóa trú ngụ ở những nơi dơ bẩn, nguồn nước kém vệ sinh, thức ăn bị ôi thiu, thức ăn chưa nấu chín, nơi có nhiều ruồi nhặng… Để phòng ngừa bệnh tiêu hóa mùa hè cần: -Giữ vệ sinh ăn uống, ăn sạch, uống sạch, sử dụng các loại thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, chế biến thực phẩm đúng cách và đảm bảo vệ sinh. -Rửa tay bằng xà bông trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm, môi trường bẩn… -Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. -Giữ vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. -Khám bác sĩ ngay sau khi thấy có những dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa. …;;;;;Mùa hè là thời điểm gia tăng mạnh mẽ các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Làm thế nào để đề phòng các bệnh đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ vào mùa hè là điều các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây là cách phòng tránh các bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ và mùa hè, cha mẹ có thể tham khảo để bảo vệ sức khỏe của con yêu được tốt nhất. Các bệnh đường tiêu hóa mùa hè thường gặp ở trẻ nhỏ Thời tiết mùa hè nóng ấm là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa gia tăng mạnh mẽ. Nhiệt độ tăng cao dễ làm thức ăn bị lên men, nhiễm khuẩn, ôi thiu. Mùa hè cũng là thời điểm bùng phát của các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong có có các bệnh về đường tiêu hóa. Các bệnh đường tiêu hóa mùa hè thường gặp ở trẻ nhỏ là tiêu chảy cấp, ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, sa trực tràng, tắc ruột, thương hàn, bệnh tả… Mùa hè là thời điểm gia tăng mạnh mẽ các bệnh về đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Cách phòng tránh các bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ vào mùa hè Để phòng tránh các bệnh tiêu hóa ở trẻ nhỏ vào mùa hè, cha mẹ cần lưu ý những điều sau: -Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời -Cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn những thực phẩm sạch đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. -Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể. -Bổ sung vitamin đầy đủ cho trẻ bằng việc cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, nước ép hoa quả, uống các loại vitamin tổng hợp… Cho trẻ ăn chín uống sôi, ăn những thực phẩm sạch đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. -Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn nhiều lần trong ngày đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. -Giữ gìn vệ sinh cơ thể tốt, vệ sinh nhà cửa nơi ở sạch sẽ. -Tăng cường các hoạt động thể chất cho trẻ. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. -Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc- xin cần thiết cho trẻ để chủ động loại bỏ các nguy cơ gây ra các bệnh tiêu hóa ở trẻ. -Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày. Hạn chế ăn cay, các loại gia vị gây kích ứng ruột. Cho trẻ uống nhiều nước… Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn nhiều lần trong ngày đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tiêu hóa sớm để chẩn đoán, đánh giá tình trạng bệnh và điều trị sớm (nếu có bệnh). -Không cho trẻ ăn thức ăn ôi thiu, đã lên men, đồ ăn để qua đêm kể cả để trong tủ lạnh. Hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, các loại đồ uống có ga… …
question_32
Khắc phục những tác dụng phụ trong điều trị ung thư dạ dày
doc_32
Tác dụng phụ trong điều trị các bệnh ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng là điều khó tránh. Tùy thuộc vào phương pháp điều trị, mức độ ảnh hưởng mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng khắc phục những tác dụng phụ trong điều trị ung thư dạ dày khác nhau. Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến thường gặp ở cả nam giới và nữ giới. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư dạ dày đứng đầu trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa ở nam giới và đứng thứ hai ở nữ giới (sau ung thư đại trực tràng). Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà các phương pháp điều trị bệnh như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị… có thể được bác sĩ xem xét. Dù nhiều hay ít, tác dụng phụ trong điều trị ung thư là điều khó tránh, ung thư dạ dày cũng không ngoại lệ. Khắc phục những tác dụng phụ trong điều trị ung thư dạ dày là điều cần thiết để người bệnh bớt cảm thấy khó chịu, hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Phẫu thuật Phẫu thuật là một trong những phương pháp có giá trị cao trong điều trị ung thư dạ dày. Tùy từng trường hợp cụ thể mà phẫu thuật ung thư dạ dày có chủ đích điều trị triệt căn hay điều trị tạm thời. Nhiều phương pháp cắt dạ dày khác nhau cũng được áp dụng như cắt dạ bán phần kèm theo vét hạch tại chỗ, cắt dạ dày toàn bộ với nạo vét hạch, đôi khi kèm theo cắt lách, cắt đuôi tụy… Sau phẫu thuật ung thư dạ dày, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng như đầy bụng, nôn mửa, dạ dày rỗng nhanh chóng… Người bệnh cần chia nhỏ khẩu phần ăn trong chế độ ăn hàng ngày Hóa trị Là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Tác dụng phụ của hóa trị ung thư dạ dày như thế nào phụ thuộc vào từng loại thuốc hóa trị và sẽ giảm sau khi kết thúc quá trình điều trị. Một số tác dụng phụ thường gặp là buồn nôn, ói mửa và rụng tóc. Rụng tóc có thể khó tránh, người bệnh nên sử dụng các loại dầu gội nhẹ, tránh kỳ cọ mạnh tay làm hư hại tóc và da đầu đang nhạy cảm. Nếu tóc rụng hết và chưa mọc trở lại, người bệnh có thể xem xét sử dụng tóc giả… Xạ trị Bệnh nhân sau xạ trị có thể cảm thấy buồn nôn, nôn ói, vùng da xạ trị đỏ, ngứa. Người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi lấy lại sức, ăn uống tránh những loại thực phẩm dễ gây cảm giác ghê cổ. Chăm sóc giảm nhẹ – giảm triệu chứng, tác dụng phụ trong điều trị Đối với bệnh nhân ung thư mọi giai đoạn, chăm sóc giảm nhẹ là phương pháp không thể thiếu giúp người bệnh nâng cao chất lượng sống. Chăm sóc giảm nhẹ tập trung kiểm soát bệnh, giảm những tác dụng phụ trong quá trình điều trị ung thư. Chăm sóc giảm nhẹ có thể giảm triệu chứng, tác dụng phụ trong điều trị, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh
doc_15717;;;;;doc_14287;;;;;doc_41394;;;;;doc_51961;;;;;doc_21700
Ung thư dạ dày là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa, gây tử vong nhanh chóng cho cả nam và nữ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị ung thư dạ dày thường được áp dụng là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Hóa trị là một trong những phương pháp thường được chỉ định thực hiện ở người bệnh ung thư dạ dày giai xâm lấn (III, IV). Lúc này kích thước khối u phát triển to ra, xâm lấn và bắt đầu di căn tới nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể. Hóa trị là phương pháp sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc hóa chất khác nhau và thường được truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống. Thuốc có tác dụng toàn thân và thường được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với phương pháp điều trị khác nhằm tăng hiệu quả của quá trình điều trị. Hóa trị là một trong những phương pháp thường được chỉ định thực hiện ở người bệnh ung thư dạ dày giai xâm lấn Thuốc hóa chất thường được truyền vào cơ thể theo từng đợt, mỗi đợt kéo dài 7-10 ngày. Sau đó người bệnh được chỉ định ngừng thuốc để theo dõi hiệu quả sau điều trị. Trường hợp cơ thể đáp ứng tốt với thuốc hóa chất, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện đợt truyền tiếp theo. 2. Tác dụng phụ sau hóa trị ung thư dạ dày Hóa trị ung thư dạ dày sẽ giúp tiêu diệt tế bào ung thư, nó cũng có thể phá hủy các tế bào bình thường trong cơ thể. Vì thế mà người bệnh khi được truyền hóa chất sẽ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như: Sau hóa trị ung thư dạ dày, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như rụng tóc, thiếu máu, mệt mỏi Các tác dụng phụ sau hóa trị ung thư dạ dày ở mỗi người bệnh khác nhau, tùy thuộc vào loại hóa chất và liều lượng, thời gian sử dụng, độ tuổi sức khỏe của từng người. Đa phần các tác dụng phụ sẽ biến mất dần sau khi ngừng điều trị. 3. Cách xử lý tác dụng phụ do hóa trị ung thư dạ dày gây ra Các tác dụng phụ xuất hiện trong quá trình điều trị hóa chất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vì thế, người nhà cần chú ý tới chế độ chăm sóc, sinh hoạt, ăn uống cho người bệnh để giảm dần các tác dụng phụ không mong muốn. Tùy vào từng tác dụng phụ xảy ra, người nhà và người bệnh có biện pháp khắc phục phù hợp. Người nhà cần động viên, chăm sóc người bệnh yên tâm chữa trị Người nhà cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh và đưa người bệnh tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Nếu thấy xuất hiện những tác dụng phụ nặng nề ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp… thì cần đưa người bệnh tới gặp bác sĩ để có biện pháp xử trị phù hợp. Ung thư dạ dày nếu được điều trị đúng phương pháp, có chế độ chăm sóc tốt, tâm lý thoải mái sẽ giúp kiểm soát và cải thiện sức khỏe, kéo dài cơ hội sống. XEM THÊM: Bệnh ung thư dạ dày đang trẻ hóa Triệu chứng ung thư dạ dày di căn Yếu tố nguy cơ ung gây thư dạ dày;;;;;Hóa trị là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư dạ dày với mục đích chữa khỏi bệnh hoặc giảm nhẹ triệu chứng. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cụ thể hơn về phương pháp hóa trị ung thư dạ dày qua bài viết dưới đây. Hóa trị liệu là dùng thuốc để diệt các tế bào ung thư. Loại điều trị này được gọi là điều trị hệ thống hay toàn thể bởi thuốc đi vào mạch máu và đi tới khắp cơ thể. Thuốc hóa trị thường đi theo đường tĩnh mạch hoặc dạng uống để vào cơ thể. Các bác sĩ đang tiến hành thử nghiệm một phương pháp điều trị bằng cách đưa trực tiếp vào ổ bụng các thuốc chống ung thư (đưa hóa chất vào trong phúc mạc). Hóa trị liệu cũng đang được nghiên cứu để điều trị ung thư đã lan tỏa và để làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Mục tiêu của hóa trị: Các loại hóa chất sử dụng điều trị trong ung thư dạ dày Có một số hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày, tùy thuộc tình trạng bệnh mà dùng đơn thuần hoặc phối hợp: Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân ( gồm giai đoạn bệnh, sức khỏe chung , có kết hợp với xạ trị không) , các hóa chất trên có thể dùng đơn thuần hoặc phối hợp với nhau hoặc phối hợp với thuốc tác dụng đích. Tác dụng phụ của hóa trị ung thư dạ dày Hóa chất vừa tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời cũng phá hủy các tế bào bình thường, dẫn tới các tác dụng phụ. Tác dụng phụ tùy thuộc loại hóa chất điều trị, liều dùng và thời gian dùng. Một số tác dụng phụ thường gặp nhất: Phần lớn các tác dụng phụ sẽ hết khi ngưng điều trị.;;;;;Các phương pháp điều trị ung thư nói chung và ung thư đại tràng nói riêng có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Xử lý tác dụng phụ khi điều trị ung thư đại tràng thế nào là vấn đề được đông đảo người nhà bệnh nhân quan tâm. Tác dụng phụ có thể xảy ra với bất kỳ phương pháp điều trị ung thư đại tràng nào, nhưng ở mỗi người, mức độ của các triệu chứng sẽ khác nhau. Một số người gặp nhiều tác dụng phụ. Những người khác có thể sẽ ít hơn hoặc không gặp tác dụng phụ nào. Tác dụng phụ có thể xảy ra với bất kỳ phương pháp điều trị ung thư đại tràng nào Hầu hết các tác dụng phụ đều được xử trí và chấm dứt sau vài ngày hoặc vài tuần. Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư đại tràng phụ thuộc chủ yếu vào: 1. Ức chế tủy xương Ức chế tủy xương là tình trạng trong đó một hoặc nhiều loại tế bào máu chính thấp hơn bình thường. Ức chế tủy xương là một tác dụng phụ phổ biến của hóa trị liệu ung thư đại tràng. Lượng tế bào máu thường đạt mức thấp nhất trong khoảng 7-14 ngày sau khi hóa trị. Khi gặp tác dụng phụ này, cần thông báo cho bác sĩ hoặc điều dưỡng đang điều trị và chăm sóc để được kiểm tra và xử trí thích hợp. 2. Bệnh tiêu chảy Nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ tiêu chảy, bao gồm cả loại và liều thuốc được sử dụng để điều trị ung thư đại trực tràng. Tiêu chảy thường nặng hơn khi kết hợp thuốc. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm tác dụng phụ này. Kèm theo đó là việc thay đổi chế độ ăn uống phù hợp: Tiêu chảy là tác dụng phụ khá phổ biến khi hóa trị ung thư đại tràng 3. Rụng tóc Tóc rụng bao nhiêu và thời gian rụng tóc kéo dài bao lâu tùy thuộc vào loại và liều lượng thuốc được sử dụng cũng như các yếu tố cá nhân khác. Rụng lông, tóc có thể xảy ra trên tất cả các bộ phận của cơ thể, bao gồm cả mặt và da đầu. Rụng tóc có thể bắt đầu trong vòng vài ngày hoặc 2-3 tuần sau khi hóa trị bắt đầu. Tóc thường mọc lại sau khi điều trị bằng hóa trị liệu kết thúc. Để làm giảm các triệu chứng trên da và tóc, cần: – Sử dụng kem chống nắng với SPF từ 15 trở lên. – Cắt tóc ngắn. – Sử dụng tóc giả, đội nón hoặc dùng khăn choàng. 4. Đau họng Nhiều loại thuốc có thể gây đau miệng hoặc loét miệng, nhiễm trùng. Thận trọng, chăm sóc răng miệng thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa đau miệng và giảm nhiễm trùng. Một số bệnh nhân có thể cần thuốc giảm đau hoặc các dung dịch uống đặc biệt để giảm đau. 5. Buồn nôn và nôn Buồn nôn và nôn cũng là những tác dụng phụ thường gặp. Bệnh nhân ung thư đại tràng nên chia thành các bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên ăn chậm và không dùng thức ăn nóng hay lạnh. Dùng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ. Buồn nôn và nôn cũng là những tác dụng phụ thường gặp. 6. Ăn mất ngon Mất cảm giác thèm ăn có thể là do buồn nôn và nôn, mệt mỏi hoặc tích tụ các chất thải trong cơ thể. Một số loại thuốc có thể gây ra những thay đổi tạm thời về mùi vị và mùi vị, có thể làm cho thức ăn kém hấp dẫn hơn. Tất cả những vấn đề này có thể dẫn đến giảm cân và suy dinh dưỡng. Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt trong và sau khi hóa trị là điều quan trọng để giúp bệnh nhân sớm hồi phục sau khi điều trị. Người nhà bệnh nhân lưu ý: hỏi ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra thực đơn hay bất cứ phương pháp nào để giảm nhẹ các tác dụng phụ kể trên.;;;;;Đối với một số người bị ung thư dạ dày, việc điều trị có thể cắt bỏ hoặc tiêu diệt khối u. Bệnh ung thư có thể không bao giờ biến mất hoàn toàn. Một số người có thể nhận được hóa trị, liệu pháp điều trị đích hoặc các phương pháp điều trị khác để cố gắng ngăn chặn ung thư kiểm tra càng lâu càng tốt và để ngăn chặn hoặc hạn chế bất kỳ vấn đề nào mà nó có thể gây ra. Quan trọng nhất là cần chăm sóc đúng cách sau khi điều trị ung thư. 1. Theo dõi chăm sóc Ngay cả khi bạn đã hoàn thành điều trị, bác sĩ vẫn muốn theo dõi bạn chặt chẽ. Phải đến khám định kỳ theo lịch hẹn bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về bất kỳ vấn đề nào bạn đang gặp phải và có thể làm các bài kiểm tra và xét nghiệm trong phòng xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh để tìm các dấu hiệu của ung thư dạ dày hoặc tác dụng phụ của điều trị.Hầu hết mọi phương pháp điều trị ung thư đều có thể có tác dụng phụ. Một số có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng những người khác có thể kéo dài hơn.Nếu bạn đã điều trị xong, hầu hết các bác sĩ khuyên bạn nên tái khám sau mỗi 3 đến 6 lần một lần trong vài năm đầu, sau đó tần suất ít hơn. Nên tái khám 3-6 lần mỗi năm 2. Lập một kế hoạch chăm sóc sau điều trị ung thư Kế hoạch này có thể bao gồm:Lịch trình đề xuất cho các lần kiểm tra tiếp theo. Lịch trình cho các xét nghiệm khác mà bạn có thể cần trong tương lai, chẳng hạn như các xét nghiệm phát hiện sớm (sàng lọc) cho các loại ung thư khác hoặc các xét nghiệm để tìm những ảnh hưởng từ bệnh ung thư sức khỏe lâu dài hoặc điều trị của nó. Danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra muộn hoặc lâu dài do ảnh hưởng của điều trị, bao gồm những gì để theo dõi và khi nào bạn nên liên hệ với bác sĩ của mìnhĐề xuất về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất 3. Trợ giúp về các vấn đề dinh dưỡng Đối với nhiều người, ung thư dạ dày và cách điều trị của nó có thể ảnh hưởng đến ăn uống và hấp thụ dinh dưỡng. Buồn nôn có thể là một vấn đề trong và sau một số điều trị, và một số người có hiện tượng chán ăn (cũng như giảm cân). Mọi người cũng thường thấy họ cần thay đổi thói quen ăn uống, chẳng hạn như ăn các bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn thay vì một vài bữa lớn hơn trong ngày.Nếu cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày bạn có thể chia ra nhiều bữa ăn trong ngày, mỗi bữa ăn một lượng nhỏ thức ăn.Một số người bị ung thư dạ dày có vấn đề với buồn nôn, tiêu chảy, đổ mồ hôi và dị ứng sau khi ăn. Khi một phần dạ dày hoặc toàn bộ dạ dày bị cắt bỏ, thức ăn được nuốt nhanh chóng đi vào ruột, dẫn đến các triệu chứng này sau khi ăn. Các triệu chứng này thường thuyên giảm theo thời gian, mặc dù một số người vẫn có thể cần dùng thuốc để chữa tiêu chảy kéo dài.Những người đã phẫu thuật - đặc biệt là cắt bỏ đoạn gần của dạ dày có thể sẽ cần phải thường xuyên kiểm tra lượng vitamin và khoáng chất trong máu. Một số người có thể cầnbổ sung vitamin, tiêm B12. (Dạng viên vitamin B12 không được hấp thụ vào cơ thể nếu phần trên của dạ dày đã được cắt bỏ.)Một số người có thể cần trợ giúp thêm để đảm bảo rằng họ nhận được dinh dưỡng cần thiết. Một số người thậm chí có thể cần một ống nuôi, gọi là ống thông hỗng tràng (hoặc ống chữ J ), đưa vào ruột non. Ông chữ J cho phép dinh dưỡng lỏng được đưa trực tiếp vào ruột non để giúp ngăn ngừa giảm cân và cải thiện dinh dưỡng. Lập một kế hoạch ăn uống lành mạnh Những điều mà mắc ung thư dạ dày muốn biết làm gì để giảm nguy cơ ung thư phát triển hoặc tái phát, chẳng hạn như tập thể dục, ăn một chế độ ăn kiêng nhất định, hoặc bổ sung dinh dưỡng. Rất tiếc, vẫn chưa rõ liệu những điều trên có hữu ích hay không.Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, giữ cân nặng hợp lý, đều đặn hoạt động thể chất và tránh hoặc hạn chế rượu đều có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày thấp hơn. Nhưng chúng ta không biết liệu những thay đổi này có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư tiến triển hoặc tái phát hay không.Sử dụng thuốc lá rõ ràng có liên quan đến ung thư dạ dày, vì vậy không hút thuốc có thể giúp giảm nguy cơ. Chúng tôi không biết chắc chắn liệu điều này có hữu ích hay không, nhưng chúng tôi biết rằng nó có thể giúp cải thiện sự thèm ăn và sức khỏe tổng thể của bạn. Nó cũng có thể làm giảm cơ hội phát triển các loại ung thư khác. 5. Có nên sử dụng thực phẩm chức năng Cho đến nay, không có loại thực phẩm chức năng (bao gồm vitamin, khoáng chất và các sản phẩm thảo dược) được chứng minh rõ ràng là giúp giảm nguy cơ ung thư tiến triển hoặc tái phát. Điều này không có nghĩa là không có loại thực phẩm chức năng nào sẽ giúp ích, nhưng điều quan trọng là không có loại thực phẩm chức năng nào có được chứng minh làm giảm nguy cơ.Nếu bạn đang suy nghĩ về việc sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị. Họ có thể giúp bạn quyết định những thứ bạn có thể sử dụng một cách an toàn đồng thời tránh những thứ có thể gây hại.Nếu ung thư tái phát vào một thời điểm nào đó, các lựa chọn điều trị của bạn sẽ phụ thuộc vào vị trí của bệnh ung thư, những phương pháp điều trị trước đây và sức khỏe hiện tại.Những người đã bị ung thư dạ dày vẫn có thể mắc các bệnh ung thư khác. Tỉ lệ mắc ung thư thứ hai không tăng so với tỷ lệ gia tăng nói chung, nhưng chúng dường như có nguy cơ gia tăng ung thư tuyến giáp và ruột non.Các chuyên gia không khuyến nghị bất kỳ xét nghiệm bổ sung nào để tìm ung thư thứ hai ở người người bị ung thư dạ dày. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải cho bác sĩ biết về bất kỳ các triệu chứng hoặc vấn đề bạn gặp phải, bởi vì chúng có thể do ung thư dạ dày tái phát, hoặc do một căn bệnh mới hoặc bệnh ung thư thứ hai.Để giúp duy trì sức khỏe tốt, những người sau điều trị ung thư cũng nên:Có được và duy trì cân nặng hợp lý.Duy trì hoạt động thể chất và hạn chế thời gian ngồi hoặc nằm.Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc và hạn chế hoặc tránh thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, đồ uống có đường và thực phẩm chế biến.Tránh hoặc hạn chế rượu. Nếu bạn có uống rượu, không quá 1 ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc 2 ly mỗi ngày đối với nam giới.Các bước này cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe khác.Ung thư dạ dày thường được điều trị bằng một hoặc nhiều phương pháp, dựa vào kết quả xét nghiệm và tình trạng sức khỏe toàn trạng của người bệnh.;;;;;Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở đường tiêu hóa. Để có phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày hiệu quả cần phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, mức độ bệnh, giai đoạn bệnh cụ thể… Người bệnh cần đi khám và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, có một số phương pháp được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị nhắm mục tiêu. Phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu được chỉ định trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu với mục đích chữa khỏi bệnh. Phẫu thuật ung thư dạ dày có thể là cắt một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Thường bác sĩ sẽ cố gắng giữ lại được nhiều nhất có thể phần dạ dày bình thường. Trong một số trường hợp các tổ chức khác cũng sẽ cần cắt bỏ. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị ung thư dạ dày giai đoạn sớm Với bệnh nhân giai đoạn cuối, phương pháp phẫu thuật sẽ nhằm thiết lập lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh. Dạng phẫu thuật này gọi là phẫu thật giảm nhẹ. Hóa trị Phương pháp này điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Thuốc dùng ở dạng tiêm truyền hoặc uống. Ngay khi thuốc hấp thu vào máu chúng phân bố khắp cơ thể. Hóa trị liệu rất hữu ích để điều trị ung thư đã bắt đầu xâm lấn sang các tổ chức khác. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này. Người bệnh ung thư dạ dày có thể được điều trị bằng hóa chất nhằm tiêu diệt khối u Tác dụng phụ sau khi sử dụng hóa chất có thể gặp phải là: Xạ trị Là phương pháp dùng năng lượng cao để diệt các tế bào ung thư. Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng. Tác dụng phụ của xạ trị có thể gặp phải như: Điều trị nhắm mục tiêu Là phương pháp sử dụng thuốc hoặc các chất khác để xác định và tiêu diệt tế bào ung thư cụ thể mà không làm hại các tế bào bình thường. Liệu pháp kháng thể đơn dòng là một loại liệu pháp nhắm mục tiêu được sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày. Tùy vào tình trạng và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị ung thư dạ dày phù hợp Các phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày vừa nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng bệnh, độ tuổi, mức độ và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. XEM THÊM: Triệu chứng ung thư dạ dày Ăn uống cho người ung thư dạ dày
question_33
Đẻ mổ gây mê có đáng sợ?
doc_33
Ưu, nhược điểm của gây mê khi mổ đẻ Gây mê là phương pháp gây ra tình trạng mất tạm thời ý thức, cảm giác hoàn toàn thường được dùng trong các cuộc mổ, phẫu thuật. Sau khi cuộc mổ kết thúc hoặc hết thuốc thì người bị gây mê sẽ tỉnh lại. Đẻ mổ gây mê bằng phương pháp đặt nội khí quản làm thai phụ mất ý thức và cảm giác đau Gây mê toàn thân trong đẻ mổ cũng như vậy, sản phụ được thở bằng máy qua ống nội khí quản và hoàn toàn mất cảm giác, ý thức, không cảm thấy đau khi đẻ mổ. Tùy vào thể trạng, cân nặng sản phụ và chức năng các cơ quan thận, gan mà bác sĩ sẽ cân nhắc liều lượng thuốc gây mê cho phù hợp 1.2 Những trường hợp phải đẻ mổ gây mê Có 2 phương pháp thường được các mẹ đẻ mổ lựa chọn là gây tê tủy sống để giảm đau hoặc gây mê toàn thân. Gây mê ít được các mẹ lựa chọn nhưng với một số trường hợp dưới đây, bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ gây mê: – Trường hợp mổ cấp cứu tối cấp: suy thai cấp, sa dây rau, vỡ tử cung, tắc mạch do nước ối,.. – Gây tê tủy sống mổ đẻ thất bại – Sản phụ gặp một số bệnh lý khó kiểm soát, phối hợp được với bác sĩ trong ca mổ như: động kinh, trí tuệ chậm phát triển,.. – Có bệnh lý thai sản như sản giật – Sản phụ dị ứng thuốc gây tê hoặc không đồng ý sử dụng thuốc gây tê – Rối loạn đông máu Kỹ thuật gây mê toàn thân khi mổ đẻ được thực hiện bao gồm các giai đoạn sau: – Giai đoạn 2 – Khởi mê: giai đoạn người bệnh chuyển từ trạng thái tỉnh sang trạng thái mê. – Giai đoạn 3 – Duy trì mê: diễn ra cho đến khi kết thúc mổ, vào lúc đó bác sĩ gây mê sẽ ngưng dùng thuốc ngủ cho mẹ. – Giai đoạn 4 – Sau cặp rốn: giảm liều thuốc mê – Giai đoạn 5 – Thoát mê: sản phụ chuyển từ trạng thái mê sang trạng thái tỉnh. 3. Ưu, nhược điểm của gây mê đẻ mổ. Những lưu ý, chăm sóc sau đẻ mổ Đối với những sản phụ tiền sản giật nặng, sản giật, rau bong non, chảy máu, vỡ tử cung…thì gây tê tủy sống trong mổ lấy thai mang nhiều rủi ro và gây nguy hiểm đến sản phụ và thai nhi. Vậy nên lựa chọn gây mê đẻ mổ là đúng đắn Mỗi phương pháp vô cảm để phẫu thuật đều có những ưu nhược điểm nhất định. Dưới đây là các ưu điểm, nhược điểm của gây mê đẻ mổ các mẹ có thể tham khảo: 3.1 Ưu điểm: – Phẫu thuật thuận lợi. – Có thể kéo dài gây mê nếu cuộc mổ phức tạp – Lấy thai nhanh trong các trường hợp cấp cứu 3.2 Nhược điểm : – Nguy cơ trào ngược, buồn nôn, nôn mửa: đây là tình trạng thường gặp nhất sau khi gây mê toàn thân do sự giãn các cơ đường tiêu hóa – Rối loạn huyết động: tăng hạ đường huyết, rối loạn nhịp tim – Hiện tượng tổn thương phổi hóa chất do hít các thành phần acid dạ dày vô trùng khi gây mê hay còn được gọi là hội chứng trào ngược trong gây mê (Mendelson syndrome) – Đặt nội khí quản cho sản phụ khó khăn, tổn thương vùng hầu họng, rách xước niêm mạc hầu họng. – Thức tỉnh cảm nhận đau trong lúc mổ hoặc sản phụ đau ngay khi thức tỉnh – Đặt ống thở khiến đau họng, khản giọng, mất tiếng tạm thời – Ngái ngủ, ngầy ngật sau gây mê – Không được da kề da với con 3.3 Những lưu ý, chăm sóc sau đẻ mổ gây mê – Từ 4-6 giờ sau khi kết thúc mổ, mẹ sẽ được đưa tới phòng hậu phẫu. Lúc này sản phụ sẽ được cho ăn cháo loãng, súp hoặc uống nước đường cho đến khi có nhu động ruột thì mới ăn uống bình thường – Thời điểm này cũng là lúc mẹ có thể cho con bú – Mẹ nên nằm trên giường cho tới khi rút sonde tiểu. Sau đó đừng nằm quá lâu mà hãy vận động một chút. Ban đầu đi lại khó khăn có thể nhờ y tá, điều dưỡng hay người nhà hỗ trợ. Khi đã quen, không còn cảm giác chóng mặt, có thể tự đi lại trong phạm vi gần – Vết mổ sẽ đau trong vài ngày đầu tiên sau mổ, đau nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ chịu đựng của từng mẹ. Nếu đau quá có thể nhờ bác sĩ kê thuốc giảm đau sau khi hết tác dụng thuốc tê – Đẻ mổ sẽ lưu trú lại viện lâu hơn đẻ thường ( từ 4-5 ngày ) tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như hồi phục của các sản phụ Vận động sau sinh sẽ giúp cơ thể sản phụ nhanh hồi phục và khỏe mạnh trở lại. – Đội ngũ y bác sĩ Sản khoa đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Từ những buổi thăm khám thai kỳ đầu tiên đã đồng hành, tư vấn, phân tích chỉ số, chẩn đoán để đảm bảo mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh. – Đội ngũ bác sĩ gây mê, gây tê màng cứng, tủy sống, bác sĩ phẫu thuật đều chuyên nghiệp, tay nghề rất cao, từng xử lí nhiều ca đẻ khó giúp sản phụ đi sinh an toàn, hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm. – Hệ thống trang thiết bị công nghệ tân tiến, có phòng mổ vô khuẩn một chiều hiện đại. Không gian khám chữa bệnh an toàn, văn minh và riêng tư.
doc_13022;;;;;doc_52117;;;;;doc_49598;;;;;doc_51889;;;;;doc_38011
điều các mẹ quan tâm Xin chào bác sĩ! Bạn Bích Loan thân mến! Dù là đẻ mổ hay đẻ thường, thì cơn đau vẫn xảy ra. Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng sinh mổ được tiêm thuốc gây tê, nên hầu như sẽ không có cảm giác gì trong quá trình sinh mổ cả, nếu sợ đau thì chọn lựa sinh mổ là tối ưu nhất. Nhưng đây là một sai lầm. Thực tế, sinh mổ hay sinh thường thì mẹ đều phải chịu đau, chỉ khác nhau ở thời điểm và mức độ mà thôi. Với mẹ sinh mổ, dù không phải chịu cơ đau khi sinh nhưng khi hết thuốc tê, mẹ sẽ thấy đau nhiều ở vết mổ. Sinh thường khiến mẹ bị đau khi bé chào đời nhưng lại nhanh chóng hồi phục sau sinh. Nếu sức khỏe của mẹ ổn định, thai nhi phát triển bình thường thì mẹ vẫn nên chọn sinh thường. Sinh mổ sẽ khiến cho mẹ gặp nhiều biến chứng sau sinh, trẻ cũng phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh so với trẻ sinh thường. Sinh thường, mẹ bầu không phải lo lắng về ảnh hưởng của thuốc gây tê với sức khỏe của mẹ và thai nhi, ảnh hưởng đến sự tiết sữa sau khi sinh. Sinh thường giúp quá trình hồi phục sau sinh của mẹ diễn tiến nhanh hơn, giảm nguy cơ như xuất huyết sau sinh, tử cung co hồi chậm, nhiễm trùng. Thêm vào đó, mẹ sinh thường trong quá trình đẻ, endorphins sẽ được tiết ra từ chính cơ thể mẹ, tác động tích cực tới sự thích nghi của bé với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ: tống dịch ra khỏi phổi, tăng cường hormone, hỗ trợ chức năng phổi vì vậy mà bé sinh thường ít nguy cơ bị ngạt thở hơn so với trẻ sinh mổ. Nếu sức khỏe của mẹ ổn định, thai nhi phát triển bình thường thì mẹ vẫn nên chọn sinh thường.;;;;;Trần Phương Vy - Bắc Ninh Trả lời: Những nguy cơ của gây tê ngoài màng cứng đối với mẹ và bé là rất ít: Những nguy cơ cho mẹ có thể gồm: • Thuốc gây tê làm giãn mạch máu nên có thể gây giảm huyết áp của người mẹ. Vì vậy, mẹ sẽ được truyền dịch để giữ cho huyết áp ổn định đồng thời huyết áp của mẹ sẽ được theo dõi chặt chẽ. • Khó thở: Hiếm gặp và mẹ sẽ được thở oxy đồng thời bão hòa oxy trong máu của mẹ sẽ được theo dõi liên tục bằng máy theo dõi chuyên dụng. • Thuốc gây tê ngấm vào mạch máu có thể tạo ra cảm giác khó chịu, vì vậy, bác sỹ gây mê hồi sức giảm đau luôn luôn bơm từng lượng thuốc nhỏ một và hỏi mẹ có cảm giác khó chịu hay cảm giác lạ gì không. • Một số rất ít bà mẹ thấy đau ở lưng, chỗ chọc gây tê ngoài màng cứng. • Trong một số trường hợp cá biệt, mẹ thấy đau đầu sau khi sinh em bé, trong trường hợp đó, mẹ nên cho nữ hộ sinh biết để thông báo cho bác sỹ gây mê hồi sức giảm đau có biện pháp điều trị hiệu quả cho mẹ. Bác sỹ gây mê hồi sức giảm đau sẽ hướng dẫn các bà mẹ tất cả những biện pháp cần thiết để phòng chống những nguy cơ có thể xảy ra, vì vậy, đừng ngần ngại trao đổi với bác sỹ cảm giác và những băn khoăn của mình. Những nguy cơ cho em bé: Các nghiên cứu từ lâu đã chứng minh gây tê ngoài màng cứng là phương pháp an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, vai trò của bác sỹ gây mê hồi sức giảm đau ở đây là rất quan trọng và đòi hỏi bác sỹ phải có kinh nghiệm trong thực hiện thủ thuật này.;;;;;Quyết định sinh thường hay sinh mổ đã khó khăn nhưng sinh mổ gây tê hay mê lại khiến nhiều chị em suy nghĩ không kém. Cùng tìm hiểu về gây tê và gây mê khi sinh mổ trong bài viết sau. Gây tê hay gây mê là một thủ thuật an toàn và hiệu quả khi sinh mổ, được tiến hành theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó, gây tê tủy sống là một trong những thủ thuật phổ biến và được áp dụng vào nhiều ca sinh mổ. Với thủ thuật này, sau khi mẹ bầu được sát khuẩn vùng lưng, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào bên trong tủy sống của bạn. Mẹ sau khi được gây tê tủy sống sẽ mất cảm giác vùng mổ nhưng vẫn tỉnh táo, nhận biết được một phần những thao tác của các bác sĩ Còn phương pháp gây mê khiến cho mẹ ngủ sâu, sẽ không có cảm giác đau trong khi mổ nhưng lại không thể nghe hay biết quá trình sinh diễn ra như thế nào. Gây tê tủy sống đòi hỏi sự chính xác cao Việc gây tê tủy sống có lợi hơn cho cả mẹ và bé vì mẹ vẫn tỉnh táo trong quá trình sinh và quá trình phục hồi cũng nhanh hơn. Thế nhưng trong một số trường hợp mẹ bắt buộc phải gây mê. Vì thế, việc sinh mổ gây tê hay mê còn phụ thuộc vào sức khỏe của mẹ, tình hình thai nhi và cần nghe theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về quy trình hay những ảnh hưởng có thể có của hai phương pháp này, hãy hỏi ngay bác sĩ để nắm rõ và cảm thấy thoải mái khi sinh con. Mẹ hoàn toàn thoải mái khi gây tê trong lúc sinh Cụ thể, quy trình gây tê tủy sống sẽ được diễn ra như sau: Cách 1: Lưng cúi hình chữ C, cằm gập trước ngực, hai tay bắt chéo phía trước, chân duỗi thẳng. Cách 2: Nằm nghiêng co lưng hình con tôm. Với tư thế này thường sẽ có y tá giữ đầu gối và tay bệnh nhân không hoàn toàn song song với bàn mổ để bác sĩ tiến hành bôi cồn xung quanh vùng xương để đánh dấu khu vục chọc tiêm. Nghe có vẻ phức tạp nhưng thực chất quá trình này chỉ diễn ra trong vài phút nên các mẹ cũng không cần quá lo lắng mà chỉ cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Còn với gây mê, các bác sĩ thường tiêm thuốc gây mê nhỏ giọt vào tĩnh mạch và sẽ có tác dụng sau khoảng 30 giây. Hồi phục sau sinh mổ gây tê hay mê Bác sĩ sẽ theo dõi và kiểm tra tình trạng của các mẹ sau khi gây tê để tiến hành ca mổ, còn với gây mê, mẹ sẽ tỉnh lại sau khi phẫu thuật đã hoàn thành và thuốc gây mê đã hết tác dụng. Mẹ hồi phục nhanh chóng sau sinh Sau sinh mổ, chị em thường sẽ lưu viện khoảng 4 – 5 ngày để được theo dõi tình hình sức khỏe. Các mẹ nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ trong thời giam sớm nhất có thể dưới sự hướng dẫn và quan sát của các điều dưỡng. Thường việc gây tê hay mê trong sinh mổ được quyết định sau sự thăm khám và kiểm tra của bác sĩ nên sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Xem thêm 5 lưu ý khi sinh mổ lần hai mẹ bầu nào cũng phải biết;;;;;Sinh mổ là phương pháp đưa em bé ra ngoài thông qua tử cung của mẹ bằng một cuộc phẫu thuật chứ không qua âm đạo của mẹ như phương pháp sinh thường. Nhiều mẹ bầu khi nghe sinh mổ cảm thấy lo lắng vì sợ đau. Nhưng thực tế, phương pháp đẻ mổ không đau đớn như những gì các chị em vẫn nghĩ. Thậm chí đây còn là một phương pháp có tỉ lệ an toàn cao.Sinh mổ không đau như mẹ bầu tưởng tượng Sinh mổ là nỗi sợ hãi của các mẹ bầu vì cho rằng sẽ rất đau đớn 1. Khi nào thì sinh mổ Sinh thường là phương pháp an toàn theo dân gian vì quan niệm đó là “thuận theo tự nhiên”. Tuy nhiên trong một vài trường hợp sau đây bác sĩ sẽ yêu cầu phải sinh mổ. 2. ” Quy trình” của một cuộc sinh mổ Trước khi mổ, mẹ bầu sẽ được làm sạch vùng bụng nơi bác sĩ sẽ thực hiện các vết mổ để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn tích tụ trên da. Bạn sẽ được gây tê ngoài màng cứng (gây tê tủy sống) hoặc gây mê toàn thân. Trong quá trình phẫu thuật mẹ bầu sẽ được gắn ống truyền nước biển (thường là trong khoảng 24 tiếng đồng hồ) để duy trì cho cơ thể không bị mất nước, và một ống thông vào niệu đạo để dẫn thoát nước tiểu (thường sẽ cần cho khoảng 8 tiếng đồng hồ). Một điểm rất quan trọng trước khi đưa sản phụ vào phòng mổ để tiến hành mổ thì phòng đã được sát trùng để vô khuẩn. Tất cả bác sĩ và nhân viên y tế đều phải mặc quần áo đã sát khuẩn, đeo dép, khẩu trang y tế theo quy định phòng mổ. Phòng sinh mổ được sát khuẩn đến vô trùng trước khi bác sĩ tiến hành mổ cho sản phụ Khi mổ, bác sĩ sẽ thực hiện một đường cắt vào vùng bụng (thường là ngang đường bikini, vào trong phần dưới của tử cung). Em bé được nâng đầu đưa ra qua vết rạch, thường là với sự hỗ trợ của kẹp, và nước ối từ mũi và miệng của bé sẽ thoát ra trước khi người bé được nâng lên hoàn toàn. Các thao tác đưa em bé ra ngoài diễn ra khá nhanh, trong khoảng 5 đến 10 phút đầu tiên. Sau đó, nhau thai được lấy ra và mẹ bầu sẽ được dùng phương pháp hỗ trợ để tử cung co lại và hạn chế mất máu. Phương pháp gây tê tủy sống giúp mẹ bầu hô hấp bình thường và tỉnh táo hơn Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và vô cùng nhẹ nhàng, ân cần, cuộc vượt cạn sinh mổ của các mẹ bầu sẽ an tâm, thảnh thơi như ở nhà. Xem thêm Sinh mổ gây tê hay mê;;;;;Xin chào bác sĩ! Bạn Minh Trang thân mến! Sinh mổ là hình thức sinh con qua đường rạch phẫu thuật ở bụng và tử cung của mẹ. Trước thời điểm sinh mổ, bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng, căn cứ vào tình trạng để chọn hình thức gây mê. Thông thường sẽ được gây tê giảm đau tại chỗ bằng gây tê ngoài màng cứng hoặc gây mê tủy sống khiến mẹ tê liệt nửa thân dưới, nhưng vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình sinh em bé. Sinh mổ là hình thức được nhiều mẹ bầu lựa chọn hiện nay. Sau khi quá trình gây tê hoàn tất, ống thông sẽ đưa vào niệu đạo dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể. Một tấm màn được chắn lên để bạn không thấy sợ hãi với những gì đang thực hiện. Bác sĩ sẽ tạo một vết rạch ngắn ở da, phía trên xương mu, khi đến cơ bụng, thì tách vết mổ ra bằng tay, mở rộng chúng tới tử cung, sẽ cắt thêm một vết cắt ngang ở phần dưới, đưa tay vào trong và kéo em bé ra ngoài. Tổng quá trình này rất nhanh chóng chỉ trong khoảng 5 phút. Thời gian khâu các lớp từ trong ra ngoài, khá lâu hơn khi mổ, thường tổng thời gian một ca sinh mổ khoảng 30 phút. So với sinh thường, sinh mổ nhanh hơn nhưng mẹ cần nhiều thời gian để hồi phục sức khỏe.. Trong quá trình sinh do có tác dụng của thuốc tê mẹ sẽ không thấy đau tuy nhiên, sau khi hết thuốc vết mổ sẽ khiến mẹ có cảm giác đau nhức, không dám di chuyển, hay xoay người. Tuy nhiên lúc này bạn không nên nằm quá nhiều. 24h sau sinh mổ, nên ngồi dậy và tập đi để cơ thể bình phục, giảm nguy cơ bị dính ruột và cần chăm sóc vết mổ sạch sẽ theo chỉ dẫn, giữ khô thoáng, không để nước vào vết mổ.
question_34
Tiểu phẫu răng khôn có đau không?
doc_34
Răng khôn là chiếc răng đem lại những nỗi ám ảnh đau nhức trong khoang miệng và cần phải tiến hành tiểu phẫu nhổ răng khôn để giúp loại bỏ nó. Tuy nhiên, sau quá trình tiểu phẫu răng khôn, người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như bị sưng viêm, chảy máu và đau kéo dài. Răng khôn hay được gọi bởi những cái tên khác nhau như là răng số 8, răng cấm, răng cối thứ 3.Khác với những chiếc răng còn lại, răng khôn thường mọc cuối cùng ở mỗi bên hàm, sau khi tất cả các răng khác đã mọc hoàn chỉnh. Răng khôn thường mọc khi bạn đã ở độ tuổi trưởng thành từ 18 đến 24 tuổi, nhưng không phải ai cũng mọc răng khôn.Thời gian mọc răng khôn có thể kéo dài từ vài tháng, thậm chí đến vài năm mới hoàn thành. Khi răng khôn bắt đầu mọc sẽ có những triệu chứng gây phiền toái như đau nhức, sưng tấy ở nướu, cản trở việc ăn uống bình thường.Tùy vào cơ địa cũng như cấu trúc xương hàm của mỗi người mà răng khôn có thể mọc đúng vị trí hoặc mọc lệch, mọc ngầm.Không phải tất cả các chiếc răng khôn khi mọc lên đều bắt buộc phải nhổ bỏ. Trong trường hợp răng khôn của bạn mọc đúng vị trí trên cung hàm, không gây bất kỳ khó chịu hay đau đớn gì thì không cần thiết để nhổ bỏ răng khôn đó. Bạn chỉ cần chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách để tránh mắc phải các bệnh lý liên quan đến răng miệng như sâu răng, viêm nha chu...Trường hợp đặc biệt khác cũng chống chỉ định nhổ răng khôn đó là những người bệnh mắc phải chứng máu khó đông. Nguyên nhân là khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn, bác sĩ nha khoa phải bóc tách vạt nướu, để lấy răng khôn ra khỏi cung xương hàm. Vì vậy, nguy cơ chảy máu không cầm được rất dễ xảy ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn diện.Đối với những trường hợp dưới đây, thực sự cần thiết phải tiến hành nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt:Phần nướu quanh chân răng khôn có dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm ngày càng trầm trọng hơn.Xuất hiện các ổ mủ, u nang gây đau nhiều.Phần lợi bị sưng đau, thậm chí khó há miệng to hoặc nhai để ăn uống bình thường.Răng khôn bị vết sâu răng.Răng khôn mọc lệch, đâm vào các răng số 7, ảnh hưởng đến răng số 7 bị hư tổn nặng. 3. Các lưu ý sau tiểu phẫu nhổ răng khôn Sau khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn, có thể có nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn diện của người bệnh. Để hạn chế tình trạng đó, người bệnh cần lưu ý những nội dung dưới đây:Sau khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức xung quanh vùng răng khôn đã nhổ. Vì vậy, nếu có chỉ định dùng thuốc giảm đau của bác sĩ hãy uống thuốc theo đúng hướng dẫn.Người bệnh thường được nhét một cục bông/gạc vào vị trí răng khôn đã được nhổ bỏ để giúp cầm máu. Do đó, không nên nhả cục bông/gạc sớm, máu có thể sẽ rit thêm vài giờ sau đó. Cần giữ miếng bông/gạc cho đến khi ngừng chảy máu hẳn.Không hút thuốc để tránh làm vỡ cục máu đông, thậm chí khiến cho vết thương bị nhiễm trùng.Khoảng sau 2 - 3 ngày, vùng xung quanh răng khôn được nhổ bỏ có thể sẽ bị sưng lên do tình trạng máu đông tích tụ. Người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm đá hoặc chườm nóng để làm tan máu bầm và giảm sưng.Nếu tình trạng sưng, đau kéo dài hoặc có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường xảy ra, người bệnh nên quay trở lại để gặp bác sĩ điều trị. Tránh việc tự ý điều trị tại nhà bằng các biện pháp dân gian có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.Người bệnh cần những hướng dẫn vệ sinh răng miệng, sử dụng thuốc uống theo đơn của bác sĩ, không tự ý dùng các thuốc giảm đau, kháng sinh mua ở ngoài mà chưa được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa.Không nên súc miệng bằng nước muối vì sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.Không nên khạc nhổ trong vòng 6 giờ đầu sau tiểu phẫu.Không dùng lưỡi hay bất kỳ dụng cụ khác khều vào vị trí răng khôn đã được nhổ bỏ. Không ăn nhai ở vị trí răng mới nhổ, tránh làm vỡ cục máu đông và thức ăn nhét vào ổ răng. Chỉ nên dùng thức ăn loãng như cháo và uống nhiều nước.Tái khám răng miệng định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa theo dõi khả năng lành vết thương.Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến việc nhổ răng khôn. Người bệnh cần áp dụng những hướng dẫn chăm sóc đúng cách về răng miệng để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi được tiến hành tiểu phẫu răng khôn.
doc_13471;;;;;doc_40655;;;;;doc_41629;;;;;doc_5722;;;;;doc_34824
Nhổ răng khôn thường là phẫu thuật ngoại trú, có nghĩa là bạn có thể về ngay trong ngày. Phương pháp nhổ răng khôn thông thường là gây tê cục bộ. Gây tê cục bộ là tiêm gây tê ở vị trí nhổ răng. Chúng mọc ở hàm trên và hàm dưới của cả hai bên ở độ tuổi từ 17 đến 25.Theo thống kê của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, có khoảng 30% người mọc răng khôn thẳng hoặc không mọc. 70% còn lại không có đủ chỗ trong xương hàm để chứa các răng khôn, điều này gây ra các ảnh hưởng sau:Răng khôn mọc lệch, mọc kẹt gây ra sâu răng, viêm tủy hoặc làm lung lay răng số 7 bên cạnh.Răng mọc không nhú được hoàn toàn khỏi lợi hay còn gọi là lợi trùm, sẽ gây viêm quanh thân răng khiến người bệnh sưng đau khó chịu.Nếu điều này xảy ra với bạn, bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt sẽ đề nghị phẫu thuật để loại bỏ chúng. Nhổ răng khôn thường là phẫu thuật ngoại trú, có nghĩa là bạn có thể về ngay trong ngày. Phương pháp nhổ răng khôn thông thường là gây tê cục bộ. Gây tê cục bộ là tiêm gây tê ở vị trí nhổ răng. Bạn vẫn sẽ tỉnh táo khi thực hiện biện pháp gây tê này, và mặc dù bạn sẽ cảm thấy có một chút áp lực và chuyển động trong miệng, nhưng bạn sẽ không thấy một chút đau đớn nào.Trường hợp răng khôn ở mức độ sai vị trí nghiệm trọng và khả năng sẽ chấn thương cao do phẫu thuật, răng tiên lượng xấu hoặc nhổ nhiều răng khôn trong 1 cuộc phẫu thuật, bạn sẽ được bác sĩ xem xét gây mê toàn thân. Bạn sẽ chìm vào giấc ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật và gần như không có cảm giác đau đớn.Sau khi nhổ xong, bác sĩ sẽ cho bạn cắn chặt gạc trong khoảng 1 tiếng. Bạn sẽ từ từ cảm thấy đau nhẹ khi thuốc tê dần hết tác dụng.Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, bạn có thể thấy có ít máu rỉ ra lẫn với nước bọt màu hồng nhạt, bạn nên nuốt thay vì nhổ ra ngoài. Bạn có thể dùng túi đá chườm lên má ngay sau nhổ khoảng 15 phút để giảm sưng, đau. Ngoài ra, nếu có khâu sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách dùng thuốc theo đơn và hẹn bạn quay lại cắt chỉ.Sau nhổ răng bạn nên ăn thức ăn mềm, thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bạn “bỏ qua” được quá trình nghiền nát thức ăn, tránh gây đau và tránh được tình trạng thức ăn thừa có thể mắc vào các kẽ răng, gây viêm tại vết thương.Cháo thịt băm rau củ, trứng, sữa...đều rất mềm và giàu dinh dưỡng. Bạn có thể chia ra làm nhiều bữa trong ngày.Bạn nên tránh đồ ăn sống, đồ ăn cay nóng, tránh uống rượu, bia và hút thuốc.Tránh các hoạt động thể lực như tập thể thao, làm việc nặng...Chú ý vệ sinh ngay sau ăn bằng cách súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý.Bạn có thể đánh răng bình thường nhưng tránh chải mạnh vào vết nhổ.Lưu ý, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ phẫu thuật trong các trường hợp sau:Chảy nhiều máu tươi;Sốt cao;Đau dữ dội, không giảm sau khi dùng thuốc theo đơn;Sưng to hơn sau nhổ 2-3 ngày;Có mủ chảy ra từ vết nhổ;Mất cảm giác kéo dài.Thời gian đau sau phẫu thuật cũng sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:Nếu răng được tiên lượng dễ như chân răng chụm, ngắn, mật độ xương quanh răng thấp... thì cảm giác đau diễn ra khoảng 2-3 ngày. Nhiều trường hợp sau nhổ không có biểu hiện sưng, đau.Nếu răng được tiên lượng trung bình hoặc khó như chân răng dài, to, có hình dạng cong móc câu, mật độ xương quanh răng chắc... thì thời gian đau kéo dài khoảng 1 tuần. Bạn có thể cảm thấy đau, sưng nhẹ sau nhổ.Một số răng được tiên lượng rất khó như răng mọc ngầm hoàn toàn trong xương thì thời gian đau có thể lên đến 2-3 tuần.Nhiều người ví von rằng quá trình nhổ răng khôn y hệt như quá trình sinh mổ vậy. Lúc “mổ” lấy răng thì không đau nhưng sau đó thì thực sự là một cơn ác mộng. Tuy nhiên đừng quá lo lắng, nỗi đau nào rồi cũng sẽ qua thôi và quan trọng là khi đã nhổ được chiếc răng gọi là khôn nhưng kỳ thực lại mang đến toàn trải nghiệm đau khổ, bạn sẽ không phải gặp lại nó thêm một lần nào nữa trong đời. Mặc dù không thể tránh được tình trạng hơi sưngnhưng chỉ ê buốt nhẹ nhàng 5-7 ngày thôi, các bạn vẫn làm việc và sinh hoạt bình thường đó.;;;;;Bởi vì răng khôn mọc ở vị trí cuối cùng mỗi bên hàm và có chân răng rất chắc, liên kết nhiều dây thần kinh nên việc nhổ bỏ không hề dễ dàng như những chiếc răng khác. Nếu nhổ răng khôn chạm dây thần kinh hay xảy ra bất kỳ sai sót nào cũng sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Tuy nhiên, với sự phát triển trong lĩnh vực nha khoa hiện nay thì việc nhổ bỏ răng khôn không còn là nỗi lo cho nhiều người nữa. Việc ứng dụng công nghệ nhổ răng hiện đại, cùng bác sĩ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm sẽ kiểm soát tốt mọi kỹ thuật trong điều trị, từ đó không gây nguy hiểm gì cho người bệnh, đồng thời hạn chế đau nhức tối đa. Trước khi nhổ răng bác sĩ sẽ gây tê vùng xung quanh nên bạn không thấy đau nhức. Tuy nhiên sau khi nhổ răng xong và thuốc tê hết dần thì sẽ cảm thấy đau nhưng không quá nhiều, vùng nướu thường cũng bị sưng nên sau đó cần phải tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng hồi phục. Nhổ răng khôn là thủ thuật đơn giản, thực hiện nhanh chóng và không gây nguy hiểm. Thế nhưng, nếu không đảm bảo quy trình và lựa chọn địa chỉ kém chất lượng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:*Chảy máu kéo dài:Biến chứng này thường gặp ở những người bị rối loạn đông máu. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp bệnh nhân uống rượu bia hay hút thuốc lá ngay sau khi nhổ cũng gây ra hiện tượng này. *Nhiễm trùng:Nguyên nhân là do dụng cụ nhổ răng không đảm bảo tiêu chuẩn vô trùng. Bệnh nhân có thể bị đau nhức từ 2 - 3 tuần nếu xuất hiện biến chứng này. *Dây thần kinh bị tổn thương:Dấu hiệu nhận biết biến chứng này là ở một số vị trí như môi, lưỡi, nướu có cảm giác ngứa, tê. Các triệu chứng này có thể tự khỏi sau vài tuần và không gây nguy hiểm. Thế nhưng, nếu nặng thì biến chứng này có thể kéo dài theo bệnh nhân. *Xương ổ răng bị viêm:Sau khi nhổ răng, có những trường hợp không hình thành cục máu đông. Các mô, xương cơ hay các dây thần kinh không được bảo vệ. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau liên tục trong khoảng 5 - 6 ngày. Đi kèm với đó là hơi thở có mùi, đau tai, mất dần cảm giác,…4. Phương pháp nhổ răng khôn không đau Quá trình nhổ răng khôn hay răng số 8 sẽ không còn là nỗi ám ảnh với công nghệ nhổ răng khôn không đau. Kỹ thuật nhổ răng với máy siêu âm Piezotome hiện đại sẽ đem đến cho các các ích lợi bất ngờ sau đây:*Không gây tổn thương mô mềm, thời gian hồi phục nhanh chóng:Là kỹ thuật nhổ răng số 8 áp dụng sóng âm với âm tần dao động từ 28 đến 36 Khz tác động vào mô cứng, không gây đau và không tạo ra bất kỳ thương tổn nào trên mô mềm của khoang miệng. Nhờ vậy, không để lại bất kì biến chứng nào quanh chân răng sau khi nhổ. *Thời gian nhổ nhanh chóng:Thời gian để nhổ một chiếc răng khôn chỉ kéo dài từ 15 đến 30 phút tùy thuộc vào độ khó và tình trạng răng. Với kỹ thuật dùng sóng siêu âm này bạn có thể tiến hành nhổ cùng lúc 4 cái răng khôn mà không lo sức khỏe bị ảnh hưởng, không cần đi khám nhiều lần và hạn chế việc sử dụng kháng sinh. *Tránh tình trạng sưng nề:Sóng siêu âm được sử dụng không gây thương tổn tới mô mềm quanh chân răng, vì vậy sau khi nhổ những vấn đề như tê bì, đau, sưng sẽ giảm đi trông thấy và tốc độ hồi phục cũng nhanh hơn. *Giảm mức độ há miệng:Khi thực hiện nhổ răng khôn không đau với sóng siêu âm, mức độ há miệng sẽ giảm đi so với các kỹ thuật nhổ truyền thống. *Giảm tê bì các mô ở má:Nhờ công dụng bảo vệ mô mềm của sóng âm Piezotome mà cảm giác tê bì sau khi nhổ giảm đi rất nhiều. tuy nhiên, không thể tránh khỏi cảm giác này hoàn toàn vì thương tổn thần kinh xảy ra do nhiều yếu tố chứ không chỉ ở động tác khoan cắt.5. Các lưu ý sau tiểu phẫu nhổ răng khôn;;;;; Giải đáp nhổ răng không đau không là lo lắng của nhiều người – Răng khôn mọc ở độ tuổi trưởng thành, khi các răng khác gần như đã phát triển hoàn toàn, chính vì thế 4 chiếc răng số 8 rất dễ gặp phải tình trạng chen chúc và thiếu chỗ. Khi răng mọc lên, vùng lợi bị nứt ra tạo điều kiện cho những ổ viêm phát triển gây nên tình trạng đau răng. Tuy nhiên với các răng khôn mọc ngang, mọc ngầm thì điều đó là chưa đủ. Các răng mọc ngang, mọc xiên, mọc ngầm không chỉ tác động lên vùng lợi xung quanh mà còn có thể đâm trực tiếp và chèn ép răng số 7 bên cạnh gây nên tình trạng đau răng. Tình trạng viêm sưng tác động trực tiếp lên cơ hàm, khiến sưng bọng răng và chuyển động vùng hàm miệng trở nên khó khăn. Trong quá trình nhổ răng, việc tác động làm nứt vùng lợi và rời vùng chân răng là điều cần thiết, khiến phần lớn người đi nhổ răng đều có cảm giác vô cùng đau răng mặc dù đã được tiêm, ngậm thuốc gây tê và giảm đau. Nhổ răng khôn đau không phụ thuộc vào nhiều yếu tố – Tình trạng răng khôn mọc lệch: Nếu răng mọc lệch ít thì quá trình điều trị không quá phức tạp, mức độ đau cũng không quá nhiều. Nếu răng khôn mọc ngang và đâm trực tiếp vào chân răng bên cạnh thì việc nhổ răng khôn sẽ trở nên phức tạp. Hơn nữa nếu răng khôn để sưng đau quá lâu có thể dẫn tới hình thành các nang răng hoặc viêm quanh chân răng. Một số trường hợp cá biệt nhổ răng khôn bắt buộc phải nhổ cùng răng số 7 đứng ngay cạnh. – Tâm lý khi nhổ răng khôn: Tâm lý là một yếu tố quan trọng góp phần tăng, giảm độ đau khi nhổ răng khôn. Sự thật rằng nếu bạn lo lắng, hồi hộp và sợ hãi khi đi nhổ răng thì mức độ đau thường nhiều hơn thực tế. – Chất lượng điều trị: Không quá khó hiểu khi đây là yếu tố ảnh hưởng tới mức độ đau của người bệnh. Nếu bác sĩ có chuyên môn giỏi, dụng cụ đạt chuẩn thì quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, góp phần giảm đau cho người bệnh. – Công nghệ nhổ răng: Nếu như ngày trước việc nhổ răng khôn 100% sử dụng phương pháp truyền thống khoan, cắt và nhổ răng thì hiện nay có nhiều phương pháp ưu việt hơn rất nhiều, điển hình là nhổ răng khôn siêu âm. Chi tiết về công nghệ sẽ đề cập đến phần sau. – Chăm sóc sau nhổ răng: Ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phục hồi của bạn. 3. Cách giảm đau khi nhổ và sau khi nhổ răng khôn Biết được những yếu tố ảnh hưởng tới mức độ đau của răng thì làm thế nào để giảm đau khi nhổ răng, bạn hãy lưu ý những điều sau đây: 3.1. Giữ tâm lý thoải mái Nhổ răng khôn đơn giản chỉ là loại bỏ đi cái răng bướng bỉnh để giúp bản thân có hàm răng khỏe mạnh hơn. Chính vì thế hãy duy trì suy nghĩ tích cực về nhổ răng khôn và thả lỏng khi thực hiện để bác sĩ dễ dàng thao tác và giảm thời gian nhổ răng nhé. 3.2. Chủ động đi khám răng khôn Ngay từ khi răng khôn mới nhú (mới có hiện tượng sưng đau) hãy chủ động tới nha sĩ để thăm khám. Các bác sĩ sẽ giúp bạn phát hiện sớm các nguy cơ của răng khôn và đánh giá xem có cần xử lý chiếc răng này không. Việc chủ động điều trị giúp bạn giảm nguy cơ sưng viêm, giảm ảnh hưởng tới các răng còn lại. 3.3. Hãy lựa chọn địa chỉ nhổ răng uy tín Lựa chọn địa chỉ uy tín là điều cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho toàn bộ quá trình thực hiện. Hãy lựa chọn điều trị răng khôn tại các địa chỉ được cấp phép hoạt động, có chất lượng hoạt động tốt. 3.4. Hãy chú ý chăm sóc phục hồi Nhiều người nói răng đau nhổ răng 1 thì đau sau nhổ răng 10. Điều này không sai bởi khi hết thuốc tê, thuốc giảm đau thì phần lớn ai cũng thấy rất đau. Chính vì thế, việc phục hồi nhanh chóng là điều rất cần thiết. Muốn vậy, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây: – Sau nhổ răng, uống các đồ lạnh, mềm như sữa; – Lựa chọn đồ ăn lỏng, nguội, mềm trong vòng một tuần kể từ khi nhổ; không ăn các đồ dai, cứng và các đồ gây kích thích nhai nhiều, các đồ ăn cay nóng; – Không uống rượu bia, không hút thuốc lá cũng như sử dụng các chất kích thích khác; – Vệ sinh răng miệng đúng đều đặn, đúng cách theo hướng dẫn. 3.4. Lựa chọn công nghệ nhổ răng không đau Lựa chọn công nghệ nhổ răng không đau cũng là cách giúp bạn giảm đau khi nhổ răng. Tuy nhiên ngoài các bệnh viện lớn thì không phải ở đâu cũng cập nhật sớm các công nghệ mới. Với công nghệ nhổ răng khôn siêu âm Piezotome giúp quá trình thực hiện nhanh chóng và bớt đau hơn Nhổ răng siêu âm Piezotome bản chất là sử dụng sóng siêu âm có tần số từ 28 đến 36 Hz có vai trò như một mũi khoan tác động trực tiếp vào phần mô cứng trên chân răng. Khác với các mũi khoan thông thường, sóng siêu âm này không trực tiếp tạo ra vết thương hở, rạch chân răng để có thể lấy răng khôn ra ngoài mà hoạt động với mục đích làm lỏng cơ, chân răng tại vùng thân và chân răng để chúng có thể tự rơi ra ngoài một cách dễ dàng. Phương pháp này hoàn toàn không gây tác động đến hệ thống mạch máu chân răng, các dây thần kinh, … chính vì thế mà không tạo nên các cơn đau dữ dội như phương pháp nhổ truyền thống. Chính bởi vậy, rất nhiều người trải nghiệm nhổ răng khôn Piezotome không hề cảm thấy đau là hoàn toàn có thật. Tuy nhiên, có rất nhiều người nhổ răng khôn siêu âm vẫn thấy đau, điều này là hoàn toàn bình thường. Song so với phương pháp truyền thống, thì mức độ đau khi nhổ răng siêu âm đã giảm xuống rất nhiều lần. Phần lớn các cơn đau chỉ là các cơn đau nhẹ, kéo dài vài ngày và nhanh chóng biến mất. Vậy, nếu bạn là một người rất sợ nhổ răng khôn thì nhổ răng khôn siêu âm Piezotome là một lựa chọn rất đáng để lưu tâm.;;;;;Trả lời: Bạn Huân thân mến! Răng khôn là chiếc răng hàm cuối cùng mọc lên trong quá trình trưởng thành của con người. Đây cũng là chiếc răng tự mọc cuối cùng và ở lại vĩnh viễn trên cung hàm của bạn. Răng khôn mọc thường kéo theo những cơn đau buốt rất khổ sở. Những cơn đau buốt có thể kéo dài trong 1 vài ngày hoặc nhiều ngày, tùy vào cơ địa của từng người. Vì nằm ở vị trí trong cùng nên cung hàm thường không có đủ chỗ cho răng khôn mọc lên. Để khắc phục những vấn đề này, việc nhổ bỏ chiếc răng khôn là lựa chọn tối ưu nhất. Do đó, trong quá trình mọc, một phần hoặc cả chiếc răng sẽ bị kẹt trong xương hàm gây nên tình trạng đau buốt nói trên. Một phần khác, răng mọc lên nhưng lại mọc lệch, mọc xiên gây nên những biến chứng có hại cho răng miệng như: sâu răng, nhiễm khuẩn, lợi trùm, viêm tủy răng số 7, làm yếu quai hàm,… Để khắc phục những vấn đề này, việc nhổ bỏ chiếc răng khôn là lựa chọn tối ưu nhất. Thông thường thì răng khôn hàm dưới thường có tỷ lệ mọc lệch, mọc xiên rất cao. Nhổ răng khôn hàm dưới được xếp vào dạng tiểu phẫu. Để thực hiện thủ thuật này, bệnh nhân cần được khám tổng quan xem có thể nhổ răng được không. Trong quá trình nhổ răng, bệnh nhân được gây tê nên không có cảm giác đau đơn. Các kỹ thuật nhổ răng hiện đại với các thiết bị hỗ trợ đi kèm hoàn toàn không gây đau đớn cho người nhổ răng trong quá trình nhổ. Sau nhổ răng 24h, khi thuốc tê tan hết, bạn có có thể có cảm giác đau. Tuy nhiên, các bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho bạn để bạn thấy thoải mái hơn. Nhổ răng không sẽ gây đau hơn so với nhổ răng bình thường. Các thủ thuật cũng được tiến hành thận trọng hơn. Sau nhổ răng, bạn cần chú ý việc ăn uống, nghỉ ngơi tĩnh dưỡng vài ngày. Địa chỉ nhổ răng uy tín tại Hà Nội;;;;;" là băn khoăn của hầu hết mọi người khi được bác sĩ chỉ định nhổ răng. Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trước khi nhổ răng, kinh nghiệm của bác sĩ Nha khoa, phương pháp nhổ răng được áp dụng là những yếu tố quyết định việc nhổ răng diễn ra nhẹ nhàng, an toàn hoặc ngược lại. Trước khi thực hiện các thao tác nhổ bỏ răng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thực hiện gây tê vùng răng khôn cần nhổ. Gây tê giúp bệnh nhân không còn cảm nhận bất cứ sự khó chịu hay cơn đau nào trong quá trình nhổ. Sau khi nhổ răng xong, bác sĩ thường kê đơn thuốc để bệnh nhân uống tại nhà, trong đơn sẽ có thuốc giảm đau. Thông thường, sau khoảng 1 tuần nhổ răng, người bệnh chăm sóc răng miệng đúng cách và uống thuốc theo chỉ định thì vết thương sẽ hồi phục, các cơn đau gần như biến mất. Tuy nhiên, trường hợp, vết nhổ răng vẫn gây đau đớn, khó chịu, máu vẫn chảy, có dấu hiệu sưng viêm, thậm chí xuất hiện hạch, sốt thì khả năng cao đã gặp biến chứng sau tiểu phẫu nhổ răng khôn. Đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời nhất.3. Quy trình tiểu phẫu răng khôn Quy trình nhổ răng khôn an toàn sẽ có các bước như sau:- Bước 1: Thăm khám tổng quát về tình trạng răng miệng Bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám tổng quát về sức khỏe răng miệng nói riêng cũng như sức khỏe bệnh nhân nói chung nhằm đánh giá chính xác tình trạng và đưa ra chẩn đoán cũng như phương án điều trị phù hợp nhất. - Bước 2: Chụp X-quang xương hàm mặt và lấy máu xét nghiệmĐể biết rõ tư thế răng khôn mọc, vị trí răng khôn có xương hàm ra sao, hình dáng chân răng khôn, dây thần kinh bao xung quanh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-quang xương hàm mặt. Nếu bệnh nhân đang bị nhiễm trùng răng miệng cấp tính thì sẽ cần điều trị ổn định tình trạng rồi mới có thể tiến hành nhổ bỏ răng. Bệnh nhân sẽ cần lấy máu để làm xét nghiệm kiểm tra một số chỉ số như đông máu nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe. - Bước 3: Vệ sinh, sát trùng khoang miệng Nước súc miệng chuyên dụng trước khi nhổ răng sẽ được đưa cho bệnh nhân sử dụng. Nhằm không để vi khuẩn có cơ hội tấn công trong quá trình nhổ răng nên việc vệ sinh, làm sạch khoang miệng là rất quan trọng. - Bước 4: Gây tê vùng răng khôn cần nhổ Bác sĩ tiến hành gây tê tại chỗ và gây tê vùng tại vị trí răng khôn cần nhổ. - Bước 5: Nhổ bỏ răng khôn Có 2 phương pháp nhổ răng được áp dụng phổ biến. Một là nhổ răng thường. Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ y tế chuyên dụng trong Nha khoa để hỗ trợ lấy răng khôn ra khỏi ổ. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp. Nhược điểm là gây chảy máu nhiều và gây đau cho bệnh nhân. Hai là nhổ răng bằng công nghệ hiện đại Piezotome. Phương pháp sử dụng sóng siêu âm để lấy răng ra khỏi ổ. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, hạn chế chảy máu, nhẹ nhàng, gần như không đau. Răng được lấy ra, bác sĩ sẽ sử dụng gạc hoặc bông vô trùng để bệnh nhân cắn cầm máu. Một số trường hợp sẽ cần phải khâu lợi. - Bước 6: Hẹn lịch tái khám
question_35
Phẫu thuật lún xương sọ không có chấn thương
doc_35
Lún xương sọ được chẩn đoán khi vị trí của bản ngoài vùng xương sọ bị vỡ lún vào dưới bản trong của xương sọ bình thường. Đây được xem là tổn thương thường gặp trong các chấn thương tại sọ não và phải được xử trí cấp cứu phẫu thuật kịp thời. Lún sọ là tình trạng bản ngoài vùng xương sọ bị vỡ lún vào dưới bản trong của xương sọ bình thường. Đây là dạng chấn thương sọ não thường gặp nhất và phải xử trí cấp cứu đúng cách.Một số thể chẩn thương lún sọ đặt biệt bao gồm:Lún sọ kiểu bóng bàn: Là loại chấn thương thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi. Nếu tình trạng lún ít thì việc chỉ định phẫu thuật sẽ tùy thuộc vào xác định liệu có tổn thương rách màng cứng hay tụ máu trọng sọ lớn kèm theo. Nếu tình trạng lún nhiều thì cần phải có can thiệp phẫu thuật hoặc thực hiện thủ thuật. Phẫu thuật viên tiến hành khoan 1 lỗ cạnh diện lún xương và sử dụng dụng cụ để nâng những mảnh xương lún lên.Lún sọ tại vùng xoang tĩnh mạch: Bệnh nhân có thể được điều trị bảo tồn nếu không có rò dịch não tủy hoặc tắc xoang tĩnh mạch. Nếu xác định có tắc xoang tĩnh mạch thì bệnh nhân cần được can thiệp ngoại khoa kịp thời, khi đó sẽ tùy thuộc vào vị trí, mức độ tổn thương để có thể vá xoang hay thắt xoang tĩnh mạch. Bệnh nhân cần được điều trị thuốc chống đông sau mổ. 2. Chỉ định phẫu thuật lún xương sọ Phẫu thuật lún xương sọ được chỉ định trong các trường hợp sau đây:Phẫu thuật được chỉ định khi xương sọ bị vỡ lún sâu hơn bề dày của bản xương sọ từ 5 mm đến 1 cm và không đủ điều kiên để điều trị bảo tồn.Lún sọ kín ở đối tượng trẻ em và có rách màng cứng gợi ý trên chụp cắt lớp vi tính thì cần được chỉ định phẫu thuật nhằm tránh trường hợp vỡ xương tiến triển. Trong trường hợp bệnh nhân lún xương sọ không đủ điều kiện để bảo tồn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật 3. Điều trị bảo tồn phẫu thuật lún xương sọ Không chỉ định phẫu thuật lún sọ bằng phương pháp gặm hoặc nâng vùng xương lún nếu:Bệnh nhân không có các bằng chứng (trên lâm sàng và hình ảnh CT-scan) của việc rách màng cứng như chảy dịch não tủy hoặc có khí nội sọ.Không có dấu hiệu của máu tụ lớn trong sọ.Diện tích vùng xương lún nhỏ hơn 1 cm.Chấn thương không liên quan đến vùng xoang trán.Vết thương không nhiễm bẩn và ít có nguy cơ nhiễm trùng hoặc nằm xa vị trí lún xương.Không ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.Bênh nhân có tình trạng quá nặng như sốc do đa chấn thương hoặc bị mất máu quá nhiều. 4. Các bước chuẩn bị phẫu thuật lún xương sọ không có chấn thương 4.1. Phẫu thuật viên chuẩn bị. Phẫu thuật viên thần kinh là người thực hiện phẫu thuật. Kíp gây mê bao gồm các bác sĩ gây mê, kĩ thuật viên phụ gây mê và các nhân viên trợ giúp. Kíp dụng cụ bao gồm dụng cụ viên vòng trong và dụng vụ viên chạy ngoài4.2. Chuẩn bị bệnh nhân. Bệnh nhân được chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ đánh giá toàn trạng và các bệnh lý phối hợp, nuôi dưỡng, cân bằng đủ điều kiện sinh hiệu của bệnh nhân, đảm bảo cho cuộc phẫu thuật an toàn.Bệnh nhân và người thân được giải thích về quá trình phẫu thuật cũng như về tình trạng bệnh của bệnh nhân, về những khả năng có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật cũng như tai biến, biến chứng có thể nguyên nhân do chấn thương hoặc tai biến do phẫu thuật.Bệnh nhân được vệ sinh vùng đầu, có thể cạo tóc hoặc không và bắt đầu nhịn ăn uống trước phẫu thuật ít nhất 6 giờ.4.3. Dụng cụ trong quá trình phẫu thuật. Bộ dụng cụ phẫu thuật cho đại phẫu, một số dụng cụ chuyên về phẫu thuật thần kinh, thuốc và các loại dịch truyền. 5. Các bước tiến hành phẫu thuật lún sọ Tư thế được lựa chọn tùy theo thương tổn sao cho thích hợp. Bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch kết hợp đặt nội khí quản.Kỹ thuật thực hiện phẫu thuật lún sọ:Bước 1: Người bệnh gây mê toàn thân và đặt nội khí quản. Bước 2: Phẫu thuật viên xác định đường rạch da, có thể thực hiện theo vết thương hoặc vết rạch theo hình chữ U bao quanh vùng tổn thương lún xương.Bước 3: Phẫu thuật viên tiến hành xử lý tổn thương.Sát khuẩn vùng phẫu thuật và trải khăn. Phẫu thuật viên bóc tách các tổ chức dưới da và tiến hành bộc lộ vùng xương vỡ lún. Cần chú ý bản trong xương bao giờ cũng sẽ lạo vết lún rộng hơn so với bản xương ngoài. Sau đó tiến hành nâng xương vỡ lún và cố gắng bảo tồn màng não. Cần phải lấy các dị vật hoàn toàn.Nếu màng não có tổn thương rách thì cần phải khâu phục hồi tối đa.Các mảnh xương rời cầ được làm sạch và phục hồi lại đúng giải phẫu, trừ trường hợp xương bị chân thương vỡ vụn làm nhiều mảnh.Khâu treo màng cứng và cuối cùng đặt một dẫn lưu ngoài màng cứng.Phẫu thuật viên kiểm tra cầm máu tốt để tránh tụ dịch hoặc tụ máu ngoài màng cứng sau phẫu thuật. Bước 4: Vết mổ được đóng 02 lớp bắt buộc và có thể kèm dẫn lưu Khi phẫu thuật lún xương sọ, bệnh nhân được gây mê tĩnh mạch kết hợp đặt nội khí quản 6. Theo dõi bệnh nhân và xử trí tai biến sau phẫu thuật Theo dõi bệnh nhân bằng các dấu hiệu toàn thân như nhịp thở, mạch, huyết áp. Tình trạng thần kinh và tri giác của bệnh nhân. Những biến chứng có thể gặp như chảy máu sau mổ, dẫn lưu sọ hoặc viêm màng não (đặc biệt nếu có rách màng cứng kèm theo).Trong trường hợp nếu có chảy máu thì cần phải mổ lại để cầm máu, truyền máu. Nếu biến chứng động kinh cần sử dụng thuốc điều trị động kinh. Trong trường hợp viêm màng não thì phải chọc dịch, cấy vi khuẩn và điều trị theo kháng sinh đồ.
doc_54736;;;;;doc_54729;;;;;doc_9010;;;;;doc_16978;;;;;doc_48130
Phẫu thuật là một phương pháp điều trị gãy xương cột sống có nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả cao, tuy nhiên không phải trường hợp gãy xương nào cũng cần đến phẫu thuật, bao gồm một số trường hợp gãy xương cột sống nhất định. Những người không may bị gãy lún xương cột sống có thể điều trị gãy xương cột sống mà không cần đến phẫu thuật. Mục tiêu chính của việc điều trị bảo tồn gãy lún xương cột sống là giảm đau, hồi phục tổn thương và giải quyết tình trạng loãng xương. Đa số các trường hợp gãy lún xương cột sống không cần phẫu thuật, và tổn thương thường sẽ tự hồi phục sau khoảng thời gian là 03 tháng. 1. Sử dụng thuốc giảm đau Thông thường chỉ cần sử dụng các thuốc giảm đau không phải kê đơn cũng đã mang lại hiệu quả, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Tuy nhiên trước khi có ý định sử dụng bất kì loại thuốc nào, hãy tham vấn ý kiến của bác sĩ. Nếu bị đau nặng hoặc đau kéo dài, bác sĩ có thể sẽ chỉ định những loại thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn.Một số nghiên cứu cho thấy calcitonin - một loại nội tiết tố, có tác dụng làm giảm đau trong các trường hợp điều trị gãy xương cột sống, do đó bác sĩ cũng có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng. Sử dụng thuốc giảm đau điều trị gãy xương cột sống 2. Nghỉ ngơi hợp lý để điều trị gãy xương cột sống Khi đã bị tổn thương do, điều hiển nhiên là không nên vận động cột sống quá mức, nhưng bệnh nhân cũng không nên bất động hoàn toàn. Nằm bất động quá lâu không những không giúp tổn thương chóng hồi phục, ngược lại còn làm cho tình trạng xương bị yếu đi. Ban đầu sau khi bị tổn thương, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường trong một thời gian ngắn. Sau vài ngày hoặc đến khi bắt đầu cảm thấy cơ thể tốt hơn, bệnh nhân nên dần quay trở lại với các hoạt động thường nhật.Để tổn thương không trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần tránh lao động nặng trong khoảng thời gian từ vài tuần cho tới vài tháng. Tốt nhất bệnh nhân gãy xương cột sống nên tham vấn bác sĩ về thời điểm tối ưu để có thể tham gia các hoạt động một cách hoàn toàn bình thường, cũng như cách để tự chăm sóc bản thân trong lúc chờ tổn thương phục hồi. Hình ảnh gãy lún xương cột sống 3. Vật lý trị liệu điều trị gãy xương cột sống Một khi đã cảm thấy tình trạng cơ thể tốt hơn, hãy xin tư vấn của bác sĩ về vấn đề vật lý trị liệu. Các bài tập có thể khiến cho vùng lưng trở nên khỏe mạnh hơn, giúp phòng tránh những tình huống gãy lún xương cột sống có thể lại xuất hiện trong tương lai.Các hình thức tập luyện phù hợp mà bệnh nhân nên tham vấn ý kiến bác sĩ có thể là đi bộ, khiêu vũ, yoga,...Nhìn chung các hình thức tập luyện đều ít nhiều mang lại những lợi ích nhất định trong việc làm vững mạnh cơ xương. Bệnh nhân cũng có thể tham khảo tập thái cực quyền, một hình thức luyện tập giúp nâng cao khả năng giữ thăng bằng, từ đó mang lại lợi ích phòng tránh bị ngã gây tổn thương trong tương lai. Vật lý trị liệu có thể áp dụng điều trị gãy xương cột sống 4. Mang nẹp lưng điều trị gãy xương cột sống Mang nẹp lưng khi bị gãy lún xương cột sống cũng tương tự như mang nẹp trong các trường hợp gãy xương ở các vị trí khác. Nẹp lưng là một khung cứng có tác dụng giảm áp lực lên xương đang bị tổn thương, đồng thời hạn chế cử động của cơ thể, qua đó tạo điều kiện cho các đốt sống có thời gian để hồi phục.Hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh mang nẹp lưng giúp chữa lành tổn thương gãy lún xương cột sống, nhưng kết quả của một nghiên cứu cho thấy nó có thể làm giảm đau.Trong ngắn hạn, những điều trị như sử dụng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, và mang nẹp lưng có thể giúp làm giảm đau và bệnh nhân sẽ dần hồi phục.Bài viết tham khảo nguồn: webmd.com. Gãy xương sống: Những điều cần biết. Chấn thương cột sống: Di chứng và điều trị đau sau phẫu thuật. Biến chứng và di chứng thường gặp sau gãy xương;;;;;Tán sỏi công nghệ cao đang ngày càng phổ biến, được áp dụng rộng rãi tại nhiều bệnh viện hiện nay, trong đó có tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser. Với phương pháp này người bệnh hoàn toàn không có vết mổ do đó nhận về rất nhiều lợi ích ưu việt. 1. Cách thức hoạt động của phương pháp tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser Tán sỏi nội soi ngược dòng ống mềm bằng laser là phương pháp điều trị ngoại khoa sỏi tiết niệu ít xâm lấn, tân tiến, mang đến hiệu quả cao cho người bệnh. Điểm đặc biệt của kỹ thuật này là thực hiện hoàn toàn qua đường tự nhiên của cơ thể với ống nội soi mềm. Ống nội soi này sẽ được đưa ngược dòng từ niệu đạo vào bàng quang tới niệu quản lên thận, tới vị trí của sỏi. Sau khi đã xác định được sỏi thông qua hình ảnh của máy nội soi, một dây dẫn năng lượng laser từ máy phát năng lượng laser được đưa vào và bắn phá sỏi thành những mảnh vụn nhỏ theo thao tác của bác sĩ. Sỏi sau đó sẽ được hút gắp ra ngoài, bệnh nhân được đặt sonde JJ niệu quản và sẽ được rút ống JJ này trong thời gian chỉ định của bác sĩ. Tán sỏi bằng ống mềm với laser xử lý được sỏi thận kích thước nhỏ hơn 2,5cm 2. Những lợi ích nổi trội khi thực hiện tán sỏi bằng kỹ thuật nội soi ngược dòng ống mềm Với nguyên tắc hoạt động hoàn toàn qua đường tự nhiên không có rạch mổ hay tác động của dao kéo, do vậy tán sỏi nội soi ngược dòng ống mềm bằng laser mang đến cho người bệnh rất nhiều lợi ích về sức khỏe và tiền bạc. 2.1 Xử lý được sỏi đoạn cao, không rạch mổ Bằng việc sử dụng ống soi mềm nên có thể xử lý được sỏi đoạn cao mà ống soi cứng không thể tiếp cận được: Sỏi thận kích thước nhỏ hơn 2.5cm, sỏi thận sót hoặc tái phát sau phẫu thuật mổ mở. Không chỉ vậy mà còn xử lý được sỏi nằm tại các vị trí phức tạp mà tán sỏi qua da đường hầm nhỏ không tiếp cận được. Hay các trường hợp sỏi niệu quản trên di chuyển vào trong thận sau tán sỏi nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống cứng, ống bán cứng. Nhìn chung, với kỹ thuật này sỏi thận nằm tại các vị trí phức tạp đều có thể loại bỏ mà không cần rạch mổ, vẫn đạt hiệu quả cao. Một số lưu ý về chống chỉ định tán sỏi nội soi ngược dòng ống mềm bằng laser là không sử dụng cho người có tình trạng hẹp niệu quản, gấp khúc niệu quản, niệu quản không đặt được máy nội soi, bệnh nhân có tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, có chống chỉ định về gây mê hồi sức. Ống soi mềm có thể truy vết được sỏi nằm ở những vị trí phức tạp, khó tiếp cận 2.2 Thực hiện hoàn toàn bằng đường tự nhiên, an toàn cho sức khỏe – Với phương pháp này người bệnh ít sang chấn, ít chảy máu, ít đau, ít nhiễm trùng và biến chứng. – Năng lượng laser chỉ tác động đến sỏi, không làm ảnh hưởng đến chức năng thận và các cơ quan trong hệ tiết niệu. – Bệnh nhân ít sử dụng kháng sinh nên hạn chế tác dụng phụ của thuốc, không mệt mỏi sau điều trị 2.3 Tiết kiệm thời gian cho người bệnh – Thời gian thực hiện tán sỏi khoảng 1 giờ đồng hồ – Thời gian lưu viện ngắn: Sau tán sỏi khoảng 24-48h là có thể trở về nhà tự theo dõi và đi lại sinh hoạt nhẹ nhàng – Sau khoảng 1 tuần rút ống sonde JJ là bệnh nhân có thể trở về sinh hoạt, vận động như bình thường. 3. Quy trình thực hiện tán sỏi và một số biểu hiện sau tán sỏi 3.1 Quy trình thực hiện tán sỏi nội soi ngược dòng ống mềm – Trước khi tiến hành loại bỏ sỏi bằng phương pháp này, bệnh nhân được chỉ định những xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm kiểm tra chức năng thận, nhiễm trùng tiết niệu, khám gây mê, và bệnh nhân cần cung cấp thông tin về các bệnh lý khác cho bác sĩ. – Sau khi đáp ứng được các điều kiện để thực hiện tán sỏi bệnh nhân được đưa vào phòng tán sỏi, và được gây mê toàn thân, hướng dẫn nằm ở tư thế sản khoa. – Bác sĩ sẽ tiến hành đưa ống nội soi mềm ngược từ niệu đạo lên thận để xác định vị trí, số lượng sỏi. – Tiếp theo tiến hành đưa dây dẫn năng lượng laser vào bắn phá sỏi thành những mảnh vụn nhỏ có kích thước phù hợp để gom và đưa sỏi ra ngoài. – Đưa rọ vào lấy sỏi và đặt sonde JJ vào niệu quản sao cho một đầu ở đài bể thận, 1 đầu nằm tại bàng quang. Ekip đang chuẩn bị ống nội soi để thực hiện tán sỏi 3.2 Biểu hiện sau tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser Sau tán sỏi bệnh nhân gần như rất ít đau, có thể tự đi lại, tự vệ sinh cá nhân ngay trong ngày đầu tiên. Một số biểu hiện bình thường sau tán sỏi có thể xảy ra đó là kích thích sonde JJ khiến người bệnh đi tiểu nhiều, đau nhẹ vùng hông lưng bên đặt sonde JJ, nước tiểu có màu hồng nhạt. Khi các triệu chứng này xảy ra liên tục, tần suất nhiều hơn như đau quặn, đau nhiều vùng hông lưng dọc xuống bộ phận sinh dục, tiểu máu toàn bãi, sốt cao, ớn lạnh… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra. 3.3 Chăm sóc sau tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser – Sau mổ bệnh nhân nên ngồi dậy và đi lại sớm, hạn chế vận động mạnh, chạy nhảy làm xô lệch sonde JJ vẫn lưu trong cơ thể gây chảy máu – Tái khám theo đúng lịch trình của bác sĩ để rút sonde JJ và đánh giá khả năng sạch sỏi – Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu từ 2-3 lít/ngày giúp hòa loãng các chất dễ gây sỏi, tránh tái phát. – Không nhịn tiểu, tăng cường vận động luyện tập luyện tập để tăng khả năng bài tiết, dự phòng nguy cơ tái phát sỏi trong tương lai. – Nên sử dụng chế độ ăn nhiều rau xanh chất xơ, hạn chế sử dụng rượu bia, caffeine, thức uống công nghiệp. Hạn chế ăn nhiều thực phẩm chứa oxalat, đạm động vật… – Người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng – 1 năm 1 lần. Tán sỏi nội soi ngược dòng ống mềm bằng laser là phương pháp điều trị sỏi ít xâm lấn, hiện đại, giúp người bệnh nhận về vô vàn lợi ích. Tuy nhiên kỹ thuật này yêu cầu bác sĩ giàu kinh nghiệm, thao tác chính xác, trang thiết bị hiện đại, máy tán sỏi công suất lớn. Do đó việc lựa chọn địa chỉ điều trị đáp ứng được những yếu tố trên sẽ giúp người bệnh giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả điều trị thành công.;;;;;Thay vì phải “bổ” dọc xương ức với đường mổ dài 15 - 20cm, nay các bệnh nhân cần vá lỗ thông liên thất được thực hiện bằng kỹ thuật nội soi ít xâm lấn, với đường mổ ngắn, hầu như không để lại sẹo. Thay vì sẹo dài chạy dọc theo xương ức, kỹ thuật mổ mới, trẻ chỉ có vết sẹo rất nhỏ và hầu như không còn sẹo khi trưởng thành. Ảnh: H. Hải Ngày 12/9, PGS. TS Lê Ngọc Thành, Phó Giám đốc BV E, Giám đốc Trung tâm Tim mạch cho biết, BV đã thực hiện thành công 6 ca phẫu thuật tim vá lỗ thông liên thất ít xâm lấn. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. 6 bệnh nhân đầu tiên, trong đó bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mới 3 tuổi, bệnh nhân lớn tuổi nhất là 18 tuổi đã được phẫu thuật tim vá lỗ thông liên thất bằng phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ ít xâm lấn. Kết quả sau mổ các bệnh nhân đều hồi phục nhanh, không gặp biến chứng và có thể ra viện sau 5-7 ngày. “Nếu chỉ xét về thẩm mỹ, so với phẫu thuật tim hở vá thông liên thất kinh điển, bệnh nhân sẽ phải cưa toàn bộ xương ức với đường mổ dài, từ hõm ức tới mũi ức khoảng 15 – 20cm với người lớn, 8 - 10cm thì kỹ thuật này đã thể hiện ưu điểm nổi bật. Theo đó, với phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ ít xâm lấn các bác sỹ chỉ mở một phần xương ức phía thấp, đường rạch da ngắn khoảng 6cm với người lớn, 3 - 4cm với trẻ nhỏ với sự trợ giúp của các phương tiện trong phẫu thuật nội soi”, BS Thành nói. Không chỉ về thẩm mỹ, phương pháp nội soi ít xâm lấn còn mang lại an toàn hơn cho người bệnh, trong khi hiệu quả điều trị tương đương. Như với phẫu thuật kinh điển, kỹ thuật mổ hở này thường có những bất cập như: chảy máu, nhiễm trùng xương ức, sẹo xấu, thời gian nằm viện, phục hồi sức khoẻ kéo dài từ 15 - 20 ngày. Trong khi đó, tnội soi ít sâm lấn với đường mổ nhỏ, ít gây sang chấn cho người bệnh, đỡ đau sau mổ, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng vết mổ và rất thẩm mỹ nhất là với các bé gái. “Phương pháp mới này khắc phục hoàn toàn nhược điểm về thẩm mỹ của phương pháp mổ kinh điển, không để lại vết đen dọc dài tím đen như con rết giữa ngực”, GS Đặng Hanh Đệ phân tích. Theo TS Thành, phẫu thuật tim ít xâm lấn là hướng đi mới trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch. Từ đầu năm 2000, các trung tâm phẫu thuật lớn về tim mạch trên thế giới như ở các nước: Mỹ, Đức, Pháp, Nhật… đã từng bước triển khai kỹ thuật phẫu thuật tim vá lỗ thông liên thất ít xâm lấn trong xu thế phát triển của phẫu thuật nói chung và phẫu thuật tim hở nói riêng.;;;;; Tán sỏi qua da (hay được gọi với cái tên là tán sỏi qua đường hầm nhỏ bằng laser) là phương pháp tiên tiến, ít xâm lấn. Thực hiện cách điều trị này giúp làm sỏi thận to vỡ thành các mảnh nhỏ để đưa chúng ra ngoài nhanh chóng, an toàn. Mọi quá trình đều được thực hiện qua đường hầm nhỏ. Nó giống như kênh làm việc hỗ trợ tất cả các thao tác. Các bước điều trị tán sỏi qua da Các bước tán sỏi không xâm lấn qua da như sau:Bước 1: Thực hiện các thủ tục cần thiết như xét nghiệm, ngưng dùng các loại thuốc đang điều trị các bệnh khác...Bước 2: Thực hiện tán sỏi không đau qua da.+ Bệnh nhân sẽ được gây mê và chuyển sang tư thế nằm nghiêng về phía có sỏi để tán sỏi dễ dàng.+ Bác sĩ thực hiện công việc sát trùng, dùng đầu dò để quan sát thận, sử dụng dao để rạch ở hông lưng có sỏi đường nhỏ khoảng 5mm.+ Bác sĩ nong đường tầm từ da tới thận theo máy siêu âm và đầu rò hướng dẫn. Đường kính của đường hầm nhỏ, khoảng cách từ da tới thận ngắn nhất.+ Đưa máy nội soi vào trong đường hầm để tìm xem sỏi nằm ở vị trí nào. Sau đó, bác sĩ dùng dây dẫn có laser để tán sỏi.+ Sỏi vỡ ra sẽ được hút dần dần qua đường hầm nhỏ tới khi nào không còn khỏi.+ Bác sĩ sẽ đặt sonde JJ vào niệu quản của bệnh nhân để đảm bảo phục hồi nhanh chóng, không gây ra tắc nghẽn. Ống này sẽ được rút ra nếu như sức khỏe bệnh nhân tốt hơn, ổn định trở lại.2. Đối tượng được chỉ định điều trị sỏi thận không xâm lấn tán sỏi qua da Trường hợp nào nên làm tán sỏi qua da Thời gian phục hồi của tán sỏi qua da là 7 - 10 ngày Tán sỏi thận qua da là phương pháp không xâm lấn, thực hiện nhẹ nhàng, hạn chế được cảm giác đau cho người bệnh. Do đó, thời gian điều trị chỉ mất khoảng 1 giờ. Còn thời gian nằm viện để theo dõi thêm xem có biến chứng gì là 2 – 5 ngày. Và 7 – 10 ngày sẽ phục hồi hoàn toàn, bệnh nhân có thể làm các công việc như trước kia.Bên cạnh đó, người bệnh khi xuất viện cũng không cần chế độ chăm sóc nào, chỉ cần theo dõi, thực hiện đúng lời khuyên để phục hồi sức khỏe nhanh chóng:Khuyến khích ăn đồ ăn như rau xanh, trái cây tươi để dễ tiêu hóa.Uống thuốc theo liều của bác sĩ (nếu có).Đi lại, vận động nhẹ nhàng, không nằm nhiều.Tái khám theo bác sĩ yêu cầu.Sỏi dễ tái phát nên bạn cần chú ý những điều cần làm sau khi tán sỏi qua da như uống nước thường xuyên, ăn uống khoa học... để phòng ngừa tình trạng này. Hy vọng các bạn đã có thể hiểu hơn về điều trị sỏi thận không xâm lấn tán sỏi qua da này. Đây là phương pháp có bước tiến đột phá trong nền y học mang tới cho người bệnh nhiều lợi ích. Nhưng nó cũng đòi hỏi bác sĩ điều trị có trình độ, chuyên môn giỏi để bước chọc dò tạo đường hầm đi vào thận dễ dàng, thuận lợi.;;;;;Đánh lún răng là phương pháp hỗ trợ trong niềng răng nhằm làm tiêu phần xương ở phía trên răng, nướu ít bị hở hơn và răng không bị ngắn đi, dịch chuyển răng theo ý muốn. Phương pháp này áp dụng cho những người bị cười hở lợi, khớp cắn sâu, cắn hở,... Đánh lún răng là kỹ thuật hỗ trợ chỉnh nha trong niềng răng, được thực hiện bằng cách kéo 1 răng hoặc 1 khối răng hàm trên lên cao hơn so với ban đầu. Phương pháp này được thực hiện bằng cách cấy ghép 1 – 2 minivis vào xương hàm, sau đó dùng dây thun nha khoa để kết nối minivis với mắc cài niềng răng. Lực kéo từ dây thun sẽ có tác dụng điều chỉnh răng được thu gọn, không bị trùng xuống dưới và răng trở về vị trí như mong muốn.Tùy vào tình trạng răng hàm của mỗi người mà bác sĩ sẽ tính toán vị trí đặt minivis sao cho phù hợp, đạt được kết quả cao nhất.Đối với những trường hợp chỉnh nha thẩm mỹ thì đánh lún răng là một kỹ thuật thực hiện khá đơn giản, có những ưu điểm vượt trội so với những kỹ thuật khác như:Hạn chế phải nhổ răng khi niềng răng: Trong nhiều trường hợp, khi đánh lún răng hàm vẫn có thể tạo lực giúp răng có thể dịch chuyển mà không cần nhổ răng. Nhiều người khi niềng răng còn phải nhổ răng, mặc dù không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng nhưng vẫn gây đau đớn và chắc chắn không ai muốn bị nhổ răng cả.Không cần phẫu thuật hàm hô: Nếu cấu trúc xương hàm phát triển quá mức, nếu như trước đây nhưng ai bị khớp cắn sâu sẽ phải phẫu thuật, vừa rủi ro lại gây đau đớn, vì thế đánh lún răng cửa là giải pháp hoàn hảo, đảm bảo an toàn.Phương pháp đánh lún răng sẽ giúp hàm cân đối, an toàn, hạn chế phải thực hiện ca phẫu thuật phức tạp, hiệu quả với những ai bị răng hô. 2. Phương pháp đánh lún răng phổ biến hiện nay Hiện nay có 2 kỹ thuật đánh lún răng được áp dụng phổ biến: Đánh lún răng bằng dây cung và đánh lún răng bằng minivis.Đánh lún răng bằng dây cungĐây là phương pháp đánh lún răng sử dụng một dây cung CNA khác có kích thước 0.17 x 0.25 dạng Proform. Chiếc dây cung sẽ được uốn cong theo hình bậc thang với 1 góc 120 độ tại vị trí giữa răng số 2 và răng số 3 ở cả 2 của bệnh nhân, sau đó kết nối với hệ thống mắc cài để hỗ trợ tiến hành thực hiện đánh lún răng cửa.Đánh lún răng bằng minivis. Minivis hay còn được biết đến với tên gọi vít niềng răng. Chúng được thiết kế giống như 1 chiếc ốc vít, có kích thước nhỏ. Bác sĩ sẽ cắm chúng vào xương hàm trên và sử dụng dây thun để gắn vào móc để tạo lực, giúp răng có thể dịch chuyển nhanh chóng, về vị trí như ý muốn. Đánh lún răng bằng minivis được sử dụng phổ biến hiện nay Tác dụng chính của kỹ thuật đánh lún răng là để chữa cười hở lợi không cần phẫu thuật hoặc giúp hỗ trợ trong quá trình chỉnh nha niềng răng (thường đối với những bệnh nhân bị khớp cắn sâu hoặc khớp cắn hở).Đánh lún răng cửa hàm trên để chữa cười hở lợi. Với những ai bị cười hở lợi, thông thường sẽ cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ xương hàm, tuy nhiên nếu mức độ cười hở lợi nhẹ, có thể sử dụng phương pháp đánh lún răng cửa hàm trên để điều trị. Khi đó phần xương hàm trên sẽ giảm bớt nhưng không hề làm thay đổi chiều dài của răng, vì vậy sẽ giúp nụ cười trở nên hài hòa hơn, phần lợi sẽ ít bị lộ.Giúp chữa khớp cắn sâuĐiều trị khớp cắn sâu là một trong những công dụng của kỹ thuật đánh lún răng. Tùy thuộc vào mức độ, tình trạng cắn sâu của mỗi người mà bác sĩ sẽ đánh lún tương đối hay tuyệt đối.Với kỹ thuật đánh lún răng tương đối, bác sĩ sẽ làm thấp đi nhóm răng cửa hàm dưới hoặc thực hiện kéo cao nhóm răng cửa hàm trên bằng dây cung. Ngoài ra cũng sẽ kết hợp làm trồi lên khu vực răng cối, đưa khớp cắn trở về đúng vị trí.Với kỹ thuật đánh lún tuyệt đối, bác sĩ sẽ dùng minivis để điều chỉnh nhóm răng cửa. Phương pháp này chỉ áp dụng khi phần răng hàm không bị sai lệch.Khắc phục răng bị hô vẩu, thân răng dài. Thường những người bị răng hô, vẩu do xương hàm sẽ đều cần thực hiện phẫu thuật để cắt bớt xương hàm. Tuy nhiên với mức độ nhẹ, áp dụng phương pháp đánh lún răng kết hợp chỉnh nha sẽ hiệu quả trong việc khắc phục hàm răng bị hô, vẩu.Khắc phục bị mất răng lâu năm. Khi răng bị mất lâu ngày, những răng đối diện có thể trồi lên hoặc thụt xuống, vì vậy trước khi trồng lại răng, bác sĩ có thể chỉ định cần thực hiện đánh lún răng trước. Đánh lún răng cửa được chỉ định sau khi thăm khám với bác sĩ nha khoa Với cả 2 kỹ thuật đánh lún răng bằng dây cung hay bằng minivis thời gian thực hiện thông thường chỉ mất từ 15-20 phút, tuy nhiên để gỡ bỏ hoàn toàn dây cung hoặc minivis còn tùy thuộc vào tình trạng răng. Thông thường sau khoảng 3 – 6 tháng, khí cụ này sẽ được tháo bỏ.Trong quá trình tiến hành đánh lún răng sẽ được gây tê vì vậy sẽ không có cảm giác đau đớn. Sau khi hết thuốc tê, cần thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa để hạn chế đau nhức, chăm ước răng miệng đúng cách.
question_36
Tròng kính Essilor: Thương hiệu Pháp cao cấp
doc_36
1. Giới thiệu chung 1.1 Thương hiệu Essilor Essilor (Pháp) ra đời năm 1849, là tập đoàn lớn chuyên về sản xuất tròng kính. Với 74.000 nhân viên đến từ 75 quốc gia, Essilor mang đến những giải pháp thị lực và bảo vệ mắt toàn diện hơn cho mỗi người tiêu dùng. Các sản phẩm của Essilor tương đối đa dạng ở mọi phân khúc giá cả và đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng (từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi). Đến nay, thương hiệu này đã có khoảng hơn 250.000 đại lý khác nhau trên toàn cầu. Essilor là tập đoàn lớn chuyên về sản xuất tròng kính của Pháp Điểm đặc biệt ở tròng kính mắt Essilor là luôn chú trọng đến chất lượng và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh các loại tròng đa dạng (cận, viễn, loạn, chống nắng,…) thì tròng kính Essilor còn sở hữu các ưu điểm vượt trội như chống ánh sáng xanh, ngăn tia UV, chống xước hiệu quả,… 1.2 Đặc điểm sản phẩm Tròng kính Essilor được chia thành 5 dòng sản phẩm chính: Crizal, Eyezen, Transitions, Varilux và Blue UV Capture. Mỗi loại tròng đều sẽ có những ưu điểm riêng, bảo vệ mắt một cách hiệu quả. – Tròng kính Crizal: Trong suốt, sắc nét, bảo vệ mắt toàn diện Đây là sản phẩm đặc biệt đa tính năng – sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai đang gặp vấn đề về khúc xạ. Lớp váng phủ Crizal mới sẽ giúp bạn không còn phải lo lắng về độ bền, độ trong suốt cũng như khả năng bảo vệ mắt của tròng kính. Với chỉ số E-SPF 35, Crizal có thể chống 100% tia UV từ mặt nước, 97,2% tia UV từ mặt sau kính. Lớp phủ Crizal sẽ giúp bảo vệ mắt một cách tối ưu khỏi tia UV từ cả 2 mặt tròng kính. Công nghệ lọc ánh sáng xanh thông minh Blue UV Capture sẽ giúp ngăn ngừa ánh sáng xanh tím có hại hiệu quả gấp 3 lần. Đồng thời đảm bảo độ truyền quang, tròng kính luôn trong suốt mà không lo ngả vàng. Lớp váng phủ trên bề mặt tròng kính có tác dụng: Chống chói, chống bụi, chống bám nước, chống trầy xước, chống bám vân tay,… trong mọi tình huống. – Transitions: Tròng kính đổi màu (công dụng 2 trong 1) Loại tròng kính này vô cùng tiện lợi với khả năng tích hợp 2 trong 1 (vừa là kính cận, vừa là kính râm). Kính có khả năng chuyển đổi màu sắc theo cường độ tia UV. Nhờ đó, mắt bạn luôn được nhìn với độ sáng – tối được điều chỉnh phù hợp. Hạn chế chói mắt, đảm bảo tầm nhìn rõ nét và chân thực nhất. Đồng thời cũng bảo vệ mắt hiệu quả khỏi tia UV. Công nghệ đổi màu tiên tiến với 7 màu sắc cá tính và thời thượng. Khả năng lọc ánh sáng xanh thông minh giúp tròng kính ngăn chặn ánh sáng xanh có hại từ mặt trời và các màn hình điện tử. Bảo vệ mắt ở cả trong nhà và ngoài trời nắng. – Eyezen: Bảo vệ và giúp mắt thư giãn Tròng kính mang lại thị lực rõ nét và thoải mái hơn, giúp giảm căng thẳng và thư giãn cho mắt. Đồng thời ngăn chặn hiệu quả các ánh sáng xanh tím có hại. Công nghệ Dual Optim giúp tính toán chính xác sự thay đổi độ mắt ở giữa các điểm nhìn. Đảm bảo tối ưu tầm nhìn ở cả khoảng cách xa và gần. Eyezen Boost làm giảm áp lực cho mắt trong tầm nhìn gần, giúp mắt nhìn rõ và thoải mái trong thời gian dài. Eyezen mang lại thị lực rõ nét và giảm căng thẳng cho mắt – Varilux: Kính đa tròng, thị lực tốt trong mọi khoảng nhìn Tròng kính giúp mắt nhìn rõ ở nhiều khoảng nhìn khác nhau (xa, gần, trung). Thông thường sẽ phù hợp với người mắc tật lão thị. Varilux mang lại tầm nhìn rõ nét và tự nhiên, xóa bỏ giới hạn của nhiều loại tròng kính khác. – Blue Uv Capture: Trong suốt, chống ánh sáng xanh tím có hại Khả năng ngăn chặn ánh sáng xanh tím hiệu quả gấp 3 lần so với kính thông thường. Cải thiện chất lượng tầm nhìn cho mắt, giảm thiểu sự sai lệch màu sắc. Tròng kính trong suốt và không lo bị ngả vàng. Đồng thời bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia UV ở cả hai mặt của tròng kính. Công nghệ Blue UV Capture kết hợp lớp váng phủ Crizal giúp chống lại 7 tác nhân gây hại. Bao gồm: Chống chói, chống xước, chống bám vân tay, chống bụi, chống bám nước, chống tia UV, chống ánh sáng xanh có hại. Vừa mang tính thẩm mỹ, vừa bảo vệ mắt tối ưu. 2. Các loại tròng kính Essilor phổ biến 2.1 Crizal Rock: Chống trầy xước Tròng Essilor Crizal Rock có lớp váng phủ đặc biệt giúp đáp ứng đủ các tính năng bảo vệ mắt. Bao gồm: Chống tia UV 2 mặt ESPT-35, hạn chế trầy xước gấp 3 lần, ngăn ngừa ít nhất 20% ánh sáng xanh có hại. 2.2 Crizal Prevencia: Chống ánh sáng xanh Tròng Essilor Crizal Prevencia có khả năng lọc và ngăn chặn tia sáng xanh tím có hại cho mắt. Đồng thời cho phép tia sáng xanh có lợi đi qua. Đảm bảo mắt nhìn hình ảnh một cách chân thực và sắc nét nhất. Ngoài ra, tròng Prevencia còn có các lớp phủ như: Chống chói, chống bám bụi, chống bám vân tay, chống trầy xước, chống bám nước và chống tia UV ở cả 2 mặt. 2.3 Transitions Classic: Tròng đổi màu Tròng kính đổi màu Essilor Transitions Classic Tròng kính đổi màu Transitions Classic 1.56 tích hợp công nghệ mới với hệ màu sắc độc quyền của Essilor. Nhờ đó, mắt kính phản ứng tốt hơn ở trong những điều kiện ánh sáng và nhiệt độ khác nhau. Giúp đảm bảo: – Nhìn rõ khi ở trong nhà – Đổi màu nhanh khi tiếp xúc với môi trường có chứa tia UV – Ngăn chặn tia UV từ cả 2 mặt của tròng kính 2.4 Crizal Sapphire: Chống loá Tròng kính có lớp phủ kép giúp giảm độ chói bởi ánh sáng chiếu từ mọi hướng, giúp: – Giảm lóa sáng khi bình thường và khi lái xe ban đêm – Mang lại hình ảnh chất lượng tốt hơn, không bị nhiễu bởi vùng ánh sáng phản xạ – Chống lóa trên mắt kính mỗi khi chụp ảnh hay quay video 2.5 Crizal Eyezen: Chống mỏi mắt Tròng Crizal Eyezen được nâng cấp từ tròng kính chống ánh sáng xanh. Đây sẽ là giải pháp phù hợp cho những người làm việc thường xuyên với các thiết bị điện tử. 3. Nhận biết tròng kính Essilor chính hãng Essilor là thương hiệu tròng kính cao cấp, do đó rất dễ bị làm giả. Để nhận biết và phân biệt tròng kính mắt Essilor chính hãng, bạn có thể áp dụng 3 cách cơ bản sau: – Dựa vào tem nhãn: Mỗi tròng Essilor đều được gắn tem mác đầy đủ và đóng gói cẩn thận. – Dựa vào logo in chìm: Trên mỗi mắt kính Essilor đều có hình logo thương hiệu in chìm. Để kiểm tra, bạn có thể hà hơi hoặc hơ mắt kính qua hơi nước nóng để thấy logo này.
doc_50804;;;;;doc_13143;;;;;doc_56660;;;;;doc_14993;;;;;doc_35846
Kính đa tròng (progressive lens) là loại kính quang học tích hợp nhiều tiêu cự khác nhau trong một chiếc kính duy nhất. Thay vì có nhiều chiếc kính riêng biệt kính đa tròng cho phép người đeo nhìn rõ ràng ở mọi khoảng cách, từ xa đến gần, mà không cần phải thay đổi kính. Nếu mắt bạn gặp khó khăn trong việc tập trung nhìn các vật ở gần, trong khi vẫn có thể nhìn xa rõ nét, thì bạn nên cân nhắc sử dụng kính viễn thị. Kính viễn thị đa tròng là một giải pháp hữu hiệu giúp bạn nhìn rõ các vật ở cự ly gần. Khi đeo kính viễn đa tròng, mắt sẽ tự động điều chỉnh để nhìn rõ các vật ở gần, và đồng thời vẫn giữ được khả năng nhìn xa. Thường khi vượt qua tuổi 40, con người dễ gặp tình trạng viễn thị do lão hóa thủy tinh thể. Khi đó, mắt lão hóa ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày. Có nhiều phương pháp để điều trị tật viễn thị, trong đó kính viễn thị là biện pháp đơn giản nhất. Kính viễn thị giúp điều chỉnh hình ảnh để trúng võng mạc, từ đó cải thiện tầm nhìn của người dùng. Khi qua tuổi 40, con người dễ gặp tình trạng viễn thị do lão hóa thủy tinh thể (minh họa) Tuy nhiên, việc đeo kính viễn thị có thể gây khó khăn trong việc nhìn xa. Người dùng có thể phải sử dụng thêm một cặp kính khác hoặc tháo kính ra để nhìn xa, nếu không có thể gây chóng mặt, buồn nôn và ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh. Để tránh những bất tiện này và bảo vệ sức khỏe, lựa chọn kính viễn thị đa tròng là một phương án thông minh. Loại kính này hỗ trợ nhìn xa và nhìn gần trong cùng một thấu kính, tiện lợi và hiệu quả. Điều đáng chú ý, tuổi 40 chưa phải già và nhu cầu về thẩm mỹ vẫn rất quan trọng. Kính viễn thị đa tròng có khả năng làm mờ đường phân cách giữa hai tầm nhìn. Từ đó tạo nên một vẻ đẹp hài hòa hơn so với kính thông thường. Việc lựa chọn loại kính này không chỉ giải quyết vấn đề về thị lực mà còn nâng cao tính thẩm mỹ cho người sử dụng. 3. Ưu – nhược điểm của kính viễn đa tròng 3.1 Ưu điểm – Tầm nhìn linh hoạt: Kính mắt đa tiêu cự cho phép nhìn ở mọi tư thế mà không cần thay đổi vị trí đầu, giảm thiểu cảm giác đau mỏi cổ và đầu. – Tiện lợi cho mọi hoạt động: Với kính mắt đa tiêu cự, không cần phải thay đổi kính khi chuyển đổi giữa việc đọc sách, sử dụng máy tính hay thực hiện các hoạt động hàng ngày. – Đảm bảo tầm nhìn tốt dưới mọi ánh sáng: Dù thiếu sáng hay sáng chói, văn bản và chi tiết nhỏ vẫn hiển thị rõ ràng. – Hình ảnh sắc nét và mượt mà: Thiết kế không có đường phân giới giữa các vùng có tiêu cự khác nhau giúp chuyển đổi góc nhìn từ xa, trung bình và gần một cách mượt mà. Từ đó, tạo nên ảnh hưởng trẻ trung và tự tin hơn khi đeo kính hai tròng. – Thiết kế thẩm mỹ và nhỏ gọn: Kính mắt đa tròng được thiết kế tinh tế, mang đến vẻ đẹp tổng thể và phù hợp với nhiều phong cách thời trang khác nhau. 3.2 Nhược điểm Ngoài những ưu điểm kể trên, kính viễn đa tròng cũng tồn tại một số hạn chế nhỏ. – Khi thời tiết lạnh và nhiệt độ thấp, kính có thể gây sương mù. Điều này ở kính sẽ gây trở ngại cho tầm nhìn. – Hơn nữa, việc không được phủ một lớp phim bảo vệ khiến chúng dễ bị trầy xước hoặc hư hỏng. Để khắc phục những vấn đề này, có thể áp dụng hai giải pháp sau đây: – Hãy chuẩn bị sẵn các dụng cụ chuyên dụng để làm sạch tròng kính. Nhất là trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt: mưa, sương mù,… – Khi chọn mua mắt kính, nên lựa chọn từ các thương hiệu có uy tín. Kính viễn đa tròng là một công cụ hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Nó có thể ứng dụng trong nhiều hoạt động như lái xe, đọc sách, chơi thể thao và nhiều hoạt động khác. Kính viễn này giúp hiển thị hình ảnh rõ nét hơn. Từ đó, giúp người dùng dễ dàng quan sát các vật ở xa hay gần mà không gây cảm giác khó chịu hay bất tiện. Đặc biệt, việc sử dụng kính viễn đa tròng có thể giúp thay đổi thói quen nhìn không tốt. Thậm chí còn ngăn ngừa hội chứng thị giác màn hình. Khi làm việc với máy tính trong thời gian dài, nhiều người có thói quen ngồi gần màn hình hơn và ngửa đầu ra sau. Điều này có thể dẫn đến căng cơ và đau cổ. Sử dụng kính viễn đa tròng sẽ giúp cải thiện tình trạng này và giảm thiểu nguy cơ mệt mỏi và đau đớn khi làm việc liên tục trước màn hình. 5. Cách sử dụng kính viễn đa tròng Đeo kính viễn đa tròng, cũng tương tự như đeo các loại kính thuốc khác. Bạn cần lựa chọn gọng phù hợp với khuôn mặt để tránh việc kính bị rơi ra hay lệch tâm. Để có tầm nhìn rộng và rõ ràng, nên đeo kính cận khuôn mặt. Cách sử dụng kính viễn đa tròng (minh họa) Ban đầu, việc đeo kính đa tròng có thể gây bất tiện, đặc biệt với người bị cả cận thị và viễn thị. Một số sau khi đeo kính có thể gặp đau đầu, chóng mặt. Tuy nhiên, chỉ sau 2-3 ngày là có thể làm quen và sau khoảng một tuần sử dụng kính bình thường. Dưới đây là một số nhãn hàng uy tín trên thị trường mà người tiêu dùng có thể tham khảo như: 6.1 Thương hiệu ESSILOR Từ khóa “kính đa tròng Pháp Essilor” ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều người. Thương hiệu này đứng vững ở vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất kính đa tròng. Được thành lập từ hơn 150 năm trước, thương hiệu Pháp Essilor đã khẳng định được uy tín và chất lượng của mình trên thị trường. Hiện nay, họ có hơn 250.000 đại lý chính thức trên toàn cầu. Đây là minh chứng cho sự phát triển và thành công của sản phẩm kính của họ. Thương hiệu ESSILOR (minh họa) 6.2 Thương hiệu VARILUX Kính đa tròng Pháp Varilux đã ra đời vào năm 1959. Nó đã đánh dấu bước đầu tiên trong sự cách mạng phát triển mắt kính cho người lão hóa. Nhờ nghiên cứu và đổi mới không ngừng, sản phẩm này đã vượt xa các thương hiệu khác với hơn 70 bằng sáng chế kỹ thuật tiên tiến. 6.3 Thương hiệu ZEISS Có nhiều người tiêu dùng đến với thương hiệu này vì sự độc đáo trong phong cách thiết kế. Zeiss tập trung vào việc tạo ra những tròng kính độc nhất vô nhị. Tất cả được tùy chỉnh dành riêng cho từng hình dáng gương mặt, thói quen, lối sống và môi trường sinh hoạt của khách hàng. Điều này giúp mang đến trải nghiệm kính mắt tối ưu và thoải mái cho mỗi người sử dụng.;;;;;Tròng kính Eyezen là một sản phẩm tròng kính mắt đến từ thương hiệu Essilor. Được sản xuất với công nghệ y khoa hàng đầu thế giới, Eyezen đem lại tầm nhìn hoàn hảo cho mắt. Sản phẩm được đánh giá là an toàn tuyệt đối, hạn chế mỏi mắt và hạn chế tăng độ cho người sử dụng. Để tìm hiểu kỹ hơn về Eyezen, hãy cùng chúng tôi khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé! 1. Tròng kính Eyezen: Tròng kính công nghệ cao 1. Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này khiến mắt trở nên dễ bị mỏi mệt, khô, mờ. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm khả năng tập trung, hiệu suất công việc không còn hiệu quả. Tròng kính Eyezen ra đời là giải pháp hoàn hảo giúp đem lại thị lực sắc nét và thoải mái hơn cho đôi mắt. Tròng kính Eyezen là giải pháp đem lại thị lực sắc nét và thoải mái hơn cho mắt Sản phẩm hiệu quả trên mọi kích thước màn hình, góp phần giảm căng thẳng và giúp mắt thư giãn. Đồng thời, tròng kính cũng ngăn chặn không cho các tia ánh sáng xanh tím có hại chiếu vào mắt. Eyezen bảo vệ thị lực toàn diện với các tính năng như: Chống chói lóa, chống mỏi mắt, chống trầy xước,… Đặc biệt, tròng kính Eyezen được thiết kế dành cho tất cả mọi người, dù không đeo kính hay có đeo kính có độ. Trong đó, có nhiều sự lựa chọn khác nhau phù hợp với từng nhóm tuổi khác nhau. 1.2 Sản phẩm theo độ tuổi EYEZEN START: TRÒNG KÍNH MẮT THẾ HỆ MỚI CHO CUỘC SỐNG CÔNG NGHỆ Phần lớn các loại tròng kính thông thường hiện nay chỉ có một độ duy nhất ở trên toàn bộ tròng kính. Do đó, kính chỉ tập trung khắc phục vấn đề ở một khoảng nhìn nhất định mà không tính toán đến sự thay đổi độ mắt khi mắt phải nhìn ở các khoảng khác nhau. Điều này dẫn tới tình trạng hình ảnh ở những khoảng nhìn không được kính hỗ trợ sẽ không rõ nét. Mắt dễ bị căng thẳng và mỏi mệt nhanh hơn. Tròng kính Eyezen Start là dòng kính mắt đột phá với công nghệ Dual Optim. Kính có khả năng tính toán chính xác sự thay đổi độ mắt giữa các điểm nhìn khác nhau. Nhờ đó, kính tối ưu cả 2 tầm nhìn xa và gần, giúp cho mắt nhìn rõ nét và thoải mái hơn hẳn các loại kính cũ. Sản phẩm phù hợp với người dưới 40 tuổi, sử dụng thiết bị điện tử thường xuyên, có mong muốn giảm khô mỏi mắt và bảo vệ mắt một cách tối đa – Công nghệ Eyezen Dualoptim: giúp giảm đến 60% những trở ngại khi nhìn gần và các vùng nhiễu không mong muốn. – Ngăn chặn 100% tia UV: kính có khả năng chống lóa siêu việt và tăng cường độ trong suốt, bảo vệ mắt toàn diện bởi tia UV từ cả hai mặt trước và sau của tròng kính. – Lọc ánh sáng xanh thông minh: ánh sáng xanh là một trong những nguyên nhân gây khô, mỏi mắt và thoái hóa điểm vàng ở người già. Eyezen có khả năng ngăn chặn các tia ánh sáng xanh tím có hại cho mắt, đồng thời vẫn cho phép ánh sáng xanh ngọc có lợi đi qua (giúp nhận thức màu sắc chính xác và điều hòa giấc ngủ). Eyezen Start là sản phẩm đột phá cho cuộc sống công nghệ EYEZEN BOOST: MẮT KÍNH ĐƠN TRÒNG ƯU VIỆT CHO CUỘC SỐNG KỸ THUẬT SỐ Cuộc sống hiện đại gắn liền với kỹ thuật số khiến nhu cầu về thị lực của chúng ta thay đổi rất nhiều. Đôi mắt phải tập trung cao độ và liên tục hơn, đặc biệt là khi nhìn gần vào các màn hình điện tử. Tròng kính Eyezen Boost là giải pháp tối ưu giúp giảm áp lực cho mắt trong khoảng nhìn gần. Nhờ đó, kính mang đến cho mắt tầm nhìn rõ nét và thoải mái hơn trong suốt thời gian dài. Kính cũng đồng thời bảo vệ mắt khỏi các tia ánh sáng xanh có hại. Eyezen Boost phù hợp với người đeo kính dưới 50 tuổi đang gặp vấn đề với tầm nhìn gần, mong muốn hạn chế mỏi mắt kỹ thuật số và nhìn chi tiết tốt hơn. Sản phẩm mang đến cho người dùng 4 dòng thiết kế riêng biệt: Plus 0.4 (cho người 16-32 tuổi); Pro 0.6 (cho người 33-38 tuổi); Max 0.85 (cho người 39-45 tuổi); Expert 1.1 (cho người 40-50 tuổi). – Công nghệ WAVE 2.0: giúp tính toán những thay đổi kích thước đồng tử và các chùm ánh sáng đi qua để xác định và làm giảm sự biến dạng hình ảnh. Nhờ đó, người dùng có được thị lực sắc nét ngay cả khi ở trong điều kiện ánh sáng thấp. – Công nghệ Eyezen Focus: làm giảm áp lực cho mắt khi phải nhìn vào các chi tiết và chữ nhỏ ở khoảng nhìn gần. Mắt sẽ có cảm giác thoải mái và nhìn rõ nét hơn. Đôi mắt không còn mỏi mệt như trước dù phải làm việc với màn hình máy tính cả ngày dài. – Ngăn chặn 100% tia UV: kính có khả năng chống lóa siêu việt và tăng cường độ trong suốt, bảo vệ mắt toàn diện bởi tia UV từ cả hai mặt trước và sau của tròng kính. – Lọc ánh sáng xanh thông minh: ánh sáng xanh là một trong những nguyên nhân gây khô, mỏi mắt và thoái hóa điểm vàng ở người già. Eyezen có khả năng ngăn chặn các tia ánh sáng xanh tím có hại cho mắt, đồng thời vẫn cho phép ánh sáng xanh ngọc có lợi đi qua (giúp nhận thức màu sắc chính xác và điều hòa giấc ngủ). Hiện nay, Eyezen là một trong những dòng sản phẩm tròng kính mắt rất được ưa chuộng trên thị trường. Sản phẩm mang nhiều ưu điểm nổi trội hơn hẳn so với các loại tròng kính khác như: – Hạn chế chứng khô mắt và mỏi mắt kỹ thuật số – Khả năng lọc tia ánh sáng xanh thông minh – Giúp mắt nhìn thư giãn dù đeo kính trong thời gian dài – Mang lại thị lực rõ nét ở các điều kiện ánh sáng khác nhau – Trong suốt, chống lóa và ngăn tia UV toàn diện Có đến 91% người đeo kính cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng tròng Eyezen để nhìn màn hình kỹ thuật số. 8/10 người đeo kính Eyezen cảm thấy thị lực trở nên dễ chịu hơn. 95% người đeo kính Eyezen cảm thấy dễ dàng hơn khi nhìn các chữ nhỏ trên màn hình. Nhìn chung, Eyezen chính là sản phẩm tròng kính công nghệ cao, giải pháp cho đôi mắt thư giãn và khỏe mạnh. Có đến 91% người đeo kính cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng tròng Eyezen Ngoài tròng kính Eyezen, bạn có thể tham khảo thương hiệu tròng kính Chemi (Hàn Quốc). Hiện nay, tròng kính Chemi được đông đảo người dùng trên thị trường tin tưởng và sử dụng. Mỗi sản phẩm của Chemi đều được thiết kế tích hợp nhiều tính năng khác nhau. Nhờ đó, kính giúp bảo vệ đôi mắt một cách tối ưu hơn. VD: chống nước, chống xước, chống bụi, chống tia UV,… Tròng kính được thiết kế mỏng, nhẹ với khả năng truyền tải hình ảnh chân thực. Chemi chắc chắn sẽ mang lại cho người dùng cảm giác thoải mái nhất khi đeo. Cho đến nay, sản phẩm của Chemi đã đạt được nhiều tiêu chuẩn chất lượng khác nhau. VD: Tiêu chuẩn FDA (Mỹ); Tiêu chuẩn CE (Châu u); Tiêu chuẩn KGMP (Hàn Quốc). Bên cạnh đó, chúng tôi cũng hỗ trợ nắn chỉnh gọng, thay ốc, thay đệm mũi miễn phí trong vòng 12 tháng.;;;;;1. Tròng kính Zeiss 1.1 Thương hiệu Đức nổi tiếng Zeiss (hay Carl Zeiss) là thương hiệu tròng kính của Đức được sản xuất bởi tập đoàn Carl Zeiss. Bên cạnh các sản phẩm tròng kính mắt, Carl Zeiss còn được biết tới với những chiếc ống kính máy ảnh huyền thoại và các công cụ quang học chất lượng hàng đầu thế giới. Hiện nay, Carl Zeiss hoạt động tại gần 50 quốc gia với hơn 60 công ty dịch vụ và bán hàng, 25 địa điểm phát triển cùng 30 địa điểm sản xuất. Tập đoàn này kinh doanh tập trung chủ yếu ở 6 mảng, bao gồm: Kính hiển vi, đo lường công nghiệp, công nghệ bán dẫn, hệ thống y khoa, thấu kính Camera và kính mắt. Zeiss là thương hiệu tròng kính nổi tiếng của Đức 1.2 Phân loại tròng kính Các sản phẩm của Zeiss được phân chia thành các loại như dưới đây. PHÂN LOẠI THEO KẾT CẤU TRÒNG KÍNH: – Dòng 1: Mắt kính dành cho trẻ em (từ 6 – 12 tuổi). Kính giúp kiểm soát và làm chậm quá trình phát triển của tật cận thị. Bao gồm các sản phẩm: ZEISS MyoVision Pro và ZEISS Myokids. – Dòng 2: Mắt kính dành cho những người trên 40 tuổi. Bao gồm: Tròng kính đa tiêu trọng lượng nhẹ (mang lại tầm nhìn rõ ràng ở mọi khoảng cách); Tròng kính văn phòng (giúp tầm nhìn thoải mái ở mọi tư thế, cải thiện tình trạng đau đầu, mỏi cổ). – Dòng 3: Mắt kính dành cho mọi độ tuổi khác nhau. Bao gồm: Monosphere, Zeiss Aberration Monofocal, Zeiss Superb Monofocal và Individual Zeiss Monofocal. – Dòng 4: Ống kính dành cho các sự kiện. Bao gồm: Tròng DriveSafe, tròng EnergizeMe và Tròng Digital. PHÂN LOẠI THEO LỚP VÁNG PHỦ: – Tròng chống phản quang Duravision Platinum – Tròng chống ánh sáng xanh Duravision Blue Protect – Tròng đổi màu Zeiss Photofusion – Tròng râm cận Zeiss DuraVision Sun – Tròng tráng gương Các sản phẩm của Zeiss tương đối đa dạng Với những người lần đầu đeo kính, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những đắn đo riêng. Việc lựa chọn giữa các thương hiệu mắt kính là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bạn là một tay chơi kính sành điệu thì chắc hẳn sẽ không còn đắn đo với thương hiệu tròng kính mắt nổi tiếng này. Carl Zeiss được biết đến là thương hiệu sản xuất mắt kính chất lượng hàng đầu thế giới được rất nhiều các bác sĩ và chuyên gia khuyên dùng. So với một số loại tròng kính thông thường khác, tròng Zeiss mang lại độ trong và thật hơn rất nhiều. – Công nghệ Free Form HD giúp hiển thị một cách rõ nét từng điểm nhìn, hỗ trợ thị lực và điều dưỡng mắt. – Công nghệ phủ LotuTec TM giúp hình ảnh được truyền tải một cách sắc nét. Đồng thời phát huy tốt tính năng chống trầy xước trong quá trình sử dụng. – Lớp phủ cao cấp trên bề mặt tròng kính: Chống phản quang, chống chói, chống tĩnh điện, chống UV400. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm tròng kính đến từ thương hiệu này. 3. Các loại tròng kính Zeiss phổ biến Hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm tròng kính mắt Zeiss Tròng chống phản quang: Zeiss Duravision Platinum – Tròng kính được làm từ High Index Plastic và được thiết kế phủ thêm lớp Duravision giúp hạn chế trầy xước, chống bám bụi, dễ lau chùi và chống phản quang tốt. – Hệ thống phủ ion dày đặc giúp tròng kính cứng gấp 3 lần so với tròng kính thông thường. Đồng thời cứng hơn lớp phủ LotuTec 35%. – Lớp phủ DuraVision Platinum AR màu xanh dương tạo độ dịu cho mắt, phản xạ ánh sáng ít hơn so với lớp phủ màu xanh lá cây thông thường. Tròng chống ánh sáng xanh: Zeiss Duravision Blue Protect – Tròng kính được sản xuất bởi công nghệ vượt trội. Lớp phủ DuraVision Blue Protect giúp giảm bớt ánh sáng xanh gây hại cho mắt mạnh (trong phạm vi từ 390mm đến 440nm). Công nghệ Clean Coat giúp người dùng lau chùi dễ dàng và luôn cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Tròng đổi màu: Zeiss Photofusion – Tròng kính được sản xuất bởi công nghệ Photofusion giúp mắt thích ứng nhanh trong điều kiện thay đổi ánh sáng. Tốc độ đổi màu nhanh hơn gấp 2 lần so với các tròng kính khác. (Ngả màu tối 16% trong 15 – 30s; ngả màu tối 70% trong 3 – 8 phút) – Ngoài ra, tròng kính còn có ưu điểm cung cấp hình ảnh với màu sắc chân thực, tự nhiên. Giúp ngăn chặn tia UV 100%. Ngăn tia ánh sáng xanh nhiều hơn gấp 2 lần so với tròng kính thông thường. 4. Nhận biết tròng kính mắt Zeiss chính hãng Lựa chọn tròng kính chính hãng để bảo vệ tốt cho mắt – Dựa vào bao bì, tem nhãn: Tròng Zeiss chính hãng được dán tem mác và đóng gói vô cùng cẩn thận. Mặt sau của bao kính sẽ cung cấp nhiều thông tin khác nhau về tròng kính. Bao gồm: Độ cận, tên sản phẩm, độ chiết suất, nhà sản xuất, tem chống giả,… – Dựa vào logo: Trên tròng kính của Zeiss luôn có in hình ảnh logo. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy logo này mà không cần hà hơi hoặc hơ tròng kính trên hơi nước nóng. – Kiểm tra tình trạng đọng nước trên thấu kính: Tròng kính mắt Zeiss được phủ một lớp váng đặc biệt giúp hạn chế bám nước. Do đó, khi xịt nước vào kính, nước sẽ tụ lại thành những giọt nhỏ và từ từ trôi đi. – Dựa vào màu phản chiếu: Khi được chiếu đèn vào, tròng Zeiss chính hãng thường có màu xanh lam/xanh ngọc. Lý do là bởi các tia UV và ánh sáng xanh có hại đã bị chặn lại và phản xạ ra ngoài, tạo ra màu sắc.;;;;; Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về loại kính đặc biệt này thông qua bài viết dưới đây nhé! 1.1 Tổng quan Tròng kính đổi màu là một loại tròng kính có thể thay đổi màu sắc dựa trên sự thay đổi bức xạ ánh sáng. Với thiết kế ưu việt, kính là sự kết hợp hoàn hảo giữa kính mát và kính dành cho người bị tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị). Kính đổi màu có thể thay đổi màu sắc dựa trên sự thay đổi bức xạ ánh sáng Theo đó, khi ở trong nhà, tròng kính trong suốt giống như những chiếc kính cận/viễn/loạn bình thường. Tuy nhiên, khi ra ngoài nắng, kính sẽ tự động chuyển sang màu sẫm hơn. Nguyên nhân là do tác động của tia UV làm thay đổi màu sắc của các thành phần trong mắt kính. Nhờ đó, bạn sẽ không cần tốn công thay đổi giữa hai loại kính khi di chuyển từ trong nhà ra ngoài trời nắng (và ngược lại). Với sự tiện lợi 2 trong 1, chiếc kính sẽ bảo vệ mắt mọi lúc, mọi nơi. Cho mắt đi ngoài trời nắng không bị chói mà vẫn có thể nhìn rõ. Kính có thể sử dụng với hầu hết mọi đối tượng ở các lứa tuổi khác nhau: – Người phải đeo kính thuốc do bị cận, viễn, loạn thị,… Thay vì phải mua cùng lúc 2 chiếc kính (kính thuốc và kính mát) thì chỉ một chiếc kính với tròng đổi màu sẽ là phương án ưu việt hơn. Mắt sẽ không phải điều tiết nhiều do người dùng thay đổi kính liên tục. – Những người phải di chuyển nhiều từ trong nhà ra ngoài trời nhưng ưa thích sự tiện lợi trong cuộc sống bận rộn. – Người có mắt dễ bị tổn thương bởi ánh sáng xanh tím hay tia UV: Người mới phẫu thuật mắt, người cao tuổi, trẻ em,… – ….. 1.2 Ưu điểm Với thiết kế 2 trong 1, chiếc tròng kính loại này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như: – Vô cùng tiện lợi khi không cần mang bên mình cùng lúc cả hai chiếc kính khác nhau để sử dụng – Giảm mỏi mắt do mắt không phải điều tiết quá nhiều vì thay đổi kính – Bảo vệ mắt khỏi mọi yếu tố: Ánh sáng xanh, tia UV,… mà vẫn đảm bảo mắt nhìn rõ – Giúp bạn tiết kiệm tiền – ….. 1.3 Cơ chế hoạt động Với thiết kế 2 trong 1, kính đổi màu sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội Khi tiếp xúc với tia UV, các phân tử của tròng kính hấp thụ ánh sáng nhiều hơn và bắt đầu thay đổi hình dạng. Điều này khiến tròng kính trở nên sậm màu hơn. Độ bức xạ càng cao, tròng kính sẽ đổi màu càng đậm. Thông thường, các dòng kính đổi màu cao cấp có thể thay đổi độ đậm nhạt liên tục phù hợp với điều kiện ánh sáng. Do đó, người đeo kính luôn có thị lực sắc nét và thoải mái nhất. Tuy nhiên, tốc độ đổi màu cũng sẽ phụ thuộc một phần vào nhiệt độ. Nhiệt độ cao sẽ khiến tròng kính dễ bị nhạt màu hơn (ít đậm hơn). Nghĩa là khi thời tiết ấm áp, tròng kính đổi màu nhạt hơn. Khi thời tiết lạnh, tròng kính sẽ đổi màu đậm hơn. 2. Các loại tròng đổi màu Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu sản xuất kính đổi màu uy tín trên thị trường. Tiêu biểu có thể kể đến như: Essilor, Zeiss, Chemi, Hoya,… – Tròng kính Essilor Crizal Transition: Essilor là thương hiệu sản xuất kính mắt nổi tiếng tại Pháp. Dẫn đầu thế giới về lượng mắt kính bán ra hàng năm, sản phẩm của Essilor luôn nổi bật bởi sự chất lượng và công nghệ hiện đại. Trong đó, tròng kính cận đổi màu Essilor Transition là một trong những sản phẩm rất được ưa chuộng. Tròng kính sử dụng công nghệ Chromea 7™ mang đến cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng. Màu sắc đậm đà, tốc độ đổi màu nhanh, bảo vệ mắt toàn diện trước tác hại của tia UV. – Tròng kính Chemi U2 Photochromic: Chemi U2 Photochromic là một sản phẩm của hãng kính mắt Chemi (Hàn Quốc). Ở phân khúc giá tầm trung, đây sẽ là sự lựa chọn vô cùng chất lượng và phù hợp với số đông người tiêu dùng. – Tròng kính Elements Photo Spin: Đây là loại tròng kính cao cấp đến từ Elements Photo. Với công nghệ lớp siêu váng dầu phủ Super Hydrophobic và lớp tĩnh điện, kính có độ truyền quang cao. Đồng thời, giảm lực hút bụi tích điện ở trên bề mặt kính. Nhờ đó, mắt kính sạch hơn, bạn có thể thoải mái nhìn mà không lo bị nhòe. Ngoài ra, kính còn đáp ứng mọi nhu cầu chiết suất. Do đó, kính sẽ mỏng và nhẹ hơn, đảm bảo tính thẩm mỹ và sự tiện lợi khi sử dụng. – Tròng kính Sky Lens: Sky Lens là tròng kính ở phân khúc giá tầm trung. Đây là loại tròng kính cận đổi màu mới nhất trong năm 2022. Kính đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cần thiết và mang đến nhiều chức năng ưu việt cho người sử dụng. 3. Cách chọn màu tròng kính Có đa dạng các loại kính đổi màu trên thị trường Nếu có nhu cầu sử dụng kính đổi màu, bên cạnh việc lựa chọn loại tròng, bạn cũng nên chọn cho mình một màu kính phù hợp: – Kính đổi màu đen/xám: Phù hợp với người hay tham gia các hoạt động ngoài trời. Màu đen và xám giúp làm dịu mắt và giúp người dùng phân biệt màu sắc tốt hơn. – Kính đổi màu xanh lá: Có tác dụng giảm chói cực tốt. Nếu bạn là người yêu thích các môn thể thao dưới nước thì nên mua kính màu này. – Kính đổi màu hồng/đỏ: Thích hợp với người sống ở nơi có nhiều tuyết hoặc người tham gia các hoạt động leo núi, đua xe,… – Kính đổi màu vàng: Kính dùng tốt ở môi trường thiếu ánh sáng. Rất thích hợp với các hoạt động như đua xe, chơi tennis,… – Kính đổi màu xanh biển/tím: Kính có tác dụng giảm chói lóa tốt, tăng khả năng phân biệt màu sắc. Kính thường thích hợp với người hay có sở thích chơi golf.;;;;;Tròng kính khoan đang được nhiều người yêu thích bởi sự đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Đây là dòng kính cho những ai đang tìm kiếm một phong cách kính mắt mới mẻ, độc đáo Hãy cùng khám phá về kính gọng khoan – một xu hướng thời trang đang thu hút sự quan tâm của nhiều người yêu thời trang và kính mắt trong bài viết dưới đây nhé! 1. Những điều cần biết về kính gọng khoan Tròng kính khoan (hay còn gọi là kính gọng khoan, kính không gọng) là một loại kính mắt có thiết kế đặc biệt, trong đó không có các lỗ khoan thông thường để gắn các thanh gọng.Thay vào đó, chất liệu kính cho phép được khoan một cách chính xác trên tròng, bắt gọng trực tiếp lên kính thông qua những chiếc ốc mang lại tầm nhìn rộng hơn và tạo sự trẻ trung, tươi sáng cho gương mặt. 1.2 Đặc điểm của tròng kính khoan Với dòng kính này, gọng kính được liên kết thông qua các ốc được bắt thẳng ở các lỗ khoan trên trên kính nên có phần yếu và dễ bị vỡ. Bởi vậy, khi sử dụng gọng khoan, người dùng cần phải cần thận hơn các loại kính khác. Tròng kính khoan đòi hỏi cần sử dụng loại chất liệu đặc thù với độ cứng đạt tiêu chuẩn Gọng khoan không thích hợp cho việc lắp đặt trên tròng thuỷ tinh và ngay cả các vật liệu như CR-39, Plastic 1.56… cũng đòi hỏi sự chú ý khi sử dụng. Trong trường hợp này, chất liệu mắt kính phù hợp nhất cho gọng khoan là polycarbonate. Với vật liệu này, mắt kính trở nên cứng cáp đến mức bạn không thể làm vỡ chúng bằng cách sử dụng các phương pháp thường trong sinh hoạt như bẻ, đạp chân hay nằm đè lên kính. Chiết suất kính là một yếu tố quan trọng khi chọn lắp gọng kính bắt ốc, thường thì các tròng kính chiết suất cao mới phù hợp để lắp kính gọng khoan. 1.3 Những ưu điểm của kính mắt có gọng khoan Kính gọng khoan là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một phong cách thời trang và độc đáo cho gọng kính của mình. Ngoài việc tạo nên một diện mạo thời trang ấn tượng, kính không gọng còn mang lại những ưu điểm nổi bật: – Trọng lượng nhẹ là một trong những đặc điểm nổi bật của kính không gọng. Với thiết kế không có phần vành mắt, kính không gọng trở nên rất nhẹ nhàng khi đeo – Không che khuất khuôn mặt, tạo nên một điểm nhấn nhẹ nhàng và thanh thoát cho gương mặt của bạn. Thiết kế mỏng và tối giản của kính không gọng giúp làm nổi bật các đường nét khuôn mặt và tạo cảm giác tự nhiên hơn. – Với tính linh hoạt về hình dáng, kính không gọng phù hợp với hầu hết các loại khuôn mặt. Bạn sẽ không còn phải mất thời gian lựa chọn kính có kiểu dáng phù hợp với khuôn mặt như ở loại kính có vành. – Kính không gọng có thể được mài lắp linh hoạt để phù hợp với yêu cầu cá nhân. Vì không có phần vành mắt cố định, các kỹ thuật viên có thể tùy chỉnh việc mài lắp theo kích thước và hình dáng khuôn mặt của bạn đảm bảo cho kính sẽ vừa vặn và tạo nên sự thoải mái khi đeo – Tạo ấn tượng cho phong cách thời trang cá nhân. Được ưa chuộng bởi doanh nhân, chính trị gia và giới trí thức, kính không gọng mang đến vẻ lịch lãm và sang trọng cho người sử dụng. Thiết kế tinh tế từ sự kết hợp giữa khả năng kỹ thuật cao và sáng tạo, kính gọng khoan mang đến vẻ ngoài thời thượng và độc đáo, phù hợp với nhiều phong cách thời trang khác nhau. Để kính không gọng được bền và mới, bạn cần lưu ý một số điều sau: – Nên dùng cả hai tay khi đeo kính và khi tháo kính Cần đảm bảo việc vệ sinh kính đúng cách để tránh làm hư kính – Hạn chế cầm vào phần tròng kính, mà thay vào đó nên cầm ở gọng kính để tránh gây trầy xước và bám bẩn tròng kính. – Thường xuyên vệ sinh kính bằng nước rửa và khăn lau kính chuyên dụng – Cất kính vào hộp khi không sử dụng, tránh vứt kính lung tung. Lắp kính khoan cho người bị cận 4 độ không là vấn đề quá phức tạp. Điều quan trọng nhất là chọn đúng chất liệu tròng kính phù hợp. Dù bạn không bị cận, vẫn có thể sử dụng kính khoan nếu muốn. Nếu bạn quyết định chọn kính khoan, các mức chiết suất như 1.67 hoặc 1.71 sẽ là lựa chọn phù hợp. Với độ cận 4 độ, tròng kính không quá dày và nặng, việc lắp kính khoan sẽ mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Ngoài ra, khi mua tròng kính, hãy ưu tiên những mẫu kính đa năng. Đối với những người làm việc văn phòng và thường xuyên sử dụng máy tính và thiết bị điện tử, lựa chọn kính có tính năng lọc ánh sáng xanh sẽ cực kỳ hữu ích. 3. Các thương hiệu tròng kính được ưa chuộng khi lắp kính gọng khoan Trên thị trường hiện nay, không khó để bạn có thể sở hữu một chiếc kính gọng khoan, các mức giá linh hoạt đáp ứng với ngân sách của bản thân từ vài trăm cho đến vài chục triệu. Chemi nổi tiếng với sản lượng lớn và trở thành một trong những nhà cung ứng tròng kính hàng đầu trên toàn cầu. Sản phẩm của Chemi đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà người dùng mong muốn từ một chiếc kính. – Tròng kính Essilor Pháp: Essilor, thương hiệu kính hàng đầu thế giới, được nhiều người biết đến và ưu tiên lựa chọn. Ngoài kính cận, Essilor còn được biết đến với các mẫu kính đa tròng đa năng. Mặc dù có giá cao, nhưng chất lượng tuyệt vời của Essilor xứng đáng với sự đầu tư của bạn. – Tròng kính Hoya Nhật: Đối với việc lắp đặt kính gọng khoan nam/nữ, tròng Hoya Phoenix là lựa chọn lý tưởng. Đây là loại tròng kính chống vỡ đặc biệt được thiết kế cho kính khoan. Sản phẩm này còn có nhiều tính năng ấn tượng, bao gồm chống trầy xước, chống phản quang, chống bám nước và chống bám bụi.
question_37
Xử lý và hạn chế tình trạng mọc mụn bọc ở mũi hiệu quả
doc_37
Mụn bọc ở mũi là tình trạng khá phổ biến với mọi người. nguyên nhân chính là do vùng da ở mũi tích tụ rất nhiều chất bẩn và sợi bã nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Mụn bọc không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây đau nhức khó chịu, lâu ngày có thể lành sẹo lõm. 1. Mụn bọc và nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi Mụn bọc thực chất là mụn viêm. Đây là loại mụn có kích thước lớn, nhân chứa nhiều mủ và thường nằm sâu bên trong. Mụn bọc sưng tấy làm mất thẩm mỹ và gây đau nhức hơn những loại mụn thông thường. Khi có mụn bọc, nếu không chăm sóc cẩn thận, mụn có thể bị vỡ và lan sang vùng khác. Nhất là ở vùng mũi, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, mụn có thể để lại sẹo lõm và thâm. Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi Rối loạn nội tiết tố Bước vào giai đoạn dậy thì hoặc vào chu kỳ kinh nguyệt hay sinh nở, nồng độ hormone tăng cao khiến nội tiết tố bị rối loạn. Điều này khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nhất là ở vùng mũi. Vùng mũi lại là nơi có lỗ chân lông to nên rất dễ xuất hiện mụn bọc. Căng thẳng, stress lâu ngày Căng thẳng, stress cũng khiến cho nội tiết tố thay đổi, làm xuất hiện mụn bọc. Tình trạng sẽ càng tồi tệ khi bạn lo lắng vì đã tìm rất nhiều cách nhưng không thể điều trị mụn. Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến da lão hóa nhanh cũng là do căng thẳng. Vì vậy, sống lạc quan, tích cực sẽ khiến làn da bạn khỏe mạnh hơn. Vệ sinh da mặt không đúng cách Để hạn chế mụn cũng như mụn bọc ở mũi, việc vệ sinh da mặt đúng cách là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, nếu không rửa mặt thường xuyên hoặc rửa quá nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến viêm lỗ chân lông, gây ra mụn bọc. Để da mặt được sạch, tốt nhất bạn nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt vào sáng và tối. Bạn cũng có thể tẩy trang vào buổi tối để giúp làn da được sạch sâu. Điều quan trọng là bạn phải chọn sữa rửa mặt hợp với làn da của mình, nhất là da dầu. Thói quen sờ tay lên mặt Hành động tưởng như bình thường nhưng đây là thói quen xấu bạn nên bỏ. Bởi tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn. Khi da đang có mụn, nhiều người có xu hướng dùng tay để nặn. Điều này có thể làm bít tắc lỗ chân lông và tình trạng mụn trở nên nặng hơn. Ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh Da bạn sẽ ngày càng xấu nếu bạn ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng hay các chất kích thích. Ngược lại, làn da của bạn sẽ rất mịn màng, tươi trẻ nếu bạn ăn nhiều rau xanh, trái cây. Ngoài ra, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya cũng là cách để tái tạo làn da, ngăn ngừa mụn. Một số nguyên nhân khác Ngoài những nguyên nhân trên, mụn bọc ở mũi còn có thể xuất phát từ một số vấn đề như: Lông mọc ngược: Thao tác cạo, tẩy, nhổ lông có thể khiến lông mũi mọc ngược vào da. Viêm tiền đình mũi: Đây là tình trạng xảy ra ở phần trước hốc mũi do đeo khuyên hoặc ngoáy mũi, hỉ mũi quá mức. Lúc này, vi khuẩn Staphylococcus xuất hiện làm xuất hiện những nốt sưng trắng, đỏ bên trong mũi. 2. Xử lý mụn bọc ở mũi ngay tại nhà Mụn bọc gây ra rất nhiều phiền toái cho người không may mắc phải nó. Kéo dài càng lâu họ càng lo lắng và mụn càng mọc nhiều hơn. Vì thế, bạn cần có cách xử lý để chấm dứt triệt để tình trạng này. Dùng đá lạnh để trị mụn bọc Đây là phương pháp vừa đơn giản, vừa tiết kiệm mà bất kỳ ai cũng có thể áp dụng ngay tại nhà. Đá lạnh sẽ làm mụn giảm sưng và bớt đau nhức đồng thời se khít lỗ chân lông để mụn không xuất hiện. Khi thực hiện, bạn nên bọc viên đá lạnh trong khăn để tránh da bị kích ứng do nhiệt độ thấp. Cả khăn và đá đều phái thật sạch. Chườm đá lên vùng bị mụn bọc đến khi đá tan và duy trì 2 - 3 lần mỗi ngày, mụn sẽ bớt sưng và bớt đau nhức. Dùng tỏi để trị mụn bọc ở mũi Tỏi có tác dụng kháng viêm khá mạnh. Do đó, dùng tinh chất tỏi bôi lên vùng mụn sẽ giảm viêm hiệu quả. Bạn có thể xay nhuyễn tỏi rồi lọc lấy nước và dùng tăm bông chấm vào vết mụ trước khi đi ngủ, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn. Trị mụn bọc bằng chanh tươi Chanh có tính axit nên có khả năng kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, vitamin C trong chanh còn làm khô nhân mụn nhanh chóng. Tương tự như tỏi, bạn chỉ cần dùng nước cốt chanh chấm vào nốt mụn bọc khoảng 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, vì chanh có tính axit nên rất dễ bắt nắng, khi ra ngoài bạn nên che chắn kỹ. Dùng dầu cây trà Dầu cây trà có khả năng kháng khuẩn tự nhiên nên có thể làm giảm tình trạng mụn bọc lan rộng. Bạn chỉ cần thoa dầu lên vùng mụn, để yên trong vòng 10 phút rồi rửa sạch, tình trạng mụn sẽ ít trở nên nghiêm trọng. Kem đánh răng có thể điều trị mụn bọc Một phương pháp cũng khá đơn giản khác là dùng kem đánh răng. Với cách điều trị này, bạn chỉ cần bôi một ít kem đánh răng lên nốt mụn rồi để qua đêm. Rửa sạch vào sáng hôm sau để thấy sự thay đổi. 3. Ngăn ngừa mụn bọc xuất hiện trên làn da của bạn Mụn bọc là tình trạng không ai mong muốn. Vì thế, bạn nên chủ động ngăn ngừa trước khi nó xuất hiện trên làn da của bạn bằng một số phương pháp sau: Giữ làn da sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn để lỗ chân lông thông thoáng. Chỉ nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và bã nhờn trên da. Uống nhiều nước để da đủ độ ẩm và ngăn bã nhờn. Nên tránh những mỹ phẩm có gốc dầu để không làm bít tắc lỗ chân lông. Nếu bạn đang gặp tình trạng mụn bọc ở mũi hay ở bất kỳ vị trí nào, nên sử dụng đồ trang điểm dạng nước. Nên tẩy trang trước khi ngủ và lựa chọn nước tẩy trang phù hợp với da của mình. Cấp ẩm cho da thường xuyên. Nên tiến hành tẩy tế bào chết cho da hàng tuần, không nên tiến hàng hàng ngày để tránh kích thích bã nhờn xuất hiện. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ít carbohydrate. Nên dùng kem chống nắng để bảo vệ làn da trước tia cực tím. Và cũng nên chọn kem chống nắng phù hợp với làn da của mình. Tuyệt đối không nặn mụn để không làm vỡ hàng rào bảo vệ da, làm viêm lỗ chân lông và mụn xuất hiện nhiều hơn, đóng vảy và sẹo trên mặt bạn.
doc_42056;;;;;doc_51020;;;;;doc_41388;;;;;doc_2109;;;;;doc_34878
1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mọc mụn trong mũi Mụn trong mũi là hiện tượng bên trong lỗ mũi xuất hiện các nốt mụn sưng tấy, có mủ gây đau nhức, khó chịu. Dưới đây là tổng hợp 11 nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng mọc mụn trong mũi mà bạn cần chú ý bao gồm: Bít lỗ chân lông Lỗ chân lông bên trong mũi có thể bị bít tắc do những nguyên nhân sau: Môi trường ô nhiễm, có nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, chất độc hại, phấn hoa, lông thú cưng,… đi vào mũi thông qua hoạt động hít thở. Chất bã nhờn, tế bào chết không được đào thải ra khỏi bề mặt da. Sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh. Nếu những yếu tố trên tích tụ trong mũi lâu ngày là nguyên nhân phổ biến gây nên nhiều bệnh lý viêm nhiễm ở mũi và có biểu hiện sưng tấy và nổi mụn gây khó chịu. Bệnh lý ở mũi Một số bệnh lý tại mũi như viêm nang lông, viêm mũi dị ứng, viêm mô tế bào, viêm xoang,... có thể khiến dịch mũi tiết nhiều, nổi mụn nhọt">mụn nhọt trong mũi gây đau nhức, sưng tấy khó chịu. Lông mũi mọc ngược Những sợi lông mũi tự nhiên thay vì mọc thẳng như bình thường lại xảy ra hiện tượng “quay đầu” mọc ngược. Điều này không chỉ khiến vùng da trong mũi bị tổn thương mà còn tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây mụn. Mụn mọc trong mũi do nhổ lông Lông mũi có nhiệm vụ bảo vệ mũi khỏi các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập sâu vào trong đồng thời giữ môi trường trong mũi luôn ở trạng thái cân bằng độ ẩm. Tuy nhiên, thói quen nhổ lông mũi vừa gây ra những tổn thương vừa khiến làm mất đi lớp lông bảo vệ mũi. Khi đó, các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài sẽ có cơ hội tấn công dẫn đến viêm, nhiễm trùng và hình thành mụn. Thói quen ngoáy mũi thường xuyên Nhiều người cho rằng ngoáy mũi là thói quen vô hại và giúp loại bỏ những chất cặn bã trong mũi. Tuy nhiên, đây lại là thói quen dễ gây ra viêm nhiễm dẫn đến mọc mụn, sưng tấy hay tụ mủ trong mũi. Việc cho tay vào mũi có thể vô tình gây ra những tổn thương da đồng thời mang theo mầm bệnh vào trong mũi. Mụn rộp trong mũi Sự tồn tại của virus Herpes Simplex tuýp 1 có thể gây nên bệnh mụn rộp. Biểu hiện là sự xuất hiện của các mụn nước hoặc vết loét ở trong mũi. Đeo khuyên mũi Đeo khuyên mũi là một trong những cách nhiều người lựa chọn để tạo điểm nhấn, thể hiện phong cách cá nhân giúp mũi và khuôn mặt trở nên ấn tượng hơn trong mắt người nhìn. Tuy nhiên, việc đeo khuyên mũi sẽ khiến vùng da mũi tổn thương, bụi bẩn, vi khuẩn, chất bã nhờn tích tụ dẫn đến xuất hiện mụn trong mũi. Cảm cúm, sổ mũi kéo dài Sự thay đổi bất thường của thời tiết hoặc cơ thể có sức đề kháng yếu dễ dẫn đến các bệnh lý thông thường như cảm cúm, sổ mũi khiến dịch mũi tiết ra nhiều và liên tục. Đây là môi trường thích hợp để các tác nhân gây bệnh tấn công dẫn đến viêm nhiễm, nổi mụn sưng tấy. Bệnh lý hệ thống Một số bệnh hệ thống như Lupus ban đỏ có thể gây ra tình trạng các mô bào bị phá huỷ bởi chính hệ miễn dịch của cơ thể bao gồm cả mũi dẫn đến viêm loét, mụn nhọt. Lối sống thiếu khoa học Mụn mọc trong mũi có thể do lối sống thiếu khoa học, lạm dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích,… Bên cạnh đó, các đồ chiên nóng, thức ăn nhanh, thức khuya, stress kéo dài cũng là những yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng mụn mọc trong mũi. Chấn thương, phẫu thuật mũi Các chấn thương ở mũi có thể dẫn đến hình thành các nốt mụn nhọt. Bên cạnh đó, một số trường hợp phẫu thuật ở mũi có thể là lý do khiến mũi xuất hiện mụn. 2. Tuỳ vào từng trường hợp, nguyên nhân và mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị Những trường hợp bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc bao gồm: Thuốc giảm đau kết hợp với một số loại thuốc chống viêm không steroid để khắc phục triệu chứng viêm, sưng. Kháng sinh được chỉ định với những trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn. Hầu hết các trường hợp sẽ được bác sĩ cho bôi kháng sinh ở dạng mỡ. Trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc bội nhiễm kế phát, người bệnh cần điều trị nội trú để truyền kháng sinh tĩnh mạch. Biện pháp phòng ngừa Nếu bạn không muốn là “nạn nhân” của tình trạng mụn mọc trong mũi thì cần chú ý một số vấn đề sau: Không ngoáy mũi thường xuyên hoặc động tác quá mạnh. Thường xuyên vệ sinh tay, hạn chế cho tay chạm mặt, mũi. Không nhổ lông mũi bằng bất kỳ hình thức nào. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhất là vào những thời điểm giao mùa. Thường xuyên rèn luyện thân thể để sức khoẻ dẻo dai và có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế rượu, bia, nước ngọt, các loại thức ăn cay, nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mờ, tránh xa các chất kích thích, thuốc lá,… Cân bằng thời gian làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi, kiểm soát căng thẳng bằng những phương pháp lành mạnh. Mụn trong mũi nếu được phát hiện và điều trị sớm giúp cơ thể nhanh khỏi bệnh và giảm biến chứng nguy hiểm. Trường hợp các nốt mụn nhiễm trùng sẽ khiến cho việc điều trị khó khăn, đôi khi còn gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì vậy, nếu một ngày nào đó mụn xuất hiện trong mũi khiến bạn khó chịu thì tốt nhất nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và cho lời khuyên về phương pháp khắc phục phù hợp.;;;;;Trong số các loại mụn thì mụn bọc được xem là cứng đầu nhất vì tính chất phức tạp trong việc chữa trị nó và hậu quả mà nó để lại do chữa trị sai cách gây ra. Cũng vì những điều này mà nó luôn khiến cho khổ chủ phải sầu não tìm các cách điều trị mụn bọc ở nhà sao cho nhanh khỏi để còn tự tin tỏa sáng. 1. Hiểu về mụn bọc 1.1. Tại sao mụn bọc xuất hiện Mụn bọc là nốt mụn có kích thước trên 5mm có đặc điểm sưng đỏ, gây đau tức, có thể tạo thành mảng đau nhức, không thấy đầu, khi vỡ ra có mủ máu. Có thể xem nó là một loại viêm nhiễm trên da. Có 3 yếu tố chính góp phần hình thành mụn bọc đó là: hormone, môi trường, dùng thuốc và mỹ phẩm trên da: - Hormone Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho mụn bọc xuất hiện. Khi nội tiết tố thay đổi làm cho hormone cơ thể bị rối loạn thì hoạt động đào thải bã nhờn sẽ không thực hiện được. Kéo dài tình trạng ấy khiến cho bã nhờn trên bề mặt da bị tắc nghẽn và mụn bọc hình thành. Mụn bọc thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì, giai đoạn cho con bú,... vì lúc ấy cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra, dùng thuốc tránh thai, kinh nguyệt không đều cũng kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn và làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn. - Môi trường Da là phần tiếp xúc nhiều nhất với môi trường bên ngoài nên các tác nhân có trong môi trường sẽ tác động trực tiếp lên da. Các tác nhân ấy gồm: ánh nắng mặt trời, ô nhiễm khói bụi,... tích tụ lâu dần làm da bị tổn thương và xuất hiện mụn bọc. - Dùng thuốc và mỹ phẩm Đây là hai yếu tố có vai trò tích cực đối với hỗ trợ điều trị mụn bọc vì nó giúp làm sạch, chống nắng, dưỡng ẩm, điều tiết hormone,… Trong quá trình chăm sóc da, nếu dùng mỹ phẩm và thuốc không đúng cách sẽ khiến da bị tổn thương và mụn bọc có cơ hội hoành hành. Mụn bọc sẽ xuất hiện khi dùng thuốc hoặc mỹ phẩm trong 2 hai trường hợp: + Da đang tự điều chỉnh để thích nghi với sản phẩm mới. + Da nhạy cảm với thành phần nào đó có trong thuốc hoặc mỹ phẩm nên lỗ chân lông bị tắc nghẽn. 1.2. Tác hại của mụn bọc là gì Hầu hết mụn bọc đều xuất hiện trên da mặt nên trước tiên nó sẽ ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của mỗi người. Chẳng ai thích một cái mụn bọc chình ình trên khuôn mặt của mình cả. Đó là chưa kể nếu xử lý nó sai cách sẽ gây ra viêm nhiễm khiến da bị sẹo thâm, sẹo rỗ. Chỉ chừng ấy điều thôi thì với phái nữ mụn bọc đã là nỗi ám ảnh khôn nguôi rồi. 2. Tổng hợp các cách điều trị mụn bọc ở nhà rẻ tiền mà hiệu quả Trước khi áp dụng bất kỳ cách điều trị mụn bọc tại nhà nào sau đây bạn cũng cần: làm sạch lỗ chân lông bằng dầu, sữa rửa mặt hoặc nước tẩy trang sau đó tẩy da chết. Sau khi đã thực hiện những điều này, bạn có thể lựa chọn một trong các cách sau: 2.1. Dùng lá bạc hà Đây là một trong các cách điều trị mụn bọc ở nhà vô cùng rẻ tiền và đơn giản. Nguyên liệu cần có chỉ là một nắm lá bạc hà tươi mà thôi. Với nắm lá này, bạn đem rửa sạch rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố sau đó vệ sinh da mặt có mụn bọc cho sạch sẽ và phần lá bạc hà vừa xay đó lên nốt mụn, để yên 15 phút và duy trì trong 3 tuần. Lá bạc hà có chứa hoạt chất Menthol giúp sát khuẩn, giảm đau, tiêu viêm và gây tê tại chỗ nên nó sẽ khiến cho tình trạng sưng đỏ, đau nhức do mụn bọc nhanh chóng chấm dứt. 2.2. Tinh dầu oliu Nguyên liệu của cách trị mụn bọc tại nhà này gồm có: 1 quả trứng gà, 2 thìa cà phê dầu oliu. Để trị mụn bọc trước tiên bạn đập trứng vào 1 cái chén sau đó chỉ lấy lòng đỏ để sử dụng. Bạn cần đánh tan lòng đỏ rồi thêm dầu ô liu vào sau đó quấy đều lên và dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da có mụn bọc 30 phút, mỗi tuần 2 - 3 lần. Sở dĩ dầu oliu được chọn là một trong các cách điều trị mụn bọc ở nhà hiệu quả là bởi nó có nhiều polyphenol và vitamin A, E có tác dụng diệt khuẩn, chống hình thành gốc tự do và vết thâm sau mụn. 2.3. Cà chua Nguyên liệu cho bài thuốc trị mụn bọc này là: ½ quả cà chua và 2 thìa mật ong. Với cà chua, bạn cần ép lấy nước sau đó trộn cùng mật ong để thu được một hỗn hợp và dùng nó để thoa lên vùng da bị mụn trong 20 phút, mỗi tuần 2 lần. Cà chua chứa nhiều vitamin C đóng vai trò như một chất sát khuẩn ngoài da còn mật ong lại có đặc tính dưỡng ẩm da và kháng khuẩn tự nhiên. Sự kết hợp này sẽ bổ sung vitamin và khoáng chất giúp cho mụn mau biến mất và da sớm được phục hồi hơn. 2.4. Sữa chua Trong số các cách điều trị mụn bọc ở nhà thì cách này được xem là rất đơn giản vì nó chỉ cần ½ hộp sữa chua không đường. Cách thực hiện thì vô cùng nhanh chóng, chỉ cần rửa sạch mặt và tay rồi thoa nhẹ sữa chua lên mặt, để 30 phút rồi rửa sạch là xong. Cứ duy trì làm như thế mỗi tuần 3 lần không những da trở nên mịn màng hơn mà nốt mụn bọc cũng mau chóng biến mất vì axit lactic trong sữa chua có khả năng xử lý vi khuẩn gây mụn bọc rất tốt. 3. Những điều cần lưu ý khi trị mụn bọc ở nhà Trong quá trình xử lý mụn bọc có không ít bạn sẽ muốn loại bỏ nó bằng cách nặn mụn nhưng hãy lưu ý rằng mụn bọc rất dễ nhiễm trùng và để lại sẹo về sau. Khi mụn được nặn ra, dịch mủ dễ lan sang vùng da khác và gây viêm nhiễm. Thêm vào đó, nếu nặn mụn quá sớm cũng dễ làm da bị tổn thương từ sâu bên trong nên càng viêm nhiễm nặng. Vì thế hãy nhớ rằng không nên tự ý nặn mụn tại nhà. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để có cách xử lý mụn hiệu quả và an toàn. Nếu đã áp dụng các cách điều trị mụn bọc ở nhà trên đây mà không đạt được hiệu quả như mong muốn thì tốt nhất nên tìm đến bác sĩ để có biện pháp can thiệp mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, dù điều trị mụn bọc bằng cách nào thì cũng cần nhớ rằng nó là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì chứ không thể chóng vánh ngày một ngày hai mà khỏi được.;;;;;Nhiều người nhầm lẫn mụn bọc dưới da với mụn trứng cá, tuy nhiên không giống loại mụn thông thường, mụn này chứa nhiều mủ, gây sưng đỏ và đau nặng ở vùng mụn mọc. Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên khuôn mặt như cằm, mũi, trán,… nhưng mụn bọc ở má là thường gặp và dễ để lại di chứng nhất. Mụn bọc xuất hiện là kết quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da, kết hợp với lỗ chân lông bị bã nhờn, bụi bẩn, phấn trang điểm gây bít tắc khiến vi khuẩn Propionibacterium phát triển. Sự xâm nhập của vi khuẩn này gây tổn thương và kích ứng nang lông nặng hơn, dẫn đến mụn bọc hình thành. Cũng vì thế mà mụn bọc thường có kích thước lớn, cứng và gây đau nhức nặng hơn so với các loại mụn thông thường. Vùng nhân mụn có dịch mủ màu trắng hoặc vàng, có thể nổi rõ hoặc nằm sâu trong da. Nếu xử lý sai cách, mụn bọc có thể bị vỡ ra, gây viêm nhiễm cho các vùng da xung quanh và khiến da bị mụn bọc nặng hơn. Hơn nữa, vùng da mụn bọc đã bị viêm nên nếu không phục hồi tốt, mụn vỡ ra sẽ để lại thâm, sẹo rất khó chữa. Nhiều người cho rằng khi bị mụn bọc không nên nặn mà để nó tự hết viêm và lặn xuống, thực tế dịch mủ sẽ không biến mất, nếu không xử lý mụn sẽ sớm tái phát trở lại. Bạn sẽ thấy mụn bọc thường kéo dài lâu hơn trên khuôn mặt so với các loại mụn khác, bình thường nó sẽ hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn sau: 2.1. Giai đoạn 1 Mụn trứng cá hình thành do bụi bẩn, bã nhờn khiến lỗ chân lông bít tắc, vi khuẩn dễ dàng tấn công gây viêm, biến mụn trở thành mụn bọc mủ. Đa phần mụn ở giai đoạn này khá nhỏ, chưa nhận biết rõ ràng. 2.2. Giai đoạn 2 Tới giai đoạn này, quá trình viêm đã xảy ra khiến mụn sưng to lên, đồng thời bên trong chứa dịch mủ màu vàng hoặc trắng. Dịch mủ này có thể nằm sâu không thấy rõ nhưng gây đau nhức, nhất là khi chạm tay vào mụn. Mụn bọc ở giai đoạn này không nên chạm tay vào hay xử lý vì sẽ khiến mụn bị chai, dễ để lại thâm sẹo khó lành. 2.3. Giai đoạn 3 Đây là giai đoạn mụn chín, mủ được đẩy lên bề mặt da và có thể vỡ ra. Khi mụn vỡ, không chỉ mủ mà cả máu sẽ tràn ra, khi đẩy ra ngoài hết, da sẽ dần lành lại. Tuy nhiên thâm mụn để lại sau đó kéo dài rất lâu, nếu xử lý không tốt mụn bọc còn để lại sẹo vĩnh viễn. 3. Nguyên nhân gây mụn bọc rất phức tạp Trong các loại mụn thì mụn bọc là khó xử lý và chữa dứt điểm nhất một phần do nguyên nhân gây bệnh phức tạp, khó loại bỏ triệt để. Dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến mụn bọc: 3.1. Rối loạn chức năng bài tiết Hệ bài tiết chính của cơ thể là gan và thận, khi hai cơ quan này hoạt động kém hiệu quả sẽ khiến độc tố tích tụ và da là một trong những nơi chịu ảnh hưởng. Khi rối loạn chức năng bài tiết, tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn khiến da đổ dầu nhiều, dễ thu hút bụi bẩn, tế bào da chết hình thành mụn. Kết hợp với việc vệ sinh da không tốt, mụn bọc ở mũi, má hay cằm sẽ dễ dàng phát triển. 3.2. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh Không chỉ tinh thần mà cơ thể bạn cũng có thể gặp phải tình trạng stress khi thận và gan hoạt động kém hiệu quả gây rối loạn các cơ quan khác trong cơ thể. Những thói quen như ngủ muộn, nghỉ ngơi không hợp lý, ăn thực phẩm kém lành mạnh, thời gian làm việc dài,… đều ảnh hưởng đến nội tiết, thậm chí gây nhiễm độc gan, mọc mụn bọc chỉ là 1 trong những hệ lụy gặp phải. 3.3. Nguyên nhân di truyền Một số người bị mụn bọc rất khó chữa, kéo dài dai dẳng do yếu tố di truyền, song các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác gen liên quan. Nếu mụn bọc do nguyên nhân này, không có biện pháp điều trị triệt để song hầu hết tình trạng này sẽ hết vào một thời điểm nào đó, không kéo dài mãi mãi và có thể cải thiện phần nào nhờ chăm sóc da và chăm sóc sức khỏe tốt. Có thể thấy, những nguyên nhân gây mụn bọc đều phức tạp, rất khó loại bỏ triệt để song cần cải thiện từ từ để kiểm soát tình trạng mụn này. Khi mụn bọc xuất hiện, có các biện pháp trị hiệu quả bạn có thể lựa chọn gồm: 4.1. Sử dụng kháng sinh đường uống Mọc mụn bọc là hậu quả của quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn, do đó dùng kháng sinh sẽ giúp giảm sưng viêm và giảm hoạt động của vi khuẩn. Các thuốc kháng sinh phù hợp thường được chỉ định như: minocycline, doxycycline, tetracycline,… 4.2. Sử dụng thuốc tránh thai Nếu nguyên nhân gây mụn bọc là do rối loạn nội tiết tố, sử dụng thuốc tránh thai có thể điều chỉnh hormone, ức chế testosterone và từ đó giảm sản xuất bã nhờn, giảm tình trạng mụn bọc. 4.3. Dùng sản phẩm trị mụn Với mụn bọc nói chung, các thuốc bôi trị mụn thông thường thường không đem lại hiệu quả do bản chất là tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn. Vì thế, bạn cần tìm đến các sản phẩm chứa benzoyl peroxide, hydrocortisone, salicylic,… Những loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, thu nhỏ mụn và giảm sưng viêm. Ngoài ra, sử dụng sớm sẽ giúp hạn chế thâm mụn để lại. 4.4. Tiêm thuốc Cortisone Phương pháp tiêm steroid này có thể áp dụng với các trường hợp mụn cứng, sưng lớn, dịch thuốc loãng được tiêm trực tiếp vào mụn sẽ có tác dụng giảm viêm, khiến mụn xẹp sau vài ngày. Tuy hiệu quả trị mụn tốt song phương pháp này thường gây sẹo cho vùng da mụn, cần phục hồi trong thời gian dài. Điều trị và kiểm soát nguyên nhân gây mụn bọc là một quá trình dài, cần kết hợp chăm sóc sức khỏe, thay đổi thói quen xấu để cải thiện nội tiết tố từ bên trong và bôi kem, thuốc trị mụn để giảm viêm, giúp mụn nhanh khỏi.;;;;;Theo thống kê của tổ chức Y tế, tại Việt Nam tỉ lệ người dân mắc viêm mũi dị ứng nằm ở mức cao với khoảng hơn 12 % dân số (tương đương với hơn 10 triệu người). Viêm mũi dị ứng thường đi kèm với một số bệnh khác của đường hô hấp như viêm xoang, viêm tai giữa, polyp mũi và bệnh hen suyễn… Bệnh viêm mũi khiến cho người mắc phải luôn có cảm giác khó chịu, chất lượng cuộc sống cũng bị giảm đáng kể. Dưới đây chúng tôi muốn đề cập đến biện pháp phòng và cách chữa bệnh viêm mũi mạn tính hiệu quả. Bệnh viêm mũi mang dến không ít phiền toái cho người mắc phải, khiến họ luôn mệt mỏi và chất lượng cuộc sống theo đó cũng suy giảm Đa số các trường hợp viêm mũi dị ứng thường được điều trị bằng phương pháp nội khoa (sử dụng thuốc). Các bác sĩ thường kê thuốc chống nghẹt mũi kết hợp với Antihistamines. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ kéo dài hơn 7 ngày. Bởi tác dụng phụ của việc này khiến bệnh nghẹt mũi nặng hơn dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và khó khăn trong việc điều. Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng rất dễ mắc bệnh viêm mũi khi thời tiết thay đổi Phương pháp khác trong điều trị viêm mũi là miễn dịch liệu: Các bác sĩ sẽ làm một số bài test với bệnh nhân, sau khi thử test, biết chính xác là dị ứng với loại kháng nguyên nào, bệnh nhân sẽ được tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. Tỷ lệ thành công của phương pháp này khoảng 80-90% (đạt hiệu quả cao với những trường hợp dị ứng do bụi bẩn, phấn hoa,lôngđộng vật chó mèo). Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả: Luôn giữ gìn vệ sinh sạch sẽ môi trường sống xung quanh, ra đường nên đeo khẩu trang để tránh khói bụi, khi về nhà cần rửa mũi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý, vào mùa lạnh nên giữ ấm cơ thể tránh bị nhiễm lạnh… Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Polyp mũi hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc của các xoang – là 4 khoang trống trên và sau mũi, thường do hậu quả của viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính không được điều trị triệt để hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các vi nấm. Polyp mũi hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc của các xoang Có thể có một hoặc nhiều polyp, từng chùm như chùm nho, thường mềm và có ánh ngọc trai, đặc như thạch. Bệnh thường gặp nhiều ở người trên 40 và ở trẻ em mắc các bệnh như hen phế quản, viêm mũi, xoang dị ứng do nấm, viêm xoang mạn, sổ mũi mùa và xơ nang phổi. Hiện nay, có nhiều cách điều trị polyp mũi như: Điều trị nội khoa bằng thuốc Nếu có một hoặc nhiều polyp mũi nhỏ, có thể dùng thuốc xịt mũi chứa corticosteroid như fluticasone (Flonase), triamcinolone (Nasacort), budesonide (Rhinocort), flunisolide (Nasarel) hoặc mometasone (Nasonex). Các thuốc này giảm phản ứng viêm, tăng luồng không khí qua mũi và có thể làm teo nhỏ polyp. Các thuốc khác dùng điều trị polyp mũi bao gồm: – Corticosteroids uống. Đôi khi cần dùng đến corticosteroid uống, đơn độc hoặc kết hợp với thuốc xịt mũi. Do steroid uống có thể gây những tác dụng phụ nghiêm trọng, thường chỉ nên dùng ngắn hạn – không lâu hơn vài tuần. Điều trị bằng thuốc được chỉ định trong những trường hợp polyp mũi nhỏ, chưa gây biến chứng – Các thuốc chống dị ứng và nhiễm trùng. Ngoài việc điều trị polyp mũi, cần phải kiểm soát thêm tình trạng dị ứng và nhiễm trùng. Dùng thuốc kháng histamine, để kháng lại tình trạng dị ứng do cơ thể tiếp xúc với dị ứng nguyên. Các thuốc kháng histamine làm bớt nghẹt mũi, dù không loại trừ được polyp. Ngoài ra, cần dùng thêm kháng sinh đối với những trường hợp nhiễm trùng cấp ở xoang. – Thuốc kháng nấm. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện một số trường hợp viêm xoang mãn có thể là hậu quả của phản ứng miễn dịch bất thường của cơ thể đối với vi nấm ở môi trường xung quanh. Vì lý do đó, thuốc kháng nấm là cần thiết dù vẫn phải cùng lúc thực hiện phẫu thuật cắt bỏ những mảnh vi nấm. Điều trị polyp mũi bằng phẫu thuật Khi điều trị nội khoa không hiệu quả, thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt polyp. Đối với bệnh nhân xơ nang phổi có polyp mũi đề kháng với corticoide, đây chính là lựa chọn duy nhất. Cách phẫu thuật tùy thuộc vào số lượng và vị trí của polyp. Các lựa chọn cho phẫu thuật cắt polyp bao gồm: – Cắt polyp: Polyp nhỏ và đơn độc được cắt bỏ dễ dàng bằng cách dùng một dụng cụ cơ học nhỏ để hút hoặc một máy vi cắt lọc. Sau khi cắt polyp, phải điều trị tình trạng viêm, thường sử dụng thuốc xịt mũi có chứa corticosteroid và đôi khi cần dùng đến thuốc kháng sinh và thuốc corticosteroid đường uống. Người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt polyp hoặc nội soi xoang để cải thiện sớm bệnh – Phẫu thuật nội soi xoang. Đây là một phẫu thuật rộng hơn, không những cắt polyp mà còn mở cả phần xoang nơi polyp thường hình thành. Nếu xoang nghẹt và viêm, cần mở rộng thêm hốc xoang. Trong cả hai trường hợp, bác sĩ dùng một ống cứng, mỏng có gắn camera gọi là ống nội soi. Do phẫu thuật nội soi chỉ rạch những đường rất nhỏ nên vết mổ sẽ lành nhanh và ít đau đớn khó chịu hơn các kiểu phẫu thuật khác. Việc điều trị polyp mũi bằng phương pháp nào cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh cần đi khám tại các bệnh viện có chuyên khoa Tai mũi họng. Căn cứ vào tình trạng và mức độ bệnh cụ thể, các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp.
question_38
Chụp cộng hưởng từ toàn thân trong tầm soát sức khỏe
doc_38
Nếu lựa chọn các gói tầm soát sức khỏe chuyên sâu thì chụp cộng hưởng từ toàn thân là một trong các danh mục mà bạn sẽ thực hiện. Vậy vai trò, ý nghĩa của danh mục này là như thế nào, bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé. 1. Ý nghĩa của chụp cộng hưởng từ toàn thân trong tầm soát Chụp cộng hưởng từ đang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tân tiến nhất hiện nay. Kết quả của phương pháp này góp phần quan trọng trong việc tìm ra các dấu ấn bất thường và kết luận về tình trạng sức khỏe. Chụp cộng hưởng từ toàn thân khảo sát và đánh giá từ đầu tới chân, giúp bắt trọn từ các bệnh lý phổ biến cho tới bệnh lý ung thư. Với việc sử dụng từ trường và sóng vô tuyến, máy chụp mri sẽ thu lại hình ảnh về một cơ quan và mô trong cơ thể cần khảo sát. Qua quan sát hình ảnh thu được, bác sĩ dễ dàng phát hiện những tổn thương, từ đó có những chẩn đoán chính xác nhất. 1.1. Đánh giá bệnh lý phổ biến Các bộ phận sẽ được quét và chụp lại bao gồm: – Vùng đầu nhằm phát hiện các bệnh lý phình động mạch não, hẹp tắc động mạch não, thoái hóa não,…. – Vùng cổ nhằm khảo sát phần mềm vùng cổ, các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. – Vùng ngực nhằm đánh giá tổn thương tuyến vú – Vùng bụng – chậu nhằm phát hiện sớm các bệnh lý gan, mật, tụy, lách và các bệnh lý vùng tiểu khung như khớp háng, bàng quang, đại trực tràng – Vùng cột sống và các cơ xương khớp nhằm phát hiện sớm bệnh lý cột sống, bệnh lý thoái hóa,.. Chỉ 1 lần chụp giúp sàng lọc nhiều bệnh lý từ đầu đến chân 1.2. Sàng lọc ung thư nguy hiểm Ngoài ra, phương pháp chụp cộng hưởng từ cũng được ứng dụng cao trong sàng lọc bệnh lý ung thư nguy hiểm. Bao gồm: – Ung thư tuyến giáp – Ung thư vú – Ung thư buồng trứng – Ung thư tiền liệt tuyến – Ung thư đại trực tràng 2. Quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ toàn cơ thể Ở danh mục này, bạn sẽ cần dành 30-90 phút để thực hiện khảo sát, đánh giá tỉ mỉ. Có 4 bước lần lượt là: – Bước 1: Hoàn thiện hồ sơ. Bước này nhằm đánh giá xem bạn có đủ điều kiện thực hiện chụp mri hay không. – Bước 2: Cởi bỏ các đồ dùng, phụ kiện kim loại ra khỏi cơ thể. Sau đó thay áo choàng chụp được cấp bởi kỹ thuật viên. Bạn yên tâm là quần áo và đồ dùng cá nhân sẽ được cất giữ trong tủ đựng đồ riêng. – Bước 3: Bước vào phòng máy và nằm lên bàn trượt. Lúc này kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn, dặn dò lần nữa về các thao tác chụp sắp diễn ra. Quy trình chụp mri đơn giản và được hướng dẫn qua từng bước Đa số mọi người sẽ lo lắng về độ an toàn của danh mục chụp cộng hưởng từ toàn thân. Tuy nhiên, bạn hãy yên tâm vì đây là phương pháp có độ an toàn cao do không sử dụng tia X và gây nhiễm xạ. Phụ nữ có thai và thai nhi hoàn toàn không bị ảnh hưởng gì khi chụp. Tuy nhiên, trường hợp chụp cộng hưởng từ có tiêm thuốc cản quang thì bạn sẽ có cảm giác buồn nôn, đau đầu và nóng rát tại vị trí tiêm. Nếu cảm thấy có biểu hiện khác lạ hãy báo ngay cho kỹ thuật viên hoặc bác sĩ để được kiểm tra kịp thời. 3.1. Những lưu ý để chụp cộng hưởng từ toàn thân thuận lợi Bạn hãy ghi nhớ một vài điều sau để quá trình thực hiện cũng như kết quả chụp lại được chính xác nhất: – Tuân thủ theo mọi hướng dẫn của kỹ thuật viên trong phòng máy. – Đồ trang sức, răng giả, thẻ ATM, các vật dụng bằng kim loại đều bị cấm mang vào phòng chụp mri – Giữ tư thế nằm im trong suốt quá trình chụp. Điều này cho ra hình ảnh kết quả chuẩn xác và không gây khó khăn trong chẩn đoán. – Với các thiết bị điện tử như máy khử rung, máy trợ thính, máy tạo nhịp nhân tạo thì bạn lưu ý không thực hiện danh mục này. – Báo trước cho bác sĩ biết để được tư vấn trong trường hợp bản thân có mang theo van tim nhân tạo, vòng tránh thai, chỏm xương nhân tạo,.. Giữ tâm trạng thoải mái khi chụp 3.2. Đối tượng không nên chụp mri Phương pháp chụp cộng hưởng từ toàn thân sẽ không dành cho: – Phụ nữ mới mang thang (trong 3 tháng đầu) – Nếu có tiền sử bị dị ứng, bạn không nên tiêm thuốc cản quang. – Người đã mổ thay van tim vì van có thành phần kim loại – Trong người có vật liệu ghép từ tính – Người có máy nghe gắn trong ốc tai, máy kích thích thần kinh – Kẹp mạch máu trong sọ Để nhận biết được đâu là nơi chụp cộng hưởng từ uy tín, bạn cần xem xét trên các yếu tố sau: – Lưu lượng khách tới khám có sự ổn định qua từng ngày. Điều này cho thấy mức độ tin cậy khi nhiều người lựa chọn tới khám tại đây. – Dễ dàng tìm và đọc những bài chia sẻ kinh nghiệm, các bài đánh giá, khen ngợi từ khách hàng từng thăm khám. Điều này nhằm – Trang thiết bị máy móc được đầu tư hiện đại, cập nhật từ các nước phát triển mạnh về công nghệ y học.
doc_3446;;;;;doc_5774;;;;;doc_5260;;;;;doc_50636;;;;;doc_55679
1. Hiểu rõ về phương pháp chụp cộng hưởng từ toàn thân Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh cắt lớp mới, sử dụng từ trường và sóng radio để tái tạo hình ảnh toàn bộ cơ thể. Phương pháp chụp cộng hưởng từ mặc dù không sử dụng tia X nhưng vẫn có thể giúp bác sĩ phát hiện ra được các bất thường của cơ thể. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có độ sắc nét, tương phản cao, chi tiết, rõ ràng, giải phẫu tốt. Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng hình ảnh này để tái tạo 3D, tăng hiệu quả trong chẩn đoán bệnh và đánh giá được toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, bao gồm: – Đầu: phát hiện u não, thoái hóa não (nguyên nhân khiến giảm/ mất trí nhớ), dị dạng mạch não (gây xuất huyết não và dẫn đến tử vong ở người trẻ), các u vùng hàm mặt,… – Cổ: đánh giá các mô mềm vùng cổ, phát hiện u tuyến giáp, tuyến nước bọt, u hầu họng. – Lồng ngực: phát hiện u phổi, u trung thất và hình thái của tim. – Ổ bụng: phát hiện sớm khối u ở gan, thận, tụy, phúc mạc,… – Xương cột sống: đánh giá toàn bộ cột sống từ cổ, ngực, thắt lưng, xương cùng cụt và các dây thần kinh xung quanh cột sống. Ngoài ra, còn giúp phát hiện thoát vị địa đệm, u lao và ung thư cột sống. – Chậu hông (vùng tiểu khung): đánh giá xương chậu, khớp háng và các cơ quan như bàng quang, đại trực tràng, tử cung, buồng trứng ở nữ giới, tiền liệt tuyến ở nam giới,… Chụp cộng hưởng từ toàn thân giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường bên trong cơ thể với chất lượng hình ảnh rõ nét nhất 1.2. Đối tượng nên thực hiện chụp MRI toàn thân Bất kỳ ai cũng đều có thể thực hiện chụp cộng hưởng từ toàn thân. Tuy nhiên, chụp MRI là phương pháp thực hiện tốn nhiều chi phí, vì vậy để có thể sử dụng chụp MRI chẩn đoán bệnh hiệu quả và tiết kiệm chi phí, với những đối tượng sau được khuyên nên thực hiện chụp cộng hưởng từ. Cụ thể bao gồm: – Người có triệu chứng bệnh lý trong cơ thể, bao gồm cả bệnh lý lành tính và ác tính. – Người có tiền sử gia đình có người thân từng bị bệnh lý ác tính hoặc ung thư… – Người có các yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư như: xơ gan, viêm gan, hút thuốc lá lâu năm, làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với các yếu tố gây ung thư. – Theo dõi trong và sau điều trị ở những bệnh nhân ung thư. Sau khi thực hiện phẫu thuật hay hóa xạ trị, người bệnh cần chụp cộng hưởng từ toàn thân để đánh giá tình trạng đáp ứng điều trị của bệnh. Đồng thời giúp bác sĩ phát hiện các thương tổn mới tái phát sau điều trị. Chụp cộng hưởng từ giúp chẩn đoán tốt các bệnh lý lành tính và ác tính và tiên lượng khả năng điều trị bệnh 2. Đánh giá lợi ích và ảnh hưởng mà phương pháp này mang lại 2.1. Trước khi trả lời việc có nên chụp cộng hưởng từ, cùng tìm hiểu lợi ích mà phương pháp chụp MRI mang lại Chụp cộng hưởng từ toàn thân là phương pháp hiện đại được đánh giá mang lại hiệu quả chẩn đoán bệnh hàng đầu với những ưu điểm vượt trội như: – Đem lại sự an toàn tuyệt đối cho người khám do không sử dụng tia X hay nặng lượng xâm lấn đến cơ thể người bệnh. Vì vậy đây là phương pháp có thể sử dụng được cho cả phụ nữ mang thai. Không những vậy, chụp cộng hưởng từ còn được áp dụng để tầm soát sức khỏe, thực hiện định kỳ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của người thăm khám. Đây là ưu điểm lớn nhất của chụp cộng hưởng từ toàn thân so với chụp CT hay PET/CT chỉ được chỉ định trên người bệnh. – Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có độ rõ nét cao, giúp nhìn được cả những bất thường ở các cơ quan rất nhỏ bên trong cơ thể. Ngoài ra còn có thể giải phẫu chi tiết và tái tạo hình 3D của các bộ phận. Với những chuỗi xung chuyên dụng, chụp cộng hưởng từ có thể giúp bác sĩ chẩn đoán hình ảnh phân biệt được những tổn thương lành tính và ác tính. – Cho phép chẩn đoán sớm ung thư ở những người bệnh chưa có triệu chứng. – Thời gian thực hiện nhanh chóng, có thể cho kết quả ngay lập tức, không phải chờ đợi quá lâu. Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có độ rõ nét cao, giúp nhìn được cả những bất thường ở các cơ quan rất nhỏ bên trong cơ thể Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có tác hại hay ảnh hưởng gì nguy hiểm khi chụp cộng hưởng từ đối với sức khỏe. Vì vậy có nên chụp cộng hưởng từ toàn thân thường xuyên, câu trả lời là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên đây là phương pháp tốn nhiều chi phí nên người bệnh cần cân nhắc tần suất thực hiện phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.;;;;;Với khối u ác tính được phát hiện, việc xác định mức độ bệnh là vô cùng quan trọng để bác sĩ lập kế hoạch điều trị và xác định tiên lượng bệnh. Trong đó, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đóng một vai trò quan trọng giúp đánh giá giai đoạn ung thư. Và chụp cộng hưởng từ MRI toàn thân chính là công nghệ ưu việt và đang nhận được sự quan tâm của nhiều người dân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp 1 số câu hỏi thường gặp khi nhắc tới công nghệ này. Chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) là kỹ thuật tạo hình cắt lớp bằng cách sử dụng từ trường và sóng radio. Nguyên tử Hydrogen trong cơ thể dưới tác động của từ trường và sóng radio, hấp thụ và phóng thích năng lượng sóng RF. Các mô cơ thể khác nhau sẽ có sự hấp thụ và phóng thích năng lượng không giống nhau. Quá trình phóng thích năng lượng này sẽ được máy thu nhận, xử lý, chuyển đổi thành các tín hiệu hình ảnh. Công nghệ chụp cộng hưởng từ toàn thân là kỹ thuật khảo sát hình ảnh cộng hưởng từ trên toàn bộ cơ thể, thực hiện ở một hoặc nhiều mặt cắt, trên một hoặc nhiều chuỗi xung. Kỹ thuật này cho phép đánh giá nhiều vùng cơ thể, nhiều bệnh lý khác nhau trong một lần khảo sát của người bệnh. Ngày nay, nhờ những tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật của ngành y tế nói chung và ngành chẩn đoán hình ảnh nói riêng đã cho phép các bác sĩ có thể áp dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ toàn bộ cơ thể trong một lần thăm khám với tính tiện lợi và thao tác thăm khám an toàn. Từ đó, góp phần quan trọng trong chẩn đoán các bệnh có tính chất ảnh hưởng, lan rộng trên toàn thân như ung thư. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật nói chung và sự phát triển nhanh chóng trong y học nói riêng, công nghệ chụp cộng hưởng từ toàn thân đang trở nên ngày càng phổ biến và được xem là phương pháp “vàng” trong chẩn đoán hình ảnh với nhiều tính năng ưu việt như: – Độ phân giải không gian mô mềm cao, độ phân giải hình ảnh cao hơn CT, cho hình ảnh rõ nét cũng như độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong phát hiện những bệnh lý ác tính. Với những chuỗi xung chuyên dụng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán hình ảnh phân biệt được những tổn thương lành tính và ác tính. – Không sử dụng tia X như chụp X-quang, CT hay PET/CT, không gây độc cho thận do không sử dụng những thuốc tương phản. Vì vậy, chụp cộng hưởng từ được xem là phương pháp an toàn tuyệt đối. – Phương pháp này rất thích hợp áp dụng cho những người khỏe mạnh muốn tầm soát ung thư và có thể làm định kỳ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. – Cộng hưởng từ toàn thân cho phép chẩn đoán sớm ung thư ở những người chưa có triệu chứng. Những bệnh phổ biến nhất trong nhóm người cao tuổi bao gồm những khối u ác tính, cộng hưởng từ toàn thân có thể phát hiện một giới hạn rộng của những bệnh ác tính từ những bệnh lý thuộc các tạng, hệ xương cho tới mô mềm. Công nghệ chụp cộng hưởng từ toàn thân đang trở nên ngày càng phổ biến Công nghệ chụp cộng hưởng từ toàn thân là kỹ thuật giúp chẩn đoán hình ảnh một cách chính xác, hiệu quả và an toàn cho người bệnh. Những đối tượng có thể tiến hành chụp cộng hưởng từ toàn thân như: – Người khỏe mạnh có mong muốn tầm soát phát hiện những bất thường trong cơ thể mình – Người có tiền sử gia đình có người từng bị bệnh lý hoặc ung thư… – Người có các yếu tố nguy cơ cao mắc ung thư như: Viêm gan, xơ gan, hút thuốc lá nhiều năm, làm việc trong môi trường độc hại – Người có triệu chứng bệnh lý ở bất kỳ một cơ quan nào đó trong cơ thể. – Theo dõi điều trị ở những bệnh nhân ung thư. Sau khi thực hiện phẫu thuật hay hóa xạ trị, người bệnh cần chụp MRI toàn thân để đánh giá tình trạng đáp ứng điều trị của bệnh. Ví dụ như: đáp ứng hoàn toàn, một phần, không đáp ứng… Đồng thời giúp bác sĩ phát hiện các thương tổn mới tái phát. – Những bệnh nhân có cấy ghép các thiết bị điện tử trong người: máy tạo nhịp tim, clip phẫu thuật mạch máu não, stent mạch máu. – Có dị vật kim loại trong người: mảnh đạn, dị vật kim loại trong mắt. – Phụ nữ có thai dưới 12 tuần. Người khỏe mạnh có mong muốn tầm soát phát hiện những bất thường thì có thể thực hiện chụp MRI Chụp MRI toàn thân có thể giúp bạn phát hiện được những bệnh lý trên nhiều bộ phận. Cụ thể như: – Sọ não và hàm mặt: các khối u não, thoái hóa myelin, dị dạng mạch máu não, áp xe não, các khố u vùng hàm mặt, viêm xoang…. – Ngực: u phế quản, các khối u trung thất… – Bụng: phát hiện sớm các khối u gan, thận, thượng thận, tụy, lách, u lympho… – Cột sống: Các bệnh lý ác tính như: u tủy, u thân đốt sống, đặc biệt các di căn xương… Các bệnh lý lành tính như: thoát vị đĩa đệm cột sống, thoái hóa cột sống… – Tiểu khung: các khối u tử cung, buồng trứng và tiền liệt tuyến… – Nhịn ăn từ 4-6 tiếng để bác sĩ đánh giá tình trạng ổ bụng được chính xác nhất – Mang theo tài liệu thăm khám trước đó nếu có như: siêu âm, phim X-Quang, phim chụp cắt lớp vi tính,… – Khai thác thông tin đầy đủ vào bảng câu hỏi để đảm bảo an toàn và quyền lợi cho bạn. – Trong quá trình chụp, một số trường hợp người bệnh có thể sẽ phải tiến hành tiêm thuốc đối quang từ vào tĩnh mạch để giúp bác sĩ quan sát được bất thường rõ ràng hơn. Do đó bác sĩ sẽ phải khai thác tiền sử dị ứng thuốc,thức ăn, môi trường sống… Thông thường, thuốc này ít gây tác dụng phụ hơn nhiều so với thuốc cản quang trong chụp cắt lớp vi tính. – Thông báo với bác sĩ và kỹ thuật viên về các vấn đề sức khỏe bạn đang mắc phải;;;;;Chụp cộng hưởng từ MRI là kỹ thuật tạo hình cắt lớp mới, sử dụng từ trường và sóng Radio. Dưới tác động của sóng, các nguyên tử Hydrogen trong cơ thể hấp thụ và phóng thích năng lượng. Quá trình phóng thích này được máy ghi nhận, chuyển đổi sang tín hiệu hình ảnh. Hình ảnh chụp MRI có độ sắc nét, tương phản cao, chi tiết, rõ ràng, giải phẫu tốt. Ngoài ra, bác sỹ có thể sử dụng hình ảnh này để tái tạo 3D, tăng hiệu quả trong khám và chẩn đoán bệnh. Chụp cộng hưởng từ MRI toàn thân có thể đánh giá, kiểm tra được toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, gồm: - Đầu: Phát hiện u vùng hàm mặt, u não, thoái hóa não, dị dạng mạch máu não,… - Lồng ngực: Kiểm tra hình thái của tim, phát hiện u phổi, u trung thất. - Cổ: Khảo sát phần mềm vùng cổ, phát hiện u hầu họng, u tuyến giáp, tuyến nước bọt. - Xương cột sống: Đánh giá xương cột sống từ cổ, ngực đến cùng cột và các dây thần kinh. Phát hiện u, lao, ung thư cột sống, thoát vị đĩa đệm. - Ổ bụng: Phát hiện u gan, u tụy, u thận, phúc mạc,… - Chậu hông: Đánh giá khớp háng, xương chậu, phát hiện u trực tràng, u tử cung, u buồng trứng, bàng quang, đánh giá tuyến tiền liệt ở nam. Ngoài phát hiện sàng lọc sớm bệnh lý u và ung thư, chụp MRI toàn thân còn được chỉ định trong chẩn đoán bệnh như: - Chẩn đoán u nguyên phát: Đánh giá mức độ lan rộng của khối u nguyên phát và mức độ di căn trên toàn cơ thể. - Đánh giá tình trạng thoái triển của ung thư sau khi phẫu thuật, hóa xạ trị điều trị. - Đánh giá toàn diện tổn thương có tính chất thứ phát lan rộng toàn thân mà chưa rõ nguồn gốc. Như vậy, kỹ thuật chụp MRI đang được áp dụng hiệu quả trong sàng lọc, chẩn đoán và hỗ trợ điều trị bệnh. 2. Chụp MRI - kỹ thuật hàng đầu trong phát hiện sớm ung thư Theo số liệu của Globocan (Tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu) ước tính, mỗi năm nước ta có khoảng 126.000 ca mắc ung thư mới, khoảng 94.000 người chết vì ung thư. Con số này đang ngày một tăng lên nhanh chóng, đưa Việt Nam đứng ở top 2 các nước có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất. Hơn nữa, thực trạng ung thư ở Việt Nam đang bị trẻ hóa một cách nhanh chóng. Đặc biệt đối tượng mắc ung thư độ tuổi từ 30 - 40 đang đáng báo động. Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho tỉ lệ tử vong vì ung thư ở nước ta cao là do còn hạn chế trong dự phòng và phát hiện sớm ung thư. Nếu phát hiện sớm, nhiều loại ung thư có thể được chữa khỏi như: ung thư giáp trạng, ung thư da, ung thư cổ tử cung, ung thư tinh hoàn, ung thư vú,… Phát hiện và điều trị sớm ung thư là yếu tố quan trọng để tăng tỉ lệ chữa khỏi bệnh, kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Các phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư hiện nay khá nhiều như: Chụp X-quang, siêu âm, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ, nội soi, sinh thiết,… Trong đó, phương pháp chụp MRI toàn thân trong vài năm gần đây được coi là phương pháp mới, đem lại hy vọng phát hiện sớm ung thư. Phương pháp MRI toàn thân có giá trị chẩn đoán cao, đặc biệt có khả năng phát hiện các khối u kích thước nhỏ. Cụ thể, qua chụp MRI bác sỹ có thể phát hiện: - Khối u thần kinh nội tiết ở tuyến giáp, tụy, u tế bào merkel, u tuyến thượng thận. - Ung thư xương: Đa u tủy xương, Lymphoma, Sarcoma xương. - U nguyên phát hay gây di căn xương: ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt,… - Ung thư biểu mô tế bào gan HCC. - Ung thư biểu mô đường tiêu hóa: Dạ dày, đại trực tràng. - U phần mềm như: fibromatosis, Neurofibromatosis,… - Ung thư đường tiết niệu, sinh dục: ung thư tử cung, ung thư bàng quang, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư biểu mô tế bào thận,… 3. Ưu điểm của chụp MRI Chụp MRI toàn thân nói chung và chụp cộng hưởng từ MRI được kỳ vọng sẽ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiệu quả hàng đầu, bởi những ưu điểm vượt trội sau: An toàn tuyệt đối, có thể thực hiện định kỳ Kỹ thuật Chụp cộng hưởng từ MRI sử dụng từ trường và sóng radio để tạo hình ảnh giải phẫu chi tiết của cơ thể. Vì không sử dụng tia X hay năng lượng xâm lấn nên phương pháp này an toàn tuyệt đối, có thể sử dụng với cả thai nhi. Vì thế, MRI có thể áp dụng tầm soát sàng lọc bệnh cho người khỏe mạnh, thực hiện định kỳ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây là ưu điểm lớn nhất của MRI toàn thân so với chụp CT hay PET/CT chỉ được chỉ định trên người bệnh. Giá trị chẩn đoán cao, nhạy Hình ảnh MRI toàn thân có độ tương phản cao, giải phẫu chi tiết, có thể tái tạo hình 3D. Chụp MRI mạch máu không cần phải tiêm chất tương phản. Hơn nữa, chụp MRI có thể phát hiện chính xác các tổn thương hình thành và cấu trúc bộ phận cơ thể hoặc khối u nhỏ hơn 3mm. Đặc biệt, hình ảnh MRI có thể định hướng khối u lành hay ác tính. Thời gian chụp nhanh, không phức tạp Người chuẩn bị chụp cộng hưởng từ MRI chỉ cần nhịn ăn 4h, chụp trong khoảng 45 - 60 phút. Trong khi đó, nếu chụp PET/CT, bạn phải thực hiện tiêm phóng xạ và chụp mất khoảng 1h30 phút - 2h 30 phút. Sau khi chụp, người bệnh phải ở lại thu gom phóng xạ và hạn chế tiếp xúc với cộng đồng. Chi phí hợp lý So với chụp PET/CT, chi phí chụp MRI toàn thân chỉ khoảng bằng 1/3, rất hợp lý để thăm khám tầm soát bệnh định kỳ. Chụp MRI toàn thân không chỉ dành cho bệnh nhân ung thư mà được khuyến cáo nên thực hiện với các đối tượng sau: Người khỏe mạnh sàng lọc sớm bệnh lý toàn thân Người khỏe mạnh có thể chụp MRI toàn thân để: Phát hiện các bệnh lành tính như: xẹp đốt sống, thoát vị đĩa đệm, bệnh gan, thận lành tính, viêm nhiễm, nhân xơ, nang,… Phát hiện u ác tính tại các cơ gan cơ thể như: phế quản, gan, tụy, biểu mô thận, lymphoma, đại trực tràng, mô mềm, u xương,… Người có nguy cơ cao mắc ung thư Những người có người thân mắc ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư buồng trứng có khả năng mắc ung thư cao hơn bình thường. Ngoài ra còn có các đối tượng làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc nhiều yếu tố gây ung thư như: thợ nhuộm, bác sỹ, thợ sơn, thợ than, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, công nhân khai thác mỏ, hóa dầu,… Người mắc bệnh ác tính Chụp MRI toàn thân có thể thực hiện để theo dõi đánh giá mức độ bệnh, hoặc phát hiện ung thư di căn, đặc biệt là ở gan, xương, não. Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể chỉ định chụp MRI để theo dõi điều trị, đánh giá sau chấn thương.;;;;; 1. Tìm hiểu về chụp MRI toàn thân 1.1. Định nghĩa Chụp MRI hay chụp cộng hưởng từ là kĩ thuật chụp hình cắt lớp, sử dụng sóng từ trường và radio để tác động lên cơ thể. Trong cơ thể mỗi chúng ta chứa hàng triệu nguyên tử hydro. Vì vậy dưới tác động của sóng từ trường lên các bộ phận cơ thể mà các hydro này hấp thụ và giải phóng năng lượng dưới dạng tín hiệu truyền về máy tính. Qua các khâu xử lý sẽ cho ra kết quả là những hình ảnh rõ ràng, sắc nét, có độ phân giải cao về cấu trúc trong cơ thể. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể dựng hình 3D dựa trên những hình ảnh cắt lát thu được, hỗ trợ tối đa cho quá trình quan sát chẩn đoán bệnh. Về bản chất, máy MRI là một khối nam châm khổng lồ. 1.2. Vai trò của phương pháp này Theo thống kê từ Globocan 2020, tại Việt Nam tỉ lệ ung thư đang gia tăng nhanh chóng với 182.563 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong. Hiện nay, nước ta nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư thế giới. Đáng báo động hơn, tình trạng ung thư đang có xu hướng trẻ hóa khi ngày càng xuất hiện nhiều bệnh nhân trong độ 30-40 tuổi. Chính sự hạn chế trong công tác dự phòng, phát hiện bệnh sớm đã dẫn đến tỉ lệ tử vong cao hàng năm. Với việc phát hiện sớm ung thư và kịp thời điều trị sẽ gia tăng tỉ lệ khỏi bệnh và kéo dài sự sống cho người bệnh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp hiện đại giúp phát hiện sớm ung thư như chụp CT, MRI, X – quang, siêu âm, nội soi,… Trong số đó, phương pháp chụp cộng hưởng từ toàn thân được ứng dụng phổ biến. Thông qua kĩ thuật này, bác sĩ có thể phát hiện: – Khối u thần kinh nội tiết tủy, tuyến thượng thận, tuyến giáp,… – Ung thư xương như sarcoma xương, lymphoma, đa u tủy xương. – Ung thư đường tiết niệu sinh dục như ung thư biểu mô tế bào thận, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang, ung thư tử cung, ung thư buồng trứng. – Ung thư biểu mô đường tiêu hóa, ung thư biểu mô tế bào gan – Khối u phần mềm như u xơ thần kinh,… Tuy nhiên, phương pháp chụp cộng hưởng từ toàn thân không chỉ dành cho bệnh nhân ung thư mà còn có thể thực hiện cho người khỏe mạnh muốn kiểm tra, sàng lọc các bệnh lý trong cơ thể như thoát vị đĩa đệm, bệnh thận lành tính, viêm gan hay phát hiện các khối u lành. Người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện chụp cộng hưởng từ toàn thân trong những trường hợp sau: – Chẩn đoán có khối u nguyên phát: Trường hợp này cần thực hiện MRI toàn thân để đánh giá mức độ lan rộng cũng như di căn của khối u trong cơ thể, xác định giai đoạn phát triển của bệnh. – Sau khi phẫu thuật hoặc hóa xạ trị: Chụp MRI giúp đánh giá tình trạng đáp ứng điều trị của bệnh nhân và phát hiện thương tổn tái phát. – Chẩn đoán tổn thương thứ phát chưa rõ nguồn gốc, tính chất lan rộng toàn thân: Thực hiện MRI đánh giá toàn diện tình trạng tổn thương hiện tại. 2. Ưu – nhược điểm và lưu ý khi thực hiện chụp cộng hưởng từ toàn thân 2.1. Ưu – nhược điểm – Đánh giá toàn bộ và phát hiện sớm bất thường trong cơ thể chỉ qua một lần chụp. – Sàng lọc ung thư và đánh giá di căn trên phạm vi rộng. Hỗ trợ chẩn đoán sớm ở những người chưa có triệu chứng. – Độ phân giải không gian mô mềm cao, độ phân giải hình ảnh vượt trội hơn so với CT. – Không sử dụng bức xạ như X – quang, CT hay PET – CT. Chụp MRI có thể được xem là phương pháp an toàn tuyệt đối. – Thích hợp cho người khỏe mạnh muốn tầm soát ung thư định kỳ mà không ảnh hưởng sức khỏe. Đây là phương pháp gần như an toàn tuyệt đối, không gây ảnh hưởng sức khỏe. – Thời gian chụp chiếu lâu – Người bệnh có thể thấy khó chịu vì phải nằm yên lâu và tiếng ồn khi máy chạy. – Chi phí cho một lần chụp cộng hưởng từ toàn thân khá cao. – Có nguy cơ nhỏ dị ứng với thuốc tương phản. 2.2. Lưu ý khi thực hiện chụp MRI toàn thân Chụp cộng hưởng từ gần như tuyệt đối an toàn nếu người bệnh chuẩn bị kĩ và tuân thủ những hướng dẫn từ bác sĩ và kĩ thuật viên. – Máy MRI sử dụng từ trường mạnh nên người bệnh bắt buộc phải tháo bỏ những vật dụng kim loại trên người như quần áo, trang sức. Chống chỉ định chụp MRI cho bệnh nhân có dụng cụ y tế kim loại trong người như máy tạo nhịp tim, stent mạch vành,… – Như đã nói ở trên, thời gian cho một lần chụp MRI toàn thân khá lâu, dao động khoảng 90 – 120 phút và trong suốt quá trình này người bệnh cần nằm yên, nhịn thở ngắt quãng theo hướng dẫn của kĩ thuật viên từ 10 – 15 giây mỗi nhịp. – Trong trường hợp bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc tương phản bơm vào mạch máu, thuốc có thể gây ra phản ứng dị ứng cho bệnh nhân. Tuy nhiên tỉ lệ này là rất thấp. Ngoài ra đối với những dòng máy MRI hiện đại thì việc bơm thuốc tương phản cũng không còn cần thiết. – Người bệnh có thể yêu cầu sử dụng bịt tai hoặc tai nghe để thưởng thức âm nhạc để giảm thiểu khó chịu cho tiếng ồn trong quá trình chụp chiếu. – Trong ngày chụp MRI, người bệnh vẫn ăn uống bình thường và sử dụng thuốc như thường lệ trừ khi có chỉ định của bác sĩ. – Mặc dù chụp MRI không gây hại cho sức khỏe nhưng phương pháp này không khuyến cáo cho phụ nữ mang thai ngoại trừ những trường hợp thực sự cần thiết. Nhìn chung, chụp MRI là một công cụ hữu ích nhưng không thể thay thế bác sĩ chẩn đoán mà chỉ là phương tiện hỗ trợ. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện các kĩ thuật sàng lọc khác phù hợp hơn dựa trên sức khỏe cá nhân, tuổi tác, bệnh sử,… để đạt được lợi ích tốt nhất và giảm thiểu tốn kém không cần thiết. Hi vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc của bạn về phương pháp chụp MRI toàn thân cũng như bỏ túi được một địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng.;;;;;Chụp cộng hưởng từ (viết tắt tiếng Anh là MRI), tên gọi đầy đủ là Magnetic resonance imaging. Phương pháp này có khả năng thu hình ảnh các cơ quan bên trong cơ thể sống và quan sát lượng nước bên trong của các cấu trúc cơ quan. Ảnh thu được từ chụp cộng hưởng từ dựa trên hiện tượng vật lý cộng hưởng từ hạt nhân sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Dưới tác động của sóng radio và từ trường, các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người sẽ hấp thụ và phóng thích năng lượng RF khiến máy chụp thu nhận được, xử lý và chuyển đổi tín hiệu thành hình ảnh. Nếu như chụp X-quang sử dụng năng lượng phóng xạ tia X thì ngược lại, chụp cộng hưởng từ không dùng tia X mà sử dụng năng lượng vô tuyến điện. Hình ảnh thu được từ chụp cộng hưởng từ MRI sắc nét, rõ ràng, độ tương phản cao, có khả năng tái tạo 3D, giải phẫu tốt nên đạt được hiệu quả chẩn đoán bệnh lý cao. Chụp MRI có thể được chỉ định với hầu hết các bộ phận trên cơ thể sống: - Sọ não: giúp phát hiện các bệnh như tai biến mạch máu não, u não, u dây thần kinh sọ não, dị dạng mạch máu não, chảy máu não, chấn thương sọ não, nhồi máu não, viêm màng não, thoái hóa chất trắng,... - Hốc mắt: phát hiện tổn thương dây thần kinh thị giác, tổn thương nhãn cầu,... - Vùng cổ: phát hiện các bệnh lý tổn thương như viêm, khối u, hạch bạch huyết vùng cổ, phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác tổn thương đám rối thần kinh cánh tay. - Vùng bụng - chậu: phát hiện bệnh lý ở gan, đường mật, tuyến tụy, tuyến thượng thận, thận, lá lách, ung thư đại trực tràng, u tử cung, ung thư tiền liệt tuyến, sa âm đạo, u buồng trứng. Không những thế, chụp cộng hưởng từ MRI ổ bụng còn có khả năng đánh giá chính xác giai đoạn của ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư tiền liệt tuyến,... ... - Cột sống: chẩn đoán chính xác các bệnh lý cột sống, đĩa đệm, dây chằng, bệnh lý tủy sống. - Cơ xương khớp: cho hình ảnh rõ nét về cấu trúc ổ khớp, xương, sụn khớp, dây chằng, gân cơ. Những bệnh lý viêm nhiễm, thoái hóa, chấn thương dây chằng, tràn dịch ổ khớp cũng có thể được phát hiện từ giai đoạn sớm khi chụp MRI. - Tuyến vú: chẩn đoán sớm và chính xác các tổn thương ở tuyến vú như viêm nhiễm, u vú. Ngoài ra, MRI còn được dùng để chẩn đoán bệnh lý tim mạch, mạch máu,... Nhìn chung, chụp cộng hưởng từ MRI có tương đối nhiều lợi ích: - Chụp mô mềm có độ phân giải cao, chất lượng hình ảnh hiển thị tốt hơn nhiều so với chụp CT; - Không bị ảnh hưởng sinh học; - Thu được hình ảnh đa mặt phẳng, giúp việc chẩn đoán trở nên dễ dàng hơn; - Giảm tối đa tiếng ồn, thời gian chụp nhanh nên không gây khó chịu cho người bệnh; - Không cần tiêm thuốc cản quang khi chụp mạch; - Chẩn đoán đa dạng bệnh. 4.1. Quy trình chụp cộng hưởng từ - Bước 1: Sau khi được được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI từ bác sĩ, bệnh nhân di chuyển đến khoa chẩn đoán hình ảnh. Tại đây chuyên viên kỹ thuật sẽ hướng dẫn bệnh nhân thay đồ, tháo bỏ vật dụng bằng kim loại. - Bước 2: Bệnh nhân được chuyên viên kỹ thuật phòng chụp hướng dẫn tư thế nằm thoải mái và phù hợp với bộ phận chụp, giường tự động di chuyển đến vùng cần chụp. Nếu cần tiêm thuốc tương phản, chuyên viên kỹ thuật sẽ đặt một kim nhỏ vào ven ở khuỷu tay, kim này sẽ được rút ra khi quá trình chụp kết thúc. Nếu chụp cộng hưởng từ MRI cho trẻ nhỏ thì bác sĩ gây mê sẽ cho trẻ ngủ trong suốt quá trình chụp và trẻ sẽ tỉnh sau khi chụp xong. Trường hợp này cần nhịn ăn trước đó 6 tiếng, khi chụp xong sẽ ăn lại bình thường. - Bước 3: Thực hiện chụp cộng hưởng từ. Lúc này máy sẽ phát ra một âm thanh nhỏ, không gây khó chịu. Bệnh nhân cần nằm đúng tư thế đã được hướng dẫn từ trước để quá trình chụp thu được hình ảnh có chất lượng tốt. Một vài tư thế, người bệnh cần nín thở nhưng thời gian chụp rất nhanh nên sẽ không gây ra áp lực nào hết.
question_39
Nội soi NBI có phát hiện được sớm ung thư dạ dày?
doc_39
Vai trò của nội soi và nội soi NBI trong chẩn đoán các bệnh về dạ dày, đại tràng Nội soi dạ dày – đại tràng trước giờ vẫn được đánh giá là phương pháp ưu việt nhất giúp phát hiện sớm những tổn thương trong niêm mạc tại các cơ quan tiêu hóa như dạ dày – đại tràng. Cùng với sự tiến bộ của y học, bệnh nhân không còn sợ hãi mỗi lần khi phải nội soi vì đã có phương pháp nội soi dạ dày không đau như nội soi dạ dày bằng đường mũi, nội soi dạ dày – đại tràng gây mê. Đặc biệt hiện nay sự ra đời của một phương pháp nội soi mới, không chỉ giúp người bệnh đánh giá được tình hình thương tổn bên trong cơ quan tiêu hóa như tình trạng viêm loét, kiểm tra vi khuẩn HP, các Polyp (nếu có) trong dạ dày, đại tràng mà đồng thời còn giúp tầm soát, phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý ung thư dạ dày – đại tràng từ rất sớm. Đó chính là phương pháp nội soi với dải tần ánh sáng hẹp NBI. Phương pháp này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa như ung thực quản – dạ dày – đại tràng và hiện đang được nhiều đơn vị y tế uy tín ứng dụng. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh chỉ trong một lần nội soi: vừa phát hiện tình trạng tổn thương như viêm loét dạ dày – đại tràng vừa tầm soát sớm ung thư dạ dày, đại tràng. Nguyên lý hoạt động của máy nội soi NBI Máy nội soi NBI sử dụng bộ lọc R/G/B filter ứng dụng loại ánh sáng đơn sắc với hệ thống kính lọc và bộ phân tích xử trí ánh sáng với hai bước sóng 415nm (415 ± 30nm) và 540nm (540 ± 30nm) cho hình ảnh có khả năng phân biệt rõ hơn về một số đặc điểm – đặc thù cụ thể giữa tổ chức bình thường và tổ chức bệnh lý. Các mức độ khác nhau ở niêm mạc và tăng độ tương phản trên bề mặt biểu mô của mạng mao mạch dưới niêm mạc đường tiêu hóa, từ đó giúp đưa ra hình ảnh chẩn đoán chính xác hơn về các bệnh lý thực quản – dạ dày – đại tràng – đại trực tràng. Đặc biệt kỹ thuật nội soi với dải tần ánh sáng hẹp NBI kết hợp nội soi phóng đại sẽ giúp đánh giá mức độ xâm lấn của khối u (nếu có) tại các cơ quan của ống tiêu hóa và dựa trên kết quả này bác sĩ sẽ định hướng chiến lược điều trị phù hợp: Can thiệp qua nội soi hay phẫu thuật. Khi nào nên nội soi NBI Người bệnh nên nội soi NBI khi nghi ngờ mắc các vấn đề về đường tiêu hóa như: đầy hơi, ợ chua, nôn, khó tiêu, đau vùng ngực hoặc thượng vị. Hay khi có các triệu chứng của bệnh lý u đại tràng, viêm đại tràng, trĩ, dò hậu môn. Tiền sử gia đình bị viêm, loét hoặc ung thư dạ dày, đại tràng cũng nên nội soi dạ dày, đại tràng sớm đề phòng ngừa các bệnh lý về dạ dày, đại tràng. Bên cạnh đó việc thăm khám sức khỏe định kỳ hàng nằm khi kiểm tra các cơ quan tiêu hóa một cách chính xác nhất bạn nên lựa chọn phương pháp nội soi với NBI. Vì chúng giúp đánh giá được các tổn thương bên trong niêm mạc đường tiêu hóa hiện tại của bạn (nếu có) lại vừa giúp tầm soát, phát hiện sớm bệnh ung thư đường tiêu hóa, những loại ung thư phổ biến hiện nay như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư đại trực tràng. Địa chỉ nội soi NBI tốt nhất hiện nay
doc_5111;;;;;doc_24610;;;;;doc_54392;;;;;doc_12205;;;;;doc_38584
Nội soi dạ dày đại tràng công nghệ NBI là phương pháp tiên tiến bậc nhất hiện nay giúp truy vết ung thư tiêu hóa từ rất sớm. “Mắt thần” phát hiện sớm, ngăn ung thư ngay từ khi “manh nha” Ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng và ung thư thực quản là ba loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp. Theo số liệu thống kê của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2022, Việt Nam có khoảng 17.900 người bệnh mắc các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Điều đáng lưu ý là căn bệnh này cũng luôn nằm trong top 5 những bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam. Đặc biệt, ung thư đường tiêu hóa còn có xu hướng “trẻ hóa” với nhiều trường hợp nằm trong khoảng 18 - 20 tuổi. Các bệnh lý ung thư tiêu hóa đang có dấu hiệu trẻ hóa Ung thư tiêu hóa thường diễn tiến âm thầm với các dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý về đường tiêu hoá thông thường khác. Các khối u ác tính ở giai đoạn đầu cũng chưa bộc lộ rõ ràng, do đó hầu hết người bệnh phát hiện đều đã ở giai đoạn muộn. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa giúp phát hiện sớm bệnh ung thư khi khối u còn nhỏ, chưa xâm lấn, di căn, giúp việc điều trị đạt kết quả, giảm nguy cơ tử vong. Y học phát triển cho ra đời nhiều phương pháp tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa. Trong đó, với sự ra đời công nghệ nội soi tiêu hóa tiên tiến NBI, người dân có thể dễ dàng phát hiện các bệnh lý tiêu hóa bao gồm cả ung thư ngay từ khi mới “manh nha", tăng cơ hội chữa trị lên nhiều lần. Nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI - viết tắt bởi Narrow Banding Imaging, là kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp tân tiến bậc nhất và đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. Phương pháp này dùng bộ lọc R/G/B filter, chế độ ánh sáng đơn sắc với 2 bước sóng 415nm (415 ± 30nm) và 540nm (540 ± 30nm) nhằm mang đến sự tương phản tốt nhất hình ảnh cấu trúc khe tuyến và cấu trúc vi mạch . Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá tổn thương dạ dày đại tràng, phát hiện nhanh chóng các biến đổi bất thường như: dị sản, loạn sản độ thấp, cao thậm chí ung thư đường tiêu hóa giai đoạn sớm. Nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI là bước đột phá với nhiều ưu điểm vượt trội Th S. Mang đến trải nghiệm nội soi không đau, không khó chịu và không gây ám ảnh tâm lý. Bác sĩ tiến hành gây mê thủ công đường tĩnh mạch hoặc sử dụng máy bơm tiêm điện giúp người bệnh đi vào giấc ngủ ngon suốt quá trình thực hiện. Mang giá trị hỗ trợ điều trị bệnh hữu hiệu thông qua việc loại bỏ các tổ chức tiền ung thư ngay khi nội soi tiêu hóa mà không cần phải phẫu thuật. Trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ thực hiện; Dịch vụ chăm sóc người bệnh trước và sau khi nội soi tiêu hóa NBI.000 VNĐ => 510.000 VNĐ Nội soi đại trực tràng: 900.000 VNĐ => 765.000 VNĐ Nội soi trực tràng: 500.000 VNĐ => 425. Cơ hội kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa đặc biệt nhân dịp cuối năm Tham gia chương trình, người dân vui lòng lưu ý một số thông tin sau: * Không áp dụng đồng thời với các chương trình ưu đãi khác * Không gồm chi phí gây mê Cơ hội đặc biệt để người dân thực hiện kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa nhân dịp cuối năm với mức cho phí vô cùng hấp dẫn và ưu đãi! Người dân có nhu cầu đặt lịch thăm khám hoặc có thắc mắc cần giải đáp và hỗ trợ vui lòng liên hệ: Địa chỉ: 42-44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội;;;;; Nội soi tiêu hóa được xem là chìa khóa vàng giúp người bệnh chẩn đoán chính xác các bệnh lý tổn thương dạ dày đại tràng. NBI là kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp tân tiến bậc nhất và đang được áp dụng phổ biến trên thế giới. Phương pháp này dùng bộ lọc R/G/B filter, chế độ ánh sáng đơn sắc với 2 bước sóng 415nm (415 ± 30nm) và 540nm (540 ± 30nm) nhằm mang đến sự tương phản tốt nhất hình ảnh mô và niêm mạc tiêu hóa. Từ đó, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng dạ dày đại tràng, phát hiện nhanh chóng các biến đổi bất thường như: ổ viêm loét, tổ chức dị sản loạn sản,…. Nội soi tiêu hóa NBI là phương pháp tiên tiến bậc nhất có thể phát hiện ung thư từ rất sớm. 2. Vì sao nên lựa chọn nội soi tiêu hóa công nghệ NBI Các ưu điểm mang đến giá trị cho phương pháp nội soi này bao gồm: – Sử dụng chế độ dải tần ánh sáng hẹp bước sóng 415nm và 540nm, khắc phục nhược điểm của nội soi thông thường sử dụng bước sóng 380nm – 780nm. Đó là chỉ phát hiện được những tổn thương tiêu hóa đã hình thành trước đó rất lâu. Với NBI, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và phát hiện những thay đổi nhỏ nhất về màu sắc, hình thái của những khối u mới khu trú, tổn thương dạng loét nghi ngờ là ung thư, phân biệt polyp ác tính với lành tính. – Nội soi NBI 5P mang tới khả năng phóng đại hình ảnh hàng trăm lần nhờ công nghệ Dual Focus hiện đại nhất thế giới. Điều này cho phép ống soi tiếp cận vị trí thương tổn ở khoảng cách siêu gần (chỉ 2 – 6mm), hình ảnh sắc nét, độ tương phản cao. – Công nghệ nội soi tiêu hóa NBI ở đâu cũng mang đến trải nghiệm không đau không khó chịu không ám ảnh tâm lý. Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê thủ công đường tĩnh mạch hoặc sử dụng máy bơm tiêm điện giúp người bệnh đi vào giấc ngủ ngon suốt quá trình soi. – Nội soi NBI không chỉ có giá trị chẩn đoán mà còn có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh hữu hiệu. Bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ các tổ chức tiền ung thư ngay khi nội soi tiêu hóa NBI mà vẫn bảo toàn các tạng tổn thương cũng như không cần phẫu thuật thêm. Nội soi NBI sử dụng chế độ ánh sáng dải tần hẹp giúp quán sat sâu chi tiết hơn. 3. Nội soi tiêu hóa NBI ở đâu tốt 3.1 Tiêu chí lựa chọn nội soi tiêu hóa NBI ở đâu Để lựa chọn được 1 địa chỉ nội soi dạ dày đại tràng công nghệ NBI tốt, bạn cần căn cứ vào các yếu tố sau: – Quy trình nội soi NBI có chính xác hay không, có đảm bảo an toàn cho người bệnh. – Trình độ chuyên môn của đội ngũ bác sĩ thực hiện: Nội soi tiêu hóa NBI rất hiện đại nên đòi hỏi bác sĩ và đội ngũ kỹ thuật viện thực hiện phải vững vàng chuyên môn, nhạy bén với công nghệ. Đồng thời cũng cần giàu kinh nghiệm thao tác xử lý để quá trình nội soi được thuận lợi suôn sẻ nhất. – Dịch vụ chăm sóc người bệnh trước và sau khi nội soi tiêu hóa NBI – Ứng dụng công nghệ NBI 5P tân tiến bậc nhất hiện tại giúp tóm gọn ung thư tiêu hóa ngay từ khi mới manh nha. Nhờ NBI, các bác sĩ có thể loại bỏ các tổ chức tiền ung thư ngay khi nội soi, người bệnh không cần phải phẫu thuật thêm lần nào khác nữa. – Dịch vụ nội soi phiên bản nghỉ dưỡng siêu nhẹ nhàng: Máy bơm tiêm điện tự động tính toán lượng thuốc mê phù hợp giúp bệnh nhân đi vào giấc ngủ êm dịu. Quá trình gây mê trơn tru, không gián đoạn và bệnh nhân tỉnh mê ngay sau khi nội soi kết thúc, không hề cảm thấy đau đớn khó chịu gì. – Đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, am hiểu công nghệ, từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn. – Chăm sóc khách hàng ân cần tựa thân nhân, miễn phí suất ăn nhẹ sau nội soi.;;;;;Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, kỹ thuật nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng với dải tần ánh sáng hẹp (NBI) đã tạo nên được bước đột phá trong sàng lọc và chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm và rất sớm. Nội soi dạ dày tá tràng thực quản với dải tần hẹp NBI (Narrow Banding Imaging) là kỹ thuật có sử dụng bộ lọc R/G/B filter và loại ánh sáng đơn sắc, dựa trên nguyên lý là sử dụng bộ phân tích xử trí ánh sáng với hai bước sóng 415nm (415 ± 30nm) và 540nm (540 ± 30nm) và hệ thống kính lọc.Kỹ thuật này mang đến hình ảnh có khả năng phân biệt rõ hơn về một số đặc điểm, đặc thù cụ thể giữa tổ chức bệnh lý và tổ chức bình thường, các mức độ khác nhau ở niêm mạc và tăng độ tương phản trên bề mặt biểu mô của mạng mao mạch dưới niêm mạc để đưa ra hình ảnh chẩn đoán chính xác hơn trong chẩn đoán bệnh lý thực quản, dạ dày, tá tràng ở người bệnh nghi ngờ ung thư đường tiêu hóa.Thông qua kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI, các bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện các điểm bất thường xảy ra tại dạ dày, các ổ viêm loét, loạn sản, dị sản, ung thư sớm. Khi tiến hành nội soi thực quản thì có thể phát hiện được bệnh thực quản Barrett do trào ngược, nguyên nhân gây ra bệnh ung thư thực quản.Khi tiến hành nội soi đại tràng, NBI giúp phát hiện các polyp và phân biệt polyp ác tính, lành tính hoặc các tổn thương dạng loét nghi ngờ ung thư, từ đó giúp cho việc đưa ra phác đồ điều trị được kịp thời và nâng cao chất lượng sống và tuổi thọ của người bệnh.Kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI được đánh giá là phương pháp tốt nhất để giúp tầm soát ung thư đường tiêu hóa sớm nhất hiện nay. Kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI được đánh giá là phương pháp tốt nhất để giúp tầm soát ung thư thực quản, dạ dày, tá tràng sớm nhất hiện nay 2. Đối tượng thực hiện kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp (NBI) Kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI được chỉ định cho những đối tượng sau:Người bệnh bị nghi ngờ có bệnh lý dạ dày mà không có chống chỉ định;Người bị thiếu máu chưa rõ nguyên nhân;Nội soi tầm soát: Ung thư, Barett thực quản, hội chứng đa polyp...;Nội soi can thiệp: Lấy dị vật đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, cắt polyp, cắt hớt niêm mạc điều trị ung thư sớm...;Chống chỉ định nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI với các trường hợp:Người bệnh trong tình trạng suy hô hấp;Người bệnh suy tim nặng;Người bệnh rối loạn tâm thần không hợp tác;Nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp;Nghi ngờ phình, tách động mạch chủ;Tăng huyết áp chưa kiểm soát được;Nghi ngờ thủng tạng rỗng;Chống chỉ định tương đối với trường hợp tụt huyết áp HA tâm thu < 90mm. Hg. 3. Ưu và nhược điểm của kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI 3.1 Ưu điểm. Không giống với kỹ thuật nội soi thông thường là sử dụng ánh sáng tự nhiên, kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp với hệ thống máy nội soi NBI (Narrow Band Imaging) kết hợp song hành 2 chế độ:Chế độ dải tần ánh sáng hẹp (NBI: Narrow Band Imaging) chỉ sử dụng ánh sáng với bước sóng 415nm và bước sóng 540nm cho phép nội soi NBI tập trung phân tích chi tiết hơn, kỹ lưỡng hơn và cho kết quả tốt hơn nội soi độ phân giải cao đối với các biến đổi hệ thống mao mạch nông nuôi dưỡng lớp niêm mạc và ở lớp bề mặt niêm mạc ống tiêu hóa. Kết quả nội soi NBI nhờ đó mà sẽ tốt hơn so với phương pháp nội soi độ phân giải cao thông thường;Chế độ nội soi với độ phân giải cao thông thường sử dụng ánh sáng tự nhiên có bước sóng dao động trong khoảng 400-700nm.Chính vì những ưu điểm nổi bật này mà kỹ thuật nội soi NBI đã được áp dụng chẩn đoán ung thư thực quản – dạ dày – đại trực tràng ở giai đoạn sớm và rất sớm. Ở giai đoạn này, người bệnh chỉ cần tiến hành nội soi ống mềm, kết hợp can thiệp điều trị cắt bỏ lớp niêm mạc ống tiêu hóa tổn thương là có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn.Kỹ thuật nội soi NBI mang đến hiệu quả điều trị tốt, thời gian sống sau điều trị của bệnh nhân dài hơn với chất lượng cuộc sống tốt hơn. Người bệnh ung thư đường tiêu hóa hoàn toàn không cần phải điều trị phối hợp thêm bằng các phương pháp khác như xạ trị, hóa trị... 4. Quy trình nội soi dải tần ánh sáng hẹp (NBI) Quy trình nội soi dải tần ánh sáng hẹp (NBI) được thực hiện như sau:Bước 1: Kiểm tra hồ sơ bệnh án;Bước 2: Kiểm tra người bệnh và giải thích về kỹ thuật, ưu điểm và các biến chứng có thể xảy ra;Bước 3: Thực hiện quá trình nội soi:Lắp monitor theo dõi bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ nội soi;Tiến hành nội soi theo quy trình chuẩn quan sát thực quản, niêm mạc dạ dày hành tá tràng và tá tràng, để chế độ NBI quan sát kỹ các tổn thương nghi ngờ;Bác sĩ nội soi ra y lệnh chụp ảnh minh họa tổn thương và y lệnh làm xét nghiệm test H.pylori hoặc sinh thiết nếu cần thiết;Theo dõi toàn trạng người bệnh trong toàn bộ quá trình thực hiện kỹ thuật;Đánh và in kết quả sau khi kết thúc; 5. Kỹ thuật nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI (Narrow Banding Imaging - NBI) đã tạo nên tiếng vang lớn, là một bước đột phá đối với sàng lọc và chẩn đoán ung thư thực quản, ung thư dạ dày tá tràng, đại tràng, trực tràng ở giai đoạn sớm và rất sớm. Với những hình ảnh nội soi có độ tương phản và độ phân giải cao, các bác sĩ sẽ dễ dàng phát hiện những thay đổi nhỏ về màu sắc, hình thái của tổn thương ung thư và tiền ung thư ở người bệnh mà nội soi thông thường khó phát hiện để kịp thời đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, ngăn ngừa biến chứng. Người bệnh sẽ được thụ hưởng chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và chất lượng chẩn đoán, điều trị tốt nhất hiện nay. Với các ca tán sỏi, thoát vị bẹn, khách hàng đi làm được luôn sau 1 ngày xuất viện.Hạn chế sử dụng kháng sinh, giảm nguy cơ tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí, người bệnh không bị lo lắng, sợ hãi khi tiêm truyền kháng sinh và theo dõi sau dùng thuốc.Tỷ lệ hồi phục đạt 90%, tái nhập viện 0%, nhiễm trùng sau mổ 0%.Chương trình Chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật chăm sóc toàn diện bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật, giúp giảm thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng điều trị và giảm chi phí; hạn chế tỉ lệ biến chứng. ERAS đã được chứng minh rút ngắn thời gian lưu viện trung bình từ 8-10 ngày xuống còn 3-4 ngày. Khi khách hàng nhập viện điều trị đều được bảo lãnh và làm bồi thường ngay tại viện. Tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức của khách hàng.Các ưu điểm khác: Trang thiết bị hiện đại; Chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế; Bác sĩ trình độ cao; Người bệnh không cần người thân đi theo chăm sóc vì được bác sỹ điều dưỡng chăm sóc tận tình, chu đáo... Nội soi dạ dày có đau không - Xem ngay để biết;;;;;Tại Nhật Bản ung thư dạ dày được coi là loại ung thư phổ biến nhất tại đất nước này và phương pháp nội soi hàng đầu là nội soi NBI. (ảnh minh họa) Vì sao người Nhật sử dụng phương pháp nội soi NBI Sở dĩ phương pháp nội soi NBI được ứng dụng mạnh mẽ và phổ biến tại Nhật Bản vì “ung thư dạ dày” được coi là loại ung thư phổ biến nhất tại đất nước này. Người Nhật trước giờ vẫn thường chú trọng thói quen ăn uống và sinh hoạt, nhưng với cường độ công việc, áp lực cuộc sống và một số yếu tố khác từ môi trường bên ngoài khiến bệnh ung thư dạ dày tại Nhật Bản có tỷ lệ mắc cao hơn so với các bệnh lý ung thư khác tại đất nước này. Nhưng bên cạnh đó người Nhật cũng rất quan tâm đến sức khỏe của mình. Chính vì vậy mà họ thường phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (khoảng 60%), tỷ lệ bệnh nhân mắc ung thư dạ dày sống sau 5 năm tại Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới. Một trong những phương pháp giúp Nhật Bản chẩn đoán sớm ung thư dạ dày theo Hội nội soi Nhật Bản đó là sử dụng máy nội soi phóng đại cùng ánh sáng với dải băng tần hẹp (M-NBI) hay có tên gọi khác là Nội soi với dải tần ánh sáng hẹp NBI. Phương pháp nội soi này tại Nhật Bản đã tạo nên một bước đột phá giúp sàng lọc và chẩn đoán ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm và rất sớm cùng với các tổn thương khác nếu có. Phương pháp nội soi NBI này tại Nhật Bản được chỉ định dành cho tất cả những trường hợp người bệnh khi nghi ngờ gặp các các bệnh lý về dạ dày. Bệnh ung thư dạ dày tại Việt Nam và phương pháp nội soi NBI Tình hình ung thư dạ dày tại Việt Nam Tại Việt Nam, ung thư dạ dày cũng là loại ung thư phổ biến hàng đầu hiện nay. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, ước tính mỗi năm nước ta có khoảng 10.400 người 10.400 người ung thư dạ dày được phát hiện, dự báo tăng lên khoảng 11.500 ca vào năm 2020. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện sớm bệnh còn chưa cao. Chính vì vậy mà tỷ lệ người dân Việt Nam khi mắc bệnh lý ung thư về dạ dày sống sau 5 năm còn rất hạn chế. Bệnh ung thư dạ dày được coi là phát hiện sớm khi tổn thương ung thư còn ở lớp niêm mạc, chưa xâm lấn xuống lớp dưới niêm mạc dạ dày. Có nhiều cách để chẩn đoán, phát hiện sớm ung thư dạ dày, trong đó nội soi là phương pháp hàng đầu. Dù vậy, nội soi bằng ánh sáng trắng thông thường gặp nhiều khó khăn trong quá trình chẩn đoán. Hiện nay tại Việt Nam, y học đã tiến bộ rất nhiều, tiêu biểu như việc ứng dụng phương pháp nội soi NBI trong chẩn đoán và phát hiện sớm ung thư dạ dày là một điển hình. Phương pháp nội soi NBI Máy nội soi NBI sử dụng bộ lọc ánh sáng với dải tần hẹp cho kết quả chính xác hơn nội soi bằng ánh sáng trắng thông thường. Phương pháp nội soi NBI cho hình ảnh có khả năng phân biệt rõ hơn về một số đặc điểm – đặc thù cụ thể giữa tổ chức bình thường và tổ chức bệnh lý, các mức độ khác nhau ở niêm mạc… Các bác sĩ qua đó đánh giá được hình thái bề mặt và cấu trúc vi mạch máu của niêm mạc dạ dày, đưa ra hình ảnh chẩn đoán chính xác và sớm hơn trong chẩn đoán bệnh lý dạ dày. Ung thư dạ dày phát hiện sớm thì việc điều trị đơn giản, hiệu quả. Chỉ cần nội soi hớt niêm mạc dạ dày là có thể chữa khỏi bệnh, giúp bệnh nhân sống sót sau 5 năm. Theo nhiều báo cáo, tỷ lệ sống sau 5 năm với bệnh nhân phát hiện và điều trị sớm ung thư dạ dày lên tới 95%. Đặc biệt, trong quá trình nội soi các bác sĩ tiến hành bơm rửa mọi vị trí trong dạ dày bệnh nhân. Từ đó bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phát hiện tổn thương dù là nhỏ nhất. Khi nào cần nội soi với phương pháp nội soi NBI Các dấu hiệu bạn nên nội soi NBI sớm Những người có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày là có tiền sử viêm loét dạ dày, đau vùng thượng vị, ậm ạch khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn… Những người tiền sử gia đình có người bị ung thư, đa polyp đại tràng, viêm gan B… nên khám sàng lọc sớm hơn. Với ung thư dạ dày, nên nội soi định kỳ dạ dày mỗi năm 1-2 lần. Nếu kết quả bình thường thì có thể cách 2 năm nội soi một lần. Biến chứng của bệnh dạ dày nếu không phát hiện sớm Để phát hiện các bệnh lý dạ dày nghi ngờ ung thư dạ dày dựa trên các biểu hiện thường rất khó. Các biểu hiện ban đầu của bệnh thường rất mơ hồ, không đặc hiệu. Lúc đầu các triệu chứng thỉnh thoảng mới xuất hiện, dần dần thường xuyên hơn. Bệnh càng lâu triệu chứng càng nặng và kèm theo tình trạng gầy sút cân rõ (mất 5-6 kg trong 6 tháng), hẹp môn vị (nôn thức ăn sau 2-3 giờ hoặc nôn thức ăn bữa trưa), sờ thấy u vùng thượng vị, nôn ra máu, đại tiện phân đen… Chính vì vậy việc thăm khám sức khỏe định kỳ và chủ động nội soi bằng phương pháp NBI khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện khác thường là việc làm rất quan trọng giúp phòng ngừa và phát hiện các mầm mống gây ung thư dạ dày ngay từ giai đoạn sớm. Từ đó xây dựng phác đồ điều trị tốt nhất, giúp nâng cao hiệu quả sống cho người bệnh.;;;;;Nội soi dạ dày đại tràng bằng NBI (Narrow Banding Imaging) là kỹ thuật nội soi ống mềm. Sử dụng ánh sáng đơn sắc thông qua kính lọc và bộ phân tích xử lý ánh sáng R/G/B filter với hai bước sóng 415nm (415 ± 30nm) và 540nm (540 ± 30nm). Phương pháp này giúp đánh giá mức độ tổn thương ở niêm mạc các cơ quan tiêu hóa như thực quản – dạ dày – đại tràng. Đồng thời đánh giá chi tiết và kỹ hơn các biến đổi ở lớp bề mặt niêm mạc ống tiêu hóa. Và hệ thống mao mạch nông nuôi dưỡng lớp niêm mạc. Từ đó có thể giúp tầm soát, phát hiện sớm các bệnh lý ung thư dạ dày, đại tràng ở giai đoạn sớm và rất sớm. Chỉ với 15 phút gây mê rất ngắn. Người bệnh như đang nghỉ ngơi với 1 giấc ngủ cực kỳ ngắn. Khi tỉnh dậy thì quá trình nội soi đã hoàn tất. Người bệnh không có cảm giác đau rát hay khó chịu như nội soi thông thường. Trong quá trình gây mê, các bác sĩ thực hiện các thao tác rất nhẹ nhàng, cẩn thận. Ống nội soi được đưa sâu vào trong niêm mạc từng bộ phận như dạ dày, đại tràng. Qua đó rà soát kỹ các thương tổn trên bề mặt niêm mạc (nếu có). Các vị trí tổn thương như các vết loét, chảy máu niêm mạc dạ dày, đại tràng. Phát hiện sớm các polyp dạ dày, đại tràng từ đó chỉ định cắt bỏ khi cần thiết. Đặc biệt khi nội soi dạ dày đại tràng bằng phương pháp NBI (nội soi dải tần ánh sáng hẹp) giúp đánh giá chi tiết hơn tình trạng tổn thương trên bề mặt niêm mạc dạ dày, đại tràng. Tầm soát và phát hiện sớm các dấu hiệu gây ung thư dạ dày, đại tràng (nếu có). – Trước khi nội soi, người bệnh sẽ được lắp đặt thiết bị theo dõi huyết áp, mạch, nồng độ oxy trong máu. – Bệnh nhân thay đồ rồi nằm lên cáng thủ thuật đúng tư thế và hợp tác với bác sĩ. – Bác sĩ sẽ mắc monitor lên người để theo dõi. – Tiến hành gây mê, bệnh nhân chìm sâu vào giấc ngủ ngắn (khoảng 15 phút). Trong khoảng thời gian đó, bác sĩ bắt đầu tiến hành quá trình nội soi – Ống nội soi mềm được đưa vào các cơ quan tiêu hóa trong cơ thể như thực quản – dạ dày – tá tràng (qua đường miệng) và nội soi đại tràng (qua đường hậu môn từ dưới lên). Giúp quan sát niêm mạc dạ dày, đại tràng. Để chế độ NBI để quan sát kỹ hơn các tổn thương nghi ngờ. – Dựa trên các thay đổi mạng lưới mao mạch (CP: capillary pattern) tùy thuộc vào thay đổi cấu mạng lưới mao mạch, kích thước mạch máu mà phân biệt được các tổn thương. Đánh giá theo phân loại CP típ 1, CP típ 2, CP típ 3. – Sau khi kết thúc thủ thuật, bác sĩ sẽ đánh giá và in kết quả. Bổ sung thêm phiếu xét nghiệm, sinh thiết (nếu cần). – Cuối cùng trả kết quả nội soi cho bệnh nhân. Lưu ý trước khi nội soi dạ dày đại tràng bằng NBI
question_40
Viêm gan B lây qua đường nào?
doc_40
Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B mạn cao, chiếm khoảng 15 – 20%. Hiểu rõ được viêm gan B lây qua đường nào sẽ giúp bạn chủ động hơn trong phòng ngừa bệnh. Viêm gan B có thể lây từ mẹ sang con Viêm gan B là bệnh do vi rút viêm gan B (HBV) gây ra. Đây là bệnh có thể lây nhiễm qua 3 con đường là máu, quan hệ tình dục và mẹ sang con. Trong đó, truyền máu đường máu là đường lây nhiễm phổ biến nhất. Tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ có thể giảm nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con Viêm gan B thường không có biểu hiện rõ ràng, bệnh thường tiến triển âm thầm, chỉ một ít trường hợp biểu hiện viêm gan siêu vi cấp với các triệu chứng như đau mỏi toàn thân, da vàng, nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi, chán ăn… Nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách, những người bị nhiễm vi rút viêm gan B rất dễ chuyển thành viêm gan mạn tính, xơ gan hay thậm chí là ung thư gan.
doc_35610;;;;;doc_58319;;;;;doc_58052;;;;;doc_15827;;;;;doc_40957
Viêm gan B là thể viêm gan virus thường gặp và dễ lây nhiễm trong cộng đồng. Viêm gan B cũng là nguyên nhân gây viêm gan mạn, suy gan, xơ gan và ung thư gan hàng đầu. Viêm gan B lây qua những con đường nào luôn là quan tâm của rất nhiều người bệnh. Bệnh viêm gan B là một trong 5 thể viêm gan virus thường gặp. Bệnh do virus viêm gan B gây ra. Ở giai đoạn đầu mắc bệnh, người bệnh hầu như không biết mình mắc bệnh vì bệnh không có biểu hiện lâm sàng. Chỉ khi bệnh nặng hoặc thông qua xét nghiệm máu, khám gan, người bệnh mới phát hiện được bệnh. Hầu hết, bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã tương đối muộn. Viêm gan B lây qua những con đường nào là quan tâm của rất nhiều người. -Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan b thì khả năng con mắc bệnh cũng rất cao. – Lây truyền qua đường tình dục: Nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan b thì khả năng bạn mắc bệnh khá cao. – Lây truyền qua đường máu: Việc dùng chung kim tiêm, truyền máu(nếu người cho máu mắc bệnh viêm gan b) thì bạn rất dễ mắc viêm gan b. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B, dùng chung các vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng cũng là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm gan b. Bệnh viêm gan b không lây qua đường ăn uống, giao tiếp và nước bọt.;;;;;Viêm gan B dễ dàng lây truyền qua ba đường chính: truyền máu, lây từ mẹ sang con khi mang thai, tình dục không an toàn. 1. Các đường lây nhiễm viêm gan B Bệnh viêm gan B do virus siêu vi B (HBV) gây ra. Vào giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Đa số các trường hợp chỉ phát hiện được bệnh thông qua xét nghiệm máu, khám sức khỏe tổng quát mà không nhờ vào việc nhận biết triệu chứng. Vì vậy, rất nhiều trường hợp bị viêm gan B đã khá lâu mà chưa phát hiện ra. Bệnh càng nguy hiểm ở chỗ dễ dàng lây truyền qua ba con đường chính: truyền máu và các phế phẩm máu từ người bệnh; truyền từ mẹ sang con; truyền qua đường tình dục không an toàn. Bên cạnh đó, việc dùng chung các dụng cụ như kim tiêm, dao cạo râu, xăm mình…với người bị bệnh cũng có thể bị lây nhiễm viêm gan B. Ngoài ra, việc truyền nhiễm viêm gan B có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với các dịch tiết của người bị nhiễm bệnh, kể cả trong thức ăn và đồ dùng. Hoặc lây giữa các thành viên trong gia đình. Đa số các trường hợp chỉ phát hiện được bệnh thông qua xét nghiệm máu, khám sức khỏe tổng quát. 2. Hậu quả nếu không điều trị viêm gan B kịp thời Nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị, virus viêm gan B sẽ tấn công và làm ảnh hưởng tới gan. Cụ thể: viêm gan B làm suy giảm chức năng gan, mất chức năng giải độc, trao đổi máu trong cơ thể. Tế bào gan bị tổn thương, chức năng gan suy giảm gây ra hệ lụy nghiêm trọng với nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Các chuyên gia gan mật cho biết, bệnh viêm gan B càng được phát hiện và điều trị sớm, hiệu quả phục hồi càng cao, phòng ngừa được các biến chứng đáng tiếc. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bệnh, mọi người cần chủ động đi khám chuyên khoa gan mật để tìm nguyên nhân và được điều trị kịp thời. Người bệnh được nhanh chóng đặt lịch và thăm khám, điều trị mà không phải chờ đợi nhiều. Phòng bệnh tiện nghi, sạch đẹp cùng sự chăm sóc chu đáo của các nhân viên y tế giúp thúc đẩy quá trình hồi phục nhanh nhất. Chi phí khám chữa bệnh hợp lý do bệnh viện áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế và liên kết với nhiều hãng bảo hiểm phi nhân thọ.;;;;;có tính nguy hiểm cao nhất Theo các bác sĩ, siêu vi viêm gan B lưu hành trong máu. Do đó, bệnh viêm gan B lây truyền chủ yếu qua đường máu. Một số đường lây nhiễm quan trọng của bệnh là: Bệnh viêm gan B lây thế nào là quan tâm của rất nhiều người. Bệnh viêm gan B lây qua 3 con đường chính Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B thường lo lắng về nguy cơ truyền bệnh sang những người xung quanh. Mối lo này hoàn toàn hợp lý bởi vì siêu vi B lây nhiễm qua tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân, cũng như do quan hệ tình dục. Hiện nay, đã có vắc-xin chủng ngừa cho những người tiếp xúc với người mang mầm bệnh (bạn tình, trẻ em, cha mẹ, người chăm sóc.). Bệnh viêm gan B có thể lây cho trẻ em khi vừa mới sinh con. Do đó cần tiêm phòng ngay cho đứa trẻ trong vòng 24h sau khi sinh để đảm bảo phòng ngừa tốt cho trẻ.;;;;;B (HBV) gây ra. Bệnh viêm gan virus B thường lây nhiễm qua các con đường chính như: - Lây từ mẹ sang con trong lúc sinh, là con đường lây phổ biến nhất ở nước ta; - Qua truyền máu hoặc chế phẩm của máu bị nhiễm virus HBV; - Qua tiếp xúc với máu dịch tiết của người đã nhiễm bệnh (do dùng chung các vật dụng gây tổn thương da chảy máu: rao cạo râu, kim tiêm, bàn chải đánh răng…); - Qua quan hệ tình dục không an toàn với người đã nhiễm bệnh. Viêm gan virus B diễn biến âm thầm, không có hoặc ít có triệu chứng nên chỉ biết chính xác qua các xét nghiệm. Nếu xuất hiện những triệu chứng sau chị cần đi khám và làm xét nghiệm kiểm tra như: - Giai đoạn cấp: sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. - Giai đoạn mạn: người bệnh mệt mỏi, ăn kém, nước tiểu vàng, đau tức hạ sườn phải, có rối loạn tiêu hoá, thể hiện như khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát,… Xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm gan B Khi đi khám chẩn đoán bệnh viêm gan, bác sĩ sẽ yêu cầu chị làm xét nghiệm HBs Ag. Nếu HBs Ag (+), chứng tỏ chị đã bị nhiễm virus viêm gan B. Chị cần đến khám bác sỹ chuyên khoa Gan mật và làm các xét nghiệm chuyên khoa để đánh giá mức độ, giai đoạn bệnh. - Những kỹ thuật bác sĩ có thể chỉ định chị làm để đánh giá chuyên sâu như: + Chẩn đoán hình ảnh giúp đánh giá hình thái nhu mô gan: trong siêu âm hình ảnh nhu mô gan thường bình thường, hệ thống đường mật và túi mật cũng bình thường. Có thể có nhu mô gan thô. Khi nghi ngờ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ, … + Fibroscan: đánh giá tính chất nhu mô gan bằng để định lượng mức độ xơ hóa nhu mô gan. + Xét nghiệm chức năng gan: đánh giá tình trạng phá hủy tế bào gan (GOT, GPT, …) chức năng tổng hợp (công thức máu 32 chỉ số, protein máu, albumin máu, globulin máu, đông máu toàn bộ, điện di protein máu, …), chức năng khử độc (Bilirubin toàn phần/trực tiếp, GGT, ALP, …). + Xét nghiệm siêu virus B: đánh giá tải lượng virus (HBV-DNA); HBc Ab (total, Ig M). + Đánh giá nguy cơ ung thư gan: AFP, AFPL3/AFP, PIVKA-II. TS. Trịnh Thị Ngọc - nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai; Phó Chủ tịch Hội Gan Mật Hà Nội; Tiến sỹ Nguyễn Thị Kim Chính - nguyên Phó Trưởng Bộ môn Truyền nhiễm - Đại học Y Hà Nội; BS CKII, Thạc sỹ Nguyễn Hồng Hà - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; BSCKI. Nguyễn Thị Liên Hương - nguyên bác sỹ Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, có 30 năm kinh nghiệm điều trị các loại bệnh gan mật; BS CKII Hoàng Hải Yến - Nguyên Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện E Trung ương; BS CKII. Bệnh viện bảo đảm chất lượng và độ chính xác cao, cũng như thời gian phục vụ khách hàng nhanh nhất;;;;; Viêm gan siêu vi B do siêu vi trùng gây ra và có khả năng lây nhiễm từ người này sang người kia qua 4 con đường chính như sau: – Mẹ truyền cho con trong quá trình chuyển dạ, đây là đường lây truyền quan trọng nhất. – Qua đường tình dục – Truyền máu hoặc chế phẩm nhiễm siêu vi B – Dùng chung kim tiêm có nhiễm siêu vi B Ngoài ra người ta cũng có thể bị nhiễm siêu vi B vì xăm mình, châm cứu, xỏ lỗ tai…với các vật dụng không được vô trùng. Một trong những con đường lây nhiễm của viêm gan siêu vi B là từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ. Tuy nhiên không như nhiều người lo sợ, bệnh không lây qua đường tiếp xúc thông thường như: – Hôn trên má – Hắt hơi – Ôm hoặc nắm tay – Ăn thực phẩm do người bị nhiễm bệnh nấu – Chia sẻ đồ dùng ăn uống như bát, đũa hoặc muỗng Người bị nhiễm viêm gan siêu vi B không thể nào tự biết bệnh được. Khi phát hiện có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm siêu vi B cấp như vàng da, sốt, tiểu vàng thì nên đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh và tư vấn điều trị kịp thời. Ăn uống hợp lý giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh viêm gan siêu vi B. Bên cạnh đó một số thay đổi về lối sống cũng có thể giúp ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Người bị viêm gan siêu vi B nên: – Ăn uống hợp lý: chế độ ăn tốt nhất chứa vừa đủ chất dinh dưỡng và năng lượng thiết yếu tuy nhiên không nên ăn uống quá kiêng khem, đa đạng đủ chất đam, hạn chế chất béo, giảm muối và uống nhiều nước. – Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức khỏe. – Không hút thuốc lá – Không uống rượu, bia Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm gan siêu vi B cho người khác Người thân của người bệnh như cha mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng con cái cần phải xét nghiệm để tầm soát xem liệu đã nhiễm viêm gan siêu vi B chưa. Người thân của người bệnh như cha mẹ, anh chị em ruột, vợ chồng con cái cần phải xét nghiệm để tầm soát xem liệu đã nhiễm viêm gan siêu vi B chưa. Ngoài ra người mang mầm bệnh cũng cần có các biện pháp đề phòng khác như không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, dụng cụ cắt móng tay… tránh làm vây máu khi bị thương hay lau sạch máu bằng thuốc sát trùng. Nên sử dụng biện pháp phòng ngừa khi quan hệ tình dục. Phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan siêu vi B với HBe dương tính có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ khi sinh là 90% vì vậy cần phải xét nghiệm HBsAg khi có thai và nếu bà mẹ bị nhiễm cần đi khám để có biện pháp điều trị phòng ngừa lây nhiễm và chích ngừa cho trẻ sơ sinh 24h sau khi sinh.
question_41
Vì sao Eucerin Spotless Brightening Sebum Control Crystal Booster Serum được coi là tinh chất dưỡng sáng da trị nám hàng đầu thế giới?
