question_id
stringlengths
10
14
question
stringlengths
7
207
positive_context_id
stringlengths
5
9
positive_context
stringlengths
24
8.17k
hard_negative_ids
stringlengths
56
65
hard_negatives
stringlengths
201
34.8k
question_100
Các bệnh đường ruột và triệu chứng
doc_100
Bệnh đường ruột là loại bệnh phố biến hiện nay, có liên quan đến đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới chế độ ăn uống, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu về các bệnh đường ruột và triệu chứng cụ thể, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp. XEM THÊM: Hội chứng kém hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột Nguyên nhân gây bệnh đường ruột Các bệnh đường ruột và triệu chứng Trào ngực axit dạ dày là tình trạng bệnh mà ở đó thức ăn hoặc chất lỏng di chuyển từ dạ dày vào thực quản do cơ vòng thực quản dưới không kín. Triệu chứng của trào ngược axit dạ dày bao gồm: ợ nóng, ợ chua và khó nuốt, buồn nôn và nôn. Nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm loét, gây tổn thương ở răng và thực quản. Trào ngược axit dạ dày là một trong những bệnh ở đường tiêu hóa thường gặp Trào ngược axit dạ dày có thể gặp ở hầu hết mọi người nhưng nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao là phụ nữ mang bầu, người thừa cân và người trên 40 tuổi. Loét dạ dày tá tràng là vết loét hình thành từ niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần trên của ruột non). Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng là do vi khuẩn HP – một loại vi khuẩn cư trú trong lớp niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP được lây truyền chủ yếu qua ăn uống chung đụng với người mắc bệnh ở dạ dày. Ngoài vi khuẩn này ra thì các yếu tố khác như di truyền, hút thuốc lá, uống rượu, căng thẳng cũng có thể gây loét dạ dày tá tràng. Các loại thuốc kháng viêm không steroid như ibprofen hay axetylsali cũng có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng, người bệnh sẽ có các triệu chứng như đau bụng, chán ăn, buồn nôn, sút cân. Đây là một loại bệnh về đường ruột, thường có triệu chứng đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Theo nghiên cứu, phụ nữ có khả năng mắc hội chứng ruột kích thích cao gấp 2 lần so với nam giới. Và hội chứng này thường gặp nhiều ở tuổi vị thành niên và giai đoạn bắt đầu trưởng thành. Mời bạn đọc: Biểu hiện của hội chứng ruột kích thích Người bệnh không được chủ quan khi có bất cứ dấu hiệu gì ở đường ruột Khi cơ thể thiếu hụt loại enzyme lactose sẽ khó hấp thụ được đường lactose có trong sữa và các sản phẩm của sữa. Việc không dung lạp lactose gây ra các biểu hiện ở đường ruột như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn. Theo nghiên cứu, ước tính có khoảng 70% dân số thế giới gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose. Hội chứng này thường xảy ra trẻ em hoặc cuối thời kỳ dậy thì. Hội chứng này có thể chỉ xảy ra ở một giai đoạn nhất định, và không kéo dài. Cách xử trí các bệnh lý ở đường ruột Có nhiều bệnh xảy ra ở đường ruột nhưng nhiều người còn chủ quan không đi khám và điều trị sớm ngay khi mới xuất hiện triệu chứng. Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí biến chứng nguy hiểm trong đó có các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe Chính vì thế, khi có vấn đề ở đường ruột, người bệnh cần đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh, loại bệnh cụ thể để từ đó đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Ngoài việc dùng thuốc điều trị bệnh, người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng sức khỏe.
doc_15577;;;;;doc_9096;;;;;doc_58531;;;;;doc_11880;;;;;doc_53489
Nhận biết các dấu hiệu bệnh đường ruột rất quan trọng trong việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý này. Hiện nay nhóm các bệnh đường ruột rất phổ biến, gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng xấu tới chất lượng sống của người bệnh. Nhận biết các dấu hiệu bệnh đường ruột rất quan trọng trong việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý này. Dấu hiệu bệnh đường ruột đặc trưng – Thường xuyên cảm thấy khó tiêu. – Đi đại tiện rất ít – Đau thắt ruột khi ăn vào hay khi đi tiêu – Đau khớp, căng cơ hay mắc phải các vấn đề về da – Bị tiêu chảy – Bị táo bón – Buồn nôn, nôn mửa – Hay bị ợ nóng, đầy hơi, ợ hơi, trào ngược dịch dạ dày – Ngứa cổ, viêm họng – Đi ngoài ra máu. Thường xuyên cảm thấy khó tiêu là một trong các dấu hiệu bệnh đường ruột đặc trưng. Nguyên nhân gây bệnh đường ruột – Do tuổi tác. Trẻ em và người già dễ mắc bệnh hơn các lứa tuổi khác do độ toan của dạ dày thấp và tình trạng miễn dịch cơ thể họ yếu hơn những người trưởng thành khỏe mạnh. – Do ảnh hưởng của các vấn đề như: Người từng bị cắt bỏ một phần dạ dày, những người bị suy giảm miễn dịch khi mắc các bệnh ung thư hay xơ gan… – Do lây nhiễm vi khuẩn theo đường tiêu hóa do thức ăn bị ô nhiễm. Các yếu tố gây nhiễm khuẩn thực phẩm bao gồm: môi trường ô nhiễm (sông hồ, không khí bị ô nhiễm). Nguồn nước ăn không bảo đảm an toàn vệ sinh. – Vệ sinh cá nhân không đầy đủ và không đúng cách: không rửa tay xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi lao động hoặc đi đường. – Ăn các thực phẩm để ôi thiu, đồ ăn tái sống, thức ăn bị ruồi nhặng, chuột bọ gặm nhấm. Do đó, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn Shigella gây bệnh lỵ trực khuẩn cấp; trực khuẩn Salmonella gây bệnh thương hàn và nhiễm độc ăn uống; phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae gây bệnh tả. Đi khám chuyên khoa Tiêu hóa sớm tại bệnh viện uy tín khi nhận thấy có dấu hiệu bệnh đường ruột Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột Ăn uống hợp vệ sinh Vệ sinh thân thể, đặc biệt là bàn tay cẩn thận, đúng cách. Chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn, nấu chín thức ăn. Không ăn đồ ăn đã để lưu cữu, bị ôi thiu Chọn nguyên liệu thực phẩm cẩn thận. Giữ sạch sẽ môi trường sống, các đồ dùng nhà bếp và đồ đựng thức ăn. Khám định kì thường xuyên 6 tháng/lần để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đi khám chuyên khoa Tiêu hóa sớm tại bệnh viện uy tín khi nhận thấy có dấu hiệu bệnh đường ruột và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trên đây là những dấu hiệu bệnh đường ruột giúp bạn có thể nhận biết và sớm phát hiện bệnh từ khi mới chớm xuất hiện và ở giai đoạn nhẹ. Nhóm bệnh này không thể bị xem thường. Nếu để bệnh kéo dài và trở nặng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, việc điều trị cũng khó khăn hơn rất nhiều. XEM THÊM: Chữa bệnh đường ruột kém Mẹo chữa bệnh đường ruột;;;;;Bệnh đường ruột rất phổ biến, tấn công mọi đối tượng và không phân biệt tuổi tác. Nhận biết triệu chứng các bệnh đường ruột thường gặp sẽ giúp bạn dễ dàng điều trị và phòng ngừa chúng hơn. 1. Tại sao bệnh đường ruột lại rất phổ biến Theo cấu tạo, đường ruột bao gồm hai phần chính là ruột non và ruột già. Đường ruột đảm nhiệm vai trò tiêu hóa, hấp thu dưỡng chất, đồng thời lưu trữ và đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thế. Do là cơ quan tiếp xúc với nhiều thức ăn và chất thải nên đường ruột có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh. 2. 4 căn bệnh đường ruột thường gặp, gây ảnh hưởng đến sức khỏe 2.1. Viêm đường ruột – bệnh lý tiêu hóa thường thấy Viêm đường ruột là tình trạng viêm ở ruột do vi khuẩn và virus gây ra. Căn bệnh này được chia làm 2 dạng chính là viêm ruột kết (đại trực tràng) gây loét và bệnh crohn (thường xảy ra ở ruột non). Trong đó, crohn là bệnh khá nguy hiểm khi các vết viêm loét có thể ăn sâu vào thành ruột. Khi bị viêm ruột, người bệnh thường có các biểu hiện: – Tiêu chảy kéo dài 2 đến 3 ngày hoặc hơn tùy theo mức độ bệnh. – Số lần đi ngoài rất nhiều (>10 lần/ngày) dẫn đến cơ thể mất nước, tụt huyết áp, tim đập nhanh… – Người bệnh cũng có thể bị táo bón, đây có thể là kết quả của sự tắc nghẽn trong ruột. – Ngoài ra, người bệnh còn có các triệu chứng như ăn kém, sốt, sụt cân, mệt mỏi… Viêm đường ruột là bệnh tiêu hóa khá thường gặp 2.2. Nhiễm trùng đường ruột – bệnh liên quan chặt chẽ đến thói quen ăn uống Nhiễm trùng đường ruột là căn bệnh đường tiêu hóa rất phổ biến, có nguyên nhân phần lớn đến từ thói quen ăn uống không đảm bảo hoặc sử dụng phải thực phẩm chứa vi khuẩn gây bệnh. Khi bị nhiễm trùng đường ruột, người bệnh có biểu hiện – Xuất hiện rối loạn tiêu hóa, lúc tiêu chảy lúc táo bón. Có thể bị tiêu chảy nặng gây ra mất nước với biểu hiện mệt mỏi, môi khô, mắt trũng sâu… – Người bệnh bị đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, có cảm giác đau co thắt ở bụng. – Cảm giác chán ăn, buồn nôn, ăn không ngon miệng do các rối loạn tiêu hóa gây ra. 2.3. Viêm đại tràng co thắt – bệnh đường ruột có xu hướng gia tăng Đây là tình trạng rối loạn chức năng đại tràng nhưng không tìm thấy tổn thương khi nội soi. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khi bị viêm viêm đại tràng co thắt, người bệnh thường có các biểu hiện: – Người bệnh bị đau bụng, cơn đau có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, không kéo dài quá lâu. Cơn đau bụng có thể giảm đi sau khi đi đại tiện. – Gặp phải các rối loạn đại tiện: thường là tiêu chảy hoặc táo bón, hai triệu chứng này đan xen xuất hiện. – Ngoài ra người bệnh bị chướng bụng, đầy hơi, có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng nên dễ nhầm lẫn với các bệnh dạ dày. Bệnh đường ruột hầu hết đều gây ra triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa 2.4. Viêm loét dạ dày tá tràng – Bệnh đường ruột rất phổ biến Viêm loét dạ dày tá tràng được đặc trưng bởi các tổn thương ở niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh là do vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) hoặc do lạm dụng thuốc kháng sinh và thói quen ăn uống, sinh hoạt không phù hợp. Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng người bệnh có biểu hiện: – Vùng thượng vị có cảm giác bỏng rát, đau âm ỉ nhất là vào ban đêm hoặc khi bụng đói. Cơn đau thượng vị có thể kéo dài trong vài giờ, vài ngày hoặc lâu hơn. – Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác như ợ nóng, ợ hơi, đầy bụng, nôn và buồn nôn, chán ăn… Bạn nên đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu: – Người bệnh xuất hiện triệu chứng tiêu chảy 3-4 ngày không đỡ dẫn đến mất nước với biểu hiện khô miệng, tiểu ít, da nhăn nheo… – Cơ thể sốt cao hơn 39 độ C. – Đi ngoài quan sát thấy máu lẫn trong phân. Với các trường hợp rối loạn tiêu hóa nhẹ, người bệnh có thể điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt để cải thiện các triệu chứng của bệnh Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nghiêm trọng, liên quan đến các bệnh lý về đường ruột như nhiễm khuẩn, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng co thắt… thì bạn nên nhanh chóng thăm khám chuyên khoa tiêu hóa. Sau khi được chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây ra bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường đối với các bệnh đường ruột, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc để tiêu diệt vi khuẩn HP (nếu có), điều trị viêm và ngăn ngừa các triệu chứng. Lưu ý: Bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng thuốc dùng để tránh gây kháng thuốc hoặc các tác dụng phụ không mong muốn. Nội soi tiêu hóa giúp phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả bệnh đường ruột 4. Phòng ngừa và các thiện các bệnh đường ruột Các bệnh đường ruột hầu hết có nguyên nhân do nhiễm vi khuẩn HP hoặc xuất phát từ thói quen và chế độ ăn uống không phù hợp. Do đó, muốn phòng ngừa bệnh, chúng ta cần: – Bổ sung vào thực đơn nhiều rau củ quả tươi, giàu chất xơ, sữa chua để giúp kích thích tiêu hóa, làm sạch đường ruột – Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lý, hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều đường, nhiều muối hoặc nhiều dầu mỡ. – Không nên ăn quá no, không nên nhịn ăn sáng, không nên ăn đêm, nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, nhai kỹ ăn chậm, đảm bảo uống đủ nước trong ngày. – Không nên tiêu thụ đồ uống chứa cồn hay chất kích thích như rượu bia, nước ngọt có ga. – Có thể làm sạch đại tràng định kỳ bằng nước ép táo, nước chanh, tẩy giun… – Ngủ đủ giấc, đúng giờ, tăng cường vận động, rèn luyện thể chất, tránh xa căng thẳng. – Thực hiện nội soi tiêu hóa định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ. Đường ruột là một trong những cơ quan dễ gặp vấn đề nhất của cơ thể chỉ đứng sau đường hô hấp. Bệnh đường ruột cũng gây ra nhiều phiền toái và cả những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng. Do vậy, trang bị thông tin về các bệnh đường ruột giúp bạn có cách xử lý phù hợp để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.;;;;; Viêm đường ruột được chia làm 2 loại đó là bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn Viêm đường ruột là căn bệnh đe dọa nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Căn bệnh này được chia làm 2 loại đó là bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn. Mặc dù căn bệnh này có nhiều đặc điểm chung về biểu hiện nhưng chúng lại có sự khác biệt khá lớn: – Bệnh viêm ruột kết gây loét: Là bệnh xảy ra ở ruột già, cụ thể thường là viêm đại tràng và viêm trực tràng. – Bệnh Crohn là bệnh thường ảnh hưởng đến phần cuối của ruột non. Tuy nhiên, bệnh không giới hạn ở khu vực này và có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của bộ máy tiêu hóa. Bệnh thường gây viêm và ăn sâu vào các lớp của thành ruột, sâu hơn nhiều so với viêm ruột kết gây loét. 2. Triệu chứng viêm đường ruột Tiêu chảy, táo bón,… là triệu chứng thường gặp khi viêm đường ruột Bệnh có thể nhận biết bằng một số biểu hiện như: – Tiêu chảy: Tiêu chảy là dấu hiệu dễ gặp trong cuộc sống khi ăn uống không đúng cách, tuy nhiên tiêu chảy diễn ra quá 2- 3 ngày thì có thể bạn đang mắc phải bệnh viêm ruột cấp. Nếu tiêu chảy quá nhiều sẽ dẫn đến mất nước, tim đập nhanh và tụt huyết áp. Việc tiếp tục mất một lượng máu nhỏ trong phân cũng có thể dẫn đến thiếu máu. – Táo bón: Đây cũng có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm ruột. Ở bệnh Crohn, táo bón xảy ra như một kết quả của sự tắc nghẽn một phần nào đó ở ruột. Ở bệnh viêm ruột kết dẫn đến loét, táo bón có thể là một trong những triệu chứng của viêm trực tràng, còn được gọi là viêm ruột thẳng. – Biểu hiện khác: Sốt, mệt mỏi, sụt cân cũng có thể xảy ra ở người bệnh viêm ruột do thiếu ăn và mất nước vì tiêu chảy và viêm ruột mạn tính. Bệnh thường có biểu hiện chung chung vì thế rất khó chẩn đoán vì chúng không có các triệu chứng rõ ràng. Chính vì thế muốn xác định bệnh sớm nhất bạn nên thực hiện những xét nghiệm cụ thể tại bệnh viện. Xét nghiệm máu có thể cho thấy các dấu hiệu của viêm hoặc các bất thường ở ống tiêu hóa. Sự gia tăng số tế bào bạch cầu và tỷ lệ lớp cặn có thể là triệu chứng của viêm đường ruột, cùng với sự giảm albumin, kẽm và magie trong máu.;;;;;Các bệnh đường ruột thường gặp rất đa dạng, trong đó phổ biến nhất có táo bón, trào ngược dạ dày, nhiễm trùng ruột, viêm loét đại tràng, nhiễm trùng đường ruột, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích, viêm loét dạ dày… 1. Top 10 các bệnh đường ruột phổ biến Một số bệnh đường ruột phổ biến, nhiều người mắc phải như táo bón, tiêu chảy, trào ngược… thường diễn ra trong thời gian ngắn và dễ kiểm soát nếu thay đổi lối sống và dùng thuốc. 1.1 Táo bón Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện, phân cứng hoặc khô, đi đại tiện ít hơn ba lần trong một tuần. Ngoài ra còn có thể có các triệu chứng như trướng bụng, chảy máu khi hoặc sau khi đi đại tiện. Nguyên nhân táo bón chủ yếu do ăn không đủ chất xơ, uống không đủ nước, sử dụng thuốc đặc trị, không vận động, stress… Việc tăng mức độ hormone trong thai kỳ cũng có thể xảy ra trong thai kỳ. Táo bón có thể tự khỏi bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Nếu bệnh không khỏi, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nhuận tràng để người bệnh dễ đi đại tiện. Đường tiêu hóa có thể gặp nhiều vấn đề khác nhau 1.2 Các bệnh đường ruột: Bệnh tiêu chảy Tiêu chảy là tình trạng đi cầu phân lỏng trên ba lần một ngày. Triệu chứng là bụng đau âm ỉ, mất nước, phân lỏng, nếu nhiều có thể bị chuột rút. Nguyên nhân có thể do thực phẩm, sử dụng thuốc kháng sinh hoặc bệnh đường ruột khác. Khi tiêu chảy, người bệnh nên uống nhiều nước để bù lượng nước bị mất. Nếu tình trạng không cải thiện thì bạn nên uống nước có hàm lượng natri cao như nước giải khát, nước canh. Tránh các loại sữa, trái cây, soda vì có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Biện pháp hữu ích khi tiêu chảy là dùng thuốc không kê đơn, tuy nhiên không áp dụng với trường hợp sốt cao hoặc ra máu. 1.3 Trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày xảy ra khi dịch vị tiêu hóa có chứa axit chảy ngược từ dạ dày vào thực quản do cơ trong thực quản mở ra và đóng lại không đúng lúc. Trào ngược axit dạ dày gây nên cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng hay còn gọi là ợ nóng. Có thể ngăn trào ngược bằng một số cách như ngủ kê cao đầu, ăn thành nhiều bữa trong ngày, bỏ hút thuốc, tránh thực phẩm tăng tiết axit… Ngoài ra còn một số loại thuốc không kê đơn cũng có thể giúp giảm các triệu chứng. 1.4 Các bệnh đường ruột thường gặp: Bệnh trĩ Bệnh trĩ xuất hiện do sự giãn hoặc phình đại quá mức các đám rối tĩnh mạch ở vùng mô quanh hậu môn, gây ngứa rát, đau đớn, khó chịu. Nguyên nhân gây ra trĩ có thể do thừa cân, mang thai, ngồi hoặc đứng trong thời gian dài hoặc táo bón. Bệnh trĩ có thể thuyên giảm bằng cách chườm lạnh, sử dụng kem bôi hoặc cần phẫu thuật để loại bỏ bệnh. Để ngăn ngừa trĩ, bạn nên bổ sung thêm chất xơ và chất lỏng vào chế độ ăn của mình. 1.5 Các bệnh đường ruột: Bệnh Crohn Bệnh Crohn hay viêm ruột từng phần là bệnh về đường tiêu hóa ảnh hưởng đến phần kết nối cuối ruột non với đầu đại tràng. Tuy nhiên, bệnh Crohn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào ở đường tiêu hóa. Hiện nay, Y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh Crohn. Theo nhiều bác sĩ, bệnh có yếu tố di truyền với triệu chứng thường gặp là đau bụng, tiêu chảy, chảy máu trực tràng, sốt, sụt cân. Cách điều trị là sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc ức chế miễn dịch hoặc phẫu thuật. Các bệnh tiêu hóa có thể gây đau đớn, khó chịu 2. Một số các bệnh đường ruột khác Một số rối loạn tiêu hóa thường gặp khác gồm: – Hội chứng ruột kích thích Phụ nữ trong độ tuổi 30-50 tuổi thường gặp hội chứng ruột kích thích gồm các triệu chứng chuột rút, đầy hơi, phân có nhầy… – Bệnh celiac: Người mắc bệnh celiac không thể dung nạp gluten – Protein được tìm thấy trong tự nhiên lúa mì, lúa mạch… Bệnh gây tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, đau bụng, đầy hơi… Đây là bệnh cần điều trị để tránh các nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như loãng xương, ung thư, thiếu máu… Cần tránh thực phẩm gluten trong chế độ ăn. – Viêm loét đại tràng: Một dạng khác của bệnh viêm ruột với các triệu chứng khá giống bệnh Crohn nhưng chỉ ảnh hưởng tới phần ruột già. Viêm loét xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn thức ăn và dưỡng chất là có hại và gây ra vết loét trong lớp lót ruột già. Nếu tiêu chảy có máu trong phân hoặc đau quặn bụng thì cần đến bệnh viện để điều trị. Người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát tình trạng. 3. Lợi ích khi khám sàng lọc bệnh đường ruột Để xác định bạn có vấn đề gì trong số các bệnh đường ruột, ngoài khám định kỳ, khi có dấu hiệu liên quan đến tiêu hóa bạn có thể đi khám tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị sớm. Tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 3.1 Phát hiện sớm các bệnh đường ruột nguy hiểm Rất nhiều bệnh tiêu hóa là tiền thân của nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư hậu môn… với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên tiền ung thư tiêu hóa vẫn có cơ hội chữa khỏi khi được phát hiện ở giai đoạn đầu. Khám sàng lọc giúp người bệnh cập nhật tình trạng đường tiêu hóa, phát hiện sớm dấu hiệu để được điều trị thích hợp. Thăm khám để phát hiện sớm các bệnh đường ruột 3.2 Chấm dứt khó chịu do bệnh tiêu hóa gây ra Khi đường tiêu hóa có vấn đề, sức khỏe tổng thể của người bệnh cũng bị ảnh hưởng. Hầu hết mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa, đặc biệt là người lớn tuổi. Điều này có thể làm trầm trọng các bệnh mãn tính khác. Việc chữa trị sẽ làm giảm sự khó chịu do bệnh tiêu hóa gây ra. 3.3 Được tư vấn về lối sống lành mạnh Hiện nay có rất nhiều người có lối sống thiếu khoa học như ăn không đúng giờ, ăn nhiều chất béo có hại, lười vận động… Thói quen này gây tổn hại các cơ quan hệ tiêu hóa mà người bệnh không hay biết. Khi khám sàng lọc, bác sĩ sẽ cho lời khuyên để người bệnh phòng tránh và kiểm soát bệnh tốt hơn.;;;;;Bệnh đường ruột là một trong những bệnh lý thường gặp và không gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên nếu không biết rõ nguyên nhân gây bệnh đường ruột, chúng ta sẽ không thể phòng ngừa bệnh. Các triệu chứng bệnh đường ruột kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Nguyên nhân gây bệnh đường ruột Bệnh đường ruột là những bệnh liên quan đến đường ruột. Khi đường ruột bị bệnh sẽ ảnh hưởng tới sự tiêu hóa thức ăn. Đường ruột có vấn đề cũng có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư đại trực tràng. Bệnh ở đường ruột khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe Chế độ ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở đường ruột Các bệnh đường ruột sẽ gây đau bụng, khó tiêu, thường xuyên ợ hơi, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra máu. Nếu không phát hiện và điều trị đúng phương pháp bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới sức khỏe. Cách phòng ngừa bệnh đường ruột hiệu quả Để bảo vệ cơ thể và hệ tiêu hóa khỏe mạnh, chúng ta cần áp dụng theo các biện pháp sau đây: Người bệnh cần đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh đường ruột từ đó có biện pháp điều trị phù hợp Khi có vấn đề ở đường ruột cần đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe để có biện pháp xử trí phù hợp. Bệnh viện hiện có áp dụng thanh toán BHYT và bảo hiểm phi nhân thọ, giúp hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh. XEM THÊM: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm ruột thừa
question_101
Hen phế quản là bệnh gì?
doc_101
Hen phế quản hay còn được gọi là bệnh hen suyễn có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý về đường hô hấp gây ra nhiều trở ngại trong đời sống sinh hoạt thường nhật của bệnh nhân. Hiện vẫn chưa có phương pháp giúp điều trị dứt điểm căn bệnh này nên người bệnh cần tuân thủ việc dùng thuốc cũng như các quy tắc điều trị để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng gây nên bệnh hen phế quản. Đó có thể là do sự phản ứng quá mẫn của cơ thể người với các tác nhân gây dị ứng, tác động khác từ môi trường hoặc do di truyền. Ngoài ra hen phế quản khởi phát còn xuất phát từ các yếu tố như sau: Do virus, vi khuẩn tấn công gây nhiễm khuẩn đường hô hấp; Bệnh nhân trải qua cảm xúc mạnh, căng thẳng quá độ; Lao động hoặc vận động thể lực gắng sức; Nhiễm không khí lạnh; Do trào ngược dạ dày thực quản; Do hít phải khói thuốc lá, hóa chất độc hại hay hạt bụi bay trong không khí; Một số loại đồ ăn mà người bệnh ăn phải cũng dẫn đến phản ứng hen đó là: trái cây sấy khô, rượu bia, hải sản,... ; Tác dụng phụ của một số loại thuốc như ibuprofen, naproxen, aspirin, ức chế beta,... Phụ thuộc vào từng trường hợp mà triệu chứng của hen phế quản sẽ thay đổi, ví dụ như có người thường xuyên phải trải qua các cơn hen, cũng có người thường sẽ bộc phát cơn hen sau khi vận động thể lực. Bệnh có các triệu chứng lâm sàng như: Thở dốc, thở nhanh, thở khò khè, thở rít. Dấu hiệu thở rít còn xảy ra vào ban đêm; Người bệnh bị ho, ho có đờm, nghiêm trọng hơn có thể bị nhiễm trùng đường hô hấp trên; Có cảm giác đau bóp nghẹt ở ngực; Khó thở, rối loạn giấc ngủ, ngáy khi ngủ. Khi bệnh tiến triển càng nặng thì tần suất các cơn hen phế quản xuất hiện sẽ ngày càng nhiều. Người bệnh sẽ thở nặng nề hơn và cần phải dùng đến thuốc đường hít để cắt cơn hen. Sau đây là một số biểu hiện khi bị hen suyễn nặng bệnh nhân và người nhà cần phải đặc biệt lưu ý: Tình trạng thở dốc, thở rít diễn ra nhanh chóng với mức độ nghiêm trọng hơn bình thường; Triệu chứng hen phế quản xuất hiện đột ngột ngay cả khi bệnh nhân chỉ vận động nhẹ hoặc khi đang nghỉ ngơi; Triệu chứng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà như dùng thuốc tác dụng nhanh bằng đường hít. Về cơ bản phần lớn các triệu chứng hen phế quản đều có thể kiểm soát được. Nhưng mức độ nguy hiểm của bệnh rất cao nếu không được kiểm soát tốt và xử trí kịp thời, nguy cơ biến chứng luôn tiềm ẩn cụ thể như sau: Viêm phổi hoặc nhiễm trùng phổi; Dễ phải nhập viện điều trị nếu lên cơn hen nặng; Bệnh nhân ngủ không ngon, hoạt động thể lực bị hạn chế; Luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo âu, căng thẳng, không còn hứng thú làm việc gì; Nếu lên cơn hen nặng không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng; Trẻ chậm phát triển do bị hen suyễn không được kiểm soát tốt; Ảnh hưởng của tác dụng phụ từ các thuốc trị hen phế quản. Một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen phế quản. Khi xác định được những yếu tố này sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Cụ thể như sau: Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá (cả chủ động lẫn thụ động); Đã từng mắc bệnh liên quan đến dị ứng như viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng,... ; Người thừa cân, béo phì; Hít phải nhiều khói bụi hay hóa chất độc hại trong môi trường sống và môi trường làm việc; So với các bé trai thì các bé gái có tỷ lệ bị hen suyễn thấp hơn. Tuy nhiên tỷ lệ này lại tương đương giữa 2 giới khi bước sang tuổi 20, từ 40 tuổi trở lên phụ nữ dễ bị hen suyễn hơn so với nam giới. 5. Hen phế quản và cách điều trị Rất khó để điều trị dứt điểm bệnh hen phế quản nhưng vẫn có thể kiểm soát được triệu chứng của bệnh. Mục tiêu điều trị bệnh hen suyễn đó là: Xác định, nhận diện và phòng tránh các yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát các cơn hen suyễn; Sử dụng đúng loại thuốc trong điều trị bệnh để đảm bảo kiểm soát tốt cơn hen. Sau đây là một số loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh hen suyễn: Thuốc kháng Leukotriene: thường dùng cho những trường hợp hen nhẹ, ít tác dụng phụ và dùng kết hợp cùng các loại thuốc khác; Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài: giúp làm giãn phế quản và kiểm soát cơn hen; Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn: công dụng tương tự như thuốc chủ vận beta kéo dài nhưng tác dụng trong thời gian ngắn hơn; Thuốc corticoid dạng hít: đường dùng nhiều cho bệnh nhân hen phế quản do dị ứng; Thuốc Omalizumab: là các thuốc có hiệu quả cho những trường hợp hen suyễn dị ứng do lượng ig E tự do suy giảm; Thuốc Theophylline: hỗ trợ làm giãn phế nang và phế quản nhưng hiện nay ít khi được chỉ định trong điều trị hen suyễn; Thuốc corticosteroid đường uống: cắt cơn hen nhanh chóng, tác dụng trong thời gian ngắn nhưng nếu dùng lâu dài dễ gặp phải nhiều tác dụng phụ; Liệu pháp miễn dịch: giúp kiểm soát tình trạng mẫn cảm của bệnh nhân đối với các dị nguyên gây dị ứng đường thở.
doc_16845;;;;;doc_63164;;;;;doc_61313;;;;;doc_26541;;;;;doc_46782
Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở từng cơn. Biểu hiện bằng những cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn thường xuất hiện về đêm và sáng sớm. Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở từng cơn. Biểu hiện bằng những cơn khò khè, khó thở, tức ngực và ho kéo dài dai dẳng từ nhỏ đến lớn thường xuất hiện về đêm và sáng sớm.Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ < 5 tuổi và thường hay tái phát các triệu chứng ho khò khè. 2. Biểu hiện của hen phế quản 2.1. Đặc điểm xuất hiện:Khò khè từng cơn, thoáng qua: do virus hoặc thay đổi thời tiết, dị ứng mùa,... không khò khè giữa các đợt, cơn ho khò khè xuất hiện trước 3 tuổi.Khò khè dai dẳng từng cơn, triệu chứng khò khè xuất hiện như trên nhưng kéo dài đến sau 6 tuổi.2.2. Hen điển hình:Bắt đầu viêm long đường hô hấp trên bằng hắt hơi xổ mũi,...Cơn hen khò khè xuất hiện nửa đêm về sáng, có tiếng rít cò cử.Khám: Nghe phổi có nhiều ran rít và ran ngáy.2.3. Hen không điển hình:Có viêm long đường hô hấp trên và thờ khò khè, khám phổi có ran rít và ran ngáy. 3. Xét nghiệm Công thức máu thấy tăng bạch cầu ái toan. Trong trường hợp bội nhiễm có tăng số lượng bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính.Chụp phổi thấy ứ khí phổi. 4. Nguyên nhân gây hen phế quản Virus: Là nguyên nhân phổ biến nhất gặp trong 85% các trường hợp cơn hen cấp đó là Rhinovirus, Coronavirus, Influenza virus, virus hợp bào hô hấp RSV.Các nguyên nhân khác gây hen phế quản:Môi trường: Bụi, bọ nhà, phấn hoa, vật nuôi, mốc, khói thuốc lá, than tổ ong,...Thực phẩm như trứng, sữa bò, đậu nành, cá, tôm,...Bệnh khác: Trào ngược dạ dầy thực quản, sốt, mất nước,...Yếu tố gia đình trẻ bị hen: Bố hoặc mẹ có tiền sử hen hoặc dị ứng. 5. Điều trị hen phế quản Cơn hen nhẹ: Khí dung Ventolin 0,05-0,15mg/kg/ nhắc lại sau 30 phút hoặc cho uống thuốc mở phế quản nhóm salbutamon (Ventolin, Solmux Broncho,...), Terbutaline sunphate ( Bricanyl,...) làm sạch mũi, thông thoáng đường thở ( Sterimar, sofmer,...) .Cơn hen vừa: Khí dung kết hợp giữa ventolin làm mở phế quản với thuốc nhóm corticoid dạng phun sương như Fluticason propionate ( Flixotide), Budesonide (Pulmicort, Symbicort,...)Cơn hen nặng: Khí dung và thở oxy , cho kháng sinh nếu có bội nhiễm.Cơn hen ác tính: Phải nằm cấp cứu tại bệnh viện, thở oxy, khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản và corticoid, nặng hơn có thể phải đặt nội khí quản và thở máy. 6. Phòng tránh hen phế quản Tùy thuộc vào nguyên nhân gây hen.Nếu do Virus: cần cách ly trẻ hắt hơi xổ mũi với trẻ khỏe.Nếu do thời tiết, mùa, viêm mũi dị ứng , tiền sử gia đình có bố mẹ bị hen hoặc trẻ bị chàm cần điều trị dự phòng hen.Điều trị dự phòng hen ở trẻ em theo hướng dẫn của chương trình kiểm soát hen toàn cầu GINA “ Thuốc dạng hít là cơ bản trong điều trị hen cho trẻ em ở tất cả các lứa tuổi”.Thuốc dạng hít : Fluticasone Propionat ( Flixotide), Salmeterol/fluticasone propionat ( Seretide).Thuốc dạng uống: Montelukast Na ( Singulair, Montelukast,...). Hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều điều trị bệnh hen;;;;;Các biện pháp phòng tránh Bệnh hen phế là một bệnh lý viêm mạn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản Bệnh hen phế quản có thể do một số nguyên nhân sau đây gây ra: – Yếu tố môi trường: Đây là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây ra bệnh hen phế quản. Các yếu tố môi trường như: thời tiết, khí hậu thay đổi, môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi, hóa chất, dị ứng với các loại lông ở thú nuôi, phấn hoa, … dễ dẫn đến tình trạng hen phế quản. – Dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, đậu phộng, lạc, … Việc dị ứng với các loại thực phẩm này khiến người bệnh khó thở, gây co thắt động mạch phế quản dẫn đến gây hen phế quản. – Yếu tố di truyền: Ngoài ra với những trẻ có bố, mẹ bị hen phế quản có thể sẽ truyền sang cho con do một số tế bào gây dị ứng và cũng tiềm ẩn những nguy cơ khởi phát cơn hen phế quản. Biểu hiện của bệnh hen phế quản Hen phế quản có các biểu hiện như ho, tức ngực , khó thở, khò khè gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp của người bệnh. Ho Ho là biểu hiện thường gặp nhất ở hen phế quản, đặc biệt là ở trẻ em. Ho khi bị hen phế quản thường là ho khan, kết thúc ho có khạc đờm trắng, dính. Tức ngực Khi bị hen phế quản người bệnh ho nhiều, đôi lúc phải dùng hết sức để đẩy không khí ra ngoài khiến lồng ngực bị biến dang, bị tổn thương gây triệu trứng tức ngực hay nặng ngực. Khó thở Khi lên cơn hen phế quản ở phổi sẽ diễn ra hai hiện tượng trái ngược nhau là các phế quản nhỏ thì co thắt trong khi các phế nang giãn ra khiến người bệnh hít vào đã khó và thở ra lại khó hơn. Khò khè Bệnh hen phế quản khiến phế quản của trẻ bị tổn thương, lồng ngực biến dạng, khó thở gây khò khè. Hen phế quản không lây và cũng không có loại thuốc nào để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên khi bị hen phế quản, người bệnh có thể dùng thuốc để giảm triệu chứng và kiểm soát cơn hen. Hen phế quản là một bệnh mạn tính và không do virus, vi khuẩn gây ra, do đó bệnh hoàn toàn không lây. Tuy nhiên bệnh lại mang yếu tố gia đình, nên nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ hay cả bố và mẹ mắc hen phế quản thì con có nguy cơ bị hen phế quản cao hơn. Hiện nay chưa có một loại thuốc nào có thể chữa được tận gốc bệnh hen phế quản. Khi bị mắc hen phế quản các loại thuốc được sử dụng sẽ có tác dụng giúp làm giảm các triệu chứng của hen phế quản giúp người bệnh dễ thở hơn và giúp kiểm soát để tránh các cơn hen. Có đến 85% trường hợp có thể phòng tránh được nếu bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các BIỆN PHÁP phòng tránh bệnh hen phế quản – Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh bụi bẩn, khói bụi gây ô nhiễm, không có lông thú nuôi, hạn chế sử dụng các đồ chơi làm từ lông, sợi, … – Cung cấp đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin, hạn chế các đồ ăn gây dị ứng – Giữ ấm cơ thể – Tiêm vắcxin chống cúm theo định kỳ;;;;;Hen phế quản (hay còn được gọi là hen suyễn) là một bệnh lý mạn tính trên đường thở, gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời hen có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, tại Đông Nam Á bệnh hen phế quản thường diễn ra trên diện rộng, tại Philippines có 11,8% dân số mắc bệnh, Singapore 14,3%, Malaysia có 9,7%, Thái Lan là 9,2% và Việt Nam là 5%. Hen phế quản là loại bệnh lý gây co thắt phế quản, làm cản trở và sự lưu thông của không khí trong phổi từ đó gây nên tình trạng ho, khó thở, đây là biểu hiện căn bản nhất của bệnh. Biểu hiện thường gặp của bệnh henphế quản Các triệu chứng của hen phế quản có thể phát triển dần dần và không được nhận ra cho đến khi người bệnh cảm thấy khó thở. Biểu hiện này xuất hiện khi có đợt nhiễm trùng hô hấp, thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc một chất kích thích. Các triệu chứng của hen phế quản có thể gặp bao gồm: Hen suyễn là loại bệnh lý gây co thắt phế quản, làm cản trở và sự lưu thông của không khí trong phổi Hen phế quản làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh Các biểu hiện khác có thể gặp trong hen phế quản bao gồm: – Ho kéo dài, thành cơn, cơn ho xuất hiện khi thay đổi thời tiết, nửa đêm về sáng, hoặc khi hít phải những chất có mùi khó chịu, khói thuốc, khói bếp than… – Cảm giác căng, nặng ở ngực Các triệu chứng của hen phế quản thường trở nên nặng hơn về đêm và vào sáng sớm. Một vài trường hợp bị khò khè nhẹ trong lúc bị cảm hoặc nhiễm trùng vùng ngực, tuy nhiên thường đó không phải là dấu hiệu của hen phế quản. Hiện nay chưa có nghiên cứu chắc chắn để khẳng định chính xác cơ địa ai có thể mắc hen và ai không bị. Tuy nhiên, hen thường gặp ở một số đối tượng có yếu tố nguy cơ cao hơn như: Hen có tính di truyền: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu cả bố mẹ bị hen thì khả năng bị hen ở con là 50%, nếu bố mẹ bị hen thì xác suất bị hen ở con là 30%. Hen cũng thường gặp ở trẻ nhỏ mà người ta gọi là hen sữa. Người dễ có khả năng mắc hen như có cơ địa dị ứng: viêm mũi dị ứng, chàm, hay phát ban dị ứng, người mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết, dị ứng với các yếu tố dị nguyên như thuốc lá, khí than, bếp ga, lông súc vật, nấm mốc, bụi, hóa chất… Hen phế quản làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh;;;;;Hen phế quản là bệnh đường hô hấp khá nguy hiểm, đặc biệt khi bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ, người già, người có sức khỏe yếu. Nếu nắm được hen phế quản là bệnh gì, các triệu chứng bệnh và cách điều trị, bạn có thể phát hiện sớm để điều trị, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình trước căn bệnh này. Hen phế quản là bệnh viêm mạn tính đường thở cùng với một loạt vấn đề như: phù nề, co thắt đường thở, tăng tiết dịch đờm gây tắc nghẽn, giảm luồng khí lưu thông,… Do vậy, bệnh nhân hen phế quản sẽ gặp phải các triệu chứng bệnh như khó thở, thở khò khè, nặng ngực, ho tái diễn nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm hay sáng sớm nhiệt độ xuống thấp. Ở Việt Nam, bệnh hen phế quản khá phổ biến, có khoảng 5% người dân ít nhất từng mắc bệnh 1 lần trong đời. Đối tượng chủ yếu mắc bệnh là trẻ em thuộc nhóm tuổi 12 - 13, nhiều trường hợp nhập viện do bệnh nặng, biến chứng nguy hiểm. Do vậy, cha mẹ cần theo dõi dấu hiệu bệnh của trẻ, đưa trẻ đi khám và điều trị sớm tránh bệnh tiến triển nặng. 2. Nguyên nhân dẫn đến hen phế quản Hen phế quản có thể do nhiều nguyên nhân, hầu hết trường hợp mắc bệnh mạn tính hay tái phát là do kết hợp cả nguyên nhân môi trường và đặc điểm cơ địa nhạy cảm. Cụ thể các nguyên nhân có thể dẫn đến hen phế quản bao gồm: 2.1. Dị ứng Những cơn hen phế quản sẽ xuất hiện khi người bệnh có cơ địa nhạy cảm tiếp xúc với dị nguyên gây ra phản ứng dị ứng. Dị nguyên rất đa dạng và ở mỗi người là khác nhau, thường gặp như: phấn hoa, lông chó mèo, thịt bò hay hải sản chứa chất gây dị ứng, thuốc điều trị như aspirin, bụi nhà,… 2.2. Yếu tố kích thích Các yếu tố môi trường không khí có thể kích thích đến hệ hô hấp gây hen phế quản như: ô nhiễm không khí, khói bụi xe, khói bụi đường, khói thuốc lá, hóa chất tẩy rửa, độ ẩm quá cao hoặc quá thấp,… 2.3. Do vận động Hen phế quản có thể xảy ra sau thời gian dài vận động nặng, gắng sức hoặc thức đêm dài,… Những trường hợp được gọi là hen phế quản do gắng sức. 2.4. Do nguyên nhân khác Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, người mắc bệnh hen phế quản có thể do cả các nguyên nhân khác như: mắc bệnh trào ngược dạ dày, yếu tố di truyền, nhiễm trùng đường hô hấp nặng, bệnh lý khác về đường hô hấp, do tác dụng phụ của thuốc điều trị như thuốc chẹn beta giao cảm,… 3. Triệu chứng của hen phế quản điển hình nhất Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng hen phế quản có thể khởi phát đột ngột, rầm rộ và nguy hiểm hoặc diễn biến từ từ nặng dần. Nguy hiểm là những cơn hen phế quản nặng cấp tính ở người bị dị ứng nghiêm trọng, bệnh nhân cần được làm thông thoáng đường thở nhanh, giảm sưng phù đường thở để đảm bảo hô hấp. Dưới đây là những triệu chứng điển hình để nhận biết bệnh hen phế quản xảy ra: 3.1. Khó thở Đây là triệu chứng dễ thấy nhất, xuất hiện sớm khi bị hen phế quản do đường thở bị sưng phù khiến người bệnh không thở được. Khi bị khó thở nhiều, do thiếu hụt oxy mà người bệnh sẽ có những triệu chứng khác như: vã mồ hôi, nói câu ngắn, khó nói chuyện, khó phát âm, triệu chứng hốt hoảng lo lắng,… 3.2. Ho Triệu chứng ho thường đi kèm với khó thở, bệnh nhân hen phế quản thường bị ho nhiều hơn vào thời điểm nửa đêm về sáng hoặc khi làm việc gắng sức. Nhiều bệnh nhân chỉ có triệu chứng ho, triệu chứng khó thở, nghẹt đường thở không xuất hiện nên thường bị chẩn đoán sai sang bệnh lý hô hấp khác. 3.3. Nặng ở ngực Nặng ở ngực là triệu chứng thường xuất hiện sau khó thở, thở khò khè khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Cảm giác này khác với nặng ngực do bệnh tim mạch nhưng không nên chủ quan, dấu hiệu này có thể cho thấy người bệnh bị khó thở nặng. 3.4. Thở khò khè Thở khò khè là tình trạng khi người bệnh thở, tiếng rít xuất hiện ở mỗi nhịp thở. Dấu hiệu này rất thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản cấp tính. 3.5. Viêm tiểu phế quản cấp Khi hen phế quản tiến triển nặng, đi kèm với viêm tiểu phế quản cấp, bệnh nhân sẽ xuất hiện dấu hiệu đặc trưng như ho khạc đờm, sốt nhẹ đến sốt cao. Những triệu chứng hen phế quản thường kéo dài, dễ tái phát nếu không điều trị triệt để và loại bỏ được nguyên nhân. Nhất là trẻ nhỏ, triệu chứng hen phế quản gây không ít ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống và học tập của trẻ. Do vậy cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm và điều trị ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh nghi ngờ trên. Để phòng ngừa, kiểm soát cơn hen phế quản xuất hiện cũng như giảm triệu chứng bệnh, có thể áp dụng các biện pháp sau: 4.1. Tránh xa tác nhân gây hen phế quản Cơn hen xuất hiện khi tiếp xúc với các yếu tố, tác nhân gây bệnh như: khói thuốc lá, khí lạnh, hóa chất,… thì cần tránh xa các tác nhân này. Ngoài ra, cần lưu ý làm việc vừa sức, tránh thức khuya, chế độ ăn uống đầy đủ, vận động khoa học để cải thiện sức khỏe nói chung và hệ hô hấp nói riêng. 4.2. Dùng thuốc đường hít Để giảm nhanh tình trạng khó thở do nghẹt đường thở ở bệnh nhân hen phế quản cấp, thuốc xịt hô hấp thường được sử dụng. Thành phần của thuốc này thường là Formoterol hay Salbutamol, chế xuất dạng bình xịt khô hoặc bình hít bột khô. Sử dụng càng sớm khi triệu chứng vừa xuất hiện thì hiệu quả càng tốt, giúp người bệnh cắt cơn hen nhanh chóng. 4.3. Biện pháp hỗ trợ Khi hen phế quản xuất hiện, bệnh nhân nên ngưng làm việc, nghỉ ngơi trong môi trường thoáng khí, tránh khói bụi hay hóa chất có thể kích thích khiến bệnh nặng hơn. Nếu áp dụng các biện pháp trên, nhất là sau khi xịt thuốc 3 lần nhưng triệu chứng không giảm hoặc bệnh tái phát sau thời gian ngắn thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và chỉ định thuốc điều trị dứt điểm bệnh.;;;;;Hen phế quản là tình trạng viêm đường thở mạn tính, gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đi qua đường thở, làm xuất hiện các dấu hiệu khò khè, khó thở, nặng ngực và ho liên tục. Bệnh diễn biến nhanh và có thể gây tử vong nếu không có biện pháp theo dõi và xử trí kịp thời. Cùng tìm hiểu về bệnh hen qua bài viết sau đây. Hen phế quản còn có tên gọi dân gian là hen suyễn. Đây là tình trạng viêm mạn tính đường thở, kích thích tăng tính đáp ứng đường thở với các biểu hiện co thắt, phù nề, tăng tiết đờm. Điều này có thể gây tắc nghẽn, hạn chế luồng khí đi qua đường thở. Khó thở là triệu chứng đặc trưng của bệnh hen phế quản. Đặc điểm của cơn khó thở do bệnh hen gây ra: – Lúc bắt đầu người bệnh khó thở chậm, gặp khó khăn khi thở ra, có tiếng khò khè người khác cũng nghe được. – Sau đó mức độ khó thở tăng dần, người bệnh khó thở nhiều, vã mồ hôi, nói ngắt quãng… – Cuối cùng, cơn khó thở giảm dần, kết thúc bằng những cơn ho và khạc đờm. Đờm thường trong, quánh, dính. Cơn khó thở có thể kéo dài 5 – 15 phút, có khi hàng giờ, thậm chí xảy ra hàng ngày, thường xuất hiện về đêm, theo mùa, sau một số kích thích. Khi đi khám, có thể thấy trong cơn hen có tiếng ran rít, ran ngáy lan toả 2 phổi. Trước khi vào cơn hen, một số bệnh nhân có thể có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ… Bệnh thường không thể chữa khỏi, có thể tái đi tái lại, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị, các triệu chứng của bệnh có thể được kiểm soát. Tình trạng viêm mạn tính đường thở có thể kích thích tăng tính đáp ứng đường thở với các biểu hiện co thắt, phù nề, tăng tiết đờm, gây ra các cơn hen. Có rất nhiều tác nhân khởi phát cơn hen, bao gồm các tác nhân gây dị ứng và tác nhân không dị ứng. 2.1 Hen phế quản do các tác nhân dị ứng Đây là nguyên nhân gây hen phế quản thường gặp nhất. Các tác nhân gây dị ứng gồm: – Dị nguyên đường hô hấp: Phổ biến nhất là bụi nhà, phấn hoa, nấm, lông động vật, khói thuốc lá, bọ sống trong chăn nệm, bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn… – Dị nguyên thực phẩm: Gồm các loại hải sản như tôm, cua, cá, sò…, trứng, lạc, thịt gà…. – Thuốc: Aspirin, penicillin…và một số loại thuốc khác có thể làm khởi phát cơn hen. – Nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên là một trong những tác nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng. Các bệnh đường hô hấp trên thường gặp là: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan… 2.2 Hen phế quản do các tác nhân không dị ứng – Di truyền: Nếu trong gia đình có người bị hen thì các thành viên khác rất dễ mắc bệnh này. – Tâm lý: Lo âu, căng thẳng thường xuyên, sang chấn tâm lý đột ngột đều có thể là nguyên nhân gây hen phế quản. Nếu đã được chẩn đoán bị bệnh hen thì việc tiếp xúc với các tác nhân kể trên có thể khiến bệnh nhân khởi phát cơn hen cấp. Hen phế quản là bệnh lý rất nguy hiểm, bởi bệnh diễn biến nhanh có thể đe dọa tính mạng của người bệnh tức thì. Khi lên cơn hen, bệnh nhân không thể hít đủ không khí để cung cấp oxy cho cơ thể. Khi đó, nếu không có thuốc cắt cơn hen hoặc không được cấp cứu kịp thời sẽ, người bệnh có thể bị suy hô hấp, hôn mê, mất ý thức, thậm chí tử vong. Vi khuẩn, virus và những tác nhân gây dị ứng và không gây dị ứng khác là nguyên nhân gây ra cơn hen. 4. Các phương pháp chẩn đoán bệnh hen phế quản Sau đó các phương pháp cận lâm sàng có thể được chỉ định gồm: – Đo chức năng hô hấp: Phương pháp kiểm tra chức năng hô hấp bằng cách đo lưu lượng đỉnh trước và sau khi sử dụng thuốc giãn phế quản. Cụ thể, nếu chức năng phổi cải thiện sau khi dùng thuốc thì bệnh nhân có khả năng cao bị bệnh hen. – Chẩn đoán hình ảnh: Thường dùng nhất là X-quang, CT Scan ngực, cho thấy những hình ảnh bất thường của phổi. Bên cạnh đó một số xét nghiệm khác như xét nghiệm Methacholin, NO, xét nghiệm bạch cầu ưa acid trong đờm… có thể được chỉ định để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác. Theo các chuyên gia, việc kết hợp giữa các biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc có thể ngăn chặn được những cơn hen cấp. Mục tiêu dài hạn của điều trị hen là kiểm soát tốt triệu chứng hen, duy trì khả năng hoạt động bình thường, từ đó giảm tử vong do hen, giảm tần suất các đợt cấp và tác dụng phụ của thuốc. Tùy thuộc vào tuổi, triệu chứng, nguyên nhân gây khởi phát bệnh hen mà các bác sĩ có thể chọn phương pháp điều trị phù hợp. Trong đó, điều trị bằng thuốc vẫn là phương pháp phổ biến nhất. Các loại thuốc điều trị hen chủ yếu gồm: – Thuốc kiểm soát cơn hen dài hạn: Đây là biện pháp giúp kiểm soát cơn hen hàng ngày và giảm tần suất xuất hiện cơn hen cấp. Corticosteroid dạng hít, thuốc đường hít kết hợp, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, Leukotrien … là các loại thuốc điều trị hen thường được sử dụng. – Thuốc cắt cơn hen cấp: Các thuốc này chỉ dùng để cắt cơn hen và giảm triệu chứng khó thở trong các đợt cấp hen. Các thuốc cắt cơn hen có thể kể đến như Ventolin, Berodual, Salbutamol … – Thuốc điều trị bệnh hen nặng: Nếu bệnh nhân có triệu chứng hen dai dẳng và/hoặc vẫn còn đợt cấp, có thể xem xét kết hợp các loại thuốc điều trị phù hợp. Trong quá trình điều trị hen, bệnh nhân cần tuân thủ đơn thuốc, thực hiện đánh giá mức độ tiến triển của bệnh, đánh giá đáp ứng, từ đó điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh hen có thể được kiểm soát nhờ điều trị theo phác đồ của bác sĩ. – Hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như bụi nhà, lông động vật, phấn hoa…. – Luôn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ – Không nuôi chó, mèo, các con thú khác trong nhà nếu có cơ địa dị ứng – Chú ý các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày nếu có dị ứng – Giữ ấm cơ thể, phòng tránh nhiễm khuẩn đường hô hấp, đặc biệt trong thời điểm giao mùa – Tránh tình trạng lo âu, căng thẳng quá mức – Chủ động tiêm phòng bệnh cúm hàng năm – Thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh và dự phòng sớm Tóm lại, hen phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp mạn tính nguy hiểm. Việc kiểm soát tốt với chuyên gia hô hấp sẽ giúp bệnh nhân giảm tác động từ cơn hen, nâng cao chất lượng cuộc sống.
question_102
Người đau nhức xương khớp không nên ăn gì vào ngày Tết?
doc_102
Mâm cao cỗ đầy là đặc điểm chung trên bàn ăn của các gia đình Việt vào ngày Tết. Tuy những bữa ăn này giàu chất dinh dưỡng nhưng đối với người bị bệnh xương khớp thì khi không chú ý về vấn đề ăn uống sẽ rất dễ bị tái phát các cơn đau nhức khiến cho họ có một cái Tết kém vui. Để không gặp phải tình trạng đó, bạn nên chú ý đến vấn đề người đau nhức xương khớp không nên ăn gì được đề cập dưới đây. 1. Lý do khiến nhiều người bị tái phát đau nhức xương khớp vào ngày Tết Đau nhức xương khớp là bệnh rất dễ tái phát khi thời tiết thay đổi, Tết là dịp như vậy nên vô hình chung cũng trở thành thời điểm cho nỗi lo về bệnh kéo đến. Người bệnh có thể bị đau ở nhiều khớp trong cùng một thời điểm như: tay, chân, cột sống, gối, cổ, vai,... với tính chất kéo dài, thường xuyên tái phát gây giảm sút chất lượng cuộc sống. Mặt khác, thời điểm giao mùa từ Đông sang Xuân cũng đúng vào dịp Tết nên nhiệt độ dễ xuống thấp làm cho gân cơ bị co rút, độ nhớt của máu và dịch khớp thay đổi,… Đây là nguyên nhân góp phần cho cơn đau khớp xuất hiện. Tết Việt thường diễn ra vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 dương lịch - khoảng thời gian trời hay mưa, trở lạnh khiến cho khả năng lưu thông máu kém đi, khớp trở nên khô cứng và chân tay dễ bị tê bì. Đặc biệt, nếu ở độ tuổi trung niên hoặc cao tuổi thì cơn đau nhức xương khớp sẽ càng rõ ràng vì lúc này khớp bắt đầu bước sang giai đoạn lão hóa và thoái hóa. Ngày Tết còn là dịp số đông mọi người thả lỏng sự tự do trong chế độ ăn, không chú ý đến vấn đề người đau nhức xương khớp không nên ăn gì nên thường xuyên ăn các loại thực phẩm gây hại cho xương khớp. Điều này chính là lý do làm cho bệnh xương khớp không thuyên giảm mà thậm chí còn trở nên tệ hơn. Quan tâm đến vấn đề không nên ăn gì trong ngày Tết là điều người bị đau nhức xương khớp nên làm để giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải sự khó chịu của các cơn đau làm ảnh hưởng đến không khí vui xuân. Theo đó, ngày Tết, người bị đau nhức xương khớp nên tránh những thực phẩm sau: 2.1. Các loại thịt đỏ Protein động vật trong các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt cừu, thịt dê,... dễ làm cho cơ thể khó hấp thu đồng thời làm tăng nguy cơ bị viêm khớp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn thịt đỏ quá 5 lần/ tuần làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh xương khớp gấp 3 lần so với bình thường. 2.2. Món ăn từ nội tạng động vật Đây cũng là thực phẩm không thể bỏ qua trong danh sách người đau nhức xương khớp không nên ăn gì. Các món ăn từ nội tạng chứa nhiều đạm, sắt, axit uric - tác nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm và bệnh gout. Vì thế những người có tiền sử đau nhức xương khớp không nên ăn nhóm thực phẩm này trong ngày Tết. 2.3. Đồ ăn nhanh và nhiều dầu mỡ Các loại đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh đều có nhiều chất béo bão hòa và cholesterol xấu gây ra bệnh béo phì và làm tăng khả năng viêm khớp từ đó thúc đẩy cơn đau ở người bị bệnh xương khớp. Do đó, vào ngày Tết, những người mắc bệnh này không nên ăn cá hộp, thịt hộp, xúc xích,... cùng các loại đồ ăn chiên rán nhiều lần. 2.4. Món ăn chua hoặc mặn Các khớp của cơ thể cũng không thể chịu được đồ ăn chua và mặn. Đồ ăn mặn làm tăng hàm lượng natri và giảm khả năng hấp thụ canxi, khiến cho các tế bào khớp tích trữ thêm muối urat từ đó dễ bị sưng đau khớp và nguy cơ bị bệnh gout. Các món ăn chua là thực phẩm lên men nên chứa axit oxalic, dễ gây hại đến xương khớp. Vì thế đồ ăn chua hoặc mặn chính là thực phẩm cần kiêng khi tìm hiểu vấn đề người đau nhức xương khớp không nên ăn gì. 2.5. Món ăn từ bột tinh chế, đồ nếp Thực phẩm được làm từ bột tinh chế như: mì ống, ngũ cốc, bánh mì,... góp phần kích thích phản ứng viêm và gây nên bệnh viêm đau khớp với các triệu chứng trầm trọng. Vì thế người bị đau xương khớp không nên ăn nhóm này trong ngày Tết. Thay vào đó có thể chọn ngũ cốc nguyên hạt không chứa Gluten để tránh gây bất lợi cho khớp. Đồ nếp, nhất là bánh chưng vốn không thể thiếu trong dịp Tết Việt nhưng lại là khắc tinh của người bị bệnh xương khớp. Trong chúng có chứa lượng lớn protein và tinh bột dễ gây dị ứng. Do đó, nếu bị đau nhức xương khớp thì cần hạn chế hoặc tránh xa các món ăn làm từ nếp. 3. Một số lưu ý cho người bị bệnh xương khớp vào ngày Tết Bên cạnh việc lưu ý người bị đau nhức xương khớp không nên ăn gì thì trong ngày Tết, những người mắc bệnh này còn nên: - Giữ ấm cho cơ thể để mạch máu được lưu thông, tránh được tình trạng đau nhức, bầm tím hay đông cứng ở khớp. - Tuân thủ chỉ dẫn dùng thuốc của bác sĩ, không nên bỏ qua thuốc trong những ngày Tết. - Tăng cường rau xanh, trái cây, uống nhiều nước để cải thiện hệ miễn dịch, giúp cho khớp được chắc khỏe hơn. - Hạn chế vận động, đi lại hay mang vác vật nặng để không tạo nhiều áp lực làm cho khớp bị đau nhức. - Nếu có những cơn đau khớp dữ dội và bị nhiều lần trong ngày cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử trí hiệu quả, tránh tự ý lạm dụng thuốc giảm đau tại nhà vì đó chỉ là giải pháp tạm thời, không thể đẩy lùi triệt để cơn đau khớp. Từ chia sẻ trên đây có thể thấy có rất nhiều thực phẩm cần cho vào danh sách người đau nhức xương khớp không nên ăn gì trong dịp Tết. Hầu hết các món ăn ngày Tết đều giàu chất dinh dưỡng nhưng lại bất lợi với khớp. Vì thế nếu biết để lựa chọn đúng loại thực phẩm nên ăn và kiêng kị thực phẩm nên tránh thì bạn có thể yên tâm để đón Tết an vui.
doc_41876;;;;;doc_7198;;;;;doc_7874;;;;;doc_39012;;;;;doc_4654
Không chỉ dịp Tết mà bất cứ thời điểm nào trong năm cũng có thể xuất hiện các cơn đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, Tết là thời điểm thường xuyên khởi phát cơn đau nhức xương khớp vì: - Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cùng với sự thay đổi áp suất không khí, độ ẩm, sức gió,... xảy ra trong những ngày cuối năm có thể thay đổi độ quánh và áp lực của máu cũng như dung môi của cơ thể. Điều này tạo áp lực lên bề mặt sụn khớp, dây chằng và sinh ra cơn đau khớp và đau trên ở da vùng khớp một cách rõ ràng. Mặt khác, Tết còn là thời điểm giao mùa, thường xuất hiện không khí mưa lạnh nên dễ làm nặng mức độ đau xương khớp. - Áp lực từ công việc dọn dẹp và trang hoàng nhà cửa, giải quyết công việc cuối năm,... khiến cho nhiều người có các động tác sai tư thế như: đứng/ngồi quá lâu ở một chỗ, ngồi xổm, khom lưng, quỳ gối,... tạo áp lực cho hệ vận động từ đó sinh ra các cơn đau khớp tay chân, khớp gối, đau lưng,... Sự tăng lên đột ngột về cường độ làm việc trước tết cũng làm cho xương khớp bị quá tải và có cơn đau bất thường. Đặc biệt, những người đã có tiền sử với bệnh xương khớp như: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp,... thì các yếu tố trên cũng tác động và khiến cho các triệu chứng đau nhức xương khớp mùa Tết dễ bị kích hoạt, trở nên trầm trọng hơn. 2. Bí quyết phòng ngừa đau nhức xương khớp vào mùa Tết Những ngày cuối năm luôn là thời điểm cần hoàn tất rất nhiều công việc. Nếu bỗng nhiên gặp phải vấn đề xương khớp thì chẳng những công tác chuẩn bị tết bị ảnh hưởng mà hiệu quả công việc cũng trì trệ hơn rất nhiều. Ngoài ra, việc đi du xuân tới những địa điểm chùa chiền, leo nhiều bậc thang, đi lại nhiều,... cũng có thể gây ảnh hưởng đến xương khớp. Tất cả những hệ lụy sinh ra từ đó làm cho nhiều người không có được một không khí năm mới trọn vẹn bên bạn bè, người thân. Chủ động tìm cách phòng ngừa đau nhức xương khớp mùa Tết là giải pháp tốt nhất để thoát khỏi những ảnh hưởng này. 2.2. Biện pháp phòng tránh cơn đau xương khớp ngày Tết Để ngăn chặn bùng phát cơn đau khớp, nhất là với người có tiền sử khớp mạn tính trong mùa Tết, cần: - Chế độ tập luyện Thường xuyên tập luyện các môn thể thao vừa sức như: yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội,... để tạo điều kiện cho khối cơ xung quanh khớp trở nên chắc khỏe, hạn chế vấp ngã vì khớp mất đi độ vững chắc. Quá trình tập luyện sẽ giúp cho hệ thống cơ hoạt động liên tục, nhờ đó mà cử động khớp trở nên linh hoạt, trơn tru, tình trạng đau và căng cứng khớp cũng được giảm xuống. Trước khi tập nên khởi động kĩ nhằm hạn chế tình trạng co cứng cơ. Người làm việc văn phòng hay có tính chất công việc ít vận động nên thường xuyên đứng lên, di chuyển để thư giãn gân cốt, tránh tạo áp lực cho cột sống, nhờ đó mà phòng ngừa được chứng đau nhức xương khớp mùa Tết. Ngồi nhậu nhiều trong ngày Tết cũng có thể gây đau lưng. Vì thế, khi ngồi nhậu nên giữ lưng thẳng, không nên ngồi xếp bằng hay ngồi xổm mà chỉ nên ngồi với một khoảng thời gian ngắn rồi đứng dậy để tránh ảnh hưởng đến xương khớp. - Chế độ ăn uống Cung cấp đầy đủ năng lượng là việc cần thiết để xương khớp đảm bảo hoạt động. Muốn vậy, vào ngày Tết nên chọn nguồn năng lượng tốt cho khớp để bổ sung cho cơ thể như: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin trong rau xanh,... và hạn chế nạp nhiều năng lượng vào buổi tối để tránh tình trạng dư thừa năng lượng không tiêu hao hết gây tích tụ mỡ thừa. Nếu mắc bệnh gout thì cần tránh uống bia rượu vì đây là một trong các yếu tố làm tăng tăng axit uric máu - tác nhân gây ra gout. Hạn chế loại đồ uống này, bổ sung trái cây và rau xanh, ăn ít đạm là cách để ổn định chỉ số axit uric máu nhờ đó mà tránh được cơn đau nhức xương khớp mùa Tết do bệnh gout gây ra. Duy trì chế độ ăn uống cân bằng trong những ngày Tết, đặc biệt chú ý tăng cường rau xanh và trái cây tươi, hạn chế đồ nếp, giảm ăn thịt đỏ, tránh đồ uống có cồn,... chính là việc làm giúp phòng ngừa hiệu quả sự xuất hiện của cơn đau xương khớp ngày Tết. - Chăm sóc cơ thể Người đã có tiền sử với các cơn đau nhức xương khớp thì vào ngày Tết cần chú ý giữ ấm cơ thể bằng cách uống trà nóng, đi tất chân và đeo găng tay, mặc đủ ấm,... Nếu trời mưa hoặc quá lạnh thì nên hạn chế đi ra ngoài. Khi có cơn đau nhức xương khớp vào ngày Tết hãy ngâm chân tay vào nước ấm hoặc dùng túi chườm nóng để làm mềm cơ, giãn mạch. Việc làm này sẽ giúp cải thiện vận động và giảm đau ở khớp. Ngoài những biện pháp nêu trên thì việc lên lịch dọn dẹp nhà cửa sao cho hợp lý cũng là cách giúp giảm áp lực cho xương khớp. Nếu ngày Tết bạn có kế hoạch đi du lịch hay di chuyển xa thì nên chú ý đảm bảo các biện pháp an toàn tham gia giao thông, tránh để xảy ra chấn thương ảnh hưởng tới hệ thống vận động. Nói chung, để có một mùa Tết vui vẻ thì việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa cơn đau nhức xương khớp là cần thiết. Dù bạn đang vướng bận công việc gì, hãy nhớ, sau mỗi 30 phút cần thay đổi tư thế, vận động nhẹ nhàng để giãn gân, giãn xương. Đây là việc giúp cho dây chằng cùng hệ thống gân cơ có thời gian thư giãn, hồi phục rồi mới làm việc trở lại, từ đó góp phần tạo gánh nặng cho cột sống và khớp xương, tránh hoặc giảm thiểu được cơn đau nhức xương khớp mùa Tết để yên tâm thưởng thức không khí đầm ấm, vui khỏe đầu xuân.;;;;;Gút là bệnh chuyển hóa và có mối liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, trong những ngày Tết, người mắc bệnh gút hoặc có nguy cơ mắc bệnh cần hết sức chú ý đến vấn đề dinh dưỡng, sinh hoạt, bởi kỳ nghỉ Tết kéo dài cùng với nhiều bữa ăn không kiểm soát có thể gây nên cơn gút cấp gây đau đớn cho người bệnh, thậm chí phải nhập viện điều trị. Bệnh gút và chế độ ăn trong ngày Tết Bệnh gút diễn ra do nồng độ acid uric máu vượt quá ngưỡng bão hòa của cơ thể, uric đi ra các cơ quan (thường gặp nhất là khớp, da, thân... ) gây triệu chứng sưng đau khớp, sỏi thận, hạt tophi. Vì vậy, kiểm soát uric máu là điều cần thiết với tất cả mọi người, đặc biệt là người bị gút. Khi kiểm tra chỉ số xét nghiệm uric máu, 3 trường hợp cần theo dõi chỉ số uric như sau: Người chưa bị gút: Uric máu cần duy trì dưới 420 umol/L ở nam giới và dưới 360 umol/L ở nữ giới. Khi đã có cơn gút: Cần duy trì dưới 360 umol/L. Trường hợp gút mạn tính: Nên duy trì uric máu dưới 300 umol/L. Sở dĩ bệnh nhân gút tăng nhanh vào dịp Tết vì các bữa ăn, đồ uống đón năm mới quá đa dạng và phong phú về cả chất và số lượng, dịp này được xem là một thách thức rất lớn với người bệnh gút. Không ít người bệnh gút phải đón năm mới trong bệnh viện hay phải nằm ở nhà do cơn đau gút cấp tấn công. Người mắc Theo các chuyên gia, những thực phẩm người bệnh gút hạn chế đó là rượu, thịt, sữa bắp có hàm lượng Fructose cao, giảm cân đối với những người vượt quá cân nặng bình thường hay béo phì. Thực phẩm người mắc bệnh gút cần kiêng ăn - Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu, thịt dê): Chứa lượng đạm cao nên khi người bệnh gút ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa protein, sản sinh và gia tăng acid uric máu gây ra các cơn đau gút. - Hải sản (cua, ghẹ, sò, tôm, ngao, cá trích, cá ngừ): Vừa giàu đạm lại nhiều chất béo khiến bệnh gút càng đau đớn và trầm trọng hơn. - Phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, lòng, phổi): Có lượng cholesterol và purin khá cao nên có thể gây ra các cơn đau gút cấp bất cứ lúc nào. - Gà tây, thịt ngỗng, trứng vịt lộn: Là top thực phẩm có hàm lượng purin cao, do đó bệnh nhân gút nên tránh ăn các loại thịt này. - Nem chua: Là đồ nhắm rất hấp dẫn trong dịp tết nhưng vị chua trong nem được sinh ra từ thính gạo và thịt lợn có thể tăng acid uric máu. - Một số loại rau (măng tây, măng tre, nấm, giá đỗ, các loại đậu đỗ, dọc mùng, cải bó xôi, bông cải) cũng chứa nhiều nhân purin. - Thực phẩm giàu chất béo (mỡ, da động vật, đồ chiên rán) và chế biến với chất béo (mì tôm, thức ăn nhanh). - Rượu, bia, đồ uống có gas. - Socola trắng (sữa), bánh kẹo: Người bệnh gút cũng nên hạn chế để tránh thừa cân hoặc đường tăng cao gây tiểu đường, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh gút. - Bánh chưng, dưa hành, thịt đông: Nếu bánh chưng làm tăng sưng viêm thì thịt đông có chứa nhiều chất béo và dưa hành lại có hàm lượng muối cao. Ba thực phẩm này không tốt cho người bị gút. Thực phẩm người mắc bệnh gút nên ăn Theo các chuyên gia, một số thực phẩm có hàm lượng purin thấp như: Các loại cá sông (cá chép, cá diêu hồng), cá đồng (cá rô), thịt trắng (ức gà),… có hàm lượng ít purin, vẫn có thể sử dụng để cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể với khoảng 1800 kcal/ ngày, trong đó có khoảng 100-150g thịt/ ngày và 400g rau xanh, hoa quả… Ưu tiên rau xanh, hoa quả: Rau cải bẹ xanh, rau cần, rau muống, rau ngót, lá lốt, rau cải xoong, cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ và các loại quả dưa hấu, nho, táo, lê, đu đủ chín… vừa ít nhân purin, vừa giàu vitamin C, E, rất tốt cho người bệnh gút. Bên cạnh đó, người mắc bệnh gút nên bổ sung: - Tăng cường rau xanh giúp cơ thể khỏe mạnh. - Tích cực ăn thực phẩm ít purin: Ngũ cốc, bơ, các loại hạt,… đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên người bệnh gút nên thường xuyên sử dụng. - Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua,… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm sự hình thành acid uric. - Uống 2-3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải acid uric ra ngoài bằng đường nước tiểu và hạn chế kết tinh urat tại các tổ chức. Như vậy, Tết nguyên đán sắp đến, không thể tránh khỏi những bữa tiệc thịt rượu tất niên hay những cuộc gặp gỡ đầu năm nên người bệnh gút cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình nhiều hơn trong những ngày này để những cuộc vui được trọn vẹn và ngăn ngừa cơn đau gút cấp hành hạ.;;;;; Người bị thoái hóa khớp cần tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường. Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo như đồ ăn nhanh, các món chiên, rán, xào sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng. Bên cạnh đó, tất cả các món ăn làm tăng chất mỡ trong máu đều bất lợi cho người bị thoái hóa khớp vì chất xúc tác phản ứng viêm tấy ở mặt trong bao khớp (thịt mỡ, xúc xích, dăm-bông cũng không nên sử dụng). Thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo như đồ ăn nhanh, các món chiên, rán, xào sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng. Tránh ăn những thực phẩm có hàm lượng purin và fructozo cao như cá trích, thịt gia súc, gan và thịt lợn muối… Người bệnh cần hạn chế hoặc không dùng các đồ uống có cồn như rượu, bia và các đồ uống chứa nhiều cồn khác; không nên hút thuốc. Bột mỳ cũng là loại thực phẩm không nên ăn vì bột mì sẽ làm tình trạng viêm khớp tăng lên. Giảm muối, đường, rượu vì chúng làm giảm sự hấp thu canxi của cơ thể. Để hạn chế muối, đường trong bữa ăn cách tốt nhất là nên tập thói quen nấu các món ăn không dùng các loại gia vị trên. Người bệnh cần hạn chế hoặc không dùng các đồ uống có cồn như rượu, bia và các đồ uống chứa nhiều cồn khác; không nên hút thuốc. Dinh dưỡng được khuyến khích cho người bị thoái hóa khớp là chế độ ăn nhiều hoa quả, rau xanh và tăng cường các món ăn giàu canxi, vitamin C (cam, dâu tây, mâm xôi, đào, xoài…), omega 3 (cá hồi, cá ngừ, sò, cá mòi, cá có thịt trắng,…), omega 6. Chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm đau cho người bệnh. Bên cạnh đó, người bị thoái hóa khớp cần phải kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân, béo phì bởi các chuyên gia cho rằng mô mỡ sản xuất ra các hormone trực tiếp dẫn đến đau khớp. Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “thoái hóa khớp nên ăn gì”. Chúc các bạn luôn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Tết là dịp để mọi người đoàn tụ bên gia đình sau 1 năm dài lao động vất vả. Vào dịp này mọi người thường có tâm lý “ăn chơi thả ga”. Trong khi chế độ ăn uống ngày Tết thường ít rau, nhiều thịt, uống nhiều rượu bia, ăn nhiều bữa,… thói quen ăn uống này rất dễ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là những người mắc 5 nhóm bệnh sau cần đặc biệt chú ý. Bệnh Tim mạch Các món ăn ngày Tết thường giàu đạm, mỡ và chế độ ăn uống không điều độ. Điều này là hết sức nguy hiểm với bệnh nhân có tiền sử mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, tiền sử có bệnh mạch vành. Do đó, bệnh nhân tim mạch cần biết cân nhắc và hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, thịt và phủ tạng động vật để phòng ngừa nguy cơ nhập viện vì những biến chứng của bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, với những bệnh nhân tăng huyết áp, suy tim nên hạn chế ăn mặn các món ăn nhiều muối như: dưa muối, kiệu muối, các thức ăn chế biến sẵn như giò chả, pate, lạp xưởng,… Nên ăn nhiều trái cây và rau xanh, vì đây là nguồn thực phẩm giàu kali tốt cho bệnh nhân tim mạch. Đặc biệt, trong dịp Tết Người bệnh tim mạch nên hạn chế rượu bia vì khi uống rượu, bia có thể làm tim co bóp mạnh hơn bình thường, gây tăng áp lực mạch máu não có thể gây vỡ mạch máu não. Bệnh Tiểu đường Ngày Tết lịch ăn uống thường không ổn định và đúng giờ, đối với những bệnh nhân mắc đái tháo đường việc kiểm soát kém hơn lịch ăn và chế độ ăn ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì vậy, người mắc bệnh này cần duy trì một chế độ ăn điều độ, đúng giờ, bữa ăn không nên chênh lệch nhiều với lượng thức ăn hằng ngày, tránh ăn quá nhiều hoặc quá ít. Theo viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong ngày Tết người bị tiểu đường vẫn có thể ăn tinh bột nhưng ăn với lượng ít điều này giúp kiểm soát tốt lượng tinh bột đưa vào cơ thể. Bên cạnh đó, trong các bữa ăn người bệnh nên bổ sung thêm rau xanh, giúp bữa ăn cân đối dinh dưỡng cũng như hạn chế đường máu tăng nhanh sau mỗi bữa ăn. Không ăn bánh kẹo, mứt vào lúc đói, thay vào đó nên ăn ngũ cốc nguyên chất, sữa không đường. Không nên uống rượu, bia, nước ngọt có ga vì làm tăng nhanh đường huyết. Bệnh Tiêu hóa Ngày Tết ăn uống nhiều món, những người mắc bệnh đường tiêu hóa nên lưu ý chọn thực đơn phù hợp để tránh những cảm giác khó chịu cho hệ tiêu hóa, không nên ăn no quá hoặc đói quá. Đối với người mắc bệnh dạ dày nên chia nhỏ làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2- 3 giờ. Người mắc nhóm bệnh tiêu hóa cần tránh ăn những thực phẩm có độ acid cao, thức ăn cay nóng như: Dưa, cà ớt vì chúng có thể gây hại niêm mạc dạ dày. Một số món ăn tốt cho người mắc bệnh tiêu hóa có thể ăn trong dịp Tết như sữa, mứt kẹo, cháo, cơm, bánh chưng, thịt hầm mềm, súp,… Bệnh cao huyết áp Theo các chuyên gia Dinh dưỡng người tăng huyết áp cần chú ý một chế độ ăn ít chất béo, hạn chế đồ ăn mặn (giảm muối); hạn chế rượu, bia, thuốc lá và các món đặc trưng của ngày Tết như bánh chưng, dưa hành, các loại thịt, kẹo mứt, rượu bia… Ăn nhiều rau và quả chín, kiểm soát cân nặng. Vì vậy, việc thực hiện chế độ ăn khắt khe với người mắc bệnh huyết áp là tương đối khó khi bữa ăn ngày Tết là mâm cơm chung với không khí vui tươi của cả gia đình, nhiều khi điều này làm người cao huyết áp cũng khó kiểm soát được mình. Tuy nhiên, người cao huyết áp vẫn có thể ăn các món món ăn chế biến từ cá, hải sản vừa để giảm bớt các món thịt mỡ trong mâm cơm ngày Tết vừa để có thêm các acid béo không no, omega, khoáng chất có lợi cho người tăng huyết áp. Đặc biệt, người cao huyết áp không nên ăn các chất béo từ thịt cũng như chất béo có trong da các loại gia cầm không chỉ làm tăng cân mà còn là yếu tố góp phần quan trọng vào việc gây xơ vữa động mạch dẫn đến tăng huyết áp, bệnh tim, đột quỵ. Nên tránh các món ăn nhiều muối, bánh chưng, kẹo mứt, rượu, bia, trà đặc, cà phê,… và cần uống đủ nước. Nên ăn nhiều hơn món rau xanh, rau củ và quả chín để cung cấp nhiều chất xơ, kali, magiê, vitamin C và vitamin A. Đây là những chất dinh dưỡng tốt cho huyết áp. Mỡ máu Đối với các bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ, bên cạnh duy trì uống thuốc điều trị, bệnh nhân cũng cần duy trì thói quen sinh hoạt hàng ngày điều độ và đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống, tập luyện. Trong ngày Tết, bệnh nhân mỡ máu không nên ăn các thức ăn chế biến sẵn, nhiều đạm, chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, cần hạn chế ăn các món chiên xào, thay vào đó nên tăng cường ăn rau xanh, hoa quả trái cây nhiều chất xơ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại nước ép, sinh tố rau củ quả cũng sẽ là một cách tốt để giúp cơ thể hấp thu tốt nhất. Thể dục thể thao cũng cần duy trì dù trong dịp Tết, vận động tối thiểu 30 phút/ngày. Bên cạnh đó, người mắc rối loạn mỡ máu cũng cần lưu ý đến các bệnh thường mắc song hành như đái tháo đường, tăng huyết áp… Ngày Tết ai cũng muốn vui vẻ chúc nhau nhiều lời hay ý đẹp, nấu nhiều món ngon để cùng nhau thưởng thức với mong ước một năm mới được no đủ, sung túc. Thế nên, để Tết thật trọn vẹn, những người mắc 5 nhóm bệnh trên cần lưu ý về chế độ ăn uống để an tâm đón xuân mạnh khỏe. Đây là cơ hội có 1-0-2 để người bệnh kiểm tra sức khỏe trước Tết, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, phòng bệnh hiệu quả, an tâm sức khỏe đón năm mới thành công.;;;;; Đau nhức xương khớp mang đến nhiều phiền toái cho bạn Trời lạnh, bệnh xương khớp hỏi thăm nhiều người Cô Nguyễn Hoài Lan 54 tuổi, Đống Đa, Hà Nội chia sẻ: Mấy ngày hôm nay trời bắt đầu trở lạnh, sáng sớm và đêm cô bị đau nhức khớp gối, nhiều khi cứng lại đi rất khó, phải khởi động một lúc mới đi được. Mấy năm gần đây, năm nào cũng thế, cứ vào mùa lạnh là cô lại phải uống một đợt thuốc để điều trị bệnh này Giống trường hợp cô Lan, bác Lịch 70 tuổi, Cầu Giấy tâm sự: Tuổi càng cao càng thấy sức khỏe của mình xuống dốc, sáng nào bác cũng đi bộ khoảng 45 phút, ăn uống điều độ. Không có bệnh tật gì nặng nhưng chỉ phải cái bệnh xương khớp tuổi già, tối ngủ hay bị đau lưng nên cứ phải dùng túi sưởi kê dưới lưng một lúc cho dịu mới ngủ được. Đau nhức xương khớp thường gặp nhiều hơn ở người cao tuổi Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng đau nhức xương khớp, trong đó có thể kể tới là: _ Viêm khớp _ Thoái hóa khớp _ Thiếu hụt Canxi gây ra tình trạng loãng xương _ Chấn thương vùng xương khớp _ Nằm sai tư thế dẫn đến thiếu máu đến nuôi dưỡng tạm thời hoặc trường diễn các khớp xương _ Do thừa cân, béo phì: trọng lực của cơ thể có tác động mạnh vào xương, khớp xương gây đau. _ Tuổi tác … Xử trí khi bị đau nhức xương khớp _ Khi có dấu hiệu bị đau nhức xương khớp, người bệnh nên đi khám chuyên khoa cơ xương khớp để các bác sĩ xác định nguyên nhân và từ đó có phương pháp điều trị sớm, hiệu quả. _ Khi nằm ngủ nên nằm đúng tư thế tránh tê bì chân tay Đi bộ giúp xương khớp dẻo dai và khỏe mạnh hơn _ Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung các vi chất cần thiết cho cơ thể; tránh thừa cân, nếu cân nặng trong tình trạng báo động thì cần giảm cân ngay. Người cao tuổi cần bổ sung Vitamin D, canxi tránh loãng xương. _ Các chuyên gia về xương khớp đều khẳng định rằng hoạt động cơ bắp là phương pháp then chốt để phòng ngừa các bệnh ở cơ quan vận động của cơ thể. Vì vậy, cần tập luyện, vận động đúng mức, phù hợp với tình trạng sức khỏe. Đi bộ mỗi ngày là phương pháp dễ thực hiện nhất giúp tăng cường sức khỏe và phòng bệnh về xương khớp hiệu quả. … Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
question_103
Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên đừng quá lo lắng
doc_103
Tuổi trung niên phải trải qua rất nhiều vấn đề và các biến cố trong cuộc sống như: cha mẹ già yếu, sự nghiệp chững lại, tình cảm vợ chồng gặp trục trặc, áp lực về chuyện con cái, áp lực kinh tế,… điều này dễ khiến nam, nữ ở độ tuổi trung niên rơi vào tình trạng khủng hoảng, mà một trong những biểu hiện đặc trưng nhất là rối loạn giấc ngủ. Giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên thường rơi vào khoảng 40-60 tuổi. Nếu biết cách nhận biết sớm và có biện pháp điều trị hiệu quả, rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên không quá nguy hiểm. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nhận biết và có cách xử trí tốt tình trạng này. 1. Những vấn đề sức khỏe ở độ tuổi trung niên 1.1 Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên ở nữ giới Khi cơ thể bước người phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên, phải đối diện với rất nhiều sự thay đổi về tâm sinh lý và nguy cơ bệnh lý cũng tăng cao. Từ 40 tuổi trở đi, phụ nữ phải đối mặt với sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong cơ thể. Chính sự mất cân bằng nội tiết tố này, gây ra một loạt các vấn đề khiến chị em phụ nữ: dễ bốc hỏa, cáu gắt, rối loạn giấc ngủ, tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý đặc biệt là các bệnh lý về tuyến giáp, tuyến yên, bệnh phụ khoa, mất ngủ, bệnh lý nội tiết – chuyển hóa (đái tháo đường), trầm cảm,… Ngoài vấn đề bệnh lý thì tâm lý của phụ nữ ở độ tuổi trung niên cũng cần được quan tâm. Sự thay đổi về nội tiết tố, cộng với áp lực, stress, căng thẳng, lo lắng từ cuộc sống – gia đình – công việc – các mối quan hệ tác động trực tiếp đến hệ thần kinh của người bệnh. Một số người cảm thấy mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm,…. điều này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ và dễ ra gây hội chứng rối loạn giấc ngủ. Nếu người bệnh không biết cách điều chỉnh kịp thời, tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến mất ngủ mạn tính (mất ngủ kinh niên), khó khăn cho việc điều trị. Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh dễ bị rối loạn giấc ngủ. 1.2 Rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên ở nam giới Nam giới khi bước vào độ tuổi trung niên, hàm lượng testosterone cũng giảm dần, điều này cũng ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của phái mạnh. Một số vấn đề về sức khỏe hay bệnh lý mà nam giới thường gặp phải ở độ tuổi trung niên như: rối loạn cương dương, suy giảm sinh lý nam giới, thận suy yếu, rối loạn giấc ngủ (mất ngủ), béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch, trầm cảm, đột quỵ,…. Ngoài ra, với những người đang mắc các bệnh nền sẵn có như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, hen suyễn, béo phì,…. khi bước vào độ tuổi trung niên cần đặc biệt lưu ý về vấn đề sức khỏe. Cần chăm sóc tốt sức khỏe, ngay khi có các biểu hiện khác thường bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn và có biện pháp can thiệp kịp thời, hiệu quả, tránh để các vấn đề mới phát sinh làm ảnh hưởng không tốt đến các bệnh nền sẵn có. Nam giới tuổi trung với hàm lượng testoterol suy giảm, áp lực từ cuộc sống, công việc dẫn dễ dẫn đến rối loạn giấc ngủ. 2. Nhận biết dấu hiệu rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, trằn trọc khi đi vào giấc ngủ, ngủ hay mơ thấy ác mộng nên giật mình tỉnh giấc và khó ngủ tiếp, ngủ không đủ giấc khó duy trì giấc ngủ và thường thức dậy sớm, sáng hôm sau thấy người mệt mỏi, uể oải,… là các biểu hiện của chứng rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ thường hay gặp nhất là dạng mất ngủ và rối loạn nhịp sinh học thức – ngủ (giật mình khi ngủ và khó ngủ tiếp). Nếu bạn có biểu hiện rối loạn giấc ngủ nêu trên, hãy xem xét lại một vài yếu tố sau: – Bạn có đang mắc bệnh lý nền nào có khả năng gây rối loạn giấc ngủ – Việc sử dụng một số loại thuốc nào đó có thể có tác dụng phụ gây mất ngủ – Thời gian vừa qua bạn có bị áp lực, stress, căng thẳng, lo lắng vì một việc gì đó – Bạn có sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cafe, trà, nước ngọt có gas,… trước khi ngủ. Cách xử trí hiệu quả và an toàn nhất Chúng tôi khuyên bạn không nên tự ý mua thuốc an thần, thuốc hỗ trợ não bộ, khi có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, vì mỗi thuốc đều có những mặt lợi và hại khác nhau. Muốn cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ, việc tốt nhất bạn nên làm là đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để được kiểm tra, tư vấn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn, giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và tư vấn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Chuyên khoa Nội thần kinh quy tụ các bác sĩ có chuyên môn trong lĩnh vực thần kinh sẽ thăm khám, chẩn đoán đúng và điều trị hiệu quả chứng rối loạn giấc ngủ. Cơ thể mỗi người chúng ta là hoàn toàn khác nhau, vì vậy bạn cũng không nên nghe theo cách điều trị từ người khác mà chưa được sự tư vấn hay thăm khám từ bác sĩ có chuyên môn. Hiện nay, ở nước ta việc người dân chữa bệnh theo phương pháp “truyền miệng” rất phổ biến: việc xin đơn thuốc từ người có triệu chứng tương tự, tự bắt bệnh cho mình sau đó tự mua thuốc theo đơn của người khác và áp dụng vào tình trạng bệnh lý của mình, điều này là vô cùng rủi ro: “bắt” sai bệnh, tốn kém chi phí, tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc, trì hoãn không điều trị khiến bệnh diễn biến nặng, tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Nhiều trường hợp rối loạn giấc ngủ có thể cải thiện được, người bệnh sau khi điều trị đã lấy lại được giấc ngủ ngon, sức khỏe phục hồi đáng kể. Một số trường hợp rối loạn giấc ngủ cần điều trị lâu dài, tuy nhiên càng điều trị sớm hiệu quả điều trị càng cao, người bệnh cũng hạn chế được các ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe do rối loạn giấc ngủ gây ra.
doc_53667;;;;;doc_51140;;;;;doc_30328;;;;;doc_11833;;;;;doc_52316
Khi bước vào độ tuổi trung niên (40-65 tuổi) các cơ quan trên cơ thể bắt đầu lão hóa mạnh mẽ, sự suy giảm hoạt động này khiến sức đề kháng của người bệnh cũng bị giảm sút, dễ mắc bệnh hơn. Nam, nữ ở độ tuổi trung niên thường phải đối mặt với nhiều loại bệnh, trong đó có hội chứng rối loạn giấc ngủ. Cùng tìm hiểu bài viết để biết: rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên gồm những dạng nào, biểu hiện của từng dạng và cách cải thiện. 1. Các dạng rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên 1.1 Mất ngủ là rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên hay gặp nhất Gồm rối loạn mất ngủ ngắn hạn (cấp tính) và rối loạn mất ngủ kéo dài (mạn tính). Rối loạn mất ngủ cấp tính Là tình trạng bệnh nhân có các triệu chứng của rối loạn mất ngủ (khó ngủ, giấc ngủ đủ giấc (không đủ số giờ), hay bị tỉnh giấc) và diễn ra trong thời gian ngắn, dưới một tháng. Người trung niên và người cao tuổi thường hay gặp phải tình trạng mất ngủ – một dạng rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất hiện nay. 1.2 Rối loạn mất ngủ mạn tính Là tình trạng bệnh nhân có các triệu chứng mất ngủ kể trên, xảy ra ít nhất ba lần mỗi tuần và kéo dài trong thời gian trên một tháng. Thời lượng ngủ chuẩn phân theo từng lứa tuổi như: người cao tuổi ngủ đủ khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày, người trưởng thành ngủ đủ khoảng 7-9 tiếng mỗi ngày, thanh thiếu niên ngủ đủ khoảng 8-10 tiếng mỗi ngày, trẻ em ngủ đủ khoảng 9-12 giờ mỗi ngày, trẻ sơ sinh ngủ đủ khoảng 12-17 giờ mỗi ngày. Càng lớn tuổi thì thời gian ngủ càng ít đi. Mất ngủ là tình trạng người bệnh ngủ không đủ giấc (ngủ ít hơn số giờ trên quy định) và/hoặc chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo (trằn trọc khó đi vào ngủ; ngủ hay giật mình tỉnh giấc; sáng dậy cảm thấy người mệt mỏi, uể oải). 1.3 Rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ Là sự hô hấp bất thường trong khi ngủ. Gồm các dạng như sau: – Hội chứng ngưng thở khi ngủ trung ương – Rối loạn ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) – Rối loạn giảm thông khí liên quan đến giấc ngủ – Rối loạn giảm oxy máu liên quan đến giấc ngủ 1.4 Các rối loạn trung tâm của chứng ngủ quá mức Gồm chứng ngủ rũ và chứng mất ngủ vô căn. Chứng ngủ rũ là tình trạng bệnh nhân buồn ngủ quá mức cộng với chứng thiếu hụt cataplexy và hoặc hypocretin-1 (thiếu hụt hypocretin-1 trong dịch não tủy (<110 pg/mL, hoặc ít hơn một phần ba giá trị quy chuẩn trong một xét nghiệm chuẩn hóa); hoặc độ trễ giấc ngủ trung bình là ≤8 phút và hai giai đoạn chuyển động mắt nhanh khi bắt đầu ngủ). Chứng mất ngủ vô căn là tình trạng bệnh nhân bị mất ngủ không rõ nguyên nhân. Loại trừ các nguyên nhân khác của chứng trầm cảm, bao gồm cả thiếu ngủ. Cho đến hiện nay vẫn chưa rõ liệu chứng mất ngủ vô căn là một chứng rối loạn đơn lẻ có thể xác định được hay là một nhóm rối loạn đa dạng với các cơ chế bệnh lý khác nhau dẫn đến một kiểu hình lâm sàng giống nhau. Chứng ngủ rũ (buồn ngủ quá mức) là một loại rối loạn giấc ngủ, làm cản trở công việc và hoạt động sinh hoạt hàng ngày. 1.5 Rối loạn nhịp thức ngủ sinh học – rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên thường gặp Được đặc trưng bởi rối loạn giấc ngủ mạn tính hoặc tái phát do thay đổi hệ thống sinh học hoặc sự lệch lạc giữa môi trường và chu kỳ ngủ – thức của một cá nhân. Bao gồm một số rối loạn nhịp sinh học như sau: – Rối loạn giấc ngủ theo nhịp sinh học do phải làm việc theo ca hoặc rối loạn múi giờ là loại phổ biến nhất. Tuy nhiên, những rối loạn này không thường xuyên được chăm sóc y tế, người bệnh hay chủ quan, bỏ qua. – Rối loạn giai đoạn ngủ – thức muộn. Được đặc trưng bởi thời gian ngủ và thức thường bị trì hoãn so với thời gian thông thường. Một bệnh nhân điển hình khó đi vào giấc ngủ và thức dậy muộn. Tình trạng này rất thường gặp ở giới trẻ hiện nay. – Rối loạn giai đoạn ngủ – thức nâng cao được đặc trưng bởi thời gian ngủ và thức sớm theo thói quen so với thời gian thông thường. Một bệnh nhân điển hình ngủ sớm và thức dậy sớm một cách tự nhiên. Rối loạn này không được báo cáo phổ biến, nhưng nó có nhiều khả năng được quan sát thấy ở người lớn tuổi. – Rối loạn nhịp ngủ – thức không thường xuyên được đặc trưng bởi thiếu nhịp sinh học xác định rõ ràng về giấc ngủ và thức. Rối loạn này thường liên quan đến rối loạn phát triển ở trẻ em và người lớn mắc các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và bệnh Huntington. – Rối loạn thức – ngủ theo chu kỳ – Rối loạn nhịp điệu 1.6 Bệnh mất ngủ giả Đây là các hành vi thể chất không mong muốn (bao gồm các cử động, hành vi phức tạp hoặc trải nghiệm cảm xúc, nhận thức, giấc mơ xảy ra trong khi bạn đi vào giấc ngủ, trong giấc ngủ hoặc trong các cơn kích thích từ giấc ngủ. Bao gồm: bệnh mất ngủ giả liên quan đến chuyển động mắt không nhanh (NREM), bệnh mất ngủ giả liên quan đến chuyển động mắt nhanh (REM) và các các bệnh mất ngủ giả khác. 1.7 Rối loạn chuyển động liên quan đến giấc ngủ Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ được đặc trưng bởi những cử động đơn giản, rập khuôn làm rối loạn giấc ngủ. Người bệnh có thể nhận biết được hoặc không nhận biết được các chuyển động này. Các rối loạn chuyển động liên quan đến giấc ngủ bao gồm: Hội chứng chân không yên Rối loạn cử động chân tay định kỳ Chuột rút liên quan đến giấc ngủ Chứng nghiến răng liên quan đến giấc ngủ Rối loạn chuyển động nhịp nhàng liên quan đến giấc ngủ. Rung giật cơ khi ngủ lành tính ở trẻ sơ sinh. Rung giật cơ tủy sống khi bắt đầu ngủ. Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ do rối loạn y tế. Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ do thuốc hoặc chất gây nghiện. Rối loạn vận động liên quan đến giấc ngủ, không xác định. Rối loạn giấc ngủ khác Mộng du hay còn gọi là chứng miên hành là một loại rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở tuổi trung niên, người cao tuổi, người trưởng thành hoặc trẻ em. 2. Giải pháp hạn chế rối loạn giấc ngủ tuổi trung niên Phối kết hợp các biện pháp dưới đây: – Vệ sinh giấc ngủ trước khi đi ngủ – Xây dựng chế độ tập luyện và ăn uống khoa học. – Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. – Có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng để hỗ trợ giấc ngủ tốt hơn nhưng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh sử dụng tùy ý gây các tác dụng phụ không mong muốn. Ở độ tuổi trung niên, người bệnh có thể gặp nhiều bệnh lý cùng một lúc và điều này sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng mất ngủ. Bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được kiểm tra, chẩn đoán đúng và điều trị hiệu quả.;;;;;Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh mất ngủ được xem là nỗi ám ảnh của khá nhiều người. Đặc biệt với người trong độ tuổi trung niên. Tình trạng này thường lặp lại từ 3-4 đêm/tuần và gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, việc nhận biết và đưa ra những cách trị mất ngủ cho người trung niên là vô cùng cần thiết. 1. Lý do người trung niên thường bị mất ngủ Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng khá phổ biến và có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi. Trong đó, xảy ra khá nghiêm trọng từ độ tuổi trung niên trở đi. Những lý do gây ra có thể đến từ cả khách quan và chủ quan: 1.1. Thay đổi về nội tiết Bước vào giai đoạn trung niên cả nữ giới và nam giới đều xuất hiện những thay đổi về mặt nội tiết. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến mất ngủ. – Với phái nữ: theo thống kê có đến khoảng 40% tỷ lệ phụ nữ độ tuổi từ 40 trở đi mắc mất ngủ. Nguyên nhân do hiện tượng tiền mãn kinh là chủ yếu. Nó gây ra sự suy yếu của não bộ, buồng trứng và cả tuyến yên. Điều này dẫn đến các hormone: estrogen, progesterone và cả testosterone thiếu cân bằng sinh ra rối loạn giấc ngủ. Tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên dễ gây ra rối loạn giấc ngủ về đêm – Với phái nam: có khoảng 30% nam giới ở độ tuổi ngoài 45 gặp phải tình trạng này. Ở độ tuổi này, họ thường bị mãn dục khiến nồng độ testosterone trong máu suy giảm. Từ đó các cơ quan cũng bị giảm hoạt động và ảnh hưởng tới các vấn đề về tâm lý. Điều này phần nào gián tiếp gây ra rối loạn giấc ngủ ở nam giới tuổi trung niên. 1.2. Thói quen và lối sống thiếu khoa học Chế độ ăn uống hay thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tình trạng mất ngủ nhất là với độ tuổi trung niên. Những vấn đề điển hình như: – Thời gian ngủ trưa quá lâu và có nhiều giấc ngủ nhỏ trong ngày. – Lạm dụng các loại chất kích thích như: trà, bia, rượu, đồ uống chứa ga và thuốc lá khoảng chiều hay gần tối. Cồn, nicotin, caffeine sẽ gây kích thích thần kinh khiến não bộ tiết ra hormone hưng phấn làm mất ngủ. – Nạp quá nhiều thực phẩm chứa hàm lượng dầu mỡ cao và tối và gần giờ ngủ. – Uống nhiều nước, hoạt động mạnh liên tục sát giờ nghỉ. 1.3. Những áp lực về mặt tinh thần Những gánh nặng trong cuộc sống: bạn bè, gia đình, đồng nghiệp,… hoàn toàn có thể tác động đến tâm lý của người trung niên. Công việc cuộc sống hàng ngày gây căng thẳng thần kinh, nghĩ ngợi nhiều dẫn tới mất ngủ. Bên cạnh đó độ tuổi này có khả năng cao mắc phải các bệnh lý như: dạ dày, thoái hóa, trào ngược,… điều này càng khiến họ nặng nề hơn trong suy nghĩ. 1.4. Các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài Ngoài những lý do kể trên, việc mất ngủ ở độ tuổi trung niên cũng có thể đến từ các yếu tố ngoại cảnh: – Phòng ngủ có hệ thống ánh sáng, đèn điện không phù hợp, hay ảnh hưởng của tiếng ồn xung quanh. – Nhiệt độ trong phòng quá thấp hay quá cao sẽ làm cho cơ thể phần nào bị gián đoạn và ảnh hưởng. – Không gian phòng ngủ thì chật chội không được thoải mái gây khó khăn trong việc nghỉ ngơi. Mất ngủ ở độ tuổi trung niên không chỉ khiến cơ thể suy nhược, khó chịu và còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm: – Rối loạn về tâm lý, nhận thức và cả các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Mất ngủ đêm dễ khiến người bệnh sáng ra trong trạng thái mệt mỏi, lo âu và trầm cảm. – Teo não: vì mất ngủ có thể khiến não bộ mất đi khoảng 25% tế bào thần kinh. Những tổn thương này rất khó để hồi phục, thậm chí không thể tái tạo được gây suy giảm trí nhớ. – Béo phì, tiểu đường: ngủ muộn khiến quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và béo phì. – Tim mạch và nguy cơ đột quỵ. Nếu chỉ được ngủ dưới 5 giờ/đêm sẽ làm tăng rủi ro bị suy tim đến 40%. 3. Những cách chữa mất ngủ với người trung niên Có thể thấy rằng, nếu mất ngủ thi thoảng diễn ra thì nó không quá đáng bận tâm. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài dai dẳng có thể gây ra nhiều vấn đề như trên. Do đó, hãy quan tâm nhiều hơn đến những cách giúp cải thiện tình trạng. Dưới đây là một số cách giúp khắc phục mất ngủ ở tuổi trung niên. 3.1. Cách trị mất ngủ cho người trung niên bằng mẹo dân gian Tư xưa ông cha ta đã có những bài thuốc trị mất ngủ rất hiệu quả. Những nguyên liệu sử dụng cũng hoàn toàn đến từ tự nhiên và vô cùng lành tính: – Tâm sen: các hoạt chất có trong tâm sen có khả năng giúp an thần và giúp vào giấc ngủ dễ dàng. Không chỉ thế, nó còn có tác dụng với những người bị thiếu máu hay mắc bệnh liên quan tim mạch. Tâm sen chủ yếu sẽ được dùng để hãm trà sử dụng hàng ngày. – Lá dâu tằm: có vị ngọt, đắng và tính hàn. Ngoài thanh nhiệt còn các tác dụng bổ huyết hạn chế căng thẳng kích thích con buồn ngủ. Tuổi trung niên có thể sử dụng nấu nước uống hàng ngày giúp cải thiện giấc ngủ. Lá dâu tằm trong điều trị mất ngủ với người trung niên – Hoa tam thất: có tác dụng kích thích ngủ ngon và rất phù hợp với độ tuổi trung niên gặp vấn đề mất ngủ. Bên cạnh đó, còn có tác dụng với bệnh béo phì, tiểu đường và giúp giải độc. Người bệnh nên sử dụng trà hoa tam thất hay kết hợp hoa tam thát với các loại dược liệu sắc thành nước uống. 3.2. Cách trị mất ngủ cho người trung niên sử dụng thuốc Tây Y Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc Tây có thể dùng cho độ tuổi trung niên cải thiện chứng mất ngủ. Những loại được kê đơn có thể kể tới như: Mirtazapine, Zolpidem, Phenobarbital, Diazepam, Bromazepam,… giúp kích thích đi vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ sâu hơn. Sẽ còn phụ thuộc vào tình trạng nặng hay nhẹ cùng các triệu chứng đi kèm của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ ra các phác đồ điều trị khác nhau. Lưu ý với sử dụng thuốc trong trị mất ngủ đó là tuân thủ đúng theo các khuyến cáo đưa ra bởi bác sĩ. Hạn chế việc lạm dụng thuốc gây quá lệ thuộc vào thuốc. 3.3. Áp dụng đông y trong trị mất ngủ Hiện nay, khá nhiều người cũng áp dụng phương pháp điều trị đông y khi mất ngủ. Bởi phương pháp này giúp điều trị mất ngủ từ nguyên căn và kích thích cơn buồn ngủ, mang tới giấc ngủ sâu cho người dùng. Tuy nhiên, phương pháp này cũng còn một vài hạn chế như: khó khăn trong việc căn chỉnh thời gian sắc thuốc và đòi hỏi sự kiên trì từ người sử dụng. Các vị thuốc Đông y trong điều trị mất ngủ với người trung niên;;;;;Khi bước vào độ tuổi trung niên, cơ thể chúng ta thường xuất hiện những thay đổi nhất định cả về sức khỏe và tâm sinh lý. Và mất ngủ cũng chính là một trong những tình trạng thường gặp ở độ tuổi này. Việc xác định các nguyên nhân gây mất ngủ ở người trung niên là điều rất quan trọng và cần thiết để có phương pháp cải thiện phù hợp. 1. Nhận biết chứng mất ngủ ở độ tuổi trung niên Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng xuất hiện phổ biến ở mọi độ tuổi khác nhau. Một số thống kê đã chỉ ra rằng, hầu hết những người ở độ tuổi trung niên thường rất khó duy trì được giấc ngủ kéo dài từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Những dấu hiệu của chứng mất ngủ ở độ tuổi này khá đa dạng, tùy vào thể trạng mà triệu chứng mất ngủ ở mỗi người có thể khác nhau. Trong đó có một số biểu hiện giúp người bệnh trung niên có thể nhận biết chứng mất ngủ, đó là: – Khó ngủ, mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ, cố nhắm mắt nhưng rất khó vào giấc – Trằn trọc, thao thức cả đêm nhưng không thể ngủ lại – Hay bị tỉnh giấc giữa đêm và khó vào lại giấc – Thường tỉnh dậy sớm nhưng luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải – Cơ thể suy nhược, xanh xao, sụt cân, thiếu dinh dưỡng – Có dấu hiệu suy giảm trí nhớ, mất tập trung, nhớ nhớ quên quên Khó ngủ, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm là những dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ ở tuổi trung niên. 2. Nguyên nhân khiến người trung niên bị mất ngủ Các nguyên nhân gây mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở người trung niên thường rất đa dạng, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Những nguyên nhân thường gặp và dễ nhận biết nhất về tình trạng mất ngủ ở tuổi trung niên bao gồm: 2.1 Mất ngủ ở người trung niên do thay đổi nội tiết tố Bước vào độ tuổi trung niên, cả phụ nữ và nam giới đều có sự thay đổi về nội tiết. Các chuyên gia cho rằng, đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ ở người trung niên. – Đối với nữ giới Theo thống kê tại viện Y tế Quốc gia Mỹ, có khoảng 40% phụ nữ bước vào tuổi 40 sẽ gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân là do hoạt động của não bộ, buồng trứng và tuyến yên suy yếu khiến các hormone estrogen, progesterone và testosterone mất cân bằng. Mặc dù không trực tiếp nhưng điều này khiến hầu hết phụ nữ ở tuổi trung niên gặp các triệu chứng về mất ngủ, khó ngủ. – Đối với nam giới Các nhà nghiên cứu cho thấy, có khoảng 30% nam giới ở độ tuổi trên 45 gặp tình trạng mãn dục. Hiện tượng này xuất hiện là do lượng testosterone trong máu bị suy giảm dưới mức bình thường. Chính vì vậy mà khi bước vào độ tuổi trung niên, các cơ quan thường bị suy giảm, không sản sinh ra đủ testosterone cần thiết, từ đó làm ảnh hưởng tới sinh lý và các vấn đề về sức khỏe. Điều này cũng gián tiếp gây ra chứng mất ngủ ở nam giới khi bước vào tuổi trung niên. 2.2 Thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học Chế độ ăn uống cùng thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ tới các triệu chứng mất ngủ ở độ tuổi trung niên, cụ thể đó là: – Ngủ trưa quá lâu hoặc những giấc ngủ ngắn ban ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. – Sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, uống rượu bia, cà phê… sau 12 giờ trưa có thể gây ra tình trạng khó ngủ. Ngoài ra, các chất cồn, nicotine và caffeine còn làm kích thích sự hưng phấn trong não bộ khiến người bệnh rất khó để chìm vào giấc ngủ. – Bữa tối ăn quá no hoặc sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ cũng là lý do khiến người bệnh trằn trọc, khó ngủ. 2.3 Mất ngủ ở người trung niên do áp lực từ công việc, cuộc sống Áp lực từ công việc và cuộc sống hàng ngày là điều khó tránh khỏi ở những người bước vào độ tuổi trung niên. Điều đó khiến người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. Bên cạnh đó, tinh thần bồn chồn, lo lắng, hệ thần kinh bị căng thẳng cũng là nguyên nhân khiến người ở độ tuổi ngoài 40 bị mất ngủ. 2.4 Ảnh hưởng từ một số bệnh lý khác Tuổi trung niên là độ tuổi dễ gặp nhiều bệnh lý liên quan tới huyết áp, tim mạch, cơ xương khớp, đường tiêu hóa… Đây chính là nguyên nhân làm gián đoạn, rối loạn giấc ngủ, khiến người bệnh không thể ngủ sâu giấc và thường xuyên tỉnh giấc vào giữa đêm. 2.5 Yếu tố ngoại cảnh Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên, mất ngủ ở tuổi trung niên còn xuất hiện do một số yếu tố ngoại cảnh khác như: – Phòng ngủ hoặc các khu vực lân cận có nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn – Nhiệt độ phòng quá cao hoặc quá thấp khiến nhiệt độ cơ thể bị ảnh hưởng – Không gian ngủ chật chội, bí bách, không thoải mái… Áp lực, căng thẳng và stress từ công việc có thể khiến người trung niên bị mất ngủ. Giấc ngủ luôn đóng vai trò quan trọng trong chế độ sinh hoạt hàng ngày của mỗi người. Do vậy, khi giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến tình trạng sức khỏe suy yếu nghiêm trọng, kèm theo đó là nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm sau: 3.1 Bệnh teo não Thông tin trên tạp chí Neuroscience của Mỹ chỉ ra rằng, mất ngủ thường xuyên và kéo dài sẽ làm não mất đi khoảng 25% tế bào thần kinh. Não bị tổn thương do giấc ngủ không đảm bảo sẽ rất khó phục hồi, tái tạo, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer – một trong bệnh lý phổ biến liên quan đến suy giảm trí nhớ. 3.2 Béo phì, tiểu đường Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở tuổi trung niên diễn ra liên tục có tác động không nhỏ tới quá trình trao đổi chất của cơ thể. Từ đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao và dễ gây ra bệnh béo phì, tiểu đường. 3.3 Mắc bệnh về tim mạch Theo Hiệp hội Tim mạch tại Hoa Kỳ, mất ngủ kéo dài có thể gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các chuyên gia đã lý giải tình trạng này như sau: Những người bị thiếu ngủ, mất ngủ có nồng độ hormone gây căng thẳng và các chất gây viêm trong máu cao hơn so với người bình thường. Đây cũng chính là tác nhân chính gây ra các bệnh lý về tim mạch ở người trung niên. 3.4 Nguy cơ đột quỵ cao Thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ làm ảnh hưởng lớn tới não bộ và hệ thần kinh, đồng thời khiến cơ thể mệt mỏi và hoạt động của các cơ quan cũng bị trì trệ. Điều này khiến sự lưu thông máu trong não kém đi và là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. 3.5 Trầm cảm Một số nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, người bị mất ngủ có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao gấp 10 lần so với người khỏe mạnh. Rối loạn giấc ngủ sẽ làm thay đổi hoạt động của não bộ, các chất hóa học thần kinh gây ảnh hưởng đến tâm trạng, khiến người bệnh thường hay lo âu, suy nghĩ tiêu cực, hoang tưởng và dẫn tới trầm cảm. Mất ngủ kéo dài không được can thiệp điều trị sớm có thể gây nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm ở người trung niên. Mất ngủ ở người trung niên là vấn đề diễn ra phổ biến hiện nay. Tình trạng này kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mà còn làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Chính vì vậy, việc can thiệp điều trị y khoa từ sớm là điều vô cùng cần thiết, giúp hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm đáng tiếc xảy ra.;;;;; Menu xem nhanh: Đe dọa sức khỏe phụ nữ trung niên khi mất ngủ Tăng huyết áp Giấc ngủ bị gián đoạn sẽ gây căng thẳng vào ban đêm và căng thẳng này gây hại cho cơ thể. Nghiên cứu cho thấy kích thích tố căng thẳng có xu hướng gia tăng ở những người bị thiếu ngủ. Tăng nội tiết tố này có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời huyết áp và sau đó sẽ trở thành vĩnh viễn sau một thời gian. Ngủ ít hơn 6h mỗi đêm làm tăng 20% nguy cơ bệnh tăng huyết áp. Phụ nữ trung niên dễ mất ngủ Mất tập trung Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, bộ não dành rất ít thời gian cho trạng thái ngủ sâu khiến cơ thể chậm chạp, gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ. Trầm cảm Một đêm mất ngủ khiến tâm trạng chị em bất ổn dễ nổi cáu. Thiếu ngủ kinh niên cuối cùng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Tăng nguy cơ béo phì và ung thư Thiếu ngủ làm tăng lượng đường trong máu, làm chậm quá trình trao đổi chất, gia tăng nguy cơ bệnh béo phì. Theo các chuyên gia sức khỏe, giấc ngủ thiếu hụt là tác nhân dẫn đến việc lựa chọn thực phẩm không lành mạnh và tiêu thụ những thực phẩm này gây hiện tượng béo phì. Thiếu ngủ cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư lý do là hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u và khi thiếu ngủ, hormone này bị hạn chế đi rất nhiều. Phần lớn phụ nữ khi có tuổi đều gặp phải tình trạng “thao thức năm canh”, buồn ngủ sớm nhưng chỉ ngủ được dưới 4 tiếng là thức dậy khiến cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ở phụ nữ trung niên Ở tuổi trung niên, mất ngủ hầu hết có nguyên nhân do sự thay đổi của nội tiết tố. Với phụ nữ từ tuổi 40 trở đi, trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng dần bị suy yếu, dẫn đến tình trạng phối hợp chệch choạc, lạc nhịp giữa các cơ quan này. Trong khi đó để đi vào giấc ngủ, trung ương thần kinh phát động các tuyến nội tiết và não bộ tiết ra các hoạt chất có tác dụng phong bế thần kinh đưa não và vùng cấu trúc lưới, vùng dưới đồi rơi vào trạng thái ức chế. Như vậy, để ngủ phải có sự phối hợp của thần kinh và nội tiết. Vì thế, khi bạn có tâm lý bất ổn, não ở trạng thái kích thích sẽ gây mất ngủ. Cán cân nội tiết bị xô lệch, ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh khiến toàn thân chị em lâm vào cảnh rối loạn. Từ bốc hỏa đến tim mạch, hô hấp, xương khớp, chuyển hóa, tâm lý đều có vấn đề. Và trạng thái “thao thức năm canh” nằm trong những rối loạn đó. Thăm khám để khắc phục tình trạng mất ngủ ở phụ nữ Nhằm khắc phục tình trạng “thao thức năm canh”, trước hết chị em đừng cho rằng cứ tuổi xế chiều thì mất ngủ, rồi coi đó là lẽ đương nhiên phải chịu đựng. Một khi đã biết được nguyên nhân thì ta hoàn toàn có thể tìm cách điều chỉnh. Khi mắc chứng mất ngủ, chị em nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán điều trị ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý nguy hiểm.;;;;;Bước vào tuổi trung niên, phụ nữ thường gặp khủng hoảng do vô số áp lực từ gia đình, công việc, cuộc sống… Bên cạnh đó, những thay đổi, rối loạn hormone trong cơ thể ở giai đoạn này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Đó chính là những nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở phụ nữ tuổi trung niên. Cùng tìm hiểu đặc điểm và cách khắc phục tình trạng mất ngủ của phụ nữ ở độ tuổi trung niên qua bài viết dưới đây. Giấc ngủ là phương pháp lấy lại năng lượng và phục hồi sức khỏe tốt nhất sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi. Một giấc ngủ sâu đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể tiết ra các loại hormone có lợi, giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng để sẵn sàng năng lượng cho ngày mới. Ở độ tuổi trung niên, phụ nữ có thể thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ với các biểu hiện như sau: – Trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ, thậm chí cả đêm không ngủ được. – Giấc ngủ ngắn, dễ bị thức giấc và không thể ngủ tiếp. – Ngủ dậy sớm. – Ban ngày mệt mỏi, lờ đờ, uể ỏa, dễ nóng giận, mất tập trung trong công việc… – Suy giảm trí nhớ – Có âm thanh ù ù bên tai… Phụ nữ bước vào tuổi trung niên thường bị trằn trọc, khó ngủ, ngủ không yên giấc. 2. Nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ trung niên Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở phụ nữ tuổi trung niên, trong đó bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. 2.1 Chứng mất ngủ ở phụ nữ tuổi trung niên xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố Tình trạng mất ngủ ở phụ nữ trung niên thường không xảy ra do các yếu tố ngoại sinh mà xuất phát từ chính những thay đổi bên trong cơ thể. Giai đoạn tiền mãn kinh được đánh dấu bởi những biến động của hormone nữ do hoạt động của hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng bắt đầu bị suy giảm. Khi hoạt động của các cơ quan này bước vào thời kỳ suy yếu, cơ chế ra mệnh lệnh từ não bộ, tuyến yên xuống buồng trứng để sản xuất ra hormone nữ và sự phản hồi ngược từ buồng trứng về não bộ, tuyến yên sẽ bị phá vỡ. Lúc này, nồng độ các hormone testosterone, estrogen và progesterone thay đổi thất thường. Rối loạn bộ hormone nữ này có thể gây ra hàng loạt các bất ổn về thể chất và tinh thần ở phụ nữ, biểu hiện bằng các triệu chứng như bốc hỏa, khô da, rụng tóc… và nghiêm trọng nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ, gây khó ngủ, mất ngủ. Điều này được lý giải cụ thể như sau: – Suy giảm estrogen sẽ khiến cơ thể giảm khả năng hấp thụ cũng như sản sinh ra magie có tác dụng giãn cơ. Trạng thái cơ căng cứng cộng với chứng bốc bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm ở tuổi tiền mãn kinh sẽ gây nên tình trạng mất ngủ. – Suy giảm progesterone gây rối loạn giấc ngủ, khiến phụ nữ không thể ngủ sâu giấc. 2.2 Do ăn uống, sinh hoạt không khoa học Một số thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học có thể khiến giấc ngủ ban đêm của phụ nữ bị ảnh hưởng, phổ biến nhất là: – Giấc ngủ trưa quá dài hoặc quá ngắn, ảnh hưởng đến thời gian của giấc ngủ ban đêm. – Sử dụng chất kích vào buổi tối như cà phê, rượu, bia, chè… – Thay đổi môi trường, múi giờ đột ngột. – Thói quen và giờ giấc sinh hoạt không ổn định. – Ăn quá nó hoặc thức ăn khó tiêu gây ảnh hưởng đến dạ dày và làm gián đoạn giấc ngủ. 2.3 Áp lực cuộc sống là một trong những nguyên nhân của chứng mất ngủ ở phụ nữ tuổi trung niên Áp lực công việc, gia đình cũng như các mối quan hệ từ bên ngoài dễ khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi kéo dài. Hệ thần kinh thường xuyên bị căng thẳng cũng là lý do khiến họ bị mất ngủ. Đặc biệt trình trạng này trở nên nặng nề hơn khi phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên. 2.4 Do một số yếu tố khác – Phòng ngủ quá sáng. – Không gian ngủ chật chội, bí bách, khó chịu. – Phòng ngủ không yên tĩnh, quá nhiều tiếng ồn. – Quần áo khi ngủ không có khả năng thông thoáng và thấm mồ hôi tốt… Stress, lo âu, mệt mỏi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ ở phụ nữ trung niên. Mất ngủ ở tuổi trung niên được xem là tình trạng khá nguy hiểm. Bởi ngoài việc khiến sức khỏe bị suy yếu nhanh chóng, mất ngủ thường xuyên còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm ở phụ nữ như: – Teo não, suy giảm trí nhớ: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mất ngủ kéo dài sẽ làm mất đi khoảng 25% tế bào thần kinh và khiến người bệnh dễ có nguy cơ suy giảm trí nhớ, thậm chí là mắc bệnh teo não. – Tiểu đường, béo phì: Mất ngủ có thể làm quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị rối loạn, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và béo phì ở người bệnh. – Mắc bệnh tim mạch: Khi bị thiếu ngủ, hormone gây căng thẳng có xu hướng tăng cao đáng kể, dẫn tới các chất gây viêm trong máu cũng tăng và gây ra các bệnh về tim mạch. – Gia tăng tăng nguy cơ đột quỵ. – Trầm cảm. – Xuống sắc nhanh chóng. Phụ nữ ở tuổi trung niên có thể phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường do mất ngủ kéo dài. 4. Cách khắc phục chứng mất ngủ ở phụ nữ tuổi trung niên Để cải thiện chứng mất ngủ và có được giấc ngủ ngon, phụ nữ ở tuổi trung niên cần thực hiện một số phương pháp sau đây: – Xây dựng thời gian biểu ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. – Nên đi ngủ sớm trước 11 giờ và thức dậy sau 5 giờ sáng hôm sau. Bởi đây là khoảng thời gian hormone estrogen tiết ra nhiều nhất để cơ thể bổ sung lượng estrogen đang bị thiếu ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. – Tắm nước ấm giúp cơ thể thư giãn, lưu thông khí huyết dễ đi vào giấc ngủ. – Thường xuyên nghe nhạc, đọc sách hay thực hiện các hoạt động giúp thư thái đầu óc trước khi đi ngủ. – Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê… đặc biệt là vào buổi tối. – Hạn chế ăn quá no và uống quá nhiều nước trước khi ngủ. – Hạn chế xem phim hay những chương trình giải trí gây xúc động mạnh đến cảm xúc trước khi ngủ. – Giữ phòng ngủ luôn thông thoáng, yên tĩnh và tránh ánh sáng trực tiếp. – Bổ sung một số thực phẩm có chứa hàm lượng tryptophan và estrogen cao như sữa, bơ, cá hồi, các loại hạt thuộc họ đậu…. Mất ngủ ở phụ nữ tuổi trung niên là hiện tượng khá phổ biến và khó tránh khỏi. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể cải thiện và phòng ngừa bằng một số thói quen tốt cho sức khỏe và giấc ngủ. Nếu thấy mất ngủ xuất hiện kèm theo một số biểu hiện bất thường trên cơ thể, cần đi thăm khám Nội thần kinh để xác định chính xác tình trạng bệnh và điều trị kịp thời.
question_104
Ung thư ruột thừa: Bệnh ít gặp, khó phát hiện ở giai đoạn sớm
doc_104
Ung thư ruột thừa là một bệnh ít gặp. Ở giai đoạn sớm, bệnh không có những biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện. Cũng giống như những bệnh ung thư khác, căn bệnh này rất nguy hiểm và có thể gây những biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ chữa bệnh hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. 1. Ung thư ruột thừa là bệnh ít gặp và rất khó phát hiện ở giai đoạn sớm Ruột thừa có hình ống và mỏng, chiều dài của ruột thừa khoảng 5 đến 10cm, nằm ở bên dưới bụng phải. Ruột thừa không có chức năng rõ ràng, chính vì thế, nếu cơ quan này xảy ra tình trạng viêm nhiễm thì thường được cắt bỏ. Vì ruột thừa được nối với ruột già nên nếu ruột già bị cắt bỏ thì phần ruột thừa cũng sẽ được cắt bỏ theo. 1.1. Phân loại bệnh ung thư ruột thừa Bệnh ung thư ruột thừa là tình trạng những tế bào trong mô của cơ quan này phát triển, tăng sinh bất thường, hoặc hình thành khối u ác tính bên trong ruột thừa. Đây là loại ung thư được đánh giá là ít gặp nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan với căn bệnh này. Bệnh có thể chia thành 5 loại như sau: - Ung thư biểu mô tuyến đại tràng: Là các trường hợp mà khối u tuyến bắt đầu hình thành từ lớp niêm mạc của đại tràng. Theo thống kê, tỉ lệ mắc ung thư biểu mô tuyến đại tràng chiếm 10% trong số những trường hợp bệnh nhân ung thư ruột thừa. Bệnh thường xảy ra ở nhóm tuổi từ 60 đến 65 và nam giới có nguy cơ bị bệnh cao hơn nữ giới. - Ung thư tuyến nhầy của ruột thừa: Bệnh xảy ra khi chất nhầy tích tụ bên trong ống ruột thừa và gốc ruột thừa bị tắc nghẽn. Dạng bệnh này khá hiếm gặp và đối tượng từ 60 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những nhóm tuổi khác. - Ung thư tế bào Goblet: Dạng ung thư này thường xuất phát từ sự phát triển quá mức của các tế bào trong biểu mô của đường hô hấp và tiêu hóa. - Ung thư thần kinh nội tiết: Đây là dạng ung thư chiếm khoảng 50% trong số những trường hợp mắc bệnh ung thư ruột thừa. Những khối u xuất hiện ở thành ruột và thường phát triển chậm. Những khối u tại vị trí này có thể gây ảnh hưởng đến phần ruột non và trực tràng của bệnh nhân. - Ung thư tế bào Signet: Dạng bệnh này hiếm gặp nhưng lại có thể gây ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan khác, nhất là dạ dày và đại tràng vì khả năng di căn của nó là khá cao. 1.2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư ruột thừa Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột thừa là: - Tình trạng thiếu máu vì thiếu vitamin B12 - Bệnh nhân mắc phải các bệnh lý về dạ dày, đặc biệt là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày thì cũng có thể gây ảnh hưởng đến ruột thừa và tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư. - Mắc hội chứng Zollinger-Ellison đường tiêu hóa. - Một số rối loạn bẩm sinh có thể gây ra các vấn đề ở ruột thừa, trong đó có ung thư ruột thừa. Chính vì thế, căn bệnh này có thể liên quan đến yếu tố di truyền. - Thói quen hút thuốc lá và rượu bia cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về dạ dày, đường ruột,… 1.3. Triệu chứng của bệnh Như đã nói ở phía trên, rất khó để có thể nhận biết bệnh ung thư ruột thừa ở giai đoạn sớm. Trên thực tế, có nhiều trường hợp bệnh nhân được phát hiện bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa và làm sinh thiết. Dưới đây là một số triệu chứng có thể gặp ở những trường hợp mắc ung thư ruột thừa: Bệnh nhân thường xuyên bị đầy hơi. Mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Đau phần dưới bụng phải dữ dội. Có biểu hiện tắc ruột. Thoát vị bẹn. Tiêu chảy. Ở mỗi bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Khi bệnh bước sang những giai đoạn muộn thì các triệu chứng sẽ ngày càng rõ ràng hơn. Do đó, nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn cũng không nên chủ quan mà cần đi khám sớm để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. 2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư ruột thừa Trước hết, để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng cho bệnh nhân, xem xét triệu chứng và tìm hiểu tiền sử bệnh lý. Sau đó, tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định tiến hành thực hiện một số xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh cần thiết, bao gồm phương pháp chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI. Những phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ nhận biết được tình trạng khối u, mức độ lây lan của chúng sang các bộ phận khác của cơ thể. Một số trường hơp được tiến hành làm sinh thiết sau khi cắt ruột thừa để xác định có tế bào ung thư hay không. Phương pháp điều trị bệnh ung thư ruột thừa Để xác định được phương pháp điều trị ung thư ruột thừa, các bác sĩ sẽ cần dựa vào loại khối u, giai đoạn của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Hiện nay, phẫu thuật được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các phương pháp phẫu thuật khác nhau chẳng hạn như cắt ruột thừa (với những trường hợp có khối u nhỏ), cắt đại tràng phải (với những trường hợp có khối u thần kinh nội tiết lớn hơn 2cm), phẫu thuật cắt bỏ khối u di căn trong ổ bụng,… Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được áp dụng điều trị kết hợp với hóa trị và xạ trị trước hay sau phẫu thuật.
doc_60142;;;;;doc_51895;;;;;doc_52079;;;;;doc_52319;;;;;doc_7463
Ung thư ruột thừa là một bệnh hiếm gặp, thường khó phát hiện ở giai đoạn sớm do có những dấu hiệu không rõ ràng. Thông thường bệnh hay được phát hiện ở những giai đoạn muộn, khi có những dấu hiệu di căn. Ung thư ruột thừa có thể điều trị được và kết quả điều trị khá tốt, nếu phát hiện càng sớm thì tỷ lệ chữa khỏi càng cao. 1. Đại cương ung thư ruột thừa Ruột thừa là một đoạn ruột tịt, có hình ống nối với đại tràng, đây là một bộ phận của đường tiêu hóa. Thông thường ruột thừa nằm ở vị trí hố chậu phải, tuy nhiên có thể nằm ở các vị trí khác trong ổ bụng nhưng ít gặp hơn.Ung thư ruột thừa là tình trạng các tế bào bên trong ruột thừa phát triển một cách bất thường không dưới sự khống chế của cơ thể, các tế bào ác tính này có tính xâm lấn và lan sang các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là một tình trạng u ác tính cực kỳ hiếm và thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu. Một số khối u ruột thừa là lành tính. Các khối u ác tính có thể xâm lấn và có thể lây lan sang các cơ quan khác.Một số dạng khối u ác tính của ruột thừa bao gồm:Khối u thần kinh: Thường bắt đầu ở đầu ruột thừa và chiếm hơn một nửa trong số các khối u ác tính hay gặp ở ruột thừa.Khối u tuyến nang niêm mạc: Khối u bắt đầu trong niêm mạc nhưng có bản chất ác tính và chiếm khoảng 20% của tất cả các trường hợp ung thư ruột thừa.Ung thư tuyến đại tràng: Loại này chiếm khoảng 10% các trường hợp các khối u ác tính ruột thừa, thường bắt đầu ở đáy của ruột thừa.Ung thư biểu mô tế bào đài: Loại này có thể lan sang các cơ quan khác nhưng có xu hướng ít xâm lấn hơn khối u thần kinh.Ung thư biểu mô tế bào nhẫn: Là khối u ác tính hiếm gặp nhất và khó điều trị, ung thư biểu mô tế bào nhẫn có tốc độ phát triển nhanh.U tế bào cận hạch thần kinh: Thông thường loại khối u này thường lành tính. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp vẫn có một tỉ lệ nhỏ ác tính trong ruột thừa.Hiện tại, vẫn chưa biết được chính xác nguyên nhân gây ra ung thư ruột thừa. Bệnh gặp ở cả hai giới với tỷ lệ ngang nhau, độ tuổi thường thấy được chẩn đoán bệnh ung thư ruột thừa là từ 40-59 tuổi. Ung thư ruột thừa là một tình trạng u ác tính cực kỳ hiếm 2. Dấu hiệu ung thư ruột thừa Hầu hết các trường hợp đều không có dấu hiệu gì khi ở giai đoạn sớm. Một số trường hợp do ảnh hưởng của khối u mà gây ra các triệu chứng không đặc hiệu như:Đau bụng, đau theo từng cơn, có thể cảm thấy đau tại vùng hố chậu bên phải.Chướng bụng, chán ăn, cảm thấy nhanh no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn.Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn hoặc nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Có thể biểu hiện bởi tình trạng thoát vị bẹn những phổ biến hơn ở nam giới. Các biểu hiện có thể thấy bao gồm: Thấy khối bất thường vùng bẹn, thường không đau chỉ tức nhẹ, có thể di động lên trên khi nghỉ ngơi...Biểu hiện một tình trạng viêm ruột thừa, do khối u làm cản trở sự lưu thông dịch dẫn đến vi khuẩn đường ruột bị mắc kẹt và phát triển quá mức bên trong ruột thừa nên gây viêm ruột thừa. Nhiều trường hợp ung thư ruột thừa có triệu chứng đầu tiên của viêm ruột thừa cấp. Các biểu hiện như:Đau bụng: Đầu tiên đau vùng quanh rốn sau đó khu trú tại hố chậu phải, đau thành từng cơn.Buồn nôn và nôn.Bí trung tiện và đại tiện, bụng chướng, khó chịu.Sốt: Có thể sốt nhẹ, nếu đã vỡ gây sốt cao.Co cứng thành bụng, ấn điểm hố chậu phải đau.Đôi khi khối u to dẫn tới chèn ép và gây tắc ruột hay sờ thấy khối bất thường.Các dấu hiệu khác: Do tế bào ung thư có thể phát triển tại các cơ quan vùng bụng khác và niêm mạc khoang bụng. Như gan, lách, buồng trứng, tử cung... Gây ra các biểu hiện tại cơ quan đó. Dấu hiệu ung thư ruột thừa có thể cảm thấy đau tại vùng hố chậu bên phải. 3. Tiên lượng bệnh ung thư ruột thừa Thông thường, người ta nhận thấy ung thư ruột thừa không lan đến các cơ quan bên ngoài khoang bụng ngoại trừ trong trường hợp ung thư biểu mô tế bào nhẫn. Nên tiên lượng thường khá tốt, nhất là các trường hợp phát hiện sớm.Nói chung, tỷ lệ sống sót đối với bệnh nhân mắc ung thư ruột thừa còn thay đổi tùy thuộc vào loại khối u, kích thước và tình trạng di căn của khối u.Theo thống kê thì tỷ lệ sống sót ước tính sau 5 năm đối với các khối u thần kinh của ruột thừa là khoảng:Tỷ lệ gần như 100% nếu khối u < 3cm và không lan rộng.Khoảng 78% nếu khối u < 3cm và đã lan đến các hạch bạch huyết khu vực.Khoảng 78% nếu khối u lớn hơn 3cm, nhưng chưa thấy lan đến các bộ phận khác của cơ thể.Khoảng 32% nếu ung thư đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể.Nếu phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi cao, nhưng nhiều trường hợp ung thư ruột thừa thường được chẩn đoán sau khi đã phẫu thuật viêm ruột thừa và làm sinh thiết hoặc khi khối u lan sang các cơ quan khác gây ra các triệu chứng rõ rệt.Việc xác định ung thư ruột thừa bằng chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, MRI hoặc CT scan rất khó. Chính vì vậy tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh là tiến hành sinh thiết sau khi cắt ruột thừa.Bệnh ung thư ruột thừa là bệnh rất hiếm khi gặp, nhưng không có nghĩa là không có. Các biểu hiện bệnh thường khó phát hiện, chính vì vậy để loại trừ mắc bệnh ung thư ruột thừa nên làm sinh thiết sau khi cắt ruột thừa trong bệnh viêm ruột thừa.;;;;;Theo nghiên cứu ung thư ở Anh, 46% số bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn quá muộn (3 hoặc 4), có ít cơ hội điều trị thành công và giảm cơ hội sống sót. Ung thư đại trực tràng là một trong số những bệnh ung thư thường chẩn đoán muộn. Nhìn chung, 93% trường hợp u ác tính (ung thư da) được chẩn đoán ở giai đoạn 1 hoặc 2, đối với ung thư vú và tuyến tiền liệt, tỷ lệ phát hiện sớm tương đương 83%, 61%. Tuy nhiên, đó là những bệnh ung thư có tỷ lệ phát hiện sớm cao. Ngược lại, một số bệnh ung thư hiếm khi được chẩn đoán sớm, chẳng hạn: ung thư phổi chỉ có 23%, ung thư hạch không Hodgkin 32%, ung thư buồng trứng 44%. Chẩn đoán ung thư ở giai đoạn sớm, trước khi nó lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể ảnh hưởng lớn đến sự sống còn. Ngược lại, khi ung thư đã lan rộng, điều trị sẽ khó thành công hơn, cơ hội sống thấp hơn đáng kể, tổ chức từ thiện cho biết. Ví dụ, nếu ung thư phổi được chẩn đoán sớm, 70% số người bệnh sẽ sống ít nhất 1 năm, nhưng nếu phát hiện muộn thì cơ hội sống sau 1 năm chỉ còn 25%. Tương tự như vậy, với ung thư đại trực tràng, 90% bệnh nhân có cơ hội sống ít nhất sau 5 năm nếu chẩn đoán sớm, nhưng nếu ung thư đã phát triển đến giai đoạn 3 hoặc 4 thì chỉ dưới 10% có thể sống sau 5 năm. Lý do 2 loại ung thư này thường được phát hiện muộn là do khi có triệu chứng bệnh nhân chủ quan không đi khám sớm, hoặc hiểu lầm triệu chứng này là do những bệnh đơn giản khác gây ra. Đừng chủ quan trước bất kỳ sự thay đổi nào của cơ thể, chẳng hạn thay đổi thói quen đại tiện có thể là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng. Một số bệnh ung thư, chẳng hạn như ung thư tuyến tụy, thường chỉ gây ra một số triệu chứng đáng chú ý khi ung thư bắt đầu lây lan. Bất cứ ai nhận thấy điều gì bất thường trên cơ thể, đều cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Các chuyên gia cho biết, phát hiện sớm sẽ tiết kiệm chi phí điều trị rất nhiều so với điều trị cho ung thư giai đoạn muộn. Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư: Chủ động tầm soát ung thư khi chưa có dấu hiệu là cách tốt nhất để phát hiện sớm ung thư.;;;;;Viêm ruột thừa là bệnh khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong. Tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh này để nhận biết sớm các triệu chứng, có các biện pháp xử lý phù hợp là điều rất cần thiết. Ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái nằm ở phía dưới bên phải của bụng, có 1 đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái nằm ở phía dưới bên phải của bụng, có 1 đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng (đoạn đầu tiên của ruột già). Chức năng của ruột thừa chưa được xác định rõ. Nhiều người cho rằng nó là một cơ quan vết tích không có chức năng. Trong khi đó nhiều nhà khoa học lại đưa ra giả thuyết nó lưu trữ các vi khuẩn hữu ích hỗ trợ tiêu hóa. Viêm ruột thừa là tình trạng đặc trưng bởi hiện tượng viêm của ruột thừa. Đây là bệnh thường gặp ở khoảng 6% dân số ở bất kỳ lứa tuổi nào. Theo Viện nghiên cứu quốc gia về các bệnh tiêu hóa và thận (Mỹ) thì viêm ruột thừa, khi đã xảy ra, không có biện pháp điều trị nào hiệu quả hơn là cắt bỏ. Các triệu chứng của viêm ruột xuất hiện và tiến triển trong vòng một vài giờ hoặc vài ngày. Viêm ruột thừa thường bắt đầu với những cơn đau nhẹ ở gần rốn sau đó chuyển dần tới vùng bụng dưới bên phải và ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Cơn đau đặc biệt trở nên tồi tệ khi người bệnh vận động, hít thở sâu, ho hoặc hắt hơi. Đôi khi cơn đau do viêm ruột thừa xảy ra rất đột ngột và dữ dội, khác hẳn với những lần đau bụng mà người bệnh đã từng gặp trước đây. Viêm ruột thừa thường bắt đầu với những cơn đau nhẹ ở gần rốn sau đó chuyển dần tới vùng bụng dưới bên phải và ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Các triệu chứng khác của viêm ruột thừa thường đi kèm với đau bụng bao gồm: Đúng. Viêm ruột thừa là một trong những cấp cứu ngoại khoa phổ biến nhất. Nếu nghi ngờ có các triệu chứng của viêm ruột thừa, hãy gọi cấp cứu ngay hoặc đi tới bệnh viện càng nhanh càng tốt. Người bệnh thường sẽ phải phẫu thuật khẩn cấp để cắt bỏ ruột thừa. Loại bỏ ruột thừa kịp thời sẽ làm giảm nguy cơ ruột thừa viêm bị vỡ. Có hai phương pháp chính trong phẫu thuật viêm ruột thừa là nội soi hoặc mổ hở. Trong một số trường hợp viêm ruột thừa nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh mặc dù điều trị chuẩn cho viêm ruột thừa vẫn là phẫu thuật. Đúng. Vì nếu không điều trị, ruột thừa có thể bị hoại tử, vỡ ra, vi khẩn tăng sinh làm mủ lan tràn ổ bụng gọi là viêm phúc mạc gây nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu), suy đa cơ quan và cuối cùng là tử vong. Hậu quả lâu dài của viêm ruột thừa là: Viêm ruột thừa không để lại hậu quả lâu dài nào cả Đúng. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa, người bệnh sẽ chấm dứt cơn đau bụng cũng như các triệu chứng khó chịu khác, loại bỏ nguy cơ ruột thừa bị vỡ và gây nhiễm trùng ổ bụng. Hầu hết bệnh nhân phẫu thuật viêm ruột thừa hồi phục hoàn toàn trong vòng 2-6 tuần và không có bất cứ vấn đề sức khỏe lâu dài nào cả. Trên thực tế, người bệnh cũng không cần thiết phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống và sinh hoạt. Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất của viêm ruột thừa Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị tiêu chuẩn của viêm ruột thừa. Sai. Phẫu thuật vẫn là phương pháp điều trị tiêu chuẩn của viêm ruột thừa. Loại bỏ ruột thừa là cách duy nhất để đảm bảo ruột thừa viêm không bị vỡ, gây viêm phúc mạc hoặc các biến chứng khác trong tương lai. Tuy nhiên thuốc kháng sinh có thể là giải pháp cho một số ít bệnh nhân mà phẫu thuật không phải là lựa chọn điều trị, chẳng hạn như bệnh nhân vừa trải qua một cơn nhồi máu cơ tim, người mắc bệnh lý nghiêm trọng và phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.;;;;;1. Các khối u ruột non U ruột non là một trong những bệnh lý hiếm gặp và khó được chẩn đoán. Khối u ruột non chiếm từ 1-5% trong số khối u ống tiêu hóa. Trong khi đó, ung thư ruột non chiếm khoảng 10.190 ca và khoảng 1390 ca tử vong mỗi năm tại Mỹ. Khối u ruột non được chia làm nhiều thể bao gồm:Các khối u ruột non lành tính: u cơ trơn, u mỡ, u xơ thần kinh và u xơ. Tất cả các loại u này đều có thể gây cảm giác căng tức bụng, chảy máu và đau, tiêu chảy, nếu bị tắc nghẽn sẽ gây nôn. Polyp ruột non không phổ biến như polyp đại tràng.Ung thư biểu mô tuyến: là một loại u ác tính nhưng cũng không phổ biến. Thông thường ung thư biểu mô tuyến xuất hiện ở tá tràng hoặc đoạn gần hỗng tràng và gây ra những triệu chứng nhẹ. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh Crohn có liên quan tới ruột non thì đa số những khối u có xu hướng xuất hiện ở đầu xa và trong các đoạn ruột bị viêm lặp lại.U lympho ác tính nguyên phát thường phát sinh ở hồi tràng có thể xảy ra ở một đoạn ruột dài và cứng. Trong một thời gian dài không điều trị bệnh lý ổ bụng thì u lympho ruột non có thể phát triển.Khối u carcinoid: xảy ra thường xuyên nhất là ở ruột non đặc biệt là vùng hồi tràng và ruột thừa. Những nơi này những tổn thương phát triển hơn có thể trở thành u ác tính. Đa số khối u carcinoid xảy ra trong 50% trường hợp. Những khối u có đường kính > 2cm khoảng 80% đã di căn cục bộ hoặc đến gan vào thời điểm phát hiện. Có khoảng 30% khối u carcinoid ruột non gây tắc nghẽn, đau chảy máu hoặc hội chứng carcinoid.Sacoma Kaposi được mô tả lần đầu tiên là bệnh của người cao tuổi Do thái và người đàn ông Ý, xảy ra bùng phát ở người Châu Phi, người nhận ghép tạng và bệnh nhân AIDS. Những người này có sự liên quan đến bệnh lý đường tiêu hóa chiếm khoảng 40-60%. Những tổn thương có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trong đường tiêu hóa, nhưng thường ở dạ dày, ruột non hoặc đoạn xa đại tràng. Tổn thương đường tiêu hóa thường không xuất hiện triệu chứng nhưng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, xuất huyết, thiếu máu và lồng ruột. Điều trị Kaposi Sarcoma phụ thuộc vào nhiều loại tế bào cũng như vị trí và mức độ tổn thương.Khối u ruột non có kích thước lớn có thể dẫn tới tắc dòng di chuyển của thức ăn, gây ra tắc ruột khiến cho người bệnh bị đau bụng. Ngoài ra, sự chảy máu khối u kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng thiếu máu và cơ thể mệt mỏi khiến cho người bệnh ăn uống kém hấp thu gây nên suy giảm hệ miễn dịch và những bệnh lý khác. Cắt u ruột non khi kích thước khối u to và nghi ngờ người bệnh bị tắc ruột Điều trị u ruột non phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, vị trí,... Trước tiên người bệnh sẽ được chẩn đoán bằng phương pháp enteroclysis, đây là phương pháp phổ biến nhất cho những tổn thương dạng khối của ruột non. Nội soi đẩy ruột non với ống nội soi ruột có thể được sử dụng nhằm quan sát và sinh thiết khối u. Nội soi video có sử dụng viên nang có thể giúp xác định được tổn thương ruột non, đặc biệt là những vị trí có chảy máu, một viên nang nuốt truyền được với tốc độ 2 hình ảnh/giây đến một máy thu ở bên ngoài cơ thể. Những viên nang ban đầu không hữu ích trong dạ dày hoặc đại tràng vì nó trôi đến những cơ quan lớn hơn. Một camera trong viên nang đại tràng có độ quang học và chiếu sáng tốt hơn đang được phát triển để sử dụng trong các cơ quan có đường kính lớn hơn.Điều trị u ruột non bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u ruột non ví dụ như đốt điện, cắt bỏ bằng nhiệt hoặc liệu phát laser tại thời điểm nội soi hoặc phẫu thuật ngoại khoa có thể là một biện pháp thay thế cho phẫu thuật cắt bỏ. Những trường hợp cần cắt bỏ u ruột là khi kích thước khối u to và nghi ngờ người bệnh bị tắc ruột, lồng ruột. Đặc biệt đối với trường hợp u carcinoid ruột non thường gây tắc nghẽn, chảy máu và đau. Điều trị khối u carcinoid ruột non bằng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ, thậm chí phải thực hiện nhiều lần.Tóm lại, u ruột non là một dạng u hiếm gặp khó tầm soát, chẩn đoán và rất nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời.;;;;;Ung thư ruột già là một trong những căn bệnh ung thư khá phổ biến. Dấu hiệu ung thư ruột già cũng không quá rõ ràng ở giai đoạn đầu nên người bệnh rất khó để nhận biết. Một vài thông tin mà bài viết cung cấp sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về căn bệnh này. 1. Bệnh ung thư ruột già Ung thư ruột già hay còn được gọi là ung thư đại trực tràng là tình trạng tế bào ung thư xuất hiện nguyên phát tại đại trực tràng. Chúng có thể xuất hiện và phát triển mạnh ở niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng. Cả nam lẫn nữ đều có tỷ lệ mắc phải căn bệnh này là như nhau. Theo những số liệu được khảo sát tại Mỹ, bệnh ung thư ruột già chính là nguyên nhân khiến người bệnh tử vong cao nhất trong số những bệnh ung thư khác tại quốc gia này. Thế nhưng, nếu người bệnh được phát hiện sớm và tham gia điều trị kịp thời có thể sẽ được chữa khỏi căn bệnh này một cách tốt nhất. Polyp đại trực tràng tức là những thương tổn ở hình dạng của một khối u lành tính. Đa số những polyp đều là vô hại thế nhưng trong nhiều trường hợp thì chúng vẫn có thể chuyển biến thành ung thư đại trực tràng nếu không được can thiệp loại bỏ sớm. 2. Những nguy cơ có thể bị bệnh ung thư ruột già Trước khi đi vào tìm hiểu những dấu hiệu ung thư ruột già thì bạn cần phải biết được những nguy cơ nào có thể khiến căn bệnh này xuất hiện. Bệnh có thể đến từ nguy cơ tự nhiên hoặc ngay chính lối sống của bạn. Cụ thể: 2.1. Nguy cơ tự nhiên Một vài nguyên nhân cũng có thể góp phần khiến bệnh ung thư ruột già xuất hiện mà chính người bệnh không thể nào kiểm soát như: Độ tuổi: Tỷ lệ bệnh tăng cao ở độ tuổi trên 50 tuổi. Có tiền sử bệnh án: Những người bị mắc polyp đại trực tràng hoặc đã từng bị viêm ruột thì cũng có nguy cơ bị ung thư ruột già. Tiền sử trong gia đình: Nếu trong gia đình có người đã từng mắc ung thư đại trực tràng hoặc có polyp đại tràng tiền ung thư thì khả năng cao bạn cũng có thể mắc bệnh. 2.2. Nguy cơ đến từ lối sống hàng ngày Những người có lối sống không lành mạnh cũng có thể có nguy cơ bị mắc ung thư ruột già cao. Nhóm người này bao gồm: Người ăn nhiều thịt đỏ được nấu chín ở nhiệt độ quá cao hoặc đã được chế biến sẵn (thường là các loại đồ ăn đóng hộp). Những người bị thừa cân nặng, bị béo phì hoặc có mỡ bụng nhiều quá mức cho phép. Những người lười tập thể dục, lười vận động. Những người thường hút thuốc lá. Những người bị nghiện rượu nặng. 3. Những dấu hiệu Bệnh nhân cần biết rằng, những dấu hiệu ung thư ruột già ở trong giai đoạn đầu tương đối mờ nhạt. Khi những dấu hiệu này xuất hiện, người bệnh thường có xu hướng ngó lơ và cho rằng điều này không quan trọng. Chính vì vậy, để phát hiện bệnh sớm và có phương án chữa trị kịp thời thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra thường xuyên. Nếu không được sàng lọc - phát hiện sớm và để bệnh nặng hơn thì việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Khi bệnh sang giai đoạn mới, người bệnh có thể xuất hiện một vài dấu hiệu để nhận biết như: đi đại tiện ra máu, bị đau bụng, bị táo bón hoặc bị tiêu chảy, cân nặng bị sụt giảm không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, cơ thể những người mang bệnh còn thường xuyên cảm thấy rất mệt mỏi. Khi những dấu hiệu này xuất hiện cũng có nghĩa là khối u đã trở nên lớn hoặc đã xâm lấn các cơ quan, tổ chức khác và quá trình điều trị cũng sẽ khó khăn hơn. 4. Những giai đoạn phát triển bệnh Cụm từ “giai đoạn” được sử dụng ở đây nhằm nói đến mức độ lan rộng của căn bệnh này. Giai đoạn càng cao tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong khi đó, kích thước của khối u không thể nào phản ánh được hết tình trạng căn bệnh ngay lúc đó. Vì vậy, dựa vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sĩ có thể đưa ra được một quyết định và phương án điều trị phù hợp nhất cho từng đối tượng bệnh nhân. Dựa vào những dấu hiệu ung thư ruột già, căn bệnh này được chia ra làm 5 giai đoạn phát triển như sau: Giai đoạn 0: Đây là lúc mà căn bệnh ung thư chỉ vừa mới xuất hiện và chúng vẫn đang nằm ở phía trong niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng. Giai đoạn 1: Lúc này các tế bào ung thư đã phát triển vượt qua lớp cơ niêm của niêm mạc của bộ phận trực tràng hoặc của đại tràng. Giai đoạn 2: Đây là lúc mà khối u ung thư xâm lấn toàn bộ các lớp của đại/trực tràng nhưng chưa xâm lấn tổ chức xung quanh hoặc di căn xa. Giai đoạn 3: Các khối u sẽ tiến vào trong bạch huyết và xâm lấn đến một hoặc nhiều hạch khác hoặc các tổ chức lân cận của khu vực khối u hình thành. Giai đoạn 4: Các tế bào ung thư sẽ di căn sang những bộ khác ở bên trong cơ thể ví dụ như di căn đến gan, phổi hoặc xương của người bệnh. Tỷ lệ sống sót của những bệnh nhân ung thư sẽ phụ thuộc vào thời kỳ mà bệnh được phát hiện. Dựa vào các dấu hiệu ung thư ruột già mà bác sĩ có thể phán đoán được bệnh hiện đang ở giai đoạn nào. trung bình có đến khoảng 87% cho đến 92% những người bị mắc bệnh này có thể sống được ít nhất là 5 năm khi phát hiện bệnh ở giai đoạn 1. Tuy nhiên, những con số được thống kê ở trên chỉ nên để tham khảo. Đồng thời chúng cũng không thể phản ánh được chính xác nhất cho những trường hợp bị mắc phải căn bệnh này. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh và thời gian mà người bệnh có thể sống sót còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác. Vì vậy, người bệnh trong quá trình chữa trị bắt buộc phải tuân thủ những chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần phải giữ vững một tinh thần lạc quan và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Ngoài ra, can thiệp phẫu thuật cũng có thể nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh, đặc biệt là khi phẫu thuật khi bệnh ở giai đoạn đầu. Như vậy, các bác sĩ có thể loại bỏ được các khối u cùng mô ở xung quanh đoạn ruột bị mắc bệnh. Tuy nhiên, khi khối u ngày một lớn hơn thì việc phẫu thuật sẽ khó khăn hơn. Khi bệnh vào giai đoạn cuối thì các khối u đã di căn nhanh đến gan, phổi hoặc những cơ quan khác ở trong cơ thể. Và lúc này việc phẫu thuật sẽ không còn hiệu quả.
question_105
Cảnh báo: trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài cần được xử trí ngay
doc_105
Trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài là biểu hiện khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Đối với trường hợp này, các bố mẹ nên giữ bình tĩnh và xử trí hợp lý để bé không gặp nguy hiểm. Mời bố mẹ tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm gợi ý xử trí đúng cách, hiệu quả khi bé cảm lạnh có triệu chứng nôn và đi ngoài nhé. Trẻ bị cảm lạnh là bệnh dễ gặp, nhất là vào mùa lạnh, khoảng độ tháng 9 đến tháng 3 hay tháng 4 năm sau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh và các bé dưới 2 tuổi có thể bị cảm lạnh từ 8 – 10 lần mỗi năm; trẻ độ mẫu giáo có thể bị cảm lạnh khoảng 9 lần mỗi năm; trẻ độ thanh thiếu niên có thể bị cảm lạnh từ 2 – 4 lần mỗi năm. Thông thường, khi mắc cảm lạnh, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng phổ biến gồm: – Hắt hơi, sổ mũi; – Cơ thể mệt mỏi dẫn đến chán ăn và kém chơi hơn bình thường; – Trẻ nhỏ sẽ quấy khóc nhiều hơn và khó dỗ hơn; – Bé bị ho nhiều; – Một số bé cảm lạnh còn nôn trớ hay bị tiêu chảy. Khi mắc cảm lạnh, các bé được chăm sóc đúng cách thường sẽ khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, nếu bố mẹ chủ quan, không chăm sóc tốt cho trẻ cảm lạnh, bệnh của bé sẽ lâu khỏi hơn, thậm chí có thể trở nặng và gây biến chứng nguy hiểm. Trẻ bị cảm lạnh không nguy hiểm, nhưng biến chứng của bệnh thì nguy hiểm Như vậy, cảm lạnh ở trẻ là một bệnh thông thường, không nguy hiểm. Thế nhưng, biến chứng của bệnh cảm lạnh có thể để lại hệ quả nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm, tới sức khỏe của bé. Trường hợp bé cảm lạnh bị nôn trớ kèm tiêu chảy cũng là tình trạng báo động, bố mẹ cần xử trí ngay và áp dụng đúng cách để bảo vệ cho sức khỏe của bé. Trẻ bị cảm lạnh nôn đi ngoài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Theo đó, bé bị cảm xuất hiện triệu chứng nôn trớ có thể do: – Bé ho nhiều. Khi ho, các cơ vùng ngực và vùng bụng của bé cảm lạnh co thắt lại làm tăng áp lực trong ổ bụng, dạ dày bị ép vào. Chính điều này khiến bé có thể bị nôn. – Bé nuốt nhiều nước mũi và đờm vào dạ dày. Đa số các bé dưới 2 tuổi còn chưa biết tự xì mũi hay khạc bỏ đờm nên thường có xu hướng nuốt hết dịch mũi họng vào trong. Dạ dày của trẻ vì thế có thể bị căng, đầy hơi dẫn tới biểu hiện nôn trớ. – Bé khóc quá nhiều hay bị ép ăn quá nhiều khi đang mắc cảm lạnh cũng có thể dẫn tới việc bị nôn. Còn triệu chứng tiêu chảy ở trẻ cảm lạnh có thể do virus Rhinovirus – một trong những tác nhân chính gây cảm lạnh ở trẻ. 3. Trẻ cảm lạnh nôn kèm đi ngoài cần được xử trí sớm và đúng cách Cả triệu chứng nôn và đi ngoài đều khiến bé bị mất nước nhiều, nếu không được khắc phục sớm và xử trí đúng cách, bé dễ bị kiệt sức. Điều này rất nguy hiểm. Do đó, khi trẻ cảm cúm xuất hiện triệu chứng nôn kèm đi ngoài, các bố mẹ cần xử trí ngay và đúng cách. 3.1. Cho bé cảm lạnh đi khám bác sĩ sớm Bé bị cảm lạnh kèm triệu chứng nôn, đi ngoài cần được sớm đi khám bác sĩ Trước tiên, bố mẹ nên cho bé đi khám để được bác sĩ kiểm tra, xác định tình trạng bệnh và lên phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Bố mẹ cũng nên hỏi xem bé có cần dùng thêm thuốc điều trị tiêu chảy hay không. 3.2. Bù nước và điện giải cho bé Ngoài tuân thủ uống thuốc điều trị triệu chứng, trẻ cảm lạnh kèm nôn trớ và tiêu chảy sẽ phải bù nước và các chất điện giải bị thiếu hụt. Với trẻ sơ sinh và các bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường. Không chỉ bù nước và điện giải, sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp bé chống lại virus gây bệnh. Với các bé lớn hơn, mẹ cần duy trì cho bé bú hay uống sữa công thức đủ lượng cần thiết mỗi ngày. Bé cũng nên được uống nhiều nước hơn bình thường. Bên cạnh đó, trẻ cảm lạnh có thể bù nước và chất điện giải bằng Oresol. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả tốt và rất phổ biến. Tuy nhiên khi áp dụng cách này, bố mẹ nên hỏi qua ý kiến bác sĩ, đồng thời pha đúng theo hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất. 3.3. Cho bé nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách Trẻ bị cảm lạnh kèm nôn ói, tiêu chảy bị mất sức nhiều, vì thế bố mẹ nên cho con nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bố mẹ nên quan tâm con nhiều hơn, ở bên và trò chuyện với con để bé cảm thấy thoải mái. Bé không nên vận động quá sức, tránh ra ngoài trời nắng gay gắt để không bị mệt mỏi hơn. Trẻ bị cảm lạnh cần được nghỉ ngơi nhiều và chăm sóc đúng cách Trong thời gian bị cảm lạnh, trẻ nên được uống nước ấm để không làm tình trạng ho, đau họng nặng thêm. Việc uống nhiều nước còn giúp làm loãng đờm, hạn chế nguy cơ tắc nghẽn đường thở và cải thiện cơn ho hiệu quả. Trẻ tuyệt đối không dùng nước uống có ga bởi có thể khiến tình trạng nôn ói của bé nặng hơn. Bên cạnh đó, mẹ nên xây dựng cho bé chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Các bữa ăn của trẻ nên được chế biến dạng lỏng để bé cảm lạnh dễ nuốt và tiêu hóa hơn. Mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn cho bé làm nhiều bữa, để bé không bị khó chịu, đầy bụng và hạn chế tình trạng nôn sau ăn. Bố mẹ cũng nên lưu ý không cho bé ăn thức ăn chứa nhiều chất béo hay có gia vị cay nóng. Bởi điều này có thể khiến bé bị khó tiêu và buồn nôn sau ăn nhiều hơn.
doc_23281;;;;;doc_29118;;;;;doc_17511;;;;;doc_43467;;;;;doc_52808
Theo nhiều nghiên cứu, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi thường bị 8 đến 10 lần cảm lạnh mỗi năm trước khi chúng tròn 2 tuổi. Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo có khoảng 9 lần cảm lạnh mỗi năm. Thanh thiếu niên và người lớn mắc cảm lạnh từ 2 đến 4 lần mỗi năm.Mùa lạnh kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 hoặc tháng 4, vì vậy, trẻ em thường bị ốm thường xuyên nhất trong những tháng này.Trẻ bị cảm lạnh thường có các biểu hiện sau:Chảy nước mũi.Hắt hơi.Mệt mỏi. Trẻ quấy khóc, kém chơi.Sốt.Nôn trớ.Ho.Trẻ bị cảm lạnh có thể tự khỏi trong 7 - 10 ngày nếu chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn nhiều, không thể ăn uống, tình trạng cảm lạnh sẽ nặng hơn và lâu khỏi. Nôn là tình trạng thức ăn bị đẩy mạnh ra khỏi dạ dày qua đường miệng thông qua sự co thắt đột ngột của cơ bụng.Các nguyên nhân sau khiến trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều:Ho nhiều: Khi ho, các cơ vùng bụng và ngực của trẻ co thắt lại, làm tăng áp lực trong ổ bụng, ép vào dạ dày. Điều này khiến trẻ dễ bị nôn hơn.Nuốt nhiều nước mũi, đờm vào dạ dày: Trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi chưa biết xì mũi hay khạc đờm, thường nuốt tất cả dịch mũi họng vào. Điều này khiến dạ dày luôn trong trạng thái căng và đầy hơi, dễ khiến trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều.Khóc: Trẻ quấy khóc nhiều cũng rất dễ bị nôn.Ngoài ra, thói quen bắt trẻ ăn nhiều hơn để mau khỏi bệnh của cha mẹ cũng gây ảnh hưởng tâm lý và dễ gây nôn cho trẻ bị cảm lạnh. Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều gây lo lắng cho cha mẹ. Trẻ nôn nhiều gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, điều đầu tiên khi xử lý trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều là cha mẹ phải giữ được thái độ bình tĩnh để quan sát các biểu hiện của trẻ. 3.1. Cần phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu con bạn có các biểu hiện sau Nôn bắt đầu một cách dữ dội.Nôn thường xuyên và liên tục.Nôn ra dịch mật, máu hoặc phân.Không thể ăn uống hay bú mẹ.Nôn nhiều kèm sốt cao trên 38,5 độ C.Nôn kèm biểu hiện của mất nước: Môi khô, mắt trũng, khát nước, da khô.Hoặc có kèm bất kì tình trạng nặng khác như co giật, li bì khó đánh thức, thở nhanh,... Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi trẻ có các biểu hiện nghiêm trọng. 3.2. Xử trí tại nhà trong các trường hợp nhẹ Nếu tình trạng nôn khi trẻ bị cảm lạnh là nhẹ, không xuất hiện các biểu hiện ở trên, các bậc phụ huynh cần làm những việc sau:Bù nước và điện giải. Nôn nhiều khiến trẻ mất một lượng lớn thức ăn và dịch dạ dày, dẫn đến thiếu nước và điện giải. Cha mẹ có thể cho trẻ uống nước hoặc uống dung dịch Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ. Nên cho trẻ uống từng ít một, vì uống nhiều cũng dễ gây nôn nhiều hơn cho trẻ.Nghỉ ngơi. Hãy để em bé của bạn được nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế các hoạt động thể lực. Tâm lý thư giãn làm giảm kích thích và có thể hạn chế nôn.Ăn nhẹ và chia nhỏ các bữa ăn. Cha mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo thịt băm, chuối, bánh mì mềm,... Hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo hay gia vị vì chúng khiến trẻ nôn trớ nhiều hơn. Các bữa ăn nên được chia nhỏ để trẻ không ăn quá no.Không cho trẻ ăn trong vòng 30 - 60 phút sau khi nôn. Cho trẻ ăn ngay sau khi nôn càng làm tình trạng nôn tồi tệ hơn. Cha mẹ cần hạn chế thức ăn cho trẻ vào thời điểm này để hạn chế tình trạng nôn của trẻ.Làm giảm các triệu chứng cảm lạnh. Khi cảm lạnh khỏi thì tình trạng nôn trớ cũng sẽ hết. Cảm lạnh có thể tự khỏi trong 7 - 10 ngày nếu trẻ được chăm sóc tốt.Giữ môi trường sống sạch sẽ và ấm áp cho trẻ.Rửa mũi thường xuyên cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.Hạ sốt bằng cách chườm ấm toàn thân cho trẻ. Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C và có hướng dẫn của bác sĩ.Rửa tay cho cả nhà để hạn chế lây lan virus.Không sử dụng thuốc kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.Tiêm vắc xin phòng bệnh cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và nhắc lại hàng năm. 4. Kết luận Trẻ bị cảm lạnh nôn nhiều gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Cha mẹ của trẻ cần giữ một thái độ bình tĩnh để có những chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Hãy đến gặp bác sĩ nếu có bất kì vấn đề nghiêm trọng nào. Bảo vệ gia đình bằng cách tiêm phòng đầy đủ và chủ động giữ gìn sức khỏe;;;;; Nôn trớ có thể là một dấu hiệu của hiện tượng tiêu chảy với trẻ em. Tình trạng này thường xuất hiện sớm trước khi có biểu hiện đi ngoài lỏng khoảng vài giờ tới chục giờ. Trẻ có thể chỉ nôn một vài lần hoặc liên tục trong ngày. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải lưu ý một điều rằng, tình trạng này khác với nôn trớ thông thường ở các bé. Bởi vì dịch nôn lúc này chủ yếu là nước, chất điện giải và một lượng nhỏ thức ăn. Trong những trường hợp này, nguyên nhân gây ra tình trạng nôn và đi ngoài ở trẻ em thường là do vi khuẩn tụ cầu hoặc Rotavirus. Do đó, bố mẹ cần phải xác định xem con nôn bao nhiêu lần, tính chất, thành phần chất nôn để có giải pháp bù nước và chất điện giải phù hợp cho con. Trẻ bị nôn đi ngoài là tình trạng thường gặp ở các bé Mất nước và chất điện giải là điều đáng lo ngại nhất khi trẻ bị nôn trớ đi ngoài. Nếu đi ngoài nhẹ thường không gây mất nước đáng kể. Tuy nhiên, nếu ở mức độ trung bình hoặc nặng kèm theo tình trạng nôn trớ có thể gây ra điều này. Mất chất điện giải và nước nghiêm trọng rất nguy hiểm. Nó có thể gây tổn thương não, co giật. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu mất nước sau đây, bố mẹ cần phải đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất: – Uể oải, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng. – Khô miệng và khát nước. – Nước tiểu màu vàng đậm và rất ít nước tiểu. – Không có hoặc có rất ít nước mắt khi khóc. – Da mát và khô bất thường. 3. Những cách xử trí hiệu quả khi trẻ bị nôn trớ đi ngoài 3.1. Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bị nôn trớ đi ngoài Khi trẻ bị đi ngoài kèm theo nôn trớ, việc đầu tiên bố mẹ cần phải làm là vệ sinh sạch sẽ cho con. Lúc này, phụ huynh hãy nghiêng đầu bé sang một bên. Tuy nhiên, tuyệt đối không được bế xốc trẻ lên để tránh dịch nôn tràn vào khí quản con, gây sặc. Sau đó, bố mẹ hãy làm sạch dịch nôn trong mũi, miệng trẻ. Hãy sử dụng bằng khăn mềm và vỗ nhẹ lưng để giúp con bình tĩnh hơn. Tiếp theo, bố mẹ hãy lau sạch lưỡi, cổ cho trẻ bằng nước ấm và thay quần áo mới cho con. Hơn nữa, việc trẻ bị nôn trớ và đi ngoài cũng giúp đẩy vi khuẩn, chất độc hoặc virus có hại ra khỏi cơ thể của con. Do đó, bố mẹ hãy vệ sinh thân thể và chỗ trẻ nôn trớ để hiện tượng các loại vi khuẩn, virus xâm nhập trở lại cơ thể bé. 3.2. Bù nước và chất điện giải cho trẻ em Đây là bước vô cùng quan trọng. Nó giúp trẻ bù lại lượng nước và chất điện giải sau khi con bị nôn trớ, đi phân lỏng. Dung dịch bù nước thông dụng nhất là Oresol. Pha dung dịch này sẽ giúp con mau phục hồi và giảm thiểu tình trạng sụt cân, mất nước: – Cho trẻ dưới 2 tuổi uống 50 – 100ml dung dịch Oresol sau mỗi lần đi ngoài. – Cho trẻ từ 2 – 10 tuổi uống 100 – 200ml dung dịch Oresol sau mỗi lần đi ngoài. Nếu con không thích uống dung dịch bù nước Oresol mà số lần đi ngoài của trẻ chỉ khoảng 2 – 3 lần/ ngày, bố mẹ có thể thay bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước trái cây. Tuy nhiên, phụ huynh chỉ nên cho con uống từng ít một: – Với những trẻ dưới 2 tuổi, hãy cho con uống dung dịch bù nước ít một bằng thìa. – Với những trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể cho bé uống từng ngụm nhỏ. Trong trường hợp con nôn trớ ngay sau khi vừa uống dung dịch bù nước, phụ huynh nên đợi 10 phút sau rồi mới tiếp tục cho bé uống. Tuy nhiên, hãy cho trẻ uống chậm hơn và từng thìa một, cách nhau khoảng 2 – 3 phút. Khi bé được bù đủ nước và chất điện giải sẽ đi tiểu nhiều, da và môi tươi tắn hơn. Hơn nữa, bố mẹ cần phải cho trẻ uống bù nước đến khi con đi đại tiện phân sệt và dưới 3 lần/ ngày. Bố mẹ cần phải bù nước và chất điện giải khi trẻ bị nôn trớ và đi ngoài 3.3. Thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ bị nôn đi ngoài Bên cạnh việc bù nước và chất điện giải, các bậc phụ huynh cũng cần phải thiết kế chế độ dinh dưỡng phù hợp cho con. Để bé duy trì sức khỏe và có đủ năng lượng cho cơ thể, bố mẹ phải cho con ăn đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng là chất béo, tinh bột, rau củ, chất đạm. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần phải lựa chọn những loại thực phẩm và món ăn phù hợp với tình trạng bệnh của trẻ. – Với những trẻ nhỏ còn đang bú sữa, mẹ phải tiếp tục cho con bú để đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bé. – Với những trẻ lớn hơn, đã ăn dặm, bố mẹ không nên ép con ăn quá nhiều cùng một lúc. Thay vào đó, hãy chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành nhiều bữa. Lưu ý, cho con ăn từ từ từng ít một. Hơn nữa, đồ ăn của bé nên nấu chín kỹ và mềm để con dễ tiêu hóa hơn. 3.4. Đưa trẻ bị nôn trớ đi ngoài đi khám bác sĩ Nếu trẻ bị nôn trớ đi ngoài kèm theo những triệu chứng sau đây, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con đến bệnh viện gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất: – Quá yếu để đủ sức đứng lên. – Choáng váng hoặc chóng mặt. – Tình trạng nôn trớ và đi ngoài trở nên nặng hơn. – Nôn trớ ra dịch màu vàng lẫn máu hoặc xanh lá cây. – Đã nôn ra hơn hai lần hoặc không thể giữ chất lỏng. – Bị sốt hơn 38 độ C với trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi. – Có triệu chứng mất nước, đi phân ra máu. – Trẻ dưới 1 tháng tuổi và bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. – Bị phát ban, đau dạ dày. – Không đi tiểu trong vòng 6 giờ nếu là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi hoặc 12 giờ nếu là trẻ lớn hơn. Bố mẹ phải nhanh chóng đưa con đi khám khi bé có dấu hiệu nôn trớ và đi ngoài;;;;;Trẻ bị cảm lạnh là tình trạng thường gặp, đặc biệt phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không được xử trí đúng cách, những trẻ có hệ miễn dịch kém có thể gặp phải những biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi,… Cha mẹ có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây. Cảm lạnh là bệnh do virus gây ra và có đến hơn 200 loại virus có thể gây ra tình trạng này, một trong những loại virus phổ biến nhất là Rhinovirus. Chính vì do các loại virus gây ra nên không thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh. Thông thường, trẻ bị cảm lạnh sẽ tự khỏi và không cần phải đến khám bác sĩ. Nhưng với điều kiện là bé phải có một thể trạng mạnh khỏe. Đối với những trường hợp trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ bị suy giảm miễn dịch có thể gặp phải biến chứng nếu không biết xử trí đúng cách và kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh: Chảy nước mũi Chảy nước mắt Hắt xì hơi liên tục Đau họng Ho Mệt mỏi, khó chịu Có thể sốt hoặc không Ngoài những dấu hiệu kể trên, trẻ cũng có thể gặp phải hiện tượng tiêu chảy, nôn mửa, dễ cáu gắt, đau đầu và khó chịu, mệt mỏi. Sau đó, các chất nhầy ở mũi cô đặc lại, bé sẽ không còn khó chịu nữa. Trẻ có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong một năm, nhất là vào mùa lạnh (từ tháng 9 đến tháng 3, tháng 4) và những khi thời tiết thay đổi. Ở những giai đoạn này, cha mẹ cần chú ý hơn đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 2. Những biến chứng có thể gặp khi trẻ bị cảm lạnh Một số biến chứng trẻ nhỏ có thể gặp phải khi bị cảm lạnh: Viêm tai cấp tính: Đây là một biến chứng thường gặp. Nếu bé bị cảm lạnh mà không được xử trí đúng cách sẽ có thể dẫn tới viêm tai. Lên cơn hen suyễn: Cảm lạnh cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc thở khò khè, tức ngực. Đối với cơ địa dị ứng có tiền sử hen thì cảm lạnh dễ làm khởi phát cơn hen, những triệu chứng của cảm lạnh cũng sẽ kéo dài hơn. Cha mẹ cần phải chú ý chăm sóc trẻ bị hen suyễn cẩn thận hơn trong mùa lạnh. Viêm họng: Tình trạng cảm lạnh dẫn đến viêm họng thường gặp ở những trẻ từ 6 tháng đến 15 tuổi. Một số dấu hiệu cảnh báo như đau họng, sưng họng đỏ amidan, hay xuất hiện nốt nhỏ, màu đỏ vùng vòm họng,... Viêm xoang: Cảm lạnh thông thường không đáng ngại, nhưng cũng có thể làm tắc nghẽn xoang mũi, từ đó tạo điều kiện cho virus có cơ hội được sinh sôi, phát triển trong dịch mũi và dần dẫn tới viêm xoang, nhiễm trùng xoang mũi. Viêm phổi: Trong trường hợp bé gặp phải những triệu chứng như sốt cao, đổ mồ hôi, ớn lạnh,... mẹ cần phải đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 3. Cách xử trí khi trẻ bị cảm lạnh Cho trẻ uống nhiều nước và những thức ăn dạng lỏng, tuy nhiên cần tránh những loại nước uống có ga. Giúp trẻ giảm ho bằng chanh và bạc hà. Để trẻ nghỉ ngơi, thoải mái giúp trẻ được cải thiện các triệu chứng. Có thể dùng máy phun sương để tăng độ ẩm trong phòng, tuy nhiên, cần lưu ý làm sạch các thiết bị này trước khi sử dụng. Tắm nước ấm cho trẻ. Đảm bảo môi trường sống ấm áp và luôn sạch sẽ. trẻ. Mẹ có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi thường xuyên cho trẻ. Với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, không cần sử dụng thuốc khi bị cảm lạnh. Cha mẹ không nên quá lo lắng và tuyệt đối không được tự ý mua thuốc cho trẻ. Mẹ cần biết rằng, ho chính là một cách tự nhiên để loại bỏ virus ra khỏi cơ thể, cơ thể của bé hoàn toàn có đủ khả năng để sản xuất những kháng thể chống lại các virus gây cảm lạnh. Khi đã áp dụng một số cách trên nhưng triệu chứng của trẻ không được cải thiện. Bé vẫn sốt cao, ho khan, mệt mỏi, ớn lạnh,… thì bạn nên đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ điều trị kịp thời. Những trường hợp trẻ đang mắc các bệnh mạn tính như hen suyễn, mà bị cảm lạnh, thì cha mẹ càng phải cẩn trọng hơn, đồng thời nên đi khám càng sớm càng tốt. Hơn nữa, trẻ bị cảm lạnh thường có những triệu chứng giống với bệnh cúm và nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Vì thế, mẹ cần phải tìm hiểu kỹ để phân biệt cảm lạnh và cảm cúm. Virus cảm lạnh cũng có thể lây lan từ người này sang người khác qua vật trung gian. Chúng có thể sống trên vật trung gian khoảng vài tiếng. Vì thế, cần phải hạn chế để trẻ sờ vào các vật dụng mà nhiều người có thể chạm vào như tay nắm cửa, lan can cầu thang, điều khiển,… Rửa tay: Đây là cách rất tốt để phòng nhiều bệnh do virus, vi khuẩn gây ra, trong đó có bệnh cảm lạnh. Mẹ nên dạy cho con cách giữ vệ sinh trước mỗi bữa ăn bằng cách rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt cần phải rửa tay đúng cách mới có thể mang lại tác dụng diệt khuẩn tốt và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Khi phát hiện trẻ bị cảm lạnh không nên để trẻ tiếp xúc với trẻ khác hoặc những người khác để hạn chế nguy cơ lây bệnh. Dạy trẻ cách che miệng khi hắt hơi, ho và xì mũi bằng khăn giấy. Sau khi hắt hơi, ho, mẹ nên nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn.;;;;;Trẻ nhỏ khi bị suy dinh dưỡng hoặc thiếu các vi chất cần thiết có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy. Nếu bé bị đi ngoài thường xuyên sẽ khiến cơ thể mất điện giải, mất nước và luôn trong tình trạng mệt mỏi. Đây cũng là vấn đề lo lắng của hầu hết các bậc phụ huynh. Đi ngoài thực chất là cách gọi khác của bệnh tiêu chảy. Bệnh có 2 dạng bao gồm: các bệnh lý do tiêu chảy nhiễm khuẩn và các bệnh lý tiêu chảy do virus (Rotavirus). Trong đó, tiêu chảy nhiễm khuẩn thường gặp vào mùa hè và tiêu chảy do virus thì hay bắt gặp vào mùa đông. Tình trạng Bé bị đi ngoài có thể là do các yếu tố nguy cơ như: - Trẻ thường xuyên ăn uống bên ngoài và ăn những đồ ăn không đảm bảo vệ sinh. - Bình bú của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ. - Thiếu vệ sinh trong khâu chế biến, dụng cụ chế biến nhiễm vi khuẩn gây bệnh. - Nguồn nước của gia đình không đảm bảo. - Thực hiện chưa đúng cách việc vệ sinh cho trẻ. - Trước khi chế biến thức ăn hoặc trước khi ăn không có thói quen rửa tay sạch sẽ. Cha mẹ có thể lưu ý các biểu hiện dưới đây để xem có phải bé bị đi ngoài hay không: - Bé bị đi ngoài với tần suất nhiều hơn thông thường. - Bé bị đi ngoài ra phân nát, phân lỏng, phân nhiều nước, có bọt, mùi tanh, có màu vàng hoặc xanh, thậm chí có thể có cả máu. - Trẻ chán ăn, bỏ bú. - Trẻ nôn ói thường xuyên. - Chậm tăng cân hoặc sụt cân. Khi bé bị đi ngoài thì cơ thể thường sẽ mất nước, mất điện giải, do đó cha mẹ cần nhanh chóng bổ sung nước và điện giải để bù đắp vào lượng mất đi đó bằng cách cho trẻ uống oresol (ORS). Lấy 1 gói oresol pha với 1 lít nước (đong đo đúng lượng) và cho trẻ uống trong ngày. Hoặc có thể bổ sung nước, điện giải với nước cháo muối: Đun sôi hỗn hợp 50gr gạo, khoảng 3,5gr muối và 6 bát nước sôi trong vòng 15 phút cho đến khi hạt gạo nở tung ra. Sau đó chắt lấy 1 lít nước cháo và cho trẻ uống trong 6 giờ đổ lại. Cách cho uống: - Uống từng thìa đối với trẻ dưới 2 tuổi, trẻ lớn hơn có thể uống từng ngụm bằng bát hoặc cốc. - Nếu trẻ có hiện tượng nôn, ói thì nên tạm dừng lại và tiếp tục cho trẻ uống sau 5 - 10 phút. Trong trường hợp trẻ bị mất nước nghiêm trọng: nôn nhiều, tiểu ít, da khô, quấy khóc nhiều nhưng khóc không có nước mắt,... thì cần được trẻ đi khám bác sĩ ngay. 3. Một số điều bố mẹ cần lưu ý khi bé bị đi ngoài Khi áp dụng những biện pháp trị đi ngoài như đã nhắc đến ở trên, bố mẹ cần lưu ý: - Tăng cường bù nước cho trẻ để tránh mất nước nghiêm trọng. - Cho trẻ ăn những đồ ăn lỏng để niêm mạc đường ruột dễ phục hồi, nhưng vẫn phải đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng... + Sốt li bì, không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí co giật. + Bỏ ăn, chán ăn. + Nôn nhiều. + Có lẫn máu khi đi ngoài. + Tiêu chảy kiết lỵ. 4. Trị tiêu chảy với những biện pháp dân gian Nước gạo lứt rang Cho trẻ uống nước gạo lứt rang là biện pháp thường được nhiều người áp dụng bởi nó mang lại hiệu quả nhanh nhất. Uống nước gạo lứt rang không chỉ giúp bù điện giải, bù nước mất đi do tiêu chảy mà còn giúp trẻ giải nhiệt và đào thải những độc tố trong cơ thể. Cách thực hiện: rang lên cho vàng khoảng 100g gạo lứt, sau đó đun sôi cùng 2l nước. Tắt bếp khi gạo đã chín mềm, chắt lấy nước và cho trẻ uống thành nhiều lần trong ngày. Nước hồng xiêm Trong hồng xiêm chứa Tanin - một chất có tác dụng trị đi ngoài rất tốt. Ngoài ra, theo đông y, hồng xiêm có tính mát nên rất có ích trong việc hỗ trợ rối loạn tiêu hóa, sinh tân dịch, nhuận tràng. Cách thực hiện: Cắt quả hồng xiêm xanh thành các lát mỏng và đem phơi khô, sao vàng. Dùng 10 lát hồng xiêm đã sao vàng đó để sắc lấy nước và mỗi ngày chia thành 2 lần cho trẻ uống. Trà vỏ cam Vỏ cam cũng là một biện pháp cứu cánh khá tốt dành cho những bé bị đi ngoài. Cách thực hiện: Đem vỏ cam đi rửa sạch. Hãm trà vỏ cam như hãm các loại trà thông thường bằng cách cho vào cốc nước nóng và cho trẻ uống sau khoảng 20 phút. Lá mơ Cách thực hiện: Rửa sạch 100g lá mơ tía, pha loãng nước muối và ngâm lá mơ trong 5 phút rồi vớt ra để ráo. Sau đó giã nhỏ lá và trộn đều với 1 chút muối cùng 1 quả trứng gà. Tiếp đó, mẹ cho dầu vào chảo và đổ hỗn hợp trên vào khi dầu đã đủ nóng, trở 2 mặt đến khi chín thì lấy ra. Mỗi ngày cho bé ăn 2 lần. Nước búp ổi non Theo đông y, lá ổi có tính đắng, vị ấm, nhiều tinh dầu và có hàm lượng flavonoid cao giúp giảm đau bụng, kích thích cơ trơn ruột nên thường được sử dụng để trị các bệnh liên quan đến đường ruột. Cách thực hiện: chuẩn bị 20g búp ổi non, 10g vỏ quýt khô cùng 20g gừng tươi. Đem tất cả sắc cùng khoảng 2l nước cho đến khi thu được 500ml hỗn hợp thì chắt ra, chia thành 2 lần mỗi ngày cho trẻ uống. Khi bé bị đi ngoài, cha mẹ nên hết sức thận trọng cho dù áp dụng bất kỳ cách cầm tiêu chảy nào, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ thay vì tự ý mua các loại thuốc điều trị đi ngoài tại nhà cho trẻ.;;;;; Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng do virus ở mũi và họng gây nên. Bệnh gây ra bởi 1 trong 200 loại virus khác nhau, phổ biến nhất là Rhinovirus. Điều trị kháng sinh với bệnh này là không hiệu quả bởi bệnh do virus gây ra. Trẻ em là đối tượng dễ bị cảm lạnh nhất, bởi hệ thống miễn dịch của trẻ đang phát triển và hoàn thiện. Với trẻ có sức đề kháng khỏe, khi bị cảm lạnh sẽ có thể tự khỏi sau vài ngày. Những trẻ có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu thì ba mẹ cần điều trị cho trẻ kịp thời tránh để lại biến chứng. Cảm lạnh ở trẻ nhỏ là căn bệnh rất phổ biến Khi trẻ bị cảm lạnh thường xuất hiện một trong các dấu hiệu sau: – Chảy nước mũi – Hắt xì hơi liên tục – Ngứa, đau họng hoặc ho – Cơ thể khó chịu, mệt mỏi – Sốt (có thể có) – Chán ăn 2. Biến chứng có thể gặp phải khi bị cảm lạnh Nếu phát hiện muộn hoặc chủ quan, trẻ bị cảm lạnh có thể gặp phải các biến chứng sau: – Viêm họng: trẻ bị cảm lạnh có thể dẫn đến viêm họng với dấu hiệu như sưng họng, đau họng, vùng vòm họng xuất hiện nốt đỏ… – Viêm phổi: là dạng biến chứng tương đối nguy hiểm với trẻ nhỏ. Nếu trẻ có triệu chứng như sốt cao, thở nhanh, ho nhiều,… thì nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm. – Viêm tai cấp tính: cũng là một trong những biến chứng thường gặp nếu trẻ không được điều trị đúng cách và kịp thời. – Viêm xoang: trẻ bị cảm lạnh có thể dẫn tới viêm xoang khi bị tắc nghẽn xoang mũi dẫn đến nhiễm trùng, viêm xoang. 3.1 Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi Khi bị cảm lạnh trẻ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể có thời gian hồi phục. Nếu trẻ đang độ tuổi đi học, ba mẹ có thể cho bé nghỉ 1-2 hôm để tiện theo dõi và hạn chế lây sang các bạn. 3.2 Hạ sốt cho trẻ Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38,5 độ) ba mẹ nên chườm ấm cho trẻ tại các vị trí như trán, nách và bẹn. Ba mẹ cũng tránh chườm quá lâu vì có thể khiến trẻ khó chịu. Khi trẻ sốt cao hơn ba mẹ có thể dùng paracetamol với liều dùng phụ thuộc cân nặng của trẻ. Mỗi liều dùng cách nhau 4-6 giờ và không quá 5 lần trong 24 giờ. Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi phải có chỉ định của bác sĩ. 3.3 Bổ sung nhiều nước cho trẻ Bổ sung nhiều nước cho trẻ sẽ giúp cơ thể không bị mất nước và hỗ trợ hạ nhiệt nhanh hơn. Ba mẹ có thể cho trẻ uống Oresol bù nước trong trường hợp trẻ sốt cao nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý ba mẹ không cho trẻ uống những đồ uống có ga, nước đá lạnh, nước trà xanh hoặc nước ngọt. 3.4 Vệ sinh mũi cho trẻ Với trẻ nhỏ, khi bị tình trạng nghẹt mũi hoặc quá khó thở ba mẹ có thể vệ sinh mũi cho trẻ. Cách làm như sau: nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mỗi bên mũi của trẻ, để trong 1-2 phút. Sau đó, dùng dụng cụ hút mũi hút sạch mũi cho trẻ. Cuối cùng, ba mẹ có thể nhỏ thêm 1 lần nữa nước muối sinh lý nữa để sát khuẩn. 3.5 Không tắm cho trẻ quá lâu Khi phát hiện trẻ bị cảm lạnh, ba mẹ không nên tắm và gội đầu cho trẻ quá lâu. Thay vào đó, chỉ nên lau qua hoặc tắm thật nhanh rồi lau khô cơ thể. 3.6 Cho trẻ ngủ đủ giấc Ngủ đủ giấc từ 8-12 tiếng mỗi đêm giúp cơ thể trẻ nhanh chóng hồi phục hơn. Các biện pháp phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ Rửa tay thường xuyên giúp phòng ngừa cảm lạnh ở trẻ 4.1 Giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ Ba mẹ hãy luôn nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh bằng cách: rửa tay thường xuyên với xà phòng, che miệng khi hắt xì, ăn uống sạch sẽ… Điều này sẽ giúp trẻ phòng tránh được bệnh cảm lạnh và các bệnh về đường hô hấp khác. 4.2 Tránh xa những nơi đông người Vào thời điểm giao mùa, khi các bệnh về đường hô hấp gia tăng ba mẹ tránh đưa trẻ đến những nơi quá đông người như: phố đi bộ, lễ hội,… Lý do bởi virus rất dễ lây lan từ người sang người ở những môi trường như vậy. 4.3 Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể trẻ Đây là việc làm mà ba mẹ cần hết sức lưu ý, bởi phát hiện càng sớm càng dễ điều trị. Khi trẻ lạnh, ba mẹ cần mặc thêm áo cho trẻ hoặc tăng nhiệt độ phòng. Khi ngủ không nên mặc quần áo quá dày, khi ấy trẻ bị đổ mồ hôi trộm và dễ cảm lạnh hơn. Ngoài ra, phụ huynh nên xem dự báo thời tiết trước để trang bị quần áo đầy đủ cho trẻ trước khi đến lớp. 4.4 Lưu ý thông gió và độ ẩm phòng ngủ của trẻ Đây là việc tưởng chừng đơn giản nhưng rất nhiều phụ huynh bỏ qua. Độ ẩm phòng tốt nhất ở mức 60% và nên mở cửa phòng để thông khi sau mỗi 3 giờ. Ngoài ra ba mẹ nên cho trẻ ra ngoài vận động và hít thở không khí ngoài trời tự nhiên nhiều hơn. Điều này giúp trẻ vừa có thời gian vui vẻ bên gia đình, vừa tăng sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch. 4.5 Chế độ ăn đủ dinh dưỡng Chế độ ăn đủ dinh dưỡng giúp trẻ khỏe mạnh và có sức đề kháng chống lại mọi bệnh tật. Ba mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây tự nhiên, thịt cá… Bên cạnh đó, bổ sung đầy đủ các nhóm chất như: vitamin C, vitamin A, vitamin D, Canxi… 5. Những câu hỏi thường gặp Nên đưa trẻ đi khám tại bệnh viện khi ba mẹ thấy tình trạng cảm lạnh của trẻ không thuyên giảm sau vài ngày. Đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng: sốt cao, nôn mửa, run rẩy, ho khan, các biểu hiện suy hô hấp… Lưu ý, ba mẹ không nên chậm trễ và tự ý dùng thuốc cho trẻ khi không có chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đưa trẻ đi khám tại bệnh viện uy tín Thuốc trị cảm lạnh an toàn cho trẻ nhưng chỉ được sử dụng khi có chỉ dẫn và kê đơn của bác sĩ. Theo đó, FDA và các nhà sản xuất thuốc khuyên rằng phụ huynh không nên tự ý mua các loại thuốc sau: – Thuốc ức chế ho (có dextromethorphan hoặc DM) – Thuốc ho (có guaifenesin) – Thuốc thông mũi (có pseudoephedrine và phenylephrine) – Thuốc kháng histamine (như brompheniramine, chlorpheniramine maleate, diphenhydramine và các loại khác) Ba mẹ cũng không nên quá lo lắng khi trẻ bị cảm lạnh cần làm gì ngay, hãy bình tĩnh thực hiện các bước phía trên và đưa bé đi khám để yên tâm hơn. Tùy theo lứa tuổi mà tần suất trẻ bị cảm lạnh là khác nhau. Cụ thể: – Cảm lạnh thường bị nhiều nhất ở trẻ có độ tuổi mẫu giáo (3 – 6 tuổi) khoảng 12 lần/năm. – Trẻ sơ sinh và trẻ mới tập đi có thể bị cảm lạnh từ 8 – 10 lần trong một năm cho đến khi được 2 tuổi. – Thanh thiếu niên và người lớn thường bị cảm lạnh từ 2 – 4 lần/năm.
question_106
Giải đáp nguyên nhân khiến bé gái dậy thì sớm và cách phòng ngừa
doc_106
Dậy thì là giai đoạn đánh dấu sự phát triển ở trẻ cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Trong đó, dậy thì sớm là hiện tượng ở trẻ bắt đầu có những thay đổi về đặc tính sinh dục ở nhiều khía cạnh ở độ tuổi sớm hơn so với bình thường. Bé gái có những dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi hoặc có kinh trước 9 tuổi sẽ được chẩn đoán là dậy thì sớm. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần phân biệt hiện tượng này với rối loạn vú phát triển sớm ở trẻ. Độ tuổi dậy thì ở bé gái đang ngày một sớm hơn và trở thành nỗi lo lắng của nhiều người làm bố mẹ. Vì phần lớn những trẻ dậy thì quá sớm hơn so với bình thường sẽ có chiều cao khá hạn chế khi trưởng thành, kèm theo nhiều hệ lụy. Đồng thời, khi bước sang giai đoạn dậy thì trước bạn bè cùng tuổi, ở trẻ thường xuất hiện tâm lý e ngại, bất an khiến cho khả năng học tập bị suy giảm. Bên cạnh đó, một số trường hợp, bé gái dậy thì nhưng chưa được trang bị các kiến thức liên quan tới giới tính nên dễ bị lạm dụng tình dục. 2. Một vài nguyên nhân khiến dậy thì sớm ở bé gái Theo chia sẻ của các bác sĩ, dậy thì sớm ở trẻ chỉ đơn giản là sự phát triển và trưởng thành trước và sớm hơn so với độ tuổi quy định. Trong đó, phần lớn quá trình dậy thì của các bé không có nhiều sự khác biệt so với những bé dậy thì đúng tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan trước những dấu hiệu ở trẻ vì đôi khi chúng có sự liên quan đến một số bệnh lý khác. Những căn bệnh này khiến mặt thể chất và tâm lý của trẻ bị biến đổi một cách bất thường và thể hiện rõ rệt về sự rối loạn của bộ phận sinh dục. Vì thế, các bác sĩ phân chia sự dậy thì trước tuổi của trẻ thành hai loại. 2.1. Dậy thì trung ương Hiện tượng dậy thì trung ương phát sinh do nồng độ Gn RH trong cơ thể của bé gái tăng quá cao và làm cho sự bài tiết của hormone sinh dục vượt quá mức bình thường. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, phần lớn các trường hợp này thường khó xác định được lý do. Trong đó, một vài trẻ có thể dậy thì quá sớm do những nguyên nhân dưới đây: Hệ thống thần kinh trung ương xuất hiện khối u: có thể là khối u của tủy sống hoặc trong não. Não bộ đã có những bất thường từ khi sinh ra, chẳng hạn như Hamartoma, não úng thủy. Trẻ có bệnh sử nhiễm phóng xạ ở tủy sống hoặc não. Não hoặc tủy sống bị tổn thương, chủ yếu xuất phát do những tác động cơ học. Xuất phát từ một căn bệnh di truyền để lại những hậu quả liên quan đến màu da, xương và một số vấn đề về sự hoạt động của nội tiết tố. Điển hình như hội chứng Mc Cune-Albright. Suy giáp: do tuyến giáp không thể đáp ứng đủ hàm lượng hormone cho cơ thể. Tăng tuyến sản thượng thận: một bệnh lý gây rối loạn trong việc sản xuất hormone khiến tuyến thượng thận bị ảnh hưởng. 2.2. Dậy thì sớm ngoại vi Trường hợp này thường ít gặp hơn và chủ yếu phát sinh do sự thay đổi - tăng cao nồng độ của hormone sinh dục. Bên cạnh đó, một số bệnh lý cũng có thể khiến gia tăng sản sinh estrogen, điển hình như tuyến yên tiết ra nhiều estrogen hoặc tuyến thượng thận xuất hiện khối u, u nang buồng trứng,... Một số trường hợp hiếm gặp xuất phát do những nguyên nhân khác như: Do môi trường: một vài nghiên cứu cho thấy sự tác động của dẫn chất Phtalat ở những bé gái bị nhiễm sẽ khiến trẻ dễ bị dậy thì sớm. Trong đó, những dẫn chất này thường tồn tại trong một số vật dụng như đồ chơi trẻ em, chai, bình sữa,... Trẻ em uống quá nhiều sữa bò hoặc một vài thực phẩm được chế biến từ sữa bò, hay kể cả ăn nhiều thịt gà, thịt heo có hàm lượng hormone tăng trưởng quá lớn. Do lợi ích kinh tế mà có khá nhiều trang trại lạm dụng hormone tăng trưởng để thúc đẩy sự phát triển của các loại động vật lấy thịt. 3. Dấu hiệu nhận biết dậy thì sớm ở bé gái Trước tình trạng dậy thì sớm của trẻ ngày một phổ biến, có khá nhiều ba mẹ cảm thấy lo lắng. Đồng thời, họ cũng mong muốn Thực tế, phụ huynh có thể theo dõi sự phát triển cơ thể trẻ và nhận biết dấu hiệu dậy thì dựa trên một vài biểu hiện như: mọc lông mu, âm vật và ngực phát triển. Nhiều người cho rằng sự dậy thì được đánh dấu từ khi trẻ có hiện tượng kinh nguyệt. Tuy nhiên, đó lại là một suy nghĩ sai lầm vì sự thay đổi cơ thể của trẻ có thể xuất hiện trước khi có kinh khoảng 1 năm đến 1 năm rưỡi. Thông qua quan sát thông thường, bố mẹ cũng có thể nhận thấy chiều cao và cân nặng của trẻ tăng nhanh hơn so với bình thường. Tuy nhiên, ở trẻ dậy thì sớm, thời điểm tăng chiều cao thường đến sớm và cũng kết thúc sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Mặc dù ở thời điểm dậy thì, trẻ thường cao hơn so với các bạn nhưng khi trường thành, chiều cao của những trẻ này sẽ hạn chế hơn. 4. Các giải pháp phòng ngừa dậy thì sớm cho trẻ Mặc dù, việc phòng ngừa hiện tượng dậy thì sớm cho con trẻ không phải lúc nào cũng đạt được kết quả như ý muốn. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn nên tìm những giải pháp giúp bé gái giảm thiểu khả năng dậy thì quá sớm. Sau đây là một số gợi ý mà phụ huynh có thể tham khảo: Các bữa ăn của trẻ được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng vẫn đảm bảo cân bằng. Tránh để trẻ rơi vào tình trạng béo phì, thừa cân quá mức. Tuyệt đối hoặc hạn chế không cho trẻ sử dụng những thực phẩm có chứa hàm lượng hormone cao. Không cho trẻ sử dụng những thực phẩm, sản phẩm chức năng hoặc thuốc có tác dụng hỗ trợ về sức khỏe sinh sản của người trưởng thành. Nếu trẻ mắc phải một số bệnh lý liên quan đến nội tiết thì cần phải thăm khám và điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên cho trẻ tiếp xúc nhiều với các loại máy móc, thiết bị điện tử có khả năng phát xạ hoặc từ trường cao. Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các bố mẹ cũng hiểu rõ hơn về một vài nguyên nhân thường khiến con trẻ bị dậy thì sớm. Từ đó, hy vọng các bậc phụ huynh luôn hỗ trợ và giúp đỡ con trẻ được sống khỏe mạnh, hạn chế nguy cơ dậy thì quá sớm. Đồng thời, giúp các bé có thêm kiến thức về giới tình phù hợp với độ tuổi của mình.
doc_38311;;;;;doc_6981;;;;;doc_32547;;;;;doc_21789;;;;;doc_12513
Nguyên nhân và cách phòng ngừa Dậy thì sớm ở bé gái là một quá trình tự nhiên, nhưng phụ huynh có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và chăm sóc cho con em mình. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách hỗ trợ phát triển, bạn có thể tạo ra môi trường tích cực để bé gái phát triển khỏe mạnh và tự tin. 1. Hiểu về dậy thì sớm ở bé gái Giai đoạn dậy thì sớm ở các bé gái là quá trình cơ thể có những thay đổi về cả thể chất và tinh thần từ trạng thái trẻ con sang người trưởng thành, thường xuyên xảy ra trước 8 tuổi. Cụ thể, quá trình dậy thì sớm ở bé gái thường đi kèm với sự phát triển nhanh chóng của xương và cơ bắp, cùng với sự thay đổi về hình dạng và kích thước cơ thể. Những biểu hiện này thường đi kèm với sự phát triển của khả năng sinh sản, đánh dấu một giai đoạn quan trọng của cơ thể phụ nữ.1.2. Biểu hiện của dậy thì sớm ở bé gái Các dấu hiệu chính của dậy thì sớm ở bé gái có thể bao gồm: Bắt đầu có sự phát triển của vùng vú trước 8 tuổi là một trong những biểu hiện đáng chú ý nhất của dậy thì sớm. Sự xuất hiện của lông ở khu vực mu và dưới cánh tay có thể là một biểu hiện khác của sự dậy thì. Các thay đổi về kích thước và hình dạng của âm đạo, tử cung là một phần quan trọng trong quá trình phát triển sinh lý của bé gái khi trải qua giai đoạn dậy thì sớm. kinh nguyệt bắt đầu trước 8 tuổi là một trong những dấu hiệu quan trọng đánh dấu giai đoạn dậy thì sớm của bé gái. Trong giai đoạn dậy thì sớm, cơ thể phát triển nhanh giúp trẻ tăng chiều cao và cân nặng. Dậy thì là trạng thái tự nhiên của cơ thể, nhưng nếu xuất hiện quá sớm là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Theo chuyên gia có hai loại dậy thì là dậy thì sớm trung ương hay dậy thì sớm ngoại vi:2.1. Dậy thì sớm ở bé gái dạng dậy thì sớm trung ương Nguyên nhân gây nên dậy thì sớm trung ương thường khó xác định. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng này:- Trẻ xuất hiện khối u ở hệ thống thần kinh trung ương, chẳng hạn như não hoặc tủy sống là một vấn đề nghiêm trọng dẫn đến dậy thì sớm. - Mắc bệnh lý liên quan đến khiếm khuyết trong não khi sinh như: tràn dịch não, khối u không ung thư,... - Bức xạ đến hệ thống thần kinh trung ương có thể gây ra những tác động tiêu cực và dẫn đến giai đoạn dậy thì sớm. - Tình trạng trẻ bị tổn thương não hoặc tủy sống do nhiều nguyên nhân. - Mắc bệnh di truyền hiếm gặp như hội chứng Mc Cune-Albright ảnh hưởng đến xương, da và nội tiết. - Bệnh suy giáp- Hiện tượng tăng sản thượng thận bẩm sinh là nguyên nhân của sự dậy thì sớm ở trẻ2.2. Dậy thì sớm ở bé gái ở dạng dậy thì sớm ngoại vi Một trong những nguyên nhân chính của dậy thì sớm ngoại vi là sự giải phóng estrogen vào cơ thể trước thời kỳ dự kiến, thường do các vấn đề liên quan đến buồng trứng, tuyến thượng thận, hoặc tuyến yên. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do: - Khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên có thể tạo ra hormone, bao gồm cả estrogen và testosterone. Tuyến thượng thận và tuyến yên đều là những cơ quan sản xuất hormone quan trọng trong cơ thể. - Hội chứng Mc Cune-Albright (MAS) là một bệnh lý hiếm gặp, ảnh hưởng đến tình trạng dậy thì sớm- Tiếp xúc với các nguồn estrogen hoặc testosterone bên ngoài cơ thể có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone và sức khỏe tổng thể. - Khối u buồng trứng Một số yếu tố làm tăng nguy cơ dậy thì sớm ở bé gái như: - Yếu tố gen đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tình dục. - Thiếu hoạt động thể chất và lối sống ít vận động gây nên tình trạng béo phì là một yếu tố góp phần vào sự dậy thì sớm. - Áp lực tâm lý và căng thẳng có thể kích thích sản xuất hormone cortisol từ tuyến thượng thận, tác động lên hệ thống hormone Gn RH,... thúc đẩy quá trình dậy thì sớm. - Tiếp xúc với các chất có hại như hóa chất trong môi trường hoặc trong sản phẩm hàng ngày cũng có thể đẩy nhanh quá trình dậy thì sớm. - Chất lượng nước uống cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, bởi vì một số hóa chất trong nước có thể gây ra sự thay đổi trong hệ thống hormone.3. Cách phòng ngừa dậy thì ở bé gái Dưới đây là một số cách bố mẹ có thể thực hiện để hỗ trợ việc phòng ngừa hoặc giảm thiểu khả năng dậy thì sớm ở bé gái:- Bố mẹ một mặt chú ý cân bằng dinh dưỡng cho trẻ với đầy đủ khoáng chất, vitamin, protein, chất xơ,... mặt khác, cần hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều đường và chất béo. - Hạn chế tiếp xúc với các chất có thể tác động đến nội tiết tố như các hóa chất trong môi trường, thực phẩm chứa chất độc hại và các sản phẩm chăm sóc cá nhân chứa các hóa chất độc hại. - Kiểm soát cân nặng cho bé bằng cách duy trì thói quen tập luyện nhẹ, hạn chế tiêu thụ thức ăn quá mức dẫn đến tình trạng thừa cân béo phì. - Tránh tiếp xúc với các chất gây rối loạn hormone, như bisphenol A (BPA) có trong một số sản phẩm nhựa. - Bố mẹ thường xuyên cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sự phát triển của con. Dậy thì sớm có thể gây ra nhiều rủi ro cho bé gái như: thời gian dậy thì ngắn, tự ti về ngoại hình, lạm dụng tình dục,... Dậy thì sớm ở bé gái có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về hội chứng rối loạn nội tiết tố, hội chứng buồng trứng đa nang,… Do vậy, bố mẹ không nên chủ quan mà hãy lắng nghe, chia sẻ, động viên các vấn đề bé gái gặp phải và điều trị sớm cho trẻ. Lưu ý rằng dậy thì sớm có thể do nhiều yếu tố và không thể phòng ngừa hoàn toàn.;;;;;Dậy thì sớm ở bé gái đang ngày càng phổ biến, đây là dấu hiệu cảnh báo cho thấy cha mẹ nên lưu ý chăm sóc, chia sẻ và cần thiết phải điều trị cho trẻ. 1. Nguyên nhân gây dậy thì sớm ở bé gái điển hình nhất Dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp quan trọng mà bất cứ ai cũng cần trải qua trước khi bước vào giai đoạn trưởng thành. Khi dậy thì, xương sẽ phát triển nhanh chóng giúp trẻ cao lớn, đồng thời các đặc điểm hình dạng, kích thước cùng khả năng sinh sản riêng biệt của mỗi giới sẽ dần xuất hiện và hoàn thiện. Theo đặc điểm sinh lý, bé gái thường bắt đầu tuổi dậy thì từ khoảng 9 - 13 tuổi, ở một số trẻ có thể muộn hoặc sớm hơn không đáng kể. Nếu quá trình dậy thì xuất hiện sớm trước 8 tuổi thì bé gái có thể đã mắc chứng dậy thì sớm. Trẻ em ngày nay bị dậy thì sớm ngày càng phổ biến, nguyên nhân có liên quan đến việc sản xuất và giải phóng hormone liên quan. Quá trình dậy thì ở nữ giới sẽ bắt đầu bằng việc não sản xuất hormone giải phóng Gn RH. Hormone này sẽ kích thích tuyến yên sản xuất hormone sinh dục nữ Estrogen, từ đó sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính nữ giới sẽ bắt đầu xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến sự sản xuất sớm hormone này được chia thành các nhóm sau: Dậy thì sớm trung ương Dậy thì sớm trung ương ở bé gái là dạng thường không thể xác định nguyên nhân, chiếm đến khoảng 80%. Các trường hợp khác được xác định có liên quan đến các vấn đề của hệ thần kinh như: Khối u trong não hoặc tủy sống gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Tổn thương não hoặc tủy sống. Dị tật, khiếm khuyết trong não khi sinh như: khối u không ung thư, tích tụ chất lỏng bất thường,… Bức xạ ảnh hưởng đến não hoặc tủy sống. Dậy thì sớm ngoại vi Dậy thì sớm ngoại vi ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương, bé gái gặp phải tình trạng này không có sự xuất hiện bất thường của hormone Gn RH trong não. Nguyên nhân gây tăng giải phóng estrogen được xác định liên quan đến các tuyến nội tiết khác như: tuyến yên, buồng trứng, tuyến thượng thận,… Những nguyên nhân sau có thể dẫn đến dậy thì sớm ngoại vi: Tiếp xúc sớm với các nguồn chứa testosterone hoặc estrogen từ sản phẩm bên ngoài, phổ biến trong các loại kem, thuốc mỡ, mỹ phẩm. Hội chứng di truyền Mc Cune-Albright. Khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên. U nang buồng trứng, khối u buồng trứng. So với bé trai, bé gái có tỉ lệ dậy thì sớm cao hơn. Nguy cơ dậy thì sớm cao hơn ở những bé gái thừa cân, ăn uống thừa dinh dưỡng. 2. Dậy thì sớm ở bé gái gây ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển Dậy thì sớm không phải là dấu hiệu trưởng thành tốt, nó ẩn chứa nhiều rủi ro đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Cha mẹ nên là người chia sẻ, động viên, hỗ trợ các vấn đề trẻ gặp phải trong giai đoạn dậy thì, đặc biệt là dậy thì sớm. 2.1. Thời gian dậy thì ngắn Bé gái bị dậy thì sớm trong khi tuổi tác còn quá nhỏ thương trải qua giai đoạn này ngắn hơn so với trẻ bình thường. Dậy thì lại là giai đoạn tăng trưởng chiều cao và các đặc điểm hình thái mạnh mẽ nhất, bé gái có thể tăng đến 25 cm trong vài năm dậy thì. Dậy thì ngắn sẽ khiến quá trình tăng trưởng của trẻ ngưng lại sớm, khả năng trẻ nhỏ người, thấp hơn chiều cao có thể là rất cao. 2.2. Vấn đề về vóc dáng Bản thân dậy thì sớm và xuất hiện những đặc tính nữ giới khiến cho trẻ thường cảm thấy thiếu tự tin hơn so với những trẻ khác. Trẻ có xu hướng tự thu mình, không dám phô bày cá tính hay thoải mái vui chơi là dấu hiệu của tình trạng này. 2.3. Lạm dụng tình dục Khi trẻ còn quá nhỏ đã trải qua giai đoạn dậy thì, lại không được giáo dục giới tính và quan hệ tình dục đầy đủ từ phía nhà trường và bố mẹ, bé gái thường quan hệ tình dục sớm hơn độ tuổi. Điều này dẫn đến nguy cơ mang thai khi ở tuổi vị thành niên, kéo theo đó là tỷ lệ thất nghiệp, bỏ học, làm mẹ khi còn quá nhỏ. 2.4. Tâm trạng lo âu và trầm cảm Bé gái dậy thì sớm có thể gặp vấn đề tâm lý nghiêm trọng, đặc biệt là căng thẳng, lo âu và thậm chí là trầm cảm do cơ thể phát triển khác với bạn bè. Tình trạng này có thể kéo dài đến khi trẻ lớn. Để giải quyết vấn đề tâm lý này, cha mẹ nên trò chuyện với bé nhiều hơn, có thể đưa trẻ đến gặp chuyên gia tâm lý nếu con thấy không thoải mái do sự thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này. 2.5. Rủi ro khác Dậy thì sớm khiến bé gái có nguy cơ cao hơn gặp các vấn đề về sức khỏe khi trưởng thành. Dậy thì sớm ở bé gái có thể phải điều trị tích cực, thường xuyên bằng thuốc dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa, để điều chỉnh quá trình này xảy ra đúng độ tuổi hơn. Khi bé gái xuất hiện dấu hiệu dậy thì khi độ tuổi còn quá nhỏ, hãy sớm đưa trẻ tới bác sĩ nhi khoa để kiểm tra. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng thăm khám sức khỏe chung, xét nghiệm hormone trong máu, xét nghiệm đánh giá tuổi xương,… Điều quan trọng là nên giải thích để bé gái hiểu và bản thân cha mẹ cần đồng hành với trẻ trong giai đoạn này. Trấn an và hỗ trợ trẻ là cần thiết để tránh tình trạng hoảng loạn, lo lắng tâm lý để lại những ảnh hưởng tiêu cực cho đến khi trẻ trưởng thành. Hiểu về các giai đoạn phát triển của trẻ, cha mẹ có thể chăm sóc trẻ tốt hơn, đặc biệt trong giai đoạn trẻ dậy thì vô cùng quan trọng.;;;;;1. Nguyên nhân dậy thì sớm ở bé gái Dậy thì sớm được xác định là dậy thì khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Tuy nhiên, độ tuổi này chỉ mang tính tương đối và đang còn là vấn đề tranh cãi của nhiều chuyên gia. Một số chuyên gia cho rằng cần hạ độ tuổi nói trên, những nhóm khác lại nói rằng làm như vậy sẽ khó xác định những trẻ nào cần được điều trị.Phần lớn dậy thì sớm ở bé gái đơn thuần chỉ là sự phát triển trước thời hạn. Tuy nhiên, đôi khi chúng lại là biểu hiện của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Chúng ta cùng tìm hiểu một số dạng dậy thì điển hình và nguyên nhân gây ra các biến đổi đó:Dậy thì sớm trung ương: do nồng độ Gn. RH tăng cao dẫn đến sự bài tiết quá mức hocmon sinh dục. Gn. RH tăng cao có thể do các nguyên nhân sau: khối u trong não hoặc tủy sống, viêm màng não, bức xạ vào não hay cột sống, suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormon),...Dậy thì sớm ngoại vi: dạng này ít phổ biến hơn so với dậy thì sớm trung ương. Nguyên nhân không phải do nồng độ Gn. RH, mà do chính bản thân các hocmon sinh dục tăng cao. Nhiều bệnh lý có thể dẫn đến việc gia tăng sản xuất estrogen và testosteron gồm: Khối u ở tuyến thượng thận; hội chứng Mc. Cune-Albright, Tăng sản thượng thận bẩm sinh; tiếp xúc với các nguồn estrogen hay testosteron bên ngoài, chẳng hạn như các loại kem hoặc thuốc mỡ, u nang buồng trứng, khối u buồng trứng... 2. Tác hại của việc dậy thì sớm ở bé gái Dậy thì sớm có nhiều tác hại với trẻ Ảnh hưởng về tâm lý: Những thay đổi trên cơ thể của bé gái dậy thì sớm có thể làm bé thấy ngại ngùng, xấu hổ vì cảm thấy khác biệt so với bạn bè, bị bạn bè trêu chọc. Điều này có thể khiến bé tự ti, trầm cảm và thậm chí để lại di chứng tâm lý cho đến khi trưởng thành. Để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn này, bố mẹ cần trò chuyện, giải thích cho bé hoặc thậm chí có thể cho bé gặp chuyên gia tư vấn tâm lý. Quan hệ tình dục sớm: Sự phát triển tâm sinh lý quá sớm sẽ dẫn đến những ham muốn tình dục. Bé còn quá nhỏ, suy nghĩ chưa chín chắn nên dễ bị các đối tượng xấu lợi dụng; và hậu quả là mắc phải các bệnh lây truyền qua đường tình dục hay mang thai khi tuổi đời còn quá nhỏ dẫn đến nạo, phá thai, để lại những sang chấn cả về thể chất lẫn tinh thần.Hạn chế chiều cao: Những trẻ bước vào giai đoạn dậy thì khi quá sớm sẽ có giai đoạn dậy thì ngắn. Ban đầu, trẻ sẽ phát triển nhanh, cao lớn hơn so với các bạn cùng trang lứa, nhưng giai đoạn tăng trưởng ấy không kéo dài và khi giai đoạn ấy kết thúc, trẻ cũng chậm phát triển lại.Ảnh hưởng đến kết quả học tập: Những biến đổi tâm sinh lý trong thời gian dậy thì dễ khiến trẻ lơ là, bỏ bê việc học. Bố mẹ nên khuyên nhủ, động viên và thường xuyên liên lạc với giáo viên để theo sát quá trình học tập của con.Nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang: chu kỳ kinh nguyệt sớm trước khi 8 tuổi ở bé gái có nguy cơ phát triển thành chứng rối loạn nội tiết tố và gây hội chứng buồng trứng đa nang khi trưởng thành. Nếu nhận thấy con bạn có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, bạn nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bạn hãy bình tĩnh, cùng con bước qua giai đoạn này; giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường.Khi nghi ngờ tình trạng dậy thì của bé gái do các nguyên nhân bất thường, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định các bệnh lý tiềm ẩn:Xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện hàm lượng hormon bất thường.Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện các khối u. Chụp XQuang cổ tay để xác định tốc độ trưởng thành của xương. Nếu xương già nhanh so với tuổi thực thì nhiều nguy cơ trẻ không thể đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành. 4. Các giải pháp phòng ngừa dậy thì sớm ở bé gái Xây dựng một chế độ ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu rau củ quả Dậy thì sớm ở bé gái có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý bên trong cơ thể, nhưng cũng có thể do chế độ ăn uống, sinh hoạt không phù hợp. Dưới đây là một số giải pháp giúp giảm thiểu tình trạng dậy thì sớm ở bé gái:Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bố mẹ nên xây dựng một chế độ ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu rau củ quả, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích,..hay những thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và có hàm lượng đường cao. Lưu ý chọn các thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, thực phẩm chứa hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới sinh lý của trẻ.Tăng cường vận động: nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu.. không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn ích lợi cho việc trau dồi kỹ năng sống của trẻ.Hạn chế cho tiếp xúc với estrogen và testosteron: ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng sản phẩm kem, thuốc có thành phần liên quan đến hormon sinh dục.;;;;;Dậy thì sớm, nguyên nhân do đâu là vấn đề được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ qua bài viết dưới đây. Bình thường, tuổi dậy thì ở bé gái thường từ 8-12 tuổi; ở bé trai là 9-14 tuổi. Dậy thì sớm ở bé gái được xác định là trước 8 tuổi, bé trai là trước 9 tuổi. Dậy thì sớm có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tâm sinh lý của trẻ Có hai dạng dậy thì sớm là dậy thì sớm trung ương (trung tâm) và dậy thì sớm ngoại vi. Dậy thì sớm trung ương là do nồng độ GnRH tăng cao từ sự hoạt động quá sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Trong những trường hợp hiếm hoi khối u trong não hoặc tuỷ sống, viêm não hay viêm màng não; bức xạ vào não hay cột sống; sự tắc nghẽn gây thiếu máu cục bộ não, suy giáp (tuyến giáp không sản xuất đủ hormon)… có thể là nguyên nhân gây dị trung ương sớm ở trẻ. Bên cạnh đó, các bệnh lý bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương như: Não úng thuỷ, các kytse màng nhện, loạn sản vách-thị, harmatome…; hội chứng McCune-Albright-Tăng sản thượng thận bẩm sinh (một nhóm các rối loạn di truyền liên quan đến sản xuất nội tiết tố bất thường của tuyến thượng thận)… cũng là nguyên nhân gây dậy thì sớm ở trẻ. Dậy thì sớm ngoại vi có nguyên nhân từ các hormon steroids sinh dục tăng cao do bệnh lý tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn) hay thượng thận, một số trường hợp đặc biệt có thể do bài tiết lạc chỗ các hormon hướng sinh dục, có thể do nguồn hormon ngoại sinh quá mức. Trẻ dậy thì sớm cần đi khám Cả bé gái và bé trai bị dậy thì sớm ngoại vi có thể do khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên tiết ra estrogen hoặc là testosteron; hội chứng McCune-Albright; tiếp xúc với các nguồn bên ngoài của estrogen hay testosteron, chẳng hạn như các loại kem hoặc thuốc mỡ. Ở trẻ gái cũng có thể được kết hợp với u nang buồng trứng, các khối u buồng trứng. Ở trẻ trai cũng có thể là do khối u trong các tế bào sản xuất tinh trùng (tế bào mầm), hoặc trong các tế bào mà sản xuất testosteron (tế bào Leydig). Ngoài ra, gene đột biến – một rối loạn hiếm gặp gọi là gonadotropin, là do một khiếm khuyết ở gen, có thể dẫn đến việc sản xuất ban đầu của testosteron ở các bé trai, thường là ở độ tuổi từ 1 đến 4. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, tác động của yếu tố môi trường, bột giặt, mỹ phẩm, chế độ dinh dưỡng… là các nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm. Trẻ dậy thì sớm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm sinh lý, chiều cao… và có thể gây các bệnh lý tại buồng trứng (ở bé gái). Cụ thể: -Ảnh hưởng về tâm lý: Những thay đổi trên cơ thể của trẻ dậy thì sớm khác với những trẻ cùng trang lứa sinh ra những vấn đề tâm lý làm cho trẻ ngại ngùng, dễ làm cho trẻ có tâm lý tự ti và để lại di chứng cho trẻ sau khi trưởng thành. -Chiều cao hạn chế: Trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành. -Ham muốn tình dục trước tuổi: Sự phát triển tâm lý dậy thì quá sớm dẫn đến những hành động ham muốn về sinh lý trước tuổi. Do suy nghĩ còn nông nổi, tuổi đời còn nhỏ, khả năng tự khống chế kém nên không thể tránh khỏi những cạm bẫy xã hội, từ đó dẫn đến mang thai hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. -Hội chứng buồng trứng đa nang: Chu kỳ kinh nguyệt trước khi 8 tuổi có nguy cơ phát triển chứng rối loạn nội tiết tố sau này ở tuổi dậy thì gây buồng trứng đa nang. Sự phát triển tâm lý dậy thì quá sớm dẫn đến những hành động ham muốn về sinh lý trước tuổi. Để phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nên tăng cường rau củ quả cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày, đảm bảo lượng đạm đầy đủ, không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ…; không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán… chứa nhiều chất béo khiến trẻ thừa dinh dưỡng. Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, không rõ nguồn gốc, thực phẩm chứa hormon tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới dậy thì sớm. Khuyến khích trẻ năng vận động để tiêu hao năng lượng như các môn bơi, nhảy dây, đá bóng, đá cầu.;;;;;Hiện nay, tình trạng dậy thì sớm ở trẻ đang có xu hướng tăng lên, tuy nhiên phần lớn những trường hợp mắc bệnh đều không rõ nguyên nhân cụ thể. Theo các chuyên gia, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới sự thay đổi này đó là: Nguyên nhân bệnh lý: Một số trẻ mắc phải các bệnh lý chẳng hạn như những bệnh về tuyến giáp, bệnh u não, bệnh u nang buồng trứng, u tinh hoàn,… có thể dẫn tới tình trạng dậy thì sớm. Giới tính: Thông thường tình trạng dậy thì sớm ở bé gái phổ biến hơn bé trai. Do lượng estrogen vào cơ thể của bé quá nhiều thông qua các nguồn như thực phẩm, đồ nhựa,... Do huyết thống. Do bé sử dụng một số loại thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Dậy thì sớm có thể gây ra những hậu quả như sau: Tăng nguy cơ mắc bệnh: Tất cả những trẻ dậy thì sớm đều nên được cha mẹ đưa đi khám để tìm rõ nguyên nhân gây ra bệnh và từ đó, có sự can thiệp kịp thời, hạn chế những rủi ro đáng tiếc. Nếu một số trường hợp dậy thì sớm do sự tổn thương não, do u não,… thì cần phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Một số trẻ dậy thì sớm, có sự bất thường về hormone sinh dục, cũng sẽ có nguy cơ cao đối với một số bệnh như bệnh như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung ở bé gái, hay thậm chí là hiếm muộn vô sinh ở bé trai. Gây ảnh hưởng đến tâm lý: Những trẻ bị dậy thì sớm hơn so với các bạn, thường có tâm lý ngại và tự ti, thậm chí có thể khiến trẻ thay đổi hay vi, tâm lý thất thường,… để lại di chứng đến khi trưởng thành. Bên cạnh đó, dậy thì sớm còn có những ảnh hưởng lớn đến chiều cao của trẻ và còn có thể khiến trẻ ham muốn tình dục trước tuổi khiến trẻ dễ vấp ngã vào những cạm bẫy xã hội, có thể dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục. 2. Trẻ thế nào được coi là dậy thì sớm Thông thường, bé gái dậy thì trước 8 tuổi, bé trai dậy thì trước 9 tuổi được cho là dậy thì sớm. Những biểu hiện dậy thì sớm của trẻ không quá khó khăn để nhận biết. Cha mẹ nên quan tâm và chăm sóc con để nhận biết sớm những thay đổi dù là nhỏ nhất của trẻ để can thiệp và hỗ trợ con kịp thời. Đối với bé gái: Biểu hiện phổ biến nhất của dậy thì sớm là ngực phát triển, bé có hiện tượng mọc lông nách, lông mu, cơ quan sinh dục có sự thay đổi và bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Đối với bé trai: Dấu hiệu dậy thì của các bé trai thường là tinh hoàn hoặc dương vật to lên, cũng có sự xuất hiện của lông mu và lông nách, giọng trầm hơn và có hiện tượng nổi mụn trứng cá,... Bên cạnh những biểu hiện kể trên, một số biểu hiện dậy thì ở cả hai giới là tình trạng chiều cao, cân nặng tăng nhanh đáng kể. Nguyên nhân là vì trong suốt giai đoạn dậy thì, xương của trẻ liên tục trưởng thành và chiều cao tăng nhanh đồng thời cũng kết thúc sớm hơn bình thường. Lúc đầu, những bé dậy thì sớm có thể cao hơn rất nhiều so với các bạn cùng lứa tuổi. Nhưng sau đó, khoảng vài năm, chiều cao sẽ chững lại và thường các trường hợp này sẽ không thể đạt được chiều cao tối đa của người trưởng thành. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, có biểu hiện của dậy thì sớm thì nên đưa con đến các bệnh viện uy tín để được kiểm tra nguyên nhân chính xác. Nếu là do một số bệnh lý như u nang buồng trứng, những tổn thương ở não hay các bệnh về tuyến thượng thận,… thì trẻ nên được điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Những trẻ dậy thì sớm thường có tâm lý ngại ngùng, bất an vì những thay đổi bất thường của cơ thể. Chính vì lý do này, cha mẹ nên quan tâm đến con nhiều hơn và giúp con hiểu rõ hơn những thay đổi của cơ thể, đồng thời dạy con cách để chăm sóc, vệ sinh cơ thể. Đối với bé gái: Mẹ nên hướng dẫn con cách vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày để tránh nguy cơ viêm nhiễm. Trong trường hợp lượng kinh nguyệt của bé quá nhiều thì cần phải đưa bé đi khám ngay. Mẹ cũng cần dạy con biết cách bảo vệ mình, cảnh giác với những đối tượng xấu để tránh nguy cơ bị xâm hại tình dục. Đối với các bé trai: Cha mẹ nên dạy con những kiến thức cơ bản về sức khỏe giới tính để trẻ không bị quá tò mò và khi có hiện tượng xuất tinh thì cần theo dõi trẻ nhiều hơn. Để hạn chế nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ, cha mẹ nên chú ý những điều sau: Cho trẻ ăn với những chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên ăn quá nhiều chất béo, tránh xa những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều dầu mỡ, không nên uống nước có gas, tránh thói quen ăn vặt,… Nên ăn nhiều rau, củ, quả, các loại tôm, cá,... Nên tạo thói quen ngủ đủ giấc cho trẻ. Khuyến khích trẻ vận động nhiều hơn, tập luyện đều đặn mỗi ngày, chẳng hạn như bơi lội, đạp xe,… giảm nguy cơ béo phì.
question_107
Người bị trào ngược dạ dày nên ăn gì để đẩy lùi bệnh?
doc_107
1.1. Trái cây không chứa axit Khi bị trào ngược người bệnh nên chọn các loại trái cây không chứa axit bởi những loại quả này ít có khả năng gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày hơn so với trái cây có tính axit. Một số loại trái cây phù hợp với người mắc bệnh trào ngược dạ dày mà bạn có thể tham khảo như: dưa hấu, chuối, táo và lê Theo các chuyên gia sức khỏe, người bị trào ngược nên bổ sung thêm gừng vào chế độ ăn hằng ngày. Bởi gừng có tính chống viêm và đồng thời cũng là phương pháp điều trị các chứng ợ nóng cũng như các vấn đề tiêu hóa khác. Bạn có thể sử dụng và chế biến gừng vào trong các món ăn hằng ngày hoặc pha trà gừng để uống giúp giảm nhẹ triệu chứng trào ngược dạ dày. Gừng có tính chống viêm và đồng thời cũng là phương pháp điều trị các chứng ợ nóng cũng như các vấn đề tiêu hóa khác. 3. Yến mạch Yến mạch là một món không thể bỏ qua trong thực đơn của người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Yến mạch là món ăn chế biến rất nhanh gọn cũng như nhiều chất xơ. Bên cạnh đó, yến mạch còn có thể hấp thụ axit và giúp ngăn chặn triệu chứng trào ngược dạ dày. Bạn có thể yến mạch vào sữa ấm để uống hoặc trộn yến mạch với sữa chua ăn kèm với trái cây tươi vào mỗi bữa sáng là đã có thể cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa rồi. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn các thực phẩm có chất xơ khác như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và gạo nguyên cám. 4. Rau củ quả Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày không bao giờ có thể thiếu được các loại rau củ quả. Chúng có tác dụng giảm axit dạ dày nên có thể giúp bạn chữa trào ngược dạ dày rất tốt. Bạn có thể bổ sung một số loại rau củ như: đậu cô ve, bông cải xanh, súp lơ, khoai tây và dưa chuột vào thực đơn hàng ngày. 6. Thịt nạc Các loại thịt nạc như thịt gà, thịt lợn hay thịt bò đều có thể giúp bạn giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Chúng không gây khó tiêu mà còn giúp tăng cơ và khỏe mạnh hơn cho người bệnh. Vì thế, thịt nạc là món ăn được khuyên nên sử dụng trong thực đơn cho người trào ngược dạ dày. Khi chế biến các loại thịt nạc, bạn tránh chiên rán thực phẩm. Thay vào đó bạn có thể chế biến các cách như luộc, hấp,…sẽ là lựa chọn tốt hơn. Các loại thịt nạc có thể giúp bạn giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Lòng trắng trứng là nguồn protein lành mạnh nên người bệnh hoàn toàn có thể dùng trong chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, bạn lại nên hạn chế ăn lòng đỏ trứng bởi chúng chứa nhiều chất béo và có thể gây ra các triệu chứng trào ngược dạ dày. 8. Các loại cá Các loại cá cũng là một trong những thực phẩm không thể bỏ qua trong chế độ ăn hằng ngày của người bị trào ngược dạ dày. Cá ít axit, ít chất béo mà lại chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Bạn có thể chọn các loại cá như cá hồi, cá chép, cá ngừ, cá thu… Tuy nhiên, tương tự như thịt thì bạn nên chế biến cá theo các cách như hấp. áp chảo. nấu canh chua,…và hạn chế ăn chiên rán không tốt cho dạ dày lúc này. 9. Sữa chua Sữa chua là một trong những thực phẩm rất tốt dành cho người bị trào ngược dạ dày. Trong sữa chua chứa nhiều protein tốt cho hệ tiêu hóa và lợi khuẩn probiotic hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức đề kháng. Thói quen ăn sữa chua mỗi ngày sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Khi ăn sữa chua, bạn cũng có thể trộn thêm các loại trái cây cho hấp dẫn hơn. Trong sữa chua chứa nhiều protein tốt cho hệ tiêu hóa và lợi khuẩn probiotic hỗ trợ tiêu hóa và cải thiện sức đề kháng 2. Lời khuyên dành cho người bị trào ngược dạ dày thực quản Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn khoa học, người bệnh cũng cần lưu ý một vài điều dưới đây để khắc phục các triệu chứng một cách hiệu quả. 2.1. Xây dựng lối sống sinh hoạt Lối sống sinh hoạt hằng ngày góp phần rất lớn tới sức khỏe. Vì vậy, bản thân mỗi người bệnh nên xây dựng lối sống khoa học ngay từ hôm nay. Bên cạnh đó, tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Một số bài tập giúp bạn thư giãn, cải thiện bệnh trào ngược dạ dày như: – Tập yoga. – Đi bộ. – Ngồi thiền. 2.2. Ăn uống hợp lý Ngoài những thực phẩm nên ăn. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh nên tránh các thực phẩm sau: – Đồ chua cay – Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ – Socola. – Các chế phẩm từ sữa. – Đồ uống có cồn – Đồ uống có gas, chất kích thích. – Đu đủ xanh. Việc chia nhỏ bữa ăn cũng rất tốt cho những người bị đau hay trào ngược dạ dày. Bởi khi đó, sẽ tránh được áp lực tạo nên cho cơ quan này. Người bị trào ngược dạ dày nên tránh các thực phẩm chua cay 2.3. Luôn giữ tinh thần thoải mái Nếu tinh thần căng thẳng, áp lực, stress kéo dài sẽ càng dễ gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Do vậy, nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh thì nên giảm áp lực, luôn giữ tinh thần vui vẻ bằng cách nghe nhạc, nghỉ ngơi,…
doc_43773;;;;;doc_47827;;;;;doc_42894;;;;;doc_3340;;;;;doc_24736
Nhiều bệnh nhân trào ngược dạ dày đều băn khăn không biết bị trào ngược dạ dày nên ăn gì để nhanh phục hồi bệnh. Bài viết dưới đây là những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Trào ngược dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến có tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng ở các quốc gia khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn tuổi. Trào ngược dạ dày có nhiều triệu chứng khác nhau, điển hình là ợ nóng, đau ngực, ho kéo dài… Vì vậy, chế độ ăn uống như thế nào để bệnh nhanh hồi phục được rất nhiều người quan tâm. Những thực phẩm bị trào ngược nên ăn Bột yến mạch Yên mạch giàu chất xơ, giúp tiêu hóa tốt và tránh được các biến chứng gây kích hoạt trào ngược axit Yến mạch thuộc nhóm ngũ cốc nguyên hạt, giàu chất xơ, giúp tiêu hóa tốt và tránh được các biến chứng gây kích hoạt trào ngược acid. Bên cạnh đó, yến mạch còn giúp giảm cholesterol trong máu, giúp lưu thông đường huyết, tốt cho bệnh nhân đang điều trị bệnh. Gừng Gừng có thể giảm đáng kể chứng ợ nóng – triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân trào ngược dạ dày Là loại gia vị không thể thiếu trong nhiều bữa ăn hàng ngày. Ngoài tác dụng tăng hương vị cho món ăn, gừng còn có công dụng tuyệt vời trong hỗ trợ các vẫn đề về tiêu hóa, đặc biệt là giảm đáng kể chứng ợ nóng. Việc sử dụng gừng thường xuyên có thể giúp chống viêm tự nhiên hoặc hạn chế các vết viêm loét dạ dày. Ngoài làm gia vị cho món ăn, bạn cũng có thể pha gừng với nước ấm để uống. Giá đỗ Giá đỗ và các sản phẩm từ đỗ có tác dụng tuyệt vời với sức khỏe của bạn. Giá đỗ giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C, vitamin E, chất xơ… tốt cho bệnh nhân bị trào ngược Sữa chua Là một trong những loại thực phẩm có chứa các men tiêu hóa lợi khuẩn, giúp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, giúp cải thiện tình trạng trào ngược. Một số loại quả giúp giảm acid dạ dày Dưa hấu, dưa gang, chuối… là những loại thực phẩm có tác dụng tốt trong giảm acid dạ dày, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh đặc biệt là ợ nóng… Rau xanh Rau xanh có vai trò quan trọng trong trung hòa acid Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người. Trong rau có nhiều chất khoáng có tính kiềm như kali, canxi, magiê. Chúng giữ vai trò quan trọng trong cơ thể và cần thiết để duy trì kiềm toan. Trong cơ thể những chất này cho những gốc tự do cần thiết để trung hoà các sản phẩm acid do thức ăn hoặc do quá trình chuyển hoá tạo thành. Một số loại rau được khuyên dùng là đậu đũa, rau ngót, rau muống, xà lách… Thực tế, việc ăn uống cho bệnh nhân trào ngược dạ dày như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Để lựa chọn cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất, bạn cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.;;;;;Đau dạ dày là tình trạng rất phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh việc khám và điều trị chuyên khoa thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng giúp hỗ trợ điều trị bệnh lý này. Dưới đây là một số loại thực phẩm cho người trào ngược dạ dày cần lưu ý để hạn chế tình trạng tiết acid dạ dày, giúp tình trạng được cải thiện. 1.1 Gừng – nghệ vàng Gừng được xem là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn trong gia đình. Do có đặc tính chống viêm tự nhiên nên gừng được dùng nhiều để chữa các bệnh tiêu hóa. Bên cạnh gừng, nghệ cũng là một trong những cách trị các bệnh tiêu hóa được áp dụng từ lâu đời. Hoạt chất curcumin có trong nghệ có khả năng kháng viêm, cải thiện trào ngược dạ dày và nhiều bệnh tiêu hóa khác. 1.2 Đậu và thực phẩm giàu xơ Trong các loại đậu có chứa nhiều chất xơ cùng các loại amino acid cần thiết cho sức khỏe. Người bệnh trào ngược dạ dày cần lưu ý một số loại đậu có thể gây ra hiện tượng đầy hơi như: Đậu tương, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen… vì chứa carbohydrate phức hợp. Để giảm bớt điều này, khi sử dụng, bạn nên ngâm các hạt đậu khô qua đêm trước khi chế biến để làm mềm. Có thể ăn với lượng nhỏ trước để cơ thể thích ứng dần. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế trào ngược Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ để hạn chế trào ngược 1.3 Thực phẩm cho người trào ngược dạ dày: Sữa Khác với một số vấn đề tiêu hóa khác nên kiêng sữa thì người trào ngược dạ dày có thể uống sữa để dễ tiêu hóa. Sữa cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, đồng thời còn có khả năng bão hòa acid trong dạ dày. Tuy nhiên, cần lưu ý nên uống sữa vào khoảng 2h sau khi ăn và không uống khi bụng đói. Nên uống sữa ấm vì nếu quá lạnh hay quá nóng cũng đều không tốt cho dạ dày. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại chế phẩm từ sữa như sữa chua. Trong sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, cải thiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản. 1.4 Các loại thịt nạc Các loại thịt nạc cũng như lòng trắng trứng rất giàu đạm nhưng ít chất béo, dễ được dạ dày tiêu hóa. Đây cũng là các thực phẩm cho người trào ngược dạ dày vì không gây ra tình trạng khó tiêu và ợ nóng. Thịt nạc có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, giúp bạn dễ dàng làm phong phú bữa ăn của mình. 1.5 Thực phẩm cho người trào ngược dạ dày: Yến mạch Yến mạch khá phổ biến ở các nước phương Tây, tuy nhiên lại ít được sử dụng hơn ở các nước phương đông. Yến mạch là bữa sáng tuyệt vời, cung cấp nguồn chất xơ tốt cho dạ dày. Chất xơ có trong yến mạch có thể cải thiện tình trạng acid trào ngược lên thực quản. 1.6 Trái cây có ít hoặc không có tính chua Đại đa số trái cây thuộc họ cam quýt đều có vị chua với nhiều acid tự nhiên, gây kích thích dạ dày, khiến tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn. Bạn có thể thay thế các loại trái cây này với một số loại khác ít chua hơn như: – Táo: Trong táo có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, hỗ trợ cho việc tiêu hóa tốt. Cải thiện tình trạng trào ngược acid dạ dày, hỗ trợ hòa tan chất béo nên bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ cholesterol cao. – Dưa hấu: Dưa hấu có lượng nước rất lớn cùng hàm lượng chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. – Chuối: Hàm lượng dinh dưỡng trong chuối phù hợp với những người có vấn đề về dạ dày, trong đó có người bị trào ngược dạ dày. Chuối cung cấp chất điện giải kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả hơn. Các loại trái cây không có vị chua tốt cho người bị trào ngược Các loại trái cây không có vị chua tốt cho người bị trào ngược 2.1 Thực phẩm chứa nhiều chất béo Thực phẩm chứa chất béo như mỡ động vật, đồ chiên rán không phải là thực phẩm cho người trào ngược dạ dày. Vì chất béo có ảnh hưởng xấu tới tiêu hóa, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, tăng các triệu chứng trào ngược. Một số thực phẩm chứa lượng chất béo xấu cao cần tránh gồm: Khoai tây chiên, gà rán, sữa không tách béo, thịt xông khói, các loại sốt kem… 2.2 Các chất kích thích Đồ uống có cồn, cà phê, trà khiến tình trạng trào ngược nghiêm trọng hơn. Vì caffeine gây ra sự giãn cơ tại vòng dưới của thực quản. Làm tăng tiết acid dạ dày và dễ khiến acid trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Các loại đồ uống có gas gây chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, khiến dạ dày phải co thắt nhiều hơn. 2.3 Trái cây có vị chua Đa phần trái cây có vị chua đều có vitamin C và các loại acid tự nhiên khác. Đây là tác nhân tăng cường acid dạ dày, khiến dạ dày bị trào ngược acid nhiều hơn. Chế độ ăn của người bị các vấn đề tiêu hóa nói chung cũng nên hạn chế nhóm trái cây này. 2.4 Trái cây có nhiều nhựa Các loại hoa quả chứa nhiều nhựa như sung, hồng xiêm khi đi xuống hệ tiêu hóa sẽ cộng hưởng với axit dạ dày hình thành lên những cục nhỏ nhỏ. Các cục này rất khó và gần như không thể tiêu hóa, dần dần biến thành các viên sỏi gây cản trở tiêu hóa. 2.5 Socola Để sản xuất được socola, nhà sản xuất cần sử dụng rất nhiều sữa và chất béo. Tương tự như cholesterol xấu, socola có thể khiến dạ dày trở nên khó tiêu và ậm ạch hơn. Ngoài ra chất Methylxanthine còn có khả năng làm giãn cơ thắt thực quản dưới, làm dịch vị dạ dày bị trào ngược lên trên. 2.6 Muối Thói quen ăn mặn, chế biến món ăn với quá nhiều muối gây ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong cơ thể. Có khả năng gây bệnh tim mạch, thận, huyết áp cao và dạ dày. Bởi vậy người bệnh nên giảm bớt muối trong quá trình chế biến. Lưu ý chế độ ăn hạn chế chất béo từ động vật để tốt cho tiêu hóa Lưu ý chế độ ăn hạn chế chất béo từ động vật để tốt cho tiêu hóa Trên đây là các loại thực phẩm cho người trào ngược dạ dày, nên ăn và nên kiêng để bạn tham khảo. Để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn, bên cạnh chế độ dinh dưỡng bạn cần đến chuyên khoa để thăm khám để được các bác sĩ theo dõi và điều trị.;;;;;Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày hợp lý sẽ giúp đẩy lùi các triệu chứng và hỗ trợ cải thiện bệnh. Đồng thời hạn chế một số loại thực phẩm khiến bệnh khó kiểm soát hơn. 1.1 Trái cây có ít hoặc không có tính chua Đa số trái cây thuộc họ cam – quýt đều chứa nhiều acid tự nhiên, có vị chua, có khả năng kích thích dạ dày. Acid làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược dạ dày, bởi vậy nên không tốt cho người bị bệnh này. Nên thay thế bằng các loại trái cây giàu vitamin nhưng ít chua hơn, gồm có: – Táo: Trong táo chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, tăng cường hòa tan chất béo trong dạ dày. Ăn táo không chỉ hạn chế trào ngược mà còn bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng tăng cao cholesterol. – Dưa hấu: Trong dưa hấu có chứa lượng nước rất lớn, cùng nguồn chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. – Chuối: Hàm lượng dinh dưỡng trong chuối được khuyến nghị là phù hợp với chế độ ăn uống của người bị trào ngược dạ dày. Với tình trạng trào ngược, chuối hỗ trợ cung cấp chất điện giải kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa hiệu quả hơn. Người bị trào ngược dạ dày nên chú ý chế độ ăn uống 1.2 Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày bổ sung yến mạch Hiện nay, yến mạch được người Việt Nam sử dụng khá nhiều vì tác dụng với hệ tiêu hóa. Trước đó, yến mạch chủ yếu xuất hiện ở các nước Tây phương. Yến mạch đem lại nguồn chất xơ tốt cho cơ thể, có khả năng hấp thụ acid trong dạ dày trong dạ dày. Không những giúp cải thiện tình trạng trào ngược acid lên thực quản thuyên giảm mà yến mạch còn hỗ trợ giảm cân, làm đẹp. Pha 3 thìa bột yến mạch với nước nóng cùng 1 chút mật ong để ăn sáng rất tốt cho cơ thể. 1.3 Gừng tốt cho chế độ ăn của người trào ngược dạ dày Không thể bỏ qua gừng trong chế độ ăn của những người mặc bệnh về tiêu hóa nói chung. Gừng có tính ấm, khả năng kháng viêm tốt đồng thời kích thích tiêu hóa. Hạn chế những cơn ợ chua, ợ nóng do dịch vị dạ dày trào ngược cực kỳ hiệu quả. Có thể sử dụng gừng như gia vị hàng ngày hoặc uống trà gừng vào buổi sáng, trước bữa ăn. Gừng tươi là lựa chọn sử dụng tốt nhất, nhưng trà gừng cũng rất lý tưởng cho những người đang khó chịu bởi trào ngược dạ dày. 1.4 Lòng trắng trứng trong chế độ ăn Lòng trắng trứng cung cấp một nguồn protein lành mạnh cho cơ thể. Trung hòa bớt dịch dạ dày, hạn chế các biểu hiện của trào ngược dạ dày. Tuy nhiên chỉ nên ăn lòng trắng trứng, không nên ăn lòng đỏ. Bởi lòng đỏ có thể khiến hệ tiêu hóa nặng nề hơn. Lòng trắng trứng nên ăn luộc chứ không nên ăn chiên rán. Ăn kèm cùng salad rau củ để tốt hơn cho sức khỏe. 1.5 Sữa chua Sửa chua là thực phẩm chứa rất nhiều lợi khuẩn phong phú tốt cho tiêu hóa, giúp đẩy nhanh quá trình này. Ăn sữa chua sau ăn 30 phút cải thiện đáng kể chứng trào ngược dạ dày. Đồng thời sữa chua cũng tăng cường sức khỏe đường ruột nói chung, thúc đẩy hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Nguyên tắc chọn thực phẩm cho người bị trào ngược 2.1 Thực phẩm chứa chất béo độc hại Chất béo không tốt cho cơ thể có trong mỡ động vật, thực phẩm chiên rán, gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém đi, tăng các triệu chứng trào ngược. Một số thực phẩm chứa lượng chất béo xấu cần tránh gồm: – Khoai tây chiên hoặc gà rán – Sữa không tách béo, sản phẩm từ sữa nguyên chất như bơ, phô mai… – Thịt xông khói, giăm bông 2.2 Chất kích thích khiến trào ngược nặng hơn Các đồ uống có cồn, đồ uống có tính kích thích như trà, cà phê đều gây ra sự giãn cơ vòng dưới thực quản. Làm tăng tiết acid ở dạ dày. Bên cạnh đó, đồ uống có gas cũng là nguyên nhân gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, làm dạ dày phải co thắt nhiều hơn. 2.3 Trái cây có vị chua Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày nên hạn chế trái cây có chứa nhiều vitamin C và các loại acid tự nhiên khác. Đây là tác nhân tăng cường acid dạ dày, dễ gây viêm loét dạ dày. Ăn nhiều đồ chua làm tình trạng trào ngược dạ dày xuất hiện nhiều hơn. 2.4 Hạn chế ăn muối Thói quen ăn mặn, nhiều muối không tốt cho cơ thể, Muối ảnh hưởng xấu tới các bệnh thận, huyết áp cao, tim mạch… và cả trào ngược dạ dày. Muối là một trong những tác nhân gây ra trào ngược dạ dày. Bởi vậy người bệnh nên tập thói quen ăn nhạt, hạn chế muối trong bữa ăn. 2.5 Không nên ăn socola Trong socola có chứa methyxanthine là một chất làm giãn cơ thắt thực quản dưới, gây hiện tượng trào ngược. Đồng thời, trong socola cũng chứa nhiều chất béo và sữa, khiến cho tình trạng trào ngược nặng hơn. Hạn chế ăn đồ chua khi bị trào ngược Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi acid từ dạ dày trào lên khu vực thực quản, gây ra nhiều triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, viêm họng kéo dài… Trào ngược dạ dày hiện nay ngày càng phổ biến, chủ yếu do lối sống, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi. Trào ngược dạ dày không được điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm loét thực quản, barrett thực quản, gây hẹp thực quản và thậm chí là bệnh ung thư thực quản. Acid dạ dày trào ngược lên đường hô hấp có khả năng gây viêm họng, viêm xoang, viêm phế quản, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe phổi. Có khả năng gây viêm tai, viêm tuyến giáp và hao mòn men răng… Chế độ ăn của người trào ngược dạ dày quyết định rất lớn đến tình trạng bệnh. Một chế độ ăn khoa học, hợp lý sẽ giúp giảm đáng kể các triệu chứng trào ngược, ợ hơi, ợ nóng và giúp bệnh không tiến triển xấu hơn. Tình trạng dạ dày được cải thiện qua điều chỉnh dinh dưỡng và sinh hoạt.;;;;; 1. Các thực phẩm tốt cho trào ngược dạ dày Dưới đây là một số thực phẩm mà người bệnh trào ngược có thể tham khảo, tuy nhiên các thực phẩm này chỉ mang tính chất hỗ trợ, và có thể mang lại tác dụng tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể chất của mỗi người. Do đó tốt nhất người bênh cần thăm khám để xác định nguyên nhân gây bệnh để từ đó bác sĩ có thể tư vấn các thực phẩm bổ sung phù hợp với tình trạng bệnh của mình. 1.1. Rau xanh Rau xanh tự nhiên rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày, chúng có khả năng giúp giảm axit có trong dạ dày. Các loại rau củ xanh thường rất giàu vitamin, chất xơ. Bạn có thể chọn những loại rau như đậu xanh, súp lơ, rau lá xanh,… Rau xanh tự nhiên rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày 1.2. Thịt trắng Thịt trắng cũng là một trong những món ăn chữa trào ngược dạ dày thực quản cực kỳ tốt mà không phải người bệnh nào cũng biết. Đặc biệt là các loại thịt nạc như ức gà, gà tây, cá đều chứa ít chất béo giúp làm giảm những triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. Bạn có thể chế biến các thực phẩm này thành món ăn hấp dẫn khác nhau. 1.3. Yến mạch Yến mạch không chỉ được biết đến với công dụng làm đẹp mà còn rất tốt cho người bị bệnh tim mạch và người bị trào ngược dạ dày. Sử dụng yến mạch vào buổi sáng vừa cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể lại vừa giúp hấp thụ tốt lượng acid dư thừa sau một đêm dài do có trong đó chứa nhiều chất xơ tự nhiên. 1.4. Nghệ & mật ong Bạn có thể kết hợp sử dụng nghệ và mật ong hàng ngày để điều trị và ngăn ngừa tình trạng trào ngược dạ dày. Lưu ý nên chọn những loại mật ong nguyên chất hay tinh bột nghệ chất lượng để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. 1.5. Sữa chua Trong sữa chua đều chứa rất nhiều men lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa giúp thức ăn được tiêu hóa nhanh, cải thiện nhanh chóng tình trạng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là không nên ăn sữa chua lúc đang đói. 1.6. Bánh mì Bánh mì không những tốt cho dạ dày mà nó còn là loại thực phẩm mà người bị trào ngược dạ dày nên bổ sung. Bởi nó có có khả năng thấm hút lượng acid trong dạ dày, hạn chế các tổn thương do những acid này gây ra cho dạ dày. 1.7. Cá Các loại cá là thực phẩm không thể bỏ qua trong thực đơn của người trào ngược dạ dày. Cá thường chứa ít axit, ít chất béo mà lại có nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Bạn có thể chọn các loại cá như cá hồi, cá chép, cá ngừ… Tuy nhiên, bạn nên chế biến cá thành các món hấp, kho, áp chảo, nấu canh thay vì dùng cá để chiên, rán nhiều dầu mỡ. Cá thường chứa ít axit, ít chất béo mà lại có nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể 2.1. Chuối chín Chuối là loại trái cây dễ tiêu hóa và thường không gây hại cho dạ dày. Chuối giúp trung hòa lượng axit có trong dạ dày để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Người bị trào ngược dạ dày nên ăn chuối chín kỹ, tuyệt đối không ăn chuối tiêu, chuối xanh. Thời gian ăn chuối tốt nhất là sau ăn 30 phút. 2.2. Dưa hấu hoặc dưa gang Dưa hấu và dưa gang có khả năng trung hòa được các acid dư thừa trong dạ dày. Do vậy nên 2 loại trái cây này thường được các chuyên gia y tế khuyên dùng cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày. Nó không những cung cấp nguồn vitamin dồi dào cho cơ thể mà còn giúp cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày gây ra. Dưa hấu và dưa gang có khả năng trung hòa được các acid dư thừa trong dạ dày. 2.3. Bơ Bơ với đặc tính mềm nên rất dễ tiêu hóa, phù hợp với bệnh dạ dày. Ăn bơ thường xuyên giúp quá trình tiêu hóa của nhu động ruột được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt, Kali chứa trong quả bơ có tác dụng giảm tình trạng căng thẳng, stress gây đau dạ dày. 2.4. Đu đủ chín Các hoạt chất enzyme papain và chymopapain có trong đu đủ chín giúp phá vỡ các protein khó tiêu hóa. Không những vậy ăn đu đủ chín giúp kích thích tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu và hỗ trợ điều trị táo bón, xoa dịu dạ dày. 2.5. Táo Trong táo chứa nguồn Pectin, chất xơ hòa tan dồi dào giúp hỗ trợ quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón, phù hợp với những người có dạ dày đang yếu. Lưu ý, người bệnh nên ăn táo ngọt và tránh các loại táo chua, táo xanh. 2.6. Dưa chuột Dưa chuột chứa rất nhiều chất xơ, các chất dinh dưỡng và khoáng chất như Canxi, Folate, chất béo, vitamin C. Đặc biệt trong dưa chuột còn có Erepsin – một loại Protein dễ tiêu hóa. Do vậy nên khi ăn dưa chuột sẽ giúp giảm triệu chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày gây ra. 2.7. Việt quất Chất xơ và vitamin C có trong việt quất có tác dụng chống oxy hóa, giúp nhanh làm lành các vết loét dạ dày. Ngoài ra, việt quất cũng có khả năng chống lại ung thư đường ruột. Bạn có thể sử dụng việt quất dưới dạng nước ép. 2.8. Nước dừa Bên cạnh việc cung cấp nhiều khoáng chất, vitamin và chất điện giải giúp cơ thể không bị thiếu nước. Nước dừa còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm giúp mau lành các vết loét dạ dày. Người bị trào ngược dạ dày có thể bổ sung nước dừa thường xuyên nhưng không nên uống quá 2 quả/ngày. Nước dừa còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm giúp mau lành các vết loét dạ dày 2.9. Thanh long Thanh long là một loại quả rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt chất nhầy chứa trong loại quả này sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh khỏi các tác động xấu gây hại. Thanh long cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên lại không bắt dạ dày phải hoạt động quá tải để tiêu hóa chúng. Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần nắm rõ được những thực phẩm tốt cho trào ngược dạ dày mà không làm tăng lượng axit trong dạ dày. Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn phù hợp, thì cần phải thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị riêng biệt phù hợp với tình trạng bệnh. Để từ đó quá trình điều trị được nhanh hơn và triệt để hơn.;;;;;Nên sử dụng gừng và nghệ vàng: Có thể nói gừng và nghệ vàng là 2 gia vị thường hay xuất hiện trong gian bếp của người Việt từ xưa đến nay. Bên cạnh công dụng kích thích vị giác và gia tăng hương vị đậm đà cho món ăn, gừng và nghệ còn rất có lợi trong việc điều trị bệnh lý liên quan đến dạ dày nhờ đặc tính chống viêm tự nhiên. Hiện nay, khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời hoạt chất nano curcumin chiết xuất từ nghệ bằng ứng dụng công nghệ nano. Nhờ đó mà hiệu quả điều trị bệnh bằng nghệ tăng lên gấp 40 lần so với việc dùng trực tiếp nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ. Nên ăn thực phẩm giàu chất xơ và các loại đậu: Trong đậu, đỗ rất giàu chất xơ cũng như các amino axit cần thiết cho cơ thể con người. Do vậy những ai bị trào ngược dạ dày nên dùng. Tuy nhiên không nên tiêu thụ quá mức cần thiết các thực phẩm này do chúng có thể gây đầy hơi vì chứa nhiều carbohydrate, ví dụ như đậu tương, đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đen,... Nhằm giảm bớt hiện tượng này, bạn nên ngâm chúng qua đêm để làm mềm lại trước khi chế biến. Bánh mì là một người bạn tốt của dạ dày, nhất là với những chiếc dạ dày đã gặp nhiều thương tổn và bị trào ngược dịch vị. Bởi vì tinh bột có trong bánh mì có công dụng giúp thấm hút bớt axit dư thừa do dạ dày tiết ra, nhờ đó người bệnh sẽ hạn chế được triệu chứng trào ngược dạ dày. Dưa hấu hoặc dưa gang: đây là hai loại quả có thể giúp trung hòa axit trong dạ dày được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng cho các trường hợp người bệnh bị trào ngược dạ dày. Không những vậy, chúng còn cung cấp một lượng vitamin dồi dào và giúp giảm bớt hiện tượng ợ chua, ợ nóng khó chịu; Táo: trong táo có nhiều Pectin - một loại chất xơ hòa tan hỗ trợ hoạt động bài tiết diễn ra “trơn tru" hơn, hệ tiêu hóa nhờ đó mà được cải thiện tốt hơn, chống táo bón rất phù hợp cho những người bị trào ngược dạ dày. Nên ăn các loại táo có vị ngọt, tránh quả xanh và chua; Đu đủ chín: trong đu đủ chín có nhiều chymopapain và enzym papain có khả năng phá vỡ được các protein khó tiêu hóa. Đu đủ chín còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, trị táo bón và giảm thiểu triệu chứng khó tiêu, xoa dịu dạ dày thông qua việc giảm tiết axit; Dưa chuột: đây là loại quả rất giàu chất xơ, nhiều khoáng chất bổ dưỡng như Folate, Canxi, vitamin C và cả Erepsin - một loại protein hỗ trợ tiêu hóa. Khi ăn dưa chuột, người bệnh sẽ cải thiện được các triệu chứng ợ chua, ợ nóng do trào ngược dạ dày gây nên; Thanh long: trong thanh long có một hàm lượng lớn chất xơ hòa tan và nước. ngoài ra chất nhầy của thanh long hoạt động tương tự như một lớp màng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh bị tổn thương bởi các tác động khác. Quả thanh long còn cung cấp rất nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể mà không đòi hỏi dạ dày phải tốn quá nhiều công sức để tiêu hóa chúng. Nguyên lý của bệnh trào ngược dạ dày là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ. Các yếu tố tấn công gồm có tăng tiết pepsin, axit và ứ đọng thức ăn trong dạ dày khiến áp lực gia tăng trở thành gánh nặng đè lên cơ thắt thực quản. Điều này thúc ép cơ thắt mở ra tạo nên hiện tượng trào ngược dạ dày. Đặc biệt, khi người bệnh ăn những món gây kích thích sẽ càng làm tăng tiết pepsin và axit. Do đó, để tránh bị trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân nên kiêng những món sau: Đồ ăn được chế biến với nhiều dầu mỡ và giàu chất béo: thức ăn nhiều cholesterol rất khó tiêu và khiến cho dạ dày dễ bị quá tải. Khi dạ dày chướng lên sẽ làm gia tăng áp lực đối với cơ thắt thực quản dưới. Lúc này để tiêu hóa thức ăn sẽ mất rất nhiều thời gian, dễ dẫn tới đầy bụng và gây trào ngược; Các loại hoa quả chát chứa nhiều nhựa như sung, hồng, hồng xiêm: các loại quả này vốn tiết ra nhiều nhựa, khi đi xuống hệ tiêu hóa sẽ cộng hưởng với axit trong dạ dày hình thành nên những cục nhỏ. Dần dần chúng sẽ biến thành các viên sỏi gây cản trở quá trình tiêu hóa; Thức uống, đồ ăn có tính axit cao: trái cây thuộc họ cam, chanh, bưởi,... mặc dù cung cấp nhiều chất xơ, nước và vitamin C cho cơ thể nhưng lại có vị chua và chứa nhiều axit nên không phù hợp cho những người mắc bệnh lý liên quan tới dạ dày; Socola: để sản xuất ra một thanh socola, người ta sử dụng rất nhiều sữa và chất béo. Tương tự cholesterol đã được đề cập ở trên, socola sẽ khiến dạ dày trở nên khó tiêu và ậm ạch hơn. Ngoài ra chất Methylxanthine có khả năng làm giãn cơ thắt thực quản dưới, dễ khiến dịch vị dạ dày bị trào ngược. Đây là điều đáng buồn cho những tín đồ yêu thích socola; Muối: quá nhiều muối sẽ gây ảnh hưởng xấu tới các cơ quan trong cơ thể như: tim mạch, thận, huyết áp cao và cả dạ dày. Do đó khi bị trào ngược dạ dày - thực quản, người bệnh nên giảm bớt muối trong quá trình chế biến món ăn; Bia rượu, thuốc lá, trà và cà phê: trong các sản phẩm này có một lượng lớn chất kích thích gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày, nhất là khi sử dụng vào lúc bụng còn đang đói, dân gian có câu là hay bị “cồn ruột".
question_108
Nguyên nhân nổi mề đay các hóa chất khác được phóng thích
doc_108
Tìm hiểu nguyên nhân nổi mề đay để có cách điều trị phù hợp là điều cần thiết. Mề đay thực chất là một phản ứng viêm của cơ thể, xảy ra histamine và các hóa chất khác được phóng thích dưới bề mặt da, gây ra những vùng da sẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Tìm hiểu nguyên nhân nổi mề đay để có biện pháp điều trị phù hợp. Nguyên nhân nổi mề đay cấp tính Nổi mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ tuổi. Những nguyên nhân nổi mề đay cấp tính thường là: Nguyên nhân nổi mề đay mạn tính Nổi mề đay mạn tính có thể xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các mô của chính nó. Đây được gọi là phản ứng tự miễn. Khoảng 1/3 số trường hợp mày đay mãn tính được cho là có liên quan đến tự miễn dịch. Nổi mề đay tuy không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp, nổi mề đay mạn tính kết hợp với các bệnh lý tự miễn khác : Chứng nổi mề đay mạn tính cũng có thể liên quan đến các bệnh lý mạn tính và nhiễm trùng khác như: Mề đay mạn tính có xu hướng xuất hiện rồi biến mất liên tục, tái phát thường xuyên. Theo đó có một số yếu tố tác động khiến mề đay mạn tính xuất hiện trở lại hoặc làm cho các triệu chứng hiện tại trở nên tồi tệ hơn, chẳng hạn như: Tất cả những thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh khi bị nổi mề đay kéo dài, tái phát thường xuyên hoặc các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng, nên tới bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp.
doc_55713;;;;;doc_58658;;;;;doc_5022;;;;;doc_61717;;;;;doc_31097
Nổi mề đay là một phản ứng viêm của da với biểu hiện đặc trưng là những vùng da sẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tình trạng nổi mề đay, bao gồm dị ứng với thực phẩm, các yếu tố môi trường, stress hoặc có thể là dấu hiệu của một bệnh rối loạn tự miễn nào đó như bệnh lupus hay ung thư tuyến giáp. Dị ứng thực phẩm Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nổi mề đay. Dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể gây nổi mề đay nhưng có một số loại nhất định khiến nguy cơ này tăng cao hơn. Theo nghiên cứu, đó là các loại hạt cây, sô cô la, động vật có vỏ, cà chua, trứng, hoa quả và sữa. Ngoài ra ăn thực phẩm tươi sống cũng dễ bị nổi mề đay do dị ứng hơn so với thực phẩm đóng hộp hoặc nấu chín. Bên cạnh thực phẩm tươi sống, nhiều loại phụ gia thực phẩm, rong đó có salicylat và sulfit, đã được chứng minh là có thể kích hoạt tình trạng nổi mề đay. Các loại dị ứng khác Theo Mayo Clinic, dị ứng với phấn hoa, xà phòng, lông động vật, vết ong chích và thuốc có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay. Cụ thể một số thuốc giảm đau như aspirin và ibuprofen hay thuốc kháng sinh như penicillin có thể khiến một số người bị nổi mề đay. Hầu hết người bệnh sẽ nổi mề đay trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc với chất dị ứng. Nổi mề đay do dị ứng thường chỉ kéo dài từ 30 phút đến 36 giờ và không cần phải điều trị y tế. Tuy nhiên lưu ý, nếu nổi mề đay là triệu chứng phản ứng dị ứng với thuốc, cần tới bệnh viện ngay lập tức để được xử lý kịp thời. Các yếu tố từ môi trường Tiếp xúc với các yếu tố môi trường như ánh sáng mặt trời, nhiệt độ khắc nghiệt có thể khởi phát mề đay. Tiếp xúc với các yếu tố môi trường như ánh sáng mặt trời, nhiệt độ khắc nghiệt có thể khởi phát mề đay. Nếu cơ thể nhạy cảm với tia cực tím, chỉ cần vài phút tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ dẫn tới sự xuất hiện của các nốt mề đay. Căng thẳng Căng thẳng là một nguyên nhân gây nổi mề đay. Theo Hives.org,khi bị căng thẳng, dù là ngắn hạn hay kéo dài, hệ thống miễn dịch đều bị phá vỡ. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, nó giải phóng histamin vào cơ thể để điều trị tình trạng căng thẳng. Tuy nhiên histamin lại là chất trung gian hóa học dẫn tới tình trạng nổi mề đay. Bởi vì histamin không thể hoàn toàn loại bỏ được căng thẳng, nó sẽ khiến cơ thể nổi mề đay. Giảm căng thẳng sẽ làm giảm tình trạng nổi mề đay. Các bệnh lý tiềm ẩn Mề đay cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng tiềm ẩn. Mề đay cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng tiềm ẩn. Nhiều nghiên cứu cho hay, nổi mề đay xảy ra như một phản ứng của cơ thể với các bệnh lý gây rối loạn miễn dịch, như lupus hoặc ung thư và rối loạn tuyến giáp.;;;;;Nổi mề đay có thể do nhiều nguyên nhân gây nên vì vậy để biết cách trị mề đay hiệu quả, người bệnh cần được thăm khám, chẩn đoán và xác định cụ thể nguyên nhân gây nổi mề đay. Có vô số tác nhân được xác định là có thể gây nên bệnh nổi mề đay mẩn ngứa, cụ thể như: – Yếu tố di truyền: 40% nguyên nhân gây nên bệnh dị ứng nổi mề đay là do cơ địa dễ dị ứng nổi mề đay. – Yếu tố thời tiết, môi trường: Thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh khiến cơ thể chưa kịp thích ứng, dễ bị dị ứng gây nổi ngứa mẩn đỏ. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm cũng có thể là nguyên nhân làm làn da trở nên yếu và dễ gặp phải tình trạng dị ứng ngứa. – Do thực phẩm: Thực phẩm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh mề đay mẩn ngứa do hiện tượng cơ thể phản ứng với các thực phẩm dễ gây dị ứng như: các loại hải sản là sò, tôm, cua, ghẹ, thịt đỏ, sữa tươi, ô mai, bia rượu… Để nhận biết được nguyên nhân nổi mề đay mẩn ngứa có phải do thực phẩm hay không, bạn nên chú ý hơn tới thời điểm sau khi ăn các loại thực phẩm kể trên. – Do gan bị nhiễm độc: Gan bị nhiễm độc chất độc bị giữ lại trong cơ thể sẽ khiến cho tình trạng mắc bệnh mề đay mẩn ngứa, nổi mụn nhọt là rất cao. – Dị ứng với thuốc tây: Hầu hết các loại thuốc tây y điều trị bệnh đều có thể gây ra tác dụng phụ là dị ứng mẩn ngứa. – Do nhiễm ký sinh trùng trong máu: Các loại ký sinh trùng trong máu sẽ gây nên hiện tượng ngứa toàn thân mà chúng ta rất khó phát hiện nguyên nhân. Vì vậy, cần thực hiện xét nghiệm máu mới có thể phát hiện nguyên nhân gây mề đay mẩn ngứa là do nhiễm ký sinh trùng. – Các yếu tố khác: Các tác nhân khác có thể gây nên hiện tượng dị ứng nữa đó là: do côn trùng cắn, tâm lý căng thẳng, bụi phấn hoa,… 2. Nguyên tắc điều trị nổi mề đay – Tránh yếu tố kích thích Xác định và loại bỏ dị nguyên gây bệnh và tránh tiếp xúc lại với dị nguyên, đây là cách tốt nhất trong điều trị và phòng bệnh. Nếu khó phát hiện các dị nguyên thì nên lưu ý một số điều dưới đây: – Tự chăm sóc tại nhà 3. Điều trị nổi mề đay Khi có dấu hiệu nổi mề đay người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ không nên tự ý mua thuốc để điều trị. Việc chữa trị nổi mề đay có thể sử dụng một số loại thuốc như. 3.1. Dùng thuốc bôi ngoài da Thuốc bôi ngoài da cũng cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không nên dùng thuốc mỡ kháng histamin để trị nổi mề đay vì sẽ rất dễ gây nên viêm da dị ứng. Mỡ corticoides ít hiệu quả, rất có thể sẽ gây nên một số tác dụng phụ nếu bôi trên một diện tích da quá lớn. 3.2. Dùng thuốc kháng histamin Với những bệnh nhân bị dị ứng nổi mề đay thì các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định dùng thuốc kháng Histamin đường uống là cách trị bệnh nổi mề đay hữu hiệu, phổ biến. Đây không những là loại thuốc trị mề đay, mẩn ngứa phát ban, dị ứng thuốc mà còn có tác dụng trị dị ứng mũi, nhất là viêm mũi dị ứng và viêm mũi vận mạch. Thuốc corticoide (uống hay tiêm) sẽ được chỉ định dùng trong những trường hợp nổi mề đay cấp tính, có kèm theo phù thanh quản. Hay trong những trường hợp nổi mề đay do viêm mạch, mề đay do chèn ép mà không thể sử dụng thuốc kháng histamin thông thường. Tuy nhiên thuốc không dùng để điều trị bệnh mề đay mạn tính tự phát.;;;;;1. Tổng quan về bệnh mề đay Trước khi giải đáp về các nguyên nhân gây nổi mề đay thì chúng ta sẽ tìm hiểu sơ lược về bệnh lý này. Thực tế, bệnh mề đay còn được biết đến với tên gọi khác là mày đay, thường nảy sinh do một vài yếu tố tác động lên các mao mạch trên da khiến trung bì có hiện tượng sưng phù. Đây cũng là một căn bệnh rất thường gặp ở mọi người với nhiều triệu chứng dễ dàng nhận diện. Ngoài ra, bệnh lý này hoàn toàn không thể lây truyền từ đối tượng này sang đối tượng khác. Trong y khoa, các nhà nghiên cứu đã phân tích quá trình tiến triển và phân chia bệnh thành hai loại là mề đay mãn tính và cấp tính. Trong đó, những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh mãn tính nếu thời gian diễn tiến của bệnh kéo dài hơn 6 tuần. Đối với bệnh nhân bị mắc bệnh thể cấp tính thì thời gian hành bệnh thường chỉ kéo dài khoảng 24 giờ hoặc lâu hơn nhưng vẫn dưới 6 tuần. Thực tế, thời gian khỏi bệnh ở mỗi người sẽ khác nhau tùy vào sức đề kháng, tình trạng sức khỏe, mức độ nghiêm trọng triệu chứng của bệnh cũng như sự mẫn cảm của cơ thể, hình thức tiếp xúc và số lượng dị nguyên. Đối với những người mắc bệnh ở mức độ nhẹ thì bệnh nhân hoàn toàn có thể tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, với trường hợp mắc bệnh thể mãn tính thì bệnh nhân cần phải tích cực chữa trị chuyên khoa. 2. Các nguyên nhân gây nổi mề đay Bị côn trùng cắn: điển hình như bọ chét, sâu, muỗi, ong,... Dị ứng thức ăn: một vài loại thức ăn có thể gây dị ứng do quá trình chế biến hoặc thành phần của chúng không thích hợp với cơ thể. Trong đó, nhiều bệnh nhân bị nổi mề đay sau khi dùng một số thực phẩm như phô mai, mắm, sữa, đồ uống lên men, hải sản hoặc kể cả đậu nành,... Dị ứng hóa mỹ phẩm: những loại mỹ phẩm kém chất lượng thường sử dụng chất bảo quản hoặc chất tạo màu khiến cơ thể trở nên mẫn cảm và phản ứng lại thông qua hiện tượng nổi mề đay. Do đó, bạn nên chú ý đến chất lượng của một số loại mỹ phẩm như nước hoa, xà phòng tắm, thuốc nhuộm tóc, son môi, kem dưỡng,... Bệnh lý: một vài căn bệnh có thể khiến cơ thể xuất nhiều nhiều vết mề đay, chẳng hạn như bệnh cường giáp, lupus ban đỏ, viêm mạch máu hoặc đái tháo đường. Dị ứng với thành phần của thuốc: theo bác sĩ, bất kỳ loại thuốc nào cũng có khả năng gây nổi mề đay khi sử dụng. Trong đó, những loại thuốc dễ gây ra bệnh lý này nhất là thuốc điều trị các bệnh như huyết áp, viêm khớp, cảm cúm,… và nhất là thuốc kháng sinh. Di truyền: những đối tượng có người thân từng bị nổi mề đay thường dễ gặp phải tình trạng hơn. Nguyên nhân khác: tình trạng nổi mề đay còn có thể nảy sinh do một số yếu tố khác như chứng da vẽ nổi, thường xuyên stress, làm việc mệt nhọc, sự thay đổi của thời tiết, nhiệt độ quá nóng hoặc lạnh,... Ngoài những nguyên nhân trên đây thì một vài tác nhân khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở mỗi đối tượng. Điển hình như nữ giới là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp nhiều lần so với nam giới. Hoặc về tuổi tác thì người trẻ lại là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh hơn. 3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Ngoài việc thắc mắc về các nguyên nhân gây nổi mề đay thì bạn đọc còn muốn 3.1. Phương pháp chẩn đoán lâm sàng Với hình thức chẩn đoán này, bác sĩ sẽ dựa trên một số đặc điểm như: Sự phân bố vết mề đay nổi trên da có thể lan rộng hoặc khu trú ở một số vùng da nào đó. Các triệu chứng cơ năng: hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh đều cảm thấy rát bỏng, châm chích hoặc nặng là cảm giác ngứa. Thương tổn cơ bản: đây là biểu hiện dễ dàng quan sát bằng mắt thường vì những vết sẩn phù rõ rệt trên da với nhiều kích thước khác nhau (có thể to hoặc nhỏ). Đồng thời các vết mề đay có thể hiện lên ở nhiều vùng da trên cơ thể. Tuy nhiên, ở vùng da mặt thì màu sắc của vết sẩn phù thường đỏ hoặc nhạt hơn so với những vùng da còn lại. Diễn tiến của bệnh: tình trạng nổi mề đay thường xuất hiện, mất đi và tái phát theo từng đợt. Những vùng da ở vị trí mắt, môi, bộ phận sinh dục,… bị mề đay thường làm xuất hiện các vết sẩn phù hoặc ban đỏ khiến vùng da này bị sưng to. Tình trạng này thường được chẩn đoán là phù Quincke hoặc phù mạch. Đối với tình trạng phù mạch nảy sinh ở vùng ống tiêu hóa, thanh quản thường dễ dẫn đến các biểu hiện nghiêm trọng như đau bụng, hạ huyết áp, khó thở, sốc phản vệ, rối loạn tim mạch,... 3.2. Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng Để chẩn đoán chính xác tình trạng cũng như nguyên nhân gây nổi mề đay của bệnh nhân, bác sĩ có thể kết hợp thực hiện phương pháp kiểm tra cận lâm sàng bằng một vài hình thức xét nghiệm như: Xét nghiệm Prick test hay còn gọi là thử nghiệm lẩy da: với phương pháp này, bác sĩ thường chỉ định thực hiện khi có yếu tố nghi ngờ tình trạng bệnh liên quan đến mạt bụi nhà, phấn hoa,... Xét nghiệm công thức máu: nhằm xác định chính xác cơ thể có bao nhiêu bạch cầu đa nhân ái toan. Đối với trường hợp số lượng bạch cầu này giảm thường liên quan đến bệnh Lupus ban đỏ hệ thống. Ngược lại, số lượng bạch cầu tăng có thể xuất phát từ tình trạng dị ứng do ký sinh trùng gây ra. Xét nghiệm yếu tố dị ứng Ig E. Xét nghiệm tìm các yếu tố dị nguyên gây nổi mề đay. Các xét nghiệm sinh hóa như chức năng gan, thận, tiểu đường, mỡ máu,...;;;;;Mề đay là một phản ứng viêm của da, đặc trưng bởi tình trạng da bị sẩn đỏ, ngứa và khó chịu. Mề đay có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể và kéo dài trong 24 giờ đến vài ngày. Mề đay mạn tính có thể kéo dài trong nhiều tuần và thậm chí là nhiều năm. Việc điều trị phổ biến nhất với mề đay là tránh các loại thực phẩm gây dị ứng, ăn uống hợp lý và sử dụng thuốc mỡ kháng histamin. Sau đây là một số loại dị ứng có thể dẫn tới triệu chứng nổi mề đay cho người bệnh: Dị ứng thực phẩm Phản ứng dị ứng với thực phẩm là nguyên nhân thường gặp nhất của mề đay. Phản ứng dị ứng với thực phẩm là nguyên nhân thường gặp nhất của mề đay, với các thủ phạm phổ biến là sò, cá, trứng, sữa và các loại hạt cây. Phụ gia thực phẩm như salicylat và sulfit có thể gây nổi mề đay ở một số người. Ban đầu, một người bị dị ứng thức ăn có thể bị ngứa trên lưỡi hoặc bên trong miệng, hoặc sưng môi và miệng. Sau khoảng một vài phút các nốt sẩn phủ màu hồng bắt đầu xuất hiện, đặc biệt rất ngứa và có thể hợp lại thành mảng lan rộng khắp người. Dị ứng thuốc Thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau như aspirin, penicillin và ibuprofen có thể gây ra những phản ứng như nổi mề đay và sưng ở một số người. Thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau như aspirin, penicillin và ibuprofen có thể gây ra những phản ứng như nổi mề đay và sưng ở một số người. Các thuốc khác như codeine, aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) cũng có thể gây nổi mề đay. NSAIDs thậm chí còn đe dọa mạng sống của người bệnh do gây sưng lưỡi hoặc họng làm chặn đường thở. Thuốc huyết áp như các chất ức chế ACE có thể gây phù mạch thường xuyên trong một số trường hợp, trong đó có thể gây nổi mề đay. Dị ứng với cao su Các sản phẩm làm từ cao su như găng tay, bong bóng, núm vú bình sữa và mặt nạ phẫu thuật có thể dẫn tới mề đay nếu lượng cao su trong các sản phẩm này đủ để thâm nhập vào da. Các sản phẩm làm từ cao su như găng tay, bong bóng, núm vú bình sữa và mặt nạ phẫu thuật có thể dẫn tới mề đay nếu lượng cao su trong các sản phẩm này đủ để thâm nhập vào da. Trẻ bị rối loạn thần kinh cột sống được gọi là chứng nứt đốt sống, những người đã trải qua nhiều ca phẫu thuật, và người làm việc trong ngành y tế có nguy cơ cao bị nổi mề đay hoặc các dị ứng ở da khác do cao su. Dị ứng với côn trùng Vết cắn do côn trùng như ong bắp cày và kiến lửa có thể gây nổi mề đay và sưng ở những người bị dị ứng côn trùng. Vết cắn do côn trùng như ong bắp cày và kiến lửa có thể gây nổi mề đay và sưng ở những người bị dị ứng côn trùng. Các triệu chứng này sẽ giảm dần sau một vài giờ. Tuy nhiên dị ứng côn trùng cũng có thể gây ra một phản ứng dị ứng nghiêm trọng được gọi là sốc phản vệ. Sốc phản vệ có thể đe dọa tính mạng người bệnh, gây ra các triệu chứng như ngứa dữ dội, phát ban và sưng khắp cơ thể, cùng với khó thở, có thể ngất xỉu và mạch đập nhanh. Đây là tình trạng đòi hỏi phải cấp cứu ngay.;;;;;Nổi mề đay hay còn gọi là bệnh mày đay là một phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da, hay xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa hè, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân nổi mề đay Bệnh mề đay là một dạng dị ứng ngoài da do nhiều nguyên nhân khác nhau: Nổi mề đay hay còn gọi là bệnh mày đay là một phản ứng viêm da, dị ứng ngoài da, hay xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc mùa hè Triệu chứng nổi mề đay Bệnh mề đay được chia làm 2 dạng: Nổi mề đay cấp tính và mạn tính. Mỗi dạng sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Bệnh mề đay được chia làm 2 dạng: Nổi mề đay cấp tính và mạn tính. Mỗi dạng sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau. Triệu chứng bệnh nổi mề đay cấp tính Dị ứng mề đay cấp tính thường xảy ra đột ngột khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, khói bụi, phấn hoa, thuốc, hải sản,… và biến mất trong khoảng vài giờ hay vài ngày, tuy nhiên cũng có thể kéo dài hơn 1 tuần, phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Thông thường, vị trí da bị dị ứng sẽ xuất hiện mẩn đỏ (hay còn gọi ban đỏ), gây ngứa và có xu hướng lan rộng khắp người. Bệnh không có dấu hiệu báo trước tuy nhiên có thể phát bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, ở một số bệnh nhân dị ứng, mề đay có thể tiến triển nặng hơn với các hiện tượng như phù mạch (phù quincke), gây sưng to cả một vùng da, da căng nhiều hơn ngứa, kèm theo những triệu chứng toàn thân như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, thậm chí là là trụy tim mạch (sốc phản vệ) cần phải xử trí cấp cứu. Triệu chứng bệnh nổi mề đay mạn tính Sau 8 tuần mà bệnh mề đay mẩn ngứa chưa hết, người bệnh được chuẩn đoán là bị bệnh mề đay mạn tính. Lúc này, bệnh có những thay đổi phức tạp hơn, gây ra những triệu chứng đa dạng hơn. Những vết sẩn ngứa xuất hiện có hình tròn, vòng hoặc thành những vết dài ngoằn ngoèo, có khi bị xuất huyết. Chỗ mề đay mẩn ngứa nổi phỏng, mụn nước xuất hiện, khi vỡ có nguy có gây nhiễm trùng. Trường hợp này gặp ở trẻ em nhiều nhất. Một dạng khác nguy hiểm hơn đó là nổi mề đay khổng lồ. Khi phát bệnh, người bệnh không bị ngứa ngáy nhiều như những trường hợp kia mà khắp mặt từ mắt, môi hoặc cơ quan sinh dục bị sưng phù, căng tức vô cừng khó chịu. Trong trường hợp nặng, còn ảnh hưởng đến đến hệ hô hấp khiến người bệnh không thở được phải đi cấp cứu. Điều trị nổi mề đay Giai đoạn nổi mề đay mẩn ngứa gây cảm giác khó chịu vì thế nên đưa người bệnh đi khám để được Bác sĩ chỉ định thuốc điều trị, giúp nhanh chóng cắt giảm các cơn ngứa tức thì. Đặc biệt, với các trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng thì cần phải xác định tác nhân gây dị ứng và hạn chế tối đa trường hợp dị ứng với 1 thành phần nào đó của thuốc kháng sinh để tránh các tác dụng nặng nề hơn khi lại sử dụng thuốc có thành phần thuộc dị ứng của người bệnh. Nếu bạn có ý định tiêm Corticoid (giảm ngứa ngay lập tức) thì cần cân nhắc vì các tác dụng phụ của nó.
question_109
Ung thư vú có mấy giai đoạn
doc_109
Ung thư vú có mấy giai đoạn là quan tâm của nhiều phụ nữ trước thực trạng bệnh ngày càng tiến triển nhanh và khó phát hiện hơn. Ung thư vú khởi phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào ác tính tại vú Ung thư vú là bệnh lý ác tính thường gặp nhất ở phụ nữ Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Với đà tăng như hiện tại, ước tính đến năm 2020 sẽ có khoảng trên 40 nghìn nữ giới mắc ung thư vú như nhiều dự đoán trước đó. Để xác định được các giai đoạn ung thư vú, bác sĩ sẽ phải dựa trên các yếu tố: Ung thư vú có 5 giai đoạn, mức độ nguy hiểm tăng dần theo thời gian phát triển của các tế bào ung thư. Giai đoạn 0 Đây là giai đoạn ung thư tuyến vú tại chỗ. Các khối u mới chỉ xuất hiện tại biểu mô tuyến vú và không hề có bất kì sự xâm lấn nào đến các hạch bạch huyết hay các mô lân cận. Giai đoạn I Ung thư vú giai đoạn I Giai đoạn II Ung thư vú giai đoạn II Giai đoạn III Ung thư vú giai đoạn III Giai đoạn IV Ung thư vú di căn Có thể bạn quan tâm: dấu hiệu ung thư vú Tế bào ung thư có kích thước không xác định và di căn tới các hạch bạch huyết, cơ quan xa của cơ thể như gan, não, xương, phổi. Ung thư vú tuy là bệnh lý ác tính nguy hiểm nhưng có tiên lượng sống tốt nếu phát hiện sớm. Theo đó, điều trị ung thư vú ở giai đoạn sớm nhất, bệnh nhân có tới 92% cơ hội sống (trong 5 năm).
doc_46018;;;;;doc_23194;;;;;doc_1717;;;;;doc_55601;;;;;doc_34879
Ung thư vú gồm 5 giai đoạn chính. Các giai đoạn ung thư vú được xác định dựa trên kết quả xét nghiệm các khối u và hạch bạch huyết bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật cùng với một số xét nghiệm khác. Giai đoạn 0 (DCIS – ung thư biểu mô tại chỗ): 100% chữa khỏi Ung thư vú giai đoạn 0. Ung thư biểu mô tuyến vú tại chỗ (DCIS) là một tình trạng xâm lấn, trong đó các tế bào bất thường được tìm thấy trong lớp lót của một ống dẫn vú. Các tế bào bất thường này không lan ra ngoài ống dẫn đến các mô khác trong vú. Trong một số trường hợp, DCIS có thể trở thành ung thư xâm lấn và lan sang các mô khác. Tại thời điểm này, không thể xác định tổn thương nào có thể trở thành xâm lấn. Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (LCIS) là một tình trạng mà trong đó các tế bào bất thường được tìm thấy trong các tiểu thùy vú. Tình trạng này hiếm khi trở thành ung thư xâm lấn. Tuy nhiên, có LCIS trong một vú sẽ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú ở vú bên kia. Bệnh Paget vú: các tế bào bất thường được tìm thấy trong núm vú. Bệnh bắt đầu từ núm vú và lan đến quầng vú. Giai đoạn I: Gần 100% người bệnh có cơ hội chữa khỏi Ung thư vú giai đoạn 1. Giai đoạn I được chia thành các giai đoạn IA và IB. Trong giai đoạn IA, khối u nhỏ hơn 2cm và không lan ra ngoài vú. Trong giai đoạn IB, cụm nhỏ các tế bào ung thư vú (0.2mm – 2cm) được tìm thấy trong các hạch bạch huyết. Giai đoạn II: 93% chữa khỏi Ung thư vú giai đoạn 2. Giai đoạn II cũng được chia thành các giai đoạn IIA và IIB: – Trong giai đoạn IIA: Khối u lớn hơn 2cm được tìm thấy trong 1- 3 hạch bạch huyết ở nách hoặc ở các hạch bạch huyết gần xương ức. Khối u từ 2cm – 5cm. Ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết. – Trong giai đoạn IIB, khối u: Từ 2cm – 5cm. Cụm nhỏ các tế bào ung thư vú được tìm thấy trong các hạch bạch huyết Từ 2cm – 5cm. Ung thư đã lan rộng đến 1-3 hạch bạch huyết ở nách hoặc các hạch bạch huyết gần xương ức. Lớn hơn 5 cm. Ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết. Giai đoạn III: 72% cơ hội chữa khỏi Ung thư vú giai đoạn 3. Giai đoạn IIIA: – Ung thư có kích thước bất kỳ, được tìm thấy trong 4-9 hạch bạch huyết ở nách hoặc ở các hạch bạch huyết gần xương – Khối u lớn hơn 5 cm, cụm nhỏ các tế bào ung thư vú được tìm thấy trong các hạch bạch huyết – Khối u lớn hơn 5 cm, ung thư đã lan rộng đến 1-3 hạch bạch huyết ở nách hoặc các hạch bạch huyết gần xương Giai đoạn IIIB: – Trong giai đoạn IIIB, khối u có kích thước bất kỳ và ung thư đã lan đến thành ngực và / hoặc da vú và gây ra sưng hoặc loét. Ngoài ra, ung thư có thể lan tới 9 hạch bạch huyết ở nách hoặc các bạch huyết nút gần xương ức. – Ung thư đã lan rộng đến da của vú cũng có thể là ung thư vú viêm. Giai đoạn IIIC: – Trong giai đoạn IIIC, khối u có thể có kích thước bất kỳ, ung thư có thể đã lây lan đến da của vú và gây ra sưng hoặc loét hoặc đã lan tràn đến lồng ngực. Ngoài ra, ung thư đã lan rộng đến: 10 hoặc nhiều hơn các hạch bạch huyết ở nách Các hạch bạch huyết ở trên hoặc dưới xương đòn Hạch bạch huyết ở nách và các hạch bạch huyết gần xương ức. – Ung thư đã lan rộng đến da của vú, có thể là ung thư vú viêm. – Đối với hỗ trợ điều trị, giai đoạn IIIC ung thư vú được chia thành có thể phẫu thuật và không thể phẫu thuật. Giai đoạn IV: 22% cơ hội chữa khỏi Ung thư vú giai đoạn 4. Ở giai đoạn IV, ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể, thường là gan, phổi, xương, não. Cơ hội điều trị cho giai đoạn này rất hạn chế. Mục đích của hỗ trợ điều trị chủ yếu là nhằm kiểm soát bệnh và kéo dài thời gian sống, chứ không giúp chữa khỏi.;;;;;Ung thư vú là một trong 10 bệnh ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ Việt Nam. Độ tuổi mắc bệnh ung thư vú đang có xu hướng trẻ hóa, có những bệnh nhân ung thư vú ở lứa tuổi thanh thiếu niên với độ tuổi trung bình bắt gặp khoảng 30 tuổi. 1. Các giai đoạn của bệnh ung thư vú 1.1. Ung thư vú giai đoạn đầu (ung thư vú giai đoạn sớm) Khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm, tương đương kích thước của hạt lạc không có vỏ. Ung thư chưa lan (di căn) tới các hạch bạch huyết. Ung thư chưa lan (di căn) ra ngoài vú. 1.2. Ung thư vú giai đoạn 2 Khối u lớn hơn ung thư vú giai đoạn đầu, chưa lan (di căn) tới phần xa của cơ thể và có một trong những tiêu chuẩn sau:Khối u có đường kính 2 - 5 cm. Ung thư có thể có hoặc có thể chưa lan (di căn) tới các hạch bạch huyết dưới cánh tay (nách).Khối u có đường kính nhỏ hơn 5cm, tương đương kích thước của một quả chanh nhưng ung thư chưa lan (di căn) tới các hạch bạch huyết ở nách.Khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm nhưng ung thư lan (di căn) tới không quá 3 hạch bạch huyết ở nách.Không có khối u nào được tìm thấy trong vú nhưng tế bào ung thư vú được phát hiện trong không quá 3 hạch bạch huyết ở nách. Khối u trong ung thư vú có đặc điểm khác nhau trong từng giai đoạn khiến chị em vô cùng lo lắng 1.3. Ung thư vú giai đoạn 3 Ung thư tiến triển cục bộ hoặc vùng. Ung thư có thể đã lan tới các hạch bạch huyết ở gần với vú, những hạch này nằm dưới cánh tay hoặc cạnh xương đòn nhưng chưa lan tới các phần xa hơn của cơ thể. Dưới đây là một số ví dụ:Khối u có đường kính lớn hơn 5cm với các tế bào ung thư đã lan tới các hạch bạch huyết ở nách. Tuy nhiên, các hạch không dính với nhau.Khối u có đường kính nhỏ hơn 5cm nhưng ung thư đã lan (di căn) tới các hạch bạch huyết gần đó và các hạch bạch huyết đang phát triển vào nhau hoặc vào các mô xung quanh (mô đệm).Khối u có đường kính nhỏ hơn 5cm nhưng ung thư đã lan tới các hạch bạch huyết phía trên xương đòn.Ung thư vú viêm là một dạng ung thư mà trong đó, có thể không có hạch bạch huyết hoặc khối u cảm nhận được trong vú. Trong ung thư vú viêm, tế bào ung thư đã ngăn chặn các mạch bạch huyết trong da vú, làm da vú sưng, đỏ và lằn gợn hoặc trũng. Ung thư vú viêm được phân loại là ung thư vú giai đoạn 3. 1.4. Ung thư vú giai đoạn 4 Hình thái tiến triển nhất của ung thư vú, còn gọi là ung thư vú di căn. Tại giai đoạn này, các tế bào ung thư vú đã lan (di căn) tới các khu vực khác của cơ thể. Ung thư vú thường lan tới các xương, não, gan, và phổi. Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh ung thư vú đã có những bước tiến lớn như: Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và sự kết hợp với liệu pháp nội tiết tố, liệu pháp sinh học (nhằm điều trị nhắm trúng đích). Chất lượng điều trị bệnh ung thư vú do đó đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, yếu tố then chốt để trong việc điều trị hiệu quả là bệnh nhân phải phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm.Tự khám bệnh và hiểu cơ thể mình là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ nên thực hiện sàng lọc ung thư vú để tầm soát bệnh, tự kiểm tra vùng ngực sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm mại nhất. Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh ung thư thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, bệnh nhân nên đến viện khám càng sớm càng tốt. Tầm soát ung thư vú giúp phát hiện và điều trị bệnh kịp thời Hiện nay, với kỹ thuật FISH - phương pháp lai tại chỗ gắn huỳnh quang, tỷ lệ bộc lộ HER2 lên đến 41% và tỷ lệ khuếch đại gen chiếm 39%, đây là dấu ấn quan trọng cho việc ứng dụng liệu pháp điều trị đích bệnh ung thư vú bằng kháng thể đơn dòng Trastuzumab. Qua đó, cải thiện đáng kể về tỷ lệ sống thêm cho bệnh nhân ung thư vú có thụ thể HER2 dương tính, cụ thể tỷ lệ sống thêm toàn bộ sau 1 - 3 năm là 87 - 98%, kể cả ở các nhóm có di căn hạch tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 75%. Chuyên gia ung thư Mỹ chỉ rõ cách điều trị ung thư vú hiệu quả;;;;; Ung thư vú là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ vú. Bệnh được chia làm 4 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 2 có nghĩa là ung thư vú đang phát triển, nhưng vẫn còn nằm trong vú hoặc sự tăng trưởng chỉ mở rộng đến các hạch bạch huyết lân cận. Giai đoạn này được chia thành các nhóm: giai đoạn 2A và giai đoạn 2B. Sự khác biệt được xác định bởi kích cỡ khối u và mức độ xâm lấn ra các hạch bạch huyết: Giai đoạn 2A: Một trong các trường hợp dưới đây có thể xảy ra: Ung thư vú giai đoạn 2A Giai đoạn 2B: Một trong các trường hợp dưới đây có thể xảy ra: Ung thư vú giai đoạn 2B 2. Dấu hiệu ung thư vú giai đoạn 2 Dấu hiệu ung thư vú giai đoạn 2 thường không rõ ràng. Một số trường hợp có các biểu hiện như: 3. Điều trị ung thư vú giai đoạn 2 Nếu được điều trị tích cực và đúng hướng, tỉ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư vú giai đoạn 2 là khoảng 85%. Phương pháp điều trị ung thư vú giai đoạn 2 thường là phẫu thuật. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra các hạch bạch huyết gần vú để xem có chứa tế bào ung thư hay không bằng cách sinh thiết vú hạch (SLNB) hoặc phẫu thuật cắt bỏ một số hạch lympho dưới cánh tay. Một số mô bình thường xung quanh khối u cũng sẽ được loại bỏ. Sau đó xạ trị có thể được chỉ định bổ trợ. Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư vú giai đoạn 2 phổ biến Đôi khi bệnh nhân phải phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ vú, sau đó được tái tạo vú sau khi đã kết thúc xạ trị. Lưu ý rằng những phương pháp điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo!;;;;;Ung thư vú có 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 là giai đoạn sớm nhất. Cùng tìm hiểu cụ thể về các triệu chứng ung thư vú giai đoạn 1 và cách điều trị ở giai đoạn này qua bài viết dưới đây bạn nhé! Triệu chứng ung thư vú giai đoạn sớm Ung thư vú giai đoạn đầu (giai đoạn 1) là khi khối u vú còn rất nhỏ và chỉ nằm ở mô vú hoặc có thể được tìm thấy trong các hạch bạch huyết gần vú. Giai đoạn này chia làm 2 giai đoạn nhỏ. Sự khác biệt được xác định bởi kích cỡ của khối u và các hạch bạch huyết có dấu hiệu ung thư. Kích thước khối u ác tính ở vú giai đoạn 1 Triệu chứng ung thư vú giai đoạn sớm hầu như không có hoặc không rõ ràng. Nếu có, các biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm thông thường ở vú: Dấu hiệu ung thư vú Điều trị ung thư vú giai đoạn đầu Ung thư vú ở giai đoạn này rất dễ điều trị và tiên lượng rất tốt. Khi ung thư vú được phát hiện sớm, và ở giai đoạn khu trú, tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 92%. Điều trị ung thư vú giai đoạn 1 thường là phẫu thuật, xạ trị, hoặc kết hợp cả hai. Phẫu thuật là phương pháp cần thiết cho giai đoạn này. Nếu khối u nhỏ, người bệnh có thể chỉ cần cắt bỏ khối u. Trong thủ tục này, các khối u và các mô xung quanh đều bị loại bỏ. Tuy nhiên, một số phụ nữ quyết định giải phẫu cắt bỏ cả vú và sau đó người bệnh có thể tái tạo vú. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể cần xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư còn bỏ sót sau phẫu thuật. Ung thư vú giai đoạn sớm thường không cần hóa trị Ngoài ra, bạn có thể xem xét điều trị bằng nội tiết tố, phụ thuộc vào loại tế bào ung thư được tìm thấy và các yếu tố nguy cơ khác. Liệu pháp hormone được thực hiện ở những phụ nữ có khối u phụ thuộc vào hormone estrogen. Những bệnh nhân này sẽ được kê thuốc để ngăn chặn các khối u nhận hormone. Những phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh có thể quyết định phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng để ngăn chặn sự phát triển của ung thư. Hóa trị liệu thường không cần thiết đối với các giai đoạn sớm của ung thư vú.;;;;; Ung thư vú phổ biến nhất trong các bệnh ung thư ở nữ giới Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư vú vẫn chưa được xác định rõ nhưng những người phụ nữ lớn tuổi, có nồng độ estrogen trong giai đoạn mãn kinh cao, gia đình có mẹ hay chị gái mắc ung thư vú, sinh con đầu lòng muộn sau 30 tuổi… là những đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao. Có thể bạn muốn tham khảo: dấu hiệu ung thư vú 1. Những biểu hiện nhận biết ung thư vú giai đoạn III Ung thư vú giai đoạn III Để biết được những dấu hiệu nhận biết ung thư vú giai đoạn III, chúng ta cần hiểu được quá trình ung thư phát triển ở giai đoạn này. Ung thư vú có 5 giai đoạn tiến triển. Ung thư vú giai đoạn III có thể phát triển theo hướng: Giai đoạn IIIA: Giai đoạn IIIB Khối u có kích thước khó xác định, xâm lấn trực tiếp đến thành ngực, da (phù da cam, loét da vùng vú…) Giai đoạn IIIC Khối u có kích thước bất kì, có di căn hạch dưới đòn cùng bên nhưng chưa di căn xa. Với sự tiến triển đã có sự xâm lấn, một số dấu hiệu nhận biết ung thư vú giai đoạn III có thể gặp là: Núm vú chảy dịch bất thường là dấu hiệu cảnh báo ung thư vú thường gặp Sau khi khám chẩn đoán và xác định rõ giai đoạn ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh cụ thể, tùy từng trường hợp. Đối với bệnh nhân ung thư vú giai đoạn này, việc điều trị đa mô thức, kết hợp điều trị tại chỗ, toàn thân và hóa trị thường được bác sĩ đánh giá cao. Một số phương pháp điều trị có thể được chỉ định cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này là: Hóa trị là một trong những phương pháp có thể được chỉ định ở giai đoạn này
question_110
Tác dụng và cách dùng thuốc Revole 40mg
doc_110
Thuốc Revole 40 được bào chứa dạng viên nén, có thành phần chính là Esomeprazole 40mg và tá dược vừa đủ. Thuốc được chỉ định dùng để điều trị trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày và hội chứng Zollinger Ellison... Thuốc Revole 40mg có thành phần chính là Esomeprazole (hàm lượng 40mg), thuộc nhóm thuốc chuyên điều trị các bệnh ở hệ thống tiêu hóa.Esomeprazole là một chất tổng hợp, có tác dụng làm giảm sự bài tiết acid dạ dày, ức chế đặc hiệu bơm acid ở các tế bào, qua đó là giảm đi các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt, ho kéo dài và đặc trị một số bệnh liên quan đến dạ dày như trào ngược axit, viêm loét, ....Thuốc Revole 40 có khả năng kìm hãm các vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) ở người bệnh loét dạ dày, viêm thực quản trào ngược axit.Thuốc Revole 40mg thường được chỉ định dùng cho các trường hợp sau:Đối với người lớn: Điều trị viêm thực quản do trào ngược, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, điều trị kéo dài viêm thực quản tái phát và phòng ngừa tái phát, chữa lành vết loét do sử dụng thuốc kháng viêm không chứa Steroid trong thời gian dài; điều trị kéo dài và phòng ngừa xuất huyết dạ dày; điều trị hội chứng Zollinger Ellison.Đối với trẻ vị thành niên trên 12 tuổi: điều trị trào ngược dạ dày thực quản, viêm thực quản, phòng ngừa viêm thực quản tái phát, .... 2. Hướng dẫn sử dụng Revole 40 2.1 Cách dùng thuốc Revole 40mg. Thuốc Revole được uống với nước ở nhiệt độ vừa đủ ấm. Để đảm bảo thuốc được hấp thu hiệu quả, người bệnh không nên nhai, cắn hoặc nghiền nát viên thuốc.2.2 Liều dùng thuốc Revole 40mgĐối với người bệnh bị viêm thực quản trào ngược và loét dạ dày: dùng 20mg/ lần/ ngày trong vòng từ 4 - 8 tuần. Nếu bệnh nhân dễ đề kháng với các trị liệu khác: có thể tăng 40 mg/ lần/ 1 ngày, sử dụng liên tục trong vòng 4 tuần. Sau thời gian trên, nếu các triệu chứng viêm thực quản chưa có dấu hiệu lành, bác sĩ có thể chỉ định điều trị thêm 4 tuần.Đối với người bệnh bị loét tá tràng: dùng 20 mg – 40 mg/ lần/ ngày trong vòng từ 2 – 4 tuần.Đối với người bị hội chứng Zollinger Ellison: dùng 60mg/lần/ngày trong vòng từ 4 – 8 tuần, uống cách 1 giờ trước khi ăn. Bệnh nhân có thể dùng 80 – 160mg/ ngày, chia làm 2 cử, tùy vào mức độ bệnh kèm theo chỉ định của bác sĩ. 3. Tác dụng phụ của thuốc Revole 40mg Khi sử dụng thuốc Revole 40mg, người bệnh thường dễ xảy ra một số tác dụng phụ như:Thường gặp: Đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn, táo bón hoặc nhức đầu.Ít gặp: Khô miệng, ngứa, viêm da, nổi mề đay hoặc choáng váng.Hiếm gặp:Mẫn cảm với phản ứng phản vệ, tăng men gan, phù mạch;Ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương và ngoại vi như dị cảm, chóng mặt, buồn ngủ, mất ngủ.Đặc biệt ở người mắc bệnh nặng, sẽ gây lú lẫn tâm thần có hồi phục, kích động, nóng nảy, trầm cảm và sinh ra ảo giác.Giảm bạch cầu/ tiểu cầu, mất hạt bạch cầu và giảm toàn bộ tế bào máu.Tăng men gan, bệnh não (đối với các bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gan nặng, như: viêm gan, suy gan, ...)Các bệnh về cơ, như: yếu cơ, đau cơ, đau khớp.Các bệnh về da, như: nổi mẩn, ngứa, nhạy cảm ánh sáng hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens Johnson hoại tử biểu bì gây độc (TEN), rụng tóc, ... 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Revole 40 Thuốc Revole chống chỉ định với các trường hợp sau:Mẫn cảm với Esomeprazole. Có tiền sử dị ứng với thuốc thuộc nhóm Benzimidazole. Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Thận trọng khi sử dụng thuốc Revole 40mg:Đối với bệnh nhân bị tổn thương chức năng gan tình trạng nặng không nên dùng quá 20mg mỗi ngày.Người bị bệnh thận nên trao đổi trước với bác sĩ để được tư vấn chỉnh liều dùng phù hợp.Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, không nên sử dụng thuốc Revole 40, ít nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vì chất Esomeprazole có trong thuốc có thể gây hại đến trẻ nhỏ thông qua đường sữa mẹ.Người bị dị ứng, mẫn cảm với các thành phần của thuốc, tốt nhất không nên sử dụng thuốc.Người bệnh nên uống đúng theo chỉ định bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc đột ngột mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. 5. Tương tác thuốc Revole 40 cần lưu ý Do Esomeprazol làm tiết acid dạ dày nên sẽ làm thay đổi sự hấp thụ p. H của dạ dày nên thuốc sẽ bị giảm hấp thụ khi độ p. H tăng cao.Do Esomeprazol ức chế CYP2C19 nên sẽ làm tăng nồng độ trong máu của các chất bị chuyển hóa bởi CYP2C19 như: Diazepam, Phenytoin, Citalopram, ...Dùng Esomeprazol chung với các chất ức chế CYP3A4 như Clarithromycin sẽ làm tăng sinh khả dụng của Esomeprazol.Để đảm bảo hiệu quả của thuốc và tránh được các tác dụng phụ, người dùng nên tìm hiểu rõ nguồn gốc, cách sử dụng và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình dùng thuốc Revole 40. Đặc biệt,nếu thấy có những phản ứng bất thường sau dùng thuốc, người bệnh nên báo ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý và ngăn chặn.
doc_58498;;;;;doc_669;;;;;doc_22778;;;;;doc_10383;;;;;doc_14523
Renvela là thuốc được dùng trong việc hạn chế hấp thu phosphate ở những bệnh nhân bị thận, chạy thận nhân tạo. Thuốc Renvela có thành phần chính là Sevelamer Carbonate, được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 800mg mỗi viên. Renvela là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với thành phần chính là Sevelamer Carbonate. Với mỗi viên nén bao phim, hàm lượng Sevelamer Carbonate là 800mg.Renvela được dùng để kiểm soát hàm lượng phốt pho ở những bệnh nhân chạy thận nhân tạo (người bị thận mãn tính).2. Công dụng thuốc Renvela. Hoạt chất chính trong Renvela - Sevelamer cacbonat là một chất có tác dụng kết dính phosphate. Khi dùng thuốc Renvela trong bữa ăn, sau khi được đưa vào cơ thể sẽ liên kết tạo phức hợp với phosphate có trong thức ăn, do đó ngăn không cho phosphate được hấp thụ vào cơ thể, từ đó giúp giảm nồng độ phosphate trong máu. 3. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Renvela Chỉ định dùng thuốc Renvela:Thuốc Renvela được dùng trong những trường hợp sau:Bệnh nhân là người lớn được chỉ định lọc máu, có tăng phosphat máu do suy thận.Bệnh nhân là người lớn hoặc trẻ em mắc bệnh thận mãn tính.Chống chỉ định dùng thuốc Renvela:Dị ứng với Sevelamer Carbonate hoặc bị tắc ruột.Người bệnh khó khăn khi nuốt, vì kích thước viên nén Renvela khá lớn.Người bệnh bị táo bón nặng, hội chứng tắc nghẽn ruột, tiêu hóa chậm, rối loạn dạ dày hoặc đường ruột.Người bệnh vừa phẫu thuật dạ dày hoặc ruột.Không sử dụng thuốc Renvela cho trẻ em dưới 6 tuổi.Liều dùng thuốc Renvela:Thuốc Renvela được dùng theo đường uống, người bệnh nên uống thuốc cùng với bữa ăn. Nên nuốt trọn vẹn viên thuốc, không dùng thuốc bằng cách nghiền nát hoặc chia nhỏ từng phần.Liều dùng thuốc Renvela phụ thuộc vào nồng độ phosphate máu của người bệnh. Nồng độ phospho từ 5.5 - 7.5mg/ dl: 800mg/ lần (tương đương 1 viên Renvela/lần), một ngày uống 3 lần.Nồng độ phospho nhiều hơn 7.5mg/ dl, 800mg x2/ lần (tương đương 2 viên Renvela/ lần), một ngày uống 3 lần.Có thể tăng liều với mức 800mg/ ngày trong vòng 2 tuần nếu các bác sĩ chỉ định để kiểm soát tốt lượng phosphate ở phạm vi ổn định. Liều dùng cho phép là 7.2g/ ngày (9 viên/ngày chia làm 3 lần).4. Tác dụng phụ của thuốc Renvela. Thuốc Renvela có thể gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng. Nếu tình trạng không nghiêm trọng hơn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiếp tục nên dùng thuốc hay ngừng. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:Nhức đầu, tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn, nôn, ho, đầy hơi hoặc táo bón. Trong các trường hợp sau đây thì người bệnh nên báo ngay với bác sĩ hoặc đến bệnh viện gần nhất để có các can thiệp y tế phù hợp:Các vấn đề liên quan đến quá trình lọc máu của người bệnh.Gây táo bón nặng, người bệnh không thể đi đại tiện.Các dấu hiệu xuất huyết dạ dày (chẳng hạn như phân đen có máu, nôn mửa, phân màu bã cà phê, đau dạ dày dữ dội, đau bụng, chóng mặt).Khó thở, đau ngực, đau và sưng ở vùng cẳng chân.Các tác dụng phụ của thuốc Renvela thường ít bắt gặp. Tuy nhiên nếu có các triệu chứng ngứa, phát ban, sưng ở mặt, lưỡi hoặc cổ và kèm khó thở thì nên đến bệnh viện gần nhất để được can thiệp y tế kịp thời. 5. Tương tác thuốc Renvela Thuốc Renvela có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tác dụng của một số loại thuốc như Ciprofloxacin, mycophenolate, các thuốc điều trị tuyến giáp như levothyroxine. Lý do là thuốc Renvela có thể khiến dạ dày khó hấp thu các thuốc kể trên hơn. Nếu người bệnh đang sử dụng đồng thời các thuốc kể trên thì nên liệt kê ra cho bác sĩ và dược sĩ biết để có một thời gian dùng thuốc cụ thể, tránh để thuốc Renvela tác dụng hoặc làm giảm tác dụng điều trị của thuốc khác.6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Renvela. Khi dùng thuốc Renvela, người bệnh nên chú ý những điều sau đây. Thuốc Renvela nên được sử dụng cùng với các chỉ định điều trị khác như bổ sung thêm canxi và vitamin D để ngăn ngừa sự phát triển của bệnh loãng xương do thận.Khi dùng thuốc Renvela trong lúc mang thai, thuốc có thể làm giảm nồng độ một số vitamin hoặc axit folic trong máu của thai phụ. Nếu người bệnh đang mang thai thì sẽ được các bác sĩ khuyến cáo bổ sung thêm các vitamin & khoáng chất để không thiếu hụt.Thuốc Renvela không gây hại cho trẻ bú mẹ.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Renvela, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Renvela là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn.com, drugs.com, medicines.org.uk, ema.europa.eu;;;;;Thuốc Ranbeforte có thành phần Rabeprazole natri (dưới dạng bột đông khô) 20mg và các tá dược khác. Thuốc Ranbeforte được bào chế theo dạng bột đông tiêm và đóng gói theo lọ. Thuốc Ranbeforte công chính được dùng trong các trường hợp sau:Loét dạ dày tiến triển có xuất huyết hoặc trợt nghiêm trọng.Trào ngược dạ dày - thực quản có loét hoặc trợt nghiêm trọng (GORD/GERD), hoặc bệnh trào ngược không trợt (NERD) nhưng người bệnh không thể dùng thuốc uống.Các trường hợp người bệnh bị tăng tiết bệnh lý trong đó có cả hội chứng Zollinger- Ellison.Điều trị tiếp theo Rabeprazole dùng đường uống, ở người bệnh tạm thời không thể dùng thuốc uống do bất kỳ lý do gì, ví dụ như phẫu thuật. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Ranbeforte 3.1. Cách dùng. Thuốc Ranbeforte dùng đường tĩnh mạch, tiêm tĩnh mạch chậm trên 15 phút hoặc truyền tĩnh mạch. Không được tiêm bắp.Hòa tan hoàn toàn bột thuốc Rabeprazole với 5ml nước cất pha tiêm. Dung dịch Rabeprazole sau khi pha trong và không màu. Người bệnh tuyệt đối không sử dụng thuốc nếu có thuốc có thay đổi màu sắc hoặc đục hay kết tủa.Thuốc bột tiêm Rabeprazole tương hợp với nước cất pha tiêm và dung dịch Natri Clorid. Ngoài ra, người bệnh không nên pha với dung môi hoặc dịch truyền nào khác không được chỉ định.3.2. Liều dùng. Bệnh loét dạ dày: 20mg Rabeprazole /lần/ ngày.Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: 20mg Rabeprazole /lần/ ngày.Hội chứng Zollinger - Ellison: Liều khởi đầu 60mg Rabeprazole /lần/ ngày, điều chỉnh liều theo đáp ứng của bệnh nhân. Liều có thể tăng đến 120mg Rabeprazole/ ngày, khi liều hàng ngày cao hơn 100mg Rabeprazole nên chia làm 2 lần.Điều trị tiếp theo dùng đường uống: 20mg Rabeprazole /lần/ ngày.Không cần điều chỉnh liều Rabeprazole ở bệnh nhân suy thận, suy gan hoặc người cao tuổi. Liều trên 40 mg Rabeprazole /ngày chưa được nghiên cứu ở bệnh nhân suy gan. Không cần điều chỉnh liều dùng Rabeprazole ở người bệnh đang thẩm phân máu.Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng Rabeprazole vì có rất ít kinh nghiệm về độ an toàn và hiệu quả trên đối tượng này. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Ranbeforte Thuốc Ranbeforte không được sử dụng trong các trường hợp sau đây:Người bệnh quá mẫn với thành phần Rabeprazole, dẫn xuất Benzimidazol hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai.Bà mẹ nuôi con bú. 5. Thận trọng khi dùng thuốc Ranbeforte điều trị Trước khi sử dụng thuốc Ranbeforte điều trị, người bệnh cần tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc theo chỉ dẫn từ bác sĩ, dược sĩ. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây trước khi dùng Rabeprazole.Nên loại trừ khả năng bệnh ác tính hoặc ung thư trước khi điều trị với Rabeprazole vì điều trị có thể làm giảm triệu chứng nhưng không thể ngăn ngừa sự hiện diện của bệnh dạ dày hoặc thực quản ác tính.Trong nghiên cứu ở người bệnh suy gan từ nhẹ đến vừa so với nhóm đối chứng có độ tuổi và giới tính tương đương, không có vấn đề về tính an toàn của thuốc. Tuy nhiên, nên thận trọng khi bắt đầu dùng Rabeprazole ở người bệnh rối loạn chức năng gan nặng.Chưa có dữ liệu thông báo về tác dụng xấu của thuốc ảnh hưởng đến khả năng khi lái xe và vận hành máy móc.Chống chỉ định dùng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú vì chưa có dữ liệu về độ an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc. 6. Tác dụng xảy ra khi dùng thuốc Ranbeforte Trong quá trình sử dụng thuốc Ranbeforte, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn sau đây.Thường gặp nhất là tiêu chảy, buồn nôn và nôn, nhức đầu.Các tác dụng phụ khác có thể gặp như: đau bụng, viêm mũi, suy nhược cơ thể, đầy hơi, viêm họng, ho, đau không xác định, đau lưng, chóng mặt, hội chứng cúm, nhiễm khuẩn, táo bón và mất ngủ.Các tác dụng phụ ít gặp hơn như: đau cơ, đau ngực, đau khớp và sốt, buồn ngủ, khô miệng, khó tiêu, căng thẳng, phát ban, viêm phế quản, viêm xoang, ớn lạnh, chuột rút chân, nhiễm khuẩn đường tiểu.Vài trường hợp cá biệt có thể gặp tình trạng chán ăn, chán nản viêm dạ dày, tăng cân, ngứa, đổ mồ hôi, rối loạn thị giác hoặc vị giác, tăng bạch cầu. Tăng men gan đã được quan sát thấy ở 2% người bệnh khi dùng Rabeprazole. Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, ban mụn nước và các phản ứng trên da khác bao gồm ban đỏ đã được báo cáo.Ngưng dùng thuốc Ranbeforte ngay nếu có thương tổn trên da.Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra khi sử dụng thuốc Ranbeforte để có phương án điều trị thích hợp.Với các tác dụng bất lợi nhẹ, người bệnh thường chỉ cần ngừng dùng thuốc có thể sẽ làm biến mất các triệu chứng này. Trường hợp người bệnh mẫn cảm nặng hoặc có những phản ứng dị ứng, cần tiến hành điều trị hỗ trợ (giữ thoáng khí và dùng thở oxygen, Epinephrine, dùng kháng histamin, Corticoid...). 7. Tương tác thuốc Ranbeforte Dưới đây là một số loại thuốc khi kết hợp dùng chung với thuốc Ranbeforte có thể xảy ra tương tác thuốc.Các nghiên cứu khi dùng thuốc Rabeprazol natri trên những đối tượng khỏe mạnh cho thấy Rabeprazol natri không tương tác lâm sàng với các thuốc khác được chuyển hóa bởi hệ thống CYP450 như Phenytoin, Warfarin, Diazepam hoặc Theophyllin.Do tác dụng ức chế tiết acid kéo dài và hoàn toàn, Rabeprazol natri có thể tương tác với các thuốc có độ hấp thu phụ thuộc p. H. Dùng đồng thời với Rabeprazol natri sẽ làm giảm nồng độ ketoconazol 33% và tăng nồng độ tối thiểu của Digoxin 22%. Do đó nên theo dõi người bệnh nhằm xác định có cần phải điều chỉnh liều khi dùng đồng thời với các thuốc này.Đã có báo cáo về các thử nghiệm lâm sàng cho thấy không quan sát có tương tác của Rabeprazol với các thuốc kháng acid dạng lỏng. Thuốc Ranbeforte không tương tác với thức ăn. Các nghiên cứu cho thấy khả năng tương tác là rất thấp, tuy nhiên tác dụng trên chuyển hóa Cyclosporin thì tương tự với các chất ức chế bơm proton khác.Hy vọng với những thông tin được đề cập qua bài viết trên có thể giúp người bệnh có nhiều kiến thức hữu ích về dòng thuốc Ranbeforte. Người bệnh không được tự ý mua thuốc Ranbeforte về nhà tự điều trị để đảm bảo an toàn và tránh được các tác dụng phụ có thể xảy ra.;;;;;Revolade 25mg thuộc nhóm thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch dùng theo toa. Để đảm bảo dùng thuốc Revolade 25mg an toàn, tránh các tác dụng phụ.... Cùng tìm hiểu rõ hơn các công dụng, thành phần, liều dùng Revolade 25mg. Revolade 25mg – thuộc nhóm thuốc kê đơn, danh mục thuốc chống ung thư, tác động hệ thống miễn dịch. Thành phần chính có trong Revolade 25mg gồm hoạt chất Eltrombopag Olamine hàm lượng 25mg và các tá dược:Magnesi stearate;Mannitol, ;Microcrystalline cellulose;Povidone;Sodium starch glycolate; 2. Chỉ định Revolade 25mg 3. Cách dùng – Liều dùng Revolade 25mg Để đảm bảo khi dùng thuốc Revolade 25mg an toàn, tránh tác dụng phụ, tương tác.... Bạn cần nắm được cách dùng, liều dùng về thuốc.3.1 Cách dùng Revolade 25mg. Revolade 25mg được bào chế dạng viên nén. Do đó, có thể uống thuốc Revolade 25mg với nước theo hướng dẫn. Để tránh xảy ra các tác dụng không mong muốn tuyệt đối không uống Revolade 25mg cùng lúc với rượu/ bia...Uống Revolade 25mg sau tối thiểu 4h trước/ sau khi dùng các thuốc khác như:Kháng axit;Khoáng chất bổ sung có cation đa hóa trị;Sản phẩm từ sữa;Dùng thuốc Revolade 25mg đúng cách giúp đảm bảo công dụng của thuốc.3.2 Liều dùng Revolade 25mg. Chế độ liều của Revolade 25mg phải được dùng dựa trên từng người bệnh cụ thể. Tức là trước khi tính toán liều dùng, bạn cần được đánh giá về số lượng tiểu cầu. Liều dùng Revolade 25mg thấp nhất có thể được chỉ định trên lâm sàng. Tuy nhiên, cần có biện pháp tăng liều dùng Revolade 25mg trong khoảng từ 1 – 2 tuần sau khi sử dụng.Theo đó, liều dùng Revolade 25mg khuyến cáo là 50mg/ lần/ ngày. Tuy nhiên cần phải theo dõi và điều chỉnh liều dùng Revolade 25mg để đạt và duy trì số lượng tiểu cầu > 50.000/n. I cần thiết để hạn chế tình trạng chảy máu. Tuy nhiên, không được dùng thuốc Revolade 25mg với liều quá 75mg/ ngày.Ngoài ra, trong quá trình sử dụng Revolade 25mg, bạn cần được theo dõi các chỉ số lâm sàng về huyết học và chức năng gan. Việc điều chỉnh liều dùng Revolade 25mg cần dựa vào số lượng tiểu cầu cụ thể:Số lượng tiểu cầu < 50.000/ul sau ít nhất 2 tuần: Lúc này dùng Revolade 25mg có thể điều chỉnh tăng liều từ 25mg/ ngày lên tối đa khoảng 78mg/ngày;Số lượng tiểu cầu > 200.000/ul đến < 400.000/y. I: Lúc này, khi dùng Revolade 25mg cần phải điều chỉnh giảm liều hằng ngày. Có thể giảm 25mg cho liều hằng ngày. Sau đó, có thể chờ 2 tuần để đánh giá khả năng đáp ứng và xem xét việc điều chỉnh liều.Số lượng tiểu cầu > 400.000/LI: Lúc này, dùng Revolade 25mg cần phải dừng thuốc và kiểm tra tiểu cần 1 tuần 2 lần. Khi số lượng tiểu cầu đạt < 150.000/u. I thì có thể bắt đầu sử dụng lại, nhưng dùng liều hằng ngày thấp hơn.Khi có sự điều chỉnh liều Revolade 25mg cần theo dõi số lượng tiểu cầu ít nhất 1 tuần/ lần trong 2 – 3 tuần. Cần đợi tối thiểu 2 tuần để đánh giá kết quả điều chỉnh liều trước khi cân nhắc điều chỉnh liều tiếp theo.Điều chỉnh liều Revolade 25mg tiêu chuẩn giảm/ tăng cụ thể từ 25mg/lần/ngày.Nên ngừng điều trị bằng Revolade 25mg trong trường hợp tiểu cầu không gia tăng đủ về số lượng để có thể ngưng tình trạng chảy máu sau 4 tuần dùng. 4. Tác dụng phụ Revolade 25mg Mặc dù tính an toàn khi dùng Revolade 25mg đã được chứng minh. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc Revolade 25mg bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ gồm:Nhiễm trùng;Viêm họng;Tiêu chảy;Buồn nôn;Nôn;Khô miệng;Rung tóc;Phát ban;Tăng Aspartate aminotransferase;Tăng alanine aminotransferase;Đau lưng;Đau xương;Đau cơ;Hầu hết các phản ứng phụ khi dùng Revolade 25mg xuất hiện từ nhẹ - trung bình. Chỉ cần theo dõi, phát hiện và thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ này để được tư vấn xử trí phù hợp. 5. Tương tác Revolade 25mg Trong khi dùng Revolade 25mg bạn cũng có thể gặp phải các tương tác thuốc với các thuốc như:Rosuvastatin;Các cation đa hóa trị như: nhôm, canxi, sắt, magie, selen và kẽm,...;Lopinavir/ritonavir;Thuốc ức chế và gây cảm ứng CYP1A2, CYP2C8;Thuốc trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch khác;Ngoài ra, tương tác thuốc Revolade 25mg cũng có thể xảy ra khi dùng chung với thức ăn có chứa canxi, sữa... 6. Cảnh báo và thận trọng Revolade 25mg Một số cảnh báo khi dùng Revolade 25mg gồm:Theo dõi chức năng gan khi dùng Revolade 25mg;Cần tiến hành đo ALT, AST và bilirubin huyết thanh trước và 2 tuần/ lần khi uống Revolade 25mg;Dừng thuốc Revolade 25mg khi ALT tăng tiến triển, dai dẳng ≥ 4 tuần, hay đi kèm với Bilirubin trực tiếp, có biểu hiện lâm sàng của tổn thương gan, gan mất bù;Khi dừng thuốc có thể xảy ra tình trạng chảy máu;Hình thành Reticulin tuỷ xương, cơ xơ hoá tuỷ xương;Nguy cơ đục thuỷ tinh thể;Ngoài ra, cần thận trọng khi dùng thuốc Revolade 25mg cho các đối tượng như:Có bệnh gan;Nguy cơ huyết khối thuyên tắc mạch;Giảm tiểu cầu khác. Không dùng Revolade 25mg khi có thai;Phụ nữ cho con bú không dùng thuốc Revolade 25mg;Lái xe và vận hành máy móc dùng Revolade 25mg cần thận trọng;Revolade 25mg là thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch ở các đối tượng không đáp ứng đủ với corticosteroid, globulin miễn dịch. Thuốc Revolade 25mg dùng theo đơn.;;;;;1. Công dụng của Omeprazol 40mg Thuốc Omefort được chỉ định kê đơn trong các các bệnh lý sau:Khó tiêu do tăng tiết acid.Chữa bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.Trị bệnh loét dạ dày – tá tràng.Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.Dự phòng loét do stress, loét do thuốc chống viêm không steroid.Người bệnh lưu ý, trong trường hợp quá mẫn cảm với thuốc, esomeprazol, hoặc các dẫn xuất benzimidazol khác (như lansoprazol, pantoprazol, rabeprazol) hay bất cứ thành phần nào trong công thức sẽ không được phép kê đơn thuốc. 2. Liều dùng và cách dùng của Alzole Omeprazol 40mg 2.1. Cách dùng. Alzole Omeprazol 40mg được bào chế dưới dạng viên nang cứng cho nên thuốc được sử dụng bằng đường uống. Thuốc được khuyến cáo uống lúc đói (trước khi ăn 1 giờ). Khi dùng thuốc, người bệnh phải nuốt viên thuốc nguyên vẹn không được mở, nhai hoặc nghiền.Riêng với trường hợp trẻ dưới 6 tuổi, vì lo ngại vấn đề sợ hóc, khó nuốt thuốc, phụ huynh có thể mở nang omeprazol rồi trộn với một loại thực phẩm hơi acid (p. H < 5) như sữa chua, nước cam rồi cho nuốt ngay mà không nhai.2.2. Liều dùng. Với mỗi mục đích điều trị bệnh khác nhau, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc cho người bệnh. Bạn có thể tham khảo liều dùng dưới đây của Alzole Omeprazol 40mg.Điều trị chứng khó tiêu liên quan đến acid: 10 hoặc 20 mg trong từ 2 đến 4 tuần.Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: 20 mg omeprazol uống ngày một lần trong 4 tuần - 8 tuần nữa nếu chưa lành hẳn.Chữa viêm thực quản khó trị là 40 mg. Liều thuốc duy trì là 20 mg/ngày/một lần.Trào ngược acid là 10 mg mỗi ngày.Điều trị loét dạ dày – tá tràng: 20 mg hoặc 40 mg trong trường hợp nặng. Với loét tá tràng, điều trị tiếp tục trong 4 tuần, còn với loét dạ dày là 8 tuần.Diệt Helicobacter pylori trong bệnh loét dạ dày – tá tràng, có thế phối hợp omeprazol với các thuốc kháng khuẩn trong phác đồ 3 hoặc 4 thuốc. Phác đồ trị liệu ba thuốc bao gồm omeprazol 20 mg, uống 2 lần mỗi ngày hoặc 40 mg ngày một lần, phối hợp với amoxicilin 1 g và clarithromycin 500 mg, cả hai thuốc uống hai lần mỗi ngày. Khi phác đồ 3 thuốc không có kết quả, thêm chế phẩm bismuth (phác đồ 4 thuốc). Những phác đồ này uống trong 2 tuần. Riêng omeprazol có thế tiếp tục thêm 4 – 8 tuần nữa.Điều trị loét liên quan đến dùng thuốc chống viêm không steroid: 20 mg omeprazol uống hàng ngày.Hội chứng Zollinger – Ellison: Liều khởi đầu là 60 mg omeprazol uống một lần mỗi ngày.Dự phòng chống sặc acid trong quá trình gây mê, với liều 40 mg buổi tối hôm trước khi mổ và một liều 40 mg nữa vào khoảng 2 – 6 giờ trước khi phẫu thuật.Bệnh nhân suy gan có thể được điều chỉnh liều dùng bằng cách giảm liều thuốc.Đã ghi nhận trường hợp quá liều do dùng Omeprazol 40mg với các biểu hiện như: buồn ngủ, nhức đầu và tim đập nhanh... Các triệu chứng này thường không cần điều trị và có thể tự biến mất khi ngưng thuốc.Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định. 3. Lưu ý khi dùng thuốc Omeprazol 40mg;;;;;Thuốc Lerole 40 chứa hoạt chất Pantoprazole được chỉ định trong điều trị các bệnh lý về dạ dày như bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, phòng ngừa đau dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid,... Cùng tìm hiểu về công dụng và các lưu ý khi sử dụng thuốc Lerole 40 qua bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Lerole 40 2. Liều dùng của thuốc Lerole 40 Liều dùng thuốc Lerole 40 được chỉ định bởi bác sĩ điều trị dựa vào tình trạng của người bệnh. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột nên người bệnh tuyệt đối không chia nhỏ, nhai hoặc nghiền nát viên thuốc mà cần uống cả viên. Một số khuyến cáo về liều dùng Lerole 40 như sau:Điều trị loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản: Uống 1 viên/ lần/ ngày, thời gian điều trị thường là 4 tuần. Trường hợp vết loét chưa lành hẳn sau 4 tuần điều trị có thể kéo dài thời gian điều trị thêm 4 tuần nữa;Điều trị loét tá tràng: Uống 1 viên/ lần/ ngày, thời gian điều trị thường là 2 tuần. Trường hợp vết loét chưa lành hẳn sau 2 tuần điều trị có thể kéo dài thời gian điều trị thêm 2 tuần nữa;Kiểm soát lâu dài hội chứng Zollingger – Ellison và các trường hợp tăng tiết acid dạ dày bệnh lý: Liều thuốc khuyến cáo trong thời gian đầu điều trị là 80mg/ngày (2 viên/ ngày). Liều thuốc sau đó có thể giảm xuống hoặc tăng lên phụ thuộc vào tình trạng người bệnh. Liều thuốc lớn hơn 80mg/ ngày nên được chia làm 2 lần uống. Thời gian điều trị bằng thuốc phụ thuộc vào đáp ứng lâm sàng của người bệnh.Người cao tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều thuốc, tuy nhiên liều dùng Lerole 40 không nên vượt quá liều hàng ngày là 40mg;Người bệnh suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều thuốc, tuy nhiên liều dùng hàng ngày không nên vượt quá 40mg;Người bệnh suy gan: Quá trình chuyển hóa của Pantoprazole ở những người bệnh này bị suy giảm, vì vậy liều thuốc cần được giảm xuống 1 viên/ ngày uống cách ngày;Trẻ em: Không có thông tin về độ an toàn và hiệu quả khi dùng ở trẻ em, vì vậy không sử dụng thuốc Lerole 40 trong điều trị ở trẻ em. 3. Tác dụng phụ Thuốc Lerole 40mg có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:Thường gặp: Chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, mày đay, ban da, buồn nôn, khô miệng, đau bụng, đầy hơi, táo bón, ỉa chảy, đau khớp, đau cơ;Ít gặp: Choáng váng, suy nhược, chóng mặt, mất ngủ, ngứa, tăng enzyme gan;Hiếm gặp: Phù ngoại biên, toát mồ hôi, phản vệ, tình trạng khó chịu, ban dát sần, rụng tóc, trứng cá, hồng ban đa dạng, phù mạch, ợ hơi, viêm miệng, rối loạn tiêu hóa, chứng sợ ánh sáng, nhìn mờ, ngủ gà, mất ngủ, ù tai, tình trạng kích động hoặc ức chế, dị cảm, ảo giác, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, vàng da, viêm gan, tăng triglyceride, bệnh não ở người bệnh suy gan. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Lerole 40 Chống chỉ định sử dụng thuốc Lerole 40 ở người bệnh quá mẫn với Pantoprazole hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc, người bệnh bị loét dạ dày ác tính.Thận trọng khi sử dụng thuốc Lerole trong những trường hợp sau:Trước khi điều trị bằng Pantoprazole nói riêng cũng như các thuốc ức chế bơm proton nói chung, người bệnh cần được loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể làm che lấp các triệu chứng và làm chậm chẩn đoán ung thư;Thận trọng khi sử dụng thuốc Lerole 40 ở người bệnh bị bệnh gan. Bởi nồng độ của thuốc trong huyết thanh ở những người bệnh này có thể tăng nhẹ, giảm đào thải. Tránh dùng Lerole 40 ở người bệnh suy gan nặng, xơ gan,....Điều trị lâu dài: Các thuốc ức chế bơm proton điều trị lâu dài (đặc biệt là khi dùng liều cao trong thời gian dài) có thể làm tăng nguy cơ gãy xương cổ tay, xương hông, xương sống,... Nguy cơ tăng lên ở người cao tuổi;Đã có báo cáo về nguy cơ hạ Magnesi ở người bệnh điều trị với thuốc ức chế bơm proton trong ít nhất 3 tháng và hầu hết các trường hợp điều trị khoảng 1 năm. Các triệu chứng hạ Magnesi huyết bao gồm co cứng cơ, mệt mỏi, mê sảng, choáng váng, co giật, loạn nhịp thất,...Đối với phụ nữ đang mang thai: Không nên sử dụng thuốc Lerole 40 trong thời gian mang thai, ngoại trừ trường hợp lợi ích lớn hơn nguy cơ;Đối với phụ nữ đang cho con bú: Chưa có thông tin về độ an toàn khi sử dụng thuốc ở phụ nữ đang cho con bú. Vì vậy chỉ sử dụng Lerole 40 khi lợi ích lớn hơn nguy cơ;Đối với người lái xe, vận hành máy móc: Thuốc Lerole 40 có thể gây đau đầu, chóng mặt, nhìn mờ, choáng váng,... vì vậy người bệnh cần thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc. 5. Tương tác thuốc Pantoprazole gây tương tác với các thuốc có mức độ hấp thu phụ thuộc vào p. H dạ dày như muối sắt, Ampicillin ester, Ketoconazole,... làm tăng hoặc giảm hấp thu các thuốc này.Pantoprazole chuyển hóa ở gan thông qua enzyme cytochrom P450 isoenzyme 2C19 nên về mặt lý thuyết Pantoprazole có thể tương tác với các thuốc chuyển hóa qua cùng isoenzyme.Sử dụng đồng thời thuốc Lerole 40 và Warfarin làm tăng chỉ số INR, tăng thời gian prothrombin... Nguy cơ chảy máu bất thường và tử vong nên cần theo dõi thời gian prothrombin và chỉ số INR trong trường hợp cần thiết phải sử dụng 2 thuốc này.Sulcrat làm giảm hấp thu, giảm sinh khả dụng của thuốc Lerole 40, vì vậy cần uống thuốc ức chế bơm proton ít nhất 30 phút trước khi dùng Sucralfat.Tương tác thuốc xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của Lerole 40, tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn. Vì vậy người bệnh cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc và thực phẩm bổ sung đang sử dụng trước khi điều trị bằng thuốc Lerole 40.