doc_41
1. “Sức mạnh” của thành phần chủ chốt Thiamidol nồng độ cao trong tinh chất trị nám Eucerin Việc sử dụng hoạt chất Thiamidol được xem là bước tiến mới, mang lại hiệu quả vượt trội. Cùng tìm hiểu xem đây là hoạt chất gì và những sản phẩm nổi bật có chứa Thiamidol giúp giảm thâm, làm trắng da hiệu quả từ Eucerin trong bài viết sau.Enzym tyrosinase là một loại enzym quan trọng, đóng nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể. Dễ thấy nhất, cơ thể không có Tyrosinase sẽ mắc bệnh bạch tạng. Bản chất của viêc kích thích sản sinh sắc tố melanin chính là cơ chế tự nhiên để bảo vệ da trước các tác nhân từ môi trường, đặc biệt là ánh nắng mặt trời hoặc hormone, stress. Nhưng khi melanin được sản sinh quá mức có thể gây ra những vết sạm, nám, đồi mồi hoặc vết thâm. Để khắc phục vấn đề này, phương pháp ức chế tyrosinase là lựa chọn phổ biến. Thiamidol là hoạt chất này có tác dụng ức chế enzyme Tysosinase hoạt động quá mức, từ đó cải thiện các tế bào melanin đậm màu, đồng thời giảm số lượng hắc sắc tố mới được sản sinh hoạt chất. Từ đó, Thiamidol giúp làm đều màu da, giảm thâm nám và ngăn ngừa tình trạng này quay trở lại.Sau hơn 10 năm nghiên cứu với sự tham gia của 1.000 chuyên gia toàn cầu, Eucerin - Tập đoàn dược mỹ phẩm hàng đầu của Đức để tìm ra Thiamidol. Hoạt chất này đã được cấp bằng sáng chế độc quyền năm 2019.Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Thiamidol là hoạt chất có khả năng ức chế tyrosinase hiệu quả nhất trong số 50.000 hợp chất được thí nghiệm trên mô hình mô phỏng enzyme tyrosinase ở người. Theo đó, hoạt chất này không chỉ có tác dụng làm trắng mà còn tăng cường bảo vệ da dưới tác động của tia UV, ánh sáng xanh ngăn ngừa hình thành hắc sắc tố.Một nghiên cứu có 80 phụ nữ da bị nám nhẹ đến trung bình tham dự được sử dụng Thiamidol (0,2%) so với Hydroquinone (2%). Hầu hết những người hoàn thành nghiên cứu cho đều đánh giá Thiamidol có khả năng dung nạp tốt hơn và làm giảm các đốm đen hiệu quả hơn, sau 12 tuần để so sánh tác dụng của Thiamidol (0,2%) so với Hydroquinone (2%). So với các thành phần khác có cùng tác dụng ức chế tyrosinase thì Thiamidol chứng tỏ hiệu quả vượt trội khi thử nghiệm trên da người. Bằng chứng là chỉ cần 0,2% Thiamidol đã cho ra kết quả tương đương với Hydroquinone 2% và hoàn toàn không gây ra các tác dụng phụ như sạm da tạm thời. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng được chứng minh có khả năng làm trắng da và hấp thu vào da tốt hơn, mang lại hiệu quả dưỡng trắng toàn diện.Như vậy, với hiệu quả dưỡng trắng và giảm thâm nám vượt trội, việc sử dụng các sản phẩm có chứa Thiamidol sẽ là lựa chọn tối ưu nếu bạn muốn sở hữu làn da mịn màng, đều màu nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn tối ưu. Đây cũng là lý do Eucerin không chỉ đưa Thiamidol vào serum dưỡng sáng da mà còn trong các sản phẩm dưỡng da ban ngày Spotless Brightening Day SPF30, dưỡng da ban đêm Q10 Active Night, Bút đặc trị đốm nâu và thâm nám Spot Corrector, Sữa rửa mặt tạo bọt Spotless Brightening Cleansing Foam... nhằm đem lại tác dụng cộng gộp tuyệt vời cho người sử dụng. 2. Những thành phần phối hợp giúp Eucerin Spotless Brightening Sebum Control Crystal Booster Serum hấp thu vào da hiệu quả để chống thâm nám tối đa Thành phần chủ chốt giúp đánh bật vấn đề hắc sắc tố trong Tinh chất trị thâm nám và dưỡng sáng da Booster Serum chính là Thiamidol nồng độ cao. Bên cạnh đó, để duy trì và phát huy công dụng “tiêu diệt” triệt để các vấn đề thâm nám vượt trội của Thiamidol, Eucerin kết hợp của bộ ba Thiamidol (giúp dưỡng trắng, mờ thâm), Hyaluronic Acid (cấp ẩm, giảm nếp nhăn) và Licochalcone A (bảo vệ da) có trong sản phẩm sẽ dưỡng sáng da chỉ sau 2 tuần sử dụng, đồng thờ giúp làn da được chăm sóc toàn diện và mang đến hiệu quả vượt trội.Ngoài ra, Pro-Brightening system sẽ tạo màng chắn bảo vệ da trước tia UV. Từ đó, ngăn ngừa hắc sắc tố quay trở lại. Licochalcone A (hay còn gọi là Pro – Brightening system) được chiết xuất từ rễ cây cam thảo và một số hoạt chất chống oxy hóa tạo thành lá chắn bảo vệ da trước tác hại của tia UV và ánh sáng xanh, ngăn ngừa thâm nám tái sinh. Nhờ đó, làn da sử dụng tinh chất trắng da trị nám Spotless Brightening Booster Serum không chỉ sẽ sáng đều màu mà còn khỏe mạnh, căng bóng.Nhờ các hoạt chất vượt trội nói trên, các nghiên cứu lâm sàng và da liễu chứng minh hiệu quả và khả năng dung nạp rất tốt của Eucerin Spotless Brightening Booster Serum ngay cả trên làn da nhạy cảm:Giúp giảm thâm nám sâu ở tầng biểu bì. Giúp dưỡng sáng da sau 2 tuần (Kết quả khảo sát trên 120 người tại Chile năm 2017)Giúp ngừa gốc nám tái sinh khi sử dụng thường xuyên. Kết hợp Thiamidol và điều trị laser sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn trong điều trị thâm nám 3. Hướng dẫn sử dụng Eucerin Spotless Brightening Sebum Control Crystal Booster Serum Với sản phẩm có tác dụng đẩy lùi nám mạnh mẽ và hiệu quả này, sau bước làm sạch da, bạn chỉ cần lấy lượng vừa đủ thoa nhẹ nhàng lên vùng mặt và mát xa để tinh chất thấm sâu vào da. Nên sử dụng 2 lần vào buổi sáng và tối. Hiệu quả sẽ gia tăng nếu bạn sử dụng cùng với kem dưỡng Eucerin Spotless Brightening Day SPF30.Bài viết đã chia sẻ cùng bạn những bí mật giúp nhiều người sử dụng sản phẩm Serum dưỡng sáng số 1 toàn cầu từ Eucerin giảm thâm nám gấp 20 lần & kiềm dầu trong suốt 8h hài lòng về sản phẩm này. Nếu bạn cũng đang trong quá trình tìm kiếm một loại serum có tác dụng trị nám và làm sáng da thì sản phẩm từ thương hiệu dược mỹ phẩm nổi tiếng của Đức này có thể là lựa chọn hàng đầu.
doc_39550;;;;;doc_30571;;;;;doc_37475;;;;;doc_12132;;;;;doc_33155
Mặc dù nám da không khiến bạn cảm thấy đau đớn hay khó chịu về mặt thể chất nhưng lại gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng bởi vì chúng thường xuất hiện ngay trên gương mặt. Thuốc trị nám ra đời với công dụng giúp cải thiện tình trạng này, được coi như một giải pháp giúp người bệnh, đặc biệt là chị em phụ nữ lấy lại vẻ tự tin. Khi trên da xuất hiện những chiếc đốm màu nâu nhạt, nâu đậm hay thậm chí là những mảng sắc tố lớn thì được gọi là nám da. Hiện tượng này xảy ra nhiều nhất ở vùng mặt, nhất là dưới mắt và hai bên gò má. Đôi khi nám cũng hiện diện ở những vùng da khác như vùng ngực, cổ, cánh tay,... Nguyên nhân gây nám da có thể là do: Thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn, kiêng khem quá mức để giảm cân khiến da đẩy nhanh tốc độ lão hóa; Tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời thường xuyên; Lo âu, stress trong thời gian dài; Phụ nữ đang mang thai hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh bị thay đổi nội tiết tố,... Hiện nay có rất nhiều biện pháp giúp cải thiện tình trạng nám da, ví dụ như lột da bằng hóa chất, dùng viên uống bổ sung trị nám, bắn tia laser, bôi kem trị nám,... Trong đó sử dụng viên uống được coi là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện và giúp đem lại hiệu quả từ sâu bên trong để làm mờ dần các vết thâm nám. 2. Viên uống Sakura HCL White Blossoms Ex có cơ chế hoạt động chính là ức chế quá trình melanin tổng hợp, từ đó dần làm mờ và xua tan những vết nám mất thẩm mỹ trên da mặt. Thuốc trị nám này có 2 thành phần quan trọng là: Hythiol-C: hoạt chất này giúp ức chế sự gia tăng của enzyme tyrosinase (đây là enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp melanin); Vitamin C: công dụng chính của vitamin này là chống oxy hóa, tăng sinh collagen trong cơ thể giúp tái tạo các tế bào biểu bì và làm sáng da. Thuốc trị nám Vita White Plus: Đây cũng là một loại thuốc trị nám do thương hiệu Kokando đến từ Nhật Bản sản xuất. Trong viên uống này có chứa vitamin B, C, E tham gia vào quá trình trao đổi chất, tái tạo tế bào da giúp làn da luôn tươi sáng, rạng rỡ. Thuốc trị nám Melin-C của Hàn Quốc: Đây là loại thuốc có công dụng cân bằng sắc tố da, làm mờ vết nám và giúp da luôn trắng hồng tự nhiên nhờ vào đặc tính của các hoạt chất sau đây: Axit Ascorbic: nhờ có hoạt chất này mà hàm lượng lớn collagen sẽ liên tục được tạo ra, khiến da lấy lại được độ săn chắc và đàn hồi đáng kể; L-Cystein: chất này thường góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi chất cũng như bài tiết độc tố trên da, nhờ đó làn da sẽ trở nên khỏe mạnh và trắng sáng hơn; Calcium Pantothenate: là một trong những thành phần không thể thiếu cấu tạo nên Coenzyme giúp ngăn ngừa và giảm thâm nám, cân bằng sắc tố da. Thuốc trị nám The History of Whoo: Đây là dòng sản phẩm cao cấp có xuất xứ từ Hàn Quốc rất hiệu quả trong việc giảm thiểu thâm nám và cải thiện đáng kể các vùng da bị thâm sạm. Ngoài việc chứa một hàm lượng không nhỏ các loại vitamin hữu ích, loại thuốc này còn được chiết xuất từ các thảo dược quý hiếm như đông trùng hạ thảo, nhân sâm,... giúp làn da luôn mịn màng và tươi trẻ. Thuốc trị nám Collagen Label N – Reskin 3: Đây là một đại diện trị nám đến từ nước Đức và được sản xuất bởi tập đoàn NTP Group nổi tiếng trong lĩnh vực Y dược. Trước khi được đưa ra thị trường, viên uống này đã trải qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng viên uống này, người tiêu dùng có thể nhận ra sự thay đổi đáng kể khi các vết thâm nám bắt đầu mờ dần. Điều này là nhờ 2 thành phần chính sau: Glutathione: hoạt chất này giúp chống lại quá trình oxy hóa rất hiệu quả, qua đó hạn chế tình trạng lão hóa và cải thiện làn da; Chiết xuất từ hạt quả nho: bao gồm OPC và Polypenol, đây được coi là thành phần đặc biệt quan trọng giúp chống oxy hóa, ngăn cản tác động có hại từ tia cực tím, tăng sinh collagen để lấy lại độ đàn hồi, trắng sáng cho da. Không thể phủ nhận những công dụng thần kỳ do những loại thuốc trên đem lại nhưng để đảm bảo tính hiệu quả và độ an toàn trong quá trình sử dụng sản phẩm, bạn cần ghi nhớ những điều sau: Trong những viên uống trị nám có thể chứa một số thành phần dược chất gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng. Do đó trước khi dùng bất kỳ loại thuốc trị nám nào bạn hãy đi khám và tham khảo tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa da liễu để lựa chọn cho mình loại thuốc phù hợp nhất; Những thuốc trị nám chỉ có công dụng hỗ trợ chứ không điều trị nám da triệt để được. Vì thế để phát huy tối đa tác dụng của các sản phẩm trị nám, bạn nên kết hợp việc điều trị song song với chế độ ăn hợp lý, lối sống khoa học, vận động hàng ngày và hạn chế việc tiếp xúc với các tác nhân gây nám da để giúp da luôn khỏe mạnh, hồng hào. Hy vọng rằng những thông tin về 5 sản phẩm trị nám sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn hợp lý và cải thiện được tình trạng nám da một cách hiệu quả nhất.;;;;;Nám tàn nhang là hai vấn đề về da mà rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là phụ nữ khiến chị em mất đi vẻ tự tin và thẩm mỹ trên gương mặt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp giúp điều trị nám tàn nhang. Trong đó các loại thuốc trị nám tàn nhang được mọi người tin dùng nhất nhờ tính hiệu quả và tiện dụng của những sản phẩm này. Các hắc tố melanin là yếu tố quyết định nên màu da của mỗi người. Đây là một dạng chất có khả năng bảo vệ da trước tác động của tia UV từ ánh sáng mặt trời rất hiệu quả. Tuy nhiên nếu cơ thể sản xuất quá nhiều melanin thì sẽ khiến những hắc sắc tố này tích tụ trên da trở thành những vết nám tàn nhang kém thẩm mỹ. Nám và tàn nhang thường xuất hiện nhiều ở trên da mặt, nhất là mũi, cằm, hai bên gò má hoặc trán. Mặc dù chúng không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại khiến chúng ta cảm thấy mất tự tin rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám da bao gồm:Nội tiết tố thay đổi, thường xảy ra nhiều ở nữ giới đang mang thai, rối loạn kinh nguyệt, tiền mãn kinh, phụ nữ sau sinh,... ;Do di truyền: nếu trong gia đình có ông bà, cha mẹ bị nám tàn nhang thì thế hệ sau cũng sẽ dễ gặp phải hiện tượng này;Tuổi tác: tuổi càng cao thì lượng estrogen trong cơ thể sẽ càng giảm và điều này sẽ kích thích sự sản sinh của melanin gây nám da và tàn nhang;Căng thẳng, lo âu, stress: nguy cơ lão hóa da sẽ tăng cao nếu bạn trải qua thời gian dài chìm trong những cảm xúc tiêu cực này;Chế độ sinh hoạt bất hợp lý, thường xuyên mất ngủ: thức khuya, mất ngủ, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, không uống đủ nước,... sẽ khiến tình trạng nám da, tàn nhang trở nên nghiêm trọng hơn;Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử và ánh sáng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ da;Dùng các sản phẩm chăm sóc da kém chất lượng, hàng giả hàng nhái hoặc đồ gia công không rõ nguồn gốc xuất xứ khiến da bị thương tổn, bào mòn;Tác dụng phụ khi dùng thuốc như thuốc kháng sinh (Cyclin, thiazid, tetracycline, sulfamid, chlorpromazine, phenergan) hay thuốc tránh thai,... có khả năng làm thay đổi hormone của cơ thể dẫn đến sự hình thành của các vết nám, tàn nhang trên da. 2. Một số loại thuốc trị nám tàn nhang hiệu quả được bác sĩ da liễu khuyên dùng2.1. Thuốc trị nám tàn nhang dạng kem bôiĐây là một sản phẩm trị nám tàn nhang do thương hiệu Innisfree của Hàn Quốc sản xuất. Loại kem này rất thích hợp để sử dụng cho đối tượng bị thâm nám da và người trong độ tuổi từ 25 trở lên. Thành phần chứa trong một hũ kem Innisfree bao gồm: vitamin C, chiết xuất trái cây trên đảo Jeju, glycerin, arbutin, acid nitric,... Khi kết hợp với nhau những hoạt chất này sẽ giúp loại bỏ hết bã nhờn, bụi bẩn, se khít lỗ chân lông và cấp ẩm cho da. Nhờ đó làn da của bạn sẽ trở nên sáng bóng mịn màng, khỏe mạnh hơn và mờ dần các vết thâm nám, tàn nhang. Eucerin là một loại kem giúp trị nám tàn nhang có xuất xứ từ Đức. Không chỉ giúp giảm thâm nám, tàn nhang hiệu quả mà loại kem này còn có tác dụng giảm mụn và các vết đồi mồi trên da. Kem có chứa nhiều hoạt chất như B-Resorcinol, cam thảo, vitamin C giúp làn da trở nên tươi trẻ, căng mịn và khỏe mạnh từ sâu bên trong, qua đó giúp cải thiện hiệu quả những vùng da bị thâm nám, tàn nhang che phủ. Kem Nacos trị nám là một sản phẩm của Hàn Quốc, được sản xuất theo công nghệ Eraser 2.0 hiện đại với sự kết hợp của nhiều thành phần như kolik acid, glycolic, niacinamide khá an toàn và lành tính cho da. Kem có tác dụng là giảm hắc sắc tố, cấp ẩm cho da và làm mờ các vết thâm nám, giúp da trở nên mềm mịn hơn chỉ sau khoảng 4 - 6 tuần sử dụng.2.2. Thuốc trị nám tàn nhang dạng viên uốngĐây là thuốc trị nám tàn nhang có xuất xứ từ Nhật Bản, thích hợp cho những người có làn da kém sắc, sạm nám, xỉn màu,... Cơ chế tác động của loại thuốc này đó là ức chế sự sản sinh ra melanin, đồng thời bổ sung độ ẩm và cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng làn da. Dưới đây là 3 hoạt chất chính của viên uống Transino với công dụng đặc trưng của chúng:Ascorbic Acid: giúp kích thích cơ thể tăng sản xuất collagen, giảm sự hình thành và phát triển của các hắc tố melanin, qua đó hỗ trợ tăng cường khả năng chống oxy hóa và giúp đem lại một làn da căng bóng, tươi trẻ hơn;L-Cysteine: công dụng của hoạt chất này là giúp đào thải độc tố, chống lại quá trình oxy hóa và hạn chế tình trạng chảy xệ cho da;Pyridoxine Hydrochloride: giúp tăng cường sức đề kháng để chống lại các tác nhân có hại xâm nhập từ môi trường bên ngoài, bao gồm cả những yếu tố có thể làm tổn thương làn da của bạn. Một sản phẩm khác cũng đến từ xứ sở hoa anh đào đó chính là viên uống Sakura HCL White Blossoms EX trị nám tàn nhang. Sản phẩm này được nhiều người dân Nhật Bản ưa chuộng nhờ công dụng hiệu quả mà nó đem lại và viên uống hiện cũng được phân phối nhiều tại Việt Nam. Các thành phần chứa trong viên uống bao gồm:Vitamin C: hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình sản sinh collagen giúp tái tạo các tế bào da, đem tới diện mạo tươi trẻ cho làn da của bạn;Hythiol-C: là một thành phần hoạt chất có trong nấm men giúp hạn chế melanin, xóa mờ vết thâm nám và tàn nhang hiệu quả. Có nguồn gốc từ Mỹ và được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, viên uống Double White được nhiều người sử dụng nhờ công dụng của các thành phần hoạt chất có trong sản phẩm này: N-Acetyl Cysteine: là một dạng acis bán yếu do các methionine và acid amin serine sản sinh. Công dụng của chất này là giúp chống nắng và cản trở quá trình oxy hóa mạnh mẽ;L-Glycine: có tác dụng tăng sự đàn hồi cho da, cải thiện nếp nhăn và tình trạng chảy xệ, ngăn ngừa tác động từ tia UV trong ánh nắng mặt trời;Polypodium Leucotomos: chống lại sự hình thành của các gốc tự do (nguyên nhân của sự mất cân bằng protein trong cơ thể), kích thích quá trình sản sinh protein cho da, chống tia cực tím, đảm bảo làn da luôn tươi trẻ, đàn hồi. Trên đây là những thông tin về các loại thuốc trị nám tàn nhang được các bác sĩ da liễu khuyên dùng. Bên cạnh phương pháp dùng thuốc thì người bị nám tàn nhang cũng có thể tham khảo thêm những biện pháp khác như điều trị bằng laser, tẩy da chết, phẫu thuật,... để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Cho dù áp dụng phương pháp nào thì bạn cũng nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín, chất lượng nơi có những bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm và có tâm để điều trị an toàn và hiệu quả.;;;;;Thiamidol còn được gọi với tên Isobutylamido Thiazolyl Resorcinol (ITR). Đây là một hợp chất được nhiều người biết đến và sử dụng rộng rãi từ năm 2018 nhờ vào khả năng ức chế Tyrosinase. Trong 50.000 hợp chất có khả năng ức chế Tyrosinase đã được biết đến hiện nay, hoạt chất Thiamidol còn được xem là chất mạnh nhất dựa trên các nghiên cứu tiến hành trên mô hình mô phỏng Tyrosinase ở người.Theo đó Tyrosinase là một trong các enzyme có khả năng tổng hợp ra Melanin hình thành sắc tố da, nếu cơ thể không có Tyrosinase sẽ gây bệnh bạch tạng, nhưng nếu dư Tyrosinase sẽ khiến làn da đen, sạm và nám. Một đặc điểm đáng lưu ý khác đó chính là Tyrosinase được hoạt hóa mạnh bởi tia cực tím (tia UV) - đây cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng da sạm nám, tối màu khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.Dựa trên cơ chế tác dụng lên sắc tố da của Tyrosinase, người ta đã ứng dụng hiệu quả ức chế Tyrosinase của Thiamidol để phục vụ nhu cầu làm đẹp của con người. Năm 2019, thương hiệu Eucerin đã nghiên cứu và ứng dụng thành công hoạt chất dưỡng trắng đột phá có tên gọi là Thiamidol vào các sản phẩm điều trị sắc tố da và được độc quyền ứng dụng trong các sản phẩm của Eucerin. Thiamidol ức chế được Tyrosinase sẽ giúp dưỡng trắng, ngăn ngừa và làm mờ thâm, nám, sạm da... Bên cạnh khả năng làm trắng, Thiamidol cũng giúp bảo vệ da trước tia UV, ngăn ngừa sắc tố da hình thành. 2.1. Dưỡng sáng da, giảm thâm nám từ sâu bên trong Một nghiên cứu được tiến hành đã so sánh về hiệu quả trị nám của hoạt chất Thiamidol 0.2% và Hydroquinone 2%, sau 12 tuần nghiên cứu, các vết nám đen trên mặt của người sử dụng Thiamidol đã giảm đi nhiều hơn so với vết nám của người dùng Hydroquione. Một nghiên cứu khác cũng đúc kết được rằng việc sử dụng Thiamidol 4 lần/ngày trên da sẽ cho hiệu quả điều trị nám tốt hơn so với tần suất sử dụng chỉ 2 lần/ngày.Thiamidol ức chế Tyrosinase, từ đó ức chế sản sinh Melanin (đây là nguyên nhân chính gây thâm nám, đồi mồi, da không đều màu...) giúp hạn chế nguy cơ xuất hiện các vết thâm nám từ sâu bên trong. Thiamidol có thể thẩm thấu sâu vào lớp trung bì và hạ bì, tiêu diệt các tế bào gốc tự do sản sinh Melanin dưới da, ngừa nám, tàn nhang và giúp da sáng lên trông thấy. Hoạt chất Thiamidol cũng được chứng minh có khả năng làm trắng da và hấp thu vào da tốt hơn, mang lại hiệu quả dưỡng trắng da toàn diện.So với các chất cùng tác dụng ức chế enzyme Tyrosinase, Thiamidol hiệu quả vượt trội hơn và hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ như sạm da tạm thời. Bên cạnh đó, Thiamidol tuy có khả năng làm trắng toàn diện nhưng rất an toàn và phù hợp sử dụng hằng ngày. 2.2. Thiamidol bảo vệ da trước tác hại tia UV, cải thiện và ngăn ngừa đồi mồi Thiamidol có khả năng tạo ra một hàng rào chắn ngăn ngừa UV, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Các đốm đồi mồi thường xuất hiện trên mặt, tay và các bộ phận khác khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Da bị đồi mồi là những vùng nhỏ bị đổi màu (tăng sắc tố) có thể nhìn thấy rõ trên da, phổ biến nhất ở những người trên 40 tuổi hoặc có thể xảy ra sớm hơn. Thiamidol có tác dụng cải thiện và ngăn chặn hiện tượng đồi mồi rất hiệu quả.Như đã đề cập, Thiamidol làm giảm hiệu quả sản xuất Melanin nhờ ngăn chặn enzyme Tyrosinase chuyển đổi axit amin Tyrosine thành Melanin. Dần dần Melanin được vận chuyển từ lớp đáy của da lên trên giúp các đốm sắc tố dần mờ đi, da sáng hơn và được ngăn chặn xuất hiện các đốm nâu trở lại. 3. Thiamidol kết hợp cùng công nghệ Crystal mang lạ hiệu quả đột phá Thiamidol được ứng dụng độc quyền trong các dòng sản phẩm dưỡng da của thương hiệu Eucerin. Thiamidol rất nhẹ nhàng, có thể sử dụng tốt cho cả da nhạy cảm, phù hợp với làn da của mọi sắc tộc hoặc độ tuổi, hiệu quả trên mọi loại da và tông màu. Đặc biệt tác dụng của Thiamidol còn được củng cố hơn nữa khi kết hợp cùng công nghệ Crystal.Công nghệ Crystal là một công nghệ hoàn toàn mới nhờ sự kết hợp giữa:Hydro Gel: Thể gel đặc kẹo nhưng tan trong nước và tan rất nhanh, đem lại khả năng hấp thụ tuyệt vời, nhờ đó mang các hoạt chất khác, cụ thể là Thiamidol cùng thẩm thấu vào da. Ngoài ra, Hydro Gel còn làm mượt da tức thì, mang lại cảm giác dễ chịu và làm da căng mọng lâu dài.Oil-in-water format (“Dầu-trong-nước”): tạo thành một kết cấu siêu mỏng nhẹ, thẩm thấu nhanh và sâu, kiểm soát bóng dầu nhờ khả năng hấp thụ dầu trên bề mặt da.Nhờ đó, công nghệ Crystal giúp texture của sản phẩm chứa Thiamidol trở nên siêu mỏng nhẹ và kiềm dầu tốt. Lưu ý, việc kiềm dầu trong quá trình điều trị thâm nám từ sâu bên trong là việc rất cần thiết. Vì da dầu thường có lớp sừng dày, gây khó khăn trong việc thẩm thấu dưỡng chất, với sợi bã nhờn nhiều gây bít tắc lỗ chân lông.Có thể thấy sản phẩm serum dưỡng sáng số 1 toàn cầu từ thương hiệu Eucerin: “Eucerin Crystal Booster Serum” đã khéo léo kết hợp thành phần điều trị nám Thiamidol và công nghệ Crystal giúp làm giảm thâm nám gấp 20 lần và kiềm dầu trong suốt 8 giờ. Crystal Serum là một giải pháp giảm thâm nám cho da nhờn và hỗn hợp vì được chứng minh lâm sàng về khả năng kiểm soát dầu lên đến 8 giờ nhờ Công nghệ Crystal. Bên cạnh đó sản phẩm này còn chưa thành phần Hyaluronic Acid và Glycerin giúp cấp ẩm sâu và căng mướt da.Ngoài công nghệ Crystal nổi bật trong sản phẩm giảm thâm nám cho da nhờn và da hỗn hợp, Thiamidol còn góp mặt trong sản phẩm Booster Serum (Spotless Brightening Booster Serum) với nồng độ hoạt chất dưỡng ẩm cao hơn, phù hợp cho làn da khô và da thường, giúp làn da sẽ trở nên trắng sáng, rạng rỡ chỉ sau 2 tuần sử dụng.;;;;;Kem trị nám ban ngày Rilastil D Clar Uniforming and Depigmenting Cream SPF 50+ là sản phẩm trị nám ban ngày trong dòng sản phẩm dược mỹ phẩm cao cấp Rilastil đến từ Italia. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn. 1. Nguyên nhân gây nám da Nám da là tình trạng rối loạn tăng sắc tố da xảy ra ở từng mảng da, làm cho da có màu sẫm hơn bình thường. Các vị trí hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, cánh tay... là các vị trí thường hay bị nám da.Nám da có thể đến từ nguyên nhân nội sinh như do rối loạn nội tiết tố hoặc nguyên nhân ngoại sinh như tiếp xúc ánh nắng mặt trời gay gắt: các tia bức xạ UVA và UVB có trong ánh nắng kích thích tế bào hắc tố...Kem trị nám ban ngày Rilastil D Clar Uniforming and Depigmenting Cream SPF 50+ là sản phẩm trị nám ban ngày trong dòng sản phẩm dược mỹ phẩm cao cấp Rilastil đến từ Italia. 2. Công dụng của sản phẩm kem trị nám ban ngày Rilastil D Clar Uniforming and Depigmenting Cream SPF 50+ Công dụng của sản phẩm kem trị nám ban ngày Rilastil D Clar Uniforming and Depigmenting Cream SPF 50+Chống và điều chỉnh thoái hóa sắc tố da đang tiến triển và đồng nhất màu da. Tác động ngăn chặn tàn nhang, đốm nám, sạm.Bảo vệ làn da khỏi tia tử ngoại UVB – UVA nhờ vào lớp chống nắng vật lý SPF 50+.Tăng tính đàn hồi của da. Rilastil D-Clar Uniforming and Depigmenting Cream spf50+ 50ml giúp đồng nhất màu da 3. Thành phần chính của sản phẩm kem trị nám ban ngày Rilastil D Clar Uniforming and Depigmenting Cream SPF 50+ Tetrapeptid – 30: Thành phần có tác dụng chống lại sự hình thành melanin, hắc tố da, thông qua làm giảm quá trình tia UV hoạt hóa gen POMC trên lớp tế bào thượng sừng của da.Vitamin PP: thành phần được chứng minh là có tác dụng chống viêm da, giữ cho các tế bào da khỏe mạnh, chống lại tác động của bức xạ cực tím (UV) gây tổn thương da.Natri DNA (muối của acid deoxyribonucleic - DNA): có tác dụng kích thích sự tái tạo và tái sinh của các nguyên bào sợi và tế bào thượng bì (keratinocyte), làm tăng độ đàn hồi của da và tạo điều kiện cho sự sản sinh của các mô tạo hạt giúp liền sẹo trên da. 4. Cách sử dụng sản phẩm kem trị nám ban ngày Bạn cần lắc chai và thoa vào buổi sáng lên vùng da được chú ý (như da mặt, cổ, vùng dưới cổ và cánh tay), xoa nhẹ. Bạn có thể thoa nhiều hơn 1 lần mỗi ngày nếu cần thiết hoặc có sự chỉ dẫn của bác sĩ.Kem trị nám ban ngày Rilastil D Clar Uniforming and Depigmenting Cream SPF 50+ có chứa các thành phần trị nám. Để đảm bảo hiệu quả, bạn nên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng.;;;;;Tia UV hay còn gọi là tia tử ngoại từ mặt trời là tác nhân hàng đầu khiến da bị sạm màu. Nếu phải tiếp xúc nhiều, da rất dễ bị tổn thương, khả năng lão hoá sớm vô cùng cao và dễ thấy nhất là bị thâm sạm, xỉn màu, nghiêm trọng hơn là chúng gây ra tăng rủi ro ung thư da. Bôi kem chống nắng giúp da có được sự bảo vệ tốt hơn trước các tác nhân gây hại như khói bụi ô nhiễm hay ánh nắng gắt,... Bên cạnh đó, một số công dụng của kem chống nắng không thể không kể đến như: Cải thiện và bảo vệ sức khỏe làn da: Thời điểm oi nồng nắng gắt là lúc các thành phần trong da như collagen, elastin và keratin,... cần được bảo vệ một cách toàn diện. Kem chống nắng trong những lúc như vậy sẽ giúp ngăn chặn các thành phần ảnh hưởng tới các protein này trên da. Tạo chiếc khiên bảo vệ trong các lớp vải như khẩu trang, áo khoác: Tia UV vốn có thể xuyên qua các loại vải vóc bình thường như khẩu trang, nón mũ và áo khoác, do đó kem chống nắng sẽ là lớp bảo vệ tối ưu trước tia UV trước tình trạng này. Các loại kem chống nắng hiện nay trên thị trường còn được kết hợp với kem nền, vừa là một lớp makeup, vừa là lớp khiên chống nắng, 2 công dụng chỉ một lần bôi, quá thuận tiện và hợp lý. Các chuyên gia da liễu đã chỉ ra rằng, kem chống nắng nên là bước cuối cùng trong chu trình dưỡng da ban ngày và là bước đầu tiên trong trang điểm. Dưỡng da với kem dưỡng, sau đó bôi kem chống nắng rồi tới kem nền là thứ tự hợp lý nhất. Một số chị em cho rằng, vì trong thành phần kem nền hiện nay có chứa chỉ số SPF nên có thể lược bỏ bước bôi kem chống nắng. Tuy nhiên, mỗi loại kem sẽ có tác dụng riêng của nó, dù kem nền có thêm thành phần chống nắng thì cũng chỉ là hỗ trợ mà thôi. Các chuyên gia đã khuyến nghị rằng, kem chống nắng đủ để bảo vệ da là các loại kem với chỉ số SPF trên 30. Do vậy để da được bảo vệ tối ưu, chị em nên chú ý chỉ số SPF khi mua kem chống nắng nhé. Kết hợp với các sản phẩm trang điểm cũng rất cần chọn lọc kem chống nắng. Hai loại kem chống nắng là hoá học và khoáng chất là hai loại thường được ưu tiên lựa chọn sử dụng. Với kem chống nắng hoá học, bạn nên sử dụng sau bước kem dưỡng và trước kem nền để kem chống nắng phát huy hiệu quả tốt nhất. Còn đối với kem chống nắng khoáng chất, thứ tự bôi là không còn quan trọng nữa. Sự phản xạ lại các tia có hại như tia UV lúc này đã được lớp khoáng chất có trong kem đảm nhận, nên khả năng chống nắng bảo vệ da là không cần phải bàn tới. 3. Lý do nên sử dụng kem chống nắng sau kem dưỡng và trước kem nền Đầu tiên phải kể đến, đó là kem chống nắng sẽ giúp cho kem dưỡng hoạt động tốt hơn trên da. Bôi kem chống nắng sau kem dưỡng, da sẽ hấp thụ được các dưỡng chất từ kem dưỡng, kem chống nắng cũng không bị loãng ra và trở thành tấm khiên vững chắc bảo vệ da trước các tác nhân có hại. Kế đến phải nói đến việc hạn chế các chất có hại hay kích ứng từ kem nền. Các loại kem nền trên thị trường chứa rất nhiều chất độc hại cho da, do đó khi sử dụng kem chống nắng trước, các tác động này sẽ tác động lên da ít hơn, bảo vệ da nhiều hơn. Có 3 bước cần tuân theo khi sử dụng kem chống nắng khi trang điểm để đảm bảo phát huy hiệu quả nhất các công dụng của kem chống nắng, đó là: 4.1. Bước 1: Rửa sạch mặt và dưỡng da bằng toner cùng kem dưỡng Sữa rửa mặt có thể khiến da dễ bị mất cân bằng do chênh lệch p H. Việc sử dụng toner sau khi rửa mặt sẽ giúp da cân bằng lại độ p H cũng như độ ẩm. Toner cũng hỗ trợ làm dịu da sau khi rửa, lỗ chân lông lúc này sẽ được thu nhỏ lại để tránh các sự xâm nhập của các chất độc hại. Sau đó đến thao kem dưỡng. Kem dưỡng chỉ nên lấy vừa đủ bôi một lớp mỏng trên mặt và kết hợp mát xa. Việc này sẽ giúp kem được thẩm thấu vào da nhiều và sâu hơn. 4.2. Bước 2: Bôi kem chống nắng Là một bước trong quá trình trang điểm, các loại kem chống nắng được khuyên dùng là các loại kem dạng dưỡng hoặc serum để tránh cảm giác nặng nề cho mặt. Các bác sĩ da liễu khuyên rằng, bôi kem chống nắng lên mặt thay vì thoa đều khắp mặt, các chị em nên vỗ nhẹ cho kem thấm và tiệp hoàn toàn vào da. Điều này còn giúp giảm nguy cơ kích ứng bởi các thành phần hoá học trong kem. Nhiều bạn bôi kem chống nắng thường chỉ tập trung vào vùng mặt mà quên mất vùng quanh mặt như tai và cổ. Hãy bôi hết toàn bộ để bảo vệ cả các vùng này nữa nhé. Sau khi bôi kem chống nắng, chị em nên đợi từ 3 đến 5 phút để da ráo bớt rồi tiếp tục các bước trang điểm tiếp theo nhé. 4.3. Bước 3: Bắt đầu trang điểm từ việc sử dụng kem nền Kem nền kết hợp tốt nhất với kem chống nắng là kem nền dạng sữa, kết hợp má hồng dạng kem sẽ đem lại hiệu quả chống nắng và trang điểm hiệu quả. 5. Những lưu ý khi bôi kem chống nắng trong quá trình trang điểm Việc rõ ràng thứ tự bôi là để kem nền, kem chống nắng và kem dưỡng ẩm không bị trộn vào nhau. Bởi vì nếu trộn các loại mỹ phẩm lại với nhau sẽ gây ra các kích ứng cho da và làm giảm các chức năng riêng biệt là dưỡng ẩm, chống nắng và làm nền cho lớp trang điểm. Với nhiều người thường xuyên trang điểm, nhiều người thường bỏ qua bước dùng kem chống nắng sau khi tẩy trang để trang điểm lại vì ngại tốn thời gian. Tuy nhiên đây là một lưu ý tới chị em vì nếu chỉ để tiết kiệm thời gian nhưng lại đẩy nhanh tốc độ lão hoá của làn da thì là một đánh đổi không xứng đáng. Ngoài dạng kem thường thấy, trên thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều loại cũng như dạng kem chống nắng khác như kem chống nắng dạng xịt, dạng lăn, dạng phấn,... Có rất nhiều loại kem chống nắng tiện dụng trên thị trường hiện nay như kem chống nắng dạng xịt hay dạng phấn. Tùy nhu cầu sử dụng mỗi người hãy chọn cho mình các loại kem chống nắng phù hợp để tiện trong quá trình dặm thêm vì thông thường, các loại kem chống nắng chỉ có tác dụng trong vòng 4 tiếng sau khi bôi. Cứ cách 4 tiếng này, các bạn cần bôi lại kem chống nắng một lần để bảo vệ làn da nhé.
question_42
Bệnh nhân thiếu máu cơ tim nên ăn gì, kiêng gì?
doc_42
Thiếu máu cơ tim là tình trạng nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tử vong. Thiếu máu cơ tim nên ăn gì để cải thiện các triệu chứng của bệnh và ngăn ngừa biến chứng là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong việc kiểm soát và ngăn ngừa sự tiến triển của tình trạng cơ tim bị thiếu máu. Dưới đây là những thực phẩm mà người bệnh bị thiếu máu cơ tim nên bổ sung: 1.1 Thực phẩm giàu chất xơ Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp bạn no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn. Đồng thời việc ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ như rau củ, trái cây cũng giúp hạn chế nạp thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ và thức ăn nhanh – các thực phẩm có lượng calo cao. Nhờ vậy có thể giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu. Rau và trái cây còn giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Ngoài ra, đây cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể như kali, canxi… Theo các chuyên gia, lượng rau củ và trái cây mỗi ngày bạn cần bổ sung là khoảng 500g. Các loại rau củ giúp bổ sung chất xơ, là thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu cơ tim. Các thực phẩm giàu omega-3 gồm các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu… Các axit béo này có tác dụng tốt trong việc hạ huyết áp, giảm sự hình thành của các mảng xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ đột tử do tim… Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần. Bên cạnh đó có thể bổ sung omega-3 qua các thực phẩm khác như dầu cá, viên uống omega-3… Trước khi sử dụng các thực phẩm này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung lượng omega-3 phù hợp với thể trạng. 1.3 Ngũ cốc nguyên hạt Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm giàu chất xơ, có tác dụng tốt trong việc giảm LDL- cholesterol (cholesterol xấu) nhờ đó giảm nguy cơ bệnh tim. Các loại ngũ cốc có hàm lượng chất xơ hòa tan cao có thể kể đến như yến mạch, các loại đậu và lúa mạch. Bên cạnh đó, các loại đậu và hạt cũng là một nguồn cung cấp protein thực vật, chất béo lành mạnh và vi chất dinh dưỡng tốt cho người mắc bệnh tim. 1.4 Trà xanh Hàm lượng cao chất chống oxy hóa trong trà xanh có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ của chất béo trong động mạch, chống đông máu, đồng thời cải thiện sự giãn nở của mạch máu, tăng cường lưu thông máu. 1.5 Rượu vang Một số nghiên cứu cho thấy nếu uống một lượng vang đỏ vừa phải mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe tim mạch. Bởi trong vang đỏ có các hoạt chất giúp chống oxy hóa, giúp loại bỏ được nguồn cholesterol xấu và tăng cường tổng hợp cholesterol tốt. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên uống không quá 150 ml rượu vang mỗi ngày. Uống quá nhiều loại rượu này sẽ gây phản tác dụng. 1.6 Thực phẩm giàu vitamin E Vitamin E hoạt động giống như một chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ tim mạch. Nguồn cung cấp vitamin E có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm thông dụng như: bơ, rau màu xanh đậm, dầu thực vật, ngũ cốc nguyên hạt… Tỏi là một loại gia vị thông dụng giàu chất chống oxy hóa, tốt cho tim mạch. Allicin – một hợp chất có trong tỏi tươi – được phát hiện có tác dụng giảm cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol trong máu, nhờ vậy giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. 1.8 Nghệ Nghệ được biết đến là một loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho tim mạch. Củ nghệ chứa curcumin, có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và đặc biệt ngăn ngừa các cục máu đông. Curcumin cũng làm giảm chỉ số cholesterol xấu và ngăn sự hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch. 1.9 Hạt tiêu Thành phần capsaicin trong hạt tiêu có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa việc hình thành cholesterol xấu trong cơ thể. Loại gia vị này có thể giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như: ung thư, bệnh tự miễn, bệnh tim mạch, giúp cải thiện lưu thông máu, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 1.10 Thực phẩm giàu vitamin C Các nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu hụt vitamin C có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Trong khi đó bổ sung vitamin C giúp giảm độ cứng của động mạch do xơ vữa, giữ cho động mạch trở nên thông thoáng và dẻo dai. Các thực phẩm giàu vitamin C cũng giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, vì vậy tốt cho người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim. Vitamin C thường có nhiều trong các loại quả như chanh, cam, bưởi… 1.11 Gừng Gừng có chứa các hợp chất có lợi cho tim mạch như gingerols và shogaols. Gừng giúp ngăn ngừa sự hình thành mảng bám, giảm cholesterol toàn phần và ngăn chặn quá trình oxy hóa các chất béo có hại. 1.12 Ngũ cốc nguyên cám Gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen… là những loại ngũ cốc nguyên cám giàu chất xơ, giúp kiểm soát tốt lượng đường và cholesterol trong máu. Người bị thiếu máu cơ tim không nên ăn muối, thịt đỏ,… bởi các thực phẩm này có thể làm tăng cholesterol xấu và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh những thực phẩm nên ăn người bệnh thiếu máu cơ tim cũng cần ghi nhớ các thực phẩm nên tránh, bao gồm: – Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa, không tốt cho tim mạch. Thay vì ăn các loại thịt này, bạn nên ăn cá, thịt gia cầm không da, protein từ đậu. Đặc biệt người mắc bệnh thiếu máu cơ tim nên cân nhắc việc ăn một bữa không có thịt mỗi ngày. – Muối: Muối có thể gây ứ nước và làm tăng huyết áp. Để giảm muối nạp vào cơ thể, hãy ăn nhiều thực phẩm tươi, ưu tiên cách chế biến luộc, hấp, ăn ít sản phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh. – Đồ ngọt: Khi bạn đưa một lượng đường lớn vào cơ thể, hormone insulin sẽ chuyển hóa đường thành chất béo để cân bằng. Điều này làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch và béo phì. Vì vậy, hạn chế đồ ngọt trong khẩu phần ăn là cách hữu hiệu bảo vệ hệ tim mạch. Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu thiếu máu cơ tim thì nên ăn gì và kiêng gì. Bên cạnh quan tâm đến yếu tố dinh dưỡng, người bệnh thiếu máu cơ tim cần tập luyện thường xuyên và thăm khám theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để kiểm soát bệnh hiệu quả.
doc_16495;;;;;doc_54395;;;;;doc_61003;;;;;doc_60634;;;;;doc_11151
Thiếu máu cơ tim là một bệnh lý phổ biến, có tỷ lệ mắc bệnh và tử vong cao. Vì vậy, người bệnh cần biết thiếu máu cơ tim không nên ăn gì và cần bổ sung những gì để có thể giữ sức khỏe tim mạch ổn định và hỗ trợ quá trình điều trị tốt nhất. Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mạn tính thường biểu hiện chủ yếu qua cơn đau ngực, thường xuất hiện khi người bệnh đang gắng sức và sẽ giảm đi trong trạng thái nghỉ ngơi. Nguyên nhân của bệnh là do sự hình thành mảng xơ vữa từ chất béo, đặc biệt là cholesterol tích tụ xung quanh thành mạch vành, gây hẹp lòng mạch vành cung cấp máu cho tim.Để duy trì một chế độ ăn hợp lý cho những người mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ, quan trọng nhất là kiểm soát lượng chất béo xấu nạp vào cơ thể để hạn chế sự phát triển của mảng xơ vữa và tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giúp giảm cholesterol trong máu. Song song với các loại thuốc và thực phẩm chức năng cho người thiếu máu cơ tim, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn đặc biệt như bên dưới đây. 2.1 Giảm lượng thịt đỏ Thay vì tiêu thụ các loại thịt đỏ, người bệnh nên lựa chọn nguồn protein từ cá, thịt gia cầm không da và đậu. Người mắc bệnh tim do thiếu máu cục bộ mãn tính nên xem xét việc thực hiện một bữa ăn không có thịt mỗi ngày. Về vấn đề thiếu máu cơ tim không nên ăn gì, thịt đỏ là loại thực phẩm thường được khuyến cáo nên giảm tối đa cho người bệnh 2.2 Hạn chế lượng muối Muối có thể gây ứ nước và tăng huyết áp. Để giảm lượng muối trong chế độ ăn uống, người bệnh nên tăng cường tiêu thụ thực phẩm tươi và giảm sử dụng sản phẩm chế biến sẵn như đồ ăn nhanh. 2.3 Giảm đồ ngọt và chất béo bão hòa Khi nạp một lượng lớn đường vào cơ thể, insulin sẽ tăng cao để làm giảm lượng đường trong máu bằng cách chuyển đổi đường thành chất béo. Vì vậy, ăn quá nhiều đồ ngọt có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và béo phì. Do đó, cần hạn chế đồ ngọt trong khẩu phần ăn.Người mắc bệnh tim do thiếu máu cục bộ nên ưu tiên ăn ngũ cốc nguyên hạt, khoai, gạo lứt và hạn chế đường từ các nguồn đồ ngọt như bánh kẹo và nước ngọt có gas. 2.4 Thực phẩm chế biến sẵn Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa phần lớn các thành phần không có lợi cho sức khỏe tim mạch. Các loại thực phẩm này bao gồm nhiều đường, muối, chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa, phụ gia và chất tạo màu thực phẩm. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất là nấu ăn tại nhà từ các nguyên liệu tươi để duy trì sức khỏe tim mạch một cách tối ưu. Các loại thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh cũng cần được hạn chế trong quá trình điều trị thiếu máu cơ tim Bên cạnh việc biết đến bệnh thiếu máu cơ tim không nên ăn gì, người bệnh cũng cần bổ sung một số loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe tim mạch hơn. 3.1 Ưu tiên thực phẩm chứa nhiều chất xơ, tăng cường rau xanh và hoa quả tươi Chất xơ (cellulose) dễ dàng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, yến mạch và lúa mạch. Chất xơ giúp duy trì cảm giác no lâu hơn, giảm cảm giác đói bởi làm giảm thời gian dạ dày trống rỗng và giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Rau xanh và hoa quả tươi là nguồn chất xơ phong phú hơn, cung cấp các vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin C, canxi, kali, lành mạnh cho tim mạch và toàn bộ cơ thể. Do đó, người mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi và ngũ cốc nguyên hạt. 3.2 Xem xét việc bổ sung Omega-3 cho sức khỏe tim mạch Đảm bảo cơ thể được nạp đủ axit béo omega-3 mỗi ngày. Omega-3 là chất có lợi cho tim mạch, chủ yếu có trong các loại cá như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi và cá ngừ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, omega-3 giúp giảm triglyceride (chất béo hỗ trợ cholesterol trong máu), ngăn chặn sự hình thành mảng bám trong động mạch và có thể giảm nguy cơ nhịp tim không đều.Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến khích ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần, nhất là những ai đang gặp vấn đề về tim mạch. Tuy nhiên, bạn cần được tư vấn từ bác sĩ về liều lượng bổ sung dầu cá phù hợp và cơ thể có cần thiết phải bổ sung hay không. Thông thường, mức 100g cá biển mỗi ngày là đủ để cung cấp lượng omega-3 cần thiết cho cơ thể. 3.3 Chọn sữa ít béo, không hoặc tách béo Người mắc bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nên lựa chọn sữa ít béo như sữa đậu nành, sữa chua không béo và phô mai ít béo. Theo nghiên cứu gần đây, các loại sữa giàu kali có thể giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ. Bệnh nhân thiếu máu cơ tim cũng nên thay đổi các loại sữa và phô mai thường sử dụng hằng ngày Thiếu máu cơ tim có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim cấp, một tình trạng có tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngoài ra, các biến chứng nguy hiểm khác như suy tim, loạn nhịp tim, hở van tim cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh. Do đó, việc điều trị, kiểm soát và phòng ngừa bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thăm khám thường xuyên, thay đổi lối sống và chế độ ăn đều là những phương pháp đóng góp vào quá trình kiểm soát bệnh. Khi được chẩn đoán mắc thiếu máu cơ tim, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng có lợi cho tim trở thành yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ làm bệnh diễn tiến nặng, bao gồm: tăng huyết áp, cholesterol cao, béo phì, và tiểu đường. Bên cạnh việc tuân thủ đúng liều lượng thuốc theo đơn của bác sĩ thì việc thay đổi lối sống như bỏ hút thuốc, tập thể dục đều đặn, và duy trì một chế độ ăn uống điều độ đều đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thiếu máu cơ tim. Ngoài ra, để theo dõi và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm các bệnh lý tim mạch có thể xảy ra người bệnh nên thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ. 5.;;;;;Để đảm bảo đúng chế độ ăn kiêng cần thiết, bài viết sẽ điểm qua các nhóm thực phẩm tốt nhất để bạn có thể yên tâm mà không cần quá suy nghĩ về việc mắc bệnh cơ tim ăn gì trong tương lai nữa. 1. Tổng quan về chế độ ăn kiêng cho người thiếu máu cơ tim Chế độ ăn uống trong bệnh thiếu máu cơ tim biểu hiện khá rõ qua quá trình bệnh lý, từ giai đoạn hình thành các mảng xơ vữa, chức năng nội mô thay đổi, tăng nguy cơ tạo huyết khối và quá trình viêm.Chế độ ăn kiêng hỗ trợ điều trị thiếu máu cơ tim thường tập trung vào mục đích giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách khuyến khích mọi người ăn thực phẩm chống viêm, có lợi cho tim mạch càng sớm càng tốt. Đối với những người mắc bệnh thiếu máu cơ tim, mọi người nên đặt chế độ ăn kiêng đủ chất và phù hợp làm yếu tố quan trọng nhất 2. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thiếu máu cơ tim Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về việc thiếu máu cơ tim nên ăn gì, thì theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), dưới đây sẽ là những nhóm thực phẩm an toàn mà bạn có thể áp dụng vào bữa ăn hằng ngày ngay từ hôm nay. 2.1 Nhóm thực phẩm có lợi Hoa quả và rau củ Chế độ “ăn cầu vồng” là một trong những cách tốt nhất để bạn có thể nhớ và tiêu thụ nhiều loại hoa quả và rau củ có màu sắc khác nhau mỗi ngày. Các chất chống oxy hóa tự nhiên có trong nhóm thực phẩm này cũng là cách trị thiếu máu cơ tim đơn giản nhất mà bạn có thể chủ động thay đổi.Một số nhóm hoa quả và rau củ cầu vồng tiêu biểu:● Táo● Việt quất● Bông cải xanh● Cam● Tiêu● Các loại rau lá xanh● Cà chua Dầu cá Dầu cá hoặc các loại cá giàu omega-3 có đặc tính chống viêm rất tốt và giúp cải thiện sức khỏe của người bị thiếu máu cơ tim. Các loại cá có nhiều axit béo omega-3 bao gồm:● Cá hồi● Cá tuyết đen● Cá thu● Cá trích● Cá mòi● Cá ngừ vây xanh Các loại ngũ cốc nguyên hạt Hãy thay thế dần các loại ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt vì chúng chứa nhiều chất xơ có lợi hơn, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim từ sớm. Những nhóm thực phẩm chứa ngũ cốc nguyên hạt cơ bản là:● Bánh mì nguyên hạt● Mì ống nguyên chất● Yến mạch● Gạo lức● Các loại quả hạt có vỏ cứng, hạt và cây họ đậu Ngũ cốc nguyên hạt cho mỗi buổi sáng là lựa chọn tốt nhất cho bệnh thiếu máu cơ tim Thực phẩm từ sữa ít béo Các loại thực phẩm từ sữa, thịt và trứng là nguồn cung cấp chất béo bão hòa và cholesterol chính. Hãy lập kế hoạch ăn kiêng mới để loại bỏ các nhóm thực phẩm này và thay vào đó bằng các sản phẩm khác như:● Sữa tách béo hoặc 1% béo● Sữa chua không béo, sữa chua ít béo● Phô mai ít béo hoặc giảm béo Thịt nạcĐặc biệt với những người mắc bệnh thiếu máu cơ tim, thịt nạc sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các bữa ăn hằng ngày để cắt giảm chất béo bão hòa và các chất khác làm tăng cholesterol có trong thịt đỏ và thịt chế biến sẵn. Các loại thịt nạc không qua chế biến bao gồm:● Thịt gia cầm không da● 90% hoặc 95% thịt gà nạc xay nhuyễn. Uống nước đầy đủ. Chỉ cần uống nước đầy đủ mỗi ngày sẽ giúp bạn có thêm năng lượng, chuyển hóa chất và giảm sự thèm ăn trong ngày. Các nghiên cứu cho rằng mọi người nên uống khoảng 1 đến 2 lít nước mỗi ngày, tuy nhiên với bệnh thiếu máu cơ tim thì người bệnh có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ trước để có điều chỉnh thích hợp với hiện trạng của bản thân. 2.2 Nhóm thực phẩm cần hạn chế tối đa Thịt đỏ và thịt chế biến Thịt đỏ là nguồn cung cấp chất béo bão hòa rất có hại cho người mắc bệnh thiếu máu cơ tim. Theo một số nghiên cứu, thay thế thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn bằng protein thực vật có thể giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng về tim mạch. Các loại protein thực vật bao gồm các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám/nguyên hạt, hạt và thực phẩm chế biến từ đậu nành. Thực phẩm và thức uống có đường Không chỉ cần quan tâm đến việc bệnh thiếu máu cơ tim ăn gì, bạn cũng phải hạn chế tất cả thức uống có chứa đường – đặc biệt là nước ngọt và nước tăng lực. Hiệp hội AHA cũng khuyến nghị nên hạn chế lượng calo từ đường bổ sung không quá 10% mỗi ngày. Nếu theo chế độ ăn 2.000 calo, con số này tương đương với 200 calo, hoặc 12 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Thực phẩm chế biến sẵn Thực phẩm chế biến sẵn thường có khá nhiều thành phần không có lợi cho sức khỏe tim mạch dù ở lượng ít hay nhiều đi nữa. Một số chất không tốt cho người bệnh bao gồm:● Lượng đường cao● Lượng muối cao● Chất béo chuyển hóa● Chất béo bão hòa● Phụ gia và màu thực phẩm Thức uống có cồn Kế hoạch ăn kiêng cho người mắc bệnh thiếu máu cơ tim gần như cần tiêu thụ rất ít hoặc hoàn toàn cắt thức uống có cồn. Dù không thể cắt giảm hoàn toàn, tuy nhiên bạn có thể giảm đến mức tối thiểu ở việc không uống quá một ly mỗi ngày đối với nữ giới và không quá hai ly mỗi ngày đối với nam giới. Trong thời gian điều trị thiếu máu cơ tim, nên giảm tối thiểu việc sử dụng các loại thức uống có cồn Muối Việc hấp thụ quá nhiều muối sẽ dẫn đến cao huyết áp và các vấn đề về tim mạch kèm theo. Thay vào đó, hãy làm quen với các gia vị mang tính tự nhiên và thảo mộc để tăng hương vị các món ăn tốt nhất.Không chỉ dừng lại ở việc chữa bệnh thiếu máu cơ tim cần ăn gì, người bệnh cũng có thể điều chỉnh lượng nạp calo cũng như cường độ tập thể dục để đạt được mức cân nặng mà bác sĩ yêu cầu. Kết hợp giữa lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn kiêng thích hợp sẽ giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tim, thiếu máu cơ tim và tiểu đường trong tương lai.;;;;;Bệnh thiếu máu cơ tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp với đặc trưng là những cơn đau thắt vùng ngực. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tim mạch và tuổi thọ của nhiều người, song không ít người bệnh vẫn chủ quan trong việc điều trị, chăm sóc. Thiếu máu cơ tim là bệnh lý miêu tả tình trạng giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng đến cơ tim, khiến tim không nhận đủ năng lượng cho hoạt động co bóp tuần hoàn máu. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lòng mạch vành dẫn máu hình thành các mảng xơ vữa che khuất, khiến máu khó lưu thông hơn. Nguy hiểm hơn khi các mảng xơ vữa này vỡ ra, tích tụ với tế bào máu hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn mạch vành, có thể biến chứng thành nhồi máu cơ tim. Thiếu máu cơ tim có triệu chứng đặc trưng là xuất hiện những cơn đau thắt vùng ngực trái - khu vực trái tim. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân, thiếu máu cơ tim không có biểu hiện, bệnh khó phát hiện và kiểm soát nên cũng nguy hiểm hơn. Thiếu máu cơ tim và triệu chứng của bệnh có thể chưa ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên theo thời gian, bệnh tiến triển nặng hơn, khi tim không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng kéo dài sẽ bị suy giảm chức năng. Lúc này bệnh nhân phải đối mặt với nhiều vấn đề tim mạch như: rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim,… Trong đó, biến chứng nhồi máu cơ tim có tỉ lệ tử vong rất cao, nhất là xảy ra ở bệnh nhân không có chuẩn bị y tế trước. Sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành do huyết khối gây ra càng kéo dài, tính mạng của người bệnh càng bị đe dọa. Dù được cứu sống song tỉ lệ biến chứng sau nhồi máu cơ tim cũng rất cao. Như vậy, cần nhận thức thiếu máu cơ tim là bệnh lý tim mạch nguy hiểm, cần đặc biệt lưu ý trong điều trị, kiểm soát và phòng ngừa. Nếu bản thân hoặc người xung quanh có dấu hiệu của tình trạng thiếu máu cơ tim cấp với căn đau thắt ngực, thiếu oxy,… thì đầu tiên hãy dừng mọi công việc. Gọi cấp cứu để bệnh nhân được chăm sóc y tế kịp thời, phòng ngừa nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân chủ yếu gây thiếu máu cơ tim là sự hình thành và tích tụ của các mảng xơ vữa động mạch - bản chất là cholesterol lắng đọng quanh thành mạch vành. Để kiểm soát sự dày lên của các mảng xơ vữa này, giúp mạch máu nuôi tim không bị tắc nghẽn thì ngoài dùng thuốc điều trị, chế độ ăn uống giữ vai trò vô cùng quan trọng. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị thiếu máu cơ tim là kiểm soát nghiêm ngặt lượng chất béo xấu hấp thu, tăng cường chất béo tốt, chất oxy hóa và các chất giúp giảm hình thành xơ vữa và cục máu đông. Cụ thể, dưới đây là nhóm các thực phẩm mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để kiểm soát thiếu máu cơ tim: 3.1. Rau xanh, hoa quả tươi và thực phẩm giàu chất xơ Mặc dù cơ thể không thể tiêu hóa chất xơ nhưng chất xơ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như: đem lại cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ tiêu hóa, giảm cholesterol trong máu,… Vì thế bệnh nhân thiếu máu cơ tim không thể bỏ qua những thực phẩm giàu chất xơ như: Các loại ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, lúa mạch, các loại đỗ,… Rau xanh và hoa quả tươi, bên cạnh chất xơ thì thực phẩm này rất dồi dào vitamin và khoáng chất tốt cho tim mạch như: vitamin C, vitamin A, Canxi, Kali,… 3.2. Thực phẩm bổ sung Omega-3 Omega-3 là một loại acid béo, tuy nhiên nó được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích trong nhiều chế độ ăn khoa học. Những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, omega-3 rất có ích cho tim mạch và những người mắc bệnh tim mạch. Cụ thể với bệnh lý thiếu máu cơ tim, bổ sung omega-3 giúp giảm sự tích tụ mảng bám động mạch, giảm tắc nghẽn mạch máu và kiểm soát nhịp tim tốt hơn. Trong tự nhiên, omega-3 có trong nhiều loại thực phẩm, nhất là các loại cá béo như: cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu, cá ngừ,… Người bình thường được khuyến cáo nên ăn cá ít nhất 1 tuần 2 lần, với bệnh nhân thiếu máu cơ tim cần bổ sung nhiều hơn omega-3 từ thực phẩm này để kiểm soát mỡ máu tốt hơn. Ngoài bổ sung tự nhiên, bệnh nhân có thể trao đổi với bác sĩ để xem xét bổ sung dầu cá từ thực phẩm chức năng. 3.3. Sữa không béo hoặc ít béo Sữa cung cấp cho con người rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt với người bệnh. Tuy nhiên bệnh nhân thiếu máu cơ tim được khuyến cáo nên chọn sữa ít béo hoặc sữa không béo để hạn chế lượng chất béo xấu tiêu thụ. Ngoài ra, các chế phẩm từ sữa với hàm lượng chất béo được kiểm soát cũng được khuyến khích như: phô mai ít béo, sữa chua không béo,… Bên cạnh những nhóm thực phẩm tốt trên, người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ cũng cần lưu ý hạn chế ăn các loại thực phẩm sau: Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa nhiều protein nhưng cũng nhiều chất béo xấu, vì thế nên hạn chế bằng cách cân nhắc ăn 1 bữa không có thịt mỗi ngày. Thay vì thịt đỏ, người bệnh nên ăn thịt giàu protein khác như cá, thịt gia cầm, thịt trắng,… Muối: Muối làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ biến chứng từ thiếu máu cơ tim cục bộ nên cần giảm muối trong chế độ ăn. Thực phẩm giàu chất béo bão hòa và đường như: đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, thức uống có gas, bánh kẹo chứa nhiều đường tổng hợp,… Bệnh thiếu máu cơ tim hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị, chăm sóc với chế độ ăn uống, luyện tập thể thao và làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Đặc biệt, người bệnh thiếu máu cơ tim được khuyến cáo nên đi bộ tối thiểu 30 phút mỗi ngày, đều đặn 5 buổi/tuần để tăng cường tuần hoàn tim tốt hơn.;;;;;Bệnh thiếu máu cơ tim có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống như lành mạnh hơn và giàu chất dinh dưỡng hơn. Tìm hiểu chế độ ăn uống dành cho người bệnh qua bài viết bên dưới. Thiếu máu cơ tim xảy ra khi lượng máu đến cơ tim bị suy giảm, nên tim không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết hoạt động.Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim phổ biến nhất chính là xơ vữa động mạch, màng vữa và các lớp xơ cứng sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn thành máu, cản trở lưu thông máu.Thiếu máu cơ tim có nguy cơ dẫn đến hàng loạt các bệnh lý nguy hiểm khác như suy tim, tăng nguy cơ đông máu,... và đặc biệt là nhồi máu cơ tim do động mạch vành tắc nghẽn đột ngột. 2. Một số chất gây hại cho tình trạng thiếu máu cơ tim Một số chất người bị bệnh tim mạch nên kiêng 2.1. Đường Hormone insulin sẽ chuyển hoá một phần lượng đường (carbohydrate) trong cơ thể thành chất béo. Bên cạnh đó, đường huyết cao sẽ tăng nguy cơ gây viêm đối với người mắc bệnh tim. 2.2. Sodium Muối có khả năng gây ra tình trạng ứ nước, tăng huyết áp và tăng căng thẳng cho tim. Trong đó, huyết áp cao dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim. 2.3. Chất béo bão hoà Chất béo bão hoà làm tăng lượng cholesterol, thúc đẩy xơ vữa động mạch - nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu cơ tim. 2.4. Cồn Cao huyết áp, đột quỵ, suy tim là những tác hại rõ ràng nhất của việc uống nhiều rượu. 2.5. Cafein Tác động dễ nhận biết nhất của caffeine chính là tăng nhịp tim. Do vậy, người mắc các bệnh tim mạch không nên dung nạp quá nhiều cafein 3. Thực đơn thân thiện với người thiếu máu cơ tim 3.1. Nhiều rau sạch và trái cây tươi cho mỗi bữa ăn Trong rau và trái cây chứa một lượng lớn chất xơ cùng các khoáng chất có lợi cho tim mạch như vitamin A, vitamin C, Calcium, Potassium...Ăn nhiều rau và trái cây sẽ góp phần hỗ trợ cải thiện thiếu máu cơ tim nói riêng và các bệnh tim mạch nói chung. Trong trái cây và rau có rất nhiều chất xơ và vitamin tốt cho người bệnh thiếu máu cơ tim 3.2. Hạt là sự lựa chọn tuyệt vời cho các bữa phụ Hầu hết những chất tốt cho tim mạch như Omega - 3, chất béo không bão hoà, chất xơ, vitamin... đều có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại hạt. Bổ sung nhiều hạt có khả năng giảm nguy cơ xuất hiện cục máu đông, giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế xơ vữa thành mạch cùng nhiều công dụng tốt khác. 3.3. Chocolate vừa giảm stress vừa tốt cho tim mạch Cacao có trong chocolate giàu chất chống oxy hoá, có khả năng ổn định huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ. Một số nghiên cứu cho thấy, cacao còn giúp ngăn ngừa tắc nghẽn thành mạch - nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim. 3.4. Đừng quên bổ sung chất béo không bão hoà Không phải chất béo nào cũng có hại, bổ sung đầy đủ chất béo bão hoà sẽ làm giảm các nguy cơ về đột quỵ và các cơn đau tim. Một số thực phẩm cung cấp chất béo không bão hoà có thể kể đến: dầu olive, cá hồi, các loại hạt khác nhau,... 4. Một số điều cần lưu ý trong chế độ ăn của người thiếu máu cơ tim 4.1. Lựa chọn đúng thực phẩm cung cấp protein Protein từ cá, thịt gia cầm bỏ da, các loại đậu là những nguồn protein được khuyên nên sử dụng. Bệnh nhân hạn chế ăn các loại thịt đỏ như thịt heo, thịt bò,... Cá, thịt gia cầm bỏ da là nguồn cung cấp protein tốt cho người thiếu máu cơ tim 4.2. Chia nhỏ bữa ăn và không nên ăn quá no Mẹo nhỏ này sẽ giúp duy trì sự ổn định của cơ thể, kiểm soát tốt cân nặng, giúp cơ thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, tránh trường hợp nạp quá nhiều đường, muối hay chất béo cùng một lúc.;;;;;Thiếu máu cơ tim (thiếu máu cục bộ cơ tim) là bệnh lý tim mạch phổ biến với biểu hiện điển hình là những cơn đau thắt vùng ngực. Bệnh làm suy giảm chức năng tim mạch và ảnh hưởng đến tuổi thọ của nhiều người. Do đó việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống là vô cùng cần thiết với người bệnh. Vậy thiếu máu cơ tim nên ăn gì và không được ăn gì, cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây. Thiếu máu cơ tim là tình trạng giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng đến cơ tim, khiến tim không nhận đủ năng lượng để co bóp, tuần hoàn máu. Nguyên nhân của bệnh là do lòng mạch vành dẫn máu hình thành nên các mảng xơ vữa che khuất, làm cho máu không thể lưu thông như bình thường. Khi các mảng xơ vữa này vỡ ra, kết hợp với tế bào máu hình thành nên các cục máu đông. Các cục máu đông này lại gây tắc nghẽn mạch vành, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Một số bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim nhẹ không gặp nhiều triệu chứng gây khó khăn trong cuộc sống hay ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng, tình trạng tim không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng trong thời gian dài làm tim bị suy giảm chức năng và khiến sức khỏe bị suy yếu. Khi đó bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều hệ lụy như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, suy tim … Hình ảnh so sánh tim khỏe mạnh và thiếu máu cơ tim cục bộ 2. Thiếu máu cơ tim nên ăn gì và những lời khuyên từ chuyên gia Nhóm thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất thiết yếu như kali, canxi. Ăn nhiều rau củ, trái cây giúp hạn chế việc thu nhận các thực phẩm có lượng calo cao như thịt đỏ, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, giúp làm giảm lượng cholesterol. Thực phẩm giàu chất xơ như rau và trái cây còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, thành phần giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Cá hồi, cá ngừ, cá thu là những thực phẩm giàu omega-3. Axit béo omega-3 rất tốt cho việc hạ huyết áp, giảm sự hình thành các mảng xơ vữa bám ở động mạch, giảm nguy cơ đột tử do bệnh lý tim mạch. Chuyên gia khuyến cáo bạn nên ăn cá từ 2 lần/tuần trở lên. Bên cạnh đó bạn có thể bổ sung omega 3 qua dầu cá hoặc các thực phẩm hỗ trợ khác. Nhóm thực phẩm giàu omega-3 được khuyên nên tăng cường sử dụng vì tốt cho sức khỏe con người 2.3. Ngũ cốc nguyên hạt Ngũ cốc nguyên hạt là câu trả lời cho câu hỏi thiếu máu cục bộ cơ tim nên ăn gì. Ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe con người, giúp giảm hàm lượng cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như yến mạch, các loại đậu, lúa mạch rất tốt trong việc giảm cholesterol toàn phần. Trong khi đó các loại đậu, hạt là nguồn cung cấp dồi dào protein thực vật, chất xơ, chất béo lành mạnh. 2.4. Trà xanh Trà được nghiên cứu có chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong động mạch. Chất này có thể hoạt động với cơ chế chống đông máu và cải thiện sự giãn nở của mạch máu để gia tăng lưu lượng máu lưu thông. Trà xanh được chứng minh là thần dược với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe 2.5. Thực phẩm giàu vitamin E Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa. Vitamin E có nhiều trong bơ, rau xanh đậm, dầu thực vật và các sản phẩm từ ngũ cốc nguyên hạt. 2.6. Tỏi Một hợp chất trong tỏi tươi có tên là allicin có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần và LDL-cholesterol trong máu. Do đó góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. 2.7. Củ nghệ Củ nghệ có chứa curcumin, đây là thành phần chính tạo nên màu vàng đặc trưng. Thành phần này có khả năng chống oxy hóa, chống viêm và còn có công dụng ngăn ngừa các cục máu đông. Bên cạnh đó, curcumin còn làm giảm chỉ số cholesterol xấu, tức là giảm đi sự hình thành các mảng bám trong lòng mạch. 2.8. Thực phẩm giàu vitamin C Theo một nghiên cứu gần đây, tình trạng thiếu hụt vitamin C làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch. Vitamin C trong cam, chanh, bưởi giúp giảm lượng cholesterol trong máu và giữ cho động mạch thông thoáng. Lưu ý người bị đau dạ dày chỉ nên bổ sung vitamin C ở mức vừa phải, tránh gây ra tình trạng viêm loét. 2.9. Gừng Gừng có chữa các hợp chất như gingerols và shogaols được chứng minh tốt cho tim. Gừng ngăn ngừa sự hình thành mảng bám và ngăn chặn quá trình oxy hóa các chất béo có hại cho sức khỏe. 2.10. Ngũ cốc nguyên cám Nên ăn gạo lứt, yến mạch, bánh mì đen vì đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, kiểm soát tốt lượng đường và cholesterol trong máu. Đây cũng là nhóm chất được bác sĩ khuyên nên tăng cường sử dụng vì tốt cho tim mạch và sức khỏe nói chung. Bên cạnh những thực phẩm nêu trên, người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nên hạn chế những thực phẩm sau trong các bữa ăn hàng ngày: – Thịt đỏ: chứa nhiều protein và chất béo xấu. Thay vào đó nên ăn cá, thịt gia cầm, thịt trắng để cung cấp đủ lượng protein cần thiết cho cơ thể. – Muối: chế độ ăn uống quá mặn dễ làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ biến chứng từ thiếu máu cục bộ. – Thực phẩm giàu chất béo bão hòa, nhiều đường cũng cần được hạn chế vì không tốt cho tim mạch. 3. Một số lưu ý trong quá trình điều trị thiếu máu cơ tim Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học thì việc xây dựng lối sống điều độ cũng rất cần thiết. Một số điều để phòng ngừa và ngăn chặn thiếu máu cơ tim tiến triển nặng: – Không hút thuốc lá, không rượu bia và chất kích thích. – Chế độ ăn uống hợp lý, duy trì cân nặng phù hợp, tránh để tình trạng thừa cân, béo phì. Béo phì là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tim mạch và các bệnh lý khác. – Tập luyện thể dục vừa sức với tần suất đều đặn, nên lựa chọn môn mình yêu thích để có thể duy trì thói quen. Người bị bệnh tim không nên tập các môn quá nặng vì sẽ khiến tim phải hoạt động nhiều hơn. – Kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm soát huyết áp, đường máu và lipid máu. Bệnh thiếu máu cơ tim hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm. Mọi người nên đi khám khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường để được điều trị sớm nhất. Bệnh nhân trong quá trình điều trị cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và báo ngay khi có những dấu hiệu khác thường. Hi vọng qua bài viết bạn đã có thể trả lời câu hỏi thiếu máu cơ tim nên ăn uống thế nào và có những thông tin hữu ích để ngăn ngừa và điều trị căn bệnh này.
question_43
Công dụng thuốc Mangoherpin
doc_43
Thuốc Mangoherpin là thuốc dạng kem bôi da. Thuốc Mangoherpin thường sử dụng khi có hướng dẫn cũng như chỉ định từ bác sĩ. Để đảm bảo công dụng cho thuốc Mangoherpin, bạn nên trao đổi trước khi dùng với bác sĩ. Sau đây là một vài chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn thuốc Mangoherpin là thuốc gì. 1. Công dụng của thuốc Mangoherpin Thuốc Mangoherpin là thuốc dạng kem được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng do vi rút tấn công. Các loại vi rút thường sử dụng thuốc Mangoherpin điều trị là:Herpes Simplex. Herpes Zoster. Thủy đậu. Eczema Caposi. Những trường hợp nhiễm vi rút khác nhau sẽ có chỉ định cụ thể để đảm bảo. Tuy nhiên không nên tự ý sử dụng thuốc Mangoherpin dù đây là dạng kem bôi da. Ngoài ra, những bệnh nhân từng nhiễm vi rút được kể trên nên lưu ý theo dõi sức khỏe nhiều hơn. Nếu có vấn đề tái nhiễm sau điều trị nên báo cho bác sĩ sớm để có thể kịp thời kê đơn thuốc sử dụng cho phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Mangoherpin Mangoherpin được sử dụng bôi da có dạng tuýp. Tuy nhiên thuốc nên được bôi lớp mỏng liều lượng dùng khác nhau tùy vào sức khỏe ở mỗi người bệnh. Đây là sản phẩm bôi da được chỉ định sử dụng cho người lớn trẻ nhỏ.Trước khi dùng thuốc Mangoherpin, bạn nên làm vệ sinh sạch khu vực bị viêm nhiễm. Hãy lưu ý lau khô và thực hiện bôi thuốc khoảng 3 -4 lần mỗi ngày tại vị trí tổn thương để đảm bảo thuốc có thể kiểm soát tình trạng trên da. Nếu được sử dụng điều trị ở giai đoạn đầu phát bệnh, thuốc Mangoherpin sẽ phát huy tốt hơn công dụng so với các giai đoạn khác. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định sớm nhất.Khi mắc vi rút Herpes Simplex, hay tái nhiễm vi rút nên kiểm tra tổn thương trong thời gian 3 -5 ngày. Trường hợp những tổn thương đó phát tán rộng gây ảnh hưởng đến sức khỏe kèm triệu chứng sốt, nổi hạch hoặc biểu hiện của bệnh lý khác không được xác định cụ thể nên sử dụng cả thuốc bôi da và thuốc uống để điều trị. Kem dùng ngoài lúc này sẽ duy trì điều trị trong khoảng 5 - 14 ngày.Bệnh nhân mắc hội chứng thủy đậu hay exzema caposi cần tiến hành điều trị trong thời gian 7 - 21 ngày có phối hợp sử dụng thuốc uống đồng thời. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Mangoherpin Thuốc Mangoherpin chống chỉ định sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần dược liệu cấu tạo. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng chống chỉ định điều trị bằng thuốc này. Để đảm bảo an toàn cho điều trị nếu phát hiện bản thân nằm trong đối tượng chống chỉ định, bệnh nhân cần báo bác sĩ đổi thuốc khác cùng công dụng để giảm tương tác thấp nhất có thể.Thuốc Mangoherpin có dạng kem bôi không được sử dụng cho vùng mắt. Bạn cần lưu ý tránh sử dụng thuốc Mangoherpin trên mắt gây ảnh hưởng giác mạc mắt. Ngoài ra, trẻ nhỏ cần có bác sĩ cho phép và cần chọn loại thuốc nhẹ hơn để hạ nồng độ tránh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.Thuốc Mangoherpin sau khi dùng nên được bảo quản dưới nhiệt độ 30 độ C. Đây là ngưỡng nhiệt tối đa không gây thay đổi thành phần hóa lý và dược tính của thuốc Mangoherpin. Ngoài ra phải luôn kiểm tra kỹ bao bì thuốc tránh bị rách làm thuốc tiếp xúc môi trường. Một lưu ý mà ai cũng cần chú ý trước khi dùng thuốc vô cùng quan trọng là hạn sử dụng. Hãy luôn kiểm tra kỹ hạn dùng thuốc Mangoherpin để tránh nguy cơ gây ra thuốc quá hạn biến đổi công dụng hoặc trở nên độc cho sức khỏe. 4. Phản ứng phụ của thuốc Mangoherpin Da nhạy cảm hơn. Dễ bị tia bức xạ tấn công. Có nguy cơ xuất hiện bệnh lý trên da. Phản ứng phụ của thuốc Mangoherpin phần lớn diễn ra ở da của người bệnh.Khi sử dụng thuốc Mangoherpin không đúng cách và liều lượng quy định bệnh nhân sẽ bị phá hoại sức khỏe biểu mô. Trên da có thể mẩn ngứa khó chịu khiến người bệnh gặp khó khăn.Ngoài những vấn đề xuất hiện ở da, thuốc Mangoherpin có thể làm cho bệnh nhân mắc các vấn đề như mệt mỏi, choáng váng... Có thể ảnh hưởng sức khỏe miễn dịch nếu biến chứng không có biểu hiện sớm hoặc rơi vào tình trạng nguy kịch khó kiểm soát kịp thời. 5. Tương tác với thuốc Mangoherpin Thuốc Mangoherpin có thể dùng cùng thuốc uống nhưng cần được bác sĩ chỉ định. Tránh dùng cùng lúc 2 loại thuốc có tính đối kháng để giảm ảnh hưởng cho sức khỏe. Ngoài ra, chế độ ăn uống nên hạn chế những món ăn dễ gây dị ứng để làm sức khỏe trên da suy yếu đi.Thuốc Mangoherpin là dược phẩm dạng tuýp kem bôi da có thể ngăn ngừa vi rút vi khuẩn sinh sôi. Tuy nhiên người bệnh khi sử dụng cần có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa. Hãy lưu ý chỉ dùng thuốc theo liều dùng kê toa để đảm bảo công dụng và tránh tương tác phụ không muốn.
doc_22820;;;;;doc_14473;;;;;doc_15916;;;;;doc_59253;;;;;doc_22302
Thuốc Mangoherpin 5% có thành phần chính là Mangiferin, hàm lượng 500mg, sản xuất ở dạng kem bôi ngoài da, đóng gói hộp 1 tuýp 10g. Thuốc được sử dụng để điều trị những dạng bệnh cấp tính và tái phát do virus Herpes như bệnh Zona, bệnh Thủy đậu, Eczema caposi. Để hiểu rõ hơn về cách sử dụng thuốc Mangoherpin 5% trong điều trị mời bạn đọc tham khảo các thông tin sau. Mangoherpin 5% đóng gói theo tuýp 10g chứa 500mg hàm lượng dược chất chính mangiferin. Đây là sản phẩm dược của công ty cổ phần BV Phẩm. Thuốc được bào chế ở dạng kem láng mịn, không mùi, đồng nhất, màu vàng nhạt, không cứng lại hoặc tách lớp ở điều kiện bình thường, không chảy lỏng ở nhiệt độ 37°C.Hoạt chất Mangiferin được chiết xuất từ lá của cây xoài mangifera indica L. anacardiaceae. Đây là chất có tính kháng virus được chứng minh lâm sàng trong điều trị những loại virus khác nhau như virus gây bệnh herpes, varicella zoster...Tác dụng của thuốc dựa trên sự kìm hãm quá trình sinh sản của các virus đặc biệt hiệu quả trong giai đoạn đầu phát triển của bệnh, ngăn cản sự hình thành mảng bám của các virus trên bề mặt da. Hoạt chất thuốc tác dụng theo cơ chế phá vỡ sự tái tạo của các virus, hạn chế tác động của virus ngay từ bên ngoài tế bào. Tác động hạn chế quá trình phát triển bên trong tế bào của thuốc làm vỡ sự tái tạo của virus. Thuốc có khả năng hấp thu tốt qua da nhờ cơ chế ức chế hoạt động enzym elastase và enzyme collagenase, tăng tính thẩm thấu qua lớp sừng. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Mangoherpin 5% 2.1. Chỉ định. Thuốc Mangoherpin 5% được chỉ định dùng trong những trường hợp bệnh cấp tính và tái phát do virus Herpes gây ra như: Herpes simplex, Herpes zoster ( gây bệnh Zona), bệnh Thủy đậu và bệnh Eczema caposi.2.2. Chống chỉ định. Thuốc Mangoherpin 5% chống chỉ định trong những trường hợp sau:Người bệnh dị ứng hoặc quá mẫn với Mangiferin và các thành phần tá dược của thuốc.Phụ nữ có thai không sử dụng thuốc Mangoherpin 5%.Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên dùng chế phẩm có hàm lượng 2%.3. Cách dùng và liều lượng thuốc Mangoherpin 5%Cách dùng: Thuốc Mangoherpin 5% được dùng bằng đường bôi ngoài da. Bôi thuốc Mangoherpin 5% vào vùng da bị tổn thương.Trước khi dùng thuốc, cần vệ sinh sạch sẽ vùng da cần bôi thuốc, 2 tay và thấm khô.Mở nắp thuốc và lấy một lượng thuốc vừa đủ xoa đều lên vùng da viêm nhiễm.Đợi thuốc thẩm thấu trong vòng 3-5 phút.Liều dùng: Bôi thuốc 3 - 4 lần chia đều thời gian trong ngày. Tùy trường hợp cụ thể, thời gian điều trị khác nhau, liệu trình điều trị khác nhau:Đối với bệnh do virus Herpes và bệnh Zona: Liệu trình thường 3-5 ngày sau khi phát hiện những tổn thương đầu tiên. Trong trường hợp tổn thương lan rộng hoặc kèm theo sốt, nổi hạch và các triệu chứng khác của bệnh, người bệnh nên sử dụng kết hợp cả dạng viên uống và dạng kem bôi trong 5 - 14 ngày.Trong các bệnh varicella (như thủy đậu) và bệnh Eczema caposi: Dùng điều trị phối hợp viên uống và dạng kem bôi từ 7 - 21 ngày.Lưu ý:Nếu người bệnh quên một lần không bôi thuốc thì dùng bù ngay một liều thuốc khi nhớ ra. Những liều còn lại trong ngày nên dùng cho đúng giờ và đủ số lần trong ngày. Có thể sử dụng mỗi lần cách nhau ít nhất 30 phút. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Mangoherpin 5% Thuốc Mangoherpin 5% dùng để bôi các tổn thương ngoài da nên không gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.Thuốc có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với các bức xạ cực tím, ánh nắng mặt trời ở mức độ nhẹ. Một số người bệnh bị ngứa, nổi rát ở vị trí bôi.5. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Mangoherpin 5%Khi dùng kết hợp Mangoherpin 5% với các hoạt chất thuốc khác có thể gây các tác dụng phụ hoặc ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc đang dùng. Người bệnh không nên tự ý phối hợp thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Các thuốc người bệnh đang sử dụng cần được liệt kê và thông báo cho bác sĩ.Không được bôi kem thuốc vào mắt, do thuốc bào chế dạng kem bôi ngoài da.Tác dụng điều trị của thuốc thể hiện rõ trong giai đoạn đầu hoặc ở giai đoạn tiến triển của bệnh.Không dùng thuốc cho trẻ (nên dùng loại kem Mangoherpin 2%).Việc sử dụng thuốc Mangoherpin 5% không gây ảnh hưởng gì cho người lái xe hoặc đang vận hành máy móc.Không dùng thuốc Mangoherpin 2% cho phụ nữ có thai.Do tiềm năng có hại cho trẻ đang bú mẹ chưa được biết rõ, tốt nhất thuốc không nên được dùng cho phụ nữ cho con bú.Cần bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C, nơi khô ráo, đậy nắp kín sau khi dùng, để xa tầm tay trẻ em và không sử dụng khi thuốc đã quá hạn in trên bao bì.Trên đây là thông tin về thuốc Mangoherpin 5%. Thuốc có dạng kem bôi dùng để điều trị những trường hợp bệnh cấp tính và bệnh tái phát do nhóm virus Herpes gây ra như bệnh lý Zona, bệnh lý Thủy đậu. Thuốc cần được bôi theo hướng dẫn, người bệnh không nên tự ý sử dụng. Nếu bạn đọc còn câu hỏi thắc mắc nào về thuốc Mangoherpin 5%, hãy tham khảo ý kiến các dược sĩ và bác sĩ.;;;;;Thuốc Mangiferin chứa hoạt chất Mangiferin được chỉ định trong điều trị bệnh lý cấp tính hoặc tái nhiễm virus Herpes, thủy đậu, Eczema caposi, bệnh lý ở miệng gây ra bởi virus... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Mangiferin qua bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Mangiferin 2. Liều dùng của thuốc Mangiferon Liều dùng của thuốc Mangiferon phụ thuộc vào dạng bào chế và tình trạng người bệnh. Liều dùng khuyến cáo của Mangiferon cụ thể như sau:Đối với dạng viên nang: Thường được chỉ định kết hợp với Mangiferin dạng dùng ngoài trong điều trị.Người trưởng thành và trẻ em lớn hơn 12 tuổi: Uống 1 – 2 viên/lần x 3- 4 lần/ngày;Trẻ em từ 1 – 6 tuổi: Uống 1⁄2 - 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày.Thời gian điều trị bằng thuốc được thể hiện trong bảng sau: Loại Virus Dạng viên nang 100mg Kem/gel bôi ngoài Herpes cấp tính, tái phát 5 – 14 ngày 3 – 5 ngày đầu tiên (Nếu bệnh lý lan rộng có thể dùng kéo dài 5 – 14 ngày) Herpes sinh dục 7 – 10 ngày 7 – 10 ngày Eczema Caposi 7 – 21 ngày 7 – 21 ngày Bệnh lý ở miệng do virus 5 – 15 ngày 5 – 15 ngày Lở miệng 2 – 4 tuần 2 – 4 tuần Varicella Zoster, Zona, Thủy đậu 5 – 21 ngày 5 – 21 ngày Đối với dạng thuốc bôi ngoài, người bệnh cần rửa sạch vùng da bị viêm nhiễm, lau khô và bôi một lớp mỏng thuốc với tần suất từ 4 – 6 lần trong ngày. Tác dụng điều trị của Mangiferon thể hiện rõ ở giai đoạn đầu hoặc giai đoạn tiến triển của bệnh. 3. Tác dụng phụ của thuốc Mangiferon Thuốc Mangiferon có thể làm tăng sự nhạy cảm của da với bức xạ tím mức độ nhẹ. Người bệnh cần thông báo với bác sĩ, nhân viên y tế trong trường hợp gặp phải tác dụng không mong muốn khi điều trị bằng thuốc Mangiferon. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Mangiferon Trong quá trình sử dụng thuốc Mangiferon, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:Chống chỉ định sử dụng thuốc Mangiferon ở người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.Thận trọng khi sử dụng Mangiferon ở người bệnh suy thận, suy gan. Trường hợp phải sử dụng thuốc trong thời gian dài cần kiểm tra chức năng thận, gan.Đối với dạng thuốc Mangiferon bôi ngoài da, người bệnh lưu ý không được bôi thuốc lên mắt.Thận trọng khi sử dụng Mangiferon ở người bệnh lái xe, vận hành máy móc.Đối với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú: Hiện chưa có nghiên cứu chứng minh độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc Mangiferon ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy, chống chỉ định sử dụng Mangiferon trên các đối tượng này. 5. Tương tác thuốc Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể về tương tác thuốc Mangiferon và các thuốc dùng đồng thời. Tuy nhiên, tương tác thuốc có thể xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của Mangiferon, tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn. Vì vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong điều trị.Thuốc Mangiferin chứa hoạt chất Mangiferin được chỉ định trong điều trị bệnh lý cấp tính hoặc tái nhiễm virus Herpes, thủy đậu, Eczema caposi, bệnh lý ở miệng gây ra bởi virus. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Mangizeni là gel bôi ngoài da, được sử dụng chủ yếu để điều trị các tình trạng viêm nhiễm bộ phận sinh dục cho cả phái nam lẫn nữ. Trong quá trình điều trị bằng gel bôi Mangizeni, bệnh nhân cần đảm bảo tuân thủ theo đúng liều lượng và tần suất dùng thuốc đã được bác sĩ chỉ định. Thuốc Mangizeni thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu. Thuốc Mangizeni thường được bác sĩ khuyến cáo sử dụng để đẩy lùi các tình trạng nhiễm vi rút Herpes cấp tính, bệnh ở miệng do vi rút,...Hiện nay, thuốc Mangizeni được bào chế dưới dạng gel bôi ngoài da và đóng gói theo quy cách hộp 1 chai 60 ml hoặc 120 ml. Trong mỗi chai Mangizeni có chứa các thành phần chính sau:Dịch chiết lá xoài (0,5% Mangiferin) hàm lượng 12ml.Tinh dầu long não hàm lượng 0,23g.Tinh dầu bạc hà hàm lượng 0,13g.Các tá dược khác: Acid lactic (0,30g), Tween 80 (1,20g), Mackadet EQ 112 (6g), Natri Benzoat (0,36g), Hydroxyethyl Cellulose (0,30g), Natri Lauryl sulfat (2,40g), Glycerin (2,40g), nước tinh khiết. Mỗi thành phần trong thuốc Mangizeni sẽ đảm nhiệm vai trò và công dụng khác nhau, cụ thể:Dịch chiết lá xoài: Có tác dụng diệt nấm, vi khuẩn và một số vi rút gây bệnh âm đạo, giúp sát khuẩn và làm sạch vùng kín phụ nữ. Ngoài ra, dịch chiết xuất từ lá xoài cũng có khả năng chống viêm rất hiệu quả, giúp phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm và hỗ trợ điều trị nhiễm vi rút, nhiễm khuẩn vùng kín. Không những vậy, thành phần này trong thuốc Mangizeni còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh và bảo vệ âm đạo khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.Tinh dầu long não: Giúp sát khuẩn tiêu viêm, tạo mùi hương nhẹ cho vùng kín cả ngày và hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng viêm nhiễm âm đạo.Tinh dầu bạc hà: Có khả năng sát khuẩn, tạo cảm giác thoải mái và sạch sẽ thoáng mát cho vùng kín.Sự kết hợp của 3 tinh dầu trên trong một công thức giúp chị em vệ sinh vùng kín sạch sẽ, từ đó giúp các hoạt động thường ngày diễn ra suôn sẻ hơn. Hơn nữa, sự kết hợp này cũng góp phần điều trị các tình trạng viêm nhiễm sinh dục do nấm, vi rút và vi khuẩn gây ra.Gel Mangizeni bôi ngoài da thường được bác sĩ kê đơn sử dụng cho các trường hợp dưới đây:Nữ giới: Vệ sinh vùng kín hàng ngày, điều trị tình trạng viêm ngứa âm đạo do vi rút, điều trị viêm ngoài tử cung. Ngoài ra, thuốc Mangizeni cũng được dùng để vệ sinh vùng kín nữ giới trước và sau khi sinh.Nam giới: Dùng cho các trường hợp cần điều trị giảm viêm ngứa tại bộ phận sinh dục.Không dùng thuốc Mangizeni cho các trường hợp sau:Người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với các thành phần hoặc tá dược trong thuốc.Chống chỉ định sử dụng gel Mangizeni cho phụ nữ có thai. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Mangizeni Trước khi thoa gel Mangizeni, người bệnh cần rửa sạch và lau khô khu vực bị viêm nhiễm. Dưới đây là liều dùng thuốc Mangizeni theo khuyến cáo của bác sĩ:Điều trị Herpes cấp tính và tái nhiễm: Bôi gel Mangizeni ngay khi phát hiện những tổn thương viêm nhiễm đầu tiên trong vòng 3 – 5 ngày. Nếu tổn thương đã lan rộng và kèm theo các triệu chứng khác như nổi hạch hoặc sốt, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân dùng cả gel bôi ngoài da kết hợp với viên uống trong vòng 5 – 14 ngày.Điều trị Herpes sinh dục: Thoa thuốc Mangizeni lên vùng da bị tổn thương trong vòng 7 – 10 ngày.Điều trị bệnh ở miệng do vi rút: Sử dụng kết hợp cả dạng thuốc uống và gel bôi Mangizeni lên vùng bị tổn thương trong vòng 5 – 15 ngày. Đối với bệnh nhân bị lở miệng có thể dùng trong 2 – 4 tuần.Điều trị bệnh gây ra bởi Varicella zoster (thủy đậu): Sử dụng kết hợp cả dạng thuốc uống và gel bôi ngoài da Mangizeni trong vòng 5 – 21 ngày. 4. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Mangizeni Hiện nay, các tác dụng phụ của thuốc Mangizeni thường khá hiếm gặp. Nếu có, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng tăng sự nhạy cảm của làn da khi tiếp xúc với bức xạ cực tím ở mức độ nhẹ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy nóng rát khi bôi lên vùng niêm mạc bị trầy xước tại vùng kín.Nếu nhận thấy có bất kỳ tác dụng phụ bất thường nào khi sử dụng thuốc Mangizeni, bệnh nhân cần ngưng điều trị và báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp khắc phục. 5. Những điều cần lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Mangizeni Trong suốt quá trình điều trị các tình trạng viêm nhiễm vùng kín bằng thuốc Mangizeni, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:Tuyệt đối không bôi gel Mangizeni lên mắt.Tác dụng điều trị viêm nhiễm vùng kín của Mangizeni được phát huy rõ rệt trong những giai đoạn đầu hoặc tiến triển của bệnh. Thời gian điều trị bằng Mangizeni sẽ phụ thuộc vào tính chất cụ thể của tình trạng sức khoẻ mà người bệnh mắc phải.Có thể dùng thuốc Mangizeni cho đối tượng bệnh nhân hay lái xe hoặc vận hàng máy móc.Bảo quản thuốc Mangizeni tại nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp.Luôn đọc kỹ hạn sử dụng của Mangizeni trước khi dùng. Nếu có dấu hiệu thay đổi màu sắc hoặc kết cấu gel và đã quá hạn sử dụng, người bệnh cần xử lý thuốc hòng theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.Hiện nay chưa có thông tin cụ thể về nguy cơ tương tác của Mangizeni với các thuốc khác. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng tương tác xảy ra, bệnh nhân nên báo cho bác sĩ các loại thuốc đang được sử dụng trong thời điểm hiện tại để được tư vấn và có sự điều chỉnh hợp lý.;;;;;Thuốc Gastropin là thuốc kháng axit, được sử dụng để trung hòa axit trong dịch dạ dày và giảm co thắt cơ trong trường hợp loét dạ dày, rối loạn tiêu hoá. Tuy vậy, mọi người có thể chưa hiểu về liều dùng và tác dụng của thuốc. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp và đưa ra các kiến thức về công dụng của thuốc Gastropin. Thuốc Gastropin là thuốc dành cho hệ tiêu hóa, cụ thể là dạ dày. Thuốc được sản xuất bởi công ty cổ phần Dược DANAFA, bào chế dưới dạng viên nén, 1 lọ bao gồm 100 viên.Thuốc Gastropin thuộc nhóm thuốc kháng axit, chống viêm loét dạ dày với sự có mặt của ba hoạt chất chính bao gồm Aluminum Hydroxide, Magnesium Hydroxide và Atropin Sulfat. Hai hoạt chất đầu là chất kháng axit mạnh, với Aluminum Hydroxide (hay còn gọi là Nhôm Hydroxyd) là thuốc kháng axit tác động chậm. Ngược lại, Magnesium Hydroxide (hay Magnesi Hydroxyd) là thuốc kháng axit tác động nhanh. Atropin Sulfat được sử dụng nhằm ức chế hoạt động dẫn truyền thần kinh trung ương đối giao cảm, dẫn tới giảm tiết axit dịch vị, giảm co thắt đại tràng... Thuốc Gastropin bao gồm dược chất Nhôm Hydroxyd, Magnesi Hydroxyd và Atropin Sulfat cùng các tá dược khác vừa đủ một viên nén. Tác dụng của các dược chất này trong thuốc nhằm ức chế tăng axit dịch vị, giảm co thắt dạ dày.Có thể lý giải cơ chế hoạt động của hai dược chất chính:Đối với Nhôm Hydroxyd:Trong dạ dày, Nhôm Hydroxyd phản ứng chậm với Acid Hydrochloric có trong dịch vị dạ dày tạo ra nhôm clorua cùng nước. Đối với người có chức năng thận bình thường, nhôm clorua sẽ được thải qua nước tiểu với mức khoảng từ 17 tới 30%. Một lượng nhỏ nhôm clorua sẽ được hấp thu vào cơ thể.Theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân sử dụng Gastropin sau khi ăn sẽ làm chậm quá trình tiêu hoá từ dạ dày xuống ruột non, làm tăng nhôm clorua do phản ứng giữa Nhôm Hydroxyd và Acid Hydrocloric xảy ra tại dạ dày bị kéo dài.Tại ruột non, nhôm clorua chuyển thành muối nhôm kiềm không tan. Dạng muối nhôm kiềm này có khả năng hấp thu kém, tại đây xảy ra phản ứng với photpho tạo ra nhôm phosphat, hợp chất này không tan trong ruột và được cơ thể đào thải qua phân.Nhôm phosphat có những đặc tính như giảm acid dịch vị dư thừa, từ đó giảm độ acid trong dạ dày. Hoạt chất này giúp làm giảm các triệu chứng thường xuất hiện trong viêm loét dạ dày tá tràng như ợ chua, ợ nóng, đầy bụng hoặc trào ngược dạ dày thực quản. Tuy vậy, nhôm phosphat có thể gây táo bón nên thường được kết hợp với Magnesi Hydroxyd có tác dụng nhuận tràng.Đối với Magnesi Hydroxyd:Phản ứng tan của Magnesi trong acid dịch vị dạ dày tạo ra các ion có tác dụng trung hòa axit, làm lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, tuy vậy các ion này không tác động tới sự sản sinh dịch dạ dày. Do vậy, p. H dạ dày tăng, giảm axit. Hoạt chất này còn giúp giảm axit trong thực quản, dẫn tới giảm ợ chua, ợ nóng và giảm tác dụng của men pepsin. Magnesi chuyển hoá và bài tiết qua thận khá nhanh, do vậy với mức hấp thụ từ 5 tới 10%, hoạt chất này không gây phản ứng kiềm hoá toàn thân, nhưng gây ra tính kiềm trong nước tiểu.Thuốc Gastropin được chỉ định dùng cho những người đang bị rối loạn tiêu hoá và đối mặt với các trường hợp bệnh lý về đường tiêu hoá như sau:Người bệnh mắc phải viêm loét dạ dày, tá tràng cấp tính. Người bệnh bị rối loạn tiêu hoá. Giúp làm dịu và ức chế các triệu chứng xuất hiện do tăng axit dạ dày như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu, đầy bụng. Phòng ngừa viêm loét, chảy máu dạ dày tá tràng do stress.Điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày - thực quản.Người bệnh nên tuân thủ sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn sử dụng được ghi trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Gastropin hoặc tờ kê đơn thuốc của bác sĩ. 3. Cách sử dụng của Gastropin 3.1. Cách sử dụng GastropinĐối với thuốc này, bệnh nhân có thể sử dụng qua đường uống. Nhóm thuốc kháng acid, dạng lỏng hay hỗn dịch uống có tác dụng mạnh mẽ hơn dạng rắn hay bột.Đối với thuốc Gastropin, các bác sĩ khuyến cáo nên nhai viên nén trước khi nuốt xuống thực quản, do có khả năng thuốc chưa tan hoàn toàn trong dạ dày trước khi sang ruột non.3.2. Liều dùng thuốc GastropinĐiều trị chống axit: Liều thuốc uống của mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau do lượng hoạt chất cần để trung hòa axit dạ dày thay đổi tùy theo mức độ axit tiết ra và khả năng trung hoà axit của cơ thể. Do đó, liều dùng thuốc Gastropin sẽ khác biệt dựa theo kê đơn của bác sĩ.Làm dịu triệu chứng rối loạn tiêu hoá, khó tiêu: Bệnh nhân sử dụng thuốc không nên quá 2 tuần.Điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng: Để các hoạt chất trong Gastropin tác dụng hiệu quả nhất, người bệnh nên uống thuốc kháng axit từ 1 tới 3 giờ sau ăn và lúc ngủ nhằm giúp quá trình trung hoà axit diễn ra lâu hơn. Người bệnh nên tiếp tục uống thuốc chống acid ít nhất 4 - 6 tuần sau khi hết triệu chứng.Điều trị loét dạ dày: Nhai kỹ 2 viên/lần, mỗi ngày 3 lần chia ra từ 1 tới 3h sau ăn hoặc khi dạ dày có triệu chứng đau.3.3. Xử lý khi quên, quá liều. Quên liều:Trong trường hợp quên liều, cần dùng ngay thuốc Gastropin khi nhớ ra. Trong trường hợp gần tới thời gian để uống liều kế tiếp, bệnh nhân có thể bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo như đơn thuốc đã kê. Tuyệt đối không được uống gấp đôi liều đã kê.3.4. Chống chỉ định thuốc. Bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Gastropin. Bệnh nhân bị suy thận, tuỳ theo mức độ khi dùng thuốc có thể bị ngộ độc nhôm hoặc phản ứng kiềm hoá nước tiểu. Trẻ em do có nguy cơ tăng magnesi máu và ngộ độc nhôm. Với bệnh nhân bị suy thận và thẩm phân mãn tính, nên suy nghĩ trước về hàm lượng nhôm có trong Gastropin do phải đối mặt với rủi ro ngộ độc nhôm hoặc tích tụ nhôm trong não. Cần thận trọng và có tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ khi sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú 4. Lưu ý khi dùng thuốc Gastropin Không sử dụng thuốc khi đói, bởi khi dạ dày rỗng, thuốc có thể bị tiêu hoá quá nhanh mà không thể hiện được dược lực học của mình.Tác dụng phụ của Gastropin. Khi sử dụng thuốc Gastropin, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:Điều trị liều cao và dài ngày có thể gây táo bón, khô miệng.Sử dụng lâu dài hoặc với liều cao có thể gây mất phospho trong cơ thể. Tương tác thuốc Gastropin. Khi sử dụng thuốc Gastropin, có thể làm giảm sự hấp thụ dược lực của các nhóm thuốc uống qua đường tiêu hoá. Có thể giảm sự gắn kết của nhựa với kali, làm tăng nguy cơ nhiễm kiềm chuyển hoá ở người suy thận.Bảo quản thuốc Gastropin. Bảo quản thuốc Gastropin tại nơi khô ráo, thoáng mát; không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.Nhiệt độ bảo quản thích hợp cho thuốc Gastropin là từ 20 độ tới 25 độ C.Bảo quản các viên nén trong lọ của nhà sản xuất. Không được đặt thuốc trong môi trường ẩm thấp như nhà tắm.Bệnh nhân không được dùng sản phẩm khi hết hạn sử dụng in trên bao bì, đổi màu, đổi vị.Để xa tầm với của trẻ em và thú cưng.Thuốc Gastropin là thuốc kê đơn, do vậy người bệnh khi có nhu cầu mua, cần có đơn thuốc đã được kê đơn từ bác sĩ. Bệnh nhân cần nhớ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Gastropin để điều trị mà không có tư vấn của bác sĩ.;;;;;Thuốc New AMERHINO có chứa thành phần chính là Phenylephrin HCl 5mg; Loratadin 5 mg các hoạt chất khác. Thuốc được ứng dụng trong điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi... cùng nhiều công dụng khác. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu về công dụng của dòng thuốc này. Thành phần Phenylephrin hydroclorid trong thuốc là một thuốc tác dụng giống giao cảm có tác dụng trực tiếp lên thụ thể adrenergic (œ--adrenergic) làm thông mũi. Phenylephrin hydroclorid có độ sinh khả dụng thấp khi dùng thuốc đường uống do thuốc hấp thu không đều qua đường tiêu hóa. Thuốc trải qua chuyển hóa đầu tiên ở ruột và gan bởi men monoamine oxidase.Bên cạnh đó, thành phần Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng, có tác dụng đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm ức chế hệ thần kinh trung ương. Loratadin có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng, của viêm mũi dị ứng, ngứa và nổi mày đay do giải phóng histamin. Loratadinthuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể histamine H; thế hệ thứ 2 (không an thần). Loratadin được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong khoảng 1 giờ. Uống thuốc trong bữa ăn sẽ làm thời gian đạt nồng độ đinh của thuốc trong huyết tương kéo dài trong khi sinh khả dụng lại tăng lên. Loratadin được chuyển hóa rộng rãi. Chất chuyên hóa chính có hoạt tính kháng histamin mạnh. Thời gian bán hủy trungbình của Loratadin đạt từ 8,4 đến 28 giờ. 98% Loratadin gắn kết với protein huyết tương.Sự kết hợp giữa 2 thành phần chính trên giúp thuốc đạt hiệu quả trong điều trị các chứng nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước do viêm mũi dị ứng.Mặt khác, thuốc không được chỉ định với trường hợp người bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc và các thuốc chống trầm cảm. Trẻ dưới 2 tuổi cũng chống chỉ định dùng thuốc. 2. Liều dùng và cách dùng New AMERHINO 2.1. Cách dùng. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, nên được sử dụng bằng đường uống. Người bệnh có thể sử dụng thuốc cùng hoặc không cùng với thức ăn, trước hoặc sau khi ăn. Tuy nhiên, để giảm tình trạng kích ứng dạ dày bạn có thể sử dụng kèm với thức ăn và cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy, không được nhai hoặc làm vỡ viên thuốc.2.2. Liều dùng. Liều dùng khuyến cáo của người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 viên một ngày.Liều dùng khuyến cáo của trẻ em từ 2 tuổi đến 12 tuổi được điều chỉnh theo cân nặng. Cụ thể:>30 kg (thể trọng): 1 viên một ngày.<30kg (thé trọng): 1⁄2 viên một ngày.2.3. Xử trí quá liều/ quên liềuĐể sử dụng thuốc an toàn hãy uống thuốc New AMERHINO theo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không sử dụng quá liều, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định. Sử dụng New AMERHINO thường xuyên để có được nhiều lợi ích nhất từ nó và có thể ngưng dùng thuốc nếu thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào mới xuất hiện hay tình trạng bệnh không bớt sau 7 ngày. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng thuốc quá lâu trong thời gian dài. Điều này không làm cho tình trạng bệnh của bệnh nhân được tiến triển tốt hơn mà còn làm tăng nguy cơ mắc phải những tác dụng không mong muốn.Trường hợp quên liều, bệnh nhân hãy bổ sung lại trong thời gian càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời điểm bạn nhớ ra gần với thời điểm của liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống hoặc tiêm thuốc như lịch trình ban đầu.Đã ghi nhận một số trường hợp quá liều của New AMERHINO với các triệu chứng điển hình như: Buồn ngủ, đau đầu, giảm huyết áp, tim đập nhanh, loạn nhịp tim, rối loạn ngoại tháp và rối loạn vận động, run hay co cứng, bồn chồn, co cơ, thay đổi nhịp thở và nhịp tim, buồn nôn, nôn ói... Đối với các trường hợp này, người bệnh được chỉ định xử trí theo từng triệu chứng. 3. Tác dụng phụ của thuốc New AMERHINO Một số tác dụng phụ của New AMERHINO như sau: Chóng mặt, mất ngủ, căng thẳng, nhức đầu, tăng hoặc giảm huyết áp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, buồn nôn, nôn mửa, khô miệng, đau họng, yếu sức...Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 4. Tương tác thuốc New AMERHINO Đã ghi nhận tình trạng tương tác giữa New AMERHINO với một số thuốc khác như:New AMERHINO khi dùng chung với các thuốc chống trầm cảm (amitriptylin, imipramin, sertralin, moclobemiđ), các nhóm thuốc kích thích giao cảm (epinephrin) và các thuốc gây mê (halothan) sẽ làm tăng độc tính.Điểu trị các thuốc chẹn adrenergic (như phentolamin, phenothiazin, propranolol) trước sẽ làm giảm hiệu quả Phenylephrin.Các thuốc cảm, thuốc ho và các thuốc chống dị ứng cũng có nguy cơ tương tác với thuốc New AMERHINO. Do đó, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang dùng chung các loại thuốc trên với nhau. 5. Thận trọng khi dùng New AMERHINO Thận trọng với các bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan hoặc thận kể cả bệnh nhân đang uống thuốccó tác dụng đến gan.Phụ nữ có thai và cho con bú: Hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang mang thai hoặc cho con bú trước khi sử dụng thuốc này.Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản New AMERHINO trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.
question_44
Dọa sảy thai là gì?
doc_44
Dọa sảy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống trong tử cung nhưng thai phụ có các hiện tượng đau bụng, ra máu. Dọa sảy thai thường diễn ra vào những tháng đầu của thai kỳ do vào thời điểm này, trứng được thụ tinh vẫn chưa dính chắc hoàn toàn vào thành tử cung nên dễ bị bong ra.Một số dấu hiệu sảy thai sớm cần chú ý bao gồm:Đau bụng;Rau máu âm đạo;Sốt cao;Đi tiểu đau buốt;Khi gặp các dấu hiệu sảy thai sớm này, mẹ cần đi khám ngay để được bác sĩ siêu âm, khám trong và chẩn đoán tình trạng thai, từ đó có biện pháp xử trí phù hợp.Theo thống kê, có khoảng 70% người bị dọa sảy thai không rõ nguyên nhân, một số khác có thể do các nguyên nhân như:Bất thường giữa mẹ và con: Nhóm máu, nhiễm sắc thể;Người mẹ mang bệnh mạn tính: Tiểu đường, cao huyết áp...Thai phụ quá lớn tuổi;Phụ nữ đã từng phá thai nhiều lần hoặc sử dụng nhiều thuốc tránh thai khiến niêm mạc tử cung mỏng hơn;Thai phụ phải lao động mạnh và vất vả trong quá trình mang thai kèm theo chế độ dinh dưỡng không đầy đủ;Va chạm vào bụng bầu do tai nạn giao thông, tai nạn trong sinh hoạt và lao động hằng ngày cũng có nguy cơ dọa sảy thai.Dọa sảy thai nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sảy thai và dẫn đến các biến chứng như: Ảnh hưởng tâm lý, Gây ra tình trạng nhiễm khuẩn cho người mẹ, băng huyết...Để phòng ngừa bị dọa sảy thai, cần phải:Khám tiền hôn nhân trước khi mang bầu để tiến hành các xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm máu, xét nghiệm tuyến giáp, xét nghiệm phụ khoa...Tiêm phòng cúm, rubella...Bổ sung axit folic trước khi mang bầu.Ngoài ra, việc khám thai định kỳ sẽ giúp thai phụ nhanh chóng phát hiện ra những bất thường ở thai nhi và sớm có phương án xử trí. Bên cạnh đó thai phụ sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc bản thân trong quá trình mang thai để thai nhi có thể phát triển thuận lợi nhất. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây
doc_31607;;;;;doc_37224;;;;;doc_25946;;;;;doc_4988;;;;;doc_24833
Khi có thai cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, khám theo dõi thai định kỳ, uống bổ sung viên sắt và axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Khi có thai cần ăn uống đủ chất dinh dưỡng, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, khám theo dõi thai định kỳ, uống bổ sung viên sắt và axit folic theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cần chú ý dấu hiệu dọa sảy thai Dọa sảy thai (động thai) thường gặp ở những tuần lễ đầu của thai kỳ. Nguyên nhân có thể là sự bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai, một số bệnh của mẹ như: sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết, các bệnh về tử cung (viêm nhiễm cổ tử cung, u tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung co rút khác thường), thai phụ bị suy nhược, làm việc quá sức, chế độ nghỉ ngơi không hợp lí, ăn uống thiếu dưỡng chất,... Dấu hiệu đầu tiên là đau bụng, thai phụ cảm thấy hơi đau tức ở bụng dưới và mỏi ở vùng thắt lưng, có thể có ít dịch màu hồng nhạt hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo... Các triệu chứng phân biệt dọa sảy thai và sảy thai thực sự Dọa sảy thai: Thường có xuất huyết âm đạo và đau bụng. Thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Sảy thai: Thai nhi đã chết và đang được đẩy ra ngoài. Có thể là sảy thai hoàn toàn và không hoàn toàn. - Sảy thai hoàn toàn là toàn bộ thai nhi và nhau thai cùng bị tống ra một lúc, bụng hết đau nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt. - Sảy thai không hoàn toàn là một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung. Bụng bớt đau hơn nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí có thể bị băng huyết. Nếu đã điều trị tích cực mà vẫn ra huyết nhiều hoặc đau bụng nhiều hơn, các bác sĩ sẽ có biện pháp chẩn đoán chính xác tình trạng thai và có quyết định phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định điều trị và hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ nếu đã bị sảy thai cần khám toàn diện cũng như được tư vấn cẩn thận trước khi mang thai lần sau.;;;;;Nguyên nhân gây dọa sảy thai: + Tình trạng bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi, chính vì thế thai nhi sẽ khó phát triển an toàn trong bụng mẹ. + Do có tác động, va chạm mạnh vào bụng bầu. + Do mẹ bầu căng thẳng và mệt mỏi trong một thời gian dài. + Mẹ bầu phải lao động nặng, làm việc quá sức. + Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu không đảm bảo khiến mẹ bầu không có đủ sức khỏe và thai nhi không phát triển tốt. + Trong những tháng đầu mang thai, mẹ bị sốt hoặc mắc các bệnh phụ khoa, mất cân bằng nội tiết, bị u tử cung, hoặc trường hợp tử cung tăng co bất thường,… làm tăng nguy cơ dọa sảy thai. + Do niêm mạc tử cung mỏng do mẹ bầu dùng quá nhiều thuốc tránh thai hoặc đã từng nạo phá thai quá nhiều lần. Những trường hợp này sẽ khó khăn trong việc giữ thai. + Thai phụ đã lớn tuổi (trên 35 tuổi) và những trường hợp thai phụ có tiền sử về một số bệnh lý như bệnh tiểu đường, tình trạng cao huyết áp hay mắc các bệnh về tuyến giáp,… là những đối tượng dễ bị sảy thai hơn so với phụ nữ trẻ và khỏe mạnh. Dọa sảy thai ra máu bao lâu Với thắc mắc “dọa sảy thai ra máu bao lâu”, câu trả lời là tùy vào từng thời điểm của thai kỳ, mẹ bầu có mang đa thai hay không và tùy vào cơ địa của từng mẹ bầu. Có những trường hợp ra máu trong vòng 1 đến 2 tuần nhưng cũng có trường hợp chỉ ra máu trong vòng vài giờ. - Đối với những trường hợp dọa sảy thai: Máu thường có màu đỏ hoặc đen, bên cạnh đó có thể lẫn dịch nhầy và ra máu từng đợt. - Sảy thai không hoàn toàn: Là những trường hợp mà nhau thai vẫn còn trong tử cung, thai phụ có thể ra máu âm ỉ. - Sảy thai hoàn toàn: Thai phụ gặp tình trạng đau bụng dưới dữ dội và đột ngột theo từng cơn. Máu có thể chảy âm ỉ trong vòng vài ngày hoặc có thể vài tuần. - Sảy thai băng huyết: Đối với những trường hợp này, lượng máu ra nhiều, máu có màu đỏ tươi, lẫn máu cục, sản phụ có biểu hiện đau đầu, choáng váng. Bên cạnh dấu hiệu ra máu, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến một số dấu hiệu dọa sảy thai khác như sau: - Bụng dưới đau âm ỉ hoặc đau thành từng cơn. - Đau mỏi ở vùng thắt lưng. - Dịch nhầy nhiều và kèm theo máu, dịch đen hoặc đỏ hay hồng nhạt ở âm đạo. - Siêu âm nhận biết tình trạng bong nhau dọa sảy thai. 2. Trong trường hợp không thể can thiệp và giữ thai, nên dừng thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu, có cơ hội hồi phục sức khỏe tốt để chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai tiếp theo. Nếu vẫn còn có hi vọng giữ được thai, các bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu về biện pháp can thiệp để có thể giữ thai mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi đang trong bụng mẹ. Giữ tinh thần thoải mái Mẹ bầu cần bình tĩnh, không nên quá lo sợ và nghĩ ngợi để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Lúc này, người chồng và gia đình nên ở cạnh và động viên tinh thần cho mẹ bầu, tránh tình trạng suy sụp sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất. Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi hợp lý Với các trường hợp dọa sảy thai, mẹ bầu cần lưu ý về vấn đề đề nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Mẹ bầu chỉ nên nằm yên một chỗ hoặc chỉ nên vận động nhẹ nhàng kéo dài đến cả tháng nhằm mục đích ngăn ngừa được tình trạng sảy thai. Đây là thời điểm rất nhạy cảm, nếu mẹ bầu không giữ gìn thì tình huống xấu nhất hoàn toàn có thể xảy ra. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thường xuyên thăm khám và đưa ra những chỉ định cụ thể cho mẹ bầu. Mẹ bầu lưu ý: Không nên cử động đột ngột, không làm việc nặng, không làm việc quá sức sau khi đã có những dấu hiệu dọa sảy thai. Kiêng quan hệ tình dục Nếu quan hệ tình dục ở thời điểm này, tử cung sẽ bị kích thích và gây ra những cơn co bóp khiến thai nhi gặp nguy hiểm và làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, ở thời điểm nhạy cảm này, nên kiêng quan hệ tình dục. Không xoa bụng Mẹ bầu cũng không nên xoa bụng hay xoa núm vú để tránh tình trạng co bóp tử cung. Trong thời điểm nhạy cảm này, tử cung của mẹ bầu cũng dễ bị kích thích hơn và nguy cơ sảy thai cũng cao hơn bình thường. Ăn uống bổ dưỡng Mẹ bầu cần được bổ sung nhiều dưỡng chất để hồi phục sức khỏe, đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn. Một số chất dinh dưỡng nên bổ sung nhiều hơn là protein, các loại vitamin và khoáng chất, folic và canxi,… Mẹ bầu cũng cần lưu ý tránh ăn những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, các loại gia vị có tính chua cay, không sử dụng các chất kích thích như rượu bia và thuốc lá. Vì những loại thực phẩm này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ bầu.;;;;;Sảy thai là điều không ai mong muốn, thế nhưng thống kê có tới 10 - 15% trường hợp mắc phải tình trạng này, trong đó các trường hợp xảy ra trước 12 tuần thai chiếm tới 80%. 1. Những nguyên nhân gây sảy thai Nhiều người bị nhầm lẫn giữa thuật ngữ sảy thai và thai chết lưu. Thực tế đây là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau, sảy thai là tình trạng mất thai trước tuần 20 của thai kỳ, còn thai chết lưu là tình trạng chết thai sau 20 tuần tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, trong đó sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên (từ tuần thai 1 - 13 tuần 6 ngày) thường xuất phát từ vấn đề của thai nhi. Còn sảy thai trong tam cá nguyệt thứ 2 (từ 14 tuần thai đến 20 tuần thai) thường do tình trạng sức khỏe của mẹ và tác động bên ngoài. Cụ thể: 1.1. Nguyên nhân sảy thai xuất phát từ vấn đề của thai nhi Theo thống kê của Healthline, có đến 50% các trường hợp thai bị hư trong tam cá nguyệt đầu tiên do vấn đề nhiễm sắc thể. Thường là rối loạn thiếu hoặc thừa số lượng nhiễm sắc thể ở hợp tử tạo thành từ quá trình thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Bất cứ rối loạn số lượng nhiễm sắc thể nào cũng khiến thai nhi không thể phát triển bình thường, trường hợp nặng gây thai hư, trường hợp khác gây bệnh lý bẩm sinh. Nguyên nhân khác có thể xuất phát từ nhau thai - cơ quan kết nối và vận chuyển dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi. Mọi bất thường ở nhau thai đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trường hợp nặng có thể gây sảy thai. 1.2. Nguyên nhân sảy thai xuất phát từ sức khỏe của thai phụ Sức khỏe của thai phụ có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng và đảm bảo cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Vì thế các vấn đề sức khỏe, bệnh lý của mẹ bầu hoàn toàn có thể dẫn đến thai bị hư như: Mất cân bằng hormone Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ tự động tiết ra nhiều loại hormone cần thiết cho thai kỳ như hormone estrogen, progesterone,… Tuy nhiên nếu cơ thể mẹ không tiết đủ progesterone, khiến khả năng bám nhau thai vào thành tử cung kém, nhau thai dễ bong và gây sảy thai. Do bệnh lý Thai phụ mắc bệnh lý như bệnh thận, cao huyết áp, lupus, tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp,… có nguy cơ sảy thai cao hơn. Các bệnh lý này đều khiến việc đưa máu nuôi đến tử cung bị hạn chế, thai nhi không nhận đủ dưỡng chất để phát triển bình thường. Rối loạn miễn dịch Khi hệ miễn dịch của mẹ bầu hoạt động quá mức hoặc dưới mức khiến cơ thể không thể thực hiện tốt quá trình mang thai, sảy thai là điều dễ xảy ra. Do bệnh truyền nhiễm Trong thời kỳ mang thai, nếu thai phụ mắc bệnh nhiễm khuẩn như Rubella, Lậu, HIV, giang mai, sốt rét, nhiễm nấm chlamydia, virus cytomegalo,… có nguy cơ sảy thai rất cao. Vi khuẩn, virus gây bệnh có thể xâm nhập, gây vỡ túi ối sớm hoặc khiến cổ tử cung mở quá nhanh. Cấu trúc tử cung bất thường Khi cơ thể mẹ bị bất thường tử cung như: Tử cung hai sừng, tử cung một sừng, tử cung có vách ngăn,… hoặc bị u xơ tử cung thì thai nhi cũng gặp nguy hiểm. Tình trạng hở eo cổ tử cung cũng là nguyên nhân dễ dẫn tới sảy thai khi cổ tử cung của mẹ không giữ được thai nhi. Ngộ độc thực phẩm Vi khuẩn, ký sinh trùng từ thực phẩm có thể từ đường ruột tấn công khiến thai bị hư, thường gặp như Vi khuẩn Listeria từ sản phẩm sữa chưa tiệt trùng, vi khuẩn Salmonella trong trứng chưa nấu chín, ký sinh trùng toxoplasma trong thịt heo, cừu chưa nấu chín,… Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng thêm nguy cơ như: - Thai phụ mang thai khi tuổi đã cao. - Thai phụ quá nhẹ cân hoặc béo phì. - Sử dụng thuốc có thành phần không thích hợp cho phụ nữ mang thai. - Uống rượu, hút thuốc và sử dụng chất kích thích trong thai kỳ. - Thiếu hụt Vitamin và dưỡng chất. - Từng có tiền sử sảy thai. 2.1. Khám sức khỏe tiền hôn nhân Trước khi kết hôn và dự định mang thai, cả hai vợ chồng cần đi khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản. Điều này sẽ giúp bạn biết được tình trạng sức khỏe, khả năng mang thai cũng như nguy cơ bệnh lý, di truyền có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu gặp vấn đề, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để bạn có thai kỳ khỏe mạnh nhất. 2.2. Kiểm tra và xét nghiệm sàng lọc thai định kỳ Có những dấu mốc kiểm tra thai quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện để biết được tình trạng phát triển của thai nhi, nguy cơ bệnh lý nếu có để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả. 2.3. Quan hệ tình dục nhẹ nhàng Khi mang thai, vợ chồng nên lựa chọn các tư thế quan hệ tình dục an toàn, nhẹ nhàng, tránh gây tác động mạnh nguy hiểm đến thai nhi. Nếu sản phụ có tiền sử hoặc dấu hiệu dọa thai hư cần kiêng quan hệ tình dục hoàn toàn. 2.4. Chăm sóc sức khỏe sinh sản trước và trong khi mang thai Thai phụ cần được tiêm phòng trước khi mang thai các loại vaccine phù hợp để phòng ngừa dịch bệnh. Ngoài ra cũng cần hạn chế tới các vùng có dịch bệnh, khu vực tập trung đông người hoặc khu vực vệ sinh không tốt. 2.5. Có lối sống lành mạnh, khoa học Bà bầu nên tránh khói bụi, thuốc lá, làm việc trong môi trường sạch sẽ, hạn chế lao động nặng. Về chế độ ăn uống cần lưu ý ăn đầy đủ dưỡng chất, có thể bổ sung thêm bằng thực phẩm chức năng, không sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá hoặc các chất kích thích. 2.6. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc Không tự ý sử dụng thuốc điều trị bệnh trong giai đoạn thai kỳ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi định dùng bất cứ loại thuốc nào. Nên hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen, retinoids, misoprostol hay methotrexate,… - Gói khám sức khỏe tiền hôn nhân, đánh giá toàn diện sức khỏe của cặp vợ chồng, là nền tảng để đảm bảo một cuộc sống gia đình hạnh phúc sau này. - Gói khám sức khỏe thai sản, từ khi mang bầu đến lúc sinh nở, đảm bảo mẹ bầu được chăm sóc tận tình, giúp thai kỳ diễn ra an toàn và khỏe mạnh.;;;;;Sự xuất hiện của tín hiệu dọa sảy thai luôn là nỗi ám ảnh, lo lắng khôn nguôi đối với mọi mẹ bầu. Khi rơi vào tình thế này, bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế vận động,... trong đó tư thế nằm khi bị dọa sảy thai cũng rất quan trọng để giúp cho thai nhi được an toàn. Dưới đây là chia sẻ về tư thế hữu ích ấy. Dọa sảy thai là tình trạng thai nhi vẫn còn sống và phát triển trong buồng tử cung nhưng người mẹ lại xuất hiện các dấu hiệu ra máu, đau bụng, nếu không phát hiện để tìm cách xử trí đúng có thể sẽ bị sảy thai. Tỷ lệ sảy thai khi có dấu hiệu dọa sảy là khoảng 40% và thường rơi vào nhóm phụ nữ lớn tuổi và khi thai nhi dưới 20 tuần tuổi. Các dấu hiệu dọa sảy thai mẹ bầu cần ghi nhớ gồm: - Âm đạo bỗng nhiên chảy máu trong khoảng 20 tuần đầu của thai kỳ, mức độ từ ít đến nhiều. Máu chảy từ âm đạo có thể là dịch màu hồng nhạt, đen hoặc đỏ sẫm hoặc có vài giọt máu kèm với dịch nhầy. - Vùng bụng dưới đau âm ỉ hoặc đau tức. - Siêu âm có thể thấy cổ tử cung còn đóng kín nhưng có thể xuất hiện dấu hiệu bong nhau. 2. Tư thế nằm khi bị dọa sảy thai giúp mẹ giữ cho con được an toàn 2.1. Tác dụng của việc điều chỉnh tư thế nằm đúng khi bị dọa sảy thai Các chuyên gia sản khoa đều khuyến cáo rằng tư thế nằm đúng có vai trò rất quan trọng đối với sự an toàn của thai kỳ. Chính vì thế thực hiện tư thế nằm khi bị dọa sảy thai sao cho đúng sẽ giúp cho thai nhi có được sự bảo vệ tốt nhất để trở về trạng thái ổn định. Khi mang thai cũng là lúc cơ thể người mẹ phải chịu nhiều sức ép từ bào thai. Vì thế, mẹ có tư thế nằm không đúng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến khung xương và gây chèn ép lên thai nhi từ đó dẫn đến dọa sảy thai. Thực tế cho thấy có khoảng khoảng 20% mẹ bầu bị động thai không biết mình bị động thai và cũng không biết nên nằm tư thế nào cho đúng nên tình trạng dọa sảy càng trở nên tồi tệ. Ngoài ra, người mẹ có một tư thế nằm đúng cũng sẽ tác động đến cổ tử cung nhờ đó mà tránh chèn ép thai nhi, máu được lưu thông dễ hơn nên thai nhi cũng được cung cấp nhiều oxy và dưỡng chất cần để phát triển. Một điều đáng lưu ý nữa là khi mẹ bầu có một tư thế nằm khi bị dọa sảy thai đúng, sự gia tăng hormone catecholamine do tủy thượng thận sinh ra - nguyên nhân gây ra cơn co tử cung sẽ được giảm xuống nhờ đó mà tình trạng dọa sảy cũng được kiểm soát. 2.2. Tư thế mẹ bầu nên nằm khi có dấu hiệu dọa sảy thai Để có được tư thế nằm khi bị dọa sảy thai đúng mẹ bầu hãy nằm nghiêng về bên trái, chân trái duỗi ra còn chân phải gấp lại sao cho có được cảm giác thoải mái nhất. Thực hiện đúng tư thế này sẽ giúp tim hoạt động dễ hơn, thai nhi không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu ở chân về với tim nên việc lưu thông máu đến thận và bào thai cũng trở nên dễ dàng. Để thoải mái hơn hơn khi nằm nghiêng mẹ bầu cũng có thể dùng một chiếc gối kê phía trước chân để gác lên. Trường hợp tư thế nằm nghiêng khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu thì có thể kê gối ở dưới lưng cũng sẽ mang lại cảm giác thoải mái và cải thiện nguy cơ dọa sảy thai hiệu quả. 2.3. Một số lưu ý khi bị dọa sảy thai Mẹ bầu tìm hiểu về tư thế nằm khi bị dọa sảy thai cũng không nên lo lắng quá nếu dấu hiệu dọa sảy xuất hiện vì bạn vẫn có thể có được một thai kỳ bình thường nếu biết bảo vệ thai nhi đúng cách. Khi có dấu hiệu dọa sảy, bên cạnh việc thay đổi tư thế nằm cho đúng, mẹ bầu cũng cần: - Nghỉ ngơi để giúp cho các cơ quan sinh sản, đặc biệt là tử cung không phải chịu bất cứ yếu tố gây kích thích nào. - Tạo tâm lý thật thoải mái và tuyệt đối không nên quá căng thẳng. - Tránh hoạt động mạnh. - Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi không còn thấy dấu hiệu dọa sảy nữa vì việc làm này khiến cho các cơ và hệ thần kinh của mẹ bầu mất rất nhiều sức vận động, nhất là âm đạo và tử cung từ đó tăng nguy cơ bị sảy thai. - Không đấm lưng, vê đầu vú hay xoa bụng vì những hành động này vô tình kích thích tử cung co bóp nhanh và mạnh hơn từ đó khiến cho thai nhi dễ bị sảy. - Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng hoặc dùng thêm các sản phẩm giúp bổ sung vitamin để tăng cường sức khỏe cho thai kỳ. - Khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu dọa sảy thai và nếu được yêu cầu điều trị hãy tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo ổn định sức khỏe cho cả mẹ và bé. - Nếu có tiền sử sảy thai cần thông báo với bác sĩ để được theo dõi cẩn thận. Dọa sảy thai là vấn đề thường xảy ra ở tam cá nguyệt đầu tiên và là vấn đề không thể xem thường. Mẹ bầu nên tìm hiểu để có được những thông tin đúng, cần thiết, tránh tự ý sử dụng các loại thuốc an thai không được bác sĩ tham vấn để gây bất ổn cho thai kỳ.;;;;;Là phụ nữ ai cũng có khao khát được làm mẹ, nhưng thật khó khăn khi nhiều mẹ không may gặp vấn đề khó giữ thai do sảy thai, thai lưu. Với bộ xét nghiệm tìm nguyên nhân thai lưu, sảy thai liên tiếp sẽ giúp con yêu mau đến với cha mẹ. 1. Khao khát thiên chức làm mẹ sau 5 năm kết hôn chưa có tin vui Chị H. T. M, 32 tuổi, ở Hoàng Mai (Hà Nội) kết hôn năm 27 tuổi ở cái tuổi mà chị đã có trong tay sự nghiệp thành công, là trưởng phòng kế hoạch, xinh đẹp và rạng rỡ, cứ nghĩ cuộc đời trải đầy hoa hồng khi kết hôn với người chồng tài giỏi. Nhưng hơn 5 năm nay, hai vợ chồng chị vẫn mong con sau hai lần sảy thai liên tiếp. Là người phụ nữ sống thời đại 4.0, chị H. T. M hiểu việc thăm khám và xác định các yếu tố gây ra tình trạng khó mang thai rất quan trọng, đặc biệt với trường hợp có tiền sử thai liên tiếp như chị. Với tâm lý “Có bệnh thì vái tứ phương”, từ bỏ công việc đang trên đà thăng tiến, chị lùi lại phía sau và đi khám xét đủ loại từ Nam ra Bắc. Thấu hiểu và cảm thông với chị H. T. Vì vậy, vợ chồng chị đã được bác sĩ chị định làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân gây khó mang thai của chị trong thời gian vừa qua. Khi biết được nguyên nhân do rối loạn nội tiết cùng với antiphospholipd, chị M như “bắt được vàng”, bởi nhờ đó bác sĩ kê đơn điều trị và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, chị đã đậu thai thành công. Bây giờ, căn nhà vợ chồng chị luôn tràn ngập tiếng cười của trẻ thơ nô đùa. Theo bác sĩ các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân gây không ít ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe. Nguyên nhân gây khó mang thai cùng với thai lưu, sảy thai cũng là mối lo của rất nhiều thai phụ. BS Nguyễn Thị Hiền chia sẻ: Nguyên nhân gây sảy thai, thai lưu liên tiếp phần lớn (40-50%) là do di truyền, bất thường phôi thai gây sảy thai. Ngoài ra, còn do các nguyên nhân khác như: - Tự miễn do xuất hiện kháng thể kháng phospholipid; - Bất đồng nhóm máu mẹ con; - Mang gen tan máu bẩm sinh, gen tăng đông Thrombophilia; - Bất thường tử cung phần phụ của mẹ: Tử cung có vách ngăn, u xơ. - Nội tiết, mẹ mắc một số bệnh lý toàn thân: tiểu đường, suy giáp, suy tim; - Người mẹ nhiễm virus - vi khuẩn trong lúc mang thai như: rubella, toxo, CMV, giang mai, thuỷ đậu... Bên cạnh đó 10% trường hợp sảy thai không rõ nguyên nhân hoặc không tìm thấy nguyên nhân. Vì vậy, để việc sinh con đạt được kết quả như mong muốn và bảo đảm hạnh phúc gia đình, bác sĩ Hiền lưu ý: - Những cặp đôi có kế hoạch sinh con nên kiểm tra sức khỏe trước mang thai như kiểm tra các bệnh di truyền, bệnh truyền nhiễm, quan hệ huyết thống. Nếu phát hiện ra bất thường thì tuân thủ điều trị. - Nếu thai phụ có tiền sử sảy thai, thai lưu cần đi kiểm tra tìm nguyên nhân. - Nếu chị em có tiền sử mắc các bệnh lý tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao,... thì nên trao đổi bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời. 3. Bộ xét nghiệm tìm nguyên nhân gây sảy thai, thai lưu Bằng kinh nghiệm của người đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho hàng ngàn gia đình, bác sĩ Hiền chia sẻ bộ xét nghiệm tìm nguyên nhân sảy thai, thai lưu để an tâm chuẩn bị cho kế hoạch mang thai lần tiếp đạt theo hiệu quả: Về phía vợ nên thực hiện khám và các xét nghiệm sau: - Khám phụ khoa, siêu âm tử cung phần phụ, siêu âm bơm nước buồng tử cung (BTC); - Làm xét nghiệm nội tiết đểánh giá nội tiết cơ bản cần cho sự phát triển và phóng noãn và làm tổ của thai; - Kháng thể kháng phospholipid nguyên nhân gây sảy thai, thai lưu liên tiếp; - Gen tăng đông Throbophilia; - Các virus: toxo, CMV, rubella,... - Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp, tiểu đường, gan, thận,… Về phía chồng nên thực hiện khám và các xét nghiệm sau: - Tinh dịch đồ đánh giá chất lượng tinh trùng, khả năng sinh sản; - Xét nghiệm đánh giá đứt gãy ADN của tinh trùng là Halosperm để bác sĩ có thể quyết định lựa chọn kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phù hợp nhất cho mỗi cặp vợ chồng. Ngoài ra, cả 2 vợ chồng cần thực hiện thêm các xét nghiệm: - Tổng phân tích (TPT) máu để đánh giá tổng quan 3 dòng tế bào máu, tình trạng thiếu máu, sàng lọc bệnh lý về máu như Thalassemia,... - Nhóm máu xác định nhóm máu, dự phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con; - Xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục: viêm gan B- C, HIV, giang mai; - Điện di huyết sắc tố sàng lọc bệnh gen tan máu bẩm sinh; - Nhiễm sắc thể đồ đánh giá bất thường bộ nhiễm sắc thể về số lượng, cấu trúc… Bên cạnh đó các chị em cũng cần bổ sung vitamin, acid folic, DHA trước mang thai ít nhất 3 tháng, ăn uống đủ chất, tinh thần thoải mái để dễ thụ thai và tốt cho sức khoẻ của mẹ và thai trong thời gian tới. Để hành trình đón con yêu được an toàn và khỏe mạnh, bệnh viện còn là địa chỉ tin cậy có đầy đủ năng lực thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, sau sinh. Khi thăm khám tại đây, các mẹ bầu được tư vấn, quản lý trực tiếp bởi các chuyên gia y tế đầu ngành lĩnh vực Sản khoa, Di truyền. Với những lý đó, hàng ngàn mẹ bầu cả nước an tâm gửi trọn niềm tin sử dụng dịch vụ tại đây.
question_45
Giới thiệu loại thuốc tiểu đường mới với công dụng kép vượt trội
doc_45
Mới đây thuốc tiểu đường Mounjaro (tirzepatide) đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấp phép lưu hành như một phương pháp điều trị bổ sung cho những bệnh nhân bị đái tháo đường type 2. 1. Tổng quan về tiểu đường và các loại thuốc trị tiểu đường hiện nay Tuyến tụy trong cơ thể có chức năng tiết ra hormone Insulin với nhiệm vụ vận chuyển Glucose đi vào tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động ở mọi cơ quan trong cơ thể. Có 2 loại đái tháo đường đó là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Sự khác nhau chủ yếu giữa 2 loại này đó chính là nguyên nhân gây bệnh. Tiểu đường type 1 là do hệ miễn dịch tấn công các tế bào tụy làm giảm khả năng sản xuất insulin dẫn tới sự thiếu hụt loại hormone này. Còn ở tiểu đường type 2, chính bản thân tuyến tụy không thể tiết ra đủ insulin để xử lý lượng đường dư thừa sau ăn. Khi lượng đường trong máu tăng cao mất kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình nhất là mù lòa, bệnh thận mạn tính và đột quỵ. Trong bài viết này sẽ tập trung liệt kê các loại thuốc trị tiểu đường type 2. Dưới đây là những thuốc tiểu đường được áp dụng phổ biến hiện nay: Dạng thuốc uống: Biguanides; Meglitinides; Sulfonylureas; Thiazolidinediones; Chất ức chế alpha-glucosidase; Chất ức chế DPP-4; Thuốc ức chế SGLT2. Dạng thuốc tiêm: Chất chủ vận thụ thể peptide-1 (GLP-1) giống glucagon; Insulin. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ năm 2022, thuốc đầu tay thường được sử dụng đó là thuốc Metformin và áp dụng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh hơn để kiểm soát triệu chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên cũng cần tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà sẽ quyết định phương án điều trị phù hợp cho người bệnh, ví dụ như phải dựa trên các bệnh lý nền khác mà bệnh nhân đang gặp phải (bệnh mạch vành, suy tim, bệnh thận mạn tính,... ), chi phí điều trị, khả năng đáp ứng thuốc, hiệu quả hay tác dụng phụ mà thuốc gây ra,... Để duy trì lượng đường trong máu ở mức hợp lý thì liệu pháp kết hợp hai hoặc nhiều loại thuốc khác nhau sẽ được áp dụng. Điều này giúp hạn chế hoặc ngăn ngừa diễn tiến nặng của đái tháo đường. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh nhân không đáp ứng tốt liệu pháp này. Chính vì lý do này để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường, FDA Hoa Kỳ đã phê duyệt thuốc Mounjaro (Tirzepatide) thế hệ mới. 2. Phương thức hoạt động của loại thuốc mới Thuốc Tirzepatide có khả năng kích hoạt đồng thời 2 thụ thể GIP và GLP. Đây là 2 loại hormone đường ruột (incretin) tham gia vào quá trình kiểm soát hàm lượng đường trong máu. Bệnh nhân bị tiểu đường type 2 thường ít phản ứng với incretin như người bình thường. Do đó thuốc Tirzepatide giúp giải quyết hiện tượng thiếu hụt incretin bằng cách kích thích thụ thể GIP và GLP-1. Trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, thuốc tiểu đường Tirzepatide có tác dụng hiệu quả đối với những bệnh nhân bị tiểu đường type 2 (đối tượng có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh). Cụ thể: Khi thực hiện xét nghiệm A1C đã cho kết quả khả quan khi nồng độ A1C đã giảm sau một thời gian dùng thuốc. Xét nghiệm này giúp chẩn đoán và kiểm tra diễn tiến kiểm soát bệnh tiểu đường, nó sẽ đo lường hàm lượng huyết sắc tố bị gắn đường trong máu của bệnh nhân. Nếu lượng huyết sắc tố gắn đường càng nhiều thì có nghĩa là bệnh nhân chưa kiểm soát tốt đường huyết. A1C càng cao nguy cơ biến chứng tiểu đường càng nặng; Thuốc tiểu đường thế hệ mới này giúp bệnh nhân giảm cân và giảm vòng bụng ở mức độ nhất định. Kane thuộc Trung tâm Y tế Providence Saint John, Los Angeles nhận định: Tirzepatide là một loại thuốc đầu tiên và duy nhất tính đến thời điểm hiện tại có khả năng kích hoạt đồng thời cả 2 thụ thể GLP-1 và GIP chỉ trong một lần tiêm với hiệu quả vượt trội hơn những loại thuốc tiểu đường hiện nay. 3. Hướng dẫn sử dụng thuốc tiểu đường Tirzepatide Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc Tirzepatide sao cho hiệu quả và an toàn: Tirzepatide (hay Mounjaro) được bào chế theo dạng thuốc tiêm và là một liệu pháp điều trị bổ trợ bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, tập luyện khoa học hơn của bệnh nhân đái tháo đường type 2. Đây là một chất chủ vận thụ thể GLP-1 và GIP đầu tiên, duy nhất được FDA phê duyệt. Thuốc có thể tiêm dưới da tại các vị trí như cánh tay trên, đùi hoặc bụng,... ; Liều dùng Tirzepatide: 1 lần/tuần tại bất cứ thời điểm nào trong ngày. Dựa trên khả năng dung nạp của từng trường hợp bệnh nhân mà sẽ điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp; Tuyệt đối không được trộn Tirzepatide và Insulin lại với nhau khi sử dụng; Nếu bệnh nhân dị ứng với Tirzepatide hay bất cứ thành phần nào của thuốc thì không chỉ định điều trị bằng thuốc này; Tirzepatide có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, táo bón, chán ăn, đau bụng hoặc khó tiêu,... đôi khi cũng có thể hạ mức đường trong máu xuống mức thấp nghiêm trọng. Đặc biệt cảm giác buồn nôn dễ xảy ra nhất trong lần đầu tiên dùng thuốc và khi bắt đầu tăng liều, tuy nhiên theo thời gian triệu chứng này sẽ giảm dần. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng thuốc thì cần thông báo cho bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời. Hiện các chuyên gia vẫn cần tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm tính an toàn, hiệu quả lâu dài của Tirzepatide cũng như những ảnh hưởng của thuốc đối với sức khỏe tim mạch (ví dụ như phản ứng đau tim, đột quỵ thậm chí là tử vong do bệnh lý về tim), và các biến chứng khác như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, bệnh thận, bệnh lý võng mạc hoặc bệnh thần kinh. Trên đây là những thông tin cần thiết về một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường và loại thuốc mới Tirzepatide vừa được FDA Hoa Kỳ phê duyệt trong thời gian gần đây. Mặc dù Tirzepatide vẫn đang được nghiên cứu thêm về những tác dụng khác nhưng không thể phủ nhận được tiềm năng điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường của loại thuốc này.
doc_51005;;;;;doc_38854;;;;;doc_61661;;;;;doc_30086;;;;;doc_20137
Một nghiên cứu mới đây được công bố trên Tạp chí nghiên cứu Hóa học Công nghiệp và Kỹ thuật (Mỹ) cho biết, các nhà khoa học đã chế tạo thành công một loại “tụy nhân tạo” được cấy ghép và cơ thể người có thể thay thế việc sử dụng thuốc tiêm insulin và máy bơm cho bệnh nhân tiểu đường loại 1. Ảnh: medicalnewstoday. com Theo đó các nhà khoa học thuộc trường Đại học California Santa Barbara (Mỹ) đã chế tạo ra một loại tụy nhân tạo được cấy ghép vào cơ thể người. Tuyến tụy này sử dụng một thuật toán để theo dõi mức độ glucose trong máu của bệnh nhân và tính toán liều lượng insulin cần thiết, sau đó nó tự động chuyển insulin tới cơ thể bệnh nhân. Khi tiến hành kiểm tra thiết bị này trên máy tính để xem xét việc tăng giảm nồng độ glucose xảy ra sau các bữa ăn trong ngày, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, tụy nhân tạo có thể duy trì lượng đường huyết tối ưu trong phạm vi từ 80-140 mg / d L chiếm 78% thời gian, không gây hạ đường huyết. Phát biểu về thiết bị này tại một cuộc họp báo, ông Francis J. Doyle – dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Thiết bị này có thể giúp kiểm soát rất tốt lượng đường huyết, giảm thiểu các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân tiểu đường loại 1. Hơn nữa, nó còn giúp giảm chi phí chăm sóc y tế và số lần tự kiểm tra đường huyết ở bệnh nhân, như vậy thiết bị này sẽ tạo sự thoải mái hơn cho bệnh nhân”. Các nhà nghiên cứu nói rằng, họ sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng nhiều hơn nữa đối với thiết bị này để đánh giá hiệu năng an toàn của nó đối với cơ thể. Họ cũng hy vọng rằng, “tụy nhân tạo” sẽ được áp dụng rộng rãi cho các bệnh nhân tiểu đường loại 1 trong khoảng 5 năm tới. Theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ, có khoảng 1,25 triệu người lớn và trẻ em ở Hoa Kỳ mắc bệnh tiểu đường loại 1, trong đó khoảng 200.000 người ở độ tuổi dưới 20. Được biết, theo các phương pháp bổ sung insulin truyền thống, bệnh nhân tiểu đường thường xuyên phải tự kiểm tra đường huyết để kiểm soát lượng insulin đưa vào cơ thể. Nhưng thực tế khoảng 2/3 số người bệnh không thực hiện được việc này. Phát hiện này được đánh giá là có tiềm năng cải thiện đáng kể việc kiểm soát bệnh tiểu đường và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.;;;;;Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm một loại thuốc giảm cân đặc biệt kết hợp với chế độ ăn và tập luyện có thể giảm 80% nguy cơ tiểu đường ở những người béo phì và tiền tiểu đường. Kết quả của thử nghiệm lâm sàng quốc tế cho thấy liraglutid thúc đẩy giảm cân bằng cách tương tác với những khu vực trong não kiểm soát cảm giác thèm ăn và hấp thu năng lượng. Được công bố trên The Lancet, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng 3 năm liên tục điều trị với liraglutid 3. mg một lần mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn và hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ tiểu đường týp 2. Trên thực tế, 60% những bệnh nhân ở ranh giới của bệnh tiểu đường đã đảo ngược được tình trạng và bệnh nhân đã trở lại với mức đường huyết bình thường. Liraglutid thúc đẩy giảm cân bằng cách kích hoạt khu vực não kiểm soát cảm giác thèm ăn, vì vậy, mọi người cảm thấy no hơn sau bữa ăn và giảm hấp thu thực phẩm. Mặc dù vài trò của liraglutide trong giảm cân đã được biết đến, nhưng theo các nhà nghiên cứu, đây là lần đầu tiên nó được chứng minh là đảo ngược tình trạng tiền tiểu đường và phòng ngừa bệnh tiểu đường mặc dù cần có sự giúp đỡ của chế độ ăn và tập luyện. Trong số những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, những người dùng liraglutid có thời gian phát triển bệnh lâu hơn gần 3 lần. Ngoài ra, liraglutid cũng giúp bệnh nhân giảm 7% trọng lượng cơ thể so với chỉ 2% trong nhóm giả dược. Liraglutide 3,0mg có thể cung cấp cho chúng ta một phương pháp liệu pháp mới cho bệnh nhân bị béo phì và tiền tiểu đường. Trong thử nghiệm béo phì và tiền tiểu đường này, nhóm nghiên cứu đã theo dõi 2.254 người trưởng thành bị tiền tiểu đường và 191 địa điểm nghiên cứu ở 27 nước trên thế giới. Những người tham gia được ngẫu nhiên hoặc là sử dụng liraglutide 3.0 mg hoặc dùng giả dược bằng cách tiêm dưới da 1 lần mỗi ngày trong 160 tuần. Họ cũng được thực hiện chế độ ăn giảm calo và được khuyên tăng cường hoạt động thể chất. Nguồn: suckhoedoisong. vn;;;;;Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng đường được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên, có tác dụng vừa hỗ trợ ổn định đường huyết, vừa hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. 1. Thành phần của sản phẩm Hộ Tạng Đường Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường được sản xuất từ các thành phần tự nhiên như: Cao câu kỷ tử (200mg), cao Mạch môn (180mg), cao Hoài sơn (60mg), cao Nhàu (60mg) và Alpha lipoic acid (20mg).Trong đó:Cao Câu kỷ tử: Có thể ức chế reductase, men này gây tích lũy sorbitol trong tế bào, là nguyên nhân quan trọng sinh những biến chứng của bệnh tiểu đường như: Đục thủy tinh thể, võng mạc mắt, tổn thương thần kinh và thận. Ức chế men reductase góp phần bảo vệ mắt, giảm tổn thương thần kinh và hạn chế suy thận do biến chứng tiểu đường.Cao Mạch môn: Hoạt chất MDG-1 trong Mạch môn giúp làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu, giảm mỡ máu và đặc biệt là hạn chế biến chứng thận do tiểu đường. Trong y học cổ truyền, dược liệu này được sử dụng để trị các bệnh tim mạch, cao huyết áp và xơ vữa động mạch.Cao Hoài sơn: Trong y học cổ truyền, Hoài sơn có tác dụng chữa bệnh tiểu đường do có chứa men có tác dụng thủy phân đường rất hiệu quả. Đặc biệt, thảo dược này còn có tác dụng chống lại bệnh thần kinh do tiểu đường, nhờ đó giảm hiệu quả các triệu chứng tê bì tay chân, khô ngứa da, rối loạn cương... do biến chứng thần kinh tiểu đường.Cao Nhàu: Tác dụng nổi bật của Nhàu là giúp tăng cường miễn dịch và tăng tốc độ lành vết thương ở người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả rõ rệt của thảo dược này trong việc giảm đường huyết lúc đói và giảm Hb. A1c.Alpha lipoic acid: Đây là chất chống oxy hóa mạnh, được sử dụng để kiểm soát các biến chứng tiểu đường, làm giảm chỉ số đường huyết và Hb. A1c. Dược chất này cũng được chứng minh có tác dụng bảo vệ võng mạc mắt phòng ngừa các biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường. Hình ảnh sản phẩm và thành phần của Hộ Tạng Đường 2. Công dụng của sản phẩm Mỗi bệnh nhân khi mắc tiểu đường đều cần thay đổi chế độ sinh hoạt hợp lý: Chế độ ăn, tăng cường vận động và kể cả việc dùng thuốc. Đối với căn bệnh này, kể cả khi đường huyết ổn định, người tiểu đường vẫn phải đối mặt với các biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh. Hiểu được điều này nên sản phẩm Hộ Tạng Đường đã đem lại cơ chế tác động kép: Vừa ổn định đường huyết, vừa bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu và thần kinh, giúp bệnh nhân:Hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện các biến chứng của bệnh tiểu đường.Hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết, giúp kiểm soát đường huyết.Hỗ trợ giảm cholesterol máu nên giúp giảm nguy cơ xơ vữa mạch (thường gặp ở người tiểu đường).Không chỉ vậy, sản phẩm còn đem lại nhiều lợi ích hỗ trợ vượt trội như:Cải thiện tê bì châm chích tay chân, nóng rát lòng bàn tay bàn chân hoặc đầu ngón tay chân.Mắt sáng khỏe, không còn nhức mỏi và mờ nhoè.Giảm khô da, bong tróc và ngứa ngáy.Giảm rối loạn cương dương, cải thiện sinh lý, chống suy thận do tiểu đường lâu năm.Giúp vết thương nhanh lành, không bị nhiễm trùng, đoạn chi.Giảm đau khớp, co cứng cơ, chuột rút.Hỗ trợ hạ đường huyết, giảm Hb. A1c, giúp người bệnh không còn mệt mỏi, tiểu nhiều, khát nhiều và ăn uống đỡ kiêng khem.Hỗ trợ giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ biến chứng đột quỵ và nhồi máu cơ tim.Sử dụng kết hợp với thuốc điều trị để hỗ trợ giảm liều thuốc tây, giảm tác dụng phụ của thuốc trên gan thận. Hộ Tạng Đường - giải pháp hiệu quả cho người bệnh tiểu đường 3. Đối tượng sử dụng sản phẩm Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1, tuýp 2.Người tiền tiểu đường, có các dấu hiệu rối loạn dung nạp đường.Phòng ngừa cho những người gia đình có tiền sử tiểu đường, huyết áp, mỡ máu...4. Liều dùng, cách dùng Hộ Tạng Đường. Dùng để phòng ngừa biến chứng tiểu đường: Mỗi ngày uống từ 2 đến 4 viên, chia 2 lần sáng và tối. Dùng để hỗ trợ điều trị biến chứng tiểu đường: Uống 4 – 6 viên/ ngày, chia 2 lần.Dùng để hỗ trợ điều hòa đường huyết, huyết áp, giảm Cholesterol máu, chống oxy hóa: Mỗi ngày uống 2 – 4 viên, chia làm 2 lần.Lưu ý: Nên uống Hộ Tạng Đường trước khi dùng bữa 30 phút hay cũng có thể là 1 giờ sau bữa chính. Người dùng nên uống thường thường xuyên mỗi ngày theo đợt từ 1 – 3 tháng để có kết quả tốt nhất.Hiện chưa có báo cáo cụ thể về tương tác và tác dụng phụ xảy ra khi dùng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Tuy nhiên, người dùng nên uống sản phẩm cách các thuốc điều trị khác khoảng 30 – 60 phút để đạt hiệu quả tốt nhất.Trên đây là thông tin chi tiết về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường. Để nâng cao hiệu quả sử dụng, người dùng hãy đọc kỹ hướng dẫn bên trong hộp hoặc tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn.;;;;;Đối với bệnh tiểu đường, sử dụng thuốc hạ đường huyết được xem là phương pháp mang lại hiệu quả tối ưu trong kiểm soát và phòng ngừa những nguy cơ, biến chứng với sức khỏe người bệnh. Mặc dù vậy, trong sử dụng thuốc, cũng cần tuân thủ những quy tắc và lưu ý quan trọng. 1. Một số thông tin cơ bản về tiểu đường Tiểu đường hay đái tháo đường là dạng bệnh xảy ra khi lượng đường trong máu vượt ngưỡng bình thường theo các tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường. Sở dĩ có tình trạng này là do cơ thể thiếu hụt hoặc giảm đáp ứng với insulin. Điều này sẽ dẫn tới sự rối loạn trong chuyển hóa các chất như: đạm, đường, mỡ, chất khoáng của cơ thể. Tức là trong quá trình người bệnh ăn uống hàng ngày, các thực phẩm không được chuyển hóa tạo ra năng lượng khiến cho lượng đường trong máu sẽ tích tụ ngày càng nhiều. Hậu quả là khiến nguy cơ tổn thương các cơ quan trong cơ thể như: thận, mắt, thần kinh,... và các bệnh lý nguy hiểm như tim mạch tăng lên. Bệnh tồn tại dưới hai thể chính, gồm:Tiểu đường type 1: gặp phổ biến ở trẻ em và những người trẻ, dưới 20 tuổi với các triệu chứng đột ngột, tiến triển khá nhanh chóng. Tiểu đường type 2: thường phổ biến hơn ở đối tượng trên 40 tuổi với những triệu chứng đôi khi không rõ ràng. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp ở những phụ nữ đang mang thai (tiểu đường thai kỳ). Lúc này, các hormone nữ sẽ hoạt động mạnh và gia tăng tác động lên các thụ thể insulin, dẫn tới kháng insulin và tích tụ đường trong máu. Hầu hết hiện tượng này sẽ chấm dứt sau khi sinh, tuy nhiên người mẹ cần được theo dõi sát và tuân thủ chế độ ăn cũng như phác đồ điều trị của bác sĩ.2. Thuốc hạ đường huyết thường dùng hiện nayĐối với đái tháo đường, các thuốc hạ đường huyết có vai trò quan trọng. Hiện nay, một số loại được chỉ định dùng phổ biến gồm:Thuốc có tác dụng làm tăng độ nhạy cảm với insulin Gồm các loại:- Metformin (Biguanide): Thường được chỉ định với những trường hợp bệnh type 2. Chúng có tác dụng khiến quá trình tổng hợp glucose ở gan giảm đi và tăng độ nhạy với insulin. Đồng thời, có thể phòng chống nguy cơ xấu cho tim mạch do có khả năng giảm hấp thu triglyceride và cholesterol xấu. Thuốc không được chỉ định với những người bị suy thận, đồng thời có thể gây khó tiêu hoặc tiêu chảy, chán ăn. - Thuốc đồng vận thụ thể GLP-1Có tác dụng kích thích quá trình tăng tiết insulin của cơ thể và làm giảm sự thèm ăn, có thể dùng cho cả người béo phì. Thuốc có thể gây buồn nôn hoặc đau bụng và không được chỉ định với người bị một số bệnh, chẳng hạn: suy thận, u, ung thư tuyến giáp. - Thuốc Thiazolidinedione (TZD)Giúp giảm glucose máu, tăng độ nhạy với insulin của cơ thể. Có thể dẫn tới một số tác dụng phụ như: tăng cân đột ngột, sưng phù, suy giảm thị lực hoặc nguy cơ suy tim,... - Thuốc Dipeptidyl peptidase-4 (DDP-4)Cũng có tác dụng giúp tăng tiết insulin. Tác dụng phụ: có thể khiến dị ứng hoặc mẩn đỏ, ngứa,... Nhóm thuốc có tác dụng làm chậm hấp thu chất béo và glucose- Thuốc ức chế men alpha - glucosidase: Có thể khiến cho quá trình phân giải carbohydrate thành glucose tại ruột non bị ức chế, từ đó, đường huyết trong máu hạn chế nguy cơ tăng đột ngột. - Thuốc ức chế men tiêu mỡ lipase: tác dụng trong việc khiến cho chất béo có thể dễ dàng được hấp thu qua ruột, đồng thời, đào thải những chất chất béo chưa được tiêu hóa ra bên ngoài nhanh hơn. Nhóm thuốc có tác dụng tăng tiết insulin Có thể nói, trong quá trình điều trị, việc dùng thuốc hạ đường huyết là không thể bỏ qua. Tuy nhiên, dùng sao cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn là điều cần chú trọng. Theo đó, với bệnh tiểu đường, người bệnh nên lưu ý:Tuân thủ đúng chỉ định, không tự ý mua thuốc dùng hoặc tăng liều bởi có thể dẫn tới hệ quả khôn lường. Không những vậy, như trên đã nói, mỗi loại thuốc lại có thể mang tới tác dụng phụ khác nhau và có những đối tượng cần thận trọng, không được chỉ định. Nên uống thuốc vào một thời điểm cố định để tránh quên. Có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng hoặc sữa hỗ trợ nếu được bác sĩ cho phép. Cùng với thuốc, trong đời sống hàng ngày, người bệnh cũng có thể kiểm soát bệnh thông qua các cách như:Về ăn uốngĐặc biệt lưu ý tới cả chất và lượng của đồ ăn sao cho kiểm soát được lượng carbohydrate, nên ăn thành nhiều bữa nhỏ. Trong đó: Với nhóm đường bột: nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, rau củ, gạo còn vỏ cám,... chú trọng cách chế biến luộc, hấp. Nếu đã ăn khoai sắn thì nên cắt bớt hoặc thay cho cơm. Với thịt cá: nên ăn cá, thịt nạc trắng, chế biến theo kiểu hấp, luộc, không nên ăn nội tạng. Với thực phẩm chứa chất béo, đường: nên chọn loại chất béo không bão hòa như: dầu cá, dầu đậu nành, oliu. Rau củ: nên ăn nhiều, ăn sống hoặc luộc, hấp, nếu là rau trộn thì không nên dùng sốt. Hoa quả: nên ăn hoa quả chưa qua chế biến và tránh các loại ngọt như: xoài chín, sầu riêng, mít,... Sữa: nếu cần tăng cường thêm sữa, cần chọn loại dành riêng cho bệnh tiểu đường. Hiện nay, có không ít loại sữa có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Về vận động;;;;;Thuốc Glumeform XR có hoạt chất là metformin hydroclorid, sử dụng điều trị tiểu đường type 2 ở người lớn. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén giải phóng kéo dài với các hàm lượng 500mg, 750mg, 1.000mg. 1. Công dụng của thuốc Glumeform XR Thuốc Glumeform XR được sử dụng điều trị tiểu đường type 2 ở người lớn, đặc biệt ở người béo phì, hoặc khi chế độ ăn uống luyện tập không kiểm soát được đường huyết. Thuốc có thể được sử dụng độc lập hoặc phối hợp với các thuốc điều trị tiểu đường đường uống khác hoặc insulin.Glumeform XR giúp giảm đường huyết thông qua việc giảm tân tạo đường tại gan, giảm hấp thu đường tại ruột và cải thiện nhạy cảm với insulin, hormon làm tăng sử dụng glucose ngoại vi và đưa glucose vào tế bào.Thông thường, tác dụng của thuốc thấy rõ sau khoảng 2 tuần dùng thuốc đều đặn. Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc sau khi được bác sĩ thăm khám, đánh giá, tư vấn và kê đơn. Thuốc Glumeform XR được sử dụng điều trị tiểu đường type 2 ở người lớn 2. Cách sử dụng và liều dùng của thuốc Glumeform XR Bệnh nhân nên uống thuốc ngay sau bữa ăn để giảm tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Thuốc được bào chế dưới dạng giải phóng kéo dài để tăng thời gian tác dụng, tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng phụ. Do đó, nên uống thuốc nguyên viên vào thời điểm cố định trong ngày để tránh bị quên thuốc; khi uống không nhai hoặc nghiền thuốc.Liều khởi đầu đối với bệnh nhân đang không sử dụng metformin là 500mg x 1 lần/ ngày. Thuốc có thể được tăng liều thêm 500mg sau mỗi 1 - 2 tuần, tùy theo mục tiêu đường huyết và đáp ứng của bệnh nhân. Thông thường, dạng thuốc giải phóng kéo dài được khuyến cáo liều tối đa là 2.000mg/ ngày. Glumeform XR được bào chế có 3 hàm lượng khác nhau 500mg, 750mg và 1.000mg nên giúp bác sĩ và bệnh nhân dễ dàng chỉnh liều từ từ theo hiệu quả của thuốc và khả năng dung nạp.Trong trường hợp sử dụng liều 1 lần /ngày mà chưa đạt hiệu quả mong đợi, bác sĩ có thể tư vấn bạn chia liều thành 2 lần/ ngày để tối ưu hiệu quả của thuốc trước khi tăng liều hoặc phối hợp thêm các thuốc khác.Trường hợp bị rối loạn chức năng gan, rối loạn chức năng thận, bác sĩ có thể cân nhắc tăng liều chậm hơn và để mức liều tối đa thấp hơn. Glumeform XR không nên được sử dụng cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận nặng hoặc suy gan nặng. Không khuyến cáo dùng Glumeform XR cho trẻ em do chưa có đủ dữ liệu về hiệu quả và an toàn. Thuốc Glumeform XR được sử dụng bằng đường uống 3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Glumeform XR Khi sử dụng Glumeform XR, bệnh nhân có thể mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy... Thông thường, các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nhẹ và thoáng qua, có thể giảm thiểu bằng việc uống thuốc sau khi ăn no. Khi khởi đầu từ liều thấp và tăng liều từ từ, hầu hết bệnh nhân dung nạp Glumeform XR khá tốt, các tác dụng tiêu hóa thường giảm và biến mất sau một vài tuần điều trị. Trường hợp các tác dụng phụ này kéo dài, gây mệt mỏi nhiều hoặc ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, bạn cần trao đổi ngay với bác sĩ để được tư vấn và xử trí kịp thời.Sử dụng Glumeform XR lâu dài sẽ có nguy cơ thiếu vitamin B12 do giảm hấp thu. Bác sĩ có thể kê đơn bổ sung vitamin nhóm B cho bạn, bao gồm vitamin B12. Một số trường hợp, bác sĩ có thể cân nhắc đo nồng độ vitamin B12 trong máu và sử dụng vitamin đường tiêm.Mặc dù rất hiếm gặp, một số trường hợp toan lactic đã xảy ra ở bệnh nhân sử dụng metformin, đặc biệt trên những bệnh nhân >65 tuổi, uống nhiều rượu bia, suy tim, suy giảm chức năng gan thận cấp tính... Các biểu hiện ban đầu có thể bao gồm: Mệt mỏi khó chịu, cảm giác ớn lạnh, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn, đau mỏi cơ hoặc chuột rút, tim đập nhanh hoặc chậm hoặc không bình thường, khó thở, chóng mặt, buồn ngủ hoặc lơ mơ... Bệnh nhân cần tới bác sĩ ngay nếu thấy những biểu hiện này trong thời gian dùng thuốc. Tác dụng phụ hiếm gặp này cũng liên quan tới liều dùng. Do đó, bạn không nên tự ý tăng liều thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.Mặc dù ít gặp, hạ đường huyết có thể xảy ra khi bạn dùng Glumeform XR, đặc biệt khi bạn nhịn ăn hoặc dùng thuốc phối hợp với insulin hoặc các thuốc điều trị tiểu đường đường uống khác. Bệnh nhân có thể cảm thấy đói cồn cào, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, run, mệt mỏi, chóng mặt. Khi gặp những biểu hiện này, bạn có thể ăn vài viên đường glucose hoặc vài viên kẹo cứng cho tới khi đỡ các triệu chứng. Bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ khi đến thăm khám về các cơn hạ đường huyết của bạn trong tháng để được tư vấn và điều chỉnh liều thuốc.Nếu có những bất thường nghiêm trọng như phản ứng dị ứng và tổn thương da nặng, bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và xử trí kịp thời. Kể cả khi không gặp các tác dụng phụ, bạn vẫn nên tái khám định kỳ hoặc theo hẹn để được bác sĩ theo dõi, chỉnh liều và tư vấn điều trị hiệu quả và an toàn nhất. 4. Lưu ý khi sử dụng Glumeform XR Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về tiền sử bệnh, đặc biệt là các vấn đề về gan, thận, tim mạch (suy giảm chức năng gan thận, suy tim, nhồi máu cơ tim mới điều trị...). Tiền sử dị ứng, tình trạng có thai, cho con bú và thông tin các thuốc đang sử dụng tại nhà cũng cần được bệnh nhân báo cho bác sĩ để đảm bảo bạn được kê đơn tối ưu và an toàn.Trong khi thăm khám trước và thực hiện các thủ thuật có sử dụng thuốc cản quang hoặc phẫu thuật, bạn luôn cần cho bác sĩ hoặc phẫu thuật viên biết đang sử dụng metformin để được chuẩn bị tối ưu trước khi làm phẫu thuật, thủ thuật.Kể cả khi đã sử dụng thuốc nhiều năm, bệnh nhân vẫn nên báo bác sĩ để được tư vấn khi có tình trạng mất nước cấp tính, ví dụ như tiêu chảy cấp hoặc nôn nhiều. Bởi bạn có thể cần bồi phụ đủ nước và điện giải hoặc nhân viên y tế theo dõi cẩn thận.Bệnh nhân không nên tự ý ngừng thuốc, giảm liều hoặc tăng liều Glumeform XR khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Tiểu đường là một bệnh lý mạn tính, cần được duy trì kiểm soát lâu dài để giảm triệu chứng của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và quan trọng nhất là giảm nguy cơ tai biến và biến chứng do bệnh. Hãy tuân thủ điều trị và tái khám, theo dõi định kỳ để được kết quả tối ưu.
question_46
Phẫu thuật nội soi điều trị kén khoeo chân (kén Baker)
doc_46
Với việc ứng dụng những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất vào điều trị, bệnh nhân có được sự lựa chọn tốt để thực hiện cuộc phẫu thuật đem lại hiệu quả tối ưu. 1. Tổng quan Kén Baker là một nang dịch hình thành ở phía sau của gối, thông thương với bao khớp. Khi có triệu chứng, người bệnh sẽ cảm thấy sưng nề, đau mơ hồ phía sau khoeo, có thể gây hạn chế vận động, khó khăn trong gấp duỗi gối. Tỉ lệ người mang kén Baker dao động khoảng 20% dân số.Điều trị chủ yếu là nội khoa, tuy nhiên nếu khó chịu nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động mà điều trị nội khoa không cải thiện thì điều trị phẫu thuật có thể giúp xử lý được triệt để tổn thương. Phẫu thuật mổ mở là chủ yếu, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu cao của người bệnh, phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị ít xâm lấn giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, giảm thời gian nằm viện. Hình ảnh kén Baker 1.2. Chỉ định điều trị. Không cần điều trị gì đối với những kén Baker tồn tại mà không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, khi kén Baker gây đau, gây khó khăn trong gấp duỗi gối, hoặc kích thước lớn vùng sau khoeo gây mất thẩm mỹ thì cần được thăm khám và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa. Tùy vào mức độ bệnh mà có cách điều trị khác nhau:Điều trị không phẫu thuật:+ Sử dụng thuốc: thuốc chống viêm NSAID+ Phác đồ RICE: (nghỉ ngơi, chườm lạnh vùng đau, băng ép nhẹ và gác cao chân khi nghỉ ngơi)+ Chọc hút dịch: Bác sĩ có thể hút chất lỏng ra khỏi kén khoeo chân bằng kim. Tuy nhiên phương pháp này thường hay tái phát.+ Liệu pháp corticoid: Bác sĩ sau khi chọc hút sẽ tiêm thuốc corticoid vào kén, giảm khả năng tái phát so với chọc hút dịch đơn thuầnĐiều trị phẫu thuật:Mặc dù phẫu thuật hiếm khi được sử dụng để điều trị kén Baker, nhưng có một số trường hợp nên thực hiện, như:+ Mức độ đau, hạn chế vận động khớp gối nhiều và dai dẳng do kén Baker+ Điều trị không phẫu thuật thất bại+ Tổn thương trong khớp gối kèm theo như tổn thương sụn khớp, rách sụn chêm, đứt các dây chằng trong khớp, ... 1.3 Các phương pháp phẫu thuật. Mổ mở bóc nang: Phẫu thuật viên sẽ tạo một đường mổ sau khoeo và lấy bỏ nang dịch.Nội soi khớp gối: Theo nhiều nghiên cứu, có khoảng 94% là nang Baker kèm theo các tổn thương khớp gối (tổn thương sụn khớp, rách sụn chêm, đứt dây chằng trong khớp...) do đó, phẫu thuật nội soi khớp gối có thể giúp giải quyết được cả hai vấn đề nói trên một cách thuận tiện. 2. Ưu, nhược điểm của phẫu thuật nội soi trong điều trị kén Baker Ưu điểm:+ Là phẫu thuật ứng dụng kĩ thuật hiện đại, giải quyết triệt để cả những tổn thương trong khớp gối khi bị kén Baker và nang Baker mà những kĩ thuật trước đây không làm được.+ Đường rạch da nhỏ, xâm lấn phần mềm tối thiểu+ Thời gian nằm viện ngắn+ Thời gian phục hồi và quay trở lại công việc sớm hơn. Nhược điểm:+ Là kĩ thuật hiện đại, đòi hỏi trang thiết bị kỹ thuật cao+ Cần đội ngũ phẫu thuật viên có kinh nghiệm và trình độ cao. 3.Với việc ứng dụng những công nghệ mới nhất, hiện đại nhất vào điều trị, bệnh nhân có được sự lựa chọn tốt để thực hiện cuộc phẫu thuật đem lại hiệu quả tối ưu.Phục hồi nhanh chóng: Do áp dụng quy trình chuẩn hóa từ khâu chẩn đoán, điều trị, tới phục hồi chức năng sau mổ, được chăm sóc tận tình tận tâm mà bệnh nhân sẽ có điều kiện phục hồi sau mổ được nhanh nhất và sớm quay trở lại công việc.Phẫu thuật không đau: Với hệ thống máy móc hỗ trợ hiện đại, phẫu thuật viên kinh nghiệm, mổ nội soi ít xâm lấn kết hợp với các phương pháp điều trị sau mổ hợp lý mà làm cho cuộc mổ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và không đau, đem lại cảm giác tốt cho người bệnh. Trung tâm được đầu tư lớn về công nghệ như 3D Technology in Medicine Center (Trung tâm nghiên cứu Công nghệ 3D trong Y học), Motion Analysis Lab (Phòng nghiên cứu, phân tích chuyển động) đầu tiên tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và trên thế giới... đồng thời có mạng lưới hợp tác với nhiều chuyên gia về lĩnh vực y học thể thao trên thế giới.
doc_34514;;;;;doc_7801;;;;;doc_38362;;;;;doc_23693;;;;;doc_56770
Kén khoeo chân là một tình trạng bệnh lý có thể gặp phải ở khớp gối. Căn bệnh này tuy không gây nguy hiểm nhưng nó lại có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh khi kén có kích thước lớn, chèn ép vào các bộ phận xung quanh. Khớp gối cũng giống như tất cả các khớp khác đều được bao quanh bởi một bao khớp (capsule articulaire), bên trong bao khớp có phủ kín lớp áo trong là màng hoạt dịch. Màng hoạt dịch này tiết dịch khớp có tác dụng nuôi dưỡng và bôi trơn khớp.Do một nguyên nhân nào đó từ bên trong hay do chấn thương, màng hoạt dịch khớp gối phản ứng bằng cách tiết nhiều dịch hơn gọi là tràn dịch khớp (hydarthrose).Khi tràn dịch nhiều, áp lực trong khớp gối tăng lên và có thể xảy ra thoát vị phía sau khớp gối (vùng khoeo) được gọi là kén khoeo chân, vì nó nằm ở vị trí hố khoeo, ở phía sau gối. Kén ở khoeo được gọi với tên khác là kén Baker “Hyste de Baker”.Kén khoeo chân không gây nguy hiểm, không bao giờ tiến triển thành ung thư. Nhưng khi kén tăng kích thước quá lớn, nó sẽ cản trở chức năng của khớp gối, gây đau khó đi lại, hạn chế động tác gấp gối và khó ngồi xổm.Trong một số trường hợp kén quá to chèn ép tĩnh mạch, thần kinh ở vùng khoeo chân, gây sưng, cảm giác kiến bò hoặc rát bỏng vùng cẳng chân nên dễ nhầm với viêm tắc tĩnh mạch chi dưới. Trong một số ít trường hợp, do vận động gắng sức, kén có thể bị rách, dịch từ trong kén chảy xuống phía trong bắp chân gây tai biến cho cơ cẳng chân.Kén Baker hay còn được gọi là u nang bao hoạt dịch khoeo là tình trạng phổ biến. Nếu như bạn bị viêm khớp hoặc viêm khớp dạng thấp thì bạn có thể đã quen với tình trạng này. 2. Nguyên nhân hình thành kén Baker khớp gối Bất kỳ ai cũng có thể bị kén khoeo chân, đặc biệt là sau một chấn thương khớp gối hoặc do bệnh khớp gối mạn tính. Kén khoeo chân hình thành sau khi bao hoạt dịch bị tổn thương hoặc bị yếu do sự sưng nề khớp gối gây ra bởi viêm khớp hoặc một chấn thương như rách sụn hoặc rách sụn chêm.Điều quan trọng là cần phải xác minh xem liệu tình trạng của bạn có phải là kén Baker hay không. Vì những trạng thái sức khỏe nghiêm trọng khác như huyết khối tĩnh mạch sâu dẫn đến sự hình thành cục máu đông cũng gây ra những triệu chứng dễ nhầm lẫn với kén khoeo chân. Ai cũng có thể bị kén khoeo chân, đặc biệt là sau một chấn thương khớp gối 3. Biểu hiện của kén Baker khoeo chân Kén Baker khoeo chân có những biểu hiện bệnh như sau:Kén Baker có đặc điểm mềm và căng nhẹ khi bạn chạm vào.Bạn có thể không có triệu chứng nào khác ngoài việc nhìn thấy một khối cục u lên phía sau khoeo chân hoặc cảm giác căng tức khi có thứ gì đó chèn ở phía sau khớp gối. Khi bạn dang rộng khớp gối có thể khiến cho kén Baker bị siết chặt hoặc gây đau đớn.Kén Baker có thể bị sưng to hoặc co lại. Kén này có thể vỡ ở bên trong và hậu quả là những triệu chứng giống như khi có cục máu đông ở chân như đỏ và đau ở bắp chân.Dịch từ kén vỡ ra sẽ được cơ thể hấp thu. Khi đó kén Baker sẽ tạm thời biến mất, nhưng nó vẫn có thể tái phát. Khám lâm sàng cơ bản cũng có thể giúp bác sĩ chẩn đoán kén Baker. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh chụp MRI hoặc siêu âm để khẳng định kén chứa dịch hay kén cứng.Phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh và trong hầu hết các trường hợp, kén khoeo chân có thể được điều trị mà không cần phẫu thuật. Điều trị kén Baker không phẫu thuật bao gồm:Chọc dịch từ kén bằng kim. Tiêm cortisone để giảm viêm. Nghỉ ngơi. Nâng cao chân. Chườm đá để giảm viêm. Liệu pháp vật lý để kiểm soát sự sưng nềĐiều trị tình trạng tiềm ẩn. Phẫu thuật điều trị kén Baker được chỉ định nếu bạn cảm thấy đau và khó chịu khi cử động. Tuy nhiên, kén Baker vẫn có thể tái phát lại sau khi phẫu thuật. Song trong hầu hết các trường hợp, điều trị nguyên nhân gây nên kén Baker sẽ giảm triệu chứng và giảm khả năng tái phát.Bạn có thể kiểm soát tốt diễn tiến của kén khoeo chân bằng cách:Tái khám đúng lịch hẹn để được bác sĩ theo dõi diễn biến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe khác nếu có.Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong đơn thuốc của bạn được bác sĩ kê.Giữ cân nặng cơ thể ở mức lý tưởng và tập luyện thể dục thường xuyên để ngăn ngừa viêm khớp gối hoặc chấn thương.Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt.;;;;;Phẫu thuật nội soi là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu trong chấn thương chỉnh hình. Quá trình thực hiện phẫu thuật tiến hành dựa trên hình ảnh từ các camera đặc biệt cho phép quan sát toàn bộ bên trong khớp. Các phẫu thuật nội soi phổ biến hiện nay là nội soi khớp gối, khớp vai. Vào những năm 1980, Andrews và Carson đã công bố những chỉ định, kỹ thuật và quan điểm về nội soi khớp khuỷu.Những chỉ định cho nội soi khớp khuỷu đã phát triển qua nhiều năm và cho đến nay bao gồm: viêm xương sụn bóc tách (tổn thương OCD), viêm màng hoạt dịch khớp, hội chứng Plica, viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài (Tennis Elbow) và cứng khuỷu do thoái hóa hoặc sau chấn thương. 1. Chỉ định nội soi khớp khuỷu. Các trường hợp hạn chế vận động khớp khuỷu do thoái hóa, hoặc sau chấn thương vùng khuỷu, điều trị thất bại sau 6 tháng điều trị bảo tồn với bất động, nẹp trợ giúp và vật lý trị liệu, gây ảnh hưởng nhiều đến vận động cũng như sinh hoạt của bệnh nhân.Lấy dị vật trong khớp, là các mảnh sụn bong ra sau chấn thương hoặc do thoái hóa, gây đau cho bệnh nhân khi vận động khuỷu.Chồi xương vùng khuỷu gây hạn chế vận động khớp khuỷu.Hội chứng Tennis Elbow không cải thiện triệu chứng sau điều trị nội khoa 6-12 tháng.Thất bại sau điều trị nội khoa (thường là 6 tháng). Tổn thương OCD khớp khuỷu, hoặc tổn thương OCD mất vững từ độ II trở lên theo phân độ của Takahara.Tổn thương Plica màng hoạt dịch khớp khuỷu, không đáp ứng với các biện pháp điều trị bảo tồn như treo tay, giảm đau, vật lý trị liệu.Trường hợp dính khớp khuỷu do nguyên nhân phần mềm thường nội soi sẽ mang lại hiệu quả.Ngoài ra, nội soi khớp khuỷu còn để chẩn đoán trong trường hợp đau khớp khuỷu mà không tìm được chẩn đoán khi khám và các xét nghiệm cận lâm sàng. 2. Kỹ thuật mổ và phục hồi chức năng sau mổ Bệnh nhân sẽ được gây mê, đặt tư thế nằm nghiêng, cánh tay dạng 90 độ, khuỷu gấp 90 độ.Các cổng vào sẽ được bác sĩ đánh dấu rõ ràng. Hình 1: Các cổng vào trong nội soi khớp khuỷu Rạch da nhỏ tại các vị trí đánh dấu, vào trong khớp khuỷu, kiểm tra và đánh giá các tổn thương, giải phóng bao khớp bị co rút, dọn sạch bao hoạt dịch viêm, mảnh sụn chết, tổ chức xơ trong khớp, mài chồi xương do thoái hóa và các xử lý tùy theo các thương tổn khớp khuỷu. Hình 2: Lấy dị vật trong khớp khuỷu qua nội soi Quá trình tập phục hồi chức năng sẽ diễn ra ngay ngày đầu sau mổ và thường kéo dài 2-3 tháng, tùy theo tiến triển của bệnh nhân sau mỗi lần khám lại. 3. Ưu điểm của phẫu thuật nội soi khớp khuỷu. Đường mổ nhỏ, ít đau, không để lại sẹo, khả năng phục hồi sau mổ tốt hơn so với mổ mở.Đánh giá và xử trí đầy đủ tổn thương mà không gây tổn thương tới các cấu trúc quan trọng như mạch máu, thần kinh quan trọng. 4. Các chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về phẫu thuật nội soi khớp khuỷu.Trang thiết bị hiện đại, chuyên biệt dành cho nội soi khớp khuỷu.Đội ngũ bác sĩ phục hồi chức năng chuyên nghiệp sẽ cùng với phẫu thuật viên đưa ra phác đồ tập luyện hàng ngày cho từng bệnh nhân cụ thể. Trung tâm được đầu tư lớn về công nghệ như 3D Technology in Medicine Center (Trung tâm nghiên cứu Công nghệ 3D trong Y học), Motion Analysis Lab (Phòng nghiên cứu, phân tích chuyển động) đầu tiên tại Việt Nam, ngang tầm với khu vực và trên thế giới... đồng thời có mạng lưới hợp tác với nhiều chuyên gia về lĩnh vực y học thể thao trên thế giới.;;;;;So với phương pháp truyền thống, phẫu thuật nội soi khớp cổ chân là biện pháp tân tiến, ít xâm lấn giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Với phương pháp này đòi hỏi phải có bác sĩ phẫu thuật giỏi, trang thiết bị hiện đại công nghệ cao mới có thể đem lại kết quả tốt nhất. Người ta sử dụng những dụng cụ phẫu thuật nhỏ như chiếc đũa, với các đường rạch da chỉ khoảng từ 5-7mm. Nhờ sự phóng đại của hệ thống ống kính nội soi mà các phẫu thuật viên có thể phát hiện và sửa chữa được những thương tổn nhỏ nhất, quan sát được các khu vực ngóc ngách trong khớp mà với mổ mở nhiều khi cũng không thấy được. Phẫu thuật nội soi khớp cổ chân là biện pháp tân tiến mang nhiều ưu điểm Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật nội soi khớp cổ chân Các ưu điểm nổi bật của phẫu thuật nội soi khớp cổ chân so với mổ mở có thể kể đến: Hiện nay, đối với việc điều trị các bệnh lý khớp cổ chân, phẫu thuật nội soi là một phương pháp mổ rất ưu việt, bởi nhờ sự phóng đại của hệ thống nội soi mà các bác sĩ có thể phát hiện và nhìn rõ các tổn thương trên màn hình mà với mắt thường không thể thấy. Qua đó giúp cho việc thực hiện các kỹ thuật một cách thuận lợi và chính xác, giúp phẫu thuật viên có thể chỉnh sửa được những sai sót nhỏ nhất của chấn thương. Kỹ thuật này cũng tránh xâm hại tới các tổ chức xung quanh; giúp bệnh nhân không phải mổ mở, mổ nhiều lần, chức năng khớp cổ chân sớm được phục hồi. Sau mổ bệnh nhân ít đau hơn rất nhiều và thông thường có thể đi lại ngay và ra viện trong ngày đầu tiên sau mổ, sẹo mổ rất nhỏ và thẩm mỹ, tỉ lệ nhiễm trùng sau mổ thấp hơn nhiều so với mổ mở, bệnh nhân có thể sớm quay trở lại với công việc hàng ngày. Ngoài ra, trong những trường hợp bệnh lý khớp cổ chân không thể chẩn đoán được với thăm khám lâm sàng và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, thì nội soi khớp có thể coi như một “cứu cánh”, vừa giúp chẩn đoán chính xác vừa giúp điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, đây là một phẫu thuật khó, khó ngay từ khâu chẩn đoán bởi nó đòi hỏi phẫu thuật viên phải hiểu rõ vi cấu trúc cơ thể. Quá trình gây chấn thương cũng là yếu tố rất quan trọng để phẫu thuật viên quyết định dùng phương pháp phẫu thuật nào cho bệnh nhân để đạt hiệu quả cao mà tránh được các thương tổn khác. Trường hợp phẫu thuật nội soi khớp cổ chân được chỉ định cho những trường hợp bệnh nặng không điều trị nội khoa được Phẫu thuật nội soi khớp cổ chân thường được áp dụng trong điều trị: viêm khớp cổ chân do chấn thương hoặc do bệnh lý, viêm chỗ bám gân gót, đau khớp cổ chân do gãy xương cũ, thoái hóa khớp, mảnh sụn rời trong khớp, gai xương, khuyết sụn và những trường hợp đau khớp cổ chân mà không thể chẩn đoán được nguyên nhân dựa trên các kỹ thuật thông thường. By: coxuongkhop.info;;;;;Bẫy động mạch khoeo chân (Popliteal Artery Entrapment Syndrome- PAES) là một trong các nguyên nhân hiếm gặp gây triệu chứng thiếu máu chi dưới mạn tính. Việc chẩn đoán và điều trị muộn sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Động mạch dẫn máu từ tim đến nuôi dưỡng đôi chân, động mạch ở vùng phía sau gối, có tên là động mạch khoeo. Ở vùng này, động mạch nằm sát ngay phía sau các xương và phía trước các cân cơ, các cơ cẳng chân. Ở người bình thường, khi đi lại, các cơ và cân cơ co giãn nhưng không gây chèn ép hay ảnh hưởng đến chức năng cấp máu của động mạch khoeo.Hội chứng bẫy động mạch khoeo chân (Popliteal artery entrapment syndrome) là một hội chứng hiếm gặp, do phần cơ vùng bắp chân phát triển “lấn sân” ở vị trí bất thường hoặc phì đại đã tạo một đè ép lên động mạch khoeo chân. Khi động mạch này bị “bẫy”, khiến cho dòng máu khó khăn luân chuyển xuống phía dưới cẳng bàn chân, gây ra những rối loạn nhất định cho cẳng bàn chân tùy theo thời gian, mức độ chèn ép.Bệnh nhân mắc bẫy động mạch khoeo có thể xảy ra từ khi sinh ra (bẩm sinh) hoặc phát triển sau này trong cuộc sống (mắc phải). Ở dạng bẩm sinh, cơ bắp chân hoặc động mạch gần đó được định vị bất thường trong khi em bé lớn lên trong bụng mẹ. Những người có dạng PAES mắc phải có cơ bắp chân to hơn bình thường (mở rộng). Tình trạng này cũng có thể phát triển theo thời gian, do tập thể dục và tập luyện dẫn đến một cơ bắp chân mở rộng, chèn ép động mạch khoeo.Hội chứng bẫy động mạch khoeo hay còn gọi là "bệnh chạy bộ" hiếm phát hiện vì khó chẩn đoán và dễ nhầm lẫn với suy tĩnh mạch. Bẫy động mạch khoeo là hội chứng hiếm gặp, khó chẩn đoán. 2. Triệu chứng của bẫy động mạch khoeo Triệu chứng chính của bẫy động mạch khoeo là đau hoặc chuột rút ở phía sau cẳng chân (bắp chân) xảy ra trong khi tập thể dục và nghỉ ngơi. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:Chân lạnh sau khi tập thể dụcĐau nhói hoặc nóng rát ở bắp chân. Tê ở vùng bắp chân. Nếu tĩnh mạch gần đó (tĩnh mạch khoeo) cũng bị kẹt bởi cơ bắp chân, bạn có thể có:Cảm giác nặng nề ở chân. Chuột rút vào ban đêm. Sưng ở vùng bắp chân. Thay đổi màu da xung quanh cơ bắp chân. Cục máu đông ở chân dưới (huyết khối tĩnh mạch sâu). Chuột rút vào ban đêm là triệu chứng thường gặp 3. Yếu tố nguy cơ Hội chứng bẫy động mạch khoeo là bệnh lý không phổ biến. Những điều sau đây làm tăng nguy cơ của bạn về tình trạng này:Người trẻ tuổi: Tình trạng này thường thấy nhất ở những người ở độ tuổi thanh thiếu niên hoặc 20 tuổi. Nó hiếm khi được chẩn đoán ở những người trên 40 tuổi.Nam giới: PAES có thể xảy ra ở bất cứ ai, nhưng nó phổ biến hơn nhiều ở những người đàn ông trẻ tuổi.Hoạt động thể thao nặng: những người vận động các môn thể thao chịu sức căng cơ chân như chạy, đạp xe, các môn điền kinh, thường xuyên tập các bài tập tạ hoặc tập luyện cường độ cao có nguy cơ cao nhất. 4. Chẩn đoán bẫy động mạch khoeo 4.1 Chẩn đoán lâm sàng Biểu hiện đau, mỏi bắp chân giống với hội chứng thiếu máu mạn tính chi do xơ vữa động mạch. 4.2 Chẩn đoán hình ảnh Các hình ảnh nhận được trước và sau khi làm nghiệm pháp kiễng chân, giúp cho chẩn đoán xác định và chẩn đoán thể bệnh. Siêu âm: Giúp đánh giá lưu lượng dòng chảy, vị trí và mức độ hẹp tắc, vữa xơ của động mạch, lưu lượng tuần hoàn ngoại vi. Với chẩn đoán bẫy động mạch khoeo siêu âm ở tư thế bình thường và tư thế bàn chân gập về phía gan chân tối đa cần được thực hiện. Khi tốc độ dòng chảy ngoại vi bị giảm sau làm nghiệm pháp nghĩa là có PAES. Kết hợp với lâm sàng (bắt mạch) khi bệnh nhân ở tư thế kiễng chân để chẩn đoán chính xác hơn.Chụp cắt lớp vi tính đa dãy (MSCT)Chụp cộng hưởng từ (MRI). Sử dụng sóng siêu âm để chụp ảnh động mạch và đo lưu lượng máu trong chẩn đoán bẫy động mạch khoeo chân 5. Biến chứng của bẫy động mạch khoeo Áp lực lâu dài lên động mạch khoeo có thể khiến động mạch bị hẹp, gây đau và chuột rút dù người bệnh chỉ hoạt động nhẹ, chẳng hạn như đi bộ.Trong trường hợp nghiêm trọng hoặc khi không được chẩn đoán sớm, các dây thần kinh và cơ bắp ở chân có thể bị tổn thương. Cục máu đông có thể xảy ra ở chi dưới (huyết khối tĩnh mạch sâu). Các vận động viên lớn tuổi với các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng bẫy động mạch khoeo nên được kiểm tra phình động mạch chủ. Bẫy động mạch khoeo không được điều trị sớm sẽ hình thành cục máu đông 6. Điều trị bẫy động mạch khoeo Phẫu thuật là cách duy nhất để điều chỉnh cơ bắp chân bất thường và giải phóng động mạch bị mắc kẹt. Điều này giúp loại bỏ sự chèn ép động mạch và cho phép lưu lượng máu bình thường đến chân. Bác sĩ có thể sẽ đề nghị phẫu thuật nếu các triệu chứng ảnh hưởng đáng kể đến các hoạt động của người bệnh.Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ rạch vào bắp chân bên trong ngay dưới đầu gối, hoặc phía sau đầu gối, để giải phóng cơ bắp chân bất thường và cung cấp cho động mạch nhiều chỗ hơn. Điều này sẽ ngăn chặn cơ bắp chân ấn vào động mạch trong tương lai. Bệnh nhân được gây mê toàn thân trong quá trình phẫu thuật.Nếu tình trạng chèn ép đã xảy ra trong một thời gian dài, bạn có thể cần phẫu thuật bắc cầu động mạch. Phẫu thuật bắc cầu thường chỉ được thực hiện trên những người bị hẹp động mạch nghiêm trọng do hội chứng bẫy động mạch khoeo kéo dài.Phẫu thuật giải phóng cơ bắp chân và động mạch khoeo thường không ảnh hưởng đến chức năng của chân. Khi tình trạng này được chẩn đoán và điều trị sớm, bệnh nhân sẽ phục hồi hoàn toàn và các triệu chứng sẽ biến mất.Tóm lại, bẫy động mạch khoeo là bệnh lý hiếm gặp do bất thường cấu trúc giải phẫu của vùng cơ bắp chân gây chèn ép động mạch khoeo. Chẩn đoán bệnh dựa vào lâm sàng và siêu âm, cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính đa dãy. Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất được khuyến cáo, tùy thuộc từng giai đoạn bệnh, giai đoạn thương tổn mạch mà có phương pháp phẫu thuật hợp lý.;;;;;Phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị ít xâm lấn, giúp tái tạo hiệu quả dây chằng chéo trước, rút ngắn thời gian điều trị, mang lại hiệu quả tích cực đáng kinh ngạc. 1. Dấu hiệu đứt dây chằng chéo trước Khớp gối là khớp lớn nhất của cơ thể với cấu trúc vô cùng phức tạp. Khớp gối bao gồm nhiều xương được kết nối vững chắc bởi dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên ngoài, dây chằng bên trong và hệ thống cơ. Nhờ đó chúng ta có thể thực hiện các động tác đi, đứng, co duỗi, chạy nhảy...Trong đó, dây chằng chéo trước có nhiệm vụ giúp cẳng chân không bị trượt ra trước. 70% các trường hợp bị chấn thương trong thể thao gây tổn thương dây chằng, đặc biệt là dây chằng chéo trước.Tổn thương dây chằng chéo trước không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, đi lại bình thường nên người bệnh thường không biết mình bị bệnh. Nhưng nếu để lâu, tổn thương dây chằng chéo trước sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt, hư hại sụn chêm dẫn đến thoái hóa khớp gối, không thể chơi thể thao hay vận động mạnh.Biểu hiện của đứt dây chằng chéo bao gồm:Có tiếng rắc gẫy đặc trưng khi xảy ra chấn thương;Sau chấn thương, chườm đá hết đau nhưng người bệnh có cảm giác lỏng, khi lên xuống cầu thay khớp gối bị xoay, thường xuyên bị trẹo chân, trượt chân;Khi chạy nhanh khớp gối bị trượt ra trước;Để lâu, bên đùi bị chấn thương sẽ teo nhỏ hơn bên bình thường.Khi thấy có các dấu hiệu kể trên hoặc nghi ngờ mình bị đứt dây chằng chéo cần đến bệnh viện để kiểm tra, thực hiện các xét nghiệm, chụp X quang hoặc cộng hưởng từ MRI để bác sĩ tiến hành chẩn đoán tình trạng bệnh. 2. Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo 2.2 Ưu điểm của phương pháp. Phẫu thuật nội soi điều trị đứt dây chằng chéo trước đem lại những ưu điểm sau:Phù hợp với đặc điểm giải phẫu học của cơ thể người châu ÁThời gian mổ nhanhÍt xâm lấnÍt gây đau đớnÍt biến chứngÍt tốn kém về dụng cụ vật tư y tế. Bệnh nhân nhanh chóng phục hồi, có thể ra viện sau 1 - 2 ngày, đi lại bình thường sau 3 - 5 ngày. Vết rạch nhỏ nên vết sẹo nhỏ, có tính thẩm mỹ hơn. Việc tập luyện sau mổ thuận lợi hơn.2.3 Đối tượng chỉ định và chống chỉ định. Chỉ định trong trường hợp:Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên. Người bệnh tiền sử chấn thương khớp gối vì gối lỏng chẩn đoán đứt dây chằng chéo. Người bị chấn thương khớp gối chẩn đoán đứt dây chằng chéo. Người bị tổn thương dây chằng chéo trước, có hoặc không có tổn thương sụn chêm đi kèm.Chống chỉ định trong trường hợp:Bệnh nhân có tổn thương xung quanh khớp gối. Bệnh nhân có biên độ khớp gối hạn chế.2.4 Lưu ý khi thực hiện phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước. Trước khi phẫu thuật cần nhịn ăn 6 tiếng đồng hồ. Tái khám ngay khi thấy các biểu hiện bất thường sau phẫu thuật như: nhiễm khuẩn, tụ máu, phù nề, vận động kém...Hạn chế vận động gối sau mổ. Luyện tập phục hồi sau mổ để tránh teo cơ, cứng khớp. Việc tập luyện cần tuân thủ kỹ thuật để không ảnh hưởng đến quá trình bình phục. Tại đây đang áp dụng phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước với tỷ lệ thành công lên tới trên 95%, bệnh nhân sau phẫu thuật không đau, không nhiễm trùng, khớp vận động tốt. Tỷ lệ tai biến, biến chứng sau phẫu thuật rất nhỏ.Đặc biệt, ca phẫu thuật được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn cao, dày dạn kinh nghiệm là Bác sĩ, người đã có 9 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chấn Thương Chỉnh Hình - Cột Sống. Bác sĩ được đào tạo bài bản tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức và đào tạo chuyên sâu tại Malaysia, Thái Lan,... Trong quá trình công tác Bác sĩ Hòa đã thực hiện thành công hàng trăm ca phẫu thuật Chấn Thương Chỉnh Hình chuyên sâu. Với các ca tán sỏi, thoát vị bẹn, khách hàng đi làm được luôn sau 1 ngày xuất viện.Hạn chế sử dụng kháng sinh, giảm nguy cơ tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí, người bệnh không bị lo lắng, sợ hãi khi tiêm truyền kháng sinh và theo dõi sau dùng thuốc.Tỷ lệ hồi phục đạt 90%, tái nhập viện 0%, nhiễm trùng sau mổ 0%.Chương trình Chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật chăm sóc toàn diện bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật, giúp giảm thời gian nằm viện, nâng cao chất lượng điều trị và giảm chi phí; hạn chế tỉ lệ biến chứng. ERAS đã được chứng minh rút ngắn thời gian lưu viện trung bình từ 8-10 ngày xuống còn 3-4 ngày. Khi khách hàng nhập viện điều trị đều được bảo lãnh và làm bồi thường ngay tại viện. Tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức của khách hàng.Các ưu điểm khác: Trang thiết bị hiện đại; Chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế; Bác sĩ trình độ cao; Người bệnh không cần người thân đi theo chăm sóc vì được bác sỹ điều dưỡng chăm sóc tận tình, chu đáo... Hướng dẫn tập phục hồi đứt dây chằng chéo trước
question_47
Những điều cần biết về polyp đại tràng nghịch sản
doc_47
Polyp đại tràng nghịch sản là sự bất thường trong phát triển tế bào và cấu trúc mô học của polyp. Polyp đại tràng nghịch sản thường được chia thành 3 mức độ nhẹ, vừa và nặng. Polyp đại tràng là những khối u lồi vào trong lòng trực tràng. Sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng sinh ra polyp đại tràng. Polyp đại trực tràng có thể có cuống hoặc không có cuống. Đa số polyp là lành tính, tuy nhiên cũng có một số trường hợp là ác tính. Một số lúc đầu là lành tính nhưng có thể chuyển sang ác tính theo thời gian. Loạn sản và nghịch sản đều là mô tả sự bất thường trong cấu trúc mô học cũng như sự phát triển của tế bào. Hiện tượng nghịch sản có thể coi là dấu hiệu tiền ung thư. Khối polyp ở trong đại tràng 2. Nguyên nhân gây polyp đại tràng Nguyên nhân gây polyp đại tràng chính xác vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên lý do chính được xem là do sự phân chia và phát triển tế bào nhiều hơn bình thường. Yếu tố nguyên nhân liên quan đến một số vấn đề như: – Tuổi tác: Hầu hết người mắc polyp đại tràng ở lứa tuổi từ 50 trở lên. – Tiền sử gia đình: Trong gia đình có người bị polyp đại tràng hoặc ung thư đại tràng thì bạn có nguy cơ mắc bệnh. Càng nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh thì nguy cơ càng cao. – Uống rượu và hút thuốc quá mức: Thường xuyên hút thuốc, uống rượu hoặc cả hai tăng nguy cơ phát triển polyp đại tràng. – Béo phì, tiêu thụ nhiều chất béo, lười vận động: Yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh. 3. Dấu hiệu polyp đại tràng nghịch sản Hầu hết người bị polyp đại tràng nghịch sản không có triệu chứng rõ rệt cho đến khi khám sức khỏe hoặc khám tiêu hóa. Biểu hiện của polyp đại tràng cũng dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh tiêu hóa khác. Để phát hiện bệnh sớm, người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khi thấy các biểu hiện: – Chảy máu trực tràng: Đây là dấu hiệu của polyp đại tràng và cũng có thể là biểu hiện trĩ hoặc rách hậu môn. – Phân có màu bất thường: Chảy máu đại tràng khiến phân có thể màu đen hoặc xuất hiện tơ máu. Tuy nhiên điều này cũng có thể liên quan đến thuốc hoặc thực phẩm khác. – Thay đổi thói quen đi tiêu: Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài bất thường, không thuyên giảm cảnh báo nguy cơ đang có polyp dạ dày hoặc nặng hơn là ung thư đại tràng. – Đau bụng: Người bị polyp đại tràng nghịch sản có thể thường xuyên thấy đau bụng do polyp gây tắc nghẽn một phần ruột. – Thiếu máu: Chảy máu do polyp đại tràng có thể diễn ra âm thầm trong thời gian dài. Xuất huyết làm suy giảm lượng sắt cần thiết cho cơ thể, giảm bớt các tế bào vận chuyển oxy. Đây là lý do khiến người bệnh thường cảm thấy khó thở, mệt mỏi. Polyp đại tràng có thể không gây biểu hiện rõ rệt 2. Phân loại polyp đại tràng nghịch sản Polyp đại tràng nghịch sản thường được chia thành 3 mức độ 2.1 Polyp đại tràng nghịch sản nhẹ Polyp đại tràng đơn độc, có kích thước nhỏ có thể cắt trọn được xác định là mức độ nhẹ. Đi kèm với kết quả giải phẫu bệnh là u tuyến ống nghịch sản độ thấp là tổn thương lành tính. Polyp đại tràng nghịch sản nhẹ ít có nguy cơ diễn tiến tới ung thư. Nên tái khám nội soi mỗi 3-5 năm một lần theo lịch hẹn của bác sĩ điều trị để đảm bảo sức khỏe. Phần lớn các ca loạn sản nhẹ thường phát triển chậm hoặc hoàn toàn không có tiến triển. Một số trường hợp sau khi được xử lý nguyên nhân phù hợp, quá trình loạn sản có thể đảo ngược và mất đi. Polyp trực tràng phát triển chậm (2mm/năm) nên cần thời gian dài (khoảng 5-10 năm) để tiến triển ung thư. Bởi vậy nên tầm soát phát hiện và loại bỏ polyp có thể làm giảm nguy cơ này. 2.2 Polyp đại tràng nghịch sản vừa Polyp đại tràng trên 5mm sẽ được bác sĩ giải quyết tại chỗ trong khi nội soi. Sau khi cắt, polyp sẽ không tiến triển thêm. Tuy nhiên người bệnh nên kiểm tra lại sau khoảng 1-3 năm tùy vào yếu tố nguy cơ được đánh giá bởi bác sĩ điều trị. Bệnh nhân đã mắc polyp đại tràng nghịch sản vừa thường có nguy cơ tái phát cao. Khả năng tái phát sau 3 năm kể từ khi cắt polyp lần đầu là 25-30%. Tuy nhiên, khoảng cách giữa 2 lần nội soi sẽ do bác sĩ quyết định, thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: Đặc điểm, số lượng, kích thước của polyp và tiền căn gia đình. 2.3 Polyp đại tràng nghịch sản nặng Polyp nghịch sản mức độ cao nhất (nặng) chưa chuyển sang ung thư. Tuy nhiên bệnh sẽ chuyển thành ung thư đại tràng trong thời gian ngắn. Cắt bỏ polyp sớm sẽ ngăn ngừa được nguy cơ ung thư đại tràng. Có nhiều mức độ polyp đại tràng nghịch sản khác nhau Các polyp đại tràng nghịch sản nhẹ ít có khả năng tiến triển ung thư. Tuy nhiên, polyp kèm nghịch sản nặng cần được theo dõi chặt chẽ vì nguy cơ cao. Các tế bào bất thường lúc này bị giới hạn ở lớp trong của đại tràng, chưa di căn sang cơ quan khác. Nếu không loại bỏ các tế bào này thì chúng có thể phát triển, xâm lấn và di căn. Thời gian chuyển từ polyp đại tràng nghịch sản nhẹ sang nặng phụ thuộc vào cơ địa và mức độ can thiệp của bác sĩ. Khả năng xuất hiện loạn sản nặng có thể xảy ra sau nhiều năm trong trường hợp diễn tiến xấu. Bởi vậy, các bác sĩ khuyến cáo nội soi đại tràng để thường xuyên kiểm tra. Việc tầm soát phát hiện và cắt đốt polyp có thể giảm tới 90% nguy cơ ung thư đại trực tràng. 4. Cách đối phó với polyp đại tràng nghịch sản Hiện nay vẫn chưa có thuốc nào được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa ung thư đại tràng. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt: – Hạn chế ăn các loại thịt đỏ – Hạn chế đồ ăn chế biến, thịt xông khói, thịt nướng – Hạn chế đồ ăn cay nóng – Không hút thuốc lá, rượu bia – Thường xuyên tập thể dục Nội soi để phát hiện polyp trong đại tràng
doc_24040;;;;;doc_9413;;;;;doc_24243;;;;;doc_4378;;;;;doc_11057
Polyp đại tràng nghịch sản nhẹ thường không gây ra những triệu chứng rõ ràng và ít nguy hiểm hơn so với những dạng polyp đại tràng khác. Tuy nhiên, nó vẫn có thể dẫn đến ung thư đại tràng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cần biết về bệnh lý này, từ các nguyên nhân, triệu chứng, đến các phương pháp chẩn đoán và điều trị. 1. Tổng quan về polyp đại tràng nghịch sản nhẹ 1.1. Giới thiệu chung về polyp đại tràng Polyp đại tràng là một khối u ác tính hoặc lành tính trên niêm mạc của thành ruột già, đặc biệt là ở phần đại tràng. Polyp đại tràng được hình thành do sự phát triển bất thường của tế bào niêm mạc trong thành ruột già. Polyp đại tràng có thể có cuống hoặc không cuống, tùy thuộc vào loại polyp. Polyp đại tràng được phân loại thành nghịch sản hoặc loạn sản. Polyp đại tràng nghịch sản có thể chia làm 3 mức độ: Nhẹ, vừa và nặng. Hình ảnh polyp đại tràng nghịch sản nhẹ Đây là một loại polyp đại tràng lành tính phổ biến nhất, không gây ra nhiều triệu chứng và ít có nguy cơ biến thành ung thư đại tràng. Polyp này phát triển chậm, cần khoảng 5-10 năm để phát triển thành ung thư. Polyp đại tràng nghịch sản nhẹ được hình thành từ tế bào niêm mạc trong thành ruột già và thường có kích thước nhỏ, khoảng từ vài milimet đến vài centimet. Polyp đại tràng nghịch sản nhẹ thường không gây ra triệu chứng và thường được phát hiện trong quá trình xét nghiệm đại tràng bằng cách sử dụng các phương pháp như siêu âm, xét nghiệm phân hoặc các phương pháp khác. Tuy nhiên, nếu polyp đó lớn hơn hoặc phát triển nhanh hơn, có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu hoặc táo bón. 2. Nguyên nhân gây ra polyp đại tràng nghịch sản nhẹ – Tuổi tác: Polyp đại tràng nghịch sản nhẹ thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi và tăng đáng kể khi vượt qua tuổi này. – Di truyền: Nếu trong gia đình của bạn có người đã từng mắc bệnh này, thì nguy cơ của bạn sẽ tăng lên. – Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn uống không lành mạnh, chứa nhiều chất béo và ít chất xơ, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh polyp đại tràng. – Tiền sử gia đình về ung thư đại tràng: Nếu trong gia đình bạn có người từng mắc ung thư đại tràng, bạn cũng có nguy cơ cao hơn để mắc bệnh này. – Không đầy đủ vi chất: Nếu cơ thể của bạn không đủ các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin D, thì bạn có thể mắc bệnh. – Theo nghiên cứu của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, người Mỹ gốc Phi, Mỹ gốc Đông Á và Mỹ gốc Tây Âu có nguy cơ cao hơn để mắc bệnh so với những người Mỹ gốc Bắc Âu. – Hút thuốc, uống rượu: Việc hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này do thuốc lá chứa các hóa chất độc hại có thể gây tổn thương tế bào đại tràng. Uống rượu thường xuyên cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh do rượu có thể gây tổn thương đến niêm mạc đại tràng. Ăn uống không lành mạnh tăng nguy cơ polyp đại tràng 3. Phương pháp chẩn đoán polyp nghịch sản độ nhẹ 3.1. Nội soi đại tràng (colonoscopy) Đây là phương pháp chẩn đoán chính cho polyp đại tràng. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng một ống mỏng có đầu camera để xem bên trong đại tràng của bạn và tìm kiếm các dấu hiệu của polyp. Nếu phát hiện polyp, bác sĩ có thể lấy mẫu để kiểm tra xem lành tính hay ác tính. 3.2. CT đại tràng (CT colonography) Đây là một phương pháp khác để kiểm tra đại tràng của bạn và phát hiện polyp. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ sử dụng một máy tính tomography (CT) để tạo ra hình ảnh của đại tràng của bạn. Sau đó, họ sẽ kiểm tra các hình ảnh này để tìm kiếm các dấu hiệu của polyp. 3.3. Xét nghiệm phân (fecal occult blood test) Đây là một phương pháp đơn giản và ít xâm lấn để kiểm tra các dấu hiệu của polyp đại tràng. Trong quá trình này, bác sĩ sẽ xét nghiệm mẫu phân của bạn để tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu của máu hoặc các chất khác có thể gợi ý về polyp đại tràng. 3.4. Nội soi sigma (sigmoidoscopy) Là một phương pháp chẩn đoán tương tự như nội soi đại tràng, nhưng chỉ tập trung vào phần sigma, có chiều dài khoảng 15-20 cm. Phương pháp này sử dụng một ống mỏng có đầu camera được chèn vào qua hậu môn để quan sát phần trên của đại tràng và tìm kiếm các dấu hiệu của polyp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng một số phương pháp khác nhau để kiểm tra sức khỏe của đại tràng của bạn, nhưng những phương pháp này thường không được sử dụng như phương pháp chẩn đoán chính cho polyp đại tràng nhẹ. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời có thể giúp giảm nguy cơ tái phát và nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm hơn liên quan đến polyp đại tràng. 4. Điều trị polyp đại tràng nghịch sản độ nhẹ 4.1. Cắt polyp đại tràng nghịch sản nhẹ trong lúc nội soi Đây là phương pháp phổ biến nhất để điều trị polyp đại tràng nghịch sản độ nhẹ. Bác sĩ sử dụng một ống nội soi được đưa qua hậu môn để quan sát và cắt bỏ polyp. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng các dụng cụ tinh vi được đưa qua ống nội soi. Cắt bỏ Polyp đại tràng bằng phương pháp nội soi 4.2. Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu Phương pháp này được sử dụng khi polyp lớn hơn và nằm ở vị trí khó tiếp cận. Bác sĩ sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật nhỏ để loại bỏ polyp. Thủ thuật này có thể được thực hiện thông qua một cắt nhỏ trên bụng hoặc qua hậu môn. 4.3. Cắt bỏ đại tràng Nếu polyp lớn hơn và nằm ở vị trí khó tiếp cận hơn, bác sĩ có thể quyết định phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Phương pháp này được sử dụng khi các phương pháp trên không hiệu quả hoặc khi polyp có nguy cơ biến thành ung thư. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đưa ra các lời khuyên về các thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống để giảm nguy cơ tái phát polyp. Điều này có thể bao gồm ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt, và hạn chế đồ ăn có nhiều chất béo và đường. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn tập thể dục thường xuyên và hạn chế sử dụng thuốc lá và rượu.;;;;;Polyp đại tràng nghịch sản nặng là đối tượng có nguy cơ cao phát triển thành ác tính và gây nguy hiểm tới người bệnh. Vì vậy, trong trường hợp này, bác sĩ sẽ ra chỉ định cắt bỏ qua nội soi. Cụ thể về quá trình điều trị polyp sẽ được tìm hiểu ở bài viết dưới đây. 1. Polyp đại tràng và các cấp độ nghịch sản Polyp là một dạng tổn thương có hình lồi lên bất thường, có thể có cuống hoặc không có cuống. Polyp đại tràng hình thành do niêm mạc hoặc tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh. Đa phần, các polyp này thường là lành tính nhưng vẫn có nhiều trường hợp polyp có dấu hiệu to lên hoặc biến đổi tế bào gọi là polyp tăng sản (polyp nghịch sản). Polyp tăng sản theo 3 cấp độ tương ứng với mức độ nguy hiểm tăng dần là: – Polyp tăng sản độ thấp – Polyp tăng sản độ vừa – Polyp tăng sản độ cao Trong đó, polyp tăng sản độ cao được coi là tiền ung thư. Hình ảnh polyp nghịch sản nặng với kích thước lớn gần như chiếm trọn lòng đại tràng. Polyp đại tràng nghịch sản (tăng sản) đều tiềm ẩn nguy cơ phát triển bất thường. Đặc biệt, trường hợp polyp đại tràng tăng sản nặng được coi là tiền ung thư khi tổ chức này có mức độ tăng sinh kích thước nhanh chóng và biến đổi tế bào phức tạp. Không chỉ vậy, polyp nghịch sản nặng có ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh, gây ra những triệu chứng như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn đại tiện, đi ngoài ra máu,… Vì vậy, việc điều trị polyp loạn sản độ cao cần được thực hiện ngay để kịp thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đặc biệt là ung thư đại tràng. Như đã nói ở trên, polyp nghịch sản nặng được coi là tổ chức tiền ung thư nên bắt buộc cần được tiến hành điều trị cắt bỏ. Hiện nay, phương pháp tối ưu được áp dụng phổ biến là can thiệp cắt polyp qua nội soi. Polyp đại tràng có bắt buộc phải cắt không sẽ được bác sĩ điều trị chỉ định. Vì vậy, người bệnh cần tiến hành thăm khám, thực hiện các chẩn đoán cần thiết, được tư vấn chi tiết về thủ thuật cắt polyp qua nội soi. Trong quá trình soi đại tràng nếu phát hiện polyp, bác sĩ sẽ tiến hành cắt khi có chỉ định. 2. Chẩn đoán polyp đại tràng nghịch sản Nội soi đại tràng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh phát hiện polyp đại trực tràng được ưu tiên thực hiện hàng đầu. Sau khi thăm khám chuyên khoa, bác sĩ sẽ đánh giá theo tình trạng ban đầu để chỉ định phương pháp nội soi phù hợp. Cụ thể, với những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh lý tiêu hóa nghiêm trọng, tiểu sử gia đình có thành viên mắc ung thư đại tràng thì sẽ được hướng tới các công nghệ nội soi hiện đại để hỗ trợ việc chẩn đoán tốt nhất. Đồng thời, sử dụng công nghệ hiện đại khi phát hiện tổ chức bất thường hoặc polyp có thể hỗ trợ bác sĩ quan sát tốt nhất, đánh giá đúng nguy cơ ung thư sớm và đặc biệt là có thể giải quyết cắt bỏ ngay trong quá trình nội soi mà người bệnh không cần phải trì hoãn việc điều trị hay phải thực hiện nội soi theo nhiều lần. Trường hợp polyp nghịch sản nặng có nguy cơ ác tính cao cần được cắt bỏ qua nội soi. 3. Cắt điều trị polyp đại tràng Để có thể tiến hành thủ thuật cắt polyp qua nội soi, người bệnh trước hết phải thực hiện các yêu cầu trong quy trình nội soi đại tràng bảo gồm: Khám ban đầu với bác sĩ, làm các xét nghiệm cần thiết và các chẩn đoán hình ảnh được chỉ định. Sau đó, người bệnh sẽ được hướng dẫn uống thuốc nhuận tràng để làm sạch đại tràng. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc giúp việc nội soi quan sát đại tràng thuận lợi và thuận lợi cho quá trình quan sát của bác sĩ. Sau khi đã hoàn tất việc làm sạch đại tràng, người bệnh được chuyển vào phòng nội soi để đặt đường truyền mê và bắt đầu nội soi đại tràng. Bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm đi từ hậu môn qua trực tràng và lên tới đại tràng để quan sát và tìm kiếm tổn thương bất thường. Trong trường hợp phát hiện polyp, bác sĩ sẽ đánh giá về kích thước, tính chất, hình dạng và nguy cơ phát triển xấu của polyp để ra chỉ định cắt bỏ. Nội soi đại tràng là phương pháp tối ưu giúp chẩn đoán và điều trị polyp đại trực tràng. 3.2. Quá trình cắt polyp Tùy vào đặc điểm, hình dạng của polyp mà bác sĩ sẽ tiến hành cắt sao cho loạt bỏ tốt nhất toàn bộ tổ chức bất thường này ở đại tràng. Về cơ bản, việc cắt polyp sẽ được thực hiện theo các giai đoạn sau: – Quan sát đánh giá đặc điểm polyp (kích thước, có cuống hay không cuống,..) và xác định ranh giới tổn thương. – Lựa chọn kỹ thuật cắt polyp phù hợp để tiến hành loại bỏ tổn thương. Có 3 kỹ thuật cắt polyp được áp dụng phổ biến nhất là cắt thường quy, cắt hớt niêm mạc EMR và cắt tách dưới lớp niêm mạc ESD. – Sau khi cắt rời, polyp sẽ được đưa ra ngoài cơ thể theo ống nội soi. – Bác sĩ khâu kẹp clip tại vị trí cắt và hoàn tất thủ thuật. Sau khi cắt polyp, bác sĩ sẽ chuyển mẫu bệnh phẩm đi làm sinh thiết để đánh giá mức độ nghịch sản của polyp cũng như nguy cơ phát triển ác tính. Cắt polyp qua nội soi được đánh giá là phương pháp an toàn cho người bệnh với ưu thế xâm lấn tối thiểu, loại bỏ tổn thương mà không cần mổ mở ổ bụng. Tuy nhiên, để đảm bảo thủ thuật diễn ra thuận lợi sẽ đòi hỏi đội ngũ bác sĩ nội soi tay nghề giỏi, chuyên môn cao và được hỗ trợ bởi máy nội soi hiện đại. Sau cắt polyp, hầu hết các trường hợp đều không cần nằm viện, người bệnh về nhà ngay và sinh hoạt làm việc bình thường. Tuy nhiên, một số ít vẫn có thể có nguy cơ gặp phải các biến chứng sau đây: – Thủng đại tràng: Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra. – Chảy máu: Biến chứng này có thể xảy ra ngay sau cắt hoặc chảy máu muộn trong khoảng 14 ngày. Đối với những trường hợp được đánh giá có nguy cơ biến chứng cao như là cắt polyp khó hoặc polyp kích thước lớn, bác sĩ sẽ chỉ định lưu viện 1 đến vài ngày để thuận tiện cho quá trình theo dõi cho đến khi vết cắt được ổn định. Như vậy, polyp đại tràng nghịch sản nặng sẽ cần được cắt bỏ qua nội soi để kịp thời ngăn ngừa nguy cơ phát triển ác tính thành ung thư đại tràng. Người bệnh có polyp cần chủ động thăm khám và nội soi sớm, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ đưa ra.;;;;; Polyp là tổ chức mô phát triển bất thường từ lớp niêm mạc lòng đại trực tràng, polyp có loại không cuống hoặc có cuống. Polyp đa phần là lành tính và có xu hướng âm thầm phát triển nên hầu như không gây ra triệu chứng rõ ràng nào. Tuy nhiên, polyp vẫn có thể tăng sinh kích thước, biến đổi tế bào được gọi là polyp nghịch sản. Polyp đại tràng nghịch sản thường có đặc điểm chung là kích thước lớn, bề mặt sung huyết, sần sùi, chia múi. Và từ đó, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ nghịch sản của polyp theo 3 cấp độ: – Polyp nghịch sản độ thấp – Polyp nghịch sản độ vừa – Polyp nghịch sản độ cao Hình ảnh polyp đại tràng kích thước lớn chiếm trọn chu vi lòng đại tràng. 2. Phương pháp chẩn đoán bệnh Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện polyp đại tràng, cụ thể: – Chụp Xquang có thuốc cản quang đại tràng: Việc đưa chất cản quang vào đại tràng trước khi chụp Xquang giúp bác sĩ quan sát đại tràng rõ nét hơn và phát hiện polyp đại tràng nếu có. – Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT scan). – Nội soi đại tràng: Bác sĩ dùng ống nội soi mềm có đầu gắn camera đưa qua hậu môn đến trực tràng và đại tràng để quan sát toàn bộ bên trong đường tiêu hóa dưới. Nhờ đó sẽ phát hiện chính xác vị trí, kích thước và đặc điểm của polyp. Nội soi đại tràng là phương pháp tối ưu giúp chẩn đoán và điều trị tốt polyp đường tiêu hóa dưới. Polyp đại tràng đánh giá ở giai đoạn nghịch sản độ cao được coi là tiền ung thư, tức là tổ chức này có nguy cơ cao chuyển biến thành ung thư trong thời gian ngắn. Theo ước tính, có tới 50% ca bệnh ung thư đại tràng được hình thành từ polyp loạn sản đại tràng. Với các trường hợp phát hiện polyp kích thước từ 0,2-2cm hoặc có dấu hiệu bất thường khi soi, bác sĩ sẽ ra chỉ định cắt bỏ ngay trong quá trình nội soi để phòng chống ung thư cho người bệnh. 4. Cắt polyp đại tràng nghịch sản độ cao cho người bệnh 4.1. Quy trình cắt polyp đại tràng nghịch sản độ cao – Bước 1: Khám lâm sàng ban đầu với bác sĩ chuyên khoa. – Bước 2: Làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết được chỉ định. – Bước 4: Làm hồ sơ nội soi và người bệnh được uống thuốc làm sạch đại tràng. (Với trường hợp đã thực hiện làm sạch đại tràng tại nhà trước đó sẽ bỏ qua bước này). – Bước 5: Người bệnh được đặt đường truyền mê và bác sĩ gây mê tiến hành gây mê. – Bước 6: Bác sĩ nội soi sử dụng ống mềm đi từ hậu môn lên trực tràng và đại tràng tìm polyp. – Bước 7: Khi phát hiện polyp, bác sĩ nội soi sẽ đánh giá và tiến hành cắt polyp. – Bước 8: Polyp được đưa ra ngoài sau khi cắt, bác sĩ kẹp clip và hoàn tất thủ thuật. – Bước 9: Người bệnh tỉnh mê và đo lại huyết áp. – Bước 10: Đọc kết quả với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. 4.2. Phương pháp áp dụng cắt polyp đại tràng nghịch sản độ cao Phương pháp cắt polyp sẽ được quyết định bởi bác sĩ thực hiện thủ thuật. Cụ thể, bác sĩ sẽ đánh giá dựa trên những đặc điểm cụ thể của polyp như polyp có cuống hay không cuống, kích thước của polyp, mức độ xâm lấn,.. để lựa chọn cắt theo phương pháp phù hợp là: – Cắt thường quy: Áp dụng với polyp kích thước nhỏ hơn 1cm. – Cắt hớt niêm mạc EMR hoặc cắt tách dưới niêm mạc ESD: Áp dụng đối với polyp kích thước từ 1cm, tổn thương lớn diện chân cắt rộng phải kẹp nhiều clip để khép miệng tổn thương. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, việc đánh giá đúng nguy cơ ác tính và loại bỏ ngay khối polyp qua nội soi giúp người bệnh giảm thiểu số lần phải thực hiện nội soi trong trường hợp nghi ngờ ung thư sớm ở ống tiêu hóa. Hình ảnh polyp đại tràng sau cắt và được kẹp clip tại chân cắt. Thông thường, phần lớn các ca cắt polyp đường tiêu hóa nói chung đều không yêu cầu người bệnh cần lưu viện. Người bệnh có thể về nhà ngay sau nội soi, trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường. Tuy nhiên, với những trường hợp cắt polyp nghịch sản độ cao kích thước lớn, vết cắt rộng, nguy cơ chảy máu vết cắt cao thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên lưu viện 2-3 ngày theo dõi và xuất viện khi vết cắt đã ổn định. Về cơ bản, cắt polyp qua nội soi là thủ thuật an toàn, xâm lấn tối thiểu và hạn chế tối đa biến chứng cho người bệnh nếu được thực hiện ở một bệnh viện tốt, đội ngũ bác sĩ nội soi chuyên môn cao, được trang bị máy móc nội soi hiện đại. Như vậy, polyp đại tràng nghịch sản độ cao có nguy cơ phát triển thành ung thư và phương pháp điều trị tốt nhất là cắt bỏ qua nội soi. Người bệnh cần lựa chọn bệnh viện uy tín, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại để được tư vấn chính xác cũng như chẩn đoán – điều trị bệnh tốt nhất.;;;;;Tất tần tật những điều bạn cần biết về polyp Polyp là tình trạng khá bổ biến trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết polyp là gì, chỉ tới khi bệnh trở nặng, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, chúng ta mới phát hiện và điều trị, Để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh lý này, mọi người nên chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về polyp. Chắc hẳn mọi người ít khi nghe qua về bệnh lý polyp cũng như những ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe. Hiểu đơn giản, đây là hiện tượng mô phát triển bất bình thường, chúng có hình dạng tương đối giống các khối u với kích thước dao động từ 1.5 tới 2cm. Tuy nhiên, bản chất polyp không phải là một khối u, mọi người nên nắm được đặc điểm này để không nhầm lẫn các bệnh lý với nhau. Khi tìm hiểu polyp là gì, mọi người sẽ biết rằng các khối này thuộc nhóm lành tính và ít gây hại tới sức khỏe. Song, chúng ta không thể chủ quan, bỏ qua việc theo dõi cũng như điều trị khi phát hiện sự hình thành của các khối polyp. Trên thực tế, một số loại polyp có nguy cơ phát triển thành ung thư, chuyển sang trạng thái ác tính. Lúc này, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn, đồng thời sức khỏe của người bệnh chịu nhiều đe dọa nghiêm trọng. Có thể nói, polyp xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, ví dụ như ở đại tràng, cổ tử cung của người phụ nữ hoặc trực tràng,… Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu cho thấy polyp còn hình thành ở dạ dày, họng hay mũi của chúng ta. Chúng thường tồn tại với số lượng lớn trong cơ thể của người bệnh. Nếu phát hiện polyp ở đại tràng, bạn nên chủ động đi khám và làm các kiểm tra chuyên sâu. Các bác sĩ cho biết người có polyp ở đại tràng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư tương đối cao. Không chỉ tìm hiểu polyp là gì, chúng ta cũng nên biết những đối tượng có thể xuất hiện polyp trong cơ thể. Như vậy, mọi người có kế hoạch chăm sóc sức khỏe, hạn chế sự hình thành và phát triển của polyp tại nhiều bộ phận trên cơ thể. Nhìn chung, tùy vào vị trí polyp xuất hiện, nguyên nhân gây bệnh có thể khác nhau. Một đặc điểm chung của polyp đó là khả năng phân chia tế bào cực kỳ nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Trong đó, những người nghiện thuốc lá, thường xuyên sử dụng sản phẩm này có khả năng mắc bệnh polyp bàng quang. Tốt nhất, đàn ông nghiện thuốc lá hãy cố gắng giảm tần suất sử dụng, cai thuốc, điều này sẽ đem lại lợi ích cho sức khỏe. Polyp tử cung thường xuất hiện ở các chị em phụ nữ đang sinh em bé hoặc người đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Trong thời kỳ này, chị em nên theo dõi sức khỏe sát sao, đi kiểm tra định kỳ và điều trị ngay khi có biểu hiện bất thường nhé! Bên cạnh đó, các bác sĩ còn khuyến cáo mọi người không nên hò hét lớn thường xuyên. Thói quen này có thể làm tổn thương cổ họng, thậm chí thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển của polyp ở cổ họng. 3. Nhận biết tình trạng polyp đại tràng Như đã phân tích ở trên, polyp đại tràng là vấn đề đáng lo ngại hơn cả, bệnh có thể chuyển biến thành ung thư, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Bên cạnh việc tìm hiểu polyp là gì, bạn đừng bỏ qua những dấu hiệu thường gặp của bệnh lý polyp đại tràng. Các số liệu thống kê cho thấy đa phần bệnh nhân không phát hiện triệu chứng trong những giai đoạn đầu. Chính vì thế việc phát hiện và điều trị gặp rất nhiều khó khăn, mọi người nên lưu ý theo dõi sức khỏe sau tuổi 33. Kể từ độ tuổi này, các dấu hiệu bắt đầu xuất hiện rõ rệt, dễ nhận biết hơn. Khi mắc polyp đại tràng, bệnh nhân sẽ gặp nhiều vấn đề khi đi đại tiện, ví dụ như họ bị tiêu chảy hoặc táo bón. Một số trường hợp phải đối mặt với cả hai vấn đề trên trong một thời gian dài, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe. Thậm chí, một vài bệnh nhân phát hiện tình trạng đi đại tiện ra máu, hay bị đầy bụng, ăn uống khó tiêu,… Nếu những triệu chứng kể trên xuất hiện liên tục, mọi người nên để tâm và đi khám, theo dõi sự phát triển của chúng. 4. Định hướng điều trị polyp Sau khi nắm được polyp là gì và những đặc điểm của bệnh lý này, mọi người nên quan tâm tới việc điều trị, kiểm soát tình trạng bệnh. Trên thực tế, hầu hết polyp đều là khối lành tính và không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Chính vì thế bạn không cần phải lo lắng quá nhiều, những trường hợp này thường không phải điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tuy nhiên, những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ được bác sĩ theo dõi sát sao hơn. Trong tình huống cần thiết, các bác sĩ có thể yêu cầu bạn cắt bỏ polyp, giảm thiểu tối đa những diễn biến xấu. Như vậy, để xác định phương pháp điều trị bệnh lý kể trên, chúng ta cần dựa vào nhiều yếu tố. Trong đó, một số điểm cần lưu ý như polyp thuộc dạng lành tính hay ác tính, vị trí polyp xuất hiện và nguyên nhân gây bệnh… CAP tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm quốc tế (ngày 7/1/2022). Chính vì thế mọi người hoàn toàn an tâm về chất lượng kiểm tra, xét nghiệm của bệnh viện. Hy vọng rằng qua bài viết mọi người đã giải đáp được thắc mắc polyp là gì và những vị trí trên cơ thể có khả năng xuất hiện polyp. Tốt nhất, bạn nên chủ động đi khám khi phát hiện triệu chứng bất thường, nhờ đó chúng ta sẽ nắm được tình trạng bệnh và cách điều trị thích hợp.;;;;;Polyp loạn sản đại tràng là một trong những mối lo ngại lớn đối với người bệnh. Hiểu về polyp loạn sản từ khả năng polyp phát triển thành ung thư cùng hướng xử lý đúng cách là thông tin quan trọng được đề cập đến ở bài viết dưới đây. Polyp là những tổn thương phát triển dạng mô bất thường từ lớp niêm mạc đại tràng, có thể có cuống hoặc không có cuống. Polyp loạn sản là những polyp có khả năng tăng sinh về kích thước, biến đổi tế bào theo thời gian. Polyp loạn sản thường phát triển âm thầm, nhiều trường hợp chỉ khi thực hiện nội soi đại tràng kiểm tra sức khỏe mới tình cờ phát hiện bản thân có polyp. Cũng có một số trường hợp polyp phát triển lớn gây ra một số triệu chứng điển hình như: – Chảy máu ở trực tràng – Rối loạn đại tiện – Đau bụng bất thường – Thiếu máu,… Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, với những người từ 50 tuổi trở lên hoặc thuộc đối tượng có nguy cơ cao (người uống rượu bia, nghiện thuốc lá, người béo phì, tiểu sử gia đình có thành viên mắc ung thư đại trực tràng) thì cần chủ động nội soi đại tràng để kịp thời phát hiện và xử lý polyp đại trực tràng nếu có. Dựa theo thời gian hình thành, kích thước, hình dạng và đặc điểm của polyp loạn sản để phân chia thành 3 loại cấp độ phát triển: loạn sản độ thấp, loạn sản độ vừa và loạn sản độ cao. Hình ảnh một polyp loạn sản kích thước lớn được quan sát qua màn hình nội soi. Polyp đa phần là lành tính, ngay khi hình thành không phải ung thư nhưng theo thời gian polyp có thể diễn ra quá trình “ung thư hóa”. Tức là, khi polyp bắt đầu loạn sản phát triển tăng sinh về kích thước hoặc có yếu tố biến đổi tế bào sẽ gây nguy cơ cao biến đổi ác tính. Trong đó, polyp loạn sản độ cao được coi là tiền ung thư. Các trường hợp loạn sản độ cao có tốc độ “ung thư hóa” rất cao vì vậy, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời chắc chắn sẽ dẫn tới ung thư đại tràng và gây nguy hiểm trực tiếp tới sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh. 3. Xử lý đúng cách polyp và polyp loạn sản đại tràng 3.1. Polyp lành tính kích thước nhỏ Là những polyp đơn lẻ lành tính, hình dạng nhẵn không có bất thường, kích thước polyp nhỏ (nhỏ hơn 0.2cm). Những polyp này thường phát triển chậm và không có nguy cơ phát triển thành ung thư nên việc điều trị chưa nhất thiết phải can thiệp. Người bệnh sẽ thực hiện nội soi đại tràng theo dõi định kỳ quá trình phát triển của polyp, nếu thấy dấu hiệu tăng sinh bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành cắt ngay qua nội soi. 3.2. Polyp lành tính kích thước lớn Với những polyp kích thước từ 0.2-2cm bác sĩ có thể ra chỉ định cắt ngay quan nội soi. Thực hiện thủ thuật cắt polyp khi được phát hiện sớm sẽ đơn giản hơn và hạn chế được các biến chứng khi cắt. 3.3. Polyp loạn sản đại tràng Như đã nói ở trên, polyp loạn sản được coi là tiền ung thư nên cần được loại bỏ an toàn ngay trong quá trình nội soi để phòng tránh nguy cơ polyp phát triển ác tính. Đặc điểm của polyp loạn sản được nhận biết ở kích thước lớn, bề mặt polyp có sung huyết, chia múi hoặc sần sùi bất thường. Để cắt polyp loạn sản, bác sĩ sẽ cần được hỗ trợ tốt bởi các công nghệ nội soi hiện đại nhằm đánh giá đúng tình trạng polyp, xác định rõ ranh giới tổn thương cũng như mức độ xâm lấn để từ đó tiến hành cắt một cách triệt để, không bỏ sót tổn thương. Hình ảnh polyp loạn sản sau khi được cắt và kẹp clip qua nội soi. 4. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh sau cắt polyp qua nội soi Cắt polyp qua nội soi là thủ thuật an toàn với ưu thế xâm lấn tối thiểu giúp người bệnh loại bỏ polyp đại tràng mà không cần phải mổ mở. Sau cắt polyp, phần lớn các trường hợp đều có thể về nhà ngay, không cần lưu viện và có thể sinh hoạt như thường. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình hồi phục tốt cho người bệnh sau cắt polyp, bác sĩ sẽ đưa ra một số yêu cầu cụ thể cần tuân thủ như sau: – Người bệnh ăn cháo và uống sữa, ăn thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa, tránh táo bón, tránh rối loạn tiêu hóa trong 3 ngày đầu. – Không ăn các loại thức ăn chua, cay. Bỏ uống rượu bia và cần tránh các đồ uống có gas, có chất kích thích. – Người bệnh cần tuân thủ đúng đơn thuốc theo đơn bác sĩ điều trị chỉ định. – Người bệnh phải được nghỉ ngơi, không làm việc quá sức, bê vác vật nặng trong 14 ngày. – Trường hợp người bệnh có các biểu hiện như sốt, đau bụng, đại tiện ra máu thì cần tái khám ngay. Cá biệt, với những trường hợp cắt polyp đại tràng kích thước lớn hoặc được đánh giá tiềm ẩn nguy cơ nguy hiểm, bác sĩ khuyên người bệnh cần lưu viện 2-3 ngày để được theo dõi cẩn thận, đảm bảo việc điều trị an toàn cho người bệnh. Sau cắt polyp, người bệnh có thể về nhà ngay không cần lưu viện. 5. Cảnh báo dấu hiệu bất thường cần thăm khám ngay sau cắt polyp Thông thường sau khoảng 1 tuần thực hiện thủ thuật cắt polyp đại tràng người bệnh sẽ dần hồi phục và ổn định sức khỏe lại với trường hợp cắt các polyp nhỏ. Còn nếu cắt các polyp đại tràng kích thước lớn hơn có kẹp nhiều clip thì cần thời gian lâu hơn để clip tự rụng và vết cắt được hồi phục. – Đau bụng, chảy máu hoặc có dịch lạ tiết ra ở trực tràng. – Sốt, bị chóng mặt, người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. – Phù nề vùng hậu môn. – Ho, khó thở, tức ngực. – Bụng bị chướng căng hoặc bị co cứng… – Rối loạn đại tiện, đại tiện ra phân có lẫn máu tươi hoặc ra phân đen,… Polyp loạn sản đại tràng là trường hợp đặc biệt không thể chủ quan. Nội soi dạ dày đại tràng định kỳ là cách tốt nhất nhằm tầm soát bệnh lý đường tiêu hóa và hỗ trợ điều trị tốt polyp nếu có.
question_48
Phân loại viêm tủy răng và gợi ý các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
doc_48
Viêm tủy răng gây ra những cơn đau nhức vô cùng khó chịu khiến bệnh nhân khó khăn khi ăn uống và nói chuyện với mọi người xung quanh. Bệnh có thể phân thành nhiều loại và nhiều mức độ khác nhau. Tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Trước hết, bạn cần hiểu về tủy răng. Tủy răng nằm ở hốc giữa ngà răng và bao gồm nhiều tổ chức khác nhau như mạch máu, thần kinh,… Tình trạng viêm ở tủy và các mô quanh chân răng được gọi là viêm tủy răng. Đây là phản ứng của tủy để chống lại những tác nhân gây bệnh. Nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng như vi khuẩn, nhiễm hóa chất,… Bên cạnh đó cũng có những trường hợp mắc bệnh mà không thể tìm ra nguyên nhân chính xác. 2. Phân loại viêm tủy răng 2.1. Phân loại viêm tủy răng dựa trên mức độ: Viêm tủy có hồi phục: Người bệnh cảm thấy đau nhức răng khi ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng,… Khi ngừng ăn thì những cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất. Phần lớn người bệnh đều chủ quan với những dấu hiệu này. Tuy nhiên, theo chuyên gia, nếu khám bệnh trong thời gian này thì việc điều trị sẽ rất dễ dàng và mang lại hiệu quả cao. Viêm tủy không hồi phục Những trường hợp này lại được chia nhỏ thành 2 nhóm đối tượng sau: + Bệnh nhân viêm tủy không phục hồi thể không đau: Người bệnh xảy ra tình trạng hở tủy răng, bác sĩ có thể nhìn rõ lỗ sâu hoặc một khối đỏ sẫm hay tình trạng lốm đốm vàng trên buồng tủy. + Bệnh nhân viêm tủy không phục hồi thể đau: Người bệnh phải đối mặt với những cơn đau răng và cơn đau này sẽ lan tỏa lên cả vùng mặt và vùng đầu. Do đó, bệnh nhân đôi khi còn khó có thể xác định được vị trí đau răng. Thời gian đau ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Có người chỉ đau vài phút nhưng cũng nhiều trường hợp bị đau cả vài giờ. Những cơn đau càng tăng lên khi bệnh nhân thay đổi tư thế hoặc ăn các loại thực phẩm gây kích thích, chẳng hạn như kem, kim chi,… Hoại tử tủy Người bệnh có thể không đau răng hoặc cũng có thể gặp phải tình trạng đau buốt răng nghiêm trọng. 2.2. Phân loại bệnh theo giai đoạn Viêm tủy cấp Bệnh nhân xuất hiện những cơn đau kéo dài và về đêm thì cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn. Người bệnh bị đau kể cả khi nghỉ ngơi. Khi ăn uống, những đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh rơi vào vùng răng bị bệnh sẽ khiến cơn đau dữ dội hơn. Người bệnh có thể đau liên tục nhưng cũng có khi đau theo cơn. Cơn đau khiến người bệnh khó giao tiếp và cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Nhưng khi cơn đau qua đi, người bệnh lại có thể sinh hoạt bình thường. Trong trường hợp viêm tủy đã có mủ thì những cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn. Người bệnh có thể cảm nhận được tình trạng đau giật, có cảm giác như bị gõ trống bên trong tai, răng có hiện tượng lung lay,… Viêm tủy mạn tính Với những trường hợp bị viêm tủy mạn tính, bệnh nhân có thể phải đối mặt những cơn đau kéo dài hàng giờ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cơn đau không quá nghiêm trọng, chỉ đau nhẹ khi nhai thức ăn. Cũng chính vì thế mà rất dễ dẫn đến tâm lý chủ quan. 3. Phương pháp điều trị viêm tủy răng hiệu quả Tùy từng giai đoạn bệnh và trường hợp bệnh nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. - Đối với những trường hợp được phát hiện ở giai đoạn viêm tủy có khả năng phục hồi thì việc điều trị sẽ đơn giản và có thể mang lại hiệu quả tích cực. Bệnh nhân sẽ được chỉ định uống kháng sinh mà chưa cần điều trị tủy. Do đó, nếu cảm thấy ê buốt răng khi ăn đồ nóng, đồ lạnh hoặc thấy xuất hiện những cơn đau thoáng qua thì người bệnh cần đi khám càng sớm càng tốt. - Trường hợp trên răng đã xuất hiện những lỗ sâu lớn, những vết gãy và vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tủy, người bệnh sẽ cảm thấy đau buốt, thậm chí có sử dụng thuốc giảm đau mà không thấy đỡ. Khi nhai hoặc tiếp xúc với đồ ăn nóng hay lạnh thì cơn đau càng nghiêm trọng. Với những trường hợp này, các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị tủy cho người bệnh. Khi được loại bỏ phần tủy có chứa nhiều vi khuẩn, những cơn đau sẽ dần thuyên giảm. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh sẽ tiến triển thành những ổ viêm ở chân răng và khiến cho việc điều tị tủy răng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Đồng thời, bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm khác như chết tủy, thối tủy, viêm hạch, xương hàm và thậm chí là mất răng,... Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần lưu ý thực hiện vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách. Tốt nhất không nên ăn những thực phẩm cứng, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Thường xuyên khám răng, tốt nhất nên khám định kỳ 6 tháng/lần. Đối với những trường hợp đang điều trị thì nên thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.
doc_2461;;;;;doc_58114;;;;;doc_32729;;;;;doc_45660;;;;;doc_22343
Viêm tủy răng là một tình trạng nha khoa không thể xem nhẹ. Đây là vấn đề khiến cho bệnh nhân không chỉ phải chịu đựng sự đau đớn trong thời gian dài, mà còn có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng đe dọa tới sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số thông tin quan trọng về viêm tủy răng và phác đồ điều trị tủy răng. Viêm tủy răng là sự viêm nhiễm xảy ra trong túi tuỷ và các mô xung quanh chân răng, do vi khuẩn trong miệng gây ra. Cách điều trị tùy thuộc vào tình trạng của bệnh ở từng giai đoạn, bao gồm: – Điều trị viêm tủy răng cấp – Điều trị cho trường hợp viêm tủy răng có hồi phục – Điều trị cho trường hợp không hồi phục 2. Nguyên nhân – Do chế độ ăn uống không khoa học: Đường được ví như thủ phạm chuyên hủy hoại lớp men răng, dẫn đến việc hình thành sâu răng và các vấn đề về sức khỏe răng miệng. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng người có thói quen ăn các thực phẩm chứa nhiều đường có tỉ lệ mắc các vấn đề nha khoa cao hơn gấp đôi so với người khác. – Do vệ sinh răng miệng không đúng cách: Thực tế đã chứng minh rằng những người lười vệ sinh răng miệng hoặc thực hiện quy trình vệ sinh răng miệng không đúng cách thường có nguy cơ cao mắc các vấn đề về sức khỏe nha khoa. Khi thức ăn dư thừa không được loại bỏ kịp thời, nó có thể tạo thành mảng bám cứng đầu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và cư trú. – Do răng bị chấn thương: Nếu bạn đã từng có những hành động như: cắn đồ vật, mở nắp chai,…, có thể khiến răng sứt, mẻ, và tổn thương. Khi điều này xảy ra, phần bị mẻ của răng trở thành điểm yếu, cho phép vi khuẩn xâm nhập và gây viêm tủy răng. – Do bệnh lý nha khoa: Các bệnh lý khác như viêm nha chu và sâu răng có thể là nguyên nhân tiên quyết dẫn đến tình trạng viêm tủy răng. – Do nghiến răng: Thói quen xấu này có thể gây mài mòn và hủy hoại men răng, làm mất đi lớp màng bảo vệ của răng và tủy răng. 3. Giai đoạn của viêm tủy răng Trong quá trình điều trị viêm tủy răng, việc phát hiện triệu chứng tại từng giai đoạn có vai trò quan trọng trong việc xác định sự tiến triển và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bệnh viêm tủy răng thường được phân thành ba giai đoạn cụ thể như sau: – Giai đoạn 1: Viêm tủy răng mới phát triển Ở giai đoạn này, viêm tủy răng thường khá khó nhận biết vì triệu chứng bệnh chưa rõ ràng. Người bệnh có thể cảm thấy răng nhạy cảm khi tiếp xúc với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, nhưng tình trạng này thường không kéo dài. Do đó, người ta thường xem nhẹ và không nghĩ rằng đây có thể là dấu hiệu của viêm tủy răng mới bắt đầu phát triển. Nên đi khám bác sĩ ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh – Giai đoạn 2: Tủy răng bị chết chưa hoàn toàn Răng sẽ trải qua cảm giác đau đớn kéo dài và có thể sưng nướu, có mưng mủ, cho thấy tủy răng đã bị nhiễm trùng nặng. Trong giai đoạn này, triệu chứng viêm tủy răng đã trở nên rõ ràng hơn, và người bệnh có thể tự kiểm tra thấy. Trên bề mặt răng có thể xuất hiện các lỗ nhỏ màu đen hoặc nâu sậm, kèm theo đau buốt, nhức đầu, và mức độ đau sẽ tăng lên khi người bệnh cố gắng nhai thức ăn. Trong giai đoạn này, bệnh đã phát triển thành giai đoạn 2 và cần phải được điều trị tại phòng khám nha khoa, vì không thể tự điều trị viêm tủy răng tại nhà. Bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp chuyên môn để loại bỏ toàn bộ phần tủy bị nhiễm trùng, nhằm ngăn chặn sự lan tràn và phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, khi tủy răng đã bị chết, nó không thể khôi phục lại như trước đó, điều đó làm cho tủy răng trở nên yếu và dễ bị tổn thương, vì vậy người bệnh cần phải chăm sóc răng miệng một cách đặc biệt cẩn thận. – Giai đoạn 3: Tuy răng chết hoàn toàn gây mất răng Nếu người bệnh cố gắng tự điều trị viêm tủy răng tại nhà hoặc bỏ qua việc điều trị, bệnh có thể nhanh chóng tiến triển từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3. Trong giai đoạn cuối này, triệu chứng viêm tủy không còn rõ ràng, thay vào đó, có hiện tượng áp xe răng và viêm chóp răng, khiến cho răng dần yếu và có thể tự rụng ra khỏi hàm. 4. Phác đồ điều trị tủy răng Để điều trị viêm tủy răng một cách hiệu quả, người bệnh cần phải nhờ đến sự can thiệp của các chuyên gia trong lĩnh vực răng hàm mặt. Nếu tự mình thực hiện điều trị tủy răng tại nhà mà không tuân thủ đúng quy trình, có thể làm tăng nguy cơ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn trong quá trình phục hồi sau này. Do đó, người bệnh cần phải nhận biết các dấu hiệu của viêm tủy răng ngay từ khi bệnh mới chớm, sau đó đến nha khoa để được điều trị kịp thời. Tóm lại, khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào về răng, bất kể có xuất hiện thường xuyên hay không, việc kiểm tra và điều trị sớm rất điều quan trọng. 4.2. Phác đồ điều trị tủy răng của bác sĩ Phương pháp tốt nhất để điều trị triệt để viêm tủy răng là tuân thủ theo phác đồ điều trị mà nha sĩ đề xuất. Tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh, nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp. Cụ thể: – Viêm tủy có khả năng hồi phục : Khi xác định bệnh nhân có triển vọng hồi phục, nha sĩ sẽ sử dụng các liệu pháp như Hydroxit canxi hoặc MTA để điều trị tủy, sau đó sử dụng Eugenate để hàn kín phần trên của răng. Quá trình phục hồi tuỷ thường bao gồm ba bước: chuẩn bị và tạo nốt tủy, đặt hydroxit canxi và hàn nốt tủy. Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy răng theo phác đồ – Viêm tủy không hồi phục : Trong trường hợp viêm tủy không thể hồi phục, nha sĩ sẽ thực hiện ba bước điều trị: tiến hành kháng khuẩn, làm sạch và tạo hình ống tủy, sử dụng không gian ba chiều để lấp kín hệ thống ống tủy. Các bước điều trị tủy răng : + Bước 1: Gây tê vùng hoặc tê tại chỗ để làm cho vùng tuỷ răng trở nên vô hiệu. + Bước 2: Nha sĩ sẽ sử dụng công cụ nha khoa chuyên dụng để xâm nhập và loại bỏ tuỷ, sau đó thăm dò và xác định kích thước và số lượng ống tủy. + Bước 3: Tiếp theo, nha sĩ sẽ vệ sinh ống tủy và tạo hình chúng, sử dụng vật liệu hàn ống tủy gutta percha phù hợp với kích thước ống tủy. + Bước 4: Sau khi hoàn thành, nha sĩ sẽ kiểm tra lại bằng X +quang và sử dụng kỹ thuật lèn dọc, lèn ngang và gutta percha để lấp hệ thống ống tủy. + Bước 5: Cuối cùng, thân răng sẽ được phục hồi và hệ thống ống tủy sẽ được hàn kín bằng vật liệu phù hợp. Trên đây là một số thông tin cơ bản về phác đồ điều trị tủy răng mà bạn cần biết. Để bệnh được chữa khỏi, hãy chọn một phòng khám nha khoa uy tín và tuân thủ chế độ chăm sóc răng miệng khoa học.;;;;;1. Nguyên nhân gây viêm tủy răng rất đa dạng Nguyên nhân gây viêm tủy răng là rất đa dạng. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây viêm tủy răng: – Sâu răng: Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tủy răng. Khi vi khuẩn phá hủy hoàn toàn một hoặc nhiều vùng men răng và ngà răng, chúng tiếp tục tấn công tủy răng, làm tủy nhiễm trùng và hoại tử không phục hồi. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm tủy răng là sâu răng. – Sứt, mẻ, gãy, vỡ răng: Mọi tổn thương vật lý mà trong đó hình dạng của răng bị ảnh hưởng đều có thể làm viêm tủy răng. – Tổn thương vật lý khác ở răng: Một số tổn thương vật lý không ảnh hưởng đến hình dạng của răng, cũng có thể làm viêm tủy răng. – Tuổi tác: Răng có thể mòn và mất men theo thời gian. Trong trường hợp đó, tủy mất lớp bảo vệ, trở nên nhạy cảm hơn và có thể nhiễm trùng dễ dàng. 2. Khi tủy răng viêm, răng đau và nhạy cảm với nhiệt độ Viêm tủy răng có thể gây ra một loạt các triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng phổ biến nhất của viêm tủy răng chúng ta có thể kể đến ở đây là: – Răng đau: Đau có thể từ nhẹ đến nặng, có thể xuất hiện và biến mất đột ngột hoặc âm ỉ theo thời gian. Đau có thể gia tăng khi bạn nói chuyện, ăn uống, vệ sinh răng miệng. – Răng nhạy cảm với thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, quá ngọt hoặc quá chua. – Sưng nướu: Một tủy răng viêm có thể gây viêm nướu xung quanh răng bị ảnh hưởng, làm nướu sưng, đỏ, chảy máu,… – Mủ: Tủy viêm có thể sản sinh một lượng mủ nhất định dưới nướu. – Hôi miệng: Một số người có thể phát triển tình trạng hôi miệng khi bị viêm tủy răng do tủy bị nhiễm trùng. Tình trạng hôi miệng có thể phát triển ở một số người có viêm tủy răng. – Thay đổi màu sắc răng: Răng bị viêm tủy có thể thay đổi màu sắc ở một số vùng. Những vùng thay đổi màu sắc này thường có màu xám, nâu hoặc đen. 3. Viêm tủy răng có nhiều biến chứng nghiêm trọng Viêm tủy răng, nếu không được điều trị kịp thời, có thể tiến triển đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra khi viêm tủy răng không được kiểm soát nghiêm túc: – Viêm nướu: Tình trạng nhiễm trùng tủy răng có thể lan sang nướu, gây viêm nướu, làm nướu sưng, đỏ, chảy máu,… – Áp xe nướu: Viêm tủy răng có thể tạo ra một ổ áp xe nướu xung quanh răng bị viêm. – Viêm họng: Nếu nhiễm trùng ở tủy răng lan đến họng, bạn có thể sẽ sưng họng, đau họng, khó thở,… – Viêm xoang: Một số trường hợp viêm tủy răng có thể dẫn đến viêm xoang khi nhiễm trùng lan vào các túi khí xoang xung quanh mũi. – Sưng mặt: Trong một số trường hợp nặng, viêm tủy răng có thể dẫn đến sưng và đau đớn ở vùng mặt. Để hạn chế các biến chứng này, bạn phải đến phòng nha để điều trị viêm tủy răng với nha sĩ ngay khi tủy có dấu hiệu viêm. 4. Điều trị viêm tủy răng không hồi phục phụ thuộc mức độ nhiễm trùng tủy răng Để điều trị viêm tủy răng cần quan tâm đến mức độ nhiễm trùng của tủy răng. Sau thăm khám và chẩn đoán, nha sĩ có thể tiến hành một trong các phương pháp điều trị viêm tủy răng sau đây cho bạn. 4.1. Sử dụng thuốc kháng sinh Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng tủy răng. Tuy nhiên, chúng thường không thể thay thế hoàn toàn hai phương pháp: Điều trị tủy răng và nhổ răng, được chia sẻ bên dưới. 4.2. Điều trị tủy răng Để điều trị những trường hợp viêm tủy răng không nghiêm trọng, nha sĩ có thể tiến hành điều trị tủy răng. Quá trình này bao gồm 5 bước như sau: – Bước 1, kiểm tra tình trạng viêm tủy: Chuyên gia tiến hành chụp X-quang để xác định cấu trúc răng và vị trí cũng như mức độ viêm tủy. – Bước 2, vệ sinh răng miệng và gây tê: Trước khi điều trị tủy, chuyên gia tiến hành vệ sinh răng miệng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và dễ thao tác. Sau đó, chuyên gia sẽ gây tê vùng cần điều trị tủy và các vùng lân cận, trong trường hợp bạn bị viêm tủy nặng. – Bước 3, đặt đế cao su: Chuyên gia đặt đế cao su để giữ cho khu vực xung quanh răng được khô ráo, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và dễ thao tác. – Bước 4, điều trị tủy: Chuyên gia tạo một đường thông từ bề mặt răng đến ống tủy bằng một mũi khoan chuyên dụng. Sau đó, chuyên gia xác định chiều dài ống tủy. Tiếp theo, chuyên gia tiến hành hút sạch mô tủy viêm và hoại tử bằng dụng cụ chuyên dụng. Việc điều trị tủy kết thúc khi ống tủy sạch hoàn toàn và hình dáng của nó được điều chỉnh. – Bước 5, trám ống tủy: Chuyên gia đóng đường thông từ bề mặt răng đến ống tủy bằng một vật liệu nha khoa thích hợp. Để điều trị viêm tủy răng không nghiêm trọng, nha sĩ có thể tiến hành điều trị tủy răng. 4.3. Nhổ răng Trường hợp tủy răng viêm nghiêm trọng, điều trị tủy răng không thể đem lại hiệu quả như mong muốn, phương pháp duy nhất để giải quyết tình trạng viêm tủy răng là loại bỏ răng viêm tủy.;;;;;Viêm tủy răng là một trong những vấn đề về sức khỏe răng miệng nghiêm trọng. Người mắc viêm tủy răng không chỉ phải chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu mà còn cảm thấy tự ti khi giao tiếp vì hàm răng yếu và kém thẩm mỹ. Để khắc phục tình trạng này, người bị viêm tủy răng cần phải được điều trị kịp thời tại nha khoa. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị tủy răng khi bị viêm nhiễm, giúp hàm răng trở nên chắc chắn và khỏe mạnh hơn. 1. Tìm hiểu về điều trị tủy Tủy răng là mô liên kết đặc biệt bao gồm: mạch máu, hệ thống dây thần kinh. Tủy răng nằm ở trong hốc tủy, do các mô cứng bao quanh, có chức năng nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác cho răng. Khi tủy răng bị viêm, chức năng này gần như suy yếu hoặc mất hoàn toàn. Do vậy, nhiều người còn gọi tình trạng này là răng chết tủy. Viêm tủy răng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của răng, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây viêm các mô quanh răng, chân răng và xương hàm… Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị tủy kịp thời. Theo các nghiên cứu nha khoa, điều trị tủy là thủ thuật bảo tồn răng bằng việc loại bỏ hết tủy răng bị bệnh. Nếu như trước đây, răng bị chết tủy cần phải được nhổ bỏ thì giờ đây, điều trị tủy giúp bảo tồn mô răng tôi đa, tránh các biến chứng về sau. Điều trị tủy là thủ thuật bảo tồn răng bằng việc loại bỏ hết tủy răng bị viêm nhiễm, chết tủy 1.2. Trường hợp chỉ định Những người gặp phải các tình trạng sau đây cần được thực hiện điều trị tủy kịp thời: – Viêm tủy cấp – Viêm tủy mạn tính – Hoại tử tủy – Tổn thương lộ tủy – Bệnh lý vùng quanh chóp… Tuy nhiên, nếu tổn thương mô và thân răng quá lớn, việc điều trị tủy ngược lại không mang tới kết quả như ý và còn có thể làm răng suy yếu. Khi đó, các bác sĩ sẽ phải điều trị bằng một số phương pháp khác để bảo tồn các răng còn lại trên cung hàm. 2. Lý do điều trị tủy răng Tủy răng không có khả năng tự tái tạo, lành thương nên khi bị viêm nhiễm, tủy răng sẽ suy yếu và chết. Tủy răng không được điều trị khiến viêm nhiễm lây lan sang các răng khác, gây ra tình trạng: – Viêm tủy răng khác – Nhiễm trùng cuống – Viêm nha chu – Viêm chân răng Nghiêm trọng hơn, răng chết tủy có thể ảnh hưởng tới xương hàm và nguy cơ nhiễm trùng huyết là rất lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, không chỉ sức khỏe răng miệng bị đe dọa mà mọi người còn có nguy cơ mắc một số bệnh lý toàn thân. Răng bị viêm tủy nếu không được điều trị có thể dẫn tới mất răng và các biến chứng nguy hiểm 3. Phương pháp điều trị tủy răng Trong trường hợp viêm tủy răng ở mức độ không quá nghiêm trọng, bác sĩ thường sẽ chỉ định loại bỏ tủy răng bị bệnh và tạo dạng rồi hàn trám lại tủy răng. Hàn trám tủy răng là phương pháp phổ biến, giúp bảo toàn tối đa mô răng, đảm bảo sự chắc chắn và thẩm mỹ của răng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ để giảm đau trong quá trình thực hiện. Sau đó, bác sĩ sẽ mở tủy, loại bỏ hết phần tủy và thân răng bị viêm rồi làm sạch. Công đoạn trám bít ống tủy được thực hiện ngay khi ống tủy đã được làm sạch. Các chất được dùng để hàn trám ống tủy thường rất chắc chắn và an toàn đối với sức khỏe của răng miệng. Răng viêm tủy sau khi hàn trám thường không quá khác biệt so với răng thật do được bảo toàn mô răng tối đa. Tuy nhiên, nếu răng bị chết tủy kèm chân răng suy yếu và mắc nhiều bệnh lý khác, việc phải chỉ định nhổ bỏ là cần thiết để hạn chế làm tổn thương xương, nướu và các răng khác. Việc nhổ bỏ cần được trồng phục hình kịp thời để tránh gây ra tình trạng xô lệch răng khác và tiêu xương hàm. Trồng răng Implant, bắc cầu răng sứ là những biện pháp thường được áp dụng để khắc phục răng bị mất. Loại bỏ tủy viêm nhiễm rồi trám bít là một trong những phương pháp điều trị tủy răng thường được áp dụng tại nha khoa 4. Phòng ngừa viêm tủy răng Có thể thấy rằng, viêm tủy răng là bệnh lý rất nguy hiểm đối với sức khỏe răng miệng của mọi người. Và cách điều trị cần thiết chính là phòng ngừa mắc bệnh để sở hữu hàm răng khỏe mạnh. Do vậy, mọi người cần: – Chú trọng tới việc vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách từ 2-3 lần/ngày. – Sử dụng bàn chải lông mềm, mảnh và kem đánh răng có chứa flour để đánh răng. – Tạo thói quen sử dụng chỉ tơ nha khoa thay vì tăm truyền thống để tránh làm tổn thương nướu. – Sử dụng máy tăm nước có thể hỗ trợ làm sạch kẽ răng tốt hơn thay vì chải răng thông thường. – Súc miệng để loại sạch vi khuẩn trong khoang miệng, giúp ngăn ngừa tình trạng hơi thở có mùi. – Hạn chế sử dụng các loại thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột, thức ăn có tính axit cao… – Lấy cao răng thường xuyên, ngăn chặn các ổ vi khuẩn phát triển quá mức gây bệnh. – Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ theo khuyến cáo của các bác sĩ để chủ động phòng ngừa bệnh nha khoa. Phòng ngừa viêm tủy và các bệnh lý nha khoa khác bằng việc vệ sinh răng miệng khoa học;;;;;Viêm tủy là vấn đề đã không còn hiếm gặp. Tình trạng này ngoài khiến bệnh nhân thấy đau nhức, khó chịu còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Để biết thêm về mức độ nguy hiểm và những trường hợp cần điều trị viêm tủy răng, ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau: Tủy răng là một phản ứng bảo vệ của tủy trước những yếu tố gây hại Tủy răng là một trong những tổ chức đặc biệt nằm trong khoang miệng. Tổ chức này bao gồm mạch máu, dây thần kinh, … ở một hốc giữa ngà răng gọi là hốc tủy răng. Các tổ chức tủy răng sẽ được thông với cơ thể qua những lỗ rất nhỏ ở cuống răng. Viêm tủy là một phản ứng bảo vệ của tủy răng với những tác nhân gây bệnh. Căn bệnh này có thể diễn biến qua nhiều giai đoạn với nhiều dạng tổn thương khác nhau. Ví dụ như viêm có phục hồi, viêm cấp và viêm mạn tính. 2. Những lý do gây ra tình trạng viêm tủy Tình trạng tủy răng bị viêm thường bắt nguồn từ bệnh sâu răng không được điều trị kịp thời. Khi đó, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào tủy răng chủ yếu qua các lỗ sâu răng và gây bệnh. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác như răng bị mẻ, do chấn thương khiến đứt mạch máu nuôi dưỡng tủy răng. Ngoài ra, viêm tủy răng cũng có thể do tình trạng mòn răng quá nhiều hoặc viêm quanh răng. Trong các tác nhân gây viêm tủy, trường hợp thường gặp nhất là do vi khuẩn. Vi khuẩn xâm nhập và tồn tại trong khoang miệng. Chúng vào tủy răng chủ yếu qua những lỗ sâu, cuống răng. Cùng với đó, tình trạng nhiễm hóa chất như nhiễm độc chì, thủy ngân, …, sang chấn cũng có thể là nguyên nhân khiến tủy răng bị viêm. 3. Các giai đoạn viêm tủy răng 3.1 Viêm tủy răng có phục hồi Đây là giai đoạn thứ nhất của viêm tủy răng. Thông thường, biểu hiện của giai đoạn này không rõ ràng. Triệu chứng thường thấy ở giai đoạn viêm có phục hồi là thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn đau hay ê buốt nhẹ. Chúng chỉ kéo dài trong vài giây, đặc biệt là vào ban đêm hoặc khi ăn những món quá nóng, quá lạnh. Ở giai đoạn này, thường mọi người khó có thể phát hiện bản thân bị viêm tủy và tới điều trị. Tuy nhiên, nếu được chữa trị kịp thời ở giai đoạn này, tủy răng hoàn toàn có thể phục hồi. 3.2 Viêm tủy răng cấp Với giai đoạn viêm cấp, những triệu chứng đã xuất hiện khá rõ rệt. Đây là giai đoạn bệnh đã phát triển ổn định , tần suất và mức độ của các triệu chứng ngày càng cao. – Những cơn đau âm ỉ tại nơi khu trú hoặc tại các vùng lây lan. – Những cơn đau này thường rất nặng và dai dẳng. Chúng có thể kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Thậm chí tình trạng đau còn có thể lây lan sang các răng kế cận, nướu răng. – Xuất hiện mủ ở trong răng và bị tấy phần nướu. – Khoang miệng có mùi hôi, gây cản trở trong nhiều hoạt động thường nhật. – Tê buốt khi có vật gì hoặc cặn thức ăn thừa mắc vào gây kích thích. Bệnh viêm tủy ở giai đoạn này sẽ nguy hiểm hơn. Người bệnh lúc này sẽ thường gặp phải những rắc rối, bất tiện trong cuộc sống do ảnh hưởng của bệnh gây nên. 3.3 Viêm tủy răng hoại tử Đây là giai đoạn tủy răng bị viêm mức độ nặng nhất. Khi đó sẽ không còn những cơn đau mà thay vào đó là tình trạng tủy chết dẫn tới không còn cảm giác gì. Các phần dịch tủy bị hoại tử sẽ chảy ra ngoài theo lỗ ở chóp. Điều này gây nên cảm giác khó chịu và tạo mùi hôi khó chịu trong khoang miệng của người bệnh. Ngoài ra, những dịch này còn có thể kéo theo vi khuẩn gây lây lan và viêm nhiễm các mô mềm quang răng. Tình trạng này diễn ra sẽ gây tổn thương vùng chân răng, viêm xương hay thậm chí làm tiêu xương ổ răng. Người bệnh sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất hoàn toàn răng. 4. Những biến chứng từ bệnh viêm tủy răng Tủy răng bị viêm sẽ dẫn tới sung huyết. Những răng chết tủy khi không được điều trị kịp thời và phù hợp sẽ dẫn tới viêm chóp chân răng, áp xe quanh chóp răng. Thậm chí, tình trạng này có thể gây phát sinh nhiều biến chứng. Điển hình như viêm quanh cuống răng, viêm xương, rụng răng hay viêm hạch. Những biến chứng này sẽ là nguy hại lớn với sức khỏe. Khi răng xuất hiện những triệu chứng: có lỗ sâu lớn, răng bị sang chấn cùng dấu hiệu bị đau nhức từng cơn, răng đổi màu bất thường, … bệnh nhân cần tham khám bác sĩ ngay. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và điều trị phù hợp. 5. Khi nào bệnh nhân cần điều trị viêm tủy Bệnh viêm tủy không thể tự khỏi mà cần được điều trị nha khoa phù hợp Răng bị viêm tủy sẽ không thể tự khỏi được. Tình trạng viêm nếu không sớm điều trị, nhiễm khuẩn sẽ ngày càng lan rộng. Lâu dần, nó sẽ tiến triển thành những ổ viêm tại chân răng. Tình trạng này được gọi là viêm quang cuống răng. Tùy từng mức độ bệnh, phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Cụ thể: 5.1 Giai đoạn viêm tủy có khả năng phục hồi Ở giai đoạn này, bệnh nhân chỉ nhận thấy những cơn đau thoáng qua. Vì vậy, việc nhận biết bệnh ở giai đoạn này rất khó. Tuy nhiên, nếu người bệnh chú ý và có thể phát hiện sớm có thể chỉ cần uống thuốc kháng sinh điều trị chứ chưa cần chưa tủy. 5.2 Tủy răng bị viêm bởi lỗ sâu hoặc vết gãy, nứt Trong trường hợp này, vi khuẩn sẽ xâm nhập thông qua lỗ sâu hoặc vết gãy, nứt để tấn công. Khi tủy răng bị tấn công sẽ khiến gia tăng hoạt động của các tế bào cùng lượng máu lưu thông. Áp lực bên trong tủy sẽ được tạo nên gây đau nhức. Bác sĩ sẽ loại bỏ phần tủy bị viêm, chứa nhiều vi khuẩn để tránh lây lan Thực tế, có nhiều người bệnh đã tìm hiểu và muốn tự điều trị tủy răng tại nhà. Tuy nhiên, răng viêm tủy không thể tự lành mà cần có sự can thiệp của nhã sĩ. Do đó, người bị viêm tủy cần nhanh chóng đi kiểm tra và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.;;;;; Tình trạng viêm tủy răng có khả năng phục hồi thường xuất hiện ở giai đoạn ban đầu của bệnh. Lúc này, các dây thần kinh và mạch máu trong tủy răng bị nhiễm trùng nhẹ. Trong giai đoạn này, điều trị sớm có thể giúp răng khôi phục nhanh chóng về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc kịp thời có thể tiến triển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn. Lúc đó, viêm tủy răng không thể chữa sẽ đe dọa tới sức khỏe và có thể tử vong. Vì vậy, quan trọng là nắm bắt những dấu hiệu đầu tiên của viêm tủy răng và tiến hành điều trị ngay. Răng sâu dẫn đến bị viêm ống tủy (minh họa). Các triệu chứng của viêm tủy răng bao gồm đau răng xuất hiện đột ngột và mạnh. Đặc biệt là đau răng vào ban đêm, gây ra mệt mỏi cho người bệnh. Răng có thể trở nên nhạy cảm với nhiệt độ thức ăn, và có thể xuất hiện hiện tượng ê buốt. Tuy nhiên, cảm giác này thường tự giảm đi khi nguyên nhân kích ứng được loại bỏ. Nguyên nhân gây viêm tủy răng có khả năng phục hồi thường bắt nguồn từ sâu răng nặng. Ban đầu, vi khuẩn và axit trong miệng tạo điều kiện cho việc ăn mòn lớp men bên ngoài của răng. Khi sự xâm lấn này tiếp tục, chúng có thể lan tỏa vào ngà răng và tủy răng. Điều đó dần gây ra tình trạng viêm tủy răng có hồi phục. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, sâu răng chưa đủ sâu để ảnh hưởng đến thần kinh, vì vậy không có những triệu chứng rõ ràng. Ngoài ra, nhiều bệnh lý răng miệng khác cũng có thể góp phần gây ra viêm tủy răng có khả năng phục hồi. Các tình trạng như viêm lợi, áp xe răng, viêm nha chu, răng mẻ và mòn quá nhiều làm lộ tủy răng. Nhân tố trên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng. Ngoài các yếu tố nói trên, có những yếu tố bên ngoài khác có thể tăng nguy cơ viêm tủy răng. Chẳng hạn: – Chấn thương có thể đứt mạch máu cung cấp dưỡng chất cho tủy răng. – Hoặc thay đổi áp suất trong miệng. 3. Quá trình điều trị tủy răng bị viêm có thể hồi phục Quá trình điều trị viêm tủy răng này có thể được thực hiện một cách đơn giản. Mục đích đảm bảo rằng răng gốc vẫn duy trì chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho bệnh nhân. Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân và tình trạng tài chính để lựa chọn phương pháp phù hợp. Có hai phương pháp điều trị tủy răng để bạn xem xét là: trám răng và bọc răng sứ. Bác sĩ nhổ răng và điều trị viêm tủy cho bệnh nhân (minh họa). 3.1 Trám răng Điều trị tủy với trường hợp trám răng với quy trình 3 bước như sau: – Trước khi thực hiện trám răng, bệnh nhân cần phải chụp phim X-quang kỹ càng. Mục đích để đánh giá tình trạng viêm tủy răng cùng các vấn đề liên quan đến nha chu hay vỡ răng. Điều này giúp xác định phương án điều trị tối ưu nhất. – Tiếp theo, bác sĩ sẽ thực hiện việc rửa sạch ống tủy theo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Sau đó, đo độ dài của ống tủy một cách chính xác để ngăn ngừa viêm tủy tái phát. Sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ phần ngà răng bị ảnh hưởng bởi bệnh. – Sau khi hoàn thành các bước điều trị và làm sạch ống tủy sẽ chuyển sang bước tiếp theo. Lúc này, bệnh nhân thường sẽ được trám răng tạm thời trong 1 – 2 tuần để theo dõi tình trạng. Nếu có đau, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng hồi phục và lên lịch tái khám. Phương pháp này có chi phí tương đối thấp và độ bền kéo dài từ 3 – 5 năm. Để đảm bảo răng chữa tủy được duy trì tốt, bệnh nhân cần duy trì vệ sinh miệng cẩn thận. Bên cạnh đó tái trám nếu có dấu hiệu tái phát của viêm tủy răng. 3.2 Bọc răng sứ Nếu bạn muốn một phương pháp điều trị viêm tủy răng an toàn và có độ bền cao, lựa chọn bọc răng sứ là lựa chọn tối ưu. Phương pháp này khắc phục hoàn toàn nhược điểm của trám răng. – Bệnh nhân sẽ trải qua quá trình làm sạch miệng, điều trị viêm nha chu, và loại bỏ tủy răng bị viêm trước khi bọc sứ. – Các bác sĩ sẽ tiến hành mài một phần của mô răng thật của bệnh nhân bọc răng. Sau đó tạo một bản mẫu sứ ngoài để ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, nhưng vẫn giữ cho răng có hình dáng tự nhiên. Răng sứ mới này có độ cứng và độ bền cực cao, thậm chí có thể vượt trội so với răng tự nhiên. Hơn nữa, bạn có thể lựa chọn màu sắc sao cho phù hợp với màu răng tự nhiên. Từ đó bạn không phải lo lắng về sự không hài hòa trong hàm răng của mình. 4. Lưu ý Các lưu ý quan trọng sau khi điều trị viêm tủy răng kể trên là: Răng bị sâu nặng làm viêm tủy cần phát hiện kịp thời để điều trị (minh họa). 4.1 Tránh sử dụng răng sứ để cắn những đồ vật quá cứng: Trong quá trình điều trị, răng thường trở nên yếu và dễ bị mẻ. Hạn chế việc cắn hoặc nhai những thức ăn dai và cứng, cho đến khi răng đã được phủ bằng sứ hoặc trám, để đảm bảo an toàn cho răng. 4.2 Chú ý đến việc chăm sóc răng miệng sau điều trị: Sau khi điều trị viêm tủy răng kết thúc, việc hình thành lại ổ viêm mới vẫn có thể xảy ra. Do đó, nếu bạn đã trải qua vấn đề về sâu răng, bạn cần tăng cường chăm sóc răng. Hãy duy trì lịch khám răng định kỳ, giữ vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Bên cạnh đó sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi đánh răng mỗi tối. Mục đích để đảm bảo răng luôn trong tình trạng khỏe mạnh và để kịp thời phát hiện các biến chứng. 4.3 Thói quen khám răng định kỳ: Để đảm bảo, hãy thiết lập thói quen đi khám răng định kỳ, thường là mỗi 3 – 6 tháng một lần. 4.4 Kiểm soát chế độ ăn uống: Khi mới điều trị tủy răng, bạn có thể tiếp tục ăn uống bình thường, nhưng hạn chế việc sử dụng răng để nhai quá nhiều. Tránh thức ăn cay, nóng, lạnh, hoặc chua để đảm bảo rằng răng không bị kích thích mạnh trong giai đoạn này.
question_49
Collagen có tác dụng gì?
doc_49
Collagen có mặt khắp nơi trong cơ thể: 2/3 protein trên da là collagen, 50% tóc, mô sụn, mô khớp... Do đó, collagen là hợp chất không thể thiếu với cơ thể. 1. Bổ sung collagen rất cần thiết với cơ thể Từ sau tuổi 20, cơ thể bắt đầu mất dần collagen, biểu hiện ở việc da, tóc, các mô liên kết bắt đầu yếu đi. Sự mất collagen tăng dần theo tuổi. Ở tuổi 20, chỉ mất khoảng 1-2% collagen/năm, nhưng đến tuổi 50 thì đã mất tới 20%/năm. Sau 40 tuổi, mất collagen thể hiện rõ hơn.Do vậy nên bổ sung collagen từ những năm 20 tuổi. Vì cấu trúc collagen là một đại phân tử, vì thế chúng ta nên sử dụng collagen đã được chia cắt để có thể dễ hấp thu. Sử dụng collagen ở dạng khó hấp thu có thể khiến cơ thể có cảm giác đầy hơi, táo bón, nóng trong người.Collagen từ cá là loại phù hợp, dễ hấp thu gần 9 lần các collagen từ động vật trên cạn (bò, dê, gà), theo một số nghiên cứu. Các bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng collagen thủy phân từ da cá, là loại dễ hấp thu.Sử dụng collagen liều thấp không đạt được hiệu quả, liều phù hợp tối thiểu là 2.500mg/ngày và tăng theo lứa tuổi, nhưng không quá 14.000mg/ngày để tránh gánh nặng cho đường tiêu hóa.Nên bổ sung collagen trong 12 tuần, sau đó nghỉ một thời gian 1-3 tháng, bởi các nghiên cứu cho thấy tác động sau 12 tuần giảm đi rất nhiều.Sử dụng collagen không cải thiện nội tiết tố phụ nữ, mà chỉ làm săn chắc, tăng khả năng đàn hồi cho môda, để da không chị chảy xệ, tóc khỏe hơn, xương chắc. Những người bị loét dạ dày, bệnh đường tiêu hóa không nên sử dụng collagen để tránh làm vết loét nặng hơn; người bị bệnh tim mạch, suy tim khi sử dụng collagen cũng bất lợi vì collagen làm ảnh hưởng đến độ loãng của máu.Ngoài việc sử dụng collagen tổng hợp, bạn có thể lấy collagen từ nhiều loại thực phẩm trong đời sống như lòng trắng trứng gà, sữa tươi...'
doc_39731;;;;;doc_5985;;;;;doc_57796;;;;;doc_20190;;;;;doc_30196
1. Những điều chị em cần biết về collagen Collagen là một loại protein rất quan trọng cho cơ thể con người. Theo các nghiên cứu khoa học, collagen chiếm tới 70% cấu trúc da và là thành phần chính của mô liên kết. Đặc biệt, ở động vật có vú, collagen chiếm từ 25 – 35% tổng lượng protein trong cơ thể. Tưởng tượng collagen như là “xi măng” kết dính các mô liên kết trong cơ thể để tạo thành một cấu trúc hoàn chỉnh. Collagen có dạng sợi hoặc là bó sợi và phân bố khắp nơi trong cơ thể người. Dưới da, khoảng 40% collagen được tìm thấy. Collagen giúp chị em trẻ hóa, rất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sắc đẹp. Collagen cũng tồn tại trong các cơ quan nội tạng, sụn, xương, nướu, răng, tóc, móng, mắt, dây chằng và mạch máu. Trong đó, tồn tại 60% collagen. Vì vậy, việc bổ sung collagen cho cơ thể sẽ giúp tăng cường sức khỏe và độ đàn hồi cho da, tóc, móng và các cơ quan khác trong cơ thể. Ngoài ra, collagen cũng được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da và chống lão hóa da. 1.2 Những tác dụng mà collagen mang lại cho chị em phụ nữ – Tăng cường độ đàn hồi cho da: Collagen là thành phần chính của da, giúp da giữ được độ đàn hồi và trẻ trung. Khi tuổi tác tăng, sản xuất collagen trong cơ thể cũng giảm, dẫn đến sự giãn nở và chùng nhão của da. Bổ sung collagen vào cơ thể sẽ giúp tái tạo các sợi collagen, giúp da trở nên săn chắc và tươi trẻ hơn. – Hỗ trợ sức khỏe xương và khớp: Collagen là thành phần chính của xương, sụn và mô liên kết trong cơ thể. Việc bổ sung collagen sẽ giúp tăng cường sức khỏe xương và khớp, hạn chế các vấn đề về khớp và loãng xương ở phụ nữ. – Tăng cường sức khỏe tóc và móng: Collagen cũng có lợi cho tóc và móng. Bổ sung collagen sẽ giúp tóc và móng của phụ nữ trở nên khỏe mạnh hơn, chống lại các vấn đề về gãy rụng tóc và móng. – Tăng cường sức khỏe tim mạch: Collagen cũng có tác dụng tích cực đến sức khỏe tim mạch của phụ nữ, giúp tăng cường độ đàn hồi của động mạch và giảm các triệu chứng về lão hóa, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. – Hỗ trợ giảm cân và giữ dáng: Collagen giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó hỗ trợ chị em giảm cân và duy trì cân nặng. Collagen đóng vai trò cực kỳ lớn trong quá trình lão hóa của chị em phụ nữ Nhờ các công dụng trên mà việc cung cấp collagen cho cơ thể là rất quan trọng. Cơ thể có thể tự sản sinh ra collagen mỗi ngày, tuy nhiên những người trong độ tuổi từ 25 trở đi thì hàm lượng collagen được cơ thể sản sinh ra sẽ dần ít đi. Nhu cầu bổ sung collagen đặc biệt quan tâm, nhất là khi các dấu hiệu lão hóa bắt đầu, khiến da dẻ xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang, không còn căng bóng… Nhiều chị em đã tìm đến các nguồn bổ sung collagen từ bên ngoài như: collagen uống theo dạng viên, bột hoặc nước và các thực phẩm giúp cung cấp collagen khác. Thực tế, collagen thường không gây ra các vấn đề như nám da, nhăn nheo, chảy xệ, rụng tóc, hay kinh nguyệt không đều như những biểu hiện của mất cân bằng nội tiết. Một số nghiên cứu cũng cho thấy collagen có thể hỗ trợ ngăn ngừa sự biến đổi tế bào ES (loại tế bào gốc phôi thành một dạng tế bào ung thư). Do đó, người bị u xơ tử cung có thể sử dụng collagen bằng đường uống hoặc các sản phẩm hỗ trợ cung cấp dưỡng chất này. Không nên lạm dụng collagen để tránh các rủi ro không mong muốn Các bác sĩ khuyên rằng người bị u xơ nên tránh dùng Estrogen liều cao trong thời gian dài, nhưng việc bổ sung collagen ở mức độ vừa phải và hợp lý không gây ảnh hưởng tới tình trạng bệnh. Do đó, các chị em bị u xơ có thể yên tâm sử dụng collagen để chống lão hóa da. Để đảm bảo đạt hiệu quả cao và an toàn cho cơ thể, chị em cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng collagen: 3.1 Lựa chọn và sử dụng collagen phù hợp Chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về loại collagen phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình. Nếu có u xơ tử cung, chị em nên lựa chọn các sản phẩm collagen có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này. – Sử dụng collagen đúng liều lượng, đúng thời điểm và liệu trình: Việc sử dụng collagen đúng liều lượng, đúng thời điểm và trong khoảng thời gian đủ lâu sẽ giúp đạt hiệu quả tốt hơn và tránh lãng phí. – Lựa chọn và sử dụng dòng collagen phù hợp với độ tuổi: Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng collagen với lượng collagen khác nhau và thiết kế phù hợp cho từng độ tuổi. Chị em nên chọn sản phẩm collagen phù hợp với độ tuổi của mình để đạt hiệu quả như ý. – Chọn các sản phẩm collagen có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng: Chị em nên ưu tiên các sản phẩm collagen có thành phần chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên và có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe. 3.2 Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, khoa học Ăn uống và sinh hoạt điều độ không chỉ hỗ trợ quá trình hấp thụ collagen một cách tốt, mà còn cải thiện khối u xơ. Vì vậy, để đạt hiệu quả tối ưu, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây: – Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và protein như trái cây và rau xanh, bổ sung vitamin D qua cá hồi, cá thu vì vitamin D có thể hạn chế sự phát triển u xơ tử cung và giúp thu nhỏ kích thước khối u. – Kiểm soát cân nặng một cách hợp lý để ngăn chặn nguy cơ u xơ tử cung. Người thừa cân và béo phì có nguy cơ mắc u xơ tử cung cao hơn so với người thông thường từ 10 – 20%. – Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và duy trì vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Cần có chế độ ăn ngủ điều hòa, hạn chế căng thẳng và stress. – Đời sống quan hệ tình dục lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng, hãy áp dụng biện pháp tránh thai an toàn để tránh tình trạng phá thai không mong muốn. Ngoài ra, thường xuyên thăm khám và theo dõi sức khỏe để bảo vệ tử cung và buồng trứng một cách hiệu quả nhất. U xơ tử cung thường không có dấu hiệu rõ rệt ở giai đoạn đầu, do đó việc theo dõi sức khỏe định kỳ là rất quan trọng. Bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh và tuân thủ những nguyên tắc trên, bạn có thể cải thiện khả năng kiểm soát u xơ tử cung và tăng cường sức khỏe sinh sản.;;;;;1. Collagen và các công dụng Collagen được biết đến như một loại protein chiếm 70% cấu trúc da và được phân bổ trong cơ thể chủ yếu ở lớp hạ bì của da. Collagen có vai trò quan trọng với sức khỏe, đặc biệt với làn da, mạch máu, xương khớp, mắt... Trong thành phần của collagen còn khác nhiều acid amin có lợi cho sự phát triển cũng như duy trì cơ bắp.Collagen còn tác dụng kết nối các tế bào trong cơ thể, kích thích quá trình trao đổi chất tạo độ đàn hồi của da. Khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu suy giảm về chất lượng và số lượng collagen sẽ dẫn đến tình trạng lão hóa. Điều này được thể hiện khá rõ ở trên làn da.Nhóm tác dụng của collagen với cơ thể bao gồm:Đối với mạch máu collagen giúp sản sinh mạch máu giúp phòng xơ cứng động mạch và cao huyết áp. Collagen có hiệu quả khá tốt với những trường hợp xơ cứng động mạch não, nhồi máu cơ tim.Đối với xương thì bên cạnh canxi, collagen chiếm tỷ lệ 80% trong thành phần cấu tạo của xương. Nếu canxi được xem như xi măng của kết cấu trong ngôi nhà thì collagen được xem như sợi sắt. Khi tuổi tác tăng dần collagen cũng bị suy yếu và lão hóa từ đó làm giảm tính đàn hồi cũng như dẻo dai của bộ xương. Vì vậy, bổ sung collagen có vai trò quan trọng giúp xương chắc khỏe và phòng được các bệnh về xương.Đối với sụn thì collagen chiếm 50% trong cơ cấu thành phần. Thiếu collagen sẽ làm ma sát giữa các khớp xương lớn hơn gây biến dạng xương và sụn. Hơn nữa, collagen còn giúp phòng chống các bệnh đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm,...Đối với tóc và móng tay thì collagen cung cấp dưỡng chất hỗ trợ hoạt động cho các chất sừng trong tóc và móng tay, chân... Khi bổ sung collagen có thể giúp hạn chế hiện tượng rụng tóc, móng chân và tay được chắc khỏe.Collagen cũng tồn tại trong nội tạng cơ thể và có tác dụng giúp cho bộ phận này luôn được khỏe mạnh. Bổ sung collagen có thể hỗ trợ và hạn chế các bệnh về tim mạch, gan, phổi...Trong kiểm soát cân nặng collagen chính là protein quan trọng giúp ngăn ngừa tình trạng tăng cân, đồng thời rút ngắn thời gian phục hồi sau nỗ lực vận động hoặc luyện tập quá sức. Nhiều người bệnh khi cao huyết áp thì lo ngại về việc sử dụng và bổ sung collagen vào cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khỏe thì người cao huyết áp có thể uống collagen mà không lo ngại gì về huyết áp. Khi lựa chọn loại collagen thì cần kiểm tra lâm sàng để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.Uống collagen có an toàn cho người cao huyết áp còn dựa vào việc lựa chọn loại collagen đạt chuẩn cũng như sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.Cách uống collagen để mang lại hiệu quả tối ưu:Bạn nên uống đúng cách tránh tình trạng sử dụng vô tội vạ.Chú ý đến liều lượng, cách sử dụng, thời gian sử dụng. Collagen có thể giảm dần theo tuổi tác nên liều lượng sử dụng collagen có thể tăng lên theo năm.Phương pháp khoa học giúp collagen có thể phát huy tác dụng tối ưu khi sử dụng liên tục từ 3 đến 6 tháng, sau đó ngưng sử dụng một tháng và liều sử dụng collagen trong giai đoạn này thường là 1000 đến 1500mg. Tuy nhiên cần chú ý thời gian sử dụng trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để collagen có thời gian hấp thụ vào cơ thể tốt hơn, giúp tham gia vào quá trình tái tạo tế bào, cải thiện sức khỏe. 3. Những trường hợp người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng collagen Viêm loét dạ dày nặng không nên sử dụng collagen do vết loét có thể trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt khi điều trị bệnh. Người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng collagen tinh chất. Trong thành phần của collagen có chứa hàm lượng vitamin C cao nên có thể gây ra tình trạng tăng tiết dạ dày. Ngoài ra một số loại collagen có vị tanh khiến cho người uống cảm thấy buồn nôn, đau bụng.Những người bị huyết áp thấp thì không nên sử dụng collagen vì khi đó có thể khiến người dùng hạ huyết áp đột ngột.Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bú tuy không phải là trường hợp bệnh lý nhưng cũng được xếp vào nhóm không sử dụng collagen. Mặc dù chưa có bằng chứng nghiêm ngặt nào về mức độ an toàn khi sử dụng collagen ở giai đoạn này nhưng vẫn không nên sử dụng. Nếu muốn sử dụng collagen có thể lựa chọn các loại thực phẩm có hàm lượng chất này cao.Người bệnh thận mãn tính không nên sử dụng collagen bởi vì có thể collagen ảnh hưởng xấu đến chức năng của thân, nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây ra áp lực bên trong cầu thận, đồng thời làm tăng mức độ lọc cầu thận. 4. Những sai lầm nên tránh khi sử dụng collagen Khi sử dụng collagen ngoài việc chú ý đến đối tượng sử dụng thì cũng nên lưu ý một vài điểm cần tránh như:Bổ sung collagen quá muộn có thể khiến hợp chất này phát huy không đúng như tác dụng ban đầu. Vì vậy, từ 25 tuổi cần bổ sung theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Không nên sử dụng collagen khi làn da bắt đầu bị lão hóa.Sai lầm khi nghĩ uống càng nhiều collagen càng tốt. Mỗi ngày chỉ nên sử dụng collagen ở mức từ 1000mg đến 1500mg.Ngừng sử dụng collagen giữa chừng có thể sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi. Vì vậy cần bổ sung thường xuyên và lâu dài để có hiệu quả tối ưu. Quy trình sử dụng có thể liên tục trong 3 tháng và nghỉ từ 1 đến 2 tháng sau đó tiếp tục sử dụng.Sử dụng collagen không đúng thời điểm khiến cho quá trình hấp thu bị hạn chế. Thời gian khuyến cáo sử dụng collagen là lúc đói. Thời gian mà cơ thể hấp thụ collagen tốt từ khoảng 10 đến 11 giờ. Không nên sử dụng collagen khi quá đói thì sẽ ngăn không cho collagen bị phân giải bởi acid dạ dày.Tóm lại, bị cao huyết áp có thể uống collagen mà không lo ngại gì về tình trạng bệnh. Người bệnh chỉ cần lựa chọn loại collagen đạt chuẩn cũng như theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.;;;;; Collagen là một protein quan trọng được tìm thấy trong cơ thể chúng ta, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự đàn hồi và độ đàn hồi của da, tóc, móng và các cấu trúc khác. Đặc biệt, collagen có tác dụng đáng kể đối với chị em phụ nữ, mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho sắc đẹp và sức khỏe tổng thể. 1.1 Tăng cường sự săn chắc và đàn hồi của da Collagen là thành phần chính trong cấu trúc của da, giúp làm cho da mềm mịn, săn chắc và đàn hồi. Khi tuổi tác tăng, sản xuất collagen tự nhiên giảm đi, dẫn đến sự mất đi sự săn chắc và đàn hồi của da. Bằng cách bổ sung collagen thông qua thực phẩm hoặc các sản phẩm chăm sóc da chứa collagen, phụ nữ có thể tăng cường độ đàn hồi và giảm nếp nhăn, làm cho da trở nên tươi trẻ hơn. 1.2 Hỗ trợ cho mái tóc và móng khỏe mạnh Collagen không chỉ có tác dụng đối với da mà còn cung cấp lợi ích cho mái tóc và móng. Mái tóc và móng khỏe mạnh, bóng mượt là một chỉ số của sức khỏe tổng thể. Collagen cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường sự mềm mại và độ bóng của tóc, đồng thời cung cấp các chất chống oxi hóa giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho móng. Collagen mang đến cho phái đẹp nhiều lợi ích tuyệt vời Collagen mang đến cho phái đẹp nhiều lợi ích tuyệt vời Đồng thời, collagen còn giảm tình trạng rụng tóc: Rụng tóc là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là sau khi trải qua quá trình mang thai hoặc sau sinh. Collagen có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng và tăng cường sự đàn hồi của tóc, giúp giảm thiểu tình trạng rụng tóc và thúc đẩy mọc tóc mới. Bổ sung collagen có thể giúp phụ nữ có mái tóc khỏe mạnh và đầy đặn hơn. 1.3 Hỗ trợ cho khớp và xương Phụ nữ thường có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề về khớp và xương, đặc biệt là sau khi trải qua giai đoạn tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Collagen có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh của khớp và xương bằng cách cung cấp cấu trúc và độ đàn hồi cho chúng. Bổ sung collagen có thể giúp giảm triệu chứng viêm khớp và đau nhức khớp, đồng thời hỗ trợ tái tạo mô sụn và xương, giúp phụ nữ duy trì sự linh hoạt và sức mạnh trong các hoạt động hàng ngày. Ngoài ra, collagen giúp tăng cường sự tự tin và vẻ ngoài hấp dẫn: Khi có một làn da săn chắc, tóc và móng khỏe mạnh, phụ nữ tự tin hơn về ngoại hình của mình. Collagen không chỉ cung cấp lợi ích về sức khỏe, mà còn làm tăng sự tự tin và vẻ ngoài hấp dẫn của phụ nữ. Việc có một ngoại hình tươi trẻ và khỏe mạnh sẽ giúp phụ nữ tự tin hơn trong công việc, cuộc sống và tương tác xã hội. 2. Những điều về collagen mà người mắc u nang cần biết Chị em mắc u nang buồng trứng có thể uống collagen nếu được bác sĩ chuyên khoa khẳng định là u lành tính. Đối với phụ nữ có u nang buồng trứng, không có căn cứ để cho rằng collagen sẽ gây ảnh hưởng đến nội tiết tố và sự phát triển của u nang buồng trứng. Nguyên nhân gây u nang buồng trứng thường liên quan đến mất cân bằng hormone nữ, đặc biệt là estrogen và progesterone, nhưng collagen không tác động đến các hormone này. Thực tế là khi cơ thể bị mất cân bằng nội tiết, phụ nữ sẽ gặp nhiều vấn đề về da như nếp nhăn, nám, chảy xệ, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc, nhưng collagen qua đường uống có thể giúp cân bằng và ổn định nội tiết tố. Do đó, sử dụng collagen dưới dạng uống không chỉ không có hại mà còn giúp cân bằng và ổn định nội tiết tố, đồng thời hỗ trợ sức khỏe và làn da của phụ nữ có u nang buồng trứng. Tuy nhiên, chị em chỉ được khuyến khích uống Collagen khi có khẳng định của bác sĩ rằng u của bạn là u lành tính. 2.2 Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng collagen Vậy là u nang buồng trứng vẫn có thể uống collagen như bình thường. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý một số điều dưới đây để collagen phát huy tối đa hiệu quả: – Tránh bổ sung collagen quá muộn: Việc bắt đầu bổ sung collagen quá muộn sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt chất này. Thay vì chờ đến khi da bắt đầu có dấu hiệu lão hóa, bạn nên bắt đầu bổ sung collagen từ khi bạn tròn 25 tuổi. Điều này giúp duy trì độ đàn hồi và sự săn chắc của da trong thời gian dài. Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống collagen để đảm bảo an toàn và hiệu quả với tình trạng sức khỏe của bạn hiện tại. – Uống collagen với liều lượng phù hợp: Một sai lầm thường gặp là tưởng rằng uống càng nhiều collagen càng tốt. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị rằng bạn chỉ nên bổ sung từ 1000mg đến 1500mg collagen mỗi ngày. Điều này đảm bảo rằng bạn nhận được lượng collagen cần thiết để cung cấp lợi ích cho sức khỏe mà không gây tác dụng phụ không mong muốn. – Duy trì uống collagen thường xuyên và đều đặn: Nếu bạn sử dụng collagen mà sau đó ngừng sử dụng giữa chừng, sẽ không mang lại kết quả như mong đợi. Để đạt hiệu quả như mong đợi, bạn cần sử dụng collagen thường xuyên và liên tục ít nhất trong 3 tháng, sau đó nghỉ 1-2 tháng trước khi tiếp tục sử dụng. Nếu bạn muốn có quy trình sử dụng collagen tối ưu, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để trẻ hóa da. – Chọn thời điểm uống phù hợp: Thời điểm sử dụng collagen cũng quan trọng. Khuyến nghị uống collagen khi dạ dày rỗng, thường vào khoảng 10h-11h sáng. Lúc này, cơ thể có khả năng hấp thụ collagen tốt hơn. Uống collagen khi dạ dày rỗng sẽ giúp ngăn chặn quá trình phân giải collagen do axit dạ dày.;;;;;Collagen là một hoạt chất lành tính, mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, trong đó có trẻ hoá làn da, cải thiện chức năng cơ,... Tuy vậy, không phải ai cũng có thể sử dụng hoạt chất này, vẫn có những bệnh không nên uống collagen để tránh gây ra những tác hại không mong muốn. 1. Vai trò của collagen đối với cơ thể Collagen mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Cụ thể như: Làm chậm quá trình lão hoá Trong cấu trúc của da, collagen là thành phần quan trọng và chiếm phần lớn, có nhiệm vụ duy trì sự săn chắc và đàn hồi của da. Ngoài ra, hoạt chất này có lợi trong việc điều hoà kinh nguyệt, cân bằng nội tiết tố đối với phái nữ. Nếu sử dụng collagen đúng cách, lão hoá không còn là vấn đề đối với làn da của bạn. Giúp hệ thống xương khớp chắc khỏe Collagen được biết đến như một chất bôi trơn, giúp các khớp xương hoạt động linh hoạt, dẻo dai. Đồng thời, nó còn là chất liên kết các cấu trung để tạo nên một hệ thống xương khớp chắc chắn, khoẻ mạnh. Cải thiện hệ thống mạch máu Collagen cũng là chất không thể thiếu được trong quá trình hình thành và xây dựng mạch máu. Nhờ có collagen mà hệ thống mao mạch của cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hạn chế nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Giúp tóc, móng chắc khoẻ Collagen có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành chất sừng, thành phần chủ yếu quyết định đến độ chắc khoẻ của tóc và móng. Nếu được bổ sung đầy đủ collagen thì bạn sẽ có mái tóc bóng mượt, khỏe mạnh và hạn chế đứt gãy đối với móng tay, chân. Tăng cường sức đề kháng Ngoài những công dụng trên, collagen còn có khả năng tăng cường sức đề kháng thông qua việc tăng cường Lympho. Đây là một loại bạch cầu chính trong hệ thống miễn dịch, có tác dụng hạn chế tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn, nấm gây ra. 2. Những bệnh không nên uống collagen Mặc dù collagen mang lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhưng có những bệnh không nên uống collagen để hạn chế các ảnh hưởng xấu. Nếu bạn là một trong các đối tượng sau đây thì cần lưu ý trước khi sử dụng: Người mắc viêm loét dạ dày Thực tế, một số loại collagen có mùi tanh do được chiết xuất từ cá. Mùi khó chịu này không tốt đối với người bị viêm loét dạ dày, nó có thể gây buồn nôn, khiến bạn khó chịu bởi những cơn co thắt dạ dày. Ngoài ra, trong collagen còn có vitamin C. Loại vitamin này mang bản chất là một axit nên có thể làm nồng độ axit trong dạ dày tăng lên khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, trong quá trình điều trị bệnh, bạn không nên sử dụng collagen. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm loét đã được kiểm soát ổn định, bạn có thể sử dụng collagen. Nhưng trong quá trình sử dụng, nếu có dấu hiệu bệnh tái phát trở lại bạn cần ngưng sản phẩm này ngay để tránh gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Người mắc bệnh thận mạn tính Đừng uống collagen nếu bạn đang mắc bệnh thận mạn tính. Bởi collagen có thể khiến áp lực nội cầu thận lên cao và tăng lọc cầu thận. Từ đó, cấu trúc cầu thận bị ảnh hưởng và tổn thương khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế những người có bệnh lý liên quan, cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng hoạt chất này. Tuy nhiên, nhiều người lầm tưởng rằng uống collagen sẽ gây hại đến hoạt động cũng như chức năng thận. Điều này là hoàn toàn sai lầm, nếu cơ thể bạn khoẻ mạnh, không mắc các vấn đề về thận có thể yên tâm khi sử dụng collagen. Người đang sử dụng thuốc đặc trị Sự kết hợp giữa collagen và thuốc đặc trị có thể gây ra các tác dụng phụ đối với cơ thể. Hoạt chất này có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân, đồng thời khiến bạn mệt mỏi, thiếu sức sống. Vì thế, khi bạn đang sử dụng thuốc đặc trị thù không nên sử dụng thêm collagen. Những người mắc các bệnh mạn tính thường xuyên phải uống thuốc như tiểu đường, cao huyết áp, ung thư,... thì cần đặc biệt chú ý đến điều này. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng collagen là cần thiết thì bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Ngoài ra, nếu chị em phụ nữ đang uống thuốc tránh thai cũng không nên sử dụng collagen. Vì khi hai loại thuốc này kết hợp với nhau có thể gây ra hiện tượng mang thai giả mà biểu hiện chính là mất kinh, buồn nôn, mệt mỏi,... Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn đã có khả năng đáp ứng thuốc tránh thai, thì có thể sử dụng collagen nhưng vào 2 buổi khác nhau. Đặc biệt, nếu phát hiện cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường nào thì cần ngưng sử dụng cả 2 loại ngay lập tức. Đồng thời, đến gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm ra hướng giải quyết phù hợp. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú Mang thai là thời điểm mà cơ thể của mẹ trở nên nhạy cảm. Chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng và khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu. Mặc dù, chưa có kết luận nào cho việc uống collagen ảnh hưởng đến quá trình mang thai nhưng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé bạn nên thăm hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hoạt chất này. Đối với mẹ đang cho con bú, nhiều chuyên gia cho Rằng việc uống collagen không gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Tuy nhiên, để không gây ra ảnh hưởng nào cho bé, mẹ cũng nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không thể phụ nhận rằng, collagen mang lại nhiều lợi ích tốt đẹp cho cơ thể, đặc biệt là tác dụng làm đẹp, chống lão hoá ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống hoạt chất này, có những bệnh không nên sử dụng collagen nếu không sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Vì thế, nếu bạn là một trong các đối tượng trên, hãy cân nhắc trước khi sử dụng nhé.;;;;;Những lợi ích đặc biệt mà collagen mang lại Hiện nay, rất nhiều người tin rằng, việc bổ sung collagen cho cơ thể sẽ giúp cải thiện được nhiều vấn đề về sức khỏe. Loại I: Đây là loại phổ biến nhất với số lượng nhiều nhất ở trong cơ thể. Chúng được tạo ra từ những sợi dày đặc, có khả năng cung cấp các cấu trúc cho làn da, xương, phần gân, các sụn sợi và các mô liên kết cũng như răng. Loại II: Có nhiều ở phần sụn đàn hồi, làm phần đệm cho khớp. Loại III: Có thể hỗ trợ tốt cho cấu trúc của các bộ phận như cơ, các cơ quan và cả động mạch. Loại IV: Phổ biến hơn ở trong những lớp da. Khi cơ thể ngày càng già đi thì quá trình sản xuất ra các collagen cũng sẽ ít hơn. Đồng thời, chất lượng của collagen cũng thấp hơn nhiều so với trước. Một dấu hiệu dễ nhận biết nhất về sự suy giảm của collagen chính là làn da kém săn chắc và không còn mềm mại như trước. Phần sụn cũng sẽ yếu dần theo các dấu hiệu của tuổi tác. 2. Lợi ích của collagen đối với làn da 2.1. Cải thiện sự khỏe mạnh của làn da Collagen chính là một thành phần quan trọng của làn da, có khả năng tăng cường sức khỏe, đồng thời làm tăng tính đàn hồi và quá trình hydrat hóa. Khi cơ thể già hơn thì quá trình sản xuất collagen chậm hơn sẽ khiến cho làn da bị khô và xuất hiện những nếp nhăn xấu xí. Các peptide collagen hoặc những chất có chứa thành phần collagen sẽ làm cho quá trình lão hóa chậm lại. Từ đó, quá trình hình thành nên các nếp nhăn và mất nước sẽ chậm lại. Trung bình, mỗi người sử dụng khoảng 2.5g - 5g collagen trong suốt 8 tuần sẽ thấy làn da cải thiện đáng kể. Mức độ ẩm của làn da được duy trì ổn định, độ đàn hồi cũng tốt hơn so với những người không sử dụng collagen. Trong khi đó, những người dùng collagen trong khoảng 12 tuần sẽ nhận thấy độ sâu của nếp nhăn đã giảm đi trông thấy. Không những thế, việc bổ sung collagen thường xuyên và đều đặn cũng sẽ thúc đẩy được quá trình sản xuất những protein có lợi khác ở trong cấu trúc da của bạn, điển hình như elastin và fibrillin. 2.2. Cải thiện tình trạng đau khớp Không chỉ giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn, collagen còn có khả năng duy trì được sự toàn vẹn của các sụn khớp với vai trò như một lớp cao su để bảo vệ khớp của bạn. Khi lượng collagen bị suy giảm thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc phải những căn bệnh thoái hóa khớp cao hơn. Vậy nên, khi bổ sung collagen đều đặn sẽ giúp cơ thể cải thiện được những triệu chứng như viêm xương khớp và làm giảm tình trạng đau khớp. Bạn có thể sử dụng thêm collagen khoảng 8 - 12g mỗi ngày để cải thiện những cơn đau này. 2.3. Ngăn ngừa tình trạng loãng xương Trung bình, mỗi ngày sử dụng khoảng 5g collagen kéo dài trong 12 tháng sẽ giúp gia tăng khoảng 7% mật độ của khoáng xương (BMD) so với người thông thường. BMD được biết là một loại thước dùng để đo mật độ của khoáng chất, ví dụ như canxi ở trong xương của bạn. Nếu BMD thấp có thể là dấu hiệu xương yếu và là yếu tố để phát triển bệnh loãng xương. Điều này cũng phần nào chứng minh được công dụng của collagen đối với sức khỏe của xương. 2.4. Tăng khối lượng của cơ bắp Các mô cơ được cấu tạo từ khoảng 1 - 10% thành phần collagen và giúp giữ cho cơ bắp của cơ thể được mạnh mẽ hơn, tăng khả năng hoạt động chính xác hơn. Collagen khi được bổ sung đều đặn sẽ giúp cho khối lượng của các cơ bắp tăng lên rất hiệu quả. Đặc biệt, điều này càng tốt hơn đối với những người bị thiểu cơ do dấu hiệu của tuổi già. Khi cơ thể nạp collagen sẽ giúp cho quá trình tổng hợp các protein như creatine được tổng hợp tốt hơn. Đồng thời, cơ bắp cũng sẽ được kích thích tăng trưởng nhanh chóng sau khi bạn tập luyện thể thao. 2.5. Tăng cường sức khỏe của tim mạch Có thể bạn không tin nhưng collagen cũng sẽ giúp cho tim mạch của bạn trở nên khỏe mạnh và làm giảm tỷ lệ bị mắc các bệnh có liên quan đến bộ phận này. Collagen sẽ cung cấp cho các cấu trúc của động mạch bao gồm các mạch máu có nhiệm vụ mang máu từ tim để đi nuôi cơ thể. Nếu không có đủ collagen cần thiết thì những động mạch này sẽ dần trở nên yếu hơn và có thể sẽ dễ vỡ hơn. Chúng có thể là nguyên nhân của chứng xơ vữa động mạch và có thể khiến bệnh nhân bị đau tim hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, hiện tại vẫn cần nhiều nghiên cứu cụ thể hơn nữa để chứng thực được vai trò của collagen đối với hệ tim mạch. 2.6. Tốt cho móng tay và tóc Nhìn chung, collagen mang lại cho người dùng rất nhiều lợi ích về sức khỏe, đặc biệt là làn da. Thế nhưng, việc chứng thực những tác dụng này còn cần phải có thêm nhiều nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, để collagen có thể phát huy được tối đa tác dụng thì bạn còn phải sử dụng collagen đúng liều lượng và đúng cách để tránh phản tác dụng. Trên đây là một số nội dung cơ bản có liên quan đến lợi ích của collagen. Khi bạn đã biết collagen là gì và tầm quan trọng của chúng đối với sức khỏe thì nên cân nhắc đến việc bổ sung thêm loại dưỡng chất này cho cơ thể.
question_50
Lợi ích bông cải xanh với tim mạch và gợi ý món ăn từ bông cải xanh
doc_50
Lợi ích bông cải xanh với tim mạch ngày càng được mọi người biết đến rộng rãi bởi vì chúng chứa đầy chất xơ, folate, vitamin và nhiều hơn thế nữa. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh, chúng giúp ích cho sức khỏe tim mạch của bạn như thế nào và gợi ý cho bạn 3 món salad thơm ngon từ loại cây bé nhỏ này. 1. Thành phần dinh dưỡng của bông cải xanh Lợi ích bông cải xanh với tim mạch luôn được đánh giá giá cao bởi người dùng. Do đó, loại rau củ này được sử dụng phổ biến trong nhiều bữa ăn trên khắp thế giới. Nó thuộc họ Brassicaceae và có tên khoa học là Brassica oleracea var. Sabellica, là thành viên của gia đình họ rau cải cùng với cải xoăn và súp lơ.Trên bàn ăn, có thể một đĩa bông cải xanh đơn giản sẽ không thể hấp dẫn được bạn. Tuy nhiên, loại rau này cực kỳ linh hoạt và có thể được sử dụng chế biến món ăn khác nhau như món xào, cắt tươi làm món salad hoặc nướng với khoai tây. Và với lượng chất dinh dưỡng dồi dào, việc ăn bông cải xanh mang lại rất nhiều lợi ích.Trong 91 grams bông cải tươi chỉ chứa 31 calo. Đối với thành phần dinh dưỡng, "cây thu nhỏ" này chứa 90% là nước, 7% carbohydrates, 3% protein và hầu như là không có chất béo. Ngoài ra, bông cải xanh còn chứa các vitamin như: vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B9 (Folate), Kali, Photpho, Selen. Bông cải xanh có dồi dào dinh dưỡng, sử dụng phổ biến trong chế biến các món ăn 2. Lợi ích bông cải xanh với tim mạch Bạn nên tìm cách bổ sung bông cải xanh vào chế độ ăn uống của mình bởi vì những lợi ích bông cải xanh với tim mạch là rất lớn. Một số hợp chất hoạt tính sinh học trong loại rau này có thể tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn theo nhiều cách khác nhau, cụ thể:Giảm chất béo trung tính và cholesterol LDL (“có hại”): LDL cao có thể dẫn đến tích tụ chất béo trên thành động mạch của bạn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch, đột quỵ và đau tim. Nghiên cứu cho thấy ăn bông cải xanh có thể làm giảm chất béo trung tính, một loại chất béo có hại, cũng như LDL.Giảm sự tích tụ canxi trong mạch máu: Khi canxi tích tụ trên thành mạch máu, nó sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Theo nghiên cứu, bông cải xanh có thể giúp giảm sự tích tụ canxi này.Cung cấp chất xơ: Bông cải xanh là nguồn chất xơ tốt và cũng góp phần kiểm soát cholesterol trong máu. Chất xơ kết hợp với cholesterol và giúp loại bỏ nó khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa, từ đó giảm nguy cơ béo phì, các vấn đề bệnh tim mạch liên quan và bệnh động mạch vành.Cung cấp các vitamin và khoáng chất: vitamin C, vitamin K, kali và mangan trong bông cải xanh đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tim mạch và hệ thống tuần hoàn. Bên cạnh đó, kẽm cũng là một khoáng chất có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch. Lợi ích bông cải xanh với tim mạch rất lớn. Bông cải xanh giúp giảm chất béo trung tính và cholesterol LDL Nếu bạn đang muốn bổ sung những hợp chất chống ung thư như sulforaphane, hãy chọn bông cải xanh tươi. Bởi vì, bông cải đông lạnh sẽ làm bất hoạt sulforaphane. Bên cạnh đó, khi đông lạnh, bông cải xanh cũng mất đi một chút hàm lượng vitamin. Nhưng nhìn chung, lợi ích bông cải xanh với tim mạch vẫn được duy trì nếu chúng được đông lạnh. Điều này vẫn tốt hơn là bạn không sử dụng loại thực phẩm này. 4. Các món salad giúp nâng cao lợi ích bông cải xanh với tim mạch 4.1 Lợi ích bông cải xanh với tim mạch từ món salad bông cải xanh và đậu gà Đây là món ăn sở hữu tất cả độ giòn và dinh dưỡng mà bạn đang tìm kiếm để ăn kèm trong bữa chính. Công thức này chứa protein và chất xơ nên tốt cho sức khỏe tim mạch của bạn.Thành phần chính trong món này chính là bông cải xanh và đậu gà. Bông cải xanh được nướng giòn bên ngoài trước khi đem trộn với đậu gà, dầu olive, rau mùi và các gia vị khác như muối, tiêu, ớt, chanh. Hương thơm của bông cải nướng kết hợp cùng với độ béo của đậu gà, dầu olive và vị chua thanh mát, tất cả hòa quyện tạo nên món ăn bắt vị. Salad bông cải xanh và đậu gà chứa protein và chất xơ tốt cho tim mạch 4.2 Salad bông cải xanh và hạt óc chó Salad bông cải xanh và hạt óc chó cung cấp omega-3 và chất chống oxy hóa Hơi ngọt, bùi, giòn và rất bổ dưỡng là những gì bạn có thể liên tưởng đến món ăn hấp dẫn này. Chúng cũng làm cho bữa ăn của bạn trở nên thú vị hơn, kích thích vị giác hơn nhờ các màu sắc bắt mắt kết hợp lại với nhau. Về dinh dưỡng, món salad bông cải xanh và hạt óc chó chứa axit béo omega-3 và chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ sức khoẻ tim mạch tốt hơn.Thành phần để tạo nên món ăn này vô cùng đơn giản. Đó là sự kết hợp của bông cải xanh, cà rốt, hạt hướng dương, hạt óc chó và nước ép quýt hoặc cam. Bông cải xanh, cà rốt, hạt óc chó được cắt nhỏ. Sau đó, trộn tất cả các nguyên liệu vào tô để trộn cùng với một ít dầu olive và mù tạt vàng hoặc sốt mayonnaise. Bạn có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh trước khi sử dụng để thực phẩm có độ giòn ngon hơn. Công thức này chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi người sành salad 4.3 Salad Tabbouleh bông cải xanh nướng Tabbouleh (Taboulé trong tiếng Pháp) là một món salad nhuyễn có nguồn gốc Trung Đông, nguyên liệu chính từ bulgur hoặc semolina cùng cà chua, lá thơm như bạc hà, ngò tây, húng tây... với vị chua nhẹ từ chanh hoặc dấm. Tabbouleh thường được dùng như một món salad nguội, có thể làm trước để tủ mát trong các bữa tiệc đông người hoặc làm món picnic.Để làm đa dạng hoá món ăn với bông cải xanh, bạn hãy thử cách biến tấu thú vị trên món tabbouleh truyền thống. Với món ăn này, bạn sẽ nhận được chất xơ, vitamin K giúp xây dựng xương và protein thân thiện với người ăn chay. Và hơn hết, bạn cũng sẽ có được hương vị mới mẻ và tuyệt vời. Salad Tabbouleh bông cải xanh nướng cung cấp chất xơ, vitamin K và protein Thành phần chính trong món salad Tabbouleh bông cải xanh nướng này là lúa mì bulgur, bông cải xanh, dưa chuột, cà chua bi, đậu xanh và tahini. Tất cả thành phần này đều được cắt nhỏ (hoặc to) và trộn lại với nhau để tạo nên một món ăn dinh dưỡng và đẹp mắt.Bông cải xanh không chỉ là một nguồn dinh dưỡng rất tốt mà còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc thường xuyên sử dụng bông cải xanh trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và đóng góp vào việc duy trì một lối sống lành mạnh.
doc_7862;;;;;doc_35484;;;;;doc_42531;;;;;doc_45258;;;;;doc_14062
Hệ tim mạch đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc duy trì sự sống của con người. Để hệ tim mạch luôn khỏe mạnh thì một chế độ dinh dưỡng khoa học là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho tim mạch bạn không nên bỏ qua: Bông cải xanh Những loại rau lá xanh này vô cùng tốt cho hệ tim mạch vì trong nó chứa nhiều chất xơ, vitamin khoáng chất. Đồng thời chúng chứa nhiều carotenoid – chất chống oxy hoá, giải phóng các chất gây hại cho cơ thể, tăng cường sức khoẻ cho tim mạch. Đậu nành Là một loại đậu chứa nhiều hàm lượng cao chất béo không bão hoà, chất xơ, và các vitamin khoáng chất có lợi cho cơ thể đặc biệt là hệ tim mạch. Đậu nành xuất hiện phổ biến trong các loại thực phẩm như: đậu phụ non, sữa,… Yến mạch Bột yến mạch giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Nếu sử dụng thường xuyên, chúng còn có thể giúp cơ thể phòng ngừa bênh tiểu đường, nguy cơ đau tim, béo phì, và các bệnh lý khác. Cá hồi Theo thống kê, những người thuường xuyên bổ sung cá hồi vào khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giảm được 12% nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn là những người ít ăn vì cá hồi chứa omega-3 hàng đầu cho cơ thể. Giúp cải thiện lượng cholesterol trong máu cũng như huyết áp, việc bổ sung cá hồi thường xuyên giúp cơ thể ngăn chặn được nguy cơ mắc bệnh tim. Quả bơ Trong bơ chứa nhiều chất béo không bão hoà ở dạng đơn thể, giúp cơ thể loại bỏ bớt LDL và tăng cường nông độ HDL – là một loại cholesterol tốt cho sức khoẻ hệ tim mạch. Trà xanh Uống trà xanh mỗi ngày, giúp ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch, tăng cường trao đổi chất, rất tốt cho hệ tim mạch. Bên cạnh đó trà xanh giúp loại bỏ mỡ thừa một cách nhanh chóng, an toàn cho sức khỏe. Tỏi Đây là một loại gia vị không những giúp tăng thêm hương thơm cho các món ăn hằng ngày, mà còn có tác dụng khác như giúp làm giãn mạch máu, giảm huyết áp, giảm sự co mạch và ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Rượu vang đỏ Đối với những người bị tăng huyết áp, rượu vang đỏ được xem là một loại thuốc “thần kỳ” vì chúng có tác dụng hạ huyết áp, tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Ngoài ra, chúng còn giúp thư giãn các động mạch chủ, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, là đồ uống rất tốt cho hệ tim mạch.;;;;;Bông cải xanh có thể không phải là loại rau phổ biến nhất trên thế giới nhưng nó chắc chắn là một trong những loại rau giàu dinh dưỡng nhất. Được coi là một “siêu thực phẩm” vì những giá trị dinh dưỡng và đặc tính chống lại bệnh tật, bông cải xanh có chứa chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin B, vitamin A, C, K và sắt. Gần đây hơn, bông cải xanh cũng được ca ngợi về khả năng chống lại bệnh viêm xương khớp. Dưới đây là những lợi ích sức khỏe quan trọng của bông cải xanh khiến bạn nên lựa chọn nó trong danh sách mua sắm thực phẩm nấu nướng hàng ngày. Được coi là một “siêu thực phẩm” vì những giá trị dinh dưỡng và đặc tính chống lại bệnh tật, bông cải xanh có chứa chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin B, vitamin A, C, K và sắt. Làm chậm thoái hóa khớp Một nghiên cứu mới ra của Đại học East Anglia (UEA) ở Anh, được công bố trên tạp chí Arthritis & Rheumatism đã xác định sulforaphane, một hợp chất được tìm thấy rất nhiều trong bông cải xanh, giúp phòng ngừa lại bệnh viêm xương khớp ở chuột. Sulforaphane thể hiện khả năng chống viêm và chịu trách nhiệm về việc làm chậm sự phân hủy của sụn khớp. Các nhà nghiên cứu này cho rằng phát hiện này sẽ hỗ trợ thêm nhiều cho việc điều trị bệnh viêm xương khớp, không chỉ dừng lại ở thuốc mẹ và phẫu thuật mà còn liên quan đến chế độ ăn uống, lối sống. Giúp ngăn ngừa ung thư Bông cải xanh thực sự có khả năng giải độc cơ thể và đặc biệt là có đặc tính chống ung thư. Cụ thể bông cải xanh đã được chứng minh là có liên quan tới sự suy giảm nguy cơ mắc ung thư vú, bàng quang, đại tràng và buồng trứng. Hai hóa chất thực vật có trong bông cải xanh là indoles và isothiocyanates – đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng chống ung thư. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng indole-3-carbinol có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư liên quan đến nội tiết tố, chẳng hạn như ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu khác, được thực hiện tại Johns Hopkins University School of Medicine ở Baltimore cho rằng sulforaphane trong bông cải xanh giúp kích thích hoạt động của một nhóm enzyme chống ung thư. Ngoài ra, beta-carotene trong bông cải xanh biến thành vitamin A trong cơ thể, cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư. Chống trầm cảm Bông cải xanh là nguồn cung cấp dồi dào của vitamin B folate thúc đẩy tâm trạng. Elizabeth Some, tác giả của cuốn sách Eat Your Way to Happiness, nói rằng bông cải xanh là nguồn cung cấp dồi dào của vitamin B folate thúc đẩy tâm trạng. Các tế bào của não sẽ không hoạt động nếu không có nó. Vì thế không có gì ngạc nhiên nếu thiếu hụt folate làm tăng nguy cơ trầm cảm, mệt mỏi, trí nhớ kém, và các vấn đề về tinh thần có thể thậm chí nghiêm trọng hơn như tâm thần phân liệt. Những người đang phải điều trị trầm cảm ăn nhiều bông cải xanh hơn trong chế độ ăn uống báo cáo rằng họ cảm thấy tình trạng bệnh thuyên giảm ít nhiều. Tăng cường sức khỏe của xương Bông cải xanh có chứa canxi và vitamin K, cả hai chất đều quan trọng đối với sức khỏe của xương và ngăn ngừa loãng xương. Duy trì một hệ thống thần kinh khỏe mạnh và cân bằng ảnh hưởng của natri trên huyết áp Bông cải xanh rất giàu kali, giúp ổn định huyết áp và cũng hỗ trợ trong việc duy trì một hệ thống thần kinh và chức năng của não. Ngăn ngừa bệnh tim mạch Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin B6 và folate bông cải xanh của có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim và đột quỵ. Cải thiện tiêu hóa Hàm lượng chất xơ cao trong bông cải xanh hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón bằng cách “quét sạch” đường tiêu hóa. Tuy nhiên bông cải xanh nên nấu chín một chút để tiêu hóa tốt và tự nhiên. Chống mất thị lực và sửa chữa các tổn thương ở da Lutein trong bông cải xanh giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi già. Bông cải xanh có chứa lutein, một chất quan trọng đối với sức khoẻ của mắt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lutein giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể liên quan đến tuổi già. Ngoài ra, bông cải xanh có chứa vitamin A, một chất dinh dưỡng cũng rất cần thiết cho thị lực. Cải thiện khả năng miễn dịch Bông cải xanh giàu vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch và giúp chống lại sự nhiễm trùng. Bông cải xanh cũng chứa các chất dinh dưỡng thực vật và hóa chất thực vật, bao gồm sulforaphane, giúp loại bỏ độc tố từ cơ thể và tăng cường sức đề kháng với bệnh cảm lạnh.;;;;; Một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh kết hợp luyện tập đều đặn là cách giúp bạn phòng và hạn chế biến chứng bệnh tim mạch rất hiệu quả. Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy, nguồn thực phẩm từ thực vật, đặc biệt là các loại hạt, đậu, trái cây, rau quả…có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của con người, giúp làm giảm nguy cơ bệnh tật và đặc biệt tốt cho người bệnh tim. 1. Chuối và các loại hoa quả thay thế như cam, quýt, dưa đỏ. Chuối rất giàu kali tự nhiên – tốt cho sức khỏe tim mạch. Đây là một trong những gợi ý lí tưởng cho thực đơn của người bị bệnh tim. Bởi chuối chứa khá nhiều kali – là loại khoáng chất có lợi, giúp hạ huyết áp, duy trì ổn định áp lực dòng máu và hoạt động của tim. Ngoài ra, chuối còn chứa chất xơ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu giúp giảm nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch. 2. Đậu nành 3. Ngũ cốc Ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời giúp chúng ta tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật. Trong các loại ngũ cốc có chứa một hàm lượng tương đối lớn các dưỡng chất và chất xơ quan trọng giúp điều hòa cholesterol và giảm mỡ máu, đồng thời chúng còn cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin B quan trọng. Bổ sung ngũ cốc vào khẩu phần ăn hàng ngày của người bị bệnh tim là phương pháp hữu hiệu hỗ trợ điều trị và giảm nguy có mắc các biến chứng nguy hiểm ở người bệnh. 4. Các loại rau xanh Rau xanh luôn là một thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày giúp ngăn ngừa lão hóa và phòng chống nhiều loại bệnh. Đặc biệt là các loại rau họ cải. Chúng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn, cung cấp chất chống oxy hóa, canxi và axit béo bão hóa omega – 3 có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa hoạt động hệ tim mạch, ngăn ngừa các mảng bám hình thành trong thành động mạch, là nguy cơ gây ra các bệnh về tim mạch. 5. Cá Cá cũng là loại thực phẩm thiên nhiên ngon và lành đối với sức khỏe tim mạch. Đây cũng là một gợi ý tốt cho câu hỏi người bị bệnh tim nên ăn gì. Bởi, cá là nguồn chất đạm quan trọng rất có lợi cho sức khỏe. Chúng có khả năng điều hòa lượng chất béo trong cơ thể, giảm cholesterol một cách đáng kể nhờ hàm lượng lớn axit béo bão hòa omega – 3. Ngoài ra, axit omega – 3 còn có tác dụng ngăn cản các kết dính tiểu cầu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ đông máu gây tắc mạch nguy hiểm. Do đó giúp giảm thiểu các thể bệnh về tim mạch như các cơn đau thắt ngực, vỡ mạch máu hay đau tim cấp tính. Với một số gợi ý đơn giản trên đây, bạn hoàn toàn có thể biến hóa chúng để tạo ra những thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, bên cạnh việc ăn uống khoa học, đúng cách, bạn cũng cần phải theo dõi sức khỏe thường xuyên bằng những lần khám sức khỏe định kì để tầm soát, chẩn đoán bệnh nhanh chóng và có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.;;;;;Lối sống lành mạnh bao gồm một chế độ ăn uống tốt và thói quen tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch Cải xoăn Cải xoăn có tác dụng giúp hạ thấp lượng cholesterol nhờ chất chống ôxy hóa lutein, làm giảm mức độ cholesterol LDL và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám trong động mạch. Ngoài ra, chất xơ trong cải xanh giúp động mạch lưu thông dễ dàng hơn. Cháo bột yến mạch Bột yến mạch giàu chất xơ có tác dụng làm sạch động mạch khỏi các mảng bám, giúp hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch, đào thải cholesterol dư thừa khỏi cơ thể trước khi nó có thể tạo thành một mảng bám. Táo Táo là trái cây rất tốt cho sức khỏe tim mạch, không chỉ giàu chất xơ mà trong táo còn chứa polyphenol – hợp chất thực vật có tác dụng giúp giảm mức cholesterol và hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Tỏi Tỏi là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tỏi chứa hợp chất allicin làm giảm nồng độ cholesterol xấu LDL trong khi tăng nồng độ HDL tốt và cải thiện tỷ lệ cholesterol tổng thể. Sôcôla đen Sôcôla đen có chứa một hợp chất gọi là procyanidin có khả năng hạ thấp mức cholesterol. Rau bina Hàm lượng chất xơ cao trong rau bina nó và có chứa một lượng lớn chất lutein giúp giảm nồng độ cholesterol xấu LDL. Quả bơ Bơ có chất béo không bão hòa đơn có thể bổ sung cholesterol tốt HDL cũng như để cải thiện sức khỏe và chức năng tim. Trà xanh Các flavonoids trong trà xanh tốt cho hệ miễn dịch cũng giúp tim khỏe mạnh. Bơ cũng có thể giúp giảm cân và đó cũng là điều quan trọng để hạ cholesterol. Việt quất Chứa một hợp chất pterostilbenegiúp tăng tốc độ trao đổi chất của cholesterol, do đó, làm giảm mức độ cholesterol LDL. Cà chua Cà chua chứa lycopene – chất chống ôxy hóa cực mạnh giúp làm giảm lượng triglyceride và cholesterol, nguyên nhân hình thành mảng bám trong động mạch.;;;;;Hoài Anh (Hà Nội) Trả lời Ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch Nguồn thực phẩm từ thực vật, đặc biệt là các loại hạt, đậu, trái cây, rau quả…có tác dụng rất tốt cho người bệnh tim. Các loại trái cây tốt cho sức khỏe tim mạch như chuối, cam ,quyết, dưa đỏ. Các loại hạt như đậu nành, ngũ cốc như yến mạch. Các dưỡng chất và chất xơ trong các loại ngũ cốc giúp điều hòa cholesterol và giảm mỡ máu tốt cho bệnh nhân tim mạch Các loại rau xanh: Rau xanh đặc biệt các loại cải sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, chúng cung cấp chất chống oxy hóa, canxi và axit béo bão hóa omega – 3 hỗ trợ điều hòa hoạt động hệ tim mạch, ngăn ngừa các mảng bám hình thành trong thành động mạch. Cá: lượng axit omega – 3 trong cá có tác dụng ngăn cản các kết dính tiểu cầu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ đông máu gây tắc mạch, giúp giảm thiểu các thể bệnh về tim mạch nguy hiểm như các cơn đau thắt ngực, vỡ mạch máu hay đau tim cấp tính. Bệnh nhân tim mạch cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin trong rau củ quả Trà chứa chất chống oxy hóa giúp cơ thể bảo vệ hệ tim mạch, giảm nguy cơ tăng huyết áp và các nguy cơ đột biến. Bên canh đó, bệnh nhân tim mạch cần hạn chế nhóm những thực phẩm chứa nhiều chất béo, cholesterol bởi nếu hấp thụ nhiều những thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Cụ thể: người bệnh tim mạch cần tránh những thực phẩm giàu calo, chất béo, có hàm lượng natri cao, tránh thức ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn. Hạn chế muối, bởi muối chức hàm lượng natri cao có thể khiến tăng huyết áp và tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Hạn chế chất béo, bởi việc hấp thu quá nhều chất béo sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, …
question_51
Chụp cắt lớp não là thế nào, có nguy hiểm không?
doc_51
Chụp cắt lớp não còn được gọi là chụp CT sọ não, là kỹ thuật sử dụng các tia bức xạ như tia X để chiếu liên tục qua vùng đầu và mặt nhằm kiểm tra và ghi lại những hình ảnh chi tiết về mô não cũng như cấu trúc hộp sọ. Kết quả thu được sau quá trình chụp sẽ cung cấp thông tin về các bộ phận như mắt, xương mặt, khoang chứa khí trong xương gần mũi (xoang) và tai trong. Nhờ đó, bác sĩ có thể xác định những tổn thương và đánh giá được các bệnh lý vùng sọ não. Chất lượng hình ảnh ghi lại khi chụp cắt lớp não phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị được sử dụng, máy chụp có số lát cắt càng cao thì hình ảnh trên phim càng sắc nét, độ phân giải càng cao. Chụp CT sọ não có thể mang đến kết quả rất chính xác và chi tiết mà không phải phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào cũng thực hiện được. Hình ảnh chụp cắt lớp sọ não được truyền trực tiếp về màn hình theo dõi 2. Các trường hợp chỉ định và chống chỉ định chụp CT sọ não 2.1. Chỉ định chụp cắt lớp não Chụp cắt lớp sọ não thường được chỉ định thực hiện để chẩn đoán trong các trường hợp sau đây: – Dị tật bẩm sinh ở đầu và não – Dị dạng mạch máu não – Nhiễm trùng não, áp xe, viêm não, viêm màng não – Chấn thương sọ não, nghi ngờ có dị vật hoặc tổn thương chảy máu trong não, lún sọ – Nghi ngờ mắc các bệnh lý nội sọ: dịch lỏng tích tụ trong não, khối u não, – Thông động tĩnh mạch – Co giật, động kinh, chóng mặt, đau đầu – Đột quỵ hoặc chảy máu não – Tai biến mạch máu não Ngoài ra, chụp CT sọ não còn giúp xác định nguyên nhân dẫn đến một số triệu chứng như đau đầu, ngất xỉu, suy giảm thị lực – thính lực, gặp khó khăn khi nuốt thức ăn hoặc giao tiếp. 2.2. Các trường hợp chống chỉ định Chụp cắt lớp não là phương pháp chẩn đoán phổ biến cho nhiều đối tượng, tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp chống chỉ định. Cụ thể, người bị chứng sợ không gian hẹp, người không thể nằm yên, người dễ bị kích thích và phụ nữ có thai không được thực hiện kỹ thuật này. Chụp CT sọ não chống chỉ định cho người mắc chứng sợ không gian hẹp 3. Quy trình thực hiện chụp cắt lớp sọ não 3.1. Chuẩn bị trước khi chụp – Tháo bỏ các vật dụng, trang sức bằng kim loại – Mặc quần áo thoải mái hoặc thay trang phục bệnh viện cung cấp – Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai – Trao đổi với bác sĩ nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về tim mạch, hen suyễn, tiểu đường, bệnh thận – Nếu phải sử dụng thuốc cản quang, bạn cần nhịn ăn uống trước khi chụp vài tiếng tùy theo chỉ định của bác sĩ 3.2. Thực hiện chụp cắt lớp não Người bệnh sẽ được nằm lên bàn có thể di chuyển và gắn với máy chụp cắt lớp, lúc này đầu bạn cũng được giữ cố định tại đúng vị trí cần chụp bởi băng đeo. Khi bắt đầu chụp, chiếc bàn sẽ chạy vào trong vòm tròn của máy, máy chụp xoay quanh đầu bạn để chiếu các tia X nhằm ghi lại hình ảnh từ các góc độ và vị trí khác nhau, mỗi góc chụp cho ra một mặt cắt. Tổng thời gian cho mỗi lần chụp kéo dài khoảng 10-20 phút, trong suốt quá trình này, người bệnh cần tuyệt đối nằm yên, không có bất cứ cử động nào để tránh ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra. Hình ảnh thu được từ máy chụp sẽ được truyền ngay về máy tính, sau đó được in ra để bác sĩ đọc kết quả. 3.3. Sau khi chụp xong Nếu không sử dụng thuốc cản quang thì sau khi hoàn thành thao tác chụp cắt lớp não, người bệnh có thể hoạt động bình thường. Nếu sử dụng thuốc cản quang thì người bệnh có thể sẽ được yêu cầu uống nước để loại bỏ hết thuốc cản quang ra khỏi cơ thể. Khi có kết quả chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ giải thích tỉ mỉ và đưa ra những lời khuyên cũng như gợi ý hướng điều trị cho người bệnh. Sau khi chụp cắt lớp, người bệnh cần uống nhiều nước để loại bỏ hoàn toàn thuốc phản quang còn sót lại trong cơ thể ra ngoài Chụp CT sọ não là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh tương đối an toàn, ít nguy cơ và tác dụng phụ. Mặc dù máy chụp cắt lớp sử dụng tia X nên có thể gây nhiễm xạ nhưng lượng bức xạ trong mỗi lần chụp thường chỉ ở mức tối thiểu và nằm trong giới hạn cho phép nên khó gây hại cho người bệnh. Hơn nữa, hầu hết các máy chụp CT được sử dụng hiện nay đều áp dụng công nghệ tân tiến nên có thể giảm tối thiểu tối đa ảnh hưởng của tia X. Với đối tượng người bệnh là trẻ em, thao tác chụp CT não cần được thực hiện dưới chỉ dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ và kỹ thuật viên. Gia đình và người thân của trẻ nhỏ cũng nên trao đổi với bác sĩ về những yêu cầu như việc sử dụng thuốc an thần trước khi cân nhắc thực hiện kỹ thuật này. Các trường hợp chống chỉ định chụp CT sọ não, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần thông báo với bác sĩ để lựa chọn phương pháp thay thế phù hợp, tránh bức xạ ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Trên thực tế, chụp cắt lớp não có tính ứng dụng và ý nghĩa quan trọng nhưng người bệnh không nên lạm dụng mà chỉ thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình chụp, nếu có yêu cầu nào từ bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ để có được kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, người bệnh cũng nên lựa chọn những bệnh viện hoặc phòng khám uy tín có trang bị máy móc hiện đại và đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn để hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thăm khám.
doc_58488;;;;;doc_33159;;;;;doc_45689;;;;;doc_28493;;;;;doc_36699
Trả lời: Rất nhiều người khi được chỉ định chụp cắt lớp não lo lắng việc chụp CT não sẽ gây hại cho sức khỏe. Anh Thành Hưng thân mến! Chụp cắt lớp hay còn gọi là chụp CT là kỹ thuật dùng nhiều tia X – quang quét lên một khu vực của cơ thể theo lát cắt ngang phối hợp với xử lý bằng máy vi tính để được một hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều cần chụp. Đây là kỹ thuật giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác các bệnh lý. Chụp cắt lớp não là một thăm khám cận lâm sàng sử dụng kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán hình ảnh an toàn, có nguy cơ rủi ro thấp. Vấn đề thường gặp nhất trong chụp cắt lớp não nói riêng và chụp cắt lớp nói chung là phản ứng bất lợi của cơ thể với chất liệu tương phản tĩnh mạch – thuốc cản quang. Đây là loại thuốc được sử dụng trong một số trường hợp để làm rõ hơn hình ảnh của một khối bất thường khi chụp cắt lớp. Theo đó, thuốc cản quang có thể gây ra tác dụng phụ như ngứa ngáy, phát ban, nổi mề đay hoặc nóng bừng khắp cơ thể. Một số trường hợp có thể gặp phải một phản ứng phản vệ khiến người bệnh bị phát ban nặng hoặc khó thở đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Tuy nhiên phản ứng này rất hiếm khi xảy ra. Chụp cắt lớp não là một thăm khám cận lâm sàng sử dụng kỹ thuật hiện đại giúp chẩn đoán hình ảnh an toàn, có nguy cơ rủi ro thấp. Bên cạnh đó, khả năng nhiễm độc thận dẫn tới suy thận là một biến chứng rất hiếm của thuốc cản quang sử dụng trong chụp cắt lớp. Những người có bệnh tiểu đường, bị mất nước, suy giảm chức năng thận dễ gặp phải biến chứng này. Phụ nữ đang mang thai được khuyến cáo không nên chụp cắt lớp vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.;;;;;Chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X – quang để quét lên một khu vực trên cơ thể con người theo lát cắt ngang và phối hợp xử lý bằng máy tính để đưa ra hình ảnh 2 hoặc 3 chiều. Đây được xem là kỹ thuật hiện đại giúp phát hiện và chẩn đoán chính xác bệnh lý. Chụp CT cắt lớp não là sử dụng nhiều tia X – quang để kiểm tra và cung cấp những hình ảnh chính xác về cấu trúc hộp sọ và mô não. Phương pháp này giúp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị bệnh lý về não hiệu quả. Thông qua kết quả chụp CT của não giúp bác sĩ đưa ra các đánh giá về tình trạng chấn thương của sọ não hoặc các bệnh lý có liên quan đến não bộ. Kỹ thuật này được chỉ định trong các trường hợp: - Phát hiện dấu hiệu thần kinh như: động kinh, co giật, đau nửa đầu, chóng mặt,… - Bệnh cảnh chấn thương: đa chấn thương, chấn thương đầu mặt, chấn thương sọ não,… - Bệnh cảnh tai biến mạch máu não: tai biến mạch máu não thoáng qua, tai biến mạch máu não có dấu hiệu thần kinh khu trú (liệt mặt, liệt nửa người,…). - Hội chứng tăng áp lực nội sọ (đau đầu, buồn nôn, nhìn mờ…). - Một số bệnh lý khác: viêm não, u não, áp xe não, lao não-màng não, sa sút trí tuệ… Ngoài ra, kỹ thuật chụp CT cắt lớp não mang lại những thông tin, hình ảnh chi tiết về cấu trúc hộp sọ và mô não. Phương pháp chụp CT cắt lớp này giúp đánh giá tình hình các bệnh mà khi thực hiện các xét nghiệm khác là chưa đủ thông tin để cho ra kết quả. 2. Ưu nhược điểm của chụp CT cắt lớp não 2.1. Ưu điểm chụp CT cắt lớp não - Hình ảnh chụp cắt lớp não rõ nét, không bị nhiều hình chồng chéo lên nhau. - Khả năng phân giải các mô mềm cao hơn nhiều so với chụp X – quang não. - Thời gian chụp nhanh, chỉ mất khoảng 1 phút, có lợi cho các trường hợp đánh giá bệnh cấp cứu như xuất huyết não. 2.2. Nhược điểm chụp CT cắt lớp não - Do khả năng đâm xuyên mạnh của tia X – quang nên khó phát hiện các tổn thương phần mềm hơn so với phương pháp MRI. - Độ phân giải hình ảnh vẫn thấp hơn MRI, nhất là ở các cấu trúc mô mềm ở não bộ. 3. Những điều bạn nên biết trước khi chụp cắt lớp não Trước khi quyết định có nên chụp CT cắt lớp não bạn nên biết được những cảnh báo và lưu ý dưới đây: Kết quả chụp cắt lớp não đôi khi sẽ cho ra kết quả khác với những loại chụp X – quang khác như chụp cộng hưởng từ, siêu âm vì chụp cắt lớp sẽ cung cấp một góc nhìn khác. Khi thực hiện chụp cắt lớp não ở trẻ em cần phải được hướng dẫn kỹ lưỡng trước khi tiến hành. Nếu trẻ quá nhỏ hoặc sợ bác sĩ có thể cho trẻ uống thuốc an thần để trẻ được thư giãn. Chụp CT cắt lớp não là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X vì thế có thể gây nhiễm xạ. Tuy nhiên mức độ nhiễm xạ mỗi lần chụp đều nằm trong giới hạn cho phép. 4. Bạn nên làm gì trước và sau khi chụp CT cắt lớp não 4.1. Trước khi chụp CT cắt lớp não - Trước khi đi chụp cắt lớp não bạn nên chuẩn bị để tinh thần thoải mái, mặc quần áo rộng, thoải mái để thực hiện thủ thuật. - Khi thực hiện kỹ thuật này bác sĩ sẽ yêu cầu cởi bỏ trang sức và mặc trang phục y tế khi chụp. - Nếu bạn nặng hơn 100kg, sẽ phải kiểm tra tải trọng của máy CT. - Nếu là phụ nữ mang thai thì sẽ không được thực hiện kỹ thuật chụp cắt lớp này. - Nếu bạn bị dị ứng với thuốc cản quang thì phải báo với bác sĩ. - Bạn cũng nên báo với bác sĩ về tiền sử bị bệnh về tim mạch, thận, hen suyễn, tiểu đường hoặc các bệnh lý tuyến giáp. Bởi vì bất kỳ rối loạn nào cũng có thể dẫn đến tác dụng phụ. 4.2. Sau khi chụp CT cắt lớp não - Sau khi chụp CT cắt lớp não bạn có thể quay về cuộc sống thường nhật của mình. Tuy nhiên nếu cần tới những xét nghiệm khác, bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ cho bạn. - Nếu chụp cắt lớp sử dụng thuốc cản quang thì bạn nên uống nhiều nước để tránh mất nước đồng thời giúp thuốc đào thải ra ngoài. - Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào sau khi chụp cắt lớp hãy tham khảo các ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp rõ ràng hơn. 5. Chụp CT cắt lớp não ở đâu uy tín, chất lượng Hy vọng với những thông tin được cung cấp về phương pháp chụp CT cắt lớp não sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích cho mình.;;;;;Hình ảnh chụp CT não phản ánh hình thái cấu trúc bên trong khu vực não bộ, cho phép bác sĩ tìm ra dấu hiệu bất thường như u, chảy máu trong,… Kỹ thuật này được áp dụng rộng rãi trong thăm khám và điều trị bởi thời gian thực hiện nhanh chóng, an toàn với người bệnh và cho kết quả chính xác. 1. Hiểu đúng về công nghệ chụp CT não Chụp CT não hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính não được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị. Kỹ thuật này sử dụng máy chụp CT phát ra một chùm tia X xung quanh vùng não bộ của người bệnh, nhằm ghi lại hình ảnh của từng lát cắt ngang mỗi khi dừng lại ở một vị trí. Phương pháp này cho phép tái tạo hình ảnh giải phẫu phần đầu và mặt, bao gồm: não, xương mặt, mắt, hệ thống xoang, tai trong. Trong quá trình thực hiện, người chụp sẽ được chỉ định nằm lên bàn chụp gắn với máy CT scan và kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh đưa bộ phận cần chụp vào bên trong máy. Tùy vào mức độ hấp thụ tia X và mật độ của mô, hình ảnh giải phẫu cấu trúc hộp sọ, não sẽ được thể hiện rõ nét trên phim với mức độ đậm, nhạt khác nhau, từ đó giúp bác sĩ dễ dàng nhìn thấy tổn thương bên trong vùng não bộ. Máy chụp CT có số lượng lát cắt càng cao thì cho phép nhìn thấy hình ảnh càng rõ nét. Trong quá trình chụp, các kỹ thuật viên/ chuyên gia y tế có thể trực tiếp theo dõi hình thái cấu trúc sọ não của người bệnh thông qua hình ảnh hiển thị trên màn hình máy tính. Phim chụp cắt lớp vi tính sẽ có sau vài tiếng và được chuyển về phòng khám ban đầu để bác sĩ đọc kết quả, kết luận bệnh. Những hình ảnh này có thể hiển thị tình trạng sức khỏe bình thường, hoặc bất thường với những dấu hiệu cụ thể sau. 2.1. Hình ảnh chụp CT não bình thường – Qua phim phản ánh từ kích thước, hình dáng não, mạch máu não, xương sọ và xương mặt không có gì bất thường. – Không có hiện tượng chảy máu trong hay phát hiện chất lỏng tích tụ trong não. – Không tồn tại vật ngoại vi hay có sự phát triển di căn tới những bộ phận khác. Những kết quả này cho thấy tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường, không có u cục bất thường hay bị tụ máu trong,… 2.2. Hình ảnh chụp CT não bất thường Không phải ngẫu nhiên mà kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính được ứng dụng phổ biến trong thăm khám, sàng lọc bệnh lý, chẩn đoán sau tai nạn, chấn thương. Nhờ hiệu quả mà kỹ thuật này mang lại, nhiều ca bệnh khó đã được phát hiện kịp thời. Đây cũng là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho các y bác sĩ trong quá trình tìm kiếm dấu vết ung thư. Với trường hợp có bệnh tiềm ẩn, phim chụp CT sọ não sẽ thể hiện bất thường thông qua những dấu hiệu sau: – Phát hiện có dị vật trong não. – Phát hiện chảy máu trong hoặc có chất lỏng tích tụ quanh/ trong não. – Phát hiện khối u cục hoặc di căn. – Phình mạch máu não, dây thần kinh bị tổn thương, biến dạng xương sọ hoặc xương mặt. – Một khu vực bị sưng phù hay thay đổi bất thường có thể gây đột quỵ trong tương lai. – Thành xoang dày và có đầy dịch lỏng ở xoang. Hình ảnh minh họa phim chụp CT não 3. Chụp CT não cần lưu ý gì để có kết quả tốt nhất Tuy phổ biến và được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị, nhưng chụp CT não chống chỉ định với một số đối tượng. Để đảm bảo an toàn và thu được kết quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số thông tin sau đây: – Chụp CT não cho trẻ em cần được cân nhắc và có chỉ định từ bác sĩ vì có thể chịu tác động của tia X trong quá trình chụp – Phụ nữ đang nghi ngờ mang thai hoặc trong 3 tháng đầu thai kỳ cần tránh chụp CT não vì tia X có thể tác động, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không có tia X, ví dụ như chụp cộng hưởng từ MRI. – Chụp CT não có tiêm thuốc cản quang chống chỉ định với những người bị đái tháo đường, suy thận. Nếu bắt buộc phải sử dụng phương pháp chụp CT não có tiêm thuốc cản quang, người bệnh phải có chỉ định từ bác sĩ để ngừng sử dụng thuốc trước và sau khi chụp, chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống phát sinh trong quá trình chụp. – Cân nhắc việc chụp CT có tiêm thuốc cản quang với những trường hợp bị dị ứng: buồn nôn, nôn, chóng mặt, cảm giác nóng rát khắp cơ thể. – Tránh lạm dụng kỹ thuật chụp CT trong khoảng thời gian gần nhau vì có thể gây tích tụ lượng tia bức xạ đối với cơ thể và não bộ. Phương pháp này cũng được hạn chế đối với những người mắc chứng sợ không gian hẹp, đối tượng không thể nằm yên trong quá trình chụp (như trẻ nhỏ). 4;;;;;Chụp cắt lớp là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng rộng rãi và có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực y tế. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn chụp cắt lớp là gì và quy trình thực hiện chụp cắt lớp cụ thể ra sao, hãy cùng theo dõi nhé! Chụp cắt lớp hay còn gọi là chụp CT, là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng hàng loạt tia X quang để quét lên các vị trí cần kiểm tra từ nhiều góc khác nhau theo các lát cắt ngang. Sau đó, kết quả chụp sẽ được thu lại trên máy vi tính dưới dạng hình ảnh 2D hoặc 3D. Kỹ thuật này có thể hình ảnh hoá hầu hết các bộ phận trên cơ thể như đầu, vai, xương sống, tim, bụng, đầu gối, ngực,… và kết quả thường rõ nét hơn so với phương pháp chụp x quang. Kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh nằm đúng tư thế trước khi bắt đầu chụp cắt lớp 2. Các trường hợp nên thực hiện chụp cắt lớp Sau khi tìm hiểu xong chụp cắt lớp là gì thì chúng ta có thể nhận thấy kỹ thuật này rất thích hợp để đưa ra các chẩn đoán ban đầu và đánh giá mức độ tổn thương của bộ phận được kiểm tra. Cụ thể, chụp cắt lớp thường được bác sĩ chỉ định thực hiện trong các trường hợp sau đây: – Chẩn đoán các rối loạn ở cơ và xương như u xương hoặc gãy xương – Xác định vị trí nhiễm trùng, khối u hoặc cục máu đông – Phát hiện và theo dõi tình trạng của một số bệnh lý nặng như bệnh tim, bệnh ung thư, khí phế thũng hoặc u gan – Giám sát hiệu quả điều trị bệnh tim, bệnh ung thư,… – Hỗ trợ quá trình phẫu thuật, xạ trị và sinh thiết – Phát hiện chấn thương bên trong và tình trạng chảy máu trong 3. Quy trình thực hiện chụp cắt lớp Chụp cắt lớp là phương pháp chẩn đoán không gây đau và diễn ra khá nhanh, trong khoảng 30 phút. Quy trình thực hiện chụp cắt lớp thường có 4 bước chính: 3.1. Thăm khám lâm sàng Trước khi bắt đầu thực hiện chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng thông qua việc quan sát và hỏi đáp về các triệu chứng cũng như tiền sử bệnh của bệnh nhân. Người bệnh cũng có thể được yêu cầu làm thêm một số xét nghiệm nếu cần thiết. 3.2. Chuẩn bị trước khi chụp Sau khi khám lâm sàng, người bệnh sẽ được dẫn đến phòng chụp cắt lớp và nghe hướng dẫn về quá trình chụp. Tùy thuộc vào vị trí cần kiểm tra, người bệnh có thể sẽ được yêu cầu cởi bỏ quần áo, mặc áo choàng của bệnh viện và tháo bỏ các trang sức, vật dụng bằng kim loại có trên cơ thể. Với một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc cản quang để hình ảnh thu được trên phim chụp chi tiết hơn thông qua cách uống hoặc tiêm tĩnh mạch. 3.3. Thực hiện chụp cắt lớp Để thực hiện chụp cắt lớp, người bệnh sẽ nằm trên một chiếc bàn có thể di chuyển được. Sau khi bệnh nhân nằm ổn định ngay ngắn, chiếc bàn này sẽ trượt qua khe hở để đi vào lồng chụp của máy chụp cắt lớp. Khi người bệnh được đưa vào đúng vị trí, máy chụp sẽ phát ra các chùm tia X và chiếu lên vị trí cần kiểm tra, các đầu dò kích thước nhỏ bên trong máy có tác dụng đo đạc số lượng tia X xuyên qua đó. Cụ thể, máy dò và ống tia X sẽ lần lượt quay, mỗi vòng quay sẽ cho một hình ảnh lát cắt ngang của cơ thể. Trong suốt quá trình chụp cắt lớp, người bệnh cần duy trì tư thế cố định theo chỉ dẫn, hạn chế tối đa việc xê dịch cơ thể. Kỹ thuật viên sẽ quan sát từ một phòng điều khiển riêng biệt và có thể yêu cầu bạn nín thở trong một vài thời điểm để tránh làm mờ hình ảnh chụp lại. 3.4. Trả kết quả và giải thích ý nghĩa phim chụp Sau khi hoàn thành toàn bộ quá trình chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ trả kết quả và giải thích ý nghĩa của phim chụp cho người bệnh, đồng thời tư vấn về hướng điều trị cho bệnh nhân. Trong trường hợp người bệnh có sử dụng thuốc phản quang khi chụp cắt lớp thì bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh uống nhiều nước để loại bỏ hoàn toàn các chất cản quang ra khỏi cơ thể. Sau khi hoàn thành thao tác chụp cắt lớp, bác sĩ sẽ trả kết quả cho người bệnh 4. Một số lưu ý khi chụp cắt lớp Để kỹ thuật chụp cắt lớp mang lại hiệu quả cao nhất, người bệnh nên ghi nhớ một số lưu ý dưới đây: – Thông báo cho bác sĩ nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai để xem xét các phương pháp thay thế khác – Trao đổi trước với bác sĩ nếu có tiền sử mắc các bệnh như dị ứng, tiểu đường, bệnh về thận,… – Nếu chụp cho trẻ em thì cần có bố mẹ, người thân hoặc người giám hộ đi cùng để hỗ trợ khi cần thiết – Tùy thuộc từng vị trí cần kiểm tra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh nhịn ăn uống trước khi tiến hành chụp khoảng vài tiếng 5. Rủi ro có thể xảy ra khi chụp cắt lớp Như đã đề cập ở trên, chụp cắt lớp là phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, không gây đau đớn và dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có khả năng gặp phải một số rủi ro và tác dụng phụ như sau: 5.1. Nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ Khi chụp cắt lớp, người bệnh sẽ phải tiếp xúc với một lượng tia bức xạ nhất định. Tuy nhiên, người bệnh có thể yên tâm bởi lượng bức xạ đo lường được khi thực hiện chụp cắt lớp vẫn nằm trong ngưỡng an toàn và lợi ích mà kỹ thuật chẩn đoán này mang lại vượt xa so với rủi ro. 5.2. Ảnh hưởng đến thai nhi Nếu người bệnh đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai thì không nên thực hiện chụp cắt lớp vì các tia bức xạ có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Trong trường hợp này, bạn cần thông báo với bác sĩ để có thể được chỉ định làm các phương pháp thay thế khác an toàn cho thai nhi như siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Phụ nữ mang thai không nên thực hiện chụp cắt lớp để tránh ảnh hưởng xấu đến thai nhi 5.3. Phản ứng với thuốc cản quang Nếu người bệnh cần sử dụng thuốc cản quang trong quá trình chụp cắt lớp thì cơ thể có thể sinh ra một vài phản ứng. Tùy mức độ nặng nhẹ, người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt, buồn nôn; nặng hơn thì có thể bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, mề đay và nghiêm trọng thì sẽ xảy ra tình trạng hạ huyết áp, hen suyễn, sốc phản vệ,… Vì vậy, nếu có tiền sử dị ứng, người bệnh cần trao đổi trước với bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn này.;;;;; Chụp cắt lớp não hay còn gọi là chụp CT scan sọ não là phương pháp dùng tia X để chụp hình ảnh đầu và mặt, kết quả chụp sẽ cung cấp thông tin về mắt, xương mặt, khoang chứa khí trong xương gần mũi (xoang), tai trong. Chụp CT sọ não là phương pháp được dùng để đánh giá các bệnh lý có triệu chứng thường gặp là đau đầu. Thời gian chụp CT scan sọ não kéo dài trung bình chỉ từ 3 – 5 phút. Cũng có một số người bệnh cần chụp lâu hơn, cụ thể từ 15 phút đến 30 phút hoặc 45 phút. Nếu có trường hợp này, nhân viên y tế sẽ giải thích thêm trong khi chụp. Chụp cắt lớp sọ não dùng tia X để chụp hình ảnh bên trong của đầu và mặt 2. Quy trình chụp cắt lớp vi tính sọ não Người được chụp sẽ được hướng dẫn nằm trên bàn chụp được gắn với máy chụp cắt lớp vi tính. Bệnh nhân được yêu cầu đặt đầu vào trong máy chụp. Khi máy hoạt động và tiến hành chụp, các tia X được chiếu xuyên qua đầu. Mỗi góc chụp sẽ cho hình ảnh một lát cắt nhỏ ở vùng đầu và mặt. Vì vậy, mỗi phần của máy chụp sẽ nghiêng về nhiều hướng khác nhau để chụp được nhiều góc, Trước khi tiến hành chụp, một số bệnh nhân được chỉ định tiêm thuốc cản quang theo đường cột sống hoặc tĩnh mạch tay. Thuốc cản quang giúp việc thể hiện hình ảnh vùng chụp dễ dàng hơn. Ngoài ra, thuốc cản quang còn có tác dụng xem xét sự lưu thông của máu và các khối u. Cũng như kiểm tra xác định các tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương vùng thần kinh nếu có. 3. Ưu điểm và hạn chế của phương pháp này Ưu điểm: Hạn chế: Hệ thống máy chụp CT scanner sọ não hiện đại tại bệnh viện Chụp CT sọ não được chỉ định nhằm chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý hoặc xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng dưới đây: 4. 1. Chụp cắt lớp vi tính sọ não chẩn đoán bệnh về não hoặc tổn thương sọ, não: 4.2. Chụp cắt lớp vi tính sọ não xác định nguyên nhân của các triệu chứng Chụp CT sọ não được chỉ định nhằm chẩn đoán, theo dõi các bệnh lý vùng đầu 5. Lưu ý với người bệnh trước khi chụp cắt lớp sọ não Lưu ý trước khi chụp cho trẻ em: Trước khi chụp cắt lớp sọ não, trẻ cần được hướng dẫn kỹ trước khi thực hiện. Nếu là trẻ sơ sinh, trẻ còn quá nhỏ hoặc hoảng sợ và căng thẳng, bác sĩ có thể cho uống thuốc an thần để giúp bé được thoải mái. Trẻ cần được giữ bình tĩnh và nằm yên tại vị trí chụp. Lưu ý trước khi chụp CT sọ não với mọi bệnh nhân: Trong khi chụp cắt lớp vi tính sọ não: Sau khi chụp:
question_52
Tìm hiểu hội chứng bất lực ngôn ngữ
doc_52
Hội chứng bất lực ngôn ngữ là rối loạn chức năng ngôn ngữ gây ra khó khăn khi giao tiếp. Hội chứng này thường xảy ra đột ngột thường liên quan đến những tổn thương thực thể ở não bộ do nhiễm trùng não, chấn thương não, u não hoặc đột quỵ. Hội chứng bất lực ngôn ngữ là khi khả năng sử dụng và tiếp nhận ngôn ngữ bị suy giảm hoặc mất đi. Thông thường người bệnh mắc hội chứng nào sẽ khó khăn khi nói, đọc, viết và tính toán. Những người mắc hội chứng này thường là người cao tuổi sau khi bị đột quỵ, u não viêm não, chấn thương não bộ.Tuy nhiên, hội chứng này không ảnh hưởng đến trí thông minh. Người bệnh biết mình nghĩ gì, muốn nói gì nhưng lại bị mắc kẹt trong não bộ và không thoát ra ngoài như trước được.Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết người mắc hội chứng bất lực ngôn ngữ:Khó nói thành câu, giọng nói chậm, ngắt quãng.Khó khăn trong việc hiểu một số từ ngữ.Chỉ sử dụng được từ ngữ cơ bản. Hay mắc lỗi chính tả hoặc sai lệch vị trí các câu từ trong câu.Thường nói những câu vô nghĩa.Điều này khiến cho chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể, vì thế việc can thiệp điều trị sớm là rất cần thiết. 2. Các dạng bất lực ngôn ngữ Chứng bất lực ngôn ngữ ảnh hưởng đến mỗi người bệnh theo những cách khác nhau do nguyên nhân chấn thương não bộ khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể của các dạng bất lực ngôn ngữ thường gặp:2.1 Thất ngôn biểu đạtĐây được gọi là rối loạn ngôn ngữ vận động, không trôi chảy hoặc Broca. Thất ngôn biểu đạt thường ảnh hưởng đến các khu vực phía trước của vỏ não và vùng Broca, đây là nơi chịu trách nhiệm tạo tín hiệu ngôn ngữ.Người mắc bệnh vẫn thông hiểu tốt mọi sự việc nhưng lại gặp khó khăn khi diễn đạt lưu loát từ ngữ, người bệnh có thể nói những cụm từ ngắn nhưng rời rạc, ngữ pháp có thể bị lộn xộn nhưng người nghe vẫn có thể hiểu được ý chính của câu nói.Ngoài ra, còn có một số trường hợp người bệnh mắc cùng lúc bất lực ngôn ngữ với cơ thể bị yếu hoặc liệt nửa người, khiến người bệnh càng gặp nhiều khó khăn hơn trong giao tiếp.2.2. Thất ngôn tiếp nhận. Người bệnh mắc chứng thất ngôn tiếp nhận hay còn gọi là rối loạn ngôn ngữ trôi chảy, Wernicke tức không thể hiểu được người khác nói gì. Trường hợp này người bệnh bị tổn thương vùng Wernicke của não, đây là nơi đảm nhiệm chức năng phân tích tín hiệu âm thanh nhận được, giúp người bệnh hiểu được lời nói và ngôn ngữ. Người bệnh có thể nói chuyện trôi chảy nhưng câu từ lại không có ý nghĩa, vị trí các câu từ bị xáo trộn.2.3. Thất ngôn toàn thể. Thất ngôn toàn thể là loại rối loạn ngôn ngữ gồm cả về lĩnh hội ngôn từ lẫn khả năng diễn đạt. Những người bệnh mắc thất ngôn toàn thể sẽ khả năng hiểu vị suy giảm và sẽ nói ngắc ngứ, những khả năng nói, đọc, hiểu, viết hầu như bị mai một toàn bộ do mạng lưới ngôn ngữ của não bộ bị tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu của hội chứng này là do các tổn thương tại não nhất là do tai biến mạch máu não, di chứng của đột quỵ. Quá trình lưu thông máu trong não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ dẫn đến não bộ bị mất máu, tế bào hoại tử/tổn thương ở những vùng kiểm soát ngôn ngữ.Ngoài ra các chấn thương nặng ở đầu, nhiễm trùng, khối u não,... cũng có thể gây ra chứng mất ngôn ngữ đôi khi bệnh sẽ tiến triển thành chứng sa sút trí tuệ.Trong một số trường hợp, người bệnh có thể mắc giai đoạn thất ngôn tạm thời do cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIA), đau nửa đầu, động kinh. Những người bệnh bị thiếu máu cục bộ thoáng qua khi dòng máu đến 1 vùng não tạm thời bị chặn lại và thường gặp nguy cơ đột quỵ cao hơn trong tương lai gần. Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào những khó khăn gặp phải khi giao tiếp nói, ngôn ngữ, xã hội và tình trạng sức khỏe chung. Dưới đây là một số liệu pháp điều trị hội chứng bất lực ngôn ngữ được ưu tiên hàng đầu như:4.1. Liệu pháp ngôn ngữĐây là phương pháp điều trị được ưu tiên hàng đầu cho hội chứng bất lực ngôn ngữ và sẽ được thực hiện bởi một nhà trị liệu ngôn ngữ bằng cách nhập viện để được điều trị tốt nhất.Mục đích của phương pháp nhằm vào:Khôi phục khả năng nói và ngôn ngữ càng nhiều càng tốt. Người bệnh sẽ giao tiếp được hết khả năng của mình. Tìm các cách giao tiếp thay thế. Cung cấp thông tin cho cả người bệnh và người thân về bệnh.Tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người bệnh mà sẽ có các cách thức khác nhau cho từng trường hợp cụ thể, có thể khuyến nghị 1 khóa học chuyên sâu về trị liệu ngôn ngữ. Tuy nhiên liệu pháp này có thể gây mệt mỏi, vì thế có thể không phù hợp điều trị cho một số người bệnh. Thay vào đó người bệnh sẽ được khuyến cáo điều trị khoá học ngắn hơn và ít chuyên sâu có thể theo các nhân, theo nhóm hoặc sử dụng công nghệ chạy chương trình, máy tính.4.2. Kỹ thuật nói và trị liệu ngôn ngữ. Trong những trường hợp người bệnh gặp khó khăn trong việc hiểu các từ thì các bác sĩ có thể thực hiện nhiệm vụ nối từ với hình ảnh, hoặc có thể sắp xếp hình ảnh của chúng với nhau thành câu có ý nghĩa, giúp cho người bệnh cải thiện khả năng ghi nhớ các từ và sự liên kết ý nghĩa với các từ khác.Trong trường hợp người bệnh gặp khó khăn trong việc diễn đạt thì các bác sĩ có thể yêu cầu thực hành đặt tên cho các bức tranh hoặc yêu cầu người bệnh lặp lại những từ bác sĩ nói xem có vần điệu hay không. Khi người bệnh có thể hoàn thành nhiệm vụ với những từ đơn lẻ sẽ bắt đầu phát huy khả năng xây dựng câu cho người bệnh. Ngoài ra, có thể trị liệu nhóm những người trong gia đình, sẽ giúp cho người bệnh thực hiện được những kỹ năng đàm thoại với những tình huống thông thường trong cuộc sống hằng ngày.4.3. Các phương pháp giao tiếp thay thế khác. Các phương pháp giao tiếp thay thế được cho là một phần của liệu pháp ngôn ngữ. Nó bao gồm việc tìm ra những cách khác nhau để giúp người mắc hội chứng bất lực ngôn ngữ giao tiếp hiệu quả hơn.Bác sĩ trị liệu sẽ giúp người bệnh phát triển các lựa chọn thay thế cho việc nói chuyện như viết, vẽ, sử dụng biểu đồ giao tiếp (mạng lưới các chữ cái, hình ảnh) hoặc cử chỉ. Chúng sẽ cho phép người mắc hội chứng bất lực ngôn ngữ giao tiếp bằng cách chỉ tay vào từ hoặc chữ cái để diễn tả những gì mà người bệnh muốn nói.Đối với một số trường hợp người bệnh, các thiết bị điện tử được thiết kế đặc biệt, như thiết bị tạo giọng nói có thể hữu ích do máy tính tạo ra để truyền tải nội dung của tin nhắn. Điều này rất có ích với những người bệnh đang gặp khó khăn khi nói nhưng có thể viết hoặc đánh máy tính.Hy vọng với những thông tin được chắt lọc lại và chia sẻ trên đây, có thể giúp ích cho người bệnh hiểu sâu hơn về hội chứng bất lực ngôn ngữ.
doc_48059;;;;;doc_32529;;;;;doc_8957;;;;;doc_6790;;;;;doc_24423
Thất ngôn là một rối loạn chức năng ngôn ngữ có thể liên quan đến giảm khả năng hiểu hoặc diễn đạt các từ hoặc ý nghĩa tương đương không bằng lời của từ. Người bệnh có rối loạn về giao tiếp cần được phục hồi chức năng bằng phương pháp ngôn ngữ trị liệu. Thất ngôn là một rối loạn chức năng ngôn ngữ có thể liên quan đến giảm khả năng hiểu hoặc diễn đạt các từ hoặc ý nghĩa tương đương không bằng lời của từ. Đây là tình trạng rối loạn ngôn ngữ do tổn thương bán cầu não, là hậu quả của sự rối loạn chức năng của các trung tâm ngôn ngữ ở hạch nền và vỏ não hoặc các đường dẫn truyền trong chất trắng kết nối chúng. Thất ngôn bao gồm:Rối loạn một hoặc nhiều chức năng về hiểu lời nói và hiểu chữ viết, thể hiện bằng lời nói và thể hiện bằng chữ viết.Rối loạn về một hoặc nhiều lĩnh vực ngôn ngữ như: âm vị học, ngữ nghĩa học, hình thái học và dụng học.Nguyên nhân dẫn tới thất ngôn là hậu quả của những bệnh lý không gây tổn thương tiến triển như viêm não, đột quỵ, chấn thương vùng đầu. Phương pháp điều trị thất ngôn bao gồm điều trị nguyên nhân gây bệnh, tập cho người thất ngôn bằng liệu pháp ngôn ngữ, thiết bị hỗ trợ giao tiếp.XEM THÊM: Phục hồi chức năng cho trẻ bị rối loạn ngôn ngữ 2. Chỉ định và chống chỉ định tập liệu pháp ngôn ngữ 2.1 Chỉ định Chỉ định phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người bệnh có rối loạn ngôn ngữ, rối loạn về giao tiếp do tổn thương bán cầu não. 2.2 Chống chỉ định Chống chỉ định đối với những người bệnh có rối loạn về giao tiếp không do tổn thương bán cầu não. 3. Tập cho người thất ngôn 3.1 Chuẩn bị Người thực hiện tập cho người thất ngôn đó là kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu.Phương tiện bao gồm các dụng cụ đánh giá:Tranh ảnh: 05 tranh đồ vật, 05 tranh chữ cái, 05 tranh hành động, 05 tranh màu sắc và 05 tranh số lượng.Tranh chữ: 20 tranh câu dài và 10 tranh câu ngắn.1 bức tranh có chủ đề. Người bệnh: người bệnh có rối loạn ngôn ngữ do tổn thương bán cầu não.Hồ sơ bệnh án bao gồm biểu mẫu phân loại thất ngôn và biểu mẫu đánh giá thất ngôn. Bài tập cho người thất ngôn 3.2 Kiểm tra người bệnh Hội thoại:Hỏi người bệnh về thông 3.3 Thực hiện kỹ thuật Tùy thuộc vào dạng thất ngôn dạy người bệnh nhằm vào những chức năng ngôn ngữ đang bị tổn thương.Lồng ghép việc dạy vào những hoạt động hàng ngày.Dạy từ dễ đến khó.Sử dụng kỹ năng nhắc.Phối hợp với nhiều những phương pháp giao tiếp hỗ trợ khác như: tranh ảnh và cử chỉ,...Có thể chia các phần đánh giá ngôn ngữ trong nhiều buổi. 3.4 Theo dõi và xử trí tai biến Trong khi tập: bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi thì cần phải ngừng tập và theo dõi sát người bệnh.Sau khi tập: mệt mỏi kéo dài và tình trạng toàn thân của bệnh nhân có biểu hiện bất thường thì ngừng tập và cần tiến hành xử trí tai biến đó.Tóm lại, thất ngôn là một rối loạn chức năng ngôn ngữ có thể liên quan đến giảm khả năng hiểu hoặc diễn đạt các từ hoặc ý nghĩa tương đương không bằng lời của từ. Tập cho người thất ngôn hay còn được gọi là phục hồi chức năng ngôn ngữ là phương pháp ngôn ngữ trị liệu được sử dụng kết hợp với những phương pháp điều trị nguyên nhân và thiết bị hỗ trợ giao tiếp.;;;;;Ngôn ngữ trị liệu giúp khắc phục những vấn đề khó khăn cho đối tượng người khiếm khuyết, trong đó có trẻ em với các chứng bệnh như: Tự kỷ, bại não, chậm nói, hay gặp các vấn đề nuốt... Thực hiện các trị triệu liệu nhằm tăng cường khả năng giao tiếp cũng như phát triển ngôn ngữ giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống và hoà nhập được cuộc sống cộng đồng được tốt hơn. Ngôn ngữ trị liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn gồm các dịch vụ về đánh giá, chẩn đoán, tạo chức năng, phục hồi chức năng, tư vấn cùng với phòng ngừa cho người có rối loạn về âm ngữ, ngôn ngữ, giọng nói, độ lưu loát trong giao tiếp, nhận thức hoặc nuốt khó, rối loạn nuốt, hoặc do chấn thương, ung thư, đột quỵ, hoặc do các bệnh liên quan đến thần kinh tiến triển.Ngôn ngữ trị liệu nhằm mục đích giúp người bệnh giao tiếp và nuốt có hiệu quả hơn để họ có thể tham gia học tập cũng như những hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Qua đó tạo điều kiện cho những người bày nâng cao trình độ văn hoá, năng lực làm việc đồng thời giúp họ hòa nhập với xã hội, góp phần duy trì cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống.Nguyên nhân có thể xuất hiện gây nên các rối loạn ngôn ngữ bao gồm: Mất thính lực, rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, đột quỵ, chấn thương sọ não, khuyết tật trí tuệ, chứng loạn thần hay sa sút trí tuệ, lạm dụng chất kích thích, bại não, dị tật vùng xương sợ chẳng hạn như sứt môi, hở hàm ếch, ung thư đầu và cổ hoặc lạm dụng/ sử dụng giọng nói không đúng cách. Tuy nhiên, những nguyên nhân có thể gây ra các vấn đề về rối loạn ngôn ngữ có thể không rõ ràng.Ở các nước phát triển, ngôn ngữ trị liệu thuộc nhóm ngành sức khỏe ứng dụng, nhằm cung cấp dịch vụ cho người bệnh có khiếm khuyết về giao tiếp hay nuốt cùng với các thành viên trong gia đình của người bệnh như: Bố mẹ, người chăm sóc hoặc các nhà chuyên môn khác như giáo viên, y tá, cán bộ y tế hoạt động trị liệu. Những người này có thể tham gia trực tiếp vào quá trình trị liệu của người bệnh.Chuyên viên ngôn ngữ trị liệu được đào tạo để điều trị cho những bệnh nhân bị rối loạn giao tiếp, rối loạn nuốt, và huấn luyện cho cán bộ y tế, giáo viên và phụ huynh để hỗ trợ cho người bệnh có thể được học tập tại trường, tại nhà. Ngôn ngữ trị liệu giúp người bệnh giao tiếp hiệu quả hơn 2. Nhu cầu về ngôn ngữ trị liệu Theo báo cáo toàn cầu về khuyết tật cho thấy có tới 15% dân số trên thế giới mắc một trong các dạng khuyết tật trong số đó bao gồm cả khiếm khuyết về giao tiếp. Rối loạn giao tiếp chiếm tỷ lệ khá cao.Tại Hoa Kỳ, cứ 12 người thì có 1 người mắc chứng rối loạn giao tiếp chiếm khoảng 7.7% và có tới khoảng 5% số người sinh sống tại Úc bị rối loạn giao tiếp.Còn với Việt Nam thì có khoảng 4.5 triệu người cần được áp dụng ngôn ngữ trị liệu. Trong đó, nhóm trẻ em bị rối loạn ngôn ngữ ảnh hưởng tới 25% trẻ ở độ tuổi tiền học đường.Theo thông tin thu thập được từ nhiều nghiên cứu đã tổng kết cho thấy, nhu cầu về ngôn ngữ trị liệu cần được phát hiện càng sớm càng tốt nhằm cải thiện đáng kể tình trạng của người bệnh. Đồng thời, các dịch vụ về ngôn ngữ trị liệu cần được tiếp cận dễ dàng, sẵn sàng và công bằng giúp phòng ngừa các rào cản trong giao tiếp; cũng như vấn đề sức khỏe nhằm giảm thiểu chi phí điều trị cho người bệnh.Trong trường hợp những người bệnh bị rối loạn ngôn ngữ không được sự giúp đỡ của chuyên viên ngôn ngữ trị liệu, thì các rối loạn này có thể dẫn đến hậu quả lâu dài bao gồm: Những khó khăn trong vấn đề học viết và đọc, khó tập trung và suy nghĩ, tính toán, giao tiếp, di chuyển, tự chăm sóc bản thân, các mối quan hệ với bạn bè, gia đình, xã hội. Rối loạn giao tiếp ở trẻ nhỏ nếu không được trị liệu kịp thời có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, khó hòa nhập với xã hội. 3. Những dấu hiệu của trẻ cho biết đang gặp vấn đề về rối loạn giao tiếp Trẻ thường xuyên gặp khó khăn trong việc ăn uống ở bất kỳ độ tuổi nào chẳng hạn như: Khó bú, khó nuốt, chậm biết nhai, chảy nước dãi nhiều....Trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu của rối loạn giao tiếp như: Nói ngọng hoặc lời nói không rõ ràng, nó lắp hoặc nói cà lăm, trẻ không thể giao tiếp mắt ở bất kỳ độ tuổi nào, trẻ chậm nói hoặc nói quá nhiều, trẻ nghe kém hoặc điếc nên cần sự hỗ trợ của máy trợ thính hoặc cây ốc tai điện tử, trẻ bại não, trẻ tự kỷ, trẻ sứt môi chẻ vòm, trẻ có khó khăn đọc viết, trẻ bị tổn thương não bán cầu phải, chấn thương sọ não.....Để nhận biết dấu hiệu về rối loạn giao tiếp bạn hãy chú ý đến các mốc phát triển của trẻ qua các giai đoạn phát triển như: Trẻ 6 tháng tuổi chưa biết bập bẹ ma ma hoặc ba ba, trẻ 9 tháng tuổi chưa biết chỉ trỏ, chào, vẫy tay. Trẻ 12 tháng tuổi chưa biết bập bẹ chuỗi âm thanh có giai điệu hoặc một từ đơn, trẻ 18 tháng tuổi chưa nói được từ đơn nào rõ ràng, hoặc chưa hiểu được những mệnh lệnh đơn giản. Trẻ 24 tháng tuổi nói được dưới 50 từ đơn, chưa thể kết hợp hai từ đơn lại với nhau... Ngôn ngữ trị liệu giúp điều trị trẻ gặp tình trạng chậm nói 4. Ngôn ngữ trị liệu ở Việt Nam Với hơn 20 năm thực hiện hỗ trợ phát triển cộng đồng đặc biệt với đối tượng người khuyết tật, thì những người cần trị liệu ngôn ngữ vẫn đang sống một cuộc sống khó khăn và có chất lượng cuộc sống khá thấp do gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp. Đồng thời, cũng phát triển các rào cản khác liên quan đến vấn đề nuốt. Bởi vì do hậu quả của nhận thức hạn chế về trị liệu ngôn ngữ cũng như không có dịch vụ đáp ứng được nhu cầu đào tạo về ngôn ngữ trị liệu.Năm 2016 tổ chức USAID đã thực hiện đánh giá tình sẵn có của dịch vụ ngôn ngữ trị liệu cũng như phân tích tình hình ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam cho thấy: Có hai nhóm quan điểm tiếp cận đối với ngôn ngữ trị liệu bao gồm quan điểm của ngành y tế và quan điểm của ngành giáo dục.Trên quan điểm của ngành y tế thì những đối tượng cần được hỗ trợ ngôn ngữ trị liệu bao gồm: Những người bị sứt môi hoặc hở hàm ếch, bệnh nhân có vấn đề về giọng nói như rối loạn giọng nói, lạm dụng giọng nói, ung thư đầu hoặc cổ, các bệnh khác liên quan đến thần kinh. Còn dưới góc độ của các nhà giáo dục cho thấy ngôn ngữ trị liệu cần thực hiện tập trung ở đối tượng trẻ em khuyết tật.Với mục tiêu góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật. Đồng thời, tăng cường năng lực cho ngành phục hồi chức năng ở Việt Nam thì những chương trình đào tạo ngôn ngữ trị liệu có hệ thống mạnh mẽ và dễ dàng tiếp cận để người bệnh có cơ hội được trị liệu để cải thiện tình trạng bệnh lý của mình giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như giúp người bệnh hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.;;;;;Chứng rối loạn ngôn ngữ sau đột quỵ là một di chứng nặng nề có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của người bệnh đột quỵ. Sau khi bị đột quỵ có thể người bệnh sẽ bị tổn thương đến một số vùng não khác nhau và từ đó ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ của người bệnh. Để có thể sớm phục hồi, bạn cần kiên trì để thực hành qua sự hướng dẫn và hỗ trợ của chuyên gia, gia đình. 1. Phân loại những dạng bệnh đột quỵ ngôn ngữ Rối loạn ngôn ngữ hoặc không thể nói chuyện là di chứng phổ biến của bệnh nhân đột quỵ. Tình trạng này xuất hiện do những tổn thương tế bào não trong quá trình đột quỵ khiến giọng nói của bệnh nhân bị khó nghe, các phát âm bị đứt đoạn, lặp lại hoặc bập bẹ. Một vài trường hợp giọng nói của bệnh nhân bị biến đổi, giọng và lời nói thay đổi hoàn toàn. Tùy theo nơi não tổn thương mà chứng rối loạn ngôn ngữ sẽ được phân chia thành nhiều dạng như sau: – Ảnh hưởng tới vùng tạo ngôn ngữ, đây cũng là tình trạng phổ biến: Trường hợp này bệnh nhân có thể hiểu những gì người khác nói, hiểu những lời mình muốn nói nhưng lại không thể truyền đạt lại được. Trường hợp nhẹ nhất bệnh nhân vẫn có thể nói chuyện nhưng sẽ bị lặp lại hoặc chỉ nói được một vài từ. – Tổn thương đến vùng hiểu ngôn ngữ: Bệnh nhân có thể nói nhưng lại chỉ hiểu được phần nào điều người khác nói hoặc thậm chí không hiểu. Những câu nói của bệnh nhân thường lặp lại câu nói của người khác hoặc vô nghĩa. Rối loạn ngôn ngữ và hành vi sau đột quỵ là một hiện tượng phổ biến – Tổn thương đường truyền giữa vùng hiểu ngôn ngữ và vùng sản xuất ngôn ngữ: Bệnh nhân có thể nói và hiểu những gì người khác nói nhưng lại bị lặp lại câu của chính mình hoặc người khác. Những vấn đề này về ngôn ngữ của người đột quỵ cho thấy rằng, khi đột quỵ người bệnh có thể nói kém hoặc hiểu kém. Điều này cũng khiến bệnh nhân khó giao tiếp với người khác và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Một số trường hợp bệnh nhân có thể sống trầm lặng và thu mình với tình trạng sức khỏe ngày một kém đi. 2. Làm thế nào để cải thiện chứng rối loạn ngôn ngữ do đột quỵ 2.1 Kiên trì luyện tập để cải thiện rối loạn ngôn ngữ sau khi đột quỵ Việc luyện tập kiên trì từng ngày có thể khiến bệnh nhân phục hồi chức năng ngôn ngữ, vùng não có thể phát huy khả năng bù đắp tới khu vực não tổn thương. Những ảnh hưởng về ngôn ngữ sẽ được cải thiện, có thể phục hồi tốt nếu bệnh nhân kiên trì. Tuy nhiên điều này cũng tương đối khó khăn và cần nỗ lực bởi người bệnh cần có sự nỗ lực trong thời gian dài mà không phải ngày một ngày hai. Đồng thời, trong quá trình này sẽ có nhiều vướng mắc nên người nhà có thể tham khảo ý kiến và lời khuyên của bác sĩ điều trị để có thể hỗ trợ tối đa cho bệnh nhân sớm hồi phục sức khỏe và trở lại với cuộc sống bình thường. 2.2 Những hỗ trợ của người thân giúp cải thiện rối loạn ngôn ngữ sau bị đột quỵ Sự hỗ trợ của người thân đóng vai trò quan trọng trong cải thiện và phục hồi chức năng ngôn ngữ cho người bệnh. Người bệnh cần được luyện tập các câu nói đơn giản về nhu cầu sinh hoạt càng sớm càng tốt để có thể nhờ người khác giúp đỡ về những nhu cầu cơ bản. Đồng thời bệnh nhân cũng cần học những từ ngữ về đồ vật xung quanh và những từ ngữ mô tả cảm giác, hành động… để bày tỏ nhu cầu và nhận thức nguy hiểm. Người nhà nên thường xuyên trò chuyện và tương tác và trò chuyện với bệnh nhân để khả năng nói chuyện được cải thiện dần dần. Lúc này, bệnh nhân có thể nói chuyện khó nghe và tương đối khó hiểu, người nhà cần kiên nhẫn hơn trong quá trình trò chuyện với người bệnh. Để giúp bệnh nhân đột quỵ nhanh cải thiện ngôn ngữ, người nhà nên tích cực trò chuyện với người bệnh Đồng thời hãy cho bệnh nhân xem hình ảnh về những thứ quen thuộc và mong muốn bệnh nhân mô tả lại, khuyến khích bệnh nhân nghe những bài hát và chương trình ti vi yêu thích. 2.3 Những lời khuyên từ chuyên gia giúp cải thiện rối loạn ngôn ngữ sau khi đột quỵ Chuyên gia lưu ý rằng khi tập luyện cho người đột quỵ bạn cần tập từ dễ đến khó và tạo môi trường thoải mái. Bạn cũng cần động viên người bệnh tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe. Tuy nhiên không nên để bệnh nhân tập luyện và lao động quá sức. Người nhà cũng cần thay phiên nhau hỗ trợ cho người bệnh, động viên bệnh nhân lạc quan và kiên trì luyện tập không nản chí. 3. Giải pháp để ngăn ngừa những di chứng của đột quỵ Bên cạnh rối loạn ngôn ngữ, đột quỵ có thể dẫn tới nhiều di chứng nặng nề khác như: liệt vận động, nhận thức kém, thị lực yếu, khả năng viết mất, không kiểm soát được tiết niệu… Những di chứng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và tính mạng của người bệnh nên cần nhiều thời gian để điều trị và phục hồi để có cơ hội sống bình thường. Những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ là: tuổi tác, tiền sử người thân đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, thói quen sống thiếu khoa học… Để ngăn chặn sớm đột quỵ cũng như những biến chứng này thì cần kiểm soát sớm các bệnh lý và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.;;;;;Bất lực là không đủ sức làm, không làm gì được, “cậu nhỏ” bất lực tức là tình trạng dương vật không thể cương cứng hoặc có cương cứng nhưng không chịu được trong thời gian đủ để giao hợp. Bên cạnh việc rối loạn cương cứng, bất lực còn có thể gây ra hiện tượng xuất tinh sớm, không thể xuất tinh khi sinh hoạt tình dục. Bất lực là gì là một trong những câu hỏi được rất nhiều “cánh mày râu” đi tìm câu trả lời. Trong đó độ tuổi quan tâm nhiều hơn cả là từ 40 đến 70 tuổi. Tình trạng bất lực có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau nhưng nguy cơ thường tăng theo tuổi tác. Rối loạn cương dương kéo theo rối loạn cảm xúc và thể chất của nam giới. Việc bạn tìm hiểu rõ nguyên nhân tiềm ẩn của bất lực sẽ giúp phái mạnh tìm được cách khắc phục cũng như phòng ngừa tốt hơn. Để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “nguyên nhân gây bất lực là gì” cần xét ở hai khía cạnh: thể chất và tinh thần. Có rất nhiều nguyên nhân khiến cậu nhỏ không thể điều khiển được theo đúng mong muốn của chủ nhân có thể kể đến như: 2.1. Liên quan đến bệnh nội tiết Hệ thống nội tiết là nơi sản xuất ra các hormone liên quan đến nhiều vấn đề của cơ thể như: trao đổi chất, tâm trạng, sinh sản và cả chức năng tình dục. Vì thế khi hệ thống nội tiết gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quan hệ tình dục, khiến nam giới bất lực. Một trong những bệnh liên quan đến nội tiết gây nên bất lực chính là tiểu đường. Nam giới khi mắc bệnh tiểu đường sẽ làm tăng nồng độ hormone insulin trong máu và làm tổn thương thần kinh mãn tính. Đây là nguyên nhân khiến cảm giác của cậu nhỏ bị ảnh hưởng, làm giảm máu lưu thông đến dương vật. Nếu máu không được dồn đến dương vật chàng sẽ không đủ khả năng cương cứng để sinh hoạt tình dục từ đó dẫn đến bất lực. 2.2. Một số bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh Một trong những nguyên nhân phổ biến phải kể đến một số tình trạng rối loạn thần kinh làm tăng nguy cơ bất lực ở cánh mày râu. Những vấn đề liên quan đến thần kinh ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng giao tiếp của não bộ và truyền tín hiệu của não đến hệ thống sinh sản. Vì thế khả năng cương cứng của dương vật bị ảnh hưởng ít nhiều dẫn đến bất lực. Một số bệnh thần kinh như: Alzheimer, Parkinson, khối u não, khối u cột sống, động kinh thuỳ thái dương,… là nguyên nhân gây bất lực. Ngoài ra, đối với những người đã từng phẫu thuật tiền liệt tuyến khiến các dây thần kinh bị ảnh hưởng cũng là lý do bất lực đến với nam giới. 2.3. Các bệnh lý, vấn đề liên quan đến tim mạch Dương vật cương cứng khi đủ lượng máu lưu thông đến. Nếu tim mạch có vấn đề, lượng máu không đủ cung cấp đến phần hạ bộ từ đó cậu nhỏ không thể đạt được sự cương cứng cần thiết trong quá trình giao hợp với bạn tình. Bên cạnh đó, các mạch máu bị tắc nghẽn do xơ vữa động mạch hay cholesterol tăng cao, bệnh cao huyết áp cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất lực hoặc tăng nguy cơ bất lực ở nam giới. 2.4. Cảm xúc và lối sống Như đã nói, nguyên nhân bất lực là gì liên quan đến thể chất và tinh thần. Cảm xúc và lối sống ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng quan hệ tình dục. Về cảm xúc: Để có được ham muốn, nam giới cần đạt được sự phấn khích. Tuy nhiên khi cảm xúc bị rối loạn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến hưng phấn tình dục và bất lực là điều đương nhiên sẽ xảy ra. Trầm cảm, lo lắng, mệt mỏi làm mất hứng thú tình dục. Đặc biệt với cuộc sống hiện đại và nhịp sống nhanh như hiện nay stress và áp lực công việc khiến nam giới khó khăn trong quá trình quan hệ bởi “cậu nhỏ” rất khó để cương cứng. Đây là những vấn đề cần được giải quyết bởi lâu dài không chỉ ảnh hưởng đến khả năng quan hệ tình dục mà còn kéo theo những hệ luỵ không hay xảy ra. Về lối sống: Lối sống không lành mạnh cũng là nguyên nhân gây nên bất lực. Lạm dụng chất kích thích, hút thuốc, thói quen thủ dâm nhiều,… làm ảnh hưởng lớn đến khả năng cương cứng của dương vật. Chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khoẻ mà còn giúp cải thiện huyết áp, lưu lượng máu. Xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng, lành mạnh. Hạn chế dung nạp các chất khiến tình trạng bất lực gia tăng. Không hút thuốc lá, không lạm dụng bia rượu sẽ giúp cánh mày râu tăng khả năng hoạt động tình dục. Đặc biệt, những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cũng được giảm thiểu đáng kể. Đời sống tình dục liên quan rất nhiều đến tâm lý, cảm xúc. Do đó, điều chỉnh cảm xúc như giảm áp lực, căng thẳng hoặc thấy bản thân có dấu hiệu trầm cảm cần đến gặp bác sĩ sớm để điều trị hiệu quả kịp thời. Trò chuyện, tìm kiếm sự thấu hiểu từ người bạn tình là một cách hữu hiệu để cải thiện tình trạng bất lực theo thời gian.;;;;;Trẻ em khỏe mạnh thông minh thường phát triển ngôn ngữ rất nhanh. Nghiên cứu cho thấy, nếu trẻ em có ngôn ngữ tốt thường có trí tuệ phát triển. Nhưng trên thực tế có những trẻ lại không phát triển ngôn ngữ bình thường theo độ tuổi. Vì vậy, phải xử lý sự rối loạn ngôn ngữ ở trẻ như thế nào là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Nếu trẻ khó hiểu lời nói cũng khó diễn đạt lời nói Rối loạn lời nói ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và khả năng học tập của trẻ, ảnh hưởng đến việc học chữ viết, việc tiếp thu kiến thức ở trường và trong đời sống xã hội. Các rối loạn này thường do giáo viên phát hiện khi so sánh với sự phát triển ngôn ngữ của các bạn cùng độ tuổi. Nhiều nghiên cứu cho biết, trước hết trẻ em cần hiểu tiếng nói, trước khi có thể sử dụng lời nói một cách hiệu quả. Đối với những trẻ bị khó khăn khi tiếp thu ngôn ngữ cũng sẽ gặp khó khăn về diễn đạt ngôn ngữ đó. Có khoảng 3 - 5% trẻ em có rối loạn về tiếp thu ngôn ngữ, hay bày tỏ ngôn ngữ hoặc cả hai. Trẻ thường gặp khó khăn để hiểu ngôn ngữ khi lên 4 tuổi. Rối loạn ngôn ngữ có tính chất dai dẳng, chủ yếu là rối loạn cấu trúc ngôn ngữ, rối loạn khả năng nghe, khả năng giao tiếp bình thường, nhưng không bị tổn thương về thần kinh chi phối lời nói. Bình thường từ 2 - 3 tháng, trẻ bắt đầu phát âm họng líu lo; từ 7 - 9 tháng sẽ bập bẹ tập nói “ba ba”, “ma ma”... Từ 12 - 15 tháng, trẻ nói được vài từ đơn giản. Khi 2 tuổi, trẻ có thể nói câu ngắn ít từ đơn giản. Trên 3 tuổi, trẻ nói được câu dài. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ có hai dạng: rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ với biểu hiện là chậm hiểu lời nói của người khác; rối loạn về phát âm là trẻ khó nói những từ, những câu thông thường. Rối loạn phát âm như: chậm nói, nói ngọng, nói lắp, nói sai ngữ pháp, cách nói bất thường… Nếu trẻ chậm nói, nói ngọng, nói lắp mà cha mẹ không khuyến khích trẻ giao tiếp sẽ dễ rơi vào tình trạng thu mình, thụ động, thiếu tự tin, kém hòa nhập. Vì vậy, cùng với việc dạy trẻ nói, sửa lỗi khi trẻ phát âm chưa đúng, cha mẹ và người thân cần phải khuyến khích động viên trẻ hòa nhập với mọi người, vui chơi với bạn bè để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp. Đó là những dịp tốt để trẻ học hỏi và phát triển ngôn ngữ. Nhóm trẻ đi học mẫu giáo bao giờ cũng có khả năng ngôn ngữ tốt hơn nhóm trẻ không đi học. Các rối loạn ngôn ngữ khác như trẻ thường nói một mình, phát âm vô nghĩa, nói nhại lời, nói lộn xộn... thường do khuyết tật về phát triển hoặc rối loạn tâm lý, cần được phát hiện sớm và cho trẻ đi khám chữa bệnh kịp thời. Cách phát hiện trẻ bị rối loạn ngôn ngữ Nhìn chung, trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường không có biểu hiện rõ rệt nào. Chỉ khi bạn chú ý đến các dấu hiệu sau đây mới có thể phát hiện trẻ bị rối loạn ngôn ngữ: trẻ tỏ ra không lắng nghe khi bạn hay ai đó nói chuyện với trẻ. Tương tự trẻ cũng không quan tâm khi có người đọc sách cho mình nghe. Trẻ không hiểu những câu nói phức tạp. Trẻ không làm theo được những lời dạy bảo của cha mẹ. Nhìn chung, khả năng nghe và nói của trẻ đều kém so với các bạn cùng lứa tuổi. Đến nay, các nhà chuyên môn cũng chưa biết rõ nguyên nhân của rối loạn tiếp thu ngôn ngữ. Tuy nhiên, người ta cho rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự rối loạn ngôn ngữ như: di truyền, mức độ được làm quen với ngôn ngữ, mức độ phát triển chung của nhóm trẻ trong cộng đồng dân cư... Rối loạn tiếp thu ngôn ngữ thường đi kèm với những khuyết tật phát triển như bệnh tự kỷ. Do tổn thương não bộ như chấn thương, khối u, mắc một số bệnh. Phòng tránh rối loạn ngôn ngữ cho trẻ em Nguồn:
question_53
Mang thai ngoài tử cung thử que có biết được không?
doc_53
Xin chào bạn Thùy Minh! Thai ngoài tử cung là hiện tượng mang thai bất thường. Vì một số nguyên nhân mà thai không nằm trong buồng tử cung như bình thường, mà lại lạc chỗ ở một vị trí khác, thường gặp là ở vòi trứng. Ngoài tử cung, không có bộ phận nào thích hợp cho thai phát triển, vì thế mà thai ngoài tử cung lớn dần, sẽ vỡ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ. Thai ngoài tử cung vì thế cần phải đình chỉ thai để tránh ảnh hưởng sức khỏe cũng như hạn chế ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu thai ngoài tử cung, khi thử nước tiểu, que thử vẫn lên 2 vạch báo đã có thai. Bởi thai ngoài tử cung tức là cũng đã mang thai nhưng phôi thai lại làm tổ ở vị trí khác chứ không phải ở bên trong tử cung như thông thường. Như vậy trong nước tiểu của chị em đã tồn tại hormone hCG – loại hormone chỉ có ở người mang thai, và xuất hiện từ khi phôi thai bắt đầu làm tổ. Thai ngoài tử cung thử que vẫn báo 2 vạch, chứ que thử không cho biết chính xác thai đã nằm trong tử cung hay thai ngoài tử cung. Vậy muốn phát hiện thai ngoài tử cung hay không, bạn cần đi thăm khám siêu âm hình ảnh. Bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm bụng để phát hiện phôi thai nằm ở vị trí bình thường hay nằm ngoài tử cung. Nếu khám lâm sàng, bạn có kết quả dương tính khi dùng que thử thai (que lên 2 vạch) nhưng siêu âm không có túi ối trong dạ con thì lúc này mới nghĩ nhiều đến trường hợp mang thai ngoài tử cung. Nếu là thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể để đình chỉ thai phù hợp. Muốn phát hiện thai ngoài tử cung hay không, bạn cần đi thăm khám siêu âm hình ảnh. Bạn đừng nên quá lo lắng, với tình trạng có 2 vạch ở que thử và có dấu hiệu đau bụng, tốt nhất hãy nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám kiểm tra tình trạng thai kỳ ban đầu. Mang thai ngoài tử cung thử que có biết được không cùng với những vấn đề bạn Thùy Minh đưa ra, hi vọng rằng thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn có được những chia sẻ hữu ích.
doc_57638;;;;;doc_44024;;;;;doc_39756;;;;;doc_56862;;;;;doc_2865
Thai ngoài tử cung hay còn gọi là tình trạng chửa ngoài dạ con, tức là thai ngoài tử cung là trường hợp thai không làm tổ trong buồng tử cung. Đây là tình trạng sản khoa vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa khả năng sinh sản cũng như tính mạng của thai phụ. Tìm hiểu về tình trạng mang thai ngoài tử cung Thai ngoài tử cung và những điều cần biết 2. Dấu hiệu nhận biết thai ngoài tử cung Hiện nay, có rất nhiều bạn băn khoăn không biết thai ngoài tử cung thì thử que có lên vạch không. Trên thực tế que thử thai hoạt động dựa trên nồng độ hormone HCG có trong nước tiểu chứ không phụ thuộc vào vị trí túi thai làm tổ. Do vậy, khi bị thai ngoài tử cung, bạn vẫn có các dấu hiệu mang thai và thử que vẫn lên 2 vạch.Tuy nhiên, nồng độ beta HCG sẽ tăng chậm, nên thử que những lần sau sẽ đậm hơn, và HCG chỉ giảm khi đó là thai ngoài tử cung thoái hóa.Về mặt y học, ngoại trừ trường hợp tuổi thai chưa đủ để thai vào làm tổ trong tử cung thì ngay khi có nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện siêu âm đầu dò qua đường âm đạo để xác định vị trí túi thai và có biện pháp xử trí kịp thời. Bạn không nên quá lo lắng mà hãy làm theo chỉ định của bác sĩ để giúp bảo vệ sức khỏe của mình.Các dấu hiệu thai ngoài tử cung diễn ra rất âm thầm kín đáo nên bạn chỉ có thể phát hiện qua khám thai định kỳ hoặc cũng có thể nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, sốc mất máu,...khi thai ngoài tử cung đã vỡ.Nếu bạn bị thai ngoài tử cung, bạn vẫn sẽ có các biểu hiện của 1 người mang thai như: Đau lâm râm bụng, căng tức ngực, buồn nôn, trễ kinh... Sau đó sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác thường như là:Âm đạo ra máu bất thường: Ở người mang thai ngoài tử cung, hiện tượng ra máu này lại kéo dài, máu có màu đỏ thẫm. Chỉ có một số ít trường hợp mang thai ngoài tử cung không có dấu hiệu ra máu bất thường.Đau bụng: Khi thai làm tổ ngoài tử cung thì bạn sẽ bị đau bụng ở vị trí thai làm tổ hoặc đau bụng dưới. Cơn đau thường kéo dài, âm ỉ khó chịu hoặc đôi lúc dữ dội kèm theo chảy máu âm đạo. Khi thai ngoài tử cung phát triển, mức độ đau bụng sẽ tăng dần theo thời gian. Trong trường hợp túi thai bị vỡ thì bạn sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, kéo dài liên tục, kèm theo triệu chứng toát mồ hôi, đau nhức vai, hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, khó thở, thậm chí là ngất xỉu.Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của bản thân thì ngay khi thấy các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, bạn cần đến ngay bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và tiến hành điều trị.;;;;;Thai ngoài tử cung là một trong những ám ảnh của mẹ bầu. Xin chào bạn Nguyên! Thai ngoài tử cung là hiện tượng mang thai không đúng vị trí, nếu như phải làm tổ, phát triển trong buồng tử cung thì thai lại phát triển ở một bộ phận khác (thường là vòi trứng). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chít hẹp buồng trứng, dính buồng tử cung, một số trường hợp do dị tật bẩm sinh ở vòi trứng… Thai ngoài tử cung là nỗi ám ảnh của chị em bởi mức độ nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi. Nếu không phát hiện và xử trí sớm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. Vỡ thai ngoài tử cung gây xuất huyết vào thành bụng ồ ạt, nếu không xử trí sớm, nguy cơ tử vong dễ xảy ra. Rất nhiều trường hợp bạn nữ mất thiên chức làm mẹ do thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung cũng có những dấu hiệu như mang thai bình thường chậm kinh, ốm nghén, thử que lên hai vạch. Vạch màu trên que thử thai là phản ứng hóa học với hormone HCG trong nước tiểu của mẹ bầu. Khi có thai, que thử sẽ lên 2 vạch, chưa có thai sẽ 1 vạch, trường hợp không có vạch nào là que thử bị lỗi cần thử với một que khác.;;;;;Thai ngoài tử cung là hiện tượng mang thai trái với quy luật tự nhiên. Đây là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không di chuyển vào tử cung để làm tổ mà làm tổ tại các vị trí khác, thường gặp nhất là ở vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung… Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm, 100% xảy thai và có thể đe dọa đến tính mạng của người mẹ nếu không được xử trí kịp thời và không đúng. Thai ngoài tử cung là hiện tượng mang thai trái với quy luật tự nhiên. Đây là hiện tượng trứng đã thụ tinh nhưng không di chuyển vào tử cung để làm tổ mà làm tổ tại các vị trí khác, thường gặp nhất là ở vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung… Nguyên nhân gây thai ngoài tử cung Các nguyên nhân gây thai ngoài tử cung, bao gồm: Thai ngoài tử cung vỡ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người mẹ Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm. 100% thai nhi bị sảy. Thai ngoài tử cung khi vỡ sẽ gây chảy máu ồ ạt vào ổ bụng, gây nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người mẹ. Thai ngoài tử cung nếu xử trí không đúng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em sau này. Các bác sĩ sản khoa cho biết: Thai ngoài tử cung có thể phát hiện được sau khoảng 2 tuần trễ kinh, tức là từ tuần thứ 5-10 của thai kỳ. Thai ngoài tử cung có các triệu chứng điển hình như trễ kinh, rong huyết, đau bụng dữ dội, đau lưng, đau vùng xương chậu, thử que thử thai dương tính, nôn và buồn nôn, mệt mỏi, sợ ăn uống, buồn ngủ… Thai ngoài tử cung không thể phát hiện bằng que thử thai. Que thử thai có thể phát hiện thai ngoài tử cung không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Que thử thai giúp phát hiện thai sớm và có độ chính xác cao. Tuy nhiên, que thử thai không giúp phát hiện thai ngoài tử cung. Thai ngoài tử cung chỉ có thể phát hiện được thông qua siêu âm thai hoặc xét nghiệm máu. Do đó, để phát hiện thai ngoài tử cung, thai phụ cần thực hiện siêu âm thai và làm các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ. …;;;;; Thai ngoài tử cung là một biến chứng không mong muốn của các chị em. Kiểm tra máu xét nghiệm nồng độ Beta hCG là một trong những bước quan trong chẩn đoán mang thai ngoài tử cung. Beta hCG là hormone được tiết ra trong quá trình trứng và nhau thai phát triển, sẽ tăng lên khi quá trình mang thai và là một biện pháp đáng tin cậy trong các phương pháp thử thai. Nếu siêu âm không thấy dấu hiệu phôi thai mà nồng độ Beta hCG trong máu của bạn cao hơn 1500 IU/L (thường nằm trong khoảng 1500-2000 IU/L), thì bác sĩ sẽ đặt giả thiết trường hợp mang thai ngoài tử cung. Sở dĩ vì vậy là do nồng độ Beta hCG của người mang thai ngoài tử cung thường cao hơn người bình thường. 2. Một số biện pháp khác để kiểm tra thai ngoài tử cung 2.1. Siêu âm đầu dò âm đạo Siêu âm đầu dò âm đạo có thể xác định mang thai ngoài tử cung. Nếu kết quả siêu âm dương tính, bác sĩ xác định việc thai đang ở trong ống dẫn trứng hay một vị trí nào khác để kết luận. Siêu âm nếu kết quả là âm tính nhưng nồng độ Beta hCG vẫn ở mức cao, bác sĩ sẽ có thể chỉ định thực hiện chẩn đoán nội soi, quan sát vùng chậu và các cơ quan nằm trong phần bụng dưới. 2.2. Chẩn đoán bằng các dấu hiệu thay đổi cơ thể Thai ngoài tử cung có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cần nhận biết dấu hiệu để kịp thời xử trí: – Xuất huyết âm đạo bất thường: Đây là dấu hiệu cảnh báo mang thai tử cung nguy hiểm. Việc ra máu chút ít ở vùng kín đôi khi không để ý, nhầm tưởng là dấu hiệu có thai chứ không cảnh báo thai ngoài tử cung hay sảy thai. Tuy nhiên khi vỡ ống dẫn trứng sẽ bị xuất huyết âm đạo ồ ạt. Xuất huyết âm đạo bất thường là dấu hiệu cảnh báo mang thai tử cung. Xuất huyết âm đạo bất thường là dấu hiệu cảnh báo mang thai tử cung. – Đau bụng một bên: Chị em cảm thấy đau bụng, khó chịu, cảm giác rất dữ dội. Lúc này cần nghĩ đến dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Phụ nữ nếu đã từng có thai ngoài tử cung cần thông báo cho bác sĩ trước khi mang thai vì nguy cơ mắc phải thai ngoài tử cung cao hơn bình thường. Những đối tượng này cần được tư vấn theo dõi chặt chẽ suốt thai kỳ.;;;;;Trả lời: Bạn Hương Thảo thân mến! Thai ngoài tử cung là hiện tượng mang thai không đúng vị trí. Thay vì làm tổ và phát triển trong buồng tử cung thai lại nằm và phát triển bên ngoài (thường là vòi trứng). Tình trạng chửa ngoài dạ con chiếm tới 11% trong tổng số phụ nữ mang thai, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do chít hẹp hoặc buồng trứng vặn vẹo, dính buồng tử cung. Nhiều trường hợp là do dị tật bẩm sinh vòi trứng gây ra. Thai ngoài tử cung xử lý chậm, không đúng cách còn có thể gây những hậu quả khôn lường với sức khỏe sinh sản của người mẹ. Rất nhiều trường hợp đã mất khả năng làm mẹ vĩnh viễn do thai ngoài tử cung. Siêu âm thai là cách giúp phát hiện thai ngoài tử cung nhanh chóng, chính xác nhất. Bên cạnh đó, còn có thể phát hiện thai ngoài tử cung thông qua xét nghiệm máu. Trường hợp phát hiện mang thai ngoài tử cung cần được xử trí càng sớm càng tốt để bảo toàn tính mạng cho người mẹ.
question_54
Tất tần tật những thông tin về xét nghiệm sinh thiết
doc_54
Xét nghiệm sinh thiết là một kỹ thuật y khoa quan trọng, có giá trị trong chẩn đoán nhiều bệnh và tầm soát ung thư hiệu quả. Đây là phương pháp đơn giản nhưng cho ra kết quả chính xác cao. Những thông tin về xét nghiệm này có thể nhiều người còn chưa biết. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau. Xét nghiệm sinh thiết là một xét nghiệm y khoa thường được thực hiện bằng cách tiến hành phẫu thuật, thủ thuật với mục đích lấy mẫu tế bào hoặc mô để đánh giá sự hiện diện của tế bào ác tính và là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định ung thư, chẩn đoán giai đoạn bệnh. Sau khi lấy ra khỏi cơ thể, các mô được kiểm tra dưới kính hiển vi và có thể được phân tích về mặt hóa học. Đây là phương pháp cho ra kết quả chính xác nhất sau khi siêu âm, xét nghiệm, nội soi, chụp X - quang,... không đủ để đánh giá toàn diện tình hình. Nhiều người nghĩ rằng xét nghiệm sinh thiết nào cũng giống nhau và cùng mục đích chẩn đoán ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, căn cứ vào các dấu hiệu bất thường xuất hiện ở bộ phận nào mà phân thành các loại: + Sinh thiết kim: sử dụng một ống kim dài đặc biệt để đâm xuyên qua da vào thận, gan, tủy xương, tuyến giáp,... để lấy mẫu mô; + Sinh thiết xuyên thành: sử dụng dụng cụ chuyên khoa để bấm một lỗ nhỏ thông qua các lớp trên cùng của da để lấy mẫu cần thiết; + Sinh thiết nội soi: phương pháp này sử dụng ống mềm có gắn camera để đi vào các bộ phận như miệng, mũi, ống tiểu, hậu môn, cho phép quan sát các bộ phận bên trong cơ thể bởi hình ảnh chiếu lên màn hình có thể nhìn một cách rõ nét; + Sinh thiết cắt bỏ: cắt một phần hoặc toàn bộ khối u để đưa ra ngoài; + Sinh thiết trong khi phẫu thuật: trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ đi kiểm tra và có kết quả trong vài phút. 3. Ứng dụng của xét nghiệm sinh thiết Xét nghiệm sinh thiết được ứng dụng phổ biến trong chẩn đoán ung thư. Tuy nhiên không phải lúc nào bác sĩ chỉ định bệnh nhân thực hiện phương pháp này thì cũng kết luận ung thư đang xuất hiện. Bằng cách sử dụng dụng cụ chuyên khoa để lấy mẫu mô và kiểm tra xem bệnh có lan ra ngoài khu vực sinh thiết hay không. Nếu kết quả dương tính thì có thể phải cắt bỏ, tùy theo hướng điều trị của bác sĩ. Sau đó sẽ xét nghiệm mô bệnh học để xác định tổn thương lành tính hay ác tính. Hơn hết, xét nghiệm sinh thiết để phân biệt chính xác các loại ung thư, bản chất, mức độ nghiêm trọng và khả năng lây lan của bệnh để có biện pháp xử lý tiếp theo. 4. Quy trình thực hiện xét nghiệm sinh thiết Quy trình thực hiện xét nghiệm thông qua các bước sau: + Chuẩn bị Trước khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết, bệnh nhân cần kiêng một số loại thuốc và thực phẩm cách đó vài ngày. Còn cách vài tiếng trước khi làm thì bệnh nhân cần kiêng ăn uống để quá trình này đạt hiệu quả và không làm sai lệch. Sau khi nhập viện, bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm máu và đánh giá khả năng dị ứng với các chất liên quan. + Trong khi xét nghiệm Đối với các hình thức sinh thiết bấm hay sinh thiết kim, bệnh nhân được gây tê tại chỗ. Còn đối với các kỹ thuật sinh thiết nội soi hoặc cắt bỏ thì cần gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn phần. Quá trình này kéo dài vài phút đến vài giờ. + Sau khi sinh thiết Bệnh nhân được theo dõi vài giờ tại bệnh viện. Sau đó, bệnh nhân được thực hiện xét nghiệm máu để đảm bảo không có sự chảy máu kín ở cơ quan nội tạng nào trong khi can thiệp. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X - quang,... + Phân tích mẫu sinh thiết Mẫu sinh thiết của bệnh nhân sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm giải phẫu bệnh học để phân tích kết quả. Mô được tách ra thành một lát cực mỏng và gắn vào tấm lamen. Phần còn lại sẽ được lưu trữ để thực hiện các nghiên cứu sau này nếu cần. Lát mô mỏng được nhuộm màu, cho phép nhìn rõ các tế bào riêng lẻ. Sau đó sẽ kiểm tra dưới kính hiển vi để phát hiện những cấu trúc bất thường. Quá trình này kéo dài hay không tùy thuộc vào độ phức tạp. Theo các chuyên gia thì xét nghiệm thường không gây nguy hiểm. Đây được coi là thủ thuật nhỏ, ít xảy ra rủi ro với khả năng nhiễm trùng thấp mà lại cho ra kết quả chính xác cao hơn các biện pháp khác. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp thì xét nghiệm sinh thiết có thể ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận, ví dụ như tổn thương ruột như thực hiện sinh thiết vùng bụng. Ngoài ra, xét nghiệm này cũng có thể dẫn đến chảy máu, xét nghiệm sai vị trí, không lấy đủ mẫu xét nghiệm dẫn đến chẩn đoán sai lệch kết quả và phải lấy mẫu lại gây khó chịu, tốn thời gian cho bệnh nhân. Theo như nghiên cứu, các trường hợp xảy ra biến chứng chỉ chiếm hơn 5% sau khi xét nghiệm. Vì vậy đây vẫn là kỹ thuật an toàn. Xét nghiệm được thực hiện ở nhiều các phòng khám, bệnh viện trên cả nước. Không chỉ chẩn đoán bệnh chính xác mà còn giúp đánh giá độ hiệu quả của phác đồ điều trị. Biện pháp này có thể thực hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi cơ thể có những biểu hiện bất thường.
doc_36022;;;;;doc_24347;;;;;doc_42100;;;;;doc_38346;;;;;doc_39902
Sinh thiết là một loại xét nghiệm phổ biến, được đánh giá là có tính chính xác cao trong việc chẩn đoán nhiễm trùng, ung thư,... Biết được cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết sẽ giúp bạn có được một quá trình xét nghiệm nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả. 1. Sinh thiết là loại xét nghiệm như thế nào, có mục đích gì 1.1. Sinh thiết là xét nghiệm như thế nào Sinh thiết là một loại xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra các dấu hiệu của bệnh. Theo đó, người bệnh sẽ được lấy một mẫu mô hoặc tế bào nhỏ ở một khu vực nào đó trên cơ thể bị nghi ngờ nhiễm trùng, ung thư hoặc các vấn đề khác về sức khỏe. Mẫu bệnh phẩm sẽ được đưa đến phòng thí nghiệm để tìm kiếm tế bào có hại cho sức khỏe. 1.2. Xét nghiệm sinh thiết nhằm mục đích gì Xét nghiệm sinh thiết chủ yếu được dùng để kiểm tra và xác định bất thường về chức năng và cấu trúc ở một vùng nào đó của cơ thể. Cụ thể, nó sẽ được sử dụng để chẩn đoán: - Ung thư. - Nhiễm khuẩn hoặc viêm chưa xác định được nguyên nhân. - Xác định khối u lành hoặc ác tính. 2. Các loại sinh thiết đang được áp dụng hiện nay 2.1. Sinh thiết tủy Ở trong một số xương lớn, nhờ có tủy xương mà các tế bào máu được sản xuất. Khi nghi ngờ có vấn đề về máu, bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết tủy xương. Kết quả của xét nghiệm này giúp chẩn đoán nhiễm trùng và các loại ung thư như: hạch, máu,... Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp kiểm tra xem tế bào ung thư đã di căn đến xương chưa. Khi lấy mẫu xét nghiệm, bác sĩ sẽ dùng một cây kim dài chèn vào xương hông rồi lấy tủy xương. Do không thể gây tê trong xương nên khi lấy mẫu, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức âm ỉ. 2.2. Nội soi Đây là loại xét nghiệm sinh thiết được dùng để tiếp cận mô trong cơ thể với mục đích thu thập mẫu từ một số bộ phận cần thiết. Để làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ lấy một ống nội soi có gắn camera nhỏ và đèn đồng thời dùng màn hình video để dễ dàng thu thập mẫu. Toàn bộ quá trình xét nghiệm diễn ra trong khoảng 5 - 20 phút và nếu chưa biết cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết nội soi thì hãy chuẩn bị trước cho mình một tâm lý vững vàng vì bạn sẽ cảm thấy đau họng, đầy hơi hoặc hơi khó chịu bụng. 2.3. Sinh thiết kim Loại xét nghiệm sinh thiết này dùng thu thập mẫu da hoặc mô có thể tiếp cận dễ dàng dưới da. Nó gồm có các loại kim khác nhau như kim lõi, kim nhỏ, tựa trục,... Tùy từng loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ sử dụng loại kim phù hợp. 2.4. Sinh thiết da Khi nghi ngờ tổn thương, phát ban hay một tình trạng da nào đó chưa rõ nguyên nhân hoặc không đáp ứng với phác đồ điều trị thì sẽ làm xét nghiệm sinh thiết da. Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ sau đó bác sĩ dùng dụng cụ sinh thiết để bấm lỗ nhỏ thông qua lớp trên cùng của da để lấy mẫu da đưa đến phòng thí nghiệm. Kết quả của xét nghiệm giúp xác định viêm mạch máu hoặc cấu trúc da, ung thư, nhiễm trùng,... 2.5. Sinh thiết phẫu thuật Khi đã thực hiện một sinh thiết nào đó mà không hiệu quả hay có độ an toàn không cao hay mẫu xét nghiệm âm tính nhưng vẫn nghi ngờ bất thường thì bác sĩ sẽ chỉ định sinh thiết phẫu thuật. Theo đó, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu bằng phẫu thuật truyền thống hoặc thông qua nội soi. 3. Cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết Biết được cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết người bệnh sẽ chủ động hơn về tâm lý và thực hiện một số biện pháp cần thiết để kết quả xét nghiệm chính xác hơn. 3.1. Trước khi sinh thiết Nếu bạn được yêu cầu sinh thiết, đừng lo lắng quá về những gì cần chuẩn bị trước khi làm xét nghiệm bởi tất cả sẽ được bác sĩ dặn dò kỹ càng. Cụ thể như việc nhịn ăn, dừng một số loại thuốc,... Nhiều người vì lo lắng không biết cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết nên tâm lý hoang mang. Đối với việc nhịn ăn, tốt nhất trước khi làm xét nghiệm sinh thiết, người bệnh nên nhịn ăn khoảng 5 - 6 giờ. Ngoài ra, người bệnh cũng cần cung cấp cho bác sĩ thông tin về loại thuốc mà mình đang sử dụng để bác sĩ xem xét, nếu cần, sẽ phải ngưng dùng một số loại thuốc trước khi sinh thiết để không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện và kết quả của xét nghiệm. Cuối cùng, trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn sẽ phải ký vào đơn đồng ý làm xét nghiệm này. 3.2. Sau khi sinh thiết Tại vùng lấy mẫu sinh thiết có thể sẽ bị khó chịu hoặc đau trong vòng vài ngày. Bác sĩ sẽ cân nhắc về việc dùng thuốc giảm đau nếu thấy cần thiết. Về việc cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết xong thì bạn chỉ cần tạo cho mình một tâm lý thật thoải mái và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc vết thương là được. Về kết quả sinh thiết, tùy từng trường hợp cụ thể mà thời gian nhận kết quả không giống nhau. Có trường hợp nhận kết quả ngay, có trường hợp tới vài giờ hoặc vài ngày mới có kết quả sinh thiết. Việc cần làm của bạn là kiên trì trong khoảng thời gian này. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ giải thích cặn kẽ để bạn biết về kết quả xét nghiệm của mình. Hầu hết các trường hợp sinh thiết không phải nội trú nên sau khi xét nghiệm, bạn có thể ra về ngay. Trường hợp phải lấy mẫu mô từ cơ quan nội tạng, phải gây mê toàn thân thì sẽ phải ở lại bệnh viện qua đêm. Hoặc trường hợp mẫu sinh thiết lấy từ một cơ quan chính thì sau khi lấy mẫu xét nghiệm bạn sẽ cần nghỉ ngơi tại viện vài giờ rồi mới về nhà. Trường hợp sinh thiết niêm mạc hoặc cổ tử cung, sau xét nghiệm có thể xuất hiện tình trạng chảy máu âm đạo nhẹ nhưng không đáng lo. Nhìn chung, nếu được yêu cầu làm loại xét nghiệm này thì không nên lo lắng quá về việc cần chuẩn bị gì khi xét nghiệm sinh thiết vì tất cả sẽ được bác sĩ dặn dò cẩn thận. Mặt khác, đây là loại xét nghiệm có rủi ro rất thấp nên người bệnh không cần phải hoang mang. đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên đầu ngành với hàng chục năm kinh nghiệm nên đảm bảo xét nghiệm diễn ra nhanh chóng, an toàn và chính xác.;;;;;Xét nghiệm sinh thiết là một trong những thủ thuật y khoa phổ biến, trong đó, các mẫu tế bào hoặc mô được lấy ra và quan sát dưới kính hiển vi, cũng có thể được dùng để phân tích hóa học. Mục đích của xét nghiệm là đánh giá và phát hiện các tế bào ung thư hay các biến đổi bất thường trong cấu trúc của vùng được lấy mẫu sinh thiết. Có thể lấy mẫu xét nghiệm sinh thiết ở bất cứ bộ phận nào như da,nội tạng hay các cấu trúc bên trong cơ thể. Xét nghiệm sinh thiết thường được chỉ định thực hiện khi phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của bệnh lý nhưng không thể chẩn đoán tình trạng hay nguyên nhân gây bệnh. Lúc này, sinh thiết được dùng để kiểm tra, xác định chính xác các bất thường về hình thái và cấu trúc, đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị cũng như đánh giá sự hiệu quả của phương pháp điều trị đã được sử dụng. Hiện nay, sinh thiết được dùng nhiều trong việc tầm soát ung thư, xác định nhiễm trùng, viêm loét dạ dày,… 2. Phân loại xét nghiệm sinh thiết Thủ thuật sinh thiết được phân chia thành nhiều dạng khác nhau. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý hay vị trí cần sinh thiết mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu. Dưới đây là các loại sinh thiết phổ biến trong thăm khám xét nghiệm. Gồm có: Sinh thiết kim Sinh thiết kim là xét nghiệm được dùng với mục đích lấy mẫu da hoặc mô bất kì từ các cơ quan hay khối u. Xét nghiệm thực hiện bằng việc đâm xuyên một ống kim dài tới nơi cần lấy mẫu sinh thiết. Sinh thiết kim được chia ra thành: Sinh thiết kim nhỏ: Dùng hút chất lỏng và tế bào trong trường hợp bướu cổ hoặc các khối u có thể sờ thấy được. Sinh thiết kim lõi: là xét nghiệm sử dụng kim sinh thiết có kích thước từ trung bình đến lớn nhằm tiếp cận trung tâm lõi mô cần sinh thiết. Thường dùng nhiều trong việc sinh thiết u vú, u gan,... . Sinh thiết tựa trục: thường được chỉ định thực hiện với u vú. Sinh thiết hỗ trợ chân không: là xét nghiệm sinh thiết được hỗ trợ bởi các thiết bị hút chân không. Điều này giúp các tổn thương hay vết mổ không để lại sẹo to, sẹo xấu. Sinh thiết nội soi Xét nghiệm được thực hiện đi kèm với thủ thuật nội soi với các bộ phận như dạ dày, đại tràng, ruột non, phổi, bàng quang,… Để lấy mẫu sinh thiết, bác sĩ cần dùng một ống nội soi có gắn đèn sáng, camera và quan sát hình ảnh qua màn hình vi tính. Quá trình thu thập mẫu mất từ 10 - 20 phút, có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và hơi đau tức. Sinh thiết da Xét nghiệm sinh thiết da được chỉ định khi người bệnh có các dấu hiệu về tổn thương da, phát ban hay nghi ngờ về một trạng thái không đáp ứng với phác đồ điều trị. Xét nghiệm có thể hiến hành gây tê, sau đó loại bỏ một phần da nhỏ hoặc sinh thiết bấm để lấy một mẫu da. Sinh thiết tủy xương Với trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ có vấn đề về máu thì sinh thiết tủy xương là một trong những xét nghiệm sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện. Xét nghiệm có khả năng chẩn đoán tình trạng có hoặc không ung thư, nhiễm trùng, thiếu máu hay tình trạng di căn của tế bào ung thư đã tới xương hay chưa. Sinh thiết phẫu thuật Khi bệnh nhân xuất hiện các vùng bất thường cần sinh thiết nhưng các xét nghiệm sinh thiết nói trên không thể đáp ứng hay đảm bảo an toàn và tính hiệu quả cao cho việc chẩn đoán thì sinh thiết phẫu thuật sẽ được chỉ định. Mẫu sinh thiết được lấy trực tiếp khi phẫu thuật và phân tích ngay trong cuộc phẫu thuật. 3. Quy trình thực hiện sinh thiết Trước xét nghiệm Với một vài thủ thuật sinh thiết, bạn sẽ cần thực hiện một số yêu cầu của bác sĩ như nhịn ăn vài giờ đồng hồ trước xét nghiệm máu hay đánh giá khả năng dị ứng với các chất sử dụng trong khi thực hiện thủ thuật. Bạn cũng nên thông báo tình trạng sức khỏe hoặc các loại thuốc đang sử dụng tới bác sĩ. Thực hiện sinh thiết Tùy thuộc vào tình trạng và yêu cầu chẩn đoán mà người bệnh sẽ được thực hiện sinh thiết khác nhau. Do đó, thời gian thực hiện sinh thiết cũng là không cụ thể. Với hầu hết các thủ thuật sinh thiết, người bệnh sẽ được gây tê cục bộ để giảm các cảm giác khó chịu, đau đớn. . Sau sinh thiết Mẫu sinh thiết sau khi được lấy và gửi đi xét nghiệm, phân tích theo các phương pháp cụ thể. Sau sinh thiết, bạn có thể sẽ thấy đau do hết thuốc gây tê và có thể cần sử dụng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Hầu hết các bệnh nhân sau thực hiện xét nghiệm có thể ngoại trú và trở về nhà. Tuy nhiên, với một vài trường hợp, người bệnh cần được theo dõi tại bệnh viện khi thực hiện gây mê toàn thân. Hầu hết, các xét nghiệm sinh thiết là ít rủi ro, kết quả chính xác và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, với một vài trường hợp, thủ thuật có thể gây tổn thương tới các cơ quan, chảy máu, chẩn đoán thiếu chính xác khi thực hiện sai kỹ thuật hoặc vị trí sinh thiết. Do đó, khi cần thực hiện sinh thiết, người bệnh cần cân nhắc và lựa chọn xét nghiệm tại các bệnh viện, phòng khám uy tín để đảm bảo an toàn cho chính bản thân. Ngoài ra, bạn có thể xét nghiệm bất cứ thời gian nào khi có nhu cầu, kể cả vào thứ 7 và CN với thủ tục nhanh chóng, dễ dàng.;;;;;Xét nghiệm sinh thiết là phương pháp kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao và có giá trị trong việc tầm soát các bệnh ung thư. Xét nghiệm này hiện nay đang là một trong các kỹ thuật phổ biến được chỉ định nhiều trong thăm khám bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về xét nghiệm này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho bạn đọc về xét nghiệm sinh thiết. Sinh thiết là một thủ thuật y khoa thực hiện trên cơ thể con người. Bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ chuyên dụng để lấy một mẫu mô của cơ thể đem phân tích hóa học hay soi dưới kính hiển vi để kiểm tra về hình thái, cấu trúc của mẫu mô đó và đưa ra kết luận đó có phải là tế bào ung thư không. Mẫu mô sinh thiết rất đa dạng, có thể ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như: gan, dạ dày, tuyến giáp,… Sinh thiết hiện nay là phương pháp có giá trị rất cao trong chẩn đoán ung thư, nó giúp phân biệt được các tế bào bình thường và các tế bào ác mà các kỹ thuật khác như siêu âm, x-quang chỉ xác định được khu vực có bất thường. Sinh thiết thường được chỉ định để kiểm tra sự bất thường của các khối u xuất hiện trong cơ thể. Hiện nay, xét nghiệm sinh thiết được thực hiện trong chẩn đoán ung thư, các trường hợp viêm nhiễm chưa rõ nguyên nhân như viêm loét dạ dày, nhiễm trùng,… Tùy thuộc vào từng vị trí cần sinh thiết và tình trạng bệnh lý mà bác sĩ sẽ chọn phương pháp sinh thiết khác nhau. Tùy thuộc vào vị trí sinh thiết bệnh nhân sẽ được gây tê để giảm đau hoặc không. Hiện nay, có một số phương pháp sinh thiết như sau: 2.1. Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ Là một trong những phương pháp sinh thiết bằng kim. Kỹ thuật này được áp dụng với tất cả các khối u dưới da sờ nắn được trên bề mặt cơ thể như u vú, u tuyến giáp, u hạch, các khối u phần mềm trên cơ thể,... Bác sĩ dùng bơm tiêm có gắn kim đâm kim qua da đến vùng tổn thương, chọc và hút với một áp lực phù hợp để các tế bào mô - hạch di chuyển vào trong bơm tiêm rồi sau đó rút kim ra. Các tế bào hút được sẽ được dàn lên lam kính, sử dụng kỹ thuật nhuộm đặc biệt, sau đó các bác sĩ giải phẫu bệnh sẽ quan sát cách sắp xếp, hình thái của tế bào trên kính hiển vi và đưa ra kết luận. - Ưu điểm: Định hướng được bản chất khối u là lành tính hay ác tính. Kỹ thuật đơn giản, cho kết quả nhanh, ít gây tai biến và khó chịu cho bệnh nhân. - Nhược điểm: Kết quả chẩn đoán phụ thuộc vào số lượng tế bào và vị trí chọc hút. Nên các trường hợp chọc hút không đúng vị trí u có thể làm chẩn đoán không chính xác. 2.2. Sinh thiết nội soi Là một kĩ thuật kết hợp sinh thiết trong quá trình nội soi. Phương pháp được áp dụng khi nội soi dạ dày, đại tràng, ruột non, tai mũi họng, phế quản, cổ tử cung,… Tùy theo vị trí nội soi mà bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi có gắn camera đi theo đường miệng, mũi hay hậu môn vào trong cơ thể đến vị trí cần kiểm tra, quan sát các bộ phận bên trong nếu thấy có tổ chức tăng sinh bất thường thì sẽ sử dụng dụng cụ lấy mẫu sinh thiết được gắn sẵn ở ống nội soi để lấy mẫu hay cắt bỏ các tổ chức này. Mẫu sinh thiết sẽ được sử dụng các kĩ thuật đặc biệt tại phòng xét nghiệm sau đó các bác sĩ Giải phẫu bệnh sẽ đánh giá, quan sát dưới kính hiển vi và thông báo kết quả cho bạn. - Ưu điểm: thời gian thực hiện nhanh, kết hợp được cùng với các thủ thuật y khoa khác. Quan sát được toàn bộ mặt trong của các bộ phận cần kiểm tra giúp việc điều trị hiệu quả hơn. - Nhược điểm: Có thể gây cảm giác khó chịu cho bệnh nhân hoặc tai biến nhỏ hoặc bỏ sót tổn thương khi nội soi. Do đó, bệnh nhân cần được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi làm thủ thuật và bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao để giảm thiểu tối đa các tai biến. 2.3. Sinh thiết da Là một thủ thuật đơn giản, lấy mẫu da của bệnh nhân bằng cách cạo, cắt hay bấm mảnh da để xét nghiệm mô bệnh học. Kỹ thuật này dùng để chẩn đoán ung thư da hay các bệnh về da như vảy nến, á sừng,… - Ưu điểm: thời gian làm kỹ thuật nhanh, cho kết quả chính xác. - Nhược điểm: bệnh nhân có thể bị chảy máu, bầm tím, để lại sẹo sau khi làm kỹ thuật. 2.4. Sinh thiết tủy xương Là kỹ thuật dùng để chẩn đoán và theo dõi bệnh lý ung thư máu hay các bệnh liên quan đến hệ thống tạo máu của cơ thể. Khi các tế bào máu trong cơ thể bất thường về số lượng và hình dạng bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kỹ thuật này. Với kỹ thuật này bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ và sau đó dùng kim sinh thiết chuyên dụng đâm qua da đến lớp xương sau đó hút tế bào mô xương và tủy để xét nghiệm. Vị trí thực hiện kỹ thuật thường ở mào chậu sau trên. - Ưu điểm: chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời. Một lần lấy mẫu có thể sử dụng làm nhiều xét nghiệm khác nhau. - Nhược điểm: bệnh nhân có thể bị một số tai biến nhỏ như đau, chảy máu tại vị trí lấy mẫu hoặc dị ứng với thuốc tê. 2.5. Sinh thiết bệnh phẩm phẫu thuật Bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ khối u sau đó gửi bệnh phẩm tới phòng xét nghiệm. Tại phòng xét nghiệm, bác sĩ Giải phẫu bệnh sẽ phân tích và tìm các tổn thương để đưa ra kết luận. Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh các khối u: tuyến giáp, tuyến vú, dạ dày, đại tràng,… 3. Những lưu ý khi thực hiện Xét nghiệm sinh thiết Một số lưu ý bạn nên biết khi thực hiện sinh thiết đó là: -Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể về phương pháp thực hiện kĩ thuật, các tai biến có thể xảy ra. Và sau khi có kết quả, các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh của bạn. - Bạn nên thông báo với bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng và tình trạng dị ứng thuốc của bạn để bác sĩ đánh giá khả năng dị ứng của bạn, giúp bạn chọn loại thuốc phù hợp sử dụng trong quá trình làm thủ thuật. Ung thư hiện nay được coi là căn bệnh đáng sợ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc tầm soát ung thư là rất quan trọng để phát hiện sớm bệnh và có hiệu quả điều trị cao giúp người bệnh khỏi bệnh, kéo dài được cơ hội sống.;;;;;Sinh thiết là một trong những phương pháp xét nghiệm có độ tin cậy và chính xác cao. Xét nghiệm sinh thiết đặc biệt rất hữu ích và thường được áp dụng trong chẩn đoán các căn bệnh ung thư, giúp kịp thời ngăn chặn những rủi ro không đáng có tới sức khỏe và tính mạng người bệnh. Sinh thiết là một xét nghiệm y khoa có độ chính xác cao được thực hiện bằng phẫu thuật với mục đích chính là lấy mẫu tế bào hoặc mô để chẩn đoán hầu hết các căn bệnh ung thư.Đây là phương pháp có thể đánh giá toàn diện tình hình của bệnh, được thực hiện nếu các phương pháp đơn giản khác như xét nghiệm, nội soi, siêu âm, chụp ảnh không đem lại hiệu quả.Các bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết thông qua việc lấy mẫu của mô từ bất kỳ vị trí nào trên cơ thể của bạn, chẳng hạn như nội tạng, da hoặc các cấu trúc khác. Sau khi lấy ra khỏi cơ thể, các mô này sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán bệnh chính xác và hiệu quả hơn. 2. Mục đích của sinh thiết Mục đích chính của phương pháp này là nhằm kiểm tra sự bất thường về chức năng của một cơ quan hoặc sự thay đổi cấu trúc tế bào bất thường như sưng, u, bướu,...Thủ thuật sinh thiết thường liên quan tới các bệnh ung thư. Tuy nhiên, nếu bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm thì không có nghĩa là bạn bị ung thư. Đơn giản là bác sĩ chỉ muốn kiểm tra xem cơ thể bạn có gì bất thường do ung thư hay do các yếu tố khác hay không. Chẳng hạn như, khi bạn xuất hiện một khối u ở vú, qua xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ xác nhận được khối u. Phương pháp sinh thiết sẽ giúp xác định chính xác liệu bạn có bị ung thư vú hay đang mắc một tình trạng khác. Nếu bác sĩ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm thì không có nghĩa là bạn bị ung thư 3. Các loại xét nghiệm sinh thiết phổ biến Thông thường, xét nghiệm sinh thiết sẽ được phân thành nhiều loại khác nhau và dựa trên tình trạng cũng như khu vực nghi ngờ trên cơ thể mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại sinh thiết phù hợp với từng người bệnh. Đặc điểm chung của các xét nghiệm sinh thiết đó là gây tê cục bộ để giảm đau cho khu vực được thực hiện. Một số loại sinh thiết thường dùng bao gồm:3.1 Sinh thiết tủy xương. Tủy xương là một vật liệu xốp bên trong một số xương lớn như xương đùi, xương hông, là nơi sản xuất ra các tế bào máu. Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn có vấn đề về máu thì sinh thiết tủy xương có thể được thực hiện. Loại xét nghiệm này giúp chẩn đoán được các tình trạng ung thư và không ung thư, ví dụ như bệnh thiếu máu, bệnh bạch cầu, ung thư hạch hoặc nhiễm trùng.Xét nghiệm sinh thiết tủy xương cũng được thực hiện để kiểm tra xem các tế bào ung thư từ một bộ phận khác của cơ thể có di căn đến xương hay không.Trong khi sinh thiết tủy xương, bác sĩ sẽ lấy một mẫu tủy xương ra khỏi phía sau xương hông của bạn bằng cách sử dụng một cây kim dài. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sinh thiết tủy từ các xương khác trong cơ thể bạn. Bạn sẽ được gây tê cục bộ trước khi sinh thiết tủy xương để giảm thiểu sự khó chịu trong quá trình thực hiện.3.2 Sinh thiết nội soi. Sinh thiết nội soi được thực hiện nhằm giúp bác sĩ có thể tiếp cận được mô bên trong của cơ thể để thu thập các mẫu từ các bộ phận như đại tràng, phổi, bàng quang,...Khi thực hiện sinh thiết nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi có gắn camera nhỏ và đèn. Hình ảnh nội soi sẽ xuất hiện trên một màn hình có kết nối với camera đã được gắn ở đầu ống nội soi, giúp cho việc thu thập mẫu dễ dàng hơn.Quá trình thực hiện sinh thiết nội soi thường mất khoảng 5-20 phút. Tùy thuộc vào loại sinh thiết nội soi mà bạn thực hiện, bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc an thần hoặc gây mê trước khi làm thủ thuật. Sau khi kết thúc xét nghiệm, bạn có thể cảm thấy hơi khó chịu, đau họng hoặc bị đầy hơi.3.3 Sinh thiết kim. Sinh thiết kim thường được sử dụng trên các khối u mà bác sĩ có thể cảm nhận qua da của bạn, chẳng hạn như khối u vú đáng ngờ và các hạch bạch huyết. Khi kết hợp với quy trình chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như X-quang, sinh thiết kim có thể được sử dụng để thu thập các tế bào từ một khu vực đáng ngờ không thể cảm nhận được qua da.Các loại sinh thiết kim, bao gồm:Sinh thiết kim lõi: Bác sĩ sẽ sử dụng cây kim cỡ trung bình hoặc lớn để tiếp cận lõi mô trung tâm, chẳng hạn như lấy mô từ lõi trung tâm khối u trong vú.Sinh thiết kim nhỏ: Sử dụng một cây kim nhỏ gắn vào ống tiêm, giúp bác sĩ có thể rút được chất lỏng và tế bào. Phương pháp này thường áp dụng cho các trường hợp bướu và các khối u có thể sờ thấy được.Sinh thiết tựa trục: Thường được áp dụng cho các khu vực không sờ thấy được, nhưng có thể nhìn thấy qua hình ảnh chụp X-quang hoặc chụp CT, giúp bác sĩ tiếp cận được các khu vực cụ thể, như gan, phổi và các bộ phận khác.Sinh thiết hỗ trợ chân không: Đây là loại xét nghiệm hỗ trợ thiết bị hút chân không, thường áp dụng cho cho xét nghiệm vú. Phương pháp này giúp bệnh nhân ít bị đau đớn và không để lại sẹo, không gây biến dạng vú và không cần phải nằm viện. Sinh thiết kim thường được sử dụng trên các khối u mà bác sĩ có thể cảm nhận qua da của bạn;;;;;Sinh thiết là một phương pháp xét nghiệm giúp bác sĩ kiểm tra và phát hiện các vấn đề về sức khỏe mà người bệnh đang mắc phải, chẳng hạn như nhiễm trùng, khối u hoặc ung thư. Hiện nay có nhiều loại sinh thiết khác nhau, mỗi phương pháp sẽ được áp dụng tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh. Sinh thiết là một phương pháp xét nghiệm giúp kiểm tra các dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy một tế bào nhỏ hoặc mẫu mô từ một khu vực nhất định trên cơ thể người bệnh nghi ngờ bị nhiễm trùng, ung thư hoặc một số vấn đề sức khoẻ khác. Sau đó, mẫu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để bác sĩ kiểm tra xem có bất kỳ tế bào nào gây hại cho sức khỏe người bệnh hay không. Trước khi thực hiện chọc sinh thiết, bác sĩ sẽ cho bạn biết những điều nên và không nên làm. Chẳng hạn, bạn có thể phải ngừng sử dụng thuốc aspirin, thuốc chống đông máu, hoặc không ăn uống trong một vài giờ trước khi làm xét nghiệm. Nếu bác sĩ yêu cầu gây tê, bạn nên nhờ ai đó đi cùng để trở về nhà sau đó. Người bệnh có thể bị đau tại vị trí sau xét nghiệm sinh thiết 4. Phương pháp sinh thiết kim Sinh thiết kim là phương pháp sử dụng kim để lấy một mẫu mô từ vị trí có vấn đề trên cơ thể người bệnh. Bác sĩ thường khuyến nghị phương pháp này để kiểm tra các mô từ hạch bạch huyết, vú, tinh hoàn hoặc tuyến giáp.Khi tiến hành loại sinh thiết này, bác sĩ sẽ thực hiện làm sạch và gây tê khu vực lấy mẫu, sau đó dùng sóng siêu âm hoặc thiết bị quét hình ảnh khác để hướng dẫn kim đến vị trí cần hút mô. Sau đó, bác sĩ sẽ băng kín khu vực vừa sinh thiết. Thời gian tiến hành thường chưa mất đến một giờ đồng hồ. Người bệnh có thể cảm thấy hơi đau hoặc bị bầm tím tại khu vực lấy mẫu. 5. Phương pháp sinh thiết da Sinh thiết da là phương pháp giúp kiểm tra sự phát triển của nốt ruồi, phan ban hay bất kỳ tổn thương nào trên da của bạn. Loại sinh thiết này chủ yếu được dùng để phát hiện các bệnh ung thư da, chẳng hạn như u ác tính trên da. Nếu khu vực bị ung thư nổi trên bề mặt da, bác sĩ sẽ dùng dao cạo để lấy đi một mẫu nhỏ. Nếu tổn thương phát triển sâu hơn, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện thủ thuật sinh thiết lỗ.Khu vực lấy mẫu sinh thiết sẽ được làm sạch và gây mê bằng thuốc. Khi lấy mẫu xong, bạn sẽ không cảm thấy đau, tuy nhiên vị trí sinh thiết sẽ đỏ lên. Bác sĩ có thể cho bạn thoa một chút thuốc mỡ lên khu vực đó để giữ độ ẩm cho da và ngăn ngừa sẹo hoặc nhiễm trùng. Vết lấy mẫu sinh thiết có thể lành lại trong vòng 3 tuần. Phương pháp sinh thiết da giúp phát hiện tình trạng u ác tính tại da người bệnh 6. Phương pháp sinh thiết mở hoặc sinh thiết rạch mô Hai phương pháp sinh thiết này chủ yếu được sử dụng nhằm giúp kiểm tra các khu vực liên quan đến da, hạch bạch huyết, vú hoặc cơ. Sinh thiết mở sẽ cắt bỏ toàn bộ vùng da lớn hoặc polyp, trong khi phương pháp sinh thiết rạch mô sẽ lấy một vùng da sâu nhưng có phạm vi nhỏ hơn. Chẳng hạn, nếu bác sĩ cho rằng người bệnh bị u ác tính, họ có thể lấy toàn bộ khối u da bằng sinh thiết mở, trong khi sinh thiết rạch mô chỉ lấy một phần khối u.Tuỳ thuộc vào vị trí và kích thước của khu vực lấy mẫu sinh thiết, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê hoặc cho người bệnh uống thuốc ngủ. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dao phẫu thuật để lấy mẫu. Những thủ thuật sinh thiết này cần phải khâu sau khi lấy mẫu xong. Đến khi thuốc hết tác dụng, người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau hoặc chảy máu một chút ở vị trí sinh thiết. Nếu cảm thấy đau dữ dội hoặc chảy nhiều máu, bạn cần báo ngay cho bác sĩ. 7. Phương pháp sinh thiết nội soi Với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng một ống nội soi dài và mỏng, có gắn đèn cùng camera. Loại sinh thiết này được khuyến nghị sử dụng để lấy các mẫu mô ở khu vực sâu bên trong cơ thể, chẳng hạn như ruột kết, phổi và bàng quang.Trong quá trình sinh thiết nội soi, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc ngủ để tiến hành đưa ống nội soi qua miệng, đường tiết niệu, trực tràng hoặc vết cắt nhỏ qua da. Camera sẽ hướng dẫn ống đến mô cần kiểm tra. Nhìn chung, đây là một phương pháp xét nghiệm an toàn, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn một ít nguy cơ làm rách mô, chảy máu hoặc nhiễm trùng. 8. Phương pháp sinh thiết tủy xương Đối với các bệnh về máu, ung thư tủy hoặc hạch bạch huyết có thể áp dụng phương pháp sinh thiết tủy xương để phát hiện bệnh. Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim dài nhằm lấy một mẫu nhỏ ở xương hoặc tuỷ xương, sau đó đem kiểm tra dưới kính hiển vi. Trước khi tiến hành sinh thiết, bác sĩ sẽ bôi một chút thuốc tê lên khu vực lấy mẫu, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Sinh thiết tủy xương giúp bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh máu của người bệnh 9. Phương pháp sinh thiết phẫu thuật Sinh thiết phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp lấy một lượng lớn khối u, mô hoặc hạch bạch huyết để làm xét nghiệm. Trong một số tình huống nhất định, bác sĩ có thể chỉ tạo một vết cắt nhỏ trên da, sau đó dùng ống có gắn camera để hướng dẫn đến đúng khu vực lấy mẫu. Đôi khi, sinh thiết phẫu thuật cũng được gọi là sinh thiết nội soi vì chúng khá giống nhau.
question_55
U vú lành gần 7cm, hút xong không thấy sẹo
doc_55
Phương pháp điều trị các khối u xơ lớn có hỗ trợ của lực hút chân không dưới hướng dẫn siêu âm được rất nhiều bác sĩ ưu tiên lựa chọn. Với phương pháp này, bệnh nhân được rạch da khoảng 3mm, dùng thiết bị cắt khối u vú thành nhiều mảnh nhỏ và đưa ra ngoài nhờ lực hút chân không. Toàn bộ quá trình hút u vú sẽ được thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm. Hiện nay, phương pháp hút u vú chân không được FDI (Hoa Kỳ) công nhận là an toàn để loại bỏ u vú lành tính. Đây là trường hợp có khối u vú kích thước lớn, bệnh nhân được hút và loại bỏ hoàn toàn khối u vú lành tính với hơn 300 lát cắt, trong thời gian từ 10 - 15 phút. Sau 1 tuần tái khám thì sức khỏe bệnh nhân đã hoàn toàn hồi phục, không còn tâm lý tự ti, e dè hay lo ngại về bất thường của tuyến vú. Phương pháp hút u vú chân chỉ để lại 1 vết sẹo nhỏ, hầu như là không nhìn thấy, chính điều này đã giúp bệnh nhân cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây.
doc_50072;;;;;doc_29102;;;;;doc_63704;;;;;doc_59420;;;;;doc_14080
U xơ vú lành tính là có một số khối u đặc, nhạy cảm với nội tiết tố, nhất là estrogen, có nguồn gốc từ các cấu trúc cơ thượng mô nằm lân cận các ống sữa bên ngoài các tiểu thùy. Khối u này xâm lấn vào các mô chung quanh, đẩy những mô này sang một bên mà không xâm lấn chúng. Khối u xơ tuyến vú thường không gây nguy hại gì, tuy nhiên có thể gây khó chịu cho phụ nữ. U xơ vú lành tính có thể gây cảm giác khó chịu cho người bệnh 2. Các triệu chứng của u xơ tuyến vú U xơ vú lành tính có thể không có biểu hiện gì, chỉ phát hiện tình cờ khi sờ thấy khối ở vú. Ngoài ra có thể xuất hiện các triệu chứng sau:Sưng ở vú.Vú nhạy cảm hơn đôi lúc có kèm theo các cơn đau.Mô vú dày hơn.Cảm nhận có sự xuất hiện của khối cứng ở một hoặc cả hai vú.Có thể cảm thấy đau dưới cánh tay. Một số phụ nữ có dịch tiết màu xanh lá cây hoặc màu nâu sẫm từ núm vú.Khám lâm sàng u sợi tuyến vú điển hình thường có hình tròn hoặc phân thùy dạng dài, giới hạn rõ, mật độ chắc, đường kính khoảng 1 - 5cm, di động tương đối nên có thể dịch chuyển đôi chút, khi ấn lên vùng da lân cận sẽ thấy độ cộm rõ rệt. Những khối u này thường được phát hiện tình cờ. Nhưng cũng có trường hợp sau mổ cắt bỏ khối u tuyến sợi vài tháng hoặc vài năm lại phát hiện khối u ở ngay vú đó hoặc thậm chí ở vú khác.Các triệu chứng này có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt do thay đổi nội tiết tố, Tuy nhiên ở một số người có thể có các triệu chứng này trong suốt cả tháng. Các khối u xơ ở vú có xu hướng thay đổi kích thước trong suốt tháng và thường có thể di chuyển. Nếu có nhiều mô sợi, các khối u có thể được cố định ở một chỗ.Các triệu chứng kể trên cũng có thể là dấu hiệu của ung thư vú, vì vậy nếu phát hiện khối bất thường ở vú cần đến gặp bác sĩ để được phát hiện bệnh kịp thời. 3. Yếu tố nguy cơ của u xơ vú lành tính Phụ nữ ở độ tuổi từ 20 đến 50 tuổi.Phụ nữ sử dụng các thuốc có chứa estrogen như thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone. Thuốc có chứa estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh u xơ vú lành tính 4. Các phương pháp điều trị u xơ vú lành tính Nếu các u sợi tuyến < 2cm và không đau thì bác sĩ chỉ cần theo dõi bằng khám lâm sàng, siêu âm và nhũ ảnh khi đã xác định chính xác bằng sinh thiết nhờ kim nhỏ (FNAC).Theo dõi, điều trị triệu chứng, thay đổi lối sống: Hầu hết những phụ nữ mắc bệnh u xơ tuyến vú đều không cần điều trị xâm lấn. Các biện pháp điều trị tại nhà nhằm giảm đau và các khó chịu liên quan, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, chườm ấm hoặc chườm lạnh có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Bên cạnh đó, một số người thấy rằng việc hạn chế lượng caffeine, ăn chế độ ăn ít chất béo hoặc uống bổ sung axit béo thiết yếu giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh u xơ tuyến vú.Phẫu thuật bóc tách: Nếu u sợi >3cm thì có thể tiểu phẫu, mổ theo đường quầng vú để giữ độ thẩm mỹ. Sau khi phẫu thuật bóc tách có thể tái lại tùy theo cơ địa mỗi người.Phương pháp điều trị u tuyến sợi vú không để lại sẹo xấu như việc phẫu thuật lấy u. Đó là phương pháp đốt bằng nhiệt lạnh hay đốt bằng sóng cao tần. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò siêu âm để xác định chính xác vị trí của khối u rồi đưa nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao trực tiếp vào khối u làm phá hủy tế bào khối u. Phương pháp này chỉ cần gây tê tại chỗ là đủ. Song lưu ý, đốt nhiệt lạnh thì khối u không mất ngay lập tức mà nó sẽ teo dần theo thời gian. Việc sử dụng phương pháp điều trị nào cần có sự tư vấn kỹ càng của bác sĩ chuyên khoa để tránh xảy ra tai biến. Nhờ phương pháp này, thay vì phải mổ hở để lấy khối u như trước, bác sĩ chỉ cần đưa kim của máy VABB vào cắt khối u và hút khối u ra. Bệnh nhân sẽ ít đau đớn và không để lại sẹo. Đặc biệt là không gây biến dạng vú, không cần nằm viện. Bệnh nhân không cần phải chịu nhiều vết rạch để lấy u mà chỉ cần 1 lần đâm kim duy nhất là đã có thể xử lý các khối u, thậm chí là điều trị nhiều khối u cùng một lúc. Loại bỏ u xơ vú mà không cần phẫu thuật;;;;;Hút khối u vú chân không là kỹ thuật có được hỗ trợ của lực hút chân không, kỹ thuật này đã được triển khai rộng rãi trên thế giới và có ở Việt Nam trong khoảng 2 năm trở lại đây. Hút u tuyến vú chân không được sử dụng trong cả chẩn đoán và điều trị:Chẩn đoán: Trường hợp dùng kim sinh thiết nhỏ khó lấy được các mảnh mô, bác sĩ sẽ sử dụng kim sinh thiết lớn với lực hút chân không để lấy được các mảnh mô to để làm giải phẫu bệnh.Điều trị: Kỹ thuật này sẽ loại bỏ hoàn toàn tổn thương khối u vú, sử dụng tốt với các u xơ kích thước lớn từ 2cm trở lên hoặc 1,5cm nếu bệnh nhân mong muốn... Hút u tuyến vú chân không là kỹ thuật đơn giản, dưới hướng dẫn của siêu âm, bác sĩ có thể kiểm soát được toàn bộ thời gian và quan sát được khối u vú đã được lấy hết hoàn toàn hay chưa. Trong trường hợp vú có khối u nhỏ, bờ, xù xì hoặc có tiến triển nhanh, nếu mổ mở có thể lẫn vào mỡ khiến bác sĩ Ngoại khoa rất khó có thể lấy được thì phương pháp hút u tuyến vú chân không hỗ trợ đắc lực. Khối u vú lành tính sau khi được hút chân không, bác sĩ sẽ dặn dò người bệnh vệ sinh vết thương, để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ thì người bệnh sẽ được dán băng dính thẩm mỹ để sẹo liền nhanh, đẹp hơn, nhỏ hơn. Bệnh nhân được theo dõi 1 tháng - 3 tháng - 6 tháng để đánh giá sẹo sâu bên trong tuyến vú có nhỏ đi hay bất thường không, máu tụ đã tan hết chưa. Bệnh nhân sẽ được ép sau khi làm thủ thuật hút chân không khối u vú khoảng 10 phút để không bị chảy máu, bệnh nhân cần kiêng vận động mạnh và thực hiện chế độ ăn uống như bình thường. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây;;;;;Nhờ sự ra đời của kỹ thuật đốt sóng cao tần (RFA), quá trình điều trị bệnh nhân mắc u tuyến giáp thể lành tính trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Với ưu điểm không đau, không để lại sẹo, có thể ra viện ngay trong ngày, RFA là chỉ định đầu tay của nhiều bác sĩ, cũng như được đông đảo người dân tin chọn. Hơn 91% khối u lành tuyến giáp biến mất hoàn toàn nhờ điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần (RFA) Sau lần đi khám sức khỏe tại địa phương, cô N. T. M (50 tuổi, ở Hải Phòng) ngỡ ngàng phát hiện có nhân tuyến giáp kích thước 30mm, thể tích 7,5cm3. Được tư vấn mổ bóc nhân, tuy nhiên, cô M. ngần ngại chưa muốn phẫu thuật vì lo sợ các biến chứng có thể xảy ra. Lúc này kết quả siêu âm cho thấy, nhân giáp của cô M. đã tăng thể tích lên 8,5cm3, tăng sinh mạch máu nhiều. Sau khi được bác sĩ giải thích kỹ càng về phương pháp với ưu điểm xâm lấn tối thiểu, an toàn, ít gây biến chứng, cô M. và gia đình mới an tâm thực hiện. Dưới hướng dẫn của máy siêu âm, bác sĩ sử dụng kim đốt nhân giáp bằng sóng cao tần. Sau 30 phút, thủ thuật hoàn tất, không còn mạch máu trong nhân. Cô M. ở lại viện theo dõi thêm 1 giờ, diễn biến ổn định và được xuất viện ngay trong ngày. Kết quả tái khám sau khoảng 2 tháng, khối u của bệnh nhân giảm gần 58% thể tích, không thấy lồi cổ và cảm giác vướng cổ. Th S. Bác sĩ lý giải thêm về kỹ thuật thực hiện điều trị cho bệnh nhân: Đốt sóng cao tần để điều trị u lành tuyến giáp là phương pháp hủy khối u bằng nhiệt gây ra do sự ma sát của các ion trong mô, dưới tác động của dòng điện xoay chiều có tần số cao. Nhiệt được tạo ra làm khô mô xung quanh, gây mất nước trong tế bào và hoại tử đông khối u tuyến giáp, từ đó khiến kích thước khối u nhỏ dần theo thời gian. Một số nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra thống kê: Nhờ phương pháp đốt sóng cao tần, hơn 91% khối u lành tuyến giáp đã biến mất hoàn toàn. Số còn lại chỉ để lại mô sẹo, không còn mạch máu nuôi u khiến u không thể phát triển thêm và tỷ lệ tái phát rất thấp. RFA - Phương pháp điều trị không cần mổ, an toàn và hiệu quả cao Hiện nay, nhờ những ưu điểm vượt trội sau mà phương pháp đốt sóng cao tần u lành tuyến giáp là chỉ định đầu tay của các bác sĩ đối với những bệnh nhân mắc bệnh: Có thể bảo tồn tối đa tuyến giáp; An toàn, ít để lại biến chứng; Không cần mổ, không đau, không để lại sẹo; Tiết kiệm thời gian, chỉ mất khoảng 15-40 phút thực hiện, không cần nằm viện; Không cần sử dụng thuốc sau điều trị. Th S. BS Đỗ Đức Linh cho biết: So với phương pháp phẫu thuật, tỷ lệ gặp biến chứng khi thực hiện RFA thấp hơn nhiều. Phẫu thuật bóc tách nhân giáp thường khó tránh khỏi phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, dẫn tới một số nguy cơ như: suy giáp, gây co quắp chân tay, thay đổi giọng nói. Từ thực tế có thể điều trị u lành tuyến giáp bằng phương pháp RFA dễ dàng, hiệu quả cao, bác sĩ đưa ra khuyến cáo: Khi có chỉ định điều trị, bệnh nhân nên thực hiện ngay, tránh trì hoãn gây khó khăn trong điều trị và có thể để lại nhiều biến chứng không mong muốn như: viêm tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến giáp, khối u tăng kích thước chèn các mô/ cơ quan lân cận gây khó thở, khó nuốt… Theo đó, bác sĩ chỉ rõ những trường hợp nên được điều trị u lành tuyến giáp bằng phương pháp RFA: Khối u tuyến giáp có kích thước to, lồi vùng cổ, ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Khối u ở cổ chèn ép các cơ quan xung quanh, gây nuốt vướng, khó thở, thay đổi giọng nói, khô họng… Nhân độc tuyến giáp gây triệu chứng cường giáp. Định kỳ sau 3-6 tháng thực hiện, bệnh nhân nên tái khám cùng bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ chẩn đoán hình ảnh trực tiếp làm thủ thuật trước đó để đưa ra đánh giá chính xác về kết quả điều trị.;;;;;U xơ tuyến vú là khối u rắn thường không đau Nguyên nhân cụ thể của bệnh u xơ tuyến vú vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho rằng sự thay đổi của hormone nội tiết estrogen và testosterone có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.Điều trị u xơ vú có thể bao gồm theo dõi để phát hiện những thay đổi về kích thước hoặc cảm giác, sinh thiết để đánh giá khối u hoặc phẫu thuật để loại bỏ nó.Mặc dù không có hại nhưng u xơ vú có thể làm cho việc phát hiện ung thư vú trở nên khó khăn hơn. 2. Triệu chứng u xơ vú Khối u vú trong u xơ vú thường có các đặc điểm sau:Tròn với đường viền rõ ràng, mịn màng.Dễ dàng di chuyển.Không đau.Phụ nữ có thể có một hay nhiều u xơ ở một hoặc cả hai vú. Các triệu chứng có thể sẽ biến mất sau khi đến tuổi mãn kinh do sự sản xuất các hormone này giảm và nồng độ hormone trong máu đã đi vào ổn định. Ở phụ nữ khỏe mạnh, các mô vú bình thường thường cảm thấy sần. Cần khám với bác sĩ nếu:Bạn phát hiện một khối u vú mới.Bạn nhận thấy những thay đổi khác trong ngực của bạn.Một khối u vú bạn kiểm tra trước đó đã phát triển hoặc thay đổi và dường như tách biệt với các mô vú xung quanh. Khi thấy thay đổi trong ngực nên kiểm tra u xơ tuyến vú 4. Các loại u xơ vú Ngoài u xơ đơn giản, còn có:U xơ phức tạp: Chúng có thể chứa những thay đổi, chẳng hạn như sự phát triển quá mức của các tế bào (tăng sản). Một nhà nghiên cứu bệnh học đưa ra chẩn đoán u xơ phức tạp sau khi xem xét mô từ sinh thiết.U xơ thanh thiếu niên: Đây là loại u vú phổ biến nhất được tìm thấy ở các bé gái và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 10 đến 18. Những u xơ này có thể phát triển lớn, nhưng hầu hết co lại theo thời gian và một số biến mất.U xơ khổng lồ: Chúng có thể phát triển đến lớn hơn 2 inch (5 cm). Chúng có thể cần phải được loại bỏ bởi vì có thể đề vào hoặc thay thế các mô vú khác.Khối u phyllodes: Mặc dù thường là lành tính, một số khối u phyllodes có thể trở thành ung thư (ác tính). Các bác sĩ thường khuyên rằng chúng nên được loại bỏ. U xơ tuyến vú không làm tăng nguy cơ mắc ung thư nhưng những thay đổi trong vú có thể khiến cho việc phát hiện và chẩn đoán ung thư qua kiểm tra vú hoặc chụp nhũ ảnh trở nên khó khăn hơn.Hầu hết các u xơ không ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, nguy cơ ung thư vú của bạn có thể tăng nhẹ nếu bạn bị u xơ phức tạp hoặc khối u phyllodes.Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Loại bỏ u xơ vú mà không cần phẫu thuật;;;;;Bệnh nhân L.T.U, 72 tuổi, không lập gia đình. Cách đây khoảng gần 5 tháng, bệnh nhân cảm thấy đau tức nhẹ vùng vú trái. Sau khi khi kiểm tra bằng tay, bệnh nhân sờ thấy khối u ở vùng vú trái, ấn đau. Bệnh nhân L. T. U, 72 tuổi, không lập gia đình. Cách đây khoảng gần 5 tháng, bệnh nhân cảm thấy đau tức nhẹ vùng vú trái. Sau khi khi kiểm tra bằng tay, bệnh nhân sờ thấy khối u ở vùng vú trái, ấn đau. Bệnh nhân L. T. + Vú trái: có khối u ở ¼ trên ngoài vú trái, kích thước khoảng 2.5cm, mật độ chắc, không di động, ấn đau, không chảy dịch núm vú, không có biến dạng co kéo núm vú. + Chưa phát hiện hạch nách, hạch thượng đòn. + Tiền sử gia đình: Mẹ ruột và em gái không mắc bệnh tương tự. v Siêu âm tuyến vú: Theo dõi ung thư vú (T). v Kết quả xét nghiệm tế bào học tuyến vú (T) do chuyên gia giải phẫu bệnh PGS TS Tạ Văn Tờ kết luận: Ung thư biểu mô tuyến vú. Hình ảnh: Đám tế bào ung thư trên tiêu bản tế bào học tuyến vú của bênh nhân L. T. U Bệnh nhân L. T. U đã được: phẫu thuật cắt bỏ vú trái; nạo vét hạch lympho vùng nách; làm xét nghiệm mô học trên mẫu tuyến vú được phẫu thuật. Sau khi có kết quả mô bệnh học này, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác giai đoạn bệnh; mức độ xâm lấn để từ đó chọn phương pháp điều trị thích hợp (hóa trị, xạ trị, liệu pháp toàn thân hay kết hợp các phương pháp trên). Bệnh nhân L. T. U không phải là trường hợp hiếm mắc ung thư vú hiện nay, theo PGS. TS. Ung thư vú là một bệnh lý ác tính xuất hiện trong các tế bào ở mô của vú. Những tế bào này thường phát sinh từ các ống dẫn hoặc tiểu thùy ở vú, sau đó có thể lây lan trong các mô hoặc cơ quan, các bộ phận khác của cơ thể. Hiện nay, ung thư vú là một trong những loại ung thư hay gặp và chiếm tỷ lệ tử vong hàng đầu trong số các bệnh ung thư khác của nữ giới ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các triệu chứng thường gặp: Triệu chứng thường gặp của ung thư vú là một khối u có thể sờ nắn được bằng tay, có kích thước khoảng từ 1cm trở lên và không đau. Tuy nhiên, cần lưu ý một vài dấu hiệu bất thường khác để phát hiện ung thư vú như: v Tuyến vú xuất hiện khối u với đặc điểm: kích thước khoảng từ 1cm trở lên, không đau, chắc hoặc cứng, ít di động. v Tiết dịch núm vú, nhất là khi có lẫn máu hoặc có màu hơi đen; v Tổn thương dạng chàm khiến núm vú trở nên đỏ, đóng vảy hoặc loét, khuyết; v Núm vú bị thụt vào trong; v Xuất hiện vết lõm hoặc nếp nhăn kéo lõm bề mặt của tuyến vú; v Tổn thương dạng “da cam” của tuyến vú. Các thăm dò cận lâm sàng: v Siêu âm tuyến vú v Chụp mamo tuyến vú v Chụp CT tuyến vú v Xét nghiệm: CEA, CA 153, chọc hút kim nhỏ hoặc xét nghiệm mô bệnh học khối u (là tiêu chuẩn vàng) Các yếu tố nguy cơ hay gặp ở bệnh nhân ung thư vú v Phụ nữ lớn tuổi; v Tiền sử gia đình : Phụ nữ có mẹ, chị, em gái hoặc con gái mắc bệnh ung thư vú; v Chế độ dinh dưỡng không hợp lý dùng nhiều chất béo, rượu, bia; v Có kinh trước tuổi 12, mãn kinh muộn sau tuổi 55; v Dùng thuốc tránh thai, dùng estrogen thay thế; v Có con muộn, không sinh con, không cho con bú. Tầm soát ung thư vú: - Tự kiểm tra cơ thể của bản thân: - Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Khám lâm sàng tuyến vú, siêu âm… 1. Cancer Australia. Guide for Women with early breast cancer 2012 2. Tài liệu “Ung thư vú: Những điều phụ nữ Việt Nam nên biết” (Chương trình Health is Gold! – Sức khỏe là vàng, do Trường Y, Đại học California – San Francisco (UCSF) ấn hành). 3. Bệnh học ung thư vú- Đại Học Y Hà Nội 2000- Nhà Xuất bản Y học Hà Nội
question_56
Giải đáp: Viêm loét giác mạc có để lại sẹo không?
doc_56
1. Khái quát về viêm giác mạc 1.1. Khái niệm Viêm giác mạc là bệnh lý nhiễm trùng giác mạc. Trong đó, giác mạc nằm phía trước con ngươi, là lớp mô trong suốt, trực tiếp chịu trách nhiệm dẫn truyền ánh sáng vào thủy tinh thể từ môi trường bên ngoài 1.2. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm giác mạc và tất cả chúng được phân loại thành 4 nhóm như sau: – Vi sinh vật: Có thể là vi khuẩn, virus, nấm hoặc ký sinh trùng. Trong đó, vi khuẩn nguyên nhân viêm giác mạc có thể là tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn,…; virus nguyên nhân viêm giác mạc có thể là Herpes Simplex Virus, Varicella Zoster Virus,…; nấm nguyên nhân viêm giác mạc có thể là Aspergillus, Cephalosporin, Fusarium,… và ký sinh trùng nguyên nhân viêm kết mạc có thể là Amip hay còn gọi là Acanthamoeba. Viêm giác mạc có thể phát sinh do Herpes Simplex Virus. – Biến chứng của một số bệnh lý nhãn khoa và một số bệnh lý toàn thân như bệnh lý mi mắt, bệnh lý mí mắt, bướu cổ, tiểu đường,… – Thiếu Vitamin A. – Chấn thương: Như chấn thương do ma sát với các vật thể cứng, rắn, sắc, nhọn,…; chấn thương do ma sát với kính áp tròng; chấn thương do thuốc. 1.3. Dấu hiệu nhận biết Viêm giác mạc có biểu hiện tương đối rõ ràng, mặc dù không đặc trưng. Cụ thể, bạn có thể sử dụng những dấu hiệu sau để nhận biết sự tồn tại của viêm giác mạc ở bản thân (nếu có): – Mi mắt sưng, phù nề, co quắp,… dẫn đến tình trạng mắt mở khó khăn. – Mắt xuất hiện dị cảm như cộm, mỏi, rát, nóng, đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội. – Mắt đỏ và chảy nước hoặc chảy mủ, ít hoặc nhiều. – Giác mạc mờ, đục, gồ ghề với nhiều chấm/nhiều vùng màu trắng/màu xám xuất hiện tại trung tâm. Thỉnh thoảng, giác mạc còn xuất hiện một/một vài vết loét hình bầu dục/hình tròn, đa dạng về kích thước, có thể nhỏ hoặc nhỏ, tùy từng bệnh nhân. 2. Viêm loét giác mạc có để lại sẹo không và cách hạn chế tối đa 2.2. Chẩn đoán và điều trị – Nhuộm Fluorescein: Một mảnh giấy siêu mỏng chứa thuốc nhuộm Fluorescein màu cam được chuyên gia nhãn khoa đặt lên mắt bệnh nhân. Sau khi giác mạc bệnh nhân thấm thuốc nhuộm từ mảnh giấy, chuyên gia nhãn khoa dùng đèn khe, chiếu ánh sáng xanh dương vào mắt bệnh nhân. Giác mạc bệnh nhân, nếu có viêm, sẽ chuyển từ màu cam của thuốc nhuộm Fluorescein sang màu xanh dương của ánh sáng đèn khe. Chuyên gia dùng đèn khe, chiếu ánh sáng xanh dương vào mắt bệnh nhân. – Lấy mẫu bệnh phẩm để thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm chẩn đoán xác định viêm giác mạc: Chuyên gia nhãn khoa gây tê tại chỗ và tiến hành nạo một chút mô tại vị trí giác mạc nghi ngờ nhiễm trùng. Có 2 phương pháp điều trị viêm giác mạc là điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Trong đó, bệnh nhân viêm giác mạc nhẹ sẽ được chuyên gia nhãn khoa chỉ định điều trị nội khoa còn bệnh nhân viêm giác mạc nặng sẽ được chuyên gia nhãn khoa chỉ định điều trị ngoại khoa. Điều trị nội khoa được chuyên gia nhãn khoa chỉ định cho bệnh nhân viêm giác mạc nhẹ. Chuyên gia nhãn khoa sẽ tiến hành phương pháp này với nguyên tắc chung là: “Kết hợp điều trị nguyên nhân viêm giác mạc và điều trị triệu chứng viêm giác mạc”. Theo đó, một số thông tin cốt lõi về điều trị nguyên nhân viêm giác mạc chúng ta có là: – Viêm giác mạc do vi khuẩn: Nếu có thể xây dựng kháng sinh đồ, bệnh nhân viêm giác mạc sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ đã được xây dựng. Nếu không thể xây dựng kháng sinh đồ, bệnh nhân viêm giác mạc sử dụng kháng sinh phổ rộng để kiểm soát bao quát vi khuẩn gây viêm giác mạc. – Viêm giác mạc do virus, nấm, ký sinh trùng: Bệnh nhân dùng thuốc kháng virus, kháng nấm, kháng ký sinh trùng. Thuốc điều trị viêm giác mạc nói chung (cả thuốc điều trị nguyên nhân và thuốc điều trị triệu chứng) thường là thuốc nhỏ. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả điều trị viêm giác mạc, bệnh nhân có thể sẽ được điện di, nhằm tăng cường mức độ thẩm thấu của thuốc điều trị vào giác mạc. Điều trị nội khoa viêm giác mạc có một số lưu ý như sau: – Không sử dụng thuốc điều trị viêm giác mạc chuyên gia nhãn khoa không chỉ định. – Không băng mắt để không tạo điều kiện cho sự phát triển của các tác nhân gây viêm giác mạc. – Đeo kính bảo vệ mắt trước các tác nhân tiêu cực từ môi trường, như nước, bụi,… – Không đeo kính áp tròng cũng như không trang điểm trong thời gian điều trị nội khoa viêm giác mạc. Trong thời gian điều trị nội khoa viêm giác mạc, không đeo kính áp tròng . Điều trị ngoại khoa được chuyên gia nhãn khoa chỉ định cho bệnh nhân viêm giác mạc nặng. Cụ thể, chúng có thể là một trong hai phẫu thuật là: Phẫu thuật ghép giác mạc và phẫu thuật múc nhãn cầu. Điều trị ngoại khoa viêm giác mạc có một số lưu ý như sau: – Tình trạng chảy máu cần được theo dõi liên tục trong ngày đầu tiên sau phẫu thuật. – Nếu phẫu thuật múc nhãn cầu, sau phẫu thuật, bệnh nhân phải thay băng mắt hàng ngày và mắt giả nên được lắp nhanh, không trì hoãn. – Vùng phẫu thuật cần được bảo vệ tuyệt đối trước các tác nhân tiêu cực từ môi trường như nước, bụi,… – Sau lắp mắt giả, việc vệ sinh mắt giả bệnh nhân phải thực hiện hàng ngày, bằng nước muối sinh lý 0,9%, để hạn chế nguy cơ viêm kết mạc. – Lắp mắt giả 1 tuần, bệnh nhân phải tái khám.
doc_37941;;;;;doc_44142;;;;;doc_35806;;;;;doc_30126;;;;;doc_46570
(SK&ĐS) - Giác mạc là một mảnh mô mỏng, trong suốt nằm phía trước con ngươi mắt, có nhiệm vụ bảo vệ mắt và góp phần vào hoạt động khúc xạ của mắt. Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut hoặc nấm xâm nhập. &#160; Khi giác mạc bị viêm loét sẽ dẫn đến các di chứng và biến chứng như sẹo giác mạc, teo nhãn, lồi mắt cua và làm giảm thị lực, thậm chí mù loà. Đây là loại bệnh có nguy cơ gây mù khá cao, chỉ sau bệnh đục thủy tinh thể và glôcôm. Nguyên nhân gây viêm loét giác mạc thường do sau một chấn thương trong sinh hoạt, lao động như bị bụi, côn trùng, mảnh kính vỡ nhỏ bắn vào mắt;... hạt thóc, lá lúa, cọng rơm, bụi đá mài, cành cây quệt vào mắt,... ; Sau các bệnh lý như: viêm kết mạc, hở mi, do liệt thần kinh, rối loạn chuyển hoá, viêm loét giác mạc do thiếu &#160;&#160; vitamin A (thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng); Hoặc do dùng kính sát tròng không đúng cách, tự ý dùng thuốc nhỏ mắt kéo dài mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa... &#160; Biểu hiện nhận biết Người bệnh bị viêm loét giác mạc sẽ có các biểu hiện sau: - Đau nhức mắt: Mắt đau nhức nhối&#160; âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau (ánh sáng, va chạm). - Chảy nước mắt: Khi người bệnh tự mở mắt, hoặc vành vi mắt nước mắt sẽ chảy ràn rụa. - Chói, sợ ánh sáng: Người bệnh luôn nhắm nghiền mắt, mi mắt nhắm chặt lại. Trẻ nhỏ thì luôn chúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt. -&#160; Mắt nhìn mờ: Thị lực giảm tuỳ theo mức độ của bệnh. - Mắt đỏ, đặc biệt đỏ nhiều quanh tròng đen. Đôi khi sẽ thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen. - Xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở trên giác mạc, nhưng thường ở trung tâm giác mạc. Bệnh viêm loét giác mạc nếu tiến triển nặng, vết loét càng rộng sẽ dẫn đến biến chứng như sẹo giác mạc, teo nhãn, lồi mắt cua, giảm thị lực thậm chí mù lòa nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách. &#160; Cần phát hiện và điều trị sớm Tuy bệnh viêm loét giác mạc sau khi điều trị khỏi vẫn thường để lại di chứng,&#160; đó là các vết sẹo đục, trắng làm cho giác mạc mất tính trong suốt nhưng việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm di chứng, cải thiện tốt thị lực. Sẹo giác mạc mỏng hay dày, to hay nhỏ phụ thuộc tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Nếu bệnh nhẹ sau khi khỏi sẽ để lại sẹo mỏng, nông ít ảnh hưởng đến thị lực. Nếu bệnh nặng hơn sẽ để lại sẹo đục, dày, rộng không những làm thị lực mờ đi mà còn gây ra viêm loét tái phát, đặc biệt khi cơ thể giảm sức đề kháng. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp. &#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160;&#160; Ảnh: M... văng vào mắt, người bệnh không biết cách xử trí, dụi mắt liên tục khiến giác mạc bị&#160; tổn thương (trầy xước) tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut hoặc nấm xâm nhập gây viêm loét. Ngoài ra một số người bệnh bị viêm kết mạc, đau mắt hột đã tự ý dùng thuốc nhỏ mắt mà không chỉ định của bác sĩ chuyên khoa hoặc lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc nhỏ mắt có chứa prednisolon, dexamethason hay hydrocortison khiến bệnh ngày càng nặng gây thủng, hoại tử giác mạc, gần như mù lòa... Do đó cách phòng tránh các tác nhân gây bệnh và điều trị các bệnh lý về mắt có thể dẫn đến viêm loét giác là vô cùng quan trọng. Trong sinh hoạt và lao động sản xuất, đặc biệt là thời điểm ngày mùa như hiện nay, bà con nông dân khi gặt lúa, sử dụng máy tuốt lúa cần chú ý: Tránh để hạt lúa văng vào mắt hay lá lúa quệt vào mắt, nên sử dụng kính bảo vệ mắt khi dùng máy tuốt lúa. Khi ra đường nên đeo kính để tránh bụi, dị vật, côn trùng bay vào mắt. Nếu chẳng may bị dị vật, côn trùng bay vào mắt không nên dụi mắt liên tục mà ngay lúc đó cần nhúng mắt trong một cốc nước sạch và nháy liên tục dị vật nhỏ hoặc côn trùng có thể sẽ trôi ra. Tuyệt đối không nên&#160; dùng các loại lá cây, côn trùng đắp vào mắt theo mách bảo sẽ rất nguy hiểm. Khi được khám xác định là viêm loét giác mạc người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ và tái khám theo định kỳ để phòng ngừa bệnh tái phát. Vì thường sau mỗi lần viêm loét tái phát, sẹo giác mạc sẽ dày hơn và thị lực giảm nhiều hơn so với lần trước hoặc có thể tiến triển trầm trọng hơn. Nếu bị các bệnh về mắt như viêm kết mạc (đau mắt đỏ), lông quặm,... người bệnh cần đi khám để được điều trị đúng cách, tránh biến chứng dẫn đến viêm loét giác mạc. &#160;&#160;&#160; BS. Trọng Nghĩa &#160;;;;;;Giác mạc là một màng mỏng, trong suốt, không có mạch máu. Vì là một lớp rất mỏng, lại là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên giác mạc rất dễ bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virut hoặc nấm xâm nhập. Một trong những tổn thương rất nặng của giác mạc gây ảnh hưởng trầm trọng đến thị lực là bệnh loét giác mạc. Khi giác mạc bị viêm loét sẽ dẫn đến các di chứng và biến chứng như sẹo giác mạc, teo nhãn, lồi mắt và làm giảm thị lực, thậm chí mù lòa. Những tác nhân vô tình Viêm loét giác mạc (VLGM) có thể khởi đầu từ nguyên nhân tổn thương mắt, nhiễm khuẩn hay kết hợp cả hai. Do côn trùng, lá cây, bụi than, mảnh kính vỡ hay phoi tiện... chẳng may bắn vào giác mạc. Dùng kính sát tròng không đúng cách, tự dùng thuốc nhỏ không đúng, đặc biệt dùng thuốc nhỏ có chất dexa khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt; các bệnh đau mắt đỏ, lông quặm không được điều trị, hở mi do liệt thần kinh số VII... là căn nguyên gây loét giác mạc. Những trường hợp tổn thương nhẹ như trầy giác mạc cũng có thể phát triển thành loét giác mạc tại vùng đó. Những trường hợp tổn thương nặng do hóa chất cũng có thể gây loét dạng không nhiễm khuẩn. Biểu hiện và những di chứng khó lường Bệnh nhân viêm loét giác mạc có những triệu chứng sau: Đau nhức mắt: mắt đau nhức nhối âm ỉ, từng lúc dội lên, bất cứ một tác động nào cũng làm tăng cảm giác đau (ánh sáng, va chạm). Chảy nước mắt: khi người bệnh tự mở mắt, hoặc vành mi mắt, nước mắt sẽ chảy ràn rụa. Chói, sợ ánh sáng: người bệnh luôn nhắm nghiền mắt, mi mắt nhắm chặt lại. Trẻ nhỏ thì luôn chúi đầu vào lòng mẹ, không dám mở mắt. Mắt nhìn mờ: thị lực giảm tùy theo mức độ của bệnh. Mắt bị VLGM sẽ đỏ, đặc biệt đỏ nhiều quanh tròng đen; xuất hiện đốm trắng to hay nhỏ ở bất cứ nơi nào trên giác mạc, nhưng thường ở trung tâm giác mạc; đôi khi sẽ thấy một ngấn mủ màu trắng ở trước tròng đen. VLGM nếu được điều trị tốt, khi lành bệnh sẽ để lại vết sẹo. Vết sẹo mỏng hay dày, to hay nhỏ tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. VLGM tiến triển nặng hơn sẽ gây thủng giác mạc. Nếu lỗ thủng nhỏ có thể tự bít nhờ mống mắt. Nếu lỗ thủng to sẽ gây xẹp mắt và dẫn đến teo nhãn sau này. Kết quả điều trị phụ thuộc vào bệnh nhân đến sớm hay muộn, phụ thuộc vào độ lớn, độ sâu của vết loét và nhất là tác nhân gây bệnh. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ cho những loại thuốc thích hợp. Chủ yếu là thuốc nhỏ tại chỗ. Chú ý, bệnh nhân VLGM không nên băng kín mắt, vì khi băng kín mắt sẽ làm cho mắt nóng, ẩm và bẩn. Những điều kiện này sẽ giúp cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Có thể đeo kính mát để bảo vệ mắt và giúp mắt bớt kích thích. Một số cách điều trị khác: điện di giác mạc: mục đích đưa thuốc vào giác mạc nhiều hơn; ghép màng ối: giúp cho vết loét mau lành và bít lỗ thủng giác mạc; ghép giác mạc: thay thế phần giác mạc bị loét biến chứng thủng, thay thế phần sẹo giác mạc. VLGM là một bệnh nặng và sẽ để lại di chứng về sau mặc dù được điều trị tốt, do đó vấn đề phòng bệnh là quan trọng nhất. Nếu đã bị VLGM thì nên đến khám tại bệnh viện có đủ điều kiện về chẩn đoán, xét nghiệm để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc điều trị tốt hơn. Khi được khám xác định là viêm loét giác mạc, người bệnh phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ và tái khám theo định kỳ để phòng ngừa bệnh tái phát. Vì thường sau mỗi lần viêm loét tái phát, sẹo giác mạc sẽ dày hơn và thị lực giảm nhiều hơn so với lần trước hoặc có thể tiến triển trầm trọng hơn. Nếu bị các bệnh về mắt như viêm kết mạc (đau mắt đỏ), lông quặm, hay xuất hiện các triệu chứng nêu ở trên... người bệnh cần đi khám để được điều trị đúng cách, tránh biến chứng dẫn đến viêm loét giác mạc, không được dùng các loại lá cây hoặc côn trùng đắp vào mắt. Bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa khi bị đau mắt đỏ nếu không có điều kiện khám bệnh thì có thể dùng các loại thuốc nhỏ: chloramphenicol, gentamycine, tobramycin. Tuyệt đối không dùng loại thuốc có chất dexa để nhỏ khi không có sự đồng ý của bác sĩ nhãn khoa.;;;;;Nguyên nhân & phương pháp điều trị viêm loét giác mạc Giác mạc (hay còn gọi là lòng đen) là lớp màng trong suốt có hình chỏm cầu chiếm 1/5 phía trước nhãn cầu. Một loạt các bệnh và rối loạn có thể ảnh hưởng đến giác mạc. Ngay cả những kích ứng mắt dường như nhỏ cũng có thể dẫn đến viêm loét giác mạc. Viêm loét giác mạc là tình trạng nhiễm trùng của giác mạc. Viêm loét giác mạc phá hủy các mô giác mạc làm các tổ chức ở giác mạc bị tổn thương, hoại tử tạo thêm nhiều ổ loét. Đây là một bệnh rất phổ biến và để lại những hậu quả vô cùng nguy hiểm vì có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, teo nhãn cầu, thậm chí là mất toàn bộ thị lực. Thăm khám mắt định kỳ để phòng ngừa viêm loét giác mạc 2. Nguyên nhân gây ra viêm loét giác mạc Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc bị viêm do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm), chấn thương hoặc do để kính áp tròng quá lâu. Điều trị sớm là điều cần thiết vì loét giác mạc có thể dẫn đến mất thị lực. 3. Triệu chứng của viêm loét giác mạc Mi sưng nề, co quắp mi. Khó mở mắt. Khó chịu, mỏi mắt, mắt nóng rát. Cảm giác như có dị vật trong mắt. Chảy nước mắt, đỏ mắt, mờ mắt. Giảm thị lực. Nhạy cảm với ánh sáng. Giác mạc đục do viêm nhiễm. Xuất hiện đốm trắng hoặc màu xám trên giác mạc, thường là ở vùng trung tâm. Mạch máu kết mạc cương tụ sâu. Có ổ loét hình bầu dục hoặc hình tròn.Có một số trường hợp loét giác mạc quá nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi dành cho khám mắt. Dấu hiệu đầu tiên của viêm loét giác mạc có thể là chảy nước mắt, đỏ mắt 4. Ảnh hưởng của viêm loét giác mạc Viêm loét giác mạc có thể gây đau đớn và ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Trong một số trường hợp hiếm hoi, nó có thể dẫn đến các biến chứng có thể làm mất thị lực của bạn. Điều trị sớm là điều cần thiết vì viêm loét giác mạc có thể dẫn đến mất thị lực. Viêm loét giác mạc có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Các đối tượng có nguy cơ cao có thể bị viêm loét giác mạc:Người sử dụng kính áp tròng. Người có chế độ dinh dưỡng kém, thiếu Vitamin ANgười lao động ở các môi trường có nhiều khói, bụi, dị vật. Người sống ở môi trường vệ sinh kém, nguồn nước không đảm bảo. Người hay dụi mắt, không có thói quen rửa tay trước khi chạm vào mắt 6. Điều trị viêm loét giác mạc 6.1. Viêm giác mạc. Viêm giác mạc nhiễm trùng cần được thăm khám khẩn cấp. Có một số cách điều trị viêm giác mạc, tùy thuộc vào nguyên nhân. Bác sĩ nhãn khoa thường sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng khuẩn, kháng nấm hoặc kháng vi-rút để điều trị nhiễm trùng. Thuốc tra mắt theo toa, thuốc uống hoặc trong một số trường hợp, liệu pháp tiêm tĩnh mạch có thể được sử dụng cho những trường hợp nặng hơn.6.2. Loét giác mạcĐiều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, loại loét giác mạc và thường sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ kháng sinh trong những triệu chứng đầu tiên. Sau khi có xét nghiệm tìm được nguyên nhân thì chuyển dùng thuốc điều trị đặc hiệu. Loét giác mạc mất nhiều thời gian để hồi phục.Ghép giác mạc được dành riêng cho những trường hợp nặng hơn nếu không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Hình ảnh loét giác mạc;;;;;Loét giác mạc là tổn thương thường gặp ở vùng mắt, xảy ra khi giác mạc tiếp xúc với bụi bẩn, đất cát hoặc dị vật… Tình trạng này không chỉ làm suy giảm thị lực và gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn có nguy cơ biến chứng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách. Giác mạc là lớp mô trong suốt nằm ở phía trước con ngươi, tiếp xúc đầu tiên với ánh sáng và cho phép ánh sáng đi qua để mắt có thể nhìn được mọi vật. Loét giác mạc là tình trạng giác mạc bị tổn thương khi tiếp xúc với bụi bẩn, đất cát, dị vật, dụi mắt… và bị nhiễm trùng. Giác mạc bị loét, nhiễm trùng khá nguy hiểm vì có thể để lại những hậu quả như sẹo giác mạc, lồi mắt cua. Nguy hiểm hơn, nếu điều trị muộn và sai cách thì bệnh có thể gây mất một phần hoặc toàn bộ thị lực. Bệnh có thể lây truyền khi người bệnh dụi mắt, khiến vi khuẩn, virus, nấm lây lan sang các vật thể xung quanh. Người khỏe mạnh sử dụng chung đồ dùng cá nhân, tiếp xúc gần… có nguy cơ mắc bệnh cao. Tuy vậy, loét ở giác mạc thường không lây qua đường tiêu hóa hay đường hô hấp. Loét giác mạc là tình trạng giác mạc bị tổn thương khi tiếp xúc với bụi bẩn, đất cát, dị vật, dụi mắt… và bị nhiễm trùng 2. Nguyên nhân gây bệnh Loét ở vùng giác mạc có thể hình thành do rất nhiều tác nhân như: – Nhiễm khuẩn (tụ cầu, phế cầu, liên cầu…), nấm (nấm sợi, fusarium, aspergillus…) hoặc virus (zona, herpes…), ký sinh trùng gây viêm nhiễm ở vùng giác mạc. – Biến chứng của một số bệnh nhãn khoa thường gặp như lông quặm, hở mi do liệt dây thần kinh số 7 hoặc bệnh toàn thân như đái tháo đường, bướu cổ… – Chấn thương mắt khiến giác mạc bị tổn thương, dễ dàng bị các tác nhân có hại tấn công gây viêm nhiễm. – Khô mắt, lạm dụng thuốc nhỏ mắt, dùng kính áp tròng sai cách, vệ sinh không đảm bảo… Những người sinh sống ở khu vực có môi trường không đảm bảo, nhiều khói bụi, ô nhiễm thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Vệ sinh và chăm sóc mắt không đúng cách cũng có thể là lý do khiến mắt dễ dàng bị viêm, nhiễm bệnh. Một trong những tác nhân gây viêm loét giác mạc chính là phế cầu khuẩn 3. Biểu hiện loét giác mạc Khi bị viêm loét ở giác mạc mắt, mọi người thường gặp phải các triệu chứng cơ bản như: – Vết loét dạng đốm trắng mờ, xám ở trên giác mạc. – Tích tụ mủ ở phía sau giác mạc, gọi là mủ tiền phòng. – Giác mạc đỏ, đau, cảm giác có dị vật ở trong mắt. – Mắt nhạy cảm, đau nhức, dễ dàng bị kích ứng và khó chịu với ánh sáng. – Tăng tiết nước mắt, thường xuyên chảy nước mắt bất thường.\ – Kết mạc đỏ ngầu. – Khó mở mắt, phần mí mắt sưng nề, co quắp mi. – Giác mạc không còn bóng, trở nên gồ ghề, đục ngầu. Theo các bác sĩ nhãn khoa, loét ở giác mạc nếu không được điều trị sớm và đúng cách thì có nguy cơ cao dẫn tới tình trạng: Để lại sẹo đục, nhiễm trùng sâu, thủng giác mạc, lệch mống mắt, mất thị lực vĩnh viễn… Vết loét dạng đốm trắng mờ, xám ở trên giác mạc là biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh 5. Điều trị loét giác mạc 5.1. Chẩn đoán bệnh Bác sĩ sẽ đánh giá vết loét ở giác mạc bằng đèn khe – Dụng cụ cho phép kiểm tra mắt dưới độ phóng đại cao. Thông qua đèn khe, bác sĩ có thể nhìn rõ vết loét và nhỏ thuốc nhỏ mắt có chất nhuộm màu Fluorescein. Chất huỳnh quang sẽ nhuộm tạm thời vùng bị tổn thương của giác mạc và bác sĩ có thể đánh giá bệnh một cách dễ dàng. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể cạo bề mặt vết loét để lấy mẫu và nuôi cấy vi khuẩn giúp phục vụ cho quá trình điều trị trong tương lai. 5.2. Điều trị bệnh Giác mạc bị viêm loét cần được điều trị ngay lập tức để hạn chế tối đa tổn thương giác mạc cũng như nguy cơ gặp biến chứng. Đối với những người bị bệnh mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt, thuốc kháng sinh, kháng virus hoặc kháng nấm… tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cần sử dụng thuốc, nhỏ mắt và vệ sinh mắt khoa học theo chỉ dẫn của bác sĩ trong khoảng vài ngày. Một số trường hợp có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau để hạn chế tình trạng đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Phẫu thuật ghép giác mạc được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa 6. Phòng ngừa viêm loét giác mạc Để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu nguy cơ mắc viêm loét giác mạc, mọi người cần xây dựng một chế độ chăm sóc, vệ sinh mắt khoa học như sau: – Sử dụng kính áp tròng đúng cách, chất lượng, thay kính theo thời gian đã được hướng dẫn. – Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và khắc phục bằng việc đeo kính bảo vệ mắt. – Vệ sinh vùng mắt sạch sẽ và massage nhẹ nhàng mỗi ngày để kích thích mạch máu lưu thông giúp mắt khỏe mạnh hơn. – Tăng cường bổ sung vitamin A và các dưỡng chất cần thiết cho một đôi mắt sáng khỏe. – Không sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian quá lâu, nên có quãng nghỉ khoảng 10-15 phút sau 45 phút làm việc, học tập. – Khám mắt thường xuyên hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để điều trị sớm và đúng cách với bác sĩ có chuyên môn. Khám mắt thường xuyên hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để điều trị sớm và đúng cách;;;;;Viêm loét giác mạc là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ để lại nhiều di chứng nặng nề nếu không được kiểm soát nhanh và chính xác. Bài viết này chia sẻ mọi điều bạn cần biết để xác định, xử lý cũng như phòng tránh nó. Đọc ngay bạn nhé! 1. Nguyên nhân giác mạc viêm loét: Nằm phía trước con người, giác mạc – một lớp mô trong suốt, là bộ phận đầu tiên của mắt tiếp nhận ánh sáng. Viêm giác mạc là tình trạng giác mạc bị trầy và nhiễm trùng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể chia thành 4 nhóm sau: – Do vi khuẩn (tụ cầu, liên cầu, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh,…), virus (Herpes, Zona,…), nấm (Aspergillus, Cephalosporin, Fusarium,…) và ký sinh trùng Amip (hay Acanthamoeba). – Do biến chứng của một số bệnh lý khác, như: Bệnh lý mí mắt, bệnh lý mi mắt, bướu cổ, tiểu đường,… – Do thiếu Vitamin A. – Do các chấn thương, như: Bị các vật thể cứng, rắn, sắc, nhọn,… quẹt vào; sử dụng kính áp tròng kém chất lượng hoặc sai cách; dùng thuốc không đúng hướng dẫn,… Dùng kính áp tròng kém chất lượng hoặc sai cách có thể làm giác mạc viêm loét 2. Dấu hiệu nhận biết và biến chứng viêm loét giác mạc: Người bị loét giác mạc, thường có những triệu chứng sau: – Sưng nề và co quắp mi khiến mở mắt khó khăn. – Mắt xuất hiện cảm giác khó chịu như: Mỏi, rát, cộm, đau nhức âm ỉ. – Mắt chảy nước/mủ và đỏ. – Giác mạc mờ đục, gồ ghề, xuất hiện nhiều chấm hoặc nhiều vùng màu trắng/xám, tập trung ở trung tâm. – Có thể có một hoặc nhiều vết loét hình bầu dục/tròn, đôi khi nhỏ, đôi khi rộng hết cả giác mạc. 3. Chẩn đoán giác mạc viêm loét Nhuộm mắt Fluorescein: Chuyên gia sẽ nhỏ Fluorescein màu cam lên một mảnh giấy siêu mỏng rồi đặt nó lên mắt bạn để thuốc nhuộm thấm vào giác mạc. Sau đó, chuyên gia dùng đèn khe chiếu ánh sáng xanh dương vào mắt bạn. Lúc này, nếu giác mạc bị viêm loét, nó sẽ chuyển sang màu xanh dương giống ánh sáng đèn. Lấy mẫu xét nghiệm: Qua khám lâm sàng, nếu nhận thấy giác mạc bạn tồn tại vết loét, chuyên gia sẽ tiêm thuốc tê tại chỗ và lấy mẫu bệnh phẩm bằng cách nạo một chút mô loét. 4. Điều trị viêm loét giác mạc: 4.1. Điều trị nội khoa: Sau khi chẩn đoán xác định bạn bị loét giác mạc, trước tiên, chuyên gia sẽ tiến hành điều trị nội khoa, tuân thủ nguyên tắc chung: “Kết hợp sử dụng thuốc điều trị nguyên nhân bệnh và thuốc làm giảm triệu chứng”. Theo đó, một số thuốc điều trị nguyên nhân bệnh có thể kể đến là: – Loét giác mạc do vi khuẩn: Trong trường hợp làm được kháng sinh đồ, bạn sử dụng kháng sinh theo kháng sinh đồ đó. Trường hợp không làm được kháng sinh đồ, sử dụng kháng sinh phổ rộng. – Loét giác mạc do virus, nấm và ký sinh trùng: Dùng các thuốc chống virus, nấm, ký sinh trùng đặc hiệu chuyên gia đã chỉ định. Thuốc điều trị giác mạc viêm loét chủ yếu là thuốc nhỏ. Bạn cũng có thể được điện di giác mạc, đây là phương pháp giúp thuốc thẩm thấu vào giác mạc tốt hơn, nâng cao hiệu quả điều trị. Lưu ý khi điều trị nội khoa: – Chỉ sử dụng thuốc trong đơn kê của bác sĩ. – Để tránh tạo điều kiện nóng ẩm cho vi khuẩn phát triển, bạn không được băng kín mắt. – Nên đeo kính để bảo vệ mắt giác mạc trước những yếu tố tiêu cực của môi trường. – Không đeo kính áp tròng và trang điểm trong thời gian điều trị bệnh. – Không để giác mạc tiếp xúc với các vật thể ngoại lai. Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thuốc điều trị nội khoa 4.2. Điều trị ngoại khoa Nếu điều trị nội khoa không có kết quả, tình trạng viêm giác mạc tiến triển nặng, bác sĩ có thể cân nhắc 1 trong 2 phương pháp ngoại khoa sau: – Ghép giác mạc: Loại bỏ giác mạc viêm loét không thể cứu vãn và thay thế nó bằng giác mạc của người hiến tặng. – Phẫu thuật múc nội nhãn. Lưu ý khi điều trị ngoại khoa: – Sau phẫu thuật, phải thay băng hàng ngày và sớm lắp mắt giả (trường hợp phẫu thuật múc nội nhãn). – Ngày đầu tiên sau mổ, liên tục theo dõi tình trạng chảy máu. – Không để nước và các vật thể ngoại lai khác tiếp xúc với vùng phẫu thuật. – Về dinh dưỡng: Lựa chọn thức ăn mềm, đầy đủ dinh dưỡng. Ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ít bữa lớn. Và đảm bảo uống đủ 1,5-2l nước/ngày. – Sau khi lắp mắt giả, phải vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý để hạn chế viêm kết mạc. – Lắp mắt giả được 1 tuần thì phải tái khám. Ăn thức ăn mềm như cháo, súp,… và ăn nhiều bữa nhỏ thay vì ít bữa lớn 4. Phòng tránh viêm loét giác mạc: Để phòng tránh bệnh lý giác mạc viêm loét, bạn cần tuân thủ: – Thận trọng khi tắm tại ao, hồ, sông, suối, bể bơi,…: Đeo kính bơi hoặc an toàn hơn nữa thì không bơi tại các vùng nước tập thể. – Điều trị dứt điểm các bệnh lý có nguy cơ biến chứng loét giác mạc. – Cung cấp đầy đủ lượng Vitamin A mà cơ thể cần. – Đeo kính bảo hộ lao động, kính râm,…, hạn chế sử dụng kính áp tròng/sử dụng đúng cách chúng,… để loại bỏ tối đa nguy cơ giác mạc tiếp xúc với dị vật.
question_57
Đột quỵ xuất huyết não ít gặp nhưng rất nguy hiểm
doc_57
Đột quỵ là một bệnh lý cấp tính cực kỳ nguy hiểm bởi các biến chứng mà nó gây ra như: phù nề não, động kinh, viêm phổi, đau tim, trầm cảm, rối loạn thị giác, suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm vận động (co cứng cơ), liệt, nghẽn mạch máu, nhiễm trùng đường tiết niệu, thậm chí là tử vong. Đột quỵ gồm hai dạng là đột quỵ xuất huyết não và đột quỵ do tắc mạch máu não. Mặc dù ít phổ biến bằng đột quỵ tắc mạch máu não nhưng đột quỵ do xuất huyết não lại cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 40% và các triệu chứng cũng xuất hiện nhanh, trầm trọng hơn rất nhiều. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, người bệnh rất dễ gặp các biến chứng nặng, nguy hiểm đến tính mạng. 1.1 Nguyên nhân đột quỵ xuất huyết não Theo thống kê dịch tế học, có khoảng 8-18% đột quỵ là đột quỵ do xuất huyết não hay thường gọi là đột quỵ do vỡ mạch máu não. Nguyên nhân chính là do sự nứt vỡ động mạch trong não, khiến máu chảy trực tiếp vào nhu mô não, gây tổn thương não. Các yếu tố dễ làm nứt vỡ động mạch trong não gồm: – Xơ vữa động mạch – Huyết khối – Tăng huyết áp – Bệnh Amyloidosis não – Rối loạn đông máu – Dị dạng mạch máu não: dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch, u tĩnh mạch, … – Viêm mạch – Bệnh Amyloidosis não,… Đột quỵ do xuất huyết não (tai biến mạch máu não do vỡ mạch) chỉ chiếm 15% các ca đột quỵ nhưng tỷ lệ tử vong cao. 1.2 Đối tượng dễ bị đột quỵ xuất huyết não Với những người: tuổi cao, nghiện rượu, nghiện ma túy, hay thức khuya, thói quen tắm đêm, mất ngủ mạn tính, thiếu máu não, bệnh tim mạch, tiền sử bị đột quỵ,… là những đối tượng có nguy cơ cao bị đột quỵ, cần đặc biệt lưu ý. 2. Các triệu chứng lâm sàng chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não Đột quỵ do xuất huyết não thường xảy ra đột ngột, các triệu chứng rầm rộ, nhanh chóng điền hình như: – Tăng huyết áp đột ngột – Đau đầu, chóng mặt dữ dội – Buồn nôn, nôn – Tê, yếu, liệt đột ngột bất cứ bộ phận nào trên cơ thể – Khó kiểm soát chuyển động của mắt – Mất khả năng nói – Hôn mê, lú lẫn, co giật – Rối loạn đại tiểu tiện – Sốt cao,… – Tử vong Đột quỵ do vỡ mạch máu não các triệu chứng thường rầm rộ, nếu không được xử trí ngay có thể tử vong nhanh chóng. 3. Chẩn đoán hình ảnh xác định tổn thương xuất huyết não Ngoài các triệu chứng ban đầu khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng, để xác định tình trạng tổn thương xuất huyết não. Một số chẩn đoán hình ảnh đó là: – Chụp cắt lớp vi tính sọ não không tiêm thuốc cản quang: giúp xác định tình trạng xuất huyết não cấp tính,đây là phương pháp có tính khả dụng cao với kỹ thuật nhanh, độ nhạy cao, được coi như tiêu chuẩn “vàng” trong chẩn đoán xác định xuất huyết não ở khoa cấp cứu. Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính sọ não phản ánh sự tăng/giảm tỷ trọng so với nhu mô não, giúp các bác sĩ chẩn đoán đúng tình trạng. – Chụp cộng hưởng từ: có độ nhạy cao tương đương chụp cắt lớp vi tính sọ não không tiêm thuốc cản quang. Tuy nhiên, chụp cộng hưởng từ đòi hỏi cần nhiều thời gian hơn chụp CT sọ não cấp cứu, do đó chụp cắt lớp vi tính CT vẫn được ưu tiên sử dụng để chẩn đoán bệnh xuất huyết não trong trưởng hợp khẩn cấp (cấp cứu). – Chụp mạch máu não: giúp phát hiện những bất thường ở mạch máu não như dị dạng mạch máu não, huyết khối trong mạch máu não, xuất huyết dưới nhện, xuất huyết não ở thùy não, …. Chụp cộng hưởng từ (MRI) mạch máu não phát hiện nút phình động mạch não. Người bị đột quỵ đặc biệt là đột quỵ do xuất huyết não “thời gian là não” cần được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Việc điều trị và theo dõi người bệnh sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ chảy máu. Trước hết cần thực hiện hỗ trợ kịp thời các chức năng sống cơ bản, cũng như kiểm soát chảy máu, co giật, huyết áp, áp lực nội sọ để ngăn chặn nguy cơ đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Một số loại thuốc được bác sĩ chuyên môn cân nhắc sử dụng như: thuốc chống co giật (giúp ngăn ngừa tái phát cơn động kinh trong trường hợp này), thuốc chống tăng huyết áp (giúp giảm huyết áp và các yếu tố nguy cơ khác từ tim mạch), thuốc lợi tiểu thầm thấy (giúp giảm áp lực nội sọ trong khoang dưới nhện),…. Các loại thuốc trên sẽ được chỉ định tùy từng tịnh trạng người bệnh và theo chỉ định, giám sát của bác sĩ. Can thiệp điều trị nội khoa (bằng thuốc) được ưu tiên sử dụng trong hoặc trong trường hợp cần thiết các bác sĩ có thể phẫu thuật, điều này cần phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và ý kiến hội chẩn của các bác sĩ chuyên khoa. Đột quỵ là rất nguy hiểm, để giảm nguy cơ chúng xảy ra với bạn và người thân thì hãy tuân thủ một số điều sau: – Kiểm soát tốt huyết áp. Với những người bị huyết áp cao cần điều trị và kiểm soát nghiêm ngặt, người bị huyết áp thấp cũng cần lưu ý. – Nếu bạn hay người nhà đang hút thuốc lá, hãy khuyên họ từ bỏ ngay. – Nếu đang dư cân, béo phì hãy tuân thủ chế độ dinh dưỡng, tập luyện phù hợp để giảm cân, kiểm soát tốt cân nặng. – Đừng uống rượu, bia vì chúng gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe của bạn, làm tăng nguy cơ xuất huyết não. – Hãy tập thể dục đều đặn, ăn uống điều độ, tuân thủ điều trị đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. – Tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm để phát hiện khả năng đột quỵ xảy ra, có biện pháp điều trị, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm từ các bệnh lý có liên quan.