question_111
Chứng ù tai mất ngủ ảnh hưởng tới sức khỏe ra sao?
doc_111
Ù tai mất ngủ có thể là biểu hiện của bệnh tâm lý, tâm thần cơ năng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý ác tính. Vậy khi gặp chứng bệnh này, sức khỏe của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng ra sao và cần làm gì để cải thiện, cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây. Ù tai, mất ngủ là tình trạng người bệnh cảm nhận thấy trong tai mình có tiếng kêu lạ như tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu, tiếng gió thổi khiến họ không thể ngủ được. Hiện tượng ù tai có thể xuất hiện ở một bên hay cả hai bên tai, diễn ra liên tục hoặc chỉ trong từng thời điểm nhất định. Chứng ù tai thường được cảm nhận rõ nhất về ban đêm hay những lúc yên tĩnh. Đôi khi, ù tai còn đi kèm với một loạt cảm giác khó chịu như nghe kém, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Hậu quả xảy ra đó là khiến người bệnh bị mất ngủ, khó ngủ, gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng. Ù tai kèm theo mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, thức giấc vào nửa đêm và sáng sớm, mệt mỏi khi thức dậy… đều là những dấu hiệu của rối loạn giấc ngủ. Ù tai và mất ngủ có sự liên quan nhất định với nhau. Nhiều nghiên cứu cho thấy, mức độ ù tai càng nhiều thì người bệnh sẽ càng có nguy cơ cao bị mất ngủ hoặc khó ngủ. Chứng ù tai, khó ngủ gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Người bệnh bị ù tai và mất ngủ thường có những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng về giấc ngủ hoặc tình trạng ù tai đang diễn ra, đặc biệt là khi ở một mình trong phòng yên tĩnh. Điều này khiến sức khỏe và giấc ngủ của họ bị suy giảm một cách nhanh chóng. Nhiều người còn có thể phát triển thành các hành vi né tránh như tránh xa âm thanh, càng làm gia tăng các suy nghĩ tiêu cực và rối loạn cảm xúc. Vòng luẩn quẩn của những suy nghĩ tiêu cực này có thể đe dọa đến sự cân bằng nội môi, khiến tình trạng ù tai và chứng rối loạn giấc ngủ trở nên trầm trọng hơn. Các nghiên cứu cho thấy, những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực làm kích thích hệ thần kinh tự chủ, nếu kéo dài sẽ có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Chứng mất ngủ diễn ra trong thời gian dài còn là tiền đề cho hàng loạt bệnh lý nguy hiểm khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh như: – Làm teo não, gia tăng nguy cơ đột quỵ. – Làm gia tăng nguy cơ mắc béo phì. – Da xấu đi nhanh chóng hay khiến tình trạng viêm da cơ địa, viêm da kích ứng và vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn. – Suy giảm sinh lý với các biểu hiện rõ rệt như giảm ham muốn, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm… – Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư đại tràng. Người bị mất ngủ, ù tai có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. 3. Nguyên nhân gây ù tai, khó ngủ ở người bệnh Ù tai, mất ngủ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất đó là: – Do tuổi tác: Bệnh ù tai thường xuất hiện những người trên 60 tuổi. Nguyên nhân là do khi lớn tuổi, cơ thể bị lão hóa nhanh chóng và làm ảnh hưởng tới cơ quan thính giác. – Do môi trường: Âm thanh quá lớn, quá đột đột ngột hoặc âm thanh không to nhưng kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng ù tai ở người bệnh. – Do chấn thương: Ù tai, mất ngủ có thể xảy ra do chấn thương tại vùng đầu, mặt, cổ, rách màng nhĩ, chấn thương vỡ xương đá… – Do nhiễm độc thuốc: Một số loại thuốc mà người bệnh sử dụng có thể gây độc cho tai, làm tổn thương tế bào thính giác như streptomycin, aspirin, gentamycin… – Do bệnh về hệ thống mạch máu: Điển hình như tăng huyết áp, phình động mạch khi dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê thuốc lá… Tình trạng lão hóa do tuổi tác có thể là nguyên nhân gây ù tai và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ Không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, giấc ngủ còn ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng chứng ù tai. Chính vì vậy, ngoài việc tìm ra các phương pháp để có một giấc ngủ ngon hơn thì điều trị nhằm giảm triệu chứng rối loạn giấc ngủ cũng là điều vô cùng cần thiết. Một số lời khuyên đó là: 4.1 Cải thiện chứng ù tai mất ngủ nhờ thăm khám bác sĩ chuyên khoa 4.2 Thay đổi thói quen tốt để cải thiện tình trạng ù tai mất ngủ – Người bệnh không nên tự ý mua thuốc để điều trị hoặc ngoáy tai vì điều này có thể khiến cho tai bị tổn thương, làm cho chứng ù tai, mất ngủ thêm nghiêm trọng. – Sử dụng âm thanh ở mức độ vừa phải khi nghe nhạc, xem tivi, nghe radio… Không nên để âm lượng quá lớn vì sẽ ảnh hưởng không tốt tới thần kinh thính giác. – Người đang mắc bệnh này nên bỏ thuốc lá và hạn chế sử dụng rượu, bia, cà phê. Nguyên nhân là do chất nicotin có trong thuốc lá và caffeine trong các chất kích thích sẽ làm rối loạn sự co giãn mạch máu. Từ đó thay đổi tốc độ luồng máu chạy qua động mạch và tĩnh mạch, khiến cho tình trạng ù tai, khó ngủ nặng thêm. – Rèn luyện thói quen thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày. Tùy vào sức của mình mà người bệnh nên chọn phương pháp tập luyện thích hợp để giúp máu lưu thông tốt hơn, giảm triệu chứng ù tai và cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Thăm khám bác sĩ chuyên khoa Nội thần để sớm cải thiện chứng ù tai, mất ngủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Chứng ù tai mất ngủ không gây quá nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không do một số bệnh lý ác tính. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, cần chú ý theo dõi sức khỏe và xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học để có được giấc ngủ ngon và hạn chế tối đa nguy cơ mắc chứng ù tai, mất ngủ.
doc_58749;;;;;doc_20540;;;;;doc_54125;;;;;doc_45247;;;;;doc_6597
Ù tai là khi bạn nghe thấy những âm thanh lạ bên trong tai, mà không phải do âm thanh từ môi trường ngoài. Những âm thanh có thể xuất hiện là tiếng chuông reo, gào thét, ù ù, hoặc âm thanh của nhịp tim. Các triệu chứng ù tai có thể diễn biến từng cơn hoặc liên tục và xuất hiện ở một tai hoặc cả hai tai. Hiện tượng ù tai thường đi kèm với các triệu chứng khác bao gồm: mất thính lực do tiếng ồn, rối loạn mạch máu, do tác dụng phụ của thuốc như Streptomycine, Gentamycine, bệnh Meniere. Bệnh đau đầu ù tai có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Triệu chứng này gây khó chịu, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý người bệnh. Bệnh đau đầu ù tai ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống 2.1. Đau nửa đầu Đau nửa đầu (Migraine) là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện chứng đau đầu ù tai. Cơn đau lặp đi lặp lại, kích thích đến các dây thần kinh thính giác dẫn tới hiện tượng ù tai. Đau nửa đầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, chủ yếu là ở nữ từ 10-50 tuổi. Bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh mệt mỏi, khó tập trung vào công việc. Hiện nay y học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh đau nửa đầu. Do đó chưa có biện pháp để điều trị dứt điểm bệnh. Nếu bị đau nửa đầu, người bệnh có thể áp dụng các liệu trình giúp giảm nhẹ các triệu chứng đau đầu ù tai, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh, thay đổi vị giác… 2.2. Rối loạn tiền đình Rối loạn tiền đình là bệnh lý xảy ra khi dây thần kinh số 8 tổn thương. Tình trạng này dẫn đến các rối loạn chức năng thăng bằng. Một số triệu chứng điển hình như: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng… Bệnh thường xảy ra ở người trung tuổi và cao tuổi. Tuy nhiên, hiện nay số lượng bệnh nhân bị rối loạn tiền đình ngày càng trẻ hóa. Vì vậy, mỗi người cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hạn chế suy nghĩ căng thẳng và thăm khám định kỳ đầy đủ để bảo vệ sức khỏe. Rối loạn tiền đình có thể dẫn tới đau đầu, ù tai 2.3. Viêm tai giữa gây bệnh đau đầu ù tai Viêm tai giữa là bệnh lý xảy ra khi tai giữa bị vi khuẩn xâm nhập gây ra các tổn thương và viêm nhiễm. Ngoài ra, do người bệnh có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, sốt… dẫn đến viêm tai giữa. Một số biểu hiện của bệnh là: đau tai, ù tai, tai có dịch vàng, đau nhức vùng tai, sốt cao… Bệnh có hai dạng cụ thể là: viêm tai giữa có dịch và viêm tai giữa cấp tính. 2.4. Tăng huyết áp gây bệnh đau đầu ù tai Tăng huyết áp làm rối loạn dòng chảy của máu dẫn tới đau đầu ù tai. Tăng huyết áp nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não… Bệnh lý này có hai dạng là tăng huyết áp có nguyên nhân và tăng huyết áp vô căn. Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp tăng cao đột ngột trên 180/120mmHg. Khi bị tăng huyết áp, một số triệu chứng người bệnh có thể gặp là choáng váng, đau đầu ù tai, mệt mỏi, chân tay không có sức… Nếu bị tăng huyết áp, bệnh nhân cần được cấp cứu ngay để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. 2.5. Chấn thương vùng đầu cổ Những chấn thương nhẹ vùng đầu, cổ hoặc chấn thương sọ não có thể khiến người bệnh bị đau đầu u tai. Các chấn thương ở vùng đầu và cổ rất dễ gây ra các tổn thương dây thần kinh, dẫn đến giảm lưu lượng máu, gây thiếu oxy và dinh dưỡng để nuôi vùng đầu cổ. Điều này khiến một số bệnh nhân bị đau đầu ù tai mạnh. Chấn thương ở vùng đầu dễ gây ra các cơn đau nhức đầu kèm theo ù tai 2.6. Tăng áp lực nội sọ vô căn Đây là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ bị béo phì trong độ tuổi mang thai. Khi mắc bệnh này, người bệnh có thể gặp các triệu chứng đau đầu, đau vai, ù tai, giảm thị lực… Những biểu hiện của bệnh này thường bị nhầm lẫn với triệu chứng của bệnh đau nửa đầu. 2.7. Bệnh Meniere gây bệnh đau đầu ù tai Bệnh Meniere là bệnh xảy ra ở tai trong, dẫn đến tình trạng đau đầu chóng mặt, ù tai hoặc mất thính lực… Khi bệnh nhân phát bệnh có thể thấy rõ triệu chứng ù tai và đầy tai tăng dần, thính lực giảm, kèm theo hiện tượng buồn nôn, nôn, choáng váng. Bệnh Meniere tái phát sẽ kéo dài từ 20 phút đến hơn 4 tiếng. Sau đó các triệu chứng bệnh giảm dần và biến mất. 2.8. Dị dạng mạch máu Dị dạng động tĩnh mạch là rối loạn xảy ra ở mạch máu liên kết động mạch và tĩnh mạch não. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như: chóng mặt, đau đầu, ù tai, co giật… Dị dạng mạch máu có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như vỡ mạch dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ, động kinh… Bệnh có thể xảy ra ở mọi cơ quan trên cơ thể, đặc biệt là não và cột sống. Tuy nhiên, hiện nay, y học chưa xác định được nguyên nhân gây dị dạng mạch máu. Bệnh chỉ được phát hiện khi bệnh nhân thực hiện xét nghiệm hình ảnh ở não hoặc bị xuất huyết não. 2.9. Rối loạn khớp thái dương hàm Rối loạn khớp thái dương hàm là hiện tượng xảy ra ở khớp nối giữa hộp sọ và xương hàm. Bệnh dẫn đến rối loạn chức năng các cơ nhai, khớp thái dương… Bệnh có những biểu hiện như đau tai, đau cơ hàm khi nhai, bệnh đau đầu ù tai… Những triệu chứng này không thể hiện rõ ràng mà chỉ thoáng qua và biến mất. Do vậy, người bệnh thường chủ quan và không để ý kiểm tra sức khỏe. Rối loạn khớp thái dương hàm dù không gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu không được phát hiện kịp thời sẽ rất khó điều trị. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến khả năng nhai, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.;;;;; Chứng ù tai là tiếng ồn bất thường xuất hiện ở một hoặc cả hai tai, thậm chí người bệnh còn có cảm giác nó phát ra từ trong đầu. Thính giác bị tác động của tiếng ồn lớn Thính giác hoạt động phụ thuộc vào dây thần kinh thính giác ở tai trong. Khi tiếp xúc với tiếng ồn lớn thường xuyên có thể làm tổn thương các sợi thần kinh, dẫn đến mất thính lực. Thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn lớn là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng ù tai. Lão hóa dây thần kinh thính giác Chứng ù tai cũng có thể là hậu quả của sự suy yếu, lão hóa chung của dây thần kinh thính giác (gọi là presbycusis). Sự thoái hóa của tai trong xảy ra khoảng 30% ở người trong độ tuổi 65-74 và khoảng 50% từ 75 tuổi trở lên. Các vấn đề về tai giữa Chứng ù tai xảy ra ở 65% số người có tiền sử bị bệnh xơ cứng tai (phần xương cứng giữa xương tai). Viêm tai giữa thường dẫn đến ù tai, triệu chứng này có thể biến mất nếu như tình trạng nhiễm trùng được xử lý. Nếu viêm tai giữa tái đi tái lại nhiều lần, sẽ hình thành những vết sẹo hoặc khối u lành tính của tế bào da ở tai giữa (phía sau màng nhĩ), dẫn đến mất thính lực, ù tai, kèm theo các triệu chứng khác, thậm chí là có cảm giác “giật giật” trong tai. Rối loạn tiền đình Một số rối loạn tiền đình có liên quan đến ù tai bao gồm bệnh Meniere; hay lỗ rò bộ phận,… Sự suy giảm thính giác và ù tai thường kèm theo rối loạn chức năng cân bằng (hệ thống tiền đình). Một số rối loạn tiền đình có liên quan đến ù tai bao gồm bệnh Meniere; hay lỗ rò bộ phận (rách hoặc khiếm khuyết ở một hoặc cả hai màng mỏng ở giữa giữa và bên trong tai). Tổn thương thần kinh tai, thay đổi hệ thống trung tâm thính giác Ống tai giữa của ốc tai, dây thần kinh sọ số 8 đóng vai trò mang tín hiệu âm thanh từ tai trong tới não. Chứng ù tai có thể là kết quả của tổn thương dây thần kinh này. Tổn thương thần kinh số 8 thường là do: nhiễm virus dây thần kinh; hội chứng nén máu (gây kích ứng dây thần kinh bằng máu); khối u lành tính ở phần tiền đình của dây thần kinh do, tuổi tác… Chấn thương đầu và cổ So với các nguyên nhân khác, ù tai do chấn thương đầu hoặc cổ có được xem là một “câu chuyện” lớn và nghiêm trọng hơn. Nó kèm theo chứng đau nhức đầu thường xuyên, khó tập trung, suy giảm trí nhớ và thậm chí có thể gây trầm cảm cao hơn. Ù tai do tác dụng phụ của thuốc tây Có nhiều loại thuốc có thể là tác nhân hoặc làm tăng nặng mức độ ù tai. Chẳng hạn: Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs); thuốc kháng sinh; thuốc lợi tiểu tuần hoàn; thuốc aspirin và nhóm salicylat, thuốc có chứa quinin; các loại thuốc hóa trị liệu,… Tùy theo liều lượng thuốc, tác dụng phụ này có thể chỉ tạm thời hoặc ù tai vĩnh viễn. Có nhiều loại thuốc có thể là tác nhân hoặc làm tăng nặng mức độ ù tai. Các bệnh liên quan đến mạch máu Ù tai đôi khi xảy ra cùng thời gian với nhịp tim. Người bệnh thường có cảm giác như nghe được tiếng mạch, tiếng tim đập trong tai, rất to và rõ. Đây là kết quả của tiếng ồn từ các mạch máu gần tai trong. Ù tai trong trường hợp này thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi nó là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm knhư: huyết áp cao hoặc thấp, xơ cứng động mạch, thiếu máu, u mạch máu hoặc phình mạch… Những nguyên nhân khác Ngoài 8 nguyên nhân trên, còn có nhiều lý do khác dẫn đến bệnh ù tai như: mức độ căng thẳng cao, viêm xoang hoặc cảm lạnh, rối loạn tự miễn dịch, thay đổi hormone (mang thai), tiểu đường, đau cơ xơ, dị ứng, sự suy giảm dịch não tủy,… Bên cạnh đó, nếu uống quá nhiều rượu hoặc caffeine cũng có nguy cơ làm tăng mức độ ù tai ở một số người.;;;;;Hiện tượng ù tai xuất hiện khá phổ biến ở thanh niên và người lớn tuổi. Đặc biệt với người lớn tuổi, bệnh ù tai có phần nghiêm trọng và có ảnh hưởng nhiều hơn tới đời sống hàng ngày của người bệnh. 1. Những tác động của chứng ù tai tới người cao tuổi Bệnh ù tai tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe thể chất nhưng lại gây ra nhiều rối loạn cho sức khỏe tinh thần của người bệnh. Nếu hiện tượng kéo dài lâu ngày có thể làm giảm chất lượng sống của người cao tuổi. Ù tai là tiếng kêu, tiếng ồn mà chỉ người bệnh có thể nghe thấy. Phần lớn ù tai là những tiếng kêu đơn âm, tuy nhiên cũng có trường hợp tiếng ù là những âm thanh phức như tiếng dế kêu, tiếng chuông reo, tiếng hơi nước thoát qua chỗ hẹp… Những tiếng ồn này có thể kéo dài liên tục hoặc chỉ thoáng qua rất nhanh. Đôi khi tiếng ù tai có thể tăng âm lượng hay nhịp âm theo thời gian. Hiện tượng có thể xuất hiện ở 1 bên tai hoặc cả 2 tai cùng lúc. Lưu ý, bệnh ù tai được nhắc tới trong bài viết này phân biệt với hiện tượng người bệnh bị ảo giác và “nghe” thấy các âm thanh như tiếng nói trong tai, tiếng nhạc… Chứng ù tai khiến người bệnh luôn cảm thấy có âm thanh bên trong tai 1.2. Ảnh hưởng của bệnh ù tai đối với người bệnh Đôi khi chúng ta vẫn hay bị ù tai nhẹ, âm lượng không quá lớn đến mức gây khó chịu và thời gian diễn ra cũng rất ngắn. Tuy nhiên, 1/100 người bị ù tai có triệu chứng nghiêm trọng, bị ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Khi bị mắc chứng ù tai, bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với những âm thanh xung quanh. Ví dụ như bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, thậm chí là đau tai khi nghe những âm thanh từ tivi đang được phát với âm lượng bình thường. Người bệnh đặc biệt cảm thấy rất phiền hà khi tới những địa điểm công cộng, những nơi đông người hay tới nơi có phát nhiều loại âm thanh khác nhau. Trong một số trường hợp, bạn sẽ trở nên dễ cáu gắt, mệt mỏi và dần hạn chế kết nối với mọi người ở những khu vực đông người hay ồn ào. Không chỉ cảm thấy khó chịu ở những nơi có âm thanh ồn ã, ngay cả khi yên tĩnh người bệnh cũng cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Vì lúc này đó cường độ âm thanh do ù tai tăng lên cao hơn, có thể quấy rầy những giây phút nghỉ ngơi như khi thư giãn hay trong giấc ngủ. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt sức khỏe thể chất vì không được nghỉ ngơi đủ. Ù tai kéo dài có thể khiến người bệnh suy nhược cơ thể 2. Nguyên nhân gây ra bệnh ù tai Nguyên nhân khiến người cao tuổi bị ù tai có thể là do: – Cơ quan thính giác bị suy giảm do quá trình lão hóa: Khi cơ quan thính giác bị lão hóa, chức năng thính giác bị suy giảm, gây ảnh hưởng tới quá trình dẫn truyền – tiếp nhận âm thanh lên não, từ đó có thể làm xuất hiện triệu chứng ù tai, suy giảm thính lực. – Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ âm lớn: Tiếng ồn lớn là một trong những lý do phổ biến gây điếc tai hay nghe kém ở mọi lứa tuổi. – Mắc một số bệnh lý: Bệnh tim mạch, tiểu đường, đột quỵ, chấn thương não, bệnh Meniere, cao huyết áp… cũng góp phần gây ra chứng ù tai ở người lớn tuổi. – Rối loạn khả năng tuần hoàn máu: Quá trình tuần hoàn máu giúp cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi tế bào thần kinh nói chung. Khi chức năng tuần hoàn máu kém sẽ khiến dây thần kinh thính giác không được cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để hoạt động hiệu quả. Từ đó, có thể xuất hiện triệu chứng ù tai. – Vệ sinh kém: Người cao tuổi có thể không duy trì thói quen làm sạch tai thường xuyên, điều này khiến các chất bẩn tích tụ và gây ra hiện tượng ù tai. Người mắc chứng ù tai nên tìm tới bác sĩ để được điều trị sớm 3. Giải pháp điều trị cho những người bị ù tai Chứng ù tai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cách tốt nhất là khi gặp tình trạng ù tai kéo dài thì nên đi khám chuyên khoa tai – mũi – họng để tìm nguyên nhân chính xác. Bằng nghiệp vụ chuyên môn, các bác sĩ sẽ tiến hành khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp đối với người bệnh. Lưu ý, với hiện tượng ù tai kéo dài do tuổi tác, các phương pháp điều trị chỉ có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng, khó điều trị khỏi hoàn toàn. Lúc này gia định nên giải thích với người bệnh để họ làm quen dần với triệu chứng này. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: – Đầu tiên, cần cải thiện tâm trạng, vì bệnh nhân khi mắc bệnh thường lo lắng, mất ngủ dẫn tới suy kiệt về sức khỏe. – Chú ý giữ gìn vệ sinh ống tai sạch sẽ. – Một số người ù tai do tiếp xúc với tiếng ồn quá to, kéo dài thì nên tránh tiếp xúc với tiếng ồn. – Tăng cường các hoạt động tập thể chất với các bài tập thiền, yoga, các bài tập thở. – Có một lối sống lành mạnh, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Ù tai gây nhiều bất lợi trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người lớn tuổi. Bên cạnh những lưu ý trên, bạn nên quan tâm và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ cho người lớn tuổi trong gia đình để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.;;;;;Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với quá trình tái tạo của cơ thể. Thiếu ngủ có thể gây ra các biến chứng từ khó chịu nhẹ đến suy nhược trầm trọng. Tìm hiểu về những tác hại của chứng mất ngủ tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người qua bài viết sau. Tác hại của chứng mất ngủ Thiếu ngủ có thể gây ra các biến chứng từ khó chịu nhẹ đến suy nhược trầm trọng. Giảm hiệu suất học tập và làm việc Những người bị mất ngủ liên tục mệt mỏi và không thể tập trung được. Điều này có thể dẫn tới tình trạng suy giảm hiệu suất làm việc và học tập. Kích động và chán nản cũng có thể đi kèm với chứng mất ngủ, khiến nhiều người trở nên dễ cáu gắt, khó chịu, ảnh hưởng tới mối quan hệ với những người xung quanh. Nguy cơ xảy ra tai nạn Thiếu ngủ mạn tính làm chậm thời gian phản ứng và khả năng tập trung. Đây là lý do khiến chứng mất ngủ có thể gây ra tai nạn xe cộ hoặc tai nạn với các loại máy móc thiết bị thương mại. Đặc biệt điều khiển xe khi đang buồn ngủ dễ dẫn tới tình trạng rơi vào giấc ngủ sau tay lái, nguy hiểm tương đương với uống rượu và lái xe. Những tai nạn này thường kết thúc với hậu quả là tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong. Béo phì, thừa cân Theo Harvard Health Publications, mất ngủ có thể dẫn tới những thay đổi về quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Những thay đổi này có thể liên quan đến béo phì. rẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (Mỹ) cho biết trẻ em ngủ không đủ giấc có nguy cơ cao hơn bị béo phì khi có tuổi. Các vấn đề về tâm thần Có nhiều rối loạn về sức khỏe tâm thần có thể là nguyên nhân gây mất ngủ. Ví dụ như rối loạn căng thẳng sau chấn thương và rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên mất ngủ mạn tính có nhiều khả năng dẫn tới sự phát triển của chứng trầm cảm và lo âu. Điều này góp phần tác động xấu, khiến cho sức khỏe tâm thần ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Tăng nguy cơ đối với bệnh mạn tính Có nhiều bệnh mãn tính liên quan đến thiếu ngủ, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và viêm khớp. Mất ngủ cũng có thể gây đau đầu suy nhược mạn tính. Với những trường hợp đang có vấn đề về sức khỏe, tình trạng mất ngủ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Hoạt động thể chất sẽ giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn. Cho dù là ở độ tuổi nào thì tình trạng mất ngủ vẫn có thể điều trị được. Chìa khóa của vấn đề nằm việc thay đổi những thói quen hàng ngày và thói quen trước khi đi ngủ. Một số lời khuyên cơ bản sau có thể giúp chống lại tình trạng mất ngủ: Vào giờ đi ngủ: Tránh ăn quá nhiều vào buổi tối để giảm nguy cơ trào ngược dạ dày – thực quản và cải thiện giấc ngủ.;;;;;Mất ngủ là loại rối loạn giấc ngủ phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gây ra nhiều tác hại, làm ảnh hưởng đến tinh thần, công việc và sức khỏe của người bệnh. Cùng tìm hiểu các hậu quả của mất ngủ trong bài viết sau đây. 1. Tác hại của mất ngủ đối với tinh thần người bệnh Việc thiếu ngủ sẽ khiến bộ não có những phản ứng tiêu cực. Mất ngủ kéo dài có thể gây rối loạn tâm lý, khiến người bệnh rơi vào tình trạng lo âu, cáu gắt, uể oải, mệt mỏi,… Nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, tự kỷ,… cũng có thể xảy ra khi người bệnh bị mất ngủ thường xuyên. Việc thiếu ngủ kích thích cơ thể sản sinh nhiều hormone mang tên cortisol. Hormone này gây căng thẳng cho người bệnh. Đồng thời chúng có thể phá vỡ nhiều collagen trong cơ thể, làm tăng tình trạng viêm do mụn và tạo điều kiện cho sự hình thành của nếp nhăn, khiến người bệnh cảm thấy lo âu, buồn bã, tự ti. Mất ngủ gây giảm chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng điều chỉnh tâm trạng con người. Do vậy, những người mắc bệnh mất ngủ thường dễ cảm thấy lo lắng, bồn chồn. Nhiều trường các cảm xúc tiêu cực có thể tích tụ dẫn tới trầm cảm và các bệnh lý tâm thần khác. Tình trạng mất ngủ thường xuyên khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng cùng những cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 2. Hậu quả của mất ngủ đối với công việc Nếu giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, bộ não sẽ dành rất ít thời gian cho giai đoạn ngủ sâu và mơ. Đây là giai đoạn rất cần thiết trong quá trình ngủ. Tình trạng không ngủ được hoặc ngủ không ngon giấc vào ban đêm, khiến cho người bệnh không có cảm giác được nghỉ ngơi khi thức dậy. Họ thường bị mất tập trung, hay cảm thấy chậm chạp và gặp khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ mọi thứ. Tình trạng mất ngủ thường xuyên cũng khiến người bệnh cảm thấy luôn mệt mỏi, lờ đờ, giảm hứng thú và khả năng sáng tạo trong công việc. Họ thường mất nhiều thời gian hơn để thực hiện một nhiệm vụ được giao. Điều này lặp đi lặp lại dẫn tới giảm hiệu suất công việc. Lúc này, một giấc ngủ trưa ngắn có thể thúc đẩy tâm trạng và hiệu suất công việc, giúp giảm cảm giác buồn ngủ, lấy lại tinh thần sảng khoái, hồi phục năng lượng nhanh và giúp tỉnh táo để “bắt tay” vào công việc ngay. Mất ngủ thường xuyên có thể khiến người bệnh cảm thấy lờ đờ, uể oải vào ban ngày, giảm sự tập trung và trí nhớ, gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc. 3. Ảnh hưởng của mất ngủ đối với sức khỏe Không chỉ gây ảnh hưởng về tinh thần và năng suất lao động, mất ngủ thường xuyên còn là nguồn gốc gây ra hoặc làm tăng nặng thêm nhiều vấn đề sức khỏe như: 3.1 Bệnh tim mạch là hậu quả của mất ngủ kéo dài Khi thiếu ngủ, hệ thần kinh giao cảm sẽ hoạt động nhiều hơn, khiến các mạch máu co lại. Huyết áp tăng gây thêm áp lực cho trái tim. Hơn nữa, việc ngủ ít cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường, một trong những yếu tố nguy cơ của các bệnh lý về mạch máu và tim. 3.2 Thừa cân, béo phì Người bệnh bị mất ngủ, thiếu ngủ thường dễ bị tăng cân, thừa cân hoặc tình trạng thừa cân sẵn có ngày càng trầm trọng hơn. Bởi mất ngủ gây mệt mỏi, căng thẳng, khiến các cơ quan không đảm trách được chức năng vốn có, từ đó năng lượng không thể tiêu hao tích tụ thành mỡ thừa gây tăng cân. Đồng thời, việc mất ngủ còn kích thích vùng não điều khiển việc ăn uống, khiến người bệnh thường xuyên thèm ăn vào ban đêm, đặc biệt là đồ ăn nhiều chất béo, vì vậy khiến tình trạng tăng cân càng có xu hướng gia tăng. 3.3 Tăng huyết áp Các nghiên cứu cho thấy, khi thiếu ngủ, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone căng thẳng hơn. Sự gia tăng nội tiết tố này có thể dẫn đến sự gia tăng tạm thời huyết áp, theo thời gian có thể dẫn tới tăng huyết áp mạn tính. 3.4 Hậu quả của mất ngủSuy giảm trí nhớ Không duy trì được giấc ngủ ngon và trọn vẹn có thể khiến hoạt động của não bộ suy giảm, đặc biệt là giảm khả năng ghi nhớ. Người bệnh thường xuyên nhớ nhớ, quên quên, lâu dần có thể dẫn tới sa sút trí tuệ. Những người thường xuyên bị mất ngủ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh tim mạch, huyết áp, trầm cảm, ung thư… so với người bình thường. 3.5 Ung thư Melatonin là một loại hormone được sản xuất ra trong lúc ngủ có khả năng chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Việc thiếu ngủ sẽ ức chế việc sản sinh hormone này, khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ ung thư cao hơn. Như vậy, hậu quả của mất ngủ đối với cơ thể là rất lớn, kể cả về sức khỏe thể chất và tinh thần, từ đó ảnh hưởng lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống. Vì vậy ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của mất ngủ như trằn trọc không ngủ được, thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm, khó ngủ lại, mệt mỏi khi thức dậy,… bạn nên tìm đến các chuyên gia Nội thần kinh để được khám và điều trị hiệu quả từ sớm, giúp bệnh được cải thiện hiệu quả, tiến tới điều trị khỏi.
question_112
Cách chữa bệnh khô mắt
doc_112
Nước mắt đóng vai trò chính trong việc cung cấp độ ẩm, bôi trơn, giúp mắt hoạt động bình thường và thoải mái. Thành phần của nước mắt bao gồm: Nước - cung cấp độ ẩm; Dầu: dùng để bôi trơn; Chất nhầy, kháng thể và các protein đặc biệt giúp ngăn ngừa các nhiễm khuẩn ở mắt. Khô mắt là tình trạng không đủ nước mắt để cung cấp độ ẩm cho nhãn cầu gây cảm giác khô rát, đỏ mắt, khó chịu,... ảnh hưởng đến chức năng nhìn của mắt.Khi tình trạng này xảy ra có nghĩa là hệ thống tuyến lệ bị tắt hoặc cạn nước mắt. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, khô mắt sẽ làm kích thích tiết nước mắt nhiều hơn bình thường được gọi là tình trạng “chảy nước mắt phản xạ” - do khi mắt thiếu ẩm quá mức sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương phát tín hiệu cho tuyến lệ tăng bài tiết nước mắt. Nước mắt trong trường hợp này chủ yếu chỉ có nước nên không có khả năng cung cấp đủ ẩm cho nhãn cầu. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. 2. Nguyên nhân gây khô mắt Bất kỳ tổn thương nào trên bề mặt nhãn cầu cũng gây khô mắt. Nguyên nhân chính của hiện tượng khô mắt bao gồm:2.1. Mất cân bằng giữa các thành phần của nước mắt. Thành phần của màng nước mắt bao gồm 3 lớp:Lớp ngoài cùng là chất nhờn (chủ yếu là lipid), xuất phát từ các tuyến Meibomian. Công dụng giữ cho nước mắt lưu lại trên mắt và không bị bốc hơi quá nhanh.Lớp giữa là nước và các protein hòa tan trong nước, xuất phát từ các tuyến chính và tuyến phụ quanh mắt. Công dụng nuôi dưỡng giác mạc và kết mạc, tạo màng nhầy bao phủ toàn bộ mặt trước của nhãn cầu và bên trong mí mắt.Lớp trong là mucin, sản xuất bởi các tế bào ly, liên kết với lớp giữa để đảm bảo mắt luôn ướt.Nếu thiếu hoặc mất cân bằng giữa bất kỳ thành phần nào thì cũng gây ra tình trạng khô mắt.2.2. Giảm sự tiết chế nước mắt. Sự bài tiết quá mức nước mắt không kiểm soát cũng là nguyên nhân làm mất cân đối các thành phần của màng nước mắt gây khô mắt.2.3. Tăng sự bốc hơi của nước mắt. Nếu tuyến Meibomian không tiết đủ dầu để bao phủ lớp nước thì màng nước mắt có thể bay hơi nhanh.Một số nguyên nhân thiếu nước hoặc tắc tuyến lệ của làm thiếu nước mắt.2.4. Một số yếu tố nguy có khác. Các loại thuốc kháng histamin, thuốc chống trầm cảm, thuốc long đờm, thuốc tránh thai, các loại hormon nội tiết,... có thể gây giảm tiết nước mắt.Bệnh nhân Parkinson, bệnh nhân tăng huyết áp đang điều trị cũng có nguy cơ khô giác mạc.Người cao tuổi, khả năng bài tiết và điều tiết nước mắt cũng suy giảm, dễ gây tình trạng khô mắt.Bệnh lý viêm da (Rosacea) hay viêm bờ mi làm giảm chức năng bài tiết của tuyến Meibomian, làm mất cân đối các thành phần của màng nước mắt.Một số bệnh lý rối loạn tự miễn như lupus ban đỏ, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp và một số rối loạn khác như tiểu đường, bệnh tuyến giáp, thiếu vitamin A cũng gây khô mắt, dị ứng theo mùa.Thường xuyên để mắt tiếp xúc với màn hình điện tử, môi trường gió, bụi, khói hoặc quá nóng.Phẫu thuật laser để chữa các tật khúc xạ của mắt có thể gây các triệu chứng khô mắt tạm thời. 3. Triệu chứng của bệnh khô mắt Một số triệu chứng có gặp ở bệnh nhân khô mắt:Khó chịu vùng nhãn cầu, cảm giác như có vật lạ trong mắt.Ngứa mắt, nhức mắt, nóng mắt, mỏi nặng trĩu mắt.Tròng trắng có tia màu đỏ không phải do bệnh lý vùng mắt.Nhìn mờ, giảm thị lực.Tăng nhạy cảm với ánh sáng.Tăng tiết nước mắt, ra ghèn trắng ở hốc mắt. 4. Cách chữa chứng khô mắt Một số phương pháp có thể sử dụng để làm giảm chứng khô mắt:Tìm và điều trị nguyên nhân gây khô mắt. Sử dụng các loại dung dịch làm trơn mắt như nước mắt nhân tạo để cung cấp độ ẩm tạm thời cho mắt.Nếu nguyên nhân khô mắt là do công việc phải tiếp xúc với màn hình điện tử thường xuyên thì nên điều chỉnh chế độ làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn 5-10 phút sau 30-45 phút làm việc liên tục. Thư giãn cho mắt bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn ra không gian bên ngoài (cây cối, bầu trời,...).Thay đổi độ sáng của màn hình máy tính phù hợp với ánh sáng của môi trường, tránh làm việc trong môi trường quá sáng hoặc quá tối. Thay đổi vị trí đặt máy ngang với tầm nhìn hoặc thấp hơn để giảm điều tiết cho mắt.Vệ sinh mắt nhẹ nhàng hàng ngày bằng khăn sạch với nước ẩm. Tránh dùng tay dụi mắt gây xây xước giác mạc.Đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường để tránh nắng nóng, khói bụi.Uống đủ nước, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là các loại vitamin. Tăng cường các loại rau xanh, trái cây có màu đỏ, omega-3.Thực hiện các bài tập cho mắt như chớp mắt chậm và đều, xoa bóp nhẹ nhàng vùng mắt, các bài tập nhìn, vận động mắt,... Các bài tập vùng mắt giúp nước mắt được dàn đều trên bề mặt nhãn cầu, làm sạch mắt, rửa trôi các dị vật nếu có.Ngủ đủ giấc, không thức khuya để mắt có đủ thời gian để nghỉ ngơi.Chườm khăn ấm lên mắt làm dịu mắt, giảm tình trạng khô rát, tăng tuần hoàn đến vùng mắt, giúp mắt được thư giãn và tăng bài tiết nước mắt.Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng dưa chuột cắt thành miếng mỏng và đắp lên trên 2 mắt trong khoảng 10 phút cũng giúp thư giãn và làm giảm các triệu chứng của khô mắt. Hoặc dùng bông nhúng vào dầu dừa đắp lên mắt cũng giúp giảm khô mắt.Tóm lại, khô mắt là một bệnh lý thường gặp, không gây nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và làm việc. Để điều trị chứng khô mắt trước tiên cần tìm nguyên nhân gây khô mắt và giải quyết nó, sau đó mới dùng các biện pháp để cải thiện triệu chứng, tăng tuần hoàn đến mắt và tăng độ ẩm vùng nhãn cầu.
doc_25336;;;;;doc_6906;;;;;doc_14149;;;;;doc_18242;;;;;doc_26155
Khô mắt là tình trạng bệnh lý thường gặp gây ra nhiều khó chịu. Một trong những phương pháp điều trị khô mắt đó là sử dụng thuốc khô mắt, tuy nhiên cần có chỉ định của bác sĩ và lưu ý một số vấn đề khi sử dụng loại thuốc này. 1. Tình trạng khô mắt mỏi mắt Khô mắt là tình trạng bệnh lý diễn ra khi tuyến lệ của bệnh nhân hoạt động kém và mất đi sự cân bằng tự nhiên. Khi tuyến lệ không thể hoạt động bình thường cũng như không đủ lượng nước mắt tiết ra cần thiết thì sẽ khiến sức khỏe của đôi mắt bị giảm sút, gây nên tình trạng khô mắt mỏi mắt. Tình trạng khô mắt mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không điều trị trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho mô mắt, thậm chí hình thành nên những sẹo ở vùng giác mạc của mắt từ đó dẫn đến mờ mắt và mất thị lực trong một số trường hợp. Theo nhiều thống kê thì tình trạng khô mắt thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Những đối tượng như phụ nữ đang mang bầu, phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai hoặc những biện pháp tránh thai khác, phụ nữ đang điều trị với phương pháp thay thế hormone hay đang ở giai đoạn mãn kinh cũng có nhiều khả năng bị khô mắt hơn so với người bình thường.Một số yếu tố nguy cơ của tình trạng khô mắt đó là tuổi tác, sự thay đổi về nội tiết tố, người bệnh đã từng trải qua phẫu thuật khúc xạ mắt, người bệnh bị viêm mí mắt, khô mắt do dùng máy tính, do môi trường xung quanh khiến bệnh nhân dễ bị dị ứng như khói bụi, độ ẩm thấp và khí hậu khô hanh cũng dễ bị khô mắt, người dùng kính áp tròng, người đang sử dụng một số loại thuốc, người mắc một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.Một số triệu chứng thường gặp của bệnh khô mắt đó là mắt có cảm giác bị khô, châm chích, ngứa mắt, đỏ mắt và có những dấu hiệu của tình trạng viêm. Ngoài ra, người bệnh còn nhạy cảm hơn đối với ánh sáng và khói thuốc lá khi mắt tiếp xúc với những yếu tố này. Một số trường hợp người bệnh khô mắt còn có thể bị mờ mắt thoáng qua. 2. Để cải thiện tình trạng khô mắt thì người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc khô mắt như sau:Nước mắt nhân tạo: Nước mắt nhân tạo hay còn gọi là thuốc nhỏ mắt nhân tạo là thuốc có tác dụng làm tăng độ ẩm cho mắt, giúp mắt giữ nước và có được độ ẩm cần thiết cho nhẫn cầu, từ đó cải thiện được tình trạng khô mắt của người bệnh. Một số loại nước mắt nhân tạo có thể có hoặc không có thành phần chất bảo quản, vì vậy có thể có nguy cơ gặp phải tình trạng kích ứng đối với thành phần này mà người sử dụng cần lưu ý. Tuy nhiên, nước mắt nhân tạo chỉ có khả năng cải thiện được mức độ khô mắt của người bệnh chứ không thể điều trị hoàn toàn được bệnh lý khô mắt.Thuốc nhỏ mắt có chứa thành phần Hypromellose điều trị các tình trạng viêm giác mạc hay nhạy cảm giác mạc, giúp làm tăng độ ẩm cho giác mạc, đồng thời cải thiện được những triệu chứng như ngứa, rát ở người bệnh.Thuốc nhỏ mắt steroid: Tình trạng viêm do khô mắt gây ra cần được điều trị với steroid trong một thời gian nhất định theo chỉ định của bác sĩ điều trị.Thuốc kháng viêm nhóm NSAID có thể cần thiết trong một số trường hợp cần cải thiện triệu chứng trong bệnh khô mắt.Thuốc khô mắt có rất nhiều loại và cần được sử dụng đúng mục đích để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất cho người bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng cần cải thiện những yếu tố về môi trường và thói quen sinh hoạt hằng ngày liên quan đến đôi mắt để có thể đẩy lùi được tình trạng khô mắt nhanh hơn.;;;;;Nguyên nhân và các phương pháp điều trị khô mắt Khô mắt đang là căn bệnh phổ biến, với những người có thời gian tiếp xúc với máy tính trong thời gian dài. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và các phương pháp điều trị khô mắt qua bài viết dưới đây. Bệnh khô mắt là một tình trạng phổ biến xảy ra khi nước mắt của bạn không đủ khả năng giữ ẩm và bôi trơn cho bề mặt nhãn cầu. Nước mắt có thể không đủ và không ổn định vì nhiều lý do. Ví dụ, khô mắt có thể xảy ra nếu bạn không tiết đủ nước mắt hoặc nếu bạn tiết ra nước mắt kém chất lượng. Sự không ổn định của nước mắt này dẫn đến viêm và tổn thương bề mặt của mắt. Khô mắt là tình trạng xảy ra khá phổ biến 2. Triệu chứng khô mắt Kích ứng. NgứaĐỏ, nóng rát. Mỏi mắt. Mờ mắt tạm thời. Viêm mí mắt. Cảm giác khô rát, cộm như có hạt sạn trong mắt. Nhạy cảm với ánh sáng. Nhạy cảm khi đeo kính áp tròng. Bị chảy nước mắt và giảm thị lực do bị khô mắt nặng dẫn đến tổn thương ở bề mặt nhãn cầu. 3. Ảnh hưởng của khô mắt Khô mắt có thể dẫn đến tổn thương bề mặt nhãn cầu, tăng nguy cơ nhiễm trùng thậm chí có thể dẫn đến tổn thương thị lực vĩnh viễn nếu không điều trị.Phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 4. Chẩn đoán khô mắt Các bác sĩ nhãn khoa sử dụng kết hợp các xét nghiệm để chẩn đoán khô mắt, bao gồm:Kiểm tra nước mắt test Schirmer: Xác định xem mắt có tiết đủ nước mắt để giữ ẩm hay không.Bảng câu hỏi về triệu chứng: Giúp bác sĩ nhãn khoa xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bệnh nhân.Nhuộm Fluorescein kiểm tra bề mặt giác mạc. 5. Điều trị khô mắt Điều quan trọng các bệnh nhân cần biết là bệnh khô mắt cần phải theo dõi liên tục. Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.Các trường hợp không được điều trị có thể gây đau, loét giác mạc, sẹo giác mạc và có khả năng mất thị lực, mặc dù hiếm gặp. Có nhiều phương pháp điều trị khô mắt Điều trị có thể bao gồm các biện pháp sau để làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng:Nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên: Ít nhất ba đến bốn lần một ngày.Chớp mắt thường xuyên hơn: Đặc biệt khi dành thời gian dài trước máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác.Chườm ấm: Bằng khăn mặt hoặc túi giữ nhiệt.Vệ sinh mí mắt: Giữ mí mắt sạch sẽ, đặc biệt nếu chúng bị đóng vảy.Axit béo omega-3: Bổ sung nhiều axit béo này trong chế độ ăn uống của bạn (có trong cá có dầu, hạt lanh, hạt chia, đậu phụ và quả óc chó; các thực phẩm chức năng cũng có sẵn)Tạo độ ẩm cho phòng: Với bát nước xung quanh phòng hoặc máy tạo độ ẩm chất lượng tốtĐeo kính râm bao quanh mắt: Để ngăn màng nước mắt bị khô quá nhanh. Giảm thiểu tiếp xúc với máy sưởi/ điều hòa nhiệt độ: Để ngăn màng nước mắt bị khô quá nhanh.Steroid tại chỗ: Thường dành cho các trường hợp nặng hoặc mãn tính, nhưng có nguy cơ làm tăng nhãn áp nhỏ - hãy cho bác sĩ nhãn khoa/ bác sĩ đo thị lực của bạn biết nếu bạn có tiền sử gia đình bị bệnh tăng nhãn áp. Phẫu thuật 6. Phương pháp điều trị mới hơn;;;;;Bệnh lý về mắt như khô mắt, rối loạn thị lực... đang ngày càng phổ biến. Có rất nhiều trường hợp mắc bệnh nhưng hoàn toàn không biết về tình trạng bệnh của bản thân cũng như các thông 1. Những vấn đề liên quan đến bệnh khô mắt Khô mắt là tình trạng nước mắt không tiết đủ để giữ cho mắt được bôi trơn hoặc có khi nước mát bốc hơi quá cũng khiến cho mắt bị khô. Tình trạng khô mắt khá phổ biến ở người cao tuổi và đặc biệt là phụ nữ.Tuyến lệ thuộc cấu tạo đặc biệt của mắt thực hiện vai trò sản xuất nước mắt liên tục để bảo vệ bề mặt nhãn cầu đồng thời duy trì thị lực. Mắt có cơ chế tự nháy thường xuyên và màng ngoài mắt sẽ nhanh chóng được bao phủ hoàn toàn bởi nhãn cầu, đồng thời nước mắt được tiết và dàn ra để thực hiện bôi trơn nhãn cầu. Nhờ có nước mắt các dị vật hoặc vi sinh vật gây bệnh khó có thể xâm nhập vào mắt và gây ra những tổn thương đáng kể cho mắt.Tuyến lệ hoạt động kém hoặc nước mắt trên bề mặt có thể bị bốc hơi quá nhanh có thể do:Lượng nước mắt được tiết ra không đủ. Theo thời gian thì tình trạng lão hoá cũng khiến cho tuyến lệ của mắt hoạt động kém hơn. Thêm vào đó, những nguyên nhân khác như sử dụng thuốc, mắc các bệnh lý khác... cũng khiến cho tuyến lệ hoạt động không đúng chức năng. Khi nước mắt không được sản xuất thì bề mặt nhãn cầu cũng không được bổ sung nước mắt để được bảo vệ. Cùng với điều kiện về khí hậu như thời tiết hanh khô, gió to.... có thể làm cho nước mắt bốc hơi nhanh hơn.Do sự bất thường về chất lượng nước mắt hoặc màng bảo vệ mắt làm ảnh hưởng đến tuyến lệ - nguyên nhân bệnh khô mắt. Màng phim nước mắt có chức năng bảo vệ mắt tối ưu được cấu tạo bởi 3 lớp đó chính là lớp mỡ, lớp nước, lớp nhầy... Chất lượng nước mắt không đạt tiêu chuẩn có thể khiến cho nước mắt dễ dàng bay hơi hoặc do cấu tạo của ba lớp này không đạt tiêu chuẩn khiến cho nước mắt không được dàn đều trong mắt 2. Nhận biết tình trạng mắt khô Tình trạng khô mắt rất dễ để nhận biết do trong mắt không được bôi trơn và bảo vệ nên người bệnh thường có cảm giác khô, rát, mỏi mắt... thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, người bệnh cũng thường gặp hiện tượng nhìn mờ, giảm thị lực ngay sau khi thực hiện chớp mắt.Khô mắt sẽ kích thích khiến cho nước mắt chảy ra liên tục, tuy nhiên, triệu chứng khô mắt vẫn tiếp tục xảy ra. Nếu người bệnh ở trường hợp này có thể thấy ghèn trắng ở hai bên hốc mắt thì cần chú ý. Tình trạng khô mắt nặng sẽ gây ra những tổn thương nhãn cầu nghiêm trọng, khi đó thị lực của mắt sẽ giảm sút.Khô mắt, đau mắt đỏ càng nghiêm trọng cho thấy tình trạng thiếu nước mắt khá nghiêm trọng và có thể xuất hiện cả tổn thương trong mắt. Vì thế, người bệnh cần phát hiện sớm các biện pháp khắc phục và điều trị kịp thời tránh ảnh hưởng đến tầm nhìn của mắt. 3. Điều trị tình trạng khô mắt ​Khô mắt là bệnh mãn tính không dễ dàng chữa khỏi ngay tức thì. Vì vậy đầu tiên cần điều trị để giảm triệu chứng và giúp người bệnh có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Hiện này điều trị khô mắt sẽ giúp bổ sung thêm nước nhân tạo đồng thời duy trì phim nước mắt trên bề mặt nhãn cầu. Thực hiện tăng tiết nước mắt kết hợp với điều trị viêm của mi mắt hoặc bề mặt nhãn cầu.Bổ sung nước mắt nhân tạo: có thể thực hiện bằng cách tra nước mắt nhân tạo. Người bệnh nên sử dụng loại nước mắt nhân tạo không chứa chất bảo quản vì những hợp chất này có thể gây ngộ độc cho mắt khi sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên, với những trường hợp khô mắt nặng thì việc bổ sung nước mắt nhân tạo hoàn toàn chưa đủ và cần phải áp dụng thêm các phương pháp bổ sung khác.Duy trì phim nước mắt để giữ được lượng nước mắt tự nhiên ở lại trong mắt lâu hơn giúp giảm các triệu chứng của khô mắt. Để thực hiện điều này có thể áp dụng một số biện pháp giúp cho nước chảy qua đường tuyến lệ như phẫu thuật đóng điểm lệ vĩnh viễn, thay bút lệ bằng nút silicon...Ngoài ra có thể điều trị viêm mi mắt và bề mặt nhãn cầu bằng cách sử dụng thuốc nước mỡ theo kê đơn của bác sĩ đồng thời kết hợp với chườm ấm, rửa sạch mi giúp giảm viêm mắt gây nên tình trạng khô mắt. Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc tra mắt giúp tăng tiết nước mắt. Và người bệnh nên sử dụng Omega 3 tự nhiên để kết hợp trong phương pháp điều trị khô mắt. 4. Các biện pháp giúp cải thiện và ngăn ngừa tình trạng khô mắt Để cải thiện tình trạng khô mắt, người bệnh có thể thực hiện một số thói quen chăm sóc giúp mắt hoạt động tốt hơn như:Chớp mắt chậm và đều có thể được thực hiện khoảng 12 đến 18 lần/phút. Mục đích để dàn đều và tạo đủ ẩm cho mắt. Hạn chế thức khuya, đồng thời đảm bảo thời gian ngủ một ngày từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày. Tạo điều kiện cho mắt được nghỉ ngơi và phục hồi.Hạn chế để mắt tiếp xúc với ánh sáng, khói bụi, gió hoặc môi trường ô nhiễm. Thực hiện chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng đồng thời cung cấp thẻ các loại thực phẩm có chứa hàm lượng vitamin A như cà chua, cà rốt... hoặc các loại củ màu đỏ, các chất chống oxy hoá, hoặc acid omega 3...;;;;;Bệnh khô mắt là một dạng tình trạng mạn tính, thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi khiến cho mắt luôn cảm thấy khó chịu và có nguy cơ ảnh hưởng đến thị lực nếu như không được điều trị kịp thời. Hiện nay, độ tuổi mắc phải bệnh lý khô mắt đang có xu hướng dần trẻ hóa, do môi trường làm việc thường xuyên phải tiếp xúc với màn hình máy tính. 1. Tìm hiểu đôi nét về bệnh khô mắt Nước mắt là một yếu tố vô cùng cần thiết để bảo vệ bề mặt nhãn cầu và duy trì thị lực. Với mỗi lần nháy mắt, nước mắt sẽ dàn đều ra trên bề mặt của nhãn cầu và đóng vai trò giúp bôi trơn bề mặt nhãn cầu, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn ở mắt, rửa trôi được các dị vật trong mắt và giữ gìn cho bề mặt giác mạc, kết mạc phẳng và sạch sẽ. Bệnh khô mắt xảy ra bắt nguồn từ hậu quả do mất đi sự cân bằng giữa tiết nước mắt và thoát đi của nước mắt, bao gồm: – Số lượng nước mắt tiết ra không đủ: Nước mắt sẽ được tiết ra từ các tuyến trong và quanh vùng mi mắt. Lượng nước mắt tiết ra sẽ giảm theo tuổi, do các bệnh tại mắt và toàn thân hoặc do sự ảnh hưởng tác dụng phụ của dùng thuốc. Với điều kiện khí hậu như gió, thời tiết hanh khô cũng là nguyên nhân làm giảm lượng nước mắt vì bốc hơi nước nhanh và dẫn đến khô mắt. – Chất lượng của nước mắt không tốt: Cấu tạo màng phim nước mắt của chúng ta bao gồm có 3 lớp đó là lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy. Mỗi lớp sẽ đảm nhiệm một chức năng, nhiệm vụ trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng bề mặt của nhãn cầu. Lớp mỡ phẳng sẽ giúp hạn chế được sự bốc hơi nước của lớp nước, trong khi lớp nhầy có nhiệm vụ dàn phẳng nước mắt trên bề mặt giác mạc. Nếu như nước mắt bốc hơi quá nhanh hoặc dàn không phẳng trên giác mạc thì sẽ gây ra tình trạng khô mắt. Ngoài ra, còn có một số bệnh có thể gây nên những xáo trộn ở lớp nhờn và ở lớp nhầy, cũng sẽ khiến cho mắt dễ khô. Ví dụ như các bệnh lý đó là: trứng cá đỏ, viêm bờ mi gây ngăn cản lớp nhầy sản xuất nước. Bệnh khô mắt xảy ra bắt nguồn từ hậu quả do mất đi sự cân bằng giữa tiết nước mắt và thoát đi của nước mắt 2. 5 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh khô mắt 2.1 Do lão hóa Thoái hóa mắt trong quá trình lão hóa sẽ dẫn đến các tình trạng như khô mắt, chính vì vậy với những người trong giai đoạn từ 50 tuổi trở lên rất dễ mắc phải bệnh lý này. Các protein tham gia cấu tạo nên màng nước mắt sẽ suy giảm khi mà chúng ta già đi và lượng nước mắt được tiết ra sẽ ngày càng ít. Lão hóa là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô mắt 2.2 Do sự thay đổi hormone Sự thay đổi hormone diễn ra khi người bệnh sử dụng biện pháp tránh thai bằng hormone, trong khi mang thai hoặc trong thời kỳ mãn kinh. Khô mắt có thể là một dạng tác dụng phụ của những thay đổi hormone này. 2.3 Bệnh toàn thân như là đái tháo đường và bệnh tự miễn Bệnh đái tháo đường có thể là nguyên nhân gây ra những thay đổi trong các mô thần kinh. Hoạt động tiết nước mắt sẽ bị gián đoạn khi xảy ra tổn thương ở hệ thần kinh có liên quan đến bệnh đái tháo đường khiến cho mắt bị khô, đặc biệt đó là khi nồng độ đường huyết của bệnh nhân nằm ở ngoài mức kiểm soát. Các rối loạn tự miễn, như là hội chứng Sjögren, viêm khớp dạng thấp và lupus gây ra viêm có thể dẫn đến tình trạng khô mắt. 2.4 Việc sử dụng các loại thuốc Các loại thuốc bao gồm: thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm, thuốc trị nghẹt mũi, thuốc tránh thai, liệu pháp thay thế hormone nhằm làm giảm các triệu chứng mãn kinh và thuốc điều trị lo âu, huyết áp cao và bệnh Parkinson có thể gây ra tình trạng khô mắt. Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm,… cũng dễ khiến cho mắt bị khô 2.5 Do yếu tố môi trường tác động Việc bạn nhìn lâu vào màn hình máy tính dễ khiến cho mắt chớp mắt không đủ. Ở môi trường nhiều gió, khói hoặc khô sẽ đẩy nhanh tốc độ bốc hơi nước mắt. Việc trải qua cuộc phẫu thuật tật khúc xạ mắt bằng laser (LASIK) cũng có thể sẽ khiến cho tình trạng khô mắt trở nên trầm trọng hơn. Khô mắt được biết đến là một hội chứng mạn tính. Nếu đã là mạn tính thì gần như rất khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy nhiệm vụ của bác sĩ nhãn khoa đó là tìm ra phương pháp phù hợp để giữ gìn cho đôi mắt bạn khỏe mạnh, dễ chịu hơn và duy trì thị lực ở mức tốt nhất. Các phương pháp được đưa ra để điều trị khô mắt bao gồm: bổ sung nước mắt nhân tạo, làm tăng tiết nước mắt, điều trị viêm của mi mắt, duy trì phim nước mắt trên bề mặt nhãn cầu và bề mặt nhãn cầu. – Phương pháp bổ sung nước mắt nhân tạo: Với những trường hợp khô mắt nhẹ, bác sĩ có thể điều trị bằng cách tra nước mắt nhân tạo và người bệnh có thể sử dụng thường xuyên. Tốt nhất, người bệnh nên sử dụng các loại nước mắt nhân tạo không có chứa chất bảo quản, bởi vì chất bảo quản sẽ gây độc cho mắt nếu như sử dụng kéo dài. Tuy nhiên, với những trường hợp khô mắt vừa và nặng việc sử dụng nước mắt nhân tạo thay thế là không đủ và không mang lại hiệu quả cao, do đó cần có các phương pháp khác bổ sung. – Tiến hành duy trì phim nước mắt: Đây là một phương pháp được tiến hành làm giảm các triệu chứng khó chịu của khô mắt đó là giữ được lượng nước mắt tự nhiên ở lâu trong mắt. Quá trình này có thể thực hiện bằng cách ngăn cản không cho nước mắt chảy qua đường lệ với những phương pháp như: Phẫu thuật đóng điểm lệ vĩnh viễn, nút các điểm lệ bằng nút Silicon. – Làm tăng lượng tiết nước mắt: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc tra mắt để tăng tiết nước mắt do bác sĩ nhãn khoa kê đơn. – Điều trị tình trạng viêm của mi mắt và bề mặt nhãn cầu: Người bệnh cần sử dụng các thuốc nước hoặc mỡ để tra mắt theo đơn của bác sĩ nhãn khoa chỉ định. Các phương pháp như là chườm ấm, rửa sạch mi mắt, massage mi mắt, sẽ giúp làm giảm viêm nhiễm quanh mắt. Khô mắt là một dạng bệnh lý mạn tính, do đó rất khó để có thể điều trị được dứt điểm hoàn toàn mà thay vào đó bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp giúp giảm thiểu các triệu chứng và giúp thị lực của người bệnh trong trạng thái tốt – Trang bị hàng loạt thiết bị máy móc hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong quá trình chẩn đoán, điều trị bệnh lý về mắt đó là: Máy sinh hiển vi phẫu thuật mắt, máy chụp đáy mắt màu, máy siêu âm Vupad A,B ( có đầu nhúng), máy đo nhãn áp Icare IC200… – Hệ thống đặt lịch hẹn thông minh, giúp người bệnh giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi khi đến viện. – Dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tận tình, chu đáo như người thân, hướng dẫn cẩn thận từng bước thăm khám khi đến viện.;;;;; Bệnh khô mắt là các triệu chứng liên quan đến nước mắt và nhãn cầu, phản ánh tình trạng tổn thương lớp màng phím nước mắt. Bệnh khô mắt có chữa khỏi không là băn khoăn của nhiều người. Màng phím mắt bao gồm 3 lớp là lớp mỡ, lớp nước và lớp nhày, Các lớp này có chức năng bảo vệ nhãn cầu. Lớp nhầy có vai trò dàn đều nước mắt trên giác mạc, lớp mỡ làm hạn chế sự bốc hơi nước giúp mắt luôn ẩm ướt. Màng phím mắt bị rối loạn khiến lượng nước mắt tiết ra quá ít hoặc quá nhiều hoặc bốc hơi nhanh, nước mắt không trải đều trên giác mạc dẫn tới tổn thương bề mặt nhãn cầu, tạo cảm giác khô rát, khó chịu trong mắt người bệnh. 1. Nguyên nhân của bệnh khô mắt Khô mắt là do sự mất cân bằng giữa khả năng tiết và thoát nước mắt, cụ thể bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân: – Tuổi tác: Bệnh là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, đa số những người trên 65 tuổi sẽ xuất hiện các triệu chứng của khô mắt. – Giới tính: Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới dễ bị khô mắt cao hơn nam giới do thay đổi hormone sau khi mang thai, lạm dụng thuốc tránh thai và thời kỳ mãn kinh. – Do sử dụng thuốc: các thuốc kháng histamine, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc chống viêm và thuốc giảm đau làm giảm số lượng nước mắt tiết ra. Đặc biệt, nhiều người có thói quen tự ý dùng thuốc nhỏ mắt khi chưa được bác sĩ chỉ định. – Do một số bệnh lý toàn thân hoặc tại mắt: Một số bệnh lý gây ra hội chứng khô mắt như đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp và tổn thương tuyến giáp. Ngoài ra, tình trạng mi mắt, bề mặt nhãn cầu bị viêm nhiễm hoặc có dấu hiệu bất thường của mi mắt (lật mi, hở mi) là nguyên nhân gây khô mắt. – Điều kiện môi trường: việc tiếp xúc với các yếu tố như khói thuốc lá, gió hoặc thời tiết hanh khô khiến nước mắt bốc hơi nhanh. Dân văn phòng làm việc với máy tính trong thời gian dài, quá tập trung không chớp mắt có thể dẫn tới khô mắt. – Ảnh hưởng của phẫu thuật: Các phẫu thuật như phẫu thuật Lasik, phẫu thuật Phaco trên bề mắt kết mạc, giác mạc có thể là nguyên nhân làm khô mắt. 2. Dấu hiệu của bệnh khô mắt Đa phần người bệnh thường chủ quan vì những dấu hiệu ban đầu còn khá nhẹ. Người bệnh sẽ thấy 1 vài biểu hiện như: – Mắt khó chịu vì khô, rát – Mí mắt không mở được khi thức dậy – Cảm giác đau nhức, đỏ ở hốc mắt – Nước mắt tiết ra ít hoặc nhiều, dẫn tới mắt bị khô – Nhạy cảm với ánh sáng Mắt khó chịu, nhức mỏi là dấu hiệu cho thấy mắt đang bị khô. Các dấu hiệu trên thường không đau nhưng có thể kéo dài gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Ngay khi gặp bất kì dấu hiệu nào, bạn nên đến ngay các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa mắt để được thăm khám sớm. 3. Biến chứng của bệnh khô mắt Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra những triệu chứng mệt mỏi, nhức mắt làm giảm hiệu suất làm việc, học tập. Trong một vài trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây suy giảm thị lực. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh gây ra các biến chứng như: – Viêm kết mạc: bệnh thường nhẹ và ít triệu chứng. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến nặng chuyển thể thành bệnh mãn tính thì bệnh nhân cần đi thăm khám sớm. – Viêm giác mạc: đây là biến chứng nặng nếu không kịp thời điều trị và không đáp ứng thuốc. Bệnh dẫn tới sẹo giác mạc, làm giác mạc viêm nhiễm và gây ảnh hưởng thị lực. Câu trả lời là bệnh có thể chữa được nhưng không thể chữa khỏi hoàn toàn vì bệnh thuộc hội chứng mạn tính, có thể tái đi tái lại. Giải pháp tốt nhất là bảo vệ đôi mắt khỏe mạnh để duy trì thị lực tốt nhất. Một số phương pháp điều trị bệnh khô mắt phổ biến như: 4.1 Bổ sung nước mắt nhân tạo Trường hợp bệnh nhân bị nhẹ có thể tra nước mắt nhân tạo và sử dụng hàng ngày. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên chọn các loại nước mắt nhân tạo không có hóa chất bảo quản. Trong trường hợp bệnh nhân bị nặng thì giải pháp này là chưa đủ, cần bổ sung thêm các phương pháp khác. 4.2 Tăng khả năng tiết nước mắt Người bệnh có thể sử dụng thuốc tra mắt để tăng lượng nước trong mắt tránh để mắt thiếu nước dẫn tới bị khô. Tuy nhiên, cách làm này cần được bác sĩ nhãn khoa kê đơn. 4.3 Xử lý viêm mi mắt và bề mặt nhãn cầu Người bệnh nên sử dụng thuốc nước hoặc tra mất theo chỉ định của bác sĩ nhãn khoa. Có thể kết hợp thêm phương pháp vệ sinh mi mắt, chườm ấm, massage mắt nhẹ nhàng làm giảm tình trạng viêm quanh mắt. 4.4 Chăm sóc bảo vệ mắt Người bệnh cần đi thăm khám sớm phòng ngừa biến chứng bệnh khô mắt.
question_113
Công dụng thuốc Benprox
doc_113
Benprox thuộc nhóm thuốc bôi trị mụn được bào chế ở dạng gel. Thuốc Benprox được chỉ định trong điều trị mụn trứng cá từ nhẹ đến trung bình. Đồng thời có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị mụn trứng cá khác. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc Benprox người bệnh nên tìm hiểu kỹ lưỡng đồng thời cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Benprox Thuốc Benprox được bào chế ở dạng gel hoặc wax với các hàm lượng tương ứng: 2.7%5, 5.25% và 5.25%. Thuốc hoạt động theo cơ chế như là một chất kháng khuẩn có hoạt tính chống lại vi khuẩn propionibacterium acnes. Trong quá trình hoạt động của hợp chất này, cùng với sự kết hợp của tác dụng tiêu sừng nhẹ sẽ tạo ra sự hữu ích của thuốc Benprox trong điều trị mụn trứng cá. Bên cạnh đó, hợp chất benzoyl peroxide được da hấp thụ khá tốt và chuyển thành acid henzoic, bài tiết ở dạng muối benzoat trong nước tiểu. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Benprox Thuốc Benprox được chỉ định trong điều trị mụn trứng cá tại chỗ có mức độ từ nhẹ đến trung bình. Thuốc Benprox có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị mụn trứng cá khác. Khi bôi thuốc lên da thì hoạt chất benzoyl peroxide hoạt động bằng cách làm giảm lượng vi khuẩn gây mụn và làm cho da khô và bong tróc.Tuy nhiên thuốc Benprox cũng có thể chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Benprox Thuốc Benprox nên được bôi 2 lần mỗi ngày sau khi đã làm sạch da. Tuy nhiên có thể tùy thuộc vào vùng da bị ảnh hưởng, bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể. Lưu ý trước khi bôi cần lắc đều lọ thuốc. Sau khi thoa đều lên da nên massage trong vòng 10 đến 20 giây để có thể thẩm thấu thuốc Benprox vào bên trong mang lại hiệu quả tốt nhất.Trường hợp sử dụng quá liều có thể gây ra triệu chứng ban đỏ, phù nề hoặc nhiều vảy. Khi đó có thể phải ngừng sử dụng thuốc Benprox. Hoặc người bệnh có thể sử dụng phương pháp chườm mát để giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc. Sau khi các triệu chứng này giảm bớt nên thận trọng thử lại thuốc với liều lượng thấp nhất để đánh giá các phản ứng của thuốc Benprox với da. 4. Một số lưu ý trước khi sử dụng thuốc Benprox Thuốc Benprox có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên tùy thuộc vào từng trường hợp thì mức độ phản ứng phụ sẽ ở trạng thái khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác động của thuốc Benprox. Sinh ung thư, sinh đột biến, suy giảm chức năng sinh sản. Thuốc Benprox có chứa thành phần hợp chất benzoyl peroxide được biết đến ra chất gây ung thư. Một vài nghiên cứu áp dụng trên chuột cho thấy khả năng gây ung thư của hợp chất này cho chuột thông qua hoạt động như một chất thúc đẩy khối u. Tuy nhiên, ý nghĩa lâm sàng của phát hiện này vẫn chưa được tìm ra và cần được làm rõ hơn nữa.Trong giai đoạn thai kỳ. Thử nghiệm thuốc Benprox nghiên cứu sinh sản trên động vật với hợp chất benzoyl peroxide cho thấy có khả năng gây hại cho con vật. Mặc dù, chưa có bằng chứng về những ảnh hưởng của thuốc Benprox với hợp chất này ở phụ nữ mang thai hoặc đối với thai nhi. Tuy nhiên, nếu những đối tượng này sử dụng thuốc Benprox cần cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và rủi ro cũng như những ảnh hưởng có thể xảy ra đối với cả thai phụ và thai nhi.Đối với bà mẹ đang nuôi con bú thì hiện tại vẫn chưa có bằng chứng nào khẳng định các thành phần trong thuốc Benprox có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tuy nhiên, bà mẹ cần suy nghĩ và trao đổi với bác sĩ nếu thực sự cần thiết phải sử dụng thuốc Benprox.Với trẻ em đặc biệt là trẻ dưới 12 tuổi hiện vẫn chưa có bằng chứng nào về những ảnh hưởng của thuốc Benprox. Tuy nhiên, phải thận trọng với đối tượng này khi sử dụng thuốc Benprox.Thuốc Benprox có thể gây ra phản ứng trái ngược như viêm da tiếp xúc dị ứng, khô da... khi điều trị tại chỗ với hợp chất benzoyl peroxide. Vì vậy, nếu gặp tình trạng trên hoặc các dấu hiệu bất thường người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được can thiệp kịp thời.Thuốc Benprox chỉ được sử dụng ngoài ra nên tránh tiếp xúc trực tiếp với mắt, màng nhầy. Nếu vô tình tiếp xúc ở những vị trí này thì người bệnh nên thực hiện rửa sạch bằng nước. Nếu tình trạng bị kích ứng quá mức thì người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
doc_8033;;;;;doc_17825;;;;;doc_25040;;;;;doc_4493;;;;;doc_28969
Thuốc Vanprox 200 là thuốc kháng sinh dùng trong điều trị: viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm phổi, bệnh lậu,... và một số trường hợp nhiễm khuẩn khác. Thuốc Vanprox 200 có tác dụng gì, sử dụng như thế nào, hãy cùng tìm hiểu công dụng thuốc Vanprox qua bài viết dưới đây. Thành phần: Cefpodoxim (dưới dạng Cefpodoxim proxetil) 200 mg. Nhóm thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm. Dạng bào chế:Viên nang cứngĐóng gói: Hộp 1 vỉ x 6 viên nang cứng. Nhà sản xuất: Square Pharmaceuticals Ltd. 2. Công dụng thuốc Vanprox 200 Chỉ định:Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm: viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng.Viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng.Nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng.Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng.Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.Cách dùng - Liều dùng của Vanprox 200Cách dùng: Thuốc dùng uống.Liều dùng. Người lớn:Nhiễm khuẩn hô hấp trên, kể cả viêm amidan ѵà viêm họng: 100mg mỗi 12 giờ trong 10 ngày.Viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng: 200 mg mỗi 12 giờ trong 14 ngày.Nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng: liều duy nhất 200 mg.Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng: 100mg mỗi 12 giờ trong 7 ngày.Nhiễm khuẩn da ѵà cấu trúc da: 400 mg mỗi 12 giờ trong 7 – 14 ngày.Trẻ em:Viêm tai giữa cấp tính: 10 mg/kg/ngày (tối đa 400 mg/ngày chia Ɩàm 2 lần) trong 10 ngày.Viêm họng và viêm amidan: 10 mg/kg/ngày (tối đa 200mg/ngày chia Ɩàm 2 lần) trong 10 ngày.Cefpodoxime nên được chỉ định cùng với thức ăn. Ở các bệnh nhân suy thận (độ thanh thải creatinine dưới 30 ml/phút), khoảng cách giữa liều nên được tăng đến 24 giờ.Không cần phải điều chỉnh liều ở các bệnh nhân xơ gan.Xử trí khi quá liều. Nếu quá liều xảy ra cần báo ngay cho bác sĩ, hoặc thấy có biểu hiện bất thường cần tới bệnh viện để được điều trị kịp thời. 3. Tác dụng phụ của Vanprox 200 Tác dụng phụ được ghi nhận trong các thử nghiệm lâm sàng thường nhẹ ѵà thoáng qua, bao gồm: đi tiêu chảy, buồn nôn, nôn ói, đau bụng, viêm đại tràng và đau đầu. Hiếm khi xảy ra phản ứng quá mẫn nổi ban, chứng ngứa,chóng mặt,chứng tăng tiểu cầu,chứng giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hoặc tăng bạch cầu ưa eosin. 4. Lưu ý đặc biệt và thận trọng khi sử dụng Vanprox 200 Chống chỉ định:Bệnh nhân có tiền sử nhạy cảm với cefpodoxime proxetil.Lưu ý và thận trọng:Những đối tượng cần lưu ý trước khi dùng: người già, phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, người mẫn cảm dị ứng với bất cứ chất nào trong thành phần của sản phẩm... Hoặc đối tượng bị nhược cơ, hôn mê gan, viêm loét dạ dày,...Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Cần hết sức thận trọng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. Các sản phẩm dù đã kiểm nghiệm vẫn có những nguy cơ đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc. Chưa có báo cáo cụ thể về ảnh hưởng của sản phẩm với người lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng. 5. Tương tác của Vanprox 200 Nồng độ trong huyết tương giảm khoảng 30% khi Cefpodoxime proxetil được chỉ định cùng với thuốc kháng acid hoặc ức chế H2.Khi chỉ định Cefpodoxime đồng thời với hợp chất được biết Ɩà gây độc thận nên theo dõi sát chức năng thận.Nồng độ cefpodoxime trong huyết tương gia tăng khi chỉ định Cefpodoxime với probenecid.Thay đổi các giá trị xét nghiệm: Cephalosporins Ɩàm cho thử nghiệm Coomb trực tiếp dương tính.Bảo quản. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, ở nhiệt độ dưới 30 độ C.Để xa tầm tay trẻ em.;;;;;Mibeproxil 300mg là thuốc được sử dụng trong điều trị HIV hoặc dự phòng lây nhiễm HIV nhờ thành phần chính là hoạt chất Tenofovir disoprosil Fumarat. 2. Chỉ định của thuốc thuốc Mibeproxil 300mg Mibeproxil 300mg được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:Kết hợp điều trị với các thuốc kháng retro-virus khác trong điều trị nhiễm HIV tuýp 1 (HIV-1) ở người lớn mà không sử dụng riêng lẻ.Kết hợp sử dụng với các thuốc kháng retro-virus khác trong phòng ngừa lây nhiễm HIV sau khi có tiếp xúc với bệnh vì nguyên nhân nghệ nghiệp hoặc không với tác nhân có nguy cơ lây nhiễm virus.Điều trị viêm gan B mạn tính ở người lớn. 3. Cách sử dụng thuốc Mibeproxil 300mg Đối với người nhiễm HIV sử dụng 1 viên x 1 lần/ ngày có kết hợp với thuốc kháng retro-virus khác.Dự phòng lây nhiễm HIV sau khi xảy ra tiếp xúc do nguyên nhân nghề nghiệp. Nên sử dụng tốt nhất trong vòng vài giờ sau khi tiếp xúc và dùng liên tục trong 4 tuần tiếp theo nếu dung nạp: Uống 1 viên x 1 lần/ ngày và kết hợp thuốc kháng retro-virus khác như lamivudin hay emtricitabin.Dự phòng lây nhiễm HIV không do nguyên nhân nghề nghiệp gây ra tốt nhất trong vòng 72 giờ từ khi tiếp xúc và liên tục trong 28 ngày: Uống 1 viên x 1 lần/ ngày và cần kết hợp với ít nhất 2 thuốc kháng retro-virus khác.Điều trị viêm gan B mạn tính: Uống 1 viên x 1 lần/ ngày trong hơn 48 tuần.Đối với bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh liều dựa trên mức độ thanh thải creatinin. Nếu chỉ số này ≥ 50 ml/ phút có thể dùng liều thông thường 1 lần/ ngày. Trong khoảng 30 - 49 ml/ phút có thể dùng cách nhau mỗi 48 giờ và nếu độ thanh thải creatinin 10 - 29 ml/ phút thì dùng cách nhau mỗi 72 - 96 giờ.Đối với bệnh nhân thực hiện thẩm phân máu thì nên dùng liều cách nhau 7 ngày hoặc sau khi thực hiện thẩm phân 12 giờ.Bệnh nhân suy giảm chức năng gan thì không cần thiết phải điều chỉnh liều khi sử dụng thuốc Mibeproxil 300mg. 4. Một số tác dụng phụ xảy ra khi sử dụng thuốc Mibeproxil 300mg Trong quá trình sử dụng thuốc Mibeproxil có thể xảy ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:Tác dụng phụ phổ biến thường gặp nhất khi sử dụng Tenofovir Disoproxil Fumarat là các phản ứng nhẹ trên đường tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu, đầy hơi, chán ăn.Tăng cao nồng độ amylaz huyết thanh.Giảm nồng độ phosphat huyết.Một số ít trường hợp có thể gặp phát ban da cũng có thể gặp.Có một số phản ứng ứng trên hệ thần kinh như bệnh thần kinh ngoại vi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, suy nhược, trầm cảm, ra mồ hôi và đau cơ.Tăng nồng độ triglycerid máu, tăng men gan, tăng đường huyết và giảm bạch cầu trung tính.Mibeproxil có thể gây ra tình trạng tăng sinh mô mỡ bằng cách thay đổi sự phân bố lại hay sự tích tụ mỡ trong cơ thể. Biểu hiện bằng sự phì đại mặt trước và sau cổ gây ra hiện tượng "gù trâu", phì đại tuyến vú. Hội chứng Cushing có thể xuất hiện khi dùng các thuốc kháng retro-virus.Khi sử dụng Tenofovir với Lamivudin và Efavirenz ở bệnh nhân nhiễm HIV có thể thấy hình ảnh giảm mật độ khoáng của cột sống thắt lưng kèm sự gia tăng nồng độ của 4 yếu tố sinh hóa trong quá trình chuyển hóa xương. Do đó, cần theo dõi sự phát triển xương chặt chẽ ở những bệnh nhân nhiễm HIV đã có tiền sử gãy xương hoặc có nguy cơ loãng xương. 5. Tương tác giữa Mibeproxil và các thuốc khác: Tenofovir tương tác với các thuốc làm giảm chức năng thận hoặc cạnh tranh đào thải qua ống thận khi sử dụng cùng lúc như Acyclovir, cidofovir, ganciclovir, valganciclovir, valacyclovir. Các thuốc này có thể làm tăng nồng độ tenofovir huyết tương.Mibeproxil có thể gây ra khả năng đồng vận giữa tenofovir và các chất ức chế proteaz HIV như amprenavir,indinavir, atazanavir, saquinavir, ritonavir.Mibeproxil có thể tạo ra khả năng đồng vận với các thuốc ức chế men sao chép ngược nucleosid như abacavir, emtricitabin, didanosin, lamivudin, stavudin, zidovudin, zalcitabin.Mibeproxil 300mg là thuốc được sử dụng trong điều trị HIV hoặc dự phòng lây nhiễm HIV nhờ thành phần chính là hoạt chất Tenofovir disoprosil Fumarat. Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được các tác dụng phụ, người dùng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Ximeprox Tab là thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, với thành phần chính chứa Dextromethorphan hydrobromid. Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp ho khan, ho mãn tính, ho do họng và phế quản bị kích thích bởi cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích như khói thuốc, ô nhiễm,.... Dược lý của thuốc khá mạnh, do đó người bệnh cần hết sức thận trọng và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Thuốc Ximeprox Tab là thuốc chữa ho và các bệnh về đường hô hấp được sản xuất tại Đài Loan.Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, đóng gói lọ x 100 viên. Thành phần công thức thuốc:Thành phần chính: 15 mg Dextromethorphan hydrobromid. Tá dược khác: Calci phosphat dibasic, lactose, sunset yellow, tinh bột khoai tây, cellulose vi tinh thể, magnesi stearat, talc. 2. Tác dụng thuốc Ximeprox Tab Thuốc Ximeprox Tab là thuốc thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, với thành phần chính chứa Dextromethorphan hydrobromid - dược chất hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và có hiệu quả ngay sau 15 - 30 phút, thế nên có tác dụng đó là:Dextromethorphan hydrobromid là hoạt chất giảm ho tác dụng trên trung tâm ho ở hành não. Tuy cấu trúc hóa học giữa Dextromethorphan và Morphin không liên quan nhưng dextromethorphan có hiệu quả nhất khi điều trị ho mãn tính không có đờm kèm theo. Để điều trị triệu chứng đường hô hấp trên hiệu quả, thường sẽ dùng phối hợp dextromethorphan với nhiều chất khác. Lưu ý thuốc không có tác dụng với trường hợp ho long đờm.Hiệu lực của dextromethorphan kéo dài được 5-6 giờ, gần tương đương hoạt chất codein. Ưu điểm của dextromethorphan so với codein là dextromethorphan ít gây tác dụng phụ cho đường tiêu hoá.Mặc dù độc tính của dextromethorphan thấp, nhưng nếu dùng liều rất cao có thể gây ức chế thần kinh trung ương. 3. Chỉ định và chống chỉ định 3.1 Chỉ định. Cũng giống như thuốc điều trị trên đường hô hấp khác, thuốc Ximeprox Tab được chỉ định dùng cho các trường hợp sau:Điều trị các triệu chứng ho do họng và phế quản bị kích thích bởi cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích như khói thuốc, không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại, bụi,...Ho khan không đờm hoặc mạn tính.3.2 Chống chỉ định. Thuốc Ximeprox Tab cũng khuyến cáo không dùng cho các trường hợp đó là:Trẻ em dưới 2 tuổi.Người bệnh mẫn cảm với thành phần dextromethorphan hoặc tá dược khác trong thuốc.Sản phẩm có chứa đường Lactose, vậy nên không dùng cho người không dung nạp lactose.Người bệnh đang dùng IMAO. 4. Cách dùng và liều dùng 4.1 Cách dùng. Cách dùng thuốc phụ thuộc vào dạng sản xuất.Thuốc Ximeprox Tab được sản xuất dạng viên nén, đóng trong lọ nhựa có nắp nên được dùng bằng cách uống trực tiếp với nước. Không nên thay đổi cách uống như là nhai, nghiền nát, vì có thể ảnh hưởng đến dược tính của thuốc.Thời điểm uống thuốc tốt nhất là sau ăn thời gian giữa các liều cách nhau ít nhất từ 4 - 8 tiếng.4.2 Liều dùng. Quy định về liều dùng dựa trên độ tuổi và mức độ nguy hiểm của bệnh. Liều dùng của mỗi người sẽ được kê đơn riêng, cụ thể là:Người lớn và trẻ > 12 tuổi: 1viên/lần/4 giờ hoặc 2 viên/lần/6 - 8 giờ, tuy nhiên tối đa chỉ dùng 4 viên/24 giờ.Trẻ 6 -12 tuổi: 1⁄2 viên/lần/4 giờ, hoặc 2 viên/lần/6 - 8 giờ, tối đa dùng không quá 4 viên/24 giờ.Trẻ 2 - 6 tuổi: 1⁄4 viên/lần/6 - 8 giờ, tối đa 2 viên/24 giờ. Sau 6 - 8 giờ lại bổ sung lần tiếp theo.Người già tuổi: Liều dùng như người trưởng thành.Những người bệnh có nguy cơ suy hô hấp và viêm đường họng thời gian tối đa kéo dài không quá 7 ngày.Không tự ý thay đổi liều dùng thuốc nếu không có chỉ định từ cán bộ y tế có chuyên môn. Hiệu quả của thuốc phụ thuộc vào cơ địa hấp thụ. 5. Tương tác thuốc Khi sử dụng chung thuốc Ximeprox Tab cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường có thể xảy ra tương tác thuốc không như ý dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng. Do đó, người bệnh cần lưu ý không dùng chung thuốc Ximeprox Tab với một số loại thuốc kể dưới đây:Thuốc ức chế IMAO.Thuốc ức chế thần kinh trung ương: càng làm tăng tác dụng ức chế.Quinidin ức chế cytochrom P4s9 2D6 có thể làm giảm chuyển Các loại thực phẩm đặc biệt gây ho hoặc sử dụng rượu, bia, thuốc lá... vì có thể gây ra những phản ứng rất nguy hiểm.Đọc kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên môn. 6. Tác dụng phụ Mặc dù đã cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích cũng như rủi ro mà thuốc đem lại. Tuy nhiên trong quá trình dùng thuốc do nhiều nguyên nhân mà người bệnh vẫn có thể gặp phải các phản ứng phụ.Một số tác dụng phụ không muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc Ximeprox Tab cụ thể là:Thường gặp: Mệt mỏi, nhịp tim nhanh, chóng mặt, buồn nôn, nóng đỏ,...Ít gặp: Ngứa, nổi mề đay, ...Hiếm gặp: phát ban ngoài da, buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc, rối loạn thần kinh, suy hô hấp,...Trên đây chưa phải là tổng hợp tất cả các tác dụng phụ của thuốc Ximeprox Tab. Do đó, trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ khác. Vậy nên, nếu trong quá trình dùng thuốc, người bệnh phát hiện bất kỳ biểu hiện lạ không quy định trong hướng dẫn sử dụng thuốc từ nhà sản xuất, hãy đi ngay cấp cứu ngay để được xử lý sớm. 7. Lưu ý khi dùng Để cơ thể có thể đáp ứng tốt và phòng tránh những rủi ro, bạn cần lưu ý những điều sau:Chú ý với người bệnh bị ho đờm và ho mạn tính hoặc tràn khí.Người bệnh đang bị hoặc đang chữa trị suy giảm hô hấp.Dùng dextromethorphan có thể dị ứng với những cơ địa nhạy cảm.Nếu dùng thuốc ở liều cao hoặc lạm dụng uống nhiều lần có thể khiến thần kinh bị ức chế.Khi sử dụng thuốc cho người suy gan thận cần dùng đúng liều và giản theo chỉ định.Mẹ bầu đang mang thai và cho con bú không được sử dụng thuốc này thường xuyên.Thuốc có những ảnh hưởng nhất định đến thần kinh, hệ tiêu hóa, bài tiết vậy nên người bệnh cần thận trọng dùng thuốc khi đối với công việc lái xe, nhập dữ liệu văn phòng, hoạt động,...Thông báo ngay với bác sĩ nếu phát hiện bất thường.Đọc kỹ mọi thông tin và tham khảo thêm ý kiến khách hàng.Hết thời gian dùng thuốc mà vẫn không cải thiện thì hãy trao đổi với bác sĩ để được đổi thuốc hoặc kết hợp cùng thuốc khác phù hợp. 8. Xử trí quá hoặc quên liều Trường hợp này xảy ra rất nhiều mà không phải ai cũng biết cách xử trí. Thế nên người bệnh cần nắm chắc cách xử trí với từng trường hợp cụ thể như:Quá liều: Nếu uống quá liều mà cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường nguy hiểm như nôn mửa, co giật, hôn mê, đau bụng,... người nhà hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu hoặc đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để có cách xử trí phù hợp như thúc nôn, giải độc,... Đồng thời người thân, hãy cung cấp cho bác sĩ tên thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn.Quên liều: Hãy uống ngay khi nhớ đến, nhưng nếu thời gian đã quá gần với liều kế tiếp, thì nên bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp như chỉ định. Lưu ý tự ý tăng gấp đôi liều dùng.Thuốc Ximeprox Tab là thuốc kê đơn thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp, với thành phần chính chứa Dextromethorphan hydrobromid nên thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp ho khan, ho mãn tính, ho do họng và phế quản bị kích thích bởi cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích như khói thuốc, ô nhiễm,.... Dược lý của thuốc khá mạnh, do đó người bệnh cần hết sức thận trọng và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên môn.;;;;;Bepracid là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton – giảm tiết acid dạ dày, được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, loét dạ dày – tá tràng. Hiểu rõ tác dụng cũng như tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng Bepracid sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Bepracid gồm các thành phần sau:Thành phần chính: Rabeprazole Natri 20 mg. Tá dược khác: Povidon, Mannitol, Magnesi Oxyd, Talc, Hypromellose, Magnesi Stearate, Triethyl Citrate, Titan Dioxyd, Quinoline Yellow, PEG 6000.Rabeprazole Natri có tác dụng ức chế tiết acid dạ dày trong điều kiện bình thường và trong cả tình trạng kích thích bằng cách ức chế enzym H+/K+-ATPase ở tế bào thành của niêm mạc dạ dày. Đây là enzym đóng vai trò bơm acid, hydrogen hoặc proton từ tế bào thành vào dạ dày nên Rabeprazole được coi là thuốc ức chế bơm proton.Rabeprazole sau khi vào cơ thể sẽ gắn vào enzym H+/K+-ATPase, ngăn chặn giai đoạn cuối cùng của sự tiết acid bằng cách proton hóa Rabeprazole và chuyển thành sulfenamid hoạt động ở tế bào thành của dạ dày. Hoạt chất này sau đó gắn với cystein của bơm proton làm bất hoạt enzyme H+/K+-ATPase, từ đó làm giảm lượng acid dạ dày. 2. Chỉ định của thuốc Bepracid 20 mg Thuốc Bepracid 20 mg được chỉ định trong các trường hợp:Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GERD)Loét dạ dày – tá tràng giai đoạn đang tiến triển. Hội chứng Zollinger – Ellison và các tình trạng bệnh lý tăng tiết dịch vị khác.Phối hợp với liệu trình kháng sinh để điều trị diệt trừ Helicobacter Pylori ở bệnh nhân bị loét hành tá tràng.Thuốc Bepracid không được sử dụng trong những trường hợp:Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với Rabeprazole, các dẫn chất của Benzimidazole (omeprazole, ezomeprazole, pantoprazole,...) hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú 3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Bepracid 20 mg 3.1. Cách sử dụng. Thuốc Bepracid 20 mg được sử dụng bằng đường uống cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên. Bệnh nhân nên uống toàn bộ viên thuốc Bepracid 20mg, không nên nhai, bẻ, nghiền nát vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Thuốc được sử dụng vào buổi sáng trước khi ăn.3.2. Liều dùng cho từng trường hợp cụ thể. Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản: 20 mg/ lần/ ngày trong 4 – 8 tuần. Không dùng quá 12 tháng. Loét dạ dày – tá tràng giai đoạn đang tiến triển: 20 mg/ ngày trong 4 – 8 tuần trường hợp loét tá tràng và 20 mg/ ngày trong 6 -12 tuần trường hợp loét dạ dày.Hội chứng Zollinger – Ellison: Liều bắt đầu: 60 mg/ lần/ ngày, tăng giảm liều dựa vào sự đáp ứng của bệnh nhân. Có thể tăng lên đến liều 120 mg/ ngày. Khi liều trên 100 mg/ngày nên chia làm 2 lần uống.Diệt trừ Helicobacter Pylori: Điều trị phối hợp trong 7 ngày theo phác đồ: uống (1 viên Bepracid 20 mg + 1000 mg Amoxicillin + 500 mg Clarithromycin)/ lần, ngày 2 lần. Một số tác dụng phụ không mong muốn bệnh nhân có thể gặp khi sử dụng thuốc Bepracid 20 mg:Thường gặp: tiêu chảy, đau đầu, nổi mẩn daÍt gặp: chóng mặt, mệt mỏi, táo bón, buồn nôn, đầy hơi, ngứa. Trong trường hợp quên thuốc, bệnh nhân không uống bù liều thuốc đã quên, tiếp tục uống kế tiếp theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp quá liều cao nhất được ghi nhận là 80 mg. Hiện nay chưa có thông tin về dấu hiệu lâm sàng hoặc triệu chứng quá liều được ghi nhận. Trong trường hợp quá liều, bệnh nhân sẽ được điều trị triệu chứng và nâng đỡ tổng trạng. Chưa có thông tin về thuốc giải độc đặc hiệu của thuốc Bepracid. 4. Tương tác của thuốc Bepracid Thuốc Bepracid 20 mg có thể tương tác nếu dùng đồng thời với những thuốc và chất sau:Những thuốc phụ thuộc p. H dạ dày: ví dụ Ketoconazol hay Itraconazol là các thuốc kháng nấm, khi dùng đồng thời với Rabeprazol Natri có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của thuốc.Cyclosporin: Rabeprazole có thể làm tăng nồng độ tối đa của Cyclosporin trong huyết tương.Warfarin: Sử dụng đồng thời 2 thuốc làm tăng thời gian Thrombin gây chảy máu bất thường có thể dẫn đến tử vong.Methotrexat: Tăng và kéo dài nồng độ của Methotrexat và chất chuyển hóa của nó trong huyết thanh. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Bepracid 20 mg Phải loại trừ loét dạ dày ác tính hoặc ung thư thực quản trước khi sử dụng thuốc Bepracid.Phải kiểm tra thường xuyên cho những bệnh nhân điều trị dài ngày.Có thể sử dụng cho bệnh nhân suy gan, suy thận nhẹ hoặc trung bình, không cần điều chỉnh liều.Thận trọng khi dùng ở những bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng. Sử dụng thuốc Bepracid liều cao và liên tục (trên 1 năm) có thể làm tăng nguy cơ loãng xương, nhất là ở phụ nữ.Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì thuốc Bepracid có thể gây mệt mỏi, giảm tỉnh táo.Không sử dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian điều trị thuốc Bepracid.Tuyệt đối không sử dụng nếu thấy thuốc có hiện tượng mốc, đổi màu, chảy nước, quá hạn sử dụng.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Bepracid 20 mg, người bệnh cần đọc kĩ hướng dẫn trên bao bì, tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng an toàn và hiệu quả.;;;;;Benca là thuốc tẩy giun được sử dụng phổ biến hiện nay, có thể phát huy hiệu quả trên nhiều loại giun như giun kim, giun tóc, giun móc, giun đũa và giun lươn. Để dùng thuốc đúng cách, bạn đọc hãy cùng tham khảo những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây. Thuốc Benca có chứa thành phần chính là Mebendazole hàm lượng 500mg. Đây được biết đến là dẫn chất benzimidazole, có phổ chống giun sán rộng và phát huy tốt hiệu quả trên các giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc,... Đặc biệt, hoạt chất Mebendazole còn có khả năng tiêu diệt được trứng của giun đũa và giun tóc.Cơ chế tác dụng của Benca là liên kết với các tiểu quản của ký sinh trùng để từ đây gây ức chế việc tạo thành các vi cấu trúc hình ống ở giun làm cho giun bị cạn kiệt glucose. 2. Chỉ định và chống chỉ định Thuốc Benca được sử dụng trong điều trị nhiễm giun chỉ, giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim.Ngoài ra, thuốc chống chỉ định với người quá mẫn với mebendazole, mắc bệnh gan, phụ nữ có thai & trẻ em < 2 tuổi. 3. Liều dùng và cách dùng Sử dụng thuốc Benca với liều dùng 1 viên 500mg/ ngày (liều duy nhất). Sau 3 tuần dùng thuốc điều trị, nếu giun vẫn còn bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng một đợt thứ hai. Trong thời gian điều trị bằng thuốc, bệnh nhân không cần nhịn đói hay uống thuốc xổ. Sau đó, bệnh nhân chú ý tẩy giun định kỳ 4 - 6 tháng/ lần. 4. Tác dụng phụ Thuốc Benca rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ, một số vấn đề người dùng có thể gặp phải gồm có:Tác dụng phụ ít gặp: Đau bụng, đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, có cảm giác buồn ngủ.Tác dụng phụ hiếm gặp: Đau bụng dữ dội, nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến những biểu hiện như sốt kéo dài, mệt mỏi. Trên cơ thể người dùng có thể xuất hiện những vết bầm tím hoặc chảy máu, nước tiểu đậm màu, vàng da, cơ thể suy nhược, co giật. Tác dụng phụ cực hiếm gặp: Ngứa, phát ban, sưng mặt hoặc họng, lưỡi, khó thở, cảm giác chóng mặt. 5. Tương tác thuốc Bạn cần thông tin cho bác sĩ về các loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn, đặc biệt là các loại vitamin hoặc thuốc có thành phần là carbamazepine để tránh gây tương tác với thuốc Benca.Thuốc Benca có thể tương tác với các loại thuốc điều trị động kinh như phenytoin, carbamazepine nên cần tránh dùng chung thuốc trong cùng thời điểm. 6. Lưu ý khi dùng thuốc Benca Trong quá trình sử dụng thuốc Benca, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Để trị giun hiệu quả nên kết hợp điều trị giun cho người thân trong gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần bởi giun có thể lây từ người này sang người khác, đặc biệt là giun kim.Nhà vệ sinh cần được khử trùng sạch sẽ thường xuyên; áo quần và đồ dùng sinh hoạt cá nhân cũng cần được giặt sạch, phơi khô và thay đổi mỗi ngày.Trước khi sử dụng thuốc Benca, bạn cần cho bác sĩ biết về tình trạng dị ứng thuốc hoặc các thành phần của thuốc nếu có.Thông báo cho bác sĩ khi bạn có tiền sử mắc bệnh gan hoặc dạ dày, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng vì việc dùng thuốc Benca có thể làm gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.Chú ý định kỳ tẩy giun 6 tháng/ lần để bảo vệ sức khỏe tốt nhất.Trên đây là thông tin tham khảo về thuốc thuốc Benca. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng thuốc Benca cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn cũng như chú ý dùng thuốc định kỳ.
question_114
Nguy cơ bị phù bạch huyết sau ung thư vú
doc_114
1. Triệu chứng của phù bạch huyết sau ung thư vú Phù bạch huyết sau ung thư vú thường có xu hướng xảy ra ở vùng ngực, vú hoặc cánh tay trong vài ngày điều trị hoặc sau vài năm. Triệu chứng điển hình nhất của phù bạch huyết là sưng tấy bất thường, có thể bắt đầu bằng cảm giác nặng nề trước. Các triệu chứng khác của phù bạch huyết gồm có:Đau tức;Tê bì;Cảm giác yếu, khó sử dụng cánh tay;Cảm giác da dày hơn;Da lở loét, nhiễm trùng, vết thương chậm lành.2. Các yếu tố nguy cơ gây phù bạch huyết sau điều trị ung thư vú. Phù hạch bạch huyết có thể do một số phương pháp điều trị ung thư vú gây ra hoặc các yếu tố nguy cơ khác, cụ thể như sau:Loại bỏ các hạch bạch huyết: L một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra phù bạch huyết sau điều trị ung thư vú. Điều này đặc biệt đúng ở các trường hợp bóc tách toàn bộ hạch bạch huyết ở nách, bao gồm các hạch bạch huyết ở trước, sau và dưới cơ ngực bé hoặc hạch nách ở dưới cánh tay.Xạ trị hạch bạch huyết: Phương pháp xạ trị các hạch bạch huyết dưới cánh tay có thể gây ra sẹo và tắc nghẽn hệ thống bạch huyết dẫn tới phù hạch bạch huyết.Phẫu thuật đoạn nhũ hoặc các phẫu thuật vú khác: Phù bạch huyết có thể xảy ra khi có sự gián đoạn trong lưu thông của bạch huyết như khi các hạch bạch huyết bị loại bỏ trong quá trình phẫu thuật ung thư vú. Phù hạch bạch huyết sau phẫu thuật có thể xảy ra ở cả phẫu thuật bảo tồn vú. Ung thư trong các hạch bạch huyết: Khối u hình thành trong các hạch bạch huyết có thể chặn dòng chảy của chất lỏng bạch huyết.Mô sẹo: Các mô sẹo hình thành ở gần hạch bạch huyết có thể gây cản trở hệ thống bạch huyết. Mô sẹo có thể phát triển do phẫu thuật hoặc xạ trị.Mật độ vú: Mật độ vú thấp cũng có thể là yếu tố nguy cơ gây ra phù bạch huyết nghiêm trọng.Các yếu tố nguy cơ khác: Béo phì, nghiện thuốc lá, đái tháo đường, phẫu thuật ở vùng nách trước đó. Hiện nay, chưa có cách điều trị đặc hiệu cho phù bạch huyết sau ung thư vú. Tuy nhiên, người bệnh có thể được điều trị để giảm sưng tấy, giảm nhẹ các triệu chứng và giữ cho bệnh không trở nên tồi tệ hơn. Điều trị phù bạch huyết có thể bao gồm các phương pháp sau:Băng thun áp lực: Là 1 dạng ống bọc đặc biệt vừa với cánh tay giúp lưu thông dòng chảy bạch huyết hiệu quả hơn.Tập luyện: Di chuyển cánh tay bị phù có thể làm giảm sưng nhờ việc dòng chảy bạch huyết được lưu thông.Vật lý trị liệu: Các bài tập vật lý trị liệu, xoa bóp có thể làm giảm sưng do phù bạch huyết.Bơm khí nén: Là một cơ chế bơm làm phồng một ống bọc được đeo trên.Giảm cân: Việc giảm trọng lượng cơ thể cũng có thể hữu ích trong điều trị phù bạch huyết.Các phương pháp phẫu thuật có thể được cân nhắc:Mổ bắc cầu tĩnh mạch bạch huyết: Các mạch bạch huyết khác được kết nối với tĩnh mạch gần đó, từ đó tìm được lối ra cho dịch bạch huyết dư thừa. Chuyển ghép hạch bạch huyết: Các mô sẹo gây cản trở lưu thông bạch huyết sẽ được loại bỏ sau đó các hạch bạch huyết khỏe mạnh được lấy từ Hút mỡ: da thừa và mô dưới da cánh tay sẽ được loại bỏ. Nếu phù bạch huyết do sự ảnh hưởng của khối ung thư thì việc điều trị ung thư vẫn là cần thiết nhất. Ngoài ra, nên tránh sử dụng cánh tay bị phù để đo huyết áp, lấy máu. Cố gắng giữ cho làn da sạch sẽ và chăm sóc ngay cả khi chỉ là những vết thương nhỏ. 4. Phòng ngừa phù hạch bạch huyết sau ung thư vúĐể phòng ngừa phù bạch huyết sau ung thư vú người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý sau:Theo dõi ung thư vú ngay cả khi đã kết thúc điều trị.Tham gia vào các hoạt động thể chất thường xuyên và đảm bảo tập thể dục cho phần chi trên.Không sử dụng cánh tay bị ảnh hưởng để tiêm, lấy máu hoặc đo huyết áp.Điều trị ngay các vết bỏng, nhiễm trùng da hoặc vết thương ở tay.Không mặc quần áo quá chật hoặc bó sát vào vùng bị ảnh hưởng.Phù bạch huyết là một tình trạng mãn tính, nếu không điều trị có khả năng tiến triển nguy hiểm. Do đó người bệnh nên đi khám ngay khi có các triệu chứng sau:Cảm giác đầy ở cánh tay;Sưng đáng kể cánh tay;Gặp khó khăn khi cử động cánh tay;Da ở bên bị ảnh hưởng có màu đỏ, ấm hoặc nứt;Thường xuyên bị nhiễm trùng cánh tay;Đau tay không rõ nguyên nhân.com
doc_41149;;;;;doc_41155;;;;;doc_56112;;;;;doc_6421;;;;;doc_37755
1. Tổng quan về phù bạch huyết Mạch bạch huyết giữ chức năng vận chuyển nước và các chất hòa tan, cung cấp dinh dưỡng, thu thập chất thải và vi khuẩn. Vì vậy, khi bị tổn thương hoặc tắc nghẽn, các chất vận chuyển bị thoát ra các mô khác, bị nước và các chất hòa tan làm phù mô kẽ gây phù bạch huyết. Căn bệnh này thường xảy ra ở những bệnh nhân ung thư. Dường như trở thành một chứng bệnh khó tránh khỏi trong quá trình điều trị và sau điều trị. Nguyên nhân gây bệnh Có 2 nguyên nhân gây bệnh là nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát Nguyên nhân này khá hiếm gặp, chủ yếu do những rối loạn phát triển. Thường xảy ra vào độ tuổi dưới 20. Bệnh Milroy: Là một rối loạn di truyền từ trong trứng gây ra các dị tật hạch bạch huyết và dẫn đến phù bạch huyết. Bệnh Meige: Là khi mạch bạch huyết hình thành nhưng không có van giữ dịch khiến bạch huyết chảy ngược và hoạt động bất thường ở chân tay. Phù bạch huyết khởi phát muộn: Bắt đầu từ tuổi 35. Nguyên nhân thứ phát Bất kỳ thủ thuật nào làm tổn hại đến mạch bạch huyết đều có thể gây phù. Bao gồm: Phẫu thuật ung thư vú. Bức xạ điều trị ung thư. Ung thư. Nhiễm trùng. Các yếu tố nguy cơ của bệnh Phù mạch bạch thường xảy ra ở những đối tượng sau: Mắc ung thư hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư. Đã từng phẫu thuật và có vùng mổ lớn. Tiếp xúc với chất độc hại, chất phóng xạ lâu. Mắc vảy nến, viêm khớp dạng thấp hay các bệnh tự miễn khác. Điều kiện sống thiếu vệ sinh. Béo phì. Người lớn tuổi. Dấu hiệu của bệnh Tùy độ nặng nhẹ mà dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau. Các triệu chứng thường là: Sưng toàn bộ hoặc một phần cánh tay, chân. Đau thắt, nặng nề. Nhiễm trùng tái lại nhiều lần. Vùng da bị phù cứng và dày lên. Các dấu hiệu này dao động từ nặng tới nhẹ. Dấu hiệu sẽ không đáng chú ý cho tới khi kích thước ngón tay, ngón chân thay đổi, thậm chí khó sử dụng. Hậu quả của phù bạch huyết Căn bệnh này có thể khiến cánh tay hoặc chân dễ bị nhiễm trùng, bao gồm: Viêm mô tế bào: Vi khuẩn lây nhiễm trên da khiến cánh tay hoặc chân bị viêm mô tế bào nghiêm trọng. Nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng các mạch bạch huyết: Bất kỳ thương tích nào cũng có thể gây nhiễm trùng. Biến chứng là các điểm phù lan rộng. Đây có thể là kết quả của các trường hợp mạch bạch huyết bị phù nghiêm trọng nhưng không được điều trị. 2. Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh phù bạch huyết Khi chẩn đoán, điều quan trọng nhất là phải loại trừ những nguyên nhân nguy hiểm như khả năng trong mạch máu có huyết khối hoặc nhiễm trùng. Bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, tiền căn phù và kết hợp các xét nghiệm để khảo sát kỹ hơn. Các phương pháp chẩn đoán bệnh Siêu âm Doppler mạch máu: Là phương pháp nhanh, chính xác để xác định tổn thương tại nơi bị phù. Chụp cộng hưởng từ: Xem xét các mô và đặc điểm của phù. Chụp vi tính cắt lớp: Hiển thị các khu vực bị tắt nghẽn của hệ bạch huyết. Hình ảnh hạt nhân phóng xạ: Dùng thuốc nhuộm phóng xạ để quan sát toàn bộ hệ bạch huyết. Tuy nhiên, hiện phương pháp này ít phổ biến tại Việt Nam vì đòi hỏi kỹ thuật cao. Các phương pháp điều trị Phù bạch huyết hiện không có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chủ yếu làm giảm đau, giảm sưng. Bao gồm các phương pháp sau. Các bài tập Di chuyển cánh tay, chân bị ảnh hưởng để khuyến khích dịch bạch huyết lưu thông. Khi luyện tập không nên làm quá sức mà chỉ nên co nhẹ nhàng các cơ. Băng nơi bị tổn thương Quấn băng quanh toàn bộ chi bị tổn thương sẽ tạo ra áp lực đẩy dịch bạch huyết chảy ngược vào trong chi và thân. Khi quấn, phải quấn chặt ngón tay, ngón chân và lỏng dần khi di chuyển tới cánh tay, cánh chân. Massage Massage có thể dẫn dòng chảy của bạch huyết di chuyển nhẹ nhàng đến các hạch bạch huyết. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể dùng phương pháp này. Nếu vùng da bị nhiễm trùng, có cục máu đông thì tránh xoa bóp. Nếu đang mắc ung thư thì nên tránh massage vào vùng đã xạ trị. Nén khí Tức dùng máy bơm gắn vào quần áo nơi vùng bị tổn thương rồi căng hơi ống tay áo, gây áp lực để di chuyển dịch bạch huyết từ ngón tay, ngón chân giúp giảm sưng ở cánh tay, chân. Đồ may mặc nén Bao gồm áo dài tay hay vớ để nén cánh tay, chân. Phương pháp này thường được các bác sĩ khuyên sử dụng sau khi đã giảm sưng ở tay hoặc chân bằng những phương pháp khác. Phẫu thuật Nếu bị phù bạch huyết trầm trọng, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật để cắt bỏ mô thừa trong cánh tay hoặc chân. Tuy nhiên, phẫu thuật cũng chỉ làm giảm sưng nặng, không thể điều trị dứt điểm. Để không mắc căn bệnh nguy hiểm này, bạn nên thực hiện những phương pháp sau: Bảo vệ cánh tay, chân, hạn chế các chấn thương. Chăm sóc vết cắt, vết xước, vết bỏng cẩn thận để không bị nhiễm trùng. Nếu không cần thiết, nên hạn chế các thủ tục như tiêm chủng, lấy máu,… Trong quá trình phục hồi như sau điều trị ung thư, nên thư giãn cánh tay, chân. Đặc biệt nên tập thể dục kéo dài nhưng không được tập gắng sức. Tránh nóng trên cánh tay, chân. Hạn chế chườm đá, chườm ấm. Đặt tay chân lên cao để dịch bạch huyết dễ lưu thông. Không mặc quần áo quá chật. Giữ cánh tay, chân sạch sẽ. Chuyên khoa là địa chỉ khám các bệnh lý về tim mạch được đông đảo người dân tin tưởng. Với mong muốn giúp người bệnh tiếp cận với những dịch vụ y tế chất lượng, Khoa Tim mạch của bệnh viện luôn cập nhật, ứng dụng những máy móc và phương pháp hiện đại nhất nhằm mang lại hiệu quả và an toàn cao nhất. Có thể kể đến như: Siêu âm Doppler tim - mạch máu, điện tim, Holter điện tim, huyết áp,…;;;;;Sưng phù bạch huyết thường xảy ra ở một cánh tay hoặc cẳng chân, nhưng cũng có thể phù cả tứ chi, do sự tắc nghẽn trong hệ thống bạch huyết gây ra. Bệnh do bẩm sinh hoặc mắc phải. Phù bạch huyết gặp ở hai nhóm bệnh nhân do bẩm sinh (tiên phát) hoặc mắc phải (thứ phát). Phù bạch huyết tiên phát là một bệnh di truyền chiếm khoảng 0,6% trên số trẻ sinh ra sống. Nguyên nhân do các mạch bạch huyết bị thiếu hoặc không hoạt động, tổn thương có thể ảnh hưởng tới tứ chi, các phần khác của cơ thể, kể cả các cơ quan nội tạng. Bệnh có thể xuất hiện ngay khi mới sinh, ở độ tuổi dậy thì hay khi đã trưởng thành. Phù bạch huyết thứ phát là phù bạch huyết gây ra bởi một bệnh khác. Thể bệnh này phổ biến cả ở trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh có thể gây ra bởi một chấn thương, khi bị viêm nhiễm hay sau cuộc phẫu thuật làm ảnh hưởng đến dòng chảy của bạch huyết hoặc do phẫu thuật phải loại bỏ một hay nhiều hạch bạch huyết. Một nghiên cứu cho biết: trong hơn 3 triệu bệnh nhân bị ung thư vú còn sống, có khoảng 30% bị phù bạch huyết thứ phát. Phù bạch huyết cũng thường xảy ra sau các phẫu thuật liên quan đến tuyến tiền liệt, đường tiết niệu, cổ tử cung, ổ bụng, phẫu thuật chỉnh hình (hút mỡ) và các phẫu thuật điều trị khối u ác tính, các trị liệu bệnh u bạch huyết Hodgkin và không Hodgkin. Các đối tượng chiếu xạ, chấn thương trong thể thao, xăm trổ trên da hoặc bất kỳ tác động nào đến dòng chảy bạch huyết đều có thể gây ra phù bạch huyết thứ phát. Điều cần chú ý là phù bạch huyết có thể không xuất hiện ngay thời điểm sự kiện xảy ra, nhưng sau các sự kiện này đều có nguy cơ gây phù bạch huyết trong suốt cuộc đời. Khác với các bệnh phù khác, phù bạch huyết có đặc điểm là: sưng phù một phần của cánh tay hoặc chân hoặc toàn bộ cánh tay hoặc chân, bao gồm cả ngón tay, ngón chân. Bệnh nhân thấy một cảm giác nặng nề hoặc đau tức ở phần chi bị bệnh. Do phù gây hạn chế cử động ở tay, chân bị tổn thương. Kèm theo có dấu hiệu đau hoặc khó chịu ở chi bị bệnh. Nhiễm khuẩn thường tái phát nhiều lần ở chi bị ảnh hưởng. Phần da nơi bị phù bạch huyết cứng và dày. Ở những ca bệnh nặng, sưng rất to cánh tay, chân làm cho chi bệnh không thể cử động được. Phù bạch huyết có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng là nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn thường tái đi tái lại định kỳ từng đợt. Nguy cơ nhiễm khuẩn cao khi bệnh nhân có các vết thương trên vùng bị phù bạch huyết. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh: chụp cộng hưởng từ, sử dụng các từ trường và sóng radio, chụp cắt lớp vi tính, siêu âm Doppler, kỹ thuật hạt nhân phóng xạ hình ảnh của hệ bạch huyết (lymphoscintigraphy) sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán xác định bệnh phù bạch huyết. Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp đặc hiệu để chữa phù bạch huyết. Điều trị chủ yếu là giảm sưng và kiểm soát các cơn đau. Bệnh nhân cần thực hiện các bài tập để vận động cánh tay hoặc chân bị phù nhằm cải thiện sự lưu thông dịch bạch huyết trong vùng chi bệnh. Những bài tập này chỉ nên vừa sức đối với từng bệnh nhân, tránh sự gắng sức hoặc gây mệt mỏi. Dùng phương pháp quấn băng quanh vùng chi bệnh để cho dịch bạch huyết chảy ngược lại phần chi lành để giảm sưng căng cho vùng chi bệnh. Kỹ thuật massage cũng hay được sử dụng để làm tăng tốc độ lưu thông dịch bạch huyết giúp giảm sưng đau ở chi bệnh. Tuy nhiên, cần tránh xoa bóp nếu có một nhiễm khuẩn ở da. Phương pháp dùng khí nén: bệnh nhân được mặc một áo chuyên dụng trên cánh tay hoặc chân bị bệnh nối với một máy bơm tạo áp lực ép chi bệnh nhằm đẩy dịch bạch huyết di chuyển khỏi vùng bệnh giúp giảm sưng đau. Tuy nhiên, biện pháp này không dùng cho người tăng huyết áp, tiểu đường, tê liệt, suy tim, đông máu hoặc nhiễm khuẩn cấp tính. Các trường hợp phù bạch huyết trầm trọng có thể phải phẫu thuật cắt bỏ mô dư thừa trong cánh tay hoặc chân để giảm sưng nặng. Bệnh nhân cần thực hiện các chỉ định tập luyện và điều trị kiên trì. Cần vệ sinh sạch da hàng ngày, dùng kem dưỡng da để ngăn ngừa da khô và các vết nứt nẻ. Thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng là: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất để nâng cao thể trạng. Đồng thời, bệnh nhân cần tập thể dục nhẹ nhàng vừa sức hàng ngày để cải thiện tuần hoàn, lưu thông khí huyết giúp giảm sưng phù và đau. Việc giảm căng thẳng về tinh thần cũng là yếu tố quan trọng để đẩy lùi bệnh tật. Đồng thời, bệnh nhân cần ngủ đủ giấc (7-8 giờ mỗi ngày) để có tinh thần sảng khoái và thể lực tốt tăng khả năng chống đỡ với bệnh. Để giảm nguy cơ phù bạch huyết tăng nặng, bệnh nhân cần chú ý bảo vệ chi bị bệnh tránh các chấn thương hay các va chạm gây trầy xước da. Thận trọng khi sử dụng dao cạo râu, nên đeo găng tay khi lao động như làm vườn, nấu ăn... Hạn chế hoặc tránh các thủ thuật y tế như hút máu, tiêm hay châm cứu ở vùng chi bệnh. Tránh tác động của nhiệt đối với phần chi bệnh như không dùng đệm nóng, sưởi nóng. Khi ngủ nên nâng cao cánh tay hoặc chân bị bệnh. Không mặc quần áo chật, không đo huyết áp ở vùng tay chân bị bệnh... ;;;;;Phụ nữ có tiền sử gia đình mắc ung thư vú hoặc uống nhiều thuốc tránh thai, tiếp xúc với chất gây ung thư thì nguy cơ ung thư vú cao hơn bình thường. Ung thư vú xảy ra khi một số tế bào ở vú phát triển bất thường, phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh và tiếp tục tích lũy, tạo thành một khối u. Những tế bào bất thường này có thể xâm nhập vào các mô lân cận hoặc di chuyển đến các vị trí ở xa bằng cách nhập vào mạch máu hoặc hệ bạch huyết. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 11.000 ca mắc mới và hơn 4.500 trường hợp tử vong vì ung thư vú, chiếm 25% tổng số các loại bệnh ung thư ở nữ giới. Ung thư vú xảy ra khi một số tế bào ở vú phát triển bất thường, phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh và tiếp tục tích lũy, tạo thành một khối u Những người dễ mắc ung thư vú nhất Bất cứ ai cũng có thể mắc ung thư vú chủ yếu là nữ giới, ung thư vú ở nam giới chiếm 1%. Nguyên nhân ung thư vú đến nay chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, có đến 10% các trường hợp được xác định có liên quan đến di truyền. Những người dưới đây cũng được cho là có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú: trong gia đình có mẹ, cô, dì… bị ung thư vú sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên còn lại Có thể bạn quan tâm: dấu hiệu ung thư vú;;;;;Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ ung thư vú là do sự kết hợp của nhiều yếu tố. Có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ chắc chắn mắc bệnh và không phải tất cả các yếu tố nguy cơ đều có tác động như nhau. Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ ung thư vú, hãy nói chuyện với bác sĩ về biện pháp có thể làm giảm nguy cơ và sàng lọc ung thư vú. 1. Nguyên nhân ung thư vú Ung thư vú xảy ra khi một số tế bào vú bắt đầu phát triển bất thường. Các tế bào này phân chia nhanh hơn các tế bào khỏe mạnh và tiếp tục tích lũy, tạo thành một khối. Các tế bào có thể lây lan (di căn) từ vú đến các hạch bạch huyết hoặc đến các bộ phận khác của cơ thể.Ung thư vú thường bắt đầu với các tế bào trong các ống dẫn sản xuất sữa (ung thư vú thể xâm nhập). Ung thư vú cũng có thể bắt đầu trong mô tuyến gọi là tiểu thùy (Ung thư biểu mô tiểu thùy xâm lấn) hoặc trong các tế bào hoặc mô khác trong vú.Các nhà nghiên cứu đã xác định các yếu tố nội tiết tố, lối sống và môi trường có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Nhưng vẫn chưa lý giải được vì sao một số người không có yếu tố nguy cơ nhưng vẫn mắc bệnh ung thư, nhưng những người khác có yếu tố nguy cơ thì lại không bao giờ phát triển thành bệnh ung thư. Có khả năng ung thư vú là do sự tương tác phức tạp của cấu trúc di truyền và môi trường. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc ung thư vú 2. Các yếu tố nguy cơ ung thư vú 2.1 Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi. Ngày càng già đi: Nguy cơ ung thư vú tăng theo tuổi tác; hầu hết các bệnh ung thư vú được chẩn đoán sau 50 tuổi.Đột biến gen: Phụ nữ đã thừa hưởng các thay đổi (đột biến) đối với một số gen nhất định từ bố mẹ, chẳng hạn như BRCA1 và BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư vú và buồng trứng cao hơn so với những không không có các gen đột biến này.Tiền sử sinh sản: Có kinh nguyệt sớm trước 12 tuổi và bắt đầu mãn kinh sau 55 tuổi khiến phụ nữ tiếp xúc với hormone lâu hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.Có mật độ vú dày: Ngực dày có nhiều mô liên kết hơn mô mỡ, đôi khi có thể khiến bạn khó nhìn thấy khối u trên nhũ ảnh. Phụ nữ có bộ ngực dày có nhiều khả năng bị ung thư vú.Tiền sử cá nhân ung thư vú hoặc một số bệnh vú không ung thư. Phụ nữ bị ung thư vú có nhiều khả năng bị ung thư vú lần thứ hai. Một số bệnh vú không ung thư như tăng sản không điển hình (atypical hyperplasia) hoặc ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (Lobular carcinoma in situ) có liên quan đến nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.Tiền sử gia đình bị ung thư vú: Một người phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn nếu cô ấy có mẹ, chị gái hoặc con gái (người thân cấp 1) hoặc nhiều thành viên trong gia đình hoặc họ hàng bên phía nhà mẹ hoặc bố có người bị ung thư vú. Có một người nam giới cấp độ 1 mắc ung thư vú cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ, ví dụ, bố bị ung thư vú sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú ở con gái của ông bố này.Điều trị bằng xạ trị: Phụ nữ đã xạ trị vào ngực hoặc vú (như điều trị ung thư hạch Hodgkin) trước 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn trong cuộc sống sau này.Phụ nữ dùng thuốc diethylstilbestrol (DES), được dùng cho một số phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ 1940 đến 1971 để tránh sảy thai, có nguy cơ cao mắc ung thư vú hơn. Phụ nữ có mẹ dùng DES khi mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Phụ nữ dùng thuốc diethylstilbestrol có nguy cơ cao mắc ung thư vú 2.2 Các yếu tố nguy có thể thay đổi. Không hoạt động thể chất. Phụ nữ không hoạt động thể chất có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.Thừa cân hoặc béo phì sau mãn kinh. Phụ nữ lớn tuổi thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với những người có cân nặng bình thường.Dùng nội tiết tố. Một số hình thức trị liệu thay thế hormone (bao gồm cả estrogen và progesterone) được thực hiện trong thời kỳ mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú khi dùng hơn năm năm. Một số biện pháp tránh thai đường uống (thuốc tránh thai) cũng đã được phát hiện ra có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.Tiền sử sinh sản. Mang thai lần đầu sau 30 tuổi, không cho con bú sữa mẹ hoàn toàn và không mang thai đủ tháng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.Uống rượu. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú tăng lên khi uống nhiều rượu hơn.Nghiên cứu cho thấy các yếu tố khác như hút thuốc, tiếp xúc với hóa chất có thể gây ung thư và sự thay đổi các hormone do làm việc theo ca cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Những người có tiền sử gia đình mạnh về ung thư vú hoặc thay đổi di truyền trong gen BRCA1 và BRCA2, là đối tượng có thể có nguy cơ cao bị ung thư vú. Ngoài ra những đối tượng này cũng có thể có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng.Do đó, đối với những trường hợp có nguy cơ cao, bác sĩ sẽ tư vấn cho những tượng này về các cách để giảm nguy cơ ung thư vú, chẳng hạn như sử dụng các loại thuốc ngăn chặn hoặc giảm estrogen trong cơ thể hoặc phẫu thuật.;;;;;Phù là tình trạng chất lỏng tích tụ trong các mô hoặc các khoang của cơ thể. Phù nề khi điều trị ung thư được hiểu đơn giản là cơ thể tích nước khi chữa ung thư. Nó có thể liên quan đến một số loại thuốc hóa trị liệu, bản chất một số bệnh ung thư và các tình trạng khác không liên quan đến ung thư. Phù nề được định nghĩa là khi cơ thể tích nước khi chữa ung thư trong các mô cơ thể. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phù nề ở bệnh nhân đang điều trị ung thư hoặc có tiền sử mắc bệnh ung thư. Phù có thể là do bản thân bệnh lý ung thư giữ chất lỏng, hoặc có thể xảy ra do tác dụng phụ của việc điều trị hóa trị, liệu pháp hóc môn, xạ trị hoặc một số loại thuốc khác như steroid. Sưng phù khi bị ung thư cũng có thể là kết quả của một chế độ dinh dưỡng kém.Phù có thể xảy ra ở nhiều nơi trên cơ thể, thường gặp nhất là ở chân và bàn chân. Các triệu chứng của phù nề là cảm giác sưng húp, mới sưng tấy, mặc quần áo và trang sức chật, da bị rỗ khi ấn vào, tăng cân nhanh và lượng nước tiểu ít.Nguyên nhân của sưng bao gồm:Giữ nước, bao gồm muối và nước liên quan đến thuốc, bệnh tim, bệnh gan hoặc suy thận kèm theo.Tắc nghẽn tĩnh mạch hoặc hệ thống bạch huyết.Suy dinh dưỡng.Liên quan đến hóa trị liệu, hoặc sưng do ung thư: Một số loại thuốc hóa trị có thể khiến cơ thể tích nước khi chữa ung thư. Dạng phù nề do ung thư dễ nhận thấy nhất ở bàn chân, mắt cá chân, bàn tay và mặt.Sưng hoặc phù mạch cũng có thể xảy ra kèm theo nổi mề đay như một phần của phản ứng dị ứng. Nó là một phản ứng mạch máu khiến một lượng chất lỏng trong tế bào "rò rỉ" vào các lớp của da, dẫn đến phù nề. Điều này xảy ra ít hơn nhiều so với phát ban đơn thuần. Việc giữ nước gây ra phù nề thường xuất hiện ở lưỡi, môi hoặc mí mắt. Phù nề đường thở có thể dẫn đến khó thở, suy hô hấp và thậm chí tử vong. Nếu tình trạng phù nề xảy ra kèm theo dấu hiệu khó thở, hãy tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức. Phù có thể xảy ra ở nhiều nơi trên cơ thể, thường gặp nhất là ở chân và bàn chân. Sưng phù khi bị ung thư có thể quan sát ở một số bệnh nhân dựa trên các đặc điểm như:Sưng phù ở bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân.Sưng phù ở bàn tay và cánh tay.Phù mặt.Báng bụng.Da căng phồng, bóng, và hơi lõm sau khi ấn vào.Khó thở, ho hoặc nhịp tim không đều. Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng sưng phù, tư vấn cho bạn về các bước cần thực hiện và có thể kê đơn thuốc sau đó.Một số vấn đề liên quan đến hiện tượng cơ thể tích nước khi chữa ung thư là nghiêm trọng. 3. Các cách để ngăn ngừa hoặc làm giảm nhẹ chứng phù nề khi điều trị ung thư Các bước bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa hoặc giảm bớt sưng do phù nề khi điều trị ung thư bao gồm:Mặc quần áo rộng rãi và đi giày không quá chật.Khi bạn ngồi hoặc nằm xuống, hãy kê cao chân bằng ghế đẩu hoặc gối nhỏ.Tránh bắt chéo chân khi bạn ngồi.Hỏi ý kiến bác sĩ về việc đeo tất, tay áo hoặc găng tay đặc biệt giúp lưu thông máu nếu tình trạng sưng tấy nghiêm trọng.Thực hiện các bài tập chuyên biệt. Tập di chuyển các phần của cơ thể bị phù nề. Bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân các bài tập cụ thể, bao gồm cả đi bộ, để cải thiện tuần hoàn. Ngoài ra, người bệnh còn được khuyên không nên đứng hoặc đi lại quá nhiều trong ngày.Hạn chế muối (natri) trong chế độ ăn uống hằng ngày. Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn với hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, thịt xông khói, giăm bông và súp đóng hộp. Kiểm tra nhãn thực phẩm để biết hàm lượng natri. Không thêm muối hoặc nước tương vào thức ăn.Sử dụng thuốc. Nếu bác sĩ kê đơn một loại thuốc gọi là thuốc lợi tiểu, hãy dùng thuốc đúng như hướng dẫn. Thuốc có tác dụng di chuyển chất lỏng và muối thừa ra khỏi cơ thể.Trao đổi với bác sĩ những thắc mắc về chứng phù nề khi điều trị bệnh ung thư.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.Bài viết tham khảo: cancer.gov, yhoccongdong.com
question_115
Mỡ máu hạ có nên uống thuốc nữa không?
doc_115
Trước hết, bạn đã đi khám và được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị mỡ máu cao thì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Cũng như các loại thuốc điều trị những bệnh lý khác, thuốc có tác dụng hạ mỡ máu nhưng cũng có thể gây ra các phản ứng phụ. Do đó, trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm các xét nghiệm máu. Nếu mỡ máu cao hơn định mức bình thường một chút thì chưa phải điều trị bằng thuốc ngay. Thay vào đó, các bác sĩ thường chỉ định điều trị bằng chế độ ăn uống, tăng cường vận động... và tái khám theo lịch hẹn, để bác sĩ đánh giá có cải thiện được tình trạng mỡ máu cao của bạn hay không. Trường hợp phương pháp trên không hiệu quả, mới phải điều trị bằng thuốc.Mặt khác, đa số bệnh nhân không tăng mỡ máu toàn phần mà chỉ tăng chất mỡ độc hại triglyceride nên dễ mắc các bệnh lý khác như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp. Triglyceride là chất béo có nguồn gốc từ gan tổng hợp từ phản ứng sai lệch (thậm chí do bệnh nhân nhịn ăn thái quá dẫn đến thiếu năng lượng). Do đó, khi bạn càng nhịn ăn nhiều thì càng dễ làm tăng triglyceride hoặc có giảm cũng chỉ mang tính chất tạm thời, sau đó lại tăng trở lại.Do vậy, việc chỉ định điều trị bệnh với thuốc hạ mỡ máu là cần thiết (sau khi có kết quả siêu âm và các thông số trong kết quả xét nghiệm máu). Bác sĩ điều trị sẽ không kê đơn thuốc hạ mỡ máu cho bạn khi các chỉ số trong định mức bình thường.Bạn cần chú ý không nên sử dụng lại một loại thuốc trong thời gian dài khác mà không tái khám định kỳ. Việc tái khám có vai trò quan trọng để bác sĩ kiểm tra lại tình trạng của bệnh sau một thời gian dùng thuốc. Đồng thời, bác sĩ điều trị sẽ có biện pháp điều chỉnh thuốc và liều thuốc phù hợp theo tình trạng bệnh của bạn để hạ mỡ máu hiệu quả. 2. Cách uống thuốc hạ mỡ máu hiệu quả đúng chuẩn Khi bạn đang gặp tình trạng rối loạn mỡ máu nhẹ, không mắc kèm theo các bệnh lý tiểu đường, bệnh mạch vành, tăng huyết áp... thì chưa cần sử dụng thuốc hạ mỡ máu ngay mà cần thay đổi thói quen sinh hoạt, lối sống, bằng cách:Thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế;Tăng cường vận động thể lực;Cố gắng bỏ các thói quen gây hại (hút thuốc lá, uống rượu bia...).Sau khi thực hiện chế độ ăn kiêng và vận động thể lực trong một thời gian nhưng kết quả xét nghiệm mỡ máu cao vẫn không hạ tới mức mong muốn thì bạn cần sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.Cách dùng các loại thuốc điều trị mỡ máu cao như sau:Nhóm fibrate nên sử dụng trong hoặc sau bữa ăn chính.Nhóm thuốc statin nên uống vào thời điểm trước hoặc sau ăn.Khi đang điều trị với thuốc hạ mỡ máu vẫn nên duy trì nghiêm túc chế độ ăn và vận động hàng ngày theo khuyến cáo.Cần hạn chế tiêu thụ mỡ động vật và những thực phẩm có chứa nhiều cholesterol; nên ăn bổ sung thêm nhiều loại rau xanh, trái cây, dầu olive, ngũ cốc nguyên cám, các loại quả hạch, các loại đậu đỗ và cá...Không nên ăn bưởi khi đang uống thuốc nhóm statin, vì nước bưởi có chứa một chất hóa học có thể liên kết với các enzyme phá vỡ statin trong hệ thống tiêu hóa.Các loại thuốc như clarithromycin, amiodarone, cyclosporine, itraconazole, gemfibrozil, saquinavir, ritonavir... có thể gây ra tương tác với thuốc nhóm statin, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ không mong muốn. 3. Một số lưu ý khác khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu
doc_17180;;;;;doc_16408;;;;;doc_19044;;;;;doc_42203;;;;;doc_47718
Mỡ máu cao là tình trạng hàm lượng chất béo trong máu tăng, bao gồm cholesterol và chất béo trung tính. Khi tăng mỡ máu, nếu bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc nghĩa là tỷ lệ mỡ máu ở ngưỡng nguy cơ trung bình và nguy cơ bị đột quỵ hoặc mắc bệnh tim mạch cao. Cụ thể:Hàm lượng cholesterol cao dẫn tới nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nồng độ LDL > 3,9 mmol/LHàm lượng cholesterol xấu cao hơn 10,5 mmol/LMắc bệnh tiểu đường. Lưu ý: Sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị mỡ máu cao vẫn cần kết hợp với thói quen sinh hoạt, ăn uống khoa học, lành mạnh. Dùng thuốc được khoảng 2 – 3 tháng, bệnh nhân nên tiến hành xét nghiệm máu để biết chỉ số mỡ máu cải thiện không. Để giảm chất béo có trong máu, ngoài việc sử dụng thuốc, mọi người có thể kiểm soát thông qua chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh, khoa học. Tuy nhiên, nếu ngưng dùng thuốc mà chỉ số mỡ máu vẫn rất cao thì nên tiếp tục uống thuốc. Khi tình trạng cải thiện, ngưng dùng thuốc từ từ và chuyển sang giải pháp khác an toàn để hạn chế tác dụng phụ cho sức khỏe.Như vậy, người bệnh không nên lạm dụng thuốc và không cần sử dụng thuốc suốt đời. Vì có thể gây hại cho sức khỏe và ảnh hưởng nghiêm trọng cơ thể.Sau khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu một thời gian dài chắc chắn không tránh khỏi tác dụng phụ. Thông thường, thuốc hạ mỡ máu được bác sĩ kê theo từng đợt. Bệnh nhân nên ngưng dùng thuốc sau khi hết đợt. Tuyệt đối không lạm dụng hay cố uống hết. Điều này không có bất kỳ lợi ích nào, thậm chí còn dẫn tới tác dụng phụ ngoài ý muốn.Mặc dù hầu hết thuốc giảm mỡ máu được điều chế từ thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, tùy thuộc cơ địa từng bệnh nhân mà dẫn tới tác dụng phụ khác nhau. Trường hợp mỡ máu nhẹ không tự tiện mua thuốc để tránh tai biến. 4. Sử dụng thuốc hạ mỡ máu đúng cách Sau uống thuốc và kết hợp tập luyện thể thao, xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhưng kết quả xét nghiệm mỡ máu vẫn cao thì bệnh nhân nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ.Cách sử dụng đúng các loại thuốc hạ mỡ máu như sau:Nhóm thuốc Fibrate nên sử dụng trong hoặc sau ăn. Nhóm thuốc Statin nên sử dụng thời điểm trước hoặc sau ăn. Sau khi uống thuốc hạ mỡ máu vẫn nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, vận động nhẹ theo chỉ định bác sĩ. Hạn chế sử dụng mỡ động vật, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều cholesterol,... Tăng cường bổ sung trái cây tươi và rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, cá, dầu olive,...Tuyệt đối kiêng ăn bưởi khi đang sử dụng nhóm thuốc Statin vì bưởi chứa thành phần hóa học liên kết enzyme sẽ phá vỡ Statin tại hệ thống tiêu hóa. Sử dụng một số nhóm thuốc như clarithromycin, cyclosporine, itraconazole hay thuốc amiodarone,... có thể tương tác với nhóm thuốc Statin và dẫn tới tác dụng phụ ngoài ý muốn. 5. Những lưu ý khi khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu;;;;;Mỡ trong máu tăng cao là một tình trạng bệnh lý diễn ra khi có sự rối loạn về lipid trong máu, cụ thể đó là sự tăng lên của các chất béo xấu và giảm đi của những chất béo tốt nên gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tình trạng mỡ trong máu tăng cao cần được phát hiện và điều trị sớm để hạn chế những biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, các bệnh lý về động mạch ngoại biên,... Theo nhiều nghiên cứu gần đây thì tình trạng mỡ máu tăng cao đang xuất hiện nhiều hơn đối với những người trẻ tuổi, đặc biệt là người trong khoảng 30 tuổi.Với những bệnh nhân bị mỡ trong máu mức độ nặng và có nhiều nguy cơ biến chứng sau đó hoặc đã xuất hiện biến chứng thì sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm mỡ máu. Thuốc giảm mỡ máu nếu sử dụng trong một thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, mức độ đa dạng có thể từ nhẹ đến nặng. Thuốc thường được sử dụng nhiều đối với những bệnh lý liên quan đến hệ tim mạch nên các bác sĩ điều trị rất thận trọng khi chỉ định loại thuốc này và thường phải lựa chọn nhóm thuốc giảm mỡ máu phù hợp với từng bệnh nhân để hạn chế tối đa những tác dụng không mong muốn.Một cách tổng quan thì khi thuốc hạ mỡ máu được đưa vào cơ thể người bệnh thì nó sẽ có tác dụng ức chế quá trình tạo mỡ, điều trị được tình trạng mỡ tăng cao trong máu. Khi mỡ trong máu giảm thì mỡ ở các mô có quan cũng sẽ giảm theo nên người bệnh thường gặp tình trạng mệt mỏi, đau đầu, cơ thể uể oải,... và còn gây ra những tác dụng phụ lên các hệ cơ quan khác trong cơ thể. Thuốc mỡ máu có thể gây ra những tác dụng không mong muốn lên nhiều hệ cơ quan khác nhau như:Hệ gan - mật: Thuốc có thể làm tăng men gan, có khả năng hoại tử tế bào gan, đối với trường hợp này thì bắt buộc phải ngưng dùng thuốc ngay lập tức. Với những bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm gan cấp tính, viêm gan mãn tính hay men gan tăng cao trong thời gian dài thì sẽ chống chỉ định với loại thuốc này.Hệ tiêu hóa: Thuốc giảm mỡ máu có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa mặc dù với tỉ lệ không cao, nhưng vẫn gây ra một số triệu chứng lâm sàng như khó tiêu, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, chán ăn,...Hệ thần kinh: Thuốc làm phù mạch thần kinh, gây ra chứng chuột rút, một số bệnh lý thần kinh ngoại biên cũng có thể gặp phải.Hệ da - cơ - xương - khớp: Khi người bệnh dùng thuốc hạ mỡ máu Atorvastatin thì có thể gây ra tình trạng đau cơ, yếu cơ, nhức mỏi khớp, ngứa, nổi mề đay trên da.Ngoài ra, khi dùng thuốc hạ mỡ máu chung với thuốc kháng đông thì cần phải theo dõi prothrombin thông qua INR vì có thể dẫn đến tình trạng chảy máu ở người bệnh. Thuốc cũng có thể làm tăng đường huyết, hạ đường huyết. Với những bệnh nhân bị viêm gan cấp thì không kết hợp thuốc hạ mỡ máu và thuốc Perhexiline vì dễ gây ra tử vong cho người bệnh.Tác dụng phụ của thuốc cũng có thể phân theo nhóm thuốc để người bệnh dễ dàng lưu ý hơn đối với loại thuốc mỡ máu mình đang sử dụng:Nhóm Statin: Tác dụng không mong muốn cần lưu ý nhất của nhóm thuốc này đó là làm tiêu cơ vân, các tế bào cơ vân tiêu hủy nên thận không đào thải kịp dẫn đến suy thận và tử vong. Triệu chứng lâm sàng phổ biến đó là đau nhức cơ, yếu cơ, co cơ, nhất là cơ vùng lưng, bắp chân, nước tiểu chuyển màu đỏ đậm,... Ngoài ta, tác dụng phụ của Statin còn có thể là viêm gân, tổn thương gân nhất là gân Achilles, tổn thương gan, đường ruột...Nhóm Niacin: Gây ra một số tác dụng phụ lên da như đỏ da, ngứa,... và kèm theo triệu chứng đau đầu.Nhóm chất ức chế PCSK9: Thuốc gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, đau nhức cơ, viêm đường tiết niệu, cảm lạnh, các bệnh lý về gan,... Thuốc này thường không được chỉ định với những bệnh nhân có tiền sự dị ứng với thuốc như mề đay hay phát ban khi dùng thuốc.Nhóm thuốc cô lập axit mật: Tác dụng phụ thường gặp khi dùng loại thuốc này đó là táo bón, đầy hơi, đau dạ dày, tiêu chảy, đau lưng,... Tình trạng mỡ máu tăng cao cũng gây ra những ảnh hưởng đến các hormone sinh dục và vấn đề quan hệ tình dục ở nam và nữ. Trong cơ thể thì cholesterol trong máu là chất tạo ra màng tế bào và những hormone sinh dục Testosterone ở nam và Estrogen, Progesterone ở nữ. Khi Cholesterol trong máu tăng cao thì có thể dẫn đến rối loạn cương dương ở nam giới do khi mỡ máu tăng cao thì vùng mạch máu ở xương chậu có xu hướng bị tắc nghẽn, dương vật sẽ không được cung cấp lượng máu cần thiết cho việc quan hệ tình dục. Tương tự ở nữ giới, việc mỡ máu tăng cao cũng ảnh hưởng đến việc quan hệ tình dục và sự ham muốn ở nữ giới. Vì vậy, người bệnh cần khắc phục tình trạng này bằng cách dùng thuốc hạ mỡ máu để không gây ảnh hưởng đến các hormone sinh dục trong cơ thể. Cho đến nay, vẫn chưa có đầy đủ nghiên cứu nói về tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sinh lý nên vẫn có thể dùng thuốc điều trị mỡ máu cho những bệnh nhân này. 4. Kết luận Thuốc hạ mỡ máu được chỉ định với những tình trạng bệnh lý mỡ trong máu tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và có thể diễn biến nghiêm trọng sau đó. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn lên các hệ cơ quan trong cơ thể.;;;;;Thuốc mỡ máu là thuốc giúp làm hạ cholesterol có trong máu, được dùng trong phác đồ điều trị một số bệnh lý liên quan. Cách uống thuốc mỡ máu như thế nào cũng như thuốc mỡ máu uống trước hay sau ăn là vấn đề cần được quan tâm vì nó ảnh hưởng đến hiệu quả tác dụng của thuốc lên cơ thể và giảm được những tác dụng không mong muốn từ loại thuốc này. 2. Cách uống thuốc mỡ máu Thuốc hạ mỡ máu cần được sử dụng tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ điều trị đưa ra nhằm hạn chế những tác dụng nguy hiểm sẽ diễn ra khi người bệnh dùng sai cách, có thể là tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn,... Một số lưu ý trong cách dùng thuốc hạ mỡ máu đó là:Người bệnh cần dùng thuốc đều đặn theo đơn mà bác sĩ kê, nếu gặp phải một số vấn đề bất thường hoặc uống thuốc không thấy hiệu quả thì báo ngay cho bác sĩ và không được ngừng dùng thuốc hay giảm liều thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị. Nếu quên liều thuốc thì hãy bỏ qua và uống tiếp theo liệu trình, không uống bù.Nếu bệnh nhân có những nguy cơ mắc phải bệnh tim mạch thì sẽ được chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu liều cao hoặc tác dụng dài, còn những bệnh nhân không có các yếu tố trên thì có thể dùng thuốc hạ mỡ máu ở liều thấp và thời gian tác dụng ngắn hơn.Thuốc hạ mỡ máu, nhất là nhóm Statin được nghiên cứu rằng sẽ có hiệu quả cao nhất khi dùng thuốc vào buổi tối, còn các thuốc hạ mỡ máu nhóm khác thì thường được khuyến cáo dùng vào buổi sáng sẽ tốt hơn.Một số tác dụng phụ thường gặp đó là đau mỏi cơ, chuột rút, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau đầu chóng mặt...Thuốc hạ mỡ máu thường được chỉ định nhiều nhất đó là Statin có thể tương tác với các loại vitamin, thảo dược, thực phẩm chức năng, bưởi,... nên cần lưu ý với những loại thuốc và những loại thức ăn này.Bệnh nhân không được hút thuốc lá trong thời gian điều trị vì nó sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải những bệnh lý tim mạch ở người bệnh.Tăng cường tập thể dục để kiểm soát cân nặng, giảm yếu tố nguy cơ mắc phải những bệnh lý tim mạch. 3. Kết luận Thuốc hạ mỡ máu là thuốc phổ biến hiện nay, được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân mắc phải tình trạng tăng cholesterol máu và có thể kèm theo những yếu tố nguy cơ của bệnh lý mạch máu và tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,... Tuy nhiên, người bệnh cần được hướng dẫn cách dùng thuốc mỡ máu một cách an toàn và hiệu quả để tránh dẫn đến một số tác dụng không mong muốn từ thuốc.;;;;;Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn lipid máu có liên quan đến các bệnh lý tim mạch, béo phì, đái tháo đường... Khi nồng độ cholesterol máu tăng, bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân sử dụng thuốc hạ mỡ máu để phòng ngừa biến chứng. 1. Cơ chế hoạt động của thuốc hạ mỡ máu Bệnh nhân có thể dùng thuốc hạ mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ. Các statin ức chế men khử HMG-Co. A, không tạo ra cholesterol ở gan, làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng làm tăng số lượng thụ thể của LDL-cholesterol, tăng sự thoái hóa và làm giảm loại cholesterol gây hại này xuống mức thấp nhất. Đồng thời, các statin cũng làm tăng HDL-cholesterol (loại cholesterol có lợi cho cơ thể).Thuốc hạ lipid máu có tác dụng giảm cholesterol máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Có nhiều nhóm thuốc hạ mỡ máu được sử dụng như nhóm resin gắn acid mật (cholestyramin), nhóm fibrat (fenofibrat, clofibrat, gemfibrozil), niacin (vitamin PP), nhóm statin và thuốc mới là ezetimibe.Trong đó, nhóm thuốc statin (gồm simvastatin, lovastatin, pravastatin, fluvastatin, atorvastatin, rosuvastatin) được sử dụng phổ biến nhất. Trên thực tế, có khoảng 28% người trên 40 tuổi đang phải sử dụng loại thuốc này.Thuốc trị rối loạn lipid máu có tác dụng giúp các chất béo có trong máu như cholesterol toàn phần, triglyceride, LDL-cholesterol và HDL-cholesterol trở lại mức giới hạn bình thường. Thuốc hạ mỡ máu có nhiều công dụng đối với bệnh nhân bị rối loạn lipid máu 2. Tác dụng phụ của thuốc hạ mỡ máu Sau khi sử dụng thuốc điều trị rối loạn mỡ máu một thời gian dài, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng.● Đối với gan mật. Tác dụng phụ của thuốc là có thể làm rối loạn chức năng gan, làm tăng men gan SGOT/SGPT, dẫn tới hoại tử tế bào gan. Khi các men gan SGOT/SGPT tăng lên gấp 3 lần bình thường bệnh nhân buộc phải ngừng thuốc đang sử dụng. Nếu khi dùng thuốc bệnh nhân bị mệt mỏi, suy yếu sức khỏe, chán ăn, đau bụng trên, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu,... cần báo ngay cho bác sĩ.Những trường hợp bị viêm gan cấp hoặc mãn tính, có men gan tăng kéo dài chống chỉ định dùng thuốc hạ mỡ máu.● Đối với hệ tiêu hóa. Thuốc hạ mỡ máu có thể khiến bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, táo bón, khi dùng thuốc nhóm fibrat; đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đau bụng, chán ăn khi dùng thuốc nhóm statin,...● Đối với hệ thần kinh. Khi dùng thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, một số người có thể bị giảm trí nhớ, nhầm lẫn, phù mạch thần kinh, chuột rút, bệnh lý thần kinh ngoại biên,...● Đối với da, cơ, xương, khớp. Thuốc hạ mỡ máu có thể làm đau cơ, yếu cơ, nhức mỏi các khớp, dị ứng da, ngứa, nổi mề đay. Nhức mỏi các khớp là một tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu Chú ý: Không phải bất cứ ai khi dùng thuốc điều trị mỡ máu cao cũng gặp các tác dụng phụ kể trên. Những người có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ là: uống nhiều loại thuốc giảm cholesterol một lần, nữ giới, người có bệnh thận hoặc gan, trên 65 tuổi, người uống quá nhiều rượu,... 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc hạ mỡ máu Những trường hợp bị rối loạn mỡ máu nhẹ, không có bệnh đái tháo đường, mạch vành, cao huyết áp, không hút thuốc chỉ sử dụng thuốc nhóm statin khi đã thực hiện chế độ ăn kiêng và vận động nhưng vẫn không hạ lipid máu tới mức mong muốn.Các thuốc điều trị tăng mỡ máu chống chỉ định đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú.Nên dùng thuốc nhóm fibrate trong hoặc sau bữa ăn chính.Nên dùng thuốc nhóm statin trước hoặc sau ăn.Khi đang dùng thuốc nhóm statin vẫn duy trì nghiêm túc chế độ ăn theo khuyến cáo và vận động. Người bệnh cần hạn chế mỡ động vật, thực phẩm nhiều cholesterol, nên ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, dầu olive, các loại quả hạch, đậu đỗ và cá,... Khi dùng thuốc hạ mỡ máu vẫn cần duy trì chế độ ăn theo khuyến cáo và vận động Không dùng bưởi khi đang uống thuốc nhóm statin vì nước bưởi có chứa một chất hóa học có thể liên kết với các enzyme phá vỡ statin trong hệ thống tiêu hóa.Các loại thuốc có thể tương tác với thuốc nhóm statin, làm tăng nguy cơ gây tác dụng phụ gồm: amiodarone, clarithromycin, cyclosporine, itraconazole, gemfibrozil, saquinavir, ritonavir... Để hạn chế tác dụng phụ, bệnh nhân nên chia sẻ với bác sĩ về bệnh mình đang mắc và đưa danh sách các thuốc đã, đang dùng để bác sĩ tư vấn sử dụng loại thuốc hạ mỡ máu phù hợp.Nghỉ ngơi đợt ngắn khi áp dụng liệu pháp dùng thuốc nhóm statin để cải thiện sức khỏe do tác dụng phụ của thuốc.Tập thể dục nhẹ nhàng, cải thiện dần cường độ tập luyện để tránh đau cơ bắp.Không sử dụng đồ uống có cồn, không hút thuốc lá.Do các thuốc hạ mỡ máu đều có tác dụng phụ nên người bị mỡ máu cao mức độ nhẹ không nên tự ý mua thuốc về dùng mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.Bên cạnh đó, việc điều trị mỡ máu cao tốt nhất chính là kết hợp giữa dùng thuốc với ăn uống lành mạnh và tuân thủ một chế độ luyện tập khoa học. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sát sao tình tình sức khỏe của bản thân và kịp thời có phương án điều trị nếu bệnh có những diễn biến xấu. Nhằm chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị bệnh khoa học. Thế nào là mỡ máu có lợi - mỡ máu có hại và cách khắc phụ;;;;;Tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho tim, thận, não,... Vì thế để kiểm soát bệnh lý này người bệnh sẽ phải dùng thuốc hạ huyết áp. Tuy nhiên, rất nhiều người sau một thời gian dùng thuốc đã đạt được dưới huyết áp mục tiêu nên họ sẽ băn khoăn có nên dùng thuốc tiếp hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được băn khoăn khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp. 1. Thông tin cần biết về bệnh tăng huyết áp 1.1. Tại sao bị bệnh tăng huyết áp - Bệnh tăng huyết áp xảy ra là do sự tác động của các yếu tố: + Độ nhớt máu: độ nhớt máu tăng theo tuổi tác và trở thành yếu tố làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp cùng với một số bệnh lý như đột quỵ, tim mạch. Đây là lý do vì sao người già dễ bị huyết áp cao. + Độ giãn nở của mạch máu: huyết áp cũng chịu tác động của sự co giãn của mạch. Người bị cường giao cảm, hút thuốc, uống nhiều rượu, mỡ máu cao sẽ bị giảm hoặc mất tính đàn hồi của mạch máu, khi thành mạch cứng thì huyết áp sẽ tăng lên. + Nhịp tim tăng: bản thân chỉ số huyết áp có mối quan hệ tỉ lệ thuận với cung lượng tim, cung lượng tim thì tỉ lệ với tần số tim. Vì thế nên có tỉ lệ thuận giữa nhịp tim và huyết áp. Nếu huyết áp giảm nhịp tim giảm, huyết áp tăng nhịp tim tăng. + Độ trơn láng của lòng mạch: lòng mạch càng thông thoáng thì máu càng dễ lưu thông và đó là điều kiện để duy trì chỉ số huyết áp bình thường. Nếu mỡ máu cao, béo phì sẽ khiến cho lòng mạch bị hẹp lại và áp lực của dòng máu tăng, gây ra cao huyết áp. + Thể tích tuần hoàn máu: những người ăn mặn thường uống nhiều nước và khiến cho nước đi vào máu nhiều hơn nên tăng thể tích tuần hoàn, áp lực trong máu tăng nên huyết áp tăng. 1.2. Người bị bệnh tăng huyết áp có triệu chứng và biến chứng gì Triệu chứng ở những người tăng huyết áp tương đối nghèo nàn, thường là: hồi hộp, nhức đầu, khó thở, đau ngực,... Thậm chí có những trường hợp không có triệu chứng khác thường nào. Điều đáng nói là tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: mù lòa, xuất huyết não, đau thắt ngực, rối loạn tiền đình, suy thận,... Nguy cơ biến chứng xảy ra ở trường hợp bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị tăng huyết áp không đúng cách. Đây cũng chính là lý do khiến cho việc điều trị tăng huyết áp chỉ hướng đến mục tiêu là loại bỏ yếu tố nguy cơ đồng thời kiểm soát mức huyết áp để đề phòng biến chứng. 2. Giải đáp băn khoăn khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp 2.1. Điều trị bệnh tăng huyết áp bằng thuốc Trước khi tìm hiểu khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp chúng ta nên biết về phương pháp điều trị bệnh lý này bằng thuốc. Đối với bệnh nhân bị cao huyết áp, có 3 cách để chọn lựa thuốc điều trị ban đầu là: - Tăng huyết áp chưa có biến chứng: dùng thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm, thuốc lợi tiểu. - Người bị tăng huyết áp kèm đái tháo đường týp 2 và có protein niệu: sử dụng thuốc ức chế men chuyển. Nếu bị suy tim sẽ phải dùng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển. Với bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc cần dùng thuốc chẹn kênh calci, thuốc lợi tiểu. Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cần sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm. - Chỉ định đặc biệt cho một số loại thuốc: bác sĩ sẽ bắt đầu bằng loại thuốc có tác dụng kéo dài, liều thấp và chỉ dùng một liều duy nhất/ngày sau đó sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc để có kết quả tối ưu. Trong trường hợp chưa đạt được mục đích điều trị mà xảy ra tác dụng phụ hay thuốc không đáp ứng, bác sĩ sẽ thay nhóm thuốc khác. Việc dùng thuốc hạ huyết áp sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên mức độ bệnh ở từng bệnh nhân và bệnh lý đi kèm. Tuy nhiên, nguyên tắc dùng thuốc hạ huyết áp bắt buộc phải tuân thủ đấy là: + Bắt đầu bằng liều thấp để huyết áp không hạ quá nhanh sau đó dùng nhiều và dùng những thuốc có tác dụng kéo dài để thuốc duy trì tác dụng liên tục trong 24 giờ chỉ với một liều duy nhất/ ngày. + Kết hợp thuốc với liều thấp để giảm thiểu tác dụng phụ và đạt hiệu quả trị bệnh tốt hơn. + Một số loại thuốc hạ huyết áp có thể làm tụt huyết áp tư thế đứng (chủ yếu ở liều đầu sử dụng) nên trước khi dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn và trước khi chuyển từ tư thế nằm sang đứng hãy ngồi dậy khoảng 5 - 10 phút. Một số loại thuốc nếu dừng thuốc đột ngột có thể gây ra tác dụng phản hồi cần giảm liều dần chứ không dừng đột ngột. 2.2. Đến khi nào thì được dừng uống thuốc hạ huyết áp Muốn biết khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp người bệnh cần hiểu được mục đích của việc dùng thuốc uống điều trị bệnh lý này là gì. Đến nay, việc dùng thuốc uống trong điều trị tăng huyết áp đều nhằm phòng ngừa lâu dài các biến chứng do bệnh gây ra, chống tái phát và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Vì thế, điều trị bệnh tăng huyết áp được xem là một quá trình lâu dài, có khi phải suốt đời. Thực tế cho thấy rất nhiều bệnh nhân không cần tìm hiểu khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp, thấy huyết áp trở về mức bình thường liền ngưng hoặc dùng thuốc không đều đặn và khi huyết áp tăng mới lại lấy thuốc ra dùng. Việc làm này sẽ khiến cho mục tiêu điều trị ban đầu không đạt được, nguy cơ biến chứng tăng lên. Thuốc hạ huyết áp được bác sĩ kê cho từng người dựa trên tình trạng bệnh của họ. Nếu trong quá trình dùng thuốc người bệnh thấy có tác dụng phụ thì cần thông báo với bác sĩ để có hướng xử trí. Khi nào dừng thuốc uống hạ huyết áp là do bác sĩ chỉ định chứ bệnh nhân không được phép tự ý dừng thuốc theo ý mình. Trường hợp được bác sĩ cân nhắc ngưng dùng hoặc giảm liều dùng thuốc hạ huyết áp là khi bệnh nhân đã dùng thuốc hạ huyết áp và bệnh được kiểm soát tốt ít nhất trong 1 năm. Trong đó, có khoảng 40% bệnh nhân không dùng lại thuốc trong một năm sau khi đã ngừng thuốc và khoảng 25% bệnh nhân không điều trị lại sau hai năm ngưng dùng thuốc. Nhìn chung câu trả lời cho khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp gần như là không có triển vọng dừng. Đặc biệt, những người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể gây ra những hệ quả xấu cho tim mạch nên càng không nên ngưng thuốc. Hầu hết các trường hợp bị tăng huyết áp sẽ phải dùng thuốc suốt đời để huyết áp được kiểm soát tốt nhất và ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.
question_116
Viêm đường tiết niệu là gì?
doc_116
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến tuy nhiên viêm đường tiết niệu là gì thì nhiều người còn băn khoăn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thông tin cụ thể về bệnh viêm đường tiết niệu, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đường tiết niệu bao gồm thận, niệu quản (các ống dài, mảnh nối thận với bàng quang), bàng quang và niệu đạo. Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu gây nên. Bệnh viêm đường tiết niệu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm khuẩn qua đường quan hệ tình dục khác, do đó người bệnh cần quan tâm đến sức khỏe của mình hơn và sớm đi thăm khám để được điều trị chính xác và kịp thời. Viêm đường tiết niệu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản 2.Triệu chứng viêm đường tiết niệu Biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm đường tiết niệu đó là tiểu khó, tiểu đau, tiết rắt,..cụ thể là: Đi tiểu nhiều lần, liên tục buồn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần đi rất ít. Cảm giác đau buốt khi đi tiểu, ngứa rát khó chịu Đau âm ỉ vùng bụng dưới và phần lưng, bụng cảm giác nặng và luôn muốn đi tiểu ngay cả khi vừa đi xong. Nước tiểu đổi màu, tiểu rắt, và tiểu đau, tiểu buốt… Trường hợp nặng người bệnh còn có cảm giác ớn lạnh, sốt , buồn nôn, nôn ói,.. Để điều trị viêm đường tiết niệu, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định liệu trình điều trị từ bác sĩ. Bệnh thường được các bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh. Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh nào, liều lượng ra sao, người bệnh cần tuân thủ hoàn toàn theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Tránh tình trạng điều trị không dứt điểm hoặc sai cách khiến bệnh tiến triển nghiêm trọng chuyển sang mạn tính gây biến chứng nguy hiểm như: tiểu ra mủ, ra máu; vi khuẩn sản sinh xâm nhập vào bàng quang, gây nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến nhưng có thể phòng ngừa hiệu quả. Bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách: Để phòng viêm đường tiết niệu, nên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ và đúng cách. Rửa từ trước ra sau và lau khô trước khi mặc quần để tránh mang các vi khuẩn có sẵn ở âm hộ và hậu môn vào đường tiểu,.. Không nhịn tiểu: Nước tiểu trong bàng quang không được thoát ra ngoài sẽ khiến các vi khuẩn có cơ hội phát triển. Cần giữ thói quen đi tiểu khi có nhu cầu để loại bỏ vi khuẩn tốt hơn. Chú ý trong cách chọn đồ lót: Nên chọn đồ lót bằng chất vải cotton thoáng mát, tránh sử dụng đồ lót tổng hợp. Uống đủ nước: Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là rất cần thiết để rửa bàng quang, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh. Khám phụ khoa định kỳ thường xuyên ngăn chặn nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
doc_31013;;;;;doc_55067;;;;;doc_26301;;;;;doc_3693;;;;;doc_5039
Viêm đường tiết niệu không phải là bệnh lý hiếm gặp mà phổ biến ở cả hai giới nam và nữ. Dù không quá nguy hiểm tới tính mạng, nhưng bệnh lại mang đến nhiều bất tiện và khó khăn cho người mắc phải. 1. Bệnh viêm đường tiết niệu là gì, dấu hiệu nhận biết Viêm tiết niệu là hiện tượng đường tiết niệu bị vi khuẩn xâm nhập, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Dựa trên một số thống kê, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới nhiều hơn nam, bởi cấu trúc niệu đạo của phái nữ ngắn hơn - tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Bệnh được chia ra làm hai nhóm. Trong đó: Nhóm 1 là viêm đường tiết niệu dưới - viêm nhiễm xuất phát tại bàng quang cho tới miệng sáo niệu đạo. Nhóm tiếp theo là viêm đường tiết niệu trên xuất phát từ thận cho đến lỗ niệu quản nằm tại thành bàng quang. Tuy nhiên những tổn thương chủ yếu là ở thận, ví dụ như viêm đài - bể cấp thận,... Mặc dù không khó điều trị, nhưng nếu không trị dứt điểm thì viêm đường tiết niệu rất dễ tái phát. Những lần bệnh sau đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn tới sức khỏe người mắc phải. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ chủ yếu do tác động từ vi khuẩn mang tên E. coli. Theo thống kê, có tới trên 75% các trường hợp bệnh đều xảy ra do loại vi khuẩn này. Ngoài ra, còn có những loại vi khuẩn tác động khác như Gr (+). Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn kỵ khí, Corynebacterium, Mycoplasma cũng đồng loạt là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn ngược dòng. Vi khuẩn thường xuất phát từ miệng sáo, di chuyển tới niệu đạo, chúng tiếp tục đi tới bàng quang và lên vị trí thận. Trong nhiều trường hợp, vi khuẩn sẽ xâm nhập ngược dòng bởi một số yếu tố sau: - Niệu quản lạc chỗ, van niệu đạo sau, hẹp bao quy đầu (Phymosis),... triệu chứng của tình trạng dị dạng đường tiết niệu. - Ứ đọng và tắc nghẽn nước tiểu: hẹp niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến. - Sỏi tiết niệu, khối u đường tiết niệu đặc biệt là u bàng quang,... biểu hiện của dị dạng đường tiểu. - Trào ngược dòng bàng quang - niệu quản. Trong một số trường hợp khác, bệnh xuất phát từ các nguyên nhân sau: Với nam giới Thủ phạm chính gây ra bệnh là vi khuẩn. Tuy nhiên, không chỉ có vậy, những lý do tưởng chừng không gây hại lại có khả năng gây bệnh tiết niệu là: - Chấn thương dương vật, bao quy đầu bị viêm nhiễm khiến đường tiết niệu bị nhiễm trùng. - Thủ dâm quá mức. - Quan hệ tình dục không an toàn, thô bạo. - Lười vệ sinh sinh sau hệ. Với nữ giới Tương tự như nam giới, chị em thường bị viêm đường tiết niệu khi bị vi khuẩn tấn công vào các bộ phận ở đường tiết niệu. Ngoài ra, các nguyên nhân khác như: - Nhịn tiểu quá lâu, thường xuyên nhịn tiểu. - Lười vệ sinh trước và sau quan hệ. - Băng vệ sinh kém chất lượng. Vi khuẩn có thể dễ dàng di chuyển từ tầng sinh môn đến tiền đình, vị trí âm đạo; rồi tiếp tục di chuyển vào niệu đạo xâm nhập bàng quang. Các chuyên gia cho biết, tình trạng viêm nhiễm ở phụ nữ tỉ lệ thuận hay sẽ tiến triển cùng với các hoạt động tình dục, đồng thời là điều kiện vệ sinh kém. Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, một số yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn tiết niệu không thể không bỏ qua chính là: - Tắc nghẽn và ứ đọng nước tiểu (như u phì đại lành tính tuyến tiền liệt,…). - Suy giảm miễn dịch (HIV, đái tháo đường,... ). - Lối sống sinh hoạt, môi trường ẩm thấp tạo điều kiện thuận lợi. - Dị vật đường tiểu. Biểu hiện dễ nhận biết viêm đường tiết niệu ở hai giới là giống nhau: - Tình trạng sốt hay sốt cao kèm rét run thường xảy ra ở bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên. - Đi tiểu buốt: đau buốt giống kim châm, đem lại cảm giác khó chịu, khiến cho bệnh nhân ngại đi tiểu. - Màu tiểu biến đổi bất thường: nước tiểu đục hơn, đôi khi đen lại, có thể đi tiểu ra máu. - Tần suất đi tiểu: Ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. Có nhiều trường hợp: tiểu rắt, cứ sau 15 phút lại có cảm giác buồn tiểu. Tuy nhiên, nước tiểu không nhiều mà rất ít. - Nhiều trường hợp bệnh nhân thường xuất hiện những cơn đau quặn thận, có thể do sỏi hoặc viêm đường tiết niệu kết hợp với viêm phần phụ. Dựa trên những biểu hiện mà chúng tôi vừa đề cập đến, bạn có thể tự mình suy luận. Viêm tiết niệu là căn bệnh liên quan tới hệ tiết niệu có thể chữa trị được. Tuy nhiên, thời gian điều trị sẽ khác nhau bởi còn tùy thuộc vào tình trạng vi khuẩn gây bệnh, cũng như tình trạng vị trí bị nhiễm khuẩn. Cụ thể: Đối với trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu trên: đây là tình trạng nhiễm khuẩn nặng, dễ dẫn tới khả năng bị nhiễm khuẩn máu. Do đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định, sử dụng kháng sinh theo phác đồ. Đối với trường hợp nhiễm khuẩn tiết niệu dưới: Nếu nhận thấy tình trạng nhiễm khuẩn không quá nghiêm trọng hoặc không phát tác triệu chứng, thì có thể điều trị kháng sinh ngoại trú trong 10 ngày. Một khi đã coi nhẹ và không can thiệp y tế kịp thời, bệnh sẽ tiến triển và để lại những biến chứng phức tạp: Bệnh nhân cần chú trọng tới tình trạng của bản thân, đặc biệt khi bị nhiễm khuẩn tiết niệu trên. Trong nhiều trường hợp, bệnh có thể tiến triển và gây ra các nguy hiểm như: nhiễm khuẩn huyết, suy giảm chức năng thận. Ảnh hưởng tới chức năng của thận. Trong một số trường hợp, người bệnh còn gặp phải tình trạng bị sùi mào gà, lậu, giang mai,... do viêm nhiễm đã ở mức độ nặng. Phát hiện và điều trị kịp thời là cách tốt nhất để các biến chứng trên không xảy ra với người bệnh. 3. Đâu là phương pháp chẩn đoán và điều trị viêm tiết niệu hiệu quả Phác đồ điều trị sẽ được bác sĩ đưa ra sau khi có kết quả cụ thể về tình trạng bệnh. Thông thường, các bác sĩ sẽ lấy thông tin dữ liệu về biểu hiện và thời gian phát hiện bất thường. Tiếp đó, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm một số xét nghiệm, chụp chiếu cụ thể. - Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị. - Thực hiện các xét nghiệm máu: Tốc độ lắng máu (VSS). Tổng phân tích tế bào máu. CRP. Định lượng ure, creatinin trong máu. Qua đó xem xét và đưa ra đánh giá cụ thể về chức năng thận. Hướng điều trị Dựa vào nguyên nhân, tình trạng và tính chất của bệnh mà các phương pháp điều trị sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn. Với phương pháp nội khoa: Chủ yếu sử dụng thuốc kháng sinh, tiêu viêm. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị nội khoa kháng sinh khác nhau tùy vào những tổn thương mà viêm đường tiết niệu trên hay dưới gây ra. Bệnh nhân cần thực hiện nghiêm túc, chính xác phác đồ điều trị của bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn. Để tránh các tái phát nhiễm khuẩn, phải điều trị nội khoa đối với nguyên nhân gây bệnh, đó là: Tắc nghẽn đường tiểu do: niệu đạo hẹp, xơ hẹp cổ bàng quang, bao quy đầu hẹp, u xơ tiền liệt tuyến,... Đường tiểu dị dạng: rò niệu đạo, bàng quang,... Tìm kiếm một địa chỉ y tế uy tín để thăm khám, điều trị là bước đầu bạn cần phải làm. Tại đây, chúng tôi sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác tùy vào tình trạng bệnh của bạn. Sau khi thực hiện xong, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: Hạn chế Quan hệ tình dục trong và sau điều trị một thời gian. Kiêng quan hệ tình dục sẽ giúp bệnh cải thiện rất nhiều. Bổ sung dưỡng chất để thúc đẩy sự tái tạo của các tế bào thay thế. Uống đủ nước mỗi ngày. Từ bỏ thói quen nhịn tiểu, tạo cơ chế đi tiểu thường xuyên.;;;;;Viêm đường tiết niệu được biết đến là một trong những bệnh lý hệ tiết niệu phổ biến. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến những biến chứng, nhiễm trùng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn để có cách đề phòng căn bệnh này, từ đó chủ động bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như những người thân yêu. 1. Tổng quan chung về viêm đường tiết niệu Viêm đường tiết niệu (tên tiếng Anh: Urinary tract infection) là tình trạng nhiễm trùng ở bất kỳ vị trí nào trong đường hệ tiết niệu như thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang. Phần lớn các nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra ở cơ quan tiết niệu dưới bao gồm bàng quang và niệu đạo. Viêm đường tiết niệu xảy ra phổ biến hơn ở nữ giới do cấu trúc giải phẫu đường niệu đạo ở nữ ngắn hơn nam giới, do đó sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Nhiễm trùng gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu và sẽ rất nguy hiểm nếu tình trạng này lây lan nhanh đặc biệt là lan lên thận. Về phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện tại là sử dụng kháng sinh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể được chỉ định điều trị nhiều cách khác để hạn chế khả năng nhiễm trùng và cải thiện tình trạng bệnh. Viêm nhiễm đường tiết niệu là loại bệnh lý phổ biến và ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người bệnh 2. Nguyên nhân gây bệnh Viêm đường tiết niệu xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu theo đường niệu đạo và phát triển lây lan tới bàng quang. Đường tiết niệu có cấu trúc để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, tuy nhiên, từ một vài nguyên nhân mà đôi khi hàng phòng thủ này thất bại. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu có thể là: – Nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang): Nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn Escherichia coli (E. coli) – Quan hệ tình dục không lành mạnh có thể dẫn đến viêm bàng quang: Hầu hết phụ nữ đều có nguy cơ mắc viêm bàng quang vì như đã nói ở trên, đường hệ niệu của nữ giới khá ngắn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập từ hậu môn tới lỗ niệu đạo dẫn đến tình trạng viêm. – Nhiễm trùng niệu đạo (viêm niệu đạo): Nguyên nhân xuất phát từ loại vi khuẩn GI lây lan từ hậu môn tới niệu đạo. Ngoài ra, do niệu đạo nữ rất gần với âm đạo nên tỷ lệ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục cao hơn như herpes, lậu, chlamydia và mycoplasma và đây cũng là nguyên nhân có thể gây viêm đường niệu đạo. 3. Triệu chứng và biến chứng bệnh 3.1. Triệu chứng chung của viêm đường tiết niệu Viêm đường tiết niệu sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh mà thể hiện triệu chứng ra bên ngoài. Đối với tình trạng viêm nhẹ thậm chí còn không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, có thể kể tới các triệu chứng thường gặp như sau: – Buồn tiểu nhiều lần – Cảm giác đau buốt thậm chí là nóng rát khi đi tiểu – Thường xuyên đi tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít – Nước tiểu có nhiều bọt – Nước tiểu màu hồng, màu đỏ hoặc có màu cola (đây là dấu hiệu cho thấy có máu trong nước tiểu) – Nước tiểu có mùi nặng – Với phụ nữ có đau vùng chậu, đặc biệt là ở vùng trung tâm của xương chậu và xung quanh vùng xương mu. Viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây nên những triệu chứng khó chịu cho người bệnh 3.2. Triệu chứng cụ thể của viêm đường tiết niệu Nhiễm trùng tại thận – Đau lưng trên và bên hông – Sốt cao – Run rẩy và ớn lạnh – Buồn nôn – Nôn Nhiễm trùng tại bàng quang – Đi tiểu nhiều lần và đau buốt khi đi tiểu – Có máu trong nước tiểu – Thấy đau và khó chịu ở phần bụng dưới Nhiễm trùng tại niệu đạo – Nóng rát khi đi tiểu – Đau khi đi tiểu nên thường đi tiểu ngắt quãng hoặc không muốn đi tiểu 3.3. Biến chứng nguy hiểm mà viêm đường tiết niệu gây ra – Tổn thương thận vĩnh viễn. – Đối với phụ nữ mang thai: Tăng nguy cơ sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. – Đối với nam giới: Hẹp niệu đạo vì tình trạng viêm niệu đạo tái phát do lậu cầu. – Nhiễm trùng huyết – đây là biến chứng nguy hiểm có khả năng đe dọa tính mạng người bệnh, đặc biệt nếu là nhiễm trùng máu xuất phát từ thận. 4. Chẩn đoán bệnh và phương pháp điều trị 4.1. Chẩn đoán bệnh – Xét nghiệm nước tiểu: Người bệnh sẽ được chỉ định lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm phát hiện lượng các tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn. Người bệnh sẽ được hướng dẫn vệ sinh sạch sẽ tại khu vực bộ phận sinh dục trước khi lấy mẫu nước tiểu để tránh việc mẫu nước tiểu bị nhiễm khuẩn. – Xét nghiệm cấy vi khuẩn: Loại xét nghiệm này được thực hiện ở phòng xét nghiệm chuyên biệt để cho bác sĩ biết chính xác loại vi khuẩn nào gây ra tình trạng viêm và từ đó chỉ định loại thuốc hiệu quả nhất. – Nội soi bàng quang: Nếu viêm đường tiết niệu có dấu hiệu tái phát, bác sĩ có thể tiến hành nội soi bàng quang bằng một ống sonde dài, mỏng có máy quay ở phía đầu để soi bên trong niệu đạo và bàng quang của người bệnh. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm đường tiết niệu, người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. 4.2. Phương pháp điều trị Tuỳ theo vào trình trạng nhiễm trùng và các loại bệnh đồng mắc sau khi tiến hành chẩn đoán, kiểm tra, bác sĩ sẽ lựa chọn phương án điều trị bao gồm thời gian và loại thuốc phù hợp với người bệnh như: – Đối với trường hợp nhiễm trùng nhẹ, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. – Sử dụng thuốc giảm đau để làm tê bàng quang và niệu đạo nhờ đó giảm đau mỗi khi đi tiểu. – Uống nhiều nước. Việc uống nước sẽ giúp làm loãng nước tiểu và đẩy vi khuẩn trong đường tiết niệu ra ngoài. – Hạn chế đồ uống có thể gây kích thích bàng quang như cà phê, rượu và nước ngọt có chứa thành phần cafein cho đến khi tình trạng nhiễm trùng được khắc phục. – Sử dụng biện pháp chườm ấm: Người bệnh có thể sử dụng các loại túi chườm nước ấm để vào bụng sẽ giảm giảm đau, giãn cơ và giảm cảm giác khó chịu. Lưu ý: thông tin về cách điều trị đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ. 5. Biện pháp phòng ngừa viêm đường tiết niệu hiệu quả – Uống đủ 2-3l nước mỗi ngày. Uống nước sẽ giúp làm loãng nước tiểu, tăng số lần đi tiểu, từ đó giúp bài tiết tốt và đẩy luôn cả vi khuẩn ở đường tiết niệu ra bên ngoài. – Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn. Một lưu ý có thể áp dụng, bạn nên uống nhiều nước trước khi quan hệ và hãy đi tiểu sau khi quan hệ để làm trống bàng quang và đẩy hết vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. – Tránh các loại sản phẩm phụ khoa gây kích thích. – Khi vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn, lưu ý vệ sinh từ trước ra sau và không làm ngược lại. Vì như vậy khi đi tiểu tiện hay sau khi đi đại tiện sẽ giúp ngăn vi khuẩn ở vùng hậu môn lây lan qua âm đạo và vào niệu đạo. – Lưu ý các biện pháp tránh thai an toàn: Không nên sử dụng màng âm đạo hay không bôi trơn khi quan hệ, lựa chọn bao cao su có chất diệt tinh trùng,.. Việc làm này sẽ giảm nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu.;;;;;Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu do vi khuẩn gây nên. Viêm đường tiết niệu không đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng mang lại phiền toái không nhỏ cho họ. Viêm đường tiết niệu được chia làm 2 loại: Viêm đường tiết niệu trên và dưới. Viêm đường tiết niệu chủ yếu do nhiễm khuẩn E.Coli Viêm đường tiết niệu trên: Đây là loại viêm nhiễm đường tiết niệu ảnh hưởng nhiều đến niệu quản và thận. Chứng bệnh nhiễm trùng này được gọi là viêm thận hay nhiễm trùng thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu trên xảy ra khi vi khuẩn di chuyển ngược từ bang quang lên thận. Đôi khi bệnh là do vi khuẩn từ khác vùng khác trên cơ thể xâm nhập thận qua đường máu. Viêm đường tiết niệu dưới (hay còn gọi là viêm bang quang hay nhiễm trùng bàng quang): Viêm đường tiết niệu dưới thường do các vi khuẩn trong ruột gây ra. Những khuẩn này lây lan từ hậu môn đến niệu đạo và bàng quang rồi phát triển, xâm chiếm mô và gây nhiễm trùng. 3. Biến chứng của viêm đường tiết niệu Viêm đường tiết niệu tuy không đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của con người nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng rất nguy hiểm. Sau đây là một số biến chứng thường gặp ở viêm đường tiết niệu: Mất khả năng chống trào ngược của đường tiết niệu Hệ tiết niệu có khả năng không cho nước tiểu đi ngược từ dưới lên trên. Viêm đường tiết niệu lâu ngày sẽ làm mất khả năng co bóp của các cơ thắt tại các khúc nối, làm nước tiểu đi ngược từ dưới lên trên mang theo các vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài vào cơ thể. Giảm chức năng thận Viêm đường tiết niệu lâu ngày sẽ khiến các tổ chức thận bị xâm nhiễm, nhiều tế bào xơ và mỡ có thể bị tổn thương vĩnh viễn kéo theo chức năng thận kém, suy thận, huyết áp cao,… Viêm đường tiết niệu có thể làm giảm chức năng thận Rò mủ ở cơ quan lân cận Nếu viêm đường tiết niệu không được chữa trị kịp thời sẽ kéo theo các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: thận mủ, hư thận mủ, áp xe thận,…. Mủ có thể vỡ ra và rò sang các cơ quan lân cận khác như: đại tràng, gan, màng phổi,… gây nhiễm trùng ổ bụng. Gây sỏi tiết niệu Khi viêm đường tiết niệu, urê trong nước tiểu bị phân hủy thành ammoniac và cacbondioxid làm kiềm hóa nước tiểu sinh ra sỏi tiết niêu. Vô sinh Viêm đường tiết niệu lâu ngày ở nam giới làm hẹp và tắc đường dẫn tinh, có nguy cơ vô sinh. Nhiễm khuẩn huyết Những trường hợp viêm đường tiết niệu cấp, vi khuẩn trong hệ tiết niệu phát triển rất mạnh, sau đó một phần vi khuẩn sẽ đi vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Lúc này bệnh nhân có hội chứng nhiễm trùng ( sốt cao, rét run, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi…), nhiễm độc nặng (người mệt mói, lơ mơ..). Tình trạng này nếu không được phát hiện hồi sức và điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ hôn mê sâu và rất dễ dẫn đến tử vong – Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể thanh lọc chất độc hại và giảm tình trạng viêm đường tiết niệu. Tăng cường uống nước mỗi ngày để tránh viêm đường tiết niệu – Vi khuẩn gây nhiễm trùng ở đường tiết niệu không thể sống trong môi trường nhiều axit, vì thế hãy bổ sung vitamin C bằng cách ăn nhiều ớt chuông, chanh, cam,… – Thường xuyên uống các loại trà thảo dược như: trà gừng, bạc hà, giúp loại bỏ các độc tố và vi khuẩn khi bị viêm đường tiết niệu. – Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh và trái cây tươi.;;;;;Viêm đường tiết niệu là một bệnh lý phổ biến ở cả nam và nữ, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cả sinh hoạt hàng ngày. Rất nhiều người phát hiện ra những dấu hiệu nghi ngờ của bệnh nhưng không biết bị viêm đường tiết niệu khám ở khoa nào, bệnh viện nào để chủ động đi khám. Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc một số cơ quan của đường tiết niệu (thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo) do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn có thể xâm nhập từ niệu đạo hoặc từ hệ thống lọc của thận đi xuống. Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm một hay nhiều cơ quan của hệ tiết niệu Khi cơ thể có ít một trong số các dấu hiệu dưới đây người bệnh nên chủ động đi thăm khám: – Rối loạn tiểu tiện; Thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu rắt, tiểu buốt – Nước tiểu có màu bất thường (máu hoặc mủ), có mùi khó chịu. – Vùng niệu đạo ngứa ngáy, đau rát. – Đau lưng, vùng bụng dưới, đau sau khi quan hệ. Niệu đạo sưng đỏ có thể chảy mủ. Viêm đường tiết niệu nếu không đi thăm khám sớm và điều trị có thể lây lan ra toàn bộ hệ tiết niệu, gây áp xe, suy thận, nhiễm trùng máu, thậm chí là tử vong. Không những thế viêm đường tiết niệu còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trong y học có một khoa gọi là khoa tiết niệu – chuyên nghiên cứu các bệnh lý xảy ra ở đường tiết niệu. Do đó, người bệnh đi khám viêm đường tiết niệu có thể đến các phòng khám chuyên khoa tiết niệu hoặc các bệnh viện, phòng khám đa khoa có khoa thận – tiết niệu. Ở một số bệnh viện có thể kết hợp cả khoa nội tiêu hóa – tiết niệu hay khoa ngoại – tiết niệu. – Khoa thận – tiết niệu: Điều trị các bệnh lý viêm cầu thận,viêm đài bể thận, viêm bàng quang, hội chứng thận hư, bệnh thận mạn,.. – Khoa nội tiêu hóa – tiết niệu: Khoa điều trị thăm khám các bệnh lý về tiêu hóa kết hợp với các bệnh lý về đường tiết niệu – Khoa Ngoại – tiết niệu: thực hiện khám, điều trị các bệnh về đường tiết niệu sinh dục có kết hợp với can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật lấy sỏi tiết niệu, ghép thận,.. Nên chủ động thăm khám sớm khi có các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm đường tiết niệu để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 2. Tại sao phải đi khám viêm đường tiết niệu Viêm đường tiết niệu bản chất là bệnh lành tính, chủ yếu gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống vì người bệnh thường xuyên đi tiểu và có cảm giác khó chịu, đau buốt khi đi tiểu gây khó tập trung vào công việc. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm và kịp thời nó dễ tiến triển nhanh và gây nhiều biến chứng nguy hiểm: 2.1 Hệ thống đường tiết niệu bị tổn thương Khi tình trạng viêm nhiễm kéo dài dẫn đến mãn tính sẽ gây ra hiện tượng tiểu ra máu và mủ khiến cho niêm mạc bị tổn thương nghiêm trọng. 2.2 Ảnh hưởng đến sinh sản Vì đường tiết niệu của liên quan đến các cơ quan sinh dục nên vi khuẩn rất dễ tấn công làm ảnh hưởng đến các cơ quan này. 2.3 Nhiễm trùng thận Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời, vi khuẩn sẽ lội ngược dòng lên thận gây tổn thương cơ quan này. Nghiêm trọng nhất là dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, suy thận. 2.4 Nhiễm trùng máu Tình trạng viêm nhiễm tại đường tiết niệu tái phát nhiều lần có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào máu dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng toàn thân với các biểu hiện như sốt cao, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. 2.5 Đe dọa thai kỳ Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm trùng tiết niệu có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhiễm trùng nước ối, nhiễm trùng bào thai, dọa sinh non, sinh non,… 2.6 Hẹp niệu đạo ở nam giới Viêm đường tiết niệu kéo dài có thể khiến cho niệu đạo của nam giới bị hẹp lại gây khó khăn và đau đớn khi đi vệ sinh. 2.7 Đời sống tình dục suy giảm Nữ giới bị bệnh lý này sẽ thường xuyên xuất hiện cơn đau ở bụng dưới, đau âm đạo. Nam giới thì sẽ bị đau khi xuất tinh hoặc cương dương. Một số trường hợp có thể xuất hiện máu trong tinh dịch. Chính vì vậy mà họ cảm thấy không thoải mái, sợ quan hệ, chất lượng đời sống tình dục vì thế mà giảm đi rất nhiều. Viêm đường tiết niệu nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm 3. Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và ngăn ngừa tình trạng tái phát, bạn cần lưu ý một số điểm sau: – Uống nhiều nước để tăng lượng nước tiểu giúp đẩy các vi khuẩn ra khỏi đường tiểu. – Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và quan hệ tình dục. – Không sử dụng các chất dễ gây kích thích niệu đạo như chất khử mùi tại chỗ, tắm bồn có chứa xà phòng. – Sau khi đi đại tiện nên lau hậu môn từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào niệu đạo. – Tuyệt đối không được nhịn tiểu vì điều này khiến nước tiểu ứ đọng lâu trong bàng quang tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. – Điều trị triệt để các bệnh có nguy cơ gây viêm đường tiết niệu như phì đại tuyến tiền liệt, sỏi tiết niệu,… – Thăm khám sức khỏe định kỳ và đi khám khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh.;;;;;Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến ở cả nam và nữ. Bệnh nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Vậy nguyên nhân viêm đường tiết niệu là gì và làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả Bệnh viêm đường tiết niệu là bệnh lý gây do nhiễm khuẩn gây viêm, bệnh có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới, gặp ở mọi độ tuổi, trong đó dễ mắc bệnh hơn là ở nam giới. Viêm đường tiết niệu là bệnh lý phổ biến ở cả nam và nữ Bệnh viêm đường tiết niệu dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm khuẩn qua đường quan hệ tình dục khác, do đó người bệnh cần quan tâm đến sức khỏe của mình hơn và sớm đi thăm khám để được điều trị chính xác và kịp thời. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn Escherichia coli gây ra. Loại vi khuẩn này có thể dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo qua nhiều con đường khác nhau: quan hệ tình dục, các dụng cụ đặt xông dẫn lưu, phẫu thuật nội soi,… Viêm niệu đạo có thể do nhiều loại vi khuẩn khác gây ra, chủ yếu bệnh nhân bị nhiễm bệnh do có quan hệ tình dục không lành mạnh, hoặc mắc các bệnh sỏi đường tiết niệu, ứ nước thận, phì đại tuyến tiền liệt, mắc bệnh đái tháo đường và suy giảm miễn dịch, tuổi già,… Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu Viêm đường tiết niệu là bệnh lý xảy ra trên đường tiết niệu do vi khuẩn gây viêm nhiễm. Với các biểu hiện điển hình thường thấy như: – Thường xuyên muốn đi tiểu nhưng lượng nước tiểu trong mỗi lần vệ sinh rất ít. – Người bệnh có cảm giác đau buốt mỗi khi đi tiểu, kèm theo đó là cảm giác như có kim châm. – Đau, rát vùng bụng dưới và lưng. – Một khi sự viêm nhiễm đã trở nặng sẽ lây lan lên đến thận làm cho bệnh nhân bị đau lưng, ớn lạnh, sốt, hoặc buồn nôn và nôn. – Màu sắc nước tiểu bị vàng sậm hoặc đục. – Nước tiểu có mùi khai nồng, biểu hiện này sẽ tăng nặng theo ngày. Viêm đường tiết niệu có thể dẫn đến vô sinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả Thăm khám để được điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả tránh biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe sinh sản Viêm đường tiết niệu hoàn toàn có thể điều trị triệt để tuy nhiên nếu người bệnh chủ quan không điều trị kịp thời hiệu quả, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như: ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng của thận, có thể dẫn đến viêm thận. Đây chính là căn nguyên dẫn đến chứng bệnh thận yếu và yếu sinh lý ở nam giới, giảm hẳn chất lượng và số lượng tinh trùng dẫn đến là gia tăng nguy cơ vô sinh ở nam nữ hiện nay. Bệnh viêm đường tiết niệu hoàn toàn có thể phòng tránh và chữa trị ngăn ngừa các biến chứng, vì vậy ngay khi có những dấu hiệu viêm đường tiết niệu, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.
question_117
Công dụng của thuốc Lipisans 160
doc_117
Thuốc Lipisans 160 có thành phần là Fenofibrat 160 mg, là dẫn xuất của acid fibric. Thuốc thuộc nhóm thuốc điều hòa lipid trong huyết tương, có công dụng trong điều trị rối loạn lipoprotein máu các týp IIa, IIb, III, IV, V phối hợp với chế độ ăn hạn chế lipid. Để biết thêm thông tin về thuốc, mời bạn đọc tham khảo thông tin dưới đây: Lipisans 160 là thuốc điều trị rối loạn mỡ máu có thành phần chính là Fenofibrat 160mg, hàm lượng 160mg bào chế dạng viên nén dài bao phim.Fenofibrat là dẫn xuất của acid fibric có tác dụng điều hòa lipid trong huyết tương. Thuốc ức chế sinh tổng hợp cholesterol ở gan làm giảm các thành phần gây xơ vữa: lipoprotein tỷ trọng rất thấp VLDL và lipoprotein tỷ trọng thấp LDL, làm tăng sản xuất lipoprotein tỷ trọng cao ( HDL) và làm giảm triglycerid máu. Vì vậy, thuốc có tác dụng cải thiện đáng kể sự phân bố cholesterol trong huyết tương. Nhận thấy: Fenofibrat có thể làm giảm 20-25% cholesterol toàn phần và 40-50% triglycerid máu. Để điều trị có hiệu quả cần sử dụng Lipisans 160 liên tục.Thuốc Lipisans 160 được hấp thu dễ dàng ở đường tiêu hóa cùng với thức ăn. Sự hấp thu này sẽ giảm nhiều nếu uống sau khi nhịn ăn qua đêm.Nồng độ đỉnh trong huyết tương xuất hiện trong khoảng 5h sau khi uống thuốc. Ở người có chức năng gan thận bình thường thì thời gian bán hủy trong huyết tương khoảng 20h. Thời gian này tăng rất nhiều ở người mắc bệnh thận và acid fenofibric tích lũy đáng kể ở người suy thận uống fenofibrat hàng ngày.Acid fenofibric đào thải chủ yếu qua đường nước tiểu dưới dạng liên hợp glucuronic, ngoài ra còn có acid fenofibric dưới dạng khử và chất liên hợp glucuronic của nó. Lipisans 160 được chỉ định trong điều trị: rối loạn lipoprotein huyết các typ IIa, Iib, III, IV, V phối hợp với chế độ ăn. 3. Chống chỉ định của thuốc Lipisans Chống chỉ định của thuốc Lipisans trong các trường hợp sau đây:Mẫn cảm với thành phần của thuốc Lipisans.Người bị suy gan, suy thận nặng.Trẻ em dưới 10 tuổi không dùng loại thuốc này. 4. Liều dùng - cách dùng của thuốc Lipisans Cách dùng: Bạn nên uống thuốc trong hoặc ngay bữa ăn với một cốc nước đầy, người bệnh uống trọn viên thuốc, không nhai hoặc nghiền thuốc. Phối hợp với chế độ ăn hạn chế lipid.Liều dùng:Người lớn :1 viên/ ngày. Suy thận: liều khởi đầu 54mg/ngày, chỉ tăng liều sau khi đánh giá tác động của thuốc trên chức năng thận và nồng độ lipid trong máu sau liều này.Lưu ý trường hợp bạn dùng quá liều thuốc thì cần thông báo ngay cho bác sĩ của bạn hoặc đến cơ quan y tế gần nhất để được hỗ trợ và xử trí kịp thời. Khi dùng quá liều, bác sĩ có thể sẽ xem xét đến điều trị bằng cách thẩm tách máu và điều trị triệu chứng trong trường hợp này. 5. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Lipisans Các tác dụng không mong muốn trong khi sử dụng thuốc thường nhẹ và ít gặp, bao gồm:Thường gặp:Rối loạn tiêu hóa, đầy chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhẹ. Người bệnh nên dừng thuốc, sau đó báo ngay cho bác sĩ để được xử trí kịp thời.Nổi ban da, nổi mày đay, ban không đặc hiệu: Nên báo ngay cho bác sĩ để được giải quyết kịp thời.Tăng nồng độ transaminase trong máu, đau nhức cơ.Hiếm gặp:Sỏi đường mật - tình trạng này thường gặp hơn ở bệnh nhân có tiền sử xơ gan, sỏi mật trước đó.Giảm ham muốn tình dục, liệt dương, giảm tinh trùng và bạch cầu.Viêm tụy đã được báo cáo ở bệnh nhân khi dùng fenofibrat. Viêm tụy cũng có thể là hậu quả của việc điều trị không hiệu quả ở bệnh nhân có tăng triglycerid trong máu nặng.Điều trị với các nhóm fibrat hiếm khi kèm theo ly giải cơ vân, thường xảy ra trên bệnh nhân có suy chức năng thận. Bệnh lý cơ nên được nghĩ đến trên bất kỳ bệnh nhân nào khi có đau cơ lan tỏa, yếu cơ và tăng đáng kể nồng độ creatine phosphokinase trong huyết thanh 6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Lipisans Bạn cần thông báo cho bác sĩ về các bệnh bạn mắc trước đó, tiền sử dị ứng với thuốc, thức ăn; các thuốc bạn đang sử dụng, vì việc sử dụng các thuốc khác trong quá trình sử dụng thuốc Lipisans có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả của các thuốc này và Lipisans. Ví dụ các thuốc như: Không dùng kết hợp thuốc độc với gan và fenofibrat như thuốc ức chế MAO, perhexilin maleat,... với fenofibrat; Không nên phối hợp Lipisans 160 với các fibrat khác, các chất ức chế HMG Co-A reductase, cyclosporin, vì sẽ làm tăng tác dụng ngoại ý trên cơ.Đặc biệt nếu bạn đang sử dụng thuốc chống đông máu thì cần thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng thuốc này, vì Lipisans có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông và làm tăng khả năng xuất huyết. Do đó, bạn cần được theo dõi theo dõi lượng prothombin thường xuyên hơn và điều chỉnh liều thuốc uống chống đông trong suốt thời gian điều trị bằng fenofibrat và sau khi ngừng thuốc 8 ngày. Bạn cần được kiểm tra chức năng gan và thận trước khi quyết định dùng thuốc Lipisans.Trường hợp bạn dùng thuốc ở liều 107-160mg/ngày thuốc này có thể sẽ làm tăng transaminase huyết thanh. Do đó, bạn cần được theo dõi transaminase 03 tháng/ lần trong 12 tháng đầu dùng thuốc, khi SGPT > 1000 UI bạn phải tạm ngưng thuốc.Nếu sau 3-6 tháng điều trị, lipid máu của bạn không giảm có thể được bổ sung hay thay thế các phương pháp trị liệu khác theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.Việc sử dụng các nhóm thuốc fibrat đơn thuần như thuốc Lipisans đôi khi xuất hiện bệnh lý cơ. Bạn cần báo cho bác sĩ ngay khi có bất kỳ tình trạng đau cơ hay yếu cơ không rõ nguyên nhân, đặc biệt có kèm theo mệt mỏi hoặc sốt. Nồng độ CK nên được đánh giá ở bệnh nhân có triệu chứng này và ngừng điều trị fenofibrat nếu có tăng đáng kể nồng độ CK hay bệnh lý cơ đã được chẩn đoán.Phụ nữ có thai không nên dùng trong thời kỳ mang thai.Phụ nữ cho con bú không nên dùng thuốc, vì chưa được kiểm chứng độ an toàn của thuốc khi dùng trên phụ nữ cho con bú.Thuốc không làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên bạn vẫn có thể lái xe và thực hiện những công việc cần độ tập trung cao.Thuốc Lipisans là thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, vì các tác dụng phụ của thuốc trong quá trình sử dụng có thể xảy ra, do đó bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Trên đây là một số thông tin về thuốc, nếu còn thắc mắc gì có thể liên hệ bác sĩ để biết thêm thông tin.
doc_28744;;;;;doc_26232;;;;;doc_57995;;;;;doc_45555;;;;;doc_12402
Eurartesim 160/20 chứa thành phần chính là Piperaquine tetraphosphate (một bisquinoline) với hàm lượng 160mg và Dihydroartemisinin hàm lượng 20mg. Thuốc được sử dụng để điều trị hầu hết các thể sốt rét, ngay cả thể đã đề kháng với các thuốc điều trị sốt rét khác. Thuốc có hiệu quả cao và an toàn khi sử dụng. Eurartesim 160/20 là một biệt dược phối hợp Piperaquine tetraphosphate và Dihyroartemisinin trong cùng một công thức, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc là một sản phẩm của Công ty Sigma-Tau Industrie Farmaceutiche Riunite S.P.A Via Pontina Km 30, 400-00040 Pomezia (RM) Italy và được bào chế dưới dạng viên nén bao phim (hộp 1 vỉ, 3 viên mỗi vỉ).Mỗi viên nén thuốc Eurartesim 160/20 chứa 160mg Piperaquine tetraphosphate (dạng tetrahydrat) và 20mg Dihydroartemisinin. Ngoài ra, còn chứa một số tá dược khác vừa đủ bao gồm: Viên nén (tinh bột pre-gelatin hóa, dextrin, hypromellose (E464), eroscarmellose sodium, magne stearat (E572) và lớp bao phim (hypromellose, titan dioxid (E171), macrogol 400). Thuốc được sử dụng với mục đích chính là điều trị sốt rét.DHA có thể đạt nồng độ cao trong hồng cầu bị ký sinh. Cầu nối peroxid trong phân tử DHA cần thiết cho hoạt tính kháng ký sinh trùng sốt rét, gây tổn thương các gốc tự do trên màng tế bào của ký sinh trùng. Piperaquine có tác dụng ức chế mạnh các chủng ký sinh trùng sốt rét Plasmodium kháng chloroquin. Hơn nữa, còn tiêu diệt bào tử của các chúng và làm giảm sự truyền nhiễm bệnh sốt rét.Sau khi uống, DHA hấp thu rất nhanh, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 1 giờ. Thời gian bán thải của Piperaquine khoảng 22 ngày đối với người lớn và khoảng 20 ngày đối với trẻ em.Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc. 3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Eurartesim 160/20 Thuốc Eurartesim 160/ 20 được chỉ định trong điều trị hầu hết các thể sốt rét do Plasmodium falciparium, Plasmodium vivax, Plasmodium oval, Plasmodium malaria, kể cả các chủng đa đề kháng với các thuốc điều trị sốt rét khác.Thuốc có thể được dùng cho cả người lớn, trẻ em và trẻ trên 6 tháng tuổi có cân nặng từ 5kg trở lên.Uống thuốc với nước lọc, khi bụng đói, sau khi ăn ít nhất 3 giờ và không ăn trong vòng 3 giờ sau khi dùng thuốc. Nếu khó nuốt, có thể nghiền và hòa vào nước, sau đó uống ngay hỗn hợp này.Phác đồ điều trị Eurartesim 160/20 kéo dài 3 ngày liên tục, dùng một lần mỗi ngày, nên cố gắng dùng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.Liều dùng tùy thuộc vào cân nặng của bệnh nhân:Bệnh nhân từ 5 đến dưới 7kg: Nửa viên 160mg/ 20mg mỗi ngày. Tổng số viên cho phác đồ điều trị là 1,5 viên.Bệnh nhân từ 7 đến 13kg: Một viên 160mg/ 20mg mỗi ngày. Tổng số viên cho phác đồ điều trị là 3 viên.Đối với phụ nữ có thai: Không được dùng Eurartesim 160/20 cho phụ nữ mang thai nếu có thuốc khác có thể thay thế. Nếu sử dụng thì bắt buộc phải đình chỉ thai (chấm dứt thai kỳ).Đối với phụ nữ cho con bú: Không sử dụng thuốc khi đang cho con bú.Trước khi kê đơn thuốc Eurartesim 160/20, hãy báo với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân của bạn thuộc một trong những chống chỉ định sau:Mẫn cảm với các hoạt chất Piperaquin tetraphosphate, Dihydroartemisinin hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.Trẻ em dưới 6 tháng tuổi hoặc cân nặng dưới 5kg.Bệnh sốt rét nặng, có ảnh hưởng đến não, phổi và thận.Có bất thường về tim, như rối loạn nhịp tim hoặc các bệnh lý khác của tim.Trong gia đình có người thân bị đột tử do các bệnh về tim hoặc có các bệnh về tim bẩm sinh.Rối loạn điện giải.Đang dùng các thuốc có tác dụng trên nhịp tim, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị rối loạn tâm thần, nhiễm trùng, kháng histamin, thuốc điều trị ung thư, nhiễm HIV, đau thắt ngực, rối loạn tiêu hóa và mỡ máu, nghiện.Đã được điều trị sốt rét bằng thuốc khác hoặc đã dùng thuốc ngừa sốt rét trong vòng 1 tháng gần đây. Các thuốc này bao gồm: Mefloquin, Halofantrin, Lumefantrin, Chloroquin hoặc Quinin.Bên cạnh đó, cần phải thận trọng trên bệnh nhân có các vấn đề sau đây khi sử dụng thuốc Eurartesim 160/20:Có các vấn đề về gan hoặc thận.Nhiễm ký sinh trùng sốt rét khác không phải Plasmodium falciparum.Đã hoặc đang dùng bất kỳ thuốc nào khác điều trị sốt rét (không thuộc các thuốc đã liệt kê ở trên).Phụ nữ có thai hoặc cho con bú.Phụ nữ, người cao tuổi (> 65 tuổi) hoặc nôn ói.Đang dùng các thuốc khác có khả năng gây tương tác.Nếu xảy ra nôn ói sau khi dùng thuốc trong vòng 30 phút đầu tiên thì dùng lại toàn bộ liều như ban đầu, trường hợp sau 30 phút, dùng lại nửa liều ban đầu. Còn nếu tiếp tục nôn ói sau khi dùng liều thứ 2, không dùng thêm bất cứ liều nào nữa. Trường hợp này, bạn nên liên hệ với bác sĩ điều trị để thay đổi phác đồ điều trị.Một trường hợp đặc biệt là nếu bệnh nhân nhiễm một tác nhân gây sốt rét khác thì có thể dùng lại phác đồ Eurartesim 160/20 trong vòng một năm sau khi có sự đồng thuận của bác sĩ. Không được dùng phác đồ này quá 2 lần trong một năm và cũng không dùng lại trong vòng 2 tháng sau khi dùng lần đầu tiên. Nếu bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sốt rét quá 2 lần trong một năm, nên trao đổi với bác sĩ để thay thế phác đồ khác.Khi quá liều thuốc Eurartesim 160/20 cần phải nhập viện để có chế độ theo dõi đặc biệt do sẽ có những độc tính nghiêm trọng trên tim. Còn khi quên liều thuốc, hãy uống ngay khi nhớ, dùng liều kế tiếp cách 24 giờ sau đó. Không bao giờ uống quá 1 liều trong cùng một ngày.Không làm rách bao bì thuốc, bảo quản ở nhiệt độ dưới 30o. C và ở nơi khô ráo, tránh ẩm cũng như ánh sáng chiếu trực tiếp lên sản phẩm. 4. Tương tác và tác dụng phụ của thuốc Eurartesim 160/20 4.1. Tương tác thuốc. Một số thuốc ảnh hưởng đến cơ chế tác dụng của Eurartesim 160/20 và bác sĩ có thể quyết định không dùng thuốc hoặc cần có những kiểm tra thêm.Danh sách các thuốc có khả năng xảy ra tương tác khi dùng chung với Eurartesim 160/20 được liệt kê dưới đây:Thuốc điều trị rối loạn mỡ máu.Thuốc điều trị tăng huyết áp và bệnh về tim.Thuốc điều trị HIV.Kháng sinh.Thuốc an thần.Thuốc phòng ngừa hoặc điều trị động kinh.Thuốc dùng sau khi ghép tạng và trong bệnh tự miễn.Các hormon sinh dục, bao gồm cả thuốc tránh thai.Các glucocorticoid.Thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa.Thuốc giảm đau và kháng viêm.Thuốc điều trị hen suyễn.Thuốc điều trị trầm cảm.Thuốc chống nôn.Một số khí dùng trong gây mê.Ngoài ra, không dùng Eurartesim 160/20 với nước ép bưởi vì có thể gây tương tác thuốc. Đối với người đang sử dụng thuốc sắt để phòng ngừa dị tật ống thần kinh bẩm sinh thì vẫn có thể tiếp tục dùng cùng lúc với thuốc Eurartesim 160/20.4.2. Tác dụng phụ của thuốc Eurartesim 160/20Eurartesim 160/20 có thể gây ra một số tác dụng phụ nhưng hầu hết đều không nghiêm trọng và thường biến mất trong vòng vài ngày đến vài tuần sau khi điều trị.Các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc Eurartesim 160/20 bao gồm:Dị ứng thuốc.Rối loạn nhịp tim.Cảm, ho, sốt.Nhiễm trùng.Bất thường tế bào máu.Rối loạn tiêu hóa.Viêm da, ban da.Nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt.Bài viết đã cung cấp thông tin Eurartesim 160/20 là thuốc gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Eurartesim 160/20 theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Thuốc Permixon 160mg được sử dụng trong điều trị rối loạn tiểu tiện với mức độ trung bình liên quan đến phì đại lành tính của tuyến tiền liệt ở nam giới. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về công dụng, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng thuốc Permixon qua bài viết sau đây. Thuốc Permixon 160mg với thành phần chính là phần chiết lipid - sterol của cây Serenoa repens hàm lượng 160mg. Thuốc được dùng để điều trị rối loạn tiểu tiện mức độ trung bình liên quan đến phì đại tuyến tiền liệt lành tính ở nam giới.Permixon 160mg được bào chế dưới dạng viên nang, đóng theo hộp 4 vỉ x 15 viên. Đây là thuốc được kê theo toa nên cần có chỉ định từ bác sĩ hoặc dược sĩ. 2. Tác dụng của Thuốc Permixon 160mg đối với cơ thể Thuốc Permixon 160mg được sử dụng trong những trường hợp sau:Điều trị rối loạn tiểu tiện liên quan đến bệnh phì đại tuyến tiền liệt mức độ trung bình ở nam giới.Được dùng cho các trường hợp đặc biệt khác khi có chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ. 3. Cách sử dụng thuốc Permixon 160mg hiệu quả 3.1. Cách dùng và liều dùng. Thuốc Permixon 160mg được dùng cho đường uống, mỗi ngày uống 2 viên. Thời gian uống thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh sẽ được bác sĩ, dược sĩ chỉ định thời gian uống trong hoặc sau bữa ăn.3.2. Xử lý khi quên liều, quá liều hoặc khẩn cấp. Trường hợp quên 1 liều, người bệnh nên dùng ngay sau khi nhớ ra. Không tự ý gấp đôi liều dùng thuốc để bù liều đã quên.Trường hợp sử dụng thuốc quá liều có thể gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa tạm thời như đau bụng. Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ, dược sĩ khi có hiện tượng quá liều xảy ra. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Permixon Thuốc Permixon không được sử dụng trong các trường hợp sau:Người bệnh có tiền sử, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc.Không dùng Permixon cho nữ giới và trẻ em. Trong quá trình sử dụng thuốc Permixon 160mg, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra như:Buồn nôn, nônĐau bụng. Ngứa. Nổi ban đỏ, phù. Chứng vú to ở nam giới. Nhức đầu. Tăng men gan. Nếu người bệnh gặp bất kỳ tác dụng phụ không mong muốn nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy ngừng thuốc và thông báo cho bác sĩ, dược sĩ để có hướng xử lý kịp thời. 6. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Permixon 160mg điều trị Người bệnh có thể tham khảo mục thận trọng, lưu ý trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc có thể tham khảo một số lưu ý sau đây:Không dùng thuốc Permixon lúc đang đói vì có thể khiến buồn nôn, nôn.Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn từ các chuyên viên y tế để có được kết quả điều trị tốt nhất.Đối với một trường hợp phì đại tuyến tiền liệt đang được thăm khám định kỳ, cần đánh giá lợi ích thuốc đem lại cho người bệnh trong thời gian điều trị.Để thuốc Permixon xa tầm nhìn và tầm với của trẻ em.Hiện tại, chưa có báo cáo chính xác về độ ảnh hưởng của thuốc đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc.Để tránh các tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng kết hợp với những thuốc khác. Người bệnh, nên thông báo đầy đủ cho bác sĩ, dược sĩ các thuốc khác đang sử dụng.Bài viết trên đây là những thông tin được chắt lọc lại và trình bày ngắn gọn về dòng thuốc Permixon 160mg. Người bệnh không được tự ý mua thuốc về dùng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng để đạt được hiệu quả tốt nhất và hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.;;;;;Thuốc Halotan 160 được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Valsartan. Thuốc được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp, suy tim và điều trị sau nhồi máu cơ tim. 1. Công dụng của thuốc Halotan 160 Thuốc Halotan có nhiều dạng hàm lượng như Halotan 40mg (mỗi viên nén chứa 40mg Valsartan), Halotan 80mg (mỗi viên nén chứa 80mg Valsartan), Halotan 120mg (mỗi viên nén chứa 120mg Valsartan) và Halotan 160mg (mỗi viên nén chứa 160mg Valsartan). Bài viết này chủ yếu tập trung vào thuốc Halotan 160mg.Thành phần Valsartan trong thuốc Halotan là 1 thuốc dùng đường uống, có hoạt tính chẹn tác dụng co mạch và tiết aldosteron của angiotensin II theo cơ chế ngăn cản có chọn lọc angiotensin II gắn vào thụ thể AT1. Nồng độ angiotensin II trong huyết tương tăng khi thụ thể AT1 bị ức chế bởi Valsartan có thể dẫn tới hoạt hóa thụ thể AT2 (thụ thể này có tác dụng cân bằng với thụ thể AT1). Valsartan không ức chế men chuyển (kininase II) có tác dụng chuyển angiotensin I thành angiotensin II và làm thoái hóa bradykinin.Chỉ định sử dụng thuốc Halotan 160:Điều trị suy tim, tăng huyết áp;Điều trị sau nhồi máu cơ tim: Người bệnh có tình trạng ổn định lâm sàng, có suy thất trái hoặc giảm chức năng thất trái sau khi bị nhồi máu cơ tim.Chống chỉ định sử dụng thuốc Halotan 160 trong các trường hợp sau:Bệnh nhân quá mẫn với Valsartan hay bất kỳ thành phần nào khác của thuốc;Người bệnh suy gan nặng, xơ gan mật, ứ mật;Bà mẹ mang thai 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Halotan 160 Thuốc được dùng bằng đường uống. Liều dùng khuyến cáo của thuốc như sau:Tăng huyết áp: Khởi đầu với liều uống 80 - 160mg/lần/ngày nếu dùng đơn trị liệu. Nếu phối hợp với thuốc lợi tiểu thì dùng liều thấp hơn. Liều dùng tối đa là 320mg/ngày;Suy tim: Khởi đầu với liều uống 40mg/lần x 2 lần/ngày. Liều dùng thuốc có thể tăng tới 80 - 160mg/lần x 2 lần/ngày. Nếu phối hợp với thuốc lợi tiểu thì dùng liều thấp hơn. Liều dùng tối đa là 320mg/ngày;Sau nhồi máu cơ tim: Thuốc Valsartan có thể được khởi đầu dùng sớm trong vòng 12 giờ sau nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân ổn định lâm sàng. Liều khởi đầu là 20mg/lần x 2 lần/ngày. Bệnh nhân dùng thuốc Halotan nên được điều chỉnh liều trong vòng 7 ngày, lên tới 40mg/lần x 2 lần/ngày rồi chỉnh liều tiếp theo tới liều duy trì hiệu quả, có thể lên tới 160mg/lần x 2 lần/ngày tùy theo dung nạp của bệnh nhân;Người lớn tuổi: Không cần phải điều chỉnh liều dùng thuốc;Bệnh nhân suy thận: Không cần phải điều chỉnh liều dùng thuốc ở người bệnh có độ thanh thải creatinin trên 10ml/phút;Bệnh nhân suy gan: Ở người bệnh suy gan nhẹ đến vừa, không có ứ mật thì liều Valsartan tối đa là 80mg. Chống chỉ định sử dụng thuốc Valsartan ở người bệnh suy gan nặng và bệnh nhân xơ gan mật;Tăng huyết áp ở trẻ em 6 - 16 tuổi: Với trẻ em có thể nuốt trọn viên thuốc thì dùng liều khởi đầu thông thường là 1,3mg/kg x 1 lần/ngày (tổng liều dùng lên tới 40mg). Liều dùng sẽ được điều chỉnh tùy theo huyết áp của bệnh nhi. Hiện chưa có dữ liệu về việc sử dụng liều 2,7mg/kg (lên tới 160mg) ở bệnh nhi từ 6 - 16 tuổi;Trẻ em dưới 6 tuổi hoặc độ lọc cầu thận dưới 30ml/phút/1,73m2: Chưa có thông tin về việc dùng thuốc cho đối tượng này.Khi sử dụng thuốc Halotan 160 quá liều, người bệnh có thể bị hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm có thể xảy ra nếu có sự kích thích đối giao cảm (phế vị). Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị trầm cảm, trụy tuần hoàn và sốc. Cách xử trí là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khi xảy ra hạ huyết áp. Valsartan không loại trừ khỏi cơ thể được bằng cách lọc máu. 3. Tác dụng phụ của thuốc Halotan 160 Khi sử dụng thuốc Halotan 160, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:Thường gặp: Nhức đầu, chóng mặt, đau họng, đau lưng, đau bụng, mệt mỏi, giảm huyết áp, nhiễm trùng đường hô hấp trên, đau cơ, tăng kali huyết, ho khan, buồn nôn, viêm xoang, rối loạn tiêu hóa, đau khớp, phù, đánh trống ngực, ngứa da, phát ban, khô miệng, khó tiêu, táo bón, đầy hơi, tiêu chảy, mất ngủ, lo lắng;Ít gặp: Hoa mắt, đau bụng, mệt mỏi, ho;Hiếm gặp: Phù mạch, viêm gan, giảm tiểu cầu, ly giải cơ vân.Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc Halotan 160 để được tư vấn về biện pháp ứng phó thích hợp. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Halotan 160 Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Halotan 160:Khi dùng thuốc Halotan, người bệnh có thể bị tăng kali huyết. Do đó, việc sử dụng thuốc đồng thời với các chất bổ sung kali, các muối có chứa kali, các thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc các tác nhân làm tăng nồng độ kali (như heparin) không được khuyến cáo;Thận trọng khi dùng thuốc Halotan ở người bệnh bị giảm thể tích nội mạch (ví dụ do sử dụng thuốc lợi tiểu liều cao);Thận trọng khi sử dụng thuốc Halotan 160 ở bệnh nhân hẹp động mạch thận hay suy thận nặng;Hiện chưa có dữ liệu về việc sử dụng Valsartan an toàn ở bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật ghép thận;Người bệnh tăng aldosteron nguyên phát không nên điều trị với Valsartan vì hệ renin - angiotensin không được hoạt hóa;Ở bệnh nhân suy gan nhẹ và vừa không có ứ mật, có thể sử dụng Valsartan một cách thận trọng;Khi điều trị cho người bệnh nhồi máu cơ tim, không nên sử dụng phối hợp Valsartan với thuốc ức chế men chuyển vì sẽ làm gia tăng các tác dụng phụ bất lợi;Khi điều trị cho người bệnh suy tim, không nên phối hợp Valsartan với các thuốc ức chế men chuyển và thuốc chẹn beta vì có thể làm gia tăng các tác dụng phụ bất lợi;Thuốc Halotan 160 là thuốc đối kháng đặc hiệu với thụ thể angiotensin II, không được khuyến cáo sử dụng trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú;Thuốc Halotan có thể gây chóng mặt, nhức đầu nên cần thận trọng khi dùng thuốc đối với quá trình lái xe, vận hành máy móc. 5. Tương tác thuốc Halotan 160 Một số tương tác thuốc của Halotan 160 gồm:Sử dụng đồng thời các thuốc ức chế men chuyển với Lithium có thể làm gia tăng nồng độ Lithium trong huyết thanh và độc tính Lithium. Do hiện vẫn còn thiếu thông tin về việc dùng đồng thời Valsartan và Lithium nên tốt nhất không kết hợp 2 thuốc này;Sử dụng đồng thời Valsartan với các thuốc lợi tiểu giữ kali, các muối chứa kali hoặc chất bổ sung kali có thể làm gia tăng nồng độ kali trong máu;Sử dụng đồng thời Valsartan với các thuốc kháng viêm không steroid có thể làm gia tăng nồng độ kali huyết thanh và gia tăng ảnh hưởng xấu tới chức năng thận.Trong quá trình sử dụng thuốc Halotan 160, bệnh nhân nên tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trị bệnh tốt nhất và giảm được nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ bất lợi.;;;;;Thông tin thuốc:Tên thuốc: Yolipraz-40Thành phần hoạt chất: Telmisartan 40mg. Nồng độ, hàm lượng:Số đăng ký: VN-18796-15Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên. Nhà sản xuất: M/S Stallion Laboratories Pvt. Ltd. Nhà phân phối: Công ty TNHH XNK Y tế Delta. Chỉ định:Tăng huyết áp vô căn.Liều lượng - Cách dùng. Người lớn: 40 mg x 1 lần/ngày, có thể tăng liều lên 80 mg x 1 lần/ngày. Dùng đơn liệu pháp hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu nhóm thiazid. Không cần chỉnh liều ở người lớn tuổi hoặc khi suy thận.Suy gan nhẹ và vừa: tối đa 40 mg/ngày. 2. Tác dụng phụ của thuốc Yolipraz 40 Tần suất tác dụng phụ được báo cáo với telmisartan (41.4%) cũng tương đương với giả dược (43.9%) trong thử nghiệm có đối chứng với giả dược. Không có mối quan hệ giữa tác dụng không mong muốn với liều lượng, giới, tuổi hoặc chủng tộc của các bệnh nhân.Các tác dụng phụ được nêu ra dưới đây được tích lũy từ tất cả các thử nghiệm lâm sàng bao gồm 5788 bệnh nhân cao huyết áp được điều trị với telmisartan.Sự nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng:Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp trên.Rối loạn tâm thần:Lo lắng, bồn chồn.Rối loạn mắt:Rối loạn thị lực.Rối loạn mê đạo tai và tai:Chóng mặt.Rối loạn dạ dày ruột non:Ðau bụng, ỉa chảy, khô miệng, khó tiêu, đầy hơi, rối loạn tiêu hoá dạ dày.Rối loạn da và mô dưới da:Chàm, tăng tiết mồ hôi.Rối loạn xương, mô liên kết, hệ cơ xương:Ðau khớp, đau lưng, chuột rút chân, đau chân, đau cơ, những triệu chứng giống viêm gân.Rối loạn chung và những tình trạng tại đường dùng:Ðau ngực, những triệu chứng giống cúm.Ngoài ra, từ khi telmisartan được giới thiệu trên thị trường những trường hợp như ban đỏ, ngứa, ngất, mất ngủ, trầm cảm, nôn, huyết áp thấp, nhịp tim chậm, nhịp tim nhanh, khó thở, chứng tăng bạch cầu ưa kiềm, giảm tiểu cầu, yếu và kém hiệu suất được báo cáo rất hiếm xảy ra.Cũng như các thuốc kháng thụ thể angiotensin II khác, một số trường hợp cá biệt phù, mề đay và những triệu chứng liên quan khác cũng đã được báo cáo.Kết quả xét nghiệm:Hiếm gặp, sự giảm huyết cầu tố hoặc tăng axit uric gặp nhiều hơn khi điều trị với telmisartan so với với giả dược. Tăng creatinin và men gan trong cũng được nhận thấy khi điều trị với telmisartan, nhưng những thay đổi sinh hoá này tương đương hoặc thấp hơn so với dùng giả dược. 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Yolipraz 40 Chống chỉ định:Quá mẫn với thành phần của thuốc.Phụ nữ có thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối &Phụ nữ cho con bú.Tắc mật.Suy gan nặng.Thận trọng:Tăng huyết áp do động mạch thận, tổn thương thận, ghép thận, bệnh lý kèm theo sự tăng kích thích hệ RAA, tăng aldosteron nguyên phát, hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn, tăng kali máu, suy gan.Tương tác thuốc:Theo dõi nồng độ digoxin khi dùng chung.;;;;;Thành phần chính của thuốc Lipicard 160 là hoạt chất Fenofibrate (dưới dạng vi hạt) hàm lượng 160mg. Ngoài ra, trong mỗi viên Lipicard 160 còn có một số tá dược, bao gồm Cremophor RH40, Starch 1500, Talc và Colloidal Silicon dioxide.Fenofibrate là hoạt chất có công dụng kiểm soát lipid máu, đặc biệt là hạ nồng độ Triglycerid huyết thanh.Cơ chế tác dụng chính xác của Fenofibrate vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên Acid fenofibric, chất chuyển hoá có hoạt tính của Fenofibrate, có khả năng hạ Triglycerid máu thông qua cơ chế ức chế quá trình tổng hợp Triglycerid, dẫn đến ức chế phóng thích VLDL vào hệ thống tuần hoàn. Đồng thời, Acid fenofibric còn có tác dụng kích thích dị hóa VLDL (một loại lipoprotein giàu triglyceride).Ngoài ra, Fenofibrate trong thuốc Lipicard 160 còn có thể làm giảm nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân mắc chứng tăng acid uric huyết và cả ở người bình thường bằng cách tăng bài tiết chất này qua nước tiểu. 2. Chỉ định, chống chỉ định của thuốc Lipicard 160 Lipicard 160 được chỉ định điều trị những bệnh nhân mắc bệnh tăng lipid máy túy IIa, IIb, III, IV và V khi chế độ dinh dưỡng kiêng cử không mang lại hiệu quả.Chống chỉ định sử dụng Lipicard 160 cho những bệnh nhân sau:Rối loạn chức năng gan, bao gồm xơ gan do mật tiên phát, bệnh nhân có chức năng gan bất thường dai dẳng chưa xác định rõ nguyên nhân;Rối loạn chức năng thận;Tiền sử mắc bệnh túi mật;Mẫn cảm với Fenofibrate và các thành phần tá dược có trong Lipicard 160. 3. Liều dùng của thuốc Lipicard 160 Trước khi dùng thuốc Lipicard 160, bệnh nhân rối loạn lipid máu nên áp dụng một chế độ ăn kiêng phù hợp để hỗ trợ làm giảm nồng độ triglyceride/cholesterol máu và sau đó vẫn nên duy trì chế độ ăn kiêng này trong suốt quá trình điều trị với Lipicard 160. Liều khuyến cáo mỗi ngày của Lipicard 160 là uống 1 viên cùng với thức ăn.Về mặt lý thuyết do Fenofibrate liên kết mạnh với protein huyết tương nên các trường hợp dùng quá liều khuyến cáo có thể xem xét liệu pháp thẩm tách máu để điều trị. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa ghi nhận về các trường hợp quá liều Lipicard 160, nếu có thì nên xem xét chỉ định điều trị triệu chứng phù hợp. 4. Tác dụng phụ của thuốc Lipicard 160 Kết quả các nghiên cứu cho thấy tác dụng không mong muốn ghi nhận ở khoảng 1% bệnh nhân điều trị với Fenofibrate, trong đó những tác dụng ngoại ý khiến bệnh nhân phải ngưng thuốc gặp ở khoảng 6% bệnh nhân. Đa số trường hợp xuất hiện ngoại ban ở da sẽ làm người bệnh phải ngưng thuốc Lipicard 160.Một số tác dụng không mong muốn khác có thể xảy ra khi dùng Lipicard 160:Viêm gan, hình thành sỏi mật, viêm túi mật hoặc gan to;Đau cơ, nhược cơ, myoglobin niệu;Da tăng nhạy cảm với ánh sáng hoặc chàm;Viêm phế quản dị ứng. 5. Tương tác thuốc của Lipicard 160 Các thuốc chống đông máu đường uống nên thận trọng khi chỉ định cùng lúc với thuốc Lipicard 160 do Fenofibrate có khả năng chống đông máu tương tự coumarin nên có thể kéo dài thời gian prothrombin. Do đó các trường hợp phải dùng đồng thời 2 thuốc nên giảm liều thuốc chống đông máu để duy trì kết quả xét nghiệm thời gian prothrombin ở mức mong muốn.Sử dụng cùng lúc Lipicard 160 với các thuốc ức chế men khử HMG-Co (hay còn gọi là Statin) cho đến này vẫn chưa có dữ liệu về những tương tác có thể xảy ra. Tuy nhiên khi lết hợp những chất tương tự về hóa học và dược lý với Fenofibrate (như Gemfibrozil) với Simvastatin sẽ dẫn đến nguy cơ kết hợp chứng myoglobin-niệu và tăng đáng kể mức creatinine kinase (CK), từ đó khiến nguy cơ suy giảm chức năng thận cao hơn. 6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Lipicard 160 Do Fenofibrate có đặc điểm tương tự về mặt hóa học, dược lý và lâm sàng với Gemfibrozil hay Clofibrate nên kết quả thử nghiệm lâm sàng bất lợi của những thuốc trên cũng có thể áp dụng cho thuốc Lipicard 160.Tình trạng tăng nồng độ các transaminase gan như AST và/hoặc ALT trong huyết thanh đã được ghi nhận ở bệnh nhân điều trị bằng Fenofibrate. Tình trạng tăng nồng độ những enzym gan này thường sẽ phục hồi khi bệnh nhân ngưng thuốc hoặc một số trường hợp men gan có thể trở lại bình thường khi bệnh nhân vẫn còn dùng thuốc. Do đó các trường hợp điều trị rối loạn lipid máu bằng Lipicard 160 nên thường xuyên được theo dõi định kỳ nồng độ transaminase gan.Nếu nghi ngờ có sỏi mật, bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp để kiểm tra túi mật và phải ngưng Lipicard 160 nếu tìm thấy sỏi mật.Những trường hợp sử dụng Lipicard 160 than phiền tình trạng về đau, mềm và yếu cơ... khi đó bệnh nhân cần được thăm khám và được xét nghiệm máu ngay lập tức (bao gồm xét nghiệm nồng độ CK huyết thanh). Những bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán xác định có bệnh lý cơ cần ngưng điều trị ngay lập tức với Lipicard 160.Mức độ an toàn và hiệu quả khi dùng Lipicard 160 ở trẻ em vẫn chưa được xác định.Fenofibrate có khả năng gây độc cho phôi và gây quái thai ở chuột lớn trong các nghiên cứu dùng liều lớn gấp 7 đến 10 lần liều tối đa khuyến cáo cho người. Tuy nhiên vẫn không có nghiên cứu có đối chứng thỏa đáng thực hiện ở phụ nữ mang thai, do đó đối tượng này chỉ được dùng Lipicard 160 nếu lợi ích điều trị vượt trội hoàn toàn những nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi.Không nên dùng Lipicard 160 ở phụ nữ đang cho con bú vì Fenofibrate có khả năng sinh ung thư trong các nghiên cứu ở động vật. Bệnh nhân đang cho con bú nên quyết định hoặc ngừng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc Lipicard 160.
question_118
Công dụng thuốc Fareston
doc_118
Fareston có thành phần chính là Diosmin (450mg) và Hesperidin (50mg) có tác dụng bảo vệ thành mạch, trong đó:Thành phần Diosmin: Diosmin là hợp chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa, có rất nhiều trong các loại cây cỏ. Diosmin có tác dụng tăng cường các chức năng mao mạch, tăng sức bền mao mạch và tĩnh mạch ở chi dưới và để điều trị trĩ. Diosmin được chuyển hóa mạnh mẽ sau khi uống sau đó được thải trừ chủ yếu qua phân, phần còn lại thải qua nước tiểu.Thành phần Hesperidin: Là một hợp chất ngoài tác dụng bổ trợ bảo vệ thành mạch còn có khả năng làm hạ đường huyết, giảm cholesterol máu.Phối hợp 2 thành phần Diosmin và Hesperidin trong thuốc Fareston có tác dụng làm tăng trương lực tĩnh mạch, giảm tính thấm mao mạch và tăng sức bền thành mạch. Ngoài ra, Fareston còn kéo dài tác dụng co mạch của noradrenalin trên thành tĩnh mạch. 2. Chỉ định của thuốc Fareston Thuốc Fareston được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý sau:Suy tĩnh mạch chi dưới và suy mạch bạch huyết.Bệnh trĩ cấp tính và mãn tính. 3. Chống chỉ định của thuốc Fareston Các trường hợp không được sử dụng thuốc Fareston:Dị ứng với Diosmin, Hesperidin và bất cứ thành phần nào khác của thuốc.Bệnh nhân hiện tại hoặc tiền sử điều trị ung thư, suy gan và suy thận.Phụ nữ có thai.Phụ nữ đang cho con bú.Lưu ý khi sử dụng thuốc Fareston:Fareston chỉ điều trị hỗ trợ ngắn hạn, không thay thế cho các điều trị đặc hiệu của bệnh trĩ.Chưa có đầy đủ các bằng chứng chứng minh tính an toàn khi dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.Trẻ em và người lớn tuổi không nên dùng thuốc Fareston do chưa đảm bảo được tính an toàn.Không dùng chung Fareston với các thuốc kháng sinh khác sẽ làm giảm khả năng tác dụng của thuốc. 4. Liều dùng và cách dùng thuốc Cách dùng: Uống thuốc Fareston nguyên viên với nước. Uống thuốc trong bữa ăn.Liều dùng:Suy giãn tĩnh mạch: 1 viên x2 lần/ ngày. Uống vào buổi trưa và tối.Bệnh trĩ cấp tính: 3 viên x2 lần/ ngày trong 4 ngày đầu, sau đó 2 viên x2 lần/ ngày trong 3 ngày tiếp theo. 5. Tác dụng phụ của thuốc Fareston Khi sử dụng thuốc Fareston có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:Phản ứng dị ứng, ngứa và viêm đỏ da.Phù mí mắt và phù môi.Thiếu máu tan máu.Rối loạn tiêu hóa, đau âm ỉ thượng vị, buồn nôn, tiêu chảy và viêm ruột.Hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.Rối loạn nhịp tim và tim đập nhanh.Rối loạn thần kinh thực vật nhẹ.Co thắt mạch máu ngoại vi, thiếu máu cục bộ.Tóm lại, Fareston là thuốc có tác dụng bảo vệ thành mạch, điều trị các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới, hỗ trợ điều trị trĩ. Ngoài tác dụng điều trị thuốc còn gây một số tác dụng không mong muốn, cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
doc_14380;;;;;doc_31666;;;;;doc_40341;;;;;doc_31820;;;;;doc_22026
Thuốc Furostad được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da cơ địa, viêm da thể đồng tiền, viêm da ứ đọng, viêm da tiếp xúc... Để tránh gặp phải những tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ chuyên khoa. Thuốc Furostad có chứa 2 thành phần chính là Fusidic acid, Betamethasone valerate.Với Fusidic acid, đây được biết đến là kháng sinh nhóm steroid có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ. Cơ chế hoạt động của hoạt chất này là ức chế yếu tố cần thiết cho sự dịch chuyển của các peptide và kéo dài chuỗi peptide, hỗ trợ ngăn ngừa quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn để kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn. Tuy nhiên Fusidic acid có phổ kháng khuẩn hẹp, tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram (+).Với Betamethasone valerate, thành phần này có tác dụng chống viêm, hoạt động với cơ chế giảm hóa ứng động và quá trình hoạt hóa của bạch cầu ái toan. Đồng thời, nó có khả năng giảm mật độ tế bào mast, giảm sản xuất cytokine của nhiều tế bào cũng như chống ngứa, gây co mạch hiệu quả.Với sự kết hợp của hai thành phần trên, thuốc Furostad phát huy tốt hiệu quả đối với các bệnh về da do viêm nhiễm. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Furostad Furostad được chỉ định trong điều trị các bệnh da do viêm bao gồm:Bệnh nhân mắc viêm da cơ địa, viêm da ứ đọng hoặc viêm da tiếp xúc.Người được chẩn đoán viêm da đầu hoặc đang nghi ngờ do nhiễm vi khuẩn thứ phát.Bệnh nhân mắc lichen đơn mạn tính, vảy nến và lupus đỏ dạng đĩa.Bên cạnh đó, thuốc Furostad chống chỉ định trong một số trường hợp:Người bị nhiễm trùng da do virus (như herpes, thủy đậu), lao & nấm.Bệnh nhân viêm da quanh miệng, viêm da da có liên quan đến bệnh giang mai, trứng cá đỏ và loét da.Người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong Furostad. 3. Cách sử dụng và liều dùng Thuốc Furostad Furostad là thuốc được sử dụng tại chỗ bằng cách bôi một lượng nhỏ vào vùng da cần điều trị. Người dùng cần thận trọng khi dùng thuốc cho vùng da quanh mắt, tuyệt đối không được bôi vào mắt.Về liều dùng, bệnh nhân sử dụng Furostad ngày 2 lần cho đến khi đáp ứng tốt với thuốc. Tuy nhiên lưu ý thời gian điều trị mỗi đợt không quá 2 tuần. 4. Tác dụng phụ thuốc Furostad Thông thường, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng kích ứng nhẹ ở vùng da tại nơi bôi thuốc hoặc đôi khi xuất hiện phản ứng dị ứng như:Viêm da quanh miệng, viêm da dị ứng do tiếp xúc, viêm nang lông, tăng mọc lông bất thường.Giảm sắc tố da, glôcôm và có thể gây ức chế tuyến thượng thận.Teo da, giãn mạch máu dưới da và rạn da nếu sử dụng thuốc để bôi tại chỗ trong thời gian dài.Nếu thấy bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng Furostad, người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn để được hỗ trợ kiểm soát, xử lý kịp thời. 5. Tương tác thuốc Mặc dù hiện nay chưa có tài liệu nghiên cứu cho thấy khả năng tương tác của Furostad với các loại thuốc khác. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả, các bạn hãy thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng và các bệnh khác đang mắc phải để có được tư vấn tốt nhất. 6. Một số lưu ý khi dùng thuốc Chưa có nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của Furostad trên phụ nữ mang thai nên người dùng chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.Với phụ nữ đang cho con bú, lượng thuốc hấp thu vào cơ thể không đáng kể nên không ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh.Không nên dùng Furostad kéo dài hơn 7 ngày nếu triệu chứng bệnh không được cải thiện vì steroid trong thuốc có thể xảy ra sự che lấp đai các dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hoặc gây ra những phản ứng quá mẫn.Với trẻ sơ sinh chỉ nên dùng Furostad trong thời gian ngắn do vi khuẩn có thể kháng thuốc và kích ứng do tiếp xúc.Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng, để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.Furostad là thuốc bôi ngoài da với cách sử dụng vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn lạm dụng thuốc bởi sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.;;;;;Thuốc Amariston được biết đến khá phổ biến với tác dụng là tránh thai khẩn cấp đối với phụ nữ. Trong bài viết dưới đây xin được gửi đến các độc giả những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về thuốc Amariston. Thuốc Amariston được điều chế dưới dạng viên nén, đóng gói dưới dạng hộp 1 vỉ x 1 viên, với thành phần chính là Mifepriston hàm lượng 10 mg.Thuốc Amariston được chỉ định dùng cho nữ giới với tác dụng để tránh thai khẩn trong vòng 120 giờ sau khi quan hệ tình dục không an toàn, cụ thể trong các trường hợp sau:Trường hợp 1: Không áp dụng biện pháp tránh thai nào khi quan hệ.Trường hợp 2: Có áp dụng biện pháp tránh thai trong khi quan hệ nhưng không tin tưởng và không có độ an toàn như:Quên uống liên tục trên 03 viên thuốc tránh thai hàng ngày.Đặt vòng tránh thai nhưng đã lấy ra hoặc bị mất.Sử dụng bao cao su sai cách, bị rách, bị tuột trong quá trình quan hệ.Ngừa thai bằng phương pháp rụng trứng nhưng lại tính sai lệch ngày rụng trứng.Quan hệ gián đoạn không thành công.Thuốc tránh thai đặt âm đạo, màng chắn âm đạo bị đặt sai chỗ, rách hoặc lấy ra sớm. 2. Cách dùng và liều lượng của thuốc Amariston 2.1. Cách dùng. Thuốc Amariston được dùng bằng đường uống. Sử dụng thuốc với một lượng nước thích hợp.2.2 Liều dùng. Uống duy nhất 1 viên thuốc Amariston trong vòng 120 giờ sau khi quan hệ. Tuy nhiên, dùng thuốc càng sớm thì hiệu quả phòng ngừa quá trình thụ thai càng cao.Không sử dụng quá 2 viên thuốc Amariston trong cùng 1 chu kỳ kinh nguyệt.2.3. Nên làm gì khi quên liều, quá liều.Trường hợp quên liều thuốc: Trong vòng 120 giờ sau khi quan hệ tình dục mà chưa dùng thuốc thì cần uống thuốc Amariston ngay sau khi nhớ ra.Trường hợp quá liều thuốc: Hiện tại chưa có báo cáo nào về quá liều xảy ra. 3. Chống chỉ định của thuốc Amariston Không dùng thuốc Amariston cho phụ nữ trong các trường hợp sau đây:Bệnh lý liên quan về tuyến thượng thận.Người bệnh mắc bệnh hen suyễn nặng.Người bệnh đang sử dụng Corticosteoid.Người bệnh mẫn cảm với Mifepriston.Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ đang mang thai. Phụ nữ đang cho con bú. 4. Tương tác thuốc của thuốc Amariston Có sự tương tác khi phối hợp thuốc Amariston với một số thuốc sau:Nhóm thuốc Aspirin và NSAID (kháng viêm không Steroid): Khi kết hợp Amariston với các nhóm này sẽ làm giảm hiệu quả tránh thai của Mifepriston.Itraconazol, Erythromycin, Ketoconazol, nước trái cây: khi kết hợp thuốc Amariston với các thành phần này sẽ làm ức chế quá trình dị hóa Mifepriston, làm cho nồng độ Mifepriston trong huyết thanh tăng lên.Thuốc chống động kinh (Carbamazepin, Phenytoin, Phenobarbital), thuốc có chứa Dexamethason hoặc Rifampicin: khi kết hợp với nhóm này sẽ làm nồng độ Mifepriston trong huyết thanh. 5. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Amariston Khi người bệnh sử dụng thuốc Amariston có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như sau:Đối với hệ tiết niệu và sinh dục: Hầu hết phụ nữ khi sử dụng Amariston thường gặp các tình trạng xuất huyết, đau bụng dưới( thường xuất hiện sau vài giờ uống thuốc), chậm kinh.Đối với hệ tim mạch: Theo báo cáo có khoảng 0.25% các trường hợp sau khi dùng thuốc bị hạ huyết áp. Một số triệu chứng kích ứng ngoài da như nổi mẩn ngứa,mề đay. Ít gặp hơn còn có các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt nhẹ.Đối với hệ tiêu hóa: Một số cảm giác khó chịu thường xuất hiện như buồn nôn, nôn, tiêu chảy.Trong trường hợp uống thuốc có xuất hiện những triệu chứng bất thường hay tác dụng phụ nào của thuốc Amariston hãy thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn và hỗ trợ tốt nhất. 6. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Amariston Người bệnh cần tham khảo kỹ một số lưu ý dưới đây trước khi sử dụng thuốc Amariston.Thuốc Amariston không thể thay thế biện pháp ngừa thai thường xuyên.Giao hợp không an toàn sau điều trị thuốc Amariston sẽ làm tăng nguy cơ có thai ngoài ý muốn.Thận trọng sử dụng Mifepristone với người bệnh bị tắc nghẽn đường hô hấр mãn tính, hen suyễn, xuất huyết hoặc bệnh tim mạch hoặc các yếu tố liên quan đến thiếu máu hoặc thiếu máu.Thuốc Amariston cũng được cảnh báo là không an toàn với người bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin.Phụ nữ mang thai: Thuốc Amariston không gây sảy thai nhưng không loại trừ khả năng xuất huyết có thể xảy ra. Do đó, không sử dụng thuốc Amariston cho đối tượng này.Thuốc Amariston được kê đơn của bác sĩ, dược sĩ và bán theo đơn.Bảo quản thuốc Amariston nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C và để xa tầm tay của trẻ nhỏ.;;;;;1. Thành phần và công dụng thuốc Fenorasboston Theo thông tin được nhà sản xuất công bố thì thuốc Fenorasboston có thành phần gồm:Thành phần chính: Fenofibrat 300mg. Tá dược gồm có: Avicel, povidon, natri croscarmellose, Silicon dioxid, magnesi stearat.Với thành phần và hoạt chất trên, thuốc được sử dụng để điều trị những vấn đề sau về sức khỏe.Điều trị tăng cholesterol máu, tăng triglycerid máu nội sinh đơn lẻ và tăng lipid máu kết hợp.Tăng lipoprotein máu thứ phát, dai dẳng dù đã điều trị nguyên nhân (như rối loạn lipid máu trong đái tháo đường).Ngoài ra các bác sĩ, dược sĩ còn sử dụng thuốc Fenorasboston trong điều trị một vài bệnh lý khác. 2. Liều dùng thuốc Fenorasboston Liều dùng thuốc ở mỗi bệnh nhân là khác nhau, bởi còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, độ tuổi, bệnh lý. Người dùng có thể tham khảo liều lượng sử dụng thuốc Fenorasboston dưới đây:Người lớn: uống 1 viên/ngày và nên uống thuốc vào bữa ăn chính.Trung bình khoảng thời gian từ 2-3 tháng sử dụng, thuốc sẽ có hiệu quả tích cực đối với sức khỏe người bệnh. Trong thời gian này người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ định, nghiêm cấm việc tự ý tăng hoặc giảm liều ngay cả khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm. Bởi điều này gây nên rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe và cả quá trình điều trị.Một lưu ý khác, trước khi dùng thuốc, bạn cần chia sẻ với bác sĩ đầy đủ về những loại thuốc, thực phẩm chức năng bạn đang dùng, kể cả kê đơn và không kê đơn. Dựa vào đó bác sĩ sẽ cân nhắc về liều dùng sao cho phù hợp. Tránh xảy ra tình trạng phản ứng chéo giữa các thành phần hoặc kháng kháng thuốc. Chống chỉ định chính là không dùng thuốc, do đó, người bệnh cần lưu ý những đối tượng sau không được khuyến khích dùng Fenorasboston, trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.Không dùng cho người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.Không sử dụng thuốc cho người suy thận, suy gan hoặc mắc bệnh lý về gan, thận. Không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổiĐối tượng là phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con bú không nên dùng thuốc, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi.Vì thế, hãy đọc kỹ hướng dẫn thông tin về thuốc Fenorasboston trước khi sử dụng cho bất cứ đối tượng nào. 4. Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Fenorasboston Để quá trình sử dụng thuốc Fenorasboston đạt được hiệu quả cao, người bệnh khi sử dụng cần lưu ý tới những vấn đề sau: 4.1. Thận trọng khi dùng thuốc Fenorasboston Nếu sau sau thời gian 2-3 tháng sử dụng thuốc mà không nhận sự thay đổi về mặt sức khỏe, bệnh nhân cần tới bệnh viện để được kiểm tra.Không kết hợp Fenorasboston với các loại kháng sinh khác, bởi có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.Đối tượng trẻ nhỏ và người già khi dùng thuốc cần đặc biệt cẩn thận và cần có sự tư vấn kỹ lưỡng của bác sĩ chuyên khoa. 4.2. Tác dụng phụ khi dùng Fenorasboston Một số ít bệnh nhân sẽ gặp phải những phản ứng phụ khi dùng thuốc Fenorasboston. Một vài phản ứng phụ dễ gặp như:Rối loạn tiêu hóa, trướng vùng thượng vị, buồn nôn, chướng bụng hay tiêu chảy nhẹ.Cơ thể bị nổi ban, nổi mày đay, đau nhức cơ.Những phản ứng phụ này thường sẽ mất đi sau một thời gian ngắn hoặc khi kết thúc quá trình dùng thuốc. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn người bệnh vẫn nên chia sẻ với bác sĩ về tình trạng trên, qua đó bác sĩ sẽ tư vấn cách xử trí sao cho phù hợp. 4.3. Quá liều và quên liều Fenorasboston Khi gặp tình trạng quên liều, quá liều người bệnh nên xử lý vấn đề theo cách sau:Quên liều: Trong trường hợp quên liều thuốc nếu chưa quá 2 tiếng, người bệnh có thể dùng thuốc khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu quá 2 tiếng thì có thể bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc ở những liều sau như bình thường. Hạn chế tối đa vấn đề quên liều bằng cách đặt chuông báo thức, việc quên liều thường xuyên có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.Quá liều: Quá liều là vấn đề hết sức nguy hiểm, nếu gặp tình trạng quá liều người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về cách xử trí. 4.4. Bảo quản thuốc Fenorasboston Thuốc Fenorasboston nên bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu vào, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng của thuốc.Khi nhận thấy thuốc có sự thay đổi về hình dạng, màu sắc so với ban đầu cần bỏ thuốc đi.Thuốc Fenorasboston có tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý về tim mạch, vì thế trước khi dùng người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ. Việc dùng thuốc đúng liều lượng sẽ mang tới kết quả tốt hơn.;;;;;Tên thuốc: Celestone. Thành phần: Betamethasone 0,5 mg.Nhóm thuốc: Thuốc chống viêm.Dạng bào chế: dạng viên nén.Nhà sản xuất: Công ty PT Schering Plough Indonesia Tbk - Indonesia.Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Celestone gồm 15 vỉ, mỗi vỉ 10 viên. 2. Công dụng thuốc Celestone 2.1 Tác dụng của thuốc Celestone. Tác dụng của Betamethasone:Betamethasone là một dẫn xuất của Prednisolone, là một corcoticoid có tác dụng chống viêm mạnh.Betamethasone được hấp thu tốt khi uống, có tỉ lệ liên kết với protein huyết tương lớn, Betamethasone bị chuyển hóa phần lớn ở gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.Betamethasone được chỉ định trong điều trị các bệnh xương khớp, các bệnh đường hô hấp như viêm mũi dị ứng, trên da như dị ứng,...Điều trị rối loạn nội tiết tố, rối loạn cơ xương, rối loạn tạo máu,...2.2 Chỉ định của thuốc Celestone. Thuốc Celestone được dùng:Điều trị và phòng ngừa viêm thấp khớp cấp, viêm dính khớp sống, viêm màng hoạt dịch,...Điều trị bệnh hen, bệnh Sarcoidose, hội chứng Loeffler, ngộ độc beryllium,...Điều trị và phòng ngừa bệnh Pemphigus, viêm da, bệnh vảy nến, eczema,... 3. Liều dùng - Cách dùng của thuốc Celestone Liều dùng:Liều dùng điều trị cho người lớn: Uống 0,25mg – 8 mg/ ngày.Liều dùng điều trị cho trẻ em: Uống 17,5 – 200 mcg/kg cân nặng/ ngày.Liều dùng điều trị cho bệnh nhân viêm thấp khớp: Uống 1 – 2,5 mg/ ngày, điều trị trong 4 – 7 ngày.Liều dùng điều trị cho bệnh nhân hen suyễn: Uống 3,5 – 4,5 mg/ ngày, điều trị trong 1- 2 ngày.Cách dùng:Thuốc Celestone được bào chế dạng viên nén nên bệnh nhân sử dụng thuốc bằng đường uống. Uống thuốc với khoảng 30 – 50 ml nước, dùng thuốc sau bữa ăn.Lưu ý: Bệnh nhân cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý bẻ đôi hay giã nhỏ viên thuốc vì có thể làm giảm chất lượng thuốc và khả năng hấp thu của thuốc trong cơ thể. 4. Quá liều và xử lý Triệu chứng:Quá liều cấp tính glucocorticoid (bao gồm betamethasone) không dẫn đến tình trạng nguy kịch. Ngoại trừ ở liều cực cao, một vài ngày dùng glucocorticoid quá liều hầu như không gây ra các hậu quả nguy hại trừ những trường hợp thuộc về chống chỉ định đặc hiệu, như ở bệnh nhân đái tháo đường, glaucoma hoặc viêm loét dạ dày, hoặc những bệnh nhân đang được điều trị bằng digitaline, chống đông máu loại coumarin hoặc thuốc lợi tiểu mất kali.Điều trị:Trường hợp bị quá liều cấp tính, nên điều trị tức khắc bằng cách gây nôn hoặc thụt rửa dạ dày. Mặc khác, nên có các điều trị thích hợp đối với các biến chứng do tác dụng chuyển hóa của corticoid, hoặc do tác dụng gây độc của bệnh gốc hoặc những bệnh cùng mắc đồng thời, hoặc những hậu quả do tương tác thuốc. 5. Tác dụng phụ của thuốc Celestone Bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:Trên tuần hoàn và chuyển hóa: Suy tim, mất Kali, tăng huyết áp.Trên cơ xương: yếu cơ, giảm trọng lượng cơ, loãng xương.Trên thần kinh: Co giật, nhức đầu, chóng mặt,...Trên da: chậm lành vết thương, ban đỏ, ra nhiều mồ hôi.Khi gặp triệu chứng được coi là tác dụng phụ bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn để có hướng xử trí phù hợp. 6. Tương tác thuốc Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Celestone với thức ăn hoặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác như:Thuốc chống động kinh Phenobarbital. Kháng sinh Amoxicillin, Rifampicin,...Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc mình đang sử dụng để có lời khuyên tốt nhất trong việc điều trị thuốc 7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Celestone 7.1 Chống chỉ định. Bệnh nhân không sử dụng thuốc cho các trường hợp:Chống chỉ định với bệnh nhân nhiễm nấm toàn thân.Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.7.2 Lưu ý sử dụng thuốc Celestone. Người bệnh khi sử dụng thuốc cần chú ý một số trường hợp như sau:Thận trọng với bệnh nhân rối loạn tâm thần, bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, suy giảm chức năng thận,...Đối với phụ nữ có thai và cho con bú: Hiện nay chưa có dữ liệu chính xác về độ an toàn khi sử dụng thuốc Celestone cho phụ nữ có thai và cho con bú.Đối với người lái xe và vận hành máy móc, người lao động nặng: Thuốc Celestone có thể gây ra tác dụng: Co giật, nhức đầu, chóng mặt...ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người lái xe và vận hành máy móc, người lao động nặng.Sử dụng đúng liều thuốc được ghi trên nhãn tuyệt đối không được sử dụng quá liều vì có thể gây hiện tượng tích lũy thuốc trong cơ thể.Không tự ý dừng thuốc trong quá trình điều trị vì có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh đang mắc phải.Chú ý đọc kỹ lại thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc, việc này rất quan trọng khi sử dụng bất kỳ thuốc nào. 8. Bảo quản Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, không để thuốc nơi ẩm ướt, bảo quản thuốc tránh tia UV của ánh sáng mặt trời.Đọc kỹ hạn sử dụng ghi trên bao bì trước khi sử dụng thuốc.Quan sát thuốc có bị thay đổi màu sắc hay bị chảy nước hay không, nếu có bạn cần ngưng sử dụng thuốc.;;;;;Thuốc Ganteston thuộc nhóm thuốc kháng viêm phi Steroid (NSAIDs) có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm hiệu quả. Đây là thuốc giảm đau không gây nghiện, có tác dụng giảm các cơn đau nhẹ và vừa như: đau do chấn thương, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và các tình trạng cần dùng thuốc kháng viêm khác. Thuốc Ganteston có chứa thành phần chính là Nabumetone hàm lượng 500mg.Đây là một chất kháng viêm phi steroid có khả năng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm thường dùng cho những trường hợp đau từ nhẹ đến vừa, điển hình như:Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân viêm xương khớp;Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân thấp khớp;Kết hợp với các thuốc khác khi người bệnh cần dùng thuốc kháng viêm.Thuốc Ganteston được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. 2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Ganteston Cách dùng. Thuốc Ganteston được bào chế dạng viên nên người bệnh dùng thuốc bằng đường uống, có thể kèm hoặc không kèm thức ăn. Nên uống thuốc trước khi đi ngủ và tránh không được nhai nát viên thuốc.Liều dùng gợi ý:Liều dùng cho người lớn: Uống 1000mg/ngày, tương đương với 2 viên. Uống 1 lần trong ngày.Liều dùng điều trị cho người bệnh bị đau nặng và kéo dài: Uống từ 1500-2000 mg, tương đương với 3-4 viên, chia làm 2 lần uống;Liều dùng cho người cao tuổi: Uống tối đa 1000mg/ngày, tương đương với 2 viên, uống 1 lần trong ngày.Lưu ý:Cần hiệu chỉnh liều phù hợp cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận (suy thận <30 m. L/phút);Trong quá trình điều trị bằng thuốc Ganteston, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Không tự ý chỉnh liều dùng để phục vụ cho ý muốn của bản thân. 3. Tác dụng phụ của thuốc Ganteston Ngoài công dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm hiệu quả, trong quá trình sử dụng thuốc Ganteston người dùng vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:Khô miệng;Phân có lẫn máu, xuất huyết tiêu hóa;Tiêu chảy;Rối loạn tiêu hóa;Đau bụng, táo bón, tiêu chảy;Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu;Buồn nôn, nôn mửa;Viêm loét miệng;Viêm dạ dày;Nhức đầu, chóng mặt;Mệt mỏi, suy nhược;Buồn ngủ hoặc mất ngủ;Ù tai, ảnh hưởng thị giác;Phù, dị cảm;Nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, mẫn cảm với ánh sáng (ít gặp);Suy giảm chức năng thận, giảm tiểu cầu (hiếm gặp).Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường nào trong thời gian điều trị bằng thuốc Ganteston, người dùng nên nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được trợ giúp kịp thời. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Ganteston Chống chỉ định dùng thuốc Ganteston cho những trường hợp sau:Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc (đặc biệt là Nabumetone);Người có tiền sử hen, mề đay, dị ứng với thuốc Aspirin hoặc các thuốc thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) khác;Bệnh nhân đang bị viêm loét dạ dày hoặc có tiền sử loét dạ dày;Bệnh nhân suy gan nặng (như xơ gan);Phụ nữ đang mang thai & cho con bú.Ngoài ra cần đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc Ganteston cho các đối tượng:Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa;Bệnh nhân đang bị ứ dịch, tăng huyết áp, suy tim (để tránh phù ngoại vi);Bệnh nhân suy thận (độ thanh thải Cr < 30ml/phút) nên cân nhắc giảm liều dùng;Cẩn thận theo dõi ở bệnh nhân suy gan;Trẻ em (cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc cho đối tượng này).Các lưu ý khác:Không dùng thuốc Ganteston ít nhất 2 ngày trước khi tham gia phẫu thuật;Bệnh nhân uống rượu trong quá trình dùng thuốc này có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày;Trong quá trình điều trị bằng Ganteston, người bệnh không tự ý dừng thuốc hoặc điều chỉnh liều mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. 5. Tương tác của thuốc Ganteston Trong quá trình điều trị, có thể xảy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Ganteston với thức ăn hoặc các loại thuốc, thực phẩm chức năng khác làm ảnh hưởng tới sinh khả dụng, khả năng hấp thu phân bố hoặc tốc độ chuyển hóa của thuốc như:Thuốc nhóm NSAIDs khác;Thuốc kháng sinh: Cyclosporine;Thuốc chống đông máu Warfarin;Thuốc chống co giật: Hydantoin;Thuốc hạ đường huyết: Sulphonylurea. Thuốc chứa Lithi: Lithium.Để đảm bảo an toàn khi sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau, người bệnh hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
question_119
Dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung thường bị bỏ qua?
doc_119
Ung thư cổ tử cung được biết đến là loại bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là đối với nhóm tuổi từ 30 trở lên. Tại Việt Nam vào năm 2018, có đến gần 4200 ca mắc mới bệnh ung thư cổ tử cung và hơn 2400 trường hợp tử vong do loại bệnh “tai quái” này.Bệnh ung thư cổ tử cung có đến 99.7% nguyên nhân đến từ virus HPV - một loại virus gây u nhú trên cơ thể người - có thể lây lan qua đường tình dục. Virus HPV có khoảng hơn 100 loại và khoảng 14 loại gây ra bệnh ung thư cổ tử cung, đặc biệt là chủng virus HPV 16 và 18. Các chủng virus này được tìm thấy ở 70% trường hợp bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung.Theo các chuyên gia sức khỏe, ung thư cổ tử cung được chia thành 5 giai đoạn tiến triển, bao gồm:Giai đoạn 0: Ở giai đoạn này, bệnh nhân hầu như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên cơ thể, chỉ có thể được phát hiện thông qua hoạt động tầm soát ung thư sớm. Bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung khi được điều trị ngay từ giai đoạn 0 có thể đảm bảo tỷ lệ có thời gian sống trên 5 năm lên đến 96%.Giai đoạn 1: Tế bào ung thư ở cổ tử cung trong giai đoạn này đã có sự phát triển tương đối toàn diện, tuy nhiên vẫn khu trú hoàn toàn ở khu vực cổ tử cung. Nếu điều trị ở giai đoạn này, tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm dao động từ 80% đến 90%.Giai đoạn 2: Khối u bên trong cổ tử cung sẽ bắt đầu lan rộng dần ra các khu vực khác và xâm lấn xuống 1⁄3 âm đạo bên dưới, tuy nhiên chưa xâm lấn đến tiểu khung. Ở giai đoạn II, bệnh nhân điều trị sẽ có tỷ lệ 50% đến 60% sống trên 5 năm.Giai đoạn 3: Tế bào ung thư trong giai đoạn này đã phát triển vô cùng mạnh mẽ, không chỉ xâm lấn đến âm đạo, chúng còn có thể xâm lấn đến khung chậu và niệu quản, khiến cơ hội sống trên 5 năm của bệnh nhân sau điều trị chỉ ở mức 25% đến 30%.Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh ung thư cổ tử cung, được chẩn đoán khi các tế bào ung thư đã di căn xa đến bên ngoài khung chậu, thậm chí xâm lấn đến trực tràng, bàng quang... Tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân sau điều trị ở giai đoạn này rất thấp, tối đa là 15%. Dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung cần được phát hiện sớm 2. Ung thư cổ tử cung và những dấu hiệu đáng lo ngại Ung thư cổ tử cung ở những giai đoạn đầu thường có rất ít triệu chứng, và điều này cũng khiến bệnh nhân phát sinh tâm lý chủ quan về sức khỏe cá nhân. Vì vậy, việc đọc và ghi nhớ các dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung là thật sự cần thiết.Bị chảy máu bất thường ở âm đạo dù không có kinh nguyệtĐây là một trong những dấu hiệu mắc bệnh ung thư cổ tử cung phổ biến: nếu như không phải do bạn đến kỳ kinh nguyệt nhưng thường xuyên bị chảy máu âm đạo, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục, hoặc đang ở giai đoạn mãn kinh... bạn đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung.Đau nhiều khi quan hệ tình dục cũng có thể do ung thư cổ tử cung. Việc bị đau và khó chịu trong khi quan hệ có thể đến từ nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung thường bị bỏ qua nhiều nhất. Nếu như tình trạng đau khi quan hệ thường xuyên tái phát, bạn nên kiểm tra về vấn đề sức khỏe phụ khoa.Vùng xương chậu và lưng dưới thường xuyên đau nhức. Các cơn đau tại khu vực xương chậu, lưng dưới thường diễn ra âm ỉ hoặc đau buốt khó chịu ngay cả khi bạn không đến kỳ kinh nguyệt, đây có khả năng cao là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc vấn đề về phụ khoa, trong đó bao gồm ung thư cổ tử cung.Chu kỳ kinh nguyệt có sự rối loạn. Bệnh ung thư cổ tử cung cũng gây ra sự rối loạn và mất cân bằng hàng loạt các hormone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy khiến thời gian rụng trứng diễn ra bất thường. Nếu bạn thường bị trễ kinh hoặc máu kinh có màu đen đậm, bạn nên cảnh giác.Đau và sưng ở chân. Chân bị sưng đau có vẻ như không liên quan đến cổ tử cung, tuy nhiên đây lại là một dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung cần chú ý. Nếu như khối u ở cổ tử cung phát triển mạnh, nó sẽ bắt đầu chèn ép lên khu vực các dây thần kinh cũng như mạch máu ở khu vực quanh xương chậu, khiến chân bệnh nhân sưng tấy và có cảm giác đau nhức bất thường. Rối loạn chu kì kinh nguyệt là một trong các dấu hiệu bị ung thư cổ tử cung Hiện nay, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể được phát hiện ngay cả khi đang ở giai đoạn 0 bởi sự tiên tiến và phát triển vượt trội của Y học. Trên thực tế, bệnh ung thư cổ tử cung rất khó phát hiện sớm thông qua triệu chứng. Hầu hết các ca mắc mới khi phát hiện đều đã ở những giai đoạn sau của bệnh, khiến việc điều trị và khả năng sống của bệnh nhân trở nên hạn chế hơn.Tầm soát ung thư cổ tử cung có thể giúp bệnh nhân phát hiện sớm bệnh hoặc nguy cơ có thể mắc bệnh, từ đó có biện pháp điều trị hoặc ngăn ngừa thích hợp.Có thể nói, dấu hiệu mắc bệnh ung thư cổ tử cung tập trung nhiều đối với kinh nguyệt và sức khỏe phụ khoa ở phụ nữ. Bên cạnh việc phát hiện sớm bệnh qua dấu hiệu, bạn nên thực hiện tầm soát ung thư thường xuyên để kiểm soát sức khỏe một cách chắc chắn hơn.
doc_7137;;;;;doc_49685;;;;;doc_45842;;;;;doc_9210;;;;;doc_33927
Ung thư cổ tử cung thường khó phát hiện sớm vì các dấu hiệu ban đầu rất mờ nhạt và khó nhìn ra. Đôi khi có dấu hiệu khiến chị em nhần lẫn với các vấn đề sức khỏe thông thường khác. Dưới đây là 4 dấu hiệu của ung thư cổ tử cung điển hình, chị em nên lưu lại để nhận biết sau này. 1. Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân và thực trạng Ung thư cổ tử cung khởi phát khi các tế bào trên cổ tử cung và phần dưới cùng của tử cung phát triển đột biến. Lúc này các tế bào nhân lên và phát triển mất kiểm soát, không chết đi mà tích lũy thành một khối u. Các tế bào ung thư xâm lấn các mô lân cận và có thể tách ra khỏi khối u để lây lan ở những nơi khác trong cơ thể. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng nhiễm HPV là nguyên nhân chính. Có tới 90% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung có phát hiện HPV dương tính. Tại Việt Nam, số lượng người tiêm chủng HPV và khám sàng lọc ung thư cổ tử cung vẫn còn thấp. Ung thư cổ tử cung thường được chẩn đoán ở nữ giới thuộc độ tuổi từ 35 – 50. Và có khoảng hơn 20% phụ nữ trên 65 tuổi mắc ung thư cổ tử cung mà trước đó không tiêm chủng hay tầm soát đầy đủ. Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung tăng dần qua mỗi năm còn do nhiều chị em chủ quan, xem nhẹ triệu chứng và tưởng rằng sức khỏe vẫn ổn. Cũng giống như các loại ung thư khác, ung thư cổ tử cung tiến triển một cách âm thầm và để lại hậu quả nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm hoặc tiền ung thư gần như không có triệu chứng. Dấu hiệu cảnh báo bệnh rất mờ nhạt nên càng khiến nhiều chị em không quan tâm và dễ bỏ qua. Ung thư cổ tử cung ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa 2. Bốn dấu hiệu của ung thư cổ tử cung Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung sẽ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn và mức độ tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn sớm, rất khó để nhìn ra triệu chứng. Một khi ung thư đã tiến triển và tiến về giai đoạn muộn thì triệu chứng càng bộc lộ rõ, mức độ nghiêm trọng hơn. Do đó việc lưu ý tới từng dấu hiệu bất thường nhỏ và chăm sóc sức khỏe định kỳ là điều cần thiết 2.1. Chảy máu âm đạo – Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung phổ biến Nếu nhận thấy chảy máu âm đạo bất thường dù không trong kỳ kinh nguyệt thì không được xem nhẹ và bỏ qua. Hãy lưu ý và đặt ra giả thiết có thể đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung ghé thăm. Một số tình trạng chảy máu liên quan đến ung thư là: – Xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu nhẹ giữa/sau kỳ kinh. – Chảy máu kinh nguyệt dài hơn bình thường. – Chảy máu khi giao hợp. – Chảy máu sau mãn kinh. 2.2. Dịch âm đạo bất thường Cổ tử cung và âm đạo được lót bằng màng nhầy – Các màng này tạo ra dịch tiết âm đạo điển hình để bảo vệ các mô mỏng manh cũng như có tác dụng cung cấp chất bôi trơn cho hoạt động tình dục. Tuy nhiên, khi dịch âm đạo tiết ra bất thường về hình thức, độ đặc, mùi,.. thì có thể phản ánh về sự gián đoạn của hệ thống sinh sản. Điều này cũng bao gồm cả ung thư cổ tử cung. Những thay đổi trong dịch tiết âm đạo mà chị em cần để ý đó là: – Lượng dịch nhiều bất thường. – Kèm theo mùi hôi, khó chịu. – Có thể có lẫn máu (nhiều sắc độ như hồng nhạt, đỏ hoặc nâu). Dịch âm đạo bất thường là tín hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung 2.3. Đau vùng xương chậu là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung dễ bị bỏ qua Đau vùng xương chậu là một trong số các dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu rất dễ bị xem nhẹ. Nếu bỗng nhiên chị em có cảm giác nặng vùng chậu hoặc chướng bụng thì cần để ý ngay tới các yếu tố liên quan như: – Cơn đau âm ỉ hoặc sắc nét. – Đau trong thời gian dài mà không giảm bớt đau. – Ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, khó hoàn thành như bình thường. 2.4. Đau khi quan hệ tình dục Cảm giác đau mỗi lần quan hệ có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Cơn đau không cải thiện kể cả khi đã sử dụng các biện pháp bôi trơn thì bạn nên đi kiểm tra để kịp thời chặn biến chứng có thể xảy ra trong tương lai. 3. Hai cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả Bệnh ung thư cổ tử cung có thể dự phòng và điều trị triệt để bằng cách tiêm phòng và tầm soát định kỳ. 3.1. Chủ động tiêm phòng Như đã nói ở trên, ung thư cổ tử cung do virus HPV gây là là chủ yếu. Do đó, việc tiêm phòng từ sớm là rất cần thiết. Chủ động chích ngừa HPV giúp cơ thể tạo ra khả năng đáp ứng miễn dịch chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của các dạng virus HPV phổ biến. Bên cạnh đó, không chỉ giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung tới 90% mà còn giảm các tổn thương tiền ung thư trên 60%. Phản ứng sau tiêm vacxin HPV có thể có hoặc không tùy từng người. Nếu có thì chỉ là những phản ứng sau tiêm thông thường như: sưng đau nhẹ tại vị trí tiêm, sốt nhẹ,…. Bạn không cần quá lo lắng vì các phản ứng này sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày. Chủ động tiêm phòng và tầm soát ung thư cổ tử cung là cách bảo vệ sức khỏe hiệu quả và an toàn 3.2. Tầm soát ung thư cổ tử cung theo lịch định kỳ Bên cạnh tiêm phòng, bạn cần kết hợp với tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để việc dự phòng bệnh đạt hiệu quả cao nhất. Nhờ tầm soát sẽ phát hiện và điều trị tiền ung thư cổ tử cung giai đoạn rất sớm. Lúc này tỷ lệ thành công sau điều trị cao, giúp phụ nữ bảo toàn khả năng sinh sản. Độ tuổi được khuyến cáo nên bắt đầu tầm soát ung thư cổ tử cung là từ 21 tuổi và đã quan hệ tình dục. Hiện nay có 3 loại xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung được sử dụng phổ biến đó là: – Xét nghiệm Pap: Tiến hành kiểm tra mẫu được lấy từ cổ tử cung để tìm tế bào ung thư hoặc tế bào bất thường có nguy cơ biến thành ung thư. – Xét nghiệm Thinprep: Tiến hành thu thập mẫu bằng cách dùng chổi đặc biệt được đưa vào cổ tử cung và lấy mẫu. Sau đó mẫu này được chuyển vào lọ Thinprep nhằm bảo quản cùng với dung dịch chuyên dụng. – Xét nghiệm virus HPV: Tiến hành lấy dịch ở ống cổ tử cung, âm đạo. Ngoài ra, nữ giới cần thực hiện thêm các phương pháp sàng lọc chuyên sâu khác để củng cố kết quả chẩn đoán như: soi cổ tử cung, khám lâm sàng, sinh thiết. Ung thư cổ tử cung nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu nữ giới có sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe đầy đủ. Không chỉ lưu ý các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung xuất hiện bất thường mà cũng cần chủ động kiểm tra, theo dõi để sàng lọc nguy cơ mắc bệnh.;;;;;Ung thư cổ tử cung là một trong 2 bệnh lý ung thư hàng đầu hay gặp ở phụ nữ. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng gì rõ rệt nên rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý phụ khoa khác dẫn đến điều trị chậm trễ, sai cách khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Hiểu rõ về triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung giúp chị em phát hiện bệnh sớm và nâng cao hiệu quả điều trị. 1. Bệnh ung thư cổ tử cung ở Việt Nam đang gia tăng Bệnh ung thư cổ tử cung là bệnh thường gặp và nguy hiểm với chị em phụ nữ. Trung bình mỗi năm trên thế giới ghi nhận khoảng 500 nghìn ca mắc mới, trong đó khoảng 250 nghìn ca tử vong (số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO). Theo thống kê mới nhất từ Bộ Y tế, mỗi ngày nước ta đang ghi nhận 14 trường hợp phát hiện mới ung thư cổ tử cung, trong đó đến 50% ca phát hiện muộn và tử vong. Những bệnh nhân khác sẽ phải chịu nhiều hậu quả nặng nề như: vô sinh, suy giảm sức khỏe, nguy cơ tái phát, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung chủ yếu là do virus HPV (chiếm đến 99,7% trường hợp mắc bệnh). Bất cứ ai cũng có nguy cơ nhiễm virus HPV, song để phát triển thành bệnh ung thư cổ tử cung sẽ cần nhiều yếu tố khác. Độ tuổi từ 20 - 30 là có nguy cơ nhiễm virus HPV cao nhất, nhưng cần một thời gian tương đối dài để tiến triển thành ung thư. Mặc dù thời gian tiến triển bệnh dài (5 - 20 năm) song điều nguy hiểm là bệnh diễn tiến âm thầm, triệu chứng khá mờ nhạt, dễ gây nhầm lẫn. Ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi hoàn toàn và bảo tồn được khả năng sinh sản. Tuy nhiên, phụ nữ Việt Nam lại chưa thực hiện tốt việc khám sức khỏe sinh sản định kỳ và tầm soát ung thư, nên rất nhiều trường hợp phát hiện bệnh muộn không thể cứu chữa. Khi ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao. Hầu hết trường hợp phát hiện bệnh muộn đều phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung, người phụ nữ sẽ không thể mang thai và sinh con. Tiêm vắc xin ngừa virus HPV là cách phòng ngừa đơn giản và hiệu quả bệnh ung thư cổ tử cung. Phụ nữ độ tuổi 9 - 26 được khuyến cáo nên tiêm vắc xin ngừa Virus HPV, kể cả người đã quan hệ tình dục hay chưa. 2. Triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung điển hình Người bệnh có thể có một hoặc nhiều triệu chứng dưới đây với mức độ khác nhau: 2.1. Xuất huyết âm đạo Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của hiện tượng ung thư cổ tử cung. Chị em phụ nữ bị chảy máu âm đạo kể cả không phải trong những ngày chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu xuất huyết bất thường có thể khác nhau, nhiều hay ít còn phụ thuộc vào tổn thương khối u ung thư gây ra. Vì thế nếu thấy hiện tượng này kéo dài và xảy ra thường xuyên, không nên chủ quan mà cần sớm đi thăm khắm. 2.2. Dịch tiết âm đạo bất thường Dịch âm đạo ở người bệnh ung thư cổ tử cung thường có màu sắc lạ như xanh, vàng, chứa mủ, dịch màu nâu do lẫn máu,… Kèm với đó là mùi hôi khó chịu. Dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý phụ khoa khác như: viêm vòi trứng, ung thư buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa,… Cần theo dõi triệu chứng kết hợp với những dấu hiệu nghi ngờ khác để chẩn đoán xác định tìm ra chính xác nguyên nhân. 2.3. Đau khi quan hệ tình dục Cảm giác đau khi quan hệ sẽ không xảy ra nếu bạn có sức khỏe và cuộc sống quan hệ tình dục bình thường. Nếu đột nhiên gặp phải cảm giác này, đặc biệt còn bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục thì rất có thể bạn đang mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Cần xét nghiệm kiểm tra để xác định vấn đề này. 2.4. Đi tiểu thường xuyên Nhiều người bất ngờ khi biết rằng việc đi tiểu thường xuyên lại liên quan đến căn bệnh ung thư cổ tử cung. Thực tế không ít chị em phụ nữ có dấu hiệu bệnh lý này nhưng thường nhầm lẫn sang các bệnh tiết niệu như viêm bàng quang, nhiễm khuẩn đường tiết niệu,… Đặc điểm là triệu chứng này sẽ kéo dài và ngày càng nặng hơn. 2.5. Thiếu máu Phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch khi mắc bệnh ung thư cổ tử cung đó là lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh giảm sút, lượng tế bào bạch cầu được tăng cường để chống lại bệnh. Hậu quả là tình trạng thiếu máu, người bệnh cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, suy kiệt năng lượng, mất cảm giác ngon miệng, sụt cân bất thường,… 2.6. Đau xương chậu Khi khối u ung thư phát triển, không chỉ gây xuất huyết âm đạo bất thường, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau vùng chậu. Vì thế nếu chị em thấy bị đau vùng chậu không liên quan đến kì kinh, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ nặng hơn, đau hơn khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu thì khả năng cao nguyên nhân gây bệnh là ung thư cổ tử cung. 2.7. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường Ung thư cổ tử cung cũng ảnh hưởng đến chu kỳ rụng trứng ở chị em phụ nữ, làm rối loạn hormone trong cơ thể. Kết quả là bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt với tình trạng như: kinh nguyệt kéo dài, trễ kinh, máu kinh màu đen sẫm, có mùi hôi bất thường,… 2.8. Đau lưng Không phổ biến nhưng khối u ung thư có thể gây ra những cơn đau lưng lan xuống chân, nhiều chị em lầm tưởng do kỳ kinh nguyệt. Đôi khi người bệnh còn bị sưng phù hai chân. Mặc dù nhiều triệu chứng nhưng những triệu chứng bệnh ung thư cổ tử cung tương đối nhạt nhòa, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý phụ khoa khác. Vì thế rất khó để phát hiện bệnh ở giai đoạn khởi phát hoặc tiền ung thư, phương pháp hiệu quả hơn vẫn là xét nghiệm virus HPV và sàng lọc sớm bệnh. Hiện nay có vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung, chị em phụ nữ nên chủ động tiêm phòng, tốt nhất là độ tuổi 11 - 12 tuổi. Bên cạnh đó, thường xuyên thăm khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cũng là cách để phát hiện bệnh sớm, điều trị khỏi bệnh.;;;;;Chị em phụ nữ thường ngại ngùng không dám đi khám hay chia sẻ với bác sĩ khi gặp các vấn đề tế nhị như: chảy máu âm đạo bất thường, đau khi quan hệ tình dục, tiểu gấp… Nhưng nếu bỏ qua, có thể bạn đã bỏ lỡ những dấu hiệu đầu tiên của 5 bệnh ung thư dưới đây. Các chuyên gia cho biết, 5 loại ung thư phụ khoa bao gồm: ung thư tử cung, cổ tử cung, buồng trứng, âm hộ, âm đạo đều thường gây ra các triệu chứng tế nhị. Thống kê cho thấy, 40% phụ nữ cảm thấy kỳ thị bệnh ung thư phụ khoa so với các dạng bệnh khác. ¼ phụ nữ từ bỏ việc thăm khám do họ không muốn chia sẻ những vấn đề liên quan tới tình dục và các vấn đề thầm kín khác. Có thể bạn quan tâm: Dấu hiệu ung thư cổ tử cung Tuy nhiên, nếu ngại ngùng không đi khám, hoặc không chia sẻ với bác sĩ, có thể bạn đã bỏ qua những dấu hiệu đầu tiên của 5 bệnh ung thư dưới đây: Ung thư tử cung (nội mạc tử cung) Ung thư tử cung khá thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ lớn tuổi. Đây là bệnh ung thư phụ khoa rất phổ biến ở phụ nữ trên thế giới. Nếu như được phát hiện ở giai đoạn đầu, ung thư tử cung dễ chữa khỏi. Vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng của ung thư tử cung rất quan trọng. Dấu hiệu sớm nhất của ung thư tử cung: Khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào chị em nên đi khám sớm, nói cho bác sĩ biết vấn đề mình đang gặp phải và tìm ra nguyên nhân cũng như được điều trị nếu cần thiết. Ngoài ra, để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung, chị em nên duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục thường xuyên để không bị thừa cân, ngăn ngừa sự phát triển của bệnh đái tháo đường týp 2 vì đây là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, sử dụng thuốc tránh thai kết hợp có thể giúp giảm nguy cơ. Ung thư buồng trứng Đau bụng, đầy bụng, khó tiêu… là những dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng nhưng ít ai ngờ tới. Buồng trứng là một phần của hệ thống sinh sản ở nữ giới, nơi lưu trữ trứng. Mỗi tháng sẽ có 1 trứng rụng và sẵn sàng thụ tinh. Ung thư buồng trứng là nguyên nhân thứ năm gây tử vong ở phụ nữ và tử vong nhiều hơn tất cả các loại ung thư phụ khoa khác, là do bệnh thường phát hiện muộn, khó cứu chữa. Tuy nhiên, cũng giống như ung thư tử cung, ung thư buồng trứng có khả năng chữa khỏi tới hơn 90% nếu được phát hiện sớm. Các triệu chứng của ung thư buồng trứng rất dễ gây nhầm lẫn, nên nhiều người bỏ qua. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo ung thư buồng trứng: Mặc dù những triệu chứng kể trên có thể liên quan tới nhiều bệnh khác, nhưng nhiều bệnh nhân đã trải qua những triệu chứng này, do vậy bạn không nên chủ quan. Chị em cần đặc biệt lưu ý nếu các dấu hiệu trên xảy ra thường xuyên, liên tục và có xu hướng trở nên nặng hơn. Những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng: có gen đột biến BRCA 1,2 , phụ nữ trên 40 tuổi, tiền sử gia đình mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng, phụ nữ không sinh con, sinh con đầu lòng muộn… Ung thư cổ tử cung Hãy đi khám ngay nếu như bạn bị chảy máu âm đạo bất thường diễn ra nhiều lần mà không rõ nguyên nhân. Ung thư cổ tử cung ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là phụ nữ từ 30 đến 45 tuổi. Ung thư cổ tử cung hầu hết đều có thể ngăn ngừa được nếu như phụ nữ thường xuyên sàng lọc với các xét nghiệm Pap và HPV. Ngoài ra, bé gái và phụ nữ trẻ có thể tiêm phòng HPV để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Cũng như tất cả các bệnh ung thư phụ khoa, ung thư cổ tử cung được chẩn đoán sớm, cơ hội sống sẽ cao hơn rất nhiều và có thể chữa khỏi bệnh. Các triệu chứng sớm của bệnh bao gồm: Tất cả chị em phụ nữ đều có nguy cơ mắc bệnh, nhưng chị em đã quan hệ tình dục có nguy cơ cao nhất, do đó quan hệ tình dục an toàn là một biện pháp giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi nên cân nhắc tiêm phòng. Bên cạnh đó, chị em đã quan hệ tình dục nhất định nên sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ. Ung thư âm hộ Chị em nên đi khám phụ khoa và sàng lọc các bệnh ung thư phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe. Ung thư âm hộ là một trong những dạng hiếm gặp trong các loại ung thư phụ khoa. Đa số bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, trong khi 1 dạng khác có thể chẩn đoán ở những người từ 30-50 tuổi. Các triệu chứng của ung thư âm hộ bao gồm: Tiêm phòng vắcxin HPV cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa tốt nhất cho bệnh ung thư âm hộ vì nhiều loại ung thư âm hộ cũng do virut HPV gây nên. Ung thư âm đạo Ung thư âm đạo là một dạng bệnh hiếm gặp trong số các loại ung thư phụ khoa. Bệnh này phổ biến ở người lớn tuổi.Tiêm phòng HPV cũng giúp phòng ngừa ung thư âm đạo. Các triệu chứng sớm của ung thư âm đạo bao gồm: Bên cạnh đó, có tới 1 nửa số phụ nữ mắc bệnh nhưng không có triệu chứng nào trong giai đoạn đầu. Theo các bác sĩ ung bướu, khi gặp các triệu chứng bất kỳ, chị em nên đi khám ngay. Đồng thời, những phụ nữ đang hoạt động tình dục cần thăm khám phụ khoa và tầm soát các bệnh ung thư phụ khoa định kỳ, để phát hiện sớm các nguy cơ mắc bệnh, cũng như tìm ra mầm mống bệnh sớm để điều trị đạt hiệu quả cao nhất.;;;;;Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường chỉ xuất hiện khi khối u đã phát triển. Các dấu hiệu bao gồm: chảy máu ở âm đạo bất thường, tiết dịch âm đạo, sưng ở một bên chân, vv… Cổ tử cung là phần hẹp dưới của tử cung mở ra vào trong âm đạo. Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư thường gặp thứ 2 ở phụ nữ, chỉ sau ung thư vú. Bệnh có nguy cơ gây tử vong cao nếu phát hiện muộn. 1. Không có dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm Cũng giống như các bệnh ung thư khác, ung thư cổ tử cung hiếm khi có dấu hiệu ở giai đoạn đầu. Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường chỉ trở nên rõ ràng khi các tế bào ung thư phát triển thông qua các lớp trên cùng của mô cổ tử cung vào mô dưới. Điều này được gọi là ung thư cổ tử cung xâm lấn. Xuất huyết âm đạo bất thường, chẳng hạn như chảy máu sau quan hệ tình dục, chảy máu giữa chu kỳ kinh là dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường gặp. Tuy nhiên, những dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung đôi khi gây nhầm lẫn với các điều kiện khác, nên phụ nữ thường chủ quan và xem nhẹ. Dưới đây là những dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường gặp nhất mà mọi phụ nữ cần phải biết: 2. Xuất huyết âm đạo bất thường Chảy máu âm đạo bất thường là dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường gặp nhất. Người bệnh có thể bị chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục. Đôi khi, tiết dịch âm đạo có thể có lẫn máu, hoặc chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn và kéo dài. Xuất huyết âm đạo cũng có thể xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh. Đây là một dấu hiệu cảnh báo chính của ung thư cổ tử cung hoặc các vấn đề bất thường khác, vì vậy chị em cần cảnh giác và khi có dấu hiệu bất thường thì nên đi khám sớm. 3. Tiết dịch âm đạo bất thường Chị em cần cảnh giác với triệu chứng tiết dịch bất thường, chẳng hạn dịch ra nhiều, có mùi hôi, có màu sắc lạ, vì rất có thể đây là dấu hiệu ung thư cổ tử cung. Cùng với xuất huyết, tiết dịch âm đạo là dấu hiệu ung thư cổ tử cung sớm và khá phổ biến. Dịch âm đạo tiết ra liên tục do bản chất của nhiễm trùng. Dịch âm đạo thường có các đặc điểm sau: – Màu tái nhợt hoặc nâu, hay nhuốm máu – Nhiều nước – Có mùi hôi 4. Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn Ở giai đoạn muộn, người bệnh ung thư cổ tử cung có thể bị sưng 1 hoặc cả 2 chân. Trong khi chảy máu âm đạo và tiết dịch bất thường có thể là dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung, các dấu hiệu khác sẽ xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn sau, bao gồm: – Đau lưng hoặc vùng chậu – Đi tiểu hoặc đi ngoài khó do tắc nghẽn – Sưng một hoặc cả hai chân – Mệt mỏi – Giảm cân không rõ nguyên nhân Nếu gặp các dấu hiệu bất thường như nêu trên, người bệnh nên tới ngay bệnh viện để làm các xét nghiệm kiểm tra. Đối với ung thư cổ tử cung, nếu phát hiện và điều trị sớm, cơ hội điều trị khỏi bệnh tương đối cao. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, tỷ lệ sống là rất thấp.;;;;;Theo GLOCOBAN 2020, Việt Nam có đến hơn 4000 chị em được phát hiện bệnh ung thư cổ tử cung và có đến trên 2000 ca tử vong bởi căn bệnh này. Những dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung thường tương đồng với nhiều bệnh lý phụ khoa thông thường. Cùng tìm hiểu về những dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung ở nữ giới sớm để điều trị bệnh hiệu quả. 1. Một số yếu tố nguy cơ cao gây bệnh ung thư cổ tử cung Những yếu tố này tuy không trực tiếp dẫn tới ung thư cổ tử cung nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: – Virus HPV: là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung (99,7%), bị lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Thông thường, HPV có đến hơn 100 type nhưng 14 type có nguy cơ cao gây ra ung thư cổ tử cung. Chủng 16 và 18 là hai chủng có khả năng gây ung thư cao nhất. – Ức chế miễn dịch: thuốc hoặc các bệnh ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch như virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung. – Tuổi càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt là phụ nữ ở tuổi trên 35. – Sinh con quá sớm khi cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện có thể làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sinh con quá sớm cũng có thể tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung – Phụ nữ sinh đẻ quá nhiều sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ chỉ sinh đẻ 1 đến 2 con. – Một số nguyên nhân khác như: hút thuốc lá, quan hệ tình dục không an toàn, lạm dụng thuốc tránh thai… 2. Những dấu hiệu sớm để nhận diện ung thư cổ tử cung 2.1 Xuất huyết âm đạo bất thường – dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung phổ biến Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết và thường gặp nhất ở ung thư cổ tử cung là xuất huyết ở âm đạo. Tình trạng này thường chia ra hai dạng: có tính chu kì hoặc không có tính chu kì. Đa số các trường hợp chảy máu âm đạo bất thường không trong kì kinh nguyệt đều có thể là nguy cơ bệnh nguy hiểm. Đặc biệt, nếu hành kinh xuất hiện bất thường về lượng máu hoặc tính chất của kinh nguyệt cũng là một dạng xuất huyết âm đạo bất thường. 2.2 Tiết dịch âm đạo nhiều và bất thường Nếu âm đạo tiết nhiều dịch bất thường với màu sắc lạ(đỏ, màu mủ, lẫn màu, màu vàng, màu trắng bột…) hoặc ra quá nhiều dịch hay có mùi khó chịu… thì đó có thể là điều cảnh báo ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên một số bệnh lý phụ khác như viêm nhiễm cũng có thể xuất hiện tình trạng này nên để chắc chắn bạn cần đi thăm khám phụ khoa để tìm hiểu chính xác nhất tình trạng bệnh của mình. 2.3 Đau đớn hoặc xuất huyết sau khi quan hệ Sau khi quan hệ tình dục, nếu bạn cảm thấy đau và có xuất hiện một chút máu. Tình trạng này có dấu hiệu tăng dần và kéo dài thường xuyên thì đó có thể là ung thư cổ tử cung tiềm ẩn nên bạn hãy đi xét nghiệm sàng lọc sớm nhất có thể. Đau đớn hoặc ra máu sau khi quan hệ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung sớm 2.4 Thay đổi thói quen đi tiểu Cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân đột nhiên cảm thấy đi tiểu khó hơn so với trước đây trong một thời gian dài và phát hiện ung thư cổ tử cung nên bạn không nên chủ quan. Vì vậy, khi thấy vấn đề tiểu tiện khó chịu kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ sớm. 2.5 Đau vùng bụng dưới – dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung nguy hiểm Cùng với những bất thường ở âm đạo, đau bụng dưới cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung sớm. Đặc biệt khi tình trạng đau này không trong kì kinh nguyệt thì bạn nên tuyệt đối lưu ý. Ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn các khối u chèn ép đến những cấu trúc xung quanh và có thể khiến cho người bệnh đau bụng dưới, phù chân và bí tiểu dẫn tới khó khăn trong sinh hoạt. 2.6 Tình trạng thiếu máu, sụt cân kéo dài Thiếu máu là tình trạng thường gặp với nhiều người bệnh ung thư bởi tình trạng viêm mạn tính, giảm chuyển hóa sắt và giảm sản xuất erythropoietin. Riêng với bệnh ung thư cổ tử cung thì thiếu máu có thể trầm trọng hơn khi đi cùng với xuất huyết âm đạo kéo dài. Nếu thường xuyên bị thiếu máu thì có thể khiến người bệnh mệt mỏi, kiệt quệ và thiếu năng lượng. Điều này cũng khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn uống và sút cân mà không rõ nguyên nhân. Biểu hiện này cũng có thể gặp ở nhiều bệnh ung thư khác. Khi thấy thiếu máu, sút cân kéo dài thì bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn Đồng thời, những dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung là chuyên biệt ở mỗi bệnh nhân nên chỉ cần thấy cơ thể có một trong số các dấu hiệu trên và liên tục không rõ nguyên nhân thì bạn nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa. Bạn không nên chủ quan với những triệu chứng này bởi nếu càng để kéo dài, bệnh ung thư cổ tử cung hay bệnh lý nào cũng đều nguy hiểm hơn nên cần được điều trị sớm.
question_120
Những dấu hiệu có thai sớm mẹ nên lưu ý
doc_120
Để xác định mang thai một cách chính xác, thường sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm máu hoặc siêu âm thai. Ngoài ra, mẹ cũng có thể nhận biết bản thân đã có bầu chưa qua một số dấu hiệu có thai mà bài viết dưới đây sẽ đề cập. 1. Những dấu hiệu cho thấy bạn đã có bầu trong những tuần thai đầu tiên Do chúng ta không thể xác định được chính xác thời điểm và ngày thụ thai nên tuổi thai sẽ được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt gần nhất. Vì vậy, tuổi thai có thể sẽ có sự chênh lệch do ngày quan hệ và ngày thụ thai là không giống nhau. Bên cạnh việc xét nghiệm thai kỳ và siêu âm, mẹ cũng có thể nhận biết mình có bầu qua 1 số dấu hiệu điển hình sau: 1.1 Dấu hiệu có thai đầu tiên – Trễ kinh Khi bắt đầu mang thai, phôi thai sẽ làm tổ trong tử cung, vì vậy khi đến kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện như bình thường nữa. Thay vào đó, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra hormone hCG có tác dụng làm dày niêm mạc tử cung nhằm nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Chậm kinh là một trong những dấu hiệu có thai đầu tiên mà bất kỳ chị em nào cũng đều gặp phải 1.2 Ra máu báo – Một trong những dấu hiệu có thai điển hình Ở một số chị em, khi chuẩn bị đến chu kỳ kinh nguyệt thường có dấu hiệu đau tức vùng bụng dưới, hoặc âm đạo thấy có xuất huyết, nhiều người nhầm tưởng đây là máu kinh. Tuy nhiên, lượng máu báo thai này xuất hiện rất ít, chỉ lưu lại trên quần nhỏ một chút, ngược lại máu báo kinh sẽ xuất hiện ồ ạt với số lượng nhiều hơn. Thông thường máu báo có thai sẽ xuất hiện từ ngày 10 – 14 sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau, mẹ có thể căn thời điểm này so với ngày quan hệ để kiểm tra. Nguyên do ra máu báo thai có thể là do sau quá trình thụ tinh, phôi thai sẽ di chuyển dần vào tử cung và làm tổ tại lớp nội mạc tử cung khiến cho niêm mạc tử cung sẽ bị bong nhẹ, dễ dẫn đến xuất huyết nhẹ ở khu vực âm đạo. 1.3 Đau bụng âm ỉ đặc biệt là vùng bụng dưới Việc xuất hiện các cơn đau bụng âm ỉ xuất phát từ việc trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung làm tổ, bên cạnh đó sự xáo trộn về hormone trong cơ thể người phụ nữ cũng làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của nhiều chị em. Những cơn đau bụng dưới do mang thai thường xảy ra sau 6 – 10 ngày kể từ khi trứng được thụ tinh. Song dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng đau bụng do tiêu hóa hoặc đau bụng do chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy mẹ vẫn nên theo dõi thêm một số dấu hiệu khác đi kèm để xác định mình có đang mang thai hay không. 1.4 Kích thước bầu ngực thay đổi Dấu hiệu có thai đa số mẹ nào cũng gặp đó chính là sự thay đổi rõ ràng về kích thước vòng 1. Lý giải cho điều này, các chuyên gia sản phụ khoa cho biết: Sau khi phôi thai đã làm tổ ở tử cung, cơ thể người phụ nữ sẽ có sự xáo trộn lớn về hormone, điều này sẽ khiến cho lưu lượng máu đến bầu ngực tăng lên, đồng thời hormone cũng kích thích tới bầu ngực làm cho kích thước bầu ngực có sự thay đổi. Sự thay đổi kích thước vòng ngực đi kèm các dấu hiệu căng tức cũng là dấu hiệu điển hình của việc mang thai Nhiều chị em khi mang thai giai đoạn đầu cho biết, họ thường gặp hiện tượng bầu ngực sưng lên, cứng hơn và có cảm giác căng tức khó chịu. Ngoài ra, vùng da xung quanh núm vú sẽ ngày càng có màu đậm hơn bình thường. 1.5 Dấu hiệu có thai rõ ràng – Buồn nôn và ốm nghén Dấu hiệu nôn nghén thường xuất hiện khi thai nhi được trên 1 tháng tuổi, thông thường chị em sẽ bắt đầu thấy dấu hiệu này khi thai được 6 – 8 tuần tuổi. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy chị em đã mang thai. Lúc này chị em có thể kiểm tra bằng cách dùng que thử thai hoặc xét nghiệm, siêu âm để xác định khả năng mang thai rõ hơn. Các triệu chứng của việc thai nghén có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, có thể cả ban ngày và ban đêm hoặc khi thai phụ tiếp xúc với mùi lạ hoặc một món ăn lạ. Ốm nghén ở mỗi bà bầu là khác nhau, có người trải qua giai đoạn này khá nhẹ nhàng (chỉ có biểu hiện nghén ở 3 tháng đầu tiên) nhưng cũng có mẹ thời gian nghén do mang thai có thể kéo dài trong suốt 9 tháng, điều này khiến cho sức khỏe của mẹ và bé bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Vì vậy, khi mẹ bầu bị ốm nghén quá nặng, mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để có cách giảm thiểu cơn nghén. 2. Mẹ cần làm gì khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu mang thai Khi cơ thể mẹ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu có thai, điều cần làm ngay lúc đó là kiểm tra chính xác xem suy đoán của mẹ có đúng hay không. Biện pháp kiểm tra có thai nhanh nhất hiện nay là sử dụng que thử thai. Dựa trên sự phản ứng của mẫu nước tiểu với hormone hCG, nếu kết quả dương tính thì 90% mẹ đã mang thai. Để chuẩn bị một sức khỏe tốt và nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ chất. Đặc biệt, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các công việc nặng như bê vác. Bên cạnh đó, mẹ cần tìm hiểu những kiến thức về mang thai và chăm sóc bé cũng như tham gia các lớp học tiền sản để có thể vượt cạn thuận lợi và nuôi dưỡng em bé phát triển khỏe mạnh, thông minh.
doc_37206;;;;;doc_47010;;;;;doc_48090;;;;;doc_9732;;;;;doc_23274
Chị em phụ nữ thường dựa vào việc trễ kinh để nhận biết khả năng mang thai hay không. Tuy nhiên, thực chất, trễ kinh chưa phải là một dấu hiệu mang thai chính xác, nhất là với những bạn nữ có kỳ kinh không đều. Một số cách nhận biết có thai sớm sau đây chị em nên nắm được. Một số cách nhận biết có thai sớm chị em cần biết đến. Mệt mỏi – một cách nhận biết có thai sớm Khi có thai, trong những tuần đầu, bạn sẽ thấy mệt mỏi do cơ thể chưa quen với việc hoạt động liên tục để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Hormone progesterone tiết ra nhiều khi mang thai làm nhiệt độ cơ thể bạn tăng, đốt thêm nhiều năng lượng. Thêm vào đó, nhịp tim của bạn cũng đập nhanh hơn để cung cấp đủ oxy cho buồng trứng. Những điều này dẫn đến sự mệt mỏi cho mẹ bầu. Buồn nôn Buồn nôn thường xảy ra ở các mẹ bầu vào tuần thứ 4 đến tuần thứ 6 của thai kỳ. Nếu bạn thấy nôn nao buồn nôn, ốm nghén một cách khác thường, hãy nghĩ đến khả năng bạn đang mang thai. Đau, ngứa ran ở ngực Cảm giác ngứa ran, đau ngực đặc biệt xung quanh núm vú có thể cho biết bạn đang mang thai. Hiện tượng này do hormone thai kỳ làm tăng cung cấp máu đến ngực của bạn. Bạn cảm thấy ngực mình nhạy cảm hơn, chiếc áo ngực bạn thường ngày vẫn mặc bỗng trở nên khó chịu và cọ sát hơn bình thường. Cảm giác này càng ngày càng rõ ràng hơn. Sự thay đổi màu sắc âm hộ, âm đạo Đây là một dấu hiệu mang thai sớm thường gặp. Nó có thể xảy ra trước khi bạn thấy các dấu hiệu khác. Âm hộ, âm đạo thường có màu sắc hồng nhưng nếu bạn thấy màu tím đỏ thẫm có thể nó đang báo hiệu cho bạn thấy, bạn đang có một sinh linh trong cơ thể mình. Nguyên nhân do sự gia tăng máu được cung cấp đến mô ở các khu vực này. Đau bụng dưới Những cơn co thắt vùng bụng dưới có thể cho thấy bạn đang mang bầu. Hiện tượng này thường được nhầm với những ngày sắp đến kỳ kinh. Nguyên nhân là do phôi làm tổ tại tử cung, sự giãn nở của tử cung đã chèn ép lên các bộ phận khác gây ra các cơn đau bụng dưới. Xuất hiện đốm máu ở vùng kín Thấy đốm dịch màu hồng nhạt hoặc nâu ở đáy quần lót và không đau- đây là một dấu hiệu mang thai thường gặp ở các thai phụ. Tiểu nhiều hơn Bỗng nhiên bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường, đây là hiện tượng thường xuất hiện từ tuần thứ 6 của thai kỳ. Khi tử cung to ra sẽ tạo áp lực lên bàng quang. Thêm vào đó, hormone thai kỳ và lưu lượng máu trong cơ thể tăng làm bạn muốn đi tiểu nhiều lần. Chuột rút Ít người để ý, thế nhưng đây là một dấu hiệu mang thai sớm của các mẹ bầu. Khi mang thai, ở những tuần đầu tiên, tử cung của bạn giãn ra để sẵn sàng cho sự xuất hiện của bé yêu. Sức nặng của tử cung tạo áp lực lên mạch máu ở chi dưới, khiến mẹ dễ bị chuột rút. Hãy massage nhẹ nhàng và bổ sung những thực phẩm giàu canxi. Chuột rút là một dấu hiệu mang thai sớm của các mẹ bầu. Thói quen ăn uống thay đổi Bạn thấy sự thay đổi trong sở thích ăn uống của mình. Nếu trước đây, những món vị chua hay ngọt bạn không thích nhưng bỗng nhiên thèm ăn, thì xác xuất mang thai của bạn rất cao. Ngược lại có những món ăn yêu thích bỗng nhiên bạn cảm thấy khó chịu và rất khổ sở khi tiếp xúc.;;;;;Dấu hiệu mang thai sớm là điều mà nhiều chị em quan tâm. Việc này sẽ giúp chị em chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý sức khỏe cho quá trình mang thai được diễn ra thuận lợi. Trễ kinh Đây là dấu hiệu mang thai sớm và dễ nhận biết đối với chị em. Bởi khi trứng gặp tinh trùng và quá trình thụ tinh diễn ra thành công, kinh nguyệt ở chị em sẽ không còn xuất hiện ít nhất trong 9 tháng mang thai. Tuy nhiên, dấu hiệu này thường chỉ mang tính chính xác đối với những chị em có chu kì kinh nguyệt đều đặn. Ra máu báo Hiện tượng này thường bị chị em nhầm lẫn với việc chu kì kinh nguyệt đến sớm. Khi xuất hiện máu báo ở ngoài kì kinh mà trước đó có quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp ngừa thai thì rất có thể đây là dấu hiệu mang thai sớm ở chị em. Máu báo thai thường có màu phớt hồng hoặc màu nâu nhạt. máu báo thai có thể kéo dài từ 2 – 7 ngày, lượng máu ra ít hơn rất nhiều so với lượng máu ra trong kì nguyệt san. Chất nhầy bất thường Khi đã mang thai, chất nhày cổ tử cung có màu trắng trong, hơi ngả vàng, đặc như lòng trắng trứng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chất nhày cần được đặc hơn để bít kín cổ tử cung, khiến vi khuẩn ở bên ngoài không thể xâm nhập vào phía trong, gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, nếu chất nhầy âm đạo có màu sắc và mùi bất thường thì có thể chị em đã gặp vấn đề viêm nhiễm vùng kín, cần thăm khám để xác định nguyên nhân. Nhiệt độ cơ thể tăng Khi mang thai, nhiệt độ cơ thể thường tăng cao hơn từ 0.3 0- 0.5 độ. Nguyên nhân của hiện tượng này có do khi mang thai hormone progestrogen được tiết ra nhiều hơn so với những ngày bình thường. Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Chuột rút Nguyên nhân bị chuột rút khi mang thai là do tử cung bị kéo giãn để chuẩn bị cho sự phát triển của thai nhi, điều này gây ra những chèn ép nhất định đến các mạch máu ở phần thân dưới. Mẹ bầu có thể gặp hiện tượng này trong suốt cả thai kì. Thường xuyên đi tiểu Bỗng nhiên chị em cảm thấy buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn bình thường, thậm chí, ngay cả khi không uống nhiều nước hay sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu. Khi mang bầu, thai nhi phát triển lớn dần về kích cỡ có thể tạo nên một sự chèn ép nhất định lên bàng quang, từ đó khiến mẹ bầu cảm thấy thường xuyên buồn tiểu hơn. Bên cạnh đó, bắt đầu từ tuần thứ 6 của thai kì trở đi, lưu lượng máu trong cơ thể mẹ bầu được tăng lên một cách đáng kể, khiến thận phải bài tiết nhiều nước hơn. Buồn nôn, nôn Đây là hiện tượng được gọi là ốm nghén. Hiện tượng này cũng được nhiều chị em coi là dấu hiệu mang thai sớm, dễ phát hiện. Khi đã mang bầu, chị em có thể buồn nôn hoặc nôn vào bất kì thời điểm nào trong ngày, nhưng thường gặp nhất là buổi sáng, sau khi ngủ dậy. Nhạy cảm hơn các mùi hương Một dấu hiệu mang thai sớm mà chị em không nên bỏ qua. KHi mang thai, đột nhiên chị em cảm giác mình nhạy cảm hơn với các loại mùi hương. Thậm chí, đối với cả những mùi hương trước đó đã từng rất thân thuộc. Có nhiều mẹ bầu chỉ cần nghĩ đến mùi hương đó là đã lập tức cảm thấy khó chịu, nôn nao, mệt mỏi, buồn nôn… Táo bón Khi mang thai, sự thay đổi của hormone cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định đến hệ tiêu hóa. Điều này khiến cho mẹ bầu dễ bị đầy hơi, táo bón. Bên cạnh đó, khi thai nhi phát triển lớn dần lên, sẽ tạo áp lực lớn đến xương chậu và bàng quang khiến hiện tượng táo bón ở mẹ bầu trở nên trầm trọng hơn. Trên đây là một vài dấu hiệu mang thai sớm mà chị em có thể tham khảo. Mỗi chị em mang bầu có thể sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Khi thấy có những dấu hiệu này mà trước đó có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp ngừa thai thì rất có thể chị em đã mang bầu. Lúc này, chị em có thể sử dụng các biện pháp thử thai như dùng que thử, xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm… để xác định việc mang thai của mình. Từ đó có những chuẩn bị sẵn sàng để quá trình mang thai và sinh nở diễn ra thuận lợi, tốt đẹp.;;;;;Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng và tuyệt vời nhất mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ. Tâm lý mong con và sự hồi hộp, bỡ ngỡ của những người phụ nữ chưa từng sinh con khiến chị em luôn muốn biết những dấu hiệu mang thai sớm. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm Chị em có cách nhận biết có thai sớm sau 1-2 tuần quan hệ qua các biểu hiện có bầu tháng đầu dưới đây: Có nhiều dấu hiệu nhận biết mang thai sớm -Biểu hiện đầu tiên khi có thai và tỉ lệ chính xác cao là hiện tượng chậm kinh. (Dấu hiệu nhận biết có thai này chỉ chính xác với những chị em có chu kì kinh nguyệt đều) -Biểu hiện có thai sớm nhất là cách nhận biết có thai trong 1 tuần chỉ sau 7 ngày quan hệ là thay đổi chất nhầy ở cổ tử cung. Chất nhầy ở cổ tử cung trở nên đặc hơn. -Ngực căng, cứng và đau. Hiện tượng này sẽ xuất hiện khi người phụ nữ mang thai từ 1-6 tuần. Tuy là cách nhận biết mang thai nhưng có thể gây nhầm lẫn bởi đây cũng là dấu hiệu thường gặp trước kỳ kinh nguyệt của nhiều chị em -Biểu hiện mang thai tuần đầu, chị em sẽ có biểu hiện mệt mỏi và buồn ngủ (dù không làm gì nặng nhọc) do lượng progesterone đột nhiên tăng cao hơn bình thường. Khi có những dấu hiệu mang thai sớm, chị em nên thực hiện test thử thai bằng que thử. -Buồn tiểu nhiều hơn bình thường cũng là biểu hiện của người có thai tháng đầu tiên. Chị em có thể nhận biết có thai qua lượng nước tiểu. -Bỗng nhiên nhạy cảm đặc biệt với các loại mùi vị. Sự nhạy cảm này là do tác dụng phụ của hiện tượng estrogen tăng cao là một dấu hiệu mang thai khá dễ nhận biết -Chán ăn và sợ nhiều món ăn: Sở thích ăn uống của chị em đột nhiên thay đổi. Nhiều người còn có cảm giác sợ ăn, ăn không ngon miệng thậm chí là sợ những món ăn vốn là món khoái khẩu của mình. -Buồn nôn và nôn. Rất nhiều chị em có biểu hiện khi có thai là cảm giác buồn nôn và bị nôn từ rất sớm. Biểu hiện mang thai thường không được chị em lưu ý. -Thân nhiệt bỗng nhiên được duy trì ở mức cao hơn bình thường. Và nếu thân nhiệt cao hơn bình thường trong 18 ngày liên tục là đã có tin vui. -Chảy máu hoặc rỉ máu: Một số phụ nữ chỉ thấy một lượng máu nhỏ hoặc một đốm máu đỏ / hồng / ngả đỏ vào khoảng thời gian đáng ra họ phải có kinh. Đây cũng là dấu hiệu có bầu đầu tiên cho thấy bạn đã mang thai. Khi đến kì kinh, nhưng máu lại ra ít hơn so với kì kinh trước và máu ra rải rác là hiện tượng được gây nên do trứng được thụ tinh và làm tổ ở nội mạc tử cung. (Nhưng nếu thấy đau kèm theo hiện tượng rỉ máu này, hãy đến bệnh viện ngay vì có thể đó là dấu hiệu có thai ngoài tử cung. -Khó thở: Do phôi thai cần thêm oxy để phát triển nên phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy khó thở. -Đau lưng: Một trong những dấu hiệu có thai sớm nhất là tình trạng đau lưng. Do cơ bụng trở nên lỏng leo do phải thích nghi với tử cung đang phát triển, các cơ lưng phải hoạt động nặng nề hơn nhằm bù lại do đó bạn sẽ bị đau lưng. Khi nghi ngờ có thai, chị em nên đi khám để được chẩn đoán chính xác nhất. -Theo dân gian, khi có thai sẽ có triệu chứng như: Lông mày, tóc mai dựng đứng, quầng vú thâm đen, môi nhợt nhạt, da nhợt nhạt thiếu sắc, thi thoảng khó thở, gan bàn tay đỏ và hơi ngứa… -Các biểu hiện khi mang thai khác chủ yếu là rối loạn nội tiết như Rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, nội tiết, rối loạn tiểu tiện, mệt mỏi… … Trên đây là những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Những dấu hiệu đầu tiên khi mang thai trên chỉ mang tính tham khảo. Lời khuyên của các bác sĩ là khi nghi ngờ có thai và có các dấu hiệu có thai tuần đầu tiên, chị em nên đi khám để cho biết có thai hay chưa, xem thai đã vào tử cung hay chưa (loại trừ và phát hiện thai ngoài tử cung sớm).;;;;; Khí hư bất thường Một cách nhận biết mang thai sớm nhất mà chị em nên biết đó là dựa vào những đặc điểm bất thường về khí hư. Nếu bạn đột nhiên cảm thấy khí hư ra nhiều và đặc hơn bình thường thì có thể bạn đã mang thai. Điều này xảy ra là do các tế bào tại cổ tử cung được kích thích sản sinh ra chất nhày đặc để bít chặt cổ tử cung làm ngăn cản tác động xấu bên ngoài xâm nhập vào bên trong và ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và phôi thai di chuyển về tử cung. Ra máu báo Ra máu báo là một biểu hiện của mang thai Một số chị em khi có thai sẽ bị ra máu âm đạo bất thường. Lượng máu ít, có thể chỉ hơi ngả hồng khiến nhiều chị em bỏ qua và cho rằng đây là biểu hiện khi bị rối loạn kinh nguyệt. Một số chị em khác lại bị ra máu màu nâu hoặc chất nhày đặc màu cà phê. Khi có hiện tượng này, chị em không nên lo lắng bởi đây có thể là dấu hiệu nhận biết có thai. Buồn tiểu liên tục Một cách nhận biết mang thai sớm nhất và dễ phát hiện đó là tình trạng buồn tiểu liên tục.Tình trạng này xảy ra là do khi trứng được thụ thai, di chuyển vào tử cung, các buồng tử cung sẽ tự động chuẩn bị “ổ” để phôi thai di chuyển vào nên gây chèn ép bàng quang. Khi ấy chị em sẽ có nhu cầu đi tiểu thường xuyên, lượng nước tiểu trong một lần ít. Nhạy cảm với các loại mùi thức ăn và buồn nôn Mẹ bầu thường bị buồn nôn, nôn ói vào giai đoạn đầu mang thai Nếu có cảm giác nhạy cảm với mùi thức ăn, đặc biệt có cảm giác buồn nôn khi ngửi thấy thức ăn chính là một biểu hiện của mang thai. Một số trường hợp có cảm giác buồn nôn và nôn ói theo một khung giờ nhất định: buổi sáng trước khi ngủ dậy, buổi trưa, xế chiều hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Biểu hiện này được coi là dấu hiệu đặc trưng mà nhiều chị em gặp phải. Chị em có thể căn cứ vào biểu hiện để này làm cách nhận biết mang thai sớm. Cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân Sau khi trứng và tinh trùng thụ thai, cơ thể chị em có nhiều thay đổi: nhiệt độ tăng cao, tim đập mạnh, nhanh, mệt mỏi và khó thở. Tình trạng này là do sơ thể bắt đầu có “động thái” cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi khiến cơ thể trở kiệt sức và khó chịu. Với phụ nữ sức khỏe kém thì biểu hiện này thường dễ nhận biết hơn. Đau lưng Một số chị em khi có hiện tượng đau lưng thì nghĩ rằng đó là dấu hiệu khi đến chu kỳ kinh nguyệt mà không biết rằng đây cũng là dấu hiệu có thai sớm. Sở dĩ chị em bị đay lưng là do các cơ ở lưng phải hoạt động nhiều hơn do cơ bụng khi mang thai bị lỏng lẻo hơn. Bên cạnh đó, bào thai gây sức éo lên vùng chậu. Chậm kinh Một cách nhận biết mang thai sớm nhất và tương đối chính xác đó là dựa vào chu kỳ kinh nguyệt. Chậm kinh chính là biểu hiện mang thai sớm và dễ nhận biết. Tuy nhiên, cách này chỉ chính xác nếu bạn có chu kì kinh nguyệt đều đặn. Khi chậm kinh, chị em có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra xem có thai hay không. Tính cách thất thường Tính cách bất thường là một trong những biểu hiện của mang thai. Trong thời gian mới mang thai, các hormone trong cơ thể phụ nữ bị thay đổi. Điều này khiến tâm trạng và tính cách của chị em trở nên bất thường. Chị em sẽ cảm thấy hay nổi nóng, cáu gắt, đột nhiên buồn bã, lo lắng hoặc vui vẻ một cách bất thường. Một số khác thì hay quên, thèm ngủ, ngủ li bì… Đây chính là những biểu hiện của mang thai sớm mà nhiều chị em không phát hiện được. Nếu có những biểu hiện trên, để xác định có mang thai hay không chị em có thể dùng que thử thai, xét nghiệm máu hoặc siêu âm. Bên cạnh đó, chị em cũng nên chú ý sức khỏe, tránh hoạt động mạnh để hạn chế ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.;;;;;Trên cơ thể người mẹ khi mang thai, sẽ có những thay đổi mà dựa vào những biểu hiện này mẹ cũng có thể nhận biết có thai hay không. Phát hiện thai sớm giúp bảo vệ thai nhi ngay từ đầu. Hãy tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhất mà chúng tôi cung cấp sau đây. Gan bàn tay đỏ cũng là một dấu hiệu nhận biết có bầu Nhiều bạn nữ mang thai lần đầu tiên thường không chú ý khi cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, ăn không tiêu, lòng bàn tay đỏ ửng, thì đừng vội lo lắng. Đây có thể là một dấu hiệu của người có thai . Hãy đến viện kiểm tra sớm. Lý do là khi mang thai, hormone estrogen tăng lên đồng thời lượng máu lưu thông cũng tăng nên máu bị ứ ở lòng bàn tay gây đỏ ửng. Mạch ở cổ đập mạnh là dấu hiệu mang bầu ít được chú ý Ở phần hõm cổ, chỗ xương quai xanh nếu thấy đập mạnh, có thể nhìn rõ thì có thể đây là dấu hiệu mang thai sớm nhất. Đi kèm với dấu hiệu của mang thai này nhiều bạn nữ cũng cảm thấy cổ mình ngẳng dài, mặt mũi xanh xao hơn. Bỗng dưng thèm ăn và buồn ngủ Bình thường bạn lười ăn nhưng nếu một ngày bạn thấy mình ăn nhiều hơn, nhanh đói bụng, thường xuyên buồn ngủ thì đây là một trong những dấu hiệu khi mang thai. Vì lúc này cơ thể đang gấp rút chuẩn bị dinh dưỡng cho em bé, và lý do sự thay đổi thường xuyên thèm ăn và muốn ngủ là do sự thay đổi hormone gây ra. Chị em có thể phát hiện dấu hiệu của có thai dễ phát hiện. Dấu hiệu đầu khi mang thai là hiện tượng căng tức ngực Khi mang thai, lượng máu cơ thể cung cấp cho vùng ngực tăng lên,vì vậy mà bạn sẽ thấy hiện tượng căng ngực khó chịu. Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể còn khiến cho quầng vú của bạn bị thâm màu. Đây là một dấu hiệu có thể nhận biết mang thai sớm. Dấu hiệu khi có thai là thay đổi thân nhiệt Bạn thấy nhiệt độ thân nhiệt của mình bỗng dưng cao hơn so với bình thường. Điều này được lý giải là do lượng hormone progesterone khi mang thai được tiết ra lớn hơn, khiến cơ thể bạn bị tăng nhiệt độ so với bình thường. Đây cũng là 1 dấu hiệu có thai sớm, dấu hiệu có thai tuần đầu hoặc sau 2 tuần nhưng không được chị em chú ý. Đau lưng mệt mỏi giúp bạn biết mình có thai Khi mang bầu hệ thống dây chằng ở lưng và cơ bụng bị kéo dãn trở nên lỏng lẽo. Vì thế mà dễ dẫn tới đau mỏi dọc sống lưng. Thêm vào đó, cơ thể bạn luôn làm việc hết công suất để cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi, vì thế cơ thể của mẹ sẽ cảm thấy mỏi mệt khó chịu. Chậm kinh là dấu hiệu mới có thai dễ phát hiện Đây là một dấu hiệu có bầu 1 tuần đầu tiên mà chị em dễ nhận biết. Kinh nguyệt sẽ biến mất trong suốt thai kỳ. Nếu thấy chậm kinh từ 7 ngày trở lên, hãy kiểm tra xem có thai không và đoán biết tình trạng sức khỏe của mình. Vùng kín tiết nhiều dịch là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất Một dấu hiệu thụ thai sớm nhất đó là hiện tượng vùng kín tiết dịch. Tình trạng này là do các tế bào tại cổ tử cung, tử cung tiết dịch nhày để giúp trứng được thụ thai vào tử cung để làm ổ. Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán thai sớm vì có thể phát hiện được nội tiết hCG để xác nhận việc mang thai. Bởi hCG là hormone chỉ xuất hiện khi phụ nữ có thai, được sản xuất bởi những tế bào hình thành nên nhau thai, giúp nuôi dưỡng trứng sau khi được thụ tinh. Khoảng 6-8 ngày sau thụ thai nên có khả năng dự đoán mang thai sớm. Lượng hCG cứ ba ngày lại tăng gấp đôi và đạt mức cao ở tuần 15 – 16 của thai kỳ, sau đó giảm dần và biến mất trong vòng vài tuần sau sinh. Thêm vào đó, việc xét nghiệm hCG không chỉ xác định các dấu hiệu có bầu sớm nhất chính xác mà còn có thể nhận biết được những dấu hiệu bất thường của thai nhi. Nếu có thai ngoài tử cung thì nồng độ hCG thường có thời gian nhân đôi dài hơn, nồng độ hCG giảm nhanh chóng sau sảy thai. Trường hợp hCG ở mức cao có thể khả năng song thai, đa thai, thai trứng.