doc_7739;;;;;doc_27905;;;;;doc_34102;;;;;doc_53050;;;;;doc_56036
nguy hiểm thường tiến triển bất ngờ Xuất huyết não là hiện tượng xảy ra khi mạch máu nằm trong não bị vỡ khiến máu tràn vào các nhu mô não, tăng áp lực đột ngột trong não xung quanh khối máu tụ, có thể gây tình trạng mất ý thức, thậm chí dẫn đến tử vong. Theo các chuyên gia sức khỏe, 13% các ca đột quỵ xảy ra do chảy máu não. Xuất huyết não còn gọi là xuất huyết nội sọ là một dạng đột quỵ não, xảy ra đột ngột và dữ dội, khi một mạch máu trong não bị vỡ tràn vào mô não, khiến tăng áp lực lên các mô xung quanh, khiến các tế bào não chết đi. Xuất huyết não nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong cao Nếu bệnh nặng, lượng máu chảy vào não nhiều sẽ dẫn đến hôn mê sâu, nhịp thở và nhịp tim rối loạn và phần lớn các bệnh nhân trong trường hợp này sẽ bị tử vong sau 48 giờ. Những bệnh nhân may mắn, có cơ hội sống sót sau khi bệnh khởi phát, thường sẽ chịu những di chứng xuất huyết não nặng nề. Tại Việt Nam có hơn 200000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và hơn 90% số bệnh nhân bình phục sau đột quỵ phải hứng chịu những biến chứng xuất huyết não về thần kinh và vận động. – Càng cao tuổi càng dễ xảy ra xuất huyết não. – Đàn ông có nguy cơ mắc phải đột quỵ cao hơn phụ nữ – Người bệnh huyết áp cao – Người bệnh đái đường (tiểu đường) – Xơ vữa hệ động mạch là nguyên nhân chính dẫn đến xuất huyết não – Người bệnh tăng mỡ (cholesterol) ở trong máu cao kéo dài Người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ bị xuất huyết não hiệu quả – Người mắc bệnh lý tim mạch – Hút thuốc lá và uống nhiều rượu thường xuyên – Béo phì, ít vận động,… Để phòng ngừa bệnh xuất huyết não, những người có nguy cơ cao (kể trên) cần thường xuyên tiến hành kiểm tra huyết áp, thăm khám định kỳ để phát hiện các xáo trộn trong cơ thể. Duy trì việc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng hẹn và hạn chế tối đa việc chịu căng thẳng trong cuộc sống. Kiểm soát cân nặng, không nên để cơ thể tăng cân quá nhiều. Tránh thu nạp các thực phẩm thiếu lành mạnh, chứa chất kích thích như rượu, bia…; tăng cường thu nạp rau xanh, trái cây…. để căn bệnh xuất huyết não không có cơ hội ghé thăm. Tăng cường vận động để mạch máu dẻo dai hơn. Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm.;;;;;Đột quỵ chảy máu não có nguy hiểm không là vấn đề nhiều người biết tuy nhiên mức độ nghiêm trọng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết bạn đọc nên tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Đột quỵ chảy máu não xảy ra khi các mạch máu trong não bị dò hoặc vỡ gây chảy máu bên trong hoặc xung quanh của não. Tổn thương não thường xẩy ra nhanh do tăng áp lực mà chính là do số lượng lớn máu chảy vào não hoặc bản thân máu gây tổn thương não. Máu sẽ kích thích nhu mô não gây ra phù não. Chảy máu não là biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời Chảy máu ra xung quanh não được gọi là chảy máu khoang dưới nhện ( hay còn gọi Xuất huyết dưới nhện) và nguyên nhân thường là do vỡ các túi phình mạch não. Còn máu chảy vào trong nhu mô não được gọi là chảy máu nội sọ (xuất huyết não) và nguyên nhân thường là do tăng huyết áp. Chảy máu não hay xuất huyết não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và nó có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh bất cứ lúc nào. Bệnh thường phát tác một cách đột ngột, không có biểu hiện báo trước tình trạng bệnh và khiến cho người bệnh có thể đột tử ngay sau đó mà không thể kịp cứu chữa. Bệnh nặng khiến cho người bệnh bị chảy máu vào não nhiều, người bệnh bị hôn mê sâu, rối loạn nhịp thở, nhịp tim và hầu như tất cả các ca khi có biểu hiện lên cơn xuất huyết não đều bị tử vong sau 48h. Tuy nhiên những trường hợp có thể được cấp cứu kịp thời thì cũng chỉ có thể giữ lại được tính mạng cho người bệnh và bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề. Lối sống không lành mạnh là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ chảy máu não;;;;;Đột quỵ não (tai biến mạch máu não) là một tình huống cấp cứu trong y khoa, đặc trưng bởi tình trạng ngừng cung cấp máu đột ngột cho não. Đột quỵ não có nguy hiểm không, làm thế nào để nhận biết và phòng tránh, mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây. Đột quỵ não là tình trạng não bị ngừng cung cấp máu đột ngột do tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não, dẫn tới thiếu hụt oxy và dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động của não bộ. Đây là tình trạng cấp tính vô cùng nguy hiểm. Điều này trước hết xuất phát từ nhu cầu oxy của não bộ. Tuy có trọng lượng rất nhỏ nhưng não tiêu thụ đến 20% dưỡng khí của toàn cơ thể để duy trì hoạt động và điều khiển các cơ quan khác. Do đó não rất nhạy với tình trạng thiếu oxy. Cụ thể, chỉ cần 10 giây không được cung cấp đầy đủ máu, mô não đã bắt đầu rơi vào trạng thái rối loạn. Nếu thiếu oxy và dưỡng chất trong vòng 4 phút, các tế bào thần kinh sẽ bị hoại tử ngay mà không thể hồi phục. Người bệnh có thể tử vong ngay lập tức, tỷ lệ lên tới 50% các trường hợp đột quỵ. Nếu được cấp cứu kịp, bệnh nhân cũng phải gánh chịu những di chứng nặng nề, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, cuộc sống. Theo một báo cáo được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố, trong 10 nguyên nhân tử vong hàng đầu theo số liệu năm 2019 thì đột quỵ đứng thứ 2 (chiếm 11%), chỉ sau bệnh tim thiếu máu cục bộ (16%). Như vậy đột quỵ đang trở thành gánh nặng lớn đối với toàn cầu. Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng cấp tính rất nguy hiểm, có thể gây tử vong hoặc gây những ảnh hưởng về sau. 2.1 Các dạng đột quỵ não theo nguyên nhân Xét theo nguyên nhân, đột quỵ được chia thành 2 loại là đột quỵ thiếu máu não (nhồi máu não) và đột quỵ chảy máu não (xuất huyết não). Trong đó, xuất huyết huyết não là dạng đột quỵ do vỡ mạch máu não gây ra, dẫn đến tràn máu vào nhu mô não. Bệnh chỉ chiếm 20% các trường hợp đôt quỵ não nhưng lại nguy hiểm hơn so với với nhồi máu não. 2.2 Mức độ tiến triển của đột quỵ Tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa tai biến mạch máu não là tổ hợp các biểu hiện các rối loạn về chức năng thần kinh (như hôn mê, liệt nửa người, nói đớ, nuốt sặc…) xuất hiện nhanh, đột ngột và thường tồn tại quá 24 giờ, không có chấn thương sọ não. Dựa vào tiến triển của bệnh trong 2 đến 3 tuần đầu, đột quỵ não được chia thành 5 loại như sau: – Khỏi hoàn toàn trước 24 giờ: Được gọi là thiếu máu não cục bộ thoáng qua hoặc đột quỵ nhẹ. Đây không phải đột quỵ thực sự nhưng được coi là yếu tố nguy hiểm vì những người gặp phải hiện tượng này có thể bị đột quỵ thực sự sau đó nếu không quan tâm điều trị và phòng ngừa. – Khỏi hoàn toàn sau 24 giờ bị liệt: Còn gọi là thiếu máu não có hồi phục. – Khỏi một phần và di chứng kéo dài: Bệnh nhân có thể hồi phục một phần nhưng để lại những di chứng về sau. – Không hồi phục hoặc nặng lên liên tục: Tình trạng này rất nguy hiểm và có thể dẫn tới tử vong. – Tử vong: Cấp độ nguy hiểm nhất. Đột quỵ xuất huyết não chỉ chiếm 20% các ca tai biến, nhưng thường nguy hiểm hơn đột quỵ nhồi máu não. 2.3 Thời gian phát hiện và cấp cứu bệnh nhân đột quỵ não Theo các chuyên gia Nội thần kinh, thời điểm cấp cứu đột quỵ lý tưởng thường là 3 – 6 giờ đầu tính từ khi phát bệnh. Nếu bệnh nhân bị nhồi máu não được đưa đến bệnh viện và được điều trị đặc hiệu bằng thuốc tiêu huyết khối thì khả năng phục hồi sẽ rất khả quan. Nếu bỏ qua thời gian vàng này, người bệnh có nguy cơ tử vong hoặc tàn phế nặng. Nhưng thực tế, chỉ có khoảng 2-3% bệnh nhân bị tai biến do thiếu máu não được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đúng thời điểm giờ vàng. 3. Làm thế nào để nhận biết đột quỵ, giảm thiểu nguy hiểm 3.1 Các dấu hiệu nhận biết Đột quỵ não đôi khi xảy ra bất ngờ, không hề có triệu chứng, người bệnh đột nhiên ngất đi, chìm vào hôn mê sâu và tử vong. Nhưng đa phần các trường hợp có thể nhận biết bằng các dấu hiệu sau: – Đột nhiên cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không còn sức lực – Tê cứng cả mặt hoặc một nửa mặt, cười méo – Cử động một cách khó khăn, không phối hợp được các hoạt động hoặc không thể cử động chân tay, căng cứng, tê liệt một bên cơ thể, đặc biệt là không thể cùng lúc nâng hai cánh tay qua đầu – Khó phát âm, nói ngọng, nói líu một cách bất thường, khó hoặc không thể thực hiện những câu đơn giản mà mình được yêu cầu nhắc lại – Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng đột ngột – Thị lực giảm nghiêm trọng, mắt mờ, không thể nhìn rõ những vật dù ở gần – Đau đầu dữ dội, đột ngột, thậm chí người bệnh có thể thấy buồn nôn hoặc nôn Như đã nói ở trên, nhiều trường hợp, các dấu hiệu của cơn đột quỵ có thể chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất. Khi gặp phải tình trạng này, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám ngay chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị sớm, phòng tránh nguy cơ đột quỵ thực sự. Ngay khi thấy các dấu hiệu đột quỵ, dù là thoáng qua, bạn cũng nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh cơn đột quỵ thực sự. Tóm lại, đột quỵ não là tình trạng rất nguy hiểm, đòi hỏi sự khẩn trương từng phút từng giây mới có thể cứu sống người bệnh. Hãy lắng nghe cơ thể để nhận thấy những “tín hiệu” cảnh báo nhỏ nhất giúp cứu sống bạn hoặc những người xung quanh trong gang tấc. Để chăm sóc hệ thần kinh và phòng ngừa đột quỵ có thể xảy ra, bạn nên thực hiện lối sống khoa học và chủ động tầm soát sớm các yếu tố như nguy cơ đột quỵ như bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp theo định kỳ.;;;;;Theo thống kê của WHO, đột quỵ xuất huyết não là tình trạng nguy hiểm dẫn tới tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 ở các nước phát triển chỉ sau ung thư và tim mạch. Bệnh đột quỵ rất nguy hiểm nhưng may mắn là có thể ngăn chặn sớm nguy cơ đột quỵ thông qua việc phòng các nguy cơ hay thay đổi lối sống. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thức về bệnh đột quỵ và cách để ngăn chặn sớm bệnh. Đột quỵ hay chính là bệnh tai biến mạch máu não là tình trạng não khi bị tổn thương nghiêm trọng bởi gián đoạn việc đưa máu lên não khiến não bị thiếu oxy và dinh dưỡng nuôi tế bào khiến người bệnh tử vong. Trường hợp không được cấp cứu sớm thì người bệnh có nguy cơ gặp phải di chứng cả đời như: tê liệt, liệt nửa người, mất ngôn ngữ, cảm xúc rối loạn… Những loại đột quỵ chính có thể kể đến là đột quỵ do thiếu máu(tỷ lệ cao lên đến 85%) và đột quỵ xuất huyết não. Đột quỵ xuất huyết não là bệnh lý phổ biến nhưng rất nguy hiểm Hiện nay, cứ 40 giây thì sẽ có một bệnh nhân bị đột quỵ và 3 phút sẽ có một bệnh nhân tử vong. Tại Việt Nam, có đến trên 200.000 người đột quỵ hàng năm(theo thống kê của Hội phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam). Đột quỵ cấp rất nguy hiểm bởi có thể dẫn tới tử vong cao và nhanh chóng, nếu được cứu sống cũng có tỷ lệ di chứng nhất định với mức chi phí điều trị tốn kém. Thậm chí bệnh có thể tái phát. 2. Những yếu tố nguy cơ khiến đột quỵ hình thành hoặc tái phát Bệnh đột quỵ cấp thường rất nguy hiểm nhưng đa số là những yếu tố làm tăng khả năng đột quỵ có thể ngăn ngừa từ sớm. Ngăn chặn sớm nguy cơ đột quỵ nguy hiểm có thể giúp người bệnh nắm bắt cơ hội sống, tránh được những biến chứng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe của mình. 2.1 Những nguy cơ đột quỵ không thể thay đổi được Một số yếu tố nguy cơ thường không thể thay đổi bao gồm: – Tuổi tác quá lớn, đặc biệt trên 45 tuổi – Giới tính nam thường mắc phải đột quỵ nhiều hơn nữ – Chủng tộc – Yếu tố di truyền từ đời trước sang đời sau. Bệnh có thể không di truyền trực tiếp từ cha mẹ sang con cái nhưng có thể lây truyền một số bệnh nguy cơ như: tim, huyết áp… 2.1 Những nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi được Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ đột quỵ hoàn toàn có thể thay đổi được bao gồm: – Bệnh cao huyết áp: Nếu điều trị huyết áp tốt và giữ huyết áp ổn định cũng có thể giảm nguy cơ và di chứng của đột quỵ. – Bệnh tiểu đường: Những bệnh nhân tuổi trung niên cần thăm khám sức khỏe sớm để phát hiện nguy cơ tiểu đường để có hướng điều trị phù hợp. Bệnh tiểu đường khiến nguy cơ đột quỵ tăng cao – Tình trạng bệnh nhân bị rối loạn lipid trong máu. – Xơ vữa động mạch: có thể khiến động mạch bị chít hẹp và gây nên tắc mạch do đó điều trị ổn định xơ vữa động mạch đóng vai trò quan trọng trong phòng bệnh đột quỵ. – Béo phì: Tình trạng thừa cân có thể khiến người bệnh mắc huyết áp cao, đái tháo đường, máu nhiễm mỡ… tăng nguy cơ đột quỵ. – Hút thuốc lá, uống bia rượu: Đây là nguyên nhân hoàn toàn có thể phòng tránh sớm, ngăn chặn huyết áp tăng và ảnh hưởng tới hoạt động của máu trong cơ thể. – Bệnh phình động mạch não: Điều trị sớm bệnh giúp hạn chế nguy cơ đột quỵ xuất huyết não. – Bệnh dị dạng ở động mạch hoặc tĩnh mạch não. – Dùng các loại thuốc tránh thai hoặc thuốc nội tiết tố nam thường xuyên. – Các bệnh lý về tim mạch: Hạn chế tình trạng máu vón cục tạo máu đông ở tâm nhĩ tăng khả năng tắc ở mạch máu não. 3. Bệnh đột quỵ và các cách để phòng ngừa sớm 3.1 Ngăn chặn sớm nguy cơ bệnh đột quỵ thông qua thay đổi lối sống và chăm sóc sức khỏe Bên cạnh việc kiểm soát những nguy cơ và yếu tố bệnh thì bạn cần lưu ý những biện pháp phòng ngừa như sau: – Thay đổi lối sống: Kiêng/ không dùng bia rượu và thuốc lá, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thể thao, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress… – Thường xuyên tập thể dục: Tập thể dục ít nhất 40 phút 1 ngày, 3 ngày 1 tuần để giảm cân, giảm cao huyết áp và cơ thể khỏe khoắn. Có thể tập một số bộ môn như: đi bộ, chạy, bơi lội, cầu lông… – Giữ huyết áp ổn định: Huyết áp quá cao khiến nguy cơ đột quỵ tăng 4 lần nên kiểm soát sớm bệnh có vai trò rất quan trọng. – Ăn uống khoa học: Hạn chế đồ ăn sẵn, bổ sung trái cây, các loại rau củ quả có lợi, bổ sung sữa ít béo, chất xơ… để phòng ngừa đột quỵ. – Điều trị sớm các bệnh lý nguy hiểm: Cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ trong điều trị các bệnh lý nền và ăn kiêng kết hợp thể dục đều đặn để điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch… hiệu quả. 3.2 Ngăn chặn sớm nguy cơ bệnh đột quỵ qua tầm soát nguy cơ Tầm soát sớm nguy cơ đột quỵ: Để tránh những nguy cơ đột quỵ đến từ bệnh lý, bạn nên thực hiện tầm soát sớm bệnh để ngăn chặn những nguy cơ đột quỵ sớm. Để tránh những nguy cơ đột quỵ đến từ bệnh lý, bạn nên thực hiện tầm soát sớm bệnh để ngăn chặn những nguy cơ đột quỵ sớm Bác sĩ sẽ đưa ra các hướng để điều trị sớm các bệnh lý này qua đó ngăn chặn sớm nguy cơ bệnh đột quỵ xuất hiện. Bên cạnh việc xây dựng phác đồ phù hợp, bác sĩ cũng sẽ tư vấn và định hướng cách để người bệnh phòng tránh đột quỵ nếu có nguy cơ cao. Đột quỵ là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và ngăn chặn sớm hoàn toàn có thể ngừa nguy cơ và điều trị ổn định. Bạn hãy chủ động tìm hiểu các kiến thức về ngăn chặn sớm nguy cơ đột quỵ để chủ động phòng ngừa cho người thân và gia đình.;;;;;So với đột quỵ thiếu máu não, đột quỵ xuất huyết não hiếm gặp hơn nhưng lại có nguy cơ tử vong cao hơn. Vì vậy, phòng ngừa và điều trị đột quỵ chảy máu não là vô cùng quan trọng. Đột quỵ não xuất huyết hay đột quỵ chảy máu não là tình trạng mạch máu bị vỡ đột ngột khiến máu tràn vào mô não và gây tổn thương não. Đây là một trong hai dạng đột quỵ phổ biến nhất hiện nay. Dạng còn lại đột quỵ thiếu máu não – hiện tượng lượng máu lên não bị giảm đột ngột do xơ vữa hoặc cục máu đông gây chết não. Đột quỵ chảy máu não chỉ chiếm khoảng 10% – 20% trường hợp đột quỵ tuy nhiên lại có tỉ lệ tử vong rất cao. Nhiều người bị đột quỵ dạng này có thể tử vong chỉ sau 2 ngày kể từ khi cơn đột quỵ khởi phát. Những bệnh nhân may mắn sống sót thì khả năng phục hồi cũng rất chậm. Các biến chứng có thể gặp sau đột quỵ chảy máu: – Liệt nửa người – Rối loạn tâm lý – Rối loạn ngôn ngữ – Giảm trí nhớ – Khó nuốt, dễ bị sặc, không nhai được… – Suy hô hấp, viêm phổi – Không tự chủ tiểu tiện Bởi vậy, việc nhận biết sớm từ những dấu hiệu đầu tiên và đưa người bệnh đi cấp cứu kịp thời là vô cùng quan trọng. Não bị mất chức năng đột ngột do vỡ mạch máu não là hiện tượng rất nguy hiểm. 2. Phân loại đột quỵ chảy máu não Đột quỵ chảy máu não được phân loại dựa vào vị trí chảy máu. Có 2 loại xuất huyết não thường gặp là: – Xuất huyết nội sọ: Là tình trạng xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ, máu chảy vào trong nhu mô não hay não thất. – Xuất huyết dưới nhện: Là tình trạng vỡ mạch máu trên bề mặt não, máu chảy vào khoang dưới nhện xung quanh não, hay còn gọi là chảy máu màng não. 3. Triệu chứng của xuất huyết não đột quỵ 3.1. Xuất huyết nội sọ Các triệu chứng của xuất huyết nội sọ thường xuất hiện đột ngột, không báo trước và diễn biến nhanh trong khoảng 30 – 90 phút. Các triệu chứng hầu như xảy ra khi bệnh nhân tỉnh táo, phổ biến nhất có thể kể đến như: – Đột ngột yếu, liệt bộ phận nào đó trên cơ thể – Bệnh nhân mất khả năng nói và khả năng hiểu ngôn ngữ – Mất kiểm soát chuyển động của mắt – Buồn nôn, nôn – Đi lại khó khăn – Khó thở, thở không đều – Choáng váng – Đi vào hôn mê 3.2. Xuất huyết dưới nhện Trong trường hợp đột quỵ xuất huyết não này, máu lấp đầy một phần không gian giữa não và hộp sọ, trộn lẫn với dịch não tủy. Điều này làm tăng áp lực lên não khiến bệnh nhân có biểu hiện: – Đau đầu dữ dội – Buồn nôn, nôn – Mất ý thức – Co giật – Không thể nhìn vào ánh sáng Đau đầu là biểu hiện rõ rệt của đột quỵ chảy máu não dưới nhện. 4. Các yếu tố nguy cơ gây xuất huyết não Bên cạnh đó, tiền sử gia đình, tuổi tác, dân tộc,…là những yếu tố nguy cơ không thể thay đổi, các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ chảy máu não có thể thay đổi bao gồm: 4.1. Các loại bệnh lý gây đột quỵ xuất huyết não – Tăng huyết áp: Áp lực quá lớn của máu lên thành mạch là nguyên nhân hàng đầu gây vỡ mạch máu não. Đặc biệt đối với những bệnh nhân có xơ vữa động mạch, huyết áp cao khiến các mảng xơ vữa dễ bị bong tróc, gây tắc nghẽn và vỡ mạch. Thành động mạch mất khả năng đàn hồi thì nguy cơ vỡ mạch càng cao hơn. – Đái tháo đường: Rối loạn nội tiết này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây xơ vữa động mạch. – Dị tật động mạch: Đây là một loại dị tật bẩm sinh ở động mạch. Khi huyết áp tăng cao, động bị kéo giãn và có thể vỡ ra, dẫn đến xuất huyết não. – Các bệnh lý về gan: Người có bệnh lý về gan dễ bị bệnh này hơn người bình thường. – Thừa cân, béo phì: Người có tiền sử béo phì, ít vận động, cholesterol trong máu cao. 4.2. Các thói quen không lành mạnh – Sử dụng rượu, bia: Uống rượu bia có thể gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp đột ngột, gây hiện tượng tụ máu và vỡ mạch máu não. – Lạm dụng các loại thuốc: Những bệnh nhân thuốc kháng đông máu, thuốc làm mỏng mạch máu, thuốc tránh thai thường xuyên có nguy cơ đột quỵ xuất huyết cao hơn người bình thường. Do các loại thuốc này gây rối loạn đông máu, tăng kết dính tiểu cầu, tăng nguy cơ hình thành các huyết khối trong mạch máu. – Hút thuốc lá: Nicotin trong khói thuốc là một chất độc khiến huyết áp tăng cao, đồng thời tấn công làm suy yếu thành mạch, khiến nguy cơ chảy máu não cao hơn. Hút thuốc lá cũng làm giảm cholesterol tốt, tăng nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa. Ngoài ra, xuất huyết não có thể xảy ra khi bị chấn thương ở đầu hoặc vận động thể chất quá độ, quá căng thẳng, trầm cảm, thay đổi thời tiết,… 5. Chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não Chẩn đoán cận lâm sàng: Bao gồm chụp CT sọ não hoặc chụp MRI sọ não để nhận diện chẩn đoán xuất huyết não và loại trừ đột quỵ thiếu máu não… Ngoài ra, các bác sĩ có thể chọc dò tủy sống trong trường hợp nghi ngờ xuất huyết dưới nhện. Sau khi điều trị đột quỵ chảy máu não khẩn cấp, bệnh nhân được chăm sóc và điều trị phục hồi. 6. Điều trị xuất huyết não Điều trị xuất huyết não đột quỵ bao gồm xử lý khẩn cấp và phục hồi sau đột quỵ. 6.1. Điều trị khẩn cấp Phương pháp điều trị còn phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân và mức độ xuất huyết. Một số loại thuốc cũng có thể được chỉ định để xử lý khẩn cấp tình trạng chảy máu bao gồm: – Thuốc giảm đau – Corticoid – Thuốc lợi tiểu – Thuốc chống co giật Nếu tình trạng nặng hơn, bệnh nhân có thể được chỉ định các biện pháp can thiệp khác. 6.2. Điều trị phục hồi sau đột quỵ xuất huyết não Sau khi được điều trị khẩn cấp để ngăn tình trạng chảy máu, người bệnh cần điều trị phục hồi. Việc này nhằm khắc phục di chứng của đột quỵ não và cải thiện sức khỏe, phục hồi chức năng sau chấn thương não. Dựa vào mức độ tổn thương sau đột quỵ, các bác sĩ sẽ chỉ định cách điều trị phục hồi phù hợp bao gồm vật lý trị liệu, tập nói và một số liệu pháp khác. Ngoài ra, để dự phòng nguy cơ tái phát, bệnh nhân cần thực hiện một số biện pháp sau: – Kiểm soát tình trạng huyết áp thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục, theo dõi các chỉ số và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. – Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá, tránh làm tăng nguy cơ xuất huyết não. – Điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường, bệnh lý về gan, tim mạch,…để ngăn ngừa yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. – Đi tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
question_58
Khoan siêu vi lỗ - Phương pháp mới trị ung thư
doc_58
Căn bệnh ung thư vẫn đang tỏ ra khó trị, nhất là các khối ung thư thuộc các cơ quan nội tạng như gan, phổi, thận. Việc tìm ra những giải pháp điều trị ung thư giai đoạn cuối và ung thư kháng trị liệu luôn là những thách thức của y học. Ung thư kháng trị Ở giai đoạn hiện tại, với các khối ung thư trong cơ thể, chúng ta có 3 cách truyền thống để tiêu diệt. Nếu khối ung thư được phát hiện sớm, kích thước còn nhỏ, bạn chỉ việc đến bệnh viện và bác sĩ sẽ cắt bỏ nó đi. Biện pháp này sẽ diệt được khối ung thư gốc và công việc tiếp theo chỉ là điều trị các tế bào di căn. Biện pháp tiếp theo đó là truyền hóa chất. Tức là dùng các chất độc hại có thể gây chết tế bào để tiêu diệt các tế bào ung thư. Biện pháp này cực kỳ hữu ích với các ung thư đã di căn và các dạng tế bào dễ tiếp nhận hóa chất. Biện pháp thứ ba đó là dùng tia xạ. Tia xạ sẽ bẻ gãy các cấu trúc di truyền của tế bào là AND và các protein chức năng. Điều này làm tế bào ung thư rối loạn chuyển hóa và tự chết. Tình trạng ung thư phát hiện muộn và di căn nhiều nơi luôn là vấn đề hết sức khó khăn trong ngành điều trị chứng bệnh này. Nhất là ung thư gan, phổi và thận. Đây là các dạng ung thư rất dễ di căn và dễ làm suy yếu cơ thể. Trong một nỗ lực tìm kiếm giải pháp điều trị kéo dài và ít xâm nhập để có thể áp dụng cho các tình huống khó khăn ở trên, các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu NASA’s Langley đã tìm ra một biện pháp mới. Biện pháp này đem lại hứa hẹn mở ra những triển vọng mới trong điều trị chứng bệnh nan y. Đó là dùng các siêu vi ống khoan thủng tế bào ung thư để tế bào ung thư tự chết. Giải pháp đi từ ý tưởng "Nếu như bạn tạo ra một lỗ đủ lớn trên màng tế bào ung thư thì tế bào ung thư sẽ bị chết", Michael W. Smith - thành viên trong nhóm nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu NASA’s Langley cho biết. Khi xuất hiện lỗ này trên màng tế bào, chúng sẽ tạo ra sự kích thích với tế bào và kích hoạt tế bào chết theo chương trình. Thực chất, nó làm thay đổi tính thấm màng với các chất bên ngoài và tế bào ung thư bị tự chết mà không thể phục hồi được. Đây thực ra là nguyên lý được biết đến từ lâu. Nguyên lý này được gọi là thủ pháp làm thay đổi tính thấm điện học của màng tế bào. Bình thường màng tế bào có thể cho một số ion đi vào và một số ion đi ra. Sự đi vào đi ra đó hoàn toàn có sự kiểm soát để đạt được trạng thái cân bằng và tạo nên điện thế ổn định. Nhưng vì một lý do nào đó hoặc can thiệp thủ pháp nhân tạo, màng tế bào trở nên mất ổn định và bị thay đổi tính thấm điện học trên. Chúng không thể tự mình điều hòa quá trình thấm chọn lọc các ion. Thủ pháp này được thực hiện là dùng một hệ thống điện cực tạo ra trường điện học xung quanh tế bào làm thay đổi tính thấm điện học đặc trưng. Theo đó, người ta thấy rằng nếu như cứ làm thay đổi tính thấm điện học của màng tế bào thì tế bào sẽ bị tử nạn. Do đó, người ta có thể dùng trường điện học để thay đổi tính thấm nhưng cũng có thể dùng các biện pháp can thiệp nào đó như khoan siêu vi lỗ trên màng tế bào cũng làm thay đổi tính thấm màng và kích hoạt chu trình chết theo chương trình. Theo ý tưởng này, nhóm nghiên cứu NASA’s Langley đã tạo ra các siêu vi ống có thể chọc thủng màng tế bào ung thư mà không gây độc hay gây hại với cơ thể. Các siêu vi ống này được các nhà nghiên cứu tổng hợp từ nguyên tố Bo và nitơ được gọi là các siêu vi ống. Các siêu vi ống này có cấu trúc như một ống thông thường nhưng có điểm khác đó là chúng rất nhỏ. Bo là một nguyên tố ở dạng thể rắn trong điều kiện bình thường. Nhưng trong điều kiện tạo hợp chất với nitơ, chúng tạo nên hợp chất siêu cứng. Hợp chất này có độ cứng tương tự như kim cương và có đủ khả năng đâm thủng màng tế bào. Các nhà nghiên cứu đã thử ứng dụng bằng cách dùng năng lượng siêu âm cắt các vi ống thành các ống siêu nhỏ. Phóng chúng vào các tế bào ung thư biểu mô thực nghiệm. Kết quả cho thấy, chỉ cần phóng một đợt và để trong 24 giờ thì khối tế bào ung thư biểu mô bị giảm đi 25% so với số lượng tế bào ban đầu. Như vậy, hiệu ứng làm thay đổi tính thấm điện học bằng các siêu vi ống tỏ ra tác dụng. Thêm một lần nữa người ta tiến hành thử nghiệm phóng các siêu vi ống này vào các tế bào ung thư trong điều kiện có trường điện học nhằm làm tăng thêm rối loạn tính thấm của màng tế bào. Kết quả, sau 24 giờ thử nghiệm, các tế bào ung thư này giảm đi 88% so với ban đầu. Đây thực sự là kết quả ấn tượng. Mặc dù tiến hành thử nghiệm trên điều kiện phòng thí nghiệm và khác xa với cơ thể con người nhưng kết quả hết sức ấn tượng. Bạn thử nghĩ xem, một khối ung thư giảm 88% kích thước, tương tự như kiểu một khối ung thư chừng 2cm (đã nhìn thấy được) giảm còn 2mm thì còn ấn tượng thế nào. Đây có thể là một liệu pháp điều trị trong tương lai. Phát kiến này được đăng tải trên tạp chí khoa học "Công nghệ trong nghiên cứu và điều trị ung thư".
doc_40930;;;;;doc_50583;;;;;doc_10940;;;;;doc_34612;;;;;doc_20758
Tiến sỹ Ferran Guedea: “Ích lợi đầu tiên của phương pháp này là bệnh nhân không cần phải phẫu thuật. Các nhà nghiên cứu thuộc Viện ung bướu Barcelona, Tây Ban Nha vừa phát triển thành công 1 phương pháp mới giúp điều trị ung thư phổi, một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới, xảy ra nhiều ở nam giới. Đây được gọi là liệu pháp sóng siêu chính xác, có nghĩa là các tia bức xạ mạnh sẽ được chiếu chính xác vào các khối u, thậm chí những khối u nhỏ nhất trên phổi bệnh nhân, giúp kiểm soát sự phát triển của các tế bào ung thư mà không gây hại cho những tế bào khỏe mạnh xung quanh. Ưu điểm của phương pháp này là nó được thực hiện đồng bộ với quá trình thở của bệnh nhân. Vì phổi thường chuyển động khi thở, do vậy sẽ rất khó điều trị với các liệu pháp xạ trị thông thường. Tiến sỹ Ferran Guedea, Trưởng khoa Ung bướu tại bệnh viện đại học Bellvitige cho biết: “Ích lợi đầu tiên của phương pháp này là bệnh nhân không cần phải phẫu thuật. Thêm vào đó, thời gian điều trị cũng được rút ngắn. Nếu các liệu pháp thông thường cần đến 7 tuần để thực hiện thì với liệu pháp này, bệnh nhân chỉ phải chờ đợi trong vòng 2 tuần. Kết quả cũng rất khả quan, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân có thể là 70% đến 80%”. Liệu pháp sóng siêu chính xác được áp dụng cho những bệnh nhân không thể điều trị theo cách phẫu thuật thông thường do sức khỏe yếu hay do sự ảnh hưởng của các loại bệnh khác. Kết quả tích cực mà liệu pháp này đem lại có thể tạo ra những bước quan trọng trong cuộc chiến chống lại các căn bệnh ung thư khác như ung thư xương, gan hoặc u tuyến tiền liệt. /.;;;;;Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Có nhiều cách để điều trị ung thư, duy trì sự sống lâu nhất cho người bệnh như phẫu thuật ung thư, hóa trị, xạ trị...Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về các phương pháp phẫu thuật ung thư Phẫu thuật ung thư là việc loại bỏ khối u bằng cách phẫu thuật, cắt bỏ khối u và phần mô lành xung quanh nhằm loại bỏ triệt để các tế bào ung thư ở khu vực cư trú, phương pháp này được áp dụng đối với các khối u ở vị trí không gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Phẫu thuật ung thư là việc loại bỏ khối u bằng cách phẫu thuật, cắt bỏ khối u Trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u, các bác sĩ phải sử dụng phương pháp phẫu thuật để xác định vị trí chính xác của khối u. 2. Các phương pháp phẫu thuật ung thư Hiện nay, để giảm thiểu đau đớn cho những bệnh nhân điều trị ung thư và giúp họ phục hồi nhanh chóng sau phẫu thuật, các bác sĩ đã áp dụng và lựa chọn nhiều hình thức phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. 2.1. Phẫu thuật nội soi Phẫu thuật nội soi là một trong những cách phẫu thuật xâm lấn tối thiểu Phương pháp này sẽ được các bác sĩ tiến hành thực hiện rạch một vết nhỏ trên bề mặt da và luồn một ống thông có gắn đèn hoặc camera quan sát. Khi đã tìm được chính xác vị trí khối u, lúc này thực hiện cắt bỏ và hút phần cắt bỏ ra. Phẫu thuật robot đã trở thành xu hướng tại Hàn Quốc, với con số vài ca mỗi năm vào thời điểm 2005 đã tăng lên 16 – 17 nghìn ca/năm hiện nay. Với độ an toàn và chính xác cao, phẫu thuật robot đã giải quyết được các hạn chế của phẫu thuật nội soi truyền thống. 2.2. Phẫu thuật bằng tia laser Phẫu thuật ung thư bằng tia laser sẽ tiêu diệt tế bào ung thư tận gốc. Với chùm tia laser cực mạnh, được kéo dài trong một phần triệu của một phần tỷ giây, phương pháp này chiếm tỷ lệ phần trăm cao trong việc tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư. 2.3. Liệu pháp áp lạnh (Cryosurgery) Phẫu thuật Cryosurgery hay còn được gọi là phẫu thuật lạnh đây là một dạng phẫu thuật sử dụng nhiệt độ cực lạnh để làm đóng băng, tiêu diệt các tế bào bất thường. 2.4. Phẫu thuật Mohs micrographic (Phẫu thuật kiểm soát bằng kính hiển vi) Phẫu thuật Mohs micrographic là kỹ thuật cắt bỏ từng lớp và được kiểm tra bằng kính hiển vi cho đến khi loại bỏ toàn bộ tế bào ung thư. Tuy nhiên, phẫu thuật Mohs micrographic đòi hỏi các trang thiết bị hiện đại. Người bệnh phải trải qua nhiều lần phẫu thuật. 3. Chăm sóc bệnh nhân phẫu thuật ung thư Cho dù bạn điều trị ung thư theo phương thức nào thì việc theo dõi và chăm sóc người bệnh là hết sức cần thiết. Đây được coi là một công đoạn quan trọng gópphần vào thành công trong quá trình điều trị ung thư. Mục đích của việc chămsóc và theo dõi sau quá trình phẫu thuật ung thư bao gồm:Phát hiện sớm các tái phát ung thư để sớm có phác đồ điều trị kịp thời và chuẩn xác.Phát hiện kịp thời một số biến chứng sau quá trình phẫu thuật như chảy máu, tổn thương thần kinh... để có hướng xử lý kịp thời. Chăm sóc, theo dõi các biến chứng sau quá trình phẫu thuật là hết sức cần thiết Điều trị ung thư không phải một sớm một chiều, mà nó đòi hỏi một quãng đường dài, đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chủ động phòng ngừa bệnh tật không chỉ giúp chúng ta thoát khỏi “án tử” ung thư mà còn có cuộc sống chất lượng hơn.Khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư là cách để bạn phát hiện sớm khả năng mắc bệnh ngay cả khi không có triệu chứng;;;;;Xạ trị là phương pháp hầu như không thể thiếu trong việc điều trị ung thư, nhưng ngày nay ngoài xạ trị thường quy còn có rất nhiều phương pháp xạ trị tân tiến hơn, trong đó có xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính. Phương pháp xạ trị hiện đại và phổ biến trên thế giới hiện nay là xạ trị chiếu ngoài (Radiotherapy) sử dụng máy gia tốc tuyến tính LINAC (Linear Accelerator) – phương pháp rất hữu hiệu trong điều trị ung thư được chế tạo với hai loại tia phát ra là electron và photon. Khi sử dụng LINAC loại này ta có 2 nguồn xạ để điều trị: chùm hạt electron trực tiếp và chùm photon được sản sinh ra do chùm điện tử đập vào đối âm cực giống như trong bóng quang tuyến.7 điều trị ung thư. Hệ thống này được lắp đặt đồng bộ với máy CT mô phỏng, hệ thống có thể định vị chính xác vị trí, kích thước và tọa độ của khối u cũng như tổn thương trên cơ thể và các phần mềm hỗ trợ điều trị ung thư trên thế giới.. Từ đó các thầy thuốc sẽ đưa ra giải pháp tối ưu nhất để điều trị cho người bệnh. Từ trước tới nay, việc xạ trị ung thư ở Việt Nam mới được thực hiện bằng máy Cobalt. Loại máy này không cho phép điều chỉnh liều xạ trị theo ý muốn, vì khi xuyên qua cơ thể, tia xạ sẽ giảm dần với tốc độ không đổi. Trái lại, với máy gia tốc, người sử dụng có thể thay đổi liều xạ trị cho phù hợp với tính chất và độ nông sâu của từng khối u khác nhau.Đối với những khối u nằm rất nông ví dụ sang thương da, khi tia xạ của máy cobalt xuyên qua da vào đến nơi thì liều xạ vẫn còn quá lớn so với yêu cầu (100% ở độ sâu cách mặt da 0,5 cm). Trường hợp này sẽ được xử lý rất tốt với máy gia tốc, bởi các chùm điện tử có thể giảm rất nhanh, đáp ứng yêu cầu điều trị. Hơn nữa, tia xạ sẽ mất hẳn ở độ sâu 5 cm. Cả hai điều này khiến những vùng lành ít bị tổn thương hơn.Đối với những khối u ở sâu, ví dụ như một khối u nằm giữa phổi, cách bề mặt da trung bình 8 cm, liều xạ của máy cobalt khi vào đến đây lại quá thấp, chỉ còn 40%, trong khi liều xạ của máy gia tốc có thể đạt 70%, giúp việc điều trị đạt hiệu quả.Ngoài ra, máy gia tốc còn an toàn hơn vì nó ngừng phát tia khi tắt máy, còn ở máy cobalt thì chất phóng xạ vẫn phân rã liên tục. Phương pháp xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính được chỉ định cho tất cả bệnh nhân ung thư có chỉ định xạ trị. Xạ trị cho bệnh nhân ung thư 4. Máy xạ trị Truebeam NDS120HD V2....Các kĩ thuật xạ này giúp đưa liều xạ tối ưu đến thể tích đích đồng thời giúp giảm thiểu ảnh hưởng của tia xạ lên các mô lành tính so với tia X, giảm thời gian chiếu xạ từ đó giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ đối với bệnh nhân xạ trị.Xạ phẫu định vị vùng thân SBRTKiểm soát vị trí khối u. Kiểm soát vị trí bướu trên hình ảnh theo từng ngày điều trị (xạ trị theo hướng dẫn hình ảnh IGRT).Kiểm soát di động bướu theo nhịp thở trong lúc xạ (xạ trị 4D).Ứng dụng lâm sàng. Xạ trị ung thư não nguyên phát và di căn, đơn ổ và đa ổ. Việc chẩn đoán được thực hiện cẩn trọng: Xét nghiệm máu, chụp X- quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm tủy huyết đồ, tủy đồ, sinh thiết, xét nghiệm hóa mô miễn dịch, chẩn đoán bằng sinh học phân tử.Quá trình điều trị được phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa: Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm cận lâm sàng, Tim mạch, Khoa Sản phụ, Khoa nội tiết, Khoa Phục hồi chức năng, Khoa tâm lý, Khoa Dinh dưỡng...nhằm mang đến cho bệnh nhân phác đồ chữa trị tối ưu và chi phí hợp lí nhất. Những lưu ý khi xạ trị ung thư;;;;;Xạ trị là một trong những phương pháp chủ lực điều trị ung thư, nhưng nhiều tác dụng phụ xạ trị thường khiến người bệnh lo ngại và giảm chất lượng sống. Các công nghệ xạ trị kỹ thuật cao có thể hạn chế đáng kể các mặt không mong muốn, giảm đau đớn để người bệnh nhẹ nhàng vượt qua điều trị, chiến thắng bệnh tật. Giảm tối đa tác dụng phụ điều trị ung thư nhờ xạ trị kỹ thuật cao Khi điều trị ung thư bằng xạ trị thường, liều xạ truyền cho người bệnh tương đối nhỏ trong vài tuần. Mục tiêu là diệt tế bào u tối đa và giảm tổn hại tối thiểu tế bào lành. Do hạn chế về kỹ thuật nên xạ trị truyền thống vẫn ít nhiều làm chết mô lành quanh bướu. Xạ trị cũng gây ra nhiều tác dụng phụ: Rụng tóc, mệt mỏi, kích ứng da (đỏ, khô, đau và ngứa da), mất cảm giác ngon miệng tạm thời, viêm thực quản...Theo TS.Xạ trị kỹ thuật cao có nhiều hình thức: Xạ trị điều biến thể tích cung tròn (VMAT) áp dụng cho ung thư đầu mặt cổ, dạ dày – thực quản, vùng chậu; xạ phẫu định vị thân (SBRT) cho ung thư phổi, gan; xạ trị theo hướng dẫn hình ảnh (IGRT) và xạ trị đồng bộ hóa theo nhịp thở (4D-RT) điều trị ung thư vú, dạ dày, phổi, thực quản... Đặc điểm chung của các phương pháp này là khả năng cấp liều phóng xạ cao hơn 5 - 10 lần trong thời gian ngắn, tập trung vào khối u cần tiêu diệt. Từ đó, đạt được hiệu quả tối ưu trong mỗi lần xạ trị, rút ngắn thời gian xạ và giảm tối đa tác dụng phụ. Xạ trị kỹ thuật cao có khả năng cấp liều phóng xạ cao hơn 5 - 10 lần trong thời gian ngắn, tập trung vào khối u cần tiêu diệt nên đạt được hiệu quả tối ưu và giảm tối đa tác dụng phụ. Điển hình trong ung thư gan. Xạ trị ung thư gan trước kia thường bị hạn chế do khó xác định chính xác chuyển động của khối u. Người bệnh sẽ xạ trên toàn bộ lá gan nên sau xạ có thể mắc bệnh gan do xạ trị, ngay cả khi dùng liều tương đối thấp.Xạ trị kỹ thuật cao định vị thân (SBRT) là “cứu cánh” cho việc điều trị hiệu quả ung thư gan nhờ khả năng định vị chuẩn xác khối u gan bằng các thiết bị theo dõi chuyển động tinh vi bên ngoài da (OSMS) và hệ thống theo dõi chuyển động bướu (RPM). Kết quả xạ trị gan hiện đại rất “ấn tượng”: Tỷ lệ sống trên 1 năm sau xạ tăng lên 50 - 100% và giảm kích thước khối u được từ 60 - 100%. Với xạ thường, tỉ lệ sống sau 1 năm chỉ là 25 - 35%.Xạ trị kỹ thuật cao không chỉ hiệu quả với ung thư gan và mà còn giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân ung thư khác. Chị Huỳnh Diệp (ở Hà Giang) ung thư vú giai đoạn 3b với 19/20 hạch di căn, đã 30 lần xạ trị. Trái với những gì tôi hình dung về bệnh nhân xạ trị là khuôn mặt cháy đen hoặc bỏng nặng sau xạ, tôi đã vượt qua 30 mũi xạ an toàn, không bỏng rát do tôi đã được hướng dẫn bôi thuốc chống bỏng và ăn uống đảm bảo". Ngoài ra, bệnh viện đã ứng dụng hệ thống Dolphin đánh giá liều điều trị với phần mềm hỗ trợ COMPASS 4.0 đánh giá chính xác trước khi phát tia, theo dõi liều xạ đồng thời khi tia xạ đang chiếu vào khối u. Trong quá trình điều trị, một ekip gồm bác sĩ xạ trị, kỹ sư vật lý y khoa và kỹ thuật viên sẽ sử dụng các công nghệ hình ảnh tích hợp trong máy xạ trị để đưa ra phương án chính xác với sai số cho phép chỉ dưới <1mm. Tất cả các chuyển động đặc thù cho từng khối u và bộ phận cụ thể, từng bệnh nhân đều được tính toán bằng hệ thống “định vị” tối tân thông qua hệ thống quan sát chuyển động cơ thể OSMS tiên tiến và công nghệ mô phỏng 4 chiều (4D). Tia xạ đến khối u được kiểm soát hoàn toàn, giảm thiểu tối đa tác dụng phụ trên mô lành.“Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, không đau trong quá trình xạ trị, sau xạ trị cũng chịu ít tác dụng phụ nhất. Bệnh viện có thể kết hợp với chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ khác như liệu pháp miễn dịch tự thân, nhiệt trị, tâm lý, dinh dưỡng... để người bệnh nâng cao thể trạng và sớm hồi phục” - TS;;;;;Các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm Ung thư M D. Anderson ở Houston đề xuất cách trị liệu ung thư tiềm năng là tiêm vi khuẩn... Các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm Ung thư M D. Anderson ở Houston đề xuất cách trị liệu ung thư tiềm năng là tiêm vi khuẩn vào làm yếu khối u để tiêu diệt tế bào ung thư, trong công trình đã báo cáo tại Hội nghị Can thiệp lâm sàng ung thư học ở thành phố Hollywood thuộc bang Florida vừa qua. TS. Ravi Marthy và cộng sự đã tiêm bào tử dòng vi khuẩn có tên gọi Clostridium Novy-NT vào khối u của 6 bệnh nhân ung thư. Kết quả cho thấy, 5 người vẫn còn sống trong 7 tháng sau đó và 1 người tử vong với nguyên nhân không liên quan đến bệnh. Sự tăng trưởng của vi khuẩn được theo dõi qua hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) và hình ảnh cộng hưởng từ (MRI). TS. Marthy giải thích rằng: “Khi đạt đến kích thước nào đó, nhiều phần trong khối u không nhận được ôxy và kháng với liệu pháp thông thường như xạ trị hay hóa trị. C. Novy-NT phát triển trong điều kiện đó, bám vào khu vực thiếu ôxy và phá hủy khối u từ bên trong nhưng không tác động đến các mô bình thường”. GS. Filip Janku cho biết: “Về căn bản, C. Novy-NT gây nên tình trạng nhiễm khuẩn có khả năng tiêu diệt ung thư bên trong khối u. C. Novy-NT đồng thời kích hoạt phản ứng kháng ung thư của hệ miễn dịch”.
question_59
Bệnh xơ vữa mạch vành là gì?
doc_59
Cách chẩn đoán và điều trị Xơ vữa mạch vành là nguyên nhân của rất nhiều biến cố tim mạch như bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim,… Hiểu rõ về bệnh xơ vữa mạch vành là vô cùng cần thiết để phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị chứng xơ vữa mạch vành qua bài viết sau đây. Xơ vữa là tình trạng các mảng bám hình thành trong lòng động mạch. Các mảng bám này được tạo thành do sự tích tụ của cholesterol, canxi và các chất lắng đọng khác trong máu. Các mảng xơ vữa, dù xuất hiện ở bất cứ vị trí động mạch nào như động mạch chủ, động mạch cảnh hay động mạch ngoại biên,… đều gây cản trở sự lưu thông của máu và khả năng cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, các mảng xơ vữa mạch vành làm giảm thiết diện lòng mạch của hệ thống động mạch duy nhất nuôi cơ tim, gây ảnh hưởng đến khả năng co bóp của tim, khiến tim và hệ tuần hoàn suy yếu. Điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động của toàn cơ thể. Thậm chí sự kết hợp của các mảng xơ vữa cùng với cục máu đông có thể gây những tình trạng cấp tính nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, đột tử,… Xơ vữa mạch vành là tình trạng hình thành các mảng bám ở động mạch vành gây trở sự lưu thông của dong máu qua đây. 2.1 Nhận biết xơ vữa động mạch qua khám lâm sàng Xơ vữa động mạch ở mức độ nhẹ có thể không gây ra các triệu chứng do chưa gây ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của máu. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể xuất hiện các dấu hiệu nhận biết như: – Đau thắt ngực – Khó thở, đặc biệt khi gắng sức, lúc về đêm – Chóng mặt, quay cuồng – Buồn nôn – Vã mồ hôi lạnh Ngoài ta, trong quá trình khám, bác sĩ có thể tìm thấy các dấu hiệu của động mạch bị thu hẹp, giãn rộng hay bị cứng lại qua các biểu hiện như: mạch yếu, huyết áp giảm, nghe tim thấy tiếng thổi,… 2.2 Chẩn đoán cận lâm sàng bệnh xơ vữa mạch vành Dựa để khẳng định các phán đoán trên lâm sàng của mình, các bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân làm một số chẩn đoán cận lâm sàng. Đối với bệnh xơ vữa mạch vành, các chẩn đoán đó thường là: Các xét nghiệm máu giúp tìm kiếm dấu hiệu của các yếu tố nguy cơ tim mạch như mức độ cholesterol, glucose máu, men tim,…từ đó dự đoán khả năng mắc bệnh. Siêu âm tim là phương pháp thăm dò không xâm lấn, giúp xác định hình ảnh của tim, các mạch máu trên quả tim. Đặc biệt với phương pháp siêu âm Doppler, các bác sĩ có thể đo vận tốc dòng máu tại các điểm khác nhau, qua đó đánh giá khả năng lưu thông máu trong động mạch, mức độ tắc nghẽn của mạch vành. Điện tâm đồ là kỹ thuật ghi lại các tín hiệu điện khi chúng đi qua tim. Qua đó, các bác sĩ có thể tìm kiếm các bất thường trong hoạt động co bóp của tim. Phương pháp này có giá trị hỗ trợ chẩn đoán. Chụp CT mạch vành là phương pháp không xâm lấn, giúp chẩn đoán bệnh xơ vữa một cách chính xác. Trong một số trường hợp, các bài kiểm tra sự căng thẳng sẽ được sử dụng để thu thập thông tin về khả năng hoạt động của tim. Điều này có thể tiết lộ những vấn đề của hệ thống tim mạch mà nhiều phương pháp khác không làm được. Thủ thuật giúp phát hiện các động mạch vành bị hẹp, tắc do xơ vữa. Các hình ảnh được ghi lại bởi tia X trên nền chất cản quang được tiêm vào các động mạch cho thấy vị trí và mức độ tắc hẹp. Đây là những phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn cho thấy mức độ xơ cứng và hẹp của động mạch vành, hiện tượng phình động mạch và lắng đọng canxi trên thành mạch. 3. Điều trị xơ vữa động mạch vành 3.1 Thay đổi lối sống Thay đổi lối sống, áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện khoa học là phương pháp điều trị tích cực, tiết kiệm nhất cho chứng xơ vữa động mạch vành. Tuy nhiên thường chỉ được sử dụng trong những trường hợp xơ vữa nhẹ hoặc hỗ trợ cho các phương pháp điều trị khác. 3.2 Sử dụng thuốc điều trị bệnh xơ vữa mạch vành Các loại thuốc thường dùng có tác dụng làm chậm, thậm chí đảo ngược ảnh hưởng của xơ vữa động mạch như: – Thuốc điều trị mỡ máu: giúp giảm LDL-cholesterol (cholesterol xấu), tăng HDL-cholesterol (cholesterol tốt), có tác dụng tốt trong điều trị bệnh. Statin – một trong những loại thuốc điều trị mỡ máu – còn có tác dụng ổn định niêm mạc động mạch tim, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. – Thuốc chống kết tập tiểu cầu: tiêu biểu là aspirin, làm giảm khả năng hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. – Thuốc chẹn beta: làm giảm nhịp tim và huyết áp, giảm triệu chứng đau ngực, nhờ đó làm giảm nguy cơ đau tim và nhiều vấn đề về nhịp tim khác. – Thuốc ức chế men chuyển: giúp làm chậm quá trình xơ vữa động mạch vành, giảm nguy cơ đau tim tái phát bằng cách hạ huyết áp. – Thuốc chẹn canxi: loại thuốc làm giảm huyết áp, điều trị đau thắt ngực. – Thuốc lợi tiểu: giúp hạ huyết áp – một trong những yếu tố nguy cơ chính gây xơ vữa động mạch. – Thuốc tiêu sợi huyết: Nếu đoạn động mạch bị xơ vữa bị chặn bởi cục máu đông, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tiêu sợi huyết giúp làm tan cục máu đông, bảo vệ mạch vành. Điều trị nội khoa vẫn là phương pháp giải quyết tình trạng xơ vữa phổ biến hiện nay. 3.3 Các phương pháp điều trị bệnh xơ vữa mạch vành khác Nếu bệnh nhân có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc tình trạng tắc nghẽn đe dọa sự sống còn của cơ hoặc mô, điều trị nội khoa không có tác dụng thì các bác sĩ có thể xem xét đến phương án khác nhằm tái tưới máu mạch vành tức thì. Như vậy, bệnh xơ vữa mạch vành hoàn toàn có thể cải thiện nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Bạn nên chủ động phòng tránh bệnh này bằng lối sống lành mạnh, chủ động đi khám để theo dõi và chăm sóc sức khỏe của mình.
doc_34273;;;;;doc_32369;;;;;doc_38046;;;;;doc_49160;;;;;doc_57434
Bệnh xơ vữa mạch vành là bệnh lý nguy hiểm do quá trình tiến triển âm thầm và thường được phát hiện khi đã trở nặng. Bệnh xơ vữa mạch vành (còn gọi là xơ cứng mạch vành) là một rối loạn thường gặp. Lúc này, cholesterol, chất béo và các chất tích tụ tạo nên các mảng xơ vữa trong lòng mạch vành. Theo thời gian, những mảng xơ vữa động mạch lớn lên, gây cản trở lưu thông máu, làm giảm lượng máu và oxy đến tim. Xơ vữa động mạch có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim… nếu người bệnh không được cấp cứu can thiệp kịp thời. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Thông thường, bệnh xuất hiện ở mạch vành hoặc mạch chi dưới. Người bệnh sẽ bắt gặp các vấn đề sức khỏe khác nhau, phụ thuộc vào vị trí xơ vữa. Các mảng xơ vữa tích tụ gây nhiều biến chứng nguy hiểm Bệnh xơ vữa mạch vành chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi và những người có chế độ dinh dưỡng không khoa học. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh có xu hướng gia tăng nhanh chóng khiến nhiều người lo ngại. Bệnh nhân thường sẽ cảm thấy đau tức ngực, bị bóp nghẹt và khó thở. Nếu tình trạng này không được điều trị sớm sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong. 2. Triệu chứng dễ thấy của bệnh xơ vữa mạch vành Động mạch vành là vị trí thường xuyên xảy ra tình trạng xơ vữa. Do vậy, cơ tim không được cung cấp lượng máu cần thiết, dẫn tới thiếu máu lên tim. Người mắc bệnh thường xuất hiện triệu chứng đau thắt ngực, cơn đau nghiêm trọng diễn ra trong khoảng vài phút và lặp di lặp lại nhiều lần. Đối với các cơn đau thắt ngực kéo dài, người bệnh có nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp, cần can thiệp điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, tình trạng đau ngực có thể xảy ra khi bệnh nhân làm việc quá sức, căng thẳng hoặc mệt mỏi. Khi mạch vành bị tắc nghẽn trên 70%, các triệu chứng sẽ biểu hiện rõ ràng hơn. Sự tắc nghẽn mạch vành làm chậm lưu thông máu đến tim, gây ra một số triệu chứng như: 2.1. Đau thắt ngực Cơn đau thường xuất hiện khi bạn tập thể dục hoặc làm việc gắng sức và chấm dứt khi bạn nghỉ ngơi. Người bệnh cảm giác đau thoáng qua vài phút. Đau chủ yếu tại ngực trái, sau đó lan sang các khu vực xung quanh như cổ, gáy, cánh tay. Những cơn đau thắt ngực là triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh mạch vành 2.2. Khó thở Đây là triệu chứng có thể đi kèm cơn đau ngực khi mắc bệnh xơ vữa mạch vành. Khó thở có thể gặp khi nghỉ ngơi hoặc vận động nhẹ như đi bộ, làm việc nhà và trở nên nghiêm trọng nếu bạn làm việc quá sức. 2.3. Các triệu chứng khác – Cơ thể mệt mỏi – Nguy cơ nhồi máu cơ tim – Buồn nôn và nôn – Tim đập nhanh – Đổ mồ hôi – Chóng mặt, ngất xỉu 3. Biến chứng do bệnh xơ vữa mạch vành 3.1 Nhồi máu cơ tim Nhồi máu cơ tim xảy ra khi mạch vành xuất hiện cục máu đông, gây tắc nghẽn dẫn tới rối loạn nhịp tim, ngừng tim. Đây là một biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng người bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu cho biết, khoảng 1/3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim sẽ tử vong trước khi được can thiệp kịp thời. Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu cơ tim tái bệnh sau 1 năm cũng ở mức cao. 3.2. Suy tim Nếu sau một thời gian dài, tim không được cung cấp đủ máu, hoạt động của cơ tim sẽ ngày càng yếu dần đi. 3.3. Đột quỵ Một biến chứng nguy hiểm khác mà người bệnh xơ vữa mạch vành thường gặp là đột quỵ. Do cục máu đông xuất hiện làm tắc nghẽn mạch máu, ngăn máu lên não dẫn tới đột quỵ. Đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể bị liệt nửa người. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể tử vong ngay lập tức. 3.4. Phình mạch Đây là biến chứng xơ vữa mạch vành nguy hiểm nhất. Nếu động mạch bị vỡ sẽ dẫn tới tử vong. Nhờ sự phát triển của y học, nhiều kỹ thuật hiện đại được áp dụng trong quá trình chẩn đoán bệnh. Bệnh nhân tim mạch thường được chỉ định đi thông tin, chụp mạch máu nhằm phát hiện vị trí xơ vữa và đưa ra phương án điều trị thích hợp. Trong khi đó, nếu bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đau tim sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện điện tâm đồ. Đối với người bệnh xơ vữa động mạch chi dưới, thủ thuật xác định chỉ số cánh tay, mắt cá chân sẽ được áp dụng. Bên cạnh đó, người bệnh còn được thực hiện kiểm tra chuyên sâu, chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang, siêu âm Doppler, chụp cộng hưởng từ… Chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác nhờ máy móc hiện đại 5. Cách điều trị bệnh xơ vữa mạch vành hiệu quả Các phương pháp giúp điều trị bệnh xơ vữa mạch vành hiệu quả bao gồm: 5.1. Duy trì lối sống lành mạnh Duy trì lối sống lành mạnh là cách kiểm soát tình trạng xơ vữa mạch vành, giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Để thực hiện hiệu quả điều này, người bệnh cần: – Bỏ thuốc lá do khói thuốc lá làm hỏng thành động mạch và giảm lượng oxy trong máu. – Thay đổi chế độ ăn uống: hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol xấu như đồ chế biến sẵn, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh… Hạn chế thực phẩm nhiều muối và đường. Tăng cường các chất tinh bột, chất béo tốt và chất xơ. – Tránh căng thẳng làm tăng huyết áp. – Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe. 5.2. Điều trị nội khoa Sử dụng các loại thuốc được kê đơn điều trị xơ vữa mạch vành nhằm kiểm soát huyết áp, quản lý mức đường huyết, ngăn ngừa các cục máu đông… 5.3. Phẫu thuật Một số trường hợp xơ vữa động mạch tiến triển nặng có thể tiến hành các thủ thuật/phẫu thuật như: – Nong, đặt stent mạch vành – Phẫu thuật bắc cầu mạch vành 5.4. Khám sức khỏe định kỳ – Siêu âm tim thông qua máy siêu âm 4D – Chụp CT mạch vành – Siêu âm Doppler – Đo điện tim 12 chuyển đạo – Thử nghiệm gắng sức thảm lăn, xe đạp…;;;;;Xơ vữa động mạch vành là một bệnh lý phổ biến và rất nguy hiểm. Trên thế giới, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh là 1/10, còn tỷ lệ nam giới mắc bệnh là 1/6. Bệnh nếu không được điều trị có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim hay suy tim. Cùng tìm hiểu về những nguyên nhân và cách điều trị bệnh xơ vữa mạch vành trong bài viết dưới đây. Xơ vữa mạch vành là tình trạng hẹp động mạch vành do có mảng xơ vữa bám lên thành mạch. Kết quả là gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến nuôi dưỡng tim. Cơ tim bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng để có thể hoạt động bình thường. Xơ vữa mạch vành là tình trạng hẹp động mạch vành do có mảng xơ vữa 2. Nguyên nhân gây ra bệnh xơ vữa mạch vành Nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch là do sự rối loạn cholesterol máu trong cơ thể. Quá trình hình thành xơ vữa có liên quan đến sự tăng – giảm nồng độ của các loại lipoprotein cholesterol. Cụ thể: 2.1. Phân loại lipoprotein cholesterol Trong cơ thể có 4 loại lipoprotein cholesterol chính được phân chia theo tỷ trọng gồm: – Cholesterol tỷ trọng rất thấp VLDL-c (Very low density lipoprotein cholesterol) – Cholesterol tỷ trọng thấp LDL-c (Low density lipoprotein cholesterol) – Cholesterol tỷ trọng trung bình IDL-c (Intermediate density lipoprotein cholesterol) – Cholesterol tỷ trọng cao HDL-c (High density lipoprotein cholesterol) Trong đó, LDL-c là cholesterol “xấu” do nó gây bệnh lý xơ vữa động mạch, còn HDL-c là cholesterol “tốt”. 2.2. Giá trị bình thường và nguy hiểm của cholesterol “xấu’ và “tốt” Ở người bình thường, giá trị bình thường của LDL-c nên ở khoảng dưới 129 mg/dL. Đối với người đã mắc bệnh tim hoặc có sẵn các yếu tố nguy cơ về bệnh tim thì nên giữ giá trị LDL-c ở khoảng dưới 100 mg/dL. LDL-c được cho ở mức cao ở nồng độ 160 – 189 mg/Dl. Từ 190 mg/dL trở lên là giá trị rất cao gây nguy hiểm lớn. HDL-c được coi là cholesterol “tốt” do nó có chức năng vận chuyển cholesterol dư thừa ở khắp cơ thể mang về gan xử lý và thải ra ngoài cơ thể. Nhờ vậy, HDL-c làm giảm tích lũy cholesterol ở máu và các cơ quan. Nồng độ HDL-c được cho là ở ngưỡng cao có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh về tim mạch là 60 mg/dL trở lên. Nồng độ HDL-c ở dưới 40mg/dL làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch. 2.3. Cơ chế gây xơ vữa mạch vành Sự sụt giảm HDL-c và sự gia tăng LDL-c chính là nguyên nhân chất béo tích tụ trong lòng mạch. Chúng khởi động hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Kết quả là gây ra các phản ứng miễn dịch gây viêm và tổn thương mạch máu. Chất béo này cùng với xác các tế bào bạch cầu và các thành phần khác… lắng xuống tạo nên mảng xơ vữa. 3. Triệu chứng của bệnh Bệnh xơ vữa mạch vành không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chỉ đến khi lòng mạch vành đã bị thu hẹp đáng kể, tim không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng để hoạt động thì người bệnh mới xuất hiện các cơn đau thắt ngực. Đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến nhất và dễ nhận thấy nhất của bệnh. Bệnh nhân thường cảm thấy đau ở vị trí dưới xương ức. Cảm giác được mô tả như là tim bị bóp chặt. Cơn đau có thể lan ra các khu vực xung quanh như cổ, vai, bụng, lưng và cánh tay. Người bệnh thường bị đau thắt ngực khi vận động quá sức hay bị sốc tâm lý. Cơn đau thắt ngực chỉ kéo dài trong một vài phút. Đau thắt ngực nếu không được xử trí kịp thời sẽ dễ chuyển thành nhồi máu cơ tim. Sau khi bị đau thắt ngực, người bệnh thường cảm thấy khó thở. Nhịp thở nhanh, hơi thở nông. Đau thắt ngực là triệu chứng phổ biến nhất của chứng xơ vữa mạch vành 4. Yếu tố nguy cơ của bệnh xơ vữa mạch vành Những nhóm yếu tố nguy cơ lớn của căn bệnh này là: – Hút thuốc lá Những hóa chất có trong thuốc lá có khả năng gây tổn thương mạch máu. Vì vậy, người nghiện thuốc lá có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao gấp nhiều lần người bình thường. – Tiền sử tiểu đường Tiểu đường tạo điều kiện cho quá trình tạo nên các mảng xơ vữa, thúc đẩy bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. – Tiền sử tăng huyết áp Huyết áp cao gây áp lực lớn hơn lên thành mạch. Sau một thời gian, thành mạch sẽ bị tổn thương, tạo điều kiện hình thành và phát triển mảng xơ vữa. – Tiền sử rối loạn mỡ máu Mức cholesterol “xấu” cao và cholesterol “tốt” thấp chính là nguyên nhân hình thành nên các mảng xơ vữa. – Gia đình có người mắc bệnh Các bệnh lý kể trên có thể do di truyền. Vì vậy, người nhà bệnh nhân mắc xơ vữa mạch vành cũng có nguy cơ mắc bệnh cao. – Béo phì Những người béo phì thường có nồng độ mỡ máu cao, làm trầm trọng thêm bệnh tình. – Ít vận động Những người lười vận động thường bị có cân nặng ở mức béo phì. Những người này cũng có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch. – Căng thẳng Căng thẳng là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của tim. Căng thẳng ở mức độ cao cũng dễ gây bộc phát cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. Trong các yếu tố, trên 5 yếu tố đầu tiên là những nguy cơ chính gây ra xơ vữa mạch vành. Huyết áp cao gây áp lực lớn hơn lên thành mạch, làm tăng nguy cơ hình thành mảng xơ vữa 5. Các biến chứng của bệnh lý xơ vữa mạch vành Các mảng xơ vữa khi được tạo thành sẽ càng ngày càng được bồi thêm, dày lên và làm hẹp lòng mạch. Chúng có thể bị bong ra hoặc nứt vỡ tạo nên các cục máu đông là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nếu không được cấp cứu kịp thời có thể bị nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, mạch vành là mạch máu duy nhất đưa oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi dưỡng tim. Vì vậy, nếu mạch vành bị hẹp, cơ tim ngày càng thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Cơ tim bị yếu đi và dẫn đến suy tim. 6. Cách điều trị xơ vữa mạch vành Mục tiêu của việc điều trị bệnh xơ vữa mạch vành là: – Tăng lưu lượng máu về nuôi dưỡng tim – Giảm các cơn đau thắt ngực – Ngăn ngừa nhồi máu cơ tim và suy tim Bệnh nhân có thể được kê đơn sử dụng một vài loại thuốc tùy vào tình trạng bệnh như thuốc hạ mỡ máu, thuốc làm giảm đau thắt ngực, thuốc giãn mạch, thuốc hạ huyết áp hay thuốc hạ đường huyết… Các thuốc điều trị bệnh lý về tim mạch thường có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, cần sử dụng đúng liều, đúng thời gian và đúng thuốc.;;;;;Xơ vữa mạch vành là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh động mạch vành. Vậy đây là bệnh gì, có các nguyên nhân nào gây xơ vữa ở mạch vành, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Bản chất và sự nguy hiểm của xơ vữa mạch vành Xơ vữa mạch vành hay xơ vữa động mạch vành là hiện tượng hình thành các mảng bám trên thành động mạch vành – mạch máu chính nuôi tim, khiến thành mạch bị xơ cứng thành mạch, lòng mạch bị thu hẹp do. Bản chất của các mảng bám này là cholesterol, canxi và các chất dịch khác trong máu. Trong quá trình vận chuyển của dòng máu, các chất này bị lắng đọng và tích tụ tại thành mạch. Đặc biệt khi lớp mạc thành mạch yếu, các chất này càng dễ kết dính và hình thành các mảng bám trên thành mạch hơn. Lúc đầu, khi các mảng xơ vữa còn ít, không chiếm nhiều thiết diện lòng mạch. Đồng thời các mạch máu còn mềm mại không gây ảnh hưởng nhiều sự lưu thông của máu và hoạt động của tim. Nhưng theo thời gian, các mảng bám này lớn dần khiến lòng mạch bị thu hẹp nhiều hơn, kết hợp với hiện tượng mất tính đàn hồi của thành mạch. Điều này khiến lượng máu và oxy sụt giảm, khiến tim phải làm việc nhiều hơn, gây ra hàng loạt biến cố tim mạch nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim,… Xơ vữa mạch vành là hiện tượng các mảng bám tích tụ lâu ngày trên thành mạch vành thành mạch xơ cứng, lòng mạch bị thu hẹp. 2. Các nguyên nhân gây xơ vữa Sự dư thừa của cholesterol, canxi và các chất dịch khác trong máu cùng với sự suy yếu của lớp nội mạc là nguyên nhân gây nên tính trạng tích tụ – xơ vữa ở động mạch vành. Bởi vậy, các yếu tố nguy cơ làm gia tăng các yếu tố này đều trở thành nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành. Cụ thể đó là: 2.1. Các yếu tố gây tăng cholesterol Rối loạn lipid là hiện tượng sự tăng lên của LDL-cholesterol (cholesterol xấu) và giảm mức HDL-cholesterol (cholesterol tốt) trong máu. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây xơ vữa động mạch vành. Chế độ ăn đóng một vai quyết định vào sự hình thành các mảng bám trong lòng mạch. Thực đơn nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật thường tìm thấy trong đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, các loại thịt mỡ, các loại sữa có chất béo…làm tăng lượng cholesterol toàn phần trong máu, thúc đẩy sự hình thành và tích tụ mảng bám. Các nghiên cứu cho thấy thừa cân, béo phì là nguyên nhân của hàng loạt bệnh lý, trong đó có các bệnh lý về tim mạch, và điển hình là xơ vữa động mạch vành. Vận động thường xuyên giúp giảm cân, tăng lượng cholesterol tốt, giúp vận chuyển cholesterol từ máu về gan để chuyển hóa thành năng lượng. Lối sống tĩnh tại, lười vận động chính làm tăng nguy cơ mắc các bệnh động mạch nói chung và bệnh mạch vành nói riêng. Rối loạn lipid là nguyên nhân hàng đầu gây xơ vữa động mạch vành 2.2. Các yếu tố gây suy yếu thành mạch – căn nguyên xơ vữa mạch vành Đái tháo đường làm tổn thương các tế bào nội mạc, rối loạn chức năng nội mạc mạch máu. Khi đó, các phân tử cholesterol dễ dàng chui qua lớp nội mạc vào trong, kết hợp với tế bào bạch cầu vào trong lớp nội mạc. Các mảng xơ vữa từ đó hoặc tiến triển nhanh hơn. Áp lực trong lòng mạch đặt trên thành mạch cao làm tổn thương lớp nội mô, khiến các mảng bám hình thành dễ dàng hơn. Các chất độc trong khói thuốc lá phá hủy lớp nội mạc thành mạch, tạo điều kiện cho sự xâm nhập và bám dính của các chất lắng đọng. Bên cạnh đó, hút thuốc lá gây tăng huyết áp, khiến nguy cơ cao hình thành các mảng xơ vữa. Đây đều là các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Ngoài ra còn có các yếu tố không thể thay đổi bao gồm: tuổi tác, dân tộc, giới tính, tiền sử gia đình. Việc của bạn là theo dõi sát, kiểm soát các chỉ số cơ thể và những dấu hiệu cảnh báo nhằm phát hiện sớm và thay đổi những yếu tố này một cách kịp thời. Từ đó, ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch nguy hiểm hơn. 3. Triệu chứng của bệnh xơ vữa động mạch vành Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình nhất của các chứng xơ vữa động mạch vành, thường xuất hiện dưới các dạng: 3.1. Đau ngực ổn định Cơn đau tương tự nhau trong mỗi lần xuất hiện. Đau thường chỉ xảy ra khi bệnh nhân thực hiện các hoạt động gắng sức như chơi thể thao, mang vác nặng, leo cầu thang, căng thẳng tâm lý… Cơn đau này thường sẽ giảm dần mức độ khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn mạch. Các biểu hiện: – Đau hay khó chịu, đè nặng ở ngực, ngay phía dưới xương ức Đau hàm, cổ, lưng, cánh tay – Khó thở, buồn nôn, mệt mỏi,… – Lo lắng, căng thẳng 3.2. Đau ngực không ổn định do xơ vữa mạch vành Cơn đau thắt ngực không ổn định thường nặng hơn, đột ngột và dai dẳng. Đau xuất hiện ngay cả lúc nghỉ ngơi, khi bệnh nhân bị stress, thời tiết thay đổi, thường xảy ra vào nửa đêm về sáng. Cơn đau không liên quan đến gắng sức, thường kéo dài trên 15 phút, không giảm khi nghỉ ngơi và không đáp ứng với thuốc giãn mạch như các cơn đau thắt ngực ổn định. Sự nứt vỡ của các mảng xơ vữa là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nếu các mảng xơ vữa này bị vỡ nhiều và đột ngột có thể gây tắc hoàn toàn mạch vành. Lượng máu đến cơ tim bị giảm đột ngột gây hoại tử vùng cơ tim, gây nhồi máu cơ tim. Người bệnh có cảm giác như bị bóp chặt lấy tim, đè nén ở lồng ngực. Cơn đau có thể diễn ra trong một vài phút và lặp lại nhiều lần. Một số trường hợp nhồi máu cơ tim không có biểu hiện đau ngực, khiến người bệnh thường bỏ qua. Những cơn đau ngực thường là biểu hiện của mạch vành bị tắc nghẽn do xơ vữa 4. Chẩn đoán xơ vữa mạch vành Bệnh thường được chẩn đoán dựa trên cả các biểu hiện lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng bao gồm: – Điện tâm đồ để kiểm tra có hay không sự rối loạn nhịp tim. – Siêu âm tim để kiểm tra sự rối loạn vận động, đánh giá chức năng tâm thất trái, các bệnh lý tổn thương van tim giúp phân biệt với các bệnh khác. – Chụp mạch vành bằng CT hoặc MRI để xác định chính xác phần động mạch vành bị hẹp, tắc. – Xét nghiệm máu có thể được dùng trong một số trường hợp. 5. Điều trị xơ vữa động mạch vành Một số loại thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng xơ vữa ở động mạch vành. Đó là: – Thuốc giảm cholesterol: statin, axit fibric – Thuốc kháng đông máu: aspirin – Thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu giúp giảm huyết áp – Thuốc ức chế men chuyển giúp ngăn ngừa hẹp động mạch Lưu ý, đây chỉ là các loại thuốc thường dùng và mang tính chất tham khảo. Trong từng trường hợp cụ thể mà bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn phù hợp để vừa có thể cải thiện bệnh, vừa tránh tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt đối với những bệnh nhân có bệnh nền. Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được chỉ định các phương pháp điều trị khác, giúp loại bỏ các mảng bám, cải thiện tắc nghẽn mạch vành. Tóm lại, đối với các bệnh nhân bị xơ vữa mạch vành, sự chủ động thăm khám và thay đổi lối sống là rất quan trọng giúp điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Đừng chủ quan trước những triệu chứng của bệnh này, như vậy mới có thể phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.;;;;;Bệnh xơ vữa động mạch còn có nhiều tên gọi khác như xơ cứng động mạch, xơ vữa động mạch vành hay xơ vữa mạch vành. Bệnh xảy ra khi có sự xuất hiện của các mảng bám trong lòng động mạch. Mảng bám được tạo thành từ chất béo, cholesterol, canxi và một vài thành phần khác trong máu. Dần dần qua thời gian các mảng bám phát triển làm giảm sự đàn hồi của thành mạch máu, gây hẹp lòng động mạch. Xơ vữa động mạch là “thủ phạm” chính dẫn tới các bệnh về tim mạch như đau tim, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim…. BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Ở NGƯỜI CAO TUỔI Xơ vữa động mạch là một bệnh có thể gặp ở người trưởng thành nhưng tỷ lệ cao nhất vẫn là người cao tuổi. Qua nghiên cứu thấy rằng chất nội tiết tố sinh dục của phụ nữ như oestrogen cũng có tác dụng giúp hạn chế được bệnh. Vì vậy tỷ lệ bệnh này ở phụ nữ trước tuổi mãn kinh thấp hơn ở nam giới (theo tư liệu của Mỹ). Phụ nữ tuổi từ 60 tuổi trở lên bị bệnh này cũng nhiều ngang bằng với nam giới 2. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Khi động mạch vàng bị thu hẹp, nó sẽ không cung cấp đủ máu đến tim – đặc biệt là khi người bệnh tập luyện, lao động. Thời gian đầu, lưu lượng dòng máu giảm từ từ nên họ sẽ không cảm thấy có dấu hiệu nào nhưng theo thời gian mảng xơ vữa lớn dần lên, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như: 3. CHẨN ĐOÁN BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH Qua thăm khám lâm sàng, tìm hiểu triệu chứng, tiền sử bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán như: 4. BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH VÀNH Các biến chứng có thể gặp của bệnh xơ vữa động mạch vành tim khi không theo dõi và điều trị đều nguy hiểm: 5. ĐIỀU TRỊ BỆNH XƠ VỮA ĐỘNG MẠCH VÀNH Có nhiều phương pháp điều trị bệnh xơ vữa mạch vành khác nhau:;;;;; Xơ vữa động mạch vành là tình trạng động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn do các mảng xơ vữa ngăn cản cung cấp máu đến tim. Các mảng xơ vữa hình thành do các chất béo, cholesterol và các chất khác tích tụ lại ở thành mạch ngày theo thời gian. Xơ vữa động mạch vành nếu không được điều trị từ sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. xơ vữa động mạch vành nếu không được phát hiện từ sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh Xơ vữa động mạch nguy hiểm hơn rất nhiều so với các loại bệnh lý khác. Theo WHO đánh giá, đây là bệnh có tỷ lệ tử vong cao hàng đầu trên toàn thế giới. Các mảng xơ vữa làm chít hẹp động mạch vành, làm giảm lưu lượng máu lưu thông đến tim, lâu dần có thể dẫn đến suy tim. Trường hợp nguy hiểm hơn là khi các cục máu đông di chuyển vào đoạn mạch bị hẹp có thể gây ra nhồi máu cơ tim làm tăng nguy cơ tử vong. – Suy tim: Theo thời gian khi tim phải hoạt động nhiều hơn để đảm bảo đủ máu nuôi cơ thể sẽ gây ra suy tim. Khả năng co bóp suy giảm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Thông thường nam giới sẽ có tỉ lệ cao hơn nữ giới. – Nhồi máu cơ tim: Tình trạng tim bị thiếu máu, oxy sẽ khiến một phần mô hoặc nhiều phần bị chết gây đau thắt ngực dữ dội, tăng nguy cơ tử vong rất cao. Theo thống kê cho thấy có hơn một nửa số bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim tử vong trước khi kịp đến bệnh viện. 3. Những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch vành Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thể xác định được cụ thể nguyên nhân gây xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra sự liên quan giữa các mảng xơ vữa với tổn thương nội mạc mạch máu. Các tổn thương này có thể được hình thành bởi nhiều yếu tố. – Hàm lượng cholesterol cao: Hàm lượng cholesterol trong máu cao có thể lắng đọng ở thành mạch máu và hình thành các mảng xơ vữa. Người có mức cholesterol cao có khả năng mắc bệnh tim cao gấp 2 lần so với người bình thường. – Huyết áp cao: Các mạch máu khi phải chịu áp lực lớn từ máu sẽ khiến thành mạch bị tổn thương. Không chỉ vậy, người bị cao huyết áp có khả năng bị nhồi máu cơ tim gấp 3 lần so với người bình thường. – Đường huyết cao: Lượng đường trong máu cao gây nên sự bám dính của tế bào mỡ ở thành mạch và hình thành các mảng xơ vữa. Những người bị tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp hai lần so với người thường. – Hút thuốc: Chất nicotin có trong thuốc lá làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn gấp 4 lần so với người khác – Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều dầu mỡ thúc đẩy cơ thể hấp thu nhiều cholesterol xấu và tạo các mảng xơ vữa nhanh chóng. Những người có chế độ ăn nhiều dầu mỡ có tỉ lệ phát triển bệnh tim mạch hơn so với người có chế độ ăn lành mạnh. – Lối sống lười vận động: Lười vận động làm giảm khả năng trao đổi chất, tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường. Người không tập thể dục có thể tăng đến 50% khả năng mắc các bệnh tim mạch. – Do di truyền: Nếu như trong gia đình bạn có bố mẹ, anh chị em hay người thân có tiền sử mắc các bệnh lý về tim mạch thì bạn có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao gấp 2 lần so với người khác – Do tuổi tác: Tuổi tác cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc xơ vữa động mạch vành. Theo nghiên cứu cho thấy, đối với nam trên 50 tuổi và nữ trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao. Chế độ ăn không khoa học, nhiều chất béo xấu và cholesterol làm gia tăng sự hình thành các mảng xơ vữa ở thành mạch Đối với người có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch vành hoặc đang ở giai đoạn đầu thì thay đổi lối sống chính là phương pháp phòng ngừa hiệu quả các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Các biện pháp bao gồm: – Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Hạn chế các loại thịt đỏ và nhiều dầu mỡ. Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và chất xơ như: rau củ, trái cây, các loại hạt và cá giàu omega 3. – Tập luyện thể dục thường xuyên: Người bệnh nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên lựa chọn các bài tập phù hợp để đảm bảo sức khỏe và không bị tập luyện quá sức. Trường hợp bạn vẫn khỏe mạnh thì có thể tập các bài tập như đạp xe, chạy bộ, bơi lội, leo cầu thang… – Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia: Hãy bỏ ngay việc hút thuốc lá và hạn chế tối đa việc uống rượu. Điều này không chỉ để bảo vệ bản thân bạn mà còn cho cả những người xung quanh. – Giảm căng thẳng, Stress: Stress có thể khiến tâm lý bạn không ổn định, gây cảm xúc tiêu cực, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Bạn có thể sử dụng nhiều cách để giảm căng thẳng như nghe nhạc, đọc sách, thiền, ngủ đủ giấc… – Kiểm tra chỉ số cơ thể: Bạn nên kiểm tra các chỉ số cơ thể thường xuyên bao gồm: Huyết áp, cholesterol máu, đường huyết, cân nặng và đảm bảo luôn ở mức ổn định. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát nguy cơ xảy ra các cơn nhồi máu cơ tim. Tốt nhất là bạn nên đi thăm khám thường xuyên tại các chuyên khoa tim mạch để được chẩn đoán và tư vấn cụ thể. Hạn chế sử dụng rượu bia, không hút thuốc lá là một trong những cách phòng ngừa xơ vữa động mạch hiệu quả Xơ vữa động mạch vành là căn bệnh nguy hiểm, người bệnh không nên coi thường mà cần chủ động phòng ngừa từ sớm. Mong rằng thông qua bài viết trên, bạn đã có những thông tin bổ ích giúp ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
question_60
Đừng bỏ qua những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng sau!
doc_60
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, chủ yếu từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12. Ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh, trong đó trẻ em ở độ tuổi từ 1 - 5 là đối tượng phổ biến nhất. Bởi vì ở giai đoạn này sức đề kháng của trẻ còn yếu, không đủ sức để chống lại sự tấn công của mầm bệnh. Phần lớn trẻ bị tay chân miệng đều xuất hiện triệu chứng nhẹ và sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp bệnh tiến triển nặng chỉ trong thời gian ngắn khiến trẻ có nguy cơ bị suy hô hấp. Vì vậy bố mẹ không nên chủ quan chú ý chữa trị bệnh kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Trước khi nắm được những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và các con đường lây bệnh. Nguyên nhân: Thủ phạm dẫn đến bệnh tay chân miệng là virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 - nhóm virus đường ruột gây nên. Được biết, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ở mức nhẹ và có khả năng tự khỏi nếu bị nhiễm loại virus Coxsackievirus A16. Ngược lại khi nhiễm phải Enterovirus 71 thì bệnh sẽ tiến triển nặng hơn, dễ dẫn đến biến chứng thậm chí là tử vong. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ cư trú ở niêm mạc má và niêm mạc ruột, rồi đi đến các hạch bạch huyết gần đó. Chúng đi vào máu gây nhiễm trùng máu và cuối cùng tồn tại ở niêm mạc miệng và da gây ra các biểu hiện bệnh đặc trưng như: sốt, nổi mụn nước,… Con đường lây bệnh: Ở tuần đầu tiên, virus trong cơ thể người bệnh được phát tán ra ngoài môi trường, đến vài tuần sau chúng tồn tại nhiều trong phân và nước bọt. Do đó, trẻ sẽ bị tay chân miệng nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cụ thể là: Hít hoặc nuốt phải nước bọt bắn ra khi người bệnh. Chạm tay vào dịch mụn nước, khi mụn nước bị vỡ ra. Dùng chung vật dụng của người bệnh, trên bề mặt các đồ vật này có thể chứa virus nên trẻ sẽ dễ mắc bệnh nếu không rửa tay sạch sẽ mà đưa lên mắt mũi miệng. 2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng Khi nắm vững những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng, bạn sẽ sớm phát hiện bệnh, sau đó đưa ra các biện pháp chữa trị hiệu quả. Bệnh tiến triển theo 4 giai đoạn, đối với mỗi giai đoạn sẽ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như: - Giai đoạn ủ bệnh: Sau khi nhiễm virus, cơ thể sẽ ủ bệnh trong khoảng 3 - 7 ngày. Ở giai đoạn này, trẻ vẫn bình thường chưa có biểu hiện bất thường nào. - Giai đoạn khởi phát: Tiếp theo là giai đoạn khởi phát kéo dài từ 1 - 2 ngày, đi kèm với các triệu chứng thường gặp ở trẻ như: mệt mỏi, hạch dưới hàm sưng, đau họng, sốt, chán ăn, tiêu chảy,… - Giai đoạn toàn phát: Ở giai đoạn toàn phát, bệnh bắt đầu có những biểu hiện rõ ràng với triệu chứng điển hình kéo dài từ 3 - 10 ngày như: Toàn thân phát ban dạng mụn nước: Ban đầu, trên bề mặt da lòng bàn tay, bàn chân, miệng hoặc mông chỉ xuất hiện các nốt ban có màu hồng. Sau đó nốt ban to dần, chứa đầy dịch và trở thành bọng nước gây cảm giác đau. Niêm mạc miệng, lưỡi bị nổi mụn nước, sau khi vỡ tạo thành vết loét đỏ khiến trẻ bị đau miệng, dẫn đến bỏ bú, chán ăn. Trẻ bị sốt nhẹ, quấy khóc,… - Giai đoạn lui bệnh: Sau 7 - 10 ngày kể từ khi bệnh khởi phát, trẻ bắt đầu có dấu hiệu hồi phục. Trong trường hợp sốt cao trên 39o C, trẻ sẽ xuất hiện các biến chứng về thần kinh như: thở mệt, hay giật mình khi ngủ, co giật, suy hô hấp, tím tái, nặng hơn có thể là hôn mê. 3. Lúc này, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn các biện pháp điều trị nhằm hạn chế xảy ra biến chứng như: Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol khi trẻ sốt cao trên 380C. Nếu các vết loét ở miệng gây đau khiến trẻ bỏ bú, khó ăn uống thì bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau như: Ibuprofen, hay thuốc xịt gây tê. Mụn nước ngoài da thường gây ngứa, do đó bạn nên để ý cho trẻ gãi, cào làm vỡ mụn nước gây nhiễm trùng. Nên tắm rửa cho trẻ hàng ngày bằng nước sạch hoặc nước lá chè, lá trầu,… đồng thời bôi lên da các dung dịch sát khuẩn tránh gây bội nhiễm. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối. Cách ly trẻ tại nhà, không cho trẻ đến trường hay các nơi công cộng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh. Rửa tay khi chế biến thức ăn, trước lúc bế ẵm và sau khi cho trẻ đi vệ sinh. Vệ sinh nhà cửa, lau sạch bề mặt đồ chơi, vật dụng cá nhân của trẻ. Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì: Mụn nước mọc ở miệng khiến trẻ khó chịu, bỏ ăn vì vậy bạn nên cho trẻ ăn đồ mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp,… Đồng thời bổ sung các loại thực phẩm giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và hồi phục nhanh chóng như: trứng, đậu hũ, khoai tây, dưa hấu, đu đủ,… Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã nắm được những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng. Trong quá trình chăm sóc nếu
doc_33502;;;;;doc_39472;;;;;doc_26041;;;;;doc_25533;;;;;doc_58657
Khi thời tiết bắt đầu bước vào thời kỳ nắng nóng, các loại dịch bệnh ở trẻ rất dễ bùng phát, đặc biệt trong số đó có bệnh tay chân miệng. Các mẹ cần biết được những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng để kịp thời chữa trị và ngừa ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra ở trẻ. 1. Thông tin thêm về bệnh Trước khi tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng, bạn cần biết rõ về tình trạng và nguyên nhân gây ra căn bệnh này là gì. Vào mùa hè, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh tay chân miệng, đây là một căn bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Việc tiếp xúc với nước bọt, dịch phỏng nước hoặc phân của người bệnh có thể khiến bản thân nhiễm phải tay chân miệng. Căn bệnh truyền nhiễm này có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, tuy nhiên, đối tượng chủ yếu mắc phải chính là trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều đó là do ở độ tuổi này, sức đề kháng của các bé còn yếu, chưa thể chống lại sự tấn công của những loại virus gây bệnh. Một nguyên nhân khác gây bệnh chính là đây là lứa tuổi trẻ em tiếp xúc với môi trường của các trường mẫu giáo. Yếu tố môi trường này tạo điều kiện thuận lợi cho các loại dịch bệnh phát triển và lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người. Ở phần lớn bệnh nhân mắc tay chân miệng sẽ tự khỏi sau một khoảng thời gian phát triển bệnh và cũng không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bạn vẫn cần cẩn thận và làm theo phác đồ điều trị của bác sĩ khi có dấu hiệu mắc phải tay chân miệng. Bởi sự chủ quan trong quá trình điều trị và chăm sóc sau khi mắc bệnh có thể dẫn đến việc kéo dài dai dẳng của bệnh và những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe con người. 2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng Dấu hiệu nhận biết của bệnh nhân tay chân miệng có thể được chia ra thành những giai đoạn phát triển của bệnh. Giai đoạn ủ bệnh Giai đoạn này kéo dài trong khoảng từ 3 đến 7 ngày, với những dấu hiệu không rõ rệt. Chính điều này khiến cho các ông bố bà mẹ chủ quan hoặc nhầm lẫn với những căn bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Một số dấu hiệu thường thấy ở giai đoạn ủ bệnh ở trẻ là: Xuất hiện những cơn sốt nhẹ, thoáng qua. Đau họng và miệng tiết nước bọt liên tục. Tình trạng chán ăn kéo dài. Tiêu chảy ở dạng nhẹ. Ở một số trường hợp, trẻ có thể nổi hạch ở cổ hoặc hàm dưới. Giai đoạn khởi phát Trong khoảng thời gian từ 1 đến 2 ngày đầu khởi phát bệnh, bề mặt da của trẻ bắt đầu xuất hiện những nốt ban đỏ với đường kính 2 - 3 mm. Những nốt ban này có thể phát triển ở bất cứ đầu, thường tập trung vùng lòng bàn tay, bàn chân, xung quanh miệng. Ngoài ra, chúng sẽ tiến triển thành những nốt ban đỏ dạng phỏng nước. Những vết loét ở phía miệng loét gây cảm giác đau đớn cho trẻ khiến bé trở nên lười ăn, quấy khóc và kêu đau khoang miệng. Những lúc này bố mẹ cần chú ý con trẻ để không bị nhầm với những bệnh viêm loét thông thường ở miệng. Giai đoạn toàn phát Giai đoạn toàn phát của bệnh kéo dài khoảng từ 3 đến 10 ngày với những dấu hiệu điển hình dễ nhận biết như: Loét miệng. Toàn thân nổi phát ban ở dạng phỏng nước. Trẻ dễ sốt cao, nôn ói. Trong giai đoạn này, trẻ cũng có thể gặp nguy cơ mắc phải những biến chứng liên quan đến hệ thần kinh, hô hấp và tim mạch. Ngoài ra, những dấu hiệu nhận biết nghiêm trọng trẻ có thể gặp phải khi mắc tay chân miệng như: Quấy khóc liên tục Khi bệnh tay chân miệng của bé bắt đầu trở nặng, trẻ có thể quấy khóc liên tục cả đêm hoặc từng cơn. Đây là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ. Và khi trẻ quấy khóc liên tục kèm theo dấu hiệu thở khò khè, khó ngủ hoặc ngủ li bì thì bé cần được bố mẹ đưa nhập viện ngay lập tức. Sốt cao liên tục không hạ Khi bệnh tay chân miệng chuyển sang độ 2, bé có thể xuất hiện triệu chứng sốt cao (từ 39 độ trở lên) hoặc kéo dài liên tục trên 2 ngày, không thể hạ sốt được bằng thuốc. Trong trường hợp này, bố mẹ không nên cho bé dùng thuốc hạ sốt mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mà cần được nhập viện và điều trị kịp thời để bé tránh gặp phải những biến chứng liên quan đến tim mạch. Hay giật mình Đây là một triệu chứng cảnh báo cho bạn biết rằng các biến chứng trên hệ thần kinh bắt đầu xuất hiện ở trẻ bị tay chân miệng. Bé cần được theo dõi và quan sát tần suất xuất hiện của những lần bị giật mình (đánh giá trong khoảng 30 phút). Đối với những trẻ bị tay chân miệng ở thể nặng, bé có thể bị giật mình chới với hoặc giật nảy người khi đang ngủ thiu thiu (cần được phân biệt với giật nảy mình khi đang ngủ sâu), đi loạng choạng, không vững hoặc tay chân yếu và người bị run từng cơn. 3. Cách chăm sóc bệnh tay chân miệng ở trẻ Sau khi tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng và xác định được trẻ đang mắc căn bệnh đó, bạn cần biết cách điều trị bệnh ở trẻ. Hiện nay, tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị, bác sĩ sẽ dựa vào tình hình thực tế của trẻ để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Đối với những trẻ xuất hiện tình trạng sốt cao, bố mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Những nốt phỏng nước được xử lý bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và thuốc bôi sát khuẩn tại những vị trí bị vỡ mụn nước. Nếu như những nốt phỏng nước trong khoang miệng bị vỡ ra, bé cần được sát khuẩn bằng nước muối sinh lý 0.9%. Bố mẹ cần hòa dung dịch sát khuẩn như nước lá trầu hoặc chè xanh cùng với nước để vệ sinh cơ thể cho bé. Đó là những loại nước có khả năng hạ nhiệt và sát khuẩn rất tốt, giúp hạn chế được tình trạng viêm nhiễm của những nốt phỏng nước đã bị vỡ ra. Nhưng lưu ý rằng, bố mẹ không nên dùng lá trầu không hoặc lá chè để chà lên những nốt phỏng, bởi như thế có thể khiến tình trạng của trẻ nặng hơn. Những vết loét trong khoang miệng gây nên tình trạng đau rát khiến trẻ lười ăn. Bởi vậy, các mẹ cần cho bé sử dụng những loại thức ăn dạng lỏng, dễ nuốt và thuận tiện cho việc tiêu hóa giúp bé cảm thấy ăn một cách thoải mái, hạn chế tình trạng đau rát trong quá trình ăn. Hy vọng rằng thông tin về những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng và những thông tin xung quanh căn bệnh có thể giúp cho bạn nhận biết trẻ nhà mình có mắc phải căn bệnh lây nhiễm đó hay không và xử lý nó như thế nào.;;;;;Tay chân miệng là bệnh lý phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này có thể khiến trẻ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như phù phổi cấp, viêm cơ tim, viêm não, nếu không được điều trị trẻ có thể bị tử vong. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải chú ý những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng để kịp thời đưa trẻ đi khám và điều trị nhằm tránh nguy cơ biến chứng. 1. Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệngĐây là giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 3 - 7 ngày. Ban đầu khi mới nhiễm tay chân miệng, trẻ thường có các triệu chứng như cảm thấy khó chịu, biếng ăn, sau 1 - 2 ngày sẽ là sốt, mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa, quấy khóc nhiều. Đây là giai đoạn toàn phát, thời gian kéo dài khoảng 3 - 10 ngày với các dấu hiệu đặc trưng như sau: Mọc mụn nước và loét miệng: niêm mạc lưỡi, miệng, lợi xuất hiện các nốt phỏng nước hoặc viêm loét đỏ khiến trẻ bị đau miệng, bỏ bú, biếng ăn, chảy nhiều dãi. Phát ban: triệu chứng phát ban có những nốt phỏng nước ở lòng bàn chân, bàn tay, mông, đầu gối. Trẻ ít khi bị ngứa bởi các vết mụn nước này, nhưng nếu ở người lớn thì sẽ gây ngứa dữ dội. Sau một tuần các vết loét sẽ đỡ dần và tự khỏi. Nôn mửa, sốt nhẹ: trong trường hợp tình trạng nôn mửa và sốt cao kéo dài có thể dẫn tới biến chứng. Nguy cơ biến chứng tại nhiều hệ cơ quan: biến chứng hô hấp và tim mạch (phù phổi cấp, viêm cơ tim, suy tim, huyết áp cao, trụy mạch); biến chứng thần kinh (viêm màng não, viêm não). Những biến chứng này có thể xuất hiện từ rất sớm (khi bệnh khởi phát từ ngày thứ 2 - thứ 5), trẻ có thể bị đe dọa đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Là giai đoạn bệnh thoái lui (thường từ ngày thứ 8 - thứ 10). Nếu không gặp biến chứng thì trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn. Nhìn chung, tay chân miệng đa số sẽ lui bệnh sau 8-10 ngày, bố mẹ cần lưu ý theo dõi trẻ trong giai đoạn toàn phát. Nếu các vết loét khiến trẻ đau họng, gặp khó khăn khi ăn uống và triệu chứng của bệnh chuyển biến nặng thì cần phải đưa trẻ đi khám ngay phòng trường hợp bị biến chứng nguy hiểm.2. Cách chăm sóc và điều trị cho trẻ bị chân tay miệng Bên cạnh việc lưu ý những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc chân tay miệng thì phụ huynh cũng cần tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc, điều trị khi trẻ mắc căn bệnh này. Cách ly trẻ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo: trẻ bị chân tay miệng cần nghỉ học ở nhà trong tối thiểu 10 ngày kể từ khi bệnh khởi phát. Điều này sẽ giúp tránh được sự lây lan trong học đường. Ngoài ra nếu có nhiều trẻ cùng chung sống trong một nhà thì cần phải cách ly trẻ mắc bệnh một cách tuyệt đối. Không để trẻ chơi cùng với những trẻ lành. Cả trẻ bị chân tay miệng và người chăm sóc trẻ đều phải đeo khẩu trang y tế. Sau khi tiếp xúc, người chăm sóc phải nhanh chóng vệ sinh tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn. Vệ sinh cá nhân, tắm rửa sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày để tránh nguy cơ bội nhiễm. Ngoài ra, tã lót, quần áo của trẻ cũng cần phải được giặt riêng, tẩy trùng sạch sẽ, kỹ lưỡng bằng nước sôi, sau đó là giặt lại với xà phòng. Đối với những đồ dùng cá nhân của trẻ như cốc uống nước, bình sữa, bát và muỗng ăn cơm trước và sau khi sử dụng cần phải vệ sinh, luộc với nước sôi và để ở nơi riêng biệt. Nhà cửa phòng ốc cần được dọn dẹp sạch sẽ, tạo ra môi trường an toàn, trong lành để trẻ có hệ miễn dịch tốt, không bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Cha mẹ khi cho trẻ dùng thuốc thì cần phải tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc trị căn bệnh này mà chỉ bao gồm những thuốc giúp điều trị triệu chứng. Để hạ sốt và giảm đau: cha mẹ nên lau người cho trẻ bằng nước ấm. Đồng thời dùng thêm thuốc hạ sốt chứa paracetamol (liều lượng khoảng 10 - 15mg/kg). Chú ý tần suất sử dụng là mỗi liều cách nhau tối thiểu 6 tiếng để tránh nguy cơ ngộ độc do quá liều paracetamol. Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng kết hợp với Ibuprofen nếu trẻ không hạ sốt. Cha mẹ tuyệt đối không được hạ sốt, giảm đau cho trẻ bằng aspirin. Để giúp vết lở loét của trẻ bớt đau, cha mẹ có thể dùng Antiacid dạng gel chấm vào sang thương vùng miệng.;;;;;Bệnh tay chân miệng ở trẻ có tốc độ lây lan nhanh và dễ có khả năng để lại nhiều biến chứng nguy hiểm không được phát hiện sớm, theo dõi và điều trị kịp thời. Vì vậy, ngay từ sớm, cha mẹ cần trang bị kiến thức về cách phòng ngừa và những dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ để có hướng giải quyết chính xác. Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng Bệnh tay chân miệng của trẻ được gây ra chủ yếu bởi 2 chủng Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Theo từng giai đoạn phát triển của bệnh, dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung, các dấu hiệu này đều rất dễ nhận biết. 1.1 Sốt Sốt là dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ xuất hiện đầu tiên. Sốt cao hoặc sốt nhẹ, cơn sốt thường kéo dài liên tục trong khoảng 2 ngày và kèm theo là cảm giác mệt mỏi, đau họng. Bố mẹ thường chưa thể phát hiện ra bệnh khi con bị sốt bởi các dấu hiệu ở giai đoạn này tương đồng với bệnh cảm cúm thông thường. 1.2 Nổi bóng nước trên da Nổi bóng nước chuyên vùng da là dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ rất điển hình. Các mụn bọc sẽ xuất hiện ở mọi vị trí trên da bé như: quanh mép miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, lưng, phía bên trong má, vùng mông và thậm chí ở sát hậu môn,... Ban đầu, các vết bóng nước chỉ xuất hiện như các nước phát ban nhỏ, có màu đỏ mờ và phẳng. Sau đó, các vết này có xu hướng nổi phồng lên trở thành bóng nước chứa chất dịch bên trong. Đôi khi cha mẹ sẽ rất khó phát hiện tình trạng bệnh của bé nếu mụn nước xuất hiện ở vị trí đặc biệt như: trong cổ họng, vòm miệng, đầu lưỡi,... Điều này sẽ làm cản trở đến quá trình ăn uống của trẻ, khiến trẻ trở nên biếng ăn và không muốn đụng đến đồ ăn. Thậm chí, trẻ có thể nôn mửa ngay khi đồ ăn tiếp xúc với cổ họng.1.3 Một số dấu hiệu khác Ngoài ra, khi tay chân miệng ở trẻ dần chuyển nặng, cơ thể bé sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau đây: Giấc ngủ: bé ngủ không ngon giấc, mỗi giấc ngủ chỉ kéo dài từ 15 đến 20 phút. Đây chính là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo bé đang có nguy cơ mắc nhiễm độc dây thần kinh. Quấy khóc liên tục. Sốt cao: những cơn sốt không hạ kéo dài liên tục trong 2 ngày ngay cả khi cha mẹ đã cho bé sử dụng thuốc giảm sốt. Giật mình: bé có dấu hiệu giật mình liên tục khi đang ngủ và ngay cả khi đang chơi đùa. Nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. 2. Cách điều trị cho trẻ mắc tay chân miệng Bệnh tay chân miệng ở trẻ hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị. Để giảm những tổn thương ở niêm mạc miệng và giúp trẻ dễ ăn uống hơn, cha mẹ có thể thực hiện một vài biện pháp tại nhà sau đây: Sử dụng nước muối 0,9% sát trùng niêm mạc miệng. Sử dụng thuốc giảm đau theo kê đơn của bác sĩ. Tắm cho trẻ bằng các loại dược liệu tự nhiên có tính sát trùng nhẹ như: lá chè, lá chân vịt,... Bôi thuốc Betadine giúp hạn chế các tổn thương ngoài da. Tránh cho trẻ ăn những đồ ăn cay, nóng. Mẹ nên ưu tiên cho bé ăn những thức ăn lỏng và dễ tiêu như cháo hoặc sữa.3. Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng ở trẻ Bên cạnh việc nắm bắt dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ, cha mẹ cần trang bị một số biện pháp phòng ngừa bệnh như sau: Cả cha mẹ và bé nên rửa tay với xà phòng thường xuyên trước khi chơi đùa với bé hoặc sau khi cho bé chơi bất kỳ đồ chơi nào. Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh để tránh Virus lây lan. Đặc biệt là những người có biểu hiện sốt, ho, phát ban,... Cho bé ăn những đồ ăn đảm bảo an toàn vệ sinh, phải nấu chín đồ ăn trước khi sử dụng. Cha mẹ tránh mớm thức ăn cho trẻ, cho trẻ mút tay hay bốc đồ ăn,... Vệ sinh thật sạch sẽ không gian nhà ở, các bề mặt bé hay tiếp xúc như: mặt bàn ghế, sàn nhà, khung tay vịn,... bằng các chất tẩy rửa thông dụng. Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé thường xuyên và sát sao theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện những dấu hiệu bất thường. Bổ sung cho bé các dưỡng chất để cơ thể trở nên khỏe mạnh, có sức đề kháng chống lại các virus gây bệnh tay chân miệng. Không cho trẻ đi học trong vòng 2 tuần đầu tiên sau khi nhiễm bệnh. Giai đoạn này, virus trong cơ thể bé chưa thực sự hết và vẫn có thể lây lan sang người khác.;;;;;Tay chân miệng là một trong những căn bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát thành dịch, đặc biệt là vào mùa hè, thời tiết oi bức, nắng nóng. Tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng giúp ba mẹ phát hiện sớm từ đó kịp thời chữa trị cho con để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. 1. Thông tin tổng quan về bệnh tay chân miệng ở trẻ Trước khi tìm hiểu về những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng thì bạn cần biết một số thông tin cơ bản về căn bệnh này. Tay chân miệng là căn bệnh có thể xảy ra với cả người lớn và trẻ em do virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Tuy nhiên, trẻ từ 1 - 5 tuổi là nhóm mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao. Đây là nhóm tuổi có sức đề kháng yếu với các tác nhân gây bệnh do hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, dưới 5 tuổi là thời điểm bé đi nhà trẻ, đây là môi trường lý tưởng để mầm bệnh phát triển và lây lan nhanh. Mặc dù tay chân miệng có thể khỏi sau một khoảng thời gian phát bệnh nhưng với trẻ em thì cần phải cẩn thận vì khả năng biến chứng nguy hiểm gây nhiều ảnh hưởng sức khỏe. 2. Những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà tay chân miệng ở trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng mà ba mẹ nên biết. Giai đoạn ủ bệnh Tùy từng trường hợp mà thời gian ủ bệnh tay chân miệng có thể dao động từ 3 - 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, hầu hết các ca bệnh đều có triệu chứng mơ hồ, khó nhận biết. Một số trường hợp, virus không gây ra triệu chứng nào ở thời kỳ ủ bệnh. Điều này khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan hoặc nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác. Một số biểu hiện tay chân miệng ở trẻ có thể xuất hiện thời kỳ ủ bệnh là: Bé xuất hiện những cơn sốt nhẹ, thoáng qua và nhanh khỏi. Nước bọt tiết nhiều hơn bình thường, đau họng. Trẻ bỏ bú, quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy. Sưng hạch ở cổ hoặc hàm dưới. Giai đoạn khởi phát Giai đoạn khởi phát thường diễn ra từ 1 - 2 ngày, da bé xuất hiện các nốt ban đỏ hoặc phỏng nước, tập trung chủ yếu ở các vị trí như lòng bàn tay, lòng bàn chân, quanh miệng. Các nốt ban dần có hiện tượng lở loét, gây đau nhức khiến trẻ quấy khóc, chán ăn. Giai đoạn toàn phát Giai đoạn toàn phát là thời điểm những dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng rõ ràng nhất, kéo dài từ 3 - 10 ngày. Ba mẹ cần cho con đi khám ngay nếu trẻ có những biểu hiện: Miệng, quanh má, nướu, lưới,… bị lở loét, đau nhức nhiều. Buồn nôn, nôn, đau mỗi khi nhai, nuốt thức ăn. Ban đỏ dạng phỏng nước nổi toàn thân. Trẻ quấy khóc nhiều, sốt cao liên tục và không hạ dù đã thử nhiều cách, thường xuyên bị giật mình. Xuất hiện các dấu hiệu biến chứng thần kinh, hô hấp, tim mạch như co giật, nôn ói, rối loạn nhịp tim, đau tức ngực, khó thở, sử dụng thuốc hạ sốt không có tác dụng,… 3. Điều trị và phòng ngừa tay chân miệng cho trẻ Nhiều trường hợp trẻ bị tay chân miệng có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày, tuy nhiên, khi thấy con xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, ba mẹ vẫn nên đưa bé đi khám để được tư vấn biện pháp khắc phục và chăm sóc tốt nhất. Điều trị tay chân miệng ở trẻ Hiện nay, tay chân miệng là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị. Bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị triệu chứng để giúp bé cảm thấy dễ chịu đồng thời ngăn ngừa bệnh biến chứng nặng. Những trường hợp bé bị sốt sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ sốt. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý. Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế tiếp xúc với người khác và khuyến khích con uống nhiều nước lọc. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dạng lỏng, giàu vitamin và khoáng chất, hạn chế độ cay nóng, nhiều gia vị, dầu mỡ, chua, mặn,… Không cho trẻ đi trường học trong thời gian điều trị bệnh, sử dụng các vật dụng riêng biệt nhằm hạn chế lây lan mầm bệnh. Vệ sinh thân thể thường xuyên, tránh chà xát mạnh ở những vị trí mụn nước, lở loét gây tổn thương khiến bé đau nhiều hơn. Có thể sử dụng nước lá trầu không, chè xanh hòa vào nước ( không chà xát trực tiếp) để vệ sinh thân thể cho bé hoặc bôi thuốc sát khuẩn ở những vị trí mụn nước, lở loét. Tuy nhiên, phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Phòng bệnh Hiện nay chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng, vì vậy, theo khuyến cáo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, ba mẹ cần chủ động ngăn ngừa bệnh cho con bằng cách: Tắm vệ sinh cho bé mỗi ngày, dạy con rửa tay đúng cách bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, ra ngoài và trước khi ăn. Chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên cho trẻ, kiểm tra định kỳ để phát hiện bất thường, giảm nguy cơ mắc bệnh. Dạy bé hạn chế cho tay lên miệng, mắt, mũi hay những vị trí gần miệng, cắt móng tay cho trẻ thường xuyên. Thường xuyên vệ sinh, khử trùng nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ. Thực hiện ăn chín, uống sôi, vệ sinh kỹ lưỡng các dụng cụ ăn uống hàng ngày của trẻ. Hạn chế cho con tiếp xúc với những đứa trẻ khác có dấu hiệu nghi ngờ bị tay chân miệng. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các loại rau, quả, trái cây tươi. Nếu trẻ không thích ăn rau, hãy thay đổi cách chế biến để giúp con ăn được nhiều hơn. Khuyến khích con uống nhiều nước, tăng cường vận động thể chất mỗi ngày.;;;;;Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày, trẻ mắc tay chân miệng sẽ dần xuất hiện các triệu chứng ban đầu. Đây cũng chính là những dấu hiệu nhận để phụ huynh phát hiện sớm bệnh ở trẻ, chủ động điều trị và hạn chế tối đa mức độ lây lan bệnh cho cộng đồng. Chi tiết các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em, mời quý phụ huynh và các độc giả xem ngay trong bài viết này. 1. Các dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em phổ biến Trẻ tay chân miệng ở giai đoạn đầu có thể xuất hiện các nốt ban hồng ở lòng bàn tay và lòng bàn chân Trẻ mắc tay chân miệng là do nhiễm phải virus nhóm virus đường ruột. Trong đó, 2 “thủ phạm” gây bệnh điển hình nhất chính là virus Coxsackievirus A16 (A16) và Enterovirus 71 (EV71). Các virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ có đặc điểm chung là sở hữu khả năng phát tán, lây lan rất nhanh. Bệnh có thể lây lan từ người sang người thông qua phân, qua nước bọt hoặc qua hành động trẻ đưa bàn tay có dính virus gây bệnh lên miệng. Thông thường, trẻ bị virus gây bệnh xâm nhập và tấn công sẽ ủ bệnh khoảng 3-7 ngày. Sau đó, mới dần xuất hiện những triệu chứng phát bệnh ban đầu: – Trẻ sốt nhẹ và có các triệu chứng giống như bị cúm: mệt mỏi, uể oải, đau họng…; – Trẻ xuất hiện những vết chấm đỏ nhỏ ở phía sau miệng, dần phồng rộp, gây cảm giác khó chịu và đau. Đây cũng chính là tiền thân của những vết loét, lở miệng trẻ sẽ gặp phải vào vài ngày sau đó; – Trẻ ăn uống kém hơn, nước dãi chảy nhiều hơn bình thường; – Trẻ có thể xuất hiện các nốt ban đỏ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, sau mông hoặc ở vùng sinh dục… Dựa vào những dấu hiệu ban đầu kể trên, các phụ huynh có thể phát hiện sớm bệnh tay chân miệng ở trẻ, cho bé điều trị kịp thời và giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ có thể gặp phải. Tuy nhiên, các triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng ở trẻ đều không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác ở trẻ, như cảm cúm, thủy đậu… 2. Các dấu hiệu cảnh báo trẻ tay chân miệng cần nhập viện ngay Trẻ tay chân miệng sốt cao kéo dài và nôn nhiều là dấu hiệu cảnh báo, tiềm ẩn nguy cơ biến chứng nguy hiểm Tay chân miệng ở trẻ là một bệnh lý nhiễm trùng lành tính, vì thế hầu hết trường hợp đều có thể điều trị tại nhà theo chỉ định của bác sĩ. Song với những trường hợp trẻ mắc tay chân miệng do EV71 – virus thường gây bệnh cảnh nặng, dễ biến chứng nguy hiểm, hoặc có xuất hiện dấu hiệu cảnh báo thì sẽ được bác sĩ chỉ định nhập viện điều trị. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm ở trẻ tay chân miệng bao gồm: – Trẻ quấy khóc dai dẳng, rất khó dỗ, thậm chí bó bé quấy khóc cả đêm, cứ ngủ được 15 – 20 phút lại dậy quấy khóc; – Trẻ sốt cao từ 38,5 độ trở lên và kéo dài tới 48 tiếng không hạ và không đáp ứng thuốc hạ sốt; – Trẻ có biểu hiện giật mình, trong vòng 1 đêm giật mình 4 – 5 cái hay trong vòng 30 phút mà giật mình 2 cái; – Trẻ run tay, chân, có biểu hiện ngồi không vững, đi đứng loạng choạng; – Trẻ có biểu hiện khó thở, cánh mũi phập phồng, co rút cơ hô hấp ở mũi… Nếu quan sát thấy trẻ mắc tay chân miệng có bất kì triệu chứng nào kể trên, phụ huynh cần phải đưa con tới viện ngay để bác sĩ kiểm tra và hỗ trợ điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm sức khỏe. 3. Các biến chứng trẻ mắc tay chân miệng có thể gặp phải Trẻ mắc tay chân miệng xuất hiện dấu hiệu cảnh báo nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất có thể gây tử vong. Dưới đây là những biến chứng nặng thường gặp ở trẻ mắc tay chân miệng: – Biến chứng thần kinh với các bệnh điển hình thường gặp như: viêm não, viêm màng não, viêm thân não, viêm tủy não, yếu và liệt chi, liệt dây thần kinh sọ não, hôn mê sâu kéo theo suy hô hấp, suy tuần hoàn và gây tử vong. – Biến chứng hô hấp và tim mạch như: viêm cơ tim, tăng huyết áp, phù phổi cấp, suy tim và trụy tim mạch gây hệ quả tử vong nhanh. – Biến chứng đối với thai kỳ: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu mắc tay chân miệng có thể gây hệ quả xảy thai, dù nguy cơ này thấp và hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu mẹ bầu có thể vượt qua bệnh thì em bé sau sinh khi mắc bệnh này thường chỉ xuất hiện các triệu chứng nhẹ. 4. Cách chăm sóc trẻ mắc tay chân miệng tại nhà an toàn và hiệu quả Trẻ xuất hiện triệu chứng bất thường nên được đi khám để được bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp Khi được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà, ngoài chú ý cho bé uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng, phụ huynh cũng cần có chế độ chăm sóc cẩn thận, phù hợp. Mục đích để giúp cơ thể trẻ tay chân miệng nhanh hồi phục, rút ngắn tối đa thời gian điều trị bệnh. 4.1. Đảm bảo cách ly cho trẻ mắc tay chân miệng Trẻ mắc tay chân miệng cần thực hiện cách ly để tránh lây bệnh cho các thành viên trong gia đình và cộng đồng. Cụ thể hơn, phụ huynh cần cho trẻ mắc tay chân miệng nghỉ học từ 10 – 14 ngày (tính từ thời điểm phát bệnh) ở nhà để điều trị cho khỏi bệnh. Phụ huynh cũng cần thông báo cho nhà trường để thầy cô có biện pháp theo dõi, giám sát kịp thời. Trong quá trình điều trị bệnh tại nhà, người lớn khi chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên để hạn chế tối đa khả năng bị lây nhiễm bệnh. Trường hợp nhà có nhiều trẻ, phụ huynh hãy cho bé bị bệnh ở phòng riêng, tốt nhất không tiếp xúc với các bé còn lại cho tới khi khỏi hẳn bệnh nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị lây bệnh. 4.2. Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất Kiêng ăn uống quá mức cho trẻ mắc tay chân miệng là điều không cần thiết, thậm chí còn khiến bé bị thiếu chất, lâu khỏi bệnh hơn. Phụ huynh chỉ nên tránh cho bé ăn những được khuyến cáo bởi bác sĩ, các thức ăn quá cứng hay quá nóng gây tổn thương vùng miệng bị loét của bé. Trẻ mắc tay chân miệng nên được ăn những món ăn lỏng (cháo, súp) dễ tiêu. Mỗi bữa ăn của trẻ nên được cân bằng đầy đủ cả 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. 4.3. Vệ sinh đúng cách cho bé mắc tay chân miệng Trong thời gian mắc tay chân miệng, trẻ vẫn cần được tắm và vệ sinh sạch sẽ để ngừa biến chứng viêm nhiễm xảy ra. Tuy nhiên, phụ huynh hãy cho trẻ tắm trong phòng kín gió để đảm bảo an toàn. Tay chân miệng ở trẻ là bệnh lý lưu hành quanh năm, trẻ có thể bị mắc bất kì lúc nào, nhất là trong thời điểm bệnh đang bùng thành dịch như hiện nay. Vì thế, các phụ huynh có con nhỏ hãy nâng cao biện pháp cảnh giác, cho bé đến cơ ở y tế uy tín khám ngay nếu phát hiện thấy dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ em nhé.
question_61
Giá trị dinh dưỡng của đậu đen - loại hạt “vàng” tốt cho sức khỏe
doc_61
Đậu đen là thực phẩm họ nhà đậu. Nhờ sở hữu một hàm lượng lớn protein, vitamin và các khoáng chất nên loại hạt này được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng cũng như công dụng cho sức khỏe. Tuy vậy, không phải ai cũng biết những giá trị dinh dưỡng của đậu đen. Giá trị dinh dưỡng của đậu đen Thành phần dinh dưỡng có trong đậu đen rất đa dạng. Cứ trong 89 gam đậu đen đã được nấu chín sẽ chứa: 0,46g chất béo;114 kilocalo;7,62g chất đạm; 0,28g đường;23 mg canxi; 1,81mg sắt; 60mg magie;7,5g chất xơ;120mg photpho;305mg kali, 1mg natri;128mg malate;0,434mg niacin;0,21mg thiamin. Ngoài ra, đậu đen còn chứa một số thành phần dinh dưỡng khác chống oxy hóa như quercetin, saponin, kaempferol,... Đặc biệt, các chất tinh bột trong đậu đen giúp ngăn chặn lượng đường gia tăng trong máu. 2. Công dụng cho sức khỏe mà đậu đen mang lại Nhờ các thành phần có giá trị dinh dưỡng cao mà loại hạt này được dân gian ví như “thần dược”. Không chỉ giúp phục hồi và bồi bổ cơ thể một cách hữu hiệu, đậu đen còn có nhiều công dụng khác nữa. Cụ thể: 2.1 Giúp xương chắc khỏe Trong thành phần đậu đen có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp xương trở nên chắc khoẻ như: đạm, photpho, canxi, đồng,... Bổ sung đầy đủ các chất này sẽ giúp cấu trúc xương hoàn thiện, phát triển và duy trì được sức mạnh cũng như độ dẻo dai của các khớp. Do đó, việc bổ sung đậu đen trong chế độ dinh dưỡng là rất cần thiết. 2.2 Điều hòa huyết áp Liều lượng natri trong cơ thể ở mức độ thấp chính là yếu tố quan trọng giúp điều hòa huyết áp. Đây cũng là điểm mạnh của đậu đen bởi thành phần tự nhiên của chúng chứa chất ít liều lượng natri. 2.3 Ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạchĐậu đen sở hữu nhiều chất như Vitamin B6, chất xơ, Folate, Kali,... Các chất này có công dụng hữu hiệu trong việc hỗ trợ sự vận động của hệ tuần hoàn máu, giảm lượng cholesterol trong máu và hỗ trợ hệ tim mạch trong cơ thể người. Trong đó, hai chất vitamin B6 và folate đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sự tích tụ của homocysteine. Đây là một hợp chất nguy hiểm, nếu hợp chất này xuất hiện nhiều trong cơ thể sẽ khiến cho các mạch máu có xu hướng dẫn lỏng. Ngoài ra, các chất quercetin và saponin còn giúp cải thiện sức khỏe của tim mạch, chống viêm và làm giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Lượng lipid và cholesterol trong máu cũng được giảm rõ rệt, hạn chế tối đa các tổn thương tác động đến tim mạch và mạch máu. 2.4 Chống ung thưĐậu đen giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả nhờ một loại khoáng chất có trong loại thực phẩm này là Selen. Thông thường, Selen hầu như không xuất hiện trong các loại rau củ quả nhưng chúng lại được phát hiện trong thành phần của đậu đen. Khoáng chất này giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trực tràng, ung thư đột biến DNA lây lan ra khắp cơ thể. 2.5 Tốt cho hệ tiêu hóa Giá trị dinh dưỡng của đậu đen còn được thể hiện ở việc loại hạt này chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa. Khi hàm lượng chất xơ của đậu đen hấp thụ vào trong cơ thể người sẽ khiến cho lượng đường bị chuyển hóa. Điều này cực kỳ hữu ích cho các bệnh nhân đang mắc tiểu đường. Vì chất xơ trong hạt đậu là chất xơ không hòa tan nên sẽ giúp làm giảm tình trạng táo bón và các bệnh liên quan tới đường ruột, điển hình như rối loạn tiêu hóa. 2.6 Giữ dáng Một công dụng tuyệt vời khác của đậu đen là giúp giảm cân và kiểm soát cân nặng cực tốt. Đậu đen làm tăng cảm giác no, giảm đi cảm giác thèm ăn. Từ đó, lượng Calo trong cơ thể cũng được giảm đi đáng kể. Chỉ cần biết cách bổ sung đậu đen hợp lý vào trong khẩu phần ăn thì trọng lượng cơ thể bạn sẽ luôn được cân bằng. Đặc biệt đối với chị em phụ nữ, đậu đen hỗ trợ làm đẹp da từ bên trong, giúp da căng bóng; mái tóc cũng trở nên suôn mượt và khỏe mạnh. 3. Cách chế biến đậu đen hợp lý Giá trị dinh dưỡng của đậu đen mang đến nhiều tác dụng thần kỳ nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến hợp lý. Để thuận tiện cho việc sơ chế và chế biến, tốt nhất bạn nên sử dụng đậu đen khô. Các bước thực hiện lần lượt như sau: Bước 1: Rửa sạch hạt đậu khô. Bước 2: Ngâm hạt đậu 4 tiếng rồi vớt ra cho ráo nước. Sau đó tiếp tục rửa lại bằng nước sạch. Bước 3: Đem đậu đi nấu nước và uống trực tiếp nước đậu đen ngay sau khi trải qua quá trình chế biến. Ngoài cách chế biến trên, đậu đen có thể được sơ chế theo nhiều cách khác nữa. Bạn có thể nấu cháo đậu đen hoặc hầm đậu đen với gà ác để bổ sung lượng dinh dưỡng cho cơ thể. 4. Lưu ý khi sử dụng đậu đen Đậu đen là một dược liệu sở hữu giá trị dinh dưỡng cao và mang tới công dụng tuyệt vời nhưng không phải ai cũng phù hợp để sử dụng loại hạt này. Bởi trong thành phần của hạt đậu có chứa một nhóm đường oligosaccharides và galactans khiến bụng đầy hơi. Đối với những người đường ruột kém, nên cân nhắc về liều lượng đậu đen dùng cho lần đầu. Cách tốt nhất là hãy để cơ thể thích nghi dần bằng cách bổ sung hàm lượng nhỏ đậu đen vào khẩu phần ăn. Bạn không nên sử dụng loại đậu loại đã nảy mầm hoặc ngâm mềm đậu khô trước khi sử dụng để khắc phục tình trạng trên. Ngoài ra, bạn không nên lạm dụng đậu đen và quá chú trọng sử dụng chúng trong tất cả các bữa ăn hàng ngày. Để duy trì được một cơ thể khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn cần có một chế độ ăn tổng thể, không được phụ thuộc vào riêng một loại đồ ăn nào. Đậu đen là một loại thực phẩm cho thức uống thanh mát và đem lại giá trị dinh dưỡng cao. Nếu biết cách sơ chế và sử dụng phù hợp, đậu đen sẽ phát huy tối đa công dụng cho sức khỏe. Để đảm bảo lượng dinh dưỡng mà cơ thể tiếp nhận từ đậu đen là tốt nhất, ngoài việc nắm được giá trị dinh dưỡng của đậu đen, bạn nên tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về những khẩu phần ăn cụ thể.
doc_12795;;;;;doc_18612;;;;;doc_701;;;;;doc_37690;;;;;doc_58091
Hạt đậu tương là loại hạt thuộc họ đậu, chứa giá trị dinh dưỡng cao và thường được chọn là loại thực phẩm bổ sung vào thực đơn trong nhiều chế độ ăn lành mạnh. Hiểu thêm về đậu tươngĐậu tương hay còn được biết đến là đậu nành, một loài cây thuộc họ đậu, thân leo, sở hữu nhiều công dụng thần kỳ. Loại hạt này thường được sử dụng để chế biến thức uống, thức ăn, hỗ trợ bổ sung thêm nguồn dưỡng chất cần thiết vào cơ thể. Thân cây đậu tương thường xanh hoặc tím, chiều cao dao động từ 50cm đến 150cm tùy theo điều kiện phát triển của từng cây. Rễ cây xuất hiệu nhiều các nốt sần. Trong các nốt sần này có nguồn đạm cố định để nuôi dưỡng toàn bộ cây. Theo từng giai đoạn phát triển, quả đậu tương sẽ thay đổi màu sắc từ xanh, vàng, nâu đến đen. Trung bình một cây đậu thường chứa trung bình 400 quả, mỗi quả chứa 3,4 hạt. Hạt đậu tương là thành phần dinh dưỡng duy nhất của cây được chế biến thành thực phẩm. 2. Thành phần dinh dưỡng trong hạt đậu tương Các nghiên cứu về thành phần có trong đậu tương khẳng định trong hạt đậu tương chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Cứ 100gr hạt đậu tương sẽ chứa: 16,6gr protein. 6gr chất xơ hòa tan và không hòa tan. Nhiều các chất có lợi khác như: Vitamin K1, B1, B2, D, E,... Một số chất khoáng như: magie, sắt, natri,... Các loại enzyme có lợi cho đường tiêu hóa. Các dưỡng chất này đều là các chất cần thiết đối với cơ thể người, đem lại nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe. Công dụng thần kỳ của hạt đậu tương Hạt đậu tương vốn sở hữu nguồn dinh dưỡng dồi dào nên mọi người có thể chế biến thành nhiều món ăn, thức uống đa dạng để bồi dưỡng cho cơ thể. Trong quá trình chuyển hóa, hạt đậu tương sẽ có những công dụng thần kỳ sau đây: Cung cấp Protein cần thiết Thông thường, để bổ sung protein cho cơ thể, mọi người có xu hướng ăn thịt động vật như bò, gà và hải sản,... Thế nhưng ít người biết rằng trong thành phần của hạt đậu tương cũng chứa một lượng protein nhất định. Bổ sung món ăn được chế biến từ hạt đậu tương vào bữa ăn của mình sẽ tránh được tình trạng dư thừa năng lượng, giúp lượng calo luôn được duy trì ổn định trong cơ thể. Vì vậy, hạt đậu tương là loại nguyên liệu phù hợp để chế biến thực đơn ăn chay thanh đạm, đủ chất, đặc biệt được ưa chuộng với những ai ăn chay trường. Ngoài việc cung cấp đầy đủ protein, hạt đậu còn cung cấp thêm một số axit amin và enzyme khác giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh. Tăng cường sức khỏe tim mạch Omega 3 và Omega 6 là hai thành phần dinh dưỡng phổ biến được tìm thấy trong hạt đậu tương, đặc biệt tốt cho hệ tim mạch. Hai thành phần Omega này tham gia trực tiếp vào các hệ tuần hoàn khiến mạch máu được lưu thông, hạn chế được tình trạng tích tụ cholesterol trên thành mạch máu và các gốc tự do. Ngăn cản quá trình lão hóa da Hạt đậu tương chứa một lượng vitamin dồi dào tham gia vào quá trình ngăn ngừa các gốc tự do. Bổ sung hạt đậu tương thường xuyên cho cơ thể sẽ giúp làn da trở nên căng bóng chắc khỏe, độ ẩm của da sẽ luôn được duy trì ở mức ổn định,... Ngoài ra, hạt đậu tương còn làm giảm tình trạng tóc xơ rối, gãy rụng, giúp tóc mềm mượt và chắc khỏe hơn. Ngăn ngừa béo phì Vốn chứa nhiều protein, chất xơ và lượng calo tương đối thấp, nên các món ăn được chế biến từ đậu tương thường giúp cân bằng hệ tiêu hóa. Đặc biệt, loại thực phẩm này còn chứa nhiều cholesterol không độc hại, hoàn toàn phù hợp với những ai đang trong quá trình giảm cân hoặc ăn chay trường. Giúp cân bằng nội tiết tố Phytoestrogen có trong hạt đậu tương giúp bổ sung một lượng estrogen cần thiết cho cơ thể người phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Nhờ đó mà chị em cân bằng được nội tiết tố, làm giảm đi các biến chứng của tiền mãn kinh như: dễ cáu gắt, da nhăn nheo, tóc gãy rụng và xơ rối,... . Ngăn ngừa loãng xương Hạt đậu tương không chỉ là nguồn cung cấp lượng canxi dồi dào tốt cho xương khớp mà còn là nguồn canxi có thể thay thế cho tôm, thịt, cá,. . Nhờ các thành phần dinh dưỡng có trong hạt đậu, người ta chế biến thành công sữa đậu nhằm hỗ trợ điều trị loãng xương ở người cao tuổi và giúp ngăn ngừa loãng xương ở người trẻ hiệu quả. Các loại sữa này đều đã được kiểm định bởi Cục An toàn thực phẩm trước khi tới tay người tiêu dùng. 4. Một số lưu ý khi sử dụng đậu tương Dù mang đến nhiều tác dụng tích cực đến sức khỏe, nhưng khi sử dụng hạt đậu tương, bạn vẫn cần lưu ý một số điều sau: Hầu hết, các hạt đậu tương đều có tính hàn, dễ gây ợ hơi, tiêu chảy nên những người bị tỳ vị hư hàn nên cẩn thận trong khi sử dụng. Trước khi sử dụng sữa đậu tự chế biến tại nhà, bạn nên đun sôi để tránh gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, bởi trong thành phần sữa đậu nành có chứa trypsin giúp ức chế men. Dùng một lượng sữa đậu tương vừa phải để cơ thể không hấp thụ quá nhiều các dưỡng chất cần thiết, dẫn đến dư thừa. Đặc biệt, sữa đậu nành và trứng là 2 thực phẩm không nên sử dụng chung với nhau, vì giá trị dinh dưỡng sẽ bị thụt giảm khi kết hợp. Hạt đậu tương đạt giá trị dinh dưỡng cao khi kết hợp trứng với các sản phẩm giàu tinh bột, giúp bổ sung năng lượng cho ngày dài hoạt động. Không nên bảo quản các sản phẩm hạt đậu tương trong thời gian quá dài. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn độc hại phát triển. Khi sử dụng, người dùng có thể bị đau bụng. Bạn cần biết cách chế biến và sử dụng hạt đậu tương sao cho phù hợp để loại nguyên liệu này có thể phát huy được tối đa công năng, đem đến sức khỏe dồi dào. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như để có một chế độ sử dụng bài bản trong quá trình bổ sung dưỡng chất trong hạt đậu, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn sức khỏe.;;;;;Cùng với các loại hạt khác, hạt thông cũng là một trong những món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Loại hạt ăn được này sở hữu những lợi ích tốt đối với sức khỏe của con người có thể gây ngạc nhiên. 1. Những lợi ích của hạt thông đối với sức khỏe con người Hạt thông là loại hạt ăn được có thành phần chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, đem lại các tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Cụ thể, có thể kể đến những lợi ích bên dưới đây: 1.1. Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu Khi dùng hạt thông, chất béo lành mạnh và các khoáng chất trong nó có thể giúp hỗ trợ cơ thể người sử dụng duy trì lượng đường trong máu. Song song với đó, nguy cơ đái tháo đường cũng giảm đi với một số chất xơ và protein thực vật chứa trong nó. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của hàm lượng magie giúp cơ thể cải thiện việc kiểm soát lượng đường trong máu và hạn chế rủi ro bị bệnh đái tháo đường. 1.2. Tăng cường sức khỏe não bộ Việc tiêu thụ loại hạt này cũng có thể giúp bạn tăng cường sức khỏe của não bộ. Cụ thể, chất chống oxy hóa có trong nó có ý nghĩa trong việc giảm viêm cũng như giảm mức độ căng thẳng tế bào trong não. Bên cạnh đó, nó cũng chứa nhiều chất sắt, một khoáng chất rất tốt đối với sức khỏe của não bộ. Kèm theo đó là magie góp phần đánh thức và cải thiện sự tập trung cho não. Không chỉ vậy, trong loại hạt ăn được này cũng chứa lượng lớn axit béo như omega 3, giúp thúc đẩy chức năng não, giảm viêm nhiễm và giúp cho bộ não được khỏe mạnh hơn. 1.3. Tác dụng tốt cho tim mạch Với thành phần chứa nhiều khoáng chất, chất béo lành mạnh, các loại vitamin như vitamin E, vitamin K,... hạt thông là một loại hạt có tác dụng tốt cho tim mạch. Theo đó, nó giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, điều chỉnh mức cholesterol cũng như có thể giúp làm giảm huyết áp. 1.4. Tăng cường năng lượng Chất béo không bão hòa đơn, sắt, protein, magie trong hạt thông có tác dụng giúp cơ thể tăng cường năng lượng cần thiết lâu dài và ổn định. Đồng thời, duy trì trạng thái tràn đầy năng lượng, không bị mất sức và chống lại sự mệt mỏi. 1.5. Giúp kiểm soát cân nặng Bằng việc sử dụng loại hạt này, bạn cũng có thể đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát vấn đề cân nặng. Trong nó có sự hiện diện của axit linoleic giúp ngăn chặn cảm giác thèm ăn; kèm theo đó là các axit béo tốt cho tim khác giúp đốt cháy mỡ bụng. Vì vậy, loại hạt này là một lựa chọn tốt hỗ trợ cho bạn trong mục tiêu giảm cân. 1.6. Cải thiện thị lực Tiêu thụ hạt thông sẽ giúp bạn bổ sung lutein, là một chất chống oxy hóa rất tốt cho mắt. Từ đó, có thể cải thiện cũng như bảo vệ tốt hơn thị lực của bản thân; đồng thời, ngăn ngừa các bệnh lý liên quan đến mắt khác nhau như bệnh tăng nhãn áp. 1.7. Làm đẹp da, hỗ trợ chăm sóc tóc Nhờ thành phần dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thiết yếu, đây là một loại hạt có lợi ích tốt cho làn da. Trong đó, hàm lượng vitamin và chất chống oxy hóa chứa trong nó có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, giúp da sở hữu duy trì vẻ tươi mới và sự khỏe mạnh. Không những vậy, vitamin E cũng giúp chăm sóc tóc, thúc đẩy sự tăng trưởng của tóc, phục hồi tóc, giúp da đầu được khỏe mạnh. Cùng với đó, với lượng protein cao, nó cũng giúp tóc không bị hư tổn và luôn ở trạng thái bóng mượt. 1.8. Giúp xương thêm chắc khỏe Thành phần của hạt thông cũng chứa khá nhiều vitamin K. Đây là loại vitamin có tác dụng giúp tăng cường mật độ xương, giảm tỷ lệ gãy xương, giúp xương được chắc khỏe hơn. 2. Về việc sử dụng hạt thông Về việc sử dụng, loại hạt này có thể được ép làm tinh dầu với công dụng vừa có thể dùng làm thực phẩm vừa được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da, dưỡng tóc,… Đi kèm với đó, đây cũng là một loại hạt bạn có thể dễ dàng bổ sung thêm vào chế độ ăn uống của bản thân. Với một loại hạt có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe như vậy, khi muốn sử dụng, bạn nên chọn mua tại các địa chỉ uy tín cũng như biết cách bảo quản đúng và phù hợp để nó có thể duy trì được chất lượng sau khi bạn mua để dùng. Cụ thể, bạn có thể chọn dùng trực tiếp loại hạt này giống như một món ăn vặt thông thường để nhâm nhi vào những lúc cảm thấy buồn miệng. Bên cạnh đó, cũng có thể thêm nó vào sô cô la, bánh quy, bánh ngọt hay chế biến món salad, sinh tố trái cây,... góp phần tạo nên sự mới lạ hơn cho các món ăn ấy. Tuy nhiên, quá trình sử dụng loại hạt này bạn cần quan tâm đến hàm lượng được tiêu thụ. Đồng thời, cũng cần chú ý tới trường hợp bị dị ứng với nó để kịp thời ngừng việc sử dụng và đi gặp bác sĩ để kịp thời thăm khám khi cơ thể có sự xuất hiện của các dấu hiệu bất thường.;;;;;1. Lợi ích của đậu xanh Đậu xanh là một bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi kế hoạch ăn uống do chúng có chứa hàm lượng calo và chất béo thấp. Chúng cũng đậm đặc chất dinh dưỡng vì cung cấp các vitamin , khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi.Một số lợi ích sức khỏe của đậu xanh bao gồm:Sửa chữa tổn thương tế bào: Đậu xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa bao gồm vitamin C, flavonol, quercetin và kaempferol. Những chất chống oxy hóa này chống lại các gốc tự do trong cơ thể; giảm tổn thương tế bào và thúc đẩy cấu trúc, sự phát triển và hoạt động bình thường của tế bào.Cải thiện sức khỏe của tim : Hàm lượng flavonoid cao có thể giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và tăng cường sức khỏe của tim bằng cách giảm lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) (cholesterol xấu). Việc kết hợp đậu xanh trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm thiểu một số tình trạng huyết khối của tim như cục máu đông trong động mạch và tĩnh mạch.Bảo vệ chức năng đường ruột: Chất xơ trong đậu xanh giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động trơn tru. Đậu xanh cũng chứa ít oligo-, di-, và monosacarit và polyol có thể lên men, một nhóm carbohydrate chịu trách nhiệm gây ra các rối loạn đường ruột như hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, tiêu thụ đậu xanh có thể giúp cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.Hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh: Folates có trong đậu xanh cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Vitamin này cũng làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh nhất định.Tăng cường sức khỏe của xương: Lượng canxi và vitamin K dồi dào có trong đậu xanh rất quan trọng để duy trì xương chắc khỏe và giảm nguy cơ gãy xương .Điều chỉnh các triệu chứng tâm trạng: Folate có trong đậu xanh làm giảm lượng homocysteine ​​​​và giảm sự can thiệp của chúng vào quá trình sản xuất serotonin, dopamine và norepinephrine tự nhiên giúp điều chỉnh tâm trạng.Có thể giúp ngăn ngừa ung thư : Đậu xanh chứa một số chất chống oxy hóa có thể giúp làm chậm sự phát triển của khối u và giảm nguy cơ ung thư Người có thể chất hàn: Những người này có biểu hiện chân tay lạnh, chân và lưng đau nhức, thiếu sinh lực, đi ngoài phân lỏng thường xuyên, nếu ăn đậu xanh sẽ khiến cho bệnh tình ngày một nặng, thậm chí dẫn đến tình trạng đau các khớp, tiêu chảy, mất nước.Người đang uống thuốc: Ăn đậu xanh khi uống thuốc đông y sẽ hóa giải toàn bộ các thuốc thảo mộc có trong thuốc.Ăn đậu xanh khi đang đói: đậu xanh có tính hàn nên khi ăn vào lúc bụng đói sẽ không tốt cho dạ dày, nhất là lúc dạ dày đang co bóp vì đói.Ăn quá nhiều đậu xanh: trong đậu xanh có chứa hàm lượng dinh dưỡng còn cao hơn cả thịt gà nên trong thời gian ngắn rất khó để tiêu hóa hết, dẫn đến tình trạng đầy bụng và khó chịu. Do vậy, bạn không nên ăn đậu xanh thường xuyên.Phụ nữ có hệ tiêu hóa kém: nên hạn chế ăn đậu xanh để đề phòng, đau bụng ngày đèn đỏ, trướng bụng hay các bệnh phụ khoa.Người bệnh đang uống thuốc Đông y: khi uống thuốc Đông y ăn đỗ xanh sẽ hóa giải toàn bộ dược tính có trong thuốc. Bởi vậy không nên ăn đỗ xanh trong khi đang uống thuốc Đông Y.;;;;;Chế độ dinh dưỡng lành mạnh có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Việc kết hợp chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng và bổ sung thêm các loại hạt có công dụng giảm nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. 1. Hạt hạnh nhân- thực phẩm vàng trong chống ung thư 2. Hạt giẻ cười Hạt dẻ cười là loại hạt phổ biến trong các loại hạt chống ung thư. Loại hạt này tạo thêm màu sắc hấp dẫn cho các món ăn, nhờ các sắc tố có đặc tính chống oxy hóa.So với hầu hết các loại hạt khác, hạt dẻ cười có hàm lượng chất béo và calo thấp hơn và chứa lượng kali cao nhất. Đồng thời, trong thành phần của hạt giẻ cười có chứa thành phần phytosterol, hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Đây cũng là loại hạt duy nhất cung cấp lượng lutein và zeaxanthin hợp lý, hai chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt. 3. Hạt thông Hạt thông là một chất bổ sung bổ dưỡng cho món salad, mì ống hoặc nước chấm. Trong thành phần loại hạt này có chứa giàu vitamin E nên nếu bổ sung loại hạt này vào thực đơn hàng ngày có thể có công dụng hỗ trợ làn da khỏe mạnh và bảo vệ chống lại quá trình lão hóa của cơ thể.Hạt thông có công dụng giảm mức đường huyết lúc đói và hàm lượng polyphenol dồi dào trong thành phần có thể có tác dụng ngăn ngừa một số biến chứng sức khỏe liên quan đến bệnh đái tháo đường. 4. Hạt hướng dương Hạt hướng dương là một trong các loại hạt chống ung thư. Phần quả được thu hoạch từ những bông hoa lớn của cây hướng dương. Hạt hướng dương là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất tuyệt vời cho cơ thể, nhất là hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa cùng với hàm lượng vitamin E và selen đáng kể.Thói quen dùng hạt hướng dương giúp cải thiện được sức khỏe tim mạch, nhờ chứa một hợp chất có thể chặn được sự co mạch máu do một loại enzyme trong cơ thể gây ra, từ đó giúp mạch máu thư giãn và giảm được huyết áp.Magie có trong hạt hướng dương góp phần làm giảm huyết áp, đồng thời cũng làm giảm được nồng độ cholesterol trong cơ thể. 5. Hạt óc chó 6. Hạt điều Trong thành phần của hạt điều có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa như vitamin E, K, B6 và khoáng chất đồng, photpho, kẽm, magie, sắt và selen có công dụng duy trì tốt các chức năng của cơ thể con người.Việc bổ sung hạt điều vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể có công dụng giúp cải thiện mức độ lipid trong máu và giảm huyết áp, cả hai đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch.Đồng thời, trong thành phần của hạt điều còn có tác dụng chống ung thư hiệu quả, đồng thời, loại hạt này cũng nuôi dưỡng tóc và da, chăm sóc cho sức khỏe của xương, ngăn chặn sỏi mật và tác dụng giảm cân hiệu quả.Trong thành phần của hạt điều có lượng protein tốt và là một nguồn khoáng chất hữu ích, hạt điều là một lựa chọn tuyệt vời cho những người ăn chay. Hạt điều cũng bao gồm nhiều magie được có tác dụng cải thiện khả năng nhớ và trì hoãn việc mất trí nhớ do tuổi tác. Hạt điều là nguồn cung cấp chất béo không bão hòa rất tốt cho tim mạch và cung cấp sterol thực vật, có thể giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu. 7. Hạt vừng Hạt vừng có chứa thành phần dầu vừng có thể được sử dụng để trộn salad, chứa nhiều axit béo có thể làm giảm loại cholesterol xấu. Hạt vừng thường được xay thành bột nhão, chúng biến thành tahini, một loại bơ đậu phộng sử dụng đối với những người bị dị ứng với các loại hạt (cũng là một thành phần chính trong hummus). Toàn bộ hạt vừng rất giàu chất xơ và protein. Sử dụng vừng trong chế biến thực phẩm làm cho các món xào thêm hương vị và độ giòn.Các loại hạt là một trong những món ăn nhẹ lành mạnh nhất vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và thuộc nhóm các loại hạt chống ung thư.Công dụng có lợi của các loại hạt được tận dụng tối ưu nhất khi không có thêm bất kỳ thành phần nào ví dụ như thêm đường hay muối trong quá trình chế biến. Khi được đưa vào sử dụng với một chế độ dinh dưỡng lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm tự nhiên khác, các loại hạt có thể có công dụng các yếu tố nguyên nhân của các bệnh mạn tính. 8. Lưu ý khi ăn các loại hạt Bạn không nên có thực phẩm nào chứa tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn hằng ngày. Các loại hạt chỉ cung cấp một phần dinh dưỡng, trong đó có chất béo cụ thể như hạt điều, hạt hướng dương. Mặt khác, các loại hạt sẽ gây ra tăng cân nếu ăn quá nhiều vì nó có thể làm mất sự cân đối của các chất dinh dưỡng.Bạn để ăn uống chống ung thư thì bạn cần ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, một người nên ăn 15-20 nhóm thực phẩm mỗi ngày. Bạn nên lựa chọn các thực phẩm tươi sống một cách đa dạng, phong phú và ăn một cách vừa đủ, khoa học thì tất cả các thực phẩm bạn ăn đều là siêu thực phẩm.Vì vậy, ăn hạt siêu thực phẩm hay ăn bất cứ cái gì cần tính được lượng calo phù hợp. Nếu ăn nhiều hạt thì hạn chế sử dụng thêm các chất béo khác, ăn bánh kẹo thì hạn chế cơm.Để có chế độ dinh dưỡng lành mạnh và ăn uống chống ung thư bạn nên đưa vào bữa ăn các chất dinh dưỡng thiết yếu từ nhiều nhóm thực phẩm khác nhau đồng thời chú ý đến giới hạn lượng calo nạp vào cơ thể trong món ăn đó sẽ có lợi ích nhiều hơn trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính.;;;;;Giảm cân sau sinh là vấn đề mà mẹ nào cũng quan tâm. Có khá nhiều phương pháp nhưng giảm cân sau sinh bằng đậu đen vẫn được nhiều mẹ áp dụng và thành công. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông 1. Tác dụng tuyệt vời của đậu đen Trong tất cả các loại đậu thì đậu đen và đậu xanh có tỷ lệ đạm cao nhất, calo thấp nhất. Đậu đen vốn lành tính, còn có tên gọi khác là hương xị, hắc đại đậu…Trong đậu đen có nhiều dưỡng chất như: albumin, sinh tố A, B, C, PP, protid, glucid, lipid, muối khoáng, lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin. Do đó đậu đen có tác dụng giải độc, bổ thận, bổ huyết, chữa được cước khí, bồi bổ cơ thể. Ngoài ra, đậu đen cũng cung cấp năng lượng cho cơ thể chống táo bón, chống oxy hóa, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch…Trong đậu đen có nhiều chất xơ và các chất béo hòa tan có lợi nên khi sử dụng đậu đen, mẹ sẽ có cảm giác no, không thèm ăn, qua đó giúp giảm cân sau sinh hiệu quả. Đậu đen rất tốt cho cơ thể 2. Cách giảm cân sau sinh bằng đậu đen Đậu đen có thể chế biến thành nhiều món giúp mẹ giảm giân hiệu quả mà không ngán. Dưới đây là một số món từ đậu đen mà mẹ có thể tham khảo để giảm cân.. 2.1. Chè đậu đen Chè đậu đen là món ăn khá quen thuộc với người Việt và nấu khá dễ. Tuy nhiên, mẹ muốn giảm cân sau sinh bằng chè đậu đen thì cần giảm đường hoặc không dùng đường. Mẹ có thể ăn một bát chè đậu đen trước bữa trưa hoặc tối và giảm lượng cơm trong bữa chính. Chè đậu đen 2.2. Canh đậu đen ngô non Món ăn này thực hiện cũng khá đơn giản. Mẹ cần chuẩn bị ít đậu đen và ngô non tùy vào lượng ăn của mình, một củ cà rốt, một của hành tây. Đầu tiên, ngâm cho đậu đen nở rồi hầm nhừ với lửa nhỏ. Sau đó, cho ngô vào hầm chung trong khoảng 10 phút. Tiếp theo, phi tỏi rồi đổ cà rốt và hành tây thái sợi vào xào chung cho tới khi chín. Đun hỗn hợp này với đậu đen và đợi sôi là dùng được. Mẹ có thể thêm ít rau mùi để tăn hương vị cho món canh. Món canh này có thể kết hợp cùng cơm hoặc bánh mì. 2.3. Nước đậu đen Nước đậu đen chế biến khá đơn giản và dễ sử dụng. mẹ chỉ cần rửa sạch hạt đậu đen rồi đem ninh nhừ, có thể thêm ít muối tinh và uống nước này thay nước lọc hàng ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể rang thơm đậu đen rồi pha với nước nóng là có thể dùng được. Nước đậu đen giúp thanh nhiệt, giải độc tố, ngăn chặn sự tích mỡ. Nước đậu đen giúp giảm cân sau sinh 2.4. Đậu đen ngâm giấm Rang cháy đậu đen rồi để nguội, sau đó cho vào bình thủy tính rồi đổ giấm vùa ngập. Đóng nắp bình và ngâm trong khoảng 3 – 5 ngày. Trước bữa ăn, mẹ chỉ cần ăn 1 – 2 muỗng nhỏ đậu đã ngâm giấm trên sẽ giúp mẹ không còn thèm ăn, hỗ trợ giảm cân sau sinh. Giấm cũng giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ các chất béo. 3. Lưu ý khi giảm cân sau sinh bằng đậu đen Chị em có cơ thể hàn lạnh, người mắc bệnh thận không nên ăn đậu đen Nếu ăn các món cần rang đậu đen thì nên sử dụng một lượng nhỏ vì dễ gây nhiệt, ăn nhiều dẫn đến bốc hỏa Không nên ăn/uống đậu đen để lạnh qua đêm Không nên kết hợp đậu đen với các loại ngũ sâm, rau bina, đậu thầu dầu… Chỉ nên ăn đậu đen với lượng vừa phải
question_62
Mổ buồng trứng đa nang phẫu thuật mổ buồng trứng đa nang
doc_62
Buồng trứng đa nang là căn bệnh xảy ra khi buồng trứng có nhiều nang nhỏ, đây còn được coi là tình trạng rối loạn nội tiết liên quan đến mức độ mất cân bằng hóc môn và kháng insullin, gây ra các triệu chứng bất thường ở phái nữ. Hiện nay, phẫu thuật mổ buồng trứng đa nang là phương pháp hiệu quả giúp khắc phục tình trạng bệnh ở chị em, giúp chị em có được cơ hội làm mẹ. Mổ buồng trứng đa nang Thông thường, đối với phái nữ có thể nhận biết buồng trứng đa nang qua một số biểu hiện như rối loạn chu kì kinh nguyệt, tình trạng không rụng trứng kéo dài khó đậu thai, bé kinh hoặc kinh loãng và ít hoặc gây xuất huyết ở cổ tử cung. Một số trường hợp bệnh nhân có triệu chứng nam hóa, lông chân lông tay nhiều, hai bên buồng trứng có biến đổi thành đa nang hoặc to lên, béo phì, phì đại buồng trứng. Buồng trứng đa nang là căn bệnh xảy ra khi buồng trứng có nhiều nang nhỏ Hội chứng buồng trứng đa nang rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời sẽ làm suy giảm khả năng làm mẹ, có những bệnh nhân đã bị vô sinh hiếm muộn do tình trạng này gây nên. Bên cạnh đó, buồng trứng đa nang còn làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh ung thư nội mạc tử cung, bệnh tiểu đường và các bệnh đường tim mạch, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của phái nữ. Để cải thiện tình trạng này và ngăn ngừa những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh tới sức khỏe, chị em nên đi khám. Căn cứ vào độ tuổi, tình trạng và mức độ bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. Mổ buồng trứng đa nang là một phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ một phần của buồng trứng theo hình múi cam hay áp dụng trong mổ hở: được thực hiện để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và kích thích rụng trứng bình thường. Phương pháp này hiếm khi được sử dụng hiện nay vì khả năng gây tổn hại buồng trứng và tạo mô sẹo. Mổ nội soi: Chọc nang buồng trứng bằng nội soi: phương pháp hỗ trợ điều trị này có thể kích hoạt sự rụng trứng ở phụ nữ bị buồng trứng đa nang và những người không đáp ứng với thuốc kích thích phóng noãn. Các bác sĩ sẽ tạo 3 – 4 vết rạch nhỏ trên thành bụng sau đó chèn các dụng cụ vào để can thiệp trên bề mặt buồng trứng bằng cách chọc vài điểm trên buồng trứng. Cụ thể chọc buồng trứng giúp phá vỡ vỏ buồng trứng quá dày (khiến các nang trứng không thể lớn lên nhiều, cũng như không thể phá vỡ lớp vỏ dày để có hiện tượng phóng noãn) và chọc bớt một vài nang noãn phát triển dở dang trước kia. Các nang noãn phát triển dở dang bị chọc vỡ sẽ làm thay đổi nội tiết, giúp các thuốc gây rụng trứng có tác dụng hơn. Phẫu thuật mổ buồng trứng đa nang thường được khuyến cáo trong các trường hợp người bệnh không đáp ứng với hỗ trợ điều trị nội khoa. Mổ buồng trứng đa nang bằng nội soi là phương pháp đang được ưa chuộng hiện nay: vết mổ nhỏ, không đau, không chảy máu, không để lại sẹo, làm tăng tính thẩm mỹ. Nhiều người bệnh tin tưởng tìm đến bệnh viện để được thăm khám và hỗ trợ điều trị bệnh
doc_23793;;;;;doc_9823;;;;;doc_17231;;;;;doc_19104;;;;;doc_31775
Điều trị buồng trứng đa nang Biểu hiện ban đầu của hội chứng buồng trứng đa nang là kinh nguyệt không đều, thường là thưa và kéo dài, máu kinh thất thường, ít. Nếu đúng là đa nang buồng trứng, các nang trứng sẽ tích tụ dần nội tiết tố, làm thay đổi đáng kể tình trạng nội tiết ở người phụ nữ. Nồng độ hoóc môn nam trong cơ thể tăng lên, khiến lông phát triển giống như nam giới (mọc ria mép, lông mày rậm, lông chân, lông bụng nhiều). Do nồng độ hoóc môn nữ cũng rất cao nên bệnh nhân vẫn có nhu cầu và khả năng hoạt động tình dục như bình thường. Đa nang buồng trứng là căn bệnh xảy ra khi buồng trứng có nhiều nang nhỏ Những phụ nữ chưa muốn có thai sẽ được hỗ trợ điều trị bằng thuốc kích thích phóng noãn. Các thuốc này giúp nang trứng phát triển to lên, vỡ ra và phóng noãn. Khả năng thành công tùy thuộc vào độ dày của vỏ buồng trứng và mức độ đáp ứng của từng người. Trong khi hỗ trợ điều trị bằng phương pháp này, người phụ nữ có thể mang thai nên phải áp dụng các biện pháp phòng tránh (trừ việc dùng thuốc tránh thai vì dược phẩm này ức chế phóng noãn). Những phụ nữ muốn có thai ngay (thường thuộc nhóm hiếm muộn) sẽ được hỗ trợ điều trị theo các bước: Tùy vào mong muốn mang thai của mỗi người bệnh mà có phương pháp hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang hiệu quả – Kích thích thử buồng trứng bằng các thuốc gây phóng noãn. Trong quá trình dùng thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển nang noãn bằng đầu dò âm đạo hoặc que thử phóng noãn (thử nước tiểu). Bệnh nhân cần giao hợp quanh những ngày nghi ngờ có phóng noãn. Sau không quá 6 chu kỳ, nếu không có thai, bệnh nhân sẽ chuyển sang bước sau. – Can thiệp ngoại khoa buồng trứng: Bác sĩ cắt bỏ một phần hoặc chọc thủng vài vị trí bề mặt buồng trứng để giải phóng các nang noãn. Bằng kỹ thuật nội soi, các bác sĩ sẽ giúp phá vỡ bức tường dày và chọc bớt vài nang noãn phát triển dở dang trước kia. Các nang bị phá này sẽ làm thay đổi nội tiết, giúp các thuốc kích thích phóng noãn có tác dụng hơn, đồng thời các nang khác có cơ hội lách vào những khoảng trống vừa tạo ra để to lên và vỡ ra ngoài. Với phương pháp hỗ trợ điều trị này, có tới 50-60% trường hợp hiếm muộn đơn thuần (chỉ mắc hội chứng buồng trứng đa nang) sẽ có thai. Sau mổ, bệnh nhân thực hiện thụ thai ngay. Nếu qua 6 chu kỳ không thành công, nên thực hiện kích thích phóng noãn như bước một, nhưng không quá 6 chu kỳ. Nếu vẫn không mang thai thì tốt nhất là thụ tinh trong ống nghiệm. Những phụ nữ từng mắc hội chứng buồng trứng đa nang rất dễ bị sảy thai. Vì vậy, khi đã có thai, cần được hỗ trợ bằng nội tiết tố nhau thai. Dù hỗ trợ điều trị buồng trứng đa nang bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể, trực tiếp của bác sĩ. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ hỗ trợ chữa bệnh để đạt kết quả cao nhất.;;;;;Giá mổ nội soi buồng trứng đa nang là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm khi mắc phải hội chứng này. Đây là một thủ thuật tiên tiến, hiện đại nhằm giúp loại bỏ căn bệnh phụ khoa buồng trứng đa nang ở nữ giới. Giá mổ nội soi buồng trứng đa nang là bao nhiêu Cùng tìm hiểu về bệnh và chi phí điều trị bệnh qua những thông tin dưới đây. Đa nang buồng trứng là hiện tượng trên buồng trứng của nữ giới xuất hiện nhiều nang trứng phát triển bất thường Buồng trứng đa nang là hiện tượng trên buồng trứng của nữ giới xuất hiện nhiều nang trứng cùng phát triển bất thường. Số lượng các nang trứng thường trên 10 trứng. Bệnh cản trở sự phát triển bình thường của các trứng, cản trở quá trình rụng trứng, phóng noãn và thụ thai. Bệnh nếu không được quan tâm và phát hiện sớm sẽ dễ gây hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới. Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn là một câu hỏi với các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên theo những giả thuyết ban đầu, yếu tố gây đa nang buồng trứng có thể là: Buồng trứng đa nang ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của chị em Mổ nội soi buồng trứng đa nang là một phương pháp điều trị mới an toàn, tính thẩm mỹ cao. Vì thế, rất nhiều chị em quan tâm đến phương pháp điều trị này. Trong đó, giá mổ nội soi buồng trứng đa nang được chú ý hàng đầu. Tuy nhiên, việc mổ nội soi điều trị buồng trứng đa nang hết bao nhiêu chi phí còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và phụ thuộc vào các yếu tố như: độ khó của ca mổ, khả năng phục hồi sau điều trị, nằm viện, tiền thuốc,… Mổ nội soi buồng trứng đa nang là biện pháp điều trị tiên tiến, hiệu quả thẩm mỹ cao Xem thêm Mổ u nang buồng trứng kiêng quan hệ bao lâu;;;;;Đa nang buồng trứng là bệnh do rối loạn nội tiết trong cơ thể phụ nữ, một nguyên nhân dẫn đến vô sinh do trứng không rụng hoặc rối loạn phóng noãn. Đa nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở chị em. Nguyên nhân đa nang buồng trứng Đến nay, nguyên nhân gây buồng trứng đa nang vẫn chưa sáng tỏ, tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ gây bệnh như sau: – Kháng insulin: Cơ thể người phụ nữ sản sinh ra một lượng insulin dư thừa, làm cho buồng trứng sản xuất nhiều testosterone – một nội tiết tố nam, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của các nang buồng trứng. – Do hàm lượng Luteinising hormone trong cơ thể cao: Loại hormone này được sinh ra bởi tuyến yên, kích thích rụng trứng. Hàm lượng Luteinising hormone trong cơ thể cao kết hợp với hàm lượng insulin cao buồng trứng sẽ sản sinh ra quá nhiều testosterone. – Do yếu tố di truyền: Nếu gia đình bạn từng có người mắc bệnh buồng trứng đa nang thì bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh. – Yếu tố béo phì, tăng cân: Trọng lượng cơ thể lớn, lượng mỡ dư thừa nhiều khiến cho tình trạng kháng insulin kém, tăng nguy cơ mắc đa nang buồng trứng. Dấu hiệu của bệnh đa nang buồng trứng – Kinh nguyệt bị rối loạn: Khi bị hội chứng buồng trứng đa nang, các nang trứng không thực hiện chức năng phóng noãn, không xuất hiện rụng trứng định kỳ, khiến kinh nguyệt của nữ giới không đều (chu kỳ kinh nguyệt trên 35 ngày, số lượng máu kinh ít) hoặc vô kinh (chu kì kinh nguyệt trên 6 tháng xuất hiện một lần). – Mụn nhiều, da dầu: Tăng nội tiết tố testosteron và cơ thể sản sinh quá nhiều insulin ảnh hưởng tới thẩm mỹ khiến da mọc mụn, nhiều dầu. – Rậm lông hơn bình thường – Tăng cân bất thường khó kiểm soát – Tóc yếu, dễ rụng. – Da thô ráp, dày cộm, sẫm màu ở ngực, tay và vùng da cổ – Bị tiểu đường, huyết áp cao, hoặc bị tiểu đường. Khi thăm khám thấy hình ảnh buồng trứng đa nang, nhiều nang noãn, kích thước khoảng 2-9mm trên buồng trứng. Tăng cân bất thường khó kiểm soát là một dấu hiệu của đa nang buồng trứng. Phương pháp điều trị đa nang buồng trứng Hội chứng đa nang buồng trứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản của chị em. Nếu không điều trị, về lâu dài những người mắc đa nang buồng trứng có thể bị cao huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, ung thư nội mạc tử cung và vô sinh. Trước đây bệnh nhân đa nang buồng trứng chủ yếu được bác sĩ chỉ định cắt bỏ buồng trứng để đảm bảo an toàn tuy nhiên, điều này khiến chị em hoàn toàn mất đi khả năng sinh sản. – Điều trị nội khoa: Dùng thuốc uống hoặc hormone để điều hòa kinh nguyệt, kích thích trứng rụng. Cách này phù hợp với trường hợp chớm bệnh. – Điều trị ngoại khoa: Thực hiện nội soi (chọc hút nang trứng không đạt chất lượng, không có khả năng hấp thu chất lỏng để phát triển, phóng noãn) hoặc điều trị mổ mở.;;;;;Hội chứng này xảy ra khi cơ thể có rối loạn cân bằng nội tiết tố. Cụ thể phụ nữ bị đa nang buồng trứng gặp phải sự tăng bất thường về nồng độ Androgen - đây là một loại hormone ở nam giới. Khi mắc phải hội chứng này, buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ, buồng trứng sẽ có một lớp vỏ dày khiến cho nang trứng không thể trưởng thành và không xuất hiện hiện tượng phóng noãn hay còn gọi là rụng trứng vì thể khả năng thụ thai sẽ rất khó có thể xảy ra. 1.1. Nguyên nhân gây bệnh Rất khó để nói chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh này, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh: Yếu tố di truyền: Đột biến gen cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây bệnh vì thế nếu bạn có mẹ hoặc chị em gái ruột mắc đa nang buồng trứng thì cũng cần phải quan tâm và kiểm tra sức khỏe kỹ càng hơn. Kháng insulin: Tăng nguy cơ khiến hàm lượng insulin trong máu tăng lên, gây mất cân bằng nội tiết tố và quá trình sản sinh nội tiết tố nam androgen tăng lên ảnh hưởng trực tiếp tới nang noãn và gây bệnh. Chế độ ăn uống: Một chế độ ăn quá nhiều tinh bột có thể làm tăng nguy cơ béo phì, đặc biệt là béo vùng bụng sẽ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đa nang. 1.2. Những triệu chứng của bệnh buồng trứng đa nang Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh mà chị em cần lưu ý để kịp thời kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh: Phụ nữ có chu kỳ kinh không đều, chu kỳ quá ngắn hoặc quá dài. Những phụ nữ ở tình trạng thừa cân béo phì, đặc biệt là béo ở vùng bụng. Các trường hợp thừa cân, béo phì, đặc biệt là các chị em bị béo ở vùng eo, bụng. Xuất hiện tình trạng đau lưng hay đau vùng chậu liên tục, có hiện tượng đầy bụng khó chịu bụng, thường xảy ra ở thời kỳ kinh nguyệt. Ngáy ngủ: Hiện tượng này cũng là một trong những biểu hiện của bệnh đa nang buồng trứng. Ngáy ngủ chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố hoặc tình trạng tăng cân bất thường gây ra. Ở háng, cổ, nách có hiện tượng da bị thâm, sậm màu,… Mọc nhiều lông trên mặt, lưng, bụng, ngực,… Hiện tượng này do cơ thể sản sinh nhiều nội tiết tố nam. Tóc yếu, rụng nhiều, ngày càng mỏng. Thay đổi tâm trạng: Phụ nữ mắc bệnh này thường có tâm trạng thay đổi thất thường. Hay lo lắng vô cớ, căng thẳng, hoặc bị trầm cảm. Trước hết, bạn không nên quá lo lắng vì trên thực tế rất nhiều phụ nữ mắc bệnh này vẫn có thể sinh con nếu điều trị kịp thời. Một số ít có thể mang thai tự nhiên và số còn lại vẫn có thể mang thai nhờ vào các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Nếu để bệnh càng lâu thì việc điều trị càng khó khăn và cơ hội có con càng thấp. 3. Phương pháp điều trị buồng trứng đa nang Y học hiện đại đã tìm ra rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả dành cho những bệnh nhân mắc hội chứng này. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh, thể trạng, độ tuổi,… của người bệnh để đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến: Thay đổi lối sống và giảm cân: Hội chứng này có liên quan rất nhiều đến nội tiết tố và vấn đề cân nặng vì thế bạn cần thay đổi lối sống, hãy ăn uống khoa học (bổ sung nhiều rau củ quả, hạn chế tinh bột và mỡ động vật), không nên thức quá khuya, tránh áp lực, lo lắng và thường xuyên tập thể dục để giảm cân và duy trì một vóc dáng cân đối. Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đây là một thói quen rất tốt để giúp bạn phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời từ đó, nâng cao chất lượng sống. Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ cân nhắc và điều chỉnh loại thuốc thích hợp dành cho những bệnh nhân mắc hội chứng này và đang mong muốn có thai. Phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi đốt điểm buồng trứng giúp giảm sản sinh tiết tố nam, đồng thời kích thích rụng trứng. Phương pháp Bơm tinh trùng vào buồng tử cung IUI cũng có thể giúp tăng cơ hội có thai cho phụ nữ. Thụ tinh trong ống nghiệm: Khi những biện pháp nêu trên không đạt hiệu quả, bạn có thể tính đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là phương pháp mà các bác sĩ sẽ để trứng và tinh trùng thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó, đưa phôi vào tử cung của người phụ nữ. Tuy nhiên, tỷ lệ mang thai còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Song song với chất lượng dịch vụ tuyệt vời, bệnh viện còn liên kết với các hãng bảo hiểm uy tín để bệnh nhân được bảo lãnh viện phí, khám bệnh với một chi phí hợp lý nhất có thể.;;;;;Buồng trứng đa nang là một hội chứng gây ra do rối loạn cân bằng Hormone. Những phụ nữ bị buồng trứng đa nang có sự gia tăng bất thường về nồng độ Androgen (hormone nam giới) trong cơ thể nữ, những chất này sẽ gây gián đoạn quá trình phát triển của nang noãn từ đó buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ (từ 6 – 10 nang < 10mm thấy trên hình ảnh siêu âm buồng trứng) do nang noãn không phát triển được, trứng không thể trưởng thành và không có hiện tượng rụng trứng. Khi phụ nữ bị hội chứng này, buồng trứng sẽ có một lớp vỏ dày khiến cho nang trứng không thể phát triển nên hàng tháng trứng không phá được lớp vỏ đó, hiện tượng phóng noãn không xảy ra dẫn tới không có khả năng thụ thai. 2. Nguyên nhân gây buồng trứng đa nang Hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân buồng trứng đa nang chính xác, nhưng những yếu tố sau có thể đóng vai trò là nguy cơ gây bệnh:Yếu tố di truyền: Nếu mẹ hoặc chị gái bạn bị buồng trứng đa nang, bạn cũng có thể mắc phải hội chứng này. Các nhà nghiên cứu cũng đang xem xét khả năng đột biến gen có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang.Dư thừa insulin: Insulin là một loại hormone được sản xuất trong các tế bào tuyến tụy cho phép sử dụng đường (glucose), cung cấp năng lượng chính của cơ thể. Nếu có đề kháng insulin, khả năng sử dụng insulin một cách hiệu quả bị suy giảm và tuyến tụy tiết insulin nhiều hơn để chuyển hóa cho các tế bào. Insulin dư thừa được cho là đẩy mạnh sản xuất Androgen của buồng trứng. Sự gia tăng sản xuất Androgen có thể cản trở sự phát triển của nang trứng, làm giảm khả năng rụng trứng của buồng trứng.Chế độ ăn uống: có quá nhiều tinh bột cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng buồng trứng đa nang. 3. Dấu hiệu buồng trứng đa nang Chu kì kinh nguyệt bất thường hoặc không đều (chu kỳ kinh ngắn < 25 ngày hoặc 2-3 tháng hoặc vài năm mới có kinh một lần).Tăng cân, béo phì do đường (glucose) không được chuyển hóa vào tế bào sẽ chuyển đổi thành chất béo tích tụ lại đặc biệt là ở vùng bụng.Cảm giác đầy bụng và khó chịu vùng bụng – lưng – vùng chậu: Đây cũng là 1 triệu chứng thường gặp của buồng trứng đa nang. Người bệnh có thể gặp các cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói với các mức độ từ nhẹ đến dữ dội như khi đến kỳ kinh nguyệt và thường cảm thấy khó chịu ở vùng chậu, vùng bụng hoặc lưng dưới. Cảm giác đầy bụng và khó chịu vùng bụng – lưng – vùng chậu là 1 triệu chứng thường gặp của buồng trứng đa nang. Ngưng thở khi ngủ: Ngoài các triệu chứng trên thì hiện tượng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ cũng là 1 trong những dấu hiệu của buồng trứng đa nang phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do rối loạn nội tiết tố và tình trạng tăng cân bất thường gây ra.Sắc tố da sậm màu nhất là ở háng, cổ và nách.Nhiều lông trên mặt và trên người (ngực, bụng,lưng hoặc bắp đùi) do cơ thể sản sinh nhiều nội tiết tố nam, da mặt nhờn và nhiều mụn trứng cá.Tóc mỏng đi hoặc rụng nhiều do các nang tóc bị thiếu dinh dưỡng. Từ đó, tóc yếu dần rồi rụng thưa mỏng đi.Tâm trạng vui buồn thất thường: Phụ nữ mắc buồng trứng đa nang thường xuyên cảm thấy lo âu, căng thẳng, buồn vui vô cớ thậm trí là trầm cảm.Phụ nữ măc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ dễ bị bệnh:Vô sinh hiếm muộn do không rụng trứng.Bệnh tiểu đường (chủ yếu là tiểu đường tuýp 2) do rối loạn điều hòa hormone Estrogen và lượng Insulin trong cơ thể.Tăng huyết áp và khó điều chỉnh huyết áp. Mỡ trong máu cao đặc biệt là mỡ xấu (LDL), dẫn tới tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ 5. Điều trị buồng trứng đa nang Sau đây là những phương pháp điều trị buồng trứng đa nang kịp thời để không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em:Điều chỉnh thói quen lối sống và giảm cân hiệu quả: Hãy thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ, ít tinh bột, đường, giàu đạm thực vật, nhiều vitamin và sắt từ thực vật và tập thể dục thường xuyên, hạn chế thức khuya, tránh căng thẳng lo âu...Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Giúp phát hiện và hạn chế nguy cơ các bệnh tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp...Sử dụng thuốc để kích thích rụng trứng. Nếu đang cố gắng để có thai, có thể cần một loại thuốc để kích thích rụng trứng. Có rất nhiều loại thuốc khác nhau từ đường uống đến đường tiêm. Bác sĩ sẽ xem xét từng trường hợp bệnh nhân để có chỉ định loại thuốc nào phù hợp với bạn.Phẫu thuật: Phẫu thuật nội soi buồng trứng là một trong những lựa chọn điều trị đa nang buồng trứng. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bằng mở ổ bụng để tạo ra các lỗ nhỏ trong buồng trứng (phẫu thuật đốt điểm buồng trứng) làm giảm mức độ kích tố nam và tăng cường sự rụng trứng. Tác động của phương pháp này chỉ mang tính tạm thời nhưng khoảng 50% phụ nữ mang thai trong vòng một năm kể từ khi phẫu thuật.Thụ tinh trong ống nghiệm: Nếu không còn phương pháp điều trị nào phù hợp với bạn thì thụ tinh trong ống nghiệm được xem là phương pháp tối ưu. Để thực hiện phương pháp này, trước tiên bác sĩ sẽ lấy trứng và tinh trùng để tiến hành quy trình thụ tinh trong phòng thí nghiệm. Sau đó, phôi được đưa vào tử cung của người phụ nữ để phôi có thể phát triển thành thai nhi. Tỷ lệ mang thai phụ thuộc vào độ tuổi và khả năng sinh sản của chị em. Thụ tinh trong ống nghiệm là một trong những phương pháp giúp phụ nữ mắc buồng trứng đa nang có thể mang thai Có thể nói phụ nữ mắc buồng trứng đa nang có con được không phụ thuộc nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh và phương pháp điều trị.
question_63
Những điều cần biết về Omega thực vật
doc_63
1. Omega thực vật – Dưỡng chất vàng hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ Cũng giống như chiều cao, não bộ cũng có cột mốc quan trọng cho sự phát triển của chúng. Trong những năm đầu đời, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh. Ngay khi chào đời, trung bình mỗi ngày não bộ của trẻ sẽ tăng 2 gram, đến khi 2 tuổi não trẻ sẽ đạt khoảng 80% kích thước não người lớn và khoảng 90% não bộ của trẻ sẽ hoàn thiện trước 5 tuổi. Cần bổ sung Omega thực vật càng sớm càng tốt vì 80% não bộ của trẻ phát triển trước 2 tuổi Theo các nhà khoa học, não bộ trẻ có sự tăng tốc cả về cấu trúc, số lượng tế bào và kết nối thần kinh trong suốt giai đoạn từ 0-5 tuổi, đặc biệt là thời kỳ 0-3 tuổi. Trong đó, Omega thực vật là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất để trẻ xây dựng một nền tảng vững chắc cho não bộ phát triển. Bởi 60% phần vật chất trong não bộ là chất béo, trong đó chủ yếu là Omega.Omega có 3 dưỡng chất quan trọng nhất với não là ALA, DHA và EPA và đảm nhiệm hai nhiệm vụ quan trọng giúp phát triển não cho bé, giúp bé thông minh. Trong đó, ALA làm nhiệm vụ giúp bảo vệ số lượng các tế bào thần kinh, còn DHA và EPA giúp tăng độ nhậy của các khớp thần kinh, tăng dẫn truyền thần kinh cho não. Omega thực vật giúp cơ thể bé có được ba dưỡng chất thiết yếu cho não là ALA, DHA và EPA Cơ quan quản lý thực phẩm Châu Âu từng nhấn mạnh, chất béo omega được bổ sung đầy đủ hàng ngày là rất quan trọng cho sự phát triển não bộ. Chúng giúp bảo vệ tế bào, chống lại sự phá hủy các gốc tự do của ALA. Điều này vốn vô cùng quan trọng, bởi vì ngay từ khi sinh ra số lượng tế bào thần kinh của trẻ không sinh ra thêm mà chỉ bị mất đi qua thời gian. Thậm chí ALA còn giúp cơ thể tạo ra những chất béo DHA và EPA.Do đó, mỗi lần dùng Omega thực vật sẽ giúp bé có được ba dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển não bộ: ALA, DHA, EPA. Nhờ đó hỗ trợ tạo ra độ nhạy của các neuron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác, giúp tăng sự tập trung, chú ý, hỗ trợ cải thiện nhận thức cho trẻ, giúp bé phản xạ nhanh, ghi nhớ tốt, tăng khả năng học hỏi, đánh giá. Theo báo cáo của TS. Yehuda, ĐH Bar Ilan, Israel cho biết, chất béo Omega-3 có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng tỷ lệ với omega-6. Ông cũng nhấn mạnh tỷ lệ omega-6/omega-3 tương đương 4:1 được xem là lí tưởng và có liên quan tích cực đến các hoạt động phát triển cấu trúc não bộ trẻ ở giai đoạn sớm.Không chỉ có vai trò trong việc giúp phát triển não bộ, các chất béo omega còn cần thiết cho phát triển hoàn thiện chức năng nhìn của mắt, giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch, hệ miễn dịch, giảm nguy cơ hen suyễn và giảm nguy cơ dị ứng cho bé.Nếu thiếu Omega thực vật, trong quá trình phát triển trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ và EQ thấp, tăng nguy cơ tiềm ẩn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi hoặc trầm cảm...Đồng thời, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ xương, giảm hiệu quả của quá trình đông máu, dung nạp glucose và khả năng chống viêm của cơ thể. Bổ sung omega thực vật có vai trò rất quan trọng với sự phát triển trí não của trẻ Omega có 2 nguồn: Omega thực vật chủ yếu được chiết xuất từ các loại hạt như hạt lanh, hạt quả lý chua đen, hạt óc chó... và Omega động vật đa phần được chiết xuất từ cá biển (hay còn gọi là dầu cá).Dù Omega thực vật và Omega động vật khi vào trong cơ thể đều có giá trị hấp thu như nhau, tuy nhiên, Omega thực vật đang trở thành xu hướng được các mẹ bỉm sữa và các chuyên gia tâm đắc trong thời gian gần đây.Theo các chuyên gia, phát triển Omega thực vật có ý nghĩa lớn đối với việc bảo tồn sự bền vững của hệ sinh thái tự nhiên, bởi nguồn cá đang ngày càng cạn kiệt và bị ô nhiễm nghiêm trọng. Do đó Omega thực vật an toàn với trẻ, đặc biệt là đối tượng trẻ sơ sinh. So sánh Omega thực vật và Omega động vật Hơn nữa, omega thực vật do con người tự chủ được vùng dược liệu, nên kiểm soát được chất liệu đầu vào dược liệu, đảm bảo không có nguy cơ nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, không bị ô nhiễm không khí và nước. Do đó, rất an toàn cho trẻ em.Thêm vào đó, omega thực vật chứa ALA là chất chống oxy hóa mạnh, giúp hỗ trợ, bảo vệ tế bào trước sự phá hủy của các gốc tự do. Gốc tự do chính là tác nhân làm giảm sự hoạt động hiệu quả của các tế bào trong cơ thể.Đặc biệt, Omega thực vật an toàn, có tính bền vững cao, không bị biến chất và được bảo toàn tốt. Như chúng ta đã biết, omega là chất béo kém bền vững, dễ bị oxy hóa, dễ biến chất. Lúc này vitamin E chính là cứu cánh giúp omega được bảo toàn tốt hơn cũng như không biến chất. Omega thực vật hầu hết đều có chứa vitamin E tự nhiên trong khi ở động vật hầu như không có.Mặt khác, ngay từ sơ sinh, cơ quan vị giác của trẻ đã phát triển và nhạy cảm gấp 3 lần người lớn. Omega thực vật không mùi, không vị, không tanh nên trẻ dễ uống, dễ dung nạp, không gây kích ứng, nôn trớ.Do đó, omega thực vật đã và đang được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm dùng hàng ngày cho bé từ 1 ngày tuổi phổ biến ở châu Âu. Và cũng đã có mặt tại Việt Nam.ncbi.nlm.nih.gov - ncbi.nlm.nih.gov - suckhoedoisong.vn
doc_29094;;;;;doc_30481;;;;;doc_53914;;;;;doc_177;;;;;doc_44804
Chất béo thực vật hay dầu thực vật được chiết xuất từ các thực phẩm như: hướng dương, điều,... Đây là nguồn chất béo hoàn hảo thay thế cho chất béo từ mỡ động vật. Chất béo thực vật đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng không phải ai cũng hiểu hết về loại dầu này. Hiểu thêm về chất béo thực vật Chất béo thực vật là một loại dầu dùng để sơ chế món ăn hàng ngày. Loại dầu này được tìm thấy trong nhiều loại thực vật và được chế biến thông qua phương pháp tinh chế. Đầu tiên, thực vật sẽ được chiết tinh dầu bằng cách sử dụng máy nghiền hoặc dung môi hóa học. Sau đó, tinh dầu sẽ được làm sạch, quá trình này có thể làm biến đổi một số mặt hóa học của các thực vật đã sử dụng. Hiện nay, có nhiều loại chất béo thực vật phổ biến như: dầu đậu nành, dầu dừa hướng dương, oliu,... Ngoài ra, chất béo thực vật còn xuất hiện trong một số thực phẩm dùng để sơ chế trong bữa ăn hàng ngày như: mayonnaise, bơ thực vật, sốt salad,... Bổ sung chất béo thực vật vào bữa ăn hàng ngày một cách hợp lý sẽ mang lại lợi ích to lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là tim mạch. Đây còn là nguồn thay thế hoàn hảo cho chất béo từ mỡ động vật hay các nguồn chất béo bão hòa. Sự khác nhau giữa chất béo thực vật và động vật Tổng thể chất béo thực vật và động vật đều cung cấp các axit béo và calo cho cơ thể con người. Hai loại dầu này đều được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, về bản chất và các thuộc tính giữa hai chất béo là khác nhau. Chất béo thực vật Chất béo thực vật được chiết xuất từ các thành phần hoa quả với nguồn gốc tự nhiên như: dừa, ô liu, hướng dương, đậu nành,... Dù trong bất kỳ hoàn cảnh môi trường nào, chất béo thực vật cũng luôn ở trạng thái lỏng. Chất béo động vật Chất béo thực vật chủ yếu được chiết xuất từ mỡ và da của các loài động vật như lợn, cá,... . Chất béo này cũng bao gồm nhiều vitamin và các axit béo tốt cho cơ thể nhưng chúng có thể phát sinh chất béo có nguồn gốc từ động vật sẽ luôn tồn tại ở trạng thái rắn trong môi trường. 2. Giá trị dinh dưỡng của chất béo thực vật Hầu hết, trong các loại chất béo thực vật đều chứa rất nhiều những thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe con người. Đó là: acid béo chưa no, tocopherol, sterol,... Dưới đây là một số dầu thực vật phổ biến cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trên: Dầu vừng Dầu vừng là chất béo thực vật bổ sung nhiều thành phần acid béo chưa no, omega-3, omega-6 giúp ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch và đột quỵ. Ngoài ra, dầu vừng còn cung cấp nhiều dưỡng chất khác như: canxi, sắt, magie, kẽm, protein,... cùng một số vitamin và khoáng chất khác. Dầu hạt điều, hạt dẻ và đậu tương là chất béo thực vật đảm nhận chức năng quan trọng tương tự như dầu vừng. Bổ sung các chất béo thực vật này một các hợp lý trong các bữa ăn sẽ giúp sức khỏe của bạn được nâng cao đáng kể. Dầu lạc Protein, acid oleic, vitamin là các thành phần chủ yếu có trong dầu lạc. Đặc biệt, trong loại dầu thực vật này có chứa tới 3 chất béo quan trọng đối với cơ thể là: panmitic, oleic và linoleic. Chúng được tìm thấy trong thành phần glycerid của dầu lạc. Dầu Oliu Dầu oliu được biết đến là loại dầu đặc hiệu sở hữu nhiều thành phần vitamin và chất khoáng hơn các chất béo thực vật khác, đặc biệt là vitamin K. Cứ 100g dầu oliu sẽ chứa 60.2 mg vitamin K, 14.35 mg vitamin E, 0.56 mg sắt, 1 mg canxi và kali, 3 mg natri. Về tổng thể, dầu vừng, dầu oliu và dầu lạc được đánh giá là ba loại dầu không chỉ chứa nhiều chất béo thực vật bậc nhất mà còn cung cấp nhiều thành phần dưỡng chất cho cơ thể. Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày cũng chứa nhiều các thành phần chất béo thực vật. Điển hình như: Bơ; Socola đen; Hạnh nhân; Hạt chia; Dừa; Đậu nành.3. Vai trò quan trọng của chất béo thực vật với sức khỏe con người Một chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe sẽ không thể thiếu các thành phần của chất béo thực vật. Thay vì sử dụng chất béo động vật thì dầu thực vật sẽ trở thành một giải pháp thay thế phù hợp. Sở dĩ bởi chất béo thực vật chứa nhiều axit béo không no và các thành phần dinh dưỡng khác. Các vi chất này đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người, dễ dàng trong quá trình hấp thụ và chuyển hóa các chất. Cụ thể: Ngăn chặn các bệnh liên quan đến tim mạch. Giảm nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch. Thúc đẩy hình thành các cholesterol có lợi như HDL, giảm các cholesterol có hại và triglycerid. Cân bằng nhịp tim, điều chỉnh huyết áp luôn trong trạng thái ổn định. Đẩy lùi nguy cơ tử vong do các bệnh động mạch vành gây ra. Nhìn chung, chất béo thực vật có thể giúp bạn nâng cao sức khỏe, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và giảm tỷ lệ tử vong do các bệnh lý đó gây ra. Do đó, bạn hãy bổ sung chất béo thực vật: dầu ô liu, dầu vừng, dầu lạc,... vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày thay việc sử dụng chất béo động vật.;;;;;Omega 3 - 6 - 9 chỉ đơn giản là sự tổng hợp từ 3 loại Omega 3, Omega 6, Omega 9 với tỷ lệ thành phần tương ứng khác nhau. Cả 3 loại Omega này đều là những chất béo không bão hòa, và mang trong mình nhiều liên kết nối đôi. Trong đó, Omega 3 và 6 là những chất béo mà cơ thể chúng ta không tự tổng hợp được. Riêng đối với Omega 9, cơ thể vẫn có thể tự tổng hợp tuy nhiên khả năng tổng hợp không cao. Do đó, việc kết hợp cả 3 loại Omega này lại với nhau giúp chúng ta bổ sung một cách dễ dàng và đầy đủ dưỡng chất nhất khi cần thiết. Không ngoại trừ bất cứ một độ tuổi hay giới tính nào, Omega 3 - 6 - 9 phù hợp với tất cả mọi người trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta lại lạm dụng sử dụng chúng một cách không có khoa học. Bởi lẽ đây chỉ là một dạng thực phẩm chức năng, có tác dụng hỗ trợ tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho mọi người trong gia đình. 2. Omega 3, Omega 6, Omega 9 những dưỡng chất vô cùng bổ dưỡng cấu thành nhóm Omega 3 - 6 - 9 Omega 3 Đây là nhóm Omega mang nhiều dưỡng chất nhất cho cơ thể. Là một axit béo thiết yếu của cơ thể, mà cơ thế không thể tự sản xuất được. Có hai loại vô cùng quan trọng là DHA và EPA, ngoài ra còn có một loại axit béo khác có tên gọi là ALA. Tuy nhiên, loại này sau khi vào cơ thể một phần sẽ được chuyển hóa thành DHA và EPA. Những tác dụng mà những Omega 3 nhiều vô số kể như: Làm giảm triglycerid. Bảo vệ tim mạch. Làm giảm cứng khớp, viêm khớp dạng thấp. Giảm trầm cảm trong những triệu chứng rối loạn lưỡng cực. Hỗ trợ tăng sức khỏe của phụ nữ mang thai, sự phát triển về thần kinh và thị lực cho trẻ nhỏ. Bảo vệ chống lại các bệnh tâm thần phân liệt, hỗ trợ trí nhớ tốt cho người cao tuổi. Chúng ta có thể bổ sung riêng loại Omega 3 này dưới dạng những viên thực phẩm chức năng đã được tổng hợp sẵn, hoặc cũng có thể tìm thấy chúng thông qua các loại thực phẩm thường ngày, đặc biệt là trong dầu cá,... Omega 6 Cũng là một loại axit béo chưa bão hòa ở chuỗi carbon n-6. Cũng giống như Omega 3, cơ thể không thể tự sản xuất chúng được mà cần phải được bổ sung dưới dạng một số loại thực phẩm như: ngũ cốc, các loại hạt có dầu, hoặc các loại dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu cọ,... ). Bổ sung đều đặn nhóm Omega 6 này giúp hệ tim mạch của chúng ta được duy trì và cải thiện rõ rệt. Omega 9 Được gọi là oleic acid, Omega 9 là một chất béo đơn thể không bão hòa. Không những có tác dụng cao trong việc phòng ngừa các bệnh về hệ tim mạch, mà còn có tác dụng làm hạ huyết áp, hạ hàm lượng cholesterol và triglycerid trong máu. Bên cạnh đó chúng còn có khả năng làm giảm các nguy cơ mắc bệnh ung thư, làm chậm quá trình lão hóa cũng như bảo vệ các tế bào tránh khỏi những tác nhân gây hư hại. Không có bất cứ một ý kiến nào phủ định những tác dụng mà Omega 3 - 6 - 9 mang lại cho người tiêu dùng chúng ta. Bởi lẽ đã có quá nhiều nghiên cứu y khoa nêu lên những tác động tích cực trực tiếp đến hệ tim mạch của chúng ta do chúng mang lại. Những nghiên cứu này cũng đã chỉ ra rằng các nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm xuống đáng kể nếu chúng ta sử dụng nhóm Omega này một cách đều đặn. Bên cạnh đó, chúng còn hỗ trợ trong việc điều hòa nhịp tim, giúp hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn,... Không chỉ riêng hệ tim mạch mới nhận được những lợi ích từ những Omega 3 - 6 - 9 này mang lại, mà chúng còn đem đến nhiều lợi ích cho cả thị lực và não bộ chúng ta. Đối với trẻ nhỏ, những dưỡng chất này giúp hỗ trợ thị lực rất tốt, hạn chế các tật khúc xạ ở mắt như cận hoặc loạn thị. Ở người cao tuổi, không những giúp bảo vệ võng mạc mà còn hạn chế được chứng thoái hóa điểm vàng. Não bộ cũng được hưởng những lợi ích đáng kể từ nhóm Omega này. Đã có rất nhiều nghiên cứu thành công trong việc chỉ ra rằng Omega 3 - 6 - 9 có tác dụng hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động của tế bào não. Trẻ em sẽ thông minh hơn, tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn nếu được bổ sung đầy đủ và hợp lý. Không những thế, chúng còn có tác dụng trong việc duy trì tốt trọng lượng cơ thể, giúp giảm cân, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh ung thư,... Hiện nay có rất nhiều cách để chúng ta có thể dễ dàng bổ sung những dưỡng chất này cho mọi thành viên trong gia đình của mình. Hai cách phổ biến được nhắc đến thường xuyên đó là: Bổ sung dưới dạng các loại thực phẩm dinh dưỡng hằng ngày. Đối với cách này cũng có một số nhược điểm nhất định như khó có thể điều chỉnh được lượng chất dinh dưỡng cho phù hợp, và cũng không phải lúc nào cũng mua những loại thực phẩm đầy đủ dưỡng chất đó. Hoặc một cách đầy đủ và nhanh hơn có thể sử dụng những viên thuốc dưới dạng con nhộng đã được tổng hợp đầy đủ tất cả các nhóm chất. Ngày nay, phương pháp này đã và đang “lấy lòng” được rất nhiều người tiêu dùng. Bằng những nghiên cứu và phương pháp hiện đại, mỗi viên thuốc đã được định lượng một cách chính xác, đầy đủ nhóm chất, và hợp lý cho mỗi đối tượng sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, việc bổ sung Omega 3 - 6 - 9 dưới dạng những viên thuốc cần được sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn, không tự ý mua và sử dụng để tránh những hậu quả không đáng có. Chúng tôi cũng hy vọng qua những thông tin bổ ích trên có thể giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc tốt cho gia đình của mình.;;;;;Axit béo Omega 3 là chất béo thiết yếu có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong số 11 loại omega 3, 3 loại quan trọng nhất chính là ALA, EPA và DHA. ALA chủ yếu được tìm thấy trong thức ăn có nguồn gốc từ thực vật, trong khi EPA và DHA chủ yếu được tìm thấy trong động vật. Omega 3 là một loại chất béo không bão hòa. Chúng được coi là axit béo thiết yếu vì cần thiết cho sức khỏe nhưng cơ thể không thể tự tạo ra được. Thay vì được lưu trữ và sử dụng làm năng lượng, chúng đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình của cơ thể, bao gồm viêm nhiễm, sức khỏe tim mạch và chức năng của não bộ. Thiếu Omega 3 có thể liên quan đến trầm cảm, bệnh tim, viêm khớp, ung thư, trí thông minh thấp và nhiều vấn đề sức khỏe khác. 1.1. Axit béo ALA (axit alpha-linolenic) Axit alpha-linolenic (ALA) là axit béo Omega 3 thường gặp nhất trong chế độ ăn uống. Nó chủ yếu được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và là tiền chất thiết yếu của EPA hoặc DHA. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi ALA thành EPA và DHA không hiệu quả ở người. Trung bình chỉ có khoảng 1 - 10% ALA được chuyển đổi thành EPA và 0,5 - 5% thành DHA. Hơn nữa, tỷ lệ chuyển đổi phụ thuộc vào nồng độ các chất dinh dưỡng khác, chẳng hạn như đồng, canxi, magnesium, kẽm, sắt, vitamin B6 và B7.Khi ALA không được chuyển đổi thành EPA và DHA, nó sẽ được lưu trữ trong cơ thể hoặc sử dụng làm năng lượng giống như các chất béo khác. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn giàu ALA có liên quan tới việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim, trong khi những nghiên cứu khác cho thấy sự gia tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Sự gia tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt không liên quan đến các loại Omega 3 khác như EPA và DHA - những loại dường như bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh ung thư này.ALA được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm thực vật, bao gồm cải xoăn, rau bina, rau sam, đậu nành, quả óc chó và nhiều loại hạt, chẳng hạn như hạt lanh, hạt chia và cây gai dầu. Nó cũng hiện diện trong một số loại mỡ động vật. Một số loại dầu hạt, chẳng hạn như dầu hạt lanh và dầu hạt cải cũng chứa hàm lượng ALA cao. 1.2. Axit béo EPA (axit eicosapentaenoic) Cơ thể sử dụng axit eicosapentaenoic (EPA) để tạo ra các phân tử tín hiệu được gọi là eicosanoid, đóng nhiều vai trò sinh lý và giúp giảm viêm. Viêm mãn tính ở mức độ thấp có thể là nguyên nhân gây ra một số bệnh phổ biến. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng dầu cá chứa nhiều EPA và DHA có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm. Một số nghiên cứu cho thấy EPA vượt trội hơn DHA về mặt này. Một nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh lưu ý rằng EPA có khả năng làm giảm số lần bốc hỏa.Cả 2 loại axit béo EPA và DHA hầu hết đều được tìm thấy trong hải sản, bao gồm cá béo và tảo. Chính vì vậy, chúng thường được gọi là Omega 3 biển. Hàm lượng EPA cao nhất trong cá hồi, cá trích, lươn, tôm và cá tầm. Các sản phẩm từ động vật ăn cỏ, chẳng hạn như sữa, thịt cũng chứa một số EPA. 1.3. Axit béo DHA (axit docosahexaenoic) Axit docosahexaenoic (DHA) là một thành phần cấu trúc quan trọng của da và võng mạc mắt. Các loại sữa công thức cho trẻ em chứa nhiều DHA giúp cải thiện thị lực ở trẻ sơ sinh. DHA rất quan trọng cho sự phát triển và hoạt động của não bộ của trẻ em cũng như chức năng của não bộ ở người lớn. Sự thiếu hụt DHA trong giai đoạn đầu đời có liên quan đến các vấn đề chẳng hạn như khiếm khuyết về khả năng học tập, tăng động giảm chú ý và tính thù địch, hung hăng. Việc giảm DHA cũng có liên quan đến suy giảm chức năng não và sự khởi phát của bệnh Alzheimer.DHA có thể có tác dụng tích cực đối với một số tình trạng nhất định, chẳng hạn như viêm khớp, huyết áp cao, bệnh tiểu đường type 2 và một số bệnh ung thư. Ngoài ra, DHA có thể tăng cường sức khỏe tim mạch bằng cách giảm chất béo trung tính và hàm lượng cholesterol LDL (loại cholesterol có hại). 2. Các loại axit béo Omega 3 khác ALA, EPA và DHA là những axit béo Omega 3 phổ biến nhất trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, ít nhất 8 loại axit béo Omega 3 khác đã được phát hiện: axit hexadecatrienoic (HTA), axit stearidonic (SDA), axit eicosatrienoic (ETE), axit eicosatetraenoic (ETA), axit heneicosapentaenoic (HPA), axit docosapentaenoic (DPA), axit tetracosapentaenoic, axit tetracosahexaenoic. Các axit béo kể trên có trong một số loại thực phẩm nhưng không được coi là thiết yếu. Tuy nhiên, một số axit béo trong 8 loại trên có tác dụng sinh học. Nhiều tổ chức y tế khuyến cáo người trưởng thành khỏe mạnh nên tiêu thụ ít nhất 250–500 mg axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA) mỗi ngày. Bạn có thể đạt đủ hàm lượng đó bằng cách ăn hai khẩu phần cá béo mỗi tuần. Đối với Omega 3 có nguồn gốc từ thực vật, hàm lượng khuyến cáo là 1600 mg đối với nam và 1100 mg đối với nữ (theo Viện Y tế Quốc gia Anh).Tóm lại, axit béo Omega 3 rất cần thiết cho sức khỏe, trong đó 2 loại Omega 3 quan trọng nhất là EPA và DHA. Chúng chủ yếu được tìm thấy trong hải sản, bao gồm cá béo, tảo, thịt và sữa từ động vật ăn cỏ, trứng giàu Omega 3 hoặc trứng chăn nuôi. Bệnh nhân nên bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega 3 để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch và sự phát triển não bộ.;;;;;Từng có lúc tất cả các chất béo bị coi là độc, là thủ phạm gây tắc nghẽn động mạch và tử vong sớm. Nhưng ngày nay, chúng ta đều thừa nhận có 1 số loại chất béo đặc biệt rất tốt. Và điều cốt yếu là phải ăn đúng loại để không bị ảnh hưởng tới vòng eo và sức khoẻ lâu dài của bạn. Chất béo được chia thành 2 nhóm là chất béo no và chất béo không no. Và ở nhóm thứ 2 được gọi là chất béo có lợi và bao gồm 2 loại khác là không bão hoà đơn và không bão hoà đa. Axit béo Omega thuộc nhóm thứ 2 và tiếp tục chia thành omega 3, 6 và 9. Omega 9 ( axít oleic) thuộc nhóm chất béo không no và không bão hoà đơn. Có thể tìm thấy chất này trong các loại thực vật như quả bơ, ô liu và các loại hạt như óc chó, hạt điều, hạt hồ trăn, hồ đào và hạnh nhân. Chất béo đặc biệt này được chứng minh là giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch bằng cách tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm LDC (cholesterol xấu). Axít béo omega 3 và omega 6 cũng thuộc nhóm chất béo không no nhưng thuộc nhóm không bão hoà đa. Không như omega 9 được cơ thể tự tổng hợp, 2 loại axít béo này chỉ có thể tổng hợp từ thức ăn. Đó là lý do vì sao chúng ta gọi chúng là dưỡng chất cơ bản. Trong omega 3 lại bao gồm eicosapentaenoic acid (EPA), docosahexanoic acid (DHA) and alpha-linolenic acid (ALA). Trong đó, EPA và DHA2 là có giá trị cao nhất. Chúng đóng vai trò chủ chốt trong cơ thể, bao gồm cả việc hình thành màng tế bào. Do đó việc cung cấp đủ dưỡng chất qua chế độ ăn là rất quan trọng. Đã có rất nhiều nghiên cứu về omega 3 và 6. Và nếu thử tìm trên Google, bạn sẽ có thể tin rằng chúng là thuốc giải độc cho mọi lo lắng về sức khoẻ. Khi đưa vào cơ thể, axít béo omega 3 và omega 6 sẽ tạo ra 1 loạt các phản ứng hoá học, chuyển hoá thành các hợp chất giúp hình thành vai trò sinh lý quan trọng như khả năng kháng viêm, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, nguồn gốc của nhiều bệnh mãn tính. Một nghiên cứu lớn khác đã đưa ra những tác dụng tích cực của axít béo này đó là cải thiện sức khoẻ tim mạch vốn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng viêm nhiễm - do hệ miễn dịch quá nhạy, làm việc quá tích cực đến mức gây hại cho cơ thể. Một lợi ích sức khoẻ khác của omega 3 là những ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc, làn da và tình trạng viêm nhiễm. Nguồn chính của omega 3 là dầu cá nhưng 1 khảo sát về thực phẩm cho thấy số người ăn đủ lượng là rất ít, tức là không đảm bảo như khuyến nghị của chính phủ, điều này có nghĩa lượng omega 3 nạp vào cơ thể rất thấp. DHA (docosahexanoic acid) và EPA (eicosapentaenoic acid) là axit béo omega 3 tìm thấy trong dầu cá và rất thiết yếu bởi cơ thể không thể tổng hợp chúng. Omega 6 cũng rất quan trọng và là nhiên liệu cho các chức năng não bộ thông thường, sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần 1 lượng rất nhỏ trong khi có nhiều thực phẩm chứa chất này. Vấn đề là làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa omega 3 và 6 khi chúng ta có xu hướng ăn nhiều omega 6 hơn omega 3 và điều này có thể làm tăng nguy cơ bệnh tật. Đó là bởi khi cơ thể thừa omega 6, chúng sẽ bắt đầu chuyển đổi sang 1 dạng khác và kích thích gây viêm cho toàn cơ thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó sẽ đặt cơ thể vào tình trạng viêm nhẹ, khiến hệ miễn dịch liên tục “bật” và nếu kéo dài sẽ gây hại cho sức khoẻ. Điều đáng nói là bạn không biết điều này đang diễn ra vì bản thân viêm nhiễm kiểu này sẽ không gây ra một triệu chứng rõ ràng nào. Cách đơn giản nhất là bắt đầu cân bằng lại lượng omega nạp vào bằng cách sử dụng đúng loại dầu omega. Nhiều người chọn bơ thực vật không bão hoà đa và dùng dầu hướng dương, vốn rất giàu omega 6 (kết quả của tình trạng tuân thủ hướng dẫn giảm chất béo no trong chế độ ăn) nấu ăn. Tuy nhiên, tốt hơn cả là nên dùng dầu ô liu (hầu hết là omega 9) mỗi ngày và dầu dừa có thể chịu được nhiệt độ cao khi nấu. Ngoài ra, cần hạn chế các thực phẩm chế biễn sẵn và tất nhiên là tăng cường các loại cá béo. Cần nhớ rằng trong khi các thực phẩm như các loại hạt và dầu béo từ hạt như chia, vốn giàu ALA, nhưng lại không đủ EPA và DHA. ALA hay Alpha Linoleic Acid là axit béo omega 3 cuối cùng mà bạn cần và có thể tìm thấy chất này trong rau xanh và các loại hạt. DHA (docosahexanoic acid) và EPA (eicosapentaenoic acid) là axit béo omega 3 có nhiều trong cá béo. Mặc dù ALA có thể chuyển hoá thành EPA và DHA trong cơ thể nhưng khả năng chuyển hoá này rất kém. Vì vậy các thực phẩm như các loại hạt, các dầu hạt thường rất giàu ALA nhưng sẽ không cung cấp đủ DHA và EPA cho cơ thể. Và như vậy đây không phải tin tốt lành cho những người ăn chay hay những người không thích cá béo. Với những người không ăn được cá béo, họ có thể dùng viên bổ sung có chứa EPA và DHA Không có gì tốt bằng thực phẩm tự nhiên nhưng nếu bạn không thể ăn được cá béo thì bổ sung viên dầu cá chứa EPA và DHA sẽ là 1 giải pháp.;;;;;Ngày nay, có rất nhiều lời khuyên, quảng cáo về việc nên bổ sung omega 3 hàng ngày. Bởi vì omega thực chất là một dạng chất béo tốt cho cơ thể. 1. Tại sao omega là một chất béo tốt Không phải tất cả các chất béo đều không tốt cho sức khỏe. Axit béo omega-3 một trong những loại chất béo tốt. Chúng có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, trầm cảm, mất trí nhớ và viêm khớp. Cơ thể bạn không thể tạo ra chúng. Bạn phải ăn hoặc bổ sung thêm omega - 3. 2. Có 3 loại Omega-3 Axit béo omega-3 có nhiều dạng. Những loại được tìm thấy trong cá, được gọi là DHA và EPA, đây là những omega - 3 có lợi ích nhất cho sức khỏe.Một dạng khác được gọi là ALA được tìm thấy trong dầu thực vật, hạt lanh, quả óc chó và các loại rau lá sẫm màu như rau cải bó xôi. Omega-3 được tìm thấy trong quả óc chó Axit béo omega-3 giúp kiềm chế viêm trong các mạch máu (và phần còn lại của cơ thể bạn). Ở liều cao, axit omega – 3 cũng hạn chế hiện tượng nhịp tim bất thường và làm giảm mức mỡ trong máu, cái được gọi là triglyceride – chỉ số mỡ máu. Cuối cùng, chúng còn có thể làm chậm sự tích tụ mảng bám của mỡ bên trong các mạch máu.Nếu bạn bị bệnh tim, một liều omega-3 theo toa có thể giúp bảo vệ trái tim của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy đối với những người sống sót sau cơn đau tim, nếu tăng mức sử dụng omega – 3 thì sẽ ít đau tim hơn và tỷ lệ tử vong ít hơn.3.1 Cải thiện nhịp tim của bạn. Omega-3 dường như có tác dụng ổn định cho tim. Chúng có thể làm giảm nhịp tim và giúp ngăn ngừa chứng loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường). Một số nguồn phổ biến của omega-3 là cá, quả óc chó, bông cải xanh và edamame (đậu nành xanh thường được hấp và phục vụ trong vỏ). 3.2 Giảm mỡ trong máu. Omega-3 DHA và EPA có thể làm giảm mỡ trong máu của bạn, một loại mỡ trong máu có liên quan đến bệnh tim. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bổ sung omega-3.3.3 Hạ huyết áp. Omega-3 có thể giúp giảm huyết áp. Nên có kế hoạch thay thế thịt đỏ bằng cá trong một số bữa ăn. Tránh cá mặn, chẳng hạn như cá hồi hun khói. Nếu bạn bị huyết áp cao, hạn chế muối có lẽ là một trong những điều bác sĩ đã khuyến cáo.3.4 Giúp ngăn ngừa đột quỵ. Thực phẩm và các chất bổ sung chứa omega-3 sẽ kiềm chế sự tích tụ mảng bám bên trong các mạch máu, giúp lưu thông máu. Vì vậy, chúng có thể giúp ngăn ngừa đột quỵ do cục máu đông hoặc nghẽn động mạch. Tuy nhiên, nếu bổ sung omega-3 ở liều cao, có thể dẫn đến đột quỵ, chảy máu nhiều hơn, vì vậy hãy kiểm tra với bác sĩ của bạn. Omega-3 giúp máu lưu thông và ngăn ngừa mảng bám bên trong các mạch máu 3.8 Nghiên cứu về chứng mất trí nhớ. Có một số bằng chứng cho thấy omega-3 có thể giúp chống lại chứng mất trí nhớ và suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác. Trong một nghiên cứu, những người lớn tuổi có chế độ ăn nhiều axit béo omega-3 ít có khả năng mắc bệnh Alzheimer hơn những người khác.Ngoài ra, đối với những người ăn chay; không ăn cá hoặc dầu cá, bạn có thể hấp thu được một liều DHA từ các chất bổ sung là tảo; hoặc các loại thực phẩm như dầu cải, hạt lanh, quả óc chó, bông cải xanh và rau bina - hoặc các sản phẩm được bổ sung omega-3.
question_64
Tìm hiểu về thuốc nhỏ mắt Visaid
doc_64
Thuốc nhỏ mắt Visaid là loại thuốc được sử dụng để làm giảm các kích ứng nhẹ của mắt, chứng mỏi mắt và khô mắt. Loại thuốc này còn được sử dụng khi đeo kính áp tròng trong thời gian dài, tiếp xúc với nước chứa clorid (hồ bơi) và các yếu tố gây kích ứng khác. Trong mỗi lọ dung dịch thuốc nhỏ mắt Visaid Aloe Monodosis có chứa:Hypromellose 0.2% đẳng trương;Các chất điện giải thiết yếu bao gồm Cl-, Na+, Ca2+, K+, Mg2+;Chiết xuất cây lô hội (Aloe vera);Dung dịch đệm và nước cất để pha tiêm.Chất điện giải là thành phần thiết yếu tác dụng duy trì sự cân bằng giữa nồng độ acid-base và giúp mắt giữ lại nước, tăng cường chức năng quan sát, tăng thị lực và giảm tình trạng khô mắt. Đồng thời, loại thuốc này có sự kết hợp với dung dịch đệm và dung dịch đẳng trương, đảm bảo tính ổn định cho dung dịch nhỏ mắt và độ trung tính trong dung dịch, giúp mắt cân bằng độ p. H hằng định là 7.2. Qua đó, thuốc có công dụng hạn chế tình trạng mỏi mắt, giảm kích ứng. Tinh chất lô hội trong thành phần rất giàu enzyme, vitamin, khoáng chất và axit amin, tác dụng giúp làm mát, làm dịu mắt, viêm mắt nguyên nhân do mắt kích ứng, dưỡng ẩm và giữ độ ẩm thích hợp cho đôi mắt của bạn. Ngoài ra, tinh chất của cây lô hội tác dụng chống lại các tác nhân có hại từ môi trường ảnh hưởng lên mắt như: vi khuẩn hay bụi bẩn,... Thuốc nhỏ mắt Visaid Aloe Monodosis giúp rửa trôi bụi bẩn còn đang đọng lại trên mắt, vệ sinh mắt sạch sẽ và giúp cho bạn đôi mắt sáng. Thuốc nhỏ mắt Visaid Aloe Monodosis được sử dụng trong những trường hợp như sau:Người hay bị khô mắt nguyên nhân do bẩm sinh, do cận thị hay do sử dụng kính áp tròng trong suốt thời gian dài.Người bị khô mắt hoặc mỏi mắt nguyên nhân làm việc nhiều với máy tính hoặc người cần nhiều sự tập trung cao cho đôi mắt để quan sát.Người mắc các bệnh về mắt cụ thể như mắt dễ bị kích ứng, giảm áp lực nội nhãn, chấn thương mắt, tăng áp lực nội nhãn...Người muốn vệ sinh làm sạch mắt sau khoảng thời gian cả ngày dài. 3. Cách dùng và liều dùng của thuốc nhỏ mắt Visaid 3.1. Liều dùng của thuốc nhỏ mắt Visaid Aloe Monodosis. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa hoặc các chuyên gia về mắt cho từng đối tượng cụ thể. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo liều dùng là 1 tép/ngày.3.2. Cách sử dụng thuốc nhỏ mắt Visaid. Trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Visaid Aloe Monodosis bạn nên rửa tay thật sạch với xà phòng và nước để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.Sau đó thực hiện như sau:Bước 1: Xoay nắp tép thuốc nhỏ mắt Visaid Aloe Monodosis để mở.Bước 2: Nhỏ 2 giọt thuốc nhỏ mắt vào mỗi mắt vào mỗi bên mắt và chớp mắt nhiều lần.Bước 3: Liên tục chớp mắt tác dụng để dàn đều dung dịch ra quanh mắt.Bước 4: Đóng nắp lại để sử dụng thuốc nhỏ mắt cho những lần tiếp theo.Sau khi nhỏ mắt, để mắt nghỉ ngơi khoảng thời gian từ 2 đến 3 phút. Tép nhỏ mắt đã được mở nên được sử dụng ngay trong thời gian 24 giờ. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc nhỏ mắt Visaid Hiện nay chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ liên quan đến việc sử dụng thuốc nhỏ mắt Visaid Aloe Monodosis. 5. Tương tác của thuốc Visaid Hiện nay chưa có báo cáo về tương tác của thuốc nhỏ mắt với các loại thực phẩm, thuốc hoặc thực phẩm chức năng khác. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng đồng thời thuốc nhỏ mắt Visaid Aloe Monodosis với nhiều loại thuốc khác trên mắt, nên dùng 2 sản phẩm cách nhau từ 10 đến 15 phút.Hơn nữa, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị về những loại thuốc điều trị bệnh hoặc các loại thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng để được tư vấn cụ thể. 6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Visaid 6.1. Một số lưu ý và thận trọng của thuốc Visaid. Bạn cần phải kiểm tra kỹ tình trạng sản phẩm, hạn sử dụng trước khi dùng, không sử dụng các sản phẩm quá hạn hoặc khi dung dịch thuốc có màu bị thay đổi, lắng cặn hay sủi bọt khí...Nên sử dụng ngay hoặc trong thời gian 24 giờ sau khi mở nắp tác dụng nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả của sản phẩm.Đây là thuốc nhỏ mắt, không sử dụng để uống.Sau khi nhỏ mắt, mắt có thể sẽ bị mờ nhẹ, nên để mắt nghỉ ngơi trong thời gian từ 2 đến 3 phút để mắt trở về trạng thái bình thường.6.2. Lưu ý khi dùng với phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú. Nguyên nhân do thuốc nhỏ mắt Visaid Aloe Monodosis là loại thuốc nhỏ mắt có tác dụng tại chỗ, không hấp thu vào máu và không gây ra tác dụng toàn thân nên rất an toàn và có thể sử dụng trên phụ nữ có thai và cho con bú đều được. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi sử dụng loại thuốc nhỏ mắt này.6.3. Cách bảo quản thuốc nhỏ mắt Visaid Aloe Monodosis. Bảo quản sản phẩm thuốc nhỏ mắt Visaid Aloe Monodosis ở những nơi khô thoáng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp gây ra tình trạng biến đổi tính chất sản phẩm.Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là khoảng từ 15 đến 30 độ C.Nên để thuốc nhỏ mắt Visaid Aloe Monodosis tránh xa tầm tay trẻ em để hạn chế nguy cơ trẻ hiếu động uống phải.Tóm lại, thuốc nhỏ mắt Visaid là loại thuốc được sử dụng để làm giảm các kích ứng nhẹ của mắt, chứng mỏi mắt và khô mắt. Loại thuốc này còn được sử dụng khi đeo kính áp tròng trong thời gian dài, tiếp xúc với nước chứa clorid (hồ bơi) và các yếu tố gây kích ứng khác. Để nâng cao hiệu quả sử dụng, người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.
doc_11253;;;;;doc_55516;;;;;doc_3094;;;;;doc_58125;;;;;doc_18285
Nhiều người đã tự ý mua thuốc nhỏ mắt về dùng như một biện pháp phòng bệnh cho mắt mà không biết rõ thành phần của thuốc là thế nào. Thời điểm thời tiết phức tạp nắng gắt, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi của vi khuẩn và nấm mốc. Nhiều bệnh dễ có cơ hội phát triển mạnh trong thời điểm này, trong đó có đau mắt. Do sợ mắc bệnh, nhiều người đã tự ý mua thuốc nhỏ mắt về dùng như một biện pháp phòng bệnh cho mắt mà không biết rõ thành phần của thuốc là thế nào. Trong đó, có nhiều loại thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid với những tên thương mại như polydexa, neodex, polydecaron, dexacol... Việc lạm dụng và tự ý sử dụng những thuốc này có thể gây những tác dụng phụ nguy hiểm. Thuốc tra, nhỏ mắt có chứa corticoid trong thành phần thường có một kháng sinh là: polymyxin, neomyxin hoặc chloramphenicol (có tác dụng chống nhiễm khuẩn) và một thành phần là corticoid như dexamethason (có tác dụng chống viêm). Khi tra, nhỏ các thuốc có chứa các thành phần trên sẽ nhanh chóng làm giảm đỏ mắt. Thuốc được sử dụng hiệu quả trong điều trị đau mắt đỏ và được dùng trong các bệnh như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm bờ mi, viêm thượng củng mạc... Corticoid là chất kháng viêm rất mạnh, dùng đúng chỉ định sẽ đem lại kết quả tốt trong điều trị. Còn sử dụng corticoid không đúng chỉ định sẽ gây biến chứng nghiêm trọng. Trường hợp bệnh nhân bị viêm loét giác mạc do nấm hay Herpes, nếu nhỏ corticoid sẽ làm bệnh nặng thêm, gây biến chứng thủng giác mạc. Thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid còn là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Nghiêm trọng nhất là nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến đục thủy tinh thể (với biểu hiện nhìn mờ, chói mắt khi ra trời nắng, thị lực giảm nhiều). Biến chứng nguy hiểm khác của thuốc nhỏ mắt chứa corticoid là gây tăng nhãn áp, dẫn đến tổn thương thần kinh thị giác và gây giảm thị lực vĩnh viễn. Hơn nữa hiện tượng tăng nhãn áp không có triệu chứng gì, nhưng nó tiến triển âm ỉ cùng với thời gian nhỏ thuốc kéo dài của bệnh nhân, cho đến khi người bệnh thấy bị giảm thị lực là lúc bệnh đã ở giai đoạn rất nặng. Để tránh những hậu quả trên, khi thấy mắt có biểu hiện khác lạ, người bệnh cần đến bác sĩ chuyên khoa mắt ngay để được điều trị. Trường hợp cần phải dùng thuốc trong một thời gian dài nhất thiết phải có sự theo dõi của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt về dùng, nhất là loại thuốc chứa corticoid. ;;;;;Hiện nay, mọi người khi có các vấn đề về mắt như đau mắt đỏ, cộm mắt, ngứa mắt... thường tự ý mua thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần Corticoid tại các nhà thuốc về dùng mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng các thuốc nhỏ mắt chứa Corticoid trong thời gian dài có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy giảm thị lực, đục thủy tinh thể, trường hợp nặng có thể gây mù lòa. 1. Thuốc nhỏ mắt có chứa Corticoid 1.1. Chỉ định dùng thuốc. Thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần Corticoid có tác dụng chống viêm mạnh nhất và còn có tác dụng chống xuất tiết và chống dị ứng. Thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh bao gồm:Viêm mống mắt thể mi, viêm màng bồ đào. Viêm kết mạc, giác mạc dị ứng (viêm kết mạc mùa xuân, viêm nhu mô giác mạc).Sau các phẫu thuật mắt.Viêm củng mạc1.2. Chống chỉ định dùng thuốc. Một số trường hợp chống chỉ định điều trị với các thuốc nhỏ mắt có chứa Corticoid như sau:Viêm loét giác mạc (vì có nguy cơ gây nhũn tổ chức, chậm làm sẹo giác mạc). Vì vậy, người bệnh cần được thăm khám kỹ giác mạc với thuốc nhuộm mày Fluorescein để xác định chắc chắn rằng không có tình trạng viêm loét giác mạc trước khi chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt chứa Corticoid.Viêm loét giác mạc do virus Herpes simplex, do nấm: Hoạt chất corticoid có tác dụng không chỉ làm kìm hãm các phản ứng viêm mà còn ức chế cả sức chống đỡ của cơ thể đối với các tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy, tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn khu trú ở kết mạc và giác mạc có môi trường thuận lợi để phát triển. Các nhiễm trùng có nguy cơ tiến triển ngày càng trầm trọng hơn, gây ra các biến chứng nặng trong khi các triệu chứng của bệnh nhân lại có vẻ được cải thiện.1.3. Tác dụng phụ khi dùng thuốc. Người bệnh sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid thường có nguy cơ mắc 2 tác dụng phụ có hại như sau:Tăng nhãn ápĐục thủy tinh thể. Hai tác dụng phụ này thường gặp nhất với loại thuốc Dexamathason và ít gặp với loại thuốc Hydrocortison. Các thuốc như Clobetason và Fluorometholon là các thuốc corticoid ít gây ra biến chứng tăng nhãn áp.1.4 Một số lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid. Hiện nay, các thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid được bán phổ biến trên thị trường với nhiều tên thương mại như Polydexa, Neodex, Polycecaron, Dexacol... Các thuốc này có thể mua với giá rẻ và dễ dàng tại hầu hết các nhà thuốc mà không cần kê đơn của bác sĩ... chỉ cần dùng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid vài lần đã cải thiện các triệu chứng trên đáng kể. Việc làm này có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ngày càng nặng hơn và có thể gây tổn thương mắt vĩnh viễn.Nếu người bệnh muốn sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt. Không được lạm dụng thuốc và sử dụng một cách tùy tiện. Về nguyên tắc, loại thuốc này được chỉ định dùng từ một tuần đến 10 ngày, tình trạng bệnh thuyên giảm hay không vẫn phải bắt buộc đổi thuốc khác. Một số bệnh liên quan đến dị ứng, miễn dịch như viêm màng bồ đào là bệnh mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt có chứa Corticoid lâu hơn, thậm chí suốt đời, song phải tuân theo nguyên tắc giảm dần liều và theo dõi chặt chẽ các biến chứng trong suốt quá trình dùng thuốc. 2. Thuốc nhỏ mắt không có Corticoid Các thuốc nhỏ mắt không có corticoid được sử dụng khá thường xuyên trên lâm sàng và được bác sĩ kê đơn cho nhiều bệnh khác nhau. Một số thuốc được sử dụng phổ biến hiện nay như Ketorolac, Indomethacin, Bromfenac, Nepafenac...với các tác dụng là chống tình trạng viêm sau phẫu thuật mắt, giảm ngứa trong các bệnh viêm kết mạc dị ứng và phòng ngừa co đồng tử trong quá trình phẫu thuật mắt.Không giống như các thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid, thuốc nhỏ mắt không chứa corticoid có tác dụng yếu hơn so với các thuốc chứa corticoid nhưng không gây ra những tác dụng phụ nặng nề như tăng tăng áp, đặc biệt trong trường hợp người bệnh phải dùng thuốc trong một thời gian dài. Một số trường hợp được ghi nhận khi người bệnh dùng thuốc nhỏ mắt loại này có cảm giác chói khi nhỏ thuốc và nếu dùng kéo dài có thể gây độc biểu mô giác mạc.Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông;;;;;Thuốc Zymaxid có thành phần chính là kháng sinh và được dùng tại chỗ để điều trị bệnh lý do nhiễm khuẩn ở mắt gây ra. Cùng tìm hiểu thông tin về thuốc Zymaxid qua bài viết dưới đây. Thuốc Zymaxid có thành phần chính là Gatifloxacin, bào chế dạng dung dịch thuốc nhỏ mắt 0,5%.Zymaxid là một loại kháng sinh nhóm Fluoroquinolon, có tác dụng chống lại vi khuẩn với phổ tác dụng rộng.Zymaxid được sử dụng để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn. Zymaxid có thể được sử dụng một mình hoặc với các loại thuốc khác. Thuốc dùng trong bệnh viêm kết mạc gây ra bởi các chủng nhạy cảm của các sinh vật như vi khuẩn Gram dương hiếu khí, Staphylococcus aureus; Nhóm Streptococcus mitis; Streptococcus oralis; Streptococcus pneumoniae; vi khuẩn Gram âm ưa khí như Haemophilus influenzae. 2. Cách dùng thuốc Zymaxid Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt. Bạn có thể cần phải sử dụng thuốc nhỏ mắt 2 giờ một lần trong vài ngày đầu tiên và sau đó là cứ 4 giờ một lần cho những ngày tiếp theo của quá trình điều trị. Không được sử dụng thuốc này với số lượng lớn, ít hoặc lâu hơn khuyến cáo.Các bước thực hiện:Rửa tay trước khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Zymaxid.Ngửa đầu ra sau một chút và kéo mí mắt dưới xuống để tạo một túi nhỏ. Giữ ống nhỏ giọt phía trên mắt với đầu hướng xuống dưới. Nhìn ngước lên rồi nhỏ ra một giọt thuốc.Nhắm mắt trong 2 hoặc 3 phút với đầu cúi xuống, không được chớp hoặc nheo mắt. Nhẹ nhàng ấn ngón tay của bạn vào góc trong của mắt trong vòng khoảng 1 phút, để giữ cho chất lỏng này chảy vào ống dẫn nước mắt.Chỉ sử dụng số lượng thuốc nhỏ mà bác sĩ đã kê đơn.Lưu ý: Không được chạm vào đầu của ống nhỏ mắt hoặc đặt nó trực tiếp lên mắt của bạn. Ống nhỏ giọt bị nhiễm khuẩn có thể lây nhiễm sang mắt, dẫn đến các vấn đề về thị lực. Không được sử dụng thuốc nhỏ mắt Zymaxid nếu chất lỏng đã thay đổi màu sắc hoặc có các hạt trong đó. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và nhiệt độ cao. Không để thuốc bị đóng băng. Đậy chặt nắp chai sau khi sử dụng. 3. Tác dụng phụ của thuốc Zymaxid Zymaxid thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm:Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm: Cảm giác ngứa nhẹ, nóng rát, mẩn đỏ hoặc kích ứng; chảy nước mắt; mí mắt bị sưng húp.Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu như có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng với Zymaxid: Nổi mày đay; khó thở; nhịp tim chậm; mạch yếu, ngất xỉu; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu như bạn có: Sưng mắt, cảm thấy khó chịu nghiêm trọng, đóng vảy hoặc bị chảy nước, vì có thể đây là dấu hiệu của nhiễm trùng mới.Khi dùng thuốc Zymaxid bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ khác. Nếu có vấn đề bất thường nghĩ rằng do việc dùng thuốc gây ra bạn hãy báo lại với bác sĩ. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Zymaxid Thuốc Zymaxid không được chỉ định nếu như bạn bị dị ứng với Gatifloxacin hoặc các loại thuốc tương tự, chẳng hạn như khánh sinh Ciprofloxacin, Levofloxacin, Lomefloxacin, Moxifloxacin, Norfloxacin và những thuốc khác. Không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.Trước khi bạn sử dụng Zymaxid, hãy cho bác sĩ biết tất cả các tình trạng bệnh lý hoặc dị ứng.Người ta không biết liệu rằng thuốc Zymaxid có gây hại cho thai nhi và đi vào sữa mẹ hoặc hay không. Cho nên, cần cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai hay đang cho con bú.Không để đầu của ống nhỏ giọt Zymaxid tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào, kể cả ở mắt hoặc tay. Nếu ống nhỏ giọt bị nhiễm khuẩn, nó có thể gây ra nhiễm trùng mắt, dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, có thể gây ra mất thị lực hoặc tổn thương nghiêm trọng cho mắt.Tránh đeo kính áp tròng trong khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Zymaxid và trong khi bạn vẫn có các triệu chứng nhiễm trùng mắt đang hoạt động. Không sử dụng dung dịch nhỏ mắt hoặc các thuốc khác trong thời gian điều trị trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.Một số loại thuốc có thể gây ra tương tác với thuốc này khi dùng đồng thời. Cho nên bạn cần nói với bác sĩ về các thuốc đang dùng hay kể cả các thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.Zymaxid là thuốc kê đơn để điều trị khi có nhiễm khuẩn tại mắt, không dùng để điều trị trong trường hợp nhiễm virus. Bạn cần tuân thủ việc dùng thuốc của bác sĩ để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe.;;;;;Vuity thuốc nhỏ mắt đầu tiên và duy nhất được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép trong điều trị các trường hợp lão thị ở người lớn. Nắm được các thông tin cơ bản về thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Vuity sẽ giúp người bệnh nâng cao kết quả điều trị. 1. Các thông tin cơ bản về bệnh lão thị Lão thị là một bệnh rối loạn thị lực liên quan đến tuổi tác. Lão thị được thể hiện bằng tình trạng giảm khả năng nhìn vào các vật ở gần và thưởng xuất hiện sau tuổi 40.Lão thị là một bệnh lý gây ra bởi quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khác với viễn thị (tật khúc xạ). Nguyên nhân của tình trạng này là do sự dày lên và mất đàn hồi của thấu kính (thủy tinh thể) phía sau mống mắt, làm thủy tinh thể không thể thay đổi hình dạng hay điều chỉnh để tập trung ánh sáng vào các vật ở gần.Các triệu chứng của lão thị: Nhìn gần mờ, dễ mỏi mắt, chảy nước mắt nhiều, nhìn kém trong điều kiện ánh sáng yếu, đau mắt khi hoạt động nhìn kéo dài và cần sự tập trung.Các phương pháp điều trị lão thị:Sử dụng kính lão thị thông thường.Sử dụng kính lão thị áp tròng.Phẫu thuật đặt kính nội nhãn, phẫu thuật Near Vision CK, phẫu thuật Presby. LASIK, hoặc thay thủy tinh thể bằng IOL đa tiêu cự. Thuốc Vuity được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt 2,5 ml, với thành phần chính bao gồm:Hoạt chất: Pilocarpine HCL nồng độ 1,25%.Tá dược: Natri citrat dihidrat, Natri clorua, Axit boric, Nước tinh khiết vừa đủ 1 chai 2,5 ml.Dược lực học:Pilocarpine HCL là một chất chủ vận Cholinergic Muscarinic có tác dụng kích hoạt các thụ thể Muscarinic nằm ở các cơ trơn như cơ vòng mống mắt và cơ vòng mi. Cơ chế này làm co cơ vòng mống mắt, co thắt đồng tử để cải thiện thị lực nhìn gần và trung bình trong khi vẫn duy trì các phản ứng với ánh sáng của đồng tử. Ngoài ra, hoạt chất Pilocarpine HCL cũng làm co cơ vòng mi và chuyển thị lực sang trạng thái nhìn gần (cận thị) từ đó cải thiện được tình trạng lão thị ở người lớn. Thuốc Vuity được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Lão thị ở người lớn.Cấp cứu tăng nhãn áp trong bệnh Glocom góc mở hoặc đóng cấp.Các bệnh lý tăng nhãn áp khác.Giảm nhãn áp, bảo vệ thủy tinh thể trước khi làm thủ thuật cắt bỏ mống mắt hay mở ống Schlemm. 4. Chống chỉ định của thuốc Vuity: Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Vuity.Tiền sử dị ứng với các loại thuốc kháng sinh chứa Pilocarpine HCL. 5. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Vuity: Liều dùng: Liều lượng khuyến cáo của Vuity là một giọt vào mỗi mắt một lần mỗi ngày.Cách sử dụng:Thuốc Vuity phải được bác sĩ nhãn khoa chỉ định và theo dõi điều trị.Rửa tay sạch sẽ trước khi sử dụng thuốc Vuity. Nhằm tránh nhiễm khuẩn, không chạm tay vào đầu ống nhỏ giọt, không để đầu ống chạm vào mắt của bạn hoặc bất kỳ bề mặt nào khác.Tháo kính áp tròng (nếu có sử dụng) trước khi sử dụng thuốc Vuity. Chờ ít nhất 10 phút trước khi thay kính áp tròng.Ngửa nhẹ đầu ra sau, nhìn lên trên và kéo mí mắt dưới xuống để tạo một không gian nhỏ thuốc (túi giả). Nhỏ thuốc trực tiếp lên mắt của bạn và nhỏ một giọt vào túi giả.Đưa mắt nhìn xuống, nhắm mắt nhẹ nhàng và đặt một ngón tay vào khóe mắt gần mũi. Ấn nhẹ nhàng từ 1 đến 2 phút trước khi mở mắt để ngăn không cho thuốc chảy ra ngoài.Cố gắng không chớp mắt hoặc dụi mắt. Nếu được chỉ định sử dụng thuốc Vuity cho cả hai mắt, hãy lặp lại các bước này cho mắt còn lại. Không rửa ống nhỏ giọt hay hay nắp ống nhỏ giọt sau mỗi lần sử dụng.Nếu đang sử dụng một loại thuốc điều trị mắt khác (chẳng hạn như thuốc nhỏ hoặc thuốc mỡ mắt), hãy đợi ít nhất 5 phút trước khi sử dụng các loại thuốc này. Dùng thuốc nhỏ mắt trước khi tra thuốc mỡ mắt để thuốc có thể hấp thụ vào mắt.Sử dụng thuốc Vuity vào cùng một thời điểm mỗi ngày.Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng không thuyên giảm sau khi điều trị một thời gian. 6. Lưu ý khi sử dụng Vuity Điều trị bằng thuốc Vuity với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:Thường gặp: Các triệu chứng về thị giác như kích ứng mắt tạm thời, mờ mắt tạm thời, đỏ mắt, đau đầu, đau vùng chân mày, nhìn kém trong ánh sáng yếu, mắt nhạy cảm với ánh sáng.Hiếm gặp: Phản ứng dị ứng như mày đay, khó thở, sưng phù mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng. Bỏng, sưng, châm chích hoặc đỏ mắt, thay đổi tầm nhìn, tăng tiết dịch mắt, chảy nước mắt, nhiễm trùng mắt, đóng vảy ở mắt.Lưu ý sử dụng thuốc Vuity ở các đối tượng sau:Thận trọng khi sử dụng thuốc Vuity ở những người bị viêm mống mắt vì có thể hình thành kết dính (synechiae) giữa mống mắt.Lão thị rất hiếm hoặc không xảy ra ở trẻ em, nên không khuyến cáo sử dụng Vuity ở đối tượng này.Phụ nữ có thai: Không có nghiên cứu đầy đủ về nguy cơ của thuốc Vuity trên phụ nữ mang thai. Vì thế, chỉ sử dụng thuốc Vuity trên đối tượng này sau khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.Phụ nữ đang cho con bú: Không có dữ liệu liên quan đến sự hiện diện của hoạt chất Pilocarpin trong sữa mẹ, nên chưa xác định được tác dụng đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Vì thế, cần cân nhắc về lợi ích đạt được và tác hại của thuốc Vuity trước khi sử dụng trên đối tượng này.Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc có thể gặp phải một số rối loạn thị giác sau khi nhỏ thuốc Vuity. Khuyến cáo không sử dụng thuốc khi làm việc vào ban đêm hoặc ngay trước và trong khi làm việc. 7. Tương tác thuốc Vuity Tương tác với các thuốc khác:Tránh sử dụng cùng lúc thuốc Vuity và các thuốc điều trị tại chỗ vùng mắt khác vì có thể làm giảm hấp thu Vuity.Trên đây là những thông tin cần thiết về thành phần, công dụng, liều dùng và những tác dụng phụ của thuốc nhỏ mắt Vuity. Bệnh nhân và người nhà nên được kỹ hướng dẫn có trên bao bì thuốc Vuity, đồng thời tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt trước khi quyết định sử dụng.;;;;;Thuốc nhỏ mắt là loại thuốc có thể được dùng kê đơn hoặc không kê đơn. Thuốc sử dụng cho nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau của mắt. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi dùng thuốc cần được tuân thủ để hạn chế tình trạng kích ứng mắt hoặc nhỏ thuốc mắt bị xót. 1. Tìm hiểu về thuốc nhỏ mắt Thuốc nhỏ mắt là một loại dung dịch được tạo thành từ nước cất và một số chất theo mục đích khác nhau, đảm bảo vô khuẩn và có công dụng điều trị cũng như cải thiện triệu chứng các bệnh lý liên quan đến mắt. Ngoài ra, thuốc nhỏ mắt cũng có thể ở dạng dầu, chứa một số chất khác như kháng sinh, chống viêm, steroid.Thuốc nhỏ mắt có thể cải thiện được tình trạng khô và mỏi mắt của người bệnh do môi trường xung quanh bị khói bụi, ô nhiễm, hoặc do thói quen dùng máy tính, thiết bị điện tử quá nhiều. Thuốc nhỏ mắt còn có tác dụng kháng khuẩn và bảo vệ mắt trong những trường hợp mắt bị sự tác động của những tác nhân bụi bẩn bên ngoài.Một số loại thuốc nhỏ mắt có chứa những chất đặc biệt có khả năng điều trị một số bệnh lý như hội chứng Sjogren, Sicca hay Steven – Johnson làm viêm kết mạc mắt, khô mắt... Các trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn mắt, xung huyết giác mạc khiến mắt bị đỏ, rát và ngứa cũng cần nhỏ thuốc mắt theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu đeo kính áp tròng thường xuyên thì cũng cần nhỏ thuốc mắt để làm tăng độ ẩm của giác mạc, tránh được những tổn thương và tác động mà kính áp tròng gây ra cho mắt. Một số bệnh lý như viêm kết mạc hay viêm mống mắt, loét giác mạc cũng cần được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt trong một thời gian dài với nồng độ cao để tổn thương có thể được chữa lành hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt với thành phần và công dụng khác nhau. Có thể là thuốc nhỏ mắt Hydrobromid 2% với tác dụng làm giãn đồng tử trong điều trị một số bệnh lý về mắt, thuốc có chứa Pilocarpin làm tăng nhãn áp, co đồng tử trong điều trị một số bệnh lý nguy hiểm như cơn Glocom cấp. Thuốc nhỏ mắt có chứa Gentamicin giúp kháng khuẩn, thuốc nhỏ mắt có chứa Natri clorid có tác dụng chống kích ứng, sát trùng nhẹ nhàng cho mắt, thuốc nhỏ mắt có chứa Corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh trong điều trị một số bệnh lý chuyên sâu về khoa mắt.Mỗi loại thuốc kể trên đều có những công dụng, liều sử dụng, thời gian sử dụng và cách sử dụng khác nhau mà người bệnh cần lưu ý để vừa đảm bảo được hiệu quả điều trị tốt mà vẫn giữ an toàn, không bị kích ứng khi dùng thuốc nhỏ mắt.Một số sai lầm thường gặp dẫn đến tình trạng nhỏ thuốc mắt bị xót hoặc nhỏ mắt dẫn đến kích ứng mắt là:Vấn đề liên quan đến hạn sử dụng của thuốc: Thời hạn sử dụng được in trên vỏ thuốc thường là vài năm, thời hạn này có ý nghĩa đối với thuốc khi chưa được mở nắp còn đối với thuốc đã mở nắp và sử dụng rồi thì hạn sử dụng được khuyến khích bởi dược sĩ đó là 15 – 30 ngày. Nếu quá 30 ngày mà vẫn còn sử dụng thì thuốc có thể khiến người bệnh bị kích ứng mắt, ảnh hưởng đến thị lực của bệnh nhân.Dùng chung thuốc nhỏ mắt: Khi một lọ thuốc nhỏ mắt được sử dụng bởi 2 người trở lên thì sẽ có khả năng dẫn đến tình trạng lây nhiễm vi khuẩn từ người này sang người khác, gây ra các bệnh nhiễm khuẩn về mắt. Vì vậy, mỗi người bệnh cần sử dụng riêng thuốc nhỏ mắt của mình.Liều dùng thuốc: Một số bệnh nhân nhỏ thuốc mắt nhiều hơn số giọt mà bác sĩ điều trị chỉ định với tâm lý mong muốn thuốc vào mắt nhiều hơn và lành bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên, quan niệm này là hoàn toàn không đúng bởi vì thuốc chỉ có tác dụng khi nhỏ đúng số giọt quy định, nếu nhỏ nhiều hơn thuốc sẽ không kịp hấp thụ vào mắt, tràn ra bên ngoài và không mang lại hiệu quả như người bệnh mong muốn.Dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ: Tự mua thuốc không có chỉ định của bác sĩ có thể dẫn đến những tác dụng không mong muốn, vì mắt là một cơ quan rất nhạy cảm nên tình trạng kích ứng là hoàn toàn có thể xảy ra một cách dễ dàng.Thuốc nhỏ mắt mặc dù là một sản phẩm dễ sử dụng và được bán ở rất nhiều nhà thuốc trên thị trường hiện nay nhưng để sử dụng hợp lý và đúng cách thì cần rất nhiều thông tin về thành phần, công dụng, liều lượng, chỉ định và chống chỉ định của thuốc. Vì vậy, trước khi dùng thuốc cần có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ điều trị để có thể mang đến hiệu quả cũng như sự an toàn trong thời gian dùng thuốc.
question_65
Tìm hiểu về polyp nội mạc tử cung
doc_65
Polyp nội mạc tử cung hay còn gọi là polyp tử cung, là sự hình thành và phát triển của các khối u cục, có kích thước chỉ vài mm, phát triển từ lớp nội mạc tử cung hướng vào lòng tử cung,… Đây là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của chị em nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Dấu hiệu của polyp nội mạc tử cung Polyp nội mạc tử cung gây rối loạn kinh nguyệt, đau bụng dưới Polyp tử cung thường khó phát hiện trong giai đoạn đầu vì biểu hiện và ảnh hưởng của bệnh không cụ thể. Những dấu hiệu sớm nhất ở người bệnh mắc polyp tử cung thường thấy như: – Rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ kinh nguyệt không đều . – Chảy máu quá nhiều hoặc quá ít trong chu kỳ kinh nguyệt. – Phụ nữ sau mãn kinh có thể thấy xuất huyết âm đạo nhẹ. – Khô âm đạo gây đau rát khi giao hợp, xuất hiện dịch tiết kèm nhầy. – Có cảm giác đau tức ở vùng bụng dưới. Nguyên nhân nào gây ra polyp nội mạc tử cung Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hình thành polyp ở nội mạc tử cung, trong đó phải kể đến những yếu tố sau: – Do nhau thai còn sót lại trong quá trình nạo hút thai hoặc sinh đẻ. – Nữ giới bị viêm nội mạc tử cung kéo dài hoặc lạc nội mạc tử cung nên lớp niêm mạc khi bong tróc không được đào thải. – Những chị em thường xuyên sử dụng tamoxifen để điều trị ung thư vú. Polyp nội mạc tử cung gây dị tật thai nhi, sảy thai Khi những khối polyp hình thành và phát triển trong lớp nội mạc tử cung sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe sinh sản của nữ giới. – Đối với nữ giới bình thường: Sự phát triển của polyp tử cung gây ra những cơn đau ở bụng dưới và những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, tiểu buốt, rắt,… khiến cho chất lượng cuộc sống của chị em bị giảm sút nghiêm trọng. – Đối với nữ giới trong thời kỳ mang thai: Polyp nội mạc tử cung là nguyên nhân gây sảy thai, dị tật thai nhi do sự phát triển của những khối polyp chèn ép lên bào thai trong quá trình phôi thai làm tổ và phát triển. Ở một số ít trường hợp, polyp tử cung chứa tế bào ác tính, hình thành ung thư đe dọa sức khỏe và tính mạng của chị em. Để ngăn chặn ảnh hưởng từ polyp tử cung, chị em cần chú ý thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm và xử trí kịp thời Cách điều trị polyp nội mạc tử cung Muốn ngăn chặn những ảnh hưởng từ polyp tử cung, việc quan trọng nhất là chị em cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh. Thăm khám phụ khoa định kỳ là cách tốt nhất giúp chị em sớm phát hiện mình mắc polyp tử cung. Biện pháp điều trị polyp tử cung thường được áp dụng hiện này là cắt và đốt chân polyp tử cung bằng dao điện. Cách điều trị này giúp loại bỏ polyp triệt để và hiệu quả nhanh chóng. Sau khi điều trị, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc cân bằng nội tiết nhằm ngăn ngừa polyp tử cung tái phát ở những vị trí khác.
doc_46264;;;;;doc_40904;;;;;doc_14698;;;;;doc_14033;;;;;doc_11433
Polyp nội mạc tử cung có thể xảy ra ở phụ nữ bất cứ độ tuổi nào. Mặc dù hầu hết là lành tính song vẫn có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh cũng như khả năng sinh sản. Khi đó, người bệnh sẽ cần điều trị để mang thai và sinh con khỏe mạnh. Ngoài ra, cần lưu ý các trường hợp polyp nội mạc tử cung có thể tiến triển ác tính, trở thành ung thư nội mạc. 1. Những nguyên nhân gây polyp nội mạc tử cung Polyp nội mạc tử cung hình thành do các tuyến và mô đệm nội mạc tử cung phát triển quá mức. Kích thước của polyp có thể chỉ vài milimet hoặc đạt đến vài centimet. Số lượng polyp nhiều và có thể có các hình dạng khác nhau, phân thành 2 nhóm chính là polyp có cuống và không có cuống. Bất cứ vị trí nào trong lòng buồng tử cung cũng có thể phát triển một hoặc nhiều polyp nội mạc tử cung. Các khối polyp này thường có màu hồng, mềm, dễ chảy máu khi va chạm mạnh. Hầu hết polyp nội mạc tử cung là lành tính và không gây nguy hiểm cho người bệnh song vẫn có tỉ lệ nhỏ phát triển thành ác tính và chuyển thành ung thư. Nguyên nhân chính xác gây hình thành polyp nội mạc tử cung vẫn chưa được xác định, song dưới đây là một số yếu tố có liên quan mật thiết: 1.1. Do nồng độ hormone estrogen tăng cao Mặc dù hormone estrogen là nội tiết tố quan trọng với phụ nữ nhưng nếu lượng hormone này trong cơ thể tăng lên một cách nhanh chóng thì đây là yếu tố hàng đầu dẫn đến hình thành polyp nội mạc tử cung. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, hormone estrogen tăng nhanh trong thời gian ngắn cùng với nguy cơ mắc bệnh phụ khoa cao là nguyên nhân dẫn đến hình thành polyp nội mạc tử cung. 1.2. Do viêm nhiễm phụ khoa mạn tính Viêm nhiễm phụ khoa rất phổ biến và thường tái nhiễm ở phụ nữ, nhất là những phụ nữ đã có gia đình. Nhất là khi viêm nhiễm kéo dài, niêm mạc tử cung cũng bị ảnh hưởng, không đạt đến độ dày nhất định trong chu kỳ, đẩy nhanh quá trình tăng sinh tế bào niêm mạc tử cung. Đây là điều kiện thuận lợi cho polyp nội mạc tử cung hình thành và phát triển. Do vậy, chị em nếu mắc phải viêm nhiễm phụ khoa nên đi khám để điều trị dứt điểm, tránh dẫn đến polyp nội mạc tử cung cũng như nhiều bệnh nguy hiểm khác. 1.3. Do lạc nội mạc tử cung Bình thường, đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, lớp niêm mạc tử cung đã được làm dày lên sẽ bong tróc và thoát ra ngoài. Tuy nhiên, có trường hợp niêm mạc tử cung không được đưa ra ngoài mà nằm lại trong tử cung và dần hình thành khối polyp, hay còn gọi là bệnh lạc nội mạc tử cung. 1.4. Do hậu quả của nạo phá thai không an toàn Tình trạng sót nhau thai sau khi nạo thai là nguyên nhân dẫn đến hình thành polyp nội mạc tử cung sau thời gian ngắn. Bên cạnh đó, dị tật sót lại sau phẫu thuật ở tử cung hoặc vòng tránh thai cũng có thể bám vào niêm mạc tử cung gây hình thành polyp. 1.5. Do tác dụng phụ của thuốc Các loại thuốc điều trị như thuốc huyết áp, thuốc kháng sinh, thuốc điều trị ung thư,… khi sử dụng trong thời gian dài cũng liên quan đến sự hình thành polyp nội mạc tử cung. 1.6. Do tắc mạch máu Tắc mạch máu xảy ra ở ống cổ tử cung sẽ khiến máu dồn ứ lại, tạo điều kiện thuận lợi cho u mềm nội mạc tử cung phát triển hay còn gọi là polyp. 1.7. Do nguyên nhân khác Bao gồm: thói quen sinh hoạt không điều độ, đời sống tình dục không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng không hợp lý,… Polyp nội mạc tử cung là những khối u lành tính nhưng theo thời gian, chúng có thể tăng kích thước và số lượng gây ra biến chứng cho sức khỏe như: 2.1. Là nguyên nhân dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới Các polyp nội mạc tử cung có kích thước lớn hoặc số lượng nhiều sẽ cản trở sự di chuyển của tinh trùng cũng như khả năng làm tổ của trứng đã thụ tinh. Đây là nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân bị vô sinh, hiếm muộn và cần điều trị polyp nội mạc tử cung để có thể mang thai. 2.2. Gây thiếu máu mạn tính Polyp nội mạc tử cung có thể dẫn đến chảy máu tử cung nặng và gây thiếu máu mạn tính, người bệnh thể hiện ở chứng cường kinh, rong kinh kéo dài. 2.3. Tăng tiết dịch âm đạo Trong âm đạo của người phụ nữ, dịch âm đạo có vai trò làm cân bằng môi trường, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Người mắc polyp nội mạc tử cung thường bị tăng tiết dịch âm đạo bất thường, từ đó dẫn đến các bệnh viêm nhiễm âm đạo, âm hộ, viêm cổ tử cung,… 2.4. Ảnh hưởng đến thai nhi Khi mang thai, thai nhi phát triển trong không gian kín của tử cung, sự phát triển của polyp nội mạc tử cung tăng lên dưới ảnh hưởng của các hormone sinh dục nữ có thể chèn ép vào thai nhi. Sự chèn ép này có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, tăng nguy cơ rau tiền đạo. 2.5. Nguy cơ tiến triển thành ung thư Mặc dù bản chất của polyp nội mạc tử cung là lành tính nhưng theo thời gian, u có thể trở nên viêm nhiễm, hoại tử. Viêm nhiễm lâu ngày có thể gây biến đổi tế bào và trở thành ung thư hóa. Nếu polyp nội mạc tử cung có kích thước nhỏ (nhỏ hơn 10 mm), không có triệu chứng lâm sàng thì người bệnh chỉ cần điều trị bảo tồn. Cùng với đó, cần thường xuyên thăm khám để kiểm tra sự phát triển của polyp. Điều trị ngoại khoa được chỉ định trong hầu hết trường hợp polyp nội mạc tử cung cần điều trị như: có triệu chứng bệnh, kích thước polyp lớn, khối u thò ra ngoài cổ tử cung gây hiếm muộn, vô sinh,… Hai phương pháp phẫu thuật chủ yếu hiện nay gồm nội soi cắt polyp buồng tử cung, cắt bỏ tử cung hoàn toàn với các trường hợp không còn nhu cầu sinh nở,… Như vậy, polyp nội mạc tử cung là các u lành tính nhưng vẫn cần theo dõi, điều trị kịp thời nếu u có xu hướng phát triển nhanh hoặc ung thư hóa.;;;;;Polyp tử cung có thể gặp ở phụ nữ bất kỳ lứa tuổi nào. Đa số polyp tử cung có bản chất lành tính. Một số trường hợp có thể tiến triển ác tính và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện sớm và có phác đồ điều trị polyp cổ tử cung thích hợp cho từng cá thể. 1. Tìm hiểu về polyp tử cung Polyp tử cung hay polyp nội mạc tử cung là sự tăng sinh bất thường của các tế bào lớp niêm mạc tử cung. Khối polyp tử cung có thể có hình tròn hoặc bầu dục, kích thước dao động từ vài milimet đến vài centimet hoặc lớn hơn. Những khối này thường có màu hồng, mềm mại và dễ chảy máu khi chạm vào.Polyp tử cung có thể có một hoặc nhiều khối trên một bệnh nhân. Khối polyp tử cung có thể xuất hiện trên bề mặt tử cung và nằm gọn trong lòng tử cung, một số trường hợp có thể thò ra ngoài cổ tử cung và di chuyển xuống âm đạo.Đa số các trường hợp polyp tử cung là tính. Tuy nhiên, một số khối polyp có thể có bản chất là ung thư hoặc tiền ung thư và chuyển thành ác tính. Do đó, cần theo dõi sát khi có polyp và sử dụng thuốc điều trị polyp tử cung kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. 2. Triệu chứng và biến chứng của polyp tử cung Triệu chứng của polyp tử cung là khác nhau ở từng người bệnh, một số triệu chứng điển hình bao gồm:Chảy máu kinh nguyệt bất thường, mức độ và thời gian hành kinh khác nhau giữa mỗi chu kỳ.Chảy máu âm đạo bất thường.Thời gian hành kinh kéo dài.Chảy máu âm đạo ở giai đoạn đã mãn kinh.Khô âm đạo.Polyp tử cung có thể gặp ở phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào. Ở giai đoạn mãn kinh, polyp tử cung thường chỉ gây chảy máu nhẹ hay ra máu.Các biến chứng của polyp tử cung:Tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ làm thụ tinh nhân tạo. Do đó, bác sĩ có thể chỉ định loại bỏ polyp tử cung trước khi chuyển phôi.Vô sinh do polyp tử cung vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Tuy nhiên, nếu có polyp tử cung và vô sinh, việc loại bỏ các khối polyp có thể làm tăng khả năng thụ thai.Do đó, khi có bất kỳ triệu chứng và dấu hiệu bất thường nào dưới đây, phụ nữ đến đi khám để phát hiện sớm và được tư vấn phác đồ điều trị polyp cổ tử cung kịp thời:Chảy máu âm đạo ở giai đoạn đã mãn kinh.Chảy máu âm đạo bất thường.Chảy máu kinh nguyệt không đều.3. Nguyên nhân gây polyp tử cung. Nguyên nhân gây polyp tử cung vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các yếu tố nội tiết có thể có vai trò. Việc xác định các yếu tố có liên quan đến polyp tử cung giúp các bác sĩ chỉ định được loại thuốc điều trị polyp cổ tử cung cho từng trường hợp. Một số yếu tố nguy cơ của polyp tử cung như:Nồng độ estrogen tăng cao: Là yếu tố nguy cơ của polyp tử cung. Viêm nhiễm phụ khoa mãn tính: Tình trạng này khiến niêm mạc tử cung không đạt được độ dày nhất định, dẫn đến đầy nhanh quá trình tăng sinh niêm mạc tử cung và tạo điều kiện thuận lợi để hình thành và phát triển khối polyp tử cung.Nạo phá thai không an toàn: Nhau thai còn sót lại sẽ bám vào bề mặt tử cung và phát triển thành khối polyp. Ngoài ra, vòng tránh thai hoặc các dị vật sót lại khi thực hiện các thủ thật cũng là nguyên nhân hình thành polyp tử cung.Lạc nội mạc tử cung.Tắc mạch máu: Mạch máu ở tử cung bị tắc nghẽn sẽ khiến máu bị ứ lạnh, tĩnh mạch căng phồng lên và tạo môi trường cho các u mềm phát triển.Tác dụng không mong muốn của thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc huyết áp, thuốc điều trị ung thư, ... có thể làm tăng nguy cơ mắc polyp tử cung.Nguyên nhân khác: Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, quan hệ tình dục không lành mạnh cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến polyp tử cung. 4. Các phương pháp điều trị polyp cổ tử cung Đa số các khối polyp cổ tử cung có bản chất lành tính và có thể loại bỏ dễ dàng nhờ phẫu thuật. Với những khối polyp không gây ra triệu chứng gì có thể chỉ cần theo dõi thường xuyên. Mục tiêu của điều trị là giảm triệu chứng cho người bệnh và loại trừ bệnh lý ác tính.4.1. Điều trị ngoại khoa. Trước khi thực hiện cắt bỏ polyp cổ tử cung, bác sĩ sẽ kiểm tra xem những khối u này có bản chất ác tính hay không. Nếu là ung thư thì người bệnh sẽ phải thực hiện một số phác đồ điều trị khác. Một số cách phổ biến được áp dụng để cắt bỏ khối polyp tử cung là:Buộc chỉ quanh chân khối polyp rồi cắt bỏ.Sử dụng vòng kẹp để loại bỏ khối polyp cổ tử cung.Dùng dao điện để đốt chân polyp, laser, nitơ lỏng, ...Xoắn chân polyp và đó cắt bỏ chúng.4.2. Cách dùng thuốc điều trị polyp tử cung. Dùng thuốc điều trị polyp tử cung là một giải pháp ngắn hạn giúp làm giảm các triệu chứng của polyp, làm tử cung co nhỏ lại. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ tái phát khi ngưng thuốc.Một số thuốc điều trị polyp tử cung nhóm nội tiết thường được bác sĩ chỉ định như: progestins và hormone agonist-gonadotropin, ...Polyp cổ tử cung không phải là tình trạng hiếm gặp ở phụ nữ. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên polyp tử cung có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và làm người bệnh hoang mang, lo lắng. Vì vậy, nữ giới cần đi khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm tình trạng này.;;;;;Polyp lòng tử cung là bệnh lý khá thường gặp. Bệnh có thể lành tính không gây ra bất cứ khó chịu gì cho người bệnh, tuy nhiên 1 số trường hợp có thể gây xuất huyết buồng tử cung, gây triệu chứng khó chịu trong ngày hành kinh. Đặc biệt polyp buồng có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ. Polyp lòng tử cung hay còn gọi là polyp nội mạc tử cung (Endometrial polyps) là những khối u nhỏ, mềm phát triển trong lòng tử cung. Hình thành polyp do sự phát triển quá mức của lớp tế bào lót mặt trong tử cung – lớp nội mạc tử cung. Do đó, polyp tử cung còn được gọi là polyp nội mạc tử cung. Thông thường chúng thường có cuống nối vào thành tử cung, có mạch máu ở chính giữa cuống này để cung cấp máu cho polyp.Kích thước polyp có thể từ vài milimet (mm) đến vài centimet (cm), một hoặc đa polyp, có cuống hoặc không có cuống, và có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trong khoang tử cung. Kích thước polyp lòng tử cung khác nhau ở mỗi người bệnh Những polyp tử cung này hầu hết là khối u lành tính. Những trường hợp lành tính có thể không cần điều trị gì thêm.Tuy nhiên vẫn có một tỉ lệ rất nhỏ có thể liên quan đến ung thư sau đó. Nguy cơ dẫn đến ung thư cao hơn ở những phụ nữ quanh tuổi mãn kinh hoặc đã mãn kinh. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, cần theo dõi theo hướng dẫn của bác sĩ để loại trừ các khả năng ác tính.Polyp tử cung có thể gây ra vô sinh. Do khối polyp chiếm chỗ trong lòng tử cung khiến phôi thai không thể làm tổ. Do đó, bệnh nhân thường khó có thai hay dễ bị sảy thai. Trong nhiều trường hợp polyp tử cung có thể gây vô sinh 3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ Bệnh lý này rất hiếm gặp ở tuổi vị thành niên. Đa số các trường hợp được cho rằng có liên quan đến sự gia tăng nồng độ và tác động estrogen nội sinh hay ngoại sinh.Hiện nay, nguyên nhân chính xác tại sao người phụ nữ có polyp tử cung vẫn chưa giải thích được.Những yếu tố nguy cơ được cho là liên quan đến sự phát triển của khối polyp:Tamoxifen: Một loại thuốc được sử dụng điều trị những trường hợp ung thư vú. Béo phì: Phụ nữ có BMI ≥30 có tỷ lệ polyp lòng tử cung cao hơn đáng kể so với những phụ nữ khác. Một số yếu tố nguy cơ khác được nhắc đến như: Liệu pháp điều trị hormon thay thế ở những phụ nữ hậu mãn kinh có chứa estrogen, Hội chứng Lynch và Cowden...Tăng huyết áp. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc polyp lòng tử cung Polyp buồng tử cung có thể gây ra các triệu chứng sau:Xuất huyết tử cung bất thường. Tính chất xuất huyết: thường giữa chu kỳ, rỉ rả; hoặc xuất huyết nặng hơn trong chu kỳ (cường kinh).Có thể kèm theo đau bụng, thiếu máu.Một số trường hợp không biểu hiện triệu chứng, được phát hiện tình cờ khi khảo sát hiếm muộn, hoặc qua xét nghiệm tế bào học CTC, sinh thiết buồng tử cung. Với những triệu chứng gợi ý, bác sĩ sẽ đề nghị một hoặc nhiều xét nghiệm sau đây để chẩn đoán và phân biệt các nguyên nhân khác:Siêu âm qua ngã âm đạo. Qua hình ảnh này, bác sĩ sẽ thấy khối polyp với cuống rất rõ ràng hoặc nghi ngờ khi thấy lớp nội mạc tử cung dày bất thường.Siêu âm bơm nước buồng tử cung. Phương pháp này sử dụng nước muối bơm vào trong lòng tử cung, làm căng buồng tử cung. Sau đó dùng siêu âm để dựng lại hình ảnh và quan sát các cấu trúc bất thường trong lòng cũng như thành tử cung.Sinh thiết nội mạc tử cung. Bác sĩ sẽ lấy một hay nhiều mẫu mô tế bào này để tìm các bệnh viêm nhiễm hay ung thư tử cung.Nội soi buồng tử cung. Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ đặt một ống nội soi nhỏ qua âm đạo và cổ tử cung vào buồng tử cung. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đưa dụng cụ để cắt bóc polyp trong lúc nội soi. Nội soi buồng tử cung giúp chẩn đoán polyp lòng tử cung 5. Điều trị polyp lòng tử cung 5.1 Theo dõi Khoảng 6,3% polyp lòng tử cung sẽ thoái triển, nhất là những trường hợp polyp kích thước < 10 mm. Do đó khối polyp nhỏ và không có triệu chứng có thể không cần phải điều trị gì. Vấn đề điều trị cho những khối polyp nhỏ chỉ nên đặt ra khi có tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. 5.2 Điều trị nội khoa Dụng cụ tử cung chứa Levonorgestrel, có thể ngừa hình thành polyp, nhất là ở những trường hợp có dùng tamoxifen.Dùng Gn. RH đồng vận trước khi thực hiện phẫu thuật cắt polyp. Hiệu quả của phương pháp này không khác biệt so với cắt polyp đơn thuần mà không cần điều trị Gn. RH đồng vận. Bác sĩ sẽ đưa ra phương phap điều trị polyp lòng tử cung phù hợp với người bệnh 5.3 Chỉ định ngoại khoa Phẫu thuật nội soi buồng tử cung cắt polyp được chỉ định cho hầu hết các trường hợp. Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, hiệu quả cao, thời gian nằm viện ngắn. Chỉ định trong từng trường hợp cụ thể.Đối với phụ nữ tiền mãn kinh. Nếu có triệu chứng, cần phải tiến hành cắt polyp bất kể giai đoạn nào.Nếu không có triệu chứng, chỉ định cắt polyp chủ yếu liên quan đến việc đánh giá nguy cơ tăng sản niêm mạc tử cung hoặc bệnh lý ác tính.Ngoài ra tất cả các trường hợp không triệu chứng được chỉ định cắt polyp khi: Kích thước > 1.5cm, đa polyp, khối polyp thò ra ngoài cổ tử cung, có polyp ở những trường hợp hiếm muộn. Phụ nữ cần đi khám nếu rong kinh chưa rõ nguyên nhân, rong kinh nhiều tránh gây thiếu máu, ảnh hưởng sức khỏe và công việc. Ngoài ra, nên khám phụ khoa định kỳ để tìm bất thường khác.Đối với phụ nữ hậu mãn kinh nguy cơ ác tính cao hơn. Do đó ở những phụ nữ mãn kinh có polyp lòng tử cung dù có hay không có triệu chứng đều cần được chỉ định cắt polyp.;;;;;Polyp tử cung là bệnh phụ khoa lành tính, dễ dàng điều trị, nhưng nếu không sớm phát hiện và lựa chọn kỹ thuật phù hợp, có thể để lại biến chứng, hậu quả nguy hiểm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tổng hợp những thông tin cần biết về Polyp tại tử cung, từ đó mỗi cá nhân có thể sớm chủ động nhận biết và điều trị bệnh. 1. Polyp tử cung hình thành như thế nào Tình trạng sinh trưởng bất thường của các tế bào trong niêm mạc tử cung được gọi là Polyp tử cung. Triệu chứng này còn có tên gọi khác là Polyp nội mạc tử cung. Thông thường, chúng có kích thước nhỏ, chỉ khoảng vài cm, hình dạng như đầu ngón tay hoặc thân nấm, có màu hồng, kết cấu mềm, dễ dàng vỡ ra và chảy máu. Tùy theo từng tác nhân gây bệnh, các Polyp có thể mọc thành từng chùm hoặc đơn lẻ. Thông qua quá trình thăm khám thực tiễn và nghiên cứu cho thấy, Polyp có thể xuất hiện và phát triển bất cứ đâu tại buồng tử cung. Nếu sớm phát hiện và điều trị, bệnh có thể được điều trị dứt điểm, hạn chế biến chứng và tái phát. Đây được xếp vào nhóm bệnh lành tính, phần lớn không gây nguy hiểm hay ảnh hưởng đến quá trình sinh sản. Tuy nhiên, một số ít đối tượng ung thư tử cung có nguyên nhân bắt nguồn từ Polyp tử cung. Do đó, không nên chủ quan trước những dấu hiệu, mầm bệnh của cơ thể. 2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh Như đã đề cập, Polyp tử cung xuất phát từ quá trình sinh trưởng, gia tăng nhanh chóng của các tế bào trên cổ tử cung. Cụ thể đây là quá trình tăng nồng độ của Estrogen nội sinh hoặc ngoại sinh. Cũng giống như một số bệnh lý khác, căn bệnh này cũng có nguy cơ tăng dần theo tuổi tác. Ngoài ra, một số tác nhân sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Phần lớn phụ nữ béo phì, thừa cân với chỉ số BMI lớn hơn 30 sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh Polyp tử cung. Nhóm thuốc Tamoxifen sử dụng trong điều trị ung thư vú cũng được xem là một trong những tác nhân gia tăng khả năng mắc bệnh. Ngoài ra, quá trình sinh hoạt không lành mạnh hoặc biến chứng từ một số bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như: phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh sử dụng Hormone có chứa Estrogen, người mắc hội chứng Lynch hay Cowden,... 3. Làm thế nào để phát hiện bệnh Polyp tử cung tuy được xem là bệnh lành tính nhưng có thể gây ra một số di chứng gây khó chịu hoặc đe dọa đến sức khỏe. Do đó, mỗi cá nhân nên có những kỹ năng cần thiết để sớm nhận biết và điều trị. Bạn có thể dựa vào hai yếu tố sau để nhận biết, phát hiện bệnh: Dấu hiệu của bệnh Khi có những dấu hiệu bất thường sau đây, cần thực hiện thăm khám, kiểm tra để sớm phát hiện Polyp tử cung hay các bệnh lý liên quan nếu có: Ra máu ở âm đạo không có yếu tố tác động. Sau khi quan hệ tình dục, giữa chu kỳ kinh nguyệt hay sau thời kỳ mãn kinh xuất hiện tình trạng ra máu tại âm đạo. Dịch âm đạo tiết ra nhiều máu trắng có màu sắc bất thường, kèm mùi tanh khó chịu. Đây cũng được xem là triệu chứng của tiền ung thư cổ tử cung, do đó không chủ quan, bỏ qua các dấu hiệu trên. Chẩn đoán bằng các kỹ thuật y học Theo thống kê của các chuyên gia, phần lớn bệnh nhân mắc Polyp ở tử cung thường phát hiện bệnh khi thực hiện quá trình thăm khám phụ khoa. Để có thể kết luận chính xác tình trạng bệnh, có thể tiến hành các kỹ thuật sau: Thực hiện siêu âm để đánh giá tử cung bằng đường bụng hoặc qua đường âm đạo. Để chẩn đoán chính xác hình dạng và khoanh vùng phát triển của các Polyp, có thể tiến hành siêu âm bơm nước buồng tử cung. Tiến hành nội soi buồng tử cung nhằm kiểm soát tình trạng các Polyp và tiến hành cắt bỏ nếu cần thiết. Làm các xét nghiệm sinh thiết để chẩn đoán chính xác các Polyp ở tình trạng lành tính hoặc ác tính. 4. Phương pháp điều trị Các kỹ thuật loại bỏ Polyp Khi mắc các bệnh lý nói chung và Polyp tử cung nói riêng, mỗi cá nhân đều mong muốn sớm được điều trị hiệu quả, dứt điểm để ổn định tình trạng sức khỏe, tránh biến chứng và cảm giác khó chịu. Các Polyp có thể được tiến hành loại bỏ dễ dàng, đơn giản, thậm chí không cần dùng thuốc giảm đau thông qua các kỹ thuật sau: Tiến hành cắt bỏ bằng kỹ thuật buộc chỉ phẫu thuật quanh các chân Polyp. Loại bỏ Polyp bằng cách dùng vòng kẹp. Nội soi buồng tử cung và thực hiện kỹ thuật cắt bỏ. Một số phương pháp khác như: đốt chân bằng dao điện, tia laze, thực hiện nitơ lỏng,... Chăm sóc sau điều trị Sau khi tiến hành các thủ thuận điều trị tiêu hủy, loại bỏ Polyp, mỗi cá nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ để có thể sớm hồi phục sức khỏe. Bên cạnh đó, nên lưu ý những vấn đề sau: Dự phòng nhiễm khuẩn bằng thuốc kháng sinh. Kiểm tra tế bào thông qua giải phẫu bệnh. Không nên lo lắng nếu xuất hiện các vệt máu từ âm đạo. Không thực hiện quan hệ tình dục sau điều trị từ 4 đến 6 tuần. Tiến hành tái khám sau điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu xuất hiệu dấu hiệu bất thường, cần sớm gặp bác sĩ để được kiểm tra. Bệnh có nguy cơ tái phát không Sau thời gian điều trị cắt bỏ Polyp tử cung, một số đối tượng có thể xuất hiện nguy cơ tái phát bệnh. Nguyên nhân tái phát có thể bắt nguồn từ: Không thực hiện cắt bỏ triệt để tận gốc các Polyp nằm sâu trong tử cung. Quá trình cắt bỏ Polyp không được tiêu viêm, các triệu chứng viêm nhiễm mãn tính tác động và gây tái phát bệnh. Không thực hiện cắt bỏ triệt để tận gốc các Polyp nằm sâu trong tử cung. Quá trình thăm khám không chuẩn xác dẫn đến chỉ loại bỏ được các Polyp có thể nhìn thấy. Từ đó các Polyp không được nhìn thấy tiếp tục phát triển và gây bệnh. Chế độ sinh hoạt, ăn uống và làm việc không hợp lý, thiếu khoa học.;;;;;Mặc dù đa số các trường hợp polyp lòng tử cung là căn bệnh lành tính, tuy nhiên vẫn có nhiều bệnh nhân khả năng mang thai sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí tiến triển thành ung thư. Chính vì vậy, bất cứ chị em nào khi có dấu hiệu hay đang mắc bệnh này tuyệt đối không được chủ quan. 1. Khái niệm và nguyên nhân phổ biến dẫn đến polyp lòng tử cung Sự phát triển quá mức của các tuyến hay mô đệm nội mạc sẽ dẫn đến hình thành các cấu trúc polyp sa xuống lòng tử cung hay còn được gọi là polyp nội mạc tử cung. Số lượng, kích thước và đặc điểm của các khối polyp có thể khác nhau tùy ở mỗi bệnh nhân. Đôi khi polyp chỉ là một hay một số khối có kích thước từ vài mm đến vài cm, có thể có cuống hoặc không và tất cả các vị trí trong lòng tử cung đều có thể hình thành polyp. Những nguyên nhân có thể dẫn đến polyp lòng tử cung Polyp nội mạc tử cung rất hiếm gặp ở tuổi vị thành niên, phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh từ 40 - 60 là nhóm đối tượng dễ có nguy cơ mắc bệnh này. Để giải thích cho vấn đề này, nhiều nhà khoa học cho rằng vấn đề polyp hình thành ở nội mạc tử cung có liên quan đến sự gia tăng nồng độ và tác động của Estrogen nội sinh hay ngoại sinh. Bên cạnh đó, giới y khoa cũng đưa ra rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh polyp lòng tử cung, phổ biến nhất là các yếu tố sau: Trong quá trình nạo hút thai hoặc sinh đẻ, đặc biệt là sinh thường vẫn còn sót nhau thai ở tử cung. Tamoxifen là một trong số các loại thuốc được được dùng để điều trị ung thư vú cũng là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến hình thành khối polyp. Một số trường hợp bị viêm nội mạc tử cung sẽ khiến cho lớp niêm mạc có thể bị bong tróc và mắc lại bên trong không đào thải ra ngoài được cũng là yếu tố gây polyp. Người có thừa cân hay có chỉ số BMI >30 có khả năng mắc bệnh polyp nội mạc tử cung cao hơn nhiều so với phụ nữ bình thường. Các yếu tố khác như liệu pháp hormon thay thế dùng cho phụ nữ sau mãn kinh, hội chứng Lynch và Cowden,... 2. Biểu hiện và biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra Cách để nhận biết bệnh thông qua các biểu hiện lâm sàng Polyp tử cung thường không có biểu hiện cụ thể hay hay điển hình nào, nhiều trường hợp còn không gây ra bất thường nào với người bệnh nên việc cảm nhận và phát hiện sớm bệnh lý gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để định hướng chẩn đoán và thực hiện thăm khám, các bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh polyp lòng tử cung khi gặp các trường hợp sau: Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt đã kéo dài hơn 3 tháng nhưng chưa xác định được nguyên nhân. Ra máu âm đạo một cách bất thường khi không ở trong chu kỳ kinh nguyệt, nhất là thời gian giữa hai chu kỳ. Sau khi thực hiện thủ thuật thụt rửa âm đạo hay quan hệ quá mạnh, phụ nữ giai đoạn mãn kinh thấy âm đạo rò rỉ máu thường xuyên. Với những người đã kết hôn nhiều năm và không sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng vẫn không có con thì nên cũng có thể nghi ngờ khả năng bị mắc bệnh polyp nội mạc tử cung. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra với người bị polyp nội mạc tử cung Việc chẩn đoán và xác định polyp là dạng lành tính hay ác tính cần thực hiện thông qua sinh thiết để đánh giá mô tế bào học. Trường hợp khối polyp ác tính có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Polyp ở tử cũng là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh vô sinh, hiếm muộn hiện nay. Khi các mô, tuyến phát triển, sưng to trong lòng tử cung sẽ ngăn cản quá trình dịch chuyển của tinh trùng và sự làm tổ của trứng, vì vậy mà hợp tử không được hình thành. Polyp khiến cho chị em bị xuất huyết trong thời gian dài và thường xuyên nên có nguy cơ cao dẫn đến thiếu máu. Những người bị polyp lòng tử cung rất dễ bị viêm âm đạo, âm hộ,... do môi trường âm đạo thay đổi, dịch tiết thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi và là môi trường lý tưởng cho mầm bệnh phát triển. Trường hợp phụ nữ đang mang thai, kích thước lớn của các khối polyp có thể chèn ép thai nhi nên rất dễ bị sảy thai, sinh non, thai bị dị tật,... Ngoài ra, người bị polyp ác tính cũng tăng nguy cơ mắc các bệnh như đa nang buồng trứng, ung thư tử cung, cổ tử cung,... 3. Chẩn đoán bệnh polyp lòng tử cung Để có thể khẳng định chính xác polyp lòng tử cung thì bên cạnh việc dựa vào các biểu hiện nghi ngờ nói trên, các bác sĩ còn thực hiện chẩn đoán bệnh thông qua các biện pháp sau: Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật được áp dụng đầu tiên nếu gặp trường hợp người bệnh bị xuất huyết âm đạo một cách bất thường. Với độ nhạy hơn 90%, phương pháp này có thể phát hiện các khối polyp hình thành ở giai đoạn sớm. Siêu âm bơm nước buồng tử cung là phương pháp chẩn đoán bệnh polyp với độ nhạy lên đến 95% có thể xác định được các tổn thương cũng như vị trí của polyp. Nội soi buồng tử cung có thể nói là cách xác định chính xác nhất tình trạng và mức độ bệnh polyp lòng nội mạc tử cung, hỗ trợ đắc lực trong chẩn đoán phân biệt với u xơ. Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng kết hợp với điều trị bệnh, dẫn hướng trong quá trình phẫu thuật cắt bỏ các khối polyp. Trong trường hợp polyp buồng tử cung mới hình thành và có kích thước nhỏ, các bác sĩ có thể loại bỏ thông qua việc dùng kẹp giữa lấy phần cuống rồi nhẹ nhàng xoắn kéo polyp ra khỏi cơ thể. Còn nếu các khối polyp đã phát triển quá lớn cần phải nhanh chóng thực hiện cắt bỏ hay đốt chân polyp bằng dao Leep để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cũng như sự lan rộng sang các vị trí lân cận.