question_121
Điều trị u xơ tuyến tiền liệt
doc_121
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị u xơ tuyến tiền liệt. Tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Vì thế người bệnh cần đi khám để được tư vấn cụ thể. U xơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Bệnh thường gây ra sự thay đổi ở thói quen đại tiện như tiểu rắt, tiểu đêm, tiểu khó khăn, tiểu nhiều lần… Vì thế việc phát hiện và điều trị sớm u xơ tuyến tiền liệt rất quan trọng và cần thiết nhằm giảm triệu chứng, cải thiện sức khỏe. U xơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới tuổi trung niên. Không phải tất cả các bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến đều phải điều trị. Những người không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng của bệnh thì thường không điều trị nhưng phải được kiểm tra định kỳ. Tùy vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh, độ tuổi của từng người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp. Hiện nay có 2 phương pháp điều trị u xơ tuyến tiền liệt là điều trị nội khoa và ngoại khoa. Điều trị nội khoa (sử dụng thuốc) Với u xơ tuyến tiền liệt, người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Các nhóm thuốc thường được sử dụng như: Người bệnh có thể uống thuốc điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) Trong trường hợp điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả thì người bệnh cần áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt bỏ u xơ. Hiện nay, có 2 cách phẫu thuật là: Nhiều trường hợp người bệnh cần phải phẫu thuật để loại bỏ u xơ tuyến tiền liệt Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị u xơ tuyến tiền liệt theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt hợp lý để cải thiện sớm sức khỏe.
doc_52334;;;;;doc_36099;;;;;doc_30633;;;;;doc_63883;;;;;doc_10995
Điều trị u xơ tuyến tiền liệt như thế nào, không điều trị thì có sao không… là thắc mắc của rất nhiều người. Căn bệnh này tuy lành tính và tiến triển chậm nhưng lại gây nhiều rối loạn đường tiểu ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày. Bệnh là nỗi ám ảnh đối với nhiều nam giới cao tuổi. Mặc dù là căn bệnh lành tính, tuy nhiên u xơ tuyến tiền liệt nếu không điều trị sẽ gặp các vấn đề sau: – Bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt dẫn đến ứ trệ nước tiểu lâu ngày. Từ đó vi khuẩn có cơ hội phát triển tại bàng quang, gây viêm nhiễm đường niệu, có thể bị hình thành sỏi bàng quang. Nếu vi khuẩn tấn công mạnh, bệnh nhân có thể bị viêm đài bể thận, nhiễm khuẩn ngược dòng. Nếu tình trạng kéo dài, bệnh nhân có thể bị suy thận mạn tính. Suy thận nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến cấp độ nặng và người bệnh phải lọc thận để duy trì sự sống. – Dù rất ít, một số bệnh nhân có thể bị ung thư tuyến tiền liệt nếu kéo dài thời gian điều trị. Ung thư tuyến tiền liệt không phải là điều quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm, tuy nhiên nếu tế bào ung thư đã di căn thì tiên lượng sống rất xấu. – Một số căn bệnh khác có thể được khởi phát từ u xơ tuyến tiền liệt đó là trĩ, cao huyết áp… Với các biến chứng kể trên, bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt có dấu hiệu hay không cũng cần thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để cơ thể luôn khỏe mạnh. U xơ tuyến tiền liệt có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh 3. 2 giải pháp điều trị u xơ tiền liệt tuyến hiệu quả Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ có các chỉ định phù hợp. Để chữa u xơ tuyến tiền liệt hiệu quả thì bệnh nhân cần tuân thủ điều trị. Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc mà chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. 3.1. Điều trị u xơ tuyến tiền liệt bằng thuốc Việc điều trị bằng thuốc sẽ được các bác sĩ thăm khám và chỉ định phù hợp. – Nếu bệnh nhân chưa có triệu chứng đường tiểu nặng nề, thể tích tuyến tiền liệt < 25ml: Bệnh nhân có thể được theo dõi 3 – 6 tháng và thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống mà chưa cần dùng thuốc. – Bệnh nhân có các dấu hiệu đường tiểu rõ rệt, thể tích tuyến tiền liệt lớn: Ưu tiên sử dụng các loại thuốc giãn cơ trơn, thuốc giảm đau, giảm viêm… tùy trường hợp cụ thể. Các loại thuốc được kê áp dụng cho tình trạng bệnh từ nhẹ đến trung bình hoặc bệnh nhân nặng nhưng không đáp ứng được phẫu thuật. Các loại thuốc sẽ giúp làm giảm sự nghẽn mạch niệu đạo, giúp bệnh nhân khắc phục tình trạng như bí tiểu, tắc tiểu. Tuy nhiên các khối u sẽ không được triệt tiêu hoàn toàn. – Thông tin về các loại thuốc nêu trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần thăm khám với bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng. – Mỗi người bệnh sẽ được kê đơn thuốc riêng biệt tùy tình trạng bản thân chứ không áp dụng được với đơn thuốc của bệnh nhân khác. Do đó, người bệnh cần thăm khám cẩn thận trước khi dùng thuốc. – Người bệnh cần kiên trì dùng thuốc chứ không được bỏ dở vì nếu bỏ dở thì hiệu quả điều trị sẽ rất thấp. U xơ tuyến tiền liệt có thể được điều trị bằng thuốc 3.2. Phẫu thuật điều trị u xơ tuyến tiền liệt Những bệnh nhân đã có biến chứng nguy hiểm không thể sử dụng thuốc để ngăn chặn bệnh thì sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp phẫu thuật phù hợp. Tùy thuộc vào kích thước tuyến tiền liệt, biến chứng… và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định các phương pháp phù hợp. Nếu người bệnh gặp phải các biến chứng như viêm nhiễm đường niệu, sỏi bàng quang… thì cần có phương pháp xử lý biến chứng trước khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt có thể được thực hành bằng 2 cách như sau: Đây là một phương pháp hiện đại và ít xâm lấn được ứng dụng phổ biến. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa dụng cụ nội soi tiếp cận tới khối u ở tuyến tiền liệt để cắt bỏ và hút u ra ngoài theo ống nội soi. Phẫu thuật nội soi được các bác sĩ quan sát qua màn hình nội soi để thực hiện thao tác chính xác. Ca phẫu thuật sẽ diễn ra nhanh chóng và bệnh nhân rất ít đau đớn. Sau khi cắt xong thì thời gian hồi phục cũng rất nhanh. Bệnh nhân có thể được bóc tách khối u qua niệu đạo hoặc rạch tuyến tiền liệt để lấy u. Tuy nhiên, hiện nay phẫu thuật mở ít được áp dụng vì có thể xảy ra các biến chứng chảy máu, nhiễm trùng và hiệu quả đạt được cũng không cao. U xơ tuyến tiền liệt có thể điều trị hiệu quả bằng phương pháp phẫu thuật. Điều trị u xơ tuyến tiền liệt sẽ rất thuận lợi nếu người bệnh kiên trì và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc thăm khám là điều kiện tiên quyết nếu bệnh nhân muốn dứt bệnh nhanh chóng và không gặp biến chứng nặng nề.;;;;;Chữa u xơ tuyến tiền liệt bằng phương pháp nào hiệu quả là vấn đề đang được nhiều người bệnh đặt ra. U xơ tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp ở nam giới trung niên và cao niên. Đây là bệnh u lành tính, tiến triển chậm nhưng vẫn cần điều trị kịp thời để tránh những diễn biến xấu về sau. 1. U xơ tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ chỉ có ở nam giới, có kích thước khoảng 10-20g. Tuyến tiền liệt nằm dưới cổ bàng quang và sau niệu đạo. Tuyến này có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra chất nhờn và một số thành phần của tinh dịch. Tuyến tiền liệt phát triển dần và đạt kích thước ổn định khi 20-25 tuổi. Tuy nhiên, khi nam giới từ ngoài 40 tuổi, tuyến tiền liệt tăng sinh bất thường và tạo thành u xơ. Tỷ lệ nam giới mắc bệnh u xơ tiền liệt tuyến tăng dần theo độ tuổi. Theo thống kê có khoảng hơn 50% nam giới tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt khi ở tuổi 50-60 và gần 100% khi ở tuổi 80-90. U xơ tuyến tiền liệt nếu không được điều trị sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm U xơ tuyến tiền liệt là một dạng u lành tính. Tuy nhiên bệnh vẫn cần được thăm khám và chữa trị kịp thời để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Đó là: 3. Các phương pháp chữa bệnh u xơ tiền liệt tuyến Không phải tất cả các trường hợp u xơ tuyến tiền liệt đều phải điều trị. Những người bệnh không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng của u xơ thường chỉ cần kiểm tra định kỳ để xem diễn biến tình trạng bệnh để có biện pháp can thiệp kịp thời. Lựa chọn phương pháp chữa trị nào cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố. nhưng chủ yếu dựa vào mức độ ảnh hưởng của bệnh và khối lượng của tuyến tiền liệt. 3.1. Chữa u xơ tuyến tiền liệt nội khoa: Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp: Chữa u xơ tuyến tiền liệt bằng thuốc thường được chỉ định khi bệnh chưa gây những triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị u xơ tiền liệt tuyến là: Lưu ý: 3.2. Chữa u xơ tuyến tiền liệt ngoại khoa: Phẫu thuật điều trị u xơ tiền liệt tuyến được chỉ định trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả. Hoặc khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng. Đây là phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu và được áp dụng rộng rãi nhất hiện nay. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ các khối u xơ thành những mảnh nhỏ bằng nội soi qua đường niệu đạo. Toàn bộ quá trình phẫu thuật được kiểm soát qua màn hình máy vi tính. Sau đó hút bỏ chúng ra ngoài qua ống nội soi. Thời gian thực hiện kỹ thuật này kéo dài khoảng 60 phút. Người bệnh không có đường mổ, ít đau, giảm nguy cơ nhiễm trùng và không để lại sẹo. Người bệnh nhanh chóng đi tiểu lại được bình thường. Chữa u xơ tuyến tiền liệt bằng phương pháp nội soi qua đường niệu đạo là phương pháp điều trị phổ biến Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống, thường được chỉ định với các khối u kích thước trên 70gr. Hoặc khi người bệnh có biến chứng sỏi bàng quang hay túi thừa bàng quang. Bác sĩ sẽ tạo sẽ tạo ra ra vết cắt theo đường sau xương mu hoặc qua bàng quang để loại bỏ tuyến tiền liệt và các mô xung quanh. Phương pháp này gây nhiều đau đớn cho người bệnh, thời gian phẫu thuật kéo dài, biến chứng sau mổ nhiều hơn khi mổ nội soi. Sau khi mổ u xơ tuyến tiền liệt, người bệnh vẫn phải tiếp tục điều trị nội khoa để phòng và hạn chế các triệu chứng bệnh. 5. Biện pháp phòng tránh bệnh u xơ tiền liệt tuyến Một số biện pháp giúp ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng tiến triển của bệnh là: U xơ tuyến tiền liệt nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến ngay các cơ sử y tế chuyên khoa để được thăm khám và chữa u xơ tuyến tiền liệt kịp thời.;;;;;U xơ tiền liệt tuyến là bệnh thường xảy ra ở nam giới với tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi. Điều trị u xơ tuyến tiền liệt có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau. Vì vậy, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. U xơ tuyến tiền liệt hay phì đại lành tính tuyến tiền liệt là tình trạng tăng kích thước của tiền liệt tuyến ở nam giới trung niên và cao niên. Khi u phát triển phì đại sẽ chèn ép làm niệu đạo tuyến tiền liệt bị kéo dài, hẹp và gây cản trở cho việc đào thải nước tiểu. Lâu ngày sẽ gây ra các vấn đề về bàng quang, đường tiết niệu hoặc các vấn đề về thận. Điều trị u xơ tuyến tiền liệt như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nam giới tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng nhiều. Khi bước sang tuổi 80 thì phần lớn đều bị u xơ tuyến tiền liệt. 2. Triệu chứng u xơ tuyến tiền liệt Các triệu chứng của bệnh u xơ tiền liệt tuyến có xu hướng nghiêm trọng dần theo thời gian. Khi khối u phì đại chèn ép vào phần phía trên của niệu đạo và chiếm chỗ bàng quang, người bệnh có những hội chứng sau: 2.1.Hội chứng kích thích Người bệnh luôn có cảm giác mót tiểu, không nhịn được quá vài phút do bàng quang ức chế kém, Tiểu liên tục, tiểu không tự chủ được và có nhu cầu tiểu nhiều cả ngày và ban đêm… 2.2.Hội chứng tắc nghẽn 2.3. Các hội chứng khác: Phì đại lành tính tuyến tiền liệt có thể khiến nam giới xuất tinh sớm hoặc khó xuất tinh, làm giảm ham muốn tình dục. 3. Những biến chứng của bệnh Mặc dù là một trong những dạng bệnh u lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng sau: Những biến chứng nguy hiểm sẽ gặp nếu không điều trị u xơ tuyến tiền liệt kịp thời. Những biến chứng nguy hiểm sẽ gặp nếu không điều trị u xơ tuyến tiền liệt kịp thời. 4. Phương pháp điều trị u xơ tiền liệt tuyến Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị u xơ tuyến tiền liệt. Việc lựa chọn thực hiện phương pháp nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Tuổi tác, kích thước tuyến tiền liệt sức khỏe người bệnh,…Căn cứ vào các yếu tố đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị sau: 4.1. Điều trị u xơ tuyến tiền liệt bằng thuốc (điều trị nội khoa): Đối với những bệnh nhân bị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt nhưng chưa gây biến chứng, thì sẽ được theo dõi từ 3-6 tháng để đánh giá lại. Nếu các triệu chứng tăng nhưng ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giãn cơ trơn thành mạch, tuyến tiền liệt hoặc cổ bàng quang nhằm hạn chế quá trình nghẽn mạch niệu đạo do u xơ gây ra. Đồng thời hỗ trợ người bệnh có thể đi tiểu dễ dàng hơn nếu bị bí tiểu nhưng không triệt tiêu được các khối u xơ. Ngoài ra một số loại thuốc kháng androgen cũng được dùng phối hợp để làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân nên khám định kỳ nhằm theo dõi được tiến triển của bệnh để có những biện pháp can thiệp kịp thời. 4.2. Điều trị u xơ tuyến tiền liệt ngoại khoa Nếu phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc bệnh đã có những biến chứng nghiêm trọng , bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u xơ. Có 2 phương pháp phẫu thuật là: 5. Các lưu ý sau khi điều trị u xơ tuyến tiền liệt Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau để sớm cải thiện sức khỏe: Tập thể dục sau điều trị u xơ tuyến tiền liệt để kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe;;;;;Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, có trên 50% nam giới ở độ tuổi từ 60 – 70 tuổi bị u xơ tuyến tiền liệt. Tỷ lệ mắc bệnh và mức độ trầm trọng của bệnh thường gia tăng theo độ tuổi. Để loại bỏ u xơ tuyến tiền liệt, người bệnh cần tìm các bác sĩ chuyên khoa giỏi để được tư vấn chữa trị hiệu quả. U xơ tuyến tiền liệt không phải là bệnh lý ác tính mà là sự phì đại lành tính của tuyến tiền liệt. Bệnh gây ra một số triệu chứng rối loạn về tiểu tiện. Bệnh thường gặp nhiều ở những người 80 tuổi. U xơ tuyến tiền liệt có thể phát triển từ từ trong một thời gian dài mà không gây nên bất kỳ sự nguy hiểm nào. Tuy nhiên, vì tuyến bao quanh niệu đạo nên nếu bị phì đại tuyến tiền liệt sẽ gây cản trở dòng nước tiểu từ bàng quang ra niệu đạo, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn về tiểu tiện. U xơ tuyến tiền liệt nếu không được phát hiện và xử trí sớm sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng – Nếu u to, chèn ép vào đường niệu đạo gây nên các triệu chứng tắc nghẽn đường tiểu, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh (đây chính là lý do chủ yếu để bệnh nhân tìm đến với thầy thuốc). – Khi u xơ gây chèn ép, ứ trệ nước tiểu sẽ gây nên một số hậu quả: dễ bị viêm đường tiết niệu, nguy hiểm hơn nếu viêm nhiễm này đi ngược lên trên gây viêm đài – bể thận là một bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu rất nặng. Nếu ứ trệ nặng và kéo dài có thể dẫn đến suy thận mạn tính. – U xơ tuyến tiền liệt có thể chuyển thành ung thư nếu ung thư tuyến tiền liệt được phát hiện sớm thì việc hỗ trợ hỗ trợ điều trị sẽ dễ dàng và tiên lượng sống sẽ tốt. Nếu để muộn, xuất hiện di căn ung thư sang các cơ quan khác thì tiên lượng sẽ xấu hơn rất nhiều. Để loại bỏ u xơ tuyến tiền liệt, người bệnh nên tới trực tiếp bệnh viện để bác sĩ thăm khám, tư vấn và có chỉ định phù hợp. Hỗ trợ hỗ trợ điều trị bằng thuốc Người bệnh có thể dùng thuốc hỗ trợ hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt Không phải tất cả các bệnh nhân bị u xơ tuyến tiền liệt đều phải hỗ trợ điều trị. Những người không bị ảnh hưởng nhiều bởi các triệu chứng của u xơ tuyến tiền liệt chỉ cần kiểm tra định kỳ để xem tình trạng bệnh có trở nên xấu đi hay không. Với những người có triệu chứng rối loạn về tiểu tiện ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày thì trước mắt phải hỗ trợ hỗ trợ điều trị nội khoa. Các thuốc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là thuộc nhóm ức chế alpha 1, có tác dụng làm giãn cơ trơn thành mạch, tiền liệt tuyến và cổ bàng quang giúp làm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn niệu đạo do phì đại tiền liệt tuyến, Ngoài ra còn một số thuốc khác như các thuốc kháng androgen như ức chế men 5-alpha-reductase, finasteride (proscar) và dutasteride… Hỗ trợ hỗ trợ điều trị u xơ tuyến tiền liệt bằng phẫu thuật Nếu hỗ trợ hỗ trợ điều trị bằng thuốc không kết quả thì áp dụng phương pháp cắt bỏ tuyến tiền liệt bằng nội soi qua đường niệu đạo. Khi tuyến tiền liệt quá to, không sử dụng được phương pháp cắt nội soi thì phải mổ bóc tách u xơ tuyến tiền liệt. Dù xử trí bằng phương pháp nào cũng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng, làm các xét nghiệm kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán mức độ và tình trạng bệnh. Từ đó có phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.;;;;;Điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng laser là một phương pháp ngoại khoa được áp dụng phổ biến hiện nay. Người bệnh mắc u xơ tuyến tiền liệt thường rất lo lắng phải phẫu thuật đau đớn. Vậy phương pháp này có những đặc điểm nổi bật nào, có hạn chế đau đớn không. Cùng tìm hiểu ngay. 1. Khái niệm u xơ tuyến tiền liệt U xơ tiền liệt tuyến còn được gọi là phì đại tuyến tiền liệt dạng lành tính. Đây là một căn bệnh khá phổ biến ở đàn ông. Việc tăng kích thước tuyến tiền liệt sẽ chèn ép niệu đạo, bàng quang, gây nên các dấu hiệu bất thường ở đường tiểu. Người bệnh có thể bị tiểu ngắt, tiểu buốt, bàng quang khó chịu, và các vấn đề liên quan đến thận. Có khá nhiều nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên thường là do bệnh nhân uống nhiều bia rượu, có chế độ ăn uống không phù hợp, nhịn tiểu thường xuyên… Một số yếu tố khách quan đó là di truyền và tuổi tác gây nên. Điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng laser là một bước tiến mới, giúp bệnh nhân giảm bớt đau đớn so với các giải pháp truyền thống. U xơ tiền liệt tuyến là một căn bệnh lành tính phổ biến ở nam giới 2. Mổ điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng laser 2.1. Khái niệm mổ điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng laser Mổ u xơ tiền liệt tuyến bằng laser là phương pháp dùng chùm ánh sáng laser cắt bỏ khối u. Khối u sẽ giảm trọng lượng và kích thước, từ nó giảm bớt áp lực chèn vào niệu đạo và hệ tiết niệu. Các triệu chứng khó chịu về đường tiểu sẽ dần giảm bớt. 2.2. Điều kiện thực hiện Để có thể thực hiện ca mổ u xơ tiền liệt tuyến bằng laser cần có: – Chỉ định chuyên môn từ bác sĩ chuyên khoa – Kích thước khối u tuyến tiền liệt phải lớn hơn 70g. – Việc điều trị nội khoa không còn tác dụng hoặc không có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của bệnh. – Người bệnh có sức khỏe đáp ứng được ca phẫu thuật – Máy móc thiết bị, phòng mổ đáp ứng được cuộc phẫu thuật. 2.3. Quy trình mổ điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng laser – Bước 1: Gây mê toàn thân – Bước 2: Đưa dụng cụ nội soi và phát laser vào tuyến tiền liệt thông qua ống niệu đạo – Bước 3: Sử dụng năng lượng laser để cắt, đốt và phá hủy các tổ chức của tuyến tiền liệt hoặc làm mất nước các mô. Nhiệt độ được phát ra có thể lớn hơn 1000 độ C. – Bước 4: Các tế bào bị cắt đốt sẽ bị phân nhỏ và đưa ra khỏi cơ thể – Bước 5: Tia laser sẽ được thay đổi nhiệt độ để tiến hành cầm máu vết thương – Bước 6: Bệnh nhân sẽ được đặt ống thông tiểu để tránh tắc nghẽn đường tiểu cho tới khi lành hẳn và có thể tự đi tiểu được. Mổ điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng laser đòi hỏi chuyên môn và sự cẩn thận của đội ngũ y bác sĩ 2.4. Phân tích ưu nhược điểm Ưu điểm: So với các phương pháp mổ u xơ khác, mổ điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng laser có nhiều đặc điểm nổi bật hơn như: – Ngăn chặn được nguy cơ chảy máu, hạn chế được nhiều hơn lượng máu bị mất trong quá trình mổ – Rút ngắn thời gian đặt ống thông tiểu ở bệnh nhân – Bệnh nhân ít đau và phục hồi nhanh hơn so với các phương pháp như mổ mở truyền thống – Sau phẫu thuật, hiệu quả diễn ra nhanh hơn. Các triệu chứng như bí tiểu, tắc tiểu, tiểu không hết… được giảm đáng kể chỉ sau vài ngày phẫu thuật. – Có thể tiết kiệm chi phí do thời gian nằm viện ngắn hơn Nhược điểm: Bên cạnh đó, không phải bệnh nhân nào cũng có thể điều trị u xơ tuyến tiền liệt bằng phương pháp này. Phương pháp mổ bằng laser chống chỉ định với các trường hợp: – Bệnh nhân bị hẹp niệu đạo – Bệnh nhân cứng khớp háng – Bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc điều trị rối loạn đông máu – Bệnh nhân khối u xơ có các bệnh mãn tính về tim mạch và hô hấp – Kích thước khối u xơ phù hợp với phương pháp này là 80 – 100g. Sau điều trị u xơ tiền liệt tuyến bằng laser cần chú ý về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sau mổ 3. Chăm sóc sau mổ Một số lưu ý quan trọng sau mổ phì đại tuyến tiền liệt bằng laser đó là: – Sau khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần được nghỉ ngơi ít nhất là 6 – 8 tiếng để phục hồi sức khỏe. – Những ngày đầu sau mổ, cần tránh vận động mạnh hoặc đi lại nhiều. Tốt nhất nên nằm yên, có thể vận động nhẹ nhàng sau khi đã khép miệng vết thương. – Thực phẩm được bổ sung sau mổ sẽ là những thức ăn mềm, tiêu hóa tốt, hạn chế gánh nặng cho hệ tiêu hóa và đường ruột. – Vết mổ cần được vệ sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế – Nếu có các dấu hiệu bất thường thì cần báo cho bác sĩ chuyên khoa chứ k tự ý xử lý – Cần theo dõi qua tái khám – Cần kiêng cữ các vấn đề như quan hệ tình dục
question_122
Vì sao hẹp động mạch cảnh có thể gây tai biến mạch máu não?
doc_122
Tai biến mạch máu não là căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhưng hiện nay căn bệnh này đã có nguy cơ trẻ hóa, thậm chí gặp ở những người ở độ tuổi còn rất trẻ. Có nhiều nguyên nhân gây tai biến mạch máu não, trong đó hẹp động mạch cảnh là nguyên nhân thường gặp nhất. Tai biến mạch máu não hay đột quỵ não là tình trạng máu cung cấp cho một phần não bị gián đoạn hoặc giảm nặng khiến vùng não đó bị thiếu oxy và dinh dưỡng. Vùng tế bào não bị tổn thương nặng hoặc lan rộng, đột quỵ có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề về rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác... Động mạch cảnh là động mạch có kích thước khá lớn, nằm ở cổ, gồm có động mạch cảnh trái và động mạch cảnh phải mà ta có thể sờ thấy được nhịp đập của chúng ở hai bên cổ. Động mạch cảnh xuất phát từ động mạch chủ ở trong ngực đi lên 2 bên cổ và sau đó cho nhánh vào não nằm trong sọ, có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não. Hẹp động mạch cảnh là nguyên nhân phổ biến gây tai biến mạch máu não Nguyên nhân khiến động mạch cảnh bị hẹp là do mảng vữa xơ bám trên thành mạch, gây huyết khối tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển gây tắc mạch, làm giảm lưu lượng dòng máu lên não. Bệnh hẹp động mạch cảnh là một trong các nguyên nhân phổ biến gây đột quỵ, nhồi máu não và cơn thiếu máu não thoáng qua vì động mạch cảnh là động mạch lớn nhất cung cấp máu cho não.Những yếu tố nguy cơ có liên quan đến sự hình thành và phát triển mảng xơ vữa động mạch cảnh, đó là: tuổi tác (thường gặp sau 50 tuổi), càng lớn tuổi thì nguy cơ hẹp động mạch cảnh càng tăng, tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, hút thuốc lá, béo phì, lối sống ít vận động, stress. Càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc hẹp động mạch cảnh càng cao. 3. Dấu hiệu của hẹp động mạch cảnh Hầu hết người bị bệnh hẹp động mạch cảnh thường không có triệu chứng nào cho đến khi mức độ hẹp của động mạch trở nên trầm trọng hơn hoặc bệnh nhân được phát hiện khi khám sức khỏe tổng quát hoặc khám vì một bệnh lý khác (tim mạch, tuyến giáp...). Người hẹp động mạch cảnh có thể xuất các hiện triệu chứng bất thường và xảy ra đột ngột Với những bệnh nhân hẹp động mạch cảnh có triệu chứng, đó là biểu hiện của thiếu máu não thoáng qua hay nặng hơn là tai biến mạch máu não, với các triệu chứng như sau: yếu hoặc liệt chân tay; mờ hoặc mù một mắt, thường thoáng qua (vài giây, vài phút, vài giờ) sau đó thấy lại bình thường; khó nói hoặc không nói được. Các triệu chứng này thường xảy ra đột ngột. 4. Chẩn đoán hẹp động mạch cảnh Các xét nghiệm thường dùng trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh gồm: siêu âm (đây là lựa chọn hàng đầu trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh), ngoài ra bệnh nhân có thể được yêu cầu thêm chụp cộng hưởng từ mạch máu (MRA) hoặc chụp CT đa lớp cắt (MSCT), chụp mạch số hóa xóa nền DSA để can thiệp điều trị (đây là phương pháp đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng lòng mạch, được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán bệnh mạch máu). Phương pháp điều trị tùy thuộc mức độ hẹp của động mạch cảnh, có triệu chứng hay không, tình trạng sức khỏe chung của bệnh nhân. Trong giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa và thay đổi lối sống. Nếu bệnh nặng hay tiến triển các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hoặc nong động mạch cảnh và đặt stent. Người bị hẹp động mạch cảnh cần được thăm khám và điều trị sớm Để phòng ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh động mạch cảnh, người bệnh cần áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống như:Ngừng hút thuốc.Duy trì cân nặng hợp lý. Có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, các loại hạt.Giảm lượng muối trong chế độ ăn. Hạn chế sử dụng rượu bia. Tập luyện thể dục thường xuyên. Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá mứcĐiều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý mạn tính nếu có: đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu. Kiểm tra sức khỏe định kỳ.Hẹp động mạch cảnh là một trong các nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh về não, trong đó phổ biến là bệnh tai biến mạch máu não. Bởi động mạch cảnh là động mạch lớn nhất cung cấp máu cho não.Tai biến mạch máu não là một tình trạng bệnh lý nguy cấp cần được phát hiện ngay khi có những dấu hiệu gợi ý bị tai biến. Việc đề phòng và dự báo trước bệnh có thể giúp cho quá trình xử trí tai biến mạch máu não cũng như điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả hơn khi bệnh bắt đầu diễn ra. Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh lý bất thường
doc_26737;;;;;doc_58839;;;;;doc_14849;;;;;doc_2888;;;;;doc_21982
Một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ là hẹp động mạch cảnh do xơ vữa. Bệnh này có thể phòng ngừa bằng phẫu thuật. Theo Bác sĩ Lê Thanh Phong, Trưởng Đơn vị Phẫu thuật Mạch máu, Bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM, đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Nhẹ hơn, bệnh nhân sẽ bị tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ là hẹp động mạch cảnh do xơ vữa. Theo cấu tạo, động mạch cảnh có một nhánh đảm nhận nhiệm vụ cung cấp máu cho não, gọi là động mạch cảnh trong. Thành động mạch phía trong có thể bị dày lên bởi những mảng xơ vữa, gây nên hiện tượng hẹp động mạch cảnh. Động mạch cảnh vận chuyển máu (mang oxy và chất dinh dưỡng) lên não, đến vị trí động mạch hẹp sẽ bị cản lại, lượng máu lên não tại thời điểm đó không đủ, gây hiện tượng thiếu máu não. Đột quỵ là hậu quả của tình trạng không cung cấp đủ oxy cho một phần não. Nguyên nhân là sự hình thành cục máu đông tại chỗ gây tắc mạch não, cũng có thể do mảng xơ vữa bong ra hay cục máu đông hình thành nơi khác di chuyển lên gây tắc mạch não. Tình trạng này có thể xảy ra thoáng qua, được gọi là "cơn thiếu máu não thoáng qua". Trong trường hợp nặng hơn có thể bị liệt nửa người hoặc một phần cơ thể như tay hoặc chân. Nguyên nhân gây hẹp động mạch cảnh Hẹp động mạch cảnh thường xuất hiện ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như hút thuốc lá, uống rượu, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường. Những yếu tố nguy cơ này làm tăng tình trạng lắng đọng mảng xơ vữa trong lòng mạch, đặc biệt là động mạch cảnh ở vùng cổ. Các dấu hiệu bệnh hẹp động mạch cảnh Thông thường, hẹp động mạch cảnh không biểu hiện thành triệu chứng trong một thời gian dài rồi bất ngờ gây đột quỵ. Bệnh có thể được phát hiện tình cờ khi khám bệnh hoặc siêu âm kiểm tra sức khỏe tổng quát. Một số trường hợp khác, hẹp động mạch cảnh biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau, từ cơn thiếu máu não thoáng qua đến đột quỵ. Cơn thiếu máu não thoáng qua có thể gây mù một bên mắt thoáng qua hoặc mù một bên mắt thoáng qua khi tiếp xúc với ánh sáng, giảm dần thị lực, khó nói hoặc cấm khẩu, yếu liệt chân tay hoặc nửa người thoáng qua, cảm giác dị cảm, tê tay chân, tê nửa người thoáng qua. Ngoài ra, bệnh còn có các triệu chứng không điển hình như đau đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, ngất… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh hẹp động mạch cảnh có thể gây tắc động mạch cảnh. Ngoài ra mảng xơ vữa hay cục máu đông tích tụ ở vị trí động mạch hẹp có thể bong ra và di chuyển lên động mạch não gây tắc mạch não, làm chết một phần não. Tình trang này gọi là đột quỵ (hay nhồi máu não), tùy theo mức độ nhồi máu mà có thể gây tử vong, tàn phế một phần hay vĩnh viễn. Phương tiện chẩn đoán Siêu âm Doppler là phương tiện chẩn đoán đơn giản và không gây đau, cho phép đánh giá mức độ hẹp của động mạch. Nếu như hẹp trên 60%, những phương tiện chẩn đoán khác như chụp động mạch cảnh bằng phương pháp cắt lớp điện toán (CT- Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp mạch máu xóa nền (DSA) cho phép đánh giá chính xác hơn. Qua đó còn có thể kiểm tra các động mạch khác trong não và tình trạng nhu mô não. Phương pháp điều trị Có 2 phương pháp chính. Nếu hẹp động mạch cảnh thể nhẹ, chỉ cần điều trị bằng thuốc và theo dõi thường xuyên là đủ. Trường hợp hẹp nặng, cần phẫu thuật bóc mảng xơ vữa. Bên cạnh đó còn có phương pháp can thiệp nội mạch (nong và đặt stent vào đoạn động mạch cảnh bị hẹp) ít xâm lấn, áp dụng cho những bệnh nhân không phù hợp với phẫu thuật. Phương pháp này có tỷ lệ biến chứng thần kinh sau can thiệp cao hơn phẫu thuật. Thực tế, nhiều bệnh nhân đột quỵ do hẹp động mạch cảnh dẫn đến tàn phế suốt đời. Tình trạng này có thể phòng tránh được nếu phát hiện sớm hơn. Do đó lời khuyên cho những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như tuổi cao, hút thuốc lá, đái tháo đường, tăng huyết áp, bị các bệnh về mạch vành hay bệnh tắc động mạch ngoại biên… cần siêu âm Doppler để sớm phát hiện những bất thường ở động mạch cảnh (nếu có). Đối với người từng xuất hiện cơn thiếu máu não thoáng qua hay đột quỵ, cần thường xuyên đến khám tại chuyên khoa nội thần kinh và siêu âm Doppler động mạch cảnh. Nếu kết quả siêu âm thấy có hẹp động mạch cảnh lớn hơn 70%, người bệnh cần được chuyển ngay đến các trung tâm phẫu thuật mạch máu để được điều trị sớm sẽ cho hiệu quả cao.;;;;; Động mạch cảnh là một mạch máu lớn cung cấp máu cho não, mặt và cổ. Động mạch này xuất phát từ động mạch chủ ở ngực, đi dọc lên, đến cổ thì phân nhánh và đối xứng ở 2 bên cổ. Mỗi người sẽ có hai động mạch cảnh chung là động mạch cảnh chung trái và động mạch cảnh chung bên phải nằm ở mỗi bên cổ. Trên đường đi lên não, mỗi động mạch cảnh lại chia thành hai nhánh: động mạch cảnh trong và ngoài. Bình thường, thành trong của động mạch cảnh trơn láng, nhờ đó máu có thể lưu thông dễ dàng đến não, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng. Bệnh động mạch cảnh hay hẹp động mạch cảnh là thuật ngữ đề cập đến tình trạng thu hẹp của các động mạch cảnh, thường do sự tích tụ của các chất béo và cặn cholesterol, hình thành các mảng bám trên thành mạch. Bệnh động mạch cảnh là tình trạng lòng động mạch đưa máu lên não bị tắc hẹp do sự xuất hiện của các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông. Bình thường, thành trong của động mạch cảnh trơn láng, mềm mại. Nhờ đó máu có thể lưu thông dễ dàng đến não mà ít gặp trở ngại. Tuy nhiên ở người mắc bệnh động mạch cảnh, các mảng xơ vữa hoặc cục máu đông hình thành và phát triển trong lòng mạch sẽ cản trở đường đi của máu, gây tắc nghẽn và thiếu hụt máu lên não. Tình trạng thiếu hụt này xảy ra trong thời gian dài hoặc đột ngột đều có thể dẫn tới đột quỵ. 3. Triệu chứng và chẩn đoán bệnh động mạch cảnh 3.1 Các triệu chứng của bệnh động mạch cảnh và đột quỵ Bệnh động mạch cảnh có thể không biểu hiện bất cứ một triệu chứng cho đến khi xảy ra đột quỵ. Trong trường hợp có triệu chứng thì thường giống như một cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). TIA xảy do mất máu đột ngột, tạm thời đến một vùng não. Các triệu chứng tương tự như đột quỵ nhưng thường chỉ kéo dài từ vài phút đến 1 giờ và biến mất hoàn toàn trong vòng 24 giờ mà không gây thương tổn nào cho não. Các triệu chứng của thiếu máu não thoáng qua ở người bị bệnh hẹp động mạch cảnh gồm: – Đột ngột tê, yếu, liệt ở mặt hoặc một bên tay hoặc chân – Giảm đột ngột chuyển động hoặc khả năng phối hợp động tác – Khả năng tập trung của người bệnh giảm, hay nhầm lẫn – Đau đầu, chóng mặt – Mờ mắt, nhức mắt hoặc mất thị lực tạm thời – Đột ngột khó nói, không nói rõ ràng hoặc nói lắp Nếu thấy các biểu hiện này, đừng chủ quan với bệnh động mạch cảnh và nguy cơ đột quỵ. Hãy đi khám với chuyên gia Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh hẹp động mạch cảnh và đột quỵ có thể gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt. 3.2 Các chẩn đoán bệnh động mạch cảnh và đột quỵ Bệnh động mạch cảnh thường rất ít biểu hiện triêu chứng, thậm chí không có triệu chứng cho đến khi bạn bị cơn thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ. Do đó cần phải tầm soát căn bệnh này sớm, có vậy mới tránh được đột quỵ xảy ra và gây nguy hiểm cho người bệnh. Kiểm tra tiếng thổi bất thường ở cổ là một cách đơn giản, an toàn được các bác sĩ áp dụng để sàng lọc chứng hẹp động mạch cảnh. Cụ thể, bác sĩ dùng ống nghe để nghe các động mạch ở cổ người bệnh. Nếu có một âm thanh bất thường xuất hiện trong động mạch có nghĩa là có dòng máu chảy hỗn loạn đang chảy trong động mạch cảnh. Một số phương pháp cận lâm sàng thường sẽ được chỉ định để chẩn đoán bệnh này bao gồm: – Siêu âm động mạch cảnh (tiêu chuẩn hoặc Doppler): Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để quan sát các động mạch cảnh; tìm kiếm các mảng bám và cục máu đông trong động mạch nếu có. Phương pháp an toàn, không xâm lấn nên đang được ứng dụng ưu tiên chỉ định cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc muốn tầm soát bệnh động mạch cảnh. – Chụp mạch cộng hưởng từ (MRA): Phương pháp nhằm thu thập thông tin chính xác về não và động mạch, sau đó tạo ra hình ảnh có độ phân giải cao, thường dùng để phát hiện các dấu hiệu đột quỵ. – Chụp mạch cắt lớp vi tính (CTA): Phương pháp sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh cắt ngang của các động mạch cảnh, não bộ. – Chụp động mạch não (chụp động mạch cảnh): Đây được coi là tiêu chuẩn vàng để tạo hình động mạch cảnh, giúp nhìn thấy được sự thu hẹp hoặc tắc nghẽn khi thuốc cản quang được bơm vào động mạch cảnh. Siêu âm động mạch cảnh là phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra cấu trúc và các tổn thương ở động mạch này. 4. Cách phòng tránh đột quỵ do bệnh động mạch cảnh Để phòng tránh đột quỵ ở những người bị mắc bệnh động mạch cảnh thì việc phát hiện sớm các bất thường ở động mạch cảnh là điều rất cần thiết và cần được làm sớm. Bên cạnh đó, việc duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện thể thao thường xuyên, giảm cân hợp lý cũng góp phần vào việc phòng tránh bệnh động mạch cảnh và nguy cơ đột quỵ do bệnh động mạch cảnh.;;;;;Các triệu chứng của bệnh động mạch cảnh Động mạch cảnh là một nhánh động mạch lớn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi não bộ. Bệnh động mạch cảnh do nhiều nguyên nhân gây nên và có mức độ nguy hiểm cao cần được chẩn đoán phát hiện và điều trị kịp thời. 1. Tìm hiểu chung về động mạch cảnh Động mạch cảnh là một mạch máu lớn đi từ động mạch chủ ở ngực, đi dọc lên cổ và chia nhánh để cung cấp dinh dưỡng cho não bộ. Mỗi người sẽ có 2 động mạch cảnh phân bố ở hai bên đối xứng nhau. Khi đi đến cổ động mạch cảnh sẽ bắt đầu phân nhánh tại đây. Trên lâm sàng hoàn toàn có thể sờ được động mạch cảnh và được kiểm tra trong trường hợp không bắt được mạch ngoại biên của người bệnh, hoặc người bệnh đang ở trong trạng thái bị sốc. Bệnh động mạch cảnh xảy ra khá phổ biến, nhất là ở nhóm người cao tuổi có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng từ khi mới khởi phát mà thường tiến triển trong thời gian dài một cách âm thầm. 1.2. Nguyên nhân gây ra bệnh động mạch cảnh Động mạch cảnh ở những người khỏe mạnh thường có đặc điểm là bề mặt thành trong trơn láng, tế bào nội mô lót trong được bảo toàn nguyên vẹn và luôn làm tốt vai trò vận chuyển máu nuôi dưỡng não bộ và các thành phần khác trên vùng đầu. Khi bên trong lòng động mạch có sự tích tụ của các mô xơ, cholesterol, canxi,... tạo thành các mảng xơ vữa sẽ gây nên bệnh động mạch cảnh. Qua thời gian những mảng xơ vữa này lắng đọng ngày càng nhiều, chiếm hết diện tích lòng mạch gây hẹp động mạch cảnh, khả năng tuần hoàn máu qua đây bị giảm sút kéo theo sự suy giảm oxy cũng như các chất dinh dưỡng có trong máu. Vì não bộ nhận dưỡng chất từ động mạch cảnh chuyển lên nên khi động mạch cảnh gặp vấn đề thì cũng là lúc cấu trúc và hoạt động của não bộ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch cảnh Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh động mạch cảnh nhưng nếu một người sở hữu những yếu tố sau đây cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này: Hút thuốc lá lâu năm: trong thuốc lá chứa một hàm lượng lớn các hóa chất độc hại, trong đó nhiều nhất là nicotine có khả năng làm tổn thương nội mạc động mạch cảnh. Đặc biệt người hút nhiều thuốc lá còn có nguy cơ cao bị mắc các bệnh lý về tim mạch; Mắc bệnh cao huyết áp: bệnh làm gia tăng áp lực lớn lên thành động mạch, khi xảy ra trong thời gian dài sẽ khiến thành động mạch cảnh bị tổn thương; Mỡ máu tăng: triglycerides và LDL-cholesterol trong máu gia tăng tạo điều kiện để các mảng xơ vữa lắng đọng trong thành động mạch; Bị tiểu đường: hệ quả của đái tháo đường là làm giảm sút hoạt động chuyển hóa chất béo trong cơ thể, từ đó chất béo sẽ tích tụ lại thành động mạch gây xơ vữa các mạch máu, bao gồm cả động mạch cảnh; Béo phì: thừa cân cũng đồng nghĩa với việc là cơ thể đang dư thừa một lượng lớn chất béo khiến bệnh nhân dễ mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, xơ vữa động mạch và huyết áp cao; Tuổi tác: tuổi càng cao nguy cơ bị mắc động mạch cảnh sẽ càng lớn; Gia đình đã từng có thành viên bị bệnh động mạch cảnh hoặc xơ vữa động mạch; Lối sống ít vận động, tập luyện thể dục thể thao; Mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ. Ở giai đoạn sớm rất khó để nhận ra bản thân đang mắc bệnh động mạch cảnh do triệu chứng của bệnh rất nghèo nàn. Bệnh có xu hướng diễn tiến chậm trong âm thầm cho tới khi não bộ bị thiếu hụt lượng máu cần thiết và gây triệu chứng đột quỵ thoáng qua hoặc có các dấu hiệu như sau: Chóng mặt, khó giữ được thăng bằng; Đột ngột gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp; Đột nhiên bị liệt các cơ vùng mặt, yếu liệt tay chân, thường xảy ra ở một bên cơ thể; Đầu đau dữ dội. Có thể nói đột quỵ chính là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh động mạch cảnh. Bệnh nhân có thể gặp phải các di chứng về vận động, thần kinh, rối loạn ngôn ngữ và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. 4. Các phương pháp điều trị và dự phòng bệnh động mạch cảnh Bệnh động mạch cảnh có thể phòng ngừa được nếu áp dụng những phương pháp sau: Duy trì cân nặng ở mức hợp lý: thường xuyên vận động và tập thể dục thể thao, cắt giảm khẩu phần ăn thừa calo và cholesterol sẽ giúp hạn chế được nguy cơ béo phì - một trong những yếu tố có thể gây ra bệnh động mạch cảnh; Không hút thuốc lá: việc ngừng hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc sẽ giúp bạn hạn chế rủi ro bị đột quỵ; Chế độ ăn uống khoa học: ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi có tác dụng cung cấp cho cơ thể bạn một lượng folate, kali, chất chống oxy hóa phòng ngừa các bệnh lý như thiếu máu não và tai biến. Bên cạnh đó bạn nên duy trì thói quen ăn nhạt, ít muối, hạn chế bia rượu; Điều trị và quản lý tốt các bệnh mạn tính như huyết áp cao và đái tháo đường. Nhìn chung mục tiêu chính trong việc điều trị bệnh động mạch cảnh đó là hạn chế tối đa khả năng gặp phải biến chứng đột quỵ. Tùy theo mức độ hẹp, xơ vữa của động mạch cảnh mà bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng phương pháp phù hợp nhất. Nếu bệnh nhân bị hẹp động mạch cảnh mức độ từ nhẹ đến vừa thì sẽ dùng thuốc hạ huyết áp, điều chỉnh mỡ máu kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Đối với tình trạng hẹp động mạch cảnh mức độ nặng, đồng thời người bệnh đã bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu bệnh trên lâm sàng thì cần phải tiến hành các thủ thuật nong lòng mạch và loại bỏ cục máu đông (nếu có). Các kỹ thuật được áp dụng phổ biến trong trường hợp này thường là nong bằng bóng, đặt stent động mạch cảnh hoặc tiến hành phẫu thuật.;;;;;Tai biến mạch máu não cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người mỗi năm. Số còn lại may mắn thoát khỏi bàn tay của tử thần cũng chịu nhiều di chứng nặng nề. Cùng tìm hiểu bài viết để biết những nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não và từ đó có cách phòng ngừa, xử trí sao cho hiệu quả. 1. Điểm danh nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não 1.1 Cục máu đông (huyết khối) – Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não Cục máu đông thường hình thành xung quanh các mảng xơ vữa động mạch. Khi các mảng xơ vữa động mạch ngày càng nhiều dễ tạo thành huyết khối. Cục huyết khối dù nhỏ nhưng vẫn có nguy cơ gây tắc mạch não nếu cục huyết khối vỡ ra và di chuyển trong máu gây tắc mạch máu não. Sự khởi phát huyết khối thường diễn ra âm thầm như sự tích tụ của các mảng bám trên thành của mạch máu. Có hai loại huyết khối có thể gây đột quỵ đó là: Bệnh mạch máu lớn: các bệnh lý có thể hình thành huyết khối trong các mạch máu lớn bao gồm xơ vữa động mạch, co mạch (thắt chặt động mạch), tách động mạch chủ, động mạch cảnh hoặc động mạch đốt sống, bệnh mạch máu không viê, bệnh Moyamoya, loạn sản cơ sợi, viêm động mạch Takayasu, viêm mạch, viêm động mạch tế bào khổng lồ. Bệnh mạch máu nhỏ: các bệnh dễ hình thành huyết khối trong các mạch máu nhỏ gồm bệnh mỡ máu, thoái hóa fibrinoid, micro atheroma,… Trên thực tế cho thấy, người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm có nguy cơ bị đột quỵ do huyết khối cao hơn người bình thường, là do các tế bào máu tích tụ lại và gây tắc nghẽn mạch máu. Cục máu đông (huyết khối) gây tắc mạch máu não là nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não. 2. Tắc mạch – Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não Tắc mạch hay thuyên tắc động mạch (tắc nghẽn động mạch) có thể do huyết khối (cục máu đông) từ cơ quan khác di chuyển đến não hoặc do các chất khác như: mảng xơ vữa động mạch (chất béo tích tụ trên thành động mạch), tế bào ung thư, các đám vi khuẩn, không khí,… Muốn xử trí tắc mạch cần phải xác định nguồn gốc của sự thuyên tắc là gì, từ đó giải quyết triệt để thì mới có hiệu quả vì giải pháp tại chỗ tái thông chỗ tắc chỉ là giải pháp tạm thời. Bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây tắc mạch như rung nhĩ, huyết khối tĩnh mạch sâu,… và xử trí tận gốc. Mảng xơ vữa động mạch (chất béo tích tụ trên thành động mạch) cản trở lưu thông máu lên não, dễ gây tai biến mạch máu não. 3. Giảm tưới máu lên não Nếu tim gặp vấn đề như: suy tim, ngừng tim, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, tràn dịch màng ngoài tim,… làm giảm hàm lượng oxy trong máu và dẫn đến tình trạng giảm tưới máu. Giảm tưới máu lên não là giảm lượng máu cung cấp đến tất cả các bộ phận của não. 4. Huyết khối tĩnh mạch Huyết khối xoang tĩnh mạch dễ dẫn đến đột quỵ (tai biến mạch máu não) bởi tình trạng áp lực tĩnh mạch tăng cục bộ, vượt quá áp lực tạo ra từ động mạch. 5. Xuất huyết nội sọ – Nguyên nhân dẫn đến tai biến mạch máu não Thường xảy ra ở các động mạch hoặc tiểu động mạch nhỏ. Nguyên nhân do tăng huyết áp, dị dạng mạch máu nội sọ (u mạch hoặc dị dạng động mạch), bệnh mạch máu não, nhồi máu não thứ phát. Ngoài ra, các nguyên nhân tiềm ẩn khác cũng có thể gây xuất huyết nội soi như: chấn thương, rối loạn chảy máu, bệnh mạch máu não, sử dụng ma túy,… Đột quỵ do xuất huyết nội sọ có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với đột quỵ thiếu máu não hoặc chảy máu dưới nhện. Các nguyên nhân khác có thể do: co thắt động mạch, … Đột quỵ do xuất huyết nội sọ có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với đột quỵ thiếu máu não hoặc chảy máu dưới nhện. 6. Không rõ nguyên nhân Thường gặp ở giới trẻ nhiều hơn, đặc biệt là những người đã từng bị đột quỵ. Đột quỵ không rõ nguyên nhân thường diễn ra một cách thầm lặng nhưng vẫn làm tổn thương não. Đôi khi được vô tình phát hiện thông qua việc sử dụng hình ảnh chẩn đoán hệ thần kinh như chụp cộng hưởng từ MRI não (sọ não và mạch não). Theo một nghiên cứu cho thấy, đột quỵ thầm lặng có tỷ lệ xảy ra gấp 5 lần đột quỵ không có triệu chứng. 2. Triệu chứng lâm sàng của tai biến mạch máu não Một số dấu hiệu nhận biết sớm cơn đột quỵ diễn ra: – Méo miệng: miệng và mặt méo, xệ xuống không còn cân đối với bên còn lại. – Yếu mặt đột ngột, cánh tay mất sức (nếu được yêu cầu giơ cả hai cánh tay lên tay sẽ không giữ nguyên được mà sẽ rơi xuống). – Giọng nói bất thường: nói ngọng, nói lắp, nói không rõ nghĩa (vô nghĩa), không nói được câu dài,… – Suy giảm nhận thức: người bệnh tạm thời mất ý thức, không nhận biết được người đối diện đang nói gì,… Bên cạnh đó, người có các biểu hiện sau cũng cần lưu ý đề phòng hoặc xử trí ngay tránh để cơn tai biến mạch máu não ập đến: đau đầu kéo dài, hay chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, thường xuyên căng thẳng,…. nhất là người đang có bệnh nền như: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, dị dạng mạch máu não bẩm sinh,… Người có tiền sử gia đình bị đột quỵ hay mắc các bệnh lý về mạch máu não cần theo dõi sức khỏe và đi khám sức khỏe định kỳ.;;;;;Tai biến mạch máu não là bệnh có nguy cơ gây tử vong cao, chỉ sau ung thư và tim mạch. Người bệnh cũng có thể gặp phải các di chứng sau đột quỵ nặng nề như tàn tật suốt đời. 1. Nguyên nhân gây xơ vữa động mạch não Xơ vữa động mạch não là bệnh tiến triển chậm. Mặc dù nguyên nhân xơ vữa động mạch não chính xác vẫn chưa được biết, tuy nhiên bệnh có thể bắt đầu bằng tổn thương hoặc chấn thương ở lớp bên trong của động mạch gây ra bởi:Huyết áp cao. Mức cholesterol cao. Triglyceride cao, một loại chất béo (lipid) trong máu. Hút thuốc và các chế phẩm thuốc lá khác. Kháng insulin, béo phì hoặc tiểu đường. Bệnh van tim, cơ tim, thiếu máu não cục bộ tạm thời, đột quỵ não. Viêm từ các bệnh, chẳng hạn như viêm khớp, lupus hoặc nhiễm trùng, hoặc viêm không rõ nguyên nhân.Một khi thành trong của động mạch não bị tổn thương, các tế bào máu và các chất khác thường đóng cục tại vị trí chấn thương và tích tụ trong lớp lót bên trong của động mạch.Theo thời gian, chất béo càng tích tụ làm từ cholesterol và các sản phẩm tế bào khác cũng bám tại vị trí chấn thương và làm cứng, thu hẹp các động mạch của người bệnh. Các cơ quan và mô liên kết với các động mạch bị chặn sau đó không nhận đủ máu để hoạt động bình thường. Cuối cùng, các mảnh của chất béo có thể vỡ ra và xâm nhập vào máu. Mức độ cholesterol cao trong máu có thể làm tắc nghẽn mạch máu và làm tổn thương các bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim gây bệnh nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch vành tim và não gây tai biến mạch máu não.Tùy theo vị trí của đoạn xơ vữa động mạch mà có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Xơ vữa động mạch não thường xuất hiện rất sớm, nhưng tiến triển lặng lẽ cho tới khi phát lộ những dấu hiệu đầu tiên của động mạch vành hay động mạch não.Xơ vữa động mạch là hiện tượng dày và cứng lên của thành các động mạch, gây ra các biến chứng nặng nề cho người bệnh Xơ vữa động mạch là hiện tượng dày và cứng lên của thành các động mạch, gây ra các biến chứng nặng nề cho người bệnh Xơ vữa động mạch não còn là nguyên nhân dẫn đến hẹp động mạch cảnh. Động mạch cảnh có chức năng đưa máu từ tim lên nuôi dưỡng não. Khi hẹp động mạch cảnh, các mảng xơ vữa và máu đông có thể gây tắc tại chỗ, hoặc tự vỡ ra tạo thành các mảnh nhỏ trôi theo dòng máu đến lấp một nhánh động mạch nào đó trong não, gây nên tai biến mạch máu não.Hẹp động mạch cảnh ít khi được phát hiện sớm, khi tai biến mạch máu não xảy ra thì đã quá muộn, mọi phương pháp chữa trị chỉ là hỗ trợ. 2.1 Triệu chứng. Xơ vữa động mạch não thường có triệu chứng đau đầu và ù tai. Đau đầu mang tính chất căng kéo ở vùng thái dương - trán, thường vào buổi sáng với cảm giác chóng mặt, giảm khả năng làm việc, trí nhớ kém.Có bệnh nhân chỉ bị một triệu chứng, ngược lại có bệnh nhân bị nhiều triệu chứng cùng lúc. Nếu tự phục hồi hoàn toàn trước 24 giờ, gọi là thiếu máu não thoáng qua; còn nếu tồn tại hơn 24 giờ và thường là nhiều tháng, nhiều năm gọi là tai biến mạch máu não thực sự.2.2 Biểu hiện lâm sàng theo giai đoạn. Giai đoạn xơ vữa động mạch não còn bù: Huyết áp tăng nhẹ, cũng có khi huyết áp thấp. Trạng thái thần kinh bắt đầu xuất hiện rải rác như giảm khả năng làm việc, trí nhớ giảm, biến đổi tâm lý nhẹ, các dây thần kinh sọ não bình thường, điện não có tần số không ổn định.Xơ vữa động mạch não mất bù: Đau đầu như trên, rối loạn ý thức dưới dạng sa sút trí tuệ. Liệt nửa người nhẹ, kín đáo, đôi khi rõ với những dấu hiệu tháp, đáy mắt có biểu hiện xơ cứng mạch máu, tăng huyết áp động mạch, ít khi có giảm huyết áp rõ. Điện não tần số dao động với các ổ sóng delta đều đặn hoặc không đều. Lưu huyết não kéo dài và thay đổi đường kính ở các động mạch lớn và trung bình, có thay đổi thành mạch máu và nhồi máu ở từng nhánh, giảm tưới máu từng ổ. Xơ vữa động mạch não sớm hay muộn đều dẫn tới thiểu năng chung của tuần hoàn tim, và tai biến mạch máu não, nhất là ở những bệnh nhân sẵn có những yếu tố thuận lợi như tăng huyết áp động mạch tiến triển.3.1 Về điều trị. Bạn nên sử dụng các thuốc tim mạch, huyết áp. Tùy theo từng trường hợp nguyên nhân dẫn đến xơ vữa động mạch mà có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau, như trong bệnh lý tăng huyết áp có thể sử dụng các loại thuốc giãn mạch, lợi tiểu, ăn uống hạn chế muối. Điều trị rối loạn lipid máu, đặc biệt đưa chỉ số LDL-C về mức mục tiêu dưới 1.8 mmol/L... kết hợp với thay đổi lối sống, ăn uống và thể dục phù hợp.Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất Người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ để phát hiện và tầm soát bệnh sớm nhất Ở bệnh nhân cao tuổi thường có rối loạn hấp thu cần cho thêm hằng ngày vitamin B1 50mg, vitamin B6 50 mg, B12 100g, Rutin C, vitamin E. Để dự phòng ngưng kết tiểu cầu gây huyết khối, cần cho thêm aspirin, dipyridamol ticlid. Đối với rối loạn tâm thần (trầm cảm) cho imipramin, amitriptylin với chỉ định thận trọng và liều thích hợp. Cho các thuốc tăng chuyển hóa tế bào não: tanakan, duxil, arcalion. Kết hợp điều trị vật lý trị liệu sớm.3.2 Về dự phòng. Trong đời sống hằng ngày, cần chú trọng giữ chế độ ẩm thực hợp lý với mức calo vừa đủ.Không ăn hoặc hạn chế dùng các loại thức ăn như thịt mỡ, lòng đỏ trứng, kem, bơ, pho - mát, chocolat, cacao, dầu dừa, dầu lạc.Tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày với cường độ nhẹ đến trung bình từ 1 - 3 lần/tuần. Đối với những bệnh nhân phòng ngừa tái phát cần có sự tư vấn của chuyên viên vật lý trị liệu.Tránh các chấn động thần kinh (stress). Bởi stress được cho là có liên quan nhiều đến việc làm tăng nặng nguy cơ bệnh ở người có tuổi và khởi phát bệnh ở người trẻ. Sự xuất hiện này thường đột ngột, nặng nề và để lại nhiều biến chứng. Vì vậy, hãy luôn giữ đời sống tinh thần vui tươi lành mạnh.Bỏ hẳn hút thuốc. Không chỉ bệnh nhân/nhóm nguy cơ tai biến mạch máu não mà cả những người bình thường cũng được khuyến cáo tránh xa khói thuốc bởi những tác hại đã được chứng minh của nó đối với cơ thể.Cũng giống như khói thuốc, nhiều nghiên cứu đã cho thấy nghiện rượu mạn tính và uống rượu mạnh sẽ đẩy nhanh yếu tố nguy cơ đột quỵ. Bởi vì uống rượu nhiều có thể liên quan đến tăng huyết áp, tình trạng tăng đông máu, giảm lưu lượng máu ở não.Điều trị tích cực và kiên nhẫn những bệnh sẵn mắc, nhất là đối với bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, đã bị cơn thiếu máu não cục bộ tạm thời theo chuyên khoa.Trong tai biến mạch máu não, cấp cứu và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Nếu qua thời gian vàng, khả năng gặp biến chứng của người bệnh có thể cao hơn.Kỹ thuật được chỉ định cho các bệnh nhân:Xuất huyết dưới nhện do vỡ túi phình mạch não. Nhồi máu não do tắc động mạch não lớn.Xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch nãoĐiểm nổi trội ưu việt của phương pháp đó là sử dụng máy chụp cộng hưởng từ MRI 3.0 và máy chụp cắt lớp CT 640 dãy phục vụ cho kỹ thuật can thiệp lấy huyết khối động mạch não.
question_123
Điều trị trào ngược dạ dày ngăn ngừa biến chứng
doc_123
Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị tích cực sớm. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc hay điều trị ngoại khoa… 1. Bệnh học trào ngược dạ dày thực quản Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Bệnh rất phổ biến ở các nước phương Tây và cũng ngày càng phổ biến ở các quốc gia khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Một trong những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến là ợ nóng. Bên cạnh đó, một số các triệu chứng có thể dễ gây nhầm lẫn của bệnh là đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng, viêm họng kéo dài… Không ít trường hợp bệnh nhân không có biểu hiện cho đến khi nội soi hoặc khi có biến chứng mới phát hiện ra. Trào ngược dạ dày dễ nhầm lẫm với tình trạng sinh lý thông thường nên dễ bị bỏ quên. 2. Biến chứng trào ngược dạ dày không được điều trị Viêm thực quản: là biến chứng phổ biến thường gặp ở 50% bệnh nhân trào ngược dạ dày. Được chẩn đoán qua nội soi dạ dày thực quản, bệnh nhân có thể có triệu chứng tương tự trào ngược dạ dày như: ợ nóng, ợ trớ, nghẹn, khó nuốt, tăng tiết nước bọt, đau ngực …. Hẹp thực quản: Trào ngược kéo dài và với tần suất cao sẽ khiến thực quản bị những tổn thương không thể phục hồi, hình thành nên các mô sẹo gây hẹp bên trong thực quản. Nếu không được điều trị đúng cách, hẹp thực quản sẽ kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm phía sau, cụ thể là thực quản Barrett. Biến chứng thực quản Barrett: chỉ xảy ra ở 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kéo dài. Người bệnh trào ngược lâu năm cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ bởi đây là một biến chứng có nguy cơ phát triển thành ung thư biểu mô tuyến thực quản Điều trị trào ngược dạ dày cần thực hiện sớm để tránh biến chứng nguy hiểm. Ung thư biểu mô tuyến thực quản: thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và có khả năng gây tử vong cao. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng cụ thể rõ ràng. Khi đến giai đoạn phát triển, có thể xuất hiện đau ở xương ức sau, khàn tiếng, sụt cân nhanh bất thường, nuốt nghẹn… Bệnh nhân trào ngược dạ dày được khuyến cáo nên thăm khám với các chuyên gia về tiêu hóa để kiểm soát bệnh lý, có phương pháp điều trị sớm và không tạo cơ hội cho bệnh tiến triển phức tạp hơn. 3.1. Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày Dùng các thuốc ức chế bơm proton là một trong những hướng điều trị trào ngược dạ dày thực quản được các bác sĩ đánh giá cao khi đáp ứng tốt, giảm triệu chứng nhanh, đa số ổn định lâu, liền sẹo loét… Một số loại thuốc phổ biến là Omeprazole có tác dụng ức chế tiết acid mạnh, Lansoprazole liền sẹo loét dạ dày, Pantoprazole có tác dụng liền sẹo nhanh, Rabeprazole có tác dụng ức chế tiết acid mạnh hơn Omeprazole, Esomeprazole ức chế tiết acid kéo dài… Với trường hợp bệnh nhân có nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ có thể chỉ định phác đồ diệt vi khẩn HP sau đó tiếp tục điều trị với thuốc ức chế bơm proton dài ngày. Để việc điều trị thực sự có hiệu quả như mong đợi thì bệnh nhân phải nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ trong khi sử dụng thuốc. 3.2. Điều trị ngoại khoa trào ngược dạ dày trong trường hợp bệnh nặng Điều trị ngoại khoa thường được chỉ định trong trường hợp điều trị nội khoa không đạt kết quả và không tuân thủ chế độ điều trị nội khoa. Một trong những phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến là nội soi xếp nếp đáy vị kiểu Nissen 4. Thay đổi lối sống giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật, thay đổi lối sống có vai trò rất quan trọng trong hỗ trợ đièu trị, giảm đáng kể các triệu chứng. Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cần chú ý: – Có chế độ ăn khoa học: không ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán, cà phê, các đồ uống có chất kích thích như rượu… – Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, không nên ăn quá no, không ăn đêm, nằm ngay sau khi ăn… – Tích cực luyện tập thể dục đều đặn, đặc biệt với những người thừa cân, béo phì… – Ngủ nằm đầu cao hơn khoảng 15cm so với chân – Tránh để bản thân căng thẳng, luôn giữ tinh thần thoải mái… Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cần điều trị tích cực để tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm loét thực quản, hẹp thực quản, Barret thực quản hay ung thư thực quản.
doc_16732;;;;;doc_48741;;;;;doc_30760;;;;;doc_36285;;;;;doc_60671
Ngô Chí Khang (Hoài Đức, HN) Trả lời Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh phổ biến thường gặp ở đường tiêu hóa, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như chế độ ăn uống không phù hợp, thói quen sinh hoạt không hợp lý… Bệnh thường gây ra các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, buồn nôn và nôn… Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh phổ biến thường gặp ở đường tiêu hóa Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được kịp thời điều trị, bệnh tiến triển nặng hơn sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, lâu dần có thể gây nguy cơ ung thư thực quản. Do đó khi mắc trào ngược dạ dày, người bệnh cần điều trị ngay. Bệnh trào ngược dạ dày có thể chữa khỏi được nếu bạn kiên trì, áp dụng đúng cách, đúng phương pháp theo chỉ định của bác sĩ. Phương pháp điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Người bệnh cần đi khám để có đơn thuốc chữa trào ngược dạ dày thực quản phù hợp Kiêng ăn mỡ động vật, tránh các gia vị cay, nóng như tiêu ớt. Nên ăn những loại thức ăn mềm Không sử dụng các loại chất kích thích có hại cho sức khỏe như bia, rượu, thước lá. Cần có chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, không để stress kéo dài sẽ làm bệnh phát triển ngày càng nặng. Bên cạnh đó, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh đơn thuốc chữa bệnh phù hợp. XEM THÊM: Thuốc trị trào ngược dạ dày thực quản Chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng thuốc nam Bí quyết chữa bệnh trào ngược dạ dày khi mang thai;;;;;Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày rất nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Vì thế người bệnh trào ngược dạ dày cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để cải thiện tình trạng bệnh. Các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày Đây là một trong những biến chứng thường gặp khi bị trào ngược dạ dày. Khi xuất hiện biến chứng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ngực, khó nuốt, nuốt thức ăn cảm thấy đau họng, mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Bệnh trào ngược dạ dày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp Đây là một biến chứng ít gặp. Nguyên nhân là do axit dạ dày trào lên thực quản liên tục khiến các vết loét khó lành lan rộng và dẫn tới các tế bào lót ở thực quản bị ảnh hưởng. Khi axit từ dạ dày trào ngược lên đường hô hấp sẽ gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi… Đây là biến chứng thường gặp ở người bệnh trào ngược dạ dày. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trào ngược dạ dày. Biến chứng này thường gặp ở người trên 50 tuổi với các triệu chứng như sụt cân nhanh chóng, nôn, đau tức ngực, ho nhiều… Ung thư thực quản là biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày Để phòng tránh các biến chứng của bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh khi thấy xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần đi khám và điều trị ngay. Việc tuân thủ đúng phương pháp điều trị của bác sĩ sẽ giúp cải thiện sớm tình trạng bệnh. Lưu ý trong khi điều trị trào ngược dạ dày Trong khi điều trị bệnh trào ngược dạ dày, người bệnh cần chú ý tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày nhằm cải thiện sớm tình trạng bệnh. Các thực phẩm người bệnh trào ngược dạ dày cần tránh: Thực phẩm giàu chất béo; thực phẩm cay, nóng; đồ uống có ga, đồ uống có tính axít như nước chanh, nước cam… Các thực phẩm người bệnh nên ăn: Những thực phẩm cung cấp protein chứa ít cholesterol như cá hồi, hạt điều, ngũ cốc, dâu, táo, dưa hấu; các thức ăn giàu chất xơ cũng tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh trào ngược dạ dày nên tránh những loại quả có vị chua Bên cạnh đó, người bệnh trào ngược dạ dày nên áp dụng một lối sống khoa học để cải thiện tình trạng sức khỏe như: tập thể dục thể thao hàng ngày; giảm cân; ăn, ngủ đúng giờ, điều độ; không sử dụng rượu bia, thuốc lá… Ngoài ra, người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nhằm điều chỉnh phương pháp chữa trị và chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp. XEM THÊM:;;;;; Câu trả lời là bệnh trào ngược có thể khỏi được nếu phát hiện và điều trị sớm khi bệnh còn nhẹ. Bên cạnh đó còn cần phải kết hợp với chế độ ăn và lối sống sinh hoạt dành riêng cho người bị trào ngược dạ dày để ngăn ngừa tình trạng tái phát. 2. Nguyên nhân khiến bệnh trào ngược dạ dày dễ tái phát Trên thực tế cho thấy, trào ngược dạ dày là một bệnh lý thường lâu khỏi và hay tái phát. Nguyên nhân sẽ được giải đáp dưới đây: – Trào ngược dạ dày lâu khỏi là do lối sống và thói quen ăn uống của người bệnh khó thay đổi. Không tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. – Còn đối với nguyên nhân hay bị tái phát lại chủ yếu do lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh. Bên cạnh đó còn do việc sử dụng thuốc giảm tiết không có tác dụng lâu dài, bệnh dễ quay trở lại khi ngừng thuốc. Một số biến chứng có thể xảy ra nếu tình trạng trào ngược dạ dày kéo dài mãi không khỏi: – Viêm loét thực quản. – Hẹp thực quản – Barrett thực quản. – Ung thư thực quản. Bệnh trào ngược có thể khỏi được nếu phát hiện và điều trị sớm khi bệnh còn nhẹ. 3. Các phương pháp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày tại nhà Các bạn hãy tham khảo các phương pháp dưới đây để mang lại cải thiện bệnh trào ngược dạ dày tốt nhất nhé. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, và có thể mang lại tác dụng hoặc không do tình trạng bệnh và thể chất của mỗi người khác nhau. Do đó người bênh cần thăm khám để bác sĩ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của mình 3.1. Áp dụng mẹo vặt Trường hợp trào ngược dạ dày của bạn còn nhẹ bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng một số mẹo như sau: – Kê gối cao hơn khi nằm: những cơn trào ngược dạ dày sẽ thường xuất hiện nhiều hơn vào ban đêm. Do vậy hãy kê cao gối khi ngủ khoảng 25 – 30cm để cho thực quản cao hơn dạ dày. Từ đó sẽ hạn chế tối đa tình trạng trào ngược xảy ra. Đồng thời, bạn nên nằm tư thế ngửa hoặc nghiêng về phía bên trái, hạn chế nằm nghiêng về bên phải. – Nhai kẹo cao su: thành phần bicarbonate có trong kẹo cao su sẽ góp phần kích thích quá trình sản xuất nước bọt, giúp trung hòa với lượng axit có trong dịch vị. Từ đó cải thiện trào ngược dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn loại kẹo cao su không đường để hạn chế làm tình trạng ợ hơi trở nên nghiêm trọng hơn. Kê gối cao khi nằm sẽ cải thiện được tình trạng trào ngược dạ dày rất hiệu quả 3.2. Chế độ ăn uống khoa học Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những điều vô cùng quan trọng để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày. Do vậy, bạn hãy làm theo như sau: – Người bệnh nên chia bữa ăn chính trong ngày thành các bữa nhỏ để tăng khả năng hấp thu. Và đồng thời giảm áp lực lên dạ dày. – Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn đóng hộp,… – Ăn chậm, nhai kỹ là điều cực tốt mà người trào ngược dạ dày nên thực hiện. – Không nằm liền ngay sau khi ăn. Mà thay vào đó bạn hãy ngồi nghỉ ngơi hoặc đi bộ nhẹ nhàng để thức ăn được chuyển hoá tốt hơn. Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học là một trong những điều vô cùng quan trọng để hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày 3.3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh Các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể được cải thiện nếu người bệnh duy trì một chế độ sinh hoạt tích cực, lành mạnh. Cụ thể như sau: – Luôn cố gắng giữ cân nặng ở mức ổn định. Không để bị sụt cân hay tăng cân đột ngột. – Kiêng tuyệt đối bia, rượu, cà phê, thuốc lá,… – Vận động thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ rất tốt cho người bị trào ngược . – Tránh làm việc quá sức, chú ý thời gian nghỉ ngơi sao cho hợp lý. – Ngủ đúng giờ và đủ giấc. – Luôn giữ cho bản thân tinh thần vui vẻ, tích cực. 3.4. Sử dụng thuốc và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ Người bệnh cần thăm khám và sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ đã kê. Đa phần người bệnh thường có thói quen khi thấy bệnh thuyên giảm thì bắt đầu ngừng uống thuốc và không điều trị nữa. Điều này là hoàn toàn sai cũng như dễ làm cho bệnh bị tái phát. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc không kiên trì là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh không được cải thiện. Để quá trình điều trị bệnh trào ngược đạt hiệu quả nhất, người bệnh cần sử dụng thuốc và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể như sau: – Uống đúng thuốc, đủ loại thuốc và uống đúng giờ. – Tái khám định kỳ để bác sĩ dễ theo dõi tiến triển bệnh và điều chỉnh phương pháp khi cần thiết. – Không tự ý mua thuốc khi không có sự tư vấn của bác sĩ. – Nếu trong trường hợp đang dùng thuốc điều trị bệnh khác. Hãy nói cho bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Để quá trình điều trị bệnh trào ngược đạt hiệu quả nhất. Người bệnh cần sử dụng thuốc và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ;;;;; Trào ngược dạ dày thoạt nhìn có vẻ là bệnh lý đơn giản những tuyệt đối không thể chủ quan. Trường hợp bệnh trở nặng do không được điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm đường hô hấp, viêm thực quản, Barrett thực quản, ung thư thực quản,… Bệnh trào ngược dạ dày là bệnh lý rất phổ biến có tỷ lệ mắc cao. 2. Triệu chứng giúp nhận biết về trào ngược dạ dày Triệu chứng thường gặp nhất của bệnh trào ngược dạ dày đó chính là ợ nóng, ợ chua. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ợ nóng là cơ thắt đáy ở thực quản bị giảm chức năng, dịch tiêu hóa dạ dày chảy ngược lên tới thực quản. Người bệnh có thể cảm thấy chua hoặc đắng tại miệng sau khi ợ nóng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải những triệu chứng khác khi bị trào ngược dạ dày như: – Thường xuyên có cảm giác buồn nôn hoặc có thể sẽ nôn, dù cho bạn không ăn gì trước đó. – Miệng có mùi khó chịu. – Hệ hô hấp gặp vấn đề. – Dễ bị sâu răng, răng bị đau và khó nuốt thức ăn. – Cảm giác chán ăn, ăn không được ngon miệng. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường nghi ngờ về trào ngược dạ dày, người bệnh nên nhanh chóng điều chính chế độ ăn cũng như thói quen sinh hoạt hợp lý để cải thiện tình trạng trào ngược. Khi cần thiết hãy tiến hành thăm khám để được chỉ định điều trị đúng cách. Ợ nóng, ợ chua là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược dạ dày. 3. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày Những vấn đề được người bệnh quan tâm hàng đầu là làm thế nào để có thể loại bỏ chứng bệnh trào ngược dạ dày, làm thế nào để dứt điểm chứng bệnh khó chịu này một cách hiệu quả. Thông thường, trào ngược dạ dày sẽ được điều trị tốt bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý. Trường hợp nặng hơn có thể được chỉ định sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa điều trị theo từng tình trạng cụ thể. 3.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt hỗ trợ điều trị bệnh trào ngược dạ dày Đối với những trường hợp bị nhẹ và trào ngược không thường xuyên, người bệnh hoàn toàn có thể được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn và một số thói quen trong sinh hoạt như: – Tránh ăn những đồ ăn gây kích thích như khoai tây, đồ ăn như mỡ, socola, kẹo bạc hà,… – Tránh đồ uống như cà phê, bia, rượu, nước chanh, đặc biệt là không nên uống các loại đồ uống có gas,…; – Ăn chậm, nhai kỹ và hãy chú ý tập trung khi ăn; – Có thể chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày để tránh việc ăn quá nhiều một lúc, nhất là vào buổi tối; – Tránh thói quen ăn trễ hoặc ăn gần lúc ngủ; – Vận động điều độ, tránh việc nằm ngay sau khi ăn xong; – Nên kiểm tra cân nặng của mình thường xuyên. Đó là những cách đơn giản để bạn giảm bớt chứng trào ngược axit dạ dày và có thể loại bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên, trong trường hợp đã đáp ứng đúng các yên cầu sinh hoạt điều độ mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc thậm chí là số lần trào ngược gia tăng thì cần chủ động thăm khám ngay để được kịp thời xử lý đúng cách, ngăn ngừa những hệ quả bất lợi có thể xảy ra. Thói quen sinh hoạt khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện bệnh trào ngược dạ dày. 3.2. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày bằng các loại thuốc được chỉ định Những nhóm thuốc chính bác sĩ thường chỉ định kê đơn cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản như: – PPI làm giảm axit ở dạ dày. – Một số thuốc giúp chống trào ngược. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nặng hơn khi chứng ợ chua xuất hiện 2,3 lần/ngày hoặc những triệu chứng nặng hơn như khó nuốt, khàn tiếng, nghẹn thở, khò khè, đau ngực và sụt cân không rõ lý do thì phương pháp điều trị cần thực hiện có thể là tiến hành phẫu thuật. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra chỉ định cuối cùng. Điều trị bệnh trào ngược dạ dày nên được thực hiện đúng cách và dứt điểm. Điều này không chỉ giúp người bệnh chấm dứt những khó chịu, ổn định tiêu hóa mà còn loại bỏ các nguy cơ về các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng là biến chứng của trào ngược dạ dày gây ra. Hình thành những thói quen tốt, sinh hoạt điều độ và ăn uống hợp lý là cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất.;;;;;Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường 2. Điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản sẽ tùy theo mức độ của bệnh. Phần lớn các trường hợp nhẹ, mới xuất hiện chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, bệnh cũng có thể được cải thiện (bỏ thuốc lá, bỏ bia rượu, giảm cân, giảm stress...). Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và liệu trình điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh nếu bệnh kéo dài. Những nhóm thuốc chính bác sĩ thương kê đơn cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là: PPI làm giảm axit trong dạ dày và một số thuốc chống trào ngược. Các phương pháp khác có thể áp dụng với trào ngược dạ dày nặng và kéo dài như phẫu thuật: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phẫu thuật phù hợp. Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản sẽ tùy theo mức độ của bệnh 3. Điều trị tại nhà bằng cách thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống có thể làm giảm tần suất trào ngược axit dạ dày. Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao giờ cũng phải đi kèm với chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Sau đây là một số mẹo nhỏ chữa trào ngược dạ dày dành cho bạn:Duy trì cân nặng phù hợp: Tình trạng thừa cân gây áp lực lên toàn bộ cơ thể bạn, khiến dạ dày bị đẩy lên và làm axit dễ dàng trào ngược lên thực quản.Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm giảm khả năng hoạt động của cơ vòng thực quản, dẫn đến axit từ dạ dày trào lên thực quản.Đừng vội nằm sau khi ăn: Không ăn tối quá muộn, tốt nhất là trước 8h tối. Sau khi ăn 2- 3 hãy nằm xuống hoặc đi ngủ.Ăn chậm, nhai kỹ: Cố gắng nhai kỹ và nuốt hết phần ăn trong miệng trước khi bắt đầu lấy thêm một phần ăn khác.Chia nhỏ bữa ăn để không ăn quá no, thức ăn trong dạ dày quá đầy sẽ dễ trào lên thực quản.Tránh các loại đồ ăn thức uống kích thích trào ngược axit: Thực phẩm béo, chiên, sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây và cafein. Bổ sung trái cây, rau xanh.Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo quá chật sẽ gây áp lực lên phần bụng và cơ vòng thực quản dưới, tạo điều kiện gây ra trào ngược dạ dày thực quản.Sử dụng thảo dược: Cam thảo và hoa cúc đôi khi được sử dụng để giảm trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, các thảo dược tự nhiên thỉnh thoảng lại có tác dụng phụ nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến thuốc đang điều trị. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ một loại thảo dược nào.Thư giãn, giảm stress: Các bằng chứng cho thấy, giảm căng thẳng và bớt lo âu có thể làm giảm triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản một cách rõ ràng.
question_124
Viêm dạ dày ruột ở người lớn cần lưu ý
doc_124
1. Liệt kê nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột ở người lớn Viêm dạ dày ruột ở người lớn thường do virus gây ra. Có nhiều loại virus gây bệnh như: Adenovirus, Norovirus, Salmonella, E.Coli, Campylobacter,…Chúng xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nguồn nước, môi trường bị ô nhiễm. Virus thường hiện diện sau khi đi vệ sinh và dễ lây lan từ người này sang người khác bằng các tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua đồ vật. 2. Một số triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột Viêm dạ dày ruột gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng thường xuất hiện các biểu hiện như: – Tiêu chảy kèm nôn mửa – Phân dạng lỏng có nhiều nước. Bệnh nhân đi ngoài từ 3 tới 10 lần trong ngày. Trường hợp bị nhiễm trùng trong phân của người bệnh thường có xuất hiện máu và chất nhầy – Đau bụng dữ dội hoặc âm ỉ. Sau khi đi ngoài cơn đau sẽ giảm dần và chấm dứt – Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị sốt, đau đầu. Nhiệt độ sốt cao hay thấp còn phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm Tiêu chảy và nôn ói nhiều lần kéo dài sẽ gây mất nước của cơ thể. Các dấu hiệu nguy hiểm cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay là: – Chóng mặt, đau đầu – Mệt mỏi – Bí tiểu hoặc đi tiểu rất ít – Lưỡi và miệng khô – Hôn mê – Nhịp tim đập nhanh bất thường – Cơ thể yếu ớt, xanh xao Viêm dạ dày ruột ở người lớn gây ra tình trạng tiêu chảy 3. Phương pháp điều trị viêm dạ dày ruột người lớn Bệnh viêm dạ dày ruột ở người trưởng thành hoặc trẻ nhỏ cũng có cách điều trị tương đối giống nhau. Đối với người lớn có thể sử dụng các loại thuốc mà trẻ em không được dùng. Dưới đây là một số phương pháp giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả. 3.1 Uống nhiều nước khi bị viêm dạ dày ruột ở người lớn – Cần uống bổ sung 200ml nước sau mỗi lần bị tiêu chảy – Nếu bị nôn ói thì cần nghỉ khoảng 5 – 10 phút sau đó mới uống nước. Uống nước chậm rãi – Không nên uống các loại nước có nhiều đường, nước ngọt vì sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn – Thuốc bù nước được chỉ định cho các bệnh nhân cao tuổi, bệnh nặng. Loại thuốc này cần được pha chế chính xác theo hướng dẫn của nhà sản xuất 3.2 Chế độ ăn uống – Ăn uống đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa và luôn uống đủ nước mỗi ngày – Thời gian đầu mắc bệnh cần tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ ăn chua cay – Nên ăn các loại bánh mì nguyên cám, gạo để dễ tiêu hóa 3.3 Sử dụng thuốc Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Người bệnh nên uống đúng theo đơn kê của bác sĩ để bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Không nên tự tiện thay đổi liều lượng thuốc hoặc dừng thuốc khi chưa uống hết đơn. – Sử dụng thuốc chống tiêu chảy cho trường hợp bị đi ngoài quá nhiều lần. Tuy nhiên bệnh nhân không được sử dụng loại thuốc này trên 5 ngày – Sử dụng các loại thuốc giảm viêm, hạ sốt,… Điều trị nội khoa là phương pháp giúp phục hồi hiệu quả 4. Những biến chứng của bệnh viêm dạ dày ruột Bệnh viêm dạ dày ruột ít để lại biến chứng. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 4.1 Mất dịch và điện giải khi bị viêm dạ dày ruột ở người lớn Khi cơ thể mất quá nhiều nước do tiêu chảy hoặc nôn sẽ gây ra tình trạng thiếu nước. Bệnh nhân cần được bổ sung đủ nước và chất điện giải kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tụt huyết áp, giảm lượng máu cung cấp tới các cơ quan trong cơ thể. Thậm chí bệnh nhân có thể bị suy thận. Vì vậy bệnh nhân cần tới bệnh viện hoặc trung tâm y tế để truyền dung dịch điện giải qua tĩnh mạch. 4.2 Biến chứng ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể – Bệnh gây viêm khớp, đau khớp – Xuất hiện tình trạng viêm da, viêm kết mạc – Ảnh hưởng tới màng não và tủy. Tuy nhiên đây là trường hợp có tỷ lệ xảy ra rất thấp 4.3 Bất dung nạp Lactose Bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột sẽ dẫn tới hiện tượng bất dung nạp Lactose do thành ruột bị tổn thương dẫn tới thiếu men Lactose. Biến chứng này còn gây đau bụng, đầy hơi, tiểu nhiều nước và có khí nếu bệnh nhân uống sữa. 4.4 Hội chứng tán huyết ure máu Đây là một biến chứng hiếm gặp và chỉ xảy ra khi bị viêm dạ dày do chủng E.coli. Biến chứng này gây ra tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu, suy thận. Trẻ em là đối tượng thường gặp hội chứng này hơn là ở người lớn. Viêm dạ dày ruột gây ra mệt mỏi, suy nhược cơ thể 5. Những cách phòng ngừa bệnh lý viêm dạ dày hiệu quả Phần lớn các bệnh ở hệ tiêu hóa rất dễ mắc phải. Vì vậy để tránh và giảm thiểu nguy cơ bị viêm ruột bạn cần thực hiện một số biện pháp sau: – Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn và chế biến đồ ăn, sau khi đi vệ sinh – Bạn cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Đồng thời các bề mặt của đồ vật có bị bẩn hoặc có nguy cơ nhiễm khuẩn cần được khử trùng – Nên giặt riêng quần áo hoặc đồ dùng bị nhiễm bẩn cùng với nước nóng để tiêu diệt vi khuẩn – Tuyệt đối không dùng chung đồ vệ sinh cá nhân hoặc khăn tắm với người bệnh – Mọi người nên lựa chọn thực phẩm tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng. Không ăn các thực phẩm đã quá hạn sử dụng, có dấu hiệu ôi thiu – Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Ưu tiên bổ sung nhiều các loại rau củ tươi, cá, ngũ cốc nguyên hạt,… Bổ sung đầy đủ các nhóm dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe và hạn chế nguy cơ mắc bệnh Trên đây là tổng hợp các thông tin cơ bản về bệnh viêm dạ dày ruột ở người lớn. Khi thấy xuất hiện các biểu hiện mắc bệnh bạn cần theo dõi và tới các trung tâm y tế hoặc bệnh viện càng sớm càng tốt để thăm khám. Mặc dù bệnh viêm dạ dày ruột không quá nguy hiểm nhưng mọi người không nên chủ quan dù là với bất cứ bệnh lý nào.
doc_24195;;;;;doc_11116;;;;;doc_43499;;;;;doc_44974;;;;;doc_43625
Viêm dạ dày ruột là bệnh lý về nhiễm trùng tiêu hóa gây nên hiện tượng tiêu chảy và một số triệu chứng khác như đau bụng hay buồn nôn. 1. Nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày ruột ở người lớn Bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa viêm dạ dày ruột có thể gây tiêu chảy từ nhẹ cho đến nặng, bệnh nghiêm trọng khi không được điều trị kịp thời.Virus là tác nhân gây nên viêm dạ dày ruột, ở Anh 2 chủng virus gây nên bệnh này là Norovirus và Adenvirus. Virus hiện diện sau khi ta đi vệ sinh, dễ lây lan từ người sang người bằng các tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gián tiếp qua đụng chạm đồ vật.Ngộ độc thức ăn do ăn phải thức ăn có nhiễm virus cũng có thể gây nên viêm dạ dày ruột. Các tác nhân thường gặp là vi khuẩn Campylobacter, Salmonella và E.Coli. Độc tố do vi trùng tiết ra cũng có thể gây ngộ độc, một số nhóm sinh vật ký sinh trùng cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh trên. 2. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột ở người lớn Triệu chứng tiêu biểu của đau dạ dày ruột là tiêu chảy kèm theo nôn mửa. Phân lỏng hoặc nhiều nước, bệnh nhân có thể đi ít nhất 3 lần trong 24h. Trong trường hợp bị nhiễm trùng có thể xuất hiện máu nhầy.Đau bụng, tuy nhiên sau khi tiêu chảy cơn đau bụng thường chấm dứt.Đôi khi bệnh nhân có thể có triệu chứng sốt hoặc đau đầu. Bệnh nhân viêm dạ dày ruột thường bị tiêu chảy kéo dài kèm nôn mửa Tiêu chảy và nôn ói kéo dài sẽ gây nên tình trạng mất nước của cơ thể. Trong trường hợp bị nhẹ có thể bổ xung đơn giản bằng cách uống nhiều nước. Tuy nhiên nếu bệnh nhân bị nặng thì cần tiến hành điều trị nhanh chóng. Một số triệu chứng mất nước có thể kể đến như:Đau đầu, chóng mặt, đau cơ, mệt mỏiĐi tiểu ít. Miệng và lưỡi khô. Khi mất nước nặng có thể dẫn đến các tình trạng sau:Hôn mê. Nhịp tim nhanh bất thường. Người rất yếu. 3. Cách điều trị viêm dạ dày ruột ở người lớn Cơ thể sẽ trở lại bình thường sau khi hệ miễn dịch của bạn đẩy lùi được những nguy cơ nhiễm trùng. Một số phương pháp điều trị mà bạn có thể thực hiện như sau:3.1. Uống nhiều nước. Sau mỗi lần bị tiêu chảy nên uống khoảng 200ml nước. Nếu có hiện tượng nôn ói xảy ra thì hãy đợi sau 5-10 phút mới uống nước, uống một cách chậm rãi mỗi ngậm nước trong khoảng 2-3 phút.Không nên uống loại nước có chứa nhiều đường, nước ngọt vì sẽ khiến tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.Thuốc bù nước được chỉ định cho những bệnh nhân tuổi cao sức khỏe yếu. Loại thuốc này cần được pha chế cẩn thận theo hướng dẫn của nhà sản xuất.3.2 Chế độ ăn uống. Hãy ăn sớm nhất khi có thể, không nên bỏ bữa và luôn uống nước đủ.Trong giai đoạn đầu tránh những thực phẩm cay, chất béo.Nên bắt đầu bằng bánh mì nguyên cám và gạo.3.3 Sử dụng thuốc. Sử dụng thuốc chống tiêu chảy là điều không cần thiết, tuy nhiên nếu bạn muốn giảm số lần đi vệ sinh thì nên sử dụng Loperamide. Người lớn mỗi lần dùng 2 viên, sử dụng tối đa trong 24h là 8 viên, không nên sử dụng loại thuốc này trên 5 ngày. Có thể sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen để làm giảm tình trạng sốt hoặc đau đầu.Nếu triệu chứng nặng kéo dài và không có dấu hiệu khỏi thì cần đến trung tâm ý tế để tiến hành xét nghiệm. Sử dụng thuốc để tăng khả năng miễn dịch của cơ thể 4. Các biến chứng của bệnh viêm dạ dày ruột Tuy rằng ít gặp nhưng vẫn có thể xảy ra biến chứng nếu bạn không tiến hành điều trị kịp thời, có thể gây nguy hại đến sức khỏe.4.1 Mất dịch và điện giải. Xảy ra khi cơ thể mất quá nhiều nước khi tiêu chảy hoặc nôn, lượng nước má bạn uống hàng ngày không đủ để bù lại lượng nước mất đi.Nếu để tình trạng kéo dài sẽ khiến tụt huyết áp, giảm lượng máu cung cấp đến các cơ quan của cơ thể. Không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận.Cách điều trị an toàn nhất chính là thực hiện truyền tĩnh mạch tại bệnh viện và các trung tâm y tế.4.2 Biến chứng đến một số cơ quan khác của cơ thể. Bệnh có thể gây nên tình trạng đau khớp, viêm khớp. Các bệnh như viêm da, viêm kết mạc, viêm kết mạc cứng. Sự lan truyền của bệnh đến màng não, tủy xương. Trường hợp rất hiếm chỉ xảy ra ở bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột do Salmonella spp.Tuy nhiên các biến chứng này đều ít gặp khi virus là nguyên nhân gây bệnh4.3 Bất dung nạp Lactose. Bất dung nạp Lactose xảy ra sau khi bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột, do thành ruột của bạn bị tổn thương dẫn đến thiếu men lactose.Biến chứng này gây nên hiện tượng đầy bụng, đau bụng, tiêu nhiều nước và có khí nếu bệnh nhân uống sữa.Bệnh sẽ khỏi dần khi thành ruột không bị nhiễm trùng và phục hồi trạng thái.4.4 Hội chứng tán huyết ure máu. Biến chứng hiếm gặp, chỉ gặp do bệnh đi kèm với viêm dạ dày do chủng E.coli. Gây nên tình trạng thiếu máu, giảm tiểu cầu và suy thận. Tuy nhiên bệnh chỉ gặp ở trẻ em mà không xuất hiện ở người lớn.;;;;;Viêm dạ dày ruột là bệnh lý khá phổ biến và bất cứ ai cũng có thể mắc phải, kể cả trẻ nhỏ. Vậy người bệnh sẽ có những triệu chứng nhận biết là gì, làm sao để phòng tránh. Cùng xem ngay các giải đáp hữu ích có trong bài viết sau đây nhé! Viêm dạ dày ruột được hiểu là tình trạng viêm niêm mạc tại đường ruột (dạ dày, ruột non và đại tràng) do nhiễm trùng gây ra bởi các vi khuẩn, vi rút hay kí sinh trùng. Cụ thể như sau: Virus gây bệnh phổ biến nhất là Norovirus và Rotavirus. Vi khuẩn gây bệnh: Tụ cầu, E. coli, Shigella,... Ký sinh trùng: Giardia intestinalis, Cryptosporidium parvum, Entamoeba histolytica. Viêm dạ dày ruột thường gây ra các cảm giác khó chịu cho người bệnh, song có thể tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh vẫn có khả năng diễn biến nghiêm trọng, đặc biệt là với người bị suy giảm miễn dịch, sức đề kháng kém hoặc trẻ nhỏ. Do đó, sớm phát hiện và có cách điều trị bệnh vẫn là điều cần được chú trọng. 2. Triệu chứng nhận biết viêm dạ dày ruột Khi mắc bệnh, người bệnh trường xuất hiện các triệu chứng cơ bản như sau: Tiêu chảy kéo dài. Đây cũng là triệu chứng điển hình của bệnh. Đau bụng, buồn nôn và có thể liên tục ói mửa. Có thể sốt cao hoặc xuất hiện các cơn ớn lạnh. Đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, mất sức. Miệng và lưỡi liên tục có cảm giác khô, Đi tiểu ít. Chán ăn, đắng ở miệng. Nếu xuất hiện tiêu chảy và nôn mửa kéo dài, người bệnh thường có xu hướng bị mất nước nhiều và xuất hiện các biểu hiện như: Hôn mê. Mất nhận thức. Tim đập nhanh bất thường. Người bệnh có dấu hiệu yếu sức. Người bệnh liên tục sốt cao trên 38 độ trong nhiều ngày. ,... 3. Biến chứng đối với người bệnh Viêm dạ dày ruột có thể tự khỏi nhưng cũng có thể phát triển gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe như: Mất nước kéo dài nhiều ngày khiến cơ thể giảm lượng máu cung cấp tới các cơ quan, tụt huyết áp,... dẫn đến ảnh hưởng tới chức năng của thận. Các biến chứng liên quan đến xương khớp, viêm da, viêm kết mạc,... Thành ruột và viêm mạc dạ dày bị tổn thương dễ gây đến tình trạng thiếu men lactose. Với trẻ em bị viêm dạ dày cấp có do vi khuẩn E. coli gây ra có thể gây ra tình trạng thiếu máu, thiếu tiểu cầu và suy thận. 4. Các cách chẩn đoán cho người bệnh Thông thường, viêm dạ dày ruột sẽ được chẩn đoán sơ bộ thông qua các triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Để loại trừ các tình trạng sức khỏe có biểu hiện tượng tự khác, người bệnh cũng sẽ được chỉ định thực hiện 1 số xét nghiệm chẩn đoán như sau: Xét nghiệm phân nhằm tìm và phát hiện các virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh. Nội soi dạ dày - đại tràng nhằm phát hiện dấu hiệu của bệnh. 5. Cách điều trị viêm dạ dày ruột Viêm dạ dày ruột có thể được điều trị với các phương pháp sau: Bổ sung nhiều nước Để bổ sung nhiều nước một các hiệu quả, người bệnh cần lưu ý tới các vấn đề sau: Nên uống khoảng 200ml nước sau mỗi lần đi tiêu chảy. Nếu liên tục ói mửa, nên đợi sau từ 5 - 10 phút mới uống nước. Đồng thời, nên uống một cách chậm rãi, không nên vội vàng. Không uống các loại đồ uống có chứa nhiều đường, có vị ngọt. Thay vào đó, nên uống nước đã đun sôi, nước điện giải. Sử dụng thuốc Trong trường hợp bị tiêu chảy quá nhiều, người bệnh có thể sử dụng Loperamide để giảm số lần vệ sinh. Nên có sự tư vấn của bác sỹ trước khi dùng thuốc. Nếu người bệnh gặp tình trạng sốt cao hoặc đau đầu thì có thể sử dụng Ibuprofen hoặc Paracetamol. Sử dụng prochlorperazine hoặc ondansetron để giảm tình trạng nôn mửa của người bệnh. Cải thiện chế độ ăn uống Khi bị viêm dạ dày ruột, người bệnh nên cố gắng thực hiện chế độ ăn uống như sau: Không sử dụng các món ăn, các loại thực phẩm cay nóng, có chứa nhiều chất béo hay dầu mỡ. Cố gắng ăn sớm nhất có thể, không bỏ bữa và ăn nhiều rau xanh để bổ sung các khoáng chất và nước. Có thể bắt đầu ăn với bánh mì và gạo nguyên cám. 6. Cách phòng ngừa bệnh lý hiệu quả Để tránh và giảm tối thiểu các nguy cơ mắc bệnh, bạn cần lưu ý và áp dụng các biện pháp sau: Rửa tay thường xuyên và đảm bảo đúng cách với nước, xà phòng nhất là sau khi đi vệ sinh hoặc chế biến đồ ăn. Thường xuyên dọn dẹp nhà ở, khử trùng bề mặt với các đồ vật có nguy cơ bị nhiễm bẩn và nhiễm khuẩn. Nên giặt riêng quần áo hoặc các đồ dùng đã bị nhiễm bẩn trước đó của người bệnh như quần áo, chăn màn. Nên cùng nước nóng là tốt nhất. Không dùng chung khăn tắm hay đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi sơ chế cũng như chế biến. Ví dụ như rửa nhiều lần với nước sạch, nấu chín, không ăn đồ quá hạn, đồ ôi thiu. Nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt là khi nghi ngờ mắc bệnh với các dấu hiệu bệnh lý. Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Trong đó ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm sạch, rau củ quả tươi.;;;;;Viêm dạ dày ruột là tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa có thể gây nguy hiểm đối với trẻ em, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch… Hiểu được cách điều trị bệnh giúp bạn có những xử trí đúng đắn khi chăm sóc sức khỏe bản thân và các thành viên trong gia đình. Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm cấp tính tại lớp lót phía trong dạ dày, ruột non và đại tràng. Nguyên nhân bệnh lý phần lớn là do nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, kí sinh trùng…). Một vài trường hợp khác có thể do nuốt phải chất độc hoá học… Viêm dạ dày ruột lây nhiễm thông qua thực phẩm, nước, từ người sang người, cũng có thể lây từ động vật. Bệnh không quá nguy hiểm với người trưởng thành, tuy nhiên có thể dễ diễn tiến nặng khi đối tượng là trẻ nhỏ, người già, người bị suy giảm miễn dịch hoặc có bệnh lý nặng kèm theo… Nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn khi những đối tượng này sống trong môi trường kém vệ sinh hoặc có thói quen ăn uống không đảm bảo. Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày ruột. Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày ruột. 2. Biểu hiện triệu chứng ở người viêm dạ dày ruột Bệnh nhân có thể có thể xuất hiện nhiều triệu chứng của đường tiêu hóa như: Tiêu chảy: là triệu chứng điển hình của viêm dạ dày ruột. Người bệnh có tần suất đi cầu phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Trường hợp bệnh nặng hơn có thể thấy máu trong phân. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc ở người bệnh. Buồn nôn, nôn: Thường xuất hiện đồng thời với các đợt tiêu chảy. Nôn ói và tiêu chảy quá nhiều có thể gây mất nước với các biểu hiện: môi miệng khô, đi tiểu ít, nước tiểu sậm màu, cơ thể mệt mỏi li bì, hoa mắt, chóng mặt… Người bệnh bị nặng dễ rơi vào hôn mê, ảnh hưởng đến hệ tim mạch… Đau bụng: Người bệnh có thể cảm thấy đau quặn thắt từng cơn từ nhẹ đến nặng tại vùng bụng xung quanh rốn. Cơn đau có thể chấm dứt sau khi bệnh nhân đi ngoài. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: sốt, hạ thân nhiệt, mệt mỏi đau nhức toàn thân, ăn không ngon miệng. Tiêu chảy kèm nôn ói dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm dạ dày ruột. Tiêu chảy kèm nôn ói dấu hiệu đặc trưng của bệnh viêm dạ dày ruột. 3. Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày ruột Hầu hết người bệnh mắc viêm dạ dày ruột cấp tính có thể tự hồi phục. Tuy nhiên với những bệnh nhân nguy cơ cao (trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người suy giảm miễn dịch và có bệnh nền) có thể dễ xuất hiện biến chứng như: mất nước và điện giải nghiêm trọng gây suy thận, nhiễm khuẩn huyết, suy nhược cơ thể, hội chứng ruột kích thích… Thông thường, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán sơ bộ thông qua các triệu chứng lâm sàng của người bệnh. Ngoài ra, để chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có dấu hiệu tương tự, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm: Xét nghiệm phân: có tác dụng tìm kiếm và phát hiện nguyên nhân gây bệnh do nhiễm trùng ( loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng…). Nội soi dạ dày – đại tràng: Thường được chỉ định trong trường hợp bệnh lý kéo dài, cần quan sát tổn thương tại thực thể hoặc cần lấy mẫu sinh thiết. 4. Điều trị bệnh 4.1. Điều trị viêm dạ dày ruột không dùng thuốc Trường hợp triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ, bác sĩ thường hạn chế kê thuốc vì có thể gây tác dụng phụ. Thay vào đó, người bệnh được khuyến khích bổ sung nước đúng cách: – Sau đi ngoài, người bệnh nên uống ngay 200ml nước. Trường hợp có nôn kèm theo nên uống nước sau 5-10 phút. Sau đó tiếp tục bổ sung nước từ từ trong khoảng 2 phút tiếp theo. – Với trẻ sơ sinh, mẹ cần cho bé bú nhiều hơn hoặc uống thêm sữa công thức. – Người bệnh cũng có thể tận dụng nước có trong các loại thức ăn như súp, cháo, rau củ, trái cây… – Đặc biệt, người bệnh nên nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức gây stress. 4.2. Điều trị nội khoa viêm dạ dày ruột Sử dụng oresol để bù nước và điện giải: lưu ý pha và sử dụng oresol theo đúng tư vấn của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất. Truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer’s Lactate đối với bệnh nhân không bù hoàn đủ nước bằng đường uống. Thuốc chống nôn: Có thể được chỉ định cho bệnh nhân bị nôn nhiều, tuy nhiên cần có sự tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Thuốc cầm tiêu chảy như smecta, loperamid… có thể sử dụng trong trường hợp người bệnh đi ngoài nhiều hơn 4 lần/ngày. Tuy nhiên cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng. Thuốc hạ sốt: Người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt như Paracetamol hoặc Ibuprofen nếu thân nhiệt vượt 38,5 độ C. Thuốc kháng sinh: Tuy không có tác dụng với nguyên nhân tiêu chảy do virus nhưng có thể cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ. 5. Lưu ý khi dùng thuốc trị viêm dạ dày ruột Như đã đề cập, thuốc dùng trong điều trị viêm dạ dày ruột có thể gây một số tác dụng phụ, do đó để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần lưu ý một số yếu tố sau đây: Điều kiện tiên quyết là cần dùng thuốc có chỉ định của bác sĩ đi kèm. Bệnh nhân không tự ý ngưng thuốc, tăng hoặc giảm liều lượng mà không có sự tham khảo từ bác sĩ. Sử dụng các thuốc không đúng bệnh, không đúng cách có thể khiến tình trạng viêm dạ dày ruột trở nên nghiêm trọng hơn. Sử dụng các thuốc không đúng bệnh, không đúng cách có thể khiến tình trạng viêm dạ dày ruột trở nên nghiêm trọng hơn.;;;;;Viêm dạ dày ruột thường là do bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus đường ruột gây nên, dẫn đến tiêu chảy và nôn ói. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt phổ biến ở trẻ nhỏ. Hầu hết là vì nhiễm một loại virus có tên là rotavirus. Trong khi đó, những trường hợp ở người lớn thường do nhiễm norovirus hoặc ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn. 1. Triệu chứng của viêm dạ dày ruột Các triệu chứng chính của viêm dạ dày ruột là:Đột ngột nôn ói.Đi tiêu lỏng.Cảm giác mệt mỏi.Sốt nhẹ.Một số người còn có các triệu chứng khác như chán ăn, bụng khó chịu, chân tay nhức mỏi và đau đầu.Các triệu chứng thường xuất hiện một ngày sau khi bị nhiễm bệnh. Chúng thường kéo dài dưới một tuần nhưng đôi khi có thể kéo dài hơn. Viêm dạ dày ruột cũng có thể gây sốt nhẹ. 2. Cần làm gì khi bị viêm dạ dày ruột Khi bị viêm dạ dày ruột, bạn không nhất thiết phải đi khám bác sĩ ngay mà có thể ở nhà tự theo dõi và xử trí cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn vì đa phần, bệnh có thể tự khỏi. Các cách xử trí bạn có thể tự làm bao gồm:Nghỉ ngơi.Khuyến khích uống nhiều nước để tránh mất nước, bù lại lượng nước bị mất do nôn ói và tiêu chảy. Bạn nên sử dụng các loại nước có bù điện giải: Nước điện giải mua từ các siêu thị (Pocari, Revive,...), hoặc mua các viên/gói điện giải (Oresol, Hydrit,...) ở các hiệu thuốc về pha với nước (theo tỷ lệ nhà sản xuất khuyến cáo) uống thay cho nước suối thông thường/nước đun sôi để nguội.Ngoài ra, cũng có thể uống thêm các nước trái cây. Đối với trẻ em, nên tránh sử dụng đồ uống có ga hoặc nước hoa quả vì chúng có thể khiến tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng hơn. Các bé nhỏ nên tiếp tục bú như bình thường, bằng sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức thường dùng.Chia bữa ăn ra nhiều bữa nhỏ, mỗi bữa chỉ nên ăn một lượng ít thức ăn đơn giản – dễ tiêu hoá như: Cháo, súp, cơm, mì và bánh mì.Nếu có sốt hoặc đau nhức thì dùng thêm Paracetamol.Nếu có nôn hoặc tiêu chảy nhiều thì bạn có thể thử dùng thuốc chống nôn (như Metoclopramide) và/hoặc thuốc chống tiêu chảy (như Loperamide, Smecta).Viêm dạ dày ruột có thể lây lan rất dễ dàng. Vì vậy, bạn nên rửa tay thường xuyên khi đang bị bệnh và nghỉ làm hoặc nghỉ học cho đến ít nhất 48 giờ sau khi các triệu chứng của bạn đã hết để giảm nguy cơ lây truyền bệnh.Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể diễn tiến nặng và bạn cần khám bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu sau:Dấu hiệu mất nước nặng: Chóng mặt kéo dài, đi tiểu ít hoặc không có nước tiểu, hoặc rối loạn tri giác.Đi tiêu chảy ra phân có máu hoặc hoặc chất nôn màu xanh lá cây.Nôn ói liên tục và không thể uống để bù lại lượng nước mất.Sốt ≥ 38 độ C (≥ 100,4 độ F).Có các dấu hiệu nặng khác (đặc biệt chú ý ở trẻ em): Khó thở, thở nhanh, cổ cứng, xuất hiện ban xuất huyết (ban đỏ ngoài da, không mất đi khi đè hoặc căng da) hoặc xuất hiện dấu hiệu thóp phồng ở trẻ sơ sinh.Các triệu chứng tiêu hóa của bạn không cải thiện sau một ngày.Tiêu chảy kéo dài hơn một tuần hoặc nôn từ ba ngày trở lên.Bạn đang có các bệnh nền nặng: Bệnh thận, viêm ruột hoặc hệ thống miễn dịch kém,...Bác sĩ của bạn có thể đề nghị gửi một mẫu phân của bạn đến phòng thí nghiệm để kiểm tra nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn nếu kết quả cho thấy bạn bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Những vi khuẩn/virus gây viêm dạ dày ruột có thể lây lan rất dễ dàng từ người này sang người khác.Bạn có thể bị lây nhiễm do đưa vào miệng một lượng rất ít (ở mức vi thể, không thể thấy bằng mắt thường) dịch tiết chứa vi khuẩn/virus từ chất nôn hoặc phân của người bị nhiễm, chẳng hạn như qua:Đường tiếp xúc gần với người bị viêm dạ dày ruột: Người bệnh có thể thở ra những hạt chất nôn li ti lơ lửng trong không khí khiến bạn hít vào.Chạm tay vào các bề mặt hoặc đồ vật bị ô nhiễm, sau đó, cầm thức ăn đưa vào miệng hoặc cho tay lên mũi/miệng.Ăn thực phẩm bị ô nhiễm: Do người bị nhiễm bệnh chế biến thức ăn hoặc chạm vào thức ăn mà không rửa tay trước đó; ăn phải thực phẩm đã tiếp xúc với các bề mặt hoặc đồ vật bị ô nhiễm, thực phẩm không được bảo quản và nấu ở nhiệt độ thích hợp;...Một người bị viêm dạ dày ruột có khả năng lây nhiễm cao nhất từ ​​khi các triệu chứng của họ bắt đầu cho đến 48 giờ sau khi hết các triệu chứng. Mặc dù vậy, họ cũng có thể lây nhiễm trong một thời gian ngắn trước và sau đó. Cầm đồ ăn đưa lên miệng khi tay bẩn có thể làm lây nhiễm vi khuẩn/virus gây viêm dạ dày ruột. 4. Phòng ngừa viêm dạ dày ruột Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh bị viêm dạ dày ruột nhưng làm theo lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn ngăn chặn sự lây lan:Nghỉ làm, hoặc cho trẻ nghỉ học cho đến ít nhất 48 giờ sau khi hết các triệu chứng. Người bị nhiễm cũng nên tránh đến thăm bất kỳ ai trong bệnh viện trong thời gian này.Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn. Không nên chỉ rửa tay bằng nước rửa tay nhanh/gel có cồn vì chúng không phải lúc nào cũng hiệu quả.Khử trùng các bề mặt hoặc đồ vật nào có thể bị nhiễm bẩn. Tốt nhất, bạn nên sử dụng chất tẩy rửa gia dụng có chất tẩy trắng.Giặt riêng các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo hoặc bộ đồ giường bằng nước giặt nóng.Không dùng chung khăn tắm, khăn trải giường, dao kéo hoặc đồ dùng với người đang bị bệnh.Xả sạch phân hoặc chất nôn trong bồn cầu hoặc bô và làm sạch khu vực xung quanh.Thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo thực phẩm được bảo quản lạnh đúng cách, luôn nấu chín kỹ thực phẩm và không bao giờ ăn thực phẩm đã quá hạn sử dụng.Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cho tiêm chủng ngừa virus rota để làm giảm nguy cơ phát triển bệnh viêm dạ dày ruột của trẻ.Viêm dạ dày ruột cần được điều trị sớm để tránh những rủi ro không mong muốn về sức khỏe.;;;;;Viêm dạ dày ruột do tổn thương viêm tại niêm mạc ruột, thường do nhiễm trùng. Bệnh gây tiêu chảy, ớn lạnh, buồn nôn, sụt cân… ảnh hưởng sức khỏe. Viêm ruột dạ dày là bệnh về viêm lớp niêm mạc dạ dày do nhiễm trùng. Ngoài ra bệnh cũng có thể xuất hiện ở người bệnh sau uống thuốc hoặc nuốt phải chất độc như kim loại, chất có nguồn gốc từ thực vật. Bệnh có thể lây lan do tiếp xúc của người bệnh với các loại thực phẩm hoặc nguồn nước. Một số loại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây bệnh gồm có: – Virus gây bệnh phổ biến là Norovirus và Rotavirus. – Vi khuẩn: E. coli, tụ cầu, Shigella… – Ký sinh trùng: Entamoeba histolytica, Giardia intestinalis, Cryptosporidium parvum. Viêm dạ dày ruột có thể chuyển biến xấu nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như phù não, hôn mê… Ước tính mỗi 6 người sẽ có 1 người mắc viêm ruột dạ dày do thực phẩm gây ra vào mỗi năm. Bệnh viêm dạ dày ruột có thể do virus gây ra 2. Biểu hiện của bệnh viêm ruột dạ dày Người mắc bệnh viêm ruột dạ dày thường xuất hiện một số triệu chứng như sau: – Tiêu chảy kéo dài là triệu chứng điển hình nhất. – Đau bụng, buồn nôn và nôn. – Xuất hiện các cơn ớn lạnh hoặc sốt cao. – Chóng mặt, đau đầu, cơ thể mất sức và mệt mỏi. – Liên tục có cảm giác khô miệng và lưỡi. – Số lần đi tiểu ít – Chán ăn, đắng miệng Trong trường hợp tiêu chảy và nôn mửa liên tục kéo dài, người bệnh có xu hướng mất nước, mất điện giải nhiều. Lúc này người bệnh xuất hiện các biểu hiện: – Mất nhận thức, không đủ tỉnh táo – Hôn mê sâu – Tim đập nhanh bất thường – Yếu sức, lả người – Sốt cao trên 38 độ liên tục nhiều ngày Người mắc bệnh viêm ruột thường có triệu chứng đau bụng, khó chịu 3. Yếu tố nguy cơ và chẩn đoán viêm ruột dạ dày 3.1 Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm ruột dạ dày – Người cao tuổi có hệ thống miễn dịch yếu, dễ bị các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và nhiễm bệnh. Tương tự với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. – Người có hệ miễn dịch yếu. Đặc biệt là người có tình trạng miễn dịch suy giảm sau khi bị bệnh như sau hóa trị, nhiễm HIV và AIDS… – Người sống ở khu vực có nguồn nước kém vệ sinh. Nếu việc sử dụng nước sạch bị hạn chế thì sẽ tăng nguy cơ viêm dạ dày ruột. – Do lối sống kém vệ sinh như: Không rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. 3.2 Chẩn đoán bệnh viêm ruột dạ dày Bệnh viêm ruột dạ dày được chẩn đoán sơ bộ qua triệu chứng gặp phải. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh viêm ruột cũng khá giống với biểu hiện của nhiều bệnh tiêu hóa khác. Để khẳng định, người bệnh có thể được chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán như sau: – Xét nghiệm phân: Nhằm tìm và phát hiện các loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng có trong cơ thể và gây bệnh. – Nội soi dạ dày: Nội soi nhằm phát hiện dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh. 4. Cách điều trị hiệu quả viêm ruột dạ dày 4.1 Điều trị bằng thuốc Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm dạ dày ruột gồm có: – Thuốc kháng sinh: Sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gây bệnh. Việc sử dụng kháng sinh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định của bác sĩ. Dùng đúng liều lượng và thời gian để tránh hiện tượng nhờn thuốc, trị không hết… ảnh hưởng tới quá trình điều trị và gây ra tác dụng phụ không mong muốn. – Thuốc chống viêm: Một số loại thuốc chống viêm như ibuprofen, aspirin thường được dùng để giảm đau, giảm sưng viêm. – Thuốc kháng acid: Một số loại thuốc kháng acid có thể giúp cân bằng lại môi trường acid dạ dày, giảm hẳn các triệu chứng trào ngược, đầy hơi, nôn mửa, khó tiêu… Bác sĩ cũng có thể kê đơn cho người bệnh dùng một số loại thuốc khác để điều trị theo triệu chứng. Từng trường hợp cụ thể sẽ được áp dụng cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc để uống trị viêm ruột, tránh các tác dụng phụ. 4.1 Thay đổi lối sống – Bổ sung nhiều nước, đặc biệt là sau mỗi lần đi tiêu chảy. – Nếu ói mửa liên tục, nên đợi 5-10 phút sau mới uống nước. – Không nên uống các loại đồ uống ngọt, nhiều đường. Chỉ nên uống nước đã đun sôi hoặc điện giải. – Nên tránh ăn các loại thực phẩm cay nóng, có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo. – Cố gắng ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không ăn uống thất thường. – Ăn nhiều rau xanh để bổ sung nước, vitamin và các khoáng chất. – Cho đến khi hết tiêu chảy, bạn không nên ăn trái cây có vỏ hoặc rau sống để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn. – Nghỉ ngơi nhiều, kiểm soát tình trạng căng thẳng để tránh làm các triệu chứng nặng hơn. Tuân thủ theo liệu trình điều trị bệnh được bác sĩ đưa ra để có hiệu quả tốt 5. Cách phòng ngừa bệnh viêm ruột dạ dày – Thường xuyên rửa tay đúng cách với nước và xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến đồ ăn. – Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên. Làm sạch các bề mặt với đồ vật có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. – Giặt riêng quần áo và các đồ dùng bị nhiễm bẩn của người bệnh như chăn màn, quần áo. Tốt nhất là sử dụng nước nóng để khử khuẩn. – Không nên sử dụng chung khăn tắm, đồ dùng vệ sinh cá nhân với người nhiễm bệnh. – Đảm bảo vệ sinh khi sơ chế và chế biến thực phẩm: Rửa sạch đồ ăn với nước, không ăn đồ quá hạn hay ôi thiu. – Nghỉ ngơi nhiều hơn, đặc biệt là khi bị viêm ruột để tránh khiến bệnh thêm nghiêm trọng. – Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn uống và nghỉ ngơi đúng giờ giấc.
question_125
Kháng thể kháng tiểu đảo tụy ở trẻ em đái tháo đường type 1
doc_125
Đái tháo đường thuộc loại bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính phổ biến trên thế giới bao gồm 2 type thường gặp nhất là đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2. Trong đó, dạng đái tháo đường ở trẻ em chủ yếu là đái tháo đường type 1 với các biểu hiện như đái nhiều, uống nhiều và có đến 1/3 số trẻ em nhiễm toan ceton lúc được chẩn đoán. Do đó việc khảo sát sự thay đổi của các kháng thể kháng tiểu đảo tụy ở bệnh nhân đái tháo đường là cần thiết nhằm phát hiện sớm và điều trị. Đái tháo đường type 1 được đặc trưng bởi tình trạng giảm sản xuất hormon insulin do bất thường của tế bào beta đảo langerhans. Từ đó dẫn tới sự thiếu hụt insulin khiến các hoạt động như hấp thu, sử dụng glucose trong máu hay kích thích gan chuyển hóa glucose thành glycogen làm giảm đường huyết bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đái tháo đường type 1 thường có nguyên nhân do di truyền nên xuất hiện sớm ở trẻ em, một số trường hợp xuất hiện tương đối muộn ở người trưởng thành sẽ được xem xét vào đái tháo đường tiềm ẩn tự miễn LADA. 2. Đặc điểm của các tự kháng thể kháng tiểu đảo tụy Tự kháng thể kháng tiểu đảo tụy là định nghĩa dùng chung cho nhóm tự kháng thể trực tiếp chống lại các tiểu đảo Langerhans hoặc chống lại sự bài tiết insulin của tế bào β hậu quả là tế bào β chết gây nên đái tháo đường type 1. Có 4 loại tự kháng thể chính được dùng trong lâm sàng gồm ICA, GADA, IA-2A và IAA. Ngoài ra, còn có Zn. T8A là tự kháng thể mới được phát hiện có giá trị trong chẩn đoán đái tháo đường type 1. Cụ thể như sau:Islet Cell Autoantibodies (ICA): là một trong những kháng thể kháng tiểu đảo tụy thường gặp nhất, phát hiện vào giai đoạn khởi bệnh và ở khoảng 70-80% số bệnh nhân mới bị đái tháo đường type 1.Glutamic Acid Decarboxylase Autoantibodies (GADA): là tự kháng thể chống lại protein tế bào beta thường được thấy ở hầu hết bệnh nhân đái tháo đường type 1 mới phát hiện.Insulinoma- Associated- 2 Autoantibodies (IA- 2A): là tự kháng thể chống kháng nguyên tế bào beta nhưng không đặc hiệu, được phát hiện trên khoảng 60% bệnh nhân đái tháo đường type 1.Insulin Autoantibodies (IAA): tự kháng thể kháng insulin được phát hiện ở khoảng một nửa số bệnh nhân đái tháo đường type 1 và không gặp ở người lớn. Việc xét nghiệm IAA không phân biệt được giữa tự kháng thể kháng insulin có nguồn gốc nội sinh hay ngoại sinh nên chỉ định tìm tự kháng thể IAA không có ở bệnh nhân đã tiêm insulin.Ở trẻ em, tự kháng thể được phát hiện thường khác so với người lớn với IAA là marker đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên chỉ có khoảng 50% trẻ em mới bị đái tháo đường type 1 dương tính với IAA. Sau khi bệnh tiến triển thì tự kháng thể này biến mất và các tự kháng thể khác như ICA, GADA và IA-2A trở nên quan trọng hơn. ICA được phát hiện trong 70 đến 80% các trường hợp đái tháo đường type 1 mới được chẩn đoán 3. Ý nghĩa của việc xét nghiệm tự kháng thể kháng tiểu đảo tụy Nếu xét tự kháng thể như ICA, GADA hay IA-2A cho kết quả dương tính ở bệnh nhân có các biểu hiện đái tháo đường thì chẩn đoán được đưa ra là đái tháo đường type 1. Đối với tự kháng thể IAA dương tính trên bệnh nhân trẻ chưa được tiêm insulin thì mới có giá trị chẩn đoán đái tháo đường type 1.Nếu không có tự kháng thể nào hiện diện (các xét nghiệm cho kết quả âm tính) thì ít có khả năng bệnh nhân bị đái tháo đường type 1. Bởi vì cũng có một tỷ lệ rất hiếm bệnh nhân đái tháo đường type 1 không tìm thấy tự kháng thể trong máu. Các khác mà tự kháng thể cũng có thể xuất hiện gồm có: viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Addison và một số bệnh nhân đã tiêm insulin.
doc_35218;;;;;doc_41485;;;;;doc_6446;;;;;doc_39334;;;;;doc_26104
Việc chẩn đoán đái tháo đường (ĐTĐ) týp 1 thường khó khăn, tiên lượng xấu. Các chuyên gia Đức cho biết có thể tiên đoán được những ai phát triển căn bệnh mãn tính này. Bằng một mẫu máu lấy từ đứa trẻ có thể phân tích để xác định nguy cơ cao đối với ĐTĐ týp 1. Việc tiên đoán dựa trên sự có mặt của hai tự kháng thể liên quan đến ĐTĐ. Gần 70% người trẻ tuổi có hai tự kháng thể liên quan ĐTĐ phát triển bệnh ĐTĐ týp 1 trong thời gian 10 năm khi so sánh với những trẻ chỉ có một tự kháng thể (15%). Skyler cho rằng phát hiện mới giúp đề ra những chiến lược ngăn ngừa ĐTĐ týp 1. ĐTĐ týp 1 được tin là một bệnh tự miễn dịch, trong đó hề miễn dịch của cơ thể đã phạm sai lầm khi hủy hoại các tế bào bêta ở tuyến tụy, những tế bào này tiết ra insulin làm giảm lượng đường trong máu. Để điều trị thì người ĐTĐ týp 1 phải tiêm insulin và kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn. ĐTĐ týp 1 có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và hiện chưa có cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả. Trong khi đó thì ĐTĐ týp 2 có liên quan chặt chẽ đến lối sống. Nghiên cứu thực hiện trên hơn 13.000 trẻ em ở Colorado, Phần Lan và Đức trong thời gian từ lúc sinh đến 15 tuổi. Trong thời gian theo dõi có khoảng 1.100 trẻ (khoảng 8%) có nhiều hơn một tự kháng thể phá hủy tế bào bêta tuyến tụy, có 585 trẻ có nhiều hơn hai tự kháng thể. Ở nhóm trẻ có nhiều tự kháng thể thì 43,5% phát triển ĐTĐ týp 1 trong vòng 5 năm, khoảng 70% trong khoảng 10 năm và 84% trong 15 năm. Ở nhóm trẻ có một tự kháng thể thì sau 10 năm chỉ có khoảng 14,5% phát triển ĐTĐ týp 1. Với kết quả này, chúng ta có thể tiên đoán được việc phát triển ĐTĐ týp 1 rất sớm và có thời gian dài đủ để ngăn chặn khởi phát bệnh.;;;;;Đái tháo đường là bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả trẻ em. Theo thống kê, tuy trẻ em là đối tượng không phổ biến mắc bệnh tiểu đường tuy nhiên vẫn chiếm khoảng 10%. Điều trị tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em cũng khác so với điều trị người lớn. Tiểu đường gặp ở trẻ em thường ở tuýp 1, còn tuýp 2 và 3 thường gặp ở những trẻ thừa cân béo phì,... Vậy tiểu đường type 1 ở trẻ em biểu hiện ra sao và điều trị thế nào, bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông Tiểu đường type 1 phát triển khi tụy không thể sản xuất ra insulin.Trong đó Insulin là một hormone cần thiết để glucose đi vào các tế bào để tế bào có thể sử dụng làm nguồn cung cấp năng lượng.Bệnh có thể xuất hiện bất cứ ở độ tuổi nào. Ở trẻ em, độ tuổi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nhiều nhất là 14 tuổi. 2. Nguyên nhân mắc tiểu đường type 1 ở trẻ em Yếu tố di truyền. Quá trình viêm tự miễn phá huỷ cấu trúc tế bào tuỵ làm giảm sản xuất insulin, gây tăng glucose máu mãn tính.Nhiễm virus gây bệnh virus như virus Epstein-Barr, coxsackievirus, quai bị hoặc cytomegalovirus có thể gây phá hủy các tế bào tự miễn dịch, hoặc các vi rút trực tiếp có thể lây nhiễm các tế bào.Vitamin D thấp. theo nghiên cứu, vitamin D có thể chống lại bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em tuy nhiên uống sữa bò - một nguồn vitamin D cũng có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1. Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây tiểu đường type 1 ở trẻ em Một số trẻ bị tiểu đường tuýp 1 có yếu tố nguy cơ cơ do mẹ trẻ (dưới 25 tuổi), mẹ bị tiền sản giật trong thai kỳ, trẻ bị vàng da hoặc nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra sau khi sinh. 3. Dấu hiệu do tiểu đường type 1 ở trẻ em gây ra Nhanh khát nước. Tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em khiến cơ thể gặp vấn đề về việc duy trì lượng nước trong cơ thể. Thường xuyên đi tiểu. Do lượng đường huyết (glucose) bắt đầu tích tụ lại, thận khi đó sẽ hoạt động mạnh để loại bỏ lượng glucose bằng cách thường xuyên đi tiểu và đi tiểu nhiều hơn.Trung bình trẻ sẽ đi tiểu khoảng 1 giờ một lần. Trẻ bị tiểu đường type 1 còn có thể sẽ xuất hiện tình trạng bị tè dầm dù trước kia trẻ không bị. Đêm cũng như ngày, thận của trẻ sẽ tiếp tục hoạt động để loại bỏ lượng glucose thừa trong suốt cả đêm dẫn tới tình trạng tiểu đêm.Đau đầu hoặc nhìn mờ. Do lượng glucose bắt đầu tăng lên ngoài tầm kiểm soát, một số trẻ sẽ xuất hiện trạng thái bị đau đầu hoặc bị nhìn mờ.Nhanh đói. Thiếu insulin sẽ làm glucose tích tụ trong máu, không đi vào các tế bào. Do vậy, kể cả khi đã ăn, trẻ có thể sẽ vẫn đói do các tế bào thiếu lượng năng lượng cần để hoạt động.Mệt mỏi. Tế bào thiếu năng lượng do không tiếp cận được các phân tử đường để cung cấp năng lượng cho toàn cơ thể, trẻ sẽ thấy mệt mỏi.Giảm cân không chủ đíchĐể có đủ năng lượng cho các tế bào, cơ thể bị phá vỡ các mô cơ và các tế bào lưu trữ mỡ để cung cấp khiến trẻ bị sụt cân. Trẻ mắc tiểu đường tuýp 1 có thể bị giảm cân không chủ đích Nhiễm nấm âm đạo ở bé gái dù chưa đến tuổi dậy thì. Tiểu đường type 1 là một trong những yếu tố khiến xuất hiện sự phát triển của tình trạng nhiễm nấm ở bé gái.Thay đổi cảm xúc thất thường và dễ bị kích thích. 4. Biến chứng của tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em Nếu không kiểm soát được lượng đường trong máu ổn định, tiểu đường tuýp 1 sẽ ngày càng phát triển gây ra các biến chứng cho trẻ, thậm chí lâu dần sẽ đe dọa tính mạng. Bệnh tim và bệnh mạch máuẢnh hưởng tới các dây thần kinh. Dư thừa đường có thể làm tổn thương các bức thành của các mạch máu nhỏ (mao mạch) nuôi dưỡng các dây thần kinh gây ra tình trạng ngứa ran, tê hoặc đau có thể bắt đầu từ các ngón chân hoặc ngón tay và dần dần lan. Nếu không điều trị, có thể bị mất cảm giác ở các chi.Ảnh hưởng thậnĐi tiểu quá nhiều lần do thận phải hoạt động để loại bỏ glucose hết công suất có thể dẫn đến suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối không thể đảo ngược, đòi hỏi chạy thận hoặc ghép thận.Ảnh hưởng tới mắtẢnh hưởng da. Bệnh tiểu đường có thể nhạy cảm hơn với vấn đề về da, kể cả nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và ngứa 5. Điều trị tiểu đường type 1 ở trẻ em Hiện nay chưa có phác đồ điều trị bệnh tiểu đường type 1 rõ ràng, tuy nhiên, để kiểm soát tiểu đường type 1 ở trẻ em, trước hết cần đảm bảo cung cấp đủ insulin cho cơ thể, theo dõi lượng đường huyết trong cơ thể, ăn uống khoa học, lành mạnh, kiểm tra, duy trì cân nặng hợp lý Đảm bảo cung cấp đủ insulin cho cơ thể để kiểm soát tiểu đường type 1 ở trẻ em Tiêm insulin:Bất kỳ đối tượng nào mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 đều cần điều trị bằng insulin để ổn định. Tùy theo độ tuổi và nhu cầu, các bác sĩ có thể chỉ định một hỗn hợp của các loại insulin để sử dụng trong suốt cả ngày và đêm. Thông thường, tiểu đường type 1 ở trẻ em thường được tiêm bằng cách sử dụng một kim nhỏ và ống tiêm hoặc bút insulin - một thiết bị trông giống như một cây bút mực.Ăn uống lành mạnh:Nên ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc – đây là loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng, ít chất béo và calo, hạn chế ăn đồ ngọt.Tập thể dục thường xuyên. Có thể cho trẻ đi bộ hoặc chạy, tạo thành thói quen hàng ngày để cơ thể trẻ khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và giảm lượng đường trong máu. Sống chung với bệnh tiểu đường tuýp 1 không dễ dàng. Theo dõi tiểu đường type 1 ơ trẻ em đòi hỏi rất nhiều thời gian và nỗ lực của trẻ, đặc biệt là trong thời gian đầu.;;;;;Nhiều người thường cho rằng đái tháo đường chỉ gặp ở người trưởng thành, nhưng hiện nay đã có rất nhiều trẻ mắc phải căn bệnh này. Thực tế, đái tháo đường type 1 ở trẻ cũng để lại các biến chứng bệnh nguy hiểm không thua kém người lớn mắc bệnh. Đái tháo đường type 1 là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Đây là tình trạng tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin.Insulin là một hormone cần thiết để glucose đi vào các tế bào, từ đó tế bào có thể sử dụng làm nguồn cung cấp năng lượng. Ở nước ta, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng cao và rất khó điều trị. Theo đó, bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ có đến 90% là do di truyền. Mặt khác, bệnh còn do rối loạn tổng hợp insulin, rối loạn nơi sản xuất insulin và có tính chất bẩm sinh.Còn bệnh đái tháo đường type 2 thường gặp ở trẻ thừa cân béo phì. Do đó, bệnh đái tháo đường ở trẻ nếu không được kiểm soát tốt có thể để lại biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể không thua kém tình trạng mắc bệnh ở người trưởng thành. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh đái tháo đường type 1 Vì bệnh đái tháo đường ở trẻ em khá hiếm gặp nên thường nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh khác. Thực tế, trẻ em mắc bệnh đái tháo đường có thể xuất hiện 1 hoặc 2 trong 4 dấu hiệu điển hình. Trong một số trường hợp không có biểu hiện cụ thể. Do đó các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý các biểu hiện sau đây để sớm đưa trẻ đến các trung tâm y tế để điều trị bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ: 2.1. Thường xuyên khát nước và đi tiểu nhiều Khát nước và đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu thường gặp của bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ. Khi mắc bệnh trẻ thường xuyên cảm thấy khát nước và uống nước rất nhiều, từ đó cũng đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân xuất hiện tình trạng này là do lượng đường trong máu bị tích tụ lại với số lượng nhiều khiến thận phải làm việc hết công suất để lọc và hấp thụ hết lượng đường bị dư thừa.Khi thận làm việc quá dài và không còn khả năng để hoàn thành quá trình này, lượng đường dư thừa sẽ bài tiết ra ngoài với nước tiểu. Lúc này nước tiểu của trẻ có thể xuất hiện máu và dịch tế bào. Trẻ bị đái tháo đường type 1 sẽ uống nước và đi tiểu thường xuyên dẫn đến hiện tượng mất nước. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy khát và uống nước thường xuyên để bù lại lượng nước đã mất. Đi tiểu nhiều là dấu hiệu thường gặp 2.2. Thường xuyên cảm thấy đói Những cơ đói dữ dội kéo dài có thể xuất hiện ở trẻ em mắc bệnh đái tháo đường type 1. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do có sự thiếu hụt insulin khiến lượng đường trong các mô giảm mạnh và cạn kiệt năng lượng gây ra tình trạng đói. 2.3. Thường xuyên mệt mỏi Khi trẻ mắc bệnh đái tháo đường type 1, trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải, tinh thần kém. Lý do là bởi các tế bào không tiếp cận được các phân tử đường để cung cấp năng lượng cho toàn cơ thể, khiến cơ thể bị cạn kiệt năng lượng. Khi mắc bệnh tiểu đường sẽ khiến trẻ mệt mỏi 2.4. Giảm cân không có chủ đích Do bị mất một nguồn năng lượng lớn bị đào thải ra ngoài cùng nước tiểu nên trẻ sẽ ăn nhiều hơn để làm dịu các cơn đói nhưng các mô không được nhận năng lượng từ đường có trong thức ăn. Vì thế các mô cần phải lấy năng lượng từ những mô mỡ đã tích lũy trước đó, gây ra tình trạng sụt cân không có chủ đích. Do đó, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của đái tháo đường ở trẻ. 2.5. Mắt nhìn mờ Lượng đường trong máu tăng cao sẽ rút dịch từ các mô, trong đó có mô thủy tinh thể của mắt. Vì thế chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh tiêu cự của trẻ. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến sự hình thành mạch máu mới ở võng mạc và tổn thương các mạch máu ở đây. Ở giai đoạn đầu của bệnh, đái tháo đường có thể chưa ảnh hưởng đến nhiều thị lực của trẻ nhưng nếu không được thăm khám và điều trị sớm, đái tháo đường có thể gây mất thị lực, thậm chí mù lòa ở trẻ.Ngoài các dấu hiệu trên, đái tháo đường type 1 ở trẻ còn có các triệu chứng như co giật, hôn mê, lơ mơ, thở nhanh, nhiễm trùng, đau bụng, mất tri giác thường xuất hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Mắt trẻ bị mờ khi bị tiểu đường type 1 3. Phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ em Để phòng ngừa cũng như hạn chế tối đa biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra ở trẻ thì các bậc cha mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, hạn chế đồ ăn ngọt hoặc đồ ăn chứa nhiều chất béo, các loại đồ ăn nhanh, chiên xào, thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà... Bên cạnh đó, cần tăng cường bổ sung các loại rau xanh, chất xơ, hoa quả, chất đạm, tăng cường vận động, tham gia các hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao.Với trẻ đã có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường cần duy trì chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập khắt khe hơn. Tuy nhiên, chế độ này không đồng nghĩa với việc kiêng kem quá mức, chỉ cần lựa chọn các thực phẩm thay thế dành cho người bệnh đái tháo đường và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo nhu cầu phát triển của trẻ.Theo đó, việc tăng cường vận động với trẻ bị bệnh đái tháo đường đặc biệt có ý nghĩa trong việc làm giảm chỉ số đường huyết trong máu và giảm đề kháng insulin. Trẻ mắc bệnh đái tháo đường type 1 cần phải theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên và duy trì đường huyết ổn định, định kỳ 2 tháng một lần kiểm tra chỉ số Hb. A1C, xét nghiệm ceton nước tiểu để phát hiện sớm biến chứng nhiễm toan ceton. Ngoài ra, cần lưu ý đến một số biểu hiện biến chứng cấp để có biện pháp xử lý kịp thời như tình trạng hạ đường huyết với các biểu hiện như chóng mặt, choáng, mệt mỏi... Lúc này cần bổ sung ngay cho trẻ bằng việc cho ngậm kẹo, ăn bánh ngọt, uống nước đường... và biến chứng cấp nhiễm toan ceton với các biểu hiện: nôn, buồn nôn, đau bụng, giảm thân nhiệt... để cấp cứu kịp thời.Đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm và cần điều trị trong một thời gian dài. Tuy nhiên các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng, bởi đái tháo đường type 1 ở trẻ nếu được phòng ngừa, theo dõi và điều trị bệnh tốt, trẻ vẫn phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa biến chứng cấp xuất hiện và làm chậm lại quá trình xảy ra các biến chứng.;;;;;1. Báo động: Nhiều trẻ nhỏ mắc đái tháo đường Theo các thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, tỉ lệ mắc đái tháo đường ở trẻ em có xu hướng gia tăng. Trong 5 năm trở lại đây, mỗi năm BV Nhi Trung ương có khoảng 40-50 bệnh nhân mới mắc đái tháo đường type 1 được chẩn đoán, cao hơn nhiều so với trước đó (chỉ 5-20 bệnh nhân/năm). Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường type 1 ở trẻ em ngày càng có xu thế gia tăng tại các nước có thu nhập trung bình và thấp, trong đó có Việt Nam. Báo động: Nhiều trẻ nhỏ mắc đái tháo đường Đái tháo đường type 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin. Đây là một tình trạng bệnh mạn tính, trong đó tuyến tụy sản xuất ít hoặc không sản xuất insulin – một nội tiết tố cần thiết, cho phép đường (glucose) nhập vào tế bào để sản xuất năng lượng. 2. Các dấu hiệu bệnh đái tháo đường ở trẻ 2.1. Khát nhiều và tiểu nhiều Đây là các dấu hiệu điển hình của bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân thường khát nhiều, uống nhiều nước và đi tiểu nhiều. Nguyên nhân là do đường tích tụ quá nhiều trong máu khiến thận phải làm việc tích cực hơn để lọc và hấp thu lượng đường dư thừa. Khi thận không còn khả năng hoàn thành việc này, đường dư trong máu sẽ được bài tiết thẳng vào nước tiểu, kéo theo nhiều dịch tế bào bị kéo vào máu và thải ra ngoài cùng nước tiểu, khiến bệnh nhân sẽ đi tiểu thường xuyên hơn và có thể bị mất nước. Khát nhiều tiểu nhiều là triệu chứng trẻ mắc đái tháo đường 2. Tăng cảm giác đói Bệnh nhân đói nhiều hơn bình thường, có thể đói dữ dội kéo dài ngay cả sau khi ăn. Nguyên nhân là do cơ thể thiếu insulin nên đường trong máu tuy cao nhưng đường trong tế bào vẫn bị thiếu hụt, khiến các mô cạn kicệt năng lượng. 3. Mệt mỏi Bệnh nhân có thể thường xuyên mệt mỏi. Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng này, trong đó có tình trạng thiếu nước do đi tiểu nhiều và các tế bào bị đói, cạn kiệt năng lượng, làm giảm khả năng hoạt động của cơ thể. 4. Sụt cân Bệnh nhân mất nhiều năng lượng do bị thải nhiều đường qua nước tiểu. Tuy ăn nhiều hơn bình thường nhưng do mô không nhận đủ năng lượng từ đường trong thức ăn nên cơ thể phải lấy năng lượng từ mô mỡ đã tích lũy trước đó, dẫn tới giảm cân nhanh chóng. Khi trẻ có dấu hiệu đái tháo đường cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám điều trị hiệu quả 5. Nhìn mờ Lượng đường trong máu cao dẫn tới tình trạng rút dịch từ các mô, trong đó có mô thủy tinh thể của mắt. Điều này ảnh hưởng tới khả năng điều chỉnh tiêu cự của người bệnh. Nếu không được điều trị, tiểu đường có thể dẫn tới mất thị lực và mù lòa. Khi nhận thấy trẻ có những triệu chứng trên đây cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời hiệu quả.;;;;;Tỷ lệ trẻ em ở Việt Nam bị bệnh đái tháo đường ngày càng có xu hướng gia tăng và rất khó điều trị. Bệnh tiểu đường ở trẻ em thường thuộc tuýp 1, chiếm khoảng 90% số trẻ bị tiểu đường. Tình trạng này thường do di truyền, rối loạn tổng hợp insulin hoặc rối loạn nơi sản xuất insulin và có tính chất bẩm sinh. 1. Biểu hiện bệnh tiểu đường ở trẻ em Bệnh tiểu đường là một rối loạn chuyển hóa hydrat carbon với đặc trưng là lượng đường máu tăng cao mạn tính do tụy giảm tiết insulin hoặc giảm chức năng hoạt động của insulin hoặc do cả hai nguyên nhân trên.Bệnh tiểu đường trẻ em thường liên quan đến yếu tố di truyền và viêm tự miễn tiểu đảo Langerhans của tụy, thường gặp ở 10-14 tuổi. Bệnh tiểu đường ở trẻ em là phụ thuộc insulin (type 1). Liệu pháp tiêm insulin là cần thiết để có thể duy trì cuộc sống cho trẻ.Triệu chứng bệnh tiểu đường ở trẻ em phổ biến nhất là khởi phát đột ngột và cấp tính với triệu chứng đó là đái nhiều, uống nhiều và nhiễm toan chuyển hóa. Số trẻ còn lại bị bệnh đái tháo đường khởi phát từ từ với 4 triệu chứng điển hình đó là: Đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, gầy sút cân và mệt mỏi. Nếu được phát hiện muộn trẻ có thể triệu chứng giảm thị lực hoặc chậm lớn, chậm dậy thì.Trẻ em mắc bệnh tiểu đường có thể xuất hiện 1 hoặc 2 trong 4 dấu hiệu điển hình trên và trong một số trường hợp trẻ không có biểu hiện gì. Bên cạnh đó, vì bệnh tiểu đường ít gặp ở trẻ em nên rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh thông thường khác cũng có một số biểu hiện tương tự.Do đó, cha mẹ cần phải lưu ý đến những biểu hiện này để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời. Một số biểu hiện thường gặp là:Khát nước: Trẻ bị tiểu đường thường uống nhiều nước hơn bình thường và không có cảm giác dịu cơn khát.Mệt mỏi: Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và tình trạng này thường kéo dài.Giảm cân: Trẻ có thể sút cân nhanh không rõ nguyên nhân.Thường xuyên đi tiểu: Trẻ lớn thường xuyên sử dụng nhà vệ sinh, còn với trẻ nhỏ thường xuyên đái dầm. Đối với trẻ sơ sinh có thể thấy bỉm nặng hơn bình thường.Đau bụng.Đau đầu.Có hành vi cư xử khác thường.Xem ngay: Trẻ em cũng có thể mắc bệnh tiểu đường Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường ở trẻ em cũng như người lớn phải dựa vào các xét nghiệm đánh giá lượng đường trong máu. Làm xét nghiệm đường máu ít nhất 2 lần trở lên với tiêu chuẩn đường máu:Chỉ số glucose lúc đói ≥ 7,0 mmol/l. Hb. A1C >7%/Điện giải đồ có thể bình thường hoặc thay đổi.Khí máu thay đổi khi trẻ có rối loạn chuyển hóa thăng bằng kiềm toan.Test dung nạp glucose với tổng liều không quá 75g đường glucose.Trẻ bú mẹ:1-1.5g/kg. Trẻ lớn: 1.75g/kg. Cho trẻ uống lượng glucose theo cân nặng pha với 250ml nước bình thường, uống trong 5 phút. Sau đó làm xét nghiệm đường máu sau uống 30 phút, 60 phút, 120 phút.Tìm kháng thể kháng tế bào tụy: ICA, GAD, IAAXét nghiệm đường niệu (+), ceton niệu có thể (+) hoặc (-). Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi khi mắc tiểu đường trẻ em 3.1. Điều trị bằng thuốc Sử dụng Insulin động vật (lợn hoặc bò) hoặc insulin người (Human insulin).Liều lượng như sau:Trẻ nhỏ: 0.2-0.8 đơn vị/kg/ngày. Tiền dậy thì: 0.8-1 đơn vị/kg/ngày. Dậy thì: 1.2-1.5 đơn vị/kg/ ngày. Cách sử dụng các mũi tiêm Insulin trong ngày:Tiêm 2 mũi/ngày kết hợp insulin thường và insulin bán chậm tiêm trước bữa ăn sáng và chiều tối. Trong một số trường hợp đặc biệt có thể phải dùng 3 mũi tiêm/ngày.Liều lượng tiêm buổi sáng sẽ =2/3 tổng liều trong ngày.Liều lượng tiêm buổi chiều sẽ là 1/3 tổng liều trong ngày.Tỷ lệ insulin thường là 1/3 còn insulin chậm là 2/3 cho mỗi lần tiêm. 3.2. Chế độ ăn Để đảm bảo sự phát triển của trẻ, cha mẹ không nên cho trẻ ăn kiêng như người lớn.Tinh bột chiếm 55-60% calo trong ngày.Protein 12-20% calo trong ngày.Lipid <30% calo trong ngày. Chế độ ăn cần đảm bảo dinh dưỡng khi bé mắc tiểu đường trẻ em 3.3. Theo dõi điều trị tiểu đường ở trẻ em Trong năm đầu, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám định kỳ 3 tháng/lần và xét nghiệm đường máu 4 mẫu trong ngày.Từ 2-5 năm, cho trẻ khám định kỳ 3-6 tháng/lần, kiểm tra đường máu 4 lần trong ngày, định kỳ kiểm tra Hb. A1C, cholesterol máu.Sau 5 năm điều trị, đưa trẻ đi khám định kỳ 6 tháng/lần, kiểm tra đường máu 4 lần/ngày, định kỳ kiểm tra các chỉ số khác như Hb. A1C, cholesterol, triglyceride, ure, creatinine, microalbumin niệu, ngoài ra cần đo thị lực và soi đáy mắt.Cha mẹ cần tự kiểm tra đường máu và đường niệu cho trẻ khi trẻ có dấu hiệu đái nhiều tăng lên hoặc thấy mệt mỏi. Hàng tuần kiểm tra đường máu 4 mẫu/ lần vào ngày nghỉ cuối tuần.Xem ngay: Chăm sóc trẻ em bị bệnh tiểu đường tại trường học và nhà trẻ 4. Phòng bệnh tiểu đường ở trẻ em Để phòng bệnh tiểu đường ở trẻ em, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ hợp lý như sau:Hạn chế đồ ngọt, các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: Các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, lòng đỏ trứng gà, thịt mỡ, phủ tạng động vật,...Tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả, chất đạm cho trẻ.Tăng cường cho trẻ vận động, tham gia các hoạt động vui chơi, luyện tập thể dục thể thao ngoài trời như chạy bộ, đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ...Bệnh tiểu đường có thể gặp ở trẻ em và gây ra những biến chứng nguy hiểm, đòi hỏi sự nỗ lực của cả gia đình trong việc điều trị. Do đó, khi phát hiện thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
question_126
Công dụng thuốc Oxamed
doc_126
1. Công dụng của thuốc Oxamed Thuốc Oxamed có chứa hoạt chất Oxcarbazepine giúp ổn định màng ở thần kinh tránh hưng phấn quá mạnh. Nhờ đó mà tế bào thần kinh hoạt động ổn định tránh xung điện lớn. Nhờ nguyên lý này, thuốc Oxamed được sử dụng cho điều trị các bệnh lý có mức độ cục bộ đến toàn diện của động kinh.Bệnh nhân động kinh nên xác định rõ tình trạng bản thân trước khi quyết định sử dụng thuốc Oxamed. Lưu ý cần xác định rõ nguyên nhân và trạng thái bệnh như cục bộ hay diện rộng, động kinh nguyên phát hay thứ phát và có biểu hiện co cứng hay run rẩy không. Tình trạng này cần đánh giá chi tiết để có thể sử dụng thuốc hiệu quả và nên dùng cho nhiều lứa tuổi khác nhau.Thông thường, bệnh nhân xác định động kinh chưa chắc được chỉ định dùng Oxamed luôn. Hầu như các chỉ định sẽ ưu tiên thuốc dược tính nhẹ trước. Khi các phương án điều trị trước không mang lại hiệu quả bác sĩ sẽ chỉ định đến thuốc Oxamed để điều trị cho bệnh nhân. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Oxamed Thuốc Oxamed bào chế dưới dạng viên nang sử dụng trước ăn hoặc sau ăn đều được. Đây là thuốc uống nên người bệnh lưu ý khi dùng thuốc hãy uống thêm nước và cố gắng nuốt cả viên thuốc không làm nát hay tan thuốc trước khi nuốt tránh giảm công dụng hoặc ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của cơ thể.Với nhóm thuốc hướng thần thông thường chỉ định sử dụng trên bệnh nhân từ 18 tuổi. Tuy nhiên, ở những trường hợp bắt buộc trẻ nhỏ có thể sử dụng khi bác sĩ cho phép và theo sát. Trẻ em dùng thuốc Oxamed sẽ tuân thủ liều dùng đầu tiên 8 - 10 mg/ kg cho mỗi ngày và chia đôi liều dùng thành 2 lần.Nếu liều dùng đa liệu có ý nghĩa duy trì phòng chống có thể dùng 30 mg/kg mỗi ngày. Nghiên cứu lâm sàng có thể điều chỉnh liều dùng tới 46mg/ kg nhưng cần bác sĩ cho phép. Thông thường, liều dùng Oxamed không được vượt qua 40 mg/ kg mỗi ngày.Bệnh nhân đa trị liệu là người lớn có mức cân nặng theo tiêu chuẩn có thể dùng liều 600mg chia thành 2 lần mỗi ngày. Liều duy trì trong ngày dao động 600- 2400 mg hoặc 1200 mg kéo dài nếu đáp ứng các yêu cầu điều trị lâm sàng. Chỉ điều chỉnh liều dùng cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận khi tốc độ thanh thải creatinin hạ xuống thấp hơn 30 ml/ phút. Liều dùng có thể tăng dần dựa theo nhu cầu điều trị thực tế của bệnh nhân và những theo dõi đến từ bác sĩ. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Oxamed Thuốc Oxamed chống chỉ định sử dụng trên bệnh nhân có nguy cơ dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần dược lý cấu tạo nào của thuốc Oxamed. Đặc biệt là người bệnh có tiền sử dị ứng hợp chất hóa học nên sàng lọc kiểm tra kỹ lưỡng nguy cơ phản ứng thuốc trước khi uống. Khi xác định nguy cơ dị ứng bác sĩ sẽ yêu bệnh nhân đổi thuốc hoặc đề xuất phương án điều trị thích hợp có công dụng tương đương.Phụ nữ đang có thai hoặc nuôi con bằng sữa mẹ không được chỉ định sử dụng thuốc Oxamed. Những bệnh nhân mắc hội chứng gan thận, đặc biệt là bệnh lý trên thận hãy tham khảo bác sĩ để xác định ảnh hưởng từ thuốc Oxamed trước khi quyết định dùng. Khi đang điều trị bằng thuốc Oxamed bạn không nên làm việc với máy móc hoặc lái xe.Những chỉ định điều chỉnh liều cho bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng uống thuốc hay thay đổi liều dùng theo cảm nhận của bản thân. Thuốc Oxamed sau khi dùng hãy bảo quản phần còn lại tránh gây biến đổi tính chất hóa lý gây nguy hiểm cho sức khỏe. 4. Phản ứng phụ của thuốc Oxamed Trong quá trình sử dụng thuốc Oxamed, người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ sau đây:Suy nhược cơ thể. Hoa mắt chóng mặt. Trầm cảm. Lo âu. Suy giảm trí nhớ. Buồn ngủĐau đầu. Giảm khả năng tập trung. Mất cân bằng. Rối loạn nhịp tim. Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa. Suy giảm số lượng bạch cầu. Tăng men gan. Hạ nồng độ natri máu. Nổi mụn trứng cá. Nổi mẩn đỏ. Hoa mắt. Giảm thị lực. Những biểu hiện được nêu trên khá phổ biến có thể thường xuất hiện và cần được xử lý. Để đảm bảo giảm thiểu tối đa những phản ứng phụ nguy hiểm không biểu hiện nhưng có biến chứng, bệnh nhân hãy thường xuyên kiểm tra xét nghiệm định kỳ. Những kết quả xét nghiệm trong mỗi giai đoạn sẽ giúp bác sĩ nhìn nhận đánh giá chi tiết hơn mức độ thay đổi của người bệnh sau khi điều trị bằng thuốc Oxamed. 5. Tương tác với thuốc Oxamed Thuốc Oxamed không nên dùng cùng thuốc điều trị hướng thần khác. Ngoài ra, người bệnh nên lưu ý tránh cùng lúc dùng thuốc Oxamed chung với thuốc có thể gây rối loạn hormone như thuốc tránh thai. Bất kỳ loại thuốc nào bạn có nhu cầu sử dụng kết hợp hoặc đang dùng trước đó đều cần thông bác cho bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể. Hãy luôn cập nhật tình trạng sức khỏe để phòng tránh ảnh hưởng tương tác do cơ địa người bệnh, khiến công dụng thuốc thay đổi.Thuốc Oxamed nằm trong danh mục thuốc hướng thần chỉ sử dụng khi bác sĩ kê đơn và chỉ định. Hãy thận trọng kiểm tra kỹ liều lượng và liệu trình điều trị thuốc để có thể theo dõi những biến đổi sức khỏe. Mọi vấn đề thắc mắc về thuốc Oxamed, người bệnh hãy báo lại bác sĩ hay chuyên gia y tế để được hỗ trợ tư vấn cụ thể.
doc_5746;;;;;doc_46989;;;;;doc_63476;;;;;doc_17084;;;;;doc_9684
Oxacol có hoạt chất chính là Oxymetazolin hydroclorid, có tác dụng co mạch, giảm lưu lượng máu và giảm sung huyết mũi. Thuốc được chỉ định để giảm triệu chứng sung huyết mũi do viêm mũi, viêm xoang, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng. 1. Công dụng của thuốc Oxacol Thuốc Oxacol có hoạt chất chính là Oxymetazolin hydroclorid, một dẫn chất imidazonlin có tác dụng giống thần kinh giao cảm. Oxymetazolin có cấu trúc và tác dụng dược lý tương tự naphazolin và xylometazolin. Thuốc Oxacol có tác dụng lên các thụ thể alpha adrenergic ở các tiểu động mạch của niêm mạc mũi, dẫn tới co mạch, giảm lưu lượng máu và giảm sung huyết mũi. Nhờ vậy mũi sẽ được thông khí trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể lại bị giãn mạch và sung huyết trở lại. Do vậy, tránh dùng thuốc Oxacol dài ngày (nhiều nhất là một tuần).Thuốc Oxacol được chỉ định trong các trường hợp bao gồm: giảm tạm thời sung huyết mũi do viêm mũi, viêm xoang, cảm lạnh hoặc dị ứng đường hô hấp trên; giảm sung huyết ở xoang.Chống chỉ định sử dụng thuốc Oxacol cho các bệnh nhân sau:Người bệnh mẫn cảm với hoạt chất, bất kỳ thành phần nào của thuốc hoặc các thuốc có tác dụng adrenergic.Người bị bệnh glocom. 2. Liều lượng và cách dùng của thuốc Oxacol Liều dùng:Trẻ em 6 tuổi trở lên và người lớn: phun dung dịch thuốc 0.05% vào mỗi lỗ mũi, 2 lần/ ngày, vào buổi sáng và tối.Trẻ em 2 - 6 tuổi: phun dung dịch thuốc 0.025% vào mỗi lỗ mũi, 2 lần/ ngày, vào buổi sáng và tối.Trẻ dưới 2 tuổi: Tính an toàn và hiệu quả chưa được xác định.Không nên tự dùng thuốc chứa Oxymetazolin quá 3 ngày. Nếu sau 3 ngày vẫn còn các triệu chứng, bệnh nhân phải ngừng thuốc và hỏi ý kiến thầy thuốc.Cách dùng:Dung dịch thuốc Oxacol được dùng tại chỗ dưới dạng phun vào niêm mạc mũi. Dạng thuốc phun mù thường được ưa dùng vì ít bị nuốt phải thuốc nên hạn chế được hấp thụ toàn thân, trừ đối với trẻ nhỏ tuổi vì khó sử dụng. Bệnh nhân nên mở nắp chai thuốc, xịt bỏ 1 - 2 nhát trong lần đầu tiên. Sau đó cho vòi xịt vào mũi, bấm nhanh và mạnh vào nút bấm, hít nhẹ qua mũi ngay sau khi bơm thuốc. Đậy nắp bảo vệ chai thuốc sau mỗi lần sử dụng. Bệnh nhân sử dụng thuốc Oxacol có thể gặp phải các tác dụng phụ bao gồm:Nhức đầu;Mất ngủ;Đánh trống ngực, tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim;Tăng huyết áp;Căng thẳng;Nôn, buồn nôn;Chóng mặt;Đau nhức hoặc nóng rát nơi phun thuốc, hắt hơi, khô miệng và cổ họng, buồn nôn khi sử dụng thuốc nhỏ mũi 4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Oxacol Dùng thuốc Oxacol quá liều, kéo dài hoặc quá thường xuyên có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, đặc biệt ở trẻ em.Thận trọng khi dùng Oxacol ở những người bị bệnh mạch vành, đau thắt ngực hoặc tăng huyết áp (vì bệnh có thể tăng lên do thuốc ảnh hưởng trên tim mạch), người bệnh đái tháo đường, cường tuyến giáp.Tránh không sử dụng thuốc Oxacol dài ngày, tối đa là 01 tuần. Nếu cần sử dụng dài ngày nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Sử dụng Oxacol thường xuyên hoặc kéo dài có thể khiến nghẹt mũi tái phát hoặc trầm trọng hơn.Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân tăng sản tuyến tiền liệt.Phụ nữ có thai: Các biến cố có hại cho thai nhi đã được ghi nhận khi sử dụng liều lượng lớn hoặc sử dụng kéo dài Oxymetazoline xịt mũi trong ba tháng đầu của thai kỳ.Thuốc thông mũi không được khuyến cáo để điều trị viêm mũi khi mang thai.Phụ nữ cho con bú: Chỉ sử dụng Oxacol ở phụ nữ đang cho con bú khi cần thiết. Trên đây là các thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Oxacol. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả của thuốc, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.;;;;;Dung dịch nhỏ mắt Dovamed được sử dụng trong điều trị tích cực các bệnh lý về mắt như dị ứng, viêm màng bồ đào... Thuốc chứa thành phần chính là Ciprofloxacin và Dexamethasone. Đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích về dòng thuốc này. 1. Công dụng thuốc Dovamed Mỗi thành phần trong Dovamed đều có những công dụng riêng. Cụ thể:Thành phần Ciprofloxacin là một hoạt chất mới trong nhóm quinolone nhưng có khả năng diệt khuẩn phổ rộng, hoạt tính mạnh. Đồng thời, Ciprofloxacin làm cản trở sự phát triển của các loại vi khuẩn bằng việc cản thông tin từ nhiễm sắc thể (vật chất di truyền) cần thiết cho chuyển hóa bình thường của vi khuẩn. Cũng chính nhờ cơ chế cran thông tin từ nhiễm sắc thể mà thành phần này không bị đề kháng song song với các kháng sinh khác không thuộc nhóm ức chế men gyrase.Ciprofloxacin có thể được phối hợp với kháng sinh họ beta-lactam và các aminoglycosides. tuy nhiên hiệu quả tạo ra chỉ đạt công dụng bổ sung hoặc không thay đổi trong điều kiện in-vitro. Nhưng in-vivo sự phối hợp này đạt hiệu quả cộng hưởng (như khi phối hợp với azlocillin), đặc biệt trên động vật bị giảm bạch cầu trung tính.Một số thuốc có thể phối hợp với Ciprofloxacin như:Pseudomonas: azlocillin, ceftazidime.Streptococci: mezlocillin, azlocillin và các kháng sinh họ beta-lactam có hiệu lực khác.Staphylococci: các kháng sinh họ beta-lactam, đặc biệt isoxazolylpenicillin, vancomycin.Vi khuẩn kỵ khí: metronidazol, clindamycin.Về hấp thu, Ciprofloxacin được hấp thu qua ống tiêu hóa. Thành phần bị ảnh hưởng phần nào từ thức ăn, minh chứng là khi có thức ăn hoặc thuốc chống toan, thuốc sẽ bị hấp thu chậm lại.Về phân bố, Ciprofloxacin sai khi đi vào cơ thể sẽ đạt nồng độ tối đa trong máu sau khoảng 1 - 1,5 giờ. Thành phần này được phân bố với nồng độ cao tại vị trí nhiễm trùng, đồng thời mất từ 3 - 5 giờ để bán hủy. Thời gian bài tiết của Ciprofloxacin trong 24 giờ đầu tiên. Thành phần Ciprofloxacin được chuyển hóa tại gan. Ngoài Ciprofloxacin, thuốc Dovamed còn chứa thành phần chính là Dexamethasone. Thành phần này có công dụng chính là chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Cơ chế hoạt động của Dexamethasone là gắn vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị vào nhân tế bào và ở đó đã tác động đến 1 số gen được dịch mã.Dexamethasone có công dụng chống viêm gấp 30 lần so với hydrocortison và 7 lần so với prednisolon.Về hấp thu: Thành phần này được hấp thu qua đường tiêu hóa và ngay vị trí dùng thuốc, đặc biệt là ở các bộ phận gan, thận...Về phân bố: Thuốc có thể đi qua đường sữa mẹ và nhau thai. Do đó, phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên thận trọng khi dùng thuốc. Mức độ chuyển hóa của Dexamethasone qua gan chậm.Về thải trừ: Dexamethasone được thải trừ qua đường nước tiểu và bán thải từ 36 - 54 giờ.Sự kết hợp giữa Ciprofloxacin và Dexamethasone đem lại công dụng cho thuốc Dovamed trong các trường hợp sau:Dị ứng mắt. Loét tái phát do nhiễm độc hay dị ứng. Bỏng mắt do nhiệt hay hóa chất. Viêm phần trước cấp. Viêm màng bồ đào trước mạn. Viêm mống mắt. Viêm thể mi. Bệnh mắt do Herpex zoster.Tuy nhiên trong một số trường hợp dưới đây, thuốc không được chỉ định kê đơn:Người bệnh mẫn quá với Ciprofloxacin và Dexamethasone hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với quinolone. Bệnh lao mắt. Bệnh do nấm ở mắt 2. Liều dùng và cách dùng của thuốc Dovamed Dựa vào mục đích điều trị bệnh, thể trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng thuốc khác nhau, cụ thể:Bệnh loét giác mạc: Nhỏ 2 giọt thuốc Dovamed vào mắt bị loét giác mạc mỗi 15 phút trong vòng sáu giờ đầu. Trong các khoảng thời gian còn lại trong ngày đầu tiên vẫn nhỏ 2 giọt vào mắt bị bệnh nhưng mỗi 30 phút. Ngày thứ 2, cứ mỗi 1 giờ sẽ nhỏ 2 giọt thuốc. Ngày thứ 3 đến hết ngày 14 sẽ nhỏ 2 giọt thuốc sau khoảng 4 giờ.Liệu trình điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn: Nhỏ 1 hay 2 giọt vào túi kết mạc mỗi 2 giờ khi đang thức, trong vòng 2 ngày; nhỏ một hay hai giọt vào túi kết mạc mỗi 4 giờ khi đang thức, trong 5 ngày tiếp theo.Một số lưu ý khi nhỏ thuốc Dovamed vào mắt:Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch trước khi thực hiện nhỏ dung dịch mắt Dovamed.Ngay sau khi nhỏ thuốc phải đóng chặt nắp lọ thuốc, tránh tiếp xúc với không khí và bụi bẩn.Không sử dụng chung thuốc nhỏ mắt với người bệnh khác để tránh lây nhiễm.Trong trường hợp quá liều thuốc có thể xử trí bằng việc dùng nước ấm để rửa mắt. 3. Tác dụng phụ của thuốc Dovamed Thuốc Dovamed được dung nạp khá tốt, tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh, thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý như: cảm giác khó chịu hoặc rát tại chỗ, kết tủa tinh thể màu trắng...Một số tác dụng phụ ít gặp khác như: cứng bờ mi, có vảy/tinh thể, cảm giác có dị vật, ngứa, xung huyết giác mạc...Phản ứng phụ hiếm gặp hơn như: viêm kết mạc, phản ứng dị ứng, sưng mí mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, thâm nhiễm giác mạc, buồn nôn và giảm thị lực.Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường này, người bệnh cần lưu ý báo với bác sĩ để được hướng dẫn khắc phục kịp thời. Lưu ý không được tự ý dùng thuốc khác để điều trị tác dụng phụ của Sotramezol. 4. Tương tác thuốc Dovamed Hiện nay chưa có những nghiên cứu đặc hiệu về tương tác thuốc của Dovamed. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan mà kết hợp thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời để tránh tình trạng tương tác thuốc, người bệnh nên chủ động lập một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem và tư vấn. 5. Thận trọng khi dùng thuốc Dovamed Để sử dụng thuốc an toàn, người bệnh cần “nằm lòng” một số lưu ý sau:Dung dịch nhỏ mắt Dovamed cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi. Phụ huynh không được tự ý dùng thuốc cho các bé mà cần tham vấn ý kiến của bác sĩ.Đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên vỏ hộp và đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao sẽ có thể làm chuyển hóa các thành phần ở trong thuốc.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Dovamed. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng Dovamed theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Lưu ý, Dovamed là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.;;;;;1. Chỉ định và công dụng thuốc Oxefam Thuốc Oxefam được dùng để điều trị các trường hợp sau:Viêm amidan;Viêm tai giữa;Viêm xoang cấp;Viêm phế quản mạn có đợt cấp;Nhiễm trùng da và mô mềm khác;Viêm phổi do Legionella hoặc do Mycoplasma pneumoniae;Bạch hầu;Ho gà;Nhiễm khuẩn do Mycobacterium.Thuốc Oxefam được dùng trong trường hợp điều trị phối hợp bệnh lý loét dạ dày tá tràng có Helicobacter pylori. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Oxefam Liều dùng Oxefam chỉ mang tính chất tham khảo. Đây là thuốc kháng sinh được kê theo toa của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc và tránh dùng sai chỉ định bác sĩ.Liều dùng cho người lớn: Liều khuyến cáo thông thường là: Uống 250mg/ lần x 02 lần/ ngày, thời gian trong 7 ngày. Hoặc dùng liều viên uống 500mg dạng phóng thích 1 lần/ ngày, có điều chỉnh.Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dùng liều tăng đến 500 mg/ lần x 02 lần/ngày hoặc dùng liều 1000mg dạng phóng thích, chỉ 1 lần/ngày, có điều chỉnh và thời gian dùng thuốc kéo dài đến 14 ngày.Liều dùng cho trẻ dưới 12 tuổi cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Liều thông thường đối với trẻ em là 7,5mg/ kg/ ngày, chia 02 lần, liều tối đa 500mg. Thời gian điều trị từ 7-10 ngày tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn. Trường hợp điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn liệu trình dùng thuốc phải ít nhất 10 ngày.Trường hợp điều trị phối hợp trong bệnh lý loét dạ dày - tá tràng diệt trừ Helicobacter pylori: Người lớn liều Oxefam là 500mg/ lần x 02 lần/ ngày, trong 7 ngày.Trường hợp dùng thuốc Oxefam cho bệnh nhân suy thận nặng cần điều chỉnh liều phù hợp dựa vào độ thanh thải Creatinin. 3. Chống chỉ định dùng thuốc Oxefam Oxefam chống chỉ định dùng trong các trường hợp dưới đây:Bệnh nhân có tiền sử dị ứng, phản ứng quá mẫn với Clarithromycin hay những kháng sinh thuộc nhóm Macrolid.Chống chỉ định dùng thuốc Oxefam với các thuốc Cisaprid, Pimozide và Terfenadin vì có nguy cơ xảy ra rối loạn nhịp kể cả nhịp nhanh thất, rung thất và xoắn đỉnh.Chưa xác định được độ an toàn khi dùng thuốc Oxefam cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú vì vậy không dùng thuốc trên những đối tượng này. 4. Tương tác thuốc Oxefam với thuốc khác Thuốc chống đông khi kết hợp cùng Oxefam có thể làm tăng nồng độ những thuốc đó trong huyết thanh.Thuốc Theophylline khi dùng đồng thời cùng Oxefam làm tăng nồng độ Theophylin trong huyết thanh và độc tính tiềm tàng của Theophylline.Thuốc Digoxin có thể tăng tác dụng khi dùng đồng thời với Oxefam.Thuốc Carbamazepine tương tác với Oxefam sẽ làm giảm tốc độ bài tiết của thuốc. 5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Oxefam` Những tác dụng phụ thường gặp khi dùng Oxefam được báo cáo gồm: Buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, nôn, đau bụng, viêm nhiệt miệng, viêm thanh môn và nổi hạt ở miệng. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp những tác dụng không mong muốn khác gồm: Nhức đầu, phản ứng dị ứng từ mề đay, phát ban nhẹ ở da cho đến nặng là sốc phản vệ.Khi người bệnh gặp bất cứ tác dụng phụ nào hãy báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn và xử trí kịp thời.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Oxefam, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Oxefam là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Oxlatin là thuốc thuốc chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch của người bệnh. Thuốc cần được sử dụng theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ. Hãy cùng tìm hiểu công dụng thuốc Oxlatin trong bài viết sau đây. Thuốc Oxlatin chứa thành phần dược chất Oxaliplatin 50mg ở mỗi lọ 10ml dung dịch cùng với tá dược. Thuốc được đóng gói dưới dạng dung dịch đậm đặc pha truyền tĩnh mạch.Thuốc Oxlatin có tác dụng chống ung thư và tác động vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. 2. Chỉ định thuốc Oxlatin Thuốc Oxlatin được chỉ định kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Thông thường thuốc Oxlatin được chỉ định điều trị một số bệnh lý như sau:Điều trị ung thư đường tiêu hóa như ung thư đại tràng tiến triển.Hỗ trợ điều trị người bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn III đã qua phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn bướu nguyên phát. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Oxlatin 3.1 Cách dùng:Thuốc Oxlatin cần được sử dụng dưới sự theo dõi của bác sĩ, nhân viên y tế có kinh nghiệm trong dùng thuốc hoá trị ung thư. Trong quá trình điều trị cần chuẩn bị đầy đủ phương tiện sẵn sàng xử trí biến chứng và điều trị phù hợp.3.2 Liều dùng:Người lớn: Oxaliplatin 85 mg/m2 cơ thể, truyền tĩnh mạch 2 đến 6 giờ.Cần áp dụng chính xác liều dùng thuốc Oxlatin theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Người bệnh không tự ý tính toán, áp dụng hoặc thay đổi liều dùng Oxaliplatin. 4. Quá liều thuốc Oxlatin Oxaliplatin thuộc nhóm thuốc kê đơn, vì vậy người bệnh cần được dùng theo đúng liều lượng chỉ định. Trong trường hợp sử dụng quá liều thuốc Oxlatin ngưng sử dụng ngay và báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ khi có các biểu hiện bất thường. Hoặc liên hệ ngay 115 hoặc bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ xử trí khi xuất hiện bất thường. 5. Chống chỉ định thuốc Oxlatin Thuốc Oxlatin chống chỉ định đối với một số trường hợp cụ thể như sau:Người mẫn cảm với thành phần thuốc Oxlatin và chất dẫn platin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.Phụ nữ đang mang thai;Phụ nữ đang cho con bú;Người bệnh suy tủy nặng (triệu chứng bạch cầu đa nhân trung tính < 2 x 10 mũ 9/L và / hoặc tiểu cầu < 100 x 10 mũ 9 /L)Người có bệnh lý thần kinh cảm giác ngoại biên gây mất chức năng;Người bệnh suy thận nặng (thanh thải creatinin < 30 m. L/phút);Trẻ em thuộc nhóm đối tượng không chỉ định sử dụng thuốc thuốc Oxlatin. 6. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Oxlatin Nhiễm trùng, viêm mũi, viêm đường hô hấp trên, nhiễm trùng máu do giảm bạch cầu.Thiếu máu do giảm bạch cầu đa nhân trung tính, sốt do giảm bạch cầu; Hiếm gặp giảm tiểu cầu tự miễn;Rối loạn hệ miễn dịch gây phản ứng dị ứng;Rối loạn dinh dưỡng: Biếng ăn, tăng đường máu, hạ kali máu, tăng natri máu, mất nước, nhiễm toan chuyển hoá (hiếm gặp);Rối loạn tâm thần: Mất ngủ, trầm cảm, bồn chồn (hiếm gặp);Rối loạn hệ thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại biên, mất vị giác, đau đầu, rối loạn cảm giác, chóng mặt 7. Tương tác và tương kỵ thuốc Oxlatin 7.1 Tương tác thuốc Oxlatin. Oxlatin kết hơp với Clazpin làm tăng nguy cơ mất bạch cầu hạt ở người bệnh;Trastuzumab có thể làm tăng nồng độ và tác dụng của Oxaliplatin;Echinacea có thể làm giảm nồng độ và tác dụng của Oxaliplatin;Oxaliplatin kết hợp Aminoglycosid, Capreomycin, Polymyxin và thuốc lợi tiểu có thể gây tăng nguy cơ ngộ độc thận và độc tính lên tai của người bệnh;Oxaliplatin không nên kết hợp với vắc - xin sống và Natalizumab, vì có thể gây tăng nồng độ, tác dụng.Oxaliplatin có thể làm tăng khả năng kéo dài thời gian của Prothombin và INR khi kết hợp với thuốc chống đông máu.7.2 Tương kỵ thuốc Oxlatin. Không dùng các dung dịch Natri Clorid hoặc dung dịch có chứa Natri Clorid để pha loãng thuốc Oxaliplatin;Oxaliplatin 0,5mg/ml kết hợp với Diazepam 5mg/ml sẽ tạo kết tủa trắng đục ngay sau khi pha.Oxaliplatin không tương thích với các dung dịch hoặc thuốc có tính kiềm (như 5-Fluorouracil). Vì vậy không nên pha cùng các dung dịch này hoặc tiêm đồng thời trên 1 dây truyền dịch. 8. Lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc Oxlatin Trong quá trình dùng thuốc Oxlatin, người bệnh và nhân viên y tế cần lưu ý cần một số chú ý như sau:Tình huống thoát mạch thuốc Oxaliplatin cần dừng truyền và điều trị tại chỗ;Thận trọng khi tiếp xúc với thuốc và chất thải từ thuốc, vì độc tính của thuốc chống ung thư;Người làm công việc tập trung như lái xe, vận hành máy móc cần thận trọng khi sử dụng thuốc Oxlatin, vì thuốc làm tăng nguy cơ chóng mặt, buồn nôn và các triệu chứng thần kinh khác ảnh hưởng đến sự thăng bằng của cơ thể người dùng.Người bệnh nên được thăm khám thần kinh trước và sau khi điều trị bằng Oxlatin.Người bệnh nên được xét nghiệm công thức máu trước khi điều trị bằng thuốc Oxlatin.Trẻ dưới 15 tuổi cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc Oxlatin.Oxlatin chứa hoạt chất Oxaliplatin là một thuốc chỉ dùng trong chuyên khoa ung thư và cần được kê đơn, bạn không tự ý sử dụng khi chưa được chỉ định của bác sĩ.;;;;;Ospay là một loại dung dịch xịt mũi có chứa Oxymetazoline và Dexamethasone, có tác dụng chống viêm, giảm sung huyết và thông khí mũi. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Ospay là một loại thuốc dạng dung dịch xịt mũi có chứa hoạt chất chính là Oxymetazoline và Dexamethasone. Thuốc được đóng gói dạng hộp 1 lọ với thể tích là 15ml. Trong mỗi lọ thuốc có chứa:Thành phần Oxymetazoline hydrochloride 7,5mg.Thành phần Dexamethasone natri phosphate 15mg.Ngoài ra trong mỗi lọ thuốc Ospay có chứa tá dược vừa đủ.Về tác dụng của các thành phần chính được biết đến như sau:Tác dụng của thành phần Oxymetazoline:Thành phần này là một dẫn xuất Imidazoline, có tác dụng làm co mạch ở niêm mạc mũi do tác động lên các thụ thể alpha - adrenergic. Từ đó, làm giảm dòng máu lưu thông và giảm sung huyết mũi.Ngoài ra, hoạt chất Oxymetazoline còn có tác dụng làm thông khí ở vòi nhĩ trong thời gian ngắn.Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây giãn mạch trở lại.Tác dụng của thành phần Dexamethasone:Hoạt chất này là một glucocorticoid tổng hợp, có cấu trúc tương tự hormon vỏ thượng thận, tác dụng chính là chống viêm.Bên cạnh đó, hoạt chất này còn có tác dụng chống dị ứng và làm thay đổi phản ứng miễn dịch.Sử dụng Dexamethasone có tác dụng trong thời gian dài và hiệu lực của thuốc mạnh hơn các chất cùng nhóm như Prednisolon và Hydrocortison.Dexamethasone kết hợp với kháng sinh dùng toàn thân có tác dụng trong điều trị nhiễm khuẩn. 2. Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Ospay Thuốc Ospay được các bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:Điều trị bệnh viêm xoang.Điều trị viêm mũi dị ứng.Những trường hợp nghẹt mũi hay khó thở tạm thời.Bệnh nhân bị dị ứng đường hô hấp trên.Bệnh nhân bị sung huyết do cảm lạnh.Những trường hợp không nên sử dụng thuốc Ospay trong điều trị:Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với thuốc hay bất cứ thành phần nào của Ospay.Bệnh nhân bị viêm mũi do nhiễm nấm và virus.Đối tượng là trẻ em dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.Những trường hợp cần thận trọng khi sử dụng thuốc Ospay:Những bệnh nhân có bệnh lý nền như mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, cường tuyến giáp.Sử dụng thuốc không nhiều hơn lượng thuốc đã được chỉ định vì dễ gây kích ứng.Không nên sử dụng thuốc Ospay trong thời gian dài vì dễ gây quen thuốc và gia tăng tác dụng phụ.Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà cần sự hướng dẫn của bác sĩ và điều dưỡng. Cách dùng thuốc Ospay: Bệnh nhân sử dụng thuốc Ospay theo hướng dẫn như sau:Lắc lọ thuốc vài lần, sau đó mở nắp bảo vệ.Dùng tay ấn vào nắp lọ thuốc, xịt thử trong không khí, sau đó mới xịt vào mũi, đồng thời hít nhẹ để thuốc vào sâu hơn.Cuối cùng, bệnh nhân đậy nắp bảo vệ sau mỗi lần sử dụng thuốc.Liều dùng thuốc: Thuốc Ospay được dùng với liều lượng bác sĩ chỉ định. Bệnh nhân có thể tham khảo liều lượng sử dụng thuốc sau:Đối tượng sử dụng thuốc Ospay là người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.Mỗi ngày, bệnh nhân sử dụng thuốc từ 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau từ 3 - 4 giờ.Thời gian dùng thuốc Ospay từ 7 - 10 ngày.Trường hợp quên một liều dùng thuốc, bệnh nhân nên sử dụng thuốc ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian gần mới liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều thuốc Ospay tiếp theo đúng kế hoạch. Không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Ospay đã được bác sĩ chỉ định.Trường hợp quá liều thuốc Ospay và cách xử trí:Với thành phần Oxymetazolin hydroclorid: Khi sử dụng quá liều lượng quy định có thể gây suy giảm chức năng của hệ thần kinh trung ương và có thể cần điều trị hỗ trợ tích cực.Với thành phần Dexamethasone: Sử dụng quá liều cho phép có thể gây ngộ độc cấp hoặc hiếm xảy ra trường hợp gây tử vong. Không có thuốc giải độc đặc hiệu với Dexamethasone và không có chỉ định cho việc điều trị ngộ độc mạn, trừ trường hợp bệnh nhân quá nhạy cảm với corticosteroid, gây ra bệnh lý. Với trường hợp này, cần điều trị các triệu chứng.Đối với những triệu chứng như choáng phản vệ hoặc các phản ứng quá mẫn, có thể điều trị bằng Epinephrin, hô hấp nhân tạo và Aminophylin. Đồng thời, cần giữ yên tĩnh và giữ ấm cho cơ thể bệnh nhân. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Ospay Thuốc Ospay có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn sau:Tác dụng tại chỗ: Gây kích ứng mũi, nóng, rát, ngứa, chảy nhiều nước mũi, niêm mạc khô dẫn đến khó thở.Tác dụng toàn thân: Gây khô miệng, ù tai, buồn nôn, bội nhiễm nấm, nhức đầu, phản ứng dị ứng, tăng áp lực nội nhãn, chậm liền sẹo,...Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng kể trên hay bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác nghi do sử dụng thuốc Ospay, bệnh nhân cần ngừng sử dụng thuốc ngay và đến gặp bác sĩ để được tư vấn , hướng dẫn cách xử trí phù hợp với tình trạng bệnh. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Ospay Ospay có thể tương tác với một số loại thuốc gây những tác động không tốt đến sức khỏe bệnh nhân. Do đó, cần tránh kết hợp với các loại thuốc sau:Các thuốc IMAO như Isocarboxazid, Linezolid, Phenelzin, Selegiline. Khi sử dụng kết hợp Ospay với các thuốc IMAO có thể gây tăng huyết áp do thành phần Oxymetazoline ức chế chuyển hóa các acid amin gây co mạch.Các loại thuốc chống đau nửa đầu như: Ergotamine, Ergonovine, Dihydroergotamine.Các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng như: Amitriplytin, Desipramine, Clomipramine.Thuốc chống đông máu Warfarin, Heparin.Thuốc Ospay có chứa thành phần Dexamethasone là một glucocorticoid, gây ra một số tác dụng không tốt đến sức khỏe của mẹ và thai nhi như chậm phát triển xương, giảm sức đề kháng, đái tháo đường, teo cơ. Do đó, phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại thuốc này để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ thuốc Ospay có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Chính vì vậy, nên thận trọng khi điều trị bằng thuốc Ospay cho các bà mẹ đang cho con bú.Thuốc Ospay có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như hắt hơi, nhức đầu, chảy nước mũi, ngứa, cảm giác buồn nôn gây khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến quá trình làm việc và lái xe. Do đó, cần thận trọng khi sử dụng thuốc Ospay cho các đối tượng này.Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Ospay cho các đối tượng có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý rối loạn tuyến giáp.Sử dụng thuốc Ospay trong thời gian dài có thể ra các phản ứng như kích ứng niêm mạc mũi, tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ do thuốc gây ra.Tóm lại, với các thành phần hoạt chất chính là Oxymetazoline và Dexamethasone, thuốc Ospay được các bác sĩ kê đơn trong điều trị các trường hợp viêm xoang, viêm mũi dị ứng, dị ứng đường hô hấp trên, giảm kích ứng và sung huyết ở xoang. Ospay là thuốc kê đơn, người bệnh nên sử dụng theo đơn chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị được hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ.
question_127
Bị hẹp thanh quản phải làm sao?
doc_127
Thanh quản là một bộ phận nằm trong cổ họng với chức năng thở và phát ra âm thanh. Nhưng khi thanh quản bị hẹp sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng cuộc sống. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý hẹp thanh quản để có thêm những thông tin bổ ích để chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như những người xung quanh nhé. Đây là tình trạng đường thở bị chít hẹp ở các mức độ khác nhau bắt đầu từ nắp thanh quản cho đến khí quản. Khi mắc bệnh lý này, bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Chính vì vậy, nếu bị hẹp thực quản trong thời gian dài sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng do cơ thể không được đáp ứng đủ chất. Bên cạnh đó, người bệnh cũng gặp các vấn đề về tâm lý, luôn trong trạng thái khó chịu, căng thẳng, lâu dần có thể bị trầm cảm. Hẹp thanh quản gây khó khăn trong ăn uống khiến trẻ chán nản và không muốn ăn 2. Nguyên nhân gây bệnh hẹp thanh quản 2.1 Do bẩm sinh Trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Thường những thai nhi bị hẹp dây thanh quản ở mức nặng đều sẽ chết trong giai đoạn sơ sinh, còn nếu bị ở mức nhẹ thì thường thể hiện bằng bệnh tiếng rít bẩm sinh. 2.2 Do chấn thương Những người từng bị tai nạn xe cộ, tai nạn lao động, chấn thương hay cắt cổ tự tử bất thành đều có thể gây nên tổn thương dẫn đến tình trạng hẹp thanh quản. 2.3 Do có bệnh lý nền Khi bệnh nhân đã có bệnh lý nền như ung thư thực quản, hoặc có khối u từ bên ngoài thực quản phát triển to dần chèn ép vào khiến lòng thực phản hẹp hơn. 2.4 Do viêm Hẹp thanh quản có thể bị gây ra bởi nguyên nhân viêm cấp tính và viêm mạn tính. – Viêm cấp tính Bệnh nhân mắc bệnh sởi, bạch hầu, cúm hay thương hàn dẫn đến bị phù nề, loét niêm mạc và hoại tử sụn. – Viêm mạn tính Bệnh nhân mắc giang mai bẩm sinh hoặc giang mai thời kỳ 3 gây nên thâm nhiễm kéo dài hoặc tình trạng loét kèm theo sẹo xơ bị nhăn nhúm, sẹo có tình trạng dính, cứng. 2.5 Nguyên nhân khác – Bị chất hóa học ăn mòn như axit, sút gây nên tình trạng niêm mạc bị bỏng. – Đặt ống khí quản Froin hay ống nội khí quản, đeo ống khí quản Krishaber lâu ngày. 3. Triệu chứng hẹp thanh quản Một số triệu chứng thường gặp của bệnh lý này có thể kể đến như: – Khó nuốt đồ ăn, ăn uống có cảm giác bị nghẹn. – Giọng bị khàn, thở rít, – Mặt nhợt nhạt thiếu sức sống, luôn cảm thấy bồn chồn, không yên. – Có cảm giác đau tức vùng thượng vị. Hẹp thanh quản khiến cơ thể bệnh nhân luôn mệt mỏi, thiếu sức sống Bệnh lý này sẽ gây nên một số biến chứng nguy hiểm như: – Bị giảm cân, suy dinh dưỡng do bị chán ăn, khó khăn trong khí ăn, mất cảm giác ngon miệng khi ăn trong thời gian dài. – Căng thẳng, suy nghĩ nhiều dẫn, nếu kéo dài có thể gây trầm cảm. – Có thể bị nghẹt thở, ngưng thở bất chợt. – Buồn nôn hoặc có cảm giác buồn nôn do bị trào ngược thức ăn. – Bị rò rỉ thực quản, khí quản và ung thư hóa. – Nếu bị hẹp thực quản không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ gây nên biến chứng Barrett thực quản. – Bệnh lý này có thể có nguy cơ bị tràn dịch phổi và có thể dẫn đến viêm phổi. – Đặc biệt, việc không điều trị sớm có thể dẫn đến ung thư thực quản. 5. Biện pháp điều trị hẹp thanh quản Trước khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá các yếu tố để đánh giá mức độ hẹp thanh quản bằng cách chỉ định bệnh nhân chụp X-quang hoặc đánh giá hầu-thực quản bằng phương pháp nội soi thực quản. Sau khi đã có đủ thông tin thì sẽ tiến hành phẫu thuật. Để điều trị hẹp thanh quản hiệu quả, bệnh nhân thường được chỉ định tái tạo thanh quản (LTR) và cắt bỏ cricotracheal (CTR). 5.1 Tái tạo thanh quản (LTR) Bác sĩ tiến hành chèn mảnh sụn (sụn lấy từ xương sườn, tai hoặc thanh quản của bệnh nhân) vào để mở rộng đường thở. Các mảnh ghép này có thể được đặt ở thành trước hoặc thành sau của đường thở hoặc được đặt ở cả hai nơi. 5.2 Cắt bỏ cricotracheal (CTR) Thủ thuật này đòi hỏi kỹ thuật cao hơn Tái tạo thanh quản (LTR) với mục đích loại bỏ phần hẹp đường thở và sau đó sẽ nối với đường kính bình thường còn lại của đường thở. Cắt bỏ cricotracheal được chỉ định với trường hợp bị hẹp thanh quản nghiêm trọng hơn. Bình thường, kỹ thuật này được thực hiện một lần, tuy nhiên với một số trẻ bị bệnh tim phổi và bệnh lý thần kinh thì có thể thực hiện ở hai giai đoạn khác nhau. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng cả hai phương pháp này để việc điều trị hiệu quả. 5.3 Lưu ý về sinh hoạt – Xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày khoa học và lành mạnh, đặc biệt chú ý ăn chậm nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn và giảm bớt số lượng đồ ăn, không nằm ngay sau bữa ăn. – Hạn chế tối đa ăn các đồ chua, cay nóng. – Tránh đồ uống chứa cồn và các chất kích thích. – Tập luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe. – Tuân thủ theo đúng liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ. – Hệ thống máy móc được nhập khẩu từ các nước có nền y học tiên tiến như Đức, Singapore, Mỹ,… – Đội ngũ y bác sĩ giàu y đức, dày kinh nghiệm, luôn tận tâm và chu đáo với bệnh nhân. – Giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa chi phí với BHYT và BH Bảo Lãnh. – Tận hưởng các tiện ích của mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại sang chảnh.
doc_11929;;;;;doc_45222;;;;;doc_44431;;;;;doc_55704;;;;;doc_59801
Cách chẩn đoán và điều trị Đúng như tên gọi, hẹp thực quản là tình trạng ống thực quản - ống cơ nối từ họng xuống dạ dày bị thu hẹp. Khi thức ăn hay đồ uống đi qua chỗ bị thu hẹp này thì người bệnh sẽ cảm thấy nghẹn, đau và khó chịu. Thực tế thì hẹp thực quản có thể xảy ra ở bất cứ người nào và ở mọi độ tuổi. Đây cũng là căn bệnh khá phổ biến trên thế giới. Thế nhưng, bạn tuyệt đối không được chủ quan bởi hẹp thực quản có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Hẹp thực quản cản trở hoạt động ăn uống khiến cơ thể bị thiếu chất, sụt cân, suy giảm hệ miễn dịch và tăng nguy cơ trầm cảm. Ống thực quản hẹp nên thức ăn không thể đi qua để xuống dạ dày mà trào ngược lại và dễ lọt vào đường thở, gây ngạt thở, viêm phổi, hen suyễn và các vấn đề về hô hấp. Hẹp thực quản kéo dài có thể biến chứng rò thực quản,… Trường hợp nặng có thể diễn tiến thành ung thư, làm tăng tỷ lệ tử vong. Để chẩn đoán hẹp thực quản, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng và cận lâm sàng. Khám lâm sàng Bác sĩ tiến hành thăm hỏi tiền sử bệnh lý cũng như thói quen sinh hoạt, tính chất công việc,… Ngoài ra, sẽ tổng hợp các triệu chứng mà bạn liệt kê lại, bao gồm cả thời gian và mức độ của từng triệu chứng để có được những chẩn đoán ban đầu. Khám cận lâm sàng Khám cận lâm sàng bao gồm nhiều phương pháp khác nhau để đảm bảo kết quả thăm khám được chính xác nhất. Nội soi tiêu hóa: Bác sĩ có thể chỉ định nội soi thực quản hoặc nội soi tiêu hóa, tùy trường hợp mà thực hiện nội soi có sinh thiết hay không sinh thiết để xem hẹp thực quản là lành tính hay ác tính. Chụp X-quang cản quang bari: Bác sĩ tiến hành chụp X-quang thực quản, dạ dày,… để kiểm tra các vết viêm loét. Thường thì những người có tiền sử xạ trị hoặc nuốt phải chất gây ăn mòn sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp này. Siêu âm nội soi: Phương pháp này giúp đánh giá chi tiết mức độ thương tổn của thực quản cũng như nguyên nhân gây hẹp thực quản là gì. Xét nghiệm: Bao gồm kiểm tra nồng độ p H và đo áp lực thực quản. Phương pháp này áp dụng khi nội soi và chẩn đoán hình ảnh không có bất thường. Trong đó, kiểm tra p H nhằm xác định axit trong thực quản tại mỗi thời điểm khác nhau. Còn đo đáp lực thực quản khi người bệnh nuốt để có những đánh giá chính xác về nhu động thực quản trước khi tiến hành phẫu thuật.4. Phương pháp điều trị hẹp thực quản Tùy vào mức độ bệnh, nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hẹp thực quản cho phù hợp, hiệu quả. Nhưng nhìn chung sẽ có các phương pháp sau. Nội soi nong thực quản Phương pháp này được áp dụng phổ biến bởi tính đơn giản, an toàn, ít gây ra biến chứng. Sau khi nong thì đoạn bị hẹp của thực quản sẽ rộng ra, giúp thức ăn được di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên, nong thực quản có thể được thực hiện nhiều lần trong trường hợp hẹp thực quản thường xuyên tái phát. Đầu tiên, người bệnh được gây mê để giảm cảm giác đau và khó chịu. Tiếp đến, ống nội soi được đưa vào trong miệng, qua thực quản và đến dạ dày, nuột non. Tại những vị trí bị hẹp sẽ có dụng cụ nong để làm giãn ống thực quản. Đặt stent thực quản Phương pháp này chủ yếu áp dụng cho các bệnh nhân bị hẹp thực quản ác tính do khối u, gặp nhiều khó khăn trong ăn uống và thở. Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ đặt các stent kim loại chuyên dụng vào vị trí hẹp của thực quản, tạo sự lưu thông ổn định để người bệnh không bị đau khi nuốt. Thay đổi thói quen sinh hoạt Với các trường hợp hẹp thực quản lành tính hoặc do ảnh hưởng từ trào ngược dạ dày thực quản thì việc thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống,… có thể giúp cải thiện tình trạng. Ngủ đúng tư thế, không nằm sấp. Đặc biệt, nên kê một chiếc gối cao khi ngủ để tránh bị trào ngược. Chia nhỏ các bữa ăn thành 5 - 6 bữa trong ngày. Sau khi ăn xong, nên vận động nhẹ nhàng, không được đi ngủ ngay. Tránh xa thuốc lá, rượu bia, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,… Không mặc quần quá chật, nịt bụng hoặc gập bụng gây tăng áp lực đột ngột tại ổ bụng. Duy trì cân nặng lý tưởng, không để thừa cân, béo phì. Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng thuốc điều trị hẹp thực quản, thường là các loại thuốc kháng axit dạ dày hay thuốc ức chế bơm proton. Dù là thuốc nào thì cũng tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả, phòng tránh tác dụng phụ. Điều trị phẫu thuật;;;;;Hẹp niệu quản là căn bệnh khá phổ biến và điều trị dễ dàng nếu phát hiện sớm. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh hẹp niệu quản sẽ gây ra rắc rối nghiêm trọng cho sức khỏe. Tìm hiểu về căn bệnh này và cách điều trị hẹp niệu quản ngay trong bài viết sau đây. 1. Tìm hiểu chung về bệnh hẹp niệu quản Hệ tiết niệu của cơ thể con người là một trong những cơ quan bài tiết quan trọng. Niệu quản là là một cơ quan dạng ống nhỏ thuộc hệ tiết niệu. Có vai trò dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang hoặc cũng có thể là nơi chứa nước tiểu tạm thời. Niệu quản thường có ba vị trí hẹp sinh lý là lỗ niệu quản, phần niệu quản đổ vào bàng quang và phần niệu quản nối với bể thận. Ngoài lý do bẩm sinh khiến niệu quản bị hẹp sinh lý 3 đoạn trên, cũng có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hẹp niệu quản bệnh lý. Bệnh hẹp niệu quản khá phổ biến, có thể do bẩm sinh hoặc do bệnh lý gây lên 1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp niệu quản bệnh lý – Tình trạng niệu quản đôi. – Đoạn nối niệu quản với thận hay với bàng quang có bất thường khiếp niệu quản bị hẹp. – Người bệnh bị xơ hóa sau phúc mạc. – Sỏi niệu quản cũng là nguyên nhân gây chít hẹp. – Viêm nhiễm đường tiết niệu, khiến ống niệu quản bị sưng tấy trong thời gian dài. – Sự tăng trưởng bất thường của các mô bên trong niêm mạc niệu quản. – Các khối u phát triển gây hẹp niệu quản. – Tình trạng táo bón kéo dài cũng khiến niệu quản bị hẹp. Hẹp niệu quản gây ra tình trạng tắc nghẽn dòng nước tiểu. Do đó, tùy thuộc vào sự tắc nghẽn sẽ gây ra những triệu chứng từ nhẹ đến nặng: – Người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu tái đi tái lại nhiều lần. – Người bệnh đi tiểu có lẫn máu đỏ tươi. – Người bệnh gặp phải tình trạng khó đi tiểu. – Người bệnh mỗi lần đi tiểu lượng nước tiểu ít, luôn có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không đi tiểu hết được. – Người bệnh có chịu, đau vùng lưng và bụng. Tình trạng tắc nghẽn nếu như toàn bộ ống niệu quản sẽ gây ra triệu chứng rầm rộ. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của thận. Hẹp niệu quản có thể gây ra những triệu chứng rất khó chịu như đau bụng dữ dội, đau lưng, khó tiểu… 2. Cách điều trị hẹp niệu quản hiệu quả hiện nay Các cách điều trị hẹp niệu quản đều nhằm mục tiêu loại bỏ sự tắc nghẽn để nước tiểu lưu thông bình thường. Tiếp đến, là điều trị các tổn thương. Dưới đây là những cách điều trị hẹp niệu quản hiệu quả nhất: 2.1. Cách điều trị hẹp niệu quản bằng dẫn lưu nước tiểu Hẹp niệu quản bán phần hay toàn phần đường kính ống niệu quản sẽ gây ra những cơn đau dữ dội. Do đó việc điều trị cần phải dẫn lưu nước tiểu ngay, để nước tiểu có thể đào thải ra khỏi cơ thể bình thường. Phương pháp điều trị này, tạm thời giảm bớt những cơn đau do tắc nghẽn, giải phóng nước tiểu, tránh nguy cơ vỡ thận. Để tiến hành, bác sĩ đặt một ống rỗng ở bên trong niệu quản để đảm bảo niệu quản luôn mở. Hoặc phải tiến hành dẫn lưu nước tiểu từ bể thận qua da. Để thực hiện, bác sĩ tạo một đường dẫn lưu nước tiểu thoát qua da ở mạng sườn. Cách điều trị này, giải quyết được tình trạng ứ đọng nước tiểu, ứ đọng mủ ở đài bể thận. Chỉ định dẫn lưu nước tiểu là tạm thời hay vĩnh viễn đều phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. 2.2. Cách điều trị hẹp niệu quản bằng phương pháp phẫu thuật Một số trường hợp hẹp niệu quản được chỉ định phẫu thuật khi đáp ứng đủ yêu cầu. Có hai phương pháp phẫu thuật hẹp niệu quản là mổ mở và mổ nội soi. Căn cứ cụ thể vào mỗi trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Mổ mở điều trị hẹp niệu quản có nhiều nhược điểm như gây đau đớn nhiều, mất máu và lâu hồi phục. Phương pháp mổ nội soi là cách điều trị hẹp niệu quản hiệu quả nhiều ưu điểm hơn. Phương pháp này giúp người bệnh đỡ đau, ít chảy máu và nhanh chóng hồi phục. Hẹp niệu quản nếu không được chữa trị kịp thời có thể khiến đường tiết niệu nhiễm trùng nhiều lần. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây ra tổn thương thận không hồi phục. Hẹp niệu quản hình thành do khối u bên trong, nếu không được phát hiện sẽ không điều trị kịp thời. Nếu là khối u ác tính, sự chậm trễ trong chẩn đoán có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Hẹp niệu quản còn dẫn đến viêm nhiễm các cơ quan lân cận. Hình ảnh hẹp niệu quản Những trường hợp hẹp niệu quản bẩm sinh, có thể được phát hiện ra ngay ở giai đoạn thai nhi. Bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng hẹp niệu quản thông qua kỹ thuật siêu âm. Một số phương pháp có thể phát hiện bệnh hẹp niệu quản: – Chỉ định xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu: Hai xét nghiệm này giúp bác sĩ phát hiện dấu nhiễm trùng của đường tiết niệu. Đồng thời, cho biết có sự hiện diện của thành phần creatinine hay không. Chỉ số này cho biết chức năng hoạt động của thận. – Chỉ định siêu âm ổ bụng và siêu âm phía sau lưng: Chỉ định này giúp bác sĩ quan sát được các tạng trong ổ bụng, hệ tiết niệu bao gồm thận và niệu quản. – Chỉ định chụp X- Quang hệ tiết niệu: Chỉ định này cũng giúp bác sĩ kiểm tra được những bất thường của hệ tiết niệu, những bất thường ở thận, bàng quang, niệu quản… – Chỉ định nội soi bàng quang: Để tiến hành, bác sĩ sử dụng một ống nhỏ có camera và ánh sáng được đưa vào niệu đạo lên bàng quang. Nội soi hệ tiết niệu bàng quang cho phép bác sĩ quan sát tỉ mỉ bên trong bàng quang, niệu đạo. – Chỉ định chụp cắt lớp vi tính: Với góc quan sát rộng, nhiều góc độ khác nhau, tạo ra hình ảnh cắt ngang của thận, niệu quản và bàng quang. – Chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI: Đây là phương pháp hiện đại sử dụng từ trường và sóng radio. Phương pháp này cho hình ảnh chi tiết của các mô tạo nên hệ tiết niệu. 5. Tổng kết;;;;;Khó thở thanh quản có thể xảy ra cả với người lớn lẫn trẻ em, do nhiều nguyên nhân mà ra. Đặc biệt, nó có khả năng gây tử vong rất cao ở trẻ em nếu không được cấp cứu kịp thời. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn những thông tin cơ bản nhất liên quan đến hiện tượng này. Thanh quản nằm chính giữa cổ, có 2 chức năng chính là hô hấp và nói. Chức năng hô hấp gồm dẫn khí và bảo vệ; khi chúng ta hít vào, thanh môn sẽ mở ra; ngược lại, khi chúng ta thở ra thì thanh môn lại mở vừa. Chức năng nói tức là khi chúng ta phát âm và nói thanh quản sẽ mở, khép và rung động để phát ra các âm cơ bản. Do là chỗ hẹp nhất của đường thở và đảm nhiệm 2 chức năng này nên chỉ cần có tác động nhỏ thôi là đến chức năng dẫn khí đã có thể bị ảnh hưởng gây ra tình trạng khó thở rồi. Thêm vào đó, nếu có yếu tố tác động đến sự khép mở và rung động dây thanh thì sẽ khiến giọng nói bị biến đổi dạng mất tiếng, khàn tiếng,... Khó thở thanh quản là tình trạng tần số, biên độ của thở bị rối loạn được gây nên bởi sự giảm khẩu kính của ống thanh quản ở một hoặc nhiều tầng của hầu họng. Tùy mức độ mà tình trạng khó thở có thể không có cơn, xuất hiện từ từ, đột ngột hoặc thành từng cơn. 2. Vì sao bị khó thở thanh quản 2.1. Nguyên nhân bên ngoài Đây là những yếu tố bên ngoài tác động, gây đè ép thanh quản, điển hình như: bướu tuyến giáp, khối mô viêm ở cổ, khối u vùng cổ,... 2.2. Nguyên nhân tại thanh quản - Hẹp lòng thanh quản bẩm sinh. - Chấn thương tại thanh quản. - Hẹp lòng thanh quản do sẹo. - Bệnh hen suyễn. - Liệt dây khép thanh nên không khí khó đi qua thanh quản được. - Viêm nhiễm, u thanh quản. - Bệnh bạch hầu. 2.3. Nguyên nhân bên trong Thường gặp nhất là sự tồn tại của dị vật ở lòng thanh quản do hít phải thức ăn; côn trùng,... . 3. Dấu hiệu khó thở thanh quản là gì Người bị khó thở thanh quản thường có các dấu hiệu sau: - Khó thở thì hít vào. - Thanh quản có tiếng rít. - Tùy mức độ khó thở mà có thể bị rút lõm lồng ngực và hõm ức. - Khàn hoặc mất tiếng. 4. Chẩn đoán và điều trị 4.1. Chẩn đoán - Đánh giá mức độ khó thở thanh quản + Mức độ 1: nói hay khóc đều bị khàn và rè tiếng; tiếng ho vang còn trong; lõm hõm ức nhẹ kín đáo; có tiếng rít thanh quản nhưng nhẹ; toàn thân chưa bị ảnh hưởng. + Mức độ 2: nói không rõ hoặc mất tiếng; ho ông ổng; tiếng rít thanh quản đã rõ; lõm hõm ức vừa; lo sợ, hốt hoảng, vật vã; khó thở chậm, khó thở thì thở vào;... + Mức độ 3: tiếng nói phào phào hoặc không thành tiếng; mất tiếng; không ho được hoặc ho không thành tiếng; khó thở dữ dội; rối loạn nhịp thở; tím tái; vã mồ hôi; li bì; hôn mê;... - Đo PO2 và PCO2 trong máu. - Phân biệt: + Khó thở ở phổi: nghe phổi, X-quang phổi. + Khó thở hen phế quản: thở ra có tiếng cò cử hoặc lẫn tiếng rít mạnh, nghe phổi có rale ngáy, rale rít. 4.2. Điều trị Nguyên tắc điều trị cần thực hiện là xử trí khó thở trước sau đó mới tìm và điều trị nguyên nhân. Mục đích của việc điều trị triệu chứng nhằm giảm khó chịu cho người bệnh. Điều trị bệnh lý là phương pháp được tiến hành sau khi bệnh nhân không còn trong tình trạng nguy kịch. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện một số kiểm tra cần thiết để xác định nguyên nhân gây khó thở và lấy đây làm căn cứ đưa ra hướng xử trí dứt điểm. Tùy theo mức độ và nguyên nhân gây khó thở thanh quản ở từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp: - Khó thở do dị vật: thực hiện phương pháp loại bỏ dị vật ra khỏi đường thở. - Bệnh viêm thanh quản do bạch hầu: dùng kháng sinh Penicillin liều cao kết hợp thuốc chống viêm và giảm đau. Người bệnh cần được trợ tim và theo dõi sát sao. - Cúm gây nhiễm trùng dây thanh: tiêm Depersolon liều 2mg/ kg kết hợp dùng kháng sinh đường tiêm và thuốc điều trị triệu chứng. - VA gây viêm thanh quản: có thể cân nhắc chỉ định nạo VA. - Áp xe thành sau họng: dùng thuốc kháng sinh kết hợp chích rạch và dẫn lưu mủ. - U nhú: phẫu thuật để cắt bỏ và bóc tách u nhú ở dây thanh. Riêng trường hợp khối u ác, ức chế tế bào ung thư cần kết hợp với thuốc hóa trị. - Dị tật hoặc sẹo cấu trúc dây thanh: phẫu thuật và tái tạo dây thanh nếu tình trạng khó thở xảy ra thường xuyên làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhìn chung, việc điều trị tình trạng khó thở thanh quản tùy từng trường hợp sẽ cân nhắc hướng điều trị phù hợp như: thở oxy, mở khí quản hoặc đặt nội khí quản, dùng thuốc kháng sinh, thuốc kháng viêm, lấy dị vật đường thở, an thần và theo dõi tình trạng khó thở. Trong đó: - Mở khí quản: cần được thực hiện kịp thời để cứu tính mạng bệnh nhân, chủ yếu thực hiện đối với các trường hợp khó thở độ 2 và 3. - Điều trị nội khoa: thực hiện với khó thở ở cấp độ 1 không có nguy cơ tiến triển nhanh với các biện pháp: chườm nóng vùng cổ, canxi đường uống hoặc tiêm, khí dung hydrocortison. 4.3. Tiên lượng - Viêm nhiễm: thường thì các triệu chứng phù nề, viêm sẽ nhanh chóng thoái lui, thuốc đáp ứng tốt trong khoảng 7 ngày. - Dị vật: chỉ cần loại bỏ được dị vật ra khỏi đường thở sớm thì tiên lượng rất tốt. - Sẹo hẹp: tùy cơ địa của người bệnh và mức độ tổn thương của sẹo mà đáp ứng phẫu thuật ở mỗi người có sự khác nhau. - Nguyên nhân khác: tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.;;;;;Bệnh hẹp niệu quản là tình trạng tắc nghẽn ở một hoặc cả hai ống niệu quản dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nếu không phát hiện, điều trị kịp thời bệnh sẽ gây ra các biến chứng khó lường như viêm đường tiết niệu tái diễn, tổn thương thận không hồi phục… 1. Nguyên nhân gây hẹp niệu quản Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh hẹp niệu quản. Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là hẹp niệu quản bẩm sinh. Ngoài ra, hẹp niệu quản có thể còn do một số nguyên nhân khác gây ra như: – Niệu quản đôi. Đây là tình trạng cơ thể có hai niệu quản hình thành trên cùng một quả thận, 1 niệu quản phát triển bình thường, 1 niệu quản chỉ phát triển một phần. – Vị trí niệu quản nối với bàng quang hoặc thận thường sẽ bị hẹp. – Do xơ hóa sau phúc mạc. Khi các mô sợi phát triển khu vực phía sau bụng. Các khối sợi này bao vây lấy niệu quản, chặn niệu quản gây hẹp. – Sỏi niệu quản. Niệu quản là ông nhỏ, khi có sỏi kích thước lớn sẽ bít tắc đường niệu quản. – Tình trạng táo bón nặng cũng là một nguyên nhân dẫn đến bệnh hẹp niệu quản. – Khối u ác tính hay lành tính ở các cơ quan lân cận, chèn ép vào niệu quản gây hẹp. – Phụ nữ bị bệnh lạc nội mạc tử cung cũng có thể dẫn đến hẹp niệu quản. – Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt, u tuyến tiền liệt… chèn ép niệu quản gây hẹp. Hẹp niệu quản có thể là tình trạng bẩm sinh hoặc cũng có thể phát triển sau này do nhiều nguyên nhân khác nhau Triệu chứng của bệnh có rầm rộ hay không phụ thuộc vào vị trí và tình trạng tắc nghẽn. Tắc nghẽn xảy ra ở một phần thường không gây ra triệu chứng bất thường. Nếu tắc nghẽn toàn bộ, triệu chứng xảy ra sẽ rất điển hình các triệu chứng của bệnh hẹp niệu quản có thể kể đến như sau: – Người bệnh bị đau lưng lan tỏa phần thắt lưng. – Người bệnh nhận thấy có sự thay đổi về lượng nước tiểu: nước tiểu ra ít hơn, bị ngắt quãng… – Người bệnh cũng cảm nhận rõ tình trạng khó đi tiểu. – Người bệnh đi tiểu có lẫn máu do niệu quản đã bị tổn thương. – Người bệnh xuất hiện tình trạng đau bụng, buồn nôn và ói mửa. – Người bệnh bị sốt và ớn lạnh do tình trạng viêm cấp tính đường tiểu. Khi có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ gặp phải các vấn đề về hệ tiết niệu, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám. Hẹp niệu quản gây tắc nghẽn đường tiểu khiến người bệnh đau bụng dữ dội – Bệnh có thể khiến nước tiểu chảy ngược lại thận, gây tổn hại nghiêm trọng đến thận. – Bệnh khiến viêm nhiễm đường tiết niệu tái diễn, tổn thương các cơ quan tiết niệu không hồi phục. – Gây ra tình trạng viêm nhiễm tại các cơ quan nằm lân cận niệu quản. – Gây ra tình trạng táo bón nặng cho người bệnh. – Đối với phụ nữ có thai, nếu thai nhi quá to khiến tử cung chèn ép vào niệu quản, tác động không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. 3. Các phương pháp chẩn đoán bệnh hẹp niệu quản Hẹp niệu quản bẩm sinh được phát hiện qua siêu âm thai kỳ. Hẹp niệu quản tiến triển cùng với sự phát triển của trẻ hay hẹp niệu quản ở người trưởng thành được phát hiện qua: – Thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu, xét nghiệm này giúp bác sĩ tìm dấu hiệu nhiễm trùng. Đồng thời xem có sự hiện diện của thành phần creatinine hay không. Creatinine là chỉ số quan trọng, báo hiệu chức năng hoạt động của thận có bình thường hay không. – Thực hiện siêu âm: Siêu âm ổ bụng và siêu âm phía sau lưng, giúp bác sĩ quan sát thận và niệu quản. – Thực hiện tiến hành chụp X-quang bộ phận bàng quang và niệu đạo. – Thực hiện nội soi bàng quang cho phép bác sĩ nhìn thấy niệu đạo, bàng quang người bệnh. – Thực hiện chụp cắt lớp vi tính, tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của các cơ quan hệ tiết niệu. – Thực hiện chụp cộng hưởng từ để có hình ảnh chi tiết các cơ quan hệ tiết niệu. Có nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh hẹp niệu quản, trong đó có phương pháp siêu âm 4. Cách điều trị bệnh hẹp niệu quản hiện nay Mục đích của việc điều trị là loại bỏ sự tắc nghẽn. Sau khi ổn định, điều trị tổn thương thận, loại bỏ nhiễm trùng đường tiểu. Điều trị hiệu quả hẹp niệu quản bao gồm kết hợp: – Tiến hành dẫn lưu nước tiểu: Hẹp niệu quản hoàn toàn gây đau dữ dội, cần dẫn lưu nước tiểu cấp cứu. Nước tiểu được đào thải ra bên ngoài, tạm thời giúp giảm các triệu chứng khó chịu. Thực hiện dẫn lưu nước tiểu bác sĩ tiến hành đặt stent niệu quản: 1 ống rỗng chèn bên trong niệu quản, giữ cho niệu quản luôn mở. Nếu dẫn lưu nước tiểu ở bể thận qua da thì thiết lập một đường dẫn từ bể thận ra ngoài qua da. Dẫn lưu nước tiểu giải quyết tình trạng ứ nước, ứ mủ thận, giảm các triệu chứng nhiễm trùng. – Tiến hành can thiệp phẫu thuật: Tùy vào tình trạng của người bệnh, sẽ được tiến hành phẫu thuật điều trị hẹp niệu quản bằng một trong hai phương pháp: Mổ mở hoặc mổ nội soi. Mổ mở sẽ gây ra tình trạng mất nhiều máu, đau đớn, lâu phục hồi hơn. Trong khi đó mổ nội soi khắc phục được hết các nhược điểm của mổ mở: không có sẹo xấu, hạn chế chảy máu, không đau… – Phụ nữ mang thai cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ, thực hiện siêu âm thai nhi. Nếu phát hiện thai nhi bị hẹp niệu quản bẩm sinh, bác sĩ sẽ có phương án can thiệp điều trị cho trẻ ngay sau sinh. Siêu âm ở phụ nữ mang thai còn giúp phát hiện sự phát triển của bào thai có gây chèn ép lên niệu quản của người mẹ hay không. – Hẹp niệu quản có thể gây ra bởi sỏi đường tiết niệu, nên dự phòng căn bệnh này bằng cách uống nhiều nước, không được nhịn tiểu, thăm khám định kỳ… – Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, phòng tránh bệnh táo bón. Bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những nguyên nhân và cách điều trị bệnh hẹp niệu quản. Khi có bất cứ dấu hiệu nghi ngờ nào, người bệnh cần đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa Thận – tiết niệu để được thăm khám.;;;;;Chít hẹp niệu quản là bệnh lý có thể chữa khỏi, tuy nhiên không phát hiện bệnh sớm hoặc duy trì tình trạng hẹp niệu quản lâu mà không điều trị kịp thời có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho thận, hệ tiết niệu và sức khỏe nói chung. Dưới đây là những thông tin về bệnh hẹp niệu quản và những phương pháp điều trị cho người bệnh. Khác với 3 vị trí hẹp sinh lý tự nhiên của cấu tạo niệu quản ở con người là đoạn nối giữa bể thận và niệu quản, đoạn niệu quản bắt chéo động mạch chậu và đoạn nối niệu quản – thành bàng quang. Hẹp niệu quản hay chít hẹp niệu quản, bó hẹp niệu quản là tình trạng niệu quản bị thu nhỏ bất thường ở bất kỳ vị trí nào trên đường ống niệu quản. Niệu quản thông thường có đường kính trong khoảng 2mm-3mm và có thể giãn rộng đến 7mm. Tuy nhiên khi xảy ra tình trạng chít hẹp đường kính niệu quản sẽ thu nhỏ hơn và cản trở sự lưu thông của nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Hẹp niệu quản thường xuất phát từ một số bệnh lý có liên quan như: Do khối u chèn vào niệu quản, mắc các bệnh lý bẩm sinh như niệu quản đôi hình thành trên 1 quả thận, túi sa niệu quản, hẹp chỗ nối bể thận niệu quản, sỏi niệu quản, hoặc do các can thiệp ngoại khoa vào niệu quản,… Chít hẹp niệu quản là đường ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang có đoạn bị bó hẹp gây cản trở sự lưu thông của nước tiểu 2.1 Một số triệu chứng của hẹp niệu quản Người bệnh thường khó phát hiện bản thân mắc hẹp niệu quản, thông thường chỉ vô tình phát hiện qua thăm khám sức khỏe. Bởi hẹp niệu quản có thể có hoặc không gây ra triệu chứng cho người bệnh. Các triệu chứng phụ thuộc vào vị trí xảy ra tắc nghẽn, mức độ tắc nghẽn là một phần hay toàn bộ niệu quản, mức độ ảnh hưởng đến một hay cả hai thận. Một số dấu hiệu nhận biết dưới đây có thể giúp bạn phát hiện ra những bất thường của cơ thể và đi thăm khám và điều trị kịp thời. – Đau lưng: Đau có thể không ngồi yên hoặc có tư thế giảm đau phù hợp, đau kèm theo sốt – Thay đổi lượng nước tiểu, bí tiểu, tiểu khó, trong nước tiểu có máu 2.2 Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra Trong trường hợp nếu người bệnh không phát hiện hoặc điều trị kịp thời, triệu chứng bệnh có thể sẽ gia tăng và người bệnh có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng. – Nước tiểu chảy ngược vào thận gây giãn đài bể thận, giãn niệu quản trên vị trí hẹp, thận ứ nước ứ mủ, suy giảm chức năng thận – Nước tiểu ứ đọng lâu ngày mà không được bài xuất hoàn toàn tăng nguy cơ hình thành sỏi – Tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng đường tiết niệu – Thận và hệ tiết niệu chịu ảnh hưởng của bệnh sẽ khiến quá trình lọc chất thải và bài tiết cũng bị tác động, từ đó cơ thể, sức khỏe người bệnh dễ suy nhược. Điều trị hẹp niệu quản nếu không được thực hiện kịp thời sẽ dễ gây tổn thương nghiêm trọng đến chức năng thận 3. Các phương pháp điển hình điều trị hẹp niệu quản Hiện nay đối với bệnh hẹp niệu quản có các phương pháp điều trị phổ biến là nội soi niệu quản và nong rộng niệu quản đặt ống JJ, phẫu thuật tạo hình niệu quản…Dựa trên tình trạng cụ thể của mỗi bệnh nhân sau các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị mang lại hiệu quả nhất. 3.1 Dẫn lưu nước tiểu – Phương pháp điều trị tạm thời Hẹp niệu quản gây đau dữ dội bác sĩ có thể yêu cầu dẫn lưu nước tiểu ngay lập tức để loại bỏ nước tiểu ra khỏi cơ thể nhanh chóng và tạm thời làm giảm các vấn đề gây ra bởi tắc nghẽn. Đây là phương pháp thiết lập một đường dẫn lưu nước tiểu từ bể thận ra ngoài qua da để giúp giải quyết tình trạng ứ nước, ứ mủ bể thận, giải quyết nhiễm trùng tại chỗ, hạn chế khả năng nhiễm trùng lan rộng hơn. Bên cạnh đó còn giúp kéo dài thời gian nâng thể trạng cho người bệnh để tạo điều kiện cho việc giải quyết nguyên nhân gây tắc nghẽn. Dẫn lưu nước tiểu là phương pháp giải quyết tắc nghẽn tạm thời 3.2 Đặt stent niệu quản điều trị chít hẹp niệu quản Đây là phương pháp nong rộng niệu quản bằng thủ thuật hiện đại, ít sang chấn, cho hiệu quả cao và đang được sử dụng nhiều hiện nay. Đặt stent niệu quản là sử dụng một ống rỗng chất liệu bằng nhựa dẻo hoặc silicone với đa dạng kích thước để phù hợp với niệu quản của nhiều bệnh nhân, được đặt bên trong niệu quản để giữ cho niệu quản mở và không bị hẹp. Bệnh nhân được nội soi ngược dòng từ niệu đạo, vào bàng quang lên niệu quản thông qua máy nội soi chuyên dụng. Qua đó bác sĩ sẽ tiến hành đưa dụng cụ vào nong niệu đạo sau đó đặt một ống thông sonde JJ sao cho 1 đầu nằm tại bể thận, 1 đầu nằm tại bàng quang. Sonde JJ sẽ làm giảm tình trạng tắc nghẽn và dự phòng chít hẹp sau khi nong. Ống thông JJ này sẽ được rút ra trong khoảng 3-4 tuần tùy vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân. 3.3 Phẫu thuật tạo hình điều trị chít hẹp niệu quản Tùy vào tình trạng của người bệnh, sẽ được tiến hành phẫu thuật điều trị hẹp niệu quản bằng phương pháp phẫu thuật mổ mở hoặc phẫu thuật mổ nội soi. Tạo hình niệu quản bằng phương pháp mổ mở và nội soi hông lưng đều được thực hiện bằng cách cắt đoạn niệu quản hẹp, và nối niệu hai đầu niệu quản với nhau đồng thời đặt một ống thông sonde JJ bên trong để lưu thông nước tiểu, giúp vết thương tại niệu quản nhanh phục hồi. Nội soi hông lưng điều trị hẹp niệu quản có vết thương nhỏ hơn, 3 vết rạch nhỏ trên da chỉ 5mm. Phẫu thuật mở thông thường áp dụng khi bệnh tiến triển nặng. Sau khi kết thúc điều trị hẹp niệu quản dù bằng phương pháp nào người bệnh đều nên: – Giải quyết những bệnh lý là nguyên nhân gây chít hẹp – Chăm sóc cẩn thận vết mổ, vết thương sau điều trị – Sử dụng thuốc đúng hướng dẫn và tái khám đúng theo yêu cầu của bác sĩ – Lựa chọn chế độ ăn uống mềm dễ tiêu hóa, uống nhiều nước hàng ngày, sử dụng nước ép bổ sung thêm vitamin, các chất kháng sinh tự nhiên có trong rau củ… 4. Kết luận
question_128
Nội soi dạ dày qua đường mũi ở đâu?
doc_128
Nội soi dạ dày đường mũi là phương pháp thăm dò chức năng dạ dày với mục đích quan sát niêm mạc dạ dày, phát hiện tổn thương nếu có và lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn gây viêm loét và ung thư dạ dày HP… Để thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng loại ống nội soi rất nhỏ, luồn qua đường mũi đã được gây tê, qua ngả hầu họng xuống đến thực quản, dạ dày, hành tá tràng, tá tràng. Phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi mất 15 phút thực hiện, không đau, không buồn nôn Với phương pháp nội soi dạ dày truyền thống, ống nội soi khi đi qua họng sẽ gây kích thích tới lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi nên phần lớn người bệnh sẽ cảm thấy nôn nao, khó chịu. Không ít trường hợp bệnh nhân quá nhạy cảm, nhiều lần nội soi đều thất bại. Ngoài ra, bệnh nhân dễ cử động và phản ứng do kích thích trong quá trình nội soi, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc quan sát kỹ niêm mạc. Nếu nội soi dạ dày qua đường mũi, người bệnh không bị kích thích lưỡi gà, vòm khẩu cái và đáy lưỡi nên không có cảm giác khó chịu. Đây là ưu điểm lớn nhất khiến phương pháp này được nhiều bệnh nhân và bác sĩ ưa chuộng, dù phải đi đường vòng. Khi gặp các dấu hiệu bất thường như đau thượng vị, giảm cân không rõ nguyên nhân, buồn nôn và nôn… cần đi thăm khám ngay Tham khảo thêm:
doc_62355;;;;;doc_45813;;;;;doc_9665;;;;;doc_22663;;;;;doc_49097
Trong nội soi dạ dày qua đường mũi, , bác sĩ sẽ đưa ống soi dạ dày qua đường mũi vào thực quản rồi xuống dạ dày. Khác với nội soi thường qua đường miệng, trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa ống soi dạ dày qua đường mũi vào thực quản rồi xuống dạ dày. Nhờ quan sát hình ảnh trên máy soi, bác sĩ có thể biết được các bất thường đang diễn ra trong dạ dày, từ đó đưa ra chẩn đoán chính xác và tư vấn điều trị hiệu quả. Nên nội soi dạ dày ngay khi: Đặc biệt nội soi dạ dày qua đường mũi không gây buồn nôn, khó chịu, ít làm tăng huyết áp hay nhịp tim, vì thế rất thích hợp cho những bệnh nhân lo sợ nội soi ngả miệng. Nội soi dạ dày qua đường mũi không gây khó chịu hay buồn nôn, đồng thời không ảnh hưởng tới nhịp tim, huyết áp. Ít gây khó chịu Khác với nội sọi dạ dày qua đường miệng dễ khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn và ói mửa, nội soi dạ dày đường mũi sử dụng ống nội soi nhỏ đi qua ngả mũi sẽ ít gây kích thích vào lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi và làm giảm phản xạ nôn ói, thậm chí người bệnh vẫn có thể nói chuyện bình thường với bác sĩ trong quá trình nội soi. An toàn hơn Mỗi khi tới bệnh viện để thăm khám một vấn đề sức khỏe nào đó, lo lắng là điều không thể tránh khỏi của nhiều người. Với những trường hợp phải nội soi qua đường miệng, cảm giác này càng tăng lên gấp bội vì sự kích thích của ống nội soi thường gây ra phản xạ nôn ói, khiến nhịp tim và huyết áp tăng cao. Tuy nhiên với phương pháp nội soi qua đường mũi thoải mái, dễ chịu, sẽ ít gây ra thay đổi về huyết áp hay nhịp tim, an toàn hơn so với nội soi qua đường miệng. Bên cạnh đó người bệnh cũng không cần phải lo lắng về tình trạng đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi… như ở nội soi gây mê vì phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi không cần gây mê. Tâm lý người bệnh ổn định, bác sĩ dễ dàng thực hiện thủ thuật, hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn đồng thời việc quan sát hình ảnh bên trong dạ dày cũng được quan sát rõ ràng hơn, giúp chẩn đoán chính xác. Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm Hệ thống máy nội soi hiện đại, góp phần hỗ trợ chẩn đoán ung thư sớm Nhằm hỗ trợ phát hiện sớm và chẩn đoán chính xác các bệnh lý về dạ dày, bệnh viện đã đầu tư trang bị hệ thống máy nội soi phóng đại hình ảnh dải sáng phổ hẹp (NBI) CV – 170 – OLYMPUS, cho hình ảnh quan sát rõ ràng hơn, nhờ đó góp phần hỗ trợ chẩn đoán và tầm soát được các bệnh ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm. Đặt lịch hẹn nhanh chóng Chi phí hợp lý Ý KIẾN CỦA NGƯỜI BỆNH Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội;;;;;Nội soi dạ dày qua đường mũi là phương pháp sử dụng ống nội soi mềm rất nhỏ qua đường mũi đã được gây tê, đến thực quản rồi xuống dạ dày, hành tá tràng, tá tràng. Theo đường đi của ống nội soi, bác sĩ có thể quan sát được bề mặt niêm mạc các bộ phận mà ống nội soi đi qua, từ đó phát hiện được các tổn thương (nếu có) qua hình ảnh nội soi và lấy mẫu xét nghiệm bệnh phẩm, vi khuẩn HP nếu có. nội soi Ưu điểm Cho kết quả có độ chính xác cao, dễ thực hiện. Ống nội soi có đường kính rất nhỏ (khoảng 5,9 mm) và được đi qua đường mũi nên không chạm vào vòm khẩu cái và vùng hầu họng nên hạn chế gây buồn nôn, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nhược điểm Không được thực hiện nếu bệnh nhân có bệnh lý về mũi, hẹp khe mũi và chi phí thường cao hơn so với nội soi qua đường miệng. Ngoài ra, nếu nội soi mà phát hiện thấy các bệnh lý cần can thiệp như lấy dị vật, cầm máu, cắt polyp, thắt tĩnh mạch thực quản,… thì không thực hiện được ngay bằng đường mũi mà bệnh nhân phải chuyển qua nội soi bằng đường miệng. Nhiều người bị viêm loét dạ dày, đại tràng không thấy xuất hiện triệu chứng gì cho đến khi có các biến chứng xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày,… phải nhập viện, hay nguy hiểm hơn là ung thư dạ dày vì không được chẩn đoán và nội soi sớm. Nội soi giúp phát hiện nhiều bệnh lý dạ dày ngay từ giai đoạn đầu, Chỉ với khoảng 15 phút nội soi, không gây đau, không buồn nôn hay khó chịu, độ chính xác cao, không cần gây mê sẽ giúp phát hiện sớm các tổn thương ác tính liên quan đến ung thư giúp người bệnh giải quyết những lo ngại khi đi khám. Vì vậy nếu bạn có những biểu hiện sau đây, bạn nên đi nội soi sớm để phát hiện các bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời: Để thực hiện nội soi dạ dày, đại tràng bệnh nhân nên tìm đến những bệnh viện uy tín có hệ thống máy móc hiện đại và bác sĩ thực hiện nội soi chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.;;;;; ƯU ĐIỂM KHI THỰC HIỆN NỘI SOI DẠ DÀY ĐƯỜNG MŨI Khác với phương pháp nội soi truyền thống, nội soi dạ dày qua đường mũi là thủ thuật mới với nhiều ưu điểm vượt trội: Không đau, không nôn, an toàn và hiệu quả cao. Thủ thuật mới này sử dụng một ống nội soi rất nhỏ đưa qua đường mũi đã được gây tê xuống dạ dày, người bệnh không cảm nhận thấy bất cứ một cảm giác khó chịu nào trong suốt quá trình nội soi. Ống nội soi được luồn qua đường mũi nên ít gây ích thích vào lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi như phương pháp nội soi truyền thống và làm giảm phản xạ nôn ói. Người bệnh không phải gây mê nên huyết áp, nhịp tim không bị thay đổi và hoàn toàn tỉnh táo để nói chuyện trao đổi với bác sĩ cũng như quan sát toàn bộ hình ảnh trong suốt quá trình nội soi. Nội soi dạ dày đường mũi không đau, không buồn nôn, không khó chịu Do không gây đau đớn, khó chịu, nôn ói nên tâm lý người bệnh ổn định, quá trình nội soi diễn ra suôn sẻ, không bị gián đoạn, bác sĩ dễ dàng thực hiện thủ thuật, hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng không mong muốn đồng thời giúp việc quan sát hình ảnh trong dạ dày rõ ràng hơn, giúp chẩn đoán chính xác hơn. Bác sĩ giỏi trực tiếp thực hiện nội soi Đội ngũ bác sĩ giỏi trực tiếp thực hiện nội soi đường mũi không đau, an toàn và chẩn đoán chính xác bệnh Hệ thống máy nội soi hiện đại công nghệ Nhật Bản Chi phí nội soi hợp lý Chi phí nội soi được áp dụng thanh toán bảo hiểm, vì vậy mức giá có thể phù hợp với mọi đối tượng người bệnh. Hệ thống đặt hẹn nhanh chóng Mức giá trên đang được áp dụng tại thời điểm hiện tại, chưa thanh toán bảo hiểm, tuy nhiên, ở thời điểm khác, mức chi phí dịch vụ có thể thay đổi.;;;;; Khác với phương pháp nội soi truyền thống đưa ống nội soi từ miệng, qua họng đến dạ dày và tá tràng, với phương pháp nội soi đưa ống nội soi qua đường mũi bác sĩ sẽ sử dụng loại ống nội soi rất nhỏ, luồn qua đường mũi đã được gây tê, qua ngả hầu họng xuống đến thực quản, dạ dày, hành tá tràng, tá tràng để quan sát bề mặt niêm mạc. Từ đó, phát hiện tổn thương nếu có và lấy mẫu xét nghiệm vi khuẩn HP – vi khuẩn gây viêm loét và ung thư dạ dày. Các chuyên gia cho biết, nội soi qua họng là đường ngắn nhất để xuống đến dạ dày, thao tác thực hiện cũng đơn giản. Tuy nhiên, ống đi qua họng gây kích thích lưỡi gà, vòm khẩu cái, đáy lưỡi, gây cảm giác nôn nao, khó chịu cho bệnh nhân. Bệnh nhân áp dụng phương pháp này thường dễ cử động và phản ứng do kích thích trong quá trình nội soi, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc quan sát kỹ niêm mạc. Nội soi dạ dày qua đường mũi không nôn, không đau, an toàn, hiệu quả cao Nội soi dạ dày qua đường mũi giúp: Người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng. Nên đi khám và thực hiện nội soi dạ dày ngay khi có các dấu hiệu sau:;;;;;Mỗi khi tới bệnh viện để thăm khám một vấn đề sức khỏe nào đó, lo lắng là điều không thể tránh khỏi của nhiều người. Với những trường hợp phải nội soi qua đường miệng, cảm giác này càng tăng lên gấp bội vì sự kích thích của ống nội soi thường gây ra phản xạ nôn ói, khiến nhịp tim và huyết áp tăng cao. Tuy nhiên với phương pháp nội soi qua đường mũi người bệnh sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu, ít gây ra thay đổi về huyết áp hay nhịp tim, an toàn hơn so với nội soi qua đường miệng. Bên cạnh đó người bệnh cũng không cần phải lo lắng về tình trạng đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi…sau khi thực hiện như ở nội soi gây mê vì phương pháp nội soi dạ dày qua đường mũi không cần gây mê. Quy trình thực hiện nhanh chóng, chủ động thời gian Đồng thời ngay sau khi thực hiện nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành test vi khuẩn HP qua dịch dạ dày để chẩn đoán tình trạng hoạt động của vi khuẩn – một trong những tác nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày và là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày thực quản. Trải nghiệm nội soi dạ dày đường mũi với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn Với nội soi dạ dày đường mũi không đơn giản như phương pháp nội soi đường miệng thông thường. Để giảm thiểu tối đa cảm giác khó chịu, người bệnh cần lựa chọn được địa chỉ uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm. Hệ thống máy nội soi hiện đại, góp phần hỗ trợ chẩn đoán ung thư sớm Hệ thống máy móc thiết bị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý dạ dày. Để thay thế những phương pháp thông thường, tiếp nhận những tối ưu của các biện pháp nội soi trước đồng thời mong muốn mang lại hiệu quả chẩn đoán bệnh nhanh chóng chuẩn xác hơn, bệnh viện đã đầu tư trang bị hệ thống máy nội soi phóng đại hình ảnh dải sáng phổ hẹp (NBI) CV – 170 – OLYMPUS. Với hệ thống máy nội soi hiện đại bằng ống mềm kích thước cực nhỏ cùng sự khéo léo của đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, quá trình nội soi qua đường mũi được thực hiện nhanh chóng, nhẹ nhàng, cho hình ảnh quan sát rõ ràng hơn, nhờ đó góp phần hỗ trợ chẩn đoán và tầm soát được các bệnh ung thư đường tiêu hóa ở giai đoạn sớm. Chi phí hợp lý
question_129
Công dụng thuốc Ameghadom
doc_129
Ameghadom còn được biết đến với tên gọi phổ biến khác là Motilium, một loại thuốc đối kháng dopamine được sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng buồn nôn và nôn, các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như chứng liệt dạ dày, kích thích sản xuất sữa mẹ. 1. Tác dụng của thuốc Ameghadom Ameghadom có thành phần chính là Domperidone maleate với hàm lượng 10mg Domperidone. Ameghadom thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh như:Điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn:Nhóm thuốc Domperidone có hoạt tính chống nôn vậy nên nó được chỉ định sử dụng trong việc điều trị chứng buồn nôn liên quan đến đau nửa đầu cấp tính.Điều trị trào ngược dạ dày:Hoạt chất Domperidone có thể được sử dụng để tăng khả năng vận chuyển thức ăn qua dạ dày bằng cách tăng nhu động đường tiêu hóa và do đó có công dụng hiệu quả trong điều trị chứng liệt dạ dày.Thuốc dùng để kích thích sữa mẹ:Để sản xuất sữa mẹ cần có chất kích thích Hormone prolactin, trong khi đó thành phần có trong thuốc Ameghadom giống như một tác nhân chống dopaminergic, dẫn đến tăng tiết prolactin và thúc đẩy tiết sữa.Dùng trong điều trị các triệu chứng của bệnh Parkinson:Domperidone có thể được sử dụng để giảm buồn nôn và các triệu chứng tiêu hóa trong bệnh Parkinson.Thuốc Ameghadom có thể được sử dụng trong chứng khó tiêu và có công dụng hiệu quả trong việc điều trị chứng trào ngược ở trẻ em.Công dụng khác của thuốc:Sử dụng cho một số trường hợp người bệnh bị: Sa dạ dày, các triệu chứng sau cắt dạ dày, viêm dạ dày mạn tính, trào ngược thực quản, đang dùng thuốc chống ung thư hoặc L-dopa.Cơ chế hoạt động:Thành phần chính của thuốc thuộc nhóm hoạt chất domperidon, nó là một chất kháng thụ thể dopamin với đặc tính chống nôn ói, có khả năng kích thích nhu động của ống tiêu hóa, làm tăng trương lực cơ thắt tâm vị, tăng biên độ mở rộng cơ thắt môn vị sau bữa ăn. Hơn nữa, thuốc Ameghadom được đánh giá là an toàn, không ảnh hưởng đến tâm thần và hệ thần kinh. 2. Liều lượng và cách dùng Ameghadom Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén không bao và sử dụng qua đường uống. Để Ameghadom phát huy hiệu quả cao nhất, người bệnh nên uống thuốc trước bữa ăn 30 phút. Do lượng thức ăn trong dạ dày ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.Liều lượng thuốc:Trong điều trị triệu chứng nôn và buồn nôn: Người lớn dùng liều lượng thuốc là 10-20mg, mỗi 4-8 giờ; Đối với trẻ em dùng liều thuốc từ 0.2-0.4mg/kg, mỗi 4-8 giờ.Trong điều trị các triệu chứng khó tiêu:Người lớn dùng liều 10-20mg, 3 lần/ngày trước khi ăn và liều 10-20mg vào buổi tối, thời gian dùng không được vượt quá 12 tuần.Lưu ý: Người bệnh không tự ý tăng liều thuốc so với liều bác sĩ kê đơn. Bởi bệnh không những không thuyên giảm mà nguy cơ mắc các tác dụng phụ cũng sẽ tăng lên.Chống chỉ định:Không dùng thuốc ở bệnh nhân bị dị ứng với thành phần Domperidone maleate.Không dùng cho người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột cơ học, thủng ruột.Chống chỉ định dùng thuốc cho bệnh nhân bị u tuyến yên tiết prolactin. 3. Tác dụng phụ của thuốc Ameghadom Tác dụng phụ thường gặp: Khô miệng, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, ngứa, phát ban, nổi mề đay và tăng prolactin máu (các triệu chứng bao gồm phì đại vú, nổi mề đay, đau và căng vú, nữ hóa tuyến vú, thiểu năng sinh dục và kinh nguyệt không đều).Phản ứng ít khi gặp: Làm mức prolactin trong cơ thể tăng cao. Thường các thuốc thuộc nhóm hoạt chất Domperidone sẽ gây tăng prolactin máu, tăng prolactin máu có thể ngăn chặn sự bài tiết hormone giải phóng gonadotropin từ vùng dưới đồi. Do đó ngăn chặn sự bài tiết hormone kích thích nang trứng và hormone tạo hoàng thể, dẫn đến suy sinh dục và lượng hormone sinh dục thấp.Hiện nay theo báo cáo thống kê có tỷ lệ 10 đến 15% phụ nữ gặp hội chứng tăng sản tuyến vú (phì đại tuyến vú), chứng loạn dưỡng cơ (biểu hiện là đau và căng tức vú), ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt khi điều trị bệnh với liệu pháp domperidone.Nam giới có thể gặp phải tình trạng giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương và suy giảm quá trình sinh tinh, chứng xuất huyết, nữ hóa tuyến vú.Phản ứng rất hiếm gặp:Sử dụng Ameghadom có thể làm tăng nguy cơ đột tử do tim nguyên nhân do tác dụng kéo dài khoảng QT tim và rối loạn nhịp thất. Rủi ro này phụ thuộc vào liều lượng thuốc mà người bệnh sử dụng, có thể là liều cao và dùng trong thời gian dài, đặc biệt hay gặp ở người cao tuổi. 4. Thận trọng khi dùng Ameghadom Cần cẩn thận khi sử dụng Domperidone nếu người bệnh đang gặp các vấn đề liên quan đến thận, gan, bệnh tim, rối loạn điện giải, khối u trong tuyến yên và chảy máu hoặc tắc nghẽn trong hệ tiêu hóa.Trước khi sử dụng domperidone, hãy cho bác sĩ biết nếu người bệnh có bất kỳ dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Ameghadom.Hãy cẩn trọng khi sử dụng Domperidone nếu người bệnh có tiền sử ung thư vú và không dung nạp được Lactose.Hãy báo với bác sĩ nếu sau thời gian sử dụng thuốc nhưng bệnh không có tiến triển hoặc là có dấu hiệu bệnh trở nên trầm trọng hơn.Đối với phụ nữ mang thai: Thuốc Ameghadom được xếp vào danh sách thuốc nhóm C. Các nghiên cứu trên động vật hiện không cho thấy tác dụng phụ ảnh hưởng đến thai nhi, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đủ để chứng minh thuốc thực sự an toàn. Do đó mà bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc nếu lợi ích mang lại nhiều hơn nguy cơ đối với thai nhi và cần có sự tư vấn của bác sĩ.Với phụ nữ đang cho con bú: Domperidone có khả năng hấp thụ vào sữa mẹ. Nếu người bệnh đang trong thời gian cho con bú, không nên sử dụng thuốc mà chưa hỏi ý kiến ​​bác sĩ. 5. Tương tác thuốc Các nghiên cứu lâm sàng trên người cho thấy, khi sử dụng thuốc Ameghadom kết hợp với nhóm thuốc ức chế CYP3A4 ketoconazole làm tăng nồng độ Cmax và AUC của domperidone từ 3 đến 10 lần.Abametapir: Nồng độ huyết thanh của Domperidone có thể được tăng lên khi nó được kết hợp với Abametapir.Thuốc giảm đau Opioid (ví dụ Morphin) và Antimuscarinics (Atropine), tác dụng của chúng ức chế hiệu quả của thuốc Domperidone.Abatacept: Sự chuyển hóa của Domperidone có thể được tăng lên khi kết hợp với Abatacept.Acalabrutinib: Sự chuyển hóa của Domperidone có thể bị giảm khi kết hợp với Acalabrutinib.Aclidinium: Hiệu quả điều trị của Domperidone có thể giảm khi dùng kết hợp với Aclidinium.Acrivastine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng kéo dài khoảng QT có thể tăng lên khi kết hợp Acrivastine với Domperidone.Acyclovir: Sự chuyển hóa của Domperidone có thể bị giảm khi kết hợp với Acyclovir.Adenosine: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của kéo dài QTc có thể tăng lên khi Adenosine được kết hợp với Domperidone.Amitriptyline: Hiệu quả điều trị của Domperidone có thể giảm khi dùng kết hợp với Amitriptyline.Anakinra: Sự trao đổi chất của Domperidone có thể được tăng lên khi kết hợp với Anakinra.Những thông tin cơ bản về thuốc Ameghadom trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng Ameghadom, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
doc_4151;;;;;doc_27447;;;;;doc_53718;;;;;doc_49666;;;;;doc_57269
Thuốc Apratam là thuốc tuần hoàn não với thành phần chính là Piracetam. Piracetam là một chất có tác dụng hưng trí, giúp cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh, mặc dù tác dụng đặc hiệu cũng như cơ chế tác dụng của nó chưa có nhiều nghiên cứu. 2. Công dụng thuốc Apratam Thuốc Apratam được chỉ định trong điều trị trong những trường hợp sau đây:Triệu chứng chóng mặt.Người lớn tuổi mắc: Suy giảm trí nhớ, kém tập trung, chóng mặt, thiếu tỉnh táo, kém chú ý đến bản thân, rối loạn hành vi, sa sút trí tuệ do nhồi máu não nhiều ổ.Đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp. Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm 3. Liều dùng của thuốc Apratam Cách dùng: thuốc dùng đường uống. Liều thường dùng là 30 – 160mg/kg/ngày, chia đều ngày 2 lần hoặc 3 – 4 lần.Điều trị dài ngày các hội chứng tâm thần thực thể ở người lớn tuổi: 1,2 – 2,4 g/ ngày.Suy giảm nhận thức sau chấn thương não (có kèm chóng mặt hoặc không): Liều ban đầu là 9 – 12g/ngày; liều duy trì là 2,4g thuốc, uống ít nhất trong ba tuần.Thiếu máu hồng cầu liềm: 160mg/kg/ngày, chia thành 4 lần.Giật rung cơ: dùng liều 7,2g/ngày, chia thành 2 – 3 lần. Tùy theo đáp ứng, dùng 3 – 4 ngày một lần, tăng thêm 4,8g mỗi ngày cho tới liều tối đa là 20g/ngày. 4. Tác dụng phụ của thuốc Apratam Thuốc Apratam có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như kích động, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, phản ứng dị ứng, quá mẫn, mụn nhọt, phát ban, mề đay,... 5. Chống chỉ định của thuốc Apratam Thuốc Apratam chống chỉ định trong các trường hợp sau đây:Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 20ml/phút).Người mắc bệnh Huntington.Người bệnh suy gan.Tóm lại, Apratam là thuốc tuần hoàn não với thành phần chính là Piracetam. Thuốc có tác dụng cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh, giúp hưng phấn, tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ của thuốc.;;;;;Thuốc Emingaton có thành phần chính là các vitamin A, E, B2, PP, D3, B1, B6, C. Emingaton thường được sử dụng khi cần bổ sung vitamin cho các trường hợp mới ốm dậy, bệnh nhân sau phẫu thuật, ... Mỗi thành phần trong Emingaton đều có những công dụng nhất định như:Tác dụng của vitamin A: Vitamin A giữ vai trò quan trọng trong tạo ra sắc tố võng mạc giúp mắt điều tiết tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng. Trên da và niêm mạc, vitamin A biệt hóa tế bào biểu mô, tăng bài tiết chất nhầy, do đó làm da mềm mại, không bị nứt nẻ, sần sùi.Tác dụng của vitamin E: Vitamin E hay còn được gọi là Tocoferol, là một vitamin tan trong dầu có khả năng chống oxy hóa mạnh. Vitamin E được tìm thấy trong các loại thực phẩm như các loại đậu, hạt, rau xanh. Vitamin E thường được sử dụng trong dự phòng và điều trị các rối loạn thiếu vitamin E.Tác dụng của vitamin B2: Vitamin B2 hay còn được gọi là Riboflavin, là một vitamin nhóm B tan trong nước. Vitamin B2 giúp tăng tạo hồng cầu và hỗ trợ tế bào chuyển hóa năng lượng. Vitamin B2 thường được dùng trong các trường hợp ngộ độc rượu, bỏng, ung thư, tiêu chảy, sốt cao kéo dài, nhiễm trùng, ... 2. Chỉ định và chống chỉ định của Emingaton Thuốc Emingaton thường được sử dụng với mục đích bổ sung vitamin cho cơ thể trong các trường hợp sau:Người bệnh mới ốm dậy. Bệnh mạn tính. Người bệnh sau phẫu thuật. Mệt mỏi, suy nhược, chán ăn. Phụ nữ có thai. Phụ nữ cho con bú.Tuyệt đối không sử dụng Emingaton trong các trường hợp sau:Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc emingaton. Thừa vitamin ATăng calci máu, nhiễm độc vitamin DBệnh gan nặng. Loét dạ dày tiến triển. Xuất huyết động mạch. Hạ huyết áp nặng. Sỏi thậnĐang dùng liều cao vitamin C do thiếu hụt men glucose-6-phosphat dehydrogenase 3. Liều lượng và cách dùng Emingaton Để Emingaton phát huy tốt hiệu quả điều trị và hạn chế tối đa các tác dụng bất lợi, bạn cần đảm bảo tuân thủ theo đúng lời dặn của bác sĩ về thời gian điều trị, liều lượng, đường dùng thuốc. Không được tự ý thay đổi liều lượng, đường dùng hoặc ngừng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Ngoài ra, bạn không được đưa thuốc Emingaton cho người khác sử dụng khi thấy họ có tình trạng giống bạn.Liều lượng:Người lớn: 1 viên/lần, uống 2 lần/ngày.Trẻ em: 1 viên/lần/ngày.Trường hợp, quên liều, bạn hãy uống một liều thuốc khác khi nhớ ra, có thể cách 1 – 2 giờ so với giờ so với giờ thông thường. Nếu thời điểm đó gần với thời điểm sử dụng thuốc tiếp theo thì hãy bỏ qua và uống liều tiếp theo như hướng dẫn. Không uống gấp đôi lượng thuốc để bù lại liều đã quên.Quá liều thuốc Emingaton được ghi nhận do quá liều vitamin E có thể gây rối loạn tiêu hóa; quá liều vitamin A gây khô tóc, buồn nôn, chán ăn; dùng liều cao vitamin C gây sỏi thận... 4. Tác dụng không mong muốn Ngoài các tác dụng điều trị mà thuốc đem lại, bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc Emingaton như:Dùng vitamin A liều cao kéo dài có thể dẫn đến ngộ độc vitamin A với các triệu chứng đặc trưng là mệt mỏi, kích thích, chán ăn, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, gan lách to, sốt, rụng tóc, khô tóc, môi nứt nẻ, chảy máu, thiếu máu, tăng calci máu, phù dưới da, nhức đầu, đau xương khớp, ... Ở trẻ em, các triệu chứng ngộ độc vitamin A như tăng áp lực nội sọ, ù tai, phù gai thị, rối loạn thị giác. Hầu hết các triệu chứng này sẽ mất đi khi ngưng sử dụng thuốc. Phụ nữ mang thai sử dụng vitamin A với liều trên 8000 UI/ngày có thể gây quái thai.Triệu chứng ngộ độc vitamin D: mệt mỏi, ngủ gà, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, ù tai, giảm trương lực cơ, đau cơ xương, kích thích, loãng xương, rối loạn chức năng thận, sút cân, tăng huyết áp, loạn nhịp tim, rối loạn chuyển hóa, ...Ngộ độc vitamin PP: buồn nôn, đỏ mặt, cảm giác rát bỏng, đau buốt ở da, loét dạ dày, chán ăn, nôn mửa, đầy hơi, tiêu chảy, khô da, tăng sắc tố, vàng da, suy gan, tăng tiết bã nhờn, tăng glucose máu, tăng uric máu, đau đầu, nhìn mờ, chóng mặt, hạ huyết áp, ...Ngộ độc vitamin B6: bệnh thần kinh ngoại vi, buồn nôn, nôn mửa, ...Hãy thông báo với bác sĩ khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình dùng thuốc Emingaton. 5. Tương tác thuốc Hiện tượng tương tác thuốc có thể dẫn đến thay đổi khả năng hấp thu, tác dụng cũng như tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, nếu bạn đang điều trị với một hoặc nhiều loại thuốc khác, cần thông báo với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng Emingaton để đảm bảo an toàn. Các thuốc có thể tương tác với các thành phần trong thuốc Emingaton như:Vitamin D3: không dùng chung vitamin D3 với các thuốc cholestyramin, thuốc lợi niệu thiazid, phenobarbital, phenytoin, corticosteroid, các glycosid trợ tim.Vitamin A: không dùng chung vitamin A với các thuốc Neomycin, Cholestyramin, parafin lỏng, thuốc tránh thai, Isotretinoin.Không dùng chung vitamin B2 và rượu.Vitamin B6 làm giảm tác dụng của thuốc Levodopa dùng trong điều trị bệnh Parkinson.Vitamin PP không sử dụng chung với các thuốc chẹn alpha adrenergic, carbamazepin, các thuốc có độc tính với gan.;;;;;Thuốc Sanagum được chỉ định trong điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi, cảm giác căng trướng bụng, ăn không ngon miệng, kém hấp thu dinh dưỡng... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Sanagum qua bài viết dưới đây. Thuốc Sanagum được bào chế dưới dạng viên nang. Trong 1 viên nang Sanagum chứa các hoạt chất sau đây:Papain 100mg;Alpha Amylase 100mg;Simethicone 30mg.Thuốc Sanagum được chỉ định trong những trường hợp sau:Điều trị chứng khó tiêu, đầy hơi, ăn không ngon miệng;Người bệnh kém hấp thu thức ăn hoặc bị ảnh hưởng bởi các bệnh lý tiêu hóa khác.Cơ chế tác dụng:Tác dụng của hoạt chất Alpha Amylase: Alpha Amylase là enzyme nội sinh có khả năng thủy phân tinh bột, các polysaccharide thông qua cơ chế tấn công và mối nối Alfa – 1,4 Glucosidic tạo ra các Oligosaccharide, Dextrine, Monosaccharide. Alpha Amylase có tác dụng kháng viêm và được tổng hợp từ vi khuẩn Bacillus Subtilis. Enzyme tổng hợp từ vi khuẩn có ưu điểm là bền hơn trong môi trường acid dạ dày.Tác dụng của hoạt chất Papain: Hoạt chất Papain được chiết xuất từ nhựa đu đủ xanh – một enzyme thực vật. Papain thuộc nhóm Cystein – Protease bởi trung tâm hoạt động có chứa nhóm – SH của cystein. Enzyme Papain đóng vai trò vừa là một Exoprotease, vừa là một Endoprotease nên có công dụng thủy phân protein thành các axit amin và polypeptid. Đây là enzyme có tính đặc hiệu cơ chất rộng, có khả năng thủy phân hầu hết các liên kết peptide (ngoại trừ liên kết với acid glutamic có chứa nhóm – COOH tự do và với liên kết proline. Papain giúp tiêu hóa thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn, phân giải và loại bỏ lớp da chết trên bề mặt cơ thể, vì vậy Papain còn được dùng trong lĩnh vực chế biến mỹ phẩm.Tác dụng của hoạt chất Simethicone: Simethicone tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của bọt khí, làm vỡ hoặc kết tụ bọt khí lại và tống chúng ra ngoài, nhờ đó giúp giảm đầy hơi. Ngoài ra, Simethicone còn được chứng minh là có tác dụng kháng Helicobacter Pylori. 2. Liều dùng của thuốc Sanagum Sanagum thuộc nhóm thuốc không kê đơn, tuy nhiên người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần có chỉ định và hướng dẫn của nhân viên y tế.Một số khuyến cáo về liều thuốc Sanagum như sau:Người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/lần x 2 – 3 lần/ngày;Trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 3. Tác dụng phụ của thuốc Sanagum Rất hiếm gặp phản ứng phụ khi sử dụng thuốc Sanagum. Một số phản ứng không mong muốn có thể xảy ra với tỷ lệ rất thấp như ngứa, phát ban, phù lưỡi, phù mặt, khó hô hấp... Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ nếu gặp phải tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị bằng thuốc Sanagum. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Sanagum Lưu ý không sử dụng thuốc Sanagum trong điều trị cơn đau bụng ở trẻ em vì chưa có đủ nghiên cứu về lợi ích, độ an toàn ở độ tuổi này.Đối với phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú: Chỉ sử dụng Sanagum ở đối tượng này khi có chỉ định của bác sĩ dựa trên lợi ích và nguy cơ.Bảo quản thuốc Sanagum ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có ánh nắng trực tiếp hoặc nơi có độ ẩm cao. 5. Tương tác thuốc Tương tác thuốc xảy ra làm tăng nguy cơ gặp tác dụng và giảm tác dụng điều trị của thuốc Sanagum, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm đang sử dụng trước khi dùng thuốc Sanagum.Bài viết đã cung cấp thông tin Sanagum là thuốc gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hay người có chuyên môn trước khi sử dụng.;;;;;Thuốc Amedolgic có thành phần chính là Acid mefenamic và các tá dược khác. Thuốc Amedolgic được sử dụng để làm giảm các chứng đau do thần kinh, đau đầu, đau bụng kinh, đau hạ vị và đau do chấn thương,... Amedolgic thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Amedolgic được bào chế dưới dạng viên nén dài bao phim đóng gói theo hộp 10 vỉ x 10 viên.Thuốc Amedolgic có thành phần chính là Acid mefenamic hàm lượng 500mg và các thành phần tá dược khác có trong công thức thuốc. 2. Chỉ định dùng thuốc Amedolgic Thuốc Amedolgic được sử dụng trong các trường hợp:Làm giảm các chứng đau của cơ thể và các chứng đau do thần kinh từ nhẹ đến trung bình, đau nửa đầu, nhức đầu, đau do chấn thương, đau răng, đau sau sinh, đau sau phẫu thuật, đau và sốt theo sau các chứng viêm, đau do co thắt hay đau hạ vị.Điều trị đau bụng kinh, sử dụng cho các kỳ đau ngắn (không quá 7 ngày) từ đau nhẹ đến đau vừa phải.Ngoài ra có thể được sử dụng cho các trường hợp khác theo quy định của bác sĩ. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Amedolgic Thuốc Amedolgic được sử dụng theo đường uống, cùng với thức ăn sau mỗi 6 giờ khi cần thiết trong vòng 1 tuần. Người bệnh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, không dùng nhiều hơn hoặc ít hơn liều lượng đã quy định.Liều dùng thuốc Amedolgic tham khảo như sau:Liều thông thường: Sử dụng 250mg - 500mg/ lần x 3 lần/ ngày.Ðợt trị liệu với thuốc Amedolgic không nên kéo dài quá 7 ngày. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Amedolgic Thuốc Amedolgic chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:Người bệnh bị suy giảm chức năng gan và thận.Người bệnh có tiền sử bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Amedolgic.Người bệnh đã từng bị dị ứng nghiêm trọng như nổi mề đay, phát ban, khó thở, chóng mặt,... với các aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid như Celecoxib, NSAID, Ibuprofen.Người bệnh đã hoặc sắp tiến hành giải phẫu tim.Người bệnh mắc viêm loét, hoặc viêm dạ dày /ruột. Phụ nữ đang trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ 5. Tương tác thuốc Amedolgic Dưới đây là một số tương tác thuốc Amedolgic đã được báo cáo như:Gia tăng đáp ứng đối với các chất chống đông dạng uống bằng cách thay chỗ của warfarin ở vị trí gắn với protein. Những người bệnh sử dụng thuốc Amedolgic đôi khi cho kết quả dương tính khi thử nghiệm bilirubin trong nước tiểu có thể do ảnh hưởng chất chuyển hóa của thuốc lên tiến trình xét nghiệm.Thuốc Corticosteroid (prednisone), thuốc chống đông máu (warfarin), Aspirin, Heparin.Thuốc Amedolgic kết hợp dùng chung với thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs) (fluoxetine) có thể làm gia tăng nguy cơ chảy máu dạ dày.Làm gia tăng các tác dụng phụ của thuốc Amedolgic khi kết hợp dùng chung với Magnesium hydroxide (các thuốc kháng acid) hoặc Probenecid.Acid mefenamic có thể làm tăng tác dụng phụ của các thuốc Cyclosporine, Lithium, Quinolone (Ciprofloxacin), Methotrexate hoặc Sulfonylurea (glipizide) khi kết hợp dùng chung.Hiệu quả của thuốc lợi tiểu (Furosemide, Hydrochlorothiazide) hoặc chất ức chế chuyển đổi Angiotensin Enzyme (ACE) (enalapril) có thể bị giảm khi dùng chung với thuốc Amedolgic.Ngoài ra, thuốc Amedolgic có thể tương tác với một số loại thuốc khác. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, người bệnh nên liệt kê các loại thuốc khác đang sử dụng cho bác sĩ, dược sĩ biết. Trong quá trình sử dụng thuốc Amedolgic, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, đau bụng và khó tiêu.Nổi ban và ngứa.Nhức đầu, chóng mặt, trầm cảm, hoa mắt, căng thẳng và ù tai.Giảm bạch cầu có thể xảy ra.Có thể làm cho bệnh suyễn thêm trầm trọng hơn.Co giật khi dùng liều cao vì thế tránh dùng thuốc Amedolgic cho người động kinh.Người bệnh nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức: Tăng cân không rõ nguyên nhân, mờ mắt, cảm sốt, phát ban, ngứa, nổi mề đay, sưng mắt-mặt-môi-lưỡi-cổ họng-bàn tay-cánh tay-bàn chân mắt cá chân-cẳng chân, nhịp tim nhanh, khó thở hoặc nuốt, da nhợt nhạt, mệt mỏi quá mức, thiếu năng lượng, chảy máu bất thường, bầm tím, buồn nôn, ăn mất ngon, đau ở phần trên bên phải của dạ dày, đi tiểu khó, đau đớn, triệu chứng giống cúm, vàng da - mắt, nước tiểu có máu hoặc đau lưng. 7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Amedolgic Sử dụng thận trọng thuốc Amedolgic đối với người bệnh bị loét đường tiêu hóa cấp tính.Thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ biết mình đang mang thai, có dự định mang thai, hoặc đang cho con bú.Thận trọng dùng thuốc cho người bệnh có tiền sử bệnh gan, tiểu đường, hoặc các vấn đề về dạ dày, ruột (chảy máu, thủng và loét).Thận trọng dùng thuốc trên người bệnh có tiền sử bị sưng hoặc tích nước, hen suyễn, viêm miệng và polyp mũi.Người bệnh bị huyết áp cao, rối loạn máu, chảy máu, bệnh tim, bệnh mashcj máu,... cần thận trọng dùng thuốc Amedolgic.Bảo quản thuốc Amedolgic ở nhiệt độ không quá 30 độ C.Thuốc Amedolgic được kê theo đơn của bác sĩ, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định.;;;;;Akedim là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3 phổ rộng. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách ngăn chặn sự tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn. Akedim có thành phần chính Ceftazidim (dưới dạng Ceftazidim pentahydrate), là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3 phổ rộng. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bằng cách ngăn chặn sự tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn. Akedim sản xuất dưới dạng lọ thuốc bột pha tiêm, với hàm lượng mỗi lọ là 0,5g. Thuốc Akedim có tác dụng diệt khuẩn nhờ ức chế enzyme tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn. Thuốc được dùng điều trị trong những trường hợp nhiễm khuẩn rất nặng, đã điều trị bằng kháng sinh thông thường không đỡ để hạn chế hiện tượng kháng thuốc.Thuốc Akedim dùng để điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn nặng như: nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn trong bệnh nhầy nhớt, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn phụ khoa, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn da và mô mềm bao gồm nhiễm khuẩn bỏng và vết thương.Tuyệt đối không sử dụng thuốc Akedim ở những người bệnh mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc hoặc nhóm Cephalosporin và người bệnh đã có tiền sử dị ứng với Penicillin. 3. Liều dùng và cách sử dụng của thuốc Akedim 3.1. Cách sử dụng của thuốc Akedim. Akedim được bào chế dưới dạng lọ thuốc bột pha tiêm, truyền. Thuốc được tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.Dung dịch tiêm bắp: Pha thuốc trong nước cất tiêm, hoặc dung dịch tiêm Lidocain hydroclorid 0,5% hay 1% với nồng độ khoảng 250mg/ml. Dung dịch tiêm giữ được tác dụng trong 18 giờ ở nhiệt độ phòng.Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc trong nước cất tiêm, dung dịch natri clorid 0,5%, hoặc Dextrose 5%, với nồng độ khoảng 100mg/ml. Thuốc giữ được tác dụng trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng.Dung dịch tiêm truyền: Pha thuốc trong các dung dịch như trong tiêm tĩnh mạch, nhưng với tỉ lệ nồng độ 1-2g thuốc trong 100ml dung dịch pha truyền. Thuốc giữ được tác dụng trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng.3.2. Liều dùng của thuốc Akedim. Liều dùng của thuốc Akedim có thể thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố như: độ tuổi, cân nặng, tình trạng nhiễm trùng của người bệnh, tiền sử dùng thuốc, những trường hợp đặc biệt (phụ nữ có thai và cho con bú, suy thận). Người bệnh sử dụng liều thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng giảm liều thuốc. Dưới đây là liều có thể tham khảo:Người lớn:Liều dùng thông thường từ 1-6g/ngày, chia làm 2-3 lần/ngày. Liều cao hơn được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Đối với bệnh nhân có chức năng thận bình thường, liều có thể lên đến 9g/ngày.Bệnh nhân xơ nang phổi do trực khuẩn mủ xanh: liều từ 90-150mg/kg/ngày, chia 3 lần mỗi ngày.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: 500mg/12 giờ.Người cao tuổi trên 70 tuổi: Giảm liều xuống còn một nửa liều thông thường mỗi ngày, tối đa 3g/ngày.Trẻ em:Trẻ em >2 tháng tuổi: liều thường dùng 30-100mg/kg/ngày chia làm 2-3 lần(cách nhau 8-12 giờ). Có thể tăng liều tới 150mg/kg/ngày (tối đa tới 6g/ngày) chia 3 lần cho các bệnh rất nặng.Trẻ bị xơ nang phổi do trực khuẩn mủ xanh liều có thể lên tới 9g/ngày.Trẻ sơ sinh và trẻ < 2 tháng tuổi: liều thường dùng là 25-60mg/kg/ngày chia làm 2 lần, cách nhau 12 giờ.Viêm màng não ở trẻ nhỏ trên 6 ngày tuổi, liều thường dùng 50mg/kg cứ 12 giờ một lần.Một số trường hợp đặc biệt:Bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh liều theo độ thanh thải Creatinin (Cr. Cl) như sau:Cr. Cl 31-50ml/ph: Liều 1g, cứ 12 giờ một lần.Cr. Cl 16-30ml/ph: Liều 1g, cứ 24 giờ một lần.Cr. Cl 6-15ml/ph: Liều 0,5g/ngày.Cr. Cl <5ml/ph: Liều 0,5g, cứ 48 giờ một lần.Bệnh nhân nghi ngờ là có suy thận: có thể cho liều đầu tiên thường là 1g, sau đó thay đổi liều theo độ thanh thải Creatinin (Cr. Cl) như trên.Đối với người mắc bệnh nhầy nhớt: Liều gợi ý có thể tăng 50% liều dùng thông thường.Bệnh nhân đang lọc máu động tĩnh mạch liên tục: dùng liều 1g/ngày, dùng một lần hoặc chia nhiều lần.Bệnh nhân đang thẩm tách màng bụng: Dùng liều bắt đầu 1g, sau đó liều 500mg cách nhau 24 giờ.Dự phòng trong phẫu thuật: bệnh nhân phẫu thuật tuyến tiền liệt, một liều 1g có thể sử dụng khi gây mê và lặp lại nếu cần thiết sau khi rút ống thông.Lưu ý khi sử dụng thuốc:Dùng thuốc Akedim ít nhất 2 ngày sau khi hết các triệu chứng nhiễm khuẩn(như hết sốt, hết sưng tấy, hết mủ, hết đờm, xét nghiệm máu chỉ số viêm về bình thường,...), tuy nhiên cân nhắc kéo dài hơn khi nhiễm khuẩn có biến chứng.Thuốc Akedim dùng theo cách tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3-5 phút, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch trong 30 phút. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Akedim Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Akedim như sau:Trên da và phản ứng toàn thân: Kích ứng tại chỗ, ngứa, ban dát sẩn, ngoại ban. Một số trường hợp có phù Quincke ( phù mặt, họng và dây thanh). Hiếm gặp: hội chứng Steven-Johnson, hoại tử da nhiễm độc.Hệ tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc. Trên gan: tăng men gan.Hệ thần kinh: Loạn cảm, run, kích thích thần kinh-cơ, đau đầu, chóng mặt.Máu: viêm tắc tĩnh mạch, giảm bạch cầu, tăng lympho bào.Hệ thận-tiết niệu: Giảm tốc độ lọc của cầu thận, tăng Ure và Creatinin máu. 5. Những thận trọng khi sử dụng thuốc Akedim Khi sử dụng thuốc Akedim cần thận trọng những điều dưới đây:Do có phản ứng chéo giữa Penicillin với Cephalosporin, nên người bệnh phải báo cho bác sĩ biết về tiền sử dị ứng của mình với Penicillin, Penicillin hoặc thuốc khác nếu có, các thuốc người bệnh đang sử dụng trước khi bắt đầu điều trị.Thuốc Akedim đã từng được ghi nhận không độc với thận nhưng phải thận trọng khi sử dụng đồng thời với các thuốc độc với thận. Vì vậy, người bệnh không được tự ý sử dụng thêm các loại thuốc khác khi không có chỉ định của bác sĩ.Người bệnh có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh là bệnh lỵ cần báo với bác sĩ điều trị để quyết định có sử dụng thuốc Akedim hay không.Đối với phụ nữ có thai: Thuốc Akedim được coi là an toàn trong thai kỳ. Tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu thỏa đáng và được kiểm tra chặt chẽ trên người mang thai. Người bệnh đang có thai mà muốn sử dụng thuốc Akedim hoặc đang sử dụng thuốc thì phát hiện mình có thai, cần trao đổi với bác sĩ điều trị, chỉ dùng thuốc ở người mang thai khi thật sự cần thiết.Đối với phụ nữ đang cho con bú: Thuốc Akedim bài tiết qua sữa mẹ, ảnh hưởng đến trẻ còn bú. Dừng cho con bú ở mẹ đang dùng thuốc Akedim.Đối với người đang lái xe hoặc vận hành máy móc: Vì thuốc Akedim có thể gây đau đầu, chóng mặt nên cẩn trọng khi sử dụng cho người lái xe hoặc vận hành máy móc.Trên đây là những thông tin quan trọng về kháng sinh Akedim. Việc hiểu rõ về thuốc sẽ giúp người bệnh nắm rõ hơn về công dụng và những vấn đề gặp phải khi dùng thuốc.
question_130
Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em
doc_130
Trẻ em, đường tiểu dễ bị nhiễm khuẩn do sức đề kháng yếu hoặc có dị tật ở hệ tiết niệu. Bệnh viêm nhiễm đường tiểu ở trẻ em thường diễn tiến âm thầm, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận. Nguyên nhân khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng đường tiểu Thông thường, những vi khuẩn trong ruột có thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể. Một số vi khuẩn nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi chúng có thể băng qua niệu đạo vào bàng quang. Các vi khuẩn này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh hay gặp ở bé gái hơn bé trai vì đường tiểu nữ ngắn, vi khuẩn dễ dàng từ ngoài đi ngược vào niệu đạo lên bàng quang gây viêm bàng quang, rồi từ bàng quang theo niệu quản lên thận gây viêm đài bể thận. Những vi khuẩn trong ruột có thể gây nhiễm trùng đường tiểu do trẻ em sức đề kháng kém Nhiễm trùng vùng âm hộ ở nữ cũng dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiểu vì lỗ tiểu và lỗ âm hộ ở kế bên nhau. Ngoài ra, các bà mẹ khi làm vệ sinh cho con gái thường hay có thói quen lau chùi từ dưới lên trên (khi trẻ ở tư thế nằm), tức là từ sau ra trước. Chính hành động này đã vô tình đem vi khuẩn từ hậu môn ra lỗ tiểu và lỗ âm hộ. Ở bé trai, nhiễm trùng đường tiểu hay gặp trong trường hợp có dị dạng đường tiểu, phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lai. Khi đi tiểu , nước không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì ra, lúc theo hướng này, lúc theo hướng kia. Ngoài ra, ở những trẻ bị nhiễm giun kim không được điều trị thì chính giun kim là tác nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước hoặc khi trẻ có hành vi lấy tay gãi ngứa vùng hậu môn và bộ phận sinh dục do bị nhiễm giun kim. Dấu hiệu nhận biết bệnh Những trẻ em nhỏ và trẻ sơ sinh có thể có nhiều triệu chứng như: sốt, nôn hay tiêu chảy, ngủ gà, quấy khóc, ăn kém, đau bụng, đi tiểu ra máu…khi bị viêm nhiễm đường tiểu. Ở trẻ sơ sinh, triệu chứng thường không rõ ràng. Do vậy, khi phát hiện trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa… thì phải đưa tới bệnh viện để được thăm khám. Bệnh sẽ khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, sốt, nôn và hay bị tiêu chảy… Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hơn: trẻ muốn đi tiểu mà không đi được hoặc trẻ thường xuyên tiểu són, tiểu lắt nhắt, tiểu gắt. Kiểm tra nước tiểu của trẻ, phát hiện có màu đục, thậm chí có trẻ tiểu ra máu. Một số trường hợp có thể kèm theo sốt, đau bụng, đau hông lưng. Biến chứng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh gây nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh sẽ nặng hơn. Sau mỗi đợt nhiễm trùng đường tiểu nặng hoặc nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, nhiều trẻ sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng sẹo thận dẫn đến suy thận mạn tính về sau. Để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em gái thì cần chú ý những phương pháp sau: – Sau mỗi lần đi tiêu, đi tiểu nên vệ sinh và lau chùi đúng cách, không lau từ sau ra trước. Động tác làm vệ sinh phải lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ đường tiêu hóa vào đường niệu. – Thường xuyên kiểm tra tã lót và nên thay tã ngay sau khi bé đi tiêu, đi tiểu. Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày sẽ giúp đào thải các chất cặn ra khỏi cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu – Cho trẻ nhỏ uống đủ nước hàng ngày. – Đối với trẻ lớn hơn cần nhắc nhở trẻ không nên nhịn tiểu và nhịn uống nước. Bởi nước tiểu gồm các chất cơ thể cần thải ra ngoài, khi bị ứ trong bàng quang các chất này sẽ là môi trường cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể và gây nhiễm trùng đường tiểu. – Đối với những trẻ bị nhiễm giun kim cần điều trị ngay để loại bỏ nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh nhiễm trùng đường tiểu nếu phát hiện sớm có thể được điều trị khỏi bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Những trẻ có dị dạng đường tiểu, dị dạng bàng quang khiến nước tiểu trào ngược lên thận, có thể phải cần đến can thiệp phẫu thuật để điều chỉnh lại.
doc_20817;;;;;doc_45451;;;;;doc_25182;;;;;doc_32914;;;;;doc_1349
Nhiễm trùng tiểu là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào đường tiểu làm ảnh hưởng đến đường hoạt động của hệ tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiểu xảy ra phổ biến hơn ở những bé gái do có đường niệu đạo ngắn và đặc thù cấu tạo bộ phận sinh dục dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm trùng tiểu có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, đúng cách. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan khi con em mình bị chẩn đoán nhiễm trùng tiểu. Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nếu không được chữa trị sớm và đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu ở trẻ em Các nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tiểu thường rất đa dạng. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp: Bé gái có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu cao hơn các bé trai Triệu chứng nhiễm trùng tiểu ở trẻ em Biến chứng bệnh nhiễm trùng tiểu ở trẻ em Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: -Viêm bể thận cấp, suy thận -Sẹo thận ở trẻ em gây suy thận mạn tính -Áp xe quanh thận -Nhiễm trùng huyết Khi có các dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu cần cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều trị nhiễm trùng tiểu ở trẻ em Khi cho trẻ đến khám và điều trị bệnh nhiễm trùng tiểu, trẻ sẽ được -Được thăm khám và điều trị bởi đội ngũ bác sĩ nhi khoa giỏi, có nhiều kinh nghiệm đưa ra phác đồ điều trị phù hợp -Hệ thống trang thiết bị hiện đại, máy móc tiên tiến -Chi phí hợp lý, tiết kiệm, thanh toán bảo hiểm theo đúng quy định của Bộ Y tế -Chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp, chu đáo và tận tình.;;;;;Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em là tình trạng phát triển của vi khuẩn trong đường tiết niệu của trẻ. Bệnh thường xảy ra ở bé gái nhiều hơn vì niệu đạo của bé gái thường ngắn. Khoảng 3% bé gái mới có 1% bé trai. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm đường tiết niệu, viêm cầu thận, nhiễm trùng máu,… Hình minh hoạ nhiễm trùng đường tiểu – hệ tiết niệu 1. Nguyên nhân nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ Những tác nhân thường được tìm thấy khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu: Các nguyên nhân nhiễm trùng này có thể lây qua 3 con đường: đường máu, từ những cơ quan kế cận, hay gặp nhất là do nhiễm trùng ngược dòng. 2. Tác nhân dễ gây nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ 3. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em Triệu chứng đau hạ vị trong nhiễm trùng đường tiểu 3.1 Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi Khó có thể phát hiện nhiễm trùng đường tiểu vì các biểu hiện của trẻ rất mơ hồ và nhiều khi không liên quan đến đường tiết niệu. Các dấu hiệu có thể giúp ích như: 3.2 Đối với trẻ lớn 4. Chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ Để chẩn đoán nhiễm trùng tiểu ở trẻ em cần phải tìm được bằng chứng có sự hiện diện của vi khuẩn trong nước tiểu. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu phải có sự nhiễm trùng trong nước tiểu và cấy vi khuẩn dương tính. Để xét nghiệm nước tiểu được chính xác, cần phải lấy nước tiểu đúng cách. Có 4 cách lấy nước tiểu ở trẻ: Những xét nghiệm cần làm: Siêu âm hệ thận tiết niệu: là phương tiện để tìm các dị tật hệ tiết niệu, các bất thường bàng quang vì đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ. Ngoài ra siêu âm còn giúp đánh giá kích thước và chủ mô thận. 5. Điều trị nhiễm trùng đường tiểu 5.1 Tìm nguyên nhân Khi tình trạng nhiễm trùng đã khỏi, trẻ cần phải được làm một số xét nghiệm để tìm hiểu xem liệu có bất thường nào ở hệ tiết niệu của trẻ hay không. Nếu những vấn đề này không được giải quyết, trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng tiểu tái phát. Ngoài ra, trẻ cũng cần được làm thêm xét nghiệm để đánh giá xem thận có bị tổn thương không. 5.2 Điều trị Mục đích của điều trị là loại bỏ vi khuẩn khỏi đường tiểu và giúp bảo vệ chức năng thận. Tất cả các trường hợp này đều được điều trị chủ yếu bằng kháng sinh. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, vị trí của đường tiết niệu bị nhiễm trùng hay đáp ứng lâm sàng của trẻ mà bác sĩ sẽ lựa chọn các loại kháng sinh khác nhau. Thường sau một liệu trình điều trị kháng sinh hiệu quả, tình trạng nhiễm trùng sẽ khỏi. Khoảng 5-10 ngày đối với nhiễm trùng bàng quang và 14 ngày đối với viêm thận bể thận. Nếu trẻ đã có biến chứng hoặc diễn biến lâm sàng không thuận lợi, thời gian điều trị có thể dài hơn. Điều quan trọng là mặc dù trẻ có hết triệu chứng đi chăng nữa thì vẫn phải tuân thủ đủ liệu trình điều trị Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em Dù không thể phòng ngừa hoàn toàn nhiễm trùng tiểu ở trẻ nhưng thay đổi một số thói quen có thể có lợi: Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em là loại bệnh nhiễm trùng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt những trẻ sinh hoạt trong điều kiện môi trường sống khó khăn, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Quần áo, bỉm, cách vệ sinh bộ phận sinh dục của bé không đảm bảo làm lây nhiễm vi khuẩn từ phân, nước tiểu lên đường tiết niệu. Đặc biệt ở trẻ gái, lưu ý khi đi vệ sinh (đại tiện hay tiểu tiện) cần lau từ trên xuống dưới không lau ngược lại để tránh vi khuẩn xâm nhập vào bộ phận sinh dục gây nhiễm trùng hệ tiết niệu và một số bệnh lý phụ khoa. Khi nghi ngờ bé có các biểu hiện nhiễm trùng tiểu, phụ huynh nên cho con đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.;;;;;Có khoảng 5 - 8% bé gái và 1 - Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu bao gồm: Thận: Cơ quan nhận nhiệm vụ lọc các chất cặn bã, chất thải, nước thừa khỏi máu để tạo thành nước tiểu. Niệu quản: Cơ quan dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Bàng quang: Nơi lưu trữ nước tiểu sau khi thận đã lọc. Niệu đạo: Đường dẫn nước tiểu thoát ra khỏi cơ thể từ bàng quang. Thông thường, bé gái có nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiểu hơn bé trai do niệu đạo ngắn, vi khuẩn từ hậu môn dễ dàng xâm nhập bên trong đi vào âm đạo và niệu đạo. Nguyên nhân Vi khuẩn E. coli là tác nhân chính (chiếm khoảng 80%) gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ em. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân khác bao gồm: Vi khuẩn khác E. coli: Klebsiella, Proteus, liên cầu nhóm B,... Virus: Adenovirus, Enterovirus, Coxsackievirus,... Nấm: Candida. Ngoài ra, nhiễm trùng đường tiểu còn có thể lây truyền qua đường máu, tiếp xúc với cơ quan kế cận hoặc nhiễm trùng ngược dòng. Một số yếu tố nguy cơ có thể gây nhiễm trùng đường tiểu cho trẻ mà các bậc phụ huynh cần chú ý là: Một số vấn thường đường tiết niệu như trào ngược bàng quang - niệu đạo, hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, thận ứ nước hoặc tắc nghẽn, sỏi thận. Trẻ bị táo bón, tiêu chảy không tự chủ,... Giun sán hoặc vấn đề vệ sinh kém, xà phòng không hợp,... Tật dính môi lớn ở bé gái hoặc hẹp bao quy đầu đối với bé trai. 2. Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ Thông thường, biểu hiện nhiễm trùng đường tiết niệu ở bé lớn sẽ dễ nhận biết hơn triệu chứng rõ ràng, bé có thể tự nói với cha mẹ về những khó chịu đang gặp phải. Những trẻ quá nhỏ sẽ có triệu chứng tổng quát và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Những triệu chứng thường gặp khi trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu là: Trẻ sơ sinh thường quấy khóc, bỏ bú hoặc sốt cao, đi phân lỏng, vàng da,... Trẻ lớn sẽ có thể than đau vùng bụng dưới đi kèm những cơn sốt. Trẻ bị đau rát mỗi khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, nước tiểu đục hoặc có máu. Một số trẻ có tình trạng buồn nôn, nôn mửa hay tiêu chảy. Trẻ mệt mỏi, chán ăn, ăn ít, tăng cân chậm. Nếu bé cơ biểu hiện sốt, ớn lạnh kèm các cơn đau vùng hông thì có thể là triệu chứng viêm bể thận hoặc viêm thận. Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu nếu không được phát hiện và điều trị sớm có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu toàn thân hoặc tổn thương thận, hoại tử ống thận, nhu mô thận, thận ứ mủ, sẹo thận dẫn đến suy thận mạn tính,... Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu có thể khác nhau tùy vào từng trường hợp 3. Chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ Để tránh những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thì ngay khi có biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Chẩn đoán Sau khi thăm khám lâm sàng cho trẻ, các bác sĩ có thể cho chỉ định bé thực hiện các kiểm tra sau: Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu để kiểm tra các dấu vết của vi khuẩn hay tình trạng nhiễm trùng. Nuôi cấy vi khuẩn phòng thí nghiệm có thể để áp dụng để xác định loại vi khuẩn gây bệnh để sử dụng kháng sinh thích hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể cho bé thực hiện xét nghiệm máu, siêu âm, chụp X - quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ trong những trường hợp cần thiết. Điều trị Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ, tình trạng bệnh lý và sức khỏe của trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Đa số các trường hợp trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu sẽ được điều trị với kháng sinh bằng đường uống tại nhà dưới sự quan sát và theo dõi của cha mẹ. Những trường hợp nặng, bác sĩ cho nhập viện theo dõi và truyền dịch hoặc kháng sinh qua đường tĩnh mạch. Dù là điều trị tại nhà hay nội trú thì các bậc cha mẹ cũng cần chú ý tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Dùng kháng sinh đúng liều lượng và thời gian, tuyệt đối không tự ý tăng, giảm liều, bỏ dở toa thuốc hoặc kéo dài thêm thời gian uống. Trong những trường hợp trẻ có biểu hiện nghiêm trọng hơn cần báo ngay với nhân viên y tế hoặc bác sĩ để kịp thời xử lý. Các bậc phụ huynh cần tuân thủ theo những hướng dẫn điều trị của bác sĩ Đồng thời, cần chú ý đến vấn đề vệ sinh đường tiểu, dạy bé cách đi vệ sinh đúng cách. Nhắc nhở trẻ uống nhiều nước, bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, tăng cường chất xơ và vitamin, có thể cho trẻ uống các loại nước ép rau, củ, quả nguyên chất,. .;;;;;Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em là tình trạng xảy ra do vi khuẩn (thường gặp nhất là vi khuẩn E.coli) xâm nhập vào đường tiết niệu, sinh sôi, phát triển và gây viêm. Viêm khuẩn có thể ảnh hưởng tới bất kỳ phần nào của đường tiết niệu gồm bể thận, niệu quản, bàng quang. Vi khuẩn thường đi từ đường ruột là hậu môn sang lỗ tiểu ngoài, từ ruột và phân đi ngược dòng vào đường niệu đạo và gây nhiễm trùng đường tiểu. Ngoài ra nhiễm trùng tiểu còn có thể gặp do nhiễm nhiễm trùng huyết gây ra, vi trùng từ máu bệnh nhân sẽ lây nhiễm khắp cơ thể, đến đường niệu và gây nhiễm trùng tiểu. Dạng này thường rất nặng và nguy cơ biến chứng rất cao. Đối tượng dễ mắc nhiễm trùng tiểu Bệnh nhiễm trùng tiểu thường gặp ở trẻ gái nhiều hơn trẻ trai do niệu đạo ở trẻ gái ngắn hơn, vi trùng dễ dàng vào cơ thể và gây nhiễm trùng. Ngoài ra với những bệnh nhi có sức để kháng kém, hoặc có dị dạng đường tiết niệu sẽ dễ mắc nhiễm trùng tiểu hơn. Biểu hiện nhiễm trùng tiểu ở trẻ em Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ sơ sinh các triệu chứng thường không rõ ràng, do trẻ chưa diễn tả hay biểu hiện cho người lớn hiểu được, nên con thường có các biểu hiện gián tiếp như sốt kéo dài (không rõ nguyên nhân), bỏ bú, rối loạn tiêu hóa, không tăng cân hoặc vàng da kéo dài trong thời kỳ sơ sinh. Ở những trẻ lớn, bé có thể biểu hiện bằng việc kêu đau, rát bộ phận sinh dục đặc biệt là khi trẻ đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, trẻ có thể bị sốt nhẹ đến sốt cao, tiêu chảy,… Biến chứng nhiễm trùng tiểu ở trẻ – ba mẹ cần phải biết suy thận do viêm đường tiểu Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em rất nguy hiểm, nếu không được xử trí hiệu quả các vi trùng sẽ bị ứ lại tại bang quang, nước tiểu gồm các chất mà cơ thể cần phải thải ra ngoài sẽ bị đọng lại, các chất này tạo môi trường thuận lợi cho vi trùng xâm nhập và gây viêm đường tiết niệu. Nếu nhiễm trùng tiểu kéo dài không được xử trí hiệu quả dễ gây biến chứng sẹo thận. Sau một đợt nhiễm trùng tiểu nặng hoặc tái phát nhiều lần, có khoảng 10% đến 15% trẻ sẽ bị tổn thương ở thận dưới dạng sẹo thận. Sẹo thận có thể gây ra cao huyết áp và dẫn đến suy thận. Lời khuyên từ bác sĩ Những trẻ khỏe mạnh bình thường, không mắc các bệnh lý về thận, tim thì nên cho con uống nhiều nước, luôn luôn giữ nước tiểu thật trong và bảo bé tuyệt đối không nên nhịn tiểu. Bên cạnh đó trẻ cần vệ sinh thật sạch sẽ cơ quan sinh dục hàng ngày, đặc biệt là các bé gái. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện như tiểu buốt, đau bộ phận sinh dục, nước tiểu sẫm hoặc có màu bất thường, trẻ bị sốt hoặc không, ba mẹ hãy cho con đi thăm khám sớm với bác sĩ chuyên khoa để bé được chẩn đoán đúng và có biện pháp điều trị kịp thời.;;;;;Nhiễm trùng tiểu ở trẻ là một bệnh lý thường gặp, nguyên nhân do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ, triệu chứng không rõ ràng. Điều này cộng với việc trẻ còn nhỏ, chưa tự nhận thức được nên gây khó khăn cho cha mẹ trong việc nhận biết để điều trị. Nhiễm trùng tiểu là sự xâm nhập của vi khuẩn vào một hoặc nhiều bộ phận của đường tiết niệu như niệu đạo, thận hoặc bàng quang và gây ra tình trạng nhiễm trùng. Bệnh lý này thường gặp ở bé gái hơn bé trai vì niệu đạo của bé gái ngắn hơn và gần hậu môn hơn. Nhiễm trùng tiểu nặng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết. 2. Nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng tiểu ở trẻ Trong ba nguyên nhân gây nhiễm trùng tiểu ở trẻ thì vi khuẩn là tác nhân thường gặp nhất. Khoảng 80 - 90% trẻ bị lần đầu là do vi khuẩn E. Coli. Ngoài ra, có thể do vi khuẩn Klebsiella, Pseudomonas aeruginosa hoặc Enterococci. Nhiễm trùng tiểu còn có thể gây ra bởi các loại virus gồm: adenovirus, enteroviruses, coxsackieviruses, echoviruses. Nấm cũng là một trong những tác nhân gây bệnh dù hiếm gặp, có thể kể đến các loại như: nấm Candida spp, Aspergillus spp, cryptococcus neoformans,... . 3. Những triệu chứng của bệnh nhiễm trùng tiểu ở trẻ Tùy theo từng độ tuổi và tùy từng đối tượng mà bệnh có những triệu chứng khác nhau. Trong đó, với nhóm trẻ dưới 3 tuổi và trên 3 tuổi thường đi kèm các dấu hiệu nhận biết sau: - Với những trẻ em dưới 3 tuổi: Đối với trẻ dưới 3 tuổi, trong đó đặc biệt là trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh các dấu hiệu không rõ ràng và rất khó nhận biết. Các bé ở độ tuổi này chưa biết cách diễn đạt cảm giác hay nói lên những khó chịu liên quan đến đường tiểu. Hơn nữa, bình thường, số lần đi tiểu của trẻ khá nhiều, trẻ lại thường được quấn tã nên cha mẹ khó mà theo dõi được các triệu chứng thường thấy. Vì vậy, có thể phát hiện ra dấu hiệu trẻ bị bệnh qua các biểu hiện gián tiếp như: sốt, lờ đờ, biếng ăn, bứt rứt, quấy khóc và có thể bị đau ở vùng bụng. Cha mẹ cần sớm nhận biết các triệu chứng để điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh chuyển nặng, dẫn đến nhiễm trùng huyết gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ. - Với những trẻ em trên 3 tuổi: Đối với trẻ trên 3 tuổi các dấu hiệu có thể được nhận biết dễ dàng hơn do trẻ đã có khả năng diễn đạt cảm giác cho cha mẹ. Hơn nữa, đối với trẻ trên 3 tuổi, các triệu chứng của bệnh thường giống với người lớn với những biểu hiện như: Trẻ bị đau, buốt mỗi khi đi tiểu. Trẻ bị sốt. Đi tiểu són hoặc đi tiểu lắt nhắt bất thường. Cảm thấy mệt mỏi, biếng ăn. Tiểu dầm nhiều hoặc bất thường vào ban đêm. Bị đau vùng bụng dưới hay vùng lưng hông. 4. Điều trị nhiễm trùng tiểu ở trẻ Khi phát hiện con có biểu hiện của bệnh, các bậc cha mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp. Nếu bác sĩ nghi ngờ trẻ bị bệnh, trẻ sẽ được lấy nước tiểu để xét nghiệm hoặc có thể phải làm thêm một số xét nghiệm khác chẳng hạn như siêu âm bụng, xạ hình thận,… Trẻ bị bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trong phần lớn trường hợp, vi khuẩn có thể bị tiêu diệt hoàn toàn trong khoảng 3 - 7 ngày bằng kháng sinh đường uống. Tuy nhiên, về chủng loại, liều lượng thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ nên các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự chẩn đoán triệu chứng và tự mua kháng sinh điều trị tại nhà. 5. Phòng bệnh nhiễm trùng tiểu ở trẻ ‎Đây là một bệnh lý thường gặp và có nguy cơ tái phát đối với những trẻ đã bị một lần. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh, cần chú ý phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cho trẻ bằng những việc làm đơn giản như: Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cần giữ vệ sinh vùng kín cho trẻ, dạy cho trẻ biết cách giữ vệ sinh vùng kín. Đối với trẻ em gái, dạy cho bé biết sau khi đi vệ sinh phải rửa từ trước ra sau. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, ăn và uống các thực phẩm nhuận tràng, lợi tiểu, phòng ngừa táo bón. Nhắc nhở, hướng dẫn trẻ bỏ thói quen nhịn đi vệ sinh. Cho trẻ tắm nước ấm, mặc quần áo mềm mại, thoải mái.
question_131
Những điều cha mẹ nên biết khi trẻ bị viêm phế quản
doc_131
1. Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ Nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm phế quản chính là sự xâm nhập, tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây hại như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, virus cúm,… Trẻ có sức đề kháng yếu hoặc trường hợp cơ thể bị nhiễm lạnh là điều kiện thuận lợi để chúng gây tấn công và gây bệnh viêm phế quản. Trẻ thuộc nhóm các đối tượng sau đây có nguy gặp phải bệnh lý cao hơn so với bình thường. Gồm có: Trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc lá,… Trẻ sống trong không gian ẩm mốc, chật chội, có yếu tố độ ẩm cao. Trẻ nhỏ có người thân trong gia đình có tiền sử bị hen suyễn. Trẻ bị dị ứng đường hô hấp với các tác nhân ngoại lai đến từ môi trường như phân hoa, lông động vật,… Trẻ bị béo phì, thừa cân. 2. Dấu hiệu trẻ nhỏ bị viêm phế quản Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phế quản có thể kể đến như sau: Trẻ có cảm giác đau, nóng rát ở cổ họng. Ho nhiều và kéo dài. Ho khan hoặc ho có đờm. Thở nhanh và ngắn hơn bình thường. Trẻ có biểu hiện sốt cao từ 39 - 40 độ kèm theo dịch mũi, hơi thở khò khè. Dịch mũi của trẻ có màu xanh. Trẻ bị đau tức vùng ngực, biếng ăn, mệt mỏi, nôn trớ. Ở giai đoạn tiền phát, viêm phế quản có triệu chứng gần giống với bệnh viêm họng hay ho sốt thông thường. Do đó, các bậc cha mẹ rất dễ bị nhầm lẫn và khó phát hiện bệnh lý một cách sớm nhất có thể. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh lý của trẻ kéo dài và dễ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi,… thậm chí là tử vong. 3. Chăm sóc cho trẻ bị viêm phế quản Trẻ bị viêm phế quản có thể được chữa khỏi nếu như cha mẹ sớm phát hiện bệnh và điều trị đúng cách. Khi trẻ bị viêm phế quản, nên tiến hành chăm sóc trẻ bằng cách: Luôn giữ ấm cho cơ thể của trẻ, tránh để trẻ bị lạnh, khiến bệnh lý phát triển nặng hơn. Cho trẻ uống nhiều nước, có thể thay thế bằng các loại nước ép hoa quả. Thường xuyên vệ sinh tai - mũi - họng của trẻ bằng nước muối sinh lý 0.9% hoặc bằng nước ấm. Khi trẻ bị sốt dưới 38,5°C nên chườm ấm cho trẻ để hạ sốt nhanh hơn. Trường hợp trẻ sốt cao hơn 38,5°C cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý: chỉ cho trẻ uống kháng sinh khi có sự chỉ định. 4. Chế độ dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ bị viêm phế quản Bên cạnh việc điều trị và chăm sóc cho trẻ, cha mẹ cần chú trọng tới chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ, nhằm đảm bảo sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Trẻ bị viêm phế quản nên ăn: Thực phẩm giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như ngũ cốc, sữa bò, trứng gà, đậu phụ, sữa chua,… Rau xanh và hoa quả tươi chứa nhiều khoáng chất và các loại vitamin A, C, E. Có thể kể đến như cà rốt, rau cải xanh, bí ngô, dâu tây,… Thức ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt gồm canh, cháo, súp. Cho trẻ uống nhiều nước hơn. Có thể thay bằng nước trái cây, rau củ, nước bù điện giải đề bổ sung phần nước đã bị mất và tăng cường khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày để tránh việc trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, nôn trớ. Khi bị viêm phế quản, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm sau đây: Bánh kẹo ngọt, nước uống có ga. Trẻ cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm - đồ ăn nhanh, có chứa nhiều dầu mỡ như thịt chiên, khoai rán, gà chiên,… Các món có hàm lượng muối cao. Tốt nhất nên giảm lượng muối trong các món ăn dành cho trẻ. Bởi muối dư thừa khiến cơ thể tích trữ nước nhiều hơn bình thường, từ đó, gia tăng sự tạo chất nhầy ở phế quản, khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Các loại thực phẩm có tính chất cay nóng như ớt, hạt tiêu, gừng,… gây kích thích niêm mạc ở phế quản. Các loại trái cây có bị chua và chát như khế, mận, xoài,… Các loại đồ ăn đóng hộp hoặc chế biến sẵn. 5. Phòng ngừa bệnh lý hiệu quả cho trẻ nhỏ Để phòng ngừa hiệu quả viêm phế quản đối với trẻ nhỏ, cha mẹ nên: Giúp cơ thể của bé luôn đủ ấm, đặc biệt là vào mùa lạnh và thời điểm giao mùa. Đối với trẻ dễ bị kích thích bởi các yếu tố dị nguyên như bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo,… nên hạn chế khả năng tiếp xúc của trẻ với các tác nhân dị nguyên nói trên. Giữ môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thoáng mát. Thiết lập chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng nhằm nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Thực hiện cách ly trẻ với người đang mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Hạn chế việc cho bé tiếp xúc với khói thuốc lá, các môi trường ô nhiễm, ẩm mốc. Tiêm vắc xin phòng các bệnh về hô hấp cho trẻ. Kiểm tra sức khỏe của trẻ định kỳ nhằm phát hiện kịp thời bệnh lý (nếu có). Mẹ bầu khi mang thai nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm giúp thai nhi có sức khỏe và sức đề kháng tốt nhất. Với trẻ sau sinh, nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
doc_3655;;;;;doc_61027;;;;;doc_51859;;;;;doc_22123;;;;;doc_51686
1. Đôi nét về bệnh viêm phế quản Phế quản (cuống phổi) là bộ phận rất dễ bị viêm nhiễm cấp tính do nguyên nhân virus. Đây là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, nhất là những trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 36 tháng. Những trẻ ở tầm dưới 1 tuổi do sức đề kháng kém nên mỗi khi thời tiết chuyển mùa rất dễ mắc phải bệnh viêm phế quản. Bệnh có thể xuất hiện song song hoặc sau khi trẻ mắc phải những bệnh khác trên đường hô hấp như cúm, sởi, ho gà,… Cha mẹ nên tăng cường sức đề kháng cho trẻ hoặc cho trẻ đi tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm đầy đủ nhằm giảm nguy cơ viêm phế quản do biến chứng bởi các bệnh khác. Virus là nguyên nhân chính gây ra viêm phế quản giai đoạn đầu, thường gặp ở trẻ sau khi bị cảm lạnh, sổ mũi, ho, viêm hô hấp trên. Triệu chứng bệnh viêm phế quản khá điển hình Nếu như bé có những biểu hiện cảm lạnh, sổ mũi, ho cùng với sốt kéo dài trong nhiều ngày hoặc ho kéo dài từ 2-3 tuần mà không đỡ thì rất có thể bé đã bị viêm phế quản cấp. Bé bị viêm phế quản ho nhiều, đau rát họng và khạc đờm trắng hoặc xanh, vàng. Không chỉ bị sốt, trẻ còn có thể bị đau ngực, chán ăn, mệt mỏi, nôn trớ. Bên cạnh đó, bé bị viêm phế quản phổi có thể do hít phải bụi bẩn, không khí ô nhiễm, khói thuốc lá. Viêm phế quản phổi dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác, do bệnh này có dấu hiệu giống với các bệnh đường hô hấp thông thường khác. Bé bị viêm phế quản phổi thường có dấu hiệu như sốt cao 39-40 độ C, ho, mũi có dịch màu, xanh, thở gấp, có các triệu chứng viêm phế quản nặng (bỏ bú, bỏ ăn, rút lõm lồng ngực, …) Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng (suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…); có yếu tố nguy cơ trên nên đưa trẻ đến bệnh viện sớm. Viêm phế quản không phải bệnh phức tạp nên có thể trị dứt điểm được nếu được điều trị đúng cách. Bố mẹ cần lưu ý những điểm sau khi chăm sóc trẻ để có thể giúp trẻ nhanh khỏi bệnh nhất. Với các trường hợp nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà bằng việc cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cụ thể như cho trẻ uống nhiều nước, làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý, sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ trở thành bệnh hen sau này. Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá – Khi trẻ viêm phế quản do vi rút, cha mẹ không nên cho trẻ uống thuốc kháng sinh vì thuốc không có tác dụng trong điều trị virus. Tốt nhất là hỗ trợ giúp trẻ nhanh long đờm bằng các loại thuốc ho long đờm hoặc vỗ rung long đờm, cho trẻ ăn uống đủ chất, tăng cường nhiều loại hoa quả rau xanh để tăng cường sức đề kháng thì bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. – Trẻ trong độ tuổi sơ sinh thì mẹ cần tăng cường cho bé bú để tăng cường nước, chất dinh dưỡng và kháng thể có trong sữa mẹ. Với những trẻ đã được ăn dặm thì mẹ cần để ý chế độ ăn của trẻ, giảm những loại thực phẩm khó tiêu và tăng cường những loại chất có khả năng tạo kháng thể tự nhiên. – Rửa mũi đúng cách cho trẻ bằng nước muối sinh lý ấm thường xuyên nhằm loại bỏ bớt dịch mũi họng, giúp trẻ dễ thở, tránh dịch tiết chảy xuống đường hô hấp dưới. – Giữ ấm cơ thể cho trẻ nhưng đối với những trường hợp trẻ bị sốt thì không được ủ ấm. Cần mặc quần áo thoáng mát và thấm mồ hôi. Chườm ấm ở những vùng nách, cổ, bẹn. Nếu trẻ sốt cao thì cần hạ sốt cho trẻ bằng thuốc nhưng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. – Nếu các vấn đề của trẻ không thuyên giảm mà có xu hướng tăng nặng hơn thì cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân và điều trị cho trẻ kịp thời. Nếu các triệu chứng nặng hơn cần đưa trẻ đi khám Lưu ý chế độ ăn cho những trẻ mắc viêm phế quản mà mẹ cần ghi nhớ Bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết là cách để trẻ mau hồi phục sức khỏe khi mắc bệnh viêm phế quản: – Tăng cường ăn các loại trái cây tươi và rau xanh, ưu tiên các loại rau của quả có nhiều chất oxy hóa như: cà rốt, dâu tây, rau chân vịt,…những loại rau củ quả này có nhiều vitamin giúp hệ miễn dịch của trẻ khỏe hơn, chống lại viêm nhiễm tại phế quản. – Bổ sung vào các bữa ăn chính của trẻ các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng nhưng vẫn dễ tiêu hóa như: trứng gà, đậu phụ, bột mì, ngũ cốc… – Cho trẻ uống thêm các loại sữa hoặc chế phẩm từ sữa như sữa chua hoặc sữa đậu nành với hàm lượng chất béo không cao, tốt cho khả năng tiêu hóa của trẻ. – Trẻ khi bị bệnh thường cảm thấy chán ăn, khó nuốt do đau họng nên mẹ hãy chế biến thức ăn dạng mềm lỏng cho trẻ như cháo, súp sẽ giúp trẻ dễ ăn, dễ nuốt hơn – Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ dễ ăn hơn, tránh nhồi nhét trẻ ăn quá nhiều một lúc có thể khiến trẻ bị nôn trớ. – Bổ sung nước lọc và nước trái cây cho trẻ để tăng khả năng thải độc tố, giúp giảm sốt và bù nước. – Cho trẻ bú mẹ đến 2 tuổi để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. – Khi bé bị sổ mũi thì bố mẹ cần lấy nước mũi cho bé thường xuyên. Dùng tăm bông đưa vào lỗ mũi để các chất dịch nhầy dính vào và rút ra. – Nhỏ nước muối sinh lý để sạch khuẩn và vệ sinh phía trong mũi cho trẻ – Không nên mặc quá nhiều áo cho bé làm cho bé nóng, không khí trong phòng không được quá khô. Nếu cần thiết phải tạo ẩm cho không khí – Không để cho bé hít phải khói thuốc lá. Khói thuốc lá làm rát phế quản nên trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nguy cơ nhiễm viêm tiểu phế quản là rất cao. – Cố gắng cách ly với nguồn bệnh, hạn chế tiếp xúc với người bệnh để tránh lây lan. Trên đây là những thông tin về bệnh phế quản bị viêm và những lời khuyên dành cho cha mẹ khi chăm sóc trẻ, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục hơn khi không may mắc bệnh này.;;;;; Viêm phế quản ở trẻ nhỏ thường xảy ra ở đường hô hấp dưới hay còn gọi là bệnh sưng cuống phổi. Khi bị bệnh viêm phế quản trẻ sẽ ho nhiều, đau họng hay sổ mũi. Viêm phế quản thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng hay trẻ đang mắc bệnh cúm, sởi, ho gà… – Nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh. Những vi khuẩn này chủ yếu là: phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Các vi khuẩn này luôn có sẵn ở trong khoang mũi, họng của trẻ nhưng không gây ảnh hưởng gì đến trẻ bởi hệ miễn dịch của trẻ lúc này đang hoạt động tốt. Hơn nữa, trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên được thừa hưởng những kháng thể từ mẹ và có thể ngăn chặn hiệu quả vi khuẩn gây ra bệnh viêm phế quản. Tuy nhiên, khi cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng kém sẽ là lúc mà vi khuẩn tấn công, tăng độc tính sẽ và khiến cho trẻ bị nhiễm bệnh. – Không khí bị ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây ra viêm phế quản ở trẻ nhỏ. Khi trẻ sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải khói bụi , khói thuốc lá, hóa chất độc hại cũng sẽ khiến dễ bị bệnh. – Thời tiết thay đổi đột ngột, từ lạnh sang nóng hay từ nóng sang lạnh sẽ khiến trẻ chưa kịp thích nghi và khiến trẻ dễ bị viêm phế quản. – Trẻ sinh non hay trẻ đã từng có tiền sử mắc bệnh như: sởi, ho gà, viêm amidan, hen suyễn cũng là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Viêm phế quản ở trẻ dưới 1 tuổi là bệnh thường gặp, bệnh thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần. – Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị viêm phế quản đó chính là ho, cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang. Bệnh nếu không được phát hiện và xử lý điều trị đúng cách sẽ lan xuống hai cuống phổi. Vi khuẩn sẽ làm cho khí quản của trẻ sưng phồng, đỏ tấy và có dịch nhầy ứ đọng ở bên trong phổi, khiến cho trẻ bị sốt. – Kèm theo dấu hiệu sốt là trẻ sẽ ho nhiều hơn, đau rát cổ và xuất hiện đờm đặc xanh, vàng, xám. – Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn, bó bú. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất khi trẻ bị viêm phế quản đó chính là ho, cảm lạnh, viêm mũi, viêm xoang. Khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau: – Đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ và thoáng đãng, tránh trẻ hít phải các mùi hóa chất độc hại và bụi bẩn đặc biệt là tránh cho trẻ hít phải khói thuốc lá độc hại. – Hạn chế cho trẻ ăn các đồ trong tủ lạnh như: nước đá, hoa quả lạnh, sữa và thức ăn chế biến sẵn. – Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng. – Khi trẻ nằm điều hòa, cần lưu ý về nhiệt độ sao cho phù hợp, chỉ nên chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài từ 2 đến 3 độ C. Không nên để điều hòa hướng thẳng vào cơ thể của trẻ và để trẻ nằm quá lâu trong phòng điều hòa. Nếu trẻ nằm quạt, nên để quạt chế độ nhẹ, xoay để không khí thoáng nhẹ. – Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là cổ và gan bàn chân. Không nên mặc cho trẻ quá nhiều quần áo và không thấm hút mồ hôi sẽ khiến cho trẻ dễ bị cảm lạnh. – Khi trẻ bị bệnh, cần cho trẻ uống nhiều nước để làm giảm đờm, giúp trẻ tống đờm ra khỏi đường hô hấp nhanh hơn. – Với những trẻ dưới 6 tháng, nên tăng cường cho trẻ bú mẹ và bổ sung nước cho trẻ bằng sữa công thức. Khi trẻ nằm điều hòa, cần lưu ý về nhiệt độ sao cho phù hợp, chỉ nên chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài từ 2 đến 3 độ C – Tránh cho các tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, cách ly trẻ với môi trường khói bụi và hóa chất. – Không để trẻ tiếp xúc gần với chó, mèo. Nhiều trẻ sơ sinh có tiền sử dị ứng với lông chó, mèo cũng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản. – Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần chú ý vệ sinh tay sạch sẽ trước khi bế trẻ và cho trẻ ăn. – Phòng ngủ của trẻ cần thoáng đãng, sạch sẽ, không khí trong lành. Không nên trải thảm ở phòng ngủ của trẻ, thường xuyên giặt chăn, ga, gối và phơi nắng thật khô. – Vệ sinh cơ thể của trẻ sạch sẽ đặc biệt là tai, mũi, họng hàng ngày.;;;;;Thời điểm giao mùa hoặc thời tiết trở nên lạnh đột ngột, trẻ em thường dễ mắc viêm phế quản với các biểu hiện như ho, sổ mũi hay khó thở. Tuy viêm phế quản không phải là bệnh lý quá nguy hiểm tuy nhiên nếu như không được theo dõi và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng viêm phổi, suy hô hấp và thậm chí là nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, phụ huynh nên trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh để có thể chủ động phòng ngừa cũng như xử lý đúng cách bảo vệ sức khỏe cho bé. Vậy bé bị viêm phế quản nên được chăm sóc thế nào, cần lưu ý những gì, cùng tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây nhé! 1. Tìm hiểu bệnh viêm phế quản ở trẻ em Phế quản là ống dẫn khí nằm ở bên trong hệ hô hấp dưới, đây là cơ quan nối tiếp bên dưới khí quản, sau đó phân thành các nhánh nhỏ nằm sâu bên trong phổi hình thành cây phế quản. Chức năng chính của phế quản là dẫn khí vào phổi. Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản, khi mắc bệnh, người bệnh thường có một số triệu chứng như ho và khạc đờm. Hiện nay, tỷ lệ người mắc phải căn bệnh viêm phế quản đang ngày một gia tăng, đặc biệt là trẻ em và người lớn tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc bệnh. Tác nhân gây viêm phế quản ở trẻ thường gặp nhất là do virus, bên cạnh đó một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh của trẻ như: – Có cha mẹ bị sen huyễn – Cơ địa của trẻ bị dị ứng – Môi trường Viêm phế quản là tình trạng viêm niêm mạc ống phế quản thường gây ra một số triệu chứng điển hình như ho, có đờm 2. Triệu chứng viêm phế quản thường gặp ở trẻ em Viêm phế quản nhìn chung có triệu chứng tương tự với bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm: – Ho, sốt – Thở khò khè hoặc thở nhanh – Chảy nước mũi, bị nghẹt mũi – Sổ mũi, ngạt mũi, ho khan hoặc ho có đờm – Vào ban đêm những triệu chứng kể trên thường có xu hướng nặng hơn, chính vì vậy phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời. 3.1. Trẻ khó thở, tím tái Dịch tắc trong thanh quản có thể gây cảm giác khó chịu cho trẻ, khiến trẻ bị khó thở, tình trạng này nếu không được xử lý tốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Để đánh giá mức độ khó thở của trẻ, cần đặt trẻ nằm yên hoặc ngủ trong vòng 1 phút để đếm nhịp thở, nên đếm từ 2 đến 3 lần để có kết quả chính xác nhất. Phụ huynh có thể tham khảo với kết quả tiêu chuẩn đánh giá ngưỡng thở nhanh mà Tổ chức Y tế thế giới đưa ra: – Trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên – Trẻ từ 2 đến 12 tháng tuổi có nhịp thở từ 50 lần/phút trở lên – Trẻ từ 1 đến 5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần/phút trở lên Trẻ có nhịp thở càng nhanh thì mức độ khó thở càng cao và càng gây nguy hiểm, ngoài ra, khi trẻ bị khó thở sẽ thường kèm những biểu hiện như: Tím tái, tay chân lạnh ngắt… 3.2. Trẻ bị sốt cao trên 39 độ C Trẻ sốt cao trên 39 độ C nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm, ngoài ra, trẻ sốt cao thường đi kèm với biểu hiện co giật và mất ý thức. Chính vì vậy, ở trong trường hợp này phụ huynh cần đưa trẻ đi cấp cứu càng sớm càng tốt. 3.3. Trẻ bỏ bú, ho, ngủ li bì Các triệu chứng viêm phế quản gây cảm giác khó chịu khiến cho trẻ bỏ bú, cùng với đó, tình trạng cơn ho thường kéo dài không dứt, trẻ cũng xuất hiện các biểu hiện như mất ý thức, ngủ li bì khó dậy. Khi bé bị viêm phế quản kéo dài mà không có sự cải thiện, phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được xử lý kịp thời 4. Cách chăm sóc khi bé bị viêm phế quản Thông thường, viêm phế quản có thể tự khỏi sau 7 đến 10 ngày nếu được điều trị đúng cách. Trong suốt thời gian điều trị, phụ huynh cần lưu ý chăm sóc và theo dõi các triệu chứng của trẻ ngay từ khi bệnh ở giai đoạn khởi phát cho đến khi chữa khỏi hoàn toàn. Phụ huynh cần chăm sóc trẻ ngay từ khi bắt đầu có triệu chứng đầu tiên để chữa dứt điểm bệnh, bằng những phương pháp sau đây: – Giữ ấm cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước ấm, tránh để viêm phế quản tiến triển sang viêm phổi. – Chườm ấm toàn thân để hạ sốt cho trẻ, theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm. Trong trường hợp trẻ sốt hơn 38,5 độ cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt. Lưu ý không tự ý sử dụng thuốc mà phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn cho trẻ. – Cho trẻ uống đủ nước về giúp hạ sốt cũng như làm giảm tình trạng tắc nghẽn đường hô hấp. Ngoài ra, việc uống nhiều nước cũng giúp trẻ dễ tống đờm ra ngoài, giảm cảm giác khó chịu cho trẻ. – Dùng mật ong để giảm ho và làm dịu cổ họng. Phụ huynh có thể cho trẻ uống mật ong trực tiếp hoặc nếu trẻ thấy khó uống thì pha với nước ấm. Ở mật ong có chứa đặc tính kháng virus, kháng khuẩn giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Lưu ý phương pháp này chỉ sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi. – Thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mũi Ngoài ra, phụ huynh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. một số lưu ý về dinh dưỡng bao gồm: – Không nên cho trẻ ăn thức ăn quá nhiều muối làm gia tăng các triệu chứng viêm – Chế biến thức ăn dạng lỏng như cháo, súp – Bổ sung nhiều trái cây và rau xanh có chứa vitamin A,C,E… nhằm giúp trẻ tăng sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch Lưu ý những phương pháp kể trên chỉ mang tính tham khảo. Tốt hơn hết, phụ huynh nên đưa con đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương án điều trị phù hợp. 5. Phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ Phụ huynh có thể chủ động phòng ngừa viêm phế quản ở trẻ bằng cách thực hiện một số biện pháp như: – Giữ ấm cho trẻ, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, thay chăn nệm sạch sẽ – Hạn chế để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như: Phấn hoa, lông chó mèo, mạt bụi… – Chủ động cách ly trẻ với người đang mắc bệnh đường hô hấp Bé bị viêm phế quản có thể tự khỏi nếu được phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn biến nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, tốt hơn hết khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh thì các bậc phụ huynh cần đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa để trẻ được điều trị một cách toàn diện nhất.;;;;;Làm gì khi trẻ bị viêm phế quản là băn khoăn của nhiều bậc làm cha mẹ khi con em mình mắc bệnh. Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp rất hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng yếu. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc và điều trị triệt để bệnh cho bé nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Theo các bác sĩ, virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản giai đoạn đầu, thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho, sổ mũi. Nếu không được điều trị tích cực và do sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm cho cuống phổi sưng phồng, tấy đỏ… Viêm phế quản là bệnh lý về đường hô hấp rất hay gặp ở trẻ em do sức đề kháng yếu. Bé bị viêm phế quản thường hay ho kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần. Trẻ ho nhiều, đau rát cổ họng và có đờm đục hoặc đờm màu vàng hay xanh. Ngoài sốt, trẻ có thể bị đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn trớ. Viêm phế quản ở trẻ còn có thể do nguyên nhân trẻ hít phải bụi bẩn, khói thuốc lá. Khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ cần phải giữ ấm cho trẻ và cho trẻ đi khám bệnh. Bác sĩ sẽ giúp trẻ làm sạch các đường phế quản bằng cách cho uống các loại thuốc làm loãng đờm, giúp tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám khi có dấu hiệu bệnh để điều trị kịp thời Cha mẹ không nên tự ý cho trẻ uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều. Cần vệ sinh nhà ở, không khí trong nhà phải sạch sẽ, không có bụi bẩn và khói thuốc lá, khói than. Cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức khỏe cho trẻ. Đồng thời cha mẹ nên hạn chế trẻ tới những khu vực đông người, cho trẻ nghỉ ngơi và ngủ đúng giờ, đủ giấc. Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay bắt đầu ho, sổ mũi, cần quan tâm điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau. Đối với các trường hợp chưa mắc viêm phế quản, cha mẹ cần chú ý tới sức khỏe của con em mình. Tự trang bị cho bản thân những kiến thức nhằm bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ mắc bệnh là rất cần thiết. Trẻ cần giữ vệ sinh tay, chân và cá nhân sạch sẽ nhằm phòng tránh các mầm bệnh ngoài môi trường ảnh hưởng Cha mẹ cần tránh để trẻ nhiễm lạnh khi thay đổi thời tiết. Cho trẻ tiêm phòng bệnh theo đúng lịch tiêm chủng Vệ sinh cá nhân, tay chân miệng cho trẻ sạch sẽ hàng ngày Khuyến khích trẻ vận động hàng ngày bằng những động tác thể dục hoặc môn thể thao yêu thích, vừa sức với trẻ nhằm tăng cường sức đề kháng cho bé chống lại các tác nhân xấu ngoài môi trường ảnh hưởng.;;;;;Rất nhiều phụ huynh do lần đầu làm bố mẹ nên còn nhiều bỡ ngỡ, lúng túng mỗi khi con mắc bệnh. Thấu hiểu điều này, bài viết dưới đây sẽ gợi ý tới các bố mẹ lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhi viêm phế quản tại nhà an toàn và hiệu quả. Viêm phế quản là bệnh khá phổ biến ở đối tượng trẻ em, nhất là các bé từ 6 tháng đến 3 tuổi. Trẻ dễ mắc viêm phế quản hơn vào các thời điểm giao mùa, tiết trời chuyển lạnh. Virus là tác nhân phổ biến gây nên bệnh viêm phế quản ở trẻ. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng có thể mắc viêm phế quản do nhiều nguyên nhân khác như: cơ địa dị ứng, suy giảm hệ miễn dịch, môi trường sống quá ô nhiễm và nhiều khói bụi… Trẻ mắc viêm phế quản hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Do đó, nếu trẻ mắc viêm phế quản, bố mẹ không cần quá lo lắng mà hãy cho bé điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Trẻ mắc viêm phế quản cần đi khám bác sĩ để biết có thể điều trị tại nhà hay tại viện 2. Các dấu hiệu nhận biết trẻ có thể đã mắc viêm phế quản Trẻ mắc viêm phế quản sẽ dần xuất hiện những triệu chứng của bệnh Trẻ khi mắc bệnh viêm phế quản sẽ dần xuất hiện các triệu chứng của bệnh. Đây chính là những dấu hiệu giúp bố mẹ phát hiện con đang gặp bất thường về sức khỏe, cần được bác sĩ hỗ trợ điều trị. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc viêm phế quản bố mẹ có thể tham khảo: – Bé bị sổ mũi, nghẹt mũi, có thể kèm theo triệu chứng khò khè, khó thở; – Bé bị ho khan hoặc ho có đờm, cơn ho kéo dài hơn lúc về đêm hoặc rạng sáng; – Bé bị sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 39 độ, đây là một phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với trẻ đối với nhiễm trùng; – Bé mắc viêm phế quản cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như: mệt mỏi, đau cơ, nôn ói, bú kém và đau ngực (ở trẻ lớn)… Từ các dấu hiệu kể trên có thể thấy biểu hiện bệnh viêm phế quản ở trẻ không đặc thù, dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý đường hô hấp khác. Do đó, việc cho bé đi khám bệnh sớm để xác định bệnh là vô cùng cần thiết. Mục đích là để trẻ được bác sĩ xác định bệnh và hỗ trợ điều trị kịp thời. 3. Hướng dẫn lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhi viêm phế quản tại nhà Trường hợp trẻ mắc viêm phế quản được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà theo phác đồ phù hợp, bố mẹ có thể tham khảo kế hoạch chăm sóc giúp con mau khỏi bệnh như sau: 3.1. Đảm bảo cho trẻ uống thuốc đúng liều và thời gian bác sĩ chỉ định Nhiều bố mẹ cho rằng chỉ cần cho con uống thuốc tới khi thấy con đỡ là có thể dừng. Điều này là vô cùng sai lầm. Nhất là trường hợp trẻ mắc viêm phế quản chắc chắn sẽ phải điều trị với kháng sinh. Nếu trẻ uống thuốc không đủ liều không những bệnh không khỏi dứt điểm mà còn có thể gây hệ quả kháng kháng sinh. Do đó, bố mẹ cần chú ý cho trẻ mắc viêm phế quản uống thuốc đúng liều và thời gian được bác sĩ chỉ định. 3.2. Bổ sung cho trẻ viêm phế quản chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng Bổ sung cho trẻ viêm phế quản chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng Việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cũng được coi là một phương pháp hỗ trợ trong quá trình phục hồi sức khỏe cho trẻ mắc viêm phế quản. Khi trẻ bị viêm phế quản, cơ thể dễ mất nước và trở nên mệt mỏi. Dưới đây là những gợi ý về chế độ dinh dưỡng mà bố mẹ có thể tham khảo: – Bổ sung thêm rau xanh và trái cây tươi, cũng như các loại củ quả giàu chất chống oxy hóa như dâu tây, cà rốt, và rau chân vịt. Những thực phẩm tươi này cung cấp các loại vitamin A, C, và E quan trọng cho trẻ đang phải đối mặt với viêm phế quản hoặc khó thở. – Tăng cường thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa trong bữa ăn của trẻ, như đậu phụ, trứng gà, bột mì, ngũ cốc, và gạo. – Cân nhắc việc cung cấp sữa bò, sữa đậu nành hoặc các sản phẩm sữa có hàm lượng chất béo thấp cho trẻ. Đặc biệt, sữa chua cũng đóng vai trò tốt trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ. – Trẻ mắc viêm phế quản thường gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn do đau họng và mệt mỏi. Vì vậy, nên chuẩn bị thức ăn dưới dạng lỏng như cháo hoặc súp để giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa. – Thay vì ăn một lượng lớn thức ăn trong một lần, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày cho trẻ. Mệt mỏi và tình trạng chán ăn có thể khiến trẻ không thể ăn nhiều một lúc và dễ gây nôn ói. – Đảm bảo trẻ uống đủ nước lọc và có thể bổ sung thêm nước trái cây các loại. Viêm phế quản có thể gây mất nước cho cơ thể. Việc cung cấp nước cũng giúp đào thải độc tố và giảm tình trạng khô họng hoặc sốt cao ở trẻ. 3.3. Hạn chế các đồ ăn không tốt Bên cạnh việc bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, bố mẹ cũng nên tránh cho trẻ mắc viêm phế quản ăn những thực phẩm sau: – Các thức ăn chiên xào chứa nhiều chất béo như dầu mỡ. – Các loại thức ăn ngọt, chứa lượng đường cao như bánh và kẹo. – Nước có ga hay các loại đồ uống khác có ga. – Đồ ăn và thức uống lạnh.