question_66
Gợi ý Trung tâm xét nghiệm ADN uy tín, chính xác, cho kết quả nhanh chóng
doc_66
Ngày nay, xét nghiệm ADN được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau và đòi hỏi những yêu cầu cao về máy móc và kỹ thuật chuyên môn. Chính vì vậy, người dân cần phải lựa chọn trung tâm xét nghiệm ADN uy tín để đảm bảo độ chính xác của kết quả. Xét nghiệm ADN được ứng dụng trong nhiều trong lĩnh vực như y tế, khoa học, pháp luật và di truyền. Nhiều người tìm đến các trung tâm xét nghiệm ADN để thực hiện phương pháp này với những mục đích sau: Chẩn đoán bệnh di truyền: Xét nghiệm ADN có thể sử dụng để xác định các đột biến gen nhằm đánh giá nguy cơ mắc các bệnh như Down, bệnh bạch cầu, bệnh cơ xương khớp và nhiều bệnh di truyền khác. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời cho bệnh nhân đồng thời sàng lọc dị tật thai nhi. Tầm soát ung thư: Xét nghiệm ADN có thể được sử để ung thư và các bệnh lý mạn tính liên quan đến đột biến gen di truyền. Hỗ trợ công tác điều trị bệnh: Xét nghiệm ADN có thể được sử dụng để xác định gen cá nhân và các biến đổi gen cụ thể, cho phép tùy chỉnh liệu pháp điều trị và dự đoán phản ứng của bệnh nhân với thuốc. Kiểm tra quan hệ huyết thống: Xét nghiệm ADN có thể giúp xác định nguồn gốc và mối quan hệ huyết thống giữa các thành viên trong gia đình. Điều này giúp ích trong việc tìm người thân, xác định hài cốt liệt sĩ,… Nghiên cứu khoa học: Các nhà khoa học sử dụng xét nghiệm ADN để nghiên cứu về tiến hóa, sinh thái học, di truyền học và các lĩnh vực khác trong khoa học tự nhiên. Ứng dụng trong pháp luật: Phân tích ADN giúp xác định danh tính nghi phạm, hỗ trợ giải quyết các vụ án hình sự. Nhờ những tiến bộ của y học hiện đại mà ngày này, xét nghiệm ADN được thực hiện ngay cả khi em bé còn trong bụng mẹ thông qua mẫu nước ối của sản phụ. Do đó, có thể nói, xét nghiệm ADN có thể thực hiện được với bất kỳ đối tượng nào, ở mọi độ tuổi. Bên cạnh đó, quy trình thực hiện cũng diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Mẫu bệnh phẩm xét nghiệm có thể là da, tóc, móng tay, tế bào niêm mạc miệng, máu, cuống rốn,… của các đối tượng cần xét nghiệm.
doc_44328;;;;;doc_1114;;;;;doc_39825;;;;;doc_26698;;;;;doc_14269
Nhu cầu xét nghiệm ADN ngày càng tăng trong những năm gần đây với nhiều mục đích khác nhau. Đây là một loại xét nghiệm phức tạp đòi hỏi bác sĩ phải có trình độ chuyên môn cao, đồng thời cần được thực hiện trên hệ thống máy móc công nghệ hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn về địa chỉ Trung tâm xét nghiệm ADN uy tín và đảm bảo kết quả chính xác. ADN có chức năng lưu trữ thông tin di truyền. Xét nghiệm ADN thường được thực hiện với một số mục đích như sau: - Xác định mối quan hệ huyết thống giữa hai cá thể với độ chính xác rất cao. - Xác nhận thông tin về người đã chết, nạn nhân,… để mang đến những tư liệu rất quan trọng phục vụ cho công tác điều tra. - Xác nhận hài cốt liệt sĩ. - Sàng lọc một số dị tật thai nhi bất thường nhiễm sắc thể gây ra chẳng hạn như hội chứng Down, hội chứng Edwards, hội chứng Patau,… - Xét nghiệm sàng lọc - chẩn đoán tiền phôi trong IVF. - Tầm soát bệnh, đưa ra tiên lượng về một số loại bệnh ung thư có di truyền. 2. Các mẫu bệnh phẩm trong xét nghiệm ADN Xét nghiệm ADN có thể thực hiện trên một số mẫu vật phẩm như mẫu máu, tóc, móng tay, tế bào niêm mạc, cuống rốn, xương, răng, bàn chải đánh răng, thuốc lá, kẹo cao su, quần lót hay bao cao su,… Các mẫu vật phẩm xét nghiệm đều có thể cho kết quả chính xác, tuy nhiên chi phí xét nghiệm trên mỗi mẫu vật phẩm sẽ khác nhau. - Xét nghiệm ADN bằng mẫu máu được đánh giá là có độ chính xác cao vì ADN trong máu rất ổn định. - Xét nghiệm ADN bằng mẫu tế bào niêm mạc miệng: Phương pháp này cũng có thể mang lại kết quả chính xác. Tuy nhiên, cần lưu ý cần sử dụng tăm bông tiệt trùng và không chạm đầu tăm bông vào bất kỳ thứ gì để tránh lây nhiễm và không nên ăn nhiều và sử dụng một số loại đồ uống có tính kích thích hoặc hút thuốc lá,… trước khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm để tránh làm sai lệch kết quả. Có thể thực hiện tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. - Xét nghiệm ADN bằng mẫu tóc: Lưu ý khi lấy mẫu tóc cần đảm bảo giữ nguyên chân tóc và cần lấy từ 5 đến 7 sợi tóc. Cách thực hiện rất đơn giản nhưng phương pháp này vẫn có thể đảm bảo độ chính xác cao. Tuy nhiên, không nên thực hiện với trẻ nhỏ vì tóc của trẻ rất ít và khó có thể nhổ được cả chân tóc. - Xét nghiệm ADN bằng mẫu móng tay và móng chân: Lưu ý cần rửa móng sạch sẽ trước khi lấy mẫu và cần lấy ít nhất 40mg móng để phục vụ cho quá trình xét nghiệm, dụng cụ cắt móng còn mới chưa sử dụng. 3. Gợi ý trung tâm xét nghiệm ADN uy tín 3.1. Do đó, cần tìm hiểu kỹ thông tin và đưa ra những lựa chọn sáng suốt nhất. Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn lựa chọn trung tâm xét nghiệm ADN uy tín và chính xác: - Đảm bảo đã được cấp giấy phép hoạt động: Thông tin đầu tiên bạn nên tìm hiểu là về giấy phép hoạt động. Một trung tâm xét nghiệm uy tín cần đảm bảo đã được các Cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động, đồng thời quản lý nghiêm ngặt về chất lượng dịch vụ. Do vậy, khi lựa chọn những trung tâm xét nghiệm này, khách hàng có thể tin tưởng hơn về chất lượng dịch vụ. Hơn nữa, khi đã được cấp phép hoạt động, các trung tâm này cũng cần đảm bảo niêm yết các mức giá dịch vụ để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng. - Đội ngũ kỹ thuật viên, bác sĩ giỏi và giàu kinh nghiệm: Từ quá trình lấy mẫu đến quá trình thực hiện xét nghiệm và đọc kết quả đều đòi hỏi rất nhiều kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Do đó, khách hàng nên ưu tiên lựa chọn những trung tâm có đội ngũ bác sĩ giỏi và dày dặn kinh nghiệm để hạn chế tối đa những sai sót không đáng có trong quá trình tiến hành xét nghiệm và kết quả xét nghiệm. - Trang thiết bị xét nghiệm hiện đại: Hệ thống máy móc và các trang thiết bị y tế công nghệ cao mới có thể thực hiện được những xét nghiệm phức tạp như xét nghiệm ADN. Hơn nữa, các loại máy móc hiện đại không chỉ đảm bảo kết quả chính xác mà còn rút ngắn thời gian thực hiện. 3.2. tư vấn chi tiết hơn.;;;;;Xét nghiệm ADN là xét nghiệm trên vật chất di truyền ADN của tế bào cơ thể người, từ đó cho phép xác định mối quan hệ huyết thống giữa hai hoặc nhiều cá thể. Khác với các xét nghiệm thông thường, cần thực hiện tại trung tâm xét nghiệm ADN uy tín để đảm bảo kết quả chính xác và khách quan nhất. 1. Tìm hiểu về xét nghiệm ADN ADN là vật chất di truyền có trong nhân tế bào, có nhiệm vụ lưu trữ thông tin di truyền. xét nghiệm ADN là xét nghiệm phân tích ADN có trong tế bào cơ thể, phục vụ cho nhiều mục đích như: - Xác định quan hệ huyết thống giữa 2 cá thể: Đây là cách kiểm tra chính xác nhất. - Xác nhận danh tính hài cốt hoặc người chết trong các vụ án hình sự. - Tầm soát ung thư, xác định và đưa ra tiên lượng bệnh mãn tính. - Sàng lọc dị tật bẩm sinh do đột biến ADN ở thai nhi. Có thể nói, xét nghiệm ADN ra đời đã giúp con người tiến gần hơn, hiểu rõ hơn về bản thân ở mức độ phân tử. Ở Việt Nam, xét nghiệm ADN dân sự chủ yếu để sàng lọc dị tật cho thai nhi và xác định quan hệ huyết thống. Xét nghiệm ADN có độ chính xác cao, có thể thực hiện trên nhiều mẫu vật phẩm như: máu, mô cơ thể, tế bào niêm mạc miệng, cuống rốn, chân tóc,… Tuy nhiên mẫu máu là mẫu xét nghiệm phổ biến nhất bởi cho kết quả chính xác, ổn định, vật chất di truyền không bị biến tính theo thời gian và kết quả trả nhanh. Khách hàng có thể tự thu thập mẫu vật phẩm tại nhà theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc tới trực tiếp Trung tâm xét nghiệm để lấy mẫu làm thủ tục. Xét nghiệm ADN có thể thực hiện ở bất cứ độ tuổi nào, kể cả thai nhi trong bụng mẹ lẫn người chết như liệt sĩ, người bị tai nạn,… Dù độ chính xác không có nhiều khác biệt song chi phí xét nghiệm với các mẫu bệnh phẩm khác nhau là khác nhau. Xét nghiệm ADN đã được tiến hành thực hiện ở Việt Nam vì mục đích dân sự từ năm 2005 đến nay, thực hiện thành công cho nhiều trường hợp. Ngày nay, ở nước ta có rất nhiều Bệnh viện, Trung tâm xét nghiệm ADN giúp khách hàng có đa dạng lựa chọn hơn, song cũng khó khăn để tìm đến địa chỉ uy tín. Một số tiêu chí sau sẽ giúp bạn chọn trung tâm xét nghiệm ADN tốt: 2.1. Như vậy mới đạt tiêu chuẩn quy trình, an toàn và chất lượng tối thiểu, hơn nữa giá thành dịch vụ cũng niêm yết, đảm bảo quyền lợi cho chính khách hàng. 2.2. Được đánh giá cao trong hệ thống Y tế Dù có nhiều Trung tâm xét nghiệm, Bệnh viện thực hiện song không phải đơn vị nào cũng được đánh giá cao về dịch vụ xét nghiệm ADN. Nên tìm đến các địa chỉ uy tín, được nhiều khách hàng cũng như y bác sĩ tin tưởng thực hiện. 2.3. Trang thiết bị xét nghiệm hiện đại Kết quả xét nghiệm ADN có chính xác hay không phụ thuộc nhiều vào hệ thống trang thiết bị, máy móc xét nghiệm. Các công nghệ phân tích gen đời mới cho kết quả nhanh chóng, chính xác, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tiền bạc. 2.4. Đội ngũ kỹ thuật viên giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm 3. Gợi ý trung tâm xét nghiệm ADN uy tín 3.1. Viện Pháp y Quốc gia Viện Pháp y Quốc gia là cơ quan đầu ngành về giám định Pháp y, trong đó có xét nghiệm ADN phục vụ cho cơ quan điều tra, Tòa án, Viện Kiểm soát cũng như người dân có nhu cầu. Ngoài xét nghiệm ADN thực hiện với mẫu vật thể sống, Viện Pháp y Quốc gia còn cung cấp dịch vụ xét nghiệm ADN trên hài cốt liệt sĩ, giúp nhiều gia đình tìm lại người thân. Kết quả xét nghiệm của Viện Pháp y Quốc gia được sử dụng trong các cơ quan tố tụng, Luật pháp nên độ tin cậy cao, được chứng nhận Pháp lý. Ngoài ra, kết quả xét nghiệm được trả khá nhanh theo hình thức mong muốn của khách hàng.;;;;;Ngoài mục đích xác nhận huyết thống, xét nghiệm ADN còn có phục vụ cho một số công tác khác như tầm soát ung thư, xác nhận hài cốt, nghiên cứu,… Loại xét nghiệm này, đòi hỏi được thực hiện trên các hệ thống máy hiện đại và người thực hiện cũng cần có chuyên môn cao. Do đó, nếu có nhu cầu thực hiện xét nghiệm ADN, bạn nên lựa chọn trung tâm xét nghiệm ADN đáng tin cậy để đảm bảo có được kết quả chính xác nhất. 1. Một vài thông tin về xét nghiệm ADN Vai trò của ADN trong nhân tế bào là lưu trữ thông tin di truyền. Kết quả phân tích ADN có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như: - Xác nhận hài cốt trong công tác tìm hài cốt liệt sĩ hoặc xác nhận người chết để phục vụ cho công tác điều tra trong các vụ án hình sự. - Tầm soát bệnh, đặc biệt là một số loại bệnh ung thư. Đồng thời có thể đưa ra những tiên lượng về các bệnh mạn tính. - Sàng lọc dị tật thai nhi do đột biến ADN gây ra. Ở nước ta, xét nghiệm ADN thường được phục vụ cho nhu cầu sàng lọc dị tật bẩm sinh và xác định mối quan hệ huyết thống giữa 2 cá thể. Có thể sử dụng nhiều mẫu vật phẩm để xét nghiệm ADN mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao. Trong đó có thể kể đến mẫu máu, tế bào niêm mạc miệng, mô cơ thể, tóc, cuống rốn,… Tuy nhiên, trong số các mẫu vật phẩm này thì mẫu máu là phổ biến nhất, vật chất di truyền không bị biến tính, đảm bảo độ chính xác cao và thời gian cho kết quả cũng nhanh chóng. Hoặc cũng có thể tự lấy mẫu xét nghiệm tại nhà theo những hướng dẫn cụ thể từ nhân viên y tế. Loại xét nghiệm này có thể thực hiện đối với mọi đối tượng cho dù là thai nhi hay những trường hợp bị tai nạn hoặc hài cốt của các liệt sĩ,… Chi phí xét nghiệm đối với từng mẫu bệnh phẩm sẽ khác nhau, mặc dù tất cả các mẫu bệnh phẩm đều có thể cho ra kết quả chính xác. 2. Một số tiêu chí cần thiết khi lựa chọn Trung tâm xét nghiệm ADN Trong những năm gần đây, xét nghiệm ADN cũng trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam và đã thực hiện thành công cho nhiều trường hợp tham gia thực hiện xét nghiệm. Điều đó sẽ giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn. Để lựa chọn một trung tâm xét nghiệm ADN chất lượng, bạn có thể dựa vào một số yếu tố sau: - Trung tâm cần được cấp giấy phép hoạt động từ các cơ quan có chuyên môn Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất. Một trung tâm xét nghiệm đáng tin cậy cần được các Cơ quan chức năng cấp phép hoạt động và quản lý nghiêm ngặt về chất lượng dịch vụ. Chỉ có như vậy, quy trình thực hiện các dịch vụ xét nghiệm mới đảm bảo an toàn, đúng tiêu chuẩn. Hơn nữa, khi chịu sự quản lý của các cơ quan chức năng, giá thành của các dịch vụ y tế cũng phải được niêm yết để đảm bảo quyền lợi khách hàng. Do đó, nhiệm vụ của bạn là hãy tham khảo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tìm đến những đơn vị y tế uy tín nhất. - Trang thiết bị xét nghiệm hiện đại Xét nghiệm ADN là một xét nghiệm phức tạp và cần có hệ thống thiết bị y tế hiện đại mới đảm bảo cho ra một kết quả chính xác nhất. Hãy lựa chọn các địa chỉ y tế áp dụng công nghệ phân tích gen mới nhất để đảm bảo kết quả chính xác, thời gian thực hiện nhanh chóng. Những yếu tố quan trọng này có thể giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí. - Đội ngũ kỹ thuật viên giỏi có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm Tất cả các kỹ thuật viên, bác sĩ tham gia quá trình lấy mẫu xét nghiệm, phân tích mẫu xét nghiệm đều cần phải có trình độ chuyên môn cao, trải qua quá trình đào tạo bài bản và dày dặn kinh nghiệm để đảm bảo không có bất cứ sai sót nào có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. 3. Gợi ý trung tâm xét nghiệm ADN đáng tin cậy hiện nay 3.1. Viện Pháp y Quốc gia Tại Việt Nam, Đây là chính là cơ quan đầu ngành trong lĩnh vực giám định Pháp Y. Trong đó, danh mục xét nghiệm ADN cũng là loại xét nghiệm thường được cơ quan này thực hiện để phục vụ cho một số đơn vị quan trọng như Tòa Án, Viện Kiểm soát, một số cơ quan chức năng khác,… Bên cạnh đó, cơ quan này còn thực hiện xét nghiệm ADN trên hài cốt với mục đích tìm hài cốt liệt sĩ hoặc giúp nhiều gia đình tìm lại người thân ruột thịt. Kết quả xét nghiệm ADN do Viện Pháp y Quốc gia thực hiện luôn có độ tin cậy cao.;;;;;Bài viết sau sẽ cung cấp một vài địa chỉ xét nghiệm ADN Hà Nội uy tín được nhiều người tin tưởng để quý vị có thể lựa chọn khi có nhu cầu. 1.2. Trung tâm giám định gen Bộ Công An Hà Nội Có bề dày trong lĩnh vực Giám định sinh học và giám định ADN, cùng với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, hóa chất đồng bộ, Trung tâm giám định gen Bộ Công An Hà Nội cung cấp dịch vụ giám định ADN đối với những trường hợp thất lạc cha - con - mẹ, chị - em gái, anh - em trai, chú, bác, ông - cháu trai, các trường hợp nạn nhân không thể nhận dạng qua hình thái như nạn nhân các vụ cháy, chìm tàu, các vụ án hình sự,... với quy trình giám định chặt chẽ, khách quan và chính xác theo tiêu chuẩn quốc tế. 1.3. Viện Pháp y Quốc Gia Viện Pháp y Quốc gia là cơ quan giám định đầu ngành Pháp y Việt Nam. Ban đầu, Viện ra đời với nhiệm vụ chính là giám định ADN phục vụ các cơ quan tố tụng như Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, vv… Tuy nhiên, sau này để đáp ứng được nhu cầu của các cá nhân, tổ chức, Viện Pháp Y Quốc Gia đã triển khai dịch vụ: giám định ADN xác định huyết thống, tìm kiếm người thân và xác định hài cốt liệt sĩ cho hàng trăm trường hợp. Kết quả giám định của Viện Pháp y Quốc gia có tính pháp lý cao, được các cơ quan tố tụng sử dụng, trả kết quả nhanh, với độ tin cậy cao, giữ bí mật thông tin cá nhân. Qúy khách chỉ cần đăng ký dịch vụ Lấy mẫu xét nghiệm tận nơi 24/24 Xét nghiệm ADN là một xét nghiệm đòi hỏi có độ chính xác cao vì kết quả xét nghiệm này có thể làm thay đổi cuộc sống của một hay nhiều người. Bởi vậy nếu có ý định đi làm xét nghiệm ADN thì Quý khách hãy lựa chọn những địa chỉ tin cậy và uy tín như trong bài viết trên vừa chia sẻ.;;;;;1.2. Trung tâm giám định Gen - Bộ công an Trung tâm cung cấp dịch vụ giám định gen, nhằm xác định huyết thống trong những trường hợp như: - Thất lạc cha - con, chị - em gái, anh - em trai, mẹ - con, chú, bác - cháu trai,… - Các trường hợp nạn nhân không thể nhận dạng trong vụ cháy, vụ án hình sự,… Hệ thống máy móc, trang thiết bị tại Trung tâm giám định Gen - Bộ công an Hà Nội được đầu tư hiện đại, đồng bộ. Cùng quy trình giám định chặt chẽ, khách quan, đạt chuẩn quốc tế sẽ cho kết quả chính xác nhất. 1.3. Viện Pháp y Quốc gia Viện Pháp y Quốc gia ra đời với nhiệm vụ chính là cơ quan giám định ADN phục vụ điều tra tố tụng của Tòa Án, Viện kiểm sát,… Khách hàng cá nhân, tổ chức có thể đăng ký dịch vụ giám định ADN huyết thống, nhằm xác định hài cốt liệt sĩ, tìm người thân. Kết quả xét nghiệm tại Viện Pháp y Quốc gia có độ tin cậy cao, được các cơ quan tố tụng sử dụng. 2. Những điều cần biết khi xét nghiệm ADN Nếu bạn xét nghiệm ADN lần đầu, không tránh khỏi những bỡ ngỡ, một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và cho kết quả chính xác nhé. 2.1. Nếu xét nghiệm trên mẫu tóc, móng tay chân,… thì việc lấy mẫu khá đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà theo hướng dẫn, sau đó gửi mẫu tới trung tâm xét nghiệm. Còn nếu lấy mẫu máu, tế bào niêm mạc da miệng,… thì nên để y tá giúp đỡ bạn. Nếu không có thời gian tới trung tâm xét nghiệm, hay gặp phải vấn đề khác, bạn có thể đăng ký dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà.000đ một lần lấy mẫu. 2.3. Cẩn thận thông tin mẫu xét nghiệm Mẫu xét nghiệm được lấy từ những người cần kiểm tra ADN huyết thống, do đó rất dễ gây nhầm lẫn mẫu. Nên ghi thông tin người cho mẫu ngay từ đầu, để trong phong bao ghi tên sau đó mới lấy mẫu sang người tiếp theo. 2.4. Chọn dịch vụ xét nghiệm ADN Mỗi trung tâm xét nghiệm sẽ cấp các dịch vụ xét nghiệm ADN theo từng trường hợp khác nhau, chi phí cũng khác nhau. Do đó, hãy xem xét hoặc nhận tư vấn để lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất theo mong muốn.
question_67
Công dụng thuốc Musbamol 750
doc_67
Tên biệt dược: Thuốc được đăng ký dưới tên Musbamol 750Dạng trình bày: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Quy cách đóng gói: Thuốc được đóng gói ở dạng: hộp 6 vỉ x 10 viên. Phân loại: Thuốc Musbamol 750 là thuốc ETC – thuốc kê đơn. Thành phần:Methocarbamol 750 mg. Tá dược vừa đủ 1 viên (Tá dược gồm: Crospovidon, magnesi stearat, avicel PH 102, colloidal silicon dioxid, opadry white 21K58794). 2. Công dụng thuốc Musbamol 750 2.1 Chỉ định. Giảm đau trong các trường hợp đau có liên quan đến co thắt cơ xương, ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, như:Đau cấp tính và mãn tính do căng cơ, bong gân, hội chứng whiplash, chấn thương, viêm cơ.Đau và co thắt liên quan đến viêm khớp, vẹo cổ, căng và bong gân khớp, viêm túi chất nhờn bursa, đau lưng dưới có nguyên nhân rõ ràng.2.2 Liều lượng - Cách dùng. Cách dùng:Uống thuốc với nước hoặc các nước giải khát không chứa cồn.Liều dùng:Dùng thuốc thận trọng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.Uống 1 viên/lần đến 2 viên (750mg)/lần, 4 lần trong ngày.Liều khởi đầu ở người lớn được đề nghị là 1 viên(750mg) , mỗi 6 giờ.Liều dùng phải được điều chỉnh tùy theo tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng dung nạp của thuốc. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dùng trong thời gian 4 - 6 tháng.Liều khuyến nghị đối với Methocarbamol từ 3,2 g - 4,8 g/ngày.Bệnh nhân cao tuổi: Bệnh nhân cao tuổi nên dùng liều thấp hơn cũng để giảm đau và dãn cơ.Bệnh nhân có bệnh gan và thận: Những trường hợp này nên tăng khoảng cách thời gian giữa hai lần dùng thuốc.Không dùng quá liều khuyến cáo. Thời gian điều trị được xác định là khi vẫn còn đau và những triệu chứng co cơ. Khi hết những triệu chứng này nên ngừng điều trị.Cảnh báo. Người lớn: không nên dùng quá 4g/ngày, không nên dùng thuốc này liên tục trong hơn 3 ngày để điều trị sốt mà không hỏi ý kiến bác sĩ.Không nên uống rượu trong khi dùng thuốc.2.3 Quá liều và xử trí. Bệnh nhân có thể gọi tới dịch vụ cung cấp thông tin chống nhiễm độc. 3. Tương tác thuốc Methocarbamol có thể tương tác với các thuốc sau:Barbiturat dùng để chữa động kinh hoặc gây ngủ.Thuốc gây chán ăn để giảm cân.Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa hoặc thuốc chống say (thuốc kháng cholinergic).Thuốc điều trị trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn tâm thần.Đang có dự định dùng thuốc mê vì bất kỳ lý do gì, bệnh nhân hãy thông báo cho thầy thuốc biết đang dùng thuốc này.Thuốc kháng cholinesterase (dùng để điều trị nhược cơ nặng). 4. Tác dụng phụ của thuốc Musbamol 750 Chỉ có một số ít tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, có vị giác kim loại, biếng ăn và rối loạn đường tiêu hóa. Có thể xảy ra phản ứng dị ứng như nổi mày đay, ngứa, phát ban trên da và viêm kết mạc kèm sung huyết mũi.Thuốc cũng có thể làm cho nước tiểu có màu xanh đen.Những biểu hiện trên chỉ là tạm thời và sẽ biến mất khi ngưng sử dụng thuốc.Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Musbamol 750 Chống chỉ định. Dị ứng hoặc mẫn cảm với Methocarbamol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.Bệnh gan hoặc thận.Có tiền sử tổn thương não.Hôn mê hoặc tiền hôn mê.Yếu cơ hoặc nhược cơ nặng.Lúc có thai và lúc nuôi con bú. Lưu ý/ Thận trọng. Phụ nữ có thai và cho con bú. Theo nguyên tắc chung, không dùng thuốc này trong suốt thời kỳ mang thai. Nếu bệnh nhân có thai trong khi đang dùng thuốc, thông báo ngay cho bác sĩ, do đó việc điều trị có thể thay đổi theo tình trạng bệnh.Phụ nữ đang cho con bú, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này.Do chưa được biết rõ methocarbamol có trong sữa mẹ hay không, vì vậy phải sử dụng thận trọng đối với bà mẹ cho con bú, chỉ dùng khi bác sĩ kê đơn và ngừng cho con bú khi dùng thuốc.Lái xe và vận hành máy móc. Bệnh nhân cần được cảnh báo Methocarbamol có thể làm giảm khả năng tập trung đối với những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo về tinh thần hay khỏe mạnh về thể chất như vận hành máy móc, lái xe.
doc_21273;;;;;doc_36240;;;;;doc_18956;;;;;doc_50162;;;;;doc_15414
Thuốc Winnol 750 thuộc nhóm thuốc giãn cơ, tăng trương lực cơ. Thuốc được chỉ định trong trường hợp đau cấp tính hoặc mãn tính do căng cơ, bong gân và giảm đau do co thắt. Bạn hãy tham khảo thông tin về thuốc Winnol 750 qua bài viết dưới đây. Winnol là thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, với thành phần chính là Methocarbamol, hàm lượng 750mg do công ty dược phẩm và Est sinh học y tế Mebiphar Việt Nam sản xuất.Dược lực học thuốc Winnol:Hoạt chất Methocarbamol là thuốc giãn cơ và có tác dụng an thần nhẹ.Dược động học thuốc Winnol:Hoạt chất Methocarbamol được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh của thuốc đạt được trong máu khoảng từ 1 - 2 giờ.Methocarbamol được phân bố rộng rãi ở thận, gan, phổi, não, lách, cơ xương.Thời gian bán hủy của hoạt chất methocarbamol là 0.9 - 1.8 giờ, thuốc đào thải nhanh chóng và gần như hoàn toàn trong nước tiểu.Tác dụng thuốc Winnol:Hoạt chất Methocarbamol (Methocarbamol) có tác động giãn cơ kéo dài trên các cơ xương bằng cách ức chế chọn lọc trên hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là các nơron trung gian.Thuốc có tác dụng làm dịu hệ thần kinh trung ương, ức chế co rút, giảm đau trung tâm, giảm cơn đau cấp tính và co thắt cơ. Trong điều trị, thuốc Winnol cho tác động nhanh (sau 30 phút), hiệu quả tác dụng cao và kéo dài, hầu như không có tác dụng phụ. Liều sử dụng thông thường của Winnol không làm giảm sức cơ bình thường cũng như phản xạ cơ. Winnol 750 không có ảnh hưởng lên các neuron vận động.Winnol 750 ở liều không gây độc còn có cả tác dụng lên hệ thần kinh phần trên tủy. 2. Chỉ định dùng thuốc Winnol 750 Thuốc Winnol 750 được chỉ định dùng để giảm đau trong các trường hợp đau có liên quan đến co thắt cơ xương , ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Thuốc điều trị các trường hợp đau cấp tính và mãn tính do bong gân, căng cơ, hội chứng whiplash, chấn thương, viêm cơ.Winnol điều trị đau và co thắt liên quan đến viêm khớp, viêm túi chất nhờn bursa, vẹo cổ, căng và bong gân khớp, đau lưng dưới có nguyên nhân rõ ràng. 3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Winnol Dùng thuốc Winnol thận trọng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý: Liều dùng Winnol trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng thuốc cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Winnol phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.Liều dùng: Uống 1 -2 viên/ lần x 4 lần trong ngày. Liều khởi đầu ở người lớn được đề nghị là 1 viên winnol 750mg, mỗi 6 giờ. Liều dùng winnol phải được điều chỉnh tùy theo tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng dung nạp của thuốc. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dùng thuốc trong thời gian 4 - 6 tháng.Liều khuyến nghị đối với Winnol 750 từ 3.2 g - 4.8g/ ngày. Bệnh nhân cao tuổi nên dùng liều Winnol thấp hơn cũng để giảm đau và giãn cơ.Bệnh nhân có bệnh lý gan và thận nên tăng khoảng cách thời gian giữa hai lần dùng thuốc.Không dùng quá liều thuốc khuyến cáo. Thời gian điều trị được xác định là khi vẫn còn đau và vẫn còn những triệu chứng co cơ. Khi hết những triệu chứng này nên ngừng dùng thuốc winnol. 4. Chống chỉ định dùng thuốc winnol 750mg Không chỉ định dùng winnol cho bệnh nhân có dị ứng hoặc mẫn cảm với Methocarbamol hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.Suy gan, suy thận.Bệnh nhân có tiền sử tổn thương não, hôn mê.Bệnh nhân yếu cơ, liệt nặng, nhược cơ nặng.Phụ nữ có thai, cho con bú. 5. Tương tác thuốc winnol 750 Winnol 750mg có thể tương tác với các thuốc sau:Barbiturat dùng để gây ngủ hoặc điều trị động kinh.Thuốc giảm cân.Thuốc điều trị lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn tâm thần.Thuốc gây mê.Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa hoặc thuốc chống say xe.Thuốc kháng cholinesterase trong điều trị nhược cơ nặng.Vì thế, khi quyết định sử dụng thuốc Winnol 750, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang dùng để được tư vấn dùng thuốc chính xác. 6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc winnol 750 Trong khi dùng thuốc winnol 750 chỉ có một số ít tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, có vị giác kim loại, biếng ăn và rối loạn đường tiêu hóa. Ngoài ra có thể có phản ứng dị ứng như nổi mày đay, ngứa, phát ban trên da và viêm kết mạc kèm sung huyết mũi.Thuốc Winnol cũng có thể làm cho nước tiểu có màu xanh đen.Những biểu hiện trên chỉ là tạm thời và sẽ biến mất khi ngưng sử dụng thuốc Winnol.Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Winnol.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Winnol 750, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Để đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn và giám sát quá trình dùng thuốc của người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Thuốc Mibelaxol 750 là thuốc được điều chế dạng viên nang có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau kèm co thắt cơ trong các bệnh liên quan đến rối loạn cơ xương. 2. Liều dùng và cách dùng thuốc Mibelaxol 750 Cách dùng: Thuốc Mibelaxol 750 được dùng theo đường uống. Bệnh nhân nên uống thuốc cùng với nước lọc hoặc các loại nước giải khát không chứa cồn.Liều dùng thuốc: Thuốc Mibelaxol 750 được sử dụng cho bệnh nhân theo chỉ định của bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà có liều dùng phù hợp. Liều dùng thuốc Mibelaxol 750 dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc để điều trị bệnh của mình.Đối với người lớn: Liều thường sử dụng là 1,5g/ lần x 4 lần/ngày. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể đáp ứng với điều trị khi sử dụng thuốc với liều 750mg/lần x 3 lần/ngày.Đối với người cao tuổi: Với đối tượng này có thể đáp ứng với điều trị khi dùng liều bằng hoặc thấp hơn 50% mức liều tối đa được khuyến cáo ở người trẻ tuổi.Đối với trẻ em: Thuốc Mibelaxol 750 không được khuyến cáo sử dụng cho đối tượng này.Đối với bệnh nhân bị suy gan: Cần lưu ý kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, đặc biệt là ở những bệnh nhân suy gan mạn tính. Thời gian dùng thuốc điều trị phụ thuộc vào các triệu chứng gây ra bởi việc tăng trương lực cơ nhưng không dùng thuốc Mibelaxol 750 quá 30 ngày.Trường hợp dùng thuốc Mibelaxol 750 quá liều:Triệu chứng: Hiện tại chưa có nhiều thông tin về quá liều Mibelaxol 750 được báo cáo. Các trường hợp quá liều Mibelaxol 750 thường gặp khi sử dụng thuốc với các thuốc ức chế thần kinh khác hoặc sử dụng cùng với rượu. Bệnh nhân có thể gặp các biểu hiện sau: buồn nôn, giảm thị lực, buồn ngủ, hạ huyết áp, co giật, hôn mê, thậm chí có trường hợp có thể tử vong.Các xử trí khi quá liều Mibelaxol 750: Cần kết hợp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, bao gồm các biện pháp như thông đường hô hấp, đường tiểu, theo dõi sinh hiệu và truyền dịch trong trường hợp cần thiết. 3. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Mibelaxol 750 Thuốc Mibelaxol 750 có thể gây ra những tác dụng với mức độ và tần suất khác nhau:Tác dụng phụ thường gặp nhất là đau đầu. Triệu chứng sốt và phù mạch thần kinh hiếm gặp hơn.Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Bệnh nhân có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa. Tuy nhiên, các dấu hiệu này rất hiếm gặp.Ảnh hưởng đến thần kinh: Thuốc có thể gây chóng mặt, nhìn mờ, tổn thương tinh thần, buồn ngủ, co giật,...Ảnh hưởng đến tâm thần. Bệnh nhân có thể có biểu hiện lo âu, bồn chồn, chán ăn, lú lẫn,...Tác động đến da và mô dưới da: Thuốc Mibelaxol 750 gây ra các phản ứng quá mẫn như ban da, mày đay, mẩn ngứa,...Ảnh hưởng đến mắt: Gây ra tình trạng viêm kết mạc kèm sung huyết mũi, rung giật nhãn cầu,..Các tác dụng phụ khác được báo cáo như tình trạng giảm bạch cầu trong máu, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, ngất xỉu, yếu cơ, chóng mặt, vàng da, chứng hay quên, mất ngủ, động kinh, miệng có vị kim loại,... 4. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Mibelaxol 750;;;;;Phanabu 750 thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid. Thuốc có thành phần chính Nabumetone, thường được dùng để điều trị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và các tình trạng cần dùng kháng viêm khác. Phanabu 750 có thành phần chính Nabumetone - là thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm. Đặc biệt, Nabumetone cũng là thuốc giảm đau không gây nghiện, có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa như đau do chấn thương, đau kinh, viêm khớp và các tình trạng cơ xương khác.Thuốc Phanabu thường được chỉ định nhằm giảm đau, chống viêm trong các trường hợp thoái hoá, viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.Các chống chỉ định của thuốc Phanabu gồm có:Bệnh nhân mẫn cảm với Nabumetone hay bất kỳ thành phần nào của thuốc Phanabu.Bệnh nhân nhạy cảm với aspirin hay các NSAIDs khác như: Hen, polyp mũi, phù mạch hay nổi mề đay.Bệnh nhân loét dạ dày tá tràng tiến triển.Bệnh nhân suy gan, suy tim nặng.Bệnh nhân suy thận nặng không được thẩm tách máu.Bệnh nhân có tiền sử thủng hoặc xuất huyết đường tiêu hoá liên quan đến việc điều trị bằng NSAIDs trước đó.Trẻ em dưới 15 tuổi. Phụ nữ có thai và cho con bú. 2. Liều sử dụng của thuốc Phanabu 75 Thuốc Phanabu thường được dùng theo đường uống, có thể dùng trong hoặc sau bữa ăn. Người bệnh nên uống thuốc vào cùng 1 thời điểm trong ngày. Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị mà liều dùng của Phanabu sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:Người lớn: 500mg x 2 lần/ ngày uống trước khi đi ngủ. Nếu bệnh nặng, kéo dài thì dùng thêm 500-1000mg vào buổi sáng với liều tối đa 1,5-2g/ ngày.Người cao tuổi: Dùng không quá 1g/ ngày.Không nên dùng Phanabu cho trẻ em. 3. Tác dụng phụ của thuốc Phanabu 750: Ở một số bệnh nhân, sử dụng thuốc Phanabu có thể gặp các tác dụng phụ như:Loét, chảy máu dạ dày- ruột (thường gặp ở người lớn tuổi), buồn nôn, nôn ra máu, tiêu chảy, đầy hơi, táo bón, khó tiêu và phân đen.Dị ứng: suyễn, khó thở, co thắt phế quản, ngứa, mề đay.Phù, cao huyết áp, suy tim. Dùng liều cao và kéo dài có thể dẫn đến nguy cơ huyết khối động mạch.Viêm thận kẽ, hội chứng viêm thận và suy thận.Rong kinh.Chức năng gan bất thường, viêm gan vàng da.Viêm thần kinh mắt, nhức đầu, dị cảm, viêm màng não không nhiễm khuẩn với triệu chứng như cứng cổ, buồn nôn, nôn, nhức đầu, sốt, mất định hướng, trầm cảm, ảo giác, chóng mặt, mất ngủ.Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính và thiếu máu tán huyết.Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Phanabu 750 và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Phanabu 750: Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Phanabu gồm có:Thận trọng khi sử dụng thuốc Phanabu trên bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, có tiền căn hoặc đang suyễn cuống phổi.Không dùng trong 3 tháng đầu thai kỳ và khi cho con bú.Thận trọng với bệnh nhân có bệnh lý đường tiêu hoá trên hoặc đang điều trị chống đông. Nên ngưng dùng thuốc nếu xuất hiện dấu hiệu loét hay xuất huyết đường tiêu hoá.Các thuốc kháng viêm không steroid có thể làm giảm sự tổng hợp prostaglandin ở thận có phụ thuộc liều dẫn tới sự giảm tưới máu thận do đó phải giám sát chức năng thận của các đối tượng này trong thời gian dài dùng thuốc.Sử dụng Phanabu ở bệnh nhân suy gan nặng có thể làm tăng transaminase huyết thanh hay các chỉ số chức năng gan khác.Việc điều trị phối hợp kháng viêm và các thuốc giảm đau chỉ điều trị triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân.Thận trọng khi sử dụng Phanabu trên bệnh nhân suy tim sung huyết, cao huyết áp vì thuốc làm giữ nước và gây phù.Xem xét kỹ trước khi dùng Nabumetone điều trị đối với người bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh động mạch vành hay mạch não. 5. Các tương tác thuốc với Phanabu 750: Cần tránh dùng 2 hoặc nhiều thuốc chống viêm không steroid (bao gồm cả aspirin) vì có thể làm tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn.Nabumeton có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc hạ huyết áp.Nabumeton gây tăng nguy cơ gây độc trên thận khi dùng chung với thuốc lợi tiểu.Thuốc Phanabu có thể làm nặng hơn tình trạng suy tim, giảm mức lọc cầu thận và tăng nồng độ glycosid huyết tương khi dùng phối hợp với thuốc glycosid tim.Không dùng Nabumetone cho bệnh nhân có tiền sử hen, phát ban hoặc dị ứng.Nabumetone làm giảm thải trừ Lithi và Methotrexat.Nabumeton làm tăng tính độc của Cyclosporin với thận.Sử dụng đồng thời Nabumeton với thuốc kháng acid có chứa nhôm không gây ảnh hưởng đến sinh khả dụng của 6MNA.Nabumeton không gây nghiện, ngừng dùng Nabumetone ít nhất 2 ngày trước khi phẫu thuật chọn lọc.Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Phanabu 750 thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Phanabu 750 phù hợp.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Phanabu 750, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Phanabu 750 là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Opebutal 750 là thuốc có tác dụng điều trị các bệnh lý như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Thuốc Opebutal 750 được điều chế ở dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Nabumeton hàm lượng 750mg. Không sử dụng thuốc Opebutal 750 cho bệnh nhân hen suyễn nặng và suy gan mức độ nặng. Thuốc có thành phần chính là Nabumeton với hàm lượng 750g. Quy cách đóng gói gồm 1 hộp 1 vỉ (mỗi vỉ 10 viên) hoặc hộp 3 vỉ (mỗi vỉ 10 viên). Thuốc Opebutal 750 có hạn sử dụng trong vòng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Khi thấy có dấu hiệu bất thường ở thuốc như thay đổi màu sắc, nấm mốc,...thì người bệnh tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng. Hoạt chất Nabumeton là 1 thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID). Hoạt chất này có tác dụng làm giảm đau, kháng viêm và hạ sốt. Cơ chế hoạt động của thuốc cho đến hiện nay vẫn chưa được hiểu rõ, tuy nhiên tác dụng kháng viêm có liên quan đến khả năng ức chế tổng hợp Prostaglandin. Thuốc Opebutal 750 có tác dụng điều trị các vấn đề về xương khớp như thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.Thuốc Opebutal 750 được hấp thụ tốt qua đường tiêu hóa. Sau khi uống, thuốc sẽ nhanh chóng được chuyển hóa ở gan và tạo thành chất hoạt hóa chính là acid 6-methoxy-2-naphthyl acetic (6-MNA) và VS al (chất chuyển hóa không có hoạt tính). Phần lớn thuốc Opebutal 750 sẽ được đào thải qua đường nước tiểu. 3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Opebutal 750 Thuốc Opebutal 750 được điều chế ở dạng viên nén bao phim. Người bệnh nên sử dụng thuốc qua đường uống, cùng với 1 cốc nước đầy. Các trường hợp thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp thì liều khởi đầu là 1.000mg (uống trong hoặc ngoài bữa ăn). Trường hợp bệnh nhân ở mức độ nặng nên tăng liều từ 1.500 đến 2.000mg/ ngày để thuốc có tác dụng rõ hơn. Lưu ý với những bệnh nhân mãn tính chỉ nên sử dụng liều thấp nhất.Trường hợp bệnh nhân thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp kèm theo suy thận:Suy thận ở mức độ trung bình: Không được dùng quá 750mg thuốc trong liều khởi đầu. Sau đó có thể tăng liều một cách từ từ và bệnh nhân cần được theo dõi chức năng thận thường xuyên.Suy thận ở mức độ nặng: Không được dùng quá 500mg thuốc trong liều khởi đầu. Sau đó có thể tăng liều một cách từ từ. Kết hợp với sử dụng thuốc thì bệnh nhân cần được theo dõi chức năng thận thường xuyên.Liều lượng sử dụng thuốc Opebutal 750 có thể thay đổi tùy thuộc vào cân nặng, thể trạng cũng như sự đáp ứng của người bệnh. 4. Những trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc Opebutal 750 Chống chỉ định dùng thuốc Opebutal 750 trong trường hợp:Những người mẫn cảm với bất kỳ thành phần có trong thuốc (Nabumeton).Người mắc chứng hen suyễn, dị ứng với Aspirin nổi mày đay hay các thuốc chống viêm không chứa steroid khác.Bệnh nhân suy thận ở mức độ nặng 5. Những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Opebutal 750 Cần thận trọng khi sử dụng loại Opebutal 750 cho những bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp, bệnh về tim mạch và các vấn đề về đường tiêu hóa.Đối với người đang mang thai chỉ sử dụng thuốc Opebutal 750 khi thật cần thiết trong 6 tháng đầu của thai kỳ. Nếu sản phụ sử dụng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể gây ra hậu quả sảy thai hoặc gây hại cho thai nhi. Không dùng thuốc Opebutal 750 cho người đang trong thời kỳ cho con bú do chưa có nghiên cứu nào chứng minh về mức độ an toàn của thuốc dành cho người bình thường này.Thuốc Opebutal 750 có thể gây ra các tác dụng phụ như mất tỉnh táo, chóng mặt và buồn ngủ. Vì vậy, bạn không nên làm những công việc đòi hỏi sự tập trung cao sau khi sử dụng thuốc Opebutal 750.Trong quá trình sử dụng, Opebutal 750 có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và thường gặp nhất là rối loạn đường tiêu hóa, khó chịu, buồn nôn, nôn, loét dạ dày tá tràng, hoa mắt, tiêu chảy, nhức đầu, căng thẳng, trầm cảm, chóng mặt, mất ngủ, phù mạch, sốt, co thắt phế quản và phát ban. Các tác dụng của rượu được hơn có thể kể đến như giảm tiểu cầu, tăng số lượng bạch cầu ái toan, giảm bạch cầu trung tính, không thấy bạch cầu hạt trong máu ngoại vi, viêm thận mô kẽ, rối loạn thị giác, viêm tụy, nhiễm độc gan, viêm màng não, hội chứng Stevens-Johnson. Nếu người bệnh xuất hiện một trong các triệu chứng trên cần liên lạc ngay cho các bác sĩ điều trị để có biện pháp can thiệp kịp thời. 6. Trường hợp quá liều thuốc Opebutal 750 và cách xử trí khi quá liều Quá liều là tình trạng bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc mà bác sĩ quy định gây ra các tác dụng không mong muốn. Khi bệnh nhân sử dụng một lượng lớn thuốc Opebutal 750 sẽ gây ra các triệu chứng của quá liều như: Buồn nôn, nôn, nhức đầu, chảy máu dạ dày, rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị, mất định hướng, hôn mê, chóng mặt, ù tai, đôi khi xuất hiện các cơn co giật... Các trường hợp ngộ độc nặng có thể gây ra suy gan, suy thận cấp.Biện pháp xử trí:Đầu tiên bệnh nhân sẽ được điều trị để làm giảm các triệu chứng. Với người lớn trong vòng 1 giờ sau khi sử dụng lượng thuốc gây ngộ độc nên thực hiện rửa dạ dày, xem xét để sử dụng biện pháp than hoạt tính. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ chức năng của thận và gan, cần đảm bảo lượng nước tiểu được bài tiết ra đầy đủ.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Opebutal 750, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Opebutal 750 là thuốc kê đơn, bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.;;;;;Thuốc Hemol 750mg thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ được bào chế ở dạng viên nén. Thành phần chính của thuốc Hemol 750mg là Methocarbamol, được chỉ định trong giảm đau các trường hợp đau có liên quan đến co thắt cơ xương hoặc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể như căng cơ, bong gân... 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Hemol 750mg Thành phần chính của Hemol 750mg là Methocarbamol có tác động giúp giãn cơ kéo dài trên các cơ xương bằng cách ức chế có sự chọn lọc trên hệ thần kinh trung ương, đặc biệt ở các nơron trung gian. Đồng thời thành phần này của thuốc còn giúp làm dịu hệ thần kinh trung ương, ức chế sự co rút, cũng như giảm đau trung tâm, giảm cơn đau cấp tính và cơn co thắt cơ.Điều trị bằng thuốc Hemol 750mg có tác động nhanh, chỉ khoảng sau 30 phút sử dụng. Liều sử dụng thuốc Hemol 750mg không làm giảm sức cơ bình thường cũng như phản xạ của cơ. Đồng thời thuốc cũng không gây ảnh hưởng đến các nơron vận động, hoặc không gây liều độc lên hệ thần kinh trên tủy.Thuốc Hemol 750mg khi đưa vào cơ thể thì được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn ở đường tiêu hóa. Nồng độ thuốc Hemol 750mg đạt đỉnh trong máu khoảng từ 1 đến 2 giờ sau khi sử dụng. Thuốc Hemol 750mg được phân bố khá rộng rãi ở thận, gan, phổi, não, lách, cơ, xương. Thời gian bán hủy của thuốc Hemol 750mg khoảng từ 0.9 đến 1.8 giờ và được đào thải nhanh chóng, hoàn toàn qua nước tiểu. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Hemol 750mg Thuốc Hemol 750mg được chỉ định trong điều trị:Giảm đau có liên quan đến co thắt các cơ của xương, xuất hiện cơn đau ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm: Đau cấp tính và mãn tính do căng cơ, bong gân, hội chứng whiplash, chấn thương hoặc viêm cơ.Đau và co thắt liên quan đến khớp, vẹo cổ, căng và bong gân khớp, viêm túi chất nhờn bursa, đau lưng dưới có nguyên nhân rõ ràng.Thuốc Hemol 750mg chống chỉ định trường hợp:Quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc hoạt chất Methocarbamol.Những trường hợp bệnh gan và thận, có tiền sử tổn thương não, hôn mê hoặc tiền hôn mê;Bị yếu cơ hoặc nhược cơ nặng.Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bú.3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Hemol 750mg. Thuốc được sử dụng bằng đường uống với nước không chứa cồn. Liều lượng sử dụng thuốc Hemol 750mg theo khuyến nghị là 1 - 2 viên (750mg)/ lần. Sử dụng ngày 4 lần. Liều khởi đầu sử dụng thuốc cho người lớn bắt đầu là 1 viên (750mg) và khoảng cách giữa 2 lần uống khoảng 6 tiếng.Liều sử dụng có thể được điều chỉnh tùy thuộc theo tuổi của người bệnh, mức độ nghiêm trọng bệnh cũng như khả năng dung nạp của thuốc. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể sử dụng thuốc kéo dài từ 4 đến 6 tháng.Với đối tượng người cao tuổi có thể sử dụng liều thuốc Hemol 750mg thấp hơn hoặc sử dụng 1⁄2 liều khi bắt đầu điều trị giảm đau và giãn cơ.Với trường hợp người bệnh mắc bệnh gan, thận thì nên tăng khoảng cách thời gian giữa 2 lần sử dụng thuốc Hemol 750mg.Lưu ý người bệnh không nên sử dụng quá liều khuyến cáo. Thời gian điều trị được xác định khi vẫn còn đau hoặc có những triệu chứng của co cơ. Nhưng khi hết các triệu chứng này thì nên ngừng điều trị với thuốc Hemol 750mg.Người lớn không nên sử dụng thuốc Hemol 750mg quá hàm lượng 4gam/ngày, không nên sử dụng thuốc liên tục trong hơn 3 ngày để điều trị sốt mà chưa có chỉ định của bác sĩ.Một số lưu ý: Liều điều trị với thuốc Atmotap theo khuyến cáo trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Atmotap, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Hemol 750mg. Hemol 750mg có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Hemol 750mg có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác dụng phụ thường gặp do Hemol 750mg gây ra bao gồm: Buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, có vị giác kim loại... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Hemol 750mg.Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Hemol 750mg có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Hemol 750mg có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Hemol 750mg hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày.Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: biếng ăn, rối loạn đường tiêu hóa, dị ứng nổi mày đay, ngứa, phát ban trên da và viêm kết mạc kèm sung huyết mũi, hoặc thuốc Hemol 750mg có thể làm cho nước tiểu của người bệnh có màu xanh đen, nhịp tim chậm, vàng gia, giảm bạch cầu, mất trí nhớ, mất phối hợp cơ bắp nhẹ, rung giật nhãn cầu, co giật,... 5. Một só lưu ý khi sử dụng thuốc Hemol 750mg Thuốc Hemol 750mg có thể tương tác với các loại thuốc như:Barbiturat trong điều trị động kinh hoặc gây ngủ. Thuốc gây chán ăn để giảm cân. Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa hoặc thuốc chống say. Thuốc kháng cholinegic. Thuốc điều trị trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn tâm thần. Thuốc kháng cholinesterase.Nếu người bệnh đang có dự định sử dụng thuốc mê vì một lý do nào đó thì cần báo với bác sĩ khi sử dụng thuốc Hemol 750mg.Thuốc Hemol 750mg không sử dụng cho trường hợp phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang nuôi con bú, người lái xe. Bệnh nhân là lái xe được cảnh báo với thành phần của thuốc Hemol 750mg do có thể làm mất khả năng tập trung với công việc đòi hỏi sự tỉnh táo cũng như sức khỏe về thể chất và tinh thần.Thuốc Hemol 750mg chứa tá dược natri lauryl sulfat có thể nhạy cảm với những người có làn da nhạy cảm và gây ra các phản ứng tại chỗ như châm chích, cảm giác bỏng rát da. Thành phần lactose monohydrat không nên sử dụng cho người bệnh có vấn đề về di truyền hiếm gặp hoặc không dung nạp với galactose, thiếu hụt lapp lactase hoặc kém hấp thu hợp chất glucose và galactose.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Hemol 750mg, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Hemol 750mg là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.
question_68
Khối u là gì?
doc_68
Nhiều người vẫn chưa hiểu rõ “khối u là gì”. Khối u chính là kết quả của sự tăng sinh bất thường tại các tế bào. Mọi vị trí trên cơ thể đều có nguy cơ xuất hiện khối u, chẳng hạn như gan, não, cổ, xương, thận,... - Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành khối u: + Không gian sống và môi trường làm việc bị ô nhiễm, có chứa nhiều chất độc hại, chất phóng xạ,... + Sử dụng các thực phẩm không lành mạnh, có chứa nhiều hóa chất. + Lạm dụng bia rượu và nghiện thuốc lá. + Yếu tố di truyền. + Đã từng xuất hiện khối u lành tính hoặc ác tính trên cơ thể. + Nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. + Thừa cân, béo phì. - Phân loại khối u: Các khối u trên cơ thể thường được chia làm 2 nhóm chính đó là: + U lành tính: Những khối u này thường không gây nguy hiểm cho người bệnh và không xâm lấn các cơ quan khác. Tuy nhiên, nên thường xuyên theo dõi sức khỏe để nhận biết tình trạng khối u và kịp thời xử trí nếu có bất thường. Phần lớn những khối u lành tính không cần phải điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp khối u quá lớn gây mất thẩm mỹ hoặc khối u gây chèn ép dây thần kinh hay các mạch máu thì cần điều trị sớm. Đa số các khối u lành tính đều không tái phát sau phẫu thuật. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị tái phát trở lại. + U ác tính: Những khối u này thường phát triển với tốc độ nhanh hơn so với khối u lành tính. Theo thời gian, những khối u này có thể xâm lấn những cơ quan khác trong cơ thể và ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của người bệnh, thậm chí khiến người bệnh tử vong. Những biểu hiện khi cơ thể xuất hiện khối u rất đa dạng vì phụ thuộc vào loại khối u, vị trí của khối u, giai đoạn phát triển của khối u. Chẳng hạn: - Khi những khối u phát triển ở phổi: Bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như đau tức ngực, ho nhiều bất thường, khó thở,... - Nếu khối u xuất hiện ở dạ dày: Người bệnh thường xuyên đau vùng thượng vị, ăn không ngon, sụt cân không rõ nguyên nhân, rối loạn tiêu hóa,... - U tại tuyến giáp: Phần lớn những khối u xuất hiện tại tuyến giáp rất dễ phát hiện vì người bệnh có thể quan sát, sờ và cảm nhận. - Bên cạnh đó, nhiều trường hợp xuất hiện khối u nhưng cơ thể lại không có triệu chứng bất thường. Cũng chính bởi vậy, trên thực tế, có rất nhiều trường hợp tình cờ phát hiện khối u trong những buổi khám sức khỏe định kỳ. Như vậy, khối u có thể gây ra đa dạng triệu chứng và đôi khi lại không có dấu hiệu gì. Do đó, chuyên gia khuyên bạn nên đi khám sớm khi có những biểu hiện dưới đây: + Cảm giác ớn lạnh. + Mệt mỏi. + Hay bị mất ngủ. + Chán ăn. + Sụt cân không rõ nguyên nhân. + Thường xuyên xuất hiện những cơn đau. 3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị khối u3.1. Phương pháp chẩn đoán Có những khối bác sĩ hoặc chính bệnh nhân có thể phát hiện khi quan sát bằng mắt thường hoặc sờ và cảm nhận được. Tuy nhiên, nhiều khối u cần phải sử dụng các phương pháp kỹ thuật hiện đại mới có thể phát hiện được, chẳng hạn như khối u ở gan, khối u tại thận hay tại dạ dày,... Một số phương pháp chẩn đoán khối u thường được áp dụng là nội soi, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ MRI, xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư, xét nghiệm chức năng gan thận, sinh thiết,... Những phương pháp này không chỉ xác định khối u mà còn có thể chẩn đoán xem khối u đó là lành tính hay ác tính. 3.2. Phương pháp điều trị khối u - Điều trị u lành tính: + Nếu những khối u có kích thước nhỏ, không xuất hiện ở vị trí nguy hiểm, không có nguy cơ tiến triển thành ung thư thì không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý kiểm tra khối u định kỳ. + Nếu kích thước khối u lớn, gây chèn ép dây thần kinh và mạch máu hoặc gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh e ngại, mất tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh hay gây ra những bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày thì cần loại bỏ khối u sớm. - Điều trị u ác tính: Tùy theo thể trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh,... bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể cho bệnh nhân. Một số phương pháp điều trị u ác tính như sau: + Phẫu thuật. Để hạn chế nguy cơ hình thành các khối u trên cơ thể, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau: - Hạn chế uống bia rượu, bỏ thói quen hút thuốc lá. - Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, nên ăn đa dạng dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, ưu tiên các loại hạt, rau củ và trái cây. - Vận động thể chất thường xuyên để rèn luyện sức khỏe. - Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi. - Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại. Trong trường hợp đặc thù nghề nghiệp phải tiếp xúc với hóa chất thì cần sử dụng đồ bảo hộ theo đúng quy định. - Duy trì cân nặng ở mức vừa phải. - Quan hệ tình dục an toàn. - Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm bất thường trên cơ thể, từ đó kịp thời xử trí, phòng ngừa tối đa biến chứng.
doc_57063;;;;;doc_30994;;;;;doc_45702;;;;;doc_12464;;;;;doc_8230
Khi những tế bào trong cơ thể không phát triển, phân chia theo quy luật mà tăng sinh không kiểm soát có thể hình thành nên các khối u. Những khối u có thể xuất hiện ở mọi vị trí trong cơ thể. Dựa vào tính chất của khối u có thể phân chia thành 3 loại đó là khối u lành tính, u tiền ác tính và ác tính hay nhiều người vẫn gọi là khối u ung thư. 1. Khối u lành tính Thông thường, những khối u lành tính sẽ không gây ra những vấn đề sức khỏe nguy hiểm, không gây xâm lấn và ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Tuy nhiên, trong trường hợp khối u phát triển to lên gây chèn ép vào các dây thần kinh hay các mạch máu thì có thể gây đau. Nếu phẫu thuật loại bỏ những khối u này thì thường không xảy ra tình trạng tái phát bệnh. Một số khối u lành tính phổ biến: - U tuyến: Là những khối u phát triển trong biểu mô tuyến, các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, những khối u này có thể thay đổi, tiến triển thành ung thư tuyến. Một số loại u tuyến thường gặp là u tuyến vú, u đại tràng, u tuyến gan,... - U xơ: Những khối u này thường xuất hiện trên mô xơ hay mô liên kết của các cơ quan trong cơ thể. Trong đó, u xơ tử cung được cho là phổ biến nhất với một số triệu chứng bệnh như đau vùng chậu khi đi tiểu, chảy máu âm đạo,... Bên cạnh đó, một số loại u xơ thường gặp khác là u xơ mạch (gây ra những vết sưng nhỏ, có màu đỏ trên mặt) và u xơ da (thường xảy ra ở cẳng chân). Ngoài ra cũng có một số loại u xơ có thể thay đổi và trở thành sarcoma – một dạng ung thư. - U máu: Nguyên nhân gây ra những khối u này là do sự phát triển quá mức của các mạch máu trong cơ thể. Những khối u máu có thể xuất hiện trên da hoặc bên trong cơ thể. U máu thường xuất hiện khi trẻ mới chào đời và sau đó sẽ biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trường hợp u máu không biến mất, phát triển ngày càng to hoặc xuất hiện tại những vị trí nguy hiểm thì cần thực hiện phẫu thuật để kịp thời phòng tránh những biến chứng của bệnh. - U mỡ: Những khối u này là sự tích tụ của các tế bào mỡ, thường là những khối u mềm và không có nguy cơ tiến triển thành ung thư. Bất cứ ai cũng có thể gặp phải khối u mỡ. Tuy nhiên, những người trong độ tuổi từ 40 đến 60 thì thường có nguy cơ cao hơn. Đa số những khối u mỡ thường có kích thước nhỏ và không gây đau cho người bệnh, khi chạm vào thì những khối u có thể dịch chuyển. Các vị trí thường xuất hiện u mỡ là ở vùng lưng, vai, vùng mông, tay và chân. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển những khối u lành tính có thể kể đến như vết thương, tình trạng nhiễm trùng, căng thẳng kéo dài, thường xuyên tiếp xúc với độc tố hay những bức xạ từ môi trường, chế độ ăn uống thiếu khoa học, tiền sử bệnh gia đình,...2. Khối u tiền ác tính Những khối u này không phải là khối u ung thư nhưng chúng có nguy cơ cao trở thành khối u ung thư. Dưới đây là một số khối u tiền ác tính: - Dày sừng quang hóa: Là những mảng da dày và sần sùi. Những người có làn da trắng và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là những đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh, phổ biến nhất là nguy cơ hình thành ung thư biểu mô tế bào vảy. - Loạn sản cổ tử cung: Những khối u này do virus HPV gây ra và thường xuất hiện trong các tế bào lót cổ tử cung. Những tế bào này có thể tiến triển thành ung thư cổ tử cung sau khoảng 10 đến 30 năm. - Chuyển sản của phổi: Sự tăng trưởng bất thường này hay gặp ở các tế bào trong phế quản, lớp lót của phế quản, các ống dẫn khí vào phổi,... Tình trạng này cũng có nguy cơ trở thành ung thư, trong đó người thường xuyên hút thuốc lá là nhóm đối tượng nguy cơ cao. - Bạch sản: Là những mảng màu trắng và dày trong miệng. Tuy không gây đau nhưng chúng thường có hình dạng bất thường và rất khó để loại bỏ. Những trường hợp này thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật hay tia laser để phòng tránh nguy cơ ung thư trong tương lai. 3. Khối u ác tính Những khối u ác tính hay còn gọi là ung thư, thường xảy ra khi tế bào phát triển mất kiểm soát. Những khối u này có thể xâm lấn những bộ phận khác trong cơ thể và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, thậm chí gây tử vong. Có một số loại ung thư phát triển khá chậm nhưng cũng có những loại ung thư phát triển rất nhanh. Ở giai đoạn đầu, những khối u này thường không gây ra những triệu chứng rõ ràng, vì thế nhiều người không được phát hiện bệnh sớm. Một số loại khối u ác tính có thể kể đến như: - Ung thư biểu mô: Là những khối u ung thư được hình thành từ tế bào biểu mô ở trong da và mô bao phủ các cơ quan. Loại ung thư này thường xảy ra ở phổi, vú, dạ dày, ruột kết, tuyến tụy, tuyến tiền liệt, gan,... - Sarcoma: Loại ung thư thường xuất hiện ở xương, dây thần kinh, sụn, mỡ,... - U tế bào mầm: Là những khối u ác tính phát triển từ các tế bào sản sinh tinh trùng và trứng. - Blastoma: Những khối u này phổ biến ở trẻ nhỏ và hình thành từ mô phôi hay các tế bào đang phát triển, thường gặp nhất là u trong não, u ở mắt hay hệ thần kinh. - U màng não: Là những khối u xảy ra từ các tế bào màng não. Đây chính là loại u não phổ biến nhất. Để giảm nguy cơ hình thành các khối u ung thư trong cơ thể, chúng ta nên: - Thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh. - Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và uống bia rượu. - Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. - Tập luyện thể dục mỗi ngày. - Áp dụng chế độ ăn lành mạnh, ưu tiên các loại rau củ và trái cây. - Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. - Hiểu rõ về tiền sử bệnh gia đình, yếu tố di truyền. - Thường xuyên thăm khám định kỳ và sàng lọc ung thư (đối với nhóm đối tượng nguy cơ cao).;;;;;Khối u não hình thành do sự phát triển bất thường của các tế bào trong não. Tốc độ phát triển và vị trí của khối u não sẽ quyết định đến chức năng thần kinh của bệnh nhân. Khối u não hình thành là do các tế bào trong não phát triển vượt tầm kiểm soát. Một số khối u não không phải là ung thư (u não lành tính) và một số khối u não là ung thư (u não ác tính). Tốc độ phát triển cũng như vị trí của khối u não quyết định đến chức năng hệ thần kinh của bệnh nhân. Các khối u não có thể bắt đầu trong não (u não nguyên phát) hoặc có thể bắt đầu ở các bộ phận khác của cơ thể và di căn đến não.Có nhiều loại u não nguyên phát và được đặt tên dựa trên loại tế bào mà chúng bắt đầu. Các khối u não di căn từ một phần khác của cơ thể được gọi là ung thư di căn. Ví dụ, ung thư phổi di căn đến não vẫn là ung thư phổi và các tế bào khối u khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ giống như các tế bào ung thư phổi. Khối u não được Tổ chức Y tế Thế giới phân loại dựa theo cấp độ khối u và mô học (sự xuất hiện của tế bào dưới kính hiển vi). Các cấp được đánh số từ I đến IV, trong đó I là ít nguy hiểm nhất và IV là nguy hiểm nhất. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới hình thành khối u não bao gồm tiếp xúc với bức xạ, điều trị bệnh hoặc do tiếp xúc với bom nguyên tử và một số rối loạn di truyền, bao gồm u xơ thần kinh loại 1 và 2, bệnh von Hippel-Lindau và xơ cứng củ. Hiện không có hướng dẫn về sàng lọc các khối u não, nhưng những người bị rối loạn di truyền có nguy cơ dẫn đến khối u não có thể được chỉ định chẩn đoán hình ảnh khi cần thiết. 3. Các triệu chứng của khối u não Ban đầu, khối u não có thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Khi kích thước khối u não tăng dần, nó có thể gây ra các triệu chứng tùy thuộc vào vị trí của khối u trong não. Khối u gây áp lực lên các mô xung quanh, gây ra các triệu chứng bao gồm:Nhức đầu, co giật, mất trí nhớ, thay đổi tính cách;Các vấn đề về tư duy, xử lý suy nghĩ;Buồn nôn, nôn, chán ăn;Yếu, khó đi bộ hoặc gặp vấn đề về thăng bằng;Rối loạn giọng nói và ngôn ngữ. Khi bác sĩ nghi ngờ bạn bị u não, họ sẽ yêu cầu các xét nghiệm bao gồm:Khám thần kinh: Một cuộc thăm khám thần kinh có thể bao gồm kiểm tra thị lực, thính giác, khả năng thăng bằng, khả năng phối hợp, sức mạnh và phản xạ.Các xét nghiệm hình ảnh. Chụp cộng hưởng từ (MRI) thường được sử dụng để chẩn đoán u não. Một số kỹ thuật MRI chuyên biệt - bao gồm MRI chức năng, MRI tưới máu và quang phổ cộng hưởng từ - có thể giúp bác sĩ đánh giá khối u và đưa ra kế hoạch điều trị. Đôi khi các xét nghiệm hình ảnh khác được khuyến nghị trong một số trường hợp nhất định, bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cắt lớp phát xạ positron (PET).Sinh thiết: Sinh thiết có thể được thực hiện như một phần của quá trình phẫu thuật loại bỏ u não hoặc chỉ sinh thiết bằng kim. Sinh thiết kim có thể được thực hiện cho các khối u não ở những vùng khó tiếp cận hoặc những vùng rất nhạy cảm trong não có thể bị tổn thương do một cuộc phẫu thuật. Bác sĩ sẽ khoan một lỗ nhỏ trên hộp sọ của bệnh nhân. Sau đó, đưa một cây kim mỏng qua lỗ và lấy một phần nhỏ khối u. Mẫu sinh thiết sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để xác định xem nó là khối u não ác tính hay lành tính. Điều trị khối u não phụ thuộc vào loại, kích thước và vị trí của khối u cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị khối u não:5.1. Phẫu thuật điều trị u não. Phẫu thuật thường là phương pháp điều trị đầu tiên được sử dụng trừ khi khối u nằm ở vị trí không an toàn cho phẫu thuật. Nếu khối u não nằm ở vị trí có thể phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ cố gắng loại bỏ càng nhiều khối u não càng tốt. Một số khối u não nhỏ và dễ tách khỏi mô não xung quanh và phẫu thuật có thể cắt bỏ hoàn toàn khối u. Một số khối u não không thể tách khỏi mô xung quanh hoặc nằm gần các khu vực nhạy cảm trong não khiến cho việc phẫu thuật trở nên rủi ro. Tuy không thể loại bỏ hết khối u nhưng loại bỏ một phần u cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh.Phẫu thuật cắt bỏ khối u não mang lại những rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng và chảy máu. Các rủi ro khác có thể phụ thuộc vào phần não nơi có khối u. Chẳng hạn như khối u nằm gần các dây thần kinh thị giác thì có thể dẫn tới nguy cơ suy giảm thị lực.5.2. Xạ trị u não. Xạ trị sử dụng chùm năng lượng cao, chẳng hạn như tia X hoặc proton, để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể đến từ một máy bên ngoài cơ thể của bạn hoặc bức xạ được đặt bên trong cơ thể gần với khối u não. Bức xạ từ bên ngoài có thể chỉ tập trung vào vùng não nơi có khối u hoặc nó được áp dụng cho toàn bộ não. Bức xạ toàn bộ não thường được sử dụng để điều trị ung thư di căn não từ một số bộ phận khác trong cơ thể và hình thành nhiều khối u trong não.Hiện nay có một hình thức xạ trị mới hơn là điều trị bằng chùm tia proton. Phương pháp này cho phép bác sĩ kiểm soát bức xạ chính xác hơn. Nó có thể hữu ích để điều trị khối u não ở trẻ em và khối u rất gần với các vùng nhạy cảm của não. Liệu pháp chùm tia proton không được phổ biến rộng rãi như liệu pháp bức xạ tia X truyền thống. Tác dụng phụ của phương pháp xạ trị sẽ phụ thuộc vào loại và liều lượng bức xạ. Các tác dụng phụ thường gặp trong hoặc ngay sau khi xạ trị bao gồm mệt mỏi, đau đầu, giảm trí nhớ, kích ứng da đầu và rụng tóc.5.3. Hóa trị khối u não. Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Thuốc hóa trị thường được sử dụng để điều trị khối u não là Temozolomide (Temodar). Các loại thuốc hóa trị khác có thể được khuyến nghị tùy thuộc vào loại ung thư. Các tác dụng phụ của hóa trị phụ thuộc vào loại và liều lượng thuốc, bao gồm buồn nôn, nôn và rụng tóc.5.4. Điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu. Các phương pháp điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu tập trung vào các bất thường cụ thể hiện diện trong tế bào ung thư. Bằng cách ngăn chặn những bất thường của khối u, phương pháp điều trị bằng thuốc nhắm mục tiêu có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Các loại thuốc điều trị nhắm mục tiêu có sẵn cho một số loại u não đang được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng. Bác sĩ có thể xét nghiệm tế bào khối u để xem liệu pháp nhắm mục tiêu có phải là phương pháp điều trị hiệu quả cho khối u não của bạn hay không.Tóm lại, u não là một bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Các khối u có thể chèn ép và ảnh hưởng đến vùng khác trong não, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thần kinh của bệnh nhân.org, mayoclinic.org;;;;;U nang và khối u đều là các tế bào tăng trưởng . Chúng có thể giống nhau ở vẻ bề ngoài, nhưng nguyên nhân gây bệnh là hoàn toàn khác nhau. Để có kết quả chính xác nhất, người bệnh cần đến bệnh viện để được xét nghiệm, chẩn đoán. Ung nang có cấu trúc dạng túi chứa đầy chất lỏng, ở thể nửa rắn hoặc khí và xảy ra trong hầu hết các loại mô của cơ thể.U nang có kích thước to, nhỏ khác nhau và hình thành ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, có thể là xương, mô mềm. Các cơ quan nội tạng có thể bị các u nang thay thế vị trí, nhưng hầu hết u nang không phải là ung thư.Có các loại u nang thường gặp là:U nang vú: Là những túi chứa đầy dịch bên trong vú, có thể dễ dàng di chuyển dưới da và thường lành tính. Bạn có thể có một hoặc nhiều u nang vú ở một hoặc cả hai bên;U nang biểu mô: Là một nốt gồ chứa đầy chất lỏng nằm ngay bên dưới lớp trên cùng của da , gọi là lớp biểu bì. U nang biểu mô có thể xuất hiện ở nhiều vị trí như: trên cổ, ngực, lưng trên và bìu.U nang buồng trứng: Xuất hiện vào khoảng thời gian rụng trứng vô hại. Các nang chứa những túi chứa đầy dịch lỏng ở bên trong hoặc trên bề mặt của buồng trứng. Thông thường, u nang buồng trứng không gây ra triệu chứng cụ thể, thỉnh thoảng xuất hiện dấu hiệu đau vùng chậu, đau lưng và đầy hơi.U nang não: Khối u não có thể là nang não, nhưng những u nang nằm trong não nhưng không phải là “khối u não” bởi vì chúng không phát sinh từ mô não.Nang gan: Các u nang gan phát triển trong gan.U nang bã: Những dạng này trong các tế bào ở dưới cùng của nang lông, thường phát triển trên da đầu.U nang thận: Phát triển trong thận.Ngoài ra còn có nhiều loại u nang khác tuy nhiên ít phổ biến hơn. Thông thường, các u nang là lành tính, hiếm khi chuyển sang ác tính. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan vì hầu hết các bệnh ung thư lại tạo ra các u nang. Nang gan là một loại u nang Khối u gồm u lành tính và u ác tính: Là tế bào tăng trưởng bất thường, là khối rắn chắc của mô.Nếu đó là u ác tính sẽ phát triển không kiểm soát được và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể; Xâm nhập, di căn sang các mô khỏe mạnh; xâm lấn từ nơi bắt đầu sang các bộ phận khác của cơ thể, nhiều khả năng sẽ dẫn đến ung thư.Còn nếu đó là u lành tính, các khối u sẽ không lây lan (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể. Các khối u lành tính có thể hình thành ở bất cứ đâu. Các loại khối u lành tính thường phát triển chậm và không nguy hiểm tính mạng, tuy nhiên, với một xác suất nhỏ, chúng có thể trở thành ác tính, do đó cần được theo dõi nếu không làm phẫu thuật cắt bỏ.Các khối u thường gặp như:Adenoma: Như polyp đại tràng, adenomas ống mật và adenomas gan thường là lành tính. Các khối u này có nguồn gốc mô biểu mô tuyến, bao phủ các cơ quan và tuyến.U xơ: Những khối u xơ phát triển trên các mô liên kết hoặc sợi thường phát triển nhất ở trong, trên hoặc xung quanh tử cung. Đây là u lành tính, không nguy hiểm.Lipoma: Đối tượng người trên 40 tuổi dễ mắc phải khối u tế bào mỡ này. U mỡ thường mềm và nằm ngay dưới da.Khối u ác tính: Trên cơ thể con người bất cứ vị trí nào cũng có thể mắc phải chúng. Mô liên kết là vị trí Sarcoma phát triển như tủy xương. Một loại khối u ác tính phổ biến khác là ung thư biểu mô, một loại khối u ác tính phổ biến khác, phát triển từ các tế bào biểu mô ở đại tràng, gan hoặc tuyến tiền liệt.Với các khối u ác tính, u lớn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật để loại bỏ nó. Các khối u này gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh do nó chèn ép các cơ quan, gây đau và các triệu chứng khác Các khối u xơ thường là u lành tính 3. Chẩn đoán u nang và khối u Khi bạn phát hiện ra mình có một khối u, nên đến bệnh viện để kiểm tra để có kết quả chính xác nhất, xem đó là u nang, khối u lành tính hay khối u ác tính.Một số biện pháp, bác sĩ chỉ định để chẩn đoán khối u như. Hỏi về tiền sử của người bệnh bệnh. Hỏi về triệu chứng khởi phát, triệu chứng nổi bật nhất.Siêu âm. Yêu cầu sinh thiết.;;;;;Không phải mọi khối u đều là ung thư. Có những khối u không phải là ung thư và cũng có loại ung thư không có u. Những khối u không phải ung thư thường là lành tính. Việc phân biệt giữa bướu lành tính và bướu ác tính cần có bác sĩ chuyên khoa kết hợp nhiều phương pháp như khám bệnh, chẩn đoán hình ảnh, các xét nghiệm máu và đặc biệt là mô bệnh học. Khối u trong bệnh ung thư còn gọi là các khối u ác tính, không chỉ lớn lên về kích thước mà còn tạo thành các rễ cắm vào khu vực xung quanh, phá hoại các vùng này. Người ta gọi đây là tính chất xâm lấn của ung thư. Hình ảnh con cua với càng, chân bám rộng xung quanh mô tả tính chất này đã trở thành biểu tượng của bệnh ung thư.Trong bệnh ung thư, các tế bào sinh sôi thành một khối mà chúng ta có thể nhìn (trực tiếp hoặc qua các phương tiện) hoặc sờ thấy được. Đa số bệnh ung thư có khối u, tuy nhiên không phải bệnh ung thư nào cũng tạo thành khối u. Các bệnh bạch cầu thường không tạo khối u vì các tế bào máu ác tính sinh sôi và lưu hành trong dòng máu.Các tế bào bị ung thư còn gọi là các tế bào ác tính có khả năng tách ra khỏi khối u ban đầu, trôi dạt đến các nơi khác trong cơ thể, sinh sôi tiếp ở đó tựa như ong tách khỏi đàn và đến nơi khác tạo một tổ ong mới. Tính chất này gọi là di căn. Nếu các tế bào của khối u không phải là ung thư thì khối u đó là lành tính. Khối u lành tính có tính chất không xâm lấn các mô gần đó hoặc lan sang các khu vực khác của cơ thể (di căn). Một khối u lành tính ít đáng lo ngại trừ khi nó chèn ép vào các mô, dây thần kinh hoặc mạch máu gần đó và gây tổn thương. Ví dụ u xơ trong u xơ tử cung hoặc lipomas là ví dụ điển hình của khối u lành tính.Các khối u lành tính có thể cần phải được loại bỏ bằng phẫu thuật do chúng có thể phát triển rất lớn và nặng. Trong một số trường hợp, khối u lành tính có thể gây nguy hiểm, như khi có khối u trong não và tập trung trong không gian kín của hộp sọ. Ngoài ra, các khối u lành tính có thể chèn ép vào các cơ quan quan trọng hoặc chặn hoạt động của cơ quan đó. Một số loại khối u lành tính như polyp ruột được coi là tiền ung thư và được loại bỏ để ngăn chặn chúng trở thành ác tính. Các khối u lành tính thường không tái phát sau khi loại bỏ, nhưng nếu có thì chúng thường tái phát ở cùng một nơi. U xơ tử cung hoặc lipomas là ví dụ điển hình của khối u lành tính 3. Phân biệt u lành tính và u ác tính Mặc dù có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ, mặc dù hầu hết các khối u ác tính đều phát triển nhanh chóng và các khối u lành không phát triển, nhưng có những ví dụ về cả 2 khối u ung thư phát triển chậm và không phải ung thư phát triển nhanh chóng, sự khác biệt chính giữa 2 loại khối u là rõ ràng và nhất quán. Dưới đây là một số điểm khác nhau chính giữa 2 loại u:3.1 Đặc điểm của khối u lành tính. Các tế bào có xu hướng không lan rộng;Hầu hết tăng trưởng chậm;Không xâm lấn mô gần đó;Không di căn đến các bộ phận khác của cơ thể;Có ranh giới rõ ràng;Dưới kính hiển vi, hình dạng, nhiễm sắc thể và ADN của các tế bào có vẻ bình thường;Không tiết ra hormone hoặc các chất khác (một ngoại lệ: pheochromocytomas của tuyến thượng thận);Có thể không cần điều trị nếu không đe dọa sức khỏe;Không có khả năng tái phát nếu được loại bỏ hoặc yêu cầu điều trị thêm như xạ trị hoặc hóa trị.3.2 Đặc điểm của khối u ác tính. Các tế bào có thể lây lan;Thường phát triển khá nhanh;Thường xâm lấn các mô khỏe mạnh gần đó;Có thể lây lan qua hệ thống máu hoặc bạch huyết;Có thể tái phát sau khi xóa, đôi khi ở các cơ quan khác;Các tế bào có nhiễm sắc thể và ADN bất thường được đặc trưng bởi các hạt nhân lớn, tối; có thể có hình dạng bất thường;Có thể tiết ra các chất gây mệt mỏi và giảm cân (hội chứng paraneoplastic);Có thể cần điều trị tích cực, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và thuốc trị liệu miễn dịch. Sự khác nhau giữa bướu lành tính và bướu ác tính Một số loại khối u lành tính rất hiếm khi chuyển thành khối u ác tính, ví dụ polyp adenomatous (adenomas) trong đại tràng có nguy cơ chuyển thành ung thư cao. Đó là lý do tại sao polyp lành tính được loại bỏ trong quá trình nội soi. Loại bỏ chúng là một cách để ngăn ngừa ung thư ruột kết.Không phải lúc nào cũng rõ ràng liệu khối u đó là lành tính hay ác tính, và bác sĩ của bạn có thể sử dụng một số yếu tố khác nhau để chẩn đoán. Ngoài ra, có thể sinh thiết tìm thấy các tế bào tiền ung thư hoặc bỏ lỡ khu vực mà các tế bào ung thư, trong trường hợp này, những gì được cho là lành tính có thể trở thành ác tính.., để từ đó đưa ra các phác đồ điều trị và chăm sóc kịp thời, chính xác. Với đội ngũ y bác sĩ danh tiếng có nhiều năm kinh nghiệm trong phát hiện và điều trị thành công nhiều ca bệnh có khối u từ đơn giản đến phức tạp đã mang lại niềm hạnh phúc và sức khỏe cho đại đa số người bệnh.Phó Giáo sư...Bài viết tham khảo nguồn: Verywellhealth.com.;;;;;Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Câu hỏi khối u ác tính có phải là ung thư không là một thắc mắc chắc hẳn nhận về không ít sự quan tâm. Các tế bào của cơ thể con người sẽ liên tục được sản xuất ra nhằm để phát triển, thay thế cho những tế bào đã chết hay chữa trị những tế bào bị tổn thương. Bình thường, các tế bào đó sẽ có quy luật hình thành, phát triển, phân chia, chết đi. Tuy nhiên, khi một tập hợp nhóm nhiều tế bào phát triển không theo quy luật tự nhiên, tăng sinh quá mức không kiểm soát được sẽ dẫn đến sự hình thành của khối u, có thể là lành tính hay ác tính. Khối u này thường cứng, có bờ cong không đều, cố định dính chặt vào da, khi tác động lực vào thì cũng không có tình trạng dịch chuyển và có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể con người. Trường hợp không sớm được phát hiện và điều trị, nó có thể tác động lớn đến sức khỏe và gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh. Liên quan đến nguyên nhân chính xác dẫn đến sự hình thành của khối u ác tính, hiện vẫn chưa thể xác định được rõ. Song cần cảnh giác trước một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khối u này xuất hiện. Cụ thể, có thể kể đến như sau: - Thói quen hút thuốc lá thường xuyên; - Uống rượu bia quá nhiều; - Yếu tố liên quan đến di truyền; - Thói quen ăn uống không điều độ, không đúng bữa hoặc bỏ bữa. Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hợp lý: Không cân đối đầy đủ các chất dinh dưỡng; Ăn quá nhiều: thức ăn dầu mỡ, thịt đỏ, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm ủ muối,... Ăn thực phẩm bị ôi thiu, mốc hỏng; Thiếu chất xơ, trái cây, rau quả. - Lối sống không lành mạnh, lười vận động, hiếm khi tập luyện thể dục thể thao, thư giãn và nghỉ ngơi không hợp lý; - Bị thừa cân, béo phì; - Môi trường sống và làm việc bị ô nhiễm; - Phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại một cách thường xuyên; - Tia cực tím, bức xạ ion hóa; - Nhiễm virus, vi khuẩn; - Gặp tình trạng căng thẳng, stress thường xuyên và kéo dài trong công việc hay cuộc sống. Như vậy, bạn đã biết được lời giải đáp cho câu hỏi khối u ác tính có phải là ung thư không. Đi kèm với việc nắm được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến sự hình thành của khối u này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp phòng ngừa dưới đây để bảo vệ sức khỏe, hạn chế rủi ro xuất hiện của khối u ác tính. - Đảm bảo ăn đúng bữa đúng giờ, không nên bỏ bữa. Đồng thời, nên ăn chậm, nhai kỹ. - Về chế độ dinh dưỡng: + Ăn uống lành mạnh, đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết với những thực phẩm tươi ngon. + Tăng cường thêm nhiều rau củ, hoa quả vào chế độ ăn uống. + Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều: chất béo, dầu mỡ, muối,… hoặc đồ ăn cay nóng, những loại thực phẩm chế biến sẵn, các loại thịt đỏ. + Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng. - Hạn chế sử dụng các đồ uống có cồn như rượu, bia,... - Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh việc hút thuốc lá thụ động. - Sử dụng kem chống nắng, trang bị các món đồ để che chắn như kính mát, mũ rộng vành, áo khoác,... khi phải đi ra ngoài trời nắng, bảo vệ làn da trước ánh nắng mặt trời, hạn chế tác động tiêu cực của tia cực tím. - Nếu làm việc trong môi trường độc hại thì cần mặc quần áo bảo hộ. - Thường xuyên tham gia hoạt động thể chất, duy trì việc tập thể dục thể thao với cường độ vừa phải mỗi ngày. Nên chọn các bài tập vừa sức, phù hợp với thể trạng sức khỏe. - Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp để không phải đối diện với tình trạng thừa cân, béo phì. - Đảm bảo thư giãn nghỉ ngơi hợp lý, tránh bị stress, căng thẳng kéo dài. - Tìm hiểu và nắm được tiền sử bệnh lý của người thân trong gia đình. - Kiểm tra, thăm khám sức khỏe định kỳ để nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân, nguy cơ mắc bệnh hoặc phát hiện bệnh từ sớm để kịp thời thực hiện các biện pháp trong điều trị.
question_69
Bệnh chàm sữa là gì?
doc_69
Những điều quan trọng cha mẹ nên biết Chàm sữa còn được biết đến với tên gọi là lác sữa, là tình trạng viêm da mãn tính, không lây, do cơ địa dị ứng của trẻ hoặc do di truyền, thường thấy ở trẻ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi. Chàm sữa tuy rằng không nguy hiểm nhưng bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần, nếu không điều trị đúng cách có thể gây nhiễm khuẩn da hoặc thậm chí để lại các vết sẹo mất thẩm mỹ. Ban đầu, vùng da tổn thương với những mụn nước màu đỏ hồng, có chứa dịch, gây ngứa. Khi mụn vỡ sẽ tiết ra dịch, có lớp vảy và bị bong tróc. Nguyên nhân gây ra chàm sữa là gì, đến nay vẫn chưa có đơn vị y khoa nào xác định được chính xác về căn nguyên của bệnh. Theo đó, bệnh có thể đến từ cơ địa hoặc trẻ bị dị ứng từ bên ngoài. Cụ thể những yếu tố chính dẫn đến chàm sữa ở trẻ em: Cơ thể của con dễ bị kích ứng, dị ứng; Cha mẹ có tiền sử về các bệnh lý như hen suyễn, da dễ bị dị ứng, nổi mề đay, dị ứng với khí hậu, thời tiết,... khiến cho trẻ dễ có nguy cơ bị chàm hơn những trẻ khác; Những tác nhân từ môi trường xung quanh có thể làm trẻ dị ứng như lông mèo, lông chó, nấm mốc, ký sinh trùng, vi khuẩn, bụi bẩn có trong gối, chăn, đệm,... Những hóa chất mà cha mẹ thường dùng cho trẻ có thể gây kích ứng da ở trẻ như từ sữa tắm, dầu gội đầu, bột giặt,... Yếu tố về sự thay đổi khí hậu, thời tiết cũng là tác nhân gây ra chàm sữa ở trẻ; Trẻ bị rối loạn đường tiêu hóa, ngoài ra cách cha mẹ cho con uống sữa sai cách cũng là một nguyên nhân gây nên hiện tượng chàm sữa; Trẻ bị khô da vì cha mẹ thường tắm rửa quá nhiều lần hay quá lâu cho con; Cha mẹ nhận biết sớm việc trẻ bị chàm sữa giúp có phương án chữa trị thích hợp. Đồng thời chăm sóc cho con đúng cách để tránh nguy cơ tái lặp bệnh chàm sữa và gây nên bệnh chàm thể tạng. Vậy dấu hiệu của bệnh chàm sữa là gì, mời bạn cùng theo dõi một số dấu hiệu nhận biết sau đây: Xuất hiện trên hai má hoặc tay chân của bé những nốt mụn đỏ rồi chuyển sang những mụn nước nhỏ li ti. Nốt mụn này có thể khiến da bị nứt, đóng vảy và bong tróc lớp vảy; Cha mẹ chỉ cần chạm nhẹ vào vùng da bị chàm sữa của con cũng có thể cảm nhận được sự thô ráp và những lớp vảy nhỏ li ti, da căng khô. Tình trạng da căng khô và mẩn đỏ trên mặt và các vùng da khác của trẻ như là: mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân; Trẻ bị chàm sữa thường có biểu hiện khó ngủ, ngủ không ngon, bú kém, quấy khóc thường xuyên; Những nốt chàm sữa làm cho trẻ có cảm giác ngứa ngáy. Vì vậy, trẻ hay bị bứt rứt và gãi liên tục vào vết chàm sữa. Tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ làm những vết chàm sữa chảy máu, thậm chí có thể bị nhiễm trùng. Điều này sẽ gây khó khăn trong quá trình điều trị và để lại sẹo sau này nếu cha mẹ không cho trẻ thăm khám kịp thời; Cách điều trị khi trẻ bị chàm sữa là gì là điều mà các bậc phụ huynh chắc chắn rất sốt sắng, lo lắng tìm cách chữa trị. Bệnh chàm sữa có khả năng tái phát cao do dị ứng trong cách ăn uống hoặc thời tiết. Mục đích trong việc điều trị chàm sữa đó là bình thường hóa làn da của trẻ. Đồng thời ngăn chặn bệnh kéo dài để phòng tránh bệnh tái phát vì sẽ gặp khó khăn khi điều trị. Cha mẹ nên chăm sóc cho con với những sản phẩm giúp cải thiện làn da. Bên cạnh đó, phụ huynh cần làm theo những chỉ định của bác sĩ về sản phẩm chăm sóc da hay thuốc bôi với liều lượng thích hợp. Cha mẹ lưu ý tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài hay học theo các bài thuốc dân gian vì sẽ khiến chàm sữa của trẻ nặng thêm. Việc phòng tránh bệnh chàm sữa là gì cũng là điều mà các bậc phụ huynh quan tâm. Theo đó, biện pháp phòng ngừa chàm sữa dựa trên các yếu tố sau: Dinh dưỡng: Trẻ sơ sinh cần được duy trì nguồn sữa mẹ lâu nhất có thể. Mẹ chỉ nên cho con ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi trở đi. Ngoài ra, mẹ cần tránh cho bé ăn những thực phẩm dễ dị ứng như hải sản, trứng, đồ lên men, lạc,... Vệ sinh làn da cho trẻ: Cha mẹ cần tránh cho con tắm quá lâu với sữa tắm hoặc xà phòng. Bên cạnh đó, phụ huynh nên tắm cho bé với nước ấm để giúp giảm tình trạng gây ngứa do chàm sữa gây nên. Đồng thời trẻ sẽ gãi nhiều lần dễ làm da nhiễm khuẩn. Không gian xung quanh: Cha mẹ không nên thay đổi nhiệt độ phòng đột ngột. Chú ý việc vệ sinh nhà cửa, nhất là chỗ ngủ của con. Ngoài ra, cha mẹ cần hạn chế để trẻ tiếp xúc cùng với chó, mèo. Nếu trẻ vẫn trong giai đoạn bú sữa mẹ thì mẹ cần hạn chế ăn những thực phẩm sau để không làm ảnh hưởng đến nguồn sữa: Thực phẩm tanh: Tôm, cá, cua, tảo vì đây là những thực phẩm dễ kích ứng miễn dịch cao hay còn được gọi là dị ứng. Trẻ khi bú sữa mẹ cũng sẽ kích hoạt chuỗi dị ứng khi mẹ ăn các thực phẩm trên; Chất béo: Đồ chiên rán, thịt mỡ,... dễ làm cho khởi phát cơ địa dị ứng và trẻ bị chàm sữa dễ sinh thêm các nốt mụn chàm; Chất cay và tê: Chanh, tiêu, ớt,... dễ gây ngứa ngáy và kích thích tuyến mồ hôi dẫn đến trẻ bị chàm sữa ngày một nặng hơn. Mẹ chỉ cần ăn một lượng gia vị có độ cay sẽ khiến sữa mẹ trở nên nóng và ảnh hưởng không tốt cho con.
doc_2974;;;;;doc_60213;;;;;doc_52053;;;;;doc_35870;;;;;doc_58643
Bệnh chàm sữa rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khiến các vùng da trên cơ thể trẻ bị viêm nhiễm, mẩn đỏ. Nếu không điều trị tốt, bệnh kéo dài, tái phát nhiều lần sẽ tiến triển thành chàm thể tạng có thể theo trẻ suốt đời. Hiểu rõ về căn bệnh chàm sữa này cũng như cách điều trị, phòng ngừa cho trẻ sẽ giúp cha mẹ chủ động chăm sóc bé yêu. Bệnh chàm sữa là dạng bệnh viêm da dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh cho đến trẻ dưới 2 tuổi. Khoảng 20% trẻ gặp phải căn bệnh này, mặc dù bệnh chỉ gây viêm da dị ứng, không lây và không nguy hiểm đến trẻ song bệnh dễ kéo dài và tái phát nhiều lần, có nguy cơ tiến triển thành chàm thể tạng. Với chàm thể tạng, điều trị rất khó khăn, hơn nữa các vùng viêm da dễ để lại sẹo vĩnh viễn. Đặc trưng của bệnh chàm sữa khác với các bệnh viêm da khác là sự xuất hiện của các nốt hồng nhỏ, ban đầu ở hai bên má rồi lan dần ra tay chân và toàn cơ thể. Theo thời gian, các nốt hồng nhỏ này dần phát triển thành mụn nước, chứa dịch và có thể vỡ ra. Sau khi vỡ mới bong vảy và hết viêm. Bệnh chàm sữa được chia theo diễn biến của bệnh, gồm: Bệnh chàm sữa cấp tính Trẻ mắc bệnh chàm sữa này mới xuất hiện các mụn nước màu hồng, dịch bên trong có thể vỡ ra gây ngứa ngáy khó chịu. Bệnh chàm sữa mạn tính Ở mức độ bệnh này, tổn thương đã xuất hiện trên vùng da dày và rộng, khiến da trẻ trở nên khô ráp, bong vảy với nhiều rãnh ngang dọc, ngứa, nếu gãi nhiều có thể dày sừng, liken hóa. Tổn thương nghiêm trọng này rất lâu mới có thể phục hồi. Bệnh chàm sữa bán cấp Da của trẻ trẻ tiết dịch ít hơn, da đỏ ít, không còn phù nề. Tìm hiểu nguyên nhân bệnh chàm sữa được nhiều bậc phụ huynh cũng như các nhà khoa học thực hiện, tuy nhiên hiện vẫn chưa xác định được chắc chắn. Song bệnh thường gặp ở những trẻ có cơ địa dị ứng, nhất là khi cha mẹ mắc bệnh như dị ứng da, hen suyễn, dị ứng thời tiết, nổi mề đay,… Sự phát triển của bệnh chàm sữa là sự kết hợp của cơ địa dị ứng và gặp phải chất gây dị ứng. Chất gây dị ứng thường gặp như: thực phẩm (trứng, sữa,…), rối loạn tiêu hóa, trẻ bị nhiễm khuẩn, nấm mốc, khói bụi, lông động vật,… Thông thường, bệnh chàm sữa sẽ giảm dần khi được chăm sóc tốt và biến mất khi trẻ trên 1 tuổi. Tuy nhiên, nếu cơ địa dị ứng nặng thường xuyên tiếp xúc với chất gây dị ứng, bệnh chàm sữa có thể tiến triển thành bệnh chàm thể tạng. Chàm thể tạng gây viêm da rộng và nặng hơn, điều trị cũng khó khăn hơn. 2. Nhận biết trẻ mắc bệnh chàm sữa qua các dấu hiệu điển hình Dấu hiệu trẻ mắc bệnh chàm sữa khá rõ ràng, cha mẹ cần lưu ý các đặc điểm sau ở trẻ: Đối tượng Hầu hết trẻ mắc bệnh chàm sữa rơi vào khoảng 6 tháng - 1 tuổi. Vùng da xuất hiện Chủ yếu bệnh chàm sữa sẽ xuất hiện đầu tiên ở hai bên má và mặt, sau đó lan dần ra toàn thân và các vùng da tay chân. Đặc trưng và tiến triển Ban đầu, chàm sữa chỉ gây ra những nốt mẩn đỏ trên da, khiến da trẻ trở nên nhạy cảm hơn. Những nốt mẩn này sẽ trở thành mụn nước nhỏ li ti, dễ vỡ và rỉ dịch, gây nứt da. Sau đó da đóng vảy và bong tróc vảy, tình trạng viêm mới dần hết. Ảnh hưởng của bệnh chàm sữa trên da là gây ra tình trạng tổn thương, thô ráp, khô căng cho trẻ. Đặc biệt trẻ có làn da rất mềm mại, sự xuất hiện của những vảy nhỏ li ti rất dễ nhận biết. Những vùng da bị chàm sữa này thường tái phát nhiều lần, nhất là vùng mặt và các vùng da bị gập như: mu bàn tay, cổ, khuỷu tay, mắt cá chân, sau đầu gối,… Triệu chứng khác Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ có cơ địa dị ứng, vì thế ngoài dấu hiệu chàm sữa, trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu dị ứng khác như viêm mũi, hen suyễn,… Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu có thể khiến trẻ bú kém, quấy khóc nhiều hơn, ngủ không ngon giấc. Nên lưu ý không cho trẻ đưa tay lên gãi trên vùng da bị viêm ngứa này, móng tay trẻ dễ khiến mụn nước vỡ ra, gây tổn thương chảy máu. Với tổn thương da này, nếu vi khuẩn xâm nhập có thể gây bội nhiễm, tổn thương trở nên nặng hơn, khó điều trị và dễ để lại sẹo vĩnh viễn. 3. Điều trị và phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ Điều trị bệnh chàm sữa không quá khó khăn, tuy nhiên cần kiên trì, đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa tránh bệnh tái phát. 3.1. Biện pháp điều trị bệnh chàm sữa Da dễ bị chàm sữa mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc trẻ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng trong môi trường, thực phẩm,… Vì thế việc đầu tiên là xác định và cách ly trẻ khỏi nguồn gây bệnh. Bên cạnh đó, với những triệu chứng viêm da, cha mẹ nên lưu ý hơn trong việc chăm sóc, dưỡng da bằng các sản phẩm đặc biệt. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn về thuốc bôi cho bệnh chàm sữa và cách chăm sóc da phù hợp, an toàn. Một số kem chăm sóc da khá tốt cho trẻ là Dexeryl, Ceradan,… Lưu ý không nên tự ý mua thuốc bôi, thuốc uống cho trẻ khi không có chỉ định của bác sĩ, ngoài ra các bài thuốc dân gian cũng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. 3.2. Phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ Phòng ngừa bệnh chàm sữa cho trẻ cần kết hợp các yếu tố sau: Chế độ dinh dưỡng phù hợp Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu, có thể duy trì lâu nhất có thể. Trẻ chỉ nên bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi để được nhận kháng thể từ sữa mẹ đầy đủ nhất, đồng thời nên cẩn thận khi cho trẻ bắt đầu ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như: lạc, trứng, hải sản, thực phẩm lên men,… Vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ Nên cho trẻ tắm bằng nước ấm vừa dịu nhẹ vừa giảm tình trạng ngứa da, không nên ngâm da quá lâu với sữa tắm hoặc xà phòng. Nên lau khô, giữ da trẻ luôn khô thoáng sau tắm, cùng với đó là lựa chọn quần áo chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Môi trường sống phù hợp Phòng cho trẻ sinh hoạt nên thông thoáng, sạch sẽ, không bị thay đổi nhiệt độ quá đột ngột. Ngoài ra, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với lông động vật, đây có thể là nguyên nhân gây dị ứng. Bệnh chàm sữa rất phổ biến ở trẻ, hầu hết trường hợp chăm sóc và điều trị tốt, bệnh sẽ dần thuyên giảm cho đến khi trẻ trên 1 tuổi. Tuy nhiên các trường hợp viêm da dị ứng nặng, kéo dài dai dẳng cần đưa trẻ đi điều trị với bác sĩ da liễu.;;;;;Chàm sữa bệnh lý tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến các bậc cha mẹ đau đầu vì thường xuyên tái lại và khó xử lý triệt để được. Vậy thực chất bệnh chàm sữa là gì, nguyên nhân do đâu, làm cách nào để chăm sóc làn da cho trẻ khi bị bệnh lý này,... những băn khoăn ấy sẽ có lời giải đáp trong bài viết dưới đây. 1. Bệnh chàm sữa là gì, nguyên nhân do đâu 1.1. Thế nào là chàm sữa Chàm sữa khá phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng nhiều cha mẹ không biết bệnh chàm sữa là gì nên loay hoay tìm mọi cách chữa trị cho con rồi rơi vào vòng luẩn quẩn vì mãi không khỏi mà bệnh ngày càng nặng. Chàm sữa (Atopic dermatitis) là một dạng viêm da cơ địa thường xuyên tái diễn, kéo dài, mẩn đỏ và ngứa, đôi khi có 4 - 6 tháng tuổi. Đây là bệnh viêm da mãn tính tạo nên bởi sự rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ. 1.2. Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ nhỏ Về cơ bản, đến nay nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa là gì vẫn chưa xác định được nhưng hầu hết các trường hợp mắc bệnh này đều ở người có cơ địa dễ dị ứng. Đây là bệnh có liên quan đến sự phối hợp chất gây dị ứng và cơ địa dị ứng. Chất gây dị ứng có thể xuất phát từ bên ngoài như phấn hoa, bụi, nấm mốc, lông động vật,... hoặc có từ sự thay đổi của quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra, những trẻ có cha mẹ có tiền sử với bệnh dị ứng da, hen suyễn, dị ứng thời tiết, nổi mề đay,… thì cũng dễ mắc bệnh. Những rối loạn liên quan đến thức ăn, tiêu hóa, nhiễm trùng cũng là lý do cho chàm sữa xuất hiện. 2. Nhận biết chàm sữa và cách xử lý 2.1. Dấu hiệu bệnh chàm sữa ở trẻ Biết được dấu hiệu bệnh chàm sữa là gì sẽ giúp các bậc cha mẹ biết cách điều trị và chăm sóc con đúng hướng hơn. Vì thế cha mẹ nên lưu ý những dấu hiệu bệnh sau: - Giai đoạn đầu Đây là lúc da bắt đầu tấy đỏ và hơi ngứa, kèm theo đó là các hạt nhỏ màu hơi trắng nổi lên bề mặt da. Sau này chúng sẽ tạo thành mụn nước. - Giai đoạn thứ 2 Tại vùng da đỏ này lần lượt mọc lên các mụn nước với kích thước nhỏ, chúng có thể tập trung thành đám để liên kết thành mụn nước lớn. Những mụn này rất dễ lan ra vùng da xung quanh. Bên trong mụn nước có dịch trong. Đặc điểm của mụn nước là mọc thành từng đợt. - Giai đoạn thứ 3 Mụn căng dần rồi vỡ ra gây viêm nhiễm, ngứa ngáy khó chịu nên trẻ thường quấy khóc. - Giai đoạn thứ 4 Sau khi mụn nước vỡ ra, vùng da này sẽ có các mảng sừng cứng, lâu dần chúng bong vảy để lại lớp da mỏng nhẵn bóng. Đây chính là lúc cha mẹ cần chú ý sử dụng dưỡng ẩm cho trẻ để tránh tình trạng da căng nứt, đau rát và viêm nhiễm. - Giai đoạn thứ 5 Lớp da mỏng ở giai đoạn trên vừa tái tạo được sẽ nhanh chóng tự rạn nứt và dày lên, tăng sắc tố. Về cơ bản, chàm sữa sẽ lần lượt đi qua các giai đoạn: da căng, tấy đỏ, có mụn nước kèm rỉ nước và chàm hóa, khô da, bong tróc. Các triệu chứng của bệnh đều chỉ có tính chất tạm thời và không nguy hiểm. Điều cha mẹ cần lưu ý là trong quá trình chăm sóc trẻ hãy tránh để trẻ dùng tay gãi ngứa và điều trị không đúng cách gây bội nhiễm da hoặc để lại sẹo xấu ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau. 2.2. Cách xử trí khi trẻ bị chàm sữa Nhiều chuyên gia cho rằng chàm sữa chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và nếu biết cách chăm sóc đúng bệnh sẽ dần thuyên giảm sau 1 tuổi vì lúc ấy sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ tốt hơn. Đối với mỗi đợt phát chàm, thời gian tự khỏi thường khoảng 7 - 10 ngày khi được xử lý đúng cách và hệ đề kháng của trẻ tốt. Những trẻ có sức đề kháng kém thì triệu chứng bệnh có thể phức tạp hơn. Trước khi điều trị bệnh cho con cha mẹ cần phải biết được nguyên nhân gây bệnh chàm sữa là gì để tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Thêm vào đó, trước 1 tuổi cấu trúc da trẻ còn nhạy cảm và yếu, hệ đề kháng cũng yếu ớt nên dễ mắc bệnh; vì thế cha mẹ không nên nôn nóng tìm mọi cách để trị bệnh chỉ mong nhanh khỏi. Thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp vì trị bệnh sai cách mà da trẻ bị viêm nhiễm, tổn thương nghiêm trọng hơn. - Nên làm + Vệ sinh tắm rửa cho trẻ Trẻ bị chàm sữa cần được tắm sạch đều đặn hàng ngày bằng nước ấm hơn thân nhiệt của trẻ 1 - 2 độ C và tắm không quá 10 phút. Nên chọn loại sữa tắm dịu nhẹ và không chứa chất tẩy rửa cho trẻ. Không dùng vật có chất liệu khô, cứng để chà xát mạnh lên da trẻ. Mỗi ngày ít nhất 2 lần cha mẹ nên cấp ẩm cho da trẻ bằng thuốc mỡ hoặc kem dưỡng da phù hợp và bôi ngay sau khi trẻ tắm xong vài phút. + Không gian sống Trẻ cần được sống trong không gian thoáng đãng, không có lông động vật hay bụi khí bẩn. Vì thế cha mẹ nên dọn phòng và thay ga trải giường, giặt chăn gối thường xuyên. + Dùng kem chống nắng Khi cho trẻ dùng kem chống nắng cha mẹ cần lưu ý chọn loại dành cho da nhạy cảm vì thực tế thị trường có rất nhiều loại kem chứa thành phần độc hại dễ làm bào mòn hay gây kích ứng da. + Chế độ dinh dưỡng Trẻ cần được bú mẹ nhiều để tăng dinh dưỡng và sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh. - Không nên + Tự ý sử dụng thuốc có thành phần corticoid vì nó dễ làm teo da, sạm da, nhiễm nấm,… khi dùng kéo dài. Ngoài ra sử dụng loại thuốc này không đúng cách còn dễ làm bệnh trở nên nặng hơn. + Để trẻ gãi vào vùng da bị bệnh vì dễ gây bội nhiễm. + Khi trẻ đã biết ăn hãy tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như: lạc, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa, hải sản,... Mẹ đang cho trẻ bú cần tránh ăn những thực phẩm này và nội tạng.;;;;;1. Tìm hiểu về bệnh Chàm sữa Chàm sữa (hay lác sữa) là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh (kể cả trẻ khỏe mạnh) sau khi sinh khoảng 6 tháng. Đây thực chất chính là giai đoạn đầu tiên của bệnh chàm thể tạng. Tình trạng phổ biến nhất là bệnh xuất hiện ở mặt trẻ, hai má sau đó sẽ lan ra tay chân hay cơ thể. Ban đầu, chỉ có những nốt hồng xuất hiện trên cơ thể trẻ nhưng dần dần sẽ chuyển thành những mụn nước màu đỏ, khi nứt da sẽ tiết dịch, có vảy và bong tróc. Thường khi trẻ được 2 - 4 tuổi sẽ khỏi chàm sữa. Nếu trẻ vẫn chưa khỏi bệnh mặc dù đã đến tuổi này thì khả năng cao bệnh sẽ kéo dài, dễ tái phát nhiều lần và phát triển thành chàm thể tạng sau đó. Bệnh tuy không lây lan nhưng nếu để lâu sẽ rất khó điều trị 2. Nguyên nhân gây bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh Nguyên nhân cụ thể gây nên bệnh chàm sữa vẫn chưa được y học xác định chính xác nhưng có một số nguyên nhân đã từng được ghi nhận như: - Trẻ khi sinh ra đã có cơ địa bị dị ứng. - Trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh chàm sữa nếu cha mẹ có tiền sử bị nổi mề đay, hen suyễn, dị ứng da,... - Do chế độ ăn uống không hợp lý của mẹ: thức ăn của mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến con thông qua việc trẻ bú sữa. Cụ thể, nếu mẹ nạp quá nhiều thức ăn giàu đạm hoặc ăn nhiều hải sản sẽ khiến sữa mẹ gặp vấn đề, cơ thể con chưa kịp thích ứng sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng. - Các yếu tố từ môi trường xung quanh như thời tiết, lông động vật,... cũng có thể là nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ. Trẻ bị bệnh có thể có một vài dấu hiệu nhận biết như sau: - Thường gặp ở trẻ trên 6 tháng tuổi và xuất hiện ở những khu vực như mặt, 2 má, tay chân,... - Ban đầu chỉ là những nốt mẩn đỏ trên cơ thể trẻ, sau dần chuyển thành mụn nước màu đỏ làm cho da bị nứt, đóng vảy và bong tróc vảy. - Da ở những khu vực xuất hiện chàm sữa thường khá thô ráp, bị khô, căng và có vảy li ti. - Trẻ thường khó ngủ, cơ thể luôn khó chịu, hay quấy khóc, bú ít. - Trẻ luôn có cảm giác ngứa và khó chịu ở vùng da bị chàm sữa nên hay gãi liên tục khiến cho mụn nước bị vỡ và chảy máu. Khi đó rất dễ dẫn đến nhiễm trùng nếu vùng da bị lác không được giữ vệ sinh sạch sẽ. Đây thực chất là một dạng bệnh do cơ địa dị ứng gây ra nên việc điều trị chủ yếu được thực hiện thông qua việc kéo giãn thời gian lành bệnh để bình thường hóa làn da của trẻ, đồng thời giảm nguy cơ tái phát. Như đã nói ở trên, đây là bệnh dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm nên cha mẹ tuyệt đối không tự ý chữa trị cho con khi thấy có dấu hiệu của bệnh chàm sữa mà nên đi khám bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Thêm vào đó, mức độ biểu hiện của bệnh ở từng giai đoạn là khác nhau nên cần áp dụng nhiều phương pháp kết hợp để điều trị một cách hiệu quả. Khi điều trị cho trẻ cần lưu ý một số điểm như: - Trừ trường hợp trẻ bị bội nhiễm, nếu không thì không được cho trẻ dùng kháng sinh liều cao. Khi thật sự cần thiết phải dùng thì cần chú ý kỹ để tránh bị sốc phản vệ. - Dùng thuốc dạng dung dịch có tính sát trùng nhẹ để bôi vào các vết sang thương nổi đỏ hay đã tiết dịch. - Có thể bôi thuốc chứa corticosteroid nồng độ thấp vào vùng da sang thương đỏ, khô và tróc vảy nhưng chỉ trong thời gian ngắn (từ 5 - 7 ngày). Tốt nhất để đảm bảo an toàn cho con cũng như hạn chế bệnh phát nặng thì cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. - Tuyệt đối không bôi cho bé loại thuốc chứa corticosteroid hàm lượng cao bởi có thể gây mất màu da, teo da, thậm chí nếu dùng lâu dài có thể gây suy tuyến thận. Các yếu tố liên quan đến chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt thường ngày của trẻ cần được lưu ý để giúp phòng ngừa bệnh. - Đảm bảo nhiệt độ môi trường không quá lạnh hoặc quá nóng mà luôn ở mức ổn định, không đột ngột thay đổi. Giữ cho môi trường sống của bé luôn sạch sẽ và thoáng mát. - Nhà cửa, giường, chăn gối của bé cần được vệ sinh thường xuyên. - Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, chó mèo. - Cho trẻ mặc đồ thoáng mát, dễ thấm hút để tránh gây bít tắc da. - Cho trẻ sử dụng các loại sữa tắm, kem dưỡng ẩm phù hợp hàng ngày. Không lựa chọn sữa tắm hoặc xà phòng có hóa chất tạo bọt, tạo mùi. Đặc biệt, để tránh gây kích ứng và nhiễm trùng ở trẻ, không cho trẻ tắm với các loại lá dân gian có tạp chất. - Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ lâu nhất có thể. Với những trẻ bắt đầu ăn dặm thì cần tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như thức ăn lên men, hải sản, trứng,... - Trường hợp trẻ bị chàm sữa nặng thì cần giữ cho cơ thể bé luôn sạch sẽ và khô thoáng, liên tục thay tã lót cho bé để hạn chế ẩm ướt, hạn chế đổ mồ hôi và thay đồ cho bé ngay sau khi tắm. Với những trẻ bị bệnh nhưng vẫn đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thì mẹ cần lưu ý tránh ăn các loại thực phẩm sau: - Thực phẩm có chất gây tanh như cá, tôm, cua,... - Thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn chiên rán nhiều dầu, thịt mỡ,... - Thực phẩm cay nóng như tiêu, chanh, ớt,...;;;;;Chàm sữa là vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi tình trạng này kéo dài, không có giải pháp khắc phục kịp thời sẽ có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho làn da của trẻ. Để biết cách điều trị hiệu quả và khi nào nên dùng thuốc chữa chàm sữa, bạn đọc hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây. 1. Chàm sữa là gì và dấu hiệu nhận biết Chàm sữa còn được biết đến với nhiều tên gọi như eczema, lác sữa hay viêm da cơ địa. Đây là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến ở trẻ, đặc biệt thường gặp ở trẻ từ 3 - 24 tháng tuổi. Mặc dù đây là bệnh lý không nguy hiểm nhưng lại rất khó điều trị, thậm chí có thể tái phát nhiều lần.Chàm sữa thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng hoặc cha/mẹ có cơ địa dị ứng như hen suyễn, mề đay, dị ứng da do thời tiết và không có khả năng lây lan. Trẻ có thể bị chàm do dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ (mẹ sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều chất đạm, hải sản). Ngoài ra, một số tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, lông động vật cũng có thể khiến trẻ gặp phải vấn đề này.Trước khi tìm hiểu cách chữa chàm sữa, bố mẹ cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết bệnh lý này, cụ thể:Nốt mẩn đỏ xuất hiện nhiều trên da của trẻ.Khi chạm vào da bé, bạn sẽ có cảm giác thô ráp.Nổi những vảy nhỏ li ti trên một số vùng da.Khi bị chàm sữa, trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt nên sẽ thường quấy khóc, kém ăn, ngủ kém ngon giấc. Nếu trên da xuất hiện mụn nước, khi vỡ ra có thể gây bết dính trên vùng chàm, tạo nên một lớp sừng hóa bì cứng. Một số trường hợp da nứt nẻ sẽ gây rỉ máu và nhiễm trùng, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại sẹo sâu. 2. Một số cách chữa chàm sữa tại nhà được áp dụng phổ biến Để điều trị chàm sữa hiệu quả, bố mẹ cần xác định được nguyên nhân khởi phát đợt chàm để hạn chế, loại bỏ các yếu tố đó.Một số giải pháp điều trị tại nhà mà bố mẹ có thể tham khảo gồm. Duy trì độ ẩm cho da của trẻ: Nên chọn các sản phẩm dịu nhẹ, được thiết kế dành riêng cho da trẻ sơ sinh như cetaphil, cerave, physiogel. Bạn nên thoa kem cho trẻ từ 2-4 lần/ ngày, tốt nhất trong vòng 3-5 phút ngay sau tắm. Khi chọn mua kem dưỡng ẩm, bạn lưu ý chỉ nên chọn kem đã được kiểm nghiệm, cấp phép. Không chọn sản phẩm có hương thơm bởi có thể gây kích ứng da khiến cho tình trạng chàm của trẻ tiến triển nặng hơn. Tốt nhất bạn nên chọn lựa kem theo đơn của bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ da liễu.Chế độ ăn uống hợp lý: Trong thời gian áp dụng cách chữa chàm sữa, với trẻ đã ăn dặm bố mẹ nên tránh cho con sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ hải sản, trứng, lạc... Với trẻ nhỏ hơn, mẹ hãy cho bé uống hoặc bú thật nhiều sữa. Trong trường hợp sử dụng kem dưỡng ẩm nhưng tình trạng chàm sữa ở trẻ không được cải thiện, bố mẹ cần cân nhắc việc sử dụng thuốc chữa chàm sữa với những lựa chọn sau đây:Dùng thuốc điều trị triệu chứng: Với những trường hợp bị chàm sữa, trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nên bố mẹ có thể sử dụng nhóm thuốc kháng histamin như chlopheniramin, alimemazin... để giảm ngứa cho trẻ hiệu quả.Dùng kháng sinh: Chàm sữa là một thể bệnh cơ địa dị ứng nên thuốc kháng sinh thường không có tác dụng đối với bệnh. Tuy nhiên, khi có bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh như cephalexin, cefadroxil, amoxicillin, erythromycin...Sử dụng kem chống viêm: Trong giai đoạn cấp, bạn có thể dùng kem corticoid thoa tại chỗ cho trẻ. Một số loại kem chứa corticoid dạng nhẹ thường được khuyến cáo sử dụng như Hydrocortisone 1%, clobetasone butyrate 0,05 %. Những thuốc này có hiệu quả rất nhanh, tuy nhiên phụ huynh tuyệt đối không lạm dụng và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ 4. Giải pháp phòng ngừa bệnh chàm sữa ở trẻ em hiệu quả Bên cạnh cách chữa chàm sữa, bố mẹ cần tham khảo các giải pháp phòng ngừa dựa trên các yếu tố như chế độ dinh dưỡng, vệ sinh làn da của trẻ và môi trường sống xung quanh để bảo vệ trẻ tốt nhất. Cụ thể:Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mẹ cần cố gắng duy trì sữa mẹ lâu nhất có thể. Bạn chỉ nên cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng trở đi, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng như trứng, hải sản, lạc, đồ ăn lên men...Vệ sinh thân thể cho trẻ đúng cách, lưu ý chọn sữa tắm phù hợp với trẻ, không cho trẻ tắm quá lâu với xà phòng hoặc sữa tắm.Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây bít tắc da.Thường xuyên chú ý vệ sinh nhà cửa, giữ môi trường sống luôn sạch sẽ đặc biệt là nơi ngủ của trẻ. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với động vật có lông như chó, mèo.Trên đây là một số chia sẻ giải đáp về cách chữa chàm sữa cho bé. Hy vọng rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc trẻ hiệu quả nhất.;;;;;Bệnh chàm ở trẻ thường lành và khá phổ biến nhưng nếu không được nhận biết và chữa trị bệnh chàm ở trẻ sớm, trẻ có thể chà sát vùng bị chàm gây tổn thương hoặc nhiễm trùng vùng da bị chàm. 1. Những định nghĩa về bệnh chàm Bệnh chàm là một tình trạng khiến da bị viêm hoặc kích ứng. Loại phổ biến nhất là chàm thể tạng hoặc viêm da dị ứng. “Dị ứng” ám chỉ nhóm người có xu hướng mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, dị ứng thực phẩm, dị ứng thời tiết và dị ứng môi trường (bụi nhà, phấn hoa,…). Bệnh chàm tổ đỉa, một dạng viêm da cơ địa đặc biệt, ảnh hưởng đến khoảng 10% – 20% trẻ em và khoảng 3% người lớn và trẻ em ở Hoa Kỳ. Hầu hết trẻ em phát triển bệnh chàm trước 10 tuổi và một số trẻ có thể tiếp tục có triệu chứng suốt đời. Hiện chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn cho bệnh chàm, tuy nhiên, thông qua điều trị và phòng tránh các chất gây dị ứng, hầu hết các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát. Bệnh chàm không lây lan cho người khác. Bệnh chàm thường khá phổ biến và lành tính với trẻ Bệnh chàm có nhiều loại với những biểu hiện tương tự nhau, bao gồm viêm da dị ứng, chàm đồng xu, chàm phản ứng thứ phát, chàm bàn tay, chàm vi trùng và tổ đỉa. Bác sĩ có thể dựa vào loại ban phát và vị trí xuất hiện trên cơ thể để xác định loại chàm mắc phải, bao gồm: – Viêm da dị ứng: Đây là loại phổ biến nhất của bệnh chàm và ảnh hưởng nhiều đến người trưởng thành. Viêm da dị ứng thường liên quan đến các rối loạn dị ứng khác như hen suyễn và viêm mũi dị ứng. – Viêm da tiếp xúc: Đa phần mọi người từng gặp tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Bệnh xảy ra khi da tiếp xúc với một chất gây phát ban. Chất này có thể gây kích ứng hoặc phản ứng dị ứng. Có hai loại viêm da tiếp xúc: + Viêm da kích ứng: Đây là loại phổ biến và liên quan chặt chẽ với người bị viêm da dị ứng. Những tác nhân gây nên bệnh có thể bao gồm các sản phẩm hóa mỹ phẩm bôi lên da, xà phòng, chất tẩy rửa, đồ trang sức chứa niken và các hóa chất công nghiệp như dung môi và xi măng. + Viêm da dị ứng bùng phát: Khi da trẻ tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng như niken, kim loại, sản phẩm làm đẹp chứa nước hoa, cao su và chất bảo quản. – Bệnh tổ đỉa: Đây là một dạng chàm ít phổ biến hơn nhưng khó điều trị. Bệnh gây ra sự phát ban nhỏ nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, rìa ngón tay và rìa bàn tay. Nguyên nhân có thể bao gồm tình trạng đổ mồ hôi hoặc tiếp xúc với các chất kích thích như kim loại. – Viêm da thần kinh: Loại bệnh chàm này thường gây ra một hoặc hai mảng ngứa dữ dội, thường ở vùng gáy, cánh tay hoặc chân. Các yếu tố nguy cơ bao gồm việc mắc phải loại bệnh chàm khác như viêm da dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc, hoặc đơn giản chỉ là da quá khô. Phụ nữ từ 30 – 50 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. – Chàm nhiễm trùng (chàm vi khuẩn): Nguyên nhân gây bệnh có thể đến từ nhiễm nấm, vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Nhiễm nấm, đặc biệt là nấm bàn chân, là nguyên nhân phổ biến nhất. Các biểu hiện lâm sàng của chàm vi trùng khá đa dạng, bao gồm phát ban nước lan tỏa hoặc khu trú, dạng dát sẩn hoặc tinh hồng nhiệt, hồng ban nút, hồng ban đa dạng, hồng ban nhẫn ly tâm, hội chứng Sweet, tổn thương dạng vảy nến, phát ban mụn mủ dát đỏ lan tỏa, v.v. Mặc dù cơ chế chung là phản ứng quá mẫn, nhưng các biểu hiện lâm sàng khác nhau tương ứng với từng loại phản ứng quá mẫn. Điều trị quan trọng là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Thực tế nguyên nhân chính xác gây bệnh chàm sữa ở trẻ chưa được xác định. Theo các chuyên gia nghiên cứu bệnh chàm thường xuất hiện ở trẻ có cha mẹ tiền sử mắc các bệnh lý mề đay, dị ứng, dị ứng thời tiết,… Bệnh có liên quan đến sự phối hợp của hai yếu tố: cơ địa dị ứng và chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể hoặc có nguồn từ bên ngoài như bọ chét, nấm mốc, bụi… thường có trong chăn, gối, nệm, khăn trải giường, thảm. Ngoài ra, lông chó, lông mèo, gián cũng có thể gây dị ứng… Chăm sóc chữa trị cho trẻ đúng cách tránh làm tổn thương vùng da bị chàm của trẻ Bệnh cũng có liên quan đến những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng… 2. Cách nhận biết chàm sữa ở bé Bệnh thường xuất hiện khi trẻ khoảng 3 tháng tuổi trở đi, thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình và tứ chi. Ban đầu là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mài và tróc vảy. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Những vết chàm vỡ không bị nhiễm trùng sẽ để lại vảy kết trên mặt da. Bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 4 tuổi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng. Những trẻ có cơ địa dễ bị dị ứng thì sẽ rất dễ tái phát bệnh chàm sữa này. Vì thế cha mẹ cần có cách chăm sóc hợp lý, đúng cách cho con với một vài lưu ý như sau – Chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Không nên cho con ăn thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, thực phẩm lên men, trứng, đậu phộng, cà chua, đồ biển… – Nếu vết chàm đang nổi đỏ hoặc chảy dịch thì có thể bôi các loại thuốc dạng dung dịch màu mang tính sát trùng nhẹ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu để tránh gây tổn thương vùng da non của trẻ Đưa trẻ đi khám da liễu để được bác sĩ kê đơn chính xác – Khi tổn thương da khô, đỏ, tróc vẩy thì có thể bôi các loại kem phù hợp với da của trẻ để hạn chế tổn thương. – Khi tổn thương da khô, dầy sừng nhiều thì có thể dùng các loại mỡ chứa corticosteroid hoặc phối hợp chất tiêu sừng nhưsalicylic acid. – Không nên tiêm chủng ngừa cho bé nhất là tiêm chủng đậu mùa vì có thể dẫn đến bệnh mụn mủ dạng thủy đậu. Lúc này, trẻ có biểu hiện sốt cao, sẩn, mụn nước, bóng nước, cuối cùng thành mụn mủ lõm ở giữa, quanh mụn mủ có quầng viêm đỏ, khi lành để lại sẹo làm mặt rỗ. – Không dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm sữa, trừ khi bội nhiễm nhưng phải hết sức thận trọng vì dễ gây sốc phản vệ do dùng thuốc. – Hãy cho trẻ đi khám và được sử dụng thuốc đúng cách, không nên tự ý mua thuốc hay dùng lá cây đắp lên sẽ làm bệnh thêm trầm trọng.
question_70
Trật khớp khuỷu tay bao lâu thì khỏi?
doc_70
Trật khớp khuỷu tay có nghĩa là khuỷu tay bị trượt ra khỏi vị trí bình thường tại khớp. Trật khớp khuỷu tay có nghĩa là khuỷu tay bị trượt ra khỏi vị trí bình thường tại khớp. Trật khớp khuỷu tay có nghĩa là khuỷu tay bị trượt ra khỏi vị trí bình thường tại khớp. Các xương khuỷu tay (được gọi là xương quay) và khớp khuỷu tay được nối bởi các dây chằng có tính đàn hồi. Ở người trưởng thành, dây chằng trở nên chắc và bền hơn. Còn ở trẻ em, các dây chằng vẫn còn khá lỏng lẻo cho nên dễ dẫn đến tình trạng trật khớp đầu xương khuỷu tay nếu người lớn không chú ý quan sát trẻ. Khi người bệnh bị trật khớp khuỷu tay sẽ có cảm giác đau đớn tại vùng trật khớp nhưng những chấn thương này thường không gây tổn thương lâu dài. Cách chữa trật khớp khuỷu tay Để điều trị trật khớp khuỷu tay, bác sĩ sẽ kiểm tra các dây chằng có bị thương hay không, đồng thời xem cánh tay hoặc bàn tay có bị lạnh hay tê liệt hay không. Không chỉ có vậy, bác sĩ còn phải xác định xem động mạch hoặc dây thần kinh có bị chèn ép hay không. Nếu cần thiết, bạn có thể phải chụp X-quang kiểm tra xương ở khớp khuỷu tay có bị nứt hay không. Trật khớp xương đầu khuỷu tay có thể do tai nạn bình thường gây ra và đây là một loại chấn thương khá phổ biến. Bác sĩ có thể điều trị bằng các phương pháp sau: Thuốc Trước khi được nắn lại khớp, để giúp giảm mức độ đau và giúp cơ bắp thư giãn bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc giảm đau. Trị liệu Sau khi khớp xương trở lại đúng vị trí của nó, bệnh nhân có thể cần phải đeo nẹp hoặc băng bó trong vài tuần, tiến hành các bài tập vật lý trị liệu nhằm cải thiện phạm vi chuyển động và sức mạnh ở tay. Phẫu thuật Trong trường hợp nặng, bạn có thể cần phải phẫu thuật nếu: – Có bất kỳ phần xương trật khớp nào bị gãy; – Dây chằng, dây thần kinh hoặc mạch máu bị tổn thương, hư hại, cần phải được gắn lại và khôi phục chức năng. Tùy vào mức độ trật khớp nặng hay nhẹ, cách thức điều trị, công nghệ áp dụng và kỹ thuật của bác sĩ mà thời gian hồi phục trật khớp khuỷu tay sẽ khác nhau. Thông thường thì thời gian hồi phục sẽ dao động trong khoảng từ 2 tuần cho tới 2 tháng thậm chí lâu hơn. Một số bệnh nhân vì bản thân sức khỏe không tốt hoặc tuổi cao hơn thì thời gian điều trị và phục hồi có thể lâu hơn.
doc_32938;;;;;doc_16649;;;;;doc_8570;;;;;doc_63286;;;;;doc_25043
Trả lời: Trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi là quan tâm của rất nhiều người. Bạn Thành Vinh thân mến! Trật khớp là hiện tượng hai khớp nối với nhau bị lệch và các dây chằng bị tổn thương. Trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh đột ngột, té ngã, mang xách nặng… Câu hỏi trật khớp cổ tay bao lâu thì khỏi của bạn cũng là quan tâm của rất nhiều người. Trật khớp cổ tay nếu được xử lý đúng cách sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 – 2 tuần, trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài ngày. Để rút ngắn thời gian hồi phục khi bị trật khớp cổ tay, người bệnh cần phải được xơ cứu đúng cách ngay sau khi xảy ra trật khớp, thăm khám bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sau đó và tiến hành điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. 2. Cách chăm sóc khi bị trật khớp cổ tay Sau khi rời bệnh viện, bạn có thể áp dụng một vài cách chăm sóc trật khớp cổ tay tại nhà dưới đây để giảm đau và rút ngắn thời gian hồi phục của bệnh: Trật khớp cổ tay nếu được xử lý đúng cách sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 – 2 tuần, trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài ngày. ⊹ Uống các loại thuốc bổ trợ khớp theo chỉ dẫn của bác sĩ. ⊹ Massage nhẹ nhàng vùng khớp bị trật bằng dầu nóng ⊹ Chườm nóng vùng khớp bị trật sẽ giúp giảm đau hiệu quả ⊹ Cần nghỉ ngơi tuyệt đối, không làm việc nhà đặc biệt là các việc phải mang, xách nặng ⊹ Có chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý để hỗ trợ việc hồi phục ⊹ Vận động nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh mọi tác nhân làm đau vùng khớp bị trật ⊹ Nếu cơn đau quay trở lại với cường độ mạnh hơn hoặc vết thương đột nhiên bị sưng tấy cần thăm khám lại càng sớm càng tốt.;;;;;Trật khớp khuỷu tay là chấn thương phổ biến chỉ đứng sau trật khớp vai và xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn. Trật khớp khuỷu tay nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng thần kinh, mạch máu ảnh hưởng đến khả năng vận động của tay, thậm chí gây tàn tật. 1. Tổng quan về trật khuỷu tay 1.1. Cấu tạo khớp khuỷu tay. Cấu tạo khớp khuỷu tay bao gồm 3 đầu xương hợp thành:Đầu dưới xương cảnh tayĐầu trên xương trụ.Xương quay. Phía bên ngoài là lồi cầu tiếp nối với chỏm quay tạo thành khớp lồi cầu (khớp cánh tay quay). Phía bên trong là ròng rọc tiếp nối hõm xích ma lớn tạo thành khớp bản lề (khớp cánh tay trụ). Ngoài ra xương trụ và xương quay còn tiếp nối với nhau tạo thành khớp quay trụ trên.Mỗi xương có hình dạng đặc trưng giúp khớp khuỷu thực hiện được các động tác gấp - duỗi phức tạp. Ở các xương của khớp khuỷu còn có hệ thống dây chằng liên kết với nhau giúp cho xương nằm đúng trục. Khi bị trật khớp tay hoặc tổn thương khớp khuỷu có thể ảnh hưởng tới cơ chế hoạt động của khu vực này. Cấu tạo khớp khuỷu tay 2. Nguyên nhân trật khớp khuỷu tay Trật khớp tay có thể xảy ra phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn. Những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra trật khớp khuỷu tay bao gồm:Ngã: Thường do ngã chống bàn tay xuống đất trong tư thế duỗi khuỷu, khiến cánh tay trật khỏi khớp khuỷu tay.Tai nạn xe cộ: Lực tác động khi bị va chạm, tai nạn có thể gây trật khớp khuỷu tay.Nâng/ kéo tay trẻ không đúng cách: Trẻ em nếu được nâng tay hoặc cầm kéo tay không đúng cách có thể gây ra tình trạng trật khớp tay. 3. Phân loại trật khớp khuỷu tay Trật khớp khuỷu tay có thể phân chia làm 2 loại:3.1. Trật ra sau. Tình trạng trật khớp tay ra sau chiếm khoảng 90% tổng số ca trật khớp khuỷu với đặc điểm: Đầu trên 2 xương cẳng tay bị bật ra khỏi khớp, bị kéo lên trên mặt sau đầu dưới xương cánh tay. Nếu 2 xương có xu hướng nghiêng sang bên cũng tạo nên kiểu trật ra sau và lệch vào bên ngoài hoặc bên trong.Ở trường hợp này tất cả các dây chằng đều bị rách ngoại trừ dây chằng vòng. Nếu dây chằng vòng cũng bị tổn thương thì tình trạng sẽ phức tạp hơn vì chỏm xương quay sẽ bật hẳn ra xa.3.2. Trật ra trước. Thường trật khớp tay ra trước chỉ xảy ra khi có dấu hiệu gãy mỏm khuỷu, đứt dây chằng (trừ dây chằng vòng), đụng giập cơ nhị đầu, cơ bám mỏm trên lồi cầu, tổn thương dây thần kinh trụ... 4. Triệu chứng trật khớp khuỷu tay Sau khi bị chấn thương gây trật khớp khuỷu tay, bệnh nhân sẽ nhanh chóng gặp phải các triệu chứng sau:Khớp khuỷu tay bị đau nhức.Khuỷu sưng to (do các dây chằng rách gây tụ máu)Cẳng tay không duỗi hoặc gấp được. Hoặc cẳng tay bệnh nhân gấp chứng 40 độ, cẳng tay trông ngắn đi nhưng cánh tay trông như dài ra. Triệu chứng đau khớp khuỷu tay thường gặp ở bệnh nhân sau khi bị trật khớp khuỷu tay Sờ được bờ xương tròn của đầu dưới xương cánh tay, thấy mỏm khuỷu nhô ra sau, đầu trên xương quay lồi ra ngoài và ra sau.Nếu hơi gấp khuỷu tay và buông ra sẽ thấy dấu hiệu lò xo (cẳng tay tự động bật về vị trí ban đầu trước khi gấp khuỷu tay).Ngoài ra bác sĩ sẽ cần chụp X-quang khớp khuỷu các góc thẳng, nghiêng, chụp CT để xác định thế trật và tìm thêm các tổn thương phối hợp ở xương (nếu có).Nếu bệnh nhân đến khám sớm ngay sau khi bị chấn thương thì sẽ dễ chẩn đoán (do sờ thấy các mốc xương), còn nếu đến muộn thì vùng khuỷu đã sưng nề gây khó khăn cho việc thăm khám hơn. 5. Biến chứng và cách điều trị trật khớp khuỷu tay Trật khớp khuỷu tay có thể gây tổn hại đến hệ thần kinh và mạch máu nếu không được xử lý và điều trị kịp thời. Một số biến chứng có thể xảy ra bao gồm:Biến chứng thần kinh: Tổn thương thần kinh giữa, thần kinh liên cốt trước và điển hình nhất là liệt dây thần kinh trụ gây mất cảm giác ở đầu ngón V.Biến chứng mạch máu: Chỉ chiếm tỷ lệ 1-5% trật khớp, thường xảy ra khi động mạch cánh tay bị chèn ép, rách hoặc co thắt.Tùy thuộc vào mức độ tổn thương của vùng khớp khuỷu tay mà bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp điều trị phù hợp với mục tiêu đưa khớp khuỷu về đúng vị trí và phục hồi chức năng khuỷu tay. Các biện pháp điều trị trật khớp tay bao gồm:. Trật khớp khuỷu tay có thể gây ra một số biến chứng như liệt dây thần kinh trụ 5.1. Nắn chỉnh lại khớp. Nếu trật khớp khuỷu mới (dưới 3 tuần) bác sĩ có thể chỉ định kéo nắn lại khớp và nẹp bột trong khoảng 10 ngày rồi mới tập vận động.Với những bệnh nhân đã nắn khớp nhưng vẫn kém vững do bị rách phần mềm nhiều thì phải giữ bất động vùng tổn thương trong 3-4 tuần rồi mới tập vận động.Nếu không nắn được do kẹt khớp, chèn phần mềm hoặc gãy xương nội khớp thì cần thực hiện phẫu thuật để đưa khớp khuỷu về vị trí giải phẫu.5.2. Phẫu thuật. Biện pháp phẫu thuật thường được áp dụng đối với những trường hợp:Trật khớp khuỷu tay phức tạp: Có tổn thương thần kinh, mạch máu.Nắn chỉnh khớp không hiệu quả.Cần phục hồi lại trục chi và khâu sửa lại dây chằng, bao khớp để giữ vững khớp khuỷu.Nhìn chung, nếu thấy có dấu hiệu của trật khớp khuỷu tay, bệnh nhân nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng không đáng có ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.;;;;;Sai khớp đầu xương quay (hay nôm na là trật khuỷu tay) là một loại chấn thương phổ biến ở các bé dưới 5 tuổi, xảy ra khi xương quay của cánh tay phía dưới khuỷu tay bị trật ra khỏi khớp xương cánh tay. Dấu hiệu và triệu chứng Bình thường, xương được giữ cố định nhờ dây chằng, nhưng khi dây chằng bị giãn (ví dụ như khi bị kéo mạnh đột xuất) thì xương sẽ bị trật ra khỏi vị trí bình thường. Điều này thường xảy ra với trẻ dưới 5 tuổi khi bé bị kéo tay mạnh và đột xuất, hay khi bị kéo lên chỉ bằng một bên xách tay, hay khi bé được kéo lại lúc bé sắp bị té. Điều này ít xảy ra với các bé trên 5 tuổi vì khi đó dây chằng và khớp của các bé đã mạnh hơn rất nhiều. Thông thường các bé khi bị trật khớp khuỷu tay sẽ khóc ngay lập tức, hoặc không thể sử dụng được cánh tay đã bị trật để cầm nắm hay làm bất cứ điều gì nữa. Trật khớp khuỷu tay xảy ra khi bé bị kéo tay đột xuất, hay bị té. Chữa trị Phần khớp bị trật có thể được kéo và đưa trở lại vị trí cũ bởi một y tá hay bác sỹ. Các bé sẽ bị đau nhưng chỉ trong giây lát. X-quang là không cần thiết cho những trường hợp này. Các bé sẽ được kiểm tra xem có thể sử dụng lại cánh tay bình thường mà không bị đau đớn hay khó chịu gì hay không. Thông thường, đa số các bé có thể di chuyển và sử dụng tay bình thường ngay sau khi được chữa trị, nhưng đôi khi có bé cũng cần thời gian lâu hơn để hồi phục. Thời gian bé bị trật khuỷu tay càng lâu thì thời gian hồi phục sẽ càng chậm. Và các bé có thể sẽ phải uống thuốc giảm đau. Trong trường hợp khuỷu tay bị trật nhưng không kéo tay để cho khớp bình thường lại như cũ được thì bé sẽ cần phải chụp X-quang để kiểm tra xem có phần xương nào bị gãy hay không. Chăm sóc tại nhà Thông thường sau khi chữa trị, các bé có thể hoạt động và sử dụng tay bình thường ngay lập tức. Nếu bé bị trật khuỷu tay khá lâu, thì sẽ cần phải cho bé uống thuốc giảm đau trong ngày. Nếu đến ngày hôm sau bé vẫn không cử động cánh tay được hoàn toàn bình thường, thì phải đưa bé đi chẩn đoán lại ngay trong hôm đó. Tiên lượng Trật khuỷu tay sẽ không để lại thiệt hại lâu dài và vĩnh viễn cho các bé. Có một số trẻ sẽ chịu được chấn thương này tốt hơn các bé khác. Và có thể xảy ra nhiều lần đối với các bé. Các bé cần được điều trị tức thời và hợp lý để tránh những tổn hại lâu dài. Nếu để tình trạng trật khuỷu tay của bé càng lâu thì bé sẽ càng bị đau và sẽ càng khó chữa. Phòng tránh Tuyệt đối tránh không kéo tay các bé (kéo ở cánh tay dưới, hay kéo từ cổ tay đều không được) và chỉ dẫn cho các người khác (ông bà nội ngoại, các bảo mẫu trông cháu) để họ cũng tránh điều đó. Điều này rất quan trọng để giảm thiểu khả năng bé bị trật khuỷu tay. Những điều cần nhớ - Trật khớp khuỷu tay xảy ra khi bé bị kéo tay đột xuất, hay bị té. - Trật khớp khuỷu tay không để lại tổn hại lâu dài cho bé. - Rất ít khi trẻ trên 5 tuổi bị trật khớp khuỷu tay. - Đừng bao giờ kéo xệch, hay nhấc bổng các bé lên bằng cách kéo 1 tay của bé. Phòng tránh luôn là quan trọng nhất! - Hỏi ý kiến của các bác sỹ ở gần nơi bạn ở!;;;;;Chấn thương khuỷu tay nếu không điều trị và phục hồi kịp thời sẽ có khả năng tiến triển thành dính khớp khuỷu tay, gây khó khăn cho việc vận động và thậm chí có nguy cơ tàn phế. 1. Tổng quan tình trạng dính khớp khuỷu tay Dính khớp khuỷu tay (Elbow Ankylosis) và cứng khớp khuỷu (Elbow Stiffness) là hai biến chứng thường gặp sau chấn thương (gãy xương khuỷu tay, gãy chỏm quay...) hoặc bệnh nhân mắc các bệnh lý làm phá hủy khớp khuỷu (ví dụ như viêm khớp dạng thấp, viêm màng hoạt dịch khớp, thoái hóa khớp khuỷu, u tế bào khổng lồ ở xương khuỷu...).Tình trạng này khiến cho khả năng vận động cánh tay bị giới hạn. Đa phần bệnh nhân bị dính khớp khuỷu tay thường gặp khó khăn trong việc gập - duỗi cẳng tay, lật sấp - ngửa cổ tay, khi đo mạch sẽ thấy bên chấn thương yếu hẳn so với bên còn lại. Nhìn chung người bệnh rất khó để hoạt động và sinh hoạt như bình thường, thậm chí có nguy cơ cao bị tàn phế nếu để tình trạng kéo dài. Phẫu thuật điều trị dính khớp khuỷu tay 2. Hướng điều trị để khôi phục vận động Đối với tình trạng dính khớp khuỷu tay tập trung ở phần mềm, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật nội soi và mổ mở gỡ dính. Đây là những kỹ thuật cao, yêu cầu khả năng chuyên môn vững chắc bởi cấu trúc khớp khuỷu gồm nhiều dây thần kinh và mạch máu đan xen rất phức tạp.Tuy nhiên với trường hợp dính khớp khuỷu tay toàn phần, tức cẳng tay và xương cánh tay dính liền lại với nhau thành một khối thì phẫu thuật phần mềm không đáp ứng được yêu cầu điều trị. Nếu như trước đây, trường hợp dính khớp khuỷu hoàn toàn gần như vô vọng thì giờ đây, với sự tiến bộ của y học và sự hỗ trợ của trang thiết bị tân tiến, các chuyên gia phẫu thuật giàu kinh nghiệm, bệnh nhân có thể khôi phục khả năng vận động của khớp khuỷu thông qua phẫu thuật thay khớp.Dự kiến phẫu thuật thay khớp sẽ kéo dài từ 1-2 tiếng với sự tham gia của các bác sĩ có tay nghề cao và dày dặn kinh nghiệm. Bác sĩ sẽ dùng dao rạch một đường ở khuỷu tay để lấy phần khớp bị hư hại ra, sau đó thay thế bằng khuỷu tay nhân tạo được làm từ các vật liệu chuyên biệt có chức năng tương đương.Phương pháp điều trị này giúp thay thế khớp bị tổn thương, mang lại hiệu quả vượt trội so với các phương án truyền thống, từ đó đảm bảo chức năng vận động lâu dài cho bệnh nhân. Đây cũng được xem là giải pháp tối ưu nhất đối với tình trạng dính khớp khuỷu tay hoàn toàn. Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân có thể tập phục hồi chức năng và thực hiện các vận động nhẹ nhàng như gập - duỗi, sấp - ngửa bàn tay ở mức 90% so với bình thường.Tình trạng dính khớp khuỷu tay nếu không được chữa trị sẽ khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày và có nguy cơ tàn phế cao, vậy nên bệnh nhân nên đến bệnh viện có chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để được bác sĩ trực tiếp chẩn đoán, đánh giá cụ thể, từ đó sẽ được tư vấn thêm hướng điều trị thích hợp.;;;;;Trật khớp gối bao lâu thì khỏi là thắc mắc của rất nhiều người bởi đây là chấn thương dễ gặp phải sau tai nạn, va đập hay vận động quá mức. Để có thêm thông tin về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Trật khớp gối bao lâu thì khỏi là thắc mắc của nhiều người Trật khớp gối bao lâu thì khỏi Khớp gối là khớp quan trọng được bao bọc bởi hệ thống dây chằng phức tạp. Trật khớp gối ảnh hưởng nhiều đến khả năng đi lại của người bệnh thậm chí là tàn phế nếu không được xử lý đúng cách. Thời gian trật khớp gối phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: ✥ Mức độ trật khớp, di lệch ✥ Hiệu quả xử lý tại chỗ đúng cách hoặc sai cách Xử trí trật khớp gối đúng cách càng sớm thì khả năng hồi phục càng nhanh. Do vậy, mỗi người cần trang bị cho mình kiến thức về sơ cứu trật khớp gối để giảm thiểu đau đớn và không tổn hại đến chức năng vận động của chân. Sau khi bị trật khớp gối, không nên cố gắng cử động chân vì có thể khiến khớp và hệ thống dây chằng bị tổn thường. Thây vào đó dùng nẹp hay băng cố định khớp tạm thời ở vị trí bị trật hoặc có thể dùng chân lành làm nẹp cố định buộc hai chân với nhau. Chườm đá để giảm sưng đau, phù nề ✯ Máy chụp X quang, máy chụp cắt lớp vi tính…. ✯ Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi có trình độ chuyên môn cao như bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Kim Loan, đã có hơn 30 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh sẽ đưa ra các chẩn đoán và phương pháp chữa trị hiệu quả cho người bệnh mau chóng hồi phục. ✯ Để tiết kiệm chi phí cho người bệnh, Bệnh viện có thanh toán BHYT, bảo hiểm phi nhân thọ theo đúng quy định. Để trật khớp gối mau chóng hồi phục, người bệnh cần nghỉ ngơi thường xuyên, tránh vận động mạnh, bổ sung đầy đủ dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống khoa học. Nên hạn chế sử dụng chất kích thích để không gặp phải các biến chứng viêm khớp ảnh hưởng đến thời gian lành của đầu gối.
question_71
Cười nhiều có bị gì không?
doc_71
1. Lợi ích của nụ cười trong cuộc sống hàng ngày Cuộc sống rất cần những tiếng cười. Sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng, tiếng cười giúp xua tan đi mọi mệt mỏi, giúp bạn giải tỏa năng lượng tiêu cực và chữa lành tâm hồn. Đó là lý do vì sao tiếng cười được coi như liều thuốc bổ đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Nụ cười tươi, vui vẻ giống như sợi dây kết nối bạn với những người xung quanh, giúp cuộc sống của chúng ta tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Người luôn nở nụ cười trên môi và sống tích cực thường có tuổi thọ dài hơn bình thường. Có thể nói cuộc sống của chúng ta không thể thiếu tiếng cười, chúng đem lại những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống.2. Một số nghiên cứu khoa học về tiếng cười Nhiều bạn băn khoăn: cười nhiều có bị gì không, câu trả lời là có, đây là một trong những biểu hiện của bệnh tâm thần, ví dụ như: tình trạng nhiễu loạn cảm xúc, trầm cảm cười hoặc hội chứng thiên thần angelman syndrome. …Nhiễu loạn cảm xúc là bệnh tâm thần khá phổ biến, bệnh còn được biết đến với tên gọi PBA - Pseudobulbar affect. Khi mắc bệnh, chúng ta gặp khó khăn trong việc tự kiểm soát cảm xúc của bản thân, đột ngột khóc hoặc cười trong tình huống không phù hợp. Nguyên nhân gây tình trạng nhiễu loạn cảm xúc là do hệ thần kinh gặp chấn thương ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát của não bộ. Người bị nhiễu loạn cảm xúc thường không bộc lộ đúng cảm xúc trên gương mặt, họ hay bật cười trong hoàn cảnh không thích hợp. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân gặp chấn thương não, người mắc bệnh Parkinson hoặc Alzheimer,… Tốt nhất chúng ta nên đi thăm khám và điều trị để kiểm soát, cải thiện tình trạng nhiễu loạn cảm xúc. Trầm cảm cười là một dạng rối loạn cảm xúc và là biểu hiện của bệnh tâm thần mức độ nhẹ. Mặc dù đang buồn sầu và có nhiều nỗi lo lắng, bệnh nhân vẫn luôn nở nụ cười trên môi để che giấu cảm xúc thật của bản thân. Thậm chí, người bệnh thường xuyên cười vô cớ, nếu không để ý kỹ chúng ta sẽ nghĩ rằng họ đang có cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và không có nhiều lo toan. Nếu bạn đang thắc mắc: cười nhiều có bị gì không thì câu trả lời là có, đây có thể là dấu hiệu của chứng thiên thần Angelman syndrome, một dạng rối loạn di truyền. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ bị khuyết tật trí tuệ, trẻ chậm phát triển hoặc mắc bệnh động kinh. Biểu hiện đặc trưng đó là bệnh nhân cười rất nhiều, đặc biệt là khi họ bị kích động tâm lý.
doc_5859;;;;;doc_27780;;;;;doc_35220;;;;;doc_7062;;;;;doc_52403
1. Tiếng cười trong cuộc sống hàng ngày Tiếng cười thu hút mọi người lại với nhau. Bằng những cách có thể kích hoạt những thay đổi lành mạnh về thể chất và cảm xúc trong cơ thể. Tiếng cười giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Từ đó giúp cải thiện tâm trạng, giảm đau và bảo vệ bạn khỏi tác hại của căng thẳng. Chính sự hài hước sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng, khơi dậy hy vọng và kết nối bạn với những người khác.Tiếng cười với rất nhiều sức mạnh để chữa lành và làm mới. Sở hữu khả năng cười thường xuyên là một nguồn lực to lớn để giải quyết các vấn đề. Từ đó giúp tăng cường các mối quan hệ của bạn, hỗ trợ cả sức khỏe thể chất và cảm xúc. Đây là một loại thuốc vô giá nhưng rất thú vị, miễn phí và dễ sử dụng.Khi lớn lên, cười nhiều thường khó xuất hiện hơn bởi những áp lực của cuộc sống. Nhưng chúng ta vẫn có rất nhiều cách để tìm kiếm những cơ hội hài hước. Tiếng cười để có thể cải thiện sức khỏe cảm xúc của mình, củng cố các mối quan hệ, tìm thấy hạnh phúc lớn hơn và thậm chí là giúp bạn tăng tuổi thọ. Cười thường xuyên là một nguồn lực to lớn để giải quyết các vấn đề 2. Cười nhiều rất tốt cho sức khỏe “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, đúng như vậy, cười nhiều, cười thường xuyên sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn. Cụ thể:Tiếng cười giúp thư giãn toàn bộ cơ thể: Một tiếng cười vui vẻ, sảng khoái sẽ làm giảm căng thẳng. Ngoài ra, nó còn giúp cơ bắp của bạn được thư giãn trong tối đa 45 phút sau đó.Tiếng cười tăng cường hệ thống miễn dịch: Chính tiếng cười đã làm giảm kích thích tố căng thẳng, từ đó tăng tế bào miễn dịch và kháng thể chống nhiễm trùng. Do đó, nó giúp cải thiện khả năng chống lại bệnh tật của bạn.Tiếng cười kích hoạt việc giải phóng Endorphin, hóa chất tự nhiên: Endorphin giúp thúc đẩy cảm giác hạnh phúc tổng thể, ngoài ra nó còn có thể giảm đau tạm thời.Tiếng cười bảo vệ trái tim: Tiếng cười cải thiện chức năng của mạch máu và tăng lưu lượng máu. Nó có thể giúp bảo vệ bạn chống lại cơn đau tim và một số vấn đề tim mạch khác.Tiếng cười sẽ đốt cháy calo: Một nghiên cứu cho thấy, khi cười trong 10 đến 15 phút mỗi ngày có thể sẽ đốt cháy được khoảng 40 calo. Nó có thể đủ để giảm 3 hoặc 4 cân trong suốt một năm.Tiếng cười sẽ làm cơn giận của bạn nhanh biến mất: Khi nhìn vào khía cạnh hài hước có thể đưa các vấn đề vào góc nhìn của chuyện đang xảy ra. Nó giúp bạn có thể tiếp tục đối đầu mà không phải ôm hận hay cay đắng.Tiếng cười có thể giúp bạn sống lâu hơn: Một nghiên cứu ở Na Uy cho thấy, với những người có khiếu hài hước, hay cười thường sống lâu hơn những người trong cuộc sống thiếu nụ cười. Đặc biệt với những bệnh nhân đang điều trị ung thư, tiếng cười thực sự giúp họ có thêm nghị lực nhiều hơn mỗi ngày.Trong vài thập kỷ gần đây, một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu về tác động của tiếng cười đối với cơ thể, sau đó đã đưa ra một số thông tin thú vị về cách nó ảnh hưởng đến chúng ta:Lượng đường trong máu: Một nghiên cứu được thực hiện trên 19 người mắc bệnh tiểu đường để thấy được tác động của tiếng cười đối với lượng đường trong máu, nghiên cứu được thực hiện như sau:Ngày thứ nhất: Sau khi ăn xong, cả nhóm tham dự một buổi thuyết trình tẻ nhạt. Tất cả mọi người trong nhóm đều được đo lại lượng đường huyết trong máu sau khi xem xong buổi diễn thuyết.Ngày thứ hai: Nhóm ăn cùng một bữa ăn và sau đó xem một bộ phim hài. Tất cả mọi người trong nhóm đều được đo lại lượng đường huyết trong máu sau khi xem xong màn hài kịch. Kết quả cho thấy, nhóm có lượng đường trong máu thấp hơn so với sau buổi diễn thuyết.Sự đáp ứng miễn dịch: Tình trạng căng thẳng gia tăng có liên quan đến việc giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có thể sử dụng sự hài hước để nâng cao mức độ kháng thể chống nhiễm trùng trong cơ thể và tăng mức độ tế bào miễn dịch. Cười nhiều, cười thường xuyên sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn Khi cười, sinh lý của chúng ta sẽ thay đổi. Chúng ta kéo căng cơ khắp mặt, cơ thể, mạch và huyết áp cũng tăng lên. Đồng thời thở nhanh hơn, gửi nhiều oxy hơn đến các mô của chúng ta.Những người tin vào lợi ích của tiếng cười nói rằng, nó có thể giống như một bài tập thể dục nhẹ. Có người từng nói: “Tác động của tiếng cười và tập thể dục rất giống nhau. Khi kết hợp tiếng cười và cử động như vẫy tay, là một cách tuyệt vời để tăng nhịp tim’’.William Fry, một người tiên phong trong nghiên cứu về tiếng cười đã tuyên bố rằng, phải mất trên 10 phút trên máy chèo thuyền để nhịp tim của anh ấy đạt đến mức như mong đợi chỉ sau 1 phút cười sảng khoái.Tiếng cười có ý nghĩa vô cùng tuyệt vời chúng ta. Chính vì vậy, hãy cố gắng cười nhiều hơn mỗi ngày để cuộc sống của chúng ta luôn có những điều tốt đẹp.org, webmd.com;;;;;Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếng cười vui vẻ bắt nguồn từ niềm vui thực sự, giúp giảm căng thẳng, giải toả tâm trạng và mang lại lợi ích cho sức khỏe. Không chỉ vậy, mới đây người ta còn thấy tiếng cười giúp thúc đẩy sự thèm ăn và được áp dụng như một liệu pháp điều trị chán ăn. Tiếng cười là một biểu hiện của niềm vui, khi người ta thực sự cảm thấy vui vẻ. Hầu hết chúng ta đều biết cười mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nói chung. Những lợi ích của tiếng cười mang lại cho chúng ta bao gồm: 1. Tiếng cười có thể thúc đẩy sự thèm ăn Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng cười có tác động đến sự thèm ăn như việc chúng ta tập thể dục. Bởi trong các nghiên cứu này, các nhà khoa học đã khẳng định được khi cười một cách sảng khoái có thể giúp cơ thể giải phóng một lượng các hormon tương tự như khi tập luyện và các hormon này kích thích sự thèm ăn.Trong nghiên cứu, người thực hiện đã chọn ra 14 người. Những người này được ngẫu nhiên cho xem đoạn video dài 20 phút mang lại cảm giác căng thẳng và một nhóm là bộ phim có tính hài hước. Sau khoảng 1 tuần xem thì 2 nhóm được đổi lại xem bộ phim ngược lại với tuần đầu tiên để so sánh kết quả.Để đánh giá, người ta đo hàm lượng hai loại hormone liên quan tới sự thèm ăn là leptin và ghrelin. Kết quả cho thấy những người xem phim mang yếu tố căng thẳng thì không có sự thay đổi đáng kể về mặt nghiên cứu của 2 loại hormon này. Còn nhóm những người xem video hài thì lượng leptin giảm xuống và nồng độ ghrelin tăng lên. Hormone leptin kìm hãm sự thèm ăn, còn ghrelin thì ngược lại. Sự thay đổi trên đánh giá nghiên cứu trên cũng thấy sự thay đổi tương tự như ở những người sau khi tập thể dục.Tuy nhiên, do mẫu nghiên cứu còn nhỏ nên các nhà nghiên cứu chưa đưa ra bất kỳ khẳng định nào rằng cười nhiều có thực sự thúc đẩy việc thèm ăn không. Những nghiên cứu mở ra một hướng điều trị mới cho những người có biểu hiện chán ăn, đặc biệt là người cao tuổi.Một điều cần lưu ý là dù lợi ích của việc cười mang lại sự thèm ăn hơn cho những người chán ăn như tập thể dục, nhưng không có nghĩa là khuyến khích việc ngồi xem phim hài thay cho việc tập luyện. Cười rất tốt, nhưng tập luyện cũng mang lại những lợi ích rất cao. Cho nên, cùng đồng hành cả hai phương pháp để giúp bạn sống vui khoẻ hơn. 2. Tiếng cười tốt cho hệ tim mạch Cười giúp cho hệ tim mạch hoạt động tốt hơn, giúp tăng lưu lượng máu tới cơ quan đích và giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn, phòng ngừa nguy cơ bệnh tăng huyết áp. Theo những nghiên cứu của Miller thì ông nhận thấy khi chúng ta cười trong 15 phút, sẽ có sự gia tăng đường kính của mạch máu tương tự như khi chạy bộ hoặc thực hiện các hoạt động như thể lực khác như aerobic. Ngoài ra, Miller còn phát hiện lợi ích của tiếng cười còn giúp cho lớp nội mạc mở rộng giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn, ngăn chặn sự đông vón tiểu cầu, từ đó bảo vệ hệ tim mạch và giảm nguy cơ đột quỵ.Như vậy, thông qua những nghiên cứu này thì chúng ta biết thêm được lợi ích của tiếng cười trên hệ tim mạch rất tuyệt vời. Lợi ích của việc cười rất hữu ích đối với hệ tim mạch của con người 3. Tiếng cười giúp giải tỏa căng thẳng Tiếng cười vui vẻ giúp làm giảm các hormone căng thẳng được gọi là cortisol và catecholamine, giống như việc tập thể dục vừa phải làm.Khi chúng ta vui vẻ, cười đùa có thể cảm thấy tâm trạng thoải mái hơn, những lo lắng căng thẳng trong công việc cũng như cuộc sống giảm bớt.Tiếng cười không những tác động đến tâm trạng, cải thiện bệnh tim mạch, tăng sự thèm ăn mà nó còn giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tăng cường hệ miễn dịch. Nếu đi kèm việc chúng ta tập luyện đều đặn hàng ngày thì giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn đáng kể.Tiếng cười ảnh hưởng tới cảm giác ngon miệng, tăng sự thèm ăn như khi chúng ta tập luyện. Điều này, có thể được áp dụng để điều trị cho những người bị chán ăn do mắc bệnh trầm cảm, người cao tuổi.com, edition.cnn.com, theguardian.com;;;;;Cười hở lợi là một khuyết điểm mà không ai muốn mình gặp phải. Xét trên phương diện sức khỏe, tình trạng này không gây ra quá nhiều ảnh hưởng, nhưng xét trên khía cạnh tâm lý và tính thẩm mỹ thì đây thực sự là nỗi muộn phiền của nhiều người. Cười hở lợi là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng một người nào đó khi cười làn môi bị vén lên để cho phần lợi phía trên răng bị lộ ra. Có thể phân loại mức độ cười hở lợi như sau: - Mức độ nhẹ: mô nướu hở trên 3mm và ngắn hơn 25% so với chiều dài của răng. - Mức độ trung bình: mô nướu hở 25 - 50% so với chiều dài răng. - Mức độ nặng: mô nướu hở khoảng 50 - 100% so với chiều dài răng. - Mức độ rất nặng: mô nướu hở trên 100% so với chiều dài răng. Sở dĩ một người bị cười hở lợi là bởi: - Xương hàm + Phần xương ổ răng dày quá mức và gồ lên làm cho nướu bị đẩy ra phía trước. + Phần vòm xương hàm phát triển quá mạnh và sai khớp cắn khiến cho răng bị đưa ra ngoài nhiều. - Răng Răng có chiều cao quá ngắn gây ra sự mất cân xứng giữa chiều cao của răng so với lợi. Vì thế khi cười môi bị kéo lên và lợi bị hở ra nhiều. - Môi Khi lực co của vòng môi quá lớn, chiều cao của môi sẽ bị nâng kéo lên trên mức bình thường nên lợi bị lộ ra. - Nướu + Sự phát triển mạnh của lợi do bẩm sinh làm cho lợi dày và dài, hậu quả là khi cười bị hở lợi. + Sang chấn do bệnh lý khiến lợi bị phì đại. + Lợi bám thấp hoặc chiếm quá nhiều so với chiều cao của thân răng tính từ phần gốc răng. 2.1. Hệ lụy của việc cười hở lợi Đến nay giới nghiên cứu vẫn chưa tìm ra một bằng chứng nào cho thấy cười hở lợi ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này xét trên khía cạnh thẩm mỹ là không đẹp nên sẽ gây ra những tác động tâm lý tiêu cực, cụ thể là: - Nụ cười bị mất đi vẻ đẹp tự nhiên: cười hở lợi làm nụ cười mất đi vẻ đẹp bình thường vốn có của con người. - Giao tiếp bị tự ti: khi cười bị hở lợi, đại đa số mọi người sẽ ít cười nói khi giao tiếp vì tâm lý của họ rất thiếu tự tin. - Công việc giảm chất lượng: ngoài hình được xem là yếu tố có tác động không nhỏ với tính chất công việc của nhiều người. Khi gặp những người bị tình trạng ấy, đối tác dễ ngại giao tiếp, thiếu thiện cảm và kết quả là chất lượng công việc khó đạt được như mong muốn. 2.2. Hướng xử trí khi bị cười hở lợi Với sự phát triển nhanh chóng của y học, hiện nay, cười hở lợi đã không còn là vấn đề nan giải bởi nó có thể được xử trí đơn giản theo các hướng sau: 2.2.1. Tiêm botox Phương pháp này không sử dụng dao kéo và có thể thực hiện với trường hợp môi trên quá mỏng hoặc là bị kéo lên xa quá mức so với đường viền nướu. Hiệu quả đạt được sau điều trị kéo dài khoảng 6 - 8 tháng. 2.2.2. Tiêm filler Đây cũng là phương pháp giúp cho phần môi trên được làm đầy. Sau tiêm, hiệu quả duy trì được tối đa là 8 tháng. Tuy nhiên, xử trí cười hở lợi bằng tiêm filler có thể tiềm ẩn một số biến chứng như: + Tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ, mù lòa hoặc mất mô. + Chất tiêm filler làm cho hệ thống miễn dịch phản ứng lại dẫn đến sự xuất hiện của u hạt, nốt. 2.2.3. Niềng răng kết hợp với đánh lún Điều trị cười hở lợi bằng phương pháp này chỉ phù hợp với người bị ở mức độ 1 - 2mm, khớp cắn sâu và sự phát triển của hàm trên to hơn so với hàm dưới làm cho lợi bị kéo xuống. Để khắc phục, bác sĩ sẽ kéo hàm lên phía trên bằng cách niềng răng sau đó chỉ định gắn thêm các minivis có tác dụng đánh lún răng. Sau điều trị, hàm răng trở nên đều hơn, tình trạng cười hở lợi được giảm xuống. 2.2.4. Phẫu thuật Các hình thức phẫu thuật giúp cải thiện tình trạng cười hở lợi hiện đang được áp dụng gồm: - Làm dài và nâng cơ môi: cơ môi sẽ được điều chỉnh sao cho khi cười, lực kéo sẽ giảm xuống nhờ đó mà phần lợi không bị hở ra. - Cắt lợi: một phần lợi sẽ được cắt bớt đi để giảm tỷ lệ che phủ phía trên răng của lợi, nhờ đó mà khi cười, phần răng lộ ra ngoài sẽ cân đối hơn so với lợi. - Phẫu thuật xương hàm: áp dụng với người có phần xương ổ răng và lợi phát triển quá so với bình thường. Mức độ hồi phục sau khi phẫu thuật như sau: - Sau phẫu thuật 3 - 4 ngày: hàm sưng nhẹ. - Sau phẫu thuật 5 - 7 ngày: không sưng hàm nữa, mô mềm ở nướu cũng lành dần. - Sau phẫu thuật 10 ngày: bình phục hoàn toàn nhưng lúc này nên kiêng thức ăn cứng. - Sau phẫu thuật 1.5 tháng: sinh hoạt như bình thường. Người thực hiện phẫu thuật điều trị cười hở lợi nên kiêng một số thực phẩm sau: - Xôi, thịt gà: tăng nguy cơ để lại sẹo xấu và khiến vết thương lâu lành hơn. - Đồ ăn cay nóng và thực phẩm cứng: ảnh hưởng đến tổn thương do phẫu thuật. - Đồ tanh: dễ gây ngứa ngáy, dị ứng ở vết thương. Nói chung, mức độ cười hở lợi ở mỗi người không giống nhau nên phương pháp điều trị cũng cần căn cứ vào yếu tố này. Muốn biết chính xác bạn nên áp dụng cách điều trị nào tốt nhất nên gặp bác sĩ thăm khám để được tư vấn cụ thể. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ dựa trên nhu cầu thực tế của bạn để cân nhắc hướng điều trị sao cho đạt hiệu quả tối ưu nhất.;;;;; Bình thường, môi trên của chúng ta luôn ở trạng thái che phần lớn răng cửa. Khi cười, nhờ hoạt động phối hợp của nhóm cơ vùng môi, môi trên được kéo lên trên và sang hai bên; lúc này, dù răng cửa đã lộ ra nhưng lợi thì vẫn được che hoàn toàn. Khi cười, nếu không chỉ răng mà cả lợi cũng lộ ra một phần đáng kể (>3mm tính từ cổ răng đến môi trên) thì ta gọi tình trạng đó là cười hở lợi. Tùy mức độ hở của lợi khi cười, người ta phân loại tình trạng cười hở lợi thành 4 mức độ nặng – nhẹ là cười hở lợi mức độ nhẹ, cười hở lợi mức độ trung bình, cười hở lợi mức độ nặng và cười hở lợi mức độ nghiêm trọng. Trong đó: – Cười hở lợi mức độ nhẹ được xác định khi kích thước phần lợi lộ ra nhỏ hơn 25% chiều dài răng cửa. – Cười hở lợi mức độ trung bình được xác định khi kích thước phần lợi lộ ra nằm trong khoảng 25% – 50% chiều dài răng cửa. – Cười hở lợi mức độ nặng được xác định khi kích thước phần lợi lộ ra nằm trong khoảng 50% – 100% chiều dài răng cửa. – Cười hở lợi mức độ nghiêm trọng được xác định khi kích thước phần lợi lộ ra lớn hơn chiều dài răng cửa. Khi cười, nếu không chỉ răng mà cả lợi cũng lộ ra thì đó là cười hở lợi. Hầu hết những người cười hở lợi đều không tự tin. Nhiều người trong số đó sau một thời gian dài phải chịu những ánh mắt xét nét, đã hình thành thói quen lấy tay che miệng khi nói, cười. Sự hài hòa giữa môi, lợi và răng tạo nên nét duyên dáng cho chúng ta, chính vì vậy, nếu cười hở lợi thì phẫu thuật điều trị nó là mong muốn chính đáng của bạn. Cười hở lợi có một số nguyên nhân phát sinh như sau: – Do răng: Tình trạng cười hở lợi có thể phát sinh do sự mất cân đối giữa chiều dài và chiều rộng răng cửa. Răng cửa quá ngắn sẽ khiến phần lợi lộ ra khi cười có cảm giác dài bất thường. – Do lợi: Lợi viêm hoặc lợi phì đại có thể gây ra tình trạng cười hở lợi. – Do quá phát xương hàm trên: Xương hàm trên quá phát, phồng lên ngay dưới môi, sẽ khiến lợi bị lộ ra khi cười. – Do cơ: Cười hở lợi cũng có thể phát sinh do trương lực và hoạt động của nhóm cơ nâng môi trên quá lớn, làm cho môi trên bị kéo lên quá nhiều. Hiện tại, có hai nhóm phương pháp điều trị cười hở lợi là không phẫu thuật và phẫu thuật. Tùy thuộc nguyên nhân cười hở lợi, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp phù hợp cho bạn: 3.1. Chữa cười hở lợi không phẫu thuật – Tiêm hoạt chất: Thường được áp dụng trong các trường hợp cười hở lợi do trương lực và hoạt động của nhóm cơ nâng môi trên quá lớn. Chuyên gia sẽ tiến hành tiêm botox làm giảm trương lực cơ môi trên, giúp môi trên không bị kéo lên quá nhiều khi cười. – Chỉnh nha hay niềng răng: Áp dụng trong các trường hợp cười hở lợi do sai khớp cắn. Phương pháp này sẽ giúp dịch chuyển vị trí răng và giảm khoảng cách từ cổ răng đến vành môi, từ đó giảm tình trạng cười hở lợi. Chỉnh nha hay niềng răng là phương pháp điều trị cười hở lợi an toàn, nhưng thời gian lâu, trung bình từ 1,5 – 2 năm. Niềng răng áp dụng trong các trường hợp cười hở lợi do sai khớp cắn. 3.2. Chữa cười hở lợi phẫu thuật – Phẫu thuật nâng cơ môi trên hoặc phẫu thuật tăng chiều dài môi: Chỉ định này được thực hiện bằng cách tiêm Botulinum Toxin vào nhóm cơ môi trên hoặc cắt thắng môi, má. Mục đích của phẫu thuật nâng cơ môi trên/phẫu thuật tăng chiều dài môi là kiểm soát mức độ kéo lên của môi trên khi cười. – Phẫu thuật cắt lợi phì đại: Áp dụng khi cười hở lợi phát sinh do lợi phì đại hoặc lợi bám thấp. Trong phẫu thuật này, lợi sẽ được cắt bớt để không bị lộ ra nhiều hơn mức bình thường khi cười. – Chỉnh nha kết hợp cắt lợi: Áp dụng khi bệnh nhân cười hở lợi do răng dài bất thường và lợi phì đại hoặc lợi bám quá thấp. Khi đó, bệnh nhân cần chỉnh nha để kéo răng lên, sau đó là cắt bớt lợi. – Cắt lợi kết hợp mài xương ổ: Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân cười hở lợi do cả lợi và xương ổ đều dày. – Phẫu thuật mài xương ổ: Mục tiêu của phẫu thuật mài xương ổ là điều trị cho bệnh nhân bị cười hở lợi do xương ổ quá dày. Khi đó, xương ổ sẽ được mài một phần bờ viền và mặt ngoài. Sau mài, lợi sẽ được khâu lại như cũ. – Phẫu thuật xương hàm: Thường được áp dụng khi nguyên nhân cười hở lợi là xương hàm quá phát. Khi đó, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật theo đường gãy Lefort I. Điều trị cười hở lợi là kỹ thuật khó trong nha khoa, yêu cầu chuyên gia thực hiện phải có chuyên môn cao. Chính vì vậy, hãy lựa chọn cẩn thận địa chỉ điều trị cười hở lợi. Lựa chọn cẩn thận địa chỉ điều trị cười hở lợi để có một nụ cười rạng rỡ.;;;;;“Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” và những giọt nước mắt cũng “bổ” không kém đối với sức khỏe mỗi người. Gieo mầm sự sống Khi bạn sinh ra, bạn cất tiếng khóc như chào mọi người và vạn vật xung quanh, đánh dấu sự có mặt của mình với thế giới đa sắc màu. Theo năm tháng trưởng thành cùng biết bao thăng trầm của cuộc sống, sẽ có vô số những lý do khiến mỗi người nhỏ lệ. Cho dù đó là để tỏ lòng thương tiếc khi một mối quan hệ gần gũi bỗng nhiên kết thúc hoặc vì sự thất vọng đến vô cùng khi ước mơ không trở thành sự thật… Không phải ngẫu nhiên khi ai đó nói rằng, giọt nước mắt làm trẻ hóa tâm hồn, xua tan đi bao đau buồn quạnh hiu và nâng cánh cho những hi vọng nối tiếp nhau. Nhiều người cảm thấy họ cần một tiếng khóc để cảm xúc được gột sạch sau đó. Một cơn khóc sâu giúp thể hiện mọi nguồn cảm xúc và vấn đề sẽ được giải quyết khi bạn chia sẻ khó khăn, bất hạnh của mình với người khác để mọi người gần nhau hơn. Người ta thường có nhiều khả năng giúp đỡ người khác khi họ nhìn thấy những giọt nước mắt và nó có thể nhắc nhở hành vi hữu ích cho xã hội. Đánh bật căng thẳng Theo nghiên cứu ở Minnesota, khóc có thể giúp rửa sạch các hóa chất liên quan đến căng thẳng ra khỏi cơ thể. Loại bỏ hóa chất này ra khỏi cơ thể sẽ có lợi vì nó gây ra cortisol - hormone stress và nếu quá nhiều có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe liên quan đến stress. Stress kéo theo vô số những hệ lụy cho cơ thể bao gồm cả bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường type 2 và béo phì. Về mặt tâm lý, khóc mang lại lợi ích, vì nó giúp chúng ta cải thiện tâm trạng, đối phó với những tình huống đau đớn trong cuộc đời. Tuy nhiên, cho dù khóc sẽ tốt hơn là việc kìm nén cảm xúc thì điều này phụ thuộc rất nhiều vào những lý do, bối cảnh và làm thế nào nó được tác động. Chẳng hạn như tại nơi làm việc không chấp nhận cho việc bày tỏ những tình cảm riêng tư và người ta cảm thấy xấu hổ, tội lỗi nếu như khóc trước nhiều người. Đừng khóc quá nhiều Thường xuyên khóc không phải lúc nào cũng tốt và có thể đây là một dấu hiệu của tình trạng nghiêm trọng hơn như bệnh trầm cảm, rối loạn căng thẳng sau chấn thương và trầm cảm sau sinh. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người bị rối loạn tâm trạng ít có khả năng để cảm thấy tốt hơn sau khi khóc. Nếu bạn chán nản và khóc tất cả mọi lúc, điều này không tốt và bạn cần có sự giúp đỡ của các bác sỹ. 88,8% số người cảm thấy tốt hơn sau khi khóc và 8,4% có cảm giác tồi tệ hơn. Phụ nữ khóc trung bình 47 lần/năm và đàn ông là 7 lần/năm. Đến tuổi dậy thì, mức khóc rất giống nhau ở mỗi giới tính - testosterone có thể làm giảm khóc ở các bé trai, trong khi estrogen và prolactin làm tăng xu hướng ở các bé gái.
question_72
tuyển dụng Chuyên viên Quản trị hệ thống
doc_72
- Triển khai, vận hành hệ thống lưu trữ dữ liệu, dự phòng thảm họa. - Hỗ trợ người dùng sự cố liên quan đến Công nghệ thông tin. - Vận hành, giám sát, đảm bảo việc tối ưu sử dụng tài nguyên hệ thống. - Nghiên cứu, thử nghiệm các giải pháp mới. - Triển khai dự án của Công ty, - Xây dựng chính sách, quy trình, quy định, tiêu chuẩn về An toàn CNTT - Các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên. 2. YÊU CẦU CÔNG VIỆC - Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành CNTT - Ứng viên có kinh nghiệm từ 01 năm trở lên ở vị trí tương đương. - Có kiến thức chuyên môn về các hệ thống máy chủ, các hệ điều hành (Linux, Windows), hệ thống ảo hóa VNWare, hệ thống SAN/Storage và các dịch vụ tầng Microsoft (Exchange, AD, DHCP, DNS…) - Ưu tiên ứng viên có chứng chỉ chuyên môn: MCSA, MCSE, VCA, VCP - Độ tuổi dưới 30 - Tiếng đọc đọc hiểu chuyên ngành. 3. QUYỂN LỢI - Mức lương 14-25tr. Chế độ thu nhập tương xứng với năng lực, kinh nghiệm và hiệu suất công việc. - Được hưởng theo hiệu quả kinh doanh của Công ty, thưởng các dịp Lễ Tết. - Phụ cấp tiền ăn: 40.000 VNĐ/bữa, phụ cấp trách nhiệm… - Chế độ du lịch trong vfa ngoài nước cho CBNV - Các chế độ BHXH, BHYT theo đúng quy định của Pháp luật. - Môi trường chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. 4. com - Ghi rõ họ tên và vị trí ứng tuyển. - Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại: Số 278 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội - Hồ sơ bao gồm: + Sơ yếu lí lịch có dán ảnh 4x6 ( không quá 06 tháng) + Bản sao giấy khai sinh, các văn bằng, chứng chỉ + Giấy khám sức khỏe không quá 06 tháng + Chứng minh thư, hộ khẩu photo công chứng
doc_36439;;;;;doc_5304;;;;;doc_53994;;;;;doc_47850;;;;;doc_61269
- Triển khai, cài đặt, theo dõi, duy trì hệ thống. - Thực hiện các yêu cầu hỗ trợ về IT cho các dự án, các phòng ban trong công ty. - Triển khai và duy trì tính ổn định các dịch vụ mạng, hoạt động của hệ thống mạng. - Thực hiện các biện pháp bảo vệ hệ thống bảo mật, theo dõi kịp thời xử lý sự cố liên quan tới hệ thống mạng và phần cứng của Công ty. - Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cán bộ quản lý. Yêu cầu công việc: - Ưu tiên ứng viên Nam - Tốt nghiệp đại học chuyên ngành: Công nghệ thông tin, Điện tử, Viễn thông - Có khả năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành - Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin - Có kiến thức chuyên môn về quản trị hệ thống mạng MSCA, CCNA; quản trị hệ thống server, quản trị Vmware ESXi 5. x; quản trị Linux,… Mức lương: Thỏa thuận. Cách thức nộp hồ sơ: * Ghi chú: - Các ứng viên cần đọc kỹ các điều kiện trên khi làm thủ tục nộp hồ sơ. - Ứng viên hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của hồ sơ.;;;;;Chuyên viên tuyển dụng mức lương: 8-15 triệu MÔ TẢ CÔNG VIỆC: Tuyển dụng: - Tiếp nhận, kiểm tra và triển khai nhu cầu nhân sự của các phòng ban; - Xây dựng các kế hoạch và giải pháp tuyển dụng tương ứng với đặc thù từng vị trí; - Thực hiện các công việc liên quan đến mảng tuyển dụng: đăng tuyển, tìm nguồn ứng viên, tổ chức phỏng vấn, trình duyệt kết quả phỏng vấn; - Xây dựng database để quản lý dữ liệu ứng viên ứng tuyển; - Góp ý xây dựng quy chế chính sách liên quan đến công tác tuyển dụng; Đào tạo: - Thực hiện đào tạo, tiếp nhận ban đầu đối với các nhân viên mới vào làm việc tại Công ty - Tìm kiếm các khóa đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự, tổ chức công tác đào tạo - Hỗ trợ các sự kiện truyền thông tuyển dụng, tuyển dụng nội bộ…; - Các công việc khác theo sự phân công của quản lý trực tiếp. YÊU CẦU ỨNG VIÊN: - Trình độ Đại Học trở lên chuyên ngành Quản trị nguồn nhân lực, Kinh tế,…. ; - Có kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương tối thiểu 01 năm; - Có kĩ năng giao tiếp, thuyết phục, phối hợp, làm việc nhóm tốt; - Có khả năng sắp xếp, tổ chức công việc hợp lý, khả năng thích nghi với môi trường làm việc áp lực cao; - Tiếng Anh giao tiếp, đọc hiểu văn bản tốt, thành thạo Microsoft Office; QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG: - Mức lương: 8.000.000-15.000.000 VNĐ - Làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp có nhiều cơ hội thăng tiến. - Cung cấp trang thiết bị đầy đủ để phục vụ công việc. - Được đóng BHXH, BHYT, BHTN. - Được hưởng các chính sách phúc lợi theo quy định của công ty. vn tiêu đề:MED - Vị trí ứng tuyển - Họ và tên - Hoặc nộp trực tiếp tại Ban Tổ chức pháp chế - Tầng 3 nhà 66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội - Hoặc ứng tuyển nhanh tại : https:/docs. google. com/forms/d/1i FA8b Zdk Pi6uzq UBDodme AId HM3w50Zuo Z_d5x1Re30/edit;;;;;Kế toán quản trị ( Mức lương: 10-15 triệu, SL: 01 ) MÔ TẢ CÔNG VIỆC: - Quản trị, triển khai hệ thống phần mềm SAP/ ERP: + Xây dựng mô tả các quy trình, kết nối phần mềm và các Quy trình hiện tại của Tập đoàn + Vận hành các bộ phận đưa dữ liệu lên phần mềm SAP/ ERP - Quản trị dữ liệu kinh doanh của Tập đoàn: + Báo cáo, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh, hiệu quả lãi gộp + Tổng hợp các thông tin, tài liệu giải trình hiệu quả kinh doanh, hiệu quả lãi gộp theo đơn vị kinh doanh theo từng nhóm dịch vụ, sản phẩm - Quản trị ngân sách hoạt động Khối/ Bộ phận/ Phòng ban YÊU CẦU CÔNG VIỆC: - Tốt nghiệp ĐH, CĐ chuyên ngành kế toán, Kiểm toán - Thành thạo tin học văn phòng - Ư u tiên ứng viên có kinh nghiệm trên 1 năm QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG: - Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp - Nhiều cơ hội thăng tiến - Được cử đi đào tạo nâng cao kỹ năng theo yêu cầu công việc - Thu nhập theo hiệu suất lao động, xứng đáng theo năng lực - Thưởng định kỳ, theo doanh thu, lễ, tết - Được hưởng đầy đủ các chế độ BHXH – BHYT – BHTN theo quy định của Nhà nước - Được hưởng các chế độ đãi ngộ bao gồm: Chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình, nghỉ lễ tết, hiếu hỷ, thăm quan, nghỉ mát, sinh nhật… CV gửi về theo một trong các cách sau: - Mail: tiêu đề:MED - Vị trí ứng tuyển - Họ và tên - Hoặc nộp trực tiếp tại Ban Tổ chức pháp chế - Tầng 3 nhà 66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội;;;;;Tuyển 02 Kế toán quản trị mức lương: 10-15 triệu MÔ TẢ CÔNG VIỆC: 1. Quản trị, triển khai hệ thống phần mềm SAP/ ERP: - Xây dựng mô tả các quy trình, kết nối phần mềm và các Quy trình hiện tại của Tập đoàn - Vận hành các bộ phận đưa dữ liệu lên phần mềm SAP/ ERP 2. Quản trị dữ liệu kinh doanh của Tập đoàn: - Báo cáo, phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh, hiệu quả lãi gộp - Tổng hợp các thông tin, tài liệu giải trình hiệu quả kinh doanh, hiệu quả lãi gộp theo đơn vị kinh doanh theo từng nhóm dịch vụ, sản phẩm 3. Quản trị ngân sách hoạt động Khối/ Bộ phận/ Phòng ban YÊU CẦU CÔNG VIỆC: - Thời gian làm việc: từ thứ 2- Thứ 7 - Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kiểm toán/ Tài chính/ Kế toán - Ưu tiên ứng viên có 1 năm kinh nghiệm trở lên làm trong lĩnh vực Tài chính Kế toán. - Hiểu biết về phần mềm Kế toán SAP/ ERP; - Kỹ năng phân tích, dự báo, kiểm soát dữ liệu tốt. - Năng động, trung thực, tự tin. vn tiêu đề:MED - Vị trí ứng tuyển - Họ và tên - Hoặc nộp trực tiếp tại Ban Tổ chức pháp chế - Tầng 3 nhà 66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội - Hoặc ứng tuyển nhanh tại : https:/docs. google. com/forms/d/1i FA8b Zdk Pi6uzq UBDodme AId HM3w50Zuo Z_d5x1Re30/edit;;;;;VỊ TRÍ: Chuyên viên đào tạo (01 chỉ tiêu) NHIỆM VỤ CHÍNH - Tổ chức vận hành các khóa đào tạo liên tục nội bộ: lên KH, giám sát, trực tiếp tham gia đào tạo khối điều dưỡng các vị trí chung - Tham mưu cho TPP nội dung đào tạo các mảng điều dưỡng chuyên khoa - Tổ chức các chương trình đào tạo nội bộ cho CBNV - Xây dựng và tổ chức đánh giá tay nghề khối DD tại HN - Hỗ trợ, giám sát các chi nhánh xây dựng KH và triển khai sát hạch tay nghề nhân viên - Tham gia được công tác chuyên môn cơ bản khi cần điều động - Tham mưu được cho PP các nội dung liên quan công tác điều dưỡng - Tham gia công việc khác theo điều động của TPP YÊU CẦU CỤ THỂ Kinh nghiệm: 3-5 năm ở vị trí tương đương Học vấn: Cử nhân/ Ths Điều dưỡng Các yêu cầu khác: Kỹ năng tin học tốt; Tiếng anh cơ bản QUYỀN LỢI - Chế độ thu nhập tương xứng với năng lực, kinh nghiệm và hiệu suất công việc - Được hưởng theo hiệu quả kinh doanh của Công ty, thưởng các dịp Lễ Tết, tháng lương 13++ - Chế độ du lịch trong và ngoài nước cho CBNV - Chế độ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người thân - Các chế độ BHXH, BHYT theo đúng quy định của Pháp luật. - Môi trường chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến. CÁCH THỨC ỨNG TUYỂN - Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại: Số 278 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội - Liên hệ: Ms. Uyến - 0914351291
question_73
U tuyến yên tăng tiết prolactin là gì?
doc_73
Tuyến yên là một tuyến nội tiết có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của tuyến thượng thận, tuyến giáp, buồng trứng và tinh hoàn. U tuyến yên tăng tiết prolactin hay u tiết prolactin là một bệnh lý khi xuất hiện khối u tại tuyến yên, gây tăng tiết hormone prolactin, nó chính là rào cản để tuyến yên không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình với các cơ quan trong cơ thể người. U tuyến yên tăng tiết prolactin hay còn có những tên gọi khác về bệnh lý này như u tuyến yên tiết prolactin hay u tiết prolactin.U tuyến yên vốn là một khối u lành tính, được hình thành và phát triển ở tế bào tuyến yên. Chúng được chia thành hai nhóm là u tuyến yên không tăng tiết và u tuyến yên có tăng tiết.Prolactin là hormone do tuyến yên sản xuất ra. Nó có vai trò rất quan trọng với tuyến vú và có sự ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong tế bào.U tuyến yên tăng tiết prolactin làm tăng nồng độ prolactin trong máu. Nồng độ prolactin có thể tăng lên gấp nhiều lần so với người thường.Bệnh u tuyến yên tăng tiết prolactin có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là ở độ tuổi 20 – 34 tuổi. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. U tuyến yên tăng tiết prolactin Chưa có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh u tuyến yên tăng tiết prolactin. Tuy nhiên có thể phân loại ra các nguyên nhân chính như sau:Nguyên nhân bệnh lý: Có thể hiểu là tuyến yên có tác dụng kiểm soát những bộ phận khác. Khi các bộ phận đó không khỏe thì tuyến yên cũng bị ảnh hưởng.Suy tuyến giáp là bệnh khá phổ biến. Khi tuyến giáp không đủ khỏe để sản xuất đủ hormone cho quá trình trao đổi chất khiến prolactin trong máu tăng nhanh và gây ra biến chứng.Tổn thương vùng đồi dưới là vùng giữa tuyến yên và đồi thị. Là vùng trung tâm não nhưng lại đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc sản xuất hormone với các hoạt động khác.Bệnh nhân gan, thận, suy thận, tổn thương tủy sống.Nguyên nhân sinh lý như các chấn thương sau phẫu thuật, căng thẳng, giờ giấc sinh hoạt không hợp lý...Sự tăng tiết prolactin còn do nhiều nguyên nhân như:Trong giai đoạn mang thai và sau sinh. Giai đoạn cho con bú, đặc biệt là mỗi lần cho con bú. Do kích thích núm vú thì nồng độ prolactin có thể gấp rất nhiều lần so với bình thường ( lúc mới sinh)Do mặc áo ngực không thoải mái, thường xuyên kích thích và xoa bóp núm vú, hay can thiệp phẫu thuật vòng 1.Nguyên nhân về dược lý như sử dụng thuốc tránh thai chứa estrogen, thuốc chống buồn nôn chứa metoclopramid... thường xuyên. Bệnh u tuyến yên tăng tiết prolactin có các triệu chứng ở nam và nữ khác nhau. Cụ thể như: Các triệu chứng xuất hiện ở nam giới như:Suy giảm thị lực. Tuyến vú tăng lên bất thường do tăng sinh sản lành tính ở các mô. Có thể gây ra những triệu chứng đau nhức ở vài bệnh nhân.Gây đau đầu thường xuyên. Nhu cầu sinh lý tăng lên rõ rệt. Vô sinh. Các triệu chứng xuất hiện ở nữ giới:Sẽ thấy có tiết dịch ở núm vú, có thể nhận thấy bằng mắt thường. Vòng một cảm thấy đau tức thường xuyên. Ham muốn vợ chồng giảm rõ rệtĐau đầu kéo dài và mệt mỏi. Kinh nguyệt không đều, bị rối loạn và có thể gây đau đầu.Suy giảm thị lực. Sử dụng thuốc theo đơn, theo chỉ định của bác sĩ. Không được sử dụng thuốc bừa bãi hay tự ý tăng liều, bỏ liều.Nên đi khám ngay khi có những dấu hiệu đơn giản nhất và cho bác sĩ biết những loại thuốc bạn đã dùng trước đó để được tư vấn, hỗ trợ.Nếu có dấu hiệu sốt, cứng cổ hay đau đầu, mờ mắt nên đi khám bác sĩ ngay để được hỗ trợ sớm nhất. 4. Những phương pháp chẩn đoán u tuyến yên tăng tiết prolactin Xét nghiệm nội tiết Prolactin. Chụp MRI sọ não: Nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng đau đầu nhiều mà không tìm ra nguyên nhân, có đi kèm những suy giảm về thị lực cần phải chẩn đoán hình ảnh thần kinh. Phương pháp này có độ nhạy cao, chính xác hơn với chụp cắt lớp vi tính sọ não trong việc phát hiện ra u tuyến yên.Tiến hành kiểm tra thị lực để phát hiện ra bệnh nhân có hạn chế tầm nhìn hay không. 5. Cách điều trị u tuyến yên tăng tiết prolactin U tuyến yên vốn là u lành tính.Nếu bệnh không gây ra triệu chứng thì không nhất thiết phải điều trị, chỉ cần theo dõi sự phát triển của khối u xem có những gì bất thường hay không. Người bệnh cần kiểm tra bằng chụp MRI sọ não và các xét nghiệm theo định kỳ 1 năm / 1 lần là được.Nếu u tuyến yên gây ra những triệu chứng nguy hiểm hoặc khối u lớn thì nên có phương pháp điều trị thích hợp. Có thể sử dụng các phương pháp như:Sử dụng thuốc điều trị u tuyến yên tăng tiết prolactin giúp thu nhỏ sự phát triển của khối u và giảm lượng hormone tiết ra.Chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp khối u chèn ép lên các cấu trúc xung quanh. Bác sĩ sẽ thực hiện rạch một đường nhỏ ở phía sau mũi và sử dụng các dụng cụ hỗ trợ lấy khối u ra.Sử dụng phương pháp xạ trị: Là phương pháp sử dụng tia X để thu nhỏ khối u, phá hủy khối u. Bác sĩ sẽ sử dụng xạ trị sau khi đã phẫu thuật để ngăn cho khối u có cơ hội phát triển trở lại.
doc_31010;;;;;doc_37543;;;;;doc_32579;;;;;doc_47367;;;;;doc_14228
U tuyến yên là tình trạng khối u ở tuyến yên tăng tiết prolactin hoặc u tiết prolactin. Đây là tình trạng khối u nằm ở tuyến yên tạo ra quá nhiều prolactin. Đây là bệnh phổ biến nhất của u nội tiết tố có thể phát triển trong tuyến yên. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe có thể nói đến như suy giảm, mất thị lực, vô sinh và các biến chứng nghiêm trọng khác. 1. Những biến chứng nguy hiểm do u tuyến yên gây nên Bệnh u tuyến yên sẽ khiến tăng áp lực do khối u tuyến yên gây nên bao gồm các triệu chứng như đau đầu, cảm thấy có thể nặng nề, giảm thị lực, giảm tầm nhìn ngoại vi, thay đổi hormone do tuyến yên sản xuất ra, tăng hoạt động tuyến yên,...Theo đó, bệnh u tuyến yên sẽ gây ra các biến chứng, các triệu chứng khá nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể là:1.1. Thiếu hormone. Khối u tuyến yên lớn sẽ làm suy giảm chức năng sản xuất hormone, gây thiếu hormone cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Triệu chứng biểu hiện của tình trạng thiếu hormone do u tuyến yên là:Buồn nôn và nôn mửa thường xuyên.Suy nhược.Cảm thấy lạnh.Chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên hoặc không có chu kỳ kinh nguyệt.Rối loạn chức năng tình dục.Tăng lượng nước tiểu.Sụt cân hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân.1.2. Khối u gây tăng tiết hormone tuyến vỏ thượng thận ACTHHormone tuyến vỏ thượng thận sẽ được sản xuất nhiều hơn, đây là hormone sẽ kích thích tuyến thượng thận sản xuất ra hormone cortisol là nguyên nhân gây hội chứng Cushing ở người bệnh. Hội chứng này sẽ có các dấu hiệu dễ nhận biết như:Mỡ tích tụ tại vùng bụng và phía trên của lưng.Gương mặt tròn như trăng rằm.Cánh tay và cẳng chân trở nên mảnh khảnh.Tăng huyết áp.Tăng đường huyết.Nổi mụn.Yếu xương.Dễ bầm tím.Rạn da.Lo âu, dễ bị kích động hoặc trầm cảm. U tuyến yên gây ra nhiều biến chứng cho người mắc phải 1.3. Khối u tuyến yên gây tăng tiết hormone tăng trưởng. Các khối u dạng này sẽ sản xuất ra quá nhiều hormone tăng trưởng GH và gây ra các triệu chứng gồm:Các đặc điểm khuôn mặt thô (Coarsened facial features).Cánh tay và bàn tay bị phì đại.Vã nhiều mồ hôi.Tăng huyết áp.Các vấn đề về tim mạch.Đau khớp.Răng không thẳng hàng.Mọc nhiều lông.Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có thể phát triển quá nhanh hoặc quá cao.1.4. Khối u gây tiết hormone prolactin. Tình trạng này dẫn đến sự giảm lượng hormone sinh dục ở cả nam và nữ giới. Chỉ số prolactin quá cao trong máu dễ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam và nữ theo các dấu hiệu khác nhau như:Ở phụ nữ, khối u tiết prolactin có thể gây ra:Chu kỳ kinh nguyệt bất thường.Thiếu hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt.Tiết dịch màu trắng sữa từ vú.Đối nam giới, khối u tiết prolactin có thể gây ra tình trạng thiểu năng sinh dục nam. Dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:Rối loạn cương dương.Giảm số lượng tinh trùng.Giảm ham muốn tình dục.Vú to.1.5. Khối u tuyến yên gây tiết hormone tuyến giáp. Việc sản xuất ra quá nhiều hormone kích thích tuyến giáp trong cơ thể sẽ khiến cơ thể người bệnh tiết ra nhiều thyroxine. Đây là nguyên nhân gây bệnh cường giáp ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể gây ra các tình trạng:Sụt cân.Tim đập nhanh hoặc nhịp tim bất thường.Lo lắng hoặc dễ bị kích động.Thường xuyên có nhu động ruột.Vã mồ hôi. U tuyến yên gây biến chứng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể Ngoài ra, u tuyến yên còn gây ra các biến chứng khá nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh phần lớn là lành tính và hiếm có tình trạng xâm lấn sang các cơ quan khác của cơ thể nhưng do nằm ở vị trí nền não và có chức năng sản xuất, điều hòa hormone nên khi có vấn đề tuyến yên sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe toàn cơ thể. Một số biến chứng nguy hiểm có thể nói đến do u tuyến yên gây ra như:Để hạn chế các nguy cơ biến chứng cũng như tăng hiệu quả điều trị bệnh u tuyến yên, chúng ta cần đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng giống với bệnh u tuyến yên hoặc trong gia đình có người bị u tuyến yên. Do cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở mỗi người nên việc thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý là cần thiết.- Giảm 50% chi phí đối với khách hàng có chỉ định điều trị sau khám.;;;;; 1. Những triệu chứng điển hình của u tuyến yên Đa phần u tuyến yên đều làm tăng hoạt động quá mức của cơ quan này. Từ đó làm hormone tuyến yên bị sản xuất ra quá nhiều. U tuyến yên được nhận định là một trong những loại u não điển hình Mỗi loại hormone tuyến yên dư thừa sẽ tạo ra một dạng triệu chứng riêng biệt, như: – Tăng tiết hormone tăng trưởng: là dạng u tuyến yên làm sản xuất quá mức hormone tăng trưởng. Từ đây gây ra các cơn đau đầu, tê bì mặt, yếu cơ, toát mồ hôi liên tục,… – Tăng tiết hormone tuyến giáp: khi dư thừa hormone kích thích tuyến giáp, sẽ làm tuyến nội tiết này sản xuất nhiều Thyroxine, dẫn đến tình trạng cường giáp. Khi này các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: tụt cân nhanh, hạn chế vận động, căng thẳng, thường xuyên đau cơ bắp,…. – Tăng tiết vỏ thượng thận: u tuyến yên làm tăng sản sinh với hormone tuyến thận ACTH. Từ đó gián tiếp kích thích tăng hormone cortisol gây hội chứng Cushing. Một vài trường hợp sẽ gây ra suy giảm hay mất chức năng sản xuất hormone và suy tuyến yên. Triệu chứng khi đó sẽ là: suy nhược cơ thể, buồn nôn, chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn về chức năng tình dục,… Qua đây có thể thấy rằng, u tuyến yên gây rất nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe và các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy cần được chú ý phát hiện, xác định đúng loại và mức độ ảnh hưởng sớm. Điều đó sẽ giúp cho quá trình điều trị sau này thu lại hiệu quả tốt hơn. Khi u này tiết ra hormone Prolactin có thể làm giảm hormone sinh dục hoặc gây vô sinh. Tình trạng còn tùy thuộc vào độ Prolactin trong máu của mỗi người, vì vậy sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Với nữ giới sẽ là thiếu hụt estrogen còn nam giới là testosterone. 2.1. Tác động với khả năng sinh sản ở nữ giới Prolactin cao do u tuyến yên sản xuất ra không những làm giảm quá trình sản sinh hormone estrogen mà còn ngăn cản sự rụng trứng. Điều này khiến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị rối loạn, nặng hơn có thể dừng kinh hoàn toàn. Khi trứng không chín và không rụng làm cho tinh trùng không thể gặp trứng, từ đó không thể thụ thai được. U tuyến yên có gây ra vô sinh ở phụ nữ hay không còn tùy phụ thuộc vào nồng độ Prolactin trong máu đang ở mức nào. Nếu Prolactin được sản xuất ra ở mức vừa phải thì phụ nữ vẫn xuất hiện kinh nguyệt và vẫn có thể mang thai bình thường. Tuy nhiên, nếu u tuyến yên gây thiếu hụt progesterone quá nhiều sau rụng trứng, khi đó sẽ làm cản trở quá trình thụ thai và dẫn đến đến vô sinh. U tuyến yên nếu sản sinh nhiều Prolactin có thể dẫn đến vô sinh 2.2. Tác động tới nam giới Có nhiều người cho rằng tình trạng u tuyến yên chỉ xuất hiện ở nữ giới, song nam giới cũng có nguy cơ và mức độ ảnh hưởng không kém. Tăng tiết prolactin cũng sẽ gây ra thiểu năng sinh dục nam: làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, rối loạn cường dương,… Nếu ở mức độ nặng có thể gây ra vô sinh. Mức độ nhẹ thì cũng ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng sinh sản và chức năng tình dục. 3. Điều trị u tuyến yên và một số lưu ý Điều trị u tuyến yên có thể thu lại hiệu quả tốt nếu được chuẩn đoán và phát hiện sớm. Mục tiêu trong việc điều là cho hàm lượng hormone tuyến yên và các tuyến khác trở về trạng thái bình thường. Từ đó làm giảm thiểu các biểu hiện và hạn chế biến chứng. Đặc biệt với trường hợp gây tăng Prolactin, phải được điều trị sớm để tránh dẫn đến vô sinh. 3.1. Điều trị u tuyến yên bằng nội khoa (dùng thuốc) Khi u tuyến yên làm tăng sản sinh các loại hormone, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc cho từng trường hợp: – Dùng bromocriptine và Cabergoline với trường hợp bị tăng Prolactin. – Sử dụng Pegvisomant hoặc Octreotide để điều trị tăng hormone tăng trưởng. – Octreotide dùng trong điều trị các bệnh u tuyến giáp do tăng hormone tuyến giáp. Lưu ý: trong điều trị u tuyến yên việc sử dụng thuốc sẽ được bác sĩ điều chỉnh thường xuyên. Bệnh nhân nên trao đổi cụ thể với bác sĩ để được hiểu rõ về: tác dụng điều trị hay tác dụng phụ của thuốc. Cũng tùy vào sức khỏe và tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ có các hướng điều trị khác nhau. Trong một số trường hợp u tuyến yên có thể phải điều trị bằng thuốc kéo dài 3.2. Điều trị u tuyến yên – ngoại khoa Một số trường hợp mắc u tuyến yên có thể sẽ phải phẫu thuật nội soi để lấy khối u ra. Phương pháp được đánh giá là rất khó trong việc đảm bảo an toàn tuyệt đối khi đi qua phần xương bướm. Với cách điều trị này, người bệnh cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để hiểu rõ hơn trước khi đưa ra quyết định thực hiện. Xạ trị nguồn chiếu ngoài: phương pháp được áp dụng khá phổ biến. Trước đó bạn sẽ được các bác sĩ tư vấn và trao đổi cụ thể về kế hoạch xạ trị (liệu chiếu và thời gian chiếu). Tuy nhiên việc xạ trị sẽ khiến cho người bệnh gặp một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, bị kích ứng da, dạ dày khó chịu, chán ăn, mất nhu động ruột. Liệu pháp thay thế hormone: được chỉ định với những bệnh nhân mà tuyến yên tiết không đủ các loại hormone: tuyến giáp, tuyến thượng thận, tăng trưởng, testosterol ở nam giới, estrogen ở nữ giới. U tuyến yên có thể dẫn đến vô sinh nếu làm tăng tiết prolactin, vì vậy cần phát hiện và điều trị sớm để hạn chế các biến chứng xấu xảy ra. Bệnh sẽ xuất hiện cả ở nam giới và nữ giới, nên khi có bất kỳ dấu hiệu đáng nghi nào thì bạn cũng nên đi thăm khám để phát hiện sơm. Hầu hết những trường hợp được phát hiện và điều trị sớm đều có khả năng kiểm soát bệnh tốt.;;;;;1. Triệu chứng của u tuyến yên điển hình Hầu hết các trường hợp u tuyến yên gây tăng hoạt động quá mức của cơ quan này, dẫn đến sản xuất dư thừa nhiều loại hormone tuyến yên. Từng loại hormone tuyến yên dư thừa sẽ gây ra triệu chứng đặc trưng riêng, cụ thể như: 1.1. Tăng tiết hormone tăng trưởng Dạng khối u tuyến yên làm cơ thể sản xuất quá mức hormone tăng trưởng, dẫn đến tình trạng đau đầu, yếu cơ, mặt bì, đau nhức khớp, ra nhiều mồ hôi,. . 1.2. Tăng tiết hormon tuyến giáp Dư thừa hormone kích thích tuyến giáp cũng khiến tuyến nội tiết này hoạt động sản xuất nhiều Thyroxine hơn, gây ra bệnh cường giáp. Quá trình chuyển hóa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, triệu chứng gặp phải như: sụt cân nhanh, giảm khả năng vận động, thường xuyên đau nhức cơ bắp, căng thẳng, stress, khó tập trung,… 1.3. Tăng tiết hormone vỏ thượng thận Khối u tuyến yên làm tăng sản sinh hormone tuyến thượng thận ACTH sẽ kích thích gián tiếp làm tăng hormone cortisol, gây ra hội chứng Cushing. Cũng có trường hợp u tuyến yên gây suy giảm hoặc mất chức năng sản xuất hormone, dẫn tới suy tuyến yên. Triệu chứng gặp phải lúc này bao gồm: suy nhược cơ thể, buồn nôn và nôn mửa thường xuyên, chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không có kinh nguyệt, khả năng chịu lạnh kém, rối loạn chức năng tình dục,… Như vậy, u tuyến yên có thể gây ra nhiều ảnh hưởng khác nhau đến các cơ quan nói riêng và sức khỏe nói chung. Cần chẩn đoán xác định loại u tuyến yên và mức độ ảnh hưởng, từ đó điều trị bệnh hiệu quả. U tuyến yên có thể gây vô sinh khi u này tiết ra hormone Prolactin, dẫn đến tình trạng giảm lượng hormone sinh dục. Tùy vào mức độ Prolactin trong máu mà bệnh nhân sẽ gặp ảnh hưởng khác nhau, ở nữ giới là thiếu hụt estrogen còn ở nam giới là thiếu hụt testosterone. Không những giảm sản xuất hormone estrogen sinh dục nữ, Prolactin cao do u tuyến yên sản xuất ra còn ngăn cản sự rụng trứng. Khi đó, chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ có thể bị rối loạn hoặc ngừng kinh hoàn toàn. Khi trứng không chín rụng, tinh trùng không thể gặp trứng và thụ thai, vì thế nữ giới sẽ bị vô sinh. U tuyến yên có gây vô sinh ở nữ giới hay không còn phụ thuộc vào nồng độ Prolactin trong máu cao ở mức nào. Nếu Prolactin do u tuyến yên sản xuất ở mức độ nhẹ, phụ nữ vẫn có thể có kinh nguyệt như bình thường, vẫn xảy ra sự rụng trứng. Tuy nhiên, thiếu hụt hormone progesterone sau rụng trứng do u tuyến yên cũng cản trở quá trình thụ tinh và làm tổ của trứng sau thụ tinh, vì thế cũng dẫn đến vô sinh. Nhiều người cho rằng u tuyến yên chỉ gặp ở nữ giới, song nam giới cũng có nguy cơ mắc bệnh và bị ảnh hưởng. Khối u tuyến yên làm tăng tiết prolactin sẽ gây ra tình trạng thiểu năng sinh dục nam: giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, rối loạn cương dương,… Những ảnh hưởng này ở mức độ nặng sẽ gây vô sinh, hiếm muộn. Mức độ nhẹ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và chức năng tình dục ở nam giới. Như vậy, không phải tất cả các trường hợp u tuyến yên đều gây vô sinh, cần chẩn đoán xác định khối u có sản xuất Prolactin hay không, nếu có thì sản xuất ở mức độ nào. Xét nghiệm nồng độ Prolactin ở người bị u tuyến yên sẽ đánh giá được sự ảnh hưởng của khối u đến chức năng sinh sản người bệnh. 3. Mục tiêu điều trị đầu tiên là đưa hàm lượng hormone tuyến yên và các tuyến liên quan trở về mức bình thường, từ đó triệu chứng bệnh được cải thiện và tránh các biến chứng sau này. Đặc biệt nếu u tuyến yên gây tăng Prolactin, phải điều trị ngay để ngăn chặn gây vô sinh. Với trường hợp u tuyến yên gây tăng Prolactin, có những cách điều trị ngăn ngừa vô sinh sau: 3.1. Điều trị nội khoa Hiện nay chủ yếu vẫn điều trị với Dopamine agonist, chất này khi đưa vào cơ thể sẽ kết hợp với thụ thể của Dopamin, gây ức chế tuyến yên tiết hormone Prolactin. Thuốc này đạt hiệu quả cao với các trường hợp tăng Prolactin máu bất thường. Khoảng 80% bệnh nhân có triệu chứng tiết sữa bất thường, vô kinh phục hồi chu kỳ kinh nguyệt khi dùng thuốc, thời gian điều trị kéo dài từ 5 - 7 tuần hoặc dài hơn trong trường hợp nặng. 3.2. Điều trị ngoại khoa Với khối u nằm trong tuyến yên, trong trường hợp cần thiết sẽ phải phẫu thuật nội soi tuyến yên xuyên xương bướm để lấy khối u nhỏ. Đây là phương pháp phẫu thuật khó, chỉ có thể lấy khối u kích thước nhỏ đảm bảo an toàn qua xương bướm. Rất khó để phẫu thuật loại bỏ khối u hoàn toàn. Nếu phẫu thuật thành công, khả năng phục hồi chu kỳ kinh nguyệt đạt khoảng 70% nếu khối u nhỏ hơn 10mm, đạt chỉ 30% nếu khối u lớn hơn 10mm. Nếu có tổn thương vùng hạ đồi, tỉ lệ tái phát cao. Như vậy, u tuyến yên gây vô sinh nếu nó làm tăng tiết hormone Prolactin, phải điều trị sớm để cân bằng hormone này trong máu. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ giới, gây vô sinh cho cả hai giới nên nếu có triệu chứng bệnh nghi ngờ, nên sớm đi khám, làm xét nghiệm nội tiết để chẩn đoán. Hầu hết trường hợp u tuyến yên phát hiện sớm có thể điều trị hiệu quả, kiểm soát tốt triệu chứng và biến chứng bệnh.;;;;;1. Tổng quan về u tuyến yên bệnh học Tuyến yên bao gồm nhiều loại tế bào tuyến khác nhau và mỗi loại tế bào tuyến tiết một hormone tác động lên các cơ quan hoặc tuyến nội tiết khác nhau của cơ thể. U tuyến yên có thể chia thành 2 nhóm chính: U tuyến yên tăng tiết và u tuyến yên không tăng tiết. U tuyến yên gây chèn ép các cơ quan khác trong sọ 1.1. U tuyến yên tăng tiết Khối u tuyến yên tăng tiết là khối u phát triển từ những tế bào tiết ra nội tiết tố. Trong trường hợp khối u tuyến yên tăng tiết, các tế bào khối u sản xuất và giải phóng quá nhiều một hoặc nhiều hormone. Điều này dẫn đến việc sản xuất quá mức các hormone tương ứng, gây mất cân bằng nội tiết tố và các triệu chứng liên quan. 1.2. U tuyến yên không tăng tiết Trái ngược với u tuyến yên tăng tiết, khối u tuyến yên không tăng tiết là những khối u phát triển từ những tế bào tuyến không tiết hormone. Khi mắc phải căn bệnh này, nội tiết tố ở bệnh nhân sẽ không tăng trong máu nhưng ngược lại còn bị giảm. Khối u tuyến yên phát triển to dần và chèn ép những tế bào lành tính ở tuyến yên bên cạnh, làm giảm hoặc rối loạn nội tiết tố. Khối u này còn có thể chèn ép các cấu trúc liền kề ở não. 2. Nguyên nhân u tuyến yên Nguyên nhân chính xác của khối u tuyến yên chưa rõ ràng. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của họ. Dưới đây là một số nguyên nhân tiềm ẩn và các yếu tố nguy cơ liên quan đến khối u tuyến yên: 2.1. Yếu tố di truyền gây u tuyến yên bệnh học Trong một số trường hợp, khối u tuyến yên có thể di truyền trong gia đình, cho thấy khuynh hướng di truyền. Một số tình trạng di truyền, chẳng hạn như đa u nội tiết loại 1 (MEN1) và phức hợp Carney, có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển khối u tuyến yên. 2.2. Mất cân bằng nội tiết tố gây u tuyến yên bệnh học Mất cân bằng nồng độ hormone có thể góp phần vào sự phát triển của khối u tuyến yên. Ví dụ, tiếp xúc với estrogen quá mức hoặc sử dụng liệu pháp thay thế estrogen trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc u tiết prolactin, một loại khối u tuyến yên. 2.3. Phơi nhiễm phóng xạ Tiếp xúc với bức xạ trước đây, đặc biệt là vùng đầu và cổ, có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u tuyến yên. 2.4. Tuổi và giới tính U tuyến yên bệnh học có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chúng thường được chẩn đoán ở người lớn trong độ tuổi từ 30 đến 60. Một số loại khối u tuyến yên, chẳng hạn như u tiết prolactin, phổ biến hơn ở phụ nữ. 3. Triệu chứng u tuyến yên bệnh học 3.1. Tăng tiết prolactin Triệu chứng tăng tiết prolactin là do sự tăng sản xuất và giải phóng quá mức của hormone prolactin trong cơ thể. Đây là triệu chứng phổ biến nhất của u tuyến yên prolactin (prolactinoma) – một loại u tuyến yên thường gặp. – Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Phụ nữ có thể gặp các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt mất đi hoặc kinh nguyệt rất ít. – Tăng sản lượng sữa: Một trong những triệu chứng chính của tăng tiết prolactin là sự tăng sản lượng sữa. – Hội chứng mãn kinh: Tăng tiết prolactin có thể gây ra sự suy giảm estrogen, dẫn đến các triệu chứng liên quan đến hội chứng mãn kinh, bao gồm như nóng trong người, xanh xao, và các vấn đề giấc ngủ. – Sự suy giảm hormone khác: Tăng tiết prolactin có thể gây suy giảm hormone khác, như hormone tuyến giáp (thyroid), hormone tăng trưởng (growth hormone) hoặc hormone tuyến thượng thận (adrenal). U tuyến yên bệnh học gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể 3.2. Tăng nội tiết tố tăng trưởng Triệu chứng tăng nội tiết tố tăng trưởng (growth hormone – GH) do u tuyến yên bệnh học có thể gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến liên quan đến tăng nội tiết tố tăng trưởng GH: – Các bộ phận cơ thể có thể trở nên dài hơn so với bình thường: Điều này bao gồm cả chiều dài của tay, chân, ngón tay và ngón chân. – Tăng cân: Mặc dù tăng nội tiết tố tăng trưởng GH có thể làm tăng cân bằng cách tăng sự phát triển cơ bắp, nhưng cũng có thể gây ra sự tích tụ mỡ trong cơ thể, đặc biệt là mỡ bụng. – Khuôn mặt dày và cằm dày hơn: Tăng nội tiết tố tăng trưởng GH có thể làm thay đổi cấu trúc khuôn mặt, khiến khuôn mặt trở nên dày hơn, cằm dày hơn và nét mặt thô hơn. – Hậu quả về sức khỏe: Tăng nội tiết tố tăng trưởng GH kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim và các vấn đề về khớp. – Thay đổi tâm lý: Một số người có thể trải qua thay đổi tâm lý, bao gồm tăng sự căng thẳng, lo âu, khó chịu và khó ngủ. 3.3. U tuyến yên tăng tiết ACTH U tuyến yên tăng tiết ACTH là một loại u tuyến yên bệnh học gây ra sự tăng sản xuất và giải phóng quá mức của hormone ACTH và gây ra một số triệu chứng: – Bệnh Cushing: Là tình trạng nâng cao mức độ cortisol trong cơ thể, gây ra các triệu chứng như tăng cân, tăng áp lực máu, đường huyết cao, mặt tròn trĩnh, da mỏng và dễ thâm. – Tăng cân: U tuyến yên tăng tiết ACTH có thể gây ra tăng cân, đặc biệt là tích tụ mỡ trong vùng bụng và mặt. – Da mỏng và dễ thâm: Một số người có thể trải qua da mỏng và dễ thâm do tác động của cortisol cao. – Sự suy giảm cơ bắp: Một số người có thể trải qua suy giảm cơ bắp và sức mạnh cơ bắp giảm. – Rạn da: Có vết rạn ở tay, bụng, hay đùi. U tuyến yên gây rạn da 3.4. Triệu chứng rối loạn nhìn Rối loạn nhìn không phải là một triệu chứng chính của u tuyến yên bệnh học. Tuy nhiên, nếu u tuyến yên lớn và tạo áp lực lên các cấu trúc xung quanh, có thể gây ra một số vấn đề liên quan đến thị giác. Đây là những dấu hiệu mà một số người có thể trải qua khi u tuyến yên lớn: – Thị lực giảm: U tuyến yên lớn có thể gây suy giảm thị lực, khiến khả năng nhìn rõ và phạm vi nhìn bị hạn chế. – Đau mắt: Áp lực từ u tuyến yên lớn có thể gây ra đau mắt hoặc khó chịu trong vùng xung quanh mắt. – Rối loạn thị giác màu sắc: Một số người có thể trải qua rối loạn thị giác màu sắc, khi màu sắc trở nên mờ hoặc có sự thay đổi. 3.5. Gây chèn ép tăng áp lực trong sọ Khi một khối u tuyến yên lớn và tăng kích thước, nó có thể gây chèn ép và tăng áp lực trong sọ. Hiệu ứng chèn ép này có thể ảnh hưởng đến các cấu trúc xung quanh và gây ra một số triệu chứng và vấn đề liên quan. Một số triệu chứng chung do áp lực tăng trong sọ: đau đầu, buồn nôn, rối loạn giấc ngủ, thay đổi tâm trạng và giảm khả năng tập trung.;;;;;Cách 5 tháng, bệnh nhân C. T. N. (37 tuổi, ở Hà Nam) thấy tiết sữa bất thường nên đi khám chuyên Khoa Sản, bác sỹ đã chẩn đoán rối loạn môn nội tiết và kê đơn uống thuốc nhưng không khỏi. Ngày 12/11 vừa qua, bệnh nhân C. T. N. Sau khi khám lâm sàng, bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm nội tiết và có bất thường về kết quả Prolactin: tăng trên 4000 µU/m L (bình thường < 627 µU/m L ở phụ nữ không mang thai) nên chỉ định chụp cộng hưởng từ sọ não. Quan sát kỹ vùng tuyến yên trên phát hiện khối u kích thước 4,2 x 7,5 mm. Hình ảnh u tuyến yên trên phim chụp cộng hưởng từ. Do khối u tuyến yên nhỏ nên bệnh nhân được bác sỹ kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và hẹn khám định kỳ 3 tháng/ lần. U tuyến yên thường được chia làm hai nhóm sau: - U chức năng không tiết ra nội tiết tố: nên ít gây rối loạn nội tiết và thường triệu chứng, khiến bệnh nhân đi khám bệnh chỉ là nhức đầu, mờ mắt. - U chức năng tiết ra nội tiết tố: nên gây rối loạn chức năng nội tiết. Khối u sẽ làm bệnh nhân bị giảm hoặc tăng sinh nội tiết tố của cơ thể, dẫn đến bệnh nhân bị thiếu hoặc thừa nội tiết tố tăng trưởng, sinh dục, tuyến giáp hay tuyến thượng thận. Đặc biệt, nếu bị suy toàn bộ tuyến yên, bệnh nhân có thể rơi vào sốc, hôn mê và tử vong. Người bệnh nên đi khám chuyên khoa khi có các biểu hiện như: - Đau đầu kéo dài, mức độ tăng dần, đau đầu vào buổi sáng, dùng thuốc giảm đau không đáp ứng, kèm theo nôn thì giảm đau; - Rối loạn thị giác như nhìn mờ, nhìn đôi; - To đầu chi; - Tiết sữa bất thường, giảm sinh dục,… Để chẩn đoán u tuyến yên, bên cạnh việc kết hợp triệu chứng lâm sàng, còn cần dựa vào các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh gồm: chụp X quang sọ não, chụp cắt lớp vi tính (CT scanner), chụp MRI để có thể phân biệt được u tuyến yên với các loại u khác như u sọ hầu, u màng não, u sợi thần kinh, u di căn,... Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy vào giai đoạn, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp phù hợp như: - Điều trị nội khoa để điều chỉnh nội tiết tố trở lại bình thường. - Trường hợp u ác tính, có thể xạ trị để tiêu hủy các tế bào bất thường. - Xạ trị còn được dùng sau phẫu thuật tuyến yên đối với tất cả các loại u còn sót. Tuy nhiên, đa số trường hợp bệnh nhân cần phải được mổ cắt bỏ khối u.
question_74
Điều trị vô sinh ở nữ tại Bệnh viện
doc_74
Làm mẹ là điều thiêng liêng và hạnh phúc nhất đối với chị em phụ nữ. Thế nhưng vẫn có một số người không may mắc vô sinh khiến cuộc sống của họ gặp nhiều trở ngại, đặc biệt là ảnh hưởng đến hôn nhân. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh vô sinh ở nữ. Vô sinh ở nữ là tình trạng không có thai nguyên nhân xuất phát từ người vợ. Sau thời gian dài quan hệ tình dục và không thực hiện bất kì biện pháp tránh thai nào vẫn không có dấu hiệu mang thai. Vô sinh nữ giới xảy ra khi tinh trùng không thể thụ thai với trứng dù chất lượng tinh trùng rất tốt, không có gì bất thường. Những người gặp vấn đề về cơ quan sinh dục như kinh nguyệt không đều, tắc ống dẫn trứng, viêm phụ khoa,… Vô sinh ở nữ có thể tước đi thiên chức làm mẹ của nhiều người thế nhưng nếu phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách vẫn có cơ hội mang thai. Vô sinh ở nữ được chia thành 2 dạng: Vô sinh nguyên phát: những người trước đây chưa từng có thai, giao hợp tự nhiên không sử dụng biện pháp ngừa thai nào nhưng vẫn không có dấu hiệu mang bầu. Vô sinh thứ phát: trường hợp các cặp vợ chồng đã từng có con, đã từng mang thai và quan hệ tình dục đều đặn mỗi tuần 2 - 3 lần, không thực hiện tránh thai mà vẫn không có con. 2. Nguyên nhân vô sinh ở nữ giới Những nguyên nhân đây khiến nữ giới bị vô sinh hiếm muộn: Do tử cung: bệnh nhân mắc u xơ tử cung, viêm dính buồng tử cung và những vấn đề xảy ra ở tử cung khiến nữ giới mắc vô sinh. Bất thường phóng noãn: tình trạng vòng kinh không phóng noãn bởi tác động của trục tuyến dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng là nguyên nhân gây vô sinh. Vòi tử cung gặp vấn đề: viêm nhiễm cơ quan sinh dục, trước đây từng phẫu thuật vùng chậu hoặc vòi tử cung, mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục, lạc nội mạc tử cung, vòi tử cung gặp bất thường bẩm sinh,… Cổ tử cung bất thường: cổ tử cung chứa kháng thể kháng tinh trùng, có chất nhầy ít, tiền sử phẫu thuật cổ tử cung. Do lạc nội mạc tử cung. Lối sống thiếu khoa học: thường xuyên thức khuya, dùng chất kích thích, hút thuốc lá, sinh hoạt không lành mạnh,… Do tuổi tác ở người phụ nữ Vô sinh không rõ nguyên nhân: theo ghi nhận có khoảng 10% trường hợp bệnh nhân vô sinh nhưng không xác định được nguyên nhân. 3. Dấu hiệu cảnh báo vô sinh ở nữ Kinh nguyệt không đều hoặc bị rối loạn: chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn hoặc quá dài, không đều,… là những dấu hiệu rối loạn nội tiết tố và hormone nữ. Chu kỳ kinh nguyệt phản ánh rất rõ tình trạng sức khỏe và chức năng sinh sản ở nữ giới. Thế nên hãy đi khám sức khỏe nếu thấy chu kỳ kinh của mình bất ổn. Vô kinh: tình trạng không xuất hiện kinh nguyệt ở tuổi dậy thì. Không có kinh nguyệt chứng tỏ không có rụng trứng diễn ra thế nên việc thụ thai sẽ không xuất hiện. Xuất hiện nhiều khí hư: phụ nữ khỏe mạnh sẽ có khí hư màu trắng, không mùi và nhớt. Thế nhưng nếu quan sát thấy khí hư ra nhiều hơn bình thường, màu sắc khác lạ và có mùi là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa hoặc viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Tình trạng này có thể khiến bạn vô sinh không được chủ quan. Tuyến vú tiết dịch: thông thường chỉ có phụ nữ đang cho con bú mới có sữa tiết ra ở tuyến vú. Nếu bạn không có con mà tuyến vú tiết dịch hãy đi khám ngay lập tức tránh biến chứng nguy hiểm. Tình trạng này có thể do suy tuyến giáp, suy thận hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Thường xuyên đau bụng vùng hố chậu 2 bên 4. Biện pháp ngăn ngừa vô sinh ở nữ Kiểm soát cân nặng ở mức độ phù hợp, không nên dư cân hoặc thiếu cân. Ăn uống theo chế độ khoa học, bổ sung nhiều rau củ quả, vitamin cần thiết. Tuyệt đối không hút thuốc do thuốc lá tác động xấu đến sức khỏe và chức năng sinh sản của bạn. Không nên uống rượu bia và sử dụng chất kích thích. Luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ để chuyện chăn gối đạt kết quả tốt nhất. Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khám phụ khoa để kịp thời phát hiện những bất thường có khả năng gây vô sinh. Nên có con trong độ tuổi sinh sản. Thăm hỏi tình trạng sức khỏe, tiền sử mang thai, sảy thai, nạo phá thai, tần suất quan hệ tình dục, loại thuốc đang uống,… Khám toàn thân: vóc dáng, lông, tóc, lông mu, lông nách, cơ quan sinh dục, vú,… Sử dụng mỏ vịt để thăm khám âm đạo để quan sát tổn thương cơ quan sinh dục, mức độ viêm nhiễm, tình trạng phát triển niêm mạc âm đạo,… Khám vú để xác định mức độ phát triển của vú và tình trạng dịch vú. Chẩn đoán qua hình ảnh: siêu âm phụ khoa và siêu âm quá trình phát triển của nang noãn, chụp phim tử cung vòi trứng,… Nội soi: giúp phát hiện vấn đề sinh dục, gỡ dính vòi trứng, buồng trứng,… Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ: giúp xác định những bất thường do di truyền. Xét nghiệm hormon: giúp kiểm tra nội tiết tố hướng sinh dục, nội tiết sinh dục, nội tiết thai nghén,… Hiện nay, có rất nhiều có sở y tế thăm khám và chữa trị vô sinh ở nữ mọc lên như nấm. Thế nhưng không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo đủ điều kiện về mọi mặt giúp bạn điều trị vô sinh hiệu quả. Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là bệnh vô sinh chúng tôi đã điều trị thành công cho rất nhiều cặp vợ chồng không may bị vô sinh hiếm muộn. Thấu hiểu được niềm hạnh phúc khi được làm bố mẹ, chúng tôi đã nỗ lực không ngừng trong công tác khám chữa bệnh.
doc_5324;;;;;doc_22489;;;;;doc_31340;;;;;doc_17573;;;;;doc_11905
Vô sinh nữ giới có chữa được không là nỗi niềm của tất cả các chị em hiếm muộn. Với sự tiến bộ của y học ngày nay, vô sinh nữ giới hoàn toàn có thể chữa được. Chị em cần kiên trì, giữ tinh thần lạc quan cũng như sức khỏe tốt để sẵn sàng chào đón con yêu. Trước hết cần hiểu đúng về tình trạng bệnh lý này, vô sinh ở nữ giới là khi người phụ nữ không thể mang thai trong vòng 1 năm dù sinh hoạt vợ chồng bình thường, không sử dụng biện pháp an toàn. Hoặc đã từng có thai (ít nhất 1 lần), nhưng nay không có thai trở lại được. Có rất nhiều nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới, phổ biến là các bệnh lý ở vòi trứng, buồng trứng hoặc cổ tử cung, rối loạn nội tiết tố. Bất cứ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản này cũng có thể bị vô sinh, tuy nhiên ở những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn: phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết tố, cao tuổi (trên 35 tuổi), người sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc sinh sống làm việc trong môi trường độc hại. Dù do nguyên nhân nào cũng khiến người phụ nữ lo lắng, tự ti, ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc đôi lứa. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây ra, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp Điều trị vô sinh nữ giới phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân. Hiện nay, có 3 phương pháp phổ biến nhất trong chữa vô sinh ở nữ giới. 2.1. Sử dụng thuốc điều trị vô sinh ở nữ Đây là phương pháp điều trị vô sinh nữ giới được nhiều người lựa chọn vì đơn giản, ít tốn kém chi phí nhất. Tuy nhiên phương pháp điều trị này thường chỉ hiệu quả cho các trường hợp vô sinh do rối loạn nội tiết tố, bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa. Trong đó, vô sinh nữ do rối loạn nội tiết tố sẽ được chỉ định dùng thuốc cân bằng hormone sinh dục, ổn định chu kỳ kinh nguyệt, kích thích rụng trứng, tăng chất lượng trứng,… Vô sinh nữ, khó thụ thai do các bệnh lý phụ khoa, viêm nhiễm bộ phận sinh dục cần sử dụng thuốc điều trị bệnh triệt để. Các loại thuốc kháng sinh, thuốc đặt âm đạo giúp làm sạch, tiêu diệt vi khuẩn và tác nhân gây bệnh thường được chỉ định. Bên cạnh liệu trình điều trị bằng thuốc, chị em phụ nữ cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học giúp cân bằng nội tiết, phục hồi chức năng sinh sản. 2.2. Điều trị vô sinh nữ giới bằng phương pháp phẫu thuật Các trường hợp vô sinh nữ giới do bệnh lý, bất thường cấu trúc cơ quan sinh sản sẽ cần can thiệp phẫu thuật điều trị như: Phẫu thuật vòi trứng: Có 2 phương pháp là phẫu thuật nội soi ống dẫn trứng áp dụng cho trường hợp ống dẫn trứng tắc đoạn gần (tỉ lệ thành công khoảng 85%) và phẫu thuật cắt, nối ống dẫn trứng khi vòi trứng bị tắc, chít hẹp không thể thông được. Tỉ lệ thành công của phẫu thuật này phụ thuộc nhiều vào mức độ tắc hẹp, vị trí cũng như trình độ, kinh nghiệm của bác sỹ thực hiện. Phẫu thuật nội soi tách dính buồng tử cung: cho các trường hợp vô sinh nữ giới do dính buồng tử cung bẩm sinh hoặc biến chứng sau sảy thai, nạo hút thai. Phẫu thuật đốt điểm nang buồng trứng trong hội chứng buồng trứng đa nang: Buồng trứng đa nang là nguyên nhân gây vô sinh, khó thụ thai ở nữ giới. Việc cắt bỏ các nang nhỏ, không cần thiết sẽ giúp kích thích trứng rụng, từ đó tỷ lệ thụ thai tăng lên. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật bóc u lạc nội mạc, phẫu thuật sửa chữa dị dạng sinh dục,… trong các trường hợp cần thiết. 2.3. Phương pháp hỗ trợ sinh sản Hiện nay có 2 phương pháp hỗ trợ sinh sản có tỉ lệ thành công cao, ứng dụng nhiều trong điều trị vô sinh nữ giới gồm: Bơm tinh trùng vào tử cung Bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ đặc biệt đưa lượng tinh trùng đã được lọc rửa, lựa chọn vào tử cung người phụ nữ. Có thể cần thực hiện nhiều lần để tinh trùng thụ tinh thành công, tỉ lệ đạt khoảng 10 - 20%. Kỹ thuật này áp dụng cho các trường hợp vô sinh nữ do lạc nội mạc tử cung, chất nhầy tử cung kém có ít nhất 1 vòi trứng không tắc hoặc do tinh trùng nam giới yếu, rối loạn xuất tinh,… Kỹ thuật can thiệp này ẩn chứa rủi ro như mang đa thai, nguy cơ sảy thai hoặc tác dụng phụ không mong muốn. Thụ tinh trong ống nghiệm Ở phương pháp này, tinh trùng sẽ được thụ tinh với trứng trong môi trường phòng thí nghiệm, sau đó phôi thai mới được cấy vào cơ thể người mẹ. Kỹ thuật này thường áp dụng cho trường hợp vô sinh nữ giới do tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc không rõ nguyên nhân. Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm hiện khá cao, song tỉ lệ thành công cao hơn các phương pháp khác. Bệnh nhân có nguy cơ gặp tác dụng phụ do thuốc kích trứng, khả năng mang đa thai, dễ sinh non,… Điều trị vô sinh nữ giới là một quá trình lâu dài, cần sự kiên nhẫn, tuân thủ điều trị từ bệnh nhân cũng như người chồng. Chị em hãy lạc quan, tin tưởng vào các y bác sĩ bởi y học hiện đại đã và đang chữa thành công rất nhiều trường hợp vô sinh, hiếm muộn khó.;;;;;Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng và cao cả của mỗi một người phụ nữ. Nhưng với một số chị em thì thiên chức này lại trở nên xa vời bởi mắc những bệnh lý vô sinh, hiếm muộn. Vô sinh ở nữ có chữa được không, chữa như thế nào luôn là nỗi niềm “đau đáu” của những chị em không may bị vô sinh. Vô sinh ở nữ là căn bệnh có thể khiến cho chị em mất đi khả năng sinh sản và thiên chức được làm mẹ. 1. Tìm hiểu về bệnh lý vô sinh ở nữ giới Vô sinh ở nữ là bệnh lý mà người vợ không thể thụ thai và mang thai dù vẫn quan hệ vợ chồng đều đặn, mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong khoảng 1 năm qua. Vô sinh hiếm muộn thường khiến người phụ nữ cảm thấy tự ti, lo lắng, buồn khổ, lâu dần sẽ gây nên bệnh trầm cảm. Do đó, khi nghi ngờ bản thân mắc vô sinh hiếm muộn, chị em nên tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa đầu ngành thăm khám và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý vô sinh hiếm muộn ở nữ, trong đó phải kể đến: Bệnh lý ở vòi trứng Tắc vòi trứng, viêm vòi trứng,… là những nguyên nhân chính khiến trứng gặp khó khăn khi gặp tinh trùng và phôi làm tổ trong tử cung. Điều này làm giảm khả năng thụ thai, khiến việc mang thai trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bệnh lý liên quan đến buồng trứng Các bệnh lý liên quan đến buồng trứng như viêm buồng trứng, u nang trứng, hoặc đa nang trứng sẽ làm suy giảm chức năng của buồng trứng, bộ phận sản sinh ra các tế bào trứng. Khi đó, số lượng và chất lượng trứng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều như: trứng có thể không có noãn, không rụng sau kỳ kinh nguyệt, hoặc rụng một cách bất thường,… dẫn tới khó khăn trong việc thụ thai. Bệnh lý tại tử cung Sau khi gặp tinh trùng, tử cung chính là nơi trứng sẽ làm tổ. Do đó, nếu cổ tử cung của chị em mắc phải các vấn đề như dính tử cung, hay u xơ tử cung, thì phôi sẽ gặp khó khăn trong việc thụ thai, làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý vô sinh ở nữ. Một số bệnh lý khác Ngoài những bệnh lý kể trên thì chị em có thể mắc vô sinh hiếm muộn do những nguyên nhân sau: Vô sinh ở nữ có chữa được không luôn là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm Ngày nay, với sự phát triển của nền y học hiện đại, bệnh lý vô sinh ở nữ hoàn toàn có chữa được, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như thể trạng của chị em mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị cụ thể. Chữa vô sinh ở nữ giới bằng thuốc Tây y Đây là phương pháp đơn giản và ít tốn kém thường được bác sĩ tư vấn điều trị đối với những chị em bị rối loạn nội tiết tố. Việc dùng thuốc với những đối tượng này sẽ giúp cân bằng lại hormone trong cơ thể, kích thích trứng phát triển đủ kích thước, ổn định thời gian rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt… Tuy nhiên, chị em chỉ nên sử dụng thuốc theo tư vấn của bác sĩ, đặc biệt cần kiên trì đúng liều lượng và thời gian để hiệu quả điều trị đạt tốt nhất. Chữa vô sinh thông qua việc phẫu thuật Những chị em mắc vô sinh do gặp phải các bệnh lý liên quan đến buồng trứng và tử cung nên điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Như vậy, quá trình mang thai của chị em sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật là khác nhau, và cần phải có thời gian thì cơ thể mới hồi phục hoàn toàn được. Một số phương pháp phẫu thuật được sử dụng nhiều nhất để chữa vô sinh ở nữ giới là: Sử dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dành cho vô sinh ở nữ giới Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản dành cho vô sinh ở nữ giới ở tỷ lệ thành công cao hơn nhiều so với các phương pháp cơ bản khác. Một số kỹ thuật được được sử dụng nhiều nhất hiện nay là: Để việc điều trị vô sinh ở nữ giới đạt được kết quả cao nhất, thì bên cạnh các phương pháp chữa trị này, chị em nên:;;;;;Vì thế, việc làm sao để lựa chọn được bệnh viện điều trị vô sinh an toàn, chất lượng là câu hỏi được nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn đặt ra. Vô sinh hiếm muộn hiện nay đã trở nên phổ biến đối với nhiều cặp vợ chồng hiện nay. Vô sinh hiếm muộn có thể hiểu là khi một cặp vợ chồng đã kết hôn hợp pháp, vẫn trong độ tuổi sinh sản, mà sau hơn 1 năm chung sống vẫn không có thai dù không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào cả. Vô sinh có 2 dạng cơ bản đó là: Vô sinh nguyên phát là với những cặp vợ chồng lấy nhau mà chưa từng có con lần nào; Vô sinh thứ phát là với những cặp vợ chồng đã mang thai ít nhất một lần, phá thai kế hoạch hoặc sẩy thai nhưng sau hơn 1 năm họ muốn có thai nhưng lại không thể có thai lại. Đối với vô sinh thì tỷ lệ ở cả nam và nữ là tương đương nhau, vì thế để giảm thiểu tình trạng vô sinh thì mỗi người nên tự đi kiểm tra sức khỏe sinh sản tại các bệnh viện điều trị vô sinh. Việc kiểm tra sức khỏe sinh sản sẽ giúp phát hiện tình trạng vô sinh hiếm muộn sớm, từ đó đưa ra cách chữa trị, đồng thời khả năng chữa trị thành công cũng cao hơn. Tình trạng vô sinh hiếm muộn hiện nay Tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ vô sinh hiếm muộn ở các cặp vợ chồng ngày càng gia tăng. Theo kết quả nghiên cứu của Bệnh viện phụ sản trung ương thì có đến hơn 1 triệu số cặp vợ chồng gặp phải tình trạng vô sinh, hiếm muộn. Và điều đáng báo động ở đây là tình trạng vô sinh ở những cặp vợ chồng trẻ mới cưới ngày càng cao. Nguyên nhân là do lối sống buông thả, sinh hoạt không theo giờ giấc, thức khuya, dậy muộn, ăn uống không khoa học,… kèm theo là sử dụng rượu bia, thuốc lá và ăn thực phẩm không đảm bảo đã khiến cho tình trạng vô sinh gia tăng. Hiện nay với tình trạng vô sinh ngày càng gia tăng, có rất nhiều các bệnh viện điều trị vô sinh ra đời. Tuy nhiên làm sao để lựa chọn được địa chỉ uy tín, chất lượng để điều trị là quan tâm của không ít cặp vợ chồng. Để lựa chọn được bệnh viện điều trị vô sinh bạn cần biết được những thông tin sau: Lựa chọn bệnh viện lớn Không khó để tìm được một bệnh viện có gói dịch vụ điều trị vô sinh, tuy nhiên để lựa chọn được địa chỉ tin cậy để tin tưởng và gửi gắm thì lại không hề đơn giản. Đặc biệt là với bệnh vô sinh cần phải điều trị trong thời gian dài, tốn kém cả về thời gian, tiền bạc và công sức. Chính vì vậy để đảm bảo bạn nên lựa chọn các bệnh viện lớn nhằm giúp cho việc điều trị đem lại hiệu quả cao, đảm bảo được giá trị về tiền bạc, không phải lãng phí thời gian. Chính vì vậy bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi quyết định nơi khám và chữa trị để có thể có kết quả tốt nhất. Tham khảo ý kiến những người có kinh nghiệm Bạn có thể tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, những người đã có kinh nghiệm điều trị vô sinh để được đưa ra lời khuyên hữu ích. Họ đã từng chữa trị nên họ sẽ có kinh nghiệm, tham khảo ý kiến của họ để được họ chia sẻ những kiến thức hữu ích mà họ tích lũy trong quá trình điều trị của mình. Những bệnh viện hiện đại họ sẽ áp dụng phương pháp điều trị mới nhất, đem lại kết quả cao hơn. Không phải lúc nào việc điều trị vô sinh cũng đem lại kết quả như mong muốn cho bạn. Chính vì thế để đảm bảo trước hết bạn cần lựa chọn được bệnh viện điều trị vô sinh uy tín, chất lượng để có thể đảm bảo tỷ lệ thành công cao. Với hơn 23 năm hoạt động, tuy không quá dài nhưng cũng đủ để khẳng định chất lượng của bệnh viện.;;;;;Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị vô sinh nữ. Tùy thuộc vào thể trạng người bệnh, những bất thường ở chức năng sinh sản của nữ giới và điều kiện kinh tế…mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị cho phù hợp. Phục hồi khả năng sinh sản: Phụ nữ bị rối loạn rụng trứng thường được điều trị bằng cách kích thích sự rụng trứng, điều chỉnh hoặc tạo ra sự rụng trứng nhằm phục hồi khả năng sinh sản của phụ nữ, giúp phụ nữ có thể thực hiện chức năng thụ thai như bình thường. 1. Một số thuốc điều trị vô sinh nữ Hiện nay có một số loại thuốc kích thích rụng trứng, giúp hỗ trợ khả năng thụ thai của phụ nữ. 2. Phẫu thuật điều trị vô sinh nữ Một số thủ tục phẫu thuật có thể cải thiện khả năng sinh sản nữ, bao gồm: Loại bỏ mô: Phẫu thuật này nhằm loại bỏ tế bào nội mạc tử cung hoặc dính xương chậu bằng phương pháp laser hoặc cắt bỏ trực tiếp, có thể tăng cơ hội mang thai ở phụ nữ. Phẫu thuật ống dẫn trứng: Nếu ống dẫn trứng bị chặn hay đầy chất lỏng, phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ dính, làm giãn ống hoặc mở mới tạo ra một ống dẫn trứng. Phẫu thuật thành công hơn nếu một phần ống dẫn trứng bị chặn hoặc thu hẹp có vị trí gần với buồng trứng hơn là tử cung sẽ làm tăng khả năng thụ thai và giảm nguy cơ mang thai ngoài tử cung. 3. Thụ tinh ống nghiệm Kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm bằng cách lấy trứng trưởng thành từ một người phụ nữ, với tinh trùng của một người đàn ông trong phòng thí nghiệm và chuyển giao các phôi thai trong tử cung 3 – 5 ngày sau khi thụ tinh. Thụ tinh trong ống nghiệm thường được khuyến cáo khi cả hai ống dẫn trứng bị chặn. Nó cũng được dùng rộng rãi đối với một số điều kiện khác như màng trong dạ con, vô sinh không rõ nguyên nhân, yếu tố vô sinh cổ tử cung, vô sinh nam, rối loạn rụng trứng. Thụ tinh ống nghiệm sẽ cho kết quả sinh đôi, sinh ba…nếu có nhiều hơn một phôi được chuyển vào tử cung. Phương pháp này yêu cầu xét nghiệm máu thường xuyên và tiêm hormone hàng ngày. 4. Thụ tinh nhân tạo IUI Sau khi kích thích trứng rụng và chuẩn bị tinh trùng bằng cách lọc rửa và chọn lọc tinh trùng chất lượng tốt, các bác sĩ sẽ tiến hành bơm thẳng tinh tùng vào buồng tử cung để giúp rút ngắn khoảng cách và tăng số tinh trùng chất lượng tốt di chuyển vào ống dẫn trứng nhằm tăng tỷ lệ thụ thai. Tỉ lệ thành công của phương pháp thụ tinh nhân tạo tuỳ thuộc vào chất lượng của trứng và tinh trùng. Bệnh nhân dưới 35 tuổi sẽ có cơ hội thành công cao hơn bệnh nhân trên 35 tuổi. Xem thêm: thụ tinh nhân tạo tốn bao nhiêu tiền;;;;;Ở Việt Nam, vô sinh hiếm muộn đang trở thành nỗi ám ảnh của hơn 1 triệu cặp vợ chồng. Rất nhiều phụ nữ vì phải chịu tiếng oan “cây độc không trái, gái độc không con”, thậm chí tan vỡ hạnh phúc gia đình chỉ vì không thể sinh con. Trong bài viết dưới đây, những phương pháp chữa vô sinh ở nữ giới như một lời khẳng định: Phụ nữ ai cũng sẽ có cơ hội được làm mẹ, chỉ cần bạn không bỏ cuộc, con yêu chắc chắn sẽ về. 1. Những đối tượng nào dễ mắc vô sinh nữ Vô sinh nữ xảy ra khi người phụ nữ không thể thụ thai khi hai vợ chồng đều đặn quan hệ tình dục trong một năm mà không dùng biện pháp tránh thai và khả năng sinh sản của người chồng hoàn toàn bình thường. Vô sinh nữ được coi là một bệnh mà bất cứ phụ nữ nào cũng có nguy cơ gặp phải, nhưng dưới đây là những nhóm có nguy cơ mắc vô sinh cao hơn: Phụ nữ lớn tuổi: Độ tuổi có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản của nữ giới. Theo các nghiên cứu gần đây, độ tuổi sinh sản tốt nhất ở nữ giới là từ 20 đến 25 tuổi. Sau tuổi 35, chất lượng trứng giảm dần và khả năng sinh con của người phụ nữ cũng giảm theo. Đặc biệt, với phụ nữ trên 40 tuổi thì cơ hội có thai lại càng giảm đi rõ rệt. Rối loạn nội tiết tố: Những trường hợp có tiền sử rối loạn tiết tố thì khả năng sinh con sẽ thấp hơn. Viêm nhiễm phụ khoa: Rất nhiều chị em ngần ngại khi khám phụ khoa nhưng thực tế là để lâu, bệnh càng khó chữa và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gây bệnh ung thư. Đặc biệt còn có thể gây ra tình trạng vô sinh nữ. Bên cạnh đó, nếu phá thai nhiều lần thì rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm phụ khoa bao gồm, viêm vùng chậu, viêm tắc ống dẫn trứng,... sẽ khiến rất khó có cơ hội mang thai. Phụ nữ mắc các bệnh như gan, thận, bệnh tiểu đường, u xơ tử cung, béo phì,… cũng bị giảm khả năng sinh sản. Những đối tượng thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn, đồ uống có chứa chất kích thích,... Người thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cơ thể nói chung và trong đó có sức khỏe sinh sản. Hơn nữa, căng thẳng cũng tác động đến nội tiết tố nữ làm giảm khả năng thụ thai ở nữ giới. 2. Phương pháp chẩn đoán bệnh vô sinh nữ Để chẩn đoán bệnh vô sinh nữ, các bác sĩ cần phải tìm hiểu thông tin bệnh nhân, kết hợp khám lâm sàng và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết Trước hết, bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ thông tin về: Tình trạng nạo phá thai (nếu có). Đời sống chăn gối vợ chồng có gì khó khăn hay không. Bệnh sử (các bệnh nội khoa, ngoại khoa, bệnh viêm nhiễm phụ khoa) và các loại thuốc đang dùng. Thời gian bắt đầu kinh nguyệt, chu kỳ kinh, lượng kinh, có bị đau bụng trong kỳ kinh hay không. Tiếp theo các bác sĩ sẽ tiến hành khám tầm vóc, khám phụ khoa và thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như xét nghiệm nội tiết tố, nội tiết sinh dục, siêu âm phụ khoa, chụp vòi trứng,… Đặc biệt, bác sĩ còn tiến hành xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ để tìm các bất thường trong gen di truyền 3. Các phương pháp chữa vô sinh ở nữ giới Với sự trợ giúp của y học hiện đại, rất nhiều phụ nữ đã thành công trên con đường tìm kiếm tiếng cười trẻ thơ. Dưới đây là các phương pháp chữa vô sinh ở nữ giới mang lại hiệu quả cao nhất. Điều trị bệnh lý, điều chỉnh lối sống: Với những trường hợp vô sinh do các bệnh lý hoặc lối sống chưa khoa học, bác sĩ sẽ giúp người bệnh điều trị bệnh lý triệt để bằng phương pháp nội khoa hoặc phẫu thuật, đồng thời điều chỉnh lối sống khoa học nhằm tăng cơ hội thụ thai cho chị em. Dựa vào tình trạng sức khỏe, lứa tuổi, mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ lựa chọn những phương pháp điều trị hợp lý. Một số trường hợp phải nhờ đến các biện pháp hỗ trợ sinh sản dưới đây: Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI): Phương pháp này là cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung với mục đích giúp tinh trùng gặp trứng nhanh hơn và từ đó cơ hội có thai sẽ tăng lên. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Đây là phương pháp chữa vô sinh ở nữ giới phổ biến và mang lại hiệu quả tương đối cao hiện nay. Với thụ tinh trong ống nghiệm, tinh trùng và trứng sẽ được kết hợp bên ngoài cơ thể. Sau đó, khi phôi được hình thành sẽ được đưa vào buồng tử cung của người vợ. Sử dụng thuốc kích trứng: Phương pháp này phù hợp với những đối tượng không rụng trứng thường xuyên và trứng không đủ “chín”. Tuy nhiên, khi tiêm thuốc kích thích cần phải có chỉ định của bác sĩ. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhưng cũng nguy cơ mang đa thai hoặc tình trạng quá kích buồng trứng. Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI): Các bác sĩ bơm thẳng một tinh trùng vào bào tương trứng. Đây là phương pháp mang lại độ chính xác cao và được áp dụng thành công với nhiều cặp vợ chồng mắc vô sinh hiếm muộn. Thông thường, trường hợp người chồng có tinh trùng yếu, kém hoặc ít tinh trùng sẽ áp dụng phương pháp ICSI.