question_132
Giải đáp: trẻ bị sốt phát ban sau khi tiêm vắc xin 5in1 có sao không?
doc_132
1. Tìm hiểu chung về vắc xin 5in1 Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ bị sốt phát ban sau khi tiêm vắc xin 5in1 có sao không, chúng ta cần hiểu về loại vắc xin này. Ngày nay, với sự phát triển của y học, một mũi tiêm vắc xin có thể tích hợp khả năng phòng nhiều loại bệnh khác nhau. Nhờ sáng chế này, chúng ta có thể tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm tối đa số lần trẻ phải đi tiêm. Một trong những loại Vắc xin tổng hợp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là vắc xin 5in1 với tác dụng phòng 5 loại bệnh, đó là bạch cầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm màng não và các vấn đề liên quan tới viêm phổi,… do vi khuẩn Hi B. Vắc xin 5in1 thường được khuyên dùng cho trẻ dưới 24 tháng để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Đối với vắc xin 5in1, trẻ sẽ được tiêm 3 mũi, trong đó mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Các bậc phụ huynh hãy lưu ý và cho con trẻ đi tiêm theo đúng lịch mà bác sĩ hướng dẫn nhé! Thông thường, sau khi tiêm phòng vắc xin, chúng ta có thể gặp phải một số phản ứng sau tiêm chủng, vắc xin 5in1 cũng không là ngoại lệ. Sau khi tiêm, một số trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như sốt nhẹ, đau nhức ở chỗ tiêm hoặc quấy khóc nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, nhiều em bé sau khi đi tiêm phòng sẽ cảm thấy buồn ngủ, chế độ ăn uống và sinh hoạt bị rối loạn. Nếu gặp phải những triệu chứng kể trên, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng, đây chỉ là một số phản ứng của cơ thể bé sau khi đi tiêm. Biểu hiện trên sẽ nhanh chóng thuyên giảm, trẻ lại sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn cần theo dõi sát sao biểu hiện của trẻ sau khi đi tiêm vắc xin 5in1 để đảm bảo rằng tình trạng sức khỏe của con vẫn ổn. 3. Một số phản ứng nguy hiểm sau khi tiêm vắc xin 5in1 Nếu nhu sau khi tiêm vắc xin 5in1, trẻ gặp phải những triệu chứng sau đây, cha mẹ cần theo dõi và cho bé đi điều trị càng sớm càng tốt. Đầu tiên, trẻ có biểu hiện mệt mỏi liên tục, tay chân lạnh,… Bên cạnh đó, nhiều bé có phản ứng khó thở cấp tính, thanh quản bắt đầu trở nên phù nề. Đây là triệu chứng các bậc phụ huynh không thể bỏ qua sau khi con đi tiêm vắc xin 5in1. Cuối cùng, phản ứng nghiêm trọng nhất đó là trẻ bị ngưng thở, trụy tim mạch. Nhìn chung, tình trạng sốc phản vệ sau khi tiêm phòng vắc xin khá nguy hiểm, trẻ sẽ mất rất nhiều thời gian điều trị để bình phục, thậm chí chúng đe dọa trực tiếp tới tính mạng. Những phản ứng nguy hiểm trên rất hiếm khi xảy ra, bởi vậy bạn không cần quá lo lắng khi cho con đi tiêm phòng. Trên thực tế, đây là một trong những phản ứng trẻ nhỏ có thể gặp phải sau khi tiêm loại vắc xin 5in1 Pentaxim. Biểu hiện cụ thể đó là bé có thể sốt cao lên đến 38 độ, trên da nổi mề đay và phát ban,… Phản ứng sốt phát ban sau khi tiêm phòng vắc xin không phải là hiện tượng hiếm gặp, chúng có thể xuất hiện với xác suất nhất định, tùy vào cơ địa của em bé. Chính vì thế các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng về vấn đề này. Tốt nhất, bạn nên dành nhiều thời gian để chăm sóc bé, giúp con nhanh bình phục và khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu như con liên tục sốt cao kèm theo co giật, các nốt phát ban xuất hiện dày đặc thì chúng ta không thể chủ quan. Tình trạng sốt phát ban kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm sau nhiều ngày tiêm vắc xin 5in1 là vấn đề đáng báo động. Lúc này, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa bé đi kiểm tra và điều trị kịp thời. Đây có thể là phản ứng nghiêm trọng của cơ thể và cần được xử lý sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. Không chỉ quan tâm tìm hiểu trẻ bị sốt phát ban sau khi tiêm vắc xin 5in1 có sao không, chúng ta nên chủ động chăm sóc bé trước, trong và sau khi tiêm phòng thật cẩn thận. Trước khi tiêm, cha mẹ nên đảm bảo rằng bé đang trong tình trạng sức khỏe ổn định, không bị ốm, sốt. Đối với những trẻ có tiền sử bị dị ứng hoặc phản ứng với vắc xin, bạn hãy báo ngay với bác sĩ để có phương án phù hợp. Sau khi đi tiêm về, bé có thể gặp phải một vài phản ứng phụ không mong muốn, chúng ta nên chăm sóc con đúng cách để sức khỏe nhanh chóng hồi phục. Khi con bị sốt nhẹ, bạn nên thường xuyên chườm mát và lựa chọn trang phục thoải mái để hạ sốt nhanh chóng. Các bác sĩ khuyên rằng cha mẹ chỉ nên cho con uống thuốc nếu bé sốt trên 38 độ C. Nếu con bị sưng ở chỗ tiêm, cách tốt nhất đó là chườm mát và dùng thuốc giảm đau thay vì tự ý bôi, đắp thuốc, lá lên vùng da này. Tương tự với tình trạng dị ứng, phát ban, cha mẹ không nên tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thông thường, hiện tượng này sẽ kết thúc sau một vài ngày.
doc_3833;;;;;doc_38191;;;;;doc_40855;;;;;doc_37959;;;;;doc_19027
1. Tổng quan về vắc xin 5 trong 1 Vắc xin 5 trong 1 là một loại vắc xin phối hợp, có khả năng phòng được 5 loại bệnh do vi khuẩn HIB gây ra, bao gồm: ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và viêm màng não. Tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 không chỉ giúp bé cùng lúc phòng được 5 bệnh nguy hiểm mà còn giúp cha mẹ còn tiết kiệm được thời gian, chi phí, đồng thời giảm tải được số mũi tiêm cho bé cưng. Vắc xin 5 trong 1 là một loại vắc xin phối hợp, có khả năng phòng được 5 loại bệnh do vi khuẩn HIB gây ra. 1.2. Các loại vắc xin 5 trong 1 hiện nay Hiện nay, có hai loại vắc xin 5 trong 1, bao gồm: – Vắc xin 5 in 1 ComBE Five (của Ấn Độ): + Chương trình tiêm chủng mở rộng có sử dụng loại vắc xin này. + Vắc xin 5 in 1 ComBE Five có thể phòng được các bệnh: Hoa gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não. – Vắc xin 5 tin 1 Pentaxim (của Pháp): + Chương trình tiêm chủng dịch vụ sử dụng loại vắc xin này. + Vắc xin 5 tin 1 Pentaxim có thể ngăn ngừa 5 bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và các bệnh lý do nhiễm khuẩn HIB. 1.3. Những trường hợp không được tiêm được vắc xin 5 trong 1 Chúng ta đều biết việc tiêm phòng vắc xin 5 trong 1 là việc rất cần thiết, giúp trẻ chống lại các bệnh tật nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp được bác sĩ khuyên nên tạm hoãn hoặc không tiêm vắc xin 5 trong 1: – Trẻ có tiền sử sốt cao trên 40 độ, có biểu hiện co giật sau khi tiêm vắc xin trong vòng 48h. – Sau tiêm từ 3 – 48h, trẻ khóc dai dẳng, la hét. – Trẻ từng bị sốc trong vòng 48h sau tiêm phòng. – Trẻ đang mắc các căn bệnh cấp tính. – Trẻ chưa đủ 6 tuần tuổi. Có thể nói, việc biết được các đặc điểm khiến trẻ không được tiêm vắc xin 5 trong 1 là rất cần thiết. Trước khi cho bé tiêm phòng, cha mẹ cần trao đổi và cung cấp đầy đủ thông tin cho bác sĩ để đảm bảo tối đa an toàn và hiệu quả cho bé. Trẻ có tiền sử sốt cao trên 40 độ, có biểu hiện co giật sau khi tiêm vắc xin trong vòng 48h không nên tiêm vắc xin 5 trong 1. Bản chất sốt chính là một phản ứng tự nhiên rất phổ biến sau khi tiêm phòng, tùy vào thể trạng mà mỗi bé sẽ có các biểu hiện sốt khác nhau. Đối với các bé tiêm mũi vắc xin 5 trong 1 theo chương trình tiêm chủng mở rộng ComBE Five thường bị sốt nhẹ khoảng 38 – 38.5 độ kèm quấy khóc, chán ăn uống. Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì đây là những triệu chứng hoàn toàn rất bình thường và sau 1 – 2 ngày sẽ tự hết. Nguyên nhân chủ yếu gây sốt ở trẻ sau khi tiêm mũi 5 trong 1 là do thành phần ho gà có trong vắc xin. Đây là thành phần loại toàn tế bào, cấu trúc vi khuẩn được giữ nguyên, nên sẽ gây ra nhiều phản ứng cho trẻ. Tuy nhiên, đó là các các phản ứng ở mức độ nhẹ, vì vậy mà bố mẹ không cần quá lo lắng. Đối với vắc xin Pentaxim được sử dụng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ thì lại chứa thành phần ho gà vô bào. Nghĩa là thành phần ho gà trong vắc xin này đã được loại bỏ những thành phần không cần thiết của vi khuẩn, chỉ giữ lại thành phần kháng nguyên đặc hiệu. Do đó, vắc xin này hạn chế gây ra các phản ứng phụ như quấy khóc, biếng ăn… Đối với các bé tiêm mũi vắc xin 5 trong 1 theo chương trình tiêm chủng mở rộng ComBE Five thường bị sốt nhẹ khoảng 38 – 38.5 độ kèm quấy khóc, chán ăn uống. 3. Làm thế nào nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm mũi 5 trong 1 3.1. Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1 và các phản ứng phổ biến Như đã giải thích, sốt sau tiêm phòng ở trẻ là phản ứng cực kỳ bình thường của cơ thể, báo hiệu hệ miễn dịch đang được đáp ứng với vắc xin. Triệu chứng sốt sau tiêm phòng sẽ hết chỉ sau một vài giờ. Vì thế, sốt sau tiêm phòng là triệu chứng có cũng được, không có cũng không sao, cha mẹ không nên lo lắng quá vì hiện tượng này. Ngoài ra, sau khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1, trẻ còn có thể gặp phải một vài phản ứng khác như: – Tại chỗ tiêm bị sưng tấy, đỏ, đau nhức. – Trẻ sốt dưới 38 độ. – Trẻ quấy khóc, khó chịu hơn, ăn, ngủ kém hơn bình thường. 3.2. Cách chăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1 Sau khi tiêm mũi 5 trong 1, việc chăm sóc cho trẻ tại nhà là việc rất quan trọng. Nhiều bố mẹ đã lo lắng khi thấy con sốt và tự ý cho con uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, việc làm này sẽ không tốt cho trẻ sơ sinh, nhất là các loại thuốc không được bác sĩ chỉ định. Nếu thấy con sốt nhẹ, bố mẹ nên: – Cho trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, chỉ mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. – Không nên mặc quá nhiều quần áo, đắp chăn, ủ ấm quá mức. – Dùng khăn bông mềm, thấm nước ấm để lau người cho con, nhất là vùng bẹn, nách, bàn tay và bàn chân. Cha mẹ tuyệt đối không dùng nước lạnh hay nước đá để lau người cho trẻ. – Bổ sung nhiều nước, tăng cường bú mẹ, để giúp trẻ bù lại lượng nước đã mất. – Đối với trẻ ăn dặm thì nên cho con ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa. – Nếu vết tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, bố mẹ nên chườm đá để con thấy dễ chịu hơn. – Cha mẹ không cần phải kiêng tắm cho con. Có thể tắm bằng nước ấm và tắm thật nhanh để giúp con hạ sốt hiệu quả, đồng thời thấy dễ chịu hơn. Đối với trẻ ăn dặm thì nên cho con ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1. 4. Sốc phản vệ ở trẻ sau khi tiêm mũi 5 trong 1 Đây chắc hẳn là triệu chứng không mong muốn sau khi trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1. Nguyên nhân gây xảy ra hiện tượng này là do hệ miễn dịch của trẻ quá nhạy cảm với một chất dị ứng nào đó có trong thành phần của vắc xin. Các triệu chứng của hiện tượng sốc phản vệ này bao gồm: – Trẻ thở khò khè, khó thở, thở ngắt quãng. – Mặt hoặc toàn thân trẻ bị phù nề. – Trẻ sốt cao, nhiệt độ trên 38.5 độ, có biểu hiện co giật. – Trẻ khóc thét dai dẳng và la hét. – Tại chỗ tiêm sưng tấy, có dịch. Cha mẹ nên đưa trẻ đi cấp cứu càng nhanh càng tốt khi thấy những dấu hiệu này. Đây chính là những dấu hiệu bất thường ở trẻ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1. Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, sốt dưới 38 độ là mổ phản ứng bình thường khi trẻ vừa tiêm xong mũi vắc xin 5 trong 1. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt cao trên 38.5 độ, sốt liên tục thì cha mẹ không được chủ quan, phải đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.;;;;; 1. Tổng quan về vắc xin kết hợp 5 trong 1 Vắc xin 5 trong 1 là loại vắc xin kết hợp, giúp phòng ngừa được 5 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác nhau. Việc tiêm mũi 5 trong 1 không chỉ làm giảm số mũi tiêm cho trẻ mà còn giúp cha mẹ tiết kiệm được thời gian và chi phí tiêm phòng Hai loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng phổ biến hiện nay 1.2. Các loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng phổ biến Hiện nay, có hai loại vắc xin 5 trong 1 được sử dụng để tiêm cho trẻ, bao gồm: – Vắc xin 5 trong 1 ComBE Five (Ấn Độ): Đây là vắc xin thế hệ mới đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế Thế giới, được sử dụng ở hơn 43 quốc gia với hơn 400 triệu liều. ComBE Five ra đời để thay thế cho vắc xin Quinvaxem (của Hàn Quốc) đã ngừng sản xuất trước đó. ComBE Five có khả năng phòng ngừa được 5 loại bệnh truyền nhiễm bao gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh lý do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây nên như viêm phổi, viêm màng não. – Vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp): Đây là loại vắc xin được dùng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ. Vắc xin Pentaxim có thể phòng ngừa được 5 loại bệnh, bao gồm: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và các bệnh lý do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây nên. 2. Nguyên nhân bị sốt sau khi tiêm chủng cho trẻ mũi 5 trong 1 Sốt là phản ứng tự nhiên rất thường gặp sau khi tiêm phòng vắc xin 5 trong 1. Tùy vào từng thể trạng khác nhau mà mỗi trẻ sẽ có một biểu hiện sốt khác nhau. Thông thường, trẻ sau khi tiêm mũi 5 trong 1 về đều bị sốt nhẹ khoảng 38 đến 38,5 độ kèm quấy khóc và ăn uống kém. Theo các bác sĩ, đây là những triệu chứng rất bình thường và sẽ tự hết sau 1 đến 2 ngày. Nguyên nhân gây sốt chủ yếu sau khi trẻ tiêm mũi 5 trong 1 là do thành phần ho gà có trong vắc xin ComBE Five.Vắc xin điều chế có chứa thành phần ho gà loại toàn tế bào, nghĩa là vắc xin được tinh chế từ vi khuẩn ho gà được giữ nguyên cấu trúc nên sẽ gây nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên các phản ứng này đều ở mức độ nhẹ, vì thế cha mẹ không nên lo lắng quá. Còn với vắc xin Pentaxim trong chương trình tiêm chủng dịch vụ lại chứa thành phần ho gà vô bào. Điều này có nghĩa là vắc xin chỉ chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn ho gà. Do vậy nên ít gây phản ứng phụ sau tiêm như sốt, đau tại chỗ, mệt mỏi, quấy khóc,… hơn và được nhiều phụ huynh lựa chọn cho con. Thành phần ho gà có trong vắc xin là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sốt ở trẻ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 3. Hướng dẫn điều trị và chăm sóc trẻ khi bị sốt sau khi tiêm Tùy thuộc vào loại vắc xin mà trẻ được tiêm và cơ địa của mỗi bé mà các phản ứng sau tiêm sẽ ở các mức độ khác nhau. Theo các bác sĩ, tình trạng sốt nhẹ sau tiêm sẽ bắt đầu trong vòng 24 giờ sau tiêm và kéo dài trong 1 đến 2 ngày rồi tự hết. Ngoài ra, nhiều trẻ sau khi tiêm vắc xin 5 trong 1 còn có thể có những dấu hiệu khác như sau: – Đau nhức, nổi mẩn đỏ và sưng tấy tại vết chích. – Quấy khóc. – Lười bú, chán ăn. – Đau bụng. – Nôn mửa. 3.2. Cách hạ sốt cho trẻ Trước hết, cha mẹ cần theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của trẻ. Tốt nhất nên dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ ở nách cho con. Nếu trẻ sốt từ 38 đến 39 độ C thì chỉ là sốt nhẹ, hãy quan sát xem có đi kèm hiện tượng phát ban hay co giật không. Để giảm thân nhiệt cho trẻ khi bị sốt, cha mẹ có thể sử dụng phương pháp chườm ấm bằng cách lấy khăn mềm thấm nước ấm rồi vắt kiệt nước. Sau đó lau vào vùng bẹn và nách của trẻ để lỗ chân lông được giãn nở nên cơ thể có điều kiện thải độc và hạ thân nhiệt. Về việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng, các bác sĩ không khuyên dùng Paracetamol thường quy cho trẻ nhưng cha mẹ có thể cho con uống hạ sốt Paracetamol với liều lượng phù hợp cân nặng và tuổi của trẻ. Không được dùng Ibuprofen để hạ sốt cho con khi chưa được bác sĩ chỉ định. Tất cả các loại thuốc nếu cha mẹ có ý định sử dụng cho con cần có ý kiến của bác sĩ chỉ định thì mới sử dụng. Cha mẹ có thể chườm ấm và lau người cho trẻ để hạ nhiệt cơ thể 3.3. Theo dõi và chăm sóc sau khi tiêm chủng cho trẻ mũi 5 trong 1 Để theo dõi và chăm sóc trẻ, cha mẹ cần chú ý một số điều sau: – Do cơ thể trẻ khó chịu sau tiêm vắc xin nên những ngày đầu trẻ sẽ quấy khóc buổi đêm, ăn kém, bỏ bú,… Lúc này cha mẹ hãy để trẻ nghỉ ngơi, nên chia nhỏ cữ bú để cơ thể trẻ dễ dàng hấp thụ. Nếu trẻ đã ăn dặm, hãy bổ sung thêm thực phẩm bổ dưỡng để tăng đề kháng cho con. – Nhiều trẻ sẽ bị tấy đỏ, sưng ở vị trí tiêm. Tuy nhiên, cha mẹ không nên dùng bất cứ vật gì đắp lên vùng da này để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, hãy cho trẻ mặc đồ thoáng mát để không cọ xát làm tổn thương vết tiêm. – Khi trẻ bị sốt nên cho con mặc đồ rộng và thoáng, hút mồ hôi tốt để trẻ dễ có điều kiện hạ nhiệt.;;;;; Một trong những phản ứng mà các bậc phụ huynh thường gặp nhất khi cho con đi tiêm mũi 6 trong 1 chính là sốt. Sốt là 1 phản ứng tự nhiên sau tiêm chủng, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là: Sốt là phản ứng dễ nhận thấy sau khi trẻ tiêm vắc xin phòng 6 bệnh truyền nhiễm – Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, do đó, sốt là một trong những phản ứng cho thấy cơ thể đang phản ứng miễn dịch với vắc xin. – Thành phần ho gà trong vắc xin 6 trong 1 là loại vô bào và chứa các kháng nguyên đặc hiệu, gây ra phản ứng sốt sau tiêm. Mức độ sốt sau tiêm phòng 6 trong 1 có thể khác nhau ở mỗi trẻ. Có trường hợp sốt có thể cao đến mức trên 39.5 độ C. Thường thì trẻ bị sốt sau tiêm trong khoảng từ 6 đến 12 giờ. Sau 1-2 ngày, sốt sẽ tự giảm mà không gây ra bất kỳ tác động nào và hầu hết các trường hợp không cần sử dụng thuốc hạ sốt. Trẻ sơ sinh tiêm vắc xin 6 trong 1 bị sốt như đã nói bên trên là 1 phản ứng bình thường, bố mẹ nên theo dõi trẻ và không nên quá lo lắng. Sốt sau tiêm chỉ có tính chất thể hiện vắc xin đang tác dụng vào cơ thể của trẻ. Bệnh sẽ tự khỏi sau 1 – 2 ngày, không kéo dài. Trường hợp nếu trẻ có sốt cao và không hạ được bằng thuốc, hoặc sốt kéo dài hơn 2 ngày, hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như ho, chảy mũi, tiêu chảy, khó thở, thì cần đưa trẻ đến chuyên khoa để kiểm tra và loại trừ các bệnh lý đi kèm. Sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1, sốt là một trong những phản ứng thể hiện cơ thể đang phản ứng miễn dịch với kháng nguyên. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, đa số tiêm vắc xin 6in1 cho hiệu quả phòng bệnh cao và an toàn với trẻ sơ sinh. Khi trẻ bị sốt sau tiêm vắc xin 6 trong 1, cha mẹ cần theo dõi kỹ các biểu hiện của bé để phòng tránh các tình huống bất thường. Tùy thuộc vào mức độ sốt, cần thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp như sau: Bố mẹ nên nới lỏng quần áo của con, chườm ấm vào cổ, nách, bẹn để giúp con hạ sốt – Sốt cao hơn 38.5 độ C: cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều dùng đúng cân nặng và tuổi của trẻ. Nếu sốt không giảm sau khi đã sử dụng thuốc, cần đưa trẻ đến bệnh viện để xác định nguyên nhân và tiếp nhận điều trị kịp thời. – Sốt dưới 38.5 độ C: sử dụng phương pháp chườm ấm và cho trẻ mặc quần áo mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tránh để trẻ nằm hoặc ngồi trực tiếp dưới quạt. – Nếu trẻ bị sốt kèm theo các triệu chứng như lừ đừ, mệt mỏi, ngủ nhiều, co giật và đã sử dụng thuốc hạ sốt nhưng sốt vẫn kéo dài trên 2 ngày, cần chuyển trẻ đến khoa cấp cứu để được chăm sóc kịp thời. Sau khi trẻ được tiêm phòng vắc xin 6 trong 1, cha mẹ cần thực hiện những điều sau đây để đảm bảo an toàn và theo dõi sức khỏe của trẻ: Sau tiêm trẻ nên được ở lại phòng tiêm chủng để theo dõi sức khỏe, xử lý kịp thời nếu xảy ra sốc phản vệ – Nếu trẻ sơ sinh tiêm vắc xin 6in1 bị sốt, cha mẹ nên sử dụng nhiệt kế để đo thân nhiệt của trẻ thường xuyên và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi phát hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào. Các phản ứng thông thường mà trẻ có thể gặp sau tiêm vắc xin 6 trong 1 bao gồm: – Sưng và đau tại vị trí tiêm: Do da trẻ còn non nớt, sau khi tiêm, vùng tiêm có thể sưng và gây đau. Một số trẻ cũng có thể có cục nổi tại vùng tiêm, nhưng không cần can thiệp bằng biện pháp gì vì chúng sẽ tự biến mất sau 1-2 ngày. – Trẻ quấy khóc và mệt mỏi: Do hệ miễn dịch của trẻ phản ứng với vắc xin, trẻ có thể cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái, dẫn đến tình trạng quấy khóc, cáu kỉnh. – Trẻ có thể bỏ bú hoặc lười ăn: Do sự mệt mỏi và có trường hợp trẻ bị sốt sau tiêm vắc xin 6 trong 1, trẻ có thể không muốn bú hoặc lười ăn. Cha mẹ nên cung cấp thêm vitamin C và chia nhỏ bữa ăn để đảm bảo cơ thể trẻ có đủ dinh dưỡng và sức đề kháng trong quá trình hồi phục sau tiêm. Các phản ứng hiếm nhưng tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ bao gồm: – Mất nhận thức, nhiễm khuẩn đường hô hấp, sưng viêm lan tỏa từ vị trí tiêm và có thể lan đến khớp gần kề. – Phát ban, viêm phế quản. – Nổi mề đay, co giật. Nếu trẻ có bất kỳ phản ứng hiếm như trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chăm sóc và điều trị kịp thời. 5. Các phản ứng sau tiêm chủng Sau khi tiêm vắc xin 6 trong 1, có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn. Dưới đây là danh sách các tác dụng phụ có thể xảy ra và mức độ phổ biến của chúng: – Tác dụng thường gặp: Bồn chồn, nôn, tiêu chảy, ngứa, sưng tại vị trí tiêm (≥ 50mm), sốt > 39,5 độ C, sẩn cứng. – Tác dụng ít gặp: Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, ngủ lơ mơ, ho, sưng lan tỏa quanh vị trí tiêm và đôi khi lan đến khớp gần kề. – Tác dụng hiếm: Viêm phế quản, phát ban. – Tác dụng rất hiếm: Co giật, viêm da, mày đay. Dù các tác dụng không mong muốn này có thể xảy ra, đa số trường hợp sau tiêm vắc xin 6 trong 1 vẫn là an toàn. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy bất kỳ tác dụng phụ nào sau tiêm, hãy tích cực theo dõi và thông báo tới phòng tiêm chủng để được tư vấn chi tiết.;;;;;Tiêm 5 trong 1 có nguy hiểm không là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi lẽ đây là loại vắc xin phòng chống cùng lúc 5 căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ chỉ trong 1 mũi tiêm, nên nhiều bà mẹ nghi hoặc về tác dụng phụ mà bé có thể gặp phải sau tiêm chủng. 1. Thông tin về vắc xin 5 trong 1 Trong việc chăm sóc sức khỏe của trẻ nhỏ, việc tiêm phòng đóng một vai trò quan trọng để bảo vệ chúng khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Với sự phát triển của y học, đã xuất hiện vắc xin 5 trong 1 – một giải pháp phòng ngừa đa chức năng, giúp tránh được 5 loại bệnh nguy hiểm ở trẻ em. Vắc xin 5 trong 1 bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib). Với việc tiêm vắc xin này, trẻ em sẽ được bảo vệ toàn diện khỏi những căn bệnh nguy hiểm này, giảm nguy cơ tử vong và nguy cơ để lại các di chứng nặng nề. Vắc xin 5in1 được Bộ Y tế khuyến cao trẻ nhỏ cần được tiêm chủng đầy đủ Quy trình tiêm vắc xin 5 trong 1 diễn ra theo lịch trình sau đây: – Mũi 1: 2 tháng tuổi. – Mũi 2: 3 tháng tuổi. – Mũi 3: 4 tháng tuổi. – Mũi nhắc lại: 16-18 tháng tuổi. Vắc xin này được tiêm dưới da, tiện lợi và không gây đau đớn lớn cho trẻ. Qua các nghiên cứu và sự theo dõi kỹ lưỡng, đã chứng minh rằng vắc xin 5 trong 1 là một giải pháp an toàn và hiệu quả. Việc tiêm phòng bằng vắc xin 5 trong 1 không chỉ bảo vệ sức khỏe của trẻ em mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của những căn bệnh nguy hiểm này trong cộng đồng. Điều này đồng nghĩa với việc giúp bảo vệ cả gia đình và xã hội khỏi nguy cơ mắc phải những căn bệnh này. Vắc xin 5 trong 1 không chỉ mang lại lợi ích về sức khỏe mà còn giúp trẻ phát triển tốt hơn, không bị gián đoạn hoặc mất cơ hội học tập và vui chơi. Đó là sự đóng góp to lớn cho tương lai và sự phát triển toàn diện của trẻ em. 2.1. Tác dụng phụ sau tiêm vắc xin – Đau, đỏ, sưng tại chỗ tiêm: Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất sau khi tiêm vắc xin. Thường thì các triệu chứng này chỉ nhẹ và tự giảm đi trong vài ngày. – Sốt: Sốt nhẹ dưới 38 độ C là một tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin. Bạn có thể sử dụng thuốc hạ sốt để giảm bớt cảm giác sốt. – Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi là một tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin. – Đau đầu: Đau đầu là một tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau để giảm đi cơn đau đầu. – Buồn nôn, nôn: Buồn nôn và nôn thường là tác dụng phụ ít gặp sau khi tiêm vắc xin. Hãy uống đủ nước và ăn nhẹ để tránh tình trạng mất nước. Lưu ý: Đa số các tác dụng phụ sau tiêm vắc xin đều nhẹ và tự giảm đi sau một thời gian ngắn. Đừng quá lo lắng về các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin. Nhớ rằng, lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin vượt trội hơn rất nhiều so với những tác dụng phụ nhỏ này. Vắc xin giúp bảo vệ bạn và cộng đồng thoát khỏi những căn bệnh nguy hiểm. 2.2. Nguy cơ tiềm ẩn của tiêm vắc xin 5 trong 1 Trẻ tiêm vắc xin 5 trong 1 có thể bị sốt nhưng sẽ tự khỏi nhanh chóng – Sốt cao không dứt: là biểu hiện trẻ sốt trên 38 độ trong nhiều ngày sau tiêm mà không thể tự cắt sốt. Bố mẹ cần đưa trẻ đến viện ngay lập tức, tránh trường hợp sốt cao dẫn đến co giật, ảnh hưởng thần kinh. – Người lạnh, lừ đừ, nhận thức kém,… cũng là những triệu chứng tiềm ẩn khi tiêm 5 trong 1. 3. Thông tin các nghiên cứu khoa học về tính hiệu quả và an toàn của vắc xin 5 trong 1 Vắc xin 5 trong 1 đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để đánh giá hiệu quả trong việc ngăn chặn các bệnh mục tiêu. Kết quả của các nghiên cứu này đã cho thấy vắc xin 5 trong 1 có khả năng phòng ngừa các bệnh sau đây một cách hiệu quả: – Bạch hầu: Vắc xin 5 trong 1 có hiệu quả lên tới 95% trong việc ngăn chặn bạch hầu, một căn bệnh nguy hiểm và dễ lây lan. – Ho gà: Vắc xin 5 trong 1 có hiệu quả lên tới 90% trong việc ngăn chặn ho gà, một căn bệnh lây truyền qua đường hô hấp. – Uốn ván: Vắc xin 5 trong 1 có hiệu quả lên tới 95% trong việc ngăn chặn uốn ván, một bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa có thể gây biến chứng nguy hiểm. – Bại liệt: Vắc xin 5 trong 1 có hiệu quả lên tới 99% trong việc ngăn chặn bại liệt, một căn bệnh gây tổn thương thần kinh và có thể gây tàn phế. – Viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B: Vắc xin 5 trong 1 có hiệu quả lên tới 90% trong việc ngăn chặn viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib, hai căn bệnh nguy hiểm và có thể gây biến chứng nghiêm trọng. 4. Các biện pháp phòng ngừa phản ứng phụ sau tiêm vắc xin 5 trong 1 Vắc xin 5 trong 1 là một biện pháp quan trọng giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm. Được chứng minh là an toàn và hiệu quả, vắc xin này đem lại sự an tâm cho phụ huynh trong việc bảo vệ sức khỏe của con em mình. Tuy nhiên, giống như các loại vắc xin khác, vắc xin 5 trong 1 cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ nhưng thường là nhẹ và tự giảm đi trong vài ngày. Để giảm nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm vắc xin 5 trong 1, dưới đây là một số biện pháp quan trọng mà bạn có thể thực hiện: – Tiêm vắc xin đúng lịch: Việc tuân thủ lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 sẽ giúp cơ thể phát triển miễn dịch tốt hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Hãy đảm bảo tuân thủ đúng lịch tiêm chủng sau:;;;;;Mũi 6 trong 1 là một trong các mũi tiêm chủng đầu đời của trẻ nhỏ. Với những ai mới lần đầu làm cha mẹ thì tâm lý chung đều rất quan tâm và lo ngại về phản ứng phụ có thể xảy ra với con sau khi tiêm. Trong đó, hiện tượng trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1 khá phổ biến và khiến nhiều cha mẹ e dè. 1. Một số thông tin về vắc xin 6 trong 1 Vắc xin 6 trong 1 là loại vắc xin phối hợp được dành để tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên, có tác dụng phòng ngừa 6 loại bệnh: ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, bại liệt và viêm màng não, viêm phổi do HIB. Thường thì vắc xin 6 trong 1 cần được tiêm đủ tối thiểu 3 mũi cơ bản, khoảng cách giữa các mũi ít nhất là 28 ngày. Hiện tại ở nước ta có 2 loại vắc xin 6 trong 1 đang được sử dụng để tiêm cho trẻ gồm: - Vắc xin Infanrix Hexa của Bỉ, do Glaxo Smith Kline (GSK) sản xuất. - Vắc xin Hexaxim của Pháp, do Sanofi Pasteur sản xuất. Cả hai loại vắc xin này đều dùng vi khuẩn ho gà dạng vô bào nên có độ an toàn cao hơn so với vi khuẩn dạng nguyên bào. Việc tiêm 6 trong 1 vừa giúp trẻ giảm được số lần tiêm chủng vừa tiết kiệm chi phí và thời gian cho cha mẹ. Lịch tiêm phòng 6 trong 1 như sau: - Mũi 1: tiêm vào thời điểm trẻ được 2 tháng tuổi. - Mũi 2: tiêm vào thời điểm trẻ được 3 tháng tuổi. - Mũi 3: tiêm vào thời điểm trẻ được 4 tháng tuổi. - Mũi 4: tiêm nhắc khi trẻ được 18 tháng tuổi. - Mũi 5: tiêm khi trẻ 4 - 5 tuổi nhằm mục đích tăng cường miễn dịch và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn. 2. Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1: nguyên nhân và hướng xử lý Trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1 thường là do: - Sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên sốt là một trong các phản ứng cho thấy cơ thể đang miễn dịch với vắc xin. - Thành phần ho gà có trong vắc xin là loại vô bào, có chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu nên sinh ra phản ứng sốt sau tiêm phòng. Hiện tượng trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1 ở mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau. Có trường hợp sốt cao đến >39.5 độ C. Trẻ thường bị sốt sau tiêm phòng 6 - 12 giờ nhưng sau 1 - 2 ngày sẽ tự khỏi mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng gì và hầu như các trường hợp bị sốt không cần sử dụng đến thuốc hạ sốt. Như đã nói ở trên, sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1 là một trong các phản ứng cho thấy cơ thể đang miễn dịch với kháng nguyên. Đại đa số trường hợp trẻ bị sốt sau tiêm 6 trong 1 là an toàn. Khi trẻ bị sốt sau tiêm phòng 6 trong 1, trước tiên cha mẹ cần theo dõi cẩn thận các phản ứng của bé để dự phòng biểu hiện bất thường. Tiếp sau đó, tùy vào từng trường hợp sốt mà đưa ra cách xử lý phù hợp: - Sốt cao > 38.5 độ C: cho trẻ uống thuốc hạ sốt thông thường với liều khuyến cáo đúng cân nặng và độ tuổi của trẻ. Nếu đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng thì cần cho trẻ đến bệnh viện để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý an toàn. - Sốt < 38.5 độ C: chườm ấm và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, tránh cho trẻ nằm/ngồi trực tiếp dưới quạt. - Trẻ bị sốt kèm biểu hiện lừ đừ, mệt mỏi, ngủ li bì, co giật, đã dùng thuốc hạ sốt mà cơn sốt vẫn kéo dài trên 2 ngày: cần đến bệnh viện để được cấp cứu ngay. 2.3. - Nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1 thì hãy cặp nhiệt kế thường xuyên để theo dõi thân nhiệt cho trẻ, đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường. - Các phản ứng bình thường mà trẻ có thể gặp phải sau tiêm 6 trong 1 gồm: + Vị trí tiêm bị sưng, đau: do da của trẻ còn non nớt nên sau khi chích ngừa dễ bị sưng tấy khiến trẻ đau và khó chịu nên quấy khóc. Một số trẻ còn bị nổi cục ở vết tiêm nhưng cha mẹ không cần can thiệp bằng bất cứ biện pháp nào vì chúng sẽ nhanh chóng biến mất vào 1 - 2 ngày sau đó. + Trẻ quấy khóc, mệt mỏi: do hệ miễn dịch của trẻ phản ứng lại với vắc xin nên trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người từ đó sinh ra tình trạng quấy khóc. + Bỏ bú, lười ăn: do cơ thể mệt mỏi và một số trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1 nên trẻ lười ăn và bỏ bú. Cha mẹ hãy cố gắng bổ sung thêm vitamin C và chia nhỏ bữa ăn để cơ thể trẻ đảm bảo sức đề kháng cho quá trình hồi phục sau tiêm. - Các phản ứng hiếm gặp nhưng tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ gồm: + Lơ mơ, nhiễm khuẩn đường hô hấp, sưng viêm lan tỏa vết tiêm và có thể lan đến khớp kề cận. + Phát ban, viêm phế quản. + Nổi mề đay, co giật. Nói tóm lại, khi trẻ được tiêm 6 trong 1 tức là trong cơ thể trẻ đã có một “chất lạ”. Do đó, dù tiêm loại vắc xin 6 trong 1 nào thì vẫn có thể xảy ra tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có hiện tượng trẻ bị sốt. Tuy nhiên, tình trạng trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 6 trong 1 chỉ là phản ứng nhẹ, hầu hết đều tự khỏi sau 24 giờ và an toàn.
question_133
Nghẹt thở hóc dị vật và cách sơ cứu kịp thời
doc_133
Nghẹt thở hóc dị vật là tình huống nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của nạn nhân nếu không được sơ cứu đúng cách và kịp thời. 1. Nghẹt thở hóc dị vật chỉ vì… ăn uống thông thường Hóc dị vật là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống. Tình trạng này được nhận biết nhanh qua cảm giác vướng mắc, khó nuốt, đau họng, ho nhiều do dị vật. Trong đó, có những trường hợp đặc biệt, hóc dị vật gây khó thở, nghẹt thở hoặc thậm chí tử vong. Chúng ta thường nghĩ vấn đề nghẹt thở do tình huống đặc biệt gây nên. Hoặc, có thể do những hoàn cảnh đặc thù mà hiếm khi gặp phải. Thế nhưng, đôi khi, tình huống đặc biệt ấy lại rất dễ gặp. Nguyên nhân khiến người bệnh nghẹt thở do bị dị vật họng cũng có thể đến rất đơn giản. Đã có những tình huống vô tình bị hóc dị vật buộc phải cấp cứu. Khi đang ăn, bệnh nhân bắt đầu bị ho, mặt tím tái và khó thở. Đây là dấu hiệu điển hình của việc hóc dị vật gây nghẹt thở. Tình trạng này thường được hình thành chủ yếu trong tình trạng người bệnh trong quá trình ăn uống (ăn đồ ăn, uống thuốc viên to,…) nuốt vội, khiến đồ ăn, thuốc men bị mắc lại ở thanh quản, khí quản, làm cản trở đường thở. Một số trường hợp khác có thể gây nghẹt thở do hóc như: Trẻ ngậm đồ chơi và nuốt, học sinh ngậm đầu bút không may nuốt phải,…. 2. Chữa nghẹt thở do hóc dị vật: Hành động ngay, không chậm trễ Lưu ý cần thiết cho mọi trường hợp bị ngạt thở, khó thở do hóc là, việc cứu sống bệnh nhân lúc này chỉ được tính bằng phút, bằng giây. Bệnh nhân trong tình huống bị hóc dị vật trên đây rất may mắn là đang ở cùng với những người khác. Trường hợp này đã được nhanh chóng thông báo đến Trung tâm Cấp cứu 115 và có xử trí kịp thời. Thông qua hướng dễ sơ cứu của nhân viên y tế, những người xung quanh đã thực hiện nghiệm pháp Heimlich và cứu sống được bệnh nhân. 3. Hướng dẫn sơ cứu khi bị tắc nghẽn đường thở do hóc dị vật Trước hết, cần nhớ lưu ý quan trọng khi sơ cứu cho người bị ngạt thở do hóc dị vật: – Sau các bước sơ cứu, kể cả dị vật đã ra, vẫn cần phải đến bệnh viện để kiểm tra sót dị vật cũng như phục hồi sau ca sơ cứu. Ngoài ra, hãy kiểm tra lại để đảm bảo dị vật không gây thương tổn hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh. 3.1. Vỗ lưng bệnh nhân 5 lần bằng gót bàn tay – Người hỗ trợ sơ cứu xác định vị trí giữa 2 bả vai của bệnh nhân. – Sau đó, dùng khu vực gót bàn tay (phần cuối bàn tay) vỗ mạnh 5 lần vào vị trí trên. Chú ý để khoảng cách giữa những lần vỗ lưng trên. Thao tác này nhằm đánh vật dị vật khỏi đường thở của bệnh nhân. – Chú ý: Dùng biện pháp này khi dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Tức là khi người bệnh có biểu hiện nghẹt thở, khó thở, không nói được. Nếu dùng cho tình trạng tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, phương pháp này có thể khiến dị vật sâu hơn và thành tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. 3.2. Thủ thuật Heimlich – đẩy bụng 5 lần Nghiệm pháp Heimlich là một trong những cách quen thuộc trong điều trị hóc dị vật nói chung và hóc đường ăn uống nói riêng. Để thực hiện cách này, người hỗ trợ và người bị nghẹt thở do hóc cần chú ý: – Người sơ cứu đứng phía sau người bệnh – Hai tay người sơ cứu vòng qua eo, khu vực xương sườn của người bệnh và ôm người bệnh. – Lòng bàn tay nắm đặt ở trung tâm bụng nạn nhân, phía trên rốn và dưới vùng thượng vị. – Tiến hành đẩy bụng người bệnh theo chiều lên trên và hướng vào bên trong. Thực hiện động tác dứt khoát, riêng lẻ từng lần, cho đến khi dị vật được đẩy ra. – Nếu bệnh nhân bất tỉnh, cần dừng động tác này ngay. – Phương pháp trên chỉ áp dụng cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi. Thao tác khi chữa ngạt thở gây hóc Thao tác khi chữa ngạt thở gây hóc 3.3. Sơ cứu cho trẻ nhỏ Với trẻ dưới 2 tuổi bị tình trạng ngạt thở vì hóc, cần thực hiện theo cách khác. Do trẻ dưới 2 tuổi còn khá yếu, do đó, người lớn cần chú ý thao tác nhẹ nhàng. Hãy dùng phương pháp vỗ lưng và ấn ngực cho trẻ: – Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay trái người sơ cứu, đầu trẻ hướng xuống đất. Ở vị trí này, người lớn nên ở tư thế quỳ một chân sẽ dễ dàng thực hiện hơn. – Xác định vị trí lưng giữ 2 xương bả vai của trẻ. – Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào khu vực vừa xác định. – Lật trẻ từ tay trái qua tay phải và kiểm tra tình trạng của trẻ. – Kiểm tra lại tình trạng của trẻ. Xem xét da trẻ hồng hào chưa, hơi thở đã điều độ chưa và dị vật đã ra trong miệng trẻ chưa. – Trường hợp dị vật chưa ra: lấy 2 ngón tay ấn 5 lần liên tiếp vào vùng giao giữa hai xương ức của trẻ. Ấn theo chiều từ trên xuống dưới. Sau đó kiểm tra trẻ.
doc_14725;;;;;doc_4899;;;;;doc_61960;;;;;doc_38423;;;;;doc_51805
Cách sơ cứu khi bị hóc dị vật đúng là điều quan trọng và cần thiết trong các trường hợp hóc gây tình huống nguy kịch, bởi, nếu không thực hiện đúng, bệnh nhân sẽ đối mặt với những nguy cơ liên quan trực tiếp đến tính mạng của mình. Chính vì vậy, cần trang bị ngay phương pháp sơ cứu này để ứng biến kịp thời khi cần thiết. Hóc dị vật là một trong những tai nạn rất dễ xảy ra trong đời sống, ở mọi lứa tuổi và đối tượng. Các trường hợp hóc dị vật hiện nay được phân chia làm nhiều cấp độ. Trong đó, có những trường hợp hóc khá đơn giản, nhưng cũng có những tình huống nguy hiểm cần đến bệnh viện gấp, hoặc cần được sơ cứu ngay tại chỗ nhằm bảo vệ tính mạng bệnh nhân trong khi chờ cấp cứu hỗ trợ. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể thực hiện cách sơ cứu này đúng thao tác và hiệu quả. Bên cạnh đó, có những tình huống không nên thực hiện theo những cách sơ cứu này, bởi việc làm này khi đó có thể là không cần thiết hoặc không mang tính hỗ trợ tích cực cho bệnh nhân. Hóc dị vật nếu không được sơ cứu kịp thời có thể để lại hậu quả nghiêm trọng liên quan đến tính mạng 1.1. Chỉ định thực hiện sơ cứu với bệnh nhân hóc dị vật Thực hiện sơ cứu hóc dị vật đối với các trường hợp: – Người đang bị nghẹn, hóc với tình trạng hô hấp không bình thường: hơi thở yếu, nói ngắt quãng không ra hơi (khó khăn khi nói), thở rít hoặc có triệu chứng ngưng thở. – Người bị hóc dị vật dần mất ý thức hoặc mất ý thức. – Người bị đuối nước không còn tỉnh táo Nhìn chung, các trường hợp hóc gây nguy hiểm đến tính mạng: bất ổn đường hô hấp, bệnh nhân không thở bình thường được hoặc bệnh nhân mất tỉnh táo đều cần thực hiện sơ cứu hóc dị vật. Tùy theo từng đối tượng mà việc sơ cứu hóc dị vật có thể thực hiện theo những cách khác nhau. 1.2. Chống chỉ định trong việc thực hiện sơ cứu hóc dị vật Hầu như không có chống chỉ định với việc sơ cứu người bị hóc dị vật. Điều cần chú ý duy nhất là thực hiện đúng cách với từng đối tượng. Bởi, việc áp dụng sai cách khi sơ cứu hóc dị vật có thể để lại chấn thương nặng cho bệnh nhân như tình trạng chấn thương xương sườn hoặc tổn thương nội tạng. Chính vì thế, việc đánh giá lâm sàng là điều cần thiết khi thực hiện các hình thức sơ cứu này. Việc sơ cứu khi bị hóc dị vật sai cách có thể làm tổn thương nội tạng 2. Phương pháp sơ cứu cho người bị hóc dị vật Trước khi sơ cứu hóc dị vật, những người xung quanh cần nhanh chóng gọi cấp cứu để được hỗ trợ khẩn cấp. Bên cạnh đó, nếu những người xung quanh không biết về kỹ thuật sơ cứu, các nhân viên y tế sẽ hướng dẫn những người xung quanh cách thực hiện qua cuộc gọi nhằm giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn nguy kịch 2.1. Với trẻ nhỏ từ sơ sinh đến 2 tuổi Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi khi bị hóc và trong tình trạng nguy kịch (khóc yếu, thở rít, nguy cơ ngưng thở, mất ý thức) cần được sơ cứu với phương pháp vỗ lưng – ấn ngực. Cách thực hiện: – Người sơ cứu đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay của mình với tư thế: đầu và cổ trẻ ở khu vực bàn tay của người hỗ trợ, thân và chân trẻ dọc theo cánh tay, đầu trẻ thấp hơn chân trẻ. Cần chú ý giữ chắc để đầu và cổ của trẻ không bị tuột xuống hay trẻ bị ngã. – Xác định vùng lưng giữa hai xương bả vai của trẻ và dùng gót tay vỗ mạnh 5 lần vào khu vực này. – Quan sát xem dị vật có được đẩy ra ngoài hoặc đẩy lên miệng trẻ không. Hoặc nếu trẻ hồng hào và có thể điều tiết hơi thở bình thường, thì có thể ngưng thực hiện sơ cứu. Khi này, các bác sĩ cấp cứu khoa tai mũi họng sẽ kiểm tra và lấy dị vật hóc cho trẻ. – Nếu dị vật chưa ra ngoài, hoặc trẻ vẫn chưa thở bình thường, hãy tiếp tục làm phương pháp ấn ngực. Khi đó, Hãy lật trẻ nằm ngửa trên tay còn lại (Đầu trẻ ở lòng bàn tay, thân trẻ nằm dọc cánh tay), để đầu trẻ thấp hơn so với chân. – Xác định vùng thượng vị của trẻ (cùng trên rốn, dưới xương ức) và ấn mạnh 5 lần theo chiều hướng lên trên. – Kiểm tra xem trẻ đã có thể thở lại bình thường chưa. Trong trường hợp trẻ chưa hô hấp bình thường, cần thực hiện kết hợp vỗ lưng – ấn ngực cho trẻ cho đến khi nhân viên cấp cứu đến. Người hỗ trợ cũng có thể ngồi và đặt trẻ lên đùi để thực hiện các thao tác này thay vì đặt trẻ lên tay, bởi người người lực tay yếu, có thể làm tuột hoặc ngã trẻ trong quá trình sơ cứu. 2.2. Với trường hợp hóc là trẻ trên 2 tuổi và người lớn – Người hỗ trợ đứng sau lưng người bị hóc hoặc nếu trẻ thấp quá, người hỗ trợ có thể ở tư thế quỳ. – Choàng hai tay ra phía trước ngang thắt lưng ôm người bị hóc. – Một tay người hỗ trợ nắm thành nắm đấm, một tay ôm lấy nắm đấm và đặt ở vị trí thượng vị của bệnh nhân. – Dùng lực kéo, kéo tay theo hướng vào trong và lên trên, tác động lực vào vùng thượng vị người bị hóc. – Thực hiện động tác cho đến khi bệnh nhân hồng hào tỉnh táo trở lại hoặc đến khi nhân viên y tế cấp cứu đến. – Đặt bệnh nhân nằm thẳng trên một mặt phẳng cố định. – Quỳ gối trên bệnh nhân với tư thế hai đầu gối bên cạnh 2 má đùi của bệnh nhân. – Đặt gót tay vào vùng thượng vị của bệnh nhân, tay còn lại chồng lên tay đó, đặt soa cho thoải mái và chắc chắn. – Đột ngột ấn mạnh vào vùng thượng vị này 5 lần, sau đó kiểm tra tình trạng của bệnh nhân xem bệnh nhân đã hô hấp bình thường chưa Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê và không thở được, cần tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp ấn thượng vị, cho đến khi dị vật ra ngoài hoặc nạn nhân thở một cách bình thường. Nếu dị vật gây hóc cho bệnh nhân là dị vật sống thì cần đưa bệnh nhân đến các bác sĩ tai mũi họng để được thăm khám và xử lý dị vật an toàn. Như vậy, cách sơ cứu khi bị hóc dị vật rất cần thiết để bảo đảm sự an toàn cho bệnh nhân. Cần xem xét thực hiện đúng kỹ thuật để việc sơ cứu hiệu quả. Bên cạnh đó, các tình huống hóc cần được đưa đến bệnh viện nhanh để xử lý, tránh nguy cơ dị vật gây ảnh hưởng đến đường thở hay gây nguy hại do đâm vào niêm mạch thực quản và hệ hô hấp. Đồng thời, cần chú ý hơn trong vấn đề ăn uống để an tâm đề phòng hóc dị vật cho bản thân và những người xung quanh.;;;;;Sơ cứu hóc dị vật là phương pháp quan trọng trong cấp cứu và điều trị hóc dị vật/xương. Đây cũng là thao tác cơ bản mà các bác sĩ khuyến cáo các gia đình nên trang bị để phòng ngừa tình huống hóc dị vật khi không may gặp phải. Nếu bạn chưa biết những cách sơ cứu này, thì đừng bỏ qua bài viết nhé! Hóc dị vật là tai nạn khá phổ biến, nhất là đối với trẻ nhỏ khoảng dưới 5 tuổi. Đây là tai nạn dị vật theo đường thức ăn được nuốt xuống họng hầu, nhưng bị mắc lại ở hầu họng, đường thở hoặc thực quản, khiến đường di chuyển thông thường của thức ăn, không khí bị thay đổi. Hóc dị vật rất dễ bắt gặp trong cuộc sống Hóc dị vật có thể gây nên tình trạng đau đớn, hạn chế ăn uống, nhiễm trùng đường hô hấp,… Nguy hiểm hơn, hóc dị vật có thể biến chứng thành dị vật đường thở, dị vật đường tiêu hóa, gây nhiều nguy cơ khẩn cấp như viêm thanh phế quản, áp xe thanh phế quản, viêm phổi, xẹp phổi, áp xe phổi, khó thở, ngạt thở, thủng dạ dày, thủng ruột, nhiễm trùng máu,… Hóc dị vật vì thế có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, gây tổn thương não, thậm chí là tử vong. Rất nhiều biến chứng nguy hiểm nếu hóc dị vật không được xử lý đúng cách. Các trường hợp hóc dị vật gây nên tình trạng ho sặc sụa, khó thở, tím tái,… cần thực hiện việc sơ cứu sớm. Trong quá trình này, cần gọi ngay cấp cứu để phòng ngừa và được hướng dẫn việc sơ cứu đúng cách. Trong trường hợp người bệnh không bị các triệu chứng nguy kịch thì không nên thực hiện các cấp cứu dị vật đường thở tại chỗ, mà nên bình tĩnh ngồi yên một lúc và sớm đến chuyên khoa tai mũi họng để được gắp dị vật. 2. Vỗ lưng ấn ngực Đối tượng: Với trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Phòng tránh nguy cơ chấn thương tạng. Cách thực hiện: – Để trẻ nằm dọc cánh tay của người hỗ trợ đầu ở phần bàn tay và chân trẻ ở phần bắp tay người hỗ trợ. Trẻ ở tư thế mặt sấp, đầu thấp hơn chân. Khi đó, người hỗ trợ xác định vị trí lưng giữa hai xương bả vai của trẻ và dùng gót bàn tay còn lại của mình vỗ nhẹ và nhanh 5 lần lên lưng trẻ. – Nếu dị vật chưa ra sau khi thực hiện thao tác, hãy lật trẻ sang cánh tay còn lại. Khi đó, trẻ nằm dọc trên cánh tay người hỗ trợ theo tư thế nằm ngửa, vẫn tư thế đầu thấp. Người hỗ trợ xác định và ấn ngực trẻ 5 lần ở vị trí ép tim. Thực hiện động tác với tần suất 1 lần/giây. – Khi thực hiện các lần vỗ lưng ấn ngực, cần quan sát khoang miệng của trẻ xem dị vật đã được đẩy lên miệng chưa. Nếu chưa thì thực hiện cách sơ cứu này cho đến khi cấp cứu đến. – Với cách làm này, thay vì đặt trẻ trên cánh tay, có thể đặt trẻ trên đùi để thao tác dễ hơn. Vỗ lưng – ấn ngực 3. Thủ thuật Heimlich Thực hiện thủ thuật với trẻ lớn và người trưởng thành 3.1. Với người còn tỉnh – Người hỗ trợ đứng sau người bị hóc, vòng hai tay ôm lấy bụng của người bị hóc với tư thế: 1 tay nắm thành nắm đấm lên vùng thượng vị (vùng dưới xương ức) và bàn tay còn lại chồng lên tay đã nắm. – Giật tay thật, nhanh, mạnh và đột ngột theo hướng từ trước về sau và từ dưới lên trên 5 lần. Chú ý khi thực hiện động tác này cần dứt khoát và không đè ép vào lồng ngực. 3.2. Với người đang hôn mê – Đặt người bị hóc ở tư thế nằm ngửa trên nền đất phẳng hoặc ván phẳng cứng. – Người hỗ trợ ngồi quỳ với hai chân ở vị trí 2 má ngoài đùi của người bị hóc. – Người hỗ trợ đặt hai tay chồng lên nhau và đặt gót bàn tay phía dưới ở vùng xương ức bệnh nhân. Lúc này, hãy đột ngột ấn nhanh, mạnh lên ngực bệnh nhân theo hướng lên trên 5 lần. – Chú ý, thực hiện việc thông khí nếu bệnh nhân giảm tri giác. Trong trường hợp đường thở bệnh nhân bị tắc nghẽn hoàn toàn, không thông khí được bằng nội khí quản cần cân nhắc mở khí quản hoặc chọc nhẫn giáp. 4. Phòng ngừa, xử lý dị vật gây hóc đúng cách 4.1. Nguyên tắc điều trị hóc dị vật: nhận biết nhanh, điều trị sớm Thực tế, hóc dị vật không khó nhận biết đối với người bị hóc. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra tình trạng hóc qua những dấu hiệu điển hình như: – Đột ngột cảm thấy vướng ở cổ họng – Đau họng – Nuốt đau, khó nuốt – Buồn nôn – Chảy nước miếng (do đau khi nuốt) – Ho nhiều – Cảm giác nghẹt thở, khó thở Với trẻ em chưa thể nhận định hoặc phản ánh về vấn đề hóc dị vật, cha mẹ cần chú ý xem xét những biểu hiện của trẻ để mau chóng đưa con đến để bác sĩ xử lý cho con nhanh và hiệu quả. Cần mau chóng đưa trẻ bị hóc di vật đi khám 4.2. Phòng ngừa hóc Với vấn đề hóc dị vật, cần chú ý phòng ngừa ngay với những thói quen hằng ngày trong sinh hoạt, ăn uống và cảnh giác khi có hiện tượng hóc: – Với trẻ nhỏ, cần cho bú sữa đúng cách; không nên cho trẻ bú hay ăn, uống khi đang cười, khóc; dạy trẻ bỏ thói quen ngậm đồ trong miệng; không cho trẻ chơi các đồ vật nhỏ một mình; cần canh giữ trẻ khi trẻ chơi… – Khi ăn uống cần tập trung, tránh mải mê cười đùa hay xem các phim,… – Với người mới phẫu thuật, tránh cho ăn những đồ vật cứng, dễ hóc. – Không uống nước suối, ao, hồ sông,… – những nước trực tiếp từ nguồn tự nhiên, để tránh những dị vật sống trong nguồn nước. Ngoài ra, sau khi sơ cứu hóc dị vật, dù dị vật đã được gắp ra, nhưng vẫn cần đến các bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra, tránh tình trạng còn sót dị vật trong hầu họng. Đồng thời, cần chú ý điều trị sớm hóc dị vật để tránh những biến chứng mà hóc dị vật có thể gây ra cho bệnh nhân sau này.;;;;; 1. Nhận biết tình huống hóc dị vật đường thở Dị vật đường thở là tình trạng tồn tại các vật lạ ở đường thở, thường được xác định từ thanh quản đến phế quản. Những dị vật này là hệ quả của quá trình xâm nhập vào đường hô hấp thông qua vùng mũi, miệng, mà trong đó, chủ yếu nhất là đường miệng, do chúng ta ăn uống hoặc vô tình nuốt các vật lạ vào trong cơ thể và chúng bị giữ lại ở khu vực đường thở. Người bị dị vật đường thở có thể có những biểu hiện khác nhau. Nguyên nhân là do tình trạng của mỗi người và dị vật ảnh hưởng đến mỗi người là khác biệt. Tuy nhiên, việc tự nhận biết có dị vật đường thở khá phổ biến với người bệnh. Nguyên nhân là do, dị vật có thể gây những cảm giác khá rõ ràng cho người bệnh, đặc biệt là những trường hợp hóc và kéo dị vật xuống đường thở. Một số khác khi bị dị vật đường thở lại có những triệu chứng khá mờ nhạt, và thông thường chỉ khi đi khám chụp chiếu X-quang, Scanner CT mới vô tình phát hiện ra. Nhiều trường hợp nhận biết bị dị vật đường thở khi tình cờ khám tai mũi họng 1.1. Tự nhận biết hóc dị vật đường thở Khi bị hóc dị vật đường thở, người bệnh có thể nhận thấy nhờ cảm giác đau nhức, vướng mắc sau khi nuốt của mình. Thông thường, hóc dị vật đường thở thường kèm theo cảm giác nghẹn, khó nuốt, vướng mắc vùng cổ họng,… Vấn đề này khiến người bệnh muốn ho và thường ho nhiều. Trong trường hợp dị vật để lâu trong đường thở, người bệnh thường không thấy các triệu chứng trên. Khi đó, cảm giác dần thở khó có thể hình thành. Tốc độ về việc thở khó có thể nhanh hay chậm tùy theo diễn biến của dị vật trong đường thở. Nếu dị vật rơi xuống đường thở ở vị trí lỗ thở, thì việc khó thở, ngưng thở có thể xảy đến nhanh hơn, dễ nhận thấy hơn. Mặt khác, dị vật cũng có thể ở vị trí nào đó tại đường thở, gây viêm nhiễm, áp xe, phù nền khu vực đường thở. Khi này, người bệnh có thể thấy vấn đề thở của mình kém dần, khó khăn dần. Tốc độ nhận ra sự khác biệt này không quá lớn, nhưng lâu dài có thể nhận thấy điều này. 1.2. Nhận biết người khác bị hóc dị vật đường thở Bản thân chúng ta cũng nên trang bị cho mình những thông tin cần thiết để nhận biết hóc dị vật từ người khác để phòng ngừa cho những người xung quanh mình và xử lý nhanh khi gặp tình huống này. Có thể nhận ra tình huống hóc dị vật đường thở bằng việc: trước đó, người bệnh đang ăn hoặc chơi đột nhiên ho sặc sụa, mặt mày tím tái, khó thở. Khi này, bệnh nhân có biểu hiện cố ho khạc hoặc buồn nôn trớ. Việc khó thở này có thể diễn ra trong phút chốc, cũng có thể nguy kịch đến mức ngưng thở và tử vong. Bình tĩnh và xử lý nhanh chóng khi phát hiện tình huống hóc dị vật đường thở 2. Xử lý tình huống thấy người bị hóc dị vật đường thở Khi thấy người bị hóc dị vật đường thở, nếu trường hợp người bệnh đang trong cơn nguy kịch, thì điều cần thiết lúc này chính là cần gọi cấp cứu và sơ cứu cho người bị dị vât đường thở trong quá trình chờ cấp cứu tới. Sơ cứu hóc dị vật đường thở được thực hiện như sau: 2.1. Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: Bạn hãy dùng phương pháp vỗ lưng, ấn ngực Khi này, hãy cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của bạn, sao cho bàn tay đỡ phần ngực cho trẻ và chân trẻ ở phần khu vực bắp tay và vai trái. (Lưu ý giữ chắc để trẻ không bị tuột xuống). Tư thế của trẻ lúc này nằm cúi, chếch đầu theo hướng nghiêng xuống nhiều hơn với các phương tiện khác. Sau đó, dùng gót bàn tay phải vỗ 5 lần mạnh mẽ, dứt khoát vào vùng lưng giữa xương bả vai của trẻ. Hãy quan sát xem trẻ đã hồng hào trở lại và dị vật đã rơi ra chưa. Nếu trẻ chưa hồng hào trở lại, hãy đặt trẻ sang tay phải ở tư thế ngửa. Khi đó, dùng ngón trỏ và ngón giữa tay trái ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị của trẻ. Chú ý ấn theo chiều từ dưới lên để đẩy dị vật ra ngoài. 2.2. Với người từ 2 tuổi trở lên: Dùng nghiệm pháp Heimlich Nếu bệnh nhân có thể đứng, bạn hãy đứng sau bệnh nhân và đưa hai tay vòng lấy theo tư thế ôm bụng của bệnh nhân. Khi này, hãy để hai tay nắm với nhau tạo thành nắm đấm và đặt vào vùng thượng vị của bệnh nhân. Thực hiện ấn mạnh tay vào thượng vị 5 – 10 lần để dị vật đi ra ngoài. Trường hợp bệnh nhân bất tỉnh, hãy đặt bệnh nhân nằm ngửa và thổi ngạt 2 lần. Khi đó, bạn hãy quỳ gối theo tư thế hai chân bên đùi bệnh nhân. Hãy nắm 2 tay thành nắm đấm và thực hiện tác động lực vào vùng dưới xương ức của người bệnh 5 lần. Thực hiện 2 điều này kết hợp cho đến khi bệnh nhân thở được hoặc xe cấp cứu đến. Minh họa nghiệm pháp Heimlich 3. Những lưu ý cần thiết khi phát hiện có người bị hóc dị vật đường thở Khi phát hiện có người bị hóc dị vật đường thở, bạn nên bình tĩnh xem xét vấn đề để xử lý đúng cách. – Nếu người bị hóc dị vật đường thở trong tình huống nguy kịch, cần gọi cấp cứu trước khi tiến hành sơ cứu. Khi đó, trong tình huống không biết về sơ cứu hóc dị vật, các nhân viên cấp cứu sẽ hỗ trợ bạn việc cần làm để cấp cứu tại chỗ cho người bệnh. – Dù sơ cứu đẩy dị vật thành công cho người bị hóc, thì bạn vẫn nên khuyên người bệnh thăm khám bác sĩ Tai Mũi Họng để được kiểm tra và giải quyết các vấn đề mà dị vật họng để lại, phòng tránh biến chứng lâu dài do dị vật đường thở gây nên. Như vậy, khi phát hiện người bị hóc dị vật đường thở, hãy cân nhắc các tình huống để xử trí đúng cách. Đừng quên rằng, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để kiểm tra dị vật và có những xử lý phù hợp cho tình trạng dị vật của mình.;;;;;Vấn đề phòng và xử lý người bị hóc dị vật đường thở hiện nay còn nhiều điều mà chúng ta vẫn thường hay thực hiện sai cách. Việc này không những khiến vấn đề hóc không được loại bỏ, mà có khi còn gây ra nhiều hệ lụy lâu dài. Chính vì thế, hiểu đúng về hóc dị vật đường thở, phòng và điều trị đúng cách là điều cần thiết mà mỗi chúng ta cần nắm bắt, thực hiện. 1. Hiểu đúng về hóc dị vật đường thở Đường thở được xác định trong khoảng vùng thanh quản đến phế quản của con người. Dị vật đường thở sẽ xâm nhập từ mũi, miệng đến khu vực này. Chúng có thể là kim loại, nhựa, gỗ, nilon hoặc các vật chất hữu cơ khác. Tình huống dị vật đường thở có thể dễ dàng xảy ra trong đời sống và dị vật là bất cứ đồ vật, chất liệu nào quanh chúng ta, như: nhẫn, vòng, nắp bút, hòn bi, hạt lạc, hạt đậu, xương, vỏ tôm, vảy cá,… Hóc dị vật đường thở dễ nhận biết 1.1. Nguyên nhân Hóc dị vật đường thở là tình huống các vật chất từ khu vực mũi miệng bị giữ lại ở vùng thanh – phế quản. Tình huống hóc này có thể xảy ra do các nguyên nhân như: – Không tập trung vào việc ăn uống với các biểu hiện như: Vừa ăn vừa xem phim, Nô đùa hoặc đang khóc trong lúc ăn uống,… – Bị sặc khi ăn uống dẫn đến nuốt vội khi thức ăn vẫn còn kích thước lớn. – Thói quen ngậm đồ trong lúc chơi hoặc làm việc và vô tình nuốt xuống mà không hay biết. – Đi bơi hoặc uống nước ở sông, suối hoặc nước giếng khơi và bị các động vật nhỏ chui vào mũi hoặc theo đường uống xuống đường thở. – Người có rối loạn phản xạ ở họng – thanh quản, mới thực hiện gây mê phẫu thuật. – Do hẹp thanh – phế quản bẩm sinh dễ bị hóc. – Do tình trạng thiếu răng (chưa mọc hoặc rụng) nên dễ xảy ra tình trạng nhai sót và nuốt khi thức ăn chưa được nghiền nát hoàn toàn. – Viên thuốc lớn nhưng không được chia nhỏ khi uống thuốc Dị vật đường thở có thể biểu hiện các triệu chứng ngay lập tức, cũng có thể sau 1 thời gian ngắn bị hóc. 1.2. Biểu hiện Người có dị vật đường thở thường khá dễ nhận biết với những triệu chứng điển hình như: Đột nhiên ho sặc sụa; mặt mày đỏ bừng hoặc tím tái; biểu cảm khó thở, ngạt thở; mắt trợn;…. Có những bệnh nhân có thể chỉ có biểu hiện này trong một chốc rồi đỡ hơn, nhưng cũng có những trường hợp ngưng thở và tử vong ngay sau đó. Chính vì thế, những người xung quanh cần chú ý để có thể nhận biết nhanh và sơ cứu kịp thời cho người bệnh. 2. Xử lý nhanh, đúng cách với người bị hóc dị vật đường thở Trong trường hợp chứng kiến cảnh hóc dị vật đường thở, nếu bệnh nhân vẫn còn tình táo, có thể thở được thì những người xung quanh cần để bệnh nhân giữ nguyên tư thế ngồi, sau đó mau chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được các bác sĩ tai mũi họng kiểm tra và lấy dị vật ra sau khi xác nhận vị trí dị vật. Nếu bệnh nhân mất ý thức, hoặc tím tái; khó thở không nói được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức, đồng thời tiến hành sơ cứu để tránh nguy cơ tử vong do hóc dị vật cho bệnh nhân. 2.1. Sơ cứu trẻ nhỏ Với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, cần thực hiện sơ cứu với phương pháp vỗ lưng ấn ngực đẩy dị vật khỏi đường thở cho trẻ. Cách thực hiện: Để trẻ nằm úp dọc theo cánh tay hoặc đùi của người hỗ trợ, trong đó, trẻ ở tư thế đầu thấp hơn chân. Chú ý giữ chắc phần cổ để trẻ không bị tuột xuống. Khi đó, người hỗ trợ hãy xác định vị trí lưng giữa hai xương bả vai của trẻ và dùng gót bàn tay còn lại vỗ 5 lần vào vị trí đó. Sau khi thực hiện điều này, xem bé đã thở lại bình thường, da mặt hồng hào lại chưa. Sơ cứu trẻ nhỏ bị dj vật đường thở Nếu trẻ chưa hô hấp bình thường, hãy tiếp tục dùng phương pháp ấn ngực để sơ cứu cho trẻ đang bị hóc. Thực hiện đơn giản bằng cách: Đặt trẻ ngửa trên bàn tay hoặc đùi người cứu hộ, chú ý vẫn để trẻ ở tư thế đầu thấp hơn chân, đầu nghiêng hướng đất. Sau đó, xác định vùng thượng vị trẻ: trên rốn và ngay dưới xương ức. Người hỗ trợ hãy lấy 2 ngón tay (tay còn lại) ấn mạnh 5 lần theo hướng lên trên cho bé. Trong quá trình đó, cần xem trẻ đã khó và thở lại bình thường chưa. Nếu trẻ chưa hết khó thở, cần tiếp tục lặp lại thao tác này cho đến khi xe cấp cứu đến. 2.2. Sơ cứu trẻ trên 2 tuổi và người lớn Với những đối tượng từ 2 tuổi trở lên, có thể sử dụng phương pháp ép bụng, hay còn được gọi là nghiệm pháp Heimlich trong cấp cứu hóc dị vật tai mũi họng. Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hãy thực hiện nghiệm pháp Heimlich ở tư thế đứng. Người hỗ trợ đứng sau người bệnh. Trong trường hợp với trẻ nhỏ, người hỗ trợ có thể ở tư thế quỳ để có thể dễ dàng thực hiện thao tác hơn. Khi này, người hỗ trợ đưa hai tay ôm lấy bụng của bệnh nhân, một tay nắm chặt thành nắm đấm, tay kia ôm lấy tay này, đặt ở khu vực vùng thượng vị và đột ngột đấm vào theo hướng vào xương ức và hướng lên trên. Thực hiện ấn vào thượng vị như thế này liên tiếp 5 -10 lần cho đến khi dị vật ra khỏi đường thở. Với trường hợp người bị hóc bị hôn mê: nếu bệnh nhân bất tỉnh, không thở được thì cần hà hơi thổi ngạt để lấy lại hơi thở cho bệnh nhân. Sau đó, thực hiện thao tác như thông thường: Đặt bệnh nhân nằm trên mặt phẳng cố định, người hỗ trợ quỳ trên bệnh nhân với tư thế hai đầu gối cạnh má đùi ngoài của bệnh nhân. Người hỗ trợ nắm hai tay thành nắm đấm rồi đột ngột ấn vào xương ức dưới sườn 5 cái liên tiếp theo chiều hướng lên so với thân của bệnh nhân. Nếu dị vật chưa ra, cần kết hợp hà hơi thổi ngạt và ấn ngực bệnh nhân cho đến khi bệnh nhân hồng hào trở lại hoặc đến khi cấp cứu đến.;;;;;Cần chú ý những hướng dẫn cấp cứu hóc dị vật dưới đây để trang bị cho mình phương pháp ứng phó phù hợp trước những tình huống rất dễ xảy ra trong cuộc sống thường nhật này. Bên cạnh đó, cần chủ động nâng cao hiểu biết về hóc dị vật để phòng tránh phù hợp, đúng cách. Hóc dị vật là một trong những tình huống cấp cứu cơ bản và thường thấy trong cấp cứu tai mũi họng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp thường xử lý hóc dị vật sai cách hoặc muộn màng, phải đối diện với nhiều biến chứng sức khỏe, thậm chí là tử vong. Chính vì thế, dù rất phổ biến và dễ bắt gặp, nhưng không thể không đề phòng trước vấn đề này. 1. Nhận biết hóc dị vật để nhanh chóng xử lý đúng cách. Hóc dị vật không khó nhận biết với những dấu hiệu đặc trưng như: Ở người lớn: tình trạng nghẹn, nuốt khó, đau họng, ho dữ dội. Ở trẻ: cơn ho sặc sụa, có thể vã mồ hôi, thở gắng sức dù đang bú, đang ăn hoặc đang chơi khỏe mạnh. Nhiều trẻ hốt hoảng, mặt đỏ hoặc tím tái. Một số biểu hiện khác có thể xuất hiện ở trẻ như: chảy nước dãi, nước dãi có màu đỏ do chảy máu khu vực họng, buồn nôn, nôn khan, ứ nghẹn,… Trong nhiều tình huống nguy kịch, hóc dị vật có thể trở thành dị vật đường thở, chèn ép hoặc làm tắc nghẽn đường thở, khiến bệnh nhân hô hấp nặng nề, thậm chí là nghẹt thở, ngưng thở. Nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ dễ đến nguy hiểm đến tính mạng. Cần lưu ý cách sơ cứu hóc dị vật để xử trí đúng cách, đúng lúc 2. Sơ cứu nhanh trong tình huống hóc dị vật 2.1. Vỗ lưng ấn ngực sơ cứu với trẻ dưới 1 tuổi Đối với trẻ nhỏ khi bị hóc dị vật đang trong cơn nguy kịch, bên cạnh việc gọi cấp cứu gấp, người bên cạnh trẻ cần thực hiện sơ cứu theo các bước sau: Bước 1: Người sơ cứu để trẻ nằm sấp lên cánh tay của mình với tư thế đầu thấp hơn chân. Người sơ cứu lưu ý dùng bàn tay đỡ đầu và cổ bé, đảm bảo mũi miệng trẻ không bị che lấp để bé không đau và thở bình thường. Đồng thời, cần giữ nghiên phù hợp để không làm tuột hay rơi trẻ xuống đất. Người sơ cứu cũng có thể khuỵu chân và đặt trẻ nằm úp lên đùi mình với tư thế đầu thấp hơn chân ở mức vừa phải để thực hiện thao tác này. Bước 2: Xác định vùng lưng giữa hai xương bả vai của trẻ và dùng gót bàn tay vỗ 5 lần vào khu vực này. Hành động này nhằm tăng áp lực trong lồng ngực trẻ nhằm đẩy dị vật ra ngoài. Bước 3: Sau khi vỗ lưng, hãy lật người trẻ lại để xem trẻ đã thở bình thường hay chưa. Bước 4: Sau khi kiểm tra, nếu trẻ vẫn chưa thở bình thường, người sơ cứu hãy đặt trẻ nằm ngửa lên tay với tư thế đầu thấp hơn chân để thực hiện việc ấn ngực sơ cứu. Bước 5: Dùng hai ngón tay của tay còn lại (ngón trỏ và ngón giữa) ấn 5 lần vào khu vực bụng ngay dưới xương ức của trẻ. Bước 6: Nếu sau khi thực hiện ấn ngực mà trẻ vẫn chưa thở thông thường, hãy thực hiện luân phiên việc vỗ lưng, ấn ngực cho đến khi cấp cứu đến hoặc dị vật rơi ra ngoài. 2.2. Thủ thuật Heimlich chữa hóc cho người trên 2 tuổi Thủ thuật Heimlich thực hiện việc tác động lực lên vùng thượng vị lực vừa đủ với người bị hóc nhằm đẩy dị vật ra ngoài, có thể thực hiện cho cả người đang trong trạng thái bất tỉnh và người còn tỉnh táo. Thủ thuật Heimlich cho trẻ em và người lớn bị hóc Bước 1: Người hỗ trợ đứng sau lưng người bị hóc, vòng tay qua thắt lưng ôm bụng người bị hóc. Bước 2: Người sơ cứu nắm một bàn tay thành nắm đấm và đặt ở vùng thượng vị của người bị hóc (vùng trên rốn, dưới xương ức), trong khi đó, tay còn lại ôm lấy tay nắm chặt này. Bước 3: Dùng lực giật mạnh tay để tác động lực ấn vào thượng vị người bị hóc theo hướng từ trước ra sau và hướng lên trên. Bước 4: Kiểm tra tình trạng của người bị hóc, có thể thực hiện lặp lại thao tác này cho đến khi dị vật ra khỏi đường thở hoặc người bị hóc cảm giác dễ chịu hơn. Sau khi gọi cấp cứu, cần tiến hành sơ cứu hóc dị vật cho người đang hôn mê như sau: Bước 1: Đặt người bị hóc và hôn mê ở tư thế nằm ngửa. Nếu người bị hóc có tình trạng ngừng thở, hãy dùng phương pháp hà hơi thổi ngạt với nạn nhân. Bước 2: Người sơ cứu quỳ nửa ngồi ở tư thế dạng chân, hai đầu gối cạnh đùi người bị hóc. Bước 3: Đặt gót bàn tay lên vùng thượng vị người bị hóc, tay còn lại chồng lên tay này và ấn 5 lần dứt khoát mạnh mẽ vào bụng người bị hóc theo hướng từ dưới lên. Bước 4: Kiểm tra tình trạng người bị hóc và nếu người bị hóc chưa tỉnh thì tiếp tục thực hiện sơ cứu này cho đến khi đội ngũ cấp cứu đến hỗ trợ. 2.3. Lưu ý khi sơ cứu người bị hóc dị vật Thăm khám bác sĩ tai mũi họng để loại bỏ dị vật gây hóc nhanh chóng, triệt để – Không dùng tay mò tìm vật hóc trong cổ họng cũng như cố lấy dị vật khi không xác định được vị trí dị vật. – Không dùng các mẹo như uống nhiều nước, ăn nhiều đồ ăn để đẩy dị vật xuống vì điều này có thể làm dị vật di chuyển đến các vị trí nguy hiểm hơn, hoặc nguy cơ trở thành dị vật đường tiêu hóa. Cần lưu ý rằng, bất kỳ ai cũng có thể bị hóc dị vật. Vì thế, cần chủ động phòng tránh những tình huống này bằng cách cẩn trọng trong ăn uống, bỏ thói quen ngậm đồ và coi sóc trẻ trong nhà cẩn trọng. Bên cạnh đó, cần cấp cứu hóc dị vật đúng cách trước những tình huống nguy hiểm, đồng thời, không được chủ quan không đến các bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra lại, xử lý biến chứng và gắp dị vật đúng cách.
question_134
Điều trị viêm khớp dạng thấp: DMARD và chất ức chế TNF-Alpha
doc_134
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD) và chất ức chế TNF-Alpha là những phương pháp giúp điều trị hiệu quả bệnh. Để tìm hiểu kỹ hơn và rõ hơn về những phương pháp này thì người bệnh có thể tham khảo thêm những thông tin dưới đây. Từ đó có phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả và tốt nhất. 1. Bệnh viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh do rối loạn tự miễn dịch mãn tính. Nó khiến hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh trong khớp, dẫn đến đau, sưng và cứng khớp.Không giống như các bệnh viêm xương khớp khác thường gặp ở những người lớn tuổi, viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.Hiện nay, viêm khớp dạng thấp không có cách chữa trị đặc trị triệt để bệnh, nhưng thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh một cách hiệu quả. Những loại thuốc thường được dùng để kiểm soát bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm: Thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chống viêm và corticoid...Trong đó, phương pháp điều trị hiệu quả nhất là sử dụng thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD) và một loại bao gồm các chất ức chế yếu tố hoại tử khối u (TNF)-alpha. 2. Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARD) 2.1. DMARD dạng uống. Các bác sĩ chuyên khoa thường kê toa DMARD ngay sau khi chẩn đoán bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Thuốc DMARD có thể tạo ra tác động tích cực trong giai đoạn đầu của bệnh.Những loại thuốc DMARD này hoạt động bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch của người bệnh. Từ đó, làm giảm sự tấn công của viêm nhiễm vào các khớp của bệnh nhân, giúp giảm bớt ảnh hưởng của bệnh.Methotrexate DMARD (như: Otrexup, Rasuvo, Redi. Trex, Trexall) là loại thuốc viêm khớp dạng thấp được kê đơn phổ biến nhất.Các DMARD khác đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt để điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm: Azathioprine (Azasan, Imuran), Baricitinib (Olumiant) ở dạng biệt dược, Cyclosporine (Gengraf, Neoral, Sandimmune), Hydroxychloroquine (Plaquenil), Leflunomide (Arava), Sulfasalazine (Azulfidine, Azulfidine EN-tab), Tofacitinib (Xeljanz, Xeljanz XR), Upadacitinib (Rinvoq) ở dạng biệt dược.2.2. DMARD sinh học. Thuốc sinh học là thuốc chống viêm được làm từ những sinh vật sống. Một số sinh học mới hơn cũng hoạt động như DMARD và đã được FDA chấp thuận để điều trị viêm khớp dạng thấp.Sinh học hoạt động bằng cách ngăn chặn các con đường gây viêm cụ thể do các tế bào miễn dịch tạo ra, từ đó giúp làm giảm viêm khớp dạng thấp.Thuốc sinh học được quản lý bằng cách tiêm hoặc truyền khi DMARD không đủ để điều trị các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.Sinh học cho viêm khớp dạng thấp bao gồm: Abatacept (Orencia), Anakinra (Kineret), Rituximab (Rituxan), Tocilizumab (Actemra) và tất cả các chất ức chế TNF-alpha. 3. Chất ức chế TNF-alpha TNF-alpha là một chất xuất hiện tự nhiên ở trong cơ thể. Khi bị viêm khớp dạng thấp, các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào các khớp sẽ tạo ra TNF-alpha ở mức độ cao hơn và nó gây đau, sưng tấy khớp.Có nhiều yếu tố góp phần làm tổn thương khớp của viêm khớp dạng thấp, trong đó TNF-alpha là nhân tố chính trong quá trình này.Bởi vì TNF-alpha là một vấn đề lớn trong viêm khớp dạng thấp, chất ức chế TNF-alpha cũng sẽ là một trong những loại DMARD quan trọng trên thị trường hiện nay.3.1 Chất ức chế TNF- alpha dạng biệt dược. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt 6 chất ức chế TNF-alpha cho viêm khớp dạng thấp, bao gồm:Adalimumab (Humira)Pegol certolizumab (Cimzia)Etanercept (Enbrel)Golimumab (Simponi) là một loại thuốc tiêm được cung cấp hàng tháng.Golimumab (Simponi Aria) là một loại thuốc tiêm truyền cuối cùng được dùng 8 tuần một lần.Infliximab (Remicade).Chất ức chế TNF-alpha giúp ngăn chặn hoạt động của TNF-alpha. Chúng sẽ làm hạ thấp mức TNF-alpha trong cơ thể bệnh nhân để giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp.Chất ức chế TNF-alpha bắt đầu sẽ có hoạt động nhanh hơn các DMARD khác, chúng có thể bắt đầu có hiệu lực chỉ sau 2 tuần sử dụng.3.2. Sinh học tương tựBiosimilars không phải là bản sao chính xác của sinh học, nhưng nó được thiết kế để tạo ra kết quả tương tự.Biosimilars cho viêm khớp dạng thấp bao gồm:Adalimumab-adaz (Hyrimoz)Adalimumab-adbm (Cyltezo)Adalimumab-afzb (Abrilada)Adalimumab-atto (Amjevita)Adalimumab-aqvh (Yusimry)Adalimumab-bwwd (Hadlima)Adalimumab-fkjp (Hulio)Etanercept-szzs (Erelzi)Etanercept-ykro (Eticovo)Infliximab-abda (Renflexis)Infliximab-axxq (Avsola)Infliximab-dyyb (Inflectra)Infliximab-qbtx (Ixifi)Rituximab-abbs (Truxima)Rituximab-arrx (Riabni)Các chất tương tự sinh học này cũng được phân loại ra là chất ức chế TNF-alpha hoặc DMARD sinh học.Mặc dù tất cả các loại thuốc tương tự sinh học này cũng đã được FDA chấp thuận, nhưng một số loại thuốc này hiện không có sẵn để mua. 4. DMARD với thuốc giảm đau Nhược điểm chính của DMARD là chúng hoạt động chậm nên hiệu quả chậm, có thể mất vài tháng mới phát huy tác dụng giảm đau.Do đó, các bác sĩ chuyên khoa thường kê đơn thuốc giảm đau có tác dụng nhanh như corticosteroid hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) cùng lúc. Những loại thuốc này có tác dụng giúp giảm đau trong thời gian chờ DMARD có hiệu lực.Một số loại thuốc giảm đau corticosteroid được dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp như: methylprednisolone (Depo-Medrol, Medrol, Solu-Medrol) hoặc Prednisone Intensol, Rayos...Còn thuốc chống viêm không steroid (NSAID) không kê đơn thường được bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị bao gồm: Aspirin, Ibuprofen, Natri naproxen Trong khi đó một số thuốc NSAID theo toa điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm: Celecoxib, Nabumetone, Piroxicam (Felden). 5. DMARD và nhiễm trùng DMARD ngăn chặn toàn bộ hệ thống miễn dịch của người bệnh khiến cho bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.Các bệnh nhiễm trùng phổ biến được tìm thấy ở những người bị viêm khớp dạng thấp là: Nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu.Để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, hãy chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với những người bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, có lối sinh hoạt hợp lý để tăng sức đề kháng, hạn chế viêm nhiễm... 6. Trao đổi với bác sĩ Hầu hết những người bị viêm khớp dạng thấp đáp ứng tốt với chất ức chế TNF-alpha và các DMARD khác.Đối với một số người bệnh nếu không đáp ứng được các biện pháp trên thì hãy trao đổi với bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ có thể sẽ kê toa một chất ức chế TNF-alpha khác hoặc có thể đề xuất một loại DMARD khác.Hãy thông báo cho bác sĩ chuyên khoa được biết về cảm giác của bạn và bạn cảm thấy thuốc của mình đang hoạt động tốt như thế nào. Để từ đó, có thể tìm ra kế hoạch điều trị viêm khớp dạng thấp phù hợp nhất cho bạn.Trên đây là toàn bộ thông tin về việc điều trị viêm khớp dạng thấp bằng DMARD và chất ức chế TNF-alpha mà người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên, cách điều trị bệnh bằng phương pháp nào, thuốc gì là do bác sĩ có chuyên môn chỉ định. Vì thế, người bệnh không được tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào mà thay vào đó hãy thăm khám và tư vấn bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hỗ trợ và nhận được chỉ định tốt nhất.
doc_24418;;;;;doc_24806;;;;;doc_8818;;;;;doc_31285;;;;;doc_4498
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn thường gặp, gây ra những tổn thương khó kiểm soát tại khớp và ngoài khớp, có thể gặp ở nhiều vị trí với mức độ khác nhau. Điều trị viêm khớp dạng thấp triệt để không dễ dàng, vì thế bệnh nhân chủ yếu được điều trị làm chậm tiến triển bệnh, ngăn ngừa biến chứng, tăng chất lượng cuộc sống. 1. Tổng quan về bệnh viêm khớp dạng thấp Bệnh viêm khớp dạng thấp là viêm tại chỗ trong màng hoạt dịch của các khớp do rối loạn tự miễn trong cơ thể. Hiểu đơn giản đây là tình trạng hệ miễn dịch gặp vấn đề. Điều này gây tổn thương niêm mạc khớp, sưng đau kéo dài. Bệnh viêm khớp dạng thấp tiến triển có thể gây xói mòn xương, biến dạng khớp,… Bệnh nhân không chỉ bị đau đớn nghiêm trọng trong các đợt viêm khớp dạng thấp cấp tính mà khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh viêm khớp dạng thấp phổ biến ở người độ tuổi từ 20 - 40, với tỉ lệ 1- 5 người mắc bệnh trên mỗi 100 người trưởng thành. Trong đó nữ giới là đối tượng nguy cơ cao hơn và tiến triển viêm khớp dạng thấp cũng phức tạp hơn, nhất là phụ nữ thời kỳ mang thai. Cần nhận biết viêm khớp dạng thấp là bệnh lý phức tạp, diễn biến khó lường, có thể gây hậu quả nặng nề nên cần phát hiện và điều trị sớm. Nếu điều trị tích cực từ đầu, bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng và kiểm soát tiến triển bệnh. 2. Nguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp cần tuân thủ Do viêm khớp dạng thấp là dạng bệnh tự miễn, hiện chưa tìm được phương pháp điều trị triệt để loại bỏ nguyên nhân gây tự tổn thương. Tuy nhiên, điều trị sớm và tích cực với viêm khớp dạng thấp vẫn vô cùng quan trọng, nhằm hạn chế tiến triển bệnh và biến chứng. Nguyên tắc quan trọng trong điều trị viêm khớp dạng thấp là: tích cực, toàn diện, dài hạn và thường xuyên theo dõi. Để đạt được những mục tiêu điều trị trên, hiện bệnh nhân chủ yếu được điều trị bằng: Thuốc DMARDs: Điều trị cơ bản giúp ổn định bệnh, có thể dùng kéo dài để cải thiện triệu chứng và ngừa biến chứng. Thuốc sinh học DMARDs: áp dụng với các trường hợp viêm khớp dạng thấp thể nặng, tiên lượng nguy hiểm cần cải thiện triệu chứng nhanh. Nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp điều trị đúng, tích cực từ đầu đã kiểm soát bệnh hiệu quả, có sức khỏe và cuộc sống bình thường. Bệnh càng kéo dài, tổn thương càng nặng thì việc điều trị sẽ càng khó khăn. 3. Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm: 3.1. Điều trị triệu chứng Triệu chứng bệnh điển hình là: giảm đau, giảm viêm, giảm khả năng vận động. Những triệu chứng này sẽ được cải thiện khi điều trị bằng: Thuốc kháng viêm không steroid Ưu tiên đầu tiên là thuốc kháng viêm ức chế chọn lọc COX 2 có thể sử dụng dài ngày, an toàn và ít tương tác. Tuy nhiên trong trường hợp không đáp ứng hoặc không thể sử dụng, có thể thay thế bằng thuốc kháng viêm ức chế không chọn lọc nhưng cần theo dõi bệnh và ngừa tác dụng phụ. Corticosteroids Thuốc này thường chỉ định dùng ngắn hạn trong các đợt viêm khớp dạng thấp khởi phát cấp tính hoặc có tác dụng giảm triệu chứng tạm thời trong khi chờ các thuốc khác. Tùy vào thể bệnh nặng hay trung bình mà sử dụng corticosteroid hàm lượng thích hợp, tuy nhiên không thể dùng liều cao kéo dài nên đây không được chọn là phương pháp điều trị lâu dài. 3.2. Điều trị bằng thuốc chống thấp Nếu như các thuốc điều trị trên có tác dụng cải thiện triệu chứng thì bệnh nhân vẫn cần dùng thuốc chống thấp để can thiệp vào tiến triển bệnh. Nếu sử dụng hiệu quả, các thuốc này sẽ làm chậm hoặc ngừng tiến triển bệnh, cho phép điều trị lâu dài và hiệu quả. Thuốc chống thấp thường dùng là DMARDs với hàm lượng thấp hoặc cao tùy theo đáp ứng của người bệnh. Thông thường, các thể viêm khớp dạng thấp nặng sẽ không đáp ứng riêng với thuốc DMARDs truyền thống, cần kết hợp với DMARDs sinh học. Bệnh nhân có thể không đáp ứng điều trị tốt với thuốc DMARDs sinh học đời đầu, sau 3 - 6 tháng đánh giá có thể thay đổi loại. 3.3. Điều trị phối hợp Với bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp, ngoài sử dụng thuốc để cải thiện triệu chứng và tiến triển bệnh, bệnh nhân cần điều trị phối hợp vận động bao gồm: Vận động chống co rút gân, teo cơ hoặc dính khớp Khi viêm khớp dạng thấp khởi phát cấp tính, tình trạng co rút gân có thể xảy ra, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân lúc này cần cho khớp nghỉ ngơi nhiều hơn, tư thế phù hợp là tư thế cơ năng, động tại khớp. Ngoài ra cần tập vận động để tránh co rút gân, dính khớp và teo cơ ngay khi triệu chứng bệnh thuyên giảm, không nên tập quá sức và thực hiện nhiều lần trong ngày. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng Kết hợp với vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có thể cải thiện triệu chứng và vận động khớp. Phẫu thuật chỉnh hình Trong trường hợp có dị tật hoặc biến dạng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật thay khớp nhân tạo, cắt xương sửa trục để cải thiện bệnh viêm khớp dạng thấp. Sản phẩm hỗ trợ vận động khớp Hiện nay có nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng giúp bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cải thiện khả năng vận động khớp tốt hơn. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 3.4. Phòng ngừa và điều trị biến chứng Do thuốc sử dụng điều trị, rất nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng. Cần can thiệp điều trị sớm tránh bệnh gây ảnh hưởng đến tiêu hóa, ăn uống và dinh dưỡng, khiến viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bệnh nhân điều trị viêm khớp dạng thấp có thể gặp phải các tình trạng sức khỏe khác cần phòng tránh như: Thiếu máu. Thiếu dinh dưỡng, Vitamin các loại. Loãng xương. Trong suốt quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân cần được theo dõi liên tục, duy trì lâu dài kể cả khi triệu chứng bệnh đã được cải thiện. Một số phương pháp được dùng trong chẩn đoán theo dõi viêm khớp dạng thấp bao gồm: xét nghiệm máu, chụp X-quang, sinh thiết,…;;;;;Thuốc đặc hiệu còn gọi là các thuốc làm thay đổi bệnh khớp, tác động bằng cách ức chế các quá trình cơ bản gây viêm khớp trong các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến. Thuốc chống sốt rét tổng hợp nhóm quinolon Thuốc có thể có tác dụng ức chế giải phóng men lysozym (tiêu thể) bằng cách làm bền vững màng của lysosom, do đó làm giảm phản ứng viêm trong các bệnh khớp, thuốc chỉ có tác dụng khi dùng kéo dài nhiều tháng nên hay được dùng để điều trị duy trì, củng cố. Chỉ định trong bệnh lupus ban đỏ rải rác, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp mạn tính thiếu niên thể đa khớp, các thể khác của bệnh tạo keo như xơ cứng bì, viêm da và cơ... Nhóm thuốc quinolon có thể gây tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiền đình xuất hiện trong 3 tháng đầu; đục giác mạc, tổn thương võng mạc, sạm da, nhược cơ, rối loạn điều tiết mắt xuất hiện muộn hơn (sau 1 năm). Dùng kéo dài trên 2 năm có thể gây tổn thương võng mạc nặng không hồi phục. Cần chú ý khám mắt định kỳ nếu dùng thuốc quá 6 tháng. Muối vàng Cơ chế tác dụng có thể do ức chế men tiêu thể và khả năng hoạt động của đại thực bào, hiện nay được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp thể nặng không đáp ứng với các thuốc khác. Là loại thuốc điều trị cơ bản bệnh, có nhiều tai biến nên chỉ có khoảng 30% số bệnh nhân chịu đựng được thuốc. Tác dụng không mong muốn có thể gặp là: dị ứng ngoài da, sốt cao, viêm niêm mạc tiêu hóa, viêm thận, giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu. Cần theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc để kịp thời dừng điều trị. D-Penicillamin hay dimethylcystein (Trolovol Kupren) Cơ chế tác dụng có thể là do phá hủy phức hợp miễn dịch, yếu tố dạng thấp. Được dùng để chữa viêm khớp dạng thấp thể nặng, thể ngoan cố. Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa, dị ứng da, viêm thận, giảm bạch cầu, tiểu cầu... cần theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc. Thuốc ức chế miễn dịch Dựa vào cơ chế bệnh sinh của viêm khớp dạng thấp và các bệnh tạo keo là các bệnh tự miễn dịch, người ta sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch để điều trị trường hợp nặng và không đáp ứng với các thuốc khác. Methotrexat liều nhỏ: Do thuốc có cấu trúc tương tự acid folic nên nó tranh chấp với acid này tại vị trí hoạt động của nó trong quá trình tổng hợp pyrimidin dẫn đến giảm tổng hợp DNA. Ngoài ra, methotrexat có thể có tác dụng kháng viêm và ức chế miễn dịch. Sau 3 tháng nếu thuốc không có tác dụng thì ngừng. Thuốc gây tác dụng phụ: giảm bạch cầu, độc gan thận, tổn thương mô phổi. Sulfasalazine: Là sự kết hợp của 5-aminosalisylic và sulfapyridin, có tác dụng ức chế hoạt hóa tế bào lympho B và ức chế hoạt hóa các tế bào tiêu diệt tự nhiên và yếu tố dạng thấp. Leflunomide: Thuốc ức chế tổng hợp pyrimidin của con đường chuyển hóa novo. Dùng thuốc đơn độc hoặc kết hợp với methotrexat. Cyclophosphamide: Thuộc nhóm ankylan, có tác dụng liên kết với acid nhân và protein bởi các mối gắn với phân tử lớn trong tế bào, thuốc còn ức chế phản ứng miễn dịch thứ phát. Chỉ định trong bệnh luput có tổn thương thận. Thường dùng với corticoid. Cyclosporin A: Thuốc ức chế các pha ban đầu của sự hoạt hóa tế bào T, do đó ngăn chặn sớm sự ức chế các gen. Chỉ định trong các bệnh tự miễn, các thể viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vẩy nến kháng thuốc. Dùng đơn độc hoặc kết hợp với methotrexat. Azathioprin: ức chế tổng hợp purin, chỉ định trong bệnh luput, viêm mạch, viêm khớp dạng thấp. Các thuốc trên thường dùng với liều trung bình và kéo dài từ 1-3 tháng. Chú ý nhóm thuốc này có nhiều tác dụng phụ nhất là các tai biến về máu, nên khi dùng phải theo dõi chặt chẽ. Thuốc ức chế TNF Yếu tố hoại tử khối u alpha (Tumor Necrosis Factor-alpha - TNF-alpha) là một protein do cơ thể sản sinh ra trong phản ứng viêm, trong phản ứng của cơ thể với chấn thương. TNF thúc đẩy quá trình viêm, sốt và các dấu hiệu có liên quan (đau, nhạy cảm đau và sưng) trong một số bệnh cảnh viêm gồm cả viêm khớp dạng thấp. Do đó, các thuốc ức chế TNF-alpha sẽ có tác dụng chống viêm, giảm đau, giảm sưng tại các tổ chức viêm và có thể làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vẩy nến, đặc biệt là khi dùng kết hợp với methotrexate. Hiện tại có 3 chất ức chế TNF-alpha đã được dùng bao gồm etanercept, infliximab và adalimumab. Thuốc ức chế Interleukin Actemra: Ở bệnh nhân viêm khớp có sự tăng chất IL-6 (interleukin-6), một chất hóa học truyền tin tham gia vào phản ứng miễn dịch phá hủy ở trung tâm của viêm khớp. Actemra được dùng bằng dạng dịch truyền tĩnh mạch, là thuốc ức chế IL-6 đầu tiên dùng cho viêm khớp. Actemra được chỉ định cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp mức độ vừa và nặng không đáp ứng với một hoặc nhiều chất ức chế TNF. Actemra không dùng kết hợp với các thuốc ức chế TNF (cimzia, enbrel, humira, remicade và simponi) hoặc phương pháp trị liệu sinh học khác cho điều trị viêm khớp. Tuy nhiên, nó có thể được dùng kết hợp với các thuốc DMARD khác như methotrexate. Diacerein: Cơ chế tác dụng: ức chế sự sản xuất và hoạt động của chất cytokine IL-1α tiền viêm và tiền dị hóa cả ở lớp nông và lớp sâu của sụn, màng hoạt dịch và các thành phần của chất căn bản ngoài tế bào như proteoglycan, aggrecan, acid hyaluronic và chất tạo keo typ II. Diacerein có thể uống kéo dài. Thuốc làm cho nước tiểu có màu đỏ nhưng không nguy hiểm chỉ cần biết và giải thích cho bệnh nhân yên tâm.;;;;;Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động. Bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân. Ngoài khớp, các cơ quan khác cũng có thể bị tổn thương như tim, phổi, da, mắt.Tổn thương khớp mà viêm khớp dạng thấp gây ra thường xảy ra ở cả hai bên cơ thể. Vì vậy, nếu khớp bị ảnh hưởng ở một trong hai cánh tay hoặc chân, thì khớp tương tự ở cánh tay hoặc chân kia cũng có thể bị ảnh hưởng. Đây là một phương pháp mà các bác sĩ phân biệt viêm khớp dạng thấp với các dạng viêm khớp khác. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, người bệnh có biểu hiện sưng đau chỉ một khớp duy nhất. Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm mạn tính, ảnh hưởng toàn thân, đặc biệt là gây viêm khớp, biểu hiện sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và giới hạn cử động Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn, tức cơ thể tự tạo kháng thể chống lại các thành phần trong cơ thể. Bình thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể gồm nhiều loại tế bào khác nhau giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm... Ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô của chính cơ thể bạn, gây ra các biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp. Những yếu tố nguy cơ viêm khớp dạng thấp bao gồm:Tuổi tác: viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất bắt đầu trong độ tuổi từ 40 đến 60 tuổi;Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hơn nam giới.Di truyền: nếu một thành viên của gia đình bạn mắc viêm khớp dạng thấp, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp, bên cạnh đó, hút thuốc cũng xuất hiện liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh.Phơi nhiễm môi trường: một số phơi nhiễm như amiăng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp.Béo phì: Những người, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống, những người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn so với người bình thường. Những người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn so với người bình thường 4. Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp Biểu hiện của viêm khớp dạng thấp khác nhau tùy vào từng giai đoạn:4.1. Giai đoạn khởi phát. Bệnh nhân có cảm giác đau nhức âm ỉ ở các khớp tay, đầu gối và cơn đau sẽ dần dần tự khỏi sau một thời gian ngắn.Cơn đau nhức tăng dần mỗi khi vận động mạnh và có xu hướng giảm mỗi khi nghỉ ngơi.Người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, có dấu hiệu sốt nhẹ vào buổi chiều, cơ thể toát ra nhiều mồ hôi dù không làm các công việc nặng nhọc.Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp sẽ cảm thấy đau toàn thân mặc dù trước đó cơ thể không vận động mạnh. Bệnh thường kéo dài vài tuần đến vài tháng rồi chuyển tiếp sang giai đoạn toàn phát.4.2. Giai đoạn toàn phátỞ giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy các khớp bị cơ cứng sau khi thức dậy vào buổi sáng và phải mất khoảng 10 – 15 phút thì khớp mới trở về bình thường.Các khớp cổ tay, chân và đầu gối bị sưng, đỏ tấy, nóng và bên trong có chứa dịch khớp khi ấn vào sẽ cảm thấy đau dữ dội làm hạn chế khả năng vận động.Các ngón tay bị biến dạng hình thoi, cổ tay biến dạng hình lưng lạc đà. Ngoài ra, phần mu bàn tay và lòng bàn tay bị sưng tấy.Vùng da khớp bị viêm sẽ ấm, có màu hồng nhạt hoặc đỏ hơn các phần da xung quanh.Ngoài ra, khi mắc bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh còn đối mặt với những triệu chứng kề cận khớp như dưới da xuất hiện các hạt nhỏ, nổi gò lên mặt da, khớp bị lỏng lẻo, nổi ban đỏ ở lòng bàn tay và bàn chân. Bệnh có khả năng thuyên giảm nếu được điều trị sớm bằng thuốc Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn nên hiện nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng các triệu chứng có nhiều khả năng thuyên giảm khi điều trị bắt đầu sớm với các thuốc được gọi là DMARDs (disease-modifying antirheumatic drugs). Những loại thuốc này có thể làm chậm sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp và bảo vệ các khớp và các mô khác khỏi tổn thương vĩnh viễn. Những thuốc trong nhóm DMARDs thường dùng bao gồm methotrexate, leflunomide, hydroxychloroquine và sulfasalazine. Thông thường, DMARDs được dùng phối hợp với thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) và/ hoặc corticosteroid liều thấp, giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng, chức năng vận động và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.Bệnh nhân bị bệnh nghiêm trọng hơn hoặc không đáp ứng với DMARDs có thể dùng nhóm thuốc mới được gọi chung là các chế phẩm sinh học. Các chế phẩm được phép lưu hành hiện nay bao gồm abatacept (Orencia), adalimumab (Humira), Anakinra (Kineret), certolizumab (Cimzia), etanercept (Enbrel), golimumab (Simponi), infliximab (Remicade), rituximab (Mabthera, Rituxan) và tocilizumab (Actemra ).Nếu điều trị nội khoa thất bại, bác sĩ có thể xem xét phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị hỏng. Phẫu thuật có thể giúp giảm đau và cải thiện chức năng cho khớp của người bệnh.Khi người bệnh được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp cần sử dụng thuốc càng sớm, càng tốt, nhất là trước khi xuất hiện tổn thương sụn khớp và đầu xương... Trường hợp đã có biến dạng khớp tức đã tổn thương sụn khớp và đầu xương thì việc điều trị có thể làm ngưng sự tiến triển của bệnh, nhưng không thể cải tạo được các tổn thương đã có tại sụn khớp và đầu xương. Vì vậy, khi bắt đầu có các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần khám chuyên khoa xương khớp để được chỉ định dùng thuốc đúng với từng thời kỳ của bệnh.org;;;;;Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau đớn mà còn hạn chế khả năng vận động ở người bệnh. Việc hiểu rõ về bệnh lý cũng như cách trị viêm khớp dạng thấp sẽ giúp người bệnh cải thiện triệu chứng, duy trì cuộc sống bình thường. 1. Khái quát về bệnh viêm khớp dạng thấp Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là thấp khớp, viêm đa khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong cơ thể, tạo ra phản ứng viêm khiến khớp bị sưng đau, xơ cứng. Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới hủy xương, biến dạng khớp, ảnh hướng tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Theo thống kê, tỷ lệ người mắc viêm khớp dạng thấp ở các nước Châu Á chiếm khoảng 0,17 – 0,3%. Tại miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ này rơi vào khoảng 0,28%. Bệnh phổ biến ở những người từ 20 đến 40 tuổi. Trong đó, tỷ lệ nữ giới bị bệnh thấp khớp nhiều gấp 2 – 3 lần nam giới. Viêm khớp dạng thấp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Những cách trị viêm khớp dạng thấp bằng biện pháp điều trị hữu hiệu hiện nay có thể làm chậm hoặc ngừng sự tiến triển của bệnh. Từ đó, hạn chế nguy cơ tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. 2. Nguyên nhân sinh ra viêm khớp dạng thấp Nguyên nhân sinh ra bệnh viêm khớp dạng thấp có thể được lý giải bằng cơ chế rối loạn miễn dịch. Cụ thể, hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công lớp màng bao quanh khớp, dẫn đến viêm nhiễm. Màng hoạt dịch cũng được kéo dày lên, sưng phồng và chèn ép lên sụn và xương. Bên cạnh đó, gân và dây chằng có thể bị giãn, suy yếu dần làm biến dạng khớp. Song đến thời điểm hiện tại, các chuyên gia y khoa vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây nên tình trạng rối loạn này. 3. Những triệu chứng thường thấy ở người bị viêm khớp dạng thấp Người bệnh viêm khớp dạng thấp sẽ có những dấu hiệu lâm sàng từ nhẹ đến nặng. Cụ thể như sau: – Sưng, đau ở khu vực khớp bị tổn thương. Cơn đau thường tăng dần về đêm và gần sáng. Ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi, cảm giác đau vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. – Tràn dịch khớp gây sưng ở các mô mềm – Khớp bị cứng, kéo dài trong khoảng 1 giờ đồng hồ. – Cơ thể suy nhược, mệt mỏi. – Trường hợp viêm khớp dạng thấp tiến triển nặng, người bệnh có thể bị sốt. – Xuất hiện hạt thấp dưới da ở các vùng ngón tay, ngón chân, khuỷu tay, vùng chẩm. – Khô kết mạc, thậm chí bệnh nặng hơn có thể gây nhuyễn củng mạc, viêm củng mạc. – Phổi bị tổn thương: Ở nhu mô xuất hiện các nốt dạng thấp, hô hấp tắc nghẽn, xơ phổi kẽ lan tỏa, tràn dịch màng phổi. – Tim mạch bị tổn thương: cơ tim, nhịp tim mất ổn định, viêm màng tim. – Hội chứng Felty: Người bệnh có dấu hiệu giảm bạch cầu hạt, nhiễm khuẩn tái phát. 4. Những yếu tố nguy cơ và đối tượng dễ bị viêm khớp dạng thấp Theo nghiên cứu, những yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh thấp khớp gồm: – Giới tính: Nữ giới mắc bệnh viêm khớp dạng thấp nhiều hơn nam giới. – Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên bệnh thường bắt đầu ở những người tuổi trung niên. – Tiền sử gia đình: Nếu gia đình từng có người bị viêm khớp dạng thấp, khả năng mắc bệnh của các thành viên khác cũng rất cao. – Sử dụng thuốc lá thường xuyên. – Phơi nhiễm môi trường: Một số phơi nhiễm như silica, amiăng có thể làm tăng nguy cơ hình thành viêm khớp dạng thấp. – Béo phì, thừa cân: Những người béo phì, thừa cân – đặc biệt là phụ nữ dưới 55 tuổi, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hình ảnh chụp X-Quang của bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. 5. Cách trị bệnh viêm khớp dạng thấp Trên thực tế, bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị hiện nay chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, giúp người bệnh duy trì cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi được điều trị sớm với các thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs), các triệu chứng có khả năng thuyên giảm. Các cách trị bệnh viêm khớp dạng thấp thường được sử dụng có thể kể đến như: 5.1. Cách trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc (nội khoa) Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, thời gian mắc bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc có tác dụng giảm đau, cứng khớp thường dùng là: – Thuốc giảm đau chống viêm như ibuprofen, aspirin hoặc naproxen – Corticosteroid như prednisone – Thuốc giảm đau gây nghiện Đặc biệt, bác sĩ cũng có thể kê thêm loại thuốc mạnh hơn (DMARDs) cho bệnh nhân. Chúng hoạt động bằng cách can thiệp, ngăn chặn sự tấn công của hệ thống miễn dịch vào bên trong khớp. Trường hợp tình trạng bệnh không được cải thiện sau khi sử dụng những loại thuốc trên, các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng liệu pháp thuốc sinh học. 5.2. Cách trị viêm khớp dạng thấp bằng phẫu thuật Nếu thuốc điều trị không phát huy tác dụng làm chậm quá trình phát triển của bênh, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho người bệnh. Có 4 kiểu phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể được thực hiện, bao gồm: – Phẫu thuật nội soi: loại bỏ phần lớp màng bao quanh khớp bị viêm. Việc phẫu thuật nội soi có thể được thực hiện ở khu vực khuỷu tay, đầu gối, ngón tay hoặc hông. – Phẫu thuật sửa chữa gân: Mục đích sửa chữa đường gân xung quanh khớp khỏi tình trạng vỡ, lỏng. – Phẫu thuật chỉnh trục: Nhằm giúp người bệnh giảm đau, điều chỉnh hoặc cố định khớp. – Thay thế toàn bộ khớp: Các bộ phận bị tổn thương của khớp sẽ được loại bỏ và thay thế bằng bộ phận làm bằng nhựa hoặc kim loại. Biện pháp điều trị bệnh hiện nay chỉ nhằm mục đích cải thiện triệu chứng. 5.3. Điều trị hỗ trợ Ngoài 2 cách trị viêm khớp dạng thấp nói trên, người bệnh có thể thực hiện các phương pháp điều trị hỗ trợ để cải thiện triệu chứng bệnh, hạn chế tổn thương. Cụ thể như sau: – Dùng dụng cụ hỗ trợ di chuyển, giảm gánh nặng cho khớp – Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng của xương khớp – Tập vận động nhẹ nhàng dưới sự hướng dẫn của chuyên viên, kỹ thuật viên để chống co rút gân, dính khớp, teo cơ.;;;;;Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm. Qua kinh nghiệm lâm sàng của các bác sĩ cơ xương khớp, bệnh không dễ để chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị viêm khớp dạng thấp thường nhắm đến mục tiêu làm ngừng hay làm chậm sự tiến triển của bệnh, ngăn chặn nguy cơ tàn phế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Quá trình điều trị thông thường kéo dài từ 1 - 2 tháng đến vài năm và đôi khi phải tiếp tục điều trị suốt đời. Cụ thể, các mục tiêu trong điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp cần đảm bảo là:Giảm viêm ở các khớp bị tổn thương, xoa dịu và giảm bớt cơn đau nhức.Ngăn ngừa nguy cơ suy giảm chức năng khớp và biến dạng khớp.Cải thiện chức năng vận động và chất lượng sống của người bệnh.2. Một số phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp2.1. Dùng thuốc (nội khoa)Việc lựa chọn loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Mức độ bệnh, số lượng khớp bị ảnh hưởng, bệnh lý mắc kèm...2.1.1 Thuốc giảm đau chống viêm không steroid. Celecoxib: Dùng với liều uống 200mg, 1 - 2 lần/ ngày.Meloxicam: 15mg tiêm bắp hoặc uống 1 lần mỗi ngày.Diclofenac: Có thể dùng đường uống hoặc tiêm bắp với liều 75mg/lần/ ngày, dùng liên tục trong 3 - 7 ngày. Sau khi kết thúc liệu trình đó thì chuyển qua liều dùng 50mg x 2 - 3 lần/ ngày trong 4 - 6 tuần.Lưu ý: Một số đối tượng có nguy cơ cao gặp tác dụng phụ của thuốc như người cao tuổi, tiền sử bệnh lý dạ dày... cần được theo dõi chức năng thận thường xuyên và dự phòng viêm loét dạ dày bằng thuốc ức chế bơm proton.2.1.2 Corticosteroid. Corticosteroid thường được chỉ định trong thời gian ngắn và khi có tiến triển của đợt cấp.Thể vừa: 16 - 32 mg Methylprednisolone uống hàng ngày vào 8h sáng sau ăn.Thể nặng: 40mg Methylprednisolone tiêm tĩnh mạch mỗi ngày.Thể tiến triển cấp, nặng đe dọa tính mạng (viêm mạch máu, biểu hiện ngoài khớp nặng): Bắt đầu từ 500 - 1000mg Methylprednisolon truyền tĩnh mạch trong 30 - 45 phút/ ngày, điều trị liên tục trong 3 ngày. Sau đó giảm về liều thông thường. Trong trường hợp cần thiết có thể dùng mỗi tháng một lần.Có thể sử dụng các nhóm thuốc này kéo dài ở những bệnh nhân nặng, phụ thuộc corticoid hoặc có suy thượng thận. Khởi đầu ở liều dùng là 20mg vào khoảng 8h sáng mỗi ngày. Tuy nhiên, khi thấy các triệu chứng bệnh và xét nghiệm cải thiện thì cần giảm dần liều hoặc ngừng khi điều trị cơ bản có hiệu quả.2.1.3 Các thuốc điều trị chống thấp khớpĐiều trị thể thông thường và mới mắc bệnh:Methotrexat: Khởi đầu 10mg một lần/tuần. Tùy theo đáp ứng để duy trì liều cao hoặc thấp hơn (7,5 - 15mg) mỗi tuần (liều tối đa là 20mg/ tuần).Sulfasalazin: Khởi đầu 500mg/ngày, tăng mỗi 500mg mỗi tuần, duy trì ở liều 1000mg x 2 lần mỗi ngày.Có thể kết hợp Methotrexat với Sulfasalazine hoặc Hydroxychloroquine nếu đơn trị liệu không hiệu quả.Kết hợp Methotrexate, Sulfasalazine, Hydroxychloroquine nếu kết hợp không hiệu quả.Thể nặng, kháng trị với các thuốc trên: Cần kết hợp với các thuốc sinh học như Tocilizumab, Etanercept, Infliximab, Adalimumab hoặc Golimumab. 2.2. Phát hiện mới giúp điều hòa miễn dịch, cải thiện viêm khớp dạng thấp. Hiện nay, sử dụng thuốc từ thảo dược tự nhiên cũng mang lại hiệu quả cao trong điều trị viêm khớp dạng thấp. Một số vị thuốc y học cổ truyền điều trị viêm khớp dạng thấp như:Hy thiêm: Có vị hơi đắng, tính hàn, có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết chỉ thống và lợi cho gân, xương. Hy thiêm chữa viêm khớp dạng thấp nhờ khả năng điều hòa miễn dịch, cải thiện tình trạng đau nhức, sưng đau, tấy đỏ các khớp.Bạch thược: Có vị chua, hơi đắng, được quy vào 3 kinh can, tỳ và phế. Bạch thược được dùng nhiều để giảm đau khớp, đau lưng, đau ngực và tay chân nhức mỏi.Sói rừng: Có tác dụng điều hòa miễn dịch, chống tự miễn, tác động vào căn nguyên gây viêm khớp dạng thấp. Sói rừng giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển, giảm đau nhức khớp, tê bì chân tay.Sự kết hợp các thảo dược kể trên sẽ giúp điều hòa miễn dịch, tăng cường hiệu quả điều trị viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt, sử dụng thảo dược điều trị viêm khớp dạng thấp an toàn, không gây tác dụng phụ và hoàn toàn có thể dùng trong thời gian dài.2.3. Phẫu thuật. Khi các phương pháp kể trên không đem lại hiệu quả và tình trạng bệnh có nguy cơ tiến triển nặng thì bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật. Hiện nay, có 4 phương pháp phẫu thuật viêm khớp dạng thấp, tùy trường hợp bác sĩ sẽ có lựa chọn phù hợp:Phẫu thuật nội soi khớp: Phương pháp này sử dụng để loại bỏ lớp màng bao quanh khớp bị viêm, có thể thực hiện ở các vị trí đầu gối, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay và hông.Phẫu thuật sửa chữa gân: Được thực hiện để cải thiện tình trạng lỏng hoặc vỡ các đường gân xung quanh khớp.Phẫu thuật chỉnh trục: Mục đích là để giảm triệu chứng đau nhức và giúp cố định hoặc điều chỉnh khớp.Thay toàn bộ khớp: Giúp loại bỏ các bộ phận của khớp bị tổn thương, thay thế bằng bộ phận tương ứng được làm bằng nhựa hoặc kim loại. 3. Cách phòng ngừa biến chứng viêm khớp dạng thấp Khi đã có câu trả lời cho câu hỏi: Viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi không với các nội dung bên trên, bạn hãy chú ý để phòng ngừa căn bệnh này với các biện pháp như sau:3.1. Bỏ thuốc lá. Nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp ở người hút thuốc lá cao hơn so với người không hút. Thậm chí, khi bị viêm khớp dạng thấp mà vẫn hút thuốc lá có thể giảm hiệu quả điều trị và làm bệnh tiến triển nhanh hơn.3.2. Duy trì cân nặng hợp lý. Người thừa cân béo phì có nguy cơ khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Việc duy trì cân nặng hợp lý giúp kiểm soát bệnh tốt hơn.Ăn uống hợp lý, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây. Ưu tiên ăn thực phẩm có protein từ cá hoặc gà thay thế cho protein từ thịt đỏ. Hạn chế ăn thức ăn nhanh, đóng hộp, nhiều dầu mỡ và nhiều chất bảo quản.Ngoài ra, nên tránh đồ uống có cồn vì chúng không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp mà còn có nguy cơ gây ra một số bệnh lý khác về tim mạch.Thường xuyên tập thể dục thể thao: Có thể lựa chọn những bộ môn thể dục nhẹ nhàng (đi bộ, bơi lội, đạp xe...). Chế độ luyện tập đều đặn giúp giảm đáng kể sự mất xương, đồng thời giảm đau và cứng khớp. Tuy nhiên, trong đợt viêm cấp, người bệnh nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động khớp.3.3. Hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại. Việc thường xuyên làm việc, sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Vì vậy, nếu do tính chất công việc buộc phải làm việc trong môi trường nhiều chất độc hại, bạn nên trang bị các phương tiện bảo hộ nhằm hạn chế tiếp xúc với các chất độc hại.
question_135
Công dụng thuốc Berinthepharm
doc_135
Berinthepharm được chỉ định điều trị trong trường hợp tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu thuốc Berinthepharm công dụng gì, cách sử dụng và những lưu ý khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh trong bài viết dưới đây. Berinthepharm chứa thành phần chính Berberin clorid hàm lượng 50mg và các tá dược khác vừa đủ do nhà sản xuất cung cấp. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén bao đường, cách thức đóng gói hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên. 2. Công dụng của thuốc Berinthepharm Thuốc Berinthepharm được chỉ định điều trị trong các trường hợp dưới đây: Điều trị chứng nhiễm trùng đường ruột và tiêu chảy kéo dài. Hội chứng lỵ, lỵ trực trùng. Ngoài ra, thuốc Berinthepharm chống chỉ định trong các trường hợp:Người bệnh dị ứng với hoạt chất Berberin clorid hoặc các tá dược khác có trong thành phần của thuốc.Phụ nữ có thai và cho con bú.Người bệnh đang có tình trạng bệnh lý suy gan thận nặng. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Berinthepharm Thuốc Berinthepharm được bào chế dưới dạng viên nén bao đường. Người bệnh dùng thuốc bằng đường uống. Thuốc nên uống trước bữa ăn. Dưới đây là liều dùng của thuốc Berinthepharm:Người lớn: Dùng với liều từ 4 đến 6 viên mỗi lần, dùng 2 lần mỗi ngày.Trẻ em: Liều dùng sẽ được điều chỉnh phù hợp theo cân nặng của trẻ.Chú ý: Liều dùng thuốc ở trên chỉ là liều dùng khuyến cáo do nhà sản xuất cung cấp. Liều dùng điều trị cụ thể tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe của mỗi người bệnh để bác sĩ chỉ định thích hợp. Vì vậy, không nên tự ý dùng thuốc nếu không được bác sĩ chỉ dẫn. 4. Tác dụng phụ của thuốc Berinthepharm Bác sĩ luôn xem xét giữa lợi ích mà thuốc Berinthepharm đem lại cho bệnh nhân và nguy cơ có thể xảy ra các tác dụng phụ để chỉ định dùng thuốc thích hợp. Thuốc Berinthepharm được dung nạp khá tốt, các tác dụng không mong muốn này thường xuất hiện trong thời gian đầu khi dùng thuốc, thường là các tác dụng phụ mức độ nhẹ và thoáng qua.Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Berinthepharm bao gồm:Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.Sưng phù, đau đầu, dị ứng, nổi mẩn đỏ.Choáng váng, mệt mỏi, táo bón. Lưu ý: Có thể có những tác dụng phụ khác có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc. Trường hợp người bệnh thấy nghi ngờ với bất kỳ tác dụng phụ nào cần báo ngay bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ ngờ về các tác dụng phụ của thuốc Berinthepharm. 5. Tương tác thuốc Berinthepharm Cho đến nay chưa có nghiên cứu về các phản ứng tương tác khi dùng phối hợp thuốc Berinthepharm với các thuốc khác. Vì vậy, trong quá trình dùng thuốc Berinthepharm có thể xảy ra những tương tác thuốc khi dùng phối hợp với các thuốc khác hoặc thức ăn mà chưa được biết đến. Để hạn chế xảy ra những tương tác có hại cho người bệnh, trước khi được bác sĩ kê đơn dùng thuốc Berinthepharm người bệnh cần thông báo các loại thuốc đang dùng, kể cả thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, các thực phẩm chức năng, thuốc nam,... 6. Các lưu ý khi dùng thuốc Berinthepharm Một số lưu ý khi người bệnh dùng thuốc Berinthepharm như sau:Người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Mặc dù người bệnh có thể thấy triệu chứng đã được cải thiện nhưng không được ngưng sử dụng thuốc. Tuyệt đối không được đưa thuốc Berinthepharm cho người khác uống nếu thấy họ có các triệu chứng tương tự. Người bệnh trước khi dùng thuốc cần kiểm tra hạn dùng có trên bao bì, nếu thuốc đã hết hạn sử dụng thì không nên dùng, vì có thể thuốc có thể làm gây ra các tác dụng phụ có hại khác do sự biến chất của các thành phần của thuốc.Phụ nữ có thai: Trong suốt thai kỳ, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu phụ nữ mang thai không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra khi người mẹ dùng các thuốc không theo chỉ định của bác sĩ gây ảnh hưởng đến thai nhi như sảy thai, dị tật,... Mặc dù theo nghiên cứu, thuốc Berinthepharm không gây quái thai ở động vật trong thời kỳ mang thai, nhưng chưa có đầy đủ các nghiên cứu có thể khẳng định không có nguy cơ tiềm ẩn trên thai nhi. Vì vậy, chỉ được sử dụng thuốc khi đã được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc.Phụ nữ cho con bú: Theo nghiên cứu lâm sàng, thuốc Berinthepharm được biết có bài tiết qua sữa mẹ, nên thuốc có thể ảnh hưởng đến trẻ trong thời gian người mẹ cho con bú. Trong trường hợp phải dùng thuốc này cho quá trình điều trị, người mẹ nên ngưng cho con bú. Khi người bệnh quên uống thuốc, hãy uống ngay liều thuốc đó khi nhớ ra. Theo khuyến cáo đa số các thuốc đều được uống trễ khoảng 1 - 2 giờ so với thời gian uống thuốc hàng ngày thì không gây ảnh hưởng đến việc điều trị. Có thể bỏ qua liều đã quên nếu đã tới thời điểm dùng thuốc trong ngày. Tuyệt đối người bệnh tránh uống bù với liều gấp đôi khi đã quên thuốc. Nếu lỡ dùng thuốc quá liều quy định, người bệnh cần tự theo dõi nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ có liên quan. Việc đầu tiên là nên ngừng dùng thuốc và báo cho bác sĩ điều trị để được tham khảo ý kiến. Trường hợp nặng, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời tránh xảy ra các biến chứng nghiêm trọng. Người bệnh khi đi cũng nên nhớ mang theo các thuốc đã sử dụng để bác sĩ nắm thông tin, xử trí nhanh chóng và kịp thời. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ các thông
doc_4258;;;;;doc_30317;;;;;doc_25227;;;;;doc_7238;;;;;doc_49188
1. Công dụng thuốc Berinert Thuốc Berinert được sử dụng để điều trị các vấn đề sưng tấy xảy ra do một bệnh miễn dịch gọi là phù mạch di truyền (Hereditary Angioedema –HAE). HAE được gây ra bởi mức độ thấp hoặc chức năng không đúng của một chất tự nhiên do cơ thể sản xuất (chất ức chế C1 esterase). Có thể xảy ra các triệu chứng như sưng bàn tay, bàn chân, chi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng. Sưng đường ruột có thể gây ra các triệu chứng như đau quặn bụng, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Các đợt sưng tấy có thể xảy ra mà không có lý do. Thuốc này làm tăng mức độ ức chế C1 esterase để giúp điều trị các đợt sưng tấy đột ngột do phù mạch di truyền. 2. Tác dụng phụ của thuốc Berinert Trước khi nhận được thuốc Berinert, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn có tiền sử đột quỵ hoặc cục máu đông.Ngừng truyền thuốc Berinert và nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng:Nổi mề đay cơ thể;Thở khò khè hoặc khó thở liên tục;Cảm giác như mệt có thể ngất đi;Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng của bạn.Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể bao gồm tê hoặc yếu đột ngột, đau ngực, nhầm lẫn, đau hoặc sưng và các vấn đề về thị lực, lời nói hoặc thăng bằng.Berinert được làm từ huyết tương người có thể chứa virus và các tác nhân truyền nhiễm khác. Huyết tương hiến được thử nghiệm và kiểm tra để giảm nguy cơ nó có chứa các tác nhân truyền nhiễm, nhưng vẫn có khả năng nhỏ là nó có thể truyền bệnh. Bác sĩ sẽ cho bạn biết về những rủi ro và lợi ích của việc sử dụng thuốc này. 3. Lưu ý khi dùng thuốc Berinert Sử dụng Berinert đúng liều lượng theo quy định của bác sĩ. Tuân theo hướng dẫn trên nhãn hộp thuốc. Không sử dụng thuốc này với số lượng nhiều, ít hoặc lâu hơn so với khuyến cáo trên nhãn thuốc.Thuốc có thể được hướng dẫn cách sử dụng thuốc tiêm tại nhà. Berinert được tiêm vào cơ thể thông qua tĩnh mạch. Đừng tự mua để dùng thuốc này nếu bạn không hiểu cách sử dụng và vứt bỏ kim tiêm sau khi tiêm không đúng cách.Đọc đầy đủ thông tin bệnh nhân, hướng dẫn cung cấp cho bạn ghi trên hộp. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào về công dụng và cách sử dụng của thuốc.Berinert là một loại thuốc bột phải được trộn với một chất pha loãng trước khi sử dụng nó. Thực hiện theo các hướng dẫn một cách đầy đủ. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu làm thế nào để trộn và lưu trữ thuốc đúng cách nhất.Không nên sử dụng Berinert nếu đã từng có phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng để bổ sung chất ức chế C1 esterase.Vặn nắp nhưng không lắc thuốc hỗn hợp hoặc bạn có thể làm hỏng thuốc. Chỉ chuẩn bị một liều thuốc khi bạn sẵn sàng tiêm cho mình.Hỗn hợp bột và chất pha loãng phải trong và không màu. Không sử dụng thuốc hỗn hợp nếu nó đã thay đổi màu sắc hoặc đã bị đóng cục trong đó. Gọi dược sĩ của bạn để cấp phát cho thuốc mới.Mỗi lọ sử dụng một lần (chai) của thuốc này chỉ dành cho một lần sử dụng. Bỏ vỏ thuốc đi sau một lần sử dụng, ngay cả khi vẫn còn thuốc bên trong.Berinert không chứa chất bảo quản. Khi đã đâm vào nắp cao su của một lọ thuốc bằng kim tiêm, bạn phải sử dụng lọ đó ngay lập tức phải bỏ nó đi. Sau khi trộn Berinert với chất pha loãng, sử dụng thuốc tiêm ngay lập tức hoặc bảo quản hỗn hợp ở nhiệt độ phòng và sử dụng trong vòng 8 giờ.Lưu trữ thuốc trong tủ lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng nơi thoáng mát. Tránh ánh sáng và không để bị đông đá. Bỏ đi bất kỳ lọ nào khi không sử dụng sau khi hết hạn trên nhãn.Sử dụng kim và ống tiêm dùng cho một lần tiêm. Tuân thủ theo quy định của địa phương về việc vứt bỏ và xử lý kim tiêm, ống tiêm đã sử dụng. Sử dụng hộp đựng chống đâm thủng, giữ thùng rác này ngoài tầm với của trẻ em và vật nuôi. 4. Liều dùng của thuốc Berinert Liều người dùng cho người lớn mắc bệnh phù mạch di truyền:Để điều trị các cơn đau bụng, sưng mặt hoặc sưng thanh quản cấp tính của HAE: Dùng 20 đơn vị mỗi kg trọng lượng cơ thể tiêm tĩnh mạch với tốc độ tiêm xấp xỉ 4 ml mỗi phút (500 đơn vị /10 m. L).Liều dùng dành cho trẻ em cho bệnh phù mạch di truyền 13 tuổi trở lên:Sử dụng 20 đơn vị mỗi kg trọng lượng cơ thể tiêm tĩnh mạch với tốc độ tiêm khoảng 4 ml mỗi phút (500 đơn vị / 10 m. L). 5. Tác dụng phụ của Berinert Nhận trợ giúp y tế khẩn cấp nếu bạn có dấu hiệu phản ứng dị ứng với Berinert như:Nổi mề đay;Tức ngực, nhịp tim nhanh, cảm giác nhẹ đầu;Thở khò khè hoặc khó thở, môi hoặc nướu màu xanh;Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng của bạn.Những tác dụng phụ thường hay gặp phải của Berinert có thể bao gồm những triệu chứng sau:Cảm nhận hương vị khác thường hoặc khó chịu trong miệng của bạn;Nhức đầu, chóng mặt;Buồn nôn, ói mửa;Đau, bầm tím, ngứa và sưng, chảy máu, nóng sốt hoặc nổi một cục cứng nơi thuốc được tiêm vào cơ thể;Nghẹt mũi, đau họng;Phát ban 6. Những loại thuốc khác sẽ ảnh hưởng đến Berinert Nói với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc khác bạn đnag dùng, đặc biệt là Testosteron hoặc thuốc tránh thai.Danh sách này không đầy đủ. Các loại thuốc khác có thể tương tác với chất ức chế C1 esterase, bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, vitamin cũng như các sản phẩm thảo dược.Trên đây là một số thông tin về công dụng của thuốc Berinert, nếu bạn cần tư vấn hay còn bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ/dược sĩ có chuyên môn để được giải đáp.com, holevn.org;;;;;Thuốc Benylin - E có chứa thành phần Guaifenesin được chỉ định giúp làm sạch chất nhầy hoặc đờm từ ngực khi người bệnh bị tắc nghẽn do cảm lạnh hoặc cảm cúm. Khi sử dụng thuốc Benylin - E có thể gây ra một số tác dụng phụ, vì vậy người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin và tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 1. Công dụng của thuốc Benylin - E Thuốc Benylin - E được sử dụng trong điều trị giảm ho tạm thời cho các bệnh nhiễm trùng đường thở bao gồm: viêm xoang, cảm lạnh thông thường... Tuy nhiên, thuốc Benylin - E không nên sử dụng cho ho liên tục, nguyên nhân do hút thuốc lá hoặc các vấn đề hô hấp dài hạn như viêm phế quản mãn tính, khí phế thúng... Hoặc các trường hợp này phải được chỉ định của bác sĩ nếu sử dụng thuốc Benylin - E trong điều trị.Thuốc Benylin có chứa thành phần dextromethorphan giúp giảm hoá hoạt động bằng cách giảm cảm giác cần ho. Thuốc Benylin - E không nên sử dụng cho trẻ nhỏ hoặc trẻ dưới 4 tuổi. Bởi vì các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng cho trẻ và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của trẻ. 2. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Benylin - E Thuốc Benylin - E được sử dụng với liều lượng khác nhau ở mỗi người bệnh.. Tuy nhiên, hàm lượng thuốc sử dụng còn phụ thuộc độ mạnh của thuốc Benylin - E, cũng như số liều sử dụng, thời gian và mức độ đáp ứng với thuốc của từng bệnh. Dựa vào các tiêu chí này bác sĩ mới có thể chỉ định hàm lượng thuốc Benylin - E phù hợp cho từng người.Với người lớn trưởng thành hàm lượng sử dụng thuốc Benylin - E được khuyến cáo từ 200 đến 400 mg và sử dụng thuốc cách nhau ít nhất 4 tiếng.Với trẻ từ 6 đến 12 tuổi liều lượng thuốc Benylin - E được khuyến cáo từ 100 đến 200mg và thời gian sử dụng thuốc cách nhau ít nhất khoảng 4 tiếng.Với trẻ từ 4 đến 6 tuổi liều lượng thuốc Benylin - E được khuyến cáo từ 50 đến 100 mg và thời gian sử dụng thuốc Benylin - E cách nhau ít nhất 4 tiếng.Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 4 tuổi không được khuyến khích sử dụng thuốc Benylin - ECần lưu ý: Liều điều trị khuyến cáo ở trên cho thuốc Benylin - E chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Benylin - E, người bệnh cần được chỉ định của bác sĩ.Nếu người bệnh sử dụng thuốc Benylin - E quên liều hãy sử dụng liều quên khi nhớ ra vào lúc sớm nhất. Tuy nhiên, khoảng cách giữa liều Benylin - E quên và liều tiếp theo quá gần nhau thì hãy bỏ qua liều quên. Người bệnh không nên sử dụng gấp đôi liều thuốc Benylin - E, vì có thể gây ra tình trạng quá liều thuốc. 3. Tác dụng phụ không mong muốn và lưu ý trước khi sử dụng thuốc Benylin - E Cùng với tác dụng cần thiết của thuốc Benylin - E thì cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Mặc dù, không phải hoàn toàn các tác dụng phụ xảy ra do thuốc Benylin - E đều phải được chăm sóc y tế. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan nếu xuất hiện các dấu hiệu của tác dụng phụ của thuốc Benylin - E như: tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và nôn, phát ban da, đau bụng...Mặc dù vậy, vẫn có một số trường hợp gặp tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc Benylin - E. Hoặc nếu điều trị trong 7 ngày mà tình trạng bệnh không thuyên giảm. Người bệnh có dấu hiệu sốt, nổi mẩn, đau đầu liên tục ... cần được đưa đến bác sĩ kiểm tra kịp thời và điều trị sớm.Một số lưu ý trước khi sử dụng thuốc Benylin - EDị ứng. Khi sử dụng thuốc Benylin - E có thể gây ra phản ứng dị ứng. Vì vậy, người bệnh nên báo cho bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân gây ra phản ứng này để có thể can thiệp kịp thời. Bởi vì, trong quá trình sử dụng người bệnh có thể ngoài việc gặp phản ứng dị ứng với thuốc mà còn gặp phản ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản...Đối với người cao tuổi chưa có minh chứng nào đảm bảo thuốc Benylin - E không ảnh hưởng đến đối tượng này. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc cần tư vấn từ bác sĩ và cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích cũng như rủi ro có thể gặp.Thuốc Bentiromide có thể thay đổi khả năng hoạt động cũng như có thể làm gia tăng ảnh hưởng các tác dụng phụ nếu có tương tác thuốc. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc Bentiromide người bệnh nên cung cấp cho bác sĩ danh sách các loại thuốc họ đã sử dụng trước đó bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, thảo dược... để bác sĩ có thể chỉ định phù hợp liều lượng cũng như phương pháp điều trị với thuốc Bentiromide phù hợp.Khi đã hiểu rõ công dụng, cách dùng, liều lượng cùng những lưu ý, người bệnh sẽ có quá trình dùng thuốc Benylin - E được hiệu quả và an toàn hơn.;;;;;Berotamin thuộc nhóm thuốc Khoáng chất và Vitamin được sử dụng để tăng cường sinh lực của cơ thể trong các tình trạng suy nhược, giảm căng thẳng đầu óc, lo âu. Cùng theo dõi bài viết để hiểu rõ hơn về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng Berotamin. 1. Tìm hiểu về thuốc Berotamin Berotamin thuộc nhóm thuốc khoáng chất và vitamin, bào chế dưới dạng viên sủi tròn màu cam, hai mặt trơn, có mùi cam do Công ty cổ phần Dược phẩm Trà Vinh (TV PHARM) - VIỆT NAM sản xuất. Berotamin đóng dưới dạng tuýp 10 viên.Mỗi viên nén sủi bọt Berotamin có chứa:1000mg vitamin C.15mg vitamin B1.15mg vitamin B2.25mg vitamin B5.10mg vitamin B6.0.01mg vitamin B12.50mg vitamin PP.0.15mg Biotin.100mg Calci.100mg Magne.Berotamin còn có các tá dược khác gồm: Acid Citric, Aerosil, Natri Bicarbonat, Natri Carbonate, PVP, Natri Saccharin, Aspartam, Màu Sunset Yellow, Bột mùi cam, PEG 6000, Natri Benzoat).. Berotamin là thuốc không kê đơn, có công dụng trong các tình trạng sau:Tăng cường sinh lực của cơ thể trong các tình trạng suy nhược, gầy mòn, thiếu máu, mệt mỏi, chán ăn, suy sụp tinh thần, thời kỳ dưỡng bệnh, phụ nữ có thai và cho con bú, các bệnh nhân ăn kiêng hoặc mất cân đối trong chế độ điều trị.Hỗ trợ điều trị trong các bệnh mạn tính, người cai nghiện, bệnh xơ vữa động mạch, bệnh tuổi già.Điều trị các tình trạng căng thẳng quá độ (stress), lo âu do làm việc trí óc. 3. Cách sử dụng, liều dùng Berotamin Dùng bằng đường uống, hòa tan hoàn toàn viên thuốc trong 200ml nước đun sôi để nguội trước khi uống.Dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc tham khảo liều sau: Mỗi lần uống 1 viên, ngày 1 lần sau bữa ăn sáng. Đợt điều trị: 3-4 tuần. Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.Trẻ em dưới 4 tuổi.Người bị bệnh gan nặng.Bị loét dạ dày tiến triển.Xuất huyết động mạch.Hạ huyết áp nặng.Chống chỉ định thuốc Berotamin liều cao cho người bị thiếu hụt Glucose – 6 -phosphate Dehydrogenase (nguy cơ thiếu máu huyết tán).Người có tiền sử sỏi thận, tăng Oxalat niệu và loạn chuyển hóa oxalat (tăng nguy cơ sỏi thận), bị bệnh tăng nguy cơ hấp thu sắt. 5. Tác dụng phụ thuốc Berotamin Thuốc Berotamin có chứa vitamin PP làm giãn mạch nhỏ ở mặt và nửa trên cơ thể, gây ngứa, buồn nôn, đánh trống ngực. Các triệu chứng này thường xuất hiện 7 – 10 phút sau khi uống thuốc và các triệu chứng biến mất sau 30 – 40 phút.Trong Berotamin có hàm lượng vitamin C cao nên tác dụng kích thích thần kinh nhẹ, do đó không nên dùng thuốc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Hàm lượng vitamin C cao trong thuốc cũng có thể gây sỏi thận. 6. Tương tác thuốc Nên dùng ngắt quãng với các thuốc Tetracyclin, Diphosphonate hoặc thuốc băng dạ dày tối thiểu 3 giờ.Thuốc có thể làm giảm tác dụng của Phenytoin, Phenobarbital, Primidone và Levodopa.Uống Berotamin kèm với Sulfamid sẽ làm giảm độc tính của Sulfamid.Cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang dùng để được tự vấn và kê đơn thuốc phù hợp nhất. 7. Xử trí khi quên liều hoặc uống quá liều thuốc Quên liều:Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.Không dùng gấp đôi liều đã quy định.Quá liều:Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường khi quá liều, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y tế để được xử lý kịp thời.Tóm lại, Berotamin được sử dụng để tăng cường sinh lực của cơ thể trong các tình trạng suy nhược, giảm căng thẳng đầu óc, lo âu. Bạn hãy tư vấn thêm ý kiến bác sĩ/ dược sĩ để sử dụng thuốc an toàn. Cần bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.;;;;;Thuốc Berzencin được bào chế dưới dạng viên nang cứng, có thành phần chính là Berberin clorid. Thuốc được sử dụng trong điều trị các tình trạng lỵ, viêm ruột, tiêu chảy,... Thuốc Berzencin có thành phần chính là Berberin clorid 100mg. Trong đông y, Berberin là vị thuốc có tính chất thanh nhiệt, kiện tỳ và giải độc. Berberin có vị đắng, tính hàn, có tác dụng tống mật, có thể phối hợp với thuốc lợi mật như cynarin để điều trị cho tình trạng viêm túi mật.Bên cạnh đó, Berberin còn có tác dụng trên đơn bào Entamoeba histolytica và trực khuẩn lỵ Shigella dysenteriae. Người ta cũng dùng ngoài Berberin để rửa mắt, điều trị lở loét, ung nhọt. Vì Berberin hấp thu rất chậm nên có khả năng lưu lại trong ruột với thời gian dài, thuận tiện cho việc điều trị viêm ruột, lỵ, nhiễm khuẩn đường ruột.Về tác dụng, thành phần Berberin có tác dụng kháng khuẩn đối với liên cầu khuẩn, tụ cầu và shigella. Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu đã xác định Berberin có khả năng chống lại nhiều vi khuẩn gram dương, gram âm và các vi khuẩn kháng acid. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống lại một số chủng nấm men gây bệnh và một số loài động vật nguyên sinh.Thuốc Berzencin được chỉ định trong các trường hợp sau:Điều trị lỵ trực khuẩn và hội chứng lỵ;Điều trị lỵ amip;Điều trị tiêu chảy, viêm ruột.Mặt khác, thuốc Berzencin không được kê đơn với người bệnh quá mẫn với tá dược hoặc thành phần của thuốc và phụ nữ đang mang thai. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Berzencin Thuốc Berzencin được dùng bằng đường uống. Nên uống thuốc 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn và 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.Liều dùng:Người từ 15 tuổi trở lên: Uống 1 - 2 viên/lần x 2 lần/ngày;Trẻ em từ 5 - 15 tuổi: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.Sử dụng thuốc Berzencin quá liều sẽ dẫn tới ảnh hưởng đến sự hấp thu dưỡng chất, khiến hệ tiêu hóa kém đi. Trong trường hợp này, người bệnh nên ngừng dùng thuốc và tham vấn ý kiến của bác sĩ. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. 3. Tác dụng phụ của thuốc Berzencin Khi sử dụng thuốc Berzencin, người bệnh có thể gặp tác dụng phụ là táo bón (nếu dùng thuốc liều cao, kéo dài). Tác dụng phụ này sẽ hết khi ngừng dùng thuốc nên người bệnh không cần quá lo lắng. Trường hợp gặp các tác dụng phụ khác, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên về cách xử trí thích hợp. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Berzencin Trước và trong khi sử dụng thuốc Berzencin, người bệnh nên lưu ý:Thận trọng khi dùng thuốc Berzencin ở người bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, trướng bụng;Thuốc Berzencin không gây buồn ngủ nên có thể sử dụng bình thường cho người lái xe, vận hành máy móc;Không được dùng thuốc Berzencin đã quá hạn. Nếu thuốc có biểu hiện biến màu, viên thuốc bị ẩm mốc, mờ nhãn,... hoặc dấu hiệu nghi ngờ khác thì người bệnh không nên dùng thuốc.Thuốc Berzencin khá an toàn khi sử dụng. Dù vậy, người bệnh vẫn cần chú ý dùng thuốc đúng liều, đúng thời gian theo khuyến nghị của bác sĩ để tránh được những phản ứng bất lợi có thể xảy ra và đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.;;;;;Thuốc Fourdiphar có thành phần chính là vitamin B1, vitamin B6, vitamin D, vitamin E, vitamin PP và cao sâm. Loại thuốc này thuộc nhóm khoáng chất và vitamin có công dụng tăng cường sinh lực cho cơ thể. Thuốc Fourdiphar có thành phần chính là vitamin B1, vitamin B6, vitamin D, vitamin E, vitamin PP và cao sâm. Loại thuốc này thuộc nhóm khoáng chất và vitamin có công dụng tăng cường sinh lực cho cơ thể.Thuốc Fourdiphar được bào chế dưới dạng viên nén bao phim. Quy cách đóng gói là hộp thuốc gồm 10 vỉ và mỗi vỉ chứa 10 viên thuốc hoặc dạng chai bao gồm 100 viên bao phim.1.1.Thành phần vitamin B1Dược động học :Khả năng hấp thu: vitamin B1 hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hoá. Trong cơ thể người thì mỗi ngày có khoảng 1mg vitamin B1 được sử dụng.Khả năng thải trừ: vitamin B1 được thải trừ ra ngoài cơ thể qua nước tiểu.Công dụng của vitamin B1:Dự phòng và điều trị bệnh Beri-beri.Điều trị đối với những trường hợp đau nhức dây thần kinh lưng, hông và dây thần kinh sinh ba sử dụng phối hợp với các vitamin B6 và B12.Sử dụng trong những trường hợp bị mệt mỏi, kém ăn, gặp tình trạng suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hoá.1.2. Thành phần Vitamin B6:Dược lực học:Vitamin B6 thuộc loại vitamin tan trong nước nhóm B.Dược động học :Khả năng hấp thu: Vitamin B6 được hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hoá, trừ trường hợp mắc các hội chứng kém hấp thu. Sau khi sử dụng thuốc theo đường uống, thuốc phần lớn được dự trữ ở gan và một phần ở cơ và não.Khả năng thải trừ: Vitamin B6 được thải trừ ra ngoài chủ yếu qua thận dưới dạng chuyển hoá. Lượng thuốc đưa vào, nếu vượt quá nhu cầu sử dụng hàng ngày, phần lớn vitamin B6 được đào thải ra ngoài cơ thể dưới dạng không biến đổi. Thuốc Fourdiphar có công dụng trong điều trị các bệnh lý cụ thể như sau:Tăng cường sinh lực của cơ thể trong các tình trạng suy nhược cơ thể, gầy mòn, mệt mỏi, chán ăn, suy sụp tinh thần, thiếu máu hay thời kỳ dưỡng bệnh.Phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú có nhu cầu tăng về mọi mặt vitamin nên bổ sung bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Một số trường hợp sử dụng kết hợp với các loại hỗn hợp như các vitamin và muối khoáng như người mang thai kém ăn. Những người có nguy cơ thiếu hụt cao như chửa nhiều thai, nghiện hút thuốc lá, rượu, ma tuý cũng cần bổ sung sử dụng thuốc Fourdiphar.Những người ăn kiêng hoặc mất cân đối trong chế độ điều trị hoặc do làm việc mệt mỏi kéo dài.Hỗ trợ điều trị trong các bệnh mạn tính, người cai nghiện, bệnh xơ vữa động mạch, người mắc các bệnh tuổi già.Các trường hợp thường xuyên gặp tình trạng mệt mỏi, kém ăn, suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hoá.Các tình trạng căng thẳng hay còn gọi là stress, rối loạn lo âu, người làm việc trí óc trong thời gian kéo dài. 3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Fourdiphar Cách dùng: Thuốc Fourdiphar được bào chế dưới dạng viên nén bao phim thích hợp sử dụng theo đường uống trực tiếp.Liều dùng: uống 1 viên mỗi ngày sau bữa ăn sáng. Đợt điều trị trong thời gian kéo dài từ 3 đến 4 tuần. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Fourdiphar Sử dụng thuốc Fourdiphar có chứa thành phần vitamin B1 dễ dung nạp và không tích luỹ trong cơ thể nên không gây thừa. Tác dụng không mong muốn dễ gặp nhất khi sử dụng thuốc là phản ứng dị ứng.Dùng liều trên 200mg/ngày và dài ngày trong thời gian trên 2 tháng có thể gây ra bệnh thần kinh ngoại vi nặng, tiến triển từ dáng đi không vững và tê cóng bàn chân đến tê cóng và các động tác vụng về khi vận động bàn tay. Tình trạng này có thể hồi phục khi ngừng sử dụng thuốc Fourdiphar, mặc dù vẫn còn để lại ít nhiều di chứng.Tác dụng không mong muốn hiếm gặp là buồn nôn và nôn mửa. 5. Chống chỉ định của thuốc Fourdiphar Không sử dụng thuốc Fourdiphar trong những trường hợp cơ địa nhạy cảm hay quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc và trẻ em dưới 4 tuổi.Tóm lại, thuốc Fourdiphar có thành phần chính là vitamin B1, vitamin B6, vitamin D, vitamin E, vitamin PP và cao sâm. Loại thuốc này thuộc nhóm khoáng chất và vitamin có công dụng tăng cường sinh lực cho cơ thể.
question_136
Các lá cây chữa viêm đường hô hấp
doc_136
Viêm đường hô hấp là căn bệnh thường gặp mỗi khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, để tránh gặp phải tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, nhiều người đã tìm đến các bài thuốc dân gian là các lá cây chữa viêm đường hô hấp. Đây là phương pháp đơn giản, không tốn nhiều chi phí và cũng mang lại những hiệu quả tốt cho người bệnh. Viêm đường hô hấp là những triệu chứng gây ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của con người, bao gồm 2 loại là bệnh viêm đường hô hấp trên với các bộ phận như họng, hầu, mũi, thanh quản và viêm đường hô hấp dưới với các bộ phận như khí quản, phế quản, phế nang.Ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già vì đây là 2 đối tượng có hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị tấn công.Người bị viêm đường hô hấp có những biểu hiện sau:Xoang mũi tắc nghẽn. Nước mũi chảy kéo dài. Ho, đau cổ họng. Toàn thân đau nhức, mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Sốt cao. Thở khó, ngất xỉu, chóng mặt.Nguyên nhân gây mắc bệnh viêm đường hô hấp:Do hít phải các chất độc hại: phổ biến như khói thuốc lá, khói thải từ các khu công nghiệp, khói bụi môi trường, hóa chất,... thường có chứa nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh.Do bị nhiễm trùng máu nặng: là nguyên nhân chính gây ra các tổn thương trong cơ thể con người, đặc biệt là viêm đường hô hấp. Với trường hợp này, người bệnh nên kiểm tra và được điều trị kịp thời.Do bị nhiễm trùng nặng ở phổi: khi phổi hoạt động kém sẽ khiến cho khả năng hô hấp bị hạn chế, do đó người bệnh sẽ phải đối mặt với các trạng thái viêm nhiễm.Sử dụng thuốc an thần quá liều: khi sử dụng quá nhiều thuốc an thần thì các hoạt chất trong thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và khả năng hô hấp. Nếu lạm dụng quá nhiều thì các chất này sẽ tích tụ mỗi ngày và gây ảnh hưởng đến khả năng thở, gây ra bệnh viêm đường hô hấp. 2. Các lá cây chữa viêm đường hô hấp Để tránh gặp nhiều tác dụng phụ khi sử dụng thuốc tây điều trị bệnh viêm đường hô hấp thì nhiều người thường tìm đến các vị thuốc dân gian. Đặc biệt các loại lá cây sẽ là thuốc trị viêm đường hô hấp cho trẻ rất tốt. Các bài thuốc y học cổ truyền chữa viêm đường hô hấp thường rất lành tính, dễ thực hiện ngay tại nhà và cần người bệnh phải kiên trì để bệnh tình được cải thiện.Dưới đây là một số loại lá cây chữa viêm đường hô hấp hiệu quả:Lá húng chanh. Lá húng chanh hay còn được gọi là tần lá dày, có thành phần chính là cavaron - một loại tinh dầu quý có tác dụng chữa bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả. Theo các bác sĩ đông y thì đây là một loại thảo dược có vị cay, tính ấm, mùi thơm, có tác dụng trừ ho, bổ phế, tiêu đờm, tiêu độc, giải cảm. Chính vì thế nên lá húng chanh được sử dụng để chữa các triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, ho hen, cảm cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi.Cách sử dụng: dùng 15-20g lá húng chanh tươi giã chung với muối để vắt được nước cốt uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun sôi hoặc hấp cơm húng chanh với đường phèn để lấy nước uống từ 2-3 lần/ngày. Nếu bị cảm lạnh, bạn có thể sử dụng kết hợp lá húng chanh với gừng tươi, vỏ quýt, tía tô để sắc uống hàng ngày sẽ thấy được hiệu quả nhanh chóng.Lá rau họ cải. Với những loại như rau cải bắp, cải canh, cải bẹ trắng, cải xoong, ... không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn có thể sử dụng để làm các bài thuốc trị chứng viêm đường hô hấp.Lá hành, hẹĐây là 2 loại gia vị trong các món ăn hàng ngày của hầu hết các gia đình. Loại lá này có vị cay ngọt, tính ấm, có tác dụng sát trùng, giải cảm. Cách dùng: sử dụng hành hoặc hẹ tươi sắc lấy nước uống đều đặn mỗi ngày.Lá rẻ quạt. Lá rẻ quạt hay còn được gọi là xạ can, một loại cỏ thân rễ, sống dai, lá mọc thẳng đứng, hình mác và hơi có bẹ, dài từ 20-40cm, rộng từ 15-20 cm. Đây được coi là một vị thuốc có tác dụng điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như tiêu đờm, khản tiếng.Cách dùng: sử dụng 3-6g lá rẻ quạt khô hoặc 10-20g lá rẻ quạt tươi cắt nhỏ, đun sôi kỹ với nước và đường phèn để uống. Lưu ý, khi dùng sống thì lá rẻ quạt thường gây nóng rát và đặc biệt là không sử dụng cho những người đang trong quá trình mang thai.Lá sò huyết. Sò huyết cây cao khoảng 30-45cm, được phủ bởi bẹ lá dài 15-30cm, rộng từ 3-5cm, mặt trên lá màu lục và mặt dưới màu tía.Cách dùng: sử dụng lá tươi, đem cắt nhỏ và sắc lấy nước uống. Để dễ uống hơn thì có thể cho thêm một ít đường hoặc đường phèn. Với trường hợp người bệnh bị ho do cảm lạnh thì khi sắc có thể thêm một lát gừng hoặc vỏ quýt.Lưu ý, có một loại cây cảnh cũng rất giống với đặc điểm thân, lá và màu sắc với cây sò huyết nên cần phải để ý điểm khác biệt giữa hai loại cây này là Sò huyết có hoa hình con sò mọc ở nách lá còn loại cây cảnh kia thì không có.Lá sả. Ngoài những loại lá trên, người bệnh còn có thể sử dụng lá sả non kết hợp với mật ong, quế, hạt tiêu, nước cốt chanh và lá bạc hà để giúp thông mũi họng, dễ thở hơn và làm dịu đi các cơn ho nhanh chóng.Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp cho bạn biết thêm được các lá cây chữa viêm đường hô hấp hiệu quả trong quá trình điều trị. Đây là một trong những cách điều trị đơn giản, dễ thực hiện và cũng đạt hiệu quả cao nhưng cần phải kiên trì sử dụng đều đặn. Tuy nhiên, nếu sử dụng một thời gian mà các triệu chứng không thuyên giảm thì bạn cần phải đi khám và điều trị bởi bác sĩ để tránh khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
doc_22877;;;;;doc_8512;;;;;doc_56078;;;;;doc_23970;;;;;doc_10225
Xơ phổi là bệnh lý đường hô hấp thường gặp và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Ngoài việc dùng thuốc tây y, người bệnh có thể tham khảo bác sĩ các cây thuốc chữa xơ phổi tốt cho sức khỏe. 1. Những điều cần biết về bệnh xơ phổi Xơ phổi là tình trạng các mô bên trong phổi bị tổn thương, dần dần dày lên, xơ cứng và mất chức năng đàn hồi, tạo thành các sẹo phổi. Những sẹo này có thể ảnh hưởng tới hoạt động hít thở của người bệnh hoặc gây khó khăn cho đường hô hấp khiến cho người bệnh khó thở kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác.Xơ phổi có 3 dạng bệnh bao gồm: Xơ phổi thứ phát với hiện tượng tổn thương ở phổi, xơ phổi khu trú, các bệnh khác của phổi như xơ phổi vô căn và bệnh phổi. Nguyên nhân gây nên tình trạng xơ phổi:Ô nhiễm môi trường sống: Nếu người bệnh sống trong điều kiện vệ sinh không khí kém với nhiều loại bụi như silic, amiăng,... và tiếp xúc với các loại bụi này trong một thời gian dài có thể khiến cho phổi bị tổn thương.Lạm dụng thuốc: Người bệnh thường có thói quen mua thuốc tại quầy mà không cần đến bác sĩ khám bệnh. Chính vì vậy, dễ dẫn đến tình trạng sử dụng thuốc quá liều, gây hại cho cơ quan phổi. Một số thuốc hại phổi có thể gặp như Amiodarone, Propranolol, Nitrofurantoin...Hút thuốc lá gây hại và làm tổn thương phổi rất nặng. Nếu tần suất hút thuốc lá nhiều có thể mắc xơ phổi cao.Một số nguyên nhân khác có thể liên quan đến di truyền, hoặc do cơ thể bị tổn thương bởi nhiễm khuẩn một số loại virus khác như Herpes, Epstein...Khi bị xơ phổi, việc kết hợp cả đông y và tây y một cách khoa học, hợp lý có thể giúp cho bệnh mau lành và không gặp các biến chứng nguy hiểm như:Giảm hàm lượng oxy cung cấp cho máu: vì khi phổi bị xơ thì lượng oxy cung cấp cho máu sẽ thấp hơn so với lúc cơ thể đang bình thường. Nếu cơ thể bị thiếu oxy sẽ phá vỡ một số hoạt động cơ bản, nghiêm trọng hơn có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.Suy tim ở những trường hợp phổi xơ hoá có thể làm cho tâm thất phải hoạt động mạnh hơn, giúp máu di chuyển qua động mạch phổi đang bị chặn. Điều này sẽ làm cho chức năng của tâm thất suy yếu dần, dẫn đến suy tim. Tình trạng này thường xảy ra khi xơ phổi ở giai đoạn nặng và không điều trị kịp thời.Suy hô hấp khi phổi bị xơ hoá ở giai đoạn cuối, lúc này mức độ oxy máu giảm đáng kể gây rối loạn nhịp tim, có thể làm người bệnh bất tỉnh. Mặc dù thuốc tây có thể là một trong những phương pháp khá phổ biến trong điều trị các bệnh lý hô hấp. Nhưng nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể. Vì vậy có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên như cây thuốc chữa bệnh xơ phổi. Các cây thuốc nam chữa xơ phổi được đánh giá khá an toàn và lành tính với người bệnh. Chiết xuất các bài thuốc đều được lựa chọn từ thảo dược tự nhiên thân thiện với sức khỏe con người. 3. Các loại cây thuốc chữa xơ phổi Cây xạ đen. Các nghiên cứu đông y và tây y đưa ra kết luận rằng cây xạ đen được xem như là cây thuốc Nam trị bệnh liên quan đến phổi khá hiệu quả. Cây xạ đen có chứa các chất quý và cũng chính là nguồn dược liệu tốt được lựa chọn điều trị bệnh này.Hơn nữa, cây xạ đen còn sử dụng trong cầm máu, điều trị vết thương. Trong cây xạ đen có hàm lượng flavonoid khá phong phú, hoạt chất này giúp hạn chế sự phát triển các khối u và điều trị bệnh ác tính.Xạ đen được sử dụng với hàm lượng 60 gam hãm trong 1.5 lít nước, đun sôi trong khoảng 30 phút. Sử dụng hàng ngày. Có thể uống nóng hoặc để nguội và thực hiện thường xuyên có thể mang lại hiệu quả tối đa.Lá đu đủ đực. Theo các nghiên cứu được thực hiện thành phần trong lá đu đủ đực có tác dụng giúp tiêu diệt tế bào ung thư khá hiệu quả mà không ảnh hưởng đến thần kinh, đặc biệt là ung thư phổi hay các bệnh liên quan đến phổi.Sử dụng lá đu đủ đực trong điều trị xơ phổi bằng cách: lấy lá đu đủ đực rửa sạch và cắt nhỏ thành từng đoạn. Mang phần lá đu đủ đực đã cắt nhỏ đi phơi khô và sau đó cất vào hộp thuỷ tinh. Tiếp đó nấu lá đu đủ đực phơi khô với nước theo tỷ lệ 1:1 đến khi nước có màu vàng cánh gián thì có thể lấy đi sử dụng được.Cây rẻ quạt. Loại cây này từ lâu đã được biết đến với công dụng như một loại kháng sinh đặc trị các bệnh về viêm nhiễm đường hô hấp: sổ mũi, viêm phế quản, viêm họng, đau họng, ho có đờm, ho khan...Ngày nay, các nghiên cứu về cây rẻ quạt cho kết quả tốt khi sử dụng củ, lá, rễ chữa bệnh phổi hay viêm phổi, ung thư phổi...Cây dâu tằm. Trong đông y, cây dâu tằm còn có tên gọi khác là tang thầm, có hàm lượng vitamin C, caroten, acid tự nhiên, tanin khá cao. Cây dâu tằm có vị ngọt, tính mát và có tác dụng trong an thần hoặc điều trị các bệnh về phổi, chẳng hạn như viêm phế quản, xơ phổi, ho có đờm, huyết áp cao, viêm phổi, ..Cây diếp cá. Diếp cá là loại cây được sử dụng như rau ăn kèm với nhiều món ăn quen thuộc của Việt Nam. Nhưng ít người biết được công dụng của diếp cá có thể chữa các bệnh liên quan đến phổi.Ngoài việc sử dụng diếp cá để chăm sóc sắc đẹp thì nó còn được sử dụng giúp thuyên giảm các triệu chứng tức ngực, khó thở. Hoạt chất có trong rau diếp cá giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn gây tổn thương phổi.Lưu ý khi sử dụng các loại cây thuốc chữa xơ phổi:Người bệnh cần kiên trì sử dụng mỗi ngày với thời gian dài mới có hiệu quả. Bởi vì bản chất của thuốc lá sẽ có tác dụng lâu hơn so với thuốc tây nhưng lại khá an toàn và lành tính với sức khỏe người bệnh.Khi thực hiện sắc thuốc uống thì người bệnh nên chú ý tỷ lệ nước cũng như nguyên liệu sử dụng để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Bên cạnh việc sử dụng các loại cây thuốc chữa xơ phổi thì người bệnh vẫn phải thường xuyên thăm khám bác sĩ để theo dõi tình trạng bệnh hiện tại. Mặc dù cây thuốc nam chữa xơ phổi lành tính nhưng nếu có dấu hiệu bất thường thì cần ngưng và đi khám bác sĩ ngay.;;;;;Viêm phổi là bệnh hô hấp phổ biến ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngoài việc tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ bạn có thể tham khảo một số thảo dược dân gian trị viêm phổi cho trẻ tại nhà dưới đây. Gừng Gừng có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng, kháng histamin, chống viêm, giảm ho. Gừng tươi được dùng chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm. Ngày dùng 4-8g dạng thuốc sắc. Gừng khô, gừng sao chữa ho suyễn, viêm phế quản;… Tỏi Bạn có thể điều trị viêm phổi là bổ sung nhiều tỏi vào chế độ ăn hàng ngày. Tỏi có đặc tính kháng sinh tự nhiên, có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại trong cơ thể. Nghệ Nghệ hay nghệ tây có chứa những thành phần dược liệu được đánh giá rất hiệu quả trong điều trị bệnh viêm phổi. Dâu Cao chiết từ lá, vỏ, rễ và thân cây dâu có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương và an thần nhẹ. Vỏ rễ dâu chữa phế nhiệt, ho có đờm, ho gà trẻ em, 4-12g/ngày, có khi đến 20-40g, dùng dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Lá dâu chữa ho, viêm họng, viêm phế quản. Ngày uống 4-12g, dạng thuốc sắc. Húng quế Húng quế có công dụng tiêu diệt tất cả các vi khuẩn có hại trong cơ thể. Để mang lại hiệu quả, bạn nên nhai lá húng quế sáu lần mỗi ngày. Vitamin C Vitamin C mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người bị viêm phổi. Để bổ sung đủ lượng vitamin C cho cơ thể, bạn nên thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C như dâu tây, ổi, cà chua… trong chế độ ăn hàng ngày. Nước Cơ thể đủ nước sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc khắc phục bệnh viêm phổi. Ngoài ra người bệnh uống nước ép cà rốt không chỉ tốt cho mắt mà còn lợi cho phổi của bạnvì lượng vitamin A trong cà rốt khá cao. Mè Bạn nên bổ sung mè vào chế độ ăn uống hàng ngày khi bị viêm phổi. Vì mè có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại trong cơ thể. Mật ong Thay vì sử dụng đường, khi bị viêm phổi, bạn nên thay thế bằng mật ong. Vì loại “thực phẩm vàng” này có thuộc tính chống khuẩn rất cao, có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tía tô Tinh dầu tía tô có tác dụng ức chế các vi khuẩn tụ cầu vàng, liên cầu tan máu, phế cầu. Hoạt chất luteolin trong tía tô có tác dụng chống dị ứng. Tía tô được dùng làm thuốc long đờm, chữa ho nhiều đờm. Ngày dùng 3-10g, sắc uống.;;;;;Tiểu đường là bệnh lý mạn tính có tỷ lệ bệnh nhân mắc phải cao. Nếu chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người bệnh. Ngoài các loại thuốc Tây do bác sĩ kê đơn, trong dân gian cũng có những loại lá cây chữa bệnh tiểu đường khá hiệu quả mà ít ai biết tới. 1. Khám phá các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường1.1. Lá ổi Theo Đông Y, quả ổi chín còn được gọi là Phiên Thạch Lựu, còn quả ổi còn xanh có tên là Phiên Thạch Lựu Can, vỏ rễ và vỏ thân của cây ổi gọi là Phiên Thạch Lựu Bì và lá ổi là Phiên Thạch Lựu Diệp. Mỗi bộ phận này đều có công dụng hữu ích giúp điều trị các chứng bệnh khác nhau của con người, bao gồm bệnh lỵ, tiêu chảy, đau răng, băng huyết,... Riêng lá ổi lại rất tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường vì nó có công dụng điều hòa lượng đường trong máu, hạn chế sự gia tăng hàm lượng đường huyết đột ngột. Bạn có thể sử dụng lá ổi để điều trị tiểu đường theo cách như sau:Chuẩn bị nguyên liệu: lá ổi non 50g, lá sa kê và đậu bắp mỗi loại 100g;Chế biến: rửa sạch nguyên liệu, đem 3 hôn hợp nguyên liệu sắc với nước để uống với tần suất sử dụng 1 thang/ngày.1.2. Lá cây thìa canh Dây thìa canh (tên tiếng Anh Gymnema sylvestre) xuất hiện nhiều ở các khu rừng nhiệt đới tại Châu Phi, Ấn Độ và Úc. Trong dây thìa canh có chứa những hoạt chất như flavonoid, axit gymnemic, tanin,... đem lại những công dụng như sau đối với sức khỏe con người:Kích thích sản sinh và tăng độ nhạy insulin;Kiểm soát hàm lượng đường được hấp thụ từ hệ tiêu hóa vào máu;Hỗ trợ làm lành thương tổn cho các tế bào;Giảm thiểu nồng độ Cholesterol LDL và Triglyceride trong máu. Theo cách sử dụng trong Đông y, lá cây thìa canh sẽ được dùng theo dạng bột lá, pha trà hoặc ăn lá trực tiếp. Hiện nay lá cây thìa canh cũng là nguyên liệu xuất hiện phổ biến trong các loại thuốc viên nén hoặc viên nang. Liều dùng khuyến cáo của lá cây thìa canh:Bột lá: khởi đầu với 2g lá cây thìa canh, nếu không xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào thì có thể tăng lên 4g;Trà: cho lá cây thìa canh vào nước đun sôi trong 5 phút, tắt bếp và ngâm khoảng 10 - 15 phút rồi uống;Viên nang: dùng 100mg/lần, mỗi ngày từ 3 - 4 lần.1.3. Lá xoài Bình thường chúng ta trồng xoài vì giá trị dinh dưỡng có trong quả của loài cây này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng lá xoài cũng là một bộ phận rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Trong lá xoài có chứa 3beta – taraxerol, một loại hợp chất có khả năng giảm viêm, hỗ trợ cơ thể sử dụng insulin hiệu quả. Ngoài ra một hợp chất khác là anthxyanhdin do lá xoài tiết ra còn có công dụng hạ đường huyết, hạn chế các biến chứng ở mắt và mạch máu do tiểu đường. Người bệnh có thể sử dụng từ 3 - 4 lá xoài, đem rửa sạch và luộc lên rồi chắt lấy nước uống. Nên uống nước lá xoài vào buổi sáng trước khi ăn, dùng 1 lần/ngày và không được lạm dụng vì có thể gây hạ đường huyết.1.4. Cỏ ngọt Cỏ ngọt có thể được sử dụng như một giải pháp thay thế cho loại đường thông thường trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân. Theo như các tài liệu nghiên cứu, chất Stevioside chứa trong cỏ ngọt có vị ngọt tự nhiên đậm hơn 300 lần so với vị ngọt của đường mía. Tuy nhiên chất này lại không làm tăng đường huyết nên rất an toàn cho bệnh nhân bị đái tháo đường. Sử dụng cỏ ngọt sẽ giúp người bệnh giảm bớt cảm giác thèm ăn ngọt, từ đó kiểm soát tốt hơn tình trạng bệnh và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm do tiểu đường gây ra. Bệnh nhân có thể dùng cỏ ngọt theo cách sau: Nguyên liệu: chuẩn bị 2,5g lá cỏ ngọt, đem rửa sạch và phơi khô;Chế biến: đem chỗ lá cỏ ngọt đó nấu với 200ml nước, đun cho đến khi nước cạn còn 50ml thì tắt bếp. Để nguội gạn lấy nước uống hết trong 1 lần. Có thể vận dụng bài thuốc này 2 lần/ngày.1.5. Giảo cổ lam Giảo cổ lam cũng là một loại lá cây chữa bệnh tiểu đường được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Giảo cổ lam thuộc loài cây thân thảo, lá của cây có màu xanh thẫm ở mặt trên, mặt dưới xanh nhạt hơn, hình chân vịt, phần mép lá có răng cưa. Có thể bạn chưa biết giảo cổ lam được ví như nhân sâm đất Nam vì công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe con người. Theo nghiên cứu đã chứng minh, giảo cổ lam có thể giúp giảm cholesterol xấu, hạ mỡ máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, giảm thiểu căng thẳng, tốt cho hệ tim mạch, não bộ và giúp giải độc gan,... Đặc biệt, giảo cổ lam còn có tác dụng kích thích cơ thể tăng sản xuất insulin, nhờ đó hỗ trợ giảm lượng đường tích tụ trong máu và ngăn ngừa biến chứng bệnh tiểu đường. Bạn có thể hái lá giảo cổ lam, phơi khô nguyên liệu trồng sắc với nước uống như uống nước trà. Nên dùng hàng ngày để đạt được hiệu quả điều trị. Như chúng ta đã biết thì tiểu đường là một trong số các bệnh mạn tính chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Đây vẫn còn lá thách thức lớn đối với giới y khoa nên suốt đời bệnh nhân phải dùng thuốc duy trì theo đúng chỉ định của bác sĩ. Các loại lá cây chữa bệnh tiểu đường nêu trên chỉ có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết, giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra chứ không giúp chữa khỏi bệnh hoàn toàn. So với các loại thuốc tân dược thì những bài thuốc dân gian có nguồn gốc thiên nhiên nên tác dụng điều trị sẽ chậm hơn. Ngoài ra phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà các phương thuốc này sẽ đem lại hiệu quả khác nhau.;;;;;Để điều trị viêm phế quản, ngoài việc điều trị theo phương pháp Tây y bạn có thể áp dụng những baì thuốc sau để bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Tỏi Tỏi có tác dụng kháng virus, đờm, và ảnh hưởng mạnh mẽ đến phổi. Tỏi là kháng sinh tự nhiên, chứa nhiều vitamin và chất chống oxy hóa. Người bị viêm phế quản nên cắt một nhánh (tép) tỏi và nuốt, thực hiện ba lần mỗi ngày. Mật ong, gừng Lấy một nửa muỗng cà phê mật trộn với một lượng nhỏ hạt tiêu xay, 1-2 tép tỏi và gừng tươi (đã được xay nhuyễn), và đưa cho bệnh nhân viêm phế quản ăn. Điều này sẽ làm giảm cảm giác nóng rát ở ngực, mở ống bị chặn giữa cổ họng và phổi giúp người bệnh dễ thở hơn. Hành tây Nước ép hành tây tươi chữa viêm và đau ngực ở người viêm phế quản. Với một nửa thìa nước ép hành tây sẽ giúp người bệnh thoải mái hơn. Ngoài ra, hành tây còn là một loại thuốc long đờm, giúp chất nhầy được lưu thông. Có thể sử dụng hành tây là nguyên liệu, nấu chín, nướng, súp và món hầm, là gia vị, hoặc bất kỳ cách nào bạn thích chúng. Trà Trà giúp làm giảm các kích thích phế quản, ho và đau do viêm phế quản cấp, cho những người cần được long đờm. Uống trà 3-4 lần/ ngày sẽ giúp khắc phục hậu quả bệnh viêm phế quản. Chanh Lấy 1 muỗng cà phê vỏ chanh cho vào 1 chén nước sôi, ngâm trong năm phút. Hoặc đun sôi nước và nêm chanh, lọc vào một cốc và uống. Đối với người đau họng do ho, cho 1 muỗng cà phê nước cốt chanh vào 1 chén nước ấm và súc miệng. Điều này giúp loại bỏ các vi khuẩn và chất nhầy.;;;;;Có nhiều loại quả không chỉ dùng để tráng miệng, giải khát mà còn là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số bài thuốc chữa viêm phế quản từ hoa quả. Lê hấp đường phèn Lê tươi 1 quả, rửa sạch cả vỏ thái nhuyễn, cho vào bát thêm đường phèn để hấp dùng. Sirô lê – đường phèn Lê tươi vừa đủ, rửa sạch thái nhuyễn, cho vào nồi thêm nước vừa đủ, nấu đặc bỏ bã, nêm đường phèn nấu cô đặc như sirô, để sử dụng dần. Mỗi lần 1 muỗng canh, khi dùng pha với nước đun ấm, ngày 2 lần. Củ hành nấu quýt Hành tím 1 củ, lột vỏ thái nhuyễn, vỏ quýt 1 lát, thái nhuyễn. Hai thứ cùng cho vào nồi thêm 1 chén nước, sau khi nấu sôi bỏ bã, nêm đường trắng vừa đủ, ngày dùng 2-3 lần. Củ cải – mạch nha Củ cải vừa đủ, rửa sạch cả vỏ thái mỏng, cho vào bát thêm đường mạch nha 2-3 muỗng, để qua 1 đêm sẽ có nước đường rỉ ra, lấy để dùng nhiều lần. Nước mía – củ mài Củ mài tươi vừa đủ, rửa sạch, giã nhuyễn, 100 ml nước mía trộn đều, cho vào trong chén, sau khi chưng cách thủy thì dùng, ngày 2 lần. Canh cuống bí rợ Cuống bí rợ vừa đủ, rửa sạch, cho vào nồi thêm nước để nấu canh dùng. Lê tiềm hồ tiêu Lê tươi 1 quả, rửa sạch, phần trên cắt đứt, bỏ hột, nhét vào 10 hạt tiêu sọ, dùng que tăm xâu lại sau đó cho vào nồi thêm nước chưng cách thủy để dùng. Tỏi ngâm giấm đường Tỏi 250g, giấm gạo 250g, đường đen 90g. Giấm gạo và đường đen cho vào một keo thủy tinh, đổ vào những củ tỏi đã thái nhuyễn ngâm 1 tuần, mỗi lần dùng 1 muỗng canh, ngày 3 lần.
question_137
Công dụng thuốc Conoges 200mg
doc_137
Thuốc Conoges 200mg thuộc danh mục thuốc kháng viêm không steroid. Sau đây là những thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Conoges 200mg. Thuốc Conoges 200mg có thành phần chính là Celecoxib, được bào chế dưới dạng viên nang và quy cách đóng gói là hộp 3 vỉ x 10 viên.Tác dụng của thuốc Conoges 200mg là điều trị các triệu chứng viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp ở người lớn, điều trị đau cấp (sau phẫu thuật, nhổ răng), điều trị thống kinh nguyên phát, hỗ trợ điều trị trong việc làm giảm số lượng polyp trong liệu pháp thông thường điều trị polyp dạng tuyến đại trực tràng có tính chất gia đình. 2. Liều dùng & Cách dùng thuốc Conoges 200mg Liều dùng:Điều trị thoái hóa xương khớp: Thường dùng với liều 200mg/ ngày, dùng 1 lần hoặc chia đôi liều sử dụng 2 lần trong ngày;Điều trị viêm khớp dạng thấp: Dùng liều 100-200mg x 2 lần/ ngày;Điều trị viêm cột sống dính khớp: Dùng liều 200mg/ ngày hoặc 100mg x 2 lần/ ngày;Điều trị polyp đại trực tràng: Dùng liều 400mg/ lần x 2 lần/ ngày;Với tình trạng bị đau nói chung và thống kinh: Thường dùng với liều ở người lớn là 400mg/ lần/ ngày, tiếp tục điều trị với 200mg nếu cần và trong ngày đầu. Muốn tiếp tục giảm đau có thể sử dụng liều 200mg x 2 lần/ ngày.Cách dùng:Điều trị viêm xương khớp: Uống ngày 1 lần hoặc chia làm đôi dùng 2 lần, đều có tác dụng như nhau;Điều trị viêm khớp dạng thấp: Dùng liều chia làm 2 lần/ ngày;Nếu liều dùng tới 200mg/ lần, ngày uống 2 lần, có thể uống cùng với thức ăn hoặc không;Nếu liều dùng tới 400mg/ lần, ngày uống 2 lần, uống vào bữa ăn (cùng với thức ăn). 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Conoges 200mg Chống chỉ định:Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc;Người có tiền sử dị ứng với sulfonamid;Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú;Người mắc suy tim, thận, gan nặng; viêm ruột, bao gồm cả bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.Tác dụng phụ:Thường gặp:Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn;Gặp vấn đề ở đường hô hấp: Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên;Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương: Mất ngủ, chóng mặt, đau đầu;Ảnh hưởng đến da liễu: Xuất hiện ban trên da;Tình trạng chung: Đau lưng, phù ngoại biên.Hiếm gặp:Ảnh hưởng lên hệ tim mạch: Ngất, suy tim sung huyết, rung thất, nghẽn mạch phổi, tai biến mạch máu não, hoại thư ngoại biên, viêm tĩnh mạch huyết khối, viêm mạch;Ảnh hưởng lên đường tiêu hóa: Tắc ruột, thủng ruột, chảy máu đường tiêu hóa, viêm đại tràng chảy máu, thủng thực quản, viêm tụy;Ảnh hưởng đến gan - mật: Mắc sỏi mật, viêm gan,vàng da, suy gan;Rối loạn huyết học: Giảm lượng tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu không tái tạo, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu;Rối loạn chuyển hóa: Giảm glucose huyết;Ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương: Mất điều hòa, hoang tưởng tự sát;Ảnh hưởng đến thận: Mắc suy thận cấp, viêm thận kẽẢnh hưởng đến da liễu: Xuất hiện ban đỏ đa dạng, viêm da tróc, hội chứng Stevens - Johnson;Tình trạng chung: Nhiễm khuẩn, đột tử, phản ứng kiểu phản vệ, phù mạch.Thận trọng khi dùng Celecoxib:Dù thuốc không gây tai biến đường tiêu hóa bởi ức chế có chọn lọc COX-2 nhưng cần thận trọng sử dụng với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, tá tràng, hoặc chảy máu đường tiêu hóa;Do dễ gây chảy máu đường tiêu hóa và nguy cơ chức năng thận bị suy giảm tuổi nên cần thận trọng sử dụng với người cao tuổi, người bị suy nhược;Celecoxib có nguy cơ gây độc cho thận, đặc biệt là khi duy trì lưu lượng máu qua thận phải cần đến Prostaglandin thận hỗ ,vì vậy bệnh nhân suy tim, suy gan, suy thận cần thận trọng khi sử dụng;Thuốc có khả năng gây ứ dịch, làm bệnh nặng lên, vì vậy cần thận trong sử dụng ở những người bị phù, giữ nước ở bệnh nhân suy tim, thận;Ở người bị mất nước ngoài tế bào do dùng thuốc lợi tiểu mạnh, cần phải điều trị tình trạng mất nước trước khi dùng Celecoxib;Bệnh nhân mắc polyp dạng tuyến đại - trực tràng có tính chất gia đình cần theo dõi nội soi, cắt bỏ đại - trực tràng dự phòng khi cần. Cần theo dõi nguy cơ biến chứng tim mạch. Ví dụ nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim cục bộ. Trường hợp dùng liều cao kéo dài (400 – 800 mg/ngày), cần đề phòng các tai biến do thiếu máu cơ tim, bởi Celecoxib không có hoạt tính nội tại kháng tiểu cầu.Đối với phụ nữ mang thai: Chỉ sử dụng khi cần và đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ. Không dùng thuốc ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, bởi các chất ức chế tổng hợp prostaglandin có thể có tác dụng xấu trên hệ tim mạch của thai nhi;Đối với phụ nữ đang cho con bú: Chỉ sử dụng khi thực sự cần và đã cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ;Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Có thể bị chóng mặt khi sử dụng nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.Hy vọng với những thông tin về thuốc Celecoxib sẽ giúp quá trình điều trị và sử dụng thuốc ở bệnh nhân được hiệu quả, an toàn. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc gì có thể trao đổi thêm với bác sĩ chuyên môn.
doc_12619;;;;;doc_55709;;;;;doc_8497;;;;;doc_39230;;;;;doc_35694
Thuốc Kononaz của công ty Korea Pharma Co., Ltd., thành phần chính là mecobalamin, dùng để điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên; thiếu máu hồng cầu to do thiếu vitamin B12. Thuốc có thành phần chính là Mecobalamin và được bào chế dưới dạng viên nén bao đường. Thuốc Kononaz Tab có tác dụng chữa trị và ngăn ngừa thiếu vitamin B12, điều trị các bệnh thần kinh ngoại biên như: Thiếu vitamin B12 dẫn tới thiếu máu hồng cầu, thiếu máu ác tính, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Ngăn ngừa những nguy cơ và hậu quả do bệnh thiếu máu gây ra.Cùng với việc sử dụng thuốc Kononaz Tab đều đặn, người dùng nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt (ví dụ như thịt bò). Tránh xa các chất kích thích như ma túy, rượu bia và thuốc lá. Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế thức khuya, giữ cho tinh thần lạc quan, thoải mái. Tăng cường hoạt động thể dục thể thao nâng cao sức khỏe ở cường độ vừa phải và chế độ nghỉ ngơi hợp lý. 2. Cách sử dụng của Kononaz Tab 2.1. Cách dùng thuốc Kononaz Tab Viên nén bao đường Kononaz Tab 500mcg được dùng theo đường uống. Uống với một cốc nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội đầy.Sự hấp thu và sinh khả dụng của thuốc không bị ảnh hưởng bởi lượng thức ăn có trong dạ dày nên có thể uống thuốc vào bất cứ thời điểm nào trong ngày (trước, trong, sau bữa ăn). Tuy nhiên, nên uống thuốc sau bữa ăn để tránh bị kích ứng tiêu hóa, nhất là những người có bệnh lý tiêu hóa.Thuốc nên được uống vào một khoảng thời gian nhất định, uống nguyên viên, không bẻ, không nhai. 2.2. Liều dùng của thuốc Kononaz Tab Liều sử dụng thông thường đối với người trưởng thành là uống mỗi lần 1 viên thuốc, uống 3 lần thuốc 1 ngày (tương đương với 1.500 mcg mecobalamin) trong vòng 60 ngày. Liều dùng trên có thể được hiệu chỉnh tùy thuộc vào độ tuổi bệnh nhân và mức độ bệnh lý.Liều dùng trên đây là liều dùng phổ biến và mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc Kononaz Tab.Xử lý khi quên liều:Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Không dùng liều thứ hai để bù cho liều mà bạn có thể đã bỏ lỡ. Chỉ cần tiếp tục với liều tiếp theo. 3. Chống chỉ định của thuốc Kononaz Tab Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, mecobalamin, các dẫn chất khác của vitamin B12.Người bị u ác tính. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Kononaz Tab 4.1. Lưu ý và thận trọng Kiểm tra bao gói, hạn sử dụng, màu sắc, cảm quan của viên thuốc trước khi sử dụng. Không dùng những viên thuốc đã bị chảy nước, màu sắc khác thường, có dấu hiệu ẩm, mốc.Sau khi sử dụng thuốc hết một liệu trình mà tình trạng không thay đổi cần dừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.Cần kết hợp việc dùng thuốc với bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua thực phẩm đồ uống hằng ngày.Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi uống.Người có chức năng gan, chức năng thận kém cần thận trọng khi sử dụng, bác sĩ cần hiệu chỉnh liều khi cần thiết. 4.2. Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú Có thể sử dụng thuốc Kononaz Tab 500mcg cho phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú. 5. Tác dụng phụ của thuốc Kononaz Tab Thuốc Kononaz Tab có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, mệt mỏi, nhức đầu, nổi mề đay, phát ban đỏ,...Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Kononaz Tab để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các hậu quả đáng tiếc. 6. Cách bảo quản thuốc Kononaz Tab Bảo quản thuốc Kononaz Tab với nhiệt độ dưới 30 độ C, phải tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em và vật nuôi trong nhà.Tránh để sản phẩm ở nơi ẩm ướt, chẳng hạn như nhà tắm, những nơi có độ ẩm cao trên 70%, hay những nơi có nhiệt độ cao như nóc tủ lạnh,...Không bóc viên thuốc để ra ngoài không khí khi chưa cần sử dụng vì thuốc ở dạng bao đường rất dễ bị chảy nước, oxy hóa.Để thuốc ở những nơi cao, tránh xa tầm với của trẻ, tránh cho trẻ chơi, nuốt nhầm thuốc có thể xảy ra các hậu quả không mong muốn.;;;;;Thuốc Prasogem thuốc nhóm điều trị cho bệnh lý ở đường tiêu hóa. Thuốc Prasogem thường bán theo kê đơn bác sĩ nên người bệnh không thể tự ý mua khi chưa có chỉ dẫn bác sĩ. Sau đây là một số thông tin chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn công dụng thuốc Prasogem. 1. Công dụng của thuốc Prasogem Thuốc Prasogem được chỉ định điều trị cho nhóm bệnh nhân có vấn đề với dạ dày thực quản. Tuy là thuốc trong nhóm điều trị bệnh đường tiêu hóa nhưng hầu hết chỉ định đều liên quan đến bệnh lý tại dạ dày. Ở từng lứa tuổi người bệnh chỉ định sử dụng có thể thay đổi để phù hợp hơn với cơ thể người bệnh.1.1 Chỉ định thuốc Prasogem cho trẻ em. Trẻ nhỏ trên 12 tuổi có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc Prasogem. Với nhóm đối tượng này thường được chỉ định sử dụng thuốc Prasogem để điều trị hoặc kết hợp phác đồ như sau:Điều trị bệnh trào ngược dạ dày GERDĐiều trị viêm loét dạ dày do trào ngược gây nên. Phòng ngừa tái phát viêm loét dạ dày hay trào ngược ở bệnh nhân đã khỏi trước đóĐiều trị kết hợp cùng kháng sinh để chống viêm loét trong trường hợp phát hiện nguyên nhân từ Helicobacter pylori.1.2 Chỉ định sử dụng thuốc Prasogem cho người lớnĐiều trị ở người lớn cũng tương tự những chỉ định điều trị ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên một số trường hợp được chỉ định điều trị kết hợp có thể thay thế thuốc kết hợp không nhất thiết là kháng sinh .Điều trị hoặc phòng chống viêm loét dạ dày cho bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid.Điều trị phòng ngừa nguy cơ viêm loét dẫn đến xuất huyết dạ dày thông qua đường tĩnh mạchĐiều trị hội chứng Zollinger Ellison. Tóm lại công dụng của thuốc Prasogem có ý nghĩa với điều trị viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Bên cạnh điều trị đây cũng là phương pháp phòng ngừa sớm cho nguy cơ mắc bệnh gây tổn thương dạ dày thực quản của người bệnh. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Prasogem Thuốc Prasogem được sử dụng dựa theo tình trạng bệnh nhân để kê đơn. Do vậy liều lượng sẽ được thay đổi để phù hợp hơn cho người bệnh. Thuốc Prasogem có dạng bào chế viên nang cứng dùng cho đường uống liều dùng mỗi viên theo bào chế là 40 mg.Đối tượng điều trị bằng thuốc Prasogem là bệnh nhân trên 12 tuổi. Do vậy bạn có thể tham khảo bác sĩ về liều dùng điều chỉnh giữa trẻ nhỏ và người trường thành. Nếu bác sĩ không chỉ định phân biệt liều dùng cho các đối tượng có thể tham khảo liều dùng sau đây dựa theo bệnh lý đang cần điều trị:Điều trị viêm loét dạ dày có thể kèm theo viêm do trào ngược dạ dày thực quản nên dùng liều 20mg mỗi ngày. Bệnh nhân điều trị kéo dài từ 1 - 2 tháng. Trong thời gian điều trị nếu nhu cầu thuốc tăng lên có thể chỉnh thành liều 40 mg.Với viêm loét dạ dày tá tràng thông thường sẽ sử dụng liều duy nhất 20 mg. Bệnh nhân viêm loét thông thường sẽ điều trị trong khoảng 2 - 4 tuần. Dự phòng cho người bệnh có nguy cơ tái phát hội chứng viêm loét dạ dày có thể sử dụng liều 20 - 40 mg. Liều dùng dự phòng sẽ cân nhắc dựa vào tình trạng sức khỏe thực tế để định lượng liều.Điều trị bệnh nhân xác định mắc hội chứng Zollinger Ellison cần dùng liều duy nhất 60 mg/ ngày.Liều lượng thuốc sử dụng có thể thay đổi hoặc điều chỉnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người bệnh không nên tự ý uống thuốc hay sử dụng theo những chỉ định tham khảo. Hãy đến bác sĩ kiểm tra để xác định chính xác tình trạng sức khỏe và bác sĩ sẽ kê đơn liều dùng phù hợp nhất cho quá trình điều trị.Trường hợp uống thuốc không đúng liều có thể ảnh hưởng đến công dụng thuốc và quá trình điều trị. Bạn cần chủ động báo lại cho bác sĩ nếu phát hiện dùng không đúng với chỉ định. Đồng thời luôn chú ý tình hình sức khỏe để có thể kịp thời đến bệnh viện cấp cứu nếu cần. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Prasogem Trước khi sử dụng thuốc Prasogem 40 mg, người bệnh nên tham khảo thành phần dược phẩm của thuốc. Bất kể là hoạt dược hay tá dược đều cần kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có nguy cơ kích ứng sau khi dùng. Theo nghiên cứu lâm sàng, một số đối tượng cụ thể có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc đề sẽ chống chỉ định sử dụng. Bệnh nhân trước tiên cần xác định nguy cơ tương tác với Esomeprazole, nhóm benzimidazole.Trong trường hợp người bệnh đang nghi ngờ có thai hoặc mắc bệnh lý về dạ dày hãy báo lại cho bác sĩ. Những bệnh lý có chẩn đoán ác tính cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Prasogem khi điều trị để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh trong quá trình điều trị. 4. Phản ứng phụ của thuốc Prasogem Phản ứng phụ của thuốc Prasogem được đánh giá dựa theo nghiên cứu lâm sàng. Hiện này không có quá nhiều tương tác ảnh hưởng do liều dùng sử dụng thuốc. Vì thế người bệnh dùng đúng cách và đúng hướng dẫn sẽ giảm thiểu được nguy cơ gây ra phản ứng phụ. Ngoài ra một số cơ địa bệnh nhân đặc biệt có thể gặp phải những tình huống sau:Đau bụngĐau nhức đầu. Buồn nônĐầy hơi. Tiêu chảy. Táo bón. Nổi mẩn ngứa trên da. Viêm da. Khô miệng. Hoa mắt chóng mặt. Nổi mề đay. Sưng phù tĩnh mạch. Sốc phản vệTăng men gan cao. Một số phản ứng phụ khác của thuốc Prasogem theo ghi nhận có thể tác động lên hệ thần kinh. Kể cả hệ thần kinh trung ương lẫn hệ thần kinh ngoại vi đều chịu ảnh hưởng khi xuất hiện phản ứng phụ.Buồn ngủ. Mất ngủ. Dị cảm. Suy giảm trí nhớ khiến người bệnh lú lẫn. Bệnh nhân dễ kích động tâm thần. Tính cách trở nên nóng nảy. Trầm cảm. Xuất hiện ảo giác. Gây ra bệnh tâm lý trầm trọng. Ngoài ra cần lưu ý một số phản ứng phụ khác như:Nữ hóa tuyến vú. Viêm miệng. Nhiễm nấm candida. Giảm bạch cầu hạt. Suy giảm tiểu cầu. Giảm số lượng các tế bào máu bao gồm hồng cầu, tiểu cầu và bạch cầu. Tăng men gan. Viêm gan. Suy gan. Vàng daĐau nhức hoặc suy nhược cơ khớp. Sợ ánh sáng cường độ mạnh. Hoại tử biểu bì Stevens Johnson. Rụng tóc. Mệt mỏi. Sốt cao. Co thắt phế quản. Viêm thận kẽ. Tăng tiết mồ hôi. Rối loạn cảm nhận vị giác. Hạ nồng độ natri trong máu. Những phản ứng phụ Prasogem gây ra có thể nhẹ nhưng cũng có thể nghiêm trọng với sức khỏe bệnh nhân. Bạn cần hết sức lưu ý theo dõi nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào ở sức khỏe sau khi uống thuốc. 5. Tương tác với thuốc Prasogem Thuốc Prasogem có thể gây ra tương tác khi đồng thời sử dụng cùng các loại thuốc khác. Một số có thể đã được phát hiện ghi nhận còn một số chưa phát hiện hay có ảnh hưởng thêm từ môi trường cơ thể bệnh nhân nên hết sức thận trọng để tránh ảnh hưởng nguy hiểm.Những tương tác khác cần đánh giá nhận xét thông qua kết quả kiểm tra cụ thể. Để giảm tối đa tương tác cho sức khỏe, bạn hãy thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ. Thêm vào đó khi dùng cùng lúc bất kỳ loại thuốc nào cũng nên báo cho bác sĩ. Theo tình trạng từng bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để hạn chế thấp nhất tương tác không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.Thuốc Prasogem thường dùng cho bệnh nhân viêm loét dạ dày cần điều trị. Tuy nhiên trước khi sử dụng bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn. Tránh tự ý dùng thuốc gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng.;;;;;Cyclogest 200mg là thuốc được sử dụng trong điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt, bệnh nhân mắc trầm cảm sau sinh hay hỗ trợ pha hoàng thể khi thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Việc tìm hiểu những thông tin cơ bản của thuốc là điều vô cùng cần thiết, giúp bạn tránh được những rủi ro khi sử dụng. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Cyclogest 200mg 2.1. Chỉ định. Với những tác dụng trên, thuốc Cyclogest 200mg được dùng phổ biến trong các trường hợp sau đây:Làm giảm các triệu chứng khó chịu ở bệnh nhân tiền kinh nguyệt và bệnh nhân mắc chứng trầm cảm.Hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm, stress cho phụ nữ sau sinh.Sử dụng kết hợp với một số loại thuốc khác để điều trị cho phụ nữ hiếm muộn hoặc khi thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.Phụ nữ có tiền sử sảy thai nhiều lần liên tiếp hoặc có nguy cơ sảy thai khi đang mang thai.2.2. Chống chỉ định. Cyclogest 200mg chống chỉ định trong những trường hợp sau:Bệnh nhân quá mẫn với thành phần Progesterone của thuốc.Người bệnh bị rối loạn hoặc suy giảm chức năng gan.Phụ nữ mang thai ngoài tử cung hoặc chảy máu âm đạo không rõ lý do.Cơ thể có khối u ác tính nhạy cảm với hoạt chất Progesterone.Người bị viêm tĩnh mạch với nguyên nhân do cục máu đông ở chân (huyết khối tĩnh mạch sâu) hoặc trong phổi (thuyên tắc phổi), người có tiền sử đau tim hoặc đột quỵ. 3. Cách dùng và liều dùng Cyclogest 200mg 3.1. Cách dùng. Cyclogest 200mg có thể được sử dụng theo hai cách gồm đặt âm đạo hoặc đặt hậu môn. Tuy nhiên, đặt âm đạo thường được người dùng sử dụng phổ biến hơn. Bạn có thể tham khảo cách dùng thuốc cơ bản như sau:Trước tiên, hãy rửa tay sạch sẽ, lau khô tay trước khi tiếp xúc với thuốc.Cầm viên thuốc bằng hai ngón tay, đặt nhẹ vào cửa âm đạo hoặc hậu môn.Dùng ngón tay trỏ từ từ đưa thuốc vào sâu trong âm đạo hay hậu môn.Vệ sinh tay sạch sẽ và nằm nghỉ ít nhất 15 phút sau khi đặt thuốc xong.Do âm đạo là khu vực rất nhạy cảm nên bạn cần vệ sinh bên ngoài sạch sẽ khi dùng thuốc. Ngoài ra, đây là thuốc đặt hậu môn nên bạn tuyệt đối không sử dụng theo đường uống. Nếu lỡ uống thuốc, bạn cần nhanh chóng liên hệ bác sĩ để được hỗ trợ.3.2. Liều dùng. Liều dùng thuốc Cyclogest 200mg dưới đây chỉ có giá trị tham khảo, tuyệt đối không thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.Điều trị hội chứng tiền kinh nguyệt: Dùng thuốc với liều lượng 200mg/lần, 1 – 2 lần/ngày.Điều trị trầm cảm sau sinh: Dùng thuốc với liều lượng 200 mg/lần, 1 – 2 lần/ngày.Hỗ trợ pha hoàng thể: Dùng thuốc với liều lượng 400mg/lần, 2 lần/ngày.Dọa sẩy thai: Dùng thuốc với liều lượng 400mg/lần, 2 lần/ngày trong 14 ngày. Sau đó có thể giảm liều dùng Cyclogest 200mg còn 200mg/lần, 2 lần/ngày.Sảy thai liên tiếp: Dùng thuốc với liều lượng 400mg/lần/ngày, duy trì đến tuần thứ 10 của thai kỳ. 4. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Cyclogest 200mg Trong quá trình sử dụng thuốc Cyclogest 200mg, người dùng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như:Xuất hiện các dấu hiệu rối loạn hoặc đau ở đường tiêu hóa.Thuốc khả năng gây rối loạn kinh nguyệt ở người bình thường.Tác dụng phụ của thuốc thường ít xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Do đó, bạn không cần quá lo lắng khi sử dụng thuốc. 5. Tương tác thuốc Cyclogest 200mg Tương tác thuốc có thể gây ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của thuốc và tăng nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó, bạn cần thận trọng khi dùng Cyclogest 200mg với các loại thuốc như Carbamazepin, Phenobarbital, Rifampicin, Oxcarbazepin, Phenytoin, Primidone.Để tránh tương tác thuốc, bạn nên thông tin cho bác sĩ về mọi loại thuốc bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc không kê đơn, thuốc có nguồn gốc thảo dược, vitamin...Đặc biệt, bạn cần lưu ý rằng không nên dùng Cyclogest 200mg cùng với bất cứ loại thuốc đặt âm đạo hay hậu môn nào khác. 6. Một số lưu ý khi dùng thuốc Cyclogest 200mg Trong quá trình sử dụng Cyclogest 200mg, một số lưu ý bạn cần quan tâm, đó là:Bạn nên đặt thuốc theo đường hậu môn nếu đang bị viêm bàng quang, nhiễm trùng âm đạo, mới sinh con hoặc đang sử dụng phương pháp tránh thai bằng màng ngăn âm đạo.Trong các trường hợp như đi tiểu không kiểm soát, viêm trực tràng, bạn nên đặt thuốc theo đường âm đạo.Thuốc Cyclogest 200mg thường được chuyển hóa ở gan nên có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan này khi được sử dụng kéo dài. Do đó, bạn cần kiểm tra chức năng gan thường xuyên khi dùng thuốc.Thành phần Progesterone có trong thuốc được bài tiết qua sữa mẹ nên không sử dụng Cyclogest khi bạn đang trong thời kỳ cho con bú.Trên đây là một số thông tin giúp bạn biết được thuốc Cyclogest 200mg có tác dụng gì cũng như hướng dẫn sử dụng đúng cách. Bạn hãy chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định để nhận được hiệu quả tốt nhất.;;;;;Constulose là một loại thuốc chứa hoạt chất lactulose, có tác dụng nhuận tràng được sử dụng để điều trị hiệu quả cho bệnh nhân mắc chứng táo bón. Thuốc Constulose là thuốc kê đơn, nên để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người bệnh cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tham khảo thêm nội dung thông tin về những công dụng thuốc Constulose trong bài viết dưới đây. 2. Cách sử dụng của thuốc Constulose 2.1. Cách dùng thuốc Constulose. Dùng thuốc Constulose theo đường uống,Phải sử dụng thuốc Constulose thường xuyên để có thể được nhiều lợi ích nhất từ thuốc.Cần nhớ uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày.Liều dùng dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh và phản ứng với các liệu pháp.Có thể sẽ mất đến 48 giờ để đi tiêu. Nếu có bất kỳ tình trạng nghiêm trọng thì thông báo cho bác sĩ2.2. Liều dùng của thuốc Constulose. Thuốc Constulose thường dùng thuốc một lần mỗi ngày khi mà bị táo bón, hoặc theo chỉ dẫn của các bác sĩ.Người bệnh đang sử dụng những tinh thể trong gói, cần hòa tan thuốc trong nửa cốc nước (4 ounce hoặc là 120 ml), hoặc có thể theo chỉ dẫn của bác sĩ.2.3 Xử lý khi quên liều. Thông thường những thuốc có thể uống trong khoảng từ 1 đến 2 giờ so với quy định trong đơn thuốc. Trừ khi mà có quy định nghiêm ngặt về thời gian khi sử dụng thuốc thì có thể uống thuốc sau khoảng một vài tiếng khi phát hiện ra quên. Tuy nhiên, nếu như thời gian quá xa thời điểm cần uống thì không nên uống bù thuốc, vì gây nguy hiểm cho cơ thể. Cần phải tuân thủ đúng hay là trước khi quyết định dùng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ.2.4 Xử trí khi quá liều. Khi người bệnh dùng quá liều thuốc Constulose 10g/15m. L cần phải dừng uống, báo ngay cho các bác sĩ hay dược sĩ khi có những biểu hiện bất thường. 3. Lưu ý khi dùng thuốc Constulose Người già, người yếu sức dùng lactulose trên 6 tháng cần kiểm tra chất điện giải (như kali, clorid, carbon dioxid) định kỳ trong khi dùng thuốc.Cần thận trọng đối với người bị đái tháo đường, vì thuốc lactulose có chứa một lượng nhỏ lactose và galactose tự do. Nên phải thận trọng khi dùng dung dịch lactulose cho những người phải đốt điện trong khi nội soi trực và đại tràng, vì thuốc có thể gây ra tích lũy khí hydrogen nồng độ cao và có thể nổ khi gặp các tia lửa điện.3.1 Thời kỳ có thai. Hiện tại việc dùng Lactulose cho những người mang thai vẫn chưa được nghiên cứu. Vì vậy không nên dùng thuốc trong thời kỳ mang thai, chỉ dùng thuốc khi rất cần thiết và cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, tránh tình trạng ảnh hưởng đến thai nhi.3.2 Thời kỳ cho con bú. Chưa rõ là thuốc có được phân bố vào sữa mẹ hay không. Nên để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ nhỏ khi chưa được xác định. Thì thận trọng khi dùng lactulose cho những bà mẹ đang cho con bú.3.3 Lưu ý trong khi lái xe và đang vận hành máy móc. Lactulose không có ảnh hưởng hoặc là có ảnh hưởng nhưng không đáng kể đến khả năng lái xe và khi đang vận hành máy móc vì vậy có thể dùng thuốc. 4. Tác dụng phụ của thuốc Constulose Thuốc Constulose có thể sẽ xảy ra đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, bụng cồn cào và đau, buồn nôn và bị chuột rút . Nếu có bất kỳ tác dụng phụ nào kéo dài hãy thông báo ngay cho bác sĩ hay dược sĩ.Cần nhớ rằng thuốc này đã được các bác sĩ kê đơn, vì đã được đánh giá rằng lợi ích mang lại cho người bệnh lớn hơn là nguy cơ tác dụng phụ. Nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc không bị tác dụng phụ nghiêm trọng.Hãy gọi ngay bác sĩ lập tức nếu như người bệnh có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây như: nôn mửa, tiêu chảy, nhịp tim không đều, co cứng và yếu cơ, phân có máu, thay đổi tâm thần hoặc tâm trạng, co giật, đau bụng hoặc là đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng, và chảy máu trực tràng.Một số phản ứng dị ứng gây nghiêm trọng với thuốc này là rất hiếm. Tuy nhiên hãy tìm các trợ giúp y tế ngay lập tức khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của những phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm như: phát ban, khó thở, ngứa hoặc sưng (đặc biệt là mặt - lưỡi - cổ họng),và chóng mặt nghiêm trọng.Tất cả các trường hợp trên chưa phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Nếu như người bệnh nhận thấy những tác dụng khác không được liệt kê ở trên, hãy liên hệ ngay với bác sĩ hoặc là dược sĩ để được hướng dẫn cụ thể. 5. Tương tác thuốc Constulose Thuốc Constulose có thể làm tăng đào thải kali khi mà được kết hợp cùng những thuốc khác như là: Steroid và amphotericin B, hoặc thiazide,....Do vậy, để tránh hiện tượng tương tác thuốc người bệnh cần phải tuân thủ tuyệt đối các chỉ định điều trị từ bác sĩ, đồng thời thông báo tất cả những loại thuốc mà đang sử dụng để được kê liều lượng Constulose phù hợp nhất.Có một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc này là: thuốc kháng axit có chứa nhôm hoặc là magiê, và các thuốc nhuận tràng khác . 6. Cách bảo quản thuốc Constulose Cần đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc có ghi trên bao bì hộp thuốc và cả tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Constulose 10g/15m. L.Trước khi dùng cần kiểm tra lại hạn sử dụng của thuốc và không được dùng thuốc khi đã bị quá thời hạn quy định có ghi trên hộp thuốc. Những thuốc thông thường hay được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh có thể để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng hoặc là nhiệt độ cao và hơi ẩm, sẽ làm cho thuốc bị chuyển hóa những thành phần có trong thuốc.Ngoài những thông tin về công dụng thuốc Constulose trên đây nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào khác người bệnh nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ để có những giải đáp phù hợp.;;;;;Meyerolac 200 chứa thành phần Etodolac, là một thuốc kháng viêm không steroid. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm xương khớp, cơn gout cấp hay giả gout, đau sau nhổ răng, đau hậu phẫu, sau cắt tầng sinh môn, Thống kinh,... Meyerolac 200 có thành phần chính Etodolac, là một thuốc kháng viêm không steroid. Meyerolac 200 được bào chế dưới dạng viên nang cứng, với hàm lượng mỗi viên 200mg. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp viêm xương khớp, cơn gout cấp hay giả gout, đau sau nhổ răng, đau hậu phẫu, sau cắt tầng sinh môn, thống kinh,... Là một thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid, Meyerolac 200 có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm bằng cách ức chế có chọn lọc enzyme đáp ứng với phản ứng viêm. Từ đó ngăn cản quá trình hình thành các chất hóa học gây nên tình trạng viêm sưng, đau, phù nề. Cũng nhờ sự ức chế có chọn lọc này mà Meyerolac 200 có ít tác dụng không mong muốn như các thuốc giảm đau chống viêm cùng nhóm khác. Meyerolac 200 thông thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý đau, viêm cấp hoặc mạn tính, được chỉ định trong các trường hợp sau:Cơn gout cấp hay giả gout.Ðau răng, đau sau nhổ răng.Đau hậu phẫu, sau cắt tầng sinh môn.Thống kinh.Ðau cơ, xương khớp cấp tính do nhiều nguyên nhân.Đau mạn tính trong bệnh ung thư do khối u chèn ép hay thâm nhiễm các cơ quan lân cận. 4. Tác dụng không mong muốn khi dùng Meyerolac 200 4.1. Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng Meyerolac 200Toàn thân: Mệt mỏi, phản ứng dị ứng, quá mẫn và nhiễm trùng có thể xảy ra.Hệ tiêu hóa: Đầy bụng, tức bụng, bụng chướng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, vàng da, tăng men gan.Hệ hô hấp: Hen suyễn, viêm họng, viêm mũi họng, viêm xoang hay nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.Hệ thần kinh: Chóng mặt, đau đầu, ngủ gà, ngất xỉu.Hệ tim mạch: Tăng huyết áp, huyết khối tim mạch, nhồi máu cơ tim.4.2. Các tác dụng không mong muốn ít gặp khi dùng Meyerolac 200:Viêm loét đường tiêu hóa trên, chảy máu hoặc thủng dạ dày, tá tràng khi dùng kéo dài trên 3 tháng.Hệ tiết niệu - sinh dục: Khó tiểu, tiểu nhiều lần, suy thận, viêm bàng quang, viêm cầu thận.Trên da: hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN).Máu: Giảm lượng tiểu cầu, suy giảm lượng bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu không tái tạo và giảm bạch cầu. 5. Liều lượng và cách dùng thuốc Meyerolac 200 5.1. Cách sử dụng thuốc Meyerolac 200Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc do bác sĩ hoặc dược sĩ cung cấp trước khi bắt đầu dùng thuốc. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về cách sử dụng thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.Meyerolac 200 được bào chế dưới dạng viên nang cứng, dùng đường uống.Meyerolac 200 có thể uống trong hoặc sau khi ăn, vì khả năng hấp thu thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Nhưng tốt nhất nên uống thuốc ngay sau bữa ăn để hạn chế tối đa nguy cơ thuốc gây kích ứng dạ dày.5.2. Liều dùng của thuốc Meyerolac 200Người bệnh viêm xương khớp cấp, Gout cấp: 200-400mg/lần x 3-4 lần/ngày. Tổng liều tối đa 1200 mg/ngày.Người bệnh viêm xương khớp có cân nặng < 60kg: Tổng liều tối đa 20mg/kg/ ngày.Ðau răng và đau sau nhổ răng: Liều 200mg x 3-4 lần/ ngày.Viêm gân duỗi, viêm bao hoạt dịch, viêm lồi cầu ngoài xương tay, viêm bao gân, viêm cân gan bàn chân: Liều 400mg x 2-3 lần/ ngày.Đau sau phẫu thuật (cắt tầng sinh môn,..): Liều 400mg x 2-3 lần/ ngày.Dùng thuốc Meyerolac 200 theo liều chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng liều cao hơn liều được kê đơn. 6. Chống chỉ định của thuốc Meyerolac 200 Thuốc Meyerolac 200 không được sử dụng trong các trường hợp sau:Người bệnh trước đây có biểu hiện dị ứng với thành phần của thuốc Meyerolac 200.Bệnh nhân có tiền sử hay đang mắc bệnh hen suyễn, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.Người bệnh xơ gan nặng, suy thận nặng (độ thanh thải creatinin<30ml/ph).Trẻ em <15 tuổi do chưa có nghiên cứu về tính an toàn và hiệu quả.Phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ đang trong giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối).Người bệnh đang có loét dạ dày, chảy máu dạ dày.Người bệnh có bắc cầu nối chủ vành (CABG). 7. Thận trọng khi sử dụng thuốc Meyerolac 200 Khi sử dụng thuốc Meyerolac 200 cần thận trọng ở những trường hợp sau:Meyerolac 200 giống như các NSAID khác, có thể gây khó chịu về đường tiêu hóa (đầy chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy,..). Tuy ít khi gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng về đường tiêu hóa như tổn thương loét và chảy máu vẫn có thể xảy ra mà không có triệu chứng báo trước. Do đó, bệnh nhân nên cảnh giác với các dấu hiệu (đi ngoài phân đen, nôn ra dịch đen, đau rát vùng thượng vị,..Người bệnh nên cảnh giác với các triệu chứng nổi mụn nước, ban đỏ lan tỏa trên da, sốt hoặc các dấu hiệu mẫn cảm khác như ngứa, phù Quincke, lập tức dừng thuốc và liên hệ bác sĩ càng sớm càng tốt, vì có thể là biểu hiện của phản ứng quá mẫn hoặc bệnh lý nghiêm trọng về da như hội chứng Stevens-Johnson.Người bệnh có các dấu hiệu cảnh báo và triệu chứng suy tế bào gan (chán ăn, mệt mỏi, ngứa, vàng da, đau hạ sườn phải và các triệu chứng "giả cúm"). Ngừng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử trí thích hợp.Đối với người bệnh đang phải dùng thuốc chống đông (Aspirin, Clopidogrel, Sintrom, Warfarin,..) cần thận trọng khi dùng kết hợp Meyerolac 200 vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai: Do những tác động đã biết của thuốc NSAIDs đối với việc sinh nở và trên hệ tim mạch của thai nhi liên quan đến việc đóng ống động mạch, nên tránh sử dụng Meyerolac 200 trong giai đoạn cuối thai kỳ.Đối với phụ nữ đang cho con bú: Do chưa có nghiên cứu Meyerolac 200 có được bài tiết vào sữa mẹ hay không. Và do khả năng có thể xảy ra phản ứng có hại nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ khi mẹ dùng xedulas, cho nên không dùng xedulas ở phụ nữ đang cho con bú.Đối với người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có thể gây tác dụng phụ chóng mặt, buồn ngủ, vì thế, người đang dùng thuốc Meyerolac 200 cần thận trọng khi vận hành máy móc và khi lái xe. 8. Tương tác thuốc của Meyerolac 200 Khi sử dụng đồng thời Meyerolac 200 với các thuốc sau có thể gây ra tương tác:Các thuốc kháng acid dạ dày (cimetidin, ranitidin, famotidin) có thể làm giảm nồng độ của Meyerolac 200 trong máu.Dùng chung với aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid khác làm tăng tác dụng cũng như tác dụng không mong muốn của thuốc Meyerolac 200.Meyerolac 200 làm giảm sự gắn kết với protein của warfarin khi chung với warfarin.Meyerolac 200 khi dùng chung với cycloserin, digoxin, lithium, methotrexate sẽ làm giảm thanh thải những chất này và làm tăng độc tính.Meyerolac 200 là một thuốc kháng viêm không steroid thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Tuy nhiên để tránh được các tác dụng không mong muốn và đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn, hoặc nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
question_138
Hướng dẫn sử dụng sắt Fogyma hiệu quả nhất
doc_138
1. Giới thiệu chung về thuốc sắt Fogyma Thiếu sắt là vấn đề sức khỏe khá nghiêm trọng, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ đang mang thai. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân được bác sĩ chỉ định điều trị thiếu sắt bằng thuốc Fogyma. Đây là thuốc nằm trong nhóm bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể, dược phẩm này được chỉ định dùng cho người bị thiếu máu, trong đó nguyên nhân chính là do thiếu sắt. Bảng thành phần của thuốc sắt Fogyma chủ yếu là sắt được bào chế dưới dạng phức hơn. Bên cạnh đó, dược phẩm này cũng chứa một số tá dược, có thể kể đến như propylparaben, saccarozơ hoặc methylparaben,… Đặc biệt, sản phẩm được điều chế dưới dạng lỏng, đựng trong ống 10ml. Chính vì thế, trẻ nhỏ hay người trưởng thành đều có thể dễ dàng uống và không cảm thấy sợ khi phải sử dụng loại thuốc bổ sung sắt này. Thông thường, một hộp thuốc sẽ gồm 4 vỉ, mỗi vỉ chứa 5 ống thuốc, các bạn nên kiểm tra tình trạng sản phẩm thật kỹ trước khi mua nhé. Bên cạnh đó, trẻ em bị thiếu máu, phát triển kém cũng có thể sử dụng thuốc Fogyma để bổ sung sắt cho cơ thể. Một số bệnh nhân suy dinh dưỡng, người có sức khỏe yếu, mới trải qua phẫu thuật cũng được bác sĩ kê đơn và dùng thuốc. 2. Một số công dụng của thuốc sắt Fogyma Khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, chúng ta cũng cần tìm hiểu và nắm được công dụng. Như vậy, bạn sẽ dùng thuốc trong tình huống phù hợp nhất, giúp cải thiện tình trạng sức khỏe tốt nhất. Sắt Fogyma có tác dụng chính là bổ sung sắt cho cơ thể, giải quyết tình trạng thiếu sắt. Như các bạn đã biết, sắt là một trong những khoáng chất cực kỳ quan trọng, chúng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hồng cầu. Đồng thời, khoáng chất sắt cũng đem lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển trí não của trẻ nhỏ. Chính vì thế, nếu cơ thể không được bổ sung đủ sắt, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Khi sử dụng thuốc Fogyma, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt sẽ được giải quyết phần nào. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch của chúng ta cũng được cải thiện đáng kể, hạn chế nguy cơ vi khuẩn tấn công và gây hại đối với sức khỏe. Trước khi sử dụng sắt Fogyma, các bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng với liều lượng thích hợp nhé! 3. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Fogyma Nếu sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, các vấn đề sức khỏe của bạn sẽ được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, nếu dùng thuốc quá liều, chúng ta có thể đối mặt với những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng tiêu cực tới tình hình sức khỏe. Đối bệnh nhân ở từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ hướng dẫn sử dụng thuốc Fogyma với liều lượng phù hợp. Trong đó, người trường thành sẽ dùng sắt Fogyma 2 lần mỗi ngày, trong đó mỗi lần bạn sẽ uống 1 ống. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là các bé dưới 12 tuổi, liều dùng thường ít hơn so với người lớn. Thông thường, trẻ sẽ sử dụng thuốc 1 ống/ngày. Thuốc Fogyma có dạng lỏng, chính vì thế chúng ta có thể uống trực tiếp hoặc pha với nước cho dễ uống. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên dùng thuốc sau khi ăn hoặc trong bữa ăn. Điều này giúp bạn dễ uống thuốc hơn, hạn chế cảm giác buồn nôn hoặc khó chịu. Tùy vào tình trạng thiếu máu của từng bệnh nhân, thời gian dùng sắt Fogyma có thể thay đổi. Đối với người thiếu máu nặng, họ thường được chỉ định dùng thuốc trong vòng 3 - 5 tháng. Trong suốt quá trình sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và có điều chỉnh liều lượng trong trường hợp cần thiết. Nếu chẳng may sử dụng thuốc Fogyma quá liều lượng cho phép, chúng ta nên chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe và thông báo với bác sĩ điều trị để xử lý kịp thời. 4. Một số ưu điểm của thuốc sắt Fogyma Khi uống thuốc bổ sung sắt, chúng ta thường lo lắng sẽ gặp phải tình trạng mẩn ngứa người, táo bón (hay còn gọi là nóng trong). Tuy nhiên, khi sử dụng sắt Fogyma, nỗi lo của bạn sẽ được giải quyết. Hầu hết người dùng không gặp phải tình trạng nóng trong hay nổi mụn trứng cá. Đây là ưu điểm vượt trội của thuốc Fogyma so với các loại thuốc bổ sung sắt khác. Bên cạnh đó, sản phẩm này được bào chế dưới dạng lỏng, chính vì thế cơ thể sẽ hấp thu tốt hơn. Đồng thời, trẻ nhỏ sẽ dễ uống hơn, các bậc phụ huynh không phải mất quá nhiều thời gian để dỗ dành con uống thuốc. Hy vọng rằng qua những thông tin trên, chúng ta đã nắm được công dụng cũng như cách sử dụng thuốc sắt Fogyma hiệu quả nhất. Sau một thời gian kiên trì sử dụng theo đơn của bác sĩ, chắc chắn tình trạng thiếu máu của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt.
doc_53175;;;;;doc_40945;;;;;doc_13266;;;;;doc_46308;;;;;doc_37715
Thuốc Bifehema có thành phần trong mỗi ống 10ml gồm sắt gluconat (tương ứng với Sắt 50mg) hàm lượng 399mg, đồng gluconat (tương đương với Đồng 0,7mg) hàm lượng 5mg, Mangan gluconat (tương đương với Mangan 1,33mg) hàm lượng 10,77mg; được bào chế dưới dạng dung dịch uống và quy cách đóng gói dạng hộp 20 ống x 10ml.Bifehema được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:Điều trị cho những trường hợp thiếu máu do thiếu sắt;Có tác dụng dự phòng thiếu sắt ở phụ nữ đang mang thai, trẻ em và thiếu niên, trẻ đang bú mẹ, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ sinh đôi hoặc có mẹ bị thiếu sắt do cung cấp không đủ hàm lượng cần thiết. 2. Liều dùng và cách dùng thuốc Bifehema 2.1. Liều dùng. Dùng trong điều trị:Đối với người lớn dùng liều 100-200mg sắt/ ngày, khoảng 2-4 ống/ ngày và chia làm nhiều lần trong ngày;Đối với trẻ em trên 1 tháng tuổi dùng liều 5-10 mg sắt/ kg/ ngày.Dùng để dự phòng: Đối với phụ nữ mang thai dùng liều 50mg sắt/ ngày, tương đương 1 ống/ ngày. Sử dụng trong 6 tháng cuối thai kỳ hoặc bắt đầu dùng từ tháng thứ 4 của thai kỳ.2.2.Cách dùng. Có thể pha loãng thuốc với nước lọc hoặc các loại nước không chứa cồn, với trẻ em có thể pha với nước đường. Sử dụng trước các bữa ăn, tuy nhiên căn cứ vào từng bệnh nhân có thể điều chỉnh giờ giấc và liều dùng sao cho phù hợp.2.3. Thời gian điều trịĐối với phụ nữ, lượng sắt đủ để điều chỉnh sự thiếu máu và hồi phục lại nguồn dự trữ chất sắt là 600mg, ở nam giới là 1200mg.Trường hợp thiếu máu do thiếu sắt cần 3-6 tháng. Điều này phụ thuộc vào lượng suy giảm dự trữ, thời gian lâu hơn nếu nguyên nhân gây thiếu máu không được kiểm soát.Ít nhất sau 3 tháng điều trị cần kiểm tra hiệu quả: Liên quan đến việc khắc phục tình trạng thiếu máu là Hb hoặc VGM và khôi phục lượng sắt dự trữ. 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Bifehema 3.1. Chống chỉ định. Không sử dụng với người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc;Không sử dụng với các trường hợp quá tải chất sắt trong thiếu máu thông thường hoặc thiếu máu tán chất sắt trong bệnh Thalassemia, thiếu máu dai dẳng, thiếu máu do suy tủy và thiếu máu do viêm.3.2. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc BifehemaẢnh hưởng đến tiêu hóa: Buồn nôn, nóng rát dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy, nhuộm màu đen răng, phân có màu đen nhưng không gây ảnh hưởng gì;Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch: Phản ứng dị ứng.3.3. Thận trọng. Thận trọng khi sử dụng thuốc Bifehema như sau:Bifehema không được khuyến cáo trong điều trị thiếu hụt sắt huyết thanh trong hội chứng viêm;Cần kết hợp liệu pháp bổ sung sắt với điều trị nguyên nhân. Thuốc có chứa sucrose, thận trọng trong trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường. Không khuyến cáo sử dụng ở bệnh nhân không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose và galactose hoặc thiếu hụt men sucrase/isomaltase;Thuốc có chứa glucose, thận trọng trong trường hợp bệnh nhân bị tiểu đường. Không khuyến khích sử dụng ở bệnh nhân rối loạn hấp thu glucose và galactose;Vì có glucose và sucrose nên có thể gây hại cho răng trong trường hợp sử dụng kéo dài (tối thiểu là 2 tuần);Thuốc có chứa sorbitol, không khuyến cáo dùng trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp fructose;Thuốc có chứa aspartam: Thận trọng ở bệnh nhân bị phenylceton niệu;Trong quá trình dùng thuốc nếu uống nhiều trà sẽ làm giảm hấp thu sắt;Để tránh răng bị nhuộm đen (sẽ tự khỏi sau đó), không ngậm lâu dung dịch thuốc trong miệng;Thuốc không tác động đến khả năng lái xe và vận hành máy móc;Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ đang mang thai;Phụ nữ đang cho con bú cần xem xét sử dụng thuốc nếu cần thiết.3.4. Tương tác thuốc. Ofloxacin, ciprofloxacin, norfloxacin. Ca carbonat, Na carbonate, Mg trisilicat, nước chè. Tetracyclin. Penicilamin, carbidopa/levodopa, methyldopa, quinolon, hormon giáp, muối Zn có thể gây tương tác với thuốc. Vì vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp.;;;;;2. Cách sử dụng của Fe fumarat 2.1. Cách dùng thuốc Fe fumarat. Sắt fumarat được hấp thu tốt nhất khi dạ dày rỗng (thường nếu uống 1 giờ trước hoặc 2 giờ sau bữa ăn). Nếu dạ dày nhạy cảm, dễ khó chịu, bạn có thể dùng kèm sắt fumarat cùng với bữa ăn.Ngoài ra, tránh dùng các thuốc kháng axit, các sản phẩm từ sữa, trà, cà phê hoặc trong vòng 2 giờ trước khi hoặc sau khi dùng sắt fumarat bởi vì chúng sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.Bên cạnh đó, sau khi bổ sung sắt khoảng 10 phút, nên hạn chế nằm xuống nhằm giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn. Bạn có thể dùng sắt fumarat + axit folic thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất. Để tránh quên liều dùng, bạn nhớ uống thuốc cùng một thời điểm mỗi ngày.Cuối cùng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần trong sắt fumarat hay gặp vấn đề trong việc chuyển hoá sắt (ví dụ như bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, dư thừa sắt trong cơ thể) hoặc nồng độ ion sắt trong máu cao.2.2. Liều dùng của thuốc Fe fumarat. Người lớn: Fe nguyên tố: Điều trị: 65-200 mg mỗi ngày, chia làm 3 lần. Phòng ngừa: 30-60 mg mỗi ngày. Ngoài ra, 100 mg mỗi ngày. Thời gian khuyến cáo: ≤ 6 tháng, hoặc 3 tháng sau khi điều chỉnh tình trạng thiếu máu. Các khuyến nghị về liều lượng có thể khác nhau giữa các sản phẩm khác nhau.Trẻ em: Fe nguyên tố:Điều trị: 3-6 mg / kg mỗi ngày chia 2-3 lần. Tối đa: 200 mg mỗi ngày.Phòng ngừa:Trẻ sơ sinh ≥ 6 tháng tuổi đến trẻ em < 2 tuổi: 10-12,5 mg mỗi ngày.2 - < 5 tuổi: 30 mg mỗi ngày.≥ 5-12 tuổi: 30-60 mg mỗi ngày.> 12 tuổi: Giống như liều người lớn.Các khuyến nghị về liều lượng có thể khác nhau giữa các sản phẩm khác nhau.Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dạng sản phẩm bổ sung sắt ở dạng nước và viên nén. Trong đó, người dùng nên lưu ý lựa chọn sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thụ hơn. Bên cạnh đó, mặc dù có thể sử dụng cả sắt ferrous (sắt 2+) và sắt ferric (sắt 3+) nhưng sắt ferrous dễ đi vào ruột và được hấp thụ lớn hơn gấp 3 lần so với cùng lượng sắt ở dạng ferric. Vì thế, sắt fumarate (Ferrous fumarate) là thành phần được khuyến khích sử dụng khi có nhu cầu bổ sung sắt cho cơ thể.Xử lý khi quên liều:Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp. Xử trí khi quá liều:Triệu chứng:Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nôn ra máu, phân đen, chảy máu trực tràng, hôn mê, trụy tuần hoàn, tăng đường huyết, toan chuyển hóa.Trường hợp nặng: Tụt huyết áp, hôn mê, hạ thân nhiệt, hoại tử tế bào gan, suy thận, phù phổi, tắc nghẽn mạch lan tỏa, rối loạn đông máu, co giật, viêm não nhiễm độc, tổn thương thần kinh trung ương, hẹp môn vị.Xử trí: Nhằm điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Đảm bảo được đường thở thông thoáng. Gây nôn và rửa dạ dày bằng dung dịch desferrioxamine (2 g/L). Sử dụng desferrioxamine 5 g trong 50-100 m. L nước để giữ lại trong dạ dày sau khi làm rỗng dạ dày. Sử dụng mannitol hoặc sorbitol để làm rỗng ruột non. Trong trường hợp sốc và/hoặc hôn mê với nồng độ Fe trong huyết thanh cao > 90 μmol/L (trẻ em) hoặc > 142 μmol/L (người lớn), bắt đầu các biện pháp hỗ trợ và truyền desferrioxamine IV chậm (5 mg/kg/giờ cho đến Tối đa 80 mg/kg/24 giờ). Trong trường hợp các tình trạng ít nghiêm trọng và có triệu chứng, dùng IM desferrioxamine 1 g 4-6 giờ ở trẻ em, hoặc 50 mg/kg, tối đa 4g ở người lớn. Theo dõi nồng độ Fe huyết thanh, nhịp tim, huyết áp, lượng nước tiểu. Trong trường hợp nhiễm toan chuyển hóa dai dẳng ở người lớn, truyền 50 mmol Na bicarbonat và lặp lại nếu cần, theo dõi khí máu động mạch. 3. Chống chỉ định của thuốc Fe fumarat Bệnh u máu, bệnh huyết sắc tố.Loét dạ dày tá tràng đang hoạt động.Bệnh viêm ruột (bao gồm viêm ruột vùng, viêm loét đại tràng, hẹp ruột, bệnh túi thừa).Bệnh tán huyết bẩm sinh do Hemoglobin (haemoglobinopathies).Bệnh nhân được truyền máu nhiều lần.Dùng đồng thời với dimercaprol, Fe đường tiêm. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Fe fumarat Không được dùng Sắt fumarat cho bệnh nhân đang dùng tetracycline hoặc các antacid hoặc bệnh nhân loét dạ dày.Thiếu máu vi hồng cầu kháng Fe đơn trị.Viêm khớp dạng thấp.Bệnh nhân sau cắt dạ dày.Không được chỉ định để điều trị thiếu máu do các nguyên nhân khác ngoài thiếu Fe.Người suy thận và gan.Trẻ em: Tránh sử dụng cho trẻ sinh non với lượng dự trữ vitamin E thấp, cho đến khi được bổ sung.Phụ nữ mang thai và cho con bú.Lưu ý:Theo dõi Hb, hematocrit.Có thể xem xét theo dõi số lượng hồng cầu, các chỉ số hồng cầu, ferritin huyết thanh, độ bão hòa transferrin, tổng khả năng gắn kết Fe, nồng độ Fe huyết thanh, nồng độ protoporphyrin hồng cầu.Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc.Cần thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng lái xe và vận hành máy móc.Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:Thời kỳ mang thai:Sắt fumarat được chỉ định cho phụ nữ có thai, tuy nhiên nên tránh sử dụng sắt với số lượng lớn trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì có thể gây hại cho mẹ và/hoặc cho thai nhi.Thời kỳ cho con bú:Sắt fumarat có thể bài tiết vào sữa mẹ và do đó nên thận trọng khi dùng Sắt fumarat. 5. Tác dụng phụ của thuốc Fe fumarat Một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng sắt fumarat quá liều mà bạn có thể gặp phải gồm:Táo bónĂn không ngon. Phân đen hoặc tối màu. Tiêu chảy. Buồn nôn. Nôn mửaĐau bụngĐau hoặc khó chịu toàn cơ thể. Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ. 6. Cách bảo quản thuốc Fe fumarat Nơi khô, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.;;;;;Thuốc Fervita được bào chế dưới dạng siro gồm các thành phần chính là sắt nguyên tố cùng nhiều loại vitamin. Thuốc được sử dụng để bổ sung sắt và vitamin cho trẻ em. Thuốc Fervita có dạng chất lỏng sánh, màu nâu, vị ngọt, mùi đặc trưng với các thành phần chính là: Sắt nguyên tố (sắt sulfat), Thiamin HCl (vitamin B1), Pyridoxine (Vitamin B6) và Cyanocobalamin (vitamin B12) cùng tá dược.Sắt là thành phần thiết yếu của cơ thể, nó rất cần thiết cho quá trình tạo hemoglobin, myoglobin hoạt động như những coenzym trong các phản ứng chuyển hóa khác nhau trong cơ thể. Thiamin HCl được biến đổi thành thiamin pyrophosphat, là một loạt coenzym chuyển hóa carbohydrate trong chu trình hexose monophosphat. Pyridoxin đưa vào cơ thể được biến đổi thành pyridoxal phosphat và pyridoxamin phosphat, cũng là một coenzym cần thiết trong quá trình chuyển hóa protein, lipid và glucid. Cyanocobalamin rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển của tế bào.Sử dụng thuốc Fervita để phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em. Tuy nhiên, không sử dụng thuốc Fervita trong các trường hợp sau:Người mẫn cảm đối với một trong các thành phần của thuốc;Người bị bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm hemosiderin, loét dạ dày, viêm ruột non, viêm loét đại tràng, thiếu máu tan huyết;Bệnh nhân u ác tính do vitamin B12 có thể gây tăng trưởng các mô có tốc độ sinh trưởng cao nên có nguy cơ làm khối u tiến triển;Thận trọng sử dụng cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi. 2. Liều dùng thuốc Fervita 2.1. Liều dùng. Uống thuốc vào thời điểm trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ. Dưới đây là liều dùng tham khảo của thuốc này:Trẻ em từ 1 - 3 tuổi:Bổ sung vào chế độ ăn: 1 ml/lần/ngày;Liều điều trị: 2 - 4 ml x 3 lần/ngày;Trẻ em từ 4 - 8 tuổi:Bổ sung vào chế độ ăn: 1,5 ml/lần/ngày;Liều điều trị: 3 - 6 ml x 3 lần/ngày;Trẻ em từ 9 - 13 tuổi:Bổ sung vào chế độ ăn: 1 ml/lần/ngày;Liều điều trị: 5 - 10 ml x 3 lần/ngày.2.2. Quá liều và cách xử lý. Các chế phẩm sắt vô cơ hầu hết có tính độc, các muối sắt đều mang nguy hiểm cho trẻ nhỏ. Liều độc dưới 30 mg Fe2+ có thể gây độc ở mức độ trung bình và trên 60 mg Fe2+/kg gây độc mức độ nghiêm trọng. Liều gây tử vong có thể dao động từ 80 - 250 mg Fe2+/kg. Đã có thông báo đưa ra về một số trường hợp ngộ độc chết người ở trẻ em 1 - 3 tuổi. Liều gây tử vong thấp nhất đối với trẻ em được thông báo là 650 mg Fe2+ tương đương với 3g sắt (II) sulfat heptahydrat;Triệu chứng: Đau bụng, buồn nôn, nôn, mất nước, tiêu chảy kèm theo máu, nhiễm acid và sốc kèm ngủ gà. Lúc này có một giai đoạn tưởng như cơ thể đã bình phục, không có triệu chứng gì nhưng sau đó khoảng 6 - 24 giờ, các triệu chứng quay trở lại với các bệnh đông máu và trụy tim mạch (suy tim do tổn thương cơ tim). Một số triệu chứng cụ thể như: Sốt cao, giảm glucose huyết, suy thận, nhiễm độc gan, cơn co giật và hôn mê; dễ có nguy cơ bị thủng ruột khi uống liều cao. Trong giai đoạn hồi phục người bệnh có thể bị hẹp môn vị, xơ gan, nhiễm khuẩn huyết do Yersinia enterocolitica.Điều trị:Đầu tiên: Rửa dạ dày ngay bằng sữa hoặc dùng dung dịch cacbonat, nếu có thể nên định lượng sắt - huyết thanh;Sau khi rửa sạch dạ dày, thực hiện bơm dung dịch deferoxamin (5 - 10g deferoxamin hòa tan trong 50 - 100ml nước) vào dạ dày bệnh nhân qua ống thông;Đối với trường hợp lượng sắt dùng trên 60 mg/kg thể trọng hoặc khi có các triệu chứng nặng, đầu tiên phải sử dụng deferoxamin tiêm truyền tĩnh mạch. Liều tiêm truyền tĩnh mạch là 15 mg/kg/giờ đến khi hết triệu chứng và đến khi nồng độ Fe2+ huyết thanh giảm xuống dưới mức 60 micromol/lít. Nếu cần thiết có thể sử dụng liều cao hơn để tăng hiệu quả điều trị.Nếu cần nâng cao huyết áp, có thể sử dụng dopamin. Thẩm phân trong trường hợp bệnh nhân có suy thận. Chú ý điều chỉnh cân bằng acid base và điện giải, đồng thời bù nước cho người bệnh. 3. Tác dụng phụ của thuốc Fervita Trong quá trình sử dụng thuốc Fervita, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:Nôn, táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, sắt có thể làm phân chuyển sang màu đen. Các chế phẩm sắt ở dạng lỏng như thuốc Fervita có thể nhuộm màu răng;Hiếm gặp: Sốt, hoa mắt, đau đầu, phản ứng phản vệ, co thắt phế quản, phù mạch miệng - hầu, nổi mề đay, ngứa, buồn nôn, ban đỏ.Cần thông báo cho bác sĩ khi gặp phải những tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc Fervita để được hướng dẫn xử lý kịp thời. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Fervita Cần lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Fervita trong các trường hợp:Không nên sử dụng thuốc quá 06 tháng mà không có ý kiến của bác sĩ chuyên môn hướng dẫn;Không nên sử dụng thêm với các loại thuốc có chứa sắt khác để tránh tình trạng thừa sắt trong cơ thể;Cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho người bệnh có nghi ngờ bị loét dạ dày, viêm loét đại tràng, viêm hồi tràng;Không được dùng thuốc quá liều đã chỉ định vì có thể gây nguy hiểm; để xa tầm tay trẻ em;Thuốc Fervita sử dụng được trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú nhưng phải được các bác sĩ chỉ dẫn cụ thể;Tác động của thuốc Fervita trong trường hợp lái xe và vận hành máy móc: Thuốc không làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc nên người dùng không cần phải quá lo lắng trong khi sử dụng. 5. Tương tác thuốc Fervita Tương tác thuốc có thể làm gia tăng phản ứng phụ hoặc ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của một/một vài loại thuốc. Sau đây là một số trường hợp tương tác của thuốc Fervita:Không nên sử dụng phối hợp thuốc Fervita với carbidopa/levodopa, methyldopa, penicilamin, các quinolon (ciprofloxacin, norfloxacin, ofloxacin), chloramphenicol và các muối kẽm bởi sắt có thể làm giảm khả năng hấp thụ và giảm sinh khả dụng của các thuốc vừa nêu;Sử dụng đồng thời sắt với các tetracyclin vì sẽ làm giảm sự hấp thụ của cả hai thuốc;Sử dụng đồng thời thuốc Fervita với các thuốc trung hòa acid có thể làm giảm sự hấp thụ sắt của cơ thể;Chờ tối thiểu 02 giờ giữa lần uống sắt và các thuốc trung hòa acid hoặc tetracyclin;Sulphasalazine có thể làm cơ thể giảm khả năng hấp thu sắt;Việc uống vitamin C liều cao có thể phá hủy cyanocobalamin (vitamin B12).Trong quá trình sử dụng thuốc Fervita, bệnh nhân, người nhà hãy chú ý nghiêm túc lắng nghe và thực hiện đúng chuẩn các chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời, người bệnh nên đọc kỹ các thông tin nêu trên để có thể sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao, hạn chế các tác động tiêu cực, tác dụng phụ có thể xảy ra.;;;;;Derikad là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị ngộ độc sắt cấp tính hoặc thừa sắt mãn tính. Việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của ngộ độc sắt như nôn, đau bụng dữ dội, tim đập nhanh hay co giật,... Thuốc Derikad có chứa thành phần chính là hoạt chất Deferoxamine Mesylate 500 mg.Deferoxamine Mesylate có khả năng chelat hóa sắt tự do trong máu hoặc trong tế bào để từ đây tạo thành phức FO đồng thời huy động và chelat hóa nhôm tạo thành phức hợp AIO. Các phức hợp này đều có khả năng bài tiết hoàn toàn qua nước tiểu, giúp tăng cường bài tiết sắt và nhôm trong nước tiểu và phân để giảm thiểu sự ứ đọng sắt và nhôm bệnh lý ở các cơ quan.Hoạt chất Deferoxamine hấp thu chậm qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng tuyệt đối dưới 2% khi dùng qua đường uống nên chúng thường được sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc truyền dưới da chậm. 2. Chỉ định và chống chỉ định 2.1. Chỉ định. Thuốc Derikad được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:Bệnh nhân bị ngộ độc sắt cấp, kiểm tra nhận thấy nồng độ sắt trong huyết thanh trên 450 - 500 microgam/decilit hoặc khi xuất hiện những dấu hiệu điển hình của ngộ độc sắt trên lâm sàng.Bệnh nhân thừa sắt mãn tính thứ phát do truyền máu thường xuyên trong điều trị các bệnh như thalassemia, thiếu máu bẩm sinh và một số bệnh thiếu máu khác.Hỗ trợ điều trị nhiễm sắc tố sắt.Ðiều trị tình trạng tích lũy nhôm ở bệnh nhân bị suy thận (quá trình kiểm tra cho thấy nồng độ nhôm huyết thanh trên 60 microgam/lít).Người bệnh vô niệu, nhiễm sắc tố sắt tiên phát.2.2. Chống chỉ định. Thuốc Derikad chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 3. Liều dùng và cách dùng 3.1. Liều dùng. Thuốc Derikad được sử dụng với liều dùng tham khảo như sau:Ngộ độc sắt cấp: Người lớn dùng liều khởi đầu 1g, sau đó dùng tiếp 2 liều 0,5 g, cách nhau 4 giờ. Tùy đáp ứng lâm sàng mà người bệnh có thể sử dụng thêm liều 0,5 g, cứ 4 – 12 giờ một lần, lên tới 6g/ngày hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 15 mg/kg/giờ. Trẻ em dùng thuốc tiêm bắp với liều 50 mg/kg/lần, 6 giờ một lần và dùng tối đa 6g/ngày; trong khi đó dùng tiêm tĩnh mạch 15 mg/kg/giờ, tối đa 6g/ngày.Thừa sắt mãn tính: Người lớn sử dụng thuốc Derikad tiêm bắp 0,5 – 1g/ngày hoặc tiêm truyền dưới da từ 1 – 2 g/ngày bằng dụng cụ truyền có theo dõi. Trẻ em dùng thuốc tiêm tĩnh mạch liều lượng 15 mg/kg/giờ, tối đa 12 giờ/ngày hoặc tiêm truyền dưới da 20 – 50 mg/kg thể trọng/ngày sử dụng dụng cụ truyền có theo dõi.Người bệnh thiếu máu thalassemia: Trong trường hợp cần truyền máu, cho truyền tĩnh mạch chậm 2 g deferoxamin cho 1 đơn vị máu (chú ý đảm bảo không quá 15 mg/kg/giờ) và không được cùng một đường truyền tĩnh mạch với truyền máu.Bệnh xương: Sử dụng Derikad với liều 20 – 40mg/kg cho mỗi kỳ lọc máu thận nhân tạo, số lần sử dụng thuốc tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của người bệnh.Người bệnh suy thận: Trong trường hợp độ thanh thải dưới 10 ml/phút, giảm 50% liều dùng.3.2. Cách dùng. Thuốc Derikad được sử dụng bằng cách tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp người bệnh không bị sốc nên cho thuốc bằng đường tiêm bắp. Với những đối tượng mắc bệnh trụy tim mạch hoặc sốc, nên tiêm tĩnh mạch chậm. Ngoài ra, nếu điều trị ngộ độc sắt cấp không nên cho tiêm dưới da.Cách pha dung dịch tiêm tham khảo như sau:Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Sử dụng thuốc Derikad hòa tan với nước cất tiêm để tạo nên dung dịch có chứa 250 mg/ml. Khi pha cần chú ý thuốc phải được hòa tan hoàn toàn trước khi hút ra. Tiếp đến bạn tiếp tục pha dung dịch thuốc vào nước muối đẳng trương, hoặc glucose 5% hoặc dung dịch Ringer lactat để tạo nên được dung dịch có nồng độ 10 mg/ml (tối đa 25 mg/ml). Sau đó, quá trình tiêm được thực hiện với tốc độ không vượt quá 15 mg/ kg/ giờ.Dung dịch tiêm bắp và dưới da: Sử dụng thuốc Derikad hòa tan với nước cất để được dung dịch có 250 mg/ml. Chú ý thuốc phải được hòa tan hoàn toàn trước khi lấy vào bơm tiêm để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả. 4. Tác dụng phụ Việc sử dụng thuốc Derikad có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:Tác dụng phụ thường gặp: Đau, sưng, ban đỏ, ngứa, nổi mẩn, có thể kèm theo sốt, rét run và mệt.Tác dụng phụ hiếm gặp: Phản ứng phản vệ có kèm sốc hoặc không, phù mạch, hạ huyết áp, chóng mặt, xuất hiện cơn động kinh, gia tăng loạn thần kinh ở người bệnh bị bệnh não do nhôm. Một số trường hợp xuất hiện cảm giác ngứa, ngoại ban, nổi mày đay, tăng transaminase, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến thị giác, ù tai, giảm thính lực.Tác dụng phụ cực hiếm gặp: Thiếu máu không hồi phục, giảm tiểu cầu, rối loạn cảm giác ngoại vi, dị cảm, giảm chức năng gan, thận, thâm nhiễm phổi. 5. Tương tác thuốc Sử dụng thuốc Derikad chung với Vitamin C có thể gây rối loạn tim.Dùng đồng thời thuốc Derikad với proclorperazin có thể gây mất ý thức.Không nên pha thuốc với các dung môi khác ngoài chỉ dẫn sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.Để tránh việc tương tác thuốc có thể xảy ra, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng hiện đang sử dụng trước khi dùng Derikad. 6. Thận trọng khi dùng thuốc Derikad Sử dụng Derikad tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây hiện tượng da đỏ bừng, mày đay, hạ huyết áp và sốc ở một vài trường hợp. Bởi vậy, người bệnh nên dùng thuốc để tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm dưới da chậm.Ðục thủy tinh thể có thể xảy ra ở người điều trị bằng thuốc Derikad trong thời gian dài. Do đó, người bệnh cần định kỳ kiểm tra mắt 3 tháng một lần khi điều trị dài hạn bằng thuốc, nhất là khi dùng liều cao trên 50 mg/kg/ngày.Thận trọng khi dùng thuốc Derikad cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú.Do Derikad không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên người bệnh hoàn toàn có thể dùng thuốc khi đang lái xe.Trên đây là một số thông tin về thuốc Derikad mà bạn đọc có thể tham khảo. Việc sử dụng thuốc cần được thực hiện bởi chuyên gia y tế, do đó người bệnh cần thăm khám để được kê đơn phù hợp nhằm mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất.;;;;;Fercayl – thuộc nhóm thuốc khoáng chất và vitamin dùng theo đơn. Thuốc Fercayl có thành phần chính là khoáng chất sắt III hàm lượng 100mg. Đóng gói hộp màu đỏ, chữ trắng, bên trong có các ống bằng thuỷ tinh có chứa dịch lỏng. Quy cách đóng gói Fercayl gồm 2 loại, hộp 5 ống x 2ml và hộp 100 ống x 2ml. 2. Công dụng Fercayl Trong thuốc Fercayl có chứa sắt – đây là một loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Sắt giúp tạo ra Hemoglobin, Myoglobin và Enzyme hô hấp Cytochrom C. Khoáng chất có công dụng điều trị hoặc dự phòng tình trạng thiếu chất sắt trong máu ở các đối tượng theo chỉ định. 3. Chỉ định dùng thuốc Fercayl Fercayl được dùng trong các trường hợp thiếu sắt. Vì thuốc Fercayl dùng theo đường tiêm/ truyền tĩnh mạch, do đó được chỉ định trong các trường hợp thiếu sắt khi:Không thể sử dụng các chế phẩm có chứa sắt theo đường uống;Không dung nạp các chế phẩm sắt theo đường uống;Không có tác dụng khi bổ sung sắt theo đường uống;Mặc dù là sản phẩm bổ sung khoáng chất nhưng chỉ nên dùng Fercayl khi có chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ. 4. Liều dùng – cách dùng Fercayl Thuốc Fercayl được dùng theo đường tiêm bắp/ tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch. Tùy theo chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ để thực hiện phù hợp với người sử dụng. Liều dùng Fercayl theo khuyến cáo của nhà sản xuất là nên căn cứ vào mức độ thiếu sắt của người bệnh. Có thể liều dùng hằng ngày sẽ chia nhỏ thành nhiều lần hoặc dùng một liều.Nếu bạn có biểu hiện thiếu máu rõ rệt, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng Fercayl với liệu trình từ 3 – 5 tháng, cho đến khi Hemoglobin đạt giá trị bình thường. Sau đó, bạn có thể được dùng thuốc Fercayl trong khoảng vài tuần với liều chỉ định.Thiếu sắt trong bệnh thận mãn tínhĐối tượng bị bệnh thận mạn tính thuộc nhóm chạy thận nhân tạo, khi bị thiếu máu, dùng Fercayl liều 100mg trong các lần lọc máu. Tổng liều Fercayl tích luỹ thường là 1000mg (10 liều). Có thể lặp lại việc điều trị bằng Fercayl trong trường hợp có chỉ định lâm sàng từ cán bộ y tế.Thiếu sắt ở bệnh thận mạn tính (không phụ thuộc lọc màng bụng)Các đối tượng bị thiếu sắt ở bệnh thận mạn tính không phụ thuộc lọc máu liều dùng Fercayl là 300mg cách nhau 14 ngày. Sau đó tiếp tục dùng liều 400mg sau 14 ngày. Tổng liều tích lũy đạt 1000mg x 3 lần. Lặp lại liều điều trị chỉ khi có chỉ định lâm sàng từ cán bộ y tế.Thiếu sắt ở bệnh thận mạn tính (không phụ thuộc lọc máu)Liều dùng khuyến cáo là 200mg x 5 lần khác nhau trong 14 ngày. Tổng liều tích lũy 1000mg/ 14 ngày. Điều trị lặp lại khi có chỉ định lâm sàng từ cán bộ y tế. Tuy nhiên, liều dùng cũng có thể điều chỉnh dạng 2 lần tiêm 500mg vào ngày 1 và ngày 14.Ngoài ra, liều dùng cũng có thể là 10ml không pha loãng, IV trên 2 – 5 phút hoặc 10ml pha loãng với 100ml dung dịch natri clorid 0,9% trong ít nhất 15 phút. Truyền tĩnh mạch 5 lần khác nhau trong 14 ngày để đạt tổng liều tích lũy 1000mg/ 14 ngày.Thiếu máu liên quan đến hoá trị. Liều dùng 200mg x mỗi 3 tuần/ lần trong 5 liều. Hoặc dùng 100mg/ tuần/ lần từ 1 – 6 tuần. Sau đó dùng liều 100mg từ tuần 8 – 14 hoặc 200mg/ tuần/ lần sau mỗi kỳ hoá trị dựa trên bạch kim trong tối đa 6 liều. Hoặc 200mg sau mỗi chu kỳ hoá trị liệu dựa trên bạch kim trong 6 chu kỳ.Thiếu máu khi chạy thận nhân tạo phụ thuộc bệnh thận mạn tính. Dùng liều 5ml không pha loãng, IV chậm trong 2 – 5 phút hoặc 5ml pha loãng trong tối đa 100mg natri clorid 0,9% trong ít nhất 15 phút.Tổng liều điều trị Fercayl đạt 1000 mg. 5. Chống chỉ định Fercayl Không dùng thuốc Fercayl cho các đối tượng như:Thiếu máu do bệnh tan máu;Huyết sắc tố;Huyết tán;Tiền sử hen, dị ứng, chàm do dị ứng;Viêm gan;Xơ gan mất bù;Nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn;Viêm khớp dạng thấp;Suy thận cấp;Quá mẫn với phức hợp mono hoặc disaccharide sắt và dextranĐể đảm bảo an toàn khi dùng thuốc Fercayl hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ/ dược sĩ. 6. Tác dụng phụ Fercayl Trong khi dùng Fercayl bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ:Táo bón;Tiêu chảy;Vệt máu trong phân;Ăn không ngon;Buồn nôn;Nôn;Co thắt dạ dày;Sốt;Thông báo cho bác sĩ mọi biểu hiện được cho là tác dụng phụ sau khi dùng Fercayl để được xử trí hiệu quả. 7. Phụ nữ có thai, cho con bú, lái xe và vận hành máy dùng Fercayl
question_139
Công dụng thuốc Degas
doc_139
Thuốc Degas có thành phần chính chứa hoạt chất Ondansetron (dưới dạng Ondansetron HCl) với hàm lượng 8mg/ 4ml, được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm, Degas đóng gói dạng hộp gồm 1 vỉ hoặc 2 vỉ, 1 vỉ 5 ống có dung tích 4ml. 2. Tác dụng của thuốc Degas Tác dụng thuốc Degas:Hoạt chất Ondansetron là một chất đối kháng với thụ thể 5 – HT3 có tính chọn lọc cao giúp ngăn ngừa buồn nôn và nôn. Xạ trị và hóa trị liệu có thể gây ra phản xạ nôn bằng cách hoạt hóa dây thần kinh phế vị thông qua thụ thể 5HT. Hoạt chất Ondansetron trong Degas có tác dụng ức chế sự khởi đầu của phản xạ trên, việc hoạt hóa dây thần kinh phế vị làm thúc đẩy nôn qua cơ chế trung tâm vì gây giải phóng thụ thể 5HT trong vùng postrema ở trên sàn não thất IV.Cơ chế tác dụng chính xác của thuốc Degas trong việc kiểm soát nôn chưa được biết rõ. Tuy nhiên thuốc Degas dùng để phòng buồn nôn và nôn trong điều trị ung thư, tác dụng điều trị nôn và buồn nôn của Ondansetron do đối kháng với các thụ thể 5HT3 trên hệ thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại vi. 3. Chỉ định thuốc Degas Dùng thuốc Degas trong phòng nôn và buồn nôn trong hóa trị ung thư (đặc biệt là Cisplatin) khi người bệnh có nhiều tác dụng phụ hoặc người bệnh đề kháng lại với các liệu pháp chống nôn thông thường khác.Phòng nôn và buồn nôn trong xạ trị ung thư.Ngoài ra, Degas còn dùng để dự phòng nôn hoặc buồn nôn sau phẫu thuật. 4. Chống chỉ định thuốc Degas Thuốc Degas không được dùng cho các trường hợp quá mẫn với hoạt chất Ondansetron, các tá dược có trong thuốc, hoặc với bất kì thuốc nào thuộc nhóm đối kháng thụ thể 5 – HT3. 5. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Degas Cách dùng:Thuốc Degas được sử dụng trong tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.Liều dùng để phòng nôn trong điều trị xạ trị và hóa trị liệu:Người lớn: Việc sử dụng các loại hóa chất khác nhau với liều lượng khác nhau, có phối hợp điều trị hay không và tùy thuộc vào độ nhảy cảm đối với từng người bệnh sẽ có khả năng gây nôn khác nhau. Việc chỉ định liều Degas tùy thuộc vào từng cá thể, sử dụng từ 8 đến 32 mg/ngày tiêm tĩnh mạch. Liều thông thường được sử dụng là 8mg, tiêm tĩnh mạch chậm ngay trước khi hóa trị hoặc xạ trị. Đối với người bệnh hóa trị có gây nôn nhiều, có thể dùng các phác đồ có liều lượng trong 24 giờ đầu hóa trị như sau:Ngay trước khi dùng hóa trị, tiêm liều đơn 8mg Degas vào tĩnh mạch, tiêm chậm.Tiêm liều tương tự như trên, sau đó thêm tiêm tĩnh mạch 8mg 2 liều cách nhau từ 2 đến 4 giờ hoặc truyền liên tục cho người bệnh 1mg/ giờ trong 24 giờ. Dung dịch truyền gồm 1 liều đơn 32g Degas pha với 50 – 100ml được truyền cho người bệnh trong khoảng thời gian ít nhất là 15 phút ngay trước khi hóa trị. Tùy vào mức độ gây nôn của các loại thuốc hóa trị mà sẽ lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.Trên đối tượng là trẻ em từ 4 đến 12 tuổi: Sử dụng 1 liều 0,15mg/ kg cân nặng, tiêm tĩnh mạch ngay trước khi hóa trị, sau đó uống liều 4mg mỗi 12 giờ, dùng không quá 5 ngày.Đối với trẻ em dưới 3 tuổi: Không có chỉ định sử dụng.Phòng buồn nôn và nôn cho bệnh nhân sau phẫu thuật:Người lớn và người cao tuổi: khi gây tiền mê, sử dụng Degas với liều đơn 4mg, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm.Trẻ trên 2 tuổi: Tiêm mỗi 0,1 mg/ kg cân nặng, tiêm tối đa 4mg, tiêm tĩnh mạch chậm trước, trong hoặc sau gây tiền mê.Trên người bệnh có xơ gan hoặc bệnh gan năng dùng liều tối đa ngày 8mg. 6. Tác dụng không mong muốn Khi dùng thuốc Degas, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ thường gặp như sau: sốt, đau đầu, an thần, tiêu chảy, táo bón.Các tác dụng phụ ít gặp hơn như: khô miệng, chóng mặt, cảm thấy yếu, co cứng bụng, tăng men gan thoáng qua.Và các tác dụng phụ khác hiếm gặp hơn nhưng vẫn có khả năng xảy ra khi dùng Degas: Sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn, hạ huyết áp, phù mạch, nổi mề đay, khó thở, co thắt phế quản, thở khò khè, thở ngắn, nhịp tim nhanh, đau ngực, loạn nhịp. Ban xuất huyết, nổi ban, giảm kali máu, vàng da, rối loạn men gan.Nếu xảy ra bất cứ tác dụng phụ nào, cần phải thông báo báo cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế có chuyên môn để được xử lý kịp thời và hiệu quả. 7. Tương tác thuốc Một số tương tác thuốc đã được báo cáo khi sử dụng thuốc Degas với các thuốc khác như:Hoạt chất Ondansetron do thay đổi chuyển hóa có thể gây tăng độc tính nếu kết hợp thuốc Degas với các chất ức chế cytocrom P450 như: Cimetidine, Disulfiram, Allopurinol.Khi dùng các thuốc gây cảm ứng cytocrom P450 như Carbamazepin, Barbiturat, Phenytoin, Rifampin, Phenylbutazon với Degas, do bị thay đổi thanh thải thuốc nên sẽ làm giảm tác dụng của hoạt chất Ondansetron có trong thuốc.Không trộn Degas với bất cứ dung dịch nào khi chưa xác định được khả năng tương hợp (đặc biệt là các dung dịch kiềm có thể gây tủa).Khuyến cáo người bệnh cần báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng đã và đang sử dụng để có những chỉ định điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả. 8. Chú ý sử dụng thuốc Degas Đối với đối tượng phụ nữ đang mang thai và bà mẹ đang cho con bú: không chỉ định sử dụng thuốc Degas, tuy nhiên nếu thực sự cần thiết, sẽ phải tuân theo chỉ định của bác sĩ và cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng.Cần khuyến cáo các tác dụng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt có thể làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc của người bệnh.Trên đây là công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Degas. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
doc_46741;;;;;doc_30738;;;;;doc_54110;;;;;doc_41986;;;;;doc_32420
Thuốc Degodas có công dụng điều trị giảm đau trong một số trường hợp bệnh nhân gặp loãng xương. Tuy nhiên thuốc giảm đau không nên tùy ý sử dụng, vì nó có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. 1. Công dụng của thuốc Degodas Thuốc Degodas được sử dụng cho điều trị và phòng tránh trước nguy cơ bệnh loãng xương. Đối tượng thường được khuyến cáo sử dụng thuốc là những bệnh nhân đã trưởng thành. Những bệnh nhân có bệnh lý xương khớp còn nhỏ tuổi không nên tự ý dùng thuốc.Một phần lớn bệnh nhân khi sử dụng thuốc Degodas là phụ nữ. Sau giai đoạn mãn kinh sự suy yếu của phụ nữ rất rõ rệt. Người phụ nữ cần được bổ sung canxi và điều trị phòng chống loãng xương một phần giảm đau nhức xương khớp, phần còn lại là để tránh những ảnh hưởng ngoài ý muốn do bệnh lý xương khớp suy yếu gây ra.Bệnh nhân nên sử dụng thuốc Degodas theo hướng dẫn điều trị thay vì theo công dụng đã biết. Đôi khi cùng biểu hiện và tình trạng nhưng sức khỏe mỗi bệnh nhân sẽ phù hợp với những loại thuốc điều trị khác nhau. Do vậy, bệnh nhân cần có bác sĩ hướng dẫn, thay vì tự dùng thuốc để sử dụng đạt hiệu quả. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Degodas Thuốc Degodas có thể đạt hiệu quả và hấp thụ vào cơ thể sau khi sử dụng từ 60 phút trước khi ăn. Khả năng hấp thụ còn đánh giá dựa theo tình trạng và sức khỏe thực tế của người bệnh. Tuy nhiên khi mới sử dụng thuốc Degodas lần đầu thì bệnh nhân cần theo dõi phản ứng của thuốc. Cần lưu ý nếu sử dụng thuốc Degodas cần tránh dùng đồng thời cùng các thực phẩm bổ sung khác nếu không nằm trong đơn kê của bác sĩ.Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân nên uống nhiều nước 200 - 250 ml để thuốc được hấp thụ tốt hơn. Đồng thời, bệnh nhân cần ngồi hoặc đứng sau khi dùng thuốc trong khoảng 1 giờ đầu tiên. Tránh cho người bệnh nằm sau khi dùng thuốc, vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng hấp thụ của cơ thể. Sau khi dùng thuốc chỉ nên uống nước và tránh dùng thực phẩm để gây ảnh hưởng đến công dụng.Liều dùng của thuốc Degodas được kê đơn cho người lớn mỗi ngày với 1 viên vào buổi sáng. Liều dùng sẽ không thay đổi khi sử dụng điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng suy thận chưa đến giai đoạn nặng. Ở bệnh nhân suy gan và người lớn tuổi cũng dùng liều tương tự không cần thay đổi.Những bệnh nhân có dấu hiệu thiếu canxi và vitamin D có thể bổ sung trong quá trình điều trị bằng thuốc Degodas. Liều dùng của bệnh nhân điều trị có thể được thay đổi dựa theo bệnh lý cụ thể. Không nên tự ý dùng với liều thông thường khi bệnh nhân chưa xác định được nguyên nhân và tình trạng mắc bệnh của cơ thể. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Degodas Trước khi dùng Degodas thuốc điều trị giảm đau hạ sốt, người bệnh cần kiểm tra thành phần thuốc. Đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử hay di truyền dị ứng thành phần thuốc. Những mẫn cảm hay phản ứng không tốt sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc. Bệnh nhân cần báo lại bác sĩ sớm các dị ứng mẫn cảm bất thường để được thay đổi thuốc phù hợp hơn.Bên cạnh trường hợp mẫn cảm hay dị ứng thuốc, một số bệnh nhân cần tránh sử dụng nếu nằm trong những đối tượng chống chỉ định. Các trường hợp chống chỉ định cần đổi thuốc khác như:Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày hoặc đã từng điều trị bệnh dạ dày trước đó.Bệnh nhân hạ chỉ số kali trong máu và khó kiểm soát tình trạng hạ nồng độ kali trong máu.Người bệnh có sức khỏe không tốt khiến bệnh nhân thường xuyên phải nằm hoặc không thể ngồi quá 60 phút sau khi dùng thuốc. Thuốc Degodas khi sử dụng nên lưu ý các biểu hiện trên hệ tiêu hóa. Bệnh nhân có thể bị kích ứng ảnh hưởng tới niêm mạc trên đường tiêu hóa sau khi sử dụng. Đôi khi bệnh nhân sử dụng thuốc Degodas không có hiệu quả điều trị mà dẫn đến tình trạng trầm trọng hơn. Do vậy, bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe hệ tiêu hóa trước khi sử dụng, đồng thời thường xuyên kiểm tra những thay đổi của sức khỏe đường tiêu hóa sau khi uống thuốc.Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ về những ảnh hưởng thuốc Degodas sau khi sử dụng. Do vậy bệnh nhân cần kiểm tra những nguy cơ bệnh có thể mắc phải trước khi sử dụng thuốc Degodas. Các biến chứng nguy hiểm nếu được kiểm soát và phát hiện sớm sẽ giảm nhẹ ảnh hưởng cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.Bệnh nhân rối loạn chỉ số cation hoặc suy thận nặng nên cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc. Các bệnh nhân hoại tử xương, đặc biệt là xương hàm nên báo lại cho bác sĩ sớm nếu phát hiện để tránh ảnh hưởng nghiêm trọng hơn sau khi sử dụng Degodas.Thuốc Degodas không nên sử dụng ở phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. Với nhân viên lao động thường hoạt động nặng thì cân nhắc với thuốc Degodas. Bệnh nhân nên đi kiểm tra và tham khảo từ bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách phù hợp cho quá trình điều trị. 4. Phản ứng phụ của thuốc Degodas Sau khi sử dụng Degodas bệnh nhân cần chú ý đến các phản ứng phụ của thuốc. Theo đó, người bệnh có thể chủ động phòng tránh những phản ứng phụ nguy hiểm. Sau đây là những phản ứng phụ bệnh nhân nên chú ý để phòng tránh:Đau nhức bàng quang. Nước tiểu có màu bất thườngĐau rát khi đi tiểu. Ho và đau tức ngực. Viêm họng. Hắt hơi. Khó thởĐau mỏi lưng hông. Bồn chồn lo lắngỚn lạnh. Sốt caoĐau thắt ngực. Rối loạn nhịp tim. Bên cạnh đó, có một số phản ứng phụ khá hiếm gặp, tuy nhiên mức độ nguy hiểm của những phản ứng này cần lưu ý. Vì thế dù ít khi gặp bệnh nhân vẫn nên chủ động theo dõi và phát hiện sớm nếu có dấu hiệu tương tự:Hoa mắt chóng mặtĐau nhức cơ thể. Rối loạn thị giác. Sưng đau môi, mặt hay lưỡi. Rối loạn tiêu hóa. Phát ban. Nổi mẩn ngứa. Tê bì tay chân. Sổ mũi. Nổi hạch sưng tấy vùng cổĐau bụngĐau mắtĐỏ mắt. Nước mắt chảy ra không kiểm soát. Sưng phù ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Vận động gây đau nhức xương khớp. Răng lung layĐau nhức vùng đùi. Nhạy cảm với ánh sáng mạnh. Phản ứng phụ của thuốc Degodas tùy theo khả năng hấp thụ của cơ thể mỗi bệnh nhân. Những phản ứng phụ có thể xuất hiện hoặc không tùy vào bệnh tình và sức khỏe miễn dịch mỗi người. Tuy nhiên, để phòng tránh triệt để, bệnh nhân ngoài tự theo dõi sức khỏe nên thường xuyên tái khám định kỳ để bác sĩ nắm được sự thay đổi của bệnh lý và điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp. 5. Tương tác với thuốc Degodas Trong khi sử dụng thuốc Degodas bệnh nhân vẫn có thể bổ sung dinh dưỡng tránh cơ thể thiếu hụt khoáng chất. Tuy nhiên, nếu bổ sung thông qua thực phẩm chức năng thì không được khuyến khích. Các loại thuốc bổ sung cation nên tránh sử dụng, vì có nguy cơ tương tác ảnh hưởng công dụng Degodas. Đôi khi thuốc NSAID và aspirin cũng sẽ tương tác ảnh hưởng đến hiệu quả của Degodas.Bệnh nhân khi sử dụng Degodas nên trao đổi trước với bác sĩ. Họ sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất khi bạn cần phải bổ sung dinh dưỡng hay điều trị kết hợp cùng thuốc khác nhưng hạn chế tối đa tương tác tiêu cực.Trên đây là những chia sẻ về công dụng và cách sử dụng thuốc Degodas. Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn kê đơn bác sĩ. Khi cần điều chỉnh thay đổi hay ngừng thuốc hãy báo bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.;;;;;Thuốc Tumegas được bào chế dưới dạng gel uống, có thành phần chính là dịch chiết nghệ vàng. Thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. 1. Công dụng của thuốc Tumegas 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Tumegas Tumegas được dùng bằng đường uống. Người bệnh nên lắc đều gói thuốc trước khi dùng, uống trực tiếp mà không cần phải pha loãng. Nên uống thuốc Tumegas trước khi ăn hoặc lúc đói để có thể tạo một lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày.Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng không có HP dùng 3 gói/ngày vào các thời điểm: Sáng, trưa và trước khi đi ngủ. Người bệnh nên uống thuốc trước bữa ăn 10 phút, đợt điều trị sẽ kéo dài trong 15 ngày.Người bệnh có thể uống ngay nếu cách thời điểm chỉ định 1 - 2 tiếng. Nếu thời điểm đã quá xa, người bệnh không nên tự ý uống bù thuốc hoặc gấp đôi liều quy định.Hiện chưa có báo cáo về việc sử dụng quá liều thuốc Tumeras. Nếu lỡ dùng thuốc quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, bệnh nhân nên đến bệnh viện ngay để được xử trí, cấp cứu kịp thời. 3. Tác dụng phụ Hiện chưa có thông tin về tác dụng phụ của thuốc Tumegas. Vì thành phần là thảo dược nên thuốc khá an toàn đối với người sử dụng. Nếu gặp những dấu hiệu bất thường khi sử dụng thuốc, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để có cách xử trí phù hợp. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Tumegas Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Tumegas:Thận trọng khi dùng thuốc người bệnh có cơ thể suy nhược;Trong đợt điều trị với thuốc Tumegas, bệnh nhân nên kiêng với các loại thực phẩm có tính chua, cay, các loại đồ uống có ga hoặc đồ uống có cồn;Người bệnh nên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu hóa, tốt cho đường tiêu hóa trong thời gian dùng thuốc Tumegas. Đồng thời, không nên ăn quá no hoặc để cơ thể quá đói vì sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Bên cạnh đó, nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và lành mạnh;Nghệ có thể ảnh hưởng đến quá trình bài tiết mật. Do vậy, thuốc Tumegas không được khuyến nghị trong những trường hợp như viêm đường mật, tắc nghẽn ống mật, bệnh gan, sỏi mật, các bệnh lý đường mật khác,...;Thận trọng khi sử dụng thuốc Tumegas cho người cao tuổi;Bệnh nhân nên sử dụng thuốc Tumegas ngay sau khi mở gói. Không nên dùng thuốc đã hết hạn sử dụng, bao bì bị rách hoặc có vết hở;Người bệnh nên chủ động báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh lý, các bệnh dị ứng của bản thân,... để được chỉ định phù hợp nhằm khắc phục tình trạng bệnh một cách an toàn;Hiện chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc sử dụng thuốc Tumegas ở phụ nữ có thai và những bà mẹ đang nuôi con bú. Do đó, tính an toàn và hiệu quả của thuốc đối với thai nhi, trẻ sơ sinh vẫn chưa được xác định rõ. Vì vậy, khuyến cáo không nên sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú. 5. Tương tác thuốc Tumegas Hiện chưa có nghiên cứu về tương tác giữa thuốc Tumegas và các thuốc khác. Các tương tác được phát hiện chủ yếu là tương tác của bột nghệ hoặc chiết xuất curcumin. Một số tương tác được báo cáo nhưng chưa có đầy đủ dữ liệu gồm:Nghệ vàng có thể tương tác với thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc chống tăng lipid máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu và warfarin;Curcumin có thể làm giảm tác dụng của một số chất ức chế miễn dịch;Trà xanh làm tăng tác dụng của curcumin (nghiên cứu trên động vật).Trong quá trình sử dụng thuốc Tumegas, người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa ăn và mỗi bữa ăn với lượng ít để giảm tải cho dạ dày, giúp nhanh chóng làm liền các vết loét dạ dày - tá tràng.;;;;;Odigas là thuốc có nguồn gốc thảo dược và động vật, đóng gói hộp 2 vỉ x 10 viên. Thuốc có dạng bào chế là viên nang cứng. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Odigas sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Thuốc Odigas có chứa các thành phần sau:Cao đặc Sơn tra (tương đương 1g sơn tra) 100 mg;Cao đặc chỉ thực (tương đương 0,5g chỉ thực) 50mg;Cao đặc vỏ quýt (tương đương 1g vỏ quýt) 100 mg.Thuốc Odigas được chỉ định để kích thích hệ tiêu hóa, trong các trường hợp:Đầy hơi và chướng bụng;Khó tiêu do thức ăn hay do bệnh đường tiêu hóa;Rối loạn tiêu hóa;Táo bón;Viêm loét dạ dày tá tràng. 2. Chống chỉ định của thuốc Odigas Thuốc Odigas chống chỉ định trong các trường hợp:Người bệnh bị mẫn cảm với bất cứ thành phần, tá dược nào của thuốc Odigas.Phụ nữ có thai và/ hoặc đang cho con bú. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Odigas Cách sử dụng: Thuốc Odigas dùng bằng đường uống, sau bữa ăn.Liều lượng:Đối với người lớn: Uống 2 viên/ lần x 1-2 lần/ ngày sau bữa ăn.Đối với trẻ em: Uống 1 viên/ lần x 1-2 lần/ ngày.Lưu ý: Liều dùng Odigas trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Odigas cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Odigas phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Odigas:Trong trường hợp quên liều thuốc Odigas thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Odigas đã quên và sử dụng liều mới. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Odigas Thuốc Odigas dùng được cho người làm nghề lái xe hoặc vận hành máy móc.Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Odigas cho người bị suy gan và suy thận nặng.Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc Odigas có dấu hiệu bị đổi màu, mốc, chảy nước hay hết hạn dùng.Quá trình sử dụng thuốc Odigas, người bệnh cần lưu ý khi kiểm tra sức khỏe hãy đưa đủ hồ sơ khám bệnh và danh sách các sản phẩm (kể cả thực phẩm chức năng và thuốc không kê đơn) đang sử dụng cho bác sĩ. Dựa vào thông tin được cung cấp bạn sẽ được tư vấn chi tiết về thuốc Odigas và những nguy cơ tương tác có thể xảy ra.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Odigas, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Odigas điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Thuốc Degasgel có các thành phần chính là Gaiazulen với hàm lượng 0,004g và Simethicon với hàm lượng 3g. Vai trò của từng thành phần trong công thức như sau:Guaiazulene là chất ức chế cạnh tranh của thụ thể thromboxan A2, giúp duy trì sự lưu thông liên tục của máu, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho các màng nhầy. Guaiazulene thúc đẩy biểu mô nhanh chóng khôi phục và làm tăng tiết bicarbonat, nhờ đó giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, Guaiazulen cũng có tác dụng chống viêm.Simethicone là 1 chất trơ về mặt sinh lý, không hấp thu qua đường tiêu hóa hay làm cản trở tiết dịch vị. Simethicone có công dụng làm giảm sức căng bề mặt của các bong bóng hơi, khiến cho chúng kết hợp lại với nhau. Simethicon được sử dụng để giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu. 2. Công dụng của thuốc Degasgel Thuốc Degasgel giúp điều trị các bệnh lý sau:Viêm loét dạ dày - tá tràng.Trào ngược dạ dày thực quản.Đầy hơi, ợ chua, ợ hơi và nóng rát thượng vị.Bảo vệ niêm mạc dạ dày khi dùng các thuốc gây kích ứng dạ dày.Thuốc Degasgel chống chỉ định ở bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc. Degasgel không chứa đường do đó thuốc không chống chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường. 3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Degasgel Thuốc Degasgel được dùng bằng đường uống. Liều khuyến cáo là 1 - 2 gói, 2 - 3 lần/ngày. Bệnh nhân nên uống trước bữa ăn hoặc khi có cơn đau. 4. Tác dụng phụ của thuốc Degasgel Trong quá trình sử dụng thuốc Degasgel, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ bao gồm: phát ban, ngứa, buồn nôn, nôn, dị ứng, mất cảm giác ngon miệng,... Nếu gặp phải bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bệnh nhân nên liên hệ bác sĩ để xử trí kịp thời. huốc Degasgel không gây táo bón.Có thể dùng thuốc Degasgel cho bệnh nhân đái tháo đường, béo phì, cao huyết áp.Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định và liều dùng, tránh tự ý tăng hoặc giảm liều.Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng Degasgel cho các đối tượng này.Bảo quản thuốc Degasgel ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng và nhiệt độ dưới 30°CBài viết đã cung cấp các thông tin tổng quát về thuốc Degastrel. Tuy nhiên những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân nên tham vấn ý kiến nhân viên y tế trước khi dùng thuốc Degastrel để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả tối ưu.;;;;;Thuốc Febgas 250 thuộc nhóm ngăn ngừa nhiễm khuẩn, ức chế nấm, virus và tiêu diệt ký sinh trùng trong cơ thể bệnh nhân. Để Febgas 250 phát huy hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ ngoài ý muốn, bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ/ dược sĩ. Thuốc Febgas 250 là sản phẩm được trực tiếp Công ty CP dược phẩm Me Di Sun - VIỆT NAM sản xuất, với số hiệu đăng ký VD-33471-19. Febgas 250 hỗ trợ điều trị bệnh viêm phổi, viêm họng, viêm xoang, viêm bàng quang, viêm niệu đạo,...Thành phần chính của thuốc Febgas 250 là Cefuroxim hàm lượng 250mg, bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống. Febgas 250 đựng trong hộp loại 10 gói, loại 20 gói, mỗi gói 4.4g.Thuốc Febgas 250 có thời hạn sử dụng là 36 tháng tính từ ngày sản xuất. Bảo quản thuốc Febgas 250 nơi thoáng, cao ráo, sạch sẽ, nhiệt độ phòng không quá 30°C, không bị nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào. Thuốc Febgas 250 được chỉ định điều trị cho những trường hợp sau:Bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản cấp tính và mãn tính;Bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi;Bệnh nhân mắc bệnh viêm tai giữa;Bệnh nhân mắc bệnh viêm xoang, viêm amidan, viêm họng;Bệnh nhân mắc bệnh viêm bàng quang, viêm niệu đạo;Bệnh nhân mắc bệnh viêm thận, viêm bể thận cấp tính hoặc mãn tính;Bệnh nhân mắc bệnh viêm niệu đạo cấp tính không biến chứng do lậu cầu;Bệnh nhân mắc bệnh viêm cổ tử cung;Bệnh nhân bị mụn nhọt, mủ da, chốc lở. 3. Chống chỉ định thuốc Febgas 250 Trường hợp không được sử dụng thuốc Febgas 250 là những đối tượng:Quá mẫn cảm với thành phần của thuốc Febgas 250;Lưu ý: Chống chỉ định Febgas 250 phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối. Không vì bất cứ lý do nào mà linh động cho sử dụng thuốc. 4. Cách dùng và liều dùng thuốc Febgas 250 Để công dụng thuốc Febgas 250 phát huy hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần nắm rõ cách sử dụng và liều lượng dùng thuốc Febgas 250.4.1. Cách dùng thuốc Febgas 250Sử dụng thuốc Febgas 250 theo đường uống dạng viên hoặc hỗn dịch.Uống thuốc Febgas 250 với nhiều nước lọc. Tuyệt đối không uống Febgas 250 với nước chè, nước ngọt có gas, bia, rượu,... Vì có thể làm mất tác dụng của thuốc hoặc tác dụng phụ nguy hiểm.4.2. Liều lượng dùng thuốc Febgas 250Liều lượng của người lớn:Đối với bệnh viêm họng, viêm xoang, viêm amidan do vi khuẩn gây ra: Mỗi lần uống 250mg Febgas 250 và lần sau cách lần trước 12 giờ.Đối với bệnh viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính, bệnh nhiễm khuẩn da: Mỗi lần uống 250mg – 500mg Febgas 250, lần sau cách lần trước 12 giờ.Đối với bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Mỗi lần uống 125mg – 250m Febgas 250, lần sau cách lần trước 12 giờ.Đối với viêm niệu đạo do lậu và bệnh viêm cổ tử cung: Uống liều duy nhất 1g.Liều lượng của trẻ em:Đối với bệnh viêm amidan, viêm họng: Uống 20mg Febgas 250/kg cân nặng/ ngày và chia làm 2 liều nhỏĐối với bệnh chốc, lở, bệnh viêm tai giữa: Uống 30mg Febgas 250/ kg cân nặng/ ngày và chia làm 2 liều nhỏ. Lưu ý: Thông thường, đối với thuốc Febgas 250, liệu trình điều trị khoảng 7 ngày. Thận trọng khi sử dụng thuốc với nhóm đối tượng: Người suy thận, đang thẩm tách thận, người cao tuổi. 5. Xử lý khi quên liều – quá liều Febgas 250 Trường hợp quên liều Febgas 250:Nếu quên liều Febgas 250, bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu liều Febgas 250 quên gần liều kế tiếp, bỏ qua liều quên và uống liều kế tiếp như bình thường. Tuyệt đối không tăng gấp đôi liều lượng Febgas 250.Trường hợp quá liều Febgas 250:Triệu chứng: Tiêu chảy, buồn nôn và nôn, thậm chí tăng kích thích thần kinh cơ và co giật,...Cách xử lý: Người nhà đưa bệnh nhân đến địa chỉ y tế chuyên khoa để bác sĩ xử lý kịp thời. Trước tiên, bảo vệ đường hô hấp của bệnh nhân thông thoáng khí và truyền dịch. Nếu xuất hiện cơn co giật, sử dụng thuốc chống co giật. Có thể tiến hành thẩm tách máu để loại bỏ thuốc Febgas 250 khỏi máu. 6. Tác dụng phụ của thuốc Febgas 250 Ngoài công dụng thuốc Febgas 250, có những bệnh nhân khi sử dụng thuốc gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có biện pháp giải quyết kịp thời.Tác dụng phụ thường gặp:Đối với hệ tiêu hóa: Bệnh nhân bị tiêu chảy;Đối với da: Bệnh nhân phát ban da dạng sần.Tác dụng phụ ít gặp:Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân nhiễm nấm Candida, gặp phản ứng phản vệ.Tác dụng phụ ở máu: Tăng bạch cầu hoặc giảm bạch cầu trung tính,...Với hệ tiêu hóa: Bệnh nhân nôn hoặc buồn nôn.Với da: Bệnh nhân ngứa, nổi mề đay.Đối với hệ tiết niệu: Tăng chỉ số creatinin trong huyết thanh.Tác dụng phụ hiếm gặp:Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân sốt.Tác dụng phụ ở máu: Bệnh nhân có thể bị thiếu máu, tan máu.Đối với hệ tiêu hóa: Bệnh nhân viêm đại tràng giả mạc.Triệu chứng ở da: Hoại tử biểu bì nhiễm độc, hồng ban đa dạng,...Triệu chứng ở gan: Bệnh nhân vàng da ứ mật, tăng men gan,...Triệu chứng ở thận: Bệnh nhân viêm thận kẽ, nhiễm độc thận tăng tạm thời ure máu,...Triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương: Bệnh nhân đau đầu, co giật, kích động,...Triệu chứng khác: Bệnh nhân đau khớp.Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Febgas 250 và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. 7. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Febgas 250 Trong quá trình sử dụng Febgas 250, bệnh nhân cần nắm rõ những vấn đề sau để hạn chế tác dụng phụ ngoài ý muốn.7.1. Thận trọng khi sử dụng Febgas 250Trước khi sử dụng Febgas 250, phải tìm hiểu kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân với kháng sinh penicillin hoặc thuốc khác. Sẵn sàng xử lý tình trạng sốc phản vệ cho bệnh nhân từng dị ứng với penicillin.Thuốc Febgas 250 hạn chế nguy cơ biến đổi chức năng thận, nhưng khi dùng thuốc, bệnh nhân vẫn cần kiểm tra thận. Ngoài ra, thận trọng khi sử dụng với thuốc lợi tiểu vì làm ảnh hưởng chức năng thận.Sử dụng thuốc Febgas 250 kéo dài nhiều ngày có thể khiến chủng không nhạy cảm phát triển quá mức. Nếu bị bội nhiễm phải ngừng dùng thuốc.Một số trường hợp bị viêm đại tràng màng giả, tiêu chảy nặng khi sử dụng thuốc Febgas 250. Vì vậy, bệnh nhân mắc bệnh đường tiêu hóa nên thận trọng khi uống thuốc.Sử dụng thuốc Febgas 250 kết hợp kháng sinh Cephalosporin hoặc kháng sinh Aminoglycosid làm tăng nhiễm độc thận, bệnh nhân cần chú ý.7.2. Lưu ý với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuyệt đối không sử dụng thuốc Febgas 250 cho phụ nữ đang mang thai và phụ nữ đang cho con bú vì có thể gây hại cho sức khỏe thai nhi cũng như trẻ sơ sinh.7.3. Lưu ý với người lái xe, vận hành máy. Chưa có những bằng chứng cụ thể về sự ảnh hưởng của thuốc Febgas 250 với nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, người lái xe và người vận hành máy muốn sử dụng thuốc Febgas 250 cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.7.4. Tương tác thuốc Febgas 250Giảm tác dụng: Thuốc kháng acid hoặc thuốc phong bế H2 dẫn tới giảm sinh khả dụng của thuốc Febgas 250. Vì vậy, nên sử dụng thuốc cách nhau ít nhất 2h để hạn chế tăng p. H dạ dày.Tăng tác dụng: Thuốc Probenecid liều cao khiến độ thanh thải của Cefuroxim ở thận giảm, nồng độ Cefuroxim trong máu cao.Tăng độc tính: Sử dụng thuốc Aminoglycosid làm tăng nhiễm độc thận. Công dụng thuốc Febgas 250 được chỉ định cho bệnh nhân viêm xoang, viêm phổi, viêm niệu đạo,... Bệnh nhân cần nắm rõ cách dùng thuốc và liều lượng sử dụng thuốc Febgas 250 để hạn chế tác dụng phụ ngoài ý muốn.Lưu ý: Febgas 250 là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
question_140
Công dụng thuốc Deacresiod
doc_140
Deacresiod là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm trùng, kháng virus, chống nấm. Thuốc chứa thành phần chính là Diiodohydroxyquinoline dùng để điều trị tiêu chảy cấp tính và tiêu diệt lỵ amip đường ruột. Thuốc Deacresiod có chứa hoạt chất chính là Diiodohydroxyquinoline, đây là một thuốc có tác dụng diệt amip có trong lòng đường ruột. Cơ chế hoạt động dược lực học chính xác của thuốc chưa được hiểu rõ. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn chống lại vi khuẩn gây bệnh lỵ Entamoeba histolytica. Diiodohydroxyquinoline tác dụng trên cả hai dạng hoạt động và dạng không hoạt động (dạng đóng nang) của amip. Diiodohydroxyquinoline không có tác dụng trị amip ngoài đường ruột nên để điều trị bệnh tận gốc cần phối hợp với các thuốc trị bệnh khác.Khi uống, thuốc Deacresiod được hấp thu kém tại đường tiêu hoá, sau quá trình phân bố, chuyển hoá, thuốc được thải trừ qua đường phân, và nước tiểu. 2. Chỉ định và chống chỉ định trong việc sử dụng thuốc Deacresiod 2.1. Chỉ định Thuốc Deacresiod được chỉ định dùng trong :Bệnh lỵ amip ở đường tiêu hoá (đường ruột): Sử dụng đơn thuần, hoặc bổ sung kết hợp thuốc diệt amip khác.Hiệu quả trong điều trị bệnh lý tiêu chảy cấp tính có dấu hiệu nghi do nhiễm khuẩn, không có hiện tượng xâm lấn bao gồm: Suy giảm toàn trạng, sốt, dấu hiệu nhiễm trùng, dấu hiệu nhiễm độc,... 2.2. Chống chỉ định Không sử dụng thuốc Deacresiod trên người bệnh quá mẫn với thành phần Diiodohydroxyquinoline có trong thuốc, người đang mang thai, trẻ nhỏ còn bú mẹ. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Deacresiod Cách dùng: Thuốc Deacresiod được dùng đường uống, người bệnh nên uống trực tiếp viên thuốc với cốc nước vừa đủ, nên uống sau bữa ăn.Liều dùng: Bệnh amip đường ruột: Người lớn liều lượng uống ngày 3 lần, mỗi lần từ 2 – 3 viên, liệu trình uống kéo dài trong 20 ngày.Bệnh tiêu chảy cấp tính: Người lớn uống ngày 2 đến 3 lần, mỗi lần 1 viên, sử dụng tối đa 7 ngày.Trẻ em trên 30 tháng tuổi: Uống liều theo công thức 5 – 10mg/ kg/ ngày, chia đều 3 – 4 lần/ ngày. 4. Tác dụng không mong muốn của thuốc Deacresiod Các tác dụng không mong muốn của thuốc Deacresiod như sau: Các rối loạn về chức năng tuyến giáp, dị ứng ngoài da, các dấu hiệu đường tiêu hoá bao gồm buồn nôn, đau bụng vùng dạ dày.Ngoài tác dụng phụ kể trên, nếu người bệnh có các dấu hiệu khó chịu, bất thường nào khác trên da, trong cơ thể trong thời gian dùng thuốc Deacresiod, hãy thông báo cho bác sĩ. 5. Những lưu ý khi dùng thuốc Deacresiod Những lưu ý chung khi sử dụng thuốc Deacresiod bao gồm:Người bệnh nên tuân thủ liều dùng và thời gian, liệu trình dùng thuốc, không tự ý sử dụng thuốc, thay đổi liều lượng, không dùng thuốc kéo dài quá 4 tuần khi không có ý kiến từ bác sĩ.Người bệnh bị suy gan, suy giảm chức năng của thận nên dùng thuốc thận trọng.Phụ nữ đang thời kỳ mang thai, cho con bú, hay trẻ còn bú mẹ cần được cân nhắc sử dụng thuốc Deacresiod khi thật cần thiết.Người lái tàu xe, tham gia công việc vận hành, điều khiển máy móc có thể sử dụng thuốc do chưa nhận thấy tác dụng bất lợi nào trong khi uống thuốc ảnh hưởng đến công việc.Trên đây là thông tin về thuốc Deacresiod. Thuốc điều trị bệnh đường tiêu hoá, để đảm bảo an toàn khi dùng, tránh dùng thuốc sai cách, bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc. Nếu còn bất cứ câu hỏi liên quan đến thuốc, bạn nên được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia y tế.