question_75
Những thông tin cần biết về xét nghiệm đo nồng độ enzyme aldolase
doc_75
Ở cơ thể người bình thường, mức enzyme aldolase được giữ ở mức trung bình, nhưng nếu mức aldolase huyết thanh tăng cao có thể là biểu hiện cho những bệnh về cơ. Cụ thể, khi bệnh nhân mắc phải các chứng bệnh như loạn dưỡng cơ, viêm đa cơ,... mức aldolase sẽ tăng rất cao. Ngoài ra, những đối tượng đang trong quá trình bị hoại tử cơ hay bị chấn thương cơ bắp, nhiễm sán heo,... cũng có nồng độ enzyme aldolase tăng cao. Xét nghiệm đo nồng độ enzyme aldolase thường được sử dụng trong việc phát hiện các bệnh lý về tế bào cơ bắp hoặc các bệnh về gan. Aldolase là tên của một loại enzyme có thể tách nhỏ cấu trúc của những phân tử đường trong cơ thể và tạo ra năng lượng để cơ thể hoạt động. Enzyme aldolase có mặt ở nhiều bộ phận trong cơ thể nhưng lại tập trung chủ yếu ở cơ và gan. Tình trạng nồng độ enzyme aldolase tăng cao cũng được tìm thấy ở các bệnh nhân viêm gan mãn tính, xơ gan và vàng da do tắc mật. Xét nghiệm aldolase cũng là cách để phát hiện các nguyên nhân gây nên tình trạng yếu cơ ở cơ thể người bệnh. Nguyên nhân của tình trạng yếu cơ có thể do hệ thần kinh điều khiển cơ xương bị tổn thương hoặc do mắc các bệnh ở cơ. Mức enzyme bình thường ở các bệnh nhân mắc bệnh thần kinh ở cơ như bại liệt, bệnh đa cơ xương cứng và bệnh nhược cơ. Còn những bệnh nhân có bệnh về cơ thường có mức enzyme rất cao. 2. Khi nào cần làm xét nghiệm aldolase Xét nghiệm đo nồng độ enzyme aldolase là loại xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán các tổn thương trong các hệ cơ quan ở cơ và gan. Kết quả thu được sau khi thực hiện xét nghiệm sẽ ở mức rất cao nếu bị các bệnh như nhồi máu cơ tim hoặc xơ gan. Lúc này, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm từ bác sĩ nếu phát hiện thấy những nguy cơ tổn thương về tim và gan. Ngày nay khi y học phát triển hơn thì đã có một số xét nghiệm tốt hơn để kiểm tra những tổn thương ở cơ và gan của bạn như: creatine, kinase, ALT, AST. Vì vậy, xét nghiệm đo nồng độ enzyme aldolase không còn được xem là loại xét nghiệm tối ưu. 3. Những điều cần biết trước khi thực hiện xét nghiệm đo nồng độ enzyme aldolase Trước khi thực hiện một xét nghiệm bạn nên tìm hiểu nó có phù hợp với cơ thể mình không hay cần làm gì trước khi thực hiện xét nghiệm để không ảnh hưởng đến kết quả. Các yếu tố có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm Nếu bạn thực hiện tiêm bắp trước khi làm xét nghiệm có thể làm tăng nồng độ enzyme aldolase. Tiêm bắp là thao tác đưa thuốc trị bệnh vào cơ thể qua kim tiêm và tiêm trực tiếp vào bắp tay, chân. Tập thể thao hoặc với cường độ mạnh quá sức có thể làm tăng mức enzyme trên kết quả xét nghiệm. Uống các loại thuốc có khả năng gây độc cho gan cũng khiến mức enzyme aldolase tăng vọt. Các loại thuốc có thể gây giảm aldolase cũng không nên uống trước khi làm xét nghiệm ví dụ như: phenothiazin. Những việc cần làm trước khi chuẩn bị thực hiện xét nghiệm Xét nghiệm đo nồng độ enzyme aldolase được thực hiện bằng cách lấy máu của bạn và làm xét nghiệm. Nên trước khi làm xét nghiệm ban sẽ nhận được những lời khuyên nên hạn chế các hoạt động thể lực và vận động mạnh để ngăn việc nồng độ enzyme trong máu tăng cao. Ngưng sử dụng các loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Tham khảo ý kiến của bác sĩ và báo cho bác sĩ biết tình trạng tập luyện và sử dụng thuốc của bạn để nhận được những lời khuyên có ích. 4. Quy trình thực hiện xét nghiệm enzyme aldolase Xét nghiệm đo nồng độ aldolase cần lấy máu trực tiếp từ người bệnh, tùy người thực hiện mà quy trình sẽ có những bước cơ bản như sau: Dùng một dải băng hoặc dây cao su quấn quanh tay ở phía trên vị trí lấy máu để ngăn máu lưu thông. Sát trùng vị trí tiêm bằng bông và cồn sát khuẩn để tránh nhiễm trùng. Tiêm kim vào để lấy máu ở tĩnh mạch. Thu lấy máu từ cơ thể bởi một ống được nối với kim tiêm. Dùng bông tẩm cồn sát khuẩn chèn lên chỗ tiêm và rút kim ra sau khi đã lấy được lượng máu cần thiết. Tháo dải băng hoặc dây cao su ra. Dùng tay giữ bông ở vết tiêm từ 3 - 5 phút để cầm máu. Máu thu được sẽ được đem đi phân tích để chẩn đoán bệnh. 5. Cần làm gì sau khi thực hiện xét nghiệm Tránh những hoạt động mạnh trong vòng 30 phút từ khi vừa làm xét nghiệm đo nồng độ enzyme aldolase. Để ý đến những triệu chứng bất thường của cơ thể để kịp thời ngăn các biến chứng sau khi làm xét nghiệm. Thường thì sau khi làm xét nghiệm cơ thể người bệnh sẽ không gặp những biến chứng gì nghiêm trọng. Nhưng đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc quy trình làm xét nghiệm có trục trặc sẽ gây nên một số hiện tượng như: sưng tấy, áp xe, sốt nhẹ,… Sau khi thực hiện xét nghiệm máu của bạn sẽ được đưa đi phân tích và cho ra những hai loại kết quả là chỉ số bình thường và chỉ số bất thường. Chỉ số nồng độ enzyme bình thường: Ở người lớn: 3 - 8,2 đơn vị Sibey - Lehninger/dl hoặc 22 - 59 m U/L ở nhiệt độ cơ thể bình thường 37 độ C(đơn vị SI). Ở trẻ em: gấp 2 lần giá trị người lớn. Ở trẻ sơ sinh : gấp 4 lần giá trị của người lớn. Chỉ số bất thường Nồng độ enzyme aldolase có thể tăng cao so với mức bình thường bởi một số nguyên nhân: Bệnh về gan( viêm gan, xơ gan,... ). Bệnh ở cơ bắp( viêm đa cơ, viêm da cơ, loạn dưỡng cơ). Chấn thương cơ do va chạm mạnh. Nhiễm trùng cơ bắp do bệnh sán heo. Hoại tử (hoại tử ruột). Nhồi máu cơ tim. Cũng có một số kết quả cho chỉ số đo nồng độ enzyme dưới mức bình thường do các lý do: Loạn dưỡng cơ muộn. Cơ thể không nhận fructose do yếu tố di truyền. Bệnh teo cơ.
doc_51343;;;;;doc_8108;;;;;doc_4310;;;;;doc_21227;;;;;doc_18509
Amylase là tên gọi của một nhóm enzyme do tuyến tụy và các tuyến nước bọt sản xuất. Do vậy thực hiện xét nghiệm Amylase có tác dụng phát hiện các bệnh lý liên quan đến các tuyến này. Ở máu và nước tiểu của người bình thường Amylase có hoạt độ rất ít. Tuy nhiên nếu mắc các bệnh lý về tuyến tụy hay tuyến nước bọt thì Amylase sẽ phóng thích nhiều hơn vào trong máu và nước tiểu. Hoạt độ của Amylase tăng trong nước tiểu có thể lên đến vài ngày nhưng trong máu chỉ tăng trong một khoảng thời gian ngắn. Do vậy Xét nghiệm Amylase là xét nghiệm để xác định hoạt độ enzyme Amylase có trong máu hoặc nước tiểu. Thông qua kết quả xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh lý về tuyến tụy, tuyến nước bọt và một số bệnh liên quan khác. 2. Nên xét nghiệm Amylase trong trường hợp nào Việc làm xét nghiệm Amylase sẽ do bác sỹ chỉ định, thường dùng trong một số trường hợp sau đây: Nghi ngờ các bệnh lý về tuyến tụy kèm các triệu chứng như đau lưng, buồn nôn, sốt, nặng bụng, mất vị giác,... Sử dụng kết quả xét nghiệm để theo dõi quá trình đáp ứng thuốc của bệnh nhân trong quá trình điều trị các bệnh lý về tuyến tụy. Tuyến nước bọt bị sưng hoặc viêm. Ngoài ra xét nghiệm còn có tác dụng định lượng Amylase có trong dịch màng phổi hoặc dịch cổ trướng. 3.1. Các lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm Amylase Trước khi thực hiện xét nghiệm cần lưu ý: Trong vòng 24h trước khi thực hiện xét nghiệm tuyệt đối không được sử dụng thức uống có cồn như rượu bia. Chỉ uống nước lọc trong vòng ít nhất 2 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Tuyệt đối không nên ăn trước khi xét nghiệm. Khi thực hiện Amylase trong nước tiểu thì nên uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước. Cho bác sĩ xem đơn thuốc của bạn, bới có một số thành phần thuốc làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. 3.2. Quy trình xét nghiệm Amylase a. Xét nghiệm Amylase trong máu Máu dùng để xét nghiệm được lấy từ tĩnh mạch của bệnh nhân. Sau đây là quy trình lấy mẫu xét nghiệm Amylase trong máu: Nhân viên lấy mẫu máu sẽ quấn băng thun xung quanh cánh tay của bạn với mục đích ngăn dòng chảy của máu. Điều này khiến tĩnh mạch ở dưới của phần quấn băng sẽ phồng to lên, giúp cho việc lấy máu trở nên dễ dàng hơn. Sát trùng khu vực lấy mẫu máu bằng alcohol. Thực hiện lấy mẫu máu bằng ống tiêm. Gỡ quấn băng sau đó băng bó khu vực lấy mẫu máu. b. Xét nghiệm Amylase trong nước tiểu Có hai cách để đo lượng Amylase trong nước tiểu: Đo mẫu nước tiểu trong 2 giờ. Đo mẫu nước tiểu trong 24 giờ. Quy trình lần lượt của từng phương pháp như sau: Mẫu nước tiểu trong 24 giờ: Mẫu nước tiểu được lấy vào buổi sáng đồng thời ghi lại mốc thời gian thời gian. Không nên lấy mẫu ngay khi bạn mới thức dậy mà nên lấy ở những lần sau. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn loại bình chứa 4 lít (có chất bảo quản) để lấy mẫu nước tiểu trong vòng 24 giờ. Nên đi tiểu vào một lọ nhỏ sạch rồi mới đổ vào bình chứa. Không nên chạm tay vào bên trong của bình chứa. Bảo quản bình chứa mẫu trong vòng 24h. Đi tiểu lần cuối ngay trước mốc 24 giờ (so với lần đầu lấy mẫu), ghi lại mốc thời gian thực hiện rồi cho mẫu nước tiểu vào bình chứa. Lưu ý tuyệt đối không để lẫn lông mu, giấy vệ sinh, máu kinh nguyệt hay các tạp chất lẫn vào bình chứa mẫu nước tiểu. Phương pháp lấy mẫu nước tiểu 2 giờ Được thực hiện tương tự như lấy mẫu nước tiểu 24, khác nhau duy nhất là mốc thời gian 2 tiếng và 24 tiếng. Xét nghiệm Amylase nước tiểu 24 giờ 4. Cách đọc kết quả sau khi thực hiện xét nghiệm Amylase Amylase trong máu được coi là bình thường nếu có giá trị trung bình vào khoảng 22-80 U/L. Amylase trong nước tiểu được coi là bình thường nếu có giá trị trung bình khoảng 42-321 U/L. Hoạt độ Amylase tăng hoặc giảm trong các trường hợp dưới đây: a. Các bệnh lý về tuyến tụy Hoạt độ Amylase sẽ tăng gấp 4 đến 6 lần nếu bạn bị bệnh viêm tụy cấp tính. Nếu bạn bị viêm tụy mãn tính nhưng nghiện rượu hoặc tắc nghẽn ống tụy cũng khiến lượng Amylase tăng cao. Ngộ độc rượu cấp cũng khiến Amylase tăng lên. Viêm tụy cấp do các thuốc như furosemide, corticosteroid, mercaptopurin, dexamethasone,... b. Các bệnh lý về tuyến nước bọt Hoạt độ Amylase tăng lên khi bạn bị viêm tuyến nước bọt cấp tính hoặc mãn tính. Trường hợp bị quai bị hoặc tắc nghẽn ống dẫn nước bọt cũng khiến lượng Amylase tăng lên. c. Một số bệnh lý khác Hoạt độ Amylase trong dịch phúc mạc tăng lên nếu bạn bị viêm tụy cấp. Tuy nhiên trong trường hợp này bạn cũng có thể mắc các bệnh như tắc nghẽn ruột, loét dạ dày tá tràng, nhồi máu,... Viêm túi mật cấp hoặc sỏi ống mật chủ. Suy thận giai đoạn cuối cũng là nguyên nhân gây tăng Amylase. Nếu bạn bị các tổn thương rất nặng về gan như nhiễm độc, bỏng nặng hay nhiễm độc thai nghén thì lượng Amylase sẽ giảm xuống. Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật, xảy ra khi bạn bị cao huyết áp trong thời kỳ đang mang thai. Nếu bạn bị viêm tụy mà lượng Amylase lại giảm xuống thì chứng tỏ các tế bào ở tuyến tụy sản xuất Amylase bị tổn thương vĩnh viễn. Khi bạn bị viêm tụy cấp thì lượng Amylase trong máu sẽ tăng dần trong 3 đến 6 giờ đầu và đạt giá trị cao nhất ở giờ thứ 24, sau 2 đến 3 ngày hoạt độ Amylase trong máu sẽ giảm dần. Nhưng đối với nước tiểu hoạt độ Amylase tăng cao trong vòng 7 đến 10 ngày. Do đó phương pháp xét nghiệm nước tiểu hữu ích hơn sau khi Amylase trong máu trở lại bình thường.;;;;;Alkaline Phosphatase (hay ALP) là một enzym có chức năng khử phospho của nhiều hợp chất trong cơ thể như protein, nucleotid,… ALP có mặt ở tất cả các mô của cơ thể người và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Chúng được sản sinh nhiều nhất ở gan, xương và một lượng ít hơn ở ống mật, thận, nhau thai của phụ nữ. Enzym này hoạt động hiệu quả nhất trong môi trường kiềm với p H tối ưu là 9. Nó có nhiều dạng cấu trúc khác nhau và mỗi cấu trúc là một isoenzym. ALP là isoenzym của gan và xương. 2. Xét nghiệm đo hoạt độ Alkaline Phosphatase Xét nghiệm đo hoạt độ ALP trong máu được thực hiện nhằm kiểm tra khả năng mắc các bệnh về gan hay xương. Khi nồng độ enzym này tăng cao trong máu, gợi ý đến tình trạng tổn thương gan hoặc xương. - Lượng ALP trong huyết thanh nguồn gốc từ gan và xương có tỷ lệ bằng nhau. + Đối với gan đây là một xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cơ bản. Khi cơ thể có tổn thương gan hay xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng, buồn nôn, vàng da vàng mắt thì xét nghiệm được thực hiện giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Xét nghiệm cũng được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị bệnh xơ gan, viêm gan, viêm túi mật. + Đối với xương: xét nghiệm được thực hiện hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán các bệnh về xương như còi xương, nhuyễn xương, bệnh Paget (xương yếu và dễ gãy). Xét nghiệm thường được sử dụng để theo dõi chuyển hóa xương ở những bệnh nhân suy thận, đánh giá thiếu hụt vitamin D. Trước khi thực hiện xét nghiệm bạn không nên ăn quá nhiều, chú ý hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất đạm để tránh gây sai lệch kết quả. Bạn cũng nên thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng để được tư vấn về việc có nên tạm dừng dùng thuốc trước khi xét nghiệm không. - Xét nghiệm sử dụng mẫu huyết thanh/ huyết tương do đó bạn sẽ được tiến hành lấy máu tĩnh mạch. Quy trình lấy máu gồm những bước cơ bản sau: - Sát khuẩn vị trí lấy máu bằng cồn 70 độ. - Buộc garo trên vùng tĩnh mạch cần lấy máu ở mức phù hợp. - Dùng kim chích vào vị trí tĩnh mạch và lấy khoảng 2 - 3 ml máu đủ thể tích máu cần làm xét nghiệm và cho vào ống nghiệm có hoặc không chứa chất chống đông. - Tháo garo, cầm máu cho bệnh nhân. - Mẫu được chuyển đến phòng xét nghiệm sau đó được ly tâm tách huyết thanh/ huyết tương và được thực hiện phân tích trên hệ thống máy hóa sinh chuyên dụng và kết quả sẽ được bác sĩ thông báo cho bạn sau đó. Kết quả của xét nghiệm phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính. - Giá trị bình thường của xét nghiệm ALP là: 64 - 306 U/L. Sự phát triển nhanh chóng của xương sẽ làm tăng nồng độ ALP trong máu, trẻ đang độ tuổi phát triển cũng có giá trị ALP cao hơn người trưởng thành. - Một số nguyên nhân chính gây tăng nồng độ Alkaline Phosphatase máu là: +Bệnh về gan: xơ gan, tắc mật (trong gan hoặc ngoài gan), u gan. + Cường tuyến cận giáp. + Có khối u di căn vào xương. + Bệnh về xương: loãng xương, nhuyễn xương, còi xương, bệnh Paget xương, gãy xương,… + Viêm khớp dạng thấp. Phụ nữ có thai đặc biệt trong thời gian mang thai 3 tháng cuối, nồng độ ALP sẽ cao hơn bình thường. - Một số nguyên nhân gây giảm nồng độ Alkaline Phosphatase máu là: + Suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng. + Sau truyền máu, sau phẫu thuật tim + Bệnh Wilson do thiếu hụt protein. + Thiếu phosphats, thiếu máu ác tính. Xét nghiệm được thực hiện nhằm hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về gan và xương nên khi có các biểu hiện triệu chứng về bệnh lý này bạn nên đi xét nghiệm kiểm tra. Một số dấu hiệu của bệnh hay gặp là: - Đối với bệnh gan: Xuất hiện hiện tượng vàng da, vàng mắt. đau bụng. buồn nôn, nôn. - Đối với xương: Xuất hiện khối u trong xương. Bất thường về phát triển xương. Tình trạng thiếu hụt vitamin D.;;;;;Trước hết, ALP (tên khoa học Alkaline Phosphatase) là một loại enzyme có trong máu. ALP được sản sinh ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể con người và mỗi cơ quan lại quy định dạng tồn tại khác nhau của ALP, do đó mà ALP có nhiều dạng tồn tại. ALP được sản sinh ra chủ yếu ở gan, một lượng nhỏ tại tủy xương, thận, ruột. ALP cũng được tìm thấy ở nhau thai đối với những phụ nữ đang mang thai. Đây là xét nghiệm được tiến hành nhằm đo lường và đánh giá hàm lượng enzym ALP có trong máu. Giá trị ALP được cho là bình thưởng ở mỗi độ tuổi, nhóm máu và giới tính cũng khác nhau. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ ALP trong máu bất thường thì khả năng cao bạn đang gặp các vấn đề về xương hay gan. Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và nhóm máu mà giá trị chỉ số ALP ở mỗi người có sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, người có sức khỏe bình thường thường có giá trị ALP rơi vào khoảng từ 64 - 306 U/L. 2.1. Chỉ số ALP trong chẩn đoán các bệnh về xương Bên cạnh việc sử dụng trong việc kiểm tra sức khỏe gan, xét nghiệm này còn được chỉ định cho người nghi mắc các bệnh về xương như còi xương, nhuyễn xương, Paget,... Nguyên nhân của những bệnh này rối loạn tổng hợp xương do sự mất cân bằng giữa quá trình tạo và hủy xương gây nên. Bên cạnh đó, việc làm xét nghiệm cũng giúp đánh giá mức thiếu hụt vitamin của cơ thể hay nói cách khác là khả năng có xuất hiện khối u phát triển bất thường trong xương. 2.2. Chỉ số ALP trong chẩn đoán các bệnh về gan Đây cũng được coi là một trong những xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện những triệu chứng của bệnh gan như vàng da, vàng mắt, buồn nôn, nôn hay đau bụng,... sẽ được chỉ định tiến hành Xét nghiệm ALP để kiểm tra và xác định mức độ tổn thương của gan, từ đó đưa ra chẩn đoán có mắc bệnh gan hay không. 2.3. Một số trường hợp khác Phụ nữ mang thai cũng thường có chỉ số ALP cao hơn mức bình thường, nhất là trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Ngoài ra, chỉ số ALP trong máu cao bất thường cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thận hay tim mạch, nguy hiểm hơn có thể là nhiễm trùng máu. Ngược lại, một người có kết quả xét nghiệm quá thấp thì người đó khả năng cao đang gặp tình trạng thiếu vitamin và khoáng chất dinh dưỡng trầm trọng. Như đã nói ở trên, khi có những nghi ngờ về các vấn đề ở gan và xương, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm. Người bệnh có thể lưu ý một số triệu chứng bất thường liên quan đến bệnh gan cần được làm xét nghiệm này như: - Vàng mắt, vàng da. - Đau bụng. - buồn nôn và nôn. Một số triệu chứng liên quan tới các bệnh về xương cần được lưu ý: - Còi xương. - Bệnh Paget. - Thiếu vitamin D. - Đau nhức xương thường xuyên. - Nhuyễn xương, u xương. 4. Quy trình thực hiện xét nghiệm ALP Xét nghiệm này không đòi hỏi người bệnh phải có sự chuẩn bị đặc biệt gì trước khi tiến hành kể cả việc ăn uống cũng không ảnh hưởng nhiều tới nồng độ ALP trong máu. Tuy nhiên, để kết quả được chính xác nhất, trước khi làm xét nghiệm từ 4 - 6 giờ, người bệnh nên hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất đạm. Đặc biệt, người bệnh đang sử dụng những loại thuốc nào cần được thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Một số loại thuốc cần ngưng sử dụng trước khi lấy máu xét nghiệm để không làm thay đổi chỉ số ALP. Quy trình xét nghiệm được thực hiện theo 3 bước chính: Người bệnh cần yêu cầu hoặc nhận được sự yêu cầu từ bác sĩ điều trị về việc làm xét nghiệm. Sau khi tiếp nhận yêu cầu, đơn vị xét nghiệm sẽ tiến hành sắp xếp lịch phù hợp và lấy máu ngay sau đó. Mẫu bệnh phẩm sử dụng để xét nghiệm là máu tĩnh mạch. Chuyên viên y tế sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn và lấy một lượng máu vừa đủ. Mẫu máu sau đó được đựng trong ống nghiệm chuyên dụng và đem đi phân tích. 5. Người bệnh có thể đến đăng ký và làm xét nghiệm bất cứ lúc nào vì xét nghiệm được thực hiện mỗi ngày. Danh mục dịch vụ khám chữa bệnh đa dạng với mức chi phí hợp lý được niêm yết công khai tại bệnh viện. Tiếp cận dịch vụ y tế chuyên nghiệp;;;;;Phosphatase kiềm là cụm từ viết tắt của alkaline phosphatase, hay còn được viết ngắn gọn ALP. Đây là một loại enzym có trong tất cả các mô trong cơ thể bao gồm thận, xương, gan, ruột và cả ở nhau thai của những người phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, ALP có hàm lượng cao nhất trong tế bào ở gan và xương. Tại vị trí gan, phosphatase kiềm có nhiều ở các cạnh tế bào và tạo thành một ống nhỏ giúp dãn mật di chuyển từ gan xuống ruột. Khi ở ruột phosphatase kiềm giúp tiêu hóa các loại chất béo có trong thức ăn. Trong xương, phosphatase kiềm được sản xuất từ các tế bào rất đặc biệt và được gọi là nguyên bào xương. Với mỗi loại mô khác nhau từ xương cũng sẽ hình thành các dạng khác nhau của phosphatase kiềm. 2. Ý nghĩa của xét nghiệm Phosphatase kiềm trong chẩn đoán bệnh liên quan đến gan, xương Như đã khẳng định ở phần trên, Phosphatase kiềm là một loại enzim có trong tất cả các mô trong cơ thể. Vì vậy ý nghĩa xét nghiệm Phosphatase kiềm là kiểm tra và đo nồng độ của ALP. Nếu nồng độ ALP đo tăng cao bất thường thì ý nghĩa xét nghiệm Phosphatase kiềm chính là đang phản ánh sự bất thường ở tế bào gan hoặc xương. Ngoài ra, khi nồng độ Phosphatase kiềm tăng cao, bạn cũng có thể đặt nghi vấn về hiện tượng suy dinh dưỡng hoặc u ở thận. Tuy nhiên, bạn cũng cần biết một điều rằng trị số của ALP khác nhau ở mỗi người và có thể thay đổi do tuổi tác cũng như nhóm máu. 3. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm Phosphatase kiềm Với ý nghĩa xét nghiệm Phosphatase kiềm mang lại, xét nghiệm này được dùng chủ yếu để chẩn đoán các bệnh gây ra do gan hoặc xương. Đối với gan, xét nghiệm Phosphatase kiềm được thực hiện khi cơ thể có các biểu hiện và triệu chứng như: Da vàng, sạm; Đau thắt bụng; Ăn không tiêu và nôn ói. Đối với hệ xương khớp, xét nghiệm Phosphatase kiềm được thực hiện khi cơ thể có các biểu hiện và triệu chứng như: Xương kém phát triển, còi xương; Viêm xương, nhuyễn xương; Thiếu hụt vitamin D; Xương phát triển không ổn định. 4. Cẩn trọng khi thực hiện xét nghiệm Phosphatase kiềm Trước khi thực hiện bất cứ xét nghiệm nào, để kết quả xét nghiệm được chính xác nhất và ý nghĩa xét nghiệm Phosphatase kiềm không bị sai lệch, bạn cần chú ý những điều sau: Không ăn uống quá nhiều trước khi tiến hành xét nghiệm; Tránh sử dụng các loại thuốc làm cho nồng độ Phosphatase kiềm tăng cao: azathioprine, fluoride, colchicine,... Tránh loại thuốc làm giảm nồng độ Phosphatase kiềm giảm: xianua, oxalat và muối kẽm,... Lấy máu vào ống đúng loại chất chống đông (heparin) hoặc không có chất chống đông (serum). 5. Đọc kết quả xét nghiệm Phosphatase kiềm Kết quả bình thường (cơ thể không gặp vấn đề gì nguy hiểm) Người lớn: giá trị dao động trong khoảng 30 - 120 đơn vị/lít hoặc tính bằng 0.5 - 2.0 likat/lít. Trẻ em dưới 2 tuổi: Dao động từ 85 - 235 đơn vị/lít. Trẻ em từ 2 - 8 tuổi: Dao động từ 65 - 210 đơn vị/lít. Thiếu niên từ 9 - 15 tuổi: Dao động từ 60 - 300 đơn vị/lít. Thanh niên từ 16 - 21 tuổi: Dao động từ 30 - 200 đơn vị/lít. Kết quả bất thường Nếu kết quả xét nghiệm Phosphatase kiềm cho kết quả bất thường, phản ánh các bất thường của cơ thể: Bệnh xơ gan. Mật tắc ở trong hoặc ngoài gan. Khối u trong gan nguyên phát hoặc đã di căn. Nhồi máu hoặc thiếu máu trong ruột. Bệnh loãng xương hoặc viêm khớp dạng thấp. Suy giáp. Thiếu dinh dưỡng. Dư thừa vitamin B trong đường tiêu hóa. Ngoài ra, khi chẩn đoán xét nghiệm từ những kháng thể bạn cần kết hợp với việc xét nghiệm các yếu tố khác và thực hiện khám lâm sàng. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ cả trước và sau khi thực hiện xét nghiệm để biết được kết quả và ý nghĩa của xét nghiệm Phosphatase kiềm một cách chính xác nhất. 6. Thực hiện xét nghiệm Phosphatase kiềm ở đâu Các dấu hiệu bất thường của nồng độ Phosphatase kiềm không phải ai cũng có thể nhìn ra được và không phải ai cũng biết được ý nghĩa xét nghiệm Phosphatase kiềm. Chính vì thế, đừng ngồi yên một chỗ và chờ tới khi các dấu hiệu bệnh được bộc lộ rõ ra bên ngoài. Bạn hãy chủ động hơn trong việc thăm khám sức khỏe và sớm thực hiện các xét nghiệm Phosphatase kiềm để có được kết quả chính xác nhất về tình trạng bệnh.;;;;;AST, ALT là 2 chỉ số men gan, dựa vào việc đo hoạt độ các enzyme này giúp chẩn đoán tình trạng tổn thương gan. Cùng nghe chuyên gia chia sẻ về ý nghĩa xét nghiệm AST, ALT ở bài viết dưới đây. 1.1 Chỉ số AST AST (SGOT) là viết tắt của cụm từ Aspartate transaminase là một enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa amin trong cơ thể. AST có nhiều ở nhiều cơ quan như gan, tim, cơ, thận, não. Hoạt độ AST trong máu rất thấp, bình thường <34U/L. 1.2 Chỉ số ALT ALT (SGPT) là viết tắt của cụm từ Alanine transaminase. ALT có chủ yếu ở gan và một số ít trong tế bào cơ vân, tim do đó so với AST thì chỉ số ALT đặc hiệu hơn, giúp phản ánh rõ hơn tình trạng tổn thương gan. 2. Virus viêm gan A, B, C,D, E đều làm tăng men gan. Nếu tăng từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là tăng ở mức độ nặng. - Do rượu, bia: Rượu bia là chất kích thích gây phá hủy gan. Do vậy, những người nghiện rượu bia men gan tăng rất cao dần dần dẫn tới các bệnh xơ gan, ung thư gan. - Bệnh sốt rét: Men gan cũng có thể tăng cao trong bệnh sốt rét do ký sinh trùng sốt rét gây ra, đặc biệt là sốt rét ác tính vì tế bào gan, thận bị tổn thương. - Bệnh về đường mật: tắc đường mật do giun, viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh, hoặc áp-xe gan đều làm men gan tăng. - Do các bệnh lý khác: ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Với một số thuốc dùng để điều trị một bệnh cũng có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa hoặc gây ngộ độc tế bào gan làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao. 3. Những ai cần kiểm tra, xét nghiệm men gan AST, ALT là 2 chỉ số xét nghiệm cơ bản nhất và được chỉ định thường xuyên trong các đợt khám sức khỏe định kỳ ở người bình thường hoặc người có triệu chứng rối loạn chức năng gan như: Cơ thể mệt mỏi; Chán ăn, hoặc ăn uống khó tiêu Đầy bụng, đau vùng mạn sườn phải; Buồn nôn, nôn; Vàng da, nước tiểu có màu vàng, phân nhạt màu; Ngứa (lòng bàn tay, toàn thân hoặc các bộ phận khác). Đặc biệt, các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gan, cần kiểm tra men gan định kỳ 1-3 tháng/lần: Người nghiện rượu bia; Người nhiễm virus viêm gan A, B, C, D, E; Có người thân trong gia đình đã từng mắc các bệnh về gan; Đang sử dụng thuốc có ảnh hưởng không tốt đến gan; Người thừa cân, béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường, các bệnh liên quan đến chuyển hóa trong cơ thể. Ngoài ra, xét nghiệm chỉ số ALT, AST được chỉ định cùng với các xét nghiệm khác như: GGT, ALP, LDH, xét nghiệm đông máu, xét nghiệm bilirubin cùng với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI để chẩn đoán chính xác các bệnh lý tại gan và theo dõi tiến trình điều trị có hiệu quả hay không. 4. Quy trình và những lưu ý khi làm xét nghiệm 4.1 Quy trình tiến hành xét nghiệm: - Bước 1: Tư vấn khám và chỉ định xét nghiệm; - Bước 2: Lấy máu xét nghiệm; - Bước 3: Phân tích mẫu máu trên hệ thống xét nghiệm tự động Cobas 8000; - Bước 4: Trả và tư vấn kết quả. 4.2 Những lưu ý khi đi xét nghiệm: - Nếu chỉ làm riêng xét nghiệm AST, ALT thì bạn không cần phải nhịn ăn. Tuy nhiên, để đảm bảo các chỉ số xét nghiệm khác cho kết quả chính xác (đường máu, mỡ máu, chức năng thận…) thì tốt nhất bạn nên nhịn ăn khoảng 8h trước khi lấy máu. - Ngưng sử dụng rượu bia và các loại thuốc điều trị trước khi đi xét nghiệm khoảng 3-4 ngày và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. - Sau khi lấy máu xong, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, tránh thao tác mạnh hoặc mang vác, xách các vật nặng. - Kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng nếu mẫu máu bị vỡ hồng cầu, huyết thanh đục hoặc do một số thuốc, sản phẩm làm ảnh hưởng đến hoạt độ của men gan.
question_76
Công dụng thuốc Pandex
doc_76
1. Công dụng của thuốc Pandex Pandex thuốc nhỏ mắt được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:Điều trị tại chỗ cho những người gặp vấn đề về viêm mắt có đáp ứng với Steroids và được bác sĩ chỉ định dùng Corticoid, khi có nhiễm khuẩn nông ở mắt hay nguy cơ nhiễm khuẩn mắt;Viêm kết mạc bờ mi và kết mạc nhãn cầu, viêm giác mạc và bán phần trước nhãn cầu với các loại steroids, khi bệnh nhân chấp nhận nguy cơ vốn có của việc sử dụng Steroid nhằm giảm được phù nề và tình trạng viêm;Bệnh nhân mắc viêm màng bồ đào trước mạn tính và tổn thương giác mạc do hóa chất, tia xạ hay bỏng nhiệt hoặc do dị vật;Bệnh nhân có nguy cơ cao nhiễm khuẩn thông thường ở mắt do các chủng vi khuẩn nhạy cảm hay khi thấy có khả năng có sự hiện diện ở mắt một số vi khuẩn nguy hiểm nhạy cảm với Tobramycin.Pandex thuốc nhỏ mắt không được phép chỉ định trong các trường hợp sau:Viêm biểu mô giác mạc do Herpes simplex như viêm giác mạc dạng cành cây, bệnh đậu bò, thủy đậu và nhiều bệnh khác của kết mạc và giác mạc do virus gây ra;Nhiễm khuẩn Mycobacterium ở mắt;Bệnh do nấm gây ra ở các bộ phận của mắt;Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc;Tuyệt đối không sử dụng loại thuốc phối hợp này sau khi mổ lấy dị vật giác mạc không có biến chứng. 2. Liều dùng và cách dùng thuốc Pandex Thuốc nhỏ mắt Pandex dùng nhỏ mắt. Liều dùng được hướng dẫn sử dụng cho cả người lớn và trẻ em.Nhỏ vào mắt 1 - 2 giọt vào Mỗi bên mắt nhỏ thuốc 1-2 giọt và cách mỗi 4-6 giờ;Trong 24 - 48 giờ đầu, nếu cần thiết có thể tăng liều đến 1 hay 2 giọt cách mỗi 2 giờ. Sau đó nên giảm dần số lần nhỏ thuốc khi các dấu hiệu lâm sàng được cải thiện.Bệnh nhân nên thận trọng không nên ngưng điều trị quá sớm.Lưu ý: Liều dùng nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể sẽ còn tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.Nếu xảy ra quá liều, triệu chứng tương tự như khi gặp tác dụng phụ của thuốc. Bệnh nhân cần giảm liều hoặc ngừng thuốc trong trường hợp cần thiết. 3. Tác dụng phụ Tác dụng phụ thường gặp ở mắt là: Ngứa, phù mi mắt và đỏ kết mạc;Tác dụng phụ ít gặp ở mắt hơn: Tăng nhãn áp (I0P) có khả năng tiến triển đến Glocom, tổn thương thần kinh thị giác không thường xuyên, chậm liền vết thương;Tác dụng phụ liên quan đến nhiễm khuẩn thứ phát, nhiễm nấm ở giác mạc (thường xảy ra khi sử dụng Steroid dài ngày). 4. Thận trọng khi dùng thuốc Sau quá trình sử dụng thuốc để điều trị, bệnh nhân nên chú ý khả năng nhiễm nấm giác mạc sau khi sử dụng Steroid kéo dài. Sử dụng Pandex cũng giống như khi sử dụng các chế phẩm kháng sinh khác, khi dùng kéo dài có thể dẫn đến quá phát những vi khuẩn không nhạy cảm bao gồm cả nấm. Trường hợp phát sinh bội nhiễm, bệnh nhân nên bắt đầu điều trị thích hợp.Hiện chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Chỉ nên sử dụng thuốc trong thời kỳ thai nghén khi đã cân nhắc kỹ khả năng lợi ích và nguy cơ khi sử dụng.Tobramycin có bài tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Dexamethasone vào sữa mẹ và gây nguy cơ đối với trẻ bú mẹ. Do đó cần cân nhắc giữa việc ngừng sử dụng thuốc hay ngừng cho con bú. 5. Tương tác thuốc Nếu phải sử dụng đồng thời Tobramycin tại chỗ ở mắt và những kháng sinh toàn thân khác thuộc nhóm aminoglycosid thì khả năng tăng độc tính trên cơ quan thính giác và thận sẽ cao hơn. Vì vậy nên thận trọng theo dõi nồng độ thuốc trong huyết thanh.
doc_15397;;;;;doc_8750;;;;;doc_14239;;;;;doc_37263;;;;;doc_60549
Thuốc Casodex là thuốc chống ung thư và những tác động đến hệ thống miễn dịch với thành phần chính là Bicalutamide. Casodex được sử dụng nhiều trong việc điều trị ung thư tiền liệt tuyến tiến triển. Thuốc Casodex được bào chế và đóng gói dưới dạng viên nén bao phim, cùng với hoạt chất chính là Bicalutamide 50mg và các tá dược hàm lượng vừa đủ 1 viên bao gồm Lactose monohydrate, Hypromellose, chất Magie Stearat, Natri tinh bột Glycolate, Macrogol 300, Povidone, Titanium Dioxide (E171). Hoạt chất Bicalutamide trong Casodex là chất chống androgen (1 loại hormon nam), hoạt động trong cơ thể bằng cách ngăn cản hoạt động của nội tiết tố androgen. Với công dụng của mình, thuốc Casodex được khuyến cáo sử dụng điều trị cho trường hợp bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến tiến triển phối hợp với các chất có cấu trúc tương tự như LHRH hoặc dùng trong phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn.Chống chỉ định dùng thuốc Casodex đối với các đối tượng sau:Phụ nữ và trẻ em;Người bệnh mẫn cảm với hoạt chất Bicalutamide hay bất kỳ loại tá dược nào trong thuốc;Sử dụng kết hợp với Terfenadine, Astemizole hay Cisapride. 2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Casodex Cách dùng: Dùng trực tiếp viên Casodex với nước lọc theo liều dùng chỉ định. Có thể dùng trước hoặc sau ăn.Liều dùng tham khảo:Nam bao gồm cả người cao tuổi: 1 viên (50mg)/ ngày/ lần.Nên bắt đầu điều trị với thuốc Casodex ít nhất 3 ngày trước khi khởi đầu điều trị phối hợp với chất có cấu trúc tương tự như LHRH hoặc cùng lúc với làm phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn. 3. Tác dụng phụ của thuốc Casodex Một số tác dụng phụ mà người sử dụng có thể gặp trong quá trình điều trị bằng thuốc Casodex như:Thiếu máu, đau bụng, táo bón, buồn nôn, tiểu ra máu, chóng mặt, buồn ngủ, chứng vú to ở nam giới, căng tức vú, đau ngực, suy nhược, phù;Mất cảm giác ngon miệng, giảm ham muốn tình dục, trầm cảm, nhồi máu cơ tim, khó tiêu, đầy hơi, tăng men gan, vàng da, tăng cân, da khô hoặc ngứa;Phản ứng quá mẫn bao gồm cả phù mạch và nổi mề đay hay bệnh phổi kẽ;Suy gan hoặc suy tim. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Casodex Suy gan từ vừa đến nặng cần điều chỉnh liều sử dụng thuốc Casodex;Dùng Casodex kèm những thuốc chuyển hóa chủ yếu bằng CYP3A4. Đồng thời phải theo dõi chức năng gan định kỳ;Đối với người bệnh có vấn đề di truyền hiếm gặp về không dung nạp Galatose, thiếu hụt Lapp lactase hoặc kém hấp thu Glucose-galactose: Khuyến cáo không nên điều trị bằng thuốc Casodex;Thuốc Casodex có khả năng sẽ gây ra tác động xấu đến gan;Liên hệ với bác sĩ/ chuyên gia y tế ngay lập tức khi xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, đau bụng trên, mất cảm giác ngon miệng, nước tiểu đậm màu, phân có màu đất sét, hoặc vàng da (vàng da hoặc mắt). 5. Tương tác của thuốc Casodex Chống chỉ định sử dụng thuốc Casodex phối hợp với các thuốc có chứa các chất sau để tránh tương tác giữa các thuốc:Terfenadine;Astemizole;Cisapride;TT ciclosporin;Các chất chẹn kênh canxi;Thuốc có khả năng ức chế sự oxi hoá như Cimetidin và Ketoconazol hay các chất kháng đông Coumarin.;;;;;Panloc là thuốc nhóm đường tiêu hoá, chứa thành phần chính là Pantoprazol, hàm lượng 40mg, được bào chế dạng bột pha tiêm, đóng gói theo hộp 1 lọ hoặc 10 lọ. Thuốc được dùng trong các bệnh lý đường tiêu hoá như loét dạ dày, loét tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản có tăng tiết dịch vị. Tác dụng thuốc Panloc trong điều trị bệnh lý có tăng tiết dịch vị acid là nhờ hiệu quả dược lý của hoạt chất chính Pantoprazol, dưới dạng muối natri pantoprazol. Thuốc là sản phẩm dược của nhà sản xuất PT Phapros- Indonesia.Pantoprazol là chất ức chế chọn lọc bơm proton và là dẫn xuất của benzimidazol. Thuốc ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm proton cho tác dụng nhanh và hiệu quả hơn những thuốc khác. Tỉ lệ liền sẹo (làm lành vết loét) có thể đạt được 95% sau điều trị 8 tuần. Thuốc ít ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị acid, sự bài tiết pepsin và yếu tố nội dạ dày.Sau khi vào cơ thể, Pantoprazol hấp thu nhanh, nhưng thay đổi tuỳ theo liều và p. H của dạ dày. Thuốc chứa Pantoprazol gắn mạnh vào protein có trong huyết tương và được chuyển hoá ở gan. Pantoprazol thải trừ qua thận khoảng 80%, thời gian bán thải kéo dài từ 30-90 phút. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Panloc 2.1. Chỉ định. Thuốc Panloc được dùng trong các trường hợp loét dạ dày tá tràng và bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản.2.2. Chống chỉ định. Không dùng thuốc Panloc trong trường hợp người bệnh dị ứng và quá mẫn với Pantoprazol hay bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.3. Cách dùng và liều lượng thuốc Panloc. Cách dùng: Thuốc Panloc được dùng đường tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.Cách pha dung dịch:Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Pha lọ bột đông khô thuốc với đủ 10 ml dung dịch Na. Cl 0,9%, tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất trong 2 phút.Dung dịch truyền tĩnh mạch: Pha lọ bột đông khô với đủ 100 ml dung dịch Na. Cl 0,9%, hoặc dung dịch dextran 5%, dung dịch Ringer Lactat. Dung dịch sau pha nên được truyền tĩnh mạch trong khoảng 15 phút.Lưu ý: Dung dịch sau khi pha không nên pha trộn thêm hoặc dùng chung bộ dây truyền với những thuốc khác.Dung dịch thuốc sau khi pha nên dùng trong vòng 12 giờ và tốt nhất nên dùng ngay sau khi pha để đảm bảo mặt vi sinh.Nên dùng nửa thể tích dung dịch pha tiêm nếu chỉ cần dùng hàm lượng 20mg, bỏ đi phần dung dịch còn lại không sử dụng.Liều dùng: Người bệnh nên dùng thuốc Panloc theo liều lượng của bác sĩ hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất như sau:Liều dùng trong bệnh loét dạ dày tá tràng, hoặc trào ngược dạ dày - thực quản nặng: ngày 1 lần 40mg.Người bệnh suy gan nặng: Cần giảm liều hoặc dùng thuốc cách ngày. Liều tối đa trong ngày là 20mg hoặc 2 ngày dùng 1 lần liều 40mg.Người có suy thận: Không cần điều chỉnh liều thuốc Panloc.Trẻ em: Không nên dùng thuốc do độ an toàn và hiệu quả của Panloc chưa được xác định.Thời gian điều trị qua đường tiêm truyền tĩnh mạch thường ngắn, nên chuyển sang dùng bằng đường uống ngay khi có thể được. 4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Panloc Người bệnh cần lưu ý trong các vấn đề sau khi dùng thuốc Panloc bao gồm:Trước khi dùng thuốc Panloc, phải loại trừ khả năng người bệnh bị ung thư dạ dày do việc sử dụng thuốc có thể làm che lấp các triệu chứng bệnh và làm chậm chẩn đoán bệnh ung thư.Thận trọng khi dùng thuốc ở người có bệnh lý về gan, xơ gan hoặc suy gan nặng. Khi dùng các đối tượng này cần phải theo dõi chức năng gan.Thận trọng dùng thuốc Panloc ở người suy thận và người cao tuổi.Thời kỳ mang thai: Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi dùng thuốc Panloc ở người trong thời kỳ mang thai.Thời kỳ cho con bú: Chưa biết dược chất Pantoprazol có bài tiết vào trong sữa người hay không. Bác sĩ sẽ cân nhắc việc ngừng thuốc hoặc tiếp tục cho con bú, tùy theo lợi ích của thuốc với người mẹ.Tác động của thuốc Panloc khi lái xe và vận hành máy móc: Không nên lái xe và vận hành máy khi người bệnh đang sử dụng thuốc Panloc.Bài viết đã cung cấp thông tin Panloc có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Panloc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, Panloc là thuốc kê đơn, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng vì có thể gặp phải tác dụng không mong muốn.;;;;;Thuốc Pantonex DR có công dụng trong điều trị trào ngược dạ dày - thực quản, loét đường tiêu hóa và hội chứng Zollinger-Ellison. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Pantonex DR theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Pantonex DR thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột, quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.Thành phần Pantoprazol (dưới dạng Pantoprazol natri sesquihydrat) 40mg trong Pantonex DR là thuốc ức chế bơm proton. Pantoprazol ức chế giai đoạn cuối trong quá trình tạo thành acid ở dạ dày bằng liên kết đồng hóa trị với hệ men (H+, K+)-ATPase tại bề mặt tiết của tế bào thành dạ dày. Từ đó, ức chế cả 2 cơ chế tiết acid dạ dày thông thường và do tác nhân kích thích. 2. Chỉ định dùng thuốc Pantonex DR Thuốc Pantonex DR được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản;Loét đường tiêu hóa;Phòng loét do sử dụng thuốc kháng viêm không steroid;Hội chứng Zollinger-Ellison. 3. Liều lượng, cách dùng thuốc Pantonex DR Điều trị hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản:Liều thường dùng: Pantonex DR 20-40mg x 1 lần/ ngày trong 4 tuần, có thể kéo dài đến 8 tuần.Liều duy trì: Pantonex DR 20-40mg mỗi ngày.Trường hợp tái phát: Pantonex DR 20mg/ngày.Điều trị loét đường tiêu hóa:Liều thường dùng: Pantonex DR 40mg x 1 lần/ngày. Thời gian điều trị từ 2-4 tuần đối với loét tá tràng hoặc 4-8 tuần nếu bị loét dạ dày lành tính.Diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori bằng cách sử dụng phác đồ trị liệu phối hợp bộ ba 1 tuần: Pantonex DR liều 40mg x 2 lần/ngày kết hợp với Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày và Amoxicillin 1g x 2 lần/ ngày hoặc Metronidazol 400mg x 2 lần/ngày.Phòng ngừa loét do thuốc kháng viêm không steroid:Liều Pantonex DR 20mg/ngày.Điều trị hội chứng Zollinger - Ellison:Liều khởi đầu: Pantonex DR 80mg/ngày. Có thể dùng liều Pantonex DR lên đến 240mg/ngày. Nếu dùng Pantonex DR trên 80mg/ngày thì nên chia làm 2 lần.Liều Pantonex DR cho bệnh nhân suy gan:Liều tối đa: Pantonex DR 20mg/ngày hoặc 40mg/ngày đối với liều cách ngày.Liều cho bệnh nhân suy thận:Liều tối đa: Pantonex DR 40mg/ngày.Cách dùng thuốc Pantonex DR:Uống Pantonex DR vào buổi sáng. Nuốt nguyên viên, không được nghiền hoặc nhai thuốc Pantonex DR.Lưu ý: Liều thuốc Pantonex DR trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều Pantonex DR cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều Pantonex DR phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Pantonex DR Không sử dụng thuốc Pantonex DR trong trường hợp sau:Quá mẫn với hoạt chất Pantoprazol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Pantonex DR hay dẫn xuất Benzimidazol khác như Esomeprazol, Rabeprazol, Lansoprazol, Omeprazol. 5. Tương tác thuốc Có thể xảy ra tương tác khi sử dụng Pantonex DR đồng thời với các thuốc sau:Thuốc có độ hấp thu phụ thuộc p. H của dạ dày như Ampicillin ester, muối sắt, Ketoconazol dùng đồng thời với Pantonex DR có thể làm tăng hoặc giảm độ hấp thu của thuốc khi tăng p. H dạ dày;Thuốc tác động lên hệ thống men gan;Warfarin dùng cùng Pantonex DR sẽ làm tăng chỉ số INR và thời gian prothrombin. Từ đó làm tăng nguy cơ về chảy máu bất thường và tử vong. Vì vậy, cần theo dõi sự tăng chỉ số INR và thời gian prothrombin khi Pantonex DR được dùng đồng thời với Warfarin.Sucralfat có thể làm chậm hấp thu và giảm sinh khả dụng của Pantonex DR. Vì vậy nên uống thuốc Pantonex DR ít nhất 30 phút trước khi dùng Sucralfat.Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Pantonex DR, người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin... đang hoặc có ý định dùng. 6. Tác dụng phụ của thuốc Pantonex DR Nhìn chung, Pantonex DR dung nạp tốt ngay cả khi điều trị ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Pantonex DR như:Tác dụng phụ thường gặp:Mệt mỏi, đau đầu;Phát ban da, nổi mày đay.Đau cơ - khớp.Tác dụng ít gặp:Suy nhược cơ thể;Choáng váng;Chóng mặt.Ngứa;Tăng enzym gan.Tác dụng hiếm gặp:Đổ nhiều mồ hôi;Phù ngoại biên;Khó chịu;Phản ứng phản vệ;Ban dát sần;Mụn trứng cá;Rụng tóc;Viêm da tróc vảy;Phù mạch;Hồng ban đa dạng;Viêm miệng;Ợ hơi;Rối loạn tiêu hóa;Nhìn mờ, sợ ánh sáng;Mất ngủ, ngủ gà;Kích động hoặc ức chế;Ù tai;Run, ảo giác;Dị cảm;Tăng bạch cầu ưa acid và triglycerid;Mất bạch cầu hạt;Giảm bạch cầu, tiểu cầu và natri máu;Liệt dương;Tiểu máu;Viêm thận kẽ;Viêm gan, vàng da;Bệnh não gan.Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Pantonex DR thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ để có hướng xử trí kịp thời. 7. Thận trọng khi dùng thuốc Pantonex DR Thuốc Pantonex DR cần sử dụng thận trọng trong các trường hợp sau đây:Điều trị lâu dài trên 1 năm và dùng liều cao có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay và xương sống. Nguy cơ này chủ yếu xảy ra ở người già hoặc khi có các yếu tố tác động khác.Với những người bệnh có nguy cơ loãng xương thì cần phải được chăm sóc theo hướng dẫn lâm sàng và bổ sung đầy đủ vitamin D, calci.Hạ magie huyết nặng có thể xảy ra ở người bệnh điều trị với thuốc Pantonex DR trong ít nhất 3 tháng. Các triệu chứng nhận biết hạ magie huyết nặng như mệt mỏi, co cứng cơ, co giật, choáng váng, mê sảng và loạn nhịp thất. Điều trị hạ magie huyết ở bệnh nhân dùng Pantonex DR bằng cách bổ sung magie và ngưng dùng thuốc.Cần đo nồng độ magie trước và định kỳ trong khi điều trị cho những người bệnh sử dụng thuốc lâu dài hoặc phải dùng Pantonex DR đồng thời với Digoxin hay những thuốc gây hạ magnesi huyết khác.Cần loại trừ khả năng loét đường tiêu hóa ác tính trước khi dùng Pantonex DR vì thuốc có thể che lấp triệu chứng các bệnh lý và làm muộn chẩn đoán.Pantonex DR có thể làm tăng nhẹ enzym ALT của gan, kém hấp thu Cyanocobalamin, giảm acid dịch vị hoặc chứng thiếu toan dịch vị.Tính an toàn và hiệu quả của thuốc Pantonex DR ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho đối tượng này.Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng thuốc Pantonex DR khi thật cần thiết.Pantonex DR được phân bố trong sữa mẹ, vì vậy không cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc để phòng tránh nguy cơ tiềm ẩn cho trẻ.Pantonex DR có thể gây tác dụng phụ như choáng váng và rối loạn thị giác. Do đó, người bệnh cần thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Pantonex DR, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng theo liều lượng đã được bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất.;;;;;Thuốc Pantyrase được chỉ định trong điều trị chứng biếng ăn, khó tiêu, đầy hơi, bội thực... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Pantyrase qua bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Pantyrase Thuốc Pantyrase chứa hoạt chất Dimethicone 25mg, Pancreatin 175mg, Hemicellulase 50mg và cao mật bò, được bào chế dưới dạng viên nén bao đường tan trong ruột.Pantyrase công dụng hỗ trợ tiêu hóa trong các trường hợp chậm tiêu hóa, chán ăn, bội thực, tiêu chảy mỡ, hội chứng giảm hấp thu do suy tụy ngoại tiết hoặc giảm bài tiết men tụy.Cơ chế tác dụng:Hoạt chất Pancreatin: Là men tiêu hóa được bào chế từ tuyến tụy của bò, lợn. Pancreatin được chỉ định trong trường hợp đầy bụng, chậm tiêu do suy tuyến tụy ở người bệnh rối loạn gan, mật, viêm tụy.Hoạt chất Dimethicon: Màng bảo vệ chống đầy hơi, hoạt chất này được sử dụng trong điều trị các chứng rối loạn khó tiêu. 2. Liều dùng của thuốc Pantyrase Pantyrase thuộc nhóm thuốc kê đơn, vì vậy liều thuốc sử dụng cần được chỉ định bởi bác sĩ dựa vào tình trạng người bệnh.Liều dùng Pantyrase ở người trưởng thành và trẻ em trên 7 tuổi là 1 – 2 viên/lần x 3 lần/ngày.Người bệnh cần lưu ý liều thuốc trình bày ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, liều thuốc cụ thể cần được điều chỉnh phù hợp với độ tuổi, tình trạng người bệnh theo chỉ định của bác sĩ.Pantyrase được dùng bằng đường uống, thuốc có thể được uống trong hoặc sau các bữa ăn để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. 3. Tác dụng phụ của thuốc Pantyrase Thuốc Pantyrase có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:Chóng mặt, buồn nôn, khó chịu dạ dày, hắt hơi, đỏ da;Tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chảy nước mắt, kích thích quanh hậu môn;Các phản ứng dị ứng như ngứa, phù mạch, phát ban da.Người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị bằng thuốc Pantyrase. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Pantyrase Chống chỉ định sử dụng thuốc Pantyrase trong những trường hợp sau:Người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Pantyrase;Trẻ em dưới 7 tuổi.Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Pantyrase như sau:Thận trọng khi dùng thuốc Pantyrase ở người bệnh tắc ống dẫn mật, người bệnh có nồng độ bilirubin huyết tương cao;Không nhai, ngậm viên thuốc Pantyrase vì có thể gây kích ứng, mùi vị khó chịu;Khi điều trị bằng Pantyrase, người bệnh có thể gặp các phản ứng như tiêu chảy, chảy nước mắt, hắt hơi, đỏ da, đau bụng, buồn nôn, kích thích quanh hậu môn.Đối với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú: Chỉ điều trị bằng thuốc Pantyrase ở những đối tượng này khi thực sự cần thiết;Đối với người lái xe, vận hành máy móc: Pantyrase không ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc của người bệnh. 5. Tương tác thuốc Người bệnh không sử dụng đồng thời Pantyrase với các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá... Vì khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc.Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của thuốc Pantyrase, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Pantyrase.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Pantyrase, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Pantyrase là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.;;;;;Tandorex có chứa thành phần chính là Cyclosporin - là chất ức chế miễn dịch mạnh, có tác dụng đặc hiệu trên tế bào lympho, chủ yếu là tế bào lympho T. Cơ chế tác dụng của Cyclosporine là tạo phức hợp với thụ thể protein cyclophilin. Phức hợp này sẽ gắn với calcineurin (là chất quan trọng trong sản sinh các lymphokine, bao gồm cả interleukin-2) và gây ức chế hoạt động của nó; từ đó ức chế quá trình đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.Tandorex ít ảnh hưởng đến tủy xương nhưng độc tính cao với thận; được sử dụng để dự phòng miễn dịch tự nhiên của cơ thể để loại bỏ mảnh ghép lạ sau phẫu thuật ghép tạng.Tandorex hấp thụ tốt qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ đỉnh trong máu từ 2 đến 6 giờ. Sau khi vào hệ tuần hoàn, thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng trên 90%, đa số là lipoprotein; phân bố rộng rãi ở khắp các mô và dịch trong cơ thể, qua được nhau thai và sữa mẹ. Thuốc chuyển hóa ở gan và cuối cùng thải trừ qua phân, nồng độ thải trừ qua nước tiểu khoảng 6%. Thuốc Tandorex được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau đây. Bệnh nhân sau phẫu thuật ghép tạng, ghép tủy xương.Bệnh lý viêm màng bồ đào nội sinh.Các bệnh lý tự miễn dịch của cơ thể: Bệnh vẩy nến, Viêm da dị ứng, Viêm khớp dạng thấp, Hội chứng thận hư,...Không sử dụng thuốc Tandorex trong các trường hợp. Bệnh nhân dị ứng với Cyclosporin hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình đến nặng không có chỉ định dùng thuốc Tandorex.Bệnh nhân tăng huyết áp không kiểm soát được mức huyết áp.Các bệnh lý nhiễm trùng nặng nề chưa kiểm soát được nguyên nhân.Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý ác tính ngoài các bệnh lý ác tính ở da. 3.Chỉ nên phối hợp Tandorex với corticosteroid, không nên phối hợp với các thuốc gây giảm miễn dịch khác vì tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và nguy cơ sinh khối u lympho bào.Đối với những bệnh nhân ghép tạng, đặc biệt là ghép gan nên theo dõi nồng độ thuốc trong máu và điều chỉnh liều phù hợp để tránh ngộ độc nếu nồng độ thuốc cao hoặc tránh phản ứng loại mảnh ghép nếu nồng độ thuốc thấp.Tandorex làm ức chế các phản ứng miễn dịch của cơ thể, vì vậy bệnh nhân dùng thuốc sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm,... và các nhiễm trùng cơ hội.Theo dõi các biểu hiện ở da, tránh tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím mạnh khi dùng thuốc Tandorex do nguy có ung thư hạch hoặc các khối u ác tính ở da.Kiểm tra chức năng gan, thận, huyết áp, acid uric, nồng độ các ion K+, Mg++ trước và trong suốt quá trình điều trị thuốc.Thuốc có thể qua nhau thai, sữa mẹ và gây các ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi và trẻ bú mẹ. Vị vậy, phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng thuốc Tandorex. 4. Tương tác thuốc của Tandorex Phối hợp với các thuốc phenobarbital, phenytoin, carbamazepine, rifampicin, isoniazid có thể làm giảm nồng độ Tandorex trong máu.Phối hợp với các thuốc clarithromycin, diltiazem, verapamil erythromycin, azithromycin, fluconazole, itraconazole, nicardipine, ketoconazole, acyclovir,... làm tăng nồng độ của Tandorex trong máu, làm tăng độc tính trên thận.Dùng chung với thuốc hạ cholesterol máu (lovastatin) có thể tăng các tác dụng phụ trên cơ như đau cơ, viêm cơ, tiêu hủy cơ vân, suy thận cấp.Các thuốc ức chế miễn dịch ngoại trừ corticosteroid làm tăng nguy cơ sinh khối u lympho và nhiễm khuẩn.Thức ăn chứa Kali, các thuốc có thành phần Kali và thuốc lợi tiểu giữ Kali không dùng chung với Tandorex do nguy cơ tăng Kali trong huyết tương. 5. Liều dùng và cách dùng 5.1. Cách dùng. Tandorex được bào chế dưới dạng viên nang mềm, hàm lượng 100mg. Uống nguyên viên với nước, tránh nghiền nát hay bẻ đôi viên thuốc.Có thể uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn, không dùng chung thuốc với bưởi hoặc nước ép bưởi.5.2. Liều dùng. Bệnh nhân ghép tạng:Liều bắt đầu: 10-15 mg/kg x 2 lần trước phẫu thuật 12 giờ.Liều sau phẫu thuật: 10-15mg/ kg/ lần x 2 lần/ ngày trong 14 ngày sau mổ.Liều duy trì: 1-3 mg/ kg/ lần x 2 lần/ ngày (phụ thuộc vào nồng độ thuốc trong máu).Bệnh nhân ghép tủy xương:Liều bắt đầu: 12,5-15 mg/kg/ vào ít nhất 12 giờ trước khi ghép.Liều duy trì: 12,5 mg/kg/ngày liên tục từ 3 đến 6 tháng. Giảm dần liều và ngừng thuốc sau ít nhất 12 tháng.Bệnh lý viêm màng bồ đào nội sinh:Liều bắt đầu: 2,5mg/ kg/ lần x 2 lần/ ngày. Dùng đến khi cải thiện các triệu chứng ở mắt.Nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc bệnh nặng kéo dài: 3,5mg/kg/lần x 2 lần/ ngày. Dùng trong một thời gian ngắn sau đó giảm liều.Bệnh lý vảy nến:Liều bắt đầu: 2,5 mg/kg/ngày chia làm 2 lần uống. Tăng liều từ 0,5-1mg/ kg sau 4 tuần điều trị.Liều tối đa: 5mg/kg/ngày chia làm 2 lần uống.Bệnh lý viêm da dị ứng:Liều sử dụng ở người lớn và trẻ em trên 16 tuổi: 2,5-5mg/kg/ngày chia làm 2 lần uống.Sử dụng thuốc tối đa liên tục trong 8 tuần.Bệnh lý viêm khớp dạng thấp:Liều bắt đầu: 1,5mg/ kg/ lần x 2 lần/ ngày. Sử dụng liều này trong 6 tuần đầu tiên sau đó tăng dần liều.Liều tối đa: 5mg/kg/ ngày sử dụng liên tiếp trong 12 tuần.Hội chứng thận hư:Liều dùng ở người lớn: 5mg/kg/ngày chia làm 2 lần uống.Liều dùng ở trẻ em: 6mg/kg/ngày, chia làm 2 lần uống. 6. Tác dụng phụ của thuốc Tandorex Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc Tandorex. Mệt mỏi, đau đầu, cảm giác dị cảm ở da.Phản ứng phản vệ.Suy giảm chức năng thận.Tăng và không kiểm soát được huyết áp.Các chứng run vô căn.Rối loạn chức năng tiêu hóa.Phì đại, viêm nhiễm vùng nướu.Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm hay các nhiễm trùng cơ hội khác.Tóm lại, Tandorex là thuốc ức chế miễn dịch được chỉ định trong các bệnh lý tự miễn dịch của cơ thể hay sử dụng sau các phẫu thuật ghép tạng, ghép tủy xương.
question_77
Cô đơn có thể làm gián đoạn giấc ngủ
doc_77
Cảm thấy cô đơn có thể khiến bạn khó ngủ ngon. Một nghiên cứu mới cho thấy những người cảm thấy cô đơn có nhiều khả năng thức dậy vào ban đêm và có giấc ngủ chập chờn. Kết quả nghiên cứu có thể giúp giải thích tại sao cô đơn có liên quan đến các tác động xấu đến sức khỏe. Cảm thấy cô đơn có thể khiến bạn khó ngủ ngon 2. Cô đơn và cô lập xã hội có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ Giấc ngủ là một quá trình sinh học thiết yếu, quyết định sức khỏe và hiệu suất làm việc của con người. Tuy nhiên, hiện nay có từ 10–30% người dân ở các quốc gia phát triển bị mất ngủ kinh niên do nhiều yếu tố. Giấc ngủ không tối ưu có liên quan đến việc gia tăng tỷ lệ tử vong và bệnh tật cũng như một số vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần đi kèm. Vào năm 2017, tổng chi phí cho việc ngủ không đủ giấc ở Canada, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức và Nhật Bản ước tính vượt quá 600 tỷ đô la một năm.Khi quá trình lão hóa xảy ra, chất lượng và số lượng giấc ngủ bị suy giảm liên tục có liên quan đến sự gia tăng tỷ lệ mất ngủ. Ngủ không đủ gây ra các tác dụng phụ ở người già bao gồm bệnh tật, các vấn đề về hô hấp, sử dụng thuốc, các vấn đề sức khỏe tâm thần (ví dụ: trầm cảm) và lạm dụng chất kích thích. Tỷ lệ mắc bệnh, tử vong thấp nhất ở những người ngủ 7 - 8 giờ mỗi đêm và sự khác biệt về giới tính cũng được phát hiện, chất lượng giấc ngủ chủ quan ở nữ thường kém hơn nam. Đồng thời, với sự già đi, sự tương tác xã hội giảm và đại dịch cô đơn gia tăng khiến người lớn tuổi có những tác động tiêu cực đến sức khỏe, sự hạnh phúc và tỉ lệ tử vong.Trong khi vẫn còn tranh luận, cô đơn và cô lập xã hội thường được coi là những khái niệm có liên quan lẫn nhau nhưng khác biệt. Ở đây, cô đơn được định nghĩa là một trạng thái cảm xúc phát sinh khi nhận thức được sự khác biệt giữa các mức độ tương tác xã hội, sự đồng hành hoặc hỗ trợ tinh thần mong muốn và mức độ sẵn có đối với một người. Trong khi đó, cô lập xã hội được định nghĩa bằng cách có ít hoặc không có tương tác xã hội với những người khác, vì vậy một người có thể bị cô lập về xã hội nhưng hoàn toàn không cô đơn và ngược lại.Những tác động tiêu cực của việc giảm tương tác xã hội và sự cô đơn có sự hỗ trợ đáng kể của nghiên cứu. Cô đơn có liên quan đến việc giảm sức khỏe thể chất và hoạt động, tăng tỷ lệ tử vong, trầm cảm và tỷ lệ uống rượu. Và sự cô lập với xã hội, tình trạng sống một mình sẽ làm trầm trọng thêm những vấn đề này.Tuy nhiên, sự đóng góp của cô đơn và cô lập xã hội đối với các vấn đề về giấc ngủ của người lớn tuổi trong cộng đồng vẫn chưa được hiểu rõ và cũng chưa được nghiên cứu rộng rãi.Một số nghiên cứu ít ỏi chứng minh mối quan hệ giữa sự cô đơn, cô lập xã hội và chất lượng giấc ngủ ở người trưởng thành cho thấy rằng sự cô đơn dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ, thường là do sự gián đoạn ngày càng nhiều trên tổng thời gian ngủ thực sự hoặc sự thay đổi về cảm giác buồn ngủ ban ngày. Ngược lại, việc sống với người khác có liên quan đến việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Cảm giác cô đơn này phổ biến hơn ở cả phụ nữ và nam giới khi sống một mình Đối với cả phụ nữ và nam giới, các vấn đề về chứng thiếu ngủ được báo cáo sẽ giảm khi già đi (tức là trong khoảng thời gian từ 65–85 tuổi). Tuy nhiên, lại có sự gia tăng các vấn đề về chứng thiếu ngủ ở những người trên 85 tuổi. Một xu hướng tương tự cũng được xác định đối với phụ nữ liên quan đến việc ngủ quá nhiều, theo đó các vấn đề về giấc ngủ ban ngày được báo cáo đã giảm xuống khi những người tham gia già đi, cho đến khoảng 80 tuổi, tại thời điểm đó lại có sự gia tăng các vấn đề về ngủ quá nhiều.Gần 1/4 phụ nữ và 1/5 nam giới cho biết họ cảm thấy cô đơn. Cảm giác cô đơn này phổ biến hơn ở cả phụ nữ và nam giới khi sống một mình. Kết quả cho thấy những người cô đơn, bất kể sống một mình hay sống với những người khác, có nhiều khả năng báo cáo các vấn đề về chứng thiếu ngủ hơn những người không cô đơn.Hơn nữa, cả phụ nữ và nam giới sống một mình đều có khả năng mắc các vấn đề về việc ngủ không đủ giấc cao nhất. Ngược lại, cả phụ nữ và nam giới sống với những người khác (không cô đơn) đều ít gặp vấn đề về chứng thiếu ngủ nhất.Mặc dù có rất ít nghiên cứu liên quan, nhưng những phát hiện này phù hợp với các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng thực tế là sự cô đơn về cảm xúc, trái ngược với sự cô lập xã hội, chủ yếu liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ ở người lớn tuổi.Một phát hiện ngoài dự đoán là đối với cả phụ nữ và nam giới, những người sống với người khác có nhiều khả năng gặp vấn đề với việc ngủ quá nhiều hơn so với những người sống một mình, bất kể họ có cô đơn hay không.com, medicinenet.com, naturre.com
doc_48691;;;;;doc_53843;;;;;doc_40741;;;;;doc_48036;;;;;doc_47403
Giấc ngủ là một quá trình sinh học cơ bản, thiết yếu quyết định sức khỏe và hiệu suất làm việc của con người. Tuy nhiên, hiện đang có từ 10–30% người dân ở các quốc gia phát triển bị mất ngủ kéo dài do các yếu tố bao gồm ánh sáng điện, làm việc theo ca, cuộc cách mạng kỹ thuật số... trái ngược với tỉ lệ 1,5–2,5% được báo cáo ở các nhóm người bản địa sống theo truyền thống ở Châu Phi. Theo đó, một nghiên cứu gần đây cho thấy sự cô đơn và cô lập xã hội có liên quan đến các vấn đề về giấc ngủ ở phụ nữ và nam giới lớn tuổi. 1. Cô đơn, cô lập với xã hội Trong các nghiên cứu đã tiến hành, cô đơn được định nghĩa là một trạng thái cảm xúc phát sinh khi bản thân con người nhận thức được sự khác biệt giữa các mức độ tương tác xã hội, không có sự đồng hành hoặc hỗ trợ tinh thần mong muốn. Trong khi đó, sự cô lập xã hội được định nghĩa bằng cách có ít hoặc không có tương tác xã hội với những người khác. Vì vậy, một người có thể bị cô lập về mặt xã hội nhưng không hề cô đơn và ngược lại.Cô đơn có liên quan đến việc giảm sức khỏe thể chất, tăng tỷ lệ tử vong, trầm cảm và tỷ lệ uống rượu. Đặc biệt, sự cô lập với xã hội, sống một mình sẽ làm trầm trọng thêm những vấn đề này. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự cô đơn và cô lập xã hội đối với các vấn đề về giấc ngủ của người lớn tuổi trong cộng đồng vẫn chưa được hiểu rõ và cũng chưa được nghiên cứu rộng rãi. 2. Cô đơn gây mất ngủ Các vấn đề về giấc ngủ, sự cô đơn và cô lập với xã hội thường gia tăng theo tuổi tác, ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và tinh thần của người lớn tuổi. Tuy nhiên, bằng chứng thực nghiệm về sức khỏe dân số nói chung lại rất ít ỏi.Các phân tích cắt ngang và dọc được thực hiện trên 140.423 đánh giá từ 95.045 người (phụ nữ chiếm 61,0%) trong cộng đồng sống người lớn tuổi từ 65 tuổi trở lên để thiết lập các mối quan hệ giữa ngủ không đủ giấc, ngủ quá nhiều, cô đơn và sự cô lập xã hội. Theo đó, ngủ không đủ giấc (nữ: 12,4%, nam: 12,7%) được báo cáo phổ biến hơn ngủ quá nhiều (nữ: 4,7%, nam: 7,6%). Nhìn chung, 23,6% phụ nữ và 18,9% nam giới cho biết họ cảm thấy rất cô đơn, trong khi đó có 53,8% phụ nữ và 33,8% nam giới trong nghiên cứu hiện đang sống một mình.Trong các phân tích, những người cô đơn và bị cô lập về mặt xã hội có nhiều khả năng mất ngủ vì cô đơn, mất ngủ mãn tính. Những người có biểu hiện ngủ quá nhiều lại có nhiều khả năng đang sống với người khác. Cả sự cô đơn và cô lập với xã hội đều góp phần gây ra tình trạng ngủ không đủ giấc, mất ngủ kéo dài. Sự cô đơn, cô lập với xã hội còn có thể ảnh hưởng đến các đặc tính phục hồi của giấc ngủ và cao hơn là các tác động của sự lão hóa. Tóm lại, sự cô đơn dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ, gây ra gián đoạn trên tổng thời gian ngủ hoặc thay đổi cảm giác buồn ngủ ban ngày.Xem ngay: Sự cô đơn cũng có thể lây nhiễm Cô đơn gây mất ngủ có thể là do cảm giác kém an toàn Các nhà nghiên cứu cho rằng giấc ngủ không yên, mất ngủ kéo dài ở những người cô đơn có thể là do cảm giác kém an toàn, vì vậy các tác giả đã kiểm tra đến tác động của việc tiếp xúc với bạo lực trong quá khứ, bao gồm việc phạm tội, bị lạm dụng tình dục, từng lạm dụng trẻ em và có xu hướng bạo lực.Mối liên hệ giữa sự cô đơn và chất lượng giấc ngủ kém gần như mạnh hơn 70% ở những người từng trải qua các hình thức bạo lực nghiêm trọng nhất, điều này phù hợp với gợi ý rằng các vấn đề về giấc ngủ ở những người cô đơn có liên quan đến cảm giác không an toàn.Điều này được giải thích là do giấc ngủ là trạng thái bản thân con người không thể cảnh giác cho sự an toàn của chính mình. Vì vậy, cảm giác cô đơn một mình, bị cô lập với những người khác có thể khiến chúng ta khó ngủ hơn và thậm chí còn nặng nề hơn nữa đối với những người đã từng bị bạo lực trong quá khứ.Bên cạnh đó, việc kiểm soát các yếu tố khác, đặc biệt là trầm cảm có khả năng làm giảm mối liên hệ giữa cô đơn và rối loạn giấc ngủ, có thể thấy mối liên quan này không độc lập với trầm cảm. Tuy nhiên, việc kiểm soát trầm cảm đơn thuần lại không nói lên mối quan hệ qua lại giữa trầm cảm, cô đơn và rối loạn giấc ngủ, cần phải nghiên cứu thêm để xem xét sự cô đơn và rối loạn giấc ngủ xảy ra như thế nào trong bối cảnh bệnh nhân bị trầm cảm và các yếu tố khác, ví dụ như tuổi tác, chủng tộc và giới tính.Hiện không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy tuổi tác hoặc giới tính góp phần tác động vào mối liên quan giữa sự cô đơn và rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, vẫn có các báo cáo cho thấy khi quá trình lão hóa xảy ra, chất lượng và số lượng giấc ngủ sẽ bị suy giảm liên tục, từ đó gia tăng tỷ lệ mất ngủ. Ngủ không đủ giấc có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác ở người già bao gồm bệnh tật, các vấn đề về hô hấp, sử dụng thuốc, các vấn đề sức khỏe tâm thần (trầm cảm) và lạm dụng chất kích thích. Sự khác biệt về giới tính cũng đã được báo cáo, theo đó chất lượng giấc ngủ chủ quan ở nữ thường kém hơn nam.com, ncbi.nlm.nih.gov/, nature.com;;;;;Giấc ngủ ảnh hưởng lớn đến thể chất và tinh thần của mỗi người, nhưng không phải bạn cứ “muốn” là sẽ ngủ được. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tính đến để có một giấc ngủ như ý và hỗ trợ cho việc giảm cân của bản thân. Cải thiện môi trường ngủ Theo Lombardo, bác sỹ y khoa, giám đốc Trung tâm giấc ngủ tại bệnh viện Methodist ở Brooklyn (Mỹ), đồng tác giả của cuốn “Sleep to save your ife” thì việc cải thiện môi trường ngủ rất cần thiết vì đây không chỉ là thời gian kéo dài của giấc ngủ mà còn là chất lượng giấc ngủ. Cần làm cho môi trường ngủ của bạn thành một nơi tôn nghiêm. Ngăn chặn ánh sáng với rèm cửa dày và ngăn chặn tiếng ồn bằng cửa cách âm hoặc các máy ngăn ồn... Nếu nhìn vào đồng hồ treo trong phòng ngủ khiến bạn lo lắng về lượng thời gian bạn có trước khi bạn phải thức dậy, hãy di chuyển đồng hồ ra khỏi tầm nhìn. Phòng ngủ chỉ để ngủ và để “yêu” Nhu cầu của cuộc sống hiện đại làm cho phòng ngủ dễ dàng, thậm chí cần thiết khi đảm nhiệm nhiều chức năng (học tập, làm việc, giải trí…) và kết quả là nhiều người làm tất cả mọi thứ trên giường ngủ của họ. Giấc ngủ và chuyện “yêu” sẽ giúp cơ thể thư giãn và mang lại cho bạn giấc ngủ ngon, ngủ sâu. Tăng cường gắn kết Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Chicago đã phát hiện, mặc dù đối tượng cô đơn và không cô đơn đã về cùng một lượng thời gian trên giường nhưng người cô đơn ngủ trung bình 5,8 giờ trong khi đối tượng không cô đơn ngủ 6,4 giờ. Một nghiên cứu gần đây của các tác giả cũng cho thấy những người cô đơn ngủ ít hiệu quả và dành nhiều thời gian nằm thao thức trên giường. Nếu bạn đang cô đơn, thực hiện các bước để thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với các thành viên gia đình, tham gia vào các hoạt động giúp bạn có thêm những người bạn mới, hoặc xem xét đến việc nhận nuôi một con vật cưng. Hãy quên các chất kích thích Một số người sử dụng rượu để giúp họ đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, uống quá gần giờ đi ngủ cũng có thể gây ra vấn đề giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ, ngáy ngủ, mất ngủ và các vấn đề dạ dày tồi tệ hơn như trào ngược acid. Điều này sẽ không giúp những nỗ lực giảm cân của bạn bằng việc tiêu thụ calo ngay trước khi đi ngủ. Nhớ là di chuyển Tập thể dục để giảm cân mang lại lợi ích kép - giúp ngủ tốt hơn. Đàn ông lớn tuổi ngủ thiếp đi trong ít hơn một nửa thời gian đã mất so với những người đàn ông ít vận động. Họ cũng thức dậy ít thường xuyên hơn vào ban đêm và ngủ hiệu quả hơn, phục hồi giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, tập thể dục quá gần giờ đi ngủ có thể làm khó khăn cho bạn để ngủ thiếp đi vì đó là một hoạt động kích thích. Giảm thiểu caffeine Một cốc cà phê buổi sáng sẽ không có vấn đề gì với bạn. Nhưng caffeine là một chất kích thích tạm thời làm gia tăng sản xuất adrenaline (chất hoocmon tiết ra từ tuyến thượng thận làm tăng huyết áp, tim đập nhanh và hoạt động như một tác nhân truyền tín hiệu thần kinh khi cơ thể bị căng thẳng hay gặp nguy hiểm) và ngăn chặn hóa chất gây ngủ trong não. Cảnh báo nếu bạn đang mang thai hoặc uống thuốc trên - chị em sử dụng phải mất tới 13 giờ để chuyển hóa caffeine, trong khi phụ nữ mang thai thì lượng thời gian có thể mất đến 18-20 giờ. Cà phê không phải là thủ phạm duy nhất. Sô cô la, trà, soda và một số thuốc giảm đau và thuốc ho có thể chứa đủ chất caffeine để giữ cho bạn tỉnh táo vào ban đêm đồng nghĩa với việc xua tan đi giấc ngủ. Tạm dừng kết nối Một nghiên cứu của Bỉ cho thấy các đối tượng dành nhiều thời gian xem ti vi, chơi các trò chơi từ máy tính và sử dụng internet có giấc ngủ ít hơn và cảm thấy mệt mỏi hơn. Sự ra đời của truyền hình cáp và internet đã làm cho chúng ta khó tìm thời gian để ngủ. Bây giờ có quá nhiều thứ để bạn có thể làm vào lúc nửa đêm. Để chống lại tác động này, cần điều chỉnh thói quen trên mỗi đêm bằng cách tiết kiệm nửa tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ cho các hoạt động thư giãn như đọc sách, xem tạp chí... Giữ cơ thể mát mẻ Để cho giấc ngủ tốt nhất có thể, National Sleep Foundation khuyến cáo: Một phòng hơi mát phù hợp với sự giảm nhiệt độ xảy ra bên trong cơ thể chúng ta trong khi ngủ. Bạn có thể thử nghiệm, mặc dù điều này có thể thay đổi từ người này sang người khác. Xóa bỏ muộn phiền Nếu căng thẳng và lo lắng bủa vây tâm trí làm cơ thể mệt mỏi thì hãy lấy một tờ giấy và viết ra những suy nghĩ của bạn trước khi muốn thư giãn hoàn toàn. Điều này giúp đối phó với các vấn đề của bạn tốt hơn sau khi tâm trí và cơ thể đã có thời gian để nghỉ ngơi. Hãy tạo một thói quen trước khi ngủ vào lúc cuối ngày như là tắm nước ấm, hoặc một buổi thư giãn kéo dài hay thiền định. Tìm nơi yên tĩnh Nếu thời gian được đánh dấu mà bạn vẫn còn tỉnh táo, giữ bình tĩnh và di chuyển sang một phòng khác. Nằm trên giường băn khoăn về việc thức giấc, nghĩ suy về những gì đã xảy ra trong ngày hoặc ôn lại những kỷ niệm xưa “cũ rích” sẽ làm cho phòng ngủ trở thành một nơi căng thẳng và thật kinh khủng. Làm một cái gì đó thư giãn như đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ (dù bạn có làm gì và tuyệt đối không bật máy tính). Trước khi biết điều đó, bạn sẽ gặp những khó khăn khi trở lại giường để chìm vào giấc ngủ - mang lại cho bạn một bước gần hơn đến mục tiêu giảm cân, có được vóc dáng như ý.;;;;;Người già có thể thức giấc nhiều lần và giấc ngủ bị gián đoạn hơn người trẻ. Nguyên nhân rất có thể là một số khó chịu của cơ thể như phải sử dụng nhà vệ sinh hoặc thay đổi tư thế vì khớp đau. 1. Mẹo cải thiện giấc ngủ cho người cao tuổi Lão hóa có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi. Nguyên nhân rất có thể là một số khó chịu của cơ thể như phải sử dụng nhà vệ sinh hoặc thay đổi tư thế vì khớp đau.Những thay đổi khác bao gồm tổng thời gian ngủ ít hơn và chu kỳ chuyển động mắt nhanh (REM) - giai đoạn mơ của giấc ngủ ngắn hơn là một phần của lão hóa thông thường. Những thay đổi này khác biệt nhiều giữa mỗi người và nhìn chung, chúng ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới.Áp dụng những mẹo dưới đây để giúp người già có giấc ngủ ngon:Kiểm tra thuốc và thuốc bổ đang dùng với bác sĩ hoặc dược sỹ và cân nhắc thay đổi cách thức sử dụng nếu chúng có ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.Ngừng uống nước trong vòng 02 tiếng trước khi đi ngủ để hạn chế đi vệ sinh.Nếu khó ngủ do những cơn đau, hãy khám bác sĩ để được kê các loại thuốc giảm đau uống trước khi ngủ. ngay cả khi thuốc không thể giúp cô/chú có giấc ngủ thẳng, nó cũng giúp dễ ngủ lại hơn.Hạn chế uống cà phê, thường trong vòng 08 tiếng trước khi ngủ. Hạn chế uống cà phê, thường trong vòng 08 tiếng trước khi ngủ Tránh uống bia rượu gần lúc chuẩn bị đi ngủ. Cồn khiến chúng ta buồn ngủ, nhưng khi tác dụng của cồn mất đi, người dùng có xu hướng thức giấc giữa đêm.Để giữ chu kỳ ngủ chất lượng, nên hạn chế ngủ ngày nếu nhận thấy ngủ ngày khiến ít buồn ngủ hơn vào buổi tối, hãy tránh ngủ trưa, chỉ nên chợp mắt từ 15 - 30 phút.Sử dụng Melatonin sẽ giúp giấc ngủ ngon hơn. Uống một liều điển hình (1-3 mg) có thể nâng cao lượng melatonin trong máu, nồng độ melatonin trong máu tăng mạnh và bắt đầu cảm thấy buồn ngủ. Tuy nhiên, Melatonin sai liều lượng có thể gây rối loạn giấc ngủ.Mỗi người cần ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm. Nếu chất lượng giấc ngủ vẫn không cải thiện sau khi đã thử các mẹo trên, hoặc cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ cả ngày, hãy khám bác sĩ. 2. Thử nghiệm cho giấc ngủ ngon Tránh dùng các thức uống (bao gồm bia rượu) ít nhất 2 giờ trước khi ngủ để hạn chế đi vệ sinh.Ngủ trưa khoảng 10-20 phút khi lịch làm việc trống để xem có cảm thấy thư giãn hơn không.Giảm việc đau nhức làm hỏng giấc ngủ bằng cách làm một số động tác kéo giãn vài phút mỗi sáng và tối.Những người lớn tuổi thường dễ ngủ lại nhanh như những người trẻ tuổi. thêm vào đó, hầu hết những thay đổi giấc ngủ do lớn tuổi xảy ra trước độ tuổi 60, bao gồm thời gian rơi vào giấc ngủ lại, vốn không tăng nhiều trong đời. Bài viết tham khảo nguồn Mayoclinic;;;;;Thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc sẽ gây ra những tác hại khôn lường cho sức khỏe và tinh thần. 1. Tác hại của việc ngủ không đủ giấc Nếu bị mất ngủ, bạn cần có cách cải thiện giấc ngủ sao cho hợp lý. Bởi ngủ đủ giấc giúp cải thiện sức khỏe nói chung và sức khỏe tinh thần nói riêng. Ngược lại, thiếu ngủ, mất ngủ sẽ dẫn đến những tác hại và hệ lụy khôn lường. Tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư buồng trứng. Vì thiếu ngủ gây rối loạn nội tiết tố nữ. Và khi nội tiết tố nữ bị mất cân bằng thì các cơ quan sinh sản này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Gây lão hóa da, khiến da bị nhăn nheo, chảy xệ. Đồng thời, xuất hiện những quầng thâm xấu xí ở vùng mắt. Đây vừa là tác hại, vừa là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu ngủ trầm trọng. Mất ngủ có thể gây béo phì. Bởi khi hormone trong cơ thể mất cân bằng sẽ dễ gây cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, ngủ không được thì bạn sẽ cảm thấy đói bụng và tăng cường ăn khuya, khiến cân nặng bị mất kiểm soát. Trí nhớ giảm sút, khả năng tập trung kém, chất lượng công việc và kết quả học tập ngày càng đi xuống. Gặp các vấn đề về thị lực, thị giác như “hội chứng tầm nhìn hình ống, song thị và mờ mắt”. Hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh (đặc biệt là các bệnh về hô hấp). Giảm ham muốn tình dục, rối loạn chức năng tình dục. Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường. Mệt mỏi và suy nhược, phản ứng chậm và vụng về, dễ nóng giận và cáu gắt,… cũng là những tác hại thường gặp của chứng khó ngủ, thiếu ngủ, mất ngủ. 2. Những cách cải thiện giấc ngủ ai cũng có thể áp dụng Để có một giấc ngủ ngon, phòng tránh những tác hại xấu cho sức khỏe và tinh thần, bạn có thể áp dụng những cách cải thiện giấc ngủ đơn giản mà hiệu quả sau. Vận động nhẹ nhàng Trước khi đi ngủ, bạn có thể dành ra 15 - 20 phút để vận động hoặc tập luyện những bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, tập yoga, tập thái cực quyền,… Lúc này, cả tinh thần lẫn cơ thể đều sẽ trở nên nhẹ nhõm hơn. Các cảm xúc tiêu cực dường như được “tan biến” và không còn tác động đến chất lượng giấc ngủ. Tắm và ngâm mình trong nước ấm Tắm nước ấm cũng là một trong những cách cải thiện giấc ngủ được nhiều người áp dụng. Dưới tác động của làn nước ấm, cơ thể sẽ được thả lỏng hoàn toàn, nhịp tim và nhịp thở trở nên chậm và đều hơn. Từ đó, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, lưu ý là không nên tắm ngay sau khi vận động, hoặc tắm quá muộn (sau 9 giờ tối) để tránh nguy cơ nhiễm lạnh và đột quỵ. Uống sữa, trà thảo mộc, mật ong,… Uống một cốc sữa ấm, một tách trà thảo mộc hay một ly mật ong pha gừng,… trước khi đi ngủ mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đó, trước khi đi ngủ khoảng 1 giờ, bạn có thể uống một trong số các loại thức uống này. Các dưỡng chất có trong sữa, trà thảo mộc hay mật ong giúp an thần, xoa dịu hệ thần kinh và mang đến giấc ngủ ngon. Đọc quyển sách yêu thích Trước khi ngủ, bạn có thể đọc vài trang sách yêu thích. Việc này sẽ giúp đầu óc được thư giãn, giải tỏa mọi căng thẳng và áp lực. Đồng thời, đây còn là phương pháp để luyện trí nhớ và cải thiện khả năng tập trung rất tốt. Khi đọc sách, hãy đảm bảo đầy đủ ánh sáng để tránh gây mỏi mắt và nhức đầu. Áp dụng liệu pháp hương thơm Quá trình đọc sách, bạn có thể để một chiếc máy xông tinh dầu hoặc nến thơm bên cạnh. Mùi hương nhẹ nhàng và dễ chịu từ tinh dầu sẽ giúp não bộ được thư giãn, cơ thể được thả lỏng. Nhờ đó, bạn cảm thấy buồn ngủ và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Sử dụng đèn ngủ tông màu ấm áp Phòng ngủ quá sáng hay quá tối đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Bởi một số người không thể ngủ được khi phòng quá tối, hoặc sẽ trằn trọc thao thức khi phòng quá sáng. Lúc này, hãy tắt các thiết bị có ánh sáng trắng và xanh, thay vào đó, bật đèn ngủ có tông màu ấm áp như vàng, vàng nâu, đỏ nhạt. Những gam màu này tạo cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. Đảm bảo “nệm ấm chăn êm” Điều này có nghĩa là hãy luôn giữ cho phòng ngủ luôn được sạch sẽ, nệm chăn phải đảm bảo êm ái, mềm mại và được vệ sinh thường xuyên. Đây không chỉ là cách cải thiện giấc ngủ, mà còn giúp phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt là các bệnh về hô hấp. Song song đó, phòng ngủ đảm bảo cách âm tốt, không bị tác động bởi các tiếng ồn từ môi trường bên ngoài. Bởi tiếng ồn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất ngủ, khó ngủ. Trên đây là những cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng. Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, gây suy nhược thần kinh và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, bạn cần đi khám ngay. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc an thần, thuốc ngủ không có chỉ định của bác sĩ. Khách hàng sẽ được thăm khám thần kinh bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống máy móc hiện đại, tân tiến đáp ứng các dịch vụ chẩn đoán bệnh như: - Điện não đồ; - Lưu huyết não; - Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, điện cơ cắm kim; - Siêu âm doppler mạch máu ngoài sọ; - Chụp CT sọ não,...;;;;;Mất ngủ Mất ngủ có thể gây ra mệt mỏi, chán ăn, làm giảm khả năng học tập, sút cân, giảm thân nhiệt, Mất ngủ có thể gây ra mệt mỏi, chán ăn, làm giảm khả năng học tập, sút cân, giảm thân nhiệt, có thể dẫn đến tử vong. Mất ngủ kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn hành vi, ảo giác và hoang tưởng. Với một số người, mất ngủ có thể diễn ra một cách thoáng qua khi thay đổi điều kiện sống. Mất ngủ cũng có thể kéo dài do các stress. Khi mắc bệnh trầm cảm nặng, thường bắt đầu bằng mất ngủ và không cần điều trị mất ngủ. Ngủ nhiều Ngủ nhiều cũng là một trong những dạng của rối loạn giấc ngủ Ngủ nhiều ngược lại với dấu hiệu mất ngủ. Nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng luôn buồn ngủ, thậm chí họ có thể ngủ trong khi đi. Ngủ nhiều thường là 9 – 10 giờ mỗi đêm. Cận giấc ngủ Cận giấc ngủ là hiện tượng không phổ biến, xuất hiện đột ngột khi ngủ hoặc xảy ra giữa trạng thái thức và ngủ. Nếu xuất hiện trong giấc ngủ, cận giấc ngủ thường xảy ra trong giai đoạn 3 và 4 của nhịp giấc ngủ. Cận giấc ngủ bao gồm các hiện tượng ác mộng, rối loạn hoảng sợ, miên hành và các rối loạn cận giấc ngủ không biệt định khác. Rối loạn thời gian giấc ngủ Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là không thể ngủ được khi họ muốn ngủ, mặc dù họ có thể ngủ được vào thời gian khác. Mặt khác, họ không hoàn toàn tỉnh táo khi cần tỉnh táo, nhưng họ cũng rất tỉnh táo vào lúc khác khi họ không cần tỉnh táo.
question_78
Công dụng thuốc Amydatyl
doc_78
Amydatyl là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin, được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng liên quan đến dị ứng mũi. Việc tìm hiểu những thông tin cơ bản về thuốc sẽ giúp bạn đọc biết cách sử dụng hiệu quả và an toàn. Thuốc Amydatyl là dung dịch xịt mũi có chứa thành phần Azelastin hydroclorid 10mg.Đây là một trong những hoạt chất nổi bật trong nhóm thuốc đối kháng thụ thể histamin H1, có tác dụng ức chế giải phóng histamin và các chất trung gian khác gây phản ứng dị ứng cho cơ thể. Do đó, thuốc Amydatyl phát huy tốt công dụng trong việc điều trị các vấn đề liên quan đến dị ứng. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Amydatyl Thuốc Amydatyl được chỉ định cho các bệnh nhân mắc các bệnh lý sau:Bệnh nhân mắc hen phế quản hoặc bị viêm mũi dị ứng.Người bị nổi mề đay, các chứng viêm da.Người mắc chàm bội nhiễm, chàm quá mẫn, mẩn ngứa.Thuốc Amydatyl chống chỉ định cho trẻ dưới 6 tuổi, người dị ứng với Azelastin hydroclorid. 3. Liều dùng và cách dùng Amydatyl Bạn sử dụng thuốc từ 1-2 lần xịt mỗi lỗ mũi x 2 lần/ngày, nên dùng vào thời điểm sau bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ.Về cách dùng, bạn cần chú ý dùng thuốc đúng với liều lượng và thời gian đã được quy định. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau khi dùng Amydatyl:Không sử dụng thuốc Amydatyl đã hết hạn hoặc khi thấy dung dịch bị đổi màu và xuất hiện dị vật trong đó.Thuốc Amydatyl là thuốc dùng để xịt vào mũi nên cần tránh để chúng dính vào mắt hoặc miệng. Trong trường hợp nếu thuốc bị dính vào mắt hoặc miệng, bạn cần nhanh chóng rửa lại thật sạch bằng nước.Ở lần đầu dùng thuốc, bạn cần tháo nắp vặn và thay bằng ống xịt. Tiếp đến, hãy tiến hành phun thuốc vào không khí khoảng 4 – 6 lần. Khi nào bạn thấy xuất hiện lớp sương mịn màu trắng xuất hiện, lúc này hãy dùng thuốc để xịt vào mũi. Trong trường hợp lâu không dùng thuốc, bạn cũng cần phải thực hiện bước này ở lần đầu sử dụng lại.Trước khi xịt thuốc Amydatyl, hãy tiến hành vệ sinh sạch sẽ lỗ mũi trước. Sau đó, bạn ngả đầu về phía sau rồi chèn vòi xịt của ống thuốc vào một lỗ mũi. Hãy lưu ý sử dụng ngón tay bịt lỗ mũi còn lại rồi tiến hành xịt thuốc và hít nhẹ nhàng và nhanh chóng sau khi xịt. Với lỗ mũi còn lại, bạn hãy thực hiện các bước tương tự.Việc dùng thuốc cho trẻ em cần có sự giám sát của người lớn để đảm bảo yếu tố an toàn.Không được tự ý đưa thuốc của mình cho người khác sử dụng hoặc dùng thuốc của người khác trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. 4. Tác dụng phụ thuốc Amydatyl Amydatyl có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ sau:Tác dụng phụ thường gặp: Có cảm giác mệt mỏi, uể oải, đi lại loạng choạng, cảm giác khát, buồn nôn, hắt hơi.Tác dụng phụ hiếm gặp: Có cảm giác chán ăn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, đau dạ dày. Một số bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác khó thở, phù mặt, tăng men gan, phát ban, giảm bạch cầu. 5. Tương tác thuốc Amydatyl thường tương tác với rượu làm tăng tác dụng an thần.Thận trọng khi dùng với cimetidin do tăng nguy cơ tác dụng phụ.Ngoài ra, Amydatyl cũng có nguy cơ tương tác với thuốc ngủ, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm, co giật hoặc các loại thuốc khác bao gồm vitamin, các sản phẩm thảo dược hoặc các loại thuốc kê toa, không kê toa. Do đó, bạn cần thông tin về các loại thuốc bạn đang dùng cho bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc Amydatyl để bảo đảm an toàn cho bản thân. 6. Thận trọng khi dùng Amydatyl Do Amydatyl có nguy cơ gây buồn ngủ nên người dùng không được lái xe hoặc làm các việc đòi hỏi sự tỉnh táo và tỉ mỉ khác.Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng Amydatyl.Thuốc Amydatyl sẽ phát huy tốt hiệu quả tốt khi người dùng sử dụng đúng cách. Do đó, bạn hãy chú ý đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc Amydatyl.
doc_25925;;;;;doc_49705;;;;;doc_10543;;;;;doc_28623;;;;;doc_3832
Thuốc Aventyl sử dụng điều trị bệnh trầm cảm. Aventyl là thuốc biệt dược không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một số thông tin về thuốc Aventyl cho bạn đọc tham khảo 1. Công dụng thuốc Aventyl Aventyl thuốc biệt dược sử dụng điều trị vấn đề tâm lý như trầm cảm hay sa sút tâm trạng. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc Aventyl bạn cần có chỉ định hướng dẫn từ bác sĩ vì thuốc này có thể gây nguy hiểm nếu người bệnh tâm lý tự ý dùng khi chưa kiểm tra kỹ càng. 2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Aventyl Thuốc Aventyl thường dùng một lần mỗi ngày và trước khi đi ngủ. Liệu trình sử dụng thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn cụ thể theo từng bệnh nhân. Nếu trong quá trình dùng thuốc vấn đề tâm lý người bệnh cải thiện cần tiếp tục dùng thuốc tránh ngừng đột ngột khi thấy sức khỏe tốt lên để phòng xuất hiện tác dụng phụ nguy hiểm.Bạn nên dùng thuốc đúng giờ theo hướng dẫn chỉ định từ bác sĩ để nâng cao công dụng của thuốc. Tuy nhiên nếu không may quên liều thì có thể uống khi chưa đến gần thời điểm uống liều thuốc. Nếu liều bị quên được phát hiện khi uống liều tiếp theo thì không dùng gộp 2 liều lại. Với trường hợp dùng 1 liều/ ngày trước khi đi ngủ bạn quên uống thuốc có thể dùng bù vào buổi sáng hôm sau và lại tiếp tục duy trì liều dùng cũ đều đặn. 3. Những lưu ý khi dùng thuốc Aventyl Thuốc Aventyl chống chỉ định cho tình trạng dị ứng với thành phần của thuốc nên bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ và báo lại cho bác sĩ nếu đã từng có tiền sử dị ứng. Người bệnh có vấn đề đau tim hay đã sử dụng Linezolid, xanh methylen gần thời điểm kê đơn không sử dụng thuốc.Thuốc chống trầm cảm không được sử dụng đồng thời với thuốc Aventyl. Hai loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng đồng thời sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh có thể dẫn đến tăng huyết áp. Thậm chí là nguy hiểm ngoài tầm kiểm soát.Thuốc Aventyl có thể gây ra mệt mỏi hay buồn ngủ sau khi sử dụng. Bạn nên sắp xếp công việc để có thời gian nghỉ ngơi thích hợp. Với những công việc cần tập trung như lái xe công nhân bạn sẽ có thể ảnh hưởng nên cân nhắc sắp xếp để không ảnh hưởng tới công việc và cả sức khỏe.Người bệnh mắc chứng tăng lượng đường trong máu nên chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ khi dùng thuốc Aventyl. Nếu bạn tăng đường huyết kèm những dấu hiệu như chóng mặt, tim đập nhanh, rối loạn cảm xúc, nhức đầu, run rẩy, đổ mồ hôi... hãy báo cho bác sĩ và đến bệnh viện gần nhất kiểm tra.Người bệnh từng có tiền sử co giật hoặc đang điều trị bệnh liên quan đến co giật nên báo lại cho bác khi khi dùng thuốc.Trước khi dùng thuốc Aventyl bạn sẽ được bác sĩ nhắc nhở rằng phẫu thuật có ảnh hưởng tới công dụng của thuốc. Chính vì vậy bạn cần báo cho bác sĩ nếu sắp phẫu thuật để có kế hoạch ngừng sử dụng thuốc. Sau khi phẫu thuật hoàn thành bạn có thể sử dụng thuốc Aventyl nếu bác sĩ cho phép.Sau khi dùng thuốc Aventyl bạn cần bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời. Hãy luôn che chắn kỹ càng mỗi khi ra ngoài để giảm cường độ ánh sáng chiếu đến da gây cháy nắng.Người cao tuổi sau 65 có thể tăng nguy cơ mắc nhiều biểu hiện tác dụng phụ hơn người trưởng thành. Nếu có kế hoạch mang thai bạn cần thông báo cho bác sĩ. Lưu ý tránh mang thai khi đang dùng thuốc Aventyl để đảm bảo an toàn cho thai nhi khỏi nguy hiểm của thuốc.Hãy luôn duy trì uống nước bổ sung hàng ngày để phòng nguy cơ mất nước cơ thể. 4. Phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Aventyl Vấn đề với mắt. Mặt có thể xuất hiện đau nhức, suy giảm thị lực hay sưng đỏ gây khó chịu cho người dùng thuốc Aventyl. Bạn cần khám kiểm tra mắt nếu có dấu hiệu khó chịu hoặc kiểm tra thường xuyên để kiểm soát sức khỏe của mắt.Vấn đề ảnh hưởng đến tim. Phản ứng phụ ảnh hưởng đến tim thường không có biểu hiện để điều trị sớm. Khi phản ứng phụ phát hiện là lúc rối loạn nhịp tim hay người bệnh có dấu hiệu đột quỵ. Bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch để tránh ảnh hưởng nguy hiểm này.Hội chứng Serotonin. Nguy cơ mắc hội chứng Serotonin có thể dẫn đến tử vong. Nếu khi đang uống thuốc Aventyl bạn dùng cùng loại thuốc gây tương tác sẽ tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng này. Hãy chú ý nếu cơ thể có biểu hiện như ảo giác, lo âu, sốt, dễ kịc động, cứng cơ....Dị ứng. Cơ thể xuất hiện mề đay, nổi mẩn ngứa, sưng phồng, bong da... là biểu hiện dị ứng có thể nhanh chóng đến bệnh viện kiểm tra. Bạn cần chú ý nếu kèm theo khó thở, sốt cao, tức ngực, mất giọng... thì gọi bác sĩ để chuẩn bị phương án cấp cứu nếu cần.Một số tác dụng phụ khácÙ tai. Táo bón. Vàng da hay vàng mắt hoặc cả 2Rụng tóc. Rối loạn khả năng sinh hoạt tình dục. Rối loạn cương dương. Sưng tại tinh hoàn. Khô miệng. Chóng mặt. Buồn nônĐau dạ dày. Cân nặng biến đổi. Khó ngủ. Những biểu hiện và tác dụng phụ được nêu lên chỉ là trường hợp đã được phát hiện và xử lý. Ngoài ra bạn cần chú ý một số tác dụng phụ khác nếu cơ thể không được ổn hay kết quả kiểm tra sức khỏe có đánh giá bất thường. 5. Một số tương tác thuốc Aventyl Thuốc Aventyl có thể tương tác với người tiến hành phẫu thuật nên trong thời điểm đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng dùng thuốc. Một vài loại thuốc bạn đang uống nên nói cho bác sĩ để xác định nguy cơ tương tác gây ảnh hưởng công dụng thuốc. Trên đây là chia sẻ về thuốc Aventyl cho bạn đọc tham khảo. Nếu bạn cần thêm thông tin về thuốc hãy báo cho bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ.;;;;;Thuốc Acedanyl có thành phần chính là Acetyl leucin hàm lượng 500 mg, thuộc nhóm thuốc hướng thần kinh. Thuốc Acedanyl được sử dụng phổ biến trong điều trị chóng mặt và hỗ trợ điều trị buồn nôn, nôn. Tìm hiểu các thông tin khái quát như thành phần, chỉ định, chống chỉ định, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Acedanyl sẽ giúp cho bệnh nhân và người nhà nâng cao hiệu quả điều trị. Thuốc Acedanyl được bào chế dưới viên nén, với thành phần chính bao gồm:Hoạt chất : Acetyl leucin (Acetyl-DL-leucine) hàm lượng 500 mg.Tá dược : Vừa đủ 1 viên nén 500 mg.Acetyl-DL-leucine tác dụng trực tiếp trên tế bào tiền đình ốc tai của hệ thần kinh trung ương ở mức trung bình, thông qua tác động lên các Nơron thần kinh trong điều kiện bất thường như khử cực hay tăng phân cực, từ đó giúp phục hồi các tế bào thần kinh tiền đình ốc tai trung ương trở về trạng thái điện cực nghỉ bình thường của nó. Thuốc Acedanyl được chỉ định điều trị trong các trường hợp chóng mặt và hỗ trợ điều trị buồn nôn, nôn trong gặp trong ngộ độc thuốc, ngộ độc thực phẩm, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa hay phù tạng, hoặc trong bất kỳ bệnh cảnh nào...Tuy nhiên, trong các trường hợp sau đây, thuốc Acedanyl không được phép kê đơn:Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Acedanyl.Tiền sử dị ứng với các thuốc khác có chứa hoạt chất Acetyl-DL-leucine.Phụ nữ có thai hay phụ nữ đang cho con bú. 3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Acedanyl Liều dùng. Người lớn. Liều khuyến cáo : Uống 2 viên (1000 mg)/lần x 2 lần/ngày uống vào bữa ăn sáng và tối.Tăng liều : Uống 3 – 4 viên (1500 – 2000 mg)/lần x 2 lần/ngày.Thời gian điều trị: Từ 10 đến 5 hoặc 6 tuần tùy vào đáp ứng của bệnh nhân.Trẻ em. Không khuyến cáo sử dụng 4. Tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Acedanyl Sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất Acetyl leucin thường ít xảy ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Acedanyl với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:Hiếm gặp: Rối loạn tiêu hóa nhẹ như chán ăn, khó tiêu. Dị ứng quá mẫn như phát ban, đỏ da, nổi mày đay, mẩn ngứa, nặng nhất có thể dẫn đến sốc phản vệ. Rối loạn thần kinh nhẹ như hoa mắt, đau đầu, buồn ngủ và giảm thị lực.Nên ngừng thuốc khi phát hiện các tác dụng phụ trên hoặc các triệu chứng bất thường khác sau khi uống thuốc Acedanyl, đồng thời nhanh chóng thông báo với bác sĩ điều trị về việc sử dụng thuốc Acedanyl hay đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời. 5. Lưu ý sử dụng thuốc Acedanyl ở các đối tượng Thận trọng khi sử dụng thuốc Acedanyl ở trẻ em, vì những nghiên cứu về tính an toàn khi sử dụng thuốc vẫn còn hạn chế.Phụ nữ có thai: Các nghiên cứu về tác dụng có hại của Acetyl-DL-leucine có trong thuốc Acedanyl trên phụ nữ mang thai còn khá hạn chế. Vì thế, chỉ sử dụng thuốc Acedanyl trên đối tượng này khi thật sự cần thiết.Phụ nữ đang cho con bú: Chưa có nghiên cứu tin cậy về việc hoạt chất Acetyl-DL-leucine có thể đi qua sữa mẹ hay không. Vì thế, tránh sử dụng thuốc Acedanyl ở phụ nữ đang cho con bú.Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc thường ít gặp phải những tác dụng phụ như hoa mắt, đau đầu, buồn ngủ và giảm thị lực... sau khi sử dụng thuốc Acedanyl. 6. Tương tác thuốc Acedanyl;;;;;Thuốc Newcilotal thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), có thành phần chính là Tramadol và Acetaminophen. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, điều trị các bệnh xương khớp, Gout,... Thuốc Newcilotal với thành phần Tramadol HCl 37,5mg; Acetaminophen 325mg và tá dược vừa đủ tác dụng giảm các cơn đau vừa đến nặng.Tramadol là thuốc giảm đau trung ương. Ít nhất xảy ra 2 cơ chế, liên kết của chất gốc và chất chuyển hóa hoạt tính (M1) với thụ thể Mu-opioid receptor và ức chế nhẹ tái hấp thu của norepinephrine và serotonin.Acetaminophen là 1 loại thuốc giảm đau trung ương khác. Cơ chế và vị trí tác động giảm đau chính xác của nó chưa xác định rõ ràng. Khi đánh giá trên động vật ở phòng thí nghiệm, việc phối hợp tramadol và paracetamol cho thấy chúng có tác dụng hợp lực.Newcilotal hấp thu ngay sau khi uống, gần như hoàn toàn và ở ruột non. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của Newcilotal đạt được trong vòng 1 giờ.Khoảng 30% thuốc được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không thay đổi, trong khi đó khoảng 60% thuốc được thải trừ dưới dạng các chất chuyển hóa. Các chuyển hóa chủ yếu là khử nhóm methyl ở vị trí N- và O- hoặc kết hợp với glucuronide hay sulfate ở gan. Chỉ định của thuốc Newcilotal Thuốc Newcilotal được chỉ định trong các trường hợp sau đây:Thuốc Newcilotal được chỉ định điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng.Thành phần Tramadol có tác dụng giúp giảm đau trung ương, làm giảm đau mắt, kích ứng, nổi mẩn đỏ sau phẫu thuật đục thủy tinh thể,...Người mắc bệnh cảm cúm.Chảy nước mắt.Sốt.Đau do bị chấn thương, tai nạn.Đau sau phẫu thuật.Làm việc quá sức, gây đau đầu.Các chứng đau cơ xương khớp Chống chỉ định của thuốc Chống chỉ định sử dụng thuốc Newcilotal trong những trường hợp sau đây:Không nên dùng cho phụ nữ cho con bú, vì chưa có nghiên cứu đảm bảo độ an toàn của thuốc đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.Người bệnh bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Liều dùng và cách dùng thuốc Newcilotal Cách dùng. Dùng bằng đường uống.Liều dùng. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều tối đa: 1 - 2 viên/ 4 - 6 giờ và không quá 8 viên trong 1 ngày.Trẻ em (dưới 12 tuổi): Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được nghiên cứu ở trẻ em.Người già (hơn 65 tuổi): Không có sự khác biệt nào về độ an toàn hay tính chất dược động học giữa các người dùng hơn 65 tuổi và người dùng ít tuổi hơn. Tác dụng phụ của thuốc Newcilotal Các tác dụng phụ thường xuyên khi dùng thuốc Newcilotal xảy ra nhất đó là:Hệ thần kinh trung ương: buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, buồn ngủ.Hệ tiêu hóa: buồn nôn.Ít gặp hơn:Suy nhược, mệt mỏi, xúc động mạnh.Hệ thần kinh ngoại biên: đau đầu, rùng mình.Hệ tiêu hóa: đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, khô miệng, nôn mửa.Rối loạn tâm thần: chán ăn, lo lắng, nhầm lẫn, kích thích, mất ngủ, bồn chồn.Da và các phần phụ thuộc da: ngứa, phát ban, tăng tiết mồ hôi.Hiếm gặp:Toàn bộ cơ thể: đau ngực, rét run, ngất, hội chứng cai thuốc.Rối loạn tim mạch: tăng huyết áp, tăng huyết áp trầm trọng, tụt huyết áp.Hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên: mất thăng bằng, co giật, căng cơ, đau nửa đầu, đau nửa đầu trầm trọng, co cơ không tự chủ, dị cảm, ngẩn ngơ, chóng mặt.Hệ tiêu hóa: khó nuốt, phân đen do xuất huyết tiêu hóa, phù lưỡi.Rối loạn về tai và tiền đình: ù tai.Rối loạn nhịp tim: loạn nhịp tim, đánh trống ngực, mạch nhanh.Cơ quan gan và mật: các xét nghiệm về gan bất bình thường.Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: giảm cân.Rối loạn tâm thần: hay quên, mất ý thức, trầm cảm, lạm dụng thuốc, tâm trạng bất ổn, ảo giác, bất lực, ác mộng, có những ý tưởng dị thường.Rối loạn hồng cầu: thiếu máu.Hệ hô hấp: khó thở.Hệ tiết niệu: albumin niệu, rối loạn tiểu tiện, nước tiểu ít, bí tiểu.Rối loạn thị lực: tầm nhìn không bình thường. Lưu ý khi dùng thuốc Newcilotal Thận trọng khi sử dụng thuốc vì có nguy cơ gây co giật khi dùng đồng thời tramadol với các thuốc SSRI (ức chế tái hấp thu serotonin), TCA (các hợp chất 3 vòng), các Opioid, IMAO, thuốc an thần hay các thuốc làm giảm ngưỡng co giật; hay trên các bệnh nhân bị động kinh, bệnh nhân có tiền sử co giật, hay có nguy cơ co giật.Thận trọng khi sử dụng, vì có nguy cơ gây suy hô hấp trên những bệnh nhân có nguy cơ suy hô hấp; dùng liều cao Newcilotal với thuốc tê, thuốc mê, rượu.Thận trọng khi sử dụng đồng thời Newcilotal với các thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương như rượu, Opioid, thuốc tê, thuốc mê, thuốc ngủ và thuốc an thần.Thận trọng khi sử dụng thuốc Newcilotal cho các bệnh nhân bị tăng áp lực nội sọ hay chấn thương đầu.Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân nghiện thuốc phiện, vì có thể gây tái nghiện.Thận trọng khi sử dụng cho các bệnh nhân nghiện rượu mạn tính vì có nguy cơ gây độc tính trên gan.Với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin dưới 30 ml/phút được khuyến cáo liều dùng không quá 2 viên cho mỗi 12 giờ.Thận trọng với bệnh nhân suy gan nặng.Không dùng quá liều chỉ định.Không dùng với các thuốc khác chứa paracetamol hay tramadol.Thuốc Newcilotal thuộc nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), có thành phần chính là Tramadol và Acetaminophen. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, điều trị các bệnh xương khớp, Gout,... Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Azatyl là thuốc thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Thuốc có thành phần chính là Ceftriaxon, được dùng để điều trị nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm màng trong tim và áp xe não. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cần phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, đồng thời có thể tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Azatyl trong bài viết sau đây. 2. Cách sử dụng của Azatyl 2.1. Cách dùng thuốc Azatyl. Thuốc Azatyl được dùng bằng cách pha bột với dung dịch cho tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không được tự ý sử dụng.2.2. Liều dùng của thuốc Azatyl. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 đến 2g, 1 lần trên ngày, trường hợp nặng có thể tăng đến 4g/ lần/ ngày.Trẻ em ít hơn 12 tuổi: 20 - 80mg/ kg/ lần/ ngày. Bệnh viêm màng não có thể lên đến 100mg/ kg/ ngày nhưng không được quá 4g.Xử lý khi quên liều:Thuốc Azatyl được dùng theo chỉ định của bác sĩ nên người bệnh rất hiếm khi xảy ra trường hợp quên liều.Xử trí khi quá liều:Trong những trường hợp quá liều thuốc Azatyl, không thể làm giảm nồng độ thuốc bằng thẩm phân máu hoặc thẩm phân màng bụng. Hiện nay, không có thuốc giải độc đặc trị, chủ yếu là điều trị những triệu chứng. 3. Lưu ý khi dùng thuốc Azatyl Trước khi điều trị bằng Ceftriaxon, cần phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh đối với thuốc cephalosporin, penicillin hoặc thuốc khác.Ở những người bệnh dị ứng với thuốc penicillin, rất có thể dẫn đến nguy cơ dị ứng chéo.Đối với những bệnh nhân có trường hợp như suy thận, phải thật thận trọng khi xem xét liều dùng.Đối với người bệnh bị suy giảm chức năng thận và gan, thì liều ceftriaxon không nên uống vượt quá 2g/ ngày.Thuốc Ceftriaxon có thể phức hợp đối với calci gây tủa, nên tránh tiêm truyền dung dịch chứa calci trong vòng 48 giờ sau khi tiêm thuốc ceftriaxon cho tất cả những người bệnh.Cần thận trọng trong khi điều trị kéo dài quá 14 ngày, khi mất nước do nguy cơ thuốc ceftriaxon kết tủa ở trong túi mật.Phải tìm ra những nguyên nhân gây thiếu máu trong khi điều trị. Nếu nguyên nhân là do dùng thuốc, thì phải ngừng lại ngay.Kinh nghiệm lâm sàng khi điều trị cho phụ nữ mang thai vẫn còn hạn chế. Số liệu nghiên cứu cho thấy trên súc vật chưa gây độc với bào thai. Người bệnh chỉ nên dùng thuốc Azatyl khi có chỉ định từ bác sĩ.Thuốc Azatyl được bài tiết qua sữa ở nồng độ thấp. Do vậy cần thận trọng khi dùng thuốc khi đang cho cho con bú. 4. Tác dụng phụ của thuốc Azatyl Nhìn chung thuốc Azatyl được dung nạp tốt. Khoảng 8% số người bệnh được điều trị có tác dụng phụ, tần suất phụ thuộc vào liều và thời gian điều trị. Một số những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Azatyl gồm:Thường gặp, ADR >1/100: Tiêu chảy, phản ứng da, nổi ban và ngứa.Ít gặp, 1/100 > ADR >1/1000: Sốt, viêm tĩnh mạch, phù, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu và tăng bạch cầu ưa eosin và nổi mày đay.Hiếm gặp, ADR < 1/1000:Toàn thân: Đau đầu hoặc chóng mặt và phản vệ.Máu: Thiếu máu và gây rối loạn đông máu, mất bạch cầu hạt.Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả.Da: Ban đỏ đa dạng.Tiết niệu - sinh dục: Tiểu ra máu hoặc làm tăng creatinin trong huyết thanh.Tăng nhất thời các enzym trong gan trong khi điều trị bằng thuốc Azatyl.Thuốc Azatyl có thể tách bilirubin ra khỏi albumin huyết thanh, làm tăng nồng độ bilirubin tự do và đe dọa nhiễm độc thần kinh trung ương.Azatyl ra phản ứng Coombs dương tính và không có tan máu, qua thử nghiệm galactose huyết và glucose niệu có thể là dương tính giả do ceftriaxon.Khi dùng thuốc Azatyl liều cao kéo dài có thể thấy nhìn trên siêu âm hình ảnh giả sỏi mật do đọng muối calci. Hình ảnh này sẽ mất đi khi bệnh nhân ngừng thuốc.Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Azatyl và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. 5. Tương tác thuốc Azatyl Azatyl có thể xảy ra phản ứng tương tác khi kết hợp với:Thuốc Chloramphenicol;Thuốc Gentamicin, Colistin và Furosemid.Các muối calci (tiêm truyền) và những dung dịch tiêm Ringer lactat.Thuốc đối kháng như vitamin K.Các tác nhân gây ra acid uric niệu.Vắc-xin thương hàn.Tương kỵ:Không nên pha lẫn thuốc Azatyl với những dung dịch thuốc kháng khuẩn khác.Azatyl tuyệt đối không được pha cùng các dung dịch có chứa calci và không được pha lẫn với các amsacrin, aminoglycoside, fluconazol hoặc vancomycin 6. Cách bảo quản thuốc Azatyl Thuốc Azatyl tồn tại ở dạng bột vô khuẩn được bảo quản trong nhiệt độ ở dưới 25 o. C và tránh ánh sáng trực tiếp. Nên dùng dung dịch mới pha.Độ bền của dung dịch phụ thuộc vào nồng độ thuốc, dung môi pha, hoặc nhiệt độ bảo quản.Dung dịch pha thuốc để tiêm bắp có thể bền vững trong vòng 1 ngày ở nhiệt độ phòng 25 o. C và 3 ngày, nếu để trong tủ lạnh 4 o. C.Dung dịch tiêm tĩnh mạch có thể bền trong 3 ngày trong nhiệt độ phòng khoảng 25 o. C và 10 ngày trong tủ lạnh ở 4 o. C.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Azatyl, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Azatyl điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Công dụng của thuốc Midatan là điều trị dứt điểm các triệu chứng nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn sinh dục, phụ khoa, tiết niệu. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc Midata an toàn và hiệu quả. 1. Thành phần thuốc Midatan Thành phần của thuốc Midatan bao gồm:Amoxicilin hàm lượng 500mg;Acid clavulanic hàm lượng 125mg.Thuốc Midatan được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. 2. Công dụng của thuốc Midatan Thuốc Midatan được chỉ định điều trị các bệnh lý sau đây:Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và viêm amidan.Midatan điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm.Sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn sinh dục, phụ khoa và tiết niệu.Nhiễm khuẩn nha khoa, tiêu hóa, xương khớp và sản khoa.Dự phòng trong nhiễm khuẩn. 3. Cách dùng và liều lượng thuốc Midata Cách dùng:Dùng thuốc Midata qua đường uống.Liều dùng thuốc Midata cho người lớn:Viêm xoang cấp do vi khuẩn: Uống 2 viên thuốc Midatan mỗi 12 giờ trong 10 ngày.Điều trị viêm phổi mắc phải trong cộng đồng: Uống 2 viên thuốc Midatan mỗi 12 giờ trong 7-10 ngày;Bệnh nhân suy thận:Chống chỉ định sử dụng Midatan ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin <30ml/ phút và bệnh nhân chạy thận nhân tạo;Bệnh nhân suy gan:Giảm liều Midatan và theo dõi chức năng gan đều đặn.Liều dùng thuốc Midata cho trẻ em:Bệnh nhi có cân nặng từ 40 kg trở lên và có thể nuốt viên thuốc Midata nên dùng liều như người lớn.Dùng thuốc Midata trước hoặc sau khi ăn 4. Chống chỉ định của thuốc Midatan Mẫn cảm với thành phần của thuốc Midata;Người bị suy thận nặng, vàng da ứ mật hoặc rối loạn chức năng gan;Viêm đại tràng giả mạc;Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn;Phụ nữ mang thai và cho con bú. 5. Lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Midatan Người cao tuổi, có tiền sử vàng da hoặc rối loạn chức năng gan do sử dụng Amoxicilin và kali clavulanat có thể làm tăng nguy cơ ứ mật trong gan.Người bệnh có tiền sử dị ứng với Penicilin hoặc dị nguyên khác có thể xảy ra phản ứng quá mẫn trầm trọng. Do đó, trước khi bắt đầu điều trị bằng Amoxicilin, người bệnh cần phải thông báo với bác sĩ..Người bệnh suy thận mức độ trung bình hay nặng cần chú ý đến liều dùng Midata.Người dùng Amoxicilin bị mẩn đỏ kèm sốt nổi hạch.Người dùng thuốc Midata kéo dài có thể làm phát triển các vi khuẩn kháng thuốc.Kiểm tra chỉ số huyết học, chức năng gan và thận trọng quá trình điều trị với Midata. 6. Tương tác thuốc Thuốc có thể gây kéo dài thời gian chảy máu và thời gian prothrombin. Vì vậy cần phải cẩn thận đối với những người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.Thuốc có thể làm giảm hiệu quả thuốc tránh thai uống, do đó cần phải báo trước cho người bệnh.Probenecid kéo dài thời gian đào thải của Amoxicillin nhưng không ảnh hưởng đến sự đào thải của Acid clavulanic 7. Tác dụng phụ của thuốc Midata Tác dụng phụ thường gặp: Tiêu chảy, phát ban và ngứa.Tác dụng phụ ít gặp: Tăng bạch cầu ái toan, buồn nôn và nôn, viêm gan, vàng da ứ mật hoặc tăng transaminase.Tác dụng phụ hiếm gặp: Sốc phản vệ, phù Quincke, giảm tiểu cầu và bạch cầu, thiếu máu tán huyết, viêm đại tràng giả mạc, ban đỏ đa dạng, viêm da bong tróc, hoại tử biểu bì, viêm thận kẽ, hội chứng Stevens– Johnson.Trên đây là công dụng thuốc Midata, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Midata theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
question_79
Những nguyên nhân gây bệnh trĩ ở dân văn phòng
doc_79
Những nguyên nhân gây bệnh trĩ ở dân văn phòng Bệnh trĩ xuất phát từ chế độ ăn uống và những thói quen sinh hoạt hàng ngày của chính bệnh nhân. Vì vậy, các đối tượng có nguy cơ bị bệnh trĩ cao nhất, đặc biệt là dân văn phòng cần phải lưu ý đến nguy cơ này. Nhân viên văn phòng thường xuyên phải ngồi một chỗ để làm việc trong thời gian dài, ít vận động đi lại. Chính điều này đã tạo áp lực lên các tĩnh mạch ở phần hậu môn trực tràng. Tình trạng này kéo dài thì những tĩnh mạch này có thể sưng phồng lên và làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh trĩ. Công việc văn phòng thường xuyên chịu áp lực của công việc khiến cho côn người dễ bị căng thẳng, stress, tinh thần mệt mỏi, không ổn định, những điều này sẽ tác động đến sự hình thành của trĩ. Chế độ ăn uống của những người làm hành chính văn phòng không đảm bảo. Có nhiều người thường xuyên sử dụng đồ ăn nhanh, điều này sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt một lượng lớn chất xơ và gây ảnh hưởng đến quá trình đi đại tiện không được thuận lợi. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến bị táo bón, nếu tình trạng táo bón kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh trĩ. Khi có những dấu hiệu của bệnh trĩ, dân văn phòng cần phải đi thăm khám kịp thời để có phương pháp điều trị kịp thời. Lý do khiến cho quá trình điều trị bệnh trĩ của dân văn phòng thêm khó khăn là do tâm lý e ngại, xấu hổ, muốn giấu diếm bệnh của mình.
doc_35990;;;;;doc_11166;;;;;doc_57952;;;;;doc_23176;;;;;doc_5723
Những bệnh dễ mắc ở dân văn phòng Bệnh xương khớp Các bệnh lý xương khớp như thoái hóa cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối, hội chứng ống cổ tay, đau vai gáy… Do đặc thù công việc phải ngồi nhiều, lại làm việc trong phòng kín không được hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Cùng với chế độ ăn uống thất thường làm gia tăng các bệnh lý về cơ xương khớp. Biểu hiện thường gặp là người bệnh có dấu hiệu đau nhức, mỏi vùng thắt lưng, cột sống cổ, ống cổ tay, đau vai gáy,… triệu chứng này có thể nghiêm trọng hơn khi bệnh trở nặng. Các bác sĩ cho biết, số người đến khám về cơ xương khớp ngày tăng, trong đó chủ yếu là những người có độ tuổi từ 30-45, phần lớn họ đều làm việc văn phòng. Bệnh lý cơ xương khớp thường chỉ có triệu chứng âm thầm hoặc chỉ là những cơn đau, mỏi ngắn, phần lớn mọi người thường có tâm lý chủ quan và bỏ qua, điều này hết sức nguy hiểm, bởi có không ít trường hợp bị tàn phế hoặc để lại di chứng nặng nề cũng như việc điều trị trở nên khó khăn. Các bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày có vi khuẩn HP đe dọa nguy cơ ung thư dạ dày,… Thói quen sinh hoạt của giới văn phòng, thức khuya, ăn nhanh, ăn nhiều vào bữa tối, tiệc tùng rượu bia thường xuyên,…đây là nguyên nhân khiến giới văn phòng có nguy cơ cao với các chứng bệnh ở đường tiêu hoá. Đặc biệt, do thời gian dài ngồi lâu, đặc biệt là ngồi trên ghế mềm, tốc độ lưu thông máu ở phổi chậm, khiến cho tĩnh mạch trực trường nở to, tụ máu, đệm mông và các mô thoái hóa, mất đi hiệu quả cột trụ và cố định, gây táo bón. Bệnh trĩ dân văn phòng dễ mắc: Dân văn phòng với đặc thù công việc chính là nhóm đối tượng thường bị bệnh trĩ tấn công nhất. Dân văn phòng có thói quen ngồi nhiều, ít vận động nên làm tăng áp lực tĩnh mạch phần dưới trực tràng chính là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ. Áp lực công việc, căng thẳng mệt mỏi – làm tăng lực ép lên tĩnh mạch ở đầu cuối trực tràng cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Nếu phát hiện sớm, trĩ còn ở cấp độ nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị ở nhà.Thế nhưng, đa phần người bệnh thường ngại ngùng, giấu bệnh nên bệnh trở nặng. Khi đó búi trĩ quá to hoặc để đến lúc quá đau đớn, gây ra những biến chứng rất nguy hiểm: tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, sa búi trĩ, chảy máu ồ ạt cấp tính… Dân văn phòng là đối tượng dễ bị bệnh trĩ tấn công Các bệnh về mắt: Mỏi mắt và khô mắt là 2 triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi phải làm việc nhiều với màn hình máy tính. Nếu làm việc nhiều giờ với máy tính mà không cho mắt thư giãn sẽ khiến bạn bị đau đầu, có cảm giác nôn nao rất khó chịu. Các bệnh lý về đường hô hấp: viêm phế quản, viêm mũi dị ứng,… Ngồi phòng kín, chênh lệch nhiệt độ máy lạnh trong phòng và bên ngoài, mật độ nhân viên đông,..khiến giới làm việc văn phòng dễ mắc các bệnh cảm cúm, bệnh đường hô hấp trên,.. Các bệnh tim mạch: Thừa cân – béo phì, đái tháo đường, tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đột quỵ… đây đều là những bệnh mà những ai làm việc văn phòng nào cũng có nguy cơ mắc phải, nguyên nhân chính là do ngồi nhiều, ít vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lý (thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh, dư năng lượng, nhiều béo ít rau, bỏ bữa ăn bù…). Bí quyết để luôn khoẻ mạnh ở dân văn phòng Do tính chất công việc phải ngồi nhiều, ít vận động nên dân văn phòng luôn phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh lý, và để phòng ngừa chúng cần: Thăm khám để được chẩn đoán phát hiện các bệnh lý càng sớm càng tốt Các bệnh lý ở dân văn phòng thường tiến triển âm thầm, nên phần lớn nhiều người đều không biết mình mắc bênh. Kiểm tra sức khoẻ là việc làm duy nhất giúp bạn hiểu rõ cơ thể mình, đánh giá chức năng hoạt động của từng cơ quan trong cơ thể, phát hiện sớm, điều trị hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng không mong muốn có thể xảy ra. Gói khám được thiết kế sẵn với đầy đủ các danh mục khám cần thiết từ khâu thăm khám lâm sàng tổng quát như kiểm tra và phát hiện các bệnh lý thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, nội tiết, phụ khoa, nam khoa…Phát hiện các bất thường ở tai mũi họng, bệnh lý răng hàm mặt, bệnh lý về mắt, giảm thị lực và các bệnh lý về da và mô dưới da. Các xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng giúp đánh giá và phát hiện các bệnh lý về máu, chức năng gan, thận, bệnh xương khớp, tim mạch,… Tham khảo gói khám tầm soát các bệnh lý cho dân văn phòng tại đây.;;;;;Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến, đặc biệt là đối với giới văn phòng. Bệnh đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn. Trĩ không đe dọa tính mạng con người nhưng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. 1. Nguyên nhân gây bệnh trĩ Trĩ không đe dọa tính mạng con người nhưng có thể ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nguyên nhân gây bệnh trĩ đến nay chưa được xác định rõ ràng. Dưới đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. – Táo bón kinh niên: Những bệnh nhân này mỗi khi đại tiện thường phải rặn nhiều, lúc này áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần, lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài. – Tăng áp lực ổ bụng: Những người bị viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, ho nhiều, những người làm lao động nặng nhọc… làm tăng áp lực trong ổ bụng, tạo điều kiện cho bệnh trĩ xuất hiện. – Tư thế đứng: khi nghiên cứu áp lực tĩnh mạch trĩ, người ta nhận thấy rằng áp lực tĩnh mạch trĩ là 25cm H2O ở tư thế nằm, tăng lên đến 75cm H2O ở tư thế đứng. Vì vậy đồng nghĩa với việc tỉ lệ mắc bệnh trĩ ở người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại như thư ký bàn giấy, nhân viên bán hàng, thợ may v.v… Trĩ được chia làm 3 dạng: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp – U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: chẳng hạn như ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi to có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu khiến cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành búi trĩ. Trong trường hợp này, trĩ được tạo nên do nguyên nhân cụ thể nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị phải điều trị nguyên nhân gây bệnh trĩ chứ không điều trị như bệnh lý. 2. Triệu chứng của bệnh trĩ Người mắc bệnh trĩ khi đến bệnh viện điều trị thường có những triệu chứng sau: Ngoài 2 triệu chứng trên, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau khi đi đi vệ sinh, ngứa quanh lỗ hậu môn. Trĩ thường không gây đau nhưng triệu chứng này thường xảy ra khi có biến chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.;;;;;Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân gây ra, chủ yếu do chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày chưa hợp lý như: Lười vận động Khi ngại vận động, cơ thể trở nặng nề, không hoạt bát. Các cơ trên toàn bộ cơ thể không được massage làm lượng máu lưu thông chậm. Các cơ quan không được bơm đủ máu liên tục dẫn đến không có độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động kém suy yếu lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ. Căng thẳng Khi bị căng thẳng, não sẽ sản sinh ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể. Chất đó làm bạn thấy mệt mỏi, hệ tiêu hóa bị ức chế, co giãn cơ vùng hậu môn bị giảm, cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Uống nước ít 80% cơ thể là nước. Nước có tác dụng giúp tuần hoàn máu tốt và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mỗi người mỗi ngày cần cung cấp đủ cho cơ thể 2 lít nước. Không đủ nước cung cấp cho cơ thể không những gây ra các bệnh về da mà còn gây ra các căn bệnh về tiêu hóa, sự co bóp của hậu môn yếu lâu dần hình thành nên bệnh trĩ . Cung cấp không đủ chất xơ trong bữa ăn Những người ăn ít chất xơ nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao. Trong các bữa ăn cần cung cấp đủ rau xanh, hoa quả để bổ sung lượng chất xơ cần thiết. Các chất này giúp hệ tiêu hóa bài tiết tốt hơn, tránh tình trạng ăn ít chất xơ dẫn đến bệnh trĩ. Đứng, ngồi quá lâu Do tính chất công việc, nhiều người phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều trong thời gian dài khiến toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu môn trực tràng. Điều đó gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại, gây tắc nghẽn khiến các tĩnh mạch trĩ sưng phồng quá mức, gây ra bệnh trĩ. Những đối tượng thường gặp phải có thể kể đến như lái xe, công nhân may mặc, công nhân điện tử, những người chơi game thường xuyên, nhân viên văn phòng, giáo viên… Làm việc nặng thường xuyên Những người bị viêm phế quản mãn tính, bị dãn phế quản, bị ho nhiều. Người thường xuyên làm việc nặng gây áp lực từ vùng ổ bụng xuống vùng hậu môn khiến các tĩnh mạch trĩ suy yếu lâu dần là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Cách phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ Hàng ngày nên đi đại tiện đều đặn, vào một giờ cố định là tốt nhất, nên đi mỗi ngày một lần. Tập các bài thể dục thường xuyên như đi bộ, tập yoga, tập bơi… Không dùng các chất kích và ăn các đồ cay nóng như rượu bia, thuốc lá, tiêu, ớt. Uống đủ nước mỗi ngày giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể và phân mềm hơn. Ăn nhiều các loại rau củ quả, các thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa như rau đay, rau mồng tơi… Vệ sinh cơ thể và hậu môn sạch sẽ kết hợp sử dụng thuốc. Theo Dân trí;;;;;Trĩ là bệnh lý phổ biến thường gây đau đớn và khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống. Do thiếu kiến thức về căn bệnh này nên nhiều người không phát hiện sớm bệnh. Việc điều trị muộn sẽ khó khăn hơn vì bệnh tiến triển ở cấp độ nặng. Là một nhân viên văn phòng, từng trải qua căn bệnh này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm của mình để mọi người nhận biết sớm dấu hiệu bệnh trĩ. Thực tế cho thấy hiện nay, có rất nhiều người mắc bệnh trĩ, phổ biến là những người thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài như lái xe, nhân viên văn phòng. Ngoài việc làm 8 tiếng ở văn phòng, về nhà tôi cũng ngồi làm việc tới khuya bên máy tính. Rồi chế độ ăn uống không hợp lý, thường ăn ít hoa quả, hay ăn đồ khô, thức ăn nhanh nên đã khiến tôi bị táo bón. Do không điều trị táo bón nên lâu ngày đã chuyển sang bệnh trĩ. Những người thường xuyên ngồi một chỗ trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, lái xe…có nhiều nguy cơ mắc bệnh trĩ Đây là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao ở Việt Nam, chiếm từ 35-50% dân số. Riêng ở các tỉnh phía Bắc đã có tới 55% dân số mắc bệnh trĩ. Do thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày đã vô tình làm chúng ta mắc phải chứng bệnh ngày. Vì thế hãy chú ý hơn tới cơ thể mình và đi khám để được điều trị sớm nếu thấy xuất hiện những triệu chứng của bệnh trĩ. – Đại tiện ra máu đỏ tươi: Đây là dấu hiệu thường thấy ở những người mắc bệnh trĩ. Khi cố gắng đại tiện, tôi thấy có máu chảy thành giọt. Lúc đó tôi rất hoảng hốt không biết mình mắc bệnh gì. Sau khi đi khám mới biết mình mắc bệnh trĩ. – Đau vùng hậu môn: Khi bị trĩ khiến tôi đại tiện rất khó khăn, tôi luôn có cảm giác đau rát vùng hậu môn. Điều này đã nhiều khiến tôi không muốn đi ngoài nữa. Khi bị trĩ, người bệnh sẽ có dấu hiệu đại tiện ra máu, đau vùng hậu môn, sưng nề và ngứa hậu môn… – Sưng nề vùng hậu môn và ngứa vùng hậu môn. Vì trĩ là bệnh ở chỗ kín nên mọi người thường có tâm lý ngại ngùng, xấu hổ khi đi khám hoặc không nói với người khác. Chỉ tới khi tình trạng bệnh nặng hơn mới tới bệnh viện thì bệnh đã có biến chứng và nguy hiểm tới tính mạng. Điều này là hoàn toàn không nên. Là một nhân viên văn phòng, thường xuyên ngồi một chỗ và làm việc nhiều với máy tính, tôi đã từng mắc bệnh trĩ. Sau thời gian điều trị tích cực, giờ đây tôi không còn bị bệnh trĩ làm phiền nữa. Tôi hi vọng với những chia sẻ kinh nghiệm nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ, mọi người sẽ phát hiện và điều trị sớm bệnh. Khi mắc bệnh trĩ, tôi đã được các bác sĩ tư vấn về nguyên nhân mắc bệnh của mình. Từ những bài học mà bản thân đã nhận được, tôi muốn chia sẻ tới mọi người – những ai chưa mắc bệnh trĩ cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. – Không nên ngồi nhiều hàng giờ trước máy tính bởi sẽ khiến đầu óc căng thẳng, mỏi mắt. Bạn nên thường xuyên đi lại để thư giãn, tránh ngồi lâu, nhịn tiểu, đại tiện…dẫn tới bệnh trĩ lúc nào không hay. Hạn chế ngồi một chỗ, thường xuyên vận động bằng những bài thể dục nhẹ nhàng, ăn nhiều chất xơ…là cách phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả – Bạn cũng cần tránh làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, thức đêm Điều này vừa có hại cho sức khỏe, không tốt cho làn da và làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Nên thường xuyên rèn luyện thể lực bằng các bài tập như yoga, đi bộ… – Không nên đi đại tiện quá lâu bởi thời gian hậu môn mở kéo dài sẽ thúc đẩy sự tích tụ chất thải, giảm máu tĩnh mạch ở khu vực này, lâu ngày dẫn đến bệnh trĩ. – Nên ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống 2- 2,5 lít nước một ngày và hạn chế đồ ăn cay, nóng như rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu để tránh táo bón. – Tập thói quen đại tiện hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định. Vệ sinh bằng nước ấm hoặc sau mỗi lần đại tiện xong. Hi vọng với những chia sẻ trên, mọi người sẽ biết cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp để phòng tránh nguy cơ bị bệnh trĩ làm phiền. Thanh Mai, 27 tuổi, Hà Nội;;;;;Ít người biết rằng, những thói quen như uống ít nước, đi vệ sinh không đúng cách, lười vận động…lại là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Bệnh trĩ có thể gặp ở các đối tượng không kể già trẻ hay nam nữ. Bệnh gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng như đại tiện ra máu, đau rát, viêm nhiễm hậu môn, viêm phụ khoa… ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như táo bón lâu ngày, tính chất công việc phải ngồi hoặc đứng quá nhiều, có thói quen rặn mạnh khi đi đại tiện… Tuy nhiên điều mà mọi người ít ngờ đến là có một vài thói quen không tốt gây bệnh trĩ. Bệnh trĩ thường gây nhiều phiền phức cho người bệnh, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt Ít uống nước Nhiều người thường chỉ uống nước khi nào cảm thấy khát, vì vậy lượng nước họ uống mỗi ngày khá ít. Trong khi đó theo lời khuyên của các chuyên gia về sức khỏe mỗi người lớn mỗi ngày phải uống đủ 2 lít nước (có thể là nước lọc, nước canh, nước hoa quả) để đảm bảo sự lưu thông khí huyết trong cơ thể. Nhiều bạn không biết rằng uống quá ít nước cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón, từ táo bón đến bệnh trĩ là một khoảng cách rất gần. Vì vậy hãy bổ sung đủ lượng nước mỗi ngày, uống nước kể cả khi không có cơn khát để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh trĩ. Lười vận động Bệnh trĩ thường gặp ở các đối tượng làm nghề văn phòng, lái xe, thợ may mặc… vì họ là những người thường xuyên phải ngồi một chỗ khá lâu. Thói quen này sẽ làm gia tăng áp lực lên khu vực hậu môn, trực tràng từ đó dẫn đến các tĩnh mạch bị giãn nở dần ra và hình thành các búi trĩ. Thói quen lười vận động ở dân văn phòng, lái xe…làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Nhiều người mặc dù không do đặc tính nghề nghiệp nhưng vì thói quen ít vận động, thích ngồi một chỗ cũng đang tạo điều kiện để bệnh trĩ xuất hiện. Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng này là hãy tạo cho mình một thói quen vận động khoa học như lâu lâu đứng dậy đi lại kết hợp với khởi động chân tay, vừa có tác dụng thư giãn đầu óc lại là biện pháp phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả. Nguyên nhân là khi bạn làm 2 việc cùng một lúc (giải trí và đại tiện) sẽ khiến não bộ bị phân tâm nên không tập trung cho việc chính là đại tiện, từ đây sẽ gây ra chứng rối loạn đường ruột và tăng áp lực lên khu vực hậu môn, trực tràng nhiều lần sẽ dẫn đến việc hình thành các búi trĩ. Ngoài ra cách lau chùi hậu môn sau khi đi đại tiện cũng vô cùng quan trọng, nhiều bạn có thói quen dùng giấy vệ sinh thô ráp để lau hậu môn, cách này rất khó để làm sạch hậu môn, thậm chí có thể làm xước hậu môn khiến vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm . Cách đi vệ sinh khoa học nhất là không ngồi lâu trong nhà vệ sinh, chỉ tập trung cho một việc đi đại tiện, không rặn lâu và rặn mạnh, dùng giấy vệ sinh mềm để lau chùi hậu môn nhẹ nhàng sau đó rửa sạch lại hậu môn với nước. Ăn uống không khoa học Ăn uống không khoa học cũng là một thói quen không tốt dễ gây bệnh trĩ Nhiều người có thói quen ít ăn rau xanh mà chỉ thích ăn những món ăn như thịt nạc, đồ cay, nóng, uống nước có ga… Ăn nhiều các món ăn này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đặc biệt do thiếu chất xơ nên rất dễ dẫn đến hiện tượng táo bón và bệnh trĩ. Quan hệ tình dục qua hậu môn Đây là hình thức quan hệ chủ yếu của các cặp đồng tính nam, tuy vậy rất nhiều cặp đôi hiện nay cũng rất thích quan hệ theo phong cách này. Quan hệ qua hậu môn nếu như không cẩn thận có thể khiến niêm mạc hậu môn bị trầy xước gây ra viêm nhiễm. Viêm nhiễm ở hậu môn là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ. Những thói quen không tốt vừa kể trên sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Chính vì thế chúng ta cần tự bảo vệ mình bằng cách áp dụng một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý tăng cường vận động, tránh táo bón như ăn nhiều rau xanh quả tươi, uống đủ nước, hạn chế đồ ăn cay nóng và chất kích thích (rượu bia, cà phê, ớt, hạt tiêu…), thể thao đều đặn hàng ngày. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần nhằm phát hiện sớm những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể để kịp thời điều trị.
question_80
Ảnh hưởng của u vùng tuyến tùng lên cơ thể
doc_80
U vùng tuyến tùng là những khối u nằm vùng này bao gồm u của tuyến tùng và u các thành phần khác. Khối u có thể chèn ép vào não thất III và cống não dẫn tới úng thủy, chèn ép tiểu não, chèn ép cuống não trên và hố sau,... gây ra nhiều rối loạn khác nhau. Thuật ngữ u não vùng tuyến tùng được sử dụng để chỉ những khối u xuất phát từ tuyến tùng và các thành phần cấu trúc xung quanh tuyến tùng. Theo nhiều nghiên cứu, u não vùng tuyến tùng ít gặp và chỉ chiếm khoảng 0,4-1% u não ở người lớn, từ 3-8% ở trẻ em ở châu Âu và châu Mỹ, nhưng đối với châu Á chiếm 3-9% u trong sọ não.U vùng tuyến tùng hay gặp nhất đó là u tế bào mầm chiếm khoảng 37-45%. Trong đó, u tế bào mầm vùng tuyến yên chiếm khoảng 27-35%, u tế bào mầm xuất hiện cả trên yên và vùng tuyến tùng chiếm 10%. Khối u xuất phát từ tế bào nhu mô tuyến tùng chiếm khoảng 0,2% trong số các u não trong sọ và chiếm khoảng 14-27% u não vùng tuyến tùng. Trong đó khối u tế bào tại tuyến tùng chiếm 30-57% và u nguyên bào tuyến tùng chiếm 23-50%. U của tế bào nâng đỡ và các cấu trúc lân cận chiếm từ 10-35% u vùng tuyến tùng bao gồm: u màng não, u mạch tế bào quanh mao mạch, u thần kinh đệm, u sao bào, u tế bào màng ống nội tủy, u di căn tới tuyến tùng rất hiếm... 2. Ảnh hưởng của u vùng tuyến tùng lên cơ thể U vùng tuyến tùng gây ra những triệu chứng khác nhau ảnh hưởng tới cơ thể, nhưng thường diễn biến chậm từ nhiều tuần cho đến nhiều năm trong bệnh sử. Triệu chứng điển hình u vùng tuyến tùng bao gồm:Đau đầu. Rối loạn thăng bằng. Hội chứng tăng áp lực nội sọ do giãn não thất: đau đầu, buồn nôn và nôn, lơ mơ,... Gặp ở đại đa số bệnh nhân có khối u vùng tuyến tùng.Triệu chứng chèn ép thân não dẫn tới hội chứng Parinaud bao gồm:Liệt nhìn lên: nhưng còn khả năng nhìn xuống.Giả đồng tử Argyll Robertson: người bệnh mất khả năng điều tiết và đồng tử hơi giãn giống như mắt đang nhìn gần.Rung giật nhãn cầu co và hội tụ: thường xảy ra khi người bệnh cố gắng nhìn lên. Khi nhìn lên nhanh, mắt giật và đồng tử co lại.Co mí mắt rút ( là dấu hiệu Collier).Dấu hiệu mặt trời lặn: mắt người bệnh thường ở tư thế nhìn xuống.Dậy thì sớm: thường gặp ở nữ giới. U não gây đau đầu 3. Phương pháp chẩn đoán u vùng tuyến tùng 3.1 Chẩn đoán hình ảnh Chụp cộng hưởng từ sọ não: cho phép xác định được rõ vị trí, hình thái, cấu trúc khối u, cũng như giúp bác sĩ đưa ra lựa chọn đường vào phẫu thuật. Đối với trường hợp nghi u tế bào mầm vùng tuyến tùng cần tiến hành chụp cộng hưởng từ toàn bộ cột sống để đánh giá di căn theo dịch não tủy.Chụp cắt lớp vi tính: thường được áp dụng trong trường hợp cấp cứu, giúp chẩn đoán khối vùng tuyến tùng, giãn não thất, xác định vôi hóa trong khối u hay không. Chụp cắt lớp vi tính là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có vai trò trong chẩn đoán xác định vị trí, kích thước và mật độ của khối u.Chọc dò tủy sống thắt lưng: là phương pháp để xét nghiệm dịch não tủy nhằm chẩn đoán phân biệt với tổn thương áp xe não và viêm não. Tuy nhiên, chống chỉ định đối với trường hợp có biểu hiện tăng áp lực nội sọ.Xạ hình thận chức năng bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99m. Tc-DTPA nhằm đánh giá chức năng thận trước điều trị và sau điều trị.Xạ hình não bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99m. Tc-DTPA giúp đánh giá và định vị các khối u não nói chung, khối u vùng tuyến tùng nói riêng. 3.2 Xét nghiệm Bên cạnh phương pháp chẩn đoán hình ảnh cần tiến hành thực hiện các xét nghiệm khác giúp định hướng chẩn đoán tính chất lành hay ác tính của u và định hướng kế hoạch điều trị như chỉ điểm khối u, xét nghiệm nội tiết trong máu và dịch não tủy. Các chất chỉ điểm khối u có trong huyết thanh hoặc dịch não tuỷ hiện nay đang được các phòng xét nghiệm sinh hóa hiện đại định lượng là: alpha-fetoprotein (AFP), Placental alkaline phosphatase (PLAP), human chorionic gonadotropin (HCG), Human Placental Cytokeratins (CAM 5.2, AE 1/3), OCT4, c-kit (CD 117), CD30,... Trong đó:Nếu β HCG và AFP tăng cao thì đây là yếu tố để chẩn đoán u tế bào mầm không tinh và đôi khi không cần xác định bằng mô bệnh học.β HCG ở mức độ thấp (<50-100 m. IU/ml): thường gặp trong những trường hợp u tế bào mầm có các tế bào hợp bào lá nuôi. Cho nên một số nhà nghiên cứu đã đề nghị điều trị thực nghiệm trên bệnh nhân như một u tinh bào, mặc dù vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi.PLAP là một chỉ điểm u - một enzyme phản ứng phôi thai của phosphatase kiềm. Ở trên những bệnh nhân có chỉ điểm u PLAP tăng, nhưng AFP và β HCG bình thường thì cũng có thể chẩn đoán bệnh nhân có khối u tế bào mầm và điều trị như một khối u tế bào mầm. Xét nghiệm dịch não tủy chẩn đoán u tuyến tùng 4. Ảnh hưởng tới phương pháp điều trị u vùng tuyến tùng Khối u vùng tuyến tùng phần lớn là các u có tính chất ác tính (chiếm khoảng 40%) nhưng đa số nhạy với xạ trị. Còn các u lành tính vùng tuyến tùng thường được điều trị khỏi bằng phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị não úng thủy thì phải điều trị não úng thủy. Hiện nay, điều trị não úng thủy bằng nội soi mở thông sàn não thất hoặc dẫn lưu não thất-ổ bụng đang rất được ưa chuộng. Nếu người bệnh không bị não úng thủy hoặc bị não úng thủy mức độ nhẹ nhưng chưa gây nguy hiểm thì nên phối hợp nhiều xét nghiệm để biết bản chất khối u.Nếu kết quả xét nghiệm cho phép kết luận là u tế bào mầm thì nên điều trị bằng phương pháp tia xạ.Nếu kết quả xét nghiệm chưa kết luận được bản chất của khối u thì nên sinh thiết hoặc phẫu thuật lấy u. Đôi khi cần phải phối hợp với nhiều phương pháp khác nhau để đạt được kết quả điều trị tốt như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,...Phẫu thuật u vùng tuyến tùng nếu là u lành tính thì ngoài tay nghề của bác sĩ, các phương tiện hỗ trợ là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là phải có kính phóng đại chuyên dùng trong phẫu thuật thần kinh. Bởi vì vùng tuyến tùng là một vùng có cấu trúc giải phẫu phức tạp, nằm sâu bên trong nhu mô não, xung quanh có nhiều mạch máu và cấu trúc quan trọng khác nên phương pháp phẫu thuật vẫn là một thách thức lớn cho các phẫu thuật viên..., xét nghiệm huyết tủy đồ, mô bệnh học, xét nghiệm hóa mô miễn dịch, xét nghiệm gen, xét nghiệm sinh học phân tử để chẩn đoán các bệnh lý, khối u trên cơ thể.Sau khi có chẩn đoán chính xác bệnh, giai đoạn, người bệnh sẽ được tư vấn lựa chọn những phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Quá trình điều trị luôn được phối hợp chặt chẽ cùng nhiều chuyên khoa để đem lại hiệu quả cũng như sự thoải mái cao nhất cho người bệnh.
doc_7274;;;;;doc_32334;;;;;doc_31010;;;;;doc_41674;;;;;doc_1898
Bệnh nhân N.M. Khi đi khám, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, không có biểu hiện về mắt hay biểu hiện liệt thần kinh ngoại biên. Tuy nhiên, sau khi được chỉ định chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang, bệnh nhân N. M. T đã phát hiện được khối u vùng tuyến tùng, tuyến yên. Hình ảnh khối u tuyến tùng trong chụp cắt lớp vi tính. Bênh nhân đã được chuyển viện điều trị tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai. Tuyến tùng (hay còn gọi là thể tùng) là một tuyến nội tiết nhỏ nằm trong não, gần trung tâm của não giữa 2 bán cầu não. Hình dạng của nó giống như quả tùng nhỏ. Tuyến tùng nằm gần trung tâm của não, giữa 2 bán cầu, chui trong rãnh chỗ gặp nhau của 2 đồi não. U vùng tuyến tùng gặp khoảng 0,4-1% u não, gặp nhiều hơn ở người châu Á, chiếm khoảng 3-9% tổng số u trong sọ. - Đau đầu, buồn nôn, nôn, nhìn mờ hay rối loạn nhìn như nhìn đôi, khó ngước mắt lên. - Ngoài ra, có thể có biểu hiện khác như khó tập trung, rối loạn tính cách, rối loạn tâm thần, mất phối hợp động tác. - Có thể biểu hiện đau đầu mạn tính. - Nếu khối u ác tính phát triển nhanh, có thể biểu hiện lâm sàng cấp tính, suy giảm tri giác nhanh hoặc hôn mê. - Nếu có u di căn tủy sống, có thể có triệu chứng đau cột sống cổ - lưng - thắt lưng, đau kiểu chèn ép rễ thần kinh. - Trong một số trường hợp khối u vùng tuyến tùng xâm lấn vùng dưới đồi, vùng tuyến yên sẽ gây triệu chứng đái tháo nhạt và dậy thì sớm. Để chẩn đoán sớm khối u não, khi đi khám bác sỹ sẽ khai thác tiền sử bệnh và khám lâm sàng, kết hợp chụp cắt lớp vi tính (CT-scanner) sọ não hoặc MIR sọ não giúp chẩn đoán đúng và đánh giá tổn thương não, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Sau khi có kết quả chẩn đoán, tùy thuộc vào giai đoạn, bệnh nhân mà được điều trị các phương pháp khác nhau: Nếu u lành tính thường được điều trị khỏi bằng phẫu thuật. Nếu u ác tính đa số nhạy với xạ trị. Đôi khi cần phối hợp các phương pháp khác nhau (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị) để đạt kết quả tốt nhất.;;;;;Tuyến tùng là bộ phận thuộc khu vực não bộ và là một thành phần quan trọng trong biểu mô của não người. Với kích thước chỉ bằng hạt đậu nhỏ nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ cơ thể và các hoạt động sống. Chính vì vậy những kiến thức căn bản về tuyến tùng dưới đây sẽ mang đến nguồn thông tin hữu ích cho sức khỏe của chính bạn. 1. Khái niệm và cấu tạo về tuyến tùng 1.1. Khái niệm Tuyến tùng còn được gọi với tên đầy đủ là tuyến tùng quả có tên khoa học là pineal gland. Đây là một bộ phận thuộc hệ thần kinh và là tuyến nội tiết thuộc khu vực biểu mô của não. 1.2. Cấu tạo Tuyến tùng được cấu tạo bởi các tế bào thụ thể có tính chất dẫn truyền hệ thần kinh. Điều này gây ảnh hưởng đối với các hoạt động thần kinh của não. Đối với cơ thể người, các tác động này được lan rộng ra toàn bộ khu vực não và tập hợp nên các tế bào thần kinh thuộc hạch giao cảm vùng cố trên, hạch tai và hạch đối giao cảm tạo nên sự kết nối từ tuyến tùng đến vùng dưới đồi. 2. Vai trò Tuyến tùng có nhiệm vụ chính là tạo ra melatonin cho hệ thần kinh trung ương. Đó là một chất có tác dụng điều chỉnh nhịp sinh học, bao gồm: các tín hiệu cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, thức dậy và thấy tỉnh táo ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Cơ chế hoạt động của melatonin chính là chịu tác động chi phối bởi lượng ánh sáng mà cơ thể bạn đang hấp thụ, tiết ra lượng lớn vào buổi tối gây buồn ngủ và ức chế vào ban ngày giúp bạn tỉnh táo. Chính vì vậy những người thiếu ngủ sẽ thường sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc chứa melatonin để tạo cảm giác buồn ngủ một cách tự nhiên. 2.1. Sức khỏe thần kinh Rối loạn trong giấc ngủ có thể dẫn đến rối loạn hệ thần kinh, gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe của bạn. Điều này có thể là nguyên nhân của việc tiết ra melatonin tuyến tùng. Lượng melatonin tiết ra quá thấp sẽ có nguy cơ dẫn đến các triệu chứng của tâm thần phân liệt gây rối loạn cảm xúc. Chính vì vậy, hoạt động hiệu quả của tuyến tùng sẽ tiết ra được lượng melatonin cần thiết cho cơ thể, từ đó giúp cho hệ thần kinh được điều phối một cách ổn định nhất, mang lại sự tỉnh táo, nhanh nhạy cho các hoạt động sống của con người. 2.2. Đối với sức khỏe tim mạch Lượng melatonin tiết ra có thể mang đến những tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với tim mạch. Chính vì vậy, có thể nói tuyến tùng góp phần tạo nên một hệ tim mạch khỏe mạnh. Theo các nhà nghiên cứu, melatonin và tuyến tùng tiết ra có khả năng điều trị những tổn thương của tim, giúp điều hòa huyết áp, cân bằng nhịp độ cho cơ thể. 2.3. Điều hòa chuyển hóa xương Theo thí nghiệm trên cơ thể chuột, lượng melatonin mà tuyến tùng tiết ra có tác dụng điều trị loãng xương. liên quan mật thiết đến việc chuyển hóa các chất trong xương. Melatonin có tác dụng tăng khối lượng và kết nối các chất trong xương mang đến sự bền bỉ, dẻo dai cho hoạt động của bạn suốt một ngày dài. 2.4. Chức năng sinh sản Tuyến tùng với nhiệm vụ sản sinh ra melatonin, có tác dụng ngăn cản sự tiết ra của tuyến yên trước sự hoạt động của nang trứng và hormone LH. Ngoài ra, việc điều tiết lượng melatonin không đồng đều của bộ phận này cũng có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. 3. Ung thư tuyến tùng Tuyến tùng với vị trí nằm sâu trong trung tâm não và được bao bọc bởi các cơ quan của não, chính vì vậy nơi đây ít bị ảnh hưởng bởi các tác động môi trường gây nên những căn bệnh đơn thuần. Tuy nhiên các tế bào ung thư vẫn có thể xâm nhập và gây nên tổn thương đối với tuyến tùng, dẫn đến ung thư. U tuyến tùng bao gồm u của tuyến tùng và u của các thành phần, cấu trúc liên quan trong vùng này. Khối u nằm ở vùng tuyến tùng, có thể chèn ép não thất III, chèn ép cống não, gây ra tình trạng não úng thủy; chèn ép cuống não trên, chèn ép tiểu não, chèn ép hố sau... từ đó dẫn đến các rối loạn khác nhau. 3.2. Triệu chứng Hội chứng tăng áp lực nội sọ: Sự phát triển của u tuyến tùng dẫn đến sự chèn ép các bộ phận khác trong não bạn, gây ra hiện tượng nghẽn lưu thông. Điều này dẫn đến đau đầu, buồn nôn, tăng huyết áp, có cảm giác khó thở và nhịp thở không đều. Hội chứng rối loạn nhìn: Các khối u khi lớn sẽ chèn vào các mảnh chất trắng, tác động lên thị giác của bệnh nhân. Hiện tượng này gây ra các biểu hiện như tầm nhìn bị thu ngắn, mắt mờ đi, nhìn đôi, khó di chuyển hướng mắt (đặc biệt là ngước lên). Các triệu chứng lâm sàng khác: U tuyến tùng có thể gây ra hiện tượng mất tập trung, tinh thần không tỉnh táo, dễ xúc động và cáu giận. Người bệnh thường xuyên trải qua những cơn đau đầu mãn tính, đau inh ỏi. 3.3. Điều trị U tuyến tùng thường được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, tỉ lệ thành công cho phương pháp này là khá cao. Tuy nhiên, một vài trường hợp phát hiện bệnh sớm, khi khối u chỉ đang phát triển ở mức tế bào mầm thì điều trị bằng phương pháp trị xạ sẽ an toàn hơn cho tính mạng của bệnh nhân.;;;;;U tuyến yên là tình trạng khối u ở tuyến yên tăng tiết prolactin hoặc u tiết prolactin. Đây là tình trạng khối u nằm ở tuyến yên tạo ra quá nhiều prolactin. Đây là bệnh phổ biến nhất của u nội tiết tố có thể phát triển trong tuyến yên. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe có thể nói đến như suy giảm, mất thị lực, vô sinh và các biến chứng nghiêm trọng khác. 1. Những biến chứng nguy hiểm do u tuyến yên gây nên Bệnh u tuyến yên sẽ khiến tăng áp lực do khối u tuyến yên gây nên bao gồm các triệu chứng như đau đầu, cảm thấy có thể nặng nề, giảm thị lực, giảm tầm nhìn ngoại vi, thay đổi hormone do tuyến yên sản xuất ra, tăng hoạt động tuyến yên,...Theo đó, bệnh u tuyến yên sẽ gây ra các biến chứng, các triệu chứng khá nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Cụ thể là:1.1. Thiếu hormone. Khối u tuyến yên lớn sẽ làm suy giảm chức năng sản xuất hormone, gây thiếu hormone cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động bình thường. Triệu chứng biểu hiện của tình trạng thiếu hormone do u tuyến yên là:Buồn nôn và nôn mửa thường xuyên.Suy nhược.Cảm thấy lạnh.Chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên hoặc không có chu kỳ kinh nguyệt.Rối loạn chức năng tình dục.Tăng lượng nước tiểu.Sụt cân hoặc tăng cân không rõ nguyên nhân.1.2. Khối u gây tăng tiết hormone tuyến vỏ thượng thận ACTHHormone tuyến vỏ thượng thận sẽ được sản xuất nhiều hơn, đây là hormone sẽ kích thích tuyến thượng thận sản xuất ra hormone cortisol là nguyên nhân gây hội chứng Cushing ở người bệnh. Hội chứng này sẽ có các dấu hiệu dễ nhận biết như:Mỡ tích tụ tại vùng bụng và phía trên của lưng.Gương mặt tròn như trăng rằm.Cánh tay và cẳng chân trở nên mảnh khảnh.Tăng huyết áp.Tăng đường huyết.Nổi mụn.Yếu xương.Dễ bầm tím.Rạn da.Lo âu, dễ bị kích động hoặc trầm cảm. U tuyến yên gây ra nhiều biến chứng cho người mắc phải 1.3. Khối u tuyến yên gây tăng tiết hormone tăng trưởng. Các khối u dạng này sẽ sản xuất ra quá nhiều hormone tăng trưởng GH và gây ra các triệu chứng gồm:Các đặc điểm khuôn mặt thô (Coarsened facial features).Cánh tay và bàn tay bị phì đại.Vã nhiều mồ hôi.Tăng huyết áp.Các vấn đề về tim mạch.Đau khớp.Răng không thẳng hàng.Mọc nhiều lông.Trẻ nhỏ và thanh thiếu niên có thể phát triển quá nhanh hoặc quá cao.1.4. Khối u gây tiết hormone prolactin. Tình trạng này dẫn đến sự giảm lượng hormone sinh dục ở cả nam và nữ giới. Chỉ số prolactin quá cao trong máu dễ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam và nữ theo các dấu hiệu khác nhau như:Ở phụ nữ, khối u tiết prolactin có thể gây ra:Chu kỳ kinh nguyệt bất thường.Thiếu hoặc mất chu kỳ kinh nguyệt.Tiết dịch màu trắng sữa từ vú.Đối nam giới, khối u tiết prolactin có thể gây ra tình trạng thiểu năng sinh dục nam. Dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:Rối loạn cương dương.Giảm số lượng tinh trùng.Giảm ham muốn tình dục.Vú to.1.5. Khối u tuyến yên gây tiết hormone tuyến giáp. Việc sản xuất ra quá nhiều hormone kích thích tuyến giáp trong cơ thể sẽ khiến cơ thể người bệnh tiết ra nhiều thyroxine. Đây là nguyên nhân gây bệnh cường giáp ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể gây ra các tình trạng:Sụt cân.Tim đập nhanh hoặc nhịp tim bất thường.Lo lắng hoặc dễ bị kích động.Thường xuyên có nhu động ruột.Vã mồ hôi. U tuyến yên gây biến chứng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể Ngoài ra, u tuyến yên còn gây ra các biến chứng khá nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh phần lớn là lành tính và hiếm có tình trạng xâm lấn sang các cơ quan khác của cơ thể nhưng do nằm ở vị trí nền não và có chức năng sản xuất, điều hòa hormone nên khi có vấn đề tuyến yên sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe toàn cơ thể. Một số biến chứng nguy hiểm có thể nói đến do u tuyến yên gây ra như:Để hạn chế các nguy cơ biến chứng cũng như tăng hiệu quả điều trị bệnh u tuyến yên, chúng ta cần đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng giống với bệnh u tuyến yên hoặc trong gia đình có người bị u tuyến yên. Do cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở mỗi người nên việc thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý là cần thiết.- Giảm 50% chi phí đối với khách hàng có chỉ định điều trị sau khám.;;;;;U đầu tụy là một căn bệnh vô cũng nguy hiểm, bên cạnh việc gây vàng da tắc mật ra u đầu tụy còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Nếu không được xử lý đúng, kịp thời sẽ không hồi phục hệ thần kinh trung ương và gây ra di chứng tâm thần kinh nặng và tàn phế. 1. Vai trò của tụy đối với cơ thể Chúng ta biết tụy là một cơ quan giống hình chiếc búa gồm 3 phần: đầu, thân và đuôi. Tụy có trọng lượng khoảng 80g, kích thước trung bình dài 15 cm, cao 6cm, dày 3cm. Tụy nằm phía dưới dạ dày và trước cột sống.Ở tụy có hai nhóm tế bào: tế bào tụy ngoại tiết (tiết ra các men đổ vào ruột non để tiêu hóa thức ăn) và tế bào tụy nội tiết (tiết ra nhiều loại hormone đổ vào máu đến tác động ở cơ quan đích). Các tế bào tiết ra hormone của tụy tạo thành nhóm và được gọi là đảo Langerhans. U tụy nội tiết là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống cũng như tính mạng của người bệnh.Đây là một bệnh lý nội tiết rất nặng, nếu không được xử lý đúng, kịp thời những cơn hạ đường huyết kéo dài này sẽ làm tổn thương vĩnh viễn, không hồi phục hệ thần kinh trung ương và gây ra di chứng tâm thần kinh nặng và tàn phế ở trẻ em.U tụy được chia thành 2 loại là u lành tính u ác tính. U lành tính tuyến tụy rất hiếm gặp, phát triển chậm và không di căn trong khi đó ung thư tuyến tụy lại bệnh lý ác tính đặc biệt nguy hiểm, đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây tử vong của ung thư đường tiêu hóa, sau ung thư đại trực tràng.Ung thư có thể phát triển ở bất kì vị trí nào của tụy, phổ biến nhất là ung thư đầu tụy. Ung thư đuôi tụy ít phổ biến nhất, chỉ chiếm khoảng 5 – 10% ca mắc. Nhìn chung, ung thư tụy dù khởi phát ở bất kì vị trí nào đều cũng rất nguy hiểm.Tuy nhiên, so với các vị trí khác, ung thư đầu tụy được đánh giá là có các triệu chứng bệnh thường xuất hiện sớm hơn ung thư thân và đuôi tụy, tỷ lệ phẫu thuật cắt bỏ cao hơn và tiên lượng cũng tốt hơn. U tụy nội tiết là một căn bệnh hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng sống cũng như tính mạng của người bệnh 3. Triệu chứng của bệnh u đầu tụy U đầu tụy chèn ép mật khiến bệnh nhân có một số biểu hiện như:Vàng da, ngứa da. Phân bạc màu. Tiêu chảy. Tiêu phân mỡ. Bệnh nhân có cảm giác đau vùng thượng vị, cơn đau có thể lan ra sau lưng khi ung thư xâm lấn đám rối tạng sau phúc mạc. Khi ung thư xâm lấn chèn ép tá tràng, bệnh nhân sẽ có cảm giác nôn ói, chảy máu tiêu hóa trên...Nhìn chung, ung thư tuyến tụy rất nguy hiểm, ngay cả ở ung thư giai đoạn sớm. Tiên lượng cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn I chỉ khoảng 12 – 14%, giai đoạn II khoảng 5 – 7%, giai đoạn III khoảng 3% và ở giai đoạn cuối tiên lượng sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh chỉ khoảng 1%. Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp có thể được bác sĩ chỉ định là:Phẫu thuật: phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn đầu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy. Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư tụy đáp ứng được yêu cầu phẫu thuật vì đa số các trường hợp chẩn đoán đều đã ở giai đoạn muộn hay di căn.Hóa trị: sử dụng hóa trị để ngăn chặn ung thư phát triển. Tuy nhiên, ung thư tuyến tụy ít nhạy với hóa chất hơn một số bệnh ung thư khác. Xạ trị: sử dụng xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Bên cạnh đó thuốc hóa trị có tác dụng tăng độ nhạy của tia xạ. Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh cần được nghỉ ngơi, chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp và đôi khi cần bổ xung thêm các men tiêu hóa hoặc insulin để bù đắp phần thiếu hụt của cơ thể do phần tụy bị cắt bỏ. Hóa trị có thể giúp tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư tuyến tụy. Ở một số bệnh nhân, hóa trị liệu có thể được đưa ra như một phương pháp điều trị bổ trợ (sau khi cắt bỏ) hoặc điều trị tân bổ trợ (trước khi cắt bỏ). Đôi khi hóa trị sẽ được phối hợp cùng xạ trị hay còn gọi là hóa xạ trị đồng thời.Sau khi điều trị, người bệnh cần được hẹn thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh quay trở lại. Xét nghiệm chỉ số CA19.9 cùng với việc chụp CT/scan nên được làm định kỳ hoặc khi người bệnh có bất kỳ triệu chứng gì khác. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.;;;;;Triệu chứng u tuyến giáp xuất hiện ở rất nhiều người trên thế giới và đặc biệt là ở Việt Nam. Nhiều trường hợp bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều người phát hiện ra bệnh ở giai đoạn khá muộn. Vì vậy, việc phát hiện kịp thời các triệu chứng bệnh là vô cùng quan trọng. Triệu chứng u tuyến giáp thường không rõ ràng nhưng khi khối u to lên có thể gây khó chịu Triệu chứng u tuyến giáp thường không rõ ràng nhưng khi khối u to lên có thể gây khó chịu 1. Chức năng của tuyến giáp Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất cơ thể và có hình dạng giống cánh bướm. Vị trí tuyến giáp nằm phía trước cuống cổ. Tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất các hormone giáp T4 và T3. Một số chức năng của tuyến giáp: 1.1. Sản xuất hormone tuyến giáp Tuyến giáp sản xuất hai hormone chính là T4 và T3. Đây là những hormone có trách nhiệm điều chỉnh tốc độ trao đổi chất trong cơ thể, tác động đến nhiệt độ cơ thể và quá trình trao đổi chất năng lượng và chức năng của các cơ quan. 1.2. Giúp trao đổi chất Hormone tuyến giáp tác động lên hầu hết các tế bào trong cơ thể và ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất. Chúng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa năng lượng từ thức ăn thành năng lượng cơ thể. 1.3. Tăng cường hoạt động các cơ quan và hệ thống Hormone tuyến giáp tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, tăng tốc độ tim đập, tăng cường chức năng hô hấp, tăng sự phát triển và chức năng của não bộ, tăng quá trình tiêu hóa và nhiều hoạt động khác trong cơ thể. 1.4. Quản lý quá trình phát triển và tăng trưởng của cơ thể Hormone tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Chúng cần thiết cho sự phát triển bình thường của não bộ, xương, cơ và các cơ quan khác. 1.5. Điều chỉnh chức năng tuyến yên Hormone tuyến giáp còn tác động đến chức năng của tuyến yên. Chúng ảnh hưởng đến sự sản xuất và tiết ra hormone tuyến yên, ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh các chức năng nội tiết của cơ thể. Bệnh u tuyến giáp là sự phát triển không bình thường của mô tuyến giáp, khiến cho tuyến giáp tạo ra một khối u. U tuyến giáp có thể lành tính (u lành) hoặc ác tính (u ác), tùy thuộc vào tính chất và khả năng lan rộng của khối u. – U lành tuyến giáp: U lành tuyến giáp là khối u không gây nguy hiểm cho sức khỏe và không lan sang các bộ phận khác trong cơ thể. Đa phần u lành tuyến giáp không gây triệu chứng hoặc chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ như tăng kích thước của tuyến giáp. Các loại u lành tuyến giáp phổ biến bao gồm u nang tuyến giáp và u nang tuyến giáp đa nang. – U ác tuyến giáp: U ác tuyến giáp là khối u có tính chất ác tính, có khả năng xâm lấn và phát triển lan rộng sang các bộ phận và mô xung quanh. U ác tuyến giáp có thể lan tới các vùng khác trong cơ thể và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh u tuyến giáp vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên, một số yếu tố tăng nguy cơ bao gồm di truyền, tác động môi trường, tiếp xúc với tia ion hóa, thiếu iodine, và một số bệnh lý khác có liên quan đến tuyến giáp. Việc chẩn đoán và điều trị u tuyến giáp cần được thực hiện bởi các chuyên gia y tế chuyên khoa để đảm bảo quy trình phù hợp và tối ưu. 3. Triệu chứng u tuyến giáp Các triệu chứng u tuyến giáp có thể thay đổi tùy theo kích thước và vị trí của khối u. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến mà người bệnh có thể gặp khi mắc u lành tuyến giáp: 3.1. Tăng trưởng của tuyến giáp Một trong những dấu hiệu sớm nhất của u lành tuyến giáp là tăng kích thước của tuyến giáp. Bạn có thể cảm thấy một khối u hoặc sự phình to của vùng cổ trước họng. Điều này có thể gây sự không thoải mái và áp lực trong vùng cổ. 3.2. Khó thở hoặc khàn giọng là triệu chứng u tuyến giáp Khi u lành tuyến giáp tăng kích thước và gây áp lực lên các cơ quan và dây thanh giọng xung quanh, bạn có thể trải qua khó thở hoặc cảm thấy khàn giọng. Điều này có thể là do ảnh hưởng của u đến quả thanh quản (larynx) hoặc các dây thanh giọng. 3.3. Thay đổi cân nặng U lành tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể, gây ra sự thay đổi về cân nặng. Bạn có thể gặp phải tăng cân không rõ nguyên nhân hoặc mất cân không rõ ràng mặc dù chế độ ăn uống và hoạt động thể chất không thay đổi. 3.4. Suy nhược là triệu chứng của u tuyến giáp U lành tuyến giáp có thể gây suy giảm chức năng tuyến giáp và dẫn đến triệu chứng suy nhược. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và thiếu năng lượng dù đã có đủ giấc ngủ và nghỉ ngơi. 3.5. Rối loạn giấc ngủ Một số người bị u lành tuyến giáp có thể gặp khó khăn trong việc đi vào giấc ngủ hoặc giấc ngủ không ngon. Họ có thể trải qua giấc ngủ không sâu, thức dậy nhiều lần trong đêm hoặc có giấc ngủ không đủ hưởng. 3.6. Thay đổi tâm trạng Một số người bị u lành tuyến giáp có thể trải qua thay đổi tâm trạng, như cảm thấy lo lắng, căng thẳng, hoặc buồn bã. 4. Nguyên nhân gây u tuyến giáp Nguyên nhân gây u tuyến giáp là một vấn đề phức tạp và chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Tuy nhiên, có một số yếu tố được xem là có liên quan đến sự phát triển của u tuyến giáp. Dưới đây là một số nguyên nhân được biết đến: 4.1. Yếu tố di truyền Di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của u tuyến giáp. Nếu trong gia đình có người thân mắc u tuyến giáp, khả năng mắc u tuyến giáp ở người khác trong gia đình cũng có thể tăng lên. 4.2. Nhiễm các chất phóng xạ Tiếp xúc với các chất phóng xạ có thể tăng nguy cơ mắc u tuyến giáp. Điều này có thể xảy ra khi người ta tiếp xúc với các chất phóng xạ trong môi trường làm việc, trong quá trình điều trị bằng phóng xạ hoặc trong một số tình huống khác. 4.3. Thói quen ăn uống Các yếu tố liên quan đến thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc u tuyến giáp. Ví dụ, thiếu iodine trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể góp phần vào phát triển u tuyến giáp. Ngoài ra, một số chất dinh dưỡng khác, như canxi và sắt, cũng có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp. 4.4. Thể trạng suy yếu Các trạng thái suy yếu, như suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch hoặc suy kiệt có thể làm tăng nguy cơ mắc u tuyến giáp. Hệ thống miễn dịch yếu có thể không hoạt động hiệu quả để ngăn chặn sự phát triển của tế bào u.
question_81
Các tác dụng phụ của thuốc chống co thắt tử cung
doc_81
Phụ nữ khi mang thai, tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị, đặc biệt là những thuốc nằm trong nhóm kháng sinh, nhóm tác động trên hệ thần kinh, thuốc chống co thắt tử cung,.... Vì những loại thuốc này dễ gây ra biến đổi thai nhi hoặc gây co bóp tử cung ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi. 1. Một số loại thuốc chống co thắt tử cung 1.1 Thuốc Nifedipin. Thuốc Nifedipin: Là lựa chọn đầu tay trong các loại thuốc giảm co tử cung. Nếu không rơi vào một trong số các trường hợp bị chống chỉ định.Chống chỉ định của thuốc:Những người bị bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, suy chức năng thất trái. Những người huyết áp thấp (< 90/50 mm. Hg)Phụ nữ xuất huyết trước sinh, tiền sản giật, nhiễm trùng ối và suy thai. Không dùng đồng thời với Betamimetics như Salbutamol. Liều dùng:Liều khởi đầu: Dùng 20mg Nifedipin uống (không dùng dạng phóng thích chậm).Sau 30 phút, nếu cơn co tử cung còn tiếp tục, cho dùng thêm liều uống 20mg.Sau 30 phút tiếp theo, nếu cơn co vẫn còn tiếp tục, cho sản phụ dùng thêm 1 liều uống 20mg.Trong trường hợp huyết áp ổn định, có thể duy trì liều 20mg x 3 lần /ngày trong vòng 48-72 giờ.Chú ý: Liều dùng tối đa là 120mg/ ngày. Thuốc Nifedipin khởi phát tác dụng mạnh trong vòng 30- 60 phút sau khi uống. Nếu dùng thuốc thất bại, chỉ được dùng các thuốc giảm co khác (lựa chọn thứ 2) sau liều Nifedipin cuối 2 giờ.1.2 Thuốc Salbutamol. Thuốc Salbutamol được coi là lựa chọn thứ 2, trong trường hợp không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định. Không được dùng đồng thời với Nifedipin, do 2 thuốc này có tác dụng tương tác với nhau. Thuốc Salbutamol bị chống chỉ định trong:Những người bị bệnh tiểu đường phụ thuộc Insulin. Suy tim mẹ hoặc suy tim thai. Những người có bệnh tuyến giáp. Liều dùng:Trong trường hợp giảm các cơn co tử cung: Dùng 5mg (ống 5ml Ventolin tiêm truyền trong sản khoa). Để thuốc đạt được dung dịch nồng độ 50mcg/ml nên pha loãng với dung môi đến 100 ml. Khi tiêm truyền tĩnh mạch Salbutamol, nên dùng bơm tiêm điện. Để truyền tĩnh mạch, thuốc Salbutamol được khuyến cáo với tốc độ truyền ban đầu là 12ml/giờ (10mcg/phút). Sau mỗi 30 phút, tăng lên 4ml/ giờ (3,3 mcg/phút) cho đến khi có các dấu hiệu sau:Ngừng các cơn co tử cung. Nhịp tim đạt 120 lần /phút. Tốc độ truyền đạt tối đa là 36ml/ giờ (30mcg/phút) Co bóp tử cung là một trong các tác dụng phụ của thuốc chống co thắt tử cung 1.3 Glyceryl Trinitrat (GTN)GTN là một nitrat hữu cơ. Khi vào trong cơ thể được chuyển hóa thành gốc oxyd nitric (NO), giúp cho tử cung “yên lặng” trong thai kỳ. Cho đến nay, y học chưa có đủ bằng chứng để chứng minh về việc sử dụng GTN trong dọa sinh non. Thuốc này tác dụng mạnh trong vòng 1-2 giờ sau khi can thiệp. Khi dùng miếng thuốc dán, giải phóng thuốc đều đặn trong 24 giờ.Liều dùng:Dùng miếng thuốc dán chứa 5-10 mg. Dùng lặp lại liều sau 1 giờ, nếu các cơn co tử cung vẫn còn. Chú ý liều dùng tối đa là 20mg trong 24 giờ).1.4 Thuốc Indometacin. Thuốc Indometacin ức chế tổng hợp Prostaglandin. Thuốc này có thể được xem xét dùng trong ngắn hạn để giảm co trong trường hợp bị chống chỉ định hay thất bại với các thuốc khác. Trên lý thuyết, vẫn còn tranh cãi về nguy cơ gây cao áp phổi cho thai nhi và giảm chức năng thận khi dùng ngắn hạn, còn khi dùng lâu dài thì đã rõ ràng.Liều dùng: Liều khởi đầu: đặt hậu môn 100mg. Sau đó uống 25 mg mỗi 4 giờ trong vòng 48 giờ. Nếu các cơn co tử cung vẫn còn tiếp tục, trong vòng 1-2 giờ sau khi đặt hậu môn liều khởi đầu, có thể thêm 1 liều đặt hậu môn 100mg trước khi dùng đường uống. 2. Tác dụng phụ của thuốc chống co thắt tử cung 2.1 Thuốc Nifedipin. Thận trọng:Thận trọng khi tác dụng “hiệp đồng” với Magnê Sulphat (Mg. SO4). Trường hợp này không chống chỉ định tuyệt đối, tuy nhiên cần phải theo dõi thận trọng nhất là từ khi huyết áp bắt đầu giảm.Cần phải theo dõi cân bằng điện giải, ure, creatinin và chức năng gan của mẹ. Cứ mỗi 30 phút kiểm tra mạch, huyết áp và chức năng hô hấp cho đến khi chấm dứt các cơn co tử cung. Trường hợp sản phụ tụt huyết áp, can thiệp bằng đường tiêm tĩnh mạch là lựa chọn đầu tiên. Tiếp tục theo dõi tim thai cho đến khi các cơn co tử cung đã lắng. Theo dõi chức năng tim phổi cứ mỗi 8 giờ trong vòng 24 giờ trị liệu đầu tiên. Tác dụng không mong muốn: Nóng đỏ bừng mặt, tim đập nhanh, chóng mặt, tụt huyết áp, đau đầu, buồn nôn, xảy ra bất thường ở những người có huyết áp bình thường, suy tim, tăng các men gan. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chống co thắt tử cung 2.2 Thuốc Salbutamol. Thận trọng:Trước khi truyền thuốc, cần phải kiểm tra cân bằng điện giải, ure và creatinin, cần thiết lặp lại nếu có bất thường. Kiểm tra mức đường huyết ở thai phụ. Lặp lại mỗi 4 giờ nếu có bất thường. Theo dõi chức năng tim phổi 8 giờ 1 lầnĐể tránh tình trạng quá tải, không tiêm tĩnh mạch thêm. Sau 30 phút kiểm tra mạch, huyết áp và chức năng hô hấp cho đến khi thiết lập được liều duy trì. Nếu mạch thai phụ đạt mức > 120 lần / phút, giảm truyền. Ngừng truyền và cần can thiệp ngay lập tức khi thấy đau ngực, khó thở hoặc tần số hô hấp > 30 lần /phút.Theo dõi tim thai 30 phút 1 lần. Trị liệu bằng thuốc Salbutamol không được kéo dài hơn 48 giờ. Trong một số trường hợp đặc biệt, được tiếp tục hơn 24 giờ theo chỉ định của bác sĩ.Tác dụng không mong muốn: Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như: tim đập nhanh, tụt huyết áp, run (đặc biệt là run tay), phù phổi, tăng đường huyết và hạ kali máu. Chính vì vậy cần đặc biệt theo dõi khi dùng thuốc2.3 Thuốc Glyceryl Trinitrat. Thận trọng khi dùng thuốc:Trước khi dùng thuốc, cần phải kiểm tra các thông số điện giải, glucose, ure và creatinin của thai phụ.Theo dõi chức năng tim phổi 8 giờ 1 lần. Sau 30 phút kiểm tra mạch, huyết áp và chức năng hô hấp cho đến khi thiết lập được liều duy trì. Tiếp tục theo dõi tim thai cho đến khi các cơn co tử cung đã lắng. Tác dụng không mong muốn: Đau đầu, nóng đỏ bừng mặt, tụt huyết áp, tim đập nhanh.2.4 Thuốc Indomethacin. Thận trọng khi dùng thuốc: Thuốc này không được dùng cho các trường hợp loét dạ dày.Tác dụng không mong muốn:Sử dụng Indometacin lâu dài, đặc biệt ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến thu hẹp hoặc làm tắc ống động mạch của thai nhi. Ngoài ra, còn làm giảm chức năng thận ở thai nhi.Trên đây là thông tin tham khảo về các tác dụng phụ của thuốc chống co thắt tử cung. Chị em nên tham khảo và trước khi có ý định dùng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ để có những chỉ định tốt nhất.
doc_35782;;;;;doc_34697;;;;;doc_57090;;;;;doc_28608;;;;;doc_62733
Thuốc chống co thắt tử cung là loại thuốc được dùng cho các trường hợp theo chỉ định. Thuốc chống co thắt cho bà bầu khi dùng phải đặc biệt thận trọng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai, uống khi nào... ngay sau đây. Thuốc chống co thắt khi mang thai được chỉ định bởi bác sĩ với mục đích giảm các cơn co thắt tử cung.Trong thai kỳ, các cơn co thắt tử cung quá mức có thể gây ra tình trạng co cứng, cổ tử cung khó mở khi sinh, dọa vỡ tử cung. Ở những trường hợp thai chưa đến ngày sinh nở, các cơn co thắt này có thể gây ra tình trạng sảy thai, đẻ non.Do đó, thuốc chống co thắt tử cung là loại thuốc dùng để giảm các cơn co thắt ở tử cung, làm trì hoãn, chậm thời gian sinh đẻ cho các liệu pháp khác. Thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai chỉ được dùng theo chỉ định của bác sĩ.2. Các thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai. Thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai được chỉ định gồm các thuốc như:2.1 Thuốc chống co thắt tử cung Spasmaverine. Spasmaverine là thuốc chống co thắt cho bà bầu được chỉ định trong doạ sảy, sinh khó, đẻ non,... Tùy từng tình trạng mà liều dùng thuốc chống co thắt tử cung Spasmaverine sẽ khác nhau.Spasmaverine không dùng cho các đối tượng:Dưới 12 tuổi;Huyết áp thấp;Dị ứng/ quá mẫn với các thành phần có trong Spasmaverine;Đau bụng không rõ nguyên nhân;Lệch/ tắc ruột;...Uống thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai loại Spasmaverine này bạn cũng có thể gặp phải một số phản ứng phụ gồm:Sốc;Buồn nôn;Nôn;Sốt;Đau đầu;Chóng mặt;Hạ huyết áp;...Nếu bạn gặp phải các biểu hiện bất thường khi dùng thuốc chống co thắt tử cung Spasmaverine cần thông báo với bác sĩ để được xử trí phù hợp. 2.2 Thuốc chống co thắt tử cung trong doạ sinh non. Thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai Nifedipin – lựa chọn hàng đầu nếu không thuộc danh mục chống chỉ định. Các danh mục chống chỉ định Nifedipin gồm:Chảy máu trước sinh;Tiền sản giật;Nhiễm trùng ối;Suy thai;Suy tim;Huyết áp thấp. Uống thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai loại Nifedipin theo liều từ 20mg. Sau 30 phút, cơn co tử cung vẫn còn thì uống thêm 20mg. Trong 30 phút tiếp theo nếu vẫn còn cơn co thì uống thêm 20mg.Trường hợp thai phụ có huyết áp ổn định, có thể dùng thuốc Nifedipin theo liều duy trì là 20mg x 3 lần/ ngày trong khoảng từ 48 – 72h. Tối đa không quá 120mg/ ngày.Một số tác dụng phụ gặp phải khi dùng uống thuốc chống co thắt tử cung này khi mang thai đó là:Buồn nôn;Tim đập nhanh;Chóng mặt;Tụ huyết áp;...Thận trọng khi dùng thuốc chống co thắt tử cung Nifedipin. Thai phụ cần được theo dõi các chỉ số:Tim thai;Chức năng tim phổi;Mạch;Huyết áp;Chức năng hô hấp;Chức năng gan;...Khi uống thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai - Nifedipin, sau khoảng 30 phút – 1h thuốc sẽ có tác dụng. Nếu dùng Nifedipin không đạt được hiệu quả giảm co thắt tử cung, cần lựa chọn thuốc khác.2.3 Những thuốc giảm co tử cung khác. Trường hợp dùng thuốc giảm co thắt tử cung Nifedipin không có hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc khác gồm:Thuốc chống co thắt cho bà bầu - Salbutamol:Salbutamol được dùng thứ 2 sau Nifedipin (nếu dùng Nifedipin không có hiệu quả). Thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu này không dùng cho các đối tượng bị đái tháo đường, tuyến giáp, suy tim... Liều dùng từ 5mg pha loãng với dung môi đến 100ml đạt nồng độ 50mcg/ml. Sử dụng theo đường truyền tĩnh mạch với tốc độ 12ml/h và sau mỗi nửa tiếng tăng lên 4ml/ giờ cho đến khi chấm dứt các cơn co thắt ở tử cung.Trị liệu bằng thuốc chống co thắt cho bà bầu Salbutamol không được kéo dài hơn 48h. Một số tác dụng phụ khi dùng Salbutamol gồm:Tim đập nhanh;Chóng mặt;Buồn nôn;Tụt huyết áp;Phù phổi;Suy tim;Hạ kali huyết...Glyceryl Trinitrat (GTN):Glyceryl Trinitrat khi vào trong cơ thể được chuyển hóa thành gốc oxit nitric (NO). NO giúp giảm các cơn co thắt tử cung trong khi có thai. Loại thuốc chống co thắt tử cung này có công dụng mạnh trong 1-2h sau khi dùng.Liều dùng Glyceryl Trinitrat từ 5 – 10mg/ lần lặp lại sau 1h nếu các cơn co thắt tử cung vẫn còn. Khi dùng thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu này bạn có thể gặp phải một số phản ứng phụ gồm:Đau đầu;Tim đập nhanh;Tụt huyết áp;Đỏ bừng mặt;Theo dõi và thông báo cho bác sĩ các vấn đề khi dùng thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai.Thuốc chống co thắt tử cung cho bà bầu Indometacin:Thuốc chống co thắt tử cung Indometacin ức chế tổng hợp Prostaglandin. Do đó, loại thuốc này cũng được xem xét sử dụng khi các loại thuốc khác thất bại trong việc giảm co thắt.Liều dùng Indometacin từ 100mg đặt hậu môn. Sau đó là dung thuốc Indometacin uống 25mg/ mỗi 4 giờ trong 48h. Trường hợp cơn co thắt không giảm, thì trong 1-2h sau khi đặt hậu môn liều đầu có thể đặt thêm 100mg nữa trước khi uống.Trên đây là một số thông tin về thuốc chống co thắt tử cung. Uống thuốc chống co thắt tử cung khi mang thai phải có hướng dẫn, chỉ định bởi bác sĩ.;;;;;Thuốc chống co thắt tử cung Nospa thường được bác sĩ lựa chọn cho các bà bầu. Tuy nhiên có nhiều thông tin cho rằng việc sử dụng thuốc Nospa có thể gây nhiều tác dụng phụ, thậm chí là sảy thai. Nospa với thành phần chính là hoạt chất drotaverine hydrochloride, được sử dụng để giảm đau do co thắt trong các trường hợp: Sỏi mật, viêm túi mật, viêm đường mật, sỏi thận, sỏi niệu quản, viêm bể thận, bệnh phụ khoa như co thắt tử cung, đau bụng kinh.Ngoài ra drotaverine cũng được sử dụng trong việc làm giảm thời gian của giai đoạn chuyển dạ bằng cách đẩy nhanh quá trình giãn nở của cổ tử cung. Phụ nữ mang thai hay đang cho con bú đều là những đối tượng đặc biệt, do đó việc sử dụng thuốc Nospa phải hết sức lưu ý.Phụ nữ đang mang thai. Dựa trên các nghiên cứu trên người và động vật từ nhà sản xuất thuốc Nospa là Sanofi, theo đó chưa có bằng chứng nào chứng minh thuốc Nospa gây ra dị dạng ở thai nhi.Hiện nay, các nghiên cứu hay báo cáo về độc tính trên bào thai của hoạt chất Drotaverine có trong thuốc Nospa còn khá ít. Đồng thời hoạt chất Drotaverine cũng không nằm trong hệ thống phân loại mức độ an toàn về việc sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai của Cục quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA).Tuy nhiên đối với những đối tượng đặc biệt khi sử dụng thuốc, trường hợp này là phụ nữ mang thai cần tham khảo thêm những nguồn tài liệu có độ chính xác cao, thường xuyên đi khám thai định kỳ để theo dõi được sức khỏe của thai nhi cũng như nhờ sự giúp đỡ từ bác sĩ chuyên khoa.Phụ nữ cho con bú. Cũng giống như phụ nữ mang thai, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng thuốc Nospa ở những bà mẹ đang cho con bú có thể ảnh hưởng tới trẻ. Trước khi sử dụng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng. 3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc chống co thắt tử cung Nospa Để thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, tránh xa ánh nắng mặt trời. Giữ Nospa xa tầm tay của trẻ em. Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn ghi trên bao bì. Trên đây là những hướng dẫn về việc sử dụng thuốc chống co thắt tử cung Nospa dành cho bà bầu. Hãy nhớ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng Nospa.;;;;;Trong thời kỳ mang thai, người mẹ có thể gặp phải các cơn co thắt tử cung. Tình trạng này có thể là cơn gò giả Braxton Hicks hay là dấu hiệu cơn co thắt báo hiệu chuyển dạ sớm. Cơn co thắt tử cung chuyển dạ trước tuần thứ 37 thai kỳ có thể là dấu hiệu của sinh non. Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc giảm co tử cung cho bà bầu để hạn chế tình trạng sinh non có thể xảy ra. Các cơn co thắt tử cung trong quá trình chuyển dạ là cách thức để tử cung của thai phụ thắt lại tác dụng nhằm thúc đẩy quá trình sinh em bé.Đối với thai đủ tháng xuất hiện các cơn co thắt tử cung chuyển dạ là vào tuần thứ 40 của thai kỳ. Nếu thai phụ xuất hiện những cơn co thắt tử cung sớm từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 thì cần đến bệnh viện ngay. Nguyên nhân là do các cơn co thắt tử cung khiến cổ tử cung, miệng tử cung hoặc dạ con mở ra sớm hơn bình thường và có thể dẫn đến sinh non.Trong thời kỳ mang thai thì các bà mẹ cũng có thể gặp các cơn co thắt Braxton Hicks xảy ra khoảng tuần thứ 16. Vào cuối thai kỳ, mẹ bầu có thể sẽ thường xuyên xuất hiện các cơn co thắt Braxton Hicks. Đây là một dấu hiệu cho thấy mẹ đang chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ hay còn được gọi là sinh trước. Theo nghiên cứu từ Viện Sức khỏe Trẻ em và Phát triển Con người Quốc gia Hoa Kỳ thì bác sĩ Sản khoa sẽ áp dụng các biện pháp điều trị trong trường hợp thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ sinh non để ngừng chuyển dạ và kéo dài thai kỳ cho đến khi thai nhi phát triển đầy đủ hơn.Khi thai phụ có triệu chứng chuyển dạ sinh non có thể sử dụng thuốc giảm co tử cung cho bà bầu. Những loại thuốc giảm co thắt tử cung có thể làm chậm hoặc ngừng các cơn co thắt của tử cung; và có thể ngăn cản quá trình chuyển dạ. Điều này tạo điều kiện cho em bé có thêm thời gian để phát triển. 3. Các nhóm thuốc giảm co thắt tử cung Thuốc giảm co tử cung được chỉ định tác dụng trì hoãn hoặc làm chậm thời gian sinh để có thời gian cho liệu pháp Corticosteroid có tác dụng đối với sự phát triển của phổi thai nhi. Các nhóm thuốc giảm co tử cung cho bà bầu thường được sử dụng trên lâm sàng:Nhóm Nitrat: Nitroglycerin. Đây là lựa chọn đầu tay trong thuốc giảm co tử cung, nếu không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định.Nhóm Beta-Adrenergic Agonists: Terbutaline; Salbutamol; Ritodrine. Đây được coi là lựa chọn thứ 2, nếu không rơi vào trường hợp bị chống chỉ định. Bạn cũng cần lưu ý không được sử dụng đồng thời với Nifedipin nguyên nhân là do 2 thuốc này có tác dụng “hiệp đồng”.Anti-Prostaglandin: Indomethacin. Indometacin là chất gây ức chế quá trình tổng hợp Prostaglandin. Indometacin có thể được xem xét sử dụng trong thời gian ngắn với tác dụng làm giảm co trong trường hợp bị chống chỉ định hay thất bại với các thuốc khác. Về mặt lý thuyết, vẫn còn tranh cãi về nguy cơ gây cao áp phổi cho thai nhi và giảm chức năng thận khi dùng ngắn hạn, còn khi dùng lâu dài thì đã rõ ràng.Nhóm chẹn thụ thể Oxytocin: Atosiban.Magnesium Sulfate.Nhóm chẹn kênh Calci: Nifedipine; Nicardipine. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc giảm co tử cung Nifedipin có thể gây ra tình trạng nóng đỏ bừng mặt, đau nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, chóng mặt, suy tim, tăng các men gan, tụt huyết áp xảy ra bất thường ở những người đang có chỉ số huyết áp bình thường. Salbutamol có thể gây ra tác dụng phụ như tim đập nhanh, run (đặc biệt run tay), buồn nôn, chóng mặt, tụt huyết áp, phù phổi và suy tim, hạ kali trong máu.Glyceryl Trinitrate (GTN) có thể gây ra tác dụng không mong muốn như đau nhức đầu, nóng đỏ bừng mặt, tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim.Indomethacin: Việc sử dụng thuốc Indomethacin trong thời gian kéo dài đặc biệt ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến thu hẹp hoặc làm tắc ống động mạch của thai nhi, hoặc làm giảm chức năng thận ở thai nhi. Hiện nay vẫn chưa có y học chứng cứ về việc tiếp tục sử dụng thuốc Indomethacin trong vai trò giảm co tử cung hơn 48 giờ hoặc cho những thai kỳ trên 34 tuần. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm co tử cung Đối với phụ nữ mang thai từ 24 đến 32 tuần, ngoài việc sử dụng thuốc Magne sunphat nhằm mục đích bảo vệ thần kinh cho thai nhi ở những phụ nữ có nguy cơ sinh non thì thuốc Indomethacin được đề nghị là lựa chọn đầu tay với công dụng làm giảm co tử cung trong dọa sinh non.Thuốc Indomethacin chống chỉ định cho những phụ nữ đang mang thai bị rối loạn chức năng tiểu cầu, hoặc rối loạn chảy máu, suy gan, viêm loét đường tiêu hóa, suy thận, hoặc mắc bệnh hen suyễn. Loại thuốc này cũng chống chỉ định với thai phụ quá mẫn cảm với Aspirin. Tránh sử dụng thuốc Indomethacin cho phụ nữ đang mang thai có tuổi thai trên 32 tuần và cần hết sức thận trọng khi dùng hơn 72 giờ vì lo ngại nguy cơ dẫn đến tắc ống động mạch cho thai nhi.Nifedipin là thuốc giảm co tử cung được khuyến cáo là lựa chọn thứ 2 cho những tuổi thai này. Tuy nhiên, tăng nguy cơ các tác dụng không mong muốn cho mẹ khi sử dụng đồng thời Magie sulphat và thuốc chẹn kênh Calci.Đối với thai phụ từ 32 đến 34 tuần, thuốc Nifedipin được khuyến cáo là lựa chọn đầu tiên, lựa chọn thứ 2 cho những tuổi thai này là thuốc kích thích thụ thể β2 giao cảm. Nếu tại chỗ có sẵn Atosiban (Tractocile, Antocin- chất đối vận Oxytocin), nên sử dụng loại thuốc này.Trên đây là thông tin tham khảo về khi nào cần dùng thuốc giảm co thắt tử cung. Bạn nên tham khảo và trước khi có ý định dùng bất cứ loại thuốc nào trong quá trình mang thai cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa Sản để có những chỉ định điều trị cụ thể tốt nhất.;;;;;Khi cơ thể xuất hiện những vấn đề như co thắt cơ hoặc co cứng cơ, nhiều người thường nghĩ ngay đến việc sử dụng các loại thuốc cho khả năng giãn cơ. Mặc dù đây là loại thuốc có tác dụng làm giảm đau và khó chịu tại những vùng cơ bị co hay tổn thương nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Bất cứ loại thuốc nào cũng đều có những lợi ích và kèm theo một số tác dụng phụ và thuốc giãn cơ cũng nằm trong số đó.Dưới đây là một số tác dụng phụ của thuốc giãn cơ mà người bệnh có thể gặp phải:Việc sử dụng một số thuốc trong thời gian dài có thể gây nghiện và khiến bệnh nhân phụ thuộc vào thuốc.Bệnh nhân dùng thuốc trong thời gian kéo dài và dừng thuốc đột ngột có thể dẫn đến tình trạng co giật hoặc ảo giác.Do thuốc có nguy cơ gây ức chế hệ thần kinh nên có thể khiến bạn mất tỉnh táo.Không được sử dụng thuốc kết hợp với các chất kích thích như bia rượu, thuốc ngủ bởi sẽ gây ra tình trạng tương tác.Gây hạ huyết áp tùy thuộc vào liều dùng và thường xuất hiện sau khi dùng đơn liều từ 2mg trở lên.Thuốc làm giãn cơ có thể gây tổn thương gan nên phải thận trọng khi sử dụng cho những người suy giảm chức năng gan).Với người cao tuổi, độ thanh thải thuốc qua thận có thể giảm 4 lần nên cần hết sức thận trọng.Một số tác dụng phụ phổ biến khác gồm khô miệng, đau bụng, tiêu chảy, nhược cơ, đau lưng, buồn ngủ, ngủ gà, mệt mỏi, chóng mặt, trầm cảm...3. Giải pháp ngăn ngừa tác dụng phụ khi sử dụng thuốcĐể giảm thiểu nguy cơ gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giãn cơ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:Nên sử dụng thuốc với liều thấp sau đó tăng dần để đạt đến liều hiệu quả mà người dùng còn dung nạp thuốc.Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để đảm bảo liều lượng và thời gian sử dụng.Để tránh phụ thuộc vào thuốc, bệnh nhân có thể tăng cường tập luyện các bộ môn thể dục thể thao để giúp cơ dẻo dai hơn.Chú trọng vào chế độ ăn uống như cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là những loại thức ăn có chứa protein sẽ góp phần quan trọng trong quá trình giãn cơ.Như vậy, các bạn vừa cùng tham khảo một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc giãn cơ và giải pháp phòng ngừa hiệu quả. Bạn cần chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định để đảm bảo an toàn đối với sức khỏe.;;;;;Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa. 1. Giới thiệu chung về tình trạng co thắt dạ dày Tình trạng co thắt dạ dày có thể xảy ra ở cả nam giới lẫn nữ giới. Tính chất của các cơn co thắt là thường xuất hiện đột ngột, dữ dội có thể kéo dài trong thời gian ngắn tầm vài phút, có khi là vài giờ. Triệu chứng của hiện tượng này khá giống với bệnh đau dạ dày với các biểu hiện như ợ chua, buồn nôn và đầy bụng,... Viêm loét dạ dày tá tràng, vận động mạnh hay phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng,... là các nguyên nhân gây co thắt dạ dày. Để hạn chế cơn đau, người bệnh có thể dùng các thuốc chống co thắt dạ dày với công dụng làm giãn cơ. Dưới đây là tên các nhóm thuốc chống co thắt dạ dày bạn có thể tìm hiểu. 1.1. Nhóm thuốc giãn cơ Để làm giảm triệu chứng do co thắt dạ dày gây ra, người bệnh có thể dùng thuốc giãn cơ, điển hình là 2 loại thuốc Atropin, Hyoscin và Hyoscine butylbromide. Atropin: Thuốc có công dụng ức chế phản ứng của hệ thần kinh để giảm đau trong các trường hợp: rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày (giúp hạn chế tiết axit dạ dày), tiêu chảy cấp và mạn tính, hội chứng ruột kích thích, co thắt phế quản, đau quặn thận hoặc đau do đường mật co thắt,... Atropin có khả năng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Giảm tiết dịch dẫn tới khô mắt, thậm chí liệt cơ mi làm bệnh nhân có cảm giác sợ ánh sáng, khó nhìn gần; Khó nuốt, khô miệng, phát âm không rõ; Giảm dịch tiết phế quản, gây sốt; Làm tăng nhịp tim, gây loạn nhịp tim hoặc đánh trống ngực; Khi dùng theo liều cao, Atropin có thể kích thích thần kinh, gây ảo giác, run rẩy và hôn mê. Người bệnh nên đi khám ngay nếu gặp phải những tác dụng phụ này. Cần lưu ý là thuốc chỉ dành cho những trường hợp bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, hẹp môn vị, liệt ruột. Hyoscine butylbromide: Thuộc nhóm thuốc kê đơn với công dụng chính là giúp giảm đau, giảm co thắt dạ dày, bàng quang, ống tiêu hóa, hạn chế các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích. Ngoài các công dụng nêu trên, Hyoscine butylbromide có khả năng gây ra những tác dụng không mong muốn bao gồm: khô miệng, dị ứng (đo, ngứa hoặc nổi mề đay trên da), loạn nhịp tim, bí tiểu, đau mắt đỏ, khó thở hay chóng mặt. Tương tự như khi gặp phản ứng phụ của thuốc Atropin, nếu trong quá trình sử dụng Hyoscine butylbromide cơ thể người bệnh có xuất hiện các dấu hiệu lạ này thì nên đi khám để được hỗ trợ xử trí y tế ngay. Hyoscinum: Dược tính của thuốc này cũng tương tự như Atropin, thường được chỉ định để điều trị các cơn đau do tăng nhu động, co thắt dạ dày ruột, đau do đau bụng kinh, sỏi mật, sỏi thận,... Trong quá trình dùng thuốc người bệnh cần lưu ý một số tác dụng phụ như sau: Gây khô cổ họng, khô miệng, bồn chồn, đau mờ mắt, rối loạn nhịp tim, đỏ bừng mặt, bí tiểu nhẹ, dị ứng da, ngất; Rối loạn điều tiết thoáng qua khi tiêm thuốc; Khi dùng với liều lượng cao thuốc có thể gây buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, ảo giác, mất phương hướng, hành động cực đoan, hôn mê, mất trí nhớ ngắn hạn. 1.2. Nhóm thuốc có tính hướng cơ Các thuốc chống co thắt dạ dày còn một nhóm khác đó là thuốc có tính hướng cơ, gồm 3 loại chính sau đây: Dưới đây là 3 loại thuốc có tính hướng cơ có thể chỉ định cho bệnh nhân: Alverine citrate: Công dụng chính của thuốc là giúp kiểm soát triệu chứng rối loạn co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đường sinh dục - tiết niệu và giảm đau bụng kinh. Thuốc không được chỉ định cho những trường hợp mất trương lực ruột kết, tắc ruột, liệt ruột, phân đóng chặt trong ruột và đặc biệt thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Những tác dụng phụ bệnh nhân có thể sẽ gặp phải khi dùng Alverine citrate đó là: đau đầu, buồn nôn, dị ứng, phát ban, ngứa, chóng mặt,... Papaverin: Tương tự như những thuốc còn lại, Papaverin phát huy tác dụng trong những trường hợp đau bụng do tăng nhu động ruột, co thắt dạ dày khi mắc phải các bệnh lý như viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột. Bên cạnh đó thuốc còn được dùng để kiểm soát tình trạng co thắt tử cung do viêm túi mật, viêm thận hay quặn thận, chống co thắt mạch máu não, đau thắt ngực, hỗ trợ làm giãn cơ tim, phòng ngừa thiếu máu cơ tim và co thắt phế quản. Tuy rằng thuốc chứa ít độc tính nhưng nếu dùng Papaverin sai cách có thể gây ra các tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa (chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy), ngủ gà, chóng mặt, ngủ lịm, an thần, đau nhức đầu, viêm gan,... Nếu trong quá trình dùng thuốc mà bệnh nhân bị vàng da và có các triệu chứng nêu trên thì nên ngừng thuốc ngay. Nospa: Nospa được chỉ định để cải thiện các dấu hiệu như cơn đau quặn mật, đau do co thắt dạ dày, sỏi mật, co thắt đường mật (do viêm đường mật, viêm túi mật hay sỏi mật), hội chứng ruột kích thích,... Bên cạnh những tác dụng nêu trên, thuốc còn giúp giảm cảm giác đau co thắt tử cung, co thắt đường sinh dục (do sỏi thận, viêm bể thận, sỏi niệu quản, viêm bàng quang). Tuy nhiên trong khi sử dụng thuốc Nospa thì bệnh nhân nên chú ý đến thời gian cũng như liều dùng để tránh nguy cơ gặp phải những phản ứng không mong muốn như: chóng mặt, buồn nôn hoặc bị hạ huyết áp (đối với dạng tiêm nhanh hoặc dung dịch). Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin chi tiết về các thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định phổ biến hiện nay. Để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm, bạn không nên tự ý sử dụng mà hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và tư vấn điều trị.
question_82
Răng số 6 hàm trên là gì?
doc_82
Răng số 6 hàm trên giữ vai trò rất quan trọng trong hàm răng. Việc nhổ chiếc răng này chỉ được chỉ định khi răng gặp phải các vấn đề bệnh lý như viêm tủy cấp, sâu răng hay áp xe ổ xương răng. Để hiểu rõ hơn về loại răng này, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu những thông tin trong bài viết sau đây. 1. Khái niệm răng số 6 hàm trên Thông thường một người trưởng thành sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng vĩnh viễn (trong đó đã bao gồm 4 chiếc răng khôn) trên cung hàm. Răng số 6 còn được gọi là răng cối hay răng cấm, nó sở hữu kích thước lớn nhất trong hàm và đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc nhai, nghiền nát thức ăn. 6 - 8 tuổi là giai đoạn răng số 6 bắt đầu mọc. Dưới đây là đặc điểm mô tả răng số 6: Khác với những chiếc răng còn lại, răng số 6 chỉ mọc một lần duy nhất và sẽ không bị thay thế bởi chiếc răng nào khác như quá trình thay răng sữa; Diện tích mặt nhai của răng số 6 rộng, chân răng lớn; So với các răng khác, răng số 6 được bao quanh bởi nhiều dây chằng, mạch máu và dây thần kinh hơn nên nó đặc biệt nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài; Răng số 6 nằm khuất trên cung hàm nên thường khiến chúng ta khó vệ sinh kỹ lưỡng hơn so với các răng khác. Trong trường hợp răng số 6 hàm trên gặp phải các vấn đề bệnh lý như sâu răng, viêm tủy, mọc lệch,... sẽ dẫn đến những ảnh hưởng như: Viêm lợi, tác động đến các răng khác, gây viêm nha chu, cơ hàm bị mỏi mỗi khi hoạt động gây rối loạn khớp xương hàm; Giảm lực nhai vì đây là chiếc răng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động nhai của con người. Từ đó làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hạn chế khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể; Hôi miệng do vi khuẩn phát triển trong chiếc răng này, làm giảm sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Thường thì khi bệnh nhân gặp các vấn đề về răng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ và khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau. Nhưng răng số 6 là răng cấm, bao quanh nó là hệ thống tổ chức dây thần kinh phức tạp nên việc nhổ bỏ chiếc răng này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng. Do đó nếu muốn thực hiện nhổ răng số 6 hàm trên, bạn cần lựa chọn địa chỉ Nha khoa uy tín, chất lượng đảm bảo được các tiêu chí sau: Bác sĩ thực hiện cho bạn là người có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, có thể xác định chính xác tình trạng bệnh lý mà răng số 6 đang gặp phải để đưa ra quyết định có nên nhổ bỏ chiếc răng này hay không. Nếu có thể áp dụng các biện pháp y học khác để khắc phục thì không nhất thiết phải nhổ. Tuy nhiên nếu buộc phải loại bỏ chiếc răng này do những rủi ro mà nó gây nên thì bác sĩ sẽ phải đưa ra các phương án nhổ cũng như phác đồ điều trị hợp lý nhất giúp đảm bảo an toàn về sức khỏe lẫn tính mạng cho người bệnh; Hỗ trợ bác sĩ là hệ thống máy móc, trang thiết bị tiên tiến giúp đảm bảo quy trình thực hiện diễn ra an toàn, đem lại hiệu quả tối ưu để không làm ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm; Môi trường phẫu thuật phải vô trùng, tuân thủ đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế; Quy trình nhổ răng diễn ra nhanh gọn, đúng kỹ thuật, không biến chứng, hạn chế tình trạng chảy máu để đảm bảo sức khỏe cho bệnh nhân. 3. Một số biện pháp giúp khôi phục răng số 6 Sau khi nhổ răng số 6, người bệnh cũng cần cân nhắc lựa chọn các phương pháp trồng răng thay thế để bảo tồn chức năng nhai và hoàn thiện tính thẩm mỹ cho gương mặt. Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp nhất, cụ thể đó là các biện pháp sau: Bắc cầu răng sứ cho răng số 6 bị nhổ: 2 chiếc răng bên cạnh sẽ được mài và làm trụ răng, sau đó bác sĩ sẽ gắn nhịp cầu chụp răng sứ cố định lên 3 răng này. Mặc dù đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng nhai nhưng vì cẩu răng sứ không có chân răng nên theo thời gian phương pháp này cũng khó ngăn cản được quá trình tiêu xương ở ổ răng số 6 đã mất; Dùng răng giả tháo lắp khi nhai: biện pháp này không được ưu tiên áp dụng vì dễ bị xô lệch, không có tính cố định, độ bền thấp; Cấy ghép răng Implant: một chiếc răng giả sẽ được cấy ghép hoàn chỉnh vào xương ổ răng số 6 thay thế cho chiếc răng đã bị nhổ. Chiếc răng này có cấu tạo, hình dáng rất giống với răng thật. Đây là kỹ thuật hiện đại có hiệu quả rất cao, vừa giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng nhai lại còn có độ bền cao, không lo bị xô lệch, tiêu xương hàm trong quá trình sử dụng. 4. Một số lưu ý sau khi nhổ răng số 6 Nhổ răng là một kỹ thuật đòi hỏi độ tỉ mỉ và tay nghề cao vì đây là thủ thuật phức tạp, có thể làm ảnh hưởng đến nhiều dây thần kinh cũng như toàn bộ cung hàm, đặc biệt đây lại còn là răng cấm có vai trò rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn và quá trình phục hồi sau nhổ răng diễn ra nhanh chóng hơn, bạn nên thực hiện các biện pháp như: Giảm sưng sau nhổ răng bằng cách chườm đá áp vào má bên vừa nhổ răng; Cầm máu bằng bông gạc, sau 30 phút thì thay băng đến khi máu ngừng chảy; Không dùng đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, không dùng chất kích thích để tránh làm kích ứng vết thương; Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Phần lớn là các thuốc giúp chống viêm và giảm đau; Chải răng và súc miệng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vết thương để không gây chảy máu; Không dùng thức ăn quá dai, quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh để bảo vệ nướu và răng. Lưu ý rằng nếu sau từ 3 - 5 ngày mà các cơn đau do nhổ răng không thuyên giảm, đồng thời từ vết nhổ có mủ chảy ra nên bạn cần đi khám ngay để được xử lý sớm bởi vì đây có thể là biểu hiện của nhiễm trùng vết mổ.
doc_27173;;;;;doc_23199;;;;;doc_35487;;;;;doc_41344;;;;;doc_13698
Răng số 6 hay còn được gọi là răng cấm, đảm nhiệm chức năng quan trọng của hàm răng. Nhổ răng số 6 hàm trên thường được chỉ định khi răng gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như sâu nặng, viêm tủy cấp, áp xe ổ xương răng. Người trưởng thành có từ 28 tới 32 chiếc răng trên cung hàm. Răng số 6 (răng cấm) là răng cối có kích thước lớn nhất trên hàm và có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo thức ăn nhai chính. Răng cấm bắt đầu mọc trong giai đoạn từ 6-8 tuổi. Không giống với những chiếc răng khác, răng số 6 chỉ mọc một lần và không mọc thêm bất kỳ lần nào nữa. Đặc trưng của răng số 6 ở cả hàm trên và hàm dưới: – Răng đầu tiên mọc vĩnh viễn trên cung hàm, không mọc thay thế bằng chiếc nào khác. – Răng số 6 có chân và chân răng lớn, diện tích mặt nhai rộng. – Răng nằm khá khuất trên cung hàm khiến mọi người khó vệ sinh răng miệng hơn so với các răng ở vị trí khác. – Tổ chức quanh răng bao gồm mạch máu, dây chằng, dây thần kinh nhiều hơn so với các răng khác. Răng số 6 có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo thức ăn nhai chính Răng số 6 hàm trên mọc ở cung hàm trên trong khoang miệng. Nếu răng gặp phải các vấn đề như viêm tủy, sâu răng nặng, mọc lệch lạc… có thể gây ra rất nhiều hệ lụy như: – Làm giảm lực nhai do răng số 6 và răng số 4 có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động nhai của con người. Nếu răng gặp phải các vấn đề bệnh lý, chức năng nhai sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. – Ảnh hưởng tới các răng khác hoặc gây viêm lợi, viêm nha chu, khiến cơ hàm bị mỏi và có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm. – Gây khó khăn cho quá trình vệ sinh răng miệng do thức ăn dễ dàng bám vào các kẽ răng sâu. – Lực nhai giảm sút khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ, gây hạn chế trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng. Từ đó khiến cho hệ tiêu hóa mắc phải một số vấn đề như đau dạ dày. – Gây ra tình trạng hôi miệng do vi khuẩn phát triển trong kẽ răng, trong nướu. – Khiến người bị các tình trạng này trở nên thiếu tự tin trong giao tiếp. Thông thường, khi răng gặp phải các vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ và trồng răng mới bằng nhiều phương pháp hiện đại. Tuy nhiên, răng số 6 là răng cấm, có hệ thống dây thần kinh xoang hàm nên việc có thể nhổ bỏ được hay không khiến nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, nhổ răng số 6 có thể được thực hiện trong các trường hợp được bác sĩ chỉ định để đảm bảo sức khỏe cũng như không gây hại tới hệ thống dây thần kinh bên trong. – Bác sĩ có chuyên môn cao thăm khám, xác định đúng tình trạng răng trước khi quyết định có nên nhổ răng hay không. Nếu tình trạng răng có thể khắc phục bằng các biện pháp y học khác, bạn có thể không cần phải nhổ răng. Nếu tình trạng răng quá nghiêm trọng cần phải nhổ, bác sĩ có chuyên môn cao cũng sẽ đưa ra các phương pháp nhổ và phác đồ điều trị phù hợp nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tính mạng của bạn. – Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho quá trình nhổ răng, tránh tình trạng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh làm giảm sút lực nhai của hàm. – Quy trình đơn giản, nhanh gọn giúp giảm đau nhức, hạn chế chảy máu để không ảnh hưởng tới sức khỏe người cần nhổ răng. – Môi trường vô trùng, ngăn chặn vi khuẩn có thể xâm nhập khiến tình trạng bệnh nặng thêm. 3. Các phương pháp trồng lại răng số 6 Sau khi nhổ răng cấm, để đảm bảo chức năng nhai cũng như thẩm mỹ cho khuôn mặt, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp trồng răng phù hợp với tình trạng của từng người. Hiện nay, có 3 phương pháp phục hình răng đã mất được áp dụng phổ biến trong trường hợp nhổ răng cấm hàm trên. Cụ thể: – Sử dụng hàm răng giả tháo lắp, lắp trực tiếp vào hàm khi nhai. Tuy nhiên phương pháp này không được đánh giá cao do không có tính cố định, dễ bị lệch và độ bền không cao. – Bắc cầu răng sứ cho răng cấm bị nhổ. Bác sĩ tiến hành mài răng bên cạnh để làm trụ răng. Sau đó tiến hành gắn nhịp cầu răng sứ gồm 3 răng để chụp cố định lên hai răng đã mài. Phương pháp này giúp đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ cho khuôn mặt. Tuy nhiên, cẩu răng sứ không có chân răng nên về lâu dài, phương pháp này vẫn không thể ngăn được tình trạng tiêu xương ở vị trí răng số 6 đã bị nhổ. – Cây ghép Implant là phương pháp mang lại hiệu quả vượt trội cao nhờ cấu tạo như một chiếc răng thật hoàn chỉnh với thân răng và phần “chân” làm khớp nối. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép trụ implant vào vị trí răng số 6 đã bị nhổ để phục hình lại hàm răng, đảm bảo chức năng nhai và thẩm mỹ cho khuôn mặt. Phục hình răng số 6 bằng phương pháp cấy ghép Implant 4. Lưu ý sau khi nhổ răng số 6 – Chườm đá áp vào má phía răng bị nhổ để giảm sưng khoảng 10 phút mỗi lần. – Gắn bông gạc cầm máu, đồng thời thay bông sau khoảng 30 phút cho đến khi máu ngừng chảy. – Sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ chỉ định để giảm đau, chống viêm… trong trường hợp cần thiết. – Không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích ngay cả khi không nhổ răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. – Chải răng nhẹ nhàng, tránh chạm vào vị trí vết thương để không gây xuất huyết. – Súc miệng nhẹ nhàng bằng dung dịch có độ sát khuẩn, chống viêm dành riêng cho răng miệng. – Tránh ăn thức ăn quá cứng, dai, quá lạnh hoặc quá nóng để bảo vệ răng và nướu.;;;;;Răng số 6 là loại răng cối có kích thước lớn nhất trên hàm răng của con người, đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai hàng ngày. Gần như toàn bộ lực ăn nhai sẽ dồn vào răng này giúp chúng ta nghiền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.Răng số 6 thường mọc trong giai đoạn từ 6-8 tuổi và chỉ mọc 1 lần duy nhất chứ không thay răng như các răng khác. Các đặc điểm nhận biết răng số 6 gồm có:Răng đầu tiên mọc vĩnh viễn trên cung hàm, không mọc thay thế bằng chiếc răng khác trong suốt cuộc đời. Răng số 6 có chân và chân răng khá lớn, diện tích mặt nhai rộng. Răng nằm khuất trên cung hàm khiến chúng khó được vệ sinh hơn so với các vị trí răng khác. Tổ chức quanh răng bao gồm mạch máu, dây chằng, dây thần kinh nhiều hơn các răng khác 2. Các hệ lụy khi mất răng số 6 Vì có vai trò quan trọng trong hoạt động răng miệng nên khi răng số 6 gặp các vấn đề như viêm tuỷ, sâu răng nặng, mọc lệch lạc có thể gây ra các hệ luỵ như:Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai:Là ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vì một khi răng số 6 mất đi chức năng thì răng số 7 phải đảm nhận việc nhai thức ăn hoàn toàn khiến cho thức ăn không được nghiền nát phù hợp với tiêu hoá.Làm giảm lực nhai do răng số 6 cùng răng số 4 là hai răng đảm bảo lực nhai của con người. Lực nhai giảm xuống còn khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ càng gây hạn chế trong quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, khiến cho hệ tiêu hoá mắc phải một số vấn đề như đau dạ dày.Gây xô lệch khuôn hàm:Răng số 6 là răng vĩnh viễn xuất hiện sớm nhất nên khi răng bị tổn thương có thể dẫn tới xô lệch răng trên khuôn hàm.Khi răng số 6 mất đi, hàm trên có xu hướng bị trồi xuống do không có phần trụ đỡ bên dưới. Hoạt động phân bố lực ăn nhai cũng gặp nhiều khó khăn vì các răng phải đảm nhận công việc nghiền thức ăn mà răng số 6 bỏ lại gây ra các xô lệch không mong muốn.Tiêu xương hàm, lão hoá sớm:Khi răng số 6 bị mất đi, lực nhai tại khu vực răng sẽ không còn gây ra tình trạng tiêu xương ở vùng này.Mặc dù không gây ra cảm giác đau đớn nhưng quá trình tiêu răng vẫn diễn ra sau khoảng 3 tháng mất răng.Một khi tình trạng này trở nên nặng hơn, các răng gần kề bị kéo tụt theo thì tình trạng tiêu xương mới biểu hiện rõ rệt. Khi xương hàm bị tiêu biến khiến cho khuôn mặt mất cân đối, khu vực mất răng sẽ hóp vào, từ đó nhăn nheo và chảy xệ hơn gây cảm giác lão hoá nhanh.Ảnh hướng tới các răng khác:Các răng khác cạnh răng số 6 cũng dễ bị viêm lợi, viêm nha chu khiến cơ hàm mỏi và có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm. Gây khó khăn cho quá trình vệ sinh răng miệng do thức ăn dễ dàng bám vào kẽ răng sâu. Hôi miệng do vi khuẩn phát triển trong các kẽ răng. Bệnh nhân khi gặp phải các vấn đề răng miệng liên quan đến răng số 6 cần phải can thiệp nhổ răng thường thắc mắc liệu răng hàm số 6 có mọc lại không. Tuy nhiên đáng tiếc là răng số 6 chỉ mọc 1 lần duy nhất và không có giai đoạn thay răng.Do đó răng số 6 sẽ tồn tại suốt từ lúc mọc tới khi hỏng hoặc khi về già mà không mọc lại trong bất cứ hoàn cảnh nào. Rất may nhờ sự tiến bộ của lĩnh vực nha khoa mà khi mất răng số 6 người bệnh vẫn còn nhiều lựa chọn để thực hiện các phương pháp trồng răng phù hợp, vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa tránh tác động tiêu cực của việc mất khả năng nhai. Hiện nay có 3 phương pháp phổ biến để phục hồi răng cấm như sau:Sử dụng răng giả: là phương pháp dùng răng giả tháo lắp trực tiếp vào hàm mỗi lần cần nhai tuy nhiên không được đánh giá cao do không có tính cố định, dễ di lệch và độ bền thấp.Bắc cầu răng sứ: là phương pháp mài các răng bên cạnh và gắn nhịp cầu răng sứ gồm 3 răng để cố định răng số 6 mới lên hai răng đã mài. Phương pháp này đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ nhưng vì không có chân răng nên về lâu dài dễ hư hỏng và không có khả năng ngăn chặn tiêu chân răng.Cấy ghép Implant: là phương pháp hiện đại tạo ra một cấu trúc răng mới tương tự như răng tự nhiên với cả chân răng giả được cấy ghép vào khung hàm giúp phục hình, tránh tiêu xương và đảm bảo chức năng ăn nhai.Tóm lại, răng số 6 sẽ tồn tại suốt từ lúc mọc tới khi hỏng hoặc khi về già mà không mọc lại trong bất cứ hoàn cảnh nào. Vì vậy, bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế tình trạng sâu răng, viêm nha chu... ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.;;;;;Răng hàm số 6 là một trong những chiếc răng lớn có vai trò quan trọng trong cung hàm. Khi bị sâu răng số 6, người bệnh thường cảm thấy đau đớn và gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Vậy đâu là nguyên nhân răng hàm số 6 bị sâu và cách điều trị bệnh thế nào là hợp lý, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay sau đây. 1. Tìm hiểu về răng hàm số 6 Răng số 6 là chiếc răng hàm mọc ở vị trí số 6 tính từ răng cửa vào. Răng bắt đầu mọc khi mọi người ở độ tuổi từ 12 đến 13, khi đã mọc đủ răng vĩnh viễn. Khi đã mọc hết răng, người trưởng thành thường sở hữu 32 chiếc với 4 chiếc răng số 6. Răng hàm số 6 có kích thước rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng nhai thức ăn của cả hàm. Bên cạnh đó, hệ thống dây chằng và mạch máu quanh chân răng số 6 cũng nhiều hơn so với các răng khác. Răng số 6 còn là răng có nhiều ống tủy nhất trong cung hàm với số lượng từ 3-5 ống tủy. Sâu răng số 6 có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân như: – Quá trình vệ sinh răng miệng kém khoa học khiến vi khuẩn phát triển gây bệnh lý răng miệng. – Răng số 6 mọc lệch hoặc bị răng khôn tác động làm xiêu vẹo khiến thức ăn khó được làm sạch và hình thành mảng bám gây sâu răng, viêm nha chu… – Vi khuẩn từ các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, viêm nha chu tấn công và gây sâu răng. – Sâu các răng khác lan ra khiến răng số 6 bị tổn thương. – Lạm dụng thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột… hình thành mảng bám trên răng khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. – Chế độ sinh hoạt kém khoa học làm đảo lộn quá trình trao đổi chất và làm sạch khoang miệng của cơ thể làm gia tăng các nguy cơ dẫn đến sâu răng. Răng hàm số 6 có thể bị sâu do rất nhiều nguyên nhân như vệ sinh răng miệng thiếu khoa học Răng hàm số 6 bị sâu rất nguy hiểm bởi đây là những chiếc răng vĩnh viễn, không thể mọc lại. Hơn thế nữa, khi bị sâu, răng sẽ không thể đảm bảo chức ăn ăn nhai của mình, khiến mọi người gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt. 2. Dấu hiệu nhận biết răng số 6 bị sâu – Sâu răng gây ra những cơn đau nhức, cơn đau nghiêm trọng hơn khi nhai thức ăn. – Răng trở nên nhạy cảm, dễ ê buốt, khó chịu khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc quá chua, quá cay. – Các chấm đen xuất hiện có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chấm đen dần dần lan ra, hình thành các lỗ sâu răng lớn. – Bề mặt răng có màu nâu, ngả màu do tình trạng sâu răng đã lan đến tủy và làm tổn thương tủy răng. – Hôi miệng nghiêm trọng không thể khắc phục bằng các phương pháp thông thường như súc miệng. – Cơn đau răng có thể lan tới hai bên má, thái dương và đỉnh đầu do vị trí răng số 6 tập trung nhiều dây thần kinh hàm mặt quan trọng. Khi bị sâu, răng số 6 thường xuất hiện các chấm đen, hốc sâu răng trên bề mặt Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng sâu răng sẽ diễn biến hết sức nghiêm trọng và ảnh hưởng tới các răng khác trên cung hàm. 3. Cách điều trị răng cối lớn bị sâu 3.1. Điều trị răng hàm số 6 bị sâu mức độ nhẹ Ở mức độ nhẹ, các đốm sâu răng xuất hiện với kích thước nhỏ trên thân và bề mặt răng. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng hoặc bọc răng sứ để khôi phục chức năng của răng. – Tái khoáng là phương pháp sử dụng dịch dịch đặc biệt để trám vào vị trí sâu trên răng số 6. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng sâu phát triển và lan sang các vị trí khác trên răng. – Bọc răng sứ được áp dụng sau khi bác sĩ tiến hành nạo vết sâu và mài răng để bảo tồn răng và duy trì thẩm mỹ. Bọc răng sứ cũng là một phương pháp được đánh giá cao trong việc mang lại hàm răng đều đặn, trắng sáng. Hai phương pháp này giúp bảo tồn được mô răng một cách tối đa, đảm bảo chức năng ăn nhai và giúp giảm thiểu thời gian cũng như chi phí cho người bệnh. Ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng hoặc bọc răng sứ để khôi phục chức năng của răng 3.2. Điều trị răng hàm số 6 bị sâu mức độ nặng Đối với những bệnh nhân sâu răng số 6 ở mức độ nghiêm trọng, lỗ sâu răng lớn, ăn vào tủy và ảnh hưởng tới các mô quanh răng, bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng để bảo tồn các răng khác trên cung hàm. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tiến hành điều trị trong trường hợp sâu răng kèm theo các bệnh lý như viêm nha chu. Với phương pháp này, răng sâu được loại bỏ hoàn toàn, ngăn chặn tình trạng làm lây lan các ổ vi khuẩn sâu răng sang các răng khác. Tuy nhiên, để phục hồi chức năng ăn nhai của răng, các bác sĩ sẽ tiến hành trồng răng bổ sung bằng phương pháp bắc cầu răng sứ hoặc cắm Implant… Đối với những bệnh nhân sâu răng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng để bảo tồn các răng khác trên cung hàm Việc nhổ răng số 6 và trồng phục hình tương đối phức tạp nên cần được thực hiện tại nha khoa. Các bác sĩ sẽ phân tích tình trạng răng miệng trước khi tiến hành nhổ răng. Nhổ răng chỉ được thực hiện trong trường hợp răng sâu nghiêm trọng không thể khắc phục được bằng các biện pháp thông thường khác để hạn chế tác động tới dây thần kinh quanh răng. Để khắc phục những hạn chế do răng hàm số 6 bị sâu gây ra, việc điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Bạn cần thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để có thể chủ động điều trị, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.;;;;;Răng số 6 có nhiệm vụ quan trọng như nhai, nghiền nát thức ăn cũng như định hình sự phát triển hàm răng của trẻ. Nếu vì lý do nào đó dẫn tới tình trạng mất răng số 6 thì bạn không nên chủ quan mà cần phải khắc phục sớm để tránh những hậu quả về sức khỏe trong tương lai. 1. Đặc điểm của răng số 6Trên cung hàm của người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng vĩnh viễn (bao gồm cả răng khôn). Răng hàm số 6 còn có tên gọi khác là răng cối, có nhiệm vụ quan trọng trong việc nhai, nghiền nát thức ăn. Đặc điểm của răng số 6 như sau: - Chỉ mọc một lần duy nhất, không bị thay thế trong quá trình thay răng sữa giống như những răng khác. - Có kích thước to hơn những chiếc răng khác trên cung hàm. Chân răng số 6 lớn và diện tích mặt nhai của răng rộng. - Bao quanh răng số 6 là rất nhiều dây chằng, mạch máu và dây thần kinh. Chính vì thế, khi bị tác động từ bên ngoài, răng số 6 thường rất nhạy cảm. - Vị trí răng số 6 nằm sâu bên trong hơn so với những chiếc răng khác nên việc vệ sinh răng số 6 cũng sẽ khó khăn hơn. 2. Nguyên nhân gây mất răng số 6Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất răng số 6, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất: - Sâu răng: Khi răng số 6 bị sâu trong thời gian dài và không được kịp thời khắc phục có thể khiến cho men răng, ngà răng và thân răng ngày càng bị ăn mòn và cuối cùng có thể dẫn tới tình trạng mất răng. - Viêm quanh răng: Tình trạng này có thể do viêm lợi, vệ sinh răng miệng không đúng cách, không thường xuyên lấy cao răng, người nghiện thuốc lá, bia rượu, người mắc bệnh tiểu đường,... Nếu không được khắc phục, tình trạng viêm sẽ ngày càng nghiêm trọng dẫn đến tụt lợi, tiêu xương quanh răng, do đó chân răng ngày càng yếu, răng bị lung lay và có thể phải nhổ bỏ. - Tình trạng gãy hay vỡ nứt phần thân – chân răng do va đập hoặc cắn vào những vật quá cứng, do mòn men răng nghiêm trọng, do thói quen ngủ nghiến răng, do vấn đề về khớp cắn,...3. Ảnh hưởng của việc mất răng số 6Như đã nói phía trên, răng số 6 mọc từ khi trẻ được 6 đến 8 tuổi và không được thay thế, do đó, răng số 6 rất dễ bị viêm, sâu nếu không được vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Hơn nữa, răng số 6 lại có chức năng rất quan trọng trong việc nhai và nghiền nát thức ăn. Nếu xảy ra tình trạng mất răng số 6, người bệnh có thể phải đối mặt với những vấn đề sau: - Ảnh hưởng đến chức năng nhai và hoạt động của hệ tiêu hóa: Răng số 6 và răng số 7 thường kết hợp với nhau để thực hiện nhai và nghiền nát thức ăn, trước khi đưa thức ăn xuống dạ dày. Khi mất răng số 6, quá trình nghiền nát thức ăn sẽ chỉ có răng số 7 đảm nhiệm và đương nhiên sẽ không hiệu quả bằng sự kết hợp của cả răng số 6 và số 7. Từ đó gây ra tình trạng giảm áp lực nhai, khiến hệ tiêu hóa gặp nhiều áp lực hơn, dạ dày sẽ phải co bóp nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc hấp thụ dưỡng chất của cơ thể cũng sẽ giảm đi đáng kể. - Gây xô lệch khuôn hàm: Khi một răng bị mất đi sẽ tạo ra khoảng trống trên khuôn hàm và những răng còn lại sẽ có xu hướng đổ về phía khoảng trống này. Đồng thời, vị trí răng đối diện cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Chẳng hạn, nếu răng số 6 ở hàm dưới bị mất thì răng số 6 hàm trên sẽ bị trồi xuống và không có trụ đỡ, quá trình nhai thức ăn cũng khó khăn hơn. Tình trạng này dẫn tới đau mỏi hàm và thậm chí là lệch khớp cắn. - Tiêu xương hàm: Khi bị mất răng số 6, lực nhai tại đây sẽ không còn và vùng xương hàm cũng sẽ có xu hướng teo dần đi. Tình trạng tiêu xương hàm có thể xảy ra sau 3 tháng tính từ thời điểm bị mất răng số 6 và thường không gây đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, khi tình trạng này tiến triển, phần lợi của chân răng cạnh răng số 6 sẽ bị tụt xuống và hậu quả tiêu xương hàm có thể được nhận biết rất rõ. - Gây mất thẩm mỹ: Vì răng số 6 nằm khuất bên trong nên nhiều người cho rằng việc mất răng số 6 sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, khi bạn nói và cười, nhìn ở góc nghiêng thì có thể dễ dàng phát hiện bạn đã bị mất răng. Do đó, người bệnh thường bị mất tự tin khi trò chuyện với mọi người xung quanh. Hơn nữa, khi xảy ra tình trạng tiêu xương hàm, khuôn mặt của người bệnh sẽ bị mất đi sự cân đối, vùng răng bị mất sẽ hóp lại, da mặt cũng trở nên nhăn nheo hơn, lão hóa nhanh hơn. Khuôn mặt của người bệnh bị già đi rất rõ ràng. Do đó có thể nói rằng, mất răng số 6 có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Răng số 6 rất quan trọng đối với sức khỏe và tính thẩm mỹ, chính vì thế, tình trạng mất răng số 6 cần được khắc phục càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến: - Làm cầu răng sứ để giúp người bệnh thực hiện chức năng nhai và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có thể khắc phục được phần thân trên và người bệnh vẫn có thể gặp phải tình trạng tiêu xương hàm. - Cấy ghép răng implant: Trụ implant sẽ được cắm trực tiếp vào xương hàm. Phần chân và thân răng sẽ có hình dáng giống với răng thật, có độ bền cao và cứng như răng thật. Đây là phương pháp hiện đại mang nhiều ưu điểm, đặc biệt là đảm bảo chức năng nhai và phòng tránh nguy cơ tiêu xương hàm. Hiện nay, Hệ thống nha khoa Med Dental không chỉ có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao mà còn được đầu tư những thiết bị y tế hiện đại, đặc biệt phải kể đến máy chụp 3D CT Conebeam, máy phân tích điều chỉnh khớp cắn T – scan, máy phẫu thuật và nhổ răng Osstem SM3,... Để được giải đáp các vấn đề về sức khỏe răng miệng hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe răng miệng, quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 400066 của Hệ thống nha khoa Med;;;;;Răng số 6 là răng hàm đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhai thức ăn và phát triển hàm răng của trẻ. Răng số 6 sẽ xuất hiện sớm trong cung hàm của trẻ từ độ tuổi 6-7 tuổi. Vị trí của răng nằm ở trong cùng của hàm răng nên khi bị thức ăn giắt vào răng sẽ hơi khó vệ sinh. Việc răng số 6 hàm trên bị sâu, không ít bạn thắc mắc không biết có nên nhổ hay không. Hãy cùng đọc bài viết để có đáp án phù hợp nhất cho bạn nhé! Răng số 6 hay có tên gọi khác là răng cấm chính. Răng nằm tại vị trí số 6 trên cung hàm, với vai trò rất quan trọng và cấm nhổ bỏ đi. Sở dĩ như vậy vì răng hàm số 6 là chiếc răng chịu lực ăn nhai lớn nhất trên cung hàm. Tất cả, khả năng ăn nhai thức ăn phụ thuộc chủ yếu vào chiếc răng này.Việc ăn uống của bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi răng số 6 bị mất đi. Ngoài ra, đối với trẻ em răng số 6 còn là điểm tựa cho các răng khác mọc lên được đều và thẳng hàng hơn.Chính vì những lý do đó mà răng hàm số 6 gọi được là răng cấm và trừ trường hợp bất đắc dĩ mới được nhổ đi. Thường thì các bác sĩ sẽ cố gắng bảo tồn răng số 6 bằng các cách khác nhau. Tuy nhiên, nếu sâu răng số 6 hàm trên hoặc sâu răng số 6 hàm dưới bị tổn thương nặng, có nguy cơ lây lan đến các răng khác thì sẽ quyết định nhổ bỏ. 2. Thời điểm nào nên nhổ răng số 6 Việc phải nhổ răng đi là điều không ai mong muốn vì những bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nếu trường hợp răng bị viêm nha chu rất nặng, lan rộng nếu không nhổ bỏ kịp thời có thể gây ra mất răng toàn hàm.Vì vậy, dưới đây là những trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 6 hàm trên/ dưới ngay:2.1. Trường hợp răng bị sâu. Những bạn đang gặp phải tình trạng sâu răng, sâu răng hàm số 6 nghiêm trọng với những cơn đau kéo dài và ngày càng hư tổn nặng nề. Điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Thì những chiếc răng sâu này cần phải được nhổ bỏ, để tránh lây lan vi khuẩn sâu răng các răng liền kề.2.2. Răng bị viêm tuỷ. Trong trường hợp răng bị viêm tủy để lâu và không có sự can thiệp để điều trị sớm có thể gây nhiễm trùng lan rộng, hình thành các ổ viêm ở chân răng (viêm cuống răng). Tình trạng viêm cuống răng để lâu có thể khiến răng ngày càng yếu đi và có thể gây hoại tử tủy và rất khó điều trị. Trường hợp này, biện pháp tốt nhất là phải nhổ bỏ răng đi.2.3. Viêm nha chu cấp độ nặng. Nếu đang gặp phải tình trạng viêm nha chu cấp độ nghiêm trọng, tiêu xương nhiều, chân răng không còn bám vững vào lợi và tiêu xương nhiều khiến răng dễ bị lung lay và rụng. Bác sĩ hoặc nha sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sâu số 6 hàm trên/ dưới là điều không thể tránh khỏi.2.4. Răng khôn mọc ngầm, mọc lệch. Trường hợp răng khôn bị mọc ngầm, răng mọc lệch,.. khi ăn nhai thấy khó chịu và đau nhức thì nên cân nhắc để nhổ răng hàm số 6 và có thể tiến hành kéo răng khôn thay cho vị trí của răng hàm số 6.Ngoài ra, khi răng khôn mọc ngầm dưới nướu răng thường sẽ gây ra những triệu chứng điển hình như:Nướu răng bị đau và ê buốt: Bởi vì răng khôn vẫn phát triển khi mọc ngầm bên dưới nướu nên sẽ gây ra tình trạng đau và ê buốt khi ăn. Nhiều trường hợp răng mọc lệch còn đâm vào chân răng số 7 khiến bạn đau nhức ngay cả khi không nhai thức ăn.Nướu bị sưng: Bạn có thể soi gương để quan sát tình trạng nướu bị sưng đỏ ở hàm trên/dưới.Gây hôi miệng và đắng lưỡi.Như vậy, chắc hẳn rằng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi răng số 6 hàm trên bị sâu có nên nhổ không rồi đấy. Bạn hãy đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám và được điều trị phương pháp phù hợp nhất với trường hợp của bạn. Cho dù việc quyết định nhổ răng với bất cứ nguyên nhân gì cũng nên thận trọng và thăm khám kỹ lưỡng. Trước kia, thường hay nhổ răng bằng biện pháp sử dụng dụng cụ nảy, kìm nhổ toàn bộ răng lên nên gây ra tình trạng đau nhức và lành vết thương khá lâu. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ nhổ răng siêu âm Piezotome bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ an toàn sau thực hiện tiểu phẫu.Mũi siêu âm của máy Piezotome chỉ tác động đến hệ thống nha chu của răng, làm đứt dây chằng nha chu và để lộ toàn thân và chân răng.Kết hợp sử dụng máy siêu âm cắt xương hỗ trợ thay vì dùng đầu cưa và máy nhổ răng siêu âm cắt nhỏ các phần của răng và đưa ra khỏi xương hàm nhanh chóng.Kỹ thuật này không xâm lấn đến phần nướu của răng nên tình trạng đau nhức, chảy máu sẽ được hạn chế tối đa. Thời gian lành vết thương sau tiểu phẫu cũng nhanh hơn.Ngoài ra, bạn có thể phòng tránh tình trạng sâu răng hàm trên số 6 bằng cách tránh bít các hố rãnh và ngăn ngừa sự bám sinh của các mảng bám vi khuẩn bằng bàn chải và sử dụng kem đánh răng chứa nhiều fluor. Hoặc có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa, tăm tre. Với những trẻ ở trong độ tuổi mọc răng số 6 nên được đi khám răng định kỳ để có thể phát hiện các bất thường và xử lý kịp thời.Để có được hàm răng chắc khỏe, bạn cần tìm hiểu để có thêm thông tin hữu ích, cũng như thực hiện các biện pháp chăm sóc ngay từ lúc ban đầu. Giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như tránh các nguy hại cho tủy răng và sức khỏe.
question_83
Những lưu ý không thể bỏ qua về tình trạng táo bón kéo dài
doc_83
Táo bón kéo dài không chỉ gây khó khăn khi đi vệ sinh mà còn có thể gây ra những biến chứng, nguy hiểm tới sức khỏe của bạn. Vì thế, bạn không thể chủ quan với tình trạng này. Cách tốt nhất là hãy trang bị những kiến thức cơ bản về bệnh táo bón để biết cách xử trí bệnh hiệu quả và kịp thời đi khám nếu cần thiết. 1. Triệu chứng của bệnh táo bón kéo dài Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của tình trạng táo bón kéo dài: - Bệnh nhân đi ngoài ít hơn 3 lần trong một tuần và số lần đi ngoài có thể ít hơn tùy vào mức độ của bệnh táo bón. - Mỗi lần đi ngoài rất khó khăn, bệnh nhân thường phải rặn nhiều, thậm chí cần phải vận động cơ bụng, cơ hoành rất nhiều. Đối với những trường hợp táo bón mạn tính, tình trạng này có thể xảy ra trong khoảng vài tháng. - Đặc điểm phân của những người bị bệnh táo bón thường như sau: Phân rắn, phân đóng thành cục nhỏ như phân dê và mỗi lần đi tiêu, bệnh nhân luôn cần sự hỗ trợ từ bên ngoài, chẳng hạn như xoa bụng và ấn nhẹ vào bụng mỗi khi đi ngoài. - Bệnh nhân có thể đi ngoài ra máu tươi hoặc có lẫn dịch nhầy. Hiện tượng lẫn máu trong phân cũng có thể do bệnh nhân rặn quá mức khiến xây xát niêm mạc ở hậu môn và gây chảy máu. - Bệnh nhân thường xuyên bị đầy bụng, có thể bị đau bụng dữ dội hoặc đau bụng âm ỉ, tùy thuộc từng trường hợp. 2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón kéo dài Táo bón được chia làm táo bón nguyên phát và thứ phát. Mỗi nhóm táo bón được gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau bao gồm: - Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát: Rối loạn cơ chế tống phân, xuất phát từ cơ thắt, cơ vòng hậu môn có vấn đề. Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón. Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu. - Nguyên nhân gây táo bón thứ phát Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, chẳng hạn như ăn quá ít chất xơ, uống quá ít nước, hoặc ăn một số thực phẩm như hồng xiêm xanh, ổi,… cũng làm tăng nguy cơ cơ táo bón. Mắc bệnh lý thực thể: Nếu mắc các bệnh nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn sẽ dễ bị táo bón. Mắc bệnh lý toàn thân: Mắc bệnh về thần kinh (đột quỵ, Hirschsprung, Parkinson, chấn thương đầu, tủy sống); vấn đề tâm lý (trầm cảm, rối loạn lo âu); rối loạn nội tiết (chuyển hóa tăng canxi máu, hạ kali máu, tiểu đường); bệnh tuyến giáp (cường giáp, suy giáp); bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, lupus); nhiễm độc chì cũng gây táo bón. Mang thai: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây chèn ép lên ruột, hoặc chế độ ăn thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (uống viên bổ sung nhiều sắt, canxi, ăn nhiều thực phẩm giàu đạm) Dùng một số thuốc có nguy cơ táo bón. Táo bón lâu ngày có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe của bạn. Cụ thể như sau: - Táo bón kéo dài gây bệnh trĩ: Khi bị táo bón, người bệnh thường phải rặn để đẩy phân ra ngoài. Nếu rặn quá mức sẽ làm tĩnh mạch hậu môn và tĩnh mạch ở quanh trực tràng bị giãn ra. Khi những tĩnh mạch này bị sưng lên sẽ hình thành các búi trĩ. Bệnh gây khó chịu, ngứa, đau khi đi vệ sinh và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu không sớm khắc phục còn có thể gây tổn thương búi trĩ và nhiễm trùng. - Gây nứt hậu môn: Thói quen rặn khi đi ngoài cũng gây nứt hậu môn, gây chảy máu và đau đớn. Chính vì thế, bệnh nhân càng gặp khó khăn khi đi vệ sinh. - Gây ứ phân: Khi cơ thể không tống được hết phân ra bên ngoài sẽ dẫn đến tình trạng phân bị tích tụ trong ruột thành những khối phân lớn và gây tắc nghẽn. Tình trạng ứ phân sẽ khiến bệnh nhân bị chướng bụng, hay nôn, ăn không ngon, đau đầu, khó chịu,… - Sa trực tràng do táo bón kéo dài: Thói quen rặn mạnh khi đi vệ sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến sa trực tràng. Một số triệu chứng nhận biết sa trực tràng có thể kể đến như: ngứa, đau vùng hậu môn, rò rỉ phân, trong phân có lẫn máu tươi. 4. Phương pháp điều trị bệnh táo bón kéo dài Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả giúp bạn khắc phục tình trạng táo bón lâu ngày: Thực hiện lối sống khoa học Thực hiện lối sống khoa học chính là cách giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động dễ dàng và hiệu quả. Cụ thể hãy duy trì những thói quen sống lành mạnh dưới đây: - Áp dụng chế độ ăn khoa học và lành mạnh: Ăn đủ chất, đủ bữa và ăn đúng giờ, không nên vừa ăn vừa làm việc, nên ăn nhiều loại rau củ quả để bổ sung chất xơ cho cơ thể, ăn sữa chua để tăng cường lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, nên uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời tránh ăn những thực phẩm dễ gây táo bón và tránh sử dụng các loại đồ uống có chứa chất kích thích. - Tăng cường vận động cũng là một phương pháp khá hiệu quả giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón. Hãy lựa chọn những môn thể thao phù hợp với bạn, không cần tập luyện với cường độ quá nặng, chỉ cần tập đều đặn mỗi ngày. Lưu ý, nên loại bỏ thói quen ngồi quá lâu một chỗ. - Nên rèn luyện việc đi đại tiện đúng giờ và đều đặn. Không nên căng thẳng và không nên ngồi quá lâu khi đi vệ sinh. Điều trị táo bón theo nguyên nhân Nếu bạn đã áp dụng lối sống khoa học nhưng vẫn không thể cải thiện tình trạng táo bón kéo dài, bạn nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả với từng trường hợp.
doc_30325;;;;;doc_63652;;;;;doc_60633;;;;;doc_53495;;;;;doc_55364
Táo bón là một trong những bệnh lý hay gặp tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì thế khi bị táo bón nên chú ý đến những thứ sau để cải thiện sớm bệnh. Ăn những thực phẩm tốt cho tiêu hóa Khi bị táo bón người bệnh nên ăn các thực phẩm tốt cho tiêu hóa như khoai lang, rau mồng tơi… Tránh đồ ăn chế biến sẵn Những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, thịt nướng, đồ đóng hộp… chứa nhiều chất bảo quản, phẩm màu có thể làm chậm tiêu hóa và gây táo bón. Vì thế khi bị táo bón không nên ăn những thực phẩm này. Tránh rượu bia, cà phê Đây là những loại đồ uống hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe, có thể khiến tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn. Do đó người bị táo bón cần hạn chế những loại đồ uống này. Cần tránh rượu bia và những đồ uống có ga khi bị tiêu chảy Ăn uống nhiều sản phẩm từ sữa Cụ thể như bơ, phô mai… càng khiến hệ tiêu hóa khó chịu. Nguyên nhân là các sản phẩm này có nhiều chất lactose khiến hệ tiêu hóa khó hấp thu, gây táo bón lâu ngày. Không tập thể dục Việc ít vận động hoặc ít các hoạt động thể chất là một yếu tố chính dẫn đến nguy cơ gây táo bón. Lý do là bởi chuyển động ruột giảm và lưu lượng máu vào ruột ít. Tập thể dục sẽ làm tăng lương lượng máu tới các cơ quan trong cơ thể bao gồm hệ tiêu hóa. Chính vì thế việc tập thể dục hàng ngày sẽ cải thiện và phòng ngừa táo bón. Dùng thuốc nhuận tràng quá liều Việc lạm dụng thuốc có thể khiến cơ thể gặp nguy hiểm, trong đó dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là rối loạn tiêu hóa gây táo bón. Việc lạm dụng thuốc quá nhiều có thể gây táo bón nên người bệnh cần chú ý Uống thuốc bổ sung sắt hoặc canxi Sắt và canxi có thể gây táo bón vì chúng làm chậm các cơn co thắt của hệ thống tiêu hóa gây táo bón. Vì thế trước khi sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Táo bón tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu táo bón kéo dài có thể khiến bạn khó chịu. Vì thế người bệnh cần chú ý tới những lưu ý trên để khắc phục tình trạng bệnh. Nếu táo bón kéo dài dù áp dụng các biện pháp trên không hiệu quả, người bệnh cần đi khám ngay. Các bác sĩ sẽ chỉ định làm một số kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe. XEM THÊM: Những cách trị bệnh táo bón nhanh nhất Cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả Táo bón ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục;;;;;Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu. Đây là một rối loạn tiêu hóa khá phổ biến và hầu hết ai cũng có nguy cơ gặp phải. Có một số biện pháp tự nhiên giúp làm giảm tình trạng táo bón và ngăn ngừa tái phát mà không cần phải điều trị y tế. Tuy nhiên nếu táo bón kéo dài hơn 3 tuần, nên tới bệnh viện để kiểm tra với bác sĩ để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Vì táo bón kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh trĩ, sa trực tràng, nứt kẽ hậu môn… Uống nhiều nước Mất nước là một nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Cơ thể chúng ta cần một lượng nước đầy đủ cho sự hình thành phân. Mất nước là một nguyên nhân phổ biến gây táo bón. Cơ thể chúng ta cần một lượng nước đầy đủ cho sự hình thành phân. Quá ít nước có thể khiến phân bị cứng, khó loại bỏ. Trong điều kiện bình thường, lượng nước cần cho một kg cơ thể là 40 ml, nên một người nặng 50 kg uống 2 lít nước mỗi ngày là đủ. Tốt nhất là nên tiêu thụ đều đặn trong ngày thay vì uống tất cả cùng một lúc. Thực phẩm cũng là nguồn cung cấp nước rất tốt, đặc biệt như trái cây và rau quả có hàm lượng nước cao. Tiêu thụ đủ lượng chất xơ Ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau cải là những loại thực phẩm giàu chất xơ mà những người bị táo bón có thể lựa chọn để bổ sung cho chế độ ăn uống hàng ngày. Chất xơ được ví von như cây chổi quét qua các mảnh vụn trong ruột. Nó giúp làm mềm phân, để phân có thể di chuyển dễ dàng qua đại tràng. Một người trưởng thành trung bình cần tối thiểu 25g đến 30g mỗi ngày. Thực phẩm tự nhiên là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào cho cơ thể. Ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây và rau cải là những loại thực phẩm giàu chất xơ mà những người bị táo bón có thể lựa chọn để bổ sung cho chế độ ăn uống hàng ngày. Đồ ăn thức uống có chứa quá nhiều chất béo hoặc đường có thể góp phần dẫn tới táo bón, vì thế tốt nhất nên hạn chế. Kích thích nhu động ruột Các chuyển động khác nhau được thực hiện thông qua tập thể dục giúp xoa bóp và nhẹ nhàng di chuyển đường tiêu hóa, để phân có thể dễ dàng loại bỏ. Có hai cách để kích thích nhu động ruột. Đầu tiên là tập thể dục. Các chuyển động khác nhau được thực hiện thông qua tập thể dục giúp xoa bóp và nhẹ nhàng di chuyển đường tiêu hóa, để phân có thể dễ dàng loại bỏ. Tập thể dục cũng giúp cung cấp lượng máu tươi, oxy cần thiết cho các cơ quan thực hiện nhiệm vụ bài tiết phân. Phương pháp thứ hai là xoa bóp. Điều này kích thích và thư giãn các mô ruột và đường ruột, dẫn tới nhu động ruột hiệu quả hơn. Lưu ý khi sử dụng vitamin Cần lưu ý khi sử dụng vitamin bổ sung chất sắt, tránh dẫn tới táo bón. Các chất bổ sung sắt có thể gây táo bón. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ có thai khi bắt đầu uống bổ sung vitamin. Nếu đúng như vậy, hãy chuyển sang dùng vitamin có nồng độ sắt thấp, cơ chế giải phóng chậm hoặc không có chất sắt. Ăn nhiều thịt nạc và rau xanh lá để giữ lượng sắt ở mức an toàn, vừa đủ.;;;;;1. Những đặc điểm của táo bón Táo bón là tình trạng đi tiêu khó khăn do phân cứng và khô. Người bệnh táo bón thường đi ngoài ít hơn 3 lần 1 tuần. Nguyên nhân chủ yếu của táo bón có thể được xác định do chế độ ăn ít chất xơ nhưng lại nhiều thịt, sữa, phô mai... Ngoài ra, người bệnh có thể gặp các hội chứng về tiêu hoá liên quan đến việc:Không bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần hàng ngày.Không luyện tập thể dục hoặc vận động thường xuyên mà chỉ ngồi tại một chỗ quá lâu.Thay đổi thói quen, lối sống hoặc cách ăn uống.Đôi khi bị căng thẳng trong học tập hoặc công việc, cuộc sống.Lạm dụng thuốc quá mức, đặc biệt các loại thuốc nhuận tràng hoặc thuốc giảm đau, thuốc kháng acid có hàm lượng canxi hoặc nhôm cao.Có thể do mắc các hội chứng ruột kích thích, ung thư ruột kết hoặc gặp các vấn đề về thần kinh, cơ, hệ tiêu hoá.Người mắc bệnh táo bón đi tiêu ít hơn 3 lần một ngày, phân cứng và thậm chí có thể kèm theo máu. Mỗi lần đi tiêu cảm thấy đau rát, chướng bụng...Trẻ em và người lớn là đối tượng thường xuyên gặp tình trạng táo bón, một số đối tượng đặc biệt khác cũng có thể gặp tình trạng này như:Những người bị chấn thương tuỷ sống, phải nằm viện với thời gian dài, ít vận động nên lâu ngày sẽ thành táo bón.Phụ nữ mang thai bị táo bón do thay đổi nội tiết tố cùng với áp lực lên ruột khi thai nhi lớn dần lên.Những người có độ tuổi lớn hơn 65 có xu hướng ít hoạt động thể chất hoặc mắc các bệnh tiềm ẩn và chế độ ăn hạn chế chất xơ. 2. Nguy cơ mắc bệnh khi táo bón kéo dài Táo bón kéo dài có thể dẫn đến tình trạng táo bón mãn tính. Nếu người bệnh không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ như làm rối loạn chức năng của vị tràng khiến cho các chất cặn bã trong cơ thể không được đào thải ra ngoài. Khi độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm trực tràng. Đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư đại trực tràng.Táo bón kéo dài còn khiến cho người bệnh dễ bị mắc bệnh trĩ. Do phân ở trực tràng lâu ngày cản trở tuần hoàn và gây ra tình trạng trĩ nội hoặc trĩ ngoại.Bên cạnh đó táo bón kéo dài gây cho cơ thể có cảm giác chán ăn, do phân tích tụ trong đại tràng lâu ngày, khiến cho bụng chướng và đầy hơi. Từ đó, làm người bệnh ăn không ngon miệng.;;;;;Táo bón lâu ngày có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ tiêu hóa và sức khỏe của người bệnh. Không ít bệnh nhân bị táo bón lâu ngày nhưng điều trị khắc phục không hiệu quả do không tìm đúng nguyên nhân. Hiểu nguyên nhân khiến bạn bị táo bón lâu ngày sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi tình trạng này. 1. Nguyên nhân khiến bạn bị táo bón lâu ngày - 3 nhóm nguyên nhân chính Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị táo bón lâu ngày, nhưng thường do các nhóm nguyên nhân chính sau: 1.1. Chế độ ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh Tình trạng táo bón là cảnh báo rõ ràng nhất cho thấy lối sống của bạn đang kém lành mạnh như: ăn ít chất xơ, ăn chiều thực phẩm nhanh, uống ít nước, lười hoạt động thể chất,… Đây cũng là hậu quả của lối sống hiện đại của giới trẻ, không những gây táo bón mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe chung của cơ thể. Dưới đây là những thói quen xấu dẫn tới táo bón bạn cần cải thiện: Nhịn đi vệ sinh Do bận rộn công việc hay tâm lý căng thẳng, lười vận động mà nhiều người bỏ qua cảm giác muốn đi vệ sinh. Điều này khiến phân bị ứ đọng lâu hơn trong trực tràng và khiến táo bón trầm trọng hơn. Ăn ít chất xơ Chất xơ giúp hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả và dễ dàng hơn, nên tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại thực phẩm như: rau đay, mồng tơi, khoai lang luộc, chuối tiêu,… Đặc biệt nếu bữa ăn của bạn có quá nhiều chất béo từ thực phẩm chiên, rán, phô mai thì không thể thiếu chất xơ bổ sung. Lạm dụng thức uống không lành mạnh Táo bón dễ xuất hiện hơn ở người uống quá nhiều rượu, bia, thức uống chứa nhiều caffeine. Không những thế, những thức uống này còn không tốt cho dạ dày và sức khỏe tinh thần. 1.2. Nguyên nhân bệnh lý Tình trạng táo bón lâu ngày có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý như: - Nứt hậu môn. - Ung thư đại tràng, ung thư ở vùng bụng. - Tắc nghẽn ruột hay hẹp đại tràng. - Sa trực tràng. - Các bệnh lý ảnh hưởng đến hormone gồm đái tháo đường, cường giáp, suy giáp… 1.3. Nguyên nhân dinh dưỡng Ở một số người, thiếu hụt hoặc dư thừa nhóm dinh dưỡng nhất định có thể gây ra tình trạng táo bón lâu ngày như: Dư thừa canxi Dư thừa canxi thường gặp ở người uống quá nhiều viên bổ sung canxi, dẫn đến giảm nhu động ruột, phân bị giữ trong ruột lâu hơn, nước bị tái hấp thu nhiều hơn. TÌnh trạng này càng kéo dài thì phân càng trở nên khô cứng, khó đẩy ra ngoài. Hầu hết bệnh nhân không biết mình bị dư thừa canxi cho đến khi xuất hiện triệu chứng táo bón. Dư thừa sắt Những người uống quá nhiều sắt bổ sung cũng làm giảm nhu động trực tràng, khiến việc đi vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Nếu trong tình trạng thiếu máu, nên bổ sung với hàm lượng theo chỉ định của bác sĩ. Với người bình thường, lượng sắt cần là khoảng 8mg hàng ngày và có thể cung cấp đủ qua thực phẩm, có nhiều trong cải bó xôi, hải sản, thịt, các loại đậu,… 2. Yếu tố tăng nguy cơ táo bón lâu ngày Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp song các yếu tố sau cũng góp phần gây ra táo bón lâu ngày, cần kiểm soát hạn chế để ngăn ngừa tình trạng bệnh. 2.1. Hội chứng ruột kích thích Mặc dù chưa xác định được chính xác mối quan hệ giữa hội chứng ruột kích thích với tình trạng táo bón song đây cũng là yếu tố nguy cơ cao. Ngoài táo bón, bệnh nhân còn có các triệu chứng điển hình như: đau bụng, đầy hơi, chuột rút, đi phân lỏng,… 2.2. Tinh thần lo lắng Khi bạn bị lo lắng, căng thẳng, cơ thể sẽ tự động ưu tiên các chức năng thần kinh, nội tiết và tuần hoàn, vì thế chức năng tiêu hóa có thể bị đình trệ. Đặc biệt ở những người mắc chứng rối loạn lo âu, tình trạng lo lắng này không biến mất nên tiêu hóa bị ảnh hưởng nhiều, dẫn tới táo bón lâu ngày. 2.3. Mắc bệnh trầm cảm Trầm cảm là bệnh lý tâm lý nguy hiểm, khiến cho người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, lười vận động, suy nghĩ tiêu cực, thay đổi thói quen ăn uống. Đây là những lí do khiến người mắc bệnh trầm cảm dễ mắc táo bón. 2.4. Mang thai Mang thai khiến nội tiết tố trong cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự tăng hormone progesterone khiến cho cơ ruột khó co lại hơn. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng táo bón lâu ngày rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, trung bình với tỉ lệ 2/5. 2.5. Tác dụng phụ của thuốc điều trị Đôi khi thuốc điều trị bạn đang sử dụng chính là yếu tố thúc đẩy gây ra táo bón lâu ngày, điển hình như các thuốc: Thuốc giảm đau, tiêu biểu như morphine hay codeine. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Thuốc lợi tiểu. Thuốc chẹn kênh canxi. Thuốc điều trị bệnh động kinh. Thuốc kháng cholinergic trong điều trị co thắt cơ. Thuốc chống tiêu chảy. Thuốc kháng acid dạ dày. Nếu sau khi sử dụng thuốc điều trị nào đó, bạn nhận thấy bản thân xuất hiện dấu hiệu khó đi ngoài, giảm tần suất hoặc nghiêm trọng hơn là táo bón lâu ngày thì nên thông báo với bác sĩ. Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc điều trị khác để hạn chế ảnh hưởng đến tiêu hóa. Nắm được các nguyên nhân khiến bạn bị táo bón lâu ngày sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả tình trạng này. Nếu táo bón nghiêm trọng, bạn có thể cần đến thuốc điều trị hoặc can thiệp y tế, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.;;;;;1. Biến chứng của táo bón kéo dài Khi bị táo bón, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng như số lần đi đại tiện dưới 3 lần/tuần, phân rắn, vón cục, chứa ít nước hoặc không chứa nước, có cảm giác đau đớn khi đi ngoài, khó đi ngoài, thậm chí bị chảy máu hậu môn. Ngoài ra, bệnh nhân còn thường xuyên cảm thấy đau quặn bụng, khó chịu bụng, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt. - Nguy cơ gây ra bệnh trĩ: Những người bị táo bón thường rất khó khăn khi đi đại tiện, họ phải rặn rất nhiều mới có thể tống phân ra khỏi cơ thể. Thói quen này diễn ra trong suốt một thời gian dài có thể làm giãn các tĩnh mạch hậu môn quanh trực tràng, thậm chí khiến người bệnh bị chảy máu tươi ở hậu môn. Sau đó, các tĩnh mạch này ngày càng giãn ra và hình thành những búi trĩ khiến người bệnh đau và chảy máu khi đi vệ sinh. Thậm chí, nếu vệ sinh không tốt, có thể dẫn tới tổn thương búi trĩ và nhiễm trùng. - Gây nứt hậu môn: Khi đi đại tiện, người bệnh rặn quá nhiều và phân quá cứng có thể gây ra những vết rách ở lớp mô lót hậu môn, dẫn tới chảy máu, đau khi đi vệ sinh và bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng. - Gây ứ phân: Phân không được tống hết ra ngoài sẽ tích tụ ngày càng nhiều trong ruột. Thậm chí có thể tạo thành khối tắc nghẽn lớn. Do đó, phần ruột kết sẽ rất khó để co bóp và đẩy phân ra ngoài. Khi bị ứ phân, người bệnh thường có một số triệu chứng như đau bụng, chướng bụng, buồn nôn, đau đầu, ăn không ngon, chuột rút,... Tình trạng này có thể gây ra nhiễm trùng, nôn mửa và cần được cấp cứu kịp thời. - Sa trực tràng: Thói quen rặn mạnh để tống phân ra ngoài cơ thể sẽ khiến cho một phần hoặc toàn bộ trực tràng trượt khỏi vị trí bình thường, thậm chí sa xuống, ra ngoài cơ thể. Triệu chứng sa trực tràng có thể kể đến như ngứa và đau hậu môn, rò rỉ phân, chảy máu tươi. 2. Cách trị táo bón tại nhà Bệnh táo bón cần được điều trị kịp thời để tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cùng tham khảo một số cách trị táo bón tại nhà dưới đây:- Cần cung cấp đủ nước cho cơ thể: Cơ thể thiếu nước là một trong những nguyên nhân dẫn đến táo bón. Ngược lại, khi bạn cung cấp đủ nước cho cơ thể thì tình trạng táo bón cũng sẽ được cải thiện. Lưu ý, nên uống nước lọc, hạn chế uống những loại đồ uống có chứa nhiều đường hoặc các loại đồ uống có gas. - Bổ sung chất xơ hòa tan: Người mắc bệnh táo bón nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, đặc biệt cần tăng cường bổ sung chất xơ hòa tan cho cơ thể. Khi tăng cường ăn chất xơ, độ đặc và khối lượng của nhu động ruột sẽ tăng lên khiến bạn đi đại tiện dễ dàng hơn. Hơn nữa, chất xơ hòa tan cũng có thể hấp thụ nước để tạo ra một loại gel giúp làm mềm phân và cải thiện tình trạng táo bón. - Thường xuyên vận động thể chất cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn đi đại tiện dễ dàng hơn và giảm các triệu chứng táo bón. Tuy nhiên, nên lựa chọn những bài tập với cường độ vừa phải như đi bộ nhanh, bơi lội,... - Bổ sung Probiotic: Đây cũng là cách trị táo bón tại nhà đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột Probiotics có thể điều trị bệnh táo bón mãn tính. Probiotic có chứa nhiều trong một số loại thực phẩm có thể kể đến như sữa chua, dưa cải muối,... - Sử dụng thuốc nhuận tràng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ: Các loại thuốc nhuận tràng có thể giúp tăng hàm lượng nước trong phân, làm mềm phân, làm tăng nhu động ruột,... Từ đó, giúp bệnh nhân loại bỏ các triệu chứng táo bón. - Hạn chế căng thẳng: Kiểm soát căng thẳng cũng là một trong những cách trị táo bón tại nhà hiệu quả. Tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng kéo dài. Khi kiểm soát tốt căng thẳng, bạn không chỉ cải thiện được tình trạng táo bón mà còn phòng ngừa được nhiều loại bệnh tật khác. - Nên rèn luyện để có thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày và thời điểm lý tưởng nhất là sau khi ăn sáng. Đây là thói quen tốt cho sức khỏe, đặc biệt là rất tốt cho đường tiêu hóa. - Trường hợp trẻ bị táo bón, mẹ nên ngừng cho trẻ dùng sữa bột, hoặc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để đổi loại sữa phù hợp hơn, giúp loại bỏ tình trạng táo bón. Nếu đã áp dụng những cách trị táo bón tại nhà nêu trên nhưng tình trạng bệnh vẫn tiếp diễn hoặc có xu hướng nghiêm trọng hơn, bệnh nhân không thể đi đại tiện trong 3 đến 4 ngày, thì cần đi khám sớm. Đặc biệt, những trường hợp có biểu hiện như đau bụng dữ dội, trong phân có lẫn máu, giảm cân không rõ nguyên nhân, sốt, đau lưng dưới, nôn,... thì cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị bệnh kịp thời và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm.
question_84
Huyết trắng dạng sợi có sao không?
doc_84
Bạn Lam thân mến! Dịch âm đạo thường có màu trắng sữa, hoặc trong suốt, tiết ra lúc nhiều lúc ít phụ thuộc vào lượng oestrogen, protein có trong cơ thể nữ giới cao hay thấp. Thời kỳ rụng trứng, oestrogen lên cao nên huyết trắng nhiều, loãng, màu trắng trong, giống lòng trắng trứng gà, có thể kéo thành sợi; thời kỳ sau thì mức oestrogen giảm xuống, huyết trắng trở nên dày đặc, có thể thành sợ dễ đứt. Huyết trắng có tác dụng giữ ẩm cho niêm mạc âm đạo, không có mùi. Khi huyết trắng biến đổi màu sắc, cũng như mùi thì được gọi là khí hư. Có thể tình trạng huyết trắng dạng sợi của bạn là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nếu tình trạng này kéo dài. Một số bệnh phụ khoa có thể gặp là viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung, nhiễm nấm… Đây là những bệnh cần được chữa trị kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe sinh sản của chị em. Thông tin bài đọc:Nhận biết Dấu hiệu chuyển dạ Khi huyết trắng dạng sợi kéo dài cần đi khám phụ khoa để có được cách xử trí đúng đắn
doc_19411;;;;;doc_4895;;;;;doc_26145;;;;;doc_4568;;;;;doc_40793
Nguyễn Lan, lan…@gmail.com Bạn Lan thân mến! thấy huyết trắng đặc sền sệt, màu hơi ngà lại ra với số lượng nhiều bất thường thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang mắc các bệnh phụ khoa,… Ra huyết trắng là hiện tượng sinh lý bình thường khi phụ nữ có kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Lượng huyết trắng ra nhiều hay ít tùy theo nồng độ nội tiết tố của mỗi người và tuân theo chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể gần những ngày rụng trứng hoặc khi có những kích thích tình dục và khi mang thai hoặc sau sinh lượng huyết trắng sẽ ra nhiều hơn. Tuy nhiên, huyết trắng sinh lý bình thường sẽ có màu trắng trong hoặc hơi vàng nhạt nhưng dai, không mùi, không gây khó chịu. Và do bạn mô tả về tình trạng huyết trắng chưa rõ ràng như mùi hôi, ra vào chu kỳ kinh hay hằng ngày,… Tuy nhiên nếu bạn thấy huyết trắng đặc sền sệt, màu hơi ngà lại ra với số lượng nhiều bất thường thì có thể đó là dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang bị viêm âm đạo do nấm hoặc bị viêm nhiễm phụ khoa,… Khi thấy huyết trắng có có dấu hiệu bất thường chị em cần đến các địa chỉ thẩm mỹ để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu có bênh. Do không biết chính xác dấu hiệu bệnh lý cũng như chưa thực hiện các xét nghiểm để chẩn đoán nên chúng tôi cũng rất khó để đưa ra các thông tin tham khảo để điều trị an toàn và hiệu quả. Rất khó để đưa ra các thông tin tham khảo để điều trị an toàn và hiệu quả nếu bạn không được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm cẩn thận. Tuy nhiên bạn nên lưu ý những điểm sau: Thân mến!;;;;;Huyết trắng còn gọi là khí hư hay dịch âm đạo là hiện tượng sinh lý bình thường ở chị em. Bình thường huyết trắng có màu trắng trong, hơi dai, không mùi, khi huyết trắng màu nâu xuất hiện khiến chị em lo lắng. Huyết trắng màu nâu xuất hiện chị em lo lắng không biết do đâu. Huyết trắng có vai trò rất quan trọng, có chức năng điều hòa sự tiến triển của vi khuẩn ở âm hộ, hạn chế vùng kín bị khô và phòng chống viêm nhiễm. Huyết trắng cũng rất quan trọng trong việc đưa tinh trùng vào trong tử cung của chị em để thụ tinh dễ dàng hơn. Khi huyết trắng màu nâu có thể là bình thường sau mỗi kỳ kinh. Lượng kinh nguyệt có thể bị sót lại không được đào thải hết trong kỳ kinh, lúc này sẽ cùng với huyết trắng ra ngoài khiến cho huyết trắng có màu nâu. Hoặc huyết trắng màu nâu do chị em bị rối loạn nội tiết tố, do thường xuyên uống thuốc tránh thai, lao động không điều độ, stress, căng thẳng… Tuy nhiên chúng là hiện tượng bất thường nếu xuất hiện thường xuyên trong chu kỳ kinh, đi kèm với những triệu chứng như dịch âm đạo nhiều hơn, có mùi hôi… – Viêm nhiễm âm đạo: Viêm vùng kín xuất hiện chị em sẽ thấy các triệu chứng như huyết trắng chuyển thành màu nâu hay đen, có khi còn ra máu, huyết trắng có thể dạng bọt và có mùi hôi tanh khó chịu. Mặt khác bệnh nhân cũng cảm thấy nóng rát khi tiểu tiện, đau dữ dội, vùng kín ngứa ngáy sưng đỏ sau khi quan hệ. Viêm nhiễm âm đạo cũng có thể khiến chị em bị đau khó chịu sau khi quan hệ. – Viêm cổ tử cung: Lúc bị viêm cổ tử cung người bệnh sẽ thấy dịch âm đạo ra hiều hơn có màu nâu, sốt nhẹ, thường xuyên tiểu tiện, đau và xuất huyết vùng kín sau khi quan hệ tình dục. – Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung: Ngứa bộ phận sinh dục nữ, đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, dịch âm đạo nâu đen, cùng với mùi hôi khó chịu, rối loạn kinh nguyệt… là những triệu chứng có thể cảnh báo bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bên cạnh đó người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, xuất huyết sau khi quan hệ. – Ung thư cổ tử cung: Huyết trắng màu nâu đen là một dấu hiệu phát hiện sớm của ung thư cổ tử cung. Hiện tượng ung thư cổ tử cung khiến vùng kín chảy máu khác thường không theo chu kỳ, dịch âm đạo có lẫn máu khi ra ngoài, có xuất hiện màu nâu đen và có mùi hôi tanh khó chịu. Nếu tình trạng khí hư màu nâu kéo dài, kèm theo một số bất thường thì nên đi khám, tìm nguyên nhân để có cách xử trí thích hợp. Trong chế độ sinh hoạt cần chú ý: – Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, dùng dung dịch vệ sinh phù hợp, mặc quần lót thoáng mát. – Có chế độ ăn uống đủ chất, tập luyện vận động hàng ngày để tăng khả năng đề kháng. – Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian bị ra huyết trắng màu nâu tránh viêm nhiễm…;;;;;Huyết trắng vón cục và ngứa là hiện tượng bất thường khiến nhiều chị em băn khoăn, lo lắng. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo bất thường về sức khỏe phụ khoa của chị em. Huyết trắng còn được gọi là khí hư – một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường ở chị em phụ nữ. Huyết trắng thường có màu trắng trong, có độ nhày và dính nhất định, không mùi. Khí hư sẽ ra nhiều hơn khi quan hệ tình dục và vào giai đoạn rụng trứng. Huyết trắng vón cục và ngứa là hiện tượng bất thường vùng kín khiến nhiều chị em lo lắng Huyết trắng có tác dụng cân bằng độ ẩm của âm đạo ở nữ giới đồng thời là chất bôi trơn tự nhiên giúp chuyện “chăn gối” của chị em trở nên hoàn hảo hơn. Huyết trắng có thể phản ánh sức khỏe vùng kín của chị em phụ nữ. Vì vậy, chị em cần hết sức lưu ý nếu thấy khí hư có điểm bất thường. Nguyên nhân huyết trắng vón cục và ngứa – Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách. – Mặc đồ lót quá chật, ẩm ướt. – Sử dụng các sản phẩm vùng kín có chứa nồng độ PH cao. – Viêm nhiễm âm đạo: Đây được cho là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng huyết trắng vón cục và ngứa. Khi mắc bệnh, chị em còn có thêm các biểu hiện đi kèm khác như huyết trắng có mùi hôi, tiết ra nhiều… Huyết trắng vón cục và ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm – Viêm đường tiết niệu: Triệu chứng điển hình của bệnh thường là huyết trắng vón cục và ngứa, khí hư ra nhiều, tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rát, tiểu khó… – Viêm tử cung: Đây là căn bệnh phụ khoa rất nguy hiểm, bệnh có thể gây ra biến chứng dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới nếu không được phát hiện kịp thời. Khi mắc bệnh, chị em sẽ thấy huyết trắng vón cục và ngứa, đau bụng dưới, khí hư ra nhiều, có mùi hôi, đau khi quan hệ… Cách phòng tránh hiện tượng huyết trắng vón cục và ngứa – Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách hàng ngày, nhất là trong những ngày nguyệt san, trước và sau khi quan hệ tình dục. Không thụt rửa sâu vào trong vùng kín. – Nên đi vệ sinh ngay sau khi quan hệ tình dục. – Mặc đồ lót đúng kích cỡ, đồ lót nên chọn loại thấm hút mồ hôi. Đồ lót, quần áo cần giặt sạch, phơi khô trước khi sử dụng. – Trong những ngày kinh nguyệt nên thay băng vệ sinh ít nhất 4 – 6 tiếng/ lần. Không nên sử dụng băng vệ sinh hàng ngày. Nếu huyết trắng vón cục và ngứa, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám – Không lạm dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh. – Quan hệ tình dục lành mạnh, chung thủy. Dùng bao cao su khi quan hệ để tránh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Trên đây là một số thông;;;;;nhiều chị em cảm thấy hoang mang Khí hư có sợi máu là hiện tượng khiến nhiều chị em cảm thấy hoang mang, lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm mà chị em cần hết sức lưu tâm. 1. Nguyên nhân khí hư có sợi máu Thông thường, khí hư có màu trắng trong như lòng trắng trứng sống hoặc hơi trắng đục, không có mùi. Khi khí hư có sợi máu thì chắc chắn đây là hiện tượng bất thường. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có thể là do: – Viêm âm đạo cấp tính: Đây là căn bệnh mà không ít chị em gặp phải. Khi mắc bệnh, chị em thường thấy khí hư ra nhiều, có mùi hôi. Khí hư thường loãng có lẫn dịch như mủ. Tuy nhiên, bị viêm âm đạo trở nặng, chị em sẽ thấy khí hư có sợi máu, lượng ít nhiều tùy vào từng trường hợp. Khí hư có sợi máu là hiện tượng khiến nhiều chị em hoang mang, lo lắng – Ung thư cổ tử cung: Dấu hiệu điển hình của bệnh là ra khí hư có sợi máu sau khi quan hệ tình dục. Đặc biệt, lượng khí hư này cũng tăng tiết hơn so với bình thường khá nhiều. – Lạc nội mạc tử cung: Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và trung niên. Nếu trong độ tuổi sinh sản, khi mắc bệnh, chị em sẽ thấy ra nhiều huyết trắng kèm theo hiện tượng rong huyết. Còn với phụ nữ trung niên, đã mãn kinh sẽ xuất hiện máu lẫn trong khí hư. – Polyp tử cung: Bệnh thường rất khó phát hiện bởi không có triệu chứng điển hình hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Hầu hết, chị em chỉ phát hiện mình bị polyp tử cung khi tiến hành thăm khám, siêu âm. Bệnh có thể gây ra hiện tượng ra nhiều khí hư màu vàng, có mùi, khí hư có sợi máu (hiện tượng này có thể xuất hiện sau khi quan hệ tình dục). 2. Cách xử trí khi khí hư có sợi máu – Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách hàng ngày, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục. Không được thụt rửa sâu vào trong âm đạo. Khí hư có sợi máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm – Thay quần lót thường xuyên. Quần lót cần được giặt sạch sẽ và phơi khô trước khi mặc. – Thay băng vệ sinh ít nhất từ 4 – 6 tiếng/ lần trong những ngày nguyệt san. – Không mặc quần lót quá chật. Chọn quần lót được làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi. – Có chế độ ăn uống dinh dưỡng, hợp lý. Uống nhiều nước. – Hạn chế sử dụng các loại xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh. Nếu thấy khí hư có sợi máu, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám – Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy. Cần sử dụng bao cao su trong khi quan hệ, để phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Đặc biệt, ngay khi thấy xuất hiện hiện tượng khí hư có sợi máu, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp. Không nên chủ quan, để hiện tượng này kéo dài bởi có thể gây khó khăn cho quá trình xử trí sau này, thậm chí có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em.;;;;;hiện tượng khá nhiều chị em gặp phải Bị huyết trắng là hiện tượng khá nhiều chị em gặp phải. Tuy nhiên, những kiến thức liên quan đến hiện tượng này không phải chị em nào cũng biết. Huyết trắng chính là khí hư, một chất dịch tiết ra từ âm đạo của phụ nữ. Huyết trắng có tác dụng cân bằng độ ẩm âm đạo, ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại vi khuẩn. Huyết trắng cũng chính là chất bôi trơn tự nhiên trong lúc quan hệ tình dục, giúp việc quan hệ trở nên dễ dàng và giúp chị em thăng hoa hơn. Bị huyết trắng là hiện tượng nhiều chị em gặp phải Ra huyết trắng là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường của chị em. Tuy nhiên, thông qua tình trạng của huyết trắng, chị em có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe phụ khoa của mình. Huyết trắng sinh lý thường ra ít, không màu, không mùi, không kèm các triệu chứng bất thường khác như ngứa, đau rát vùng kín…. Huyết trắng bệnh lý thường ra nhiều, có màu và mùi bất thường, kèm theo các triệu chứng điển hình khác tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh. 2. Nguyên nhân bị huyết trắng bệnh lý – Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đúng cách, thụt rửa sâu vào trong âm đạo: Việc này có thể khiến chị em đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào sâu trong âm đạo, từ đó gây bệnh cho vùng kín. – Mặc đồ lót quá chật, ẩm ướt: Tại vùng âm đạo có rất nhiều loại vi khuẩn, nấm men cư trú… Do đó nếu mặc đồ lót quá chật hoặc ẩm ướt có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, từ đó khiến chị em bị huyết trắng kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị huyết trắng bệnh lý – Lạm dụng băng vệ sinh hàng ngày: Không ít chị em có thói quen dùng băng vệ sinh hàng ngày. Tuy nhiên, đây lại là cách truyền vi khuẩn cho vùng kín, nhất là đối với chị em không thay băng thường xuyên. Từ đó, khiến băng vệ sinh trở thành nơi lưu trữ vi khuẩn, vi trùng… dễ dàng xâm nhập vào âm đạo khiến chị em bị huyết trắng. – Quan hệ tình dục không an toàn: Việc quan hệ không an toàn là con đường ngắn nhất khiến chị em dễ bị huyết trắng và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu bị huyết trắng kèm theo các triệu chứng bất thường khác, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám Ngay khi thấy bị huyết trắng kèm theo các triệu chứng bất thường khác, chị em cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí phù hợp. Không nên chủ quan, để bệnh kéo dài, gây khó khăn trong quá trình xử trí, thậm chí có thể gây ra những biến chứng không mong muốn.
question_85
Chỉ định điều trị sỏi niệu quản theo từng giai đoạn bệnh
doc_85
Sỏi niệu quản có thể gây nhiều bất lợi cho sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Điều trị sỏi niệu quản cần thực hiện kịp thời để nhanh chóng giải quyết tắc nghẽn, ngăn chặn sớm biến chứng, cải thiện sức khỏe cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về những chỉ định điều trị sỏi niệu quản theo từng cấp độ bệnh. 1. Thông tin chung về bệnh sỏi niệu quản Sỏi niệu quản là bệnh lý được hình thành chủ yếu do sỏi thận rơi xuống đường ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang hay còn gọi là niệu quản. Sỏi có thể nằm tại một hoặc hai ống niệu quản của người bệnh. Sỏi cũng có thể nằm tại các đoạn khác nhau của niệu quản như đoạn niệu quản ⅓ trên, ⅓ giữa và ⅓ dưới. Đường kính của ống niệu quản có kích thước nhỏ, vậy nên sỏi rất dễ mắc kẹt tại niệu quản và gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng nước tiểu đổ từ thận xuống bàng quang. Từ đó người bệnh dễ gặp triệu chứng đau quặn thận tại bên có sỏi. Tiến triển xa hơn nếu không phát hiện và điều trị sỏi kịp thời người bệnh có thể phải đối mặt với các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiết niệu như: Giãn đài bể thận, giãn niệu quản đoạn trên sỏi, nước tiểu đẩy ngược dòng vào thận, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, suy thận cấp tính, suy thận mạn tính… Sỏi niệu quản có thể gây ra hàng loạt triệu chứng bệnh như: Đau thắt lưng, tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần… 2. Chỉ định thực hiện điều trị sỏi niệu quản theo từng giai đoạn bệnh 2.1 Chỉ định điều trị sỏi niệu quản giai đoạn kích thước <10mm Sỏi niệu quản có kích thước dưới 5mm có thể di chuyển ra ngoài theo dòng nước tiểu. Tuy nhiên thời gian sỏi di chuyển còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí sỏi (sỏi niệu quản ⅓ trên, ⅓ giữa, ⅓ dưới), chức năng thận, mức độ thông thoáng đường tiết niệu, quá trình nạp và bài tiết nước tiểu… Khi sỏi nằm trong khoảng từ 5mm đến 10mm khả năng tự di chuyển ra bên ngoài có khả năng thấp. Kết hợp với hình dạng bề mặt sỏi nhẵn, chức năng thận tốt, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội khoa sử dụng thuốc. Quá trình sử dụng thuốc sẽ được theo dõi trong 1 liệu trình khoảng từ 4 đến 6 tuần. Người bệnh kết hợp sử dụng thuốc và uống nhiều nước với mục đích giảm cơn đau, chống co thắt, lợi tiểu, kháng viêm để dễ dàng giúp sỏi theo dòng nước tiểu đi ra ngoài. Trước khi xác định phương pháp điều trị sỏi tiết niệu, bệnh nhân sẽ được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết 2.2 Chỉ định điều trị sỏi niệu quản giai đoạn kích thước >10mm Trong trường hợp sỏi niệu quản đã đạt đến kích thước từ 10mm trở lên, tình trạng sỏi lúc này khó có thể tự di chuyển ra bên ngoài theo dòng nước tiểu. Hoặc sỏi niệu quản kích thước dưới 10mm không tự bài xuất hoặc không đáp ứng điều trị nội khoa. Can thiệp điều trị ngoại khoa là cần thiết cho mỗi người bệnh. Dựa vào tình trạng của mỗi bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị ngoại khoa phù hợp. Các phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiện nay được sử dụng phổ biến gồm có: – Tán sỏi ngoài cơ thể – Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser – Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ – Phẫu thuật mổ mở lấy sỏi. Chỉ định điều trị đối với sỏi niệu quản trên sát bể thận kích thước <10mm. Bệnh nhân yêu cầu đảm bảo không đang mang thai, thận hoạt động ổn định, đường tiết niệu thông thoáng. Với phương pháp này sỏi sẽ được loại bỏ bằng cách sử dụng sóng điện từ chiếu từ bên ngoài da vùng hông lưng bên có sỏi, dưới định vị của X-Quang. Sau những lần sóng tác động vào sỏi, sỏi sẽ vỡ vụn thành các mảnh nhỏ, và di chuyển theo dòng nước tiểu ra ngoài cơ thể trong vòng 7-10 ngày. Bệnh nhân hoàn toàn không có vết rạch mổ nhưng vẫn đảm bảo sạch sỏi. Chỉ định điều trị cho sỏi niệu quản đoạn ⅓ giữa và ⅓ dưới. Người bệnh cần đảm bảo không có tình trạng hẹp hay gấp khúc niệu quản, niệu đạo không đưa được máy nội soi vào. Bệnh nhân không có rối loạn đông máu, không có chống chỉ định với gây mê hồi sức. Với kỹ thuật nội soi ngược dòng được sử dụng trong tán sỏi nghĩa là đưa máy nội soi ngược từ niệu đạo vào bàng quang lên niệu quản. Sau khi xác định được viên sỏi sẽ sử dụng năng lượng laser để tác động phá vỡ sỏi thành vụn và hút gắp ra ngoài. Tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser mang lại hiệu quả cao cho người bệnh sỏi niệu quản 1/3 giữa, 1/3 dưới, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo Chỉ định điều trị đối với sỏi niệu quản >15mm. Bệnh nhân yêu cầu không có mạch máu bất thường ở thận, không có chống chỉ định gây mê hồi sức và rối loạn đông máu. Sỏi sẽ được loại bỏ thông qua đường hầm nhỏ bằng cách tạo 1 vết rạch trên da khoảng 5mm. Dưới hướng dẫn của siêu âm, thông qua vết rạch sẽ dùng kim chọc và nong dần dần một đường hầm vào thận có đường kính khoảng 6mm đưa được ống nội soi vào để thao tác bắn phá sỏi. Sỏi cũng sẽ được làm vỡ vụn bằng nguồn năng lượng laser và hút gắp ra ngoài thông qua đường hầm vào thận. Là phương pháp ít được sử dụng hiện nay, là cách cuối cùng được sử dụng trong điều trị sỏi tiết niệu do vết mổ lớn, thời gian phục hồi lâu. Vì thế nên mổ mở lấy sỏi sẽ chỉ áp dụng cho trường hợp sỏi niệu quản phức tạp, người bệnh mắc sỏi đã điều trị bằng các phương pháp kể trên nhưng thất bại.
doc_2634;;;;;doc_40769;;;;;doc_54643;;;;;doc_27569;;;;;doc_21827
Sỏi niệu quản là bệnh lý thường gặp, xuất hiện ở cả nam và nữ. Điều trị nội khoa là một phương pháp điều trị sỏi niệu quản được nhiều người lựa chọn. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về sử dụng thuốc điều trị sỏi niệu quản. 1. Thông tin về sỏi niệu quản Sỏi niệu quản là sỏi nằm trong đường niệu quản. Đa số do sỏi thận di chuyển xuống tạo thành, số ít do dị dạng đường tiết niệu gây nên.Sỏi niệu quản hình thành từ các chất có trong nước tiểu như: canxi oxalat, canxi photphat, cysteine, axit uric hay struvite. Sỏi niệu quản có thể gây ra các triệu chứng: Đau thắt lưng, cơn đau quặn thận, tiểu máu, tiểu buốt, tiểu rắt, sốt, buồn nôn, nôn, ớn lạnh 2. Điều trị sỏi niệu quản Để điều trị sỏi niệu quản cần xác định các yếu tố bao gồm:Kích thước, vị trí, hình dạng viên sỏi;Mức độ đau dựa theo lâm sàng và mức độ tắc nghẽn;Chức năng thận;Tình trạng nhiễm trùng.Điều trị sỏi niệu quản bằng thuốc hoặc bằng các phương pháp can thiệp. Bác sĩ sẽ dùng thuốc điều trị sỏi niệu quản trong trường hợp: Kích thước sỏi nhỏ, đường kính < 10mm, bề mặt nhẵn, chức năng thận bình thường. Điều trị bằng thuốc trong khoảng 4 - 6 tuần.Một số nhóm thuốc thường được dùng để điều trị sỏi niệu quản:Thuốc giảm đau sỏi niệu quản, chống viêm: Thuốc kháng viêm non-steroid (diclofenac), nhóm á phiện (tramadol, meperidine)Thuốc giãn cơ trơn: Làm giãn cơ trơn niệu quản, giảm cường độ co bóp của cơ trơn niệu quản, từ đó hỗ trợ giảm đau (drotaverin, alverin citrat)Thuốc làm tan sỏi: Hỗn hợp các chất tecpen (pinen, fenchone, camphen, cineol, borneol, anethol) làm tan và tống sỏi, tăng lưu lượng máu qua thận, tăng lượng nước tiểu, giảm viêm nhiễm đường tiết niệu.Thuốc giúp tống sỏi ra ngoài: Dùng nifedipin hay tamsulosin sẽ giảm co thắt cơ trơn, giúp tống sỏi dễ hơn. Dùng corticosteroid làm giảm phù nề giúp tống sỏi dễ hơn.Thuốc kiềm hóa nước tiểu. Thuốc làm giảm nồng độ các khoáng chất. Thuốc lợi tiểu. Kháng sinh dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu 4. Điều trị sỏi niệu quản bằng phương pháp can thiệp Điều trị can thiệp sỏi niệu quản khi sỏi có kích thước lớn, ứ nước, giãn đài bể thận, không đáp ứng với dùng thuốc, nguy cơ tắc nghẽn hay nhiễm khuẩn. Các phương pháp:Tán sỏi ngoài cơ thể. Tán sỏi nội soi ngược dòng. Tán sỏi qua da. Nội soi sau phúc mạc lấy sỏi. Mổ mở lấy sỏi niệu quản 5. Những lưu ý cho bệnh nhân bị sỏi niệu quản Uống đầy đủ nước mỗi ngày. Hạn chế ăn muối, ít hơn 2g mỗi ngày.Hạn chế ăn: Thức ăn đóng hộp, cá muối, thịt muối, thịt bò, thịt trâu, thịt dêĂn nhiều trái cây, rau củ quả tươi xanh. Không nhịn tiểu. Vận động thể chất thường xuyên. Khám bệnh định kỳ để phát hiện sỏi niệu quản sớm và sớm điều trị. Sỏi niệu quản có thể điều trị nội khoa hoặc bằng các phương pháp can thiệp. Khi điều trị nội khoa sỏi niệu quản cần tích cực và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu còn thắc mắc về thuốc điều trị sỏi niệu quản.;;;;;Niệu quản là đường dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang, chia làm 3 đoạn: Niệu quản trên, giữa và dưới.Sỏi niệu quản là sỏi nằm trong đoạn niệu quản, nó cản trở nước tiểu từ thận xuống bàng quang, gây tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu, lâu dần có thể gây nhiều biến chứng.Sỏi niệu quản thường do sỏi thận rơi xuống, ít khi hình thành tại chỗ.Nguyên nhân tạo sỏi niệu quản thường do nhiều yếu tố: Tăng lắng đọng các chất (calcium, oxalate và cystine,...), thay đổi p. H của nước tiểu, do nhiễm khuẩn, dị tật bẩm sinh và hẹp niệu quản,... 2. Chẩn đoán sỏi niệu quản Chẩn đoán sỏi niệu quản phải kết hợp triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:Triệu chứng lâm sàng:Đau vùng thắt lưng âm ỉ.Cơn đau quặn thận: Đau từng cơn dữ dội vùng thắt lưng, không tư thế giảm đau, đau có thể trong vài phút tới hàng giờ. Đau lan ra trước, xuống dưới hố chậu, xuống cơ quan sinh dục ngoài. Có thể kèm bụng chướng, buồn nôn, nôn và sốt.Tiểu rắt, tiểu buốt và tiểu máu.Tiểu đục có mủ, kèm sốt rét run do nhiễm khuẩn ngược dòng.Cận lâm sàng:Siêu âm ổ bụng;X- quang hệ tiết niệu (không chuẩn bị);CT Scanner hệ tiết niệu. 3. Biến chứng của sỏi niệu quản Sỏi niệu quản không được điều trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng như:Ứ nước thận: Sỏi bít tắc dòng chảy nước tiểu, nước tiểu không xuống được bàng quang mà ứ đọng tại thận, làm giãn đài bể thận có hoặc không hồi phục.Nhiễm khuẩn tiết niệu: Sỏi di chuyển làm niêm mạc niệu quản viêm, phù nề và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh.Suy thận cấp: Sỏi gây tắc toàn bộ niệu quản.Suy thận mạn: Viêm nhiễm kéo dài và các tế bào thận bị tổn thương không hồi phục. 4. Phương pháp điều trị sỏi niệu quản Phương pháp điều trị phụ thuộc vào vị trí, kích thước, đặc điểm và biến chứng của sỏi niệu quản. Các phương pháp gồm:Điều trị nội khoa;Tán sỏi ngoài cơ thể;Nội soi tán sỏi niệu quản bằng laser;Mổ nội soi ổ bụng lấy sỏi;Phẫu thuật mổ mở. Phương pháp tán sỏi được sử dụng cho sỏi niệu quả có kích thước < 25 mm. Tán sỏi rất phổ biến hiện nay vì:Quy trình thực hiện tán sỏi đơn giản với độ an toàn cao, mức độ xâm lấn thấp, rủi ro thấp;Ít đau, ít gây biến chứng, hiệu quả điều trị cao, phục hồi nhanh;Thời gian điều trị ngắn, thời gian nằm viện ngắn, chi phí hợp lý;Không mổ, không biến chứng sau mổ, không để lại sẹo;Tán sỏi ngoài cơ thể ảnh hưởng tới chức năng thận ít hơn 1%, thấp hơn nhiều so với phẫu thuật mổ hở (30 %). 6.Tán sỏi qua nội soi niệu quản: Có thể gây thủng niệu quản và nhiễm trùng.Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ: Có thể gây chảy máu và nhiễm trùng. Người bệnh sau khi tán sỏi niệu quản nên hạn chế ăn:Chất béo, dầu mỡ;Ăn mặn, nhiều muối ;Ăn đồ khó tiêu, cứng;Uống bia, rượu, cà phê, trà đặc;Ăn hải sản, cua và tôm.Ngoài ra, người bệnh cũng nên:Nằm nghỉ tại giường khoảng 1 - 2 ngày;Sau 5 - 7 ngày, có thể bắt đầu tập thể dục nhẹ nhàng, tăng dần mức độ, không nên quá mạnh.Phương pháp tán sỏi niệu quản hiện nay rất phổ biến vì tính an toàn và tiện lợi so với phương pháp mổ truyền thống. Bạn hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu còn bất cứ thắc mắc gì về tán sỏi niệu quản.Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán sỏi niệu quản;;;;;Sỏi đường tiết niệu nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Vậy bạn đã biết tình trạng bệnh của mình đang ở giai đoạn nào, và cách điều trị sỏi đường tiết niệu như thế nào chưa, hãy cùng tham khảo nội dung hướng dẫn cách điều trị sỏi tiết niệu trong bài viết dưới đây. 1. Sỏi đường tiết niệu – Nguyên nhân và lý do cần điều trị sớm 1.1 Nguyên nhân dẫn đến sỏi đường tiết niệu Sỏi tiết niệu là bệnh lý phổ biến ở nước ta, một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ hình thành sỏi là do thời tiết nóng ẩm. Bên cạnh đó có nhiều nguyên nhân khác có thể dẫn đến tình trạng sỏi đó là uống ít nước, nhịn tiểu thường xuyên, chế độ ăn uống không lành mạnh, sử dụng các loại thuốc tùy tiện, không theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh có lối sống ít vận động, khiến quá trình bài tiết đào thải các chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể kém hiệu quả. Hoặc có thể là do mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, có các bệnh lý bẩm sinh, có dị dạng đường tiết niệu như phì đại tiền liệt tuyến, túi thừa bàng quang… khiến đường tiểu bị tắc nghẽn ứ đọng lâu ngày hình thành sỏi. 1.2 Diễn tiến của sỏi đường tiết niệu Quá trình hình thành và phát triển của sỏi đường tiết niệu được chia thành 3 giai đoạn sau: – Giai đoạn sớm: Là thời điểm sỏi mới hình thành và chưa gây triệu chứng hay biến chứng. Người bệnh cũng thường bỏ qua những triệu chứng bởi chúng xuất hiện mờ nhạt, không điển hình. Thông thường ở giai đoạn này người bệnh phát hiện bệnh qua thăm khám sức khỏe. – Giai đoạn cần can thiệp: Đây là giai đoạn sỏi đang tiến triển, sỏi không di chuyển, sỏi đã gây ra một số triệu chứng và biến chứng. Tuy nhiên người bệnh vẫn có thể phục hồi lại chức năng của hệ tiết niệu sau khi lấy sỏi ra ngoài. – Giai đoạn muộn: Ở giai đoạn này sỏi tiết niệu đã gây ra những biến chứng nặng hơn đó là nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thận ứ mủ, viêm thận, suy thận… Sỏi không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến quá trình lọc máu và bài tiết của cơ thể Sỏi đường tiết niệu bao gồm 4 loại sỏi ở các vị trí khác nhau trên đường tiết niệu là sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Khi xuất hiện sỏi trong đường tiết niệu người bệnh cần điều trị triệt để sớm. Lý do là bởi khi xử lý sỏi mới hình thành, sỏi kích thước nhỏ thì càng nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm hơn cho người bệnh. Trong trường hợp không điều trị kịp thời, sỏi có thể diễn tiến thành những biến chứng khó lường như: – Tắc nghẽn: Là biến chứng phổ biến và nguy hiểm đối với chức năng thận. Nếu sỏi nằm ở những vị trí dễ gây tắc nghẽn như bể thận, niệu quản, niệu đạo, tùy hình dạng và kích thước sỏi có thể gây tắc hoàn toàn hoặc không hoàn toàn dòng chảy của nước tiểu. Việc gây tắc nghẽn nước tiểu sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện các cơn đau, nước tiểu đẩy ngược dòng gây ứ nước thận, giãn đài bể thận, giãn niệu quản đoạn trên sỏi. Tiến triển xa hơn là nhu mô thận mỏng dần khiến thận bị mất chức năng, xơ hóa niệu quản, rò bàng quang, teo bàng quang… – Gây cọ xát, trầy xước: Sỏi tiết niệu có thể cọ xát vào niêm mạc đường tiết niệu gây chảy máu. Những tổn thương trong hệ tiết niệu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu , làm nghiêm trọng hơn tình trạng tắc nghẽn. Sỏi kẹt tại niệu quản gây tắc nghẽn và hình thành nên cơn đau quặn thận cho người bệnh 2. Hướng dẫn một số cách trị sỏi tiết niệu 2.1 Hướng dẫn cách điều trị sỏi đường tiết niệu trong từng giai đoạn bệnh Như đã đề cập phía trên sỏi đường tiết niệu cũng sẽ thường phát triển qua ba giai đoạn bệnh. Khi sỏi ở giai đoạn sớm người bệnh dễ dàng sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn để hỗ trợ đưa sỏi ra ngoài nhanh chóng. Trong giai đoạn này nếu phát hiện và điều trị nội khoa kịp thời thì hiệu quả sẽ lên tới 80%. Tiếp theo nếu sỏi đã bắt đầu gây ra những triệu chứng, sỏi không đáp ứng điều trị nội khoa thì các phương pháp can thiệp ít xâm lấn sẽ được áp dụng. Người bệnh hoàn toàn an tâm bởi ít sang chấn, không mất sức và hiệu quả sạch sỏi triệt để cao. Tuy nhiên nếu sỏi có kích thước quá lớn, sỏi phức tạp không thể tán vỡ hoặc người bệnh không đáp ứng với các phương pháp tán sỏi công nghệ cao thì mổ mở lấy sỏi sẽ là lựa chọn cuối cùng. Điều trị sỏi tiết niệu bằng một phương pháp hoặc một phác đồ cụ thể không chỉ dựa vào giai đoạn bệnh, kích thước sỏi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ chuyên khoa tiết niệu sẽ đánh giá và tư vấn phương hướng điều trị phù hợp nhất sau khi có kết quả của những xét nghiệm chẩn đoán. 2.2 Phương thức hoạt động của các cách điều trị sỏi đường tiết niệu Cách thức hoạt động để đạt hiệu quả của phương pháp này là người bệnh sử dụng thuốc được bác sĩ chỉ định đúng liều, đúng cách. Thuốc đi vào cơ thể sẽ hỗ trợ làm giãn cơ trơn để sỏi có thể dễ dàng di chuyển ra ngoài, đồng thời cũng làm giảm các triệu chứng đau hoặc dự phòng viêm nhiễm. Không chỉ có vậy với phương pháp này người bệnh nên kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt, luyện tập khoa học và đều đặn để thúc đẩy quá trình đẩy sỏi ra bên ngoài nhanh hơn. Tán sỏi công nghệ cao là cách thức sử dụng dạng năng lượng sóng điện từ hoặc năng lượng laser tác động vào viên sỏi để sỏi vỡ thành những mảnh vụn nhỏ. Vụn sỏi sau đó sẽ tự di chuyển ra ngoài theo dòng nước tiểu hoặc được hút gắp ra bên ngoài. Hiện nay có các phương pháp tán sỏi tân tiến được sử dụng phổ biến, mang đến hiệu quả cao cho người bệnh mà không ảnh hưởng đến sức khỏe: – Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng điện từ không mổ, không đau, không gây mê, không nằm viện. Chỉ trong khoảng 30 phút viên sỏi lớn sẽ được vỡ thành nhỏ bằng sóng điện từ chiếu từ ngoài da hội tụ vào viên sỏi. – Tán sỏi nội soi ngược dòng là kỹ thuật đi ngược từ niệu đạo vào bàng quang đến vị trí có sỏi và sử dụng năng lượng laser bắn phá sỏi thành vụn. Vụn sỏi sẽ được gắp ra ngoài, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi sau khoảng 24h là có thể xuất viện. – Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ là kỹ thuật tạo một đường hầm nhỏ từ da vào thận. Đường hầm này được đảm bảo dẫn vào thận có ít mạch máu và dễ dàng để thao tác để xử lý sỏi toàn diện. Sỏi tương tự cũng sẽ được phá vỡ vụn và gắp ra như trên tuy nhiên là thông qua đường hầm. Tán sỏi nội soi ngược dòng là một trong những phương pháp điều trị sỏi tiết niệu, cụ thể là sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo Trên đây là các thông tin về cách điều trị sỏi đường tiết niệu đạt hiệu quả cho người bệnh. Người bệnh cần lưu ý điều trị sỏi càng sớm sẽ càng có lợi hơn cả về sức khỏe và kinh tế. Do đó khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc sỏi hãy nhanh chóng đi thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh trường hợp phát hiện sỏi nhưng sử dụng các bài thuốc nam, các loại lá cây hay các loại thuốc chữa bách bệnh không rõ nguồn gốc… sẽ làm tình trạng bệnh diễn tiến nặng nề hơn.;;;;;Nắm được các giải pháp điều trị sỏi niệu quản sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, đồng thời đảm bảo quá trình điều trị của người bệnh diễn ra an toàn, tâm lý thoải mái nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết nhất về các phương pháp điều trị sỏi niệu quản. Niệu quản là một “đường ống” hẹp dài khoảng 25cm – 30cm trong hệ tiết tiết niệu. Niệu quản có nhiệm vụ vận chuyển nước tiểu do thận bài tiết ra xuống đến bàng quang. Sỏi niệu quản là sỏi từ thận rơi xuống niệu quản và mắc kẹt lại hoặc sỏi hình thành tại niệu quản do kết cấu hẹp dài của cơ quan này. Căn bệnh này thường gặp tại nam giới hơn so với nữ giới bởi niệu quản của nam giới thường dài hơn và có đoạn thể có nhiều đoạn hẹp hơn. Đặc biệt, sỏi niệu cũng là một căn bệnh thường xảy ra với nam giới trung niên. Sỏi niệu quản thường có các dấu hiệu nhận dạng điển hình như: đau bụng dưới, đau buốt dương vật khi đi tiểu, đi tiểu ra máu nhạt, nước tiểu có màu đậm và mùi lạ… Cơn đau cũng cảnh báo dấu hiệu của bệnh sỏi niệu quản Bất cứ căn bệnh nào nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Sỏi tiết niệu nói chung và sỏi niệu quản nói riêng cũng là trường hợp như vậy. Sỏi niệu quản nếu để kéo dài, kích thước sỏi gia tăng có thể dẫn đến nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm như: – Viêm đường tiết niệu: Sỏi làm tắc đường tiểu có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng đường niệu. – Giãn đài bể thận: Nước tiểu ứ đọng lâu ngày dẫn tới tình trạng giãn đài bể thận. – Viêm thận cấp và mạn tính: Tình trạng viêm tiết niệu kéo dài dẫn tới nguy cơ viêm thận. – Suy thận: Sỏi niệu quản để lâu dài sẽ phát triển về kích thước, chặn dòng nước tiểu dẫn tới suy thận. – Vỡ thận: Khi sỏi niệu quản làm tắc hoàn toàn dòng tiểu có thể dẫn tới nguy cơ vỡ thận rất nguy hiểm. 2. Các giải pháp điều trị sỏi niệu quản hiệu quả hàng đầu 2.1 Điều trị tán sỏi ngoài cơ thể Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp sử dụng sóng xung kích để tán vỡ sỏi, mảnh vụn sẽ đào thải theo nước tiểu ra ngoài sau 2 – 4 tuần. Phương pháp này sử dụng máy tán sỏi công nghệ cao, không cần mổ mở, không gây đau đớn. Phương pháp này được chỉ định cho bệnh nhân sỏi niệu quản 1/3 trên sát bể thận, tùy vào kích thước và vị trí bác sĩ sẽ tư vấn người bệnh có điều trị hiệu quả với tán sỏi ngoài cơ thể hay không. Với phương pháp này, người bệnh sẽ điều trị trong khoảng 30 phút – 45 phút và không cần lưu viện sau điều trị, tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí. 2.2 Điều trị tán sỏi nội soi ngược dòng Tán sỏi nội soi ngược dòng là phương pháp lấy năng lượng laser tán vụn sỏi theo đường tiểu của cơ thể. Cụ thể là đi từ niệu đạo lên các cơ quan khác phía trên như: bàng quang, niệu quản… Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân sỏi bàng quang và sỏi niệu quản sẽ đạt hiệu quả điều trị cao nhất, kích thước cụ thể đáp ứng điều trị sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho người bệnh. Tuy nhiên nếu sỏi niệu quản ở vị trí 1/3 trên hay 1/3 dưới hoặc sỏi khó đào thải qua nước tiểu thường được ưu tiên sử dụng phương pháp này. Tán sỏi nội soi có ưu điểm: không xâm lấn, không có vết mổ nên không để lại sẹo. Đồng thời, phương pháp này chỉ can thiệp qua đường tiểu nên không làm tổn thương niệu quản và các cơ quan lân cận, từ đó bảo vệ chức năng tiết niệu. Chỉ với 24 giờ theo dõi tại bệnh viện, đây cũng được đánh giá là phương pháp điều trị có thời gian lưu viện và phục hồi nhanh chóng. 2.3 Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ là phương pháp thông qua vết rạch 5mm và đưa năng lượng laser vào phá vỡ sỏi. Vết rạch “siêu nhỏ” này không hề gây nhiều đau đớn cho người bệnh, đồng thời cũng đảm bảo tỉ lệ sạch sỏi cao, hạn chế nguy cơ sót sỏi. Kỹ thuật này thường áp dụng với bệnh nhân bị sỏi niệu quản 1/3 trên. Tùy tình trạng kích thước sỏi của người bệnh mà bác sĩ sẽ nghiên cứu phác đồ điều trị hiệu quả nhất: vị trí, kích thước, số lượng sỏi… Đây có thể coi là giải pháp thay thế hoàn hảo cho mổ mở truyền thống, mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho người bệnh. Bệnh nhân tư vấn với bác sĩ trước khi tiến hành tán sỏi qua da 2.4 Các phương pháp điều trị bệnh sỏi niệu quản khác Ngoài ba phương pháp điều trị trên, đối với sỏi niệu quản, người bệnh còn có thể được chỉ định điều trị với phương pháp điều trị nội khoa và phương pháp mổ mở. – Điều khi nội khoa hay điều trị bằng thuốc là phương pháp áp dụng cho trường hợp sỏi nhỏ, chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Thậm chí người bệnh vẫn có thể sinh hoạt như bình thường mà không có nhiều dấu hiệu bất thường nghi sỏi niệu quản. Sỏi sẽ được đào thải nhanh hơn thông qua một số loại thuốc hỗ trợ, tuy nhiên người bệnh vẫn cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để có được phác đồ nội khoa phù hợp nhất. – Điều trị mổ mở lấy sỏi là phương pháp mổ ở khu vực niệu quản có sỏi, thông qua tác động của bác sĩ chuyên môn để phẫu thuật và đưa sỏi ra ngoài. Đây là phương pháp áp dụng với sỏi có kích thước lớn hoặc có tính chất phức tạp; các phương pháp còn lại đều không can thiệp được. Đối với mổ mở, sỏi sẽ được lấy sạch hoàn toàn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng khó lường như: chảy máu, nhiễm trùng, viêm sưng… Trên đây là những phương pháp điều trị sỏi niệu quản hiệu quả và an toàn bậc nhất hiện nay, khi có dấu hiệu bệnh bất thường nghi sỏi niệu, người bệnh cần điều trị sớm để tránh những nguy cơ khó lường.;;;;;Điều trị nội khoa sỏi niệu quản là phương pháp điều trị sỏi tiết niệu sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ sau khi đã đánh giá cụ thể tình trạng của bệnh nhân phù hợp với phương pháp điều trị này. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về các loại thuốc điều trị sỏi niệu quản trong bài viết dưới đây nhé. 1. Thông tin cơ bản về bệnh sỏi niệu quản Sỏi niệu quản là một bệnh lý của sỏi tiết niệu, khi một dạng tinh thể rắn xuất hiện tại niệu quản và mắc kẹt mà không được đẩy ra ngoài theo dòng nước tiểu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh là do quá trình rơi của sỏi thận và dừng lại tại bất kỳ vị trí nào tại niệu quản. Người bệnh có thể gặp những triệu chứng bệnh như: Đau quặn thận, đau mỏi lưng, tiểu máu, tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rắt,… Khi gặp các dấu hiệu bệnh như trên bạn nên đi thăm khám sớm để được điều trị nếu phát hiện mắc sỏi, tránh việc để lâu sỏi sẽ gây nhiều biến chứng khó lường. Tinh thể rắn xuất hiện tại niệu quản và kẹt tại đây có thể là do quá trình rơi của sỏi thận. Tinh thể này được gọi là sỏi niệu quản Thông thường sỏi có kích thước nhỏ hơn 5mm có thể tự bài xuất ra ngoài cơ thể thông qua dòng nước tiểu. Ngoài ra nếu sỏi nằm ở gần bàng quang, cơ hội sỏi có thể di chuyển ra ngoài cũng sẽ cao hơn so với sỏi niệu quản đoạn trên. Trong trường hợp sỏi ≤ 5mm không thể tự di chuyển xuống bàng quang và ra ngoài cơ thể, hoặc sỏi kích thước <10mm, kết hợp với bề mặt sỏi nhẵn, chức năng thận hoạt động bình thường, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa sử dụng thuốc để hỗ trợ giúp sỏi trôi ra ngoài. Tuy nhiên quá trình dùng thuốc sẽ chỉ áp dụng trong một thời gian nhất định khoảng 4 đến 6 tuần. Nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị, sỏi không có dấu hiệu đi ra ngoài bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp loại bỏ sỏi tiếp theo. Điều trị sỏi niệu quản sử dụng thuốc yêu cầu bệnh nhân cần phải tuân thủ chặt chẽ yêu cầu từ bác sĩ 2.1 Thuốc giảm đau, chống viêm Sỏi niệu quản thường gây ra triệu chứng điển hình là các cơn đau co thắt. Cơn đau xuất phát do sỏi gây cản trở hoặc tắc nghẽn dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang, dẫn đến đài bể thận bị tăng áp lực hình thành nên cơn đau. Bên cạnh đó sỏi cũng cọ xát vào niêm mạc niệu quản dẫn đến phản ứng co thắt. Chính bởi những cơn đau hành hạ người bệnh, gây khó chịu và cản trở cuộc sống sinh hoạt hàng ngày nên bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm để xoa dịu, tạm thời làm giảm triệu chứng bệnh. 2.2 Thuốc điều trị sỏi niệu quản – Thuốc giãn cơ trơn niệu quản Niệu quản được cấu tạo từ lớp cơ trơn nên đường kính trong có thể giãn tới 7mm so với kích thước trung bình khoảng 2-4mm. Cơ trơn được kích hoạt tự động chứ con người không thể sử dụng suy nghĩ để điều khiển hoạt động của chúng. Chính vì vậy khi sỏi kẹt tại niệu quản mà không di chuyển xuống bàng quang và đi ra ngoài, thuốc giãn cơ trơn niệu quản là một trong những loại thuốc điều trị sỏi tiết niệu, sỏi niệu quản sẽ được sử dụng. Thuốc sẽ có tác dụng là để giãn rộng đường kính niệu quản, giảm cường độ và nhịp độ co bóp của cơ trơn, từ đó giúp viên sỏi di chuyển dễ dàng hơn. 2.3 Một số loại thuốc điều trị sỏi niệu quản khác Thuốc kiềm hóa nước tiểu giúp điều chỉnh độ pH trong nước tiểu, hạn chế tích tụ các khoáng chất trong nước tiểu. Thuốc lợi tiểu, tăng lưu lượng nước tiểu có tác dụng làm tăng sự đào thải muối và nước ở thận, làm giảm lượng nước tồn đọng trong hệ bài tiết. Thuốc kháng sinh dự phòng viêm đường tiết niệu: Đây là loại thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn phát triển tại những vị trí sỏi cọ xát có nguy cơ chảy máu tổn thương và hình thành viêm nhiễm. 2.4 Một số lưu ý trong quá trình điều trị nội khoa sỏi niệu quản Để đạt hiệu quả điều trị tốt, hạn chế những tác dụng không mong muốn, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng liệu trình dùng thuốc của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc hoặc sử dụng không đúng liều lượng chỉ định. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc mà không có hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của những cơ quan khác trong cơ thể. Nếu gặp tác dụng phụ không mong muốn, nên thông báo cho bác sĩ để xử trí kịp thời, và thay thế thuốc điều trị khác. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân cần báo đầy đủ các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ. Đồng thời không sử dụng kết hợp thuốc điều trị khác mà không có ý kiến của bác sĩ. 3. Lời khuyên hỗ trợ bệnh nhân điều trị nội khoa sỏi tiết niệu Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể kết hợp với chế độ ăn uống khoa học hàng ngày để tình trạng bệnh được cải thiện sớm. – Khi mắc sỏi tiết niệu bạn cần uống nhiều nước hàng ngày từ 2-3 lít nước. – Chế độ ăn nên sử dụng rau xanh, củ quả tươi để tốt hơn cho quá trình bài tiết của cơ thể. – Hạn chế ăn quá nhiều muối, nhiều đường, đạm động vật, thức ăn nhanh. – Khi sử dụng thuốc bạn nên tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, rượu bia, đồ uống có cồn, thuốc lá… – Không nên nhịn tiểu và nên hoạt động thể dục thể thao hàng ngày để tốt cho hệ bài tiết. Cách tốt nhất hạn chế nguy cơ mắc sỏi là bảo vệ thận khỏi những nguyên nhân gây bệnh Điều trị sỏi tiết niệu bằng cách sử dụng thuốc không áp dụng đối với mọi loại, mọi kích thước. Vì thế bệnh nhân mắc sỏi niệu quản cần hiểu rằng việc điều trị nội khoa cần có sự chỉ định của bác sĩ thông qua quá trình chẩn đoán dựa trên tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Bạn cần đến bệnh viện để xác định chính xác tình trạng bệnh của mình, chứ không nên tự ý mua thuốc hoặc dùng thuốc mà không có hướng dẫn. Khi sỏi đã ở kích thước lớn, bạn cần can thiệp điều trị tán sỏi kịp thời để tránh những biến chứng.
question_86
Uống thuốc kháng sinh rồi mới biết mang thai, phải làm sao?
doc_86
2. Nguyên tắc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, thai phụ tuyệt đối không nên sử dụng mọi loại thuốc. Ngoài ra, ở giai đoạn nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt, từ khi rụng trứng tới khi có kinh trở lại, thai phụ nên tránh sử dụng thuốc bởi đây là giai đoạn có khả năng thụ thai cao. Vì một số loại thuốc có tính tích lũy, đào thải rất chậm nên lúc uống có thể chưa thụ thai nhưng khi thụ thai thành công thì thuốc vẫn lưu lại trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Trong những giai đoạn sau, bà bầu cũng nên hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc. Thay vào đó, bạn nên chọn các phương pháp điều trị không dùng thuốc. Ví dụ, người bị đau đầu có thể massage, thư giãn thay vì dùng thuốc giảm đau. Nếu bị táo bón, thai phụ nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả thay vì dùng thuốc nhuận tràng. Bởi mặc dù một số loại thuốc an toàn với phụ nữ mang thai nhưng tốt nhất vẫn nên hạn chế dùng.Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, mẹ bầu nên lắng nghe lời khuyên của bác sĩ và chỉ dùng thuốc đúng theo chỉ định. Bác sĩ sẽ cân nhắc thật kỹ mức độ ảnh hưởng của thuốc tới bào thai để đưa ra liều lượng thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất, giúp hạn chế tối đa nguy cơ của thuốc đối với thai nhi. Nếu lỡ uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần, 2 tuần mà không biết, thai phụ nên báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra, theo dõi định kỳ. 3. Các loại thuốc gây hại cho thai nhi mẹ bầu không nên uống Một số nhóm thuốc gây hại cho thai nhi mà bà bầu hoặc phụ nữ có ý định sinh con cần phải hạn chế tối đa:Nhóm tetracyclin gây hỏng men răng: Kháng sinh nhóm tetracyclin thường được sử dụng để điều trị các bệnh đi ngoài do tả, kiết lỵ hoặc nhiễm E.coli hay các nhiễm trùng đường tiêu hóa khác. Tuy nhiên, nếu bà mẹ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi mà dùng thuốc này thì đứa trẻ sinh ra dễ bị hỏng men răng, răng vàng xám hoặc hoen ố;Nhóm quinolon gây hỏng sụn: Là nhóm kháng sinh phổ rộng có hiệu quả cao trong điều trị các loại vi khuẩn trên hệ tiết niệu, sinh dục. Tuy nhiên, các kháng sinh này lại có nguy cơ gây rối loạn hệ xương khớp ở trẻ em. Nếu bà mẹ sử dụng kháng sinh quinolon trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú thì đứa trẻ sẽ hấp thu kháng sinh này một cách thụ động, tăng nồng độ kháng sinh trong cơ thể của trẻ. Hệ quả là xương và sụn của bé không phát triển được, thậm chí gây đứt gân gót. Trẻ sẽ không thể kiếng chân, bàn chân luôn bị gấp lại. Ngay cả khi trẻ dưới 10 tuổi uống kháng sinh này cũng có hậu quả tương tự vì có tác hại trên xương sụn;Nhóm aminoglycosid gây điếc vĩnh viễn: Kháng sinh nhóm aminoglycosid thường được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng tai - mũi - họng, nhiễm trùng màng não và viêm phổi. Thuốc cũng được sử dụng để bào chế các thuốc nhỏ mắt. Nhóm phụ nữ mang thai hoặc chuẩn bị mang thai không nên sử dụng các thuốc này vì thuốc có thể gây tổn thương thận và gây độc cho tai trong của thai nhi (gây điếc không hồi phục);Biseptol gây thiếu máu nặng: Đây là kháng sinh đường ruột quan trọng và phổ rộng, sử dụng ở bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiêu hóa và người bệnh có biểu hiện tiêu chảy nặng, ngộ độc thực phẩm, nhiễm E.coli,... Đây là thuốc không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai vì sẽ khiến bà mẹ bị thiếu máu nặng, thai nhi thiếu dinh dưỡng;Ketoconazol: Mới đây FDA đã cảnh báo nguy cơ sử dụng ketoconazol liều cao (400 - 800mg/ngày) ở phụ nữ mang thai (kể cả 3 tháng đầu thai kỳ) gây khuyết tật ở trẻ sơ sinh. Các dạng khuyết tật gồm: Tật đầu ngắn, dị dạng mặt, sứt môi hở hàm ếch, vòm sọ phát triển bất thường, xương sườn mỏng, lệch xương đùi, dài xương, co cứng khớp, bệnh tim bẩm sinh,... Nguy cơ này không gặp ở người dùng ketoconazol trị viêm âm đạo với liều duy nhất 150mg/ngày. Do đó, không nên dùng ketoconazol cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ (trừ trường hợp nghiêm trọng có chỉ định của bác sĩ);Các nhóm thuốc khác: Nhóm thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chống đông máu, thuốc chống ung thư, dẫn xuất vitamin A liều cao,... Nếu muốn có thai thì phụ nữ nên đợi đủ 3 tháng sau khi dùng các thuốc trên mới được mang thai để đảm bảo an toàn cho thai nhi.Nếu uống thuốc kháng sinh khi mang thai 1 tuần, 2 tuần,... rồi mới biết mang thai, bà bầu nê đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn, theo dõi định kỳ. Bên cạnh đó, bà bầu cần tuân thủ một số nguyên tắc khi sử dụng thuốc trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
doc_20755;;;;;doc_51599;;;;;doc_24846;;;;;doc_54902;;;;;doc_25999
Thực tế, thuốc kháng sinh thường mang tới một số tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có thể kể đến như tình trạng dị ứng hoặc buồn nôn… Thậm chí, nhiều người sau khi dùng kháng sinh phải đối mặt với tình trạng sốc phản vệ. Đó là lý do vì sao tất cả mọi người đều phải cẩn trọng khi sử dụng nhóm thuốc kể trên. Đối với mẹ bầu, nếu họ dùng kháng sinh thì thuốc có khả năng tác động tới sự phát triển của thai nhi. Các bác sĩ cho biết tùy vào loại thuốc bạn sử dụng, thời gian cũng như liều lượng uống kháng sinh, thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều. Đa phần ảnh hưởng của kháng sinh đối với thai nhi đều theo chiều hướng tiêu cực. Chính vì thế mẹ bầu tỏ ra khá lo lắng nếu họ uống thuốc khi không biết mình mang thai. Lưu ý: có những loại kháng sinh vẫn tương đối an toàn cho thai nhi nên trong trường hợp cần phải điều trị bác sĩ sẽ vẫn cân nhắc sử dụng thuốc. Việc dùng thuốc phải theo khuyến cáo của bác sĩ. Cụ thể, nếu mẹ bầu uống thuốc khi không biết mình mang thai ở 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, khả năng em bé chào đời sẽ bị dị tật. Bởi vì, 3 tháng đầu của thai kỳ là thời gian hình thành một số bộ phần đầu tiên trên cơ thể. Các thành phần trong thuốc kháng sinh sẽ ảnh hưởng tới quá trình hình thành này và gây nên tình trạng dị tẩm bẩm sinh. Đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển sau khi em bé chào đời. Kể từ tháng thứ 4 của thai kỳ, độc tính của kháng sinh sẽ đe dọa tới sự phát triển của các cơ quan trên cơ thể bé. Các bác sĩ cho biết giai đoạn từ tháng thứ 4 - tháng thứ 9, nếu mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh thì thai nhi sẽ chịu nhiều tác động xấu, gây nguy hiểm tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện. 3. Cách xử trí khi thai phụ lỡ uống thuốc kháng sinh Mẹ bầu vô tình uống thuốc khi không biết mình mang thai thường tỏ ra khá lo lắng và không biết cách xử trí như thế nào. Tốt nhất, ngay sau khi phát hiện, mẹ bầu nên chủ động tới phòng khám chuyên khoa để được kiểm tra kịp thời. Tại phòng khám, bạn hãy thông báo với bác sĩ về loại thuốc mình đang sử dụng trong thời gian gần đây và liều lượng dùng ra sao. Đây là những thông tin rất quan trọng giúp bác sĩ nắm bắt được tình hình và có kế hoạch theo dõi sức khỏe thai kỳ phù hợp nhất. Ngoài ra, mẹ bầu cũng sẽ được kiểm tra xem thai nhi đang phát triển ở tuần thứ mấy và mức độ phát triển như thế nào, thai nhi có điểm gì bất thường hay không. 4. Kinh nghiệm sử dụng kháng sinh an toàn dành cho mẹ bầu Trên thực tế, phụ nữ mang thai có thể sử dụng một số nhóm thuốc kháng sinh trong trường hợp thực sự cần thiết. Để đảm bảo an toàn, chị em cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng thuốc với liều lượng thích hợp. Nhóm kháng sinh Beta - Lactam là một trong những loại an toàn và phụ nữ đang mang thai có thể sử dụng. Các loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Penicillin, Amoxicillin hoặc Cephalexin. Trong nhiều trường hợp mẹ bầu cũng có thể dùng kháng sinh thuộc nhóm Macrolid, ví dụ như: Spiramycin hoặc Erthyomycin,… Tuy nhiên, nếu thai phụ uống thuốc khi không biết mình mang thai thì sau khi phát hiện ra, bạn vẫn nên đi khám, kiểm tra để chắc chắn rằng thai nhi không bị ảnh hưởng xấu. 5. Loại thuốc kháng sinh không dành cho phụ nữ đang mang thai Các bác sĩ cho biết thai phụ không nên dùng kháng sinh nhóm tetracyclin để điều trị các vấn đề sức khỏe như tiêu chảy hoặc tả. Bởi vì, thành phần của thuốc tiềm ẩn nguy cơ phá hoại men răng của trẻ sau khi chào đời. Nhiều nghiên cứu cho rằng kháng sinh nhóm aminoglycosid chính là nguyên nhân gây điếc bẩm sinh cho trẻ nhỏ. Loại kháng sinh này thường được dùng để trị bệnh liên quan tới tai - mũi - họng. Nếu mẹ bầu lỡ uống thuốc khi không biết mình mang thai thì cần đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng không khuyến khích phụ nữ đang mang thai dùng thuốc kháng sinh thuộc nhóm quinolon để ngăn ngừa nguy cơ hỏng sụn của trẻ nhỏ. Nhiều trường hợp ghi nhận trẻ sinh ra bị rối loạn phát triển xương khớp, xương khớp khá yếu.;;;;;Thuốc kháng sinh là thuốc được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn, dùng để kìm hãm sự phát triển hay diệt vi khuẩn. Tuy nhiên thuốc kháng sinh luôn đi kèm tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng dài ngày. Ví dụ như làm giảm hấp thu đường ruột gây ra loạn khuẩn khiến bệnh nhân bị tiêu chảy hay rối loạn tiêu hóa. Thuốc kháng sinh là thuốc được bác sĩ kê đơn để chỉ định điều trị bệnh nào đó do vi khuẩn gây nên. Vì vậy, không thể tùy tiện mua thuốc kháng sinh và uống thuốc khi không có chỉ dẫn. Mỗi loại kháng sinh sẽ được chỉ định cho các bệnh riêng biệt như:Kháng sinh cho bệnh lao: rifamycin, rifampicin, streptomycin, capreomycin, kanamycin, viomycin, cycloserin. Những loại kháng sinh này phải dùng kết hợp với thuốc kháng lao tổng hợp isoniazid, pyrazinamid, ethabutol, ethionamid theo chiến lược DOT ( điều trị ngắn ngày và có kiểm soát). Những loại kháng sinh này thường gây độc cho gan, thận và làm ảnh hưởng đến thính giác.Kháng sinh dùng để chống nấm: nhóm 1 có chứa Candida ngoài da và tiêu hóa. Amphoteracin B dùng để trị nấm sâu đường toàn thân qua tiêm truyền. Nhóm 1 gây tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa, đau đầu, buồn nôn, nôn và viêm tĩnh mạch, huyết khối.Nhóm 2 gồm griseofulvin để điều trị kìm hãm nấm microsporium, triclophyton, epidermophyton. Nhóm thuốc này có tác dụng phụ là nhức đầu, rối loạn tiêu hóa và gây phát ban.Thuốc kháng sinh dùng để điều trị khối u ( ung thư) như: bleomycin. Dùng trong các trường hợp u bạch huyết bào, u ác tính tinh hoàn, ung thư biểu mô... Thuốc này có tác dụng phụ như suy thận, giảm hô hấp.Nhóm Daunomycin, doxorubicin điều trị bệnh bạch cầu, lympho bào caaso, u nguyên bào thần kinh, u ác tính bàng quang, u buồng trứng, tuyến giáp trạng. Chúng có tác dụng phụ là ban đỏ da, suy tim, tủy, gây rối loạn tiêu hóa và gây rụng lông tóc.Ngoài ra còn có những nhóm kháng sinh riêng biệt như: vancomycin, teicoplanin, novobiocin, escherichia coli, enterobacter... 2.1. Uống thuốc kháng sinh đúng bệnh, đúng chỉ định. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của kháng sinh trong việc hạ thấp tỷ lệ tử vong của các bệnh nhiễm khuẩn, ngăn ngừa bệnh trở nặng và biến chứng. Tuy nhiên nếu chúng ta sử dụng kháng sinh sai cách sẽ kéo theo những hậu quả nặng nề.Vậy sử dụng kháng sinh thế nào cho hiệu quả:Khi bệnh nhân bị bệnh, việc mấu chốt là phải xác định đâu là bệnh nhiễm khuẩn và bệnh do vi khuẩn gây ra. Cần phải làm những xét nghiệm và làm kháng sinh đồ, hoặc có khám bác sĩ. Cần lưu ý là bệnh do virus không sử dụng kháng sinh.Khi kê đơn kháng sinh cần phải xem xét thật kỹ lưỡng: tuổi, giới tính, tiền sử bệnh (dị ứng, bị gan, thận, hay thần kinh....), bệnh nhân đang có thai không, cho con bú... để có những phương án thích hợp nhất.Ngoài ra cần phải lựa chọn kháng sinh phù hợp theo các tính năng, chuyển hóa, khuếch tán, đào thải. Đồng thời luôn theo dõi tiến trình điều trị cùng kết quả sau cùng. Nên cân nhắc liều dùng, phối hợp với các loại thuốc khác sao cho phù hợp.Hạn chế tối đa phối hợp kháng sinh, nếu có nên dùng loại phổ hẹp, tránh tạo ra điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc và tăng độc tính, chú ý nữa là sự tương tác qua lại giữa các kháng sinh như tương kị, kháng chéo và hiệp đồng.Luôn luôn cảnh báo và chú ý những tác dụng phụ của kháng sinh: nhiễm độc gan, thận, thần kinh, tủy, răng... tai biến chọn lọc: viêm gan, đứt gân, mất bạch cầu, điếc... và phổ biến nhất là dị ứng.2.2. Uống đúng cách.Đầu tiên phải nói là uống đúng liều: nếu bác sĩ đã kê đơn là uống 2 lần / ngày hay hơn thì phải uống đúng liều, không được bỏ bữa, và đúng khoảng cách giờ để đảm bảo trong cơ thể lúc nào cũng đủ lượng thuốc chống chọi với vi khuẩn.Uống với nước nào cho hợp lý: Đa số mọi người khuyên nên dùng với nước sôi nguội. Tuy nhiên một thí nghiệm cho thấy nhóm người uống thuốc kháng sinh với nước trà xanh lại cho hiệu quả tốt hơn. Chúng có tác dụng đẩy nhanh tốc độ diệt vi khuẩn và còn ngăn chặn được 28 loại vi khuẩn gây bệnh khác.Nên lưu ý thời điểm uống kháng sinh đúng theo chỉ dẫn:Có loại uống trong bữa ăn như: kích thích đường tiêu hóa vì thuốc không làm giảm hấp thu do thức ăn.Loại kháng sinh uống xa bữa ăn: trước hay sau 2-3 giờ. Là những loại kháng sinh còn lại, chúng bị giảm hấp thu do thức ăn và không ổn khi dạ dày tiết ra dịch vị.Ngoài ra còn lưu ý là không nên sử dụng kháng sinh khi đang uống bia rượu và dùng thuốc tránh thai. 3. Hệ quả của việc uống thuốc kháng sinh dài ngày;;;;;Mang thai được coi là giai đoạn nhạy cảm của người phụ nữ khi cơ thể họ có vô số các thay đổi về nội tiết tố, thể chất, tinh thần và sức đề kháng cũng yếu hơn so với trước đây. Vì vậy không phải mẹ bầu nào cũng hoàn toàn khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ có thể mắc phải bệnh lý nào đó do vi khuẩn hay các vi sinh vật khác gây ra. Bài viết sau sẽ giới thiệu một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ nên tham khảo. Kháng sinh là các loại thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, kháng nấm và được phân thành 9 nhóm như sau: Kháng sinh nhóm 1 Beta-lactam bao gồm: các penicillin, Monobactam, cephalosporin, Carbapenem, beta-lactam khác, Các chất ức chế beta-lactamase; Kháng sinh nhóm 2: Aminoglycosid; Kháng sinh nhóm 3: Macrolid; Kháng sinh nhóm 4: Lincosamid; Kháng sinh nhóm 5: Phenicol; Kháng sinh nhóm 6: Tetracyclin gồm kháng sinh thế hệ 1 và thế hệ 2; Kháng sinh nhóm 7 Peptid gồm: Polypetid, Glycopeptid, Lipopeptid; Kháng sinh nhóm 8 Quinolon gồm: kháng sinh thế hệ 1, các fluoroquinolon thế hệ 2, 3 và 4; Ngoài 8 nhóm kháng sinh trên thì nhóm kháng sinh 9 gồm các nhóm kháng sinh khác, Sulfonamid và Oxazolidinon, 5-nitroimidazol. Thực tế cũng tồn tại các loại vi khuẩn sở hữu tính chất kháng kháng sinh mạnh mẽ, điển hình là Salmonella, Campylobacter, Vibrio, Shigella. Đây là những vi khuẩn gram âm được bao bọc bởi một loại màng kép giúp bảo vệ chúng trước sự tấn công của các loại thuốc kháng sinh. Mặc dù có tác dụng diệt khuẩn nhưng thuốc kháng sinh không thể bị sử dụng bừa bãi, đặc biệt trường hợp người bị bệnh là các thai phụ thì việc dùng kháng sinh cần phải cân nhắc thận trọng. Bởi vì loại thuốc này có thể gây tổn hại đến thai nhi trong bụng mẹ. Trong 3 tháng đầu thai kỳ chính là giai đoạn phôi thai bắt đầu hình thành và phát triển. Nếu dùng thuốc kháng sinh không đúng cách, không đúng liều lượng trong thời kỳ này thì có thể gây dị tật thai nhi. Ngoài ra từ tháng thứ 4 trở đi lại là giai đoạn nhau thai phát triển, việc dùng kháng sinh ở giai đoạn này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ như sử dụng Tetracyclin/ sẽ ảnh hưởng tới mô xương và răng; sử dụng phenicol gây suy tủy, giảm bạch cầu;... 2. Mang thai và việc dùng kháng sinh trong thời kỳ này Bất kỳ chất nào được đưa vào cơ thể mẹ đều có nguy cơ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Có những loại thuốc được đánh giá là rất an toàn cho thai nhi nhưng cũng có các thuốc khác tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Để đánh giá một loại thuốc kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai hay không thì cần dựa trên các yếu tố đó là: loại kháng sinh cần dùng, mẹ đang mang thai ở tháng thứ mấy, tác dụng phụ của thuốc, liều dùng, thời gian sử dụng thuốc trong bao lâu. Vì rủi ro khi dùng kháng sinh cho mẹ bầu khá cao nên bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi chỉ định việc dùng thuốc cho phụ nữ mang thai. 2.2. Các loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai Sau đây là một số loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai các mẹ có thể tham khảo: Nhóm beta - lactamin (penicillin, ampicillin, amoxicillin, cephalosporin... ) Nhóm macrolid (erythromycin, clarithromycin, roxithromycin... ). 2.3. Những thuốc kháng sinh rủi ro cao đối với thai kỳ Ngoài những kháng sinh nêu trên thì các nhóm kháng sinh khác cũng mang lại rủi ro cao cho phụ nữ mang thai trong quá trình sử dụng. Ví dụ: Nhóm thuốc Cyclin: gồm Doxycycline, Tetracycline, Minocyclin. Đặc biệt Tetracycline có thể khiến em bé mất màu răng nên không được chỉ định cho thai phụ sử dụng sau khi thai đạt 15 tuần tuổi; Thuốc sulfa, trimethoprim dùng để chữa nhiễm trùng tiết niệu hay các tình trạng nhiễm trùng khác. Thuốc tuy được đánh giá là khá an toàn cho giai đoạn đầu thai kỳ, không gây dị tật cho thai nhi nhưng trẻ có thể bị vàng da sau sinh; Nhóm Phenicol: Thiamphenicol, Cloramphenicol: nhóm thuốc này có thể gây tác dụng phụ là làm suy tủy, giảm bạch cầu, hội chứng xám ở trẻ em; Nhóm Quinolon: Ofloxacin, Ciprofloxacin: có khả năng gây tổn thương thoái hóa khớp. 2.4. Các kháng sinh cần thận trọng (cân nhắc dùng cho mẹ bầu) Trong quá trình mang thai nếu buộc phải sử dụng kháng sinh, bác sĩ có thể sẽ cân bằng giữa lợi ích và rủi ro khi chỉ định cho mẹ bầu dùng các thuốc như sau: Thuốc Rifamycin: cần tránh sử dụng trong tam cá nguyệt thứ nhất; Thuốc Acid Nalidixic, Nitrofuran: không nên dùng trong những tháng cuối thai kỳ; Thuốc Trimethoprim, Metronidazole, Sulfamid: không sử dụng trong những tháng đầu và những tháng cuối mang thai. Không thể phủ nhận những lợi ích trong điều trị bệnh do kháng sinh mang lại nhưng chỉ khi nào thực sự cần thiết thì chúng ta mới nên dùng kháng sinh. Nhất là đối với đối tượng mẹ bầu cần phải lưu ý những điều sau đây: Thuốc kháng sinh tiềm ẩn các tác dụng phụ đối với cả mẹ và bé, ví dụ như dị ứng, rối loạn tiêu hóa, dị tật bẩm sinh, sảy thai. Bên cạnh đó ngoài các loại vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh còn có thể vô tình loại bỏ cả những lợi khuẩn trong cơ thể, từ đó gây suy giảm khả năng phòng vệ của hệ miễn dịch trước các tác nhân có hại khác; Nguy cơ kháng kháng sinh: nếu lạm dụng các loại thuốc kháng sinh có thể tạo cơ hội để vi khuẩn tiến hóa, rèn luyện sức chịu đựng trước các tác động của kháng sinh. Theo thời gian những loại vi khuẩn này sẽ trở lên nhờn thuốc, “trơ lì” đối với thuốc. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu bệnh nhân kháng tất cả các loại kháng sinh thì ngay đến cả nhiễm trùng nhỏ nhất cũng không có thuốc điều trị. Đây được coi là hiện trạng đáng lo ngại trên toàn thế giới khi mà tỷ lệ người dân kháng kháng sinh ngày một gia tăng, trong khi phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới có thể phát minh ra loại thuốc kháng sinh mới. Trên thực tế sẽ không có người mẹ nào muốn bản thân phải sử dụng kháng sinh trong giai đoạn mang thai bởi vì những nguy cơ do việc dùng thuốc mang lại đối với em bé. Tuy nhiên nếu chẳng may mắc phải bệnh lý nhiễm trùng nào đó trong thời kỳ này thì các mẹ bầu vẫn phải cần dùng tới nhóm thuốc này. Khi có biểu hiện bất thường thì các mẹ bầu nên đi khám càng sớm càng tốt để được bác sĩ chuyên khoa sản chẩn đoán và chỉ định cho dùng thuốc. Tuyệt đối các mẹ không được tự ý dùng thuốc để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.;;;;;Kháng sinh là một loại thuốc được nhiều người biết đến, nhưng hiện nay việc sử dụng còn tùy tiện nên hiệu quả chưa cao và không thật sự an toàn cho người sử dụng. An toàn Để an toàn, với các loại thuốc kháng sinh tiêm bao giờ cũng phải thử phản ứng bì (thử trong da hay test lẩy). Để cho thuốc không bị giảm tác dụng thì phải dùng vào thời điểm nào trong ngày, trước hay sau khi ăn và khoảng cách thời gian là bao nhiêu. Thông thường nên uống thuốc kháng sinh trước hoặc sau ăn khoảng từ 1 - 2 giờ nhằm loại trừ các ảnh hưởng của thức ăn làm giảm tác dụng của kháng sinh (chất bột, chất xơ, rượu, bia). Không nên nhai viên thuốc, đặc biệt là viên thuốc nang mềm vì khi thuốc qua dạ dày sẽ bị dịch vị làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Cần uống thuốc kháng sinh với nước đun sôi để nguội, không được uống với nước hoa quả, sữa, trà vì các loại này hạn chế sự hấp thu của thuốc, thậm chí có loại ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Trong thời gian điều trị bằng thuốc kháng sinh tuyệt đối không uống rượu ở bất kỳ thời gian nào, vì kháng sinh đang lưu thông trong máu, nếu có rượu kháng sinh sẽ bị mất tác dụng. Cần uống thuốc đúng giờ và cần giữ đúng khoảng cách giữa các lần uống đều nhau nhằm làm cho lượng kháng sinh lưu thông đều trong máu và đến tác động vào ổ nhiễm trùng, đặc biệt là trong nhiễm khuẩn huyết. Đây là điều khó lường trước và rất nguy hiểm, vì vậy người bệnh không nên tự mua thuốc kháng sinh để tự điều trị. Nếu người bệnh đang dùng các loại thuốc có chất sắt hoặc canxi hoặc thuốc chống tăng tiết acid dạ dày thì cũng nên tạm ngừng vì chúng thường liên kết với nhau và không được hệ tiêu hóa hấp thụ, trừ trường hợp dùng kháng sinh trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Và hiệu quả Để sử dụng kháng sinh có hiệu quả ngoài việc kê đơn dùng thuốc gì còn được tư vấn cách sử dụng. Khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị thì không tự ngưng thuốc kháng sinh, bởi vì tự động ngưng dùng thuốc kháng sinh thì bệnh không những không khỏi mà còn làm cho vi khuẩn đó kháng lại thuốc kháng sinh, sau này nếu bị bệnh nhiễm trùng, dùng lại kháng sinh đó sẽ vô hiệu nghiệm. Hầu hết thời gian dùng kháng sinh trung bình từ 7 - 10 ngày (trừ viêm bàng quang chỉ cần dùng 3 ngày). Nếu tự ý dùng kháng sinh kéo dài sẽ tiêu diệt hết một số vi khuẩn sống cộng sinh làm thay đổi hệ sinh thái của chúng gây nên loạn khuẩn (họng, đường tiêu hóa). Trong thời gian điều trị kháng sinh không nên dùng men tiêu hóa là sản phẩm của vi sinh vật (bioenzym, lactomin plus... ) vì kháng sinh sẽ tiêu diệt chúng và làm cho men tiêu hóa này vô tác dụng. Khi dùng một đợt kháng sinh khoảng một tuần sau có thể dùng men tiêu hóa nhằm lập lại sự cân bằng hệ sinh thái vi sinh. Các nhà chức trách nên có quy định thật nghiêm ngặt trong việc bán thuốc kháng sinh (bán thuốc theo đơn và có đơn lưu) để tránh hiện tượng dùng kháng sinh bừa bãi.;;;;;Mang bầu 8 tháng uống kháng sinh có sao không là điều mà rất nhiều sản phụ cũng như người nhà quan tâm. Đa số đều lo lắng rằng bà bầu uống kháng sinh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Trên thực tế, khi mang thai cơ thể người mẹ sẽ thay đổi rất nhiều và nguy cơ bị các viêm nhiễm hay nhiễm trùng cũng sẽ cao hơn bình thường. Đôi khi việc điều trị là bắt buộc và có một điều mà các mẹ cũng cần phải nắm được là không phải kháng sinh nào cũng gây ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi. Việc có cho bà bầu uống kháng sinh hay không và nếu uống thì nên uống kháng sinh nào cần có sự thăm khám, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.Các bác sĩ khuyên rằng, đối với những trường hợp bị nhiễm trùng có liên quan đến virus mà mẹ bầu không nên dùng thuốc kháng sinh vì:Thứ nhất, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị với virus. Chỉ dùng kháng sinh nếu bệnh nhân có dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng.Việc lạm dụng kháng sinh thường xuyên không những không giúp khỏi bệnh mà còn gây tình trạng kháng thuốc dẫn đến những khó khăn trong quá trình điều trị về sau.Bà bầu uống kháng sinh khi:Bị các bệnh lý nhiễm trùng trong quá trình mang thai có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của thai nhi như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng Streptococcus nhóm B.Viêm nhiễm đường hô hấp nặng như viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản... Việc ho nhiều cũng có thể gây ảnh hưởng nhiều đến thai nhi do tác động lên cơ hoành và vùng bụng của người mẹ khi ho. Theo phân loại của Bộ Y tế dựa trên độ an toàn của kháng sinh, kháng sinh được chia làm 5 nhóm:Kháng sinh nhóm A: là nhóm thuốc an toàn cho phụ nữ có thai, ít gây nguy cơ có hại cho thai nhi ngay cả trong độ tuổi dưới 12 tuần tuổi.Kháng sinh nhóm B: nhóm bao gồm các thuốc tương đối an toàn với phụ nữ có thai như thuốc Augmentin, Penicillin...Kháng sinh nhóm C: là những thuốc có gây tác dụng phụ trên thai nhi dẫn đến dị tật thai kỳ, thậm chí tử vong. Các tác dụng không mong muốn này đã được chứng minh rõ trên các nghiên cứu thực nghiệm tiến hành ở động vật. Bởi vậy chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết và phải tư vấn trước cho sản phụ về những nguy cơ có thể xảy ra.Kháng sinh nhóm D: cũng tương tự như nhóm C, các thuốc nhóm D đã được chứng minh là có gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi nên chỉ dùng khi thật sự cần thiết.Kháng sinh nhóm X: nhóm này bao gồm các thuốc có gây hại cho thai nhi, các mẹ bầu không nên sử dụng. Nguy cơ bị dị tật bẩm sinh có thể xảy ra nếu mẹ bầu dùng nhóm thuốc này. Các dị tật thường gặp như não phẳng, tịt mũi sau, suy hô hấp ngay sau sinh, khuyết tật mắt, thoát vị cơ hoành, thiếu hụt chi sau, khuyết tật tim bẩm sinh, hở hàm ếch...Các kháng sinh an toàn cho bà bầu được khuyến cáo sử dụng như Amoxicillin, Ampicillin, Augmentin, Cephalexin, Clindamycin, Erythromycin... 3. Một số kháng sinh không dùng được cho bà bầu Uống thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến thai nhi có thể là lợi cũng có thể là hại.Một số nhóm kháng sinh có thể gây hại cho thai nhi tuyệt đối không được dùng cho phụ nữ có thai mà các mẹ bầu cần phải biết:Nhóm thuốc Aminoglycosid gây điếc vĩnh viễn ở trẻ sơ sinh. Nhóm Aminoglycosid được chỉ định dùng trong điều trị các bệnh lý nhiễm trùng tai mũi họng, nhiễm trùng màng não và ổ bụng, viêm phổi...Các thuốc nhóm Aminoglycosid bao gồm: Gentamicin, Neomycin, Amikacin, Streptomycin, Tobramycin...Ảnh hưởng của thuốc đối với phụ nữ có thai hoặc những người đang có ý định mang thai: thuốc có thể làm tổn thương đến thận, gây độc cho tai của thai nhi dẫn đến tình trạng điếc không hồi phục. Do đó các mẹ cần tránh sử dụng khi mang thai.Kháng sinh nhóm Quinolon. Chỉ định điều trị nhóm thuốc này thường dùng trên các bệnh lý nhiễm khuẩn hệ tiết niệu sinh dục.Các thuốc bao gồm: Ciprofloxacin, Pefloxacin.Ảnh hưởng của thuốc với thai nhi: nhóm thuốc này có thể gây rối loạn sự phát triển hệ xương khớp của trẻ dẫn tới tình trạng trẻ không thể kiễng chân, bàn chân bị trong tư thế bàn chân chạm gót.Nhóm kháng sinh Tetracyclin. Thuốc Tetracyclin là kháng sinh được dùng trong điều trị các bệnh lý về đường ruột như đi ngoài do nhiễm E.coli, tả, kiết lỵ...Ảnh hưởng của thuốc với thai nhi: nghiên cứu thực tế lâm sàng cho thấy phụ nữ mang thai trên 7 tháng mà sử dụng Tetracyclin thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị hỏng men răng, ố răng, vàng răng.Nhóm thuốc kháng sinh đường ruột Biseptol. Biseptol là một thuốc kháng sinh đường ruột được dùng trong điều trị các trường hợp bị nhiễm khuẩn tiêu hóa, người bị tiêu chảy nặng, người có triệu chứng của nhiễm độc thực phẩm, nhiễm E.coli...Thuốc gây cạnh tranh với acid Folic gây rối loạn chuyển hóa của vi khuẩn để từ đó tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, cũng vì điều này mà thuốc vô hình chung kháng luôn cả folic của cơ thể mẹ dẫn đến thiếu máu ở mẹ bầu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.Nhóm thuốc kháng sinh chống nấm Ketoconazol. Ketoconazol là một biệt dược quen thuộc trong các đơn thuốc điều trị nấm đặc biệt trong nấm da, nấm móng và nấm tóc. Thuốc đặc biệt hiệu quả với hắc lào, lang ben.Ketoconazole đã được chứng minh lâm sàng rằng có khả năng gây độc cho thai nhi, gây nguy cơ dị tật dính ngón tay cho bé. Ở những trường hợp bắt buộc phải điều trị nấm có thể cân nhắc việc sử dụng thay thế bằng thuốc Clotrimazol trên diện hẹp trong những tháng giữa và tháng cuối thai kỳ. 4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh cho bà bầu Để an toàn cho mẹ bầu và cả thai nhi, khi bà bầu uống kháng sinh cần lưu ý một số điều sau:Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ hay những người có chuyên môn về y dược.Thuốc kháng sinh mặc dù đem lại nhiều lợi ích trong việc điều trị và dự phòng bệnh nhưng cũng có thể gây tác dụng phụ có hại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, đặc biệt có thể gây dị tật bẩm sinh, nguy cơ dọa sảy thai, sinh non... nên cần thận trọng khi sử dụng.Hiện nay, do quá lạm dụng kháng sinh, hoặc sử dụng kháng sinh không đúng cách dẫn đến tình trạng kháng thuốc, gây cản trở cho quá trình chăm sóc và điều trị bệnh.Trong quá trình sử dụng kháng sinh, cần theo dõi sát những biểu hiện của cơ thể mẹ và thai để phát hiện kịp thời những bất thường, có hướng xử trí tốt nhất không gây ảnh hưởng về sau.Không sử dụng quá nhiều loại kháng sinh trong cùng một đợt điều trị.Nói chung, không chỉ riêng thuốc kháng sinh mà tất cả các loại thuốc điều trị hay sản phẩm bổ trợ sức khỏe khác vẫn luôn có 2 mặt lợi và hại. Việc dùng thuốc ở phụ nữ có thai cần phải thận trọng, cân nhắc giữa lợi và hại đối với mẹ và thai nhi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc để tránh gây những tác dụng không mong muốn xảy ra.
question_87
Có nên dùng thuốc giảm stress không?
doc_87
Stress là trạng thái tâm lý vô cùng phổ biến mà bất kỳ ai trong xã hội hiện đại cũng đều có khả năng gặp phải. Nguyên nhân gây ra stress rất đa dạng và nếu không được khắc phục, cải thiện thì stress có thể dẫn đến những vấn đề cả về thể chất lẫn tinh thần ở người bệnh. Thuốc giảm stress được phát minh là để hỗ trợ giải quyết tình trạng này. Nếu bạn đang bị stress quá mức, thường xuyên bị căng thẳng, lo âu thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc này. Stress hay còn gọi là lo âu, căng thẳng là một trạng thái tâm lý thường gặp của con người do nhiều yếu tố tác động. Xét theo mặt tích cực, stress sẽ giúp làm gia tăng áp lực để chúng ta nhanh chóng hoàn thành công việc và đạt được hiệu quả tốt hơn. Hay nói cách khác đây chính là động lực để ta có mục tiêu phấn đấu, cố gắng thích nghi, hành động, phát triển bản thân sao cho phù hợp với hoàn cảnh. Trái lại nếu xét về mặt tiêu cực, nếu một người thường xuyên bị rơi vào trạng thái stress thì sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến các sức khỏe tâm lý và thể chất. Những người hay bị stress sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán nản, cơ thể suy nhược, tiêu hóa kém, thậm chí là làm tăng nguy cơ tiến triển thành bệnh trầm cảm. Dưới đây là 2 loại nguyên nhân chính dẫn đến stress:Stress bắt nguồn từ yếu tố bên trong:Bệnh nhân bị stress do sức khỏe thể chất: là những người bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, liên tục bị ốm đau, mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng, bệnh hiểm nghèo hay bệnh mạn tính khó điều trị;Những người hay suy nghĩ tiêu cực, tâm lý yếu, tự tạo áp lực cho chính bản thân mình cũng rất dễ bị stress. Môi trường sống nhiều tiếng ồn, phức tạp, nhiều tệ nạn, tắc đường,... ;Thời tiết thay đổi đột ngột, khi thì quá lạnh, khi lại quá nóng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý con người, dễ sinh cáu gắt;Đời sống tình cảm gặp nhiều chuyện buồn phiền từ gia đình, anh chị em, hay các mối quan hệ khác như người yêu, vợ/chồng, bạn bè, cấp trên, đồng nghiệp;Gặp rắc rối về vấn đề tài chính, áp lực trong công việc, thường xuyên phải tăng ca...2. Triệu chứng khi bị stress Dấu hiệu nhận diện những người bị stress quá mức trong thời gian dài sẽ là:Tinh thần: luôn lo âu, căng thẳng, buồn bã, khó tập trung hoàn toàn cho công việc cũng như học tập. Kèm theo đó là biểu hiện lú lẫn, sa sút trí nhờ và thiếu đi sự quyết đoán;Thể chất: hay đau đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, chán ăn. Cũng có những trường hợp thậm chí còn bị buồn nôn, tức ngực, khó thở;Cảm xúc: hay bức xúc và bị nóng tính, cáu gắt, thường xuyên bị sợ hãi, lo lắng, bồn chồn hoặc bùng phát những cơn tức giận từ những chuyện nhỏ nhặt nhất. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng giúp bảo vệ sức khỏe cho hệ thần kinh trung ương, giúp cải thiện tình trạng tâm lý và các triệu chứng của stress một cách hiệu quả. Những loại thuốc giảm stress cần phải kể đến đó là:3.1. Thuốc giảm stress Bamogin giúp tăng cường tuần hoàn não Viên uống này có tác dụng tăng cường máu lên não, giảm stress khá hiệu quả có xuất xứ từ Việt Nam. Dạng bào chế của loại thuốc này là viên nang khá tiện lợi. Sản phẩm có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu não, bổ sung các chất cần thiết giúp giảm tâm lý căng thẳng, tăng khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ. Thành phần chính của sản phẩm này gồm có: lạc tiên, rau đắng biển, bạch quả, rau má và đinh lăng có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu lên não, bảo vệ sức khỏe não bộ, hệ tim mạch và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ. Một thành phần đặc biệt khác chứa trong loại thuốc này đó chính là Magnesium lactate, hỗ trợ cho sự phát triển và hoạt động của các tế bào, hệ thần kinh, hệ tim mạch và cơ xương khớp. Nó giúp kiểm soát các trạng thái tâm lý tiêu cực như rối loạn lo âu, chứng trầm cảm nên rất phù hợp với những người đang bị stress.3.2. Thuốc giảm stress Melissa Dream New Nordic Tác dụng của viên uống này đó là kích thích tinh thần phấn chấn, thoải mái, giảm căng thẳng để người bệnh ngủ ngon giấc hơn. Đây là sản phẩm của Thụy Điển và được bào chế theo dạng viên nén. Thuốc bao gồm các thành phần chính đó là trà xanh, lá tía tô, hoa cúc giúp giảm thiểu lo âu và căng thẳng, xoa dịu tình trạng đau đầu. Ngoài ra trong một viên nang sẽ chứa hàm lượng lớn magie và các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6, B12) giúp tăng cường quá trình trao đổi chất, cải thiện trí nhớ, tăng hoạt động não bộ. Điểm cộng của loại thuốc này đó là nó không chứa thành phần từ sữa, là sản phẩm thuần chay, không chứa gluten hay hoạt chất gây biến đổi gen, ngoài ra không thử nghiệm trên động vật và cũng nói không với phẩm màu, hương liệu cũng như các chất bảo quản khác.3.3. Viên uống Address Stress Dietary Supplement Có xuất xứ từ Hoa Kỳ, viên uống Address Stress Dietary Supplement cũng là một sản phẩm phù hợp với những bệnh nhân bị stress. Thành phần chính chứa trong loại thuốc này đó là Magnesium giúp phục hồi tinh thần của người bệnh, giúp cơ thể giải tỏa căng thẳng, từ đó mang lại cho bệnh nhân một giấc ngủ ngon, giảm mụn trứng cá, lão hóa hay tình trạng thâm nám làn da. Trên đây là những thuốc giảm stress bạn có thể tham khảo sử dụng. Nhìn chung các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo trước khi phải dùng tới các thuốc giảm stress thì bạn nên áp dụng những biện pháp giảm căng thẳng tại nhà an toàn, lành mạnh, nghỉ ngơi hợp lý để có một tinh thần hứng khởi và vui vẻ. Việc sử dụng những loại thuốc nêu trên tốt nhất cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh nguy cơ lạm dụng thuốc và dẫn tới những tác dụng phụ nghiêm trọng.
doc_58143;;;;;doc_38542;;;;;doc_10925;;;;;doc_33062;;;;;doc_58947
Nếu tình trạng căng thẳng thần kinh xuất hiện quá thường xuyên với cường độ mạnh thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần sử dụng thuốc trị căng thẳng thần kinh. Căng thẳng thần kinh là phản ứng của não bộ và cơ thể trước các tác động của môi trường sống. Triệu chứng của căng thẳng là kết quả của một loạt chuỗi phản ứng khác nhau diễn ra trong cơ thể, gồm cả triệu chứng thực thể và triệu chứng tâm lý. Do vậy, không có một loại thuốc cụ thể nào dùng chung cho tất cả các trường hợp căng thẳng thần kinh. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ kê đơn cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc khác nhau để giải quyết các triệu chứng cụ thể liên quan tới tình trạng stress. 2. Dùng thuốc trị căng thẳng thần kinh theo từng triệu chứng cụ thể 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị căng thẳng thần kinh Khi sử dụng các thuốc điều trị căng thẳng thần kinh, người bệnh cần lưu ý:Tuân thủ đúng liệu trình, liều lượng và thời gian dùng thuốc được bác sĩ khuyến nghị;Không dùng thuốc vào bất kỳ lúc nào bản thân cảm thấy khó chịu;Nếu lạm dụng thuốc có thể gây “nghiện” thuốc, khiến việc điều trị căng thẳng trở nên khó khăn hơn và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thần kinh cùng các bộ phận khác trên cơ thể;Thận trọng khi dùng thuốc an thần cho người có tiền sử hoặc bệnh nền liên quan tới tim mạch, thần kinh, hô hấp, tiêu hóa,...;Nếu sử dụng đồng thời 2 - 3 loại thuốc trở lên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ tương tác thuốc gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm;Sử dụng thuốc an thần để trị căng thẳng thần kinh có thể khiến hệ thần kinh phản ứng chậm hơn so với bình thường. Do đó, ngay sau khi dùng thuốc, người bệnh không nên thực hiện các công việc đòi hỏi phải tập trung cao độ như học tập, làm việc, điều khiển máy móc, lái xe,... mà nên thư giãn tâm trí, không nghĩ ngợi quá nhiều;Trong quá trình sử dụng thuốc giảm căng thẳng thần kinh, nếu gặp bất kỳ vấn đề bất thường nào như mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu,... người bệnh nên ngưng dùng thuốc và báo cho bác sĩ để được theo dõi bệnh tình.Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc trị căng thẳng thần kinh khi chưa được bác sĩ cho phép để tránh gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hoặc có những phản ứng quá khích, hưng phấn,...;;;;;Stress là một loại bệnh và nó cũng là nguyên nhân dẫn tới nhiều loại bệnh khác, có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Stress thật ra là vấn đề không hề đơn giản như bạn nghĩ. Bị stress nặng có thể gây ra những vấn đề sức khỏe như sau: Những vấn đề về tâm thần, chẳng hạn như mất ngủ, đau đầu, tình trạng hoa mắt, chóng mặt, thay đổi tâm lý, hay buồn phiền, cáu gắt, rối loạn trí nhớ, thậm chí là trầm cảm,… Khi bị stress, bạn thường xuyên bị mất ngủ, não hoạt động kém hơn và có thể bị tổn thương nghiêm trọng. Đây cũng là nguyên nhân khiến bạn mệt mỏi, lười vận động. Bệnh tim mạch: Khi bị stress, tim sẽ tăng giải phóng cortisol làm tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường và những vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim,… Bệnh tiêu hóa: Stress gây cản trở quá trình lưu thông máu và gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Nhiều trường hợp quá căng thẳng dẫn đến viêm loét dạ dày. Stress cũng có thể làm giảm ham muốn “chuyện chăn gối”, làm rối loạn nội tiết tố dẫn đến những bệnh phụ khoa như rối loạn kinh nguyệt,… Bệnh về cơ khớp như đau lưng, chuột rút, có cảm giác kiến bò ở ngón tay,… Đây cũng chính là nguyên nhân khiến toàn bộ cơ thể bị mệt mỏi, suy sụp, rất dễ mắc phải các bệnh dị ứng, bệnh truyền nhiễm. Những trường hợp bệnh nhân hen suyễn bị căng thẳng thì tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Stress cũng là nguyên nhân kích thích hoạt động của các tuyến nhờn làm da thô ráp hơn, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, nhăn nheo. Tình trạng căng thẳng kéo dài cũng chính là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu và dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 2. Những cách giảm stress hiệu quả Stress trong một thời gian dài sẽ rất nguy hiểm. Vậy làm sao để giảm stress, hãy cùng tham khảo những cách dưới đây: Tập yoga: Đây là cách giúp cho cơ thể của bạn dẻo dai, khỏe mạnh hơn, duy trì vóc dáng cân đối và cũng giúp bạn giảm stress, xua tan mọi buồn phiền, mệt mỏi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tập yoga thường xuyên có thể kiểm soát stress tốt hơn. Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp cơ thể tái tạo năng lượng để vận động thể chất tốt hơn mà đây cũng là cơ hội để tinh thần bạn được nghỉ ngơi, loại bỏ căng thẳng. Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây căng thẳng và ngược lại những người căng thẳng cũng dễ bị thiếu ngủ. Nó giống như một vòng luẩn quẩn khiến bạn luôn mệt mỏi. Vì thế, hãy cố gắng duy trì ngủ đủ giấc để bảo vệ sức khỏe của bạn. Giao tiếp nhiều hơn: Khi được trò chuyện nhiều hơn với mọi người, những vấn đề của bạn sẽ được tháo gỡ, giúp bạn phân tích và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, sự lo âu, căng thẳng sẽ dần mất đi. Tăng cường vận động: Khi những suy nghĩ khiến bạn quá mệt mỏi, bạn nên vận động thể chất. Đây là cách làm giảm stress hiệu quả nhờ giải phóng Cortisol từ tuyến thượng thận, hạn chế được các tác động tiêu cực của stress. Tập thiền: Một cách giảm stress cũng rất hiệu quả chính là tập thiền. Tập thiền giúp bạn giảm căng thẳng, có thể giảm cảm giác đau đớn và suy nghĩ tích cực hơn, ngăn ngừa tái phát bệnh trầm cảm. Cười nhiều hơn: Khi căng thẳng, bạn có thể xem những bộ phim hài để cười nhiều hơn, tăng cường cảm giác hưng phấn, giảm căng thẳng và còn kích thích hoạt giải phóng các endorphin có tác dụng giảm đau. Không phàn nàn: Đứng trước những khó khăn, nhiều người có thói quen phàn nàn và bực bội nhưng đây là điều không nên. Các chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên chấp nhận và tìm ra hướng giải quyết, đồng thời suy nghĩ tích cực hơn thay vì phàn nàn và suy nghĩ tiêu cực. Massage: Đây là cách để giảm stress cũng rất hiệu quả. Massage không chỉ giúp bạn thư giãn cơ bắp mà còn có những tác động tích cực đến nồng độ hormone trong cơ thể. Tinh thần của bạn cũng tích cực hơn, dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều. Viết nhật ký: Đây được cho là thói quen của nhiều em nhỏ, nhưng một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, viết nhật ký chính là cách giúp bạn xua tan mệt mỏi, căng thẳng nhờ kiểm soát và phân tích các tình huống tốt hơn, đưa ra những cách xử lý tốt hơn. Khi đọc lại nhật ký, bạn cũng có thể kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực. Các hoạt động cảm xúc: Một cái ôm ấm áp, một sự va chạm âu yếu hay hoạt động cho con bú ở người phụ nữ, hoặc thậm chí là chơi với thú cưng,... sẽ giúp sản sinh ra Oxytocin - một loại hormone có thể làm giảm mức độ căng thẳng. Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về stress cũng như những tác hại mà nó gây ra cho sức khỏe của chúng ta và đặc biệt là có thể lựa chọn những cách giảm stress hiệu quả, phù hợp với bạn. Các chuyên gia khuyên bạn, nếu có những dấu hiệu của stress thì nên giải tỏa càng sớm càng tốt. Nếu áp dụng những cách trên vẫn không hiệu quả. Bạn có thể tìm gặp bác sĩ để có những lời khuyên tích cực, hữu ích hơn.;;;;;S. Tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe với đồ ăn ngọt Theo nhiều nghiên cứu, đồ ngọt có thể giúp cải thiện tâm trạng, hỗ trợ giảm stress hiệu quả. Vì hormone dẫn đến stress là glucocorticoid sẽ giảm khi người ta ăn đồ ngọt như bánh, ngậm vài viên kẹo.Tuy nhiên, ăn đồ ngọt chỉ là phương pháp hỗ trợ tạm thời và không thể thay thế được cho các phương pháp hỗ trợ điều trị, nếu bạn thường xuyên bị stress và có biểu hiện mức độ nghiêm trọng.Đồ ngọt có mối quan hệ mật thiết với cân nặng, các chức năng miễn dịch của cơ thể và bệnh trầm cảm.Đồ ngọt tăng nguy cơ mắc bệnh tâm lý: Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt gây ra sự mất cân bằng trong một số chất hóa học trong não. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến trầm cảm và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ lâu dài phát triển chứng rối loạn sức khỏe tâm thần ở một số người.Ăn nhiều đồ ngọt gây ảnh hưởng đến tâm trạng: Đồ ngọt ức chế sự tiết cortisol gây ra căng thẳng ở những người tham gia là phụ nữ khỏe mạnh, giảm thiểu cảm giác lo lắng và căng thẳng. Cortisol được gọi là hormone căng thẳng. Tuy nhiên, đồ ngọt giúp giảm đau tạm thời có thể khiến bạn phụ thuộc nhiều hơn vào đường, và làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan.Ngừng tiêu thụ đường có thể ảnh hưởng đến tâm trạng: một người thường xuyên tiêu thụ đồ ngọt nếu ngưng ngay có thể gây ra một số tác dụng phụ như cáu gắt, lo sợ, hoang mang, cơ thể mệt mỏi, chán nản,... Việc cai nghiện đường, đồ ngọt cũng có thể xuất hiện những triệu chứng giống như cai nghiện các chất kích thích khác. Những cách để giảm stress mà bạn có thể tham khảo như:Tập yoga: Đây là cách giúp cho cơ thể của bạn dẻo dai, khỏe mạnh hơn, duy trì vóc dáng cân đối và cũng giúp bạn giảm stress, xua tan mọi buồn phiền, mệt mỏi.Ngủ đủ giấc: Một giấc ngủ ngon không chỉ giúp cơ thể tái tạo năng lượng để vận động thể chất tốt hơn mà đây cũng là cơ hội để tinh thần bạn được nghỉ ngơi, loại bỏ căng thẳng. Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân gây căng thẳng và ngược lại những người căng thẳng cũng dễ bị thiếu ngủ. Nó giống như một vòng luẩn quẩn khiến bạn luôn mệt mỏi. Vì thế, hãy cố gắng duy trì ngủ đủ giấc để bảo vệ sức khỏe của bạn.Giao tiếp nhiều hơn: Khi được trò chuyện nhiều hơn với mọi người, những vấn đề của bạn sẽ được tháo gỡ, giúp bạn phân tích và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, sự lo âu, căng thẳng sẽ dần mất đi.Tăng cường vận động: Khi những suy nghĩ khiến bạn quá mệt mỏi, bạn nên vận động thể chất. Đây là cách làm giảm stress hiệu quả nhờ giải phóng Cortisol từ tuyến thượng thận, hạn chế được các tác động tiêu cực của stress.Tập thiền: Tập thiền giúp bạn giảm căng thẳng, có thể giảm cảm giác đau đớn và suy nghĩ tích cực hơn, ngăn ngừa tái phát bệnh trầm cảm.Cười nhiều hơn: hãy xem những bộ phim hài để cười nhiều hơn, tăng cường cảm giác hưng phấn, giảm căng thẳng và còn kích thích hoạt giải phóng các endorphin có tác dụng giảm đau.Suy nghĩ tích cực: Các chuyên gia tâm lý khuyên bạn nên học cách sống tích cực, vui vẻ, lạc quan và cởi mở hơn. Từ đó giúp bạn dễ dàng hơn trong việc tìm ra hướng giải quyết đúng đắn nhất cho vấn đề của mình. Đồng thời suy nghĩ tích cực giúp tăng hormone hạnh phúc.Massage: là cách giảm stress cũng rất hiệu quả. Massage không chỉ giúp bạn thư giãn cơ bắp mà còn có những tác động tích cực đến nồng độ hormone trong cơ thể. Tinh thần của bạn cũng tích cực hơn, dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.Các hoạt động cảm xúc: Một cái ôm ấm áp, một sự va chạm âu yếu hay hoạt động cho con bú ở người phụ nữ, hoặc thậm chí là chơi với thú cưng,... sẽ giúp sản sinh ra Oxytocin - một loại hormone có thể làm giảm mức độ căng thẳng.Viết nhật ký: là cách giúp bạn xua tan mệt mỏi, căng thẳng nhờ kiểm soát và phân tích các tình huống tốt hơn, đưa ra những cách xử lý tốt hơn. Khi đọc lại nhật ký, bạn cũng có thể kịp thời ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực.Stress là vấn đề không ít người gặp phải. Hy vọng qua video này, bạn có thể hiểu nhiều hơn về tác hại của stress đối với sức khỏe và lựa chọn những cách giảm stress hiệu quả, phù hợp với bạn.;;;;;Nếu bạn vẫn nghĩ căng thẳng chỉ là một trạng thái tinh thần tạm thời mà hầu hết ai trong xã hội hiện đại đều có lúc phải trải qua và không quá nghiêm trọng thì nên xem xét lại. Trên thực tế căng thẳng gây ra những tác động xấu tới sức khỏe. Một số triệu chứng đáng sợ của tình trạng căng thẳng là suy giảm ham muốn tình dục, hệ miễn dịch và rụng tóc nhiều. Điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc, tập yoga, tập thiền và các liệu pháp tâm lý trị liệu là những phương pháp điều trị chính để giảm bớt căng thẳng. Ngoài ra còn có những biện pháp đơn giản khác mà bạn có thể tự thực hiện hàng ngày để kiểm soát tình trạng căng thẳng. Vì thế để giảm bớt căng thẳng, đơn giản có thể chỉ cần tắt hết các thiết bị kỹ thuật số, dành thời gian nghỉ ngơi và tham gia các hoạt động thể chất khác. Chọn thực phẩm lành mạnh Nhâm nhi một chút sô cô la đen có thể giúp làm giảm căng thẳng. Lựa chọn thực phẩm đúng cách có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng căng thẳng, cụ thể: Vận động Nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động thể chất vừa phải giúp kiểm soát tình trạng căng thẳng và lo lắng. Tập thể dục là một cách lành mạnh để ngăn chặn căng thẳng, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Medicine and Science in Sports and Exercise (năm 2012). Nghiên cứu cho thấy rằng hoạt động thể chất vừa phải giúp kiểm soát tình trạng căng thẳng và lo lắng. Bên cạnh đó còn nhiều lợi ích sức khỏe khác kéo dài ngay cả sau khi kết thúc luyện tập. Hãy thử những bài tập sau: Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn Mất ngủ gây suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và cảm giác lo lắng, căng thẳng Trong một cuộc thăm dò được tiến hàng ở những người thường xuyên bị căng thẳng, có tới 70% trong đó bị mất ngủ. Mất ngủ gây suy giảm hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và cảm giác lo lắng, căng thẳng. Để hạn chế các nguy cơ này, có thể áp dụng một số biện pháp:;;;;;Những áp lực công việc, áp lực cuộc sống khiến nhiều người bị stress thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần. Bài viết dưới đây mách bạn 8 cách làm giảm stress bạn có thể tham khảo. 1. Tham gia một lớp yoga 1. Tham gia một lớp yoga Yoga là biện pháp giúp bạn đối phó với sự căng thẳng rất hiệu quả. Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio cho thấy, những người tập yoga thường xuyên sẽ có mức độ viêm nhiễm ít hơn và có khả năng kiểm soát, chịu được các yếu tố gây stress cao hơn. 2. Ngủ đủ giấc ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn. Việc căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ. Và việc thiếu ngủ có thể làm bạn mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau. Chính vì thế bạn cần có giấc ngủ sâu và ngủ đủ giấc từ 7-8h 1 ngày, nên ngủ sâu giấc từ 23h đến 1h đêm. 3. Trò chuyện giúp giảm bớt các triệu chứng căng thẳng và lo âu Trò chuyện là công cụ quản lý stress, giúp giảm bớt các triệu chứng căng thẳng và lo âu. Trò chuyện giúp bệnh nhâ giải tỏa được những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực và giúp họ thay đổi tích cực để đối phó tốt hơn với sự căng thẳng hàng ngày. 4. Tăng cường vận động Tập thể dục có thể giảm căng thẳng vì làm giảm mức cortisol Tập thể dục có thể giảm căng thẳng vì làm giảm mức cortisol. Cortisol là một hoóc môn được sản sinh từ tuyến thượng thận trong thời gian căng thẳng, khi bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi. Cortisol có thể làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể gây tổn thương nhiều cơ quan. Vì vậy, bạn nên đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ đồng hồ mỗi tuần. Điều đó có vẻ là nhiều nhưng tính ra, chỉ cần đi bộ nhanh 10 phút, 3 lần một ngày trong 5 ngày mỗi tuần là đã có 150 phút hoạt động với cường độ vừa phải, hiệu quả. 5. Tập thiền Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích tích cực của thiền định Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích tích cực của thiền định, giúp giảm căng thẳng, giảm huyết áp, giảm bớt cảm giác đau đớn và thậm chí ngăn ngừa tái phát ở những bệnh nhân bị trầm cảm. 6. Cười nhiều và thường xuyên Một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Loma Linda, Một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Loma Linda, Mỹ, phát hiện ra rằng những người tham gia xem một đoạn video hài hước sẽ giảm “hoóc môn stress” cortisol và giảm epinephrine. Những người này cũng có sự gia tăng đáng kể endorphins, tăng cường các cảm xúc hưng phấn, tăng miễn dịch và giảm trầm cảm. 7. Massage Massage không chỉ giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng cơ bắp Massage không chỉ giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng cơ bắp, nó cũng có thể ảnh hưởng tích cực đến nồng độ hoóc môn trong cơ thể. Khi áp dụng những cách làm giảm stress trên đây nếu bạn không thấy tình trạng của mình khá hơn, tinh thần không biến chuyển tốt, bạn nên đến bệnh viện để tìm chuyên gia tâm lý cho mình. Hơn nữa, stress còn là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý vì vậy khi bị stress kéo dài bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, chẩn đoán và tư vấn điều trị hiệu quả.
question_88
Cách điều trị cho người bị viêm họng hạt gây hôi miệng
doc_88
Đầu tiên cần khẳng định, viêm họng hạt sẽ dẫn tới hệ quả hôi miệng. Các hạt mủ li ti ở niêm mạc hầu họng khiến người bệnh ngứa ngáy, rát họng, cùng dịch đờm, dịch mủ trong họng gây mùi hôi khó chịu. Xét về nguyên nhân gây hôi miệng vì viêm họng hạt sẽ có nhiều yếu tố khác nhau. Có thể kể tới như: – Môi trường ô nhiễm, bệnh lý, thể trạng người bệnh tạo điều kiện vi khuẩn phát triển và tiết ra độc tố gây mùi – Thói quen lạm dụng rượu bia, cafe, thuốc lá, thực phẩm nặng mùi, thuốc kháng sinh là môi trường lý tưởng của vi khuẩn, virus – Khi bị viêm họng hạt, khoang miệng hạn chế tiết nước bọt. Nó khiến vi khuẩn phát triển, phân giải thức ăn thừa trong răng miệng tạo nên chất bay hơi có lưu huỳnh là yếu tố gây mùi – Đường hô hấp tăng cường tiết dịch đờm, dịch mủ. Chúng ứ đọng tại cổ họng lâu ngày và gây mùi – Thói quen thở bằng miệng khi bị ngạt khiến vi khuẩn đi vào miệng nhiều hơn. Khoang miệng khô và có mùi – Thói quen vệ sinh răng miệng không sạch, không đúng cách – Các bệnh lý về hô hấp khác như viêm amidan, viêm xoang,… – Các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày, gan, nóng trong,… Hình ảnh mô phỏng viêm họng hạt Khi đã hiểu rõ các nguyên do gây hôi miệng của viêm họng hạt, chúng ta mới có thể tìm cách khắc phục và xử lý được vấn đề này đúng đắn Đối với người bị viêm họng hạt, hôi miệng là triệu chứng khó tránh khỏi. Dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng nó lại ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của bệnh nhân. Việc giao tiếp với những người xung quanh bị cản trở và khó khăn. Người hôi miệng thấy ngại ngùng, thiếu tự tin. Từ đó mà tâm lý hay hiệu quả giao tiếp gặp vấn đề, kéo theo những hệ quả khác trong cuộc sống. Về khía cạnh bệnh lý, hôi miệng có thể là biểu hiện của một cơ thể thiếu nước. Họng cũng như đường hô hấp có khả năng nhiễm trùng nặng và lâu dài do vi khuẩn tăng nhanh. Nếu không được điều trị sớm, hôi miệng cũng như viêm họng hạt kéo dài có thể dẫn tới các nguy cơ như: – Sưng tấy hoặc áp xe ở thành họng hay amidan – Các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi, viêm thanh quản, khí quản, phế quản, thậm chí là viêm phổi – Lây lan tới các bộ phận khác gây bệnh như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng bên ngoài tim – Ung thư vòm họng Nhằm chặn đứng hôi miệng cũng như viêm họng hạt và các bệnh lý khác, người bệnh cần tìm hiểu phương pháp điều trị đứng đắn và phù hợp. Viêm họng hạt khiến giao tiếp bị cản trở và khó khăn 3. Biện pháp xử lý cho người bị viêm họng hạt gây hôi miệng Do tính chất không quá nghiêm trọng nên viêm họng hạt hôi miệng ban đầu có thể điều trị bằng cách thay đổi những thói quen hàng ngày. 3.1. Vệ sinh răng miệng – Giải pháp hiệu quả giảm thiểu viêm họng hạt gây hôi miệng Bản chất của hôi miệng là do vi khuẩn tăng lên trong miệng. Do đó, chăm sóc răng miệng sạch sẽ, đúng cách là điều tiên quyết khi muốn thay đổi tình trạng này. Trước hết, bệnh nhân cần đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày và không quá 3 lần/ngày. Nên đánh răng sau khi ăn và trước khi ngủ, loại bỏ sạch thức ăn thừa trong kẽ răng. Khi đánh răng cần chú ý vệ sinh lưỡi bằng mặt chải lưỡi hoặc rơ lưỡi chuyên dụng. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn trên bề mặt lưỡi, giảm mùi hôi. Song song với đánh răng, súc miệng và họng là không thể thiếu. Người bệnh nên súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày. Duy trì thói quen này vừa giúp sát khuẩn cổ họng, giảm mùi hôi vừa ngăn ngừa các bệnh về họng. Xịt thơm miệng giúp tiêu diệt tạm thời một số vi khuẩn, giảm hôi Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng kẹo cao su không đường hay xịt miệng khử mùi hôi. Cách này giúp tiêu diệt tạm thời một số vi khuẩn, giảm hôi, tăng hương thơm mát cho miệng. 3.2. Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm họng hạt gây hôi miệng Bên cạnh việc giữ răng miệng sạch sẽ, chế độ ăn phù hợp cũng rất cần thiết cho người viêm họng. Cách ăn uống khoa học hợp lý sẽ giúp giảm mùi hôi của hơi thở, bớt áp lực cho cổ họng và có lợi cho sức khỏe. Rau xanh và trái cây giòn là những thực phẩm cần bổ sung thường xuyên trong thực đơn hàng ngày. Chúng chứa nhiều nước, khoáng chất, vitamin C làm tăng đề kháng, dịu niêm mạc cổ họng. Các thực phẩm nặng mùi như hành, tỏi, đồ ăn lên men cần được hạn chế sử dụng. Đặc biệt, bệnh nhân cần bổ sung đủ nước mỗi ngày, giúp điều tiết nước bọt, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn. Người bệnh cũng có thể bổ sung các loại nước uống có khả năng sát khuẩn họng và miệng như nước gừng ấm, trà xanh,… Tuy nhiên, những thức uống mang tính háo nước như rượu, bia, cafe cần được giảm thiểu để hạn chế vi khuẩn. Bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp điều tiết nước bọt, hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn 3.3. Thăm khám để điều trị bệnh dứt điểm
doc_33806;;;;;doc_52525;;;;;doc_37182;;;;;doc_48577;;;;;doc_1716
Viêm họng hạt là do vùng niêm mạc tại khoang họng bị viêm nhiễm. Trong niêm mạc luôn có các lympho bào giúp tiêu diệt các vi khuẩn, virus, nấm có hại cho cơ thể khi đi qua khoang họng từ 2 đường đó là đường thở và đường miệng. Khi đó, các tế báo lympho bắt đầu hoạt động mạnh mẽ hơn khi cơ thể tiếp nhận quá nhiều chất độc hại theo thời gian các lympho bào này phát triển thành các hạt to và được gọi là viêm họng hạt mạn tính quá phát. Viêm họng hạt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả Khi bị viêm họng hạt, người bệnh có những biểu hiện sau: Viêm họng hạt tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không được chữa trị kịp thời để lâu bệnh sẽ tiến triển nghiêm trọng cụ thể như: Ho, rát họng lâu ngày dễ gây viêm họng hạt Nhiều người lầm tưởng rằng: bệnh viêm họng, viêm họng hạt không lây. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh lý đường hô hấp này có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Con đường lây lan của bệnh viêm họng chính là: Dịch mũi, nước bọt và dùng chung các vật trung gian truyền bệnh (thìa, cốc, bát,…). Để điều trị viêm họng hạt, trước hết phải loại bỏ các ổ vi khuẩn xung quanh; phải tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng hạt để chữa một cách triệt để. Ví dụ: điều trị viêm mũi, viêm xoang, viêm khí phế quản, viêm amidan… để loại bỏ ổ vi khuẩn từ một trong những nơi này. 4.1. Điều trị dùng thuốc Đối với bệnh nhân viêm họng hạt thường được bác sĩ kê thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề và thuốc long đờm. Thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán điều trị hiệu quả 4.2. Điều trị bằng tiểu phẫu đốt hạt Đốt hạt là biện pháp thường được áp dụng trong điều trị viêm họng hạt, nhất là đối với các hạt to: hiện nay biện pháp đốt hạt thường dùng là đốt bằng tia laser, đốt lạnh… Ngoài ra, người bệnh cần giữ sạch răng miệng, đánh răng và súc miệng kỹ sau ăn. Không hút thuốc lá, kể cả hút thụ động (hít thở phải nhiều khói thuốc do người khác hút), kiêng rượu mạnh, tránh ăn kem, uống nước đá lạnh… Luôn giữ ấm vùng cổ, tập thở sâu (phương pháp thở bụng) dài hơi, nhẹ nhàng và đều đặn.;;;;;Viêm họng hạt là một căn bệnh vô cùng phổ biến, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Theo thống kê có khoảng 80% người Việt bị từng bị viêm họng, trong đó có 45% người mắc bệnh viêm họng hạt. Do mức độ phổ biến của bệnh lý này nên chúng ta cần trang bị cho bản thân và gia đình kiến thức về cách chữa viêm họng hạt hiệu quả nhất. Viêm họng hạt là một dạng của viêm họng mãn tính, đặc trưng của bệnh là tình trạng viêm nhiễm kéo dài liên tục khiến niêm mạc vùng họng bị sung huyết, từ đó dẫn đến tình trạng cơ thể bị suy yếu, dễ dàng bị virus hoặc vi khuẩn tấn công, hình thành các hạt màu đỏ ở thành sau họng. Bệnh viêm họng hạt thường phát triển ở những bệnh nhân bị viêm họng tái phát dai dẳng và rất khó trị dứt điểm. Viêm họng hạt có thể khởi phát đơn độc hoặc đi kèm các bệnh lý khác như viêm xoang mãn, viêm khí phế quản mãn... Bệnh viêm họng hạt là một bệnh lý thường gặp hiện nay 2. Phân loại viêm họng hạt 2.1. Viêm họng hạt cấp tính. Viêm họng hạt cấp tính là giai đoạn viêm họng mới bắt đầu khởi phát, thông thường bệnh nhân chưa có nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Đây là giai đoạn mà người bệnh có xu hướng tự mua thuốc và sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, việc chưa xác định được chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà sử dụng thuốc có thể khiến cho bệnh trở nặng hơn, tăng nguy cơ kháng thuốc và gây nên những biến chứng nguy hiểm.2.2. Viêm họng hạt mãn tính. Khi viêm họng cấp tính kéo dài dai dẳng do không điều trị đúng, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính, thời gian diễn biến bệnh thành mãn tính thường kéo dài khoảng 3 tuần. Đây là giai đoạn khá nguy hiểm, khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát khi thời tiết giao mùa hay trời chuyển lạnh. Viêm họng hạt rất khó để điều trị dứt điểm bằng phương pháp đốt các hạt bằng hóa chất hay đốt điện, do mỗi lần đốt chỉ triệt tiêu được một số hạt to nhưng lại vô tình kích thích niêm mạc xung quanh khiến các hạt ở vùng niêm mạc lân cận phát triển nhanh hơn. Nếu chỉ đốt hạt đơn thuần sẽ rất khó khỏi bệnh hoàn toàn, dễ gây tái phát nặng hơn. Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh viêm họng hạt cấp tính sẽ rất dễ chuyển sang viêm họng hạt mãn tính kéo dài và dễ tái phát. Những nguyên nhân dẫn đến việc tái phát viêm họng hạt thường xuyên nếu không biết cách điều trị viêm họng hạt mãn tính bao gồm:Niêm mạc họng yếu, dễ tổn thương;Không khí ô nhiễm, thuốc lá, bụi, nước đá...;Lạm dụng kháng sinh điều trị viêm họng hạt dễ dẫn đến kháng thuốc;Dùng kháng sinh không đúng (dùng kháng sinh để trị virus, nấm...);Bệnh nhân chủ quan với các triệu chứng bệnh nhẹ, đến khi bệnh trở nặng mới điều trị;Sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém, các virus hoặc vi khuẩn dễ tấn công;Mao mạch họng bị căng lên, rách vỡ, tổn thương niêm mạc họng do khạc nhổ dễ dẫn đến bội nhiễm. Cách chữa viêm họng hạt bằng cách lạm dụng kháng sinh có thể khiến bệnh dễ tái phát 4. Cách chữa viêm họng hạt hiệu quả nhất 5. Một số cách chữa viêm họng hiệu quả nhất bằng mật ong 5.1. Sử dụng mật ong nguyên chất. Cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong nguyên chất đó là sử dụng 2 - 3 thìa mật ong pha cùng với ly nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng giúp làm dịu cổ họng.5.2. Bài thuốc chanh đào và mật ong. Chanh đào là loại quả chứa nhiều vitamin C, khi kết hợp với mật ong sẽ cho tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt cho bệnh nhân bị viêm họng hạt. Cách thực hiện mật ong - chanh đào như sau: Rửa sạch chanh đào rồi thái lát mỏng, cho vào một lọ thủy tinh sạch và khô sau đó đổ mật ong vào ngập phần chanh đào, đậy kín nắp, để yên 20 ngày rồi sử dụng mỗi ngày 2 - 3 lần. Cách chữa viêm họng hạt bằng chanh đào và mật ong từ thiên nhiên 5.3. Bài thuốc gừng và mật ong. Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, tính ấm, có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt vì vậy thường được kết hợp với mật ong để chữa viêm họng hạt: rửa sạch gừng, thái từng lát mỏng, cho vào 1 lọ thủy tinh sạch, đổ mật ong vào lọ rồi ngâm trong vài giờ, dùng uống mỗi ngày 2 - 3 lần.5.4. Cách chữa viêm họng hạt từ trứng gà và mật ong. Vị mặn và tính lạnh của trứng gà rất tốt cho các bệnh lý cổ họng, để chữa viêm họng hạt hãy đập 1 quả trứng gà vào bát, sau đó thêm 4 - 5 thìa mật ong, 2 thìa ăn cơm nước cốt chanh vào khuấy đều, ủ 2 ngày rồi sử dụng nhanh trong 3 - 4 ngày. Uống bài thuốc này có thể giúp cho các triệu chứng viêm họng hạt thuyên giảm.Lưu ý nếu đã áp dụng các bài thuốc chữa viêm họng hạt bằng mật ong trong 5 - 7 ngày mà bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị tích cực hơn.;;;;;Khả năng lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa 1. Viêm họng hạt: khái niệm và triệu chứng ” - câu trả lời là bệnh viêm họng hạt không lây. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây viêm họng hạt là do virus thì có thể lây nhiễm. Các hạt mủ hoặc virus tồn tại trong dịch từ mũi hoặc miệng của người bị viêm họng hạt, vì vậy lây nhiễm thường xảy ra thông qua sự tiếp xúc với dịch này của người bị nhiễm bệnh. Việc hiểu và nhận biết các phương thức lây nhiễm là cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của viêm họng hạt và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả như giữ vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, và tránh tiếp xúc gần với người bị viêm họng hạt.3. Chẩn đoán và hướng điều trị viêm họng hạtĐầu tiên, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiến hành kiểm tra lâm sàng để đánh giá mức độ viêm. Bác sĩ có thể sử dụng đèn Clar hoặc ống nội soi để quan sát vùng họng và xác định sự viêm nhiễm và màu của hạt họng. Xét nghiệm mẫu từ họng bằng cách lấy mẫu dịch từ họng của người bệnh, bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây bệnh, bao gồm vi khuẩn hoặc virus. Kiểm tra máu có thể được yêu cầu để đánh giá mức độ viêm và xác định nguyên nhân gây viêm. Quá trình điều trị viêm họng hạt thường tập trung vào giảm triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân gây viêm. Các phương pháp điều trị bao gồm:- Điều trị nội khoa Dùng kháng sinh (đối với viêm họng hạt do vi khuẩn): Bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh nếu vi khuẩn được xác định là nguyên nhân gây viêm. Dùng thuốc giảm đau và kháng viêm: Thuốc như paracetamol hoặc ibuprofen có thể giúp giảm đau họng và sưng. Dùng xịt họng hoặc kẹo ngậm: Xịt họng chứa chất kháng khuẩn có thể giúp giảm viêm và sưng họng. Kẹo ngậm cũng có thể mang lại sự thoải mái cho bệnh nhân. - Điều trị bằng phương pháp đốt hạt họngĐây thường là phương án điều trị sau cùng bác sĩ sẽ khuyên người bệnh áp dụng. Đối với phương pháp này, bác sĩ sử dụng tia laser hoặc đốt lạnh vùng viêm. - Thay đổi sinh hoạt, lối sống Nghỉ ngơi và uống đủ nước: Nghỉ ngơi giúp cơ thể hồi phục và đủ nước để duy trì độ ẩm trong họng. Thay đổi lối sống: Hạn chế hoặc tốt nhất là từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với chất kích ứng, giữ vệ sinh cá nhân để tránh tái phát viêm họng hạt. Khi có triệu chứng của viêm họng hạt hoặc bất kỳ vấn đề về họng nào, người bệnh nên đến bệnh viện để nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp.4. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm họng hạt và các bệnh về họngĐể ngăn ngừa bệnh viêm họng hạt cũng như các bệnh về họng khác, có một số biện pháp và thói quen hàng ngày mà mọi người có thể thực hiện:Vệ sinh cá nhân đúng cách Rửa tay thường xuyên: Rửa tay bằng xà phòng ít nhất 20 giây, đặc biệt trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc môi trường ô nhiễm. Che miệng và mũi khi hắt hơi: Sử dụng khăn giấy hoặc khuỷu tay che miệng và mũi khi hoặc hắt hơi để ngăn vi khuẩn và virus lây lan. Thường xuyên vận động Thực hiện thường xuyên các hoạt động vận động như tập yoga, hay đi bộ để tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm. Giữ vệ sinh môi trường Tránh tiếp xúc với khí độc hại, khói thuốc lá, khói ô tô, và môi trường ô nhiễm khác. Giữ môi trường sạch sẽ bằng cách lau chùi và thông gió định kỳ để loại bỏ vi khuẩn và virus. Uống đủ nước Uống đủ lượng nước hàng ngày giữ cho họng luôn ẩm, giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và khó chịu. Nên uống nước ấm, hạn chế uống nước lạnh. Tránh tiếp xúc với người bệnh;;;;; 1. Viêm họng hạt mạn tính cần được chữa trị triệt để Bệnh lý viêm họng hạt ban đầu không ẩn chứa nguy cơ đe dọa tới tính mạng. Nó đơn thuần tồn tại trong cơ thể con người, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, công việc, cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Tuy nhiên cũng vì tính chất tiềm ẩn đó, bệnh kéo dài và tái phát liên tục. Khi không được điều trị triệt để, bệnh sẽ chuyển biến thành viêm họng hạt mãn tính và gây ra những biến chứng như: – Là tác nhân gây nên các bệnh lý hô hấp viêm xoang, viêm thanh quản, viêm tai giữa,… – Bệnh nhân viêm họng kéo dài khiến họng bị tổn thương có thể bị ho ra máu – Bệnh lan sang các bộ phận khác gây viêm khớp, viêm cầu thận,… Viêm họng hạt kéo dài có thể gây ra ung thư vòm họng Không chỉ nguy hiểm, việc điều trị viêm họng hạt mãn tính cũng rất khó khăn và phức tạp. Nhiều phương pháp chỉ mang tính chất tạm thời bởi nó không giải quyết dứt điểm mầm bệnh và có thể khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng. Chữa viêm họng hạt mạn tính là cả quá trình dài và khó khăn. Dù vậy bệnh nhân vẫn cần phải chủ động xử lý dứt điểm, tránh để xảy ra hệ quả nghiêm trọng. 2. Tìm hiểu những cách chữa viêm họng hạt mãn tính hiện nay Nguyên tắc khi điều trị viêm họng nói chung, viêm họng hạt nói riêng, bệnh nhân cần được xử lý dứt điểm tình trạng viêm nhiễm. Cùng với đó là quá trình khắc phục các triệu chứng khác của bệnh. 2.1. Đốt hạt Bác sĩ sẽ dùng hóa chất hoặc điện để đốt các hạt lớn gây khó khăn cho người bệnh trong ăn uống, giao tiếp. Tuy nhiên phương pháp này không thực sự hiệu quả bởi nó không triệt tiêu được mầm bệnh. Ngược lại khi bị kích thích, vùng niêm mạc xung quanh họng sẽ phát triển nhanh hơn. Kết hợp với sự viêm nhiễm, bệnh có thể trở nặng và tái phát thêm nhiều lần nữa. Đốt hạt không thực sự hiệu quả bởi nó không triệt tiêu được mầm bệnh 2.2. Xử lý viêm nhiễm Tác nhân gây ra viêm nhiễm có thể là vi khuẩn hoặc nấm. Vì vậy, trước tiên bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp. Một trong những bước quan trọng để sàng lọc được nguồn cơn gây viêm họng hạt, đó là quá trình nuôi cấy, phân lập vi nấm, vi khuẩn. Tiếp đó các chuyên gia sẽ làm kháng sinh đồ, nhằm lựa chọn loại kháng sinh phù hợp để xử lý dứt điểm mầm bệnh này. Song song với quá trình sàng lọc, các bác sĩ cũng kiểm tra chi tiết khu vực mũi, xoang mũi xem có gặp viêm nhiễm hay không. Nếu có bệnh nhân cần kết hợp điều trị bổ sung kịp thời. 2.3. Điều trị toàn thân Việc chữa tận gốc viêm họng hạt rất khó khăn bởi chính những thói quen, môi trường, điều kiện sinh hoạt hàng ngày là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh. Nếu không khắc phục được điều này, bệnh nhân không thể khỏi bệnh, hoặc dễ dàng tái phát lại. Những biện pháp điển hình khi chữa trị viêm họng hạt mạn tính gồm: Đánh răng thường xuyên, súc miệng, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý là những bước đơn giản, dễ làm nhưng vô cùng hiệu quả với người bệnh viêm họng. Dung dịch nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp làm sạch cổ họng, giảm viêm nhiễm, giảm đau. Dung dịch nước muối có tính sát khuẩn cao, giúp làm sạch cổ họng, giảm viêm nhiễm, giảm đau Mỗi ngày, bệnh nhân nạp đủ nước sẽ giúp cơ thể được điều hòa, hạn chế sốt cao, cổ họng được khơi thông. Ngoài nước lọc, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm mật ong trong nước hoặc trà xanh để làm sạch, tăng cường miễn dịch, giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị viêm nhiễm, niêm mạc họng rất dễ tổn thương. Do đó người bệnh nên nghỉ ngơi nhiều để giảm áp lực cho họng, các tổn thương mau lành. Người bị viêm họng hạt nên chú ý cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, đặc biệt bổ sung vitamin, chất xơ,… Để tránh làm tổn thương và tăng viêm nhiễm, người bệnh nên tạm xa các thực phẩm có tính hàn, tính nhiệt cùng đồ uống có chất kích thích. Người bị viêm họng hạt chú ý cung cấp đầy đủ chất tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể 3. Lưu ý khi chữa viêm họng hạt mạn tính Dưới đây là một số vấn đề người bệnh thường thắc mắc trong quá trình điều trị viêm họng hạt mạn tính. Dù là cấp tính, hay mạn tính, viêm họng hạt cũng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên trước đó, bệnh nhân cần được thăm khám kỹ càng để biết được mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau khi bác sĩ can thiệp các biện pháp y tế, bệnh nhân có thể về nhà dùng thuốc theo đơn đã được kê và tuân thủ các quy định của bác sĩ. Để việc điều trị tại gia có kết quả, bệnh nhân nên theo dõi sát sao tình trạng bản thân, tái khám đúng hẹn, kịp thời thông báo với bác sĩ khi có bất thường. Có như vậy bệnh mới có thể khỏi dứt điểm, và khỏi một cách an toàn. Để việc điều trị hiệu quả, bệnh nhân nên tái khám đúng hẹn, kịp thời báo với bác sĩ khi có bất thường Một số thức bệnh nhân cần kiêng khi chữa viêm họng hạt mạn tính: – Đồ ăn khô cứng: Bánh mì sấy, các loại hạt, bánh kẹo cứng,… – Đồ chiên rán: Đồ ăn nhiều dầu mỡ khiến đờm tiết ra nhiều hơn – Thực phẩm cay nóng: Làm họng tăng sưng, đau – Đồ uống lạnh, kem, đá – Rượu, bia, nước ngọt có ga, chất kích thích – Đồ ngọt: Tăng đờm và tiết dịch cổ họng – Thuốc lá Đối với căn bệnh viêm họng hạt, không có cách điều trị nào hiệu quả hơn là người bệnh chủ động thay đổi bản thân trong đời sống, sinh hoạt khoa học mỗi ngày, kèm theo tuân thủ những chỉ định của chuyên gia. Nhờ đó bệnh nhân an tâm sống khỏe mà không lo bị bệnh lý tai mũi họng ghé thăm.;;;;;Dân gian có rất nhiều dược liệu tự nhiên tốt và an toàn đối với việc chữa trị các bệnh lý đường hô hấp. Chữa viêm họng hạt bằng mật ong theo những cách khác nhau đã được kiểm chứng về công dụng nên được lưu truyền đến tận ngày nay. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin được chia sẻ cùng bạn đọc một số cách chữa như vậy. 1. Đôi nét về bệnh viêm họng hạt Viêm họng hạt là sự tiến triển từ viêm họng mạn tính. Khi viêm nhiễm ở vùng họng xảy ra trong thời gian dài, không được chữa trị hiệu quả thì niêm mạc miệng tích tụ mủ và hình thành các hạt với kích thước khác nhau. Người bị viêm họng hạt thường xuyên cảm thấy vướng víu, khó chịu ở trong họng, ho khan, ngứa họng. Những cảm giác này sẽ đỡ hơn khi ho nhẹ hoặc đằng hắng nhưng nó lại nhanh chóng quay trở lại vào vài phút, vài giờ sau đó. Người bị viêm họng hạt thường có các triệu chứng sau: - Khô rát và ngứa họng Hầu hết các trường hợp viêm họng hạt đều xuất hiện dấu hiệu này đầu tiên. Người bệnh thường cảm thấy có gì đó vương vướng ở trong cổ, phải khạc nhổ thì mới đỡ được. Hành động này diễn ra thường xuyên sẽ làm tổn thương và trầy xước niêm mạc họng nên gây ra hiện tượng khô rát, nhiễm trùng ở cổ họng. - Họng bị đau Hầu hết các bệnh lý liên quan đến họng đều có triệu chứng này nên người bệnh khó nhận diện sự xuất hiện của viêm họng hạt. Tuy nhiên, thực tế thì viêm họng hạt gây ra mức độ đau họng nghiêm trọng hơn, người bệnh cảm thấy đau ngay cả khi nuốt nước bọt. - Ho có đờm, ho khan Khi mới chớm bệnh, cơn ho sẽ xuất hiện rải rác và chủ yếu là ho khan. Vài ngày sau, bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, tần suất cơn ho dày hơn và ho lâu hơn rồi chuyển dần sang có đờm. - Nổi hạt nhỏ li ti ở vòm họng Nếu người bệnh thăm khám bác sĩ sẽ thấy đỏ thành họng và có hạt trắng hoặc đỏ kích thước như hạt đậu. Những hạt này là kết quả của viêm amidan tái phát nhiều lần nên lympho biến thành hạt nhỏ, nếu nuốt nước bọt sẽ cảm thấy gờn gợn ở thành họng. Ngoài những triệu chứng trên đây thì người bị viêm họng hạt còn dễ nổi hạch sưng đau ở cổ, khàn giọng, ù tai, sổ mũi, mệt mỏi,... 2. Cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong đơn giản tại nhà 2.1. Những công dụng của mật ong với bệnh viêm họng hạt Sở dĩ nhiều người chữa viêm họng hạt bằng mật ong là bởi nó có rất nhiều công dụng: - Chống oxy hóa tương đối tốt. - Giúp kháng nấm và kháng khuẩn. - Làm dịu cơn ngứa, đau họng. - Cải thiện hệ miễn dịch. - Tốt cho hệ tiêu hóa. Đông y cho rằng mật ong có thể chống lại viêm nhiễm lâu ngày ở vùng niêm mạc họng, ngăn không cho các mô lympho sưng lên để tạo thành hạt từ đó giảm triệu chứng ngứa rát, vướng cổ họng do viêm họng hạt gây ra. Ngoài ra, đặc tính kháng viêm của mật ong còn giúp cho quá trình hồi phục tổn thương trở nên nhanh hơn. Đặc biệt, mật ong còn có thành phần tương tự như dextromethorphan - một dạng thành phần thường có trong thuốc ho không kê đơn, nên có thể dùng làm thuốc giảm ho rất tốt. 2.2. Cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong 2.2.1. Dùng mật ong nguyên chất Cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong đơn giản nhất là dùng 2 - 3 thìa mật ong nguyên chất pha cùng ly nước ấm uống vào buổi sáng sẽ giúp cho cổ họng được làm dịu, các triệu chứng của bệnh nhờ đó sớm được đẩy lùi. 2.2.2. Chanh đào và mật ong Quả chanh đào chứa nhiều vitamin C nếu kết hợp cùng các thành phần của mật ong sẽ kháng viêm, chống khuẩn, rất tốt cho người bị viêm họng hạt. Cách chữa bệnh lý này bằng mật ong và chanh đào như sau: + Chanh đào đem rửa sạch rồi thái thành lát mỏng, cho vào một lọ thủy tinh sạch và khô. + Đổ mật ong vào cho ngập phần chanh đào trong lọ sau đó đậy kín nắp, để trên 20 ngày rồi mang ra dùng uống mỗi ngày 2 - 3 lần. 2.2.3. Gừng và mật ong Củ gừng chứa chất chống oxy hóa, có tính ấm, khả năng kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt nên có thể kết hợp cùng mật ong để chữa viêm họng hạt. Cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong và củ gừng đơn giản như sau: + Gừng rửa sạch, thái từng lát mỏng rồi cho vào một cái lọ thủy tinh đã được làm sạch, phơi khô. + Đổ mật ong vào trong lọ này ngâm khoảng vài giờ rồi đưa ra dùng uống mỗi ngày 2 - 3 lần. 2.2.4. Tỏi và mật ong Để chữa viêm họng hạt bằng mật ong và tỏi, đầu tiên hãy bóc sạch vỏ của củ tỏi rồi đem giã nhuyễn. Tiếp sau đó đổ thêm chút mật ong vào rồi hấp cách thủy 10 phút. Phần nước thu được sau khi hấp hãy chắt lấy uống mỗi ngày 2 - 3 lần. Sự kết hợp giữa mật ong và tỏi sẽ tạo thành hỗn hợp có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn, rất tốt trong việc đẩy lùi triệu chứng bệnh viêm họng hạt. 2.2.5. Trứng gà và mật ong Vị mặn và tính lạnh của quả trứng gà rất tốt cho các bệnh lý cổ họng cũng như sức khỏe của chúng ta. Để chữa viêm họng hạt bằng trứng gà và mật ong, đầu tiên bạn hãy đập một quả trứng gà vào bát sau đó cho 4 - 5 thìa mật ong và 2 thìa ăn cơm nước cốt chanh vào. Bạn khuấy đều hỗn hợp này lên, ủ 2 ngày rồi đưa ra uống trong 3 - 4 ngày để giúp cho các triệu chứng viêm họng hạt thuyên giảm. 2.3. Một số điều nên lưu ý Để các cách chữa viêm họng hạt bằng mật ong trên đây sớm đạt hiệu quả, bạn nên: - Chỉ dùng đúng mật ong nguyên chất. - Kết hợp cùng việc súc họng bằng nước muối mỗi ngày để cổ họng được làm sạch hơn. - Trong thời gian bị viêm họng hạt không nên dùng đồ lạnh hay ăn chất kích thích vì chúng dễ khiến cho tổn thương ở họng thêm phần nghiêm trọng. - Uống 2 lít nước mỗi ngày để cổ họng không bị khô rát. Tất cả những nguyên liệu kết hợp với mật ong để chữa viêm họng hạt đều là dược liệu tự nhiên nên cần thời gian dài và làm đều đặn thì mới hiệu quả. Trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì đường ruột chưa hoàn thiện, rất dễ bị ngộ độc.
question_89
Ung thư biểu mô tế bào gan và những điều cần biết
doc_89
Theo số liệu thống kê gần đây nhất của Globocan năm 2020, ung thư gan tại Việt Nam có tỷ lệ bệnh nhân tử vong đứng số 1 trong các căn bệnh ung thư. Trong đó loại ung thư gan thường gặp nhất là ung thư biểu mô tế bào gan. Vậy ung thư biểu mô tế bào là gì, nguyên nhân gây bệnh và cách chữa trị là gì sẽ được chúng tôi cung cấp cho bạn đọc dưới đây. 1. Khái quát về bệnh ung thư gan biểu mô tế bào Ung thư biểu mô tế bào gan (HepatoCellular Carcinoma – HCC) là một dạng của ung thư gan nguyên phát xuất phát từ sự thay đổi đột biến tế bào trong gan về hình thái và chức năng. Theo nhiều nghiên cứu có đến 80% bệnh ung thư gan là ung thư gan biểu mô tế bào. Ung thư gan dạng biểu mô tế bào là một dạng ung thư gan nguyên phát 2. Yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư gan biểu mô tế bào Gan là bộ phận có chức năng quan trọng trong cơ thể như đào thải độc tố, sản xuất dịch mật, lưu trữ vitamin và khoáng chất, chuyển hóa glycogen, protein, lipid… Chính vì vậy khi gan yếu, suy giảm chức năng sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng sức khỏe và cuộc sống. 2.1 Người suy giảm chức năng gan có nguy cơ cao mắc HCC – Người mắc bệnh xơ gan: Ung thư biểu mô tế bào ở gan thường là biến chứng hàng đầu của xơ gan. Đây là tình trạng tổn thương tế bào gan làm suy giảm chức năng của gan do sự phát triển âm thầm của mô xơ thay thế mô gan, dần dần lan tỏa ra toàn bộ gan. – Viêm gan B hoặc viêm gan C: Người mắc bệnh viêm gan B và C đều có nguy cơ mắc ung thư gan dạng biểu mô tế bào hơn nhiều lần. Bệnh sẽ tiến triển khi virus HBV và HCV không được theo dõi và điều trị triệt để. 2.2 Một số nguyên nhân khác làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư biểu mô tế bào gan – Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá: Đây là hai yếu tố khi bạn sử dụng quá mức sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan, làm tổn thương gan và dễ gây ung thư. – Người béo phì và tiểu đường: Người béo phì có thể mắc gan nhiễm mỡ và có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế ở gan. Tiểu đường cũng đóng góp vào yếu tố gây ung thư cao hơn bởi nồng độ insulin trong cơ thể cao sẽ dẫn đến tổn thương ở gan gây viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, suy gan, xơ gan… – Một số bệnh khác cũng có thể làm tăng nguy cơ chuyển hóa thành ung thư: bệnh quá tải sắt, bệnh Wilson, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc… Người béo phì có nguy cơ mắc ung thư gan biểu mô tế bào (HCC) 3. Một số dấu hiệu nhận biết qua các giai đoạn bệnh 3.1 Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư biểu mô tế bào gan – Chán ăn, kém ăn, ăn không ngon miệng, chướng bụng, đầy hơi – Đau, cảm thấy tức khó chịu ở vùng sườn phải – Có thể gặp tình trạng sốt nhẹ không rõ nguyên nhân – Da mặt có dấu hiệu tối hơn, người bệnh khó có thể nhận biết và lầm tưởng thành da bị bắt nắng Các triệu chứng ở giai đoạn sớm thường không liền mạch, không xảy ra thường xuyên và không điển hình nên người bệnh dễ gây nhầm lẫn và bỏ qua. 3.2 Triệu chứng nhận biết ở giai đoạn bệnh tiến triển Ở giai đoạn toàn phát, các triệu chứng sẽ ngày càng rõ ràng hơn, cụ thể: – Chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân nhanh chóng, người ốm yếu – Đau hạ sườn bên phải với cơn đau âm ỉ, có thể kèm theo cảm giác sưng hoặc chướng bụng – Bụng to lên do chướng bụng, đầy hơi và có dịch tích tụ – Gan to cảm giác nặng nề hoặc cảm thấy có u ở phần bệnh trên rốn – Biểu hiện vàng da, vàng mắt bạn không nên chủ quan bỏ qua – Da mẩn ngứa, nổi mụn nhọt bởi chức năng thải độc ở gan bị ảnh hưởng – Đại tiện phân nhạt hoặc bạc màu. Khi tiểu tiện nước tiểu người bệnh thường có màu sậm. Dựa vào tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh, kích thước khối u, sức khỏe người bệnh… bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị mang lại tín hiệu tích cực nhất. Phác đồ sẽ được bác sĩ xây dựng có thể kết hợp từ nhiều phương pháp điều trị để mang lại hiệu quả và gia tăng cơ hội sống cho mỗi bệnh nhân. – Phẫu thuật gồm phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư gan và phẫu thuật ghép gan Phẫu thuật loại bỏ ung thư thường được áp dụng với người bệnh ở giai đoạn đầu. Phẫu thuật bằng cách cắt bỏ khối u giữ lại phần mô gan khỏe mạnh. Ghép gan là phương pháp thay gan mới phù hợp kích cỡ và nhóm máu của người hiến tặng. Chỉ thực hiện ghép gan khi bệnh nhân có 1 khối u gan < 5cm hoặc không có nhiều hơn 3 khối u và kích thước đều < 3cm và đều chưa có di căn. – Xạ trị: Sử dụng tia năng lượng cao tiêu diệt, làm giảm kích thước tế bào ung thư. – Hóa trị: Sử dụng thuốc có tác dụng tiêu diệt tế bào ác tinh. Thuốc có thể được tiêm vào tĩnh mạch vào máu và lan truyền khắp cơ thể. – Liệu pháp điều trị đích: Khác với hóa trị, điều trị đích sử dụng thuốc trực tiếp vào các tế bào ung thư mà không gây ảnh hưởng đến tế bào lành tính – Liệu pháp miễn dịch: Đưa protein vào trong cơ thể để hệ miễn dịch nhận ra được tế bào ung thư và làm suy yếu chúng – Phương pháp nút mạch điều trị ung thư gan: Bác sĩ thực hiện tiêm hóa chất vào khối u hoặc mạch máu lân cận để ngăn cung cấp máu nuôi dưỡng khối u để làm suy yếu tế bào ác tính này. – Phá hủy khối u nhỏ mà không cần cắt bỏ như đốt u bằng vi sóng, đốt lạnh khối u, tiêm cồn… 5. Lời khuyên phòng tránh giảm tối đa nguy cơ mắc ung thư gan Ung thư là căn bệnh nguy hiểm nhiều đến tính mạng, vì vậy để đảm bảo sức khỏe và tuổi thọ của bản thân cũng như những những người xung quanh, bạn nên thực hiện tốt những biện pháp sau: – Tiêm phòng đầy đủ vắc xin viêm gan B để tránh mắc virus HBV và giảm thiểu nguy cơ xơ gan, ung thư gan – Tầm soát sàng lọc ung thư định kỳ, đặc biệt đối với những người có nguy co cao như mắc bệnh về xơ gan, viêm gan B, C – Rượu bia thuốc lá là thực phẩm làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan. Bạn nên hạn chế hoặc ngừng sử dụng để bảo vệ gan không bị tổn thương – Không nên sử dụng thực phẩm nấm mốc, khi đồ ăn có nấm mốc cần bỏ ngay – Cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi để các cơ quan trong cơ thể, cụ thể là gan không rơi vào tình trạng hoạt động quá sức. – Ăn thực phẩm tươi sạch tránh ăn thức ăn nhanh bởi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thải độc của gan. Không nên ăn thực phẩm mốc bởi sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan Trên đây là các thông tin hữu ích về một dạng bệnh phổ biến của ung thư gan nguyên phát. Đây là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao, gặp khó khăn trong điều trị nếu không được phát hiện sớm. Do đó nếu có bất kỳ dấu hiệu nào hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị đúng cách để gia tăng cơ hội sống.
doc_17247;;;;;doc_45131;;;;;doc_57594;;;;;doc_24746;;;;;doc_27365
Ung thư biểu mô tế bào gan là một dạng bệnh phổ biến nhất trong căn bệnh ung thư gan nói chung. Cùng tìm hiểu loại ung thư này là gì, các giai đoạn của ung thư gan, tiên lượng sống, phương pháp điều trị trong bài viết dưới đây. Ung thư gan biểu mô tế bào có tên tiếng anh là HepatoCellular Carcinoma (viết tắt: HCC) là một dạng ung thư xuất phát từ các tế bào phát triển bất thường tại gan. Đây cũng là dạng ung thư gan hay gặp nhất chiếm tỷ lệ người mắc cao hơn nhiều so với ung thư biểu mô đường mật, ung thư gan nguyên bào, ung thư mạch máu sarcoma gan. Đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư biểu mô tế bào gan cao hơn so với những người bình thường là: – Người mắc các bệnh về gan kéo dài, suy giảm chức năng gan, có các tổn thương kéo dài ở những tế bào gan khiến cấu trúc gan bị thay đổi như xơ gan, viêm gan B, viêm gan C, gan nhiễm mỡ. – Những đối tượng nghiện rượu bia, thuốc lá, nhiễm độc aflatoxin, béo phì, thừa cân… 2. Diễn biến của ung thư gan biểu mô tế bào 2.1 Các giai đoạn của ung thư biểu mô tế bào gan Ung thư gan diễn biến theo 4 giai đoạn, ở các giai đoạn càng cao ung thư càng diễn biến phức tạp, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Ung thư gan diễn biến qua 4 giai đoạn Xuất hiện 1 khối u đơn lẻ trong gan, chưa có dấu hiệu xâm lấn đến bất kỳ mạch máu nào trong gan. Khối u ác tính duy nhất trong gan đã xâm lấn đến các mạch máu trong gan hoặc người bệnh được phát hiện có nhiều khối u trong gan với kích thước nhỏ hơn 5cm. Các tế bào ung thư chưa vượt ra ngoài gan, chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết. – 3A: Người bệnh có nhiều hơn 1 khối u và ít nhất 1 khối u có kích thước >5cm. Tế bào ung thư chưa lan rộng đến hạch và các cơ quan ngoài gan. – 3B: Người bệnh có ít nhất 1 khối u phát triển đến một nhánh tĩnh mạch chính của gan. Ung thư chưa xâm lấn đến các hạch bạch huyết và cơ quan ngoài gan. – 3C: Khối u phát triển đến cơ quan lân cận, hay một khối u đã xâm lấn đến lớp vỏ bao quanh gan, nhưng chưa di căn đến hạch vùng hay cơ quan xa. – 4A: Bất kể kích thước và số lượng khối u trong gan đã phát triển vào các mạch máu hoặc cơ quan lân cận. Ung thư chưa di căn xa chỉ đang có mặt tại các hạch bạch huyết lân cận. – 4B: Tế bào ung thư gan đã di căn đến các cơ quan xa như phổi, xương, não, là giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng nhất của ung thư gan. 2.2 Tiên lượng sống cho bệnh nhân mắc ung thư gan biểu mô tế bào Nếu bệnh nhân có thể được phẫu thuật khi kích thước khối u <3cm, gan mới chỉ có tình trạng xơ thì cơ hội sống trên 5 năm có thể là 80-90%. Khi khối u phát triển kích thước đạt từ khoáng 3-6cm thì cơ hội sống trên 5 năm sẽ giảm còn khoảng 60%. – Nếu khối u tiếp tục gia tăng kích thước và >6cm, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân ung thư gan giảm rất nhanh chỉ còn khoảng 10-15%. – Khi khối u đã >10cm thì bệnh nhân có khả năng không thể chữa khỏi rất cao, điều trị chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng, kéo dài sự sống. Trên thực tế, bệnh ung thư gan nói chung nếu được phát hiện sớm thì hiệu quả điều trị có thể lên đến 80%. Tuy nhiên hầu như các bệnh nhân khi đến viện để thăm khám thì đã phát hiện ung thư gan đã ở giai đoạn cuối, cơ hội điều trị và sống thấp. Ung thư gan là bệnh có tiên lượng xấu, điều trị khó khăn 2.3 Các triệu chứng diễn biến qua giai đoạn của ung thư gan Ở những giai đoạn đầu triệu chứng của ung thư gan biểu mô tế bào thường rất “nghèo nàn”. Bởi vậy để bệnh nhân tự nhận thấy những dấu hiệu và phát hiện bệnh sớm là điều không dễ dàng. Khi ung thư phát triển qua các giai đoạn tiến triển, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như: – Mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng khó tiêu, có thể sốt nhẹ. – Đau hạ sườn phải, đau âm ỉ lan lên vai hoặc có những cơn đau dữ dội. – Gan to cứng, bụng chướng, vàng da, vàng mắt, phân và nước tiểu sẫm màu… Ở giai đoạn muộn khi ung thư gan đã di căn đến những cơ quan khác trên cơ thể thì người bệnh không chỉ chịu những triệu chứng của ung thư gan mà còn có các triệu chứng tại các cơ quan mà ung thư di căn đến. Tùy thuộc vào các giai đoạn của ung thư gan, kích thước, số lượng, vị trí khối u trong gan, khả năng hoạt động của gan, sức khỏe của người bệnh… bác sĩ sẽ phân tích và đánh giá và lựa chọn phương án điều trị phù hợp cho người bệnh. Điều trị ung thư gan phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ tiến triển của ung thư, tình trạng sức khỏe, các bệnh lý liên quan… 3.1 Phẫu thuật Có thể là phẫu thuật cắt bỏ khối u và giữ lại các phần gan khỏe mạnh nếu ung thư gan đang ở giai đoạn đầu. Hoặc có thể là phẫu thuật ghép gan, nghĩa là cắt bỏ gan và thay thế bằng một lá gan tương thích khỏe mạnh nếu người bệnh đang trong giai đoạn tế bào ung thư chưa vượt ra ngoài gan. 3.2 Xạ trị Ung thư biểu mô tế bào gan có thể được sử dụng xạ trị chiếu ngoài hoặc xạ trị trong. Xạ trị chiếu ngoài là phương pháp sử dụng chùm tia phóng xạ từ máy xạ trị chiếu vào những điểm cụ thể trên ngực hoặc bụng. Xạ trị trong là phương pháp sử dụng các hạt phóng xạ nhỏ đưa vào động mạch máu đến gan để ngăn chặn, phá hủy nguồn cung cấp máu đến khối u. 3.3 Hóa trị Hóa trị là cách sử dụng thuốc/ hóa chất bơm trực tiếp vào động mạch cung cấp máu cho gan đồng thời bơm một loại thuốc khác giúp chặn động mạch để bỏ đói khối u. Trong khi đó gan vẫn được nhận máu cần thiết qua mạch máu khác. 3.4 Điều trị nhắm trúng đích Là phương pháp sử dụng thuốc để tấn công trực tiếp các điểm cụ nhằm mục đích làm chậm sự tiến triển của ung thư gan, ngăn chặn sự phát triển mạch máu mới và protein giúp các khối u phát triển và nhân lên. 3.5 Liệu pháp miễn dịch Là một phương pháp được sử dụng trong các giai đoạn của ung thư gan tiến triển. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại thuốc để kích thích hệ thống miễn dịch của người bệnh để truy quét và tiêu diệt các tế bào ung thư. 3.6 Các phương pháp điều trị ung thư gan khác Các phương pháp điều trị khác gồm có: Đốt sóng cao tần u gan ác tính, tiêm ethanol vào khối u…;;;;;Ung thư gan HCC hay còn gọi là ung thư biểu mô tế bào gan là một trong những loại ung thư gan nguyên phát phổ biến nhất. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh ung thư gan HCC là gì, yếu tố nguy cơ hình thành bệnh, các triệu chứng, diễn biến của bệnh và cách phòng tránh trong bài viết dưới đây. 1.1 Định nghĩa ung thư gan HCC Ung thư gan nguyên phát hay ung thư có tế bào ác tính xuất phát tại gan có khả năng phát triển và xâm lấn đến các cơ quan khác trong cơ thể được phân loại thành 4 dạng. Cụ thể là ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư đường mật, ung thư nguyên bào gan và u máu ác tính. Trong đó, ung thư biểu mô tế bào gan là loại xảy ra phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ người mắc bệnh cao khoảng 80%. Đây cũng là bệnh ung thư gan có tên gọi là HCC – tên viết tắt của Hepatocellular Carcinoma, xuất phát từ chính các tế bào gan. Ung thư gan HCC dễ xảy ra ở những đối tượng sở hữu những yếu tố nguy cơ cao sau đây: Nếu người bệnh nhiễm viêm gan virus B (HBV) thì nguy cơ tiến triển thành ung thư gan biểu mô tế bào sẽ tăng gấp khoảng 100 lần so với người bình thường. Theo nhiều báo cáo cho thấy có khoảng 80% ca mắc ung thư gan HCC trên thế giới và khoảng 70% ca mắc ở Việt Nam là do virus viêm gan B gây ra. Trung bình mỗi năm cũng có khoảng 0,5% người nhiễm HBV mạn tính tiến triển thành ung thư gan HCC. Viêm gan virus là một yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến căn bệnh ác tính mang tên ung thư gan – Căn bệnh có tỷ lệ mắc mới và tử vong hàng đầu Việt Nam năm 2020 Viêm gan virus C (HCV) cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan biểu mô tế bào HCC. Có khoảng 7% các trường hợp mắc ung thư gan HCC ở Việt Nam là do HCV. Xơ gan cũng là yếu tố nguy cơ cao dẫn đến HCC bởi có khoảng 80% các bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tế bào gan có biểu hiện của xơ gan. Sử dụng rượu bia thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xơ gan, trong đó xơ gan do rượu cũng chiếm khoảng 15% các trường hợp mắc ung thư biểu mô tế bào gan HCC. Ngoài ra những chất độc hại có trong loại thức ăn uống này có thể phá hủy tế bào gan, làm tăng nguy cơ phát sinh tế bào ác tính ở gan. Những người sở hữu các yếu tố nguy cơ như thừa cân, béo phì, bệnh thừa sắt, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu, nhiễm độc tố aflatoxin B1, tăng sinh steroid androgenic… thì có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn so với những người khác. Vậy khi mắc bệnh thì triệu chứng của bệnh nhân ung thư gan HCC là gì sẽ được liệt kê dưới đây: – Những cơn đau bụng vùng hạ vị, tức vùng bụng bên phải ở vị trí của gan. – Biểu hiện vàng da, vàng mắt, ngoài ra có kèm thêm dấu hiệu ngứa da. – Bụng to lên, cảm giác đầy ở hạ sườn phải (gan to), cảm giác đầy ở hạ sườn trái (lá lách to) – Ăn không ngon, ăn nhanh no, buồn nôn, ói mửa. – Đi ngoài phân nhạt màu, đi tiểu nước tiểu sẫm màu – Mệt mỏi, sút cân nhanh. Ung thư gan thường gây ra các triệu chứng khi bệnh đã diễn biến ở các giai đoạn tiến triển. Lý do là bởi lúc này chức năng gan đã bị tác động, đang trở nên dần suy yếu, không hoạt động đúng chức năng 2. Các giai đoạn phát triển của ung thư gan HCC Ung thư gan HCC phát triển theo 4 giai đoạn dựa trên mức độ tiến triển của khối u gan ác tính. – Giai đoạn 1: Bệnh nhân được xác định có 1 khối u duy nhất trong gan, chưa có xâm lấn đến mạch máu nào trong gan. – Giai đoạn 2: Xác định khi có 1 khối u duy nhất trong gan đã xâm lấn các mạch máu, hoặc phát hiện thấy có nhiều khối u gan kích thước đều dưới 5cm. – Giai đoạn 3: Được chẩn đoán khi bệnh nhân có nhiều khối u trong gan và ít nhất 1 khối u >5cm. Hoặc có một hay nhiều khối u gan xâm lấn vào một trong những mạch máu chính trong gan hoặc xâm lấn đến phúc mạc; nhưng chưa có di căn hạch hoặc cơ quan khác ngoài gan. – Giai đoạn 4: Được xác định khi khối u đã di căn vào các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa đến các cơ qua ở xa. Hoặc ung thư đã di căn đến các cơ quan ở xa như phổi, não, xương… 3. Dự phòng bệnh ung thư gan HCC Ung thư gan hiện nay vẫn là căn bệnh ám ảnh với nhiều người vì tiên lượng xấu. Vậy nên câu hỏi cách tốt nhất để phòng ngừa ung thư gan HCC là gì, thường sẽ được khuyến cáo hàng đầu là nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần, tầm soát ung thư gan theo hướng dẫn của bác sĩ ở những người có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan do rượu, viêm gan virus B, C… Tầm soát ung thư gan sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường tại gan từ đó có phương hướng điều trị, tăng cơ hội sống cho người bệnh. Cách tốt nhất để phòng tránh ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư. Việc này sẽ giúp phát hiện sớm những bất thường ở người bệnh nếu có Bên cạnh việc khám sàng lọc, phát hiện sớm ung thư gan thì người bệnh cũng cần chủ động xây dựng một lối sống lành mạnh, cụ thể là: – Tiêm phòng vắc xin viêm gan B để ngăn chặn triệt để yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư gan. – Nhận thức và chủ động phòng tránh việc lây nhiễm virus viêm gan B và C từ người sang người bằng cách quan hệ tình dục an toàn, thận trọng trong việc xăm hình, xăm mắt, môi, mày… – Điều trị, theo dõi viêm gan virus B và C để không diễn biến từ thể cấp tính sang mạn tính, không để viêm gan mạn tính trở thành xơ gan. – Giảm tối đa việc uống rượu bia, sử dụng chất kích thích. Nên sử dụng chế độ ăn nhiều rau xanh củ quả, hạn chế chất béo. – Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường đào thải cho gan…;;;;;Dựa trên các triệu chứng ung thư gan, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định các xét nghiệm sàng lọc để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. 1. Triệu chứng ung thư gan Ung thư gan thường không có triệu chứng đặc hiệu. Một vài người có thể có:Khối uĐau nhẹ ở bụng trên. Cảm thấy nhanh no khi ăn. Sụt cân đột ngột.Một số người khác có thể xuất hiện các triệu chứng giống như mắc bệnh gan:Sưng bụng hoặc 2 chân. Da và lòng trắng của mắt chuyển sang màu vàng.Nếu bạn có những triệu chứng trên, hãy đi khám bác sĩ. 2. Chuẩn đoán ung thư gan Có thể sàng lọc, chuẩn đoán ung thư gan qua:Xét nghiệm máu. Chụp MRI, CT, siêu âm và các phương pháp chuẩn đoán hình ảnh khác. Thông qua chuẩn đoán hình ảnh, có thể quan sát được bên trong cơ thể và phát hiện bất thường nếu có.Sinh thiết: Từ một mẫu mô gan nhỏ, bác sĩ giải phẫu bệnh có thể xác định có tế bào ung thư không, giai đoạn bệnh và điểm khởi phát. 3. Phương pháp điều trị Phác đồ điều trị ung thư gan phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh và phụ thuộc vào tình trạng của gan (tức là mức độ nghiêm trọng của bệnh gan mà bạn mắc trước khi bị ung thư). Hiện có các phương pháp điều trị ung thư gan bao gồm:Phẫu thuật: Nhằm loại bỏ phần gan bị ung thư.Ghép gan: Thay thế gan bị bệnh với một gan khỏe mạnh từ người. Phá huỷ u gan tại chỗ: Tiêu diệt tế bào ung thư ở gan bằng xạ trị, nhiệt, laser hoặc tiêm thuốc trực tiếp vào khối ung thư.Hóa trị: Là một liệu trình thuốc để diệt tế bào ung thư hoặc ngăn ung thư tiếp tục phát triển.Liệu pháp miễn dịch: Dùng thuốc kết hợp với nâng hệ miễn dịch của cơ thể để ngăn ung thư tiến triển.Nút mạch gan: Nhằm ngăn động mạch cung cấp máu, khiến cho khối ung thư không được nuôi dưỡng. Nút mạch gan có thể kết hợp trong điều trị với hóa trị hoặc xạ trị. 4. Quy trình điều trị Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan ở giai đoạn sớm:Phẫu thuật cắt bỏ một phần gan tổn thương có thể chữa lành bệnh. Phần gan còn lại sau khi phẫu thuật cần được kiểm tra định kỳ.Việc phẫu thuật gan được khuyến cáo chỉ định cho những bệnh nhân có chức năng gan ổn định, thường là Child-Pugh loại A (phẫu thuật tốt) và không bị tăng huyết áp. Ghép gan cũng được chỉ định điều trị ung thư biểu mô tế bào gan ở giai đoạn sớm.Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan không thể can thiệp phẫu thuật, đã điều trị tại chỗ nhưng không đáp ứng hoặc những bệnh đã di căn:Đối với những bệnh nhân không thể can thiệp phẫu thuật cắt gan, ghép gan sẽ được chỉ định cho các trường hợp có khối u đường kính nhỏ hơn 5 cm hoặc có 2 - 3 khối u nhỏ có đường kính dưới 3 cm, không mắc các bệnh khác, trong đó có bệnh mạch máu.Nếu có thể, áp dụng liệu pháp điều trị tại chỗ trước khi can thiệp ghép gan như xạ trị, hoá trị, xạ phẫu...Đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan không thể can thiệp phẫu thuật và đã di căn:Bệnh nhân được chuẩn đoán là ung thư biểu mô tế bào giai đoạn muộn thường được đề nghị điều trị toàn thân như sau:Sorafenib 400mg dùng đường uống, 2 lần mỗi ngày (thường bắt đầu 200mg mỗi ngày, sau đó là 200mg 2 lần mỗi ngày)Đối với rối loạn chức năng gan trung bình, sử dụng 200mg dùng đường uống.Đối với bệnh nhân đã điều trị bằng Sorafenib:Có thể dùng Regorafenib 160 mg đường uống/hàng ngày trong 21 ngày đầu tiên của mỗi chu kỳ 28 ngày; tiếp tục điều trị cho đến khi bệnh tiến triển tốt hoặc gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.Nivolumab 240 mg truyền tĩnh mạch mỗi 2 tuần (đối với bệnh nhân HCC trước đó được điều trị với Sorafenib) cho đến khi tiến triển bệnh hoặc gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.;;;;;V.H (36 tuổi, Hà Nội) đến kiểm tra định kỳ, bất ngờ phát hiện ung thư biểu mô tế bào gan, do nguyên nhân hay gặp ở một số người dân. Phát hiện ung thư biểu mô tế bào gan vì sai lầm hay gặp Thông thường đi kiểm tra bệnh lý gan mật định kỳ, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, khai thác dấu hiệu lâm sàng, chỉ định thực hiện các chỉ số xét nghiệm cơ bản như men gan, kháng nguyên và kháng thể virus viêm gan B, C, xét nghiệm AFP và chỉ định siêu âm ổ bụng. Với những người có yếu tố nguy cơ cao cần được kiểm tra chuyên sâu hơn. Bệnh nhân T. V. Do vậy, bác sĩ chỉ định bệnh nhân H làm xét nghiệm men gan, đánh giá nồng độ virus và siêu âm ổ bụng. Kết quả xét nghiệm có chỉ số men gan GGT tăng, xét nghiệm HBe Ag dương tính, xét nghiệm HBV DNA nhằm xác định số lượng hay nồng độ của virus trong máu của người bệnh nhiễm virus viêm gan B tăng (1.4700.000), xét nghiệm dấu ấn sinh học ung thư biểu mô tế bào AFP và PIVKA II tăng. Trên hình ảnh siêu âm phát hiện khối u gan có kích thước còn nhỏ. Sau đó bệnh nhân H. được chụp thêm phim cắt lớp vi tính thì khối u có đặc điểm nghi ngờ ác tính. Phối hợp thêm chất chỉ điểm ung thư gan tăng cao, cùng hội chẩn đa chuyên khoa gồm bác sĩ Tiêu hoá, Ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh, Giải phẫu bệnh, nhóm bác sĩ quyết định sinh thiết khối u. Sinh thiết gan dưới hướng dẫn siêu âm cho kết quả mảnh cắt vào mô gan có u, các tế bào nhân lớn, kiềm tính, bào tương hẹp, sắp xếp tạo cấu trúc giả tuyến, đảo, xung quanh là các mao mạch. Kết quả sinh thiết là carcinoma tế bào gan biệt hóa vừa. Kết luận bệnh nhân H. bị ung thư biểu mô tế bào gan. PGS. Viêm gan B là nguyên nhân gây ra hơn 80% số ca bệnh về gan như xơ gan, suy gan, ung thư gan... Tuy nhiên, viêm gan B có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu phát hiện sớm. Viêm gan B là “sát thủ thầm lặng”, do triệu chứng ban đầu không rõ ràng nên người bệnh dễ bỏ qua nên người dân thường chủ quan. Như trường hợp của bệnh nhân H. là một ví dụ điển hình mắc ung thư gan do không theo dõi thường xuyên. PGS Ngọc khuyến cáo: Để sống an toàn với virus viêm gan B, người bệnh cần đi khám định kỳ 3 - 6 tháng một lần để phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời. Ý nghĩa kết hợp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh trong kiểm tra gan mật Các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân nên đi kiểm tra gan định kỳ để phát hiện sớm các bất thường kịp thời, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị và giảm chi phí chữa trị, đặc biệt người thuộc các nhóm sau: Tiền sử gia đình mắc các bệnh về gan như viêm gan B, C, đặc biệt xơ gan, ung thư gan. Mắc bệnh tiểu đường và thừa cân, béo phì. Thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá. Stress, căng thẳng kéo dài. Với 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh, PGS. TS. Khoảng vài % trường hợp khối u nghi ngờ cao tới ung thư thì cần phối hợp xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư, xét nghiệm ký sinh trùng, chọc hút tế bào hoặc sinh thiết khối u để xác định bản chất khối u. Cũng theo PGS Dũng, trong các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, siêu âm đàn hồi mô gan là kỹ thuật đầu tay giúp phát hiện dễ dàng bất thường, bệnh lý ở gan mật, từ đó có thể chỉ định tiếp theo là chụp cắt lớp vi tính (CT) hoăc cộng hưởng (MRI) để khẳng định hoặc loại trừ tổn thương lành tính (ví dụ vôi hóa, u máu, sỏi túi mật). Đặc biệt, những trường hợp nốt gan trên nên xơ gan, viêm gan cần được theo dõi sát, vì các bệnh nhân này có nguy cơ cao mắc ung thư gan. Chụp CT, MRI có thể giúp chẩn đoán chính xác hơn. Do vậy, tùy tình trạng sức khỏe, bệnh lý, bạn sẽ được chuyên gia chỉ định làm xét nghiệm phù hợp. TS Trịnh Thị Ngọc, PGS. TS Nguyễn Thị Vân Hồng với hơn 40 năm kinh nghiệm và giảm thêm 10% toàn bộ danh mục khác. Theo đó, đến khám đa chuyên khoa nói chung, bệnh lý gan mật nói riêng, khách hàng hoàn toàn an tâm chẩn đoán bệnh chính xác, nhanh chóng thông qua các kỹ thuật chẩn đoán, tầm soát và phát hiện sớm bệnh lý gan mật như: Xét nghiệm: Chức năng gan (AST, ALT), Ferritin, xét nghiệm đánh giá chức năng bài tiết và khử độc (Bilirubin, Urobilinogen, ALP, GGT, g-GT, NH3), xét nghiệm đo tải lượng virus (HBV-DNA), xác định đột biến Precore và promotor, đột biến kháng thuốc viêm gan B - C, tầm soát ung thư gan (AFP, PIVKA II, HCC WAKO), xét nghiệm giải phẫu bệnh qua chọc hút tế bào. Chẩn đoán hình ảnh: Siêu âm 3D, 4D, siêu âm doppler, đo độ sơ hóa gan Fibroscan, chụp X-quang, MRI, CT... Để đánh giá sự dẻo dai, bền bỉ “nhà máy” chống độc và thải độc của cơ thể, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội kiểm tra gan mật “siêu” hấp dẫn trong mùa hè này nhé!;;;;;Ung thư gan nguyên phát HCC là một dạng bệnh ung thư gan ác tính được phân loại theo điểm xuất phát của khối ung thư trong gan xảy ra phổ biến tại Việt Nam. Cùng tìm hiểu cụ thể bệnh lý này là gì, có những đặc điểm cụ thể nào, cách phòng bệnh và điều trị như thế nào để đạt hiệu quả trong bài viết dưới đây. Ung thư gan nguyên phát là bệnh lý có điểm xuất phát ban đầu tại vị trí của gan, và có khả năng di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư gan nguyên phát còn được phân loại thành 4 dạng là ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư đường mật/ ung thư ống mật, u máu ác tính, u nguyên bào gan. Trong đó ung thư biểu mô tế bào gan với tên tiếng anh là Hepatocellular carcinoma được viết tắt là HCC là một loại ung thư gan nguyên phát thường gặp nhất xuất phát từ các tế bào gan, chiếm tỷ lệ số bệnh nhân mắc cao lên đến hơn 80% các trường hợp. Nắm bắt được các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan HCC sẽ giúp bạn chủ động trong việc phòng tránh mắc bệnh, bảo vệ bản thân và gia đình trước căn bệnh tử thần này. 2. Đặc điểm của ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát 2.1 Yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư gan HCC Theo ước tính có đến 80% bệnh nhân mắc ung thư gan nguyên phát HCC có biểu hiện xơ gan, do đó xơ là là một yếu tố hàng đầu dẫn đến khả năng mắc căn bệnh ác tính này Những bệnh nhân nhiễm virus viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan HCC gấp 100 lần so với người bình thường. Theo đó, có khoảng 80% các trường hợp mắc ung thư gan HCC trên thế giới và khoảng 70% tại Việt Nam là do viêm gan virus siêu vi B gây ra. Người bệnh mắc virus viêm gan C cũng là một yếu tố nguy cơ thúc đẩy hình thành ung thư gan. Có khoảng 7% trường hợp mắc ung thư gan HCC tại Việt Nam là do virus viêm gan C. Sử dụng rượu bia thường xuyên hoặc quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến xơ gan. Trong đó số bệnh nhân mắc ung thư gan HCC bởi xơ gan do rượu chiếm khoảng 15%. Những chất độc hại trong thức uống này có thể âm thầm tàn phá tế bào gan, làm suy giảm chức năng gan, làm tăng nguy cơ sinh ra tế bào ác tính tại gan. Bên cạnh các yếu tố nguy cơ cao kể trên thì còn có một số yếu tố tác động khác làm tăng đáng kể nguy cơ phát triển thành ung thư gan biểu mô tế bào HCC đó là: Bệnh thừa sắt, tình trạng béo phì, gan nhiễm mỡ không do rượu, nhiễm độc tố aflatoxin B1… 2.2 Triệu chứng của bệnh ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát HCC Ở giai đoạn sớm của ung thư gan nguyên phát HCC người bệnh có thể không có những triệu chứng điển hình, các triệu chứng ban đầu có thể mờ nhạt không rõ ràng như cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sụt cân. Khi ung thư gan tiến triển xa hơn, các triệu chứng điển hình của bệnh có thể xuất hiện đó là: – Đau bụng vùng bên phải vị trí của gan. – Lòng trắng của mắt trở nên vàng, vàng da toàn thân. – Nước tiểu và màu sắc phân có thay đổi cụ thể là nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu. – Chướng bụng, bụng to lên. – Người bệnh sút cân nhanh, có sốt cao, chán ăn, ăn nhanh no, ngứa da… Khi gặp các triệu chứng bất thường bạn nên nhanh chóng đi thăm khám để điều trị kịp thời nếu phát hiện mắc ung thư gan 3. Dự phòng và điều trị ung thư gan HCC 3.1 Dự phòng Tuân thủ và thực hiện các biện pháp sau đây sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư gan HCC: – Tiêm phòng vắc xin viêm gan B là giải pháp hàng đầu ngăn chặn nguy cơ dẫn đến ung thư gan do virus. – Có đời sống tình dục an toàn, không quan hệ cùng lúc nhiều người. – Hạn chế uống rượu bia tối đa và duy trì cân nặng ở mức hợp lý bằng cách luyện tập thể dục hàng ngày. – Sử dụng chế độ ăn uống khoa học lành mạnh bằng cách hạn chế đồ dầu mỡ, chiên nướng, bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất có trong rau củ quả… – Cách tốt và hiệu quả nhất để phòng bệnh ung thư gan là thực hiện tầm soát ung thư gan định kỳ. Việc này nhằm mục đích giúp sàng lọc nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, phát hiện sớm các bệnh lý ung thư gan để từ đó có phương hướng điều trị thích hợp, ngăn chặn kịp thời. 3.2 Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát HCC Phương pháp điều trị được quyết định dựa trên các yếu tố giai đoạn bệnh, vị trí, kích thước khối u nằm ở gan, mức độ di căn đến khu vực khác trên cơ thể, tình trạng sức khỏe chung… Đối với bệnh ung thư gan nguyên phát HCC các phương pháp sử dụng để điều trị hiện nay gồm có phẫu thuật cắt gan, phẫu thuật ghép gan, điều trị triệt căn tại chỗ, nút mạch hóa chất, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch. Để việc điều trị đạt kết quả tích cực, bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ chuyên biệt hóa được bác sĩ trực tiếp xây dựng cho bạn. Bên cạnh đó cần có chế độ dinh dưỡng chăm sóc cho bệnh nhân ung thư gan HCC hợp lý để bệnh nhân có đủ sức khỏe và thể trạng thực hiện được các liệu trình điều trị theo đúng phác đồ. Để kết quả điều trị được duy trì bệnh nhân sau khi ổn định xuất viện cần đến tái khám đúng lịch hẹn nhằm mục đích theo dõi sát diễn biến của bệnh sau điều trị, đánh giá hiệu quả điều trị, phát hiện sớm các tổn thương mới để có phương hướng xử lý kịp thời. Ung thư biểu mô tế bào gan HCC là một căn bệnh nguy hiểm tiên lượng sống thấp, lấy đi mạng sống của nhiều người, song bệnh ít được phát hiện ở giai đoạn đầu. Vậy nên khi đã có những thông tin quan trọng về căn bệnh này, bạn nên chủ động chăm sóc và bảo vệ lá gan tránh xa khỏi bất kỳ yếu tố nguy cơ nào dẫn đến ung thư.
question_90
Viêm xoang - bệnh của thời công nghiệp hóa
doc_90
Ở Việt Nam, căn bệnh viêm xoang đang gia tăng không kiểm soát ở các thành phố lớn. Đặc điểm khí hậu gió mùa kết hợp với môi trường ô nhiễm trầm trọng của xã hội công nghiệp hóa làm cho tỉ lệ người mắc bệnh đường hô hấp ngày càng phổ biến, điển hình là các bệnh viêm xoang mũi. Ở Việt Nam, người viêm xoang mũi chiếm tỉ lệ từ 15 - 17% dân số và có xu hướng ngày càng tăng. Anh Hồ Lượng, giảng viên của một trường đại học ở TP. HCM đã bị căn bệnh viêm xoang hành hạ gần 10 năm nay. Công việc nghiên cứu, giảng dạy vốn đã rất căng thẳng, căn bệnh viêm xoang còn khiến anh khổ sở hơn vì anh liên tục bị nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, có khi cảm thấy mắt mờ… Chất lượng cuộc sống của anh bị suy giảm nghiêm trọng. Trường hợp của anh Lượng chỉ là một trong hàng vạn người bị mắc viêm mũi xoang cực kỳ phiền toái hiện nay. Lượng bệnh nhân gia tăng nhanh từng ngày Trước đây, viêm xoang được coi là căn bệnh của mùa lạnh. Nhưng hiện nay ngay cả khi thời tiết đã sang hè, viêm xoang vẫn gây phiền toái cho nhiều người phải khổ sở. Vài năm trở lại đây, lượng bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. HCM liên tục gia tăng. Theo thống kê sơ bộ, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng hơn 1.000 bệnh nhân đến khám, trong đó số người mắc viêm xoang chiếm khoảng 57%. Theo các bác sĩ ở đây, lượng bệnh nhân vẫn đang có xu hướng gia tăng từng ngày. Thống kê tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương cho thấy, mỗi ngày có 700 - 800 bệnh nhân tới khám, chiếm gần 50% số đó là các trường hợp bị viêm xoang. Khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Nhiệt đới cũng cho biết, số ca bệnh viêm xoang đang gia tăng rất nhanh. Theo một nghiên cứu mới đây, viêm xoang là bệnh lý thường gặp ở khoảng 15 - 17% dân số, do nhiều tác nhân gây ra. Có nhiều dạng viêm xoang như viêm mũi xoang dị ứng, viêm xoang do răng, viêm xoang thông thường, viêm xoang do nấm và viêm xoang trẻ em. Ở Việt Nam, căn bệnh viêm xoang đang gia tăng không kiểm soát ở các thành phố lớn. Đầu tiên là do khí hậu ngày càng ô nhiễm, nhất là ở các thành phố lớn nơi tập trung nhiều nhà máy, lưu lượng xe có động cơ cao. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 90% mẫu kiểm tra không khí tại TP. HCM không đạt tiêu chuẩn cho phép, luôn ở mức nguy hại cao cho sức khỏe, trong đó lượng bụi lơ lửng đang là nhân tố gây ô nhiễm nghiêm trọng hàng đầu trên địa bàn. Mũi có vai trò cửa ngõ của đường hô hấp, mũi là cơ quan đầu tiên trên cơ thể phản ứng với những thay đổi thất thường của thời tiết. Do đó, khi không khí bị ô nhiễm, những bệnh liên quan đến “cửa ngõ” này rất dễ xuất hiện, điển hình là viêm xoang. Thay đổi thời tiết là một trong những nguyên nhân dẫn đến viễm xoang mũi. GS. TS. Nguyễn Hữu Khôi, chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, cho biết: “Khi không khí chuyển lạnh đột ngột, độ ẩm tăng cao làm cho lớp thảm nhầy trong hốc mũi và họng trở nên đặc và quánh hơn. Lúc này lớp lông chuyển của mũi họng vận động khó khăn dẫn đến khả năng làm sạch, làm ấm, làm ẩm không khí của mũi họng giảm, do đó mũi họng dễ bị viêm hơn”. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường đột ngột cũng dẫn đến bệnh viêm xoang. Điều này lý giải vì sao các nhân viên văn phòng thường xuyên ngồi trong môi trường máy lạnh, sau đó đột ngột tiếp xúc với không khí nóng bức bên ngoài rất dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi, viêm xoang mũi. Đặc biệt, theo các chuyên gia môi trường, tại Hà Nội, mức độ ô nhiễm không khí cao nhất là vào tháng 12 và tháng 1, bởi mùa đông thường có gió mùa đông bắc tràn về, khí áp tăng cao, nhiệt độ hạ xuống làm cho không khí bị tù hãm, chất ô nhiễm khó phát tán lên cao và bay ra xa. Điều này làm cho các chất ô nhiễm luẩn quẩn sát mặt đất trong một thời gian dài. Các bác sĩ chuyên khoa Tai - Mũi - Họng cho biết, những người hút thuốc lá cũng có nguy cơ viêm mũi xoang cao hơn mức bình thường. Thực tế cho thấy, viêm mũi xoang đang là mối quan ngại lớn về mặt sức khỏe cộng đồng. Cải thiện môi trường sống là vấn đề cấp thiết để đẩy lùi sự gia tăng của căn bệnh gây nhiều phiền toái này. Bên cạnh đó, mỗi người đều phải tự ý thức việc phòng bệnh và điều trị trước khi gặp phải những biến chứng nặng nề do căn bệnh này gây ra.
doc_20852;;;;;doc_39606;;;;;doc_62761;;;;;doc_12389;;;;;doc_61085
Viêm xoang là một trong 3 bệnh về đường hô hấp có số người mắc cao nhất hiện nay. Đáng lo ngại là nhiều người chủ quan và không kiên trì điều trị bệnh dứt điểm. Trong bài viết này, bạn đọc sẽ những kiến thức cơ bản nhất về bệnh, phương pháp chữa và cách phòng bệnh hiệu quả. Hiện tượng nhiễm trùng của các niêm mạc lót trong lòng các hốc xoang. Do đó sẽ gây phù nề xoang, kích thước các lỗ xoang bị thu hẹp nên mủ và dịch viêm bị chặn lại trong xoang gây nên bệnh Viêm xoang. Bệnh có thể được chia thành nhiều cấp độ như sau: Viêm xoang cấp: Bệnh nhân thường chỉ thấy mệt mỏi, sốt nhẹ nhưng cũng có trường hợp thường ở trẻ em có sốt cao, thể trạng nhiễm khuẩn rõ. Đau vùng mặt là dấu hiệu chính, ngạt tắc mũi, chảy dịch mũi. Những triệu chứng này xuất hiện đột ngột và mất đi không quá 4 tuần. Viêm xoang bán cấp: Là khi bệnh xảy ra trong khoảng thời gian khá dài, trên 8 tuần, khiến người bệnh luôn mệt mỏi và khó chịu. Viêm xoang mạn tính: Người mắc bệnh mạn tính sẽ có thời gian bị bệnh kéo dài trên 8 tuần, rất khó để chữa khỏi dứt điểm. Ngoài ra những trường hợp mắc bệnh đã chữa khỏi nhưng lại tái phát được gọi là viêm xoang tái phát. 2. Những nguyên nhân gây bệnh Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng dưới đây là những nguyên nhân phổ biến: Chấn thương do hoả khí, cơ học hay áp lực gây xuất huyết, phù nề, thương tổn niêm mạc và thành xoang. Môi trường sống không lành mạnh: Việc hít thở trong bầu không khí ô nhiễm, khói bụi, nguồn nước bẩn,... có thể gây ra nhiều bệnh và đây cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn mũi dẫn đến tình trạng viêm xoang. Ngoài ra, những người đã từng mắc bệnh xoang, vẫn sống trong môi trường ô nhiễm sẽ có nguy cơ liên tục bị tái phát. Dị ứng: Mỗi cơ thể có những đặc trưng riêng biệt, không ai giống ai. Do vậy, khi khứu giác dị ứng với một số hóa chất có trong nước hoa, thức ăn,... cũng khiến chúng ta dễ bị bệnh về xoang. Sức đề kháng kém: Khi cơ thể không được khỏe, các loại vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công cơ thể của chúng ta, trong đó bao gồm cả những lỗ xoang. Thói quen sinh hoạt, vệ sinh chưa khoa học: Những thói quen xấu của chúng ta tưởng chừng như vô hại nhưng lại có thể gây nên những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, thói quen “ngoáy mũi” chính là cách bạn đang trực tiếp đưa bụi bẩn, vi khuẩn vào trong mũi, thâm nhập các lỗ xoang gây bệnh viêm xoang. Bên cạnh đó, mặt, mũi, tay chân nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên cũng là lý do gây bệnh. Do đã từng mắc một số bệnh lý khác: Một số người mắc cảm cúm, viêm amidan, sâu răng,... sau đó những vi khuẩn còn sót lại hay những tổn thương hậu nhiễm bệnh là điều kiện để viêm xoang dễ dàng phát triển. Ở giai đoạn đầu, rất khó để nhận biết bạn có bị viêm xoang hay không. Vì ở mức độ nhẹ, những triệu chứng cũng rất mơ hồ khiến nhiều người lầm tưởng họ chỉ bị cảm cúm hay dị ứng tạm thời do tác động khách quan nào đó. Chỉ khi bệnh trở nên cấp tính hoặc mạn tính, tìm đến bác sinh chuyên khoa mới biết rõ bệnh tình. Vậy để sớm đạt hiệu quả trong việc chữa bệnh viêm xoang thì phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh là vô cùng quan trọng. Đau nhức: Đau nhức xuất hiện tùy thuộc vào vị trí lỗ xoang bị viêm. Cụ thể, bệnh nhân bị xoang trán - nhức khoảng giữa hai lông mày, xoang hàm - nhức hai bên má, xoang sàng trước - nhức giữa 2 mắt, xoang sàng sau - nhức vùng gáy. Nghẹt mũi, ngứa mũi, điếc mũi: Những bệnh nhân mắc bệnh xoang, việc thở qua mũi trở nên khó khăn, có thể chỉ nghẹt 1 bên nhưng cũng có thể nghẹt cả 2 bên. Một biểu hiện khác nữa của người bệnh là cảm thấy buồn ngứa trong mũi và hắt hơi rất nhiều. Nhiều trường hợp không thể phân biệt các loại mùi vì xoang bị phù nề nên mùi hương không có đường đi đến thần kinh khứu giác. Chảy dịch mũi: Ngoài những hiện tượng kể trên, người mắc viêm xoang thường xuyên chảy nước mũi liên tục. Nhưng mỗi bệnh nhân lại có mức độ bệnh khác nhau và đặc điểm dịch cũng khác nhau. Nếu tích cực điều trị sớm, bệnh sẽ không có biến chứng phức tạp và có thể được chữa khỏi. Nhưng ngược lại, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng viêm màng não, viêm dây thần kinh hốc mắt,… rất nguy hiểm. Hai cách phổ biến để điều trị bệnh viêm xoang là điều trị nội khoa và phẫu thuật. Tùy vào mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn cách phù hợp. Điều trị nội khoa: Đối với bệnh nhân ở thể nhẹ, các bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp này. Các bác sĩ có thể kê một số đơn thuốc như thuốc chống viêm, hay thuốc chống dị ứng và thuốc co mạch chống xuất tiết. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mà không có đơn của bác sĩ. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bạn nên vệ sinh mũi sạch sẽ đúng cách để quá trình điều trị bệnh trở nên nhanh chóng. Phẫu thuật: Một số trường hợp bệnh mạn tính có thể được chỉ định phẫu thuật để điều trị nhanh và hiệu quả cao hơn. Để phòng tránh bệnh hiệu quả, bạn nên lưu ý những điều sau: Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, đồng thời tránh tiếp xúc với khói bụi, chất độc hại,... từ môi trường xung quanh bằng cách đeo khẩu trang. Những người dị ứng với phấn, nước hoa hay một số loại thức ăn,... thì nên chú ý hơn. Khi bơi lội cần tránh để nước vào tai hay mũi để phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu như hắt hơi, cảm cúm, cần phải hết sức lưu ý, điều trị dứt điểm để tránh biến chứng. Thật ra, bệnh viêm xoang không hề nguy hiểm nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Vì thế, bạn nên tìm hiểu tình trạng bệnh của mình đồng thời kiên trì điều trị để có được hiệu quả tốt nhất.;;;;;Viêm xoang là một bệnh lý về tai mũi họng khá phổ biến tại Việt Nam và bất kỳ ai cũng có thể mắc căn bệnh này. Bệnh viêm xoang không chỉ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống mà còn chuyển sang nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc chữa viêm xoang sớm rất quan trọng, giúp bệnh nhân cải thiện cuộc sống tốt hơn. Xoang chính là những hốc rỗng nằm trong khối xương sọ - mặt. Lớp niêm mạc lót xoang là một lớp mô mềm và bên trong xoang có thể chứa không khí và khá sạch sẽ. Nếu những hốc rỗng này có quá nhiều dịch hay mủ hoặc bị bịt kín sẽ dẫn đến tình trạng viêm niêm mạc, được gọi là viêm xoang. Nguyên nhân do các tác nhân nào đó làm cho niêm mạc rơi vào tình trạng phù nề làm chất nhầy tiết ra và hệ quả khiến xoang bị tắc nghẽn. Dựa theo thời gian mắc bệnh mà người ta chia viêm xoang thành các cấp độ như sau: Viêm xoang cấp: bệnh nhân có một số triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, đi kèm với đau nhức ở vùng mặt,… Các triệu chứng này tương tự với cảm lạnh thông thường và xuất hiện một cách đột ngột. Tuy nhiên chúng có thể biến mất trong khoảng 14 ngày hoặc kéo dài lâu hơn nhưng không quá 4 tuần. Viêm xoang bán cấp: những trường hợp bệnh nhân có thời gian bị bệnh lâu hơn, có thời gian lên đến 8 tuần. Viêm xoang mạn tính: những trường hợp bệnh nhân mạn tính có thời gian mắc bệnh hơn 8 tuần. Viêm xoang tái phát: những trường hợp bệnh nhân mắc Bệnh viêm xoang thế nhưng các triệu chứng không thuyên giảm mà còn tái diễn nhiều lần trong một năm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang. Việc xác định được tác nhân gây bệnh sẽ giúp việc chữa viêm xoang trở nên dễ dàng và có hiệu quả hơn. 2.1. Nhiễm nấm, virus, vi khuẩn Có rất nhiều loại nấm, vi khuẩn tấn công và phát triển bên trong xoang khiến các tế bào lông chuyển trong lớp niêm mạc xoang bị tổn thương. Từ đó, chất nhầy bị ứ đọng quá nhiều làm cho luồng không khí lưu thông bị ảnh hưởng gây ra viêm nhiễm. 2.2. Cơ địa dị ứng Những người nhạy cảm, dễ dị ứng khi tiếp xúc với thức ăn, các hóa chất, thời tiết chuyển mùa, phấn hoa, lông động vật, khói bụi,… có khả năng cao bị viêm xoang. 2.3. Hệ miễn dịch kém Những người có sức đề kháng kém sẽ không thể chống lại sự xâm nhập, tấn công từ các tác nhân bệnh ngoài khiến niêm mạc hô hấp bị suy yếu gây ra bệnh viêm mũi xoang và một số bệnh lý khác. Những người có hệ miễn dịch kém chính là người cao tuổi và trẻ nhỏ. 2.4. Thói quen sinh hoạt, vệ sinh kém Mũi là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với môi trường bên ngoài và rất dễ bị bụi bẩn bám vào. Vì thế nếu như bệnh nhân không vệ sinh cơ thể sạch sẽ sẽ giúp cho vi khuẩn tấn công và tích tụ, phát triển khiến bạn dễ mắc bệnh viêm xoang. Ngoài ra, môi trường sinh sống và làm việc có nhiều bụi bẩn, khói bụi cũng dễ khiến bạn mắc bệnh viêm xoang. 2.5. Chấn thương Khi tham gia các hoạt động và chơi thể thao như bóng rổ, bóng chuyền,… rất dễ gặp phải chấn thương mạnh tạo ra các vết bầm, tụ máu, gây phù nề, xương trong vùng mũi xoang bị gãy khiến lỗ thông dịch nhầy xoang bị bít lại và gây bệnh. 2.6. Bơi lội Bơi, lặn là hoạt động dễ gây ra bệnh viêm mũi xoang thế nên bạn phải cẩn thận khi đi bơi. Chất tẩy có trong hồ bơi có thể gây tác dụng phụ chính là làm khoang mũi bị sưng tấy khiến viêm nhiễm mô, xoang mũi. Có rất nhiều dấu hiệu như đau vùng trán, đau ở gò má,… là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm xoang. Khi phát hiện những triệu chứng này bạn phải đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và chữa viêm xoang nhanh chóng: nghẹt mũi, ngứa mũi và nhảy mũi thường xuyên. Đau hoặc sưng ở vùng quanh mắt có thể khiến thị lực bị giảm. Khứu giác bị rối loạn: ngửi không thấy mùi hay ngửi mùi không chính xác. Nước mũi đặc với màu vàng xanh. Dịch mũi đổ xuống họng. Ho kéo dài. Nhức đầu cả ngày và vào ban đêm nhưng đau dữ dội là vào ban đêm, Hơi thở toát ra mùi hôi bởi mủ có trong xoang và có thể chảy xuống họng. Đau nhức răng hàm trên. Sốt. 4. Phương pháp chữa viêm xoang Bệnh viêm xoang nếu như không được chữa trị sớm sẽ chuyển từ cấp tính sang mãn tính và tái phát nhiều lần. 4.1. Phương pháp điều trị nội khoa Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến với các bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang cấp tính. Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng thuốc phù hợp để điều trị bệnh hiệu quả. Một vài loại thuốc được dùng đó là thuốc kháng viêm, thuốc chống dị ứng hoặc thuốc co mạch ngừa xuất tiết. Việc dùng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ không được tự ý mua thuốc cũng như bỏ thuốc không uống. Tình trạng uống thuốc kháng sinh sai cách sẽ gây ra kháng kháng sinh và có nguy cơ mắc viêm xoang mạn tính. Ngoài việc sử dụng thuốc bệnh nhất có thể kết hợp phương pháp rửa xoang mũi sạch sẽ, bơm thuốc và thực hiện đúng quy tắc điều trị của bác sĩ. 4.2. Phẫu thuật chữa viêm xoang Tùy theo tình trạng bệnh mỗi người khác nhau mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp thích hợp. Một số trường hợp dưới đây có thể được chỉ định thực hiện phẫu thuật chữa viêm xoang: Điều trị nội khoa không có kết quả và tình trạng bệnh kéo dài nhiều năm. Bệnh nhân viêm xoang mắc các biến chứng như chèn ép dây thần kinh thị giác, viêm ổ mắt,… Các trường hợp bất thường xảy ra khi phẫu thuật vùng mũi xoang như lệch vách ngăn mũi hay polyp mũi quá to.;;;;;Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến nhiều người mắc phải. Bệnh thường diễn tiến qua nhiều giai đoạn và ở mỗi giai đoạn có cách chữa trị khác nhau. Vậy bệnh viêm xoang làm sao để chữa trị, bạn đọc có thể theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin. Viêm xoang là tình trạng viêm của lớp niêm mạc lót trong xoang hoặc các xoang cạnh mũi. Viêm xoang gây phù nề niêm mạc trong xoang, tăng ứ đọng dịch nhày mủ, gây ra hiện tượng tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra hốc mũi. Khi các lỗ thông xoang bị tắc, có quá nhiều dịch nhày tích tụ, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn tới nhiễm trùng xoang. Viêm xoang là bệnh lý khá phổ biến ở người Việt Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang như: – Vệ sinh mũi họng kém: vệ sinh mũi họng kém, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus…phát triển gây viêm mũi xoang. – Dị tật ở cấu trúc mũi xoang: + Polyp mũi (là một mô mềm, lành tính, phát triển thêm trên niêm mạc mũi xoang), + Vẹo vách ngăn (lệch hướng của vách ngăn tại khoang mũi)…làm giảm sự thông khí, thông dịch nhầy tại các xoang khiến vi khuẩn, virus, ký sinh trùng phát triển gây viêm. – Môi trường – không khí ô nhiễm (bụi, thuốc lá, hồ bơi…) chứa nhiều vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… gây viêm mũi, sau đó phát triển thành viêm xoang. – Dị ứng: hóa chất, thức ăn biển, thời tiết…làm niêm mạc mũi xoang bị sưng, phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang mũi. Dịch nhầy bị ứ đọng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… phát triển và gây viêm. – Thời tiết thay đổi: khiến sức đề kháng của cơ thể giảm, độ nhạy cảm của lớp niêm mạc trong lòng các xoang tăng lên. – Sức đề kháng kém: bản thân cơ địa có sức đề kháng kém hoặc sau một cơn bệnh làm giảm sức đề kháng Tùy vào mức độ tiến triển của bệnh viêm xoang mà bác sĩ chỉ định phương pháp chữa trị hiệu quả. Thuốc điều trị viêm xoang cần được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa và người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ 3.1. Điều trị nội khoa Kháng sinh là chìa khóa cho điều trị nội khoa viêm xoang cấp. Thuốc được chỉ định bao gồm: 3.2. Các phương pháp điều trị không dùng thuốc – Khí dung – Làm ẩm môi trương – Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 3.3. Điều trị ngoại khoa Điều trị ngoại khoa tạo thuận lợi cho sự dẫn lưu của xoang bị bệnh và lấy đi niêm mạc bị bệnh. Điều này có thể đòi hỏi phải làm khẩn cấp khi có các biến chứng hoặc khi đau dữ dội hoặc khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa thích hợp. – Chọc rửa xoang – Phẫu thuật nội soi mũi xoang – Phẫu thuật xoang kinh điển.;;;;; Viêm xoang là bệnh lý xảy ra khi các hốc rỗng trong khối xương sọ – mặt (xoang) bị bịt kín và lớp niêm mạc xoang bị viêm nhiễm. Việc phát hiện ra bệnh lý này giai đoạn đầu tương đối khó khăn vì không có dấu hiệu rõ ràng. Chỉ khi nào bệnh chuyển sang giai đoạn nặng mới có dấu hiệu đặc trưng. Viêm xoang được chia làm 2 mức độ: Viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Viêm xoang là bệnh lý xảy ra khi các hốc rỗng trong khối xương sọ – mặt (xoang) bị bịt kín và lớp niêm mạc xoang bị viêm nhiễm 2. Nguyên nhân gây viêm xoang 2.1 Viêm xoang cấp tính Những nguyên nhân gây viêm xoang cấp tính có thể kể đến như: – Vùng tai mũi họng bị nhiễm khuẩn do mắc một số bệnh lý như cảm cúm, viêm Amidan hay viêm mũi dị ứng. – Cơ địa bị dị ứng (với phấn hoa, bụi bẩn, tác nhân lạ…). – Do bị nấm (nấm trong môi trường nông nghiệp, nấm trong không khí). – Bị viêm răng ở hàm trên hoặc viêm hốc mắt. – Có chấn thương vùng xoang khiến cho lỗ thông xoang bị tắc, vách ngăn mũi bị lệch, có dị vật nằm trong hốc mũi. – Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như: Do tiếp xúc nhiều với hoá chất, sống trong môi trường ô nhiễm, hệ miễn dịch bị suy giảm, tiểu đường. 2.2 Viêm xoang mạn tính Viêm xoang mạn tính thường do một số nguyên nhân sau: – Có khối polyp khiến cho khe mũi bị tắc và lỗ thông xoang bị cản trở. – Bị dị ứng, dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm và tắc xoang. – Vách ngăn mũi bị hẹp dẫn đến đường thở và xoang mũi bị cản trở khó lưu thông. – Gặp chấn thương mặt, do đó xương mặt bị gãy và gây ảnh hưởng đến vùng mũi xoang. – Vi khuẩn, virus xâm nhập vào xoang và gây viêm nhiễm. – Mắc những bệnh lý làm tăng nguy cơ viêm xoang mạn tính: Nhiễm HIV làm suy giảm hệ miễn dịch, xơ nang, tiểu đường, trào ngược dạ dày… Vách ngăn mũi bị hẹp là một trong những nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính 3. Triệu chứng viêm xoang 3.1 Viêm xoang cấp tính – Bị ngạt mũi (sau khi mắc một số bệnh tai mũi họng như cảm cúm, viêm Amidan…). – Sốt nhẹ khoảng 38 – 39 độ. – Vùng má, trán hay hốc mắt bị đau dữ dội. – Vùng cổ cảm thấy khô và rát. – Có thể bị chảy dịch nhày (dịch ban đầu trong suốt, sau đó chuyển sang trắng hoặc vàng đặc). 3.2 Viêm xoang mạn tính – Người bệnh bị ngạt mũi thường xuyên. – Xì mũi hoặc khịt khạc mủ nhầy hoặc mủ đặc thường xuyên. – Vùng mặt có cảm giác đau nhức. – Khứu giác bị ảnh hưởng. – Một số triệu chứng khác (đau đầu, ho, mệt, hơi thở có mùi…) Sau khi tiến hành nội soi, bác sĩ sẽ thấy một số dấu hiệu như: – Có xuất hiện mủ nhầy hay mủ đặc ở vùng khe giữa hoặc đôi khi ở khe trên. – Vùng niêm mạc hốc mũi bị phù nề hoặc bị thoái hoá thành polyp. – Có cấu trúc giải phẫu bất thường: Lệch vách ngăn, bóng hơi cuốn giữa, VA quá phát… Nội soi bằng ống mềm là phương pháp tân tiến được sử dụng hiện nay trong thăm khám tai mũi họng Khi tiến hành chụp CT scan sẽ thấy một số hình ảnh: – Hình ảnh xoang mờ, mờ đều hoặc không đều. – Phần niêm mạc ở các xoang dày. – Có bệnh tích của viêm mũi bịt lấp vùng phức hợp của lỗ ngách. – Có cấu trúc giải phẫu bất thường: Vẹo lệch vách ngăn, cuốn giữa đảo chiều, bóng hơi cuốn giữa… 4.1 Viêm xoang cấp tính Với viêm xoang cấp tính, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà sau khi đã thăm khám tại bệnh viện. Nguyên tắc điều trị là tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, uống theo đúng liều lượng thuốc đã được kê đơn, uống nhiều nước và nằm kê cao đầu. Tuỳ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc như thuốc súc rửa mũi, thuốc thông mũi, điều trị nghẹt mũi, thuốc kháng sinh, giảm đau và corticoid. 4.2 Viêm xoang mạn tính Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được khuyến cáo điều trị ngoại khoa. Phương pháp tân tiến nhất hiện nay được sử dụng chính là mổ nội soi mũi xoang. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ xem xét nguyên nhân bệnh để thực hiện các thủ thuật để điều trị xoang như nạo VA, cắt polyp mũi, dẫn lưu dịch tiết hay điều trị vẹo vách ngăn. Phương pháp mổ nội soi mũi xoang là cách điều trị viêm xoang được sử dụng tại các bệnh viện lớn uy tín, thay thế được phương pháp mổ mở truyền thống;;;;;Viêm xoang là loại bệnh thường gặp ở nước ta, gây đau nhức vô cùng khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu không được điều trị tích cực từ sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa viêm xoang hiệu quả. Bạn cần biết, xoang chính là các hốc rỗng ở bên trong khối xương sọ - mặt. Niêm mạc lót xoang là lớp mô mềm và lớp niêm mạc này có chứa không khí và sạch sẽ. Nếu các hốc rỗng này chứa quá nhiều dịch hoặc mủ hay bị bịt kín sẽ gây ra tình trạng viêm lớp niêm mạc. Tình trạng này được gọi là bệnh Viêm xoang. Dựa vào thời gian mắc bệnh, viêm xoang sẽ được chia thành những cấp độ sau: Viêm xoang cấp: Là khi người bệnh có một số dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, kèm theo đau nhức ở vùng mặt,… Những triệu chứng này giống như cảm lạnh và thường xuất hiện đột ngột, nhưng cũng sẽ mất đi trong khoảng 14 ngày, hoặc lâu nhất là không quá 4 tuần. Viêm xoang bán cấp: Là những trường hợp người bệnh có thời gian mắc lâu hơn, bệnh có thể kéo dài đến khoảng 8 tuần. Viêm xoang mạn tính: Những trường hợp bệnh mạn tính thường có biểu hiện bệnh kéo dài trên 8 tuần. Viêm xoang tái phát: Là những trường hợp người bệnh mắc viêm xoang nhưng bệnh không khỏi dứt điểm mà tái phát nhiều lần trong một năm. Một số dấu hiệu như đau nhức vùng trán, đau vùng gò má,… là những biểu hiện phổ biến của viêm xoang. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ gặp một số triệu chứng khó chịu dưới đây: Nghẹt mũi. Rối loạn khứu giác: Không ngửi được mùi hoặc ngửi không chính xác. Nước mũi thường đặc và có màu vàng xanh. Dịch mũi chảy xuống họng. Ho nhiều. Đau đầu cả ngày và đêm, nhưng đau nhất là vào nửa đêm. Hơi thở có mùi hôi do mủ trong xoang có thể chảy xuống cổ họng. Đau răng hàm trên. Sốt. Một bệnh nhân viêm xoang chia sẻ: “bệnh viêm xoang của tôi thường xuyên bị tái phát, đặc biệt khi cơ thể bị nhiễm lạnh do nằm điều hòa lạnh hay đi xe máy trời mùa đông. Lúc đầu, bệnh chỉ có biểu hiện nhẹ, nhưng để lâu, triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng khiến tôi rất khổ sở và khó chịu. Nước mũi tôi đặc, dễ bị mủ xanh, kèm theo đó là tình trạng ngạt thở và hắt hơi liên tục”. Có thể thấy, bệnh viêm xoang đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế, nếu có dấu hiệu nghi ngờ, bạn nên đi khám để được điều chữa viêm xoang càng sớm càng tốt. 3. Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang Bệnh viêm xoang có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu: Do viêm nhiễm: Khi bị viêm nhiễm, sự lưu thông không khí giữa các xoang bị ứ trệ khiến cho các chất nhầy ở niêm mạc các xoang tiết ra không được lưu thông và gây bệnh. Do dị ứng: Những trường hợp như dị ứng phấn hoa, mề đay, tổ đỉa,. . sẽ làm cho niêm mạc các xoang bị phù nề dẫn đến tắc nghẽn và tạo cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra những trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc viêm xoang: Người bị sâu răng, đặc biệt là sâu răng ở hàm trên. Người có sức đề kháng kém, ví dụ như người cao tuổi, trẻ nhỏ,… Người mắc bệnh đường hô hấp mạn tính. Người lạm dụng thuốc kháng sinh. Người thường xuyên sống và làm việc trong môi trường bụi bẩn, nhiều khói bụi, khói bếp và hay khói thuốc lá. 4. Phương pháp chữa viêm xoang Bệnh viêm xoang nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển từ cấp tính sang mạn tính và tái lại nhiều lần. Dưới đây là những cách chữa viêm xoang hiệu quả. Phương pháp điều trị nội khoa Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị phổ biến với nhiều trường hợp mắc viêm xoang cấp tính. Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng sẽ kê đơn thuốc hợp lý để đạt hiệu quả điều trị. Một số loại thuốc có thể dùng đến như thuốc chống viêm, thuốc chống dị ứng hay thuốc co mạch chống xuất tiết. Tuy nhiên, cần phải uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc. Tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách có thể dẫn đến kháng thuốc kháng sinh và có thể gây ra viêm xoang mạn tính. Phẫu thuật chữa viêm xoang Tùy thuộc vào mỗi trường hợp, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị. Những trường hợp dưới đây sẽ có thể được áp dụng phương pháp phẫu thuật: Điều trị nội khoa không có được hiệu quả, tình trạng viêm xoang kéo dài trong nhiều năm. Những trường hợp viêm xoang đã xảy ra biến chứng như chèn dây thần kinh thị giác, viêm ổ mắt,… Một số trường hợp bất thường khi phẫu thuật vùng mũi xoang, có thể kể đến như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi quá to thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật chữa viêm xoang. Viêm xoang là một bệnh lý khá phổ biến ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Nếu có những biểu hiện bị viêm xoang cấp tính, bạn cần phải đi khám sớm để được các bác sĩ tư vấn và điều trị hợp lý. Tích cực điều trị sớm sẽ tăng hiệu quả điều trị bệnh, tăng cơ hội khỏi bệnh hoàn toàn và giảm nguy cơ mắc các biến chứng.
question_91
Ốm vặt, đề kháng kém có phải thiếu kẽm
doc_91
Trẻ được cho là hay ốm vặt nếu hầu như tháng nào cũng ốm và thường xuyên phải dùng đến thuốc. Bạn có thể cho rằng tình trạng này là do cơ địa của trẻ nhưng thực chất trẻ hay bị ốm vặt đều có nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên chính là do hệ miễn dịch của trẻ kém do bị các bệnh về nhiễm trùng, hoặc do dùng nhiều thuốc kháng sinh... Hệ miễn dịch càng kém thì trẻ càng hay bị ốm. Thường gặp là các bệnh đường hô hấp như ho sốt, sổ mũi, viêm họng... mà trong dân gian gọi là “ốm vặt”. Do vậy, nếu trẻ thường xuyên bị cảm cúm, viêm họng... thì đây là một dấu hiệu cho thấy sức đề kháng của trẻ kém.Thiếu kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý trong cơ thể con người. Sau khi chào đời, trẻ sẽ nhận được một lượng kháng thể miễn dịch từ sữa mẹ. Cùng với quá trình trẻ lớn lên, hệ miễn dịch của trẻ sẽ dần dần được hoàn thiện. Do vậy, trẻ rất dễ bị tác động từ những thay đổi ở môi trường bên ngoài. Với những trẻ có hệ miễn dịch kém tức là có ít khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài thì sẽ hay bị ốm hơn.Thậm chí, khi sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, trẻ còn có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm hơn như bệnh bạch hầu, ho gà, lao, sốt xuất huyết, uốn ván... Đối với trẻ hay ốm vặt, có rất nhiều cách để cải thiện sức đề kháng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.Trước tiên, cần lưu ý vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ, cho trẻ ngủ đủ giấc và tiêm phòng cúm hàng năm.Bổ sung kẽm có thể qua thực phẩm giàu kẽm hoặc các loại thực phẩm chức năng. Bố mẹ nên lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu kẽm trong bữa ăn hàng ngày của con, ăn đa dạng thực phẩm là có thể yên tâm bé nhận đủ lượng kẽm cần thiết trong 1 ngày do cơ thể có chức năng tổng hợp các vitamin và các vi chất mà cơ thể đang cần hoặc đang thiếu hụt.Trong một số trường hợp bé cần bổ sung bằng thực phẩm chức năng. Bố mẹ nên tư vấn ý kiến của Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để biết được liều lượng kẽm mà bé nên được bổ sung qua thực phẩm chức năng.Có thể thấy thiếu kẽm gây ra rất nhiều vấn đề cho sức khỏe, vì thế bạn cần duy trì cho trẻ một chế độ ăn lành mạnh cùng lối sống khoa học để đảm bảo sức khỏe luôn được cân bằng. Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại đây
doc_21315;;;;;doc_1801;;;;;doc_5934;;;;;doc_5921;;;;;doc_16257
Nhiễm khuẩn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng và giảm cân. Các nhà khoa học đã nghiên cứu, đánh giá về việc bổ sung kẽm và các vi chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn uống để phòng ngừa thiếu hụt vi chất dinh dưỡng cũng như điều trị rối loạn nhiễm khuẩn tiêu hóa. 1. Vi chất kẽm rất cần thiết cho cơ thể Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất của con người, xúc tác hơn 100 loại enzym và giúp điều chỉnh biểu hiện gen. Những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, nghiện rượu, bệnh viêm ruột và các hội chứng kém hấp thu sẽ có nguy cơ thiếu kẽm cao hơn.Các triệu chứng thiếu kẽm không đặc hiệu, bao gồm chậm lớn, tiêu chảy, rụng tóc, viêm lưỡi, loạn dưỡng móng, giảm khả năng miễn dịch và thiểu năng sinh dục ở nam giới. Ở các nước đang phát triển, bổ sung kẽm có thể có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên, bệnh tiêu chảy và như một biện pháp hỗ trợ điều trị tiêu chảy ở trẻ em suy dinh dưỡng.Kẽm kết hợp với chất chống oxy hóa có thể có hiệu quả khiêm tốn trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi già. Đồng thời, đây cũng là một trong các vi chất dinh dưỡng được sử dụng để điều trị hiệu quả bệnh Wilson.Kẽm được dung nạp tốt ở liều lượng khuyến cáo. Các tác dụng phụ của việc sử dụng kẽm liều cao trong thời gian dài bao gồm khả năng miễn dịch bị ức chế, giảm mức cholesterol lipoprotein mật độ cao, thiếu máu, thiếu đồng và có thể có các biến chứng sinh dục.Kẽm là nguyên tố vi lượng được phân bố phong phú thứ hai trong cơ thể sau sắt. Kẽm xúc tác hoạt động của enzym, góp phần vào cấu trúc protein và điều chỉnh sự biểu hiện gen.Kẽm được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như thịt bò, gia cầm, hải sản và ngũ cốc. Các sản phẩm bổ sung kẽm thường chứa từ 7 đến 80 mg kẽm nguyên tố, được bào chế dưới dạng oxit kẽm hoặc muối với axetat, gluconat và sulfat.Sản phẩm bổ sung kẽm thường được sử dụng để giảm bớt một số tình trạng bệnh, bao gồm trạng thái thiếu kẽm, tiêu chảy, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, nhiễm trùng đường hô hấp trên (URI), vết thương chậm lành và virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).Kẽm được hấp thụ ở ruột non. Việc giảm hoặc tăng lượng kẽm trong thời gian dài sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc dự trữ kẽm trong cơ thể. Kẽm là đồng yếu tố tạo ra polymerase và protease liên quan đến nhiều chức năng của tế bào (ví dụ: Sửa chữa vết thương, tái tạo tế bào biểu mô ruột).Kẽm cũng là đồng yếu tố đối với thymulin, một loại hormone tuyến ức cần thiết cho sự trưởng thành của tế bào lympho T. Kẽm có đặc tính chống oxy hóa và có thể bảo vệ chống thoái hóa điểm vàng khỏi stress oxy hóa. Kẽm là một trong các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho quá trình trao đổi chất của con ngườ 2. Bổ sung kẽm hợp lý Các khuyến nghị chính thức trong việc bổ sung kẽm tính đến thời điểm hiện nay gồm có:Kẽm làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của bệnh tiêu chảy cấp và mãn tính ở trẻ em.Kẽm acetate là một liệu pháp duy trì hiệu quả cho bệnh Wilson.Thiếu kẽm lâm sàng ở người lớn nên được điều trị bằng cách bổ sung kẽm gấp 2-5 lần chế độ ăn được khuyến nghị.Kẽm kết hợp với vitamin C và E, beta-carotene có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi già.Thiếu kẽm mức độ nhẹ nên được điều trị bằng cách bổ sung kẽm với liều lượng gấp 2-3 lần chế độ ăn được khuyến nghị (RDA), trong khi thiếu hụt từ trung bình đến nặng có thể được điều trị bằng 4-5 lần RDA. Việc điều trị nên kéo dài trong 6 tháng.Đối với tiêu chảy cấp ở trẻ em suy dinh dưỡng từ 6 đến 36 tháng tuổi, 20mg kẽm nguyên tố mỗi ngày đã được sử dụng. Để làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, nên sử dụng 80 mg kẽm nguyên tố với 2mg đồng mỗi ngày kết hợp với 500 mg vitamin C, 400 IU vitamin E và 15 mg beta-caroten.Mặc dù có nhiều vai trò thiết yếu trong sinh lý con người, nhưng không có dữ liệu chắc chắn nào hỗ trợ việc bổ sung vi chất kẽm cho những người có tình trạng kẽm bình thường. Tuy nhiên, kẽm kết hợp với chất chống oxy hóa có thể có hiệu quả khiêm tốn trong việc làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.Việc bổ sung vi chất kẽm liên tục lên đến trên mức dung nạp có thể được xem là an toàn. Liều cao hơn nên được hạn chế sử dụng trong thời gian ngắn vì tăng nguy cơ tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, thiếu đồng, thiếu máu và các biến chứng sinh dục. 3. Kẽm và các vi chất dinh dưỡng kết hợp để chống lại nhiễm khuẩn tiêu hóa Bệnh viêm ruột (IBD) có liên quan với suy dinh dưỡng và giảm cân, mặc dù điều này đã trở nên ít phổ biến hơn với những tiến bộ trong điều trị và tỷ lệ bệnh nhân thuyên giảm lớn hơn. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng vẫn còn tương đối phổ biến, đặc biệt ở bệnh nhân đang có bệnh ruột non và/hoặc cắt bỏ nhiều lần.Các quan sát dịch tễ học và các phát hiện lâm sàng đã củng cố khái niệm rằng, thiếu hụt dinh dưỡng và thừa dinh dưỡng đều làm suy giảm phản ứng đường tiêu hóa cũng như thay đổi tính nhạy cảm với chứng viêm hay các bệnh khác.Sự tương tác của lượng vi chất dinh dưỡng, các chỉ số sinh hóa về tình trạng dinh dưỡng và 4 trạng thái nhiễm khuẩn tiêu hóa hóa cụ thể được xem xét. Những tình trạng này bao gồm:Bệnh celiac và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đồng thời do sử dụng chế độ ăn không có gluten trong một thời gian dài.Dinh dưỡng vi chất như một yếu tố quan trọng quyết định khả năng miễn dịch đối với 2 loại bệnh viêm ruột chính: Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.Tiêu chảy liên quan đến HIV/AIDS và thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đồng thời có thể trở nên trầm trọng hơn khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút có hoạt tính cao.Tóm lại, đối với mỗi tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa, việc tăng cường kẽm và các vi chất dinh dưỡng khác có thể cải thiện khả năng miễn dịch và giảm thiểu tác dụng phụ của điều trị.ncbi.nlm.nih.gov, europepmc.org, researchgate.net, aafp.org;;;;;Kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng, đóng vai trò trong các quá trình sinh học bao gồm tăng trưởng tế bào, biệt hóa và chuyển hóa. Sự thiếu hụt kẽm sẽ hạn chế sự phát triển của trẻ nhỏ, trẻ còi cọc và chậm dậy thì. Ngoài ra, tình trạng này còn làm giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng, góp phần không nhỏ vào tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ nhỏ. 1. Vai trò của kẽm trong quá trình tăng trưởng và dậy thì ở trẻ Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu có nhiều chức năng sinh học quan trọng do nó liên quan tới cấu hình và chức năng của một loạt enzyme và các yếu tố phiên mã, nhân đôi tế bào. Kẽm là thành phần thiết yếu của nhiều loại protein, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bằng cách thúc đẩy tổng hợp DNA và RNA và phân chia tế bào, tham gia hình thành các tổ chức, phát triển cơ thể như tạo tế bào máu, tạo tế bào mỡ, duy trì tế bào gốc, phát triển hệ xương và cơ trơn, tái cấu trúc tim, tái tạo tác tế bào thần kinh võng mạc.Kẽm đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi, do thời kỳ này các tế bào phát triển rất nhanh. Bên cạnh đó, nó còn tham gia trong việc phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên.Kẽm có vai trò đặc biệt quan trọng với hệ miễn dịch vì chúng kích thích sự phát triển các tế bào lympho T và lympho B, từ đó tạo ra một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh và tăng cường sức đề kháng chống lại nhiễm trùng.Kẽm là một trong những khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, hàm lượng kẽm cao tại vùng trung tâm bộ nhớ của não hay còn được gọi là vùng đồi hải mã. Vitamin B6 và kẽm có chức năng quan trọng trong dẫn truyền thần kinh. Bên cạnh đó, kẽm còn có vai trò đối với chức năng sinh sản. Ở nam giới, kẽm có nồng độ trong tuyến tiền liệt, tham gia vào sự trao đổi nội tiết tố, chức năng tuyến tiền liệt được cân bằng và giúp duy trì số lượng, cũng như tính di động của tinh trùng và nồng độ testosterone trong huyết thanh. Thiếu kẽm làm gián đoạn quá trình dậy thì ở trẻ nam, giảm chất lượng của tinh trùng và khả năng tình dục của nam giới. Đối với nữ giới, vi chất kẽm có chức năng điều hòa kinh nguyệt, làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.Ngoài ra, kẽm còn giúp điều hòa vị giác và tạo cảm giác ngon miệng. Đặc biệt, chúng có chức năng hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố vi lượng khác như magie, đồng, mangan,... Do vậy, khi cơ thể thiếu kẽm sẽ kéo theo sự thiếu hụt hoặc rối loạn chuyển hóa của nhiều yếu tố gây ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng sức khỏe. Tuy kẽm có vai trò quan trọng như vậy, nhưng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ và các dấu hiệu của thiếu kẽm vô cùng thầm lặng, khó chẩn đoán và rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Hơn nữa, kẽm cũng không được cơ thể dự trữ lâu dài để sử dụng khi nên bạn cần chủ động bổ sung thêm kẽm từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trẻ em thiếu chất kẽm sẽ không có cảm giác ngon miệng Trẻ em thiếu chất kẽm là một trong những nguyên nhân dẫn tới còi cọc và chậm dậy thì. Các nguyên nhân của thiếu kẽm bao gồm suy dinh dưỡng, nghiện rượu, kém hấp thu, bỏng diện rộng, rối loạn suy nhược mãn tính, bệnh thận mãn tính,... Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn tới thiếu hụt kẽm ở trẻ do tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu khi dùng lâu ngày, sử dụng các chất tạo chelat như penicillamine cho bệnh Wilson, và các rối loạn di truyền như viêm da tiết niệu enteropathica và bệnh hồng cầu hình liềm. Nhu cầu về kẽm tăng lên trong thời kỳ mang thai và trong giai đoạn tuổi phát triển.Vì kẽm cần thiết cho sự tổng hợp protein, DNA và phân chia tế bào. Người ta tin rằng tác dụng tăng trưởng của kẽm có liên quan đến tác dụng của nó đối với sự tổng hợp protein. Do đó, kẽm được coi là một yếu tố tăng trưởng, kết quả của sự thiếu hụt kẽm làm cho sự tăng trưởng bị ảnh hưởng, tế bào sẽ chậm phân chia dẫn tới chậm phát triển chiều cao, rối loạn phát triển xương và trẻ còi cọc chậm lớn.Các biểu hiện lâm sàng trong các trường hợp thiếu kẽm nghiêm trọng bao gồm viêm da mụn nước, rụng tóc, tiêu chảy, rối loạn cảm xúc, sụt cân, nhiễm trùng xen kẽ, thiểu năng sinh dục ở nam giới và có thể tử vong nếu không được điều trị. Thiếu kẽm vừa phải có đặc điểm là trẻ chậm dậy thì và chậm phát triển ở thanh thiếu niên, thiểu năng sinh dục ở nam, da sần sùi, kém ăn, tinh thần uể oải, vết thương chậm lành, vị giác và thích ứng tối bất thường. Chán ăn và mất cảm giác ngon miệng khi thiếu kẽm lại càng làm cho tình trạng còi cọc càng trở lên nghiêm trọng hơn.Tóm lại, kẽm là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng, đóng vai trò trong các quá trình sinh học bao gồm tăng trưởng tế bào, biệt hóa và chuyển hóa. Trẻ thiếu hụt chất kẽm sẽ dẫn tới trẻ còi cọc chậm lớn và chậm dậy thì. Do vậy, cha mẹ hãy cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm, khi trẻ có những dấu hiệu của thiếu kẽm thì cha mẹ hãy cân nhắc bổ sung kẽm từ chế độ ăn uống hoặc thực phẩm chức năng.Trên thị trường, kẽm được dùng như một loại vi chất, sử dụng cung cấp cho cơ thể hiện nay có 2 loại chế phẩm: kẽm tổng hợp và kẽm sinh học. Trong khi kẽm tổng hợp được sản xuất công nghiệp từ các phản ứng hóa học trong phòng thí nghiệm nhà máy dược phẩm, kẽm sinh học lại có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên. Theo đó, để sản xuất ra kẽm sinh học, các nhà khoa học tách chiết từ các nguồn thực phẩm hữu cơ, tương tự như các cơ thể hấp thu kẽm từ thức ăn. Điều này giúp cho khả năng hấp thụ kẽm vào trong máu của kẽm sinh học tăng lên đến 3,7 lần so với kẽm tổng hợp. Vì thế, cha mẹ cần chú ý bổ sung nguồn kẽm sinh học từ tự nhiên để trẻ có thể hấp thu tốt nhất.Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.;;;;;Kẽm là khoáng chất thiết yếu đóng một loạt các vai trò trong cơ thể con người, bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chữa lành vết thương, liên quan đến lo âu trầm cảm của người trưởng thành. Do đó, bổ sung kẽm hợp lý có thể tăng sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch và làm giảm căng thẳng oxy hóa... 1. Vì sao kẽm liên quan đến lo âu trầm cảm Lo âu trầm cảm là phản ứng cảm xúc bình thường đối với một mối đe dọa hoặc đe dọa tiềm tàng. Tuy nhiên, khi cảm xúc này không thích hợp, cực đoan và dai dẳng, không tương xứng với bản chất của hiểm họa, nó được xếp vào loại bệnh lý. Để đối phó với các tình huống đe dọa, cảm giác lo lắng thường đi kèm với căng thẳng về cảm xúc, liên quan đến các đặc điểm hành vi, biểu cảm và sinh lý, chẳng hạn như tránh nguồn gốc của mối nguy hiểm, giả định các tư thế phòng thủ và tăng huyết áp, tương ứng.Rối loạn lo âu là những tình trạng phổ biến nhất của rối loạn tâm thần ở nhiều nước khác. Tuy nhiên, các nghiên cứu dựa trên dân số đã chỉ ra rằng bệnh này thường không được điều trị. Lo lắng liên quan đến một số rối loạn tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm, cơn hoảng sợ và rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý và ảnh hưởng đến khoảng 30% dân số. 2. Kẽm có vai trò gì trong lo âu trầm cảm Kẽm có một vai trò quan trọng trong các quá trình sinh học. Kể từ khi phát hiện ra các yếu tố này như là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống, nhiều vai trò sinh hóa đa dạng cho nó đã được xác định. Chúng bao gồm các vai trò trong chức năng của enzym, chuyển hóa axit nucleic, tín hiệu tế bào và quá trình apoptosis. Kẽm cần thiết cho các quá trình sinh lý bao gồm tăng trưởng và phát triển, chuyển hóa lipid, chức năng não và miễn dịch.Các yếu tố chế độ ăn uống làm giảm sự sẵn có của kẽm là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng thiếu kẽm, tuy nhiên, các khuyết tật di truyền cũng có thể dẫn đến giảm kẽm. Thiếu kẽm di truyền đều tạo ra các triệu chứng giống nhau, chẳng hạn như viêm da, tiêu chảy, rụng tóc và chán ăn. Với sự thiếu hụt kéo dài dẫn tới nồng độ kẽm thấp gây ra suy giảm tăng trưởng và thay đổi tâm thần kinh như cảm xúc bất ổn, cáu kỉnh và trầm cảm. Thiếu kẽm trong thời gian dài có thể gây lo âu trầm cảm Kẽm nội bào thấp đã được phát hiện có liên quan đến tổn thương DNA, stress oxy hóa, phòng thủ chống oxy hóa và sửa chữa DNA.Do mối liên hệ tiềm ẩn giữa kẽm và căn nguyên của các bệnh thần kinh, các nghiên cứu đã kiểm tra nồng độ kẽm trong huyết tương của những bệnh nhân lo lắng và so sánh nồng độ đó với các triệu chứng nhận biết, trước và sau khi điều trị bằng kẽm. 3. Kẽm và liệu pháp chống oxy hóa Những người bị chứng lo âu đã được kiểm tra nồng độ kẽm, đồng và chất chống oxy hóa. Dựa trên sự thiếu hụt, họ được kê đơn liều lượng chất chống oxy hóa thích hợp.Người bị lo âu trầm cảm sau trị liệu được điều trị chống oxy hóa (vitamin C, E, B-6 cũng như Magie và Mangan nếu được bảo đảm) và bổ sung kẽm (như kẽm picolinate) hàng ngày trong tối thiểu 8 tuần. Có nhiều hỗ trợ cho vai trò của GABA và glutamate trong các rối loạn tâm trạng, đặc biệt là lo lắng và trầm cảm. Kẽm cũng được phát hiện có liên quan đến việc điều hòa GABA và glutamate, đặc biệt là thông qua hoạt động giải lo âu, điều chỉnh sự ức chế GABA và tính nhạy cảm với co giật. Thiếu kẽm cũng được phát hiện có liên quan đến suy giảm chức năng dị ứng GABA.Kẽm được biết đến là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng nhất đối với hệ thần kinh của cơ thể. Chế độ ăn uống thiếu kẽm có liên quan đến một loạt các khuyết tật sinh lý bao gồm biếng ăn, tổn thương da và chậm phát triển. Các nghiên cứu cơ học đã chứng minh rằng thiếu kẽm ảnh hưởng đến một số lượng lớn các gen gan liên quan đến nhiều chức năng của tế bào. Đặc biệt, sự thiếu hụt kẽm đã được chứng minh là điều chỉnh giảm biểu hiện gen ở gan của metallothionein (MT), yếu tố tăng trưởng giống insulin I (IGF-I), protein liên kết yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGFBP1), cyclin D1 và HGF, có liên quan đến quá trình tăng sinh tế bào. Kẽm là yếu tố tác động nhiều tới hệ thần kinh của con người Bổ sung kẽm cũng đã được tìm thấy để ngăn ngừa tổn thương tế bào gan do làm giảm căng thẳng oxy hóa. Có bằng chứng cho thấy tổn thương gan do rượu gây ra kích thích tăng sinh tế bào gan và bổ sung kẽm làm tăng tốc độ tái tạo gan, thông qua việc điều chỉnh các protein liên quan đến tăng sinh tế bào.Bạn có thể thụ hưởng 20 - 40% lượng hấp thụ trong thức ăn. Kẽm từ động vật thực phẩm như thịt đỏ, cá và gia cầm có thể hấp thụ dễ dàng hơn từ sinh vật thực phẩm. Kẽm được hấp thu tốt nhất khi dùng trong bữa ăn có chứa protein.Các nguồn cung cấp tốt nhất là hàu (nguồn giàu nhất), thịt đỏ, thịt gia cầm, pho mát, tôm, cua và các động vật có khác vỏ. Các nguồn khác nhau tốt nhất, mặc dù ít dễ hấp thụ hơn bao gồm các loại đậu (đặc biệt là đậu lima, đậu mắt đen, đậu pinto, đậu nành, đậu nành), ngũ cốc nguyên hạt, miso, đậu phụ, men bia, rau xanh nấu chín, nấm, đậu xanh, tahini, và bí ngô, và hạt hướng dương.Tóm lại, kẽm có vai trò hỗ trợ hệ thống miễn dịch và chữa lành vết thương, hạn chế tình trạng lo âu trầm cảm. Do đó, bổ sung kẽm hợp lý có thể tăng sức đề kháng, bảo vệ hệ miễn dịch và làm giảm căng thẳng oxy hóa...;;;;;Kẽm là khoáng chất cần thiết giúp cơ thể tạo ra các protein và DNA. Nó cũng cần thiết cho sự trao đổi chất và quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế lên tiếng báo động hơn 80% phụ nữ hiện nay đang nhận lượng kẽm ít hơn so với khuyến cáo. Theo , gần đây các nhà nghiên cứu phát hiện khoáng chất này quan trọng đối với một loạt chức năng, bao gồm cả chức năng tuyến tiền liệt, sức khỏe sinh sản, quá trình đông máu, hình thành collagen, tổng hợp protein và chức năng tuyến giáp. Nó cũng hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch, bảo vệ gan và duy trì tầm nhìn khỏe mạnh, riêng đối với phụ nữ mang thai và trẻ em, kẽm cần thiết cho bà mẹ và thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài những vai trò cơ bản, kẽm còn có thể thúc đẩy sức khỏe tối ưu và giúp phục hồi sức khỏe sau cơn bệnh. Một số vận động viên sử dụng kẽm để cải thiện sức mạnh và hiệu suất vận động. Ngoài ra, kẽm còn được thêm vào thuốc chữa cảm để làm tăng tốc độ phục hồi cũng như sử dụng để đối phó các vấn đề về da, như: điều trị vết loét, chữa mụn trứng cá và ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa. Dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm Chức năng miễn dịch suy yếu và mất cảm giác ngon miệng là dấu hiệu đầu tiên của sự thiếu hụt kẽm. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, rụng tóc, rối loạn chức năng cương dương, vết thương lâu lành, mệt mỏi về tinh thần, các tổn thương ở da và mắt cũng là những cảnh báo về tình trạng thiếu hụt kẽm. Nguyên do thiếu kẽm Một trong những lý do gây ra thiếu hụt kẽm là chế độ ăn uống. Các loại đậu và ngũ cốc có chứa các hợp chất được gọi là phytates ngăn cản cơ thể hấp thụ kẽm. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn thưởng thức nhóm thực phẩm này, để giảm tình trạng kẽm không được hấp thụ, cần ngâm nước, rang khô hoặc để chúng lên men rồi sử dụng. Ngoài ra, tiêu thụ chất xơ cao cũng được biết đến có liên quan tới việc làm hạ thấp nồng độ kẽm trong cơ thể. Bên cạnh đó, nồng độ kẽm trong cơ thể cạn kiệt một phần cũng do tiêu chảy mãn tính, đổ mồ hôi quá nhiều, căng thẳng quá mức… bởi những yếu tố này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa, từ đó làm giảm lượng kẽm hấp thụ. Thêm vào đó, một số điều kiện sức khỏe nhất định như bệnh thận và tiểu đường cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ kẽm; trong khi rối loạn tiêu hóa như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đều có thể làm giảm lượng kẽm mà cơ thể hấp thụ. Một tình trạng gọi là Pyroluria cũng gây nên hiện tượng mất kẽm qua đường tiểu. Thực phẩm giàu kẽm Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài việc bổ sung những viên nang kẽm, cách tốt nhất để kẽm được hấp thụ là thông qua đường ăn uống. Nguồn cung cấp kẽm bao gồm hàu, thịt bò, cá mòi, trứng, thịt gà và sữa. Tuy nhiên, sản phẩm động vật không phải là nguồn duy nhất chứa nhiều kẽm, bởi một số nghiên cứu cho thấy những người ăn chay có nồng độ kẽm trong huyết thanh tương tự như những người không ăn chay. Sở dĩ có điều này là do người ăn chay thích ứng với một lượng kẽm thấp bằng cách gia tăng sự hấp thụ và lưu giữ khoáng chất này. Để chế độ ăn chay có thể đảm bảo cung cấp đủ lượng kẽm, cần tăng cường tiêu thụ mầm lúa mì, hạt lanh, hạt bí đỏ, đậu xanh, đậu hũ, cỏ linh lăng, đậu Hà Lan và sô cô la đen.;;;;;Kẽm là một vi lượng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển cơ thể, tổng hợp DNA, hỗ trợ chức năng thần kinh và miễn dịch qua trung gian tế bào. Thiếu kẽm ở người già hầu hết có nguyên nhân từ sự hấp thụ kẽm ở người cao tuổi thấp hơn đáng kể so với người trẻ, phổ biến ở những người trên 75 tuổi. Các triệu chứng bao gồm viêm da, tiêu chảy ... suy giảm miễn dịch và chữa lành vết thương bị rối loạn ở những người bị thiếu kẽm và bổ sung kẽm cho người già là cần thiết để có chất lượng cuộc sống tốt hơn. 1. Tổng quan Kẽm (Zn) là nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe và tinh thần của con người. Nó đảm nhận vai trò cấu trúc và chức năng trong một số lượng lớn các đại phân tử và cần thiết cho hơn 300 phản ứng enzym trong cơ thể. Các ion kẽm tham gia vào tất cả các khía cạnh của quá trình chuyển hóa trung gian, truyền dẫn và điều chỉnh sự biểu hiện thông tin di truyền, lưu trữ, tổng hợp và hoạt động của các hóc môn peptit và duy trì cấu trúc của chất nhiễm sắc và màng sinh học. Vì vậy, kẽm cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển, tổng hợp protein và DNA, các chức năng cảm giác thần kinh, miễn dịch qua trung gian tế bào, tuyến giáp và chuyển hóa xương.Cơ thể con người chứa khoảng 1,4-2,3g kẽm. Kẽm có chủ yếu trong cơ (60%), xương (30%) và các cơ quan khác (10%) như gan, thận, tuyến tụy, não, da, tuyến tiền liệt ... Nhu cầu kẽm hàng ngày của một người trưởng thành là 15mg và nồng độ kẽm bình thường trong huyết thanh là 84 - 159 microgram/ dl.Việc hấp thụ nhiều kẽm trong thời gian dài cùng với hiệu suất hấp thụ giảm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng và gây hậu quả thiếu kẽm ở những người già. Thật vậy, sự thiếu hụt kẽm vừa phải thường được quan sát thấy ở những người cao tuổi, ngay cả ở các quốc gia phát triển. Thiếu hụt kẽm ở người già có thể là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng và các bệnh lý thoái hóa liên quan đến tuổi tác (bao gồm giảm vị giác, stress oxy hóa, thay đổi chức năng miễn dịch, rối loạn thần kinh). Như vậy, kẽm có vai trò quan trọng đối với người cao tuổi vì có liên quan đến các chức năng tâm lý, tình trạng dinh dưỡng, hệ miễn dịch và chống oxy hóa, chuyển hóa xương. 2. Các biểu hiện thiếu kẽm ở người già Mặc dù có vai trò quan trọng nhưng kẽm thường không nhận được nhiều sự quan tâm ở các nước phát triển vì tình trạng thiếu hụt kẽm trầm trọng là không phổ biến. Ngược lại ở các nước đang phát triển, thiếu kẽm là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, trong đó ảnh hưởng chủ yếu đến người già và trẻ em.Người cao tuổi có nguy cơ bị thiếu kẽm cao hơn so với nhóm dân số chung. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng thiếu kẽm có thể gây ra tổn thương DNA. Nghiên cứu mới gần đây là một bước tiến nhằm tìm hiểu sự thiếu hụt kẽm cũng có thể dẫn đến chứng viêm hệ thống như thế nào. Trong khi một số phản ứng viêm là một phần bình thường của quá trình bảo vệ cơ thể của hệ miễn dịch, thì tình trạng viêm quá mức có liên quan đến các bệnh thoái hóa khác nhau từ ung thư đến bệnh tim. Khi thiếu kẽm, khả năng sửa chữa tổn thương của cơ thể cũng có thể giảm đi.Thiếu hụt kẽm ở người già có thể dẫn đến phát ban da có vảy, đặc biệt là da xung quanh miệng, trên tay và ở bẹn. Người già không đủ kẽm trong cơ thể cũng có thể gặp phải nhiều vấn đề như tiêu chảy, chán ăn và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Rụng tóc và vết thương lâu lành cũng có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt kẽm ở người lớn tuổi. Vì vậy khi các bác sĩ nhận thấy chức năng miễn dịch bị suy giảm và khả năng nhiễm trùng ngày càng tăng cùng với vết thương kém lành và kém ăn ở người cao tuổi, họ nên cân nhắc kiểm tra nồng độ kẽm trong máu của người đó. Rụng tóc là một trong các biểu hiện thiếu kẽm ở người già Mặc dù có những dấu hiệu cảnh báo tiềm ẩn về tình trạng thiếu kẽm ở người già nhưng đây là những biểu hiện không đặc hiệu vì thế không dễ để chẩn đoán và phát hiện, trừ khi thiếu kẽm ở người già một cách trầm trọng. Ngoài ra, phương tiện xét nghiệm chẩn đoán cũng còn nhiều hạn chế. Nồng độ kẽm trong máu hiện tại là phương tiện được áp dụng phổ biến, tuy nhiên nó không đáng tin cậy vì không phản ánh đúng lượng kẽm trong cơ thể, cũng như không nhạy với tình trạng thiếu hụt kẽm ở người già. 3. Bổ sung kẽm cho người già đúng cách Cách tốt để dự phòng thiếu kẽm ở người già là bổ sung nhiều kẽm hơn - cụ thể là 11mg/ngày đối với nam giới và 8mg/ngày đối với phụ nữ.Thịt nạc và hải sản là những nguồn thực phẩm tốt giàu kẽm, trong đó hàu có hàm lượng kẽm cao nhất từ ​​thực phẩm. Ngũ cốc và các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật giàu protein khác như đậu và các loại hạt cũng có khá nhiều kẽm. Nhưng nếu bạn chỉ ăn các thực phẩm từ thực vật, bạn có thể không hấp thụ tốt kẽm và thậm chí sẽ phải ăn nhiều hơn do sự tương tác giữa các chất dinh dưỡng.Đối với những người lớn tuổi không ăn nhiều thịt và có nguy cơ không đáp ứng đủ nhu cầu kẽm ở người già, các viên uống vitamin tổng hợp có chứa kẽm có thể là phương pháp thay thế, miễn là bệnh nhân được cung cấp ở dưới mức liều lượng tối đa của kẽm, là 40 mg/ mỗi ngày. Những người già không có thói quen ăn nhiều thịt, người già đang bị nhiễm trùng hoặc tiêu chảy thường xuyên có thể sử dụng chất bổ sung kẽm trong một thời gian và xem liệu tình trạng tiêu chảy có cải thiện hay không hoặc tần suất nhiễm trùng có giảm đi không.Điều quan trọng cần nhớ là kẽm có thể gây ngộ độc khi được bổ sung với số lượng lớn, bổ sung kẽm cho người già không được vượt quá giới hạn trên 40 mg/ngày. Uống quá nhiều chất bổ sung kẽm có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, chuột rút và đau đầu. Kẽm cũng có thể phản ứng với một số loại thuốc điều trị nên người già, đối tượng thường có nhiều bệnh nền cần phải thông báo cho bác sĩ của họ trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thực phẩm bổ sung nào.com) để được phục vụ tốt.ncbi.nlm.nih.gov, nature.com
question_92
Thủ thuật giúp thụ tinh nhân tạo thành công gấp đôi
doc_92
Các bác sĩ tin rằng, chỉ cần gãi thành tử cung của người phụ nữ trước khi tiến hành quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), cũng có thể tăng gấp đôi cơ hội thụ thai nhân tạo thành công cho cô. Thống kê cho thấy, chi phí cho một lần làm IVF hiện nay vào khoảng 4.830 - 24.151 USD. Tuy nhiên, chỉ 1/4 số phụ nữ trải qua phương pháp thụ tinh nhân tạo này mỗi năm có con như mong muốn. Một kỹ thuật đơn giản có tên gọi "gãi màng trong dạ con" được cho là sẽ cắt giảm được gánh nặng tài chính cũng như căng thẳng tâm lý mà các cặp vợ chồng phải đối mặt khi làm IVF nhiều lần, bằng cách tăng gấp đôi tỉ lệ thụ thai thành công. Kỹ thuật này bao gồm việc dùng một dụng cụ tương tự như chiếc thìa khuấy cà phê để "gãi" 4 điểm trên thành tử cung. Chi phí cho một lần "gãi màng trong dạ con" khoảng 483 USD, và quá trình chỉ kéo dài trong vài phút. Các bác sĩ tin rằng, một phôi thai mới hình thành có thể bám vào các vết hằn trong tử cung dễ dàng hơn. Theo họ, "gãi màng trong dạ con" cũng có thể giúp giải phóng những hoóc môn khiến tử cung nhớt dính hơn và do đó, phôi cũng dễ bám dính hơn. Sir Robert Edwards, chuyên gia tiên phong về IVF, người giúp cho ra đời đứa trẻ thụ tinh ống nghiệm đầu tiên trên thế giới Louise Brown, đánh giá rất cao kỹ thuật gãi thành tử cung. Kỹ thuật này từng không còn được ưa chuộng khi việc điều trị vô sinh được ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến hơn. Dẫu vậy, một số bác sĩ cảm thấy hiện là thời điểm cần phải phục hồi việc dùng nó. Các trung tâm y tế trên khắp thế giới đang nghiên cứu về kỹ thuật gãi màng trong dạ con và cuộc thử nghiệm quy chuẩn đầu tiên của Anh đối với kỹ thuật này vừa hoàn tất. Nghiên cứu mới nhất tại Đại học Ankara ở Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm nghiệm kỹ thuật trên với 114 phụ nữ trong độ tuổi dưới 40, đã thử IVF nhưng thất bại ít nhất 2 lần. Kết quả là, khoảng 38% số phụ được gãi màng trong dạ con trước IVF đã mang bầu, trong khi tỉ lệ thụ thai thành công ở những phụ nữ thực hiện mình IVF chỉ đạt 20%. Chuyên gia Charles Kingsland đến từ Trung tâm hỗ trợ sinh sản Hewitt thuộc Bệnh viện phụ sản Liverpool (Anh) tuyên bố, các dữ liệu về kỹ thuật gãi thành tử cung mang tính khích lệ rất nhiều. Tuy nhiên, y học vẫn cần các bằng chứng rõ ràng hơn về lợi ích của kỹ thuật trước khi mọi bác sĩ chữa trị vô sinh được khuyến nghị áp dụng nó cho bệnh nhân.