doc_46308;;;;;doc_60667;;;;;doc_2385;;;;;doc_2059;;;;;doc_11722
Derikad là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị ngộ độc sắt cấp tính hoặc thừa sắt mãn tính. Việc sử dụng thuốc đúng cách sẽ giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của ngộ độc sắt như nôn, đau bụng dữ dội, tim đập nhanh hay co giật,... Thuốc Derikad có chứa thành phần chính là hoạt chất Deferoxamine Mesylate 500 mg.Deferoxamine Mesylate có khả năng chelat hóa sắt tự do trong máu hoặc trong tế bào để từ đây tạo thành phức FO đồng thời huy động và chelat hóa nhôm tạo thành phức hợp AIO. Các phức hợp này đều có khả năng bài tiết hoàn toàn qua nước tiểu, giúp tăng cường bài tiết sắt và nhôm trong nước tiểu và phân để giảm thiểu sự ứ đọng sắt và nhôm bệnh lý ở các cơ quan.Hoạt chất Deferoxamine hấp thu chậm qua đường tiêu hóa, sinh khả dụng tuyệt đối dưới 2% khi dùng qua đường uống nên chúng thường được sử dụng theo đường tiêm bắp hoặc truyền dưới da chậm. 2. Chỉ định và chống chỉ định 2.1. Chỉ định. Thuốc Derikad được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:Bệnh nhân bị ngộ độc sắt cấp, kiểm tra nhận thấy nồng độ sắt trong huyết thanh trên 450 - 500 microgam/decilit hoặc khi xuất hiện những dấu hiệu điển hình của ngộ độc sắt trên lâm sàng.Bệnh nhân thừa sắt mãn tính thứ phát do truyền máu thường xuyên trong điều trị các bệnh như thalassemia, thiếu máu bẩm sinh và một số bệnh thiếu máu khác.Hỗ trợ điều trị nhiễm sắc tố sắt.Ðiều trị tình trạng tích lũy nhôm ở bệnh nhân bị suy thận (quá trình kiểm tra cho thấy nồng độ nhôm huyết thanh trên 60 microgam/lít).Người bệnh vô niệu, nhiễm sắc tố sắt tiên phát.2.2. Chống chỉ định. Thuốc Derikad chống chỉ định với người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 3. Liều dùng và cách dùng 3.1. Liều dùng. Thuốc Derikad được sử dụng với liều dùng tham khảo như sau:Ngộ độc sắt cấp: Người lớn dùng liều khởi đầu 1g, sau đó dùng tiếp 2 liều 0,5 g, cách nhau 4 giờ. Tùy đáp ứng lâm sàng mà người bệnh có thể sử dụng thêm liều 0,5 g, cứ 4 – 12 giờ một lần, lên tới 6g/ngày hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 15 mg/kg/giờ. Trẻ em dùng thuốc tiêm bắp với liều 50 mg/kg/lần, 6 giờ một lần và dùng tối đa 6g/ngày; trong khi đó dùng tiêm tĩnh mạch 15 mg/kg/giờ, tối đa 6g/ngày.Thừa sắt mãn tính: Người lớn sử dụng thuốc Derikad tiêm bắp 0,5 – 1g/ngày hoặc tiêm truyền dưới da từ 1 – 2 g/ngày bằng dụng cụ truyền có theo dõi. Trẻ em dùng thuốc tiêm tĩnh mạch liều lượng 15 mg/kg/giờ, tối đa 12 giờ/ngày hoặc tiêm truyền dưới da 20 – 50 mg/kg thể trọng/ngày sử dụng dụng cụ truyền có theo dõi.Người bệnh thiếu máu thalassemia: Trong trường hợp cần truyền máu, cho truyền tĩnh mạch chậm 2 g deferoxamin cho 1 đơn vị máu (chú ý đảm bảo không quá 15 mg/kg/giờ) và không được cùng một đường truyền tĩnh mạch với truyền máu.Bệnh xương: Sử dụng Derikad với liều 20 – 40mg/kg cho mỗi kỳ lọc máu thận nhân tạo, số lần sử dụng thuốc tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng của người bệnh.Người bệnh suy thận: Trong trường hợp độ thanh thải dưới 10 ml/phút, giảm 50% liều dùng.3.2. Cách dùng. Thuốc Derikad được sử dụng bằng cách tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Trong trường hợp người bệnh không bị sốc nên cho thuốc bằng đường tiêm bắp. Với những đối tượng mắc bệnh trụy tim mạch hoặc sốc, nên tiêm tĩnh mạch chậm. Ngoài ra, nếu điều trị ngộ độc sắt cấp không nên cho tiêm dưới da.Cách pha dung dịch tiêm tham khảo như sau:Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Sử dụng thuốc Derikad hòa tan với nước cất tiêm để tạo nên dung dịch có chứa 250 mg/ml. Khi pha cần chú ý thuốc phải được hòa tan hoàn toàn trước khi hút ra. Tiếp đến bạn tiếp tục pha dung dịch thuốc vào nước muối đẳng trương, hoặc glucose 5% hoặc dung dịch Ringer lactat để tạo nên được dung dịch có nồng độ 10 mg/ml (tối đa 25 mg/ml). Sau đó, quá trình tiêm được thực hiện với tốc độ không vượt quá 15 mg/ kg/ giờ.Dung dịch tiêm bắp và dưới da: Sử dụng thuốc Derikad hòa tan với nước cất để được dung dịch có 250 mg/ml. Chú ý thuốc phải được hòa tan hoàn toàn trước khi lấy vào bơm tiêm để tránh gây ảnh hưởng đến hiệu quả. 4. Tác dụng phụ Việc sử dụng thuốc Derikad có thể gây ra một số tác dụng phụ sau:Tác dụng phụ thường gặp: Đau, sưng, ban đỏ, ngứa, nổi mẩn, có thể kèm theo sốt, rét run và mệt.Tác dụng phụ hiếm gặp: Phản ứng phản vệ có kèm sốc hoặc không, phù mạch, hạ huyết áp, chóng mặt, xuất hiện cơn động kinh, gia tăng loạn thần kinh ở người bệnh bị bệnh não do nhôm. Một số trường hợp xuất hiện cảm giác ngứa, ngoại ban, nổi mày đay, tăng transaminase, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng đến thị giác, ù tai, giảm thính lực.Tác dụng phụ cực hiếm gặp: Thiếu máu không hồi phục, giảm tiểu cầu, rối loạn cảm giác ngoại vi, dị cảm, giảm chức năng gan, thận, thâm nhiễm phổi. 5. Tương tác thuốc Sử dụng thuốc Derikad chung với Vitamin C có thể gây rối loạn tim.Dùng đồng thời thuốc Derikad với proclorperazin có thể gây mất ý thức.Không nên pha thuốc với các dung môi khác ngoài chỉ dẫn sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.Để tránh việc tương tác thuốc có thể xảy ra, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về các loại thuốc, thực phẩm chức năng hiện đang sử dụng trước khi dùng Derikad. 6. Thận trọng khi dùng thuốc Derikad Sử dụng Derikad tiêm tĩnh mạch nhanh có thể gây hiện tượng da đỏ bừng, mày đay, hạ huyết áp và sốc ở một vài trường hợp. Bởi vậy, người bệnh nên dùng thuốc để tiêm bắp hoặc tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm dưới da chậm.Ðục thủy tinh thể có thể xảy ra ở người điều trị bằng thuốc Derikad trong thời gian dài. Do đó, người bệnh cần định kỳ kiểm tra mắt 3 tháng một lần khi điều trị dài hạn bằng thuốc, nhất là khi dùng liều cao trên 50 mg/kg/ngày.Thận trọng khi dùng thuốc Derikad cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú.Do Derikad không gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh nên người bệnh hoàn toàn có thể dùng thuốc khi đang lái xe.Trên đây là một số thông tin về thuốc Derikad mà bạn đọc có thể tham khảo. Việc sử dụng thuốc cần được thực hiện bởi chuyên gia y tế, do đó người bệnh cần thăm khám để được kê đơn phù hợp nhằm mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất.;;;;;Thuốc Dexalife là một glucocorticoid tổng hợp với thành phần chính là Dexamethason. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc thông tin về công dụng và lưu ý khi sử dụng thuốc Dexalife. 1. Công dụng thuốc Dexalife Thuốc Dexalife có hoạt chất chính là Dexamethason, thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm với hàm lượng Dexamethasone natri phosphate 5mg/ml.Dexamethason là fluomethylprednisolon, glucocorticoid tổng hợp và Dexamethason hầu như không tan trong nước. Thuốc có tác dụng bằng cách gắn kết vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị đi vào nhân tế bào và ở đó tác động đến một số gen được dịch mã. Dexamethason cũng có một số tác dụng trực tiếp mà không qua trung gian gắn kết vào thụ thể. Dexamethason có các tác dụng chính là chống dị ứng, chống viêm và ức chế miễn dịch, tuy nhiên tác dụng đến cân bằng điện giải thì rất ít. Về tác dụng chống viêm, dexamethason mạnh hơn hydrocortison 30 lần và mạnh hơn prednisolon 7 lần. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Dexalife Thuốc Dexalife được dùng trong một số trường hợp sau:Dùng cấp cứu trong các trường hợp dị ứng nặng, suy thượng thận.Phối hợp với các điều trị khác trong trường hợp phù não, sốc do nhiều nguyên nhân khác nhau.Sử dụng Dexalife dự phòng trong phẫu thuật khi dự trữ glucocorticoid được cho là không đủ, trừ suy vỏ tuyến thượng thận tiên phát (bệnh Addison).Dùng tiêm tại chỗ như tiêm trong và quanh khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, thoái hóa xương khớp, viêm quanh khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm dây chằng, viêm mỏm lồi cầu.Chống chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp sau:Quá mẫn với Dexamethason, các corticosteroid khác hoặc các thành phần khác của thuốc Dexalife.Nhiễm nấm toàn thân, nhiễm virus tại chỗ, sốt rét thể não, nhiễm khuẩn lao, lậu chưa kiểm soát được bằng thuốc kháng khuẩn.Loãng xương, khớp bị huỷ hoại nặng, nhược cơ.Trong nhãn khoa do nhiễm virus (Herpes simplex mắt thể hoạt động), nhiễm khuẩn lao hoặc nhiễm nấm ở mắt.Bệnh nhân mới tiêm vacxin sống giảm độc lực.Loét dạ dày tá tràng. 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Dexalife Bệnh nhân đang nhiễm khuẩn hoặc nghi ngờ nhiễm khuẩn, cần điều trị bằng các thuốc kháng khuẩn đặc hiệu trước tiên, do Dexalife có tác dụng ức chế miễn dịch nên có thể làm xuất hiện các cơn kịch phát và lan rộng của nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, bệnh nhân viêm màng não nhiễm khuẩn cần sử dụng thuốc Dexalife trước khi dùng thuốc kháng khuẩn đặc hiệu để dự phòng viêm não do phản ứng với mảnh xác chết của vi khuẩn đã bị thuốc kháng khuẩn tiêu diệt.Bệnh nhân loãng xương, rối loạn tâm thần, mới phẫu thuật ruột, loét dạ dày tá tràng, thủng giác mạc, tăng huyết áp, suy tim, suy thận, đái tháo đường, nhiễm lao, thì cần theo dõi chặt chẽ và điều trị tích cực các bệnh này nếu cần dùng thuốc Dexalife.Phụ nữ mang thai: Nghiên cứu cho thấy các glucocorticoid có khả năng gây quái thai ở động vật. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng với người. Dexamethason có thể làm giảm trọng lượng thai nhi. Dexamethason cũng có thể gây ức chế tuyến thượng thận ở trẻ sơ sinh nếu người mẹ dùng thuốc trong thời gian dài. Dùng glucocorticoid trước khi sinh non đã được chứng minh có khả năng bảo vệ trẻ tránh nguy cơ mắc suy hô hấp sơ sinh và bệnh loạn sản phổi - phế quản do sinh non.Phụ nữ đang con bú: Dexamethason có thể bài tiết vào sữa mẹ và có nguy cơ gây tác động bất lợi đối với trẻ bú mẹ. 4. Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc Dexalife Trong thời gian sử dụng thuốc Dexalife, bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn sau:Rối loạn điện giải: mất cân bằng điện giải, hạ kali máu, giữ natri và nước gây tăng huyết áp và phù nề, hạ canxi máu.Nội tiết và chuyển hóa: giảm bài tiết ACTH, hội chứng dạng Cushing, teo tuyến thượng thận, giảm dung nạp glucid, tăng đường máu, rậm lông, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, tăng cảm giác thèm ăn.Cơ xương: teo cơ hồi phục, yếu cơ, đau cơ, tổn thương gân, loãng xương, nứt đốt sống, gãy xương bệnh lý, hoại tử xương vô khuẩn.Tiêu hóa: khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hoá, viêm tụy cấp.Da: teo da, viêm da dị ứng, mày đay, phù mạch, ban đỏ, bầm máu, rậm lông.Thần kinh: mất ngủ, sảng khoái, chóng mặt, nhức đầu, hoang tưởng, hưng cảm.Mắt: tăng nhãn áp, phù gai thị, đục thủy tinh thể.Một số tác dụng không mong muốn khác: quá mẫn, đôi khi sốc phản vệ, huyết khối tắc mạch, tăng bạch cầu, tăng cân, nấc, áp xe vô khuẩn.Nguy cơ tại chỗ tiêm: nhiễm khuẩn hoặc đống vôi ở khớp.Triệu chứng và các dấu hiệu ngừng thuốc Dexalife: nếu giảm quá nhanh liều thuốc sau khi điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến suy thượng thận cấp, hạ huyết áp và thậm chí tử vong. 5. Tương tác thuốc Thuốc cảm ứng enzym cytochrom P-450 isozyme 3A4 ở gan như Barbiturat, Phenylbutazone, Phenytoin hoặc Rifampicin, Rifabutin, Carbamazepine, Primidone và Aminoglutethimide có thể làm tăng chuyển hóa và do đó làm giảm tác dụng của corticosteroid.Thuốc ức chế men gan cytochrome P-450 isozyme 3A4 như Ketoconazole, Ciclosporin hoặc Ritonavir có thể làm giảm độ thanh thải glucocortiocoid. Có thể cần giảm liều coritcosteroid để giảm nguy cơ tác dụng phụ.Thuốc kháng giáp, oestrogen và các thuốc tránh thai khác có thể làm giảm chuyển hóa ở gan và do đó làm tăng tác dụng của corticosteroid. Có thể cần điều chỉnh liều thuốc Dexalife nếu bắt đầu hoặc ngừng điều trị bằng estrogen.Tác dụng của thuốc chống đông máu thường giảm nếu dùng đồng thời vơia Dexamethason. Nên theo dõi chặt chẽ INR hoặc thời gian prothrombin trong thời gian sử dụng thuốc Dexalife.Các cơn co giật đã được báo cáo xảy ra ở bệnh nhân người lớn và trẻ em được điều trị bằng corticosteroid liều cao đồng thời với cyclosporin.Dùng đồng thời Dexamethason với thuốc chống đông máu, heparin, streptokinase, urokinase, rượu hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) bao gồm aspirin có thể làm tăng nguy cơ loét hoặc xuất huyết đường tiêu hóa.Aspirin nên được sử dụng một cách thận trọng cùng với các thuốc corticosteroid ở bệnh nhân bị hạ canxi máu.Sự thanh thải của salicylat ở thận tăng lên khi dùng corticosteroid và việc ngừng sử dụng steroid có thể dẫn đến nhiễm độc salicylat. Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ về các tác dụng phụ của một trong hai loại thuốc.Hạ kali máu có thể xảy ra do dùng Dexamethason. Dùng đồng thời corticosteroid với thuốc lợi tiểu làm giảm kali (như thiazide, frusemide hoặc axit ethacrynic), chất ức chế anhydrase carbonic như acetazolamide hoặc amphotericin B có thể dẫn đến hạ kali máu nghiêm trọng.Glucocorticoid có thể làm tăng nồng độ glucose trong máu. Có thể cần điều chỉnh liều lượng của các thuốc điều trị đái tháo đường như sulphonylureas và insulin.Tăng nguy cơ hạ kali máu nếu dùng liều cao Dexamethason cùng với Salbutamol, Salmeterol, Terbutaline hoặc Formoteral liều cao.;;;;;Thuốc Deséafer là thuốc cấp cứu giải độc được chỉ định trong điều trị quá tải sắt mãn tính ở người bệnh mắc một số bệnh lý như hội chứng thalassemia, bệnh nhân thiếu máu hay beta thalassemia thể nặng. Thuốc Deséafer 125 thuộc nhóm thuốc cấp cứu và giải độc với thành phần chính là deferasirox hàm lượng 125mg. Thuốc Deséafer có tác dụng trong điều trị quá tải sắt mãn tính ở người bệnh mắc hội chứng thalassemia, bệnh nhân thiếu máu hay beta thalassemia thể nặng. 2. Chỉ định và chống chỉ định 2.1 Chỉ định sử dụng thuốc Deséafer. Thuốc Deséafer được chỉ định trong những trường hợp quá tải sắt mãn tính ở bệnh nhân mắc các bệnh lý sau:Beta thalassemia thể nặng nguyên nhân do. Truyền máu thường xuyên có ≥ 7m. L hồng cầu lắng/kg/tháng, ≥ 6 tuổi hoặc người bệnh 2- 5 tuổi chống chỉ định sử dụng deferoxamine hoặc đang điều trị bằng deferoxamine nhưng không đáp ứng. Truyền máu không thường xuyên có hồng cầu lắng < 7ml/kg/tháng >2 tuổi chống chỉ định sử dụng deferoxamine hoặc đang điều trị bằng deferoxamine nhưng không đáp ứng. Những bệnh thiếu máu khác với trẻ ≥ 2 tuổi chống chỉ định sử dụng deferoxamine hoặc đang điều trị bằng deferoxamine nhưng không đáp ứng.Hội chứng thalassemia không phụ thuộc truyền máu và có ít nhất 5mg sắt/g trọng lượng khô của gan và ferritin huyết thanh > 300mcg/L với bệnh nhân ≥ 10 tuổi.2.2 Chống chỉ định sử dụng thuốc Deséafer. Thuốc Deséafer chống chỉ định đối với những trường hợp sau:Người bệnh quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Deséafer. Hội chứng loạn sản tủy có nguy cơ cao và các bệnh ác tính được tiên lượng là không có lợi khi sử dụng liệu pháp thải.Độ thanh thải creatinin < 40ml/phút hoặc SCr > 2 lần giới hạn trên của mức bình thường.Tính trạng hoạt động cơ kém. Bệnh ác tính tiến triển xấu. Tiểu cầu < 50x109/L 3. Liều lượng và cách dùng thuốc deséafe Thuốc Deséafer được bào chế dưới dạng viên nén phân tán, do vậy thuốc được dùng bằng đường uống. Liều lượng sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh như sau:Người lớn bị dư thừa sắt quá mức:Liều khởi đầu từ 20mg/kg mỗi ngày một lần. Liều duy trì từ 20-40mg/kg/ngày. Liều tối đa từ 40mg/kg/ngày. Liều dùng thông thường ở người lớn bị thiếu máu thalassemia sử dụng liều khởi đầu là 10mg/kg/ngày.Trẻ bị dư thừa sắt quá mức, đối với trẻ trên 2 tuổi:Liều khởi đầu từ 20 mg/kg/ngày. Liều duy trì từ 20-40 mg/kg/ngày. Liều tối đa từ 40 mg/kg/ngày. Liều dùng thông thường ở trẻ em bị thiếu máu thalassemia dùng liều khởi đầu từ 10mg/kg/ngày. 4. Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc deséafe Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải trong quá trình điều trị bằng thuốc Deséafer bao gồm:Nhức đầu. Tiêu chảy hoặc táo bón. Buồn nônĐau bụng, chướng bụng. Tăng transaminase. Ban ngứa da. Tăng creatinin máu. Protein niệu. Bệnh lý ống thận trên người bệnh là trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh beta-thalassemia và ferritin huyết thanh < 1500mcg/LViêm tuỵ cấp nghiêm trọng ở người bệnh trước đó có hoặc không có bệnh lý đường mật. 5. Tương tác thuốc Tương tác thuốc là tình trạng có thể làm giảm tác dụng và hiệu quả điều trị khi sử dụng đồng thời cùng nhiều loại thuốc khác nhau. Vì vậy, trước khi được bác sĩ kê đơn thì người bệnh cần thông báo tiền sử và các loại thuốc đang sử dụng. Một số loại thuốc tương tác với Deséafer 125 bao gồm:Chất cảm ứng mạnh với UDP-glucuronosyltransferase như phenytoin, rifampicin, phenobarbital. Midazolam. Chế phẩm kháng acid chứa nhôm. Thuốc kháng viêm không steroid. Corticosteroid. Bisphosphonat đường uống. Thuốc chống đông. Ngoài ra, cần phải thận trọng sử dụng thuốc Deséafer cùng với thuốc được chuyển hóa qua CYP3A4 như simvastatin, ciclosporin, thuốc tránh thai nhóm nội tiết tố, tác nhân chuyển hoá qua CYP2C8 như paclitaxel, repaglinide, theophylline và tác nhân chuyển hoá bởi CYP1A2. 6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Deséafer Để giảm tối đa tác dụng không mong muốn thì người bệnh cần phải lưu ý những vấn đề sau trong quá trình dùng thuốc Deséafer:Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận cần điều chỉnh liều. Thận trọng sử dụng thuốc Deséafer cho bệnh nhân có phản ứng quá mẫn với deferasirox, người cao tuổi. Không phân tán, nghiền nát viên thuốc trong nước có ga hoặc sữa. Theo dõi protein niệu, tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, xét nghiệm thị giác và thính giác trước khi điều trị và sau điều trị 12 tháng. Nếu có nghi ngờ phản ứng da nặng thì cần dừng thuốc ngay lập tức. Thay đổi liều lượng hoặc dừng điều trị nếu như tăng transaminase huyết thanh nặng hoặc kéo dàiĐối với những trường hợp thiếu hụt lactase nghiêm trọng, không dung nạp galactose, kém hấp thu glucose-galactose thì không khuyến cáo dùng thuốc Deséafer.Chỉ sử dụng thuốc Deséafer trong thời kỳ mang thai nếu như lợi ích cao hơn nguy cơ.Ngừng cho con bú nếu mẹ điều trị bằng thuốc Deséafer. Tóm lại, thuốc Deséafer có tác dụng trong điều trị các bệnh nhân quá tải sắt mãn tính. Trong quá trình dùng thuốc Deséafer có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn, do vậy nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì cần liên hệ y tế ngay lập tức để được xử trí kịp thời.;;;;;Demadex có thành phần hoạt chất chính là Torasemide - thuộc nhóm thuốc lợi tiểu quai. Tác dụng loại bỏ tình trạng giữ nước gây phù trong cơ thể, thông qua bài tiết nước tiểu.Cơ chế tác động của thuốc thông qua việc ức chế tái hấp thu natri và clorua tại nhánh lên của quai Henle trong quá trình hình thành nước tiểu ở thận. Ở liều thấp, Demadex tác dụng giống với thuốc lợi tiểu nhóm thiazid, nhưng ở liều cao hơn thuốc gây bài niệu mạnh và tác dụng trần cao.Hoạt chất Torasemid của thuốc đã được chứng minh cải thiện tình trạng suy tim qua cơ chế giảm tiền gánh và hậu gánh; Giảm thể tích ngoại bào, giảm huyết áp ở bệnh nhân có bệnh lý thận mạn tính; Giảm sự tích tụ collagen, từ đó làm giảm xơ hóa cơ tim.Ở đường uống, Demadex hấp thụ nhanh và hoàn toàn, sinh khả dụng đạt 80%, liên kết với protein huyết tương 99%, thải từ qua phân và nước tiểu. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 1 giờ, tác dụng kéo dài đến 12 giờ.Thức ăn có thể làm chậm thời gian đạt nồng độ đỉnh của thuốc nhưng không ảnh hưởng đến sự hấp thu và tác dụng lợi tiểu của thuốc. 2. Chỉ định của thuốc Demadex Thuốc Demadex được chỉ định điều trị trong các trường hợp bệnh lý sau:Giảm phù nề do các bệnh lý của tim, bệnh lý ở gan và ở thận.Giảm triệu chứng khó thở do phù nề đường hô hấp, phù phổi.Giảm phù ở tay, chân, mặt do dị ứng hay do thuốc.Điều trị tăng huyết áp đơn trị liệu, hoặc phối hợp với các thuốc khác. 3. Chống chỉ định của thuốc Demadex Không sử dụng thuốc Demadex trong các trường hợp bệnh lý sau:Bệnh nhân dị ứng với thành phần Torasemide, thuốc lợi tiểu nhóm sulphonylurea hay bất cứ thành phần nào khác của thuốc.Bệnh nhân suy thận do không bài tiết được nước tiểu (vô niệu).Bệnh nhân có tình trạng huyết áp thấp chưa kiểm soát được.Bệnh lý gan nặng ở giai đoạn hôn mê gan hoặc tiền hôn mê gan.Giảm thể tích tuần hoàn do các bệnh lý mất máu, mất nước nặng.Bệnh nhân đang có các triệu chứng rối loạn nhịp tim.Trẻ em dưới 18 tuổi, Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không có chỉ định dùng thuốc Demadex. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Demadex Chưa đảm bảo được lợi ích và tính an toàn của thuốc cho thai nhi, do đó phụ nữ có thai không nên dùng thuốc và nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn trong suốt quá trình điều trị bằng Demadex.Thuốc có thể qua được sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ, nên ngừng cho trẻ bú nếu mẹ bắt buộc phải dùng thuốc Demadex.Ngưng sử dụng thuốc nếu phải thực hiện các phương pháp cận lâm sàng có tiêm thuốc cản quang như chụp X-Quang, CT-Scan,... do Demadex làm tăng bài niệu thuốc cản quang.Kiểm tra các chỉ số điện giải kali máu, natri máu, các thông số về thể tích máu trước khi dùng thuốc. Không nên dùng thuốc ở bệnh nhân giảm thể tích máu, rối loạn điện giải hay rối loạn tiểu tiện.Sử dụng thuốc liều cao, lợi tiểu quá mức đặc biệt ở người cao tuổi có thể gây tình trạng mất nước nghiêm trọng, giảm thể tích máu, suy tuần hoàn gây huyết khối tắc mạch.Bệnh nhân xơ gan, đang sử dụng corticosteroid hoặc ACTH khi dùng thuốc tăng nguy cơ hạ Kali máu, hôn mê gan đột ngột do mất cân bằng điện giải.Nên thận trọng khi điều trị trên bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch, đang sử dụng các thuốc glycosid tim do làm tăng nguy cơ loạn nhịp tim thứ phát.Theo dõi thường xuyên các chỉ số điện giải, glucose, acid uric, creatinin và lipid máu nếu sử dụng thuốc Demadex kéo dài.Thận trọng khi dùng thuốc ở bệnh nhân có các rối loạn tiểu tiện (khó tiểu) do bệnh lý ở thận, phì đại tuyến tiền liệt do thuốc có thể gây bí tiểu cấp tính. 5. Liều dùng và cách dùng Cách dùng:Demadex được bào chế dưới dạng viên nén trắng với các hàm lượng khác nhau (5mg, 10mg, 20mg, 100mg).Uống nguyên viên với nước lọc, không nghiền nát, bẻ vụn viên thuốc và uống thuốc không cùng với thức ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.Liều dùng:Phù do suy tim: Liều ban đầu 10 - 20mg/ lần/ ngày. Tăng liều đến khi đạt hiệu quả lợi tiểu mong muốn. Liều tối đa 200mg/ ngày.Phù do thận: Liều ban đầu 20mg/ lần/ ngày. Tăng liều đến khi đạt hiệu quả lợi tiểu mong muốn. Liều tối đa 200mg/ ngày.Phù do xơ gan: Liều ban đầu 5 - 10mg/ lần/ ngày phối hợp với các thuốc kháng aldosterone hoặc thuốc lợi tiểu giữ Kali. Có thể tăng dần liều đến khi đáp ứng điều trị. Liều tối đa 40mg/ ngày.Điều trị huyết áp cao: Liều khởi đầu 5mg/ lần/ ngày, tăng liều lên 10mg sau 4-6 tuần nếu không đáp ứng điều trị. Nếu vẫn chưa đạt được huyết áp mục tiêu cần phối hợp thêm 1 loại thuốc hạ áp khác.Liều dùng chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng tình trạng bệnh lý và đối tượng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định liều dùng Demadex khác nhau.Xử trí quá liều:Nếu vô tình sử dụng quá liều Demadex bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như: mất nước, mất điện giải quá mức, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa, lú lẫn, hạ huyết áp, hạ kali máu, hạ natri máu, hạ clo máu, suy tuần hoàn,...Xử trí: Ngưng thuốc ngay, bù nước, điện giải bằng cả đường uống và đường tĩnh mạch; Xử trí, điều trị các triệu chứng quá liều. 6. Tương tác thuốc của Demadex Một số tương tác có thể xảy ra khi phối hợp Demadex với các thuốc khác như sau:Phối hợp với các thuốc Desmopressin, Lithium có thể làm thay đổi sinh khả dụng của thuốc.Phối hợp với các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), probenecid, thuốc trị ho, thuốc kháng histamin có thể làm tăng huyết áp hoặc làm giảm tác dụng lợi tiểu của thuốc. .Phối hợp với các glycosid tim có thể làm tăng nhạy cảm của cơ tim gây ra tình trạng hạ Kali máu hoặc hạ Magie máu nghiêm trọng.Khi phối hợp Demadex với các thuốc hạ huyết áp khác có thể làm tăng nguy cơ hạ huyết áp quá mức.Dùng liều cao Demadex phối hợp với các kháng sinh nhóm aminoglycosid, kháng sinh nhóm cephalosporin làm tăng độc tính của kháng sinh cho cơ thể.Demadex làm tăng tác dụng của các thuốc giãn cơ chứa Curare và Theophylline; làm tăng độc tính của Salicylat khi dùng liều cao.Phối hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường làm giảm hiệu quả hạ đường huyết của thuốc.Một số tương tác khác chưa được chứng minh đầy đủ, do đó trước khi phối hợp điều trị Demadex với bất cứ loại thuốc nào khác người bệnh nên báo cho bác sĩ tất cả tình trạng bệnh lý và các thuốc đang sử dụng trong thời gian gần đây. 7. Tác dụng phụ của thuốc Demadex Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi dùng thuốc Demadex:Phản ứng dị ứng gây nổi mề đay, sưng phù đường hô hấp, khó thở, sưng môi mặt, cổ họng,...Cảm giác lâng lâng, mệt mỏi, ngất.Ù tai, giảm thính lực đột ngột có thể hồi phục sau khi ngưng thuốc.Tiểu ít, tiểu đau, tiểu khó, bí tiểu, giãn bàng quang.Phù ở bàn chân, mắt cá chân.Hạ Magie máu gây: bồn chồn, chóng mặt, nhịp tim không đều, chuột rút, co thắt cơ, ho,...Hạ Kali máu gây: chuột rút, táo bón, tức ngực, khát nước, tiểu nhiều, tê, ngứa, yếu cơ,...Hạ natri máu gây: đau đầu, nói lắp, lú lẫn, suy nhược, nôn mửa, mất điều hợp vận động,...Rối loạn chức năng hệ tiêu hóa gây: đau bụng, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón,...Tăng men gan, tăng acid uric máu, tăng glucose máu, tăng lipid máu.Tăng ure máu, tăng creatinin.Tóm lại, Demadex là thuốc lợi tiểu sử dụng trong hầu hết các trường hợp phù do tim, gan, thận hoặc các bệnh lý phù khác. Thuốc cho tác dụng nhanh nhưng cũng gây ra nhiều tác dụng phụ cho cơ thể. Do đó, luôn sử dụng dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.;;;;;Dexacin 0,5mg có thành phần chính là Dexamethasone, thuộc nhóm thuốc chống viêm chống dị ứng chứa steroid, được bào chế dưới dạng viên nén, chai 500 viên. Hiểu rõ tác dụng cũng như tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng Dexacin 0,5mg sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn. 1. Công dụng thuốc Dexacin 0,5mg Hoạt chất Dexamethasone có trong thuốc Dexacin 0,5mg là một glucocorticoid tổng hợp, không tan trong nước, được sử dụng để thay thế cho steroid tự nhiên do vỏ tuyến thượng thận tổng hợp. Vì vậy, Dexamethason có các tác dụng chính tương tự tác dụng sinh lý của Glucocorticoid nội sinh như: chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Về khả năng chống viêm, Dexamethason mạnh hơn Prednisolon 7 lần và mạnh hơn Hydrocortison 30 lần. Đối với tác dụng đến cân bằng điện giải, vai trò của Dexamethasone không nhiều.Dexamethason có thể được dùng bằng đường uống, tiêm bắp, tiêm tại chỗ, hít hoặc bôi tại chỗ, sử dụng trong các trường hợp corticoid được chỉ định như sốc do chấn thương, chảy máu, phẫu thuật, hoặc do nhiễm khuẩn, phù não, viêm khớp dạng thấp, các bệnh viêm khớp và mô mềm khác, dị ứng cấp tính, phù thần kinh, phù mạch, các giai đoạn cấp của hen phế quản hoặc bệnh huyết thanh.Khi điều trị với Dexamethason nếu cần thiết phải kết hợp thêm kháng sinh toàn thân và các biện pháp hỗ trợ khác. Dexamethason bôi tại chỗ để điều trị triệu chứng viêm hay dị ứng, dùng trong các trường hợp viêm kết mạc, ống tai ngoài hoặc niêm mạc mũi ở ống tai ngoài hoặc mắt. Liệu pháp corticosteroid chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, vì vậy, cần phải xác định hoặc loại trừ nguyên nhân viêm nếu có thể.Dexamethasone hay các thuốc chống viêm steroid được dùng cho cả mục đích điều trị và chẩn đoán khi dùng liều cao hơn liều sinh lý. Điều này có nghĩa là ở liều dược lý, Dexamethasone toàn thân sẽ gây ức chế tuyến yên giải phóng corticotropin (ACTH) làm vỏ tuyến thượng thận ngừng tiết hormon corticosteroid, gây suy vỏ tuyến thượng thận.Cơ chế chống viêm của Dexamethasone là sự phối hợp của nhiều quá trình như: ổn định màng lysosome, giảm tính thấm thành mạch, hạn chế giải phóng các hydrolase acid gây phá hủy bạch cầu, ức chế sự tập trung của các đại thực bào tại ổ viêm, giảm kết dính bạch cầu với nội mô mao mạch. Tác dụng chống dị ứng được thực hiện nhờ sự đối kháng với hoạt tính của histamin, giảm tăng sinh nguyên bào sợi, giảm thành phần bổ thể và sự lắng đọng collagen. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Dexacin 0,5mg Chỉ định của thuốc Dexacin 0,5mg. Thuốc Dexacin 0,5mg được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân có các rối loạn do viêm, dị ứng, bệnh lý tự miễn như:Dị ứng: sốc phản vệ, phù Quincke nghiêm trọng. Nhiễm trùng: Viêm thanh quản rít ở trẻ em; Sốt thương hàn nặng kèm sốt, lú lẫn, hôn mê. Thần kinh: phù não do khối u, áp xe. Tai mũi họng: viêm thanh quản khó thở.Chống chỉ định của thuốc Dexacin 0,5mg. Không sử dụng thuốc Dexacin 0,5mg trong các trường hợp:Nhiễm trùng toàn thân, không sử dụng các kháng sinh đặc hiệu. Có tiền sử quá mẫn với Dexamethasone hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. Suy giảm miễn dịch do đang nhiễm virus hoặc tiêm vaccin virus sống giảm độc lực 3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Dexacin 0,5mg Cách sử dụng: Thuốc Dexacin 0,5mg được sử dụng bằng đường uống. Bệnh nhân uống toàn bộ viên thuốc Dexacin 0,5mg với nửa cốc nước.Một số nguyên tắc cần tuân thủ khi sử dụng liệu pháp glucocorticoid:Chỉ sử dụng thuốc glucocorticoid khi thật cần thiết và thường chỉ dùng như một biện pháp hỗ trợ cho các thuốc đặc trị khác.Nếu phải dùng lâu dài, luôn sử dụng liều thấp nhất có thể trong thời gian ngắn nhất có thể.Dexamethasone hay các loại Corticosteroid khác chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, không có tác dụng điều trị bệnh.Cá nhân hóa liều sử dụng cho từng đối tượng khác nhau và phải được xác định bằng phương pháp thử-sai để tìm được liều ban đầu, tiếp theo duy trì và điều chỉnh cho đến khi đạt được đáp ứng mong muốn và phải thường xuyên đánh giá hiệu quả trong suốt quá trình điều trị và tùy thuộc tính chất của bệnh.Sử dụng corticosteroid nói chung Dexamethasone nói riêng trong thời gian lâu dài và liều cao sẽ tăng khả năng bị các tác dụng phụ không mong muốn.Khi giảm liều corticosteroid cần phải thực hiện từ từ đến liều thấp nhất có hiệu quả và để phục hồi lại chức năng của hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên - thượng thận.Tạm ngưng tăng liều nếu bệnh nhân stress hoặc có bệnh cấp tính trong thời gian điều trị.Liều dùng trong một số trường hợp cụ thể:Các hướng dẫn sau đây chỉ chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân có bệnh nặng hoặc bệnh cấp tính nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để có liều phù hợp.Người lớn: Uống 0,5 - 10mg/ngày.Ở một số người bệnh, có thể dùng liều cao tạm thời để kiểm soát giảm liều đến mức phù hợp nhất sau khi bệnh đã được kiểm soát và cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân.Trẻ em: Uống 0,01 – 0,1mg/kg/ngày. 4. Tác dụng phụ của thuốc Dexacin 0,5mg Khi dùng thuốc Dexacin 0,5mg người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như:Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa, viêm tụy cấp tính, loét thực quản, thủng và xuất huyết tiêu hóa, candida thực quản loét dạ dày tá tràng.Da và mô dưới da: nổi mày đay, teo da; bầm tím, giãn mao mạch, đổ mồ hôi. Cơ xương khớp: rối loạn mô liên kết và xương, gãy xương bệnh lý, nhược cơ, đứt gân.Thần kinh: Tăng áp lực nội sọ, đau đầu, chóng mặt. Mắt: tăng nhãn áp, phù gai thị, đục thủy tinh thể, nhiễm trùng mắt do virus, mỏng giác mạc, mắt bị nhiễm nấm.Tim mạch: suy tim sung huyết.Toàn thân: Khó chịu, chậm lành vết thương, giảm đáp ứng với tiêm chủng 5. Tương tác của thuốc Dexacin 0,5mg Thuốc Dexacin 0,5mg có thể tương tác nếu dùng đồng thời với những thuốc sau:Aprepitant: ức chế chuyển hóa Dexamethasone, làm tăng nồng độ Dexamethasone trong máu. Caspofungin: sử dụng đồng thời với Dexamethasone có thể làm giảm nồng độ của Caspofungin trong huyết tương, vì vậy cần xem xét tăng liều Caspofungin.Thuốc ức chế men chuyển, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II, thuốc hạ huyết áp tác động lên hệ TKTW, thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn kênh: đối kháng tác dụng hạ huyết áp.Acetazolamide, amphotericin, các thiazide lợi tiểu quai, glycoside tim và theophylline: Tăng nguy cơ hạ kali máu.Barbiturate, Aminoglutethimid: tăng chuyển hóa của Dexamethasone 6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Dexacin 0,5mg
question_141
4 cách chữa rạn da sau sinh bằng nghệ an toàn - hiệu quả
doc_141
1. Vấn đề rạn da sau sinh Sau khi sinh con, chị em thường gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe và sắc đẹp. Trong đó, rạn da là vấn đề thường gặp và phổ biến ở rất nhiều phụ nữ sau sinh. Các vết rạn da sau sinh xuất hiện chủ yếu do các mô cơ không căng giãn theo kịp sự lớn lên quá nhanh của thai nhi. Các vết rạn này ban đầu ửng đỏ, ngứa. Sau khi sinh thì chuyển sang màu thâm đen gây mất thẩm mỹ. Tùy theo cơ địa từng người mà vết rạn nhiều hay ít, kích thước lớn hay bé. Những vết rạn này có thể gây ngứa, khó chịu cho bà bầu và cả sau sinh. Nguyên nhân gây rạn da Nguyên nhân chính gây rạn da là do bà bầu tăng cân quá nhanh dẫn đến hiện tượng rạn da rất thường thấy. Không chỉ phụ nữ mang thai mà những người tăng cân nhanh trong thời gian ngắn đều bị rạn da nhưng trường hợp này vết rạn không quá đáng kể. Thai nhi tăng nhanh về kích thước khiến cơ bụng người mẹ giãn ra không kịp, mất đi sự đàn hồi, Các sợi collagen và elastin dưới da bị đứt gãy nên xuất hiện hiện tượng rạn da. Cũng có nguyên nhân rạn da là do di truyền bởi cấu trúc da bẩm sinh là có khả năng bị rạn cao khi mang thai và sau sinh. Chữa rạn da sau sinh bằng nghệ là cách được nhiều chị em mách nhau sử dụng nếu bị rạn da. Độ tuổi mang thai cũng là nguyên nhân gây rạn da. Mang thai ở độ tuổi còn quá trẻ, cấu trúc da chưa ổn định, rạn da là điều dễ xảy ra. Hoặc mang thai khi tuổi cao, da đàn hồi kém cũng dễ gây rạn da. 2. Cách chữa rạn da sau sinh bằng nghệ Nghệ tươi là bài thuốc dân gian có rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe. Trong nghệ có chứa curcumin, một thành phần có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa và tăng cường chức năng của màng tế bào trên da. Kinh nghiệm và nghiên cứu đều cho thấy, nghệ có tác dụng tốt đối với việc dưỡng ẩm, làm mịn da, liền sẹo, chống sạm da, làm lành vết thương, trị mụn, thị thâm,... Vậy nên, chữa rạn da sau sinh bằng nghệ là bài thuốc mà không chị em nào nên bỏ qua. Dưới đây là một số cách chữa rạn da từ nghệ: Hỗn hợp bột nghệ và nước cốt chanh Trộn hỗn hợp 2 muỗng bột nghệ với 2 muỗng nước cốt chanh, bôi hỗn hợp này lên vùng da bị rạn khoảng 15 phút rồi lau sạch. Nước cốt chanh có tác dụng làm mờ vết thâm sạm trên da, bột nghệ giúp làm sáng da, đều màu và tái tạo da rất tốt. Kiên trì áp dụng bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Bột nghệ kết hợp cùng sữa chua Trộn bột nghệ với sữa chua và khuấy đều thành hỗn hợp sền sệt, bôi lên vùng da rạn khoảng 10-20 phút rồi rửa sạch. Nên bôi cả các vùng xung quanh eo để làn da lấy lại màu da ban đầu, giúp da sáng mịn trở lại. Nghệ và dầu dừa Dầu dừa là vốn được các chị em sử dụng ngay từ khi mang thai. Dùng dầu dừa bôi lên da vùng bụng rất an toàn mà sẽ giúp tăng khả năng đàn hồi của da và phòng chống rạn da. Sau khi, nếu bị rạn da, bạn có thể áp dụng cách chữa rạn da sau sinh bằng nghệ kết hợp với dầu dừa. Nên dùng nghệ tươi giã nát lấy nước cốt, trộn với dầu dừa và bôi lên vùng da ở bụng khoảng 30 phút, sau đó dùng khăn lau nhẹ nhàng cho sạch. Hỗn hợp này giúp làm mềm da và sáng da, thu hẹp lại phần rạn sau khi sinh. Nghệ và nước cốt chanh và nhụy hoa nghệ tây Cách làm như sau: ngâm khoảng 2 sợi nhụy hoa nghệ tây trong nước cốt chanh, sau đó giã nhỏ nhụy hoa rồi trộn với một lượng bột nghệ vừa đủ thành hỗn hợp sền sệt. Dùng hỗn hợp này bôi lên da bị rạn khoảng 15 phút rồi lau sạch. Đây là cách chữa rạn da sau sinh bằng nghệ rất hiệu quả, chỉ cần kiên trì áp dụng sẽ thấy vùng da ở bựng sẽ có sự thay đổi rõ rệt sau một thời gian ngắn. 3. Những lưu ý khi chữa rạn da sau sinh bằng nghệ Nghệ là nguyên liệu tốt và rất phổ biến dùng để chữa rạn da sau sinh. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả thì việc áp dụng phương pháp này cần lưu ý những điều sau đây: Không dùng nghệ đối với những người có cơ địa dị ứng với các thành phần trong nghệ. Để biết được điều này thì trước khi sử dụng hỗn hợp nghệ, chị em nên bôi thử lên da tay xem có bị kích ứng hay không. Khi bôi nghệ, da sẽ bị ố vàng và dần mất theo thời gian, không nên chà sát quá mạnh để làm sạch, tránh làm xước da, phản tác dụng. Chữa rạn da sau sinh bằng nghệ phải được áp dụng liên tục và kiên trì. Bởi đây là phương pháp làm đẹp da tự nhiên, không đem lại hiệu quả nhanh chóng mà cần thời gian lâu dài để da thích ứng và phục hồi. 4. Các phương pháp chữa rạn da sau sinh ngoài nghệ Nếu chị em dị ứng hoặc không hợp với chữa rạn da sau sinh bằng nghệ thì có thể tham khảo thêm những phương pháp sau đây: Sử dụng hỗn hợp lòng trắng trứng gà với nước cốt chanh. Chữa rạn da bằng khoai tây, làm mịn da, trắng da. Chữa rạn da bằng dầu oliu, kích thích tái tạo da. Chữa rạn da bằng dầu mù u vừa kháng khuẩn, chống viêm lại làm mịn da. Chữa rạn da sau sinh bằng nha đam giúp cải thiện độ mịn sáng của da. Với những chị em không đáp ứng hiệu quả với chữa rạn da sau sinh bằng nghệ và các phương pháp tự nhiên khác thì có thể tham khảo những phương pháp tác động ngoại khoa. Điển hình là phẫu thuật loại bỏ phần da bị trùng, nhão, mỡ thừa. Hoặc phương pháp lăn kinh để thúc đẩy sản sinh collagen, tái tạo da. Phương pháp ánh sáng Laser làm mờ vết rạn, kích thích sản sinh collagen, săn chắc da.
doc_15668;;;;;doc_11134;;;;;doc_59838;;;;;doc_27303;;;;;doc_57640
Từ xa xưa, nghệ đã được coi là “thần dược” trong lĩnh vực làm đẹp. Nhiều bà mẹ sau sinh dùng nghệ để lấy lại được vẻ đẹp thời con gái. Bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ một số thông tin về những phương pháp làm đẹp sau sinh bằng nghệ được nhiều sản phụ tin dùng. Sau khi sinh, cơ thể các mẹ biến đổi rất nhiều: da rạn, thâm nám, mỡ bụng chảy xệ… khiến nhiều người stress, trầm cảm vì tự ti và không biết cách tìm lại hình ảnh xinh đẹp của bản thân thời con gái. Nghệ vàng có thành phần hoạt chất curcumin, được coi là một loại thuốc tự nhiên chống oxy hóa và kháng viêm. Vì vậy, phái đẹp thường sử dụng nghệ để xóa mờ vết sẹo, làm mờ và hạn chế nếp nhăn, trị mụn trứng cá, trị rạn da, chữa các vết bỏng, vết nứt gót chân và làm sáng da. Nhiều bà mẹ đã tận dụng thời gian ở cữ để áp dụng nhiều phương pháp làm đẹp sau sinh bằng nghệ và tìm lại được hình ảnh thời son rỗi của mình, có người còn đẹp hơn cả trước khi sinh nở. Nghệ có tác dụng kỳ diệu trong việc làm đẹp. 1. Công thức làm đẹp sau sinh bằng nghệ tươi Phương pháp làm đẹp sau sinh bằng nghệ tươi có rất nhiều công thức khác nhau như bôi trực tiếp nghệ tươi lên da, ăn nghệ, nghiền thành bột để đắp mặt, uống, nghệ ngâm rượu để sử dụng… Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn 2 công thức cơ bản được rất nhiều phụ nữ sau sinh áp dụng và thành cộng.các vấn đề sau sinh 1.1. Làm đẹp sau sinh với nghệ và mật ong Nghệ và mật ong là 2 hợp chất làm đẹp nức tiếng từ xưa đến nay. Nghệ có tác dụng chống viêm, ngừa nếp nhăn, nhanh chữa lành vết thương và cân bằng tuyến nhờn trên da. Mật ong giúp kháng khuẩn, giữ ẩm, dưỡng da, làm sạch lỗ chân lông. Kết hợp nghệ và mật ong chúng ta sẽ có một công thức làm đẹp tuyệt vời. Nghệ kết hợp với mật ong giúp da sáng, trị mụn, liền sẹo… Các mẹ chỉ cần xay nhuyễn nghệ tươi, cho một thìa cà phê mật ong vào khuấy đều là đã có được hỗn hợp mặt nạ chăm sóc da mặt hoàn hảo đánh bay mọi khuyết điểm trên da: sạm, nám, tàn nhan, nếp nhăn, dầu dư thừa. Nếu các mẹ muốn làm đẹp toàn thân, hãy chế ra hũ mặt nạ đủ lớn để bôi lên phần da toàn cơ thể. Sau khi bôi mặt nạ lên da, hãy giữ như vậy khoảng 20 phút rồi tắm, rửa mặt bằng nước ấm rồi khóa ẩm với một chút dầu dừa. Do nghệ tươi có màu vàng nên bạn có thể thực hiện quá trình này trong phòng tắm và không mặc đồ để tránh làm bẩn quần áo. Thực hiện công thức mặt nạ này 3 lần/tuần, chỉ sau 1 tháng, bạn sẽ có được làn da láng mịn, trắng hồng. 1.2. Nghệ trắng và rượu gừng Đây là công thức làm đẹp sau sinh khá nổi tiếng được các bà mẹ bỉm sữa truyền tai nhau từ nhiều đời nay. Chai rượu nghệ trắng ngâm gừng được các mẹ bầu chuẩn bị từ trước khi sinh, chờ đến ngày ở cữ thì mang ra sử dụng để lấy lại được sắc vóc thời con gái. Rượu gừng giúp chị em lấy lại vóc dáng sau sinh. Nguyên liệu: 2kg nghệ già, 1 kg gừng dé, 4 lít rượu. Cách làm: gừng, nghệ trắng (hoặc vàng) rửa sạch, cắt lát, phơi khô rồi đem xao vàng. Sau đó bạn giã nát hoặc cho vào máy xay nhuyễn cùng với rượu. Bỏ hỗn hợp nguyên liệu vào hũ đất nung, cho rượu ngập gừng, nghệ từ 2-3 đốt ngón tay rồi đậy kín, hạ thổ ở chỗ khô ráo, thoáng mát, không để nước ngấm vào vò rượu.. Sau 3 tháng 10 ngày, hũ rượu nghệ thần thánh này mang ra sử dụng là đạt hiệu quả tốt nhất. Dùng một chiếc khăn xô sạch, vắt lấy nước cốt của bình rượu nghệ ngâm sau đó mang thoa khắp người. Lúc này, rượu sẽ lan tỏa khắp cơ thể, sinh ra nhiệt lượng đốt cháy mỡ thừa. Hãy kiên trì sử dụng trong vòng 1-2 tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả rượu nghệ mang lại. Tuy nhiên, hiệu quả nhiều hay ít là tùy vào cơ địa giảm cân của từng người. Sau khi bôi rượu lên người, bạn không cần tắm lại, chỉ một lát là rượu sẽ bốc hơi hết. Đến lúc đó, bạn thoải mái bế em bé mà không cần lo lắng gì cả. Tránh để rượu dính vào núm vú để khi bé ti không bị cay miệng. Công thức này không được khuyến khích dùng cho vùng mặt bởi tính axit trong nghệ sau khi ngâm rượu cao, bôi mặt dễ sinh mụn và bắt nắng gây nám da. Kết hợp rượu nghệ và mặt nạ nghệ tươi, mật ong, các mẹ sẽ có một bộ công thức làm đẹp từ mặt đến toàn thân sau sinh. 2. Chăm sóc da sau sinh bằng bột nghệ Ngoài dùng nghệ tươi, các mẹ có thể làm đẹp sau sinh với tinh bột nghệ. Bộ Y tế đã kiểm định và xác nhận curcumin trong tinh bột nghệ ở Việt Nam đạt độ tinh khiết trên 92%, vượt chuẩn quốc tế và không chứa chất độc hại. Tinh bột nghệ lành tính cho cơ thể hơn nghệ tươi. Khác với bột nghệ, tinh bột đã được tách bỏ nhựa và dầu nghệ (thành phần không tốt cho gan và thận, gây táo bón) và phải mất khoảng 20-25 kg nghệ tươi mới cho ra được 1 kg tinh bột nghệ. Chính vì vậy, sản phụ sau sinh khi uống tinh bột nghệ sẽ hấp thụ được những tinh túy của sản phẩm mà không lo bị nóng gan giống như việc ăn quá nhiều nghệ thường. Việc uống từ 1-2 thìa tinh bột nghệ vàng cùng với mật ong hoặc sữa tươi mỗi ngày sẽ giúp chị em hồi phục sức khỏe sau sinh, tránh hậu sản.Curcumin trong tinh bột nghệ còn giúp chuyển hóa mỡ thừa, giảm cân, lấy lại vóc dáng sau sinh hiệu quả. Hãy kết hợp trong uống, ngoài bôi tinh bột nghệ để kết quả làm đẹp được nhanh chóng. Bạn có thể trộn tinh bột nghệ với lòng đỏ trứng gà để làm mặt nạ trị nám, tàn nhang, làm trắng da. Hỗn hợp tinh bột nghệ, sữa tươi cũng có tác dụng tương tự. Mặc dù tinh bột nghệ có tác dụng lớn như vậy nhưng chị em đừng nóng vội mà lạm dụng nó. Chất curcumin nếu dùng quá nhiều sẽ gây buồn nôn, tiêu chảy, thiếu sắt, giảm khả năng kháng viêm của cơ thể. Tránh sử dụng tinh bột nghệ với các loại thuốc tây để không gặp tác dụng phụ. Khi sử dụng tinh bột nghệ để đắp mặt, bạn cần chống nắng, che chắn cẩn thận bởi trong nghệ có axit gây mòn da, khiến da dễ bắt nắng.;;;;;Rạn da là tình trạng phổ biến xảy ra với rất nhiều phụ nữ khi mang thai. Làn da lúc này sẽ trở nên xấu xí khiến các chị em mặc cảm, tự ti. Các loại kem trị rạn da hiệu quả mà vẫn an toàn vì thế được nhiều mẹ sau sinh quan tâm, tìm kiếm. 1. Tìm hiểu về tình trạng rạn da ở phụ nữ mang thai Mang thai là một thiên chức cao quý mà tạo hóa mang đến cho người phụ nữ nhưng bên cạnh đó, mẹ bầu cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về da, tóc và sức khỏe. Đặc biệt, khi mang thai, trên làn da của các mẹ bầu khó tránh khỏi sự xuất hiện của những vết rạn xấu xí. Những thay đổi nội tiết tố cùng với sự phát triển từng ngày của thai nhi khiến da hình thành các vết rạn. Làn da của mẹ bắt buộc phải giãn ra, các sợi collagen đứt gãy khi bụng lớn lên mỗi ngày gây ra tình trạng tổn thương da, rạn da. Vết rạn thường xuất hiện ở các vị trí như bụng, ngực, mông, đùi, bắp chân,… Với mỗi mẹ bầu, tình trạng rạn da không giống nhau. Rạn da có thể xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể, hoặc chỉ xuất hiện ở bụng hay một số vị trí khác. Có người khi mới mang thai đã bắt đầu có dấu hiệu rạn da nhưng cũng có người xuất hiện vào giai đoạn muộn. Một số ít mẹ bầu may mắn không bị tình trạng rạn da “ghé thăm”. Mặc dù hiện tượng rạn da không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu và em bé nhưng lại khiến nhiều chị em tự ti, mặc cảm với làn da chảy xệ, chằng chịt vết rạn. Cũng vì thế mà nhiều chị em có nhu cầu tìm đến các loại kem trị rạn da sau sinh nhằm nhanh chóng lấy lại làn da bình thường. Nhiều mẹ bầu cho rằng việc sử dụng các loại mỹ phẩm, kể cả kem trị rạn da ở thời điểm đang mang thai sẽ làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Vì vậy mà hầu hết các chị em chỉ bắt đầu sử dụng kem trị rạn da ở thời điểm sau sinh. Điều này đôi khi lại khiến cho vết rạn xuất hiện nhiều và sâu hơn, dẫn đến việc điều trị kéo dài và khó khăn hơn. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu hoàn toàn có thể sử dụng các loại kem trị rạn là những sản phẩm an toàn, lành tính. Thông thường, giai đoạn tháng thứ 5 - 6, vết rạn bắt đầu xuất hiện và tăng dần theo sự phát triển của thai nhi. Lúc này, mẹ có thể sử dụng các loại kem trị rạn để duy trì vẻ đẹp của làn da. Đối với những sản phẩm lành tính được Bộ Y tế cấp phép lưu hành và có thể sử dụng cho bà bầu, mẹ có thể dùng ngay từ khi thai được 3 tháng tuổi để ngăn ngừa vết rạn hình thành. 3. Cách làm kem trị rạn da sau sinh tại nhà Nếu các mẹ không yên tâm với những sản phẩm kem trị rạn da sau sinh được bán trên thị trường thì có thể sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên an toàn cho da để khắc phục các vết rạn. Để lấy lại làn da căng mịn, chắc khoẻ, các chị em có thể áp dụng cách làm kem trị rạn ngay tại nhà như sau: Bột nghệ và sữa chua Nghệ là nguyên liệu được các chị em sử dụng kết hợp với sữa chua để làm kem trị rạn da sau sinh. Nghệ có chứa thành phần curcumin giúp tăng cường sức đề kháng cho da, chống viêm, thúc đẩy quá trình tái tạo da, làm lành các tổn thương nhanh chóng. Rửa sạch phần da bị rạn. Trộn nghệ với sữa chua không được để tạo thành một hỗn hợp kem sền sệt rồi thoa lên vùng da bị rạn. Massage liên tục từ 15 - 20 phút. Rửa lại bằng nước sạch. Bạn có thể áp dụng phương pháp này từ 3 - 4 lần/tuần. Bên cạnh đó cũng có thể kết hợp bột nghệ với mật ong cũng sẽ có tác dụng tốt trong việc cải thiện vết rạn da sau sinh. Lòng trắng trứng gà, chanh và mật ong Lòng trắng trứng gà có tác dụng tái tạo collagen cho hiệu quả tốt trong việc điều trị rạn da ở phụ nữ sau sinh. Bạn có thể sử dụng 2 quả trứng gà, tách lấy lòng trắng. Sau đó cho 1 thìa nước cốt chanh và 1 thìa mật ong vào khuấy đều. Thoa hỗn hợp lên phần da bị rạn và massage từ 3 - 5 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Sử dụng đều đặn 3 lần/tuần sẽ làm mờ dần các vết rạn. Bã cà phê và lô hội Bã cà phê và lô hội đều là những nguyên liệu được nhiều chị em sử dụng để làm đẹp nhưng ít ai biết sự kết hợp 2 thành phần này sẽ tạo ra một sản phẩm kem trị rạn da sau sinh tuyệt vời. Bã cà phê có tác dụng tẩy tế bào chết, loại bỏ những phần da hư tổn.;;;;;Sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi từ sức khỏe cho đến nhan sắc, trong đó, hiện tượng rạn da mang tính chất phổ biến và là nỗi ám ảnh khiến phái đẹp dễ bị mặc cảm về ngoại hình của mình. Vậy hiện tượng rạn da sau sinh là do đâu và nên làm thế nào để khắc phục, bài viết sau sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về những vấn đề này. Rạn da sau sinh là kết quả của tình trạng tổn thương da do đang bị kéo căng quá mức sau đó bị thả lỏng đột ngột tạo thành những đường rãnh dài, hẹp với màu tím hoặc đỏ rồi dần dần sang màu trắng hoặc màu bạc. Rạn da xảy ra nhiều nhất ở vùng bụng, mông, ngực và đùi. Có tới 90% thai phụ bị rạn da từ tháng thứ 6 - 7 của thai kỳ và sau đó các vết này lớn dần lên theo tuổi thai cũng như cân nặng của mẹ rồi cứ thế tồn tại cho đến thời kỳ sau sinh. Nguyên nhân của việc rạn da là do: - Cân nặng tăng quá nhanh Đây là nguyên nhân gây rạn da sau sinh phổ biến nhất. Trong thai kỳ, do mẹ bầu tăng cân nhanh chóng nên bề mặt da bị kéo căng đột ngột và không kịp thích ứng với tốc độ phát triển của cơ thể. Kết quả của nó là các sợi elastin và collagen dưới da bị đứt gãy khiến cho một số vùng da của cơ thể bị rạn. - Yếu tố di truyền Trường hợp gia đình có người bị rạn thì sau sinh mẹ cũng dễ bị rạn da. Đây là yếu tố thuộc về cấu trúc và di truyền da bẩm sinh. - Độ tuổi mang thai Mang thai khi còn quá trẻ - thời điểm cấu trúc da chưa ổn định rất dễ bị rạn da sau sinh. Hoặc nếu mang thai khi độ tuổi của mẹ đã lớn - thời điểm da đã lão hóa, giảm đàn hồi thì nguy cơ bị rạn da cũng rất cao. - Da bị thiếu chất và khô So với người có làn da dầu thì người sở hữu làn da khô dễ bị rạn da hơn vì cấu trúc của các sợi elastin và collagen trong da của họ yếu làm cho tốc độ lão hóa của da ngày càng tăng. Bên cạnh đó, thời điểm sau sinh, nhiều mẹ chỉ chú ý chăm sóc da mặt mà quên mất việc dưỡng ẩm toàn thân nên sẽ có một số vùng da như: ngực, bụng, đùi và mông không được cung cấp đủ độ ẩm, độ đàn hồi của da kém đi và kết quả chính là sự xuất hiện của các vết rạn da. - Vận động ít So với những mẹ bầu không tập thể dục thì mẹ bầu thường xuyên tập thể dục ít có khả năng rạn da hơn. Nguyên nhân của điều này là do việc vận động làm cho máu được lưu thông thường xuyên, cơ và da liên tục được làm giãn ra nên khi tăng cân do mang bầu sẽ thích nghi dễ dàng hơn. Có rất nhiều phương pháp trị rạn da sau sinh mà các mẹ có thể tham khảo như: 2.1. Dùng dược liệu tự nhiên Khi bị rạn da ở mức độ nhẹ, các mẹ có thể lựa chọn một số loại dược liệu tự nhiên có khả năng làm mờ vết rạn và hỗ trợ tái tạo da như: - Củ nghệ tươi Loại củ này chứa hàm lượng lớn hoạt chất Curcumin giúp chống viêm, kháng khuẩn, làm cho da trở nên sáng hơn và làm mờ vết rạn hiệu quả. Nếu biết dùng nghệ tươi đúng cách tình trạng rạn da sau sinh sẽ được cải thiện tương đối sớm. Muốn trị rạn da bằng củ nghệ tươi, mẹ hãy: + Rửa sạch, cạo vỏ và giã nát 1/2 củ nghệ. + Trộn phần nghệ đã được giã nát với 1 thìa sữa chua không đường. + Làm sạch vùng da bị rạn, lau khô rồi đắp hỗn hợp đã chuẩn bị lên, để yên đó 15 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm. - Củ tỏi Tỏi chứa nhiều ajoene, allicin, phytonutrients,… với khả năng chống oxy hóa cùng hàm lượng lớn lưu huỳnh có thể thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, giúp da tăng độ đàn hồi. Không những thế, acid amin trong nghệ tươi còn cấp ẩm và tăng cường hàng rào để bảo vệ cho da. Cách làm đơn giản với các bước sau: + Bóc vỏ 3 - 5 tép tỏi tươi ép lấy nước rồi trộn với 1 thìa cà phê dầu oliu. + Làm sạch, lau khô vùng da bị rạn rồi thoa hỗn hợp đã chuẩn bị lên, massage nhẹ nhàng sau đó để yên trong 15 phút. + Dùng nước ấm rửa sạch vùng da vừa được trị rạn. 2.2. Sử dụng kem bôi Thị trường hiện có bán rất nhiều loại kem bôi được giới thiệu có tác dụng trị rạn da. Tuy nhiên, mẹ không nên tự ý tìm mua mà thay vào đó hãy thăm khám bác sĩ da liễu để được tư vấn về loại kem an toàn và phù hợp. Các loại kem bôi trị rạn da sau sinh phổ biến nhất có thể kể đến là: - Tretinoin: kích thích, thúc đẩy sự tăng trưởng tế bào da nhanh chóng nên chống lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn và hỗ trợ khắc phục rạn da. - Trofolastin: chứa chiết xuất Centella asiatica nên chống oxy hóa tốt và góp phần thúc đẩy quá trình sản sinh collagen cho da. - Gel Silicon: góp phần tăng cường sản xuất collagen thúc đẩy giảm sắc tố melanin có trong vết rạn da nhờ đó mà da nhanh chóng đều màu trở lại. Việc dùng các loại kem cần tuân thủ đúng tần suất và liều lượng đã được bác sĩ chỉ định. Nếu gặp bất cứ phản ứng nào trong quá trình sử dụng cần báo với bác sĩ ngay để có hướng khắc phục kịp thời. 2.3. Việc phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ lớp da và mỡ thừa đi nhưng dễ gây đau đớn, cần phải có thời gian nghỉ ngơi cho da hồi phục. Hiệu quả điều trị chỉ đánh giá được sau đó tối thiểu 6 tháng. - Lăn kim Để trị rạn da sau sinh, các đầu kim siêu nhỏ sẽ được đưa sâu vào bên trong cấu trúc da, làm phát sinh tổn thương giả giúp kích thích cơ chế tự chữa lành của da hoạt động đồng thời thúc đẩy sự sản sinh collagen. Tuy nhiên, phương pháp này cần được điều trị trong thời gian dài và yêu cầu quá trình chăm sóc da phải rất cẩn thận thì mới tránh được nguy cơ nhiễm trùng da. - Ánh sáng Laser Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì ưu điểm sử dụng tác động của sóng siêu âm hội tụ Laser để làm mờ vết rạn đồng thời kích thích sản sinh collagen và giúp da thêm săn chắc. Những cách trị rạn da sau sinh được chia sẻ trên đây chỉ có tính chất tham khảo. Tình trạng và mức độ rạn da của mỗi người không giống nhau, vì thế, để có được hiệu quả như mong muốn mà vẫn đảm bảo tính an toàn cho sức khỏe làn da, tốt nhất các mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và có những tư vấn chính xác.;;;;;1. Những vấn đề về da khi mang thai Những thay đổi về nội tiết tố, trạng thái cảm xúc, tinh thần cũng như những tác động thể chất trong thời gian mang thai khiến làn da chị em gặp phải nhiều vấn đề như: 1.1. Rạn da Việc tăng cân đột ngột, đặc biệt là vùng bụng khiến da không kịp thích ứng dẫn đến hình thành các vết rạn da. Rạn da ở phụ nữ sau sinh thường gặp vùng bụng, mông đùi rất mất thẩm mỹ. Nếu không chăm sóc tốt, những vết rạn này sẽ tồn tại mãi mãi. 1.2. Vết thâm trên mặt Tinh thần căng thẳng, mệt mỏi khi mang thai thường gây xuất hiện những vùng da thâm sạm trên mặt. 1.3. Nám da Trong quãng thời gian mang thai, đôi khi mẹ sẽ thấy xuất hiện những mảng nám da trên khuôn mặt. Nguyên nhân do sự thay đổi nội tiết tố nên đôi khi sẽ được cải thiện sau khi sinh, đôi khi sẽ tổn tại lâu dài nếu không chăm sóc tốt. 1.4. Mụn Mụn trứng cá không chỉ gặp phải trên mặt mà là toàn thân khiến phụ nữ mang thai tự ti nhiều. Sau khi sinh, tình trạng mụn có thể thuyên giảm nhưng thâm, sẹo do mụn để lại vẫn tồn tại lâu dài. 1.5. Quầng thâm, bọng mắt Đây cũng là hậu quả do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể trong giai đoạn mang thai và chăm sóc con. Đặc biệt việc thiếu ngủ do phải chăm sóc con sau khi sinh sẽ khiến đôi mắt mệt mỏi, vùng da này cũng thâm sậm, nhanh bị lão hóa hơn. 2. Hướng dẫn chăm sóc da sau sinh để mẹ bỉm nhưng vẫn tự tin Có thể thấy, làn da trong quá trình mang thai gặp phải rất nhiều vấn đề, nếu không có chế độ chăm sóc và phục hồi tốt, các mẹ có thể sống chung với tình trạng này mãi mãi. 2.1. Chăm sóc da mặt Da mặt là nơi thể hiện bạn chăm sóc bản thân có tốt hay không, với phụ nữ sau khi sinh thì càng cần quan tâm nhiều hơn đến làn da của mình. Da mặt sau sinh thường bị Mụn trứng cá, sắc tố hoặc nám da do nội tiết tố thay đổi, quầng thâm và bọng mắt do phải thức khuya chăm con. Một số biện pháp sau phụ nữ sau sinh có thể áp dụng ngay: Xông hơi Xông hơi là biện pháp làm đẹp đã được áp dụng từ lâu, có thể giúp thông thoáng lỗ chân lông, dễ dàng loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn tích tụ. Ngoài ra, hơi nước nóng còn giúp giãn nở mạch máu dưới da, tăng cường tuần hoàn máu và nuôi dưỡng da tốt hơn. Hai tác dụng này đều rất tốt cho làn da của phụ nữ sau sinh, lại an toàn nên có thể áp dụng ngay. Bạn nên xông hơi trước các bước chăm sóc da bằng dưỡng chất khác để tăng cường hiệu quả, giúp dưỡng chất thấm sâu, đều vào các lớp tế bào da hơn. Dưỡng da mặt bằng nghệ Sau khi sinh, da mặt bị sạm đẹn, kém tươi tắn là tình trạng rất thường gặp. Mặt nạ nghệ kết hợp với lòng trắng trứng gà, mật ong là giải pháp hiệu quả. Mặt nạ này rất lành tính, sử dụng cho mẹ sau khi sinh an toàn, hơn nữa còn giúp lấy lại làn da căng mịn, trắng sáng hồng hào đẹp hơn cả lúc trước sinh. Chăm da sau sinh bằng cám gạo Chỉ cần dùng 2 thìa cám gạo trộn với 1 lòng trắng trứng, 1 thìa mật ong, bạn đã có được nguyên liệu làm mặt nạ chăm sóc da mặt hiệu quả. Trước khi đắp mặt, hãy rửa sạch mặt, tẩy tế bào chết và thư giãn trong 20 phút đắp mặt nạ. Sau đó rửa nhẹ bằng nước ấm, áp dụng mỗi tuần 2 - 3 lần. 2.2. Chăm sóc da toàn thân Chúng ta thường nói, phụ nữ sau sinh là “thay da đổi thịt”, muốn sự thay đổi này theo hướng tích cực hơn thì chăm sóc da hàng ngày, đầy đủ là bước không thể thiếu. Không nên chỉ tập trung vào da mặt, da toàn thân cũng cần được chăm sóc bằng các biện pháp sau: Dùng dầu dừa và bột nghệ Bột nghệ có thể nói là cứu tính cho làn da của phụ nữ sau sinh bởi nó giúp giải quyết rất nhiều vấn đề như: rạn da, da sậm màu, da khô,… Bạn sử dụng bột nghệ trộn với 3 thìa cà phê dầu dừa, thêm ít nước để trộn thành hỗn hợp sánh mịn. Nên đắp hỗn hợp này trên da sau khi vừa tắm xong, da còn ẩm ướt và lỗ chân lông thông thường. Dùng tay Massage toàn thân trong khoảng 20 phút sau đó tắm lại. Dùng bột gạo và nghệ Một phương pháp chăm sóc da sau sinh cũng rất hiệu quả gồm: 3 thìa cà phê bột gạo, 3 thìa cà phê bột nghệ, sữa tươi không đường. Khuấy đều sao cho tạo thành hỗn hợp sệt rồi thoa lên toàn thân, massage nhẹ nhàng để đạt hiệu quả làm trắng tốt nhất. 2.3. Chăm sóc da vết mổ sau khi sinh Với các mẹ sinh mổ, tổn thương da thường gây đau đớn, khó chịu, nếu không chăm sóc tốt sẽ tạo sẹo rất mất thẩm mỹ. Trước hết, sau khi mổ sinh, cần thực hiện vệ sinh và chăm sóc y tế theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh nhiễm trùng. Sau khi vết thương đã lành, nên áp dụng các phương pháp làm mờ sẹo trong 6 tháng đầu để đạt hiệu quả cao nhất. Chăm sóc vết mổ sau sinh cần kết hợp: Ăn uống đủ chất: Chế độ ăn giàu đạm (cá, thịt,…) để thúc đẩy hình thành lớp da non mới, tăng cường Vitamin và khoáng chất, nhất là thực phẩm bổ máu để tăng tổng hợp collagen, chống lại nhiễm trùng. Phụ nữ sau sinh thường được khuyên nên uống nhiều nước để có nhiều sữa, ngoài ra còn giúp giữ ẩm, dưỡng da tốt hơn, giúp da nhanh mờ sẹo. Bôi thuốc trị sẹo: Chỉ dùng thuốc trị sẹo khi vết mổ đã ổn định, không gây nhiễm trùng hay tổn thương khác. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kem trị sẹo bởi mỗi loại da, mỗi cơ địa sẽ phù hợp với loại sản phẩm khác nhau.;;;;;Làm đẹp sau sinh là vấn đề mà bất cứ mẹ nào cũng quan tâm, nhất là những cách làm đẹp tự nhiên, an toàn. Bài viết sau sẽ tổng hợp những cách làm đẹp sau sinh tại nhà hiệu quả cho các mẹ.Bật mí cách làm đẹp sau sinh tại nhà giúp da đẹp, dáng thon 1. 3 cách làm đẹp da sau sinh tại nhà 1.1. Làm đẹp sau sinh bằng nghệ Cách làm: Rửa sạch nghệ, gọt vỏ và giã hoặc xay thật nhuyễn. Trộn đều nghệ và lòng đỏ trứng gà lên. Sau đó, đắp hỗn hợp này lên da mặt và thư giãn trong khoảng 30 phút, rửa lại bằng nước sạch. Phương pháp làm đẹp sau sinh bằng nghệ và lòng đỏ trứng gà cần thực hiện kiên trì 2 lần/tuần để thấy hiệu quả da mặt trắng hồng, không nám và sỉn màu nữa. Làm đẹp sau sinh mổ Cách làm: Rửa sạch, giã nhuyễn 1 củ nghệ tươi, trộn với 3 thìa sữa chua, 1 thìa mật ong. Đánh đều hỗn hợp này lên rồi thoa đều lên mặt. Sau khoảng 30 phút, rửa lại với nước ấm vừa, thực hiện 3 lần/tuần để cảm nhận làn da sau sinh sáng mịn hơn. Không chỉ da mặt mà các mẹ cũng nên chăm sóc cho da toàn thân vì sau khi sinh, đa số da chị em bị chảy sệ, rạn nứt, mất đi vẻ săn chắc. Cách làm: Rửa sạch, giã nát nghệ tươi rồi trộn với dầu dừa theo tỷ lệ 1:2. Bạn chuẩn bị 1 củ nghệ tươi sau đó rửa sạch và giã thật nhuyễn, tiếp đó trộn với dầu dừa theo tỷ lệ 1: 2. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên toàn thân và để trong khoảng 30 phút, tắm lại với nước sạch. 1.2. Làm đẹp sau sinh với dầu dừa Dầu dừa giúp giảm tàn nhang, nám cho mẹ sau sinh Cách làm: Mẹ chỉ cần lấy một ít dầu dừa thoa lên mặt (chú ý vào những vùng nhiều tàn nhang và nám) sau đó massage nhẹ nhàng, rồi rửa lại bằng nước sạch. Cách làm đẹp sau sinh với dầu dừa rất đơn giản mà hiệu quả, vì dầu dừa có khả năng thẩm thấu sâu vào da, bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời. Dầu dừa có nhiều công dụng giúp làm đẹp sau khi sinh mổ Tẩy da chết với dầu dừa Để lấy lại làn da đẹp sau khi sinh, mẹ phải có làn da thật sạch và tẩy da chết chính là bước không thể bỏ qua. Cách làm: Trộn đều 3 thìa dầu dừa, 1 thìa đường nâu rồi thoa lên da mặt hoặc toàn thân giúp tẩy da chết tiện lợi và hiệu quả. 1.3. Làm đẹp sau sinh bằng sữa mẹ Sữa mẹ có chứa nhiều các axit amin, vitamin A và protein cần thiết để dưỡng da. Vì thế chị em có thể nhỏ sữa mẹ vào một miếng bông tẩy trang cũng giúp xóa sạch lớp bụi bẩn và trang điểm dễ dàng Chị em cũng có thể dùng hỗn hợp sữa mẹ và dầu dừa thấm trên một miếng bông mút rồi thoa lên mặt trong khoảng 10 – 15 phút hàng ngày, sử dụng như sữa rửa mặt giúp ngăn ngừa và hạn chế mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đỏ hiệu quả. Đắp hai miếng bông lạnh với sữa mẹ lên mặt cũng giảm thiểu đáng kể tình trạng mắt bị sưng hoặc thâm quầng. Ít ai biết sữa mẹ cũng giúp làm đẹp sau sinh 2. Chữa rạn da bụng sau sinh Rạn da là nỗi ám ảnh của các mẹ sau sinh, nhưng có một số cách trị rạn da sau sinh rất đơn giản từ những nguyên liệu thiên nhiên mà không phải mẹ nào cũng biết. 2.1. Trị rạn da sau sinh bằng lòng trắng trứng gà Cách làm: Trộn đều lòng trắng trứng gà với ½ thìa nước cốt canh, đánh bông lên rồi thoa hỗn hợp lên vùng da bị rạn, massage nhẹ nhàng trong 30 phút, rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện việc này đều đặn và cảm nhận hiệu quả rõ rệt sau 2 – 3 tuần. 2.2. Trị rạn da bụng sau sinh bằng nha đam Nha đam là nguyên liệu khá quen thuộc trong các công thức làm đẹp tự nhiên. Các mẹ sau sinh hoàn toàn có thể sử dụng hàng ngày, thoa lên vùng da bị rạn không những làm giảm rạn da mà còn dưỡng ẩm, giúp da mịn màng. 2.3. Trị rạn da sau sinh bằng nước cốt chanh Dùng nước cốt chanh massage nhẹ nhàng lên vùng da rạn, đợi khô và rửa lại bằng nước sạch. Đây là phương pháp chữa rạn da bụng sau sinh rất đơn giản, tiết kiệm mà đem lại hiệu quả cao.
question_142
Vì sao da bị ngứa về đêm?
doc_142
1. Nguyên nhân gây ngứa mình về đêm Bạn có thể gặp phải tình trạng ngứa mình về đêm và có thể chúng không hề liên quan đến bệnh lý. Ở trường hợp này có một số nguyên nhân thường gặp như:Phản ứng tự nhiên của cơ thể. Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có thể ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể và các hoạt động của da như cân bằng dịch, điều hòa thân nhiệt và bảo vệ cơ thể. Khi các chức năng của da có sự thay đổi làm gia tăng nhiệt độ cơ thể và tăng lượng máu đến da vào ban đêm khiến da ấm dần lên. Điều này có thể làm da bị ngứa vào ban đêm.Có sự thay đổi nồng độ hormone. Các hormone của cơ thể giải phóng vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày tùy từng vào từng loại. Đặc biệt vào ban đêm sẽ giải phóng một lượng lớn các cytokine và điều này làm tăng khả năng viêm nhiễm cho cơ thể. Mặc khác, hormone corticosteroid với tác dụng ngăn ngừa quá trình viêm cũng bị giảm đi vào buổi tối.Ban đêm da bị mất nước. Buổi tối chính là lúc làn da dễ bị mất nước. Đặc biệt trong thời tiết hanh khô của mùa đông lại càng khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy.Cơ thể mất tập trung hơn so với ban ngày. Ban ngày là lúc bạn đắm chìm vào trong các hoạt động hoặc trong công việc nên có thể không để ý đến cảm giác khó chịu do những cơn ngứa da gây ra. Ban đêm khi cơ thể nghỉ ngơi và cũng là lúc bạn cảm nhận rõ rệt nhất sự khó chịu này.Chỗ ngủ ẩm thấp, không đảm bảo vệ sinh. Gối, chăn, màn là những vật dụng rất dễ bị bám bụi bẩn nên đây chính là môi trường cho các loại vi khuẩn, nấm, virus sinh sôi phát triển và gây bệnh vào ban đêm. Không chỉ làm da bị ngứa vào ban đêm mà điều kiện vệ sinh như vậy có thể gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta.Ngoài ra, da bị ngứa về đêm cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về một loại bệnh lý mà bạn đang mắc phải:Viêm da dị ứng. Người mắc viêm da dị ứng sẽ có triệu chứng da sưng, ngứa, khô và thậm chí có thể nứt nẻ. Bệnh này có đặc điểm dễ tái phát và thường tiến triển theo đợt. Bệnh nhân có biểu hiện mẩn ngứa khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như thời tiết thay đổi, dị ứng thực phẩm hoặc mỹ phẩm,...Viêm da vảy nến. Bệnh đặc trưng với biểu hiện dày lên da của các tế bào chết kèm theo các nối vẩy như vẩy cá gây ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng sẽ càng nặng hơn vào ban đêm khi đi ngủ và cọ xát da với giường chiếu làm cho bệnh nhân thấy ngứa ngáy khi đang say giấc.Các bệnh xã hội. Các bệnh xã hội hay còn đường gọi là bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, sùi mào gà, lậu hay HIV/AIDS là những căn bệnh thường có triệu chứng đầu tiên là ngứa da. Ngoài ra, những bệnh nhân bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục bị ngứa da do tác dụng phụ của thuốc kháng virus và sự gia tăng tụ khuẩn đối với các bệnh nhân bị HIV. Các bệnh xã hội như bệnh giang mai có thể khiến bạn ngứa về đêm Bệnh lý ở gan, thận. Người mắc các bệnh lý về gan sẽ rơi vào tình trạng chức năng thải độc của gan suy yếu khiến các chất độc tích tụ ngày càng nhiều gây ra những cơn ngứa. Đối với bệnh lý ở thận cũng tương tự, các chất cặn bã sẽ không được đào thải và bài tiết ra ngoài và dần dần ứ đọng lại gây hại cho sức khỏe.Bệnh đái tháo đường. Tình trạng ngứa da ở các bệnh nhân tiểu đường là điều mà ít người chú ý đến. Thực tế là khi lượng đường trong máu tăng cao làm cho các mạch máu bên dưới da tổn thương làm quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng bị rối loạn khiến da khô sần và thậm chí ngứa ngáy.Ngoài ra các bệnh như sốt do virus, sốt xuất huyết, sốt phát ban hoặc tay chân miệng cũng làm bệnh nhân bị ngứa da vào ban đêm. Đặc trưng của các bệnh này với triệu chứng điển hình là sốt cao và ngứa xảy ra khi bệnh gần khỏi. 2. Cách xử lý khi bị mề đay ngứa về đêm Mề đay ngứa về đêm tuy không quá nguy hiểm nhưng đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của bạn. Một số phương pháp dưới đây có thể sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng này:Chườm nước ấm lên daĐây là cách giảm các cơn ngứa nhanh chóng và được cho là hiệu quả nhất. Dưới tác dụng của nhiệt độ, các mao mạch vùng bị nổi mề đay sẽ giãn ra giúp đẩy nhanh tuần hoàn máu và hạn chế các hạt nổi mẩn gây ngứa ngáy.Bạn có thể đun sôi nước nóng rồi cho vào bình giữ nhiệt và đừng quên bọc một miếng vải mỏng ngoài sau đó chườm vào vùng nổi mề đay. Hành động này sẽ giúp cơn ngứa ngáy thuyên giảm rất nhanh chóng.Uống một cốc trà gừng mật ong. Gừng và mật ong được biết đến là những loại thực phẩm có tính giữ ấm và tính kháng khuẩn cao. Vì thế, khi xuất hiện những cơn ngứa ngáy do mề đay, bạn nên uống một tách trà gừng pha với một thìa mật ong để ngăn chặn sự lây lan phát triển của mề đay. Mặc khác, phương pháp này còn giúp tình thần thư thái hơn. Uống một cốc trà gừng mật ong có thể giúp bạn khắc phục tình trạng mề đay ngứa về đêm Sử dụng lá kinh giớiĐây là loại rau không thể thiếu trong đĩa rau sống của nhiều gia đình và được sử dụng phổ biến để làm gia vị. Một công dụng mà ít người biết đến đó là sử dụng để làm giảm cảm giác ngứa ngáy do bị nổi mề đay vào buổi tối. Thành phần của chúng có chứa nhiều tinh dầu có tính hàn nên khi kết hợp với nhiệt độ cao sẽ giúp giảm bớt cảm giác ngứa ngáy do mề đay gây ra. Bạn có thể lấy một nắm lá kinh giới đem sao rồi cho ít muối vào để giữ nhiệt rồi cho vào túi vải để chườm lên vùng bị ngứa. Hoặc đem đun sôi lá kinh giới và thực hiện xông trong 10 phút để giúp đẩy lùi triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, trên đây cũng chỉ là cách điều trị tự nhiên và chỉ là giải pháp tạm thời để loại bỏ ngứa. Nếu chúng vẫn tiếp tục xuất hiện, bạn cần đi khám để các bác sĩ có hướng điều trị thích hợp.Ngoài các phương pháp làm giảm triệu chứng ngứa ở trên, bạn cũng nên chú ý một số điều sau:Vệ sinh giường chiếu sạch sẽ trước khi ngủ, giặt mền gối định kỳ để loại bỏ bụi bẩn.Khi bị nổi mề đay, nên tắm với nước ấm thay vì nước lạnh để làm tăng lưu thông máu và ngủ ngon hơn. Không nên đi tắm sau 8h tối.Đối với bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm thì tránh ăn những loại thực phẩm có tính kích ứng như hải sản, tôm, cua, gỏi sống,...
doc_32517;;;;;doc_6244;;;;;doc_49040;;;;;doc_13280;;;;;doc_60543
Ngứa da vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu và mất ngủ. Đáng lo ngại hơn khi tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm và cách khắc phục hiệu quả. Một số người gặp phải tình trạng ngứa ngáy toàn thân vào ban đêm, kèm theo đó là cảm giác bồn chồn, rất khó chịu và khiến người bệnh không thể ngủ ngon giấc. Bị ngứa da vào ban đêm do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng những nguyên nhân dưới đây được cho là phổ biến nhất: 1.1. Những nguyên nhân không phải bệnh lý - Do thay đổi hormone: Một số loại hormone corticosteroid được cơ thể phóng thích để chống viêm. Vào ban đêm, lượng corticosteroid có thể bị suy giảm, thay vào đó cơ thể lại sản xuất Cytokine nhiều hơn. Đây chính là lý do khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm. Tình trạng ngứa có thể xuất hiện theo từng cơn. - Do căng thẳng thần kinh: Thói quen làm việc khuya hay thường xuyên căng thẳng vào buổi tối sẽ kích thích những tế bào thần kinh dưới da và gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. - Do thiếu nước: + Khi thời tiết nóng bức, da của bạn dễ bị đổ mồ hôi và khiến cơ thể mất nước. Bên cạnh đó, nếu bạn không vệ sinh da sạch sẽ, lỗ chân lông cũng sẽ bị bít tắc và gây ra tình trạng ngứa ngáy. Ngoài ra, mùa hè với điều kiện thời tiết nóng bức cũng khiến cho da của bạn dễ bị khô và ngứa. + Khi thời tiết khô và lạnh, da cũng dễ bị nứt nẻ, ngứa rát. + Vào ban đêm, nhiệt độ thường thấp hơn khiến da sẽ càng khô và ngứa ngáy. - Do dị ứng thời tiết: Thời điểm giao mùa là lúc cơ thể rất khó để thích ứng nhanh chóng với thời tiết. Đồng thời, tăng sản sinh các histamin và từ đó dẫn đến tình trạng ngứa ngáy. Những trường hợp có cơ địa dễ bị dị ứng thì những cơn ngứa ngáy có thể bùng phát mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, nếu bị ngứa do dị ứng thời tiết thì những cơn ngứa ngáy sẽ không xảy ra liên tục mà chỉ diễn ra ở một vài thời điểm - Do dị ứng thức ăn: Một số người bị dị ứng với các loại thực phẩm như hải sản, các loại đậu, sữa, thịt bò,… Khi ăn những thực phẩm này, cơn ngứa sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, tùy cơ địa và lượng thực phẩm tiêu thụ mà cơn ngứa sẽ ở mức độ khác nhau. - Do dị ứng môi trường: Một số yếu tố liên quan đến môi trường sống và làm việc có thể khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm như phấn hoa, khói bụi, mạt rệp, các loại hóa chất,… - Do sức đề kháng của cơ thể: Những trường hợp có da nhạy cảm sẽ dễ bị kích thích bởi những yếu tố bên ngoài và dễ bị ngứa hơn. 1.2. Các nguyên nhân do bệnh lý Một số trường hợp bị ngứa da vào ban đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý. Cụ thể như sau: - Bệnh mề đay: Người bệnh bị ngứa rát dữ dội, bên cạnh đó là những nốt mẩn đỏ hoặc mẩn trắng. Những cơn ngứa xảy ra nhiều hơn vào ban đêm và càng gãi lại càng cảm thấy ngứa rát hơn. Căn bệnh này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu gãi nhiều và gây trầy xước vùng da nổi mẩn có thể dẫn tới bội nhiễm. - Bệnh ghẻ: Thường gặp ở những người bệnh không vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh trên da. Khi bị ghẻ, trên da của người bệnh sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ, mụn nước và cảm giác ngứa ngáy. Khi mụn nước vỡ ra thì cảm giác ngứa càng dữ dội. Nếu không điều trị đúng cách thì rất dễ bị tái phát. - Do bệnh tuyến giáp: Những căn bệnh về tuyến giáp gây rối loạn nội tiết tố và khiến cho da của người bệnh thô ráp và dễ bị ngứa ngáy. - Các bệnh ngoài da như rôm sảy, chàm, hắc lào, lang ben,… cũng là nguyên nhân phổ biến khiến da của bạn bị ngứa ngáy. Nếu da bị tổn thương thì sẽ dễ để lại sẹo. Hơn nữa, nếu không điều trị sớm, bệnh có thể chuyển sang mạn tính khiến việc điều trị rất khó khăn. - Bệnh về gan: Khi mắc các bệnh về gan, chất độc dễ bị tích tụ trong cơ thể và từ đó gây ra tình trạng ngứa ngáy trên da, đặc biệt là vào ban đêm. Bên cạnh đó, người mắc bệnh gan còn bị mụn nhọt và vàng da. - Suy giảm chức năng thận: Đây cũng là một trong những lý do khiến bạn bị ngứa da vào ban đêm. Nguyên nhân là do thận không thể đào thải hết độc tố ra khỏi cơ thể. Vì thế, những độc tố này bị tích tụ lại trên da và gây ra những phản ứng như ngứa da và phù nề. - Do bệnh tiểu đường: Lượng đường máu tăng cao khiến cơ thể nhanh bị mất nước da sẽ trở nên thô ráp và ngứa ngáy. Ngoài ra, đường máu tăng cao là điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh lý về da dễ phát triển nên tình trạng ngứa càng nhiều hơn - Do các bệnh lý về máu - Do các bệnh lý xã hội Bị ngứa da vào ban đêm khiến người bệnh rất khó chịu và bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, công việc và các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, cần khắc phục bệnh càng sớm càng tốt. Tốt nhất bạn nên đi khám để được các bác sĩ chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, mới có thể điều trị bệnh dứt điểm. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Tình trạng ngứa da cũng có thể do chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh gây ra, vì thế người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau: - Nếu cơ địa dễ bị dị ứng, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều đạm và chất béo, tránh xa môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, lông chó mèo, mạt rệp,… - Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày - Uống đủ nước. - Luôn vui vẻ, thoải mái. - Hạn chế căng thẳng trong công việc. - Nếu mắc bệnh, cần điều trị dứt điểm.;;;;;Ngứa da vào ban đêm thường khiến cơ thể cảm thấy khó chịu, chúng có thể “phá vỡ” giấc ngủ ngon của bạn. Bên cạnh vấn đề về vệ sinh cá nhân, vệ sinh chăn, gối,.. thì tình trạng bị ngứa da vào ban đêm có thể do một số bệnh lý về da và bệnh lý bên trong cơ thể gây ra. Bài viết sau đây xin chỉ ra một số thủ phạm gây ngứa da vào ban đêm và mách bạn cách trị ngứa tốt nhất. Nguyên nhân gây ngứa da vào ban đêm Thủ phạm gây ngứa da vào ban đêm có thể do một số bệnh lý ngoài da nhưng cũng có thể xuất phát từ một số bệnh lý bên trong cơ thể. Các bệnh ngoài da viêm da dị ứng gây ngứa da vào ban đêm Viêm da dị ứng Người mắc viêm da dị ứng khiến da khô, ngứa, sưng tấy và có thể nứt nẻ. Bệnh thường phát triển theo đợt và dễ tái phát lại nhiều lần. Người bị viêm da dị ứng sẽ thường xuyên bị mẩn ngứa khi tiếp xúc với các chất kích thích gây dị ứng như dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, dị ứng mỹ phẩm,… Viêm da vảy nến Các tế bào da chết dày lên trên da, những nốt vẩy như vẩy cá trên da gây ngứa ngáy và ngày càng phát triển. Các triệu chứng này có thể “bùng lên” vào ban đêm khi bị ma sát với giường, chiếu. Điều này sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu khi đang ngon giấc. Bệnh xã hội Một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như bệnh sùi mào gà, bệnh giang mai, bệnh lậu hay HIV/AIDS là những căn bệnh thường có biểu hiện đầu tiên là ngứa da. Những bệnh nhân bị nhiễm bệnh xã hội thường bị ngứa toàn thân do tác dụng phụ của thuốc kháng virus, ngoài ra sự gia tăng tụ khuẩn khiến các bệnh nhân bị HIV thường hay cảm thấy ngứa da. Bệnh lý bên trong cơ thể Ngứa da có thể do một số bệnh lý trong cơ thể như suy giảm chức năng gan, thận, bệnh tiểu đường và một số bệnh lý suy giảm miễn dịch gây ra. (ảnh minh họa) Bệnh về gan, thận Người mắc các bệnh lý về gan, thận sẽ khiến vai trò thải độc tốt của gan bị suy yếu, khi gan gặp tổn thương sẽ khiến các chức năng hoạt động của gan bị ảnh hưởng bởi các chất độc tố tích tụ nhiều, gây ra các cơn ngứa. Đối với các bệnh lý về thận cũng tương tự, thận yếu, chức năng đào thải và bài tiết các chất cặn bã, chất độc qua nước tiểu kém, khiến cơ thể lâu ngày tích tụ các chất gây hại cho sức khỏe. Bệnh tiểu đường Nhiều người không nghĩ bệnh tiểu đường có thể gây ngứa da nhưng trên thực tế, khi lượng đường trong máu tăng cao sẽ khiến mạch máu dưới da bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự luân chuyển các chất dinh dưỡng, điều này dễ khiến da bị khô sần, và có thể gây ngứa. Ngoài ra khi bị sốt phát ban, sốt virus, sốt xuất huyết hoặc tay chân miệng cũng có thể khiến người bệnh bị ngứa toàn thân vào ban đêm. Tuy nhiên điểm đặc trưng là bệnh lý này thường đi kèm với triệu chứng điển hình là sốt cao và người bệnh thường bị ngứa khi bệnh đã vào giai đoạn gần khỏi. Điều trị ngứa da vào ban đêm Dù là ngứa da vào ban đêm hay ban ngày thì đều khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và có thể ảnh hưởng đến công việc và học tập. Chính vì vậy việc nhận biết đúng nguyên nhân gây ngứa da là cách tốt nhất để tìm ra biện pháp điều trị cho căn bệnh này. Bạn không nên tự ý mua các sản phẩm kem bôi da, thuốc uống trị ngứa chưa được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa. Chính vì vậy, khi có các biểu hiện ngứa da bạn nên lưu ý và nên đi thăm khám sớm với bác sĩ da liễu.;;;;;Ngứa toàn thân vào đêm khiến cơ thể khó chịu và gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, cần phát hiện sớm ngăn chặn kịp thời những thủ phạm gây ngứa toàn thân vào đêm để bảo vệ sức khỏe. Bị xơ gan Ngoài những biểu hiện như đau tức bụng, khó tiêu, chán ăn, vàng da,… người bệnh xơ gan còn có dấu hiệu nổi mẩn ngứa toàn thân. Triệu chứng ngứa nổi mề đay trên toàn cơ thể đặc biệt là về đêm gây khó chịu cho người bệnh. Viêm da do vẩy nến Ngứa toàn thân là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh Nếu bạn thường thấy các tế bào da chết dày lên trên da, những nốt vẩy như vẩy cá trên da gây ngứa ngáy và ngày càng phát triển thì bạn cũng phải cẩn thận nhé vì đó có thể bạn đã bị viêm da do vẩy nến ghé thăm rùi. Và tất nhiên, những triệu chứng này có thể bùng lên vào ban đêm khi bị ma sát với giường, chiếu. Điều này sẽ khiến bạn ngứa ngáy khi đang say giấc nồng. Da bị mất nước Thông thường, nếu làn da bạn có dấu hiệu bị mất nước thì chúng cũng có thể gây ngứa trên cơ thể vào ban đêm. Bởi vì ban đêm thường không uống nước nên khiến cơ thể lại càng có nguy cơ bị mất nước nhiều hơn và tình trạng này khiến làn da bị ngứa. Tắm nước nóng trước khi đi ngủ Việc tắm nước nóng trước khi đi ngủ có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái và được thư giãn tối đa sau khi tắm. Nhưng việc này lại có thể không có lợi cho làn da của bạn và làm cho làn da có nguy cơ bị khô hơn gây ngứa ngáy khó chịu vào đêm. Cơ thể phản ứng dị ứng với chăn, đệm Ngứa toàn thân có thể do dị ứng với chăn đệm Ở một số nhân, nếu có làn da quá nhạy cảm cũng dễ dàng có phản ứng dị ứng với một số loại vải từ chăn, đệm, ga gối hoặc giường. Hiện tượng dị ứng này có thể gây ngứa khắp cơ thể vào ban đêm. Khi đột nhiên bị ngứa toàn thân về đêm, bạn cần kiểm tra kĩ lưỡng giường, đệm, chăn,.. vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ nguy cơ bị ngứa cho vi khuẩn. Thăm khám ngay khi có triệu chứng ngứa toàn thân Khi có triệu chứng ngứa vào đêm thường xuyên xảy ra, ngứa kéo dài, diện tích vùng bị ngứa lan rộng, kèm theo những triệu chứng cơ thể khác, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời hiệu quả, tránh để lâu gây nguy hại cho sức khỏe.;;;;; Rất nhiều chị em mắc chứng ngứa vùng kín về đêm 1. Nguyên nhân ngứa vùng kín về đêm. Ngứa vùng kín về đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau, đó còn là dấu hiệu của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm. – Ngứa vùng kín do nhiễm nấm: Nếu mắc viêm đạo do nấm Candida chị em sẽ có những triệu chứng như khí hư có màu trắng đục, đóng thành mảng và bám rất nhiều ở thành âm đạo, mùi của khí hư rất hôi nếu bị bội nhiễm. Do nấm phát triển rất nhanh nên gây ngứa vùng kín khiến chị em rất khó chịu. – Do trùng roi: Ngứa vùng kín vào ban đêm do trùng roi biểu hiện đầu tiên chính là những cảm giác nóng, rát, ngứa, bứt rứt. Bên cạnh đó, chị em cũng sẽ gặp những biểu hiện khác đó là khí hư bạch đới ra rất nhiều, có màu trắng đục hay vàng, có mủ và mùi hôi thối. Nếu dịch này có bọt thì có thể chị em đang mắc ngứa vùng kín do trùng roi. – Ngứa do bệnh mụn rộp sinh dục: Khi mắc mụn rộp sinh dục, những hạt mụn nhỏ dưới dạng mụn nước sẽ xuất hiện ở vùng kín, nếu các mụn nước bị vỡ, bị lở loét thì sẽ gây ra những cơn ngứa ngáy cho chị em. Ngoài ra, vùng kín còn có những cơn đau mức độ nhẹ và nóng rát. – Ngứa vùng kín về đêm do nhiễm loạn khuẩn: Nhiễm loạn khuẩn ở vùng kín sẽ gây ra biểu hiện ngứa khiến chị em khó chịu và gãi sẽ làm vùng kín tổn thương và viêm nhiễm nặng hơn. – Ngoài những nguyên nhân trên ngứa vùng kín về đêm còn có thể do: + Bệnh rận mu. + Do viêm nang lông. + Mặc quần lót chật, và ẩm ướt, chất liệu không thấm hút mồ hôi. + Do dị ứng với các thành phần trong dung dịch vệ sinh, lạm dụng dung dịch vệ sinh. + Vệ sinh không đúng cách, thường thụt rửa vào bên trong âm đạo làm mất đi sự cân bằng của độ pH âm đạo. + Do nội tiết của cơ thể thay đổi, đặc biệt là với các chị em đang có thai. 2. Cách xử trí khi bị ngứa vùng kín về đêm + Không nên gãi: Hạn chế gãi khi bị ngứa vì điều này sẽ làm vùng da này bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, hậu quả là bệnh càng nặng hơn và khó trị hơn. + Mặc quần áo và đồ lót thoải mái, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi và kích thước phù hợp. Sử dụng đồ lót khô ráo và chất liệu thoáng mát sẽ hạn chế nguy cơ ngứa vùng kín + Không nên để lông mu quá dài, vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày, đặc biệt trong những ngày có kinh nguyệt. + Hạn chế sử dụng dung dịch vệ sinh: Vì sử dụng nhiều dung dịch vệ sinh khiến vùng kín bị khô, mất cân bằng độ pH dễ gây nên ngứa vùng kín. + Không dùng băng vệ sinh hàng ngày thường xuyên vì sẽ làm cho vùng kín bị ẩm không thoát mồ hôi nên dễ bị ngứa ngáy khó chịu. + Tạm thời không quan hệ tình dục cho đến khi các triệu chứng ngứa có biểu hiện khỏi hẳn. + Vệ sinh vùng kín đúng cách bằng nước ấm. + Tránh sử dụng băng vệ sinh kém chất lượng, hạn chế giấy vệ sinh thơm và tắm bằng xà phòng. + Không mặc quần áo ẩm ướt, đặc biệt là sau khi tắm biển hoặc sau khi tập thể dục, bạn phải thay càng sớm càng tốt. + Không thụt rửa sâu trong âm đạo để tránh vi khuẩn thâm nhập vào bên trong. Xem thêm Ngứa vùng kín tuổi dậy thì > Những bệnh mọc mụn ở vùng kín nam giới;;;;;1. Tác nhân khiến cho vùng kín bị ngứa về đêm Ngứa vùng kín về đêm là hiện tượng “cô bé” bị ngứa rát gây khó chịu khi đêm đến. Cũng có thể đây là tình trạng ngứa thông thường không có các biểu hiện lạ đi kèm, chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn rồi tự khỏi. Trong trường hợp bị ngứa liên tục kèm theo mùi hôi ở vùng kín, nổi mụn quanh mép âm hộ,... thì rất có thể đây là biểu hiện của các bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục nữ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy ở vùng kín có thể là: 1.1. Thói quen sinh hoạt không phù hợp Mặc quần lót quá chật khiến cô bé bị ngột ngạt tạo môi trường thuận lợi cho nấm và vi khuẩn sinh sôi nảy nở gây nên hiện tượng viêm, nhiễm, nấm ngứa, thương tổn cho bộ phận sinh dục. Ngứa vùng kín về đêm rất có thể do chị em lười vệ sinh, hoặc vệ sinh cô bé không đúng cách như thụt rửa quá sâu vào bên trong âm hộ gây ảnh hưởng đến những vi khuẩn có lợi cho vùng kín. Những người bị dị ứng với các thành phần có trong dung dịch vệ sinh phụ nữ cũng gây ra hiện tượng ngứa cô bé về đêm. Nếu nguồn nước bạn đang sử dụng có vấn đề như: chất lượng kém, nhiều cặn bẩn, ô nhiễm,... cũng là tác nhân gây thương tổn cho vùng kín. 1.2. Nội tiết tố trong cơ thể chị em thay đổi Phụ nữ đặc biệt trong giai đoạn sau 50 tuổi có dấu hiệu rối loạn nội tiết tố nữ. Tình trạng trên gây suy giảm nội tiết tố khiến cô bé khô hạn, làm cho quá trình bôi trơn âm đạo gặp rắc rối. Đây cũng chính là một trong những lý do hàng đầu khiến vùng kín bị tổn thương và ngứa về đêm. Ngoài ra do áp lực công việc, gia đình, kinh tế,... cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nội tiết tố. 1.3. Phụ nữ đang mắc bệnh phụ khoa Một số bệnh cũng gây ảnh hưởng đến cô bé và khiến vùng kín ngứa về đêm như nhiễm trùng roi Trichomonas nấm âm đao. Nấm âm đạo: là bệnh lý do vi khuẩn gây nên, không chỉ ngứa về đem chị còn bị nấm âm đạo còn có thể xuất hiện thêm một số biểu hiện khác như: khí hư cộm như bã đậu, tiết dịch âm đạo có lẫn máu,... Nổi mụn sinh dục: Nếu đang mắc các bệnh phụ khoa như nổi mụn sinh dục chị em không tránh được tình trạng gây ngứa rát khó chịu tại vùng kín. Sùi mào gà: là một bệnh khá nguy hiểm, những triệu chứng ban đầu cũng có thể là vùng kín bị ngứa và tiết nhiều dịch. Như vậy, ngứa vùng kín về đêm có thể là nguyên nhân của nhiều căn bệnh phụ khoa khác nhau ở phụ nữ. Hiện tượng không chỉ khiến chị em khó chịu, lo lắng mà còn gây ảnh hưởng tới tâm sinh lý người bệnh. Hiện nay một số người thường chủ quan, coi thường, không mấy quan tâm về vấn đề này. Nếu bệnh chỉ đơn thuần là do lối sống sinh hoạt hàng ngày thì phụ nữ chỉ cần thay đổi thói quen là được. Tuy nhiên, nếu đây là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để điều trị dứt điểm tránh gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Nếu chủ quan, lơ là rất có thể bạn sẽ phải hối hận bởi những hậu quả của việc ngứa lâu ngày có thể khiến âm đạo bị tổn thương gây nhiễm trùng. Kết quả là vùng tổn thương lan rộng ra gây tắc vòi trứng và nhiễm trùng tử cung. 3. Điều trị tình trạng ngứa vùng kín về đêm 3.1. Kiên trì điều trị nội khoa Nếu các biểu hiện ngứa âm đạo liên quan đến bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, nấm candida âm đạo, nhiễm khuẩn âm đạo,... bạn nên chủ động đi khám để bác sĩ kê đơn điều trị. Ngứa âm đạo do các bệnh xã hội gây nên như: giang mai, sùi mào gà, mụn sinh dục,... bác sĩ sẽ chữa trị bằng thuốc và chỉ định đốt laser. Nếu chỉ đơn giản ngứa do các bệnh ngoài da được chữa trị bằng bôi ngoài da. 3.2. Thay đổi thói quen sinh hoạt Khi bị ngứa bạn nên hạn chế gãi mạnh vì việc này có thể làm xước và gây nhiễm trùng âm đạo. Thường xuyên giữ vùng kín khô thoáng, sạch sẽ. Tuyệt đối không sử dụng dụng cụ để thụt rửa âm đạo. Sử dụng quần chíp có chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, không gây bí bách cho “cô bé”. Sau khi gần gũi với bạn tình chị em nên đi tiểu và vệ sinh cô bé. Phụ nữ nên ăn những thực phẩm tốt cho sự ổn định lượng lợi khuẩn trong vùng kín như sữa chua để hạn chế tối đa tình trạng ngứa vùng kín về đêm. Nếu có thói quen sử dụng băng vệ sinh hàng ngày bạn nên thay đổi ngay. Để đảm bảo sức khỏe chị em nên duy trì thói quen khám tổng quát một năm hai lần để phát hiện sớm những dấu hiệu gây bệnh. Bị ngứa vùng kín về đêm là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nghiệm trọng. Bởi vậy, phụ nữ không nên lơ là, chủ quan. Để “cô bé” luôn khỏe mạnh, tạo tâm lý tự tin trong đời sống vợ chồng, các chị em cần thay đổi thói quen trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.
question_143
Cùng bà bầu tìm hiểu nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi
doc_143
Dị tật thai nhi là vấn đề khiến nhiều mẹ bầu vô cùng lo lắng, nhất là khi dị tật bẩm sinh và bệnh di truyền tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Dưới đây chuyên gia sẽ nêu ra một số nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi để giúp chị em hiểu rõ và có phương pháp phòng ngừa hiệu quả. 1. Các nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi - Do di truyền Nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi rất phổ biến là do những bất thường về nhiễm sắc thể, những bất thường đơn gen hay một số bất thường khác. Cụ thể như sau: + Bất thường nhiễm sắc thể: Có thể là tình trạng thêm, bớt nhiễm sắc thể hoặc cấu trúc nhiễm sắc thể không bình thường. + Các bất thường đơn gen: Những trường hợp này có nguy cơ lặp lại ở những lần mang bầu tiếp theo. Tỉ lệ xảy ra lặp lại sẽ phụ thuộc vào từng loại bệnh, từng gen bị bất thường. Bên cạnh đó, bất thường đơn gen cũng có nhiều dạng di truyền như di truyền liên kết giới tính, di truyền theo kiểu trội hay kiểu lặn trên nhiễm sắc thể thường. + Các yếu tố di truyền khác cũng có thể gây dị tật có thể kể đến như bất thường do biến đổi gen trong nhân hoặc gen của ty thể, những vấn đề bất thường ngoại di truyền hoặc cũng có thể do cùng lúc xảy ra nhiều bất thường gen di truyền kết hợp. - Do tuổi tác của bố mẹ: Chất lượng của trứng và cả tinh trùng đều bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuổi tác. Cụ thể là tuổi càng cao thì chất lượng trứng và tinh trùng sẽ càng giảm, đồng thời quá trình phân chia nhiễm sắc thể sẽ rất dễ xảy ra lỗi và gây ra bất thường về gen di truyền. Mẹ bầu trên 35 tuổi và đàn ông ở tuổi 40 có nguy cơ sinh con dị tật cao hơn những trường hợp sinh con ở đúng lứa tuổi. - Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu: Trong quá trình mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu, cơ thể mẹ cần được bổ sung dưỡng chất nhiều hơn, thậm chí cần bổ sung lượng dinh dưỡng nhiều gấp đôi so với phụ nữ bình thường. Nếu mẹ bầu bị thiếu chất, đặc biệt là một số chất quan trọng như Canxi, axit folic,... . hoặc bổ sung không đúng cách, chẳng hạn như bổ sung quá nhiều vitamin A sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ gây dị tật. - Do môi trường sống: Mẹ bầu sống trong môi trường ô nhiễm, có chứa nhiều hóa chất độc hại, chẳng hạn như các chất phóng xạ hay khói thuốc lá,... chính là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. - Mắc bệnh truyền nhiễm trong khi mang thai, chẳng hạn như bệnh giang mai, rubella, herpes,... có thể gây dị tật thai nhi, nguy cơ cao hơn ở những phụ nữ bị bệnh trong 3 tháng đầu tiên. Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra dị tật thai nhi như tiểu đường thai kỳ hay lupus ban đỏ. - Dùng thuốc không đúng cách: Mọi đối tượng bệnh nhân đều cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc để có được hiệu quả điều trị cao nhất và tránh những hậu quả không đáng có. Đặc biệt, đối với mẹ bầu, việc sử dụng thuốc lại càng quan trọng hơn. Mẹ bầu dùng thuốc bừa bãi rất dễ sinh ra những đứa trẻ dị tật. Do vậy, trước khi dùng bất cứ những loại thuốc gì, đều cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. - Mẹ bầu bị nhiễm tia X: Nhiễm tia X với nguồn bức xạ cao có thể ảnh hưởng đến thai nhi và làm tăng nguy cơ dị tật. - Do mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài: Mẹ bầu vui vẻ và suy nghĩ tích cực là yếu tố quan trọng, góp phần giúp thai phát triển tốt. Ngược lại, khi mẹ bầu thường xuyên bị căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ sinh ra một số hormone làm cản trở đến quá trình phát triển lớp tế bào phôi mô của bào thai. Điều này có thể gây ra dị tật thai nhi và thậm chí là sảy thai. 2. Xét nghiệm NIPT giúp sàng lọc dị tật trước sinh hiệu quả và đảm bảo an toàn Từ những nguyên nhân gây dị tật ở thai nhi nêu trên, mẹ bầu có thể phòng ngừa dị tật thai nhi bằng một số cách như hạn chế tiếp xúc với môi trường độc hại, thực hiện chế độ ăn khoa học và đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, thường xuyên tập luyện để tăng cường sức khỏe và phòng tránh bệnh tật,... Tuy nhiên, ngay cả khi đã thực hiện những biện pháp phòng ngừa nêu trên, bất cứ bà bầu nào cũng tiềm ẩn nguy cơ sinh con dị tật do những yếu tố bất thường về gen di truyền. Đây là yếu tố không thể phòng tránh được. Do đó, việc sàng lọc dị tật trước sinh là vô cùng quan trọng. Xét nghiệm NIPT chính là phương pháp sàng lọc trước sinh hiệu quả và được nhiều mẹ bầu lựa chọn trong những năm gần đây. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của mẹ để phân tích ADN tự do của thai nhi, qua đó biết được nguy cơ về các bệnh di truyền cho thai. Nhờ có xét nghiệm NIPT, mẹ bầu có thể phát hiện một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi từ rất sớm, chẳng hạn như hội chứng Down và Edwards, một số bất thường về nhiễm sắc thể giới tính, đột biến do mất đoạn nhiễm sắc thể,... Những ưu điểm của xét nghiệm NIPT có thể kể đến như: - Có thể thực hiện rất sớm, từ tuần thai thứ 10. Có nghĩa là nếu thực hiện xét nghiệm NIPT, mẹ bầu có thể phát hiện được nguy cơ dị tật của thai ngay từ tuần thứ 10 của thai kỳ. - Là phương pháp an toàn: Để thực hiện xét nghiệm NIPT, bác sĩ chỉ cần lấy mẫu máu của mẹ và không cần thực hiện xâm lấn như những biện pháp khác chẳng hạn như sinh thiết, chọc ối,... Do đó, giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho cả mẹ bầu và thai nhi. - Tỷ lệ chính xác cao: Phương pháp này được áp dụng công công nghệ giải trình tự gen và kết quả thu được có thể chính xác tới 99%. Đây cũng là những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp sàng lọc khác.
doc_22668;;;;;doc_44085;;;;;doc_38878;;;;;doc_43549;;;;;doc_40426
1. Nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh. Có thể kể đến như: - Yếu tố gen di truyền Gen đóng vai trò quan trọng, có thể gây ra dị tật do đột biến gen di truyền. Nếu cha mẹ hoặc những người thân trong gia đình có tiền sử bị dị tật thì thai nhi cũng có nguy cơ cao. Ngoài ra, còn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non, thai chết lưu,... - Cha mẹ có con khi tuổi đã cao Theo thống kê, những người phụ nữ từ 35 tuổi trở lên và người cha từ 50 tuổi trở lên thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao hơn những người ít tuổi. Ở độ tuổi cao, trứng và tinh trùng không còn được đảm bảo và có thể gây nên: hội chứng Down, Edwards, Patau và những rối loạn nhiễm sắc thể khác. - Thai phụ mắc bệnh truyền nhiễm Thai phụ không tiêm vắc xin phòng bệnh trước và trong quá trình mang thai có thể bị vi khuẩn, virus xâm nhập. Đặc biệt, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như viêm gan B, giang mai,... hay các bệnh khác như sởi, viêm màng não, uốn ván, rubella,... có khả năng khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh. - Môi trường độc hại Môi trường đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Nếu trong quá trình mang thai, người mẹ phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu, khói thuốc lá, chất độc phóng xạ, tia X khi chụp X - quang hay CT scan,... thì thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật. - Thiếu hụt dinh dưỡng Việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết trong quá trình mang thai rất quan trọng. Nếu người mẹ bị thiếu hụt lượng vitamin A quá mức có thể khiến trẻ bị dị tật ống thần kinh. - Thai phụ có tiền sử sinh non, sảy thai, thai chết lưu Nếu thai phụ có tiền sử sinh non, sảy thai, thai chết lưu trong thời gian ngắn mà có bầu lại (ít hơn 6 tháng) thì em bé có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Khi đó cơ thể người mẹ chưa được hồi phục hoàn toàn, tổn thương cả thể chất lẫn tinh thần nên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. - Ảnh hưởng về tâm lý Có nhiều lý do khiến mẹ bầu luôn trong trạng thái lo âu, căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực. Nên sẽ tác động xấu đến thai nhi về cả thể chất lẫn trí tuệ. Tâm trạng con người được điều khiển bởi hệ thống thần kinh trung ương và tuyến nội tiết. Nếu mẹ bầu có tâm trạng không tốt, hormone sinh sản từ tuyến thượng thận sẽ cản trở lớp tế bào phôi mô của thai, dẫn đến các dị tật như sứt môi hở hàm ếch,... Như đã kể trên, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Không cha mẹ nào muốn con mình sinh ra bị như vậy. Đây là nỗi đau đớn, khó khăn của chính những đứa trẻ, cha mẹ và cả xã hội. Nếu không thực hiện sàng lọc trước sinh, mẹ bầu sẽ không biết con phát triển bình thường và sinh ra khỏe mạnh, lành lặn như bao đứa trẻ khác hay không. Việc siêu âm để theo dõi sự thay đổi của thai nhi vẫn chưa đủ để xác định nguy cơ dị tật cao hay thấp. Mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm sinh hóa khác để cho kết quả chính xác. Các xét nghiệm Double test, Triple test và NIPT đã được thực hiện trên hàng ngàn mẫu bệnh phẩm và cho kết quả có độ tin cậy cao. Mẹ bầu có thể sử dụng các kỹ thuật này khi thai nhi được 10 tuần tuổi hoặc trong 3 tháng giữa thai kỳ. Đây là thời điểm sớm giúp người mẹ có những quyết định tốt nhất cho chính mình và em bé.;;;;;Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà ngày nay, dị tật thai nhi có chiều hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, không chỉ riêng trong các gia đình mà toàn xã hội nói chung đều rất quan tâm đến những kiến thức về việc mang bầu và các cách giúp hạn chế dị tật thai kỳ. Dị tật thai nhi xảy ra khi em bé gặp các bất thường khi ở trong bụng mẹ, bao gồm những dị tật như ở vùng mặt, vùng đầu, vùng bụng, hệ thần kinh, hệ xương và các chi,... Cụ thể như sau: Hội chứng Down. Sứt môi và hở hàm ếch. Dị tật ống thần kinh thai nhi. Dị tật tim bẩm sinh. Dị tật hệ xương (chân tay bị vẹo, khèo). Dị tật nứt đốt sống. Khuyết tật hậu môn. 2. Các cách giúp hạn chế dị tật thai kỳ 2.1. Khám bệnh trước khi có ý định thụ thai Do trong quá trình mang thai nếu người mẹ mắc các chứng bệnh như các bệnh về thận (viêm cầu thận, hội chứng thận hư), bệnh lý nội tiết (suy gipas, cường gipas), tiểu đường, béo phì, các bệnh do nhiễm khuẩn hoặc có vấn đề về thần kinh sẽ khiến thai nhi trực tiếp bị ảnh hưởng. Vì thế phụ nữ trước khi có ý định mang thai cần thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát, trường hợp mắc các bệnh có nguy cơ gây hại cho thai nhi thì có thể thực hiện chữa trị trước khi mang bầu, hoặc thông báo trước với bác sĩ để có thể theo dõi chặt chẽ trong quá trình thai kỳ. 2.2. Xét nghiệm di truyền Nếu trong gia đình của vợ hoặc chồng có người thân đã từng bị dị tật di truyền thì nên tiến hành xét nghiệm chẩn đoán di truyền trước khi sinh. Điều này sẽ phần nào hỗ trợ chẩn đoán các nguy cơ dị tật và dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể tư vấn và đưa ra những giải pháp xử trí cho việc chuẩn bị mang thai cũng như sinh con sau này. Xét nghiệm di truyền có 2 cách: Xét nghiệm nhiễm sắc thể đồ. Sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia. Trong đó, phương pháp sàng lọc trước sinh không xâm lấn (NIPT) là một kỹ thuật tiên tiến, giúp giải mã các dị tật thai nhi và đem lại những cải thiện đáng kể đối với kết quả sàng lọc trước sinh. 2.3. Tiêm phòng vắc xin trước khi mang thai Đây là một trong những cách giúp hạn chế dị tật thai kỳ đang trở thành xu hướng thiết yếu được các gia đình lựa chọn trong những năm gần đây. Tiêm phòng giúp chị em phụ nữ nâng cao khả năng bảo vệ thai nhi trước những dị tật bẩm sinh khi còn trong bụng mẹ. Trước khi mang thai, phụ nữ cần tiêm những loại vắc xin sau: Bạch hầu - ho gà. Cúm. Thuỷ đậu. Sởi - Quai bị - Rubella. Sau thời điểm tiêm vắc xin, cha mẹ nên đợi khoảng 3 - 6 tháng sau mới nên bắt đầu thụ thai. 2.4. Sớm bổ sung acid folic cho mẹ bầu Phụ nữ trước khi mang thai 3 tháng cần chủ động bổ sung acid folic vì chất này giúp làm giảm đáng kể nguy cơ đột biến gen dẫn tới dị tật ở bào thai. Thông thường, những dị tật bắt nguồn từ đột biến gen thường xảy ra trong giai đoạn thai kỳ từ rất sớm, có khi còn ngấm ngầm có trước từ khi người mẹ mang thai. Mẹ bầu có thể bổ sung acid folic qua việc uống thuốc và cả từ khẩu phần ăn hàng ngày như hạt hướng dương, súp lơ, quả bơ, đậu cô ve, măng tây, trứng,... 2.5. Mẹ bầu cần nói không với các chất kích thích Nếu lạm dụng quá nhiều rượu, bia, đồ uống có cồn và những chất kích thích khác thì người bình thường cũng bị gây hại cho sức khoẻ chứ chưa nói tới đối tượng sử dụng là mẹ bầu đang mang trong mình thêm một sinh linh bé nhỏ. Những đồ ăn thức uống mẹ hấp thu vào cơ thể hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi, do đó mẹ tuyệt đối không nên tiêu thụ những chất này. Ngoài ra, thai phụ cũng cần tránh xa khói thuốc lá (cả khi hút chủ động và hít thuốc thụ động từ người khác) vì thuốc lá sẽ đầu độc phổi cũng như não bộ của thai nhi. 2.6. Tránh tiếp xúc với các độc tố từ môi trường Tránh không tiếp cận tới những nơi chứa nhiều hoá chất độc hại, bao gồm cả những chất có tác dụng tẩy rửa trong gia đình cũng là một cách giúp hạn chế dị tật thai kỳ. Nếu mẹ bầu bắt buộc phải lao động trong những môi trường có nhiều hoá chất độc hại thì cần sử dụng những đồ bảo hộ cơ thể như khẩu trang, găng tay, mặt nạ phòng độc, kính mắt,... Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên tiếp xúc thường xuyên với các vật nuôi trong nhà như chó hoặc mèo vì những con vật này thường chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. 2.7. Duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh Đây là phương pháp tích cực và tốt nhất để mẹ bầu có một thai kỳ thực sự khỏe mạnh. Phụ nữ mang thai cần ăn những loại thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, không ăn đồ tái, chưa chín kỹ. Ngoài khẩu phần ăn thường ngày, mẹ bầu cũng cần bổ sung các thuốc chứa vitamin, khoáng chất như sắt, canxi, B8, DHA, đồng thời duy trì một cân nặng lý tưởng, chế độ sinh hoạt lành mạnh. 2.8. Thực hiện thăm khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ Việc thăm khám thai định kỳ giúp mẹ bầu biết được tình trạng sức khoẻ của bản thân cũng như giai đoạn phát triển của em bé và phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh (nếu có). Nhờ vậy bác sĩ sẽ đưa ra những cách xử trí kịp thời nếu thai nhi được chẩn đoán mắc dị tật. Không chỉ có vậy, mẹ bầu cũng cần uống thuốc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc về uống làm ảnh hưởng tới thai nhi. Nhìn chung, mỗi người mẹ đều cần có kiến thức về các cách giúp hạn chế dị tật thai kỳ, từ đó chuẩn bị thật chu đáo cả về sức khỏe lẫn tinh thần cho quá trình mang thai để giúp con có được một cơ thể khỏe mạnh khi chào đời. mắc;;;;;Khám dị tật thai nhi là công việc hết sức quan trọng mà không mẹ bầu nào nên bỏ qua. Trong quá trình phát triển, thai nhi có thể bị dị tật ở bất kỳ thời điểm nào, vì vậy việc thăm khám giúp phát hiện và xử lý kịp thời. Có nhiều biện pháp để phát hiện dị tật nhưng hiện nay chủ yếu thông qua siêu âm và xét nghiệm máu là chính. Đây là những biện pháp phát hiện dị tật thai nhi an toàn và hiệu quả từ rất sớm. Dị tật thai nhi được định nghĩa là những bất thường của thai nhi về hình thái, nhiễm sắc thể hoặc các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Những dị tật này xuất hiện từ rất sớm và phát triển rõ lên sau một khoảng thời gian. Tại Việt Nam, tỉ lệ thai nhi bị dị tật ở mức khá cao với nhiều loại dị tật khác nhau. Khả năng bị dị tật có thể rơi vào bất kỳ trường hợp nào nhưng theo thống kê khi mẹ gặp các vấn đề sau đây sẽ có thể khiến thai nhi mắc dị tật nhiều hơn những trường hợp khác. Bất kỳ thai phụ nào cũng có thể bị dị tật thai nhi Đó là: – Tuổi tác khi mang thai của mẹ trên 35 tuổi, hoặc dưới 19 tuổi. Độ tuổi thích hợp khi mang thai là từ 19 đến 35 tuổi. Khi mẹ nhiều hơn 35 tuổi, khả năng em bé bị dị tật sẽ cao hơn ở những độ tuổi khác. – Nếu mẹ từng có tiền sử mang thai bị dị tật hoặc sảy thai nhiều lần trong quá khứ cũng có thể có khả năng lần mang thai này hoặc sắp tới thai nhi bị dị tật. – Mẹ bị nhiễm các loại virus như Rubella, Cytomegalo hay Herpes…trong 3 tháng đầu thai kỳ mà trước đó mẹ chưa được tiêm phòng những bệnh do các loại virus này gây ra. Hoặc, trước đó mẹ đã tiếp xúc với tia xạ như tia xquang hoặc các loại hóa chất độc hại trong lúc mang thai. – Mẹ hút thuốc lá, sử dụng nhiều loại chất kích thích trong lúc mang thai cũng là một trong các nguyên nhân gây nên dị tật thai nhi. Mẹ bị một số bệnh nền sẵn có như đái tháo đường nặng, bệnh lao… Theo thống kê, hầu hết các dị tật trên thai nhi không có biểu hiện lâm sàng, nên việc dự đoán dị tật lâm sàng ở thai nhi gần như là không thể và không làm được. Phương pháp phổ biến nhất để phát hiện dị tật thai nhi là siêu âm chẩn đoán hình ảnh. Đây là phương pháp an toàn, dễ thực hiện và hiệu quả cao với chi phí hợp lý để theo dõi và phát hiện những dị tật ở thai nhi tại nhiều giai đoạn phát triển khác nhau và từ thời điểm rất sớm. Có thể chẩn đoán chính xác các dị tật đến 80-90% trong điều kiện siêu âm lý tưởng. Tuy nhiên, kết quả phát hiện và chẩn đoán dị tật thai nhi cũng phụ thuộc rất lớn vào độ hiện đại của trang thiết bị máy móc và khả năng trình độ của bác sĩ siêu âm cũng như thời điểm siêu âm ra sao. 2.Những mốc phát hiện dị tật thai nhi chớ nên bỏ qua 2.1. Cần đi khám dị tật thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ Mốc từ 11 tuần đến 14 tuần là thời điểm quan trọng nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ. Thời điểm này có ý nghĩa quan trọng đối với việc siêu âm phát hiện dị tật của thai nhi. Nguyên nhân là: – Xác định những thông tin cơ bản về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thời điểm này có thể xác định được tuổi thai chính xác dựa trên chiều dài đầu mông, số lượng thai có thể có trong tử cung, sự sinh trưởng của thai có bình thường hay không. Phát hiện dị tật sớm để có hướng xử lý sớm – Đây là thời điểm quan trọng hay còn gọi là thời điểm vàng để đo độ mờ da gáy cũng như phát hiện những một số bệnh do lỗi nhiễm sắc thể như: Down, Edward, Patau; các bệnh về dị tật ống thần kinh (không phân chia não trước, dị tật nứt đốt sống, thoát vị màng não, thoát vị màng tủy, thai vô sọ); các dị tật ở lồng ngực và tim (tứ chứng fallot, thiểu sản thất trái, đảo gốc động mạnh, các thoát vị lồng ngực…); các dị tật hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, khe hở vòm miệng; các dị tật bụng như thoát vị rốn; các dị tật ở tay chân như loạn sản hoặc thiểu sản xương, bất sản sụn, tạo xương bất toàn, thừa hoặc thiếu ngón tay chân. 2.2. Khám dị tật thai nhi ở tuần 18 đến 23 Trong thời điểm này, nước ối đã nhiều lên và thai nhi cũng đã phát triển tương đối đầy đủ các bộ phận trong cơ thể nên đây là thời gian có thể siêu hình thái thai nhi rõ ràng nhất. Thời điểm này có thể khẳng định những bất thường mà thời gian trước đó còn nghi ngờ. Bác sĩ sẽ siêu âm để quan sát lần lượt tất cả các bộ phận của thai nhi để kiểm tra các dị tật về hình thái. Những dị tật có thể phát hiện trong giai đoạn này bao gồm: – Những dị tật về hàm mặt: Ngoài những dị tật có thể phát hiện từ trước, thời điểm này có thể phát hiện bất thường ở hốc mắt rõ ràng hơn. – Dị tật về thần kinh như: Não úng tủy, không có não, dị tật ống thần kinh, giãn não thất,… Nên đi siêu âm thường xuyên để kiểm tra sức khỏe thai nhi – Bất thường tim mạch: giai đoạn này có thể chẩn đoán chính xác những bất thường về tim mạch như tứ chứng fallot, thiểu sản các van tim, rối loạn nhịp tim… – Các bất thường về khoang lồng ngực: tràn dịch màng phổi, thiểu sản phổi… – Các dị tật ở ổ bụng như: hẹp thực quản, dạ dày, gan toa, thoát vị rốn… – Những bất thường về thận và đường tiết niệu như: thận đa nang, tắc đường tiểu, không có thận… – Các dị tật về xương và chi như: thừa thiếu ngón tay chân, vẹo ngón tay chân… 2.3 Siêu âm dị tật 3 tháng cuối Ở thời điểm 3 tháng cuối, thai nhi đã hoàn thiện đầy đủ các cấu trúc cơ quan trong cơ thể, việc khám và siêu âm thai chủ yếu để đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của thai, ngôi thai, nước ối và nhau thai. Các bất thường có thể được phát hiện và xác định rõ ràng hơn trong giai đoạn này bao gồm: Suy dinh dưỡng, bất thường về cơ quan sinh sản hoặc tim. Thời điểm những tháng cuối thai kỳ, việc siêu âm phát hiện dị tật nhằm đánh giá mức độ bất thường nặng hay nhẹ hoặc có thể cải thiện hay không chứ không có ý nghĩa trong việc tầm soát và xử lý nữa.;;;;;Bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng mong muốn thai nhi sinh ra khỏe mạnh, cấu tạo cơ thể và phát triển bình thường, song có rất nhiều yếu tố tác động gây ra rủi ro mắc dị tật bẩm sinh. Để chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm, cha mẹ cần nắm rõ các yếu tố dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi. 1. Những yếu tố dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay khoảng 1.73% trẻ sơ sinh sinh ra với dị tật bẩm sinh, tương đương với khoảng 1,5 trẻ em Việt Nam ra đời có dị tật bẩm sinh. Trong đó, những dị tật nghiêm trọng phát triển sớm từ giai đoạn bào thai rất khó khắc phục, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai của trẻ như: hội chứng Down, hội chứng Edward, dị tật tim bẩm sinh, tan máu bẩm sinh, dị tật ống thần kinh, thiếu men G6PD,… Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sự phát triển dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt chúng gây ảnh hưởng lớn nhất trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Với sự phát triển của y học hiện đại, khả năng sàng lọc phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ở thai nhi là khá cao, đặc biệt được khuyến cáo với trẻ có nguy cơ cao do có những yếu tố sau: 1.1. Yếu tố di truyền Yếu tố di truyền giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành các dị tật bẩm sinh ở thai nhi và trẻ sơ sinh, thường là những dị tật nặng có thể gây tử vong hoặc ảnh hưởng vĩnh viễn đến cuộc sống của trẻ sau này. Rất nhiều trẻ mắc dị tật sinh ra từ cha mẹ không có biểu hiện bệnh hoặc gia đình không có tiền sử mắc bệnh song vẫn mang gen bệnh lặn. Những dị tật bẩm sinh do di truyền này nếu nặng có sẽ gây sảy thai, thai lưu, sinh non, thai chết non,… Những dị tật nhẹ hơn, trẻ có thể sống sót lâu hơn nhưng tuổi đời ngắn hơn hoặc gặp phải những ảnh hưởng sức khỏe vĩnh viễn. Bên cạnh việc mang gen bệnh từ bố, mẹ hoặc cả hai bố mẹ, nếu thai nhi từ quan hệ huyết thống, nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh cũng cao hơn. Đặc biệt là các dị tật thần kinh gây thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển ở trẻ. 1.2. Yếu tố kinh tế và điều kiện xã hội Tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và trẻ sơ sinh ở các nước nghèo, nguồn thu nhập thấp và tài nguyên hạn chế cao hơn so với các nước phát triển. Nguyên nhân do điều kiện kinh tế và xã hội kém, người dân bị hạn chế trong tiếp cận với dinh dưỡng, thực phẩm cho phụ nữ mang thai, tăng nguy cơ tiếp xúc với yếu tố nhiễm trùng, tác nhân gây bệnh,… Bên cạnh đó, tỉ lệ thai phụ được chăm sóc sức khỏe và sàng lọc sớm trước sinh thấp nên nhiều thai nhi mang dị tật bẩm sinh nặng vẫn được sinh ra, tỉ lệ tử vong và mắc bệnh cũng vì thế mà cao hơn. 1.3. Yếu tố môi trường Trong thời gian thai kỳ, thậm chí là trước khi mang thai, nếu người mẹ tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: thuốc lá, rượu bia, thuốc trừ sâu, chất phóng xạ, thuốc điều trị đặc biệt,… có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thai nhi. Nguy cơ thai bị dị tật bẩm sinh là rất cao, bên cạnh đó cân nặng và sự phát triển cũng thường kém hơn trẻ khác. 1.4. Độ tuổi Độ tuổi sinh sản thích hợp nhất của phụ nữ là từ 20 - 35 tuổi, nếu mang thai khi lớn tuổi, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng dị tật bẩm sinh cao hơn. Đặc biệt những thai phụ mang thai khi trên 40 tuổi, nguy cơ dị tật lên tới 1/100. Ngoài ra, tỉ lệ dị tật bẩm sinh cũng liên quan đến độ tuổi của người cha. Các nghiên cứu đã chỉ ra, thai nhi sinh ra từ người cha trên 40 tuổi có nguy cơ gặp vấn đề về não và thần kinh cao hơn so với trẻ khác, đặc biệt là các chứng bệnh như suy yếu não, tự kỷ, chỉ số IQ thấp,… Do đó, thai nhi từ các cặp vợ chồng đã lớn tuổi luôn được khuyến cáo nên tầm soát sớm và cẩn thận, nhất là những dị tật di truyền nặng như: hội chứng Down, Patau, Edwards, Turner,… 1.5. Bệnh truyền nhiễm Sức khỏe của phụ nữ trong thai kỳ yếu hơn so với bình thường do những thay đổi về nội tiết tố và dinh dưỡng, vì thế nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Những bệnh truyền nhiễm như Rubella, cúm, giang mai,… nếu mẹ mắc phải trong 3 tháng đầu tiên, nguy cơ ảnh hưởng gây dị tật thai là rất cao. Vì thế để phòng ngừa nguy cơ này, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ độ tuổi sinh sản nên chủ quan tiêm phòng vắc xin các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp, chấm dứt đợt tiêm trước khi bắt đầu thai kỳ. 1.6. Tình trạng dinh dưỡng Thai phụ cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, không chỉ tăng cường những dưỡng chất cần thiết mà phải lưu ý bổ sung vừa đủ một số nhóm chất dễ gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi như: Thiếu folate: Làm tăng nguy cơ thai sinh ra mắc dị tật ống thần kinh. Thừa Vitamin A: Ảnh hưởng đến giai đoạn sinh trưởng bình thường của phôi hoặc thai nhi. 1.7. Tiếp xúc với phóng xạ Thai phụ có thể tiếp xúc với phóng xạ trong quá trình chụp X-quang hoặc môi trường sống nhiễm phóng xạ, nguy cơ dị tật thai nặng là rất cao. Vì thế, chụp X-quang không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai, trong trường hợp bắt buộc thì cần có biện pháp bảo hộ cần thiết cho thai. Để phòng ngừa và phát hiện sớm dị tật bẩm sinh cho thai nhi, dưới đây là các biện pháp được khuyến cáo: Bổ sung đủ lượng acid folic trong thai kỳ. Khám sức khỏe tiền hôn nhân, tiền sản khi có ý định mang thai. Ăn uống đủ dinh dưỡng và khoa học. Xét nghiệm ADN xác định bệnh lý di truyền. Kiểm soát virus HPV. Bảo vệ sức khỏe tránh bệnh lý nhiễm trùng trong thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng mang thai đầu tiên. Tránh tiếp xúc hóa chất độc hại. Sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai theo hướng dẫn của bác sĩ. Tiêm phòng vắc xin đầy đủ như vắc xin cúm, thủy đậu,... Không nên mang thai quá muộn, sau 35 tuổi. Hi vọng với những thông tin về yếu tố dẫn đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi này sẽ giúp bạn đọc hiểu và chủ động hơn trong phòng tránh bệnh.;;;;;Sức khỏe trẻ sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của cha mẹ từ khi chúng chưa lọt lòng. Con bị bệnh tật, dị dạng khi vừa mới sinh ra là điều luôn khiến các ông bố, bà mẹ day dứt, đau lòng. Vì vậy, trang bị kiến thức cho bố mẹ để có một thai nhi khỏe mạnh là vô cùng quan trọng. Dưới đây là các bí quyết giúp bạn ngăn ngừa dị tật cho thai nhi. Cung cấp đầy đủ a-xít folic Mỗi phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cần bổ sung a-xít folic (cùng với Folate, là dạng hòa tang của vitamin B9) ít nhất 3 lần mỗi tháng trước khi mang thai. Thiếu a-xít folic là lý do gây một số dị tật bẩm sinh và khuyết tật ống thần kinh (phổ biến nhất là khuyết tật thoái hóa đốt sống bẩm sinh) ở thai nhi. Các khuyết tật này có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu thai kỳ, thậm chí xảy ra trước khi phụ nữ biết mình mang thai. Vì vậy, phụ nữ cần thường xuyên bổ sung Folate, đặc biệt trước khi thai nhi được 10 tuần. Khám sức khỏe trước khi mang thai Theo lời khuyên của các bác sĩ, phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nên thực hiện các bài khám sức khỏe trước khi mang thai. Điều này đúng với thực tế rằng sức khỏe người mẹ trước khi mang thai có vai trò quyết định đối với sức khỏe của bản thân và thai nhi trong thai kỳ. Khám sức khỏe trước khi mang thai cũng có ý nghĩa quan trọng đối với những người có bệnh mãn tính trước đó. Không uống rượu, bia Kiêng rượu bia hoàn toàn trong thai kỳ giúp ngăn ngừa hội chứng nhiễm rượu bào thai. Hội chứng này có thể ảnh hưởng đến trí tuệ và hành vi của bào thai, nếu nặng có thể gây sẩy thai. Hiện chưa có giới hạn nào về lượng rượu phụ nữ mang thai có thể uống được. Vì vậy, bà bầu tuyệt đối tránh rượu bia trong suốt thai kỳ. Ngừng hút thuốc và tránh hút thuốc thụ động Theo một nghiên cứu, phụ nữ mang thai tránh xa được khói thuốc lá, nguy cơ sảy thai tăng 5%, tỉ lệ sinh con nhẹ cân giảm 20%, sinh non giảm 8%, thai chết lưu giảm 11% và tỉ lệ dị tật giảm 5%. Tránh tiếp xúc hóa chất Hóa chất được cho là nguyên nhân chính dẫn đến dị dạng thai nhi. Mẹ bầu cần tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, bao gồm các hóa chất sử dụng hằng ngày. Trong trường hợp công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với các chất này, phụ nữ phải luôn mang găng tay, khẩu trang, thậm chí mặt nạ lọc khí chống độc. Ăn uống lành mạnh Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức khỏe thai nhi. Bà bầu có thể tìm hiểu và áp dụng một số chế độ cho người mang thai nhưng vẫn đảm bảo nguồn thức ăn phong phú, lành mạnh và hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến công nghiệp. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cần cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể trong suốt thai kỳ. Phát hiện HPV sớm Mặc dù HPV không gây dị tật thai nhi nhưng có thể khiến các mẹ bầu sinh non, trẻ sinh non lại dễ bị các khuyết tật nghiêm trọng về phổi và não. 50% người có quan hệ tình dục nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời. Không tự dùng thuốc Khi có thai, mỗi viên thuốc bạn sử dụng đều phải cẩn thận, được sự đồng ý của các bác sĩ sản khoa và các chuyên gia. Thậm chí, đối với những loại thuốc trị cảm thông thường hoặc thuốc không cần bán theo toa, bạn cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ xem chúng có hại thai nhi hay không. Đánh giá yếu tố di truyền Nếu vợ, chồng hoặc gia đình hai bên có tiền sử bất kỳ dị tật bẩm sinh nào, đứa con của bạn cũng có nguy cơ bị khuyết tật. Vì thế, bạn nên tìm đến các chuyên gia để đánh giá yếu tố di truyền. Nhìn kết quả đánh giá di truyền, các bác sĩ có thể chẩn đoán nguy cơ dị tật của con bạn với chồng và đưa ra lời khuyên liệu hai người có nên có em bé hay không. Thư giãn Nhiều nghiên cứu cho thấy trong quá trình mang thai, tình trạng căng thẳng trầm trọng của người mẹ sẽ gây dị tật cho thai nhi. Căng thẳng cũng làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non và vô sinh. Có nhiều cách để xả tress, tăng cường sức khỏe cho bà bầu như thường xuyên tập thể dục, yoga.
question_144
Giải đáp thắc mắc: Mua kính thuốc ở đâu tốt?
doc_144
1. Kính thuốc: Khái niệm, phân loại và tác hại của việc đeo sai kính thuốc 1.1. Khái niệm kính thuốc Trong quá trình sống, mắt của chúng ta có thể gặp nhiều vấn đề; trong đó, có tật khúc xạ. Tật khúc xạ khiến thị lực người bệnh suy giảm. Và kính thuốc ra đời như một giải pháp toàn diện để cải thiện tình trạng suy giảm thị lực này. Đó là ứng dụng phổ biến nhất của kính thuốc. Ngoài ứng dụng này, kính thuốc cũng có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng suy giảm thị lực do các bệnh lý nhãn khoa khác nhưng không nhiều. Để cải thiện tình trạng suy giảm thị lực do tật khúc xạ, kính thuốc ra đời. 1.2. Phân loại kính thuốc Kính thuốc được phân loại theo tật khúc xạ. Theo đó, chúng ta có 4 loại kính thuốc là: Kính cận thị, kính viễn thị, kính loạn thị và kính lão thị. – Kính cận thị: Giúp người bệnh nhìn xa. – Kính viễn thị: Giúp người bệnh nhìn gần. – Kính loạn thị: Giúp người bệnh nhìn sắc nét cả gần và cả xa. – Kính lão thị: Tương tự viễn thị, lão thị cũng khiến người bệnh nhìn xa tốt còn nhìn gần thì không. Tuy nhiên, 2 tật khúc xạ này hoàn toàn khác nhau. Kính lão thị cũng giúp người bệnh nhìn gần 1.3. Tác hại của việc đeo sai kính thuốc Mắt là một thiết kế tinh xảo của tạo hóa. Và tật khúc xạ là một vấn đề phức tạp, phải được cải thiện bằng một giải pháp không đơn giản. Kính thuốc – giải pháp khắc phục tật khúc xạ được coi là toàn diện nhất, nếu không chuẩn như nó cần thiết phải thế, có thể đem đến cho người bệnh nhiều hệ lụy tai hại. Hệ lụy gần là khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Và hệ lụy xa là khiến người bệnh tăng độ cận/viễn/loạn/lão và nhược thị. Nên nhớ, độ của tật khúc xạ không được kiểm soát thích đáng có thể làm gia tăng nguy cơ nhiều bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm, như tăng nhãn áp, bong võng mạc,… xuất hiện. Đây đều là những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Đeo kính thuốc sai độ, người bệnh có thể đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Mặc dù không gây nguy hiểm cho đôi mắt, kính thuốc đúng độ nhưng không chất lượng lại “gây nguy hiểm” cho trải nghiệm thị giác của chúng ta. Chúng được chế tạo bằng vật liệu không tốt nên độ phản quang không cao, cho hình ảnh kém trong trẻo, chân thật. 2.1. Quy trình thăm khám tiêu chuẩn – Bước 1: Đo thị lực, sử dụng bảng đo thị lực điện tử. – Bước 2: Thăm khám với chuyên gia, sử dụng máy sinh hiển vi. Chuyên gia chỉ định người bệnh chỉnh kính nếu không có bất thường. Nếu có bất thường, chuyên gia chỉ định người bệnh thực hiện các thăm khám cần thiết khác để chẩn đoán bệnh. – Bước 3: Đo độ cận/viễn/loạn/lão, sử dụng máy đo khúc xạ tự động. – Bước 4: Thử kính. – Bước 5: Đo khoảng cách đồng tử hai mắt. – Bước 6: Đeo kính đi lại. – Bước 1: Đo thị lực, sử dụng bảng đo thị lực điện tử. – Bước 2: Đo độ cận/viễn/loạn, sử dụng máy đo khúc xạ tự động. – Bước 3: Nhỏ liệt điều tiết nhanh hoặc chậm, tùy độ tuổi của trẻ. – Bước 4: Trẻ dưới 8 tuổi nhỏ liệt điều tiết chậm, sử dụng Atropin 0.5% trong 5 ngày; ngày thứ 6 tiến hành soi bóng đồng tử. Trẻ trên 8 tuổi nhỏ liệt điều tiết nhanh, sử dụng Cyclogyl 1% 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút; sau 1 giờ tiến hành soi bóng đồng tử. – Bước 5: Đo độ cận/viễn/loạn, sử dụng máy đo khúc xạ tự động. – Bước 6: Thử kính. – Bước 7: Đo khoảng cách đồng tử hai mắt. – Bước 8: Đeo kính đi lại. 2.2. Tròng kính nhập khẩu từ 2 thương hiệu nổi tiếng là Chemi và Fano
doc_14356;;;;;doc_35638;;;;;doc_30534;;;;;doc_18605;;;;;doc_18342
1. Tổng quan về kính thuốc Như đã chia sẻ phía trên, kính thuốc là một giải pháp khắc phục tình trạng suy giảm thị lực do tật khúc xạ. Kinh thuốc cũng có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng suy giảm thị lực do các vấn đề nhãn khoa khác; tuy nhiên, trường hợp đó không nhiều. Cải thiện tật khúc xạ vẫn là ứng dụng phổ biến nhất của kính thuốc. Cải thiện tật khúc xạ là ứng dụng phổ biến nhất của kính thuốc. Có 4 loại kính thuốc, được phân loại theo 4 tật khúc xạ mà nó cải thiện. Đó là kính cận thị, kính viễn thị, kính loạn thị và kính lão thị. – Kính cận thị: Là kính thuốc giúp người bệnh nhìn xa rõ ràng. – Kính viễn thị: Là kính thuốc giúp người bệnh nhìn gần rõ ràng. – Kính loạn thị: Là kính thuốc giúp người bệnh nhìn rõ ràng cả gần cả xa. – Kính lão thị: Cũng là kính thuốc giúp người bệnh nhìn gần rõ ràng. Tuy nhiên, nó không giống kính viễn thị. Vì dù có biểu hiện giống nhau, hai tật khúc xạ này không phải là một. Kính thuốc có thể “sai” theo hai cách: Thứ nhất là đúng độ nhưng kém chất lượng và thứ hai là không đúng độ. Trong khi hệ lụy của kiểu sai thứ nhất còn có thể chấp nhận thì hệ lụy của kiểu sai thứ hai rất tai hại, gây nguy hiểm cực độ cho mắt. Cụ thể: – Kính thuốc đúng độ nhưng kém chất lượng: Có thể là kính thuốc được chế tạo bằng vật liệu không tốt nên độ phản quang không cao, cho hình ảnh kém chân thật. Đeo chúng, trải nghiệm thị giác của người bệnh bị hạn chế từ tương đối nhiều đến rất nhiều. – Kính thuốc không đúng độ: Mắt vô cùng nhạy cảm. Chỉ một sai lệch nhỏ của kính thuốc cũng có thể khiến mắt phản ứng tiêu cực. Đeo kính thuốc không đúng độ, trong thời gian ngắn, người bệnh có thể đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Và trong thời gian dài, người bệnh có thể tăng độ cận/viễn/loạn/lão cũng như nhược thị. Sự tăng độ cận/viễn/loạn/lão còn được gọi là tình trạng mất kiểm soát tật khúc xạ. Tật khúc xạ mất kiểm soát có thể là nguyên nhân của hàng loạt bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm, như tăng nhãn áp, bong võng mạc,… Những bệnh lý nhãn khoa này có thể gây mù lòa. Trong thời gian ngắn, người bệnh đeo kính thuốc không đúng độ có thể đau đầu. – Quy trình thăm khám tiêu chuẩn: Để kính thuốc đúng độ, địa chỉ cắt kính thuốc nhất định phải có quy trình thăm khám tiêu chuẩn, được vận hành bởi đội ngũ điều dưỡng, chuyên gia, kỹ thuật viên chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa tật khúc xạ. Quy trình thăm khám tiêu chuẩn đó phải bao gồm đầy đủ các bước: Đo thị lực, đo khúc xạ, thử kính, đo khoảng cách đồng tử, đeo kính đi lại. Hiện nay, không phải địa chỉ cắt kính thuốc nào tại Hà Nội cũng thỏa mãn yêu cầu tối thiểu này. Việc thăm khám tật khúc xạ tại nhiều địa chỉ chỉ được thực hiện bởi những “kỹ thuật viên” không được đào tạo bài bản. – Tròng kính có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được cung cấp bởi các thương hiệu nổi tiếng thế giới: Các thương hiệu nổi tiếng thế giới luôn sử dụng vật liệu và công nghệ sản xuất hàng đầu. Bởi thế, tròng kính mà họ cung cấp luôn có chất lượng cao, cho hình ảnh chân thật. 3.1. – Bước 1: Đo thị lực, dùng bảng đo thị lực điện tử. – Bước 2: Thăm khám với chuyên gia, dùng máy sinh hiển vi. Người bệnh được chuyên gia chỉ định chỉnh kính nếu không có bất thường. Nếu có bất thường, người bệnh sẽ được chuyên gia chỉ định thực hiện các thăm khám cần thiết khác. – Bước 3: Đo độ của tật khúc xạ, dùng máy đo khúc xạ tự động. – Bước 4: Thử kính. – Bước 5: Đo khoảng cách đồng tử mắt. – Bước 6: Đeo kính đi lại. – Bước 1: Đo thị lực, dùng bảng đo thị lực điện tử. – Bước 2: Đo độ của tật khúc xạ, dùng máy đo khúc xạ tự động. – Bước 3: Nhỏ liệt điều tiết. – Bước 4: Nhỏ liệt điều tiết chậm với trẻ dưới 8 tuổi, dùng Atropin 0.5% 5 ngày; tiến hành soi bóng đồng tử vào ngày thứ 6. Nhỏ liệt điều tiết nhanh với trẻ trên 8 tuổi, dùng Cyclogyl 1% 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút; tiến hành soi bóng đồng tử sau 1 giờ. – Bước 5: Đo độ của tật khúc xạ, dùng máy đo khúc xạ tự động. – Bước 6: Thử kính. – Bước 7: Đo khoảng cách đồng tử mắt. – Bước 8: Đeo kính đi lại. 3.2. Tròng kính Chemi và Fano;;;;; Kính thuốc là một thấu kính được thiết kế dùng để cải thiện tầm nhìn của con người. Cụ thể, chúng được chế tạo từ các loại thấu kính đặc biệt, khắc phục những vấn đề liên quan đến tật khúc xạ của mắt, như cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Kính thuốc thường được đặt trước mắt, tăng cường khả năng nhìn rõ của người sử dụng. Đối với trường hợp kính áp tròng, chúng được trực tiếp đặt lên bề mặt của mắt, còn kính nội nhãn thường được gắn vào sau khi loại bỏ cườm khô thông qua quá trình phẫu thuật. Đồng thời, kính nội nhãn cũng có thể được sử dụng để điều trị các trường hợp tật khúc xạ đơn thuần. Kính thuốc có đa dạng mẫu mã và kiểu dáng cho mọi đối tượng. 2. Phân loại kính thuốc phổ biến Hiểu được kính thuốc là gì rồi, bạn cần phân loại được kính thuốc để có lựa chọn phù hợp. 2.1 Kính gọng: Đây là dạng phổ biến của kính thuốc, với một khung kính dùng để giữ kính ở vị trí chính xác trước mắt. Chúng được sử dụng để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thị lực, bao gồm cận thị, viễn thị và tình trạng mắt kém. 2.2 Kính áp tròng: Loại kính thuốc này được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp lên giác mạc của mắt. Kính áp tròng thường được làm từ các loại vật liệu như nhựa hoặc silicone hydrogel. Những chất liệu này đảm bảo sự thoải mái khi đặt lên mắt và cho phép lưu thông không khí, giúp mắt có cảm giác tự nhiên. Kính áp tròng có thể sử dụng để điều chỉnh các vấn đề về thị lực tương tự như kính gọng, nhưng chúng mang lại cảm giác thoải mái và tầm nhìn tự nhiên hơn. 2.3 Kính Ortho-K: Đây là một loại kính thuốc đặc biệt được thiết kế để điều chỉnh tật khúc xạ, thường được đeo vào ban đêm. Kính Ortho-K có thiết kế đặc biệt để thay đổi hình dạng của giác mạc và võng mạc trong khi người dùng ngủ, tạo ra một tác động tạm thời, giúp cải thiện tầm nhìn vào ngày hôm sau. 2.4 Kính nội nhãn: Kính nội nhãn được đặt vào bên trong mắt, nằm sau mống mắt và trước thủy tinh thể. Phương pháp điều chỉnh tình trạng tật khúc xạ bằng kính nội nhãn này giúp khôi phục tầm nhìn rõ ràng, đặc biệt hữu ích đối với những người mắc phải tình trạng tật khúc xạ nghiêm trọng hoặc có giác mạc mỏng. 2.5 Kính chống tia UV: Đây là một loại kính thuốc được trang bị lớp chống tia tử ngoại (UV), nhằm bảo vệ mắt toàn diện khỏi tác động của tia UV từ ánh sáng mặt trời. Kính thuốc chống tia UV có thể có dạng kính gọng hoặc kính áp tròng, giúp bảo vệ mắt khỏi nguy cơ tổn thương do tác động của tia UV. Khi bạn đang tìm kiếm lựa chọn cho chiếc kính thuốc của mình, có một số yếu tố quan trọng cần xem xét. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về việc chọn kính theo 4 tiêu chí. Tiêu chí khi lựa chọn kính thuốc là phải chất lượng và phù hợp khuôn mặt (minh họa). 3.1 Lựa chọn kính theo chất liệu Trên thị trường, có bốn chất liệu chính được sử dụng cho tròng kính: thuỷ tinh, nhựa, polycarbonate và Trivex. – Thuỷ tinh: Đây là chất liệu truyền thống, nhưng dễ trầy xước và dễ vỡ. – Nhựa (Plastic): Nhẹ hơn và an toàn hơn so với thuỷ tinh, nó được sử dụng phổ biến. – Polycarbonate: Có độ bền cao và thường được ưa chuộng cho kính bảo vệ mắt. – Trivex: Đây là một loại chất liệu đặc biệt có độ bền cao, nhưng nó có chiết suất thấp và tròng sẽ dày hơn nếu bạn cần độ khúc xạ cao. 3.2 Lựa chọn kính theo chiết suất Chiết suất của tròng kính chỉ ra khả năng chiếu qua và bẻ cong ánh sáng của vật liệu. Thông thường, chiết suất được chia thành ba mức: – Chiết suất thấp: Dành cho đối tượng cận từ 0 đến 2.5 Diop, bạn nên lựa chọn kính có chiết suất 1.56 hoặc 1.60. – Chiết suất trung bình: Đối với người cận từ 2.5 đến 7 Diop, lựa chọn từ kính có chiết suất 1.60, 1.67 hoặc 1.74. – Chiết suất cao: Cho những người cận trên 7 Diop, kính chiết suất 1.74 là lựa chọn cao cấp nhất. 3.3 Lựa chọn kính theo tính năng Khi đến quyết định chọn loại kính thuốc phù hợp, hãy xem xét tính năng bảo vệ mắt. Ngày nay, kính thuốc không chỉ giúp cải thiện tầm nhìn, mà còn tích hợp nhiều tính năng bảo vệ. Ví dụ bao gồm tròng kính chống lóa, chống xước, chống mỏi mắt, chống tia UV, chống ánh sáng xanh, và khả năng thay đổi màu. Lựa chọn kính có tính năng phù hợp với nhu cầu của bạn để có tầm nhìn thoải mái. Kính Ortho – K là thấu kính chỉ đeo ban đêm nên giúp bạn thỏa mái hơn trong hoạt động thể thao. 3.4 Lựa chọn kính theo dáng mặt Khi tìm kiếm kính thuốc là gì để phù hợp, hãy cân nhắc về dáng mặt của bạn. – Dáng mặt vuông: Nếu bạn có khuôn mặt vuông, hãy lựa chọn kính có gọng hình bầu dục hoặc tròn. Hai dáng kính trên sẽ làm mềm góc cạnh của khuôn mặt. – Dáng mặt tròn: Đối với khuôn mặt tròn, chọn kính có gọng viền to và góc cạnh. Mục đích để tạo sự cân đối và làm khuôn mặt bạn trông thon dài hơn. – Dáng mặt dài: Khi bạn có khuôn mặt dài, hãy chọn kính có viền lớn và khung rộng. Bởi yếu tố đó tạo cảm giác cân đối và làm cho khuôn mặt có chiều sâu hơn. – Dáng mặt kim cương: Dáng mặt kim cương thường có góc cạnh, hẹp ở phần trán và rộng ra ở phần hàm. Để làm khuôn mặt trông mềm mại hơn, ở phần gò má, chọn kính hình oval hoặc không gọng. Những kiểu này để tạo điểm nhấn cho đôi mắt của bạn. Khi bạn quyết định sử dụng kính thuốc, hãy cân nhắc những điểm sau: – Thực hiện kiểm tra mắt trong một môi trường bệnh viện đáng tin cậy. Tại đó, độ sáng nên thấp hơn 40% so với độ sáng của bảng đo thị lực. Điều này đảm bảo rằng bạn nhận được một đánh giá chính xác về tình trạng thị lực của mình. – Chọn tròng kính chính hãng, có thương hiệu rõ ràng, chất lượng, trong suốt, có khả năng chống trầy xước. Ngoài ra tích hợp các tính năng bảo vệ như chống lóa, chói, tia sáng xanh và tia tử ngoại. Điều này sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi các yếu tố có hại và đảm bảo tầm nhìn rõ ràng. – Gọng kính cận cần vừa vặn, không nên ép quá sát vào hai bên thái dương của khuôn mặt. Nếu cần thiết, bạn có thể điều chỉnh gọng kính để đảm bảo thoải mái và hiệu quả. – Lựa chọn gọng kính phù hợp về tính năng lẫn thẩm mỹ và thời trang. Điều này để bạn cảm thấy tự tin và thoải mái khi đeo kính. – Đặc biệt đối với công việc văn phòng hoặc khi sử dụng máy tính, hãy đảm bảo bảo vệ mắt bằng cách thường xuyên nghỉ ngơi và thực hiện các biện pháp chăm sóc mắt. – Khi mua kính thuốc, hãy lựa chọn cửa hàng uy tín và có danh tiếng tốt để đảm bảo chất lượng sản phẩm và hỗ trợ điều chỉnh gọng kính theo chuẩn.;;;;; Kính thuốc là các thấu kính được sử dụng để cải thiện thị lực. Ứng dụng phổ biến nhất của kính thuốc là khắc phục các tật khúc xạ của mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị. Kính thuốc cũng được phân loại dựa trên tật khúc xạ mà nó khắc phục. 2.1. Kính cận thị Trong 4 tật khúc xạ thì cận thị là tật khúc xạ phổ biến nhất. Người cận thị sẽ gặp khó khăn khi nhìn các vật ở khoảng cách xa. Nếu đeo kính cận thị đúng độ, người cận thị có thể cải thiện vấn đề này. Độ cận thị được chia thành 3 nhóm: Cận nhẹ, cận trung bình và cận nặng. – Cận nhẹ: Độ cận dưới 3 đi-ốp. – Cận trung bình: Độ cận từ 3 đến 6 đi-ốp. – Cận nặng: Độ cận trên 6 đi-ốp. Độ cận thị được chia thành 3 nhóm: Cận nhẹ, cận trung bình và cận nặng. 2.2. Kính viễn thị Trái với người cận thị, người viễn thị nhìn xa thì không khó nhưng nhìn gần thì khó. Độ viễn thị cũng được chia thành 3 nhóm: Viễn nhẹ, viễn trung bình và viễn nặng. – Viễn nhẹ: Độ viễn dưới 2 đi-ốp. – Viễn trung bình: Độ viễn từ 2 đến 5 đi-ốp. – Viễn nặng: Độ viễn trên 5 đi-ốp. 2.3. Kính loạn thị Người loạn thị không thể nhìn rõ dù là các vật ở gần hay các vật ở xa. Tật khúc xạ này phát sinh do hình dạng của giác mạc bất thường. Loạn thị có thể đi kèm với cận thị để trở thành cận loạn và đi kèm với viễn thị để trở thành viễn loạn. 2.4. Kính lão thị Lão thị là tật khúc xạ thường chỉ gặp ở người lớn tuổi. Tật khúc xạ này thường bị nhầm với viễn thị do người mắc nó cũng gặp khó khăn khi nhìn gần nhưng lại không gặp khó khăn khi nhìn xa. Tuy nhiên, 2 tật khúc xạ này là hoàn toàn khác nhau, về nguyên nhân cũng như đặc điểm và phương pháp điều trị. 3.1. Lựa chọn tròng kính Yêu cầu tiên quyết khi sử dụng kính thuốc là bạn phải dùng kính đúng tật khúc xạ và đúng độ. Ngoài yêu cầu không thể thay thế này thì bạn có thể chọn kính theo một số tiêu chuẩn như dưới đây. Trên thị trường lưu hành rất nhiều loại tròng kính với rất nhiều chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, 4 loại chất liệu sau là 4 loại chất liệu sản xuất tròng kính phổ biến nhất: – Thủy tinh: Thủy tinh là chất liệu vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Ứng dụng của nó cực kỳ rộng rãi; trong đó có sản xuất tròng kính. Thủy tinh là chất liệu vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. – Plastic: So với tròng kính thủy tinh thì tròng kính Plastic nhẹ hơn, khó vỡ mà vẫn đem lại hiệu quả quang học tương đương. – Polycarbonate: So với thủy tinh và Plastic thì Polycarbonate không phổ biến bằng. Tuy nhiên, chất lượng của nó rất tuyệt vời. Tròng kính Polycarbonate có độ bền rất cao. – Trivex: Trivex cũng rất bền. Tuy nhiên, chiết suất của chất liệu này khá thấp nên tròng kính Trivex có độ cao sẽ khá dày. Chiết suất là chỉ số cho thấy khả năng bẻ cong ánh sáng của chất liệu sản xuất tròng kính. Chiết suất càng cao thì kính càng mỏng và ngược lại. Tùy thuộc độ của tật khúc xạ, người bệnh chọn tròng kính có chiết suất phù hợp. Hiện nay, chiết suất tròng kính được phân loại thành 3 nhóm: Chiết suất thấp, chiết suất trung bình và chiết suất cao. – Chiết suất thấp, 1.56 – 1.60: Phù hợp với người có tật khúc xạ từ 0 đến 2.5 đi-ốp. – Chiết suất trung bình, 1.60 – 1.74: Phù hợp với người có tật khúc xạ từ 2.5 – 7 đi-ốp. – Chiết suất cao, trên 1.74: Phù hợp với người có tật khúc xạ từ 7 đi-ốp. Không chỉ có khả năng cải thiện thị lực, kính thuốc hiện tại còn có nhiều khả năng khác đi kèm, như chống ánh sáng xanh, chống tia UV, chống chói, chống lóa,… Tùy thuộc nhu cầu của bản thân, hãy chọn tròng kính sở hữu tác dụng phù hợp. 3.2. Lựa chọn gọng kính Những người có khuôn mặt vuông nên lựa chọn gọng kính hình bầu dục. Gọng kính kiểu này sẽ làm mềm mại những đường nét góc cạnh của khuôn mặt. Gọng kính kiểu này sẽ làm mềm mại những đường nét góc cạnh của khuôn mặt. Đối với người có khuôn mặt tròn, gọng kính viền dày là lựa chọn không thể hoàn hảo hơn. Gọng kính kiểu này sẽ tạo cảm giác cân đối cho khuôn mặt tròn. Người có khuôn mặt dài cũng nên lựa chọn gọng kính viền dày. Ngoài ra thì gọng kính phù hợp với người có khuôn mặt dài cũng nên có phần lắp tròng kính lớn. Với chúng, một khuôn mặt dài sẽ có chiều sâu hơn. Khuôn mặt kim cương có đường nét sắc sảo, rắn rỏi. Gọng kính hình oval hoặc gọng kính không viền rất phù hợp với khuôn mặt kim cương. Bởi tương tự như kính hình bầu dục đối với khuôn mặt vuông, chúng sẽ làm mềm mại đường nét của khuôn mặt kim cương, giúp khuôn mặt kim cương trở nên dịu dàng hơn. Tóm lại, kính thuốc (KT) là các thấu kính có khả năng cải thiện thị lực. KT có 4 loại là kính cận thị, kính viễn thị, kính loạn thị và kính lão thị. Tròng KT bạn đeo nhất định phải đúng tật khúc xạ và đúng độ. Nếu đã đảm bảo yêu cầu đó, bạn có thể lựa chọn tròng KT dựa trên các tiêu chí như: Chất liệu sản xuất, chiết suất và các chức năng đi kèm. Gọng KT thì bạn nên lựa chọn theo hình dáng khuôn mặt. Bằng cách đó, KT không chỉ là một phương pháp điều trị tật khúc xạ mà còn là một phụ kiện thời trang nổi bật, giúp bạn nâng tầm nhan sắc của bản thân.;;;;;Cần chú ý những gì khi đi cắt mắt kính cận là băn khoăn của không ít những người đang hoặc sắp đeo kính hiện nay. Có nhiều yếu tố để đánh giá tiêu chuẩn của một chiếc kính cận như: nguồn gốc xuất xứ, chất lượng tròng, chất lượng gọng, thương hiệu,…Cùng tìm hiểu những thông tin đầy đủ để có được những chiếc kính cận ưng ý nhé. 1.1. Những sai lầm khi cắt mắt kính cận và đeo kính cận Rất nhiều người mắc bệnh lý cận thị nhưng vẫn thường gặp các sai lầm sau khi dùng kính cận: – Sai trong cách đeo kính Đối với các loại kính dù là cận hay viễn hay kính râm, sau một thời gian đeo sẽ bị trễ xuống mặt. Nhiều người mắc lỗi sai khi đeo kính đó là để nguyên kính trễ và mình xuống theo hướng rơi của kính. Nếu là như vậy lâu dần có thể làm mặt bị sụp xuống, mí mắt khó mở lên trên, mất đi độ tự nhiên của đôi mắt. Vì vậy, hãy tạo cho mình thói quen luôn nâng kính lên mỗi khi kính bị trễ xuống. Rất nhiều người có thói quen đeo kính sai cách – Đeo kính liên tục, không bỏ ra khi không cần thiết Bị cận dưới 1.5 độ, không nên đeo kính cận liên tục. Nên dành ra từ 10 đến 15 phút để nhìn không dùng kính trong không gian đầy đủ ánh sáng. Đây là thời điểm để mắt được nghỉ ngơi. Nếu có điều kiện nên kết hợp với các bài tập bổ trợ cho mắt là tốt nhất. – Không đeo kính cận Ngược lại với những trường hợp cận nhẹ mà đeo kính quá nhiều, là những trường hợp cận nhưng không chịu đeo kính. Thường xảy ra với những người bị cận nhẹ, họ sẽ chủ quan và cố gắng căng mắt điều tiết mỗi khi không nhìn thấy ở xa. Điều này chỉ giúp cho họ nhanh chóng bị cận nặng hơn. Vì vậy, khi đã cận đến trên 1 độ thì việc cần làm là đi đo độ cận và cắt mắt kính cận phù hợp – Để mắt hoạt động trong môi trường thiếu sáng quá lâu Đối với những người đang phải làm việc, nhất là những công việc phải ngồi trước màn hình máy tính quá lâu mà không đảm bảo điều kiện ánh sáng tốt sẽ rất ảnh hưởng đến thị lực của bạn. Đối với những người bị cận thị, đôi mắt đã không còn tinh tường thì việc tạo thêm gánh nặng cho đôi mắt là điều không nên. 1.2 Lời khuyên khi đi cắt mắt kính cận – Cần phải cắt mắt kính cận đúng với độ cận của mình Khi chọn gọng kính, thường sẽ dựa vào cảm tính, sự yêu thích của mỗi cá nhân để chọn. Cụ thể như dựa vào: chất liệu của gọng (gọng kim loại, nhựa hay titan…), hình dáng của gọng (tròn, oval, vuông, đa giác,…), thương hiệu gọng, màu sắc của gọng. Những loại kính mắt có thương hiệu thường có độ bền cao và thiết kế sao cho mang lại những cảm giác thoải mái nhất cho người đeo. Ngoài ra khi lựa chọn gọng, người dung cần xét đến các yếu tố hình dáng màu sắc của gọng kính có phù hợp với khuôn mặt hay không, có hợp thời trang và đúng với lứa tuổi của mình không. Cần lựa chọn đúng loại kính phù hợp với mắt – Lựa chọn tròng kính Đối với người cận thị, chất lượng của mắt kính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của đôi mắt. Nên chọn lựa những loại tròng kính chất lượng cao để vừa đáp ứng cho nhu cầu nhìn rõ của người cận, vừa để bảo vệ đôi mắt, mang lại sự thoải mái khi sử dụng trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Những loại mắt kính tốt cần đảm bảo những điều kiện như: + Chống chói sáng. Nhiều loại kính chất lượng thấp không có tính chất phản quang, vì vậy mỗi khi bị đèn xe chiếu vào khi tham gia giao thông sẽ khiến cho người đeo kính bị cản trở tầm nhìn, rất nguy hiểm khi đi lại. Những loại mắt kính chất lượng cao sẽ có một lớp phủ chống lóa, để tia sáng đi qua mắt kính nhưng không bị dội ngược lại gây lóa mắt. + Trôi nước nhanh. Với những người bị cận, việc đi lại trong mưa là một điều vô cùng khó khăn đi nước luôn đọng lại trên kính không chịu trôi đi, cản tầm nhìn gần như hoàn toàn. Những loại mắt kính chất lượng cao sẽ làm cho nước đọng lại thành giọt và trôi đi nhanh chóng, không đọng, bám dính trên bề mặt kính. + Mắt kính chống trầy xước. Kính bị trầy xước sẽ làm cản tầm nhìn, gây khó chịu cho người đeo, không chỉ vậy còn làm giảm tính thẩm mỹ của kính. Trong khi đó việc sử dụng kính rất khó để không gây nên vết xước. Chính vì vậy, khi lựa chọn kính, nên chọn những loại có khả năng chống trầy xước. + Mắt kính có khả năng cản lại ánh sáng xanh và tia cực tím. Đây là những loại tia rất có hại cho đôi mắt, làm cho đôi mắt của những người cận thị vốn đã yếu lại càng ảnh hưởng hơn. Chính vì vậy tính năng chống lại hai loại tia này là vô cùng cần thiết, giúp người dùng bảo vệ đôi mắt một cách lâu dài. 2. Địa chỉ cắt mắt kính cận tin cậy Thông thường chất lượng ở các cửa hàng kính có tên tuổi thương hiệu hoặc các quầy kính ở trong các bệnh viện, nơi được cấp giấy phép của Sở Y tế sẽ là lựa chọn tối ưu cho những người muốn mua được những chiếc kính tốt. Tại những điểm bán kính này, hàng hóa luôn phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, đầy đủ tem chống hàng giả, mã vạch để khách hàng có thể kiểm tra. Lời khuyên dành cho tất cả những người đang bị bệnh lý khúc xạ mắt đó là nên lựa chọn những nơi bán kính tốt để mua cho mình những chiếc kính tốt nhằm bảo vệ cho đôi mắt của mình một cách lâu dài. – Thăm khám với các bác sĩ nhãn khoa nhiều kinh nghiệm, hoạt động lâu năm trong ngành mắt để phát hiện các bệnh lý về mắt, xác định các tật khúc xạ mà khách hàng đang mắc phải. – Các trang thiết bị như máy đo khúc xạ, bảng đo thị lực điện tử,.. đều được nhập khẩu tại các nước nổi tiếng trong nhãn khoa nhằm giúp bác sĩ có những kết quả chính xác nhất để chẩn đoán và đưa ra những loại kính phù hợp nhất với tình trạng khách hàng. – Chất lượng mắt kính cao cấp, độ chiết suất tốt, bảo vệ an toàn cho mắt. – Khi mua kính khách hàng sẽ được tặng thêm bộ phụ kiện như khăn lau kính, dây đeo. Trong vòng 12 tháng được miễn phí nắn chỉnh gọng cong vênh, thay ốc vít, thay đệm mũi.;;;;;- Làm các thủ thuật như vệ sinh bờ mi, bơm rửa lệ đạo, thông lệ đạo, … - Xử trí các ca cấp cứu của chuyên khoa như bỏng mắt, dị vật kết giác mạc, cơn glocom cấp, các loại chấn thương gây rách mi mắt, rách kết mạc, … - Khám, chẩn đoán và theo dõi định kỳ: + Bệnh lý võng mạc do đái tháo đường, tăng huyết áp, … + Các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. - Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đáy mắt như viêm màng bồ đào, viêm võng mạc, viêm thần kinh hậu nhãn cầu, glocom, … Dịch vụ cắt kính chính xác, bảo đảm thẩm mỹ Đeo kính đúng số đem lại nhiều lợi ích cho đôi mắt Như chúng ta đã biết, đeo kính đúng số đem lại nhiều lợi ích cho đôi mắt. Đó là những lợi ích về giảm cảm giác nhức mỏi mắt, giúp mắt đạt được thị lực tối đa, hạn chế tăng độ cận, … Đáp ứng nhu cầu đeo kính đúng số, từ tháng 11/2014, chuyên Khoa Mắt sẽ mở thêm dịch vụ cắt kính theo đơn cho mọi lứa tuổi. Mọi chi tiết, Quý vị vui lòng liên hệ:
question_145
Viêm gan B mạn tính – bệnh nguy hiểm không nên xem nhẹ
doc_145
Viêm gan B mạn tính thường có diễn biến âm thầm, virut nhân lên theo thời gian gây tổn thương gan dẫn đến các biến chứng như xơ gan hoặc ung thư gan. Viêm gan B sở dĩ nguy hiểm và khó điều trị bởi phần lớn người bệnh đều không có triệu chứng biểu hiện trong giai đoạn đầu, và chỉ đến khi bệnh đã tiến triển phức tạp. Virus viêm gan B Viêm gan B là bệnh do virut viêm gan B gây ra. Bệnh lây truyền chủ yếu qua 3 đường: đường máu, đường tình dục và lây truyền từ mẹ sang con. Virut viêm gan xâm nhập vào cơ thể từ máu vào gan và xâm nhập vào các tế bào gan, sinh sôi và nảy nở trong các tế bào gan bị nhiễm đồng thời phóng thích các virut mới ra ngoài để nhiễm cho các tế bào gan khác. Khi bị nhiễm virut viêm gan B, có khoảng 10% bệnh nhân nhiễm viêm gan B cấp là có biểu hiện lâm sàng và có thể được chẩn đoán và điều trị. Một số khác có khả năng chống lại viêm gan B và tự loại bỏ được virut trong cơ thể mà không cần điều trị. Viêm gan B mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây xơ gan Khi có kết luận của bác sĩ về bệnh, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, nhằm đảm bảo thể kiểm soát được diễn biến của bệnh và phòng ngừa lây nhiễm sang cho người khác. Bệnh nhân viêm gan B mạn tính tuyệt đối không tự ý dùng thuốc hoặc điều trị theo mách bảo mà không có chỉ định của bác sĩ. Viêm gan B mạn tính cần theo dõi và điều trị tích cực Viêm gan B mạn tính tuy không khỏi hoàn toàn, nhưng nếu được điều trị tốt hoàn toàn có thể hạn chế được các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân viêm gan B mạn tính. Phòng ngừa vẫn là phương pháp cần được quan tâm chú trọng, cần thiets thực hiện tiêm phòng viêm gan B. Cần chú ý đến các con đường lây truyền của bệnh để có biện pháp bảo vệ mình đồng thời tránh lây bệnh cho người khác. Viêm gan B lây truyền qua đường máu, vì vậy tránh dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, kềm cắt da,…Đối với trẻ sơ sinh được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm viêm gan B cần tiêm trong vòng 24h đầu sau sinh để có hiệu quả phòng ngừa tốt nhất.
doc_18152;;;;;doc_27227;;;;;doc_19263;;;;;doc_15382;;;;;doc_19534
Trước tiên để trả lời được câu hỏi Viêm gan B có nguy hiểm không, bạn cần trang bị những kiến thức chung nhất về bệnh. Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do thủ phạm virus HBV gây nên. Tại Việt Nam, ước tính có đến 20% dân số mắc bệnh viêm gan B. Bệnh tồn tại ở thể cấp tính và thể mãn tính (mắc bệnh trên 6 tháng). Bệnh gây suy giảm chức năng gan nghiêm trọng và xáo trộn cuộc sống người bệnh. Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm do virus HBV gây ra. 2. Viêm gan B có nguy hiểm không Viêm gan B được đánh giá là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm bởi 3 lý do dưới đây: – Viêm gan B là bệnh lý phổ biến với triệu chứng bệnh không rõ rệt, dễ bị bỏ qua: Có đến trên 12 triệu dân số nước ta mang mầm bệnh viêm gan siêu vi B. Nhưng đến 1/4 số ca bệnh không có biểu hiện lâm sàng rõ nét. Số khác có xuất hiện triệu chứng nhưng mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý thông thường như: đau bụng, chán ăn, mệt mỏi, vàng da,…Điều này rất nguy hiểm vì bệnh có thể tiến triển âm thầm đến giai đoạn nặng. Lúc phát hiện muộn, việc điều trị rất phức tạp và thường đi vào ngõ cụt. – Nguy cơ lây nhiễm viêm gan B rất cao: Đây là 1 yếu tố chứng minh rõ mức độ nguy hiểm khi chỉ cần sơ sẩy là bạn có thể bị truyền nhiễm mầm bệnh. Viêm gan B lây theo 3 con đường: đường máu (dùng chung dao cạo, ống tiêm, truyền máu,..), sinh hoạt tình dục không an toàn và truyền từ mẹ sang con trong khi mang bầu, sinh nở. – Bệnh biến chứng rất nguy hiểm: Viêm gan B có thể chuyển biến thành xơ gan ung thư gan đe dọa trực tiếp tính mạng bệnh nhân. Tùy theo thể cấp tính hay mạn tính mà mức độ nguy hiểm của bệnh sẽ khác nhau. 2.1 Thể cấp tính viêm gan B có nguy hiểm không Nghiên cứu chỉ ra có đến 90% ca bệnh viêm gan B cấp tính có thể tự hồi phục. Rõ ràng so với thể mạn tính thì viêm gan B cấp tính ít nghiêm trọng. Nhưng bệnh vẫn rất nguy hiểm nên bạn không thể xem nhẹ. 10% trường hợp bệnh có thể chuyển sang viêm gan B mạn tính. Lúc này việc điều trị sẽ rất khó khăn và bệnh có thể biến chứng xơ gan ung thư gan nguy cơ gây tử vong. Viêm gan B cấp tính có thể chuyển sang mạn tính rồi biến chứng xơ gan, ung thư gan rất nguy hiểm. Ngoài ra viêm gan B cấp tính cũng gây rất nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh. Bạn có thể mất hứng thú với ăn uống, thường xuyên gặp phải các cơn đau hạ sườn phải. Bạn có thể bị rối loạn đại tiện, sút cân không kiểm soát và mất năng lượng làm việc học tập. Do đó bạn cần thăm khám thường xuyên để sớm phát hiện mầm mống gây bệnh, ngăn chặn những hệ lụy kể trên. 2.2 Thể mạn tính viêm gan B có nguy hiểm không Bệnh viêm gan B kéo dài hơn 6 tháng sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng bệnh cũng dồn dập và gây ảnh hưởng trầm trọng hơn đến cuộc sống. 1 số người bệnh gặp tình trạng phù nề, vàng da, vàng mắt. Người bệnh cũng có thể bị mỏi cơ, suy nhược cơ thể, ngứa nổi mề đay khắp người. Đồng thời, người bệnh ở trong tình thế rất nguy hiểm khi bệnh có thể tiến triển thành những tổn thương gan nghiêm trọng, khó cứu vãn như xơ gan và ung thư gan: – Với xơ gan: người bệnh sẽ cần thực hiện ghép gan để kéo dài sự sống. Chi phí cho 1 ca ghép gan rất tốn kém và rủi ro khi ghép gan rất cao. – Với viêm gan B mạn biến chứng ung thư: Khối u ở gan có thể phóng thích các chất làm tăng hồng cầu, giảm đường máu, tăng đột biến canxi máu. Từ đó kéo theo nhiều bệnh lý ở đa cơ quan trên cơ thể. Người bệnh thường phát hiện ung thư gan ở giai đoạn đã muộn, tiên lượng sống thấp. Viêm gan B mãn tính điều trị bằng phác đồ thuốc kết hợp chế độ ăn, sinh hoạt lành mạnh. Ngay khi xác định phơi nhiễm virus viêm gan B, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tiêm huyết thanh miễn dịch. Nếu huyết thanh được tiêm trong vòng 12 tiếng sau khi phơi nhiễm sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của virus HBV. Với trường hợp viêm gan B cấp tính, người bệnh sẽ được chăm sóc tại nhà. Bạn nên có chế độ ăn đa dạng chất dinh dưỡng, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Tăng cường ăn các thực phẩm giúp thanh lọc giải độc gan và kết hợp với thể dục nhẹ nhàng. Đối với viêm gan B mạn tính, bạn cần tuân thủ phác đồ thuốc của bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc kháng sinh, thuốc ức chế virus viêm gan B. Người bệnh được xem là khỏi bệnh khi tạo thành công kháng thể và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus HBV. Nếu gan của bạn bị tổn thương quá nhiều, bác sĩ có thể đề nghị làm phẫu thuật ghép gan.;;;;;Viêm gan B có triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn nên thường chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn. Khi bệnh chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mạn tính, người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ xơ gan và nặng hơn là ung thư gan. Hãy tìm hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh viêm gan B mạn tính qua bài viết dưới đây. 1. Tổng quan về viêm gan B Viêm gan B là bệnh lý nguy hiểm cho gan gây ra bởi virus viêm gan B (HBV). Bệnh dễ lây lan qua ba con đường chính: đường máu, đường quan hệ tình dục và đường từ mẹ sang con. – Viêm gan B lây truyền qua đường máu: Người lành bị nhiễm virus khi tiếp xúc trực tiếp với máu của người bệnh. Phổ biến nhất là qua truyền máu; tiêm, xăm hình,… bằng dụng cụ không được đảm bảo khử trùng; dùng chung vật dụng cá nhân (bàn chải đánh răng, bấm móng tay,…). – Lây truyền từ người nhiễm viêm gan B sang người lành nếu quan hệ tình dục không an toàn. – Lây truyền từ mẹ sang con: Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao nhiễm HBV nếu người mẹ bị viêm gan B. Do đó trẻ cần được tiêm phòng vaccine trong vòng 24 giờ sau sinh và tiêm huyết thanh kháng virus HBV trong 2 giờ sau sinh. Viêm gan B nguy hiểm bởi nó thường không có biểu hiện rõ ràng, khó phát hiện. Đến khi được phát hiện, nhiều trường hợp đã ở mức độ nặng. Thông thường viêm gan B được chia thành 2 loại: viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính. Viêm gan B có thể chuyển sang giai đoạn mạn tính khi kéo dài trên 6 tháng Khi viêm gan B kéo dài trên 6 tháng sẽ chuyển thành mạn tính. Giai đoạn này có mức độ nguy hiểm cao với sức khỏe người bệnh. Các trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan, suy gan, ung thư gan. 3. Dấu hiệu viêm gan B mạn tính Viêm gan B mạn tính diễn biến âm thầm, triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để chẩn đoán bệnh. Phần lớn người bệnh chỉ phát hiện trong quá trình kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám thai kỳ hoặc đi hiến máu. Tuy nhiên, người mắc viêm gan siêu vi B mạn tính sẽ có thể xuất hiện một số triệu chứng như: – Cảm giác chán ăn, mệt mỏi, đau tức bụng vùng gan, tiêu chảy… do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng. – Biểu hiện ngoài da như: vàng da, vàng mắt hoặc ngứa… – Gan to, men gan tăng cao. Viêm gan B mạn tính không có dấu hiệu rõ rệt, thường bị bỏ qua hoặc nhầm với bệnh lý khác 4. Biến chứng nguy hiểm của viêm gan B mạn tính Khi mắc viêm gan B mạn tính, người bệnh cần có giải pháp điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Bệnh lý này có nguy cơ cao dẫn đến xơ gan, suy gan, thậm chí ung thư gan. 4.1. Bệnh viêm gan B mạn tính gây xơ gan Viêm gan siêu vi B mạn tính có thể diễn biến thành xơ gan. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng mệt mỏi, suy nhược, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn. Điều đáng nói là,hầu hết bệnh xơ gan giai đoạn đầu không có dấu hiệu rõ ràng. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng, khó điều trị, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe. Phù nề là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất cảnh báo xơ gan. Người bệnh trước hết sẽ bị phù hai chân, sau đó là phù nề toàn thân khi mức độ xơ hóa tăng lên. Ngoài ra, người bệnh còn có biểu hiện cổ trướng, bụng trương phình vì áp lực tĩnh mạch cửa tăng. Đây là những dấu hiệu ở giai đoạn muộn, gan không còn khả năng phục hồi. Người bệnh có thể gặp những biến chứng trầm trọng như nhiễm khuẩn, hôn mê gan gây tử vong. Xơ gan và ung thư gan là những biến chứng nguy hiểm của viêm gan B mạn tính 4.2. Ung thư gan do bệnh viêm gan B mạn tính Người mắc viêm gan B giai đoạn mạn tính có nguy cơ ung thư gan tương đối cao. Gan suy yếu trước sự tấn công của HBV, dẫn đến xơ hóa và hình thành các tế bào ác tính. Ung thư gan có các triệu chứng điển hình là đau bụng, phù, sốt, sụt cân nhanh. Đây là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng, diễn biến nhanh, khó khăn trong điều trị. Tế bào gan bị tàn phá âm thầm, người bệnh khó nhận ra triệu chứng bất thường. Chính vì vậy, phần lớn trường hợp ung thư gan được phát hiện khi đã ở giai đoạn muộn, đe dọa đến tính mạng người bệnh. 5. Điều trị viêm gan B mạn tính Viêm gan B mạn tính hiện chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm hoàn toàn. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ khống chế virus viêm gan B, để người bệnh sống hòa bình với virus. Quá trình điều trị viêm gan B phức tạp, không hề đơn giản. Hướng chữa trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ bệnh, tiền sử bệnh, chức năng gan, các kết quả xét nghiệm cũng như con đường lây nhiễm bệnh. Người bệnh thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng virus viêm gan B. Việc dùng thuốc có thể kéo dài, thậm chí nhiều trường hợp cần dùng thuốc suốt đời. Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và lành mạnh. Đồng thời, người bệnh cần kiểm tra gan định kỳ theo tư vấn của bác sĩ điều trị. Tóm lại, bệnh viêm gan B mạn tính có mức độ nguy hiểm cao, dễ biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Đặc biệt, bệnh lý này rất khó phát hiện do triệu chứng mờ nhạt, bỏ lỡ mất cơ hội điều trị. Mỗi người cần chủ động thăm khám gan mật định kỳ, nhất là những người gia đình có tiền sử bị viêm gan virus B để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.;;;;;Nhắc đến viêm gan B là nhắc đến căn bệnh nguy hiểm về gan do virus HBV gây ra. Bệnh lý này có xu hướng ngày càng tăng và nhiều trường hợp ở giai đoạn mãn tính, rất nguy hiểm cho sức khỏe khi biến chứng thành xơ gan, ung thư gan. Viêm gan B mãn tính có nguy hiểm không, có trị dứt điểm được không. Viêm gan B là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm cho gan do virus mang tên HBV gây ra. Bệnh này có tốc độ lây lan nhanh chóng, thường lây qua ba con đường cơ bản. Lây từ mẹ sang con: Trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm virus HBV nếu như mẹ bị viêm gan B. Chính vì thế cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. Lây qua quan hệ tình dục: Nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị viêm gan B thì cũng rất dễ lây bệnh. Lây qua đường máu: Các trường hợp truyền máu, hiến máu, tiêm hoặc xăm hình nếu dụng cụ y tế không được khử trùng sạch sẽ, việc lây nhiễm vẫn có khả năng cao diễn ra. Căn bệnh này nguy hiểm hơn khi nó ít biểu hiện ra ngoài những dấu hiệu rõ ràng, khiến chúng ta khó phát hiện ra bệnh. Đến khi biết mình bị viêm gan B, nhiều trường hợp đã ở mức độ nặng. Viêm gan B thường chia thành 2 loại: cấp tính và mãn tính. Viêm gan B mãn tính là giai đoạn nghiêm trọng. Khi bệnh kéo dài hơn 6 tháng sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến xơ gan, thậm chí ung thư gan. Viêm gan B mãn tính diễn biến âm thầm, lặng lẽ, ít biểu hiện những triệu chứng cụ thể, dễ gây nhầm lẫn đối với các bệnh khác. Cách duy nhất phát hiện viêm gan B mãn tính là xét nghiệm máu. Hầu hết các trường hợp bị mãn tính ở nước ta đều được phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát hoặc đi hiến máu, khám thai kỳ. Người bệnh không có dấu hiệu gì đặc biệt nên việc phát hiện khó khăn. Tuy nhiên, với những người mắc chứng viêm gan B mãn tính siêu vi, người bệnh sẽ có vài triệu chứng như mệt mỏi, kém ăn, đau tức vùng gan, vàng da, vàng mắt hoặc ngứa. Virus tấn công vào gan sẽ khiến gan to, xơ gan, men gan tăng cao. Mãn tính chính là giai đoạn viêm gan nặng, cần có biện pháp điều trị kịp thời. ở giai đoạn này, gan dễ gặp các biến chứng như xơ gan, suy gan, nặng hơn có thể là ung thư gan. Xơ gan Bệnh viêm gan mãn tính có thể diễn biến thành xơ gan. Khi bị xơ gan, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, người yếu, dễ bị nhiễm khuẩn. Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp không có biểu hiện rõ ràng, người bệnh không phát hiện ra những bất thường của cơ thể, đến khi phát hiện ra thì bệnh đã quá nặng và khó điều trị. Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất cảnh báo bạn bị xơ gan đó là phù nề. Lúc đầu sẽ bị phù hai chi dưới, về sau gan suy nhiều có thể bị phù toàn thân. Bởi vì áp lực tĩnh mạch cửa tăng làm cho bệnh nhân bị cổ trướng, bụng trương phình. Khi đã phát hiện những dấu hiệu giai đoạn muộn này, gan không còn cơ hội phục hồi nữa. Bệnh nhân có thể tử vong vì những biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn, hôn mê gan. Ung thư gan Khi viêm gan B chuyển sang giai đoạn mãn tính, khả năng ung thư gan tương đối cao. Virus làm gan suy yếu, xơ hóa và dẫn đến hình thành các tế bào ác tính. Biểu hiện thường gặp nhất của ung thư gan là đau bụng, phù, sốt và sụt cân nhanh. Ung thư gan là căn bệnh nghiêm trọng, nguy hiểm và diễn biến nhanh, điều trị khó khăn. Phần lớn bệnh nhân ung thư gan được phát hiện thường ở giai đoạn muộn do căn bệnh tàn phá âm thầm, con người khó nhận ra triệu chứng bất thường. Đối với viêm gan B mãn tính, vẫn chưa có phương pháp chữa dứt điểm hoàn toàn, nhưng có nhiều phương pháp khống chế virus, người bệnh sống hòa bình với virus viêm gan B. Việc điều trị viêm gan B cũng không hề đơn giản mà phức tạp. Nó còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh hiện tại ở mức độ nào, tiền sử bệnh, chức năng gan, các kết quả xét nghiệm cũng như con đường lây nhiễm là gì.;;;;;Viêm gan B được coi là một trong những bệnh lý về gan mật phổ biến nhưng chúng có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe con người nếu như bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn trả lời câu hỏi viêm gan B có những giai đoạn nào với cách chữa trị ra sao nhé! 1. Viêm gan B là gì Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm với tác nhân lây truyền chính là virus HBV hay còn được biết đến với tên gọi thông thường khác là virus viêm gan B. Người bệnh sẽ bị virus HBV tác động và gây ảnh hưởng không tốt tới chức năng gan, thậm chí có thể gây suy giảm chức năng gan. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới xơ gan, thậm chí chuyển biến sang giai đoạn ung thư gan. Các giai đoạn phát triển của bệnh Bệnh viêm gan B có diễn biến tương đối phức tạp với hai giai đoạn phát triển chính, đó chính là viêm gan B cấp tính và viêm gan B mạn tính. Viêm gan B cấp tính là khi bệnh nhân mới mắc bệnh trong khoảng thời gian chưa được nửa năm (6 tháng). Thời điểm này, triệu chứng của bệnh mơ hồ, mờ nhạt và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường khác. Do đó, bản thân luôn khỏe mạnh, bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu tiên, phòng tránh biến chứng có thể xảy ra. Tránh để bệnh chuyển biến sang giai đoạn mạn tính. Viêm gan B mạn tính là thời điểm virus HBV đã ở trong cơ thể người quá 6 tháng. Khi chuyển sang giai đoạn mạn tính, rất khó có thể chữa khỏi, người bệnh phải chấp nhận chung sống với căn bệnh này cả đời. Nếu người bệnh không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, viêm gan B sẽ để lại cho bệnh nhân nhiều biến chứng nguy hiểm. Số người mắc viêm gan mạn tính trong đó có trẻ sơ sinh khá cao, do đó, nếu người mẹ mắc bệnh cần cho con em mình tiêm phòng ngay sau khi được sinh ra, thời điểm tiêm thích hợp là trong vòng 24 giờ sau khi sinh. 2. Viêm gan B mạn tính nguy hiểm như thế nào Viêm gan mạn tính là tình trạng chức năng gan đã bị suy giảm nghiêm trọng, mọi hoạt động ở gan diễn ra ít hiệu quả. Nếu người bệnh không thăm khám và điều trị kịp thời hoặc không lắng nghe ý kiến của bác sĩ thì sẽ có khả năng gây ra các biến chứng: Xơ gan Xơ gan được hiểu là khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn viêm gan thông thường, các virus tấn công trực tiếp và liên tục vào các tế bào gan, khiến các mô gan bị tổn thương lớn. Xơ hóa gan với các mô gan bị tổn thương sẽ dần dần được thay thế bởi những mô xơ và những vết sẹo. Nếu không được điều trị kịp thời, các mô xơ và vết sẹo này ở gan cũng nhanh chóng lan rộng khiến cho gan xơ hóa và làm cho chức năng gan bị suy giảm, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm với sức khỏe và tính mạng người bệnh. Suy gan Chức năng gan suy yếu cũng là biến chứng nghiêm trọng của người bệnh viêm gan B mạn tính. Nếu như người bệnh ngày càng có chiều hướng xấu, lá gan không có khả năng hồi phục, có thể phải đối mặt với các trường hợp suy hô hấp, suy thận, suy tuần hoàn,... lá gan lúc này đã bị ảnh hưởng nặng nề, khó thực hiện được các chức năng ở gan. Ung thư gan Ung thư gan được coi là biến chứng nặng nề nhất của các bệnh lý về gan, nếu người mắc viêm gan để xảy ra biến chứng này thì đó thực sự là một trong những điều đáng lo ngại. Bởi phát hiện và điều trị ung thư gan ở giai đoạn muộn, tỉ lệ thành công sẽ tương đối thấp. Người bị bệnh viêm gan B giai đoạn mạn tính sẽ có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 20 lần người bình thường. Do đó, khi mắc viêm gan virus B hay bất cứ bệnh lý về gan nào khác thì người bệnh cần được kiên trì, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, vui vẻ, tích cực để điều trị bệnh đạt hiệu quả nhất. Bởi nhiều người dù mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ, nhưng tinh thần không tốt sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe so với những người lạc quan bệnh được chuyển biến rất tốt. 3. Nên điều trị viêm gan B mạn tính ở đâu Để căn bệnh truyền nhiễm phổ biến viêm gan B không đem lại biến chứng xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là tính mạng người bệnh thì việc thăm khám và điều trị viêm gan B ở giai đoạn sớm hay tiêm phòng vắc xin viêm gan là một việc làm rất cần thiết. - Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm, đã thăm khám và điều trị thành công nhiều ca bệnh viêm gan. Không chỉ giàu chuyên môn kinh nghiệm, các bác sĩ tại đây luôn đặt cái tâm với nghề lên trên hết, an ủi, động viên chia sẻ với bệnh nhân như người thân trong gia đình. - Trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, được nhập khẩu trực tiếp từ các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật Bản,... công nghệ luôn được cập nhật, làm mới thường xuyên. - Thông tin cá nhân của bất kỳ đối tượng khách hàng nào cũng đều được đảm bảo an toàn tuyệt đối với hồ sơ bệnh án riêng. Để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả, ngoài tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra, bạn nên luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, thực hiện tái khám đúng lịch hẹn sẽ giúp bạn có được cơ thể mạnh khỏe nhất.;;;;; 1. Tìm hiểu về bệnh viêm gan B Bệnh viêm gan B là một trong những căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. Nguyên nhân gây ra bệnh là do virus HBV, loại virus này hay còn được gọi là virus viêm gan B. Khi virus HBV xâm nhập vào cơ thể người, chúng sẽ gây ra những tổn thương đến gan. Dưới những tác động tổn thương liên tục này, chức năng gan của bệnh nhân sẽ dần suy giảm. Chính vì vậy, viêm gan B luôn được coi là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gần 80% bệnh nhân hoàn toàn không biết mình bị nhiễm viêm gan B cho đến khi làm đi đến bệnh viện làm các xét nghiệm kiểm tra. Bệnh viêm gan B có nhiều diễn biến phức tạp, thường có hai giai đoạn phát triển chính là viêm gan B cấp tính và mãn tính. Với mỗi giai đoạn khác nhau, bệnh cũng sẽ có những biểu hiện và mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau. Ở giai đoạn viêm gan B cấp tính, tức người bệnh mắc viêm gan b nhưng chưa tới 6 tháng. Lúc này, người bệnh chỉ xuất hiện những triệu chứng nhẹ và có thể phục hồi nhanh chóng. Nhưng người bệnh cũng không nên quá chủ quan mà cần tích cực theo dõi tình trạng bệnh khi đang ở giai đoạn cấp tính để tránh bệnh chuyển sang thể mãn tính nguy hiểm. Viêm gan B thể mãn tính cũng có nghĩa là virus HBV đã tồn tại trong cơ thể được một thời gian khá dài. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính có nghĩa là tình trạng bệnh đã nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi viêm gan B mãn tính ở trạng thái hoạt động. Người bệnh xác định sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời. Không chỉ vậy, họ còn gặp một số biến chứng như: Xơ gan, suy gan hay ung thư gan… Đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Bệnh viêm gan B là một trong những căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm. 2.1 Đối với người bệnh mắc viêm gan B cấp tính Thông thường, người bệnh viêm gan B cấp tính tự hồi phục lên tới 90%, chỉ có khoảng 10% người bệnh chuyển sang thành giai đoạn mạn tính. Mặc dù vậy, người bệnh viêm gan B cấp tính cũng không nên chủ quan. Các bác sĩ sẽ khuyến cáo nhóm bệnh nhân này nên đi thăm khám gan định kỳ với thời gian tái khám từ 3 – 6 tháng. Khi thăm khám và kiểm tra, người bệnh sẽ được theo dõi tình trạng bệnh và có những biện pháp ngăn chặn kịp thời để bệnh không chuyển sang giai đoạn mạn tính. Người bệnh viêm gan B cấp tính cần thăm khám thương xuyên để được kiểm soát và điều trị kịp thời 2.2 Đối với bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính Những bệnh nhân mang bệnh ở thể lành gần như có tuổi thọ giống như những người bình thường, không mắc bệnh. Bởi vì virus trong cơ thể không hoạt động và sẽ không gây tổn thương đến gan. Tuy nhiên, bệnh nhân viêm gan B không nên quá chủ quan. Để duy trì tình trạng hiện tại, người bệnh cần phải theo dõi, kiểm tra men gan định kỳ. Bên cạnh đó cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý để kéo dài tuổi thọ. Bệnh viêm gan B mạn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển biến thành ung thư gan rất nguy hiểm Các bệnh nhân trong trường hợp này thường rất lo lắng vì không viêm gan B sống được bao lâu. Bởi vì, trong trường hợp này virus gây bệnh hoạt động rất mạnh mẽ. Chúng vừa gây tổn thương gan vừa gia tăng khả năng lây nhiễm bệnh cho những người tiếp xúc với người bệnh. Nếu người bệnh được điều trị, tuổi thọ có thể được kéo dài. Thông thường phải mất13 – 15 năm để thuốc phát huy hết các tác dụng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phải được theo dõi vấn đề kháng thuốc. Ngoài vấn đề điều trị, người bệnh cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ. Họ nên giữ tâm lý thoải mái để kéo dài được tuổi thọ. Những người không được điều trị đúng và kịp thời, virus hoạt động mạnh mẽ thậm chí để lại biến chứng nặng nề. Trường hợp gặp phải biến chứng suy gan, ung thư gan thì bệnh nhân chỉ sống khoảng 2 – 5 năm.
question_146
Công dụng thuốc Detazofol
doc_146
Thuốc Detazofol có chứa 2 thành phần chính là Paracetamol hàm lượng 400mg và Clorpheniramin maleat hàm lượng 2mg. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Detazofol sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. 1. Chỉ định sử dụng thuốc Detazofol Detazofol thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid. Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt trong các trường hợp sau:Bệnh Gout;Bệnh về xương khớp;Cắt sốt do cảm lạnh, cảm nóng;Đau đầu;Đau mỏi vai gáy;Đau lưng;Nhức cơ;Viêm khớp nhẹ;Viêm mũi dị ứng. 2. Công dụng thuốc Detazofol Paracetamol hay còn được gọi là Acetaminophen hoặc N-P-Aminophenol. Đây là một dạng chuyển hóa đầy đủ các hoạt tính của Phenacetin. Không giống với Aspirin, Paracetamol không được chỉ định trong điều trị kháng viêm.Paracetamol có tác dụng trong điều trị hạ sốt và giảm đau nhanh chóng. Đây là loại thuốc không chứa steroid và có khả năng thay thế Aspirin.Với khả năng giảm đau hạ sốt tương đương với Aspirin, Paracetamol thường được kê với liều lượng bằng Aspirin, tính theo đơn vị khối lượng là gam. Paracetamol chỉ có tác dụng lên Cyclooxygenase hay Prostaglandin thuộc hệ thần kinh trung ương của não bộ, bởi vậy, với liều dùng khuyến cáo, nó sẽ ít ảnh hưởng đến hệ hô hấp và tuần hoàn tim mạch. Bên cạnh đó, Paracetamol không làm mất cân bằng lượng acid-base và không gây ra hiện tượng kích ứng, chảy máu dạ dày như dùng Salicylat.Theo các chứng minh lâm sàng, Paracetamol không gây ảnh hưởng đến tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol hỗ trợ điều trị làm hạ thân nhiệt ở người đang sốt, nhưng ít tác động giảm nhiệt ở người bình thường.Clorpheniramin có tác dụng kháng Histamin nhờ cơ chế ngăn chặn cạnh tranh thụ thể H1 do các tế bào tác động, kèm theo ít tác dụng như thuốc an thần. Clorpheniramin Maleat có thêm tác dụng phụ là hạn chế tiết acetylcholin, tuy nhiên tác dụng này sẽ phụ thuộc tuỳ cơ địa mỗi người mà phát huy tác dụng khác nhau. 3. Cách sử dụng và liều lượng nên dùng Thuốc Detazofol được bào chế dưới dạng viên nén nên sẽ được hấp thụ vào cơ thể thông qua đường uống. Thuốc nên được uống cả viên bằng nước đun sôi để nguội thay vì nghiền nát hoặc xay nhỏ.Đối với những người không thể uống trực tiếp thì sẽ dùng dạng thuốc đặt qua trực tràng.Liều lượng khuyên dùng:Người lớn uống từ 1- 2 viên/ lần; chỉ dùng thuốc dưới 10 ngày;Trẻ từ 2 - 6 tuổi uống 1⁄2 viên/ lần; chỉ dùng thuốc dưới 5 ngày;Trẻ từ 7 - 16 tuổi uống 1 viên/ lần; chỉ dùng thuốc dưới 5 ngày.Trong trường hợp muốn tăng liều lượng thì cần có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, cần có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng thuốc. Liều lượng tham khảo sẽ từ 40mg – 100mg, tùy theo số tuổi, uống cách nhau 4 - 6h để tránh tác dụng phụ gây nguy hiểm cho trẻ 4. Một số trường hợp chống chỉ định Không sử dụng thuốc cho người mẫn cảm với Paracetamol và Clorpheniramin cùng các thành phần khác;Những người mắc các bệnh như tim, thận, phổi, gan... hoặc bệnh thiếu máu đang được chữa trị kéo dài;Người mắc bệnh hen cấp tính, hội chứng phì đại tiền liệt tuyến, glocom góc hẹp (nguyên nhân dẫn đến mù lòa do rối loạn giải phẫu của mống mắt ngoại vi) hoặc các tình trạng ảnh hưởng đến khả năng đào thải như tắc nghẽn môn vị, tá tràng;Phụ nữ đang cho con bú bằng sữa mẹ;Người bị thiếu hụt Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase (G6PD);Không tự ý dùng thuốc trong trường hợp người lớn hoặc trẻ bị sốt cao (trên 39,5 độ) kéo dài từ 2- 3 ngày. 5. Thận trọng lưu ý khi sử dụng Thuốc đã được chứng minh có gây ảnh hưởng đến người đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ, vì vậy 2 trường hợp này không được sử dụng thuốc;Người từng bị thiếu máu cần cẩn trọng khi dùng thuốc;Lưu ý không cho trẻ uống quá 5 liều được chỉ định trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chỉ tăng liều nếu có sự chỉ định của bác sĩ. 6. Tổng hợp các tác dụng phụ của thuốc Thuốc có khả năng gây buồn ngủ, nổi mề đay, khô miệng, mẩn ngứa;Một số hiếm có thể bị vàng da và mắt, rối loạn hệ tiêu hóa, sốt cao không thuyên giảm, xuất huyết, suy giảm bạch cầu;Trường hợp dùng thuốc lâu dài có thể làm tăng khả năng chống đông cho bệnh nhân đang dùng Coumarin và dẫn chất của Indandion. 7. Một số các tương tác thuốc Khi dùng thuốc Detazofol cùng loại thuốc Phenothiazine hoặc các biện pháp hạ nhiệt cần chú ý đến khả năng giảm sốt nghiêm trọng;Có nguy cơ gây ngộ động gan nếu dùng thuốc chung với bia rượu, chất kích thích...Không nên dùng chung với Atropin hoặc chất gây ức chế thần kinh trung ương;Không dùng chung với Clorpheniramin maleat bởi có nguy cơ dẫn đến tình trạng suy hô hấp, phổi mãn tính, gây tắc đường tiểu chóng mặt, ngủ gà...Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng thuốc Detazofol, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Detazofol. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Detazofol theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều hoặc đưa đơn thuốc cho người khác sử dụng.
doc_13989;;;;;doc_31491;;;;;doc_43646;;;;;doc_22751;;;;;doc_58337
1. Công dụng của thuốc Decozaxtyl Thuốc Decozaxtyl giúp giãn cơ và trấn tĩnh nhẹ theo cơ chế phong bế thần kinh cơ, có tác dụng toàn thân và cũng có tác dụng tại nơi tiếp xúc. Hiệu quả của thuốc Decozaxtyl bị hạn chế do thời gian tác dụng ngắn.Decozaxtyl được sử dụng để điều trị hỗ trợ các cơn đau co cứng cơ trong bệnh thoái hoá đốt sống và các rối loạn tư thế cột sống, đau lưng, vẹo cổ, đau thắt lưng.Thuốc Decozaxtyl chống chỉ định ở các đối tượng sau đây:Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong công thức.Bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa porphyrin. Trẻ em dưới 15 tuổi.Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú. 2. Liều dùng của thuốc Decozaxtyl Thuốc Decozaxtyl dùng cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi. Mỗi lần uống 2 - 4 viên, ngày 3 lần.Khi quá liều thuốc thuốc Decozaxtyl, bệnh nhân có thể có các triệu chứng như giảm trương lực cơ, hạ huyết áp, ngủ gà, rối loạn thị giác, ảo giác, mất phối hợp động tác, liệt hô hấp và hôn mê. Quá liều rối loạn thị giác gây co giật ở trẻ em và có thể gây xúc động mạnh kèm lú lẫn ở người già.Trong các trường hợp quá liều thuốc Decozaxtyl, người bệnh cần được theo dõi về hô hấp, mạch và huyết áp. Trường hợp người bệnh còn tỉnh táo, cần xử trí ngay bằng cách gây nôn, rửa dạ dày và điều trị triệu chứng. Cần đảm bảo thông khí, truyền dịch cho bệnh nhân. Cũng có thể điều trị ức chế thần kinh trung ương bằng các thuốc điều trị thích hợp. 3. Tác dụng không mong muốn Khi dùng kéo dài thuốc Decozaxtyl có thể có tác dụng phụ sau:Co giật, run rẩy. Co cứng bụng, buồn nôn, nôn, toát mồ hôi.Mệt mỏi, buồn ngủ, khó thở, yếu cơ, mất điều hoà vận động.Đau khớp, tiêu chảy, táo bón, nổi mẩn, một vài trường hợp khác bệnh nhân bị mất cảm giác ngon miệng, ảo giác, kích động và có thể có sốc phản vệ.Tác dụng không mong muốn của Decozaxtyl thường xảy ra nhanh và ít trầm trọng. Biện pháp xử lý tác dụng phụ chủ yếu là giảm liều thuốc hoặc ngừng thuốc, điều trị triệu chứng và tăng cường để phục hồi sức khoẻ. Tuy rất hiếm xảy ra nhưng vẫn phải luôn luôn sẵn sàng cấp cứu các trường hợp sốc phản vệ khi dùng Decozaxtyl. Bệnh nhân khi sử dụng thuốc Decozaxtyl cần lưu ý các điểm sau:Thận trọng khi dùng thuốc Decozaxtyl cho người bệnh có tiền sử dị ứng, hen phế quản, dị ứng với thuốc, đặc biệt dị ứng với aspirin, yếu cơ, mắc bệnh đường hô hấp, có tiền sử nghiện thuốc, suy chức năng gan/thận. Sử dụng đồng thời thuốc Decozaxtyl với các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm gia tăng các tác dụng phụ.Không nên lái xe và vận hành máy móc khi đang dùng thuốc Decozaxtyl vì thuốc có thể gây buồn ngủ.Hiện tại chưa có đủ dữ liệu để đánh giá về khả năng gây dị tật cho thai nhi khi dùng Mephenesin trong thời kỳ mang thai. Vì vậy không nên dùng thuốc Decozaxtyl cho phụ nữ đang mang thai.Dữ liệu về việc sử dụng thuốc Decozaxtyl ở phụ nữ đang cho con bú còn hạn chế. Do đó, không nên dùng thuốc Decozaxtyl trong thời kỳ cho con bú. Bảo quản thuốc Decozaxtyl ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.Bài viết đã cung cấp một số thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Decozaxtyl. Nếu cần thêm thông tin gì về thuốc, bệnh nhân hãy liên hệ nhân viên y tế để được giải đáp.;;;;;Descotyl là thuốc được sử dụng trong điều trị về bệnh lý thoái hóa cột sống và các rối loạn tư thế cột sống như vẹo cổ, đau thắt lưng, đau lưng, các tình trạng co thắt cơ kèm đau. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tác dụng thuốc Descotyl 250mg. Descotyl là thuốc thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ.Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm & dịch vụ Y tế Khánh Hội (KHAHOPHARMA) - VIỆT NAM.Thuốc bào chế dưới dạng viên nén bao đường, đóng gói dạng 1 hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 25 viên và dạng lọ 100 viên.Thành phần thuốc: Mephenesin: 250mg. Đây là thuốc giãn cơ có tác động trung ương.Thuốc Descotyl 250mg được chỉ định trong điều trị:Bệnh lý thoái hóa cột sống và các rối loạn tư thế cột sống: vẹo cổ, đau thắt lưng, đau lưng, các tình trạng co thắt cơ kèm đau.Hỗ trợ giảm đau do co thắt cơ cho người lớn và trẻ em trên 15 tuổi trở lên như đau thắt lưng, đau lưng, các tình trạng co thắt cơ kèm đau. 2. Chống chỉ định dùng thuốc Descotyl 250mg Chống chỉ định điều trị bằng thuốc Descotyl 250mg với các đối tượng sau:Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.Rối loạn chuyển hóa Porphyrin.Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.3. Cách dùng, liều dùng thuốc Descotyl 250mg. Cách dùng:Uống trực tiếp với nước.Liều lượng:Người lớn và trẻ trên 15 tuổi: Uống từ 2 tới 4 viên (250mg) mỗi lần, ngày uống 3 lần.4. Xử trí khi quên liều hoặc quá liều. Quên liều:Nếu quên dùng 1 liều thuốc Descotyl cần dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều Descotyl kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.Không dùng gấp đôi liều đã quy định.Quá liều:Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường khi uống thuốc quá liều, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.5. Tác dụng phụ thuốc Descotyl. Mephenesin dạng uống có thể có những tác dụng không mong muốn như:Phổ biến: Co giật, run rẩy, co cứng bụng, buồn nôn, toát mồ hôi. Triệu chứng này thường xảy ra ở những người bệnh phải dùng thuốc kéo dài.Thường gặp: Mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, khó thở, yếu cơ, mất điều hòa vận động.Ít gặp: Đau khớp, đau người, buồn nôn, bực tức, tiêu chảy, táo bón, nổi mẩn.Hiếm gặp: Sốc phản vệ, ngủ gà, phát ban.Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. 6. Thận trọng khi dùng thuốc Descotyl 250mg Người bệnh có tiền sử dị ứng, hen phế quản, phản ứng dị ứng với thuốc, đặc biệt dị ứng với Aspirin.Người có bệnh ở đường hô hấp, yếu cơ, có tiền sử nghiện thuốc, suy chức năng gan thận.Sử dụng đồng thời với rượu và các thuốc ức chế thần kinh trung ương có thể làm các tác dụng không mong muốn có liên quan đến thuốc tăng thêm.Do thuốc có thể gây buồn ngủ và làm giảm khả năng phối hợp các động tác, cho nên người bệnh sử dụng Mephenesin không được lái xe và điều khiển máy móc.Lưu ý khác:Các tác dụng trên hệ thần kinh trung ương của Mephenesin có thể tăng cường nếu trong thời gian dùng thuốc có uống rượu hoặc dùng các chất ức chế hệ thần kinh khác.Kiểm tra kĩ hạn sử dụng và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.Nếu vỏ thuốc hoặc thuốc thấy có tình trạng móp méo, vỡ, chuyển màu,... tuyệt đối không được sử dụng.Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt.Để xa thuốc khỏi tầm với của trẻ nhỏ, thú nuôi.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Descotyl, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc Descotyl 250mg điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Thuốc Deconal có thành phần chính là Paracetamol và Pseudoephedrine. Deconal được chỉ định trong điều trị các triệu chứng cảm cúm thông thường, viêm màng nhầy xuất tiết, viêm xoang và rối loạn của các đường hô hấp trên. Thuốc Deconal có thành phần chính là Paracetamol 500mg và Pseudoephedrine HCl 30mg. Paracetamol là chất chuyển hoá có hoạt tính của Phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu, tuy vậy Paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, Paracetamol có công dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như Aspirin. Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng hoặc chảy máu dạ dày vì Paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương.Hoạt chất Pseudoephedrine là một tác nhân giao cảm được sử dụng để điều trị nghẹt mũi. Phenylpropanolamine có tác dụng chủ vận các thụ thể alpha-adrenergic tạo ra sự co mạch, làm giảm triệu chứng phù và nghẹt mũi, làm tăng sự thông khí đường mũi. Phenylpropanolamine có thể gián tiếp kích thích thụ thể beta, gây nhịp tim nhanh. 2. Chỉ định của thuốc Deconal Thuốc Deconal được chỉ định trong điều trị các triệu chứng cảm lạnh thông thường, viêm màng nhầy xuất tiết, viêm xoang và rối loạn của các đường hô hấp trên. Deconal chống chỉ định trong các trường hợp sau:Bệnh gan, thận nặng.Người bệnh thiếu hụt men glucose-6-phosphat dehydrogenase.Không sử dụng thuốc cho những bệnh nhân quá nhạy cảm với tác động của các hoạt chất hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 3. Liều dùng của thuốc Deconal Thuốc Deconal được dùng theo đường uống. Bệnh nhân có thể uống thuốc cùng hoặc cách xa bữa ăn. Liều tham khảo như sau:Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Khuyến cáo uống 1 - 2 viên/lần. Nếu cần thiết có thể uống nhắc lại sau 4-6 giờ, tối đa là 8 viên chia 4 lần trong ngày.Trẻ em từ 7 đến 12 tuổi: Khuyến cáo uống 1 viên/lần. Nếu cần thiết có thể uống nhắc lại sau 4-6 giờ, tối đa là 4 viên/ngày.Bệnh nhân không nên sử dụng thuốc này cùng với các chế phẩm khác có chứa Paracetamol. Các tác dụng phụ của Deconal thường nhẹ, thoáng qua, bao gồm rối loạn tiêu hoá, phát ban da và các phản ứng dị ứng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể gặp giảm bạch cầu trung tính/ tiểu cầu và toàn thể huyết cầu. Thuốc cũng có thể gây kích thích thần kinh trung ương, đặc biệt đối với các bệnh nhân nhạy cảm với các thuốc cường giao cảm. Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ những tác dụng phụ gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Deconal Bệnh nhân nên thận trọng sử dụng thuốc Decanal trong trường hợp sau: Bệnh lý gan, thận; nghiện rượu (vì Paracetamol và rượu đều có hại đối với gan); phối hợp với các chế phẩm khác chứa Paracetamol vì có thể gây hiện tượng quá liều hoặc ngộ độc thuốc.Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như: Hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hội chứng Lyell hoặc ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP). Khi phát hiện những dấu hiệu phát ban trên da hoặc bất kỳ dấu hiệu phản ứng quá mẫn nào khác, bệnh nhân cần phải ngừng sử dụng thuốc Deconal ngay lập tức. Người đã từng bị các phản ứng trên da nghiêm trọng do Paracetamol gây ra thì không được dùng thuốc trở lại và khi đến khám chữa bệnh cần phải thông báo cho nhân viên y tế.Để tránh nguy cơ tổn thương gan do thuốc Deconal, bệnh nhân cần tránh uống rượu trong thời gian điều trị bằng thuốc này.Thuốc Deconal có thể làm giảm khả năng tập trung hoặc phản ứng của người dùng. Do vậy nên thận trọng nếu đang lái xe hoặc thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung, tỉnh táo.Thận trọng khi dùng Deconal ở bệnh nhân đang có những bệnh lý chưa được điều trị hoặc không được kiểm soát như: bệnh tăng nhãn áp, bệnh tim, COPD, huyết áp cao, hen suyễn, bệnh mạch vành.Rối loạn co giật: Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị rối loạn co giật vì có thể tạo ra kích thích thần kinh trung ương.Rối loạn chức năng tuyến giáp: Thận trọng khi dùng Deconal cho bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến giáp.Người cao tuổi: Thận trọng khi sử dụng thuốc Deconal cho người lớn tuổi vì đối tượng này có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ. Phụ nữ có thai: Nghiên cứu trên người và động vật vẫn chưa xác định được nguy cơ của Paracetamol đối với thai kỳ và sự phát triển của phôi thai. Sử dụng Pseudoephedrine trong ba tháng đầu có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, có thể do tác dụng co mạch; tuy nhiên, cần có các nghiên cứu bổ sung. Tốt nhất nên tránh uống Pseudoephedrine trong tam cá nguyệt đầu tiên.Phụ nữ cho con bú: Paracetamol và Pseudoephedrine được bài tiết vào sữa mẹ. Trẻ sơ sinh và bà mẹ nên được theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra như rối loạn nhịp tim, mất ngủ, khó chịu, bồn chồn hoặc nhịp tim nhanh. Vì giảm sản xuất sữa cấp tính có thể xảy ra khi dùng Pseudoephedrin, một số bệnh nhân có thể yêu cầu liều duy nhất, những người khác có thể yêu cầu dùng thuốc theo lịch trình để hạn chế ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa. 6. Tương tác thuốc Sử dụng đồng thời Deconal với một số thuốc có thể gây ra tương tác, ảnh hưởng đến hiệu quả trị liệu và/ hoặc gia tăng độc tính. Tốt nhất bệnh nhân cần thông báo cho y bác sĩ tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng để được tư vấn. Dưới đây là một số tương tác thuốc của Deconal cần lưu ý khi sử dụng:Sử dụng Paracetamol liều cao và dài ngày với thuốc chống đông máu như Coumarin và các dẫn chất Indandion có thể làm tăng nhẹ tác dụng của thuốc chống đông.Paracetamol có thể gây hạ sốt mạnh ở bệnh nhân khi dùng đồng thời với Phenothiazin hoặc liệu pháp hạ nhiệt.Không nên sử dụng thuốc Deconal ở bệnh nhân đã hoặc đang dùng các chất ức chế MAO trong 14 ngày qua vì có thể gây ra các tương tác thuốc nguy hiểm.Một số thuốc khi dùng cùng với Paracetamol làm tăng nguy cơ gây độc cho gan, bao gồm các thuốc chống co giật như Phenytoin, Carbamazepin và thuốc chống lao Isoniazid. Do đó, người bệnh cần hạn chế dùng Paracetamol khi đang dùng các thuốc trên.Kiềm hóa nước tiểu bằng natri bicarbonat hoặc các thuốc kiềm hóa nước tiểu khác có thể gây tích tụ Pseudoephedrin trong cơ thể và dẫn tới các triệu chứng ngộ độc như lo lắng, mất ngủ, nhịp tim nhanh. Bên cạnh đó, toan hóa nước tiểu bằng amoni clorid có thể cho tác dụng ngược lại.Trên đây là những thông tin về công dụng, cách dùng và liều dùng của thuốc Deconal. Nếu có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin về thuốc, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.;;;;;Thuốc Detracyl được chỉ định để điều trị các bệnh thoái hóa cột sống hoặc các bệnh do tình rối loạn đốt sống gây ra. Để hiểu rõ hơn về công dụng, liều dùng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc, bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé! 1. Công dụng thuốc Detracyl Thuốc Detracyl thuộc nhóm thuốc giãn cơ và tăng trưởng lực cơ, được bào chế dưới dạng viên nén. Thuốc với thành phần chủ yếu là Mephenesin - chất được chỉ định để giảm đau, điều trị tình trạng đau co cứng cơ khi bệnh nhân gặp tình trạng thoái hóa đốt sống và các rối loạn tư thế cột sống, vẹo cổ, đau lưng, đau thắt lưng.Thuốc Detracyl 500mg được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Đau co thắt bệnh lý thoái hoá cột sốngĐau lưng, vẹo cổ. Thoái hóa đốt sống cổ khiến các mạch máu bị chèn ép;Mỏi vai gáy, cánh tay. Giảm khó chịu khi người bệnh vận động cổĐiều trị khi bệnh nhân bị đau quanh cánh tay và vai. Giảm đau khi gặp tình trạng đau, mỏi cổĐiều trị khi người bệnh bị thoái hóa chèn ép lên mạch máu khiến lưu lượng máu lên não giảm;Cải thiện tình trạng tê bi, khi cử động tay. Không sử dụng thuốc cho người bệnh khi gặp phải tình trạng sau: rối loạn chuyển hóa porphyrin và dị ứng với mephenesin và các thành phần của thuốc 2. Liều dùng và cách dùng của thuốc Detracyl Để đảm bảo dùng đúng liều và tránh biến chứng có thể xảy ra khi dùng thuốc Detracyl, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây.Thuốc Detracyl được chỉ định sử dụng cho người lớn/ trẻ em trên 15 tuổi. Liều dùng: từ 1,5 đến 3 g/ 3 lần/ ngày (500 mg/lần)Khi sử dụng thuốc quá liều, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau đây: Giảm trương lực cơ, hạ huyết áp, rối loạn thị giác, ngủ gà, mất phối hợp động tác, ảo giác, liệt hô hấp và hôn mê...Quá liều ở trẻ em có thể bị co giật còn người già sẽ bị xúc động mạnh và lú lẫn. Trong trường hợp uống thuốc Detracyl quá liều dẫn đến biến chứng, người bệnh cần được theo dõi về hô hấp, mạch và huyết áp.Bác sĩ cần tiến hành rửa dạ dày ngay tức khắc và gây ức hệ thần kinh trung ương bằng các phương pháp điều trị phù hợp. 3. Tác dụng phụ của thuốc Detracyl Các phản ứng phụ khi sử dụng thuốc Detracyl 500mg thường không quá nguy hiểm, nhưng người bệnh cũng cần phải theo dõi trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc.Khi sử dụng thuốc Detracyl trong thời gian dài, người bệnh có thể gặp các tình trạng co giật, run rẩy, co cứng bụng, buồn nôn, toát mồ hôi. Đối với một số bệnh nhân thì tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, uể oải, khó thở, yếu cơ, mất điều hòa vận động thường xuyên xảy ra. Một vài biến chứng nguy hiểm có thể gặp như sốc phản vệ rất hãn hữu xảy ra. Ngủ gà, phát ban.. cũng có thể xảy ra.Để phòng trường hợp sốc phản vệ có thể xảy ra, người nhà cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu nhanh nhất khi có biến chứng xảy ra. Bên cạnh đó, người nhà cần thông báo với bác sĩ để có phương án kịp thời nhất 4. Thận trọng khi dùng thuốc Detracyl Để đảm bảo không xảy ra sự cố đáng tiếc, những trường hợp dưới đây chỉ được sử dụng thuốc Detracyl theo đơn kê của bác sĩ:Người có tiền sử dị ứng, hen phế quản, dị ứng với thuốc, đặc biệt là aspirin. Bệnh nhân đang mắc bệnh hô hấp, yếu cơ, nghiện thuốc, suy chức năng gan. Người sử dụng đồng thời rượu, thuốc gây ức chế thần kinh. Phụ nữ mang thai và cho con bú. Người lái xe, vận hành máy móc. Trên đây là những thông tin về công dụng thuốc Detracyl để người bệnh có thể sử dụng đúng và đủ liều. Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc Detracyl 500mg mà phải liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể nhất.;;;;;Thuốc Deraful có thành phần Mephenesin 250mg, thuốc nhóm thuốc giãn cơ có tác động trên hệ thần kinh trung ương. Mephenesin tác động lên tế bào thần kinh, làm giảm tính hưng phấn, dẫn đến giảm điện thế hoạt động của các sợi cơ, giảm co cứng cơ. Deraful có tác dụng toàn thân khi dùng bằng đường uống.Sau khi uống, Deraful được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa để vào hệ tuần hoàn, nhưng thời gian tác dụng của thuốc không kéo dài. Nồng độ thuốc đạt đỉnh trong huyết tương sau 1 giờ uống. Thuốc được chuyển hóa mạnh mẽ ở gan và thải trừ hoàn toàn qua nước tiểu. 2. Chỉ định của thuốc Deraful Deraful được chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh lý sau:Thoái hóa cột sống gây đau kèm co thắt cơ.Vẹo cổ cấp, đau lưng cấp không do chấn thương.Parkinson kèm co cứng cơ.Bệnh lý đa xơ cứng. 3. Chống chỉ định của thuốc Deraful Thuốc Deraful không được sử dụng trong các trường hợp bệnh lý sau. Dị ứng với Mephenesin hoặc bất cứ thành phần nào khác của thuốc.Bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa porphyrin.Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không dùng Deraful.Bệnh nhân liệt ruột.Trẻ em dưới 15 tuổi không có chỉ định dùng thuốc Deraful.Lưu ý khi sử dụng thuốc Deraful. Người bệnh có tiền sử dị ứng, hen phế quản, bệnh lý đường hô hấp nên thận trọng khi dùng thuốc do có thể gây giãn quá mức phế quản.Thận trọng khi dùng có bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Aspirin.Bệnh nhân yếu cơ, tiền sử nghiện thuốc khi dùng Deraful nên theo dõi chức năng cơ.Kiểm tra, theo dõi chức năng gan thận trước và trong khi dùng thuốc đối với bệnh nhân suy gan, suy thận.Chưa có nghiên cứu chứng minh tính an toàn của thuốc cho thai nhi và trẻ em, vì vậy không nên dùng thuốc ở phụ nữ mang thai và cho con bú.Thuốc có thể gây buồn ngủ nên không dùng cho người làm việc đòi hỏi sự tỉ mỉ như lái xe, vận hành máy móc. 4. Tương tác của thuốc Deraful Chưa có bằng chứng chứng minh tương tác của Deraful với các thuốc khác.Rượu bia, thuốc lá và các thực phẩm có cồn có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của thuốc. 5. Liều dùng và cách dùng thuốc Deraful Cách dùng. Deraful được bào chế dưới dạng viên nén dùng đường uống.Không chỉ định Deraful cho trẻ em dưới 15 tuổi.Liều dùng. Liều thông thường: 2-4 viên (250mg) x 3 lần/ngày.Tùy vào tình trạng bệnh lý có thể tăng hoặc giảm liều theo chỉ định của bác sĩ. 6. Tác dụng phụ của thuốc Deraful Khi sử dụng thuốc Deraful có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như sau. Tác dụng phụ thường gặp. Cảm giác mệt mỏi, ngủ nhiều.Mất điều hòa vận động, yếu cơ.Khó thở. Tác dụng phụ ít gặpĐau nhức xương khớp.Buồn nôn, tiêu chảy, táo bón.Cảm giác bực tức, toát mồ hôi. Nổi mẩn ngứa.Tác dụng phụ hiếm gặp. Sốc phản vệ.Ngủ gà.Phát ban.Co giật, co cứng bụng, run rẩy.Như vậy, Deraful là thuốc giãn cơ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, giảm co cứng trong các bệnh lý xương khớp. Tuy thuốc dễ tìm, dễ sử dụng và cho hiệu quả điều trị cao nhưng không nên lạm dụng thuốc vì có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.
question_147
Bọc răng sứ có đau không và cách hạn chế đau nhức
doc_147
1. Tổng quan về thực hiện phương pháp bọc răng sứ Bọc răng sứ là phương pháp nha khoa được áp dụng khá phổ biến. Phương pháp này giúp điều trị trong các trường hợp như: răng bị sứt, vỡ, … khiến cho việc thực hiện ăn uống trở nên khó khăn. Hoặc có những trường hợp bệnh nhân bị răng ố vàng, nhiễm kháng sinh không thể khắc phục bằng tẩy trắng thông thường. Từ đó, tính thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sau khi thực hiện bọc răng sứ, hàm răng sẽ được khắc phục, trả về với nguyên vẹn như ban đầu. Tính thẩm mỹ và cả các chức năng của răng đều sẽ được bảo toàn. 1.2 Những trường hợp cần thực hiện bọc răng sứ thẩm mỹ Một số trường hợp cụ thể nên thực hiện bọc răng sứ khắc phục như: – Răng bị chấn thương dẫn tới nứt, mẻ, … khiến người bệnh khó chịu. Từ đó, quá trình ăn uống và tính thẩm mỹ cũng bị ảnh hưởng. – Bề mặt men răng bị bong tróc, răng nhiễm màu nặng và không thể làm trắng bằng tẩy trắng thông thường. – Răng bị yếu đi do sâu răng quá nhiều. – Kết hợp khi thực hiện phục hình nha khoa bằng Implant. 2. Thực hiện bọc răng sứ có gây đau không và nguyên nhân Thông thường sau khi bọc răng sứ, bệnh nhân sẽ hơi đau nhức 1-2 ngày Quá trình thực hiện bọc răng sứ thường gồm những bước cơ bản: thăm khám – tiến hành lấy dấu răng, chế tác răng sứ – gây tê, mài răng theo tỷ lệ đã tính toán – lấy dấu hàm, thiết kế răng sứ – lắp mão sứ và kiểm tra lại. Nhìn chung, toàn bộ quy trình bọc răng sứ sẽ không làm đau nhức quá mức. Còn cụ thể, điều này sẽ phụ thuộc vào tay nghề bác sĩ cũng như thiết bị máy móc nha khoa. Nếu như bác sĩ có chuyên môn tốt cùng kinh nghiệm, thực hiện đúng kỹ thuật. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ những thiết bị máy móc hiện đại thì quá trình bọc răng sứ sẽ diễn ra nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn, hiệu quả hơn. 2.2 Nguyên nhân bị đau kéo dài sau khi bọc răng sứ Thông thường, sau khi bọc răng sứ, ta sẽ có cảm giác đau nhức nhẹ từ 1-2 ngày. Sau đó, tình trạng răng miệng có thể trở lại bình thường, không còn khó chịu. Những trường hợp cơn đau nhức kéo dài không thuyên giảm thường do: – Bệnh lý răng miệng không được điều trị triệt để trước khi bọc răng sứ dẫn tới bệnh nặng hơn, đau nhức răng. Ví dụ như nếu bệnh nhân chưa được loại bỏ toàn bộ phần tủy nhiễm trùng thì bọc răng sứ xong nguy cơ bị nhiễm khuẩn nặng hơn và dẫn tới đau nhức kéo dài. Bác sĩ mài răng thật quá mức có thể làm răng đau nhức sau khi bọc sứ Tay nghề của bác sĩ chưa tốt dẫn tới mài răng quá mức. Từ đó, ngà răng bị lộ gây tình trạng đau buốt sau khi chụp răng sứ. Bên cạnh đó, việc bị đau nhức còn có thể do bác sĩ lắp mão răng sứ không chuẩn. Mão răng lệch lạc sẽ khiến cho lực nhai bị dồn vào răng sứ khiến đau nhức, khó chịu. Chất lượng của vật liệu răng sứ kém, nguồn gốc không rõ ràng. Khi đó, tính dẫn nhiệt của mão sứ không đảm bảo sẽ khiến răng ê buốt sau khi thực hiện làm răng sứ. Chế độ ăn uống chưa phù hợp cộng với cách chăm sóc răng miệng không đúng. Đây chính là những yếu tố để tạo điều kiện cho vi khuẩn hình thành nên. Chúng phát triển và tấn công gây đau nhức. Lựa chọn nha khoa uy tín giúp đảm bảo an toàn, hiệu quả bọc răng sứ hơn Thậm chí, nếu như răng sứ bọc sai kỹ thuật, răng sẽ bị xâm lấn quá nhiều. Khe hở từ đó sẽ tạo ra giữa mão răng và cùi răng. Đây là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển, tấn công của vi khuẩn. Cũng từ đây, nhiều biến chứng nghiêm trọng có thể xảy đến như viêm tủy, viêm nha chu, sâu răng, … 3. Cách để hạn chế tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ Sau khi thực hiện bọc răng sứ nếu có dấu hiệu đau nướu trong 1-2 ngày là hiện tượng bình thường. Ta có thể áp dụng một số cách sau để làm dịu cơn đau: – Súc miệng với nước muối loãng, ấm: Trong nước muối có thành phần kháng khuẩn tốt. Từ đó, những vi khuẩn gây hại răng sứ sẽ được loại bỏ. – Chườm đá lạnh: Đây là giải pháp giúp răng tạm thời đỡ bị ê buốt, khó chịu. Tuy nhiên, ta cần lưu ý nên chườm đá gần khu vực răng sứ, không nên chườm lên trực tiếp vị trí gắn răng sứ. – Sử dụng thuốc giảm đau: Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau để giảm bớt tình trạng đau nhức. Thế nhưng, việc uống thuốc giảm đau cần có sự chỉ định của bác sĩ. – Sử dụng hàm bảo vệ răng: Tình trạng ê buốt, đau nhức nếu do nghiến răng thì bệnh nhân nên sử dụng hàm bảo vệ. Điều này sẽ giúp hạn chế được sự va chạm các răng với nhau. Cảm giác đau nhức, ê buốt từ đó cũng sẽ được hạn chế. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những biện pháp thuyên giảm đau nhức tạm thời. Nếu sau vài ngày, tình trạng đau nhức vẫn không có dấu hiệu giảm bớt, ta cần nhanh chóng đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ xác định rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.
doc_37487;;;;;doc_6336;;;;;doc_61364;;;;;doc_1367;;;;;doc_745
Bọc răng sứ đau không hiện là thắc mắc của rất nhiều độc giả đang có nhu cầu bọc sứ, nâng cấp thẩm mỹ cho hàm răng. Thực tế, việc bọc răng sứ không hề đau như bạn tưởng tượng, nhất là khi bạn chọn bọc sứ tại địa chỉ uy tín, có bác sĩ chuyên môn cao, thao tác chuẩn xác, nhẹ nhàng. Bọc răng sứ hoàn toàn không đau như bạn tưởng Bọc răng sứ hiện là một trong những phương pháp phục hình răng phổ biến, hiệu quả cao, được nhiều người lựa chọn sử dụng. Với phương pháp này, người phục hình răng sẽ trải qua quá trình mài nhỏ răng gốc rồi sau đó bọc mão sứ lên. Kết quả tạo nên một hàm răng đẹp hoàn chỉnh, như ý. Cụ thể, trước khi tiến hành mài nhỏ răng để bọc sứ, bạn sẽ được bác sĩ tiêm thuốc gây tê tại chỗ. Do đó, suốt quá trình mài răng rồi bọc sứ gần như sẽ không xảy ra một chút cảm giác đau nào. Sau bọc sứ, một số ít người sẽ cảm thấy hơi đau nhức nhẹ hay hơi ê. Song đây là hiện tượng rất bình thường, nhất là ở người bọc nhiều răng hoặc bọc nguyên cả hàm răng. Tình trạng này sẽ chấm dứt sau 1- 2 tuần bọc sứ và không để lại bất kì ảnh hưởng gì tới hàm răng của bạn sau đó. 2. Lý giải nguyên nhân bọc răng sứ bị đau và những điều cần lưu ý Răng hơi nhức hoặc bị ê vài ngày sau bọc răng sứ là điều hoàn toàn bình thường Răng đau nhẹ hay hơi ê buốt sau khi bọc sứ là điều hoàn toàn bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Hiện tượng này thường xảy ra hơn ở người bọc sứ nhiều răng cùng lúc hoặc người có răng nướu nhạy cảm. Nguyên nhân có thể là do hàm răng của bạn đã phải chịu tác động mài nhiều răng cùng lúc trước bọc sứ hoặc do nướu cần thời gian để thích ứng với mão sứ. Tình trạng này sẽ giảm dần và hết hẳn chỉ sau vài ngày, hoặc lâu hơn là từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, nếu sau 2 tuần mà tình trạng đau nhức hay ê răng vẫn không chấm dứt, thậm chí có chiều hướng tăng nặng, thì bạn cần đi khám lại bác sĩ nha khoa. Bởi, đây rất có thể chính là dấu hiệu cảnh báo những vấn sau: – Tay nghề bác sĩ kém nên gây ảnh hưởng tới răng sứ sau bọc. Trong quá trình bọc răng sứ, nếu tay nghề bác sĩ không tốt, rất có thể gây ra tình trạng mài răng quá tay khiến răng bị xâm lấn nhiều. Hệ quả làm cho mão sứ khi lắp vào không vừa khít, bị vênh lệch, gây hiện tượng đau nhức, ê buốt, ảnh hưởng chức năng ăn nhai, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ gây nhiều bệnh lý về răng miệng. – Máy móc, dụng cụ nha khoa dùng khi bọc răng sứ không đảm bảo. Cụ thể hơn, trong quá trình mài răng, nếu máy móc, dụng cụ nha khoa quá cũ, tác động lực không đều có thể khiến răng sau mài không nhẵn đẹp, thậm chí còn bị đau nhức. 3. Cách giảm tình trạng đau nhức hay ê buốt sau bọc răng sứ Nếu chỉ gặp phải tình trạng đau nhức nhẹ hay hơi ê buốt sau bọc răng sứ, những cách dưới đây có thể giúp bạn khắc phục cực hiệu quả: – Uống nhiều nước không chỉ có tác dụng làm sạch khoang miệng mà còn bạn giúp xoa dịu tình trạng ê hay nhức răng rất hiệu quả. Vậy nên dù răng có bị ê nhức thì bạn vẫn cần duy trì uống đủ nước mỗi ngày, đặc biệt nên uống nhiều nước sau khi ăn để làm sạch răng miệng và giảm cảm giác ê nhức. – Súc miệng bằng nước muối cho tác dụng kháng khuẩn răng miệng rất tốt. Duy trì thực hiện cách này mỗi sáng và tối trước khi ngủ vừa tốt cho răng miệng lại giúp bạn giảm ê nhức sau bọc răng sứ. – Chườm đá lạnh cũng là một trong những cách giúp bạn khắc phục tình trạng đau nhức sau bọc răng sứ. Với cách này, bạn chỉ nên chườm đá lạnh vào vùng má gần răng đau nhức chứ tuyệt đối không nên chườm trực tiếp vào vị trí răng mới bọc sứ bị đau. – Sử dụng thuốc giảm đau nếu bạn cảm thấy răng sau bọc sứ bị đau nhức quá nhiều;;;;; Bọc răng sứ là phương pháp phục hình nha khoa được nhiều người lựa chọn Bọc răng sứ là một trong những phương pháp có khả năng phục hình thẩm mỹ tốt. Phương pháp này được nhiều người lựa chọn do có thể khắc phục hầu hết những khuyết điểm của răng. Tuy nhiên sau khi bọc răng sứ, không ít người thường có cảm giác đau nhức, ê buốt. Tuy nhiên tình trạng này thường không quá dài quá lâu. Sau đây là lý giải cho hiện tượng đau nhức này: 1.1 Răng bị yếu Trước khi thực hiện bọc sứ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát về tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Quá trình này giúp ta có thể phát hiện xem người bệnh có gặp vấn đề gì về răng, nướu không. Nếu như nền răng yếu thì sau khi tiến hành bọc sứ, bệnh nhân sẽ thấy đau nhức và khó chịu răng. 1.2 Răng, nướu chưa kịp thời thích nghi Nướu răng thật chưa kịp thích nghi với răng sứ sẽ gây tình trạng ê nhức Khi bác sĩ tiến hành lắp mão răng sứ thì nướu sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước. Tình trạng đau nhức có thể xuất hiện. Ta sẽ cần một thời gian để nướu có thể thích nghi. Khi đó, cảm giác đau buốt, khó chịu sẽ không còn. 1.3 Răng bị viêm tủy và chưa điều trị triệt để Một trong những nguyên do gây tình trạng bị đau nhức sau khi bọc răng sứ chính là chưa điều trị hoàn toàn tình trạng bị viêm tủy răng. Khi đó, răng có thể phải đối mặt với nguy cơ hoại tử nếu như tủy bị viêm không được phát hiện trước. Nhiều trường hợp bệnh nhân còn bị tác động tới dây thần kinh, sưng đau kéo dài và thậm chí cần nhổ bỏ răng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân bị mất ăn, mất ngủ, cơ thể suy nhược. 1.4 Lệch khớp cắn Việc bị đau nhức sau bọc răng sứ có thể bởi nguyên nhân khớp cắn lệch trong quá trình tiến hành lắp răng sứ. Thao tác thực hiện nắn chỉnh khớp cắn không chuẩn sẽ khiến cho răng sứ bị nhô cao hơn so với bình thường. Hoặc răng sứ có thể lệch so với răng ở đối diện. Điều này khiến cho lực nhai dồn lên răng sứ, bị vướng, cộm và đau khớp thái dương hàm. 1.5 Men răng bị mài quá nhiều Trường hợp bác sĩ mài bớt tỷ lệ răng không chuẩn hoặc thao tác mài được thực hiện không chuẩn có thể khiến răng bị mài đi quá nhiều. Điều này sẽ làm ngà răng lộ ra. Cùng với đó, nếu như răng sứ không được chế tác chuẩn sẽ không thể khít với nướu. Từ đó sẽ bám lại cặn thức ăn và kéo theo tình trạng viêm, đau dài ngày. 1.6 Thói quen sinh hoạt không tốt Nếu như người bệnh vẫn tiếp tục duy trì thói quen nghiến răng sẽ khiến các răng ở đối diện tác động mạnh với nhau. Điều này xảy ra liên tục sẽ làm răng sứ phải chịu áp lực lớn. Vì vậy, bệnh nhân sẽ thường xuyên cảm giác đau nhức, ê buốt buổi sáng do hành động nghiến răng vào đêm trước đó. 1.7 Bệnh lý răng miệng Sau khi thực hiện bọc răng sứ nếu bị đau có thể bởi bệnh nhân mắc những bệnh lý răng miệng. Điển hình như các bệnh về sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, … Nếu như sâu răng mà không được nạo sạch những vết sâu trước khi tiến hành bọc sứ sẽ khiến vi khuẩn tấn công mạnh mẽ vào tủy răng dẫn tới viêm tủy. Thậm chí nghiêm trọng hơn, bệnh nhân có thể bị áp xe răng, hỏng răng. Răng miệng bị viêm nha chu cũng có xu hướng nướu bị tụt khỏi chân răng. Nướu không giữ chắc được răng trên cung hàm. Điều này dẫn tới tình trạng không phát hiện và điều trị sớm, tuổi thọ răng sứ bị suy giảm nghiêm trọng, có thể mất luôn răng thật. 1.8 Vật liệu làm răng sứ Vật liệu chế tác răng sứ có thể ảnh hưởng tới tình trạng răng sau bọc sứ Vật liệu chế tác răng sứ cũng là yếu tố rất quan trọng. Răng sứ làm từ vật liệu kém, không đảm bảo nguồn gốc thì có thể sẽ ảnh hưởng dẫn nhiệt. Điều này sẽ gây nên những tác động xấu với cùi răng thật. Đặc biệt là khi bệnh nhân ăn những thực phẩm cay, nóng hay lạnh. 1.9 Ăn uống không phù hợp Sau khi tiến hành bọc sứ, bệnh nhân nếu ăn đồ quá dai, cứng cũng có thể gây tình trạng răng bị đau nhức. Bên cạnh đó, nếu như người bệnh không lưu ý về chế độ vệ sinh răng miệng, chế độ ăn uống cũng sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng sinh sôi, tấn công. Từ đó, răng sứ sẽ bị đau, ê buốt. 2. Cách khắc phục tình trạng đau nhức sau bọc răng sứ Với tình trạng đau răng sau khi thực hiện bọc sứ có thể khắc phục bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp cơn đau vẫn kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân cần tới nha khoa để được kiểm tra, điều trị sớm. Sau đây là một số lưu ý giúp khắc phục tình trạng tại nhà: – Sử dụng thuốc giảm đau: Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc để hỗ trợ giảm tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, điều này cần được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý uống thuốc để tránh nguy cơ bị tác dụng phụ. – Chườm lạnh: Đây là một trong những biện pháp giúp giảm đau khá hữu hiệu. Cụ thể, người bệnh có thể cho đá vào bên trong khăn mặt mềm và chườm vào khu vực gần phía răng sứ đang bị đau. – Súc miệng với nước muối: Việc súc miệng với nước muối ấm loãng sẽ giúp làm sạch các cặn bẩn, loại bỏ vi khuẩn, những chất nhờn bám ở quanh răng sứ. – Sử dụng hàm bảo vệ: Nếu như nguyên nhân khiến đau nhức sau bọc răng sứ là tật nghiến răng khi ngủ, bệnh nhân có thể đeo hàm bảo vệ để khắc phục. Điều này sẽ giúp tránh các răng va chạm trực tiếp răng sứ. Nhờ vậy, răng sứ được hạn chế chịu tác động liên tục. Vừa rồi là những thông tin về tại sao răng bọc sứ bị đau và cách khắc phục. Bệnh nhân nên thực hiện theo đồng thời tuân thủ những lời dặn của bác sĩ. Nhờ vậy, ta sẽ luôn được đảm bảo về sức khỏe răng miệng của bản thân.;;;;;Quy trình các bước bọc răng sứ Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ đã được rất nhiều nha sĩ và người bệnh lựa chọn. Đây là phương pháp hữu hiệu để cải thiện thẩm mỹ cho hàm răng tối đa, giúp răng đều đặn, trắng sáng tuyệt vời. Vậy bọc răng sứ có đau không và các bước bọc răng sứ là gì, cùng tìm hiểu dưới đây nhé! Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng phổ biến nhất hiện nay. Bọc răng sứ là phương pháp phục hình thẩm mỹ cho răng ngày càng phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Đây là phương pháp sử dụng mão răng giả bằng sứ lắp vào răng thật cần chỉnh sửa, giúp hàm răng đều đặn và có tính thẩm mỹ cao hơn mà không gây kích ứng cho cơ thể. Bọc răng sứ đau không luôn là câu hỏi khiến mọi người cân nhắc nhiều khi tìm hiểu phương pháp bọc răng sứ. Theo các chuyên gia và nha sĩ hàng đầu, việc bọc răng sứ đau hay không và có bền không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như tay nghề của nha sĩ, cách chăm sóc và sức khỏe răng miệng của người bệnh. 1.2. Những loại răng sứ thường được các bác sĩ sử dụng hiện nay Bọc răng sứ là phương pháp thẩm mỹ răng có độ bền cao và đa dạng sự lựa chọn tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi người. Hiện nay, các trung tâm nha khoa sử dụng các loại răng sứ khác nhau mà bạn có thể tham khảo dưới đây: – Răng toàn sứ Zirconia: Răng toàn sứ là loại răng được lựa chọn phổ biến nhất với màu sắc đẹp, tự nhiên, không nhiễm màu thực phẩm sau khi ăn uống và không gây ra các hiện tượng dị ứng, kích ứng. – Răng sứ kim loại: Đây là dòng răng sứ bên trong được bọc bằng kim loại và phủ ngoài hoàn toàn bằng răng sứ. Tuổi thọ của loại răng này khá cao và không bị xỉn màu sau thời gian dài sử dụng. Tuy nhiên, răng sứ kim loại có thể làm đen viền nướu do quá trình oxy hóa của kim loại. – Răng sứ Titan: Được chế tác với lớp sườn bọc trong răng bằng hợp kim Titan, bên ngoài là lớp sứ được phủ toàn bộ răng tự nhiên. Răng sứ Titan có nhiều ưu điểm vượt trội hơn nên giá thành cũng cao hơn loại răng toàn sứ và răng kim loại. – Răng sứ kim loại quý: có cấu trúc giống răng sứ kim loại nhưng khác ở chỗ các kim loại quý như vàng, bạc, bạch kim,… bọc bên trong và phủ sứ bên ngoài răng. Răng sứ kim loại quý có thể khắc phục tình trạng đen viền nướu của kim loại và tuổi thọ cũng khá cao so với mặt bằng chung. Ngoài ra, đối với răng sứ kim loại quý, màu răng được bảo toàn, không xỉn màu và có khả năng chống viêm nhiễm xung quanh răng. 1.3. Đối tượng nên bọc răng sứ: – Răng bị nứt gãy, sứt mẻ, vỡ hoặc hở kẽ gây khó chịu khi ăn uống và gây mất thẩm mỹ. – Bề mặt men ở răng bị bong tróc, nhiễm màu nặng không thể tẩy trắng được. – Răng bị suy yếu liên quan đến các bệnh về răng miệng. – Răng khấp khểnh, hô, móm,… – Kết hợp trong quá trình cấy ghép Implant (Trồng răng) Quy trình bọc răng sứ cần được thực hiện bởi các nha sĩ có tay nghề cao để đảm bảo chất lượng và độ hiệu quả tối đa của phương pháp này. Quá trình bọc răng sứ có an toàn không phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật và kinh nghiệm của nha sĩ thực hiện. Thông thường, các nha sĩ sẽ trao đổi và thăm khám cho người bệnh trước khi thực hiện. Vậy nên, người bệnh sẽ thăm khám 2 buổi với nha sĩ: 2.1 Buổi hẹn đầu tiên: Chuẩn bị sẵn sàng cho quy trình bọc răng sứ – Thăm khám và tư vấn: – Nha sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chỉ định chụp X – quang cũng như kiểm tra tổng thể tình trạng của răng có phù hợp để bọc răng sứ hay không. – Nếu người bệnh đang mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, chảy máu chân răng, sâu răng,… thì nha sĩ sẽ điều trị dứt điểm trước khi tiến hành bọc răng. – Lấy dấu hàm để có thể chế tác răng sứ khớp với cấu tạo hàm tự nhiên của người bệnh: – Trước khi bọc răng sứ, nha sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sạch sẽ răng miệng bằng cách lấy cao răng và xử lý các bệnh về răng miệng (nếu có). – Sau đó, nha sĩ sẽ tiến hành tạo nhám bề mặt răng và tiến hành mài răng theo đúng tỷ lệ được tính toán chính xác để có thể tạo một khoảng trống vừa khít để lắp răng sứ vào. – Tiếp theo, dấu răng sẽ được chỉ định lấy bằng các vật liệu và dụng cụ chuyên dụng. Răng sứ sẽ cần thời gian 2 – 4 tuần để hoàn thiện, vậy nên, người bệnh sẽ được gắn tạm răng giả để đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ. – Răng sẽ được thiết kế bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao và ôm khít với cùi răng cũng như đảm bảo về tính thẩm mỹ. – Sau 2-4 tuần chế tác răng sứ hoàn chỉnh, nha khoa sẽ thực hiện lắp răng sứ, đồng thời kiểm tra độ ôm khít cũng như màu sắc của răng để bảo đảm kết quả tốt nhất. – Sau khi hoàn tất quá trình bọc răng, nha sĩ sẽ chỉ định lịch tái khám để có thể theo dõi và kiểm tra kết quả phục hình qua các giai đoạn. – Người bệnh cũng sẽ được hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc răng miệng để có thể duy trì tuổi thọ của răng sứ. Làm răng sứ có đau hay không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm trong quá trình tìm hiểu về phương pháp này. Hiện nay, với trang thiết bị và máy móc hiện đại, cùng với các kỹ thuật của nha sĩ, cảm giác đau đớn khi bọc răng sứ sẽ được giải quyết triệt để. Nha sĩ sẽ sử dụng thuốc giảm ê buốt trong quá trình thực hiện bọc răng sứ và kê đơn thuốc giảm đau sau khi hoàn thành quá trình này. Khi bọc răng sứ, người bệnh sẽ có thể gặp một vài tình trạng như răng ê buốt, ăn nhai khó khăn, đau nhức răng hoặc viêm nướu,.. Đây đều là những triệu chứng khó tránh khỏi, tuy nhiên, các tình trạng này sẽ cải thiện nhanh chóng nếu người bệnh làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. – Đội ngũ y bác sĩ Răng hàm mặt trên 15 năm kinh nghiệm, trực tiếp thăm khám và thực hiện bọc răng thẩm mỹ cẩn thận, không đau đớn – Đa dạng răng sứ giúp khách hàng lựa chọn dễ dàng hơn. – Bảo hành 10 năm, chất lượng bền lâu – Dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ y tế chu đáo – Bệnh viện đã đạt thành tích Top 3 bệnh viện tư nhân, Top 5 toàn bệnh viện có điểm chất lượng tốt nhất tại Hà Nội;;;;;Không ít người gặp phải tình trạng sau khi bọc răng sứ bị đau nhức, kéo dài nhiều ngày, gây nhiều khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt. Do đó, cần tìm nguyên nhân và áp dụng các biện pháp can thiệp sớm khi răng bọc sứ bị đau nhức. 1. Nguyên nhân sau khi bọc răng sứ bị đau nhức Tình trạng đau răng sau khi bọc răng sứ có thể được làm dịu bằng nhiều phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, nếu cơn đau nhức vẫn kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh nên đến nha khoa để được thăm khám, điều trị sớm và tránh được những biến chứng không mong muốn. Một số lưu ý gồm:Sử dụng thuốc giảm đau: Việc sử dụng các loại thuốc như Ibuprofen, Acetaminophen,... có thể giúp giảm đau sau khi bọc răng sứ. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống thuốc khi được bác sĩ cho phép, tránh việc cứ thấy đau là uống vì có thể gây quá liều hoặc về lâu dài sẽ gây nhờn thuốc;Chườm đá lạnh: Đây là biện pháp giảm đau tạm thời sau khi bọc răng sứ. Người bệnh có thể cho đá vào khăn mặt mềm, chườm lên khu vực gần răng sứ bị đau. Bệnh nhân lưu ý không chườm trực tiếp lên vị trí bọc răng sứ vì có thể khiến cảm giác đau nhức càng thêm trầm trọng;Súc miệng bằng nước muối: Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn, làm sạch chất nhờn bám xung quanh răng sứ. Người bệnh có thể tự pha nước muối bằng cách cho 2 thìa muối tinh vào nước ấm, khuấy đều tới khi tan là có thể súc miệng bình thường;Dùng hàm bảo vệ: Nếu nguyên nhân gây đau sau khi bọc răng sứ là do tật nghiến răng thì bệnh nhân nên sử dụng hàm bảo vệ răng để tránh tình trạng các răng còn lại va chạm trực tiếp vào răng sứ;Đến nha khoa điều trị: Nếu sau khi bọc răng sứ bị đau nhức kéo dài, được xác định là do lệch khớp cắn hoặc kỹ thuật bọc sứ không chuẩn thì người bệnh nên đến nha khoa để điều trị. Bác sĩ sẽ tháo răng sứ ra để chỉnh lại. Còn nếu phát hiện nguyên nhân gây đau do bệnh lý về răng miệng thì người bệnh cần điều trị trước khi lắp lại răng sứ. 3. Lưu ý sau khi bọc răng sứ để tránh bị đau nhức răng Sau khi bọc răng sứ, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn về việc xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt và chăm sóc răng phù hợp. Bệnh nhân nên lưu ý những vấn đề sau:Đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám trên răng, ngăn ngừa tình trạng hôi miệng;Vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên dụng;Trong thời gian đầu sau khi bọc răng sứ, người bệnh nên tránh ăn đồ nóng và đồ lạnh, tránh đồ cứng, dai hoặc chứa nhiều acid. Hãy nghiền nhỏ và ninh nhừ thức ăn, để nguội rồi bắt đầu ăn;Định kỳ 6 tháng/lần đến nha khoa để cạo vôi răng, đảo bảo vôi răng và mảng bám không ảnh hưởng tới chân răng được bọc sứ.Tuân thủ và thực hiện đúng theo những lời khuyên kể trên sẽ giúp người bệnh nhanh chóng khắc phục được tình trạng sau khi bọc răng sứ bị đau nhức.;;;;;Nhiều người bọc răng sứ chia sẻ đã trải qua bọc răng sứ xong nhai bị đau trong một khoảng thời gian dài, gây ra rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống và hoạt động hàng ngày. Vì vậy, quan trọng là xác định nguyên nhân của tình trạng này và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời khi răng sứ gây đau nhức. 1. Nguyên nhân bọc răng sứ xong nhai bị đau Bọc răng sứ là một phương pháp phục hình thẩm mỹ mà nhiều người lựa chọn để khắc phục các vấn đề của hàm răng, bao gồm răng thưa, răng mất màu, răng lệch lạc, răng sứt mẻ và nhiều vấn đề khác. Để đảm bảo rằng răng sứ có độ bền cao, quá trình này liên quan đến việc mài lớp men răng xung quanh theo tỷ lệ chuẩn, sau đó bọc màng răng sứ giả lên cùi răng thật. Quá trình mài răng không được thực hiện quá 2mm để tránh ảnh hưởng đến cấu trúc răng và tủy răng. Có nhiều nguyên nhân khiến cho răng sứ bọc xong bị đau Sau khi bọc răng sứ, người bệnh thường trải qua một giai đoạn đau nhức và ê buốt, thường kéo dài trong vòng 1-2 ngày đầu. Tuy nhiên, trong trường hợp răng bọc sứ gây đau nhức kéo dài, nguyên nhân có thể bao gồm: – Răng yếu : Trước khi bọc răng sứ, bác sĩ thường kiểm tra tình trạng tổng quan của răng của bệnh nhân để xác định xem liệu có các vấn đề về răng hoặc nướu hay không. Nếu răng đã yếu, việc bọc răng sứ có thể gây đau nhức và ê buốt. – Thích nghi của nướu : Khi bác sĩ lắp màng răng sứ, nướu thường trở nên nhạy cảm hơn, và điều này có thể gây ra tình trạng đau nhức. Nướu cần thời gian để thích nghi, và sau đó, người bệnh sẽ không còn cảm thấy ê buốt hoặc đau nhức. – Viêm tủy răng chưa được điều trị triệt để : Một nguyên nhân khác gây ra tình trạng đau nhức sau khi bọc răng sứ có thể là việc không điều trị triệt để tình trạng viêm tủy răng trước khi thực hiện quá trình bọc sứ. Viêm tủy răng có thể làm cho răng bị sưng đau kéo dài và gây ra sưng nặng, thậm chí dẫn đến việc phải loại bỏ răng. – Khớp cắn không đúng : Một sai sót trong quá trình điều chỉnh khớp cắn có thể gây ra đau nhức sau khi bọc răng sứ. Trường hợp răng sứ không được lắp đúng cách hoặc bị cao hơn so với cấu trúc bình thường, có thể gây ra áp lực mạnh lên răng sứ và gây ra đau đớn. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể ảnh hưởng đến cấu trúc răng thật sau này. – Mài men răng quá nhiều hoặc lắp răng không đúng cách : Nếu bác sĩ mài răng quá nhiều hoặc thực hiện mài không đúng cách, có thể dẫn đến mài quá tay và lộ dây thần kinh của răng. Ngoài ra, nếu răng sứ không được lắp vào đúng cách, nó có thể không khít với nướu, gây bám cặn thức ăn, dẫn đến việc viêm nhiễm và đau nhức kéo dài. – Thói quen sinh hoạt xấu : Nếu người bệnh duy trì thói quen nghiến răng, các răng đối diện thường tạo áp lực mạnh và liên tục lên răng sứ, gây ra đau nhức. Tình trạng đau răng sau khi bọc răng sứ có thể được giảm nhẹ bằng nhiều biện pháp tự áp dụng tại nhà (sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ). Tuy nhiên, nếu đau răng kéo dài và không có dấu hiệu giảm đi, người bệnh nên tới nha khoa để được kiểm tra và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng không mong muốn. Những cách xử trí mà bạn có thể áp dụng tạm thời: Nên khi khám để an tâm hơn về tình trạng của mình 2.1. Sử dụng thuốc giảm đau Có thể hỗ trợ giảm đau sau quá trình bọc răng sứ bằng việc sử dụng các loại thuốc như Ibuprofen, Acetaminophen, tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên được theo chỉ định của bác sĩ. Tránh tự ý sử dụng thuốc khi cảm thấy đau mà không được hướng dẫn, vì điều này có thể gây quá liều hoặc sử dụng lâu dài sẽ có hại. 2.2. Chườm lạnh Chườm khu vực gần răng sứ bị đau bằng viên đá lạnh được bọc trong một khăn mềm có thể tạm thời giảm đi cảm giác đau. Tuy nhiên, cần tránh tiếp xúc trực tiếp giữa đá lạnh và vùng bọc răng sứ để tránh làm tăng cảm giác đau. 2.3. Súc miệng bằng nước muối Sử dụng nước muối để súc miệng có thể giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch chất dơ bám quanh khu vực răng sứ. Bạn có thể tự pha nước muối bằng cách hòa 2 thìa muối biển vào nước ấm, sau đó khuấy đều cho đến khi muối tan hoàn toàn và sử dụng nước muối này để súc miệng. 2.4. Sử dụng hàm bảo vệ Nếu đau do lệch cắn hoặc thói quen nghiến răng, sử dụng hàm bảo vệ có thể giúp ngăn chặn va đập trực tiếp giữa răng sứ và các răng khác. 2.5. Thăm khám nha khoa Nếu đau răng sau khi bọc răng sứ kéo dài và được xác định do lệch cắn hoặc kỹ thuật bọc sứ không đúng, cách duy nhất là đến nha khoa. Bác sĩ có thể tháo răng sứ ra để điều chỉnh và sửa lỗi. Nếu nguyên nhân đau răng liên quan đến các bệnh lý về răng miệng, cần điều trị chúng trước khi tiếp tục quá trình bọc răng sứ. 3. Lưu ý gì để tránh đau sau khi bọc răng sứ Sau khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh về chế độ ăn uống, sinh hoạt, và chăm sóc răng cần thiết. Cụ thể như: – Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm, chải nhẹ để loại bỏ mảng bám trên răng và ngăn ngừa hôi miệng. Tuân thủ các hướng dẫn sau khi bọc răng sứ để hạn chế tình trạng đau nhức – Vệ sinh răng miệng hàng ngày với chỉ nha khoa và nước súc miệng chuyên biệt. – Trong giai đoạn ban đầu sau khi bọc răng sứ, hạn chế tiêu thụ thức ăn nóng hoặc lạnh, đồ cứng, dai, hoặc chứa nhiều acid. Hãy nghiền nhỏ thức ăn và ăn từ từ, để nguội trước khi bắt đầu ăn. – Định kỳ đến nha khoa ít nhất 2 lần mỗi năm để làm cạo vôi răng và đảm bảo rằng vôi răng và mảng bám không ảnh hưởng đến răng sứ.
question_148
Tác dụng của thuốc Jetry
doc_148
Thuốc Jetry có hoạt chất chính là Clotrimazol, một thuốc kháng nấm tổng hợp và được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm nấm ngoài da. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Jetry. Thuốc Jetry có thành phần là Clotrimazol 1%. Clotrimazole là một thuốc kháng nấm tổng hợp thuộc nhóm imidazole, được dùng điều trị tại chỗ các trường hợp nhiễm nấm trên da. Cơ chế tác dụng của hoạt chất Clotrimazole là liên kết với các phospholipid trong màng tế bào nấm, làm thay đổi tính thấm của màng và gây mất các chất thiết yếu nội bào dẫn đến tiêu hủy tế bào nấm. Ở liều điều trị, thuốc còn ức chế sự tổng hợp ergosterol của màng tế bào, ở nồng độ cao hơn thì thuốc còn có thêm một cơ chế khác nữa là gây hủy hoại màng mà không có liên quan đến sự tổng hợp sterol (đến nay chưa rõ cơ chế đó).Clotrimazole có tác dụng kìm hãm và diệt nấm tùy theo nồng độ đối với các chủng Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Epidermophyton floccosum, Microsporum canis và các loài Candida. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng trên một số vi khuẩn gram dương (ví dụ như Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes), vi khuẩn gram âm (chẳng hạn như Bacteroides, Gardnerella vaginalis) và Trichomonas. 2. Tác dụng thuốc Jetry Thuốc Jetry được chỉ định trong điều trị tại chỗ các bệnh nấm như sau:Bệnh nấm Candida albicans ngoài da, nấm Corynebacterium minutissimum, nấm da thân.Bệnh nấm da đùi do Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes, Epidermophyton floccosum và Microsporum canis.Bệnh lang ben do Malassezia furfur gây ra. Bệnh nấm da đầu, nấm móng.Thuốc Jetry 1% chống chỉ định trong các trường hợp mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc. 3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Jetry Cách dùng: Đây là loại thuốc bôi ngoài da, bệnh nhân cần rửa sạch vùng da bị bệnh (tốt nhất là rửa bằng xà phòng có tính kiềm), lau khô, rồi thoa một lớp mỏng thuốc, sau đó xoa nhẹ và đều cho thuốc ngấm hoàn toàn.Liều dùng: Liều dùng cụ thể sẽ thay đổi tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến bệnh. Để có liều thuốc Jetry phù hợp, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Liều thuốc tham khảo như sau:Mỗi ngày bệnh nhân nên bôi 2–3 lần. Thời gian điều trị trung bình từ 1 - 3 tuần nếu bị lang ben và từ 2 - 4 tuần đối với các bệnh nấm da khác. Hầu hết bệnh nhân thường đỡ trong vòng 1 tuần, nhưng cũng có trường hợp phải điều trị đến 8 tuần. Để tránh tái phát, bệnh nhân lưu ý giữ gìn vệ sinh cá nhân.Quá liều: Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi bôi quá liều thuốc Jetry. Thông thường, khó có khả năng xảy ra quá liều cấp tính đối với dạng thuốc bôi Clotrimazole do nồng độ hoạt chất thấp và thuốc được dùng theo đường bôi ngoài da. Khi sử dụng thuốc Jetry 1%, bệnh nhân có thể gặp các tác dụng không mong muốn bao gồm: Các phản ứng tại chỗ gồm nóng rát, kích ứng, viêm da dị ứng do tiếp xúc hoặc đau rát vùng bôi thuốc ở da. Không dùng thuốc Jetry cho điều trị nhiễm nấm toàn thân.Không dùng Clotrimazole đường miệng cho trẻ em dưới 3 tuổi, vì chưa xác định hiệu quả và độ an toàn ở đối tượng này.Bệnh nhân không nên băng kín vùng da bị tổn thương và tránh làm xây xước vùng da bị bệnh trước khi bôi thuốc.Nên giữ cho da sạch sẽ, khô ráo và kết hợp với vệ sinh cá nhân thường xuyên.Nếu bệnh nhân sau khi điều trị 4 tuần mà triệu chứng không thuyên giảm thì nên ngưng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc thay thế.Nếu bệnh nhân có phản ứng kích ứng hoặc mẫn cảm khi dùng Clotrimazole, phải ngừng thuốc và điều trị thích hợp.Phải điều trị đủ thời gian mặc dù các triệu chứng thuyên giảm. Sau 4 tuần điều trị nếu không đỡ thì bệnh nhân cần khám lại.Thông báo với bác sĩ nếu có biểu hiện tăng kích ứng ở vùng da bôi thuốc (ngứa, đỏ, bỏng, mụn nước, sưng), dấu hiệu của sự quá mẫn.Thời kỳ mang thai: Chưa có đủ các số liệu nghiên cứu trên phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Thuốc Jetry chỉ được dùng cho người mang thai trong 3 tháng đầu khi có chỉ định cụ thể của bác sĩ.Thời kỳ cho con bú: Vẫn chưa biết liệu thuốc Jetry có bài tiết qua sữa không, thận trọng khi dùng thuốc cho người đang cho con bú.Bảo quản thuốc Jetry ở nhiệt độ dưới 30o. C và dùng thuốc trong vòng 4 tuần sau khi mở nắp 6. Tương tác thuốc Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị và/hoặc gia tăng tác dụng bất lợi của thuốc. Sau đây là một số tương tác thuốc cần lưu ý khi sử dụng thuốc Jetry:Chưa có thông tin về tác dụng hiệp đồng hay đối kháng giữa Clotrimazol và Nystatin, Amphotericin B hoặc Flucytosine trong các loài C. albicans. Nên thận trọng khi dùng đồng thời.Nồng độ thuốc Tacrolimus trong huyết thanh của bệnh nhân ghép gan tăng lên khi dùng đồng thời với Clotrimazole. Do vậy nên cân nhắc giảm liều Tacrolimus theo nhu cầu.Trên đây là các thông tin tổng quan về thuốc Jetry. Bệnh nhân nếu có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin về thuốc, hãy liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.
doc_3555;;;;;doc_50591;;;;;doc_50748;;;;;doc_2327;;;;;doc_60460
Jectimin là thuốc được bào chế dưới dạng viên nén có thành phần chính là Rabeprazol. Vậy thuốc Jectimin có tác dụng gì và cần sử dụng như thế nào cho hiệu quả, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Jectimin có chứa thành phần chính là hoạt chất Rabeprazol natri 10mg với cơ chế ức chế H+, K+ - ATPase. Khả năng ức chế tiết acid dạ dày của Rabeprazol natri được kích thích bởi dibutyl cyclic AMP trong các tuyến dạ dày của thỏ được phân lập trong các thí nghiệm. Ngoài ra, Rabeprazole sodium còn có khả năng ức chế mạnh sự tiết acid dạ dày được kích thích bởi pentagastrin hoặc histamine ở các đối tượng nghiên cứu bị mắc bệnh rò dạ dày mãn tính cũng như sự tiết acid dạ dày trong điều kiện bình thường hoặc được kích thích bởi histamine. 2. Chỉ định - chống chỉ định sử dụng của thuốc Jectimin Thuốc Jectimin được chỉ định sử dụng trong điều trị một số bệnh đường tiêu hóa như loét dạ dày, loét tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, loét miệng nối, hội chứng Zollinger-Ellison.Thuốc Jectimin Tab chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Rabeprazol hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc. 3. Hướng dẫn sử dụng thuốc Jectimin Người lớn sử dụng liều 10mg/ ngày, sau đó có thể tăng lên 20mg/ ngày tùy thuộc vào sự tiến triển của mức độ bệnh.Thời gian điều trị loét tá tràng kéo dài từ 4 - 8 tuần, loét dạ dày hoặc trào ngược dạ dày thực quản từ 6 - 12 tuần. 4. Tác dụng phụ của thuốc Jectimin Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Jectimin như suy nhược, phản ứng dị ứng, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau ngực dưới xương ức, cứng cổ, nhạy cảm ánh sáng, khô miệng, rối loạn tiêu hóa, ợ hơi, xuất huyết trực tràng, tiêu phân đen, chán ăn, viêm loét miệng lợi, sỏi mật, viêm túi mật, gia tăng ngon miệng, viêm đại tràng, viêm thực quản, viêm lưỡi, viêm tụy.Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào của thuốc, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Jectimin Thuốc Jectimin có thể làm tăng nồng độ digoxin trong máu khi sử dụng cùng lúc. Ngoài ra, có thể làm kéo dài chuyển hóa và bài tiết phenytoin.Khi chỉ định sử dụng cần loại trừ loét dạ dày ác tính.Cần thận trọng khi sử dụng cho đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú.com.;;;;;Tenricy là thuốc chứa Dutasteride, một hoạt chất ức chế 5-reductase, làm giảm sản xuất DHT, giúp cải thiện kích thước tiền liệt tuyến, lưu thông đường tiểu... trên bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến. Thuốc Tenricy chỉ dùng ở nam giới, không dùng cho phụ nữ, người đang có thai hay đang trong thời kỳ cho con bú. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Tenricy Công dụng chính của thuốc Tenricy là giúp cải thiện các triệu chứng và cải thiện kích thước tuyến tiền liệt trên bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến.Thuốc Tenricy được chỉ định dùng trong các trường hợp cần phòng ngừa và điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến. Thuốc có công dụng:Làm giảm kích thước của tuyến tiền liệt.Giảm các triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân.Giúp cải thiện sự lưu thông nước tiểu, đồng thời giảm nguy cơ bị bí tiểu cấp tính. Từ đó làm giảm nhu cầu phẫu thuật có liên quan đến BPH.Chống chỉ định dùng thuốc Tenricy với:Người có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.Bệnh nhân có bệnh lý về gan hoặc đang bị ung thư tuyến tiền liệt, hoặc ung thư tiền liệt tuyến đã ổn định không nên dùng thuốc.Thuốc chỉ dùng điều trị ở nam giới, không sử dụng kê đơn cho phụ nữ. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Tenricy Thuốc Tenricy được sản xuất ở dạng viên nang mềm, đóng gói theo hộp, mỗi hộp 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên thuốc.Thuốc dùng theo đường uống, không dùng pha tiêm truyền hay các đường dẫn thuốc khác. Sự hấp thụ thuốc trong cơ thể không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể uống thuốc trước, sau hay trong bữa ăn đều được. Khi uống, người bệnh nên nuốt trọn cả viên thuốc, không bẻ hay nhai viên thuốc.Liều lượng cụ thể:Với người lớn và người cao tuổi: khuyến cáo dùng 0,5mg/ngày và nên điều trị tối thiểu trong vòng 6 tháng.Không cần chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận.Còn với bệnh nhân suy gan, hiện chưa có báo cáo cụ thể về ảnh hưởng qua lại giữa thuốc với tình trạng bệnh nhân suy gan.Cần lưu ý: Liều dùng thuốc Tenricy trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh. Việc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe. 4. Tác dụng phụ và những lưu ý khi sử dụng thuốc Tenricy Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng Tenricy:Thuốc gây rối loạn nội tiết tố nam dẫn đến hiện tượng tăng kích thước vú bất thường, đau vùng vú.Tenricy có thể ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng, gây giảm ham muốn tình dục ở nam giới, khiến nam giới bị mất đi khả năng cương cứng hoặc có thể cương cứng nhưng không duy trì được trạng thái đó.Ngoài ra, thuốc có thể gây tình trạng dị ứng với các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa, phát ban toàn thân, sưng môi lưỡi và họng...Để hạn chế các tác dụng không mong muốn do thuốc, trong quá trình khi sử dụng Tenricy cần lưu ý những vấn đề sau:Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, đảm bảo đúng liều thuốc và đúng thời điểm.Trong quá trình điều trị bằng thuốc Tenricy không được đi hiến máu. Trường hợp muốn hiến máu, phải ngừng thuốc tối thiểu 6 tháng.Hạn chế dùng thuốc ở trẻ nhỏ. Trẻ bắt buộc phải dùng thuốc, cần có sự theo sát của bác sĩ.Phụ nữ có thai hay đang trong thời kỳ cho con bú: Hiện tại chưa có báo cáo cụ thể về ảnh hưởng của thuốc với thai nhi hay khả năng bài tiết vào sữa mẹ. Vì vậy, khuyến cáo không dùng thuốc trên các đối tượng này. Nếu vô tình bị chạm phải thuốc, cần rửa sạch với nước và xà phòng.Chưa có báo cáo về việc dùng thuốc ở những người phải lái xe hay đang làm việc vận hành máy móc.Không dùng cùng rượu bia và các chất kích thích khác.Một số thuốc, nhóm thuốc có thể gây tương tác với Tenricy như Vaprisol, Gleevec, thuốc chống nấm, thuốc điều trị bệnh trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp hay thuốc kháng sinh như Clarithromycin, Erythromycin...Khi bị quên liều thuốc thì cần uống ngay khi nhớ ra. Nếu bị quá sát giờ liều tiếp theo thì bỏ qua liều cũ, không uống liều sau gấp đôi để bù lại liều đã bị quên.Không dùng thuốc khi đã hết hạn sử dụng.Để thuốc xa tầm với của trẻ.Bảo quản thuốc theo đúng quy định hướng dẫn của nhà sản xuất.Phì đại tiền liệt tuyến hay u xơ tiền liệt tuyến là một trong những bệnh lý tương đối phổ biến ở nam giới. Tuy là bệnh lành tính gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Việc biết và hiểu về những phương pháp điều trị cũng như cách dùng thuốc đúng bệnh đúng liều là điều rất cần thiết.;;;;;Thuốc Hytrin thuộc nhóm thuốc tim mạch được bào chế ở dạng viên nén. Thuốc được chỉ định trọng điều trị giảm triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt lành tính, hoặc sử dụng kết hợp trong điều trị tăng huyết. Trước khi sử dụng thuốc Hytrin người bệnh cần tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin của thuốc. 1. Cơ chế tác dụng của thuốc Hytrin Thành phần chính của thuốc Hytrin là terazosin, một dẫn xuất của quinazoline có tác dụng chẹn thụ thể alpha 1-adrenergic sau synap. Đồng thời hợp chất này còn giúp làm giảm kháng lực của mạch máu ngoại biên và huyết áp do tác dụng giãn mạch bao gồm giãn động mạch và tĩnh mạch.Terazosin không làm thay đổi tần số tim hoặc hiệu suất của tim ở tư thế nằm ngửa. Các tác dụng của hợp chất này trong thuốc Hytrin trên hệ tim mạch là do hoạt tính của thuốc trên các thụ thể alpha 1 ở cơ trơn mạch máu. Các thụ thể alpha 1 cũng có thể có ở cơ tam giác và cơ thắt bàng quang, u tuyến tiền liệt, bao tuyến tiền liệt, niệu quản. Đồng thời terazosin còn làm giãn cơ trơn cổ bàng quang giúp làm giảm sự tắc cổ bàng quang. Không những thế thành phần này của thuốc Hytrin còn giúp làm giảm nhẹ LDL, cholesterol toàn phần và triglyceride.Khi bắt đầu sử dụng thuốc Hytrin, tác dụng của các chất chẹn alpha 1 trên lipid máu càng rõ rệt ở những người bệnh có mức lipid cao.Thuốc Hytrin sau khi vào cơ thể được hấp thu khá nhanh và gần như hoàn toàn được hấp thu qua đường tiêu hoá. Thuốc Hytrin sẽ có tác dụng sau 1 đến 2 giờ, và đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 1 giờ. Sinh khả dụng của thuốc khoảng 90%/ Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của thuốc Hytrin khoảng 90 đến 94%.Thuốc Hytrin chuyển hoá ở gan và sự chuyển hoá ban đầu là rất ít. Hơn nữa thuốc Hytrin là một trong các chất chuyển có tác dụng chống tăng huyết áp. Bán thải của thuốc Hytrin trong huyết tương khoảng 12 giờ.Thuốc Hytrin khi vào cơ thể có khả năng bài tiết khoảng 60% và khoảng 40% bài tiết qua nước tiểu với khoảng 10% nguyên vẹn 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Hytrin Thuốc Hytrin thường được sử dụng ở dạng muối terazosin hydrochloride với các loại viên nén Hytrin 1mg, Hytrin 2mg, Hytrin 5mg, Hytrin 10mg. Thuốc Hytrin được chỉ định trong điều trị tăng huyết áp từ nhẹ đến trung bình. Thêm vào đó, thuốc Hytrin cũng được điều trị chứng tắc nghẽn đường tiểu do phì đại tuyến tiền liệt lành tính.Tuy nhiên, thuốc Hytrin cũng chống chỉ định với một số trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc dẫn xuất quinazolin, hoặc có tình trạng bị ngất xỉu trong hoặc sau khi tiểu tiện. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Hytrin Thuốc Hytrin được chỉ định điều trị với liều lượng khuyến nghị khoảng 1.2mg terazosin hydroclorid tương ứng với khoảng 1mg terazosin. Tuy nhiên với mỗi trường hợp điều trị sẽ có cách sử dụng và liều lượng tương ứng phù hợp.Điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp mức độ từ nhẹ đến trung bình: Sử dụng thuốc Hytrin ngày 1 lần. Vì sau khi uống thuốc Hytrin có thể xuất hiện tác dụng hạ huyết áp trong vòng khoảng 15 phút hoặc có thể kéo dài tới 24 giờ. Liều ban đầu sử dụng cho người bệnh là 1mg/lần/ngày, lúc chuẩn bị đi ngủ. Người bệnh có thể tăng gấp đôi liều để đạt được mức huyết áp mong muốn. Tuy nhiên, cần có sự chỉ định và kiểm tra của bác sĩ. Liều duy trì sử dụng thuốc được điều chỉnh sao cho đáp ứng và dung nạp của người bệnh. Có thể sử dụng liều khuyến cáo ở liều duy trì từ 2 đến 10mg. Liều tối đa của thuốc Hytrin là 20mg/ngày.Điều trị người bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Liều ban đầu sử dụng 1mg/lần.ngày vào trước giờ đi ngủ. Người bệnh có thể tăng liều gấp đôi vào mỗi 1 hoặc 2 tuần. Liều duy trì cho điều trị bệnh đại phì tuyến tiền liệt lành tính là 5 đến 10mg/lần/ngày. Đối với liệu trình này có thể nên bắt đầu với liều 1mg/lần/ngày trong tuần đầu tiên và sau đó tăng lên 2m/lần/ngày trong tuần thứ 2 và tuần thứ 3, và tiếp tục tăng liều lên 5mg/lần/ngày trong tuần thứ 4 và liều điều trị đáp ứng sẽ được đánh giá sau 4 tuần.Đối với trường hợp mắc suy thận và suy gan thì không có sự thay đổi về dược động học của terazosin và không cần thay đổi liều lượng của thuốc Hytrin ở bệnh nhân suy gan.Với người cao tuổi thường dung nạp thuốc Hytrin kém nên cần phải thận trọng khi sử dụng. Nếu muốn tăng liều với đối tượng này nên thực hiện từ từ và có thể chậm hơn so với người trẻ tuổi. Hơn nữa, thời gian bán thải có thể dài hơn và sự thanh thải của thuốc trong huyết tương có thể giảm ở những trường hợp người bệnh có độ tuổi từ 70 tuổi. 4. Một số tác dụng phụ và lưu ý sử dụng thuốc Hytrin Thuốc Hytrin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì tác dụng phụ của thuốc Hytrin có thể xảy ra ở mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng.Một số tác dụng phụ thường gặp do Hytrin gây ra bao gồm: choáng váng, chóng mặt, ngủ gà, nhức đầu, mệt mỏi, viêm mũi, ... Những tác dụng phụ này có thể xảy ra lúc bắt đầu điều trị hoặc sau khi tăng liều lượng thuốc Hytrin. Thông thường, những phản ứng phụ do thuốc Hytrin có thể thoáng qua hoặc giảm dần theo thời gian.Tuy nhiên, một số trường hợp thuốc Hytrin có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn nghiêm trọng với các phản ứng hiếm gặp. Những phản ứng này có thể xuất hiện chỉ sau vài phút khi sử dụng thuốc Hytrin hoặc lâu hơn trong vòng một vài ngày. Khi xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như: hạ huyết áp, phản ứng dị ứng, cương đau dương vật kéo dài, giảm lượng tiểu cầu, giảm nồng độ hemoglobin, hematocrit, bạch cầu... Thuốc Hytrin có thể thay đổi tâm trạng và hành vi của người bệnh, hoặc các dấu hiệu lo âu, trầm cảm, thậm chí có thể có những hành vi tự gây tổn thương đến bản thân người bệnh...Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Hytrin gồm:Trong điều trị phì đại tuyến tiền liệt lành tính, tỷ lệ xuất hiện hạ huyết áp tư thế đứng cao hơn người sử dụng thuốc Hytrin để điều trị tăng huyết áp. Hơn nữa, thuốc Hytrin còn làm cho người bệnh bị hạ huyết áp thể đứng gặp các dấu hiệu như choáng váng, buồn ngủ, ngất, có thể trong vòng 30 đến 90 phút ở liều đầu tiên. Tác dụng phụ này có thể xảy ra nếu ngừng điều trị vài ngày và sau đó lại tiếp tục điều trị lại.Một số trường hợp có thể xuất hiện hoặc diễn biến nặng với cơn đau thắt ngực. Vì vậy, cần loại trừ người bệnh có ung thư tuyến tiền liệt hoặc các nguyên nhân gây suy giảm lưu lượng nước tiểu. Và nếu chẩn đoán xác định người bệnh bị phì đại tuyến tiền liệt lành tính thì vẫn cần chắc chắn bệnh nhân không bị mắc đồng thời tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào trước khi sử dụng thuốc Hytrin để điều trị.Do quan sát thấy hội chứng mống mắt mềm khi phẫu thuật ở người bệnh phẫu thuật đục thuỷ tinh thể đã được điều trị với Hytrin trước đây. Tuy nhiên, không xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng này có phải do thành phần của thuốc Hytrin hay không nên có thể không cần ngừng điều trị với thuốc Hytrin trước khi thực hiện phẫu thuật.Do tác dụng giãn mạch của thuốc Hytrin nên cần thận trọng với những người mắc bệnh phù phổi do hẹp van động mạch chủ hoặc van hai lá, suy tim...Trên đây là những thông tin về thuốc Hytrin, người bệnh trước khi dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và lưu ý để quá trình dùng thuốc đạt kết quả tốt hơn.;;;;;Livdextry 200mg thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, chứa thành phần Natri livdextry. Thuốc được sử dụng khá phổ biến trong chữa các thể động kinh và dự phòng, điều trị hưng cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Livdextry 200mg có thành phần chính là Natri valproat, kết hợp tá dược vừa đủ 200mg, bào chế dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột. Thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần.Valproat có tác động chống co giật và được sử dụng để điều trị các thể động kinh ở người thông qua chất ức chế dẫn truyền thần kinh là acid gama amunobutyric (GABA).Livdextry có thể làm tăng nồng độ GABA do ức chế chuyển hóa GABA hoặc tăng hoạt tính của GABA sau synap, do vậy Livdextry có thể dùng trong nhiều loại cơn động kinh. 2. Đặc tính dược động học của Livdextry 200mg: Livdextry hấp thụ nhanh sau khi uống. Sau khi uống 1 - 4 giờ với liều duy nhất thì nồng độ thuốc trong huyết tương đạt đỉnh. Khi dùng cùng với thức ăn, thuốc được hấp thu chậm hơn, nhưng không ảnh hưởng tới tổng lượng hấp thu.Thời gian mà thuốc Livdextry sau khi uống giảm còn một nửa trong huyết tương nằm trong phạm vi 6-16 giờ. Nếu người bệnh dùng thêm thuốc chống động kinh khác có khả năng gây cảm ứng enzym sẽ làm giảm thời gian nửa đời của Livdextry.Sau khi vào trong cơ thể thuốc được liên kết nhiều (90%) với protein huyết tương ở liều điều trị, tuy nhiên sự liên kết phụ thuộc vào nồng độ và giảm khi nồng độ Livdextry cao. Tùy theo người bệnh mà sự liên kết này có thể bị ảnh hưởng.Livdextry chuyển hóa chủ yếu ở gan. Các đường chuyển hóa chính là glucuronid hóa, beta oxy hóa ty lạp thể và oxy hóa ở microsom. Các chất chuyển hóa chính được tạo thành là chất liên hợp glucuronide, acid 2-propyl-3-ceto-pentanoic và acid 2-propyl-hydroxypentanoic. Đường thải trừ chính của các chất chuyển hóa này là nước tiểu.Bởi vì các loại thuốc chống động kinh khác gây ra cảm ứng enzym làm tăng sự thanh thải Livdextry. Vì vậy, cần tăng cường theo dõi nồng độ của thuốc Livdextry và các thuốc chống động kinh đang dùng, khi người bệnh dùng thêm hoặc giảm bớt thuốc chống động kinh nào đó. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:Người bệnh động kinh.Người có cơn vắng ý thức, động kinh giật cơ, động kinh toàn thể (động kinh lớn), cơn mất trương lực và cơn phức hợp thì có thể dùng Livdextry đơn độc hoặc phụ trợ.Người bệnh có nhiều loại cơn động kinh toàn thân có thể dùng Livdextry điều trị phụ trợ.Điều trị cơn vắng ý thức, kể cả người bệnh vừa có cơn vắng ý thức vừa có cơn co giật toàn thân.Điều trị cơn động kinh cục bộ.Điều trị cơn co giật (động kinh lớn) và ưu tiên trị các cơn mất trương lực và động kinh giật cơ. 4. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Livdextry 200mg Cách dùng:Livdextry được bào chế dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột nên khi uống phải nuốt trọn viên thuốc, không nhai để tránh kích ứng tại chỗ. Nếu bạn có tiền sử viêm dạ dày hay có biểu hiện đầy bụng, khó tiêu, nóng rát dạ dày thì nên uống thuốc cùng bữa ăn trong ngày.Liều dùng ở người lớn:Động kinh (co giật): Phạm vi điều trị (định lượng huyết thanh): 50-100microgam/ml.Người bệnh có động kinh cục bộ phức hợp, đối với người lớn và trẻ em >10 tuổi, 10-15mg/kg/ngày.Người bệnh có cơn vắng ý thức phức hợp hoặc đơn giản: Liều ban đầu thường là 15mg/kg/ngày. Liều có thể tăng 5-10mg/kg/ngày mỗi tuần cho tới khi kiểm soát được cơn giật hoặc các tác dụng phụ ngăn cản tăng liều thêm.Liều tối đa khuyến cáo 60mg/kg/ngày. Nếu liều vượt quá 250mg hàng ngày phải chia uống thuốc làm 2 lần.Liều thông thường ở trẻ em: Chống co giật ở trẻ từ 1 đến 12 tuổi:Đơn trị liệu: Ban đầu uống 15-45mg/kg/ngày, tăng liều cách nhau 1 tuần từ 5-10mg/kg một ngày khi cần và dung nạp được thuốc.Đa trị liệu: Uống 30-100mg/kg/ngày.Điều chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng và nồng độ chống co giật trong huyết thanh.Lưu ý:Người cao tuổi dùng liều thấp hơn liều người lớn.Quá liều Livdextry có thể gây ngủ gà, block dẫn truyền tim, hôn mê sâu. Naloxon làm mất tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của Livdextry, vì thế cần thận trọng khi sử dụng. 5. Chống chỉ định của thuốc Livdextry 200mg Người bệnh mắc viêm gan cấp và mạn do bất kì nguyên nhân nào (viêm gan virus, viêm gan do rượu, rối loạn chuyển hóa, hay viêm gan tự miễn).Người bệnh có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị viêm gan nặng, xơ gan, ung thư gan.Người bệnh dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc Livdextry 6. Những tác dụng không mong muốn khi sử dụng Livdextry 200mg Tác dụng không mong muốn thường gặp trong quá trình sử dụng thuốc bao gồm:Toàn thân: Biểu hiện triệu chứng chóng mặt, chán ăn kèm sụt cân hoặc ăn ngon kèm tăng cân, suy nhược cơ thể.Đối với hệ huyết học: Xét nghiệm có giảm tiểu cầu, ức chế kết tập tiểu cầu, chỉ số đông máu bất thường, tăng thời gian máu chảy.Đối với hệ tiêu hóa: Khó tiêu, đau bụng, nôn, tiêu chảy.Đối với hệ thần kinh: Run, ngủ gà hoặc mất ngủ.Một số tác dụng không mong muốn ít gặp:Toàn thân: Biểu hiện ban đỏ rải rác.Đối với hệ nội tiết: Nữ giới kinh nguyệt không đều/ mất kinh.Đối với gan: Độc tính nặng với gan (hoại tử gan gây tử vong) đối với trẻ dưới 3 tuổi.Đối với hệ tâm thần kinh: Sinh ra ảo giác.Đối với hệ tiết niệu: Đái dầm, tăng số lần đi tiểu. 7. Lưu ý khi sử dụng Livdextry 200mg Trong quá trình sử dụng thuốc nếu bạn xuất hiện các triệu chứng như vàng da, vàng mắt, đau tức vùng gan,... xét nghiệm máu có men gan tăng thì nên ngừng thuốc ngay và thông báo cho bác sĩ của bạn để có phương pháp xử trí kịp thời.Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai: Thuốc có thể gây quái thai. Nguy cơ cho trẻ bị tật nứt cột sống xấp xỉ 1-2%, những dị dạng bẩm sinh khác như khuyết tật sọ mặt, dị tật tim mạch hoặc bất thường đông máu. Phụ nữ có thai không sử dụng thuốc Livdextry. Nếu bạn đang sử dụng thuốc Livdextry mà phát hiện mình đang có thai cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp xử trí thích hợp.Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú: Livdextry có tiết vào sữa. Đến nay tuy chưa có nghiên cứu về những tác hại xảy ra khi cho trẻ bú nhưng vẫn nên ngừng cho trẻ bú mẹ khi mẹ dùng Livdextry.Đối với người lái xe và vận hành máy móc: Thuốc có thể gây tác dụng phụ chóng mặt, ngủ gà, vì thế, người đang dùng thuốc Livdextry cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.Livdextry 200mg là thuốc điều trị động kinh và hưng cảm. Thuốc cần được chỉ định và điều chỉnh liều lượng bởi các bác sĩ chuyên khoa tâm thần kinh. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà cần đến bệnh viện thăm khám để bác sĩ kê đơn phù hợp.Dược. Thuốc Livdextry. Cơn động kinh cục bộ. Bệnh động kinh. Mất trương lựcĐiều trị cơn co giật;;;;;Thuốc Jemsho được sử dụng theo đơn, có sự chỉ định của bác sĩ. Với thành phần chính là Alphachymotrypsin, thuốc có tác dụng cụ thể như thế nào, bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây. Với thành phần chính là Alphachymotrypsin, thuốc Jemsho có tác dụng kháng viêm hiệu quả.Những tình trạng phù nề sau chấn thương hoặc mổ như tổn thương mô mềm, dập tim, chấn thương cấp, khối tụ máu, bong gân, nhiễm trùng, tan máu bầm, chuột rút, chấn thương do thể thao, phù nề mi mắt đều được chỉ định điều trị với thuốc Jemsho.Thuốc còn có công dụng hỗ trợ hoá lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên ở người bị hen, viêm phế quản, phổi và viêm xoang. 2. Liều lượng khuyến cáo và cách dùng thuốc Jemsho Thuốc được bào chế ở dạng viên nén tròn phân tán được trong nước nên có thể sử dụng bằng việc uống hoặc ngậm.Liều dùng thường được áp dụng:Ngày uống từ 3- 4 lần, mỗi lần 2 viên (4,2mg - 4200 đơn vị chymotrypsin USP hay 21 microkatal);Ngày chia làm nhiều lần, ngậm dưới lưỡi từ 4- 6 viên (để thuốc tan dần dưới lưỡi). 3. Các trường hợp chống chỉ định Bị dị ứng với Alphachymotrypsin hoặc những thành phần khác;Nhóm đối tượng có nguy cơ bị giảm alpha-1 antitrypsin như hội chứng thận hư, tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD), phế thũng đều không được sử dụng thuốc; 4. Những tương tác của thuốc Khi kết hợp với thuốc dạng enzym khác sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị của Alphachymotrypsin;Chế độ ăn hợp lý, bổ sung vitamin và muối khoáng sẽ tăng thêm hoạt tính Alphachymotrypsin;Các loại hạt như jojoba, đậu nành và cà chua có chứa nhiều protein gây ức chế hoạt động của Alphachymotrypsin;Một số loại thuốc không sử dụng cùng Alphachymotrypsin như Acetylcystein, thuốc kháng đông. 5. Một số tác dụng phụ cần lưu ý Tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là tăng nhất thời nhãn áp do các mảnh vụn dây chằng bị tiêu huỷ làm tắc mạng bó dây. 6. Lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Jemsho Nhìn chung thì Alphachymotrypsin được dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ đáng kể. Những người không nên sử dụng Jemsho đó là bị rối loạn đông máu;Người đã và đang chuẩn bị trải qua phẫu thuật, dùng trị liệu kháng đông, dị ứng với protein, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ, loét dạ dày không nên hoặc cần lưu ý hết sức khi sử dụng.Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Jemsho. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Jemsho theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
question_149
Nhiễm trùng sơ sinh có điều trị được không?
doc_149
Nhiễm trùng là một trong những bệnh lý gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh, nó chỉ đứng thứ hai sau hội chứng suy hô hấp. Bài viết sau đây sẽ trình bày về đặc điểm, cách nhận biết và phương thức điều trị bệnh nhiễm trùng sơ sinh Trẻ sơ sinh được tính là những trẻ từ lúc sinh ra cho tới dưới 28 ngày tuổi, ở giai đoạn này trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên rất dễ bị các vi khuẩn, virus xâm nhập gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ hoặc có thể gây tử vong.Nhiễm trùng sơ sinh được chia thành 2 nhóm là nhiễm trùng sơ sinh sớm và nhiễm trùng sơ sinh muôn. Trong đó:Nhiễm trùng sơ sinh sớm là những ca trẻ bị nhiễm trùng trong vòng 72 giờ sau sinh.Nhiễm trùng sơ sinh muộn xảy ra từ ngày ngày thứ 5 sau khi trẻ được sinh ra.Ở loại nhiễm trùng sơ sinh sớm thì số lượng các ca nhiễm trùng máu thường rất phổ biến.Nhiễm trùng sơ sinh có thể bị mắc phải khi trẻ nằm trong tử cung qua bánh rau, màng ối, đường sinh sản khi chuyển dạ đẻ hoặc từ các nguồn bên ngoài sau sinh.2. Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng sơ sinh. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở các thời điểm như trong bào thai, lúc sinh, hoặc sau khi sinh ra. Đa số trẻ bị nhiễm vi khuẩn là do trẻ hít hoặc nuốt phải vi khuẩn sống trong đường sinh dục của mẹ trong lúc sinh nên vi khuẩn hoặc virus đi vào phổi hoặc vào máu của trẻ.Ngoài ra, trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm virus như Herpes hay thủy đậu. Các loại Virus này có thể đi vào máu của trẻ sơ sinh ngay cả khi trẻ còn ở trong bụng mẹ bị nhiễm virus, hoặc nhiễm sau sinh nếu tiếp xúc với người mắc bệnh. Nguy cơ mắc nhiễm trùng trong tử cung và nhiễm trùng sau khi sinh có tỉ lệ nghịch với tuổi thai. 3. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng sơ sinh Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh bao gồm:Cơ thể trẻ có biểu hiện xanh tím, trẻ thở nhanh, thở rên, bị rối loạn nhịp thở. Đặc biệt nếu trẻ có dấu hiệu ngừng thở đột ngột từng cơn trên 15 giây thì đó là dấu hiệu rất nguy hiểm.Trẻ bị trướng bụng, bỏ bú, bú kém, ứ dịch dạ dày, tiêu chảy,...Trẻ có nhịp tim đập nhanh trên 160 lần/ phút, lạnh đầu chi, hạ huyết áp,...Trẻ bị tăng hoặc giảm trương lực cơ, co giật, giảm phản xạ, tinh thần lơ mơ, dễ bị kích động hoặc hôn mê.Trẻ có thể gặp tình trạng rối loạn điều hòa thân nhiệt.Da trẻ có thể bị xuất huyết dưới da, da tái, phát ban, vàng da sớm, nổi nốt mủ, cứng bì, nổi vân tím,... Da môi nhợt nhạt hoặc tím quanh môi.Trẻ có tình trạng tụ máu dưới da, xuất huyết nhiều, tử ban, gan lách to,...Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường hoặc trẻ quấy khóc nhiều...Trẻ bị sưng mắt hoặc mắt chảy ghèn vàng.Đánh giá lâm sàng là bước đầu tiên để chẩn đoán trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh. Sau đó, nhân viên y tế sẽ thực hiện các đánh giá sâu hơn để xác định bệnh như thực hiện xét nghiệm máu hoặc nước tiểu, chụp Xquang, siêu âm hoặc tiến hành chọc dò tủy sống.4. Điều trị nhiễm trùng sơ sinhĐiều trị tình trạng nhiễm trùng sơ sinh tùy thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ. Đa số các ca nhiễm trùng sơ sinh cần được điều trị bằng kháng sinh. Đối với những trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm thì thường được điều trị bằng các loại kháng sinh Aminosid và Beta Lactamin. Nếu trẻ bị nhiễm trùng do vi khuẩn nguy hiểm hơn hoặc không đáp ứng với phác đồ điều trị thì bác sĩ sẽ xem xét phác đồ điều trị với kháng sinh mạnh hơn.Lựa chọn kháng sinh để điều trị các ca nhiễm khuẩn sơ sinh phải dựa trên kết quả nuôi cấy vi khuẩn và kháng sinh đồ. Thông thường là kết hợp của các loại kháng sinh ampicillin và gentamincin hoặc ampicillin và vcefotaxim.Thời gian sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm còn tùy thuộc vào từng loại bệnh, trong đó nhiễm trùng huyết là phổ biến với phác đồ điều trị trong 10 ngày.Liều dùng kháng sinh ở trẻ sơ sinh thường cao hơn so với người lớn vì dịch ngoại bào trong cơ thể trẻ chiếm đến 45% tổng trọng lượng cơ thể. Sự thiếu hụt hoặc giảm chức năng enzyme ở trẻ sơ sinh có thể làm kéo dài thời gian bán hủy của một số loại kháng sinh và tăng nguy cơ nhiễm độc.Nếu tình trạng nhiễm trùng sơ sinh không quá nặng thì bác sĩ có thể cho trẻ sẽ được nằm chung với mẹ và chích thuốc hằng ngày. Nếu trẻ không bú được hoặc bú kém, hoặc cần phải thở oxy thì sẽ được điều trị ở phòng chăm sóc sơ sinh đặc biệt.Trẻ khi điều trị nhiễm trùng sơ sinh sớm sẽ được nằm phòng riêng ngăn ngừa nhiễm trùng tiến triển, hạn chế tiếp xúc với người nhà và được theo dõi điều trị đặc biệt.Tùy vào triệu chứng và biến chứng mà trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm gặp phải, nhân viên y tế sẽ thực hiện các biện pháp điều trị để làm giảm các triệu chứng của bệnh như thực hiện thay máu, điều trị chống rối loạn đông máu, chống suy hô hấp cấp, cân bằng nước, nhiệt, điện giải, toan kiềm và sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch.5. Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm cần được chủ động thực hiện trước khi sinh bao gồm:Tiêm đầy đủ các mũi tiêm phòng bệnh uốn ván, viêm gan, tiêm phòng Rubella.Cần thực hiện khám thai định kỳ trước và trong khi mang thai.Tiến hành điều trị tận gốc các bệnh nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng niệu dục khi có bệnh.Đảm bảo chế độ dinh dưỡng an toàn khi mang thai.Chú ý vệ sinh thân thể tốt, hạn chế vận động mạnh để tránh trầy xước, viêm nhiễm khi mang thai.Chủ động phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm trong lúc sinh bằng cáchĐảm bảo vô khuẩn trong khi sinh với tất cả dụng cụ y tế, nước, khăn.Không thăm khám âm đạo nhiều lần với các sản phụ sinh khó, bị vỡ ối sớm hoặc chuyển dạ trong thời gian dài, tránh các biến chứng sản khoa cho trẻ sơ sinh như sinh ngạt, tổn thương vùng đầu, thân trong lúc sinh.Phòng ngừa nhiễm trùng sơ sinh sớm sau sinh bằng cách:Thực hiện vệ sinh phòng ốc, chăn màn, đồ dùng cho trẻ sạch sẽ, sát khuẩn để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại.Vệ sinh da, mắt, tai, rốn cho trẻ sau sinh sạch sẽ.Giữ phòng ngủ cho bé thông thoáng, đầy đủ ánh sáng và sạch sẽ để hạn chế sự phát triển của vi trùng.Người chăm sóc cần vệ sinh tay sạch sẽ, sát khuẩn trước và sau khi chăm sóc trẻ.Tóm lại, nhiễm trùng sơ sinh là bệnh lý có tỉ lệ tử vong cao nhưng có thể chữa trị được nếu được phát hiện và điều trị bệnh sớm. Phụ huynh nên chủ động tìm hiểu đầy đủ kiến thức cũng như các dấu hiệu nhận biết bệnh để phòng ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.
doc_9006;;;;;doc_36763;;;;;doc_63001;;;;;doc_30215;;;;;doc_15214
Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm chỉ các tình trạng bệnh lý nhiễm trùng xảy ra trong thời kỳ sơ sinh, với mầm bệnh mắc phải trước, trong hoặc sau sinh. Nhiễm trùng sơ sinh sớm là bệnh cảnh nhiễm khuẩn xuất hiện trong vòng 3 ngày đầu sau sinh (≤ 72h). Đây là bệnh lý gây tử vong cao (sau bệnh suy hô hấp cấp sơ sinh). Tỷ lệ mắc 6/1000 trẻ sinh sống ( Mỹ), các nước đang phát triển cao gấp 3-4 lần. 1. Phác đồ điều trị nhiễm khuẩn sơ sinh 1.1. Kháng sinh chống nhiễm khuẩn. Lựa chọn kháng sinhĐối với nhiễm trùng sơ sinh sớm: Dùng 2 loại kháng sinh kết hợp: Aminosid và β lactamin. Khi chưa có kết quả kháng sinh đồ có thể cho trẻ dùng Penicilin hoặc Ampicillin phối hợp với Gentamicin hoặc Amikacin.Nếu người mẹ được sử dụng kháng sinh trước đó mà trẻ nghi ngờ nhiễm vi khuẩn kháng Ampicilin (E.coli, Enterobacter) có thể chọn: Ceftriaxone, Claforan, Imipenem phối hợp Aminosid.Nếu nghi ngờ do tụ cầu: kết hợp 3 loại kháng sinh: Cephalosporin thế hệ 3 + Vancomycin + Aminosid.Nếu nghi ngờ trực khuẩn Gram(-):Cephalosporin thế hệ 3 + Imipenem. Đôi khi Quinolon phối hợp Aminoside hoặc Polymyxin.Nếu nghi ngờ vi khuẩn kỵ khí chọn Metronidazol phối hợp. Sử dụng kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3 rộng rãi, kéo dài là một yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn nấm Candida. Nếu trẻ đang dùng kháng sinh kéo dài mà tình trạng lâm sàng xấu đi thì phối hợp kháng sinh chống nấm nhóm Conazol. Khi có kháng sinh đồ thì phải điều chỉnh lại kháng sinh cho phù hợp.Liều kháng sinh thường dùng. Ampicillin: 75mg -100mg/kg/ngày.Cefotaxime: 100mg - 200mg/kg/ngày.Ceftriaxone: 50-100mg/kg/ngày.Amikacin: 15mg/kg/ngày.Gentamycine, Kanamycin: 4-5mg/kg/ngày.Vancomycin: 10mg/kg/ngày.Thời gian sử dụng kháng sinh. Nhiễm trùng máu: 10 ngày. Viêm màng não mủ: 14-21 ngày. Viêm phổi: 7-10 ngày. Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn máu nhưng cấy máu (-) thì đề nghị sử dụng kháng sinh kết hợp kéo dài > 5 ngày. Nếu do tụ cầu vàng: thời gian điều trị từ 3-6 tuần. Khi sử dụng nhóm Aminosid có thể gây điếc nên không dùng quá 7 ngày đối với trẻ sơ sinh, ngừng > 48 giờ có thể sử dụng đợt mới. Có thể điều trị nhiễm trùng sơ sinh bằng thuốc kháng sinh 1.2 Vệ sinh. Rửa tay sạch, sát khuẩn tay nhanh khi chuyển sang tiếp xúc trẻ khác.Thay quần áo Blue hàng ngày, có mũ, khẩu trang, găng tay khi làm thủ thuật.Thay chăn, ga, gối vô khuẩn, tiệt khuẩn giường, lồng ấp hàng ngày. Lau sàn nhà bằng thuốc sát khuẩn, không được quét sàn.Hàng tháng có lịch tổng vệ sinh tiệt khuẩn phòng, phương tiện, trang thiết bị.Nằm phòng riêng tránh tiếp xúc người nhà, chỉ nên thăm theo giờ.Loại bỏ vi khuẩn:Với nhiễm trùng da, mụn mủ, rốn, áp xe phải cắt lọc hết tổ chức hoại tử, rửa sạch bằng nước muối sinh lý.Nếu có khe, hốc nhiều thì phải rửa sạch bằng oxy già, lau khô và dùng thuốc Betadine 2,5% sát trùng tại chỗ.Chấm xanh Methylen vào nốt mụn phỏng trên da hoặc bôi kem kháng sinh.1.3 Liệu pháp hỗ trợ. Cân bằng thân nhiệt. Nếu trẻ sốt ≥ 38,5 độ C thì dùng Paracetamol: 10-15mg/kg/1 lần, không quá 4 lần / ngày.Nếu trẻ bị hạ nhiệt độ < 36,5 độ C: Ủ ấm bằng lồng ấp.Cân bằng nước, điện giải, toan kiềm. Nuôi dưỡng đường miệng đầy đủ, truyền dịch phối hợp 50-100ml/kg/24 giờ.Nếu có giảm tưới máu: dùng Dopamin 5-15μg/kg/1 phút để nâng huyết áp.Chống suy hô hấp cấp. Oxy liệu pháp,thở CPAP, hô hấp hỗ trợ.Chống rối loạn đông máu. Plasma tươi, truyền yếu tố đông máu, Vitamin K1. Truyền khối tiểu cầu khi tiểu cầu < 50.000/mm3 mà có xuất huyết hoặc tiểu cầu < 30.000/mm3 mặc dù không có xuất huyết.Thay máu. Thay máu một phần trong trường hợp nhiễm trùng nặng, có tác dụng giảm độc tố và nồng độ vi khuẩn.Thuốc tăng cường miễn dịch. Truyền Human Immunoglobulin liều 300-500 mg/kg/ngày x 3 ngày: có tác dụng giảm tỷ lệ tử vong trẻ nhiễm trùng. 2. Cách phòng chống bệnh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh Bà mẹ cần tiêm chủng phòng ngừa bệnh Rubella trong độ tuổi chưa sinh nhiễm Rubella Để phòng tránh nhiễm trùng sau sinh hiệu quả, cần thực hiện tốt:Phòng ngừa trước khi sinh. Bà mẹ cần tiêm chủng phòng ngừa bệnh Rubella trong độ tuổi chưa sinh nhiễm Rubella. Tiêm phòng bệnh uốn ván, viêm gan để tránh lây vi rút cho bé qua đường máu. Trong quá trình mang thai, mẹ nên đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm như giang mai, viêm gan B,... để có hướng giải quyết sớm mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi.Khi mẹ bị các bệnh nhiễm trùng như nhiễm trùng niệu dục, nhiễm trùng toàn thân thì phải điều trị tận gốc, tránh lây cho trẻ sau này.Bảo đảm cho mẹ một chế độ an toàn dinh dưỡng khi mang thai nhằm tăng sức đề kháng cho mẹ và bé, phòng suy dinh dưỡng ở mẹ, phòng tránh việc sinh non vì trẻ sinh non rất dễ bị nhiễm trùng và tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng ở đối tượng này chiếm khoảng 12%.Ngoài ra, mẹ cũng cần vệ sinh thân thể tốt, tránh để bị trầy xước, viêm nhiễm. Đồng thời cần xử lý những trường hợp vỡ ối sớm, tránh để chuyển dạ kéo dài.Phòng ngừa trong lúc sinh. Các bác sĩ cần đảm bảo vô khuẩn trong ca sinh, các dụng cụ y tế khi sử dụng phải đảm bảo, tránh nhiễm trùng.Tránh các biến chứng sản khoa như sinh ngạt, tổn thương trong lúc sinh.Với những thai phụ sinh khó, quá trình chuyển dạ kéo dài, vỡ ối sớm, bác sĩ không nên thăm khám âm đạo nhiều lần.Phòng ngừa sau sinh. Biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng ngừa nhiễm trùng cho trẻ là mẹ nên rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ sơ sinh.Thường xuyên vệ sinh phòng ốc, dụng cụ tắm gội cho bé, giữ phòng thông thoáng, sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng để vi trùng không có điều kiện sinh sôi.Thường xuyên vệ sinh da, mắt, tai, rốn cho trẻ sạch sẽ.Điều quan trọng nhất là nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ có chứa các kháng thể lg. A có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ trẻ tránh bị nhiễm trùng và những bệnh nguy hiểm khác.Nhiễm trùng sau sinh là căn bệnh gây tử vong cao ở trẻ. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó, các bậc cha mẹ cần quan sát kỹ các biểu hiện của trẻ.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành. Bạn sẽ bất ngờ khi biết vì sao bác sĩ dốc ngược bé sau khi cắt rốn;;;;;Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng bệnh lý ở trẻ xuất hiện trong vòng 28 ngày đầu sau sinh (lứa tuổi sơ sinh). Trẻ nhiễm trùng sơ sinh thường phải nhập viện để được điều trị nếu không có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Giai đoạn sơ sinh được tính từ lúc trẻ sinh ra cho đến 28 ngày tuổi. Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus,... Nhiễm trùng sơ sinh có thể được chia làm hai nhóm tùy thuộc vào thời gian xảy ra bệnh, bao gồm:Nhiễm trùng sơ sinh sớm: Là nhiễm trùng xảy ra trong vòng 72 giờ đầu sau sinh của trẻ.Nhiễm trùng sơ sinh muộn: Là nhiễm trùng xảy ra sau sinh >72 giờ.Các tác nhân gây bệnh ở trẻ sơ sinh bao gồm:Vi khuẩn: Liên cầu khuẩn nhóm B, E.coli, Listeria,... là các loại vi khuẩn thường gây nhiễm trùng sơ sinh sớm. Các loại vi khuẩn khác cũng có thể gây nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ là: Haemophilus, Meningococcus, Staphylococcus, Pneumococcus, Klebsiella, Clostridium, Pseudomonas và Proteus,...Virus: Trẻ sơ sinh có thể nhiễm virus khi ở trong bào thai, trong lúc sinh hoặc sau khi sinh. Virus Herpes, thủy đậu có thể gây ra bệnh nặng ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ đẻ non. Các loại virus khác gây nhiễm trùng sơ sinh có thể kể đến: virus viêm gan, HIV, Coxsackie virus, Echovirus.Nấm: Nhiễm nấm Candida vùng miệng là bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Trẻ nhiễm nấm Candida lúc sinh thường do âm đạo của mẹ bị nhiễm nấm. Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, nhất là ở những trẻ sinh non.Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh:Cơ địa: Tuổi thai thấp, sinh ra nhẹ cân (đặc biệt <1500 gram), ngạt khi sinh, suy giảm miễn dịch, tình trạng bệnh nặng.Kỹ thuật can thiệp xâm lấn: Catheter tĩnh mạch ngoại biên, catheter tĩnh mạch trung tâm, catheter tĩnh mạch rốn, catheter động mạch, đặt nội khí quản, thở máy, ống thông tiểu, ống thông dạ dày, phẫu thuật, thay máu, lọc máu, chạy thận nhân tạo, bơm surfactant,...Thuốc: Sử dụng thuốc ức chế thụ thể H2, sử dụng thuốc kháng sinh không đúng chỉ định/ kéo dài, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch,...Chế độ dinh dưỡng: Không bú sữa mẹ, nuôi ăn qua đường tiêu hóa sớm, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch,...Thời gian nằm viện kéo dài.Ô nhiễm môi trường (nhà, bệnh viện), lây chéo từ người khác (gia đình, người thân, nhân viên y tế,...) 3. Triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh Các dấu hiệu, triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh tùy thuộc vào cơ quan nhiễm trùng, mức độ nhiễm trùng và từng cơ địa của trẻ. Có thể gặp các triệu chứng như:Quấy khóc nhiều;Bú kém, bỏ bú;Ngủ nhiều hơn bình thường, li bì;Thở nhanh (> 60 lần/phút)/ rối loạn nhịp thở;Da môi nhợt nhạt/ tím quanh môi;Sốt/ hạ thân nhiệt;Nôn mửa, tiêu chảy. Nhiễm trùng sơ sinh là một trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non, thiếu cân. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhẹ cân cao gấp 2-4 lần trẻ đủ tháng. Nhiễm trùng huyết ở trẻ sơ sinh cân nặng cực thấp có nguy cơ tổn thương thần kinh rất cao. 5. Điều trị nhiễm trùng sơ sinh;;;;;Trẻ sơ sinh do hệ miễn dịch yếu nên rất nhạy cảm với các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là vi khuẩn, virus có thể dẫn tới nhiễm trùng sơ sinh. Ở người lớn, đa phần nhiễm trùng không quá nghiêm trọng và sẽ được điều trị khỏi bằng kháng sinh hỗ trợ. Tuy nhiên nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm và nguy cơ biến chứng cao hơn nếu không được chăm sóc điều trị tốt. 1. Các loại nhiễm trùng sơ sinh phổ biến nhất Nhiễm trùng sơ sinh có thể xảy ra từ khi còn là thai nhi trong bụng mẹ hoặc tiếp xúc với tác nhân và nhiễm bệnh khi trẻ vừa sinh đến 28 ngày tuổi. Dưới đây là các loại nhiễm trùng sơ sinh phổ biến ở trẻ. 1.1. Bệnh liên cầu khuẩn tan máu nhóm B Bệnh nhiễm trùng sơ sinh này trẻ gặp phải từ khi còn trong bụng mẹ, tác nhân gây bệnh là loại vi khuẩn sống trong trực tràng hoặc âm đạo của mẹ. Đa phần trẻ bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn này mắc bệnh trong quá trình sinh do mẹ không phát hiện và điều trị bằng kháng sinh. Trẻ mắc bệnh thường có các biểu hiện nhiễm trùng điển hình như: khó thở, thân nhiệt cao, bỏ bú, dễ quấy khóc,… Rủi ro xảy ra khi bệnh tiến triển thành các biến chứng như: viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết,… Tuy nhiên nếu sớm phát hiện bệnh, theo dõi và điều trị bằng liệu trình kháng sinh phù hợp, sức khỏe của trẻ sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 1.2. Nhiễm khuẩn Listeria Chủng khuẩn này là tác nhân phổ biến gây ra nhiễm trùng sơ sinh, các vấn đề nghiêm trọng có thể gặp phải như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết khiến trẻ tử vong. Đa phần trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ trong thai kỳ khi cơ thể người mẹ có vi khuẩn này. Listeria vi khuẩn chủ yếu có mặt trong các nguồn thực phẩm nhiễm bệnh như rau quả, thịt động vật, trái cây, sữa chưa tiệt trùng,… Vì thế phụ nữ mang thai cần lưu ý lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, chín để tránh nguy cơ nhiễm Listeria lây cho trẻ. Biểu hiện nhiễm khuẩn Listeria của trẻ sơ sinh giống với các bệnh lý nhiễm trùng khác như: quấy khóc, bỏ bú, sốt, tiêu chảy,… Xét nghiệm máu tìm tác nhân gây bệnh giúp chẩn đoán nhanh bệnh lý này và điều trị bằng kháng sinh. 1.3. Viêm màng não Viêm màng não cũng là một dạng nhiễm trùng sơ sinh khởi phát từ sớm, tác nhân gây bệnh có thể là các chủng vi khuẩn thường gặp như GBS, Listeria, E. Coli hay virus, nấm,… do tiếp xúc từ môi trường nhiễm bệnh. Viêm màng não là dạng nhiễm trùng nặng, thường gặp ở trẻ có hệ miễn dịch yếu làm tổn thương màng quanh não và tủy sống. Ngoài triệu chứng nhiễm trùng, trẻ còn có dấu hiệu tổn thương não bộ như: Ngủ lịm. Khó thở. Thân nhiệt dao động không đều. Ngủ quá nhiều. Viêm màng não ở trẻ sơ sinh nếu không phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm như: tổn thương thận, mất thính giác, vấn đề về trí nhớ, suy giảm nhận thức và thậm chí gây tử vong. 1.4. Nhiễm khuẩn E. Coli E. Coli là loại vi khuẩn rất phổ biến trong đường ruột người, chỉ vài chủng độc lực của chúng gây bệnh cho hệ tiêu hóa và nguy hiểm nếu trẻ sơ sinh không may mắc phải. Trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn này thường do tiếp xúc với nguồn vi khuẩn từ bệnh viện, tại nhà do người bệnh gây lây lan hoặc trong quá trình sinh qua đường âm đạo. Nhiễm khuẩn E. Coli ở trẻ sơ sinh gây ra triệu chứng gồm: Sốt, quấy khóc bất thường, bỏ bú, bú kém, trẻ giảm chú ý,… Sức khỏe trẻ sẽ bị đe dọa nếu nhiễm trùng biến chứng tới suy thận, viêm màng não hoặc tổn thương niêm mạc ruột. 1.5. Nhiễm nấm Candida Đây là loại nấm có trong âm đạo của mẹ, khiến trẻ sơ sinh trong quá trình sinh tiếp xúc và gây nhiễm trùng. Khác với các bệnh nhiễm trùng sơ sinh trên, loại nấm này chủ yếu gây biểu hiện tổn thương trên da như: Xuất hiện đốm trắng quanh miệng, môi hoặc trong má. Xuất hiện vết nứt khóe miệng. Đau và phát ban âm đạo. Nhiễm nấm Candida ở trẻ sơ sinh thường không nguy hiểm, bệnh ngoài da có thể điều trị bằng thuốc và chăm sóc. Tuy nhiên cần cẩn thận nếu trẻ có hệ miễn dịch yếu, nấm có thể tấn công gây biến chứng nặng. Trong điều trị nhiễm trùng nói chung và nhiễm trùng sơ sinh nói riêng, liệu trình kháng sinh phù hợp vẫn giữ vai trò quan trọng nhất. Bên cạnh đó là chăm sóc, theo dõi và liệu pháp hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh. 2.1. Điều trị bằng kháng sinh Với nhiễm trùng sơ sinh, đa phần trẻ được chỉ định dùng Aminosid kết hợp với Beta-Lactamin, nếu chưa có kháng sinh đồ có thể dùng Penicillin, Ampicillin kết hợp với Amikacin hay Gentamicin. Tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh mà lựa chọn kháng sinh phù hợp, thời gian điều trị cũng dựa trên mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Nhiễm trùng thông thường chưa biến chứng có thể chỉ cần điều trị kháng sinh một vài ngày, tuy nhiên khi có biến chứng cần điều trị kéo dài hơn như: Nhiễm trùng máu: Điều trị kháng sinh 10 ngày. Viêm phổi: Điều trị kháng sinh 7 - 10 ngày. Viêm màng não mủ: điều trị kháng sinh 14 - 21 ngày. Tụ cầu vàng: điều trị duy trì 3 - 6 tuần, lưu ý không lạm dụng kháng sinh Aminosid. 2.2. Điều trị bằng chăm sóc Vệ sinh và chăm sóc tốt sẽ giúp cải thiện triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh và bệnh cũng nhanh khỏi hơn. Dưới đây là một số lưu ý cho cha mẹ và người chăm sóc trẻ: Rửa tay, sát khuẩn mỗi khi tiếp xúc trẻ hoặc nhiều trẻ. Điều trị và theo dõi tại phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với nhiều người và cử chỉ thân mật. Thay chăn, ga, gối vô khuẩn, đồng thời tiệt khuẩn giường và lồng ấp mỗi ngày. Loại bỏ các tổ chức nhiễm trùng da, mụn mủ, áp xe dẫn đến hoại tử rồi vệ sinh bằng nước muối sinh lý. Có thể dùng oxy già hoặc thuốc Betadine sát trùng tại chỗ nếu nhiều khe hốc. Bôi kem kháng sinh hoặc chấm xanh Methylen vào nốt mụn phỏng trên da. 2.3. Điều trị bằng liệu pháp hỗ trợ Các triệu chứng nhiễm trùng sơ sinh có thể nghiêm trọng và hạn chế trong sử dụng thuốc khiến cha mẹ lo lắng, hãy áp dụng 1 số biện pháp sau: Cân bằng thân nhiệt: Giảm sốt bằng Paracetamol hoặc giữ ấm bằng lồng ấp. Cân bằng nước, điện giải: cung cấp tăng sữa và truyền dịch phối hợp. Chống suy hô hấp cấp: Hỗ trợ thở, khai thông đường hô hấp. Chống rối loạn đông máu: Truyền yếu tố đông máu, Vitamin K1. Thay máu khi nhiễm trùng nặng có độc tố và nồng độ vi khuẩn trong máu cao. Thuốc tăng cường miễn dịch cho trẻ nhiễm trùng nặng hoặc hệ miễn dịch suy yếu.;;;;;Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm nói về tình trạng bệnh lý nhiễm khuẩn xảy ra trong giai đoạn sơ sinh, mầm bệnh bé mắc phải có thể là trước, trong hay sau chào đời. Đối với nhiễm trùng sơ sinh sớm, đây là bệnh cảnh mà vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ trước 72 giờ (3 ngày đầu sau sinh). Bệnh có tỷ lệ tử vong khá cao, do đó hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng cơ thể trẻ bị các vi sinh vật xâm nhập, thông thường bệnh sẽ do vi khuẩn phát triển trong giai đoạn sơ sinh gây ra. Biểu hiện của bệnh rất đa dạng và hầu như không có đặc trưng như: ăn bú kém, thân nhiệt thay đổi, nôn, bụng chướng, tiêu chảy, giảm vận động, ngừng thở, suy hô hấp, tim chậm, vàng da, co giật. Việc điều trị bệnh thường phải sử dụng liều kháng sinh kết hợp là Ampicillin cùng với Cefotaxime hay Gentamicin, để thu hẹp phổ kháng sinh. Ở giai đoạn sơ sinh, trẻ rất dễ mắc bệnh do có hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu ngày. Bệnh lý thường xảy ra trong khoảng từ lúc mới chào đời đến 28 ngày tuổi. Nhiễm trùng sơ sinh sớm sẽ rơi vào 3 ngày đầu tiên sau khi trẻ được sinh ra, nhiễm trùng sơ sinh muộn sẽ là từ sau 3 ngày tuổi đến 28 ngày tuổi. Công tác điều trị bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng và vị trí nhiễm khuẩn của bệnh nhi. 2. Nguyên nhân mắc bệnh Bệnh lý này có rất nhiều tác nhân gây ra, nhưng sẽ có nguyên nhân chính như bệnh có liên quan đến cơ thể thai phụ, trẻ bị nhiễm bệnh khi đi qua âm đạo để ra ngoài. Hay do nhiễm phải một số vi khuẩn như E. Coli, Streptococcus nhóm B, Listeria Monocytogenes, Haemophilus Influenzae,… Ngoài ra, trẻ có thể bị phơi nhiễm virus như Herpes, thủy đậu gây nguy hiểm cho bệnh nhi sơ sinh. Virus đi vào máu khi trẻ còn đang trong bụng mẹ hay có thể là nhiễm khi tiếp xúc với người bệnh. 3. Những loại nhiễm trùng sơ sinh sớm phổ biến Dưới đây là một số loại bệnh nhiễm trùng thường gặp ở giai đoạn bệnh khởi phát sớm: Bệnh liên cầu khuẩn tan máu nhóm B (Streptococcus nhóm B) Bệnh được gặp ở trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, nguyên nhân gây bệnh là những vi khuẩn ở âm đạo hay trực tràng của cơ thể mẹ. Đa số trẻ bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus này trong quá trình sinh, người mẹ không phát hiện bệnh cũng như điều trị bằng kháng sinh. Trẻ nhiễm bệnh có những dấu hiệu nhiễm trùng đặc trưng như: thân nhiệt cao, khó thở, quấy khóc, bỏ bú,… Hậu quả khi bệnh tiến triển nặng là để lại các biến chứng nguy hiểm gồm: viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu,… Nhưng nếu phát hiện sớm, được theo dõi và điều trị bằng kháng sinh thích hợp thì sức khỏe của trẻ không bị ảnh hưởng nhiều. Bệnh nhiễm khuẩn Listeria Chủng vi khuẩn Listeria là tác nhân gây bệnh khá phổ biến, các tình trạng nghiêm trọng có thể gặp là viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong. Đa phần trẻ bị nhiễm trùng sơ sinh sớm từ trong thai kỳ là do cơ thể mẹ tồn tại vi khuẩn này. Listeria chủ yếu có trong thực phẩm bị bệnh như thịt động vật, rau quả, sữa chưa tiệt trùng, trái cây,… Do đó, mà các mẹ bầu nên lưu ý sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, ăn chín uống sôi để hạn chế thấp nhất nguy cơ nhiễm Listeria. Dấu hiệu của bệnh cũng giống với bệnh lý nhiễm trùng khác như: bỏ bú, quấy khóc, tiêu chảy, sốt, mất nước,… Thực hiện xét nghiệm máu sẽ tìm được bệnh nguyên và được điều trị bằng kháng sinh. Viêm màng não Viêm màng não cũng là một dạng bệnh lý nhiễm trùng sơ sinh sớm. Nguyên nhân gây bệnh là do các vi khuẩn Streptococcus nhóm B, E. Coli, Listeria, virus,… do tiếp xúc với môi trường có mầm bệnh. Bệnh thường gặp ở bệnh nhi có hệ miễn dịch kém, chúng làm tổn thương màng não, tủy sống. Khi mắc bệnh trẻ có các dấu hiệu như khó thở, ngủ lịm, ngủ quá nhiều so với bình thường, thân nhiệt lên xuống không đều. Nếu không được phát hiện kịp thời, điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm gồm: mất thính giác, tổn thương thận, có vấn đề về trí nhớ, giảm nhận thức, thậm chí là tử vong. Nhiễm khuẩn E. Coli E. Coli là một loại vi khuẩn sống trong đường ruột rất phổ biến, có một vài chủng có độc lực mạnh gây bệnh ở hệ tiêu hóa, nguy hiểm cho trẻ sơ sinh nếu vô tình mắc phải. Bệnh nhi mắc bệnh thường là do tiếp xúc với mầm bệnh trong bệnh viện hay tại nhà, và còn có thể là bị phơi nhiễm trong âm đạo. Khi mắc bệnh trẻ sẽ có một số dấu hiệu như sốt, bỏ bú, quấy khóc, bú kém, trẻ mất tập trung,… Sức khỏe bệnh nhi sẽ bị đe dọa khi bệnh để lại biến chứng suy thận, tổn thương niêm mạc ruột, viêm màng não. Trong các loại bệnh lý nhiễm trùng nói chung và nhiễm trùng sơ sinh nói riêng, thì điều trị bằng liệu trình kháng sinh phù hợp có vai trò vô cùng quan trọng. Tiếp đó là theo dõi, chăm sóc, liệu pháp hỗ trợ triệu chứng. Điều trị bằng kháng sinh Với nhiễm trùng sơ sinh sớm, đa số trẻ sẽ được chỉ định sử dụng Beta - Lactam kết hợp với Aminosid. Nếu chưa có kháng sinh đồ thì sử dụng Penicillin, Ampicillin kết hợp với Gentamicin hay Amikacin. Tùy vào bệnh nhi nhiễm loại vi khuẩn nào mà lựa chọn kháng sinh phù hợp, thời gian điều trị bệnh phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Nhiễm trùng khi không xảy ra biến chứng có thể điều trị vài ngày, nhưng khi đã xuất hiện biến chứng thì thời gian sẽ bị kéo dài ví như nhiễm trùng máu khoảng 10 ngày, viêm phổi từ 7 đến 10 ngày, viêm màng não là khoảng 2 đến 3 tuần,… Điều trị bằng chăm sóc Vệ sinh và chăm sóc tốt cũng là một phương pháp giúp cải thiện triệu chứng nhiễm trùng và sẽ nhanh chóng lành bệnh. Bố mẹ cần lưu ý một số điều trong quá trình chăm sóc như: rửa tay, sát trùng khi tiếp xúc với bé. Điều trị và theo dõi bệnh tại phòng riêng, hạn chế tiếp xúc nhiều người và các cử chỉ thân mật như ôm hôn trẻ. Thay đổi chăn, ga, gối thường xuyên, đồng thời tiệt trùng giường và lồng ấp hàng ngày. Vệ sinh vị trí nhiễm trùng ngoài da bằng nước muối sinh lý. Sử dụng oxy già hay thuốc đỏ sát trùng cục bộ nếu vết thương có nhiều khe hốc. Bôi mỡ kháng sinh hay xanh methylen vào nốt mụn phỏng trên da.;;;;;Trẻ em, đặc biệt là những em bé mới sinh có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng rất cao bởi hệ miễn dịch trong cơ thể các con còn yếu kém nên khó có thể chống lại các loại vi khuẩn virus xâm nhập vào cơ thể. Tình trạng nhiễm trùng sơ sinh xảy ra khi các em bé mới chào đời trong 3 ngày đầu tiên (72 giờ đầu tiên) có xuất hiện các triệu chứng bị mắc bệnh viêm nhiễm, đặc biệt là những bệnh về da. Đây là loại bệnh lý rất phổ biến và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe các em bé, thậm chí có trường hợp nặng có thể bị tử vong. Bệnh nhiễm trùng sơ sinh có thể bắt nguồn từ khi thai nhi đang nằm trong bụng mẹ, bị lây nhiễm trong quá trình sinh nở hoặc bị lây nhiễm trong những ngày đầu được chăm sóc. Một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến phải kể đến: Các bệnh lý nghiêm trọng như Giang mai bẩm sinh, Rubella, HIV, cytomegalovirus hay toxoplasma thường bị lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Ngoài ra, các mẹ bầu có bệnh lý viêm nhiễm cơ quan sinh dục cũng sẽ dễ dàng lây nhiễm cho em bé do tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sinh nở. Mẹ bị vỡ ối sớm hay bị hở cổ tử cung sẽ khiến các vi khuẩn có hại từ vùng bộ phận sinh dục người mẹ dễ dàng men theo đường nước ối để lây nhiễm cho trẻ. Việc thăm khám bộ phận sinh dục quá nhiều trong thai kỳ cũng sẽ khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Người mẹ sinh khó, kéo dài trong nhiều giờ khiến cổ tử cung bị mở liên tục, các loại vi khuẩn virus từ âm hộ người mẹ hoặc từ bên ngoài môi trường có cơ hội xâm nhập làm hại cơ thể bé. Các vật dụng y tế không được vệ sinh đúng cách khiến cho các vi khuẩn virus tích tụ trên đó gây viêm nhiễm cho các con. Các trường hợp trẻ bị sinh non nhưng không được nằm viện trong môi trường an toàn vệ sinh sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng do sức khỏe quá yếu kém. Sau khi sinh em bé cũng có nguy cơ bị mắc các bệnh lý nhiễm trùng bởi việc quá nhiều người tiếp xúc trực tiếp với làn da nhạy cảm của các con. Đồ dùng cho trẻ (tã quấn, chăn, bình sữa,... ) không được vệ sinh kỹ cũng khiến các em bé có nguy cơ bị viêm nhiễm. Ngoài ra, việc mẹ không vệ sinh đầu vú trước khi cho các con bú cũng sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể non nớt của các con. Tùy thuộc vào dạng bệnh lý mà các em bé bị lây nhiễm sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh khác nhau, thế nhưng những trường hợp sau đây lại khá phổ biến và rõ ràng nên các bậc phụ huynh có thể phát hiện bệnh sớm: Nhiễm trùng ảnh hưởng đến hô hấp: trẻ bị rối loạn nhịp tim, cơ thể xanh xao, thở nhanh, thở gấp hay đôi khi bị ngừng thở. Ảnh hưởng tim mạch: Nhịp tim có thể tăng nhanh tới 160 lần/phút hoặc cao hơn, da nổi bông, các ngón tay ngón chân bị lạnh buốt, da dẻ kém sắc,... Da và niêm mạc bị nhiễm trùng: phát ban, da tái nhợt hoặc nổi vân tím, da bị vàng, da thô bì hoặc sưng phù,... Tiêu hóa: Trẻ không chịu bú mẹ nhưng bụng vẫn bị phình to, nôn trớ, xuất hiện tiêu chảy kèm dịch nhầy có màu lạ,... Trường hợp viêm nhiễm ảnh hưởng đến thần kinh: Trẻ có thể sẽ bị co giật, vùng thóp bị nổi phồng, cơ thể lờ đờ, đôi khi có thể bị hôn mê. Nhiễm trùng huyết học: Da các em bé có triệu chứng bị tụ máu dưới, tử ban và vùng gan lách sưng to. Thông thường thì các bệnh nhiễm trùng sơ sinh thường chỉ xuất hiện trong 3 ngày đầu tiên sau khi sinh, thế nhưng cũng có không ít trường hợp cơ thể các con gặp phải những triệu chứng bệnh vào ngày thứ 5 sau sinh. Những trường hợp này được gọi là nhiễm trùng sơ sinh muộn. Có thể sử dụng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng sơ sinh. Hai loại kháng sinh được chỉ định dùng là Ampicillin và Penicillin thuộc nhóm β lactamin, tuy nhiên trong một số trường hợp cũng có thể cho các con dùng Ampicillin hoặc Penicillin kết hợp với Gentamicin hoặc Amikacin để điều trị bệnh. Ngoài ra, các loại thuốc kháng sinh khác cũng sẽ được chỉ định tùy theo chẩn đoán bệnh nằm ở vùng cơ quan nào hay loại viêm nhiễm gì. Liều dùng cho các em bé mới được mấy ngày tuổi phải được theo dõi sát sao từ các y bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tùy tiện cho trẻ uống thuốc khi chưa được chỉ định từ bác sĩ. Kết hợp với việc sử dụng thuốc để chữa bệnh nhiễm trùng sơ sinh thì các bậc phụ huynh cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt các vấn đề về vệ sinh thân thể cũng như vệ sinh đồ dùng cho trẻ, tránh trường hợp bệnh trở nặng do mất vệ sinh. Người mẹ và những người chăm sóc em bé cũng cần được vệ sinh sạch sẽ tay trước khi tiếp xúc trực tiếp với các con. Khoang gian phòng cũng không được quá ẩm thấp, khói bụi dễ ảnh hưởng hô hấp trẻ, nắng nóng chiếu thẳng vào các con cũng sẽ khiến da bị bỏng rát vì làn da trẻ rất nhạy cảm. Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể phòng ngừa bệnh nhiễm trùng sơ sinh cho các con bằng cách thực hiện nghiêm ngặt các vấn đề tiêm phòng trước khi mang thai (ví dụ như bệnh Rubella), đảm bảo bộ phận sinh dục không bị viêm nhiễm khi mang thai (nếu bị bệnh thì các mẹ bầu cần được điều trị sớm và triệt để), khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi, đảm bảo lượng dinh dưỡng đầy đủ nuôi dưỡng cả mẹ và con,...
question_150
Công dụng thuốc Colace
doc_150
Colace hay Docusate nằm trong danh sách thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, được sử dụng trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh táo bón. Bên cạnh công dụng hiệu quả thì người bệnh cũng nên lưu ý đến các tương tác thuốc và phản ứng không mong muốn mà Colace gây ra. Colace có tên gọi phổ biến khác là Docusate, chứa thành phần chính là Docusate natri, thuộc nhóm thuốc nhuận tràng, được sử dụng để điều trị các bệnh như:Táo bón không thường xuyên: Công dụng chính của Docusate natri là để điều trị táo bón. Nó hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng và có khả năng làm mềm phân. Trong các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến hậu môn trực tràng như trĩ và nứt hậu môn thì thuốc có thể giúp giảm cảm giác đau do rặn khi đi tiêu.Ngoài ra, Docusate natri đôi khi được sử dụng để làm mềm ráy tai và giúp loại bỏ ráy tai ra ngoài.Cơ chế hoạt động:Docusate là 1 thuốc nhuận tràng làm mềm phân. Nó hoạt động bằng cách giảm sức căng bề mặt của bề mặt phân cách dầu và nước của phân, cho phép nước và lipid đi vào khối phân. Nhờ đó, phân mềm và dễ dàng đi qua đường ruột. Colace không tồn tại trong đường tiêu hóa, sẽ được hấp thụ vào máu và bài tiết qua túi mật 2. Liều lượng và cách dùng Cách dùng: Colace được dùng theo đường uống, để thuốc hấp thụ tốt nhất thì người bệnh nên uống với nhiều nước.Liều lượng: Liều lượng thuốc sẽ được bác sĩ kê dựa trên tình trạng sức khỏe của người bệnh và khả năng đáp ứng với liệu pháp.Docusate natri đường uống được dùng một lần mỗi ngày hoặc chia làm nhiều lần, trong khi liều lượng canxi docusate là 1 lần một ngày.Liều thông thường cho người lớn bị táo bón: Dùng liều từ 50 đến 300mg mỗi ngày, chia thành 1 đến 4 liều.Liều thông thường cho trẻ em bị táo bón: Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi dùng liều lượng thuốc từ 50 đến 150mg mỗi ngày, chia thành 1 đến 4 liều.Với trẻ em dưới 2 tuổi cần hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ.Chống chỉ định dùng thuốc trong trường hợp:Người bệnh bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.Người bệnh bị tắc nghẽn đường ruột hay có các triệu chứng của viêm ruột thừa hoặc đau bụng cấp tính.Không sử dụng thuốc lâu hơn 7 ngày.Người bệnh đang có biểu hiện buồn nôn, nôn hoặc đau dạ dày nghiêm trọng.Colace không được khuyến cáo ở những người bị viêm ruột thừa, đau bụng cấp tính hoặc hồi tràng.Quá liều, quên liều và cách xử lý:Quên liều: Nếu người bệnh quên 1 liều Docusate, hãy dùng liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không dùng 2 liều cùng một lúc để bù lại liều thuốc đã quên.Quá liều: Khi người bệnh uống quá liều lượng thuốc Colace có thể sẽ gặp tình trạng tiêu chảy hoặc là đau dạ dày. Khi gặp phản ứng này tốt hơn hết bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc để cơ thể được trở về trạng thái bình thường, vì thông thường các phản ứng này sẽ hết trong vòng 1 đến 2 ngày. 3. Thận trọng Người bệnh có thể mất cân bằng điện giải khi sử dụng liều lượng thuốc Colace cao và trong thời gian dài.Sử dụng Colace với liều lượng nhiều và trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc vào thuốc.Tránh sử dụng Colace đồng thời với dầu khoáng vì có thể tăng khả năng hấp thụ dầu.Đi tiêu quá nhiều do sử dụng thuốc nhuận tràng có thể dẫn đến mất chất lỏng và chất điện giải qua đường tiêu hóa. Tình trạng này có thể biểu hiện bằng hạ kali máu, hạ kali máu và nhiễm toan chuyển hóa không anion.Docusate natri được đánh giá là khá an toàn, không gây ra phản ứng phụ nghiêm trọng đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú.Thuốc Colace có thể được dùng cho những người đang dùng thuốc nhóm opioid. Tuy nhiên khi sử dụng kéo dài có thể gây kích ứng đường tiêu hóa. 4. Tác dụng phụ Các tác dụng phụ của thuốc Colace khá phổ biến và nhẹ bao gồm: Đau dạ dày, co thắt bụng hoặc tiêu chảy, buồn nôn, nôn. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể gặp khi sử dụng thuốc Docusate là chảy máu trực tràng.Hướng dẫn xử lý tác dụng phụ:Khi cảm thấy buồn nôn: Người bệnh có thể uống thuốc Colace trong bữa ăn chính hoặc uống cùng với bữa ăn nhẹ, để lượng thức ăn có trong dạ dày giúp làm giảm cảm giác buồn nôn.Khi gặp tình trạng tiêu chảy: Nếu người bệnh bị tiêu chảy hãy ngừng dùng Docusate trong thời gian ngắn và nên uống nhiều nước hoặc nước hoa quả để ngăn tình trạng mất nước và ngăn táo bón quay trở lại.Co thắt dạ dày: Nếu bệnh nhân bị co thắt dạ dày, hãy giảm liều Docusate cho đến khi tình trạng này biến mất.Nếu người bệnh gặp bất kỳ tác dụng nào kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức để có biện pháp xử lý phù hợp. 5. Tương tác thuốc Tương tác thuốc là sự thay đổi công dụng hay tác dụng của Colace hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, hãy thông báo với bác sĩ những loại thuốc mà bạn đang sử dụng hoặc đã dùng trong thời gian gần đây nhất trước khi bắt đầu điều trị với Colace để tránh gặp tình trạng tương tác thuốc.Acetazolamide: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng ngoại ý có thể tăng lên khi Acetazolamide được kết hợp với Docusate.Aclidinium: Hiệu quả điều trị của Docusate có thể giảm khi dùng kết hợp với Aclidinium.Alfentanil: Hiệu quả điều trị của Docusate có thể giảm khi dùng kết hợp với Alfentanil.Amiloride: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ có thể tăng lên khi kết hợp Amiloride với Docusate.Amiodarone: Hiệu quả điều trị của Docusate có thể giảm khi dùng kết hợp với Amiodarone.1,8-dihydroxyanthraquinone: Docusate có thể làm tăng tái hấp thu của thuốc này.Zonisamide: Nguy cơ hoặc mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ có thể tăng lên khi Zonisamide được kết hợp với Docusate.Solifenacin: Hiệu quả điều trị của Docusate có thể giảm khi dùng kết hợp với Solifenacin.Amitriptyline: Hiệu quả điều trị của Docusate có thể giảm khi dùng kết hợp với Amitriptyline.Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Colace thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Colace phù hợp.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Colace, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Colace là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
doc_42654;;;;;doc_32991;;;;;doc_61989;;;;;doc_63425;;;;;doc_40272
Colazal là thuốc uống chứa thành phần balsalazide được chỉ định trong bệnh lý đại tràng. Cùng tìm hiểu Colazal là thuốc gì, thuốc có tác dụng gì và những lưu ý khi dùng thuốc qua bài viết dưới đây. Thuốc Colazal chứa thành phần balsalazide, được chỉ định điều trị viêm loét đại tràng hoạt động từ mức độ nhẹ đến trung bình ở người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên.Ngoài ra, Colazal có thể được sử dụng cho một số mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn thuốc theo chỉ định của bác sĩ. 2. Cách dùng thuốc Colazal Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc Colazal trước khi dùng. Uống nhiều nước trong khi uống thuốc Colazal, có thể uống thuốc cùng với thức ăn hoặc không, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không thể nuốt toàn bộ viên thuốc, có thể mở viên nang ra và rắc thuốc vào một thìa sốt táo, sau đó nuốt ngay lập tức. Thuốc từ viên nang có thể làm răng bị ố hoặc làm lưỡi có màu vàng/ cam khi trộn với thức ăn. Lưu ý không trộn trước hỗn hợp để sử dụng sau này.Liều dùng tùy vào độ tuổi, thể trạng bệnh nhân và đáp ứng điều trị, thường là 3 lần mỗi ngày. Uống thuốc đều đặn để đạt được hiệu quả cao nhất. Thuốc Colazal thường chỉ được dùng trong thời gian ngắn (8 - 12 tuần), chú ý tuân thủ chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Báo cho bác sĩ nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm hoặc trở nên tồi tệ hơn. 3. Quá liều, quên liều 3.1. Quá liều Sử dụng Colazal quá liều làm ảnh hưởng sức khỏe và có thể gây nguy hiểm. Bệnh nhân dùng quá liều Colazal với các triệu chứng nghiêm trọng như ngất, khó thở,... 3.2. Quên uống thuốc Nếu bị bỏ lỡ một liều thuốc Colazal, hãy uống liều thuốc đó ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên, không dùng hai liều cùng một lúc. 4. Tác dụng phụ của thuốc Colazal Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Colazal bao gồm:Đau đầu.Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.Đau khớp.Sốt.Chán ăn.Khó ngủ.Nghẹt mũi, hắt hơi, đau họng.Ngoài các tác dụng phụ thường gặp kể trên, thuốc Colazal có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, báo với bác sĩ ngay lập tức khi xuất hiện các triệu chứng sau:Tiểu buốt, tiểu rắt.Các triệu chứng viêm đại tràng trở nên trầm trọng hơn: Sốt, đau bụng nhiều hơn, chuột rút, đại tiện phân lỏng lẫn máu.Các triệu chứng liên quan đến thận: Không đi tiểu hoặc tiểu ít, phù, tăng cân nhanh,...Các triệu chứng liên quan đến gan: Vàng da/ mắt, đau bụng, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, đại tiện phân nâu,...Thiếu máu: Da xanh xao, nhợt nhạt, mệt mỏi, choáng váng, khó thở, tay chân lạnh.Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng: Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng,... (hiếm gặp).Đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể gặp ở những bệnh nhân sử dụng Colazal. Nếu gặp các triệu chứng bất thường hoặc xấu đi, hãy báo cho bác sĩ ngay. 5. Tương tác thuốc Tương tác thuốc là tình trạng các thuốc khi kết hợp với nhau có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng.Một số thuốc có thể tương tác với thuốc Colazal là: dichlorphenamide, mesalamine,... Một số loại thuốc khác cũng có thể ảnh hưởng đến Colazal khi phối hợp, kể cả thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, các loại vitamin hay các sản phẩm thảo dược. Do đó, trước khi dùng Colazal, cần báo với bác sĩ về các loại thuốc/ sản phẩm đang sử dụng hoặc mới ngừng sử dụng.Ngoài ra, Colazal có thể ảnh hưởng tới kết quả của một số xét nghiệm như xét nghiệm nồng độ normetanephrine trong nước tiểu. 6. Thận trọng Không dùng Colazal đối với những trường hợp có tiền sử dị ứng với Colazal, balsalazide hoặc với các aminosalicylate khác (mesalamine, olsalazine), salicylate (như aspirin, salsalate), sulfasalazine,... Các tác nhân dị ứng khác cũng cần được báo với bác sĩ.Trước khi dùng thuốc Colazal, cần báo với bác sĩ tiền sử bệnh, nhất là về tình trạng dạ dày - ruột (như hẹp môn vị), bệnh gan, bệnh thận, như viêm da dị ứng, chàm,...Thuốc này có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, đặc biệt ở những người có vấn đề về da như viêm da dị ứng, chàm, do đó cần hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong quá trình dùng thuốc. Nên mặc quần áo bảo vệ, sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài trời. Báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bị cháy nắng, phồng rộp hay xuất hiện mẩn đỏ trên da.Trước khi phẫu thuật, cần thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng, trong đó có Colazal.Thuốc Colazal có chứa natri, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu mắc các bệnh lý như suy tim,... hoặc đang thực hiện chế độ ăn kiêng muối.Thuốc Colazal cũng tương tự như aspirin, trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi không nên dùng aspirin nếu bị thủy đậu, cúm, bệnh chưa rõ chẩn đoán, hoặc vừa mới tiêm vaccine. Trong những trường hợp này, dùng aspirin làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye, một hội chứng nghiêm trọng hiếm gặp.Trong thời kỳ mang thai hoặc dự định có thai, chỉ sử dụng thuốc Colazal khi thật cần thiết sau khi thảo luận với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích. Viêm loét đại tràng hoạt động ở phụ nữ mang thai có thể gây sinh non hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân. Lợi ích của việc điều trị viêm loét đại tràng có thể lớn hơn, do đó nên cân nhắc kỹ trước khi dùng thuốc Colazal ở phụ nữ có thai.Thuốc có thể đi vào sữa mẹ, do đó cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú. Sử dụng Colazal ở phụ nữ cho con bú có thể khiến trẻ bị tiêu chảy, cần báo với bác sĩ khi gặp tình huống này.Không dùng thuốc Colazal cho trẻ dưới 5 tuổi. 7. Bảo quản Bảo quản thuốc Colazal trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và ẩm, không để thuốc trong phòng tắm. Không giữ lại thuốc khi đã hết hạn sử dụng hoặc không còn cần thiết. Không xả thuốc Colazal xuống bồn cầu hay đổ xuống cống.Để thuốc ngoài tầm với của trẻ em và tránh xa vật nuôi. Chỉ sử dụng thuốc Colazal theo đúng chỉ định được bác sĩ kê đơn và không bao giờ dùng chung thuốc với người khác.;;;;;Colarosu thuộc danh mục thuốc trị rối loạn lipid máu. Thuốc có chứa thành phần chính là Rosuvastatin, dạng bào chế viên nén bao phim và đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Colarosu sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. 1. Công dụng của thuốc Colarosu Thuốc Colarosu có tác dụng dự phòng biến cố tim mạch.Dược lực học:Rosuvastatin là 1 chất ức chế chọn lọc và cạnh tranh với HMG-Co. A reductase. Đồng thời, hoạt chất này cũng là enzym xúc tác quá trình chuyển đổi 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzym A thành mevalonat - 1 tiền chất của cholesterol. Vị trí tác động chính của Rosuvastatin là gan - cơ quan đích làm giảm cholesterol.Sau khi uống, Rosuvastatin làm tăng số lượng thụ thể LDL trên bề mặt tế bào ở gan, do vậy làm tăng hấp thu và dị hóa LDL và ức chế sự tổng hợp VLDL ở gan. Vì vậy làm giảm các thành phần VLDL và LDL.Dược động học:Hấp thu: Nồng độ đỉnh trong huyết tương của hoạt chất Rosuvastatin đạt được khoảng 5 giờ sau khi sử dụng. Ðộ sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 20%.Phân bố: Rosuvastatin phân bố rộng rãi ở gan. Thể tích phân bố của Rosuvastatin khoảng 134l. Khoảng 90% hoạt chất này kết hợp với Protein huyết tương và chủ yếu là với Albumin.Chuyển hóa: Rosuvastatin ít bị chuyển hoá (khoảng 10%). CYP2C9 là chất đồng enzyme chính tham gia vào quá trình chuyển hoá, 2C19, 3A4 và 2D6 tham gia ở mức độ thấp hơn. Chất chuyển hoá chính được xác định là N-desmethyl và lactone. Rosuvastatin chiếm hơn 90% hoạt tính ức chế HMG-Co. A reductase trong tuần hoàn.Ðào thải: Khoảng 90% liều Rosuvastatin được thải trừ ở dạng không đổi qua phân và phần còn lại được bài tiết ra nước tiểu của người bệnh. Khoảng 5% Rosuvastatin được bài tiết ra nước tiểu dưới dạng không đổi. Thời gian bán thải của Rosuvastatin trong huyết tương khoảng 19 giờ. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Colarosu Thuốc Colarosu 10 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:Tăng cholesterol máu nguyên phát: Kể cả rối loạn lipid máu hỗn hợp và tăng cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp tử) ở người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên.Tăng cholesterol máu gia đình kiểu đồng hợp tử. Kết hợp với chế độ ăn kiêng và các biện pháp điều trị giảm lipid khác. 3. Chống chỉ định của thuốc Colarosu 10 Thuốc Colarosu 10 chống chỉ định trong trường hợp:Bệnh nhân quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc Colarosu 10.Người có bệnh gan tiến triển, bao gồm: Tăng transaminase huyết thanh hơn 3 lần giới hạn trên của mức bình thường và tăng transaminase huyết thanh kéo dài mà không rõ nguyên nhân.Người bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/ phút).Người có bệnh lý về cơ.Phụ nữ mang thai và cho con bú. Hướng dẫn sử dụng thuốc Colarosu Cách dùng:Thuốc Colarosu dùng theo đường uống;Người bệnh dùng thuốc Colarosu cùng với nước lọc hoặc nước sôi để nguội.Không nên nhai, nghiền nát hoặc bẻ viên Colarosu vì có thể làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.Liều dùng:Liều Colarosu khởi đầu cho hầu hết người lớn là 5mg x 1 lần/ ngày.Liều Colarosu tối đa là 40mg/ ngày.Lưu ý: Liều dùng Colarosu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Colarosu cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Colarosu phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.Cách xử trí khi quên liều, quá liều thuốc Colarosu:Trong trường hợp quên liều thuốc Colarosu thì nên bổ sung bù càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu thời gian gần đến lần sử dụng tiếp theo thì nên bỏ qua liều Colarosu đã quên và sử dụng liều mới. 4. Tác dụng phụ của thuốc Colarosu Ở liều điều trị, thuốc Colarosu được dung nạp tốt. Tuy nhiên, quá trình sử dụng Colarosu, người bệnh vẫn có thể gặp phải các tác dụng phụ như:Táo bón;Ợ nóng;Chóng mặt;Khó ngủ;Trầm cảm;Đau khớp;Ho;Hay quên;Nhầm lẫn.Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng khi dùng thuốc Colarosu gồm:Đau cơ;Yếu ớt;Sốt;Tức ngực;Vàng da hoặc mắt;Nước tiểu có màu sẫm;Đau ở phần trên bên phải của bụng;Buồn nôn;Mệt mỏi quá mức;Yếu đuối;Chảy máu bất thường hoặc bầm tím;Ăn mất ngon;Các triệu chứng giống cúm;Đau họng;Ớn lạnh hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng khác;Phát ban;Nổi mề đay;Ngứa;Khó thở hoặc khó nuốt;Sưng mặt, cổ họng, mắt, tay, lưỡi, môi, chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân;Khàn tiếng;Tê hoặc ngứa ran ở ngón tay hoặc ngón chân.Nếu gặp phải các triệu chứng này, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Colarosu và thông báo cho bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. 5. Lưu ý khi dùng thuốc Colarosu Thận trọng khi dùng Colarosu cho những bệnh nhân ≥ 65 tuổi, suy thận, nhược giáp, tiền sử bản thân hoặc gia đình có bệnh di truyền về cơ - xương hoặc người đang dùng thuốc chống đông máu. Nên đo nồng độ Creatine Kinase (CK) trước khi dùng Colarosu.Colarosu có thể gây tác dụng phụ chóng mặt, do vậy cần thận trọng khi dùng thuốc trên đối tượng này. 6. Tương tác thuốc Colarosu Dùng đồng thời Cyclosporin với Colarosu 10 sẽ làm tăng tác dụng phụ của thuốc.Colarosu 10 có thể làm tăng tác động của warfarin và làm tăng nguy cơ chảy máu.Thuốc kháng axit làm giảm hấp thu Colarosu 10. Do đó, cần sử dụng 2 loại thuốc này ở khoảng cách xa nhau.Sử dụng đồng thời Colarosu 10 với Gemfibrozil (Lopid), Axit Nicotinic hoặc các loại thuốc khác có thể gây tổn thương gan hoặc cơ và làm tăng tỷ lệ mắc các chấn thương cơ bắp.Để tránh tình trạng tương tác, trước khi được kê đơn Colarosu thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, kể cả thực phẩm chức năng. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để kê đơn Colarosu phù hợp.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Colarosu, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Colarosu là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.;;;;;Vivace là một sản phẩm có thành phần là một số loại vitamin và khoáng chất. Sản phẩm này giúp bổ sung một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt dùng cho những người không cung cấp đủ thông qua chế độ ăn uống. Vivace là một sản phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất được bào chế dưới dạng viên nang mềm. Thành phần chính của Vivace bao gồm: Vitamin C 500mg, Beta caroten 15mg, Selenium 50 Mcg, Vitamin E 400 IU.Vitamin C là một loại vitamin có thể tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể. Bao gồm tham gia tạo collagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu. Nếu thiếu vitamin C thì thành mạch máu không bền, gây chảy máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ rụng...; vitamin C tham gia vào quá trình chuyển hoá của cơ thể như chuyển hoá lipid, glucid, protid; tổng hợp catecholamin, hormon vỏ thượng thận; hỗ trợ việc hấp thu sắt; chống oxy hoá và tăng sức đề kháng cho cơ thể.Beta caroten: Đây là một tiền chất của vitamin A, khi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành vitamin A tham gia vào quá trình của cơ thể, giúp sáng mắt, chống oxy hóa mạnh, giúp loại bỏ các gốc tự do.Selenium: Đây là một thành phần khoáng chất rất cần thiết đối với cơ thể, mặc dù chỉ cần với một lượng rất nhỏ nhưng lại có công dụng lớn với cơ thể. Giúp ngăn ngừa bệnh lý tim mạch, suy giảm trí nhớ, tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa mạnh.Vitamin E: Đây cũng là một chất có tác dụng chống oxy hóa, giúp giảm tình trạng lão hoá. Đặc biệt giúp giảm lão hoá da, dùng vitamin E giúp da sáng mịn, giảm sự lão hoá. 2. Công dụng của của Vivace Nhờ những thành phần cần thiết trong sản phẩm Vivace, mà thuốc Vivace được chỉ định trong các trường hợp sau:Phục hồi sức khỏe và giúp chống các tổn thương cơ thể sau phẫu thuật.Tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, tăng sức chịu đựng đối với các tác nhân gây bệnh.Thường được chỉ định đối với những người: Vận động viên tập cường độ cao, học sinh ôn thi hay những người làm việc trí óc thường xuyên bị căng thẳng, bị stress.Bổ sung và phòng ngừa tình trạng thiếu các loại vitamin A, vitamin C, vitamin E có thể xảy ra khi chế độ ăn mất cân bằng hay có sự thiếu hụt trầm trọng các vitamin này.Phòng ngừa và phối hợp với việc điều trị các rối loạn tuần hoàn, bệnh lý tim mạch, bệnh tăng huyết áp, viêm khớp, rối loạn thị lực, bệnh ung thư, các rối loạn thần kinh.Phục hồi sức khỏe sau khi ốm dậy, đặc biệt ở những người mắc bệnh gan, ung thư sau quá trình điều trị.Chống chỉ định:Không dùng thuốc Vivace cho các trường hợp người bệnh bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Vivace Cách dùng: Thuốc dùng đường uống, uống thuốc với nước sau ăn.Liều dùng:Liều dùng cho người lớn là 1 viên/ngày.Trẻ em: Hiện tại liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được xác định cụ thể, tốt nhất nếu dùng cho trẻ em nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.Quá liều và quên liều:Quá liều: Dùng quá liều thuốc có thể xảy ra độc tính do quá liều của selenium. Sử dụng thuốc Vivace liều cao kéo dài có thể dẫn đến hiện tượng giảm đáp ứng của thuốc, do đó khi giảm liều sẽ có nguy cơ thiếu hụt các vitamin. Người bệnh thiếu hụt glucose–6–phosphat dehydrogenase (G6PD) khi uống liều cao Vivace có thể xảy ra hội chứng tan máu. Tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu cũng được ghi nhận ở một số trường hợp khác sau khi sử dụng thuốc với liều cao.Quên liều: Nếu bạn quên uống một liều thuốc, hãy dùng liều đó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như bình thường. 4. Tác dụng phụ khi dùng Vivace Khi sử dụng thuốc Vivace, bạn cũng có thể gặp các tác dụng không mong muốn, bao gồm:Buồn nôn.Đau đầu.Nóng bừng.Ngoài những tác dụng phụ trên, bạn có thể gặp các tác dụng phụ khác khi dùng thuốc. Khi bạn gặp phải tác dụng phụ, bạn cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ xử trí. 5. Lưu ý khi dùng thuốc Vivace Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và thành phần để tránh dùng thuốc khi bị dị ứng.Liều khuyến cáo của selenium dùng là từ 50 - 150 mcg/ngày và tổng liều hàng ngày không được vượt quá 200 mcg. Nếu dùng quá liều có thể xảy ra độc tính quá liều của selenium và gây ra các dấu hiệu bất thường.Thuốc có khả năng gây ra tình trạng acid hóa nước tiểu, tăng oxalat niệu và đôi khi dùng thuốc có thể xuất hiện sỏi urat, sỏi oxalat trong đường tiết niệu. Nên theo dõi khi dùng kéo dài và uống nhiều nước để hạn chế nguy cơ này.Lượng vitamin C được cung cấp trong thuốc có thể làm sai lệch kết quả kiểm tra mức đường huyết, nên cần báo với bác sĩ việc bạn đang dùng thuốc này.Thời kỳ mang thai: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Vivace cho phụ nữ mang thai, bởi vì thuốc được cho là có thể đi qua được nhau thai. Hiện tại cũng chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên cả động vật và người mang thai, đồng thời cũng chưa ghi nhận thấy bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở người sau khi sử dụng Vivace theo nhu cầu bình thường hàng ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý việc uống Vivace liều cao kéo dài trong thời gian mang thai có nguy cơ làm tăng nhu cầu bất thường ở thai nhi và điều này dẫn đến bệnh scorbut ở trẻ sơ sinh.Thời kỳ cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Vivace ở phụ nữ cho con bú, bởi vì thuốc được cho là có thể đi vào sữa mẹ.Nên bổ sung vitamin và khoáng chất bằng chế độ ăn uống đầy đủ để có thể thay thế cho việc dùng thuốc bổ sung kéo dài.Tương tác thuốc: Một số thuốc có thể xảy ra tương tác với thuốc Vivace mà bạn nên biết bao gồm Aspirin, Fluphenazin, Indinavir, Amygdalin, Deferoxamine, Vitamin B12, thuốc tiêm penicillin G.Bảo quản: Bảo quản thuốc ở những nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ bảo quản không nên quá 30°C. Không dùng khi thuốc đã thay đổi màu sắc hay quá hạn dùng.Vivace là sản phẩm được dùng để cung cấp vitamin và khoáng chất cho những người tăng nhu cầu hoặc chế độ ăn không cung cấp đủ. Để sử dụng an toàn bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.;;;;;Colaf là thuốc được sử dụng trong các trường hợp điều trị bệnh lý mãn tính ở người cao tuổi, phòng ngừa đục thuỷ tinh thể, tăng cường thị lực và chống oxy hoá. Cùng tìm hiểu thông tin về công dụng, liều lượng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Colaf trong bài viết dưới đây. 1. Công dụng thuốc Colaf Thuốc Colaf được bào chế dưới dạng viên nang mềm, hộp 12 vỉ x 5 viên. Mỗi viên thuốc Colaf gồm những thành phần chính sau:Hỗn dịch β-carotene 30%: 50 mg;Men khô có chứa Selen: 33,3 mg;Acid ascorbic (Vitamin C): 500 mg;DL-α-Tocopherol (Vitamin E): 400 IU;Tá dược: Dầu đậu nành, dầu cọ, lecithin, sáp ong trắng, glycerin đậm đặc, D-Sorbitol 70%, propylparaben, ethyl vanillin, methylparaben, oxyd sắt đỏ, nước tinh khiết,...Tác dụng của các thành phần có trong thuốc Colaf:β-carotene:Là tiền chất của vitamin A, β-carotene có vai trò quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là đối với sự phát triển của trẻ em và thị giác. Do đó, khi cung cấp β-carotene, cơ thể sẽ cải thiện được tình trạng thiếu hụt vitamin A, từ đó giúp tăng cường thị lực, thị giác, giảm nguy cơ mù lòa và tăng cường hệ miễn dịch,...Khi cơ thể bị thiếu hụt β-carotene, trực tiếp làm giảm Vitamin A, sẽ dẫn đến sự kém hoạt hoá của các phản ứng miễn dịch, khả năng chống nhiễm khuẩn của cơ thể bị yếu đi và dễ tổn thương da do ánh nắng mặt trời.Selen:Là vi chất dinh dưỡng có tác dụng chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch. Nó giúp làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa các rối loạn chuyển hoá và phòng chống một số bệnh mạn tính ở người lớn tuổi như tim mạch, ung thư. Vitamin C:Giúp cơ thể sản xuất ra collagen, một loại protein rất quan trọng giúp phát triển và sự hoạt động của các mô liên kết, cơ bắp, xương và mạch máu. Vitamin C được bổ sung vào cơ thể giúp hỗ trợ điều trị khi mệt mỏi, cúm hoặc thời gian phục hồi sau các đợt ốm nặng để tăng cường sức đề kháng và giúp vết thương mau lành.Vitamin E:Có tác dụng quan trọng trong việc giúp cơ thể phòng chống các quá trình oxy hóa. Vitamin E thích hợp sử dụng cho phụ nữ có thai, người có bệnh lý về da, người bị bệnh ung thư, tim mạch. Bên cạnh đó, nó cũng giúp chống lão hoá bằng cách ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do và có tác dụng trong bảo vệ thị giác. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Colaf Colaf được chỉ định trong các trường hợp:Hỗ trợ điều trị ở các bệnh nhân lớn tuổi, người trong thời gian hồi phục sau bệnh cần bổ sung vitamin, khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng.Phòng ngừa các rối loạn thị giác như: viêm hoàng điểm, đục thuỷ tinh thể, thoái hoá võng mạc.Điều trị hỗ trợ các rối loạn thần kinh như: Parkinson, Alzheimer, suy giảm trí nhớ.Phòng chống quá trình oxy hoá.Thuốc Colaf không được sử dụng trong những trường hợp:Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.Người có tiền sử hoặc đang có bệnh lý sỏi thận, rối loạn chuyển hoá oxalat, tăng oxalat niệu.Thalassemia.Người thiếu hụt men Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD).Người thừa Vitamin A. 3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Colaf Cách sử dụng:Thuốc Colaf được sử dụng bằng đường uống. Bệnh nhân uống hết 1 viên thuốc Colaf với nửa ly, không nên nhai, bẻ, nghiền nát, vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc. Uống thuốc sau ăn để tăng khả năng hấp thu thuốc. Liều dùng:Người lớn: 1 viên/lần, ngày 1 lần. Sử dụng thuốc trong 4 – 6 tuần để đạt hiệu quả.Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng 4. Tác dụng phụ của thuốc Colaf Khi sử dụng thuốc Colaf, một số bệnh nhân có thể gặp các tác dụng không mong muốn như:Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ợ nóng, co cứng cơ bụng.Mệt mỏi, đỏ bừng, đau đầu, mất ngủ.Tăng oxalat niệu.Khi gặp các tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị Colaf, bệnh nhân cần ngưng thuốc và thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử trí phù hợp. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Colaf Thận trọng khi sử dụng Colaf trong thời gian đang điều trị với những thuốc khác.Cần tuân thủ cách dùng và liều lượng đã được chỉ định.Liều Selen cho phép sử dụng là 75 – 150 mg/ ngày cho người lớn. Không nên dùng liều trên 200 mg/ngày vì có thể gây ngộ độc thuốc.Sử dụng Vitamin C trong thời gian dài và liều cao có thể gây hiện tượng giảm đáp ứng thuốc, do đó nếu giảm liều thuốc có thể dẫn đến thiếu hụt Vitamin C cho cơ thể.Sử dụng vitamin C liều cao sau một thời gian có thể gây tăng oxalat trong nước tiểu.Các trường hợp sử dụng các chế phẩm chứa beta-caroten đơn độc hoặc phối hợp có thể làm tăng tỷ lệ tử vong.Thận trọng khi sử dụng thuốc Colaf ở phụ nữ mang thai và cho con bú.Phụ nữ mang thai dùng Vitamin A quá 8000 IU/ngày theo khuyến cáo có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.Không uống Vitamin C liều cao trên 3g/ ngày lúc mang thai vì sẽ dẫn đến nguy cơ bệnh Scorbut ở trẻ sơ sinh.Thuốc Colaf không ảnh hưởng đến các hoạt động lái xe và vận hành máy móc. 6. Xử trí khi quên thuốc hoặc quá liều thuốc Colaf Quên liều:Điều quan trọng là bệnh nhân cần phải uống thuốc Colaf theo đúng chỉ định của bác sĩ. Trường hợp vừa quên thuốc so với chỉ định, bệnh nhân có thể nhanh chóng uống bổ sung ngay khi nhớ ra. Nếu đã đến thời gian dùng liều kế tiếp thì uống liều kế tiếp như dự định, không dùng liều gấp đôi.Quá liều thuốc:Đối với β-carotene: dùng quá liều cũng không gây hại vì đây bản chất là nguồn dự trữ vitamin A trong cơ thể và có tác dụng như một chất chống oxy hóa. Có thể xuất hiện hiện tượng “Carotenemia” khi da chuyển thành màu hơi vàng và sẽ biến mất khi ngưng thuốc được gọi là tác dụng phụ.Sử dụng Selen quá liều có thể gây nhiễm độc. Triệu chứng của ngộ độc cấp là phù phế quản, tụt huyết áp, ngưng tim, giảm phản xạ và ức chế thần kinh trung ương. Triệu chứng của ngộ độc bán cấp và mãn tính là vàng da và phát ban, răng bị mất màu và thoái hóa, móng tay dày bất thường, rụng tóc, viêm da, hơi thở có mùi tỏi, thoái hóa chất béo và hoại tử gan, dễ thay đổi cảm xúc và mệt mỏi.Triệu chứng khi sử dụng Vitamin C quá liều bao gồm: buồn nôn, viêm dạ dày, tiêu chảy, sỏi thận. Người bị sỏi thận không nên dùng Vitamin C liều cao trên 1 g/ngày.Sử dụng Vitamin E với liều quá cao trên 1200 IU/ngày có thể dẫn đến các triệu chứng như: đau đầu, tiêu chảy, mệt mỏi. 7. Tương tác thuốc Một số tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng thuốc Colaf phối hợp với những thuốc sau:Cholestyramine, Paraffin lỏng: làm giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu như Vitamin A, C, E có trong thuốc Colaf. Các thuốc tránh thai đường uống: Làm tăng nồng độ vitamin A trong huyết tương.Sử dụng Aspirin và Vitamin C đồng thời sẽ làm giảm bài tiết Aspirin và tăng bài tiết Vitamin C trong nước tiểu.Dùng thuốc Fluphenazin đồng thời với Vitamin C có thể làm giảm nồng độ của Fluphenazin huyết tương. Bên cạnh đó, sự acid hóa nước tiểu do dùng Vitamin C sẽ làm thay đổi sự bài tiết các thuốc khác.Vitamin C liều cao khi sử dụng sẽ làm phá huỷ Vitamin B12.Sử dụng Vitamin C có thể ảnh hưởng đến nhiều xét nghiệm dựa trên phản ứng hoá khử vì đây là chất khử mạnh.Vitamin E giúp tăng khả năng hấp thu, sử dụng và dự trữ vitamin A trong cơ thể.Các thuốc chứa sắt: giảm tác dụng của Vitamin E trong thuốc Colaf.Trên đây là toàn bộ thông tin về Colaf là thuốc gì, công dụng và lưu ý khi dùng. Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng, tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.;;;;;Kolon Flavone có thành phần chính là cao khô lá bạch quả, có nguồn gốc thảo dược và động vật. Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh như thiểu năng tuần hoàn não, giảm thính lực, giảm trí nhớ và kém tập trung. 1. Công dụng thuốc Kolon Flavone Kolon Flavone có thành phần chính là cao khô lá bạch quả, có nguồn gốc thảo dược và động vật. Nhờ đó, thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng cho người bệnh trong các trường hợp sau:Điều trị rối loạn tuần hoàn ngoại biên với biểu hiện chân đi khập khiễng cách hồi.Chóng mặt, ù tai nguyên nhân do thoái hóa mạch máu.Điều trị chứng rối loạn hoạt động não với những biểu hiện như suy giảm trí nhớ, ù tai, mất trí nhớ, trầm cảm hoặc chóng mặt, nhức đầu.Nhược dương. Hỗ trợ làm giảm đau trên các cơn đau quặn và các cơn co thắt cơ trơn. Dùng trong một số trường hợp điều trị mắc bệnh thiếu máu võng mạc.Chống viêm tại chỗ.Ðiều trị thay thế hormone (HRT) trong các trường hợp có dấu hiệu thiếu estrogen sau mãn kinh hoặc do bị cắt buồng trứng.Phòng ngừa loãng xương sau mãn kinh.Chống chỉ định:Không sử dụng thuốc đối với người bệnh quá mẫn cảm với dịch chiết cao khô lá bạch quả hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.Không dùng thuốc với trẻ em dưới 12 tuổi.Không dùng thuốc cho người bị ứng với cao bạch quả. Không dùng thuốc với người bệnh đang gặp tình trạng xuất huyết, rối loạn đông máu, pha cấp nhồi máu não.Pha nhồi máu tim cấp.Phụ nữ đang có thai và trong thời gian cho con bú.Người bệnh được chuẩn đoán có nguy cơ mắc ung thư vú hoặc là đã mắc bệnh ung thư vú.Người bệnh có tiền sử hoặc hiện tại bị u gan (lành tính hoặc ác tính).Người bệnh có dấu hiệu tăng triglycerid trầm trọng. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Kolon Flavone Cách dùng: Thuốc Kolon Flavone được sản xuất và bào chế dưới dạng viên nén bao phim và sử dụng qua đường uống. Để dùng thuốc an toàn và phát huy hiệu quả cao nhất, người bệnh nên uống thuốc trong bữa ăn hoặc là sau bữa ăn.Liều lượng thuốc:Liều lượng thuốc không cố định mà sẽ tùy thuộc vào từng loại bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn với liều lượng thuốc khác nhau. Cụ thể như:Sử dụng thuốc để điều trị bệnh rối loạn tuần hoàn ngoại biên, chóng mặt, ù tai: liều lượng sử dụng 1 viên/lần, uống 2 lần/ngày.Trong điều trị bệnh rối loạn hoạt động não: 1 viên/lần X 3 lần/ngày. Liều điều trị có thể điều chỉnh tùy theo độ tuổi, hoặc độ trầm trọng của những triệu chứng. 3. Tương tác thuốc Tương tác thuốc sẽ dẫn đến khả năng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm giảm công dụng của thuốc. Vậy nên người bệnh trước khi sử dụng thuốc cần thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ về các loại thuốc mà mình đang sử dụng bao gồm: thuốc không kê đơn thuốc kê đơn, thuốc là thực phẩm chức năng.Một số các tương tác về thuốc có thể xảy ra khi sử dụng thuốc khác cùng với Kolon Flavone gây phản ứng nghiêm trọng nên người bệnh cần lưu ý như sau:Không dùng cùng lúc với thuốc điều trị đau nhức aspirin, thuốc ngừa tai biến não ticlid, persantin.Trong một số ít trường hợp, dùng chung Kolon Flavone với các thuốc kháng sinh penicillin và tetracyclin có thể làm cho nồng độ estradiol bị giảm.Không dùng cùng thuốc chi huyết.Tránh sử dụng thuốc Kolon Flavone cùng với các thuốc chống động kinh, tâm thần, thuốc chống trầm cảm. 4. Phản ứng phụ của thuốc Kolon Flavone Kolon Flavone được biết đến là một loại thuốc khá an toàn, các phản ứng phụ gây ra khá nhẹ, đa số người bệnh gặp các triệu chứng này là do sử dụng thuốc trong thời gian quá dài. Dưới đây là một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc Kolon Flavone:Gây rối loạn tiêu hoá nhẹ, trong một vài trường hợp đặc biệt có thể gây dị ứng, rối loạn tuần hoàn với các triệu chứng như giảm áp lực máu, nhịp tim nhanh, chóng mặt, nhức đầu, nhịp tim nhanh. Mất ngủ và dị ứng da.Phản ứng hiếm gặp như đau đầu, đau chi, khó chịu vùng dạ dày ruột, sốt, ớn lạnh và sốc phản vệ. 5. Thận trọng khi sử dụng thuốc Kolon Flavone Thận trọng khi sử dụng thuốc Kolon Flavone trong những trường hợp sau đây:Bệnh nhân tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.Thận trọng dùng thuốc với người bệnh bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.Tóm lại, thuốc Kolon Flavone có thành phần chính là cao khô lá bạch quả, có nguồn gốc thảo dược và động vật. Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh như thiểu năng tuần hoàn não, giảm thính lực, giảm trí nhớ và kém tập trung.
question_151
Mẹ hở van tim ba lá nhưng vẫn tự tin vượt cạn thành công
doc_151
1. Hở van tim ba lá và những ảnh hưởng tới thai kỳ Van tim được ví như một chiếc van một chiều, giúp máu được lưu thông từ tĩnh mạch tới tim và tiếp tục được bơm từ tim đến các động mạch. Nếu không có van tim hỗ trợ, máu sẽ chảy theo hai chiều và từ đó không thể được đưa đến các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Tim người có bốn van: Van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Van ba lá là van tim nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất bên phải. Tâm nhĩ phải nhận máu của tĩnh mạch tuần hoàn lớn của cơ thể đổ về và tâm thất phải sẽ bơm máu lên phổi. Hở van tim 3 lá là một trong những vấn đề tim mạch mà nhiều người gặp phải Van tim ba lá bị hở sẽ làm cho máu bị dội ngược từ tâm thất phải lên tâm nhĩ phải trong quá trình co bóp tống máu lên phổi. Quy ước trên siêu âm về độ hở của van tim có bốn mức: hở 1/4, hở 2/4, hở 3/4 và hở 4/4. Trong đó, hở van tim mức 1/4 là thuộc mức độ nhẹ. Trường hợp của chị Trương Thị Nguyệt là hở van tim ba lá ở mức 1/4. Với mức độ này, một số người sẽ không có triệu chứng, biểu hiện gì đặc biệt. Tuy nhiên, chị Nguyệt lại nằm ở nhóm có biểu hiện, thường xuyên cảm thấy khó thở, tim đập nhanh và mạnh mỗi khi hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi khi quá sức,… Những triệu chứng này không chỉ khiến các mẹ bị suy nhược trong quá trình mang thai mà còn khiến thai nhi bị thiếu hụt dinh dưỡng, oxy, dễ dẫn tới suy thai, sinh non, thai lưu, suy hô hấp,… Em bé của mẹ Trương Thị Nguyệt chào đời khỏe mạnh, hồng hào, bụ bẫm Trong quá trình sinh mổ, do đã được thực hiện gây tê tủy sống nên chị Nguyệt hoàn toàn tỉnh táo và cảm thấy khá thoải mái. Theo dõi nhịp tim, huyết áp của sản phụ trong suốt thời gian phẫu thuật, ekip Sản đánh giá chị Nguyệt luôn giữ trạng thái ổn định. Bởi vậy, việc sinh nở diễn ra thuận lợi, không có bất cứ vấn đề nào phát sinh. Sau khi đã kiểm tra sức khỏe và xác định em bé không có gì bất thường, các bác sĩ đã nhanh chóng đưa bé về giường sinh để áp da cùng mẹ và đeo vòng định danh cho hai mẹ con. Quá trình sinh của sản phụ bị hở van tim ba lá thành công xuất sắc, đạt được kết quả “mẹ tròn, con vuông”. 3. Lời khuyên dành cho các mẹ bầu bị hở van tim ba lá – Đầu tiên, dù có hay không có bất cứ triệu chứng nào, chị em cũng không nên chủ quan mà cần thực hiện thăm khám, theo dõi sức khỏe thai kỳ thường xuyên. Đặc biệt, bạn cần chú ý tới những mốc tuần thai quan trọng, đánh dấu sự phát triển vượt trội của thai nhi. – Với những trường hợp thường xuyên đau tức ngực, khó thở, tĩnh mạch cổ phồng, tim đập nhanh, mạnh,… cần thông báo ngay cho bác sĩ khi thực hiện khám thai để có phương án điều trị phù hợp. – Bổ sung các loại ngũ cốc, rau xanh, chuối,… vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bạn cũng nên hạn chế sử dụng các thực phẩm có nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, rượu, bia, chất kích thích, đồ cay nóng hoặc đồ nhiều gia vị. – Ngoài ra, các mẹ bầu cần nghỉ ngơi nhiều, tránh xúc động mạnh, tránh để cơ thể, đầu óc căng thẳng, mệt mỏi
doc_18824;;;;;doc_46035;;;;;doc_37462;;;;;doc_22021;;;;;doc_50454
Vì là bố mẹ đăng ký “Thai sản trọn gói” nên đồ dùng của tớ và mẹ đều được chuẩn bị sẵn. Chắc có lẽ vì thế không mang theo gì mà cả bố và mẹ ai cũng vừa mừng vừa lo nhưng với sự quan tâm với kịp thời của bác bác sĩ nên bố mẹ cũng yên tâm hơn. Bác sĩ mổ cho mẹ là bác sĩ quốc tế, rất ân cần, chu đáo và luôn động viên mẹ. Điều đó cũng khiến mẹ yên tâm hơn và vững tin trước khi bắt đầu hành trình vượt cạn. Tối nào bố mẹ cũng trò chuyện với tớ, kể cho tớ nghe về những chuẩn bị để mừng tớ chào đời. Bố cũng không quên động viên cả hai mẹ con hãy cố lên và lúc nào bố cũng luôn ở bên cạnh mẹ con tớ . Dù bận đến mấy bố cũng sắp xếp thời gian để đưa mẹ đi khám thai và tranh thủ… gặp tớ. Mỗi lần được nhìn thấy tớ chắc chắn bố cũng vui và hạnh phúc lắm. Và ngày tớ chào đời cũng đến, trước đó bố mẹ đã chuẩn bị cho tớ nhiều quần áo đẹp lắm nhưng hôm nay lại chẳng mang theo gì, bố tay không đưa mẹ đến viện. Trước khi đưa vào phòng mổ, mẹ con tớ được các cô điều dưỡng đưa đi thăm khám sức khỏe, vệ sinh và thay quần áo. Đón tớ bằng phương pháp sinh mổ nên mẹ được các bác sĩ gây tê tủy sống để mẹ có thể hoàn toàn tỉnh táo đến khi tớ chào đời. Và rồi các bác sĩ đưa tớ ra khỏi bụng mẹ và tớ chào thế giới này bằng việc…khóc. Các cô điều dưỡng thông báo với mẹ rằng tớ đã chào đời khỏe mạnh. Tớ thấy mẹ cười thật hạnh phúc. Điều đó cũng dễ hiểu thôi vì một hành trình dài hai mẹ con trải qua đâu phải dễ dàng gì, những khó khăn, thử thách cứ kéo đến như thách thức cả hai mẹ con tớ vậy nhưng vì tớ mẹ đã cố gắng rất nhiều.;;;;;Khoảnh khắc gặp con yêu đã cận kề, chị Linh được đưa xuống phòng mổ với những cảm xúc đan xen, và nỗi lo “không mang theo gì cho con” của chị cũng được vơi bớt khi tất cả đồ dùng cho mẹ và bé đã được bệnh viện chuẩn bị sẵn. Cũng như các mẹ bầu khác, trước khi bắt đầu ca phẫu thuật, chị Linh được đưa đi kiểm tra sức khỏe, đi tắm và thay quần áo. Sau đó chị Linh được chuyển sang phòng mổ, sau khi trò chuyện hỏi thăm tình hình sức khỏe các bác sĩ tiến hành gây tê tủy sống để đảm bảo an toàn và giúp mẹ luôn tỉnh táo trong suốt quá trình mổ, đồng thời thực hiện đặt ống thông tiểu để thuận tiện cho sự lọc thải của cơ thể. Lúc này vùng bụng của chị cũng được sát trùng cẩn thận và một màng chắn được dựng lên để mẹ bầu không nhìn thấy những thao tác mà bác sĩ đang thực hiện. Lần đầu được lên thiên chức mẹ, áp lực chuyện sinh nở chưa vơi thì nỗi lo cạn ối lại ập tới. Nhưng mọi lo lắng dường như tan biến khi con yêu cất tiếng khóc chào đời và khi đó chị mới thực sự tin rằng mình đã vượt cạn thành công. Tiếng khóc của con như xé tan mọi đau đớn và lo âu trong mẹ. Được ngắm nhìn con khỏe mạnh chính là những giây phút hạnh phúc tột cùng của chị và khoảnh khắc ấy thật tuyệt vời, nước mắt của chị đã rơi khi nhìn thấy hình hài bé nhỏ của con bằng xương bằng thịt. Vượt cạn được ví như cửa ải cuối cùng mà mẹ buộc phải vượt qua để được gặp con yêu của mình. Những khó khăn, vất vả trong 9 tháng 10 ngày mang thai sẽ không là gì so với những cơn đau trong quá trình vượt cạn mà mẹ phải nếm trải. Và dù những cơn đau đó dữ dội như thế nào thì khoảnh khắc em bé chào đời vẫn luôn là khoảnh khắc kỳ diệu nhất. Hành trình vượt cạn của mỗi người không giống nhau nhưng điểm chung duy nhất đó là khi được đón con yêu chào đời đã mang đến cho các mẹ những thứ cảm xúc lẫn lộn không thể gọi tên. Đó là cảm giác sung sướng, hồi hộp, xen vào đó chút gì đó bỡ ngỡ, lo lắng và cả bối rối. Ai chẳng có lần đầu tiền, lần đầu tiên biết nói, lần đầu tiên đi học,… nhưng với mẹ khi lần đầu tiên được ôm con, hôn con, được nghe từng nhịp thở đều đặn của con, được ngắm nhìn con đó chính là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của mẹ. Và với chị Linh điều này cũng không ngoại lệ.;;;;;Ngôi thai ngược và câu chuyện lựa chọn sinh mổ Với mỗi người phụ nữ, hành trình mang thai, vượt cạn luôn đặc biệt với mọi người phụ nữ và với mẹ bầu Nguyễn Thị Hải Yến cũng không ngoại lệ. Hành trình mang thai, vượt cạn luôn đặc biệt với mọi gia đình Hành trình vượt cạn nhàn tênh và ca sinh kéo dài “nửa tiếng” Nếu những mẹ bầu khác được cả gia đình đưa đi sinh thì hành trình đón con yêu của chị Yến có phần đặc biệt hơn. Hai vợ chồng tay không đến viện, tất cả mọi đồ dùng cho cả mẹ và con đều được bệnh viện chuẩn bị sẵn, nhờ đó mà hành trình vượt cạn của chị cũng nhẹ nhàng hơn. Sau khi thăm khám và vệ sinh vô trùng thì chị Yến được đưa xuống phòng mổ, mọi thứ diễn ra nhanh chóng vô cùng. Ngay cả đến bản thân chị Yến cũng không nghĩ được rằng mình đang đi đẻ. Nhớ lại lúc nằm trên bàn mổ chị Yến chia sẻ: “ Tôi chỉ biết mình được gây tê tủy sống, sau đó một tấm xăng được kéo lên và tôi không còn biết các bác sĩ đang làm gì nữa, nhưng tôi cảm thấy nhẹ nhàng lắm. Từ lúc được đưa xuống phòng mổ cho đến khi nghe thấy tiếng khóc chào đời của con chỉ khoảng nửa tiếng. Thật sự mọi thứ diễn ra rất nhanh – gọn – lẹ.” Được gây tê tủy sống nên chị Yến hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình diễn ra ca mổ Nghe thấy tiếng khóc của con mọi lo lắng, vất vả dường như tan biến. Ngay sau đó con được áp da với mẹ, cảm giác lúc ấy thật lạ, vừa xúc động lại vừa hạnh phúc. Nhìn thấy những thao tác của bác sĩ, điều dưỡng, họ nâng nịu con mình như chính con đẻ của họ vậy. Nhẹ nhàng, cẩn thận mình cũng thấy an lòng. Mọi thủ tục chăm sóc sau sinh được hoàn tất con được chuyển xuống phòng áp da với bố còn chị Yến ở lại để hoàn tất nhưng khâu cuối cùng. “ Khoảnh khắc được áp da với con thật sự rất tuyệt vời, lóng ngóng, ngượng ngùng nhưng vô cùng ấm áp và hạnh phúc” – Chồng chị Yến chia sẻ. Những ngày lưu viện tuyệt vời như đi nghỉ dưỡng Sinh mổ nên chị Yến được lưu viện 72h, khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng đủ để chị Yến và gia đình cảm nhận được sự tận tâm, nhiệt tình của đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng tại đây. “ Về chất lượng dịch vụ quả thực không chê được điểm nào. Hàng ngày đều có các cô điều dưỡng đến đưa bé đi tắm, vệ sinh cho mẹ. Quần áo của hai mẹ con cũng được thay mỗi ngày nên lúc nào cũng sạch sẽ, thơm tho. Chưa kể đến việc còn được cơm bưng, nước rót tận phòng, các món ăn được thay đổi theo từng bữa, mình chỉ cần ngồi một chỗ để order là được phục vụ tận nơi. Điều mình ưng nhất đó chính là thái độ của nhân viên ở đây, từ chú bảo vệ, cô lao công cho đến các bác sĩ, điều dưỡng, ai cũng nhẹ nhàng, ân cần và niềm nở.”;;;;;Đăng ký Thai sản trọn gói từ 8 tuần, chị Liễu được theo dõi suốt quá trình thai kỳ một cách chu đáo, toàn diện với đủ các hạng mục thăm khám, xét nghiệm cần thiết. Chia sẻ về việc chọn sinh mổ, Chị Liễu cho biết chị đã có con gái đầu 5 tuổi, lần sinh trước, chị chọn sinh mổ và thấy sinh mổ nhanh chóng mà khá an toàn, nên lần này chị cũng chọn phương pháp này để yên tâm hơn. Vào phòng mổ, chị Liễu được các y bác sĩ đo huyết áp, cắm dây truyền và ống thông tiểu, kiểm tra lại thông số sức khỏe, sát trùng vùng mổ, vùng gây tê. Lúc này, chị Liễu cũng được tiêm thuốc gây tê vào tủy sống làm tê phần dưới còn tinh thần của chị vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Bé yêu chào đời – tiếng khóc của con hòa cùng nụ cười hạnh phúc của mẹ. Tiếng khóc làm mọi thứ vỡ òa. Thiên thần nhỏ an toàn trong vòng ôm ấm áp của mẹ. “Khi được chạm vào da thịt con, cảm giác lâng lâng, bỡ ngỡ nhưng cũng cực kỳ thú vị. Có hàng ngàn vạn cảm xúc ập đến lúc con nằm trong vòng tay của mình. Đây là bé thứ 2 của gia đình, lần thứ 2 có được sự tuyệt vời này nhưng mọi cảm xúc của mình vẫn dường như nguyên vẹn” – chị Liễu xúc động. Em bé Khôi Nguyên được cắt dây rốn, băng rốn cẩn thận, làm sạch chất nhầy trong mũi, miệng và mắt bé. Giây phút mẹ ngắm nhìn con, mọi đau đớn của mẹ dường như tan biến, các bác sĩ của ca mổ vẫn miệt mài tiến hành các bước sau sinh và khâu lại vết mổ cho mẹ nhưng mẹ không còn thấy sợ hãi, chỉ còn là cảm giác phấn khích trên nụ cười thỏa mãn, hạnh phúc của mẹ mà thôi. Chị Liễu tâm sự: “Sinh con ở đây, mình cảm thấy thoải mái vô cùng, mình được chăm sóc chu đáo, người nhà cũng nhàn hơn vì không phải làm gì”. Chứng kiến sự quan tâm của đồng nghiệp, sự hỗ trợ hết mình của đội ngũ bác sĩ, chị Thúy Liễu cảm thấy thực sự xúc động, càng thêm muốn gắn bó, cống hiến vì môi trường tuyệt vời này. Hành trình “vượt cạn” vẫn luôn là một khoảnh khắc vô giá đầy hạnh phúc mà không ngôn từ nào diễn tả trọn vẹn được. Mặc cho những đau đớn và trần trụi hiển hiện, vẫn là giây phút mà mẹ luôn muốn lưu giữ về khoảnh khắc đầu tiên con đến với thế giới. Không phải người mẹ nào cũng có cơ hội được ghi lại những khoảnh khắc quý giá này, những thước hình của chị Liễu cho chúng ra sống lại những thời khắc xúc động đến nghẹt thở.;;;;;Phòng lưu viện cho mẹ sau sinh là điều khiến Giang hài lòng nhất. Phòng khép kín theo tiêu chuẩn hai mẹ 1 phòng, có phòng vệ sinh riêng và đầy đủ tiện nghi: tủ lạnh, tivi, tủ đồ, nôi em bé… thiết kế sang trọng, hiện đại. Sáng hôm đó mình thấy có “dấu hiệu lạ” nhưng cũng không nghĩ là đang chuyển dạ, định bụng sẽ tắm gội sạch sẽ, rủ chồng đi ăn sáng rồi sẽ qua viện khám. Nhưng hình như bé Hiêu không chịu ở trong bụng mẹ nữa rồi, bước ra khỏi phòng tắm mình thấy đau nhiều hơn nên bảo chồng đưa vào viện ngay. Cũng may mọi đồ dùng cho mẹ và bé đều được bệnh viện chuẩn bị, nên cứ thế tay không đi đón con. Đến viện, từ bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên… mọi người ai cũng niềm nở và hỗ trợ mình rất nhiệt tình. Cảm giác đi đẻ mà vui lắm ấy, mọi người trò chuyện, động viên nên mình cũng chẳng còn cảm giác đau đẻ nữa. Khi vừa nhập viện, Bác sĩ thông báo mở 5 phân và đưa mình vào phòng sinh luôn. Bác sĩ William và các cô điều dưỡng liên tục hướng dẫn mình cách rặn, cách thở sao cho đúng, rồi lại động viên để củng cố tinh thần. Cứ như vậy mình thực hiện theo… Và quá bất ngờ khi chỉ rặn 2-3 hơi là em bé đã ra rồi! Cảm giác khi con ra đời và bỗng dưng người nhẹ hẳn đi, mọi đau đớn muộn phiền tan hết, con dược da kề da nằm trên bầu ngực mẹ ấm áp. Chắc chắn cảm giác ấy sẽ không bao giờ quên được nếu các mẹ đã từng trải qua khoảnh khắc này. Lần đầu sinh đẻ cũng là lần đầu cả bố và mẹ được da kề da với con để cảm nhận được tình mẫu tử, tình phụ tử thiêng liêng, ấm áp. Bố Hiêu hạnh phúc còn rưng rưng nước mắt nữa! Sau sinh, mình được lưu viện 24h, không quá dài nhưng cũng đủ để mình hồi phục và hiểu được sự tận tâm, nhiệt tình của các bác sĩ, điều dưỡng tại đây. Các bác sĩ vào kiểm tra, thăm khám cho 2 mẹ con liên tục, các cô điều dưỡng cũng sẵn sàng hỗ trợ nếu 2 mẹ con cần giúp đỡ. Vệ sinh cho mẹ, bỉm cho con, cơm bưng nước rót… tất cả đều được phục vụ chu đáo. Mình không bao giờ nghĩ hành trình vượt cạn lại nhẹ nhàng đến như thế. Nàng Á khôi Huyền Giang xinh đẹp và cuộc vượt cạn đẹp như mơ Có lẽ may mắn đã giúp cho Giang có một cuộc vượt cạn “như mơ”, vừa nhanh chóng, dễ dàng và thuận lợi đến như vậy!
question_152
Công dụng thuốc Lydosinat 5mg
doc_152
Lydosinat 5mg có thành phần chính là Sodium aescinate. Thuốc có tác dụng làm giảm phù nề và chống viêm, đồng thời đẩy mạnh trương lực trong thành mạch máu, làm giảm khả năng thẩm thấu của thành mạch. Lydosinat 5mg có thành phần chính là Sodium aescinate, có tác dụng làm giảm phù nề và chống viêm, đồng thời đẩy mạnh trương lực trong thành mạch máu, làm giảm khả năng thẩm thấu của thành mạch máu.Hiệu quả chống viêm nhiễm và chống phù nề của Lydosinat 5mg là do thuốc có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của nước và protein qua mao mạch; làm giảm hoạt tính các enzyme ở lysosome bằng cách làm ổn định màng lysosome, đồng thời giới hạn sự phóng thích enzyme. Lydosinat 5mg cũng cải thiện trương lực tĩnh mạch bằng cách tăng cường hiệu quả co thắt của noradrenalin - nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp động mạch và huyết áp tâm thu. Các khả năng phức hợp này giúp gia tăng áp lực tế bào thành mạch máu. 2. Chỉ định của thuốc Lydosinat 5mg Thuốc Lydosinat 5mg được chỉ định trong những trường hợp sau:Điều trị phù não.Phòng và điều trị tình trạng tụ máu, viêm, phù nề sau phẫu thuật và chấn thương.Điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới, trĩ, thiểu năng tĩnh mạch mãn tính. Điều trị viêm tĩnh mạch chi dưới. 3. Chống chỉ định của thuốc Lydosinat 5mg Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với Sodium aescinate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc Lydosinat 5mg.Tuyệt đối không chỉ định Lydosinat 5mg cho những bệnh nhân suy thận cấp. 4. Liều dùng và cách sử dụng của thuốc Lydosinat 5mg 4.1. Cách sử dụng của thuốc Lydosinat 5mg Lydosinat 5mg được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm. Thuốc được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch nhỏ giọt.Có thể hòa tan 5 - 10mg Sodium aescinate trong 250ml dd glucose 10% hoặc natri clorid 0.9% để tiêm truyền tĩnh mạch hoặc hòa tan 5 - 10mg Sodium aescinate trong 10 - 20ml glucose 10% hoặc natri clorid 0.9% để tiêm tĩnh mạch. 4.2. Liều dùng của thuốc Lydosinat 5mg Người lớn: Dùng liều 0.1 - 0.4mg/ kg cân nặng. Thời gian điều trị kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Đối với các trường hợp nặng cũng không dùng liều thuốc Lydosinat quá 20mg/ ngày.Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng Lydosinat 5mg. 5. Tác dụng không mong muốn của Lydosinat 5mg Người bệnh khi sử dụng Lydosinat 5mg có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:Tại chỗ: Đau, sưng tại vị trí tiêm.Toàn thân và trên da: Phản ứng quá mẫn, bao gồm nổi mề đay, ngứa, nặng thì rối loạn tiêu hóa, phù mặt họng, thanh quản, khó thở, tụt huyết áp.Hệ miễn dịch: Rối loạn hệ thống miễn dịch.Hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa. 6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Lydosinat 5mg Do Lydosinat 5mg có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, do đó, trong suốt thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần phải kiểm tra chức năng thận thường xuyên.Không nên sử dụng Lydosinat 5mg với bệnh nhân có tiền sử bệnh không dung nạp galactose, thiếu hụt lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.Với bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai, có thể tăng gấp đôi liều dùng Lydosinat 5mg.Lydosinat 5mg có thể làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông. Kháng sinh cephalosporin có thể tăng tác dụng của lydosinat 5 mg. Do đó, người bệnh trước khi dùng Lydosinat 5mg cần thông báo với bác sĩ về những loại thuốc mình đang sử dụng để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.Nên tránh dùng đồng thời Lydosinat với các thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid do khả năng tăng độc tính của kháng sinh nhóm aminoglycosid trên thận.Lưu ý đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có các dữ liệu lâm sàng nào về việc sử dụng Lydosinat 5mg trên phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, không nên sử dụng thuốc Lydosinat 5mg cho đối tượng này.Lưu ý đối với người lái xe và vận hành máy móc: Lydosinat 5mg không có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. 7. Quá liều và cách xử trí Liều Lydosinat 5mg tối đa được khuyến cáo sử dụng là 20mg/ ngày. Khi dùng Lydosinat 5mg liều cao có thể gây suy thận. Vì vậy, cần thận trọng khi tăng liều thuốc Lydosinat 5mg. Nếu xảy ra tình trạng suy thận, phải ngay lập tức ngừng thuốc và thực hiện kiểm tra chức năng thận toàn diện. Tùy theo kết quả kiểm tra mà đưa ra liệu pháp điều trị hợp lý.Trên đây là những thông tin về thuốc Lydosinat 5mg để người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên thuốc Lydosinat 5mg chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
doc_8854;;;;;doc_12610;;;;;doc_169;;;;;doc_40575;;;;;doc_14846
Công dụng thuốc Legydev 5mg Thuốc Legydev 5mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, chứa hoạt chất chính là Desloratadin - chất chuyển hóa có hoạt tính của Loratadin có tác dụng đối kháng với histamin H1. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Deva Holding A.S (Thổ Nhĩ Kỳ), thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, mày đay mạn tính tự phát. Thuốc Legydev 5mg có thành phần chính là hoạt chất Desloratadin 5mg. Đây là thuốc kháng histamin có tác dụng chống dị ứng hiệu quả. Legydev 5mg thường được chỉ định dùng trong những trường hợp như:Giảm các triệu chứng mề đay mạn tính tự phát;Điều trị các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, kích ứng mắt (chảy nước mắt), ngứa họng, ho ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng.Chống chỉ định dùng thuốc Legydev 5mg cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc (đặc biệt là với Desloratadin). 2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Legydev 5mg Thuốc Legydev 5mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim nên được dùng qua đường uống (cùng hoặc không cùng bữa ăn). Khi uống không nhai nát viên thuốc mà phải uống cả viên với nước đun sôi để nguội.Liều dùng Legydev gợi ý đối với từng nhóm đối tượng như sau:Liều dùng dành cho trẻ em 6 - 11 tuổi: Uống 2,5mg mỗi ngày, uống 1 lần;Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em>11 tuổi: Uống 5mg mỗi ngày, uống 1 lần.Lưu ý:Đối với viêm mũi dị ứng không liên tục (có triệu chứng ít hơn 4 ngày/tuần hoặc dưới 4 tuần) thì nên được cân nhắc điều trị dựa trên đánh giá tiền sử bệnh của bệnh nhân và ngừng dùng thuốc khi hết triệu chứng. Nếu triệu chứng xuất hiện có thể tái sử dụng thuốc;Đối với viêm mũi dị ứng kéo dài (có triệu chứng xuất hiện trên 4 ngày/tuần và kéo dài > 4 tuần), có thể điều trị bằng thuốc Legydev liên tục trong thời gian tiếp xúc với dị nguyên. 3. Tác dụng phụ của thuốc Legydev 5mg Bên cạnh tác dụng điều trị các triệu chứng dị ứng hiệu quả, thuốc Legydev 5mg có thể gây ra một số phản ứng phụ trong quá trình dùng thuốc như: đau đầu, nổi mẩn, khô miệng, sốc phản vệ.Trong quá trình điều trị, nếu nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc Legydev 5mg thì người bệnh cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị để có thể hướng xử lý kịp thời.Quá liều: Các biểu hiện khi uống Legydev quá liều khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Do vậy cần theo dõi kỹ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và thận trọng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến vô cùng nhanh chóng.Quên liều: Nên dùng thuốc đúng lịch trình. Nếu không may quên liều người dùng nên bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều thuốc tiếp theo. Tránh bỏ quên liều quá 2 lần liên tiếp. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Legydev 5mg Theo các chuyên gia, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc Legydev 5mg cho những đối tượng sau đây:Phụ nữ đang mang thai, đang nuôi con bằng sữa mẹ;Trẻ dưới 12 tuổi (cần có chỉ định của bác sĩ).Các lưu ý khác:Trong thời gian điều trị viêm mũi dị ứng bằng thuốc Legydev, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định về liều dùng của bác sĩ. Không nên tự ý tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị. Nếu muốn ngưng dùng thuốc, người bệnh nên hỏi trước ý kiến bác sĩ.Về tương tác thuốc, nếu dùng thuốc Legydev 5mg cùng các thuốc như: kháng sinh Erythromycin, thuốc trị nấm Ketoconazol, thuốc kháng axit Cimetidin, Azithromycin có thể làm tăng nồng độ các thuốc này trong máu, do đó tăng nguy cơ gây quá liều.Thông qua bài viết trên, quý độc giả đã nắm được những thông tin cơ bản về công dụng, liều dùng, cách dùng của thuốc Legydev 5mg. Để đảm bảo hiệu quả điều trị các triệu chứng dị ứng cũng như phòng ngừa tác dụng phụ, các tương tác không mong muốn, người bệnh nên dùng thuốc Legydev 5mg theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Thuốc Lisidigal 5mg chứa hoạt chất chính là Lisinopril. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 5mg. Lisidigal thuộc nhóm ức chế men chuyển, thường được chỉ định điều trị bệnh tăng huyết áp và suy tim. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về Lisidigal 5mg qua bài viết dưới đây. Trong cơ thể người, huyết áp được điều hòa và cân bằng bởi một hệ thống các hormone phức tạp có tên là Renin - Angiotensin - Aldosteron (RAA). Trong đó angiotensin đóng một vai trò tương đối quan trọng. Xuất phát từ angiotensinogen là một protein có trong máu, nó chuyển thành angiotensin I dưới sự xúc tác của renin. Angiotensin I chỉ chuyển thành angiotensin II khi có mặt của một loại men chuyển tên là angiotensin-converting enzyme (ACE). Angiotensin II là chất có tác dụng gây phì đại cơ tim, co mạch, tăng huyết áp.Hoạt chất lisinopril có trong thuốc Lisidigal 5mg có khả năng ức chế men ACE, do đó làm giảm nồng độ angiotensin II trong cơ thể. Kết quả là làm hạ huyết áp, tăng cung lượng cơ tim và chỉ số tim.Xuất phát từ cơ chế tác động như trên, thuốc Lisidigal 5mg thường được chỉ định cho các trường hợp sau:Điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp (trừ trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp do cường aldosteron): Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các loại thuốc hạ huyết áp khác.Điều trị cho bệnh nhân suy tim: Dùng kết hợp với Glycosid tim hoặc các thuốc lợi tiểu để điều trị cho bệnh nhân bị suy tim sung huyết.Điều trị cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim có huyết động ổn định: Phối hợp với các thuốc như Aspirin, thuốc tan huyết, nhóm chẹn beta để cải thiện tình hình cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có huyết động ổn định. 2. Liều dùng và cách dùng thuốc Lisidigal 5mg Liều dùng của Lisidigal 5mg được khuyến cáo như sau:Đối với điều trị tăng huyết áp: Liều khởi đầu từ 5 - 10 mg/ngày, liều duy trì từ 20 - 40mg/ngày.Đối với điều trị suy tim sung huyết: Liều khởi đầu 2,5 - 5 mg/ngày, liều duy trì từ 10 - 20 mg/ngày.Đối với điều trị nhồi máu cơ tim: Dùng liều 5mg trong 24 giờ đầu kể từ khi triệu chứng nhồi máu cơ tim xảy ra. 24 và 48 giờ tiếp theo dùng liều tương ứng là 5mg và 8mg.Đối với bệnh nhân có kèm bệnh lý suy thận, liều dùng phải được hiệu chỉnh giảm so với liều khuyến cáo. 3. Chống chỉ định của thuốc Lisidigal 5mg Không sử dụng Lisidigal 5mg cho các đối tượng sau:Bệnh nhân hẹp lỗ van động mạch chủ. Người mắc bệnh cơ tim tắc nghẽn. Người hẹp động mạch thận (ở một bên hoặc cả hai bên)Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với lisinopril hoặc các tá dược khác có trong thuốc 4. Tác dụng không mong muốn của Lisidigal 5mg Bệnh nhân điều trị bằng Lisidigal 5mg có thể gặp những tác dụng phụ như:Ho khan: Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất của những thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển. Tình trạng ho có thể kéo dài trong suốt quá trình điều trị và sẽ giảm khi ngừng thuốc.Phù mạch: Thường biểu hiện với các triệu chứng như sưng phồng mũi, miệng, họng, môi,...Đau tức ngực. Tăng kali máu. Protein niệu. Nổi ban da. Giảm bạch cầu trung tính và bạch cầu hạt. 5. Tương tác thuốc của Lisidigal 5mg Lisidigal 5mg có thể xảy ra phản ứng tương tác thuốc khi kết hợp với các thuốc như:Thuốc NSAIDs, thuốc cường giao cảm, Indomethacin: Làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Lisidigal 5mg.Thuốc lợi tiểu giữ kali, Cyclosporin: Làm trầm trọng thêm tác dụng phụ tăng kali huyết của Lisidigal 5mg.Digoxin, lithi: Độc tính của các thuốc này sẽ tăng lên nếu dùng đồng thời với Lisidigal 5mg.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Lisidigal 5mg, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Lisidigal 5mg là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.;;;;;Thuốc Lezinsan 5 chứa thành phần chính là Levocetirizine, hàm lượng trong mỗi viên nén là 5 gam. Thuốc thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do bệnh dị ứng gây ra. Hoạt chất Levocetirizine có trong thuốc Lezinsan 5 là một đồng phân quang học dạng R của Cetirizin. Nó có tác dụng phong bế có cạnh tranh các thụ thể H1 của tế bào tác động.Levocetirizine không ảnh hưởng đến quá trình giải phóng histamin của dưỡng bào mà chỉ ngăn cản histamin gắn kết với thụ thể. Từ đó, nó có khả năng làm giảm các triệu chứng dị ứng ở cơ thể người. Levocetirizin không đi qua hàng rào máu não, vì vậy không gây tác dụng an thần, buồn ngủ như các thuốc chống dị ứng thế hệ 1.Thuốc Lazinsan 5 chứa Levocetirizine, thường được chỉ định trong các trường hợp như:Làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng dai dẳng như: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, rát họng, chảy nước mắt, đau đầu,...Làm giảm triệu chứng bệnh mề đay ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. 2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Lezinsan 5 Liều dùng của Lezinsan 5 được khuyến cáo như sau:Đối với người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: Nên dùng liều 5mg/lần/ngày.Đối với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Dùng liều 3mg/lần/ngày.Không khuyến cáo dùng Lezinsan 5 cho trẻ dưới 6 tuổi vì chưa có nghiên cứu về độ an toàn của thuốc trên đối tượng này.Bệnh nhân có bệnh lý suy thận đi kèm cần được điều chỉnh liều theo khuyến cáo như sau:Độ thanh thải creatinin >50: Dùng liều 5mg/lần/ngàyĐộ thanh thải creatinin từ 30 - 48: Dùng liều 5mg mỗi 2 ngàyĐộ thanh thải creatinin từ 10 - 30: Dùng liều 5mg mỗi 3 ngàyĐộ thanh thải creatinin dưới 10: Không khuyến cáo sử dụng. Thuốc Lezinsan 5 được sử dụng bằng đường uống. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên bệnh nhân có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. 3. Tác dụng không mong muốn của Lezinsan 5 Bệnh nhân sử dụng thuốc Lezinsan 5 có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như:Chóng mặt, đau đầu;Mệt mỏi;Rối loạn vị giác;Rối loạn điều tiết mắt;Tim đập nhanh;Tăng men gan;Tiểu khó;Giảm tiểu cầu;Các phản ứng quá mẫn. 4. Những thận trọng khi sử dụng thuốc Lezinsan 5 Bệnh nhân không nên sử dụng rượu bia khi đang điều trị với thuốc Lezinsan 5. Sự kết hợp này có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh, làm bệnh nhân giảm tỉnh táo, mất tập trung.Thận trọng khi dùng Lezinsan 5 cho bệnh nhân có yếu tố liên quan đến bí tiểu vì thuốc có thể làm trầm trọng hơn tình trạng này.Vì trong thành phần tá dược Lezinsan 5 có chứa lactose, do đó không sử dụng thuốc cho đối tượng có bệnh lý di truyền không dung nạp lactose.Có một vài trường hợp ghi nhận triệu chứng ngứa xảy ra khi ngưng thuốc, ngay cả khi triệu chứng này không xuất hiện trong quá trình điều trị. Hãy báo ngay với bác sĩ để được điều trị trước khi tái sử dụng Lezinsan 5.Hiện nay chưa có nhiều dữ liệu về việc sử dụng Levocetirizin an toàn ở đối tượng mang thai và cho con bú. Do đó, không khuyến cáo dùng Lezinsan 5 ở các bệnh nhân này. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cần cân nhắc giữa yếu tố lợi ích và nguy cơ.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Lezinsan 5, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Lezinsan 5 là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.;;;;;1. Công dụng của thuốc Gliritdhg 500mg/5mg Bệnh nhân mắc hội chứng tiểu đường đặc biệt là hội chứng tiểu đường type 2 sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Gliritdhg 500mg/5mg. Thành phần của thuốc Gliritdhg 500mg/5mg là hoạt chất Metformin.Thành phần Metformin được phân nhóm là Biguanid có thể tác dụng ngoại biên làm tăng khả năng linh hoạt của glucose ở tế bào giúp cải thiện sự liên kết insulin với thụ thể. Từ đó, cơ thể sinh ra phản ứng ức chế không để gan và ruột tổng hợp glucose.Glibenclamid là thành phần có tương tác qua lại với Metformin. Thành phần này có thể hạ nồng độ glucose trong máu. Cơ chế hoạt động chính của thành phần này chính là kích thích tế bào beta tuyến tụy tăng khả năng bài tiết insulin nội sinh.Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc Gliritdhg 500mg/5mg để điều trị trong khoảng thời gian ngắn có thể giảm dần lưu lượng glucose trong gan. Từ đó thuốc sẽ khống chế nồng độ Gliritdhg 500mg/5mg trong máu. Đồng thời cơ thể tăng khả năng linh hoạt của insulin với tế bào ngoại biên. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Gliritdhg 500mg/5mg Thuốc Gliritdhg 500mg/5mg có công dụng tương tự với thuốc hạ đường huyết. Mỗi bệnh nhân sẽ tùy theo tình trạng bệnh khác nhau mà được kê đơn liều dùng cụ thể. Bạn có thể tham khảo thêm liều dùng phù hợp từ bác sĩ. Tuy nhiên nên lưu ý tuyệt đối không dùng thuốc cho trẻ nhỏ, vì thuốc Gliritdhg 500mg/5mg được chỉ định sử dụng cho người lớn.Thông thường mỗi ngày không nên sử dụng quá 6 viên Gliritdhg 500mg/5mg. Liều dùng trung bình thường dao động trong khoảng 3- 4 viên mỗi ngày. Số lần dùng trong ngày sẽ được bác sĩ kê đơn chỉ định cụ thể cho từng bệnh nhân.Bạn có thể tham khảo thời điểm dùng thuốc để cân nhắc dựa theo số liều dùng phân chia mỗi ngày như sau:Liều dùng duy nhất sẽ được sử dụng vào thời điểm buổi sáng. Với trường hợp sử dụng 2 liều / ngày bạn nên dùng buổi sáng và buổi tối. Liều dùng 3 lần/ ngày bạn hãy sử dụng thêm vào buổi trưa. Liều dùng duy nhất sẽ được chỉ định sử dụng 1 viên/ ngày. Liều dùng 2 lần sử dụng 2 - 4 viên do tình trạng bệnh nhân quyết định. Với liều dùng 3 lần có thể dao động trong khoảng 3 - 6 viên theo hướng dẫn chi tiết từ bác sĩ khi kiểm tra và kê đơn cho bệnh nhân.Thời điểm được cho là mang lại công dụng thuốc tốt nhất chính là trước khi ăn. Liều dùng của thuốc có thể được điều chỉnh linh hoạt với từng đối tượng bệnh đặc biệt là người cao tuổi. Nếu bạn đang sử dụng thuốc có thể bác sĩ sẽ tiếp tục điều chỉnh dựa trên tình trạng bệnh sau khi kiểm tra để đánh giá chi tiết. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Gliritdhg 500mg/5mg Sử dụng thuốc Gliritdhg 500mg/5mg quá liều có thể dẫn đến nhiều phản ứng phụ nguy hiểm cho bệnh nhân. Bạn cần lưu ý nếu có biểu hiện hạ đường huyết đột ngột cần báo cho bác sĩ..Các bệnh nhân có bệnh lý về gan thận cần lưu ý thường xuyên kiểm tra chỉ số thanh thải. Nếu dùng thuốc kéo dài có thể khiến gia tăng sự liên kết protein trong cơ thể. Điều này gây ảnh hưởng hoặc làm cho quá trình thẩm phân tách máu mất hiệu quả.Một số đối tượng hay trường hợp được liệt kê chống chỉ định sử dụng thuốc Gliritdhg 500mg/5mg. Người bệnh có tiền sử dị ứng hay dễ tương tác với bất kỳ thành phần cấu tạo nào của thuốc. Bệnh đái tháo đường tuýp 1Suy giảm hoặc hư gan thận. Nhiễm trùng ở cấp độ nặng. Cơ thể bị mất nướcĐau tim. Suy hô hấp. Rối loạn chuyển hóa porphyrin. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai hoặc có con nhỏ bú mẹ 4. Phản ứng phụ của thuốc Gliritdhg 500mg/5mg Rối loạn chỉ số công thức máu. Rối loạn khả năng chuyển hóa và tiếp nhận dinh dưỡng. Rối loạn chức năng hệ thần kinh. Rối loạn tiêu hóa. Rối loạn chức năng cơ quan nội tạng như gan, thận, gan mật. Rối loạn ở biểu bì và da. 5. Tương tác với thuốc Gliritdhg 500mg/5mg Thuốc Gliritdhg 500mg/5mg chống chỉ định sử dụng cùng một số loại thuốc như Miconazole, Danazol, Corticosteroids... Những loại thuốc chống chỉ định sẽ được bác sĩ lưu ý đồng thời bạn cũng có thể hỏi thêm dược sĩ nếu cần. Để dễ dàng phát hiện nguy cơ tương tác thuốc Gliritdhg 500mg/5mg hãy luôn nhớ mang theo hồ sơ bệnh án để bác sĩ nắm bắt cụ thể tình hình sức khỏe cũng những đơn thuốc sử dụng.Với các thực phẩm chức năng hay thuốc không kê đơn bạn vẫn nên báo lại cho bác sĩ để kịp thời phát hiện. Thêm vào đó đồ uống có cồn hay chất kích thích cần bỏ trước khi dùng thuốc, vì chúng có thể gián tiếp tương tác gây nguy hiểm cho sức khỏe.Trên đây là một số thông tin chia sẻ về thuốc Gliritdhg 500mg/5mg cho bạn đọc tham khảo. Nếu đang sử dụng thuốc hãy lưu ý kiểm tra sức khỏe định kỳ để tránh nguy hiểm cho sức khỏe.;;;;;Thuốc Tanalocet có thành phần chính là Levocetirizin hydroclorid 5mg cùng với các hoạt chất khác giúp điều trị các bệnh dị ứng. Vậy Tanalocet 5mg có công dụng như thế nào. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin về tác dụng và lưu ý khi sử dụng của thuốc này. 1. Công dụng thuốc Tanalocet 5mg Mỗi loại thuốc đều có những công dụng chính để điều trị các bệnh lý khác nhau. Thuốc Tanalocet cũng vậy, thuốc có tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh về dị ứng như: viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mạn tính, hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, mắt đỏ, mày đay mạn tính...Thuốc Tanalocet 5mg có thể có một số tác dụng khác không được liệt kê trên nhãn đã được phê duyệt bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.Mặt khác, thuốc Tanalocet không được kê đơn trong các trường hợp sau:Người bệnh dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc Tanalocet. Bệnh nhân suy thận nặng có Cl. Cr < 10 m. L/phút. 2. Liều dùng và cách dùng thuốc Tanalocet 2.1. Liều dùng. Người lớn & trẻ > 6 tuổi: 5 mg/ngày.Bệnh nhân suy thận có: + Cl. Cr 30 - 49 m. L/phút: 5 mg/ngày, 2 ngày dùng 1 lần. + Cl. Cr < 30 m. L/phút: 5 mg/ngày, 3 ngày dùng 1 lần. Không cần chỉnh liều khi chỉ bị suy gan.2.2. Cách dùng. Mỗi loại thuốc được bào chế dưới các dạng khác nhau, từ đó quyết định đến cách dùng của thuốc. Các đường dùng thuốc thông thường phân theo dạng thuốc là: thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc dùng ngoài và thuốc đặt. Trong đó, thuốc Tanalocet được bào chế dưới dạng viên nén và được khuyến cáo uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc bẻ đôi khi chưa được bác sĩ cho phép. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định. 3. Tác dụng phụ của Tanalocet 5mg Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: Khô miệng, đau đầu, mệt, ngủ gà, suy nhược, viêm họng, đau bụng, nhức nửa đầu...Trên đây không phải danh sách các tác dụng phụ của thuốc Tanalocet 5mg. Do đó, trong quá trình sử dụng, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng bất thường nào cũng cần thông báo cho bác sĩ.Thực tế, trước khi kê đơn thuốc, bác sĩ luôn cân nhắc lợi ích và hiệu quả mà thuốc Tanalocet 5mg đem lại nhiều hơn nguy cơ mắc tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp khi dùng Tanalocet 5mg vẫn có thể xảy ra tác dụng không mong muốn. 4. Tương tác thuốc Tanalocet 5mg Tương tác thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc Tanalocet 5mg, hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng không mong muốn. Hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc khác mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc không kê đơn, vitamin, thuốc được kê theo đơn và các sản phẩm thảo dược. Khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ không nên tự ý bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào. Tanalocet 5mg có thể xảy ra tương tác với rượu, thuốc ức chế thần kinh TW. 5. Lưu ý khi sử dụng thuốc Tanalocet 5mg Thận trọng khi dùng thuốc cho: Người nghiện rượu, bệnh nhân có rối loạn di truyền về dung nạp nạp galactose, thiếu hụt lactase hoặc kém hấp thu glucose - galactose.Không dùng thuốc khi lái xe & vận hành máy, phụ nữ có thai & cho con bú, trẻ < 6 tuổi.Thuốc được sử dụng trong thời kỳ thai nghén có thể gây tác dụng xấu(sảy thai, quái thai, dị tật thai nhi...) đến bất cứ giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu. Chính vì vậy tốt nhất là không nên dùng thuốc đối với phụ nữ có thai. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định.Thuốc có thể truyền qua trẻ thông qua việc bú sữa mẹ. Tốt nhất là không nên hoặc hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Rất nhiều loại thuốc chưa xác định hết các tác động của thuốc trong thời kỳ này bà mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
question_153
Công dụng thuốc Cefpomax
doc_153
Thuốc Cefpomax được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Cefpodoxim. Thuốc được sử dụng trong điều trị một số bệnh viêm nhiễm gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Cefpodoxim. 1. Công dụng của thuốc Cefpomax 1 viên thuốc Cefpomax 200 có thành phần chính là 200mg Cefpodoxim (dưới dạng Cefpodoxim proxetil) và các tá dược khác. Cefpodoxim thuộc nhóm thuốc kháng sinh cephalosporin thế hệ 3. Tác dụng kháng khuẩn của Cefpodoxim thông qua sự ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn nhờ sự acyl hóa các enzyme transpeptidase gắn kết màng. Điều này ngăn chặn sự liên kết chéo của các chuỗi peptidoglycan cần thiết đối với độ mạnh và độ bền của thành tế bào vi khuẩn.Cefpodoxime proxetil có phổ kháng khuẩn rộng, có tác dụng chống lại các vi khuẩn gram âm và gram dương. Thuốc ổn định đối với beta - lactamase.Chỉ định sử dụng thuốc Cefpomax: Điều trị cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn mức độ từ nhẹ tới trung bình, do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây các bệnh sau:Đường hô hấp dưới:Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng, gây ra bởi S. pneumoniae hoặc H. influenzae (kể cả chủng sinh ra beta - lactamase);Đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mãn gây ra bởi S.pneumoniae, H.influenzae (chỉ gồm những chủng không sinh ra beta - lactamase) hoặc M. catarrhalis;Đường hô hấp trên:Viêm xoang hàm trên cấp tính do H.influenzae (kể cả các chủng sản sinh beta - lactamase), Streptococcus pneumoniae và Moraxella catarrhalis;Viêm tai giữa cấp tính do Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae (kể cả các chủng sinh ra beta - lactamase) hoặc Moraxella (Branhamella) catarrhalis;Viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes;Các bệnh lây truyền qua đường tình dục:Bệnh lậu cổ tử cung và niệu đạo không gây biến chứng, cấp tính do Neisseria gonorrhoeae (kể cả các chủng sản sinh penicillinase);Nhiễm Neisseria gonorrhoeae (kể cả các chủng sản sinh penicillinase) ở hậu môn - trực tràng phụ nữ không có biến chứng, cấp tính;Da và cấu trúc da: Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng do Staphylococcus aureus (kể cả các chủng sản sinh penicillinase) hoặc Streptococcus pyogenes;Đường niệu: Nhiễm khuẩn đường niệu không có biến chứng (viêm bàng quang) do Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli, Proteus mirabilis hoặc Staphylococcus saprophyticus.Chống chỉ định sử dụng thuốc Cefpomax:Người bệnh dị ứng với Cefpodoxime hoặc các kháng sinh nhóm cephalosporin khác.*Lưu ý:Chỉ thuốc penicillin dùng đường tiêm bắp là có hiệu quả trong dự phòng sốt thấp. Cefpodoxime Proxetil có hiệu quả trong điều trị tiêu trừ Streptococcus ở miệng - hầu. Chưa có số liệu xác minh hiệu quả của Cefpodoxime Proxetil trong dự phòng nguy cơ sốt thấp xảy ra sau đó;Chưa xác minh được hiệu quả của Cefpodoxime trong điều trị cho những bệnh nhân nam nhiễm N.gonorrhoeae ở trực tràng. Hiện chưa có số liệu về việc sử dụng Cefpodoxime Proxetil trong điều trị nhiễm khuẩn ở họng do N.gonorrhoeae;Trong các thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng phụ thuộc vào liều dùng thuốc. Liều điều trị có hiệu quả với nhiễm khuẩn da cao hơn so với liều dùng của các chỉ định khác;Nên thực hiện làm các xét nghiệm vi khuẩn thích hợp nhằm phân lập và xác định vi khuẩn gây bệnh, xác định tính nhạy cảm của chúng đối với Cefpodoxime. Có thể thực hiện điều trị trong khi chờ đợi kết quả các xét nghiệm này. Khi có kết quả, cần điều chỉnh liệu pháp kháng sinh cho phù hợp. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Cefpomax Cách dùng: Đường uống. Bệnh nhân nên uống thuốc cùng với thức ăn để tăng cường sự hấp thu của thuốc.Liều dùng:Với người từ 12 tuổi trở lên:Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng cấp tính: Dùng liều 400mg/200mg mỗi 12 giờ, điều trị trong 14 ngày;Đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn: Dùng liều 400mg/200mg mỗi 12 giờ, điều trị trong 10 ngày;Viêm xoang hàm trên cấp tính: Dùng liều 400mg/200mg mỗi 12 giờ, điều trị trong 10 ngày;Viêm họng, viêm amidan: Dùng liều 200mg/100mg mỗi 12 giờ, điều trị trong 5 - 10 ngày;Bệnh lậu không biến chứng (ở nam và nữ), bệnh nhiễm lậu cầu ở trực tràng (nữ): Dùng 1 liều duy nhất 200mg;Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da không biến chứng: Dùng liều 800mg/400mg mỗi 12 giờ, điều trị trong 7 - 14 ngày;Nhiễm khuẩn đường niệu không biến chứng: Dùng liều 200mg/100mg mỗi 12 giờ, điều trị trong 7 ngày;Với người bệnh rối loạn chức năng gan, thận:Bệnh nhân rối loạn chức năng thận: Ở người bệnh suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút) thì nên tăng khoảng cách giữa các liều dùng lên 24 giờ. Với bệnh nhân đang thẩm tách máu, khoảng cách giữa các liều dùng là 3 lần/tuần, uống thuốc sau khi thẩm tách;Bệnh nhân xơ gan: Dược động học của Cefpodoxime Proxetil ở người bệnh xơ gan (có hoặc không có cổ trướng) tương tự người khỏe mạnh. Do đó, không cần điều chỉnh liều dùng thuốc cho nhóm bệnh nhân này.Với trẻ em từ 2 tháng - dưới 12 tuổi:Viêm tai giữa cấp: Dùng liều 10mg/kg/ngày (tối đa 400mg/ngày), 5mg/kg mỗi 12 giờ (tối đa 200mg/liều), điều trị trong 5 ngày;Viêm hầu họng, viêm amidan: Dùng liều 10mg/kg/ngày (tối đa 200mg/ngày), 5mg/kg mỗi 12 giờ (tối đa 100mg/liều), điều trị trong 5 - 10 ngày;Viêm xoang hàm trên cấp: Dùng liều 10mg/kg/ngày (tối đa 400mg/ngày), 5mg/kg mỗi 12 giờ (tối đa 200mg/liều), điều trị trong 10 ngày.Quá liều: Hiện nay chưa có báo cáo về việc sử dụng quá liều Cefpodoxime proxetil. Triệu chứng khi dùng thuốc quá liều có thể bao gồm: Buồn nôn, ói mửa, đau thượng vị và tiêu chảy. Trong trường hợp có phản ứng nhiễm độc nặng do dùng thuốc quá liều, việc thẩm phân máu hoặc thẩm phân phúc mạc có thể giúp loại bỏ Cefpodoxime ra khỏi cơ thể, đặc biệt là khi chức năng thận bị suy giảm. 3. Tác dụng phụ của thuốc Cefpomax Phần lớn các tác dụng phụ của thuốc Cefpomax là ảnh hưởng trên dạ dày - ruột với bản chất nhẹ, thoáng qua. Các tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Cefpomax gồm: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, phân lỏng, đi ngoài nhiều lần, khó tiêu và đầy hơi. Người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ về các tác dụng phụ mà mình gặp phải khi sử dụng thuốc để được tư vấn về cách xử trí phù hợp nhất. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefpomax Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Cefpomax:Trước khi bắt đầu điều trị với Cefpodoxime proxetil, cần xác định xem người bệnh trước đó từng có phản ứng quá mẫn với Cefpodoxim, các cephalosporin khác, penicillin hoặc với các thuốc khác không;Với người bệnh đang bị giảm niệu tạm thời hoặc kéo dài do bệnh suy thận thì cần giảm tổng liều dùng hằng ngày của Cefpodoxim proxetil;Sử dụng kéo dài Cefpodoxim proxetil có thể làm tăng trưởng quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc. Vì vậy, cần liên tục đánh giá lại tình trạng sức khỏe của bệnh nhân;Thuốc Cefpodoxim proxetil chỉ được sử dụng trong điều trị nhiễm khuẩn. Không dùng thuốc này trong điều trị các trường hợp nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường). Khi kê đơn điều trị nhiễm khuẩn, cần thông báo cho bệnh nhân là kể cả khi triệu chứng đã thuyên giảm thì vẫn cần tiếp tục lịch dùng thuốc như chỉ định ban đầu;Hiện nay chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng thuốc Cefpodoxim proxetil ở phụ nữ mang thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc Cefpomax trong thai kỳ khi thực sự cần thiết;Do có khả năng gây những phản ứng nguy hiểm trên trẻ bú mẹ nên cần quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc Cefpodoxim proxetil ở phụ nữ đang nuôi con bú. 5. Tương tác thuốc Cefpomax Một số tương tác thuốc của Cefpomax gồm:Có tương tác thuốc giữa Cefpomax với các thuốc kháng acid (natri bicarbonat và nhôm hydroxit);Sự thải trừ Cefpodoxim qua thận bị ức chế bởi thuốc probenecid;Có tương tác thuốc giữa Cefpodoxim proxetil và các thuốc gây độc cho thận.Trong quá trình sử dụng thuốc Cefpomax, người bệnh nên tuân thủ đúng theo mọi hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý thay đổi cách dùng, liều dùng, thời gian dùng thuốc,... mà chưa được bác sĩ cho phép để tránh gặp phải các phản ứng bất lợi đối với sức khỏe.
doc_31844;;;;;doc_4686;;;;;doc_27313;;;;;doc_37483;;;;;doc_26172
Cefomaxe là thuốc kê đơn, thuộc nhóm kháng sinh điều trị các bệnh lý nhiễm trùng như: Nhiễm trùng máu, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm trùng ổ bụng, viêm màng tim và dự phòng nhiễm khuẩn sau cuộc phẫu thuật...Thuốc có thành phần chính là Cefotaxim, hàm lượng 1 gam, đóng gói 10 lọ, mỗi lọ chứa bột thuốc pha dung dịch tiêm. 1. Tác dụng của thuốc Cefomaxe Thuốc Cefomaxe là sản phẩm dược của Hàn Quốc từ công ty Korea Prime Pharma Co., dược chất kháng sinh chính là Cefotaxim, dưới dạng cefotaxim natri, hàm lượng 1gam. Thuốc có tác dụng điều trị bệnh lý nhiễm trùng nhờ hoạt tính của thành phần chính chứa trong thuốc. Dược chất cefuroxim là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3, phổ kháng khuẩn rộng.Vi khuẩn nhạy cảm với thuốc Cefomaxe là: Enterobacter, vi khuẩn Salmonella, E.coli, Serratia, Salmonella, vi khuẩn HI (Haemophilus influenzae), P. mirabilis, P.vulgaris Haemophilus spp...Nhóm các loại vi khuẩn kháng Cefotaxim bao gồm: Vi khuẩn Enterococcus, Staphylococcus kháng methicillin, Listeria, vi khuẩn Pseudomonas cepacia, vi khuẩn Xanthomonas hydrophila,...Thuốc được hấp thu nhanh sau khi được dùng đường tiêm. Sự phân bố thuốc: Sau tiêm, khoảng 40% lượng thuốc được gắn vào Protein trong huyết tương, phân bố rộng khắp những mô và các dịch cơ thể. Nồng độ xuất hiện thuốc trong dịch não tuỷ đạt mức có hiệu quả điều trị, nhất là khi người bệnh bị viêm màng não.Thuốc Cefomaxe đi qua nhau thai và thấy có trong sữa mẹ. Quá trình chuyển hoá: Tại gan, thuốc được chuyển hoá một phần thành chất Desacetyl cefotaxime và những chất chuyển hoá không hoạt tính khác. Thuốc thải trừ chủ yếu qua tế bào thận, khoảng 40 - 60% dạng thuốc không biến đổi được tìm thấy có trong nước tiểu. Chất Probenecid làm chậm quá trình đào thải, nồng độ của Cefotaxime và chất Desacetyl cefotaxime trong máu cao hơn và kéo dài hơn. Cefotaxime và chất Desacetyl cefotaxime cũng có ở mật và phân với nồng độ chất tương đối cao. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Cefomaxe 2.1. Chỉ định. Thuốc Cefomaxe được chỉ định dùng trong các bệnh lý sau:Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng xương khớp, bệnh lý viêm màng tim do cầu khuẩn Gram dương và vi khuẩn Gram âm, bệnh lý viêm màng não.Nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn mô mềm, bệnh lý nhiễm khuẩn vùng ổ bụng bao gồm các áp xe trên da, mụn nhọt, viêm phúc mạc và viêm nhiễm đường mật...Các nhiễm khuẩn trong phụ khoa và sản khoa, bệnh lý đường tiết niệu, bệnh lỵ trực khuẩn, bệnh lậu như viêm phần phụ, viêm cổ tử cung, viêm đài bể thận và viêm bàng quang...Các nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm tiểu phế quản, viêm phổi và, áp xe phổi...Dự phòng nhiễm khuẩn sau khi người bệnh có phẫu thuật ngoại khoa.2.2. Chống chỉ định. Không dùng thuốc Cefomaxe trong các trường hợp:Người bệnh quá mẫn, dị ứng với dược chất Cefuroxim, các Cephalosporin khác hoặc tá phụ dược trong thuốc.Người phụ nữ có thai và người cho con bú không dùng thuốc Cefomaxe. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Cefomaxe Cách dùng: Thuốc Cefomaxe được dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm. Khi tiêm thuốc Cefomaxe, chú ý nên tiêm thuốc chậm.Liều dùng: Thuốc Cefomaxe được dùng theo chỉ định liều lượng từ bác sĩ, hoặc sử dụng liều tham khảo theo khuyến cáo sau:Người lớn:Nhiễm khuẩn mà không kèm theo biến chứng: Liều lượng 1 gam mỗi 12 giờ.Nhiễm khuẩn nặng, viêm màng não: Liều lượng 2g mỗi 6 - 8 giờ.Lậu không biến chứng: Liều thuốc duy nhất 1 gam, tiêm bắp.Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật: Liều dùng 1 gam, tiêm 30 phút trước thời gian mổ.Trẻ em:Trẻ từ 2 tháng đến 12 tuổi: Dùng tổng liều thuốc trong ngày theo công thức 50mg - 150mg/ kg, chia làm 3 lần hoặc 4 lần.Trẻ sơ sinh trên 7 ngày tuổi: Tổng liều thuốc trong ngày 75 - 150mg/ kg, chia đều làm 3 lần, tiêm tĩnh mạch.Trẻ sinh non và trẻ sơ sinh dưới 7 ngày tuổi: Liều dùng trong ngày 50 mg/kg, chia làm 2 lần, tiêm tĩnh mạch.Người bị suy thận có chỉ số Cl. Cr < 10m. L: liều dùng cần giảm nửa liều. 4. Những tác dụng không mong muốn Người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Cefomaxe bao gồm:Phản ứng quá mẫn, toàn thân sốt và người mệt.Dấu hiệu bệnh đường tiêu hoá như buồn nôn hoặc nôn. đau bụng, đi tiêu chảy và viêm đại tràng giả mạc.Thay đổi các chỉ số huyết học, tăng bạch cầu ái toan.Toàn thân đau nhức đầu, ảo giác, hoa mắt và loạn nhịp tim.Trong quá trình sử dụng thuốc Cefomaxe, nếu người bệnh gặp bất cứ các tác dụng phụ kể trên đây hoặc có dấu hiệu bất thường thì hãy trao đổi lại với bác sĩ. 5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Cefomaxe Những lưu ý người bệnh cần nhớ khi dùng thuốc bao gồm:Cefomaxe có thể tương tác với các thuốc chứa Probenecid, Fosfomycin và Azlocillin. Người bệnh cần thông báo các thuốc mình đang sử dụng cho bác sĩ để được tư vấn dùng Cefomaxe hiệu quả.Người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với Cefotaxim hoặc các Penicillin cần thông báo lại cho nhân viên y tế phụ trách điều trị.Người bệnh bị suy thận khi dùng thuốc cần có theo dõi từ bác sĩ điều trị.Thuốc Cefomaxe chống chỉ định dùng cho phụ nữ mang thai và người đang nuôi con bú do dược động học thải trừ và phân bố của thuốc ảnh hưởng xấu đến thai nhi và trẻ sơ sinh.Trên đây là thông tin về thuốc Cefomaxe. Thuốc kháng sinh hiệu quả trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn dùng khi có chỉ định từ bác sĩ, người bệnh không nên tự ý sử dụng. Để dùng thuốc an toàn, hạn chế tối đa các tác dụng ngoài ý muốn, người bệnh nên tuân thủ chỉ định, hướng dẫn từ cán bộ y tế. Nếu đọc còn bất cứ câu hỏi nào thắc mắc về thuốc Cefomaxe, hãy liên lạc với bác sĩ, các dược sĩ để được trả lời, tư vấn.;;;;;Cefpomed có thành phần chính là Cefpodoxime proxetil, một kháng sinh cephalosporin thế hệ thứ 3. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn và khiến vi khuẩn bị ly giải. Bài viết sẽ cung cấp một số thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng Cefpomed. Cefpomed có thành phần chính là Cefpodoxime proxetil (ester của cefpodoxim), một kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ 3. Cơ chế tác dụng của thuốc là do ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn bằng cách liên kết với một hoặc nhiều protein liên kết penicillin (PBP), do đó ức chế quá trình tổng hợp peptidoglycan trong thành tế bào vi khuẩn, ức chế sinh tổng hợp thành tế bào. Do vậy vi khuẩn sẽ bị ly giải do hoạt động liên tục của các enzym tự phân giải thành tế bào.Nhìn chung, Cefpodoxim có hoạt lực đối với cầu khuẩn gram dương như phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae); liên cầu khuẩn (Streptococcus) nhóm A, B, C, G và tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus, S. epidermidis có/không tiết beta - lactamase. Tuy nhiên, thuốc Cefpodoxim không có tác dụng chống các tụ cầu vàng kháng methicilin (MRSA). Thuốc Cefpodoxim cũng có hiệu lực đối với các cầu khuẩn và trực khuẩn gram âm. Thuốc có hoạt tính chống các vi khuẩn gram âm thường gây bệnh như E. coli, Klebsiella, Proteus mirabilis và Citrobacter.Cefpodoxim proxetil ít có tác động kháng khuẩn khi chưa thủy phân thành cefpodoxim. Cefpodoxim proxetil sau khi uống được hấp thụ qua đường tiêu hóa và được phân hủy bởi các esterase thành chất chuyển hóa cefpodoxim có hoạt tính. Sinh khả dụng của Cefpodoxim khoảng 50% và tăng lên khi dùng cùng với thức ăn. Thời gian bán thải của Cefpodoxim là 2,1 - 2,8 giờ đối với người bệnh có chức năng thận bình thường, tăng lên đến 3,5 - 9,8 giờ ở người bị suy giảm chức năng thận. Khoảng 40% thuốc liên kết với protein huyết tương. Thuốc được thải trừ dưới dạng không đổi qua thận. 2. Công dụng thuốc Cefpomed Cefpomed-200 được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình ở đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi cấp tính mắc phải cộng đồng do các chủng Streptococcus pneumoniae hoặc Haemophilus influenzae nhạy cảm (kể cả các chủng sinh ra beta - lactamase); đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn do các chủng S. pneumoniae nhạy cảm và H. influenzae hoặc Moraxella catarrhalis, không sinh ra beta - lactamase.Điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa ở đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes nhạy cảm.Cefpodomed cũng có vai trò trong điều trị bệnh viêm tai giữa cấp do các chủng nhạy cảm S. pneumoniae, H. influenzae (kể cả các chủng sinh ra beta - lactamase) hoặc B. catarrhalis.Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu nhẹ và vừa, chưa có biến chứng (viêm bàng quang). Một liều duy nhất 200 mg được dùng để điều trị bệnh lậu cấp, chưa biến chứng.Cefpomed-200 còn được dùng để điều trị nhiễm khuẩn da và các tổ chức da nhẹ đến vừa chưa biến chứng do Staphylococcus aureus có/không tạo ra penicilinase và các chủng nhạy cảm của Streptococcus pyogenes. 3. Liều dùng Cefpomed Người lớn:Nhiễm khuẩn hô hấp trên, gồm cả viêm amidan và viêm họng: 100 mg mỗi 12 giờ, dùng trong 10 ngày.Viêm phổi cộng đồng cấp tính: uống 200 mg mỗi 12 giờ trong 14 ngày.Nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng: dùng liều duy nhất 200 mg.Nhiễm khuẩn tiết niệu chưa có biến chứng: uống 100 mg mỗi 12 giờ trong 7 ngày.Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: dùng 400 mg mỗi 12 giờ trong 7 - 14 ngày.Trẻ em:Viêm tai giữa cấp tính: dùng liều 10 mg/kg/ngày (tối đa 400mg/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày.Viêm họng và viêm amidan: liều 10 mg/kg/ngày (tối đa 200 mg/ngày chia làm 2 lần) trong 10 ngày. Tần suất > 10%:Da liễu: Hăm tã;Tiêu hóa: Tiêu chảy (trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi).Tần suất 1 đến 10%:Hệ thần kinh trung ương: Nhức đầu;Da liễu: Phát ban da;Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, nôn;Hệ sinh dục: Nhiễm trùng âm đạo.Tần suất <1%:Sốc phản vệ, đau ngực, ho, giảm cảm giác thèm ăn, chóng mặt, khó tiêu, chảy máu cam, ngứa mắt, sốt, đầy hơi, đỏ bừng, nhiễm nấm da, hạ huyết áp, mất ngủ, viêm đại tràng màng giả, ù tai, nhiễm nấm Candida âm hộ, suy nhược 5. Chống chỉ định của Cefpomed Chống chỉ định dùng Cefpomed cho những bệnh nhân bị dị ứng với các Cephalosporin và bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin. 6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Cefpomed-200 Trước khi bắt đầu điều trị bằng Cefpodoxim, phải hỏi kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với các kháng sinh Cephalosporin, Penicillin hoặc thuốc khác.Cần sử dụng thận trọng Cefpomed ở bệnh nhân mẫn cảm với Penicilin, suy giảm chức năng thận.Thời kỳ mang thai: Hiện nay chưa có tài liệu nào nói đến việc sử dụng Cefpodoxim trong thời gian mang thai. Tuy vậy các Cephalosporin thường được coi như an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai.Thời kỳ cho con bú: Cefpodoxime được bài viết trong sữa mẹ. Do khả năng xảy ra các phản ứng có hại nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ, nhà sản xuất khuyến cáo nên quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, phụ thuộc vào tầm quan trọng của việc điều trị cho người mẹ. Nhìn chung, thuốc kháng sinh có trong sữa mẹ có thể gây ra sự thay đổi hệ vi khuẩn đường ruột không liên quan đến liều lượng, tác dụng trực tiếp đến cơ thể trẻ và kết quả nuôi cấy vi khuẩn nếu phải làm kháng sinh đồ khi nghi ngờ nhiễm khuẩn.Thuốc Cefpomed có thể gây tương tác khi sử dụng đồng thời với một số thuốc khác. Do vậy, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng và vitamine đang sử dụng để bác sĩ cân nhắc thay thế thuốc khi cần thiết.Trên đây là một số thông tin về công dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng thuốc Cefpomed. Bệnh nhân lưu ý không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.;;;;;Nhiễm trùng là một bệnh lý phổ biến do vi khuẩn gây ra, khi có sự nhiễm khuẩn thì cần được điều trị bằng kháng sinh. Trong đó, Cefpova là một loại kháng sinh phổ tác dụng rộng, thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3 và được dùng trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn. Thuốc Cefpova có thành phần chính là Cefpodoxime 200mg, dạng bào chế là viên nang cứng.Cefpodoxim là một kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, rất bền vững trước sự tấn công của các men beta - lactamase do các khuẩn Gram âm và Gram dương tạo ra, nên mở rộng được phổ kháng khuẩn trên nhiều loại vi khuẩn khác nhau.Tác dụng kháng khuẩn của kháng sinh Cefpodoxime có được là thông qua ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn, nhờ tác động acyl hóa các enzyme transpeptidase gắn kết màng, ngăn ngừa sự liên kết chéo của các chuỗi peptidoglycan cần thiết giúp cho vách của tế bào vi khuẩn duy trì được độ mạnh và độ bền nhất định. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Cefpova Cefpova được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình gồm:Nhiễm khuẩn ở đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng do các chủng Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae nhạy cảm (kể cả chủng sinh ra beta - lactamase); đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn do các chủng vi khuẩn. Bue S. pneumoniae nhạy cảm và do H. influenzae hoặc Moraxella, catarrhalis, không sinh ra beta - lactamase.Ðể điều trị các ở đường hô hấp trên như viêm họng, viêm amidan do Streptococcus pyogenes nhạy cảm,Cefpodoxim cũng được dùng trong điều trị viêm tai giữa cấp tính do các chủng nhạy cảm S. pneumoniae, H. influenzae hoặc B. catarrhalis.Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ và vừa, chưa có biến chứng như viêm bàng quang, viêm niệu đạo do các chủng nhạy cảm E. coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis, Staphylococcus saprophyticus.Được dùng để điều trị bệnh lậu cấp chưa biến chứng ở nội mạc cổ tử cung hoặc hậu môn - trực tràng do các chủng có hoặc không tạo penicilinase của Neisseria gonorrhoeae.Cefpodoxim cũng được dùng để điều trị nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa chưa có biến chứng ở da và các tổ chức da do vi khuẩn Staphylococcus aureus, chủng nhạy cảm của Streptococcus pyogenes gây ra.Chống chỉ định:Không dùng thuốc Cefpova cho những người bệnh bị dị ứng với các Cephalosporin, thành phần có trong thuốc;Chống chỉ định ở người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin. 3. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Cefpova Cách dùng:Thuốc Cefpova được dùng bằng đường uống, bạn nên uống cùng một thời điểm và khoảng cách mỗi liều đều nhau để tăng tác dụng.Liều dùng:Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi:Ðể điều trị đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn, viêm phổi cấp tính mắc phải tại cộng đồng: Liều thường dùng của cefpodoxim là 200mg/ lần, cứ 12 giờ một lần, trong vòng 10-14 ngày tương ứng.Ðối với viêm họng, viêm amidan thể nhẹ đến vừa hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ hoặc vừa chưa có biến chứng: Dùng liều cefpodoxim là 100mg mỗi 12 giờ, trong vòng 5 - 10 ngày hoặc 7 ngày tương ứng.Ðối với các nhiễm khuẩn da và các tổ chức chưa biến chứng: Dùng liều thường dùng là 400mg mỗi 12 giờ, trong 7 - 14 ngày.Ðể điều trị bệnh lậu niệu đạo chưa biến chứng ở cả nam, nữ và các bệnh lậu hậu môn - trực tràng, lậu nội mạc cổ tử cung ở phụ nữ: Dùng thuốc này 1 liều duy nhất 200mg cefpodoxim, tiếp theo điều trị bằng doxycyclin uống để đề phòng trong trường hợp có cả nhiễm Chlamydia.Trẻ em:Ðể điều trị viêm tai giữa cấp ở trẻ em 6 tháng đến 12 năm tuổi, dùng với liều 5mg/ kg (tối đa 200mg) Cefpodoxim mỗi 12 giờ hoặc dùng 10mg/ kg (tối đa 400mg) ngày một lần, trong vòng 10 ngày.Ðể điều trị viêm phế quản, viêm amidan ở trẻ em 6 tháng đến 12 tuổi, liều thường dùng là 5mg/ kg (tối đa 100mg) mỗi 12 giờ, trong vòng 5 - 10 ngày.Ðể điều trị các trường hợp bệnh nhiễm khuẩn khác cho trẻ dưới 15 ngày tuổi: Không nên dùng;Trẻ từ 15 ngày đến 6 tháng: Liều dùng là 8mg/ kg/ ngày, chia 2 lần;Liều cho người suy thận: Phải giảm liều dùng thuốc tùy theo mức độ suy thận như sau:Ðối với người bệnh có độ thanh thải creatinin ít hơn 30 ml/ phút, không thẩm tách máu, dùng với liều bình thường nhưng khoảng cách cứ 24 giờ một lần.Người bệnh đang thẩm tách máu, uống với liều thường dùng 3 lần/tuần. 4. Tác dụng phụ của thuốc Cefpova Tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi dùng thuốc Cefpova bao gồm:Đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn và nôn;Phát ban trên da nhẹ, phát ban da nặng, ngứa, nổi mày đay, khó thở hoặc khó nuốt, thở khò khè;Chảy máu bất thường hoặc bầm tím;Viêm họng, đau miệng hoặc loét họng, nhiễm trùng âm đạo do các loại vi khuẩn không nhạy cảm hay nấm.Cefpodoxime cũng có thể làm phát triển quá mức vi khuẩn Clostridium difficile gây tiêu chảy từ nhẹ đến viêm đại tràng.Khi gặp phải những tác dụng phụ của thuốc bạn nên báo lại với bác sĩ. 5. Thận trọng khi dùng thuốc Cefpova Trước khi bắt đầu điều trị bằng Cefpodoxim, người bệnh cần được thông tin kỹ về tiền sử dị ứng với cephalosporin, penicillin hoặc thuốc khác. Khi dùng cần hết sức thận trọng đối với những người mẫn cảm với penicilin, thiểu năng thận.Bạn cần phải nghĩ đến viêm đại tràng màng giả khi bị tiêu chảy kéo dài hay tiêu chảy nặng sau uống Cefpova.Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa rõ nguyên nhân có nhiễm khuẩn, không tự ý thay đổi liều dùng, cách dùng, không ngưng sử dụng khi chưa được bác sĩ đồng ý.Thận trọng khi dùng ở trẻ em và người cao tuổi: Đối tượng này dễ gặp phải các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc.Đối với phụ nữ mang thai: Nghiên cứu tiến hành trên nhiều loại vật thì không cho thấy bất kỳ biểu hiện gây quái thai hoặc gây độc cho thai; có thể chỉ định dùng thuốc Cefpodoxime cho phụ nữ có thai, nhưng chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết.Phụ nữ cho con bú: Do cho thấy phản ứng nặng và có thể nguy hiểm cho trẻ bú mẹ, nên cần thận trọng quyết định giữa việc nên ngừng cho con bú hay dừng uống thuốc.Tương tác với các thuốc khác: Sự hấp thu Cefpodoxime bị giảm khi dùng cùng chất chống tiết axit dịch vị, vì vậy tránh dùng Cefpodoxime cùng với chất chống tiết axit dịch vị; nên tránh dùng đồng thời với các thuốc đã biết gây độc cho thận;Bảo quản: Giữ thuốc Cefpova trong hộp kín, để ngoài tầm với của trẻ em. Bảo quản thuốc viên ở nhiệt độ phòng, những nơi khô ráo, tránh nguồn nhiệt và tránh ánh sáng trực tiếp. Không được làm đông lạnh thuốc. Để thuốc xa tầm với của trẻ em.Hy vọng, với những thông tin trên bạn đã biết thuốc Cefpova công dụng gì và các lưu ý khi dùng thuốc. Lưu ý, Cefpova là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà vì có thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Thuốc Ceforipin 100 chứa hoạt chất chính là cefpodoxim, thuộc nhóm thuốc kháng sinh. Cùng tìm hiểu xem thuốc Ceforipin 100mg có tác dụng gì trong bài viết dưới đây. Cefpodoxim trong thuốc Ceforipin 100 dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới từ nhẹ đến trung bình, kể cả viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng do Streptococcus pneumoniae hoặc Haemophilus influenzae nhạy cảm (kể cả các chủng sinh ra beta - lactamase), đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn do S. pneumoniae nhạy cảm và do H. influenzae hoặc Moraxella catarrhalis, không sinh ra beta - lactamase.Ðể điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa ở đường hô hấp trên (ví dụ như đau họng, viêm amidan) do Streptococcus pyogenes nhạy cảm, cefpodoxim không phải lựa chọn đầu tay, mà là thuốc thay thế cho thuốc điều trị chủ yếu (penicilin).Điều trị bệnh viêm tai giữa cấp do các chủng nhạy cảm S. pneumoniae, H. influenzae (kể cả các chủng sinh ra beta - lactamase) và B. catarrhalis.Cefpodoxim được dùng điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhẹ và vừa, chưa có biến chứng (viêm bàng quang) do các chủng nhạy cảm E. coli, Proteus mirabilis, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus saprophyticus.Điều trị bệnh lậu cấp, chưa biến chứng do Neisseria gonorrhoea gây ra.Điều trị nhiễm khuẩn chưa biến chứng ở da và các tổ chức da do Staphylococcus aureus và các chủng nhạy cảm của Streptococcus pyogenes gây ra.Thuốc Ceforipin 100 chống chỉ định với các đối tượng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân dị ứng với các cephalosporin và người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin cũng không được kê đơn thuốc. 2. Cách dùng thuốc Ceforipin 100 Ceforipin 100 được dùng bằng đường uống cùng với thức ăn để hạn chế kích ứng đường tiêu hóa. Liều dùng tham khảo của thuốc đối với người lớn và trẻ em trên 13 tuổi:Đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phổi cấp tính thể nhẹ đến vừa mắc phải của cộng đồng, liều thường dùng: 200mg/lần, uống cách 12 giờ, dùng trong 10 hoặc 14 ngày.Viêm họng và/hoặc viêm amidan thể nhẹ đến vừa hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ hoặc vừa chưa biến chứng: 100 mg mỗi 12 giờ, dùng liên tục trong 5 – 10 ngày hoặc 7 ngày. Nhiễm khuẩn da và các tổ chức da thể nhẹ và vừa chưa biến chứng, liều thường dùng: 400 mg mỗi 12 giờ, dùng trong 7 – 14 ngàyĐiều trị bệnh lậu niệu đạo chưa biến chứng: dùng 1 liều duy nhất 200 mg.Liều đối với bệnh nhân suy thận: Phải giảm liều tùy theo mức độ suy thận. 3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Ceforipin 100 Thường gặp: Buồn nôn, nôn, đau bụng, ỉa chảy, đau đầu, nổi mày đay, ngứa, phát ban.Ít gặp: Phản ứng như bệnh huyết thanh với phát ban, sốt và đau khớp và phản ứng phản vệ, ban đỏ đa dạng, rối loạn enzym gan, viêm gan và vàng da ứ mật tạm thời .Hiếm gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn về máu, tăng hoạt động thần kinh trung ương, viêm thận kẽ có hồi phục, kích động, khó ngủ, lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt. 4. Thận trọng khi dùng thuốc Ceforipin 100 Trước khi bắt đầu điều trị Ceforipin 100, cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng của bệnh nhân với cephalosporin, penicillin hoặc thuốc khác.Thận trọng khi dùng thuốc Ceforipin 100 cho những người mẫn cảm với penicillin, thiểu năng thận, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.Tác động của thuốc trên người lái xe và vận hành máy móc: Có thể xảy ra chóng mặt, thận trọng khi dùng cho đối tượng này. Thời kỳ mang thai: Sử dụng thận trọng vì chưa có tài liệu nào nói đến việc dùng cefpodoxim trong thai kỳ. Do đó, hãy cân nhắc kỹ càng lợi ích và nguy cơ của việc sử dụng Ceforipin 100 cho phụ nữ mang thai.Thời kỳ cho con bú: Cefpodoxim được bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp.;;;;;Thuốc Eplancef thường được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình do vi khuẩn nhạy cảm gây ra. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn đọc thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Eplancef. 1. Công dụng thuốc Eplancef Thuốc Eplancef có hoạt chất chính là Cefpodoxim, được bào chế dưới dạng viên nang cứng với hàm lượng 100mg.Cefpodoxim là kháng sinh Cephalosporin thế hệ 3, thuốc có hoạt lực đối với cầu khuẩn Gram dương như phế cầu khuẩn (Streptococcus pneumoniae); liên cầu khuẩn (Streptococcus) nhóm A, B, C, G; tụ cầu khuẩn Staphylococcus aureus; S. epidernidis có hay không tạo ra beta-lactamase. Tuy nhiên Cefpodoxim không có tác dụng trên chủng tụ cầu kháng methicilin.Cefpodoxim có tác dụng đối với cầu khuẩn Gram âm, trực khuẩn Gram dương và Gram âm. Thuốc có hoạt tính chống vi khuẩn Gram âm gây bệnh quan trọng như E. coli, Proteus mirabilis, Klebsiella và Citrobacter.Cefpodoxim ít tác dụng trên Enterobacter, Proteus vulgaris, Clostridium perfringens, Serratia marcesens. Các vi khuẩn này đôi khi kháng Cefpodoxim hoàn toàn.Các tụ cầu vàng kháng Methicillin, Enterococcus, Staphylococcus saprophyticus, Pseudomonas, Pseudomonas aeruginosa, Clostridium difficile, Listeria, Bacteroides fragilis, Micoplasma pneumoniae, Chlamydia và Legionella pneumophili thường kháng hoàn toàn Cephalosporin. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Eplancef 100 Thuốc Eplancef được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn từ nhẹ đến trung bình do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra:Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới.Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.Viêm tai giữa.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa có biến chứng, mức độ nhẹ và vừa.Bệnh lậu cấp chưa biến chứng ở nội mạc cổ tử cung. Bệnh lậu ở niệu đạo.Nhiễm khuẩn da và mô mềm mức độ nhẹ và vừa.Chống chỉ định sử dụng Eplancef cho các trường hợp sau:Bệnh nhân có tiền sử dị ứng, phản ứng quá mẫn với Cefpodoxim hoặc các Cephalosporin khác hay bất cứ thành phần nào của thuốc.Không dùng thuốc Eplancef cho những bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa porphyrin. 3. Cách dùng thuốc Eplancef 3.1. Liều dùng thuốc Eplancef. Thuốc Eplancef được dùng theo đường uống. Dùng thuốc Eplancef dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị.Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:Điều trị đợt cấp của viêm phế quản mãn hoặc viêm phổi cộng đồng cấp tính thể nhẹ đến vừa: liều thường dùng là 200mg/lần, mỗi 12 giờ 1 lần, điều trị trong khoảng 10 - 14 ngày.Viêm họng, viêm amidan thể nhẹ đến vừa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ hoặc vừa chưa biến chứng: liều thường dùng 100mg/ lần, mỗi 12 giờ 1 lần, trong 5 - 10 ngày hoặc 7 ngày.Nhiễm khuẩn da và tổ chức da thể nhẹ đến vừa chưa biến chứng: Liều thường dùng là 400mg/ lần, mỗi 12 giờ 1 lần, trong 7 - l4 ngày.Bệnh lậu niệu đạo chưa biến chứng ở nam, nữ; bệnh lậu hậu môn-trực tràng và nội mạc tử cung ở nữ: Liều duy nhất 200mg/ lần. Sau đó điều trị bằng Doxycyclin uống để dự phòng có cả nhiễm Chlamydia.Bệnh nhân suy thận:Bệnh nhân có độ thanh thải Creatinin < 30ml/ phút và không thẩm tách máu: Dùng liều thông thường cách nhau 24 giờ;Đối với bệnh nhân đang thẩm tách máu: Liều thường dùng với 3 lần/ tuần.Trẻ em dưới 12 tuổi:Trẻ dưới l5 ngày tuổi: Không nên dùng thuốc Eplancef;Viêm tai giữa cấp tính: 10mg/ kg/ ngày (tối đa 400mg/ ngày, chia thành 2 lần) dùng trong 10 ngày;Viêm họng và amidan: 10mg/ kg/ ngày (tối đa 200mg/ ngày chia thành 2 lần) dùng trong 10 ngày.3.2. Quá liều thuốc Eplancef và xử trí. Nghiên cứu độc tính của Cefpodoxim trên loài gặm nhấm cho thấy sử dụng liều trên 5g/ kg không thấy xảy ra tác dụng phụ nào. Hiện nay chưa có báo cáo quá liều thuốc Cefpodoxim trên người.Trong trường hợp quá liều thuốc Eplancef xảy ra, bệnh nhân có thể được hỗ trợ bằng phương pháp thẩm tách máu hoặc thẩm tách màng bụng để loại bỏ Cefpodoxim ra khỏi cơ thể, đặc biệt thận trọng ở bệnh nhân suy thận. 4. Tác dụng không mong muốc khi sử dụng thuốc Eplancef 100 Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc Eplancef:Thường gặp: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, phát ban, nổi mề đay, ngứa.Ít gặp: Phản ứng dị ứng như sốt, đau khớp, phản ứng phản vệ; ban đỏ đa dạng; rối loạn men gan, vàng da ứ mật tạm thời, viêm gan.Hiếm gặp: Rối loạn về máu, tăng bạch cầu ưa eosin, viêm thận kẽ có hồi phục; kích động, khó ngủ, lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt, hoa mắt.Ngừng sử dụng thuốc Eplancef khi gặp các tác dụng không mong muốn và tham khảo ý kiến bác sĩ để được xử trí kịp thời. 5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Eplancef Trước khi sử dụng thuốc Eplancef, cần hỏi kỹ tiền sử dị ứng, sốc phản vệ của bệnh nhân với Cephalosporin, Penicilin hoặc các thuốc khác.Thận trọng khi sử dụng thuốc Eplancef ở bệnh nhân mẫn cảm với Penicillin, suy giảm chức năng thận.Phụ nữ mang thai: Nhóm thuốc Cephalosporin thường được xem như an toàn khi sử dụng ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu đầy đủ tính an toàn của Cefpodoxim trên phụ nữ mang thai, chỉ sử dụng thuốc Eplancef ở đối tượng này khi thật cần thiết.Phụ nữ đang cho con bú: Cefpodoxim có thể bài tiết vào sữa mẹ với lượng nhỏ. Thuốc tuy không gây hại nghiêm trọng cho trẻ bú mẹ nhưng cần có thể xảy ra rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, tác dụng trực tiếp đến trẻ. Sử dụng Eplancef ở phụ nữ đang cho con bú sau khi cân nhắc kỹ giữa lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra. 6. Tương tác thuốc Thuốc chống acid bao gồm Antacid, kháng H2 làm giảm khả năng hấp thu của Cefpodoxim, vì vậy không dùng Eplancef kết hợp với các thuốc này.Probenecid: Làm tăng nồng độ Cefpodoxim trong huyết tương.Bài viết đã cung cấp thông tin Eplancef là thuốc gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Eplancef theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
question_154
Loạn thị có tăng độ không?
doc_154
Cách kiểm soát tăng độ loạn thị Loạn thị có tăng độ không là một băn khoăn lớn với những người đang mắc tật khúc xạ này. Trên thực tế, một số tật khúc xạ khác đã khiến mắt bị tăng độ theo thời gian như cận thị và viễn thị. Khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và tệ hơn, đe dọa không ít đến khả năng thị lực của người bệnh trong tương lai. Vậy loạn thị có tăng độ không, đeo kính có làm tăng độ loạn thị,… Bạn hãy theo dõi thông tin được phân tích ở bài viết dưới nhé! 1. Tìm hiểu về loạn thị Loạn thị là một bệnh lý về mắt liên quan đến tật khúc xạ. Ở mắt người bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở đúng một điểm trên võng mạc. Tuy nhiên, ở mắt của người loạn thị các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm khác nhau trên võng mạc. Có thể là trước hoặc sau võng mạc khi kết hợp với các bệnh về mắt khác như cận thị và viễn thị. Loạn thị khiến mắt không thể nhìn rõ, bị mờ nhòe ở mọi khoảng cách. Tình trạng này xảy ra là do hình dạng của giác mạc bị biến dạng. Khiến khả năng tập trung ánh sáng trên giác mạc bị giảm. Nguyên nhân phổ biến sinh ra loạn thị là: – Do di truyền, bẩm sinh. Khi mới sinh ra đã có bất thường ở giác mạc, thủy tinh thể bị cong hoặc lệch, nhãn cầu bị phình,… – Do gặp các chấn thương sau khi thực hiện các phương pháp phẫu thuật mắt như: rách giác mạc, sẹo giác mạc, điều chỉnh điểm hội tụ quá mức,.. Tuy nhiên, loạn thị hầu hết là do vấn đề ở giác mạc. Khi giác mạc không còn giữ được hình dạng chỏm cầu với tất cả mọi kinh tuyến ở cùng một bán kính cong, mà nó bị thay đổi theo từng kinh tuyến. Giác mạc của ở mắt loạn thị có hình dáng quả bóng bầu dục và kinh tuyến bị thay đổi. Theo các bác sĩ nhãn khoa xác định, loạn thị hoàn toàn có thể tăng độ theo thời gian, cho đến khi người bệnh trên 18 tuổi mới có dấu hiệu chậm lại hoặc không thay đổi nhiều. Tùy vào mỗi người và độ tuổi sẽ có mức tăng độ loạn thị khác nhau. Hầu hết loạn thị đều được xuất hiện từ khi mới sinh và có thể hình thành do các thói quen sinh hoạt và mức độ sử dụng mắt. Đôi khi loạn thị có thể phát triển sau khi gặp một chấn thương ở mắt. Đặc biệt, nếu trẻ được chẩn đoán loạn thị thì cần duy trì đeo kính thường xuyên để tránh nguy cơ bị nhược thị. Theo các bác sĩ nhãn khoa đã xác định, độ loạn thị có thể thay đổi theo thời gian. Vì vậy, khi phát hiện bị mắc tật loạn thị người bệnh nên đeo kính để mắt có thể nhìn rõ hơn và tránh khỏi việc mắt phải điều tiết quá mức khiến độ loạn thị tăng lên. Thông thường, độ loạn thị phải lớn hơn 1 độ mới gây xáo trộn thị giác nhiều. Nếu như, người mắc tật loạn thị cảm thấy tầm nhìn bị hạn chế và gây khó khăn trong sinh hoạt, tốt nhất nên đeo kính để giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều. Trường hợp những người có độ loạn thị thấp, mắt ít khi bị khô và mỏi mà vẫn có thể nhìn rõ thì không nhất thiết phải đeo kính thường xuyên. Còn đối với trường hợp mắt hay thường xuyên bị khô, nhức và mỏi mắt thì tốt nhất nên đeo kính cho dù độ loạn thị có lớn hay nhỏ. 3. Phương pháp chẩn đoán tăng độ loạn thị Khi bị mắc các triệu chứng bất thường ở mắt, người bệnh không nên chủ quan. Hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ nhãn khoa để được kiểm tra mắt kỹ càng và toàn diện. Bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua các kiểm tra như: – Kiểm tra thị lực tối đa bằng đo thị lực. – Kiểm tra giác mạc có gặp vấn đề bất thường nào không. – Kiểm tra khúc xạ ở thủy tinh thể. – Kiểm tra mức độ tập trung ánh sáng trên giác mạc. Sau kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Kiểm tra mắt định kỳ để kiểm soát xem loạn thị có tăng không 4. Các lưu ý giúp kiểm soát tăng độ loạn thị Để đảm bảo thị lực luôn hoạt động hiệu quả nhất, người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau để kiểm soát tốt loạn thị tăng độ: – Người bệnh loạn thị nên khám sức khỏe và độ mắt định kỳ 6 tháng 1 lần – Nếu gặp các chấn thương ở mắt sau phẫu thuật mổ mắt, khả năng hình thành loạn thị sẽ rất cao. Vì vậy, cần được chẩn đoán và tiếp nhận phương pháp điều trị kịp thời. – Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh để mắt có thể nghỉ ngơi và điều tiết vừa phải. – Bên cạnh đó, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như: thịt, cá, cà chua, cà rốt, gấc… 5. Cách điều trị loạn thị Mục tiêu trong điều trị loạn thị là trung hòa và điều chỉnh lại độ cong không đồng đều ở giác mạc. Lấy lại tầm nhìn cho người bệnh loạn thị. Hai phương pháp an toàn và ít gây biến chứng nhất nhất trong điều trị loạn thị hiện nay là: 5.1. Đeo kính gọng để hiệu chỉnh Người bệnh sẽ được tư vấn sử dụng một thấu kính hình trụ để tập hợp các tia sáng lại một điểm. Lúc này sẽ giúp tia sáng được hội tụ đúng trên võng mạc. Với phương pháp này, người bệnh có thể tùy chọn đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng mềm. Lựa chọn đeo kính áp tròng sẽ mang lại sự tự tin và thuận tiện hơn cho người bệnh. Đặc biệt là đối với người làm những công việc yêu cầu không được đeo kính. Tuy nhiên, đeo kính gọng là giải pháp hỗ trợ cải thiện thị lực an toàn nhất. Hạn chế tối đa các các rủi ro khi đeo tháo kính áp tròng không cẩn thận hoặc không đúng cách, gây tổn thương cho giác mạc như: trầy xước giác mạc, viêm kết mạc,.. Đeo kính gọng là giải pháp giúp hỗ trợ cải thiện thị lực cho bệnh nhân loạn thị an toàn nhất 5.2. Điều chỉnh tạm thời hình dạng giác mạc với kính Ortho-K Ortho-K là phương pháp sử dụng kính tiếp xúc cứng để hỗ trợ điều chỉnh tạm thời độ cong không đều của giác mạc về hình dạng bình thường. Dùng kính áp tròng cứng Ortho K vào thời gian ngủ ban đêm khoảng 6 – 8 giờ sẽ giúp mắt người bệnh loạn thị có thể nhìn rõ mà không cần đeo kính vào ngày hôm sau. Ngoài ra, còn có phương pháp phẫu thuật khúc xạ cũng được áp dụng trong điều trị tật loạn thị. Tuy nhiên sẽ có khả năng xảy ra các rủi ro không mong muốn.
doc_5310;;;;;doc_13205;;;;;doc_45996;;;;;doc_41576;;;;;doc_60009
Khi ở trong tình trạng dù nhìn gần hay nhìn xa mắt đều không nhìn thấy rõ tức là bạn đã bị loạn thị. Rơi vào hoàn cảnh này chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy hoang mang và không tránh khỏi băn khoăn loạn thị có tăng độ không, có chữa được không,... Để gỡ rối hoang mang ấy, bạn chớ nên bỏ qua những chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây. Loạn thị là một dạng tật khúc xạ xuất hiện khi có sự bất thường về hình dạng giác mạc khiến cho mắt không thể tập trung ánh sáng đều trên võng mạc được, kết quả là nhìn bị mờ hoặc méo. Bệnh lý này có thể do bẩm sinh hoặc phát triển từ từ trong suốt cuộc đời. Người bị loạn thị thường có triệu chứng: tầm nhìn bị biến dạng, thị lực kém, nhìn bị méo, nhức đầu, hay cảm thấy mỏi mắt, mắt bị kích ứng, hay phải nheo mắt, ở mọi khoảng cách đều nhìn mờ, rất khó nhìn rõ vào ban đêm,... Đại đa số bệnh nhân mắc phải bệnh lý này đều sẽ hoang mang không biết liệu loạn thị có tăng độ không. Thường thì theo thời gian, độ loạn thị sẽ không hề thay đổi như các bệnh lý khúc xạ mắt khác. Bệnh nhân bị loạn thị bẩm sinh đến tuổi trưởng thành (khoảng trên 25 tuổi) thì độ loạn sẽ ổn định nên sẽ không có tình trạng giảm hoặc tăng độ nữa. Nguyên nhân của điều này là do không xảy ra hiện tượng thay đổi hình dạng và kích thước của nhãn cầu khiến cho hiện tượng bất tương xứng giữa công suất khúc xạ của mắt với chiều dài của trục nhãn cầu không xảy ra. Người bệnh cũng không cần lo lắng loạn thị có tăng độ không khi thường xuyên đọc trong điều kiện ánh sáng kém hoặc ngồi lâu trước màn hình máy tính vì nó không khiến bệnh nặng hơn và cũng không phải là tác nhân gây loạn thị. Tuy nhiên, việc chẩn đoán loạn thị là cần thiết bởi nó giúp người bệnh biết được tình trạng của mình để thường xuyên đeo kính, tránh nguy cơ nhược thị. Cuối cùng, loạn thị có tăng độ hay không cũng không phụ thuộc vào việc người bệnh có thường xuyên đeo kính hay không. Khi đeo kính người bệnh sẽ nhìn thấy mọi vật xung quanh mình trở nên rõ nét hơn còn không đeo kính thì nhìn sẽ kém đi chứ không hề làm tăng độ loạn. Để không phải lo lắng về việc tăng độ loạn thị nữa, người bệnh có thể tự áp dụng một số cách hỗ trợ giảm độ loạn thị tại nhà: - Thư giãn cơ mắt Bài tập thư giãn cơ mắt nếu được duy trì đều đặn không những giúp cho các cơ mắt đỡ căng thẳng mà còn khiến cho tình trạng đau đớn ở mắt do căng cơ được giảm xuống. Muốn thực hiện bài tập này, bạn cần: + Lấy ngón tay cái dựng thẳng lên phía trước mặt sao cho ngón tay ngang tầm với mắt và cách mũi một khoảng cách chừng 10cm. + Tiếp tục di chuyển ngón tay từ từ đi đến độ cao mà mắt không thể nhìn thấy rồi đặt ngón tay tại điểm mà mắt nhìn thấy được trong 2 giây và dừng lại. Bài tập này cần được thực hiện kiên trì trong 2 - 4 lần/tuần, 2 phút/lần, chắc chắn thị lực của bạn sẽ cải thiện. - Bài tập luyện mắt Đây là bài tập khá đơn giản nhưng có tác dụng mang lại sự hứng thú và thoải mái cho người tập. Đầu tiên, bạn hãy chọn một cuốn sách mà mình thích để đọc nó trong khoảng vài phút rồi đưa mắt nhìn sang vật khác ở xung quanh bạn sau đó cứ thế làm đi làm lại quy trình này. Cứ làm như vậy lặp đi lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy mắt bị mỏi thì kết thúc bài tập. Bên cạnh băn khoăn về nguy cơ tăng độ loạn thị, nhiều người cũng muốn biết loạn thị có chữa được không. Bản thân bệnh loạn thị xảy ra khi có sự bất thường về hình dạng của thủy tinh thể hoặc giác mạc nên ánh sáng không thể hội tụ tại một điểm trên võng mạc được nữa, kết quả là mắt nhìn hình ảnh không rõ. Nếu được chữa trị từ sớm với phương pháp phù hợp thì loạn thị có thể được chữa khỏi. Mục đích của việc chữa trị là cải thiện để thị lực trở nên tốt hơn và giúp cho đôi mắt có cảm giác thoải mái hơn. Để điều trị loạn thị có thể áp dụng những biện pháp sau: - Đeo kính Giải pháp này giúp người bệnh nhìn rõ hơn nhưng lại không thể trị bệnh tận gốc vì nó không có khả năng tác động tới cấu trúc của mắt. Thêm nữa, việc đeo kính chủ yếu chỉ được áp dụng với những người bị loạn thị ở mức độ trung bình và nặng (thường kèm theo cận hoặc viễn thị). Đeo kính sẽ giúp chống lại độ cong không đồng đều của thủy tinh thể và giác mạc nên khắc phục được chứng rối loạn thị giác do loạn thị. - Phẫu thuật khúc xạ Tìm hiểu loạn thị có chữa được không, người bệnh sẽ biết đến một phương pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay đó là phẫu thuật khúc xạ để điều chỉnh lại đường cong giác mạc nhằm cải thiện thị lực và giúp người bệnh không cần phải đeo kính nữa. Có thể phẫu thuật loạn thị bằng cách: + Phẫu thuật LASIK: bác sĩ mở một đường có bản lề ở lớp biểu mô trong giác mạc rồi dùng tia laser excimer điều chỉnh lại hình dạng giác mạc. Lớp biểu mô này sẽ được đặt về vị trí ban đầu khi thủ thuật kết thúc. + Phẫu thuật LASEK: bác sĩ dùng một loại cồn hoặc dao phẫu thuật đặc biệt nới lỏng biểu mô rồi đưa tia laser excimer vào để làm cho độ cong của giác mạc thay đổi. Phần biểu mô đã được nới lỏng ban đầu sẽ được định vị lại khi kết thúc thủ thuật. + Phẫu thuật PRK: bác sĩ loại bỏ lớp biểu mô bảo vệ giác mạc để cho nó phát triển lại tự nhiên để phù hợp với hình dạng của giác mạc mới. Trong những ngày đầu hậu phẫu, người bệnh có thể sẽ phải đeo kính áp tròng.;;;;; Nếu như bạn cho rằng loạn thị chưa đáng ngại như cận thì, bạn đã nhầm. Loạn thị cũng là một dạng tật khúc xạ ở mắt như cận thị, viễn thị. Tình trạng này xảy ra khi hình ảnh thu được không thể hội tụ tại võng mạc khi đi vào mắt. Từ đó, mọi thứ trở nên mờ lòa hơn. Theo phân tích của các chuyên gia, khi giác mạc bị bẻ cong hay biến dạng, tình trạng loạn thị sẽ xảy ra. Loạn thị không chừa bất cứ một đối tượng, độ tuổi nào. Thời gian gần đây, loạn thị thường phổ biến hơn ở đối tượng trẻ trên 5 tuổi. Giác mạc là bộ phận cho phép ánh sáng đi vào trong mắt, hình dạng chỏm cầu, nằm trước nhãn cầu. Khi độ cong của giác mạc thay đổi, biến dạng, các tia sáng đi vào mắt có thể hội tụ tại nhiều điểm khác nhau, gây ra loạn thị. Ngoài ra, thủy tinh thể thay đổi hình dạng cũng có thể dẫn tới loạn thị. Loạn thị cũng là một dạng tật khúc xạ ở mắt như cận thị, viễn thị và cũng ảnh hưởng rất nhiều tới tầm nhìn, sức khỏe mắt Loạn thị gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực và dẫn đến một số triệu chứng như sau: – Hình ảnh mờ lòa, méo mó. – Gặp khó khăn khi cố gắng nhìn xa và cả khi nhìn gần. – Tầm nhìn bị hạn chế, dao động. – Thường xuyên cảm thấy mắt nhức, mỏi. – Đau mỏi mắt nhiều, dẫn đến đau đầu. – Khó nhìn, nhất là trong điều kiện ánh sáng quá lóa hoặc quá kém. 2.1. Loạn 2 độ có nặng không, cần dựa trên các mức độ của loạn thị – Loạn thị nhẹ Loạn thị nhẹ khi độ loạn của mắt dưới 1,0 diop. Đa phần những trường hợp loạn thị nhẹ chưa cần đeo kính và điều trị để cải thiện thị lực. Nhiều trường hợp thậm chí không cảm thấy có bất cứ triệu chứng nào khác thường. – Loạn thị mức độ vừa phải Tình trạng mắt từ 1,0 đến 2,0 diop được được đánh giá là loạn thị mức độ vừa phải. Mặc dù thị giác, tầm nhìn có thể bình thường nhưng một vài biểu hiện có thể rõ ràng hơn. Thị lực cũng có thể bị ảnh hưởng và dần yếu đi. – Loạn thị mức độ nặng Mắt từ 2,0 đến 3,0 diop được đánh giá là loạn thị nặng. Thị lực lúc này có thể bị suy giảm nghiêm trọng. Tầm nhìn hạn chế, hình ảnh có thể mờ ảo, không rõ nét. Bên cạnh đó, tình trạng này kéo dài cũng ảnh hưởng tới hệ thần kinh, khiến cho bạn thường xuyên cảm thấy đau đầu, chóng mặt. – Loạn thị mức độ nghiêm trọng Mức 3,0 diop trở lên được đánh giá là loạn thị ở mức nghiêm trọng. Tình trạng này cần điều trị bằng với những loại kính phù hợp. Ngoài ra, nếu cần thiết, bạn có thể thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình trạng của bản thân. Vậy nên, có thể đánh giá trạng thái loạn 2 độ là nặng và cần chú ý hơn để độ loạn không tăng lên. Tình trạng loạn 2 độ được nhận định là loạn mức độ nặng và cần phải chú ý theo dõi để tránh độ tăng, hạn chế khả năng nhìn của mắt. Khoảng từ 25 tuổi, cơ thể con người hầu như ngừng phát triển. Vì thế nên kích cỡ của nhãn cầu cũng không thay đổi hình dạng. Như vậy, sự bất tương xứng giữa công suất khúc xạ mắt và chiều dài của trục nhãn cầu cũng không thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc tật khúc xạ khi ở độ tuổi này cũng không có thay đổi đặc biệt. Nhiều người cho rằng loạn thị nhẹ có thể chữa được. Tuy nhiên, chức năng thị giác thường không bị ảnh hưởng khi gặp vấn đề này và vì vậy cũng không cần can thiệp điều trị. Từ 25 tuổi trở đi, nếu tình trạng loạn thị nhẹ vẫn tiếp diễn thì bạn không cần lo lắng về việc tật khúc xạ này sẽ ảnh hưởng tới khả năng nhìn của mắt. Trường hợp loạn nặng, bạn cần phải tìm hiểu về những phương pháp điều trị đang được áp dụng để lựa chọn chính xác, phù hợp. Các biện pháp điều trị sẽ giúp cải thiện thị lực, phòng tránh trường hợp nhược thị sau này. – Sử dụng kính thuốc: Đeo kính thuốc giúp điều chỉnh hiệu quả độ loạn thị. Biện pháp này được sử dụng phổ biến vì tính an toàn, hiệu quả, không để lại biến chứng và dễ thực hiện. Ngoài ra, đây cũng là phương pháp có mức chi phí thực hiện tiết kiệm nhất trong những phương pháp hiện nay. – Phẫu thuật: Đối với những trường hợp loạn thị, mức độ loạn nghiêm trọng mà việc sử dụng kính thuốc không cải thiện được, bệnh nhân có thể được tư vấn về phương án phẫu thuật. Không giống với phẫu thuật thông thường, phẫu thuật mắt sử dụng laser nhằm thay đổi khúc xạ từ việc định hình nhu mô giác mạc, thay đổi khúc xạ từ việc gạt bỏ biểu mô giác mạc. – Ortho-K (Orthokeratology): Kính Ortho-K là loại kính áp tròng cứng được sử dụng trong điều trị tật khúc xạ. Thiết kế của kính Ortho-K giúp bạn có thể sử dụng kính vào ban đêm. Khi sử dụng kính, hình dạng của giác mạc sẽ được thay đổi trong khi ngủ, giúp cải thiện thị lực của mắt vào ngày hôm sau. Loạn thị có diễn biến chậm nhưng kéo dài. Triệu chứng không bộc lộ quá nhiều. Vì vậy rất nhiều người chủ quan và dần vướng vào tình trạng nhược thị, khó giải quyết. Việc khám mắt, kiểm tra thị lực thường xuyên là rất quan trọng và có thể giúp bạn ngăn ngừa việc tăng độ loạn. Bên cạnh đó, những câu hỏi như loạn 2 độ có nặng không sẽ được giải đáp dễ dàng hơn. Việc khám mắt, kiểm tra thị lực thường xuyên là rất quan trọng để kiểm soát tình trạng loạn thị;;;;;Loạn thị là một loại tật khúc xạ khá phổ biến. Loạn thị thường xuất hiện lúc mới sinh và có thể xảy ra kết hợp với cận thị hoặc viễn thị. Loạn thị cộng với cận thị thành tật cận loạn - đây là chứng bệnh thường gặp ở lứa tuổi học đường. Loạn thị tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra những bất tiện, khó khăn trong cuộc sống. Khoảng 30% trẻ em có loạn thị ở mức độ khác nhau. Loạn thị xảy ra khi mặt trước của mắt (giác mạc) hoặc ống kính bên trong mắt có một độ cong bề mặt hơi khác nhau theo một hướng khác. Thay vì ngay thẳng và mịn trong tất cả các hướng, bề mặt có thể có một số khu vực cong hoặc dốc hơn. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ. Loạn thị khi nhẹ không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến thị lực. Trong trường hợp loạn thị cao (từ 1,5 D trở lên), thị lực sẽ giảm và có thể làm cho mắt trẻ nhược thị nếu không được chỉnh kính và tập luyện. Khác biệt về bán kính cong của giác mạc hoặc thể thủy tinh gây loạn thị thường xuất hiện từ khi sinh và không liên quan đến thói quen và mức độ sử dụng mắt của trẻ. Mức độ loạn thị cũng thường không thay đổi (tăng lên hoặc giảm đi) theo thời gian như cận thị hoặc viễn thị. Trong hầu hết trường hợp, loạn thị từ lúc mới sinh. Đôi khi loạn thị phát triển sau khi một chấn thương mắt, bệnh tật hoặc phẫu thuật. Loạn thị không gây ra hoặc làm nặng hơn bằng cách đọc trong ánh sáng kém, ngồi quá gần với truyền hình hoặc nheo mắt. Nguyên nhân và triệu chứng của loạn thị Nguyên nhân của loạn thị chủ yếu là do giác mạc có hình dạng bất thường. Bình thường, bề mặt giác mạc có hình cầu (ví như khi ta cắt một phần qua trái bóng đá). Khi bị loạn thị, giác mạc có độ cong không đều (ví như khi ta cắt một phần qua trái bóng bầu dục). Sự thay đổi độ cong bề mặt giác mạc làm hình ảnh của vật hội tụ thành nhiều đường tiêu trên võng mạc dẫn đến nhìn mờ nhòe, biến dạng hình ảnh. Có nhiều loại loạn thị tùy thuộc vào phối hợp của loạn thị với cận thị và viễn thị: Loạn cận đơn thuần, loạn cận kép, loạn viễn đơn thuần, loạn viễn kép, loạn thị hỗn hợp. Tùy thuộc vào loại loạn thị và mức độ loạn thị mà gây ảnh hưởng khác nhau đến chức năng thị giác. Tất cả các loại loạn thị thường có triệu chứng nhìn mờ, mỏi mắt, nhức mắt, nhìn hình bị biến dạng, nhòe hình... Các loại loạn thị viễn thường gây nên suy giảm chức năng thị giác nhiều hơn. Loạn thị có thể xảy rakết hợp với các lỗi khác khúc xạ, trong đó bao gồm: Với cận thị thành chứng cận loạn: Tình trạng này xảy ra khi giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường. Thay vì tập trung chính xác vào võng mạc, ánh sáng tập trung ở phía trước của võng mạc, kết quả là xuất hiện nhìn mờ cho các đối tượng ở xa. Với viễn thị thành chứng viễn loạn: Điều này xảy ra khi giác mạc là cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường. Hiệu ứng này là đối diện của cận thị. Khi mắt đang ở trong một trạng thái thoải mái, ánh sáng tập trung phía sau mắt làm cho các đối tượng ở gần đó mờ. Các triệu chứng của loạn thị là: Hình ảnh bị biến dạng, có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần, nhức đầu và mỏi mắt (vùng trán và thái dương), nhìn phải nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ, khi nhìn lên bảng hay đọc nhầm. Đôi khi loạn thị không có triệu chứng mà chỉ được phát hiện khi bệnh nhân đến khám định kỳ, khám sàng lọc tại các trường hoặc khi khám khúc xạ để đeo kính đọc sách ở người lớn. Nếu trẻ bị loạn thị từ trung bình đến nặng không được điều chỉnh trước 5 tuổi thì thường dẫn tới nhược thị. Phương pháp điều trị loạn thị Mục tiêu của điều trị loạn thị là điều chỉnh độ cong không đồng đều gây mờ tầm nhìn. Điều trị bao gồm đeo kính để hiệu chỉnh và trải qua phẫu thuật khúc xạ. Đeo kính loạn thị xử lý khắc phục bằng cách chống lại độ cong của giác mạc. Các loại ống kính hiệu chỉnh là: : Kính áp tròng có thể sửa cả hai giác mạc và loạn thị thể thủy tinh. Nhiều loại kính áp tròng có sẵn như: cứng, mềm, mở rộng, dùng một lần, cứng nhắc và hai tiêu điểm thấm khí. Tùy bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn nên dùng loại nào là tốt nhất. Kính áp tròng cũng được sử dụng bằng cách đeo kính áp tròng cứng nhắc trong vài giờ một ngày cho tới khi độ cong của mắt được cải thiện. Sau đó, đeo kính ít thường xuyên để duy trì hình dạng mới. Một thay thế cho kính áp tròng là kính đeo mắt. Cũng giống như kính sát tròng, kính đeo mắt giúp bù đắp cho các hình dạng không đồng đều của mắt. Phương pháp này điều trị sửa chữa vấn đề loạn thị bằng cách tạo lại hình dáng bề mặt của mắt. Phương pháp phẫu thuật khúc xạ bao gồm: là một thủ tục trong đó bác sĩ dùng một dụng cụ gọi là dao mổ giác mạc để thực hiện cắt mỏng tròn khớp nối vào giác mạc. Ngoài ra, cùng cắt giảm này có thể được thực hiện với một laser cắt đặc biệt để khắc hình dạng của giác mạc. Một phương pháp khác là bác sĩ phẫu thuật loại bỏ các lớp ngoài bảo vệ của giác mạc trước khi sử dụng một laser excimer để thay đổi độ cong của giác mạc này. Laser hỗ trợ: Trong phương pháp này, một lớp mỏng hơn nhiều của giác mạc bị gập lại làm cho mắt ít bị thiệt hại như một chấn thương xảy ra. Laser có thể là một lựa chọn tốt hơn nếu có một giác mạc mỏng hoặc nếu đang có nguy cơ cao của một chấn thương mắt tại nơi làm việc hoặc từ chơi thể thao.;;;;; 1.1 Loạn thị Tật loạn thị là tật khúc xạ khiến thị lực giảm, mắt nhìn mờ và loạn nét. Mắt bị loạn thị khi giác mạc mất đi độ cong ban đầu làm cho hình ảnh thu được rải rác tại nhiều điểm ở võng mạc. Ở người thường thì ảnh chỉ hội tụ tại một điểm mà thôi. Hình ảnh con mèo được nhìn qua mắt người loạn thị Loạn thị hiện nay khá phổ biến khi xảy ra ở mọi độ tuổi và khó chữa hơn cận thị. Bệnh này đến từ nhiều nguyên nhân như: bẩm sinh, thói quen sinh hoạt, di chứng chấn thương,… Đặc biệt, loạn thị còn xuất hiện với cận thị hoặc viễn thị, khi đó sẽ thành cận loạn hoặc viễn loạn. 1.2 Cận thị Cận thị đang được dự báo có người mắc chiếm 50% dân số Việt Nam trong vài năm tới. Điều đỏ đủ hiểu rằng cận thị phổ biến đến mức độ nào. Cận thị chính là một tật khúc xạ như loạn thị, nhưng khi mắc người bệnh sẽ chỉ nhìn rõ ở khoảng cách gần và mờ dần khi ra xa. Nguyên do là lúc này trục nhãn cầu quá dài, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hội tụ ảnh trên giác mạc và thủy tinh thể của mắt. Kết quả là làm cho ảnh hội tụ ngay trước thay vì trên võng mạc. Bạn có thể phân biệt dựa vào những dấu hiệu đơn giản sau đây: – Cận thị chỉ có thể nhìn rõ vật ở rất gần, khi nhìn xa mọi vật sẽ mờ nhòe. Riêng với loạn thị thì dù nhìn gần hay xa mắt vẫn thấy vật bị nhòe, mờ, biến dạng… Đôi khi ảnh thu được về mắt còn xuất hiện 2 đến 3 nét mờ cùng nhau. – Mức độ của cận thị sẽ nặng hơn và tăng dần theo thời gian. Nhưng loạn thì thì không tăng độ nhiều như cận thị, độ loạn thường ổn định hơn. – Thấu kính người cận thị đeo là phân kỳ, nhìn mắt thường thấy bề mặt kính lõm xuống. Tác dụng nhằm điều chỉnh khúc xạ ánh sáng và thu ảnh về trên võng mạc giúp mở rộng tầm nhìn cho người bệnh. Trái ngược, người loạn thị cần đeo kính hội tụ với bề mặt kính lồi ra. Tổng quan có thể thấy 2 tật loạn thị và cận thị khác biệt hoàn toàn. Mức độ nặng nhẹ của bệnh còn tùy thuộc vào số diop họ mắc phải. Vậy nên, khó có thể khẳng định chung là bệnh nào nặng hơn. Giả sử khi so sánh vào 1 trường hợp cụ thể, chúng ta mới có thể có cái nhìn khách quan hơn. Đa số những người bị loạn thị nhẹ dưới 1 diop thì không có sự khác biệt nhiều với bình thường. Tuy nhiên, khi loạn thị từ 1 diop trở lên thì bắt đầu sẽ có sự khó chịu, đau đầu và bất tiện. Nếu bạn càng để lâu không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến nhược thị. Ở đây nhược thị chính là tình trạng mắt không thể nhìn thấy dù đã đeo kính. Cận thị lại khác, tật này làm tăng độ khá nhanh, khi tăng đến một mức độ cố định thì bệnh nhân cần phải phẫu thuật. Điều này sẽ khá nguy hiểm khi trẻ mắc cận thị đang tuổi đi học, độ cận sẽ tăng khó kiểm soát. Loạn thị không tăng độ hoặc ít tăng hơn nên có thể kiểm soát tốt hơn. Vậy là chưa có một thước đo chuẩn mực nào để kết luận loạn thị so với cận thị cái nào nặng hơn. Tuy nhiên, chắc chắn rằng cả hai tật này đều ảnh hưởng ít nhiều đến thị lực của người bệnh. Nếu không may mắc phải các tật trên, đừng chủ quan mà hãy đi khám thật sớm nhé. Dù chưa kết luận được chính xác tật nào nặng hơn, nhưng chắc rằng không ai muốn mắc phải tật nào cả. Bạn hãy bảo vệ đôi mắt của mình bằng một trong số những cách sau: 4.1 Không gian bạn làm việc đủ sáng Một môi trường học và làm việc đủ sáng vừa giúp mắt khỏe vừa khiến cơ thể có thêm năng lượng. Với môi trường quá tối cần bật đèn vàng để làm việc hiệu quả hơn. Tránh cả những nguồn sáng và môi trường ánh sáng quá chói vì về lâu dài khiến mắt bị ảnh hưởng. 4.2 Điều trị dứt điểm các bệnh liên quan Điều trị dứt điểm các vấn đề về mắt khác để tránh sau này biến chứng sang cận thị và loạn thị. Bởi khi đó, việc chữa cùng lúc cận – loạn thị với bệnh khác sẽ tốn thời gian và không hiệu quả. 4.3 Để mắt nghỉ ngơi Cần để hai mắt nghỉ ngơi sau khi làm các công việc như: đọc sách, nhìn máy tính,… Vì đây đều là những công việc mắt phải điều tiết nhiều khiến nhức mỏi mắt. 4.4 Ngủ đủ giấc, ngủ sớm Giấc ngủ ngon chính là chìa khóa cho sức khỏe. Bởi vậy, bạn cần ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh đó nên ngủ sớm để mắt và cơ thể có thể có thời gian hồi phục. 4.5 Chế độ ăn uống tốt – đầy đủ Bạn nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với thực phẩm sạch, rõ nguồn gốc. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin A tốt cho mắt như: quả gấc, quả đu đủ, cà rốt,… 4.6 Tập thể dục cho mắt Bạn có thể tập thể dục cho mắt để mắt bớt mỏi hơn. Hãy thử nhắm chặt mắt lại, thư giãn trong vài phút. Trong lúc đó thử vươn vai, kéo căng cơ thể, rồi thả lỏng từ từ. Không chỉ giúp cải thiện lượng máu đi lưu thông đến mắt mà động tác này còn giúp tạm biệt căng thẳng trong cơ thể. Để hiệu quả hơn, bạn nên làm động tác này 5-7 lần trong một ngày. Cuối cùng, nên đến bệnh viện uy tín thăm khám mắt định kỳ 6 tháng/lần. Từ đó giúp sớm phát hiện ra các nguy cơ mắc bệnh và có kịp thời.;;;;; Bình thường, giác mạc ở trong mắt của chúng ta là một bộ phận trong suốt có hình chỏm cầu. Nằm ở vị trí phía trước nhãn cầu, giác mạc cho phép ánh sáng đi vào mắt và hội tụ tại võng mạc một cách dễ dàng. Nhờ đó, mắt có thể nhìn thấy mọi vật một cách sắc nét và chân thực nhất. Loạn thị là tình trạng mắt nhìn mờ do giác mạc không còn giữ được độ cong hoàn hảo của nó (bị bẻ cong, méo mó, biến dạng). Lúc này, các tia sáng đi vào mắt sẽ hội tụ tại nhiều điểm khác nhau (trước hoặc sau võng mạc), thay vì một điểm duy nhất. Hình ảnh truyền vào mắt bị phân tán dẫn đến mắt nhìn mờ, lóa và nhòe. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp loạn thị là do độ cong bất thường của thủy tinh thể gây ra. Loạn thị là tình trạng mắt nhìn mờ do các tia sáng đi vào mắt hội tụ tại nhiều điểm khác nhau (trước hoặc sau võng mạc) Loạn thị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi khác nhau: Từ trẻ em đến người cao tuổi. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ khiến mắt bị loạn thị: – Tiền sử gia đình có người từng bị loạn thị – Người bị tổn thương ở mắt (VD: Sẹo giác mạc,…) – Người từng phẫu thuật mắt (VD: Phẫu thuật đục thủy tinh thể,…) – Tuổi tác cao (trên thực tế, người cao tuổi có nguy cơ bị loạn thị nhiều hơn so với người trẻ tuổi) Triệu chứng thường gặp khi mắt bị loạn thị là: – Mắt nhìn mờ, nhòe, hình ảnh méo mó ở mọi khoảng cách – Nhìn đôi (tức nhìn một vật thành 2 hoặc 3 bóng mờ) – Gặp khó khăn khi nhìn ở mọi khoảng cách, đặc biệt là vào ban đêm – Một số dấu hiệu kèm theo: Nhức, mỏi mắt; Chảy nước mắt; Đau đầu; Đau cổ, Đau vai gáy;… Trong đa số các trường hợp, loạn thị ở mức độ nhẹ (dưới 1D) sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chức năng thị giác. Do đó chưa cần can thiệp điều trị mà người bệnh chỉ cần tự chăm sóc và để mắt nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để mắt luôn sáng và khỏe mạnh. Đối với những trường hợp loạn thị ở mức độ cao hơn (>= 1D) có thể gây ra khó chịu, đau đầu và nhìn mờ. Loạn thị trên 2D hoặc loạn thị một mắt nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhược thị. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, mắt sẽ không thể nhìn rõ được nữa ngay cả khi đã điều chỉnh kính. Như vậy, loạn thị 4 độ được xem là mức độ loạn đã tương đối nặng. Đòi hỏi người bệnh cần có các biện pháp khắc phục ngay, tránh để xảy ra biến chứng không mong muốn. Khi phát hiện mắt có các dấu hiệu loạn thị, bạn tốt hơn nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Từ đó có phương án điều trị phù hợp, hạn chế dẫn đến suy giảm thị giác. Loạn thị 4 độ được xem là mức độ loạn đã tương đối nặng 3.1 Đeo kính thuốc Hầu hết các trường hợp loạn thị đều có thể điều chỉnh bằng cách sử dụng kính thuốc. Đây là biện pháp tương đối đơn giản, được áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả cao. Để lựa chọn số kính phù hợp, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn. Việc đeo kính sẽ giúp mắt bị loạn thị không phải điều tiết quá nhiều khi nhìn. Đối với người có độ loạn không cao, thị lực chưa bị ảnh hưởng nhiều thì không cần đeo kính thường xuyên. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện tình trạng khô và mỏi mắt kèm theo thì cần phải mang kính dù cho độ loạn là lớn hay nhỏ. Nhìn chung, tùy thuộc vào tình trạng của mắt mà bác sĩ sẽ tư vấn phương án phù hợp nhất cho bạn. Đối với người lần đầu tiên đeo kính, ít nhiều sẽ có sự khó chịu ban đầu. Tuy nhiên, nếu kiên trì sử dụng, tình trạng này sẽ dần được cải thiện. Thông thường, bạn có thể sẽ mất khoảng 1 tuần để mắt làm quen được với kính. 3.2 Phẫu thuật Trong một số trường hợp, phương pháp điều chỉnh loạn thị bằng kính không còn mang lại hiệu quả. Lúc này, bệnh nhân sẽ phải tiến hành phẫu thuật để lấy lại thị lực. Bằng phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser hoặc dao vi phẫu để định hình lại giác mạc. Một số phẫu thuật phổ biến nhất hiện nay như: Phẫu thuật LASIK, PRK, LASEK,… 3.3 Kính áp tròng Ortho K Đây là phương pháp điều trị loạn thị bằng kính áp tròng cứng Ortho K. Với thiết kế đặc biệt, Ortho K sẽ giúp định hình lại giác mạc một cách tạm thời. Người bệnh thường chỉ cần đeo 6 – 8 tiếng mỗi ngày (thường là trong lúc ngủ). Kính sẽ giúp mắt người bệnh nhìn sáng rõ suốt cả ngày hôm sau mà không cần đeo thêm các loại kính. Cứ như vậy, lặp đi lặp lại quy trình sử dụng kính mỗi tối để luôn có thị lực tốt vào ngày hôm sau. 4. Phòng ngừa tật loạn thị – Luôn học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng (không quá tối hoặc quá chói). Nếu phải làm việc nhiều với màn hình điện tử thì nên đeo kính bảo hộ. – Giữ tư thế ngồi thẳng khi viết (không cúi đầu, gù lưng, nhìn sát mắt) – Để mắt làm việc với cường độ vừa phải, nghỉ ngơi sau mỗi 20 – 30 phút nhìn liên tục – Ưu tiên các hoạt động thể dục, thể thao thay vì chơi game hay xem ti vi – Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các dưỡng chất tốt cho mắt. VD: Thịt, cá, hoa quả, rau xanh, cà rốt, gấc, cà chua,… – Không đọc sách, viết bài trên ô tô, máy bay hoặc các phương tiện đang di chuyển – Không tự ý dùng kính hoặc dùng kính không đúng tiêu chuẩn. Việc đeo kính cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và người có chuyên môn. – Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở mắt, hãy chủ động đi khám ngay
question_155
Hạ đường huyết phải làm sao?
doc_155
cần xử lý kịp thời Hạ đường huyết là biến chứng cấp tính ở người bệnh đái tháo đường nếu không được phát hiện sớm xử trí kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. 1. Triệu chứng cảnh báo bạn bị hạ đường huyết Não cần một nguồn cung cấp ổn định của lượng đường (glucose), bản thân nó không tự lưu trữ, sản xuất, cung cấp năng lượng. Nếu lượng đường quá thấp (hạ đường huyết) có thể gây ảnh hưởng đến não gây nên các triệu chứng cụ thể như: Dấu hiệu hạ đường huyết Những dấu hiệu và triệu chứng không cụ thể hạ đường huyết. Có thể có nguyên nhân khác. Đo lượng đường trong máu tại thời điểm những dấu hiệu và triệu chứng là cách duy nhất để biết chắc chắn rằng là nguyên nhân hạ đường huyết. 2. Các yếu tố nguy cơ gây hạ đường huyết Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hạ đường huyết ở người bệnh cần phải cảnh giác cụ thể như: – Dùng liều thuốc hạ đường huyết quá cao, quá lâu. – Người bệnh kiêng khem quá mức; người bệnh không ăn uống nhưng vẫn dùng thuốc hạ đường huyết. – Do uống quá nhiều rượu, nhất là uống rượu mà không ăn gì. – Dùng liều insulin chưa thích hợp. – Người bệnh đang dùng thuốc điều trị các bệnh khác như: cúm, nhiễm khuẩn… hoặc dùng phối hợp nhiều loại thuốc hạ đường huyết với nhau mà theo dõi không kỹ… Sử dụng thuốc quá liều có thể gây hạ huyết áp. 3. Biến chứng hạ đường huyết Trên thực tế tình trạng hạ đường huyết thường xảy ra khi người bệnh đang ở nhà, hoặc đang đi xa hay khi đang ngủ… nên ít khi được người thân phát hiện để đưa đi cấp cứu kịp thời, do đó dễ dẫn tới các biến chứng nặng nề như hôn mê, tử vong do hôn mê, suy hô hấp quá nặng. Nguy hiểm hơn là tình trạng hạ đường huyết khi người bệnh đang lao động hoặc đang điều khiển các phương tiện giao thông nên dễ gây tai nạn. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ hoặc có biểu hiện của hạ đường huyết, người bệnh cần uống ngay một cốc nước đường, sữa, ăn bánh kẹo, hoa quả ngọt để nhanh chóng nâng đường huyết lên. Khi người bệnh đã có biểu hiện hôn mê, không nên cho ăn uống vì rất dễ bị suy hô hấp do sặc, trong trường hợp này phải nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện ngay. Đồng thời ngưng ngay tất cả các loại thuốc điều trị đái tháo đường đang dùng.. Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Để ngăn chặn hiệu quả triệu chứng hạ đường huyết, người bệnh nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được bác sĩ thăm khám, điều trị hiệu quả ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
doc_37492;;;;;doc_16775;;;;;doc_54560;;;;;doc_34085;;;;;doc_50026
Thông thường cơ thể hấp thu đường qua các thức ăn có nhiều carbohydrates như gạo, khoai tây, bánh mì, ngũ cốc, sữa, trái cây và các loại đồ ngọt. Đường được tích trữ trong gan và mô dưới dạng glycogen và sẽ được phân hoá thành glucose để tạo năng lượng cho cơ thể. Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường (glucose) trong máu quá thấp dẫn đến một số biểu hiện như:Tim đập nhanh, nhịp tim không đều. Da dẻ nhợt nhạt. Mệt mỏi. Chân tay run rẩyĐổ nhiều mồ hôi. Lo lắng, bồn chồnĐau nhói hoặc bị tê ở lưỡi và môi. Cáu gắt. Nghiêm trọng hơn nếu hạ đường huyết kéo dài có thể gây ra các triệu chứng như:Co giật. Rối loạn thị giác. Mất ý thức. Nhầm lẫn trong các hành vi Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hạ đường huyết, thường gặp nhất là tác dụng phụ của thuốc điều trị đái tháo đường. Ngoài ra, các nguyên nhân chính khác dẫn tới hạ đường huyết gồm có:Đái tháo đường:Bệnh nhân đái tháo đường không có khả năng tạo ra đủ lượng insulin hoặc ít đáp ứng insulin dẫn tới sự thiếu hụt insulin, glucose không thể đi vào tế bào và tích tụ nhiều trong máu, dần dần sẽ đạt được một mức rất cao gây nguy hiểm.Bệnh nhân khi bổ sung quá liều insulin hoặc tác dụng phụ từ thuốc điều trị tiểu đường có thể làm sụt giảm quá mức lượng đường trong máu dẫn tới hạ đường huyết. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể bắt gặp ở bệnh nhân kiêng khem, cắt giảm khẩu phần ăn quá mức so với bình thường. Uống rượu khi đang dùng các loại thuốc tiểu đường có thể dẫn tới lượng đường trong máu thấp, việc ổn định đường huyết trở nên khó khăn. Hạ đường huyết không do đái tháo đường:Uống nhiều rượu nhưng không ăn sẽ ngăn cản gan giải phóng glucose được dự trữ vào trong máu gây hạ đường huyết. Sản xuất quá nhiều insulin: khi tuyến tụy có khối u sẽ sản sinh quá mức insulin làm hạ đường huyết. Một số loại thuốc có thể gây hạ đường huyết do tác dụng phụ nhất là ở bệnh nhân suy thận, trẻ em như thuốc Quinine dùng trong chữa bệnh sốt rét. Thiếu hụt nội tiết tố: tuyến yên và một số loại tuyến thượng thận có thể là nguyên nhân chính gây ra sự thiếu hụt các loại hormon có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sản xuất glucose. Ở trẻ em hạ đường huyết có thể do thiếu hụt hormone tăng trưởng. Bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) có thể làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu gây hạ đường huyết. Hay như các bệnh rối loạn thận làm giảm hiệu quả bài tiết thuốc, khi các chất có trong thuốc bị tích tụ lại sẽ làm ảnh hưởng đến hàm lượng glucose.Tóm lại, bản thân bệnh lý đái tháo đường không gây nên hiện tượng hạ đường huyết thường xuyên mà là do phương pháp điều trị sử dụng thuốc tiểu đường quá liều hoặc bệnh nhân uống thuốc nhưng ăn ít hơn bình thường. Vì vậy, khi thường xuyên bị hạ đường huyết bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra những nguyên nhân khác gây nên hiện tượng này. Một bệnh nhân tiểu đường đang có các triệu chứng hạ đường huyết từ nhẹ đến trung bình cần một bữa ăn nhẹ có ít nhất 15g carbohydrate dễ tiêu hoá như 1⁄2 cốc nước trái cây hoặc soda thông thường, một thìa mật ong, 4-5 cái bánh quy giòn, 3-4 viên kẹo cứng hoặc một thìa đường. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống viên glucose không kê toa để tăng nhanh lượng đường trong máu. Chờ 15 phút sau khi ăn hoặc uống viên glucose và kiểm tra lại lượng đường trong máu. Nếu lượng đường trong máu không tăng lên, hãy ăn thêm 15 g carbohydrate hoặc uống 1 liều thuốc viên glucose khác.Đường huyết rất thấp cần can thiệp cấp cứu, không nên cho người bất tỉnh bất cứ thì gì bằng miệng vì có thể gây ho sặc, viêm phổi hít. Trường hợp hạ đường huyết do nguyên nhân khác:Trường hợp nghi ngờ có khối u tụy cần làm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, siêu âm nội soi,... để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Nếu hạ đường huyết nặng trong tình trạng hôn mê cần tiêm tĩnh mạch dung dịch glucose ưu trương 20 hoặc 30% hoặc truyền tĩnh mạch dung dịch glucose 5% hoặc 10%. Nếu có thể tiêm dưới da 1 mg glucagon. Một số biện pháp nhằm ngăn ngừa hạ đường huyết gồm có:Không nên nhịn đói hoặc để cơ thể bị đói quá lâu, không nên nhịn ăn mà hoạt động thể lực quá mức. Không bỏ bữa sáng, đặc biệt là người già, trẻ em, người có bệnh mãn tính. Tuân thủ đúng chỉ định điều trị của bác sĩ về chế độ dùng thuốc và chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường. Loại bỏ các yếu tố nguy cơ như chế độ ăn kiêng khem, bỏ ăn vì mệt mỏi,... Cần có chế độ tập luyện thường xuyên, phù hợp theo từng đối tượng. Luôn mang theo kẹo, bánh, socola, nước ngọt trong túi để đề phòng nguy cơ hạ đường huyết.;;;;;Chỉ số đường huyết thấp hơn 3.9 mmol/ L(tương đương 70mg/d L) được gọi là tình trạng hạ đường huyết. Dưới đây là một số biểu hiện khi bị hạ đường huyết: - Người bệnh có biểu hiện run rẩy. - Đói và thèm đồ ngọt. - Lo lắng. - Chóng mặt. - Đau đầu - Tâm trạng thay đổi. - Nhịp tim nhanh. - Buồn nôn hoặc nôn. - Tay chân bị lạnh hoặc bị tê. - Buồn ngủ. - Vã mồ hôi. - Khó nói, lú lẫn. Hạ đường huyết có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể như sau: - Điều chỉnh lượng đường trong máu: Khi bạn không ăn trong vòng vài giờ, lượng đường huyết sẽ giảm và cơ thể tạm thời ngừng sản xuất insulin. Glucagon – một loại hormone được sản xuất từ tuyến tụy sẽ ra tín hiệu để gan phá vỡ glycogen, tăng glucose trong máu. Nhờ đó, lượng đường trong máu cân bằng và ổn định trở lại. Tuy nhiên, khi bạn nhịn ăn kéo dài, cơ thể sẽ có xu hướng đốt hết kho dự trữ chất béo và sản sinh ra rất nhiều toan acid. Chính vì thế, người bệnh vừa có nguy cơ bị nhiễm toan và dễ bị hạ đường huyết. - Mắc bệnh tiểu đường: Khi mắc căn bệnh này, cơ thể của bệnh nhân không thể sản sinh insulin hoặc tạo ra quá ít insulin hay cũng có thể sử dụng insulin không hiệu quả. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lượng đường trong máu tăng lên. Do đó, người bệnh cần khắc phục bằng cách sử dụng insulin hay một số loại thuốc khác để kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, người bệnh có thể phải đối mặt với tình trạng tụt đường huyết. - Một số nguyên nhân khác: + Dùng thuốc không đúng cách + Uống quá nhiều rượu. + Mắc phải một số bệnh mạn tính như viêm gan, bệnh tim, bệnh thật, nhiễm trùng,… + Nhịn đói quá lâu khiến cơ thể bị thiếu hụt glycogen dự trữ cũng có thể dẫn đến hạ đường huyết. + Sản xuất thừa insulin do những tế bào bất thường, khối u ở tụy. + Thiếu hụt các loại hormone có liên quan đến quá trình sản xuất hay chuyển hóa glucose. Ngoài ra, trẻ em bị thiếu hormone tăng trưởng cũng có nguy cơ bị hạ đường huyết. + Hạ đường huyết sau bữa ăn: Người bệnh gặp phải một số triệu chứng hạ đường huyết ngay sau bữa ăn. Đây là hiện tượng mà người từng phẫu thuật dạ dày rất dễ gặp phải. Trường hợp hạ đường huyết nhẹ, người bệnh có thể điều trị ngay tại nhà bằng một số thực phẩm. Vậy bị hạ đường huyết nên ăn gì để cân bằng lượng đường huyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, người bị hạ đường huyết cần ăn theo quy tắc 15-15. Cụ thể là: - Người bệnh cần ăn ngay 15g carbohydrate để tăng đường huyết nhanh chóng. Bạn có thể lựa chọn 1/2 đến 3/4 cốc nước ép trái cây, một thìa canh mật ong, 2 thìa canh nho khô, 1 thìa canh đường, 1 cốc sữa không béo, 6 đến 8 viên kẹo nhỏ. - Sau khi ăn được 15 phút, cần đo lại đường huyết. Trường hợp lượng đường máu vẫn thấp thì cần ăn thêm 15g carbohydrate. Sau 15 phút lại tiếp tục kiểm tra đường huyết. Thực hiện lặp lại các bước cho đến khi lượng đường trong máu về mức ổn định. - Dù lượng đường huyết trong máu đã về mức ổn định, bạn vẫn nên ăn một bữa ăn nhẹ hoặc ăn bữa chính để tránh nguy cơ đường huyết lại giảm. Khi bị hạ đường huyết bạn không nên ăn quá nhiều carbs. Nguyên nhân là do những thực phẩm này có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng quá cao và dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị tụt đường huyết nên tránh: - Các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh ngọt, kem hay sữa đặc,… - Một số loại đồ uống hoặc thực phẩm có thể tăng cường hormone adrenaline và khiến đường máu tăng cao nhanh chóng, chẳng hạn như cà phê, soda, trà đen, ca cao,… - Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh một số loại đồ uống có chứa cồn chẳng hạn như rượu. 5. Một số lưu ý về chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu Để kiểm soát tốt lượng đường trong máu, các chuyên gia khuyên bạn không nên nhịn đói, đặc biệt là nhịn đói khi hoạt động thể chất quá mức. Nên ăn sáng đầy đủ, nhất là những trường hợp mắc bệnh mạn tính, trẻ em, người già và người có sức khỏe yếu. Trường hợp bệnh nhân tiểu đường thì cần ăn uống và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể từ chuyên gia: - Chia đều lượng carbohydrate cần bổ sung cho các bữa ăn trong ngày, bao gồm cả những bữa ăn nhẹ. - Nên ăn những loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc một số thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như các loại trái cây, rau củ. - Tốt nhất nên chọn các loại trái cây nguyên trái thay vì những thực phẩm đã qua chế biến như mứt,… - Trong bữa ăn, bệnh nhân nên ăn đa dạng thực phẩm để có thể duy trì lượng đường máu trong thức ăn. - Mỗi bữa ăn, người bệnh cũng cần lưu ý bổ sung protein bằng thịt cá, thịt lợn, trứng,… Những thực phẩm này có thể giúp cho cơ thể được có năng lượng lâu dài hơn. - Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bổ sung chất béo lành mạnh với một lượng vừa phải từ một số loại quả như quả bơ, quả hạch, một số loại hạt, dầu ô liu. - Trường hợp người dễ bị hạ đường huyết, có lượng đường trong máu thấp thì nên chia nhỏ bữa ăn, ngoài những bữa chính có thể bổ sung thêm các bữa ăn nhẹ. Tốt nhất nên ăn sau khoảng 3 đến 4 giờ/lần.;;;;;Hạ đường huyết có thể gặp ở nhiều đối tượng nhưng phổ biến nhất là những người bị tiểu đường đang điều trị thuốc hạ đường máu. Đa phần chúng ta thường nghĩ rằng hạ đường huyết chỉ gặp khi đói . Thực tế căn bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra, việc hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp chúng ta sớm phát hiện và hạn chế tối đa nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Hạ đường huyết là sự giảm lượng đường trong máu (cụ thể là đường glucose) dưới mức độ bình thường của mỗi người. Trong cơ thể chúng ta, đường glucose được đưa đi khắp cơ thể, có vai trò nuôi dưỡng các tổ chức đảm bảo cho sự sống của mỗi người. Nó được xem như nguồn năng lượng hết sức quan trọng và cần thiết cho hệ thần kinh, tổ chức não bộ. Vì thế khi đường huyết giảm sẽ ảnh hưởng đến chức năng cơ thể. Khi nồng độ Glucose máu < 2,8mmo/l (50mg/dl) là hạ glucose máu nặng , còn khi glucose máu <3,9mmol/l ( <70mg/dl) đã bắt đầu được xem là hạ glucose máu . 2. Nguyên nhân và triệu chứng hạ đường huyết Nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết có thể là do:Hạ đường huyết do thuốc: Trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, một số loại thuốc có thể gây ra chứng hạ đường huyết.Do tiêm insulin: Là một trong những tai biến ở người bệnh tiểu đường khi không kiểm soát tốt lượng đường huyết trong máu dẫn đến việc sử dụng insulin quá mức cần thiết làm đường huyết hạ đột ngột.Do ảnh hưởng của 1 số căn bệnh: Hạ đường huyết có thể xảy ra khi người bệnh mắc phải một số bệnh khác gây ra các rối loạn ảnh hưởng đến chuyển hóa đường trong cơ thể, ví dụ như rối loạn nội tiết, bệnh gan, thận hoặc tuyến thượng thận...Uống nhiều bia rượu - Chế độ ăn uống kiên khem không hợp lý. Hạ đường huyết sau ăn: Thường xảy ra sau 1-2 giờ sau bữa ăn, lý do là cơ thể sản xuất quá nhiều insulin ( bệnh Insulinome) Sử dụng insulin quá mức cần thiết ở người bệnh tiểu đường làm hạ đường huyết đột ngột Các triệu chứng hạ đường huyết:Khi bị hạ đường huyết, người bệnh thường có những triệu chứng như huyết áp hạ, tim đập nhanh, mồ hôi vã ra, có cảm giác mệt mỏi rã rời, đói lả, mặt mày choáng váng, ....Nếu không được khắc phục sẽ trở nên nghiêm trọng hơn kèm theo nhiều triệu chứng phức tạp như đi lại khó khăn, đuối sức, nhìn không rõ, nguy hiểm nhất là gây hôn mê và co giật.Cần nhanh chóng tìm phương pháp khắc phục tránh để bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến biến chứng hôn mê , để lại nhiều di chứng 3. Cách cấp cứu khi bị hạ đường huyết đột ngột Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần nhanh chóng ngừng ngay việc sử dụng các thuốc loại uống hạ đường huyết hoặc insulin.Nếu trường hợp bệnh nhân ở mức độ nhẹ, vẫn tỉnh táo nên cho uống ngay nước đường,...hoặc bổ sung các loại thức uống chứa đường. Sau đó có thể dùng thêm các loại cháo, sữa, hoa quả, bánh ngọt.Đối với trường hợp nặng bệnh nhân đã rơi vào trạng thái hôn mê , vì mât ý thức nên không có khả năng nuốt, nếu cho uống thì có thể gây sặc vào đường hô hấp . Những bệnh nhân này cần nhanh chóng tiêm tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 – 30% (40 – 60ml), sau đó kết hợp thay bằng truyền nhỏ giọt dung dịch Glucose có nồng độ 5-10% để tránh nguy cơ tái phát hạ đường huyết. Glucose sẽ tiếp tục chuyền cho đến khi người bệnh hồi phục hoàn toàn và có khả năng tự ăn , tự uống đươc. 4. Phòng ngừa hạ đường huyết Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục tránh hạ đường huyết đột ngột Hạ đường huyết rất dễ gặp và có dấu hiệu tiến triển nhanh vì vậy ngoài việc khắc phục bệnh, người bệnh nên chủ động phòng ngừa, kiểm soát lượng đường trong cơ thể hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng một số biện pháp đơn giản như:Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, ăn đủ lượng carbohydrate trước khi tập thể dục và ăn nhẹ trong lúc tập thể dục nếu cần thiết.Ăn thêm các bữa phụ ngay khi lượng đường có dấu hiệu xuống thấp hoặc khi các dấu hiệu của bệnh mới xuất hiện.Thường xuyên kiểm tra đường huyết và tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ, không tự ý uống thuốc khi không có đơn hoặc ngưng thuốc khi các dấu hiệu bệnh thuyên giảm. Luôn có sẳn đường hoặc các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, socola trong túi trong cặp để phòng khi xãy ra hạ đường máu mà có dùng ngay. Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh hạ đường huyết cũng như cách khắc phục và biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu được điều trị sớm và đúng cách bệnh có thể khỏi mà không để lại biến chứng nguy hiểm nào. Vì vậy các bác sĩ khuyến các bệnh nhân nên chủ động tới thăm khám ngay khi gặp các dấu hiệu bệnh để được thăm khám và điều trị kịp thời.com) để được phục vụ.;;;;;Hạ đường huyết là 1 tình trạng cấp cứu nội khoa gặp ở người bệnh đái tháo đường có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, thậm chí là tử vong. Hạ đường huyết xảy ra ban đêm, đặc biệt là khi người bệnh đang ngủ lại càng nguy hiểm hơn. Vậy làm thế nào để dự phòng và nhận biết hạ đường huyết ban đêm, cùng tìm hiểu qua bài viết sau. 3. Dự phòng hạ đường huyết ban đêm Bệnh nhân đái tháo đường là những người có nguy cơ cao nhất bị hạ đường huyết ban đêm. Người bệnh nên áp dụng một số biện pháp sau đây để hạn chế xảy ra tình trạng này.Hãy kiểm tra chỉ số đường máu trước khi đi ngủ:Kiểm tra lượng đường trong máu trước khi đi ngủ sẽ giúp người bệnh tiểu đường hạn chế tình trạng hạ đường huyết vào ban đêm. Nếu chỉ số này thấp, bạn có thể ăn một bữa ăn lành mạnh trước khi ngủ. Một bữa ăn nhẹ là đủ để bù cho lượng đường trong máu giảm ít. Nếu bạn chuẩn bị đến giờ tiêm insulin thì hãy thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn về khả năng giảm liều. Một cách khác để theo dõi chặt chỉ số đường huyết và phát hiện sớm các trường hợp hạ đường huyết về đêm là sử dụng máy theo dõi đường huyết liên tục. Đây là một thiết bị được sử dụng để kiểm tra nồng độ đường máu thường xuyên cả ngày lẫn đêm. Bên cạnh đó, thiết bị còn có chức năng cảnh báo nếu lượng đường máu giảm nhanh và phát báo động cho người bệnh nếu chỉ số này quá thấp kể cả khi người bệnh đang ngủ. Đây là thực sự hữu ích cho bệnh nhân đái tháo đường, nhất là những người thường xuyên có tình trạng hạ đường huyết ban đêm.Tuyệt đối không bỏ bữa ăn tối:Người bị đái tháo đường cần phải duy trì chế độ ăn uống khoa học và việc bỏ bữa tối là điều tuyệt đối không nên làm. Khi bạn không ăn hoặc chỉ ăn nhẹ vào bữa tối sẽ khiến lượng đường trong máu giảm và là 1 trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây hạ đường huyết ban đêm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến khẩu phần ăn, chế độ dinh dưỡng cũng như giờ ăn cho hợp lý.Hạn chế tập thể dục quá nhiều trước khi đi ngủ:Người bệnh tiểu đường luôn được bác sĩ khuyến nghị nên tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe và kiểm soát đường huyết tốt hơn. Tuy nhiên, việc tập luyện quá nhiều, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ là điều không nên vì có thể làm giảm lượng đường trong máu qua đêm. Trường hợp bạn có tập thể dục và chỉ số đường huyết của bạn xét nghiệm trước khi đi ngủ thấp hơn 100 mg/ d. L, hãy ăn bữa nhẹ với lượng gấp đôi để ngăn chặn tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra trong khi ngủ.Hạn chế uống rượu vào buổi tối:Rượu sẽ làm tăng đường huyết ban đầu nhưng sau đó lại gây ra tình trạng hạ thấp lượng đường trong máu. Vì vậy, nếu bạn quá chén vào buổi tối có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết vào ban đêm. Theo các chuyên gia, người bệnh vẫn có thể thỉnh thoảng uống rượu vào những dịp đặc biệt tuy nhiên chỉ ở mức có chừng mực không quá hai ly mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly/ ngày đối với phụ nữ.Chuẩn bị thức ăn sẵn sàng:Nếu lượng đường trong máu của bạn thường xuyên thấp và khiến bạn thức dậy với nhiều triệu chứng khác nhau, hãy chuẩn bị sẵn cạnh giường một số thực phẩm để có thể cung cấp lượng đường cần thiết giúp bạn vượt qua tình trạng này. Đó có thể là soda, 1 vài lát bánh nhỏ hoặc 1 ít nước trái cây. Bên cạnh đó, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về tình trạng này để cân nhắc điều chỉnh kế hoạch điều trị giúp người bệnh kiểm soát mức đường huyết ban đêm tốt hơn.Tóm lại, hạ đường huyết là 1 cấp cứu nội khoa và hạ đường huyết ban đêm lại càng nguy hiểm hơn vì người bệnh khó phát hiện và được xử trí kịp thời. Chính vì vậy, tuân thủ tốt liệu trình điều trị tiểu đường theo hướng dẫn của bác sĩ cũng như áp dụng những biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết ban đêm sẽ giúp người bệnh hạn chế nguy cơ rơi vào tình trạng nguy hiểm này.;;;;;1. Nguyên tắc xử trí khi bị hạ đường huyết Khi bị hạ đường huyết thì nguyên tắc xử trí là bạn nên ăn khoảng 15g đường và sau đó đo lại lượng đường huyết sau 15 phút, nếu đường huyết vẫn còn <70 mg% thì lặp lại một lần nữa. Sau đó người bệnh cần được tiếp tục theo dõi từ 3-7 ngày và có thể kiểm tra lại xem lượng đường huyết trong cơ thể đã ổn định hay chưa. Những người bị mắc bệnh tiểu đường, việc kiêng khem quá mức có thể khiến lượng đường trong cơ thể thiếu hụt, gây hạ đường huyết. Khi đó người bệnh cần được xử trí bằng cách bổ sung hàm lượng đường vừa đủ để ổn định lại mức đường huyết, nhưng không được bổ sung quá cao vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. 2. Biểu hiện khi bị hạ đường huyết Khi lượng đường huyết trong cơ thể xuống thấp quá mức cho phép. Người bệnh sẽ cảm thấy có các triệu chứng như nhức đầu, đổ mồ hôi, run rẩy, đói bụng, mau quên, chóng mặt, mệt mỏi, dễ cáu gắt,… Và nếu đo lượng đường huyết lúc đó thì chỉ số đường huyết sẽ là dưới 70 mg/dl. Trong trường hợp, nếu lượng đường huyết giảm quá nhiều, người bệnh có thể bị hôn mê, lơ mơ, mất ý thức. Khi đó cần đưa đến bệnh viện thăm khám ngay với bác sĩ. 3.1 Thịt nạc Protein cung cấp các acid amin giúp xây dựng mô nạc. Protein còn giúp ổn định lượng đường trong máu và có thể ngăn ngừa hoặc giảm chóng mặt do ăn vội, ăn uống ít và hạ đường huyết có liên quan với bệnh đái tháo đường. Tăng protein có thể làm giảm triệu chứng của hạ đường huyết. Do đó, khi bị hạ đường huyết bạn hãy bổ sung đầy đủ protein có trong thịt trắng, gia cầm, cá, đậu, trứng (lòng trắng trứng), đậu hũ và sữa đậu nành hoặc các sản phẩm ít chất béo. 3.2 Ngũ cốc nguyên hạt Ngũ cốc nguyên hạt giúp cung cấp một lượng dồi dào chất xơ và các chất dinh dưỡng, như sắt và các vitamin nhóm B. Ngũ cốc nguyên hạt chính là biện pháp giúp ngăn ngừa chóng mặt và các triệu chứng khác của hạ đường huyết. Các loại thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất dinh dưỡng như bánh mì, lúa mạch và bắp rang,… cũng giúp tăng hàm lượng đường trong máu khi bị hạ đường huyết. 3.3 Thực phẩm có đường Các sản phẩm có đường như kẹo, bánh, socola,… là thực phẩm có thể “cấp cứu” tạm thời triệu chứng hạ đường huyết cho bạn. Sau đó khoảng 15 đến 20 phút, nếu lượng đường vẫn chưa bình thường trở lại hoặc bạn vẫn không thấy đỡ hơn thì nên bổ sung đường thêm một lần nữa. Tuy nhiên không nên bổ sung quá nhiều vì có thể khiến hàm lượng đường trong máu của bạn tăng cao, và điều này rất nguy hiểm đối với những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Hạ đường huyết nên ăn một lượng đường vừa đủ để làm ổn định lại lượng đường huyết trong cơ thể Hạ đường huyết nên ăn một lượng đường vừa đủ để làm ổn định lại lượng đường huyết trong cơ thể
question_156
Thử nghiệm virus 'tiêu diệt tế bào ung thư'
doc_156
Các nhà khoa học Trung Quốc sẽ thử nghiệm virus M1, được cho là có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư mà không gây hại tế bào bình thường, trên cơ thể khỉ vào tuần tới. Nhóm nghiên cứu virus M1, đứng đầu là giáo sư Yan Guangmei (đeo kính, giữa) tại Đại học Trung Sơn. Ảnh: Theo , đây là công trình nghiên cứu của nhóm chuyên gia thuộc Đại học Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông, đứng đầu là giáo sư Yan Guanngmei. M1 là một loại alphavirus (oncolytic alphavirus), được lấy từ loài muỗi có ở tỉnh Hải Nam. Virus M1 có thể hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư mà không gây hại đến các tế bào bình thường khác. Trong tuần tới, hoạt động thử nghiệm sẽ được áp dụng đối với khỉ nhằm kiểm tra tác dụng phụ. Yan cùng đồng nghiệp rất lạc quan về kết quả, bởi một virus M1 có thể tiêu diệt 10 tế bào ung thư. Điều đó cho thấy nó có sức mạnh tương đối lớn. "Các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện loài muỗi này từ năm 1964. Thành công của chúng tôi là chứng minh được rằng virus từ loài muỗi này có thể được sử dụng trong các phương pháp chữa trị bệnh ung thư", giáo sư Yan nói. Các kết quả đánh giá cho thấy M1 có tác dụng với tế bào ung thư ở gan, bàng quang, ruột kết và trực tràng. Theo Yan, hoạt động kiểm tra trước đó từng được tiến hành trên cơ thể chuột và thỏ. Nhóm nghiên cứu dự định sẽ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trong vòng ba năm, trước khi có thể áp dụng đối với con người. Trong số liệu báo cáo năm 2013 của tạp chí , tại Trung Quốc, cứ một phút thì có khoảng 6 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Tỷ lệ các ca ung thư mới hàng năm ở quốc gia này là 3,12, dẫn đến con số tử vong hơn hai triệu người mỗi năm.
doc_48574;;;;;doc_46977;;;;;doc_31408;;;;;doc_16032;;;;;doc_20758
Các nhà khoa học mới tạo ra một loại protein từ virus sốt rét có khả năng tìm và tiêu diệt tới 90% tế bào của tất các loại ung thư. Các khoa học gia từ ĐH British Columbia (Canada) và ĐH Copenhagen (Đan Mạch) có thể đã tìm ra một phương thuốc chữa trị ung thư - và nó đến từ một loại bệnh chết người khác: sốt rét. Trong quá trình nghiên cứu phương pháp bảo vệ sản phụ khỏi virus gây bệnh sốt rét, các nhà nghiên cứu người Đan Mạch đã nhận thấy rằng các protein có trong virus sốt rét có khả năng tấn công tế bào ung thư. Bằng việc kết hợp giữa protein có trong virus sốt rét cùng độc tố của chúng, các khoa học gia đã tạo ra một loại protein mới với khả năng tìm kiếm các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Virus sốt rét nguy hiểm thường được lây lan bởi muỗi anopheles - nay đem lại tiềm năng chữa ung thư Theo các chuyên gia nghiên cứu, protein trong virus sốt rét sẽ tìm kiếm các phân tử carbohydrate có trong nhau thai - thứ có đảm bảo sự phát triển của bào thai. Tuy nhiên, trong tế bào ung thư cũng có các phân tử carbohydrate với chức năng tương tự - giúp tế bào ung thư phát triển. Điều này có nghĩa, nếu tiêu diệt được carbohydrate, các tế bào ung thư cũng sẽ bị tiêu diệt. Để có thể đưa ra kết luận, các chuyên gia đã tiến hành thí nghiệm trên hai nhóm chuột. Theo đó, với bệnh ung thư hạch không Hodgkin (ung thư bắt nguồn từ hệ thống bạch huyết) - khối u trong cơ thể chuột được điều trị với vaccine bằng khoảng 1/4 kích thước khối u ở nhóm chuột không tiêm thuốc. Với bệnh ung thư tuyến tiền liệt, sau khi được điều trị một tháng, kết quả ghi nhận đầu tiên cho thấy - các khối u đã biến mất ở hai trong số sáu cá thể chuột. Với ung thư xương di căn, năm trong số sáu cá thể chuột được điều trị vẫn còn sống sau gần tám tuần. Trong khi đó, ở nhóm chuột không được tiêm thuốc - không có cá thể chuột nào sống sót. Giáo sư Ali Salanti thuộc ĐH Copenhagen cho biết: "Trong hàng thập kỷ, các nhà khoa học đã cố gắng chứng minh sự giống nhau giữa sự phát triển của nhau thai và sự di căn của ung thư. Nhau thai phát triển rất nhanh chỉ trong vài tháng, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho bào thai. Tế bào ung thư cũng vậy, di căn và lấy đi dưỡng chất của chúng ta". Trong các thử nghiệm mới nhất trên chuột và trên hàng ngàn tế bào ung thư, kết quả cho thấy thực sự đáng kinh ngạc: virus sốt rét có thể tiêu diệt tới 90% tế bào của TẤT CẢ các loại ung thư. Tuy nhiên, Salanti cho biết:;;;;;Các nhà khoa học trường Đại học Shefield (Anh) vừa công bố, họ có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh ung thư tinh hoàn và tuyến tiền liệt ở chuột với thử nghiệm thành công liệu pháp điều trị “con ngựa thành Troy”. Giáo sư Clarie Lewis, người đứng đầu công trình nghiên cứu cho biết, nhóm của bà đã sử dụng các tế bào máu như những “con ngựa thành Troy” để đưa các virus vào bên trong các khối u ung thư. Các nhà nghiên cứu đã lấy các mẫu máu và tách riêng ra những đại thực bào, đây chính là một phần của hệ miễn dịch của cơ thể để chống lại nhiều loại virus xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài. Sau đó những đại thực bào này được kết hợp với một loại virus, gần giống virus HIV, có thể tránh được mọi sự tấn công và được đưa vào trong tế bào bạch cầu. Các nhà khoa học đã tiêm các tế bào bạch cầu này vào các con chuột 2 ngày sau khi đợt hóa trị kết thúc, trong đó mỗi tế bào bạch cầu có chứa ít nhất 1 hoặc 2 con virus. Và khi các đại thực bào này thâm nhập vào bên trong các khối u thì các virus sẽ tự nhân bản. Sau khoảng 12 giờ, các tế bào bạch cầu sẽ bị phá vỡ và phóng thích ra khoảng 10.000 con virus cho mỗi tế bào, những virus này sau đó sẽ lan rộng và tiêu diệt các tế bào ung thư. Sau 40 ngày, khi cuộc thử nghiệm kết thúc, tất cả những con chuột được điều trị bằng liệu pháp “con ngựa thành Troy” đều còn sống và không còn dấu hiệu của bất kỳ khối u ung thư nào. Còn các con chuột khác không được điều trị bằng phương pháp này đều đã bị chết hoặc số còn lại thì bị các khối u di căn đến nhiều bộ phận trong cơ thể. Giáo sư Lewis khẳng định: “Liệu pháp này đã loại bỏ hoàn toàn khối u và ngăn không cho chúng tái phát trở lại, nhưng đó chỉ áp dụng trên chuột”. Bà cho biết thêm, đây cũng là một bước đi đột phá trong điều trị ung thư và nhóm của bà sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng trên người trong năm tới.;;;;;Các nhà khoa học Mỹ khám phá ra cách thức biến tế bào gốc thành cỗ máy diệt tế bào ung thư. Thử nghiệm bước đầu trên chuột đã cho kết quả khả quan. Thông tin được công bố trên Tập san là kết quả công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ Bệnh viện đa khoa Massachuset và Viện Tế bào gốc (ĐH Y khoa Harvard). Với kỹ thuật này, tế bào gốc được phát triển có khả năng tiết ra độc tố nhắm vào tế bào ung thư mà không gây hại cho chính mình. Nguy cơ hủy hoại các tế bào bình thường và khỏe mạnh cũng phải được loại trừ. Trong thử nghiệm trên chuột, tế bào gốc được đưa vào khối u đã bóc tách khỏi cơ thể. Quan sát cho thấy, tế bào ung thư não bị độc tố tiêu diệt mà không có sự “phòng thủ” nào. Bước kế tiếp, các nhà khoa học đang lên kế hoạch thử nghiệm trên chuột mắc u nguyên bào xốp - thể ung thư não nguy hiểm và phổ biến ở người trưởng thành. Thử nghiệm lâm sàng trên người dự kiến tiến hành trong vòng 5 năm nữa. “Sau khi thực hiện những phân tích phân tử và theo dõi hình ảnh về ức chế tổng hợp protein bên trong khối u não, chúng tôi nhận thấy độc tố có thể giết chết tế bào ung thư”, ông nói. Cũng theo ông, sử dụng độc tố đặc biệt để tiêu diệt ung thư không phải là kỹ thuật mới, với nhiều thành công trong một số loại ung thư máu. Song tác dụng tương tự không đạt được ở những khối u cứng. Tế bào gốc phát triển theo công nghệ di truyền như trên có thể là lối thoát cho tình trạng này. Kỹ thuật nói trên mới chỉ thử nghiệm trên chuột với tế bào ung thư trong phòng thí nghiệm. Theo các nhà khoa học, vẫn còn khá nhiều công đoạn cần tiến hành trước khi phương pháp này đi vào thực tiễn mở ra cơ hội sống sót cao hơn cho các bệnh nhân ung thư. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm thế giới có thêm hơn 14 triệu người mắc ung thư, khoảng 8 triệu người tử vong vì căn bệnh này.;;;;;Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu ung thư (London) cho biết họ đã tìm ra liệu pháp mới điều trị ung thư da bằng virut Herpes biến đổi gen. Ảnh minh họa Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu ung thư (London) cho biết họ đã tìm ra liệu pháp mới điều trị ung thư da bằng virut Herpes biến đổi gen. Nghiên cứu đã tiến hành tiêm thuốc T-VEC cho 436 bệnh nhân bị u ác tính được chọn lựa ngẫu nhiên. Thuốc được tiêm sau mỗi hai tuần và kéo dài tối đa 18 tháng. Kết quả cho thấy 1/4 số bệnh nhân có phản ứng tích cực với thuốc; 10% bệnh nhân hoàn toàn thuyên giảm, không còn tìm thấy tế bào ung thư, 16% bệnh nhân tiếp tục thuyên giảm bệnh sau 6 tháng. 163 bệnh nhân ung thư giai đoạn 3 và đầu giai đoạn 4 được trị liệu bằng T-VEC sống được 41 tháng, gần gấp đôi thời gian sống của 66 bệnh nhân ung thư da giai đoạn thấp hơn được chữa trị bằng liệu pháp kiểm soát. Trong quá trình thử nghiệm các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng virut Herpes- một loại virut có thể lây nhiễm hay gây ra mụn rộp trên da, đã được loại bỏ hai gen chính nhằm ngăn chúng ảnh hưởng đến các tế bào bình thường của cơ thể. GS Kevin Harrington, cho biết: “Phương pháp điều trị này tấn công tế bào ung thư bằng cả hai hướng, virut trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư đồng thời thúc đẩy hệ thống miễn dịch chống lại tế bào ung thư”. Thuốc T-VEC do hãng Amgen của Mỹ điều chế sản xuất hiện đã được trình lên các cơ quan quản lý dược phẩm của Mỹ và châu Âu chấp thuận.;;;;;Các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm Ung thư M D. Anderson ở Houston đề xuất cách trị liệu ung thư tiềm năng là tiêm vi khuẩn... Các nhà khoa học Mỹ tại Trung tâm Ung thư M D. Anderson ở Houston đề xuất cách trị liệu ung thư tiềm năng là tiêm vi khuẩn vào làm yếu khối u để tiêu diệt tế bào ung thư, trong công trình đã báo cáo tại Hội nghị Can thiệp lâm sàng ung thư học ở thành phố Hollywood thuộc bang Florida vừa qua. TS. Ravi Marthy và cộng sự đã tiêm bào tử dòng vi khuẩn có tên gọi Clostridium Novy-NT vào khối u của 6 bệnh nhân ung thư. Kết quả cho thấy, 5 người vẫn còn sống trong 7 tháng sau đó và 1 người tử vong với nguyên nhân không liên quan đến bệnh. Sự tăng trưởng của vi khuẩn được theo dõi qua hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) và hình ảnh cộng hưởng từ (MRI). TS. Marthy giải thích rằng: “Khi đạt đến kích thước nào đó, nhiều phần trong khối u không nhận được ôxy và kháng với liệu pháp thông thường như xạ trị hay hóa trị. C. Novy-NT phát triển trong điều kiện đó, bám vào khu vực thiếu ôxy và phá hủy khối u từ bên trong nhưng không tác động đến các mô bình thường”. GS. Filip Janku cho biết: “Về căn bản, C. Novy-NT gây nên tình trạng nhiễm khuẩn có khả năng tiêu diệt ung thư bên trong khối u. C. Novy-NT đồng thời kích hoạt phản ứng kháng ung thư của hệ miễn dịch”.
question_157
Bị sỏi mật có nguy hiểm không?
doc_157
Nguyên nhân gây nên sỏi mật Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của sỏi mật như do các yếu tố thuận lợi thúc đẩy hình thành sỏi mật: tuổi tác (tuổi càng cao khả năng hình thành sỏi mật càng dễ) hoặc do sinh đẻ nhiều (phụ nữ), béo phì hoặc do táo bón kéo dài… nhưng sỏi mật được hình thành chủ yếu do các nguyên nhân sau: Do các thành phần cơ bản trong mật như Cholesterol, Bilirubin… Dư thừa cholesterol (trên 70% lượng dịch mật) hình thành sỏi cholesterol, cholesterol này không được hòa tan bởi dịch mật và kết tinh với các thành phần khác lại thành sỏi. Sỏi dạng này chiếm 60% các dạng sỏi mật hiện nay. Hàm lượng cholesterol chiếm 30-70% dịch mật sẽ gây nên sỏi hỗn hợp. Nhiễm trùng mạn tính đường mật hoặc nhiễm ký sinh trùng (như giun, sán) hoặc mắc các bệnh về máu dẫn đến tăng lượng bilirubin (được tạo thành do hồng cầu bị phá hủy nhiều) gây nên sỏi sắc tố. Nguyên nhân gây sỏi mật Do yếu tố ăn uống Do giảm vận động đường mật Ngoài ra các nhà khoa học còn đề cập đến nguyên nhân do giảm vận động đường mật (ngồi nhiều, ít vận động cơ thể ở người lái xe chuyên nghiệp, nhân viên văn phòng, người cao tuổi…) khiến cho dịch mật bị ứ trệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần ở trong dịch mật lắng đọng và kết tụ thành sỏi. Những nguy hiểm từ bệnh sỏi mật Bệnh sỏi mật thường tiến triển trong thầm lặng, sỏi ẩn nấp bên trong túi mật hoặc nằm ở đường mật với nhiều kích thước từ nhỏ như hạt cát tới lớn như quả mơ. Có nhiều người trong quá trình đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần mới phát hiện sỏi mật. Những nguy hiểm từ bệnh sỏi mật Những biến chứng nguy hiểm của sỏi mật Sự nguy hiểm của sỏi còn phụ thuộc vị trí, tính chất sỏi và khả năng di chuyển của sỏi như: sỏi bùn dễ gây viêm hơn sỏi viên… Nếu không thăm khám và điều trị kịp thời sỏi mật sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: Những dấu hiệu cần phải đi khám sỏi mật Mổ nội soi sỏi mật là một trong các phương pháp điều trị sỏi mật hiệu quả
doc_2844;;;;;doc_19808;;;;;doc_18540;;;;;doc_6251;;;;;doc_59910
Sỏi mật là bệnh lý khá phổ biến nhiều người dễ mắc phải. Vì thế mà câu hỏi bệnh sỏi mật có nguy hiểm không cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm khi không may mắc phải. Sỏi mật thực chất không phải là bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi dễ dàng bằng cách dùng thuốc hoặc cắt túi mật. Cắt túi mật, người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, nếu sỏi mật xuất hiện ở một số vị trí khó có thể loại bỏ hoặc người bệnh không thăm khám điều trị kịp thời hiệu quả, sỏi mật có thể tiến triển gây nên biến chứng cụ thể như: Sỏi mật là bệnh lý phổ biến cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả 1.1. Viêm túi mật cấp tính 90% trường hợp viêm túi mật cấp là do sỏi mật gây nên. Bệnh thường xảy ra trong trường hợp sỏi gây ra tổn thương ở thành túi mật dẫn tới tắc nghẽn đường mật và làm cho dịch mật bị ứ trệ dẫn tới tình trạng viêm. 1.2. Viêm đường mật cấp tính Viêm đường mật cấp tính cũng là biến chứng hầu hết do sỏi mật gây. Khi người bệnh bị viêm đường mật cấp tính thì cũng xuất hiện những triệu chứng như đau quặn bụng trong nhiều giờ, sốt cao, người ớn lạnh, da vàng, ngứa rát, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi. 1.3. Viêm tụy cấp Theo thống kê thì có tới hơn 50% trường hợp bị viêm tụy cấp là do sỏi mật hình thành và bị mắc kẹt tại vị trí ngã 3 đường mật tụy, khiến cho dịch tụy đổ vào tá tràng bị chặn lại. Khi đó những cơn đau sẽ dữ dội và dai dẳng nhất là vùng thượng vị và cơn đau sẽ lan dọc theo sống lưng kèm triệu chứng tiêu chảy, sốt cao, người mệt mỏi, bụng chướng, buồn nôn và nôn. Sỏi mật không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng áp xe gan 1.4. Áp xe gan Trong trường hợp sỏi dẫn tới tắc nghẽn đường mật sẽ gây ra tình trạng ứ trệ làm cho áp lực trong dịch mật vì thế cũng tăng lên, chính vì lẽ đó đã tạo điều kiện cho vi khuẩn đi ngược dòng và gây ra nhiễm khuẩn hình thành những ổ áp xe gan mật. Lúc này, người bệnh thường có triệu chứng đau bụng, da vàng, vàng ở mắt và sốt. 1.5. Ung thư túi mật Sỏi mật gây ra ung thư túi mật thường khá là hiếm tuy nhiên khi bị lại cực kỳ nguy hiểm do bệnh thường gây ra những triệu chứng đặc trưng và chỉ được phát hiện khi người bệnh phát bệnh ở giai đoạn quá muộn. Để điều trị thì người bệnh cần phải phẫu thuật cắt bỏ túi mật, đồng thời thực hiện xạ trị và hóa trị. Để ngừa những nguy cơ biến chứng do sỏi mật gây ra, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm sự tồn tại của sỏi mật và điều trị hiệu quả. Ngoài ra, muốn phòng ngừa hình thành sỏi mật, bạn cần lưu ý: Thăm khám để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả 2.1. Lựa chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý – Hạn chế những thực phẩm giàu cholesterol. – Ăn nhiều chất xơ. Những người ăn nhiều trái cây và rau quả có thể giúp hạn chế các triệu chứng của sỏi mật và giảm nguy cơ phải cắt bỏ túi mật do sỏi. – Chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate làm tăng nguy cơ sỏi mật. Do đó, ăn giảm đường và carbohydrate có thể giúp phòng ngừa bệnh sỏi mật. 2.2. Duy trì cân nặng bình thường Duy trì cân nặng ở mức bình thường và tránh giảm cân quá nhanh chóng, bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc sỏi mật. 2.3. Tăng cường tập luyện thể thao Tập luyện thể thao thường xuyên ngăn ngừa nguy cơ tiến triển bệnh sỏi mật và tăng sức đề kháng cho cơ thể.;;;;;Trước khi trả lời câu hỏi sỏi mật có nguy hiểm không, bác sĩ sẽ cung cấp cho bệnh nhân thông tin chi tiết về căn bệnh này. Sỏi mật là tình trạng lắng đọng của dịch mật ở trong và ngoài gan, nằm trong túi mật và dưới gan. Nếu sỏi chỉ nằm trong túi mật, nó được coi là lành tính và không gây triệu chứng đau đớn. Ngược lại nếu các hạt sỏi di chuyển trong niêm mạc túi mật thì sẽ làm tắc đường mật, gây ứ đọng dịch mật nguy hiểm. Nữ có tỷ lệ mắc bệnh phổ biến hơn nam giới. Phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh sỏi mật cao hơn nam giới. Những người có bệnh tiểu đường, béo phì, phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn người bình thường. 1. Các triệu chứng của căn bệnh sỏi mật Sỏi mật thường gây đau ở vùng thượng vị và mạn sườn phải. Tùy vào thể trạng mỗi người mà triệu chứng của sỏi mật không giống nhau. Vị trí sỏi nằm trong túi mật khác nhau cũng có thể dẫn tới những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, bác sĩ khẳng định các triệu chứng của bệnh sỏi mật khá nguy hiểm. Bệnh nhân cần lưu ý 4 triệu chứng sau.Đau bụng ở vùng thượng vị hoặc mạn sườn bên phải: Cơn đau xuất hiện sau khi bạn ăn nhiều đồ dầu mỡ. Có thể đau dữ dội hoặc âm ỉ phụ thuộc vào vị trí sỏi mật.Vàng da: dịch mật ứ đọng tạo sỏi và tiết ra nhiều sắc tố vàng ngấm vào máu, khiến cho người bệnh bị vàng da, vàng mắt.Rối loạn tiêu hóa: Bệnh nhân cảm thấy buồn nôn và ói nhiều, bị chậm tiêu, chướng bụng, chán ăn, ngán đồ nhiều mỡ. Triệu chứng tương tự các bệnh dạ dày nên bệnh nhân cần đi khám để xác định tên bệnh.Sốt cao đến 38 - 39 độ kèm theo đau bụng, ra nhiều mồ hôi. Cũng có người sốt nhẹ nhưng lại kéo dài. 2. Các biến chứng nguy hiểm của căn bệnh sỏi mật Nếu không điều trị căn bệnh này kịp thời, sỏi mật sẽ khiến cho bạn gặp phải tình trạng đau đớn kéo dài và dẫn tới hàng loạt biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, ảnh hưởng tới chức năng của túi mật. Những biến chứng khó lường của bệnh sỏi mật mà bạn cần phải đề phòng chính là:Viêm mủ đường mật. Khi bệnh nhân bị sỏi ống mật chủ, sỏi mật sẽ có thể bị nhiễm trùng đường mật, tạo các ổ áp xe trong gan. Tình trạng này sẽ dẫn tới viêm mủ đường mật vô cùng nguy hiểm cho chức năng của gan mật. Bệnh thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi và đã bị xơ gan, suy thận, áp xe gan từ trước đó.Viêm túi mật cấp. Biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh sỏi mật chính là đây. Khi dịch mật tích tụ và bị tắc, túi mật nhiễm vi khuẩn thứ cấp và ăn sâu vào hủy hoại túi mật, hay hoại tử, rò dịch mật, thậm chí có thể tử vong.Viêm tụy cấp. Các hạt sỏi mật không những gây tắc nghẽn đường lưu thông của dịch mật mà còn ngăn không cho dịch tụy đi xuống đường tiêu hóa. Chính vì vậy, bệnh nhân sỏi mật có thể bị viêm tụy cấp, gây tổn thương tuyến tụy và nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường.Căn bệnh sỏi mật có những dấu hiệu bệnh và biến chứng rất khó lường, chính vì vậy mà không thể không nói đây là một bệnh nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Nếu phát hiện triệu chứng bất thường, bạn nên khám ngay để điều trị bệnh càng sớm càng tốt.Như vậy, bác sĩ chuyên khoa đã giải đáp cho câu hỏi của bệnh nhân về sỏi mật có nguy hiểm không.;;;;;Sỏi mật là bệnh lý đường tiêu hoá khá phổ biến hiện nay, tìm hiểu thông tin chữa trị sỏi mật cũng được rất nhiều người quan tâm. Sỏi mật không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà nếu không được xử lý đúng cách có thể biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. 1. Tổng quan bệnh sỏi mật Sỏi mật hay sỏi túi mật là kết tinh dạng tinh thể rắn của các thành phần có bên trong dịch mật ở túi mật. Sỏi có nhiều kích thước từ nhỏ như một hạt cát đến sỏi to bằng một quả bóng golf, số lượng sỏi không giới hạn và gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng tiêu hoá cũng như sức khỏe người bệnh. 1.2. Triệu chứng của sỏi túi mật – Các cơn đau quặn ở vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị. – Cơn đau thường khởi phát một cách đột ngột và hết trong vòng vài phút hoặc cũng có khi đến vài giờ. Mức độ đau nhiều từ lúc khởi phát, sau đó đau duy trì trong một thời gian rồi sẽ giảm dần. – Cơn đau thường xuất hiện ngay sau bữa ăn, đặc biệt là những bữa ăn thịnh soạn vào buổi trưa chiều, thức ăn giàu chất béo thường dễ gây đau, dù vậy thì bất cứ thức ăn nào cũng có thể làm khởi phát cơn đau quặn mật. – Cơn đau quặn mật thường tái phát nhiều lần. – Cảm giác buồn nôn hoặc nôn. – Các triệu chứng không đặc hiệu khác gồm ợ hơi, khó tiêu, đầy hơi… Sỏi mật là bệnh lý phổ biến hiện nay, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người bệnh Ở Việt Nam, sỏi túi mật là bệnh lý rất phổ biến đặc biệt là ở phụ nữ trước 40 tuổi do lúc này lượng estrogen (một loại hormone nữ) sản sinh nhiều có tác động lên quá trình tạo mật. Tuy nhiên thì bất cứ ai cũng có nguy cơ bị sỏi mật. Với các đối tượng dưới đây thì nguy cơ mắc bệnh sỏi mật sẽ cao hơn so với những người bình thường khác: – Người lười vận động – Người có chế độ ăn uống nhiều chất béo, dầu mỡ, ít chất xơ – Người thừa cân, béo phì – Phụ nữ lạm dụng và thường xuyên uống thuốc tránh thai – Người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh rối loạn máu – Người có tiền sử gia đình từng mắc sỏi mật – Người mắc bệnh về gan như viêm gan các loại, xơ gan – Việc giảm cân nhanh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh Sỏi mật chiếm tỷ lệ cao ở phụ nữ và một số đối tượng đặc biệt cần lưu ý 2. Biến chứng nguy hiểm của sỏi túi mật Sỏi túi mật gây nên những tổn thương nghiêm trọng cho túi mật và lá gan. Phát hiện sớm những triệu chứng bệnh sẽ hỗ trợ chẩn đoán và chữa bệnh hiệu quả, ngăn ngừa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như: 2.1. Biến chứng cấp tính – Thấm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật: Sỏi mật gây tắc đường mật và nhiễm trùng dẫn đến tăng áp lực trong đường mật và làm tổn thương hệ thống đường mật. Khi đó, dịch mật nhiễm trùng có thể thẩm thấu vào ổ phúc mạc dẫn đến tình trạng nhiễm trùng ổ bụng, nếu nặng còn có thể hoại tử đường mật và gây viêm phúc mạc mật. – Viêm tụy cấp do sỏi: Đây là biến chứng rất thường gặp phải, bao gồm viêm tụy cấp thể phù và viêm tụy cấp thể hoại tử. Viêm tụy thể hoại tử sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiễm trùng, thậm chí có thể gây tử vong. – Chảy máu đường mật: Người bệnh có các triệu chứng của sỏi mật đồng thời nôn ra máu và đi ngoài phân đen, điển hình là nôn ra máu cục có hình dạng thỏi bút chì. Soi dạ dày tá tràng xuất hiện máu trong tá tràng có nguồn gốc từ đường mật. – Viêm mủ đường mật v áp xe gan mật: Người bệnh đau nhiều ở vùng gan và tình trạng nhiễm trùng nặng nề cùng các biểu hiện: Sốt cao, môi khô lưỡi bẩn, rét run, thể trạng suy kiệt do mất nước và nhiễm độc. – Sốc nhiễm khuẩn đường mật: Đây là biến chứng nặng, chiếm khoảng từ 16 – 24%. Sốc nhiễm khuẩn đường mật là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong và hay gặp ở người bệnh cao tuổi có sỏi mật, triệu chứng nặng nhưng không được điều trị kịp thời. 2.2. Biến chứng mạn tính – Xơ gan mật: Đây là bệnh mà đường mật trong gan dần bị phá hủy, lâu dần sẽ gây biến chứng xơ gan hoặc tăng áp lực tĩnh mạch cửa thậm chí là ung thư đường mật trong gan,… Xơ gan mật phát triển khá chậm, nếu được điều trị nguyên nhân sớm có thể ức chế, làm chậm lại sự tiến triển của bệnh. – Ung thư đường mật: Nguyên nhân từ viêm đường mật nhiều lần và kéo dài. Triệu chứng lâm sàng thường thấy là gầy sút cân, vàng da (nếu khối u gây chèn ép tại đường mật). Người bệnh cần chủ động thăm khám để có phương án điều trị kịp thời và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm 3. Chữa trị sỏi mật đúng cách 3.1. Chữa trị sỏi mật không có triệu chứng Các phương pháp chữa trị sau đây có thể được cân nhắc đến: – Theo dõi định kỳ, chưa cần can thiệp y tế. – Tránh chế độ ăn nhiều dầu mỡ, tích cực vận động, giảm cân. – Với sỏi nhỏ có thể uống thuốc làm tan sỏi theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ. – Với một số trường hợp đặc biệt có thể được chỉ định phẫu thuật cắt túi mật. 3.2. Chữa trị sỏi mật có triệu chứng – Điều trị nội khoa khắc phục các cơn đau quặn mật có mức độ đau đáng kể và bắt buộc phải can thiệp các biện pháp điều trị thích hợp. – Nội soi cắt túi mật (Đây là phương pháp điều trị phổ biến được chọn lựa hiện nay với sỏi túi mật có triệu chứng) – Lưu ý: Trước khi có chỉ định phẫu thuật cần phải loại trừ khả năng các cơn đau của người bệnh là triệu chứng từ một bệnh lý khác sỏi túi mật.;;;;;Theo báo suckhoedoisong [Ở nước ta bệnh sỏi mật khá phổ biến, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Tuy nhiên, rất nhiều người cho rằng sỏi mật đơn giản, chữa trị không quá khó khăn mà chủ quan dẫn đến biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe… xem thêm]. “Chót dại” khi bị sỏi mật vẫn “ung dung” Bệnh sỏi mật nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên biến chứng nguy hiểm Khi được bác sĩ trao đổi về tình trạng bệnh, chị T mới giật mình cho biết: “Tôi phát hiện bị sỏi mật cách đây hơn 1 năm khi đi siêu âm tại phòng khám. Khi đó, bác sĩ cho biết sỏi túi mật của tôi nhỏ chưa gây triệu chứng gì chỉ cần uống thuốc và theo dõi. Tuy nhiên, hơn 1 năm nay tôi chưa đi kiểm tra lại vì cơ thể không có biểu hiện gì bất thường.” Không như chị T, anh Nguyễn N.B, 32 tuổi, tới viện thăm khám khi phát hiện thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu, vàng da, chán ăn, chia sẻ với bác sĩ anh cho biết trước đây anh có thăm khám và được biết mắc sỏi đường mật và bác sĩ có chỉ định theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên, vài năm gần đây anh làm việc xa nhà, thường xuyên đi công tác nên ít thời gian chăm sóc sức khỏe. Khi thăm khám, PGS Nguyễn Xuân Thành cho biết: “Bệnh nhân Nguyễn N.B bị xơ gan ở giai đoạn đầu do biến chứng của sỏi đường mật, cần được điều trị ngăn chặn tổn thương gan nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.” Theo các chuyên gia gan mật cho biết, rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán mắc sỏi mật, kích thước sỏi nhỏ, không đáng kể, trước đó không có triệu chứng điển hình nào, đều được chỉ định theo dõi, và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh chủ quan khi không có dấu hiệu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính suy nghĩ này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sỏi mật tiến triển gây nên biến chứng nguy hiểm. Sỏi mật: đừng đợi “đau” mới đi chữa trị Theo PGS.,TS.,TTND. Nguyễn Xuân Thành, từng có hơn 40 năm thăm khám và điều trị bệnh gan mật cho biết: “Có hơn 80% bênh nhân bị sỏi mật không có triệu chứng, số còn lại có triệu chứng nhẹ và thường mơ hồ, dễ nhầm với bệnh đau dạ dày. Có khi triệu chứng chỉ xuất hiện sau bữa ăn có nhiều chất béo. Chính vì vậy, nếu không thăm khám sức khỏe định kỳ rất khó có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu”. Thăm khám gan mật định kỳ để được chẩn đoán phát hiện bệnh và điều trị kịp thời hiệu quả PGS.,TS Nguyễn Xuân Thành cảnh báo: “Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh sỏi mật. Người có nhiều giun, sán cũng có nguy cơ bị sỏi mật vì trứng hoặc giun, sán có thể chui vào đường mật và chết ở đó, tạo thành cái nhân để tạo sỏi. Nhiễm trùng đường mật nhiều lần cũng là nguyên nhân gây sỏi. Sỏi túi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam, người trên 40 tuổi, người béo phì.” Chưa kể sỏi túi mật nếu không điều trị sẽ kéo theo các biến chứng nghiêm trọng như viêm túi mật cấp, gây hoại tử và thủng túi mật, có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng khác gồm: viêm túi mật mạn, sỏi rơi xuống ống mật chủ gây viêm đường mật, viêm tụy cấp, rò mật – ruột, tắc ruột do sỏi mật. Hơn thế, bệnh sỏi mật có nguy cơ tái phát cao ngay cả khi người bệnh đã cắt túi mật nếu không có chế độ ăn uống khoa học. Vì vậy, để phòng ngừa sỏi mật, bạn cần chăm sóc gan mật khỏe mạnh, với những lưu ý sau:;;;;;Sỏi mật là loại sỏi hình thành trong túi mật hoặc đường mật, nguyên nhân gây ra tình trạng này rất đa dạng. Đây có thể là hậu quả của tình trạng giảm cân quá nhanh, nhịn ăn, béo phì, bệnh mãn tính,… Sỏi mật thường gây tình trạng đau bụng kéo dài, ngoài ra còn tiềm ẩn nguy cơ viêm túi mật, ung thư túi mật, tắc nghẽn đường mật,… Điều trị sớm và tích cực là bắt buộc với tất cả bệnh nhân được chẩn đoán, bất kể kích thước và số lượng sỏi. Có thể điều trị bệnh bằng nhiều phương pháp như thay đổi lối sống, điều trị nội khoa và ngoại khoa mổ sỏi mật. Thực tế không có tiêu chuẩn về kích thước sỏi mật là bao nhiêu thì bắt buộc phải mổ. Có những trường hợp sỏi mật kích thước lớn tới 1 - 2cm song không nhất thiết phải mổ lấy sỏi mà điều trị bằng phương pháp khác, cũng có trường hợp kích thước sỏi rất nhỏ chỉ khoảng vài mm song phải chỉ định mổ sớm. Thay vì dựa trên kích thước thì chỉ định phẫu thuật chủ yếu căn cứ trên mức độ nguy hiểm và biến chứng mà sỏi mật có thể gây ra. Thông thường, mổ nội soi túi mật sẽ được chỉ định khi sỏi chiếm 2/3 diện tích túi mật. Sỏi chặn hoàn toàn đường ra vào của dịch mật do nằm kẹp tại cuống túi mật. Như vậy, nếu bạn đang thắc mắc sỏi mật kích thước bao nhiêu phải mổ thì cần biết rằng đây không phải là tiêu chí duy nhất trong chỉ định phẫu thuật sỏi mật. 2. Các tiêu chí khác giúp bác sĩ căn cứ để chỉ định mổ sỏi mật Sỏi túi mật nếu không gây viêm đau túi mật, người bệnh không gặp triệu chứng nào thì hầu hết được theo dõi, kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh để sỏi không phát triển về kích thước cũng như gia tăng về số lượng. Một số trường hợp có thể điều trị nội khoa bổ sung mà không cần thiết phải phẫu thuật. Nếu sỏi mật gây ra biến chứng hoặc có nguy cơ gây ra biến chứng thì dựa trên xem xét tình trạng sức khỏe và mức độ cấp tính của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy sỏi. Cụ thể, phải mổ lấy sỏi mật trong các trường hợp sau: Sỏi mật gây viêm túi mật, gây đau đớn cho người bệnh, tái phát nhiều lần và các triệu chứng như sốt, buồn nôn, đầy trướng,… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Phẫu thuật là giải pháp tối ưu nhất để loại bỏ cơn đau cho người bệnh cũng như biến chứng viêm túi mật gây ra. Khi sỏi mật kết hợp với polyp mật kích thước lớn (khoảng từ 10mm trở lên) có nguy cơ cao gây ung thư túi mật thì cần phẫu thuật để loại bỏ nguy cơ. Sỏi túi mật kích thước lớn ảnh hưởng đến hoạt động của túi mật. Sỏi mật kích thước lớn ở người cao tuổi, có thể gây biến chứng và không thể phẫu thuật ở độ tuổi cao hơn do sức khỏe không đáp ứng. Túi mật sứ (tình trạng thành túi mật nhiễm canxi, dày và không đàn hồi) khiến túi mật không còn khả năng co bóp tốt, dễ bị cô đặc dịch mật, hình thành sỏi và tăng kích thước sỏi, nguy cơ tiến triển ung thư cao. Sỏi túi mật xuất hiện hoặc có nguy cơ di chuyển đến các vị trí hẹp dễ gây tắc như cổ túi mật. Bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thay đổi lối sống hoặc các phương pháp khác, số lượng và kích thước sỏi tiếp tục tăng lên nguy cơ biến chứng cao. Ngoài ra, chỉ định mổ sỏi mật cũng được cân nhắc ở bệnh nhân mắc đồng thời bệnh mãn tính như tiểu đường dù chưa có triệu chứng hoặc nguy cơ biến chứng nhằm ngăn ngừa rủi ro về sau. Phẫu thuật này không quá phức tạp, song bệnh nhân cần đáp ứng về điều kiện sức khỏe tốt. Tuy nhiên, bệnh nhân cần hiểu rõ phẫu thuật chỉ là loại bỏ sỏi chứ không ngăn ngừa sỏi hình thành. Do đó, có tới 50% trường hợp điều trị bằng mổ sỏi mật sẽ tái phát sau khoảng 3 - 5 năm. Để giảm nguy cơ tái phát sỏi, người bệnh sau phẫu thuật vẫn cần thực hiện theo dõi, thay đổi thói quen sinh hoạt phù hợp và điều trị nội khoa nếu cần thiết. Dù không giải quyết được tận gốc nguyên nhân song mổ sỏi mật vẫn là giải pháp tối ưu nhất cho các trường hợp triệu chứng cấp tính nghiêm trọng và biến chứng nguy hiểm. 3. Những biến chứng có thể gặp sau mổ sỏi mật Mật là cơ quan có kích thước rất nhỏ, vì thế khi có sỏi mật, bác sĩ phải mổ cắt bỏ cơ quan này hoàn toàn. Túi mật có chức năng chính là dự trữ, cô đặc và điều tiết lượng dịch mật chuyển xuống tá tràng để tiêu hóa chất béo từ thức ăn mà cơ thể dung nạp. Vì thế khi cắt bỏ túi mật, chức năng này cũng không còn, chức năng tiêu hóa của bệnh nhân dễ bị rối loạn. Cụ thể, sau cắt túi mật, các rối loạn tiêu hóa dễ gặp phải gồm: tiêu chảy kéo dài khi dịch mật sản xuất từ gan được tiết vào ruột với số lượng quá nhiều gây kích thích nhu động ruột, tình trạng chậm tiêu đầy chướng do gan không sản xuất dịch mật kịp và không có dịch mật dự trữ. Ngoài ra, phẫu thuật cắt bỏ túi mật cũng ẩn chứa những rủi ro sức khỏe như: Đau vết mổ Dù là phẫu thuật tương đối đơn giản song sau khi cắt bỏ túi mật, đa phần bệnh nhân gặp phải tình trạng đau vết mổ với mức độ nhẹ và vừa. Hiện nay kỹ thuật mổ nội soi đã được áp dụng với mổ sỏi mật, giúp giảm đau đớn và tăng tốc độ phục hồi. Bác sĩ khuyên rằng bệnh nhân nên hạn chế vận động mạnh, kể cả đi lại nhiều sau phẫu thuật khoảng 1 tuần. Chảy máu vết mổ Thường gặp khi bệnh nhân mổ sỏi mật hở, hiếm gặp ở mổ nội soi do miệng vết mổ nhỏ. Biến chứng này có thể được ngăn ngừa bằng cách vệ sinh sạch sẽ vị trí mổ, thay băng thường xuyên, nghỉ ngơi tốt để vết mổ chóng lành. Rò rỉ dịch mật Khi không còn túi mật, bác sĩ cần dùng kẹp đặc biệt để bịt kín các đầu nối giữa ống mật chủ và gan tới túi mật, song một số trường hợp dịch mật vẫn bị rò rỉ ra khoang bụng. Lúc này, có thể phải mổ lại để bịt kín ống nối cũng như loại bỏ dịch mật khỏi khoang bụng, tránh nguy cơ nhiễm trùng phúc mạc.
question_158
Công dụng thuốc Monjuvi
doc_158
Thuốc Monjuvi chứa thành phần Tafasitamab-cxix kháng thể đơn dòng, được tạo để gắn vào các mục tiêu tìm thấy trên các loại thế bào ung thư cụ thể. Các kháng thể này hoạt động theo nhiều cách khác nhau như kích thích hệ thống miễn dịch tiêu diệt tế bào, ngăn sự phát triển của tế bào hoặc các chức năng cần thiết của tế bào. Tuy nhiên sử dụng thuốc Monjuvi cs thể gây ra một số tác dụng phụ. Vì vậy, người bệnh cần xem xét thông tin kỹ lưỡng của thuốc trước khi sử dụng, đồng thời phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. 1. Cơ chế hoạt động của thuốc Monjuvi Thuốc Monjuvi có chứa thành phần Tafasitamab một loại kháng thể đơn dòng biến đổi Fc liên kết với kháng nguyên CD19 tạo nên biểu hiện trên bề mặt tế bào tiền lympho B. Khi tế bào lympho B trưởng thành và trên một số tế bào lympbo B ác tính sẽ bao gồm cả U lympho dòng tế bào B lớn lan toả DLBCL. Khi thực hiện liên kết với CD19, thuốc Monjuvi làm trung giam ly giải tế bào lympho B thông qua quá trình apoptosiss tự chết và cơ chế miễn dịch. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Monjuvi Thuốc Monjuvi được sử dụng ở dạng tiêm tĩnh mạch hoặc truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Liều lượng thuốc Monjuvi được sử dụng dựa trên khối lượng cơ thể của người bệnh và tần suất tiếp nhận thuốc của quá trình triệu liệu, cùng với thời truyền thuốc sẽ quyết định liều lượng thuốc Monjuvi chính xác cho từng trường hợp bệnh nhân.Thuốc Monjuvi được chỉ định điều trị với liều lượng khuyến nghị 12mg /kg cân nặng và thuốc sử dụng kết hợp với 25mg lenalidomide uống trong khoảng tối đa 12 chu kỳ. Sau đó, có thể tiếp tục ử dụng thuốc Monjuvi điều trị đợn liệu cho đến khi bệnh tiến triển.Mỗi chu kỳ trị liệu có thời gian khoảng 28 ngày. Thuốc Monjuvi sẽ được truyền ở lần đầu tiên với tốc độ 70ml/giờ và được thực hiện trong 30 phút đầu tiên, sau đó tiếp tục tăng tốc độ sao cho quá trình truyền được quản lý trong phạm vi từ 1.5 đến 2.5 giờ. Đồng thời người bệnh cần được quản lý trong tất cả quá trình sử dụng thuốc bằng truyền tĩnh mạch trong vòng từ 1.5 đến 2 giờ.Trong quá trình sử dụng thuốc Monjuvi có thể tương tác với một số thuốc kê đơn hoặc không kê đơn hoặc thảo dược. Vì vậy, trước khi quyết định liệu trình điều trị người bệnh cần cung cấp những thông tin này cho bác sĩ để bác sĩ có quyết định và lựa chọn liệu trình phù hợp cho quá trình điều trị. 4. Tác dụng phụ không mong muốn và một số lưu ý sử dụng thuốc Monjuvi Sử dụng thuốc Monjuvi có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên múc độ phản ứn phụ này tuỳ thuộc vào từng người bệnh.Nhiễm trùng và giảm số lượng tế bào bạch cầu. Số lượng tế bào bạch cầu thấp gây giảm bạch cầu hoặc giảm bạch cầu trung tính. Tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trong trong chống lại nhiễm trùng của cơ thể. Khi điều trị với thuốc Tivdak có thẻ làm số lượng bạch cầu giảm xuống đặc biệt các tế bào bạch huyết khiến cho cơ thể người bệnh tăng cao nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh có thể sẽ gặp các triệu chứng như sốt trên 38 độ C, cảm lạnh, đau họng, khó thở, nóng rát khi đi tiểu và các trạng thái đau đều không thuyên giảm... Khi người bệnh gặp các dấu hiệu trên thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị kiểm tra và hỗ trợ y tế kịp thời.Số lượng tiểu cầu thấp và gây ra tình trạng giảm tiểu cầu. Tiểu cầu có chức năng giúp đông máu vì vậy nếu số lượng tiểu cầu giảm thấp có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Vì vậy khi chăm sóc người bệnh nếu phát hiện các có dấu hiệu chảy máu hoặc bầm tím bất thường chảy máu mũi, chảy máu nướu răng hoặc máu trong nước tiểu và phân cần báo ngay cho bác sĩ. Khi tiểu cầu giảm xuống quá thấp thì người bệnh cần được truyền tiểu cầu.Số lượng tế bào hồng cầu thấp dẫn tới tình trạng thiếu máu. Số lượng hồng cầu trong cơ thể có tác dụng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể. Khi số lượng hồng cầu thấp sẽ khiến cho cơ thể người bệnh mệt, khó thở, đau ngực. Và với trường hợp có số lượng hồng cầu quá thấp cần tiến hành truyền máu.Tiêu chảy:Bệnh tiêu chảy có thể xảy ra đối với trường hợp được điều trị với thuốc này. Vì vậy bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy.Ngoài ra, người bệnh nên ăn những loại thực phẩm ít chất xơ, thịt gà luộc, cơm trắng, để hạn chế tình trạng tiêu chảy. Thêm vào đó, người bệnh nên tránh các loại rau sống, bánh mì nguyên hạt, hạt ngũ cốc...Các chất xơ hoà tan trong một số thực phẩm lỏng có thể giúp giảm tình trạng tiêu chảy. Thực phẩm này bao gồm nước sốt táo, chuối, trái cây đóng hộp, khoai tây luộc, hoặc các sản phẩm làm từ bột yến mạch, kem gạo, kem lúa mì, khoai tây chiên. Người bệnh nên thực hiện uống từ 8 đến 10 ly nước không chứa cồn, chứa cafein mỗi ngày để hạn chế được tình trạng mất nước.Phù ngoại vi. Sưng phù ngoại vi do các chi giữ nước có thể xuất hiện khi sử dụng thuốc Monjuvi. Có thể gây ra sưng bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân...Những chỗ sưng gây cho người bệnh cảm giác khó chịu.Người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi. Sau quá trình điều trị ung thư thì người bệnh luôn có cảm giác kiệt sức và mệt mỏi đồng thời tình trạng này lâu thuyên giảm.Vì vậy, người bệnh cần được hướng dẫn để điều chỉnh cũng như lập kế hoạch nghỉ ngơi dài ngày đồng thời tiết kiệm năng lượng cho các hoạt động quan trọng.Thêm vào đó, người bệnh có thể thực hiện tập thể dục để cải thiện tình trạng mệt mỏi bằng các bài tập đi bộ, thư giãn...Gây giảm cảm giác thèm ăn. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng bệnh và chăm sóc người bệnh. Và khi điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của người bệnh. Và trong một số trường hợp đặc biệt thì tác dụng phụ chủ yếu của quá trình điều trị ung thư có thể gây khó khăn cho người bệnh trong việc ăn uống. Vì thế, người bệnh có thể áp dụng ăn bữa nhỏ và chia thành nhiều bữa, cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng hữu ích cho cơ thể. Bổ sung thêm các loại thực phẩm tăng hương vị giúp kích thích ăn uống của người bệnh được tốt hơn.Tác dụng phụ liên quan đến truyền dịch. Trong quá trình điều trị có thể gây ra phản ứng ớn lạnh, sốt, đỏ bừng, khó thở và cao huyết áp. Người bệnh nên cẩn thận ngăn ngừa phản ứng này. Và phản ứng liên quan đến truyền dịch có thể xuất hiện ở những trường hợp lần đầu tiên thực hiện điều trị. Dị tật bẩm sinh. Thuốc Monjuvi tiếp xúc trực tiếp với thai nhi có thể gây ra dị tật bẩm sinh. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai hoặc những người đang có kế hoạch có con không nên sử dụng thuốc Monjuvi. Vì vậy, việ kiểm soát sinh sản hiệu quả rất cần thiết cho quá trình điều trị với thuốc Monjuvi và ít nhất sau 3 tháng sau khi thực hiện điều trị với Monjuvi.org
doc_26007;;;;;doc_46040;;;;;doc_27723;;;;;doc_17806;;;;;doc_37799
Tafasitamab-cxix hay thuốc Monjuvi là loại thuốc kê đơn để điều trị ung thư hạch bạch huyết tế bào B lớn lan tỏa (DLBCL), một loại u lympho không hodgkin. Thuốc Tafasitamab-cxix chỉ nên sử dụng thuốc theo yêu cầu và hướng dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý dùng để tránh gặp phải các rủi ro. 1. Công dụng thuốc Tafasitamab-cxix Tafasitamab-cxix (monjuvi) được coi là một kháng thể đơn dòng biến đổi liên kết với kháng nguyên CD19 có mặt trên bề mặt tế bào lympho B. Các kháng thể đơn dòng này đã được nghiên cứu và tạo ra để gắn vào các mục tiêu được tìm thấy trên các loại tế bào ung thư cụ thể. Kháng thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tấn công tế bào mà nó được gắn vào, kết quả là hệ thống miễn dịch sẽ giết chết các tế bào. Các kháng thể này có thể hoạt động theo nhiều cách khác nhau, bao gồm kích thích hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư hoặc các chức năng khác cần thiết cho sự phát triển của tế bào này. Vì thế, Tafasitamab-cxix (monjuvi) chính là một loại kháng thể chống lại protein CD19. Từ đó, sẽ giúp cơ thể ngăn chặn lại hoặc làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư. 2. Cách dùng Tafasitamab-cxix Thuốc Monjuvi thường được hấp thu vào cơ thể thông qua tiêm tĩnh mạch. Liều lượng dựa trên cân nặng của người bệnh và tần suất sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và sự đáp ứng của cơ thể. Thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào việc bệnh nhân có bất kỳ phản ứng hay tác dụng phụ nào với Monjuvi hay không. Người bệnh có thể được dùng thuốc trước khi truyền dịch để ngăn ngừa phản ứng có thể xảy ra. 3. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Tafasitamab-cxix Có một số điều cần quan tâm để kiểm soát các tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng Tafasitamab-cxix. Người bệnh hãy nói chuyện với bác sĩ điều trị để giúp bạn đưa ra những hướng xử lý phù hợp nhất. Sau đây là một số phản ứng phổ biến hay gặp nhất khi sử dụng monjuvi:Nhiễm trùng do giảm số lượng tế bào bạch cầu (giảm bạch cầu hoặc giảm bạch cầu trung tính)Trong quá trình điều trị bằng thuốc Monjuvi, số lượng bạch cầu của người sử dụng có thể bị giảm xuống khiến cơ thể có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn. Hãy gọi cho bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bị sốt (nhiệt độ trên 38 ° C), đau họng hoặc cảm lạnh, khó thở, ho hay cảm thấy nóng rát khi đi tiểu hoặc nhận thấy vết thương lâu lành.Giảm số lượng tiểu cầu. Tiểu cầu có vai trò trong đông cầm máu, vì vậy khi số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường, người bệnh sẽ có nguy cơ bị chảy máu cao hơn. Hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu phát hiện ra có bất kỳ vết bầm tím hoặc chảy máu quá mức nào trên cơ thể. Bao gồm: chảy máu mũi, chảy máu chân răng hoặc thấy có máu lẫn trong nước tiểu hoặc phân. Trong trường hợp số lượng tiểu cầu trở nên quá thấp, người có thể được chỉ định truyền tiểu cầu.Không nên sử dụng dao cạo râu thường để tránh chảy máu.Tránh các môn thể thao và hoạt động mạnh có tiếp xúc có thể gây thương tích hoặc chảy máu.Không dùng thuốc aspirin (axit salicylic), steroid hay thuốc chống viêm (NSAID) như Motrin hay Advil (ibuprofen), Aleve (naproxen), Celebrex (celecoxib)... vì chúng đều có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Hãy cho bác sĩ biết về việc sử dụng các loại thuốc này và tất cả các loại thực phẩm chức năng khác không kê đơn trong khi điều trị bằng Monjuvi.Hạn chế dùng chỉ nha khoa hoặc dùng tăm xỉa răng vì dễ gây chảy máu chân răng. Thay vào đó hãy sử dụng bàn chải đánh răng bằng lông mềm để đánh răng.Thiếu máu do giảm số lượng hồng cầu. Khi điều trị bằng thuốc Monjuvi, số lượng hồng cầu của bệnh nhân thường bị giảm xuống. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu ớt. Lúc này, hãy gọi cho bác sĩ nếu cảm thấy khó thở hoặc đau tức lồng ngực. Nếu như số lượng hồng cầu quá thấp, bác sĩ có thể cho người bệnh truyền máu.Bệnh tiêu chảy. Nếu như gặp phải tình trạng này, bác sĩ kê đơn sẽ kê thêm cho người bệnh các loại thuốc để phòng ngừa tiêu chảy. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thử ăn các loại thực phẩm chứa ít chất xơ, các loại thức ăn không có gia vị hoặc ít chẳng hạn như cơm trắng. Nên hạn chế ăn các loại trái cây, rau xanh, bánh mì nguyên hạt, ngũ cốc và hạt. Chất xơ hòa tan được tìm thấy trong một số loại thực phẩm và hấp thụ chất lỏng, có thể giúp giảm hiện tượng tiêu chảy. Thực phẩm giàu chất xơ hòa tan bao gồm: nước ép táo, chuối (chín), trái cây đóng hộp, cam, khoai tây luộc, gạo trắng, các sản phẩm làm từ bột mì trắng, bột yến mạch và khoai tây chiên.Phù ngoại biên. Phù ngoại biên là tình trạng sưng các chi do giữ nước. Có thể là sưng bàn tay, cánh tay, chân, mắt cá chân và bàn chân. Vị trí phù có thể trở nên khó chịu. Thông báo cho bác sĩ nếu đang gặp phải bất kỳ vết sưng nào trên cơ thể.Mệt mỏi. Mệt mỏi rất phổ biến trong quá trình điều trị bằng thuốc Monjuvi. Người bệnh thường có cảm giác kiệt sức không thuyên giảm kể cả khi nghỉ ngơi. Hãy dành thời gian để nghỉ ngơi trong ngày và tiết kiệm năng lượng cho các hoạt động khác quan trọng hơn. Tập thể dục có thể là một gợi ý giúp giảm sự mệt mỏi, một chuyến đi bộ đơn giản hàng ngày có thể giúp cơ thể khỏe hơn.Giảm cảm giác thèm ăn hoặc thay đổi khẩu vị. Dinh dưỡng là một phần rất quan trọng trong điều trị bệnh. Sử dụng Tafasitamab-cxix có thể ảnh hưởng đến sự cảm giác thèm ăn của người bệnh. Trong một số trường hợp, tác dụng phụ của việc điều trị bằng Monjuvi có thể gây khó khăn cho việc ăn uống. Hãy nhận sự tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ để giúp lựa chọn thực phẩm phù hợp.Hãy chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, ăn năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ hoặc bữa ăn nhẹ trong ngày, thay vì 3 bữa ăn lớn trong ngày.Không nên ăn bất kỳ thực phẩm nào mà bạn thấy có mùi hoặc vị không ngon. Nếu có vấn đề với thịt đỏ, hãy ăn thịt gà, trứng, các sản phẩm từ sữa và cá. Đôi khi các loại thực phẩm lạnh lại có ít mùi hơn. 4 . Lưu ý về sinh sản khi sử dụng Tafasitamab-cxix Sử dụng thuốc Monjuvi trong thời kỳ mang thai có thể gây hại hay dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Vì vậy, người bệnh không nên mang thai hoặc làm cha khi đang dùng Mnjuvi. Trong quá trình điều trị, việc kiểm soát sinh sản hiệu quả là rất cần thiết và ít nhất 3 tháng sau khi kết thúc điều trị bằng thuốc này. Người bệnh cũng không nên cho con bú khi đang dùng thuốc Monjuvi hoặc trong 3 tháng sau liều cuối cùng. Tafasitamab-cxix thường được kết hợp với lenalidomide, vậy nên nếu cả nam giới và phụ nữ đều sử dụng thuốc này hãy có biện pháp tránh thai hiệu quả.Tóm lại việc tuân thủ sử dụng đúng cách thuốc Monjuvi là điều cần thiết. Người bệnh nên thực hiện theo những chỉ dẫn của bác sĩ để thuốc có kết quả tốt với cơ thể cũng như tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn khi dùng.;;;;;Moujaro là thuốc trị bệnh tiểu đường (đái tháo đường) dùng theo đơn. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng thuốc Moujaro, người bệnh cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Moujaro được FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) phê duyệt sử dụng điều trị bệnh tiểu đường vào tháng 5 năm 2022. Thuốc Moujaro là thuốc điều trị tiểu đường dùng theo đơn.Thành phần chính có trong Moujaro là hoạt chất Tirzepatide cùng các tá dược gồm:Natri clorua;Natri photphat dibasic heptahydrat;Nước pha tiêm;Mounjaro là thuốc tiêm mỗi tuần một lần được FDA chấp thuận sử dụng để giảm lượng đường trong máu (đường huyết) ở người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2. Thuốc Mounjaro nên được sử dụng cùng với chế độ ăn uống và tập thể dục.Mounjaro công dụng cũng đã được chứng minh trong các thử nghiệm lâm sàng là hữu ích cho việc giảm cân, tuy nhiên nó hiện không phải là thuốc giảm cân được FDA chấp thuận. 2. Công dụng Mounjaro Thuốc Mounjaro công dụng giảm lượng đường trong máu đối với những đối tượng bị đái tháo đường. Đái tháo đường xuất hiện lượng đường trong máu (Hb. A1c) của bạn trở nên quá cao do cơ thể không sản xuất hoặc sử dụng insulin bình thường. Lượng đường trong máu cao ngoài giờ có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng bao gồm bệnh tim, giảm thị lực và bệnh thận.Mounjaro hoạt động để giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng sản xuất insulin và cũng làm giảm lượng đường mà gan tạo ra. Thuốc Mounjaro cũng làm chậm tốc độ thức ăn đi qua cơ thể khiến bạn cảm thấy no lâu hơn.Hoạt chất Tirzepatide – có trong thuốc Mounjaro là chất chủ vận thụ thể GIP/GLP-1 kép đầu tiên. Hoạt chất này hoạt động trên các thụ thể polypeptide insulinotropic (GIP) phụ thuộc glucose và các thụ thể peptide-1 (GLP-1) giống glucagon.Thuốc Mounjaro có thể được sử dụng như một liệu pháp đơn lẻ hoặc với các loại thuốc tiểu đường khác bao gồm Metformin, Sulfonylurea hoặc chất ức chế SGLT2.3. Chỉ định Mounjaro. Thuốc Mounjaro được chỉ định cho những người bị đái tháo đường type 2.4. Cách dùng - Liều dùng Mounjaro. Dùng thuốc Mounjaro an toàn bạn cần dùng đúng liều, đúng cách.Cách dùng Mounjaro:Mounjaro được bào chế dạng dung dịch trong một bút tiêm dưới da. Do đó, cách dùng Mounjaro là tiêm dưới da.Thuốc Mounjaro được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ hoặc theo chỉ định của bác sĩ.Liều dùng Mounjaro:Thuốc Mounjaro dùng 1 tuần/ lần hoặc theo liều mà bác sĩ chỉ định. Việc điều chỉnh tăng liều, giảm liều theo hướng dẫn của bác sĩ và không quá 4 tuần/lần.5. Chống chỉ định. Không dùng thuốc Mounjaro cho các đối tượng dị ứng/ quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc;Không dùng Mounjaro cho phụ nữ có thai;Cho con bú không dùng thuốc Mounjaro. 6. Một số biểu hiện quá liều Mounjaro gồm:Suy sụp tinh thần;Khó thở;Co giật.Quá liều khi dùng thuốc Mounjaro gây ra nhiều nguy hiểm, nên khi dùng bạn phải thận trọng. 7. Tác dụng phụ Mounjaro Mounjaro công dụng là thuốc cho người bị tiểu đường, nhưng khi dùng bạn cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ. Hãy cho bác sĩ của bạn biết các tác dụng phụ khi dùng thuốc Mounjaro. Những tác dụng phụ của Mounjaro gồm:Buồn nôn;Nôn. Tiêu chảy;Chán ăn;Táo bón;Đau bụng;Đau dạ dày;Tim đập nhanh;Bồn chồn;Run;Choáng;Mờ mắt.Một số tác dụng phụ khi dùng Mounjaro có thể nghiêm trọng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên hoặc các biểu hiện bất thường khác khi dùng thuốc Mounjaro hãy dừng thuốc và thông báo cho bác sĩ.8. Tương tác MounjaroĐể đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ, khi dùng Mounjaro bạn cần thông báo cho bác sĩ mọi thông tin về thuốc bạn đang dùng. Một số tương tác thuốc Mounjaro gồm:Thuốc tránh thai;Insulin;Sulfonylurea;Metoprolol;Propranolol;Timolol.Danh sách tương tác khi dùng Mounjaro không đầy đủ, nó có thể bao gồm cả các thuốc không kê đơn, vitamin, thảo dược... Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ các thuốc bạn đang dùng khi có chỉ định dùng thuốc Mounjaro .9. Thận trọng và cảnh báo khi dùng Mounjaro. Một số thận trọng và cảnh báo được nhà sản xuất đưa ra khi dùng thuốc Mounjaro gồm:Dùng Mounjaro có thể gây ra các khối u tế bào C tuyến giáp;Cần thông báo cho bác sĩ biết các tiền sử về ung thư tuyến giáp, hội chứng đa u nội tiết (MEN);Cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề như có khối u hoặc sưng ở cổ, khàn giọng, khó nuốt hoặc khó thở,... khi được chỉ định dùng Mounjaro;Không trộn lẫn Mounjaro và Insulin trong cùng 1 mũi tiêm;Nếu sau 4 tuần dùng Mounjaro không có kết quả hãy dừng thuốc;Cho bác sĩ biết các bệnh nền gồm: bệnh tuyến tụy, thận, dạ dày, võng mạc...Mounjaro công dụng là thuốc dùng trong bệnh đái tháo đường. Thuốc Mounjaro dùng theo đơn, dưới sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ/ dược sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc Mounjaro điều trị tại nhà, nếu có các thắc mắc khác, bạn có thể hỏi bác sĩ để được giải đáp.;;;;; Conjupri chứa hoạt chất chính là Levamlodipin, một đồng phân có hoạt tính của Amlodipine. Đây là thuốc trong nhóm thuốc chẹn kênh canxi, có tác dụng làm giãn mạch máu và cải thiện lưu lượng máu. Conjupri được sử dụng để điều trị huyết áp cao ở người lớn và trẻ em ít nhất 6 tuổi. Hạ huyết áp có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và nhồi máu cơ tim. 2. Liều lượng và cách dùng của thuốc Conjupri Để điều trị tăng huyết áp, thuốc Conjupri được chỉ định dưới dạng đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác cho bệnh tăng huyết áp. Liều ban đầu là 2.5mg mỗi ngày, có thể tăng lên đến 5mg mỗi ngày. Bệnh nhân nhỏ, gầy yếu, bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân suy gan có thể bắt đầu dùng liều 1.25 mg mỗi ngày và liều này có thể được sử dụng khi thêm vào liệu pháp hạ huyết áp khác. Sau đó điều chỉnh liều lượng theo mục tiêu huyết áp của bệnh nhân.Bệnh nhân suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều thuốc Conjupri vì dược động học của thuốc không bị ảnh hưởng đáng kể. Bệnh nhân sử dụng thuốc Conjupri có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn bao gồm:Thường gặp:Toàn thân: Phù cổ chân, đỏ bừng mặt và có cảm giác nóng, nhức đầu, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược.Tuần hoàn: Đánh trống ngực.Thần kinh trung ương: Chuột rút.Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, khó tiêu.Hô hấp: Khó thở.Ít gặp:Tuần hoàn: Hạ huyết áp quá mức, tim nhanh, đau ngực.Da: Phát ban, ngứa.Cơ, xương: Đau cơ, đau khớp.Tâm thần: Rối loạn giấc ngủ.Hiếm gặp:Tuần hoàn: Ngoại tâm thu.Tiêu hóa: Tăng sản lợi.Da: Nổi mày đay.Gan: Tăng enzym gan Chuyển hóa: Tăng glucose huyết.Tâm thần: Lú lẫn.Miễn dịch: Hồng ban đa dạng. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc Conjupri, bệnh nhân cần lưu ý các vấn đề sau:Bệnh nhân không nên dùng Conjupri nếu bị dị ứng với các thành phần trong thuốc.Bệnh nhân có thể bị hạ huyết áp có triệu chứng, đặc biệt ở những bệnh nhân bị hẹp động mạch chủ nặng, do đó nên bắt đầu với liều thấp và tăng liều dần dần.Thuốc được chuyển hóa nhiều ở gan. Thời gian bán thải trong huyết tương là 56 giờ ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Vì vậy nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng này.Bệnh nhân có thể dùng thuốc Conjupri cùng với thức ăn hoặc không.Nên theo dõi huyết áp thường xuyên để kiểm soát bệnh tốt cũng như phòng ngừa tác dụng phụ hạ huyết áp.Đau ngực có thể trở nên tồi tệ hơn khi lần đầu tiên bắt đầu dùng Conjupri hoặc khi tăng liều. Liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau ngực trở nên nghiêm trọng hoặc dai dẳng không bớt.Conjupri chỉ là một phần của chương trình điều trị hoàn chỉnh. Các liệu pháp khác có thể bao gồm chế độ ăn kiêng, tập thể dục, kiểm soát cân nặng và các loại thuốc khác. Thực hiện chế độ ăn, uống thuốc và tập thể dục hằng ngày một cách chặt chẽ.Sử dụng tất cả các loại thuốc huyết áp theo chỉ dẫn và đọc tất cả các hướng dẫn sử dụng thuốc một cách thận trọng. Không tự ý thay đổi liều hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không có lời khuyên của bác sĩ.Bảo quản thuốc Conjupri ở nhiệt độ phòng tránh ẩm, nhiệt và ánh sáng. Phụ nữ có thai: Dữ liệu về việc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai còn hạn chế, do vậy nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc Conjupri trong thai kỳ.Phụ nữ cho con bú: Dữ liệu từ một nghiên cứu lâm sàng đã được công bố báo cáo rằng Amlodipine có trong sữa mẹ với nồng độ trung bình và không có tác dụng phụ nào của Amlodipine trên trẻ bú sữa mẹ đã được quan sát thấy. 5. Tương tác thuốc Tương tác thuốc có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị hoặc làm tăng tác dụng không mong muốn. Tốt nhất, bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả các loại thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng và vitamin đang sử dụng để được tư vấn. Sau đây là một số tương tác cần lưu ý khi sử dụng thuốc Conjupri: Levoamlodipine là chất nền CYP3A4 nên có thể bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc khác tác động đến men này. Dùng chung thuốc Conjupri với các chất ức chế CYP3A vừa phải hoặc mạnh dẫn đến tăng nồng độ thuốc trong máu và có thể phải giảm liều. Nên theo dõi các triệu chứng hạ huyết áp và phù khi dùng chung thuốc Conjupri với các chất ức chế CYP3A.Không có thông tin về tác dụng của chất cảm ứng CYP3A đối với thuốc Conjupri. Nên theo dõi chặt chẽ huyết áp khi thuốc Conjupri với các chất cảm ứng CYP3A.Theo dõi hạ huyết áp khi dùng Conjupri chung với Sildenafil.Dùng chung Simvastatin với thuốc Conjupri sẽ làm tăng nồng độ toàn thân của Simvastatin. Nên giới hạn liều Simvastatin trong trường hợp này là 20mg/ ngày.Thuốc Conjupri có thể làm tăng nồng độ của Cyclosporin hoặc Tacrolimus khi dùng chung; thường xuyên theo dõi nồng độ Cyclosporine và Tacrolimus trong máu và điều chỉnh liều khi thích hợp.Bài viết đã cung cấp các thông tin tổng quan về thuốc Conjupri. Các thông tin trên đây không thể thay thế hướng dẫn của chuyên viên y tế. Do đó, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc.;;;;;Thuốc Haneuvit bao gồm 3 loại vitamin nhóm B gồm B1, B6 và B12, có tác dụng điều trị thiếu hụt các loại vitamin này, dự phòng co giật và điều trị quá liều cycloserin, cùng một số bệnh lý khác. 1. Công dụng thuốc Haneuvit Haneuvit có các thành phần chính gồm vitamin B1 hàm lượng 125mg, vitamin B6 125mg, vitamin B12 0,125mg.Với thành phần chính là 3 loại vitamin nhóm B (B1, B6, B12), Haneuvit được sử dụng trong điều trị các chứng rối loạn do thiếu vitamin B1, B6, B12, phòng co giật và điều trị quá liều cycloserin, điều trị đau dây thần kinh. Cụ thể, tác dụng của Haneuvit bao gồm:Điều trị các chứng rối loạn do thiếu vitamin B1 như bệnh beriberi, nghiện rượu kèm viêm đa dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh do thiếu Vitamin B1 ở phụ nữ đang mang thai.Điều trị các chứng rối loạn do thiếu vitamin B6 như thiếu máu nguyên bào sắt di truyền, viêm dây thần kinh ngoại vi.Điều trị các chứng rối loạn do thiếu vitamin B12 như các bệnh về máu (thiếu máu ác tính tự phát hoặc sau khi cắt dạ dày, thiếu máu do ký sinh trùng, do dinh dưỡng, do phẫu thuật).Phòng và điều trị thiếu vitamin B6 do thuốc. Phòng co giật và điều trị quá liều cycloserin. Bệnh thần kinh như đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh cổ – cánh tay. Suy nhược cơ thể, đang trong quá trình hồi phục bệnh 2. Liều dùng thuốc Haneuvit Thuốc Haneuvit được uống sau bữa ăn với liều dùng như sau:Thiếu máu nguyên bào sắt di truyền: 2-5 viên/ngày trong 1-2 tháng, nếu không có chuyển biến tốt thì chuyển sang cách điều trị khác. Thiếu vitamin B6 do thuốc: 1-2 viên/ngày trong 3 tuần, sau đó dùng liều 1 viên/ngày. Dự phòng co giật do Cycloserin: 1 - 2 viên/ngày.Quá liều Cycloserin: 2 viên/ngày.Liều dùng trên của nhà sản xuất chỉ mang tính tham khảo, liều cụ thể phụ thuộc vào thể trạng và mức độ bệnh. Điều này sẽ được bác sĩ giải thích và kê đơn. 3. Tác dụng phụ thuốc Haneuvit Tác dụng phụ chủ yếu của Haneuvit là gây rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp. Để hạn chế tác dụng phụ này, bạn nên uống thuốc sau ăn và chia làm 2-3 lần uống trong ngày.Một số phản ứng hiếm gặp khi dùng thuốc Haneuvit gồm ngứa, nổi mề đay, phát ban, sốc phản vệ, mụn trứng cá, nước tiểu có màu đỏ. 4. Chống chỉ định Haneuvit Haneuvit được chống chỉ định trên các đối tượng mẫn cảm với thành phần thuốc, ung thư ác tính do khả năng thúc đẩy tăng trưởng khối u của vitamin B12, người có cơ địa dị ứng như bị hen phế quản, eczema. 5. Tương tác thuốc Tương tác thuốc là khi sử dụng Haneuvit chung với những loại thuốc này có thể gây thay đổi khả năng hoạt động của thuốc và tăng ảnh hưởng của tác dụng phụ. Haneuvit có thể tương tác khi dùng chung với:Levodopa: Vì vitamin B6 gây kích hoạt enzym dopadecarboxylase ngoại biên. Phenytoin và Phenobarbital: Liều vitamin B6 200mg/ngày có thể gây giảm 40 - 50% nồng độ của Phenytoin và Phenobarbital trong máu.Thuốc tránh thai dạng uống, Isoniazid, Penicillamine. Neomycin, acid aminosalicylic, thuốc kháng Histamin H2 và colchicin vì làm giảm hấp thu vitamin B12Cloramphenicol dạng tiêm vì làm giảm hiệu quả của Vitamin B12 trong điều trị bệnh thiếu máu.Tóm lại, thuốc Haneuvit bao gồm 3 loại vitamin nhóm B gồm B1, B6 và B12, có tác dụng điều trị thiếu hụt các loại vitamin này, dự phòng co giật và điều trị quá liều cycloserin, cùng một số bệnh lý khác. Để đảm bảo hiệu quả sử dụng, người dùng cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.;;;;;Thuốc Juvever có hoạt chất chính là cyproheptadine, một thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất thường được dùng để giảm các triệu chứng dị ứng, hắt hơi, phát ban, ngứa...Đặc biệt thuốc còn hiệu quả trong điều trị biếng ăn và hội chứng nôn trớ ở trẻ. 1. Công dụng thuốc Juvever Thuốc Juvever có thành phần chính là Cyproheptadine Hydrochloride. Thuốc có công dụng điều trị các bệnh lý sau:Điều trị bệnh mề đay cấp tính hoặc mãn tính. Bệnh huyết thanh, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch. Dị ứng da, chàm, ngứa, viêm da dị ứng, viêm da - thần kinh, phù mạch - thần kinh.Biếng ăn, bệnh nhân suy kiệt.Nhức đầu do mạch máu. 2. Liều lượng - Cách dùng thuốc Juvever Liều thông thường Juvever ở người lớn là 1 viên x 3 lần/ngày. Liều cụ thể trong từng trường hợp như sau:Điều trị mề đay mãn tính: nửa viên/ngày. Trị đau nửa đầu cấp: 1 viên, sau nửa giờ uống lặp lại, tối đa 8mg trong 4-6 giờ. Liều duy trì là 1 viên/ngàyĐiều trị biếng ăn: uống 1 viên/ngày. Lưu ý thuốc Juvever có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ở trẻ em. Do đó, phụ huynh không nên tự ý mua thuốc cho trẻ dùng mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi điều trị.Trẻ em 7 - 14 tuổi: uống 1 viên/ngày.Trẻ em 3 - 6 tuổi: uống nửa viên/ngày. Trẻ em từ 6 tháng - 2 tuổi: dùng liều 0,4mg/kg/ngày. 3. Chống chỉ định sử dụng thuốc Juvever Thuốc Juvever bị chống chỉ định trong các trường hợp sau:Phụ nữ có thai. Sử dụng cho trẻ sơ sinh, trẻ sinh non hoặc trẻ dưới 6 tháng tuổi. Bà mẹ đang cho con bú. Quá mẫn với cyproheptadine hoặc bất kỳ thành phần nào của công thức. Dùng đồng thời với thuốc chế monoamine oxidase. Bệnh tăng nhãn áp góc đóng, loét dạ dày tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt có triệu chứng, tắc nghẽn cổ bàng quang, tắc nghẽn tá tràng, bí tiểu. Bệnh nhân cao tuổi, suy nhược. 4. Tương tác thuốc Juvever Cyproheptadine khi sử dụng đồng thời với một số thuốc có thể gây tương tác, làm tăng hoặc giảm hiệu lực của nhau. Dưới đây là một số tương tác thuốc cần lưu ý:Chất ức chế acetylcholinesterase: Có thể làm giảm tác dụng điều trị của Cyproheptadine. Ngược lại cyproheptadine có thể làm giảm tác dụng điều trị của thuốc ức chế Acetylcholinesterase.Rượu: Thuốc có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của rượu. Do vậy cần tránh uống rượu trong thời gian dùng thuốc.Amantadine: Có thể tăng cường tác dụng kháng cholinergic của cyproheptadine. Amezinium: Thuốc cyproheptadine có thể tăng cường tác dụng kích thích của Amezinium.Amphetamine: Có thể làm giảm tác dụng an thần của thuốc Juvever. 5. Tác dụng phụ của thuốc Juvever Trong quá trình sử dụng thuốc Juvever, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:Tim mạch: Ngoại tâm thu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh. Hệ thần kinh trung ương: Mất điều hòa, ớn lạnh, lú lẫn, chóng mặt, buồn ngủ, hưng phấn, phấn khích, mệt mỏi, ảo giác, nhức đầu, cuồng loạn, mất ngủ, khó chịu, căng thẳng, viêm dây thần kinh, dị cảm, bồn chồn, an thần, co giật, chóng mặt. Da liễu: nhạy cảm với ánh sáng, phát ban da, mày đay. Tiêu hóa: Đau bụng, chán ăn, ứ mật, táo bón, tiêu chảy, tăng cảm giác thèm ăn, buồn nôn, nôn nao. Hệ sinh dục: Khó tiểu, tiểu buốt, bí tiểu. Huyết học: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu. Gan: Suy gan, viêm gan, vàng da. Quá mẫn: phù mạch, phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ,Thần kinh cơ xương khớp: Run. Nhãn khoa: Nhìn mờ, nhìn đôi. Otic: Viêm mê cung (cấp tính), ù tai. Hô hấp: Ngạt mũi, viêm họng, đờm dịch phế quản 6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Juvever Khi sử dụng thuốc Juvever, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:Thuốc Juvever có thể gây suy nhược hệ thần kinh trung ương, có thể làm suy giảm khả năng thể chất và tinh thần. Do đó, bệnh nhân phải được cảnh báo khi thực hiện các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo (ví dụ như vận hành máy móc hoặc lái xe).Bệnh tim mạch: Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch (bao gồm tăng huyết áp và bệnh tim thiếu máu cục bộ).Bệnh đường hô hấp: Thận trọng khi sử dụng thuốc Juvever cho bệnh nhân hen suyễn hoặc các chứng rối loạn hô hấp mãn tính khác.Rối loạn chức năng tuyến giáp: Thận trọng khi dùng thuốc Juvever cho bệnh nhân bị rối loạn chức năng tuyến giáp.Người lớn tuổi: Thuốc kháng histamin có nhiều khả năng gây chóng mặt, an thần, hạ huyết áp và các tác dụng kháng cholinergic khác ở người lớn tuổi. Do đó, nên tránh sử dụng cho người cao tuổi. Bệnh nhân suy gan, suy thận: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất, không cần điều chỉnh liều lượng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự thanh thải thuốc ở bệnh nhân suy thận sẽ giảm, do đó vẫn nên thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng này.Bệnh nhân nhi: Thuốc kháng histamin có thể gây kích thích ở trẻ nhỏ. Do vậy cần theo dõi chặt chẽ bé để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường. Quá liều thuốc kháng histamin ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ảo giác, suy nhược thần kinh trung ương, co giật và tử vong. Thận trọng khi sử dụng và dùng liều thấp nhất có hiệu quả ở trẻ em và tránh dùng đồng thời với các thuốc khác có tác dụng ức chế hô hấp.Thuốc bị chống chỉ định sử dụng khi đang cho con bú. Nói chung, nếu trẻ bú mẹ tiếp xúc với thuốc kháng histamin thế hệ đầu tiên qua sữa mẹ, trẻ phải được theo dõi về tình trạng khó chịu hoặc buồn ngủ. Khi cần điều trị ở phụ nữ cho con bú, thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai được ưu tiên sử dụng hơn. Thuốc kháng histamin có thể làm giảm nồng độ prolactin huyết thanh của người mẹ khi dùng trước khi bắt đầu cho bé bú.Trên đây là những thông tin cơ bản về cách dùng, liều dùng và những lưu ý khi dùng Juvever. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.
question_159
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
doc_159
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh như thế nào để phòng tránh các biến chứng đáng tiếc là điều rất quan trọng. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị xoắn giãn một cách bất thường làm cho tinh hoàn chảy xệ. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng có nhiều ý kiến cho rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể thể gây vô sinh do số lượng và chất lượng tinh trùng giảm sút. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Nếu người bệnh không đau, không có trở ngại trong vấn đề sinh sản, bác sĩ có thể đề nghị tiếp tục theo dõi. Tuy nhiên nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh gây đau, teo tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc người bệnh đang cân nhắc để thực hiện một kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nào đó, điều trị là rất cần thiết. Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh còn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. 2. Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được áp dụng Người bệnh có thể quay trở lại sinh hoạt bình thường khoảng 2 ngày sau phẫu thuật. Miễn là không cảm thấy khó chịu, người bệnh có thể tham gia các hoạt động đòi hỏi nhiều sức lực hơn, chẳng hạn như tập thể dục sau 2 tuần. Đau sau phẫu thuật là tình trạng phổ biến nhưng chỉ ở mức độ nhẹ, kéo dài trong vài ngày hoặc tuần. Để giảm bớt sự khó chịu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau cho người bệnh. Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Lưu ý bệnh nhân phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh nên tạm thời tránh quan hệ tình dục. Thông thường sẽ mất khoảng vài tháng để chất lượng tinh dịch được cải thiện sau phẫu thuật. Điều này là bởi vì cần thời gian để tinh trùng mới phát triển. Những phương pháp chẩn đoán và điều trị trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
doc_40377;;;;;doc_1243;;;;;doc_18756;;;;;doc_24569;;;;;doc_6780
Cách hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ giãn tĩnh mạch thừng tinh nên tới bệnh viện để kiểm tra và tư vấn hỗ trợ điều trị hiệu quả. Vì giãn thừng tinh làm gia tăng nhiệt độ ở bìu, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất tinh trùng cũng như chức năng sinh sản ở nam giới. Cách hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Cách hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh thường là chờ đợi và theo dõi, phẫu thuật hoặc thuyên tắc tĩnh mạch. Cần lưu ý không phải trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh nào cũng cần phải hỗ trợ điều trị y tế. Nếu tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn, không gây ra các triệu chứng khó chịu thì không cần hỗ trợ điều trị. Người bệnh sẽ được chỉ định nghỉ ngơi và theo dõi thêm các dấu hiệu khác như cảm giác nóng hoặc đau tức ở bìu. Tuy nhiên người bệnh cần xem xét việc hỗ trợ điều trị nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh: Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng tới chức năng tinh hoàn ở một số người. Do đó càng hỗ trợ điều trị sớm thì khả năng sản xuất tinh trùng của người bệnh sẽ càng được cải thiện. Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh Phẫu thuật là cách hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạc thừng tinh cho các trường hợp nghiêm trọng, gây ra triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được thực hiện dưới gây mê hoặc gây tê. Bác sĩ sẽ tạo vết mổ ở vùng bẹn hoặc bụng dưới, sau đó tiến hành cột các tĩnh mạch bị giãn xung quanh tinh hoàn. Thời gian phẫu thuật khoảng 30 – 60 phút, người bệnh sẽ được gây mê hoặc gây tê. Sau phẫu thuật, tránh hoạt động mạnh trong vòng 48 giờ. Thuyên tắc tĩnh mạch Thuyên tắc tĩnh mạch cũng là một cách hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh được áp dụng khá phổ biến. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm vào các tĩnh mạch giãn ở vùng bẹn bìu, chụp hình hệ tĩnh mạch tinh, sau đó bơm chất tạo xơ vào tĩnh mạch.;;;;;Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh là cần thiết khi triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như đe dọa đến chức năng sinh sản, sự tự tin của người đàn ông. Cần chẩn đoán đánh giá mức độ bệnh để xem xét điều trị nội khoa hay mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh. 1. Bác sĩ giải đáp cụ thể về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh Trước hết, giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện tại nhiều nơi trên cơ thể, là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng, giãn nên mở rộng hơn. Khi máu chảy qua khiến các mạch nổi rõ trên da, có màu tím đậm hoặc xanh, sần, xoắn lại gây mất thẩm mỹ. Giãn tĩnh mạch thường gặp ở chân, tay, hậu môn, thực quản,… Giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở tĩnh mạch bìu, có thể ở một hoặc cả hai bên nhưng thường gặp hơn ở bên bìu trái. Có đến 15% nam giới trưởng thành mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh song không phải trường hợp nào cũng nặng, xuất hiện triệu chứng và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Một số triệu chứng bệnh có thể gặp phải như: Khó chịu ở tinh hoàn. Đau âm ỉ ở bìu. Các tĩnh mạch giãn nổi rõ trên da, có thể sờ cảm nhận được. Cảm giác nặng nề ở bìu và tĩnh mạch nhỏ hơn ở bên tinh hoàn bị giãn. Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh thường biểu hiện rõ hơn khi người bệnh hoạt động gắng sức hoặc ngồi, đứng nguyên tư thế trong thời gian dài. 2. Phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh phổ biến hiện nay Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. 2.1. Điều trị nội khoa Với các trường hợp bệnh nhẹ, cấp độ 0 - 1 thường chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản và sức khỏe của người bệnh thì điều trị bằng nội khoa đơn giản là phù hợp. Ở Việt Nam, Daflon là loại thuốc phổ biến nhất dùng trong điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ nhẹ. 2.2. Điều trị ngoại khoa Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là kỹ thuật can thiệp để xử lý các tĩnh mạch bị giãn mà vẫn bảo toàn ống dẫn tinh cũng như hệ thống mạch máu ở cơ quan sinh dục. Điều này đảm bảo bảo toàn được chức năng sinh sản của nam giới. Một số trường hợp sẽ cân nhắc điều trị ngoại khoa Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Khi hai vợ chồng vô sinh, hiếm muộn và xác nhận người vợ có chức năng sinh sản bình thường, người chồng có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ bất thường và giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ vừa trở lên. Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh ảnh hưởng đến cuộc sống như: đau đớn, khó chịu, tổn thương tinh hoàn, biến dạng bìu,… Giãn tĩnh mạch thừng tinh do tác dụng phụ của quá trình giảm sản xuất testosterone khiến một bên tinh hoàn có xu hướng phát triển chậm hơn, teo nhỏ hơn bên còn lại. 2 phương pháp mổ phổ biến nhất: Thuyên tắc tĩnh mạch: Bác sĩ sẽ đưa kim vào tĩnh mạch để làm tắc các tĩnh mạch bị giãn, khiến máu không lưu thông vào các mạch giãn này nữa. Phẫu thuật: Cắt bỏ những tĩnh mạch bị giãn, phương pháp phẫu thuật nội soi nhanh chóng, ít đau, ít xâm lấn đang ngày càng được nhiều người lựa chọn. Ngoài ra có thể phẫu thuật mở nhưng sẽ gây đau đớn hơn. Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay nhìn chung không thể giải quyết bệnh triệt để, chỉ can thiệp giảm tiến triển bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể tái phát trở lại sau thuyên tắc tĩnh mạch, lúc đó cần phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn. 3... Trong đó, có những chi phí chính như sau: 3.1. Chi phí thăm khám ban đầu Bệnh nhân nghi ngờ giãn tĩnh mạch thừng tinh cần được thăm khám trực tiếp và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán đánh giá mức độ bệnh bao gồm: Siêu âm Doppler tinh hoàn, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, xét nghiệm máu,... Chi phí thăm khám ban đầu này nhìn chung rơi vào khoảng 500.000 - 1.500.000 đồng. 3.2. Tình trạng bệnh Các trường hợp bị bệnh nhẹ có thể điều trị nội khoa và thay đổi lối sống. Bệnh nhân cần thực hiện siêu âm theo dõi tình trạng bệnh định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh đơn thuần cũng sẽ có chi phí thấp hơn nếu điều trị kèm các bệnh lý khác. Những bệnh nhân xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, có búi xơ gây khó khăn trong can thiệp thì chi phí phẫu thuật có thể tăng hơn. Vì thế phát hiện bệnh sớm và chủ động đi khám chữa bệnh sẽ giúp tiết kiệm chi phí mổ hơn. 3.3. Phương pháp mổ Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay có thể lựa chọn: Mổ truyền thống: Chi phí thấp hơn nhưng gây đau đớn, hơn nữa tính an toàn không cao. Mổ hiện đại như mổ vi phẫu, mổ nội soi có chi phí cao hơn nhưng hiệu quả cao, ngăn chặn được biến chứng sau phẫu thuật như teo tinh hoàn, tràn dịch,…;;;;;Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn của đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong. Nguyên nhân trực tiếp của giãn tĩnh mạch thừng tinh hiện nay còn đang được nghiên cứu, do vậy bệnh được xếp vào nhóm tự phát. Có một số giả thuyết về nguyên nhân như: suy van tĩnh mạch, bất thường vị trí đổ của tĩnh mạch tinh vào tĩnh mạch thận trái hoặc tĩnh mạch chủ bụng, mọi nguyên nhân gây tăng áp lực ổ bụng (khối u vùng tiểu khung, sau phúc mạc)… Giai đoạn sớm, giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có biểu hiện lâm sàng, phần lớn các trường hợp bệnh nhân đến khám vì lý do vô sinh, sau đó tình cờ phát hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh. Giai đoạn muộn, triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau tinh hoàn, sờ thấy các búi tĩnh mạch giãn ở bìu. Khoảng 80 – 90% các trường hợp có giãn tĩnh mạch thừng tinh ở bên trái. Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm gia tăng nhiệt độ ở bìu, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của tinh trùng, cũng như độ di động và/hoặc hình dạng của tinh trùng. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng của tinh trùng. Mặt khác, các van máu trong các tĩnh mạch tinh hoàn bị tổn thương từ giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến các tinh hoàn co lại và mềm. Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm gia tăng nhiệt độ ở bìu, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của tinh trùng, cũng như độ di động và/hoặc hình dạng của tinh trùng. Phương pháp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh kinh điển là phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh qua nội soi ổ bụng hoặc mổ mở. Không phải tất cả bệnh nhân có giãn tĩnh mạch thừng tinh đều cần được phẫu thuật. Thường chỉ phẫu thuật đối với các trường hợp điển hình (độ III) kèm theo có đau, tức bìu kéo dài. Tuy nhiên cũng có một số nghiên cứu thấy phẫu thuật giúp 30% các cặp vợ chồng có thai tự nhiên sau hỗ trợ điều trị. Hiện nay, với sự tiến bộ của điện quang can thiệp, phương pháp hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng can thiệp nội mạch ngày càng được phổ biến rộng rãi và dần thay thế phương pháp hỗ trợ điều trị phẫu thuật do tính chất xâm nhập tối thiểu, hiệu quả cao. Ngoài phẫu thuật hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm một số loại thuốc giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng như một số loại thuốc hỗ trợ nội tiết, những loại khoáng chất như kẽm (Zn), các chất chống ôxy hóa như carnitine, những thuốc có vitamin E, A, C… Theo Sức khỏe và Đời sống;;;;;nếu không chữa trị có thể gây vô sinh nam Giãn tĩnh mạch thừng tinh là giãn các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn, thường xuất hiện quanh tinh hoàn trái. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng giống như giãn tĩnh mạch ở chân là do dòng máu chảy ngược vào trong các tĩnh mạch. Khi máu ứ trong tĩnh mạch phía trên tinh hoàn, nó có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Trong nhiều trường hợp, số lượng tinh trùng có thể cải thiện sau khi điều trị khỏi bệnh. – Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng sớm và điển hình. – Đôi khi người bệnh có thể gây căng nhức hay nặng ở bìu. Đau có thể tăng hơn về cuối ngày hay khi đứng, hoạt động mạnh hay ngồi lâu. – Khi giãn tĩnh mạch thừng tinh to, chúng ta có thể thấy 1 khối sưng phía trên bìu. Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh Có thể chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng thăm khám thực thể. Nếu bạn thấy đau và bác sĩ không sờ được tĩnh mạch giãn, siêu âm có thể được sử dụng để chẩn đoán. Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh Các bác sĩ nam khoa cho biết: Không phải tất cả bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh đều cần phải phẫu thuật. – Nếu bạn không đau, bạn và bạn tình không cảm thấy khó chịu thì có thể theo dõi trong 1 thời gian. – Nếu tĩnh mạch thừng tinh không giãn to hơn và không gây khó chịu thì không cần điều trị. – Bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật (cột tĩnh mạch thừng tinh giãn) để cột các tĩnh mạch giãn chung quanh tinh hoàn. – Thời gian phẫu thuật chỉ từ 30-60 phút – Sau mổ, thời gian hồi phục là 2-3 giờ – Sử dụng 1 dụng cụ đặc biệt dùng trong phẫu thuật nội soi để kẹp tĩnh mạch – Cách khác, dùng thuốc để chích vào tĩnh mạch và làm tắc các tĩnh mạch Các biến chứng có thể gặp – Chảy máu – Nhiễm trùng – Tràn dịch màng tinh: bìu sưng to và ứ dịch – Tái phát – Tổn thương động mạch thừng tinh, gây teo tinh hoàn Lưu ý sau điều trị – Cần khoảng 5-7 ngày để bệnh nhân có thể trở lại với công việc hàng ngày. -Bệnh nhân có thể tắm sau 24 giờ, tuy nhiên không nên ngâm trong bồn tắm trong vòng 5 ngày. -Có thể đi làm sau 48 giờ. – Tránh hoạt động mạnh trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật. Sau 48 giờ bạn có thể tiếp tục các hoạt động bình thường nếu không thấy khó chịu, kể cả hoạt động tình dục – Có thể ăn uống bình thường. Có thể dùng thuốc giảm đau. Dùng liên tục 48h và sau đó nếu thấy đau khó chịu thì có thể tiếp tục sử dụng – Tái khám sau mỗi 2 tuần để đánh giá vết mổ có lành tốt hay không. Khi bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cần đi khám chuyên khoa nam học càng sớm càng tốt. – Đau kéo dài sau mổ và không giảm khi dùng thuốc – Đen và xanh chung quanh vết mổ, chảy máu vết mổ – Có mùi khắm – Bìu sưng to – Sốt cao 380C hay và có kèm lạnh run…;;;;; Khi mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị hiệu quả. Với trường hợp người bệnh bị giãn tĩnh mạch thừng tinh điều trị bằng phương pháp nội khoa không có hiệu quả. Dưới đây là những cấp độ của bệnh để bác sĩ chỉ định điều trị: Giãn tĩnh mạch thừng tinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời hiệu quả Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng cách thắt hoặc làm tắc các tĩnh mạch giãn. Có nhiều phương pháp điều trị như: phẫu thuật thông thường, phẫu thuật vi phẫu, phẫu thuật nội soi ổ bụng, làm tắc mạch bằng bóng hay vòng xoắn… Hiện nay, phương pháp phẫu thuật vi phẫu (mổ bằng kính hiển vi) được xem là tiêu chuẩn vàng vì hiệu quả cao, ít biến chứng. Sau phẫu thuật, khoảng 60 – 80% bệnh nhân có số lượng và chất lượng tinh trùng cải thiện đáng kể. Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh Tuy nhiên, để phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh vi phẫu thành công, người bệnh cần lựa chọn được đội ngũ bác sĩ phẫu thuật giỏi và thực hiện tại bệnh viện uy tín với trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao, chế độ chăm sóc hậu phẫu đặc biệt. Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao nhiêu tiền là băn khoăn của nhiều người nhưng khó có thể giải đáp cụ thể vì còn phụ thuộc vào những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trước khi phẫu thuật bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh phải siêu âm, xét nghiệm để kiểm tra mức độ tiến triển của bệnh. Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh Chi phí phẫu thuật: tùy vào việc bác sĩ lựa chọn phương pháp thực hiện, phương pháp hiện đại thì mức phí sẽ cao hơn so với phương pháp cũ….
question_160
Chuyên gia gợi ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy tim cấp chuẩn
doc_160
Suy tim cấp ở trẻ em thường có dấu hiệu lâm sàng kín đáo, bệnh dễ tiến triển nhanh gây biến chứng nặng nề. Vì thế điều trị, chăm sóc và theo dõi liên tục là cách tốt nhất để đảm bảo trẻ bị suy tim cấp có sức khỏe tốt nhất. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy tim cấp rất quan trọng, góp phần kiểm soát bệnh và tăng hiệu quả điều trị. 1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho trẻ suy tim cấp Suy tim cấp ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân, nhưng đây là tình trạng nguy hiểm khiến cơ tim giảm chức năng đột ngột dẫn tới giảm cung lượng tim. Triệu chứng bệnh giống như sốc tim, có thể gây tử vong hoặc biến chứng nặng nếu không điều trị, can thiệp y tế kịp thời. Bên cạnh điều trị, kiểm soát bệnh bằng thuốc thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị suy tim ở trẻ thành công. Xây dựng dinh dưỡng cũng cần dựa trên mức độ suy tim cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ. Suy tim cấp mức độ càng nghiêm trọng thì kiểm soát chế độ ăn càng nghiêm ngặt. Dưới đây là nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim cấp nói chung và trẻ nhỏ bị suy tim cấp nói riêng: Ưu tiên thực phẩm giàu năng lượng, dễ tiêu hóa (1kcal/ml) để tránh quá tải dịch, đồng thời cần chia nhỏ các bữa ăn để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và tim mạch. Hạn chế thực phẩm có thể sinh nhiều khí trong dạ dày, khiến túi hơi căng lên đẩy cơ hoành và ảnh hưởng đến hoạt động của tim. Hạn chế thực phẩm nhiều chất xơ gây táo bón. Hạn chế dịch và nạp quá nhiều muối gây tích dịch, muối cần được kiểm soát chặt chẽ trong chế độ ăn này. Chế độ dinh dưỡng cân bằng, ưu tiên trái cây, củ quả và rau tươi để cung cấp thêm Vitamin và chất điện giải. Chế độ hạn chế nước tùy theo mức độ suy tim cấp của trẻ, với cấp độ nhẹ và vừa không phải hạn chế nước song bệnh nhân cũng không nên uống nhiều nước mỗi ngày. Với bệnh nhân suy tim cấp nặng kèm suy tim nặng, kháng lợi tiểu, suy thận nặng, hạ natri máu,… thì chỉ bổ sung lượng nước bằng nước tiểu thải ra hôm trước cùng nước cơ thể sử dụng cho hoạt động sống. Trẻ em đang độ tuổi phát triển nên việc quản lý chế độ dinh dưỡng sao cho vừa kiểm soát bệnh, vừa đảm bảo sự tăng trưởng thể chất không hề đơn giản. Cha mẹ cần theo dõi cân nặng thường xuyên của trẻ và thay đổi lượng năng lượng cung cấp phù hợp. Trẻ bị suy tim cấp có thể bị thể bị suy nhược và suy dinh dưỡng nếu chế độ ăn uống không tốt. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy tim cấp cần lưu ý cung cấp và kiểm soát những nhóm thực phẩm sau: 2.1. Muối Muối sẽ cung cấp lượng Natri chính cho cơ thể, trung bình khi ăn 1 g muối, cơ thể sẽ nạp vào khoảng 400mg Natri. Cần tính toán lượng muối cung cấp phù hợp với tình trạng suy tim cấp ở trẻ, cụ thể: Suy tim cấp nhẹ (giai đoạn 1 và 2): Nạp vào cơ thể tối đa 2 - 3 g muối mỗi ngày. Suy tim cấp nặng (suy tim giai đoạn 4 không hồi phục) kèm theo phù phổi cấp, suy tim sung huyết: Nạp vào cơ thể lượng muối nhỏ hơn 1g mỗi ngày. Ngoài muối, nhiều loại thực phẩm và phụ gia thực phẩm khác cũng chứa Natri, vì thế cũng cần lưu ý lượng Natri nạp vào từ đó sử dụng thực phẩm phù hợp trong khẩu phần. Hầu hết thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, tương ớt, bánh, snack, đồ đóng hộp,… đều chứa hàm lượng Natri cao, trẻ bị suy tim cấp không nên sử dụng. Thay vào đó là các thức ăn tươi hoặc thực phẩm không dùng muối chế biến (unsalted) hoặc dùng lượng muối ít (Low-Sodium). 2.2. Nước Nạp vào cơ thể quá nhiều dịch có thể gây ra tình trạng suy tim sung huyết, vì thế trẻ bị suy tim cấp cũng cần kiểm soát lượng dịch nạp vào cơ thể. Với nước uống hàng ngày, tùy theo mức độ suy tim mà kiểm soát như sau: Suy tim mức độ vừa và nhẹ: Không quá khắt khe nhưng không nên uống quá nhiều nước mỗi ngày, nạp trung bình từ 1 - 1,2 lít mỗi ngày là phù hợp. Suy tim mức độ nặng hoặc kèm suy thận nặng, hạ natri máu, kháng thuốc lợi tiểu thì chỉ nạp vào lượng nước cơ thể sử dụng và thải ra. Ngoài nước uống, cơ thể cũng nạp dịch qua sữa, hoa quả, các loại canh, súp,… Nếu suy tim cấp ở trẻ nặng, cần theo dõi lượng dịch nạp vào và điều chỉnh phù hợp. 2.3. Năng lượng Nếu ở giai đoạn suy tim sung huyết cấp, viêm cơ tim cấp, suy tim sau nhồi máu cơ tim cấp,… bệnh nhân chủ yếu được nạp năng lượng qua đường truyền tĩnh mạch cùng với Vitamin và khoáng chất thiết yếu. Khi bệnh đã được kiểm soát sẽ bắt đầu ăn bằng chế độ ít chất béo, thực phẩm lỏng nhẹ dễ tiêu hóa. Năng lượng nạp vào trong 2 - 3 ngày đầu sau hồi phục là khoảng 500 - 800 kcal mỗi ngày, sau đó tăng dần đến 1.000 - 1.200 kcal/ngày. Năng lượng nạp vào nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, ưu tiên thực phẩm dễ tiêu, mềm, hợp khẩu vị. Nếu xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt thì có thể bổ sung thêm qua đường truyền tĩnh mạch. 2.4. Protein Trẻ bị suy tim cấp có nhu cầu Protein thấp hơn bình thường vì nếu bổ sung nhiều, nó thúc đẩy hoạt động của tim và khiến suy tim trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu suy tim nhẹ, xem xét kiểm soát lượng protein cung cấp từ 0.8 - 1g trên mỗi kg cân nặng/ngày. Trẻ có hiện tượng suy dinh dưỡng, suy kiệt thì tăng lượng protein cung cấp từ 1,2 - 1,5/kg cân nặng/ngày. Nên bổ sung Protein từ nguồn thực phẩm dễ hấp thu như: sữa, cá, đậu hũ, thịt trắng,… 2.5. Chất béo Phải đảm bảo cung cấp chất béo nhỏ hơn 25% tổng năng lượng với cholesterol nhỏ hơn 300mg mỗi ngày. Ngoài ra, nhu cầu với omega-3 có trong cá hoặc thực phẩm bổ sung nên đảm bảo khoảng 1,3g mỗi ngày. 2.6. Gluxit Gluxit sẽ là nguồn cung cấp năng lượng chính và nên tăng hơn ở trẻ bị suy tim cấp, đảm bảo từ 55 - 65% tổng năng lượng nạp vào mỗi ngày, tương ứng với khoảng 5 - 7g/kg cân nặng. Ưu tiên bổ sung Gluxit làm năng lượng nhưng cần hạn chế thực phẩm sinh hơi và ảnh hưởng đến hoạt động của tim như: trứng, đậu đỗ, nước uống có gas,… 2.7. Vitamin và khoáng chất Trẻ bị suy tim cấp có nhu cầu với Vitamin và khoáng chất nhiều hơn để đảm bảo chuyển hóa, giảm tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt kéo dài. Nếu cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng này, tình trạng suy tim sẽ nặng hơn. Nhóm Vitamin cần chú trọng nhất là Vitamin B1, Vitamin C, E bảo vệ và tăng cường hoạt động cơ tim. Cùng với đó là khoáng chất như Kali, Calci, Magie,… Chế độ dinh dưỡng cho trẻ suy tim cấp khá khác biệt so với trẻ thông thường, cha mẹ cần lưu ý và tuân thủ nguyên tắc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cũng như kiểm soát bệnh tốt hơn.
doc_8627;;;;;doc_63052;;;;;doc_1494;;;;;doc_14412;;;;;doc_16663
Bên cạnh việc điều trị bệnh suy tim bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều không thể thiếu để điều trị thành công suy tim. Suy tim thông thường được chia làm 4 độ, tùy theo mức độ suy tim mà chế độ ăn sẽ thay đổi theo và mức độ nghiêm ngặt tuân thủ với chế độ dinh dưỡng cũng tăng dần theo độ suy tim. 1. Nguyên tắc dinh dưỡng 1.1. Suy tim giai đoạn 1-2 Năng lượng: 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.Chất đạm: 1 - 1,2g/kg cân nặng lý tưởng/ngày.Chất béo: 15 - 20% tổng năng lượng.Hạn chế Natri: <2000mg Na/ngày (<5g muối/ngày).Tăng kali: 4000 - 5000g/ngày, tăng Magie.Hạn chế lao động nặng, hoạt động gắng sức.Đủ vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B. 1.2. Suy tim giai đoạn 3 Năng lượng: 30 Kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.Chất đạm: 1g/kg cân nặng lý tưởng/ngày.Chất béo: 15 - 20% tổng năng lượng.Giảm Natri: <1600mg Na/ngày (<4g muối/ngày).Tăng kali: 4000-5000mg/ngày, tăng Magie.Hạn chế lao động nặng, hoạt động gắng sức.Nghỉ ngơi hợp lý sau ăn.Đủ vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B.Khi có phù: Hạn chế lượng nước uống vào theo công thức.Lượng nước uống vào = Lượng nước tiểu 24h ngày hôm trước + Lượng dịch mất bất thường do (sốt, nôn, ỉa chảy,...) + 300 đến 500 ml (Tùy theo mùa). 1.3. Suy tim giai đoạn 4 Năng lượng: 25 - 30 kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.Chất đạm: 0,8 - 1g/kg cân nặng lý tưởng/ngày.Chất béo: 15 - 20% tổng năng lượng.Giảm Natri: <1200mg Na/ngày (<3g muối/ngày).Tăng kali: 4000 - 5000mg/ngày (chọn rau quả nhiều Kali).Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.Nghỉ ngơi hợp lý sau ăn.Đủ vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B.Khi có phù: Hạn chế lượng nước uống vào theo công thức.Lượng nước uống vào = Lượng nước tiểu 24h ngày hôm trước + Lượng dịch mất bất thường do (sốt, nôn, ỉa chảy,...) + 300 đến 500 ml (Tùy theo mùa), kết hợp với ăn nhạt tuyệt đối (Nếu điện giải đồ bình thường). Mức độ nghiêm ngặt về chế độ dinh dưỡng cũng tăng dần theo độ suy tim. 2. Lời khuyên dinh dưỡng 2.1. Lựa chọn thực phẩm Thực phẩm nên dùng. Các loại: Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, bún phở,...Ăn đa dạng các loại thịt, trứng, cá, tô, cua, đậu phụ,...Sữa: Các loại sữa rút muối, sữa không giàu canxi, sữa đậu nành. Dầu thực vật: Dầu đậu nành, dầu vừng,...Quả chín: 200 - 400g/ngày, ăn đa dạng các loại quả.Ăn đa dạng các loại rau (đặc biệt là các loại rau lá).Thực phẩm hạn chế dùng. Thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều muối: Mỳ tôm, thịt muối, cá muối, giò, chả, pate, dưa muối, cà muối,...Phủ tạng động vật: Tim, gan,... Mỡ động vật.Thực phẩm không nên dùng. Mì chính.Các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê. Nên ăn đa dạng các loại rau. 2. Chế biến món ăn Giai đoạn suy tim nặng: Chế biến món ăn dưới dạng mềm, nhừ. 3. Chú ý Suy tim giai đoạn 1 - 2: Dưới 5g muối/ngày. Quá trình chế biến cho thêm 4g muối = 4 thìa cà phê nước mắm (20ml).Suy tim giai đoạn 3: Dưới 4g muối/ngày. Quá trình chế biến cho thêm 3g muối = 3 thìa cà phê nước mắm (15ml).Suy tim giai đoạn 4: Dưới 3g muối/ngày. Quá trình chế biến cho thêm 2g muối = 2 thìa cà phê nước mắm (10ml).Nhạt hoàn toàn: Không cho muối, mì chính, mắm, bột nêm trong quá trình chế biến. 3. Thực đơn dinh dưỡng Bệnh nhân cân nặng 53kg. Chẩn đoán: Suy tim giai đoạn II. Năng lượng: 1600 Kcal. Thực phẩm cho một ngày:Gạo tẻ: 200g (4 nửa bát con cơm).Bánh phở: 200g (1 lưng bát to).Thịt nạc + Cá: 150g.Rau xanh: 300 - 350g (2 lưng bát con rau).Quả chín: 150g.Dầu ăn: 20ml (4 thìa 5ml).Sữa tươi: 130 ml.Muối: <4 - 5g/ngày hoặc thay thế bằng 4-5 thìa nước mắm (thìa 5ml).Thực đơn mẫu: Thực đơn mẫu. Thực phẩm thay thế tương đương. Nhóm đạm: 100g thịt lợn nạc tương đương với 100g thịt bò nạc, thịt gà; 120g tôm, cá nạc; 2 quả trứng vịt; 3 quả trứng gà; 8 quả trứng cút; 200g đậu phụ.Nhóm chất bột đường: 100g gạo (2 lưng bát con cơm) tương đương với 100g miến, 100g bột mỳ; 100g phở khô; 100g bún khô; 170g bánh mỳ; 250 bánh phở tươi; 300g bún tươi; 400g khoai củ các loại.Nhóm chất béo: 1 thìa dầu ăn (5ml) tương đương với 8g lạc, 8g vừng.Muối: 1g muối ăn tương đương với 5ml nước mắm.;;;;;Suy tim xảy ra khi cơ tim không còn đủ sức để đảm bảo nhu cầu của cơ thể về ôxy ngoại biên nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân. Do tình trạng của từng bệnh mà tim có thể suy một bên trước rồi dẫn đến suy tim toàn bộ hoặc suy tim toàn bộ ngay từ đầu. Khi suy tim nặng bệnh nhân rất khó thở, gan to có khi có cổ trướng, tràn dịch màng phổi, có thể còn khả năng hồi phục hoặc không còn khả năng hồi phục nếu vào giai đoạn cuối. Nguyên tắc ăn uống khi suy tim nặng Ăn nhạt hoàn toàn: lượng muối từ: 0,2g - 0,5g/ngày. nhỏ hơn 1.500Kcalo/ngày; Protein: 0,8g/kg/ngày và protein làm tăng chuyển hoá cơ bản làm tăng lưu lượng máu. Nên dùng protein từ sữa, cá; gluxit: dùng loại đường đơn dễ hấp thu (hoa quả, mật); chất béo: không cho thêm vào khi chế biến thức ăn nên dùng nhiều để tạo môi trường kiềm chống lại tình trạng toan của cơ thể, rau quả lại chứa nhiều kali nên có tác dụng lợi tiểu rất tốt cho bệnh nhân suy tim. Tránh dùng các thức ăn sinh hơi, các loại thức ăn lên men: trứng, đậu đỗ. Không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối: dưa cà, mắm tôm, bánh mì, thịt hun khói, patê, xúc xích, lạp xường; hạn chế các chất kích thích như cà phê, trà... Một chế độ ăn có sữa, rau quả, khoai sẽ thoả mãn được các nguyên tắc trên vì chứa ít muối lại có nhiều kali, nhiều yếu tố kiềm chống được tình trạng toan và có ít protein, có nhiều đường giúp cho chuyển hoá tốt, ít năng lượng để cho bộ máy tiêu hoá được nghỉ ngơi. Lượng muối 1 - 2g, protein: 40g, năng lượng: 1.200 - 1.300Kcalo. Thực đơn mẫu: 6 giờ: Sữa hỗn hợp: 150ml (sữa đậu nành: 75, sữa bò: 75ml, đường: 10g) 9 giờ: sữa hỗn hợp: 150ml 12 giờ: Phở thịt nạc: 1 bát (bánh phở: 120g, thịt nạc: 30g, nước xương: 300ml) 15 giờ: Sữa hỗn hợp: 150ml 18 giờ: Cháo cá: 300ml (gạo: 30g, cá: 50g, dầu ăn 5g) 21 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 4: Dùng chế độ Karen gồm có sữa, nước quả, glucoza trong những ngày đầu sau đó thêm ngũ cốc, trứng, thịt: Mẫu thực đơn trong 2 - 3 ngày đầu: 6 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml (sữa đậu nành: 50ml, sữa bò: 50ml, đường: 10g) 9 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml 12 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml 15 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml 18 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml 21 giờ: Glucoza 20%: 100ml Mẫu thực đơn trong những ngày sau: 6 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml (sữa đậu nành: 50ml, sữa bò: 50ml, đường: 10g) 9 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml 12 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml Cháo trứng: 200ml (gạo lẻ: 20g, trứng gà: 1 quả) 15 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml 18 giờ: Sữa hỗn hợp: 100ml Cháo đường: 200ml (gạo: 20g, đường: 30g) 21 giờ: Glucoza 20%: 100ml Giá trị dinh dưỡng của thực đơn: năng lượng: 1.025Kcal; protein: 26,7g; muối: 0,8g.;;;;;Cơ thể của bạn phụ thuộc vào hoạt động bơm máu của tim để cung cấp oxy cho máu và chất dinh dưỡng đến các tế bào của cơ thể. Khi các tế bào được nuôi dưỡng đúng cách, cơ thể sẽ hoạt động bình thường. Khi bị suy tim, tim bị suy yếu và không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào. Điều này dẫn đến mệt mỏi và khó thở. Các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc mang vác hàng cũng có thể trở nên rất khó khăn. Suy tim là tình trạng cơ tim không còn đủ sức co bóp tống máu để đảm bảo nhu cầu oxy ngoại biên của cơ thể nữa. Đây là biến chứng cuối cùng của tất cả các bệnh về tim, động mạch và các bệnh toàn thân. Do tình trạng của từng bệnh mà tim có thể suy một bên trước rồi dẫn đến suy tim toàn bộ hoặc suy tim toàn bộ ngay từ đầu. 2. Thực đơn cho người suy tim Nguyên tắc quan trọng nhất khi xây dựng thực đơn cho người suy tim là giảm muối và nước. Số lượng nước uống ngoài bữa ăn phải bằng số lượng nước tiểu trong 24h cộng thêm 300 ml. Hạn chế muối để giảm phù, giảm số lượng huyết lưu thông, tăng bài tiết các chất thải. Lượng muối tối đa là 0.2 - 0.5 g/ngày, ăn nhạt hoàn toàn nếu suy tim quá nặng.Năng lượng: Dưới 1500Kcal/ngày.Protein: 0.8g/kg mỗi ngày. Protein làm tăng chuyển hóa cơ bản, làm tăng lưu lượng máu và làm mệt cơ tim. Nên dùng protein từ sữa, cá.Gluxit: Dùng loại đường đơn dễ hấp thu (hoa quả, mật).Chất béo: Không cho thêm vào khi chế biến thức ăn.Rau quả: Nên dùng nhiều.Tránh dùng các thức ăn sinh hơi và các loại thức ăn lên men như trứng, đậu vì chúng sẽ đẩy cơ hoành lên, làm ảnh hưởng đến tim.Hạn chế các thức ăn ức chế thần kinh như chè, cà phê, rượu, các loại gia vị.Không dùng các loại thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối như dưa muối, cà pháo, mắm tôm, bánh mì, thịt hun khói, pate, xúc xích, lạp xưởng.Một chế độ ăn có sữa, rau quả, khoai sẽ thỏa mãn được các nguyên tắc trên vì chứa ít muối lại có nhiều kali cùng nhiều yếu tố kiềm chống được tình trạng toan và có ít protein, có nhiều đường giúp chuyển hóa tốt, ít năng lượng để bộ máy tiêu hóa được nghỉ ngơi. Nguyên tắc quan trọng nhất khi xây dựng thực đơn cho người suy tim là giảm muối và nước. 2.1. Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 1 - 2 Dùng chế độ ăn nhạt vừa: 2 - 3g muối/ngày.Năng lượng: 1.400-1.500 Kcal.Protein: 0.8 g/kg.Nước: Uống ít. 2.2. Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 3 Lượng muối: 1 - 2g.Protein: 40g.Năng lượng: 1.200 - 1.300 Kcal. 2.3. Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim độ 4 Dùng chế độ Karen, gồm có: Sữa, nước hoa quả, glucose trong những ngày đầu (2 - 3 ngày đầu). Sau đó, thêm ngũ cốc, trứng và thịt.Những ngày đầu: Năng lượng 700 Kcal, protein 17g, tổng số nước cả ăn và uống là 900ml (bao gồm cả nước và sữa).Những ngày sau: Ăn thêm cháo trứng, năng lượng 1.000 Kcal, protein 30g, tổng lượng nước 1.300 ml.Thực đơn mẫu trong 2 - 3 ngày đầu:6 giờ: Sữa hỗn hợp 100ml (sữa đậu nành 50ml, sữa bò 50ml, đường 10g ).9 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.12 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.15 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.18 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.21 giờ: Glucoza 20% 100 ml.Thực đơn mẫu cho những ngày sau:6 giờ: Sữa hỗn hợp 100ml (sữa đậu nành 50ml, sữa bò 50ml, đường 10g).9 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.12 giờ: Sữa hỗn hợp 100ml, cháo trứng 200ml (gạo tẻ 20g, trứng gà 1 quả).15 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml.18 giờ: Sữa hỗn hợp 100 ml, cháo đường 200 ml (gạo 20g, đường 30g).21 giờ: Glucoza 20%: 100 ml.Ngoài tuân thủ các nguyên tắc trên, cần chú ý một số lưu ý sau:Chế biến món ăn dưới dạng mềm, nhừ.Không nên ăn các loại rau gây chướng bụng, đầy hơi, thức ăn lên men như: Cải bắp, rau cải, đậu đỗ, dưa muối,...Bữa ăn phải xa giờ ngủ ban đêm, sau khi ăn cần phải nghỉ ngơi 30 - 40 phút.Nếu bệnh nhân phù nhiều thì cần phải hạn chế lượng nước đưa vào cơ thể và ăn nhạt hoàn toàn.Đối với bệnh nhân suy tim có sử dụng thuốc chống đông, nên hạn chế ăn các loại rau quả có lá màu xanh sẫm như: Cải xoăn, trà xanh, măng tây, bơ, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, mù tạc, gan, đậu nành, đậu Hà Lan, đậu xanh, củ cải, mùi tây, và rau diếp,...;;;;;Tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em ngày càng tăng. Bệnh cần được phát hiện kịp thời để chữa trị sớm và hiệu quả, nếu không sẽ dẫn tới nguy hiểm tính mạng. Suy dinh dưỡng cấp tính là tình trạng bệnh lý mà cơ thể không nhận đủ năng lượng và đạm theo nhu cầu do cung cấp thiếu hoặc do bệnh lý, gây tình trạng trẻ bị giảm cân nhanh còi cọc hoặc bị phù.Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính, nguy cơ tử vong cao gấp từ 5- 20 lần so với trẻ bình thường và có thể là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong ở trẻ hoặc có thể đóng vai trò gián tiếp làm tăng nhanh nguy cơ tử vong ở những trẻ bị mắc các bệnh phổ biến như tiêu chảy và viêm phổi. 2. Điều trị suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ Để điều trị suy dinh dưỡng cấp tính cần xem xét mức độ, có 3 mức độ suy dinh dưỡng: mức độ suy dinh dưỡng nhẹ, suy dinh dưỡng vừa, suy dinh dưỡng nặng.Điều trị suy dinh dưỡng cấp tính có 3 loại: Điều trị nội trú, điều trị ngoại trú, điều trị duy trì. Ngoài ra điều trị còn tùy thuộc vào sự xuất hiện của các biến chứng cũng như mức độ của bệnh suy dinh dưỡng cấp tính. Tùy thuộc vào tình trạng của trẻ để có phương án điều trị phù hợp 2.1 Điều trị nội trú. Suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ có biến chứng, bệnh lý rơi vào tình trạng nặng không đáp ứng được điều trị ngoại trú thì sẽ được điều trị nội trú ở bệnh viện. Điều trị nội trú được chia làm hai giai đoạn:Giai đoạn cấp cứu cho trẻ khi rơi vào tình trạng cấp tính, bị tổn thương nặng. Ở trường hợp này trẻ sẽ bị hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, rối loạn điện giải, nhiễm khuẩn, thiếu vi chất dinh dưỡng. Khi vào cấp cứu trẻ sẽ được bác sĩ điều trị các bước như sau:Bước 1: Điều trị hạ đường huyết đặc biệt thận trọng khi sử dụng đường tĩnh mạch cho trẻ.Bước 2: Điều trị hạ thân nhiệt đảm bảo cho trẻ đủ ấm, sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị.Bước 3: Điều trị mất nước sử dụng chế phẩm, hạn chế bù dịch bằng cách truyền qua tĩnh mạch.Bước 4: Điều chỉnh cân bằng điện giải sử dụng chế phẩm bù nước có hàm lượng Na thấp, thức ăn nên ăn nhạt.Bước 5: Điều trị nhiễm khuẩn trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính thường bị nhiễm khuẩn gây sốt, khi trẻ nhiễm khuẩn sử dụng kháng sinh. Bước 6: Điều chỉnh thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng bổ sung các chất dinh dưỡng như sắt, vitamin A, C.Giai đoạn chuyển tiếp cho trẻ suy dinh dưỡng cấp tính là giai đoạn trước khi chuyển bệnh nhân sang điều trị ngoại trú, nhằm quản lý hiệu quả việc đưa trẻ sang giai đoạn phục hồi, cho trẻ sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị. Bổ sung các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 2.2. Trẻ được sử dụng thuốc, bao gồm thuốc kháng sinh và sử dụng chế phẩm RUTF(chế phẩm dinh dưỡng đặc trị ăn liền).2.3. Điều trị duy trì. Suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ có tình trạng nhẹ không có biến chứng. Trẻ được bổ sung năng lượng và các chất dinh dưỡng có thể thiếu trong bữa ăn. Việc điều trị này trẻ sẽ được tiêm chủng, tẩy giun. Ngoài ra trẻ được kiểm tra cân nặng, chiều cao, được tư vấn chăm sóc sức khỏe. Cho trẻ uống thuốc tẩy giun định kỳ 3. Các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ Tăng cường giáo dục truyền thông để cải thiện chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em.Tư vấn, chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và các bà mẹ đang cho con bú.Tư vấn, thực hành cho trẻ ăn bổ sung theo khuyến nghị.Hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bị mắc bệnh kém phát triển còi cọc.Tiêm chủng đầy đủ theo lịch.Bổ sung sắt, vitamin phòng chống thiếu máu cho phụ nữ mang thai và trẻ em.Ngoài ra, để phòng chống và cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất cho con. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.;;;;; Suy tim là tình trạng cơ của tim, giảm khả năng co bóp khiến tim không bơm máu tốt như bình thường. Các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim là những nguyên nhân khiến tim co bóp không hiệu quả. Có nhiều mức độ suy tim và ở mỗi cấp độ, bệnh sẽ có những triệu chứng, mức độ ảnh hưởng đến cơ thể và cách điều trị khác nhau. Dựa vào mức độ hạn chế của các hoạt động thể chất của người bệnh suy tim, Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA) chia suy tim thành 4 cấp độ. Trong đó, suy tim độ 1 là mức độ nhẹ nhất. Ở đó, người bệnh không cảm thấy bị mệt mỏi quá mức, đánh trống ngực hay khó thở khi hoạt động thể chất. Do vậy họ vẫn có thể vận động như bình thường mà không xuất hiện các dấu hiệu của suy tim. Trong khi đó ở các cấp độ sau, bệnh nhân thường ít nhiều có sự hạn chế khả năng hoạt động thể chất. Cụ thể, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng suy tim khi thực hiện các vận động nhẹ nhàng, gắng sức, thậm chí cả khi nghỉ ngơi. Độ 1 là mức độ nhẹ nhất của suy tim theo phân độ NYHA. Suy tim độ 1 thường chưa nguy hiểm và cũng ít ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tốt sẽ khiến chức năng tim ngày càng suy yếu, suy tim tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Khi đó, chất lượng sống sẽ giảm sút nghiêm trọng và người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng như phù phổi cấp, rối loạn nhịp tim, suy thận, suy gan, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… Hơn nữa suy tim ở cấp độ 1 rất khó phát hiện bệnh bởi các triệu chứng thường không biểu hiện chưa rõ ràng. Thông thường, người bệnh chỉ vô tình được chẩn đoán suy tim độ 1 khi khám định kỳ hoặc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý khác. Điều này khiến cho bệnh tuy ở mức độ nhẹ nhất nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ không nhỏ đối với sức khỏe. Vì vậy, hãy luôn theo dõi sức khỏe tim mạch để phát hiện sớm suy tim ngay từ giai đoạn đầu. Đặc biệt nếu bạn thuộc nhóm nguy cao như có tiền sử tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh động mạch vành, sốt thấp khớp, gia đình có người thân mắc bệnh tim mạch, uống nhiều rượu, dùng thuốc điều trị ung thư… thì nên thăm khám chuyên khoa Tim mạch thường xuyên. 3. Cách điều trị suy tim độ 1 Đối với các trường hợp suy tim nhẹ, mục tiêu điều trị là giúp ngăn suy tim tiến triển nặng hơn. Các biện pháp chủ yếu là thực hiện lối sống bao gồm chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh, tập luyện để tăng cường sức khỏe. 3.1 Xây dựng chế độ ăn uống lành Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng có lợi cho việc giữ gìn một trái tim khỏe mạnh và nâng cao sức khỏe nói chung. Nguyên tắc cơ bản là: – Ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng – Tăng cường bổ sung kali – Giảm muối trong khẩu phần ăn – Hạn chế các thực phẩm nhiều cholesterol – Thực phẩm giàu tinh bột, đặc biệt là khoai tây, bánh mì, gạo hoặc mì ống… – Thực phẩm giàu protein, tiểu biểu như các loại đậu, thịt, cá, trứng, sữa… – Rau củ, trái cây tươi – Dầu thực vật như dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt, bơ thực vật. – Các món ăn và thực phẩm chứa nhiều natri: muối ăn, đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn – Các chất đường, bột ngọt, mỡ, da, nội tạng động vật… – Các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, nước có ga… – Uống nước vừa đủ vì nạp quá nhiều chất lỏng vào cơ thể có thể gây phù và giữ nước Cách ăn: – Ưu tiên trong khẩu phần ăn các dạng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa – Chế biến kiểu luộc, hấp thay vì chiên, xào nhiều – Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá no, quá nhiều trong một bữa, bữa tối nên trước giờ đi ngủ ít nhất 2 giờ. Xây dựng và áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh là phương pháp hữu hiệu để cải thiện tình trạng suy tim giai đoạn đầu. 3.2 Sinh hoạt lành mạnh – Không thức quá khuya – Ngừng uống rượu bia, hút thuốc lá, ma túy,… – Nghỉ ngơi điều độ, kiểm soát cảm xúc, tránh căng thẳng, lao lực,… – Giảm cân nếu cần thiết, khi có tình trạng thừa cân, béo phì 3.3 Tập thể dục thường xuyên Tập luyện thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai cho tim và toàn cơ thể. Ở mức độ suy tim nhẹ nhất, người bệnh có thể lựa chọn các bộ môn như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi,… tuy nhiên nên chú ý chọn cường độ sao cho phù hợp để không gây thêm gánh nặng cho tim. Nếu người bị suy tim độ 1 nhưng có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì, tiền sử gia đình bị bệnh cơ tim thì cần xem xét việc điều trị bằng thuốc. Tùy vào từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ có thể kê các loại thuốc giúp điều trị các bệnh lý đi kèm và phòng ngừa biến chứng gồm: – Thuốc ức chế men chuyển angiotensin và chẹn các thụ thể angiotensin II – Thuốc điều trị tăng huyết áp – Thuốc điều trị tiểu đường – Thuốc hạ mỡ máu Để việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc, uống đủ liều, đúng giờ, không tự ý giảm liều hay ngừng thuốc. Trường hợp người bệnh được chẩn đoán suy tim độ 1, đã áp dụng các biện pháp điều trị nhưng bệnh nhân có các triệu chứng tăng nặng thì cần đến gặp bác sĩ ngay. Vì điều này chứng tỏ việc đáp ứng điều trị kém hoặc bệnh đã nặng thêm. Người bị suy tim giai đoạn đầu nhưng có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, tiểu đường có thể được chỉ định điều trị bằng thuốc.