doc_62797;;;;;doc_35527;;;;;doc_62417;;;;;doc_22020;;;;;doc_44371
Thụ tinh nhân tạo là phương pháp giúp giải quyết nỗi lo hiếm muộn cho các cặp vợ chồng. Với sự phát triển của y học ngày nay, có rất nhiều ca thụ tinh thành công, đem lại niềm vui cho nhiều gia đình. Để tăng cơ hội thụ tinh thành công, các cặp vợ chồng nên chủ động tìm hiểu và bỏ túi một vài kinh nghiệm. Ngày nay, phương pháp thụ tinh nhân tạo không còn quá xa lạ, đặc biệt đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn. Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi quốc tế là In Vitro Fertilization - IVF. Khi áp dụng phương pháp này, trứng của người phụ nữ được kết hợp với tinh trùng của nam giới ở trong điều kiện phòng thí nghiệm thay vì trong cơ thể phụ nữ. Đây là phát minh cực kỳ thú vị và đem lại hiệu quả tương đối tốt. Để tăng khả năng thụ thai thành công, các bác sĩ thường tiến hành chuẩn bị trứng, lọc rửa tinh trùng, lựa chọn tinh trùng có chất lượng tốt nhất. Nhờ vậy, tinh trùng dễ dàng kết hợp với trứng và tạo thành phôi. Sau một thời gian, phôi thai được đưa vào tử cung của người mẹ và tiếp tục phát triển bình thường. Các cặp vợ chồng hiếm muộn thường được giới thiệu tìm hiểu, áp dụng phương pháp này. Các bác sĩ cho biết người phụ nữ được chẩn đoán tắc vòi trứng, mắc bệnh lạc nội mạc tử cung có thể tham khảo và áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo để tăng khả năng mang bầu. Bên cạnh đó, một số trường hợp chị em hiếm muộn không xác định được lý do cũng nên thử sử dụng kỹ thuật IVF. Đối với cánh mày râu, nếu trong tinh dịch có ít tinh trùng, bác sĩ thường khuyến khích họ nên đi thụ tinh trong ống nghiệm. Ngoài ra, bệnh nhân gặp phải vấn đề xuất tinh ngược hoặc không có tinh trùng có thể nghiên cứu về phương pháp kể trên. Bởi vì, bác sĩ sẽ tiến hành lấy tinh trùng, có khả năng kết hợp với trứng để tạo thành phôi thai trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để biết mình có phù hợp với phương pháp IVF hay không, tốt nhất cặp vợ chồng nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe sinh sản, xác định nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn. Thông thường, sau buổi kiểm tra, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho cặp đôi các phương pháp xử lý tình trạng hiếm muộn, giúp họ có hy vọng thụ thai thành công. Để gia tăng khả năng thụ thai thành công, chị em phụ nữ nên thực hiện trong độ tuổi dưới 35, đây là độ tuổi lý tưởng nhất. Nhiều số liệu thống kê cho thấy khoảng 40 - 45% phụ nữ dưới 35 tuổi thụ thai thành công nhờ áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Chế độ sinh hoạt khoa học, điều độ cũng là yếu tố rất quan trọng giúp tăng khả năng thành công của kỹ thuật IVF. Một số vấn đề các cặp vợ chồng cần quan tâm là: thói quen ăn uống hàng ngày, hạn chế sử dụng đồ uống có chứa chất kích thích, duy trì cân nặng ở mức vừa phải, không thức khuya… Nếu đảm bảo được những tiêu chí kể trên, khả năng thụ thai thành công sẽ gia tăng đáng kể. 4. Mô tả sơ lược quá trình thụ tinh nhân tạo Để có sự chuẩn bị tốt nhất, chúng ta cần chủ động tìm hiểu về quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Đây là thông tin cực kỳ quan trọng mà các cặp vợ chồng hiếm muộn không nên bỏ qua. Như đã phân tích ở trên, IVF là một trong những kỹ thuật khá phức tạp, trước tiên cặp vợ chồng sẽ được kiểm tra lâm sàng để bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe sinh sản và lý do gây vô sinh hiếm muộn. Hoàn thành các bước kiểm tra ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành kích thích buồng trứng trong vòng 12 - 14 ngày. Sau khi có ít nhất 1 nang trứng đạt kích thước từ 17mm, người vợ sẽ được tiêm thuốc kích rụng trứng, việc chọc hút trứng cũng như lấy tinh trùng sẽ được diễn ra sau 36h sau mũi tiêm kích rụng trứng để phục vụ quá trình thụ tinh trong ống nghiệm trứng và tinh trừng sẽ được thụ tinh để tạo phôi. Phôi sẽ được nuôi cấy trong môi trường chuyên dụng từ 2 - 5 ngày. Phôi thai sau khi ổn định bắt đầu được đưa vào buồng tử cung của người phụ nữ, sau 2 tuần chuyển phôi bác sĩ tiến hành thử thai để xác định phương pháp này đã thành công hay chưa. Sau khi thụ thai thành công, người phụ nữ nên thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi sau thụ tinh nhân tạo và kịp thời phát hiện các vấn đề sức khỏe bất thường.;;;;;Tin vui lớn cho những phụ nữ đang gặp khó khăn trong việc mang thai và sinh nở: các nhà khoa học Anh đã tìm ra một kỹ thuật mới thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) có thể giúp tăng gấp ba lần cơ hội có em bé so với kỹ thuật IVF hiện nay. Phóng viên tại Ottawa dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên báo Bưu điện quốc gia (Canada) ngày 18/5 cho biết một kỹ thuật mới về thụ tinh trong ống nghiệm có thể giúp các cặp vợ chồng đang gặp khó khăn trong việc có con. Kỹ thuật mới sử dụng biện pháp "time-lapse imaging" để có hàng nghìn bức ảnh của các phôi đang phát triển và xác định chính xác những người ít có khả năng hấp thụ các nhiễm sắc thể bất thường, sau đó mới thực hiện cấy phôi. Thử nghiệm kỹ thuật này tại 4 bệnh viện lớn ở Anh, tỷ lệ thành công đã tăng lên rõ rệt, số ca thành công tăng từ 25% với phương pháp IVF thông thường hiện nay lên 75%. Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Simon Fishel cho biết đây là một trong những bước đột phá quan trọng trong ít nhất 35 năm qua, đặc biệt có giá trị đối với những bệnh nhân lâu nay đã cố gắng có được một đứa con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Và kỹ thuật này cũng có thể mang lại hy vọng cho cả những phụ nữ lớn tuổi.;;;;;Phương pháp thụ tinh nhân tạo bằng cách bơm tinh trùng vào buồng tử cung là thủ thuật được bác sĩ áp dụng rất nhiều hiện nay để điều trị hiếm muộn, vô sinh. Giúp nhiều vợ chồng có con chủ động, mang lại niềm hạnh phúc cho nhiều gia đình. 1. Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung Phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung, gọi tắt là bơm IUI (Intrauterine Insemination). Là phương pháp lấy tinh trùng của người chồng đưa vào lọc rửa, chọn lọc những tinh trùng khỏe, bơi nhanh, loại bỏ những tinh dịch, yếu tố gây nhiễm trùng đi. Sử dụng một catheter đưa qua ống tử cung, bơm trực tiếp mẫu tinh trùng vào buồng tử cung của người phụ nữ. Giảm khoảng cách di chuyển giữa noãn chín và tinh trùng, tăng hàm lượng tinh trùng được đưa vào, giúp tăng khả năng thụ thai. 2. Những trường hợp áp dụng được phương pháp bơm IUI Trường hợp 2 vợ chồng vô sinh đã lâu, tuy nhiên người vợ vẫn còn một trong hai vòi trứng vẫn lưu thông tốt, chu kỳ kinh nguyệt của người vợ phải có trứng rụng. Tinh trùng người chồng yếu nhẹ, số lượng ít vừa phải, kháng thể kháng tinh trùng ít. Tinh trùng của người chồng yếu ở một giới hạn cho phép, thì phương pháp sẽ thực hiện thành công hơn. Vô sinh do bất thường ở cổ tử cung của người vợ. Người vợ bị dính nhẹ vùng chậu. Trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân ở cả vợ và chồng. 4. Chúng ta cần lưu ý gì để tăng xác suất thành công sau bơm IUI Nên nằm nghỉ ngơi 15 - 30 phút; Vận động nhẹ nhàng; Uống thêm nước; Có triệu chứng căng tức, khó chịu nên khám lại. Sau 2 tuần thực hiện bơm IUI bạn có thể sử dụng que thử thai, nếu có 2 vạch có nghĩa bạn đã có thai. Để chắc chắn, bạn có thể đi thử máu và siêu âm để kiểm tra. 5. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thành công của bơm IUI Mức độ thành công của phương pháp IUI còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phụ thuộc khá nhiều vào sức khỏe của hai vợ chồng. Nguyên nhân dẫn đến vô sinh là nguyên phát hay thứ phát. Chất lượng tinh trùng Chất lượng tinh trùng tốt, có số lượng con khỏe, di động tốt cao, giúp tỷ lệ thành công cao hơn. Trung bình sau khi tinh trùng được lọc rửa, chọn lọc,tỷ lệ thành công sẽ thấp hơn khi số lượng tinh trùng được lọc nằm dưới 5 triệu. Tỷ lệ sẽ cao hơn khi số lượng tinh trùng đạt trên 10 triệu. Nếu số lượng tinh trùng đạt 20 - 30 triệu, tỷ lệ thành công sẽ rất cao. Số lượng noãn chín trong thời điểm kích Số lượng noãn chín trong thời điểm được kích thích nhiều, thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn. Trung bình, nếu tầm khoảng 1 lần kích được 3 - 4 nang noãn, thì tỷ lệ thành công sẽ cao. Nếu số lượng noãn kích cao hơn, thì xác suất sinh đa thai sẽ khá cao.;;;;;Vô sinh hiếm muộn đang là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình. Tuy nhiên ngày nay, thụ tinh nhân tạo - một thành tựu khoa học lớn đã giúp các cặp vợ chồng đạt được ước nguyện. 1. Tìm hiểu chung về thụ tinh nhân tạo IUI Thụ tinh nhân tạo IUI hay còn có tên gọi khoa học là Intrauterine Insemination. Đây là phương pháp bơm các tinh trùng đã được chọn lọc kỹ lưỡng vào bên trong buồng tử cung người phụ nữ vào thời điểm đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt đó là rụng trứng (sử dụng máy siêu âm hiện đại xác định). Khi nào cần thụ tinh nhân tạo Thông thường các cặp vợ chồng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng phương pháp này nếu gặp phải một số tình trạng sau: Tinh trùng của người đàn ông có chất lượng yếu, bị dị dạng hoặc khả năng di chuyển kém, người phụ nữ bị mắc chứng lạc nội mạc tử cung (mức độ nhẹ và vừa) - rối loạn kinh nguyệt hoặc cơ thể tiết ra một loại kháng thể khiến trứng khó kết hợp được với tinh trùng làm cho việc thụ tinh gặp nhiều rắc rối,… Điều kiện quan trọng để quy trình thụ tinh nhân tạo IUI được diễn ra thuận lợi bao gồm: Thứ nhất, cả hai vòi trứng (ít nhất phải còn một vòi) cũng như buồng trứng của phụ nữ vẫn thực hiện được chức năng bình thường. Thứ 2, về phía đàn ông, tinh dịch phải đảm bảo bình thường, sự bất thường chỉ cho phép ở ngưỡng vừa, nhẹ. Đó là yếu tố để mẫu tinh dịch thu khi được xử lý sẽ cô đặc, tốc độ di động cao hơn và đạt con số 1 triệu lượng tinh trùng trên 1 ml. 2. Khi đã được chỉ định tiến hành phương pháp thụ tinh nhân tạo, bạn sẽ được bác sĩ lên lịch điều trị. Bước 2: Tiến hành chuẩn bị điều trị Về phía người vợ: - Bác sĩ kê đơn thuốc kích thích buồng trứng nhằm tạo thêm được số trứng phát triển có chứa nang và noãn đã trưởng thành. - Đến ngày bác sĩ hẹn, bắt đầu vào ngày thứ 2 - 3 của chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ uống loại thuốc này và phải thường xuyên thực hiện siêu âm theo dõi tình hình phát triển của nang và noãn để kịp thời có phương án dự đoán ngày có thể đưa tinh trùng vào bên trong tử cung. - Khi nang noãn đã trưởng thành bạn sẽ được tiêm HCG - gây rụng trứng. - Trong thời gian nhạy cảm này, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra tổng thể tử cung và nội mạc tử cung để có môi trường thích hợp cho phôi thai làm tổ. Đối với người chồng: - Song song với sự chuẩn bị của người vợ, người chồng cũng sẽ được bác sĩ tiến hành lấy mẫu tinh trùng và phải tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ như: Không được quan hệ tinh dục nhiều trong khoảng 3 đến 7 ngày. - Người chồng lấy tinh dịch đựng vào lọ chuyên dụng ở địa điểm nhà hay bệnh viện (trong trường hợp ở nhà cần quay lại bệnh viện trong vòng 30 phút, muộn nhất chỉ 60 phút), thời gian lấy tinh dịch trước khi được thụ tinh nhân tạo chỉ khoảng 2 giờ. - Bước lọc tinh trùng: Đây là bước tiếp theo vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định lớn tới kết quả cuối cùng. Quá trình lọc rửa được tiến hành trong phòng thí nghiệm nhằm chọn lựa những tinh trùng đạt chuẩn góp phần thúc đẩy quá trình thụ thai được nhanh hơn. Bước 3: Bơm tinh trùng vào tử cung và buồng trứng người vợ. - Sau khoảng 10 - 14 ngày kích trứng và tiêm thuốc rụng trứng sau 36 tiếng, tùy theo từng thể trạng mỗi người (bệnh lý, tuổi tác,…) thủ thuật bơm tinh trùng vào tử cung buồng trứng sẽ được thực hiện. - Bước đầu, để giảm nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa, người vợ sẽ được sát khuẩn cổ tử cung. - Tiếp theo, tinh trùng đã chuẩn bị được hút vào ống bơm và đưa vào tử cung khi người vợ đã sẵn sàng ở trong tư thế tương tự khám phụ khoa. Thời gian của bước 3 rất ngắn chỉ mất chưa đến 5 phút và quy trình thụ tinh nhân tạo đã có thể hoàn thành. Bước 4: Thử thai: Sau thụ tinh nhân tạo 14 ngày, bạn sẽ được thử thai và siêu âm thai khi đã có kết quả tốt. Người vợ cần dưỡng thai theo lời khuyên của bác sĩ và tuân thủ khám thai theo định kỳ. Đây là một phương pháp tương đối đơn giản tuy nhiên bạn cần tham khảo các bệnh viện chất lượng cao để chào đón con yêu một cách hoàn hảo nhất có thể, giảm thiểu rủi ro không mong muốn.;;;;;Để "chắc ăn" cho mỗi lần chuyển phôi thụ tinh ống nghiệm vào buồng tử cung, các bác sĩ thường cấy từ 2 đến 3 phôi. Chính vì thế, có khoảng 20% các bà bầu thực hiện cách này sẽ sinh nhiều con. Mới đây, 3 bé trai và một bé gái đã cất tiếng khóc chào đời sau ca mổ đẻ thành công tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội. Người mẹ bị hội chứng buồng trứng đa nang, khó có thai nên đã thụ tinh trong ống nghiệm và có 4 thai. Trên thế giới, thụ tinh trong ống nghiệm hiện được xem là kỹ thuật điều trị vô sinh hiệu quả nhất. Ở Việt Nam hiện nay, mỗi năm có khoảng 15.000 trường hợp thực hiện kỹ thuật này và các kỹ thuật liên quan. Con số có thể tăng khoảng 10% mỗi năm. Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật điều trị ngoại trú, mỗi đợt kéo dài khoảng 2 tuần. Kỹ thuật này tương đối đơn giản, an toàn, ít biến chứng. Hai biến chứng thường gặp nhất là hội chứng quá kích buồng trứng và đa thai. Với sự phát triển của các phác đồ, tỷ lệ bị quá kích buồng trứng vừa và nặng hiện nay là rất thấp, dưới 1%. Tỷ lệ biến chứng đa thai cao hơn, tùy theo số phôi chuyển vào buồng tử cung. Một giai đoạn trong quy trình thụ tinh ống nghiệm. Ảnh: Đa thai được định nghĩa là có từ 2 thai trở lên trong buồng tử cung. Theo sinh lý tự nhiên, tử cung người bình thường chỉ đảm bảo khả năng mang thai tốt và an toàn cho một thai. Do đó, khi tử cung phải mang 2 thai trở lên sẽ có nhiều nguy cơ hơn với mẹ và trẻ. Nguy cơ thường gặp và nặng nề nhất là sinh non tháng. Càng nhiều thai thì khả năng sinh non tháng, tỷ lệ chết sau khi sinh càng cao và có thể có để lại nhiều di chứng khi trẻ lớn lên. Song thai thường được chấp nhận vì nguy cơ thấp hơn và đa số thai đều có thể phát triển tốt, gần đủ tháng và trẻ sinh ra khỏe mạnh. Trong các trường hợp từ 3 thai trở lên, các bác sĩ thường tư vấn kỹ thuật giảm thai, nhằm bỏ bớt số thai trong buồng tử cung. Kỹ thuật giảm thai được thực hiện hiệu quả và an toàn nhất vào tuần thứ 7 đến thứ 8 của thai kỳ. Nếu trễ hơn, sẽ khó thực hiện hơn và tỷ lệ biến chứng sẽ cao hơn. Do đó khi có đa thai, đặc biệt từ 3 thai trở lên, người phụ nữ cần được bác sĩ tư vấn về các biến chứng của tình trạng này và thực hiện giảm thai đúng thời điểm để tạo điều kiện cho các thai còn lại phát triển tốt hơn, tăng khả năng trẻ sinh ra khỏe mạnh và an toàn hơn cho thai phụ. Trước đây, do hệ thống nuôi cấy phôi chưa đạt hiệu quả cao, các phương pháp chọn lựa phôi chưa phát triển, tỷ lệ phôi phát triển thành thai thường thấp, chỉ đạt khoảng 15%. Các trung tâm hỗ trợ sinh sản cũng có khuynh hướng chuyển nhiều phôi tươi vào buồng tử cung trong mỗi chu kỳ để tối ưu khả năng có thai, trung bình là 3 phôi. Những ca tiên lượng khó, phôi không tốt, khả năng có thai thấp, có thể chuyển đến 4-5 phôi. Việc này giúp tăng tỷ lệ có thai nhưng cũng làm tăng đáng kể tỷ lệ đa thai. Trước đây, đa thai (từ 2 trở lên) có thể lên đến trên 30% và tỷ lệ từ 3 thai trở lên có thể trên 10%. Những năm gần đây, nhiều tiến bộ về hệ thống nuôi cấy phôi đã được áp dụng, giúp phôi phát triển tốt hơn, khả năng phát triển và làm tổ sau khi cấy vào buồng tử cung cũng cao hơn, có thể tăng lên từ 20% đến trên 30%. Các kỹ thuật đông lạnh, rã đông phôi cũng phát triển giúp khả năng phôi sống sau rã đông lên đến 98-100%. Nhiều nghiên cứu cho thấy kết quả chuyển phôi sau rã đông có thể bằng hoặc tốt hơn chuyển phôi tươi. Do vậy các trung tâm có xu hướng chuyển phôi ít hơn và đông lạnh phôi để dành cho các lần chuyển sau, tăng tỷ lệ có thai dồn cho các cặp vợ chồng. Bên cạnh đó nhiều kỹ thuật mới được áp dụng, giúp chọn lựa phôi tốt hơn để cấy vào buồng tử cung, giúp tăng khả năng có thai. Nhờ các tiến bộ trên, xu hướng ngày càng chuyển ít phôi hơn vào buồng tử cung đã diễn ra phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Nếu chuyển phôi sớm ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 các trung tâm chỉ chuyển 2 phôi cho những trường hợp tốt và 3 phôi cho những trường hợp tiên lượng khó, hiếm khi chuyển 4 phôi. Nếu chuyển phôi trễ hơn vào ngày 5, các trung tâm thường chỉ chuyển một phôi cho trường hợp tốt và 2 phôi cho những trường hợp tiên lượng khó. Với phác đồ này, tỷ lệ có thai sau chuyển phôi vẫn có thể đạt khoảng 40%, trong khi tỷ lệ có song thai trở lên sau thụ tinh trong ống nghiệm thường chỉ khoảng 20-25% và tỷ lệ 3 thai trở lên thường rất thấp, khoảng 2-3%. Tuy nhiên, một số trường hợp đa thai có thể do một phôi tự phân chia thành 2 hay nhiều phôi, nhưng trường hợp này thường hiếm khi xảy ra. Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng các nghiên cứu hiện nay cho thấy nuôi cấy phôi dài ngày đến thời điểm phôi nang vào ngày 5 có thể làm giảm khả năng phát triển của một số phôi.
question_93
Sinh thiết cột sống dưới cắt lớp vi tính
doc_93
Sinh thiết cột sống dưới cắt lớp vi tính là một trong những phương pháp lấy bệnh phẩm, để chẩn đoán tế bào học trước khi đưa ra quyết định phương pháp điều trị phù hợp. 1. Sinh thiết cột sống dưới cắt lớp vi tính Sinh thiết cột sống là một trong những lựa chọn cần thiết cung cấp thông tin quan trọng trong chẩn đoán xác định cũng như chẩn đoán phân biệt các trường hợp tổn thương cột sống phức tạp. Xét nghiệm giải phẫu bệnh đối với bệnh phẩm sinh thiết không chỉ cho phép chẩn đoán phân loại bệnh mà còn cung cấp thông tin để xếp loại u xương ác tính. Ngoài ra, kết quả cấy vi khuẩn làm kháng sinh đồ giúp ích cho quá trình lựa chọn kháng sinh phù hợp trong viêm cột sống đĩa đệm.Sinh thiết cột sống dưới cắt lớp vi tính được thực hiện tại trung tâm chẩn đoán hình ảnh, dụng cụ đơn giản và kỹ thuật không quá phức tạp, đem lại an toàn và hiệu quả cao cho người bệnh. Sinh thiết cột sống qua dưới cắt lớp vi tính được thực hiện tại trung tâm chẩn đoán hình ảnh 2. Chỉ định và chống chỉ định 2.1 Chỉ định Chỉ định sinh thiết cột sống dưới cắt lớp vi tính được chỉ định trong những trường hợp sau:Chẩn đoán phân biệt xẹp đốt sống lành tính hay do nguyên nhân ác tính. Khẳng định loại trừ di căn cột sống ở bệnh nhân ung thư đã xác định vị trí nguyên phát phục vụ trong mục đích đánh giá giai đoạn ung thư. Hỗ trợ tìm u nguyên phát trong trường hợp di căn cột sống mà chưa tìm được vị trí u nguyên phát dựa trên kết quả giải phẫu bệnh thường quy và hóa mô miễn dịch. Phân độ u nguyên phát ở cột sống.Đánh giá u tái phát tại chỗ sau điều trị.Đánh giá đáp ứng của tổn thương ác tính ở cột sống với hóa trị liệu hay xạ trị.Phân tích tổn thương viêm nhiễm ở cột sống: khẳng định chẩn đoán, định danh vi khuẩn, và làm kháng sinh đồ,... Chỉ định sinh thiết cột sống dưới cắt lớp vi tính trong chẩn đoán phân biệt xẹp đốt sống 2.2 Chống chỉ định Chống chỉ định tuyệt đối. Thời gian đông máu kéo dài (INR>1,5).Giảm số lượng tiểu cầu trong máu (<50.000/mm3 ).Chống chỉ định tương đối. Nghi ngờ tổn thương nguồn gốc mạch máu ở các đốt sống ngực, u máu thân đốt sống do sinh thiết có thể gây chảy máu ngoài màng cứng chèn ép tủy lưng.Tổn thương gây chèn ép tủy có chỉ định phẫu thuật giải ép.Nhiễm trùng phần mềm quanh vị trí cần sinh thiết, đặc biệt trong các trường hợp tổn thương đốt sống không liên quan tới tổn thương nhiễm trùng phần mềm đó. Những vị trí khó tiếp cận được: tổn thương ở thân đốt sống C1, tổn thương mỏm nha,...Bệnh nhân có bệnh lý tim mạch và hô hấp có nguy cơ cao khi nằm sấp.Tổn thương không xác định được trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính.Bệnh nhân có thai. 3. Các bước tiến hành 3.1 Chuẩn bị Người thực hiện sinh thiết cột sống dưới cắt lớp vi tính là bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ phụ, kỹ thuật viên điện quan, điều dưỡng và bác sĩ, kỹ thuật viên gây mê. Ngoài ra cần chuẩn bị một số phương tiện bao gồm:Máy chụp cắt lớp vi tính. Phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh, máy in phim. Thuốc gây tê tại chỗ. Thuốc gây tê toàn thân. Thuốc đối quang i-ốt tan trong nước. Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc. Các vật tư y tế như: bơm tiêm, nước cất hoặc nước muối sinh lý, găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật, bông, gạc, băng dính phẫu thuật, kim sinh thiết chuyên dụng,...Đối với người bệnh, bác sĩ sẽ giải thích về mục đích của thủ thuật, các bước tiến hành để bệnh nhân có thể dễ dàng phối hợp với bác sĩ. Máy chụp cắt lớp vi tính 3.2 Các bước tiến hành Đặt bệnh nhân nằm và đặt máy theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, Sp. O2, điện tâm đồ,...Đặt người bệnh lên bàn chụp cắt lớp vi tínhĐặt đường truyền tĩnh mạch. Chụp hình định vị cột sống, dán lá kim tiêm định vị lên vị trí cần sinh thiết.Chụp cắt lớp vi tính qua vị trí cần sinh thiết. Dựa vào hình ảnh cắt lớp vi tính, xác định hướng, đường, góc, độ sâu sau đó đánh dấu trên da.Trải săng có lỗ lên vị trí cần sinh thiết, sát trùng.Gây tê tại chỗ theo từng lớp. Chọc kim sinh thiết theo đường chọc dự kiến, chụp cắt lớp vi tính xác định đường đi và vị trí của kim chọc.Khi kim chọc vào đúng vị trí tổn thương, tiến hành cắt mảnh bệnh phẩm. Rút kim, lấy bệnh phẩm bên trong kim và cố định. Băng vị trí chọc. Chụp cắt lớp vi tính kiểm tra 4. Biến chứng thường gặp Những biến chứng có thể gặp trong sinh thiết cột sống dưới cắt lớp vi tính như:Chảy máu vị trí chọc kim: tiến hành băng ép vị trí chọc. Tụ máu phần mềm cạnh vị trí chọc kim: theo dõi bệnh nhân. Chọc vào các cơ quan, cấu trúc nguy hiểm: xử trí theo từng trường hợp cụ thể.Nhiễm trùng vị tại vị trí chọc kim. Tóm lại, sinh thiết cột sống dưới cắt lớp vi tính là một trong những lựa chọn cần thiết giúp cung cấp thông tin quan trọng trong chẩn đoán xác định, hay chẩn đoán phân biệt các tổn thương cột sống phức tạp. Hiện nay, sinh thiết cột sống dưới cắt lớp vi tính đang được thực hiện tại các trung tâm chẩn đoán hình ảnh lớn, với dụng cụ và kỹ thuật thực hiện không phức tạo, đem lại an toàn và hiệu quả cao cho người bệnh.
doc_33579;;;;;doc_56811;;;;;doc_15135;;;;;doc_12230;;;;;doc_30581
Chụp CT cột sống cổ giúp chẩn đoán chính xác các tổn thương và bệnh lý vùng cột sống cổ. Để thu được nhiều thông tin hơn khi chụp, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chụp CT cột sống cổ có tiêm thuốc cản quang. Các đốt sống cổ là phần cao nhất của cột sống, gồm 7 đốt sống đầu tiên ghép lại với nhau, uốn hình chữ C. Chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ hay còn gọi là chụp CT cột sống cổ là kỹ thuật kết hợp giữa chụp X quang với xử lý hình ảnh bằng vi tính để cho ra hình ảnh chi tiết về các đốt sống cổ. Chụp CT cột sống cổ được chỉ định là phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong các trường hợp như:Chấn thương cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, chèn ép cột sống cổ.Khối u xương, u cột sống cổ, viêm đốt sống cổ và phần mềm cột sống cổ.Chụp CT cột sống cổ cho kết quả nhanh nên có thể dùng trong các trong các trường hợp cấp cứu. Để có nhiều thông tin hơn khi chụp, trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang. Thuốc cản quang chứa iod giúp những cấu trúc hoặc tổn thương bắt thuốc có màu trắng sáng trên hình chụp cắt lớp vi tính giúp phân biệt vùng bất thường với các cấu trúc xung quanh.Chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ chống chỉ định tương đối với phụ nữ có thai. Nếu chụp CT có tiêm thuốc cản quang, đặc biệt thận trọng với bệnh nhân suy thận, dị ứng thuốc cản quang i-ốt. Chụp CT cột sống cổ được chỉ định cho bệnh nhân mắc viêm đốt sống cổ 2. Chuẩn bị trước khi chụp CT cột sống cổ Ê-kíp thực hiện chụp CT cột sống cổ gồm bác sĩ chuyên khoa, kỹ thuật viên điện quang và điều dưỡng.Về phương tiện, cần có máy chụp cắt lớp vi tính, phim, cát-xét, hệ thống lưu trữ hình ảnh. Nếu có tiêm thuốc cản quang, cần chuẩn bị thêm các vật tư y tế như bơm kim tiêm, bông gạc, thuốc cản quang i-ốt tan trong nước, dung dịch sát khuẩn da, hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu tai biến thuốc cản quang,...Về phía người bệnh, nhân viên y tế sẽ giả. I thích về mục đích, các bước tiến hành kỹ thuật để người bệnh phối hợp với thầy thuốc. Người bệnh cần tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có. Nếu được chỉ định tiêm thuốc cản quang, bác sĩ sẽ dặn người bệnh nhịn ăn, uống ít nhất trước 4 giờ. Có thể uống nhưng không được quá 40ml. Nếu người bệnh quá kích thích, không nằm yên, bác sĩ có thể chỉ định thuốc an thần để giúp người bệnh thư giãn. 3. Kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ có và không tiêm thuốc cản quang 3.1. Tư thế người bệnhÊ-kíp hỗ trợ đặt người bệnh trong khung máy tư thế nằm ngửa, để vai hạ thấp tối đa, hai tay xuôi dọc theo cơ thể. Người bệnh cần nhịp thở và không nuốt trong quá trình chụp.3.2. Các bước tiến hành. Bác sĩ chụp định khu toàn bộ cột sống cổ. Lấy hình định vị theo hướng bên, bắt đầu từ khớp thái dương hàm cho tới bờ dưới D1.Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đặt chương trình chụp phù hợp. Có thể sử dụng các lớp cắt theo hướng các đĩa đệm để đánh giá bệnh lý thoát vị đĩa đệm hoặc chụp toàn bộ cột sống cổ. Sau khi chụp, sử dụng các phần mềm để xử lý hình ảnh sau chụp. Thường chọn ảnh chụp phim trên các cửa sổ xương, cửa sổ đĩa đệm.Nếu có tiêm thuốc cản quang, chụp lại sau khi tiêm thuốc đối quang i-ốt. Hình ảnh thu được sẽ được dựng hình để bộc lộ bệnh lý.3.3. Nhận định kết quả. Hình ảnh chụp CT cột sống cổ giúp phát hiện, đánh giá :Các tổn thương thân đốt sống như vỡ thân đốt, trượt thân đốt, xẹp thân đốt sống, đặc biệt là hình ảnh di lệch tổn thương tường sau thân đốt vì nguy cơ chèn ép tủy và rễ tủy rất cao. Các tổn thương cung sau, máu tụ do chấn thương, các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, những tổn thương phần mềm rãnh sống, vị trí các dị vật đối quang i-ốt.Các tổn thương trong bệnh lý thoái hóa đốt sống như: thoái hóa khối khớp bên, thoái hóa dây chằng, trượt đốt sống do thoái hóa, hẹp ống sống. Đánh giá các bất thường bẩm sinh cột sống.Đối với chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc đối quang, ngoài giúp đánh giá các bệnh lý nêu trên, việc đối chiếu ảnh trước và sau tiêm thuốc giúp nhận định các bệnh lý đi kèm. Kết quả chụp CT giúp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 4. Tai biến khi chụp CT cột sống cổ và xử trí Sai sót về kỹ thuật thường gặp là do người bệnh không giữ bất động trong quá trình chụp phim, làm hình ảnh thu được không rõ nét. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định chụp lại.Nếu có tiêm thuốc cản quang, người bệnh có thể gặp tai biến do thuốc cản quang. Ê-kíp thực hiện sẽ áp dụng quy trình chẩn đoán và xử lý tai biến thuốc cản quang để cấp cứu người bệnh.;;;;;Chụp CLVT cột sống cổ có dựng hình 3D là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được áp dụng rộng rãi để giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng thực tế của cột sống cổ, các bệnh lý đi kèm và đưa ra phương án điều trị tích cực, hữu hiệu nhất cho bệnh nhân. 1. Khái quát về giải phẫu cột sống cổ Cột sống cổ có 7 đốt từ C1 - C7, có đường cong ưỡn ra trước. Đốt C1 còn gọi là đốt đội không có thân đốt. Đốt C7 có mỏm gai dài nhất nên có thể sờ thấy rõ, lồi ngay dưới da (đặc biệt khi cúi cổ). Đốt C7 được dùng để làm mốc xác định các đốt sống cổ. Giữa đốt đội với xương chẩm, giữa đốt đội và đốt trục C2 đều không có đĩa đệm. Giữa xương chẩm và đốt C1, giữa đốt C1 và đốt C2 không có lỗ tiếp hợp.Các đốt sống cổ từ C2 trở xuống được liên kết với nhau bởi 3 khớp là: Khớp đĩa đệm gian đốt, khớp sống - sống (khớp mấu lồi đốt sống, khớp nhỏ) và khớp bán nguyệt (khớp vô danh, khớp gian đốt sống).Về chức năng, cột sống cổ có phạm vi vận động rất lớn. Đoạn cổ trên (gồm các đốt C1 - C3) đáp ứng cho chuyển động xoay, ít bị thoái hóa. Giữa đốt C1 và C2 không có đĩa đệm nên ít gặp bệnh lý đĩa đệm. Các bệnh lý ở đoạn cổ trên chủ yếu do chấn thương, hẹp ống sống bẩm sinh hoặc dị dạng Chiari.Để đánh giá các bệnh lý ở cột sống cổ, các bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp CLVT cột sống cổ có dựng hình 3D. Cột sống cổ có 7 đốt từ C1 - C7, có đường cong ưỡn ra trước 2. Quy trình chụp CLVT cột sống cổ có dựng hình 3d Chụp CT cột sống cổ là phương pháp sử dụng máy cắt lớp vi tính để tạo ảnh cột sống cổ, giúp đánh giá các tổn thương của xương, ống sống cùng các thành phần lân cận. 2.1 Chỉ định/chống chỉ định ● Chụp CLVT cột sống cổ chỉ định cho các bệnh lý chấn thương, các khối u hoặc viêm của xương hay của phần mềm cột sống cổ;● Chụp CLVT cột sống cổ không có chống chỉ định tuyệt đối. Tuy vậy, phương pháp này chống chỉ định tương đối với phụ nữ có thai. 2.2 Chuẩn bị trước khi thực hiện ● Nhân sự thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, kỹ thuật viên điện quang và điều dưỡng;● Phương tiện kỹ thuật: Gồm máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy (8 dãy trở lên), phim, máy in phim và hệ thống lưu trữ hình ảnh;● Bệnh nhân: Được giải thích về thủ thuật để phối hợp với mọi hướng dẫn của bác sĩ; tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại trên cơ thể như khuyên tai, kẹp tóc, dụng cụ nha khoa, vòng cổ,...; cho dùng thuốc an thần nếu bệnh nhân quá kích thích, không nằm yên.● Phiếu xét nghiệm: Có phiếu chỉ định chụp cắt lớp vi tính. 2.3 Tiến hành chụp CT cột sống cổ ● Tư thế bệnh nhân: Nằm ngửa trong khung máy, hạ thấp vai tối đa và 2 tay để xuôi dọc theo chiều cơ thể. Người bệnh chú ý nhịn thở, không nuốt trong quá trình chụp;● Chụp định khu toàn bộ cột sống cổ ở cả 2 bình diện;● Lấy hình định vị theo hướng bên, bắt đầu từ khớp thái dương hàm tới bờ dưới D1;● Đặt chương trình chụp theo yêu cầu lâm sàng. Bác sĩ có thể sử dụng các lớp cắt theo hướng các đĩa đệm (đánh giá bệnh lý cột sống cổ) và dùng các phần mềm cho phép xử trí ảnh sau khi chụp;● Các kỹ thuật xử trí ảnh thường sử dụng gồm: Kỹ thuật hình chiếu cường độ tối đa (MIP), kỹ thuật tạo ảnh đa mặt cắt (MPR), kỹ thuật hiển thị bề mặt thể tích (VRT), kỹ thuật hiển thị bề mặt (SSD);● Chọn ảnh chụp phim trên các cửa sổ xương và cửa sổ đĩa đệm. 2.4 Đọc kết quả ● Đánh giá các bất thường bẩm sinh của cột sống;● Đánh giá các tổn thương thân đốt như trượt thân đốt, vỡ thân đốt, xẹp thân đốt, tổn thương phần mềm rãnh sống, hình ảnh di lệch tổn thương tường sau thân đốt (nguy cơ chèn ép tủy và rễ tủy cao), tổn thương cung sau, máu tụ do chấn thương, các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, vị trí các dị vật.● Đánh giá các tổn thương ở bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa đốt sống như trượt đốt sống do thoái hoá, thoái hoá khối khớp bên, thoái hoá dây chằng, hẹp ống sống;● Xem xét mối tương quan giải phẫu, mức độ đè ép, xâm lấn, choán chỗ.Khi nhận định kết quả, cần phối hợp các lớp cắt quy ước với các ảnh 3D thu được. Chụp CLVT cột sống cổ phát hiện ra các dấu hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm 2.5 Nguy cơ tai biến và cách xử trí Thủ thuật này không có tai biến. Tuy vậy, có thể trong quá trình thực hiện sẽ xảy ra một số sai sót như nhiễu ảnh do người bệnh không nằm bất động hoặc nhiễu ảnh do cắt qua vùng cột sống cổ thấp. Lúc này, cần thực hiện lại kỹ thuật để đánh giá bệnh một cách chính xác.Kỹ thuật chụp CLVT cột sống cổ có dựng hình 3D tương đối đơn giản và có độ an toàn cao, không có tai biến. Vì vậy, người bệnh không nên quá lo lắng khi thực hiện kỹ thuật này, tuân thủ đúng lời khuyên của bác sĩ để chẩn đoán nhanh chóng.;;;;;Chụp CT cổ là phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được thực hiện nhằm chụp lại hình ảnh chi tiết của vùng cột sống cổ. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này một cách an toàn, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây Chụp CT (chụp cắt lớp vi tính) cho vùng cổ là phương pháp được tiến hành dựa trên sự kết hợp của kỹ thuật chụp X-quang và máy vi tính nhằm giúp chụp lại những hình ảnh chi tiết của vùng cột sống cổ. Cột sống cổ của con người bao gồm 7 đốt sống đầu tiên và cũng là phần cao nhất của cột sống. Dựa vào các hình ảnh thu được, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và phát hiện ra những bất thường, tổn thương do nguyên nhân chấn thương hoặc các bệnh lý xảy ra ở vùng cột sống cổ (nếu có) để từ đó đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Dựa vào các hình ảnh chụp CT, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và phát hiện ra những bất thường 2. Trường hợp nào nên chụp CT vùng cổ Do quá trình chụp cắt lớp vi tính thường diễn ra trong thời gian ngắn và cho ra kết quả nhanh nên phương pháp thường được áp dụng trong các tình huống để cấp cứu. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân chụp CT cổ để giúp: – Phát hiện dị tật cột sống cổ bẩm sinh với trẻ nhỏ. – Phát hiện các tổn thương cột sống cổ với những bệnh nhân chống chỉ định thực hiện chụp MRI. – Phát hiện các tổn thương ở phần cột sống trên. – Phát hiện tình trạng bệnh nhân có bị gãy xương hay không. – Phát hiện ung thư hoặc các khối u xương. – Phát hiện các tổn thương gây chèn ép vùng cột sống cổ. Chụp CT là phương pháp giúp phát hiện nhiều bệnh lý vùng cổ Máy chụp cắt lớp vi tính CT sẽ được gắn liền với một bàn chụp và bệnh nhân sẽ được kỹ thuật viên yêu cầu nằm trên bàn chụp đó. Khi bắt đầu quá trình chụp, bàn chụp sẽ di chuyển và đưa cơ thể người bệnh vào phía bên trong máy chụp để các đầu dò có thể chiếu tia X-quang xung quanh của vùng cần chụp. Thông thường, các loại máy hiện đại ngày nay sẽ thực hiện việc chụp liên tục. Hình ảnh thu được sau đó sẽ hiển thị trên máy tính dưới dạng từng lát cắt của cơ thể hoặc còn gọi là ảnh chụp cắt lớp. Những hình ảnh này có thể được bác sĩ quan sát trực tiếp trên máy tính và lưu giữ hoặc in ra phim cho bệnh nhân. Dựa trên những lát cắt này, máy tính cũng dựng được hình ảnh 3 chiều của vùng cột sống. Trong quá trình chụp, người bệnh cần giữ nguyên tư thế để tránh làm rung và mờ ảnh. Đồng thời, khi chụp tốt nhất, bệnh nhân nên nín thở vài giây. Thông thường, quá trình chụp CT sẽ diễn ra trong khoảng từ 5 – 15 phút. 4. Một số lưu ý khi tiến hành chụp CT vùng cổ 4.1. Trước khi chụp CT cổ Căn cứ vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ tiến hành cân nhắc xem có cần sử dụng thuốc cản quang hay không. Vì vậy, nếu bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc bị dị ứng với thuốc cản quang thì cần thông báo trước với bác sĩ. Tuy là trường hợp hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có một số bệnh nhân bị dị ứng với thuốc cản quang và dẫn tới phản ứng nguy hiểm. Do đó, nếu cân nặng của bạn trên 100kg thì nên thông báo với bác sĩ. Đặc biệt, với phụ nữ đang mang thai cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng về việc chụp cắt lớp vi tính CT bởi có thể gây ảnh hưởng không tốt tớithai nhi. Thai phụ chỉ nên thực hiện chụp nếu thật sự cần thiết và có chỉ định từ bác sĩ thăm khám. 4.2. Sau khi chụp CT cổ Quá trình chụp cắt lớp vi tính CT diễn ra tương đối nhanh và không xâm lấn. Vì vậy, sau khi hoàn tất, người bệnh có thể quay trở lại cuộc sống sinh hoạt như bình thường. Trường hợp có sử dụng thuốc cản quang thì người bệnh nên uống nhiều nước để có thể đào thải hết thuốc cản quang khỏi cơ thể thông qua đường tiểu. Thông thường trong khoảng 48 tiếng kể từ lúc chụp cắt lớp vi tính CT xong sẽ có kết quả. Tùy thuộc vào kết quả thu được mà bác sĩ sẽ đánh giá và xem xét bệnh nhân có cần làm thêm các phương pháp chẩn đoán khác hay không. Nếu kết quả chụp CT cổ bình thường có nghĩa là bệnh nhân không có bất kỳ tổn thương nào ở vùng cổ. Ngược lại, nếu kết quả bất thường có thể là bệnh nhân đang gặp các vấn đề về xương, khớp, hoặc dị tật bẩm sinh cột sống cổ,…;;;;;Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) là 1 trong những kỹ thuật không xâm lấn giúp hỗ trợ trong việc chẩn đoán nhiều bệnh lý. Vậy chụp cắt lớp vi tính là gì, trường hợp nào cần chụp cắt lớp vi tính, cần lưu ý gì trước và sau khi chụp, hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây. Tìm hiểu về chụp cắt lớp vi tính, vai trò trong việc chẩn đoán bệnh Khái niệm chụp cắt lớp vi tính hay còn gọi là chụp CT Scanner rất quen thuộc trong việc khám và chẩn đoán bệnh. Đây là kỹ thuật sử dụng nhiều tia X quét lên 1 hoặc nhiều bộ phận, khu vực cơ thể để cho ra hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều chi tiết của vùng cần chụp. Chụp cắt lớp vi tính có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán 1 số bệnh lý trên cơ thể, cụ thể như sau: Chụp cắt lớp vi tính giúp phát hiện nhiều vấn đề bất thường và bệnh lý Đánh giá ưu nhược điểm của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính Ưu điểm của chụp cắt lớp vi tính Hạn chế của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính So với chụp cộng hưởng từ MRI thì hình ảnh của chụp cắt lớp vi tính có độ phân giải thấp hơn nên hạn chế hơn trong việc phát hiện các bất thường hoặc tổn thương nhỏ đặc biệt là các cấu trúc mô mềm. Kết quả chụp cắt lớp vi tính được bác sĩ xem xét đánh giá để đưa ra chẩn đoán chính xác Quy trình thực hiện chụp cắt lớp vi tính, lưu ý trước và sau khi chụp Chuẩn bị trước khi chụp cắt lớp vi tính Để chuẩn bị cho quá trình chụp CT scanner diễn ra thuận lợi nhất, người bệnh nên lưu ý 1 số việc như sau: Quá trình thực hiện chụp cắt lớp vi tính CT Scanner Để thực hiện quá trình chụp cắt lớp vi tính người bệnh sẽ được hướng dẫn nằm trên bàn chuyên dụng có thể di chuyển, sau khi đã ổn định người bệnh sẽ được đưa vào chính giữa máy chụp CT scanner. Khi bệnh nhân đã nằm ổn định trong lòng máy, bác sĩ sẽ điều chỉnh để thực hiện việc chụp bằng cách chiếu các tia X lên các bộ phận cơ thể cần kiểm tra. Trong quá trình chụp bệnh nhân nên nằm im, hạn chế tối đa các chuyển động hay dịch chuyển để tăng sự rõ nét của hình ảnh chụp. Bệnh nhân cần làm đúng theo sự hướng dẫn của các bác sĩ để có kết quả chính xác nhất. Người bệnh cần làm theo hướng dẫn trong quá trình chụp cắt lớp vi tính Những lưu ý sau khi chụp cắt lớp vi tính Với những bệnh nhân cần phải tiêm thuốc cản quang khi chụp thì sau khi chụp đường truyền tĩnh mạch sẽ được giữ và theo dõi khoảng nửa tiếng sau khi chụp. Sau đó nếu không có vấn đề nào bất thường thì sẽ tiến hành tháo đường truyền tĩnh mạch. Sau khi chụp CT có thuốc cản quang bệnh nhân nên uống nhiều nước để thuốc được đào thải ra khỏi cơ thể. Với trường hợp chụp cắt lớp vi tính không tiêm thuốc cản quang, sau khi chụp người bệnh sẽ ăn uống sinh hoạt bình thường. Sau khi chụp CT Scanner, cần theo dõi và nếu thấy các dấu hiệu bất thường như buồn nôn và nôn, chóng mặt, khó thở, sốt… thì cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh chụp hoặc có thể kết hợp với các kết quả xét nghiệm khác để đưa ra nhưng chẩn đoán về bệnh lý và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Chụp cắt lớp vi tính là 1 trong những kỹ thuật có ý nghĩa to lớn trong việc phát hiện các tổn thương, bất thường để hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh.Tuy nhiên việc chụp CT cần có sự chỉ định của bác sĩ và được thực hiện dưới sự hướng dẫn. Vì vậy hãy đến bệnh viện để được khám và chỉ định chụp đồng thời được bác sĩ tư vấn về kết quả một cách chính xác nhất.;;;;; 1. Chụp X quang cột sống cổ Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng máy chụp X quang phát có thể phát ra các chùm tia X, đi xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch ở vùng cổ từ đó tạo ra hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Cột sống cổ là một trong 5 đoạn cột sống của cơ thể, gồm: cột sống cổ, đốt sống ngực, cột sống thắt lưng, cột sống cùng, cột sống cụt. Trong đó, cột sống cổ gồm 7 đốt từ C1 đến C7. Có đặc điểm: – Thân đốt sống nhỏ và rộng về bề ngang. – Cuống đốt sống dính vào mặt bên của thân đốt. – Mỏm ngang đốt sống có lỗ cho động mạch đốt sống đi qua. – Đốt sống cổ 1 chỉ có hai cung nối với nhau bởi khối hai bên. – Đốt sống cổ 2 thân nhỏ, phía trước thân nhô lên một mỏm được gọi là mỏm nha. 2. Quá trình chụp X quang cột sống cổ Khi có chỉ định chụp X quang. Người bệnh sẽ được di chuyển tới phòng chụp X quang được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế quy định. Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn người bệnh về tư thế khi chụp, quy trình chụp và những điều cần lưu ý trong thời gian chụp để đảm bảo kết quả chính xác nhất. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh máy chụp đúng tư thế, đúng vị trí cần chụp, điều chỉnh lượng tia X phù hợp với quy định đảm bảo sức khỏe cho người bệnh đồng thời đảm bảo cho kết quả chẩn đoán có độ chính xác. Các bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ di chuyển vào buồng điều chỉnh máy chụp. Thời gian chụp X quang cổ diễn ra trong thời gian rất ngắn tầm 5-10 phút. Sau khi chụp xong người bệnh có thể hoạt động như bình thường. 3.1 Các phương pháp chụp 3.1 Chụp X quang cột sống cổ tư thể chụp thẳng Người bệnh đứng hoặc ngồi trước giá phim, quay mặt về phía bóng, 2 tay xuôi dọc cơ thể. Gáy đặt sát phim, cằm hơi ngửa. Bác sĩ chụp X quang sẽ chỉnh cho mặt phẳng chính diện vuông góc với trục cột sống cổ vào chính giữa phim theo chiều dọc. Bóng tia X sẽ chiếu chếch lên đầu 1 góc 20 độ. 3.2 Chụp X quang cột sống cổ tư thế chụp nghiêng Người bệnh đứng hoặc ngồi trước giá phim, chếch về phía bóng, 2 tay xuôi dọc theo cơ thể, tay nọ nắm cổ tay kia. Gáy đặt sát phim, cằm hơi ngửa. Bác sĩ chụp X quang sẽ chỉnh mặt phẳng chính diện vuông góc với trục cột sống cổ vào chính giữa phim theo chiều dọc. 4. Ưu điểm và hạn chế khi chụp 4.1 Ưu điểm 4.2 Hạn chế Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phổ biến (thường quy) giúp hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán những vấn đề mà người bệnh đang gặp phải. Những trường hợp chỉ định chụp X quang: 6. Các phương pháp chụp cột sống cổ khác 6.1 Chụp cắt lớp vi tính MSCT Chụp cắt lớp vi tính MSCT (CT-scan) cột sống cổ là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Sử dụng tia X chiếu qua các mô mềm bên trong cơ thể, cho hình ảnh tạo theo nhiều lớp cắt khác nhau, giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Chụp CT có 2 dạng chụp CT thường và chụp CT có tiêm thuốc cản quang. Chụp CT cột sống cổ tùy theo tình trạng bệnh lý bác sĩ sẽ đặt chương trình chụp phù hợp. Ưu điểm trong đánh giá bệnh lý thoát vị đĩa đệm hoặc chụp toàn bộ cột sống cổ. Các hình ảnh được chụp ở nhiều góc độ chia thành nhiều lớp cắt, có thể đánh giá một cách toàn diện hơn so với chụp X quang. Khi tiêm thuốc cản quang, hình ảnh thu được có thể dựng hình được giúp chẩn đoán bệnh lý chính xác hơn. 6.2 Chụp cộng hưởng từ MRI Là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay, sử dụng từ trường không sử dụng tia X hoàn toàn an toàn cho người bệnh kể cả người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Chụp MRI cột sống cổ có ưu điểm: cho hình ảnh hoàn toàn khách quan, trung thực, rõ nét giúp định hướng điều trị, quyết định có nên can thiệp phẫu thuật hay không. Các hình ảnh tổn thương trên đĩa đệm, sụn khớp, dây chằng, màng hoạt dịch, tầng xương dưới sụn được quan sát dễ dàng, có thể tái cấu trúc trên hình ảnh không gian ba chiều. Tuy nhiên giá thành chụp MRI cột sống cổ thường đắt hơn các phương pháp khác. Ngày nay với sự ra đời của nhiều máy móc hiện đại, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh đa dạng và mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, chụp X quang vẫn là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh được ứng dụng phổ biến, bởi những ưu điểm mà phương pháp này đem lại khi ứng dụng vào thực tiễn của người bệnh. Nếu có các biểu hiện nghi ngờ bệnh lý cột sống cổ, bạn không nên chần chừ hay chủ quan, hãy đi thăm khám sớm với bác sĩ Nội cơ xương khớp hoặc bác sĩ Nội thần kinh để được thăm khám và có chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp. Tìm ra nguyên nhân, phát hiện đúng bệnh lý, có biện pháp điều trị hiệu quả sẽ giúp bạn hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
question_94
Chlamydia là bệnh gì?
doc_94
Nhiều năm trở lại đây, các bệnh lây qua đường tình dục bắt đầu có xu hướng tăng mạnh và Chlamydia là một trong số đó. Không những để lại nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt, đây còn là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh. Để biết chính xác Chlamydia là bệnh gì, xét nghiệm Chlamydia hết bao nhiêu tiền, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé! 1. Chlamydia - “Kẻ thù” thầm lặng đối với sức khỏe sinh sản Tương tự như siêu vi, Chlamydia Trachomatis là một loại vi khuẩn hoàn toàn có thể sinh sôi và phát triển trong điều kiện bên ngoài tế bào sống. Chúng có khả năng xâm nhập, tấn công cơ thể qua đường tình dục và cũng chính là xuất phát điểm của bệnh Chlamydia. Nói một cách dễ hiểu hơn, Chlamydia là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày càng phổ biến do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Đây là mối lo ngại đối với sức khỏe của cả nam và nữ. Tuy nhiên, nữ giới là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nặng nề hơn thậm chí có thể khiến cho cơ quan sinh sản của họ bị tổn thương một cách nghiêm trọng và vĩnh viễn. Rất nhiều hệ quả có thể xảy ra với phụ nữ khi nhiễm vi khuẩn Chlamydia như khó hoặc không thể mang thai, nếu có thai cũng rất dễ mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân Như đúng cái tên của nó - bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, nên có thể dễ dàng nhận thấy nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý này. Quan hệ tình dục không lành mạnh, an toàn là lý do hàng đầu khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào sâu bên trong cơ quan sinh dục. Lúc này, những tổn thương mà chúng gây ra là không thể tránh khỏi. Trước khi tìm hiểu xét nghiệm Chlamydia hết bao nhiêu tiền, cùng theo dõi 3 biến thể sinh học khác nhau của vi khuẩn Chlamydia cũng như 3 nguyên nhân gây bệnh này nhé. Vi khuẩn Chlamydia Psittaci: Loại vi khuẩn này thường xuất hiện phổ biến ở chim. Khi tiếp xúc với chim bị sốt vẹt, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và phát bệnh. Vi khuẩn Chlamydia Pneumoniae: Đây là loại vi khuẩn gây ra những bất thường về đường hô hấp và có thể lây truyền từ người này sang người khác. Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis: Biến thể này là kẻ thù chính đối với sức khỏe sinh sản nữ giới và con đường lây truyền chính là quan hệ tình dục không an toàn. Thêm nữa, triệu chứng đau mắt đỏ thường gặp cũng được bắt nguồn từ loại vi khuẩn này. Đặc biệt, Chlamydia Trachomatis lựa chọn âm đạo, niệu đạo, tử cung của phụ nữ là nơi sinh sôi và phát triển. Đó là lý do vì sao, phụ nữ mắc bệnh Chlamydia không điều trị kịp thời có thể bị vô sinh, hiếm muộn do tổn thương cơ quan sinh dục nghiêm trọng. Triệu chứng Không phải ngẫu nhiên mà bệnh lý này được đánh giá là “kẻ thù” thầm lặng. Có đến 50 - 70% bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng lâm sàng. Do đó, nếu không tiến hành xét nghiệm, rất khó để biết cơ thể của mình có phải là nơi trú ngụ và ẩn nấp của vi khuẩn Chlamydia hay không. Biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh là cảm giác đau trực tràng, chảy máu bất thường ở vùng kín. Ngoài ra, những triệu chứng này cũng có sự khác biệt giữa nam và nữ giới. Lúc này, xét nghiệm Chlamydia hết bao nhiêu tiền là thắc mắc hoàn toàn dễ hiểu. Ở nam giới: “Cậu nhỏ” đau đớn mỗi khi đi vệ sinh hoặc khi quan hệ tình dục. Dịch tiết màu trắng đục kèm mùi hôi. Tinh dịch loãng đôi khi dính máu, rối loạn xuất tinh. Ngứa, nóng rát đầu dương vật. Sưng, đau hai bên tinh hoàn. Ở nữ giới: Dịch tiết ra bất thường ở âm đạo, thường sẽ có màu vàng nhạt hoặc trắng. Ngứa rát vùng kín, đau rát khi đi vệ sinh và ngay cả khi quan hệ tình dục. Khi nhiễm trùng đã ở mức nặng hơn có thể khiến cho vùng kín bị chảy máu. Xuất hiện những cơn đau thắt ở lưng và bụng dưới. Sốt cao, buồn nôn kèm theo hiện tượng chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nếu không tiến hành xét nghiệm để tìm ra những bất thường trong cơ thể, bệnh lý này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở nam giới, một số biến chứng do vi khuẩn Chlamydia cần kể đến đó là viêm trực tràng, viêm mào tinh hoàn, nhiễm trùng đường tiết niệu. Biến chứng mà nữ giới phải đối mặt không dừng lại ở viêm vùng chậu mà nguy hiểm nhất là tình trạng có thai ngoài tử cung, em bé sinh ra không khỏe mạnh mà gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. 3. Các mức giá sẽ có sự chênh lệch tùy vào địa chỉ, tình trạng bệnh và phương pháp xét nghiệm. Cụ thể như sau: Xét nghiệm Chlamydia, Neisseria PCR: 450.000-1.499.000 đồng/lần. Xét nghiệm Chlamydia Ig G: Từ 180.000 - 200.000 đồng/lần. Xét nghiệm Chlamydia Ig M: Từ 180.000 - 200.000 đồng/lần, Chlamydia test nhanh: 150.000 đồng/lần. Đây chỉ là bảng giá tham khảo, không phải là chi phí chính xác của toàn bộ đơn vị y tế. Do đó, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để nắm rõ về chi phí trước khi quyết định xét nghiệm Chlamydia. Nhìn chung, chi phí không quá đắt đỏ nên bạn và “người ấy” hãy sắp xếp thời gian đi thăm khám nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng vừa kể trên nhé! Như vậy, xét nghiệm Chlamydia hết bao nhiêu tiền là câu hỏi đã có lời giải đáp. Quan hệ tình dục không xấu nhưng hãy sử dụng các biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân cũng như bạn tình của mình. Cùng đừng quên thăm khám sức khỏe sinh sản định kỳ bạn nhé!
doc_46195;;;;;doc_26844;;;;;doc_61426;;;;;doc_42545;;;;;doc_26329
Chlamydia là một dạng bệnh nhiễm khuẩn có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục. Điều đáng nói là, so với nam giới thì bệnh có xu hướng nặng và dễ gây nên biến chứng hơn ở nữ giới. Vậy bản chất Chlamydia là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao, những điều này sẽ được chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây. Chlamydia là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Bệnh thường không có triệu chứng nên nhiều người không biết mình đã mắc bệnh. Người bình thường có thể bị lây nhiễm Chlamydia khi: - Quan hệ tình dục bằng đường miệng, hậu môn hay âm đạo với người bệnh. - Thai nhi bị lây từ mẹ khi sinh thường. Rất ít người biết được triệu chứng của Chlamydia là gì bởi vì giai đoạn đầu của bệnh ít khi hoặc thậm chí không hề có triệu chứng nào cảnh báo. Khi các triệu chứng xuất hiện thì vẫn có trường hợp bị bỏ qua vì chúng thường rất nhẹ. Những người xuất hiện triệu chứng bệnh Chlamydia thì sẽ có hiện tượng: - Tiểu bị đau. - Đau bụng ở vùng hạ vị. - Dương vật chảy dịch. - Âm đạo chảy dịch khác thường. - Quan hệ tình dục người phụ nữ sẽ bị đau. - Đau tinh hoàn. 2.1. Chẩn đoán Biết được biện pháp chẩn đoán Chlamydia là gì sẽ giúp chúng ta bớt lo lắng về việc làm cách nào để phát hiện bệnh. Hiện nay việc chẩn đoán và tầm soát bệnh lý này đã được thực hiện rất đơn giản thông qua các xét nghiệm sau: - Xét nghiệm nước tiểu tìm sự hiện diện của nhiễm trùng. - Xét nghiệm dịch tiết + Với nữ giới: dùng tâm bông lấy dịch từ cổ tử cung để kiểm tra kháng nguyên hoặc môi trường cho Chlamydia. Xét nghiệm này thường được thực hiện cùng xét nghiệm Pap định kỳ. + Với nam giới: dùng tăm bông chèn vào miệng niệu đạo để lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm. Một số trường hợp cần thiết sẽ được chỉ định lấy mẫu ở hậu môn. 2.2. Điều trị Việc tìm hiểu biện pháp điều trị Chlamydia là gì để thực hiện cũng rất cần thiết bởi khi bệnh lý này không được điều trị hoặc điều trị không đạt hiệu quả sẽ dẫn đến những nguy cơ xấu cho sức khỏe như: - Với nữ giới + Viêm vùng chậu làm tổn thương ống dẫn trứng, vô sinh. + Mang thai ngoài tử cung. + Sinh quá sớm và lây sang cho con khiến cho trẻ sơ sinh bị viêm phổi, mù lòa hoặc nhiễm trùng mắt. - Với nam giới + Viêm niệu đạo không do lậu. + Viêm trực tràng. + Viêm mào tinh. Ngoài ra, bệnh Chlamydia cũng có thể liên kết với nhiều vấn đề sức khỏe khác, như: - Nhiễm HIV: nữ giới nhiễm Chlamydia thường có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn phụ nữ không nhiễm Chlamydia. - Bệnh da liễu: người bị Chlamydia có nguy cơ bị các bệnh lý nhiễm trùng qua đường tình dục khác như giang mai, lậu, viêm gan. Vì thế những người bị Chlamydia thường được bác sĩ khuyên nên tiến hành thử nghiệm về bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục. - Viêm vùng chậu: đây là dạng nhiễm trùng của ống dẫn trứng và tử cung, tuy có thể gây ra triệu chứng nhưng lại có nguy cơ làm hỏng ống dẫn trứng, tử cung và buồng trứng. Viêm vùng chậu không được điều trị có thể trở thành nguyên nhân bị áp xe bên trong buồng trứng và ống dẫn trứng. - Bị đau xương chậu mạn tính ở phụ nữ. - Vô sinh do nhiễm Chlamydia gây sẹo ở ống dẫn trứng. - Viêm mào tinh hoàn khiến nam giới bị đau, sưng bìu và sốt. - Viêm tuyến tiền liệt khiến nam giới bị đau trong hoặc sau quan hệ tình dục, ớn lạnh, sốt, đau lưng, tiểu đau. - Viêm trực tràng khi quan hệ tình dục qua đường hậu môn, kết quả là trực tràng bị đau và thải ra chất nhầy. - Nhiễm trùng mắt xảy ra khi bàn tay chứa khuẩn Chlamydia chạm vào mắt. Hệ quả là viêm kết mạc và thậm chí mù lòa nếu nhiễm trùng ở mắt không được điều trị. - Nhiễm trùng sơ sinh cho trẻ khi mẹ sinh qua đường âm đạo, kết quả là trẻ bị viêm phổi, nhiễm trùng mắt và nặng nhất là mù loà. Khi đã biết được biện pháp chẩn đoán Chlamydia là gì mọi người sẽ bớt hoang mang nhưng sẽ thắc mắc liệu bệnh lý này có chữa được không. Thực ra bản thân bệnh lý này có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh để điều trị cho những trường hợp được khẳng định mắc Chlamydia nhưng cần điều trị cả người bệnh và bạn tình để tránh tình trạng lây nhiễm chéo khi một người đã khỏi bệnh. Thường thì người bệnh sẽ được điều trị bằng azithromycin hoặc mỗi ngày 2 lần và duy trì liên tục trong 7 - 14 ngày. Khoảng một tuần sau điều trị bằng đơn thuốc được kê, tình trạng nhiễm trùng sẽ hết. Người bệnh cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 7 ngày hoặc cho đến khi dùng hết thuốc. Ngay cả khi việc dùng thuốc khiến người bệnh thấy tốt hơn nhưng chưa hết thời gian do bác sĩ chỉ định thì vẫn không nên dừng thuốc. Người bạn tình cũng sẽ được bác sĩ khuyên điều trị để tránh lây lan và tái nhiễm bệnh. Cần lưu ý rằng, sau điều trị cơ thể không có kháng thể chống lại các bệnh Chlamydia nên vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Bệnh nhân đã điều trị và khỏi Chlamydia vẫn nên kiểm tra lại sau 3 tháng để chắc chắn được rằng tình trạng nhiễm trùng đã hoàn toàn biến mất. Những trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng như viêm vùng chậu có thể sẽ được bác sĩ yêu cầu dùng thuốc kháng sinh đường uống hoặc điều trị nội trú để tiêm kháng sinh tĩnh mạch. Đặc biệt, nếu nhiễm trùng vùng chậu nặng thì bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh có khi sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật.;;;;;Chlamydia là tác nhân lây truyền qua đường tình dục phổ biến hiện nay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời nó có thể gây ra các ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống thường ngày nhất là đối với sức khỏe sinh sản của cả nam và nữ. Chlamydia hay còn gọi là bệnh hoa liễu là một bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây nên. Loại vi khuẩn này chỉ sinh sống trong tế bào sống ở người và là một trong những nguyên nhân gây nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục và bệnh mắt. Chlamydia truyền bệnh chủ yếu qua những con đường tình dục không an toàn như đường âm đạo, hậu môn, miệng. Bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh. Bất kỳ lứa tuổi, đối tượng nào có quan hệ tình dục đều có khả năng lây nhiễm bệnh. Bệnh có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe sinh sản như: chửa ngoài dạ con, sinh non, viêm vùng tiểu khung, vô sinh. 2. Triệu chứng của bệnh Bệnh Chlamydia thường không có triệu chứng hoặc có những triệu chứng nhẹ, không đặc hiệu, dễ bỏ sót, nên hay gây nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục khác. Một số triệu chứng của bệnh ở bộ phận sinh dục như: Ở nam giới: Có các biểu hiện của viêm niệu đạo như: cảm giác nóng rát dọc niệu đạo, đái buốt, đái dắt, dịch niệu đạo trắng đục hoặc trong, lượng dịch ít hoặc vừa. Viêm mào tinh hoàn và viêm tuyến tiền liệt như: đau, phù nề một bên bìu, nóng, sốt. Trực tràng có thể chảy máu hoặc tiết dịch. Tinh hoàn sưng và đau. Ở nữ giới: Dịch âm đạo bất thường không bình thường như có mùi hôi, có sự thay đổi về màu sắc, xuất huyết bất thường mà chưa đến kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục. Đau, khó chịu khi quan hệ. Đau rát khi tiểu tiện. Ngoài các triệu chứng ở các bộ phận sinh dục Chlamydia còn gây ra các triệu chứng ở các bộ phận khác như: Chảy máu trực tràng. Sốt. Đau vùng thắt lưng, bụng và vùng chậu. Cơn đau ở mức trung bình và tiến triển dần. Có thể đau họng khi quan hệ tình dục bằng miệng. Viêm kết mạc mắt, đau mắt hột, nặng hơn có thể gây mù lòa. Ơ trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh mà không điều trị thì khi sinh ra có thể bị nhiễm vi khuẩn Chlamydia gây viêm kết mạc, viêm phổi. 3. Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán Vì các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu cầu, viêm âm đạo do Trichomonas Vaginalis, viêm âm đạo do Candida,... Nên xét nghiệm là phương pháp duy nhất có thể phân biệt được đây có phải là bệnh do vi khuẩn này gây ra hay không. Có nhiều phương pháp xét nghiệm phát hiện bệnh như: Xét nghiệm trực tiếp: Nhuộm Giemsa hoặc nhuộm Iod. Bệnh phẩm là dịch niệu đạo của nam và dịch âm đạo của nữ. Tuy nhiên xét nghiệm này có độ nhạy cảm kém nên ít khi được sử dụng. Xét nghiệm test nhanh: được thực hiện trên mẫu dịch niệu đạo hoặc dịch âm đạo. Độ đặc hiệu của xét nghiệm này là 98,2%. Vẫn có các trường hợp âm tính giả nên nếu trong trường hợp bác sĩ vẫn nghi ngờ thì có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác để chắc chắn hơn. Xét nghiệm này thường được dùng trong các trường hợp khám sức khỏe sinh sản thường quy. Xét nghiệm kháng thể Chlamydia trachomatis Ig G/Ig A: Thực hiện trên mẫu máu người bệnh. Sử dụng nguyên lý kỹ thuật hóa phát quang để định lượng nồng độ kháng thể trong máu. Xét nghiệm Chlamydia trachomatis Ig G có độ đặc hiệu 98,2%, Ig A đặc hiệu 95,9%. Xét nghiệm này dùng để đánh giá tính trạng người bệnh đã từng mắc bệnh mà không xuất hiện triệu chứng hay đang mắc bệnh cấp tính. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản hơn so với nuôi cấy. Xét nghiệm Chlamydia PCR: Xét nghiệm cũng được thực hiện trên mẫu bệnh phẩm là dịch sinh dục với kỹ thuật hiện đại hơn và độ chính xác cao hơn. Là xét nghiệm được áp dụng nhiều nhất hiện nay ở các phòng xét nghiệm tiên tiến. Xét nghiệm cho kết quả nhanh chóng, có thể phát hiện được những trường hợp khó phát hiện bằng các phương pháp thông thường. Nuôi cấy phân lập: được thực hiện trên tất cả các mẫu bệnh phẩm lấy ở những vị trí nghi ngờ. Độ chính xác của xét nghiệm này cao hơn cả so với các xét nghiệm còn lại. Tuy nhiên xét nghiệm ít được áp dụng vì kỹ thuật phức tạp, thời gian thực hiện kéo dài, thường được dùng trong nghiên cứu. 4. Phương pháp phòng bệnh Chlamydia là một bệnh xã hội rất phổ biến trong tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở Việt Nam. Các phương pháp phòng bệnh có thể kể đến như: Tuyên truyền giáo dục sức khỏe giới tính và sinh sản luôn là phương pháp được áp dụng trong tất cả các trường phổ thông, đại học với mục đích phổ biến kiến thức cho tất cả các học sinh, sinh viên. Tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su, chung thủy 1 vợ 1 chồng, hạn chế các hoạt động tình dục khi có nghi ngờ bị bệnh. Đi thăm khám ngay khi nghi ngờ bạn tình của mình mắc các bệnh lây qua đường tình dục. Đối với phụ nữ không nên thụt rửa bộ phận sinh dục vì làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh vật có lợi trong âm đạo và khiến cho phụ nữ dễ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa hơn. Thường xuyên đi khám phụ khoa để phát hiện sớm bệnh. Đối với phụ nữ đang mang thai nên đi khám nhằm phát hiện sớm để tiến hành điều trị tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Bệnh Chlamydia là một bệnh có thể chữa khỏi được bằng kháng sinh nếu phát hiện sớm vì vậy bạn nên thường xuyên đi thăm khám sức khỏe để có thể kịp thời phát hiện và điều trị tránh gây ra các biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe và gia đinh. Hãy gọi đến tổng đài 1900 565656 để đặt lịch thăm khám và được tư vấn tận tình, nhanh chóng.;;;;;Chlamydia là một loại bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) phổ biến nhưng có thể dễ dàng chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên với những trường hợp không được hỗ trợ điều trị, bệnh có thể gây ra tổn thương vĩnh viễn, nghiêm trọng đến hệ sinh sản của phụ nữ, làm cho phụ nữ khó hoặc không thể mang thai về sau. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua một số câu hỏi khái quát dưới đây. Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến (STD) có thể gây vô sinh nếu không được hỗ trợ điều trị. Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến (STD) có thể gây vô sinh nếu không được hỗ trợ điều trị. Bệnh hình thành do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Các triệu chứng của bệnh nhiễm chlamydia là rất hiếm và hầu hết mọi người không biết họ có chlamydia cho tới khi thực hiện các xét nghiệm liên quan. Nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên cùng với các hành vi quan hệ tình dục nguy hiểm. Bé gái vị thành niên và phụ nữ trẻ quan hệ tình dục là những đối tượng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn do độ mở cổ tử cung chưa phát triển hoàn thiện. Điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tình dục (STI) khác như lậu và giang mai. Thông thường Chlamydia không có triệu chứng. Tuy nhiên cũng có một số dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh Chlamydia mà chúng ta cần lưu ý. Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp, đau bụng, muốn đi tiểu nhiều… có thể là những triệu chứng của bệnh Chlamydia ở nữ giới. Ở phụ nữ, các triệu chứng cảu bệnh Chlamydia có thể là: Ở nam giới, các triệu chứng của bệnh Chlamydia có thể là: Những triệu chứng này rất giống triệu chứng của bệnh lậu. Ở phụ nữ và nam giới, Chlamydia có thể ảnh hưởng trực tràng gây ngứa, chảy máu, chảy dịch nhầy, và tiêu chảy. Nó cũng có thể gây mẩn đỏ, ngứa và mắt đổ ghèn nếu bị nhiễm. Chlamydia được truyền từ người này sang người khác trong khi quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hay miệng. Bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Nếu không được hỗ trợ điều trị, Chlamydia có thể gây vô sinh ở nữ giới. Nếu không được hỗ trợ điều trị, Chlamydia là một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ. Ở phụ nữ, nhiễm Chlamydia thường bắt đầu ở cổ tử cung. Nếu không có biện pháp xử lý, vi khuẩn có thể lan lên ống dẫn trứng hoặc buồng trứng và gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID). Viêm vùng chậu có thể gây vô sinh do sẹo và làm nghẽn các ống dẫn trứng. Phần ống dẫn trứng bị chặn có thể dẫn tới mang thai ngoài tử cung bằng cách ngăn cản trứng đã thụ tinh vào tử cung. Thai ngoài tử cung là một tình trạng đe dọa tính mạng và đòi hỏi phải phẫu thuật. Các triệu chứng của viêm vùng chậu là: Chlamydia cũng có thể gây vô sinh ở nam giới. Vi khuẩn lây lan từ niệu đạo đến tinh hoàn gây ra một tình trạng gọi là viêm mào tinh hoàn. Nếu không hỗ trợ điều trị, viêm mào tinh hoàn gây vô sinh. Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn bao gồm: Chlamydia cũng có thể gây ra hội chứng Reiter-thường ở nam giới trẻ. Các triệu chứng bao gồm: Ở phụ nữ mang thai, có bằng chứng rằng chlamydia không được hỗ trợ điều trị có thể dẫn đến sinh non. Những em bé được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm chlamydia cũng sẽ mắc bệnh. Chlamydia là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm phổi và viêm kết mạc (đau mắt đỏ) ở trẻ sơ sinh. Người bệnh Chlamydia có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Người bệnh Chlamydia có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị căn bệnh này là Doxycycline, Tetracycline và Zithromax® . Erythromycin thường được chỉ định cho phụ nữ mang thai và những người không sử dụng được Tetracycline. Erythromycin cũng được dùng để hỗ trợ điều trị cho những trẻ bị nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi do Chlamydia. Với những người đang hỗ trợ điều trị bệnh Chlamydia cũng như các bệnh xã hội khác cần ghi nhớ: Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngừng sử dụng thuốc, vì mặc dù có thể các triệu chứng đã biến mất nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể. Cần tới bệnh viện để kiểm tra thường xuyên, đảm bảo chắc chắn đã loại khỏ trước khi tiếp tục quan hệ tình dục. “Đối tác” cũng cần được hỗ trợ điều trị tại cùng một thời điểm, tránh không tái lây nhiễm lẫn nhau.;;;;;Chlamydia là những vi khuẩn kí sinh không thể tự di chuyển, sinh trưởng tốt trong môi trường nội bào, có ba chủng loại ký sinh có thể gây bệnh cho con người như sau: Chlamydia psittaci: vi khuẩn thường ký sinh ở chim chóc, có thể gây bệnh sốt vẹt ở người. Chlamydia pneumoniae: vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường hô hấp qua không khí. Chlamydia trachomatis (loại gây bệnh chủ yếu): do chúng lây truyền qua đường sinh dục nên còn được gọi là chlamydia sinh dục. Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới WHO, mỗi năm số bệnh nhân lây nhiễm chlamydia sinh dục (còn có tên khác là hoa liễu) khoảng 89 triệu ca. Chúng có khả năng gây bệnh ở cả nam giới và nữ giới, biểu hiện qua các triệu chứng sau: Ở nam giới Viêm niệu đạo: xuất hiện dịch niệu đạo bất thường, lượng ít hoặc vừa, có tính chất trong, nhầy, có màu trắng đục hoặc vàng. Một số trường hợp chỉ có biểu hiện dính, ướt ở miệng lỗ sáo hay thậm chí không có triệu chứng gì. Viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt: mào tinh hoàn/bìu sưng nề, viêm đau một bên (nếu viêm cả hai bên có thể gây vô sinh), triệu chứng có thể xuất hiện kèm theo viêm niệu đạo Viêm trực tràng: một số dấu hiệu nghi ngờ như tiêu chảy, hậu môn tiết dịch hoặc máu. Các triệu chứng khác: ngứa ngáy, tiểu buốt, tiểu khó, sốt, mệt mỏi,… Ở nữ giới Khi bị vi khuẩn tấn công, các triệu chứng điển hình ở nữ giới thường không rõ ràng. Vì vậy, bạn nên lưu ý một số dấu hiệu sau: Viêm cổ tử cung: tiết dịch bất thường có tính chất nhầy, hơi đục, số lượng ít. Đồng thời cổ tử cung sưng đỏ, chạm vào dễ chảy máu. Viêm niệu đạo: ngứa âm đạo, sưng nề lỗ niệu đạo, đi tiểu khó. Viêm tuyến Bartholin: chảy mủ, sưng đỏ một hoặc hai bên âm đạo, cảm giác đau khi vận động, quan hệ tình dục,… Viêm tiểu khung: sốt cao, rét run, đau bụng dưới bất thường, khí hư có lẫn mủ, rối loạn kinh nguyệt,… Ở trẻ em Trẻ em cũng có thể bị lây bệnh trong quá trình sinh nở nếu như mẹ bị nhiễm Chlamydia sinh dục, trẻ sẽ có những triệu chứng sau: Viêm phổi: ho có đờm hoặc ho khan (khá giống ho gà), thở nhanh, phổi nghe ran, nhưng thường trẻ không sốt. Viêm kết mạc: thường xuất hiện một bên trong khoảng từ 5 - 15 ngày với những dấu hiệu như bờ mi sưng nề, có mủ, kết mạc bên trong đỏ tấy. Một số triệu chứng của bệnh có sự trùng lặp với những bệnh khác, rất dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy bạn cần chú ý một số dấu hiệu phân biệt như sau: Lậu: mủ trong bệnh lậu có tính chất đặc, màu xanh hoặc vàng, số lượng nhiều. Viêm âm đạo do trùng roi: dịch tiết có số lượng nhiều, tính chất loãng, nổi bọt, màu vàng xanh và mùi hôi khó phai mặc dù được vệ sinh sạch sẽ. Viêm âm đạo do nấm: bệnh nhân ngứa ngáy dữ dội, có thể làm tổn thương vùng sinh dục và lây lan đến các vị trí xung quanh (vùng bẹn, tầng sinh môn,…) do gãi nhiều. Ngoài ra, dịch tiết còn có tính chất đục, màu trắng như váng sữa và dính thành mảng dày vào thành âm đạo nhưng không có mùi hôi. 2. Những yếu tố nguy cơ cần lưu ý Vi khuẩn thường cư ngụ trong dịch tiết đường sinh dục (dịch âm đạo, niệu đạo, ống cổ tử cung,…). Có trường hợp người mắc không có bất kỳ biểu hiện nào nên khả năng lây bệnh rất cao. Vì vậy, bạn nên chú ý một số vấn đề sau: Quan hệ tình dục dưới bất kỳ hình thức nào (miệng, hậu môn, âm đạo) không sử dụng biện pháp an toàn đều có nguy cơ lây nhiễm, ở bất kỳ độ tuổi nào, đối với cả nam giới, nữ giới hay quan hệ đồng tính. Có nhiều bạn tình. Người đang hoặc từng có tiền sử mắc bệnh truyền nhiễm đường sinh dục đều có nguy cơ lây bệnh cho bạn tình. Tìm hiểu, thẳng thắn trò chuyện kỹ lưỡng với người bạn yêu thương để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Phụ nữ có thai mắc bệnh không được chữa trị sẽ có khả năng lây bệnh cho trẻ trong khi sinh nở. 3. Một số biện pháp dự phòng tối ưu nên áp dụng Rất nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng không biểu hiện triệu chứng. Chưa kể, nền y học hiện tại vẫn chưa có xét nghiệm đặc hiệu cho loại vi khuẩn này. Vì vậy, để phòng tránh một cách có hiệu quả, bạn nên duy trì và áp dụng một số biện pháp sau đây: Thường xuyên thăm khám và thực hiện tầm soát định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Nếu có phát hiện lây nhiễm, bạn và cả người thương đều cần phải hợp tác nghiêm túc thực hiện quá trình điều trị. Duy trì lối sống lành mạnh, chung thủy, một vợ một chồng. Sử dụng biện pháp an toàn (ngoại trừ thuốc tránh thai, thuốc diệt tinh trùng,... ) để phòng ngừa các yếu tố nguy cơ và bảo vệ cơ thể khi quan hệ tình dục. Vì đây là chủng vi khuẩn ký sinh nội bào, nên chúng dễ chết ở môi trường bên ngoài nhất là dưới tác dụng của chất sát khuẩn thông thường. Cho nên, việc duy trì thói quen vệ sinh cá nhân sạch sẽ cực kỳ quan trọng để bảo vệ cơ thể, phòng tránh lây nhiễm hiệu quả. Phụ nữ có thai phải thường xuyên khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, nếu được chẩn đoán phát hiện mắc bệnh cần được can thiệp và điều trị sớm nhất có thể, tránh việc lây truyền cho trẻ khi sinh nở.;;;;;Chlamydia là một trong những bệnh lây qua đường tình dục nhưng không quá nguy hiểm mà có thể chữa khỏi nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Xét nghiệm Chlamydia là cách nhanh chóng phát hiện mắc căn bệnh này và từ đó có những phương pháp điều trị thích hợp. 1. Tìm hiểu về bệnh Chlamydia Chlamydia là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do vi khuẩn có tên chlamydia trachomatis gây nên khá phổ biến ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh có thể gây những tổn thương nghiêm trọng và vĩnh viễn cho cơ quan sinh sản của phụ nữ và nam giới như viêm cổ tử cung, niệu đạo và thậm chí là vô sinh. Xét nghiệm Chlamydia là xét nghiệm nhằm phát hiện nguyên nhân chính xác gây ra bệnh. Có 3 loại Chlamydia chính: Chlamydia psittaci, Chlamydia pneumoniae (gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp) và Chlamydia trachomatis (gây ra các bệnh liên quan đến đường sinh dục). Trong đó, Chlamydia trachomatis còn có thể gây ra các bệnh đau mắt hột thậm chí mù lòa. Không chỉ lây nhiễm qua đường tình dục, loại này còn có thể lây qua tiếp xúc trực tiếp giữa bé với cổ tử cung của mẹ trong quá trình sinh nở. 1.2. Những phương pháp xét nghiệm Chlamydia Có xác định xem có bị Chlamydia hay không, những phương pháp xét nghiệm dưới đây có thể được sử dụng: a. Xét nghiệm dịch (hay Quick test) Phương pháp này được thực hiện bằng cách xét nghiệm các mẫu dịch từ vùng kín của người bệnh như dịch tiết âm đạo hay niệu đạo. Với độ nhạy 93,1% và độ đặc hiệu 98,8% nhưng đối với những trường hợp mới nhiễm bệnh, phương pháp này vẫn có thể cho ra kết quả âm tính giả. b. Xét nghiệm Chlamydia Ig A và Chlamydia Ig G Là cách phát hiện bệnh bằng cách xác định kháng thể Chlamydia trong máu. Mẫu xét nghiệm được sử dụng là huyết thanh hoặc huyết tương của người bệnh. Xét nghiệm Chlamydia Ig A có độ đặc hiệu 95,9% và độ nhạy 95,4% trong khi đó xét nghiệm Chlamydia Ig G có độ đặc hiệu và độ nhạy lần lượt là 98,2% và 95,3%. Phương pháp này phù hợp với quy mô sàng lọc lớn, tiết kiệm chi phí hơn việc nuôi cấy và kỹ thuật xét nghiệm đơn giản , kết quả nhanh. Tuy nhiên một số mẫu lấy từ cơ quan hô hấp, đại tràng hay âm đạo lại không sử dụng được với phương pháp xét nghiệm này. c. Xét nghiệm Chlamydia PCR Tương tự như Quick test nhưng được tiến hành với những kỹ thuật tân tiến và hiện đại hơn nên thường đưa ra kết quả nhanh, chính xác hơn. Mẫu bệnh phẩm được sử dụng ở phương pháp này là dịch sinh dục của người bệnh, mẫu nước tiểu hay mẫu từ đại tràng, âm đạo cũng có thể được sử dụng. 2. Một số trường hợp được khuyến cáo thực hiện xét nghiệm này như: Phụ nữ đang trong thai kỳ hay có ý định mang thai. Người quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn. Người mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác. Người gặp các bệnh viêm nhiễm, rối loạn ở vùng chậu hoặc âm đạo. 3. Quy trình xét nghiệm Chlamydia 3.1. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm Đối với mẫu nước tiểu: trong vòng 2 giờ trước khi lấy mẫu không nên đi tiểu. Đối với mẫu dịch vùng kín: tùy thuộc vào việc người bệnh gặp tình trạng viêm nhiễm ở vị trí nào thì mẫu chất dịch sẽ được lấy từ đó, có thể là niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung, trực tràng,... Do đó, người bệnh không nên thụt rửa hay sử dụng các loại thuốc bôi, đặt thuốc gel vùng âm đạo trước khi lấy mẫu ít nhất 24h. Đối với mẫu máu: cần được đựng trong các ống lấy mẫu chuyên dụng để đảm bảo chất lượng mẫu. 3.2. Quy trình tiến hành xét nghiệm Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu và đựng trong ống nghiệm. Trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng cấp tính, sau khoảng 2 - 3 tuần bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu bổ sung để tiến hành xét nghiệm. Mẫu ở giác mạc được lấy bằng cách sử dụng que vô trùng hoặc tăm bông quệt lên phần bị tổn thương, sau đó phết lên lam kính đã được làm sạch. Để tiến hành cấy khuẩn từ cổ tử cung, bác sĩ sẽ cần rửa và làm sạch các chất nhầy ở cổ tử cung trước đó. Người bệnh được đặt nằm ở thế sản khoa, sau đó để làm lộ ra cổ tử cung bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt âm đạo. Cuối cùng dùng tăm bông vô trùng đưa vào và lấy mẫu trong khoảng 30 giây. 4. Những lưu ý cần biết trước và sau khi tiến hành xét nghiệm 4.1. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt Người đang sử dụng kháng sinh Nếu bạn thuộc một trong hai trường hợp trên thì nên báo cáo với bác sĩ trước khi xét nghiệm để được thông tin và chỉ dẫn cụ thể. Việc tuân thủ mọi chú ý là điều cần thiết giúp mang lại kết quả xét nghiệm chính xác nhất. Sau khi tiến hành xét nghiệm cho đến trước khi có kết quả và kết luận cuối cùng của bác sĩ thì bạn không nên quan hệ tình dục. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính, bạn sẽ được bác sĩ cho sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Khi đó, bạn không nên quan hệ tình dục ít nhất trong vòng 7 ngày điều trị. Đồng thời, do là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục nên bạn tình của bạn khả năng cao cũng đã bị lây và cần được điều trị kịp thời. Không chỉ Chlamydia, còn rất nhiều vi khuẩn/virus khác có khả năng lây nhiễm qua đường tình dục khác như HIV, giang mai, lậu,... Chính vì vậy mà bạn cần chú ý đến các triệu chứng và tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có bất kỳ nghi ngờ nào.
question_95
Góc giải đáp: xét nghiệm ADN bao lâu có kết quả?
doc_95
Thông thường thời gian có kết quả xét nghiệm chậm nhất là 1 tuần, tuy nhiên có thể nhanh hơn nếu khách hàng có yêu cầu. 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian trả kết quả xét nghiệm ADN Ngày nay trình độ khoa học công nghệ phát triển hiện đại, do vậy thời gian thực hiện xét nghiệm ADN cũng được rút ngắn đi rất nhiều. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian trả xét nghiệm như sau: Loại xét nghiệm: Đối với hình thức xét nghiệm trước khi sinh sử dụng mẫu máu của người mẹ (xét nghiệm huyết thống không xâm lấn) thường có thời gian trả kết quả lâu hơn các loại xét nghiệm huyết thống thông thường. Nguyên nhân là do loại xét nghiệm này có quy trình phức tạp hơn. Mục đích của xét nghiệm ADN: Nếu là xét nghiệm ADN tự nguyện thì không có sự ràng buộc về các mặt thủ tục. Tuy nhiên, xét nghiệm sử dụng cho những mục đích hành chính pháp luật đòi hỏi nhiều thủ tục liên quan. Do vậy thời gian trả kết quả trong trường hợp này cũng bị ảnh hưởng. Mẫu xét nghiệm: Các mẫu xét nghiệm ADN hay được sử dụng nhiều như máu, móng tay, niêm mạc miệng,... sẽ nhanh hơn xét nghiệm các mẫu xương (trong giám định hài cốt). Do đó thời gian trả kết quả cũng phụ thuộc vào mẫu xét nghiệm mà bệnh nhân cần xác định huyết thống. Mối quan hệ huyết thống cần kiểm tra: Mối quan hệ huyết thống trực hệ (bố/mẹ - con đẻ) sẽ có thời gian trả kết quả nhanh hơn việc kiểm tra các mối quan hệ họ hàng trong gia đình. Lựa chọn của khách hàng: Khách hàng hoàn toàn có thể yêu cầu nhận kết quả trong thời gian sớm nhất, khi ấy chắc chắn bạn phải có mức tiền phụ thêm cao hơn so với thời gian trả thông thường. Tuy nhiên khách hàng cũng có thể lựa chọn nhận kết quả online trong trường hợp nhà xa để có thể biết được kết quả sớm hơn. 2. Tuy nhiên, gói nhận kết quả xét nghiệm nhanh này có giá trung bình khoảng 10 triệu (tùy thuộc vào những điều kiện đã nêu ở mục 1 của bài viết). Còn đối với những trường hợp thông thường quý khách chỉ cần đợi 2 - 4 ngày là có kết quả xét nghiệm ADN kiểm tra huyết thống. Thời gian trả kết quả là tất cả các ngày trong tuần, chúng tôi có nhân viên trực do đó có thể trả kết quả cho khách hàng trong những ngày nghỉ lễ. Do vậy khách hàng có thể yên tâm về vấn đề thời gian trả kết quả xét nghiệm. Tuy nhiên quý khách cũng có thể lựa chọn lấy bất kỳ thời điểm nào trong khoảng thời gian một tuần. Chỉ cần chi trả một khoản phí thích hợp thì bạn có thể lấy mẫu xét nghiệm ADN như ý muốn. Xét nghiệm ADN mang ý nghĩa hết sức quan trọng, không đơn giản chỉ là kiểm tra mối quan hệ huyết thống mà nó còn liên quan trực tiếp đến vấn đề đạo đức và cuộc sống của những người liên quan. Chính vì thế bạn phải hết sức lưu ý và chuẩn bị cho mình những thông tin cần thiết để có được kết quả xét nghiệm ADN chính xác nhất. 3.1. Chuẩn bị mẫu xét nghiệm ADN Bạn có thể đến trung tâm y tế thực hiện lấy mẫu máu hoặc niêm mạc miệng. Những mẫu xét nghiệm như móng tay, móng chân thì bạn có thể lấy ở nhà theo hướng dẫn. Trong những trường hợp vô cùng tế nhị có thể sử dụng bàn chải đánh răng, tóc (còn phần chân tóc) hoặc bao cao su (còn chứa tinh trùng) để làm mẫu xét nghiệm. 3.2. Chuẩn bị các thủ tục cần thiết Nếu xét nghiệm tự nguyện, mục đích chỉ để xác định mối quan hệ huyết thống thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu phía xét nghiệm bảo mật thông tin cá nhân cho mình. Nếu sử dụng kết quả xét nghiệm cho mục đích hành chính như ghi giấy khai sinh trước đăng ký kết hôn, giải quyết thủ tục nuôi con sau ly hôn, nhập tịch,... thì yêu cầu cần mang đầy đủ giấy tờ như sau: - Người trên 18 tuổi phải có đầy đủ giấy chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân. - Người dưới 18 tuổi phải có chữ ký của người giám hộ, hoặc sổ hộ khẩu, giấy tờ có xác nhận của địa phương đang sinh sống. Để biết được một trung tâm xét nghiệm ADN có chính xác và uy tín hay không ta dựa vào một số tiêu chí sau: - Bộ KIT thử có các chứng chỉ, chứng nhận chất lượng phù hợp. - Sử dụng hệ thống máy móc hiện đại phục vụ công tác xét nghiệm ADN. - Đội ngũ chuyên gia tư vấn có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực di truyền học. Sẵn sàng giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng trước - trong - sau quá trình làm xét nghiệm. - Kết quả xét nghiệm ADN tại bệnh viện phải được pháp luật công nhận và có giá trị trong công việc hành chính.
doc_18759;;;;;doc_14674;;;;;doc_14323;;;;;doc_286;;;;;doc_16673
Xét nghiệm ADN thường được biết đến là loại xét nghiệm dùng để xác định mối quan hệ huyết thống, song thực tế xét nghiệm này có nhiều ứng dụng trong Y học hiện đại. Dựa trên xét nghiệm ADN, con người có thể hiểu hơn về bản thân ở cấp độ tế bào, biết được quy luật di truyền để phòng ngừa đột biến và các bệnh lý di truyền. Xét nghiệm ADN có thể hiểu là phương pháp xét nghiệm để phân tích vật chất di truyền ADN (tên tiếng anh đầy đủ là acid deoxyribonucleic). Xét nghiệm ADN thường được biết đến với ứng dụng kiểm tra chính xác mối quan hệ huyết thống giữa cha mẹ - con cái, ông bà - cháu, anh chị em trong nhà,... Ngoài ra, xét nghiệm ADN còn phục vụ nhiều mục đích y học khác như: sàng lọc dị tật bẩm sinh, tìm người thân, giám định hài cốt liệt sĩ, xét nghiệm pháp y,... Thông thường, xét nghiệm ADN với mục đích cá nhân là xét nghiệm kiểm tra huyết thống, là kết quả khoa học phản ánh chính xác mối quan hệ huyết thống. Xét nghiệm này sẽ phân tích đặc điểm ADN của hai cá nhân nghi ngờ có mối quan hệ huyết thống. Sau đó sẽ so sánh thông tin di truyền của người người, tùy theo mức độ giống nhau để kết luận hai người có mối quan hệ huyết thống như thế nào. Ví dụ: Nếu mẫu ADN của bố, mẹ và con khớp nhau từng gen thì có thể khẳng định mối quan hệ huyết thống với tỉ lệ lên tới 99.999%. Ngược lại, nếu mẫu ADN của bố và con không khớp nhau từ 2 gen trở lên thì hai người không có quan hệ huyết thống, độ chính xác của kết quả này đạt 100%. Xét nghiệm ADN xác định quan hệ huyết thống giữa hai cha con là được khách hàng tìm đến đăng ký kiểm tra nhiều nhất. Ngoài ra, có thể xác định quan hệ huyết thống xa hơn như: bà - cháu, ông - cháu, anh chị em,... Tuy nhiên, quan hệ huyết thống càng xa thì kết quả xét nghiệm ADN có thể kém chính xác hơn. 2. Quy trình xét nghiệm được thực hiện lần lượt các bước gồm: thu thập mẫu, phân tích mẫu, so sánh mẫu và trả kết quả. Mỗi bước xét nghiệm đều cần làm đúng kỹ thuật, theo quy trình nghiêm ngặt để tránh sai sót, nhầm lẫn dẫn đến kết quả phân tích sai. 2.1. Quy trình thu mẫu xét nghiệm Tùy vào loại mẫu xét nghiệm khác nhau mà cách thu mẫu và bảo quản cũng khác nhau như: Xét nghiệm ADN xác định mối quan hệ huyết thống: có thể phân tích từ mẫu tóc có chân, mẫu móng tay móng chân, máu, cuống rốn, niêm mạc miệng,... Xét nghiệm ADN tầm soát bệnh ung thư, các bệnh di truyền hoặc nhiều bệnh lý khác: mẫu máu. Với các trường hợp đặc biệt cần xác minh danh tính hoặc xác định huyết thống với hài cốt của người đã mất, vật phẩm thu thập là mẩu xương hoặc răng của hài cốt. Với người cần thử nghiệm, có thể chọn nhiều loại mẫu như mẫu máu, tóc, niêm mạc,... Với người xét nghiệm tự nguyện, có thể tự thu thập mẫu tại nhà, để phân biệt rồi gửi đến trung tâm xét nghiệm. Nếu bạn cần kết quả xét nghiệm ADN có giá trị pháp lý để làm thủ tục liên quan, cần thực hiện lấy mẫu tại Trung tâm xét nghiệm có cung cấp dịch vụ. 2.2. Quy trình phân tích mẫu xét nghiệm Phân tích mẫu ADN là xét nghiệm phức tạp, để đảm bảo tính chính xác cần được tiến hành nghiêm ngặt tại phòng thí nghiệm đạt chuẩn. Các bước phân tích mẫu ADN bao gồm: tách chiết ADN, nhân bội - khuếch đại ADN, điện di phân tích ADN, mã hóa bằng mã vạch kết quả phân tích ADN,... 2.3. Trả kết quả Kết quả xét nghiệm ADN thông thường được trả sau từ 2 ngày - 1 tuần tùy từng trung tâm xét nghiệm, trường hợp đặc biệt cần kết quả gấp có thể lấy nhanh trong vòng 24 giờ. Như vậy, xét nghiệm ADN tại nhà có thể thực hiện với trường hợp đăng ký tự nguyện, kết quả xét nghiệm chính xác song không được Pháp luật công nhận nên không dùng để đăng ký các loại giấy tờ, thủ tục hành chính.;;;;;Xét nghiệm ADN là phương pháp phân tích trình tự sắp xếp của ADN có trong các tế bào để xác định mối quan hệ huyết thống giữa những người được lấy mẫu kiểm tra. Các mẫu dùng để kiểm tra có thể là: máu, tóc, móng tay, da, cuống rốn… Thực tế cho thấy không có quy định cụ thể về mức giá một lần xét nghiệm ADN nên rất khó để nói giá xét nghiệm là đắt hay không. Ở mỗi bệnh viện hay trung tâm y tế khác nhau, bạn sẽ nhận được một bảng giá riêng cho mỗi lần xét nghiệm ADN. Thông thường, mức giá xét nghiệm ADN sẽ giao động từ 1.500.000 vnđ tới 10.000.000 vnđ khi xét nghiệm 2 người, từ người thứ 3 trở lên, giá xét nghiệm ADN sẽ tính phí phụ thu từ 1.000.000 đến 5.000.000 vnđ. 3. Yếu tố chi phối tới giá một lần xét nghiệm ADN Mối quan hệ huyết thống giữa các đối tượng Giá một lần xét nghiệm ADN là không giống nhau, tùy thuộc theo mục đích xác định quan hệ huyết thống giữa các đối tượng. Bởi điều này quyết định đến chỉ tiêu xét nghiệm có thể là ít hay nhiều. Thông thường, với quan hệ huyết thống trực hệ như cha - con, mẹ - con sẽ được phân tích tích từ gen. Với quan hệ huyết thống không trực hệ như ông nội/bác/chú/cậu - cháu trai thì phải thực hiện phân tích gen trên nhiễm sắc thể Y nên mức giá là cao hơn so với quá trình xét nghiệm trực hệ. Tương tự, giá một lần xét nghiệm ADN khi xác định mối quan hệ huyết thống giữa bà ngoại/cô/dì với cháu gái, anh/chị-em ruột cũng là khác nhau. Với việc xác định mối quan hệ huyết thống xa hơn, giá một lần xét nghiệm ADN là cao hơn hẳn do phải thực hiện xét nghiệm và phân tích ADN ti thể mới đưa ra được kết quả chính xác. Ngoài ra, số lượng cặp gen và số người tham gia xét nghiệm cũng ảnh hưởng tới chi phí xét nghiệm ADN, thường bạn sẽ phải chịu thêm một khoản phí phụ thu khác ngoài bảng giá chính của dịch vụ. Mẫu xét nghiệm Có rất nhiều mẫu có thể được dùng để xét nghiệm ADN như máu, tóc, móng tay, cuống rốn, niêm mạc miệng, da, thậm chí là cả bàn chải đánh răng, tinh trùng,… Mẫu dùng để xét nghiệm cũng là một trong những yếu tố quan trong quyết định đến mức giá một lần xét nghiệm ADN do tính chất phức tạp khi lấy ADN, bảo quản và quá trình phân tích đưa ra kết quả. Chi phí xét nghiệm với các mẫu máu hay niêm mạc miệng là thấp nhất. Với các mẫu không phải là hai mẫu nói trên, thông thường bạn sẽ phải thêm từ 500.000 đến 2.500.000 cho một lần thực hiện xét nghiệm. Thời gian có kết quả xét nghiệm ADN Tùy từng nơi, mà thời gian bạn nhận được kết quả xét nghiệm là khác nhau. Trung bình sẽ từ 2-4 ngày, một vài nơi lâu hơn có thể là 5 ngày, không tính ngày nhận mẫu, thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ. Với một vài trường hợp cần kết quả gấp thì bạn vẫn có thể lấy sớm hơn dự định, nhưng điều này đồng nghĩa với việc bạn phải trả thêm chi phí. Lúc này giá một lần xét nghiệm ADN là cao hơn so với bình thường. Tùy thuộc vào từng nơi sẽ có sự chênh lệch về mức giá một lần xét nghiệm ADN theo yêu cầu về thời gian của khách hàng.;;;;;Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại việc xét nghiệm ADN xác định huyết thống, người thân không còn xa lạ nữa. Xét nghiệm ADN là xét nghiệm phân tích vật liệu di truyền ADN xác định quan hệ huyết thống. Ở người có 23 cặp nhiễm sắc thể trong đó một nửa có nguồn gốc từ cha và một nửa có nguồn gốc từ mẹ. Trên mỗi nhiễm sắc thể có những locus gen đặc hiệu nhất định, bằng cách xác định tỷ lệ trùng khớp giữa các locus gen của những người cần đối chiếu từ đó cho biết quan hệ thống như: cha - con, mẹ - con, anh, chị, em trong gia đình, ông, bà với cháu, cô, dì, chú, bác với cháu,... và các mối quan hệ khác trong gia đình. Kỹ thuật xét nghiệm có độ tin cậy cao, kết quả xét nghiệm chính xác đến 99,99%. Xét nghiệm được tiến hành như sau: 2.1. Lấy mẫu xét nghiệm Các mẫu xét nghiệm thường là tóc có chân từ (7 đến 10 sợi ), móng tay, chân (6 đến 8 móng), máu, niêm mạc miệng, nước bọt, dịch cơ thể, nước ối, cuống rốn,... có thể trên các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, lược chải tóc, bao cao su đã qua sử dụng,… Các mẫu xét nghiệm lấy khá dễ dàng, nhanh chóng không gây đau đớn, khó chịu. 2.2. Quy trình xét nghiệm Được tiến hành theo các bước sau đây: - Tư vấn dịch vụ xét nghiệm cho người có nhu cầu làm xét nghiệm. - Hướng dẫn lấy các mẫu xét nghiệm đúng cách. - Mẫu xét nghiệm đúng yêu cầu được gửi đến phòng phân tích. - Tiến hành phân tích ADN. - Trả kết quả xét nghiệm. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xét nghiệm ADN Giá 1 lần xét nghiệm ADN phụ thuộc từng loại xét nghiệm như: - Mối quan hệ huyết thống cha - con, mẹ - con, xét nghiệm quan hệ dòng họ ngoại, dòng họ nội, xét nghiệm huyết thống thai nhi hay xét nghiệm giám định hài cốt,... - Loại bệnh phẩm xét nghiệm như: mẫu máu, niêm mạc miệng, mẫu tóc, móng tay, móng chân hay là các dịch cơ thể... - Thời gian trả kết quả xét nghiệm linh động: 2 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 1 tuần... 3.1. Xét nghiệm ADN xác định huyết thống Gồm các loại xét nghiệm sau: xác định quan hệ huyết thống trực hệ cha (mẹ) - con, xác định họ hàng dòng họ ngoại (Bà nội - cháu gái; hai chị em gái... ), dòng họ nội (ông, bác, chú- cháu), làm thủ tục hành chính, làm thủ tục pháp lý (nhập quốc tịch, xác định quyền thừa kế, giám định ADN của tòa án), xác định huyết thống với thai nhi, sử dụng trong giám định hài cốt,... đối với mỗi loại xét nghiệm thường có chi phí khác nhau và phụ thuộc vào số người thực hiện xét nghiệm và số lượng mẫu gen. 3.2. Mẫu xét nghiệm Các mẫu xét nghiệm được chỉ định trong xét nghiệm ADN rất đa dạng, gồm: mẫu máu, móng tay, móng chân, mẫu tóc có chân, niêm mạc miệng, nước ối, cuống rốn, dịch cơ thể. Các mẫu này có thể lấy thông qua các đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, lược chải đầu,... Chi phí xét nghiệm đối với các mẫu xét nghiệm dễ tiến hành, không cần thực hiện các biện pháp phân tích như mẫu máu, niêm mạc miệng là thấp nhất. Đối với các mẫu xét nghiệm cần tiến hành phân tích như móng tay, móng chân, tóc, cuống rốn, nước ối,... thì có chi phí cao hơn từ 500.000 VNĐ đến 2.500.000 VNĐ cho một lần xét nghiệm. 3.3. Thời gian lấy kết quả xét nghiệm Thời gian lấy kết quả xét nghiệm tùy thuộc vào các loại xét nghiệm, thông thường kết quả xét nghiệm thường được trả từ 3 đến 5 ngày, không tính ngày lấy mẫu xét nghiệm. Đối với các trường hợp, cần lấy gấp kết quả xét nghiệm, bạn phải trả thêm chi phí. Tùy thuộc vào yêu cầu về thời gian trả kết quả xét nghiệm của khách hàng mà chi phí xét nghiệm có thể cao hơn. 4. Quy trình lấy mẫu xét nghiệm ADN 4.1. Mẫu tóc Mỗi mẫu nên nhổ từ 7 đến 10 sợi tóc ở vùng đỉnh đầu, vì có chân tóc lớn dễ dàng thực hiện xét nghiệm, lưu ý là các sợi tóc này phải có chân tóc và không chạm tay vào chân tóc. Sau khi nhổ, tóc được bảo quản trong túi kín, sạch. Ghi đầy đủ thông tin hành chính: họ tên, tuổi, địa chỉ,... 4.2. Mẫu móng tay Rửa sạch móng tay, móng chân trước khi lấy mẫu. Mỗi mẫu cắt từ 5 đến 8 móng tay, sau đó bảo quản mẫu xét nghiệm trong túi kín, sạch. Ghi đầy đủ thông tin hành chính: họ tên, tuổi, địa chỉ,... 4.3. Mẫu máu Rửa sạch tay trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Sát trùng đầu ngón tay bằng cồn, sau đó dùng kim bấm tiệt trùng chích nhẹ đầu ngón tay lấy máu. Mẫu máu được thấm vào giấy FTA chuyên dụng hoặc vào đầu tăm bông sạch rồi để khô tự nhiên, sau đó cho vào túi kín, sạch. Ghi đầy đủ thông tin hành chính: họ tên, tuổi, địa chỉ,... 4.4. Mẫu niêm mạc miệng Trước khi lấy mẫu, súc miệng bằng nước sạch trong 15 - 20 giây. Dùng tăm bông sạch sát vào cạnh má, xoay ngược xoay xuôi 5 vòng hoặc lia lên lia xuống sao cho đầu tăm bông luôn chạm vào thành má, để khô tự nhiên rồi cho vào túi kín, sạch. Mỗi mẫu nên sử dụng 2 tăm bông. Ghi đầy đủ thông tin hành chính: họ tên, tuổi, địa chỉ,... 4.5. Mẫu xét nghiệm đặc biệt - Mẫu cuống rốn: lấy khoảng 1cm cuống rốn khô, sạch cho vào túi đựng mẫu kín, sạch. Lưu ý, cuống rốn phải khô, sạch không ẩm mốc - Nước ối: áp dụng để xác định mối quan hệ huyết thống cho thai nhi. Thai phụ được chọc ối vào tuần thứ 16 tới 18 của thai kỳ để lấy 2 - 5ml nước ối . Ngoài ra, một số mẫu cũng có thể được sử dụng để xét nghiệm ADN: răng sữa, tinh trùng, dịch cơ thể,...;;;;;Xét nghiệm ADN huyết thống là nhu cầu của nhiều khách hàng hiện nay. Ngày càng nhiều bệnh viện, trung tâm y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm ADN theo yêu cầu. Ở Việt Nam hiện có rất nhiều bệnh viện, trung tâm xét nghiệm cấp dịch vụ Xét nghiệm ADN theo yêu cầu. Cũng không có quy định cụ thể nào về mức giá cho một lần xét nghiệm ADN, chưa kể còn rất nhiều gói dịch vụ lựa chọn cho khách hàng. Tại mỗi bệnh viện, phòng xét nghiệm đều có bảng giá riêng cho dịch vụ xét nghiệm ADN xác định huyết thống. Qua khảo sát, có thể thấy mức giá xét nghiệm ADN hiện nay dao động khoảng từ 3 đến 10 triệu động khi xét nghiệm kiểm tra huyết thống của 2 người. Không những khác nhau ở từng phòng xét nghiệm, bệnh viện, chi phí xét nghiệm ADN còn phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Cùng xem xét các yếu tố ảnh hưởng chính đến giá xét nghiệm, từ đó bạn đọc có nhu cầu có thể lựa chọn gói xét nghiệm phù hợp với kinh tế bản thân. 2.1. Quan hệ huyết thống Mối quan hệ huyết thống cần kiểm tra giữa các đối tượng càng xa thì chỉ tiêu cần xét nghiệm càng nhiều, bởi thế giá xét nghiệm của từng trường hợp không giống nhau. Mối quan hệ huyết thống trực hệ thường được kiểm tra nhất là cha - con. Kiểm tra mối quan hệ mẹ - con cũng tương tự. Nhưng nếu kiểm tra mối quan hệ không trực hệ như chú, cậu, bác, ông nội với cháu trai, hoặc cô, dì, bà ngoại với cháu gái thì cần phân tích bằng các phương pháp khác. Do phải xét nghiệm và phân tích ADN ti thể mới kết luận được quan hệ huyết thống, nên giá xét nghiệm ADN một lần là cao hơn so với xét nghiệm trực hệ. Xét nghiệm ADN kiểm tra anh chị em ruột cũng có giá khác. Bên cạnh đó, số lượng cặp gen, số đối tượng cần xét nghiệm cũng ảnh hưởng đến chi phí xét nghiệm. Thực hiện xét nghiệm kiểm tra giữa 2 người có mức giá cơ bản, và phụ thụ cho các trường hợp phát sinh. 2.2. Loại mẫu xét nghiệm Có thể sử dụng nhiều loại mẫu để thực hiện xét nghiệm ADN kiểm tra huyết thống như: máu, móng tay, tóc, cuống rốn, da, niêm mạc miệng, tinh trùng,… Từng loại mẫu cũng có mức phí xét nghiệm khác nhau, do vấn đề bảo quản mẫu, mức độ phức tạp khi lấy mẫu cũng như thời gian, quá trình phân tích. Hiện nay, mức phí xét nghiệm ADN trên mẫu máu và niêm mạc miệng là thấp nhất. Các loại mẫu khác thường cao hơn từ 500 nghìn đồng cho tới 2. 2.3. Thời gian nhận kết quả xét nghiệm Tùy từng đơn vị xét nghiệm mà khách hàng được đảm bảo nhận kết quả trong thời gian khác nhau. Trung bình thời gian trả kết quả là từ 2 - 4 ngày làm việc (không tính ngày nghỉ và ngày nhận mẫu). Một vài nơi có thể lâu hơn, từ 5 - 7 ngày. Nếu trong trường hợp bạn cần kết quả gấp có thể yêu cầu lấy mẫu sớm, cùng với việc trả thêm phụ phí. Phụ phí là khác nhau ở mỗi đơn vị xét nghiệm cũng như thời gian yêu cầu. 3. Quy trình làm xét nghiệm ADN Quy trình xét nghiệm ADN ở các phòng xét nghiệm về cơ bản là giống nhau, được thực hiện như sau: 3.1. Lấy mẫu Các mẫu xét nghiệm đạt đủ yêu cầu mới có thể phân tích ADN chính xác. Vì thế, bạn có thể được y tá, bác sỹ hướng dẫn cách lấy mẫu hoặc y tá sẽ trực tiếp thực hiện lấy mẫu cho bạn. Ví dụ xét nghiệm ADN trên mẫu tóc, cần từ 7 - 10 sợi tóc, nhổ có chân. Việc lấy mẫu xét nghiệm khá dễ dàng, nhanh chóng và không gây đau đớn gì đến người cho mẫu. Riêng xét nghiệm ADN với mẫu từ dịch ối thai nhi cần có sự cho phép của bác sỹ có chuyên môn, bởi kỹ thuật chọc ối có nguy cơ tiềm ẩn làm sảy thai. 3.2. Tiến hành xét nghiệm Sau khi có mẫu xét nghiệm đạt chuẩn được gửi về phòng phân tích, kỹ thuật viên sẽ tiến hành phân tích ADN theo yêu cầu. Máy phân tích sẽ hỗ trợ phân tích, kiểm tra kết quả trước khi trả cho người xét nghiệm.;;;;;ADN cuộn lại dưới dạng cấu trúc nhỏ ở bên trong nhân của tế bào. Gen là một đoạn của ADN và có nhiệm vụ mang thông tin di truyền. Mỗi người sẽ mang trong mình 23 cặp NST, người con sinh ra sẽ lần lượt nhận 1 NST từ bố và 1 NST từ mẹ trong mỗi cặp kể trên. Nghĩa là người con sẽ được nhận một nửa ADN từ mẹ và một nửa ADN từ bố, do vậy ADN được coi là dữ liệu chứa các thông tin mã hóa về di truyền. Những thông tin này sẽ truyền từ đời này qua đời khác, chính vì thế xét nghiệm ADN với mục đích chính là kiểm tra mối quan hệ huyết thống. Xét nghiệm ADN phổ biến và được nhiều người biết đến ở Việt Nam, hiện có nhiều bệnh viện triển khai loại xét nghiệm này... - Những yếu tố ảnh hưởng đến giá tiền một lần xét nghiệm ADN là: Mối quan hệ huyết thống cần kiểm tra Giá tiền xét nghiệm ADN bị phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ của các đối tượng cần kiểm tra, bởi nó liên quan trực tiếp đến tiêu hao vật tư, hóa chất phục vụ xét nghiệm nhiều hay ít. Các mối quan hệ như mẹ - con hay cha - con là trực hệ do vậy sẽ được phân tích trực tiếp từ gen giá sẽ rẻ hơn. Đối với xác định mối quan hệ như ông nội/chú/bác đối với cháu trai thì phải phân tích trên NST Y nên giá thành sẽ đắt hơn kiểm tra huyết thống trực hệ. Tương tự như trường hợp kể trên, sẽ có sự khác biệt giá thành giữa 2 mối quan hệ như anh chị em ruột, bà ngoại với cháu. Đối với những trường hợp cần kiểm tra huyết thống có quan hệ xa hơn thì phải sử dụng đến phương pháp phân tích ADN ti thể để được kết quả chính xác. Chính vì vậy giá thành xét nghiệm ADN cho trường hợp này phải cao hơn hẳn các trường hợp còn lại. Số lượng cặp gen của những người tham gia xét nghiệm ADN cũng ảnh hưởng đến giá cả xét nghiệm, những phụ phí tính cho vấn đề này sẽ được bác sĩ thực hiện giải thích cặn kẽ trong quá trình thực hiện. Mẫu dùng để xét nghiệm ADN Máu, móng chân, móng tay, tóc, niêm mạc miệng, bàn chải,... là những mẫu bệnh phẩm có thể sử dụng để xét nghiệm ADN. Do quá trình phức tạp khi lấy và bảo quản mẫu ADN mà đối với mỗi mẫu sẽ có giá cả khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến giá chung khi xét nghiệm. Sử dụng mẫu máu để xét nghiệm ADN sẽ có giá thành rẻ hơn Sử dụng mẫu nào để xét nghiệm là sự lựa chọn của khách hàng, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi mỗi mẫu sẽ có sự chênh lệch so với giá gốc ban đầu. Thời gian trả kết quả xét nghiệm ADN Thời gian trả kết quả xét nghiệm cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến giá cả khi thực hiện. Thông thường kết quả được trả sau 2 đến 4 ngày kể từ khi nhận mẫu, có những nơi là 5 ngày không kể những ngày nghỉ và ngày lễ. Trong trường hợp bạn cần gấp kết quả xét nghiệm ADN để xử lý chuyện cá nhân thì sẽ phải trả thêm một khoản phụ phí so với giá gốc. Tùy và mỗi trung tâm y tế mà khoản phụ phí này sẽ khác nhau.
question_96
Acid salicylic trị mụn có hiệu quả không?
doc_96
Acid salicylic trị mụn là từ khóa hiện đang được rất nhiều người tìm kiếm. Đây là một hoạt chất có khả năng thẩm thấu nhanh chóng vào da và điều trị các vấn đề về viêm mụn rất hiệu quả. 1. Tìm hiểu chung về Acid salicylic Acid salicylic còn có tên gọi khác là Beta Hydroxy Acid (BHA) - một dạng acid gốc dầu. Nó thường được ứng dụng vào công nghiệp sản xuất mỹ phẩm chăm sóc da. Acid salicylic có khả năng thẩm thấu vào các lớp biểu bì để loại bỏ các tế bào chết, giải phóng bít tắc và dầu thừa giúp phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm và hạn chế sự hình thành của các nốt mụn trứng cá. Vì vậy Acid salicylic xuất hiện khá phổ biến trong các sản phẩm như sữa rửa mặt, tẩy tế bào chết, toner hay các loại kem dưỡng trị mụn. Dưới đây là 3 tác dụng chính của Acid salicylic:1.1. Acid salicylic trị mụn Acid salicylic phát huy hiệu quả đối với các trường hợp da có xuất hiện mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Nhờ cơ chế giảm tiết dầu thừa, kháng viêm, kháng khuẩn, thu nhỏ lỗ chân lông và làm sạch sâu, hoạt chất này giúp loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây mụn một cách hiệu quả. Do đó Acid salicylic rất phù hợp để áp dụng cho những người bị mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Hiện nay trên thị trường cũng xuất hiện nhiều loại thuốc chứa thành phần Acid salicylic. Tuy nhiên đối với những làn da đang bị mụn nặng thì nên đi khám da liễu để có phác đồ điều trị hợp lý nhất.1.2. Axit Salicylic thúc đẩy sản xuất tế bào mới Với khả năng tẩy tế bào chết, làm mờ nếp nhăn, Acid salicylic giúp kích thích sản sinh collagen và trẻ hóa làn da. Tuy nhiên để làm được điều này cần có sự can thiệp y khoa khi áp dụng nồng độ Acid salicylic phù hợp.1.3. Axit Salicylic đem đến một làn da đều màu, trắng sáng Với công nghệ Chemical Peel kết hợp cùng Acid salicylic, những lớp tế bào già cỗi trên làn da của bạn sẽ dần dần bong tróc và giúp mụn ẩn được đẩy lên nhanh chóng. Acid salicylic giúp gom cồi mụn và chữa lành vết thương. Làn da cũng nhờ thế mà được cải thiện tone màu, trở nên trắng sáng và rạng rỡ hơn.2. Top các sản phẩm chăm sóc da phổ biến có chứa Acid salicylic Sau đây là danh sách 3 sản phẩm có chứa Acid salicylic trị mụn được các bác sĩ da liễu khuyên dùng và phổ biến trên thị trường. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho mình sản phẩm phù hợp nhất.2.1. Kem trị mụn La Roche-Posay Effaclar Duo Plus Các thành phần chứa trong loại kem trị mụn này bao gồm: Acid salicylic, Niacinamide, Piroctone Olamine, Procerad, Targeted Linoleic Acid, LHA và Salicylic Acid,... Đây là sản phẩm phù hợp với những làn da có đặc điểm là dầu và mụn. Công dụng chính của loại kem này là giúp tẩy tế bào chết nhẹ, kích thích tái tạo tế bào da, đem lại một làn da mới mịn màng và ưu điểm là không gây kích ứng. Bên cạnh đó, sản phẩm này còn có tác dụng điều trị tình trạng thâm sau mụn một cách hiệu quả.2.2. Sữa rửa mặt Effaclar Medicated Gel của La Roche-Posay Trong loại sữa rửa mặt này có chứa các hoạt chất như: Acid salicylic, Lipo Hydroxy Acid (LHA), Selenium, Salicylic acid (BHA), Citric Acid, Glycerin,... Sự kết hợp của các thành phần trên trong sản phẩm sữa rửa mặt Effaclar Medicated Gel đã giúp làn da giữ được độ ẩm tự nhiên, cân bằng lượng dầu thừa, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn nhờ công dụng làm sạch sâu. Vì vậy sản phẩm này được khuyên dùng cho những làn da nhạy cảm và dầu mụn. Sữa rửa mặt trị mụn Effaclar Medicated Gel không làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên làn da. Sản phẩm được đánh giá cao về hiệu quả trị mụn nhờ chứa thành phần BHA, giúp cân bằng lượng nhờn trên da, làm sạch sâu, loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn. La Roche-Posay Effaclar Medicated Gel phù hợp với da dầu mụn và da nhạy cảm.2.3. Toner Effaclar Clarifying Solution FacialĐây cũng là một sản phẩm của thương hiệu La Roche-Posay với công thức chứa Acid salicylic. Toner có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, hỗ trợ điều trị mụn viêm và kháng khuẩn. So với những toner acid khác thì sản phẩm này chứa hàm lượng AHA và BHA thấp hơn. Do đó bên cạnh khả năng giảm mụn nó còn giúp duy trì độ ẩm cho da.
doc_22872;;;;;doc_44029;;;;;doc_55170;;;;;doc_46729;;;;;doc_23007
Bổ sung các sản phẩm chứa axit với nồng độ phù hợp là một trong những chìa khóa hữu ích để chống lại mụn trứng cá, nếp nhăn đồi mồi, sẹo do mụn và da không đều màu... Vậy có những loại axit nào dành cho da mặt và cần lưu ý gì khi sử dụng các loại axit đó. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 1. Axit Salicylic Axit Salicylic là một trong những loại axit dành cho da mặt. Hoạt chất này đã có từ rất lâu và được biết đến với tác dụng tẩy tế bào chết do da, giúp duy trì lỗ chân lông thông thoáng, giảm mụn trứng cá. Axit Salicylic thường được sử dụng trong huyết thanh và sữa rửa mặt với nồng độ từ 0,5 – 2%, cũng như trong các phương pháp điều trị mụn.Axit Salicylic cũng được sử dụng ở nồng độ cao hơn như một chất lột tẩy để điều trị mụn trứng cá, sẹo mụn, nám, tổn thương do ánh nắng mặt trời và các đốm đồi mồi... Thông thường các chỉ định này cần được đưa ra bởi bác sĩ chuyên khoa da liễu.Ngoài ra, Axit Salicylic còn được sử dụng trong các giải pháp loại bỏ mụn cóc và an toàn khi sử dụng cho làn da sẫm màu dễ bị nám. Hoạt chất này có cấu trúc liên quan đến Aspirin (Axit Acetyl Salicylic) nên có đặc tính chống viêm. 2. Axit Glycolic - axit dành cho da mặt Axit Glycolic là một Alpha – Hydroxy (AHA) – một trong các loại axit an toàn cho da. Axit Glycolic có nguồn gốc từ cây mía, là loại AHA nhỏ nhất nên có hiệu quả nhất khi thẩm thấu vào da. Hoạt chất này có tác dụng chống lão hóa tuyệt vời, hiệu quả trong việc tẩy tế bào chết cho da và giảm nếp nhăn, ngăn ngừa mụn trứng cá, làm mờ vết thâm, tăng độ dày của da, làm đều màu da và kết cấu da. Chính vì những tác dụng đó mà Axit Glycolic được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc da (nồng độ phổ biến dưới 10%).Giống như Axit Salicylic, Axit Glycolic cũng được sử dụng như một chất lột tẩy để điều trị mụn trứng cá và tăng sắc tố da, đôi khi kết hợp với phương pháp lăn kim. Tuy nhiên, việc sử dụng Axit Glycolic làm tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời ngay, vì vậy cần bôi kem chống nắng khi sử dụng Axit Glycolic để ngăn ngừa tác hại của ánh nắng mặt trời. 3. Axit Mandelic Axit Mandelic là một loại Axit Alpha – Hydroxy khác có nguồn gốc từ hạnh nhân đắng. Giống như Axit Glycolic, Axit Mandelic là một chất tẩy tế bào hữu ích để ngăn ngừa mụn trứng cá, điều trị tổn thương do ánh nắng mặt trời và làm mờ vết nám.Tuy nhiên do Axit Mandelic có cấu trúc phân tử lớn hơn, không thẩm thấu vào da như axit Glycolic nên ít gây kích ứng da hơn. Đây cũng là nguyên nhân mà Axit Mandelic được khuyên dùng trong các sản phẩm lột da thay vì Axit Glycolic (đặc biệt đối với làn da dễ bị tái tạo sắc tố). 4. Axit Azelaic Phương pháp dưỡng da với các loại axit không thể không nhắc đến Axit Azelaic. Hoạt chất này được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá mức độ trung bình. Axit Azelaic có tác dụng giữ cho lỗ chân lông thông thoáng, tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm.Axit Azelaic sử dụng trong điều trị mụn với nồng độ từ 15 – 20% trong các loại kem dùng vào buổi sáng và tối. Axit Azelaic có rất ít tác dụng phụ, nhưng ở một số người có làn da nhạy cảm nó có thể gây châm chích, bong tróc và mẩn đỏ.Ngoài tác dụng điều trị mụn trứng cá, Axit Azelaic còn được sử dụng như một chất làm sáng da. Điều này rất hữu ích trong việc làm ờ các vết thâm sau mụn hoặc tăng sắc tố viêm. Nó thường được kết hợp với Retinoids trong điều trị mụn trứng cá. 5. Axit Kojic Axit Kojic được tạo ra bởi vi khuẩn trong quá trình lên men gạo để sản xuất rượu Sake. Axit Kojic là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da nhờ đặc tính chống lão hóa, làm trắng da.Axit Kojic thường được sử dụng trong sữa rửa mặt và huyết thanh với nồng độ từ 1 – 4%. Tuy nhiên nó có thể gây châm chích, kích ứng da khi mới bắt đầu sử dụng. 6. Axit Ascorbic Axit Ascorbic là một trong những loại axit an toàn cho da. Loại axit này tan được trong nước và được sử dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc da nhờ tác dụng chống lão hóa. Axit Ascorbic cũng được sử dụng như một chất thay thế cho Hydroquinone trong điều trị nám da.Một nhược điểm của Axit Ascorbic là không ổn định và dễ bị oxy hóa. Vì vậy nó thường được bào chế dưới dạng muối Magie Ascorbyl Phosphate và Axit Tetra – Isopalmitoyl Ascobic để tăng độ ổn định. 7. Axit Oleic và Axit Linoleic Khi nói về Axit Oleic và Axit Linoleic trong chăm sóc da, chúng chủ yếu thuộc lĩnh vực dầu (không phải là axit thực thụ). Trong dầu, các axit béo này phản ứng làm mất các nhóm axit của chúng để tạo thành chất béo trung tính. Nói chung, các loại dầu chứa nhiều axit Linoleic có kết cấu khô hơn phù hợp với da dầu, trong khi các loại dầu chứa nhiều Axit Oleic hoạt động tốt hơn cho da khô.Bản thân Axit Linoleic có đặc tính làm giảm sắc tố, giúp trắng sáng da. 8. Các loại axit khác Một số loại axit dành cho da mặt khác có thể kể đến như sau:Axit Alactic, Citric, Malic và Tartaric: Các loại axit này đều thuộc nhóm Alpha – Hydroxy (AHA). Các AHA hoạt động như chất tẩy tế bào chết, làm sáng các sắc tố không đồng đều và làm mềm mịn kết cấu da. Axit lactic là loại AHA được nghiên cứu tốt nhất sau Axit Glycolic, tác dụng dịu nhẹ hơn, dưỡng ẩm nhiều hơn và hiệu quả hơn trong điều trị ở làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời;Axit Ferulic: Hoạt chất này là thành phần chốn oxy háo được sử dụng phổ biến cùng với Vitamin C và vitamin E trong huyết thanh. Bộ ba hoạt chất này chống oxy hóa mạnh mẽ với khả năng bảo vệ da khỏi các gốc tự do gây hại do tia bức xạ cực tím gây ra;Axit Lipoic: Hoạt chất này là thành phần chống oxy hóa, chống lão hóa hiệu quả. Tuy vậy tác dụng của nó khá khiêm tốn nên độ phổ biến đang giảm dần;Axit Tricloaxetic (TCA): Được sử dụng trong lột da và làm phẳng vết sẹo. Tác dụng của Axit Tricloaxetic rất mạnh nên chỉ được chỉ định bởi các chuyên gia y tế;Axit Alguronic: Hoạt chất này là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất dầu Diesel sinh học. Nó được chứng minh là có tác dụng chống lão hóa, tuy nhiên điều này chưa được nghiên cứu một cách cụ thể. Việc lựa chọn loại axit an toàn cho da phụ thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng da đang mắc phải. Một số khuyến cáo về việc lựa chọn axit trong chăm sóc da mặt như sau:Da dễ nổi mụn: Axit Salicylic, Axit Azelaic, Axit Glycolic, Axit Lactic, Axit Mandelic;Da trưởng thành: Axit Lactic, Axit Glycolic, Axit Ascorbic, Axit Ferulic;Da tăng sắc tố: Axit Azelaic, Axit Kojic, Axit Ascorbic, Axit Ferulic, Axit Lactic, Axit Glycolic.Một lưu ý là nồng độ axit càng cao thì nguy cơ gây kích ứng da càng lớn. Vì vậy trước khi sử dụng một sản phẩm chứa axit chăm sóc da mặt, bạn nên xem xét thành phần và các lưu ý khi chăm sóc da;;;;;Mụn trứng cá là một bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song gặp nhiều nhất ở lứa tuổi dậy thì, vị thành niên với các mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trứng cá làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ, tâm lý của người bệnh, làm người bệnh trở nên mất tự tin, lo lắng và thậm chí bị trầm cảm... Một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị trứng cá như benzoyl peroxide, salicylic acid, lưu huỳnh, lưu huỳnh với resorcinol và một số thảo dược. Khi dùng các thuốc này cần lưu ý: Benzoyl peroxide: Đây là thuốc sử dụng rộng rãi trong điều trị mụn trứng cá, có nhiều nồng độ từ 2,5- 20% trong các dạng bào chế khác nhau. Nồng độ tối đa có sẵn như là một sản phẩm OTC là 10%. Benzoyl peroxide có đặc tính chống viêm và là một tác nhân diệt khuẩn thâm nhập vào lớp hạ bì và đi vào nang pilosebaceous, tạo ra gốc tự do ôxy hóa các protein trong màng tế bào của vi khuẩn và do đó làm giảm mụn trứng cá. Tuy nhiên, phản ứng bất lợi của thuốc có thể xảy ra bao gồm khô da quá mức, bong da, bong tróc da, ban đỏ và phù nề (những tác động này có thể được giảm bằng cách sử dụng nồng độ thấp hơn), cảm giác châm chích, tăng nhạy cảm da với ánh sáng. Ngoài ra, thuốc có thể gây tẩy trắng tóc, quần áo, khăn trải giường... nếu để thuốc dây vào. Salicylic acid: Thuốc có tác dụng làm tróc mạnh lớp sừng da và sát khuẩn nhẹ khi bôi trên da và được dùng điều trị mụn trứng cá thường. Không dùng cho người mẫn cảm với thuốc hay bất kỳ thành phần nào trong chế phẩm. Không dùng trên diện da rộng, da bị nứt nẻ, dễ nhạy cảm hoặc trên niêm mạc. Khi bôi thuốc có thể xảy ra hiện tượng kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt... Có thể xảy ra hiện tượng loét hoặc ăn mòn da, đặc biệt khi dùng chế phẩm có acid salicylic nồng độ cao. Nếu lạm dụng dùng dài ngày trên diện rộng có thể bị ngộ độc salicylat với các triệu chứng lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng... Lưu huỳnh và lưu huỳnh kết hợp với resorcinol: Thuốc có tác dụng kháng khuẩn được sử dụng tại chỗ để điều trị ngắn hạn mụn trứng cá ở nồng độ từ 3-10%. Lưu huỳnh 3-8% có thể được kết hợp với resorcinol 2% để tăng hiệu quả của lưu huỳnh. Tuy nhiên, bất lợi có thể xảy ra khi dùng các sản phẩm này như có mùi của lưu huỳnh, màu sắc bất thường trên da (có hồi phục)... Ngoài ra, một số sản phẩm thảo dược cũng có hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá. Thành phần của các sản phẩm này thường gồm như acid glycolic, dầu cây trà và kẽm. Glycolic acid nồng độ 70% có thể được sử dụng trong đắp mặt nạ, cải thiện đáng kể vết sẹo mụn, trong khi nồng độ 15% có hiệu quả như một kem dưỡng da hàng ngày hoặc sữa rửa mặt. Đối với dầu cây trà 5% được so sánh với benzoyl peroxide 5% có tác dụng làm giảm đáng kể số lượng tổn thương viêm và mụn trứng cá. Dầu cây trà có thể là một điều trị thay thế cho những bệnh nhân không thể chịu đựng được các tác dụng phụ của benzoyl peroxide... Như vậy, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được dùng để điều trị mụn trứng cá với nhiều tên gọi khác nhau, dạng bào chế và được tiếp thị theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, để an toàn và hiệu quả nhất, khi bị trứng cá người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được dùng thuốc và những lời khuyên thích hợp nhất. Ngoài việc dùng thuốc, cần vệ sinh da sạch sẽ, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý và ăn uống đầy đủ dưỡng chất...;;;;;Hầu hết các trường hợp xuất hiện mụn cóc đều là lành tính, một số có thể tự khỏi sau một thời gian. Dù vậy, bệnh lý này có thể khiến người bệnh gặp đau đớn và lây lan nhanh chóng sang vùng da xung quanh và cần điều trị hợp lý nếu bị mụn cóc sinh dục. 1. Tổng quan về điều trị mụn cóc Mụn cóc là một bệnh lý da liễu do một số chủng virus u nhú ở người - HPV gây ra. Trong một vài trường hợp, các nốt mụn cóc sẽ tự tiêu biến mà không cần thực hiện chữa trị sau 6 tháng. Dù vậy, trường hợp này khá hiếm gặp và chủ yếu diễn ra ở trẻ nhỏ. Mặc dù mụn cóc hầu hết đều lành tính, tuy nhiên vẫn có nhiều loại mụn cóc có xu hướng phát triển nhanh, lây lan rộng nếu để lâu hoặc rất dễ tái phát trở lại. Chính vì thế, việc cần thiết nên làm sau khi bị mụn cóc là điều trị dứt điểm bệnh. Những biểu hiện cho thấy nên thực hiện điều trị mụn cóc là: Bộ phận sinh dục mọc mụn cóc. Gây đau đớn. Có nhiều biểu hiện đi kèm. Lây lan nhanh sang các khu vực xung quanh. Bị mụn cóc hơn 2 năm. Mục tiêu chính khi chữa mụn cóc là loại bỏ virus và tiêu diệt các nốt mụn mà không gây ra các vết sẹo. Việc chọn phương pháp điều trị mụn cóc còn dựa vào vị trí, loại mụn và biểu hiện của từng bệnh nhân. 2. Top loại thuốc trị mụn cóc hiệu quả Trên thế giới hiện vẫn chưa có kỹ thuật hoặc phương pháp để loại bỏ virus gây mụn cóc (HPV) hoàn toàn. Tuy vậy, hiện vẫn có nhiều biện pháp và sản phẩm thuốc trị mụn cóc hỗ trợ đốt cháy mụn cóc, bạc sừng, ngăn ngừa HPV lây lan và loại bỏ các tổn thương da chết. Dưới đây là một vài loại thuốc chữa mụn cóc phổ biến mà bạn có thể tham khảo: 2.1. Thuốc có chứa Acid salicylic Acid salicylic là một loại hoạt chất được dùng để loại bỏ lớp ngoài da, làm bạt sừng, hỗ trợ làm mềm da xung quanh mụn cóc và có tính sát khuẩn nhẹ. Sản phẩm thuốc có chứa Acid salicylic thường được dùng để chữa nhiều chứng rối loạn về da như: Vảy nến. Viêm da tiết bã. Mụn trứng cá. Mụn cóc (trừ bộ phận sinh dục). Acid salicylic thường được bác sĩ kê đơn với nồng độ cao hoặc thấp dưới dạng gel, miếng dán, thuốc mỡ, kem hoặc dạng đóng chai đậm đặc. Bác sĩ sẽ yêu cầu nồng độ thích hợp dựa vào mức độ trầm trọng của mụn cóc. Tác dụng phụ: Thường gặp: Nóng rát và châm chích nhẹ, có cảm giác vùng da dùng thuốc bị thiêu đốt. Ít gặp: Lở loét, kích ứng da từ mức độ nhẹ đến trung bình, da bị ăn mòn (thường gặp ở trường hợp dùng Acid salicylic quá liều hoặc có nồng độ cao). 2.2. Thuốc trị mụn cóc Inozium Đây là một trong sản phẩm thuốc dùng theo toa với 2 thành phần chủ yếu là Salicylic acid và Betamethasone Dipropionate. Trên thị trường hiện nay, Imiquimod được chế xuất dưới dạng kem bôi tại chỗ dùng ngoài da. Sản phẩm này hoạt động tương tự một chất điều chỉnh phản ứng của hệ miễn dịch để chữa bệnh vẩy nến, mụn cóc, viêm da thần kinh hoặc các dạng viêm da dị ứng. Tác dụng phụ: Sưng tấy, lở loét. Có cảm giác nóng rát, phản ứng viêm da cục bộ như xuất hiện mụn nước. Da có biểu hiện ngứa, khô, đỏ, bong vảy, bong tróc hoặc tiết dịch. Toàn thân xuất hiện các biểu hiện như mệt, đau đầu, sốt. Lưu ý: Người ghép tạng và những bệnh nhân bị suy yếu hệ thống miễn dịch không được dùng thuốc Inozium để hạn chế các rủi ro không đáng có. 2.3. Thuốc trị mụn cóc Cantharidin Cantharidin là một loại chất béo không mùi, không màu nằm trong nhóm terpenoid, được sản sinh bởi loài bọ cánh cứng. Theo nhiều nghiên cứu, Cantharidin có chứa độ tính nhẹ, một đốt chủ yếu được dùng để ngăn mụn cóc phát triển và chữa mụn cóc. Các thành phần trong thuốc Cantharidin có thể khiến vùng da quanh vùng mụn cóc phồng rộp và sau khi các vết phồng rộp lành thì mụn cóc sẽ rụng đi. Trên thực tế, sản phẩm thuốc này chỉ hoạt động phía trên bề mặt da, lớp biểu bì bên trong không bị ảnh hưởng, vì vậy không để lại vết sẹo. Vì có thể gây kích ứng da và có tính độc nhẹ, nên thuốc Cantharidin chỉ nên dùng tại chỗ khi được bác sĩ chuyên môn chỉ định. Một số phản ứng phụ là có thể gây đau đớn nhẹ và khó chịu. Đối với những nốt mụn cóc nổi dưới lòng bàn chân, việc dùng thuốc Cantharidin có thể gây nhiễm trùng hoặc gây viêm mô tế bào nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, những đối tượng sau không nên dùng thuốc chữa mụn cóc Cantharidin: Vết bớt, nốt ruồi, da tổn thương không được chẩn đoán. Mụn cóc xuất hiện ở mí mắt, niêm mạc miệng, mũi, hậu môn và quanh vùng bộ phận sinh dục. Thận trọng: Nên sử dụng một cách thận trọng thuốc Cantharidin ở những bệnh nhân mắc bệnh mạch máu ngoại biên, bệnh tiểu đường hoặc các bệnh lý về tuần hoàn khá. Đôi lúc, sản phẩm thuốc có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hoặc không mong muốn. 2.4. Thuốc trị mụn cóc Gel Dvelinil Đây là loại thuốc điều trị mụn cóc đến từ thương hiệu thuốc của Nga. Thuốc Gel Dvelinil được chế xuất dưới dạng gel với 3 hoạt chất chủ yếu là Natri Hydroxit, Kali hydroxit và nước cất. Công dụng chính của thuốc trị mụn này là chữa các loại mụn cóc, mụn thịt, sẹo lồi và những nốt ruồi lớn. Cơ chế hoạt động của Gel Dvelinil là loại bỏ các tế bào da chết, tăng trưởng sản sinh các tế bào da mới. Sản phẩm này chỉ tác dụng lên các vùng da chịu tổn thương, không gây sẹo và không làm ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh. Gel Dvelinil được coi là sản phẩm thuốc điều trị mụn cóc an toàn, lành tính và ít khi gây ra các phản ứng phục trầm trọng. Tuy nhiên, những bệnh nhân sở hữu làn da nhạy cảm có thể bị ngứa, bị kích ứng da hoặc đỏ nhẹ khi dùng thuốc. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc trị mụn cóc Khi sử dụng thuốc trị mụn cóc, người bệnh cần tham khảo trước ý kiến với bác sĩ để được chỉ dẫn cụ thể, nhằm bảo đảm mang lại hiệu quả và hạn chế phát sinh phản ứng phụ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần lưu ý những điểm sau trong khi chữa bệnh để tránh các rủi ro: Chỉ nên bôi thuốc trực tiếp vào các nốt mụn cóc, tránh thoa thuốc vào các vùng da lành để tránh phá hủy tế bào da khỏe mạnh cũng như tránh làm da bị xót. Đồng thời không nên thoa thuốc chữa mụn cóc lên các khu vực da nhạy cảm Dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ cũng như theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã in trên bao bì. Người bệnh không nên lạm dung thuốc để tránh phát sinh tác dụng phụ hoặc quá liều. Sau khi tiếp xúc với mụn cóc và bôi thuốc cần vệ sinh tay thật sạch để ngăn ngừa sự lây lan. Không nên cố gắng loại bỏ mụn cóc tại nhà hoặc cào gãi bừa bãi để không gây nhiễm trùng và làm da bị tổn thương. Tạo thói quen lành mạnh như ăn uống khoa học, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tập thể dục thường xuyên,... để hỗ trợ điều trị chữa mụn cóc hiệu quả.;;;;;Mụn đầu đen là một trong những loại mụn dễ mắc phải. Nếu không chữa trị đúng cách mà tự ý lấy tay nặn có thể tạo thành mụn bọc, mụn viêm, dẫn đến da bị tổn thương, tình trạng không cải thiện mà còn nặng thêm. mụn đầu đen tập trung phổ biến ở khu vực má và cánh mũi. Thậm chí, có những người mụn đầu đen còn xuất hiện ở sau lưng, cánh tay, cổ,... Các tế bào chết, vi khuẩn, bụi bẩn gây tắc nghẽn các nang lông trên da chính là nguyên nhân chủ yếu gây nên mụn đầu đen. Môi trường hoặc do sự mất cân bằng hormone trong cơ thể cũng là một trong những những nguyên. Cụ thể: Da bạn thuộc loại da dầu do các tuyến bã nhờn phát triển tiết ra nhiều dầu. Nang lông bị tắc bởi các chất bã nhờn dư thừa chưa làm sạch hết. Mụn đầu đen cũng dễ xuất hiện khi bạn sử dụng thuốc ngừa thai, lithium,. . Rối loạn nội tiết tố ở nữ giới trong những giai đoạn phát triển hay đến ngày kinh nguyệt. Có nhiều vi khuẩn trên da mặt của bạn, đặc biệt là propionibacterium acnes - một loại vi khuẩn gây mụn. Yếu tố nào khiến bạn tăng nguy cơ bị mụn đầu đen Mọi lứa tuổi không phân biệt trai gái đều có nguy cơ bị mụn đầu đen, đặc biệt là ở nữ giới. Ngoài những nguyên nhân được nhắc tới ở trên, một số nguy cơ khiến bạn dễ bị mụn có thể kể đến như: Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không tẩy trang sau khi sử dụng có thể làm tắc các lỗ chân lông ở da. Cơ thể bạn dễ chảy mồ hôi, đây cũng chính là nguyên nhân bị mụn đầu đen ở lưng. Tế bào thay da mới quá nhanh ảnh hưởng từ chế độ dinh dưỡng và lối sống. 2. Cách trị mụn đầu đen an toàn hiệu quả Sử dụng thuốc không kê toa có chứa các thành phần như axit salicylic, benzoyl peroxide. Những thuốc này có nhiều dạng khác nhau đề điều trị phù hợp với từng nơi bị mụn như dạng kem, bánh xà phòng hoặc thuốc mỡ. Trong trường hợp áp dụng Cách trị mụn đầu đen trên mà tình trạng không cải thiện thì bạn cần tìm đến các chuyên gia da liễu. Ở đây bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hưỡng dẫn liệu trình trị mụn đảm bảo an toàn, phù hợp với làn da và mức độ. Các thuốc này có tác dụng ngăn ngừa sự tắc nghẽn ở lỗ chân lông, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo của tế bào da. Ngoài ra, những công cụ chuyên dụng để nặn mụn và loại bỏ các vết bẩn sẽ được bác sĩ sử dụng để loại bỏ mụn đầu đen nếu tình trạng mụn của bạn quá nặng. Khi chịu sự tác động của môi trường, đầu mụn bị oxy hóa chuyển thành màu đen. Tuy không gây đau nhức nhưng mụn đầu đen gây mất thẩm mỹ và đặc biệt rất khó để đào thải một cách tự nhiên. Vì vậy, để loại bỏ được loại mụn này, chúng ta phải tác động về mặt vật lý cũng như hóa học để điều trị dứt điểm. Thêm vào đó cần chăm sóc da đúng cách để nói lời tạm biệt với mụn. Về nguyên tắc, quá trình điều trị cần tuân thủ và tốt 3 điều: chống tiết nhiều chất bã, chống dày sưng cổ tuyến bã và chống nhiễm khuẩn. Cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo một số tips điều trị mụn đầu đen sau: Sử dụng dung dịch salicylic acid Salicylic acid được xem là một thành phần trị mụn rất hiệu quả. Nó hỗ trợ tái tạo tế bào da, làm sạch lỗ chân lông khỏi sự tắc nghẽn của bụi bẩn. Bạn nên thoa sản phẩm chứa salicylic acid 1 - 2 lần/ ngày và nhớ chỉ nên chọn sản phẩm chứa nồng độ từ 0,5 - 2% nhằm đảm bảo dịu nhẹ, không kích ứng. Có một lưu ý là salicylic acid có thể khiến da khô hơn khi dùng vào mùa đông. Lúc này, bạn có thể đổi sang công thức có nồng độ thấp hơn và thoa với lượng nhỏ. Đừng nóng lòng sạch mụn mà dùng liều lượng quá mạnh, điều đó sẽ không tốt cho da của bạn. Không sử dụng oxy già, cồn để điều trị mụn Nếu bạn dùng oxy già hoặc còn để chấm lên vùng, điều này không những gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn mà còn làm giảm lượng collagen dưới da và khiến da nhanh lão hóa hơn. Lựa chọn công thức, sản phẩm tẩy bào chết dịu nhẹ Khi da bạn được tẩy hết tế bào chết, lỗ chân lông sẽ được thông thoáng, nguy cơ bị bít gây mụn sẽ được giảm bớt. Tuy nhiên, bạn nên chọn các loại tẩy tế bào chết dịu nhẹ để da không bị bào mòn. Rửa mặt kết hợp cọ rửa mặt Việc sử dụng cọ rửa mặt hay máy rửa mặt là một cách hữu hiệu để điều trị mụn đầu đen. Các sản phẩm này sẽ hỗ trợ tẩy sạch tế bào chết và bụi bẩn hơn chỉ sử dụng bằng tay. Đồng thời các dưỡng chất của các sản phẩm điều trị mụn sẽ thấm sâu hơn. Tẩy trang sạch sẽ mỗi ngày Kể cả khi không dùng mỹ phẩm, hay chỉ sử dụng kem chống nắng thì bạn cũng nên tẩy trang mỗi ngày để giữ da mặt sạch sẽ. Bạn có thể dùng khăn ướt tẩy trang nếu như không có nhiều thời gian dùng nước tẩy trang. Tuy nhiên dùng khăn ướt chỉ là giải pháp tạm thời, không nên lạm dụng. Luôn dưỡng ẩm làn da Lỗ chân lông rất dễ bị tắc khi da khô, nứt nẻ đặc biệt là trong thời tiết giá lạnh, kem dưỡng ẩm da chính là cách ngăn ngừa tốt nhất. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo các loại kem dưỡng da không chứa silicone, khi sử dụng không gây cảm giác bí da, không thoải mái. Không sử dụng miếng dán lột mụn đầu đen Tuy có thể thấy hiệu quả tức thời ngay sau khi sử dụng miếng dán lột mụn. Tuy nhiên, nó không thể lấy hết được các bã nhờn, bụi bẩn làm tắc ở phía sâu của lỗ chân lông. Thêm vào đó, miếng dán lột mụn còn khiến da nổi mẩn đỏ, dễ bị kích ứng, lỗ chân lông to thêm. Chỉ nên sử dụng miếng dán 1 - 2 lần mỗi tháng cho những trường hợp cần làm sạch nhanh.;;;;;1. Công dụng thuốc Antimycose Thuốc Antimycose chứa hoạt chất chính là Benzoic acid, Salicylic acid dưới dạng cồn. Trong đó, Salicylic acid là thuốc làm tróc lớp sừng da, chống tiết bã nhờn, trị vảy nến, là chất ăn da. Không dùng acid salicylic đường toàn thân, vì tác dụng kích ứng rất mạnh trên niêm mạc tiêu hóa và các mô khác.Bên cạnh đó, Salicylic acid có tác dụng chống nấm yếu nhờ làm bong lớp sừng ngăn chặn nấm phát triển và giúp cho các thuốc chống nấm thấm vào da. Khi phối hợp acid salicylic và lưu huỳnh có tác dụng hợp lực làm tróc lớp sừng.Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:Viêm da tiết bã nhờn. Bệnh vảy nến ở mình hoặc da đầu. Vảy da đầu và các trường hợp bệnh da tróc vảy khácĐiều trị hạt mụn cơm thông thường và ở bàn chân.Chứng tăng sừng khu trú ở gan bàn tay và gan bàn chânĐiều trị mụn trứng cá. Tuy nhiên trong các trường hợp dưới đây, thuốc không được chỉ định kê đơn:Người bệnh mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Người bệnh bị tổn thương da trên diện rộng, bị nứt nẻ hoặc trên niêm mạc cũng không được phép kê đơn.Khi trong đơn thuốc có những chống chỉ định thì cần phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối. Người bệnh nằm trong trường hợp chống chỉ định sẽ không được dùng thuốc vì bất cứ lý do gì nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân. 3. Liều dùng thuốc Antimycose Người bệnh có thể tham khảo liều dùng dưới đây từ nhà sản xuất:Người lớn (gồm cả người cao tuổi): Liều khởi đầu 16mg x 3 lần/ngày. Liều duy trì: 24-48mg/ngày. Trẻ em: không khuyến cáo.Sử dụng thiếu liều thuốc Antimycose ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của thuốc. Tình trạng này có thể khiến thuốc giảm cơ chế hoạt động dẫn đến không điều trị một cách dứt điểm triệu chứng bệnh.Do đó, khi quên uống thuốc, bạn hãy uống ngay liều thuốc đó khi nhớ ra. Thông thường các thuốc có thể uống sau khoảng 1 - 2 giờ so với thời gian uống thuốc hàng ngày thì không gây ảnh hưởng đến việc điều trị. Người bệnh không nên uống liều đã quên nếu đã đến gần thời điểm uống liều tiếp theo trong ngày theo kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối người bệnh tránh uống bù với liều gấp đôi khi đã quên thuốc.Nếu lỡ dùng thuốc quá liều theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, người bệnh cần ngưng dùng thuốc ngay lập tức, tự theo dõi các thay đổi trên cơ thể nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ có liên quan do quá liều thuốc. Cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn các xử trí phù hợp. Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần được đưa đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời tránh xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. 4. Tác dụng phụ của thuốc Antimycose Thuốc Antimycose dung nạp khá tốt. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc salicylat và gây ra các tác dụng ngoại ý như: lú lẫn, chóng mặt, đau đầu nặng hoặc liên tục, thở nhanh,...Khi điều trị thuốc với mục đích loại bỏ mụn cóc nhưng ở nồng độ cao có thể tăng nguy cơ bị ăn da hoặc mụn cơm dễ lan rộng.Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng phụ thường gặp khác như: kích ứng da nhẹ, cảm giác bị châm đốt....Các tác dụng phụ thông thường có xu hướng tự biến mất sau khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Trong khi đó, những phản ứng nghiêm trọng có thể phát triển phát triển và đe dọa đến sức khỏe của người dùng. Với các tác dụng phụ nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh điều trị để cải thiện tình hình. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Nhóm đối tượng sau đây cần thận trọng khi điều trị bằng thuốc Antimycose: người cao tuổi, bệnh nhân suy thận, suy gan...Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ hoặc đang cho con bú chỉ dùng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên vỏ hộp và đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Antimycose.Trước khi dùng cần kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Khi không sử dụng đến thuốc thì cần thu gom và xử lý theo những hướng dẫn của nhà sản xuất hay những người phụ trách liên quan đến lĩnh vực y khoa.Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh để thuốc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần ở trong thuốc.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Antimycose. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc Antimycose theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, Antimycose là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
question_97
Các bệnh lý cột sống thường gặp
doc_97
Ngồi nhiều, ít vận động, vận động sai cách là nguyên nhân gia tăng người mắc bệnh xương khớp đặc biệt là giới trẻ. Dưới đây là một số bệnh lý cột sống thường gặp ở mọi lứa tuổi và đang gia tăng ở người trẻ. 1. Các bệnh lý cột sống thường gặp Chấn thương cột sống: Những trường hợp té ngã đặc biệt té từ trên cao, hay những chấn thương trực tiếp vào cột sống gây ra biến chứng gãy cột sống, xẹp lún đốt sống, tổn thương dây chằng hay trượt đốt sống đều gây ra chứng đau lưng. Các bệnh lý cột sống cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả Thoái hóa đĩa đệm: Ðĩa đệm là một cấu trúc sụn-xơ nằm giữa hai đốt sống. Cơn đau thoái hóa đĩa đệm thường xảy ra khi bệnh nhân ngồi, cúi xuống, nâng vật nặng hoặc vặn mình. Ngoài đau lưng, bệnh nhân còn cảm thấy đau tê, nhói ở dưới chân và bàn chân vì dây thần kinh có thể bị kẹp hoặc đè ép. Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân của đĩa đệm nhô ra qua màng xơ bao chung quanh đĩa và ép lên các rễ thần kinh, dây chằng kế cận. Bệnh nhân có những cơn đau sắc bén, mạnh như xé thịt ở lưng, lan xuống vùng chân. Thoát vị xảy ra bất chợt khi vặn hoặc cong cột sống quá mức khiến phần đĩa đệm lòi ra, đè lên dây thần kinh cột sống. Sa đĩa đệm: nhưng 98% trường hợp sa đĩa đệm xảy ra ở giữa hai cột sống lưng số 4- 5 và cột sống lưng số 5 – xương cùng. Loãng xương và thoái hóa cột sống: là bệnh thường gây ra đau lưng hay gặp ở người lớn tuổi do suy giảm khối lượng xương, làm cho xương xốp hơn, giòn hơn và dễ gãy, ở các đốt xương sống thường hay biến dạng như: xẹp, lún và “mọc gai”. Viêm cứng khớp cột sống: người bệnh thường có những biểu hiện như: đau lưng kinh niên, kéo dài qua nhiều năm tháng; cơn đau thường xảy ra vào ban đêm…. Viêm dây chằng, gân kết nối các đốt sống: Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy ờ tuồi từ 15 – 30 và ở đàn ông nhiều hơn đàn bà. Nguyên nhân gây ra viêm cứng khớp cột sống chưa được biết rõ, nhưng bệnh mang tính di truyền cho nhiều người trong gia đình. Vẹo cột sống: là một hình dạng bất bình thường về độ cong của xương sống. Khi bị vẹo, nhìn từ phía sau sẽ thấy cột sống có một vài độ cong không bình thường. Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh lý cột sống hiệu quả Với trường hợp mắc các bệnh lý cột sống nhẹ: Người bệnh chỉ cần điều chỉnh tư thế vận động và tăng cường tập luyện, lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp hỗ trợ điều trị các bệnh lý cột sống hiệu quả. Với trường hợp bệnh lý cột sống tiến triển nặng: Khi áp dụng các phương pháp tập luyện, thay đổi vận động không có hiệu quả, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chẩn đoán điều trị bệnh hiệu quả.
doc_61764;;;;;doc_21806;;;;;doc_39900;;;;;doc_10308;;;;;doc_53210
Còn được gọi là xương sống, cột sống là một "trục xương" nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Các cột sống ở người là: Bảy đốt sống cổ ở ngang cổ. Mười hai đốt sống lưng (ở giữa cột sống). Năm đốt sống thắt lưng nằm ở lưng dưới. Các đốt sống này di động, khớp nối với nhau, đặc biệt là nhờ các đĩa đệm, cho phép các khớp ổn định và di động. Nhiều dây chằng và cơ giữ cấu trúc này lại với nhau. 2. Đau cột sống Chứng đau cột sống ảnh hưởng đến khoảng 80% người trưởng thành trong suốt cuộc đời của họ. Đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng thực sự, tỷ lệ trường hợp gặp phải tình trạng này đã tăng đều đặn trong 50 năm gần đây. Đau cột sống rất phổ biến, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và là nguyên nhân khiến người bệnh mất nhiều ngày làm việc. Cột sống ngực cũng có thể là vị trí đau cột sống, nhưng vì nó cứng hơn nhiều nên vùng cột sống ngực ít bị chấn thương hơn so với cột sống thắt lưng và cổ. Cột sống thắt lưng và dưới thắt lưng dễ bị căng do chức năng chịu trọng lượng, liên quan đến di chuyển và uốn cong. 3. Những nguyên nhân gây đau cột sống Một số nguyên nhân liên quan đến tình trạng đau cột sống: Thoái hóa khớp Trong phần lớn các trường hợp, đau cột sống là “thông thường”, tức là lành tính. Chúng thường là hậu quả của thoái hóa khớp đốt sống (khớp liên đốt sống) hoặc tổn thương đĩa đệm bị hao mòn theo tuổi tác. Các đốt sống thắt lưng chịu áp lực rất lớn hàng ngày, lặp đi lặp lại các tư thế xấu hoặc mang vác nặng có thể gây tổn thương các khớp. Bệnh viêm nhiễm Bệnh thấp khớp, ví dụ như viêm cột sống dính khớp hay các bệnh khớp cột sống khác có thể dẫn đến tình trạng đau lưng. Viêm cột sống dính khớp là một bệnh tự miễn đặc trưng bởi tình trạng viêm gân và dây chằng. Một dị dạng hoặc dị tật của cột sống Biến dạng cột sống này có thể là do: Vẹo cột sống hoặc gù cột sống. Nứt đốt sống (đau lưng mãn tính). Bệnh khối u. Do các khối u Hiếm gặp hơn, đau cột sống có thể là nguyên nhân của các khối u (tổn thương cột sống hoặc khối u trong cột sống). Các khối u có thể phát triển ở cột sống hoặc tủy sống, hoặc cũng có thể là di căn nằm ở nơi khác trong cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu sức khỏe cần lưu ý liên quan đến đau cột sống: Đau lưng dưới ở người dưới 20 tuổi hoặc trên 55 tuổi, đặc biệt nếu đó là cơn đau thắt lưng đầu tiên (có thể là chèn ép đốt sống liên quan đến gãy xương do loãng xương). Kèm theo sự hiện diện của sốt. Đau sau khi chấn thương dữ dội. Khởi phát đau âm ỉ, đau nặng hơn (có thể là tổn thương viêm, khối u, nhiễm trùng). Kèm theo đau ngực. Cơn đau lan đến một bên đùi (có thể là đau thần kinh tọa hoặc đau dây chằng, thoát vị đĩa đệm). Cứng ở vùng lưng dưới, hạn chế phạm vi chuyển động. Không có khả năng duy trì tư thế bình thường do cứng và/hoặc đau. Co thắt cơ bắp khi hoạt động hoặc khi nghỉ ngơi. Cơn đau kéo dài tối đa 10-14 ngày. Mất chức năng vận động đáng chú ý như khả năng nhón chân hoặc đi bằng gót chân. Đau cột sống gây suy nhược, ngay cả khi đau nhẹ, đặc biệt nếu cơn đau kèm theo những triệu chứng khác nêu trên, cần đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có hướng chữa trị thích hợp. Việc tư vấn với bác sĩ sẽ giúp xác định rõ hơn cơn đau, cụ thể là: Vị trí đau cột sống (thắt lưng, lưng,... ). Các dấu hiệu kèm theo (cứng đơ, dị dạng, dấu hiệu thần kinh…). Để giúp bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân gây đau cột sống, người bệnh cần thực hiện xét nghiệm chụp X-quang hoặc MRI. Chụp X-quang - Cho thấy cấu trúc của các đốt sống và đường viền của các khớp. Chụp X-quang cột sống để tìm kiếm các nguyên nhân gây đau tiềm ẩn khác, như lệch cột sống, khối u, nhiễm trùng, gãy xương,... Chụp cộng hưởng từ (MRI) - Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tạo ra hình ảnh ba chiều về cấu trúc cơ thể. MRI có thể cho thấy tủy sống, rễ thần kinh và các khu vực xung quanh, cũng như sự phì đại, thoái hóa và khối u, giúp phát hiện các quá trình viêm nhiễm như nhiễm trùng và gãy xương. Việc điều trị đau ở cột sống chủ yếu dựa vào việc dùng thuốc giảm đau hoặc chống viêm. Phẫu thuật có thể mang lại kết quả tốt khi đau lưng do thoát vị đĩa đệm. Điều trị cơn đau cấp tính Điều trị cơn đau cấp tính phụ thuộc vào nguyên nhân. Trong trường hợp đau cấp tính thông thường, không nghiêm trọng, người bệnh nên vận động thường xuyên, không nằm yên quá lâu. Trên thực tế, người ta đã chứng minh rằng việc nghỉ ngơi kéo dài, đặc biệt là trên giường, sẽ làm cơn đau trầm trọng hơn thay vì giảm bớt. Trong trường hợp vẹo cổ, đau thắt lưng, điều trị triệu chứng nhằm giảm đau (thuốc giảm đau thuộc nhiều loại khác nhau tùy vào chỉ định của bác sĩ) giúp người bệnh tiếp tục các hoạt động bình thường. Việc điều trị giảm đau trong thời gian ngắn và bạn không nên ngần ngại gặp lại bác sĩ nếu cơn đau kéo dài sau 4 đến 7 ngày điều trị. Điều trị đau mãn tính Đối với cơn đau mạn tính, nắn chỉnh cột sống và nắn xương có thể là phương pháp hiệu quả. Các bài tập sức mạnh, được giám sát bởi chuyên gia vật lý trị liệu hoặc các hoạt động như yoga, bơi lội,... giúp cải thiện bệnh. Để hạn chế nguy cơ đau cột sống, điều cần thiết là phải từ bỏ lối sống ít vận động bằng cách duy trì các hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ, bơi lội hoặc thể dục dụng cụ, nhưng đồng thời tránh các hoạt động quá mức gây đau thắt lưng. Bạn cũng nên tránh mang vác nặng. Bên cạnh đó, cần phải chống béo phì bằng cách áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng. Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến đau cột sống với các nguyên nhân, triệu chứng đi kèm khác, phương pháp chẩn đoán và điều trị, biện pháp phòng ngừa.;;;;;Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 1. Vai trò của cột sống lưng Xương cột sống bình thường nhìn từ trên xuống sẽ có hình dạng giống như chữ “S”. Kết cấu này có tác dụng phân bổ trọng lượng của cơ thể và giữ thăng bằng trong mọi hoàn cảnh. Xương sống đảm nhiệm những vai trò quan trọng bao gồm: Bảo vệ tủy sống và cấu trúc cơ thể, kiểm soát mọi hoạt động hàng ngày. Xương cột sống đảm bảo cơ thể luôn trong trạng thái cân bằng. Cho phép cơ thể chuyển động ở mọi tư thế như uốn cong, xoay,... 2. Giải phẫu cột sống lưng Cột sống bắt đầu từ phần dưới xương chẩm, kết thúc tại đỉnh xương cụt, có cấu tạo bao gồm các phần như sau: Đốt sống Đốt sống là các xương riêng lẻ, gồm 33 đốt xếp chồng lên nhau tạo thành một ống sống (chứa tủy sống và các dây thần kinh). Hầu hết các đốt sống (ngoại trừ xương cùng và xương cụt) đều có thể chuyển động để các vận động của cơ thể diễn ra. Đốt sống có cấu tạo vỏ ngoài cứng, chắc và mềm, xốp bên trong. Chức năng chính của các đột sống là bảo vệ tủy sống. Đây cũng là bộ phận chịu áp lực chính khi có trọng lượng đặt lên lưng. Khớp đốt sống Các khớp được cấu tạo bởi một dạng mô liên kết gọi là sụn, cho phép các đốt sống có thể trượt lên nhau. Các khớp đốt sống giữ nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động của cơ thể diễn ra linh hoạt và ổn định. Đĩa đệm Đĩa đệm là phần đệm có hình tròn, phẳng nằm giữa các đốt sống, cấu tạo bao gồm nhân nhầy ở giữa, bao xung quanh là các vòng sợi. Đây được xem như “bộ giảm chấn động” của cột sống nhờ các mô đàn hồi chứa hàm lượng nước cao. Tủy sống và dây thần kinh Tủy sống có cấu tạo gồm 3 phần là màng tủy sống ở phía ngoài, bên trong là chất xám và phần chất trắng, ở chính giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống. Tủy sống có 31 đôi dây thần kinh, mỗi dây gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác và nhóm dây thần kinh vận động. Mô mềm Cấu tạo mô mềm bao gồm: Dây chằng giữ nhiệm vụ nối các đốt sống, giữ cột sống ổn định đúng vị trí. Cơ bắp đóng vai trò hỗ trợ lưng để cơ thể di chuyển linh hoạt. Gân là bộ phận kết nối cơ với xương nhằm hỗ trợ chuyển động. 2. Các bệnh thường gặp ở cột sống lưng Do cột sống lưng tham gia rất nhiều trong các hoạt động hàng ngày nên các bệnh lý xảy ra tại đây cũng phổ biến hơn. Một số bệnh lý về xương cột sống thường gặp nhất là: Thoát vị địa đệm Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý về cột sống lưng rất phổ biến hiện nay do cơ quan này thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Đây là tình trạng chất nhầy của đĩa đệm thoát ra khỏi vị trí bình thường dẫn đến hiện tượng chèn ép ống sống hay các rễ thần kinh. Những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm bao gồm: Sai tư thế do mang vác nặng hoặc thói quen trong lao động. Chấn thương do tai nạn trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao, tham gia giao thông,... Quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Ngoài ra, người bị béo phì, mắc bệnh về cột sống hay do tính chất nghề nghiệp phải ngồi hoặc đứng liên tục, ít vận động, đi giày cao gót,... cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Lao cột sống Lao cột sống hay còn gọi là bệnh mục xương sống, hủy xương do lao. Nguyên nhân dẫn đến lao cột sống là do vi khuẩn Myterbaterium Tuberculosis Hominis gây ra. Quá trình điều trị những trường hợp bị lao cột sống gặp nhiều khó khăn, gây tốn kém và mất thời gian. Tuy nhiên, lao cột sống vẫn có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện sớm và chưa xuất hiện biến chứng. Thoái hóa cột sống Thoái hóa cột sống là một trong những hệ lụy của tuổi già không thể tránh khỏi do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể do lớp sụn khớp bị bào mòn, các đầu xương sẽ ma sát với nhau khi vận động dẫn đến tình trạng viêm. Hiện nay, thoái hóa cột sống đang có xu hướng trẻ hóa dần do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống thiếu khoa học, ít vận động, chấn thương hoặc mắc các bệnh lý xương khớp. Vẹo cột sống Vẹo cột sống thắt lưng là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bệnh hoặc xoay phức tạp, thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên. Đây là một loại dị tật ở cột sống phổ biến và để lại nhiều hệ lụy về sau. Nguyên nhân của loại dị tật này thường là do di truyền, do cơ thể mẹ không đủ dưỡng chất để cung ứng cho bào thai, mẹ bầu tiếp xúc với hóa chất hoặc lúc sinh cổ tử cung quá chật khiến cột sống của trẻ bị vẹo. Ngoài ra, những trường hợp cấu tạo xương sống, não hay tủy sống bất thường cũng có thể để lại dị tật vẹo cột sống. Ung thư xương Ung thư xương là một trong những căn bệnh ung thư ác tính rất mạnh, dễ dàng di căn sang các bộ phận, cơ quan khác và rất nguy hiểm. Những đối tượng có nguy cơ bị ung thư xương cao là: Thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 10 - 14 tuổi hoặc người từ 50 - 56 tuổi do giai đoạn này hệ xương có những thay đổi mạnh mẽ. Gia đình có tiền sử mắc bệnh. Người bị Paget xương, Quá trình hủy và tái tạo xương bị rối loạn, hình thành nên cấu trúc xương bất thường. Những trường hợp phơi nhiễm với chất phóng xạ. Viêm cột sống dính khớp Viêm cột sống dính khớp được hình thành do sự hình thành cầu xương giữa thân các đốt sống, dính các khớp mỏm phía sau và vôi hóa các dây chằng cột sống. Từ đó, người bệnh sẽ mất khả năng di chuyển cột sống và không thể giữ thăng bằng. Nam giới có nguy có bị viêm cột sống dính khớp cao hơn nữ, bệnh khởi phát ở tuổi thiếu niên với biểu hiện mơ hồ. Đến giai đoạn tuổi già, bệnh dần có biểu hiện rõ ràng, đặc trưng là đau, cứng khu vực hông - lưng dưới, đi kèm có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, đau cổ xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào.;;;;;Chấn thương cột sống là một loại chấn thương thường gặp trong tai nạn giao thông, tai nạn lao động và gặp cả trong tai nạn thể thao. Khi bị những tai nạn này, bệnh nhân cần được cấp cứu khẩn trương. Tuy nhiên nhiều trường hợp do vội vàng, các chấn thương cột sống có thể bị bỏ sót, hoặc các động tác cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân không đúng làm cho các chấn thương cột sống nặng thêm. 1. Nguyên nhân gây chấn thương cột sống Có nhiều nguyên nhân gây chấn thương cột sống, bao gồm:Do tai nạn giao thông.Do tai nạn lao động như ngã từ trên cao xuống gây lún. xẹp, vỡ đốt sống.Do chấn thương thể thao như: đua xe đạp, đua ngựa, xiếc, võ thuật, bóng đá,...Do hỏa khí như đạn bắn,...Do nạn nhân tự tử bằng cách thắt cổ có thể gây gãy cột sống cổ.Các nguyên nhân trên có thể gây ra các tổn thương cột sống với nhiều mức độ khác nhau như di lệch, vỡ, lún cột sống, chèn ép, phù nề, chảy máu, thậm chí có thể làm đứt ngang tủy sống. 2. Các biến chứng của chấn thương cột sống Chấn thương cột sống có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm Các biến chứng thường gặp sau khi chấn thương cột sống gây tổn thương tủy là:Rối loạn hay mất vận động: Bệnh nhân có thể bị giảm hoặc mất vận động chủ động hai chân (khi tổn thương đoạn ngực, thắt lưng) hoặc cả hai tay và hai chân (khi tổn thương đoạn cổ). Bệnh nhân bị rối loạn trương lực cơ gây co rút, co cứng, teo cơ hay cứng khớp, cốt hóa lạc chỗ, loãng xương, rỗng tủy sau chấn thương.Rối loạn cảm giác: Bệnh nhân bị giảm hoặc mất cảm giác phía dưới vùng tủy sống bị tổn thương. Rối loạn cảm giác có thể gây các triệu chứng tê, đau, còn dẫn đến các biến chứng và thương tật thứ phát như là bị loét do tỳ đè,...Các rối loạn thần kinh thực vật như: đây là loại rối loạn phản xạ tự động, tăng tiết mồ hôi, hạ huyết áp tư thế, rối loạn điều nhiệt, rối loạn đại tiểu tiện, các biến chứng về hô hấp, biến chứng về tiết niệu, viêm tắc tĩnh mạch do huyết khối,... Việc điều trị chấn thương cột sống tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương. Bệnh nhân cần được phát hiện và điều trị kịp thời.Với những trường hợp chấn thương nhẹ, có thể điều trị bằng phương pháp bảo tồn, điều trị thuốc, vật lý trị liệu kết hợp với trị liệu thần kinh cột sống.Với những trường hợp tổn thương nặng, hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị bảo tồn cần phải phẫu thuật.Thuốc giảm đau giúp giảm các cơn đau nhanh chóng, tức thời, nhưng cần phải cân nhắc khi sử dụng kéo dài. Vì khi dùng kéo dài thuốc giảm đau sẽ gây ra những tác dụng phụ gây hại cho gan, thận.Phẫu thuật là phương pháp điều trị sau cùng khi các tổn thương cột sống nghiêm trọng. Tuy nhiên cũng cần phải thận trọng bởi:Có thể làm cho tình trạng bệnh xấu hơn nếu như cơ thể bệnh nhân không thích ứng với các dị vật lắp ghép vào cơ thể.Thời gian phục hồi lâu.Nguy cơ biến chứng, và nhiễm trùng cao.Với các vận động viên sau khi phẫu thuật có thể phải từ bỏ con đường thể thao chuyên nghiệp, do cơ thể rất khó để có thể phục hồi lại tầm vận động và chức năng như ban đầu. 4. Các di chứng của chấn thương cột sống Chấn thương cột sống khi được phát hiện và điều trị sớm có thể làm giảm nguy cơ để lại di chứng, tuy nhiên với những trường hợp tổn thương nặng thì nguy cơ để lại di chứng là rất cao. Các di chứng của chấn thương cột sống thường gặp đó là:Liệt tứ chi. Liệt hai chi dưới 5. Điều trị đau sau phẫu thuật Khi bệnh nhân tiến hành phục hồi chức năng, mục đích chính là giúp bệnh nhân có thể phục hồi lại chức năng vận động đã bị mất, hoặc nếu cơ hội phục hồi khả năng vận động không còn thì phục hồi chức năng giúp hướng dẫn bệnh nhân sử dụng các dụng cụ hỗ trợ di chuyển như xe lăn, nạng, nẹp...để có thể thực hiện được các hoạt động sống hàng ngày một cách độc lập nhất. Qua đó giúp bệnh nhân hòa nhập với gia đình và cộng đồng.Về tình trạng cơ thể: Phòng chống loét da do đè ép là một việc rất quan trọng, cần sử dụng đệm chống loét (đệm hơi hoặc đệm nước), thay đổi tư thế bệnh nhân 2 giờ một lần bằng các kỹ thuật vị thế để loại bỏ đè ép, giữ cho da vùng dễ bị loét luôn khô ráo và sạch sẽ, phát hiện sớm các vùng da có nguy cơ loét để kịp thời xử lý, chăm sóc và điều trị loét.Chăm sóc chức năng tiết niệu: Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày kể cả ăn), đặt thông tiểu lưu trong giai đoạn choáng tủy, sau đó là thông tiểu ngắt quãng 4 giờ một lần, hướng dẫn người bệnh tự thông tiểu sau khi ra viện, tập phục hồi chức năng bàng quang, phát hiện và điều trị sớm nhiễm khuẩn tiết niệu.Phục hồi chức năng tiêu hoá: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng với lượng chất xơ phù hợp, tập đại tiện theo giờ cố định, tập thể dục thường xuyên, hướng dẫn bệnh nhân tự kiểm soát đại tiện.Kiên trì vận động: Ngăn ngừa được nhiều biến chứng và thương tật thứ cấp đối với người bị tổn thương tủy sống như loét da do đè ép, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu, huyết khối tĩnh mạch sâu, teo cơ, cứng khớp, co rút biến dạng... Chương trình tập bao gồm cả tập thở, tập ho, tập vận động đúng tư thế, tập theo tầm vận động, tập di chuyển tại giường, tập di chuyển từ giường ra xe lăn và ngược lại, tập làm mạnh cơ, tập thăng bằng ngồi tĩnh và động, tập đi, tập với các dụng cụ trợ giúp.Tóm lại, chấn thương cột sống là một tình trạng bệnh lý phức tạp, có nhiều mức độ khác nhau. Chính vì vậy khi có nghi ngờ bị chấn thương cột sống, bệnh nhân cần được thăm khám, kiểm tra, đánh giá mức độ tổn thương, từ đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp làm giảm các biến chứng, di chứng của chấn thương cột sống với bệnh nhân.;;;;;Chấn thương cột sống là tai nạn thường gặp trong cuộc sống và lao động, bệnh nhân cần được cấp cứu y tế và điều trị đúng cách để giảm tổn thương, tăng khả năng hồi phục. Tuy nhiên nhiều trường hợp bệnh nhân chấn thương ở cột sống không được cấp cứu, vận chuyển và điều trị đúng gây nhiều biến chứng nặng. Cột sống là hệ xương quan trọng nâng đỡ cơ thể, giữ tư thế đứng thẳng cho con người. Nhưng cũng vì thế mà cột sống chịu áp lực lớn, dễ bị chấn thương do: Tai nạn giao thông: Đây là nguyên nhân rất thường gặp và tỉ lệ ngày càng tăng. Tai nạn lao động: Khi ngã từ trên cao xuống, va đập mạnh vào vật cứng gây xẹp, cong lún hoặc vỡ đốt sống. Tai nạn thể thao: Tai nạn xảy ra khi đua ngựa, đua xe đạp, đá bóng, võ thuật, làm xiếc,… Nguyên nhân khác: Do đạn bắn, tự tử bằng cách thắt cổ,… Những nguyên nhân này có thể gây ra thương tổn cho cột sống ở nhiều vị trí và mức độ khác nhau, tình trạng nhẹ là di lệch, lún, chèn ép cột sống, nặng hơn là vỡ, thậm chí đứt ngang cột sống. Chấn thương cột sống chia ra: chấn thương cột sống có tổn thương tủy và không có tổn thương tủy. Theo đó triệu chứng lâm sàng cũng như các ảnh hưởng tới sức khỏe cũng khác nhau. Cụ thể: 2.1. Rối loạn vận động, mất khả năng vận động Nếu tổn thương chỉ ở phần các đốt sống chưa ảnh hưởng tới tủy sống, triệu chứng chủ yếu là đau tại chỗ vùng bị tổn thương. Nếu chất chương đã ảnh hưởng đến tủy sống thì tùy vào vị trí tổn thương mà sẽ có triệu chứng điển hình. Thông thường nếu chấn thương cột sống vùng ngực hoặc thắt lưng thì khả năng vận động của hai chân sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu tổn thương cột sống đoạn cổ thì cả tứ chi đều chịu tác động. Rối loạn trương lực cơ còn khiến bệnh nhân co cứng, cốt hóa lạc chỗ, rỗng tủy, loãng xương, cứng khớp, teo cơ,… 2.2. Rối loạn cảm giác Dây thần kinh trong tủy bị chấn thương gây giảm hoặc mất cảm giác hoàn toàn vùng cơ bị chi phối. Triệu chứng bệnh nhân thường gặp phải như: đau, tê, nhức, mất cảm giác,… dẫn đến thương tật thứ phát như loét tì đè,… 2.3. Rối loạn thần kinh thực vật Đây cũng là biến chứng thường gặp phải của bệnh nhân chấn thương cột sống. Đây là loại rối loạn phản xạ tự động, gây ra những biến chứng về hô hấp, hạ huyết áp, tăng tiết mồ hôi, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn điều nhiệt, viêm tắc tĩnh mạch,… Chấn thương ở cột sống càng được phát hiện sớm, điều trị tích cực và đúng cách ngay từ đầu thì nguy cơ di chứng càng thấp. Tuy nhiên những trường hợp chấn thương nặng thì việc điều trị chỉ có thể giảm đau đớn và phục hồi chức năng một phần. Hai biến chứng nặng nề thường gặp sau chấn thương cột sống là liệt 2 chi dưới và liệt tứ chi. 3. Điều trị chấn thương cột sống Trước hết bệnh nhân chấn thương cột sống cần được cấp cứu y tế đúng cách, điều trị khắc phục và điều trị lâu dài để phục hồi, hạn chế biến chứng. 3.1. Điều trị cấp cứu Người bị chấn thương cột sống cần: Bất động, tránh di lệch đoạn cột sống đã bị tổn thương Bởi nếu di chuyển người bệnh sẽ gây thêm tổn thương, thậm chí gây đứt ngang tủy sống. Việc đầu tiên cần làm khi nghi ngờ bệnh nhân bị chấn thương cột sống là cố định cột sống cho tới khi được làm rõ nhờ vào bác sĩ chuyên khoa hoặc hình ảnh chẩn đoán. Việc sơ cứu với chấn thương ở từng vị trí được thực hiện cũng khác nhau, cụ thể: Nếu nghi ngờ chấn thương cột sống cổ: bệnh nhân cần được đặt nằm nằm thẳng trên nền cứng, không cúi hay xoay vùng cổ. Nếu có bộ cố định chấn thương đốt sống cổ thì là tốt nhất, nếu không, hãy chèn 2 bao cát hai bên để cổ không bị xoay. Nếu nghi ngờ chấn thương ngực hoặc cột sống lưng: đặt bệnh nhân nằm trên tấm ván cứng, nằm ngửa (nếu nằm trên cáng mềm thì nằm sấp). Bệnh nhân cần cố định vào cáng ở đầu, vai và khung chậu. Khi vận chuyển bệnh nhân cần chú ý: Cột sống của bệnh nhân cần đảm bảo vẫn được cố định. Không lật, xoay bệnh nhân, tránh làm tổn thương nặng thêm. Không xốc, vác bệnh nhân lên, cõng bệnh nhân hoặc chở bằng xe máy, xe đạp,... Giảm đau Áp dụng khi tổn thương cột sống không kèm tổn thương thần kinh. Thuốc giảm đau giúp người bệnh giảm đau đớn tức thời, nhanh chóng nhưng cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng. Nhất là sử dụng thuốc giảm đau kéo dài có thể gây biến chứng cho gan, thận. Điều trị bảo tồn Phương pháp này thường áp dụng với các trường hợp chấn thương nhẹ, kết hợp giữa thuốc, vật lý trị liệu và trị liệu thần kinh cột sống có thể phục hồi tổn thương và chức năng thần kinh. Phẫu thuật Các trường hợp chấn thương cột sống nặng, không đáp ứng với điều trị bảo tồn sẽ cần phẫu thuật điều trị. Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro như: nguy cơ nhiễm trùng, biến chứng sau phẫu thuật, cơ thể đào thải với dị vật ghép,… 3.2. Điều trị phục hồi chức năng sau chấn thương cột sống Điều trị này giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động bị ảnh hưởng, nhiều trường hợp không thể phục hồi khả năng vận động thì bệnh nhân cũng có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ di chuyển như nẹp, nạng, xe lăn,… Điều trị phục hồi chức năng giúp bệnh nhân hòa nhập với cuộc sống, có thể thực hiện hoạt động hàng ngày một cách độc lập nhất. Dưới đây là những biện pháp được áp dụng: Phòng ngừa loét tì đè Loét tì đè xảy ra do chức năng vận động của người bệnh mất hoặc suy giảm, khiến họ giữ nguyên tư thế nằm hoặc ngồi lâu, vùng da tiếp xúc với đệm hoặc giường lâu bị viêm loét. Cần phòng ngừa tình trạng này bằng cách sử dụng đệm hơi hoặc đệm nước chống loét, thay đổi tư thế thường xuyên cho bệnh nhân, giữ vùng da dễ bị loét luôn sạch sẽ, khô ráo. Ngoài ra cần thường xuyên kiểm tra cơ thể người bệnh có khu vực nào có dấu hiệu bị loét cần xử lý sớm. Phục hồi chức năng tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa ở bệnh nhân sẽ được phục hồi bằng cách: Ăn uống đủ chất, cân bằng dinh dưỡng với lượng chất xơ hợp lý, tập đại tiện theo giờ cố định và hướng dẫn bệnh nhân kiểm soát đại tiểu tiện. Vận động phục hồi chức năng Không chỉ chức năng vận động, tập phục hồi còn bao gồm tập thở, tập ho, tập di chuyển tại giường, tập theo tầm vận động, tập ngồi tĩnh và động thăng bằng, tập cử động cơ, tập đi, tập đứng, tập di chuyển với dụng cụ trợ giúp,… Kiên trì vận động giúp người bệnh ngăn ngừa được nhiều biến chứng và thương tật thứ cấp của chấn thương ở cột sống như: nhiễm khoản hô hấp, teo cơ, co rút biến dạng, cứng khớp, huyết khối tĩnh mạch sâu,… Những bài tập này cần được thiết kế theo lộ trình phù hợp với từng bệnh nhân bị chấn thương cột sống với mức độ khác nhau mới đem lại hiệu quả phục hồi tốt nhất. Chấn thương cột sống là tình trạng bệnh lý phức tạp, cần chẩn đoán cẩn thận và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến có biện pháp điều trị, phục hồi thích hợp. Việc sơ cứu xử lý đúng cách cũng rất quan trọng, quyết định đến di chứng người bệnh sau này.;;;;;Thoái hóa cột sống là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ. Mức độ đau sẽ tăng dần khiến người bệnh bị hạn chế vận động, cột sống bị biến dạng mà không có viêm. Bệnh dẫn đến các tổn thương: Thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống, kèm theo các thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. 1. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống Thoái hóa cột sống bắt nguồn từ nhiều yếu tố: Tuổi cao, giới tính nữ, phải lao động nặng. Một số nguyên nhân khác như: Tiền sử chấn thương cột sống, bất thường trục chi dưới, tiền sử phẫu thuật cột sống, yếu cơ, do di truyền. Thoái hóa cột sống là bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi 2. Triệu chứng của thoái hóa cột sống Thoái hóa cột sống hay gặp nhất là thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng.Thoái hóa đoạn cột sống lưng ít gặp hơn.Triệu chứng bệnh thường gặp khi thoái hóa cột sống: Đau cột sống âm ỉ, đau có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi), có thể cứng cột sống vào buổi sáng (dưới 30 phút). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục. Bệnh nhân có cảm giác lục khục khi cử động cột sống.Thoái hóa cột sống để lâu ngày, không có phương pháp điều trị phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng như:Bị đau rễ thần kinh (đau cổ gáy lan ra vai và tay, đau thắt lưng lan xuống mông và chân) khi thoái hóa cột sống có các gai xương hoặc thoát vị đĩa đệm gây hẹp lỗ liên hợp, hẹp ống sống.Có thể có biến dạng gây gù, vẹo cột sống.Không có các triệu chứng toàn thân: Sốt, gầy sút, thiếu máu. Thoái hóa cột sống có thể tiến triển thành vẹo cột sống nếu không được điều trị sớm 3. Chẩn đoán thoái hóa cột sống Dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Cận lâm sàng: Chụp X quang, MRI cột sống sẽ đánh giá được tình trạng đốt sống, đĩa đệm và các rễ thần kinh. Một số xét nghiệm khác để loại trừ các bệnh gây đau cột sống khác như: Viêm cột sống dính khớp, lao cột sống. 4. Phòng chống bệnh thoái hóa cột sống Tránh bê, mang, vác xách nặng, hoặc đội vật nặng).Ngồi đúng tư thế. Tuy nhiên, không ngồi lâu một tư thế.Không làm các động tác vặn người, với hoặc cúi gập quá mức.Tránh các động tác rung giật.Không để bị thừa cân, béo phì.Khi đã có thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nên hạn chế chạy nhảy, đi bộ mà nên bơi, treo xà đơn.Thường xuyên tập các bài tập cho cột sống.Người lao động nặng cần kiểm tra sức khỏe định kỳ. Béo phì là một nguyên nhân gây thoái hóa cột sống 5. Tùy thuộc vào mức độ thoái hóa của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị, chế độ vận động phù hợp.Quá trình điều trị có thể kết hợp với điều trị triệu chứng bằng thuốc (giảm đau, sử dụng thuốc chống viêm không steroid - NSAID, giãn cơ, vitamin nhóm B, giảm đau thần kinh), chống thoái khớp tác dụng chậm; tập vật lý trị liệu.Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống, hẹp ống sống khi đã điều trị tích cực nội khoa (thuốc, vật lý trị liệu...) hơn 3 tháng mà không có kết quả, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng thì cần phải phẫu thuật.
question_98
Bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn đầu
doc_98
Ung thư phổi được phân loại thành hai dạng là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Bài viết này chỉ đề cập đến giai đoạn đầu của ung thư phổi không tế bào nhỏ – Dạng bệnh lý có tỷ lệ bệnh nhân mắc nhiều nhất lên tới khoảng 80%. Vậy diễn biến ung thư phổi giai đoạn đầu, triệu chứng, khả năng điều trị của ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn đầu là như thế nào hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây. 1. Tổng quan về ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn đầu 1.1 Diễn biến của ung thư phổi ở giai đoạn đầu Giai đoạn 1 hay giai đoạn đầu của bệnh lý ung thư phổi là tình trạng phổi xuất hiện khối u nhỏ kích thước dưới 5cm và chỉ ở một bên phổi, chưa lan ra ngoài phổi và hạch bạch huyết. Ngoài ra khi ở giai đoạn này, bệnh nhân không được phát hiện và điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến thành các giai đoạn sau đó là: Giai đoạn 2: Tế bào ác tính xâm lấn đến các hạch bạch huyết ở cùng với bên phổi có khối u, hay thành ngực, màng phổi,… kích thước khối u lúc này đã lên đến 5-7cm. Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết ở giữa hai lá phổi, kích thước khối u có thể lên đến trên 7cm. Giai đoạn 4: Tế bào ung thư đã lan ra các cơ quan khác ngoài phổi, là giai đoạn cuối cùng của ung thư phổi không tế bào nhỏ. Xác định chính xác giai đoạn của bệnh ung thư phổi sẽ giúp xác định được phác đồ điều trị 1.2 Khả năng điều trị thành công của ung thư phổi giai đoạn sớm Phân chia các giai đoạn của bệnh ung thư phổi sẽ giúp bác sĩ xác định hướng điều trị tốt, mang đến hiệu quả cao. Theo đó dựa vào một thống kê trên thế giới thì tỷ lệ chữa khỏi của ung thư phổi giai đoạn đầu là có thể, tỷ lệ này được xác định là lên đến 80%. Ở các giai đoạn sau tiên lượng điều trị sẽ xấu hơn khi giai đoạn bệnh ung thư phổi tăng dần. Tuy nhiên ung thư phổi giai đoạn đầu thường khó nhận biết, chủ yếu chỉ phát hiện được qua tầm soát ung thư, khám sức khỏe. Nhưng số lượng người chủ động kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư phát hiện bệnh lại có tỷ lệ thấp, mà chỉ khi có các triệu chứng nặng nề, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng mới đến bệnh viện thăm khám, lúc này bệnh đã tiến triển đến các giai đoạn nặng, gây khó khăn và đạt hiệu quả thấp trong điều trị. Vậy nên lời khuyên dành cho bạn là nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư phát hiện các dấu ấn ung thư sớm, từ đó tăng cơ hội điều trị cho bản thân. 1.3 Các triệu chứng, biểu hiện cảnh báo ung thư phổi ở giai đoạn đầu Như đã đề cập trước đó, ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi các triệu chứng điển hình xảy ra trên cơ thể thường không có biểu hiện rõ ràng, dễ nhầm lẫn sang các bệnh lý đường hô hấp thông thường. Người bệnh sẽ khó có thể nhận biết những dấu hiệu thay đổi nếu không theo dõi, quan tâm sức khỏe kỹ càng. Dưới đây là một số biểu hiện ung thư phổi có thể xảy ra ở giai đoạn đầu mà người bệnh cần lưu ý: – Cơn ho xuất hiện thường xuyên, ho dai dẳng liên tục, người bệnh có thể ho khan hoặc kho có đờm, đôi khi sẽ là ho kèm ít máu. – Lượng đờm sẽ thay đổi về màu sắc và mức độ theo thời gian. – Khó thở, thở khò khè, thở cảm giác nặng nhọc, giọng nói khàn hơn. – Xuất hiện triệu chứng đau ngực, đau lưng, đau vai. – Chán ăn, ăn không ngon miệng, sụt cân đột ngột, mệt mỏi, dễ gặp cảm hoặc sốt… Nhìn chung ở giai đoạn này có thể khó phát hiện bệnh, vì vậy bạn nên chủ động quan tâm theo dõi kỹ càng sức khỏe của bản thân và chủ động trong thăm khám tầm soát ung thư định kỳ để sàng lọc, phát hiện sớm ung thư phổi ở giai đoạn đầu. Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, thăm khám kịp thời khi cơ thể có biểu hiện bất thường là cách giúp phát hiện sớm bệnh lý ung thư phổi 2. Phương hướng điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm Các phương pháp điều trị bệnh ung thư phổi nói chung gồm có: – Phẫu thuật: Thực hiện cắt bỏ một phần hay một thùy phổi, hoặc có trường hợp cắt hai thùy hoặc cả một bên phổi. Phẫu thuật là phương pháp thường áp dụng cho bệnh nhân giai đoạn sớm, khối u còn khu trú tại phổi. – Xạ trị ung thư phổi là phương pháp sử dụng các tia bức xạ ion hóa năng lượng cao để điều trị nhằm mục đích thu nhỏ, tiêu diệt các tế bào ung thư – phát triển. – Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc/ hóa chất đưa vào cơ thể để làm suy yếu, tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị liệu có thể được thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật đối với bệnh nhân mắc ung thư phổi. – Điều trị đích là một phương pháp điều trị hiện đại, sử dụng thuốc tác động trực tiếp đến tế bào ung thư, và không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành. Với ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn sớm, bệnh nhân sẽ thường được chỉ định phẫu thuật trước. Sau đó bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe phục hồi sau phẫu thuật, các tế bào ung thư còn sót lại từ đó điều trị bổ trợ bằng hóa chất, xạ trị. Và khi kết thúc điều trị, bệnh nhân sẽ phải đến thăm khám định kỳ 3 tháng/ lần trong vòng 2 năm đầu, và duy trì 6 tháng/ năm ở những năm kế tiếp để phòng tránh, phát hiện sớm ung thư tái phát nếu có để có thể điều trị kịp thời. Việc thăm khám định kỳ đúng theo lịch hẹn của bác sĩ là điều rất quan trọng không chỉ cho bệnh nhân ung thư phổi nói riêng mà còn tất cả những bệnh nhân ung thư nói chung. Ung thư phổi giai đoạn đầu nếu được khám phát hiện sớm và được tư vấn thực hiện điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa ung bướu chuyên sâu, người bệnh sẽ có cơ hội trị khỏi bệnh nhờ các phương pháp điều trị hiện đại, tân tiến phù hợp với thể trạng sức khỏe của từng người bệnh.
doc_62728;;;;;doc_29764;;;;;doc_56247;;;;;doc_48394;;;;;doc_46025
Ung thư phổi không tế bào nhỏ là bệnh lý phổ biến, chiếm khoảng 85% trong số ung thư phổi nói chung. Ung thư phổi không tế bào nhỏ được hình thành khi các tế bào khỏe mạnh có trong phổi bắt đầu thay đổi và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành khối u, đồng thời xuất hiện tổn thương hoặc các nốt sần. Vị trí của khối u phổi đầu tiên thường không cố định, nó có thể bắt đầu bất cứ vị trí nào trong phổi. Tế bào ung thư phổi không tế bào nhỏ thường ít ác tính hơn, tốc độ phát triển và di căn cũng chậm hơn so với ung thư phổi tế bào nhỏ. Do đó, nếu bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và được điều trị kịp thời thì hoàn toàn có cơ hội kéo dài sự sống và hồi phục. Ung thư phổi không tế bào nhỏ tuy ít ác tính nhưng vẫn gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời 2. Phân loại ung thư phổi không tế bào nhỏ Có 3 loại ung thư phổi không tế bào nhỏ: 2.1. Ung thư biểu mô tế bào vảy Ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm khoảng 30% tổng số ca mắc ung thư phổi. Loại ung thư này thường bắt đầu trong các tế bào lót đường dẫn khí lớn trong phổi nên còn được gọi là ung thư phổi biểu mô dạng biểu bì. Theo số liệu thống kê được trong vài năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư phổi biểu mô tế bào vảy đang có xu hướng giảm. Do vị trí gần kề với phổi nên loại ung thư này thường xuất hiện triệu chứng sớm hơn so với các loại ung thư phổi khác. 2.2. Ung thư biểu mô tuyến Gần 40% tổng số ca mắc ung thư phổi là ung thư biểu mô tuyến. Loại ung thư này thường bắt nguồn từ mô phổi ngoại vi, trong các tế bào sản xuất chất nhầy. Hiện nay, tỷ lệ mắc ung thư phổi biểu mô tuyến ngày càng gia tăng. Bệnh đặc biệt nguy hiểm vì ít có triệu chứng rõ ràng, thường chỉ được phát hiện ở những giai đoạn muộn. 2.3. Ung thư biểu mô tế bào lớn Ung thư biểu mô tế bào lớn có thể xuất phát ở vị trí bất kỳ của phổi và thường khó điều trị hơn so với hai loại đã nêu trên. Bệnh khá hiếm gặp, chỉ chiếm 15% tổng số ca mắc ung thư phổi nhưng tốc độ phát triển và xâm lấn cực nhanh, dễ gây ra hiện tượng tràn dịch màng phổi và di căn đến thành ngực khiến người bệnh đau đớn và tức ngực mỗi khi hít thở sâu. 3. Các phương pháp điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ Ung thư phổi thường phát triển qua 5 giai đoạn từ 0 đến 4. Nếu ung thư phổi không tế bào nhỏ được phát hiện ở những giai đoạn đầu và được điều trị càng sớm thì hiệu quả sẽ càng cao. Tùy từng giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị sử dụng các phương pháp khác nhau để đáp ứng tốt nhất với tuổi tác, tình trạng sức khỏe cũng như mong muốn của người bệnh. Dưới đây là các phương pháp được dùng để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ cho từng giai đoạn bệnh cụ thể: 3.1. Giai đoạn 0 Giai đoạn 0 là giai đoạn đầu tiên của ung thư, lúc này tế bào ung thư vẫn chưa xâm lấn vào mô phổi hay các vùng khác trong cơ thể. Vì vậy, khối u có thể được xử lý bằng phẫu thuật mà không cần can thiệp xạ trị hay hóa trị. Phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu nhất ở những giai đoạn sớm 3.2. Giai đoạn 1 Dựa vào kích thước của khối u mà ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1 được chia thành 2 thời kỳ: – Khối u 1A có kích thước dưới 3 cm – Khối u 1B có kích thước trên 3cm nhưng chưa tới 4cm Ở giai đoạn này, khối u trong phổi cũng chưa lan đến bất kỳ hạch bạch huyết nào nên bác sĩ vẫn có thể chỉ định phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u. Để hạn chế nguy cơ tái phát sau phẫu thuật, người bệnh có thể sẽ được chỉ định thêm hóa trị kết hợp để tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư nếu cần thiết. 3.3. Giai đoạn 2 Ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 2 cũng được chia thành hai thời kỳ: – Khối u 2A có kích thước trên 4cm nhưng chưa tới 5cm, đồng thời chưa lan đến các hạch bạch huyết gần đó. – Khối u 2B có kích thước từ 5cm trở xuống, đã di căn đến các hạch bạch huyết hoặc kích thước trên 5cm nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết. Trong giai đoạn 2, điều trị ung thư không tế bào nhỏ cũng sẽ được tiến hành bằng cách phẫu thuật và hóa trị tùy theo tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh. 3.4. Giai đoạn 3 Trong giai đoạn 3, ung thư được phân loại thành các thời kì 3A, 3B hoặc 3C dựa trên kích thước khối u và các hạch bạch huyết mà ung thư đã di căn sang. Khối u lúc này chưa xâm lấn các bộ phận khác của cơ thể. Căn cứ vào các đặc điểm cụ thể về kích thước, vị trí khối u và hạch bạch huyết liên quan thì người bệnh sẽ được điều trị bằng một hoặc nhiều phương pháp phổ biến như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch. Trong đó hóa trị và xạ trị có thể thực hiện riêng biệt tuần tự hoặc cùng lúc, được gọi là hóa trị liệu đồng thời. Hóa trị có thể được kết hợp cùng các phương pháp khác để tối ưu hiệu quả điều trị 3.5. Giai đoạn 4 Đây là giai đoạn cuối của ung thư phổi không tế bào nhỏ, lúc này khối u đã lan đến các vị trí khác trong phổi, xâm lấn chất lỏng bao quanh phổi – tim hoặc các bộ phận xa của cơ thể thông qua máu. Ung thư phổi không tế bào nhỏ cũng có khả năng lây lan đến não, xương, gan và tuyến thượng thận. Chính vì lý do này, hầu hết người bệnh đều phải áp dụng phương pháp điều trị toàn thân như hóa trị liệu, liệu pháp nhắm trúng đích hoặc liệu pháp miễn dịch thay vì chỉ làm phẫu thuật và xạ trị như các giai đoạn trước đó. Trong một số trường hợp hy hữu, người bệnh có thể được phẫu thuật nếu khối u di căn trong não hoặc tuyến thượng thận mà không lan sang bất cứ cơ quan nào khác. Để điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ một cách hiệu quả nhất, người bệnh nên lựa chọn các bệnh viện uy tín có đội ngũ chuyên gia giỏi và đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ trong suốt quá trình chữa trị. Đừng vội bi quan trước ung thư, hãy khám và điều trị sớm để nhanh chóng vượt qua bệnh tật và sống khỏe mạnh bạn nhé!;;;;;Ung thư phổi gồm hai dạng là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ, trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ được phân chia thành các giai đoạn đánh số từ 0 đến 4 dựa trên mức độ lan rộng của ung thư. Ung thư phổi dạng tế bào nhỏ chỉ phân chia thành 2 giai đoạn là giai đoạn hạn chế và lan rộng mà không đánh số. Vậy nên nếu được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn 1 thì điều đó nghĩa là bạn mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1. Loại ung thư này ít hung hăng và chiếm tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn so với dạng tế bào nhỏ. Cùng tìm hiểu về cách điều trị ung thư phổi giai đoạn 1 trong bài viết dưới đây. 1. Diễn biến của ung thư phổi giai đoạn đầu Ở ung thư phổi giai đoạn 1, khối u nguyên phát không lớn hơn 4cm. Ngoài ra các tế bào ung thư chưa lan đến các hạch bạch huyết hoặc các cơ quan xa của cơ thể. Dựa vào hệ thống TNM được sử dụng để phân loại giai đoạn ung thư, bệnh ung thư phổi được phân chia thành 4 giai đoạn nhỏ. Trong đó ở giai đoạn 1, ung thư phổi được chia thành 4 giai đoạn phụ như sau: Giai đoạn 1A: – Khối u kích thước 1cm hoặc nhỏ hơn. Hoặc Khối u được xác định là dạng ung thư biểu mô tuyến, bắt nguồn từ các tế bào phổi tạo ra chất nhầy. Kích thước khối u không vượt quá 3cm, và phát triển không quá 0,5cm vào mô phổi sâu hơn. – Khối u ác tính tại phổi có kích thước từ 1-2cm. – Khối u có kích thước từ 2-3cm. Giai đoạn 1B: – Khối u có kích thước từ 3-4cm. – Khối u phát triển vào một trong hai phế quản chính nhưng còn cách carina (sụn chia phế quản) ít nhất 2cm, và kích thước khối u không quá 4cm. – Khối u nhỏ hơn 4cm đã phát triển vào màng phổi. – Khối u kích thước nhỏ hơn 4cm và căn một phần đường thở. Ở giai đoạn 1, kích thước khối u phổi nhỏ, chưa vượt ra ngoài phổi 2. Có những lựa chọn điều trị nào cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 1 Cách điều trị ung thư phổi cho bệnh nhân giai đoạn đầu phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm: Loại tế bào ung thư, vị trí ung thư, sức khỏe chung, tuổi tác… 2.1 Cách điều trị ung thư phổi giai đoạn 1 bằng phẫu thuật Phẫu thuật là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn 1 dành cho những người đủ khỏe để phẫu thuật. – Phẫu thuật cắt thùy phổi loại bỏ thùy phổi nơi có khối u. Đây là loại phẫu thuật chính cho ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn 1, mang lại cơ hội tốt nhất để loại bỏ hoàn toàn ung thư. – Cắt bỏ hình nêm hoặc cắt bỏ phân thùy phổi sẽ loại bỏ khối u cùng với một phần mô phổi khỏe mạnh xung quanh khối u. Loại phẫu thuật này có thể được áp dụng cho bệnh ung thư phổi giai đoạn 1 có chức năng phổi không tốt. – Phẫu thuật cắt dạng tay áo sẽ loại bỏ khối u khỏi một trong các ống dẫn khí của phổi cùng với một phần mô khỏe mạnh xung quanh khối u. Trong quá trình phẫu thuật ung thư phổi, các hạch bạch huyết ở ngực và xung quanh phổi sẽ được cắt bỏ và kiểm tra ung thư. 2.2 Xạ trị Xạ trị được cung cấp cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 1 nếu người bệnh không đủ sức khỏe để tiến hành thực hiện phẫu thuật hoặc nếu người bệnh không có mong muốn thực hiện phẫu thuật. Nếu ung thư phổi giai đoạn 1 đã được loại bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thì xạ trị sau phẫu thuật sẽ không được chỉ định. Tuy nhiên người bệnh có thể được chỉ định xạ trị sau phẫu thuật nếu ung thư được tìm thấy ở rìa của mô phổi đã được cắt bỏ và bạn không thể thực hiện phẫu thuật lại. 2.3 Cách điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu bằng hóa trị Hóa trị liệu có thể được cung cấp cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn 1B và đủ sức khỏe để thực hiện hóa trị. Thuốc, hóa chất được vào cơ thể giúp cải thiện khả năng sống sót ở một số người mắc ung thư phổi ở giai đoạn đầu nhờ vào cơ chế tiêu diệt, làm suy yếu các tế bào ung thư còn sót lại không thể nhìn thấy bằng mắt thường khi thực hiện phẫu thuật. 2.4 Liệu pháp miễn dịch Là một phương pháp điều trị bằng thuốc được có thể được chỉ định cho bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1 đã được loại bỏ khối u bằng phẫu thuật và không tiến triển sau hóa trị. 3. Cách phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm – tăng hiệu quả điều trị Tầm soát ung thư phổi là giải pháp giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm Ung thư phổi là một bệnh lý nghiêm trọng có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên thực hiện tầm soát ung thư sớm là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm, từ đó cũng giúp ích trong việc lựa chọn cách điều trị ung thư phổi đúng hướng và quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn. Những đối tượng sau đây cần lưu ý thực hiện sàng lọc ung thư định kỳ: – Có tiền sử hút thuốc lá lâu năm, đặc biệt từ 20 năm trở lên – Người có độ tuổi trên 50 và từng có thời gian hút thuốc lá trong 10-15 năm qua, hoặc đang hút thuốc lá. – Người sử dụng khoảng 20 bao thuốc lá/ năm – Bệnh nhân từng mắc ung thư phổi và đã điều trị được từ 5 năm trở lên. – Gia đình có tiền sử có thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư phổi – Người làm công việc chịu nhiều tác động bởi khói bụi, phóng xạ. – Người mắc các bệnh ung thư khác hoặc bệnh phổi mạn tính.;;;;;Nhiều người còn đang khá bỡ ngỡ không biết ung thư phổi không tế bào nhỏ là gì và bệnh thường bộc lộ những triệu chứng điển hình nào. Thực chất đây là bệnh lý rất phổ biến và có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Ung thư phổi không tế bào nhỏ ( NSCLC - Non small cell lung cancer) xảy ra khi các tế bào bất thường tăng sinh mạnh mẽ ở biểu mô phế quản của phổi và chiếm đại đa số (khoảng 84%) các trường hợp được chẩn đoán mắc ung thư phổi. Bệnh có xu hướng tiến triển rất nhanh và thời gian chuyển sang giai đoạn di căn khá ngắn. Sự hình thành của các tế bào ác tính sẽ làm biến đổi cấu trúc DNA, sau đó xâm lấn và hủy hoại các mô xung quanh phổi. Nghiêm trọng hơn, các trường hợp giai đoạn cuối khi khối u di căn các cơ quan khác thì việc điều trị là cực kỳ khó khăn và phức tạp, tỉ lệ thành công gần như bằng 0. Lúc này điều trị chủ yếu là hỗ trợ, điều trị triệu chứng. Mặc dù khả năng cướp đi sinh mạng của người bệnh lên đến 80% nhưng nếu được chẩn đoán sớm thì bệnh hoàn toàn có cơ hội được điều trị khỏi ở giai đoạn đầu. Những tác nhân sau sẽ làm tăng rủi ro mắc bệnh lý về phổi và tiến triển thành ung thư phổi không tế bào nhỏ: Chế độ ăn uống thiếu khoa học; Môi trường sống và làm việc quá ô nhiễm; Lạm dụng chất kích thích từ rượu bia, thuốc lá; Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tia UV, bức xạ ion hóa; Do di truyền. Có 5 giai đoạn phát triển của bệnh, cụ thể như sau: Giai đoạn 0: ung thư mới nhen nhóm tại chỗ, chưa lan sang những mô và tổ chức gần đó; Giai đoạn 1: khối u chưa tấn công các hạch bạch huyết nên có thể phẫu thuật cắt bỏ. Dựa trên kích thước của khối u, giai đoạn này được chia thành 2 thời kỳ đó là: khối u IA (< 3cm), khối u IB (> 3cm nhưng < 4cm); Giai đoạn 2: chia thành 2 thời kỳ theo kích thước của khối u: khối u IIA > 4cm nhưng < 5cm (chưa xâm lấn sang các hạch bạch huyết lân cận), khối u IIB ≤ 5cm đã có dấu hiệu di căn sang hạch bạch huyết hoặc khối u IB > 5cm nhưng chưa di căn; Giai đoạn 3: ung thư được phân chia thành IIIA, IIIB hoặc IIIC. Ở giai đoạn này khối u đã to hơn và tấn công tới các hạch bạch huyết xung quanh nhưng chưa di căn tới các bộ phận khác ngoài phổi; Giai đoạn 4: là khi khối u đã xuất hiện trên 1 vị trí tại phổi, thậm chí là có trong chất lỏng bao quanh tim hoặc phổi hay di chuyển tới các cơ quan xa thông qua hệ thống tuần hoàn máu. Tuy vậy, ít ghi nhận trường hợp bệnh di căn tới xương, gan, não và tuyến thượng thận. Khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường sau, người bệnh cần hết sức cảnh giác vì đây có thể là hồi chuông báo hiệu sự hiện diện của ung thư phổi không tế bào nhỏ: Ho nhiều, ho lâu ngày không khỏi khiến người bệnh khản tiếng, mất tiếng: tế bào ung thư gây nên tình trạng nhiễm trùng phổi,viêm phế quản phổi dẫn tới hiện tượng ho kéo dài; Thở khó khăn, nặng nhọc: khối u gia tăng kích thước gây chèn ép đường thở khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong hoạt động hô hấp bình thường; Bị đau tức ngực: nhất là khi bệnh nhân ho, cười nói hay hoạt động mạnh. Đặc biệt nếu khối u đã xâm lấn vào cấu trúc hạch bạch huyết hoặc di chuyển tới thành ngực thì sẽ gây đau nhức ở vai, lưng và ngực; Khó nuốt thức ăn: khối u to lên chèn vào thực quản làm cản trở quá trình nuốt thức ăn và biến đổi giọng nói; Trên cơ thể có các dấu hiệu dị thường: phù mặt, cổ to bạnh, hố trên xương đòn trở nên đầy đặn, nổi rõ tĩnh mạch cổ,... do tế bào ung thư phát triển và lấn chiếm diện tích tại những khu vực này; Ho ra máu, viêm họng: nguyên nhân là vì khối u ác tính làm tổn thương đường hô hấp trên gây đau rát, ứ máu và sưng phù niêm mạc họng; Sụt cân không rõ nguyên do: sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào bất thường sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng, đòi hỏi cơ thể phải tăng cường trao đổi chất khiến người bệnh bị sút cân đột ngột. Thêm vào đó là hiện tượng buồn nôn, chán ăn, mất ngủ càng làm nghiêm trọng thêm tình trạng suy nhược, thiếu sức sống; Các biểu hiện khác: sụp một bên mí mắt, giảm mồ hôi nửa mặt, đau vai, co nhỏ đồng tử một bên,... vì áp lực do khối u ở phổi tạo ra. Vì tiên lượng cho người mắc ung thư phổi tế bào nhỏ là rất xấu nên nếu phát hiện ra bản thân biểu hiện đồng thời từ 2 - 3 triệu chứng nêu trên, bạn đừng ngần ngại mà hãy đi kiểm tra ngay khi có thể để được tầm soát và điều trị từ sớm, tăng cơ hội sống sót về sau. Trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư phổi không tế bào nhỏ cục bộ (tức là ung thư mới chỉ xảy ra tại phổi chưa di căn) thì cơ hội sống sót sau 5 năm chiếm tỷ lệ 60%. Còn nếu ung thư ở giai đoạn nặng khi khối u đã có dấu hiệu di căn thì tỷ lệ trên chỉ còn 6 - 30%. Tuy nhiên điều này còn dựa vào các yếu tố như tuổi tác, thể trạng và hiệu quả điều trị của người bệnh. Do vậy để nâng cao chất lượng cuộc sống cũng như gia tăng thời gian sống, bệnh nhân nên tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị theo kế hoạch đã đặt ra, bên cạnh đó cần lưu ý: Có một thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh, tăng cường bổ sung rau xanh và uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ hình thành tế bào ác tính; Nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục điều độ mỗi ngày; Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa; Nếu như đang có thói quen hút thuốc lá thì nên từ bỏ ngay và hạn chế tối đa đồ uống có cồn, bia rượu,... ; Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để phát hiện dấu hiệu bệnh ngay từ giai đoạn đầu, từ đó có phương án xử trí kịp thời.;;;;; Ung thư phổi là một trong số những bệnh lý ung thư phổ biến và nguy hiểm hàng đầu tại Việt Nam. Căn bệnh này hình thành khi xuất hiện tế bào ác tính hay khối u từ phổi trong đường hô hấp. Bệnh phát triển khi khối u xâm lấn các cơ quan khác, phát triển và chèn ép các cơ quan dẫn tới sức khỏe suy giảm. Bệnh ung thư phổi được chia thành hai dạng chính dựa trên sự xuất hiện của các tế bào ung thư dưới kính hiển vi: ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ, trong đó phổ biến hơn là ung thư phổi không tế bào nhỏ. Ung thư phổi không tế bào nhỏ 2. Các giai đoạn ung thư phổi 2.1 Giai đoạn bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ Giai đoạn của bệnh ung thư phổi cũng được phân chia theo hai loại kể trên, cụ thể: Ung thư phổi không tế bào nhỏ chia thành 4 giai đoạn như sau: Giai đoạn 1: Tế bào ung thư hình thành tại phổi nhưng chưa lan ra ngoài Giai đoạn 2: Tế bào ung thư hình thành tại phổi và hạch bạch huyết Giai đoạn 3: Tế bào ung thư hình thành trong phổi và hạch bạch huyết ở ngực – Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư xuất hiện ở các hạch bạch huyết nhưng chỉ ở một bên ngực – Giai đoạn 3B: Tế bào ung thư lan sang các hạch bạch huyết ở ngực đối diện hoặc các hạch bạch huyết trên xương đòn Giai đoạn 4: Ung thư lan đến cả hai phổi và các vị trí xa phổi. 2.1 Giai đoạn bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ Ung thư phổi tế bào nhỏ có 2 giai đoạn gồm: – Giai đoạn hạn chế: Ung thư xuất hiện trong một bên phổi hoặc hạch bạch huyết lân cận ở một bên ngực – Giai đoạn mở rộng: Khối u có thể lan đến: một lá phổi, phổi đối diện, hạch bạch huyết đối diện, dịch trong phổi, tủy xương, cơ quan xa… 3. Các dấu hiệu của ung thư phổi cần biết Về cơ bản, những triệu chứng của 2 loại khối u phổi ác tính này là giống nhau với những biểu hiện như: – Ho ra máu hoặc ho có đờm – Đau ngực, đặc biệt khi ho, cười to, thở sâu… – Khàn tiếng hoặc hụt hơi – Hơi thở khò khè, thở dốc Người bệnh ung thư phổi có thể cảm thấy hơi thở thường khò khè, đôi khi bị khó thở – Cơ thể suy nhược, mệt mỏi không rõ nguyên do – Chán ăn dẫn tới sụt cân. Những biểu hiện ban đầu của bệnh thường không rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác như: viêm phổi, viêm phế quản… nhưng một khi khối u lan rộng thì những triệu chứng bệnh sẽ cụ thể hơn, đặc biệt sẽ chịu ảnh hưởng bởi vị trí mà khối u đi đến: – Hạch bạch huyết: người bệnh có thể nổi u ở cổ hoặc ở xương đòn… – Xương: người bệnh nhức đau xương khớp đặc biệt ở xương sườn hoặc ở hông… – Não hoặc cột sống: người bệnh có thể bị nhức đầu, chóng mặt, tê bì tay chân… – Thực quản: người bệnh chán ăn, khó nuốt… – Gan: mắt và da vàng bất thường… Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện hội chứng paraneoplastic với những biểu hiện như: yếu cơ, nôn, cơ thể bị giữ nước, cao huyết áp, đường huyết cao, co giật, hôn mê, lú lẫn… 4. Các nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư phổi Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi và hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh ung thư phổi bắt nguồn chính xác từ đâu, tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ gây bệnh như: – Khói thuốc lá – Tiếp xúc với Radon(một loại phóng xạ trong tự nhiên) – Hấp thụ khí độc hại, môi trường bụi bẩn trong thời gian dài – Biến đổi trong hệ thống gen di truyền – Thực hiện qua quá trình xạ trị 5. Biến chứng nguy hiểm khôn lường từ bệnh ung thư phổi Người bệnh có thể gặp phải những tình trạng nghiêm trọng như: – Khó thở: Do khối u ung thư khiến người bệnh tắc nghẽn đường thở hoặc khiến tích tụ dịch ở phổi khiến người bệnh hít thở khó khăn hơn. – Ho ra máu: Bệnh có thể chảy máu trong hô hấp khiến người bệnh ho ra máu. – Tràn dịch màng phổi: Khi ung thư khiến dịch tụ quá nhiều trong phổi có thể khiến chúng tràn ra khỏi khoang phổi khiến bệnh nhân khó thở. – Di căn: Khối u có thể xâm lấn đến những bộ phận này trên cơ thể và khiến chúng bị tổn thương. Một khi khối u đã xâm lấn đến ngoài phổi thì tỉ lệ chữa khỏi sẽ thấp hơn. Hiện nay, có thể chẩn đoán ung thư phổi thông qua những cách sau: Chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm đờm, nội soi phế quản, nội soi trung thất, sinh thiết kim phổi… Đồng thời sau khi phân tích nếu xuất hiện kết quả dương tính với ung thư thì người bệnh sẽ được chỉ định những chỉ định khác để xác định xem ung thư đã lan rộng đến đâu(chụp CT, siêu âm ổ bụng…). Để được điều trị hiệu quả ung thư phổi thì người bệnh cần thăm khám với chuyên gia 6. Điều trị và phòng ngừa sớm căn bệnh này Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, người bệnh sẽ được điều trị theo từng giai đoạn bệnh: – Giai đoạn 1: Phẫu thuật để loại bỏ một phần của phổi sau đó hóa trị để tránh tái phát. – Giai đoạn 2: Phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ phổi, hóa trị để tránh tái phát – Giai đoạn 3: Kết hợp hóa trị, xạ trị và phẫu thuật – Giai đoạn 4: Giai đoạn này khó thể xử lí triệt để khối u nên các biện pháp điều trị(hóa trị, xạ trị, miễn dịch) chỉ có thể kiểm soát khối u hoặc cải thiện triệu chứng bệnh. Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ thì phương pháp phổ biến nhất là hóa trị hoặc xạ trị bởi trong đa số trường hợp thì khối u thường khó phẫu thuật. Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về bệnh ung thư phổi, người bệnh nên sớm phòng ngừa nguy cơ bệnh nếu thuộc nhóm nguy cơ cao và thăm khám kịp thời nếu thấy dấu hiệu lạ.;;;;; Ung thư phổi phổ biến nhất trong các bệnh ung thư ở nam giới và thứ ba ở nữ giới Việt Nam. Thuốc lá là nguyên nhân dẫn đến khoảng 80% ca tử vong do bệnh ung thư phổi và hút thuốc lá bị động cũng gây ra khoảng 7 nghìn cái chết mỗi năm. Ung thư phổi được chia làm hai loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, trong đó ung thư phổi tế bào nhỏ ít phổ biến hơn. Ung thư phổi giai đoạn I Đối với bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, bệnh có 4 giai đoạn phát triển. Ung thư giai đoạn đầu có đặc điểm ung thư có kích thước trong khoảng 3 – 5 cm, phát triển quanh mô màng phổi. Ung thư giai đoạn này chưa lan đến bất kì hạch bạch huyết hay các cơ quan ở xa nào. Biểu hiện ung thư giai đoạn này cũng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn và bỏ qua do khá gần với các biểu hiện bệnh đường hô hấp khác. So với các bệnh ung thư khác, ung thư phổi có tiên lượng sống dè dặt hơn. Theo đó, cơ hội sống trong 5 năm cho bệnh nhân ung thư giai đoạn I khoảng 45 – 49%. Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi Đối với bệnh nhân ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, phẫu thuật kết hợp với hóa trị liệu thường được chỉ định ở giai đoạn này. Đối với bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ, lựa chọn ở giai đoạn hạn chế có thể bao gồm cả xạ trị. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị cơ bản được đánh giá cao cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu. Ở giai đoạn đầu, loại bỏ một phần nhỏ của phổi có chứa khối u, cắt bỏ phân đoạn để loại bỏ phần lớn phổi, cắt thùy để loại bỏ toàn bộ một bên phổi… có thể được chỉ định. Hóa trị liệu là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc. Thuốc được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc qua tĩnh mạch cánh tay. Chiếu xạ sọ dự phòng chủ yếu áp dụng cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ, tránh để ung thư di căn não gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh. TS. BS Lim Hong Liang chịu trách nhiệm chính trong lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi
question_99
Các dụng cụ lấy cao răng bạn nên biết
doc_99
Dụng cụ lấy cao răng không chỉ giải quyết vấn đề tình trạng mảng bám và cao răng, mà còn được sử dụng thường xuyên để làm sạch răng miệng. Đây cũng là những hoạt động cơ bản và cần thiết nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nha chu và các bệnh lý răng miệng. 1. Các dụng cụ để lấy cao răng cơ bản được nha sĩ sử dụng trong dịch vụ chăm sóc răng miệng Cao răng, mảng bám là những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm nướu lợi và gây mất thẩm mỹ cho hàm răng. Chính vì thế, việc lấy cao răng là điều cần thiết thực hiện để chăm sóc sức khỏe răng miệng và đảm bảo nụ cười trắng sáng cho chúng ta. Bộ dụng cụ nhằm loại bỏ cao răng bằng tay 1.1. Máy lấy cao răng 1.2. Dụng cụ làm sạch Dụng cụ làm sạch răng có thiết kế với một đầu mảnh, sắc nhọn và một đầu thiết kế linh hoạt thuận tiện cho nha sĩ cầm nắm để dễ dàng thao tác làm sạch cao răng. 1.3. Gương soi Một vật không thể thiếu trong nha khoa và kỹ thuật lấy cao răng, đó là gương soi cầm tay, nhằm giúp nha sĩ thấy rõ mọi vị trí răng, nhất là khu vực răng hàm khó nhìn trực tiếp. 1.4. Dụng cụ dùng để đo độ sâu của túi nha chu Trong tình trạng mảng bám và cao răng quá nhiều cùng bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu, nha sĩ sẽ dùng thám trâm nha chu để đo khoảng cách giữa nướu và răng, từ đó đưa ta những giải pháp điều trị cần thiết cho tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Nhiều người thường nghĩ rằng, sẽ mua máy lấy cao răng và dụng cụ về để sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, cần hết sức cân nhắc điều này bởi bạn có thể dễ dàng mua bộ dụng cụ này nhưng khá khó khăn để sử dụng chúng và sử dụng đúng cách. Máy lấy cao răng được thiết kế chuyên biệt, được thực hiện bởi các nha sĩ có kinh nghiệm chuyên môn nhằm tránh những tác động xấu đến răng lợi. Bên cạnh đó, việc sử dụng các dụng cụ lấy cao răng nếu không cẩn thận có thể gây những tổn thương đến lợi, khiến khoảng cách các răng xa hơn, hoặc sử dụng thiết bị sai cách. Bên cạnh đó, mọi dịch vụ nha khoa cũng đều được khuyến cáo rằng: cần học tập, rèn luyện kỹ năng cũng như có kiến thức am hiểu nhất định mới có thể thực hiện được. Thăm khám nha khoa giúp răng được vệ sinh, kiểm soát các vấn đề răng miệng của bạn tốt hơn 3. Chăm sóc răng miệng, hạn chế cao răng và phòng bệnh ngay tại nhà Dù được khuyến cáo không nên mua các thiết bị dụng cụ nhằm lấy cao răng tại nhà, nhưng bạn hoàn toàn có thể xây dựng cho mình phương pháp làm sạch, hạn chế cao răng và phòng các bệnh lý về răng lợi hiệu quả bằng cách cách thiết thực. 3.1. Vệ sinh răng miệng – Đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ ban tối. Khi đánh răng, cần đảm bảo đúng kỹ thuật, đánh răng kỹ mọi vị trí mặt trước, mặt nhai, mặt trong, nhưng không tác động lực chà sát quá mạnh làm ảnh hưởng đến nướu lợi. Bàn chải đánh răng cần mềm, sợi mảnh, được ngâm rửa kỹ sau mỗi lần vệ sinh răng miệng và thay mới 3 tháng 1 lần. Khi đánh răng cũng cần kết hợp chải lưỡi để làm sạch vi khuẩn còn sót trên mặt lưỡi và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng. – Vệ sinh răng miệng sau khi ăn đúng cách bằng cách: nếu đánh răng sau khi ăn, cần cách ít nhất 30 phút để tránh hỏng men răng; nên vệ sinh bằng nước súc miệng y tế và chỉ nha khoa. Khi sử dụng nước súc miệng, không dùng quá 2-3 lần mỗi ngày và không nên ăn ngay sau khi dùng nước súc miệng. – Dùng kem đánh răng có chứa Flour sẽ bảo vệ răng miệng tốt hơn so với các loại kem đánh răng khác, bởi chất này giúp hình thành xương, ngăn ngừa sâu răng, và làm sạch răng, loại bỏ tác nhân có hại. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi sẽ có mức sử dụng kem đánh răng khác nhau. 3.2. Chế độ chăm sóc răng miệng Nha sĩ khuyên bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để luôn kiểm soát tốt tình trạng răng miệng, phát hiện sớm nguy cơ và các bệnh lý răng miệng để can thiệp kịp thời. Tại các buổi khám răng, lấy cao răng, bệnh nhân cũng sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và được tư vấn phù hợp, giúp bảo vệ các vấn đề sức khỏe răng lợi tốt hơn. Khám nha khoa định kỳ để được chăm sóc răng miệng đúng cách Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống hợp lý như: tránh các thực phẩm nhiều đường, màu đậm, có đặc tính dính bám trên bề mặt răng. Nên ăn nhiều loại rau xanh, hoa quả, các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và canxi để răng chắc khỏe và hạn chế mảng bám. Ngoài ra, nên chú ý rằng, các dụng cụ lấy cao răng được các nha sĩ kinh nghiệm, có chuyên môn sử dụng. Bạn có thể đến các phòng khám, bệnh viện răng hàm mặt để vệ sinh, lấy cao răng khi cần chứ không nên tự mua về sử dụng. Ngoài ra, cần chú ý vệ sinh và chăm sóc răng cẩn thận để hạn chế vấn đề mảng bám trong sinh hoạt. ăn uống hằng ngày nhằm cảnh giác với các bệnh lý niêm nướu lợi và việc mất thẩm mỹ của răng do xỉn màu, ố vàng. Nên thăm khám nha khoa định kỳ để theo dõi và chăm sóc sức khỏe răng lợi tốt nhất cho bản thân.
doc_8984;;;;;doc_60851;;;;;doc_11484;;;;;doc_40941;;;;;doc_48303
1. Các loại dụng cụ tự lấy cao răng tại nhà Trên thị trường hiện nay, các loại dụng cụ tự lấy vôi răng tại nhà ra đời khá nhiều. Trong đó, những loại được sử dụng phổ biến là: 1.1 Bộ dụng cụ lấy vôi răng thủ công Bộ dụng cụ tự thực hiện lấy cao răng tại nhà khá được ưa chuộng là dụng cụ lấy cao răng scarper. Ta có thể tìm mua sản phầm này ở các cửa hàng y tế trên toàn quốc với giá thành không hề cao. Loại dụng cụ này có phần đầu nhọn cùng với tay cầm. Trong bộ dụng cụ sẽ bao gồm một thìa cạo vôi răng cùng một chiếc máy rung. Chúng được dùng để loại bỏ các mảng bám khỏi bề mặt răng. 1.2 Máy lấy cao răng siêu âm Máy lấy cao răng siêu âm là loại dụng cụ có tính hiện đại cao Đây là loại dụng cụ cạo vôi răng tại nhà khá hiện đại. Máy lấy cao răng siêu âm được đánh giá cao về chất lượng hơn so với bộ dụng cụ lấy vôi răng thủ công trên. Máy cạo vôi răng sóng siêu âm này sử dụng sóng siêu âm để cao răng được làm mềm. Sau đó, chúng sẽ được loại bỏ dễ dàng hơn với đầu cạo vôi răng. 2. Cách sử dụng dụng cụ lấy vôi răng tại nhà Để sử dụng dụng cụ cạo cao răng tại nhà, ta cần đảm bảo quy trình sau: – Bước 1: Thực hiện vệ sinh sạch sẽ răng miệng. Trước khi sử dụng những dụng cụ thực hiện lấy vôi răng tại nhà, ta cần đảm bảo răng miệng được sạch sẽ trước tiên. Việc đánh sạch răng bằng bàn chải cùng kem đánh răng rất cần thiết. Điều này sẽ giúp loại bỏ được những mảng bám mềm ở trên bề mặt răng. Quá trình cạo vôi răng từ đó sẽ được thực hiện dễ dàng hơn. – Bước 2: Bôi kem đánh răng lên trên dụng cụ thực hiện cạo vôi răng. Ta lấy một lớp kem đánh răng mỏng bôi lên dụng cụ thực hiện cạo vôi răng. Việc này sẽ giúp cho quá trình thực hiện dễ dàng hơn. – Bước 3: Thực hiện cạo vôi răng nhẹ nhàng. Ta lấy dụng cụ và cạo nhẹ lên bề mặt răng, nướu. Tuy nhiên, ta cần lưu ý thao tác không được quá mạnh. Thao tác nhanh, mạnh sẽ rất dễ khiến cho men răng và nướu tổn thương. – Bước 4: Thực hiện đánh răng bằng kem đánh răng. Sau khi quá trình cạo vôi răng hoàn tất, ta cần đánh răng lại với kem đánh răng. Việc này để có thể loại bỏ những mảng bám hay vi khuẩn còn sót lại. 3. Hiệu quả và an toàn của dụng cụ tự lấy vôi răng 3.1 Độ hiệu quả Trên thực tế, hiệu quả của các sản phẩm dụng cụ cạo vôi răng tại nhà được đánh giá tương tối về chất lượng. Tuy nhiên, nếu so sánh với việc thực hiện lấy vôi răng tại nha khoa thì thực hiện tại nhà vẫn có nhiều hạn chế. – Nếu không biết cách sử dụng, những dụng cụ lấy vôi răng tại nhà không thể đem tới hiệu quả làm sạch. – Dụng cụ cạo vôi răng theo như đánh giá của hầu hết những người đã sử dụng thì chỉ giúp xử lý được những mảng bám, cao răng còn mềm. Những cao răng đã dày, cứng, bám chắc không thể được loại bỏ mà cần tới nha khoa xử lý. – Không thể cạo được vôi răng ở những vị trí sâu trong miệng, dưới nướu. 3.2 Độ an toàn Độ an toàn của các phương pháp lấy cao răng với dụng cụ tự lấy tại nhà vẫn khiến nhiều người lo lắng Cho tới nay, vấn đề về độ an toàn khi sử dụng dụng cụ lấy vôi răng tại nhà vẫn là điều nhiều người lo ngại. Nếu không sử dụng cẩn thận, điều này sẽ rất dễ gây những ảnh hưởng xấu. Các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng có thể xuất hiện. Điển hình như tình trạng: – Chảy máu chân răng dẫn tới nhiễm trùng do thao tác quá mạnh. – Viêm nướu, tụt nướu. – Mòn men răng. – Tác động xấu tới các mô mềm ở xung quanh. – … Để đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn khi lấy cao răng, tốt hơn ta nên thực hiện tại nha khoa uy tín. Tại đây, quá trình sẽ được tiến hành bởi những bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm. Đặc biệt, những người chưa từng tự lấy cao răng bao giờ hay cao răng quá nhiều cũng nên tới nha khoa xử lý đế tránh biến chứng khi cố lấy cao răng tại nhà mà không đem lại hiệu quả tốt. Việc thực hiện kiểm tra răng miệng và lấy cao răng định kỳ tại nha khoa 2 lần/ năm được các chuyên gia khuyên cần duy trì Không phủ nhận việc sử dụng dụng cụ để lấy cao răng tại nhà đem tới sự tiện lợi, tiết kiệm chi phí. Thế nhưng để tránh gây ra những tổn thương hay biến chứng, hầu hết chuyên gia vẫn khuyên mọi người nên tới thực hiện trực tiếp tại các nha khoa uy tín. Tại đây, quá trình lấy vôi răng sẽ được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Quá trình lấy cao răng sẽ trở nên nhẹ nhàng, nhanh chóng và hiệu quả cao hơn. Những nguy cơ biến chứng cũng được hạn chế, đảm bảo an toàn. Đối với những khách hàng chưa từng thực hiện lấy cao răng không nên sử dụng các dụng cụ tự lấy tại nhà. Khi đó, tình trạng cao răng đang tích tụ nhiều, cứng, khó có thể làm sạch. Và với những thao tác không chuyên nghiệp sẽ rất dễ gây ra những tổn thương như: mòn men răng, tổn thương nướu, chân răng bị chảy máu, … Lâu ngày, những vết thương này có thể nghiêm trọng hơn, dẫn tới viêm nha chu, nhiễm trùng nghiêm trọng. Bài viết trên đã cho ta biết thêm những thông tin về dụng cụ tự lấy cao răng tại nhà. Có thể thấy, phương pháp này tuy đáp ứng được nhu cầu về sự tiện lợi, kinh tế nhưng không thể đảm bảo về độ hiệu quả cũng như an toàn. Để quá trình lấy cao răng diễn ra tốt hơn, ta nên lựa chọn nha khoa uy tín xử lý. Với mỗi năm lấy cao răng và kiểm tra định kỳ 2 lần, sức khỏe răng miệng sẽ được kiểm soát tốt.;;;;; Dụng cụ lấy cao răng tại nhà là một loại thiết bị được thiết kế để giúp loại bỏ mảng bám và vết ố trên bề mặt răng một cách tự nhiên, thường gồm những cọ nhỏ. Dụng cụ này được quảng cáo như một cách hiệu quả để duy trì sự sạch sẽ và trắng sáng cho răng mà không cần đến phòng khám nha khoa. Tuy nhiên, hiệu suất thực tế và an toàn của chúng đôi khi có thể gặp nhiều ý kiến trái chiều. Việc sử dụng dụng cụ lấy cao răng tại nhà nên được xem xét cẩn thận và thảo luận với chuyên gia nha khoa để đảm bảo rằng nó phù hợp và an toàn cho sức khỏe răng của bạn. Dụng cụ để lấy vôi răng có thực sự hiệu quả là câu hỏi của nhiều người Tự ý sử dụng máy cạo vôi răng tại nhà là một quyết định cần cân nhắc. Tự lấy cao răng tại nhà buộc người dùng phải có sự hiểu biết đúng về cách lấy cao răng. Mặc dù các máy cạo vôi răng có thể hứa hẹn loại bỏ mảng bám và giữ răng sáng trắng, nhưng việc này cũng có thể mang theo những rủi ro tiềm ẩn. Một số người có thể gặp vấn đề như tổn thương nướu, nhạy cảm răng, hoặc chảy máu nướu khi tự ý sử dụng máy cạo vôi răng không đúng cách. Hơn nữa, việc lựa chọn sai loại máy hoặc sử dụng nó quá mạnh có thể gây hại cho men răng và nướu. Trước khi quyết định tự ý sử dụng máy cạo vôi răng tại nhà, nên thảo luận với bác sĩ nha khoa để đảm bảo rằng phương pháp này phù hợp với tình trạng sức khỏe răng của bạn và không gây tổn thương không mong muốn. Chăm sóc răng đúng cách là chìa khóa để duy trì sức khỏe nướu và răng trong tình trạng tốt nhất. 3. Ưu nhược điểm khi lấy cao răng tại nha khoa và mua máy lấy cao răng tại nhà 2.1 Ưu nhược điểm khi dùng dụng cụ lấy vôi răng Tự lấy cao răng bằng máy tại nhà mang lại sự thuận tiện, giúp tự chăm sóc răng linh hoạt mà không cần đến phòng nha. Tuy nhiên, việc này cũng đồng nghĩa với những rủi ro tự y tế khi không thực hiện đúng cách. Sự hiểu biết về kỹ thuật và an toàn y tế của người thực hiện lấy cao răng là rất quan trọng để tránh tổn thương nướu, răng, hay tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Tuy tự lấy cao răng có thể tiết kiệm thời gian và chi phí, nhưng không nên thay thế cho các lần lấy cao răng chuyên nghiệp tại nha khoa. Chuyên gia nha khoa có kiến thức sâu rộng và công cụ chính xác để đối phó với vấn đề nướu và cao răng. Sử dụng máy cạo vôi răng không đúng cách có thể tăng nguy cơ làm hại cho men răng, làm giảm sự chống chọi của răng với vi khuẩn và acid. 2.2 Ưu nhược điểm khi lấy cao răng tại phòng khám nha khoa Phương pháp hiệu quả nhất để loại bỏ cao răng là thăm các phòng nha chuyên nghiệp. Tại đây, các mảng bám trên răng bạn sẽ được loại bỏ hoàn toàn, đồng thời quy trình lấy cao răng được thực hiện một cách an toàn, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng. Lấy cao răng tại phòng nha khoa rất đơn giản và hiệu quả Với đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn, cùng với sự hỗ trợ của thiết bị và dụng cụ hiện đại, quá trình lấy vôi răng tại các phòng nha khoa được thực hiện như một thủ thuật đơn giản. Việc lấy cao răng tại phòng khám sẽ giúp bạn khôi phục hàm răng trắng sáng và sạch sẽ một cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm thời gian. Nhờ sự tiện lợi, máy cạo vôi răng tại nhà đang trở thành lựa chọn phổ biến. Tùy thuộc vào từng thương hiệu, mỗi loại máy có cách sử dụng khác nhau, nhưng có những bước cơ bản như sau: Việc sử dụng dụng cụ lấy cao răng tại nhà đòi hỏi một quy trình cẩn thận và đúng đắn để đảm bảo hiệu quả và an toàn. Dưới đây là hướng dẫn cơ bản về cách sử dụng dụng cụ lấy cao răng tại nhà: Chuẩn bị – Rửa tay thật sạch trước khi bắt đầu. – Chuẩn bị dụng cụ lấy vôi răng Sử dụng máy trước gương – Nhẹ nhàng cọ chải lên bề mặt của răng theo các đường chéo, hướng từ góc nướu xuống đỉnh răng. – Tập trung vào các khu vực có mảng bám và vết ố. Điều chỉnh áp lực: Không nên áp dụng áp lực quá mạnh để tránh tổn thương nướu và men răng. Tuy cách sử dụng máy lấy cao răng khá đơn giản, nhưng như đã đề cập phía trên, viêc lấy cao răng tại nhà không được các bác sĩ khuyến khích. Nên đến các phòng khám nha tin cậy để được bác sĩ thực hiện công việc này cho bạn. Nếu không dùng đúng cách, những loại máy lấy cao răng có thể gây ảnh hưởng không tốt 3. Lời khuyên để cao răng hạn chế xuất hiện Để hạn chế tình trạng cao răng và duy trì sức khỏe răng tốt, dưới đây là một số lời khuyên: Chăm sóc hàng ngày: – Chải răng đúng cách ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride. – Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch giữa các kẽ răng. Hạn chế thức ăn và đồ uống có đường: – Giảm tiêu thụ thức ăn và đồ uống có đường để giảm nguy cơ tạo ra axit và mảng bám. – Hạn chế việc ăn đồ ngọt giữa các bữa chính. Điều trị sớm các vấn đề răng|: Thăm bác sĩ nha khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề răng, như sâu răng hay viêm lợi. Hạn chế thức ăn và đồ uống chứa nhiều axit: Tránh tiêu thụ quá mức thức ăn và đồ uống có thể tạo ra axit, như nước ngọt có ga và các đồ uống có chứa axit. Uống nước sau mỗi bữa ăn để giúp loại bỏ mảng bám và cân bằng độ pH trong miệng. Thăm khám nha khoa định kỳ Bằng cách tuân thủ những lời khuyên trên, bạn có thể giúp bảo vệ răng khỏi tình trạng cao răng và duy trì nụ cười khỏe mạnh. Trên đây là những thông;;;;;Tự lấy cao răng tại nhà luôn là chủ đề được mọi người quan tâm, nhất là khi cao răng là thủ phạm khiến răng chúng ta mất thẩm mỹ và có nhiều nguy cơ bệnh lý. Thế nhưng, không phải ai cũng biết cách loại bỏ cao răng phù hợp và đúng cách. Chính bởi thế, mọi người thường sử dụng những cách được chia sẻ trên mạng để áp dụng cho bản thân nhưng không hiểu hết về khả năng hiệu quả của chúng. 1. Cao răng và muôn vàn cách hướng dẫn tự lấy cao răng ở nhà 1.1. Cao răng cùng những bất tiện và nguy hiểm tiềm tàng Những vệt màu vàng, nâu thậm chí là màu đen bao bọc quanh răng là hình cảnh cao răng ám ảnh rất nhiều người. Cao răng là lớp màng cứng lắng cặn hình thành từ muối vô cơ canxi cacbonat và photphat phối hợp với vi khuẩn, các cặn mềm như mụn thức ăn, chất khoáng trong môi trường miệng, xác chết các tế bào biểu mô. Bên cạnh đó, sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu làm cho cao răng từ màu vàng nhạt có thể trở thành nâu đỏ hoặc đen. Thêm vào đó, cao răng với chúng ta rất khó lấy. Nhiều người dùng gỗ, dùng dao cạy mà cũng không được. Tình trạng cao răng tích tụ khiến răng bị đổi màu, nhìn mất thẩm mỹ là điều mà nhiều người phải gánh chịu. Không chỉ thế, cao răng còn là nguồn gốc gây nhiều vấn đề cho răng miệng như: chảy máu chân răng, hôi miệng, ê buốt răng, viêm nha chu, thậm chí là lây lan viêm nhiễm sang các cơ quan lân cận như amidan, xoang, họng,… Cao răng gây mất thẩm mỹ và ẩn chứa nhiều bệnh lý răng miệng 1.2. Ngày càng nhiều cách hướng dẫn lấy cao răng tại nhà Với việc ảnh hưởng đến răng miệng cũng như chức năng nhai cắn của răng, cao răng là một trong những vấn đề cần được quan tâm và xử lý gấp. Thêm vào đó, việc ảnh hưởng đến thẩm mỹ là điều rất dễ thấy khiến chúng ta luôn tìm cách loại bỏ cao răng. Tuy nhiên, hầu hết các cách làm được thực hiện nhiều nhất hiện nay là những cách được chia sẻ trên mạng với tiêu đề “lấy cao răng tại nhà”. Tổng hợp những cách lấy cao răng tại nhà hiện nay đang được nhắc đến có thể liệt kê như sau: – Sử dụng kem đánh răng hoặc nước súc miệng đặc biệt để đánh bật cao răng ra ngoài. – Dùng các phương pháp kết hợp khi đánh răng như: thêm bột baking soda, thêm đường, thêm vừng, lạc,.. để loại bỏ cao răng. – Dùng các cách dân gian, đặc biệt là việc sử dụng nước lá, trà đem súc miệng. Nhiều người cũng tin rằng vỏ chuối, vỏ cam cũng có thể làm cao răng bong ra. – Dùng các sản phẩm có tính axit mạnh như chanh, giấm. .. để súc miệng hoặc đánh răng. – Dùng máy để tự thực hiện cạo cao răng tại nhà Bên cạnh đó, còn rất nhiều những cách khác như đánh răng bằng đường nâu, bằng dầu oliu,… hay các nguyên liệu trong nhà bếp khác cũng được cho là có tác dụng với việc đẩy lùi cao răng. 3. Đánh giá các cách tự lấy cao răng tại nhà Việc sử dụng các cách lấy cao răng tại nhà được chia sẻ khá nhiều, thế nhưng, thực tế những cách này lại hầu như chưa được kiểm chứng. 3.1. Đánh giá về các sản phẩm nước súc miệng, kem đánh răng tẩy cao răng Rất nhiều lại kem đánh răng hoặc nước súc miệng hiện này được quảng cáo rầm rộ với công dụng đánh bật cao răng. Thế nhưng, thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp cao răng lâu ngày và khó, ngay đến cả việc dùng máy siêu âm cạy đã khó, thì việc sử dụng kem đánh răng hay nước súc miệng để làm nong, rơi cao răng là không thể. Nhiều người sử dụng kem đánh răng đặc biệt nhằm tự tẩy cao răng tại nhà Thêm nữa, nếu các sản phẩm này có khả năng làm các mảng bám do các yếu tố ngoại lai như thức ăn, cà phê,… bong tróc, chứ chưa nói đến cao răng, thì chứng tỏ thành phần hóa chất trong các phẩm này rất lớn, dễ các nguy cơ ảnh hưởng đến niêm mạc hầu họng cũng như các tổ chức khác. Theo các chuyên gia, các sản phẩm này đang thổi phồng công dụng của sản phẩm. Đây cũng là xu hướng chung trong quảng cáo các sản phẩm răng miệng hiện nay. 3.2. Đánh giá các mẹo tẩy cao răng Với các cách kết hợp thêm baking soda, đường, lạc, dầu oliu, dầu dừa,… trong việc vệ sinh răng miệng cũng là cách loại bỏ cao răng không hiệu quả. Các chuyên gia cho biết, các hình thức này có thể hỗ trợ giúp răng sáng hơn, sạch hơn, hoặc phòng ngừa tình trạng cao răng tiến triển nhanh. Nhưng với việc làm rơi hoặc tẩy cao răng là rất khó. Cũng tương tự như thế, các cách dùng nước lá, nước chè hay vỏ trái cây đều không thể giúp tẩy cao răng cho chúng ta. Các chuyên gia cũng nhận định rằng, nếu các mẹo này thực sự có tác dụng, thì chúng có thể thay thế dùng hằng ngày và sự ra đời của kem đánh răng cũng như các sản phẩm làm sạch răng miệng có lẽ đã không hình thành. 3.3. Đánh giá máy tẩy cao răng tại nhà Có một số loại máy được cho biết đến là có tác dụng tẩy cao răng tại chỗ mà không cần phải đến nha khoa. Chi phí cho các máy lấy cao răng khá lớn và có một số chức năng để không gây ảnh hưởng đến nướu lợi bằng cảm ứng. Với những thiết bị này, các chuyên gia cho biết, nếu bạn có đủ kỹ năng và dụng cụ để lấy cao răng tại nhà, đó là điều rất tốt. Tuy nhiên, cũng cần chú ý là, cao răng tập trung lớn ở cả trên và dưới lợi, và ở trong các kẽ răng. Do đó, kỹ thuật để làm sạch cao răng không hề đơn giản. Với các máy lấy cao răng hiện nay trên thị trường, chưa xét đến hiệu quả thì sự tác động trên răng của các máy này đang hầu như chỉ ở các mặt dễ thấy. Do đó, việc tự lấy cao răng không toàn diện như khi đến các nha khoa. Sử dụng máy lấy cao răng chỉ là một phần trong quá trình chăm sóc và lấy cao răng;;;;;Bằng các phương pháp lấy cao răng sóng siêu âm, người bệnh giờ đây có thể làm sạch răng nhẹ nhàng, không lo vấn đề mòn răng, răng nhanh xỉn màu cũng như những hiện tượng tai nạn khi lấy cao răng thông thường. Hãy cùng tìm hiểu về máy sóng siêu âm lấy cao răng để an tâm tái khám, lấy cao răng định kỳ cho bản thân cũng như loại bỏ cao răng, phòng ngừa bệnh lý răng miệng. 1. Cao răng và những phương pháp truyền thống khi lấy cao răng 1.1. Cao răng Cao răng được biết đến là thủ phạm khó tiêu diệt và trong danh sách hàng đầu khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với những vấn đề như: xấu hổ vì răng có màu, hôi miệng, chảy máu chân răng, sâu răng, ê buốt, viêm nướu lợi, viêm nha chu,… Đó là tập hợp từ muối vô cơ canxi photphat cùng vụn thức ăn, vi khuẩn, nước bọt, các yếu tố môi trường khoang miệng hình thành lớp màng bám chắc quanh răng, ở vị trí trên và dưới nướu. Lớp mảng này ngày càng đậm và rõ nét, thường có màu vàng ngà, nâu đồng hoặc đen gây mất thẩm mỹ. Việc vệ sinh kém là nguyên nhân hàng đầu gây cao răng Việc loại bỏ cao răng là một trong những kỹ thuật nha khoa đã có từ lâu, nhằm lấy hết lớp cao răng khỏi răng (cả vị trí nhìn thấy cũng như vị trí cao răng trong nướu), từ đó giúp răng trắng sáng, không còn tích tụ vi khuẩn, phòng tránh các bệnh lý răng miệng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho biết, những người vệ sinh răng miệng tốt cũng hạn chế nguy cơ bị các vấn đề như viêm họng viêm amidan, viêm mũi xoang hơn những người khác. Chính vì thế, lấy cao răng từ trước đến nay luôn là bước cần thiết để bảo vệ sức khỏe. 1.2. Nhiều phương pháp lấy cao răng trong nha khoa Với vai trò và tác dụng to lớn như thế, việc lấy cao răng luôn được giới y học và nha khoa chú ý. Ngay từ ban đầu, việc sử dụng các sản phẩm làm trắng đã được đầu tư nghiên cứu. Tuy nhiên, với độ bám chắc của cao răng, hầu như không có sản phẩm lành tính, an toàn nào có thể loại bỏ cao răng. Chính vì thế, những tác động vật lý đã được hướng đến nhằm loại bỏ trực tiếp cao răng hình thành. Bộ dụng cụ lấy cao răng gồm các dụng cụ như: thiết bị đo túi lợi, gương soi miệng chống sương mù, bộ cây cạo răng, kẹp gắp răng nha khoa. Các dụng cụ này nhằm có thể nhìn và tác động trực tiếp đến mọi vị trí cao răng tồn tại, và dùng lực từ nha sĩ để cạy cao răng. Các làm này được coi là có thể tác động trực tiếp vào nhiều vị trí khó của răng, nhưng vẫn có thể làm làm sạch tốt các mảng cao răng giữa hai răng. Đồng thời, lấy cao răng trực tiếp bằng tay như thế này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro: nguy cơ tai nạn cho răng lợi khi đang thực hiện, hoặc việc tạo hình răng trở nên nhám, không còn trơn mượt. Các dụng cụ thường dùng trong việc lấy cao răng Phương pháp thổi cát sau đó ra đời dùng lực phun cát đẩy các phân tử cao răng ra khỏi vị trí đang dính bám. Cách này cũng là một bước tiến đáng ghi nhận trong việc phát triển kỹ thuật lấy cao răng. Tuy nhiên, vẫn mang nhược điểm dễ làm bề mặt răng hỏng, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động và gây sâu răng. Nhiều phương pháp cạo, nạo cao tiếp theo ra đời đánh dấu những đầu tư mới trong nghiên cứu về giải pháp làm sạch cao răng. Trong đó, có cả những thiết bị cầm tay được giới thiệu giúp chúng ta có thể tự vệ sinh răng miệng và loại bỏ mảng bám nếu có kỹ thuật đúng cách. 2. Sóng siêu âm lấy cao răng hiệu quả và nhanh chóng Sóng siêu âm là phương pháp hiện đại đang được khuyến khích sử dụng trong việc lấy cao răng. Phương pháp này sử dụng mức sóng âm tạo độ rung tác động lên bề mặt răng, làm bong tróc cao răng và các mảng bám theo vị trí mong muốn, kể cả các khu vực kẽ răng. Phương pháp sóng siêu âm lấy cao răng có nhiều ưu điểm: – Dùng sóng âm phá vỡ liên kết mảng bám và cao răng, làm sạch hiệu quả và an toàn. – Thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho mọi bệnh nhân và cả nha sĩ thực hiện. – Hạn chế xâm lấn và không gây tổn thương cho nướu lợi cũng như các niêm mạc xung quanh. – Nhẹ nhàng, dễ chịu, không gây ê buốt hay chảy máu – Hạn chế tình trạng tái bám của mảng bám và cao răng sau khi lấy cao răng. Chính bởi những ưu điểm vượt trội này mà hiện nay, tại các bệnh viện hàng đầu đều đang thực hiện kỹ thuật lấy cao răng bằng phương pháp sóng siêu âm. Tùy theo công nghệ sản xuất mà việc sử dụng thiết bị có thể có chút khác biệt, nhưng nhìn chung đều có có chế và thể hiện được ưu thế trong việc lấy cao răng. Quy trình lấy cao răng sóng siêu âm Quy trình lấy cao răng cơ bản tại bệnh viện được tiến hành như sau: – Thăm khám cơ bản, kiểm tra sức khỏe răng miệng, xác nhận tình trạng răng miệng và kết luận việc lấy cao răng. Có nhiều trường hợp sẽ không phù hợp cho việc lấy cao răng. Do đó, việc thăm khám ban đầu này rất quan trọng. – Sát khuẩn khoang miệng – Gây tê tại chỗ cho bệnh nhân nếu cần thiết. Tuy nhiên, phương pháp sóng siêu âm được đánh giá là an toàn và nhẹ nhàng cho bệnh nhân. Vì thế, hầu như các trường hợp lấy cao răng bằng sóng siêu âm không sử dụng đến việc gây tê. – Sử dụng máy sóng siêu âm với từng răng và ở tất cả các vị trí, dù là các vị trí khó để đảm bảo việc lấy cao răng được triệt để và sạch sẽ. – Bơm rửa vệ sinh bề mặt răng, chân răng và rãnh lợi nhằm làm sạch và giảm sự chảy máu. – Đánh bóng bề mặt răng và chân răng sau các thao tác vệ sinh. Sau khi thực hiện lấy cao răng, bệnh nhân nên hạn chế ăn các đồ dầu mỡ, dính bám ở giai đoạn đầu. Đồng thời, cần tuân thủ việc vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế sự trở lại của cao răng. Bên cạnh đó, nên khám nha khoa định kỳ và lấy cao răng sóng siêu âm 6 tháng 1 lần để luôn đảm bảo vấn đề răng miệng cho bản thân.;;;;;phòng tránh các bệnh răng miệng Cao răng là mảng bám cứng đầu thường tồn tại giữa các kẽ răng, chân nướu. Bạn hoàn toàn nên lấy cao răng, bởi nếu không thực hiện định kỳ, sức khỏe răng miệng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng như: Lấy cao răng chính là thủ thuật nha khoa đơn giản được thực hiện bằng công nghệ làm sạch, giúp đánh bật các mảng bám cứng đầu, ngăn chặn những ảnh hưởng xấu mà cao răng gây nên. Vì vậy, phương pháp này sẽ đem đến những ảnh hưởng tích cực lên sức khỏe răng miệng, giúp răng sạch, chắc khỏe hơn, ngăn ngừa các bệnh về răng. Lấy cao răng là biện pháp làm sạch sâu rất an toàn, không xâm lấn lên bề mặt răng. Toàn bộ quá trình chỉ lấy đi vôi răng và mảng bám mà không làm răng yếu đi như nhiều người e ngại. Nhìn chung, lấy cao răng sẽ không gây nên ảnh hưởng xấu nếu được thực hiện đúng cách. LƯU Ý: Để không lấy cao răng sai cách và gây những ảnh hưởng xấu, có một vài lưu ý khi lấy cao răng cho một số đối tượng đặc biệt sau: 2.1. Đối với trẻ em dưới 10 tuổi Khi này các em còn quá nhỏ, răng sữa rụng chưa hết, răng vĩnh viễn mới hình thành. Vì thế mà khi lấy cao răng, việc rung lắc và sử dụng các bước sóng có thể khiến răng mới nhú mọc lệch. Do đó, trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng không nên lấy cao răng. 2.2. Người có bệnh lý răng miệng Lấy cao răng có ảnh hưởng gì không với đối tượng như răng sâu, viêm tủy,…là hoàn toàn có thể gây đau nhức, chảy máu. Bởi vì răng miệng đã bj tổn thương thì không thể tránh đau nhức được, đặc biệt khi lấy cao răng. 2.3. Phụ nữ có thai Việc lấy cao răng trong thời kỳ mang bầu vẫn là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, đối tượng này nên thực hiện lấy cao răng vào 3 tháng giữa thai kỳ (tháng thứ 4,5,6) và tránh 3 tháng đầu, 3 tháng cuối để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe mẹ và bé! 3. Lấy cao răng tại phòng khám nha khoa uy tín Việc lấy cao răng được chứng nhận là cách để phòng ngừa bệnh lý răng miệng hữu hiệu. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện phương pháp này tại địa chỉ nha khoa uy tín để quá trình lấy cao răng diễn ra an toàn, thuận lợi, không gây ảnh hưởng xấu. Các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện lấy cao răng một cách nhẹ nhàng, cẩn thận, đảm bảo không có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng khách hàng. Không chỉ đầu tư mạnh về trang thiết bị, công nghệ, chúng tôi còn đặc biệt chú trọng khâu vô trùng và tuân thủ chặt chẽ quy trình chống nhiễm khuẩn theo tiêu chuẩn Sở Y tế. Mỗi người bệnh được khám – điều trị với một bộ dụng cụ riêng – đã được vệ sinh và vô trùng. Bên cạnh đó, tất cả thiết bị máy móc đều được vệ sinh vô trùng ngay sau khi sử dụng như vô trùng dụng cụ, vô trùng tay khoan,vô trùng ghế máy… Tất cả không nhằm mục đích gì khác ngoài loại việc bỏ mọi nguy cơ nhiễm khuẩn, đảm bảo chất lượng thực hiện cho người bệnh.