question_161
[Giải đáp] Ung thư đường tiêu hóa có nguy hiểm không?
doc_161
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh ung thư ở vị trí, cơ quan nằm trong hệ tiêu hóa. Ung thư này được chia thành 2 nhóm, gồm có ung thư đường tiêu hóa trên (như ung thư dạ dày, thực quản) và ung thư đường tiêu hóa dưới (như ung thư trực tràng, mật, gan...) Đây là một trong những căn bệnh phát triển âm thầm. Dù hình thành khối u, diễn ra trong một khoảng thời gian dài nhưng hầu như không hề có những dấu hiệu. Hình ảnh ung thư đường tiêu hóa Sẽ không nguy hiểm nếu phát hiện ung thư tiêu hóa sớm Khám sàng lọc, tầm soát ung thư đường tiêu hóa là chìa khóa vàng, phương pháp giúp phát hiện ra bệnh sớm hiệu quả. Từ đó, bác sĩ sẽ nghiên cứu và đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác nhất cho từng bệnh nhân. Hơn nữa, việc chẩn đoán sớm này còn giúp tuổi thọ của người bệnh kéo dài hơn, thậm chí cơ hội chữa khỏi rất cao.Với mức độ phổ biến của bệnh như hiện nay và đang có xu hướng trẻ hóa, ai cũng nên thực hiện tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ. Nhất là người thuộc trường hợp sau cần tầm soát, khám sàng lọc càng sớm càng tốt:Người có người thân mắc bệnh này.Chế độ ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn đồ muối chua, đồ ăn nhanh, mặn, cay nóng...Người bị viêm loét đại tràng/dạ dày, người nhiễm khuẩn HP...3. Phương pháp tầm soát ung thư đường tiêu hóa hiệu quả nhất Sau điều trị ung thư tiêu hóa, người bệnh sống được bao lâu Cũng tương tự thế, phương pháp điều trị bệnh sẽ khác nhau phụ thuộc vào từng giai đoạn. Do đó, bạn hãy thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, đưa ra cách điều trị tốt nhất. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên kết hợp thực hiện theo khuyến cáo của bác sĩ để ngăn ngừa, phòng tránh bệnh ung thư này. Ngoài tập luyện thể thao, vận động hàng ngày, mọi người cần chú ý tới chế độ ăn uống phù hợp:Tránh ăn thực phẩm không tốt cho đường tiêu hóa: Dưa muối, thịt nướng, thực phẩm ủ chua, thức ăn đóng hộp...Tránh thực phẩm có chứa nấm mốc như đỗ, lạc, đậu tương...Hạn chế những đồ uống có cồn, chứa chất kích thích.Ăn rau củ, hoa quả thường xuyên mỗi ngày.Uống nhiều nước.Ăn đúng giờ và đủ bữa.Hy vọng với chia sẻ trên đây, các bạn đã giải đáp được ung thư đường tiêu hóa có nguy hiểm không. Nếu như phát hiện sớm, phương pháp điều trị sẽ đơn giản, kịp thời và chính xác hơn. Từ đó chữa khỏi bệnh là điều hoàn toàn có thể.
doc_10485;;;;;doc_14434;;;;;doc_49775;;;;;doc_7223;;;;;doc_16931
Ung thư đường tiêu hóa là bệnh lý có khối u ác tính xuất hiện ở cơ quan nằm trong hệ tiêu hóa. Diễn biến của bệnh thường âm thầm, không có triệu chứng đặc thù nào nên mọi người dễ nhầm lẫn với bệnh lý thông thường, thậm chí ngay cả khối u đã phát triển. Tìm hiểu ung thư liên quan tới đường tiêu hóa Tuy đây là bệnh nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm, có phương pháp điều trị chính xác và kịp thời, khả năng chữa khỏi bệnh sẽ rất cao.2. Các bệnh và dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa. Cơ quan trong hệ tiêu hóa có rất nhiều nên ung thư liên quan đến đường tiêu hóa cũng rất đa dạng. Trong đó có các loại phổ biến đi kèm với dấu hiệu ung thư tiêu hóa của từng loại bệnh cụ thể như sau:Ung thư hậu môn. Thường xuyên bị ngứa hậu môn.Vùng hậu môn xuất hiện mụn cóc.Hậu môn tiết dịch.Ung thư đại tràng. Phân có máu và hình dạng bất bình thường.Đau quặn bụng.Trực tràng bị chảy máu.Thường xuyên muốn đi tiểu nhưng lại không cần phải đi.Ung thư thực quản. Nuốt thức ăn, nước bọt khó khăn.Cảm giác như bị nghẹt thở.Ho, nôn mửa thường xuyên.Ung thư dạ dày. Chán ăn, sụt cân.Đau, chướng bụng.Ợ nóng.Ói mửa liên tục.Bị to bụng.Có máu trong phân khi đi ngoài.Ung thư ruột non. Vàng da, mắt.Giảm cân đột ngột.Đau bụng.Mệt mỏi.Phân màu sẫm, đen. Có chữa được ung thư đường tiêu hóa không Dù tỷ lệ tử vọng cao, nhưng nếu phát hiện sớm, điều trị ung thư đường tiêu hóa kịp thời vẫn có thể chữa khỏi. Theo WHO, nhóm người bệnh chữa bệnh ở giai đoạn đầu có tỷ lệ sống sau 5 năm lên tới 90%. Nhưng ngược lại, với người chữa ở giai đoạn cuối chỉ sống khoảng 10%.Nếu xuất hiện triệu chứng ung thư đường tiêu hóa, mọi người nên đi khám để được chẩn đoán chính xác, có phương pháp điều trị hiệu quả. Cách tầm soát, khám sàng lọc ung thư tiêu hóa gồm có:Xét nghiệm máu: Xét nghiệm CEA, CA 72-4, CA 19-9..Siêu âm.Chụp X-quang.Nội soi đường tiêu hóa.Một số cách chữa trị ung thư liên quan tới đường tiêu hóa được áp dụng phổ biến hiện nay. Mọi người có thể tham khảo để chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi thực hiện phác đồ điều trị ung thư đường tiêu hóa của bác sĩ.Phẫu thuật thường hoặc nội soi đường tiêu hóa.Hóa trị.Xạ trị.4. Cách phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa tại nhà hiệu quả, dễ dàng. Tuy là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa ung thư dạ dày nói riêng, đường tiêu hóa nói chung hiệu quả bằng cách sau:Tránh ăn các thực phẩm gây hại cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, thực phẩm lên men – ngâm chua, đồ nướng, cay nóng...Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các thực phẩm chứa nhiều lượng caroten và vitamin.Tránh rượu bia, thuốc lá, các đồ uống có chất kích thích, có ga.Cẩn trọng khi dùng đồ nhựa để đựng thực phẩm, nhất là hộp dùng để hâm nóng thức ăn ở trong lò vi sóng.Cẩn trọng khi uống thuốc, tránh lạm dụng.Duy trì cuộc sống lành mạnh, tâm lý vui vẻ và thoải mái.Nghỉ ngơi đúng cách.Như vậy, ung thư liên quan tới đường tiêu hóa có rất nhiều và diễn ra phổ biến hiện nay. Để đảm bảo chất lượng cuộc sống, có một sức khỏe thật tốt, mọi người hãy thường xuyên tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ. Đặc biệt là gia tăng tỷ lệ sống, kéo dài tuổi thọ nếu như phát hiện và chữa trị bệnh sớm. Ngoài ra, bạn có thể tải ứng dụng My.;;;;;Những bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến Ung thư đường tiêu hóa rất nguy hiểm bởi triệu chứng ở giai đoạn đầu không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khiến đa số người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện ung thư đã ở giai đoạn muộn. Đây cũng là loại ung thư chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các bệnh ung thư. Các loại bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Đường tiêu hóa trong cơ thể Nguyên nhân và triệu chứng ung thư đường tiêu hóa Nguyên nhân: Y học đến nay vẫn chưa xác định một cách chính xác nguyên nhân cụ thể của ung thư đường tiêu hóa. Những yếu tố có thể dẫn đến nguy cơ ung thư đường tiêu hóa như: gen di truyền, tuổi tác, ô nhiễm môi trường, lối sống, chế độ ăn uống… Hơn 90% các trường hợp ung thư đường tiêu hóa phát triển từ polyp u tuyến. Vì thế, việc phát hiện sớm, giúp cắt bỏ polyp u tuyến có nguy cơ ác tính giúp làm giảm tỷ lệ ung thư. Ung thư đường tiêu hóa liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống Triệu chứng: Điều trị ung thư đường tiêu hóa Tùy thuộc vào loại và tình trạng ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị cụ thể. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu đối với hầu hết các loại ung thư đường tiêu hóa. Xạ trị, hóa trị cũng là những phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến. Phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa Nội soi đại trực tràng là phương pháp có giá trị cao trong tầm soát ung thư đại trực tràng Tất cả những người trưởng thành, những người bệnh có nguy cơ cao như có tiền sử viêm dạ dày, gia đình có người thân bị ung thư đường tiêu hoá, từng phát hiện có vi khuẩn HP, đi ngoài ra máu, trên 40 tuổi… cần khám tầm soát ung thư đường tiêu hóa định kỳ. Đây là cách tốt nhất giúp phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa từ khi chưa có triệu chứng, từ đó có cơ hội chữa khỏi bệnh. Một số trường hợp giúp phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và điều trị kịp thời, ngăn chặn tiến triển thành ung thư.;;;;;Ung thư đường tiêu hóa là 1 trong 4 loại ung thư gây tử vong nhiều nhất. Điều đặc biệt nguy hiểm là bệnh khó phát hiện sớm và tỉ lệ ung thư đường tiêu hóa đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam. XEM THÊM: Phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa thường gặp trong mùa hè Tuyệt chiêu phòng tránh rối loạn tiêu hóa mùa hè Khám cận lâm sàng ống tiêu hóa Ung thư đường tiêu hóa là bệnh lý ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa. Hệ thống tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật). Ung thư có thể phát triển ở bất kỳ cơ quan bộ phận nào, tuy nhiên, nguy cơ cao nhất là thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn. 1. Mức độ phổ biến của ung thư đường tiêu hóa Trên thế giới mỗi năm có 14 triệu người mắc ung thư và hơn 8 triệu người tử vong vì căn bệnh này, trong đó ung thư đường tiêu hóa đứng thứ 3 trong các loại ung thư gây tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam, các bệnh lý đường tiêu hóa cũng đứng đầu trong nhóm bệnh nội khoa, nguy hiểm nhất là ung thư đường tiêu hóa. Đặc biệt, tỉ lệ ung thư đường tiêu hóa đang có xu hướng gia tăng. Tỉ lệ ung thư đường tiêu hóa đang có xu hướng gia tăng. 2. Nguyên nhân ung thư đường tiêu hóa Đến nay, vẫn chưa xác định một cách chính xác nguyên nhân cụ thể của ung thư đường tiêu hóa. Những yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh: Sử dụng nhiều đồ chế biến sẵn làm tăng nguy cơ ung thư đường tiêu hóa 3. Triệu chứng ung thư đường tiêu hóa Ung thư đường tiêu hóa thuộc loại ung thư nguy hiểm bởi bệnh thường khởi phát với các triệu chứng không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khiến đa số người bệnh chủ quan, đến khi phát hiện ung thư đã ở giai đoạn muộn. Các dấu hiệu nếu có thường là: 4. Phòng bệnh hơn chữa bệnh Tầm soát ung thư giúp giảm tỷ lệ ung thư hơn 90% các trường hợp ung thư đường tiêu hóa phát triển từ polyp u tuyến. Theo các chuyên gia ung thư, tầm soát ung thư giúp giảm tỷ lệ ung thư hơn 90% các trường hợp ung thư đường tiêu hóa phát triển từ polyp u tuyến. Việc khám sàng lọc, kiểm tra định kỳ rất quan trọng, đặc biệt ở những người đã từng có bệnh lý về đường tiêu hóa. Người dân cần nâng cao ý thức phát hiện bệnh sớm, nên đi khám bệnh định kỳ, nếu phát hiện sớm việc điều trị sẽ đem lại hiệu quả cao. Ví dụ như với bệnh ung thư đại trực tràng, ngay cả khi không có triệu chứng gì thì người bình thường từ 50 tuổi trở lên nên khám sàng lọc. Còn với người có sẵn bệnh lý viêm đại trực tràng chảy máu hoặc người có tiền sử gia đình như bố mẹ, anh chị em, cô dì chú bác bị bệnh ung thư đại trực tràng thì nên khám sàng lọc phát hiện sớm từ 40 tuổi.;;;;;Ung thư đường tiêu hóa rất nguy hiểm, vì ở giai đoạn đầu các triệu chứng thường mơ hồ, không rõ ràng, dễ bị nhầm với các bệnh lý thông thường khác nên người bệnh chủ quan. Để loại bỏ ung thư đường tiêu hóa ngay từ khi còn “trứng nước” thì việc phát hiện sớm bệnh từ đó xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng,… hợp lý là vô cùng cần thiết. Dấu hiệu sớm của bệnh ung thư không thể không biết Triệu chứng của ung thư đường tiêu hóa Ung thư đường tiêu hóa được chia làm 2 loại: Ung thư đường tiêu hóa trên và ung thư đường tiêu hóa dưới Ung thư đường tiêu hóa được chia làm 2 loại: Ung thư đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày); và ung thư đường tiêu hóa dưới (ung thư đại trực tràng). Điều nguy hiểm nhất khiến ung thư đại trực tràng gây tử vong cao là bệnh không có triệu chứng rõ ràng, gần giống với các bệnh lý thông thường khác nên rất khó phát hiện. Hầu hết bệnh nhân khi được phát hiện ung thư đều đã ở giai đoạn 3, 4. Tuỳ theo mỗi nhóm ung thư mà bệnh nhân có những dấu hiệu khác nhau: Đối với ung thư đường tiêu hóa trên dấu hiệu thường thấy đó là: Đầy hơi, khó tiêu, nuốt khó, đau bụng, ói, nặng có thể ói ra máu kèm sụt cân, thiếu máu và đại tiện ra phân đen. Triệu chứng ung thư đường tiêu hóa dưới chủ yếu là rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy. Trong đó dấu hiệu đặc trưng nhất là đại tiện ra máu, rối loạn đại tiện. Ung thư thực quản và ung thư tụy được đánh giá nguy hiểm nhất vì thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi tử vong rất nhanh vì hầu hết đều phát hiện muộn. Ung thư thực quản thường có triệu chứng: Nuốt bị nghẹn, đau ngực giữa, kém ăn hoặc ăn vào sẽ trớ ra, sụt cân. Tăng cường ăn hoa quả, rau xanh, các thực phẩm có chứa caroten, vitamin C là một trong những cách để bạn phòng ngừa ung thưa tiêu hóa Để ngăn ngừa cũng như hạn chế sự phát triển của ung thư đường tiêu hóa bạn cần: Nội soi – phương pháp tối ưu giúp phát hiện dấu hiệu ung thư tiêu hóa Nội soi là phương pháp tối ưu giúp ngăn ngừa ung thư tiêu hóa Với kỹ thuật nội soi bác sĩ sẽ sử dụng một ống nội soi linh hoạt có kích thước nhỏ đưa vào ống tiêu hóa. Thông qua những hình ảnh thu được bằng máy quay siêu nhỏ gắn ở đầu nội soi, nếu phát hiện polyp bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ trước khi ung thư hoặc khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường bác sĩ sẽ đề nghị sinh thiết tại vùng tổn thương. Nếu đó là tế bào ung thư bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.;;;;;Tìm hiểu về ung thư tiêu hóa Là một trong những căn bệnh đe dọa tới tính mạng của người bệnh nhưng nếu như phát hiện sớm, điều trị ung thư đường tiêu hóa kịp thời hoàn toàn chữa khỏi bệnh. Theo WHO, tỷ lệ sống trên 5 năm khi phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu lên đến 90%. Ngược lại với giai đoạn muộn thì tỷ lệ sống chỉ còn khoảng 10%.Tầm soát, khám sàng lọc ung thư tiêu hóa ngay khi chưa có dấu hiệu là cách giúp phát hiện bệnh sớm nếu như khối u bắt đầu hình thành. Từ đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán, phác đồ điều trị ung thư đường tiêu hóa phù hợp theo giai đoạn của bệnh và đối tượng cụ thể. Bên cạnh đó, chẩn đoán bệnh sớm giúp kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân, có thể chữa khỏi bệnh.Để có sức khỏe tốt nhất, đảm bảo chất lượng cuộc sống, ai cũng nên thực hiện khám sàng lọc, chẩn đoán ung thư tiêu hóa. Nhất là những nhóm đối tượng được xem có nguy cơ bị ung thư tiêu hóa cao sau đây:- Người có người thân từng mắc ung thư tiêu hóa.- Chế độ sinh hoạt, ăn uống không khoa học, lành mạnh: Thường xuyên ăn đồ mặn, cay nóng, uống rượu bia, đồ ăn nhanh, ít ăn rau...- Người bị bệnh liên quan tới hệ tiêu hóa .Phương pháp tầm soát chẩn đoán ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay:- Xét nghiệm máu: Đo chỉ số CEA, xét nghiệm CA 19-9...- Siêu âm: giúp xác định được kích cỡ và vị trí khối u.- Chụp X-quang: Thông qua phim chụp X-quang, bác sĩ sẽ thấy được các tổn thương, khối u nằm ở vị trí nào trong đường tiêu hóa.- Nội soi đường tiêu hóa: Thông qua hình ảnh cơ quan trong hệ tiêu hóa sẽ xuất hiện trên màn hình mà phương pháp này mang lại giúp bác sĩ quan sát, phân tích xem hệ tiêu hóa chứa tế bào ung thư không. Nếu thấy có polyp, bác sĩ sẽ chỉ định làm sinh thiết.3. Phòng ngừa, ngăn chặn ung thư đường tiêu hóa Cách giảm nguy cơ, ngăn ngừa ung thư tiêu hóa tại nhà hiệu quả
question_162
Công dụng thuốc Mediclovir
doc_162
Với thành phần chính là Acyclovir, Mediclovir được dùng trong điều trị viêm giác mạc do virus Herpes simplex gây ra. Tuân thủ chỉ định, liều dùng thuốc Mediclovir sẽ giúp người bệnh nâng cao hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn. Mediclovir thuộc nhóm thuốc kháng virus dùng tại chỗ, có thành phần chính là Acyclovir hàm lượng 150mg. Acyclovir có tác dụng chống nhiễm virus Herpes simplex ở niêm mạc và da bằng cách tác động chọn lọc đối với những tế bào bị nhiễm virus Herpes simplex. Acyclovir cũng ngăn không cho cơ thể bị tái nhiễm virus Herpes simplex.Thuốc Mediclovir được bào chế dưới dạng thuốc mỡ tra mắt và được đóng gói trong tuýp 5g. Mediclovir được chỉ định dùng trong điều trị bệnh viêm giác mạc do virus Herpes simplex gây ra, để làm giảm các triệu chứng của bệnh như chảy nước mắt, sưng mí mắt, đỏ mắt, cộm trong mắt, vùng mắt bị ngứa rát.2. Cách dùng và liều lượng thuốc Mediclovir Thuốc Mediclovir được dùng theo đường bôi trực tiếp lên vùng bị thương tổn, với các bước sử dụng như sau:Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi dùng thuốc để tránh tình trạng vi khuẩn hoặc các loại vi nấm, virus ở tay tiếp xúc với mắt đang bị bệnh.Bước 2: Mở nắp tuýp thuốc và cho một lượng thuốc phù hợp lên tay hoặc que bông gòn rồi bôi trực tiếp vào chỗ điều trị. Bôi thuốc nhẹ nhàng để không làm tổn thương mắt và bội nhiễm.Bước 3: Lau phần thuốc còn thừa bằng loại giấy vô khuẩn. Đậy nắp lại để bảo vệ tuýp thuốc.Liều dùng thuốc Mediclovir được khuyến cáo là tra khoảng 10mm/ lần vào túi cùng kết mạc, bôi 5 lần/ ngày, mỗi lần bôi cách nhau tối thiểu 4 giờ. Khi vết thương đã lành, cần tiếp tục bôi thuốc thêm 3 ngày để đạt hiệu quả điều trị và phòng ngừa bệnh tái nhiễm. 3. Tác dụng phụ của thuốc Mediclovir Thuốc Mediclovir rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ không mong muốn tại vị trí bôi thuốc như kích ứng, khó chịu, viêm mí mắt, viêm kết mạc, viêm giác mạc chấm. Những triệu chứng này thường sẽ tự hết và không để lại bất kỳ di chứng nào. Vì vậy, người bệnh không cần phải ngừng dùng thuốc.4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Mediclovir Không dùng thuốc Mediclovir ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc.Người bị suy thận hoặc có tiền sử bị bệnh thận cần thận trọng khi dùng thuốc Mediclovir.Hạn chế các hoạt động cần sử dụng thị lực nhiều sau khi bôi Mediclovir vì thuốc có thể làm mắt bị nhìn mờ.Tránh dùng quá liều để điều trị cho bệnh mau khỏi hoặc tự ý giảm liều. Nên dùng thuốc đúng liều lượng để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.Phụ nữ mang thai nếu muốn dùng thuốc Mediclovir nên hỏi ý kiến bác sĩ và cân nhắc lợi ích và nguy cơ để đảm bảo rằng thuốc không gây nguy hiểm đối với thai nhi.Phụ nữ đang nuôi con cho bú cần thận trọng khi dùng thuốc Mediclovir vì thuốc có bài tiết qua sữa mẹ.Hạn chế lái xe hoặc vận hành, điều khiển máy móc khi đang dùng Mediclovir vì thuốc có thể làm nhòe mắt. Dùng đồng thời Mediclovir với Zidovudin có thể gây ra tình trạng lơ mơ, ngủ lịm; còn với Amphotericin B và Ketoconazol có thể làm tăng hiệu lực kháng virus Herpes simplex của Mediclovir.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Mediclovir, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Mediclovir là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.
doc_22491;;;;;doc_15534;;;;;doc_35132;;;;;doc_47382;;;;;doc_58471
1. Công dụng thuốc Midaclo 500 Cefaclor được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn đường hô hấp do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt sau khi đã dùng các kháng sinh thông thường bị thất bại.Chỉ định:Viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm họng, viêm amidan tái phát nhiều lần.Ðối với viêm họng cấp do Streptococcus nhóm A tan máu beta, thuốc được ưa dùng đầu tiên là penicilin V để phòng bệnh thấp tim.Viêm phổi, viêm phế quản mạn trong đợt diễn biến.Nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới không biến chứng (viêm bàng quang).Nhiễm khuẩn da và phần mềm do Staphylococcus aureus nhạy cảm và Streptococcus pyogenes.Cách dùng - Liều dùng. Cách dùng:Cefaclor dùng theo đường uống, vào lúc đói.Liều dùng:Người lớn: Liều thường dùng: 250mg, cứ 8 giờ một lần. Viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới: Uống 250 - 500 mg, ngày 2 lần; hoặc 250 mg, ngày 3 lần.Trường hợp viêm họng tái phát do Streptococcus tan huyết beta nhóm A, cũng nên điều trị cho cả những người trong gia đình mang mầm bệnh không triệu chứng. Ðối với viêm họng cấp, penicilin - V là thuốc được chọn đầu tiên.Ðối với các nhiễm khuẩn nặng hơn, dùng liều 500mg, ngày 3 lần. Liều giới hạn thường kê đơn cho người lớn: Tối đa 4g/ngày.Cefaclor có thể dùng cho người bệnh suy thận. Trường hợp suy thận nặng, cần điều chỉnh liều cho người lớn như sau: Nếu độ thanh thải creatinin 10 - 50 ml/phút, dùng 50% liều thường dùng; nếu độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, dùng 25% liều thường dùng.Người bệnh phải thẩm tách máu: Khi thẩm tách máu, nửa đời của cefaclor trong huyết thanh giảm 25 - 30%. Vì vậy, đối với người bệnh phải thẩm tách máu đều đặn, nên dùng liều khởi đầu từ 250 mg - 1 g trước khi thẩm tách máu và duy trì liều điều trị 250 - 500 mg cứ 6 - 8 giờ một lần, trong thời gian giữa các lần thẩm tách.Người cao tuổi: Dùng liều như người lớn.Trẻ em: Dùng 20 - 40 mg/kg thể trọng/24 giờ, chia thành 2 - 3 lần uống.Viêm tai giữa ở trẻ em: Cho uống 40 mg/kg thể trọng/24 giờ, chia thành 2 - 3 lần, nhưng liều tổng cộng trong ngày không được quá 1 g. Tính an toàn và hiệu quả đối với trẻ dưới 1 tháng tuổi cho đến nay vẫn chưa được xác định. Liều tối đa một ngày ở trẻ em không được vượt quá 1,5g.Ðiều trị nhiễm khuẩn do Streptococcus tan huyết beta bằng cefaclor ít nhất trong 10 ngày. Quên liều, quá liều và xử lý. Quên liều:Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch.Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.Quá liều:Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. 2. Tác dụng phụ của Midaclo 500 Tiêu chảy, phát ban da nặng, ngứa, nổi mề đay, khó thở hoặc khó nuốt, thở khò khè, đau khớp, cảm sốt, lở loét gây đau ở miệng hoặc cổ họng, ngứa và tiết dịch âm đạo. Cefaclor có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ vấn đề bất thường nào khi dùng thuốc.Cefaclor có thể làm phát triển quá mức vi khuẩn Clostridium difficile gây tiêu chảy từ nhẹ đến viêm đại tràng giả mạc gây tử vong. 3. Lưu ý khi sử dụng thuốc Midaclo 500 Chống chỉ định:Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin.Lưu ý/ Thận trọng. Thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh có tiền sử mẫn cảm với cephalosporin, đặc biệt với cefaclor, hoặc với penicillin, hoặc với các thuốc khác. Phải thận trọng với người bệnh dị ứng với penicilin vì có mẫn cảm chéo. Tuy nhiên tần số mẫn cảm chéo với penicilin thấp. Cefaclor dùng dài ngày có thể gây viêm đại tràng giả mạc.Thận trọng đối với người bệnh có tiền sử đường tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng. Cần thận trọng khi dùng cefaclor cho người có chức năng thận suy giảm nặng. Vì nửa đời của cefaclor ở người bệnh vô niệu là 2,3 - 2,8 giờ (so với 0,6 - 0,9 giờ ở người bình thường) nên thường không cần điều chỉnh liều đối với người bệnh suy thận trung bình nhưng phải giảm liều ở người suy thận nặng. Vì kinh nghiệm lâm sàng trong sử dụng cefaclor còn hạn chế, nên cần theo dõi lâm sàng. Cần theo dõi chức năng thận trong khi điều trị bằng cefaclor phối hợp với các kháng sinh có tiềm năng độc cho thận hoặc với thuốc lợi niệu furosemid, acid ethacrynic.Test Coombs (+) trong khi điều trị bằng cefaclor. Trong khi làm phản ứng chéo truyền máu hoặc thử test Coombs ở trẻ sơ sinh có mẹ đã dùng cefaclor trước khi đẻ, phản ứng này có thể (+) do thuốc.Tìm glucose niệu bằng các chất khử có thể dương tính giả.Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Không sử dùng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.Thắc mắc xin liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp chính xác nhất.Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc. Thận trọng khi sử dùng cho người lái xe và vận hành máy móc.Thắc mắc xin liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp chính xác nhất. 4. Tương tác thuốc Dùng đồng thời cefaclor và warfarin hiếm khi gây tăng thời gian prothrombin, gây chảy máu hay không chảy máu về lâm sàng. Ðối với những người bệnh này, nên theo dõi thường xuyên thời gian prothrombin và điều chỉnh liều nếu cần thiết.Probenecid làm tăng nồng độ cefaclor trong huyết thanh.Cefaclor dùng đồng thời với các thuốc kháng sinh aminoglycosid hoặc thuốc lợi niệu furosemid làm tăng độc tính đối với thận.;;;;;Thuốc Miraclav thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, điều trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm. Thuốc có 2 thành phần chính là Amoxicillin (875mg) và Clavulanic acid (125mg), được bào chế dưới dạng viên nén. Thuốc Miraclav thường được dùng để điều trị ngắn hạn các nhiễm trùng. Một số chỉ định chính của thuốc Miraclav là:Điều trị nhiễm trùng hô hấp (tai - mũi-họng) như: Viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, các đợt bùng phát cấp của viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi thùy mạn tính;Nhiễm trùng đường sinh dục - tiết niệu như: Viêm bàng quang tái phát, viêm tuyến tiền liệt không biến chứng, viêm thận bể thận, nhiễm trùng đường sinh dục nữ;Nhiễm trùng da và mô mềm như: Nhọt và áp xe, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng sản khoa, viêm mô tế bào, nhiễm trùng vết thương;Nhiễm trùng xương và khớp;Nhiễm trùng nha khoa như áp - xe ổ răng;Bội nhiễm bởi các vi khuẩn nhạy cảm với Amoxicillin, vi khuẩn tiết beta-lactamase nhạy cảm với thuốc. 2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Miraclav Các thuốc điều trị nhiễm trùng nên được sử dụng theo chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. Tùy vào thể trạng của từng người bệnh, mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc Miraclav phù hợp. Liều dùng dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế cho chỉ định chính thức của bác sĩ:Liều dùng cho người lớn & trẻ em > 12 tuổi: Điều trị nhiễm trùng nhẹ đến trung bình: Uống 1 viên x 2 lần/ ngày;Điều trị nhiễm trùng nặng: Uống 1 viên x 3 lần/ ngày;Liều dùng cho bệnh nhân suy thận vừa: Uống 1 viên/ mỗi 12 giờ. Bệnh nhân suy thận nặng uống 1/2 viên/mỗi 12 giờ;Lưu ý: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, sử dụng bằng đường uống có thể uống khi đói hoặc no;Không nên tự ý điều trị quá 2 tuần mà không thăm khám lại. 3. Tác dụng phụ của thuốc Miraclav Dưới đây là danh sách những tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Miraclav. Hãy lưu ý rằng đây không phải là một danh sách toàn diện và các tác dụng phụ này có thể xảy ra, nhưng không phải lúc nào cũng xảy ra. Một số tác dụng phụ có thể hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Người dùng nên nắm vững thông tin để chủ động liên hệ bác sĩ khi có bất kỳ thắc mắc nào.Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Miraclav:Buồn nôn, nôn mửa;Tiêu chảy;Vàng da ứ mật;Ngứa ngáy, ban đỏ, phát ban;Thiếu máu;Cảm giác khó chịu;Đau đầu, lo âu;Co giật, kích động;Mất ngủ.Các tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Miraclav:Phản ứng phản vệ;Phù Quincke;Thiếu máu tan máu, giảm nhẹ tiểu cầu, giảm bạch cầu;Viêm đại tràng giả mạc;Hội chứng Stevens - Johnson;Ban đỏ đa dạng, viêm da bong;Hoại tử biểu bì do ngộ độc;Viêm thận kẽ.Các dấu hiệu và triệu chứng vàng da ứ mật tuy hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có thể diễn tiến nặng. Tuy nhiên, những triệu chứng này thường hồi phục và sẽ hết sau 6 tuần ngừng dùng thuốc. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Miraclav Chống chỉ định dùng thuốc Miraclav cho các trường hợp sau:Dị ứng, mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc;Người có tiền sử dị ứng với thuốc nhóm Beta lactam;Có tiền sử bị vàng da ứ mật, rối loạn chức năng gan liên quan đến các thành phần Amoxicillin và Clavulanate potassium;Phụ nữ đang mang thai (trừ khi có chỉ định đặc biệt từ bác sĩ). Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần thiết. 5. Tương tác của thuốc Miraclav Tránh sử dụng đồng thời thuốc Miraclav với các thuốc sau vì sẽ gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc:Thuốc chống đông máu (do có thể kéo dài thời gian chảy máu và đông máu);Thuốc ngừa thai dạng uống (làm giảm hiệu quả của thuốc ngừa thai);Thuốc Probenecid;Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin;Và các thuốc sau: Atacand, Captopril, Chloramphenicol, Enalapril, Eprosartan, Irbesartan, Losartan, Macrolide. Bài viết đã cung cấp các thông tin cần biết liên quan đến thành phần, công dụng, liều dùng gợi ý và các tác dụng có thể có của thuốc Miraclav. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, người dùng nên tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa.;;;;;Vacivir là một loại thuốc kháng virus tác dụng toàn thân. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, với thành phần chính trong mỗi viên là Vacivir hydroclorid tương đương với 450mg Valganciclovir.Valganciclovir là tiền chất của ganciclovir, sau khi vào cơ thể, hoạt chất này nhanh chóng được chuyển hóa thành ganciclovir nhờ tác động của enzyme esterase có ở gan và ruột.Ganciclovir có tác dụng ức chế sao chép của virus herpes. Các loại virus ở người nhạy cảm với hoạt chất này gồm có: Virus cự bào (CMV), virus herpes simplex 1 và 2, virus herpes người 6, 7 và 8, virus Epstein-Barr, virus viêm gan B và virus Varicella zoster.Ganciclovir có hoạt tính kìm virus thông qua việc ức chế quá trình tổng hợp DNA của virus thông qua 2 cơ chế sau:Sự ức chế cạnh tranh hợp nhất của deoxyguanosin-triphosphat vào trong DNA bởi enzyme polymerase của virus.Sự hợp nhất của ganciclovir triphosphat vào trong DNA của virus gây kết thúc chuỗi hoặc hạn chế rất nhiều khả năng kéo dài chuỗi DNA của virus.Thuốc Vacivir được chỉ định trong các trường hợp sau:Viêm võng mạc do virus cự bào gây ra ở bệnh nhân có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).Phòng ngừa các bệnh do nhiễm virus cự bào gây ra ở bệnh nhân ghép tạng có nguy cơ nhiễm virus này.Thuốc Vacivir chống chỉ định trong các trường hợp sau:Người mẫn cảm với Valganciclovir, Ganciclovir hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.Người mẫn cảm với các loại thuốc kháng virus khác như Aciclovir, Valaciclovir.Phụ nữ đang cho con bú. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Vacivir Vacivir được sử dụng bằng đường uống, nên uống thuốc cùng với thức ăn.Cần phải thận trọng trước khi sử dụng hoặc xử lý thuốc:Không được nghiền nát hoặc phá vỡ biên thuốc.Valganciclovir trong thuốc Vacivir có khả năng gây quái thai và ung thư ở người, nên cần phải thận trọng khi xử lý thuốc bị vỡ.Tránh tiếp xúc trực tiếp với viên thuốc Vacivir bị vỡ hoặc đã nghiền nát.Nếu bột thuốc Vacivir dính vào da hoặc mắt, bạn cần phải rửa thật kỹ vùng đó bằng nước sạch.Liều lượng thuốc Vacivir cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, liều thuốc được khuyến cáo cho các trường hợp cụ thể như sau:Viêm võng mạc do virus cự bào gây ra ở người lớn:Điều trị ban đầu với thể hoạt động: Sử dụng liều 900mg/ lần x 2 lần/ ngày, liên tục trong 21 ngày.Điều trị duy trì hoặc điều trị thể không hoạt động: Sử dụng liều 900mg/ lần x 1 lần/ ngày.Trường hợp bệnh nhân bị viêm võng mạc xấu đi có thể sử dụng lại liều thuốc khởi đầu, tuy nhiên cần phải đánh giá khả năng virus kháng thuốc.Phòng bệnh virus cự bào gây ra trên bệnh nhân ghép tạng:Người lớn ghép thận sử dụng liều 900mg/ lần x 1 lần/ ngày trong 10 ngày của ca ghép và tiếp tục sử dụng cho đến 100 ngày sau khi ghép. Sau đó có thể tiếp tục điều trị dự phòng cho đến 200 ngày sau khi ghép thận.Người lớn ghép các tạng khác thận: Sử dụng liều 900mg/ lần x 1 lần ngày trong 10 ngày của ca ghép và tiếp tục dùng cho đến 100 ngày sau khi ghép.Liều thuốc cho trẻ em sẽ được bác sĩ tính toán dựa trên diện tích da và độ thanh thải creatinin. Nếu liều thuốc tính được trên 900mg thì sử dụng liều tối đa là 900mg. Điều trị bằng thuốc Vacivir nên bắt đầu trong vòng 10 ngày của ca ghép, sau đó tiếp tục dùng thuốc cho đến 200 ngày sau khi ghép thận, và 100 ngày sau khi ghép các tạng khác.Liều dùng thuốc Vacivir cho bệnh nhân suy thận cần phải điều chỉnh liều theo độ thanh thải creatinin. 3. Tác dụng phụ của thuốc Vacivir Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Vacivir gồm có:Nhiễm Candida miệng.Nhiễm trùng huyết, nhiễm virus huyết.Viêm mô tế bào.Nhiễm trùng đường tiết niệu.Giảm bạch cầu trung tính nặng.Thiếu máu.Giảm tiểu cầu nặng.Giảm bạch cầu nặng.Giảm toàn thể huyết cầu nặng.Giảm thèm ăn.Chán ăn.Trầm cảm.Lo lắng.Lú lẫn.Suy nghĩ bất thường.Đau đầu.Mất ngủ.Rối loạn vị giác.Dị cảm.Bệnh thần kinh ngoại biên.Chóng mặt.Co giật.Phù hoàng điểm.Bong võng mạc.Bệnh ruồi bay.Đau mắt.Đau tai.Khó thở.Tiêu chảy.Buồn nôn, nôn.Đau bụng.Khó tiêu.Táo bón.Đầy hơi.Khó nuốt.Bất thường chức năng gan nặng.Tăng phosphatase kiềm.Tăng aspartate aminotranstease.Viêm da.Đổ mồ hôi đêm.Ngứa.Đau lưng.Đau cơ, đau khớp.Co thắt cơ.Mệt mỏi.Sốt.Ớn lạnh.Đau ngực.Suy nhược.Giảm cân.Tăng creatinin máu.Tác dụng phụ ít gặp của thuốc Vacivir gồm có:Suy tủy xương.Phản ứng phản vệ.Kích động.Rối loạn tâm thần.Ảo giác.Run.Rối loạn thị giác.Viêm kết mạc.Điếc.Loạn nhịp tim.Hạ huyết áp.Ho.Chướng bụng.Loét miệng.Viêm tụy.Tăng alanine aminotransferase.Rụng tóc.Nổi mề đay.Khô da.Vô sinh nam.Tác dụng phụ hiếm gặp của thuốc Vacivir gồm có:Thiếu máu bất sản.Trên đây là một số thông tin chia sẻ về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Vacivir. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Vacivir theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Thuốc Medoclav Forte là thuốc điều trị nhiễm khuẩn do nấm hoặc virus gây ra. Trước khi sử dụng thuốc Medoclav Forte bạn bên hỏi thêm thông tin từ bác sĩ để được chỉ dẫn cụ thể. Sau đây là một số thông tin chia sẻ Medoclav Forte có tác dụng gì. 1. Công dụng của thuốc Medoclav Forte Thuốc Medoclav Forte có thành phần chứa chất kháng sinh tổng hợp là amoxicilin. Vì thế thuốc Medoclav Forte có thể sử dụng trên những vi khuẩn phổ rộng. Amocixilin sẽ phá hủy enzym của vi khuẩn khiến chúng suy yếu và khó sinh sản sau khi dùng thuốc Medoclav Forte. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị một số bệnh lý sau:Viêm phổi. Viêm xoang cấp tính. Viêm tai giữa. Viêm phế quản mãn tính. Nổi mụnÁp xe. Nhiễm khuẩn trên vết thương. Viêm bàng quang. Viêm bể thận. Viêm niệu đạo. Viêm tủy xươngÁp xe ổ răngnhiễm khuẩn ổ bụng. Nhiễm khuẩn sau sinh. Viêm phúc mạc. Nếu bạn không nằm trong những chỉ định trên cần hỏi ý kiến bác sĩ. Một vài trường hợp tương tự không trong danh sách chỉ định có thể được cân nhắc điều trị nếu mang lại hiệu quả tốt. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Medoclav Forte Thuốc Medoclav Forte được sử dụng đường uống trước khi ăn để tăng khả năng hấp thụ của thuốc. Khi dùng thuốc Medoclav Forte bạn cần tham khảo liều dùng theo lứa tuổi và đối tượng. Sau đây là một vài gợi ý cho bạn tham khảo:Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tới 2 tuổi dùng 2,5 ml hỗn hợp có thể quy đổi ra 156,25 mg/ 5ml. Sử dụng liều này 3 lần mỗi ngày. Trẻ từ 2 đến 6 tuổi sử dụng 5ml hỗn hợp dung dịch quy đổi ra 156,25 mg/ 5ml. Trẻ từ 6 - 12 tuổi sử dụng hỗn hợp liều quy đổi 312,5 mg/ 5ml. Các liều dùng đều sử dụng 3 lần mỗi ngày. Để tính toán cụ thể liều dùng chỉ định nên tính theo cân nặng. Trẻ dưới 2 tuổi liều dùng tính 30 - 40 mg/ kg. Với trẻ 2 - 12 tuổi liều dùng dao động 30 - 60 mg. Nếu bệnh nhân sử dụng mắc hội chứng suy gan suy thận nên hạ liều so với liều dùng thông thường. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Medoclav Forte Thuốc Medoclav Forte không được sử dụng khi có dấu hiệu dị ứng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh nên báo cho bác sĩ để thay đổi thuốc khi xác định đã từng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Nếu bệnh nhân có biểu hiện tăng bạch cầu đơn nhân hoặc leukemia dòng lympho không nên sử dụng thuốc.Bệnh nhân được xác định có nguy cơ dị ứng cơ địa, mề đay, viêm mũi dị ứng, hen phế quản nên tránh dùng thuốc. Trong trường hợp không thay thế điều trị được bằng phương pháp khác hãy báo lại cho bác sĩ để được hỗ trợ điều chỉnh liều dùng phù hợp.Phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ chưa có chống chỉ định hay bất kỳ phát hiện bất lợi nào từ thuốc Medoclav Forte. Vì thế cần kiểm tra theo dõi đánh giá ở trường hợp cụ thể trước khi dùng thuốc Medoclav Forte với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.Theo các nghiên cứu phân tích, thuốc Medoclav Forte không gây ảnh hưởng đến đối tượng làm việc lao động nặng nhọc. Công nhân làm với máy móc hay lái xe chưa ghi nhận bất kỳ vấn đề bất thường nào khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên nếu bạn thuộc đối tượng này nên cân nhắc nghỉ ngơi và công việc hợp lý để đảm bảo an toàn cho chính bản thân.Thuốc Medoclav Forte cần bảo quản ở nơi khô ráo, không quá nóng hoặc có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Nếu khi dùng không may uống quá liều bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức để được theo dõi xử lý kịp thời tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trước mỗi lần dùng thuốc Medoclav Forte hãy kiểm tra kỹ lại liều dùng thời gian sử dụng theo chỉ định. Đồng thời kiểm tra cả thời hạn sử dụng thuốc tránh dùng thuốc quá hạn làm giảm công dụng hoặc gây ra những tương tác nguy hiểm. 4. Phản ứng phụ của thuốc Medoclav Forte Rối loạn tiêu hóa ngắn hạn. Viêm đại tràng giả mạc. Nổi mẩn ngứa. Mề đay. Sốt cao. Sưng đau khớp. Sưng phù tĩnh mạch hoặc phù mạch thần kinhẢnh hưởng trên da. Rối loạn chức năng đông máu. Viêm gan ngắn hạn. Vàng da. Tắc ứ mật. Những phản ứng phụ trên thường xuyên xuất hiện và sẽ được lưu ý trước khi dùng thuốc. Để đảm bảo thuốc Medoclav Forte hạn chế phản ứng phụ nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm nguy cơ biến chứng không có biểu hiện cụ thể hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng. 5. Tương tác với thuốc Medoclav Forte Thuốc Medoclav Forte nên tránh sử dụng cùng một số loại thuốc để giảm tương tác như:Probenecid. Allopurinol. Acrbocoumarol. Warfarin. Axit mycophenolic. Methotrexat. Không phải tất cả các thuốc đều gây ra tương tác xấu nên bạn cần hỏi thêm từ bác sĩ. Để đánh giá chính xác nhất những ảnh hưởng của các loại thuốc đang dùng và thuốc Medoclav Forte hãy đưa thông tin thuốc cùng kết quả khám bệnh để được bác sĩ hướng dẫn điều chỉnh liều dùng sao cho phù hợp nhất với tình trạng nhưng vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.Thuốc Medoclav Forte có thể chống nhiễm khuẩn nhưng cần đánh giá tương tác trước khi dùng. Hãy luôn tham khảo ý kiến chuyên gia y tế trước khi dùng thuốc để đảm bảo công dụng đạt tối đa.;;;;;Thuốc Medopiren 500mg có thành phần chính là Ciprofloxacin, đây là một kháng sinh thuộc nhóm Quinolon giúp tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế men gyrase của chúng. Thuốc có hiệu lực trên các chủng vi khuẩn gram âm, gram dương. 1. Công dụng của thuốc Medopiren 500 Thuốc Medopiren 500mg được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn các vi khuẩn còn nhạy cảm với Ciprofloxacin.Ciprofloxacin là kháng sinh tổng hợp, dẫn suất 4-quinolon, có tác dụng diệt khuẩn. Do ức chế enzyme DNA gyrase, nên thuốc ngăn cản chức năng của DNA vi khuẩn. Ciprofloxacin có tác dụng tốt với hầu hết các vi khuẩn Gram dương, Gram Âm và trên một số các vi khuẩn kỵ khí nhu Chlamydia spp. và. Mycoplasma spp. 2. Chỉ định của thuốc Medopiren 500mg Medopiren 500mg được chỉ định điều trị bệnh nhiễm khuẩn do tác nhân gây bệnh còn nhạy cảm với Ciprofloxacin như:Nhiễm khuẩn đường mật: viêm đường mật, túi mật, túi mật tích mủ;Nhiễm khuẩn xương và khớp;Nhiễm khuẩn tai mũi họng: viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm khuẩn do các Gram (-), không chỉ định trong điều trị amidan cấp;Nhiễm khuẩn mắt: viêm kết mạc do vi khuẩn;Nhiễm khuẩn đường ruột;Nhiễm khuẩn lậu;Nhiễm khuẩn bụng;Nhiễm khuẩn tử cung, buồng trứng: viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, viêm vòi trứng...;Nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản cấp/mạn tính, viêm phổi cấp nặng do bệnh xơ hóa nang, giãn phế quản, viêm mủ màng phổi, viêm phế quản phổi. viêm phổi thùy. Không dùng thuốc Medopiren 500mg như là một thuốc đầu tay trong điều trị viêm phổi do Pneumococcus, tuy nhiêng có thể chỉ định trong điều trị viêm phổi do vi khuẩn Gram (-);Nhiễm khuẩn da - mô mềm: áp xe, nhiễm khuẩn vết bỏng, viêm mô tế bào, viêm quầng, viêm tai ngoài, vết loét nhiễm khuẩn;Nhiễm khuẩn toàn thân: các trường hợp nặng như nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc, suy giảm miễn dịch, bệnh nhân chăm sóc tích cực;Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có/không có biến chứng: viêm mào tinh hoàn, viêm tiền liệt tuyến, viêm thận - bể thận, viêm niệu đạo;Dự phòng: trong những trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn cao mổ nội soi hoặc phẫu thuật đường ruột;Trẻ em: Ciprofloxacin có thẻ sử dụng cho trẻ em và trẻ vị thành niên từ 1 - 17 tuổi cho điều trị lựa chọn thứ 2 hoặc thứ 3 trong các nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng và viêm thận - bể thận và cho điều trị bệnh xơ nang có viêm phổi cấp nặng do P. aeruginosa cho trẻ em từ 5 - 17 tuổi;Việc điều trị thuốc Medopiren 500mg chỉ nên bắt đầu sau khi đã đánh giá cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ do thuốc Medopiren 500mg có thể có những tác dụng bất lợi liên quan đến khớp và/hoặc các mô xung quanh. Đối với những chỉ định thuốc Medopiren 500mg khác trên trẻ em, kinh nghiệm lâm sàng còn hạn chế. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Medopiren 500mg Liều dùng thuốc Medopiren 500mg tùy thuộc vào chỉ định, mức độ và vị trí nhiễm khuẩn, độ nhạy cảm của thuốc Medopiren 500mg trên vi khuẩn gây bệnh, độ tuổi, cân nặng, chức năng thận.Thời gian điều trị thuốc Medopiren 500mg tùy thuộc vào độ trầm trọng của bệnh trên lâm sàng và diễn biến về vi trùng học. Trong một vài trường hợp nhiễm khuẩn (như nhiễm Pseudomonas aeruginosa, Acinetobacter hoặc Staphylococci) có thể cần liều thuốc Medopiren 500mg cao hơn và có thế phối hợp với các thuốc kháng sinh khác.Liều dùng thuốc Medopiren 500mg:Ở người lớn:Nhiễm khuẩn mức độ nhẹ - trung bình: dùng liều 250 - 500mg/lần, ngày 2 lần.Nhiễm khuẩn mức độ nặng, xuất hiện biến chứng: dùng liều 750mg/lần, ngày 2 lần trong 5 - 10 ngày.Ở trẻ em: Liều 10 - 20mg/kg mỗi lần, 2 lần/ngày, tối đa là 750mg/lần.Với mỗi mục đích điều trị khác nhau thuốc Medopiren 500mg sẽ có liều sử dụng khác nhau, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được tư vấn liều dùng phù hợp. Thuốc Medopiren 500mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim dùng đường uống. Người bệnh cần tạo thói quen uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng quy định, nuốt trọn viên thuốc, tránh cắn nát có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc.Thuốc được uống không phụ thuộc vào giờ ăn, nếu uống thuốc lúc đói, hoạt chất có thể được hấp thụ nhanh hơn, tuy nhiên không nên dùng đồng thời. 4. Chống chỉ định của thuốc Medopiren 500mg Không được dùng thuốc Medopiren 500mg trong các trường hợp quá mẫn cảm với ciprofloxacin hoặc các quinolon khác hay bắt kỳ các tá dược. Không dùng đồng thời thuốc Medopiren 500mg và tizanidine do nguy cơ làm tăng nồng độ tizanidine trong huyết thanh dẫn đến làm tăng các tác dụng không mong muốn (như hạ huyết áp, buồn ngủ, ngầy ngật). 5. Tác dụng phụ của thuốc Medopiren 500mg Tác dụng không mong muốn của thuốc Medopiren 500mg chủ yếu là buồn nôn, tiêu chảy và nổi mẩn.Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh: nhiễm nấm; nấm miệng, nấm âm đạo; nấm đường tiêu hóa.Hệ huyết học và bạch huyết: Tăng bạch cầu ưa eosin; thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu; Thiếu máu tan huyết. Hệ miễn dịch: phù dị ứng, phù mạch, khó thở, phù thanh quản; shock phản ứng (đe dọa tính mạng).Chuyển hoá và dinh dưỡng: Chán ăn; Tăng glucose máu.Tâm thận và hệ thần kinh: Đau đầu, hoa mắt, mắt ngủ, rối loạn vị giác (thường hồi phục sau khi ngưng thuốc); động kinh cơn lớn. Rối loạn thị lực, loạn màu sắc. 6. Tương tác của thuốc Medopiren 500mg Thuốc chống đông: Medopiren 500 có thể làm kéo dài thời gian chảy máu;Cyclosporin: Ghi nhận có sự gia tăng thoáng qua nồng độ creatinin máu khi dùng đồng thời Medopiren 500 với cyclosporin. Do đó người bệnh cần được theo dõi nồng độ creatinin máu thường xuyên cho các trường hợp này;Fenbufen: Các nghiên cứu trên động vật sử dụng thuốc kháng viêm không steroid như Fenbufen với liều cao kháng sinh quinolones (như thuốc Medopiren 500) có thể dẫn đến co giật (ngoại trừ Acetylsalicylic acid);Glibenclamide: Các trường hợp đặc biệt dùng đồng thời Medopiren 500 với Glibenclamide có thể làm tăng hoạt tính hạ đường huyết của Glibenclamide;Metoclopramide có thể làm tăng hấp thu thuốc Medopiren 500;Methotrexate: Quá trình vận chuyển của Methotrexate trong ống thận có thể suy giảm khi dùng đồng thời với thuốc Medopiren 500, do đó làm tăng nồng độ trong huyết thanh và tăng nguy cơ gặp phản ứng độc hại của Methotrexate;Các thuốc chứa cation đa hóa trị hoặc khoáng chất (như calci, magnesi, nhôm, sắt...): Tránh dùng đồng thời với thuốc Medopiren 500 hoặc nếu kết hợp thì nên uống cách xa nhau ít nhất 4 giờ;Các chất gắn phosphate trùng hợp (như sevelamer), sucralfate hay thuốc kháng acid có chứa magnesium, nhôm, calcium sẽ làm giảm hấp thu Medopiren 500;Sử dụng thuốc Medopiren 500 trước phẫu thuật: Nồng độ Ciprofloxacin huyết thanh giảm nếu dùng đồng thời với các thuốc nhóm opioid như papaverinum hay thuốc kháng cholinergic như Atropine hoặc Hyoscine. Do đó nên sự kết hợp này hoặc thay thế bằng nhóm benzodiazepin;Phenytoin: Sử dụng đồng thời với thuốc Medopiren 500 có thể làm thay đổi nồng độ Phenytoin trong máu;Probenecid cản trở sự bài tiết qua thận của Ciprofloxacin, do đó khi dùng đồng thời sẽ làm gia tăng nồng độ ciprofloxacin trong huyết thanh;Các thuốc chuyển hóa qua CYP1A2: Ciprofloxacin ức chế CYP1A2 nên sẽ làm tăng nồng độ huyết thanh của các thuốc chuyển hóa qua hệ enzym này (như Theophylline, Clozapine, Tactile, Ropinirole, Tizanidine, Duloxetine);Theophylline: Sử dụng thuốc Medopiren 500 đồng thời có thể làm tăng nồng độ Theophylin trong huyết thanh, từ đó gây ra các tác dụng phụ của hoạt chất này. Bệnh nhân cần kiểm tra nồng độ Theophylin trong máu, và có thể giảm liều Theophylin nếu việc kết hợp thuốc là bắt buộc;Các sản phẩm từ bơ sữa: Không nên dùng đồng thời Medopiren 500 với các sản phẩm từ bơ sữa hay các đồ uống bổ sung khoáng chất (như sữa tươi, sữa chua) do nguy cơ làm giảm hấp thu của Ciprofloxacin. Tuy nhiên, calci cung cấp từ bữa ăn thì ảnh hưởng không đáng kể đến hấp thu thuốc Medopiren 500.
question_163
Bệnh não gan là gì?
doc_163
ảnh hưởng nhiều đến chất lượng Bệnh não gan hoặc hôn mê gan được định nghĩa là những rối loạn não thứ phát gây ra do tình trạng suy gan quá nặng. Lúc này, bệnh nhân sẽ mất ý thức về hành vi, lời nói, mắt mờ mất định hướng, mệt mỏi và yếu cơ. Bệnh não gan hoặc hôn mê gan được định nghĩa là những rối loạn não thứ phát gây ra do tình trạng suy gan quá nặng. Nguyên nhân gây bệnh não gan Chức năng cơ bản của gan là giúp chuyển hóa các chất như vitamin, protein… thành các chất đơn giản và thải độc.Tuy nhiên, khi bệnh xơ gan ở giai đoạn cuối, chức năng gan không còn đảm bảo khiến cho độc tố bị tồn lại trong máu nhất là amoniac và gây ra chứng não gan. Não gan rất nguy hiểm. Bệnh có thể khiến bệnh nhân tử vong bất cứ lúc nào nếu không có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ. Não gan rất nguy hiểm. Các giai đoạn của bệnh não gan Bệnh não gan được chia làm 5 giai đoạn. Cụ thể là: -Giai đoạn 1: Không có biểu hiện gì bất thường. -Giai đoạn 2: Bệnh nhân bắt đầu có sự suy giảm nhận thức, lo lắng và mất tập trung. -Giai đoạn 3: Bệnh nhân luôn ở trong tình trạng mất định hướng thời gian, thay đổi tính cách rõ rệt và có những hành vi không thích hợp. -Giai đoạn 4: Bệnh nhân có biểu hiện ngủ gà, lẫn lộn, mất định hướng toàn thể… và có hành vi bất thường. -Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Bệnh nhân bắt đầu bước vào hôn mê, mất ý thức, các kiểm tra thần kinh không đáp ứng. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội 0936 388 288
doc_58479;;;;;doc_13173;;;;;doc_10540;;;;;doc_22411;;;;;doc_40356
Bệnh não gan là biến chứng thường gặp của tình trạng suy gan cấp và mạn tính. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lý não gan sẽ giúp bệnh nhân có tiên lượng tốt hơn. Bài viết này sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản xung quanh bệnh lý này. Bệnh não gan hoặc hôn mê gan là tình trạng rối loạn rối loạn ý thức, hành vi và hôn mê do rối loạn chức năng gan gây ra. Bệnh gây ra do sự rối loạn trao đổi chất của hệ thống thần kinh trung ương do các độc tố không được gan chuyển hóa và đào thải vì suy chức năng gan. Bệnh não gan cũng là dấu hiệu gan suy yếu quá nặng. 2. Nguyên nhân của bệnh lý não gan Sinh bệnh học của bệnh não - gan đến nay chưa được hiểu đầy đủ. Nhiều chất độc hại từ máu của hệ tiêu hóa không được gan chuyển hóa và loại bỏ đã vào hệ tuần hoàn và thấm qua hàng rào máu - não đến não, gây rối loạn chức năng não.Bệnh lý não gan là kết quả của nhiều yếu tố, như các chất đạm bao gồm protein, axit amin, amoniac, mercaptan, rối loạn chuyển hóa, và sự tích tụ của các chất dẫn truyền thần kinh ức chế do không được gan chuyển hóa có thể đóng một vai trò quan trọng. 3. Các giai đoạn của bệnh não gan Bệnh lý não gan được chia làm 5 giai đoạn theo hệ thống phân loại West Haven:Giai đoạn 0:Thay đổi tính cách, hành vi. Thay đổi trí nhớ, giảm khả năng tập trung, suy giảm chức năng trí tuệ và phối hợp.Giai đoạn 1:Thiếu nhận thức không đáng kể. Rút ngắn khả năng chú ý. Mất ngủ. Trầm cảm, khó chịu. Có thể có chứng suy tư thế vận động. Mất ngủ trầm trọng Giai đoạn 2:Thờ ơ, lãnh đạm. Bất lịch sự trong hành vi. Chứng suy tư thế vận động biểu hiện rõ. Tăng trương lực cơRun gan: để cẳng tay thẳng góc với cánh tay đặt trên mặt giường, thấy bàn tay run, giật nhanh không đều do rối loạn trương lực cơ, nhất là cơ liên đốt. Buồn ngủ, ngủ lịm, thay đổi tính cách rõ ràng, mất phương hướng liên tục.Giai đoạn 3:Ngủ gật nhưng có thể tỉnh được khi kích thích. Mất định hướng về thời gian và địa điểm, nhầm lẫn, mất trí nhớ. Thường xuyên giận dữ. Giai đoạn 4:Hôn mê hoặc không có phản ứng với kích thích đau đớn 4. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng của bệnh lý não gan thay đổi theo từng giai đoạn:Giai đoạn 1: Giai đoạn báo trước. Bệnh nhân thay đổi nhẹ cá tính, rối loạn hành vi. Câu trả lời của bệnh nhân vẫn còn chính xác, nhưng phát âm không rõ ràng và khá chậm, có thể run còn được gọi là run gan. Giai đoạn này thường kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, triệu chứng đôi khi không rõ ràng, dễ bị bỏ qua.Giai đoạn 2: Tiền hôn mê. Bệnh nhân có dấu hiệu nhầm lẫn ý thức, rối loạn giấc ngủ, hành vi. Xuất hiện triệu chứng mất phương hướng và hiểu biết cũng giảm sút. Nói líu lưỡi, rối loạn viết, bệnh nhân có những hành vi bất thường, ngủ ngày, thậm chí ảo giác, sợ hãi. Những dấu hiệu thần kinh quan trọng trong giai đoạn này: tăng phản xạ, tăng trương lực cơ, cơ cứng cơ cẳng chân và dấu hiệu Babinski (+).Giai đoạn 3: Giai đoạn ngủ. Tinh thần rối loạn, một loạt các dấu hiệu thần kinh kéo dài hoặc tăng trong hầu hết thời gian. Bệnh nhân bị hôn mê, nhưng có thể được đánh đánh thức. Bệnh nhân có thể trả lời câu hỏi nhưng thường nhầm lẫn và ảo giác. Run vẫn là triệu chứng thường thấy.Giai đoạn 4: Giai đoạn hôn mê. Bệnh nhân rơi vào tình trạng mất hoàn toàn ý thức, không thể tỉnh dậy khi kích thích, khó chịu với tư thế kích thích đau và phản ứng, phản xạ gân, cơ tăng. Hôn mê sâu, các phản xạ thay đổi khác nhau, giảm trương lực cơ, có thể có co giật kịch phát, rung giật mắt và tăng thông khí.Tổn thương gan nghiêm trọng thường vàng da rõ rệt, chảy máu tiêu hoá và hơi thở có mùi gan. Bệnh sẽ diễn biến phức tạp bởi một loạt các biến chứng nhiễm trùng, hội chứng gan thận và phù não. 5. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý não gan Xét nghiệm nồng độ amoniac máu Xét nghiệm nồng độ amoniac máuĐiện não đồ (EEG)Test kiểm tra trí thông minh. Chẩn đoán hình ảnh: CT scan sọ não, MRIBệnh não gan là biến chứng thần kinh nặng của xơ gan và ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không xử lý kịp. Bệnh lý não gan nếu được phát hiện sớm và loại bỏ các yếu tố nguy cơ như chảy máu đường tiêu hoá, giảm kali máu,... thì sẽ giúp người bệnh có tiên lượng tốt hơn. Bệnh nhân sẽ được thăm khám, chẩn đoán bằng các phương pháp hiện đại nhất hiện nay, cùng sự hỗ trợ của máy móc công nghệ cao cho kết quả chính xác. Việc điều trị cũng đảm bảo triệt để, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra đối với trường hợp bệnh gan biến chứng nặng như bệnh não gan.;;;;;Hội chứng não gan là tình trạng chức năng gan suy giảm không thể loại bỏ độc tố ra khỏi máu dẫn đến suy giảm chức năng não. Bệnh có thể có tiến triển tốt nếu được phát hiện và điều trị sớm. Hội chứng não gan là sự tích tụ chất độc trong máu gây suy giảm chức năng não. Nguyên nhân của tình trạng này là khi gan không thể loại bỏ đủ độc tố khỏi máu. Chức năng gan bị tổn thương ít có khả năng loại bỏ các độc tố này khiến chúng tích tụ trong máu và đi đến các cơ quan khác.Hội chứng não gan phát triển khi độc tố xâm nhập vào não và làm tổn thương các tế bào não gây ra các triệu chứng về thể chất và tâm lý. Những người có hội chứng não gan thường bị rối loạn ý thức, hành vi và hôn mê do rối loạn chức năng gan gây ra. 2. Triệu chứng Người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng nặng, nhẹ khác nhau, điều này phụ thuộc vào nguyên nhân gây tổn thương gan và mức độ.Các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể gặp như: Cử động chân tay khó khăn. Hay quên, lú lẫn Người mắc hội chứng não gan thường có biểu hiện lú lẫn, hay quên Chậm chạp, khó tập trung. Hơi thở có mùi. Thay đổi tính cách. Các triệu chứng nặng như: Người lờ đờ, chuyển động chậm chạp. Gặp khó khăn trong phát âm. Bồn chồn, lo lắngĐầu óc không còn minh mẫn, trí nhớ kém. Co giật Bệnh hội chứng não gan được phân chia thành 3 loại, dựa trên các nguyên nhân gây ra bệnh:Loại A: Hội chứng não gan loại A chỉ xảy ra ở một người không mắc bệnh gan từ trước gặp phải sự suy giảm nhanh chóng chức năng gan gây suy gan cấp tính. Nguyên nhân của hội chứng não gan loại A là do sử dụng quá liều acetaminophen, uống nhiều rượu, viêm gan, bệnh Wilson. Loại B: Hội chứng não gan loại B là do shunt cửa-chủ (portosystemic shunt) là tình trạng nối thông giữa tĩnh mạch cửa và tĩnh mạch chủ của tuần hoàn bàng hệ hoặc nhằm để làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa nên đã phẫu thuật tạo shunt cửa-chủ. Do đó, một lưu lượng lớn máu từ hệ tiêu hóa vào thẳng hệ tuần hoàn bỏ qua gan là cơ chế chủ yếu của bệnh. Hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là bẩm sinh và chấn thương.Loại C: Sẹo xơ gan là nguyên nhân gây ra hội chứng não gan loại C. Xơ gan phát triển trong bệnh gan giai đoạn muộn, gan ít có khả năng loại bỏ độc tố khỏi máu và thực hiện các chức năng khác. Tình trạng xơ gan làm suy giảm chức năng hoạt động của gan trên người bệnh mắc hội chứng não gan loại C 3. Chẩn đoán Thông qua các khám thực thể và thu thập về các triệu chứng và tiền sử bệnh, cùng với các xét nghiệm khác, bác sĩ sẽ chẩn đoán được các giai đoạn mà người bệnh hội chứng não gan mắc phải. Có 5 giai đoạn bệnh của hội chứng não gan và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của một người quyết định giai đoạn của hội chứng não gan.Giai đoạn 0: hầu hết các triệu chứng xuất hiện rất ít, các dấu hiệu liên quan chủ yếu đến sự phối hợp và tập trung. Giai đoạn 1: bệnh nhân xuất hiện một số các triệu chứng nhẹ như mất ngủ và giảm thời gian chú ý.Giai đoạn 2: bệnh nhân sẽ gặp phải các triệu chứng: mất trí nhớ và nói chậm.Giai đoạn 3: các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm thay đổi tính cách, lú lẫn và thờ ơ.Giai đoạn 4: Mất ý thức và hôn mê. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm khác để lấy được kết quả chính xác nhất như: Xét nghiệm máu: qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ xác định được các tình trạng như: nhiễm trùng, xuất huyết, rối loạn chức năng gan hoặc thận và tình trạng gia tăng độc tố trong máu.Chụp MRI hoặc CT não: phương pháp chẩn đoán hình ảnh này giúp bác sĩ xác định các bất thường.Điện não đồ. Phương pháp điện não đồ được dùng trong chẩn đoán hội chứng não gan 4. Điều trị Dựa trên các kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân như: Thuốc điều trị nhiễm trùng. Sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật nhằm kiểm soát chảy máu Các thuốc gây ra hội chứng não gan có thể phải ngừng sử dụngĐiều trị bệnh lý thận. Thuốc để giúp giảm nồng độ amoniac và các chất độc khác trong máu. Sử dụng thở oxy, thở máy. Nghiêm trọng hơn là ghép gan Tuy nhiên, trong quá trình điều trị, bác sĩ cũng cần căn cứ vào tình trạng của người bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp như:Mức độ nghiêm trọng của hội chứng não gan. Các triệu chứng người bệnh mắc phải. Mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan tiềm ẩnĐộ tuổi và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Người bệnh cần tuân thủ theo những phương pháp điều trị của bác sĩ để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.;;;;;cách nhận biết và phòng ngừa Hôn mê gan là một bệnh lý nguy hiểm gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Trường hợp không được can thiệp kịp thời và điều trị tích cực, bệnh có thể khiến người mắc phải tử vong. Bệnh hôn mê gan còn được gọi với một cái tên khác là bệnh não gan. Đây là tình trạng mất chức năng của não xảy ra do bệnh gan tiến triển nặng. Cụ thể, đó là khi gan của người bệnh không còn có thể thực hiện nhiệm vụ loại bỏ hết các độc tố (như amoniac) ra khỏi máu, dẫn tới tình trạng độc tố tích tụ lại trong máu và có khả năng xâm nhập vào não. Từ đó, gây tổn thương não. Cùng với đó, sự tích của chất độc cũng có thể làm hỏng các cơ quan và dây thần kinh khác. Bệnh lý này làm xuất hiện các thay đổi trong trạng thái tinh thần, hành vi cũng như hệ thống thần kinh của bệnh nhân. Trường hợp nghiêm trọng có thể khiến người bệnh mất đi ý thức và hôn mê. Về phân loại, bệnh lý này được phân chia thành: - Hôn mê gan cấp tính: phát triển do bệnh gan nặng, xuất hiện ở trường hợp là các đối tượng gặp phải những tình trạng như viêm gan siêu vi tối cấp cấp tính, viêm gan nhiễm độc, hội chứng Reye hay suy gan cấp giai đoạn cuối. - Hôn mê gan mạn tính: tồn tại dai dẳng, thường tái phát nhiều đợt hôn mê trong suốt cuộc đời của bệnh nhân. Hay gặp ở người bệnh bị xơ gan nặng hoặc người viêm gan mạn tính. Tùy vào nguyên nhân gây ra tổn thương gan và mức độ, các triệu chứng mà bệnh nhân bị hôn mê gan gặp phải cũng có thể có sự khác nhau. Cụ thể, bệnh lý này làm xuất hiện những triệu chứng có thể kể đến như: Xuất hiện sự thay đổi đột ngột trong tính cách, hành vi. Lú lẫn, trí nhớ giảm sút, hay quên. Khó tập trung. Quá vui hoặc quá buồn vô cớ. Hơi thở có mùi. Trở nên cáu kỉnh. Khó khăn khi viết chữ hoặc khi có những cử động tay. Khi bệnh ở mức độ nặng, có thể kèm theo một vài biểu hiện như: Cảm thấy buồn ngủ, ngủ lịm. Run tay. Co giật. Lo lắng, hoang mang. Tính cách thay đổi nghiêm trọng. Phát âm khó khăn. Mất khả năng làm các công việc về trí óc. Hôn mê. Cùng với việc nắm được các triệu chứng của bệnh hôn mê gan đã được kể đến, để có thể phần nào đó phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh hôn mê gan, bạn nên thực hiện các biện pháp cần thiết để giúp gan được bảo vệ trước rủi ro gặp phải các bệnh lý và nhiễm trùng gây ra tổn thương. Một vài phương pháp sau đây là gợi ý để bạn tham khảo: - Hạn chế việc lạm dụng rượu bia. Nếu uống thì nên uống có chừng mực, tiêu thụ với một liều lượng vừa phải và hợp lý. Đồng thời, cũng không sử dụng các chất kích thích khác. - Đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay sạch thường xuyên với xà phòng, nhất sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến thức ăn. - Có một chế độ ăn uống khoa học với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, ăn uống đúng giờ. Không ăn quá nhiều chất protein, chỉ dùng với một lượng vừa đủ. Hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều chất béo, nhiều dầu mỡ. Ngoài ra, bổ sung thêm các thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như rau, củ, quả,... trong thực đơn hằng ngày. - Duy trì một lối sống tích cực, lành mạnh; hạn chế tình trạng bị căng thẳng, áp lực; lao động vừa sức, tránh làm việc nặng nhọc, quá độ và đảm bảo đi ngủ đúng giờ giấc. - Tập luyện thể dục thể thao một cách đều đặn mỗi ngày với các bài tập phù hợp, duy trì việc theo dõi và kiểm soát vấn đề cân nặng ở mức hợp lý. - Tiêm vắc-xin ngừa viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C. - Không sử dụng chung kim tiêm với người khác nhằm tránh bị lây nhiễm các virus viêm gan cũng như những căn bệnh khác. - Tránh việc có sự tiếp xúc gần với những người mắc bệnh viêm gan virus. Mong rằng bài viết trên đây đã trang bị thêm cho bạn đọc các thông tin hữu ích về bệnh hôn mê gan để sớm nhận biết cũng như phòng ngừa nguy cơ gặp phải bệnh. Nếu nhận thấy các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, bạn không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn, kê đơn từ phía bác sĩ. Thay vào đó, việc cần thiết nên làm là đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, thực hiện điều trị sớm trong trường hợp đã mắc phải bệnh. Chuyên khoa quy tụ đội ngũ các y bác sĩ với chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm, cùng với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, nhiều loại máy chẩn đoán hình ảnh tân tiến như máy chụp MRI, máy chụp CT, máy X-quang, máy siêu âm,... qua đó giúp đưa ra kết quả chẩn đoán nhanh chóng và chính xác, phục vụ tốt cho việc điều trị bệnh hiệu quả.;;;;;Viêm não và viêm màng não là hai bệnh được xếp vào danh mục khẩn cấp của y tế, di chứng của bệnh để lại rất nặng có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Ảnh minh họa Trong bệnh lý não, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa khái niệm viêm não và viêm màng não do triệu chứng của bệnh ở giai đoạn nặng thường giống nhau ở điểm sốt cao, hôn mê, co giật… Theo thống kê, cứ khoảng 100.000 người thì có 5 người mắc bệnh, bên cạnh đó không phải ai tiếp xúc với tác nhân gây bệnh đều mắc bệnh. Tuy vậy, cũng không nên chủ quan, mọi người cần phân biệt rõ khái niệm bệnh để có phương án phòng trừ và điều trị thích hợp. Bệnh viêm não Viêm não cấp là bệnh nhiễm trùng não do virut tấn công trực tiếp vào mô não. Bệnh viêm não thường gặp là viêm não Nhật Bản do virut viêm não Nhật Bản lây qua trung gian muỗi chích, và viêm não do virut đường ruột lây qua đường ăn uống hay lây qua đường hô hấp như herpes virut. Nguy hiểm hơn là enterovirus 71, loại virut gây ra bệnh tay chân miệng. Ảnh minh họa Bệnh viêm não cấp thường gặp ở trẻ em ở độ tuổi dưới 15 tuổi. Tuổi mắc của viêm não nhật bản thường là từ 3 đến 8 tuổi, còn do virut đường ruột (enterovirus) thường là trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh thường mắc vào mùa nắng nóng, khi mà sức của cơ thể yếu. Trẻ mắc bệnh viêm não cấp ở thể nhẹ, ban đầu thường có triệu chứng sốt cao, đau đầu, nôn trớ, bỏ ăn có thể kèm ho, tiêu chảy. Sau 1 - 2 ngày, bệnh nặng, xuất hiện diễn biến xấu như co giật và hôn mê và có thể tử vong rất nhanh nếu không điều trị kịp thời. Nếu được phát hiện sớm khoảng 50 % trẻ có thể lành bệnh mà không có di chứng. Bệnh viêm màng não Viêm màng não là bệnh thường do vi trùng tấn công vào màng bao quanh não và khi nặng sẽ ảnh hưởng tới não bộ. Viêm màng não còn gọi là bệnh nhiễm trùng huyết bệnh do vi trùng não mô cầu hay do vi trùng HIB gây ra. Đây là những loại vi trùng thường gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi. Triệu trứng ban đầu của bệnh viêm màng não cũng rất giống với bệnh viêm não ở điểm trẻ thường sốt cao, nhức đầu, nôn trớ… thế nên ngay cả những người có chuyên môn cũng dễ bị nhẫm lần, chỉ có làm xét nghiệm chọc hút dịch não tủy mới xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, để phát hiện sớm bệnh tốt nhất là các bậc phụ huynh nên theo dõi sát sao khi thấy trẻ có triệu chứng sốt cao mà không rõ nguyên nhân, nôn ói, đau đầu… đến ngày thứ 3 mà không đỡ, hay nếu phát hiện thấy ở lòng bàn tay, bàn chân trẻ xuất hiện bóng nước hay các chấm xuất huyết hoại tử thì phải khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và xử lý kịp thời. Để phòng bệnh, cha mẹ cần đưa con đi tiêm văc-xin phòng bệnh đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đảm bảo vệ sinh- an toàn thực phẩm. Ngoài ra, tránh để cho trẻ bị muỗi đốt bằng các phương pháp đơn giản như bôi thuốc, phun thuốc định kì, vệ sinh nhà cửa…;;;;;Hội chứng suy giảm tế bào gan không những khiến chức năng gan bị ảnh hưởng mà còn tác động đến các cơ quan khác. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về định nghĩa, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và hướng điều trị của hội chứng này. 1. Định nghĩa hội chứng suy tế bào gan Gan là cơ quan đảm nhận các chức năng bao gồm: Lưu trữ và phân phối chất dinh dưỡng. Dự trữ carbohydrate và tổng hợp glucose. Tổng hợp protein của tế bào (bao gồm albumin hoặc các yếu tố đông máu). Tổng hợp và loại bỏ cholesterol, chuyển hóa lipid và vitamin có tính chất lipid. Xử lý chất thải hữu cơ có nguồn gốc từ các tế bào của cơ thể hoặc từ bên ngoài (chất độc, thuốc). Sản xuất axit mật. Cơ chế bảo vệ chống nhiễm trùng (vai trò của bộ lọc). Hội chứng suy tế bào gan tương ứng với sự suy giảm của các chức năng được thực hiện bởi các tế bào gan. Điều này không những gây ra các triệu chứng và rối loạn sinh học quan trọng ở gan mà còn ở các cơ quan khác. Suy gan hoặc hội chứng suy tế bào gan có thể được phân thành: cấp tính và mạn tính. Suy gan cấp tính Suy gan cấp tính biểu hiện đột ngột ở một người không có vấn đề về gan trước đó do viêm gan cấp tính có nhiều nguồn gốc: Viêm gan siêu vi (vi rút viêm gan A, B, C, vi rút Herpes, adenovirus, vi rút Epstein-Barr, cytomegalovirus,... ). Sốt xuất huyết. Việc tiêu thụ một số loại nấm (amanita phalloides). Tiếp xúc với một số chất độc (rượu, dung môi hữu cơ). Sử dụng một số loại thuốc không được sự chỉ định của bác sĩ, điển hình là paracetamol. Cơn thiếu máu cục bộ ở gan (hội chứng Budd-Chiari, hội chứng Reye). Bệnh nhân bị chấn thương gan trước đó. Bệnh nhân bị ung thư gan cũng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng suy tế bào gan. Suy gan mạn tính Các bệnh lý gan mạn tính tiến triển ít nhiều dẫn đến suy gan mạn tính: Trường hợp phổ biến nhất là xơ gan, dẫn đến suy gan cấp tính và sau đó tiến triển thành suy gan mạn tính. Một số bệnh tự miễn dịch có thể dẫn đến suy gan. Lưu ý: Hai dạng suy tế bào gan này không có tiên lượng giống nhau (ví dụ khi sốt xuất huyết gây suy gan cấp tính, thường gặp nhất ở trẻ em, có thể gây tử vong). Suy gan không chỉ gây ra các vấn đề với hoạt động của gan, mà còn với hoạt động của các cơ quan khác và toàn bộ cơ thể, vì vậy không nên chủ quan khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh. Hội chứng suy tế bào gan là nguyên nhân của nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể: mệt mỏi, suy dinh dưỡng, chán ăn, vàng da, rối loạn nội tiết và các biểu hiện ở da bao gồm: U mạch mạng nhện (tổn thương da đỏ hình ngôi sao trên mặt, cổ, ngực trên, cánh tay và bàn tay). Ban đỏ lòng bàn tay. Móng tay phồng lên, đốt ngón tay dày lên ở gốc móng tay, ngón tay. Nhưng hậu quả đáng kể nhất của suy gan là bệnh não gan, quá trình này có thể gây tử vong. Bệnh não gan được biểu hiện bằng các triệu chứng: rối loạn giấc ngủ và hành vi, suy giảm ý thức. hôn mê,... 4. Biến chứng và chẩn đoán hội chứng suy tế bào gan Hội chứng suy tế bào gan, bất kể nguyên nhân là gì, có thể tiến triển thành bệnh não và các biến chứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể như: Biến chứng nhiễm trùng. Biến chứng chảy máu. Biến chứng thận: thiểu niệu (giảm lượng nước tiểu), suy thận, giữ nước và natri (phù nề). Biến chứng phổi: giảm thông khí phổi và cung cấp oxy cần phải thiết lập thông khí nhân tạo. Biến chứng tim mạch: nhịp tim nhanh, tụt huyết áp. Rối loạn chuyển hóa, đặc biệt là hạ đường huyết thường xuyên đòi hỏi phải truyền glucose liên tục. Hội chứng suy tế bào gan được xác định bởi một loạt các rối loạn trong phân tích sinh học: giảm lượng albumin trong máu, tăng lượng bilirubin trong máu, giảm lượng yếu tố đông máu trong máu, tăng transaminase. Các xét nghiệm được chỉ định để xác định chính xác nguyên nhân gây suy gan: xét nghiệm vi sinh, xét nghiệm máu, liều lượng chất độc hoặc thuốc,... Khi mắc suy gan mạn tính, bệnh nhân cần được theo dõi và xét nghiệm máu thường xuyên để biết được sự tiến triển của suy gan. 5. Hướng điều trị hội chứng suy tế bào gan Hội chứng suy tế bào gan, dù nguyên nhân là gì, phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Theo dõi các chức năng bắt đầu ngay khi chẩn đoán được thực hiện: chức năng gan, chức năng thận, chức năng hô hấp, tình trạng thần kinh, chức năng tim mạch, lượng đường trong máu. Điều trị bao gồm điều trị nguyên nhân gây suy gan. Bệnh não gan liên quan đến suy gan cấp có thể tiến triển thuận lợi sau khi điều trị nguyên nhân gây suy gan, nếu được điều trị sớm. Mặt khác, bệnh não gan liên quan đến suy gan mạn tính tiến triển không thể chữa khỏi. Phương pháp điều trị duy nhất cho bệnh suy gan nặng là ghép gan. Nếu không điều trị, suy gan sẽ nhanh chóng đe dọa tính mạng. Trong trường hợp đặc biệt của ngộ độc paracetamol (uống quá liều lượng bình thường), thuốc giải độc (N-acetylcystein) có thể được dùng để điều trị viêm gan cấp tính, trước khi tiến triển thành suy gan. Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng có thể đưa ra hướng dẫn để cải thiện tình trạng bệnh như khuyên bệnh nhân hạn chế ăn muối và ăn ít thịt đỏ, cá, phô mai và trứng, không uống rượu nữa, tránh dùng thuốc và ăn nhiều protein thực vật hơn.
question_164
Phẫu thuật cắt amidan bằng plasma
doc_164
Phẫu thuật cắt amidan bằng plasma được xem là phương pháp hiệu quả cho các trường hợp mắc amidan nghiêm trọng cần phẫu thuật. Phương pháp này giúp người bệnh ít đau, ít gây chảy máu, được giới chuyên môn đánh giá cao. Ưu điểm phẫu thuật cắt amidan bằng plasma Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan trong đó phẫu thuật cắt amidan bằng plasma được xem là ưu việt nhất. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan trong đó phẫu thuật cắt amidan bằng plasma được xem là ưu việt nhất. Kỹ thuật sử dụng đầu dò thông minh cùng với nguồn nhiệt thấp plasma kết hợp với kính soi điện tử hiện đại, tiến hành truy tìm, đánh tan ổ dịch và tế bào viêm nhiễm, phương pháp ít gây đau cho người bệnh. Plasma thực hiện dưới ống kính rõ nét, giúp xác định chính xác vùng bệnh, hạn chế tối đa những tổn thương những mô lân cận, bảo vệ niêm mạc khỏe mạnh, giúp việc điều trị hiệu quả, an toàn cao. Phương pháp phẫu thuật cắt amidan bằng plasma có nhiều ưu điểm như: + An toàn, ít gây chảy máu: Hệ thống cầm máu chính xác giúp khống chế lượng máu chảy, đảm bảo quá trình phẫu thuật an toàn. + Ít xâm lấn, tổn thương nhỏ: Phương pháp này có thể trực tiếp tiếp cận các ổ dịch, vùng viêm nhiễm, hạn chế tổn thương ở mô lân cận. + Hồi phục nhanh: Thủ thuật xâm lấn tối thiểu, tính ổn định cao, hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái phát. + Thủ thuật nhanh: Phẫu thuật cắt amidan bằng plasma được thực hiện nhanh chóng, người bệnh có thể điều trị trong ngày, đặc biệt ít gây đau đớn cho người bệnh. Phẫu thuật cắt amidan bằng plasma giúp người bệnh ít đau, ít gây chảy máu,… Sau phẫu thuật cắt amidan bằng plasma người bệnh cần kiêng những thực phẩm kích ứng như:: Các món ăn chiên xào – rán Những món ăn này có đặc tính cứng và khô, khi tiếp xúc với những thức ăn này dễ làm vết thương chảy máu. Ngoài ra khi ăn đòi hỏi người bệnh phải dùng nhiều lực để nhai và nuốt chúng. Lúc này người bệnh chỉ nên ăn những món ăn đã được nấu nhuyễn. Tốt nhất chỉ nên ăn cháo và uống sữa. Đồ ăn cay – nóng Những thực phẩm cay nóng thường là: Tỏi, ớt, hạt tiêu, mù tạt…. Nhóm thực phẩm này rất nóng vì vậy dễ gây tăng nhiệt và khiến vết mổ bị kích thích xuất tiết chảy máu. Thực phẩm có chứa chất kích thích Thuốc lá, cà phê, bia rượu, … cũng là những thứ mà sau khi cắt amidan các bạn cần tránh. Kiêng nói Quá trình hậu phẫu, người bệnh cắt amidan cần có một khoảng thời gian nhất định để bình phục sức khỏe, đặc biệt là vùng cổ họng và dây thanh quản. Bởi nếu cơ miệng hoạt động quá nhiều sẽ khiến cho vết cắt bị chảy máu hoặc rách chỉ khâu, gây nhiễm trùng tại vết mổ. Tốt nhất bạn không nên nói nhiều, nói to sau khi cắt amidan.
doc_31793;;;;;doc_21499;;;;;doc_52364;;;;;doc_27352;;;;;doc_37574
Phương pháp cắt amidan bằng kỹ thuật plasma sử dụng sóng điện từ hay radio tần số cao tạo ra đám mây tích điện mang nước và các ion truyền năng lượng đến vị trí ổ bệnh để phá hủy tế bào amidan bị viêm. Phương pháp này không chỉ được thực hiện nhanh chóng mà còn hạn chế tối đa tổn thương cho các khu vực lân cận nên thường là lựa chọn hàng đầu khi phẫu thuật cắt amidan, đặc biệt là với đối tượng trẻ em. Quy trình tiến hành Các thao tác cắt amidan bằng phương pháp plasma được thực hiện theo các bước như sau: Bệnh nhân được hướng dẫn nằm ngửa, đầu được kê cao khoảng 15 - 20 độ so với thân. Nhân viên y tế sẽ tiến hành gây mê theo chỉ định của bác sĩ rồi dùng dụng cụ chuyên dụng để mở rộng vùng họng của bệnh nhân. Tiến hành nội soi với đầu dò thông minh để xác định vị amidan đang bị viêm và thực hiện cắt bỏ bằng sóng tần cao, hút dịch và cầm máu. Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra các hốc amidan đã được cắt bỏ cũng như các vùng xung quanh ổ viêm. Sau khi thực hiện phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đưa trở lại phòng bệnh để theo dõi trong khoảng 1 - 2 tuần nhằm đảm bảo điều trị dứt điểm tình trạng viêm. Trước khi tiến hành cắt amidan bằng plasma, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng sức khỏe và đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện. 2. Ưu nhược điểm phương pháp cắt amidan bằng plasma Phương pháp điều trị nào cũng có những ưu nhược điểm nhất định, bao gồm cắt amidan với kỹ thuật plasma. Ưu điểm So với các phương pháp khác, kỹ thuật cắt amidan bằng plasma là phương pháp được bác sĩ khuyến cáo áp dụng trong nhiều trường hợp bởi mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như: Thời gian tiến hành nhanh chóng: So với phương pháp truyền thống, phẫu thuật cắt amidan bằng kỹ thuật plasma thường diễn ra khoảng thời gian là 30 - 45 phút. Do lưỡi dao mỏng có thể di chuyển theo ý muốn, khả năng phá hủy tế bào của sóng điện từ tần số cao mạnh nên thời gian thực hiện nhanh. Không gây đau và ít chảy máu: Phương pháp ứng dụng sóng radio cao tần để cắt và đốt hạch amidan nên hạn chế tình trạng chảy máu. Hơn nữa, khi thực hiện, bệnh nhân được gây mê nên hầu như trong suốt quá trình phẫu thuật, người bệnh không có cảm giác đau. Ngoài ra, vết thương sau phẫu thuật cũng ít gây khó chịu hơn so với các phương pháp truyền thống. Khả năng hồi phục sau phẫu thuật nhanh: Trong quá trình thực hiện, sóng radio phá hủy tế bào amidan ở tần số cao, không có sự xâm lấn sang vùng mô xung quanh. Vì vậy, khả năng phục hồi của bệnh nhân cũng nhanh hơn so với những phương pháp khác. Đa số các trường hợp bệnh nhân sau 1 - 2 ngày có thể sinh hoạt, ăn uống và nói chuyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Độ an toàn cao: Bác sĩ xác định đúng vị trí bị viêm amidan thông qua đầu dò nội soi thông minh, đảm bảo độ an toàn và hiệu quả điều trị cao nên bệnh nhân có thể yên tâm lựa chọn kỹ thuật này để cắt amidan. Nhược điểm Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân nhưng kỹ thuật cắt amidan plasma cũng tồn tại những nhược điểm như sau: Chi phí cao: Do đòi hỏi những yêu cầu cao về máy móc hiện đại và chuyên môn bác sĩ thực hiện nên cắt amidan bằng plasma có chi phí cao hơn những phương pháp khác. Vì vậy, điều này khiến nhiều bệnh nhân e ngại vì không phải ai cũng có đủ điều kiện để thực hiện. Nhiễm trùng vết mổ: Điều này thường xảy ra khi bệnh nhân không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ về chế độ chăm sóc hậu phẫu dẫn đến nhiễm trùng vết mổ và có thể ảnh hưởng vùng lân cận Để lại sẹo: Phương pháp dùng dao plasma cắt bỏ nên vẫn có khả năng để lại sẹo. Các kiểm tra cần thực hiện ban đầu: Trước khi phẫu thuật người bệnh cần phải thực hiện các kiểm tra như xét nghiệm máu, đo điện tim, chụp X - quang, … Sự khác nhau về các hạng mục kiểm tra này sẽ khiến mức giá phẫu thuật cắt amidan có sự chênh lệch. Mức độ bệnh lý: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm amidan mà bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp. Trường hợp bệnh nặng, ổ viêm có hướng lan rộng hoặc tổn thương sâu, phẫu thuật phức tạp hơn thì chi phí chắc chắn sẽ thay đổi. Thông thường, bệnh nhân thực hiện cắt amidan với phương pháp plasma, chi phí sẽ dao động trong khoảng từ 2 - 4 triệu. Mức chi phí bày không bao gồm xét nghiệm trước phẫu thuật và điều trị hậu phẫu.;;;;;Cắt amidan bằng dao plasma hay coblator là những phương pháp mới, được áp dụng trong những năm gần đây đã cho thấy hiệu quả và tính an toàn cao. 1. Cắt amidan bằng phương pháp coblator Kỹ thuật cắt amidan bằng dao plasma hay coblator là phương pháp sử dụng năng lượng từ sóng điện từ có tần số cao (còn gọi là sóng radio) để tạo ra một đám mây dẫn điện bao quanh thiết bị cắt, cho phép cắt và phá hủy mô tế bào amidan ở nhiệt độ khá thấp chỉ từ 60 đến 70 độ C. Toàn bộ quy trình cắt được diễn ra dưới sự hỗ trợ của đầu dò đa chức năng. Điều này giúp cho thủ thuật được tiến hành một cách nhanh chóng mà hạn chế được tối đa những tổn thương và nguy cơ biến chứng cho bệnh nhân.Ưu điểm vượt trội của kỹ thuật cắt amidan bằng phương pháp Coblator:Thiết bị cắt Coblator có chế độ đồng thời vừa cắt vừa hút và vừa vảy nước, dùng sóng cao tần để bóc tách amidan bằng đốt điện ở nhiệt độ 60-70 độ C nên không gây bỏng, ít đau và rất ít chảy máu.Thủ thuật đơn giản, thời gian thực hiện một ca tiểu phẫu cắt amidan bằng dao plasma chỉ diễn ra trong vòng 10-15 phút (Đã bao gồm cả thời gian gây tê). Điều này có thể giúp giảm căng thẳng áp lực, hạn chế được yếu tố tâm lý và sợ hãi của bệnh nhân trước khi cắt amidan.Ngay sau làm tiểu phẫu, bệnh nhân hoàn toàn có thể về nhà, sinh hoạt và ăn uống như bình thường, không bị ảnh hưởng đến vấn đề giao tiếp. Đối với những bệnh nhân nặng, thời gian nằm viện theo dõi không quá một ngày.Là phương pháp ít xâm lấn, tổn thương vùng cắt nhỏ và có thể thông qua quá trình cắt để tiếp cận trực tiếp với các vùng viêm khác.Ít xảy ra biến chứng sau phẫu thuật. Có nhiều phương pháp cắt amidan 2. Các phương pháp cắt amidan khác 2.1.Cắt amidan bằng dao điện đơn cực hay lưỡng cực. Phương pháp sử dụng dao cắt được nối liền với nguồn điện có điện năng vừa phải để cắt bỏ khối amidan. Cắt Amidan bằng phương pháp này có thể hạn chế được nguy cơ chảy máu sau và trong cắt amidan nhưng tổn thương sâu và dễ để lại sẹo. Kỹ thuật cắt đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm cũng như phải có sự khéo léo trong thao tác để cắt đúng vị trí mà không gây tổn thương các vùng khác.2.2.Cắt amidan bằng laser. Cắt amidan bằng laser là phương pháp sử dụng năng lượng từ các bước sóng ánh sáng laser để cắt bỏ khối amidan một cách nhanh chóng.Ưu điểm của phương pháp này là không đau, thời gian thực hiện nhanh, ít gây chảy máu cả trong và sau phẫu thuật. Đồng thời ánh sáng laser cũng có tính diệt khuẩn tốt.Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là dễ gây nhiễm trùng vết mổ, dễ gây tổn thương lớn có thể để lại sẹo, đôi khi có thể ảnh hưởng đến dây thanh quản gây khàn giọng.2.3.Cắt amidan bằng phương pháp Sluder. Cắt amidan nạo VA bằng phương pháp Sluder là phương pháp được sáng chế ra bởi một thầy thuốc tai mũi họng ở Anh quốc. Phương pháp này dựa trên nguyên tắc là dưới gây mê, sẽ cho toàn bộ khối amidan chui qua một lỗ cửa sổ của dụng cụ, sau đó sử dụng một lưỡi dao đè chặt cuống amidan, đồng thời phối hợp một ngón tay với dụng cụ để tách đứt khối amidan và đưa ra ngoài một cách nhanh chóng.Phương pháp này được thực hiện khi khối amidan có kích thước tương đối to và có chân cuống amidan, khối amidan di động dễ dàng và không bị dính vào hố amidan.Do vậy nên chỉ định của phương pháp này là có giới hạn, đa số áp dụng cho các trường hợp trẻ nhỏ và thiếu niên. Mặt khác, phương pháp này yêu cầu đòi hỏi kỹ thuật cao, phải phối hợp cả 2 bàn tay mới có thể thực hiện thành công được. Vậy nên chỉ những bác sĩ có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm mới có thể tiến hành được thủ thuật này.So với các phương pháp cắt amidan khác, phương pháp Sluder có khả năng gây biến chứng hậu phẫu cao hơn, thường gặp là ngất do gây mê, nhiễm khuẩn và chảy máu.Ngoài những phương pháp trên còn có phương pháp cắt amidan bằng phương pháp bóc tách sử dụng dao, kéo hoặc thòng lọng. Đây là phương pháp truyền thống có nhiều nguy cơ biến chứng nên hiện nay ít sử dụng hơn các phương pháp khác. 3. Chế độ chăm sóc sau khi cắt amidan Ngày đầu sau cắt: nên cho trẻ uống sữa lạnh là tốt Lưu ý về chế độ chăm sóc trẻ sau cắt amidan:Ngày đầu sau cắt: nên cho trẻ uống sữa lạnh là tốt. Sữa lạnh vừa có dinh dưỡng và có thể giúp giảm triệu chứng đau tạm thời cho trẻ, giảm tình trạng sưng nề và viêm.Ngày thứ 2 đến ngày thứ 7: Cho trẻ ăn thức ăn loãng, nguội và mềm nhưng vẫn phải đảm bảo đủ dinh dưỡng. Nên tránh ăn đồ nếp và những thức ăn có thể gây đau nhức vùng cắt như thịt bò, thịt gà...Ngày thứ 7 đến ngày thứ 14: Cho trẻ ăn thức ăn loãng, nguội và mềm, có thể bắt đầu ăn cơm nấu hơi nhão một chút.Ngày thứ 14: cho trẻ ăn uống bình thường. Không cho trẻ ăn uống đồ chua cay như nước cam, chanh và quá cứng vì có thể dẫn đến tình trạng viêm họng ở trẻ sau mổ và tổn thương lại vết cắt.Sau cắt amidan có thể cho trẻ nói chuyện bình thường nhưng nên nhắc trẻ hạn chế la hét, gào khóc hay nói to.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm - tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất... theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành. Hướng dẫn theo dõi trẻ sau khi cắt amidan;;;;;Trong phẫu thuật điều trị viêm amidan hiện nay, không thể không nhắc tới phương pháp cắt amidan bằng dao Plasma bởi những ưu việt mà phương pháp này mang lại. Vậy phương pháp cắt amidan bằng dao Plasma được thực hiện như thế nào, có tác dụng ra sao, mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Phẫu thuật amidan là phẫu thuật nhằm loại bỏ hai amidan bị viêm, mất chức năng để ngăn chặn các biến chứng. Đây cũng là biện pháp sau cùng được chỉ định trong điều trị viêm amidan khi quá trình điều trị nội khoa không mang lại kết quả như mong đợi. Minh họa cắt amidan bằng dao Plasma Trong phẫu thuật amidan, các phương pháp mổ vẫn còn được áp dụng hiện nay là: Phẫu thuật amidan bằng dao điện; phẫu thuật amidan bằng dao Coblator; phẫu thuật amidan bằng dao Plasma. Trong ba phương pháp phẫu thuật trên thì sử dụng dao Plasma được coi là phương pháp ưu việt nhất. Đây là phương pháp cắt amidan sử dụng sóng radio cao tần. Dao Plasma có gắn thiết bị đầu dò thông minh và tích hợp kính soi điện tử tìm kiếm giúp tiêu diệt các ổ bệnh, tránh gây những tổn thương xâm lấn. Về bản chất, dao Plasma được hình thành bởi một đám mây có khả năng dẫn điện, đám mây này truyền năng lượng ở mức thấp và có tác dụng như một lưỡi dao thông thường loại bỏ các vùng tổn thương được xác định. 2. Những ưu điểm của cắt amidan bằng dao Plasma Phẫu thuật bằng dao Plasma mang nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp phẫu thuật khác. Những ưu điểm điển hình gồm: – Không gây tổn thương mô xung quanh do mức năng lượng thấp. Nếu như các phương pháp phẫu thuật khác, nhiệt độ dao phẫu thuật có thể lên tới 200 độ C thì với dao Plasma thì nhiệt độ thấp chỉ từ 40 – 60 độ C. Bởi vậy khả năng làm tổn thương các mô xung quanh được giảm đi đáng kể. – Thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh chóng từ 30 – 45 phút do đặc tính tìm kiếm và loại bỏ mô tổn thương của dao Plasma. Chính vì thế, thời gian gây mê nội khí quản của người bệnh cũng được giảm thiểu đáng kể. – Gần như không gây chảy máu bởi tích hợp tính năng hàn mạch siêu nhỏ dưới 1mm đồng thời ngay khi mổ. Đây cũng là ưu việt nổi trội của dao Plasma so với các phương pháp thông thường. Bởi vậy các ca phẫu thuật bằng dao Plasma có tốc độ phục hồi nhanh chóng , người bệnh có thể xuất viện ngay trong 24 giờ kể từ khi kết thúc phẫu thuật. – Quá trình chăm sóc sau phẫu thuật bằng phương pháp Plasma cũng sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn. Ngoài ra, phẫu thuật amidan bằng dao Plasma còn là phương pháp an toàn nhất vì khả năng tái phát và biến chứng sau phẫu thuật gần như bằng 0 nếu người bệnh chăm sóc sức. 3. Quy trình thực hiện cắt amidan bằng dao Plasma Phẫu thuật cắt amidan được cho là phương pháp cuối cùng, chính vì thế, để có thể thực hiện phẫu thuật này, người bệnh cần thăm khám rất kỹ: 3.1. Đánh giá mức độ tổn thương của amidan Amidan viêm mức độ nhẹ hoàn toàn có thể phục hồi. Chính vì vậy cần đánh giá chính xác mức độ bệnh để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp: điều trị nội khoa hay thực hiện phẫu thuật loại bỏ. Amidan chỉ được loại bỏ khi: – Điều tra tiền sử bệnh lý thấy viêm amidan tái phát từ nhiều lần trong năm, mỗi đợt tái phát đều nghiêm trọng. – Viêm amidan sưng nề kèm theo nhiều hốc mủ trắng có mùi hôi – Thăm khám thấy chức năng amidan gần như mất hoàn toàn. – Amidan viêm có nguy cơ biến chứng 3.2. Thực hiện các xét nghiệm, khám gây mê và hội chẩn Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua để ngăn ngừa những tình huống có thể xảy ra bất ngờ trong ca phẫu thuật. Thông thường người bệnh sẽ cần thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu và thử phản ứng gây mê nhằm: – Kiểm tra xem bệnh nhân có mắc bệnh lý nào hay không. Đặc biệt là bệnh máu khó đông. Xác định nhóm máu để chuẩn bị lượng máu dự trữ trong phẫu thuật. – Thăm khám trực tiếp với bác sĩ gây mê để đảm bảo quá trình gây mê phẫu thuật không xảy ra những trở ngại, đồng thời đánh giá ngưỡng gây mê của bệnh nhân. – Thực hiện hội chẩn trước ca phẫu thuật để đánh giá tiên lượng và có sự chuẩn bị kỹ càng trước ca phẫu thuật. 3.3. Tiến hành phẫu thuật Phẫu thuật cắt amidan bằng dao Plasma Tiến hành mổ tại phòng mổ riêng biệt, cần vô khuẩn và tuân thủ quy trình sát trùng tuyệt đối. Người bệnh cần thực hiện nghiêm quy định nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi tiến hành ca mổ. Thông thường, quá trình phẫu thuật cắt amidan bằng dao plasma sẽ diễn ra trong khoảng 30 – 45 phút tùy theo mức độ phức tạp của ca bệnh. Kết thúc ca, người bệnh được chuyển sang phòng hồi sức để theo dõi phục hồi sức khỏe trước khi xuất viện. 3.4. Chăm sóc người bệnh và phục hồi sau phẫu thuật Bệnh nhi sau phẫu thuật cắt amidan Kết quả điều trị amidan có thành công hay không phụ thuộc không chỉ vào phẫu thuật mà quá trình chăm sóc sau phẫu thuật cũng vô cùng quan trọng. Sau phẫu thuật amidan bằng dao Plasma, quá trình phục hồi hoàn toàn sẽ diễn ra trong khoảng 1 – 2 tháng sau đó, hoặc thậm chí lâu hơn, tùy theo cơ địa và chăm sóc của từng người. Đối với phẫu thuật amidan bằng dao Plasma Plus, người bệnh có thể rời viện trong vòng 24 giờ. Để quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng, cần thực hiện những chú ý sau: – Sau phẫu thuật người bệnh có thể cảm thấy hơi vướng, đau và ngứa vùng cổ họng, tuy nhiên cần tiết chế và hạn chế những cơn ho trong tuần đầu tiên để tránh chảy máu. – Chế độ ăn cần kiêng đồ quá lạnh, quá nóng; không ăn thức ăn cứng; không sử dụng đồ chua cay vì dễ kích thích ho. Người bệnh nên sử dụng đồ lỏng, nguội và ăn từng ít một, đồng thời uống đủ nước. Hạn chế nói trong 7 ngày đầu. Sau một tuần có thể giao tiếp ở mức độ nhiều hơn tuy nhiên vẫn cần hạn chế đến khi amidan liền hẳn. – Sau khoảng 1 tháng, người bệnh nên chủ động tái khám để kiểm tra kết quả sau phẫu thuật. Trên đây là một số thông tin về phương pháp cắt amidan với dao Plasma. Hi vọng rằng với những kiến thức này sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về một phương pháp vô cùng ưu việt trong phẫu thuật amidan hiện nay.;;;;;Cắt Amidan là một phẫu thuật phổ biến được thực hiện với nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, “cắt amidan bằng phương pháp nào tốt nhất” lại là thắc mắc của rất nhiều người khi y tế ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu lớn trong nghiên cứu và ứng dụng. Amidan được coi là một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại. Tuy nhiên, khi các loại vi khuẩn, virus ồ ạt tấn công thì hiện tượng viêm Amidan sẽ xảy ra. Viêm Amidan được chia thành 2 loại: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính. Với từng cấp độ bệnh, bác sĩ sẽ thăm khám và có phương pháp điều trị riêng. 1.1 Viêm Amidan cấp tính Với các trường hợp Amidan cấp tính, bệnh vẫn đang ở giai đoạn nhẹ và chưa gây nên ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ cũng như xuất hiện biến chứng. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị nội khoa (dùng thuốc) để giúp giảm triệu chứng bệnh. 1.2 Viêm Amidan mạn tính Nếu như sau khi thăm khám, bác sĩ xác định tình trạng Amidan của bệnh nhân đã chuyển sang giai đoạn mạn tính hoặc đã từng điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định cắt Amidan để chấm dứt tình trạng bệnh và tránh ảnh hưởng đến những bộ phận xung quanh Amidan. Có thể thấy, tuỳ vào từng trạng bệnh thì bác sĩ mới đưa ra được phương pháp điều trị chứ không phải lúc nào người bị viêm Amidan cũng cần cắt. Chỉ định cắt Amidan được đưa ra trong các trường hợp sau: – Đã bị viêm tái phát 5 – 6 lần/năm nhưng điều trị nội khoa không khỏi – Gặp một số biến chứng vùng tai mũi họng (viêm tai giữa, viêm xoang,…) và thậm chí biến chứng toàn thân (viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim…) – Kích thước của Amidan quá to, điều này khiến cho việc ăn uống gặp cản trở và bệnh nhân bị ngủ ngáy hay ngưng thở khi ngủ. – Cấu trúc của Amidan có nhiều ngóc ngách chính vì vậy vi khuẩn sẽ thuận lợi xâm nhập và trú ngụ ở đó để gây bệnh. Nếu Amidan có mủ trắng, chứa chất tiết gây hôi miệng, khi nuốt bị vướng hay nghi ngờ ác tính thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ. Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp cắt Amidan khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp được đánh giá tốt nhất hiện nay chính là Plasma Plus có xuất xứ từ Mỹ. Những điểm nổi bật của phương pháp này có thể kể đến như: – Giúp bệnh nhân hạn chế được tối đa khả năng chảy máu với công nghệ hàn gắn mạch máu siêu nhỏ. – Hạn chế tổn thương đến những mô lân cận với lưỡi dao Plasma linh hoạt, dễ dàng uốn cong khi bác sĩ thực hiện các thao tác cắt đốt. – Cuộc phẫu thuật thực hiện nhanh chóng, chỉ khoảng 30 – 45 phút. – Người bệnh chỉ cần lưu viện 24h và xuất viện sau khi thấy thể trạng không có vấn đề bất thường gì sau phẫu thuật. – Vết thương lành nhanh chóng và bệnh nhân sớm trả lại với công việc mà không gặp biến chứng gì. Phương pháp cắt Amidan Plasma Plus được đánh giá là phương pháp hiện đại nhất hiện nay 4. Yếu tố ảnh hưởng đến phẫu thuật cắt Amidan Ngoài yếu tố phương pháp phẫu thuật, một ca cắt Amidan thành công còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: – Chuyên môn bác sĩ: Chuyên môn của bác sĩ là một yếu tố cũng không kém phần quan trọng trong các yếu tố cần xem xét. Mặc dù cắt Amidan không phải là một phẫu thuật phức tạp, tuy nhiên để không ảnh hưởng đến những bộ phận lân cận xung quanh Amidan cũng như không gây ra biến chứng thì cần một bác sĩ có tay nghề chuyên môn tốt, có kinh nghiệm phẫu thuật cắt Amidan.;;;;;Con sốt cao vì viêm amidan, mẹ hốt hoảng tìm đến bác sĩ “Ban đầu tôi thấy cháu bị viêm amidan thì cũng không quá lo lắng vì đây là bệnh nhiều người mắc phải. Bản thân tôi cũng từng mắc rồi, nên những lần trước tôi chỉ cho bé điều trị ở nhà và dùng mấy bài thuốc dân gian. Nhưng đây là lần đầu tiên con sốt cao vì viêm amidan, bé sốt gần 40 độ C, tôi làm thế nào con cũng không đỡ, tôi thật sự hoang mang không biết phải làm gì”, chị T.L.M chia sẻ. Viêm amidan có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Mặc dù đây là bệnh phổ biến nhưng nếu không được điều trị kịp thời bệnh rất dễ gây biến chứng, vô cùng nguy hiểm như: “Cũng may là thủ tục của Bệnh viện nhanh chóng, các bác sĩ tận tâm nên không phải chờ đợi lâu, phẫu thuật xong bé rất sớm bình phục nên gia đình tôi cũng yên tâm rất nhiều. Biết vậy tôi đưa con đến đây khám sớm, bé đỡ phải trải qua những đợt viêm amidan cấp, sốt cao, mệt mỏi,… chứ mấy đợt trước nhìn con tôi xót quá”, chị M. tâm sự. Cắt amidan bằng dao Plasma Plus là sự lựa chọn sáng suốt cho trẻ Hiện nay, với tiến bộ không ngừng của y học, có nhiều phương pháp phẫu thuật amidan ra đời. Tuy nhiên để phẫu thuật amidan không đau, an toàn, ít chảy máu thì phương pháp cắt amidan bằng dao plasma plus thế hệ mới được giới chuyên môn đánh giá cao. Bác sĩ Dương Văn Tiến cho biết: “Khác với các phương pháp khác, hệ thống cầm máu của dao plasma chính xác, khống chế được lượng máu chảy, giúp quá trình điều trị an toàn hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể trực tiếp tiếp cận các ổ dịch, vùng viêm nhiễm, hạn chế tối đa những tổn thương ở mô lân cận. Thủ thuật xâm lấn tối thiểu, tính ổn định cao, hạn chế trường hợp bệnh tái lại. Chính vì thế phẫu thuật amidan bằng dao plasma được xem là phương pháp hiện đại, an toàn nhất hiện nay”. Phẫu thuật amidan bằng dao plasma plus được sử dụng đầu dò thông minh cùng với nguồn nhiệt thấp plasma plus ưu việt hơn hẳn so với việc dùng dao điện với nhiệt độ cao. Ngoài ra, phương pháp này có sự kết hợp với kính soi điện tử hiện đại, giúp tìm và loại bỏ hiệu quả ổ dịch và tế bào viêm nhiễm. Bệnh nhân rất ít bị đau. Plasma plus thực hiện dưới ống kính rõ nét, xác định chính xác vùng bệnh, giảm thiểu tổn thương những mô lân cận. Đồng thời bảo vệ các niêm mạc khỏe mạnh, giúp việc điều trị hiệu quả hơn, nâng cao tính an toàn trong thủ thuật. “Con trai tôi cũng được phẫu thuật bằng dao plasma, hỏi con có đau không con bảo thỉnh thoảng đau chút ít, tâm lý sau mổ của cháu thỏa mái, dễ chịu, ít chảy máu,… nên tôi thấy yên tâm”, chị M phấn khởi.
question_165
KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ U XƠ TUYẾN VÚ
doc_165
Về bản chất, u xơ tuyến vú là một dạng khối u lành tính, có thể khu trú tại một vị trí nhất định hoặc lan tỏa, bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc tiền mãn kinh. NGUYÊN NHÂN U XƠ TUYẾN VÚ Hiện tại, việc xác định nguyên nhân gây u xơ tuyến vú còn gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do mất cân bằng nội tiết estrogen, progesteron, prolactin. Ngoài ra, sự mất cân bằng nội tiết tố khác như prolactin (kích thích tuyến vú phát triển và bài tiết sữa), insulin, yếu tố tăng trưởng và hormon tuyến giáp. Khi hormon sản xuất trong tế bào vú gửi tín hiệu cho các tế bào lân cận chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng tế bào và phân chia. Nếu quá trình này bị cản trở, sẽ dẫn tới sự tăng trưởng tế bào bị dừng lại và kết quả là gây u xơ tuyến vú. TRIỆU CHỨNG U XƠ TUYẾN VÚ Người bệnh xuất hiện u có hình tròn hoặc bầu dục ở vú, có thể đau hoặc không. Nếu sờ sẽ thấy cục u chắc, xơ, đều, tròn hoặc hình bầu dục, di động dưới da, không đau và không liên quan tới chu kỳ kinh. Kích thước u có thể thay đổi khoảng 2 – 3cm và thường chỉ có một u. Trong các dạng u lành tính ở tuyến vú thì u xơ tuyến vú là loại u dễ chẩn đoán, người bệnh cũng có thể nhận biết đặc điểm khối u một cách dễ dàng qua sờ nắm vú. CHẨN ĐOÁN U XƠ TUYẾN VÚ Thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán như siêu âm, nhũ ảnh và có thể cần sinh thiết giúp khẳng định chẩn đoán và loại trừ ung thư. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ U XƠ TUYẾN VÚ U xơ tuyến là bệnh lý lành tính và không tạo nên yếu tố nguy cơ gây ung thư, bệnh thường ổn định. Tuy nhiên người bệnh vẫn cần thăm khám định kỳ, có thể cần phẫu thuật cắt bỏ khối u để làm giải phẫu bệnh khi khối u to và phát triển nhanh, chọc tế bào nghi ngờ hoặc sau 35 tuổi. Quyết định phương pháp hỗ trợ điều trị phải do bác sĩ chuyên khoa sản, căn cứ vào tính chất, mức độ, vị trí và số lượng của khối u để có phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp, có thể phẫu thuật hoặc dùng thuốc điều chỉnh nội tiết để đưa tỷ lệ estradiol/progesteron về mức bình thường. Đối với phương pháp phẫu thuật (tiểu phẫu) nhằm 2 mục đích cắt bỏ khối u đồng thời vừa ngăn ngừa không cho khối u lành tính chuyển thành ác tính. Ngoài ra, phẫu thuật còn nhằm mục đích xét nghiệm tế bào nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn những biến loạn tế bào ở khối u. PHÒNG NGỪA U XƠ TUYẾN VÚ Để ngăn chặn khả năng hình thành u vú từ sớm, chị em nên có chế độ ăn uống sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học; tăng cường hoạt động tập luyện thể dục, thể thao; ngủ đủ giấc. Ngoài ra, chị em cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ (3-6 tháng/lần), thực hiện siêu âm hoặc nhũ ảnh để phát hiện bệnh kịp thời.
doc_24181;;;;;doc_270;;;;;doc_55206;;;;;doc_62938;;;;;doc_14202
1. Tìm hiểu về triệu chứng của u xơ tuyến vú Bệnh u xơ vú là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ và thường xuất hiện trong độ tuổi từ 20 đến 50. Dưới đây là những biểu hiện và dấu hiệu mà phụ nữ có thể chú ý để nhận diện bệnh u xơ vú: – Các khối u vú có thể trở nên lớn và có thể cảm nhận được khi tự kiểm tra vú hoặc khi đang tắm. – Phụ nữ có thể trải qua đau rát, đau nhức hoặc đau nhấn vào vùng vú. – Kích thước của các khối u vú có thể thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. – Dịch núm vú có thể có màu nâu sẫm hoặc xanh lá cây, và nếu có, nó có thể chảy ra mà không cần ép. – Phụ nữ thường có thể cảm nhận mức độ đau tăng lên hoặc các cục u nổi lên từ giữa chu kỳ trứng rụng tới trước chu kỳ kinh. Hình ảnh u xơ tuyến vú – Nếu chị em phát hiện một khối u mới ở vùng vú hoặc khối u đã biết trước đây bắt đầu nổi cục to hơn, đây là dấu hiệu cần chú ý. – Nếu có một vị trí ở vùng vú bị đau liên tục và mức độ đau tăng lên theo thời gian, cần đến bệnh viện để kiểm tra. – Nếu những thay đổi ở vùng vú vẫn tồn tại kể cả sau khi hết chu kỳ kinh, đặc biệt là nếu có sự thay đổi về hình dạng, kích thước hoặc màu sắc. – Trong trường hợp đã được chẩn đoán có u xơ vú, nhưng kích thước của khối u tăng lên đáng kể, cần đến bác sĩ để kiểm tra lại và đánh giá tình trạng. 3.1 Sinh thiết u vú dưới hướng dẫn siêu âm và lực hút chân không (VABB) điều trị u xơ tuyến vú Đây là một phương pháp điều trị tiên tiến và không cần phải thực hiện quá trình mổ phẫu thuật truyền thống. Bác sĩ sẽ tạo một vết rạch siêu nhỏ, thường là khoảng 3 – 5mm, trên da tại vị trí có khối u vú. Vết rạch nhỏ giúp giảm nguy cơ sẹo và tăng tính thẩm mỹ. Một mũi kim được đưa qua vết rạch, chỉ dẫn bởi siêu âm để chính xác định vị trí và hình dạng của khối u. Bác sĩ sử dụng một máy sinh thiết đặc biệt có dao cắt quay để thực hiện việc cắt khối u thành các mảnh nhỏ. Máy được điều chỉnh dưới sự hỗ trợ của hình ảnh siêu âm, giúp đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của quá trình. Khối u sau khi được cắt thành các mảnh nhỏ sẽ được hút bỏ ra ngoài thông qua lõi kim. Lực hút chân không đảm bảo việc loại bỏ hoàn toàn các mảnh u, giảm nguy cơ u tái lại. Thay vì gây mê toàn bộ cơ thể, quá trình này chỉ yêu cầu gây tê tại chỗ. Bệnh nhân có thể hoàn toàn tỉnh táo và giao tiếp bình thường với bác sĩ trong suốt quá trình điều trị. Sau khi quá trình điều trị hoàn tất, bệnh nhân sẽ nghỉ ngơi tại chỗ khoảng 30 phút để đảm bảo sức khỏe ổn định. Sau đó, bệnh nhân có thể về nhà mà không cần phải nằm viện. 3.2. Phẫu thuật bóc tách u tuyến vú Phẫu thuật bóc u xơ tuyến vú là một quá trình chính xác và kỹ thuật cao, được thực hiện để loại bỏ các u xơ lớn hoặc gây đau đớn. Sau khi xác định vị trí chính xác của u xơ tuyến vú, bác sĩ thực hiện vết rạch xung quanh vùng u xơ. Vết rạch có thể theo hình vòng hoặc hình nan hoa, được đặt ở vị trí những vết sẹo không dễ thấy. Bác sĩ bóc tách nhẹ nhàng u xơ ra khỏi tuyến vú để tránh tổn thương các mô xung quanh. Nếu u xơ ở sâu, bác sĩ có thể khâu ép các tổ chức đã rạch sau khi kiểm tra và đảm bảo không có chảy máu. Vết mổ được băng bằng băng thun để kiểm soát chảy máu (nếu có) và sẽ được tháo bỏ sau khoảng 12 – 24 giờ. Người bệnh sẽ được kê đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, và thuốc chống phù nề để hỗ trợ quá trình phục hồi. Sinh thiết u vú dưới hướng dẫn siêu âm và lực hút chân không (VABB) điều trị u xơ tuyến vú 4.1. Chuyên gia giàu kinh nghiệm Hàng ngàn ca sinh thiết u vú dưới hướng dẫn siêu âm và lực hút chân không (VABB) điều trị u vú thành công được bác sĩ Ngọc thực hiện. Bác sĩ Ngọc cũng được người bệnh yêu quý bởi sự nhiệt tình và tình cách điềm đạm, dễ mến. 4.2. Trang thiết bị y tế vượt trội – Sử dụng máy sinh thiết dao cắt quay đời mới nhất, giúp cắt và hút chuẩn xác. – Tính năng bơm rửa máu cục để hạn chế sót tổn thương tối đa và sử dụng gây tê riêng để rút ngắn thời gian can thiệp. – Hệ thống tích hợp mới chụp Xquang tuyến vú và chụp MRI, nâng cao chất lượng chẩn đoán. 4.3. Chế độ chăm sóc tốt – Khách hàng sẽ được tư vấn và hỗ trợ đặt lịch nhanh chóng, điều trị được theo dõi và hỗ trợ từng bước một. 4.4. Chi phí hợp lý 5.1. Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa – Quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi với kinh nghiệm và chuyên môn cao. – Bác sĩ đến từ các bệnh viện lớn trong nước và quốc tế, đảm bảo chất lượng cao trong điều trị. 5.2. Nhân viên chuyên nghiệp, có tâm – Đội ngũ nhân viên tận tâm, ân cần và chu đáo. – Có tác phong làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo sự thoải mái và tin tưởng của người bệnh. 5.3. Trang thiết bị hiện đại – Sử dụng hệ thống trang thiết bị và máy móc tiên tiến, nhập khẩu từ nước ngoài. – Bao gồm máy siêu âm 5D, hệ thống xét nghiệm robot tự động, máy chụp cộng hưởng từ MRI và nhiều thiết bị hiện đại khác. 5.4. Hệ thống đặt lịch tiện lợi Hệ thống đặt lịch thăm khám tiện lợi, giúp chị em tiết kiệm thời gian và dễ dàng theo dõi lịch trình. 5.5. Minh bạch chi phí – Chi phí khám chữa bệnh và phẫu thuật bóc u xơ tuyến vú được công khai, minh bạch. – Áp dụng bảo hiểm y tế cùng với bảo hiểm bảo lãnh theo quy định.;;;;;Các khối u tuyến vú rất thường gặp ở phụ nữ trong mọi lứa tuổi. Vấn đề quan trọng hàng đầu là đánh giá cũng như theo dõi nguy cơ ung thư của các tổn thương này thông qua các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như siêu âm hoặc chụp X quang tuyến vú.Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú tại Việt Nam ngày càng tăng, đồng thời độ tuổi mắc bệnh trẻ hơn so với các nước trên thế giới, gây ảnh hưởng nặng nề đến tiên lượng, điều trị, cũng như tâm lý của người bệnh. Vấn đề tầm soát các bệnh lý tuyến vú, chẩn đoán sớm ngay từ giai đoạn đầu rất quan trọng trong điều trị, giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong và nâng cao chất lượng cuộc sống. 1. Các bệnh lý tuyến vú thường gặp 1.1 Bệnh vú lành tính. Bệnh vú lành tính là tất cả các bệnh lý của vú trừ ung thư vú và các bệnh lý nhiễm trùng vú, bao gồm:Xơ nang tuyến vú;U xơ tuyến vú;U diệp thể;Nang tuyến vú;Hoại tử mô mỡ.1.2 Các khối u ác tính. Các khối u biểu mô: Ung thư biểu mô vi xâm nhập, ung thư biểu mô vú xâm nhập...Các tổn thương tiền ung thư: Ung thư biểu mô ống tại chỗ, tân sản tiểu thùy;Các tổn thương thể nhú: U nhú nội ống, ung thư biểu mô nhú nội ống, ung thư nhú trong vỏ, ung thư nhú đặc. 2. Chẩn đoán khối u tuyến vú 2.1 Lâm sàng. Khám vú được thực hiện trong nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Khám vú kết hợp tư vấn hướng dẫn tự khám vú giúp phát hiện các bệnh lý tuyến vú và phát hiện sớm ung thư vú.Thời điểm khám vú và tự khám vú tốt nhất là khoảng 2-3 ngày sau khi sạch kinh. Phụ nữ trong độ tuổi 20-39 cần đi khám vú 1-3 năm một lần, phụ nữ từ 40 tuổi trở lên cần đi khám vú mỗi năm 1 lần. Các dấu hiệu ung thư vú có thể nhận biết 2.2 Chẩn đoán hình ảnh. X quang tuyến vú. Chụp X quang tuyến vú là phương tiện thường được sử dụng trong tầm soát và chẩn đoán các khối u tuyến vú. Để đánh giá các khối u vú trên X quang thì cần chụp hết 2 bên vú, mỗi bên ít nhất 2 tư thế. Trong trường hợp mô vú đặc hoặc khó chẩn đoán có thể cần chụp tuyến vú số hóa có thuốc cản quang, chụp ống dẫn sữa có cản quang hoặc chụp 3D (Tomosynthesis). Những phụ nữ có đặt túi ngực thì khi chụp X quang tuyến vú có thể dây dò, vỡ...cần thay thế bằng cộng hưởng từ kết hợp siêu âm.Siêu âm tuyến vú. Siêu âm tuyến vú 2D: Được xem là 1 phương pháp chẩn đoán hình ảnh an toàn, chi phí thấp, không độc hại, không xâm nhập, không gây đau và cho kết quả ngay. Đối với khối u tuyến vú, siêu âm vú 2D có thể phát hiện những sang thương nhỏ chưa nhìn thấy hoặc sờ thấy. Đây cũng là 1 phương tiện để xác định những bất thường tuyến vú ở phụ nữ có thai, trẻ em, những người có tuyến vú đặc hoặc khó khảo sát khi chụp X quang tuyến vú. Siêu âm vú là một trong những phương pháp được sử dụng để tầm soát khối u vú Siêu âm vú 3DTuy siêu âm 2D và chụp X quang tuyến vú có giá trị trong tầm soát bệnh lý tuyến vú, nhưng nếu chỉ dựa vào 2 kỹ thuật này thì có thể bỏ sót ung thư, đặc biệt ở phụ nữ có mô vú đặc do sự tương phản giữa khối u và mô vú kém. Để cải thiện khả năng phát hiện ung thư vú, công nghệ siêu âm vú tự động kết hợp với khả năng dựng hình 3D tuyến vú ra đời. Ngoài những ưu điểm của một kỹ thuật siêu âm thông thường, siêu âm vú 3D có ưu thế trong việc phát hiện các tổn thương rất nhỏ dễ bị bỏ sót trên siêu âm vú 2D, mang tính khách quan, đánh giá tốt vị trí tổn thương, khảo sát đa bình diện.;;;;;U xơ tuyến vú lành tính mặc dù không gây nguy hiểm gì cho người bệnh, nhưng sẽ tạo ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, những dấu hiệu của bệnh thường khó phân biệt với ung thư vú. Khoảng 50% số phụ nữ sẽ phát triển u xơ tuyến vú ở một thời điểm nào đó trong đời. Khám lâm sàng vú 2 bên có thể phát hiện được khối nếu có kích thước tương đối lớn. Một số u xơ vú quá nhỏ để cảm nhận, vì vậy chúng chỉ có thể được phát hiện trong các xét nghiệm hình ảnh.Nếu phát hiện có một khối u có thể sờ thấy được, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm nhất định phù hợp tùy thuộc vào độ tuổi của bạn và đặc điểm của khối u. Các xét nghiệm để đánh giá khối u xơ vú bao gồm:Chụp Xquang tuyến vú để tạo ra hình ảnh (nhũ ảnh) các khu vực đáng ngờ trong mô vú. Một khối u xơ vú có thể xuất hiện trên hình chụp nhũ ảnh dưới dạng khối vú với các cạnh tròn, nhẵn, khác biệt với mô vú xung quanh.Siêu âm vú: Công nghệ này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh bên trong vú. Bác sĩ có thể đề nghị siêu âm vú ngoài chụp quang tuyến vú để đánh giá khối u vú nếu bạn có mô vú dày đặc. Nếu chụp quang tuyến vú cho thấy có một khối u ở vú hoặc bất thường khác, siêu âm vú có thể được sử dụng để đánh giá thêm khối u. Siêu âm vú có thể giúp bác sĩ xác định xem một khối u xơ vú là rắn hay chứa đầy chất lỏng. Một khối rắn có nhiều khả năng là u xơ tuyến vú; một khối chứa đầy chất lỏng có nhiều khả năng là một u nang.Chọc hút bằng kim nhỏ: Thông qua một cây kim mỏng chọc vào khối u nhằm đánh giá đặc điểm khối u.Sinh thiết u. Một bác sĩ X quang với hướng dẫn từ siêu âm thường thực hiện thủ tục này. Bác sĩ sử dụng kim để thu thập các mẫu mô từ khối u, đến phòng thí nghiệm để phân tích giải phẫu bệnh của khối u. Giúp phân biệt với ung thư tuyến vú. Nhân xơ vú trong nhiều trường hợp không cần điều trị Nhân xơ vú trong nhiều trường hợp không cần điều trị. Tuy nhiên, một số phụ nữ chọn phẫu thuật cắt bỏ để yên tâm. Nếu chắc chắn khối u vú là u xơ dựa trên kết quả kiểm tra vú lâm sàng, xét nghiệm hình ảnh và sinh thiết thì người bệnh có thể không cần phẫu thuật vì:Phẫu thuật có thể làm biến dạng hình dạng và kết cấu của vú. U xơ đôi khi tự co lại hoặc biến mất. Vú có nhiều u xơ có vẻ ổn định, không thay đổi kích thước trên siêu âm so với siêu âm trước đó. Nếu chọn không phẫu thuật, điều quan trọng là phải theo dõi u xơ vú bằng các lần tái khám theo dõi bác sĩ để siêu âm vú để phát hiện những thay đổi về ngoại hình hoặc kích thước của khối u. 3.1 Chỉ định, chống chỉ định. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật bóc nhân xơ vú trong trường hợp:U xơ vú quá lớn, lớn hơn hoặc gây ra các triệu chứng. Các nang xơ lành tính hoặc nguy cơ thoái triển xấu dẫn đến ung thư. Người bệnh có nguyện vọng được bóc nhân xơ vú. Chống chỉ định bóc nhân xơ vú trong các trường hợp sau:Tổn thương nghi bất thường nhiều hơn. Người bệnh chưa có con. Sau khi loại bỏ u xơ vú, có thể một hoặc nhiều u xơ tuyến mới phát triển. Các khối u vú mới cần được đánh giá bằng chụp Xquang tuyến vú, siêu âm và có thể sinh thiết để xác định xem khối u có phải là u xơ hay có thể trở thành ung thư. Sau khi loại bỏ u xơ vú, có thể một hoặc nhiều u xơ tuyến mới phát triển 3.2 Phẫu thuật bóc nhân xơ vú. Bước 1: Sát trùng rộng vùng phẫu thuật từ trong ra ngoài. Bước 2: Xác định vị trí khối u xơ vú cần cắt bỏ, nếu nhỏ có thể dùng kim để xác định mốc tốt nhất là làm dưới gây mê, nếu không có điều kiện thì gây tê tại chỗ. Sau khi rạch qua da và tổ chức dưới da dùng kéo bóc tách để đi thẳng vào khối u tránh làm nát các tổ chức xung quanh gây chảy máu. Lấy bỏ khối u qua vết rạch sau khi đã bóc tách và cầm máu kĩ các tổ chức xung quanh khối u bằng chỉ tiêu. Nếu khối u ở sâu thì sau đó cần khâu ép lại tổ chức đã rạch sau khi đã kiểm tra kỹ không thấy chảy máu. Bước 3: Khâu phục hồi lại da bằng chỉ lin hoặc khâu luồn dưới da bằng chỉ tiêu Vicryl 2.0.Bước 4: Băng lại vết mổ có thể băng ép bằng băng chun quanh ngực nếu nghi ngờ diện bóc tách còn có thể chảy máu, sẽ tháo bỏ sau 12-24 giờ. Sau khi bóc xong tổ chức bóc bỏ phải được gửi xét nghiệm giải phẫu bệnh. Dùng thuốc giảm đau thêm và thuốc kháng sinh và thuốc chống phù nề cho người bệnh. Trong gói khám sẽ bao gồm các phương pháp chụp x-quang vú và chẩn đoán siêu âm tuyến vú 2 bên cho kết quả chính xác, hỗ trợ bác sĩ trong việc thăm khám. Loại bỏ u xơ vú mà không cần phẫu thuật;;;;;Trong một lần tình cờ tự sờ thấy những u nhỏ trong vú, chị P.T. T. L tự sờ thấy bên tuyến vú trái có vài khối u nhỏ. Tại đây, các bác sĩ đã cho chị siêu âm và chụp X-quang tuyến vú. Kết quả siêu âm cho thấy hình ảnh có 04 khối u nhỏ ở tuyến vú trái, tuy nhiên trên kết quả X-quang tuyến vú có hình ảnh vi vôi hóa lan tỏa toàn bộ tuyến vú trái. Do đó, các bác sĩ quyết định thực hiện sinh thiết để chẩn đoán chính xác bản chất của khối u. Thật không may cho chị L. , kết quả giải phẫu bệnh là “Ung thư biểu mô thể nhày, phối hợp thể nội ống” - một thể của ung thư vú. Sau đó, chị L. Là bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong chuyên khoa Chẩn đoán hình ảnh, đồng thời là người trực tiếp phát hiện chính xác khối u của chị L. Trong đó, siêu âm vú chủ yếu phát hiện khi kích thước khối u lớn, nên thường ở giai đoạn nặng, hoặc đã di căn; trường hợp không tạo khối rõ ràng thì nhìn trên hình ảnh siêu âm khó chẩn đoán xác định. Xét nghiệm CA 15-3 là một dấu ấn ung thư được sử dụng phổ biến nhất để phát hiện, theo dõi hiệu quả điều trị ung thư vú và để phát hiện ung thư tái phát sau điều trị”. Tuy nhiên, BS Thụ nhấn mạnh: Với những đặc điểm của các kỹ thuật tầm soát, sàng lọc trên, hiện nay kỹ thuật chụp X-quang tuyến vú (Mamography) đã được công nhận là kỹ thuật hiện đại đầu tay trong tầm soát sớm ung thư vú. Chụp X-quang tuyến vú là kỹ thuật sử dụng chùm tia X cường độ thấp chiếu vào các mô tuyến vú để thu lại các hình ảnh tại tuyến vú với những ưu điểm vượt trội như: - Chẩn đoán sớm nguy cơ ung thư vú, đặc biệt có giá trị đối với khối u không sờ thấy được bằng khám thường, những tổn thương kín đáo, các tổn thương trong lòng ống sữa, các tổn thương vôi hóa rất nhỏ với độ nhạy từ 71- 96%; - Phát hiện tổn thương bất thường vú, hố nách hai bên. - Theo dõi tổn thương đã biết, phát hiện tổn thương tái phát hay mới đối với các trường hợp đã phẫu thuật u vú. - Hướng dẫn sinh thiết vú chính xác hơn. - Kỹ thuật sử dụng một lượng tia X rất nhỏ nên an toàn cho sức khỏe của người chụp. Chủ động tầm soát ung thư vú - việc phụ nữ nên ưu tiên hàng đầu Là căn bệnh gây tử vong cao nhất ở nữ giới nên ung thư vú là nỗi ám ảnh và lo lắng của chị em phụ nữ toàn cầu. Tuy là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, bệnh có thể chữa khỏi lên tới 95%. Vì vậy, chị em không nên quá lo lắng mà thay vào đó nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm, đặc biệt là siêu âm và chụp X-quang tuyến vú để phát hiện sớm các bất thường. Việc phát hiện sớm có ý nghĩa rất quan trọng, giúp người bệnh có cơ hội điều trị khỏi bệnh cao, giảm đau đớn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ thuật X-quang vú được khuyến cáo chụp với các trường hợp sau: - Chụp 1- 2 năm/ lần khi phụ nữ từ 40-49 tuổi; Phụ nữ từ >50 tuổi nên chụp 1 năm/lần. - Chụp 1 lần/năm nếu phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao và phụ nữ có nguy cơ rất cao nên thực hiện từ 20 tuổi trở lên; - Chụp X-quang vú định kỳ hàng năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, để phòng ngừa ung thư vú, phụ nữ hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bằng những việc nên làm sau: + : Bằng cách dùng tay sờ, nắn xem có dấu hiệu bất thường như tiết dịch, sự co kéo, lõm da, hay các khối u cục bất thường; + : Đây là cách giúp bảo vệ và phòng ngừa ung thư vú hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn những cách tập đơn giản như đi bộ từ 30-60 phút mỗi ngày; +: Nên ăn các loại trái cây và rau quả như rau lá xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua và ớt đỏ... + : Hãy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, cân bằng giữa công việc và thư giãn để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. + . Chính việc tầm soát đó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để điều trị sớm, cũng như giúp người bệnh chuẩn bị tinh thần lạc quan trong suốt quá trình điều trị, từ đó giảm bớt các khó khăn trong cuộc sống;;;;;Ung thư vú đang ngày càng phổ biến và đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người bệnh. Căn bệnh này cùng các bệnh ung thư đang thực sự gây ra gánh nặng lớn cho sự phát triển của xã hội. Ung thư vú có chữa được không còn tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Nếu phát hiện bệnh giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi thành công là rất cao. Ung thư vú hoàn toàn có thể chữa khỏi được, nhất là khi phát hiện bệnh và điều trị ở giai đoạn đầu (giai đoạn tiền ung thư và giai đoạn 1). Tỉ lệ chữa khỏi bệnh đạt đến 80%, bệnh nhân vẫn tiếp tục sống khỏe mạnh đến hàng chục năm. Ngoài ra, ung thư vú có chữa được không còn còn phụ thuộc vào thể bệnh. Ung thư biểu mô ống xâm lấn và ung thư vú giới hạn trong khu vực ống dẫn sữa có tỉ lệ sống sót cao hơn, ung thư xâm lấn phức tạp khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên tỷ lệ mắc ung thư vú xâm lấn cao hơn, chiếm khoảng 70 - 80% tổng trường hợp mắc bệnh. Không chỉ tỉ lệ sống sót cao, việc điều trị ung thư vú giai đoạn đầu khi khối u và tế bào ung thư vẫn đang phát triển trong phạm vi vú cũng dễ dàng hơn. Đến khi ung thư vú di căn ra ngoài, các phương pháp điều trị hiện nay rất khó để loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư. Tế bào ung thư còn sót lại sau điều trị hoàn toàn có thể phát triển nhanh, gây khối u và tiếp tục xâm lấn. Vị trí ung thư vú di căn đầu tiên thường là hạch bạch huyết, sau đó là các cơ quan như gan, xương, não, phổi. Khi ung thư vú đã di căn xa ra khỏi hạch bạch huyết, khả năng chữa khỏi bệnh là rất thấp. Các phương pháp điều trị hiện nay, kể cả kỹ thuật mới chỉ có thể giảm tiến triển bệnh, giảm đau đớn và kéo dài sự sống. Với mức độ ngày càng phổ biến của ung thư vú, căn bệnh này là nỗi lo sức khỏe với bất cứ chị em phụ nữ nào. Vì thế mỗi chúng ta nên tự trang bị những kiến thức quan trọng về bệnh để có thể tự chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bản thân tốt hơn, phát hiện sớm bệnh qua sàng lọc và dấu hiệu. 2. Những biện pháp phát hiện ung thư vú sớm Tầm soát ung thư vú là cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm căn bệnh này, tăng tỉ lệ chữa khỏi bệnh và giảm biến chứng. Mỗi chị em phụ nữ có thể tự khám ngay tại nhà để phát hiện sớm ung thư vú và những thay đổi nguy cơ khác. 2.1. Tự khám vú thường xuyên Khối u lành tính hoặc khối u ung thư vú khá dễ dàng để phát triển vì vùng này gồm những mô mỡ mềm, trong khi khối u cứng nên khá dễ phân biệt. Thời điểm nên khám vú được khuyến cáo là sau chu kỳ kinh nguyệt bởi đây là thời điểm vú mềm nhất, dễ thăm khám nhất. Phụ nữ từ 21 tuổi nên tập thói quen tự khám vú, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao như: gia đình có người thân mắc ung thư vú, từng phát hiện khối u vú lành tính, người có kinh sớm, phụ nữ không sinh con, người có đột biến gen BRCA1/BRCA2,… Các bước tự khám vú như sau: Bước 1: Ngồi hoặc đứng thẳng trước gương, hai tay đặt thoải mái theo người. Quan sát bằng mắt hai bên vú xem có sự thay đổi bất thường về hình dáng, kích thước không, nhất là sự khác biệt giữa 2 bên vú. Bước 2: Giơ hai tay lên cao và quan sát cẩn thận từ nhiều phía xem vú có các dấu hiệu bất thường không. Cùng với đó kiểm tra kĩ vùng núm vú xem có chảy máu hay tiết dịch hay không. Bước 3: Tay phải đưa ra sau đầu, tay trái dùng để khám vú phải. Sau đó, làm ngược lại với vú bên trái. Dùng các ngón tay sờ nắn, bất thường có thể là khối u cứng hoặc mảng dày bất thường. Bước 4: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ khám núm vú bằng cách vò nhẹ, bóp xem có chảy máu hoặc tiết dịch không. Cần khám kỹ, lật quanh nhiều hướng để kiểm tra toàn diện nhất. Bước 5: Nằm ngửa trên mặt phẳng, kê nhẹ dưới vai trái bằng gối để nâng cao, sau đó đưa tay trái ra sau đầu, Tay phải cũng khám vú tương tự như hai bước trên. Thực hiện với cả hai bên vú. Bước 6: Ở tư thế đứng thẳng, dùng đầu ngón tay miết vùng hõm nách xem có u, hạch cứng nổi lên hay không. Thực hiện với cả hai bên nách. 2.2. Xét nghiệm tầm soát ung thư vú Phương pháp tự khám vú tại nhà đôi khi có thể bỏ qua tổn thương do người thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc các trường hợp tiền ung thư chưa có triệu chứng rõ ràng. Để sàng lọc bệnh sớm ngay từ khi chưa có dấu hiệu, chúng ta cần đến các phương pháp xét nghiệm như: Siêu âm vú Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để thu được hình ảnh phản ánh bất thường của vú như khối u, tổn thương trong mô vú,… Phương pháp này cho kết quả nhanh chóng, an toàn nên là ưu tiên hàng đầu trong sàng lọc ung thư vú. Chụp X-quang Chụp X-quang tuyến vú cũng là phương pháp hình ảnh có giá trị cao trong sàng lọc, chẩn đoán ung thư vú. Kết quả chẩn đoán thu được khá nhanh, thời gian thực hiện ngắn nhưng khi chụp cần đè ép mô vú nên có thể gây đau đớn. Sàng lọc ung thư vú bằng chụp X-quang nên thực hiện vào thời điểm sau khi sạch kinh khoảng 1 tuần, lúc này mô vú mềm và khi đè ép sẽ bớt đau đớn hơn. Ngược lại nếu thực hiện vào các ngày gần kinh nguyệt hoặc trong kỳ kinh, tuyến vú căng tức vừa gây khó chịu vừa không đạt được kết quả chẩn đoán tốt. Xét nghiệm gen Các nhà khoa học đã tìm ra 2 gen đột biến có liên hệ mật thiết với ung thư vú, đó là gen BRCA1 và BRCA2. Xét nghiệm 2 gen đột biến này cũng giúp sàng lọc sớm ung thư vú, chẩn đoán và đánh giá bệnh hiệu quả.
question_166
Chế độ ăn uống cho người bệnh tim mạch
doc_166
Kiêng cữ trong ăn uống được xem là một biện pháp điều trị các bệnh tim mạch. Ðối với một số bệnh như cao huyết áp, suy tim, hay tiểu đường, suy thận, chế độ kiêng cữ hợp lý sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, giảm bớt lượng thuốc cần phải uống hàng ngày, tăng tác dụng của một số thuốc điều trị. Tuy nhiên trên thực tế, biện pháp điều trị này hầu như chưa được thực hiện đúng để đem lại hiệu quả cho bệnh nhân. CHẾ ÐỘ ĂN Trước hết cần phải hiểu rõ quan niệm về kiêng cữ của Tây y. Dân gian ta thường cho rằng kiêng cữ nghĩa là phải tránh dùng một vài loại thức ăn nào đó, chẳng hạn không được ăn thịt bò, cá lóc, trứng vịt, rau muống v. v... Thật ra, Tây y quan tâm nhiều hơn đến loại chất trong thức ăn, chẳng hạn chất đạm (thịt, cá... ), chất béo (dầu, mỡ... ), chất tinh bột (gạo, khoai... ), chất xơ (rau củ), hay potasium (có nhiều trong nho, chuối) v. v... Do đó, nếu bác sĩ khuyên nên kiêng bớt chất đạm nghĩa là bạn phải hạn chế ăn thịt cá, bất kể loại thịt hoặc cá nào. Nếu bạn không ăn thịt nhưng vẫn ăn nhiều cá thì cũng không đạt được hiệu quả gì. Nếu bác sĩ cho biết bạn bị rối loạn mỡ máu hay béo phì, bạn nên hạn chế ăn chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem, bơ. Các loại thức ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... Người bệnh tim không cần phải kiêng ăn chất đạm nếu không bị bệnh khác kèm theo (như bệnh thận) vì đây là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Ðặc biệt là các bệnh nhân bị bệnh tim nặng, suy kiệt càng cần phải ăn nhiều chất đạm để tạo đủ năng lượng cho cơ thể. Bạn nên tư vấn bác sĩ về chế độ ăn của mình, loại thức ăn nào cần phải kiêng và loại nào không cần để có một chế độ hợp lý. NƯỚC UỐNG Nhiều người cho rằng uống càng nhiều nước càng tốt vì giúp lọc sạch cơ thể. Thật ra, quan niệm này không hẳn là đúng, nhất là với bệnh tim hay bệnh thận. Ðối với một người khỏe mạnh, khi uống nhiều nước, tim và thận phải tăng hoạt động để thải bớt nước ra ngoài, giữ sự cân bằng trong cơ thể. Ngược lại, ở người đã có bệnh tim hay bệnh thận, hai cơ quan này không còn hoạt động tốt nên nước sẽ bị giữ lại trong cơ thể gây triệu chứng khó thở, phù, thậm chí còn gây ra tình trạng "ngộ độc nước", biểu hiện qua triệu chứng lơ mơ, hôn mê. Nói chung, người bị bệnh tim nên uống nước theo nhu cầu cơ thể, nghĩa là chỉ uống khi cảm thấy khát. Nếu bệnh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ, việc hạn chế uống nước là không cần thiết. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên hạn chế uống khoảng 1 lít nước mỗi ngày. Nên nhớ rằng uống quá ít nước cũng rất nguy hiểm vì có thể gây tụt huyết áp, choáng váng, chóng mặt. Bác sĩ sẽ cho biết nhu cầu nước thế nào là phù hợp với mức độ bệnh của bạn. RƯỢU BIA - THUỐC LÁ Còn thuốc lá là thứ cần phải kiêng cữ tuyệt đối khi bị bệnh tim mạch. Thuốc lá ảnh hưởng rất xấu đối với các bệnh do nguyên nhân xơ vữa động mạch như thiếu máu não, thiếu máu cơ tim. Nếu không bỏ thuốc lá, bạn có thể bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim... Và nhất thiết bạn phải cố gắng bằng mọi cách bỏ hút thuốc lá ngay khi biết mình bị bệnh tim mạch.
doc_53711;;;;;doc_11599;;;;;doc_14062;;;;;doc_3854;;;;;doc_5693
Trả lời: Rau xanh, các loại hoa quả rất tốt cho hệ tim mạch. Chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tim mạch Chị Thanh Nga thân mến! Chế độ dinh dưỡng tốt, khoa học, lành mạnh sẽ giúp chúng ta phòng ngừa và giảm thiểu nguy cơ mắc xơ vữa động mạch – mạch máu bị tắc dẫn đến các bệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng phù hợp còn hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị, phục hồi ở bệnh nhân tim mạch. Chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ tim mạch cụ thể như sau: -Ăn ít thịt, nhiều cá: Cá là nguồn giàu protein và các chất dinh dưỡng khác rất tốt cho cơ thể. Bên cạnh đó, cá còn chứa các acid béo omega-3, giúp giảm nguy cơ về bệnh tim mạch và đột quỵ. Để có một trái tim khỏe mạnh nên dùng ít nhất 2 khẩu phần cá giầu acid omega-3/tuần. Cá hồi và cá ngừ là hai loại cá rất giàu omega -3. -Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu: Các thực phẩm thiên nhiên ngon và bổ dưỡng này là một trong những nguồn dinh dưỡng giúp chống lại các bệnh về tim mạch. – Ăn nhiều các chất béo chưa bão hòa, như: Dầu hạt cải, dầu oliu hay dầu đậu phộng. – Ăn đa dạng nhưng ở mức vừa phải các thực phẩm protein: Nên cân bằng nguồn protein có trong thịt, cá và rau xanh và chọn nguồn protein nạc nhất. – Ăn một lượng nhỏ các chất béo bão hòa và chuyển hóa (ví dụ, các chất béo trong bơ, margarine, salad dressing, đồ chiên, snacks, đồ ngọt). Để có hệ tim mạch khỏe mạnh cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý kết hợp cùng chế độ tập luyện và khám sức khỏe định kỳ. -Uống nhiều nước, 2-3 lít nước/ngày giúp giải độc cơ thể và bảo vệ trái tim khỏe mạnh. Để bảo vệ hệ tim mạch được khỏe mạnh nên hạn chế dung nam lượng cholesterol vào cơ thể. Lượng cholestreol khuyên dùng không quá 300 mg mỗi ngày. Ăn ít cholesterol còn có một lợi ích khác đó là cắt giảm được lượng chất béo bão hòa bởi cholesterol và chất béo bão hòa có ở các thực phẩm giống nhau. Hạn chế tổng lượng chất béo hấp thu Giảm lượng muối hấp thu mỗi ngày. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng tốt, chúng ta cần có chế độ tập luyện phù hợp. Luyện tập thường xuyên sẽ tăng cường cơ tim, cải thiện máu lưu thông, giảm huyết áp, tăng tỷ lệ cholestreol tốt HDL và giúp kiểm soát lượng đường trong máu và trọng lượng cơ thể. Khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát các vấn đề bất thường của cơ thể. …;;;;;Bệnh tim mạch không nên ăn gì là câu hỏi của nhiều người. Hãy cùng xem lời khuyên từ các chuyên gia y tế trong bài viết dưới đây. 1. Câu hỏi về bệnh lý tim mạch Chào bác sĩ! Bạn Thảo Nguyên thân mến! Một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh hơn, phòng tránh được các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Người bệnh tim mạch cần có tư vấn của bác sĩ để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, hỗ trợ việc điều trị bệnh. Người bệnh tim mạch không nên ăn mặn và hạn chế tối đa chất béo. Theo đó, người bệnh tim mạch chỉ nên ăn tối đa 5g muối/ngày, tránh ăn các món mặn như: Cá mắm, cá khô, ruốc, thức ăn xào nấu mặn… Những món ăn chứa nhiều chất béo như thịt mỡ, phô mai, kem và bơ cần hạn chế tối đa. Do những món ăn này làm tăng lượng cholesterol trong máu, đọng lại trong mạch máu gây nhiều bệnh như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Người tim mạch không nên ăn các món ăn nhiều chất béo Người bệnh tim mạch không nên uống quá nhiều nước vì có thể gây phù, khó thở thậm chí là ngộ độc nước. Những trường hợp suy tim nặng chỉ nên uống khoảng 1 lít nước/ngày. Để biết chính xác lượng nước cần thiết cho cơ thể, người bệnh tim mạch cần được tư vấn trực tiếp mời bác sĩ. Rượu bia và thuốc lá là những thứ tuyệt đối cần “nói không” vì đây là những chất có tác động xấu không chỉ tới tim mạch mà còn tới gan, dạ dày và phổi. Những người mắc bệnh cơ tim thì bạn phải tuyệt đối kiêng bia rượu hoàn toàn. Hút thuốc lá có thể gây xơ vữa động mạch, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim và thậm chí suy tim. 2.2. Các thực phẩm người bệnh tim nên sử dụng – Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đây là loại thực phẩm ít calo, giàu chất xơ, có chứa các chất giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. – Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt hoặc bánh mì làm bằng ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp người bệnh tim mạch cải thiện tình trạng sức khỏe. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ có thể được sử dụng như một bữa ăn hằng ngày. Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ có lợi cho người bệnh tim mạch Tuy nhiên, có một số loại thực phẩm làm từ ngũ cốc người bệnh tim mạch không nên sử dụng là: bột mì tinh chế, bánh bông lan, bánh mì trắng, bánh quy, bắp rang bơ… 2.3. Lưu ý khi ăn – Người bệnh nên có thói quen xác định khẩu phần ăn bằng cách đo lường các loại thực phẩm sẽ sử dụng. – Không ăn quá nhiều làm dư thừa calo. – Nên chọn các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít năng lượng. – Hạn chế thực phẩm đóng hộp hoặc đồ ăn nhanh. – Xây dựng thực đơn hằng ngày để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. 2.4. Một số lưu ý giúp phòng bệnh hiệu quả Khám sức khỏe định kỳ nhằm theo dõi kịp thời các diễn biến bệnh tim mạch – Sử dụng Aspirin thấp liều trước khi ngủ: Làm giảm 28% nguy cơ mắc bệnh mạch vành đối với người chưa từng bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ tim mạch. – Tăng cường acid folic: Acid folic có nhiều trong cải broccoli, ngũ cốc… giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch. – Đánh răng, súc miệng: Giúp người bệnh giảm vi khuẩn trong miệng, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ tim. – Chocolate đen: Với tác dụng làm máu lưu thông tốt, không bị vón cục. – Tỏi: Tỏi giúp giảm tối đa tình trạng tổn thương tim sau phẫu thuật hoặc nhồi máu cơ tim. 7. – Mật ong: Mật ong chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp phòng chống các bệnh tim mạch. – Cười nhiều hơn: Người lạc quan và hay cười ít có vấn đề về tim mạch hơn so với người bi quan, ít cười. – Tránh khí monoxide carbon: Tiếp xúc lâu dài với khí monoxide carbon, dù chỉ một lượng nhỏ cũng có thể làm tăng nguy cơ vón cục máu, dẫn đến tai biến tim mạch. – Tránh tình trạng gia tăng huyết áp. – Kiểm soát cân nặng: Tăng cân khiến mức cholesterol và triglyceride cao dễ dẫn tới các bệnh về tim mạch. Để phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch hiệu quả, người bệnh cần kết hợp thực hiện tốt các phương pháp trên. Đặc biệt, nếu bệnh có dấu hiệu trở nặng, người bệnh nên đi khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.;;;;;Hoài Anh (Hà Nội) Trả lời Ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm tốt cho người bệnh tim mạch Nguồn thực phẩm từ thực vật, đặc biệt là các loại hạt, đậu, trái cây, rau quả…có tác dụng rất tốt cho người bệnh tim. Các loại trái cây tốt cho sức khỏe tim mạch như chuối, cam ,quyết, dưa đỏ. Các loại hạt như đậu nành, ngũ cốc như yến mạch. Các dưỡng chất và chất xơ trong các loại ngũ cốc giúp điều hòa cholesterol và giảm mỡ máu tốt cho bệnh nhân tim mạch Các loại rau xanh: Rau xanh đặc biệt các loại cải sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, chúng cung cấp chất chống oxy hóa, canxi và axit béo bão hóa omega – 3 hỗ trợ điều hòa hoạt động hệ tim mạch, ngăn ngừa các mảng bám hình thành trong thành động mạch. Cá: lượng axit omega – 3 trong cá có tác dụng ngăn cản các kết dính tiểu cầu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ đông máu gây tắc mạch, giúp giảm thiểu các thể bệnh về tim mạch nguy hiểm như các cơn đau thắt ngực, vỡ mạch máu hay đau tim cấp tính. Bệnh nhân tim mạch cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin trong rau củ quả Trà chứa chất chống oxy hóa giúp cơ thể bảo vệ hệ tim mạch, giảm nguy cơ tăng huyết áp và các nguy cơ đột biến. Bên canh đó, bệnh nhân tim mạch cần hạn chế nhóm những thực phẩm chứa nhiều chất béo, cholesterol bởi nếu hấp thụ nhiều những thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Cụ thể: người bệnh tim mạch cần tránh những thực phẩm giàu calo, chất béo, có hàm lượng natri cao, tránh thức ăn nhanh và đồ ăn chế biến sẵn. Hạn chế muối, bởi muối chức hàm lượng natri cao có thể khiến tăng huyết áp và tăng nguy cơ bị đau tim, đột quỵ. Hạn chế chất béo, bởi việc hấp thu quá nhều chất béo sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, …;;;;;Trong các nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh tim, chế độ ăn Địa Trung Hải là một kế hoạch ăn uống lành mạnh và hợp lý nhất cho người bệnh. Chế độ này tập trung vào thực vật và bao gồm các hương vị cũng như phương pháp nấu ăn truyền thống để tạo ra những món ăn vừa hấp dẫn mà vẫn đảm bảo cân bằng đủ chất cho bệnh tim mạch. Chế độ ăn Địa Trung Hải sẽ chứa tất cả các nhóm thực phẩm tốt cho người bệnh tim mà bạn có thể thử qua Nếu bạn đang tìm kiếm thức ăn gì tốt cho bệnh tim mạch thì chế độ ăn Địa Trung Hải có thể phù hợp với bạn. Đây không phải là một chế độ ăn kiêng hay là một cách ăn uống hạn chế, đây giống như một lối sống mới lành mạnh tốt hơn cho bạn.Chế độ này kết hợp những điều cơ bản của việc ăn uống lành mạnh với hương vị và phương pháp nấu ăn truyền thống của người dân vùng Địa Trung Hải với những lợi ích đặc biệt ít người biết đến. 1. Thực phẩm tốt cho người bệnh tim từ chế độ ăn Địa Trung Hải Chế độ ăn theo kiểu Địa Trung Hải là phong cách dinh dưỡng dựa trên các truyền thống ẩm thực của các quốc gia nằm ven biển Địa Trung Hải. Không có định nghĩa hay quy định cụ thể nhưng chế độ này thường bao gồm:● Rau● Trái cây● Các loại ngũ cốc● Đậu● Các loại hạt và hạt giống● Dầu ô liu● Gia vị bằng các loại thảo mộc và gia vị.Các bước chính để thực hiện chế độ ăn kiêng bao gồm:● Mỗi ngày, hãy ăn: rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo từ thực vật● Mỗi tuần nên ăn: cá, thịt gia cầm, đậu, các loại đậu và trứng● Thưởng thức khẩu phần vừa phải các sản phẩm từ sữa● Hạn chế ăn thịt đỏ● Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều đường.Một số yếu tố khác của chế độ ăn Địa Trung Hải là:● Thưởng thức bữa ăn cùng người thân● Tập thể dục thường xuyên● Thưởng thức rượu vang có chừng mực nếu bạn uống rượu. Hãy cùng đưa chế độ ăn mới này cho bạn bè và người thân để tạo cảm giác quen thuộc hơn cho lối sống mới lành mạnh của bạn 2. Thực phẩm dựa trên thực vật, không dựa trên thịt Nền tảng của chế độ ăn Địa Trung Hải là thực phẩm thực vật. Điều đó có nghĩa là bữa ăn được xây dựng dựa trên rau, trái cây, thảo mộc, các loại hạt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Đặc biệt, đây cũng là các loại thực phẩm tốt cho người bệnh tim một cách khá tự nhiên đúng theo yêu cầu từ các chuyên gia khuyến cáo.Một lượng vừa phải sữa, thịt gia cầm và trứng là một phần của chế độ ăn Địa Trung Hải, cũng như hải sản. Ngược lại, thịt đỏ chỉ được ăn một lần trong một thời gian nhất định. 3. Thực phẩm tốt cho người bệnh tim: Thực phẩm lược bỏ chất béo có hại Chất béo không bão hòa là điểm mạnh của chế độ ăn Địa Trung Hải. Đây là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tim thay vì chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa - những chất có vai trò gây ra những triệu chứng của bệnh tim.Dầu ô liu và các loại hạt là nguồn cung cấp chất béo chính trong chế độ ăn Địa Trung Hải do chúng cung cấp chất béo không bão hòa. Khi chất béo không bão hòa có nguồn gốc từ thực vật, nó dường như làm giảm mức cholesterol toàn phần cũng như lipoprotein tỷ trọng thấp, còn được gọi là LDL hay cholesterol “xấu”.Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ, việc thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tử vong liên quan đến bệnh tim mạch hoặc giảm thiểu những triệu chứng của bệnh tim.Cá cũng là một phần quan trọng của chế độ ăn Địa Trung Hải. Một số lựa chọn lành mạnh là:● Cá thu● Cá trích● Cá mòi● Cá ngừ Albacore● Cá hồi● Cá cơm. Omega-3 là chất béo không bão hòa có thể làm giảm hoạt động viêm trong cơ thể. Chúng cũng có thể giúp giảm lượng mỡ trong máu được gọi là chất béo trung tính và ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Omega 3 cũng có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và suy tim.Cá nạc và động vật có vỏ cũng được đưa vào chế độ ăn Địa Trung Hải. Động vật có vỏ bao gồm tôm, cua, nghêu và sò điệp. Một số loại cá nạc là cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá tuyết và cá thịt trắng. 4. Ăn theo phong cách Địa Trung Hải Các thay đổi nhỏ trong từng loại thực phẩm cũng sẽ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe tim mạch trong thời gian ngắn Ăn nhiều hải sản hơn: Ăn cá hoặc động vật có vỏ 2 đến 3 lần một tuần. Trẻ em và những người đang mang thai hoặc đang cho con bú nên hạn chế một số loại cá do hàm lượng thủy ngân cao. Một khẩu phần cá là khoảng 85 đến 140 gram cho người lớn. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến nghị nên áp dụng khẩu phần nhỏ hơn cho trẻ em hai lần một tuần.Một số loại thực phẩm đáng chú ý khác:● Cá ngừ, cá hồi, cá hồi, cá thu và cá trích tươi là những lựa chọn lành mạnh. Hãy tránh xa cá chiên.● Hạt dẻ. Mỗi tuần, hãy đặt mục tiêu ăn bốn phần hạt dẻ tươi, không ướp muối. Một khẩu phần là một phần tư cốc là tốt nhất● Sữa. Một số lựa chọn tốt là sữa gầy hoặc sữa 1%, phô mai tươi ít béo và sữa chua Hy Lạp hoặc sữa chua nguyên chất ít béo. Hạn chế ăn bao nhiêu phô mai và cắt giảm lượng sữa có hàm lượng chất béo cao hơn. Điều đó bao gồm sữa nguyên chất và 2%, bơ, bơ thực vật và kem.● Giảm thịt đỏ và các loại thịt chế biến. Thay vào đó hãy ăn nhiều cá, thịt gia cầm hoặc đậu. Nếu bạn ăn thịt, hãy đảm bảo thịt nạc và khẩu phần ăn nhỏ. Và trước khi nấu nó, trước tiên hãy cố gắng loại bỏ bất kỳ chất béo nào bạn có thể nhìn thấy.● Thêm gia vị từ thảo mộc. Các loại thảo mộc và gia vị sẽ giúp tăng hương vị trong khi không cần hoặc giảm muối.;;;;;Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giúp phòng ngừa và điều trị có hiệu quả bệnh nhồi máu cơ tim. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến một số món ăn cho người bị nhồi máu cơ tim. Theo các bác sĩ tim mạch, những người thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu là những người có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim rất cao. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nhồi máu cơ tim cần chế độ ăn giảm muối, không béo, giảm năng lượng.Bên cạnh đó, chế độ ăn giảm cholesterl, mỡ đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi nguy cơ tái phát ở những bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim và những người có nguy cơ cao. Người bị đau tim nên tăng cường lượng rau xanh trong khẩu phần ăn. Người bệnh nhồi máu cơ tim và những người có nguy cơ bệnh nên hạn chế ăn các món ăn chiên xào, các thực phẩm nhiều mỡ. Chế biến thức ăn cho người bệnh nhồi máu cơ tim nên dùng dầu ăn thực vật thay vì mỡ động vật. Trong khẩu phẩn ăn hàng ngày, người bệnh nhồi máu cơ tim nên tăng cường ăn các thức ăn có hàm lượng chất xơ cao vì chất xơ (gạo lứt, ngô, các loại đậu, rau củ quả, rau xanh, trái cây…) giúp chuyển hóa chất béo và làm hạ huyết áp. Lưu ý không nên dùng nho và chuối. Người bị nhồi máu cơ tim nên hạn chế những đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ Ngoài chế độ dinh dưỡng, người bệnh nhồi máu cơ tim cần tránh xa rượu bia, thuốc lá vì đây là những chất cực kỳ có hại cho sức khỏe tim mạch, đặc biệt đây là những yếu tố hàng đầu gây bệnh nhồi máu cơ tim. Theo các chuyên gia tim mạch, những thực phẩm bổ sung có nguồn gốc thiên nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, giúp giảm nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim một cách nhanh chóng. Người bệnh nhồi máu cơ tim nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cơ thể dẻo dai hơn. Đây cũng là cách giúp người bị nhồi máu cơ tim phục hồi bệnh nhanh chóng và phòng chống nhồi máu cơ tim xuất hiện trở lại. Với tính chất đặc biệt nguy hiểm của bệnh, người bệnh nhồi máu cơ tim và những người có nguy cơ cao cần được thăm khám thường xuyên tại bệnh viện để tầm soát bệnh và điều trị kịp thời. Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
question_167
Công dụng thuốc Hivuladin
doc_167
1. Công dụng Hivuladin Thuốc Hivuladin có thành phần chính là Lumivudin – một loại thuốc ức chế men phiên mã ngược tạo nucleosid với hoạt tính kháng virus viêm gan B. Lumivudin có trong Hivuladin giúp biến đổi gen bên trong tế bào theo từng bước hình thành triphosphat. Triphosphat có khả năng ức chế sự tổng hợp DNA của retrovirus thông qua việc ức chế cạnh tranh men phiên mã ngược và hợp nhất vào DNA của virus viêm gan B. Từ đó có thể ức chế virus này một cách có hiệu quả.Thuốc Hivuladin là thuốc được chỉ định cho những đối tượng bị viêm gan B mãn tính có bằng chứng sao chép của virus viêm gan B và viêm gan tiến triển. 2. Cách dùng – liều dùng Hivuladin Hivuladin được dùng theo đường uống trong hoặc ngoài bữa ăn chính theo hướng dẫn của bác sĩ. Lưu ý, không dùng thuốc chung với các chế phẩm dạng lỏng khác như trà, cà phê, rượu, bia... vì nó có thể gây tương tác, thay đổi thành phần có trong Hivuladin.Liều dùng thuốc Hivuladin theo khuyến cáo của nhà sản xuất là 100mg/ lần/ ngày dành cho người lớn từ 16 – 65 tuổi. Với các đối tượng đặc biệt khác như bệnh nhân suy thận 16 tuổi trở lên thì cần điều chỉnh liều dùng theo chế độ thanh thải creatinin. 3. Chống chỉ định Hivuladin 4. Một số lưu ý, thận trọng khi dùng Hivuladin Thuốc Hivuladin cần thận trọng khi dùng, phải được theo dõi và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Một số lưu ý bạn nên biết khi dùng Hivuladin như:Sau khi dừng thuốc, một số trường hợp có thể bị viêm gan tái phát;Cần giảm liều ở các bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin <50ml/ phút;Bệnh nhân có tổn thương gan cũng cần được điều chỉnh liều phù hợp;Khi dùng thuốc vẫn cần có các biện pháp dự phòng thích hợp để tránh lây nhiễm virus viêm gan B sang người khác;Khuyến cáo không dùng Hivuladin cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu và phụ nữ đang cho con bú.Những thận trọng và lưu ý khi dùng Hivuladin nhằm giúp bạn dùng thuốc an toàn. 5. Tác dụng phụ Hivuladin Hivuladin có thể gây ra các tác dụng phụ như:Nhức đầu ở nhiều cấp độ;Mất ngủ;Mệt mỏi;Chóng mặt;Trầm cảm;Tiêu chảy;Đau bụng;Buồn nôn và nôn;Phan bát;Viêm tuỵ;Viêm dây thần kinh ngoại biên;Các tác dụng phụ này có thể ở nhiều cấp độ khác nhau, hãy thông báo cho bác sĩ các biểu hiện lâm sàng sau khi dùng để được tư vấn xử lý phù hợp. 6. Tương tác Hivuladin Thuốc Hivuladin có thể gây ra các tác dụng phụ, suy giảm tác dụng khi kết hợp với các thuốc khác. Cụ thể:Kết hợp với Zidovudin làm tăng nồng độ Zidovudin trong huyết tương và giảm nồng độ Lamivudin trong huyết tương;Rươu, bia, thuốc lá... có thể làm thay đổi thành phần có trong thuốc Hivuladin;Để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi dùng Hivuladin, hãy thông báo cho bác sĩ những loại thuốc, tiền sử uống rượu, bia...
doc_10385;;;;;doc_35415;;;;;doc_49951;;;;;doc_44067;;;;;doc_51443
Hepavudin thuộc nhóm thuốc điều trị các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, virus. Thuốc Hepavudin được điều chế ở dạng viên nén bao phim, với thành phần chính là Lamivudine, thường được sử dụng trong các trường hợp viêm gan, xơ gan, ghép gan, suy giảm miễn dịch,... Hepavudin thuộc nhóm thuốc điều trị các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn, nấm, virus. Thuốc Hepavudin được điều chế ở dạng viên nén bao phim. Thành phần chính của thuốc là Lamivudine với hàm lượng 100mg. Quy cách đóng gói gồm 1 hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 4 viên. Thuốc Hepavudin thường được sử dụng trong các trường hợp viêm gan, xơ gan, ghép gan, suy giảm miễn dịch,... Lamivudine có bản chất là một thuốc kháng retrovirus, có khả năng ức chế enzym phiên mã ngược của virus. Lamivudine có cấu trúc tương tự deoxycytidine triphosphate, đây là cơ chất tự nhiên giúp cho enzyme phiên mã ngược. Thuốc Hepavudin có khả năng hợp nhất vào DNA gây kết thúc phiên mã ngược. Ngoài ra, thuốc Hepavudin còn có tác dụng kìm virus HIV-1, HIV-2 và ức chế sự phát triển của virus viêm gan B ở người mắc bệnh mạn tính. 3. Chỉ định sử dụng thuốc Hepavudin Bệnh nhân mắc viêm gan virus mạn tính (HBV) có các biểu hiện:Men gan tăng cao gấp 2 lần so với bình thường;Xơ gan mất bù hoặc còn bù;Hệ thống miễn dịch suy yếu;Cấy, ghép gan;Bệnh về gan dạng viêm hoại tử.Bệnh nhân có các vấn đề về gan kết hợp với điều trị nhiễm virus. 4. Lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Hepavudin Người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc (Lamivudine) không dùng Hepavudin.Khi kết hợp thuốc Hepavudin với Trimethoprim/Sulfamethoxazole sẽ làm giảm độ thanh thải ở thận và tăng sinh khả dụng của thuốc, điều này thể hiện qua trị số đo diện tích dưới đường cong nồng độ – thời gian (AUC).Lamivudine sẽ làm tăng nồng độ Zidovudine trong máu nếu kết hợp 2 hoạt chất này.Trong quá trình sử dụng thuốc Hepavudin có thể xuất hiện các tác dụng phụ, thường gặp nhất là mệt mỏi, nhức đầu, mất ngủ, chóng mặt, khó chịu, sốt, buồn nôn, nôn, trầm cảm, rét run, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, tăng nồng độ enzyme amylase, dị cảm, đau khớp, bệnh dây thần kinh ngoại biên, vấn đề ở mũi, ho, số lượng bạch cầu trung tính giảm, nồng độ men gan tăng,... Các triệu chứng ít gặp hơn mà thuốc Hepavudin có thể gây ra như giảm số lượng tiểu cầu, viêm tụy, nồng độ bilirubin trong máu tăng cao.Sau khi ngừng thuốc, bệnh nhân vẫn có nguy cơ phát bệnh. Do đó nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đồng thời đánh giá chức năng gan tối thiểu 4 tháng 1 lần để phát hiện kịp thời khi bệnh tái phát.Ở những trẻ sớm mắc bệnh viêm tụy hoặc có yếu tố nguy cơ phát triển thành viêm tụy cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ khi kết hợp Lamivudine với Zidovudine. Trong các trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ của viêm tụy thì cần ngưng sử dụng thuốc ngay.Với trẻ em dưới 12 tuổi hoặc thiếu niên có cân nặng tới 50kg bị suy chức năng thận không nên kết hợp các sản phẩm có chứa Lamivudine với Zidovudine.Thuốc Hepavudin không có tác dụng chữa khỏi HIV hoàn toàn, do đó bệnh nhân vẫn tiếp tục bị nhiễm bệnh (kể cả nhiễm trùng cơ hội) do nhiễm HIV. Trong thời gian điều trị người bệnh phải được theo dõi thường xuyên và chăm sóc liên tục.Thuốc Hepavudin không có tác dụng làm giảm khả năng lây truyền HIV từ người này sang người khác, do đó trong khi quan hệ tình dục cần sử dụng bao cao su là điều rất cần thiết.Với nhóm đối tượng đang mang thai có thể sử dụng thuốc để làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh sang cho thai nhi. Tuy nhiên nếu kết hợp thuốc Hepavudin dạng viên với Zidovudine thì tuyệt đối không được sử dụng cho nhóm đối tượng này.Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được các thành phần trong thuốc Hepavudin có tiết qua sữa mẹ hay không. Do đó không thể loại bỏ khả năng xuất hiện các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra với trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, với những người mẹ đang nhiễm HIV không khuyến cáo cho con bú vì làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho con qua đường sữa mẹ. 5. Hướng dẫn sử dụng thuốc Hepavudin Liều lượng sử dụng thuốc Hepavudin tùy thuộc vào cân nặng, tuổi tác, thể trạng của bệnh nhân. Chính vì vậy liều dùng có thể thay đổi để phù hợp nhất với từng đối tượng.Trẻ nhỏ trên 12 tuổi và người lớn: Liều khuyến cáo cho những đối tượng này là 100mg/lần/ngày. Bệnh nhân có đáp ứng miễn dịch bình thường khi xảy ra đáp ứng chuyển huyết thanh Hbe. Ag và/hoặc Hbs. Ag tì cần ngưng sử dụng Hepavudin ngay.Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi có liều khuyến cáo là 3mg/kg/lần/ngày. Không được cho trẻ dùng quá 100mg thuốc Hepavudin trong 1 ngày. Với những trẻ đang mắc bệnh suy thận cần giảm liều thuốc.Những đối tượng đang nhiễm HIV nên sử dụng thuốc Hepavudin theo hướng dẫn sau:Người lớn và thiếu niên từ 16 tuổi trở lên: Nếu cân nặng lớn hơn 50kg, bệnh nhân cần uống 150mg thuốc Hepavudin kết hợp với 300mg thuốc có chứa Zidovudine, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ. Cân nặng nhỏ hơn 50kg thì bệnh nhân cần kết hợp 2mg Lamivudine/kg với 4mg Zidovudine/kg, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ.Người từ 12 tuổi đến 16 tuổi: Cân nặng ≥ 50kg uống 150mg thuốc Hepavudin và 300mg thuốc có chứa Zidovudine, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ.Trẻ từ 3 tháng đến 12 tuổi: Cần uống 4mg thuốc Hepavudin với 1kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 12 giờ. Bệnh nhân không được sử dụng quá 300mg thuốc Hepavudin trong 1 ngày.Đối với những bệnh nhân bị suy giảm chức năng của thận cần phải được giảm liều, liều lượng sử dụng thuốc sẽ dựa trên độ thanh thải creatinin (ml/phút).Những đối tượng mắc bệnh viêm gan B virus mãn tính:Người trưởng thành: 100mg/ngày/lần.Trẻ nhỏ trên 2 tuổi: 3mg/kg, 1 lần/ngày (không uống quá 100mg/ngày).Người bị suy giảm chức năng thận cần phải được giảm liều theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.Người mắc bệnh viêm gan virus B kết hợp với HIV nên sử dụng thuốc Hepavudin theo liều kháng virus HIV. 6. Quá liều thuốc Hepavudin và cách xử trí Cho đến hiện nay có rất ít thông tin về các trường hợp quá liều thuốc Hepavudin, vẫn chưa ghi nhận các triệu chứng lâm sàng hay cận lâm sàng nào. Chính vì vậy không có thuốc giải độc khi bạn không may xảy ra tình trạng quá liều.Thuốc Hepavudin có tác dụng hiệu quả trong các trường hợp điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, ghép gan, suy giảm miễn dịch,... Hepavudin là thuốc kê đơn, do đó bạn chỉ nên sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc Hepavudin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn nếu không được sử dụng đúng cách, do đó bạn cẩn thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.;;;;;Thuốc Efeladin được bán nhiều tại các nhà thuốc, bệnh viện. Đây là loại thuốc bán theo đơn dùng ở những bệnh nhân HIV. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về công dụng, cách dùng liều dùng của thuốc Efeladin ngay sau đây. Thuốc Efeladin thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, kháng viêm... Efeladin được sản xuất bởi Công ty CP SPM (Việt Nam), số đăng ký VD -21967 -14.Thành phần chính của thuốc Efeladin gồm:Lamivudin;Nevirapin;Zidovudin;Primellose;Povidon K30;Avicel M102;Magnesi stearat;HPMC 606;PFG 6000;Titan dioxyd;Talc;Polysorbat 80;Thuốc Efeladin được bào chế dạng viên nén bao phim. Hộp đặc trưng màu trắng đỏ, hình chữ nhật. Hộp 3 vỉ/ 19 viên hoặc hộp 10 vỉ/ 10 viên, hộp 1 chai 100 viên. 2. Công dụng thuốc Efeladin 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Efeladin Efeladin được dùng theo đơn của bác sĩ. Liều dùng khuyến cáo cho người lớn và trẻ vị thành niên (>25kg) là 2 viên/ ngày chia 2 lần.Cách dùng thuốc Efeladin bằng đường uống. Có thể dùng trong hoặc cách bữa ăn chính. 4. Tương tác khi dùng Efeladin Thuốc Efeladin có chứa 3 thành phần chính Lamivudin, Nevirapin. Zidovuidin. Do đó, khi dùng cần tránh chú ý tương tác với một số thành phần như:Trimethopripm;Zalcitabin;Fluconazol, Itraconazol, Ketoconazol;Rifabutin, Rifambin, Rifapentin;Các thuốc ức chế HIV protease;Thuốc nhóm Macrilid;Thuốc ức chế sao chép ngược không phải Nucleosid;Các thuốc chống ung thư;Thuốc tim mạch;Thuốc tránh thai;Thuốc ức chế miễn dịch, thuốc tiêu hoá,..;Thông báo cho bác sĩ các loại thuốc dùng trong thời gian gần đây, đang dùng để có những cân nhắc phù hợp. 5. Tác dụng Efeladin Efeladin có thể gây ra các tác dụng phụ cho người dùng, một số tác dụng phụ có thể kể đến như:Hệ thần kinh: đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, rét run, mất ngủ, khó ngủ,...;Tiêu hoá: nôn và buồn nôn, tiêu chảy hay khó tiêu đầy hơi, chán ăn, đau bụng....;Ho;Nổi ban trên da từ nhẹ đến vừa;Giảm bạch cầu, da xanh tái, thiếu máu;Đau cơ, đau khớp;Các tác dụng phụ khi dùng thuốc Efeladin khá phức tạp và tuỳ mỗi đối tượng lại khác nhau. Hãy nhanh chóng thông báo cho bác sĩ nếu như bạn thấy bất cứ biểu hiện lâm sàng nào bất thường. 6. Một số lưu ý khi dùng thuốc Efeladin Thuốc Efeladin không nên kết hợp với Stavudine. Ngoài ra, Efeladin có thể làm thay đổi chức năng gan. Do đó, khi sử dụng loại thuốc này, cần tiến hành xét nghiệm máu trước và định kỳ để theo dõi.Khi sử dụng thuốc Efeladin có thể tăng nguy cơ tổn thương cho gan. Thậm chí có thể gây tử vong ở người dùng.Đối tượng đang có các vấn đề về hồng cầu, bạch cầu cần cân nhắc khi dùng. Hoặc nếu dùng cần phải làm xét nghiệm máu thường xuyên. Những bệnh nhân đang dùng thuốc kháng Retrovirus có thể gây ra hoặc tiến triển nặng bệnh thoái hoá khớp.Phụ nữ mang thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc Efeladin . Chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn những lợi ích, rủi ro khi dùng thuốc kháng virus. Nếu đã mang thai mà dùng thuốc Efeladin cần được theo dõi thường xuyên. Bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để đánh giá theo từng giai đoạn.Hội chứng tái kích hoạt miễn dịch có thể gặp ở các bệnh nhân nhiễm HIV ở giai đoạn AIDS, nhiễm trùng cơ hội. Bạn cần thông báo cho bác sĩ các vấn đề này.Efeladin cần được bảo quản trong nhiệt độ lý tưởng là dưới 30 độ. Không để thuốc ở những vị trí có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.Thuốc Efeladin là thuốc kháng virus sử dụng theo đơn. Khi sử dụng cần hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn, giảm thiểu tối đa các nguy cơ tác dụng phụ. Nếu có vấn đề thắc mắc, cần có sự tham vấn của bác sĩ, dược sĩ.;;;;;Thuốc Hodalin là dược phẩm sử dụng phòng chống ung thư và đồng thời cũng có thể cải thiện chức năng hệ miễn dịch cho cơ thể người bệnh. Khi sử dụng thuốc Hodalin bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ dẫn bác sĩ để tránh tương tác hay phản ứng phụ. 1. Tác dụng của thuốc Hodalin Thuốc Hodalin có thành phần hóa dược chính là Thymomodulin. Đây là một loại chất dẫn được lấy từ tuyến ức bê con có chứa peptit. Theo nghiên cứu thí nghiệm, Thymomodulin có thể có ích trong cải thiện sự hao hụt số lượng tế bào T ở bệnh nhân được xác định đang nhiễm vi rút. Ứng dụng của hoạt chất này thường được ưu tiên cho các trường hợp như:Cơ thể nhiễm vi rút làm suy giảm sức khỏe miễn dịch.Điều trị bệnh nhân viêm gan B.Điều trị tình trạng suy giảm bạch cầu ở bệnh nhân ung thư.Hạn chế nguy cơ dị ứng khi mắc hen suyễn.Giảm nhẹ triệu chứng dị ứng cho người bệnh hoặc dị ứng thực phẩm. Theo như phân tích công dụng hoạt chất thuốc Hodalin mang lại nhờ tăng khả năng tác động lên tuyến ức. Thời gian bán thải và hoạt động có thể khác nhau ở mỗi đối tượng. Theo phân tích bệnh nhân cao tuổi trên 70 sẽ cần 2 - 6 giờ để nồng độ thuốc đạt ngưỡng đỉnh sau đó sẽ cần 12 giờ để duy trì, tính từ khi sử dụng đến lúc bán thải kết thúc mất 48 giờ.Những bệnh nhân dùng liều cao thời gian hấp thụ và bán thải sẽ thay đổi không có con số nhất định. Tuy nhiên, hầu hết thuốc Hodalin được phát hiện sau khi dùng hoạt chất tồn tại ở huyết thanh. Sau khi tương tác gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của tế bào T và ruột non hấp thụ người cao tuổi được nhận định là đối tượng có thể nhận được công dụng lớn từ thuốc Hodalin.Dựa theo thành phần dược lý dược tính kể trên, thuốc Hodalin được sử dụng để cải thiện hệ miễn dịch đồng thời ứng dụng cho bệnh nhân có nguy cơ mắc ung thư. Bạn có thể tham khảo một vài chỉ định sử dụng của thuốc sau đây:Điều trị nhiễm trùng có nguyên nhân từ vi khuẩn hay vi rút xâm nhập.Nâng cao hệ miễn dịch cho đối tượng là người cao tuổi.Cải thiện bệnh lý ở người mắc căn bệnh thế kỷ.Sử dụng kết hợp cho bệnh nhân đang điều trị hội chứng suy giảm bạch cầu. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Hodalin Thuốc Hodalin là dược phẩm bào chế ở dạng viên nang sử dụng thông qua đường uống. Khi uống thuốc, bạn nên hỏi ý kiến chỉ định bác sĩ. Thời điểm và liều lượng sử dụng đều được quy định rõ ràng theo tình trạng bệnh nhân để đảm bảo công dụng thuốc đạt được là tối đa.Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi không có chỉ định sử dụng thuốc Hodalin. Chính vì thế đây là nhóm đối tượng không khuyên dùng trừ khi thực sự cần thiết và không còn lựa chọn khác để thay thế. Vời bệnh nhân từ 12 tuổi có thể sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ sau đây là một vài chỉ định liều dùng cho bạn đọc tham khảo: Liều dùng phòng chống nhiễm khuẩn cho bệnh nhân chủ yếu là hệ hô hấp sử dụng 120mg kéo dài điều trị trọng 4 - 6 thángĐiều trị viêm mũi dị ứng sử dụng liều duy nhất 120mg trong 4 tháng.Phòng ngừa tái phát dị ứng thực phẩm sử dụng thuốc Hodalin kéo dài 3 - 6 tháng liều dùng 120mg.Người cao tuổi cần nâng cao hệ miễn dịch sử dụng liều 160mg. Thời gian có thể kéo dài 6 tuần tùy thuộc chỉ định bác sĩ. Bệnh nhân mắc vấn đề lâm sàng ảnh hưởng hệ miễn dịch như HIV/ AIDS sử dụng liều 60mg kéo dài 50 ngày điều trị.Mỗi bệnh nhân sẽ có định lượng thuốc cần dùng riêng không thể chung với nhau. Chính vì thế ngoài nắm rõ cách dùng thì người bệnh phải thường xuyên trao đổi với bác sĩ về tình trạng. Khi sức khỏe thay đổi liều lượng thuốc sẽ được điều chỉnh để phù hợp. Tránh dùng liều không có điều chỉnh để giảm nguy cơ quá liều hoặc thiếu liều. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Hodalin Thuốc Hodalin có thể gây ra kích ứng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Để giảm nguy cơ mẫn cảm hay kích ứng thuốc, không riêng Hodalin mà mọi dược phẩm đều cần kiểm tra kỹ lưỡng những thành phần cấu tạo. Bệnh nhân có tiền sử hoặc nghi ngờ dị ứng nên báo lại bác sĩ để điều chỉnh hoặc thay đổi thuốc khác phù hợp hơn. Tuyệt đối không sử dụng thuốc khi thuộc đối tượng chống chỉ định. Trừ trường hợp bắt buộc có bác sĩ thường xuyên giám sát mới có thể cân nhắc lại.Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi không được chỉ định sử dụng. Vì thế cần kiểm tra kỹ bệnh trước khi dùng. Với đối tượng chỉ định nên làm các xét nghiệm đánh giá khách quan để phát hiện những bệnh lý đang mắc phải và xem xét nguy cơ ảnh hưởng tương tác thuốc.Thuốc Hodalin không có chống chỉ định hay khuyến cáo nào với phụ nữ nghi ngờ hoặc có thai. Tuy nhiên do đối tượng trẻ dưới 12 tuổi không được khuyến khích sử dụng thuốc Hodalin nên cần lưu ý thận trọng nếu bạn đang cho con bú hoặc xác định đã mang thai. Trước khi dùng thuốc Hodalin phụ nữ nên kiểm tra chắc chắn không trong thai kỳ để giảm ảnh hưởng cho thai nhi. Nếu bạn đang trong chu kỳ kinh nguyệt sẽ chống chỉ định sử dụng. Hãy lưu ý chỉ dùng thuốc Hodalin sau khi kết thúc chu kỳ.Thành phần hoạt chất của thuốc Hodalin có nguồn gốc từ dịch lấy ở tuyến ức của bê con. Các chuyên gia y tế khuyến nghị không lạm dụng dịch tiết tuyến ức. Đây là một dược phẩm cần phân tích nghiên cứu để bào chế điều trị. Dịch tiết tuyến ức không thể sử dụng như thực phẩm chức năng tăng cường dinh dưỡng cho sức khỏe. 4. Phản ứng phụ của thuốc Hodalin Thuốc Hodalin có thể gây ra ảnh hưởng cho bệnh nhân nhưng khó xác định. Do mỗi cơ địa khác nhau phản ứng phụ xuất hiện cũng không giống nhau. Vì thế hầu hết bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn sử dụng và cảnh báo trước những nguy cơ phổ biến có dấu hiệu dễ phát hiện. Nổi mẩn.Ngứa ngáy.Da toát lạnh.Hoa mắt chóng mặt.Đau đầu.Mệt mỏi. Co giật.Động kinh.Ngất xỉu.Lả.Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể có hoặc không xuất hiện các biểu hiện của phản ứng phụ. Tuy nhiên bạn nên lưu ý nếu cơ thể có dấu hiệu thay đổi dù là rất nhỏ. Bên cạnh đó hãy thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.Bệnh nhân khi điều trị cần giữ lại các kết quả kiểm tra xét nghiệm. Đôi khi không biểu hiện nhưng chỉ số xét nghiệm qua giai đoạn có thể dao động nhẹ nhưng tổng kết kết sẽ phát hiện sự thay đổi thông qua kết quả trong thời gian dài. 5. Tương tác với thuốc Hodalin Thuốc Hodalin tuy không được công bố tương tác thuốc nguy hiểm nhưng không thể chủ quan sử dụng đồng thời cùng lúc nhiều loại thuốc khác. Theo phân tích các chuỗi peptit trong hoạt chất thuốc Hodalin có thể sử dụng phối hợp với liệu pháp điều trị cho bệnh nhân đang mắc chứng ung thư. Tuy nhiên nếu không đánh giá chính xác thuốc Hodalin cũng có thể làm giảm công dụng của liệu pháp điều trị ung thư.Chính vì thế cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi điều trị kết hợp thuốc Hodalin với các trường hợp bệnh nhân đang điều trị. Người bệnh được kê đơn nên báo cho bác sĩ tình hình hiện tại cùng đơn thuốc đang dùng để sàng lọc nguy cơ tương tác.Thuốc Hodalin có thể tăng cường sức đề kháng phòng ngừa một số bệnh do suy giảm hệ miễn dịch. Để tránh phản ứng phụ nguy hiểm từ thuốc Hodalin bạn hãy đến bệnh viện kiểm tra và trao đổi trực tiếp cùng bác sĩ.;;;;;Thuốc Histalife được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Cyproheptadin hydroclorid. Thuốc được sử dụng trong điều trị dị ứng, ngứa da và đau nửa đầu. Một viên thuốc Histalife có thành phần chính là Cyproheptadin hydroclorid 4mg cùng các tá dược khác. Cyproheptadin là chất đối kháng histamin thế hệ 2, thuộc nhóm piperidon, có tác dụng kháng cholinergic và an thần nhờ cơ chế cạnh tranh vị trí gắn của histamin trên các receptor. Cyproheptadin làm giảm co thắt phế quản, giảm phù nề, giảm tiết dịch dạ dày và co mạch tăng huyết áp.Trên thần kinh trung ương, Cyproheptadin có tác dụng an thần, gây ngủ, tăng tiết ADH và kích thích sự thèm ăn. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng trên cơ trơn ruột, làm giảm co thắt cơ trơn. Ngoài ra, Cyproheptadin còn ức chế sự tăng tiết dịch dạ dày do histamin gây ra. Cyproheptadin được đánh giá là có hiệu quả tốt trong việc điều trị ở các trường hợp không dùng thuốc kháng histamin tiêu chuẩn khác.Chỉ định sử dụng thuốc Histalife:Điều trị dị ứng và ngứa da cấp tính và mạn tính: Viêm đa dây thần kinh và viêm đa dây thần kinh ngoại biên; viêm da eczema; phản ứng dị ứng côn trùng cắn nhẹ, tại chỗ; viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi quanh năm, viêm mũi do rối loạn vận mạch; viêm kết mạc dị ứng do thực phẩm và hít phải chất gây dị ứng; dị ứng da nhẹ và không biến chứng (biểu hiện của mày đay và phù mạch thần kinh); phản ứng dị ứng với máu hoặc huyết thanh, ngứa do thủy đậu, ngứa hậu môn - sinh dục;Điều trị chứng đau nửa đầu và tình trạng đau đầu do co mạch.Chống chỉ định sử dụng thuốc Histalife:Bệnh nhân quá mẫn với cyproheptadin hay thành phần khác của thuốc;Trẻ em dưới 2 tuổi;Người bệnh đang điều trị cơn hen cấp tính;Sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế MAOI;Bệnh nhân glocom góc đóng;Người bệnh hẹp dạ dày - tá tràng;Bệnh nhân phì đại tiền liệt tuyến;Người bệnh tắc nghẽn cổ bàng quang;Bệnh nhân tắc nghẽn môn vị - tá tràng;Phụ nữ đang nuôi con bú;Người cao tuổi, suy nhược cơ thể. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Histalife Điều trị dị ứng và ngứa da: Liều dùng tùy theo nhu cầu và đáp ứng của bệnh nhân:Trẻ em 7 - 14 tuổi: Dùng liều 1 viên/lần x 2 - 3 lần/ngày, không vượt quá 16mg/ngày;Trẻ em 2 - 6 tuổi: Dùng thuốc ở dạng bào chế khác;Người lớn: Tổng liều hằng ngày không quá 0,5mg/kg/ngày. Thông thường dùng liều 1 viên/lần x 3 lần/ngày, không vượt quá liều 32mg/ngày;Điều trị đau đầu:Liều dự phòng và điều trị: Khởi đầu với liều 1 viên, lặp lại sau 30 phút nếu cần thiết. Người bệnh thường đáp ứng tốt với liều 2 viên, không nên vượt quá liều này trong 4 - 6 giờ;Liều duy trì: 1 viên mỗi 4 - 6 giờ.Quá liều: Triệu chứng quá liều thuốc Histalife có thể là trầm cảm hệ thần kinh trung ương, kích thích, co giật, ngừng hô hấp và tim, tử vong (đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ em). Các triệu chứng giống atropin và dạ dày - ruột cũng có thể xảy ra. Nếu người bệnh không nôn ói, nên được gây nôn bằng siro ipeca. Nếu người bệnh vẫn không nôn được, nên rửa dạ dày cho bệnh nhân bằng dung dịch muối đẳng trương hoặc bán đẳng trương, sau đó dùng than hoạt tính. Nên có biện pháp phòng ngừa ngăn chặn sự hít lại (đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ em).Có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc tẩy muối để lấy nước vào đường ruột bằng cách thẩm thấu, làm loãng dung dịch thuốc trong ruột nhanh chóng. Có thể cần sử dụng thuốc tăng huyết áp để chống lại tình trạng hạ huyết áp ở người bệnh dùng thuốc quá liều.Nếu quên 1 liều thuốc Histalife, người bệnh nên tiếp tục dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. 3. Tác dụng phụ của thuốc Histalife Khi sử dụng thuốc Histalife, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:Máu và hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt;Miễn dịch: Dị ứng phát ban, phù nề, sốc phản vệ;Chuyển hóa: Rối loạn ăn uống (chán ăn hoặc tăng cảm giác thèm ăn);Tâm thần: Bồn chồn, bứt rứt, nhầm lẫn, khó chịu, mất ngủ, căng thẳng, ảo giác, kích động, hành vi hung hăng, hưng phấn;Thần kinh: An thần, buồn ngủ, chóng mặt, dị cảm, run, co giật, viêm dây thần kinh, ngất, đau đầu;Hô hấp: Khô mũi và cổ họng, nghẹt mũi, thở khò khè, ho ra máu, đau thắt ngực;Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn mửa, đau vùng thượng vị, táo bón, tiêu chảy, khô miệng;Gan - mật: Suy gan, viêm gan, vàng da, chức năng gan bất thường, tăng cholesterol;Da: Mày đay, đổ mồ hôi nhiều, nhạy cảm với ánh sáng;Thận - tiết niệu: Bí tiểu hoặc khó tiểu;Sinh sản: Mãn kinh sớm.Người bệnh nên thông báo cho bác sĩ về các tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc Histalife để có biện pháp can thiệp và điều trị thích hợp. 4. Thận trọng khi dùng thuốc Histalife Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Histalife:Không nên dùng thuốc Histalife để điều trị các triệu chứng của bệnh đường hô hấp dưới, gồm cả bệnh hen suyễn cấp tính;Chưa đánh giá được độ an toàn và hiệu quả của thuốc Histalife ở trẻ em dưới 2 tuổi;Quá liều thuốc Histalife, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể gây ảo giác, trầm cảm, co giật, ngừng hô hấp và tim, thậm chí tử vong;Thuốc Histalife có thể làm giảm sự tỉnh táo hoặc gây kích thích (ở trẻ nhỏ);Người bệnh đang dùng thuốc Histalife không nên tham gia vào các hoạt động đòi hỏi cần sự tỉnh táo về tinh thần như lái xe, vận hành máy móc vì thuốc này có thể gây buồn ngủ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu điều trị;Việc điều trị kéo dài với thuốc Histalife có thể gây rối loạn máu;Cyproheptadin (thành phần chính của thuốc Histalife) có tác dụng giống atropin nên cần sử dụng thận trọng ở người bệnh có tiền sử hen phế quản, cường giáp, tăng nhãn áp, mắc bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp;Thuốc Histalife có chứa lactose nên người bệnh mắc các rối loạn không dung nạp galactose, rối loạn hấp thu glucose - galactose không nên dùng thuốc này;Thuốc Histalife có chứa dextrose nên cần thận trọng khi dùng cho người bệnh tiểu đường;Không nên sử dụng thuốc Histalife trong thai kỳ;Không nên dùng thuốc Histalife ở phụ nữ cho con bú, nếu có thì phải ngừng cho bé bú (theo chỉ định của bác sĩ). 5. Tương tác thuốc Histalife Tương tác thuốc có thể gây ra tác dụng hiệp đồng (nâng cao hiệu quả, tác dụng thuốc) hoặc làm giảm hiệu quả, gia tăng tác dụng phụ của một hoặc một vài loại thuốc. Do đó, bệnh nhân nên báo cho bác sĩ về tiền sử sức khỏe và dùng thuốc của bản thân, chia sẻ về các loại thuốc mình đã, đang sử dụng để bác sĩ có sự cân nhắc, điều chỉnh thích hợp. Đồng thời, bệnh nhân không được tự ý ngừng thuốc, bắt đầu sử dụng một loại thuốc mới, thay đổi liều dùng thuốc,... nếu chưa được bác sĩ cho phép.Một số tương tác thuốc của Histalife gồm:Sử dụng thuốc Histalife cùng với các thuốc ức chế MAO sẽ làm kéo dài, tăng tác dụng kháng cholinergic của cyproheptadin;Sử dụng đồng thời thuốc Histalife với rượu bia, thuốc ức chế thần kinh trung ương (thuốc giảm đau, thuốc ngủ, thuốc an thần và các chất chống lo âu) có thể gây hiệp đồng tác dụng;Thuốc Histalife có thể ảnh hưởng tới các thuốc chống trầm cảm tăng dẫn truyền serotonin (gồm thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin), có thể dẫn đến tái phát bệnh trầm cảm, các triệu chứng liên quan;Cyproheptadin có thể gây kết quả xét nghiệm dương tính giả do sử dụng thuốc chống trầm cảm 3 vòng vì Cyproheptadin và TCAs có thể tạo ra triệu chứng quá liều tương tự nhau.Khi được chỉ định sử dụng thuốc Histalife, người bệnh nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Đây là quy tắc tối thiểu để người bệnh thu được hiệu quả điều trị cao nhất và giảm đáng kể nguy cơ gặp phải những sự cố khó lường.;;;;;Thuốc Bilodin là một loại thuốc có tác dụng kháng histamin và được sử dụng trong các trường hợp dị ứng. Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, mày đay cấp hay mạn tính. Thuốc Bilodin có thành phần chính là Loratadin 10mg, bào chế dưới dạng viên nén. Loratadin là thuốc kháng histamin mạnh có tác động đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ở ngoại biên. Thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài việc kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương, nên hạn chế được tác dụng phụ an thần so với nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 1. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên, Loratadin không có tác dụng bảo vệ hoặc trợ giúp về mặt lâm sàng đối với trường hợp giải phóng histamin nặng như choáng phản vệ.Sau khi uống, Loratadin được hấp thu nhanh và không ảnh hưởng bởi thức ăn. 2. Chỉ định và chống chỉ định của thuốc Bilodin 2.1. Chỉ định. Thuốc Bilodin được chỉ định giúp làm giảm các triệu chứng bệnh lý dị ứng:Viêm mũi dị ứng theo mùa hay viêm mũi dị ứng quanh năm: Hắt hơi, ngạt mũi, sổ mũi, ngứa mũi và ho.Viêm kết mạc dị ứng hay viêm kết mạc mùa xuân: Ngứa mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt và nóng mắt.Triệu chứng của bệnh mày đay cấp hay mạn tính; Các rối loạn dị ứng da.2.2.Chống chỉ định. Thuốc Bilodin không dùng cho các trường hợp sau:Người bệnh quá mẫn với bất kỳ thành phần thuốc.Trẻ nhỏ hơn 6 tuổi. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Bilodin Cách dùng: Thuốc được dùng bằng đường uống, người bệnh có thể uống trước ăn hay sau ăn đều được.Liều dùng:Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống mỗi ngày 1 viên.Trẻ 6-12 tuổi: Nếu trẻ tử 30kg trở lên thì dùng như người lớn là 1 viên 1 lần/ngày; Nếu trẻ nhỏ hơn 30kg thì dùng với liều 1/2 viên và 1 lần/ngày.Bệnh nhân suy thận nhẹ và những người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều lượng.Bệnh nhân suy gan nặng: Liều khởi đầu là 10 mg uống cách ngày cho người lớn và trẻ em nặng trên 30 kg.Bệnh nhân suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút): Dùng liều 10 mg uống cách ngày cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi 4.1.Quá liềuỞ người lớn, khi uống quá liều với dạng viên nén loratadin (40 - 180 mg), có thể gây ra những biểu hiện như buồn ngủ quá mức, nhịp tim nhanh, nhức đầu. Ở trẻ em, có biểu hiện của ngoại tháp và đánh trống ngực, khi uống quá liều vượt 10 mg mỗi ngày. Xử trí quá liều là dùng biện điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống. Có thể dùng than hoạt (dạng hỗn dịch), rửa dạ dày cũng có thể được xem xét. Loratadin không bị loại trừ bằng thẩm phân phúc mạc hoặc thẩm tách máu. Người bệnh khi dùng quá liều thuốc Bilodin cần được nghỉ ngơi và theo dõi y tế chặt chẽ sau khi tiến hành điều trị cấp cứu.4.2.Quên liều. Khi bạn quên uống một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu như bạn nhớ ra gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không được uống gấp đôi liều đã quy định để bù cho liều đã quên. 5. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Bilodin Khi sử dụng thuốc loratadin có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt với liều lớn hơn 10mg hàng ngày. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:Thường gặp: Ðau đầu, gây khô miệng do giảm tiết nước bọt.Ít gặp: Chóng mặt, khô mũi có thể gây chảy máu mũi và hắt hơi. Viêm kết mạc.Hiếm gặp: Gây ra trầm cảm với biểu hiện chán nản, không hứng thú với mọi việc, chán ăn hay ăn nhiều, rối loạn giấc ngủ; Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, hồi hộp, đánh trống ngực; Buồn nôn; Chức năng gan bất bình thường; kinh nguyệt không đều; Ngoại ban, nổi mày đay, sốc choáng phản vệ. Người bệnh nên sử dụng thuốc loratadin với liều thấp nhất để có hiệu quả và giảm tác dụng không mong muốn.Bạn cần thông báo cho bác sĩ biết nếu gặp phải các tác dụng không mong muốn khác khi sử dụng thuốc. 6. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Bilodin Trong quá trình sử dụng thuốc Bilodin, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:Khi dùng loratadin có nguy cơ gây ra khô miệng, đặc biệt hay gặp ở người cao tuổi, làm tăng nguy cơ bị sâu răng. Do đó, bạn cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi sử dụng thuốc loratadin.Đối với những bệnh nhân suy gan cần dùng thuốc hết sức thận trọng. Vì có nguy cơ gây độc cho gan.Nên ngừng sử dụng thuốc loratadin ít nhất 48 giờ trước khi kiểm tra test da xác định dị nguyên, vì các thuốc kháng histamin có thể ngăn chặn hoặc làm giảm các phản ứng với chỉ số phản ứng da gây ra chẩn đoán nhầm hay sai.Phụ nữ mang thai: Do hiện tại chưa có những nghiên cứu đầy đủ và kiểm tra tốt về việc sử dụng loratadin trong thời kỳ mang thai liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không. Do đó, chỉ nên dùng thuốc loratadin trong thai kỳ khi thật cần thiết và đã cân nhắc kỹ lưỡng. Bên cạnh đó, người bệnh ên dùng với liều thấp, thời gian điều trị ngắn.Phụ nữ cho con bú: Loratadin và chất chuyển hóa của nó là descarboethroxyloratadin có tiết vào sữa mẹ. Nếu thực sự cần sử dụng loratadin ở người cho con bú thì chỉ dùng với liều thấp và trong thời gian ngắn hoặc có thể ngưng cho trẻ bú mẹ trong thời gian dùng thuốc.Khả năng vận hành máy móc: Do một số bệnh nhân có thể bị buồn ngủ khi dùng loratadin, mặc dù ít gặp nhưng nó có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc. Bạn nên chú ý trong thời gian đầu khi dùng thuốc để tránh nguy cơ gây tai nạn không đáng có.Tương tác thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tương tác với Bilodin gồm Cimetidine, kháng sinh erythromycin, ketoconazole, quinidine, fluconazole, fluoxetine, khi dùng phối hợp làm tăng nồng độ loratadine trong máu và làm tăng tác dụng phụ.Bảo quản: bảo quản thuốc trong bao bì kín, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp. Để thuốc xa tầm tay trẻ và không dùng khi có dấu hiệu hư hỏng.Thuốc Bilodin được dùng để làm giảm các triệu chứng dị ứng, nhưng không làm mất nguyên nhân gây dị ứng. Do đó, biện pháp tốt nhất đó là bạn nên tìm ra tác nhân gây dị ứng và tránh xa tác nhân đó. Nếu còn điều gì thắc mắc về việc dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ hay bác sĩ tư vấn.
question_168
Công dụng thuốc Hyace D
doc_168
Hyace D là thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh tim mạch. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân theo chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ. Sau đây là một số thông tin chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn Hyace D là thuốc gì. 1. Công dụng của thuốc Hyace D Thuốc Hyace D được phân nhóm thuốc điều trị bệnh lý tim mạch. Thành phần của thuốc Hyace D có chứa Perindopril và Indapamide. Perindopril là thuốc có công dụng ức chế men chuyển đồng thời tăng khả năng bài tiết Aldosterone ở vỏ thượng thận. Ngoài ra thành phần này còn cải thiện tình trạng huyết áp tăng cao. Trong những trường hợp cần thiết, thuốc Hyace D có thể cải thiện sự đàn hồi của động mạch và giảm kháng lực cho tiểu mạch cùng mạch máu ngoại biên. Nhờ đó cơ thể hạn chế được nguy cơ phì đại thất trái.Thành phần còn lại là Aldosterone được sử dụng với công dụng như một loại thuốc lợi tiểu. Sự kết hợp của 2 thành phần trở thành thuốc Hyace D được bác sĩ chỉ định sử dụng dành cho bệnh nhân mắc hội chứng tăng huyết áp nguyên phát hoặc tình trạng rối loạn huyết áp không thể kiểm soát được. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Hyace D Thuốc Hyace D được bào chế dạng viên sử dụng đường uống. Đây là thuốc kê đơn nên không thể tùy ý mua hay sử dụng nếu không được bác sĩ cho phép. Ngoài ra thuốc thường được sử dụng liều duy nhất 1 viên. Thời gian sử dụng thuốc được khuyến cáo là trước khi ăn sáng.Liều lượng thuốc có thể không cố định hoặc cần thay đổi ở một vài trường hợp cụ thể. Nếu bạn đang có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hay tương tác với thuốc cần báo cho bác sĩ để được kiểm tra điều chỉnh liều dùng đúng với tình trạng bệnh. Hơn nữa, những bệnh nhân sử dụng thuốc Hyace D cần lưu ý luôn kiểm tra trước khi uống thuốc để tránh quá liều xảy ra. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Hyace D Trước khi dùng thuốc bạn nên tham khảo những đối tượng chống chỉ định sử dụng thuốc:Người có nguy cơ hay tiền sử dị ứng mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Bệnh nhân có bệnh lý với thuốc ức chế men chuyển do cơ địa hoặc di truyền. Bệnh nhân suy tim đang điều trị. Suy thận cấp độ nặng và vừa. Bệnh nhân hạ kali máu. Phụ nữ mang thai cho con bú và trẻ nhũ nhi.Ở cơ địa bệnh nhân xác định mắc hội chứng suy giảm hệ miễn dịch sẽ hạn chế dùng thuốc có chứa men chuyển. Thuốc này khi sử dụng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe miễn dịch. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn dùng kết hợp với thuốc khác nhưng quá trình sử dụng cần được theo dõi và xét nghiệm chức năng máu và thận.Các dấu hiệu sưng phù ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể cũng ẩn chứa nguy cơ nguy hiểm. Khi phát hiện sưng phù hoặc có nguy cơ sưng phù nên vừa dùng thuốc vừa theo dõi. Nếu không có ảnh hưởng nghiêm trọng có thể sử dụng còn ảnh hưởng lớn nên ngừng thuốc để xem xét.Bệnh nhân lọc máu cần thận trọng với thuốc Hyace D. Thuốc Hyace D là tác nhân có thể dẫn đến sốc phản vệ. Ngoài ra thành phần có công dụng như thuốc lợi tiểu có thể làm ảnh hưởng chức năng gan thận. Nếu bạn phát hiện hãy ngừng dùng thuốc sau đó báo cho bác sĩ để được theo dõi.Các vấn đề về nồng độ khoáng chất trong huyết thanh nên được theo dõi thường xuyên. Nếu chỉ số canxi, kali, natri... có biến động cần được đánh giá kỹ lưỡng nguyên nhân. Luôn lưu ý kiểm tra xét nghiệm kỹ lưỡng nếu bạn chơi thể thao vì thuốc Hyace D có thể dẫn đến dương tính giả cho một số tình huống cụ thể.Người phải lái xe hay làm việc trong dây chuyền máy móc cần cân nhắc trước khi dùng thuốc. Thuốc Hyace D có thể làm thay đổi chỉ số huyết áp nếu dùng thuốc bạn nên sắp xếp giai đoạn ít việc hoặc được nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe và tránh gây ra tai nạn lao động. 4. Phản ứng phụ của thuốc Hyace D Choáng vángĐau đầu. Chuột rút. Rối loạn giấc ngủ. Mệt mỏi. Hạ huyết áp tư thế đứng. Phản ứng phụ thông thường của thuốc Hyace D có thể dễ dàng phát hiện xử lý. Với những phản ứng phụ nguy hiểm có tương tác do bệnh lý nền của người bệnh cần được chú ý hơn. Hãy báo bác sĩ nếu nghi ngờ hoặc đang điều trị một căn bệnh khác. 5. Tương tác với thuốc Hyace D Thuốc Hyace D có thành phần chứa chất giống như thuốc lợi tiểu. Nếu sử dụng thuốc Hyace D nên tránh dùng đồng thời cùng một loại thuốc lợi tiểu khác. Trong quá trình dùng người bệnh nên thường xuyên làm kiểm tra xét nghiệm để đánh giá nồng độ kali huyết giúp ngừa nguy cơ tử vong do kali huyết tăng cao. Với lithium càng cần chú ý vì chất này dễ dẫn độc ngộ độc.Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc có thể dùng với thuốc Hyace D. Đối với người mắc chứng suy tim xung huyết cần hạ thấp liều dùng.Thuốc Hyace D được sử dụng để kiểm soát chỉ số huyết áp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ở mỗi đối tượng khác nhau khi dùng thuốc sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ tương tác tốt hoặc không tốt. Hãy luôn hỏi kỹ hướng dẫn bác sĩ trước khi sử dụng Hyace D.
doc_47676;;;;;doc_51164;;;;;doc_11403;;;;;doc_34502;;;;;doc_51006
Thuốc Zyrtec-D được bào chế dưới dạng viên nén phóng thích chậm, có thành phần chính là Pseudoephedrine HCl, Cetirizine. Thuốc được sử dụng trong điều trị các triệu chứng dị ứng. 1. Công dụng của thuốc dị ứng Zyrtec D Thuốc Zyrtec Mỹ có thành phần chính là Pseudoephedrine HCl và Cetirizine. 1 viên thuốc Zyrtec 10mg có chứa 5mg Cetirizin HCl và 120mg Pseudoephedrin HCl.Pseudoephedrine hydrochloride là một chất làm co mạch dùng theo đường uống. Thành phần này có tác dụng chống sung huyết từ từ nhưng kéo dài, giúp làm co niêm mạc bị sung huyết ở đường hô hấp trên. Cơ chế tác dụng của pseudoephedrine là làm giảm sung huyết qua tác động thần kinh giao cảm.Còn Cetirizine là thuốc kháng histamin, chất đối kháng thụ thể H1. Cetirizine là loại thuốc kháng histamin mạnh, có tác dụng chống dị ứng, không gây buồn ngủ. Cetirizine ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng thông qua trung gian histamin, đồng thời làm giảm giải phóng các chất trung gian trong giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.Chỉ định sử dụng thuốc Zyrtec D: Điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng như:Viêm mũi dị ứng theo mùa/không theo mùa;Các bệnh ngoài da gây ngứa da do dị ứng;Viêm kết mạc dị ứng;Bệnh mề đay mãn tính.Chống chỉ định sử dụng thuốc Zyrtec D:Bệnh nhân bị mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc với hydroxyzin;Bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) như một số loại thuốc điều trị trầm cảm, tâm thần, bệnh Parkinson hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngừng thuốc MAOI;Người bệnh suy thận. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Zyrtec-D Cách dùng: Đường uống. Bệnh nhân nên uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy, có thể dùng kèm với thức ăn để tránh gây kích ứng dạ dày. Người bệnh không nên nhai hoặc nghiền nát viên thuốc.Liều dùng:Người từ 12 tuổi trở lên: Uống 10mg/lần/ngày;Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Uống 5mg/lần x 2 lần/ngày;Trẻ em từ 2 - 6 tuổi: Uống 2,5mg/lần x 2 lần/ngày;Trẻ em dưới 2 tuổi: Không dùng thuốc;Người lớn tuổi: Nên giảm liều dùng thuốc;Bệnh nhân suy gan: Nên điều chỉnh liều dùng thuốc.Quá liều: Sử dụng thuốc Zyrtec-D quá liều có thể gây các triệu chứng như buồn ngủ nghiêm trọng, nhịp tim nhanh hoặc không đều, thay đổi tâm trạng (như lo lắng, bồn chồn), co giật,... Nên đưa bệnh nhân nhập viện ngay để được cấp cứu tích cực.Quên liều: Nếu người bệnh quên 1 liều thuốc Zyrtec-D, nên uống ngay khi nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bệnh nhân hãy bỏ qua liều đã quên. Đừng dùng gấp đôi liều để uống bù lại liều đã quên. 3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Zyrtec D Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi dùng thuốc Zyrtec gồm:Buồn ngủ;Khô miệng;Đau bụng;Mệt mỏi;Tiêu chảy;Chóng mặt;Đau đầu;Lo âu;Tiểu ít;Loạn nhịp tim;Nhầm lẫn;Đau họng, ho;Táo bón, buồn nôn;Tăng huyết áp.Bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào như: Khó tiểu, nhịp tim nhanh/không đều, run rẩy, thay đổi tâm thần/tâm trạng (lo lắng, bối rối, hồi hộp, bồn chồn), suy nhược,... hoặc co giật, phát ban, ngứa /sưng (đặc biệt là ở mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở,... 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Zyrtec-D Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Zyrtec D là:Không dùng thuốc Zyrtec D chung với rượu hoặc các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương khác vì có thể làm bệnh nhân bị giảm tỉnh táo;Không dùng thuốc Zyrtec-D ở phụ nữ có thai và cho con bú vì cetirizine có thể bài tiết vào sữa mẹ;Không dùng thuốc Zyrtec-D cho người cần tập trung cao độ và tỉnh táo như lái xe hoặc vận hành máy móc vì thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt. 5. Tương tác thuốc Zyrtec D Tương tác thuốc có thể làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ hoặc tác động tới hiệu quả điều trị của thuốc. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý dùng 1 loại thuốc mới hoặc ngưng thuốc, thay đổi liều dùng thuốc,.. khi chưa xin ý kiến bác sĩ.Một số tương tác thuốc của Zyrtec D gồm:Độ thanh thải của cetirizin (thành phần chính của thuốc Zyrtec D) giảm nhẹ khi sử dụng đồng thời với theophyllin;Sử dụng đồng thời thuốc Zyrtec-D với thuốc ức chế MAOI có thể gây tương tác nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, nên tránh dùng thuốc ức chế MAOI (như isocarboxazid, linezolid, metaxalone, moclobemide, phenelzine, xanh methylene, procarbazine, rasagiline, safinamide, selegiline, tranylcypromine) trong khi điều trị bằng thuốc Zyrtec D;Người bệnh nên báo cho bác sĩ nếu đang dùng các thuốc gây buồn ngủ như thuốc giảm đau opioid hoặc thuốc giảm ho (như codeine, hydrocodone), rượu, thuốc ngủ (như alprazolam, lorazepam, zolpidem), thuốc giãn cơ (như carisoprodol, cyclobenzaprine) hoặc các loại thuốc kháng histamin khác (như chlorpheniramine diphenhydramine). Nên kiểm tra nhãn thuốc (ví dụ như các sản phẩm dị ứng, điều trị ho và cảm lạnh) vì chúng có thể chứa các thành phần gây buồn ngủ hoặc thành phần tương tự (thuốc thông mũi như phenylephrine);Các thuốc có thể tương tác với thuốc Zyrtec D gồm: Aspirin, Cymbalta (duloxetine), omega-3, Lyrica (pregabalin), Nexium (esomeprazole), Pro. Air HFA (albuterol), Singulair (montelukast) Vitamin B12 (cyanocobalamin);Không sử dụng với bất kỳ loại thuốc kháng histamin bôi ngoài da nào khác (như kem bôi diphenhydramine, thuốc mỡ, thuốc xịt) vì có thể làm gia tăng tác dụng phụ.Khi sử dụng thuốc Zyrtec D, người bệnh nên tuân thủ đúng theo chỉ định chi tiết của bác sĩ. Điều này đảm bảo hiệu quả điều trị cao và hạn chế được nguy cơ xảy ra những phản ứng bất lợi.;;;;; Hyasa thuộc danh mục thuốc kê đơn dùng theo toa. Thuốc Hyasa được sản xuất bởi hãng dược phẩm Sevapharma - CH SÉC, nhập khẩu trong nước theo số đăng ký VN-7082-02.Thành phần chính có trong thuốc Hyasa là hoạt chất Hyaluronidase hàm lượng 135TRU. Thuốc Hyasa bào chế dạng bột đông khô pha tiêm. Đóng gói Hyasa gồm 5 ống bột + 5 ống dung môi.2. Công dụng của thuốc Hyasa. Hoạt chất Hyaluronidase có trong Hyasa là 1 enzym phân giải protein, vô khuẩn, tan trong nước. Hyaluronidase có khả năng thủy phân mucopolysaccharid loại axit hyaluronic. Do đó, thuốc Hyasa có thể làm giảm độ nhớt của mô liên kết và làm dịch tiêm thấm vào mô. Đồng thời giảm bớt sự khó chịu do tiêm dưới da hoặc tiêm bắp của các loại thuốc khác.Ngoài ra, Hyasa còn có khả năng làm tăng hiệu quả của thuốc gây tê, đặc biệt trong gây tê phong bế thần kinh. Mặc dù thuốc Hyasa có khả giúp nâng cao công dụng của thuốc tê. Tuy nhiên nó cũng làm giảm thời gian gây tê, điều này có thể khắc phục bằng việc sử dụng Epinephrin.Hiện nay, thuốc Hyasa cũng được sử dụng để tăng tác dụng giảm trương lực của thuốc gây tê trên mắt sau khi tiêm nhãn cầu trước phẫu thuật thủy tinh thể. 3. Chỉ định của thuốc Hyasa Thuốc Hyasa được dùng cho các trường hợp:Tăng thấm thuốc khi tiêm dưới da/ tiêm bắp;Tăng tính thấm của thuốc tê;Tăng khả năng đẩy dịch thừa và máu;Tiêm dưới da/ tiêm bắp thay thế cho tiêm tĩnh mạch ở một số thuốc khác;...4. Chống chỉ định của thuốc Hyasa. Không dùng thuốc Hyasa cho các đối tượng như:Mẫn cảm/ dị ứng với các thành phần có trong Hyasa;Tiêm tĩnh mạch;Tiêm vào vị trí nhiễm khuẩn;Tiêm xung quanh vùng nhiễm khuẩn;Tiêm vào vị trí viêm cấp/ ung thư;Tiêm vào giác mạc;...5. Thận trọng Hyasa. Trong khi dùng thuốc Hyasa, cần thận trọng ở các đối tượng:Trẻ em;Người già;Suy thận;...6. Tác dụng phụ Hyasa. Khi dùng Hyasa bạn có thể gặp một số tác dụng phụ gồm:Thủng nhãn cầu;Suy giảm hệ thần kinh trung ương;Phản vệ;...Theo dõi và thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ khi dùng Hyasa. 7. Liều lượng – Cách dùng thuốc Hyasa7.1 Liều dùng thuốc Hyasa. Liều dùng Hyasa theo khuyến cáo là 150 đvqt/ ml hyaluronidase hòa tan trong 1ml nước cất tiêm/ dung dịch natri clorid 0,9% để tiêm. Khi tiêm Hyasa, cần tiến hành tiêm vào vị trí trước khi đặt kim tiêm truyền hoặc tiêm vào ống tiêm truyền cách kim khoảng 2 cm khi bắt đầu truyền. Dùng thuốc Hyasa với liều 150IU đủ cho 500 - 1000 ml dịch truyền.Với trẻ > 3 tuổi cần kiểm soát dịch, không vượt quá 200m/ mỗi lần truyền. Trẻ sinh thiếu tháng, không vượt quá 25ml/ kg trọng lượng cơ thể và tốc độ truyền không được quá 2ml/ phút. Ngoài ra, liều dùng Hyasa cũng cần tuỳ thuộc vào từng tình trạng cụ thể như sau:Gây tê: Dùng Hyasa theo liều từ 150 - 1500 đvqt hòa trộn với thuốc tê dùng để gây tê. Trong khoa mắt, liều thuốc Hyasa khuyến cáo là hòa trộn 15 đvqt/ ml dung dịch thuốc tê;Tiêm dưới da/ tiêm bắp cùng thuốc khác: Hòa trộn Hyasa trực tiếp theo liều 1500 đvqt hyaluronidase vào dung dịch thuốc tiêm để tiêm;Ðiều trị thoát mạch: Dùng thuốc Hyasa theo liều từ 150 - 1500 đvqt vào 1 ml nước cất tiêm/ 1ml dung dịch natri clorid 0,9%, để tiêm vào vùng thoát mạch. Tiến hành tiêm Hyasa sớm nhất khi phát hiện có thoát mạch;Ðiều trị u máu: Liều dùng Hyasa là dùng từ 150 - 1500 đvqt trộn vào 1ml nước cất tiêm/ 1ml dung dịch natri clorid 0,9%, sau đó tiêm vào vùng có u máu.7.2 Cách dùng thuốc Hyasa. Hyasa bào chế dạng dung dịch tiêm truyền, do đó dùng bằng cách tiêm truyền theo hướng dẫn. Với trẻ em và trẻ sơ sinh cần kiểm soát tổng dịch truyền. Với người lớn tốc độ và thể tích dịch cần tuỳ chỉnh theo từng đối tượng.8. Tương tác thuốc Hyasa. Khi kết hợp Hyasa với các thuốc khác nên xem xét thận trọng để tránh tương tác thuốc. Theo đó, không dùng Hyasa với các thuốc như:Dopamin;Thuốc chủ vận alpha - adrenergic.Thông báo cho bác sĩ các thuốc đang dùng khi có chỉ định dùng Hyasa. 9. Phụ nữ có thai, cho con bú, lái xe và vận hành máy dùng Hyasa Phụ nữ có thai không dùng thuốc Hyasa;Hyasa không dùng khi cho con bú;Lái xe và vận hành máy có thể dùng Hyasa theo hướng dẫn;10. Bảo quản thuốc Hyasa. Thuốc Hyasa cần bảo quản ở nhiệt độ phòng.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Hyasa, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Hyasa là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và điều trị tại nhà vì thể sẽ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Hydrea chứa hoạt chất chính là Hydroxyurea - là 1 chất chống ung thư được sử dụng để điều trị khối u ác tính, bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính kháng thuốc và ung thư biểu mô buồng trứng tái phát, di căn hoặc không thể phẫu thuật, ung thư biểu mô tế bào vảy nguyên phát (biểu bì) ở đầu/ cổ. Cùng tìm hiểu tác dụng của thuốc Hydrea trong bài viết dưới đây. Thuốc Hydrea (viên nang hydroxyurea) là 1 chất chống chuyển hóa có sẵn để sử dụng bằng đường uống dưới dạng viên nang chứa 500mg hydroxyurea. Tá dược bao gồm axit xitric, chất tạo màu, gelatin, lactoza, magnesi stearat, natri photphat và titan dioxit.2. Cách dùng thuốc Hydrea. Liều lượng của thuốc tuỳ theo chỉ định của bác sĩ. Hydrea thường được uống 1 lần mỗi ngày vào cùng một thời điểm trong ngày, cùng hoặc không cùng thức ăn. Nuốt cả viên thuốc với 1 ly nước, không mở viên nang hoặc nghiền nát viên để uống. Hoạt chất từ viên thuốc bị nghiền nát hoặc bị vỡ có thể nguy hiểm nếu dính vào mắt, mũi, miệng hoặc trên da của bạn. Nếu thuốc dính vào người, hãy rửa sạch da bằng xà phòng và nước hoặc rửa mắt bằng nước sạch.Người bệnh nên rửa tay trước và sau khi xử lý chai chứa thuốc Hydrea, nên đeo găng tay dùng một lần khi xử lý. Nếu bất kỳ loại bột nào từ viên thuốc bị hỏng bị đổ ra ngoài, hãy lau sạch ngay lập tức bằng khăn giấy ẩm và vứt khăn vào túi nhựa kín để trẻ em và vật nuôi không thể lấy được. Hydrea có thể làm giảm số lượng tế bào máu của bạn do đó, xét nghiệm máu sẽ cần phải được kiểm tra thường xuyên. 3. Chỉ định của thuốc Hydrea Thuốc Hydrea được chỉ định trong điều trị: Bệnh bạch cầu myeloid mãn tính kháng thuốc. Ung thư biểu mô tế bào vảy tiến triển tại chỗ ở vùng đầu và cổ (không bao gồm môi) kết hợp với hóa xạ trị.4. Tác dụng không mong muốn của thuốc hydrea. Gọi cấp cứu ngay nếu bạn có dấu hiệu phản ứng dị ứng như: Nổi mề đay, khó thở, sưng mặt, sưng môi, lưỡi hoặc cổ họng.Hydrea có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các dấu hiệu sau:Ngứa ran, đau rát ở bàn tay hoặc bàn chân;Tê da hoặc đổi màu tím;Loét da hoặc vết loét hở;Đau ngực đột ngột, thở khò khè, ho khan, khó thở;Số lượng tế bào máu thấp - sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, lở miệng, dễ bầm tím, chảy máu bất thường, da nhợt nhạt, tay chân lạnh và cảm thấy lâng lâng.Dấu hiệu các vấn đề về gan hoặc tuyến tụy như chán ăn, đau dạ dày trên (có thể đau lan ra lưng), buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, nước tiểu sẫm màu và vàng da (vàng mắt).5. Chống chỉ định của thuốc Hydrea. Thuốc Hydrea chống chỉ định ở những bệnh nhân đã chứng minh quá mẫn trước đó với Hydroxyurea hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.6. Thận trọng khi dùng thuốc Hydrea. Lưu ý trước khi dùng thuốc Hydrea: Bạn không nên sử dụng Hydrea nếu bạn bị dị ứng với thuốc này. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh dưới đây: Bệnh thận (hoặc đang chạy thận nhân tạo); Bệnh gan; Vết thương hoặc vết loét chân; HIV hoặc AIDS (đặc biệt nếu dùng thuốc kháng vi-rút); Nồng độ axit uric cao; Điều trị bằng interferon, hóa trị hoặc xạ trị. Một số lưu ý khác khi dùng thuốc Hydrea gồm:Sử dụng thuốc Hydrea có thể làm tăng nguy cơ phát triển các loại ung thư hoặc bệnh bạch cầu khác. Do đó, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ về những nguy cơ cụ thể.Cả nam giới và nữ giới sử dụng thuốc Hydrea đều nên sử dụng biện pháp tránh thai để tránh mang thai. Việc sử dụng thuốc Hydrea bởi cha hoặc mẹ đều có thể gây dị tật bẩm sinh cho con. Nếu bạn là nữ giới, hãy tiếp tục dùng các biện pháp tránh thai trong ít nhất 6 tháng sau liều thuốc Hydrea cuối cùng của bạn. Nếu bạn là nam, hãy tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai trong ít nhất 1 năm sau liều cuối cùng. Hãy cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu mang thai xảy ra trong khi người mẹ hoặc người cha đang sử dụng thuốc này.Thuốc này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở nam giới. Phụ nữ không nên cho con bú khi đang dùng thuốc Hydrea. Người cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với tác dụng của thuốc này.Thuốc Hydrea có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, thông báo cho bác sĩ ngay nếu bạn bị sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, khó thở, bầm tím hoặc chảy máu bất thường.Hydrea có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Do đó, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Mặc quần áo bảo hộ và sử dụng kem chống nắng (SPF 30 trở lên) khi ở ngoài trời. Không được tiêm chủng ngừa "vaccine sống" trong khi sử dụng Hydrea, nếu không bạn có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Vaccine sống bao gồm sởi, quai bị, rubella (MMR), vi-rút rota, thương hàn, sốt vàng da, thủy đậu (thủy đậu), zoster (giời leo) và vắc-xin cúm mũi (cúm). Tránh ở gần những người bị bệnh hoặc đang bị nhiễm trùng. Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu nhiễm trùng.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Hydrea, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Hydrea là thuốc kê đơn, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và điều trị tại nhà vì có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn.com;;;;;Thuốc Lorastad D với thành phần chính là Desloratadine, thuốc được dùng trong điều trị các tình trạng dị ứng bao gồm: viêm mũi dị ứng và mày đay. Trước khi sử dụng người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn để có được kết quả điều trị tốt nhất. Lorastad D thuộc nhóm thuốc kháng histamin và kháng dị ứng, có thành phần chính là Desloratadine hàm lượng 5mg. Desloratadine là chất kháng histamin, có hoạt tính đối kháng chọn lọc thụ thể H1 ngoại biên và tác dụng kéo dài, nhưng không làm an thần.Thuốc Lorastad D được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được chỉ định dùng để làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng và mày đay. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Lorastad D Thuốc Lorastad D được dùng theo đường đường uống, uống thuốc cùng với nước, có thể uống thuốc lúc bụng đói hoặc no đều được.Liều dùng Lorastad D ở trẻ trên 12 tuổi và người lớn thường được khuyến cáo là 1 viên/lần/ngày. Lưu ý, nếu người bệnh bị viêm mũi dị ứng không liên tục (các triệu chứng của bệnh xuất hiện dưới 4 ngày/tuần hoặc dưới 4 tuần) thì việc điều trị cần phải kết hợp với đánh giá tiền sử bệnh, ngừng điều trị nếu thấy tái phát các triệu chứng. Với viêm mũi dị ứng liên tục (các triệu chứng xuất hiện trên 4 ngày/tuần hoặc trên 4 tuần), có thể tiếp tục dùng thuốc khi người bệnh tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh.Tốt nhất trong mọi trường hợp người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn liều dùng thuốc Lorastad D phù hợp với tình trạng và tiến triển bệnh. 3. Tác dụng phụ của thuốc Lorastad D Thuốc Lorastad D có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn với tần suất xuất hiện như sau:Thường gặp: Cơ thể mệt mỏi, miệng khô, đau đầu.Hiếm gặp: Ảo giác, mất ngủ, ngủ gà, chóng mặt, co giật, tăng động; đánh trống ngực, tim đập nhanh; đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu; viêm gan, tăng enzym gan và sắc tố mật; đau cơ, các phản ứng nhạy cảm. 4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Lorastad D Không dùng Lorastad D ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc, trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ đang có thai hoặc nuôi con cho bú.Thận trọng khi dùng thuốc Lorastad D ở người bị suy thận nặng.Những người bệnh nhạy cảm hiếm gặp cần hạn chế lái xe hay vận hành máy móc khi dùng Lorastad D vì thuốc có thể gây buồn ngủ.Công dụng của thuốc Lorastad D là làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng và mày đay. Ưu điểm của thuốc là có tác dụng kéo dài nhưng lại không gây buồn ngủ.;;;;;Thuốc Torexvis D được bào chế dưới dạng dung dịch nhỏ mắt, có thành phần chính là Tobramycin và Dexamethason. Thuốc được sử dụng để chống viêm sau phẫu thuật đục thủy tinh thể ở người trưởng thành và trẻ em từ 2 tuổi trở lên. 1. Công dụng của thuốc nhỏ mắt Torexvis-D Thuốc Torexvis-D được đóng gói trong lọ 5ml, chứa Tobramycin 15 mg và Dexamethason 5mg. Trong đó, Tobramycin là 1 kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid, có tác dụng diệt khuẩn. Hiện cơ chế tác dụng của thuốc chưa được xác định đầy đủ nhưng chủ yếu là do thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm. Còn Dexamethason là fluomethylprednisolon, glucocorticoid tổng hợp. Cơ chế hoạt động của nó là gắn kết vào thụ thể ở tế bào, chuyển vị vào nhân tế bào, tác động tới một số gen được dịch mã. Thành phần này có các tác dụng chính là chống viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng và cân bằng điện giải.Chỉ định sử dụng thuốc Torexvis D:Phòng và điều trị tình trạng viêm, đồng thời ngăn ngừa nhiễm khuẩn liên quan tới phẫu thuật đục thủy tinh thể ở người trưởng thành và trẻ em từ 2 tuổi trở lên.Chống chỉ định sử dụng thuốc Torexvis D:Người bệnh mẫn cảm, dị ứng với thành phần trong thuốc.Bệnh nhân viêm giác mạc gây ra bởi Herpes simplex.Người mắc bệnh đầu bò hoặc đậu mùa, thủy đậu, bệnh giác mạc và kết mạc khác do virus.Bệnh nhân nhiễm khuẩn ở mắt gây ra bởi các trực khuẩn kháng acid như Mycobacterium leprae, Mycobacterium tuberculosis, Mycobacterium avium.Người bệnh nhiễm nấm ở mắt.Người bệnh nhiễm khuẩn có mủ ở mắt nhưng chưa được điều trị. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Torexvis D Cách dùng: Bệnh nhân cần lắc kỹ lọ thuốc Torexvis D trước khi dùng. Để tránh tạp nhiễm vào đầu nhỏ thuốc cũng như hỗn dịch thuốc, bệnh nhân không nên để đầu nhỏ thuốc tiếp xúc với mí mắt, vùng xung quanh mắt hoặc bất kỳ vật nào. Sau khi dùng thuốc, nên đóng chặt nắp khi không sử dụng. Với trường hợp được chỉ định sử dụng đồng thời với các thuốc nhỏ mắt khác, bệnh nhân nên dùng các thuốc cách nhau 5 phút. Nếu là thuốc mỡ thì nên dùng sau cùng.Liều dùng: Tham khảo ý kiến của bác sĩ. Liều thông thường như sau:Người trưởng thành: Nhỏ 1 giọt thuốc vào mỗi bên mắt sau 4 - 6 giờ. Trong 14 - 18 giờ đầu, có thể tăng liều tới 1 giọt mỗi 2 giờ. Khi các dấu hiệu lâm sàng được cải thiện thì có thể giảm số lần nhỏ thuốc. Người bệnh nên thận trọng, không ngừng điều trị quá sớm.Người cao tuổi: Không cần phải hiệu chỉnh liều dùng thuốc.Trẻ em: Với trẻ em trên 2 tuổi, dùng liều như người lớn. Với trẻ em dưới 2 tuổi thì không nên dùng thuốc. Quá liều: Khi sử dụng thuốc Torexvis D quá liều khuyến cáo, người bệnh có thể bị tăng chảy nước mắt, viêm kết mạc, ngứa, phù nề, ban đỏ,... và phản ứng tương tự các tác dụng phụ. Khi gặp các phản ứng phụ do dùng thuốc quá liều, người bệnh nên ngưng dùng thuốc và thông báo ngay cho bác sĩ. Thông thường, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị các triệu chứng gặp phải.Quên liều: Nếu quên dùng 1 liều thuốc Torexvis D thì người bệnh nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Trường hợp quên liều quá lâu mà gần tới thời điểm dùng liều tiếp theo thì bệnh nhân hãy bỏ qua liều đã quên. Người bệnh chú ý không nên dùng 2 liều thuốc cùng lúc vì có thể dẫn tới quá liều. 3. Tác dụng phụ của thuốc Torexvis D Khi sử dụng thuốc Torexvis D, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Quá mẫn và độc tính tại chỗ (bao gồm ngứa, sưng và ban đỏ). Những phản ứng khác không được báo cáo khi dùng dung dịch nhỏ mắt Tobramycin 0,3%. Tuy nhiên, nên kiểm soát nồng độ huyết thanh tổng nếu tobramycin sử dụng tại chỗ ở mắt được dùng cùng với kháng sinh aminoglycosid toàn thân. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Torexvis D Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Torexvis D gồm:Thuốc Torexvis D chỉ được dùng nhỏ mắt tại chỗ, không nên tiêm hay uống.Thận trọng khi sử dụng thuốc Torexvis D ở những bệnh nhân mẫn cảm với kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid vì có thể mẫn cảm với Tobramycin.Nguy cơ dị ứng chéo có thể xảy ra giữa các kháng sinh nhóm aminoglycosid. Khi xảy ra những phản ứng quá mẫn, người bệnh nên ngừng dùng thuốc Torexvis D.Việc sử dụng kéo dài Tobramycin có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các chủng vi sinh vật không nhạy cảm với thuốc, kể cả các loại nấm. Nếu trường hợp này xảy ra thì nên thay thế bằng liệu pháp điều trị khác.Không nên dùng kính áp tròng nếu người bệnh bị viêm kết mạc khi sử dụng thuốc Torexvis D.Không nên chạm tay vào đầu nhỏ giọt của lọ thuốc Torexvis D vì việc này có thể gây hỏng dung dịch thuốc.Thuốc Torexvis D có chứa tá dược benzalkonium clorid nên khi dùng để nhỏ mắt có thể gây kích ứng mắt (trong các trường hợp mẫn cảm).Nên tránh để thuốc Torexvis D tiếp xúc với kính áp tròng mềm vì tá dược benzalkonium clorid trong thuốc có thể làm mất màu kính áp tròng mềm. Ở người đang dùng kính áp tròng, nên tháo kính ra trước khi nhỏ thuốc, chỉ đeo lại sau khi đã nhỏ thuốc tối thiểu 15 phút.Chưa rõ hiệu quả và độ an toàn của thuốc Torexvis D ở bệnh nhi dưới 2 tháng tuổi nên tốt nhất là không dùng thuốc cho đối tượng này.Không có sự khác biệt về độ an toàn và hiệu quả của thuốc Torexvis D giữa bệnh nhân cao tuổi và người trưởng thành nên người cao tuổi có thể dùng thuốc với liều lượng bình thường.Trong các nghiên cứu trên động vật sử dụng Tobramycin với liều gấp 30 liều bình thường ở người, thuốc không gây suy giảm khả năng sinh sản và ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu trên người nên phụ nữ mang thai cần cân nhắc khi sử dụng thuốc Torexvis D, chỉ dùng nếu cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.Vì thuốc Torexvis D có khả năng gây ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh nên cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc dùng thuốc ở phụ nữ cho con bú. Nếu dùng thuốc, bà mẹ nên tạm thời ngừng cho con bú theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.Thuốc Torexvis D có thể cho hiệu quả nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của từng người.Chú ý tới hạn sử dụng của thuốc Torexvis D. Không sử dụng thuốc nếu chế phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc đổi màu bất thường.Chưa rõ ảnh hưởng cụ thể của thuốc Torexvis D lên người lái xe hoặc vận hành máy móc. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc ở các đối tượng này.Trong quá trình sử dụng thuốc Torexvis D, người bệnh nên tuân thủ tuyệt đối mọi chỉ định của bác sĩ về cách dùng, liều dùng, các lưu ý quan trọng,... Nhờ vậy, hiệu quả trị liệu của thuốc sẽ được đảm bảo và hạn chế đáng kể nguy cơ xuất hiện một số tác dụng phụ khó lường.
question_169
Công dụng thuốc Lezinsan 5
doc_169
Thuốc Lezinsan 5 chứa thành phần chính là Levocetirizine, hàm lượng trong mỗi viên nén là 5 gam. Thuốc thường được sử dụng để làm giảm các triệu chứng do bệnh dị ứng gây ra. Hoạt chất Levocetirizine có trong thuốc Lezinsan 5 là một đồng phân quang học dạng R của Cetirizin. Nó có tác dụng phong bế có cạnh tranh các thụ thể H1 của tế bào tác động.Levocetirizine không ảnh hưởng đến quá trình giải phóng histamin của dưỡng bào mà chỉ ngăn cản histamin gắn kết với thụ thể. Từ đó, nó có khả năng làm giảm các triệu chứng dị ứng ở cơ thể người. Levocetirizin không đi qua hàng rào máu não, vì vậy không gây tác dụng an thần, buồn ngủ như các thuốc chống dị ứng thế hệ 1.Thuốc Lazinsan 5 chứa Levocetirizine, thường được chỉ định trong các trường hợp như:Làm giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng dai dẳng như: Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, rát họng, chảy nước mắt, đau đầu,...Làm giảm triệu chứng bệnh mề đay ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. 2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Lezinsan 5 Liều dùng của Lezinsan 5 được khuyến cáo như sau:Đối với người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: Nên dùng liều 5mg/lần/ngày.Đối với trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Dùng liều 3mg/lần/ngày.Không khuyến cáo dùng Lezinsan 5 cho trẻ dưới 6 tuổi vì chưa có nghiên cứu về độ an toàn của thuốc trên đối tượng này.Bệnh nhân có bệnh lý suy thận đi kèm cần được điều chỉnh liều theo khuyến cáo như sau:Độ thanh thải creatinin >50: Dùng liều 5mg/lần/ngàyĐộ thanh thải creatinin từ 30 - 48: Dùng liều 5mg mỗi 2 ngàyĐộ thanh thải creatinin từ 10 - 30: Dùng liều 5mg mỗi 3 ngàyĐộ thanh thải creatinin dưới 10: Không khuyến cáo sử dụng. Thuốc Lezinsan 5 được sử dụng bằng đường uống. Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên bệnh nhân có thể uống trước hoặc sau bữa ăn. 3. Tác dụng không mong muốn của Lezinsan 5 Bệnh nhân sử dụng thuốc Lezinsan 5 có thể gặp phải những tác dụng không mong muốn như:Chóng mặt, đau đầu;Mệt mỏi;Rối loạn vị giác;Rối loạn điều tiết mắt;Tim đập nhanh;Tăng men gan;Tiểu khó;Giảm tiểu cầu;Các phản ứng quá mẫn. 4. Những thận trọng khi sử dụng thuốc Lezinsan 5 Bệnh nhân không nên sử dụng rượu bia khi đang điều trị với thuốc Lezinsan 5. Sự kết hợp này có thể làm tăng tác dụng ức chế thần kinh, làm bệnh nhân giảm tỉnh táo, mất tập trung.Thận trọng khi dùng Lezinsan 5 cho bệnh nhân có yếu tố liên quan đến bí tiểu vì thuốc có thể làm trầm trọng hơn tình trạng này.Vì trong thành phần tá dược Lezinsan 5 có chứa lactose, do đó không sử dụng thuốc cho đối tượng có bệnh lý di truyền không dung nạp lactose.Có một vài trường hợp ghi nhận triệu chứng ngứa xảy ra khi ngưng thuốc, ngay cả khi triệu chứng này không xuất hiện trong quá trình điều trị. Hãy báo ngay với bác sĩ để được điều trị trước khi tái sử dụng Lezinsan 5.Hiện nay chưa có nhiều dữ liệu về việc sử dụng Levocetirizin an toàn ở đối tượng mang thai và cho con bú. Do đó, không khuyến cáo dùng Lezinsan 5 ở các bệnh nhân này. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng, cần cân nhắc giữa yếu tố lợi ích và nguy cơ.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Lezinsan 5, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Lezinsan 5 là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.
doc_8830;;;;;doc_9080;;;;;doc_50839;;;;;doc_152;;;;;doc_12610
Thuốc Ripratine 5 được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Levocetirizin dihydroclorid. Thuốc được sử dụng trong điều trị viêm mũi dị ứng và làm giảm các triệu chứng mề đay. Thuốc Ripratine 5mg có thành phần chính là Levocetirizin dihydroclorid hàm lượng 5mg. Levocetirizine là 1 chất đối kháng histamin H1 thế hệ 2, được sử dụng trong điều trị các triệu chứng dị ứng khác nhau. Thuốc có thời gian tác dụng dài, thường được dùng 1 lần/ngày, có ngưỡng điều trị rộng. Về cơ chế, Levocetirizine là 1 đồng phân quang học dạng hoạt tính của cetirizine, là 1 chất kháng thụ thể histamin. Tác dụng của thành phần này được thực hiện qua trung gian ức chế chọn lọc các thụ thể H1 ở ngoại biên.Chỉ định sử dụng thuốc Ripratine 5:Làm giảm các triệu chứng ở mũi và mắt của bệnh viêm mũi dị ứng (dai dẳng và theo mùa): Hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi, mắt đỏ, chảy nước mắt;Làm giảm các triệu chứng của tình trạng mề đay vô căn mạn tính.Chống chỉ định sử dụng thuốc Ripratine 5:Bệnh nhân quá mẫn với thành phần của thuốc hoặc dẫn chất piperazin;Người bệnh suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút);Bệnh nhân không dung nạp galactose, kém hấp thu glucose - galactose hoặc thiếu men lapp lactase. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Ripratine 5 Cách dùng: Đường uống.Liều dùng:Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Dùng liều 1 viên/lần/ngày;Người cao tuổi: Dùng liều tương đồng với của người lớn;Bệnh nhân suy giảm chức năng thận: Dùng thuốc tùy thuộc độ thanh thải creatinin:Độ thanh thải creatinin trên 80ml/phút: Dùng 1 viên/ngày;Độ thanh thải creatinin 50 - 79ml/phút: Dùng 1 viên/ngày;Độ thanh thải creatinin 30 - 49ml/phút: Dùng 1 viên mỗi 2 ngày;Độ thanh thải creatinin 10 - 29ml/phút: Dùng 1 viên mỗi 3 ngày;Bệnh nhân suy gan: Không cần phải thay đổi liều dùng.Quên liều: Nếu quên 1 liều thuốc Ripratine 5, người bệnh nên dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu đã gần tới thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn hãy bỏ qua liều đã quên, không cần dùng bù liều. Thay vào đó, dùng liều tiếp theo đúng như kế hoạch đặt ra từ đầu.Quá liều: Nếu dùng thuốc Ripratine 5 quá liều và gặp các biểu hiện bất thường, người bệnh nên gọi cấp cứu ngay và nhập viện để được điều trị kịp thời. 3. Tác dụng phụ của thuốc Ripratine 5 Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Ripratine 5 gồm:Thường gặp: Ngủ gà (tỷ lệ tùy thuộc liều dùng), khô miệng, mệt mỏi, viêm họng, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn;Ít gặp: Chán ăn hoặc tăng cảm giác thèm ăn, đỏ bừng da, tăng tiết nước bọt, bí tiểu;Hiếm gặp: Giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu, viêm gan, hạ huyết áp nặng, choáng phản vệ, ứ mật, viêm cầu thận.Khi gặp phải các tác dụng phụ của thuốc Ripratine 5, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để nhận được lời khuyên về cách xử trí phù hợp nhất. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Ripratine 5 Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Ripratine 5:Thận trọng khi sử dụng thuốc ở những người bị co giật, động kinh;Thuốc Ripratine 5 có thể gây buồn ngủ nên cần thận trọng khi sử dụng cho người lái xe, vận hành máy móc, làm việc trên cao,...;Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. 5. Tương tác thuốc Ripratine 5 Một số tương tác thuốc của Ripratine 5 gồm:Tránh sử dụng đồng thời Levocetirizin (thành phần chính của thuốc Ripratine 5) với rượu hoặc các loại thuốc ức chế thần kinh trung ương khác vì có thể làm giảm tỉnh táo hoặc suy giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương;Khi dùng thuốc Ripratine 5 cùn với thức ăn thì tốc độ hấp thu thuốc giảm nhưng không gây ảnh hưởng tới mức độ hấp thu thuốc.Trong quá trình sử dụng thuốc Ripratine 5, người bệnh cần báo cho bác sĩ về các loại thuốc mình đang dùng, dùng gần đây và các bệnh lý mình đã/đang mắc phải. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ về cách dùng, liều dùng thuốc. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với việc cải thiện hiệu quả điều trị bệnh của thuốc và tránh được nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ khó lường.;;;;;Mezapizin 5 là thuốc kê đơn, có thành phần chính là Flunarizin dihydroclorid, hàm lượng 5mg, bào chế dạng viên nén, đóng gói hộp 10 vỉ x 10 viên. Thuốc được dùng để dự phòng và điều trị cơn đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, cải thiện tính thiếu tập trung, rối loạn trí nhớ và giấc ngủ... 3. Chống chỉ định của thuốc Mezapizin 5 Người bệnh không dùng thuốc Mezapizin 5 trong các trường hợp sau:Người bệnh dị ứng quá mẫn với Flunarizine hoặc các thành phần khác của thuốc.Tiền sử trầm cảm hoặc rối loạn vận động: như hội chứng ngoại tháp và Parkinson.Người bệnh đang dùng thuốc chẹn bêta.4. Liều lượng và cách dùng thuốc Mezapizin 5Cách dùng: Thuốc Mezapizin 5 được dùng bằng đường uống.Liều dùng:Liều dùng khởi đầu trong ngày là 10mg, uống 1 lần vào buổi tối.Người trên 65 tuổi: Liều dùng 5mg ngày 1 lần.Liều dùng duy trì trong ngày có thể giảm còn 5mg.Thời gian duy trì trong 4 đến 8 tuần. Liệu trình dùng thuốc Mezapizin 5 không nên kéo dài quá 6 tháng.Liều dùng có thể tăng lên đến 10mg/ ngày nếu cần thiết nhưng cần cân nhắc trong khả năng dung nạp thuốc của người bệnh.Trẻ em:Trẻ em> 12 tuổi: Liều dùng trong ngày là 5mg, uống vào buổi tối, tổng thời gian điều trị không quá 6 tháng.Trẻ em < 12 tuổi: Chưa có bằng chứng đầy đủ về độ an toàn và hiệu quả của thuốc trên đối tượng này.Quá liều và xử trí:Triệu chứng: Các dấu hiệu quá liều cấp (liều 600mg uống 1 lần) đã được báo cáo với các triệu chứng buồn ngủ, kích động, nhịp tim nhanh. Không có thuốc giải độc đặc hiệu, cần báo ngay cho nhân viên y tế để có những biện pháp hỗ trợ cần thiết như rửa dạ dày, dùng than hoạt tính.Nếu người bệnh quên không dùng thuốc 1 lần, cần bỏ qua liều đã quên, uống liều thuốc tiếp theo và không dùng gấp đôi.5. Những tác dụng không mong muốn của thuốc Mezapizin 5Các tác dụng không mong muốn thường gặp khi bắt đầu dùng thuốc thường ở mức độ nhẹ, bao gồm buồn ngủ, cơ thể mệt mỏi, tăng cân hoặc cảm giác thèm ăn.Các tác dụng không mong muốn rất hiếm gặp của thuốc gồm:Tâm thần: Lo âu, mất ngủ.Thần kinh: Đứng ngồi không yên, bồn chồn, vận động chậm chạp, co cứng cơ dạng bánh xe răng cưa, rối loạn vận động, rối loạn ngoại tháp, run nguyên phát, parkinson, buồn ngủ và run.Mạch: Hạ huyết áp.Tiêu hóa: Nôn.Cơ xương và mô liên kết: Cứng cơ, bứt rứt ở cơ và chứng run rẩy.Ngực tăng tiết sữa. 6. Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Mezapizin 5 Người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau trong thời gian dùng thuốc Mezapizin 5:Rượu và thuốc an thần có thể làm tăng tác dụng gây ngủ và an thần của thuốc. Người bệnh cần lưu ý và trao đổi lại với bác sĩ các thuốc an thần khác mình đang sử dụng.Khi sử dụng kết hợp thuốc với các thuốc hạ huyết áp, liều lượng thuốc có thể cần phải điều chỉnh.Hiện tượng chảy sữa đã được báo cáo ở một số người bệnh nữ đang dùng thuốc tránh thai trong vòng 2 tháng đầu điều trị thuốc.Thuốc gây cảm ứng enzym gan: carbamazepin, phenytoin valproat gây tăng chuyển hóa thuốc ở gan (tăng liều thuốc khi dùng chung).Người bệnh xuất hiện những triệu chứng trầm cảm, ngoại tháp hay biến cố bất lợi nghiêm trọng khác, cần ngừng sử dụng thuốc.Không dùng thuốc quá liều khuyến cáo, theo dõi người bệnh định kỳ, thường xuyên đặc biệt khi điều trị duy trì để phát hiện sớm những biểu hiện ngoại ý muốn.Một số trường hợp mệt mỏi nặng tăng dần đã được ghi nhận khi sử dụng thuốc và có thể cần ngưng điều trị thuốc. Sau 8 tuần điều trị thuốc không có sự cải thiện, người bệnh được xem như không đáp ứng với điều trị và nên ngừng sử dụng thuốc.Thuốc chứa lactose nên cần thận trọng với người bệnh có vấn đề về dung nạp galactose di truyền hoặc thiếu hụt men Lapp-lactase hoặc kém hấp thu glucose- galactose.Không khuyến cáo sử dụng thuốc Mezapizin 5 cho trẻ em dưới 12 tuổi.Do tính an toàn của thuốc Mezapizin 5 trên phụ nữ mang thai chưa được đánh giá đầy đủ, không dùng cho phụ nữ mang thai.Thời kỳ cho con bú: Chưa có dữ liệu nói về sự bài tiết của thuốc Mezapizin 5 vào sữa người, không khuyến cáo sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú.Thuốc có thể gây buồn ngủ đối với người bệnh, đặc biệt ở giai đoạn điều trị ban đầu, do đó cần thận trọng khi lái tàu xe hoặc vận hành máy móc.Trên đây là thông tin về thuốc Mezapizin 5. Nếu người bệnh cần thêm thông tin về thuốc hay gặp bất cứ tác dụng phụ không mong muốn, hãy tham vấn ý kiến các bác sĩ và dược sĩ có chuyên môn. Lưu ý, Mezapizin 5 là thuốc kê đơn, cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không nên tự ý dùng vì có thể gặp phải tác dụng không mong muốn.;;;;;Thuốc Aginmezin 5 có thành phần chính là Alimemazin tartat hàm lượng 5mg, được sử dụng trong điều trị các triệu chứng dị ứng ( viêm mũi, mề đay, hắt hơi, sổ mũi, ngứa da), nôn ở trẻ em, mất ngủ, ho khan,.....Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc Aginmezin 5 qua bài viết dưới đây. Thuốc Aginmezin 5 thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, ép vỉ nhôm-PVC và được đóng gói theo hộp 10 vỉ x vỉ 10 viên, vỉ 20 viên, vỉ 25 viên.Thuốc Aginmezin 5 có thành phần chính là Alimemazin tartat hàm lượng 5mg và các thành phần tá dược khác. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất tại Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm - Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm - VIỆT NAM. Thuốc Aginmezin 5 được sử dụng trong các trường hợp sau:Điều trị triệu chứng đối với các biểu hiện dị ứng: Dị ứng hô hấp bao gồm hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi; viêm kết mạc và ngoài da bao gồm nổi mày đay, ngứa da.Nôn thường xuyên ở trẻ em.Mất ngủ ở trẻ em và người lớn.Hỗ trợ làm giảm triệu chứng ho khan và ho do kích ứng, nhất là khi ho về chiều hoặc về đêm.Trạng thái sảng rượu cấp do người bệnh cai rượu. 3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Aginmezin 5 Liều dùng thuốc Aginmezin 5 được tham khảo như sau:Điều trị mày đay, sẩn ngứa:Người lớn: Liều dùng 2 viên Aginmezin 5mg x 2-3 lần/ngày. Trường hợp dai dẳng khó chữa: 100mg Alimemazin /ngày.Người cao tuổi: 2 viên Aginmezin 5mg x 1-2 lần/ngày.Trẻ em trên 2 tuổi: 2.5 - 5mg Alimemazin x 3-4 lần/ngày.Kháng histamin, chống ho:Người lớn: 1-2 viên Aginmezin 5mg x 3-4 lần/ngày.Trẻ em trên 2 tuổi: 0.5mg - 1mg Alimemazin/kg/ngày, chia làm nhiều lần.Tác dụng trên giấc ngủ: Uống một liều duy nhất trước khi đi ngủ.Người lớn: 5-20mg Alimemazin (1-4 viên)Trẻ em trên 2 tuổi: 0.25 - 0.5mg Alimemazin/kg/ngày.Điều trị trạng thái sảng rượu cấp (kích động):Người lớn: 50 - 200mg Alimemazin/ngày. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Aginmezin 5 Thuốc Aginmezin 5 không được sử dụng trong các trường hợp sau:Người bệnh quá mẫn cảm, tiền sử dị ứng với thuốc kháng Histamin hoặc với bất cứ thành phần nào trong công thức thuốc Aginmezin 5.Người bệnh mắc rối loạn chức năng gan/thận, bị động kinh, mắc bệnh Parkinson, u tế bào ưa crôm, thiểu năng tuyến giáp, nhược cơ.Những trường hợp người bệnh bị quá liều do rượu, barbituric, opiat.Người bệnh có tiền sử bị bạch cầu hạt liên quan đến dẫn xuất phenothiazin.Người có nguy cơ bí tiểu liên quan đến rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt.Người có nguy cơ bị Glôcôm góc đóng. Trẻ em dưới 6 tuổi. Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. 5. Tương tác thuốc Aginmezin 5 Dưới đây là một số tương tác thuốc Aginmezin 5 đã được báo cáo như sau:Khi dùng chung thuốc Aginmezin 5 với rượu, thuốc ngủ barbituric, các thuốc an thần khác sẽ làm cho tác dụng ức chế thần kinh trung ương, ức chế hô hấp của thuốc Aginmezin 5 sẽ mạnh lên. Ngoài ra cũng làm gia tăng tác dụng thuốc hạ huyết áp.Khi Alimemazin kết hợp với các thuốc kháng Cholinergic khác thì tác dụng kháng Cholinergic của Alimemazin tăng lên dẫn tới táo bón và say sóng.Thuốc Alimemazin đối kháng với tác dụng trị liệu của Adrenalin, Amphetamin, Clonidin, Levodopa, Guanethidin.Một số thuốc chữa bệnh Parkinson, Lithi, các antacid làm ngăn cản sự hấp thu của Alimemazin.Trên đây chưa phải là đầy đủ những tương tác thuốc Aginmezin 5, người bệnh hãy liệt kê tất cả những dòng thuốc khác đang sử dụng và những bệnh lý khác đang mắc phải cho bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn nhất khi sử dụng thuốc Aginmezin 5. Trong quá trình sử dụng thuốc Aginmezin 5 điều trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn xảy ra như sau:Thường gặp:Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt nhẹ, uể oải.Khô miệng, đặc đờm. Buồn ngủ.Ít gặp:Táo bón. Bí tiểu. Rối loạn điều tiết mắt. 7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Aginmezin 5 điều trị;;;;;Lydosinat 5mg có thành phần chính là Sodium aescinate. Thuốc có tác dụng làm giảm phù nề và chống viêm, đồng thời đẩy mạnh trương lực trong thành mạch máu, làm giảm khả năng thẩm thấu của thành mạch. Lydosinat 5mg có thành phần chính là Sodium aescinate, có tác dụng làm giảm phù nề và chống viêm, đồng thời đẩy mạnh trương lực trong thành mạch máu, làm giảm khả năng thẩm thấu của thành mạch máu.Hiệu quả chống viêm nhiễm và chống phù nề của Lydosinat 5mg là do thuốc có tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của nước và protein qua mao mạch; làm giảm hoạt tính các enzyme ở lysosome bằng cách làm ổn định màng lysosome, đồng thời giới hạn sự phóng thích enzyme. Lydosinat 5mg cũng cải thiện trương lực tĩnh mạch bằng cách tăng cường hiệu quả co thắt của noradrenalin - nhưng không ảnh hưởng đến huyết áp động mạch và huyết áp tâm thu. Các khả năng phức hợp này giúp gia tăng áp lực tế bào thành mạch máu. 2. Chỉ định của thuốc Lydosinat 5mg Thuốc Lydosinat 5mg được chỉ định trong những trường hợp sau:Điều trị phù não.Phòng và điều trị tình trạng tụ máu, viêm, phù nề sau phẫu thuật và chấn thương.Điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới, trĩ, thiểu năng tĩnh mạch mãn tính. Điều trị viêm tĩnh mạch chi dưới. 3. Chống chỉ định của thuốc Lydosinat 5mg Những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn cảm với Sodium aescinate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc Lydosinat 5mg.Tuyệt đối không chỉ định Lydosinat 5mg cho những bệnh nhân suy thận cấp. 4. Liều dùng và cách sử dụng của thuốc Lydosinat 5mg 4.1. Cách sử dụng của thuốc Lydosinat 5mg Lydosinat 5mg được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm. Thuốc được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch nhỏ giọt.Có thể hòa tan 5 - 10mg Sodium aescinate trong 250ml dd glucose 10% hoặc natri clorid 0.9% để tiêm truyền tĩnh mạch hoặc hòa tan 5 - 10mg Sodium aescinate trong 10 - 20ml glucose 10% hoặc natri clorid 0.9% để tiêm tĩnh mạch. 4.2. Liều dùng của thuốc Lydosinat 5mg Người lớn: Dùng liều 0.1 - 0.4mg/ kg cân nặng. Thời gian điều trị kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Đối với các trường hợp nặng cũng không dùng liều thuốc Lydosinat quá 20mg/ ngày.Trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng Lydosinat 5mg. 5. Tác dụng không mong muốn của Lydosinat 5mg Người bệnh khi sử dụng Lydosinat 5mg có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:Tại chỗ: Đau, sưng tại vị trí tiêm.Toàn thân và trên da: Phản ứng quá mẫn, bao gồm nổi mề đay, ngứa, nặng thì rối loạn tiêu hóa, phù mặt họng, thanh quản, khó thở, tụt huyết áp.Hệ miễn dịch: Rối loạn hệ thống miễn dịch.Hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa. 6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Lydosinat 5mg Do Lydosinat 5mg có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, do đó, trong suốt thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cần phải kiểm tra chức năng thận thường xuyên.Không nên sử dụng Lydosinat 5mg với bệnh nhân có tiền sử bệnh không dung nạp galactose, thiếu hụt lapp lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.Với bệnh nhân đang dùng thuốc tránh thai, có thể tăng gấp đôi liều dùng Lydosinat 5mg.Lydosinat 5mg có thể làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông. Kháng sinh cephalosporin có thể tăng tác dụng của lydosinat 5 mg. Do đó, người bệnh trước khi dùng Lydosinat 5mg cần thông báo với bác sĩ về những loại thuốc mình đang sử dụng để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.Nên tránh dùng đồng thời Lydosinat với các thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid do khả năng tăng độc tính của kháng sinh nhóm aminoglycosid trên thận.Lưu ý đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có các dữ liệu lâm sàng nào về việc sử dụng Lydosinat 5mg trên phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, không nên sử dụng thuốc Lydosinat 5mg cho đối tượng này.Lưu ý đối với người lái xe và vận hành máy móc: Lydosinat 5mg không có ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. 7. Quá liều và cách xử trí Liều Lydosinat 5mg tối đa được khuyến cáo sử dụng là 20mg/ ngày. Khi dùng Lydosinat 5mg liều cao có thể gây suy thận. Vì vậy, cần thận trọng khi tăng liều thuốc Lydosinat 5mg. Nếu xảy ra tình trạng suy thận, phải ngay lập tức ngừng thuốc và thực hiện kiểm tra chức năng thận toàn diện. Tùy theo kết quả kiểm tra mà đưa ra liệu pháp điều trị hợp lý.Trên đây là những thông tin về thuốc Lydosinat 5mg để người bệnh có thể tham khảo. Tuy nhiên thuốc Lydosinat 5mg chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý khi dùng để đạt hiệu quả tốt nhất và hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.;;;;;Thuốc Lisidigal 5mg chứa hoạt chất chính là Lisinopril. Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén hàm lượng 5mg. Lisidigal thuộc nhóm ức chế men chuyển, thường được chỉ định điều trị bệnh tăng huyết áp và suy tim. Cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về Lisidigal 5mg qua bài viết dưới đây. Trong cơ thể người, huyết áp được điều hòa và cân bằng bởi một hệ thống các hormone phức tạp có tên là Renin - Angiotensin - Aldosteron (RAA). Trong đó angiotensin đóng một vai trò tương đối quan trọng. Xuất phát từ angiotensinogen là một protein có trong máu, nó chuyển thành angiotensin I dưới sự xúc tác của renin. Angiotensin I chỉ chuyển thành angiotensin II khi có mặt của một loại men chuyển tên là angiotensin-converting enzyme (ACE). Angiotensin II là chất có tác dụng gây phì đại cơ tim, co mạch, tăng huyết áp.Hoạt chất lisinopril có trong thuốc Lisidigal 5mg có khả năng ức chế men ACE, do đó làm giảm nồng độ angiotensin II trong cơ thể. Kết quả là làm hạ huyết áp, tăng cung lượng cơ tim và chỉ số tim.Xuất phát từ cơ chế tác động như trên, thuốc Lisidigal 5mg thường được chỉ định cho các trường hợp sau:Điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp (trừ trường hợp bệnh nhân tăng huyết áp do cường aldosteron): Có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với các loại thuốc hạ huyết áp khác.Điều trị cho bệnh nhân suy tim: Dùng kết hợp với Glycosid tim hoặc các thuốc lợi tiểu để điều trị cho bệnh nhân bị suy tim sung huyết.Điều trị cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim có huyết động ổn định: Phối hợp với các thuốc như Aspirin, thuốc tan huyết, nhóm chẹn beta để cải thiện tình hình cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có huyết động ổn định. 2. Liều dùng và cách dùng thuốc Lisidigal 5mg Liều dùng của Lisidigal 5mg được khuyến cáo như sau:Đối với điều trị tăng huyết áp: Liều khởi đầu từ 5 - 10 mg/ngày, liều duy trì từ 20 - 40mg/ngày.Đối với điều trị suy tim sung huyết: Liều khởi đầu 2,5 - 5 mg/ngày, liều duy trì từ 10 - 20 mg/ngày.Đối với điều trị nhồi máu cơ tim: Dùng liều 5mg trong 24 giờ đầu kể từ khi triệu chứng nhồi máu cơ tim xảy ra. 24 và 48 giờ tiếp theo dùng liều tương ứng là 5mg và 8mg.Đối với bệnh nhân có kèm bệnh lý suy thận, liều dùng phải được hiệu chỉnh giảm so với liều khuyến cáo. 3. Chống chỉ định của thuốc Lisidigal 5mg Không sử dụng Lisidigal 5mg cho các đối tượng sau:Bệnh nhân hẹp lỗ van động mạch chủ. Người mắc bệnh cơ tim tắc nghẽn. Người hẹp động mạch thận (ở một bên hoặc cả hai bên)Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với lisinopril hoặc các tá dược khác có trong thuốc 4. Tác dụng không mong muốn của Lisidigal 5mg Bệnh nhân điều trị bằng Lisidigal 5mg có thể gặp những tác dụng phụ như:Ho khan: Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất của những thuốc thuộc nhóm ức chế men chuyển. Tình trạng ho có thể kéo dài trong suốt quá trình điều trị và sẽ giảm khi ngừng thuốc.Phù mạch: Thường biểu hiện với các triệu chứng như sưng phồng mũi, miệng, họng, môi,...Đau tức ngực. Tăng kali máu. Protein niệu. Nổi ban da. Giảm bạch cầu trung tính và bạch cầu hạt. 5. Tương tác thuốc của Lisidigal 5mg Lisidigal 5mg có thể xảy ra phản ứng tương tác thuốc khi kết hợp với các thuốc như:Thuốc NSAIDs, thuốc cường giao cảm, Indomethacin: Làm giảm tác dụng hạ huyết áp của Lisidigal 5mg.Thuốc lợi tiểu giữ kali, Cyclosporin: Làm trầm trọng thêm tác dụng phụ tăng kali huyết của Lisidigal 5mg.Digoxin, lithi: Độc tính của các thuốc này sẽ tăng lên nếu dùng đồng thời với Lisidigal 5mg.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Lisidigal 5mg, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Lisidigal 5mg là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.
question_170
Uống rượu làm tăng nguy cơ ung thư như thế nào?
doc_170
Mọi người chỉ biết hút thuốc và phơi da ngoài ánh nắng mặt trời có thể gây ra bệnh ung thư, tuy nhiên ít người không nhận ra sự nguy hiểm của bệnh ung thư có thể đến từ việc uống rượu bia hoặc cocktail. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống rượu gây ra các thay đổi hóa học và vật lý khác nhau trong cơ thể khiến bệnh ung thư dễ bị mắc hơn. Rượu là nguyên nhân cho khoảng 5% trường hợp mắc và tử vong liên quan đến ung thư trên toàn thế giới. Rượu là thuật ngữ phổ biến của ethanol hoặc rượu ethyl, một chất hóa học có trong các loại đồ uống có cồn như bia, rượu táo, rượu mạch nha, rượu vang và rượu chưng cất. Rượu được sản xuất bởi quá trình lên men đường và tinh bột bằng men. Rượu cũng được tìm thấy trong một số loại thuốc, nước súc miệng và các sản phẩm gia dụng (bao gồm chiết xuất Vanilla (Vanilla extract) và các hương liệu khác).Theo Viện Quốc gia về Lạm dụng Chất có cồn và Chứng nghiện các chất có cồn tại Mỹ (National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism), một loại đồ uống có cồn theo tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ có chứa 14,0 gram rượu nguyên chất. Nói chung, lượng cồn nguyên chất này được tìm thấy trong:340 ml bia230 - 260 ml rượu mạch nha140 ml rượu. Những lượng này được sử dụng bởi các chuyên gia Y tế trong việc phát triển các hướng dẫn về sức khỏe về lượng tiêu thụ rượu khuyến cáo và để cung cấp cho người dân so sánh lượng rượu mà họ tiêu thụ.Theo Chính phủ Liên bang Hướng dẫn chế độ ăn kiêng dành cho người Mỹ 2015-2020, những người không uống rượu không nên bắt đầu uống vì bất kỳ lý do gì. Bên cạnh đó, khuyến cáo đã nêu rõ rằng nếu uống rượu, nên uống điều độ và xác định lượng uống vừa phải là tối đa một ly mỗi ngày đối với phụ nữ và tối đa hai ly mỗi ngày đối với nam giới.Uống rượu nặng được định nghĩa là uống 4 ly trở lên vào bất kỳ ngày nào hoặc 8 ly trở lên trong 01 tuần đối với phụ nữ và 5 ly trở lên vào bất kỳ ngày nào hoặc 15 ly trở lên trong 01 tuần đối với nam giới. Uống rượu đến mức say xỉn được định nghĩa là tiêu thụ 4 ly trở lên cho phụ nữ và 5 ly trở lên cho nam giới trong một lần uống (thường trong khoảng 2 giờ). Rượu làm tăng nguy cơ ung thư Các nhà khoa học trên thế giới đều đồng thuận mạnh về việc uống rượu gây ung thư. Trong Báo cáo về chất gây ung thư, Chương trình nghiên cứu Toxicology Quốc gia thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã liệt kê tiêu thụ đồ uống có cồn là chất gây ung thư ở người.Có rất nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng một người càng uống nhiều rượu, đặc biệt là người uống càng nhiều rượu nhiều theo thời gian, thì nguy cơ mắc ung thư liên quan đến rượu càng cao. Ngay cả những người uống rượu nhẹ (là những người không uống nhiều hơn một ly mỗi ngày) và những người uống rượu say có nguy cơ mắc một số bệnh ung thư. Dựa trên dữ liệu từ năm 2009, ước tính 3,5% ca tử vong do ung thư ở Hoa Kỳ (khoảng 19.500 ca tử vong) có liên quan đến rượu.Sau đây là các bằng chứng về việc tiêu thụ rượu và sự phát triển của một số loại ung thư:Ung thư đầu và cổ: Tiêu thụ rượu từ vừa đến nặng có liên quan mật thiết đến nguy cơ mắc ung thư đầu và cổ. Những người uống rượu vừa phải có nguy cơ mắc bệnh khoang miệng cao hơn 1,8 lần (không bao gồm môi) và ung thư vòm họng, ung thư thanh quản cao gấp 1,4 lần so với những người không uống rượu và những người nghiện rượu nặng có nguy cơ cao gấp 5 lần ung thư khoang miệng và ung thư vòm họng, nguy cơ ung thư thanh quản cao gấp 2,6 lần. Ngoài ra, nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao hơn nữa khi những người uống rượu kết hợp với sử dụng thuốc lá.Ung thư thực quản: Tiêu thụ rượu ở mọi cấp độ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản gọi là ung thư biểu mô tế bào vảy. So với người không uống rượu thì người có uống rượu có nguy cơ cao từ 1,3 lần đối với uống nhẹ đến cao hơn gần 5 lần đối với uống nhiều rượu. Ngoài ra, những người bị thiếu hụt enzyme chuyển hóa rượu có nguy cơ tăng đáng kể mắc ung thư biểu mô tế bào vẩy nếu họ uống rượu.Ung thư gan: Tiêu thụ rượu nặng có liên quan đến nguy cơ mắc hai loại ung thư gan tăng gấp 2 lần (gồm ung thư tế bào gan và ung thư đường mật vùng trong gan). Tiêu thụ rượu nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan Ung thư vú: Các nghiên cứu dịch tễ học đã liên tục tìm thấy tăng nguy cơ ung thư vú khi tăng lượng rượu tiêu thụ. Dữ liệu được tổng hợp từ 118 nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống rượu ở mức nhẹ, vừa và nặng có nguy cơ mắc ung thư vú tăng từ 1,04 lần, 1,23 lần và 1,6 lần so với người không uống.Ung thư đại trực tràng: Tiêu thụ rượu từ trung bình đến nặng có liên quan đến nguy cơ ung thư đại tràng và trực tràng tăng gấp 1,2 đến 1,5 lần so với người không sử dụng rượu.Nhiều nghiên cứu đã xem xét liệu có mối liên quan giữa tiêu thụ rượu và nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác hay không. Một số bằng chứng cho rằng rượu có liên quan đến tăng nguy cơ u ác tính và ung thư tuyến tiền liệt và tuyến tụy. Tuy nhiên, đối với các bệnh ung thư khác như ung thư buồng trứng, tuyến tiền liệt, dạ dày, tử cung và bàng quang thì không có mối liên hệ nào với việc sử dụng rượu hoặc các bằng chứng đang chưa nhất quán.Tiêu thụ rượu cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư thận và ung thư hạch không Hodgkin trong nhiều nghiên cứu. Tuy nhiên, bất kỳ lợi ích tiềm năng nào của việc tiêu thụ rượu để giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư không thể so với tác hại của việc tiêu thụ rượu gây ra. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây lấy dữ liệu từ hơn 1000 nghiên cứu về rượu và nguồn dữ liệu, cũng như hồ sơ tử vong và khuyết tật từ 195 quốc gia và vùng lãnh thổ từ năm 1990 đến năm 2016, đã kết luận rằng số lượng đồ uống tối ưu để tiêu thụ mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ tổng thể đối với sức khỏe là bằng 0. Nghiên cứu đó không bao gồm dữ liệu về ung thư thận hoặc ung thư hạch không Hodgkin. 3. Cơ chế rượu làm tăng nguy cơ ung thư Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết về nhiều cách mà rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư, bao gồm:Chuyển hóa ethanol trong đồ uống có cồn thành acetaldehyd, đây là một hóa chất độc hại và là chất gây ung thư ở người; acetaldehyd có thể làm hỏng cả ADN của người bệnh và protein.Tạo ra các dạng oxy phản ứng mạnh, có thể làm hỏng ADN, protein và lipid (chất béo) có trong cơ thể thông qua quá trình oxy hóa.Làm suy yếu khả năng phân hủy và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng của có thể có thể liên quan đến nguy cơ ung thư, bao gồm vitamin A; các chất dinh dưỡng trong vitamin B complex, chẳng hạn như folate; vitamin C; vitamin D; vitamin E và carotenoit. Tăng nồng độ estrogen trong máu, một loại hormone giới tính có liên quan đến nguy cơ ung thư vúĐồ uống có cồn cũng có thể chứa nhiều chất bị ô nhiễm gây ung thư được đưa vào trong quá trình lên men và sản xuất, chẳng hạn như nitrosamine, sợi amiăng, phenol và hydrocarbon. Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com; Cancer.gov Hướng dẫn sơ cứu ngộ độc rượu
doc_55054;;;;;doc_2965;;;;;doc_29843;;;;;doc_13127;;;;;doc_32365
Trong xã hội hiện đại ngày nay, ung thư được xem là căn bệnh đáng sợ và nguy hiểm nhất. Tuy nhiên hầu hết chúng ta đều không có kiến thức đầy đủ về ung thư. Dưới đây là những hiểu lầm phổ biến về bệnh ung thư. Tiêu thụ quá mức đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư như ung thư gan, đại tràng, vú và một số loại ung thư khác. Đúng. Tiêu thụ quá mức đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư như ung thư gan, đại tràng, vú và một số loại ung thư khác. Bia, rượu vang hay rượu nặng không quan trọng mà yếu tố liên quan chính ở đây là uống bao nhiêu. Càng uống nhiều đồ uống có cồn thì rủi ro phát triển ung thư càng cao. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế, nếu uống rượu nam giới nên hạn chế 2 ly/ngày và nữ giới là 1 ly/ngày. Sai. Không có bằng chứng nào cho thấy các chất làm ngọt nhân tạo có thể dẫn tới ung thư. Chất tạo ngọt nhân tạo được sử dụng trong chế biến nhiều loại thực phẩm, đồ uống… như các loại sô đa, các loại bánh mứt kẹo, đồ tráng miệng… các chất này là những chất phụ gia thay thế đường tự nhiên làm từ mía, củ cải đường…, có khả năng tạo ra vị ngọt sắc, đậm nhưng không hoặc cung cấp rất ít năng lượng (calori) cho cơ thể. Sai. Việc sử dụng lăn khử mùi cho đến nay vẫn an toàn. Chưa có nghiên cứu chuyên sâu và rất ít bằng chứng để chứng minh rằng lăn khử mùi làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. A: Đậu phụ B: Thịt hộp C: Hàu Những người ăn nhiều thịt chế biến sẵn như xúc xích và thịt hộp sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư đại tràng. Đáp án đúng là B. Những người ăn nhiều thịt chế biến sẵn như xúc xích và thịt hộp sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư đại tràng. Mối liên kết này không rõ ràng nhưng có thể là do nitrit. Đây là một hóa chất được thêm vào thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn và giữ màu sắc cho thực phẩm. A: Châm cứu B: Đốt nến vào tai (ear candling) C: Liệu pháp từ tính Đáp án đúng là A. Châm cứu có thể làm giảm buồn nôn và ói mửa do hóa trị. Đồng thời phương pháp này cũng có tác dụng với những trường hợp bị khô miệng do ảnh hưởng của hóa trị. Cần thông báo cho bác sĩ nếu có ý định sử dụng liệu pháp châm cứu nhằm hạn chế tác dụng phụ của hóa trị ung thư. Sai. Trong quá trình sinh thiết, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ từ cơ thể người bệnh để tìm kiếm các tế bào ung thư. Với hầu hết các bệnh ung thư, sinh thiết không có khả năng làm lây lan các tế bào ung thư. A: Giảm bớt căng thẳng B: Không có biện pháp hạn chế nguy cơ ung thư C: Tập thể dục Tập thể dục, ăn uống lành mạnh và kiểm soát cân nặng cơ thể ở mức hợp lý, sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định. Đáp án đúng là C. Tập thể dục, ăn uống lành mạnh và kiểm soát cân nặng cơ thể ở mức hợp lý, sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư nhất định, trong đó có ung thư vú và ung thư đại tràng. Tuy nhiên ngay cả khi thường xuyên tập thể dục, thể thao, vẫn nên tầm soát ung thư định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Sai. Nhiều người cho rằng phẫu thuật khiến khối u lây lan nhanh hơn. Sự thật là, bên cạnh hóa trị, xạ trị, phẫu thuật là biện pháp cơ bản nhất để chữa ung thư khi khối u còn chưa di căn.;;;;;Rượu là một trong những nguyên nhân gây tổn hại sức khỏe. Nhiều người bị ung thư, teo não chỉ vì uống nhiều rượu. Đây là vấn đề đáng báo động về tình trạng sức khỏe người Việt. Ung thư, teo não chỉ vì uống nhiều rượu Tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu của BV tiếp nhận rất nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư có liên quan đến rượu, 10 người bị bệnh thì có đến 9 người cho biết họ có uống rượu. Rượu là nguyên nhân gây ung thư gan Đáng chú ý có bệnh nhân nghiện rượu dẫn đến xơ gan do rượu, sau đó ung thư gan. Thậm chí, bệnh nhân nghiện rượu đến mức vừa uống thuốc vừa uống rượu. Rượu cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Đáng báo động hơn rượu còn là chất cực kỳ độc với hệ thần kinh, nhất là trong tình hình hiện nay rượu có pha chế cồn công nghiệp (methanol). Điển hình như vụ ngộ độc rượu hàng loạt ở Lai Châu. Tại Trung tâm Chống độc, các bác sĩ cũng đã từng tiếp nhận trường hợp ngộ độc rượu có nồng độ methanol lên đến 687 mg/lít, ngay cả khi bệnh nhân được đưa đến bệnh viện cũng không thể qua khỏi. Hoặc không ít các ca bệnh thoát chết nhưng di chứng não, mắt rất nặng nề, não căng phù, hoại tử nhân bèo, chảy máu não… Rượu gây teo não, mất trí nhớ Khuyến cáo của chuyên gia phòng ngừa tác hại của rượu Mỗi gam rượu cung cấp 7 calo năng lượng,vì vậy, khi uống rượu thường có cảm giác no, không muốn ăn. Nhưng bạn đừng sai lầm mà sơ ý tự gây hại cho mình, vì trong rượu không có chất dinh dưỡng. Hãy ăn uống đầy đủ trong mỗi buổi uống rượu để cơ thể không bị thiếu dinh dưỡng và gan không phải hoạt động quá sức. Các chuyên gia khuyến cáo: Nên uống càng ít rượu bia càng tốt, tốt nhất là không uống. Với nam giới bình thường, mức khuyến cáo là chỉ nên uống 50ml rượu 40 độ; nữ giới 25ml trong một lần uống và không uống liên tục. Bia là 400ml với nam; 200ml với nữ. Hiện nay, lo ngại tác hại của rượu bia, nhiều người cho rằng chuyển sang uống rượu ngâm thực vật, động vật sẽ tốt hơn, tuy nhiên các bác sĩ cho rằng quan niệm này là sai lầm. Rượu ngâm uống tăng cường sức khỏe chỉ là đồn thổi, không có bằng chứng khoa học. Không uống rượu hoặc hạn chế tối đa rượu để bảo vệ sức khỏe Các chuyên gia khuyến cáo, không phải cái gì ngâm cũng tốt, và cần được đánh giá chuyên môn để đảm bảo an toàn, không có độc tính chứ không thể ngâm tùy tiện. Với những người uống rượu bia nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên ít nhất 1-2 lần 1 năm để được bác sĩ thăm khám chẩn đoán phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.;;;;;Ăn theo sở thích có thể khiến bạn thấy ngon miệng hơn, dễ ăn uống hơn. Thế nhưng nếu thói quen ăn uống thiếu khoa học và không phù hợp sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Theo các chuyên gia y tế, những người uống nhiều rượu và có hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, ung thư thực quản, thanh quản. Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chiên nướng ở nhiệt độ cao, thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản… làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Chế độ ăn uống thiếu khoa học làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư nguy hiểm Chế độ ăn nhiều chất béo, ít hoa quả sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư đại trực tràng. Ăn phải những thực phẩm mốc, thực phẩm chứa các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng… cũng làm tăng khả năng mắc ung thư đường tiêu hóa như gan, dạ dày – thực quản… Để có một cơ thể khỏe mạnh, điều cần thiết là nên áp dụng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Cụ thể như sau: 1. Cân bằng thực phẩm trong bữa ăn Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, việc cân bằng khẩu phần ăn trong bữa ăn hàng ngày rất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể là trong 1 khẩu phần ăn nên có 2/3 số thực phẩm phải có nguồn gốc từ thực vật, đạm từ động vật không được nhiều hơn 1/3. Việc cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư nguy hiểm. Cần đa dạng thực phẩm và ăn đúng, ăn đủ để đảm bảo sức khỏe 2. Đa dạng thực đơn ăn uống hàng ngày Một chế độ ăn nhiều màu sắc sẽ có khả năng ngừa ung thư cao. Vì thế các chuyên gia y tế khuyến khích chúng ta nên ăn các loại trái cây và rau củ quả. Những loại trái cây, rau củ này không chỉ giúp chống ung thư mà còn ngăn ngừa tình trạng thừa cân – béo phì, tăng cường chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa… 3. Nói không với các thực phẩm chế biến sẵn Những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, thịt nguội sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày. Những thực phẩm chế biến sẵn chứa lượng chất bảo quản, phụ gia, phẩm màu và lượng muối cao. Vì thế sẽ gây hại cho sức khỏe, cần hạn chế và không sử dụng để ngừa ung thư hiệu quả. 4. Hạn chế rượu bia Ung thư miệng, họng, thanh quản, thực quản, gan và vú đều liên quan tới việc uống rượu bia. Vì thế, Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo nên hạn chế uống rượu. Đối với nam giới không nên uống quá hai ly mỗi ngày. Với nữ giới không nên uống quá một ly mỗi ngày. Hạn chế rượu bia và thuốc lá cũng giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư 5. Chú ý phương pháp chế biến thực phẩm Cách nấu nướng có ảnh hưởng nhất định tới nguy cơ mắc ung thư. Nếu thường xuyên ăn đồ rán, nướng, và nướng ở nhiệt độ rất cao sẽ sản sinh ra các chất độc hại, làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Vì thế khi chế biến thức ăn cần chú ý, giảm chiên nướng, rán, thay vào đó là hầm, hấp, luộc sẽ giảm lượng các chất độc hại trong thực phẩm. Tham khảo: Tầm soát phát hiện sớm ung thư Ngoài ra, để có một cơ thể khỏe mạnh ngừa ung thư, bên cạnh việc ăn uống đúng cách thì chúng ta cần chú ý: thường xuyên vận động thể dục thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng. Ăn ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức khuya và chủ động thăm khám sức khỏe và tầm soát ung thư định kỳ nhằm phát hiện sớm bất thường trong cơ thể để kịp thời xử lý. Hiểm họa ung thư có thể đến từ chính thói quen ăn uống thiếu khoa học hàng ngày. Chính vì thế, chúng ta cần quan tâm hơn nữa tới sức khỏe, lắng nghe cơ thể và đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.;;;;;Khi uống rượu mọi cơ quan trong cơ thể đều chịu sự ảnh hưởng. Trong đó tác động trực tiếp vào hệ thần kinh, các cơ quan tiêu hóa như thực quản, dạ dày, gan, ruột già đại tràng. Tác dụng của rượu với cơ thể thực sự khủng khiếp, nhiều người đã phải trả giá bằng cuộc sống của họ. Theo thống kê mới nhất, Việt Nam đang là nước tiêu thụ nhiều rượu ở mức cao, đứng thứ 2 trong khu vực, đứng thứ 10 châu á, thứ 29 trên toàn thế giới. Ngoài bản thân người bệnh chịu đau đớn uống rượu còn gây tổn thất lớn cho gia đình và xã hội. Nhiều người nói rằng: uống rượu nấu thì an toàn không lo như rượu đi mua không rõ nguồn gốc. Nhưng thực chất đó chỉ là lời biện hộ không đúng. Bởi thành phần chính của rượu ngoài nước là cồn. Tên khoa học là ethanol chiếm từ 15-48%. Ngoài ra rượu nấu thủ công còn có nguy cơ nhiễm tạp chất , chưa được khử acid aetic, aldehyde dễ gây cho người uống cảm giác đau đầu. Rượu gây ra tổn thương cho nhiều cơ quan trong cơ thể Những tác hại của rượu với cơ thể Tăng nguy cơ ung thư Theo nghiên cứu của Các Giáo sư đầu ngành ung thư thế giới. Rượu làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư: ung thư thực quản, ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư gan Những đồ uống có cồn sau khi vào cơ thể giáng hóa ở gan tạo thành chất độc hai acetaldehyde , chất này gây tổn thương AND của tế bào khiến tăng nguy cơ ung thư. Đặc biệt, rượu cộng với thuốc lá sẽ khiến cho bản thân người dùng tăng nguy cơ ung thư gấp nhiều lần so với người thường. Tham khảo: tầm soát ung thư gan Rượu gây tổn thương nặng nề cho gan Uống rượu nhiều nguy cơ dẫn tới gan nhiễm mỡ. Có một tỷ lệ người uống rượu hình thành các sẹo xơ trong gan, rồi dẫn đến xơ gan, một loại tổn thương gan tiến triển, không thể đảo ngược lại được, cuối cùng dẫn đến mất hoàn toàn chức năng gan. Bệnh nhân xơ gan cũng bị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng khác như nôn ra máu, nhiễm trùng dịch cổ trướng. Nhiều người còn rất trẻ nhưng vì uống rượu nhiều, thường xuyên hay còn gọi là nghiện rượu đã phải sớm trả giá khi mắc bệnh xơ gan.Khi bệnh còn nhẹ điều trị xong vẫn tiếp tục uống rượu dẫn tới xơ gan tái đi tái lại ngày càng nặng thêm tiến dần tới giai đoạn cuối. Đáng nhẽ họ còn trẻ tuổi phải là trụ cột lo cho gia đình, thì giờ đây họ nằm trên giường bệnh, tính mạng khó dữ được, là gánh nặng cho bố mẹ, vợ con. Không nen uống nhiều rươu, và uống thường xuyên. Rượu ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh, tim mạch. Uống rượu thường xuyên có liên quan tới trầm cảm , lo âu. Ngoài ra có thể tác động trực tiếp tới não bộ, khiến con người không còn làm chủ được hành động của mình. Rượu cũng gây ra áp lực cực lớn tới hệ tim mạch. Cồn là chất độc và có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim. Do vậy khi một người uống rượu, tế bào cơ tim chết, và thay vào đó là mô xơ không có khả năng co bóp. Dần dần, các tế bào cơ tim bị thay thế bằng mô xơ không co bóp được, khiến tim yếu và không đủ khả năng tống máu đi nuôi cơ thể. Tồi tệ hơn, bạn có thể bị suy tim, biểu hiện khó thở, mệt mỏi, loạn nhịp tim, và phù chân. Kết Luận: Rượu có thể gây ra những tác hại tức thời nhìn thấy ngay , nhưng cũng có thể ngấm ngầm từng ngày bào mòn cơ thể bạn. Hãy chỉ uống một lượng nhỏ và không nên uống thường xuyên. Bỏ nghiện rượu là đang góp phần bảo vệ hạnh phúc gia đình, giảm gánh nặng cho xã hội.;;;;;Sử dụng rượu quá mức có liên quan đến một số bệnh ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư gan. Ung thư gan rượu được xác định ở rất nhiều người mắc bệnh ung thư gan, là một tình trạng đáng chú ý và cần được quan tâm. Ung thư gan là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, xảy ra khi có sự tăng trưởng bất thường của các tế bào ở gan hay còn gọi là ung thư gan nguyên phát. Khi khối u ác tính tại gan hình thành sẽ gây ảnh hưởng đến những chức năng hoạt động bình thường của cơ quan này. 2.1 Nguy cơ ung thư gan từ việc sử dụng, lạm dụng rượu Ung thư gan nguyên phát thường tiến triển trên nền bệnh gan mạn tính, đặc biệt là viêm gan B và viêm gan C mạn tính, xơ gan do rượu. Ngoài ra có các yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh có độ phổ biến về tỷ lệ mắc mới hàng đầu tại Việt Nam là nhiễm virus HBV, HCV, sử dụng – lạm dụng rượu bia, mắc một số bệnh lý như tiểu đường, béo phì, gan nhiễm mỡ không do rượu… Bên cạnh tỷ lệ người mắc bệnh ung thư gan có nhiễm virus viêm gan B, C cao thì cũng có số lượng lớn bệnh nhân mắc ung thư gan liên quan đến việc sử dụng rượu, thậm chí là lạm dụng rượu. Mặc dù không phải tất cả người uống rượu bia cũng sẽ mắc ung thư gan, nhưng nhiều bệnh nhân được chẩn đoán ung thư gan đều sử dụng chúng khá thường xuyên. Sử dụng rượu bia quá mức có nguy cơ cao dấn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm ở gan như: Viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan Càng sử dụng nhiều, nguy cơ xơ gan, ung thư gan càng tăng. Lý giải cho điều này là bởi gan có hệ thống enzym giúp chuyển hóa cồn trong rượu bia thành CO2 và nước đào thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên gan chỉ có thể xử lý được một lượng cồn nhất định, do đó khi lạm dụng quá nhiều, rượu bia sẽ không được chuyển hóa và phân giải hoàn toàn. Ngoài ra khi phải hoạt động quá nhiều để phân giải lượng rượu nạp vào, gan không thể hoạt động hiệu quả và bị tổn thương, từ đó dẫn đến hình thành các mô sẹo ở gan. Khi các tế bào gan cố gắng sửa chữa những tổn thương, chúng có thể mắc phải những sai sót trong DNA, điều này có thể dẫn đến ung thư. 3. Lời khuyên trong phòng ngừa ung thư gan do rượu 3.1 Khuyến nghị sử dụng rượu Để hạn chế nguy cơ phát triển bệnh xơ gan và ung thư gan rượu, cũng như một số vấn đề sức khỏe liên quan đến rượu khác, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến nghị cách tốt nhất là không sử dụng rượu. Nếu sử dụng rượu nên hạn chế tối đa lượng rượu nạp vào cơ thể, không quá 2 ly mỗi ngày đối với nam giới và 1 ly mỗi ngày đối với nữ giới. Quy đổi 1 đơn vị uống tiêu chuẩn 1 ly tương đương với 350ml bia (nồng độ cồn 5%), 150ml rượu vang (nồng độ cồn 12%), hoặc 44ml rượu mạnh hoặc rượu chưng cất (nồng độ cồn 40%). Lưu ý các hướng dẫn đề cập đến một ngày duy nhất và bạn không nên tính trung bình trong nhiều ngày sau đó sử dụng cùng trong một lúc. Một số nhóm người không nên sử dụng rượu bia bao gồm: Trẻ em, thiếu niên, phụ nữ có thai, người dùng thuốc có tương tác với rượu, người đang mắc các bệnh về gan, tụy… 3.2 Một số lời khuyên khác trong phòng tránh nguy cơ ung thư gan Bên cạnh việc hiểu và giảm tải lượng rượu nạp vào cơ thể để phòng tránh ung thư gan rượu, bạn cũng nên ngăn chặn các yếu tố nguy cơ khác để tránh việc kết hợp rượu cùng các yếu tố nguy cơ khác, làm gia tăng khả năng hình thành ung thư gan. – Tránh xa thuốc lá, nói không với thuốc lá bởi rượu kết hợp cùng thuốc lá sẽ có tác động tiêu cực, ảnh hưởng nhiều hơn nữa đến gan. – Duy trì chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao đều đặn để quá trình đào thải độc tố của gan diễn ra hiệu quả. – Điều trị tích cực các bệnh lý tiểu đường, các bệnh lý về gan, tránh để tình trạng bệnh diễn ra trầm trọng hơn bởi sẽ làm tăng nguy cơ thúc đẩy ung thư gan. – Tiêm phòng vắc xin viêm gan B cho tất cả trẻ nhỏ, người lớn, người đã hết tải lượng virus có trong cơ thể. – Kiểm tra sức khỏe, tầm soát ung thư định kỳ 6 tháng/ lần. Đặc biệt những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao nên thực hiện tầm soát theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tầm soát ung thư gan là giải pháp hàng đầu dành cho những đối tượng có yếu tố nguy cơ, giúp phát hiện sớm ung thư, các bệnh lý về gan để từ đó có phương án theo dõi và điều trị kịp thời tránh tiến triển bệnh nặng. 3.3 Lời khuyên tầm soát ung thư gan đối với người uống rượu Ung thư gan là căn bệnh nguy hiểm gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam trong những năm gần đây. Ở giai đoạn đầu bệnh hầu như không gây ra các triệu chứng điển hình cụ thể. Thường khi khối u phát triển lớn, hoặc di căn đến các cơ quan khác người bệnh mới nhận thấy những thay đổi mạnh mẽ trên cơ thể, rồi mới đi thăm khám. Lúc này việc phát hiện ung thư gan ở giai đoạn muộn sẽ gây nhiều khó khăn trong điều trị, tiên lượng sống xấu. Điều trị ung thư gan ở giai đoạn muộn chủ yếu nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, kiểm soát sự phát triển lan tràn của ung thư. Sử dụng rượu quá mức có thể dẫn đến ung thư gan rượu gây nguy hiểm đến tính mạng. Hoặc rượu bia có thể làm suy giảm dần chức năng gan, hình thành sẹo gọi là xơ gan. Xơ gan là yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư gan. Vậy nên dù là gây bệnh theo hình thức nào thì bạn cũng nên hạn chế sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe. Do đó, phòng bệnh và phát hiện ung thư gan ở giai đoạn sớm được xem là giải pháp bảo vệ lá gan cũng như sức khỏe, sự sống của bạn. Trong đó tầm soát ung thư là chìa khóa giúp phát hiện sớm những bệnh lý, những vấn đề bất thường của gan để từ đó người bệnh có thể theo dõi và điều trị triệt để ngay từ sớm. Đặc biệt, đây cũng là giải pháp giúp phát hiện sớm ung thư gan ngay cả khi chưa có triệu chứng hoặc thậm chí làm mầm mống ung thư, từ đó giúp quá trình điều trị triệt căn đạt hiệu quả cao.
question_171
Công dụng thuốc Usapira
doc_171
Usapira được biết đến là dung dịch tiêm dùng trong các trường hợp bệnh lý về thần kinh hay rối loạn não bộ. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch và đóng trong các ống 5ml, mỗi hộp gồm 10 ống.Thành phần chính quyết định chức năng của thuốc Usapira là Piracetam với hàm lượng 1g.Thông tin thành phần Piracetam. Piracetam là một dẫn xuất vòng của acid gamma aminobutyric, GABA, đây là một loại chất gây hưng phấn. Hiểu cách khác, chất Piracetam có tác dụng cải thiện quá trình chuyển hóa của các tế bào thần kinh.Piracetam được đưa vào cơ thể theo đường uống, sau đó hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn ở ống tiêu hoá. Sau khi được hấp thu, piracetam được vận chuyển trong máu dưới dạng tự do, không liên kết với protein và đến tất cả các mô, cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, Piracetam có thể đi qua hàng rào mạch máu não, qua rau thai và cả các màng dùng trong thẩm tích thận.Sau khi thực hiện chức năng của mình, Piracetam sẽ được đào thải qua thận ra ngoài nước tiểu ở trạng thái nguyên dạng. Độ thanh thải piracetam ở thận của người bình thường là 86ml/phút. Hơn 95% thuốc được thải theo nước tiểu sau khi uống 30 phút. Ở người suy thận thì thời gian đào thải sẽ tăng lên do chức năng lọc của thận suy giảm.Trong cơ thể, Piracetam tác động lên một số chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholin, noradrenalin, dopamin... Ngoài ra, thuốc còn có thể làm thay đổi một sự dẫn truyền thần kinh và cải thiện môi trường chuyển hoá để tạo điều kiện cho các tế bào thần kinh hoạt động tốt nhất.Mặt khác, Piracetam còn giúp cơ thể chống lại những rối loạn chuyển hoá do thiếu máu cục bộ bằng cách làm tăng sức đề kháng của não đối với tình trạng thiếu oxy. Kích thích sự huy động và sử dụng glucose mà không lệ thuộc vào quá trình cung cấp oxy. Điều này giúp tạo thuận lợi cho quá trình chuyển hóa glucose theo con đường pentose và duy trì tổng hợp năng lượng ở não.Một tác dụng khác rất quan trọng của Piracetam là làm tăng giải phóng dopamin. Đây là một hormon có tác dụng tốt lên sự hình thành trí nhớ. Từ đó làm tăng sự tập trung và tăng cường trí nhớ của cơ thể.Piracetam có khả năng làm giảm sự kết tụ tiểu cầu và làm cho hồng cầu phục hồi khả năng biến dạng, di chuyển qua các mao mạch. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng chống giật rung cơ. Với thành phần là Piracetam, thuốc Usapira công dụng để điều trị một số bệnh lý về thần kinh và não bộ, bao gồm:Bệnh lý suy giảm chức năng nhận thức và suy giảm thần kinh cảm giác mãn tính thường gặp ở người cao tuổi.Di chứng của bệnh lý thiếu máu não.Người có triệu chứng chóng mặt.Trẻ em khó học, kém tập trung.Người nghiện rượu lâu năm.Các trường hợp rung giật cơ. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Usapira Thuốc Usapira được đưa vào cơ thể theo đường tiêm tĩnh mạch. Tùy vào thể trạng và tình trạng bệnh lý cũng như tuổi của bệnh nhân mà bác sẽ chỉ định liều lượng khác nhau.Với trường hợp vừa và nhẹ, tiêm 30- 160mg/kg/ngày và chia làm 2, 3 hoặc 4 lần tiêm.Đối với trường hợp nặng, tiêm 12g/ngày và truyền tĩnh mạch.Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất khi dùng thuốc Usapira và hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra, cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ trước khi tiêm thuốc. Đặc biệt, cần kiểm tra các chỉ số sinh tồn (huyết áp, nhịp mạch, nhịp thở, nhiệt độ,...) trước khi tiêm.Việc tiêm thuốc cần được thực hiện bởi nhân viên y tế hay những người có trình độ chuyên môn. Tuyệt đối không tự ý tiêm truyền tại nhà vì khó xử lý khi có tai biến xảy ra sau khi tiêm. Khi bơm thuốc vào tĩnh mạch cần tiến hành từ từ và theo dõi sắc mặt, quan sát xem người bệnh có xuất hiện phản ứng gì không. Ngoài ra, cần có đầy đủ hộp chống shock khi tiến hành tiêm, truyền để xử trí kịp thời khi có phản ứng xảy ra. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Usapira Usapira có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc cũng hạn chế trong một số trường hợp, bao gồm:Những trường hợp quá mẫn với Piracetam và các dẫn xuất của nó.Xuất huyết não.Trường hợp suy thận nặng (độ thanh thải creatinin của thận dưới 20ml/phút).Những người mắc bệnh Huntington.Các trường hợp suy gan. 5. Tương tác thuốc Thuốc Usapira có công dụng điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng thuốc cần chú ý tránh tình trạng sử dụng nhiều loại thuốc với nhau gây ra sự tương tác. Usapira có thể gây phản ứng với một số loại thuốc sau:Thuốc kích thích thần kinh trung ương.Thuốc hướng thần kinh.Thuốc về hormon giáp trạng.Người bệnh cần thông báo các loại thuốc và thực phẩm chức năng đang sử dụng cho bác sĩ/ dược sĩ. Từ đó bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn nhất. 6. Tác dụng phụ của thuốc Usapira Bên cạnh công dụng trong việc điều trị bệnh. Thuốc Usapira có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Các phản ứng phụ sau khi dùng thuốc Usapira có thể kể đến bao gồm:Cảm giác lo âu và rối loạn giấc ngủ.Mệt mỏi.Rối loạn tiêu hóa. 7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Usapira Để tránh những biến chứng có thể xảy ra khi dùng thuốc Usapira, cần chú ý theo dõi đối với người lớn tuổi, bị bệnh động kinh. Đặc biệt là khi điều chỉnh liều ở những người suy thận.Trên đây là các thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Usapira. Lưu ý, Usapira là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.
doc_53115;;;;;doc_2323;;;;;doc_14976;;;;;doc_997;;;;;doc_10228
Thuốc Usaralphar thường được sử dụng chủ yếu để điều trị cho những trường hợp như chấn thương thể thao, phù nề hậu phẫu, nhiễm trùng,... Để đạt được hiệu quả điều trị cao và tránh nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ ngoại ý, bệnh nhân nên tuân thủ theo đúng những hướng dẫn dùng thuốc mà bác sĩ khuyến cáo. Thuốc Usaralphar thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt và chống viêm không steroid, được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Phong Phú – Chi nhánh nhà máy Usarichpharm. Thuốc Usaralphar thường được bác sĩ khuyến nghị sử dụng để điều trị cho các tổn thương mô mềm, nhiễm trùng, bong gân hoặc chấn thương cấp.Thuốc Usaralphar được bào chế dưới dạng thuốc bột có màu trắng ngà, vị ngọt và thơm mùi bạc hà. Thuốc được đóng gói với quy cách hộp 30 gói và trong mỗi gói có chứa các thành phần sau:Hoạt chất chính: Alphachymotrypsin hàm lượng 8400 IU.Các tá dược khác: Tinh dầu bạc hà, Compri M3 fine và Colloidal silicon dioxide. 2.1 Chỉ định sử dụng thuốc Usaralphar. Thuốc Usaralphar có công dụng kháng viêm và thường được chỉ định sử dụng cho các trường hợp dưới đây:Điều trị tình trạng phù nề sau mổ hoặc sau chấn thương, chẳng hạn như dập tim một, chấn thương cấp, tổn thương mô mềm, khối tụ máu, bong gân, nhiễm trùng, vết bỏng, tan máu bầm, chấn thương thể thao, chuột rút hoặc phù nề mí mắt.Giúp làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên cho những đối tượng mắc bệnh viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang hoặc bệnh phổi.2.2 Chống chỉ định sử dụng thuốc Usaralphar. Không dùng thuốc Usaralphar cho những trường hợp bệnh nhân sau:Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn với Alphachymotrysin hay bất kỳ thành phần nào khác trong thuốc.Chống chỉ định thuốc Usaralphar cho người bị suy giảm Alpha-1 antitrypsin, bao gồm các đối tượng mắc phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), khí phế thũng hoặc hội chứng thận hư. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Usaralphar 3.1 Liều dùng thuốc Usaralphar theo khuyến cáo bác sĩĐối với người lớn có thể dùng liều Usaralphar từ 1 – 2 gói / lần và dùng từ 2 – 4 lần / ngày. Nếu trót quên một liều thuốc, bệnh nhân cần bổ sung ngay khi nhớ ra, tuy nhiên cần tránh dùng quá sát với liều thuốc tiếp theo vì dễ gây quá liều quy định.3.2 Hướng dẫn dùng thuốc Usaralphar đúng cách. Thuốc Usaralphar được bào chế dạng bột, do đó bệnh nhân cần hoà tan hoàn toàn thuốc với lượng nước vừa đủ trước khi uống. Khả năng tác dụng của thuốc đối với mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau do cơ địa của từng người là không giống nhau. Ngoài ra, thời gian dùng thuốc cụ thể sẽ được chỉ định bởi bác sĩ dựa trên đánh giá tình trạng sức khoẻ cũng như các loại thuốc khác mà người bệnh đang dùng. Dưới đây là những tác dụng phụ ngoại ý mà thuốc Usaralphar gây ra cho người bệnh trong quá trình điều trị:Hoạt chất Alphachymotrypsin có thể gây ảnh hưởng đến mắt, bao gồm gia tăng áp suất trong mắt, tê liệt mống mắt, viêm màng bồ đào hoặc viêm giác mạc.Alphachymotrypsin không gây ra bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào, ngoại trừ các đối tượng bệnh nhân đặc biệt như người suy gan thận, phụ nữ mang thai, nuôi con bú,...Các tác dụng phụ ngoại ý xảy ra tạm thời như thay đổi độ rắn, màu sắc và mùi phân (tuy nhiên thường biến mất sau khi giảm liều hoặc ngừng điều trị).Rối loạn tiêu hoá, chẳng hạn như nặng bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn hoặc ói mửa.Khi dùng Alphachymotrypsin liều cao có thể gây phản ứng dị ứng, chẳng hạn như đỏ da, phát ban da, nổi mày đay, thậm chí sốc phản vệ.Nếu có sự xuất hiện của bất kỳ triệu chứng nào được cảnh báo ở trên, người bệnh nên dừng uống thuốc và báo ngay cho bác sĩ phụ trách y khoa để có hướng giải quyết. Một số tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm và tiến triển nghiêm trọng hơn nếu không có biện pháp xử lý tức thì. 5. Những điều cần thận trọng và lưu ý khi điều trị bằng thuốc Usaralphar;;;;;Usazapin là thuốc được sử dụng với mục đích chống trầm cảm mức độ từ trung bình đến nặng. Việc tìm hiểu thông tin về thuốc trước khi sử dụng là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp người dùng tránh gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Thuốc Usazapin là sản phẩm có chứa thành phần chính là hoạt chất Mirtazapin 30mg. Đây là hoạt chất chống trầm cảm hoạt động với cơ chế làm phục hồi sự cân bằng của các hóa chất tự nhiên (chất dẫn truyền thần kinh) có trong não bộ của con người. 2. Chỉ định và chống chỉ định Usazapin 2.1. Chỉ định. Thuốc Usazapin được sử dụng cho người bị trầm cảm, giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường sức khỏe cho người sử dụng. Ngoài ra, thuốc Usazapin cũng được sử dụng trong điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.2.2. Chống chỉ định. Thuốc Usazapin chống chỉ định với bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với hoạt chất mirtazapine hoặc người đã sử dụng thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO) trong thời gian 10 ngày trước đó. 3. Liều dùng và cách dùng thuốc Usazapin 3.1. Liều dùng. Thuốc Usazapin sử dụng cho người lớn với liều dùng tham khảo như sau:Bệnh nhân bị trầm cảm nặng sử dụng thuốc với liều khởi đầu 15mg/ngày, trong trường hợp không có đáp ứng lâm sàng rõ có thể tăng liều lên tối đa 45 mg/ngày. Tuy nhiên, việc tăng liều cần giữ khoảng cách ít nhất 1 - 2 tuần do thời gian bán thải trừ của thuốc dài.Thời gian sử dụng thuốc tối đa chưa được xác định rõ. Về cơ bản cần duy trì điều trị ít nhất 6 tháng đối với một đợt trầm cảm cấp. Sau đó, khi bệnh được cải thiện, người bệnh cần giảm liều từ từ trước khi ngừng thuốc để tránh hội chứng cai thuốc.Với đối tượng suy gan, suy thận cần cân nhắc giảm liều cho bệnh nhân suy gan (độ thanh thải của hoạt chất mirtazapine giảm 30%) và bệnh nhân suy thận (độ thanh thải của hoạt chất mirtazapine giảm từ 30 - 50%).3.2. Cách dùng. Usazapin được khuyến cáo sử dụng 1 lần trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2 lần (Uống 1 lần buổi sáng và 1 lần buổi tối trước khi đi ngủ).Để thuốc phát huy hiệu quả, hãy lấy thuốc ra khỏi bao bì trước khi sử dụng. Sau đó, đặt nhẹ nhàng thuốc lên trên lưỡi, hòa tan rồi nuốt cùng nước bọt. Tuyệt đối không dùng thêm nước hay chất lỏng nào khác để uống thuốc và không bẻ vỡ viên thuốc Usazapin trước khi dùng. 4. Tác dụng phụ của Usazapin Trong quá trình sử dụng Usazapin điều trị trầm cảm, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ điển hình như:Ngủ gà, có cảm giác chóng mặt, ngủ dễ gặp ác mộng, lú lẫn, mệt mỏi.Tăng cholesterol huyết thanh hoặc một số trường hợp tăng triglycerid huyết thanh.Nôn hoặc buồn nôn, chán ăn, đau thượng vị, táo bón, khô miệng, có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều dẫn đến tăng cân.Tăng huyết áp, giãn mạch, phù ngoại vi, phù, đau cơ, đau lưng, đau khớp, run, cảm giác yếu chi, khó thở, tiểu tiện nhiều lần.Một số trường hợp dùng thuốc xuất hiện tác dụng phụ hiếm gặp như:Mất bạch cầu hạt, mất nước, tăng transaminase, co giật, xoắn đỉnh, giảm cân, giảm natri huyết.Bệnh nhân còn có thể bị giảm bạch cầu trung tính, hạ huyết áp tư thế, mắc hội chứng ngoại tháp. 5. Tương tác thuốc Usazapin Hoạt chất mirtazapine có trong Usazapin có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của rượu. Bởi thế người bệnh tuyệt đối không uống rượu trong thời gian điều trị bằng thuốc.Không dùng Usazapin đồng thời với các thuốc ức chế MAO hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngưng điều trị với những thuốc này.Usazapin sẽ gia tăng tác dụng an thần của benzodiazepin, cần thận trọng khi dùng 2 thuốc cùng lúc. 6. Lưu ý khi dùng Usazapin Thận trọng khi sử dụng Usazapin cho người dưới 18 tuổi do gia tăng nguy cơ tự sát hoặc các hành vi chống đối.Thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, bệnh mạch não hoặc các bệnh lý khác bởi sẽ gây hạ huyết áp tư thế.Thận trọng với bệnh nhân suy gan, suy thận trung bình và nặng, cần ngưng dùng thuốc nếu xuất hiện dấu hiệu vàng da.Sau khi ngưng sử dụng Usazapin, người bệnh cần nghỉ 2 tuần trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc ức chế monoamino oxidase (IMAO) để tránh gây ra hội chứng serotonin.Thận trọng khi dùng Usazapin với những bệnh nhân có tiền sử hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ, do nguy cơ kích hoạt các trạng thái này ngay sau khi dùng thuốc.Thận trọng với bệnh nhân có tiền sử động kinh, người mắc rối loạn tiểu tiện, glaucoma góc mở hoặc có tăng nhãn áp.Nếu xuất hiện sốt, đau họng, viêm miệng hoặc các triệu chứng khác của nhiễm khuẩn khi dùng thuốc, bệnh nhân cần ngưng sử dụng ngay lập tức và làm xét nghiệm công thức máu để được kiểm tra tình trạng bệnh.Ở giai đoạn đầu điều trị bằng Usazapin, người bệnh sẽ có cảm giác chóng mặt nên bệnh nhân cần tránh lái xe và vận hành máy móc trong giai đoạn này.Không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, người đang cho con bú nếu không có chỉ định từ phía bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.Trên đây là một số thông tin cần biết về thuốc Usazapin. Đây là thuốc kê đơn, chỉ được sử dụng cho một số đối tượng nên người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn từ phía bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.;;;;;Thuốc Usabetic 2 thuộc nhóm thuốc Hormon, nội tiết tố, được sử dụng để điều trị kết hợp với chế độ luyện tập và ăn uống để kiểm soát lượng đường huyết ở những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 không phụ thuộc vào Insulin. Cùng tìm hiểu tác dụng thuốc Usabetic 2 qua bài viết dưới đây. Thuốc Usabetic 2 có thành phần chính là hoạt chất Glimepirid 2mg và các tá dược khác vừa đủ như Lactose, microcrystalline, cellulose, sodium starch glycolate, magnesi, opadry white, brilliant blue. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói thành hộp 1 vỉ, 3 vỉ, 6 vỉ, 10 vỉ x 10 viên. 2. Công dụng của thuốc Usabetic 2 2.1. Công dụng - chỉ định Thuốc Usabetic 2 được sử dụng điều trị cho những trường hợp sau:Dùng để điều chỉnh hạ đường huyết cho những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, không kiểm soát được lượng đường huyết trong chế độ ăn uống, luyện tập và giảm cân bình thường. Ngoài ra, thuốc còn có thể dùng phối hợp với Metformin hoặc với Insulin. 2.2. Chống chỉ định Thuốc Usabetic 2 chống chỉ định sử dụng cho những trường hợp sau:Người bị dị ứng, mẫn cảm với hoạt chất Glimepirid và các loại sulfonylurea khác hoặc bất cứ thành phần nào có trong thuốc.Người mắc bệnh đái tháo đường loại 1Người bị nhiễm acid-ceton do bệnh đái tháo đường.Người có tiền sử bị hôn mê hoặc tiền hôn mê do bệnh đái tháo đường.Người bị suy gan, suy thận nặng.Người bị nhiễm khuẩn nặng, chấn thương nặng hoặc thực hiện cuộc phẫu thuật lớn.Phụ nữ muốn có thai, đang mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Usabetic 2 Cách dùng: thuốc được điều chế dưới dạng viên nén bao phim nên được sử dụng bằng đường uống, kèm với một lượng nước lọc vừa đủ. Khuyến cáo người bệnh khi uống không nên nghiền nát, bẻ đôi viên thuốc hoặc kết hợp thuốc với rượu, bia, các loại đồ uống có ga.Liều dùng: Liều dùng thuốc Usabetic 2 còn tùy thuộc vào vào từng người bệnh cụ thể vì còn phải dựa trên lượng đường huyết của bệnh nhân. Tham khảo: Liều dùng thông thường: sử dụng từ 1 - 4mg/ lần/ ngày vào lúc ăn sáng. Người bệnh không nên sử dụng quá 8mg/ ngày và cần phải giảm liều khi người dùng bị suy thận, suy gan.Trong trường hợp quên liều: người bệnh có thể bỏ qua liều quên và tiếp tục sử dụng liều tiếp theo đúng với đơn thuốc đã chỉ định. Khuyến cáo không nên sử dụng gấp đôi số liều để bù cho lượng thuốc Usabetic 2 đã quên.Trong trường hợp quá liều: Khi sử dụng quá liều sulfonylurea hay glimepirid có thể gây ra triệu chứng hạ đường huyết. Các triệu chứng này thường sẽ nhẹ, không mất ý thức, không có các dấu hiệu thần kinh nên chỉ cần cho người bệnh uống glucose và điều chỉnh liều thuốc hoặc chế độ ăn định sẵn. Sau đó cần phải theo dõi sát sao người bệnh cho đến khi bác sĩ chắc chắn rằng họ đã thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.Tuy nhiên cũng có thể xuất hiện tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng, gây ra tình trạng hôn mê, co giật và các suy yếu thần kinh không xảy ra thường xuyên. Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần nhập viện ngay lập tức và thực hiện các can thiệp y khoa để điều trị hạ đường huyết hiện hành tùy thuộc và tình trạng của bệnh nhân. Sau đó cần phải theo dõi người bệnh tối thiểu từ 24 đến 48 giờ để không xảy ra tình trạng hạ đường huyết tái phát. 4. Tác dụng phụ của thuốc Usabetic 2 Trong quá trình sử dụng, ngoài công dụng chính mà Usabetic 2 mang lại, người dùng còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:Các triệu chứng thường gặp: nhức đầu, chóng mặt, nôn, buồn nôn, đau bụng, cảm giác đầy tức ở thượng vị, tiêu chảy.Các triệu chứng ít gặp: phản ứng dị ứng, giả dị ứng ở da, mề đay, mẩn đỏ, ngứa.Các triệu chứng hiếm gặp:Vàng da, tăng men gan, suy giảm chức năng gan.Thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu nhẹ hoặc nặng, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt.Viêm mạch máu dị ứng, da bị mẫn cảm với ánh sáng.Cách xử trí: ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân để có cách hỗ trợ điều trị kịp thời. 5. Tương tác thuốc Usabetic 2 Người dùng cần ghi nhớ một số phản ứng tương tác giữa thuốc Usabetic 2 với các loại thuốc khác như:Một số thuốc làm tăng tác dụng hạ đường huyết của sulfonylurea bao gồm: insulin, ức chế men chuyển, các loại thuốc hạ đường huyết khác, thuốc kháng viêm không thuộc nhóm steroid, các thuốc gắn kết mạnh với protein như sulfonamide, azapropazon, clarithromycin, cyclophosphamid, disopyramid, fenfluramine, fibrat, fluoxetin,... Nếu cần phải sử dụng kết hợp các loại thuốc này với Usabetic 2 thì cần phải theo dõi sát tình trạng hạ đường huyết ở người bệnh. Khi ngưng sử dụng các loại thuốc này trên người bệnh đang dùng glimepirid thì nên quan sát kỹ tình trạng mất kiểm soát lượng đường huyết ở người bệnh.Một số thuốc làm tăng đường huyết và dẫn đến tình trạng mất kiểm soát lượng đường huyết như: thiazid, các loại thuốc lợi tiểu, barbiturat, acetazolamid, corticosteroid, epinephrin, thuốc nhuận trường,... Khi sử dụng chung các loại thuốc này với glimepirid thì cần quan sát kỹ tình trạng mất kiểm soát lượng đường huyết ở người bệnh.Lưu ý: để có thể tránh được các phản ứng không mong muốn xảy ra, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng mà mình đang sử dụng để có được hướng kết hợp điều trị phù hợp nhất với sức khỏe của bản thân. 6. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Usabetic 2 Người dùng thuốc Usabetic 2 cần lưu ý một số vấn đề sau:Sử dụng thuốc cần phải được xem như là liều điều trị bổ sung cho chế độ ăn uống thích hợp chứ không thay thế cho chế độ ăn. Người bệnh vẫn cần kiểm soát được chế độ ăn và luyện tập phù hợp đơn thuần để có thể kiểm soát được hiệu quả lượng đường huyết và các triệu chứng tăng đường huyết.Với những người bệnh lớn tuổi, suy yếu, suy tuyến thượng thận, suy gan, suy tuyến yên, dinh dưỡng kém thì sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng hạ đường huyết của thuốc. Đặc biệt, với những người bị suy thận thì có thể nhạy cảm hơn với tác động hạ đường huyết của Glimepirid.Hiện tượng hạ đường huyết có thể sẽ khó phát hiện ra ở người cao tuổi, người đang dùng thuốc chẹn beta hoặc các loại thuốc hủy giao cảm khác.Cần điều trị theo dõi thường xuyên lượng đường huyết của người bệnh vào lúc đói từ 3 đến 6 tháng/ lần để có thể xác định được khả năng đáp ứng của cơ thể với thuốc.Với những người đang trong thời kỳ mang thai: hiện nay chưa có đầy đủ các báo cáo về tính an toàn và hiệu quả của thuốc cho đối tượng này, vì vậy không nên sử dụng thuốc nếu không thực sự cần thiết.Với người đang trong thời kỳ cho con bú: vì hoạt chất glimepirid bài tiết được qua sữa mẹ nên cần ngưng dùng glimepirid và thay bằng insulin cho đối tượng này.Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể nhìn mờ, ngủ gật, chóng mặt do nồng độ đường huyết quá thấp hoặc quá cao. Vì thế, không được lái xe, vận hành máy móc hoặc tham gia các hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo trong khi sử dụng thuốc.Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp cho người đọc có thêm được kiến thức về công dụng thuốc Usabetic 2 trong việc điều trị kết hợp với chế độ luyện tập và ăn uống để kiểm soát lượng đường huyết ở những người mắc bệnh đái tháo đường loại 2 không phụ thuộc vào Insulin. Lưu ý, thuốc Usabetic 2 là loại thuốc được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ nên người bệnh cần được khám và kê đơn trước khi uống thuốc.;;;;;1. Công dụng của thuốc Osapain Thuốc Osapain được sử dụng bên ngoài da để giảm đau, giảm viêm hoặc tiêu sưng cho tổn thương gân xương. Khi sử dụng thuốc Osapain, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề chỉ định cụ thể sau để có thể đề xuất dùng thuốc Osapain với bác sĩ:Bệnh nhân điều trị tổn thương xuất hiện ở gân. Xử lý tổn thương dây chằngĐiều trị bong gân. Giảm bầm tím. Chống căng cơGiảm đau khi chấn thương vùng lưng do tai nạn hoặc chơi thể thao quá độ. Viêm gân. Hội chứng vai bàn tay. Hội chứng viêm bao hoạt dịch. Hội chứng viêm xung quanh khớp. Hội chứng viêm xương khớp từ mức trung bình tới nhẹ. Viêm khớp ngón tay. Viêm khớp gối. Nhìn chung các vấn đề xảy ra ở hệ cơ xương sẽ được bác sĩ cân nhắc điều trị bằng thuốc Osapain. Hãy báo bác sĩ để được hỗ trợ tư vấn cụ thể những ảnh hưởng cũng như sự phù hợp với từng tình huống điều trị. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Osapain Thuốc Osapain được sử dụng cho bệnh nhân từ 12 tuổi. Với những người bệnh dưới 12 tuổi không khuyến khích sử dụng thuốc Osapain. Thuốc Osapain là thuốc dạng kem bôi da,điều trị nhờ ngấm lên da xử lý trực tiếp vấn đề ở tế bào biểu mô. Khi sử dụng Osapain bác sĩ có thể chỉ định kết hợp cùng thuốc có dạng bào chế khác để nâng cao công dụng.Thông thường với nhóm đối tượng phù hợp sử dụng thuốc Osapain sẽ cân nhắc liều lượng theo kích thước vùng da chịu tổn thương hay bị đau nhức. Lượng thuốc thường dùng dao động trong khoảng 2 - 4g. Mỗi ngày người bệnh nên bôi thuốc với liều lượng đó 3 -4 lần và xoa nhẹ để thuốc được rải đều xung quanh vùng tổn thương.Thuốc Osapain không có liệu trình điều trị cố định. Bệnh nhân tiến triển tốt có thể giảm ngắn liệu trình hoặc kéo dài khi hiệu quả không đạt được như mong muốn. Thông thường bác sĩ sẽ theo dõi đánh giá sau 2 tuần sử dụng thuốc để đánh giá chi tiết. Đây cũng là thời gian tối đa nên sử dụng cho một liệu trình. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Osapain Thuốc Osapain không nên sử dụng khi bệnh nhân phát hiện có nguy cơ dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần cấu tạo nào của thuốc. Ngoài ra bạn có thể bị chống chỉ định sử dụng thuốc Osapain trong những trường hợp như:Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang điều trị hen. Bệnh nhân bị nổi mề đay. Bệnh nhân mắc hội chứng viêm mũi dị ứng do sử dụng thuốc. Phụ nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ 3Những trường hợp chống chỉ định sử dụng thuốc sẽ cần đánh giá lại. Mức độ nghiêm trọng không đáng kể có thể hạ liều dùng trong khi điều trị. Tuy nhiên, bác sĩ thường lựa chọn phương án đổi thuốc điều trị khác cùng nhóm công dụng để hạn chế những nguy hiểm cho bệnh nhân.Thuốc không sử dụng bôi cho vùng da xuất hiện vết thương hở. Hãy lưu ý chỉ dùng thuốc Osapain trên vùng da tổn thương nhưng không bị rách hay hở. Dược tính của thuốc Osapain khá mạnh tránh để thuốc tiếp xúc niêm mạc hay giác mạc. Khi dùng thuốc ban đầu có thể xuất hiện bỏng rát da mức độ nhẹ ở một vùng nhỏ. Đây là phản ứng thích nghi nhưng vẫn nên cẩn trọng kiểm tra.Sau khi bôi thuốc vùng da nên để thông thoáng, tránh bịt kín. 4. Phản ứng phụ của thuốc Osapain Nổi mẩn trên da. Sưng đỏ gây đau rát. Viêm da. Ngứa ngáy. Eczema. Thuốc bôi da Osapain sẽ xảy ra phản ứng gây hại cho sức khỏe da. Ngoài ra, một vài phản ứng sau khi tương tác với máu hoặc cơ quan khác vẫn có nguy cơ diễn ra. Do xác suất thấp và ít khi xuất hiện nên thường không được đề cập đến. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe phòng tránh những vấn đề nghiêm trọng bạn nên trao đổi thêm với bác sĩ về sức khỏe và những biểu hiện khi dùng thuốc.Dự phòng trước nguy cơ tương tác thuốc Osapain nên tuân thủ hướng dẫn kiểm tra định kỳ của bác sĩ. Bệnh nhân cần chủ động thăm khám thường xuyên để được điều chỉnh liều dùng nếu cần. Đồng thời các kết quả xét nghiệm định kỳ sẽ sàng lọc biến chứng hay dấu hiệu dương tính giả do thuốc vô tình gây ra. 5. Tương tác với thuốc Osapain Thuốc Osapain là dược phẩm được hấp thụ qua đường da. Khi sử dụng thuốc bôi da có thể xuất hiện tương tác với những thuốc gây ảnh hưởng đến nội tiết hay sức khỏe của da. Bạn nên tham khảo chi tiết tư vấn từ bác sĩ để nắm rõ nguy cơ tương tác giữa thuốc Osapain với những thuốc đang hoặc đã từng sử dụng. Hầu như bệnh nhân ít ghi nhận tương tác với thuốc Osapain. Tuy nhiên không nên chủ quan để có thể phòng tránh những ảnh hưởng của thuốc lan rộng khó kiểm soát.Thuốc Osapain có tác dụng gì đã được bài viết trên làm rõ. Tuy nhiên người bệnh nên cẩn trọng với thuốc đặc biệt là tránh dùng cho phụ nữ có thai, người cho con bú và trẻ nhỏ dưới 12 tuổi.;;;;;Usaconcorich là thuốc điều trị tim mạch được sử dụng kê đơn phổ biến trên lâm sàng. Thuốc chứa thành phần chính là Bisoprolol (một hoạt chất giúp phong bế thần kinh giao cảm trên tim). Usaconcorich chủ yếu được dùng trong điều trị cao huyết áp và suy tim mạn tính. Cần thận trọng khi dùng thuốc trên người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú. Usaconcorich là một thuốc nằm trong nhóm thuốc điều trị các bệnh lý về tim mạch.Thành phần chính của thuốc chứa Bisoprolol fumarat hàm lượng 5mg.Bisoprolol fumarat là một thuốc có tác dụng phong bế hệ thần kinh giao cảm trên tim nhờ khả năng phong bế các receptor beta-adrenergic.Thuốc hấp thụ tốt qua đường uống. Khi vào trong cơ thể, thuốc được chuyển hóa chủ yếu qua gan rồi được đào thải gần như hoàn toàn qua thận.Bisoprolol fumarat có thể đi qua được hàng rào nhau thai và tiết qua sữa mẹ nên cần phải đặc biệt lưu ý nếu phải dùng thuốc ở phụ nữ mang thai hay đang cho con bú.Khi nói về tác dụng của Bisoprolol fumarat, các chuyên gia kết luận rằng Bisoprolol có tác dụng chọn lọc trên tim không có ISA, có hoặc không có hoạt tính kích thích thần kinh giao cảm nội tại. Ở trong cơ thể, Bisoprolol làm ức chế các chất chẹn beta giao cảm, qua đó phong bế hệ thần kinh giao cảm trên tim. Đồng thời, thuốc cũng gây giảm sức co bóp của cơ tim, kéo theo tình trạng hạ huyết áp. Việc kết hợp giữa các cơ chế giảm sức co bóp cơ tim, giảm nhịp tim, giảm nhu cầu oxy cho tim mà thuốc giúp làm giảm các cơn đau thắt ngực một cách nhanh chóng, hiệu quả.Bisoprolol được chỉ định dùng trong:Kết hợp với điều trị cơ bản để điều trị suy tim mạn tính.Điều trị cơn đau thắt ngực.Cao huyết áp. Thuốc Usaconcorich công dụng chính là làm giảm sức co bóp cơ tim, giảm nhịp tim và giúp cơ tim giảm nhu cầu oxy.Usaconcorich được chỉ định trong các trường hợp:Điều trị suy tim mạn tính.Điều trị cao huyết áp.Chống chỉ định dùng thuốc với:Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.Người bệnh bị suy tim mất bù, block nhĩ thất độ II, độ III, block xoang nhĩ, huyết áp thấp, nhịp tim dưới 50 lần/phút, hay bị hội chứng rối loạn nút xoang.Không dùng thuốc trên bệnh nhân bị sốc, hen phế quản hay rối loạn tuần hoàn ngoại biên.Không sử dụng Usaconcorich cùng lúc với thuốc IMAO.Ở bệnh nhân bị u tủy thượng thận, khuyến cáo nên dùng thuốc sau khi đã dùng thuốc chẹn alpha. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Usaconcorich Usaconcorich được sản xuất dưới dạng viên nén bao phim.Thuốc được sản xuất ở dạng đường uống, không sử dụng pha tiêm, pha truyền hay các đường dẫn thuốc khác.Liều lượng dùng thuốc:Khuyến cáo khởi đầu dùng liều thấp, sau đó tùy đáp ứng của bệnh nhân để tăng dần liều thuốc, cụ thể: 1,25mg/lần/ngày trong 1 tuần, sau đó tăng lên 2,5mg/lần/ngày trong 1 tuần. Tuần thứ 3 dùng 3,75mg/lần/ngày. 4 tuần tiếp theo uống 5mg/lần/ngày. Tiếp tục dùng với 7,5mg/lần/ngày trong 4 tuần sau đó.Liều duy trì dùng 10mg/lần/ngày. 4. Tác dụng phụ và những lưu ý khi dùng thuốc thuốc Usaconcorich Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Usaconcorich:Bệnh nhân có thể sẽ có cảm giác lạnh, tê cóng tay chân, người mệt mỏi, choáng váng. Triệu chứng choáng váng thường xuất hiện trong những ngày đầu điều trị.Rối loạn tiêu hóa cũng thường xuyên xảy ra.Rối loạn giấc ngủ, suy nhược cơ thể, yếu cơ, dễ bị chứng chuột rút.Rối loạn dẫn truyền tim, nhịp tim chậm, tăng tình trạng bệnh suy tim.Những tác dụng phụ hiếm gặp như viêm mũi, giảm thính giác, viêm gan, tăng men gan, tăng triglyceride, suy giảm chức năng tình dục, ảo giác, ngủ mê, đôi khi bị nổi mẩn ngứa trên da.Thành phần Bisoprolol trong thuốc Usaconcorich tương đối dễ dung nạp nên các tác dụng phụ thường xảy ra khá nhẹ và có thể tự ổn định sau khi ngưng thuốc. Tuy nhiên, vẫn cần theo dõi sát và cẩn trọng trong quá trình điều trị.Để hạn chế nguy cơ gặp các tác dụng không mong muốn, trong quá trình điều trị bằng thuốc Usaconcorich cần lưu ý một vài điều như sau:Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi tăng giảm liều lượng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hay những người có chuyên môn về y dược.Đối với phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ cho con bú, không được tự ý dùng thuốc. Trường hợp bắt buộc phải dùng thì hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng, cân nhắc lợi và hại.Thận trọng dùng thuốc trên những đối tượng sau:Bệnh nhân bị mắc một số bệnh lý về tim mạch như: đau ngực Prinzmetal, block nhĩ thất độ I hay suy tim, thuyên tắc động mạch ngoại biên, bệnh lý về cơ tim và van tim cũng cần thận trọng khi dùng thuốc. Việc ngưng thuốc đột ngột trên bệnh nhân có nền bệnh mạch vạch sẽ làm tăng triệu chứng đau ngực, nặng dẫn đến các cơn đau tim.Người bị suy gan, suy thận.Vảy nến, bệnh phổi, đái tháo đường. Thuốc có thể khiến tình trạng hen phế quản, viêm phế quản hay tràn khí màng phổi bị tiến triển nặng hơn.Người già và trẻ nhỏ.Thuốc có thể gây rối loạn giấc ngủ, choáng váng và mệt mỏi. Bởi vậy cần chú ý khi sử dụng thuốc trên những người phải lái xe hay đang làm việc có liên quan đến vận hành máy móc.Cần lưu ý một số thuốc điều trị có thể gây tương tác với Usaconcorich như IMAO, thuốc điều trị bệnh lý tim mạch khác, thuốc trị loạn nhịp, thuốc tiểu đường, thuốc giảm đau kháng viêm, thuốc gây mê, Digitalis, thuốc hướng tâm thần, thuốc trị động kinh...Bảo quản thuốc theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.Không sử dụng thuốc khi đã quá hạn.Để thuốc xa tầm với của trẻ.Bệnh lý tim mạch là một nhóm bệnh mà xảy ra rất phổ biến trên lâm sàng hiện nay. Các bệnh lý tim mạch nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh, thậm chí có thể gây nên các trường hợp đột tử bất ngờ. Do đó, việc hiểu về bệnh và các phương pháp điều trị là điều rất cần thiết.
question_172
Cảnh giác uống thuốc nhuận tràng bị tiêu chảy
doc_172
Công dụng của thuốc nhuận tràng là tăng nhu động ruột do tác động trực tiếp đến thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột. Từ đó, thuốc có tác dụng gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột và tống phân ra ngoài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi uống thuốc nhuận tràng có thể gây ra tình trạng tiêu chảy. 1. Tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng Thuốc nhuận tràng là loại thuốc được sử dụng trong điều trị táo bón nguyên nhân là do có tác dụng hỗ trợ nhu động ruột, giúp điều hòa nhanh tình trạng vận chuyển phân trong ruột. Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhóm thuốc có công dụng nhuận tràng với chỉ định, cách dùng, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc khác nhau.Thuốc nhuận tràng là loại thuốc có tác dụng ngắn hạn và chỉ nên dùng trong thời gian từ 3 đến 4 ngày. Trong trường hợp uống thuốc nhuận tràng trong thời gian kéo dài có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, cụ thể như:Ảnh hưởng không tốt lên màng nhầy ruột: Người bệnh có xu hướng bị lệ thuộc thuốc. Hậu quả là ruột trở nên lười biếng, nhu động ruột kém hoạt động, dẫn đến táo bón nặng hơn.Táo bón mạn tính: Nếu táo bón trong thời gian kéo dài sẽ trở thành mãn tính và sẽ trầm trọng thêm khi tuổi càng cao. Nếu táo bón chỉ xảy ra ở phần thấp do phân đóng cứng ở hậu môn, gây ra những trở ngại việc tống xuất phân ra ngoài thì chỉ cần bơm glycérine tác dụng làm trơn hậu môn thì người bệnh có thể dễ dàng đi ngoài sau thời gian từ 10 đến 15 phút.Gây ra tình trạng mất nước nghiêm trọng: Việc uống thuốc nhuận tràng quá liều khuyến cáo không chỉ dẫn đến mất nước nặng do tiêu chảy kéo dài mà còn làm thay đổi nồng độ các chất điện giải trong máu và gây hại đến các cơ quan trong cơ thể, gây ra tình trạng liệt đại tràng do mất trương lực... Đặc biệt, không được uống thuốc nhuận tràng đối với những người bệnh bị tắc ruột, người bị đau bụng chưa rõ nguyên nhân hoặc nghi ngờ cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu.Tiêu chảy: cơ chế sinh lý bệnh khi uống thuốc nhuận tràng liên quan đến tiêu chảy có nguyên nhân do thuốc là tiêu chảy thẩm thấu, kém hấp thu, tiêu chảy xuất tiết hoặc khó tiêu chất béo hay các loại carbohydrate... Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng hoặc nước từ 3 lần mỗi ngày trở lên. Trái ngược hoàn toàn với hiện tượng táo bón là tình trạng phân cứng khô và khó đi tiêu. Tiêu chảy có thể có hai dạng là cấp tính hoặc mãn tính tức trong thời gian kéo dài. Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy, trong đó có tác dụng ngoại ý của việc sử dụng một số loại thuốc, cụ thể là uống thuốc nhuận tràng.Một số loại thuốc có khả năng gây ra tác dụng không mong muốn là tiêu chảy. Nguyên nhân là do đặc tính dược lực học của chúng. Cơ chế sinh lý bệnh liên quan đến tiêu chảy do thuốc là thuốc tiêu chảy thẩm thấu, tiêu chảy xuất tiết, khó tiêu chất béo và carbohydrate hoặc thuốc kém hấp thu...Để giảm tình trạng táo bón, nhiều người uống thuốc nhuận tràng. Nhìn chung, các chất làm mềm phân như docusate không gây ra tác dụng phụ tiêu chảy. Tuy nhiên, các loại thuốc nhuận tràng khác có thể dẫn đến đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước, bao gồm: thuốc nhuận tràng kích thích như bisacodyl kích hoạt các cơn co thắt ruột hay các thuốc nhuận tràng thẩm thấu, ... 3. Một số lưu ý khi uống thuốc nhuận tràng Trong quá trình uống thuốc nhuận tràng thì người bệnh cần lưu ý một số điểm như sau:Về dạng thuốc: Thuốc nhuận tràng được sản xuất dưới nhiều dạng bào chế như viên nén, viên đạn, bột hay dung dịch. Bạn nên cần biết mình đang dùng dạng thuốc nào. Nếu dùng loại viên bao tan trong ruột (được sản xuất để chỉ phân rã ở ruột) thì không được nhai thuốc trước khi uống. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi không nên dùng dạng uống, do phải nuốt cả viên gây ra tình trạng khó nuốt. Khi sử dụng thuốc nhuận tràng dưới dạng viên đạn đặt trực tràng cần có hướng dẫn của bác sĩ.Về tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng: Một số tác dụng phụ thường gặp do thuốc gây ra như đau bụng, buồn nôn hay kích ứng trực tràng. Bạn có thể khắc phục các tác dụng không mong muốn như liệt kê ở trên bằng cách giảm liều dùng.Sử dụng đồng thời cùng với các loại thuốc khác: Với những người bệnh mắc nhiều bệnh và phải uống nhiều thuốc điều trị cùng một lúc cần chú ý tới khoảng cách uống các thuốc điều trị này với thuốc nhuận tràng. Trong trường hợp sử dụng thuốc nhuận tràng bisacodyl có thể làm tăng nhu động ruột, nếu uống cùng các thuốc điều trị này thì thuốc chưa kịp có tác dụng đã bị tống ra ngoài. Đối với người bị bệnh về dạ dày nếu dùng phối hợp các thuốc kháng axit, các thuốc đối kháng thụ thể H2 như: famotidin, cimetidin, nizatidin và ranitidin hoặc sữa với bisacodyl trong vòng 1 giờ, sẽ làm cho dạ dày và tá tràng bị kích ứng do thuốc bị tan trong thời gian quá nhanh.Không nên uống thuốc nhuận tràng dài ngày: Sử dụng thuốc nhuận tràng trong thời gian dài ngày có thể dẫn đến đại tràng mất trương lực, không hoạt động và chứng giảm kali máu. Người bệnh có thể gặp tình trạng đau quặn bụng và tiêu chảy. Vì vậy, không nên uống thuốc nhuận tràng quá 7 ngày, trừ khi có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.Không uống thuốc nhuận tràng cho người bị chảy máu trực tràng, viêm dạ dày- ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa.Bên cạnh việc sử dụng thuốc nhuận tràng có thể dùng phương pháp điều trị hỗ trợ khác như bổ sung chất xơ từ hoa quả và rau xanh, sữa chua, trà thảo dược. Sau khi điều trị bằng thuốc nhuận tràng cần điều chỉnh lại lối sống, chế độ dinh dưỡng, luyện tập như chế độ ăn uống nhiều chất xơ, uống nhiều nước và thói quen đại tiện hàng ngày, tăng cường vận động thể lực cho phù hợp để dự phòng nguy cơ táo bón trở lại.Đối với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ, chỉ uống thuốc nhuận tràng trong trường hợp thật sự cần thiết, do có nguy cơ làm mất phản xạ đi cầu bình thường ở trẻ. Sử dụng liều thấp nhất có tác dụng nhuận tràng, liều cao có tác dụng tẩy xổ. Uống thuốc với nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước.Trong quá trình sử dụng thuốc thì một số người bệnh có thể gặp tình trạng uống thuốc nhuận tràng bị tiêu chảy và đau bụng. Cần ngưng sử dụng thuốc ngay nếu xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
doc_54490;;;;;doc_24967;;;;;doc_38953;;;;;doc_15106;;;;;doc_8363
Tiêu chảy là tình trạng phổ biến hiện nay, tuy nhiên nhiều người thuồng chủ quan, không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, dẫn tới tiêu chảy cấp. Một khi đã chuyển biến thì bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vì thế, người bệnh không được chủ quan và biết rõ tiêu chảy cấp uống thuốc gì để điều trị bệnh hiệu quả. 1. Bị tiêu chảy cấp uống thuốc gì Khi bị tiêu chảy cấp bạn nên sử dụng những loại thuốc sau đâu để cải thiện tình trạng nhanh chóng. Tuy nhiên, cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và không nên uống quá 2 ngày. Dung dịch bù nước và chất điện giải Khi cơ thể bị mất nước quá mức, người bệnh cần sử dụng dung dịch bù nước và chất điện giải để bổ sung lại lượng nước cần thiết cho cơ thể. Dung dịch này được bào chế theo dạng viên sủi hoặc dạng bội và cần được pha loãng theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Điều này rất quan trọng để hạn chế các tác dụng phụ có hại và tăng hiệu quả tác dụng bù nước. Được biết, trong thành phần dung dịch bù nước và chất điện giải gồm có nước, đường glucose, muối natri, muối kali. Đây là những chất cần thiết cho người bị tiêu chảy cấp. Đối với trẻ em dưới 10 tuổi, sau mỗi lần đi ngoài ra phân lỏng ứng với mỗi kg trọng lượng cơ thể cần sử dụng 10ml dung dịch bù nước để ngăn ngừa nguy cơ mất nước. Còn đối với các đối tượng khác, nên sử dụng theo nhu cầu của mỗi người. Tuy nhiên, trong 4 giờ đầu bị tiêu chảy, cần uống 75ml/kg trọng lượng cơ thể để bù nước kịp thời. Sau khi sử dụng, nếu tình trạng mất nước đã được kiểm soát thì chuyển sang liều phòng ngừa, nếu không thì cần uống lặp lại và theo nhu cầu, nhưng không sử dụng quá 24 giờ. Ngoài ra, không nên sử dụng nước khoáng để pha dung dịch này để hạn chế làm sai lệch tỉ lệ các chất thành phần. Thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột Trong loại thuốc này có chứa đất sét hoạt tính tự nhiên bao gồm các chất magie silicat và nhôm kép. Những chất này có tác dụng như một hàng rào bao phủ xung quanh và bảo vệ lớp niêm mạc. Ngoài ra, chúng còn có khả năng hấp thụ nước và hơi nước đồng thời ngăn chặn các yếu tố gây tiêu chảy xâm nhập vào đường ruột. Chính vì thế, khi sử dụng loại thuốc này quá trình điều trị tiêu chảy của bệnh nhân được rút ngắn rõ rệt, hạn chế được các nguy cơ không mong muốn. Đối với người lớn cần sử dụng 3g diosmectite mỗi ngày, còn trẻ em cần uống theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc cầm tiêu chảy Loperamide Đây là loại thuốc thường được sử dụng với các đối tượng bị tiêu chảy cấp. Khi thuốc được hấp thu vào cơ thể sẽ khiến nhu động ruột giảm, dịch tiết đường tiêu hoá giảm đồng thời giảm lượng nước trong phân. Từ đỏ, giúp số lần đi ngoài giảm cải thiện tình trạng tiêu chảy. Loperamide là thuốc trị tiêu chảy thường được sử dụng trong các trường hợp tiêu chảy cấp, tiêu chảy du lịch. Thuốc có tác dụng làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch ở đường tiêu hóa, giảm nước trong phân. Từ đó, giúp tăng kích thước cho phân thành khuôn và giảm số lần đi ngoài. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng đều có thể sử dụng loại thuốc này, chỉ sử dụng cho các những người trên 12 tuổi. Về liều lượng sử dụng, hãy uống 4mg thuốc ở dạng viên nang hoặc viên nén sau lần đầu tiên đi ngoài phân lỏng, các lần tiếp theo chỉ sử dụng 2mg. Cần lưu ý, không sử dụng quá 16mg thuốc trong 1 ngày. Thuốc bismuth subsalicylate Đây là loại thuốc thường sử dụng trong điều trị các vấn đề về đường tiêu hoá. Khi sử dụng bismuth subsalicylate, các tình trạng như đau bụng, khó tiêu,... đều được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra, thuốc cũng có công dụng điều trị tiêu chảy cấp hiệu quả. Về cách sử dụng, chỉ sử dụng cho người trên 12 tuổi, mỗi lần uống 524mg và không quá 8 liều trong 1 ngày. Trong các trường hợp như tiêu chảy có phân kèm máu, dịch nhầy hoặc sốt; dị ứng với các salicylat; loét dạ dày thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc. Thay vào đó nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách. Ngoài ra, thuốc này còn chống chỉ định với những người có dấu hiệu bị cúm hoặc thủy đậu. Men vi sinh Lợi khuẩn và hại khuẩn là các vi sinh vật không thể thiếu trong đường ruột của mỗi người. Thông thường, tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn ở mức cân bằng, nhưng do một vài yếu tố như nhiễm khuẩn, sử dụng bia rượu,... khiến chúng mất cân bằng, dẫn tới tình trạng tiêu chảy. Vì thế, sử dụng men vi sinh nhằm cung cấp các lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tình trạng tiêu chảy. Đồng thời, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hoá. 2. Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cấp Để hạn chế các ảnh hưởng không mong muốn, khi sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cấp, người bệnh cần lưu ý: Người bệnh có tiền sử bệnh gan, đang sử dụng các loại thuốc khác, có triệu chứng đi ngoài phân lẫn máu, sốt không nên điều trị tiêu chảy tại nhà. Không tự ý sử dụng các loại thuốc trên đối với trẻ dưới 12 tuổi. Đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì trước khi sử dụng. Không sử dụng đồng thời các loại thuốc có tác dụng điều trị tiêu chảy. Sử dụng các loại thuốc trên nhưng không có dấu hiệu cải thiện cần đến bệnh viện để can thiệp điều trị. Tiêu chảy cấp là tình trạng mà chúng ta không nên chủ quan, nếu không điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh cần nắm rõ tiêu chảy cấp uống thuốc gì để hạn chế những ảnh hưởng không đáng có.;;;;;Khi bị các bệnh về khớp như viêm khớp mạn, thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp thiếu niên thì một trong các triệu chứng thường gặp đó là viêm, đau. Tác hại nổi trội hơn cả là thuốc gây hại đường tiêu hóa (đề phòng các trường hợp chảy máu đường tiêu hóa, làm ổ loét tiến triển, nôn ra máu, đại tiện ra máu, kích ứng tại chỗ khi đặt thuốc vào trực tràng). Tác hại này là do bản chất của thuốc (thuốc làm giảm tổng hợp prostaglandin dẫn đến ức chế tạo mucin - đây là chất có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa). Vì vậy, đối với trường hợp bị loét dạ dày tiến triển thì tuyệt đối không được dùng thuốc này. Cần rất thận trọng dùng ở người có tiền sử loét, chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa (cân nhắc lợi và hại khi dùng thuốc). Một số biểu hiện khác ở đường tiêu hóa như trướng bụng, chán ăn, khó tiêu,… Do ức chế tổng hợp prostaglandin nên khi dùng diclofenac có thể gây viêm thận kẽ, viêm cầu thận, hoại tử nhú và hội chứng thận hư đặc biệt ở những người bị bệnh thận hoặc suy tim mạn tính. Với những người bệnh này, các thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng suy thận cấp và suy tim cấp. Do đó, người bị bệnh tim mạch, suy thận nặng hoặc suy gan nặng, người bị hen hay co thắt phế quản, quá mẫn với thuốc thì không được dùng thuốc này. Khi có triệu chứng dị ứng với diclofenac phải ngừng thuốc ngay và cần sự trợ giúp của y tế (nếu cần thiết). Đối với người mang thai, chỉ dùng diclofenac khi thật cần thiết và khi người bệnh không dùng được các thuốc chống viêm thuộc các nhóm khác và chỉ dùng với liều cần thiết thấp nhất. Không nên dùng thuốc trong ba tháng cuối thai kỳ (vì nguy cơ thuốc ức chế tử cung co bóp và làm ống động mạch đóng sớm, gây tăng áp lực tiểu tuần hoàn không hồi phục, suy thận ở thai). Và, những người định mang thai không nên dùng bất kỳ thuốc nào có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin, kể cả diclofenac, vì ức chế phôi bào làm tổ.;;;;;Tiêu chảy do kháng sinh nếu nặng có thể gây ra nhiều biến chứng cho đại tràng, đường ruột,…. Thông thường kháng sinh là loại thuốc đầu tay trong điều trị nhiễm khuẩn, tuy nhiên bên cạnh tác dụng kháng viêm, thì kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy Tiêu chảy do kháng sinh nếu nhẹ có thể tự khỏi sau vài ngày ngưng sử dụng thuốc Trong hệ tiêu hóa luôn tồn tại nhiều thể vi khuẩn, trong đó có thể phân thành 2 nhóm đó là vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại, chúng tồn tại song song với nhau. Nếu nhóm vi khuẩn có lợi nếu phát triển mạnh và đầy đủ sẽ kiềm chế không cho nhóm vi khuẩn có hại phát triển gây bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng kháng sinh kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng tới 1 số chủng vi khuẩn lợi, các vi khuẩn có hại lại ít bị ảnh hưởng hơn do nhiều chủng trong số chúng có khả năng kháng kháng sinh mạnh. Điều này dẫn tới sự mất cân bằng giữa các nhóm kháng sinh trong cơ thể, nhóm vi khuẩn có hại phát triển trong đường tiêu hóa, tiết ra độc tố gây tổn thương niêm mạc ruột, kích hoạt quá trình viêm nhiễm, phù nề, xuất tiết, đau bụng, bụng trướng nhẹ, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng. Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, chỉ nên uống khi thật sự cần thiết và có chỉ định của bác sĩ Nếu tình trạng tiêu chảy do kháng sinh kéo dài, có thể gây viêm loét đường ruột, đây cũng có thể là nguyên nhân của hội chứng phình đại tràng nhiễm độc nguyên nhân do liệt, viêm nhiễm đại tràng, ứ đọng các chất độc trong đại tràng, đau bụng, sốt, thủng vỡ đại tràng. Đối với những trường hợp tiêu chảy do kháng sinh nhẹ, các triệu chứng thường tự khỏi sau vài ngày tới 2 tuần sau khi kết thúc phác đồ kháng sinh. Đối với những trường hợp tiêu chảy nặng, cần phải dừng ngay loại kháng sinh có liên quan đến tiêu chảy. Đồng thời, cần bù đủ nước, điện giải. Cấy phân, cấy máu để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh. Cần bổ sung nước và điện giải nếu tiêu chảy kéo dài Để phòng ngừa tiêu chảy do kháng sinh hoặc giảm mức độ nặng của bệnh cần lưu ý: Chỉ dùng kháng sinh khi thật cần thiết và có chỉ định của bác sĩ. Đảm bảo dùng thuốc đúng theo đơn, không tang liều, không tự ý dùng thuốc chống tiêu chảy. Kháng sinh không có tác dụng trong cảm cúm hay nhiễn lạnh. Người bệnh bị tiêu chảy do dùng kháng sinh, cần thay đổi chế độ ăn, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, lựa chọn thực phẩm mềm, thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như gạo, khoai tây, sữa chua và chuối. Hạn chế ăn chất xơ và các chất lên men mạnh hay những loại gia vị gây kích thích đường tiêu hóa như ớt, hạt tiêu… Bổ sung nước, tránh uống nước ngọt có gas, bia rượu, cà phê, bởi chúng có thể khiến triệu chứng nặng hơn.;;;;;Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy như: nhiễm vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, thuốc men và rối loạn đường ruột… nhất là trong dịp Tết, ăn thức ăn, thực phẩm lưu cữu dễ bị nhiễm khuẩn gây tiêu chảy. Thuốc uống bù nước và điện giải oresol (ORS) Thành phần một gói bột (ORS của Unicef) bao gồm: Natri clorid: 3,5g; Kali clorid: 1,5g; Natribicarbonat: 2,5g; Glucose: 20,0g. Dùng 1 gói oresol này hòa tan trong 1 lít nước. Dung dịch oresol được dùng phòng và điều trị mất nước và điện giải mức độ nhẹ và vừa cả người lớn và trẻ em. Trường hợp mất nước nhẹ, uống 50 ml/kg trong 4 - 6 giờ đầu. Mất nước vừa: uống 100 ml/ kg trong 4 - 6 giờ đầu. Sau đó điều chỉnh theo mức độ khát và đáp ứng với điều trị. Cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ hoặc ăn uống bình thường. Có thể cho uống nước trắng giữa các lần uống ORS để tránh tăng natri máu. Tuy nhiên khi dùng một số người có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn như nôn nhẹ, tăng natri máu, suy tim do bù nước quá mức. Các chất hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột Nằm trong nhóm này gồm các thuốc như atapulgit, smecta… Các thuốc này có khả năng gắn với protein của niêm mạc đường tiêu hóa, tạo thành một lớp mỏng bao phủ, bảo vệ niêm mạc. Không dùng thuốc trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em. Atapulgit ngoài tác dụng tạo màng bảo vệ niêm mạc ruột, thuốc còn hấp phụ các độc tố của vi khuẩn, các khí trong ruột, có tác dụng cầm máu tại chỗ. Thuốc làm giảm tiết dịch, giảm nhu động ruột loperamid Loperamid làm giảm nhu động ruột, kéo dài thời gian vận chuyển qua ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa, tăng vận chuyển nước và chất điện giải từ lòng ruột vào máu, tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Thuốc được dùng điều trị triệu chứng tiêu chảy cấp không có biến chứng hoặc tiêu chảy mạn ở người lớn. Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thuốc, khi cần tránh ức chế nhu động ruột, viêm đại tràng nặng, tổn thương gan, hội chứng lỵ, trướng bụng. Thuốc cũng có thể gây buồn nôn, táo bón, đau bụng, trướng bụng, chóng mặt, nhức đầu, dị ứng. Đối với trẻ em, không dùng thường qui trong tiêu chảy cấp. Chỉ dùng cho trẻ em trên 6 tuổi khi thật cần thiết. Ngừng thuốc nếu thấy không có kết quả sau 48 giờ. Men chứa vi khuẩn antibio Thuốc có tác dụng lập lại thăng bằng vi khuẩn cộng sinh trong ruột, kích thích vi khuẩn huỷ saccharose phát triển, kích thích miễn dịch không đặc hiệu của niêm mạc ruột và diệt khuẩn, được dùng trong các trường hợp tiêu chảy do loạn khuẩn ở ruột.;;;;;Thuốc nhuận tràng là nhóm các thuốc có tác dụng điều trị táo bón nhờ chứa các thành phần giúp kích thích nhu động ruột, tăng khối lượng phân để giải quyết tình trạng táo bón tạm thời. Tuy nhiên nếu lạm dụng các thuốc này quá mức cũng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người sử dụng. Thuốc nhuận tràng được sản xuất với nhiều dạng khác nhau, ví dụ như viên nang, viên nén, thụt tháo, thuốc đạn hay chất lỏng. Mỗi loại có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau: 1.1. Thuốc nhuận tràng bôi trơn Những thuốc này có tác dụng khiến phân trở nên trơn trượt, dễ di chuyển hơn trong đường ruột. Sản phẩm chứa thành phần dầu khoáng giúp thành ruột được bôi trơn và phân trở nên bớt khô hơn. Tuy rằng thuốc đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng nhưng thuốc chỉ nên được dùng trong thời gian ngắn. Nếu dùng lâu ngày sẽ xảy ra hiện tượng dầu khoáng làm hạn chế hiệu quả của các thuốc kê đơn khác và cản trở sự hấp thụ vitamin của cơ thể. Ngoài ra tuyệt đối không được dùng thuốc nhuận tràng song song với các loại thuốc khác. 1.2. Thuốc nhuận tràng làm tăng lượng phân Những thuốc nhuận tràng này sẽ cung cấp chất xơ dưới dạng psyllium, chất xơ methylcellulose, dextrin lúa mì, canxi polycarbophil. Như chúng ta đã biết chất xơ giúp cải thiện chứng táo bón, thông qua cơ chế làm tăng lượng nước và khối lượng phân, thúc đẩy phân đi qua ruột kết một cách nhanh chóng. Ngoài các thuốc nêu trên, bạn có thể bổ sung chất xơ thông qua rau củ, trái cây và ngũ cốc. Tuy nhiên nếu nạp vào cơ thể quá nhiều chất xơ có thể gây đầy hơi, chướng bụng, đau quặn bụng và làm giảm sự hấp thu các hoạt chất chứa trong một số loại thuốc. Do đó bạn hãy nhớ là phải uống đủ nước khi dùng thuốc nhuận tràng và ăn chất xơ, đồng thời thuốc cần phải được uống trước ít nhất 1 giờ trước khi ăn và 2 giờ sau khi ăn chất xơ. 1.3. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu Thuốc nhuận tràng thẩm thấu bao gồm magie hydroxide, lucatose, Fleet Phospho-Soda, polyethylene glycol, lactitol. Đây là các tác nhân hydrat hóa có khả năng hút chất lỏng từ các mô xung quanh vào ruột. Khi trong ruột chứa nhiều nước hơn, phân sẽ mềm và được tống xuất ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Lưu ý là trong quá trình sử dụng loại thuốc này, bạn cần uống nhiều nước hơn không chỉ giúp nhuận tràng mà còn giảm triệu chứng chuột rút và đầy hơi. 1.4. Thuốc nhuận tràng làm mềm phân Thuốc nhuận tràng dạng làm mềm phân thường sẽ đòi hỏi bạn phải chờ khoảng 1 tuần hoặc lâu hơn mới phát huy được tác dụng. Thuốc được chỉ định dành cho phụ nữ vừa mới sinh, bệnh nhân cần hồi phục sau phẫu thuật hoặc người bị bệnh trĩ. 1.5. Thuốc nhuận tràng kê đơn Thuốc nhuận tràng chủ vận Guanylate cyclase-C có cơ chế hoạt động là tăng lượng nước trong đường tiêu hóa, tăng nhu động ruột từ đó làm thay đổi độ đặc của phân. Thuốc Plecanatide thường được chỉ định cho những trường hợp bị hội chứng ruột kích thích kèm táo bón hoặc táo bón vô căn mạn tính. Thuốc được khuyến cáo là không dành cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Tuy rằng không thể phủ nhận hiệu quả của thuốc đối với việc hỗ trợ chức năng tiêu hóa của ruột nhưng thuốc có thể gây tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng ở người bệnh. 1.6. Thuốc nhuận tràng kích thích Nếu bạn muốn giải quyết nhanh chóng tình trạng táo bón thì thuốc nhuận tràng kích thích là một lựa chọn đúng đắn. Loại thuốc này giúp kích thích niêm mạch ruột, thúc đẩy phân di chuyển qua ruột kết nhanh hơn, đồng thời thuốc còn có tác dụng tăng quá trình hydrat hóa của phân. Các thuốc nhuận tràng kích thích thường gặp đó là Sennosides và Bisacodyl. Tuy nhiên không được dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng kích thích vì có thể làm suy giảm chức năng đại tiện tự nhiên của cơ thể, lâu ngày dẫn tới nguy cơ phụ thuộc vào thuốc mới đi tiêu được. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng phụ là tiêu chảy và chuột rút. 2. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc nhuận tràng Dùng thuốc nhuận tràng sai cách, không theo chỉ định có làm rối loạn chức năng nhu động ruột một cách nghiêm trọng, điển hình là liệt ruột, hội chứng ruột kích thích, đại tràng xúc tác, viêm tụy và một số tình trạng khác. Vì vậy bệnh nhân cần dùng thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Trong trường hợp bạn bị táo bón mạn tính thì cần đi thăm khám tiêu hóa trước khi tự tìm mua các loại thuốc nhuận tràng. Rất nhiều phụ nữ mang thai gặp phải hiện tượng táo bón. Nếu người phụ nữ đã tích cực điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống khoa học hơn nhưng không có hiệu quả thì bác sĩ có thể sẽ kê thuốc nhuận tràng tạo khối hoặc thuốc làm mềm phân. Nhưng mẹ bầu cần nhớ là phải uống nhiều nước trong quá trình dùng thuốc vì chúng có thể gây mất nước và trong thành phần hoạt chất của thuốc có chứa nhiều muối. 3. Một số lưu ý quan trọng khi dùng thuốc nhuận tràng chữa táo bón Sau đây là một số lời khuyên dành cho những ai đang dùng thuốc nhuận tràng trị táo bón: Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ và nhà sản xuất. Không được dùng quá liều lượng và quá thời gian được khuyến cáo; Cung cấp đủ nước mỗi ngày, nhất là khi dùng thuốc nhuận tràng để tránh tình trạng mất nước do thuốc; Trong trường hợp tình trạng táo bón không được cải thiện sau khi dùng thuốc nhuận tràng, bạn hãy đi tái khám để tìm hiểu nguyên nhân. Bởi vì táo bón có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào đó như suy giáp, tiểu đường hay thậm chí là ung thư ruột kết. Lúc này cần phải tập trung vào điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh để khắc phục triệu chứng táo bón; Áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh với rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cắt giảm chất béo; Thường xuyên tập thể dục thể thao, vận động cơ thể, tránh ngồi quá lâu một chỗ. Như vậy bài viết đã cung cấp một số thông tin về thuốc nhuận tràng. Mặc dù những thuốc này có thể đem lại hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng táo bón nhưng đồng thời chúng cũng tiềm ẩn những nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng nếu không được dùng đúng cách.
question_173
Cảnh giác tình trạng bé nhét dị vật vào mũi
doc_173
Bé nhét dị vật vào mũi nhiều khi không được phát hiện và trở thành dị vật để quên. Trong khi đó, nhiều dị vật lại rất nguy hiểm. Dị vật mũi còn có thể trở thành dị vật đường thở, dị vật đường tiêu hóa với nhiều nguy hiểm. Chính vì thế, cha mẹ cần cảnh giác với tình huống này. 1. Những đồ vật dễ thấy trong tai nạn dị vật mũi ở trẻ Trong các ca cấp cứu này, dị vật trong mũi khá đa dạng. Đó có thể là: – Các mẩu đồ chơi của bé như mảnh xúc xắc nhỏ, viên bi, mảnh ghép hình, các chi tiết đồ chơi của trẻ,… – Các vật dụng trong nhà như pin đồng hồ, cúc áo, … – Các đồ vật khác như mẩu nilon, mẩu giấy, đầu bút bi,… – Một số loại đồ ăn như hạt ngô, hạt đỗ, … Trẻ có thể nhét các mảnh đồ chơi vào mũi mà cha mẹ không biết Nhìn chung, hầu như các đồ vật trong diện cầm nắm với kích thước nhỏ đều có thể trở thành dị vật mũi với trẻ. Tình trạng dị vật mũi ở trẻ này hiện nay khá phổ biến. Nguyên là là do thói quen của trẻ. Với các bé chưa có ý thức, việc nhét dị vật vào trong mũi như một phản ứng tự nhiên không kiểm soát. Trong khi đó, với các bé lớn hơn, các bé nhét đồ vật vào mũi như một trò chơi nghịch ngợm mà chưa có ý thức. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp trẻ để quên dị vật trong mũi, khiến tình trạng này phải nhiều ngày sau mới được phát hiện, không được xử lý sớm và đúng cách. Dị vật trong mũi trẻ nguy hiểm hay không tùy thuộc rất nhiều vào vấn đề dị vật là gì và việc xử lý dị vật như thế nào. Với nhiều trường hợp, dị vật nhỏ, bề mặt trơn nhẵn có thể không gây hiện tượng kích ứng, khó khăn hay vấn đề gì với người bệnh. Việc xử lý các dị vật này cũng khá đơn giản. Trong khi đó, nhiều dị vật sắc nhọn trẻ nhét vào mũi lại gây xước, tổn thương niêm mạc mũi cho trẻ. Vấn đề bị thương, nhiễm trùng này có thể gây viêm nhiễm tại chỗ cũng như nguy cơ các bệnh lý tai mũi họng sau này. Ngoài ra, với những dị vật đặc biệt đồ điện tử hoặc có thể bị oxy hóa như pin đồng hồ thì nguy hiểm nhiều hơn, đặc biệt là khi dị vật bị để lâu trong cơ thể, có thể bị oxy hóa và tạo những phản ứng tiêu cực cho cơ thể. Đặc biệt, tình trạng dị vật mũi có thể rơi xuống khoang miệng họng, theo đường di chuyển của thức ăn, gây hóc ở các vị trí thuộc đường hô hấp hấp hoặc đường tiêu hóa. Như vật, nguy cơ dị vật rơi xuống phổi, gây bít tắc đường thở và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được cấp cứu kịp thời. Hình ảnh thực tế dị vật trong mũi trẻ 3. Làm thế nào để xử trí đúng cách với dị vật trong mũi trẻ Xử lý dị vật trong mũi trẻ cần đảm bảo sự an toàn cho trẻ và hiệu quả với phương thức phù hợp cho trẻ. Với trẻ đã lớn, trong trường hợp dị vật trong mũi trẻ có kích thước nhỏ, không phức tạp và ở khu vực cánh mũi, cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ xì mũi để đẩy dị vật ra ngoài. Cha mẹ cũng lưu ý con khi thực hiện cách này không cố hít sâu lấy đà xì mũi. Việc này có thể khiến dị vật vô tình bị hút vào trong, khiến trẻ khó tự xử lý dị vật trong mũi hơn. Với trẻ nhỏ thì việc hướng dẫn trẻ xì mũi sẽ khó hơn. Cha mẹ không thể hướng dẫn con tự xì mũi thì nên nhờ các bác sĩ chuyên khoa xử lý theo cách phù hợp. Đưa trẻ đi khám để xác định dị vật mũi (Ảnh minh họa) 4. Phòng tránh vấn đề trẻ nhét dị vật vào mũi 4.1. Cách hạn chế tình trạng dị vật trong mũi trẻ Trẻ còn bé chưa ý thức được sự nguy hiểm của dị vật mũi nên vẫn vô tình hoặc cố ý nhét đồ vào trong mũi. Để phòng tránh vấn đề này, cha mẹ cần nâng cao ý thức của trẻ về vấn đề này, giúp trẻ ý thức được những nguy hiểm xung quanh bằng hình ảnh hoặc các câu chuyện minh họa phù hợp. Ngoài ra, cần cẩn trọng trong việc trông nom, chăm sóc trẻ. Chú ý để cho các trẻ nhỏ không cầm nắm các đồ vật nguy hiểm hay có khả năng đưa vào mũi, miệng. Cha mẹ cũng kiểm soát vấn đề vệ sinh hằng ngày của bé. Việc này sẽ tránh được tình trạng bé nhét dị vật vào trong mũi nhưng để quên dị vật. Vì thế, xì mũi, rửa mũi hằng này sẽ giúp phát hiện dị vật trong mũi của trẻ. Cha mẹ cũng nên chủ động kiểm tra tai mũi họng của con để xem vấn đề vệ sinh và dị vật mỗi tối cho con. 4.2. Phát hiện sớm vấn đề dị vật mũi của trẻ Điều trị sớm luôn là điều cần thiết cho trẻ để tránh những vấn đề nguy hiểm từ dị vật trong mũi. Vì thế, cha mẹ cần chú ý để phát hiện dị vật trong mũi con đúng lúc, kịp thời: – Biểu hiện hay dụi mũi, ngoáy mũi ở trẻ cho thấy trẻ đang có bất thường trong mũi. Cha mẹ nên kiểm tra để đảm bảo vấn đề này. – Thấy trẻ có hiện tượng chảy dịch bất thường. Dịch mũi thường tiết ra khi mũi có kích ứng bất thường. Điều này có thể là vì dị vật xuất hiện trong mũi trẻ. Vì thế, cha mẹ cần kiểm tra trong tình huống này. – Tình trạng bé bị chảy máu mũi cũng có thể do dị vật.Tình trạng dị vật đâm vào niêm mạc mũi có thể gây ra tình trạng chảy máu mũi. Vì thế, trẻ chảy máu mũi bất thường có thể vì dị vật gây nên. – Trẻ kêu khó chịu trong mũi. Với các trẻ lớn, cha mẹ có thể khai thác điều này và kiểm tra cho con. Như vậy, tình huống bé nhét dị vật vào mũi có thể được biểu hiện bằng nhiều cách. Cha mẹ nên chú ý theo dõi trẻ để có thể chẩn đoán và đưa con đưa điều trị đúng cách. Cũng cần chú ý rằng, các triệu chứng dị vật mũi trong trẻ nhiều khi có thể gây nhầm lẫn với các hiện tượng khác. Vì thế, cha mẹ cần chú ý để không điều trị sai cách với các vấn đề của con.
doc_55125;;;;;doc_29248;;;;;doc_63072;;;;;doc_35369;;;;;doc_58734
Trẻ em nhét dị vật vào mũi như một thói quen hoặc trò đùa nghịch mà không ý thức được sự nguy hiểm của tình trạng này. Trong thực tế, không ít những trường hợp cấp cứu bắt nguồn từ tình huống dị vật mũi ở trẻ. Hãy tìm hiểu về hiện tượng này và có những phương pháp phòng tránh dị vật mũi phù hợp cho trẻ trong nhà bạn ngay hôm nay. 1. Tình trạng dị vật mũi ở trẻ Dị vật trong mũi là một trong những tai nạn thường thấy, đặc biệt là với trẻ nhỏ khoảng dưới 7 tuổi. Trẻ nhỏ thường hay nghịch và có những tò mò, muốn khám phá thế giới theo cách riêng. Trong đó, việc trẻ em thích nhét dị vật vào mũi cũng là tình huống dễ bắt gặp. Một số dị vật trong tình huống trẻ nhét vào mũi có thể kể đến như: khăn giấy, cục tẩy, đầu bít chì, các mảnh đồ chơi, viên bi, hạt đậu, pin điện tử, cúc áo, hạt các loại quả,… Dị vật mũi là vấn đề khá quen thuộc ở trẻ 1.1. Nhận biết tình trạng dị vật mũi ở trẻ em Trẻ em nhét dị vật vào trong mũi có thể bỏ quên và không được phát hiện. Một phần là vì, không phải mọi dị vật mũi đều gây nên những phản ứng nhìn thấy ở trẻ. Nếu dị vật nhỏ, hoặc không gây các vấn đề về niêm mạc mũi thì sẽ khó phát hiện hơn. Tuy nhiên, thông thường tình trạng dị vật mũi không khó để nhận biết: – Trẻ cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở mũi, do đó thường hay quẹt mũi. – Một số trẻ theo thói quen sẽ ngoáy mũi vì ngứa, cộm với mong muốn ngoáy dị vật. – Trẻ chảy nước mũi do dị vật tiếp xúc, gây kích ứng niêm mạc mũi. Dịch mũi thường trong và ở cánh mũi có dị vật. – Chảy máu mũi do dị vật đâm vào niêm mạc mũi. Những dị vật có tính sắc nhọn thường gây ra tình trạng này, như hột mận, mảnh gỗ hoặc kim loại xù xì,… cũng như bất kỳ đồ vật nào trẻ nhét vào mũi. – Nhiễm trùng mũi có thể hình thành do dị vật để quên lâu ngày. Bên cạnh đó là triệu chứng mùi hôi. Ngoài ra, dị vật mũi có thể rơi xuống khu họng miệng và trẻ vô tình nuốt phải thành dị vật họng miệng cũng như các bộ phận hô hấp khác. Khi đó, cần có phương pháp xử lý hợp lý, nhất là khi chúng ta không nhìn thấy dị vật. Nhận biết sớm và xử lý kịp thời khi trẻ có dấu hiệu dị vật mũi Rất nhiều trường hợp dị vật trong mũi không quá nghiêm trọng và có thể lấy dị vật theo các cách đơn giản. Tuy nhiên, với các dị vật gây tổn thương trực tiếp cho mũi thì cần xử lý gấp. Bởi chúng có thể là nguyên nhân khiến những viêm nhiễm mũi xoang và họng hình thành, tạo thành các bệnh viêm hệ hô hấp. Ngoài ra, dị vật mũi cũng có khả năng di chuyển xuống miệng và trẻ nuốt vào, gây nguy cơ hóc, thậm chí gây dị vật đường thở với nhiều nguy hiểm. Dị vật đường thở có thể gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi,… Và nguy hiểm, có thể khiến bít tắc đường thở, khó thở và tử vong khi không được điều trị kịp thời. Chính vì thế, cha mẹ cần cẩn trọng trước tình trạng dị vật mũi của trẻ, xử lý sớm để tránh những biến chứng không kiểm soát. 2. Xử lý đúng cách khi phát hiện dị vật trong mũi của trẻ Cho trẻ đi khám để được hỗ trợ đúng cách khi trẻ nhét dị vật vào trong mũi 3. Tránh những sai lầm khi xử lý dị vật trong mũi trẻ Người lớn cũng có thể mắc những sai lầm khi xử lý tình huống dị vật mũi ở trẻ như: – Để trẻ dùng tay ngoáy mũi lấy dị vật. – Người lớn tự sử dụng kẹp hay cố lấy dị vật trong mũi trẻ bằng tay. – Dùng những phương thức mẹo như bịt bông cửa mũi, dùng tỏi,… để lấy dị vật. – Tự lấy dị vật hoặc không cho trẻ điều trị ngay với các dị vật là vật sống hay pin điện tử. Rất nhiều những tình huống tự xử lý dị vật mũi ở trẻ của người lớn đã khiến dị vật trong mũi trẻ bị đẩy vào sâu bên trong hơn, gây khó khăn hơn trong việc điều trị sau đó. Đó còn là chưa kể đến việc dị vật di chuyển có thể làm tổn thương, gây khó chịu, đau đớn hoặc các vấn đề bệnh lý không lường trước về sống mũi, cuốn mũi của người bệnh.;;;;;Chỉ cần sơ sẩy một chút, cha mẹ đã thấy trẻ bị hóc dị vật trong mũi mà bất lực. Trong những tình huống như vậy, việc xử trí kịp thời để trẻ không tiếp tục nhét dị vật vào cùng việc giúp trẻ loại bỏ dị vật sớm đề điều rất cần thiết. 1. Bác sĩ cho biết, trẻ được đưa vào viện khám với tình trạng vừa được phát hiện dị vật mũi. Qua kiểm tra và gắp dị vật, bố mẹ bé đều ngạc nhiên và lo lắng bởi cháu bé nhét tận 2 miếng dị vật đồ chơi vào mũi. May mắn là bố mẹ đã đưa bé đến viện ngay khi phát hiện ra con vừa nhét dị vật vào mũi, bên cạnh đó, cháu bé cũng rất hợp tác nên quá trình lấy dị vật rất nhanh chóng và dễ dàng. Thêm nữa, nhờ bố mẹ đưa con đi khám sớm nên cháu bé không có hiện tượng viêm loét trong mũi. Sau khi khám cho trẻ, bác sĩ cho biết trẻ chỉ bị chảy máu nhẹ vùng cửa mũi. Bác sĩ đã kê cho cháu Alpha Choay và rửa mũi để vệ sinh, kháng viêm cho trẻ. Điều đáng nói là, dị vật này có lẽ đã quá lâu trong mũi đến nỗi đã dính cứng vào niêm mạc mũi bé, rất khó bóc tách. Việc lấy dị vật này giúp trẻ không thể tránh khỏi việc chảy máu cũng như làm bé đau. Sau khi nhỏ thuốc, bác sĩ đã phải dùng nhiều thời gian để rút từng sợi gạc dính chặt trong mũi cháu bé (không thể rút miếng gạc như các ca thông thường). Đồng thời, trường hợp của cháu cần xử lý viêm nhiễm cũng như điều trị tại nhà để mũi hết viêm và lành hẳn. Còn rất nhiều tình huống dị vật mũi từ trẻ mà cha mẹ và bác sĩ đều giật mình sau quá trình thăm khám và xử lý. 2. Cẩn trọng với những tình huống trẻ nhét dị vật trong mũi Dị vật trong mũi ở trẻ là một trong những tai nạn rất dễ dàng xảy ra. Chỉ một phút không để ý của cha mẹ, trẻ đã có thể nhét dị vật vào mũi, thậm chí là nhiều dị vật. 2.1. Mọi vật đều có thể trở thành dị vật mũi ở trẻ Dị vật trong mũi trẻ có thể rất nhiều loại như: – Dị vật vô cơ: các hạt nhựa, kim loại, hột bẹt, miếng nilon, mẩu đồ chơi, các vật dụng trong nhà như cúc áo, pin cúc,… Dị vật vô cơ có thể trở thành dị vật bỏ quên trong mũi trẻ do ít kích thích và khó phát hiện hơn. – Dị vật hữu cơ: như các loại hạt trái cây, đồ ăn, miếng xốp, gỗ, khăn giấy, đất sét, thuốc viện,… Một số dị vật hữu cơ là dị vật sống như các loại côn trùng chui vào mũi khi ngủ, hoặc các động vật chui vào mũi khi trẻ bơi hồ, tắm sông suối,… Dị vật hữu cơ hay kích thích nên dễ phát hiện sớm hơn. – Một số dị vật đặc biệt như pin nút áo: pin đồng hồ, pin máy trợ thính,… Với loại dị vật này, cha mẹ cần đưa trẻ đi gắp dị vật ngay bởi các viên pin này có thể gây những tổn thương nghiêm trọng khi ở trong mũi 4h. Nhìn chung, hầu như mọi vật nhỏ trong nhà, trong học tập, đồ chơi, … đều có thể khiến trẻ bị hóc dị vật ở trong mũi. 2.2. Nguy hiểm khi trẻ có hiện tượng bị hóc dị vật trong mũi Tình huống dị vật mũi thường không gây nguy hiểm trực tiếp liên quan đến sức khỏe và tính mạng trẻ. Tuy nhiên, nếu dị vật mũi để lâu có thể gây viêm nhiễm, khiến chức năng mũi bị ảnh hưởng. Viêm nhiễm khu vực mũi cũng có thể lây lan các bệnh lý như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng,… Đặc biệt là những dị vật đặc biệt có tính ăn mòn và nguy hại cho niêm mạc ẩm như pin cúc áo thì vấn đề viêm nhiễm càng nguy hiểm. Ngoài ra, dị vật mũi có thể đi xuống miệng và bị trẻ nuốt xuống dạ dày thành dị vật đường ăn uống. Hoặc nguy hiểm hơn, dị vật mũi có thể thành dị vật đường thở, rơi vào phổi và gây tắc nghẽn đường hô hấp, nguy hiểm cho tính mạng của trẻ. Chỉ một phút không để ý của cha mẹ, trẻ đã có thể nhét dị vật vào mũi 3. Xử lý dị vật mũi ở trẻ và phòng ngừa đúng cách 3.1. Xử lý Dị vật mũi đơn giản và trong trường hợp trẻ lớn có thể được đẩy ra bằng cách: dạy trẻ cách lấy hơi xì đẩy dị vật ra ngoài hoặc dùng nước rửa thông cánh mũi để trôi dị vật ra ngoài. Đương nhiên, những tình huống này được thực hiện khi trẻ đã đủ trưởng thành để thực hiện theo hướng dẫn của cha mẹ, đồng thời, dị vật có hình dáng và kích thước vừa phải. Trong một vài tình huống dị vật là vải, giấy, cha mẹ cũng có thể dùng kẹp để lấy dị vật ra ngoài. Với các dị vật phức tạp, hoặc tình trạng dị vật để lại thương tổn nơi mũi, dị vật với trẻ sơ sinh, trẻ chưa cứng cáp, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám. Các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ phù hợp để loại bỏ dị vật mũi cho trẻ. Bên cạnh đó, việc xử lý vấn đề viêm nhiễm và những biến chứng mà dị vật gây ra trong mũi. 3.2. Phòng ngừa Trước hết, cha mẹ cần hạn chế việc mua những đồ chơi chi tiết quá nhỏ cho trẻ. Cha mẹ cũng nên thường xuyên quan sát trẻ nhỏ, ngay cả lúc trẻ vui chơi để ngăn chặn việc tự tạo dị vật mũi ở trẻ. Đồng thờ, cần dạy trẻ ý thức được sự nguy hiểm của tình huống dị vật trong mũi để trẻ ý thức được hành động của mình. Cha mẹ nên dạy trẻ ý thức được sự nguy hiểm của tình huống dị vật trong mũi Ngoài ra, cha mẹ nên nhận biết các dấu hiệu trẻ bị hóc dị vật trong mũi để nhanh chóng xử trí, tránh những nguy hiểm và biến chứng của hiện tượng này gây nên. Chú ý không tự xử lý dị vật mũi trong các trường hợp không đủ dụng cụ để lấy dị vật ra ngoài bởi những hành động này của cha mẹ có thể dị vật bị đẩy vào trong, khó xử lý sau này và để lại những hậu quả không mong muốn cho trẻ.;;;;; Trẻ bị mắc dị vật trong mũi có thể do nhiều nguyên nhân, bé tò mò nên tự nhét đồ vật vào trong mũi mình hay bị bạn khác trêu đùa ấn đồ vật đang chơi vào trong mũi. Đó có thể là các vật như: đồ chơi nhỏ, đá sỏi, thức ăn, giấy ăn… Trẻ nhỏ chưa thể kiểm soát hành vi nên dễ nghịch ngợm nhét dị vật vào mũi mình Thực tế, trẻ bị mắc dị vật trong mũi nếu được xử trí loại bỏ luôn thì sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Thế nhưng, nếu dị vật không được loại bỏ sớm hay bị bỏ quên trong mũi bé thì có thể dẫn đến nhiều hệ quả gây hại cho sức khỏe: – Trẻ có thể bị chảy máu, nhiễm trùng tại chỗ bên trong niêm mạc mũi. – Trẻ có thể bị nhiễm trùng tại các bộ phận khác nếu dị vật đi xuống dạ dày. Nguy hiểm hơn, nếu để dị vật rớt vào phổi thì trẻ còn có thể bị tắc nghẽn đường hô hấp. 2. Những dấu hiệu giúp bố mẹ nhận biết con bị mắc dị vậy bên trong mũi Trẻ bị mắc dị vật trong mũi có thể tự cảm thấy sự khó chịu và nói với người lớn để giải quyết sớm vấn đề này. Thế nhưng với bé không chịu nói hay còn quá nhỏ không thể nói, bố mẹ có thể quan sát và phát hiện vấn đề của con dựa trên những dấu hiệu sau: 2.1. Trẻ bị chảy nước mũi hoặc chảy máu mũi Khi có dị vật mắc kẹt trong mũi, vùng niêm mạc mũi của bé sẽ bị kích thích tiết ra nhiều chất nhầy hơn, trẻ sẽ gặp phải tình trạng bị chảy nước mũi 1 bên. Ban đầu, nước mũi chảy ra sẽ trong và lỏng, sau đó dần đục hơn và có mùi hôi. Một số trường hợp khác, di vật sẽ gây trầy xước niêm mạc bên trong mũi bé và dẫn tới tình trạng chảy máu mũi. Như vậy, khi thấy trẻ xuất hiện triệu chứng chảy nước mũi 1 bên hay hay chảy máu mũi bố mẹ không nên chủ quan. Bố mẹ nên kiểm tra mũi của con vì rất có thể bé đã bị mắc dị vật trong mũi. 2.2. Trẻ bị khó thở Khoang mũi có cấu tạo thông với phần sau của họng miệng, điều này đồng nghĩa rằng dị vật trong mũi bé hoàn toàn có nguy cơ bị đẩy xuống họng. Nếu điều này xảy ra, trẻ có thể nuốt dị vật xuống và gây tắc nghẽn đường thở, gây ra các triệu chứng như: bé thở có tiếng rít, bé cảm thấy khó thở hay thậm chí là không nói được. 2.3. Trẻ xuất hiện tình trạng nhiễm trùng trong mũi Dị vật trong mũi trẻ nếu sau một vài này không được loại bỏ sẽ dẫn tới tình trạng trẻ bị ngạt tắc mũi, xuất hiện nhiễm trùng, phù nề bên trong mũi. Nếu kéo dài tình trạng dị vật bị mắc trong mũi, trẻ có thể sẽ bị viêm loét mũi, viêm xoang… Thậm chí, nếu dị vật có chứa hóa chất như pin điện tử thì trẻ có thể sẽ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm hơn như: thủng vách ngăn mũi, sẹo co kéo… 3. Cách xử trí dị vật trong mũi bé nhẹ nhàng và an toàn Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường, nghi ngờ có dị vật trong mũi bé, điều đầu tiên bố mẹ nên làm là hỏi con thật nhẹ nhàng. Bố mẹ không nên quát mắng trẻ vì nếu khiến con sợ hãi, việc việc xử trí loại bỏ dị vật trong mũi trẻ càng trở lên khó khăn hơn. Tiếp theo, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau để lấy dị vật ra khỏi mũi của con: – Nếu dị vật nằm gần ở ngoài mũi, bố mẹ hãy bịt bên mũi không mắc dị vật của bé và hướng dẫn con xì mũi thật mạnh để có thể đẩy dị vật ra ngoài. Lưu ý rằng, bố mẹ cần hướng dẫn con xì mũi đúng cách, không hít ngược trở lại quá mạnh sau xì mũi. Vì nếu khi bé xì mũi dị vật chưa được đẩy ra ngoài thì khi bé hít ngược lại, dị vật có thể chui vào sâu hơn. Hướng dẫn trẻ xì mũi đúng cách để đẩy dị vậy mắc trong mũi ra ngoài – Nếu dị vật nằm sâu trong mũi nhưng vẫn có thể nhìn thấy, bố mẹ có thể sử dụng nhíp để gắp dị vật ra một cách thật nhẹ nhàng và cẩn thận. Bố mẹ không nên dùng nhiều lực tay khi gắp dị vật trong mũi của con vì có thể gây tổn thương bên trong niêm mạc mũi của trẻ hoặc có thể khiến dị vật chui vào sâu hơn. Lưu ý khi tự gắp dị vật trong mũi trẻ tại nhà, bố mẹ không nên dùng tăm bông để ngoáy dị vật trong mũi ra, vì khả năng cao dị vật sẽ bị đẩy vào trong sâu hơn và càng khó lấy hơn. Vật dụng dùng để loại bỏ dị vật trong mũi trẻ cần được tiệt trùng cẩn thận, đảm bảo vệ sinh để tránh gây nhiễm trùng cho niêm mạc mũi của bé. Hãy cho trẻ đi khám bác sĩ khi thấy dị vật trong mũi con nằm sâu, khó lấy;;;;;Dị vật trong hốc mũi là một trong những vấn đề ở trẻ mà cha mẹ có thể dễ dàng bị bỏ sót. 1. Ngay khi trẻ được đưa đến, bác sĩ đã soi cánh mũi và phát hiện ra có dị vật nằm trong mũi bé. Điều đặc biệt là cha mẹ của bé cũng không biết dị vật này đã bị trẻ nhét vào mũi từ bao giờ. Và thực sự, bác sĩ phải rất nhẹ nhàng, dành nhiều thời gian cho ca lấy dị vật này. Dù đã hết sức cố gắng, nhưng trẻ vẫn bị chảy máu đôi chút và đau nhiều. Đây không phải trường hợp hiếm gặp về việc trẻ nhét dị vật vào mũi mà cha mẹ không kiểm soát kịp thời. Thực tế, rất nhiều trường hợp trẻ nhét hạt nở hoặc pin cúc vào mũi mà cha mẹ không biết, đến khi phát hiện ra thì mũi trẻ đã bị ảnh hưởng và tổn thương nặng nề, để lại hậu quả xấu cho trẻ. Cha mẹ cảnh giác tình trạng dị vật trong mũi trẻ 2. Cẩn trọng những nguy cơ từ dị vật mũi 2.1. Dị vật mũi nhiều nguy hiểm Dị vật ở trong hốc mũi có thể là rất nhiều đồ vật xung quanh chúng ta: mảnh đồ chơi, viên bi, giấy, nilon, pin cúc hay thậm chí là các động vật sống. Trẻ em thường hiếu động, nghịch ngợm nên đôi khi hay nhét dị vật vào trong mũi và thậm chí để quên rất lâu mà cha mẹ không biết. Thêm vào đó, nhiều trường hợp dị vật mũi ở trẻ được phát hiện nhưng lại xử lý sai cách. Dị vật trong mũi thường gây sự ngứa ngáy, khó chịu nhất định với người bệnh. Theo cảnh báo từ bác sĩ, dị vật mũi có thể là nguyên nhân gây tình trạng nhiễm trùng vùng mũi, gây biến chứng viêm mũi xoang và các tổn thương quanh khu vực hốc mũi. Các dị vật có hóa chất cũng khi ở trong mũi cũng rất nhanh gây nguy hiểm làm tổn hại cấu trúc mũi. Bên cạnh đó, dị vật mũi có thể trở thành dị vật đường thở vì nguy cơ rơi xuống khu vực này. Điều này cũng đồng nghĩa với nguy cơ dị vật gây viêm nhiễm quanh khu vực thanh quản, phế quản và hình thành các vấn đề bệnh lý hoại tử mô, viêm, áp xe các cơ quan đường thở. Nguy hiểm hơn, dị vật gây bít tắc đường thở, có thể gây khó thở, nghẹt thở cho bệnh nhân. 2.2. Chú ý phát hiện dị vật mũi trẻ để điều trị sớm, tránh biến chứng Cha mẹ cần chú ý quan sát con để đề phòng trẻ nhét dị vật vào mũi. Đồng thời, cần nghi ngờ, phát hiện nhanh việc trẻ bị dị vật trong mũi để có thể xử trí nhanh chóng, tránh nguy hiểm cho con. Cần chú ý các dấu hiệu ở trẻ có thể báo hiệu mũi có dị vật như: – Dụi mũi – Hay nhăn mũi – Ngứa mũi – Quệt, ngoáy mũi – Chảy máu mũi – Sốt – Khó thở – Thở khò khè, thở bằng miệng ở trẻ khi ngủ – Chảy dịch mũi – Hơi thở có mùi Trẻ dễ ngoáy, dụi mũi khi có dị vật trong mũi 3. Cha mẹ xử trí phù hợp khi con có dị vật mũi 3.1. Lấy dị vật đúng cách Khi phát hiện con có dị vật mũi, cha mẹ cần bình tĩnh và để con bình tĩnh ứng phó vấn đề này. Trước tiên, cần tránh tình trạng quát mắng hay vội vàng khiến trẻ lo sợ, khóc và ngoáy mũi khiến dị vật vào sâu trong hốc mũi hơn. Nếu dị vật nhỏ và nằm ngoài cánh mũi, trong trường hợp trẻ lớn, cha mẹ có thể hướng dẫn con xì mũi mạnh để đẩy dị vật nhỏ ra ngoài. Tuy nhiên, cần cẩn trọng trường hợp trẻ hít mạnh vào sẽ khiến dị vật vào sâu trong mũi hơn. Nếu trẻ nhỏ hoặc trẻ không thể đẩy dị vật ra ngoài, cha mẹ cần đưa con đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được hỗ trợ. Khi này, cần báo cho bác sĩ đầy đủ các vấn đề về dị vật và triệu chứng của con. Những thông tin này có thể giúp bác sĩ chẩn đoán và xử lý nhanh chóng hơn cho con. 3.2. Đưa trẻ bị dị vật mũi đi cấp cứu kịp thời Đó là khi: – Dị vật xương khu vực đường thở và trẻ gặp tình trạng khó thở. – Dị vật trong mũi trẻ có chứa hóa chất hoặc là dị vật sống. – Dị vật giãn nở trong điều kiện ẩm. Chủ động đưa trẻ đi khám khi có dị vật trong hốc mũi trẻ 4. Phòng tránh tình trạng bị dị vật mũi ở trẻ Dù dị vật mũi có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng trẻ nhỏ là những đối tượng hàng đầu của vấn đề bệnh lý này. Cha mẹ cần chủ động phòng ngừa dị vật mũi cho trẻ bằng các hành động thiết thực như: – Không để trẻ còn quá nhỏ chơi các đồ chơi nhỏ dạng viên hay nhọn. Trẻ có thể vô tình hoặc cố ý nhét hoặc hít vào mũi. – Đảm bảo vấn đề kiểm tra và vệ sinh mũi khi đi đường xa hoặc sau các hoạt động bơi, lặn. – Giăng màn để tránh dị vật chui vào mũi khi ngủ. – Tránh việc không giám sát mà để trẻ nhỏ chơi một mình. – Dạy trẻ tầm nguy hiểm của dị vật để trẻ không đưa dị vật vào tai, mũi họng – Kiểm tra tai mũi họng hằng ngày cho bé để đảm bảo vấn đề vệ sinh và an toàn cho trẻ.;;;;;Trẻ nhỏ rất dễ bị dị vật ở mũi, có thể là những đồ chơi nhỏ, giấy ăn, sỏi đá, thức ăn hay các loại hạt do các trẻ thường tò mò và không kiểm soát được hành động của bản thân. Nếu cha mẹ xử trí dị vật trong mũi của trẻ không đúng cách, dị vật có thể trôi xuống sâu hơn gây tổn thương các bộ phận trong mũi, nguy hiểm hơn là gây bít tắt đường thở. Cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu sau đây cho thấy có thể trẻ bị mắc dị vật ở mũi, phát hiện và xử trí càng sớm càng giảm đau đớn và tránh tổn thương cho trẻ. 1.1. Chảy máu mũi Đây là triệu chứng cho thấy dị vật ở trong mũi đã gây tổn thương, trầy xước, chảy máu niêm mạc mũi. Trường hợp này thường do dị vật sắc nhọn hoặc trẻ cố sức day mũi, hắt hơi, cha mẹ xử trí đưa dị vật trong mũi của trẻ ra sai cách. Chảy máu mũi thường khiến trẻ cảm thấy khó chịu, gây buồn nôn nên đây cũng là triệu chứng thường gặp cha mẹ cần lưu ý. 1.2. Khó thở Khoang mũi thông với phía sau họng miệng, vì thế dị vật trong mũi có thể bị đẩy xuống họng. Những trường hợp này trẻ nuốt dị vật xuống thường bị tắc gây nghẹt thở. Triệu chứng có thể rất đa dạng bao gồm: rít, ngạt, khó thở, không nói được. 1.3. Nhiễm trùng Dị vật trong mũi nếu không được loại bỏ, sau một vài ngày sẽ bắt đầu gây nhiễm trùng, phù nề, ngạt tắc mũi. Những trường hợp này đa phần dị vật chỉ ở 1 bên mũi, không gây khó chịu hoặc trẻ còn quá nhỏ để thể hiện chính xác sự khó chịu bản thân gặp phải. Mủ chảy do nhiễm trùng ở bên mũi bị dị vật sau vài ngày sẽ bị tắc hoàn toàn, gây chảy mủ ra ngoài với mùi hôi thối thấy rõ. Khi khám bên trong hốc mũi này sẽ thấy bên trong đầy mủ, có mùi hôi, có thể chảy ra ngoài hoặc ứ đọng. Dị vật trong mũi tcó thể không phát hiện được khi chụp X-quang nếu dị vật không cản quang, bác sĩ sẽ thường kiểm tra các dấu hiệu trên để xác định trẻ bị dị vật. Việc khám lấy dị vật ra phải thực hiện càng sớm càng tốt, việc trì hoãn làm tăng nguy cơ dị vật di chuyển xuống miệng, nuốt phải và gây bít tắc đường thở. Ngoài ra, dị vật trong mũi thời gian dài sẽ gây viêm loét mũi, viêm mũi xoang. Nếu dị vật có chứa hóa chất như pin điện tử thì biến chứng càng nguy hiểm như: chảy máu, loét niêm mạc, sẹo co kéo, thủng vách ngăn mũi,… Nếu trẻ bị dị vật trong mũi, cha mẹ cần hỏi nhẹ nhàng, không nên quát mắng, cố lấy dị vật bằng tay hay vật nhọn. Nếu dị vật nhỏ và nằm ở ngoài, hãy bịt bên mũi không có dị vật và hướng dẫn trẻ xì mũi mạnh. Xì mạnh sẽ giúp dị vật nhỏ bị đẩy ra ngoài, nhưng nếu trẻ làm ngược lại là hít mạnh vào thì dị vật sẽ càng đi vào sâu. Nếu làm cách này không đẩy được dị vật ra ngoài, cần đến bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng càng sớm càng tốt. Nhất là khi dị vật gây chảy máu mũi, đau, chảy nhiều dịch mũi hoặc thậm chí là mủ viêm do dị vật ở trong mũi trong thời gian dài. Cần báo cho bác sĩ đầy đủ các triệu chứng, thông tin về loại dị vật để bác sĩ chẩn đoán nhanh chóng và xử lý tốt hơn. Các trường hợp sau cần nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu để hạn chế biến chứng: Dị vật di chuyển xuống họng và người bệnh hít phải, gặp tình trạng ngạt thở. Nuốt phải dị vật có chứa hóa chất như pin. Dị vật có khả năng trương phồng trong điều kiện nhiều ẩm, có thể gây ngạt thở nếu trẻ nuốt xuống họng. Lưu ý là cha mẹ khi nghi ngờ trẻ bị dị vật trong mũi, không nên dùng bông hoặc vải bịt vào cửa mũi. Việc này khiến trẻ không hít thở bình thường được, có xu hướng hít vào khiến dị vật chui vào sâu hơn. Tốt nhất cha mẹ không nên tự xử trí lấy dị vật trong mũi của trẻ ra khi không có hướng dẫn của bác sĩ vì có thể sẽ gây tổn thương nghiêm trọng hơn. 3. Hướng dẫn cha mẹ cách phòng ngừa trẻ mắc dị vật mũi họng Trẻ nhỏ tầm tuổi 2 - 5 rất hay bị dị vật ở mũi, là những loại thức ăn, hạt, đồ chơi, sỏi đá, giấy ăn,… kích thước nhỏ. Phần lớn các trường hợp dị vật ở mũi là không nghiêm trọng, song không nên chủ quan bởi không xử trí tốt dị vật sẽ di chuyển xuống miệng, hít vào phổi gây tắc đường thở. Vì thế, cha mẹ nên chủ động phòng ngừa dị vật trong mũi trẻ bằng những cách sau: Tránh các loại đồ chơi viên nhỏ cho trẻ còn quá nhỏ, trẻ dễ tò mò đưa lên miệng hoặc mũi để nuốt hay hít vào. Chế biến thức ăn dạng mềm, tránh hạt đậu hay thái nhỏ thức ăn cứng vừa khiến trẻ khó nhai nuốt vừa dễ gây dị vật. Hướng dẫn trẻ không nên đưa đồ chơi hay những vật dụng nhỏ lên miệng, mũi. Tránh xa tầm tay của trẻ những vật dụng có thể gây dị vật ở mũi nguy hiểm. Tránh để trẻ nhỏ chơi một mình mà không có sự giám sát của người lớn. Đôi khi dị vật trong mũi là hậu quả của chấn thương, cha mẹ cần tránh những chấn thương vùng đầu và mũi trẻ. Đây là khu vực nhạy cảm, dễ tổn thương và để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe của trẻ.
question_174
Vaccine ngừa Covid-19 sau khi tiêm bao lâu thì sốt và cách xử trí
doc_174
Sốt là một trong những phản ứng phổ biến sau khi thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19. Triệu chứng này biểu thị tinh thần đáp trả của cơ thể khi có một tác nhân lạ xâm nhập vào hệ thống miễn dịch. 1. Khái quát về những biểu hiện sau tiêm vaccine Vaccine phòng ngừa Covid-19 ra đời trước bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-Co V-2 gây ra đang lây lan và gieo rắc hàng triệu ca tử vong trên toàn cầu. Với việc phát minh ra vaccine ngừa Covid-19, con người khi nhiễm virus cũng sẽ bớt trải qua các biến chứng nặng, từ đó giúp làm giảm nguy cơ tử vong hơn trước rất nhiều. Bên cạnh công dụng chính là giúp cơ thể chống lại SARS-Co V-2, vaccine cũng gây ra một số phản ứng phụ cho người được tiêm chủng. Tuy nhiên đó phần lớn là những phản ứng nhẹ và có thể hết trong vòng một vài ngày sau khi tiêm. Các phản ứng sau tiêm chủng có thể bao gồm: sốt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, đau cơ, ớn lạnh, đau khớp, đau, sưng, đỏ, ngứa tại vị trí tiêm,... Trong đó triệu chứng sốt nhẹ (dưới 38 độ C) là phản ứng thường gặp sau khi tiêm khoảng một vài giờ đến một vài ngày. Đó là biểu hiện bình thường của cơ thể đối với vaccine. 2. Giải thích về cơ chế gây sốt sau tiêm vaccine Trên thực tế, sốt là một dấu hiệu biểu thị sự gia tăng của nhiệt độ cơ thể cao hơn mức trạng thái bình thường (khi không sốt nhiệt độ cơ thể con người là khoảng 36,5 - 37 độ C). Trường hợp thứ nhất, triệu chứng sốt xảy ra khi cơ thể đáp trả lại hiện tượng nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, kéo dài trong khoảng từ 2 - 3 ngày. Trường hợp thứ 2, sốt có thể là do cơ thể tiếp xúc với một chất lạ, ví dụ như khi tiêm vaccine - một kháng nguyên xa lạ nhưng không có khả năng gây hại cho cơ thể chúng ta. Sau khi tiêm vaccine, hệ miễn dịch sẽ nhận thấy đây là một kẻ địch và huy động các kháng thể để chống lại kẻ địch này. Qua cuộc tập trận “nháp", một trí nhớ miễn dịch sẽ được hình thành. Nếu lần sau cơ thể bị tác nhân gây bệnh thực sự từ ngoài môi trường như virus SARS-Co V-2 (có đặc điểm tương tự như vaccine đã được tiêm) tấn công, hệ miễn dịch sẽ “nhớ mặt chỉ tên” và huy động lực lượng lớn các kháng thể để tiêu diệt mầm bệnh. Bộ não con người có một vùng mang tên là vùng hạ đồi. Nhiệm vụ chính của khu vực này là giúp điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể. Đối với người bình thường mức nhiệt sẽ giao động xung quanh 37 độ C. Khi các yếu tố gây bệnh như virus hoặc vi khuẩn xâm nhập, chúng sẽ làm suy yếu cơ thể. Khi đó vùng hạ đồi nhận ra mối đe dọa này sẽ lập tức điều chỉnh mức nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, gây nên hiện tượng sốt. Đây chính là tín hiệu báo động cho biết cơ thể đang bị nhiễm trùng làm tổn thương. Khi chúng ta tiêm vaccine thì cơ chế sốt cũng diễn ra tương tự như vậy, chứng minh hệ miễn dịch đang hoạt động mạnh mẽ để bảo vệ cơ thể. Phản ứng sau khi tiêm vaccine ở mỗi người có thể khác nhau. Những người bị sốt, thậm chí sốt cao là do phản ứng của hệ miễn dịch diễn ra mạnh mẽ, các chuỗi phản ứng được kích hoạt nhanh chóng và hoạt động mạnh khiến cho cơ thể có những biểu hiện rầm rộ như trên. Ở những người không có biểu hiện sốt không phải là do vaccine không hiệu quả hoặc do hệ miễn dịch không sản sinh ra kháng thể, mà hàng rào bảo vệ này đã chiến đấu theo cách nhẹ nhàng hơn. Bất kể là người được tiêm chủng có bị sốt hay không sau khi tiêm vaccine thì hệ miễn dịch đã ghi nhớ và sẽ phát huy khả năng chống lại virus nếu lần tới chúng tấn công cơ thể. Theo như hướng dẫn của Bộ Y tế, người được tiêm chủng cần theo dõi thân nhiệt thường xuyên. Cụ thể: Nếu sốt dưới 38,5 độ C thì nên áp dụng các cách sau để hạ thân nhiệt: Mặc quần áo mỏng thoáng mát, thấm mồ hôi; Lau, chườm khăn ấm vào các vị trí trán, bẹn, hố nách; Uống đủ nước (1,5 - 2L/ngày): có thể là nước lọc, đan xen nước gạo rang, hoa quả ép, cháo loãng, sữa hoặc Oresol. Uống từ từ không nên uống một lượng quá nhiều trong cùng một lúc; Cứ 30 phút lại kiểm tra thân nhiệt 1 lần; Nằm trong phòng thoáng khí tránh để gió lùa, không để cơ thể bị nhiễm lạnh; Ngủ đủ giấc tầm 7 - 8 tiếng/ngày và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, giúp cơ thể hồi phục nhanh và làm tăng sức đề kháng; Thực đơn ăn uống cần đa dạng và lành mạnh: ăn thịt, ngũ cốc nguyên hạt, cá, trứng, sữa, rau xanh giàu chất xơ và trái cây tươi. Những nhóm thực phẩm này chứa nhiều Vitamin A, C, D, E, kẽm, protein,... có tác dụng duy trì thể lực, giảm cảm giác mệt mỏi do sốt gây nên. Nếu bị sốt trên 38,5 độ C mà đã áp dụng những cách trên nhưng vẫn không giảm, người được tiêm chủng có thể dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế: Dùng đúng liều, đúng thời điểm và lưu ý khoảng cách giữa 2 các liều. Nếu thuốc hạ sốt là Paracetamol thì mỗi lần sử dụng từ 10 - 15mg/kg, liều sau cách liều trước từ 4 - 6 tiếng. Trong trường hợp dùng Hapacol 650, giữa 2 liều cách nhau trên 4 tiếng và uống không quá 6 viên/ngày; Việc dùng thuốc hạ sốt chỉ giúp làm giảm triệu chứng khó chịu, làm giảm tình trạng mất nước và điện giải, bớt mệt mỏi, không gây ảnh hưởng tới quá trình sinh miễn dịch và hiệu quả của vaccine.
doc_41453;;;;;doc_56317;;;;;doc_58235;;;;;doc_63270;;;;;doc_12716
Vaccine phòng Covid-19 có tác dụng giúp cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus SARS-Co V-2 - tác nhân gây nên bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người. Mặc dù hiện nay không có vaccine nào có thể giúp chúng ta miễn nhiễm 100% với mầm bệnh nhưng nếu được tiêm đủ liều vaccine thì khả năng biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong do Covid-19 sẽ giảm đi đáng kể. Chính vì thế, mỗi người cần tham gia chương trình tiêm chủng để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Tương tự như phần lớn các loại thuốc đều chứa các tác dụng phụ nhất định, vaccine cũng có thể gây nên những phản ứng phụ với các mức độ khác nhau. Khác ở chỗ là các tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine chỉ mang tính chất tạm thời và thường gặp nhất là các biểu hiện như cơ thể mệt mỏi, sưng, đau, tấy đỏ vị trí tiêm và sốt. Tuy nhiên CDC đã khẳng định rằng những phản ứng phụ và rủi ro khi tiêm vaccine là thấp hơn rất nhiều so với lợi ích mà vaccine đem lại. Thông thường sau 2 - 3 ngày là các phản ứng phụ sẽ tự biến mất. Ngoài ra cũng có trường hợp gặp phản vệ sau tiêm nhưng tác dụng này rất hiếm gặp. Đây là lý do sau tiêm bất kỳ vaccine nào người đi tiêm chủng cũng cần phải ở lại điểm tiêm ít nhất 30 phút để nhân viên y tế kịp thời xử lý nếu xảy ra các phản ứng nghiêm trọng. Theo như khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới WHO, trước khi tiêm vaccine ngừa Covid-19 không nên sử dụng thuốc hạ sốt để phòng tránh các phản ứng phụ do vaccine vì điều này có khả năng làm ảnh hưởng tới hiệu quả của vaccine. Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng chỉ ra những loại thuốc phù hợp có thể dùng để hạ sốt và giảm đau sau tiêm vaccine Covid-19. Trong trường hợp người được tiêm chủng xuất hiện triệu chứng sốt từ 38,5 độ C trở lên thì nên dùng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên cần phải tuân thủ theo liều lượng, không uống quá liều hoặc sau khi uống chưa thấy tác dụng hạ sốt ngay cũng không được uống vượt quá thời gian tối thiểu của lần uống tiếp theo. Bởi vì điều này có thể làm hại gan, dẫn tới suy gan cấp vô cùng nguy hiểm. 3. Các lưu ý cần thiết sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 Tại điểm tiêm chủng cần đọc kỹ và tuân theo những hướng dẫn sau tiêm do cán bộ y cán bộ y tế cung cấp. Bao gồm các phản ứng phụ với từng mức độ có thể gặp và khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt, giảm đau nếu gặp tình trạng sốt sau tiêm. Bên cạnh việc sử dụng thuốc hạ sốt, nếu người đi tiêm về mới chỉ sốt dưới 38 độ C thì chưa cần uống thuốc vội, thay vào đó có thể áp dụng các kỹ thuật tự chăm sóc để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu này do tác dụng phụ của vaccine như: Uống nhiều nước lọc, nước trái cây và điện giải, oresol để tránh mất nước; Mặc quần áo mỏng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi; Nằm trong phòng thoáng khí nhưng không nên để gió lạnh thốc vào người; Chườm trán, hố nách 2 bên và lau người bằng khăn ấm; Tầm 30 phút lại đo nhiệt độ 1 lần để theo dõi xem cơ thể đã hạ sốt chưa. Nếu nhiệt độ có dấu hiệu tiếp tục gia tăng trên 38,5 độ C thì cần sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ để tránh bị kiệt sức do sốt sau tiêm. Sau khi tiêm vaccine Covid-19, cơ thể sẽ phải mất tới vài tuần để có đủ kháng thể chống lại virus. Do đó ngay sau khi tiêm chúng ta chưa được bảo vệ ngay mà vẫn có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh và lây bệnh cho người khác. Vì vậy mỗi người cần nghiêm túc thực hiện các quy định phòng chống dịch của Chính phủ kể cả trước và sau khi đã tiêm phòng Covid-19 nhằm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Trong trường hợp nếu bạn muốn xét nghiệm kháng thể sau khi tiêm, tốt nhất nên tiến hành vào mốc 28 ngày sau khi tiêm mũi 1, đối với mũi 2 là sau 14 - 28 ngày.;;;;;Phần lớn mọi người đều sẽ xuất hiện các biểu hiện giả cúm như ớn lạnh, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ hoặc sốt 2 ngày sau tiêm phòng Covid. Những triệu chứng do vaccine gây ra không hề có hại như các tác nhân gây bệnh mà là đang giúp hệ miễn dịch tạo nên nhiều kháng thể chống chọi với virus. Thường chỉ sau vài ngày các biểu hiện trên sẽ biến mất mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của người được tiêm chủng. 1. Vaccine Covid-19 và phản ứng sau tiêm Virus SARS-Co V-2 với nhiều biến chủng phức tạp vẫn đang tiếp tục hoành hành trên khắp thế giới. Hiện đã có hơn 210 triệu trường hợp nhiễm bệnh và gần 5 triệu người tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus này gây nên. Để ngăn chặn các tác hại nặng nề của Covid-19, vaccine chính là biện pháp hữu hiệu nhất giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể tiêu diệt loại virus này. Những người tham gia tiêm phòng Covid-19 đều có khả năng gặp một số phản ứng phụ tại vị trí tiêm hoặc toàn thân theo các mức độ khác nhau. Tuỳ từng đối tượng không phải ai cũng xuất hiện các triệu chứng này sau tiêm, nếu có thì đây cũng là hiện tượng bình thường, không gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe người đi tiêm và chúng có thể tự biến mất sau khoảng vài ngày. Tuy nhiên mỗi người vẫn cần phải theo dõi sau khi tiêm để được kịp thời xử trí các biến chứng nguy hiểm. Vaccine dùng để tiêm ngừa Covid-19 đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả vì đã được kiểm chứng qua quy trình thử nghiệm lâm sàng chặt chẽ trước khi sử dụng để tiêm rộng rãi trong cộng đồng. Mặc dù có nhiều trường hợp gặp các tác dụng phụ như sốt 2 ngày sau tiêm phòng covid, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, sưng tại chỗ tiêm,... với biểu hiện giống cúm nhưng hầu hết là phản ứng nhẹ, trung bình và điều này cho thấy vaccine đang hoạt động tốt trong việc huấn luyện hệ miễn dịch hình thành cơ chế phòng thủ trước các tác nhân gây bệnh. Dưới đây là những đối tượng nên trì hoãn tiêm phòng Covid-19: Không tiêm vaccine Covid-19 đối với những người đang có tình trạng sốt và nhiễm trùng; Những trường hợp có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với bất kỳ thành phần tá dược hay hoạt chất nào có trong vaccine hoặc đã từng gặp biến chứng nghiêm trọng ở lần tiêm đầu tiên; Người có cơ địa dị ứng từ độ 2 trở lên cần tham vấn ý kiến của bác sĩ khi khám sàng lọc trước thời điểm tiêm chủng; Phụ nữ có thai dưới 13 tuần. Các trường hợp cần tham vấn kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm chủng: Người có cơ địa dị ứng từ độ 2 trở lên với các tác nhân khác như hải sản, mỹ phẩm, bụi, phấn hoa,... ; Người gặp vấn đề về xuất huyết, bầm tím, đang dùng thuốc chống đông máu; Người mắc các bệnh lý nền mạn tính hoặc đang sử dụng các thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch (thuốc ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, corticosteroid liều cao). 3. Hướng dẫn theo dõi sau tiêm phòng Covid-19 Dưới đây là các khuyến cáo của Bộ Y tế dành cho các trường hợp tham gia tiêm vaccine ngừa Covid-19: Thường xuyên theo dõi và cập nhật mức thân nhiệt. Nếu: Sốt dưới 38 độ C: cởi bỏ bớt quần áo để cơ thể hạ nhiệt và không bị đổ mồ hôi tránh nhiễm lạnh; chườm trán, lau nách, bẹn bằng khăn ấm; đảm bảo uống đủ nước và cứ cách 30 phút lại đo nhiệt độ một lần; Sốt cao trên 38 độ C: nếu thân nhiệt không những không giảm mà còn tăng cao thì dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định. Có những trường hợp bị sốt âm ỉ, lúc tăng lúc giảm nhiệt độ, thậm chí là sốt 2 ngày sau tiêm phòng covid cần thông báo ngay cho cán bộ y tế để được hướng dẫn xử lý hoặc tới các bệnh viện gần nhất. Khi thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng nặng như: Khó thở; Ngứa họng, nghẹn, căng cứng, nói khó; Tê vùng quanh lưỡi và miệng; Nổi mẩn đỏ, phát ban, chảy máu dưới da; Đau đầu nhiều, kéo dài hoặc dữ dội; Ngủ gà gật, li bì, không tỉnh táo, hôn mê, thậm chí bị co giật; Ngực đau tức, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực liên hồi, ngất xỉu; Đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy; Người như muốn ngã, choáng, mệt mỏi bất thường; Sốt cao trên 39 độ C và sốt 2 ngày sau tiêm phòng covid, không cải thiện sau khi đã uống thuốc hạ sốt. Đối với các diễn biến nghiêm trọng trên, người được tiêm chủng cần liên hệ ngay tới đường dây nóng cấp cứu lưu động hoặc tới bệnh viện. Trung bình người dân cần tự theo dõi sức khỏe trong vòng ít nhất 7 ngày đầu và tối đa 28 ngày sau khi hoàn thành mỗi mũi tiêm. Các biến chứng trên mặc dù có thể xảy ra nhưng tỷ lệ gặp là rất thấp trong khi lợi ích do vaccine đem lại cho cộng đồng và bản thân người được tiêm là lớn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, tại Việt Nam quy trình tiêm vaccine được triển khai rất bài bản và khoa học theo tiêu chuẩn thế giới. Cụ thể là: Đảm bảo mức độ an toàn cao nhất, thậm chí còn khắt khe và tiến bộ hơn nhiều lần so với các khu vực khác trên thế giới; Trước khi tiêm, mỗi người đều được tham gia quy trình khai báo y tế, thăm khám sàng lọc và được tư vấn kỹ lưỡng bởi các y bác sĩ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Sau khi tiêm, người dân sẽ được theo dõi tình trạng sức khỏe trong ít nhất 30 phút và tiếp tục tự theo dõi phản ứng phụ tại nhà trong khoảng thời gian từ 7 - 28 ngày. Do vậy, thay vì lo ngại trước những phản ứng phụ vô cùng hiếm gặp, mọi người nên tham gia tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe và sớm được trở lại trạng thái bình thường mới trong sinh hoạt.;;;;;Đối với vaccine phòng Covid-19, có nhiều trường hợp sau tiêm sốt 38 độ, thậm chí là cao hơn. Đây là một phản ứng phụ thường gặp sau khi tiêm hầu hết các loại vaccine cho thấy hệ thống miễn dịch đang đáp ứng sự có mặt của vaccine trong cơ thể. Tuy nhiên điều này lại khiến cho người được tiêm cảm thấy lo lắng và chưa biết xử trí sao cho đúng cách trong tình huống sau tiêm covid bị sốt. 1. Vai trò của vaccine trước đại dịch Kể từ khi Covid-19 trở thành đại dịch bùng phát mạnh mẽ trên toàn cầu vào cuối năm 2019, vaccine vẫn là một chìa khóa vàng được mọi quốc gia trông chờ để chấm dứt dịch bệnh. Theo báo cáo, đã có khoảng 100 loại vaccine khác nhau đang được thử nghiệm lâm sàng trên người và hầu hết đều có triển vọng cao. Dự kiến trong năm 2021, trên khắp thế giới nhu cầu về vaccine Covid-19 sẽ vượt quá khả năng cung ứng. Phần lớn các nhà sản xuất đều đẩy mạnh xuất xưởng hàng triệu lô vaccine, các nước thì tập trung tăng cường công tác tiêm chủng mở rộng, đặc biệt là tiêm cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao dễ bị tổn thương khi nhiễm Covid-19 như người mắc bệnh nền, người cao tuổi và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Tính đến thời điểm hiện tại, thực trạng tiêm chủng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đang diễn ra khá khả quan. Nhưng ngay cả khi đã bao phủ tới 60 - 70% tỷ lệ tiêm chủng toàn dân thì mọi người cũng không được chủ quan vì dù đã được tiêm đủ 2 mũi thì chúng ta vẫn có thể bị mắc Covid-19 và lây cho người khác (bao gồm cả người không đủ điều kiện tiêm chủng). Ngoài ra sau khi vừa tiêm xong, vaccine cũng cần có thời gian phát huy tác dụng để hệ miễn dịch tạo ra đủ kháng thể bảo vệ cơ thể, do đó người dân cần ý thức thực hiện “5K" theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế. Trên thực tế các quốc gia như Israel, Bahrain, UAE đã thực hiện tiêm vaccine trên diện rộng nhưng vẫn phải duy trì các quy định về phòng chống dịch như tiếp tục đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên và giữ khoảng cách an toàn nơi công cộng. 2. Các phản ứng phụ có thể gặp sau tiêm Số liệu nghiên cứu lâm sàng và thực trạng tiêm chủng cho thấy, sau khi tiêm vaccine Covid-19 cơ thể người đi tiêm thường sẽ xuất hiện một số phản ứng phụ nhưng đa phần là ở mức độ từ nhẹ tới trung bình và sẽ mất khoảng vài ngày để các triệu chứng này biến mất. Cụ thể đó là: Tại vị trí tiêm: đau nhức, đỏ, ngứa, sưng, nóng; Phản ứng toàn thân: sau tiêm sốt 38 độ trở lên, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ hoặc đau khớp,... Dấu hiệu ít phổ biến hơn: Sốt cao trên 39 độ; Chỗ tiêm bị sưng đau, đỏ lan rộng. Diễn biến hiếm gặp chiếm tỷ lệ rất nhỏ: Khản đặc, tắc nghẹn, căng cứng hoặc ngứa ở cổ họng; Tê quanh môi hoặc lưỡi; Phát ban, nổi mẩn đỏ, da tím tái; Thở rít, thở dốc, khó thở, thở khò khè, cảm thấy nghẹt thở; Nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy; Chóng mặt, choáng váng, xây xẩm mặt mày, chân tay co quắp; Đau cơ dữ dội; Huyết áp tăng hoặc giảm bất thường, thậm chí kẹt huyết áp. 3. Xử lý tình trạng sau tiêm sốt 38 độ trở lên Theo dõi chặt chẽ nhiệt độ và thời gian sốt: Thông thường sau tiêm covid bị sốt sẽ là sốt nhẹ, thường có thể tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Tuy nhiên nếu thân nhiệt tăng cao trên 38,5 độ C, cần phải đặc biệt lưu ý sự thay đổi của mức nhiệt độ cũng như các triệu chứng khác kèm theo. Trong trường hợp nếu người được tiêm chủng bị sốt cao liên tục trên 39 độ nhưng không có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi đã sử dụng thuốc hạ sốt trong vòng 2 giờ, đi kèm với những biểu hiện khác như đau cơ, đau đầu dữ dội không do sang chấn, sốt kéo dài không thuyên giảm cần xin tư vấn trực tuyến từ bác sĩ và đến bệnh viện gần nhất. Không ngoại trừ khả năng người đi tiêm bị nhiễm Covid-19 nên có những biểu hiện này. Các cách giúp khắc phục hiện tượng sau tiêm sốt 38 độ: Sau khi tiêm vaccine, nếu bị sốt trên 38 độ C và thấy đau nhiều, người đi tiêm có thể dùng paracetamol theo hướng dẫn với liều lượng hợp lý. Lưu ý không được sử dụng thuốc có chứa corticosteroid vì loại này khiến cho tác dụng sinh miễn dịch của vaccine bị suy giảm, trừ khi bị sốc phản vệ nặng; Uống nhiều nước: nên uống từ từ, chia nhỏ thành nhiều lần. Chính vì thế, sau khi tiêm xong người được tiêm chủng cần theo dõi các phản ứng ít nhất trong 30 phút tại điểm tiêm chủng. Do đây là khoảng thời gian dễ xảy ra những phản ứng phụ từ nhẹ tới nặng nên cần ở lại để nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, các nhân viên y tế với đầy đủ chuyên môn và thiết bị có thể giúp xử lý kịp thời các biến chứng nghiêm trọng. Nếu người đi tiêm đã về nhà thì cần có người thân ở bên cạnh, chăm sóc 24/24 trong vòng 3 ngày đầu sau tiêm. Ngoài việc theo dõi các diễn biến phản ứng, cần chú ý bồi dưỡng sức khỏe đầy đủ theo như hướng dẫn của các chuyên gia y tế. Đánh giá sức khỏe sau khi tiêm vaccine phòng covid-19;;;;;Tình trạng sốt sau khi tiêm vacxin là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy hệ thống miễn dịch đang đáp ứng tốt với vacxin. Thông qua việc làm tăng nhiệt độ cơ thể, sốt sẽ giúp bạn chủ động ngăn sự tấn công của tác nhân gây bệnh và hạn chế khả năng sinh sản của chúng bên trong cơ thể. Vacxin là một chế phẩm sinh học được tạo ra bằng cách sử dụng các phiên bản bị bất hoạt hoặc đã suy yếu của mầm bệnh gọi là kháng nguyên để cung cấp cho cơ thể khả năng miễn dịch với những bệnh lý nhất định. Đối với một số loại vacxin, kĩ thuật di truyền được sử dụng để tạo ra các kháng nguyên cần thiết. Khi tiêm vacxin vào cơ thể, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ phản ứng với nó tương tự như với virus thật sự. Hệ thống miễn dịch của cơ thể đáp ứng với vacxin bằng cách tạo kháng thể chống lại mầm bệnh trong vacxin, ghi nhớ virus và tìm cách tiêu diệt. Như vậy, khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh thật sự trong tương lai, hệ thống miễn dịch của bạn có thể nhanh chóng tiêu diệt nó trước khi cơ thể sinh bệnh. Tình trạng sốt sau khi tiêm phòng là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy hệ thống miễn dịch đang đáp ứng tốt với vacxin. Thông qua việc làm tăng nhiệt độ cơ thể, sốt sẽ giúp bạn chủ động ngăn sự tấn công của tác nhân gây bệnh và hạn chế khả năng sinh sản của chúng bên trong cơ thể. Đối với trẻ em, tình trạng sốt nhẹ sau khi tiêm chủng khá phổi biến bởi trong những năm đầu đời hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu và chưa đủ mạnh để chống lại hoàn toàn các tác nhân trong vacxin. Đây là một dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang tạo ra kháng thể và phụ huynh không cần quá lo lắng. Sốt là một dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể trẻ đang tạo ra kháng thể và phụ huynh không cần quá lo lắng. 2. Sốt sau khi tiêm vacxin: Cách phân biệt và phương pháp xử lý 2.1. Phân biệt sốt sau khi tiêm vacxin và sốt thông thường Tình trạng sốt do vacxin có thể khó phân biệt với sốt thông thường, tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt giữa chúng mà bạn có thể dựa vào để phân biệt như: – Thời gian xuất hiện: Sốt do vacxin thường xuất hiện sau khi tiêm vài giờ hoặc vài ngày, trong khi đó sốt thông thường chỉ xuất hiện sau khi cơ thể nhiễm bệnh hoặc một số nguyên nhân khác. – Triệu chứng đi kèm: Sốt do vacxin thường kèm theo các triệu chứng như đau cơ, đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, trong khi đó sốt thông thường chỉ kèm theo các triệu chứng như đau họng, ho, viêm họng, viêm mũi, đau bụng, đau khớp,… tùy thuộc vào từng bệnh. – Thời gian kéo dài: Sốt do vacxin thường kéo dài vài ngày và có thể hạ sốt bằng Paracetamol hoặc Ibuprofen, trong khi đó sốt thông thường có thể kéo dài hơn. Tuy tình trạng sốt sau khi tiêm chủng là một phản ứng phổ biến và thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có một số đối tượng có nguy cơ cao sốt sau khi tiêm phòng hơn bình thường như: – Người đã từng có phản ứng dị ứng với một hoặc một vài thành phần trong vacxin. – Người có các bệnh lý nền như hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh thận hoặc đái tháo đường. – Người cao tuổi. Trong trường hợp bạn thuộc một trong 3 nhóm đối tượng trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm để được tư vấn. Tình trạng sốt sau khi tiêm chủng là một phản ứng phổ biến và thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe. 2.2. Phương pháp xử lý sốt sau khi tiêm vacxin Thông thường, tình trạng sốt do vacxin chỉ là sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, hay bắt gặp sau tiêm các loại vacxin thương hàn, 5 trong 1, 6 trong 1, ho gà,… nhưng sẽ tự khỏi sau 1-2 ngày. Trong trường hợp trẻ em tiêm vacxin sởi hoặc quai bị, tình trạng sốt có thể kéo dài từ 5-12 ngày. Nhìn chung tùy thuộc vào loại vacxin được tiêm và hệ miễn dịch của bạn mà thời gian sốt sẽ kéo dài khác nhau. Cơn sốt sẽ gây khó chịu nhưng nhìn chung khá an toàn và bạn có thể lưu ý một vài điểm dưới đây để giảm đau, hạ sốt cho bản thân hoặc đối tượng bị sốt do vacxin: – Mặc quần áo thoải mái, thoáng mát, dễ cử động. – Nghỉ ngơi và tránh các hoạt động vất vả sau khi tiêm phòng để hạn chế tình trạng sốt. – Duy trì chế độ dinh dưỡng thông thường, ăn các loại thức ăn lỏng và dễ tiêu như cháo, súp, bổ sung nhiều nước cho cơ thể như các loại nước hoa quả cam, chanh,… và uống bù điện giải bằng Oresol theo hướng dẫn sử dụng. – Theo dõi nhiệt độ của đối tượng bị sốt thường xuyên, khoảng 1 – 2 giờ đo lại 1 lần. Nếu thân nhiệt cao trên 39 độ C, đối tượng cần được uống thuốc hạ sốt Paracetamol theo đúng liều lượng như hướng dẫn sử dụng (cân nặng và khoảng cách giữa các lần uống). – Chườm lạnh (không chườm nóng) tại vị trí tiêm để giảm sưng đau nếu vết tiêm có dấu hiệu sưng đỏ. – Tránh việc chạm vào vị trí tiêm và tuyệt đối không thoa bất kỳ thứ gì như dầu, chanh, khoai tây,… lên vết tiêm vì có thể gây ra nhiễm trùng. – Không dùng aspirin, các loại thuốc ho hoặc hạ sốt khác vì các chế phẩm dược này có thể làm tăng liều paracetamol trong cơ thể. Sau khi tiêm phòng, bạn nên ở lại phòng tiêm ít nhất 30 phút để theo dõi phản ứng của cơ thể. Một số phản ứng bất thường sau khi tiêm chủng bạn cần lưu ý là: – Sốt cao trên 39 độ C, dùng thuốc không đỡ. – Co giật, mệt lả, có biểu hiện lừ đừ. – Da tím tái, khó thở, thở gấp, thở ngắt quãng, thở khò khè, co rút lõm lồng ngực. – Nổi mề đay. – Chân tay lạnh, nổi vân tím. – Chán ăn. – Vị trí tiêm sưng đau, cứng, có quầng đỏ kích thước lớn. – Trẻ em có thể quấy khóc, khóc thét kéo dài trên 3 giờ, bỏ bú, bú kém. Dù thường hiếm khi xảy ra nhưng những dấu hiệu này có thể xuất hiện khi cơ thể có phản ứng dị ứng đối với vacxin. Tuy nhiên quan trọng nhất là bạn cần ghi nhớ những dấu hiệu cụ thể trên để kịp thời nhận biết và gặp bác sĩ sớm nhất có thể, từ đó vượt qua những phản ứng này một cách nhanh chóng và an toàn.;;;;;1. Nguyên nhân gây sốt sau khi tiêm vắc xin Covid Vắc xin Covid-19 được nghiên cứu và sản xuất nhằm mục đích ngăn ngừa sự lây lan với tốc độ khủng khiếp của dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus SARS-Co V-2. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc tiêm vắc xin không chỉ giúp phòng bệnh mà còn giảm các triệu chứng nặng cũng như tỷ lệ biến chứng và tử vong khi mắc bệnh. Có được hiệu quả này là do khi vào cơ thể, vắc xin sẽ giúp hệ miễn dịch tự sản sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh. WHO cho biết, tiêm vắc xin phòng Covid-19 có một tỷ lệ thấp sau tiêm xảy ra tác dụng phụ, tuy không nguy hiểm cho người được tiêm nhưng ở một chừng mực nhất định thì nó có thể khiến họ cảm thấy phiền toái. Đi tiêm Covid về bị sốt là một trong những tác dụng phụ như vậy. Sau khi tiêm vắc xin Covid có thể gặp phải một số triệu chứng: mệt mỏi, sốt, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, ngủ khó,... Trong đó, triệu chứng sốt thường chỉ ở mức nhẹ (chỉ dưới 38.5 độ C) còn các triệu chứng khác đa phần sẽ thuyên giảm và sau khoảng vài ngày sẽ khỏi hoàn toàn mà không có di chứng. Hiện tượng đi tiêm Covid về bị sốt được giải thích như sau: - Sốt là một dấu hiệu y khoa đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ cao hơn so với khoảng dao động bình thường của nhiệt độ cơ thể: 36.5 - 37.5 độ C. - Đa số trường hợp sốt chỉ là đáp ứng của cơ thể trước nhiễm trùng gây ra bởi virus, thường kéo dài trong 2 - 3 ngày. - Sốt cũng có thể do các bệnh không nhiễm trùng khác, nhất là sau khi cơ thể tiếp xúc với chất lạ (cụ thể ở đây là kháng nguyên trong vắc xin Covid). Khi chất lạ xâm nhập, hệ thống miễn dịch của cơ thể tự nhận biết được và ngay lập tức sẽ gây ra phản ứng sốt nhằm tự ghi nhớ chất lạ và hình thành kháng thể để tiêu diệt kẻ lạ. Yếu tố trực tiếp gây ra sốt là protein hình thành trong cơ thể (chất gây sốt nội sinh). Quá trình sốt bắt đầu xảy ra từ thời điểm tác nhân lạ xâm nhập vào và cơ thể sản sinh ra chất gây sốt ngoại sinh. Chính chất gây sốt ngoại sinh làm kích thích đại thực bào và bạch cầu trung tính để tiết ra chất gây sốt nội sinh. Chất gây sốt nội sinh lại tác động đến trung tâm điều nhiệt của cơ thể, khiến cho acid arachidonic bị hoạt hóa và sản sinh ra monoamin làm thay đổi điểm đặt nhiệt ở vỏ não. Kết quả của quá trình này là tình trạng toàn thân tăng sản nhiệt và giảm thải nhiệt, nói đơn giản hơn chính là sốt. 2. Xử lý khi đi tiêm Covid về bị sốt 2.1. Chăm sóc và theo dõi - Theo dõi nhiệt độ cơ thể và thời gian sốt Nếu đi tiêm Covid về bị sốt thì như đã nói ở trên, thường là sốt nhẹ và sẽ khỏi sau 1 - 2 ngày. Nếu nhiệt độ cơ thể cao vượt quá 38.5 độ C thì cần được theo dõi nhiệt độ thường xuyên và chú ý biểu hiện khác đi kèm. Cụ thể nếu thấy sốt cao liên tục trong khoảng 38.5 - 39 độ C, đã dùng thuốc hạ sốt mà không đáp ứng, đau cơ, đau đầu dữ dội mà không do sang chấn gì, bị sốt kéo dài 3 - 4 ngày không có dấu hiệu cắt sốt thì cần đến bệnh viện ngay hoặc gọi bác sĩ xin tư vấn. - Dùng thuốc hạ sốt Đi tiêm Covid về bị sốt cao trên 38.5 độ C có thể uống thuốc hạ sốt paracetamol liều thông thường (không dùng thuốc chứa corticosteroid để tránh làm giảm tác dụng sinh miễn dịch của vắc xin). Hầu hết các trường hợp sốt sau tiêm vắc xin Covid đáp ứng tốt với thuốc hạ sốt nên chỉ cần tái dùng thuốc sau mỗi 6 - 8 tiếng là được. Ít khi gặp trường hợp phải uống thuốc hạ sốt nhiều lần vì sốt sẽ qua đi sau khoảng 24 - 48h. - Uống nhiều nước Bị sốt sau tiêm Covid cũng cần bổ sung nước nhưng nên uống nước từ từ và mỗi lần uống hãy chia thành lượng nhỏ. Có thể bổ sung một số loại nước hoa quả để nạp thêm vitamin cho cơ thể. Người bị sốt cũng cần được mặc quần áo thoáng, nhẹ để tránh bị nóng quá. 2.2. - Ở da thấy có tình trạng phát ban, mẩn đỏ, đỏ hoặc tím tái, xuất huyết dưới da. - Họng cảm thấy ngứa, căng cứng, nghẹn, nói khó. - Có các triệu chứng thần kinh như: đau đầu dữ dội, li bì, ngủ gà, co giật, lú lẫn, hôn mê. - Có dấu hiệu tim mạch: đau tức ngực, ngất, đánh trống ngực. - Dấu hiệu đường tiêu hóa: đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy. - Dấu hiệu đường hô hấp: thở khò khè, thở rít, tím tái. - Dấu hiệu toàn thân: choáng, chóng mặt, mệt bất thường, dễ bị ngã, sốt cao liên tục trên 39 độ C có dùng thuốc hạ sốt nhưng không có tác dụng,... Người mới tiêm Covid về nhà cần có người bên cạnh theo dõi 24/24 trong suốt 3 ngày đầu sau tiêm. Bên cạnh việc theo dõi diễn biến của các phản ứng thì người mới tiêm vắc xin cũng cần bồi dưỡng sức khỏe theo hướng dẫn từ chuyên gia y tế.
question_175
Công dụng thuốc Granisetron Transdermal System (Sancuso®)
doc_175
Thuốc Sancuso® là một chất đối kháng thụ thể serotonin-3 (5-HT3), có tác dụng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát tình trạng buồn nôn, nôn. Cùng tìm hiểu thông tin về thuốc thông qua bài viết dưới đây. Sancuso® có thành phần chính là Granisetron, được bào chế dưới dạng miếng dán.Granisetron Transdermal System là một chất đối kháng thụ thể serotonin-3 (5-HT3). Các thụ thể 5-HT3 được tìm thấy trong các khu vực thần kinh trong não và dạ dày có thể kích hoạt phản xạ hầu họng. Thuốc Granisetron ngăn chặn phản xạ này và giúp ngăn ngừa, kiểm soát tình trạng buồn nôn và nôn. 2. Công dụng của thuốc Sancuso® Thuốc Sancuso® được sử dụng cho những bệnh nhân đang dùng thuốc chống ung thư gặp tác dụng phụ gây buồn nôn và nôn nghiêm trọng. 3. Cách dùng và liều dùng thuốc Granisetron Cách dùng: Dán Sancuso lên trên cánh tay trước, trong và sau điều trị ung thư. Khu vực dán không được có kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm, phấn hoặc các sản phẩm dùng cho da khác. Không dán miếng dán lên vùng da vừa mới cạo hay vùng da bị mẩn đỏ hoặc bị vỡ.Liều dùng: Dán một miếng dán trước khi điều trị ung thư 24 - 48 giờ. Giữ miếng dán này trong ít nhất 24 giờ sau liều điều trị ung thư cuối cùng trong tuần đó. Miếng dán có độ dính để duy trì trong tối đa 7 ngày. Hỏi ý kiến bác sĩ để biết được thời gian bạn đeo miếng dán 4. Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Sancuso® Tác dụng phụ của thuốc Sancuso® phổ biến có thể gặp là táo bón. Để hạn chế tình trạng táo bón người bệnh nên tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống, uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày và tăng cường hoạt động. Nếu bạn không đi đại tiện trong 2-3 ngày, nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giúp bạn cải thiện tình trạng này.Ngoài ra còn một vài tác dụng phụ ít phổ biến hơn gồm: Tắc ruột, hội chứng serotonin, phản ứng vết mẩn đỏ trên da... 5. Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Sancuso® Chỉ lấy miếng dán Granisetron ra khỏi túi khi bạn đã sẵn sàng sử dụng, ngay trước khi dùng. Không chia nhỏ miếng dán thành nhiều mảnh nhỏ hơn.Rửa tay ngay sau khi dán miếng dán. Nếu miếng dán bắt đầu bong ra bạn có thể dùng băng dính y tế dán quanh các mép của miếng dán để giữ cho miếng dán được chặt. Không quấn hoặc băng toàn bộ miếng dán..Khi bạn tháo miếng dán, hãy gỡ ra từ từ và gấp miếng dán làm đôi, để mặt thuốc vào bên trong. Đảm bảo rằng trẻ em và vật nuôi không tiếp xúc với miếng dán.Sau khi bóc miếng dán, nếu còn dính keo trên da, hãy rửa sạch bằng xà phòng và nước (tránh dùng cồn để tẩy vết dính). Vùng da sau khi bỏ miếng dán có thể hơi đỏ. Nếu tình trạng này không mất đi trong 3 ngày, hãy gọi cho bác sĩ của bạn.Không sử dụng miếng đệm nóng hoặc đèn sưởi gần khu vực miếng dán, vì tiếp xúc lâu với nhiệt có thể làm tăng nồng độ thuốc trong cơ thể.Báo với bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc và thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng, tiền sử có hay không bị dị ứng với băng dính hoặc băng dính y tế.Trên đây là một số thông tin về công dụng của thuốc Sancuso®, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào thắc mắc bạn nên tham khảo ý kiến trực tiếp của bác dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.org
doc_59418;;;;;doc_8910;;;;;doc_38094;;;;;doc_16780;;;;;doc_5079
Thuốc Sanuzo có thành phần chính là Itraconazole hàm lượng 100mg, được sử dụng phổ biến trong điều trị các trường hợp nhiễm nấm âm hộ âm đạo, nấm da, nấm móng, lang ben... Cùng tìm hiểu công dụng của thuốc Sanuzo qua bài viết dưới đây. Thuốc Sanuzo được bào chế dưới dạng viên nang gelatin cứng, với thành phần chính bao gồm:Hoạt chất: Itraconazole hàm lượng 100mg.Tá dược: Hạt trơ vừa đủ 1 viên nang.Dược lực học:Itraconazole là một thuốc kháng nấm phổ rộng tổng hợp có tác dụng ức chế sự tổng hợp Ergosterol phụ thuộc vào Cytochrome P-450, một thành phần của màng tế bào nấm. Sự suy giảm tổng hợp chất Ergosterol cuối cùng dẫn đến một tác dụng kháng nấm của Itraconazole.Hoạt chất Itraconazole có tác dụng lên các loại nấm như Blastomyces dermatitidis, Histoplasma duboisii, Histoplasma capsulatum, Aspergillus flavus, Aspergillus fumigatus, Cryptococcus neoformans, Coccidioides immitis, Cryptococcus neoformans, Sporothrix schenckii, Trichophyton rubrum,... Itraconazole cũng có tác dụng trên các loại khác nhau đối với các loài Trichophyton, Sporothrix schenckii, Candida albicans và các loài Candida. Thuốc Sanuzo được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn mức độ từ nhẹ đến trung bình cho các trường hợp sau:Nhiễm Candida âm hộ hay âm đạo.Nhiễm nấm ngoài da, lang ben, bệnh nấm giác mạc mắt, nhiễm Candida ở miệng, nấm móng.Nhiễm nấm nội tạng do Aspergillus và Candida hoặc nấm nhiệt đới hiếm gặp.Bệnh nấm Cryptococcus, bệnh nấm do Sporotrichum, Histoplasma, Paracoccidioides, Blastomyces. 3. Chống chỉ định của thuốc Sanuzo Dị ứng quá mẫn với bất cứ thành phần của thuốc Sanuzo.Tiền sử dị ứng quá mẫn với các loại thuốc khác có chứa Itraconazole.Tiền sử dị ứng quá mẫn với các loại thuốc kháng nấm khác.Bệnh nhân mang thai hoặc có ý định có thai.Bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc như Astemizole, Cisapride, Terfenadine, Midazolam uống hoặc Triazolam uống. 4. Liều dùng của thuốc Sanuzo Nhiễm nấm Candida âm hộ âm đạo: Uống 1 viên (100mg)/ lần x 2 lần/ ngày trong vòng 3 ngày. Hoặc 2 viên (200mg)/ lần x 2 lần/ ngày trong 1 ngày.Bệnh nấm da, lang ben: Uống 2 viên (200mg)/ lần x 1 lần/ ngày trong 7 ngày. Hoặc uống 1 viên (100mg)/ lần x 1 lần/ngày trong 15 ngày.Bệnh nấm da ở bàn chân hoặc lòng bàn tay: Uống 2 viên (200mg)/ lần x 2 lần/ ngày trong 7 ngày. Hoặc uống 1 viên (100mg)/ lần x 1 lần/ ngày trong 30 ngày.Nhiễm nấm Candida ở miệng: Uống 1 viên (100mg)/ lần x 1 lần/ ngày trong 15 ngày.Bệnh nấm giác mạc mắt: Uống 2 viên (200mg)/ lần x 1 lần/ ngày trong 21 ngày.Bệnh nấm móng:Nấm móng chân có hoặc không nấm móng tay : Uống 2 viên (200mg)/ lần x 2 lần/ ngày trong 1 tuần, sau đó ngưng thuốc ở 3 tuần tiếp theo. Áp dụng đến đợt hết đợt điều trị thứ 3.Nấm móng tay đơn thuần: Sử dụng liều và thời gian điều trị như trên, tuy nhiên chỉ áp dụng tối đa 2 đợt điều trị.Nấm nội tạng: Liều thuốc dựa vào từng loại nấm khác nhau. Aspergillus: Uống 2 viên (200mg)/ lần x 1 lần/ ngày trong 2 - 5 tháng. Tăng liều lên 2 viên (200mg)/ lần x 2 lần/ ngày nếu có xâm nhiễm hoặc lan tỏa.Candida: Uống 1 - 2 viên (100 - 200mg)/lần x 1 lần/ngày trong 3 tuần -7 tháng. Tăng liều lên 2 viên (200mg)/ lần x 2 lần/ ngày nếu có xâm nhiễm hoặc lan tỏa.Cryptococcus ngoài màng não: Uống 2 viên (200mg)/ lần x 1 lần/ ngày trong 2 tháng - 1 năm.Viêm màng não do Cryptococcus: Uống 2 viên (200mg)/ lần x 2 lần/ ngày trong 2 tháng - 1 năm. Điều trị duy trì với liều 2 viên (200mg)/ lần x 1 lần/ ngày.Histoplasma: Uống 2 viên (200mg)/ lần x 1 - 2 lần/ ngày trong 8 tháng.Sporotrichum: Uống 1 viên (100mg)/ lần x 1 lần/ ngày trong 3 tháng.Paracoccidioides: Uống 1 viên (100mg)/ lần x 1 lần/ ngày trong 6 tháng.Blastomyces: Uống 1 viên (100mg)/ lần x 1 lần/ ngày hoặc nâng liều uống 2 viên (200mg)/ lần x 2 lần/ ngày trong 6 tháng. 5. Lưu ý khi sử dụng Sanuzo Điều trị bằng thuốc Sanuzo với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc táo bón. Hiếm gặp: Triệu chứng trên thần kinh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Các phản ứng quá mẫn như ngứa, mày đay, phù mạch, ban đỏ, nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ. Hội chứng Stevens - Johnson. Các triệu chứng khác như phù, viêm gan, tăng men gan có hồi phục, rối loạn kinh nguyệt, hạ Kali máu, rụng tóc.Nên ngừng thuốc khi phát hiện những triệu chứng trên hoặc bất kỳ các bất thường khác sau khi uống thuốc Sanuzo.Lưu ý sử dụng thuốc Sanuzo ở các đối tượng sau:Thận trọng khi sử dụng thuốc Sanuzo ở bệnh nhân lớn tuổi, người bị suy giảm chức năng gan thận nặng.Hạn chế sử dụng thuốc Sanuzo ở trẻ em vì các giữ liệu về tính an toàn vẫn còn giới hạn.Phụ nữ có thai: Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hoạt chất Itraconazole có trong thuốc Sanuzo được phân loại an toàn nhóm C, nhóm có bằng chứng về nguy cơ có hại trên phụ nữ mang thai. Vì thế, chống chỉ định sử dụng thuốc Sanuzo trên phụ nữ đang mang thai hoặc có ý định mang thai.Phụ nữ đang cho con bú: Hiện nay có một số nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất Itraconazole có trong Sanuzo có thể bài tiết qua sữa mẹ, nhưng với nồng độ thấp. Vì thế, cần cân nhắc giữa lợi ích và tác hại của thuốc Sanuzo trước khi quyết định sử dụng.Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc thường không bị ảnh hưởng nhiều sau khi sử dụng Sanuzo. 6. Tương tác thuốc Sanuzo Tương tác với các thuốc khác:Thuốc Sanuzo làm giảm hấp thu thuốc trung hòa acid dạ dày. Vì thế, nên dùng các thuốc trung hòa acid dạ dày như Hydroxid nhôm ít nhất 2 giờ sau khi sử dụng thuốc Sanuzo.Chống chỉ định dùng phối hợp Sanuzo với các thuốc như Astemizole, Cisapride, Terfenadine, Midazolam uống hoặc Triazolam uống.Thuốc Sanuzo làm tăng nồng độ của các thuốc như Rifabutin, Rifampicin và Phenytoin trong máu, từ đó làm làm tăng hoặc kéo dài hiệu quả điều trị và tác dụng của thuốc.Các thuốc như Phenytoin, Isoniazid, Rifampin và thuốc đối kháng Histamin H2 làm giảm nồng độ thuốc Sanuzo trong máu.Thuốc Sanuzo làm tăng tác dụng chống đông của thuốc dạng Coumarin.Dùng thuốc Sanuzo với các thuốc hạ đường huyết dạng uống có thể gây tác dụng phụ như hạ đường huyết nghiêm trọng.Dùng thuốc Sanuzo với thuốc Quinidin có thể gây tác dụng phụ như ù tai, giảm khả năng nghe.Dùng thuốc Sanuzo với thuốc ức chế kênh Canxi Dihydropyridine có thể gây phù.Trên đây là thông tin khái quát và những lưu ý khi sử dụng thuốc Sanuzo. Nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bản thân và gia đình, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có trên hộp sản phẩm thuốc Sanuzo và tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ.;;;;;Gentrisone là sản phẩm thuốc bôi hỗ trợ điều trị tình trạng viêm da do tiếp xúc, viêm da dị ứng, bệnh chàm hoặc hiện tượng nấm, lang ben,...Gentrisone được xếp vào dòng tá dược với bảng thành phần có chứa corticoid cùng các loại chất có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ do chứa các thành phần: Betamethasone dipropionate, clotrimazole và gentamicin,...Clotrimazole là một hoạt chất kháng nấm phổ rộng và gentamicine là một kháng sinh phổ rộng, kết hợp cùng betamethasone dipropionate sẽ giúp kháng viêm, giảm ngứa, điều trị các bệnh nhiễm nấm và nhiễm trùng da nhất định.Thuốc được bào chế dưới dạng: Kem bôi ngoài da tuýp Gentrisone 10g hoặc Gentrisone tuýp 20g. 2. Công dụng thuốc bôi Gentrisone Thuốc bôi Gentrisone giúp làm giảm các đợt viêm và ngứa gây ra do các bệnh viêm da, dị ứng da đáp ứng với corticosteroid như:Chàm cấp và mạn tính. Viêm da tiếp xúc. Viêm da dị ứng. Viêm da tăng tiết bã nhờn. Liken phẳng mạn tính. Viêm da bong vẩy. Mề đay. Bệnh vảy nến. Ngứa hậu môn, âm hộ. Vết bỏng nhẹ hay vết đốt côn trùng. Giúp điều trị các bệnh nấm trên da. Nấm da do Candida albicans. Lang ben do Malassezia furfu. Nấm thân (lác, hắc lào), nấm bẹn và nấm bàn chân do Trichophyton rubrum, T. mentagrophytes, Epidermophyton floccosum hoặc Microsporum canis gây ra.Nhiễm trùng bề mặt da do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra. 3. Cách dùng, liều dùng thuốc Gentrisone 3.1. Cách dùng. Thuốc được bôi trực tiếp thuốc bôi lên vùng da nhiễm khuẩn.Để đảm bảo hiệu quả điều trị bằng thuốc Gentrisone tốt nhất, người dùng sẽ cần dùng thực hiện theo những bước sau:Làm sạch và lau khô vùng da cần bôi thuốc. Thoa một lớp thuốc mỏng lên trên và xung quanh khu vực da có vấn đề (1 – 2 lần mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ).Lưu ý trong quá trình bôi thuốc:Trường hợp viêm da hoặc chàm có nhiễm trùng da nên dùng phối hợp với thuốc kháng sinh, kháng nấm đường toàn thân.Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt được bác sĩ chỉ định, cần tránh bôi thuốc trên một vùng da rộng, dùng thuốc dài ngày hoặc băng đắp vùng da đã được bôi thuốc vì có thể làm tăng sự hấp thụ toàn thân.Không bôi thuốc vào mắt, mũi, miệng hoặc bên trong âm đạo.Bôi thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh lờn thuốc hoặc tăng rủi ro gặp tác dụng phụ. Rửa tay sau khi bôi thuốc3.2. Liều dùngĐối với người lớn: Khuyến cáo nên sử dụng 1 hoặc vài lần hàng ngày theo chỉ định của bác sĩ.Đối với trẻ em: Hiện nay, liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu có định dùng thuốc này cho trẻ. Trẻ sơ sinh nhiều cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh so với người lớn, da của bé cũng vô cùng mỏng manh và dễ bị nhiễm khuẩn từ các tác nhân bên ngoài. Vì vậy việc dùng thuốc ngoài da vẫn phải hết sức thận trọng, dùng không đúng cách có thể gây nguy hiểm cho bé.Các loại thuốc bôi chứa corticoid nếu bôi lâu ngày trên da sẽ làm teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng do mất sự đề kháng. Nếu bôi lên da mặt lâu ngày sẽ thấy bị trứng cá đỏ, phát mụn li ti khắp mặt. Không những thế, thuốc có thể thấm qua da vào máu gây tác dụng toàn thân (có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm).Bôi ngoài da ở trẻ bằng thuốc chứa corticoid sẽ làm giảm sức đề kháng ở nơi bôi làm bùng phát hiện tượng nhiễm khuẩn (trường hợp bị hoại tử đầu ngón tay nêu trên là do vi khuẩn gây hoại tử nhờ corticoid có điều kiện phát triển).Cũng do corticoid có thể thấm qua da vào máu vì vậy các loại thuốc bôi chứa corticoid đều chống chỉ định không được dùng ở trẻ sơ sinh, trong đó có thuốc Gentrisone. 5. Xử trí khi nuốt phải thuốc bôi Gentrisone Nếu vô tình nuốt phải thuốc, có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Những biện pháp thường quy như rửa dạ dày chỉ được tiến hành khi những triệu chứng quá liều xuất hiện rõ ràng trên lâm sàng (chóng mặt, buồn nôn hoặc ói mửa) và chỉ khi đã bảo vệ được đường thở đầy đủ. 6. Tác dụng phụ của thuốc Gentrisone Trong quá trình sử dụng thuốc bôi Gentrisone có thể xuất hiện một số phản ứng phụ ngoài ý muốn, như:Bội nhiễm do nấm hoặc vi khuẩn. Kích ứng da hoặc phát ban. Tác dụng phụ liên quan đến betamethason như teo biểu bì, teo mô dưới da, mỏng da, kích ứng, ngứa, đỏ da, sưng phồng, phát ban, mụn nước, mụn trứng cá...Sự hấp thụ toàn thân có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như hội chứng Cushing, tăng đường huyết và đường niệu, mất kali, giữ natri và nước, kinh nguyệt thất thường, giảm dung nạp glucose, bộc lộ đái tháo đường tiềm ẩn, yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, áp xe vô khuẩn... 7. Cảnh báo khi sử dụng thuốc bôi Gentrisone Cần thông báo với bác sĩ nếu đang mắc phải các bệnh lý liệt kê dưới đây để bác sĩ xem xét và đưa quyết định có chỉ định điều trị bằng thuốc Gentrisone không:Bị lao da, Herpes Simplex, thuỷ đậu, Herpes Zoster, ban đậu bò, giang mai.Viêm da chàm hóa vùng ống tai ngoài với màng nhĩ bị thủng.Loét da, bỏng từ 2 đô trở lên, bệnh cước.Tiền sử mẫn cảm với kháng sinh Aminoglycosides, Bacitracin hoặc các thành phần khác của có trong thuốc Gentrisone... 8. Lưu ý khác Độc tính toàn thân và cục bộ thường xảy ra, nhất là khi dùng thuốc dài hạn trên các vùng tổn thương sâu và rộng, trên vùng da bị gấp cong hoặc bị băng đắp.Nếu dùng thuốc cho trẻ em hoặc khi bôi lên mặt thì tốt nhất là chỉ dùng trong 5 ngày. Tránh dùng thuốc kéo dài ở tất cả người bệnh.Corticosteroid dùng tại chỗ có thể gây ra một số bất lợi khi điều trị vẩy nến. Vì vậy nên theo dõi cẩn thận.Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, cần hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc. Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá.Cần đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ trước khi dùng. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.Gentrisone là thuốc bôi điều trị ngoài da, vì vậy không được tùy tiện sử dụng chúng. Thuốc cũng không được sử dụng cho trẻ sơ sinh. Khi gặp các vấn đề về da, cần đi khám khám và nhận đơn thuốc cũng như hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Dựa vào chỉ định của bác sĩ để điều trị bệnh theo phương pháp an toàn, hiệu quả.;;;;;Nhắc tới các loại thuốc điều trị bệnh ngoài da, chúng ta không thể không nhắc tới Gentrisone. Đây là sản phẩm thuốc bôi hỗ trợ điều trị tình trạng viêm da do tiếp xúc, viêm da dị ứng, chàm hoặc hiện tượng nấm, lang ben,… Với những hoạt chất có khả năng kháng viêm, giảm ngứa cực kỳ hiệu quả, loại thuốc này được bác sĩ da liễu tin dùng để điều trị các vấn đề viêm da. Đặc biệt, bệnh nhân dị ứng da và có đáp ứng tốt với corticosteroid thường được khuyên dùng Gentrisone để kiểm soát tình trạng bệnh nhanh chóng, hiệu quả hơn. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu chính là nguyên lý hoạt động của dược phẩm này. Nếu nắm rõ cơ chế tác động của thuốc, chúng ta sẽ biết cách sử dụng khoa học, hiệu quả và an toàn nhất. Nhìn chung, tác động của thuốc khá đơn giản, các tác nhân gây viêm nhiễm da sẽ bị ức chế dưới quá trình tổng hợp protein chống viêm. Nhờ vậy, sau một thời gian ngắn điều trị bằng Gentrisone, mọi người sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt của làn da, tình trạng viêm nhiễm được cải thiện trông thấy. 2. Bí quyết sử dụng thuốc Gentrisone an toàn, hiệu quả Gentrisone vốn là một loại thuốc, đó là lý do vì sao mọi người không thể tùy tiện sử dụng chúng. Tốt nhất bạn nên đi khám và nhận đơn thuốc cũng như hướng dẫn sử dụng của bác sĩ. Dựa vào chỉ định của bác sĩ, chúng ta sẽ điều trị bệnh theo phương pháp an toàn, hiệu quả hơn. Khi tìm hiểu Gentrisone là thuốc gì, bạn sẽ nắm được cách sử dụng của loại dược phẩm này và đối tượng nên điều trị bằng thuốc kể trên. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn cho người trưởng thành điều trị bằng Gentrisone, trong khi đó trẻ em rất hiếm khi điều trị bằng thuốc Gentrisone. Nếu tình trạng bệnh da liễu của con quá nghiêm trọng, các bậc phụ huynh nên cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng cho bé. Trung bình mỗi ngày bệnh nhân sẽ bôi thuốc Gentrisone khoảng 2 - 3 lần với một lượng thuốc đủ dùng. Nhiều người có quan niệm rằng bôi càng nhiều thuốc thì vùng tổn thương ngoài da sẽ nhanh chóng phục hồi. Điều này không hề chính xác, mọi người chỉ nên bôi một lượng vừa đủ bởi vì thuốc có nhiều hoạt chất mạnh, có nguy cơ ảnh hưởng tới da, gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn… Một vài lưu ý nho nhỏ đó là bệnh nhân nên vệ sinh vùng da bị viêm nhiễm, tổn thương thật cẩn thận rồi mới thoa thuốc lên. Thói quen vệ sinh vết thương sạch sẽ không chỉ tiêu diệt các tác nhân gây bệnh mà còn giúp thuốc bôi phát huy tốt nhất công dụng. Thao tác vệ sinh làn da khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian, tuy nhiên nhiều bạn vẫn chủ quan và bỏ qua bước này. Đó là lý do vì sao mọi người điều trị bằng thuốc Gentrisone khá lâu nhưng bệnh không khỏi. Nhìn chung bảng thành phần của Gentrisone không phù hợp với những vùng da quá nhạy cảm, ví dụ như khu vực xung quanh mắt, miệng hoặc âm đậm. Mọi người nhớ lưu ý và tránh các vùng da này nhé! Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng khuyên chúng ta không lạm dụng dược phẩm này do chúng dễ gây lờn thuốc. 3. Một vài tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Gentrisone Nghiên cứu kĩ về vấn đề Gentrisone là thuốc gì, chắc hẳn mọi người cũng biết bảng thành phần của sản phẩm này chứa nhiều hoạt chất mạnh. Chính vì thế trong nhiều trường hợp, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với các tác dụng phụ nghiêm trọng. Mọi người nên theo dõi tình trạng da trong quá trình sử dụng thuốc. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời. Đối với người bôi thuốc quá liều lượng cho phép, họ thường đối mặt với tình trạng nổi phát ban trên bề mặt da, ngứa khó chịu. Nghiêm trọng hơn cả là hiện tượng teo da, lột da,… Để hạn chế những vấn đề kể trên, mọi người nên ưu tiên thoa một lượng thuốc vừa đủ lên bề mặt da. Thậm chí, nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều lượng cho phép nên gặp phải hiện tượng hấp thụ toàn thể. Đây chính là nguyên nhân gây ra sự suy giảm về chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt như tình trạng tăng đường huyết, cơ bắp trở nên yếu ớt, mắc bệnh đái tháo đường… Để hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn, chúng ta nên chủ động tìm hiểu, nắm được cách sử dụng, liều lượng phù hợp. Đồng thời, mọi người nhớ điều trị thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, như vậy, tình trạng viêm nhiễm da cũng được kiểm soát phần nào.;;;;;Kem bôi da Genxanson được chỉ định dùng để điều trị các dạng nhiễm nấm như: Nhiễm nấm âm đạo, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc,... Thuốc có phổ điều trị rộng đối với nhiều bệnh ngoài da kết hợp. Thuốc Genxanson được bào chế dưới dạng kem bôi da với 3 thành phần chính kèm công dụng như sau:Clotrimazol (100mg): Là chất chống nấm hoạt phổ rộng họ Imidazol, có tác dụng diệt khuẩn, chống lại các loại nấm ngoài da như: Nấm da, nấm móng, nấm biểu bì, Trichophyton,...;Gentamicin (10mg): Là kháng sinh họ Aminosid có phổ kháng khuẩn rộng, giúp chống lại phần lớn các chủng vi khuẩn gram dương, gram âm. Hiệu quả khi điều trị các nhiễm khuẩn ngoài da tiên phát hay thứ phát;Dexamethason (5mg): Là một glucocorticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ứng chế miễn dịch. Thường dùng để điều trị các rối loạn ngoài da: viêm da, viêm da dị ứng,...Với 3 thành phần ở trên, thuốc Genxanson được chỉ định cho các trường hợp:Điều trị các loại nấm ngoài da, bao gồm: nấm da đầu, nấm móng, chốc lở, viêm da do nhiễm nấm, nước ăn chân, hắc lào, lang ben;Điều trị ngứa da và ngứa niêm mạc (hậu môn, âm đạo) do nhiễm nấm, nhiễm trùng;Điều trị cho bệnh nhân viêm da cấp tính, mãn tính: Viêm da dị ứng (Eczema), viêm da tróc vẩy, mề đay, lở mép, viêm da do tăng tiết bã nhờn (trứng cá), viêm da tiếp xúc (tắm nắng), viêm da có kèm sưng tấy, nhiễm khuẩn,...Điều trị dự phòng nhiễm khuẩn do côn trùng đốt hoặc bỏng da độ nhẹ. 2. Hướng dẫn cách dùng thuốc Genxanson Cách dùng: Thuốc Genxanson được bào chế dưới dạng kem nên người bệnh dùng thuốc bằng đường bôi ngoài da. Trước khi dùng thuốc, nên vệ sinh tay và vùng da bị tổn thương. Lau khô và bôi 1 lớp thuốc mỏng thoa đều lên nơi cần điều trị.Liều dùng: Đối với bệnh nhân viêm da, nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng, thoa từ 2 - 3 lần thuốc/ ngày.Lưu ý:Không bôi thuốc này lên vùng mắt, niêm mạc;Tránh băng kín vết thương. 3. Tác dụng phụ của thuốc Genxanson Bên cạnh các công dụng của thuốc, người bệnh khi điều trị bằng thuốc Genxanson cũng có thể gặp phải tác dụng không mong muốn như:Ngứa da, kích ứng, đỏ vùng da bôi thuốc;Nổi mề đay, dị ứng;Da khô, da vảy cá, rậm lông, nổi mụn trên da;Viêm da bội nhiễm, teo da; 4. Lưu ý khi dùng thuốc Genxanson Chống chỉ định dùng thuốc Genxanson cho người mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc (đặc biệt là Clotrimazol, Gentamicin, Dexamethason). Không dùng thuốc Genxanson cho trẻ sơ sinh.Đặc biệt thận trọng dùng thuốc Genxanson cho các trường hợp sau:Phụ nữ mang thai;Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. 5. Tương tác của thuốc Genxanson Trong quá trình sử dụng, thuốc Genxanson có thể xảy ra phản ứng cạnh tranh hoặc tương tác với 1 số thuốc hoặc sản phẩm dùng đồng thời trên da. Ví dụ như:Thuốc Cloramphenicol, Acetylcystein, Magie,... làm giảm tác dụng điều trị của thuốc;Thuốc Phenytoin, Ephedrine, Barbiturate,... tăng thanh thải hoạt chất Corticoid nên làm giảm hiệu quả điều trị;Thuốc Tacrolimus: Tăng hàm lượng khi người bệnh ghép gan điều trị và nên cân nhắc giảm liều.;;;;;Thuốc Gratronset 2 có thành phần chính granisetron thuộc nhóm thuốc đối kháng chọn lọc thụ thể 5-HT3 hoạt động bằng cách ngăn chặn một trong những chất tự nhiên của cơ thể (serotonin) có thể gây ra nôn mửa. Thuốc có tác dụng ở cả ngoại vi, trên dây thần kinh phế vị và ở cả trung tâm, trong vùng thụ thể hoá học. Về cơ chế gây nôn, các thụ thể serotonin thuộc loại 5-HT3 nằm ở trên các đầu dây thần kinh ngoại vi và tập trung ở vùng kích hoạt chemoreceptor của vùng postrema. Trong hoá trị liệu gây nôn mửa, các tế bào enterochromaffin giải phóng serotonin, kích thích thụ thể 5-HT3 gây nôn mửa, do đó granisetron sẽ ngăn chặn sự kích thích serotonin và ngăn chặn phản ứng nôn phát sinh như trên.Về dược động học, Granisetron hydroclorid được hấp thu nhanh và hoàn toàn, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng 2 giờ sau khi uống. Granisetron 65% gắn kết với protein huyết tương, granisetron tự do phân bố ở huyết tương và cả các tế bào hồng cầu. Chủ yếu granisetron được chuyển hoá ở gan và thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi.Thuốc Gratronset 2 thường được chỉ định trong các trường hợp sau:Phòng ngừa và điều trị buồn nôn, nôn do hoá- xạ trị. Ngăn ngừa và điều trị buồn nôn và nôn sau phẫu thuật ở người lớn. Các chống chỉ định của thuốc Gratronset 2 gồm có:Bệnh nhân mẫn cảm với granisetron hoặc các thành phần khác của thuốc. Bệnh nhân quá mẫn với các thuốc đối kháng thụ thể 5-HT khác (dolasetron, ondansetron)Người bệnh có hội chứng QT kéo dài bẩm sinh. 2. Liều sử dụng của thuốc Gratronset 2 Thuốc Gratronset 2 thường được dùng theo đường uống với lượng nước đủ, không bẻ đôi hay nghiền viên thuốc. Liều dùng ở người lớn của Gratronset 2 là 2 mg uống 1 tiếng trước khi hoá trị hoặc dùng 1 mg uống hai lần mỗi ngày (liều đầu tiên được dùng 1 giờ trước khi hoá trị và liều thứ hai được dùng 12 giờ sau đó)Khi sử dụng quá liều Gratronset 2, không có thuốc giải độc đặc hiệu cho granisetron. Vì vậy, khi dùng quá liều cần điều trị triệu chứng và theo dõi, tuy nhiên thường chỉ gây ra đau đầu hoặc triệu chứng nhẹ. 3. Tác dụng phụ của thuốc Gratronset 2 Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Gratronset 2 có thể gặp các tác dụng phụ như:Táo bónĐau đầu. Sốt. Tăng huyết áp. Tăng men gan thoáng qua. Kích động, âu lo, kích thích thần kinh trung ương, chóng mặt, mất ngủ, ngủ gà. Rối loạn vị giácÍt gặp: kéo dài khoảng QT, phản ứng quá mẫn, hội chứng serotonin, phát ban da. Hiếm gặp: hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim, nhịp chậm xoang, rung nhĩ, đau thắt ngực, hội chứng ngoại tháp, thiếu máu, rụng tóc 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Gratronset 2 Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Gratronset 2 gồm có:Thận trọng khi sử dụng Gratronset 2 cho bệnh nhân có vấn đề khi đi ngoài, vì thuốc có thể gây tắc ruột. Thận trọng với bệnh nhân có các bệnh về tim, đang điều trị ung thư bằng các thuốc có thể gây tổn thương tim, hay có các bất thường về điện giải trong máu.Thận trọng với bệnh nhân có vấn đề về di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, không dung nạp fructose do thiếu hụt enzyme Lapp- lactase, rối loạn hấp thu glucose.Hội chứng serotonin: có thể xảy ra khi dùng phối hợp các thuốc kháng serotonin, thường gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, gây ra các triệu chứng như: kích động, lú lẫn, nhịp tim nhanh, co giật cơ hoặc cứng khớp, sốt, mất ý thức hoặc hôn mê. Chưa có kinh nghiệm về việc sử dụng serotonin trong thời kỳ thai nghén, do đó chỉ sử dụng cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết. Thuốc Gratronset 2 có thể gây buồn ngủ, đau đầu, do đó phải thận trọng khi lái xe, vận hành máy móc hoặc công việc cần tỉnh táo. 5. Các tương tác thuốc với Gratronset 2 Các tương tác thuốc với Gratronset 2 có thể xảy ra như sau:Granisetron có khả năng gây kéo dài khoảng QT, do đó cần thận trọng khi kê đơn với các thuốc khác cũng gây kéo dài khoảng QT hoặc gây rối loạn nhịp tim. Granisetron không gây cảm ứng hoặc ức chế men cytochrom P450Ở người khoẻ mạnh, Granisetron an toàn khi sử dụng đồng thời với các benzodiazepin, thuốc an thần kinh và thuốc chống loét thường được chỉ định trong phương pháp điều trị chống nôn.Granisetron được sử dụng an toàn với các thuốc gây mê và thuốc giảm đau thông thường. Thuốc Gratronset 2 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hoá có thành phần chính granisetron thường được dùng để phòng ngừa và điều trị buồn nôn, nôn do hoá/ xạ trị hoặc sau phẫu thuật.
question_176
Viêm VA có nên nạo không?
doc_176
Mô phỏng hình ảnh viêm VA VA là 1 trong 4 hệ thống tế bào bạch huyết vùng hầu họng có chức năng sản sinh các miễn dịch, bắt giữ các vi khuẩn, tác nhân có hại và tiêu diệt chúng để ngăn ngừa những tổn hại cho cơ thể đến từ đường hô hấp. Chính bởi thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân này nên việc VA bị viêm là điều không thể tránh khỏi. Do đặc điểm của VA chủ yếu phát triển khi trẻ còn nhỏ và ngừng phát triển khi trẻ từ 6 tuổi. Đồng thời đề kháng của trẻ yếu hơn nên VA thường xuyên phát hoạt động nhiều hơn. Cũng chính vì thế mà viêm VA thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em. Tuy nhiên khi lớn, VA không biến mất hoàn toàn mà chỉ bị thu nhỏ nên trường hợp người lớn bị viêm VA tái phát vẫn xảy ra. Trong rất nhiều trường hợp, VA viêm (không có biến chứng) là một trong các cách để giúp cơ thể kích hoạt hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, nếu VA thường xuyên bị viêm, quá phát nhiều lần và có nguy cơ biến chứng thì việc nạo VA thường được cân nhắc. Nạo VA là một tiểu phẫu nhằm loại bỏ các VA viêm mạn tính, quá phát và có nguy cơ biến chứng cao. Việc nạo VA phải được bác sĩ chỉ định thực hiện sau khi thăm khám lâm sàng và nội soi đánh giá. Sau khi nạo VA, tất cả các chức năng bảo vệ từ VA cũng biến mất. Viêm VA có nên nạo không là vấn đề mà nhiều người quan tâm khi bị viêm VA Thực tế, không phải lúc nào viêm VA cũng có thể nạo. Ngày nay, với sự phát triển của y học hiện đại, việc điều trị viêm VA sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp nội khoa là dùng thuốc, nhằm bảo toàn tối đa các VA có thể phục hồi. Tuy nhiên, không ít trường hợp viêm VA vẫn được bác sĩ khuyên nên phẫu thuật loại bỏ. Cụ thể khi: – Tình trạng viêm VA bị tái phát nhiều lần trong năm, cụ thể là từ 5 lần. – Viêm VA không thể điều trị dứt điểm bằng phương pháp nội khoa. Đánh giá tình trạng thấy có thể xuất hiện các biến chứng về viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản,… – Viêm VA bị quá phát, sưng nề làm tắc cuốn mũi sau, gây ra tình trạng nghẹt mũi kéo dài. Trong nhiều trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ nguy hiểm. Vậy để biết viêm VA có nên nạo hay không, cách tốt nhất là người bệnh cần tới chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám chính xác mức độ viêm để được chỉ định chính xác nhất. 3. Một số thắc mắc của phụ huynh khi cho trẻ nạo VA Đây là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh thắc mắc trước khi cho trẻ thực hiện nạo VA. Như đã trình bày ở trên, VA là một thành phần trong hệ thống bạch huyết vùng hậu họng có chức năng tiêu diệt virus, vi khuẩn và các tác nhân gây hại thâm nhập qua đường hô hấp. Trên cơ thể chúng ta, ngoài hệ thống bảo vệ vùng hầu họng còn rất nhiều hệ thống bảo vệ khác. Chính vì thế, khi nạo VA, trẻ sẽ gần như không bị ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch, hơn hết còn giúp ngăn ngừa nguy cơ tái phát và biến chứng sang các khu vực xung quanh. Nạo VA là một tiểu phẫu được thực hiện rất nhanh chóng trong khoảng 30- 45 phút và không cần lưu viện sau 24 giờ. Với công nghệ plasma plus, thủ thuật nạo thậm chí còn không gây chảy máu. Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh chủ quan các công tác chuẩn bị trước và sau phẫu thuật. 4.1. Chuẩn bị trước khi phẫu thuật nạo VA Để quá trình phẫu thuật được diễn ra tốt nhất, người bệnh cần: – Không được sử dụng các thuốc chống viêm trong vòng 7 đến 10 ngày trước đó. Đồng thời, hãy nói với bác sĩ điều trị về tất cả các loại thuốc đang dùng. – Nếu người bệnh bị chứng rối loạn đông máu, tiểu đường hoặc các vấn đề về tim mạch,… cần nói với bác sĩ để quyết định có nên thực hiện nạo VA hay không. – Thăm khám trước phẫu thuật đầy đủ, đặc biệt là khám với bác sĩ gây mê. – Tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt được bác sĩ đưa ra trước khi bắt đầu cuộc phẫu thuật. 4.2. Chăm sóc sau phẫu thuật VA Việc chăm sóc sau phẫu thuật ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nạo VA. Trong đó, sau khi nạo VA, người bệnh cần đặc biệt chú ý: – Cảm giác đau sẽ kéo dài khoảng từ 7 – 10 ngày với mức độ giảm dần. – Người bệnh sau phẫu thuật cần uống nhiều nước để tránh khô cổ và mất nước cho cơ thể, đồng thời giúp giảm bớt cảm giác đau. – Thực đơn cần đầy đủ dinh dưỡng, chú ý sử dụng nước ấm, tránh nước lạnh hoặc quá nóng, tránh các thực phẩm chua, cay, quá mặn vì có thể kích thích phản ứng gây ho; nên lựa chọn đồ ăn lỏng, mềm nguội. – Không nên chạy nhảy, nói quá to trong vòng 7 – 10 ngày để vết nạo được phục hồi nhanh. Hi vọng với những thông tin này đã giúp bạn hiểu thêm về thủ thuật điều trị viêm VA và trả lời được thắc mắc viêm VA có nên nạo không. Nạo VA là biện pháp cuối cùng được sử dụng khi tình trạng viêm VA không thể điều trị nội khoa. Chính vì thế, nếu cảm thấy mình không khỏe hay có vấn đề về vùng cổ họng, đừng chần chừ mà hãy đến thăm khám bác sĩ sớm để điều trị kịp thời nhé!
doc_62467;;;;;doc_24210;;;;;doc_56389;;;;;doc_8079;;;;;doc_60569
1. Tổng quan về nạo VA VA là một tổ chức bạch huyết của cơ thể, có nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus…Khi những vi khuẩn này ồ ạt xâm nhập vào nhưng VA không chống đỡ kịp sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Viêm VA gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ khoảng 1 – 5 tuổi, nếu trẻ bị viêm VA cấp nhưng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm VA mạn tính và kéo theo những biến chứng nguy hiểm. Viêm VA gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ khoảng 1 – 5 tuổi Nạo VA là phương pháp hiệu quả giúp điều trị triệt để và hiệu quả tình trạng viêm VA, chấm dứt triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào viêm VA cũng cần nạo. Bác sĩ cần thăm khám, tìm nguyên nhân và lên phác đồ điều trị phù hợp bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. 2. Triệu chứng viêm VA – VA phình to, chiếm diện tích ở vùng cửa mũi khiến trẻ ngạt mũi, khó thở và thở khò khè – Trẻ ngủ ngáy và có thể bị ngưng thở khi ngủ. – Chảy mũi kéo dài, dịch mũi có thể không màu, có màu vàng, xanh. – Thường xuyên bị sốt. – Ho kéo dài và bị khàn tiếng. – Rối loạn tiêu hoá. – Nôn ói và tiêu chảy thường xuyên 3.1 Trường hợp chỉ định nạo VA Nạo VA chỉ được chỉ định thực hiện cho trẻ trong các trường hợp sau: – VA bị nhiễm trùng nhiều lần trong năm (trên 5 lần/năm) và mỗi lần viêm sẽ kéo dài cả tháng. – Gây ra các biến chứng cho vùng tai mũi họng hoặc biến chứng toàn thân khiến rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy thường xuyên. – VA bị phình to, gây nên hiện tượng ngạt mũi kéo dài, dù đã điều trị nội khoa nhưng không thuyên giảm. – Ngưng thở khi ngủ, khó thở, khó nói và khó nuốt. 3.2 Trường hợp chống chỉ định nạo VA Viêm VA sẽ chống chỉ định trong một số trường hợp như: – Chống chỉ định với trường hợp người có bệnh lý liên quan đến máu, tim, bệnh lao đang trong thời kỳ tiến triển, – Ngoài ra, một số trường hợp dưới đây cũng cần chống chỉ định tạm thời, phải điều trị khỏi bệnh lý mới được thực hiện nạo VA: + Bị viêm nhiễm cấp mũi họng. + Nhiễm một số loại virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết… + Bệnh nhân bị mắc một số bệnh dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch… + Bệnh nhân đang uống hoặc tiêm phòng dịch. Nạo VA không phải là một kỹ thuật phổ biến và đồng thời cũng không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, để đảm bảo nạo VA được an toàn và hiệu quả cần đảm bảo những yếu tố dưới đây: – Tay nghề bác sĩ: Tay nghề bác sĩ cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Một bác sĩ tay nghề cao, có nhiều năm kinh nghiệm sẽ có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện các thao tác nạo VA dễ dàng, hạn chế gây tổn thương mô lân cận và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh. – Hệ thống trang thiết bị: Hệ thống trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ nước có nền y khoa tân tiến và áp dụng các công nghệ hiện đại hiện nay sẽ là điều kiện cần để giúp cuộc phẫu thuật không gây nhiễm trùng và an toàn với sức khỏe người bệnh. – Phương pháp thực hiện: Hiện nay phương pháp hiện đại được sử dụng để nạo VA, được chứng nhận an toàn với sức khoẻ người bệnh chính là Plasma Plus. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật, được chứng nhận an toàn và hiệu quả. + Khả năng hàn mạch máu siêu nhỏ, có thể nhỏ tới 1mm. + Sử dụng lượng nhiệt thấp, chỉ bằng ⅓ lượng nhiệt so với phương pháp truyền thống. + Ghi điểm với nguyên tắc “3 – Không”: Không gây đau, không gây chảy máu và không gây biến chứng. + Người bệnh chỉ phải lưu viện tối đa 24h và có thể nhanh chóng trở lại với công việc. Phương pháp Plasma Plus ghi điểm với nguyên tắc “3 – Không”: Không gây đau, không gây chảy máu và không gây biến chứng;;;;; VA là một tế bào của hệ miễn dịch tự nhiên nằm ở vùng vòm họng. Nhiệm vụ của VA là miễn dịch, nhận diện và sản xuất kháng thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn có hại trong đường hô hấp. VA phát huy tác dụng nhiều nhất vào giai đoạn từ 6 tháng – 4 tuổi, khi trẻ đã dùng hết hệ kháng thể tự nhiên di truyền từ mẹ. Viêm VA là tình trạng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập ồ ạt nhưng hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ không đủ sức chống lại nên hiện tượng viêm nhiêm xảy ra. Có nhiều phương pháp để điều trị VA trong đó nạo VA là một trong những thủ thuật hiệu quả giúp loại bỏ ổ viêm. Viêm VA là tình trạng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập ồ ạt nhưng hệ miễn dịch chưa hoàn thiện của trẻ không đủ sức chống lại 2.1 Trường hợp cần nạo VA VA là một tổ chức quan trọng của cơ thể chính vì vậy không phải lúc nào viêm VA cũng nên nạo đi để loại bỏ ổ viêm nhiễm. Nếu trường hợp viêm VA ở mức độ nhẹ, chưa có biến chứng gì thì bác sĩ sẽ chỉ định cho trẻ điều trị nội khoa, uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm. Nạo VA chỉ được đưa ra trong các trường hợp như: – VA bị viêm nhiễm với tần suất trên 5 lần/năm, mỗi lần viêm kéo dài cả tháng. – Viêm VA gây ra biến chứng như cho vùng tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm xoang và gây ra các bệnh lý toàn thân cho cơ thể như rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy thường xuyên… – VA phình to khiến cho mũi bị tắc nghẽn, đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả. 2.2 Trường hợp chống chỉ định (chống chỉ định tạm thời) nạo VA – Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ bị chống chỉ định với nạo VA như: Có bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao… – Chống chỉ định tạm thời với một số trường hợp như: viêm nhiễm cấp vùng mũi họng, nhiễm một số loại virus như cúm, sốt xuất huyết, sởi…, dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch, uống hoặc đang tiêm phòng dịch. Trước khi nạo VA, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng xem bệnh nhân có thuộc đối tượng được nạo VA không Nạo VA là một thủ thuât không gây đau nhiều. Thậm chí, nhiều trẻ còn không có cảm giác đau nếu như được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề chuyên môn cao với phương pháp tân tiến. Nếu phẫu thuật không đúng kỹ thuật hoặc chăm sóc không đúng cách, trẻ có thể bị đau cụ thể như sau: – Đau hoặc cứng ở vùng cổ họng do tư thế nằm khi mổ sai, bị ngửa ra ra sau. – Trẻ bị chảy nước dãi và đau miệng sau khi phẫu thuật. – Trong thời gian hồi phục bệnh, trẻ có thể có cảm giác đau rầm rộ hoặc âm ỉ và khó chịu ở vùng tai. 4. Phương pháp nạo VA cho trẻ tân tiến – Được nghiên cứu và sản xuất tại Hoa Kỳ – đất nước có nền y khoa đứng top đầu trên thế giới. – Khả năng hàn mạch siêu nhỏ, có thể hàn gắn được những mạch máu chỉ dưới 1mm. – Dao Plasma có thiết diện mỏng, có thể uống cong khi phẫu thuật giúp hạn chế khả năng chảy máu. – Lượng nhiệt dùng để nạo VA tương đối thấp, chỉ khoảng bằng ⅓ so với lượng nhiệt của các phương pháp truyền thống, từ đó tránh gây tổn thương cho những mô lành xung quanh. – Thời gian phẫu thuật tương đối ngắn, chỉ khoảng 30 – 45 phút. – Người bệnh lưu viện 24h để theo dõi tình trạng sức khoẻ, nếu không có bất thường gì thì có thể xuất viện. – Có hiệu quả kinh tế cao vì tiết kiệm được thời gian và công sức của người bệnh. Phương pháp nạo VA Plasma Plus được đánh giá cao và có hiệu quả cao và hạn chế tối đa gây đau, gây chảy máu hay biến chứng;;;;;Không phải trường hợp viêm VA nào cũng cần tiến hành nạo. Nạo VA cho trẻ không nên vội vàng mà cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa dựa trên kết quả thăm khám cụ thể. 1. Nạo VA cho trẻ không nên vội vàng Theo các bác sĩ chuyên khoa Tai mũi họng cho biết: nạo VA sẽ chỉ được đề cập sau quá trình bệnh lý kéo dài, bao gồm viêm VA mạn tính tái đi tái lại nhiều lần, gây biến chứng gần và xa; VA phì đại khiến trẻ phải thở bằng miệng, nghẹt mũi, ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, ngừng thở khi ngủ…; Nạo VA cho trẻ cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sau thăm khám VA bị viêm nhiễm kéo dài và quá phát chẳng những không thể duy trì chức năng miễn dịch của mình mà còn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như gây cản trở việc thở của trẻ, khiến trẻ phải thở miệng, ngủ ngáy và thậm chí ngừng thở khi ngủ. Thiếu oxy não thường xuyên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển thể chất và trí tuệ, khả năng học tập cũng như hành vi của trẻ. VA quá lớn cũng ảnh hưởng tới khứu giác và vị giác của các bé. VA phì đại cũng có thể gây bít tắc vòi tai, dẫn tới nhiễm trùng tai, giảm thính lực và ảnh hưởng tới phát triển ngôn ngữ; VA phì đại có thể khiến dịch nhầy tích tụ trong các xoang hoặc gây viêm xoang tái phát. Ngoài ra, VA bị viêm thường xuyên sẽ là nơi trú ngụ của các vi khuẩn gây bệnh, từ đó chúng có thể tấn công các cơ quan khác như mũi họng, xoang, tai, thanh khí phế quản, tim, thận… Tuy nhiên, các chuyên gia tai mũi họng cũng lưu ý, nói như vậy không có nghĩa là mọi trường hợp viêm VA đều phải phẫu thuật cắt bỏ bởi viêm VA không biến chứng ở trẻ em là quá trình có lợi cho cơ thể vì giúp hình thành miễn dịch. Vì vậy quyết định nạo VA cần được thực hiện đúng quy trình, bởi các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và nội soi, bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật nạo VA được chỉ định trong các trường hợp: Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần trong năm (≥ 5 lần/1năm); Viêm VA điều trị nội khoa không hết, kèm theo bé có các biến chứng như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản.. tái phát; V.A quá phát gây bít tắc cửa mũi sau, khiến trẻ nghẹt mũi kéo dài, gây cản trở đường thở tự nhiên. Nạo VA là kỹ thuật phổ biến, an toàn, tuy nhiên cũng như với bất kỳ ca phẫu thuật nào, quá trình tiến hành các kỹ thuật này vẫn có khả năng đi kèm một số nguy cơ.;;;;;Nạo VA được đánh giá là phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này. Nạo VA thường được chỉ định cho những trường hợp viêm VA gây những biến chứng như viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp dưới và ảnh hưởng tới đường thở của trẻ. Nạo VA được xe là phương pháp điều trị hiệu quả nhất, giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này. CÁC TRƯỜNG HỢP CẦN NẠO VA Người bệnh cần thăm khám tại chuyên khoa Tai mũi họng nhằm xác định chính xác có phải nạo VA hay không. Thông thường nạo VA được áp dụng cho các trường hợp sau: CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP CỦA VIÊM VA NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ Khi bị viêm VA nên thăm khám và điều trị theo chỉ đinh của bác sĩ, tránh để xảy ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Viêm VA dù ít hay nhiều cũng gây ảnh hưởng đến đường thở của trẻ do VA bị viêm sưng tấy, to ra dẫn đến cản trở lưu thông không khí từ đó khiến não bộ thiếu dưỡng khí (oxy). Trẻ khó thở và phải thở bằng đường miệng khi ngủ sẽ gây ra một số ảnh hưởng như da xanh, răng bị vẩu, mọc lệch, môi trên bị kéo xệch lên, môi dưới thõng xống khiến bộ mặt trẻ của trẻ thay đổi. Trong nhiều trường hợp viêm VA có thể biến chứng thành một số bệnh nguy hiểm hơn như viêm phế quản, viêm tai giữa cấp tính, tiêu chảy… Nếu là biến chứng của viêm VA cấp thì thường trẻ bị viêm tai giữa cấp tính có mủ. Nêú viêm VA mạn tính, kéo dài có thể dẫn đến viêm tai giữa thanh dịch. Trẻ bị viêm VA có thể dẫn tới viêm thanh quản cấp hoặc mạn tính, viêm amidan làm cho trẻ sốt cao, đau họng, nuốt vướng. Hệ thống phòng mổ vô khuẩn một chiều hiện đại đảm bảo an toàn tối đa cho người bệnh.;;;;; Viêm VA là bệnh lý dễ gặp ở trẻ nhỏ Viêm VA là bệnh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ do virus, nấm hoặc vi khuẩn xâm nhập gây nên tình trạng viêm nhiễm. Ở trạng thái khỏe mạnh, VA bao gồm các tế bào lympho có chức năng bắt giữ và tiêu diệt các tác nhân có hại cho cơ thể xâm nhập thông qua đường không khí vào phổi. Từ 6 tháng tuổi đến khoảng 5- 6 tuổi là thời điểm VA ở trẻ phát triển mạnh nhất, phát huy tối đa chức năng bảo vệ cơ thể. Từ sau tuổi này, VA dần thoái triển. Đây cũng là lý do khiến tình trạng viêm VA thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cũng chính bởi thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên khi sức đề kháng yếu, tình trạng viêm VA của trẻ rất dễ xảy ra với những biểu hiện như đau họng, sốt, khó thở, nghẹt mũi cả ngày lẫn đêm,.. khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi trong cuộc sống hằng ngày. Viêm VA không điều trị dứt điểm trong các đợt phát sẽ gây nên tình trạng viêm mạn tính, VA mất dần chức năng bảo vệ và vô hình chung trở thành “ngôi nhà lý tưởng” cho các vi khuẩn, nấm gây bệnh và là nguyên nhân gây dẫn đến các bệnh lý tai mũi họng khác như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang,…. Lúc này, việc nạo VA là bắt buộc để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám chuyên khoa tai mũi họng để nội soi và chẩn đoán chính xác mức độ viêm VA của trẻ trước khi quyết định phẫu thuật loại bỏ VA. Bởi tuy VA không còn chức năng khi trẻ trưởng thành, tuy nhiên nếu viêm VA ở mức độ nhẹ, các bác sĩ vẫn khuyên nên ưu tiên điều trị VA để bảo tồn VA cho trẻ. Nạo VA được chỉ định khi VA của trẻ không còn chức năng bảo vệ Nạo VA cho trẻ là cần thiết khi VA đã mất hoàn toàn chức năng. Tuy nhiên, hãy lựa chọn địa chỉ uy tín để thực hiện nạo VA cho trẻ. Bởi trong quá trình phẫu thuật nạo VA, nếu không đạt tiêu chuẩn y tế thì xác suất xảy ra những biến chứng trong và sau phẫu thuật là rất lớn như: chảy máu sau phẫu thuật, để lại sẹo, gây đau đớn,…. 3.2. Trang thiết bị y tế Trang thiết bị y tế là yếu tố tiếp theo cần quan tâm. Hiện nay, công nghệ phẫu thuật nạo VA đã có nhiều bước tiến và ưu việt hơn rất nhiều. Trước kia, việc nạo VA có thể được thực hiện bằng các loại dao điện, dao Coblator,…. Hiện nay, phẫu thuật nội soi được thực hiện bằng công nghệ Plasma plus mang lại hiệu quả lớn và ưu việt hơn rất nhiều. Điển hình là plasma plus gần như hạn chế tối đa khả năng chảy máu, tích hợp chức năng hàn mạch máu siêu nhỏ. Bên cạnh đó thời gian phẫu thuật giảm xuống 1 nửa so với các phương pháp trước đây giúp thời gian gây mê được giảm xuống. Quá trình phục hồi sau phẫu thuật bằng plasma cũng nhanh hơn. 3.3. Đội ngũ y bác sĩ Đội ngũ y bác sĩ là nhân tố quyết định tới chất lượng của cuộc phẫu thuật. Lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn khi con được thực hiện phẫu thuật. Cha mẹ hãy theo dõi những phản hồi từ bệnh nhân đã thực hiện điều trị và tìm hiểu thông tin kinh nghiệm của bác sĩ. 3.4. Dịch vụ hỗ trợ Với những thông tin chia sẻ trên đây, hi vọng bài viết đã đem đến những gợi ý giúp cha mẹ có thể lựa chọn được địa chỉ nạo VA cho trẻ tốt nhất để chấm dứt chứng viêm VA của trẻ, đồng thời giúp cha mẹ an tâm, trẻ có sức khỏe tốt sau này.
question_177
Chất béo nào tốt nhất?
doc_177
Từng có lúc tất cả các chất béo bị coi là độc, là thủ phạm gây tắc nghẽn động mạch và tử vong sớm. Nhưng ngày nay, chúng ta đều thừa nhận có 1 số loại chất béo đặc biệt rất tốt. Và điều cốt yếu là phải ăn đúng loại để không bị ảnh hưởng tới vòng eo và sức khoẻ lâu dài của bạn. Chất béo được chia thành 2 nhóm là chất béo no và chất béo không no. Và ở nhóm thứ 2 được gọi là chất béo có lợi và bao gồm 2 loại khác là không bão hoà đơn và không bão hoà đa. Axit béo Omega thuộc nhóm thứ 2 và tiếp tục chia thành omega 3, 6 và 9. Omega 9 ( axít oleic) thuộc nhóm chất béo không no và không bão hoà đơn. Có thể tìm thấy chất này trong các loại thực vật như quả bơ, ô liu và các loại hạt như óc chó, hạt điều, hạt hồ trăn, hồ đào và hạnh nhân. Chất béo đặc biệt này được chứng minh là giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch bằng cách tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm LDC (cholesterol xấu). Axít béo omega 3 và omega 6 cũng thuộc nhóm chất béo không no nhưng thuộc nhóm không bão hoà đa. Không như omega 9 được cơ thể tự tổng hợp, 2 loại axít béo này chỉ có thể tổng hợp từ thức ăn. Đó là lý do vì sao chúng ta gọi chúng là dưỡng chất cơ bản. Trong omega 3 lại bao gồm eicosapentaenoic acid (EPA), docosahexanoic acid (DHA) and alpha-linolenic acid (ALA). Trong đó, EPA và DHA2 là có giá trị cao nhất. Chúng đóng vai trò chủ chốt trong cơ thể, bao gồm cả việc hình thành màng tế bào. Do đó việc cung cấp đủ dưỡng chất qua chế độ ăn là rất quan trọng. Đã có rất nhiều nghiên cứu về omega 3 và 6. Và nếu thử tìm trên Google, bạn sẽ có thể tin rằng chúng là thuốc giải độc cho mọi lo lắng về sức khoẻ. Khi đưa vào cơ thể, axít béo omega 3 và omega 6 sẽ tạo ra 1 loạt các phản ứng hoá học, chuyển hoá thành các hợp chất giúp hình thành vai trò sinh lý quan trọng như khả năng kháng viêm, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm, nguồn gốc của nhiều bệnh mãn tính. Một nghiên cứu lớn khác đã đưa ra những tác dụng tích cực của axít béo này đó là cải thiện sức khoẻ tim mạch vốn chịu ảnh hưởng bởi tình trạng viêm nhiễm - do hệ miễn dịch quá nhạy, làm việc quá tích cực đến mức gây hại cho cơ thể. Một lợi ích sức khoẻ khác của omega 3 là những ảnh hưởng tích cực đến cảm xúc, làn da và tình trạng viêm nhiễm. Nguồn chính của omega 3 là dầu cá nhưng 1 khảo sát về thực phẩm cho thấy số người ăn đủ lượng là rất ít, tức là không đảm bảo như khuyến nghị của chính phủ, điều này có nghĩa lượng omega 3 nạp vào cơ thể rất thấp. DHA (docosahexanoic acid) và EPA (eicosapentaenoic acid) là axit béo omega 3 tìm thấy trong dầu cá và rất thiết yếu bởi cơ thể không thể tổng hợp chúng. Omega 6 cũng rất quan trọng và là nhiên liệu cho các chức năng não bộ thông thường, sự tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên, cơ thể chỉ cần 1 lượng rất nhỏ trong khi có nhiều thực phẩm chứa chất này. Vấn đề là làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa omega 3 và 6 khi chúng ta có xu hướng ăn nhiều omega 6 hơn omega 3 và điều này có thể làm tăng nguy cơ bệnh tật. Đó là bởi khi cơ thể thừa omega 6, chúng sẽ bắt đầu chuyển đổi sang 1 dạng khác và kích thích gây viêm cho toàn cơ thể. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó sẽ đặt cơ thể vào tình trạng viêm nhẹ, khiến hệ miễn dịch liên tục “bật” và nếu kéo dài sẽ gây hại cho sức khoẻ. Điều đáng nói là bạn không biết điều này đang diễn ra vì bản thân viêm nhiễm kiểu này sẽ không gây ra một triệu chứng rõ ràng nào. Cách đơn giản nhất là bắt đầu cân bằng lại lượng omega nạp vào bằng cách sử dụng đúng loại dầu omega. Nhiều người chọn bơ thực vật không bão hoà đa và dùng dầu hướng dương, vốn rất giàu omega 6 (kết quả của tình trạng tuân thủ hướng dẫn giảm chất béo no trong chế độ ăn) nấu ăn. Tuy nhiên, tốt hơn cả là nên dùng dầu ô liu (hầu hết là omega 9) mỗi ngày và dầu dừa có thể chịu được nhiệt độ cao khi nấu. Ngoài ra, cần hạn chế các thực phẩm chế biễn sẵn và tất nhiên là tăng cường các loại cá béo. Cần nhớ rằng trong khi các thực phẩm như các loại hạt và dầu béo từ hạt như chia, vốn giàu ALA, nhưng lại không đủ EPA và DHA. ALA hay Alpha Linoleic Acid là axit béo omega 3 cuối cùng mà bạn cần và có thể tìm thấy chất này trong rau xanh và các loại hạt. DHA (docosahexanoic acid) và EPA (eicosapentaenoic acid) là axit béo omega 3 có nhiều trong cá béo. Mặc dù ALA có thể chuyển hoá thành EPA và DHA trong cơ thể nhưng khả năng chuyển hoá này rất kém. Vì vậy các thực phẩm như các loại hạt, các dầu hạt thường rất giàu ALA nhưng sẽ không cung cấp đủ DHA và EPA cho cơ thể. Và như vậy đây không phải tin tốt lành cho những người ăn chay hay những người không thích cá béo. Với những người không ăn được cá béo, họ có thể dùng viên bổ sung có chứa EPA và DHA Không có gì tốt bằng thực phẩm tự nhiên nhưng nếu bạn không thể ăn được cá béo thì bổ sung viên dầu cá chứa EPA và DHA sẽ là 1 giải pháp.
doc_19800;;;;;doc_3992;;;;;doc_60217;;;;;doc_23533;;;;;doc_55998
Những loại thực phẩm giàu chất béo tốt Chất béo tốt là nhóm chất béo không bão hòa, giúp làm giảm lượng cholesterol có ở trong máu, từ đó ngăn ngừa các loại bệnh lý liên quan đến tim mạch. Nhóm chất béo tốt được chia thành hai loại như sau: Chất béo không bão hòa đơn: Dạng chất béo không đông đặc ở điều kiện nhiệt độ thường. Dạng chất béo này có thể tìm thấy ở những thực phẩm có nguồn gốc từ thực phẩm ví dụ: đậu, rau xanh, hạt ngũ cốc, các loại dầu thực vật,... Chất béo không bão hòa đa: Công dụng của loại này cũng khá giống với chất béo không bão hòa đơn nhưng được đánh giá cao hơn, thường thấy nhất là Omega 3 và Omega 6.2. Công dụng của chất béo tốt đối với sức khỏe Cả hai loại trong nhóm chất béo tốt đều có khả năng làm giảm lượng cholesterol ở trong máu và làm hạn chế nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, với chất béo không bão hòa đa sẽ làm giảm cả lượng cholesterol xấu và tốt còn chất béo bão hòa đơn chỉ làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Omega 3 và Omega 6 chính là hai loại chất béo được đánh giá cao nhất trong nhóm chất béo tốt với những công dụng đặc biệt như sau:Đây là chất béo rất cần thiết đối với quá trình phát triển của mắt và trí não của trẻ trong 6 tháng đầu đời. Omega 3 sẽ thúc đẩy sự phát triển của trí não và kích thích hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Đối với người trưởng thành, Omega 3 có tác dụng giảm đau, hạn chế cứng khớp vào sáng sớm hiệu quả đối với những người đang bị viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó, Omega 3 cũng giúp ngăn ngừa những bệnh lý về tim mạch rất tốt. Bạn có thể bổ sung Omega 3 bằng cách ưu tiên các loại hải sản gồm cá hồi, cá mòi,... vào bữa ăn. Bên cạnh đó, hàm lượng Omega 3 cũng được tìm thấy nhiều ở trong hạt lanh, các loại rau xanh, đậu,... Dạng chất béo này sẽ giúp cơ thể kiểm soát được lượng cholesterol xấu ở trong máu, từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ bị mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch. Bạn có thể bổ sung Omega 6 thông qua các thực phẩm điển hình như hạt hướng dương, hạt đậu này, đậu phộng,...3. Những loại thực phẩm chứa chất béo tốt Việc bổ sung thêm chất béo tốt mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một số loại thực phẩm giàu chất béo tốt cho thể kể đến như: Nếu trong nhiều các loại trái cây khác có thành phần chủ yếu là carbs thì trong trái bơ lại có khá nhiều chất béo. Theo nghiên cứu, trong trái bơ có chứa khoảng 77% chất béo. Nếu tính theo hàm lượng calo thì trái bơ có hàm lượng chất béo còn cao hơn so với những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Acid béo trong trái bơ là acid oleic (chất béo không bão hòa đơn). Đây cũng chính là loại acid béo chiếm ưu thế trong dầu oliu và có nhiều lợi ích sức khỏe. Bên cạnh đó, bơ cũng được xem là nguồn cung chất xơ vô cùng tuyệt vời. Bổ sung bơ sẽ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol LDL và cả triglyceride, làm tăng cholesterol HDL. Mặc dù bơ có chứa nhiều chất béo và hàm lượng calo cao, thế nhưng những người ăn bơ thường sẽ có xu hướng giảm cân và có ít mỡ bụng hơn so với thông thường. Phomai rất giàu dưỡng chất như canxi, vitamin B12, photpho, protein,... Tất nhiên, trong loại thực phẩm này cũng có chứa nhiều chất béo tốt mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bổ sung phomai trong chế độ ăn hàng ngày với một lượng vừa đủ cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bị tiểu đường type 2. Lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol và nhiều chất béo. Trung bình, một quả trứng sẽ có khoảng 212mg cholesterol, chiếm đến 71% hàm lượng cần được bổ sung mỗi ngày. Ngoài ra, có đến 62% calo trong trứng đến từ chất béo. Theo các nhà nghiên cứu, cholesterol ở trong trứng sẽ không làm ảnh hưởng xấu đến lượng cholesterol ở trong máu khi bổ sung trứng vừa đủ trong khẩu phần ăn. Cá hồi, cá thu, cá mòi hay cá trích đều có chứa hàm lượng omega 3 rất cao, tốt cho sức khỏe. Đây là một loại chất béo tốt rất có lợi đối với sức khỏe của tim mạch và trí não. Thực tế cho thấy, những người thường xuyên ăn cá có cơ thể khỏe mạnh hơn, trí nhớ tốt hơn, hạn chế nguy cơ bị bệnh tim, trầm cảm và nhiều bệnh lý khác. Nếu bạn không thích ăn cá thì có thể bổ sung omega 3 thông qua dầu cá. Trong dầu gan cá tuyết bao gồm cả omega 3 và cả vitamin D rất tốt cho sức khỏe. Trong các loại hạt ngũ cốc rất giàu chất béo và cả những chất xơ lành mạnh. Không những thế, đây còn là nguồn protein từ thực vật rất tốt, đồng thời cung cấp vitamin E và magie cho cơ thể. Những người có thói quen ăn hạt thường khỏe mạnh hơn và giảm thiểu nguy cơ mắc một số loại bệnh lý. Ăn hạt đúng cách cũng giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì, các bệnh lý tim mạch và cả tiểu đường type 2. Bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày một số loại hạt như hạnh nhân, óc chó, macca,. . Ngoài ra, một số loại hạt khác như bí, hướng dương, vừng đều có chứa nhiều chất béo có lợi cho sức khỏe với công dụng làm giảm cholesterol. Ngoài những loại thực phẩm được liệt kê ở trên thì dầu dừa, dầu oliu hay socola đen,... đều có nhiều chất béo tốt cho cơ thể. Vì vậy, bạn có thể bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày để đa dạng khẩu phần ăn mà vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể. Thực tế, việc cắt bỏ chất béo ra khỏi chế độ hàng ngày là điều không nên. Thay vào đó, bạn cần phân biệt được loại thực phẩm nào có chứa chất béo tốt, loại nào chứa chất béo xấu để xây dựng được khẩu phần ăn cân bằng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.;;;;;Chất béo là một phần dinh dưỡng cần thiết của cơ thể, dinh dưỡng từ chất béo giúp cải thiện các bệnh lý về tim mạch. Chất béo là một trong những nguồn năng lượng thiết yếu của cơ thể, cải thiện tình trạng tim mạch. Bổ sung những thực phẩm giàu chất béo tốt cho tim mạch mỗi ngày để có một trái tim khỏe và tràn đầy sức sống. 1. Chất béo Chất béo là một dạng Lipid. Chúng thuộc nhóm cung cấp năng lượng, cùng với chất bột đường, chất đạm, nhưng chất béo cung cấp nguồn năng lượng đậm đặc nhất. Chất béo bao gồm một nhóm các hợp chất hòa tan trong các dung môi hữu cơ và thường không hòa tan trong nước và nhẹ hơn nước.Chất béo là một phần dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Bổ sung năng lượng thiết yếu. Chất béo là một nguồn năng lượng dồi dào. Nó cung cấp 9 calo mỗi gam, trong khi protein và carb mỗi loại chỉ cung cấp 4 calo mỗi gam. Chất béo tích trữ trong cơ thể giúp bảo vệ các cơ quan, giữ ấm cho cơ thể và bổ sung một nguồn năng lượng dồi dào khi đói.Điều hoà hoạt động hoocmon và gen. Chất béo điều hòa sản xuất hoóc-môn sinh sản và steroid, cũng như các gen liên quan đến tăng trưởng và trao đổi chất.Hỗ trợ phát triển não. Hấp thụ một lượng vừa đủ chất béo rất quan trọng cho não bộ, bao gồm cả tâm trạng.Vận chuyển hấp thụ vitamin tan. Vitamin A, D, E và K phải được dùng chung với chất béo để được hấp thụ một cách tốt nhất.Làm tăng hương vị và cảm giác no. Bổ sung chất béo vào thức ăn làm chúng ngon hơn và gây no hơn. 2. Chất béo tốt cho tim mạch Lượng dung nạp chất béo vào cơ thể càng cao tương đương với nguy cơ tử vong bởi bệnh lý nhồi máu cơ tim cũng cao lên. Nhiều nghiên cứu thế giới kết luận rằng, trong khẩu phần mỗi bữa ăn người Nhật có tỉ lệ chất béo 25% trên tổng năng lượng toàn khẩu phần, tỉ lệ số người bệnh tử vong bởi bệnh tim chỉ còn 52/100.000 số dân; trong lúc đó, người dân Mỹ nạp lượng chất béo chiếm 42% khẩu phần ăn, và tỷ lệ người bệnh tử vong bởi bệnh nhồi máu cơ tim lên tới 306,6/100.000 số dân.Với dinh dưỡng của người Việt, chất béo cần cho mỗi khẩu phần ăn phải đạt từ 15 đến 20% tổng giá trị năng lượng toàn khẩu phần. Với lứa tuổi trưởng thành, nên hạn chế chất béo có nguồn gốc động vật và thay vào đó là chất béo có nguồn gốc từ thực vật. Lượng chất béo có nguồn gốc từ thực vật nên được đưa vào 2⁄3 tổng lượng lipid trong mỗi khẩu phần.Axit béo không no. Axit béo không no có khả năng làm giảm thiểu lượng cholesterol tổng toàn phần, cholesterol có hại và duy trì lượng cholesterol có lợi cho cơ thể.Loại chất béo này tìm thường thấy trong các loại dầu hạt, như: hạt cải, đậu phộng, ô liu, bơ... hay trong các loại dầu từ thực vật: hướng dương, đậu nành, ngô, vừng mè, đậu các loại và ngũ cốc các loại...Axit béo omega-3Axit béo omega-3 là dạng axit béo có nguồn gốc từ thực vật, chúng giúp ngăn ngừa, phòng tránh và có tác dụng rất hiệu quả với những bệnh lý về tim mạch. Những loại cá, hay dầu cá sẽ có nhiều thành phần axit béo như: DHA, EPA. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, omega-3 dung nạp vào cơ thể không chỉ làm giảm lượng cholesterol trong máu mà còn làm giảm lượng triglycerid. Các phần tử axit béo omega-3 có khả năng phòng ngừa chứng rối loạn của nhịp tim, chứng rung động tâm thất, hay chứng huyết khối, nó còn giúp điều chỉnh huyết áp khi mắc huyết áp cao thể nhẹ.Axit béo này được tìm thấy nhiều trong những loại dầu từ thực vật: hạt cải, đỗ tương... cùng những loại hạt có chứa dầu: lạc, vừng...Chế độ dinh dưỡng giàu omega-3 làm giảm 50% những nguy cơ dẫn đến tử vong bởi bệnh lý mạch vành.Axit béo omega-6Axit béo omega-6, đây là dạng axit béo không no, được tìm thấy nhiều trong những loại dầu từ thực vật: lạc, vừng, ngô, hạt cải, hướng dương, đỗ tương. Các axit béo omega-6 Chế độ dinh dưỡng có từ 7 đến 10% tổng toàn năng lượng từ omega-6, omega-3 giúp làm giảm tới 20% lượng cholesterol, và làm giảm tới hơn 35% những nguy cơ dẫn đến bệnh xơ vữa ở động mạch chủ.Chính vì vậy, gia đình nên duy trì khẩu phần ăn 2 đến 3 bữa cá mỗi tuần. Không chỉ vậy, tất cả mọi loại hải sản tự đều hàm chứa một lượng omega-3 đầy đủ, ngay cả lúc tỷ lệ Lipid thấp nhất. Với những bạn không thích cá, hải sản thì nên bổ sung dầu cá mỗi ngày.Lưu ý trong chế biến chất béo hàng ngày. Các loại chất béo động vật còn gọi là mỡ thường chứa nhiều axit béo no chất béo bão hoà, dễ bị đông đặc hơn nên sử dụng để nấu, chiên rán. Trong khi đó, các chất béo thực vật có nhiều axit béo không no chất béo chưa bão hoà, thường có nhiệt độ đông đặc thấp hơn, nên sử dụng để ăn trực tiếp như trộn salad, trộn vào bột cháo trong khẩu phần ăn của trẻ nhỏ trẻ nhỏ. 3. Những thực phẩm chứa chất béo tốt cho tim mạch Dầu oliu. Dầu oliu giàu chất béo không bão hoà, và đặc biệt rất tốt cho hoạt động thành mạch. Nó có thể giúp thay thế chất béo bão hòa như: mỡ từ động vật, bơ, phô mai.... Dầu oliu giúp làm giảm lượng cholesterol có hại trong máu. Đây là nguồn thực phẩm rất tốt cho hệ tim mạch, nó còn giúp bổ sung, cung cấp polyphenol - một chất làm ngăn cản thành phần cholesterol xấu xâm nhập vào các thành của mạch máu trong cơ thể.Các loại hạt. Hạt hạnh đào, óc chó, hay hạt macca đều chứa rất nhiều axit béo omega-3 cùng các chất béo không bão hoà tốt cho điều hoà nhịp tim mạch.Hạt lanh chứa một lượng rất nhiều chất xơ, omega-3 và omega-6, chỉ cần dùng một ít hạt lanh là có thể giúp cho trái tim khỏe mạnh một thời gian dài. Mỗi buổi sáng, bạn nên cho thêm một ít hạt lanh rắc lên trên yến mạch hoặc ngũ cốc nghiền để tăng cường sức khỏe tim mạch.Không những thế, các hạt ngũ cốc còn giúp bổ sung chất xơ cho dinh dưỡng mỗi ngày.Các loại họ đậu. Các loại thực phẩm họ đậu như đậu lăng, đậu gà, đậu đen và đậu thận đều chứa rất nhiều omega-3, canxi, và chất xơ hòa tan được.Hay đậu nành giúp giảm cholesterol và các loại chất béo bão hòa, chính vì vậy đậu nành là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe tim mạch.Bạn nên ăn các loại đậu nành tự nhiên, như edamame (đậu nành Nhật Bản), tempeh (đậu nành Indonesia), hoặc đậu hũ.Bột yến mạch Trong bột yến mạch có rất nhiều omega-3, axit folic, và kali Trong bột yến mạch có rất nhiều omega-3, axit folic, và kali. Đây là một loại thức ăn giàu chất xơ có thể giúp giảm bớt nồng độ cholesterol xấu có hại cho cơ thể và giúp cho lòng mạch máu được thông thoáng.Bột yến mạch có rất nhiều omega-3, acid folic, và kali.Cá. Cá rất giàu omega-3, không chỉ chống viêm mà còn chống các bệnh về tim mạch, đồng thời giúp làm giảm cholesterol xấu và triglyceride có trong máu. Có thể kể đến loại cá giàu omega-3 hàng đầu là cá hồi.Cá hồi sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Cần duy trì chế độ ăn 2 lần 1 tuần, sẽ giúp bạn giảm một phần ba nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Cá hồi chứa carotenoid astaxanthin, là một loại chất chống oxy hóa rất mạnh. Nhưng để hiệu quả được tốt hơn, bạn nên chọn cá hồi được đánh bắt tự nhiên hơn là cá nuôi để bán, bởi vì các loại cá nuôi có thể sẽ bị nhiễm thuốc trừ sâu và các loại kim loại nặng.Nếu không thích ăn cá hồi, có thể thử các loại cá dầu khác như cá thu, cá ngừ đại dương, và cá trích cũng có thể giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh với tác dụng tương tự.;;;;;Nói đến chất béo, hầu hết chúng ta sẽ nghĩ rằng nó không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chất béo lại chính là một phần không thể thiếu đối với cơ thể. Điều đáng nói là nó có loại xấu, có loại tốt. Nếu hiểu rõ chất béo tốt, chất béo xấu là gì chúng ta sẽ biết cách phân biệt và sử dụng chúng một cách tối ưu để bảo vệ sức khỏe của mình. 1. Chất béo và vai trò của nó đối với cơ thể Chất béo được xem là một dạng lipid không có khả năng hòa tan trong nước. Đối với cơ thể, nó là một trong 4 dưỡng chất không thể thiếu bởi vì: - Là nguồn dự trữ năng lượng: bản thân chất béo giúp cơ thể được bảo vệ trước sự biến đổi nhiệt, điều tiết năng lượng, có vai trò lớn đối với cung cấp năng lượng và hoạt động sống của tế bào. - Nguồn cung cấp axit thiết yếu cho cơ thể: các axit béo có trong chất béo giúp cung cấp omega 3, omega 6,... cho cơ thể. - Góp phần hỗ trợ khả năng hấp thụ vitamin: chất béo chính là dung môi hỗ trợ việc vận chuyển và hấp thụ vitamin A, D, E, K để cung cấp các loại chất dinh dưỡng cho cơ thể. Các loại chất béo không bão hoà được xem là chất béo tốt. Đây là loại chất béo có thể làm giảm hàm lượng cholesterol ở trong máu đồng thời giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch. Nhóm này gồm có: - Chất béo không bão hoà đơn Loại chất béo này không có khả năng đông đặc trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Chất béo không bão hòa đơn dễ dàng tìm thấy ở các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật như đậu, rau xanh, một số hạt dinh dưỡng, dầu thực vật,... - Chất béo không bão hoà đa Đây là dạng chất béo chủ yếu có trong dầu thực vật, có công dụng tương tự với chất béo không bão hòa đơn nhưng nó được đánh giá cao hơn. Phổ biến nhất cho dòng chất béo không bão hòa đa là omega 3 và omega 6. Chất béo xấu là chất béo chuyển hóa và bão hòa. Nếu tiêu thụ quá mức loại chất béo này cơ thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ tăng cholesterol và kết quả chính là bệnh tim mạch và tắc nghẽn động mạch: - Chất béo bão hòa Các thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu chất béo bão hòa. Đặc điểm của nó là dễ đông đặc trong điều kiện nhiệt độ bình thường. Những thực phẩm giàu chất béo bão hoà gồm: thịt đỏ, các loại gia cầm, chế phẩm từ sữa và sữa cùng một số loại thực vật. - Chất béo chuyển hóa Đây là dạng chất béo xấu gây hại nhiều nhất cho sức khỏe. Sở dĩ nói như vậy là bởi nó làm giảm lượng cholesterol tốt và tăng lượng cholesterol xấu. Không những thế, nó còn rất khó đào thải ra ngoài cơ thể. Chất béo chuyển hóa có nhiều trong các thức ăn dạng chiên xào. Khi đã biết được chất béo tốt, chất béo xấu là gì chúng ta có thể hiểu được những lợi ích cũng như tác hại mà nó gây ra cho cơ thể. Cụ thể gồm: 2.2.1. Lợi ích của loại chất béo tốt - Chất béo không bão hòa đơn + Suy giảm hàm lượng cholesterol. + Cải thiện hệ miễn dịch và hiện tượng kháng insulin. + Giảm viêm. + Xây dựng các mô thần kinh. + Tăng khả năng hấp thụ một số vitamin cho cơ thể như: K, E, D, A. - Chất béo không bão hòa đa + Omega 3 tăng cường khả năng phát triển cho trí não và mắt của trẻ trong 6 tháng đầu đồng thời thúc đẩy cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ. Đối với người lớn, loại axit béo này làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim và viêm khớp dạng thấp. + Omega 6 kiểm soát lượng cholesterol xấu để bảo vệ cơ thể trước nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. 2.2.2. Tác hại của loại chất béo xấu - Chất béo bão hòa: tăng cholesterol xấu cùng nguy cơ bệnh lý về tim. - Chất béo chuyển hóa: tăng cholesterol xấu và triglycerides, giảm cholesterol tốt có bên trong cơ thể. 2.3. Một số thực phẩm tiêu biểu cho 2 nhóm chất béo tốt và xấu - Chất béo tốt + Chất béo không bão hoà đơn: quả bơ, bơ hạnh nhân, bơ dừa, bơ lạc, dầu oliu, dầu hạt cải, dầu lạc, đậu Hà Lan, lạc, hạt điều, hạnh nhân,... + Chất béo không bão hoà đa: cá mòi, cá thu, cá hồi, cá trích, hạt lanh, hạt hướng dương, hạt óc chó, mè, ngô, đậu phụ, các loại rau màu xanh, dầu cá,... - Chất béo xấu + Chất béo bão hòa: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, phô mai, sữa, bơ động vật, cacao, dừa,... + Chất béo chuyển hóa: gà rán, khoai tây chiên, bánh bông lan, bánh quy, bánh donuts, bánh quy, mỡ cừu, bơ thực vật,... Bản thân cơ thể của chúng ta không có khả năng tự tạo ra chất béo vì thế việc bổ sung nó từ thực phẩm hàng ngày là điều cần thiết. Khi phân biệt được chất béo tốt, chất béo xấu là gì chúng ta sẽ biết lựa chọn cái tốt và loại bỏ cái xấu để sức khỏe được bảo vệ một cách tốt nhất. Các loại thực phẩm được chế biến sẵn, có nguồn gốc động vật vốn giàu chất béo bão hòa nên chúng không hề tốt cho sức khỏe, cần giảm thiểu tối đa hàm lượng dung nạp vào cơ thể. Chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, mỗi ngày tốt nhất chỉ nên duy trì mức chất béo hấp thụ vào cơ thể dưới 10%. Thay thế dần dần chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa sẽ giúp cải thiện cholesterol trong máu. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ tự bảo vệ mình được trước nguy cơ mắc rất nhiều bệnh lý xấu cho sức khỏe. Muốn làm được điều này, hãy ghi nhớ những nguồn thực phẩm cung cấp chất béo tốt để xây dựng cho mình và gia đình một chế độ ăn uống thật cân bằng. Cắt bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi chế độ dinh dưỡng là điều không nên làm nhưng cần phân biệt được chất béo tốt, chất béo xấu là gì để bổ sung cho hợp lý và chỉ nên dung nạp một lượng thật nhỏ mà thôi. Nếu bạn không thể làm được điều này, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng. Việc làm này sẽ giúp bạn có được một chế độ dinh dưỡng thực sự lành mạnh và an toàn.;;;;;1. Hiểu đúng về chất béo Axit béo là một chất rất cần thiết cho cơ thể con người. Mặc dù vậy, cơ thể không sản sinh ra axit béo, vì vậy, hàng ngày con người cần hấp thụ chất này có trong các loại thực phẩm. Hầu hết khi nhắc đến chất béo, ta thường nghĩ rằng chúng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, cụ thể là làm tăng lượng cholesterol trong máu - nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì và các bệnh lý về tim mạch. Suy nghĩ trên không đúng hoàn toàn, ta cần hiểu rõ về chất béo vì chúng bao gồm cả chất béo không tốt (chất béo bão hòa và chuyển hóa) và chất béo tốt (chất béo không bão). Chất béo không bão hòa gồm có 2 loại là:- Chất béo không bão hòa đơn: Giúp kiểm soát lượng cholesterol xấu trong máu;- Chất béo không bão hòa đa: Gồm omega 3 (alpha-linolenic acid) và omega 6 (linolenic acid), giúp kiểm soát hàm lượng cholesterol cả xấu và tốt. Nếu nạp vào cơ thể một lượng vừa đủ thì cả 2 dạng chất béo không bão hòa đều tốt cho cơ thể con người. Bởi chúng có tác dụng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh liên quan đến tim mạch. Đối với trẻ em chất béo không bão hòa là vô cùng cần thiết vì đây là chất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển.2. Hiểu về chất béo không bão hòa đơn So sánh giữa chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa thì chất béo không bão hòa đã nhanh bị oxy hóa hơn. Loại chất béo này giúp cơ thể hoạt động, vận động cơ bắp và tham gia vào quá trình đông máu. Chất béo không bão hòa đa gồm có 2 loại là Omega 3 và Omega 6. Omega 3 là loại chất béo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của tim. Thực phẩm chứa hàm lượng Omega 3 dồi dào là hàu, hạt chia, đậu nành, quả óc chó, hạt gai dầu, hạt hoa hướng dương, hạt lanh, dầu hạt lanh, cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá thu và cá trích. Omega 3 là chất béo rất tốt cho sức khỏe tim mạch Một số cơ quan trong cơ thể cần có chất béo không bão hòa để hoạt động. Có khoảng 18 - 24% chất béo có trong cơ thể người trưởng thành. Chất này được tìm thấy ở màng tế bào, các nhân và ti thể. Để tình trạng kháng insulin có chuyển biến tốt, chất béo không bão hòa đã tác động để hạ đường huyết trong máu. Bên cạnh đó, chất béo không bão hòa còn có tác dụng làm giảm độc tố từ các axit béo tự do, hỗ trợ khả năng miễn dịch và các tế bào có thể hoạt động tốt. Chất béo không bão hòa trong cơ thể còn có chức năng dự trữ và biến đổi năng lượng, tham gia vào quá trình xây dựng mô thần kinh và các hormone. Khi tình trạng viêm nhiễm xảy ra, chất béo này còn sinh ra các triệu chứng cụ thể để nhận biết tình hình và còn giúp cơ thể hấp thụ các loại vitamin thiết yếu như A, D, E và K. Chất béo không bão hòa còn có khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng nhằm chống lại oxy hóa. Trong đời sống hàng ngày, bạn cần lưu ý đến việc tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa chất béo không bão hòa để có một sức khỏe tốt, không thừa cân béo phì, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.5. Lựa chọn bổ sung chất béo hợp lý Gợi ý cách lựa chọn thực phẩm để kiểm soát việc nạp chất béo vào cơ thể:* Lựa chọn thực phẩm:- Ít sử dụng các loại thịt đỏ và các loại thực phẩm hoặc đồ uống có nhiều đường trong thực đơn mỗi ngày. Ưu tiên sử dụng rau củ quả và các loại ngũ cốc nguyên hạt, cá, thịt gia cầm, thịt có màu trắng chiếm phần đa;;;;;;Chất béo có trong thực phẩm nào tốt cho sức khỏe Thực phẩm giàu chất béo tốt cho sức khỏe có thể kể đến các thực phẩm sau: Cá béo Các loại cá béo khác nhau như cá mòi, cá hồi, cá trích, cá thu… chứa nhiều axit béo omega-3, các chất dinh dưỡng và protein, chúng giúp tránh nhiều bệnh thông thường, trầm cảm, các bệnh về tim mạch… Chất béo có trong thực phẩm nào tốt cho sức khỏe Thịt bò Thịt bò chứa các chất dinh dưỡng giàu protein như kẽm, sắt và vitamin B và chất béo không bão hòa, nó giúp tăng cường sức khỏe tim bằng cách giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt. Trứng Lòng đỏ trứng chứa nhiều cholesterol, chất béo, giàu vitamin và khoáng chất cùng với một lượng đáng kể các chất chống oxy hóa và protein, do vậy, trứng rất tốt cho sức khỏe nói chung. Hạt chia 18g hạt chia thường chứa khoảng 9g chất béo, cũng nhờ chứa nhiều chất xơ, hạt chia có tác dụng chống viêm và hạ huyết áp. Quả bơ Không giống như nhiều loại trái cây cung cấp carbohydrates, quả bơ chứa nhiều hơn 75% calo trong chất béo. Ngoài chất béo, quả bơ cũng chứa một lượng chất xơ đáng kể và giúp làm tăng hàm lượng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, ngoài ra quả bơ chứa kali và chất chống oxy hóa lutein tốt cho thị lực. Ngoài chất béo, quả bơ cũng chứa một lượng chất xơ đáng kể và giúp làm tăng hàm lượng cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu Dừa hoặc dầu dừa Dừa là một trong những nguồn giàu chất béo bão hòa nhất. Các axit béo trong dừa hoặc dầu dừa di chuyển đến gan và được phân hủy thành các chất xeton, do đó cải thiện sự trao đổi chất, giảm mỡ bụng, chống lại bệnh Alzheimer… Dầu oliu nguyên chất Dầu oliu nguyên chất chứa vitamin K, E và rất giàu chất chống oxy hóa, giúp chống viêm, kiểm soát cholesterol và hạ huyết áp Phô mai Đây là thực phẩm giàu chất béo phổ biến nhất vì hương vị của nó cùng với hàm lượng protein, canxi, vitamin B12, phốt pho… được trẻ con và thậm chí nhiều người lớn yêu thích. Bơ Giống như phô mai, bơ cũng rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, nhiều người tránh bơ vì nó có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Nhưng chất béo trong bơ giúp cho cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng lành mạnh. Socola đen Socola đen chứa hàm lượng chất béo cao, nó là một nguồn cung cấp đồng sắt magie, mangan và thậm chí là chất xơ. Nhờ chứa chất chống oxy hóa, nó rất hữu ích trong việc duy trì sức khỏe tim mạch bằng cách hạ huyết áp cao và có thể giúp tăng cường chức năng não. Socola đen chứa chất chống oxy hóa, nó rất hữu ích trong việc duy trì sức khỏe tim mạch bằng cách hạ huyết áp cao và có thể giúp tăng cường chức năng não Chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp với chế độ ăn hợp lý để có sức khỏe tốt Ngoài việc xây dựng chế độ ăn các chất béo tốt cho sức khỏe thì cũng cần có chế độ sinh hoạt khoa học để có sức khỏe tốt: – Uống đủ nước: Khoảng từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đẩy nhanh chất thải ra ngoài, giúp da dẻ luôn căng mịn, hồng hào, tránh các bệnh sỏi thận và sỏi mật… – Hít thở không khí trong lành và tập thể dục: Tập thể dục buổi sáng kết hợp với hít thở không khí trong lành là một thói quen rất tốt cho sức khỏe. Các động tác thể dục giúp cơ thể săn chắc, nâng cao sức đề kháng đồng thời loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi. – Có chế độ nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý: Nghỉ ngơi buổi trưa khoảng 15 phút giúp bạn khỏe hơn, đầu óc minh mẫn để tăng hiệu quả công việc… – Hạn chế các chất kích thích có hại cho sức khỏe như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê… – Đặc biệt, nên khám sức khỏe định kỳ 1-2 lần một năm để phát hiện sớm bệnh (nếu có) để từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.
question_178
Khả năng cúm A bội nhiễm
doc_178
Bệnh cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường lưu hành khi thời tiết chuyển mùa với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến cúm A bội nhiễm và lây lan dịch cúm A trong cộng đồng. 2. Dấu hiệu lâm sàng của cúm A Thông thường, bệnh cúm A có một số các dấu hiệu đặc trưng điển hình như: sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi... Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải. Một số trẻ thậm chí còn có dấu hiệu co giật. Ngoài ra, một số các dấu hiệu đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi và ho. Những trường hợp cúm A trong thời gian kéo dài, diễn biến bệnh nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan.Đối với trẻ em bị nhiễm cúm A, triệu chứng sốt thường phổ biến với trẻ dưới 24 tháng tuổi. Khi cúm A ở thể nhẹ, trẻ có thể sốt từ 38 độ trở lên, kèm theo đau nhức đầu, mỏi cơ, lười vận động, ho. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nôn trớ nhiều lần hay háo nước,... Trẻ mắc cúm A nghiêm trọng có thể bỏ bú, bỏ ăn, lòng bàn tay, gan bàn chân lạnh, nhịp thở nhanh và li bì. Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, trẻ có thể bị sốt cao kèm co giật.Rất khó để phân biệt sốt nguyên nhân do cúm A và sốt do nguyên nhân khác. Thông thường, khi bị cảm lạnh, người bệnh thường sốt cao kéo dài hơn so với khi bị cúm A. Người bệnh có thể có cảm giác mệt mỏi nghiêm trọng và đau nhức cơ trong một số trường hợp. Sau một khoảng thời gian sốt cao không hạ, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt kèm theo đi lại khó khăn. 4. Nguy cơ cúm A bội nhiễm với trẻ em Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cúm và nguy cơ cao gặp cúm A bội nhiễm. Nguyên nhân do hệ miễn dịch còn chưa phát triển toàn diện. Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh nền như hen suyễn, có bất thường về thần kinh, trẻ có mắc các bệnh mãn tính, tim mạch, bệnh lý về máu, nội tiết, thận, gan hoặc bệnh lý rối loạn chuyển hóa, thừa cân, sử dụng corticoid, aspirin hoặc hóa trị liệu kéo dài, trẻ bị nhiễm HIV thường có nguy cơ gặp phải những biến chứng cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc cúm A bội nhiễm gồm: suy hô hấp, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn thứ phát,... Những biến chứng nguyên nhân do cúm A gây ra nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng và sự phát triển lâu dài của bản thân đứa trẻ.Ba mẹ cần chú ý 4 dấu hiệu cúm A bội nhiễm sau đây để có thể kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện:Sốt cao từ 39 độ trở lên kèm theo không đáp ứng thuốc hạ sốt;Trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ và chân tay lạnh;Co giật;Khó thở, nhịp thở nhanh. 5. Các biện pháp dự phòng mắc bệnh cúm A Để phòng ngừa bệnh cúm A bội nhiễm hiệu quả cho những đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm A như trẻ em và người cao tuổi nói riêng và tất cả các đối tượng khác nói chung, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện những biện pháp cụ thể như sau:Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng cúm chủ động, thời điểm tiêm thích hợp là trước lúc giao mùa đông xuân khoảng 3 tháng vào khoảng tháng 7-9 hàng năm. Công dụng là để cơ thể kịp sản sinh những kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh. Virus cúm không ngừng biến đổi, sau một năm thì kháng thể cũng dần ít đi, do vậy nên tiêm phòng vắc xin nhắc lại hàng năm.Ngoài ra, cần chủ động nâng cao thể trạng cho trẻ: cho trẻ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin khoáng chất, vitamin tổng hợp theo lứa tuổi...Tăng cường thực phẩm giàu đạm để bổ sung dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh phục hồi. Nguồn thực phẩm giàu đạm tốt bao gồm các loại thịt như thịt, cá, trứng, thịt gia cầm; ngũ cốc nguyên hạt, các sản phẩm từ sữa ít béo...Giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà và sau khi đi vệ sinh. Đồng thời, hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng.Thường xuyên vệ sinh không gian sống và những nơi vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, các vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày...Tránh tập trung nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với những người bị đang cúm và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm.Mặt khác, để phòng tránh bệnh, bạn cần hạn chế tiếp xúc với người đang bị cảm cúm, nhất là trong thời gian 3 ngày đầu để tránh bị lây nhiễm. Nếu bạn đang mắc bệnh này thì bạn cũng cần chủ động phòng tránh lây bệnh cho người khác bằng cách che miệng, mũi khi ho, hắt hơi và rửa tay thật sạch bằng các loại xà phòng sát khuẩn ngay sau đó.
doc_18971;;;;;doc_3242;;;;;doc_4661;;;;;doc_11061;;;;;doc_45764
Cúm A bội nhiễm là một căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra khi mùa chuyển đổi với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi và chảy mũi. Để tránh tình trạng cúm A trở nên nghiêm trọng và lây lan trong cộng đồng, việc điều trị kịp thời là rất quan trọng. 1. Tìm hiểu về bệnh cúm A Cúm A là một căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường xảy ra khi thời tiết chuyển mùa. Bệnh này do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2, A/H5N1, A/H7N9 gây ra. Cúm A bội nhiễm thường bị nhầm lẫn với cảm nhiễm thông thường do những triệu chứng tương tự. Tuy nhiên, cúm A phát triển nhanh chóng, có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể lan rộng trở thành dịch và đại dịch. 2. Dấu hiệu lâm sàng của cúm A bội nhiễm Bệnh cúm A thường có những dấu hiệu đặc trưng như: sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi và chảy mũi. Nếu sốt cao hoặc không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể mất nước, mệt mỏi, và mất cân bằng điện giải. Đôi khi, trẻ em còn có thể có co giật. Cúm A cũng có thể gây viêm họng, hắt hơi và ho. Trong trường hợp kéo dài, cúm A có thể gây ra tức ngực, khó chịu và ho khan. Cúm A là bệnh thường gặp ở bất cứ ai, với dấu hiệu: mệt, sốt, đau họng, đau đầu Phân biệt sốt do cúm A và sốt do nguyên nhân khác khá khó. Thông thường, khi mắc cảm lạnh, người bệnh thường có sốt kéo dài hơn so với cúm A. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi nghiêm trọng và đau nhức cơ trong một số trường hợp. Sau một thời gian sốt cao không giảm, người bệnh có thể gặp hiện tượng hoa mắt, chóng mặt và khó di chuyển. 3. Bệnh cúm A và những nguy hiểm tiềm ẩn 3.1. Bệnh cúm A và những biến chứng Triệu chứng của bệnh cúm A ở con người có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Biến chứng viêm phổi do cúm A thường xảy ra ở trẻ em, người già trên 65 tuổi, suy giảm miễn dịch. Bệnh cúm cũng có thể gây ra suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có máu… và dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy. Phụ nữ có thai nếu mắc cúm A có thể gặp biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể gây biến chứng cho thai nhi, đặc biệt là về hệ thần kinh trung ương, nhưng không gây quái thai. 3.2. Nguy cơ cúm A bội nhiễm với trẻ nhỏ Trẻ nhỏ là nhóm dễ bị cúm A và có nguy cơ cao bị nhiễm nặng vì hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Đặc biệt, những trẻ có các bệnh như hen suyễn, bất thường thần kinh, rối loạn chuyển hóa, thừa cân, trẻ nhiễm HIV có nguy cơ bị cúm A bội nhiễm cao hơn so với trẻ bình thường. Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị mắc cúm A Có một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc cúm A nặng bao gồm: – Suy hô hấp. – Viêm thanh khí phế quản. – Viêm tai giữa. – Viêm phổi. – Viêm màng não. – Viêm cơ tim. – Nhiễm khuẩn phụ. Những biến chứng này có thể gây hại lớn đến sức khỏe, tính mạng và phát triển lâu dài của trẻ nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời. Ba mẹ cần lưu ý 4 dấu hiệu sau để nhận biết cúm A nặng và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời: – Sốt cao trên 39 độ C kèm theo không phản ứng với thuốc hạ sốt. – Trẻ mệt mỏi, kém ăn, thể trạng suy nhược, nôn mửa và cảm thấy lạnh ở chân tay. – Co giật. – Khó thở và nhịp thở nhanh. 4. Các biện pháp dự phòng bệnh cúm A Để ngăn chặn cúm A hiệu quả, đặc biệt là đối với trẻ em và người cao tuổi, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo cụ thể như sau: – Vắc xin phòng cúm là biện pháp đang được các chuyên gia y tế khuyên người dân nên chủ động thực hiện. Nên tiêm chủng trước mùa đông xuân, khoảng từ tháng 7-9 hàng năm. Việc tiêm vắc xin giúp cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại virus gây bệnh. Vì virus cúm thay đổi liên tục, kháng thể giảm dần sau một năm, nên cần tiêm lại vaccine hàng năm. – Cải thiện thể trạng cho trẻ bằng cách đảm bảo chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất phù hợp theo lứa tuổi. – Tăng cường sự giàu đạm trong khẩu phần ăn để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Các nguồn thực phẩm giàu đạm bao gồm thịt, cá, trứng, thịt gia cầm, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít béo. Chủ động tiêm phòng vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng tránh cúm – Duy trì vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với bên ngoài và sau khi đi vệ sinh. Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh nhiễm vi rút. Vệ sinh định kỳ không gian sống và các nơi trẻ thường tiếp xúc, như lớp học, đồ chơi và vật dụng hàng ngày. – Tránh tiếp xúc với nơi đông người, đặc biệt là những người đang bị cúm. Ngoài ra, để tránh bị lây nhiễm, hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc bệnh cúm, đặc biệt là trong 3 ngày đầu tiên khi triệu chứng xuất hiện. Nếu bạn đang mắc bệnh, hãy chủ động phòng tránh lây bệnh cho người khác bằng cách che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, và sau đó rửa tay sạch bằng xà phòng sát khuẩn.;;;;;Những bệnh nhân nhiễm cúm A chỉ cần chăm sóc bằng những biện pháp cơ bản tại nhà trong thời gian khoảng một tuần là có thể hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, bệnh có thể chuyển biến nặng và gây nguy hiểm đến sức khỏe. Những trường hợp dễ gặp phải biến chứng cúm A bao gồm: +Trẻ em dưới 5 tuổi và người già trên 65 tuổi: Đây là những trường hợp có sức đề kháng kém. Do đó, trẻ em và người già thường có nguy cơ cao mắc phải nhiều loại bệnh và đồng thời dễ gặp phải biến chứng khi mắc bệnh. +Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, cơ thể chị em có nhiều thay đổi cả bên ngoài lẫn bên trong. Nội tiết tố của chị em thay đổi rất nhiều, đồng thời mẹ bầu cũng bị suy giảm hệ miễn dịch. Bởi vậy, cơ thể của thai phụ rất dễ bị các loại virus, vi khuẩn tấn công, gây bệnh, trong đó bao gồm virus cúm. Không chỉ dễ nhiễm bệnh mà thai phụ cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với các biến chứng của bệnh cúm (nhất là những biến chứng về phổi) hoặc thời gian khỏi bệnh cũng sẽ lâu hơn người bình thường. Nguyên nhân là do trong quá trình mang bầu, phụ nữ sẽ có nhu cầu oxy lớn hơn, trong khi hệ miễn dịch lại suy yếu và rất nhạy cảm với các loại vi khuẩn, virus. + Người có bệnh lý mạn tính, nhất là các bệnh về tim mạch, bệnh về đường hô hấp và những đối tượng người bị suy giảm hệ miễn dịch thì nguy cơ nhiễm virus cúm A và gặp phải biến chứng của bệnh cũng sẽ cao hơn so với những người khỏe mạnh. Một số biến chứng của cúm A Bệnh cúm A có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau: + Viêm phổi nặng. + Viêm tai giữa. + Viêm xoang. + Viêm nhiễm đường tiết niệu. + Phù não. + Tổn thương gan. + Sảy thai. + Đối với những mẹ bầu nhiễm cúm ở 3 tháng đầu trong thai kỳ có thể gây ra những dị tật thai nhi như sứt môi hay bệnh lý van tim,... + Một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể tiến triển nặng, gặp phải một số biểu hiện như sốt cao, khó thở, tím tái do suy đa tạng và có nguy cơ tử vong cao. 2. Chẩn đoán sớm để phòng ngừa những biến chứng cúm A nguy hiểm Mỗi năm, nước ta vẫn ghi nhận những trường hợp mắc cúm A. Bệnh lây lan và có thể bùng phát thành những đợt dịch lớn nhỏ. Cúm A thường xảy ra vào đông xuân, nhưng năm nay, bệnh lại bùng phát dịch vào mùa hè. Trong đó, số ca mắc cúm A chiếm đến 97%. Tháng 1/2021 và tháng 1/2020 được đánh giá là đỉnh dịch cúm. Tuy nhiên, số ca nhiễm bệnh vào những thời điểm nêu trên vẫn thấp hơn rất nhiều so với số ca bệnh được ghi nhận vào đầu tháng 7/2022 vừa qua. Các chuyên gia cảnh báo, trong thời gian tới, số ca mắc cúm sẽ tiếp tục tăng. Vì thế, mỗi chúng ta cần chủ động phòng ngừa bệnh và khi có dấu hiệu bất thường nên đi khám kịp thời để được tư vấn, điều trị hiệu quả, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Chẩn đoán bệnh sớm và chính xác có vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh, đồng thời bệnh nhân cũng sẽ được cách ly sớm, hạn chế nguy cơ lây lan và bùng phát dịch. 3. Một số phương pháp phòng tránh biến chứng cúm A Để phòng tránh nguy cơ xảy ra biến chứng cúm A, sau khi đã được chẩn đoán bệnh, bệnh nhân nên tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ, đồng thời tiến hành cách ly để tránh lây nhiễm bệnh cho những người xung quanh. Những trường hợp bệnh nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Mọi đối tượng, mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh cúm A. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn nguy hiểm khi dịch cúm A đang bùng phát cùng với dịch sốt xuất huyết và dịch COVID-19. Chính vì thế, mỗi người nên chủ động phòng ngừa bệnh với những biện pháp sau: - Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân. - Che miệng khi hắt hơi. - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để tăng cường sức đề kháng. - Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn. - Vệ sinh mũi và họng hàng ngày bằng nước muối. - Trẻ em từ 6 tháng tuổi, người già, người có bệnh lý mạn tính, phụ nữ trước khi mang thai,…. nên tiêm phòng cúm hàng năm. - Không nên tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc người đã mắc bệnh. - Đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh lây nhiễm bệnh.000 đồng chỉ còn 300.000 đồng; + Xét nghiệm Cúm AB, H1N1 từ 459.000 đồng chỉ còn 400.000 đồng. - Điều kiện áp dụng: Với những khách hàng đặt lịch online và làm buổi chiều với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi từ 12h - 17h - Phạm vi áp dụng: Áp dụng với dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi trên toàn quốc. App Med On: TẠI ĐÂY + Bước 4: Chờ kết quả.;;;;;Trong bối cảnh “dịch chồng dịch” như hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như xét nghiệm ngày càng lớn, trong đó bao gồm xét nghiệm cúm A. Dưới đây là gợi ý địa chỉ xét nghiệm cúm A tại Hồ Chí Minh uy tín, chất lượng. 1. Một số thông tin cơ bản về bệnh cúm A - Cúm A cũng là một trong số những bệnh truyền nhiễm, lây qua đường hô hấp với tốc độ lây lan cao, nhất là vào thời điểm thời tiết giao mùa. Nếu không biết cách phòng ngừa, cúm A có thể nhanh chóng bùng phát thành dịch. - Khi nhiễm virus, người bệnh có thể ủ bệnh trong khoảng từ 1 đến 5 ngày. Với những trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể được chăm sóc tại nhà và khỏi bệnh trong khoảng 7 ngày. Vã mồ hôi, bồn chồn, khó chịu. Có dấu hiệu mất nước(chóng mặt khi đứng hoặc tiểu ít đi). Ho nhiều, có thể là ho khan hoặc ho có đờm, ho lẫn máu. Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, có thể bị đau bụng hoặc tiêu chảy. Đối với trẻ em: Da xanh tím, quấy khóc nhiều, sốt cao không hạ, co giật. li bì, khó đánh thức Một lưu ý quan trọng đối với người bệnh: Sau khi mắc cúm A, bệnh nhân vẫn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh như đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với người bệnh để tránh tái nhiễm bệnh. Virus cúm có thể biến đổi thành những chủng mới và có thể mạnh mẽ hơn, do đó nó có thể tấn công chúng ta bất cứ lúc nào. - Mặc dù phần lớn những bệnh nhân mắc cúm A chỉ cần chăm sóc tại nhà và tự khỏi nhưng một số trường hợp có thể diễn biến nghiêm trọng. Nếu không được xử trí kịp thời có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp: + Viêm phổi: Những bệnh nhân mắc cúm A là người già và trẻ em, phụ nữ có thai, mắc bệnh mạn tính như hen phế quản, tiểu đường, bệnh tim bẩm sinh, bệnh mạch vành, bị suy giảm hệ miễn dịch thì sẽ có nguy cơ biến chứng viêm phổi cao hơn những đối tượng khác. + Viêm tai giữa, viêm xoang và tình trạng nhiễm trùng hệ tiết niệu: Trong một vài trường hợp nghiêm trọng có thể gây sốt cao, suy tim, phù phổi, thậm chí gây tử vong. + Dẫn tới hội chứng Reye, gây phù não, tổn thương gan và cuối cùng dẫn tới tử vong. + Ở phụ nữ mang thai: Làm tăng nguy cơ sảy thai và một số biến chứng ở thai nhi. 2. Các phương pháp xét nghiệm cúm A Điều đáng lo ngại ở bệnh cúm A là những biểu hiện của bệnh không rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh lý ở bệnh hô hấp, chẳng hạn như Covid-19. Hơn nữa, việc xét nghiệm bệnh cúm A cũng rất quan trọng, giúp chẩn đoán bệnh sớm, hạn chế việc tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc kháng sinh, đồng thời phòng tránh nguy cơ lây lan cho mọi người xung quanh. Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm cúm A phổ biến hiện nay: + Xét nghiệm Real time RT-PCR: Mẫu bệnh phẩm là dịch họng hay dịch tỵ hầu hoặc dịch phế quản. Ưu điểm của phương pháp này là phương pháp xét nghiệm có độ nhạy cao nhất để xác định virus cúm. Thời gian cho kết quả từ 4-6h. + Nuôi cấy virus: Cần được thực hiện trong phòng xét nghiệm hiện đại nên ít được chỉ định. +Test nhanh cúm AB bằng phương pháp sắc ký miễn dịch: Có thể cho kết quả trong khoảng 10 đến 15 phút. Mẫu xét nghiệm là dịch mũi hoặc dịch họng của người bệnh. Tuy nhiên, độ nhạy và độ đặc hiệu không cao nên vẫn có cho kết quả âm tính giả. + Ngoài những phương pháp xét nghiệm cơ bản đã được nhắc đến ở phía trên, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm CRP, công thức máu, kiểm tra chức năng gan thận, chụp X-quang phổi,… Thông qua kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh quan trọng này, các bác sĩ sẽ đánh giá được mức độ bệnh, đưa ra tiên lượng và lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.;;;;; 1. Những thông tin cơ bản về bệnh cúm A Trước kia, cúm A thường bùng phát vào thời điểm gần mùa đông, thời tiết lạnh hoặc khi giao mùa, thời tiết thay đổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây các bệnh viện đã ghi nhận ngay cả trong thời điểm mùa hè cũng tiếp nhận ca mắc cúm A. Đối tượng mắc bệnh phổ biến nhất thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, người già, phụ nữ mang thai, người có sức đề kháng kém… Cúm A có nguy cơ mắc ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là trẻ nhỏ Cúm A là bệnh về đường hô hấp trên thế giới cúm A đã được liệt vào danh sách những căn bệnh có khả năng lây lan rất dễ và nhanh. Thực chất đây là loại virus có vật chủ là chim hoang dã, gia cầm nên virus cúm A có thể lây trực tiếp từ gia cầm mắc bệnh sang cho người khi có tiếp xúc gần khoảng cách dưới 2m. Nhưng phổ biến nhất là virus lây từ người lành sang người bệnh thông qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc vô tình chạm tay vào đồ vật có bám virus, sau đó tay chạm và mũi, miệng thì cũng đều có nguy cơ mắc bệnh. Chính vì cơ chế dễ lây bệnh trên mà cúm A thường có nguy cơ mắc cao trong môi trường trường học, bệnh viện, khu vui chơi… và trẻ em là đối tượng mắc bệnh hàng đầu mà cha mẹ cần chú ý tới. Sau khi tiếp xúc với nguồn lây người bệnh thường sẽ không bộc phát các dấu hiệu của cúm A ngay mà phải trải qua thời gian ủ bệnh. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 1 – 4 ngày, trung bình là 2 ngày. Trong thời gian ủ bệnh nếu người bệnh vô tình tiếp xúc với người khác thì người đối diện cũng đều có nguy cơ mắc bệnh như bình thường. Hiện nay một vài thói quen cũng được xác định là làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm A như: không thường xuyên rửa tay, không đeo khẩu trang, không vệ sinh cẩn thận,… sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho virus cúm A nhanh chóng phân tán, sau đó xâm nhập và phát triển trong cơ thể từ đó gây nên bệnh. Ngoài ra, việc người bệnh với người lành dùng chung đồ cá nhân như: cốc, thìa, đĩa, bát, bàn chải đánh răng,… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn. Vì thế, khi đã biết được nguồn lây bệnh cúm A thì chủ động phòng bệnh được xem là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho người đối diện. Khi xác định trẻ có nguy cơ mắc cúm A cha mẹ có thể đưa con tới bệnh viện để xét nghiệm và kiểm tra Khi nghi ngờ cơ thể mắc cúm A, người bệnh có thể thực hiện một vài lưu ý sau đây: – Chủ động cách ly: Chủ động cách ly là cách tốt nhất để bảo vệ chính mình và cả những người xung quanh trong thời gian đang bị cúm A. Lúc này người bệnh nên được các ly và chăm sóc tại phòng riêng. Phòng cách ly cần thoáng mát, sạch sẽ giúp hỗ trợ người bệnh đạt được kết quả điều trị bệnh tốt nhất. – Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Ngay từ khi phát hiện mắc cúm A người bệnh dùng thuốc càng sớm sẽ có được kết quả điều trị tốt nhất. Thuốc dùng cho người mắc cúm A nên được thăm khám và chỉ định bởi các bác sĩ chuyên môn, tránh tự ý dùng thuốc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. – Vệ sinh cơ thể thường xuyên: Thời điểm này người bệnh nên chú ý tới việc vệ sinh thân thể nhiều hơn. Như súc miệng bằng nước muối để loại bỏ virus và giúp thông thoáng đường thở. Thường xuyên rửa tay khi ra ngoài về hoặc sau khi chạm vào các đồ vật. Đeo khẩu trang che kín mũi, miệng khi nói chuyện. – Tăng cường chế độ ăn: Một chế độ ăn đủ chất rất quan trọng với người mắc bệnh. Vì thế người bệnh nên cố gắng ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại vitamin, khoáng chất để giúp cơ thể tăng sức đề kháng được tốt hơn. Khi mắc cúm A nên danh thời gian chăm sóc, nghỉ ngơi để bệnh sớm được cải thiện Cúm A lây qua đường gì thì bệnh lây qua đường hô hấp và là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp chủ động như trên để bảo vệ sức khỏe được tốt nhất.;;;;; Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm gây ra. Bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường do có nhiều triệu chứng khá tương đồng. Tuy nhiên, người bị Cúm A không nên xem nhẹ. Bệnh diễn tiến rất nhanh và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát thành dịch trên diện rộng. Gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cả cuộc sống của người bệnh. Thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khó lường trước. Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các chủng virus cúm gây ra Virus Cúm A bao gồm nhiều chủng, trong đó phổ biến nhất là: – Cúm A/H1N1: Chủng virus này được WHO ghi nhận năm 2009 với tên gọi ban đầu là “cúm lợn”. Bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh và có thể nhanh chóng lan ra thành đại dịch. Nếu để lâu, cúm có khả năng gây bội nhiễm, suy đa tạng, viêm phổi hoặc thậm chí tử vong. – Cúm A/H5N1: Loại virus cúm này xuất phát từ gia cầm và có khả năng lây lan sang người. Bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia và từng gây ra hàng triệu ca tử vong. Từ tháng 12/2003 – 6/2008, thế giới ghi nhận 243 ca tử vong do cúm gia cầm gây ra. – Cúm A/H3N2: Virus Cúm A/H3N2 được ghi nhận lần đầu năm 1968 tại Hoa Kỳ. Chủng virus này từng tấn công và gây nên đại dịch kinh hoàng trên toàn thế giới. Nó có thể lây nhiễm trên cả người, chim hay động vật có vú. – Cúm A/H7N9: Chủng virus có độc tính cao, khả năng lây nhiễm cực kỳ mạnh. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tồn tại nhiều trong các dịch tiết. Sau đó nhanh chóng lan ra các cơ quan như hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu,… Những trường hợp nhiễm virus này thường rất khó tự hồi phục mà phải can thiệp y tế. 2. Đối tượng dễ mắc Cúm A Cúm A là bệnh lý có thể xuất hiện ở bất kỳ ai nếu bị nhiễm virus cúm. Tuy nhiên, các đối tượng có hệ miễn dịch yếu thường dễ mắc cúm hơn, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em thường có nguy cơ mắc cúm cao hơn Những đối tượng trẻ nhỏ có nguy cơ mắc Cúm A cao hơn: – Trẻ dưới 5 tuổi (4 tuổi, 3 tuổi, đặc biệt là ở giai đoạn dưới 2 tuổi, 1 tuổi và trẻ sơ sinh) – Trẻ chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa cúm – Trẻ tiếp xúc với người bị cúm hoặc có nguy cơ bị cúm – Trẻ sống trong môi trường bụi bẩn, tiềm ẩn nguy cơ tiếp xúc với virus cúm 3. Triệu chứng Cúm A ở trẻ Khi bị mắc Cúm A, những triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ là: – Sốt cao không hạ (đôi khi có thể lên tới 39 – 40 độ C) – Ho nhiều – Ngạt mũi, sổ mũi – Đau họng – Đau đầu – Mệt mỏi, chán ăn – Đau nhức người, mỏi cơ – Nôn, tiêu chảy – Đau tai – Co giật (nếu sốt cao) Bên cạnh đó, tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà trẻ có thể có thêm những triệu chứng khác nhau. Khi trẻ có những biểu hiện trên thì phải làm sao, ba mẹ không nên chủ quan mà hãy cho bé đi khám ngay. Bởi, việc trẻ nhiễm virus Cúm A tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nguy hiểm. Đặc biệt là khi sức đề kháng của trẻ còn yếu, tốc độ lây nhiễm rất nhanh. Thông thường, virus Cúm A tồn tại nhiều trong các dịch tiết như nước bọt, nước mũi hay cổ họng,… Vì vậy, con đường lây truyền phổ biến nhất là thông qua các giọt bắn khi ho, hắt hơi. Những giọt bắn mang theo vi khuẩn có thể chạm vào mũi, miệng của trẻ và khiến trẻ nhiễm cúm. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể nhiễm cúm do vô tình tiếp xúc với đồ vật có chứa virus. VD: Đồ chơi, cầm vào tay nắm cửa, tay vịn cầu thang,… Tùy theo mức độ cúm, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau Virus Cúm A tồn tại khá lâu trong môi trường bên ngoài nên khả năng lây lan rất cao. Các biểu hiện của Cúm A khá giống với cảm cúm thông thường nên thường dễ bị nhầm lẫn. Dẫn đến nhiều phụ huynh chủ quan và không đưa con đi thăm khám, hỗ trợ điều trị từ sớm. Thực tế, nhiều trường hợp trẻ mắc Cúm A lâu có thể dẫn đến những biến chứng không mong muốn. VD: Viêm phổi, suy hô hấp, viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng não,… thậm chí là tử vong. Vì vậy, việc hỗ trợ điều trị sớm và kịp thời cho trẻ là điều hết sức cần thiết giúp trẻ nhanh khỏe. 4. Cách hỗ trợ điều trị Cúm A ở trẻ Bên cạnh đó, khi ở nhà ba mẹ cũng cần lưu ý: – Chủ động thực hiện các biện pháp cách ly cho trẻ: Đeo khẩu trang, cho trẻ ở phòng riêng,… – Để trẻ ở phòng sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè hoặc phòng ấm áp vào mùa đông. Thực hiện vệ sinh, tắm rửa cho con ở phòng riêng để tránh lây lan cho người khác. – Không để trẻ ra ngoài nếu không thực sự cần thiết – Chú ý chế độ ăn cho trẻ để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Thức ăn cho trẻ nên là thức ăn mềm, loãng, dễ tiêu hóa, nhiều rau xanh và trái cây. Đặc biệt nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. – Cho bé uống thuốc đúng và đủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua và cho con uống quá liều hoặc uống thêm các loại thuốc khác. Điều này thậm chí có thể gây hại cho trẻ. – Thứ nhất: Hãy hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày, rửa tay thường xuyên. – Thứ hai: Chủ động đeo khẩu trang cho trẻ mỗi nghi ra ngoài – Thứ ba: Hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, đặc biệt là trong thời điểm bùng dịch – Thứ tư: Không để trẻ tiếp xúc với đối tượng mắc cúm hoặc có nguy cơ mắc cúm – Thứ năm: Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thường xuyên – Thứ sáu: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất giúp trẻ nâng cao sức đề kháng – Thứ bảy: Đưa trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu như ho, sốt, sổ mũi, đau họng,… – Đặc biệt: Chủ động đưa trẻ đi tiêm phòng cúm hàng năm để phòng ngừa một cách hiệu quả nhất. Việc đưa trẻ đi tiêm phòng cúm định kỳ giúp làm giảm đáng kể nguy cơ trẻ mắc cúm. Nên đưa trẻ đi tiêm phòng từ sớm để phòng ngừa nguy cơ mắc cúm Các thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị quý độc giả nên đến khám trực tiếp để nghe tư vấn của bác sĩ.
question_179
Cấy que tránh thai bao lâu thì quan hệ được?
doc_179
Cấy que tránh thai bao lâu thì quan hệ được là điều được rất nhiều chị em quan tâm. Đây là phương pháp tránh thai hiện đại, đang được nhiều chị em sử dụng. Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ đưa một hoặc nhiều que chứa Progestins, có kích thước nhỏ như que diêm vào khu vực dưới da của người phụ nữ ở vùng cánh tay. Nhiều chị em sử dụng phương pháp cấy que ngừa mang thai Nhiều chị em sử dụng phương pháp cấy que ngừa mang thai Các que này sau khi được đưa vào cơ thể sẽ phóng thích dần lượng hormone vào cơ thể, từ đó có tác dụng ngừa thai. Phương pháp tránh thai này là phương pháp tránh thai dài hạn. Mỗi lần cấy quen, chị em có thể tránh thai từ 3 – 7 năm tùy loại. Có thể nói, cấy que tránh thai là biện pháp tránh thai khá hiệu quả nhưng chưa quá phổ biến tại Việt Nam. Sau khi cấy que, chị em có thể lấy que cấy ra bất cứ lúc nào muốn mang thai trở lại. Quá trình thụ thai sau khi tháo que thường xảy ra khá nhanh chóng. Tuy nhiên, que tránh thai chỉ có tác dụng ngừa thai, chứ không có tác dụng phòng tránh những bệnh lý lây qua đường tình dục không an toàn. Cấy que tránh thai sau 24 giờ sẽ có tác dụng ngừa thai Cấy que tránh thai sau 24 giờ sẽ có tác dụng ngừa thai – Bị ung thư vú. – Có thai hoặc nghi ngờ có thai. – Chảy máu âm đạo chưa rõ nguyên nhân. – Mắc các bệnh về gan, tĩnh mạc, phổi… Bởi đây là những trường hợp tuyệt đối không được sử dụng biện pháp cấy que tránh thai. Cách tốt nhất, bạn nên tới bệnh viện để thăm khám, kiểm tra trước khi tiến hành cấy que. Sau khi cấy que khoảng 24 giờ, que tránh thai sẽ bắt đầu có tác dụng ngừa thai, vì vậy, bạn nên quan hệ tình dục sau thời gian này. Tuy nhiên, để phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, bạn vẫn nên sử dụng bao cao su trong quá trình quan hệ.
doc_3965;;;;;doc_57006;;;;;doc_32354;;;;;doc_47295;;;;;doc_34463
“Đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được” là thắc mắc thường gặp của các cặp vợ chồng. Cùng đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này qua những thông tin cần biết về việc sử dụng vòng tránh thai trong bài viết sau. Lưu ý trong vòng 1 – 3 ngày sau khi đặt vòng, chị em cần nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng để vòng tránh thai không bị sai lệch, không để lại biến chứng. Bên cạnh đó chị em cần vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày bằng nước sạch, uống thuốc đầy đủ theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được Với câu hỏi “đặt vòng bao lâu thì quan hệ được”, theo các bác sĩ thì nên tuyệt đối kiêng quan hệ tình dục từ 7 – 10 ngày để vòng nằm ổn định trong tử cung. Việc đặt vòng không làm ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục. Dùng vòng tránh thai không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục, bất kể vòng có nội tiết tố hay không. Hầu hết các loại vòng tránh thai đều được thiết kế mỏng và không gây mất ham muốn hoặc khoái cảm, vì vậy không ảnh hưởng đến “chuyện ấy”. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi quan hệ tình dục sau khi đặt vòng, có thể gây đau hoặc chảy máu. Nguyên nhân có thể là do vòng bị lệch hoặc đuôi vòng cứng và dài,… Trong những trường hợp này, nên đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán và điều chỉnh kịp thời. Vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai, nhưng không ảnh hưởng tới quá trình giao hợp. Lợi ích của vòng tránh thai là có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ 95-97%, có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng và kéo dài 5 năm. Hiện nay có nhiều loại vòng tránh thai khác nhau như vòng chứa progestin levonorgestrel hoặc vòng bằng đồng. Vòng tránh thai có thể được sử dụng trong khoảng thời gian từ 3 đến 10 năm tùy thuộc vào loại vòng. Điều này có nghĩa là khi sử dụng vòng tránh thai, bạn không cần quá lo lắng về chi phí và vẫn có thể tin tưởng vào hiệu quả của nó. Đặt vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai phụ thuộc vào từng loại vòng: – Vòng tránh thai bằng đồng: Vòng chứa các ion đồng sẽ được giải phóng vào tử cung, gây ra phản ứng viêm, làm trứng và tinh trùng gặp khó khăn. Ngoài ra, vòng cũng thay đổi chất nhầy trong tử cung, làm cho việc tinh trùng xâm nhập vào tử cung trở nên khó khăn. Loại vòng phổ biến là TCu380A. – Vòng tránh thai chứa progesteron: Vòng ảnh hưởng đến sự phát triển của nội mạc tử cung, ngăn chặn sự làm tổ của thai. Loại vòng phổ biến là vòng Mirena. Phương pháp này có hiệu quả ngừa thai lên đến 99%. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe, bạn nên đặt vòng trong khoảng thời gian từ 2-5 ngày sau khi hết kinh. Nếu bạn vừa sinh con, không nên đặt vòng vì tử cung còn yếu và nhạy cảm. Đối với người đã sinh tự nhiên, nên chờ khoảng 3 tháng sau khi sinh trước khi đặt vòng. Đối với người đã sinh mổ, cần chờ 6 tháng để vết mổ phục hồi trước khi đặt vòng. Đặt vòng quá sớm có thể gây nhiễm trùng. Thời điểm đặt vòng ngừa thai tốt nhất là sau khi hết kinh nguyệt. Vì lúc này cổ tử cung còn hé mở, vòng tránh thai được đưa vào tử cung dễ dàng hơn. Đồng thời ra máu và đau ít hơn, làm cho người đặt đỡ lo lắng hơn. Với phụ nữ sinh thường, thời điểm đặt là sau 6 tuần, đây là giai đoạn hậu sản. Phụ nữ sinh mổ nên đặt vòng muộn hơn một chút, sau 3 tháng trở lên mới đi đặt vòng vì lúc đó toàn bộ tử cung đã lành hẳn, các sợi chỉ khâu cũng hòa tan vào trong cơ tử cung. Còn những người sau khi hút thai, sau khi uống thuốc bỏ thai, sau khi sảy thai nên chờ đợi vào chu kì kinh đầu tiên rồi mới sử dụng vòng tránh thai. Bác sĩ sẽ tiến hành khám phụ khoa trước để đảm bảo người đặt không bị viêm nhiễm phụ khoa vì thủ thuật đặt vòng sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập sâu bên trong. Do đó nếu đang bị viêm nhiễm, đặt vòng gây nhiễm trùng nặng hơn vùng chậu, gây viêm dính vòi trứng, dẫn đến vô sinh sau này. Chị em nên đến bệnh viện để được tư vấn thủ thuật đặt vòng ngừa thai cho phụ nữ Vòng được gấp lại và cho vào một cái ống cũng bằng chất dẻo rất nhỏ, chỉ bằng đường kính que diêm, đưa vào cổ tử cung. Ống có piston và sau đó bác sĩ ấn vào đẩy vòng vào tận hóc tử cung. Vòng mở ra. Bác sĩ rút ống và cắt sợi dây để chừa khoảng 5cm bên ngoài cổ tử cung. Các tác dụng phụ có thể gặp khi đặt vòng tránh thai là bị rong kinh, ra máu nhiều hơn và đau bụng. Khí hư cũng ra nhiều hơn. Một số người còn cảm thấy hơi bị chuột rút sau khi đặt vòng. Nên tới gặp bác sĩ ngay khi có các dấu hiệu sau: – Dây vòng bị rơi hoặc bị tuột vòng hoặc mất vòng. – Đau sau khi quan hệ tình dục. – Máu kinh ra quá nhiều và kéo dài. – Khí hư có mùi khó chịu. – Chậm kinh hoặc nghi ngờ có thai. – Bị sốt hơn 38 độ C.;;;;; Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai được nhiều cặp vợ chồng lựa chọn với những ưu điểm như an toàn, nhanh chóng, ít tốn kém, thời gian tránh thai lâu (3-5 năm). Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, ví dụ như vòng đã đến hạn phải lấy ra, chị em muốn có thai lại… thì việc tháo vòng là rất cần thiết. Tương tự như khi đặt vòng, tháo vòng khá đơn giản nhưng cũng có thể gây tổn thương đến âm đạo và tử cung. Chính vì thế, sau khi tháo vòng, bạn nữ nên kiêng quan hệ ngay, vì có thể gây đau, chảy máu âm đạo, và tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm xâm nhập gây bệnh phụ khoa… Để bảo vệ sức khỏe, khoảng 7 – 10 ngày sau khi tháo vòng mới nên quan hệ trở lại. Nên thực hiện động tác “yêu” nhẹ nhàng, không nên thô bạo. Quan hệ sau khi tháo vòng nếu thấy xuất hiện các biểu hiện như: Đau bụng, xuất huyết âm đạo, khí hư bất thường, đau rát âm đạo… thì cần khám lại để được kiểm tra và có cách xử trí thích hợp. Hãy để khoảng 7-10 ngày sau khi tháo vòng mới quan hệ lại. – Không tháo vòng tránh thai khi không đủ điều kiện sức khỏe, hoặc đang mắc bệnh cấp tính. Hãy đợi đến khi sức khỏe phục hồi mới thực hiện tháo vòng. Nếu bị viêm nhiễm vùng kín, cần điều trị dứt điểm, mới tiến hành tháo vòng. – Đặt vòng tránh thai vào tử cung nên có thể ảnh hưởng đến tử cung, chính vì thế không nên sinh con ngay sau khi tháo vòng tránh thai. Khi tử cung chưa phục hồi việc mang thai và sinh con sẽ không tốt cho sự phát triển của bé. Nên mang thai tốt nhất là 2,3 tháng sau khi tử cung đã ổn định phục hồi. Cần bổ sung đầy đủ vitamin, axit folic, sắt, can xi… khi có ý định mang thai trở lại. – Sau khi tháo vòng, vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách bằng dung dịch vệ sinh phù hợp; không nên thụt rửa quá sâu. – Uống các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ tránh viêm nhiễm vùng kín. – Khoảng 1 tháng sau khi tháo vòng, nên tiến hành siêu âm và kiểm tra vùng kín đảm bảo an toàn trước khi có ý định mang thai. Quan hệ sau khi tháo vòng tránh thai nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường nên đi khám ngay;;;;; Sau sinh bao lâu thì que cấy tránh thai là câu hỏi của rất nhiều chị em chứ không phải chỉ của riêng bạn. Sau sinh bao lâu thì nên cấy que tránh thai là điều rất nhiều chị em thắc mắc 1. Thông tin tổng quan về que tránh thai Trước tiên, cấy que tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai được nhiều chị em sử dụng bởi tính tiện lợi, an toàn, tiết kiệm… Khi cấy quê, bác sĩ sẽ sử dụng 1 hoặc nhiều que nhỏ như que diêm có chứa hormone progesterone để cấy vào dưới vùng da cánh tay của chị em. Que cấy sau đó sẽ phóng thích hormone progesterone có tác dụng ngừa thai từ 3 – 7 năm tùy từng loại que. Nếu muốn mang thai trở lại, chị em chỉ cần tiến hành tháo que, khả năng sinh sản sẽ được phục hồi nhanh chóng. Sau sinh từ 4 – 6 tuần, chị em có thể cấy que tránh thai Đặc biệt, cấy que tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai rất hiệu quả trong quá trình sau sinh, đang cho con bú hay bất kì thời điểm nào. Dù vậy khi tiến hành que cấy tránh thai, chị em cũng có thể phải đối mặt với một vài tác dụng phụ như kinh nguyệt không đều, rong kinh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, giảm ham muốn… Tuy nhiên, chị em không nên quá lo lắng bởi những hiện tượng này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn và sẽ nhanh chóng biến mất. Bạn Mai Hoàng thân mến, thông thường, các bác sĩ chuyên khoa thường khuyên nên thực hiện cấy que tránh thai ít nhất sau sinh từ 4 – 6 tuần. Hiện bạn đã sinh được 3 tháng, do đó bạn đã có thể thực hiện được thủ thuật này. Chị em nên cân nhắc lựa chọn bệnh viện uy tín, chuyên khoa để thực hiện cấy que tránh thai Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc, lựa chọn thực hiện que cấy tránh thai tại các bệnh viện lớn, uy tín, chuyên khoa, có trang thiết bị hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao… Bên cạnh đó, bạn cũng nên tiến hành thăm khám tổng quát trước khi thực hiện cấy que tránh thai để đảm bảo mình phù hợp với phương pháp tránh thai này cũng như phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện que cấy tránh thai.;;;;;Tìm hiểu về vấn đề sau hút thai bao lâu thì quan hệ được là rất cần thiết bởi càng “yêu sớm” và kiêng cữ không tốt thì nữ giới càng dễ gặp phải những vấn đề nguy hại cho sức khỏe, nhất là thiên chức làm mẹ trong tương lai. Vậy mốc thời gian này nên là bao lâu, bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn ấy. Tìm hiểu về thời điểm quan hệ sau hút thai là vấn đề rất quan trọng bởi nếu vội “yêu” khi tổn thương chưa hồi phục sẽ rất dễ gặp những vấn đề về sức khỏe như: Mắc bệnh viêm phụ khoa Nếu quan hệ tình dục trước 20 ngày tính từ thời điểm hút thai rất dễ bị viêm nhiễm vùng kín vì sau khi thủ thuật này diễn ra, cơ thể người phụ nữ phải chịu nhiều ảnh hưởng, dễ bị mất cân bằng nội tiết tố. Quan hệ càng sớm thì vi khuẩn có hại càng dễ tấn công vùng kín và gây nên bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Dễ mang thai ngoài ý muốn Sau khi phá thai khoảng 2 - 8 tuần, chu kỳ kinh của nữ giới sẽ quay trở lại, niêm mạc tử cung được tái tạo và tiếp tục xảy ra hiện tượng rụng trứng. Trong khoảng thời gian này, nếu quan hệ tình dục rất có khả năng mang thai. Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản Tình trạng rối loạn nội tiết tố sau khi hút thai có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh, sức khỏe và hệ sinh dục của nữ giới. Điều này chính là lý do cần chú ý thời điểm sau hút thai bao lâu thì quan hệ được để tránh có việc làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Sức khỏe bị ảnh hưởng Sau khi hút thai bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám để kiểm tra khả năng thành công của thủ thuật cùng nguy cơ viêm nhiễm để can thiệp kịp thời khi có vấn đề. Trong thời gian này, nếu quan hệ sớm sẽ dễ ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của sức khỏe. Hút thai là thủ thuật tác động nhiều đến sức khỏe của nữ giới, nhất là đối với sức khỏe sinh sản nên thời gian sau đó chị em phụ nữ cần tuân thủ nghiêm túc những chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, nhất là trong vấn đề chăn gối. Vì thế vấn đề thời điểm sau hút thai bao lâu thì quan hệ được cũng cần được lưu tâm. Cụ thể mốc thời gian có thể quan hệ trở lại được sau khi hút thai không có con số chính xác vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: - Cách chăm sóc vùng kín, thể trạng Nếu sau khi thủ thuật diễn ra, nữ giới chú ý giữ gìn vệ sinh kín đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý thì tử cung sẽ sớm hồi phục, thời gian quan hệ trở lại vì thế cũng được rút ngắn. - Tình trạng sức khỏe Cơ thể của mỗi người đều có sự khác nhau về tổng trạng sức khỏe. Những người có hệ miễn dịch và sức khỏe tốt thì khả năng hồi phục của cơ thể sau khi hút thai cũng nhanh hơn so với người có sức đề kháng yếu. Đây cũng là yếu tố chi phối đến mức độ hồi phục của tử cung và từ đó ảnh hưởng đến thời gian sau hút thai bao lâu thì quan hệ được. Những điều này sẽ giúp giảm thiểu đến mức tối đa sai sót cũng như các biến chứng có thể xảy ra nhờ đó mà thời gian hồi phục của tử cung được rút ngắn nên thời gian kiêng sinh hoạt tình dục cũng được giảm bớt. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thời gian hồi phục lâu hơn và phải kiêng quan hệ tình dục trong thời gian dài. Nói chung, thời gian sau hút thai bao lâu thì quan hệ được phụ thuộc nhiều vào tốc độ hồi phục tổn thương ở cơ quan sinh dục nữ. Những trường hợp chịu tổn thương nghiêm trọng thì tốt nhất nên kiêng quan hệ tình dục tối thiểu 3 tháng hoặc cho đến khi hồi phục hoàn toàn về sức khỏe và tinh thần. Các trường hợp bình thường nên kiêng tối thiểu 1 tháng tính từ thời điểm làm thủ thuật hút thai. 2.2. Một số điều nên chú ý sau hút thai Bên cạnh việc lưu ý về vấn đề sau khi hút thai bao lâu thì quan hệ được, nữ giới cũng cần chú ý: - Giữ gìn vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, mỗi ngày 2 lần để tránh tạo điều kiện cho tác nhân gây hại bên ngoài xâm nhập vùng kín. - Trong những ngày ra máu ở âm đạo, cách 4 giờ cần thay băng vệ sinh 1 lần. - Bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cho cơ thể như vitamin, kẽm, sắt, omega - 3,... để tăng cường sức đề kháng và khả năng hồi phục sức khỏe. - Chọn các bài tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể sớm hồi phục. - Tuân thủ nghiêm chỉnh các chỉ dẫn của bác sĩ, nếu phát hiện bất thường ở vùng kín như: ra dịch âm đạo có màu sắc và mùi bất thường, bụng dưới đau dữ dội kèm theo hiện tượng sốt, ngứa ngáy vùng kín,... thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Chia sẻ từ bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc nữ biết được sau hút thai bao lâu thì quan hệ được để chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình. Tuy đời sống chăn gối là một phần không thể thiếu để duy trì hạnh phúc hôn nhân và tình yêu nhưng xét về lâu dài thì không nên vì yếu tố này mà vội vàng “yêu sớm”, điều này rất nguy hiểm cho người phụ nữ.;;;;;Tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng để mau chóng phục hồi sức khỏe sau khi nạo hút thai 3. Một số lưu ý sau khi nạo hút thai. Sau khi nạo hút thai, ngoài việc tìm câu trả lời cho câu hỏi hút thai bao lâu thì quan hệ được, chị em cũng nên lưu ý những vấn đề sau:Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên với tần suất ít nhất 2 lần/ngày để tránh sự xâm nhập của các tác nhân gây hại từ bên ngoài;Thay băng vệ sinh thường xuyên (khoảng 4 tiếng/lần) trong những ngày ra máu ở âm đạo;Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể như sắt, kẽm, vitamin, omega - 3,... để cải thiện sức đề kháng;Tập luyện các bài thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,... để mau chóng phục hồi sức khỏe.Bài viết đã giải đáp cho bạn đọc về câu hỏi hút thai bao lâu thì quan hệ được. Theo đó, mặc dù quan hệ tình dục là cách giữ lửa trong tình yêu và hôn nhân nhưng nếu quan hệ sớm sau hút thai sẽ rất nguy hiểm đối với phụ nữ. Vì vậy, cả nam giới và nữ giới cần chọn thời điểm quan hệ sau hút thai sao cho phù hợp để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
question_180
Công dụng thuốc Cepimstad 1g
doc_180
Thuốc Cepimstad 1g có công dụng trong chống nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, da, ổ bụng, đường mật, phụ khoa, tiết niệu, máu; điều trị chứng sốt giảm bạch cầu và viêm màng não vi khuẩn ở trẻ em. Đây là thuốc kê đơn nên người bệnh cần được chỉ dẫn, tư vấn của bác sĩ trước khi dùng. Cepimstad 1g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ.Thành phần Cefepim trong thuốc Cepimstad 1g là kháng sinh thuộc họ beta lactam, nhóm Cephalosporin thế hệ IV. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. 2. Chỉ định dùng thuốc Cepimstad 1g Thuốc Cepimstad 1g được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Chống nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, tiết niệu, da, ổ bụng, đường mật, phụ khoa và máu;Người bị sốt giảm bạch cầu;Viêm màng não vi khuẩn ở trẻ em. 3. Liều lượng thuốc Cepimstad 1g Thời gian điều trị bằng thuốc Cepimstad là từ 7 - 10 ngày với liều tham khảo như sau:Liều Cepimstad ở người lớn và trẻ > 40kg:Nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ đến trung bình: Liều Cepimstad 0,5 - 1g/ 12 giờ, tiêm IV/IM;Nhiễm khuẩn nặng: Liều Cepimstad 2g/ 12 giờ, tiêm IV;Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: Liều Cepimstad 2g/ 8 giờ, tiêm IV.Liều Cepimstad ở trẻ =/ < 40kg:Dùng liều Cepimstad 50mg/ kg/ 8 - 12 giờ.Liều Cepimstad ở trẻ < 2 tháng tuổi:Sử dụng liều Cepimstad 30mg/ kg mỗi 8 - 12 giờ.Điều chỉnh liều Cepimstad ở bệnh nhân suy thận có Cl. Cr < 50m. L/ phút.Liều dùng thuốc Cepimstad trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cepimstad phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ. 4. Chống chỉ định thuốc Cepimstad 1g Không sử dụng thuốc Cepimstad 1g cho người quá mẫn với Cefepime hoặc kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicillin hay Beta lactam. 5. Tác dụng phụ của thuốc Cepimstad 1g Thuốc Cepimstad 1g có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:Nổi mẩn, ngứa, mề đay, buồn nôn, nôn;Nhiễm Candida miệng;Tiêu chảy;Viêm đại tràng giả mạc;Viêm, sưng đau tại chỗ tiêm truyền;Đau nhức đầu;Sốt, ban đỏ;Đau bụng;Táo bón;Giãn mạch kèm khó thở;Choáng váng;Dị cảm;Viêm, ngứa bộ phận sinh dục;Vị giác thay đổi;Hiếm gặp hơn là lạnh run, sốc phản vệ và co giật.Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Cepimstad 1g thì bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.Bài viết đã cung cấp thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Cepimstad 1g. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Cepimstad 1g theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
doc_39848;;;;;doc_57694;;;;;doc_2033;;;;;doc_56474;;;;;doc_39694
Thuốc Cefzidimstad 1g được chỉ định trong điều trị các tình trạng nhiễm trùng tại đường hô hấp, da và mô mềm, đường tiết niệu, xương/ khớp, ổ bụng hoặc hệ thần kinh trung ương. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cefzidimstad 1g là thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc Cefzidimstad 1g chứa thành phần chính là Ceftazidim (dưới dạng Ceftazidim pentahydrat) 1g, đóng gói dưới dạng thuốc bột pha tiêm.Ceftazidime có tác dụng diệt khuẩn do có khả năng ức chế các enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Hoạt chất Ceftazidime cũng bền vững với hầu hết các beta - lactamase của vi khuẩn (trừ enzym của Bacteroides). Thuốc Cefzidimstad 1g có tác dụng trong điều trị các tình trạng sau:Nhiễm trùng đường hô hấp dưới;Nhiễm trùng da và cấu trúc da;Nhiễm trùng đường tiết niệu có hoặc không biến chứng;Nhiễm trùng xương/ khớp;Nhiễm trùng phụ khoa;Nhiễm trùng ổ bụng;Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương. 3. Liều dùng thuốc Cefzidimstad 1g Liều Cefzidimstad 1g tham khảo như sau:Liều thường dùng ở người lớn: 1g Cefzidimstad mỗi 8 giờ một lần hoặc 2g mỗi 12 giờ một lần, tiêm truyền tĩnh mạch/ bắp sâu;Liều dùng ở bệnh nhân suy chức năng gan: Không cần điều chỉnh liều;Liều Cefzidimstad đối với bệnh nhân suy thận như sau:Độ thanh thải creatinin 50-31 (ml/phút): 1g Cefzidimstad mỗi 12 giờ một lần.Độ thanh thải creatinin 30-16 (ml/phút): 1g Cefzidimstad mỗi 24 giờ một lần.Độ thanh thải creatinin 15-6 (ml/phút): 500mg Cefzidimstad mỗi 24 giờ một lần.Liều Cefzidimstad cho bệnh nhân nhi:Trẻ sơ sinh (0-4 tuần): Liều Cefzidimstad 30mg/ kg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ một lần.Trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi: Liều Cefzidimstad 30-50mg/ kg tiêm tĩnh mạch, tối đa 6g/ ngày mỗi 8 giờ một lần.Sử dụng ở người cao tuổi: Liều Cefzidimstad thông thường không nên vượt quá liều 3g mỗi ngày, đặc biệt ở những bệnh nhân trên 70 tuổi.Liều dùng thuốc Cefzidimstad 1g trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Cefzidimstad 1g cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Cefzidimstad 1g phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.Cách dùng thuốc Cefzidimstad 1g:Tiêm truyền tĩnh mạch hoặc bắp sâu: Thường tiêm thuốc Ceftazidime vào góc phần tư phía trên mông hoặc phần bên của bắp đùi.Cách pha dung dịch tiêm truyền:Dung dịch tiêm bắp: Pha thuốc Ceftazidime trong 3ml nước cất pha tiêm hoặc dung dịch lidocain hydroclorid 0,5% hay 1%;Dung dịch tiêm tĩnh mạch: Pha thuốc Ceftazidime trong 10ml nước cất pha tiêm hoặc dung dịch natri clorid 0,9% hay Dextrose 5%;Dung dịch tiêm truyền: Pha thuốc Ceftazidime trong nước cất pha tiêm hoặc dung dịch natri clorid, Dextrose nhưng với nồng độ 10-20mg/ ml (1-2g thuốc Ceftazidime trong 100ml dung môi). 4. Chống chỉ định thuốc Cefzidimstad 1g Thuốc Cefzidimstad 1g chống chỉ định trong các trường hợp sau:Người có tiền sử bị sốc khi dùng thuốc Cefzidimstad 1g;Người quá mẫn cảm hoặc dị ứng với các kháng sinh nhóm Cephalosporin.Chống chỉ định Cefzidimstad 1g phải hiểu là chống chỉ định tuyệt đối, có nghĩa là không vì lý do nào đó mà trường hợp chống chỉ định lại linh động được dùng thuốc. 5. Tác dụng phụ của thuốc Cefzidimstad 1g Khi sử dụng thuốc Cefzidimstad 1g, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:Sưng tại vị trí tiêm thuốc Cefzidimstad 1g;Quá mẫn, ngứa, phát ban da;Tiêu chảy, buồn nôn/ nôn và đau bụng.Thông thường những tác dụng phụ sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc Cefzidimstad 1g. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Cefzidimstad 1g thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.Bài viết đã cung cấp thông tin về thuốc Cefzidimstad 1g có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Cefzidimstad 1g theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Ceftristad 1g thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và nấm. Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, quy cách đóng gói: Hộp 1 lọ, hộp 10 lọ, hộp 1 lọ kèm 1 ống lidocain 1% 3,5ml. Việc sử dụng thuốc Ceftristad 1g theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị bệnh. Thuốc Ceftristad 1g có công dụng trong điều trị các tình trạng sau:Nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản cấp, viêm phổi;Nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục, thận;Nhiễm khuẩn máu, viêm màng trong tim, viêm màng não mủ;Nhiễm khuẩn xương khớp;Nhiễm khuẩn da và mô mềm, các vết thương;Dự phòng nhiễm khuẩn trong quá trình phẫu thuật. 2. Liều dùng thuốc Ceftristad 1g Liều dùng ở người lớn và trẻ em > 12 tuổi:Liều Ceftristad thường dùng là 1 - 2g/ ngày, dùng một lần hoặc chia làm 2 lần. Trường hợp nhiễm trùng nặng có thể dùng đến 4g/ngày;Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật: Tiêm tĩnh mạch 1g liều duy nhất 1⁄2 giờ đến 2 giờ trước khi thực hiện phẫu thuật;Nhiễm lậu cầu không biến chứng: Tiêm bắp liều duy nhất 250mg Ceftristad.Liều dùng ở trẻ em < 12 tuổi:Liều Ceftristad thông thường là 50 - 75mg/ kg/ ngày, dùng một lần hoặc chia làm 2 lần. Liều dùng tối đa là 2g/ngày;Điều trị viêm màng não: Liều Ceftristad khởi đầu là 100mg/ kg (không quá 4g/ngày). Sau đó điều chỉnh liều dùng cho phù hợp với tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Thời gian điều trị từ 7 – 14 ngày.Liều dùng thuốc Ceftristad 1g trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Ceftristad 1g cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Ceftristad 1g phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ. 3. Chống chỉ định của thuốc Ceftristad 1g Ceftristad 1g chống chỉ định đối với bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc, kháng sinh nhóm Cephalosporin và Beta-lactam. 4. Tác dụng phụ thuốc Ceftristad 1g Thuốc Ceftristad 1g có thể gây ra các tác dụng phụ sau:Quá mẫn;Vàng da;Tăng men gan;Suy thận cấp;Viêm đại tràng;Viêm phổi kẽ;Sốc.Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Ceftristad 1g thì bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Ceftristad 1g. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Ceftristad 1g theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Foximstad 1g là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3, có hoạt phổ kháng khuẩn rộng, thành phần chính có trong thuốc là Cefotaxim, hàm lượng 1g. Thuốc được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim... và dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Để nắm rõ hơn về thông tin thuốc Foximstad 1g, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Thuốc Foximstad 1g là kháng sinh phổ rộng, thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3, thuốc có thành phần chính là Cefotaxim (Cefotaxim natri), hàm lượng 1g/ lọ, dạng bột pha tiêm.Thuốc có tác dụng diệt khuẩn do ức chế tổng hợp màng tế bào vi khuẩn. Cefotaxim bền vững với đa số các B-lactamase của các vi khuẩn Gram âm so với các Cephalosporin thế hệ 1 và 2, nhưng tác dụng lên các vi khuẩn Gram dương lại được đánh giá là yếu hơn các Cephalosporin thế hệ đầu.Sau khi tiêm, thuốc được hấp thu rất nhanh, khoảng 40% thuốc được gắn vào protein huyết tương, phân bố rộng khắp ở các mô và dịch trong cơ thể. Thuốc thẩm thấu vào trong dịch não tủy, đi qua nhau thai và bài tiết qua sữa mẹ, đông thời cũng tìm thấy sự có mặt của thuốc ở mật và phân.Thời gian bán thải của Cefotaxim khoảng 1 giờ và chất chuyển hóa hoạt tính Desacetyl cefotaxime lâu hơn khoảng 1,5 giờ. Khoảng 40 - 60% thuốc dạng không biến đổi được đào thải qua thận trong vòng 24 giờ. Phương pháp lọc máu có thể làm giảm nồng độ thuốc có trong huyết tương. Thuốc Foximstad 1g công dụng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với Cefotaxim như:Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, bao gồm cả viêm phổi.Nhiễm khuẩn máu, da, mô mềm.Viêm màng trong tim, viêm màng não, bệnh thương hàn.Nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng bao gồm cả viêm phúc mạc, áp xe ổ bụng.Nhiễm khuẩn phụ khoa, sản khoa bao gồm cả bệnh lậu.Thuốc Foximstad 1g cũng được sử dụng trong dự phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật như: Mổ nội soi, mổ đẻ lấy thai, phẫu thuật tiêu hoá. 3. Liều lượng và cách dùng thuốc Foximstad 1g Cách dùng:Thuốc được bào chế dạng bột pha tiêm. Sau khi được pha tạo dung dịch Cefotaxim dùng trong tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3-5 phút hoặc truyền đường tĩnh mạch trong vòng 20-60 phút.Pha 1g Cefotaxim trong 3ml nước cất tạo dung dịch tiêm bắp sâu.Trong tiêm tĩnh mạch: 1g Cefotaxim cần được hòa tan trong 10ml nước cất.Trong chỉ định truyền tĩnh mạch, cần pha 1g Cefotaxim trong 50 - 100ml các dung dịch tiêm truyền như Natri clorid 0,9%, Dextrose 5%.Dung dịch Cefotaxim sau khi pha vẫn giữ được sử dụng trong vòng 7 ngày trong trường hợp dung dịch được bảo quản trong tủ lạnh đúng cách.Liều dùng nên được tính dựa trên độ nhạy của vi sinh vật gây bệnh, tình trạng cụ thể của người bệnh và phân loại mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn. Thuốc được sử dụng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ hoặc bạn có thể tham khảo liều khuyến cáo của nhà sản xuất như sau:Liều lượng dùng trong điều trị đối với người lớn:Các nhiễm khuẩn không biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng da tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp sâu 1g Cefotaxim mỗi 12 giờ, 1-2 lần/ ngày.Nhiễm khuẩn mức độ vừa, nặng: Tiêm bắp sâu hay tiêm tĩnh mạch 1-2g mỗi 8 giờ.Nhiễm khuẩn nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng: Tiêm tĩnh mạch liều 2g mỗi 4 giờ.Nhiễm khuẩn máu: Tiêm tĩnh mạch liều 2g Cefotaxim mỗi 6 - 8 giờ.Viêm màng não: Tiêm tĩnh mạch liều 2g Cefotaxim mỗi 6 giờ, thời gian điều trị từ 7 - 21 ngày.Điều trị bệnh lậu: Tiêm bắp 1 liều duy nhất 1g Cefotaxim.Đối với người bệnh là trẻ em, trẻ sơ sinh:Trẻ 0- 7 ngày tuổi: Tiêm tĩnh mạch theo liều 50mg/kg mỗi 12 giờ.Trẻ 1- 4 tuần tuổi: Tiêm tĩnh mạch theo liều 50mg/kg mỗi 8 giờ.Trẻ sơ sinh và trẻ em có cân nặng <50kg: Tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch theo liều 50 - 180mg/kg/ngày mỗi 4-6 giờ.Trẻ sơ sinh và trẻ em có cân nặng >50kg: Liều dùng tính theo cách tính cho người lớn, không vượt quá 12g/ngày.Đối với người bệnh bị suy thận nặng:Dùng liều tấn công ban đầu, sau đó giảm liều một nửa, giữ nguyên số lần dùng thuốc trong ngày. Liều dùng tối đa 2g/ngày.Liều lượng dùng trong dự phòng:Liều dùng dự phòng trong phẫu thuật: 1g tiêm tĩnh mạch trước khi làm phẫu thuật 30 đến 90 phút.Liều dùng dự phòng cho bệnh nhân mổ đẻ lấy thai: Tiêm tĩnh mạch 1g ngay sau khi kẹp cuống rau, tiếp đó tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 1g sau 6 giờ và 12 giờ.Trường hợp nặng có thể cần lọc máu hoặc thẩm tách màng bụng để xử trí. 4. Chống chỉ định của thuốc Foximstad 1g Không dùng thuốc trong các trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với Cefotaxim hay kháng sinh khác thuộc nhóm Cephalosporin. 5. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Foximstad 1g Các tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc Foximstad có thể xảy ra bao gồm:Phản ứng hay gặp như: Tại chỗ tiêm bị sưng đau, tắc tĩnh mạch, rối loạn tiêu hoá.Phản ứng ít gặp: Giảm bạch cầu ưa eosin hoặc giảm bạch cầu.Hiếm gặp các phản ứng nặng như: Sốc phản vệ, các phản ứng quá mẫn. Nếu bạn gặp phải tình trạng này cần ngưng thuốc ngay, thông báo cho bác sĩ kịp thời xử trí.Các bất thường như: Giảm tiểu cầu/ bạch cầu hạt, thiếu máu tan huyết, viêm đại tràng màng giả do vi khuẩn Clostridium difficile, tăng bilirubin và các enzym của tế bào gan. 6. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Foximstad 1g Thông báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh, thuốc đang sử dụng, tiền sử phản ứng dị ứng. Không sử dụng thuốc Foximstad 1g nếu người bệnh có tiền sử phản ứng quá mẫn với các kháng sinh nhóm Cephalosporin, Penicillin và cần giảm liều nếu bạn đang bị suy thận.Bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh cần thông báo với bác sĩ để cân nhắc việc sử dụng Foximstad 1g.Thuốc qua được qua nhau thai, độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ mang thai chưa được xác định nên cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi dùng cho đối tượng này.Thuốc được bài tiết vào trong sữa mẹ với nồng độ thấp, cần thận trọng khi dùng Cefotaxim cho phụ nữ đang cho con bú.Với liều cao, thuốc có thể gây trạng thái không tỉnh táo nên cần cân nhắc sử dụng với đối tượng là người lái xe và vận hành máy móc.Tương tác thuốc: Nếu bạn đang dùng các nhóm thuốc sau cần thông báo cho bác sĩ: Aminoglycosid, Probenecid, các thuốc lợi tiểu mạnh vì chúng làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng Foximstad. Dung dịch để pha loãng Cefotaxim không nên dùng natri bicarbonat.Những thông tin cơ bản về thuốc Foximstad 1g trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì đây là thuốc kê đơn nên người bệnh không tự ý sử dụng, mà cần liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có đơn kê phù hợp, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.;;;;;Thuốc Nepamol có tác dụng giảm đau cấp và mạn tính, đau sau phẫu thuật, đau xương khớp hoặc do chấn thương và bị bệnh ung thư. Việc sử dụng thuốc Ceftristad 1g theo đúng chỉ định của bác sĩ sẽ giúp người bệnh đảm bảo an toàn sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị. Nepamol thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không Steroid, điều trị gút và các bệnh xương khớp. Thuốc được bào chế dưới dạng bào chế viên nén bao phim, quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.Thành phần Nefopam HCl 30mg trong thuốc Nepamol có tác dụng giãn cơ, chống trầm cảm và giảm đau không gây nghiện, chống tiết cholin ở mức độ yếu. Thuốc Nepamol có tác dụng trong các trường hợp sau:Giảm đau cấp và mạn tính;Giảm đau sau phẫu thuật;Giảm nhức răng;Giảm đau cơ/ xương;Giảm đau do chấn thương và đau trong ung thư. 3. Liều dùng thuốc Nepamol Thuốc Nepamol có liều tham khảo như sau:Người lớn: Dùng liều 1 viên/ lần x 3 - 4 lần/ ngày. Trong trường hợp đau trầm trọng có thể dùng đơn liều 90mg.Liều tối đa: Nepamol 300mg trong 24 giờ.Liều dùng thuốc Nepamol trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng Nepamol cụ thể sẽ tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng Nepamol phù hợp, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ dược sĩ. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Nepamol Thuốc Nepamol không dùng cho các đối tượng sau:Người quá mẫn với các thành phần, hoạt chất có trong thuốc Nefopam;Người có tiền sử co giật, bí tiểu, glaucoma góc đóng;Những người đang dùng chất ức chế IMAO;Trẻ em dưới 12 tuổi. 5. Tương tác thuốc Có thể xảy ra tương tác khi sử dụng Nepamol đồng thời với các thuốc sau:Thuốc chống trầm cảm IMAO;Thuốc chống trầm cảm ba vòng.Để tránh xảy ra các tương tác không mong muốn khi sử dụng Nepamol , người bệnh hãy thông báo với bác sĩ/ dược sĩ tất cả những loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin và thảo dược... đang dùng. 6. Tác dụng phụ của thuốc Nepamol Bên cạnh các tác dụng điều trị, người bệnh khi dùng thuốc Nepamol cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau:Buồn nôn và nôn;Bồn chồn;Khô miệng;Chóng mặt;Nhìn mờ;Ngủ gà;Tiết nhiều mồ hôi;Mất ngủ;Nhức đầu;Tim đập nhanh.Trong quá trình điều trị, nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ do sử dụng thuốc Nepamol thì người bệnh cần thông báo với bác sĩ/ dược sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời.Trên đây là thông tin về công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng thuốc Nepamol. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Nepamol theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Thuốc Cefepime gerda 1g được chỉ định sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh: Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm trùng niệu, nhiễm trùng da - cấu trúc da, nhiễm trùng khoang bụng, nhiễm khuẩn huyết và phụ khoa. Ngoài ra, thuốc cũng sử dụng trong các trường hợp sốt giảm bạch cầu, viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em. 2. Công dụng của thuốc Cefepime gerda 1g Với thành phần chính là Cefepim hàm lượng 1g- một kháng sinh diệt khuẩn với cơ chế làm ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, thuốc dùng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm gây ra như sau:Viêm phổi cộng đồng: Do Staphylococcus aureus và các chủng khác gây ra;Viêm phế quản mạn và viêm phế quản cấp: Gây ra bởi Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae...;Nhiễm trùng đường tiểu: Do Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa.. và các chủng khác;Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Các chủng Staphylococcus aureus...;Nhiễm trùng đường mật và viêm phúc mạc: Do Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa gây ra. 3. Cách sử dụng Cefepime gerda 1g và liều lượng thích hợp 3.1 Cách sử dụng. Thuốc chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sĩ - dược sỹ hoặc người có chuyên môn. Thuốc dùng để tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.Tiêm bắp: Pha 1g Cefepim với 2,4 ml dung môi (nước cất pha tiêm hoặc các dung môi thích hợp khác) để được dung dịch nồng độ 240 mg/ml.Truyền tĩnh mạch: Pha 1g hoặc 2g Cefepim đê thu được nồng độ thuốc tương ứng là 20 hoặc 40 mg/ml hoặc tùy theo nồng độ liều lượng thích hợp từ chỉ định của bác sĩ.3.2 Liều lượng. Nhiễm khuẩn nhẹ đến vừa: 0,5 - 1 g/12 giờ;Nhiễm khuẩn nặng:Nhiễm khuẩn đường niệu, nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Dùng cho người bệnh lớn hơn 12 tuổi, tiêm tĩnh mạch 2g/lần, mỗi 12 giờ;Viêm phổi và nhiễm khuẩn máu: Dùng 2g/lần , cách nhau mỗi 12 giờ;Nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: Dùng 2g/8 giờ, tiêm IV.Trẻ em bé hơn hoặc bằng 40kg: Dùng 50 mg/kg, mỗi 8 đến 12 giờ;Trẻ dưới 2 tháng tuổi: 30mg/kg mỗi 8 - 12 giờ. Không vượt quá liều khuyến cáo cho người lớn;Đối với suy thận có Cl. Cr < 50 ml/phút, điều chỉnh liều phù hợp. 4. Tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng Cefepime gerda 1g Một số tác dụng phụ khi sử dụng Cefepime gerda 1g có thể gặp phải bạn đọc có thể tham khảo như sau:Thường gặp: Đi ngoài, phát ban, đau vết tiêm...Ít gặp: Sốt, nhức đầu, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu hạt, buồn nôn, nôn, bệnh nấm,tăng các enzym gan....;Hiếm gặp: Sốc phản vệ, phù nề, hạ huyết áp, viêm đại tràng, viêm âm đạo, đau khớp, lú lẫn...;Khi gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, bạn nên ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc người có chuyên môn để đảm bảo có phương án xử lý phù hợp, an toàn khi sử dụng thuốc. 5. Thận trọng và cảnh giác khi sử dụng Cefepime gerda 1g Trước khi sử dụng Cefepime gerda 1g cần kiểm tra xem người bệnh có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc hay không;Nếu dùng cho bệnh nhân nhạy cảm với Penicillin, nên thận trọng vì dị ứng chéo giữa các kháng sinh Beta-lactam;Những bệnh nhân suy chức năng thận cần thận trọng và điều chỉnh liều lượng phù hợp;Viêm kết tràng giả mạc hầu như đều đã được báo cáo với hầu hết kháng sinh, không ngoại trừ Cefepime, vì vậy cần cẩn trọng khi kê toa cho các bệnh nhân này;Nếu điều trị Cefepim lâu dài có thể tăng trưởng nhanh các vi khuẩn không nhạy cảm. Phụ nữ có thai và cho con bú tốt nhất không nên sử dụng nếu không thực sự quá cần thiết. Nếu bắt buộc, cần theo chỉ dẫn từ bác sỹ để có liều lượng và cách sử dụng an toàn. 7. Tương tác thuốc Cefepime gerda 1g khi sử dụng cùng các thuốc khác có thể xảy ra tương tác, bạn cần chú ý và thận trọng trong kết hợp các thuốc với nhau:Cefepime kết hợp với Aminoglycosid liều cao có thể làm tăng khả năng gây độc tính trên thận và tai của các kháng sinh Aminoglycosid;Nếu dùng đồng thời các Cephalosporin khác với các thuốc lợi tiểu mạnh như furosemid có thể gây độc hại trên thận;Cũng cần lưu ý về tương tác thuốc/ xét nghiệm: Cefepime có thể sẽ ảnh hưởng đến việc báo kết quả xét nghiệm Glucose trong nước tiểu khi dùng Clinitest vì sẽ báo dương tính giả.Thuốc Cefepime gerda 1g được chỉ định sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh: Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm trùng niệu, nhiễm trùng da - cấu trúc da, nhiễm trùng khoang bụng, nhiễm khuẩn huyết và phụ khoa.Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn.
question_181
Những điều bạn cần biết về vắc xin 6 in 1 của Pháp
doc_181
Trong y học, vắc xin đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, vắc xin giúp nâng cao khả năng phòng chống bệnh của cơ thể con người. Ở quá khứ, mỗi mũi tiêm chỉ có tác dụng với một loại bệnh riêng biệt. Hiện nay, nhờ sự tiến bộ của y học, các mũi tiêm phối hợp phòng ngừa nhiều bệnh ra đời. Tiêu biểu trong số đó là vắc xin 6 trong 1 của Pháp. 1. Tìm hiểu chung về vắc xin 6 in 1 của Pháp Đây là loại vắc xin phối hợp, chúng có thể giúp cơ thể con người phòng ngừa 6 loại bệnh truyền nhiễm chỉ trong 1 mũi tiêm. Những căn bệnh có thể được phòng ngừa bởi vắc xin này cụ thể là: Viêm gan B: bệnh do virus viêm gan B gây ra. Trong trường hợp người bệnh nhiễm loại virus viêm gan B mãn tính, họ có thể bị ảnh hưởng bởi một số biến chứng. Các biến chứng thường gặp đó là: xơ gan, ung thư gan, suy gan,… Bệnh bại liệt: nguyên nhân gây bệnh bại liệt là do virus. Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng nhẹ và rất khó phát hiện. Đây là các triệu chứng bệnh nhẹ nhàng trong thể bại liệt không điển hình không tổn thương hệ thần kinh trung ương. Ho gà: bệnh này có dấu hiệu là ho kéo dài liên tục. Tình trạng này nếu kéo dài khiến người bệnh có nguy cơ bị lồng ruột, thoát vị ruột. Trong tình trạng nặng hơn, người bệnh có thể bị vỡ phế nang, tràn khí màng phổi,… Ngoài ra, biến chứng rất nghiêm trọng của bệnh đó là ngừng thở. Bệnh bạch hầu: người mắc bệnh thường có triệu chứng đó là: đau họng, sốt, nhịp tim tăng nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ bị biến chứng: suy hô hấp, suy tim. Đây là căn bệnh do vi khuẩn gây ra. Bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib: đây là những căn bệnh rất dễ để lại biến chứng nặng cho bệnh nhân. Trẻ khi mắc viêm màng não do vi khuẩn Hib có thể bị ảnh hưởng bởi các biến chứng. Một số biến chứng nặng nề như: tổn thương não, rối loạn tâm thần, trí tuệ sa sút. Bệnh uốn ván: người mắc uốn ván thường gặp tình trạng các cơ co cắt, co giật cơ, suy hô hấp. Nghiêm trọng hơn, người bệnh sẽ tử vong rất nhanh nếu không được chữa trị ngay. Trên đây là những căn bệnh có thể được phòng ngừa nếu mọi người tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 của Pháp. 1.2. Những loại vắc xin 6 in 1 phổ biến Hiện nay, có loại 2 vắc xin 6 trong 1 được tin tưởng sử dụng nhiều nhất, đó là Vắc xin Infanrix Hexa là một loại vắc xin được các bác sĩ tin tưởng sử dụng khá nhiều. Đây là vắc xin có xuất xứ từ Bỉ, công ty sản xuất ra nó là Glaxo Smith Kline. Bên cạnh Infanrix Hexa, vắc xin 6 trong 1 của Pháp cũng là lựa chọn của các bác sĩ khi thực hiện tiêm phòng. Vắc xin này được sản xuất do hai công ty liên doanh là Sanofi Pasteur và Merck của quốc gia Pháp. 1.3. Ưu điểm của vắc xin 6 trong 1 Trước kia, mỗi mũi tiêm vắc xin chỉ có khả năng phòng ngừa 1 căn bệnh nhất định. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ trong y học, một mũi tiêm vắc xin có thể phòng ngừa được nhiều hơn 1 loại bệnh. Sự ra đời của vắc xin 6 trong 1 của Pháp là minh chứng rõ ràng cho sự tiến bộ trong ngành y. Loại vắc xin phối hợp này đem lại rất nhiều ưu điểm cho người sử dụng. Cùng tìm hiểu những điểm mạnh của vắc xin 6 trong 1 này nhé! Ưu điểm đầu tiên mà ai cũng dễ dàng nhận ra đó là trẻ được giảm số lần tiêm chủng. Nếu muốn ngừa 6 bệnh truyền nhiễm, trẻ phải tiêm 9 lần nếu sử dụng các mũi tiêm vắc xin đơn lẻ. Khi dùng vắc xin 6 trong 1 của Pháp, trẻ chỉ phải tiêm 3 lần. Điều mà các bậc phụ huynh quan tâm khi cho con đi tiêm phòng đó là tính an toàn. Loại vắc xin 6 trong 1 của Pháp đáp ứng tốt yêu cầu trên. Bởi vắc xin này có thành phần ho gà vô bào, thay thế thành phần ho gà nguyên bào. Đồng thời, vắc xin tổng hợp này được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm pha sẵn. Vì vậy, dùng vắc xin 6 trong 1 này rút ngắn thời gian tiêm chủng cho trẻ. Hơn nữa, với việc bào chế kể trên, vắc xin đảm bảo liều lượng đủ cho mỗi lần tiêm và đem lại hiệu quả miễn dịch cao. Và phụ huynh có thể yên tâm về hiệu quả vắc xin 6 trong 1 của Pháp, nó không gây ảnh hưởng, giảm tác dụng của các loại vắc xin khác khi tiêm đồng thời. 2. Đối tượng phù hợp để tiêm vắc xin 6 in 1 của Pháp 2.1. Đối tượng phù hợp Loại vắc xin kể trên có thật nhiều ưu điểm và tiện dụng. Vì vậy, rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và cho con trẻ tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp. Nếu trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng 6 căn bệnh nêu trên, phụ huynh nên tìm hiểu về vắc xin 6 in 1. Nhờ được sản xuất với bảng thành phần an toàn, vắc xin 6 trong 1 của Pháp có thể dùng cho các đối tượng từ 2 tháng tuổi trẻ lên. 2.2. Đối tượng không phù hợp Trước khi tiêm vắc xin, bố mẹ nên tìm hiểu về thông tin của loại vắc xin đó. Với vắc xin 6 trong 1 của Pháp, bác sĩ có đưa một số lưu ý và những đối tượng không nên dùng vắc xin này. Các đối tượng có tiền sử từng bị phản ứng phản vệ sau khi tiêm Hexaxim không được tiêm loại vắc xin này. Đối tượng đó là người quá mẫn với hoạt chất hoặc tá dược có trong thành phần vắc xin. Với người có tổn thương ở não không rõ nguyên nhân, xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi tiêm 1 loại vắc xin chứa thành phần ho gà thì nên ngừng tiêm vắc xin ho gà. Ngoài ra, người này vẫn có thể tiếp tục quá trình tiêm các vắc xin uốn ván, viêm gan B, Hib,… Lưu ý là không nên tiêm vắc xin ho gà cho người rối loạn thần kinh không kiểm soát, động kinh không kiểm soát. 3. Những điều cần biết khi tiêm vắc xin 6 in 1 cho trẻ Khi cho trẻ đi tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp, phụ huynh phải tuân thủ theo đúng phác đồ bác sĩ đã đề ra. Cụ thể là cha mẹ nên cho con tiêm 3 mũi cơ bản khi trẻ được 2, 3, 4 tháng tuổi. Cách mũi tiêm phải được tiêm cách nhau ít nhất một tháng. Một điều quan trọng đó là, 3 mũi cơ bản này nên được hoàn thành trước khi thời điểm trẻ được 6 tháng tuổi. Khi con được 18 tháng tuổi, cha mẹ nên cho bé đi tiêm mũi nhắc lại. Một lưu ý cực kì quan trọng đó là vắc xin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm mũi đầu tiên khi trẻ 2 tháng tuổi và đi tiêm đúng lịch hẹn của bác sĩ. tiếp theo, cha mẹ nên theo dõi tình hình sức khỏe, nhiệt độ cơ thể con và tình trạng ăn, ngủ của trẻ. Lưu ý nhỏ là phụ huynh cần tránh để chỗ tiêm bị đè, chạm vào. Nếu phát hiện trẻ có triệu chứng bất thường như sốt cao, co giật,… thì cha mẹ phải đưa con đi khám kịp thời. 4. Gợi ý địa điểm tiêm vắc xin uy tín Để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con đi tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp. Khi sử dụng vắc xin tổng hợp, số lần tiêm chủng sẽ được giảm, trẻ không phải thực hiện tiêm quá nhiều lần. Bên cạnh đó, loại vắc xin của Pháp được đảm bảo về độ an toàn nên cha mẹ có thể yên tâm cho con sử dụng.
doc_49881;;;;;doc_62683;;;;;doc_27105;;;;;doc_16961;;;;;doc_32027
Vắc xin 6 trong 1 của Pháp là loại vắc xin mới xuất hiện tại Việt Nam, có thể ngăn ngừa 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ. 1. Vắc xin 6 trong 1 của Pháp là gì, ưu điểm của loại vắc xin này Vắc xin 6 trong 1 của Pháp hay còn được gọi là Hexaxim. Đây là loại vắc xin tồn tại ở dạng hỗn dịch pha sẵn. Chỉ với một mũi tiêm 6 in 1 có thể cùng lúc chống lại 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ là bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, viêm gan B và viêm não do HIB. Đây là loại vắc xin tổng hợp thế hệ mới với nhiều ưu điểm, đã được cấp phép sử dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Một số ưu điểm có thể kể đến khi sử dụng vắc xin 6 trong 1 của Pháp như sau: - Tiết kiệm thời gian tiêm chủng của trẻ nhỏ, giảm thiểu số lượng mũi tiêm từ 9 xuống còn 3 mũi. - Do số lần tiêm giảm đi nên sẽ làm giảm được tâm lý lo sợ của trẻ, rất nhiều trẻ bị sợ tiêm, sợ bệnh viện,... - Được bào chế dưới dạng hỗn hợp dịch pha sẵn có thể sử dụng được ngay và đảm bảo liều lượng của mỗi mũi tiêm cũng như giảm thiểu khả năng nhiễm khuẩn trong quá trình tiêm chủng. - Có thể tiêm đồng thời cùng các loại vắc xin khác mà không lo ngại việc phản ứng phụ hay giảm tác dụng của thuốc. Với hơn 50 triệu liều được sử dụng trên toàn thế giới, không có ghi nhận nào về vấn đề phản ứng phụ nghiêm trọng, Vắc xin 6 trong 1 của Pháp đang được nhiều bậc cha mẹ quan tâm và tin tưởng khi sử dụng. Giống như các mũi tiêm chủng thông thường, các bậc cha mẹ cần tuyệt đối nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ. Lịch tiêm chủng của vắc xin 6 trong 1 của Pháp như sau: - Tiến hành 3 mũi tiêm cơ bản khi trẻ từ 2 đến 5 tháng tuổi, các mũi tiêm này cần thực hiện trước khi trẻ được 6 tháng tuổi. Mỗi mũi tiêm phải cách nhau thời gian tối thiểu 4 tuần. - Tiêm mũi tiêm nhắc lại khi trẻ được 16 đến 18 tháng tuổi. Lưu ý mũi tiêm nhắc lại cần cách mũi tiêm thứ 3 tối thiểu nửa năm. Phụ huynh cần lưu ý để đưa trẻ đi tiêm đúng lịch tiêm chủng theo lời hẹn của bác sĩ. Trong những trường hợp sau tuyệt đối không cho trẻ thực hiện tiêm vắc xin 6 trong 1: - Trẻ bị sốt cao, có vấn đề về bệnh thần kinh. - Có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần của thuốc có trong vắc xin 6 trong 1 Hexaxim. - Trước đây khi thực hiện tiêm chủng đã xảy ra tình trạng sốc phản vệ. Nếu có vấn đề bất thường thì đội ngũ y bác sĩ tại đó có thể xử trí kịp thời. - Sau khi về nhà phụ huynh cần theo dõi và kiểm tra thân nhiệt của bé trong 72 giờ sau tiêm. - Sau khi tiêm hiện tượng trẻ bị sốt nhẹ, sưng chỗ tiêm đều là phản ứng bình thường của cơ thể, có thể hết sau 1 đến 2 ngày. Do đó phụ huynh không cần phải quá lo lắng, tuy vậy không được chủ quan mà phải theo dõi sát sao tình trạng của trẻ. Một vấn đề mà các bậc cha mẹ luôn quan tâm hàng đầu đó là giá của một mũi tiêm vắc xin 6 trong 1. Trước đây, do chưa được biết đến nhiều nên vắc xin luôn đủ dùng cho trẻ nhỏ có nhu cầu tiêm và giá cả ổn định. Tiêm chủng là điều cần thiết để bảo trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời khỏi những tác nhân gây bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý chọn những địa chỉ tiêm chủng uy tín, đảm bảo hiệu quả khi tiêm cũng như hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. - Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ trong và sau khi tiêm. - Kiểm tra lại sức khỏe của trẻ.;;;;;Vắc xin 6 trong 1 của Pháp được biết đến là loại vắc xin tổng hợp thế hệ mới với nhiều ưu điểm nổi trội mang đến sự tiện lợi nhất cho mẹ và bé. Loại vắc xin này có tên là Hexaxim, được bào chế dưới dạng dịch tiêm pha sẵn. Thường được chỉ định tiêm chủng cơ bản hoặc nhắc lại cho trẻ từ 6 tuần tuổi trở lên. Điểm danh những ưu điểm nổi bật của vắc xin 6 trong 1 của Pháp: - Loại vắc xin tổng hợp có khả năng phòng ngừa 06 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trẻ chỉ cần tiêm 1 mũi tiêm giúp tiết kiệm thời gian tiêm chủng. Đặc biệt số lần tiêm chủng cũng giảm xuống từ 9 xuống còn 3 so với việc tiêm vắc xin đơn lẻ từng bệnh một. - Vắc xin 6 trong 1 của Pháp có thể sử dụng được ngay. Bởi được bào chế dưới dạng hỗn hợp dịch tiêm pha sẵn. Tiêm phòng sẽ đảm bảo liều lượng chính xác cùng hiệu quả miễn dịch cao, tránh nhiễm khuẩn khi thao tác. - Có thể tiêm đồng thời nhiều loại vắc xin khác mà không lo tác dụng phụ hay hoặc giảm tác dụng của thuốc như: vắc xin sởi, vắc xin ngừa quai bị, rubella,... - Vắc xin 6 trong 1 của Pháp có tính an toàn cao bởi có chứa thành phần ho gà vô bào nên sẽ ít tác dụng phụ hơn các loại vắc xin cũ. - Vắc xin đã được cấp phép lưu hành rộng rãi trên thế giới với hơn 50 triệu liều được sử dụng và chưa ghi nhận trường hợp nào gặp phản ứng phụ nghiêm trọng. Nên lựa chọn tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 luôn được nhiều phụ huynh quan tâm. 2. Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1 của Pháp Tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 cần được tiêm theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường theo phác đồ sẽ tiêm 3 mũi cơ bản vào thời điểm trẻ được 2 - 4 tháng tuổi. Mỗi mũi cách nhau 1 tháng và nên hoàn thành 3 mũi này trước khi trẻ được 6 tháng tuổi. Phụ huynh nên đưa bé đi tiêm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Trong những trường hợp sau, không được tiêm cho trẻ: - Trẻ có tiền sử dị ứng với thành phần bất kỳ của thuốc. - Trẻ đang sốt cao hoặc đang mắc các bệnh cấp tính, suy giảm miễn dịch. - Từng có phản ứng sốc phản vệ với các vắc xin ngừa ho gà, uốn ván, viêm gan B,... Sau 24 tiếp theo, phụ huynh cũng nên chú ý, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể cũng như tình hình ăn uống của trẻ. Bởi sau tiêm thường có một số tác dụng phụ như: sưng tấy chỗ tiêm, trẻ bị sốt nhẹ, người khó chịu dễ quấy khóc, bỏ ăn,... Những tác dụng phụ đi kèm bình thường sẽ biến mất sau vài ngày. Nếu trong trường hợp trẻ có các biểu hiện bất thường như: người tím tái, co giật, sốt cao, quấy khóc liên tục,... Vắc xin 6 trong 1 của Pháp giá bao nhiêu là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Từ tháng 3/2019 loại vắc xin này luôn rơi vào tình trạng khan hiếm. Chính bởi ưu điểm về tính an toàn, ít tác dụng phụ mà loại vắc xin 6 trong 1 của Pháp luôn được săn lùng vì "cháy hàng". Do đó, giá tiền của loại vắc xin này cũng bị nhảy loạn. Mỗi nơi sẽ có báo giá riêng thậm chí còn bị đội giá gấp nhiều lần so với giá gốc. Với nguồn vắc xin ổn định cùng mức giá ưu đãi nhất. Quy trình bảo quản vắc xin 6 trong 1 theo quy định của Bộ y tế đảm bảo chất lượng tốt nhất.;;;;;Trước đây, muốn tiêm vắc xin cho một loại bệnh thì bệnh nhân cần phải tiêm từng loại thuốc riêng biệt, với nhiều mũi tiêm. Ngày nay, với sự phát triển của y học, các mũi tiêm vắc xin tổng hợp như vắc xin 3 trong 1, 5 trong 1, 6 trong 1 đã ra đời,... Ở bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về loại vắc xin 6 trong 1 và giải đáp thắc mắc có nên tiêm vắc xin 6 trong 1 hay không nhé. 1. Những thông tin cơ bản về vắc xin 6 trong 1 Vắc xin 6 trong 1 là vắc xin tổng hợp, có khả năng phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm và nguy hiểm trong một mũi tiêm đó là: Bệnh bạch hầu: nhiễm trùng do vi khuẩn. Triệu chứng như đau họng, sốt, nhịp tim tăng nhanh. Dẫn đến biến chứng suy tim, suy hô hấp. Viêm gan B: nhiễm trùng do virus viêm gan B gây nên. Khi nhiễm virus viêm gan B mãn tính có thể gây các biến chứng : viêm gan mãn , xơ gan, ung thư gan,... Ho gà: do vi khuẩn gây ra. Triệu chứng bệnh là ho dai dẳng, liên tục, phát ra âm thanh đặc trưng của loại bệnh này,... Ho kéo dài và ngừng thở là biến chứng hay gặp nhất, dễ gây tử vong, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Ho nhiều người bệnh có thể gây lồng ruột, thoát vị ruột, sa trực tràng. Trường hợp nặng có thể gây vỡ phế nang, tràn khí trung thất hoặc tràn khí màng phổi. Bệnh bại liệt: do vi khuẩn gây nên. Bệnh bại liệt có thể biểu hiện các triệu chứng nhẹ nhàng trong thể bại liệt không điển hình không tổn thương hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là rất nghiêm trọng trong thể liệt. Bệnh uốn ván: là loại bệnh gây co thắt các cơ,co giật cơ, suy hô hấp. Nếu không chữa kịp thời sẽ gây đến tình trạng tử vong nhanh chóng. Bệnh viêm phổi, viêm màng não do vi khuẩn Hib: Đối với bệnh viêm màng não, vi khuẩn HIB có thể để lại những biến chứng nặng nề cho trẻ như di chứng thần kinh vĩnh viễn, tổn thương não, điếc, rối loạn tâm thần, trí tuệ sa sút, giảm khả năng học tập, khó khăn khi vận động,… Vắc xin 6 trong 1 chia làm 2 loại chính đó là: Vắc xin Infanrix Hexa: được sản xuất bởi công ty Glaxo Smith Kline của quốc gia Bỉ. Vắc xin Hexyon(Hexaxim): được sản xuất do hai công ty liên doanh là công ty Sanofi Pasteur và công ty Merck của nước Pháp. Vắc xin Hexaxim từ quy trình sản xuất đến công đoạn đóng gói đều được làm tại Pháp Sau khi tìm hiểu về vắc xin 6 trong 1 là gì và những công dụng của nó, chắc hẳn bạn đọc đã phần nào giải đáp được thắc mắc có nên tiêm vắc xin 6 trong 1 rồi phải không nào. Mang lại hiệu quả cao: vắc xin được bào chế ở dưới dạng hỗn dịch tiêm pha sẵn, có thể sử dụng ngay nên giúp rút ngắn thời gian tiêm chủng cho trẻ, giảm nguy cơ sai sót khi tiêm, tránh nhiễm khuẩn trong các thao tác và đảm bảo liều lượng chính xác cho mỗi lần tiêm. Tính an toàn cao: điểm đặc biệt của vắc xin Pháp là chứa thành phần ho gà vô bào nên các phản ứng tại chỗ sau chủng ngừa (sưng, đau, sốt cao,. . ) sẽ thấp hơn so với loại vắc xin chứa thành phần ho gà toàn tế bào. Vắc xin đã được chứng minh hiệu quả bởi hơn 23 nghiên cứu lâm sàng, thực hiện tại trên 18 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Chưa có trường hợp nào gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm. Có thể tiêm đồng thời các loại vắc xin khác mà không gây ảnh hưởng hoặc làm giảm tác dụng. 3. Đối tượng nào không nên tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 Tất cả các đối tượng từ 2 tháng tuổi trở lên đều có thể đi tiêm vắc xin 6 trong 1. Ngoại trừ các đối tượng có dấu hiệu sau: Đang bị sốt cao, mắc các bệnh cấp tính. Bị dị ứng với các thành phần của vắc xin. Đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Từng bị phản ứng nặng, sốc phản vệ với các vắc xin phòng ngừa bệnh bạch hầu, ho gà,. . 4. Lịch tiêm phòng vắc xin 6 trong 1 và những lưu ý cần biết Vắc xin 6 trong 1 được tiêm cho trẻ khi bé được 2 tháng tuổi, 3 tháng tuổi và 4 tháng tuổi. Tiêm tối thiểu 3 lần trên 1 đối tượng. Mũi thứ 4 được tiêm nhắc lại khi bé được 18 tháng tuổi. Mũi thứ 5 tiêm vào lúc bé được 4 - 5 tuổi để tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn tất cả các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn. Những lưu ý khi tiêm vắc xin 6 trong 1: Tuy vắc xin 6 trong 1 có rất nhiều ưu điểm nhưng không phải vậy mà chúng ta sử dụng nó một cách bừa bãi, bất cẩn khi sử dụng. Khi về nhà, phụ huynh cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau tiêm Không chạm, đè, sờ vào chỗ tiêm; không tự ý chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc,... vào vị trí tiêm khi không có chỉ định của bác sĩ. Đưa bé đến;;;;; 1. Thông tin về vắc xin 6 trong 1 Vắc xin 6 trong 1 là một loại vắc xin tổng hợp có khả năng phòng ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ nhỏ chỉ với 1 mũi tiêm chủng. Các bệnh này bao gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và viêm màng não do vi khuẩn Hib. Tất cả đều là những căn bệnh nguy hiểm, có khả năng truyền nhiễm và tấn công vào người có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Những bệnh này có thể gây tử vong nếu không được phòng ngừa và phát hiện sớm, có thể để lại di chứng nặng nề về sức khỏe, ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của trẻ. Vắc xin 6 trong 1 giúp phòng ngừa cùng lúc 6 căn bệnh trong cùng 1 mũi tiêm Hiện có hai loại vắc xin 6 trong 1 được sử dụng phổ biến, bao gồm Infanrix Hexa của Bỉ và Hexaxim của Pháp. Cả hai vắc xin này đều có công dụng tương đương và đạt được hiệu quả trong việc bảo vệ trẻ khỏi 6 loại bệnh trên. Đặc biệt, cả 2 loại vắc xin đều sử dụng vi khuẩn ho gà vô bào thay cho toàn bào, giúp tăng cường độ an toàn và giảm tổng số lượng mũi tiêm từ 9 xuống 3, mang lại sự thuận tiện, tiết kiệm thời gian và chi phí cho gia đình. Trước khi tiêm vắc xin 6 trong 1 cho trẻ, phụ huynh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia để tiêm chủng đúng phác đồ. Việc tiêm chủng vắc xin đúng, đủ liều là cách hiệu quả để nâng cao toàn diện sức đề kháng cho trẻ. Theo khuyến nghị, trẻ nên tiêm vắc xin 6 trong 1 khi đạt đủ 2 tháng tuổi. Tổng cộng trẻ cần tiêm ít nhất 3 mũi vắc xin 6in1 cơ bản, 1 mũi nhắc lại và việc tiêm nên hoàn thành trước khi trẻ đủ 24 tháng tuổi. Để tăng cường miễn dịch và ngăn chặn tác nhân gây bệnh, phụ huynh nên chú ý không được bỏ qua mũi tiêm nhắc lại để đảm bảo cơ thể đủ kháng nguyên bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Trẻ đủ 2 tháng tuổi có thể tiêm vắc xin 6 trong 1 Ngoài ra, phụ huynh cần biết những trường hợp không nên tiêm vắc xin 6 trong 1 để đảm bảo sức khỏe của trẻ: – Trẻ đang bị sốt cao, thân nhiệt tăng cao hoặc giảm mạnh, trẻ lờ đờ không tỉnh táo. – Những trẻ đang bị mắc các căn bệnh nhiễm trùng cấp tính cũng nên hoãn tiêm tại thời điểm bệnh chưa điều trị khỏi. – Trường hợp trẻ bị phản ứng mẫn cảm với thành phần của thuốc trong lần tiêm chủng trước. – Trẻ mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên. – Trẻ đã từng có tiền sử bị co giật sau tiêm vắc xin 6in1. – Trẻ có tiền sử bệnh về não không xác định nguyên nhân trong vòng 7 ngày sau khi tiêm vắc xin chứa kháng nguyên ho gà. 3. Lịch tiêm chủng vắc xin 6in1 Trẻ mấy tháng tiêm 6in1 đã được giải đáp chi tiết bên trên. Việc đưa trẻ đi tiêm đúng độ tuổi góp phần rất lớn vào sự củng cố vững chắc hệ miễn dịch của trẻ từ giai đoạn đầu đời. Như phần trên bài viết đã giới thiệu, vắc xin 6 trong 1 có 2 loại xuất xứ từ Bỉ và Pháp. Nhưng lịch tiêm chủng của cả 2 vắc xin này là giống nhau, bố mẹ có thể tham khảo ngay sau đây: – Mũi 1: Tiêm khi trẻ đủ độ tuổi khuyến cáo tiêm chủng vắc xin 6in1. – Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 thời gian là 30 ngày. – Mũi 3: 30 ngày tiếp theo sau mũi 2 tiếp tục thực hiện tiêm mũi 3. – Mũi 4: Tiêm nhắc lại sau 12 tháng kể từ ngày tiêm mũi 3. Trẻ cần được tiêm đúng phác đồ để kháng nguyên trong cơ thể sản sinh đủ bảo vệ sức đề kháng. Nếu phụ huynh có bị bỏ lỡ không tiêm mũi vắc xin nào cho con 4. Tác dụng phụ sau tiêm chủng 6in1 Cả 2 loại vắc xin 6 trong 1 của Pháp và Bỉ có thể gây ra một số tác dụng phụ như sưng đau tại vị trí tiêm, trẻ sốt, và quấy khóc. Tuy nhiên, đây là các phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể trẻ sau khi tiêm vắc xin và sẽ tự giảm đi sau một vài ngày. Phụ huynh nên theo dõi tình trạng của trẻ và hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ sốt cao và muốn sử dụng thuốc hạ sốt. Trẻ được khám sức khỏe kĩ lưỡng trước khi tiêm chủng nhằm đảm bảo sức khỏe;;;;;1. Vắc xin 6 trong 1 là loại vắc xin tổng hợp, giúp trẻ em hình thành đồng thời kháng thể chống lại 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và thường gặp nhất, bao gồm: Bệnh ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm gan B và bệnh viêm màng não, viêm phổi do vi khuẩn Hib gây ra. Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Y tế đang cho phép lưu hành và sử dụng 2 loại vắc xin 6 trong 1 của hai hãng dược phẩm hàng đầu của Bỉ và Pháp. 1.1. Vắc xin 6 trong 1 sản xuất bởi Infanrix Hexa của Bỉ Vắc xin này được sản xuất bởi hãng dược phẩm Glaxo Smith Kline (Bỉ), được chứng nhận đạt tiêu chuẩn của Dược điển Châu Âu. Quy cách đóng gói là gồm kim tiêm và các thành phần dược đóng gói sẵn, trước khi tiêm, vắc xin sẽ được pha chế trực tiếp, gọi là pha hoàn nguyên vắc xin. 1.2. Vắc xin 6 trong 1 sản xuất bởi Hexaxim của Pháp Loại vắc xin này được sản xuất bởi hãng dược phẩm đa quốc gia Sanofi Pasteur của Pháp, tuy nhiên được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm pha sẵn, nạp sẵn trong xi lanh với lượng chính xác. Khi tiêm cho trẻ, vắc xin này không mất thời gian pha chế, có thể tiêm ngay nên tránh nhiễm khuẩn không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình thao tác. Về cơ bản, hai loại vắc xin này đều phòng tránh hiệu quả 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gặp ở trẻ nhỏ, chỉ có khác biệt về hãng sản xuất, quy cách đóng gói cũng như giá cả. Trẻ nhỏ với sức đề kháng kém khi tiếp xúc với kháng nguyên của tác nhân gây bệnh khi tiêm vắc xin dễ xảy ra phản ứng phụ. Trong đó trẻ bị sốt là phổ biến nhất, ngoài ra còn có thể kèm theo quấy khóc, đau, sưng,… Các bác sĩ cho biết, đây là phản ứng bình thường cho biết hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin và sản xuất kháng thể chống lại. Không phải tất cả trẻ sau tiêm chủng đều bị sốt hay có phản ứng giống nhau, còn tùy theo sức khỏe và cơ địa của trẻ. Thông thường triệu chứng sốt sau tiêm ở trẻ vào khoảng 38 - 38.5 độ C, kèm theo kém ăn uống, quất khóc và sẽ thuyên giảm, khỏi sau một vài ngày. So với vắc xin kết hợp khác, vắc xin 6 trong 1 sử dụng thành phần ho gà vô bào nên ít gây phản ứng cơ thể sau tiêm hơn nhưng vẫn đạt được hiệu quả tạo kháng thể miễn dịch. Khi trẻ bị sốt cao sau tiêm (trên 28.5 độ C), cha mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt dưới sự chỉ dẫn của bác sỹ, nếu sốt cao kéo dài và không đáp ứng thuốc, trẻ nên được đưa tới bệnh viện kiểm tra. Mẹ không nên quá lo lắng sốt sắng nếu trẻ bị sốt, thay và đó cần theo dõi chi tiết phản ứng cơ thể trẻ để xử lý kịp thời. Nên dùng cặp nhiệt kế để theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ với độ nhạy cao, tránh tình trạng trẻ sốt cao, kéo dài nhưng cha mẹ không biết dẫn tới xử lý cấp cứu chậm trễ. Khi trẻ bị sốt sau tiêm vắc xin, nên cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, có thể dùng khăn ấm lau người hoặc chườm để hạ sốt. Để hạn chế nguy cơ sốc phản vệ nguy hiểm sau tiêm phòng, cha mẹ cần lưu ý: - Giữ trẻ ở địa chỉ tiêm chủng khoảng 30 phút sau khi tiêm để được theo dõi y tế và can thiệp nhanh chóng nếu có triệu chứng bất thường. - Không cho trẻ đi tiêm phòng khi trẻ đang bị bệnh, sốt cao hoặc đang điều trị với thuốc kháng sinh. - Trẻ có tiền sử dị ứng, phản ứng mạnh với thành phần trong vắc xin thì không nên tiêm tiếp tục loại vắc xin đó hoặc vắc xin khác có cùng thành phần. - Đảm bảo tiêm vắc xin tại Trung tâm tiêm chủng uy tín, nguồn vắc xin chất lượng, quy trình tiêm an toàn tiêu chuẩn, trẻ được khám sàng lọc trước tiếp và theo dõi trong suốt thời gian trong và sau khi tiêm.
question_182
Công dụng thuốc Fedimtast
doc_182
Thuốc Fedimtast là thành phần chính là hoạt chất Fexofenadin HCl với hàm lượng 60mg, có tác dụng kháng thụ thể H1. Thuốc có tác dụng chống dị ứng. Dạng bào chế là dạng viên nén bao phim thích hợp sử dụng theo đường uống. Thuốc Fedimtast có tác dụng điều trị bệnh viêm mũi dị ứng và các phản ứng dị ứng tự phát. Thuốc Fedimtast là thành phần chính là hoạt chất Fexofenadin HCl với hàm lượng 60mg, có tác dụng kháng thụ thể H1. Thuốc có tác dụng chống dị ứng. Dạng bào chế là dạng viên nén bao phim thích hợp sử dụng theo đường uống.Fexofenadine có chất chuyển hóa là dẫn chất có tác dụng kháng Histamin, đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1 ở thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, hoạt chất Fexofenadine cũng có tác dụng ức chế sự co thắt của cơ trơn phế quản và ức chế sự tiết Histamin.Thuốc Fedimtast là một thuốc kháng histamin tác dụng kéo dài để điều trị bệnh dị ứng, không có tác dụng an thần gây ngủ. Dựa vào những tác dụng đã được nêu trên, thuốc Fedimtast 60mg được chỉ định trong điều trị các bệnh lý như sau:Điều trị các dấu hiệu triệu chứng của bệnh lý viêm mũi dị ứng thường xuyên xảy ra theo mùa.Điều trị các phản ứng dị ứng tự phát như nổi mề đay cấp tính và mề đay mãn tính.Việc sử dụng và ngừng sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ điều trị, không được tự ý mua thuốc về dùng. 3. Cách dùng và liều dùng của thuốc Fedimtast 3.1. Liều dùng thuốc FedimtastĐiều trị các dấu hiệu triệu chứng viêm mũi dị ứng thường xuyên xảy ra theo mùa.Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: sử dụng liều điều trị là 60mg x 2 lần/ngày hoặc 180mg x 1 lần/ngày.Đối với trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: có thể sử dụng liều điều trị là 30mg x 2 lần/ngày.Đối với người bị suy thận có thể sử dụng liều điều trị khởi đầu là 60mg x 1 lần/ngày.Đối với trẻ em bị suy thận sử dụng liều điều trị khởi đầu là 30mg x 1 lần/ngày.Điều trị dị ứng với dấu hiệu nổi mề đay tự phát mạn tính:Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: sử dụng liều điều trị 60mg x 2 lần/ngày.Đối với trẻ em trong khoảng từ 6 đến 11 tuổi: có thể sử dụng liều điều trị là 30mg x 2 lần/ngày.Đối với người bị suy thận sử dụng liều điều trị khởi đầu là 60mg x 1 lần/ngàyĐối với trẻ em bị suy thận sử dụng liều điều trị khởi đầu là 30mg x 1 lần/ngày.Phác đồ điều trị trên chỉ có tác dụng tham khảo, hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa, khả năng dung nạp cũng như tình trạng nặng nhẹ của bệnh vì thế bạn cần thăm khám và tư vấn để có phác đồ điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.3.2. Cách dùng thuốc Fedimtast hiệu quả. Uống thuốc Fedimtast với nhiều nước tránh ảnh hưởng nhiều đến chức năng của thận.Sử dụng thuốc Fedimtast đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng liều hay giảm liều ảnh hưởng đến kết quả điều trị.Trong trường hợp quên liều: bạn cần uống ngay liều bổ sung nếu phát hiện ra sớm.Trong trường hợp quá liều:Khi bị quá liều, cần có biện pháp chuẩn để loại bỏ bất kỳ lượng thuốc nào không hấp thu. Bác sĩ điều trị sẽ chỉ định điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Thẩm phân máu để loại bỏ hoạt chất Fexofenadine hydrochloride khỏi máu không có hiệu quả. 4. Tác dụng không mong muốn với thuốc Fedimtast Bên cạnh các tác dụng của thuốc, khi điều trị bằng thuốc Fedimtast cũng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn đó là các rối loạn về thần kinh trung ương như hoa mắt, mệt mỏi, chóng mặt, đau nhức đầu,...Bạn nên đến ngay trung tâm y tế để tham khảo ý kiến của các bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ chuyên môn nếu xuất hiện những biểu hiện lạ được nghi ngờ là do sử dụng thuốc Fedimtast gây ra. 5. Tương tác của thuốc Fedimtast Hoạt chất Fexofenadine hydrochloride không qua chuyển hoá ở gan nên không tương tác với các thuốc khác qua cơ chế gan.Dùng phối hợp thuốc Fedimtast với Erythromycin hoặc Ketoconazole làm tăng nồng độ Fexofenadine hydrochloride trong huyết tương gấp 2-3 lần. Tuy nhiên, sự gia tăng này không đưa đến ảnh hưởng trên khoảng QT, và so sánh với các thuốc trên khi dùng liều điều trị riêng lẻ, cũng không thấy tăng thêm bất cứ phản ứng phụ nào.Những nghiên cứu ở động vật cho thấy nồng độ hoạt chất Fexofenadine hydrochloride tăng lên trong huyết tương khi sử dụng phối hợp với kháng sinh Erythromycin hoặc Ketoconazole. Nguyên nhân là do tăng sự hấp thu đối với dạ dày-ruột và/hoặc giảm sự bài tiết mật hoặc giảm xuất tiết của ruột non.Thuốc kháng acid chứa gel nhôm hay Magie làm giảm độ sinh khả dụng của thuốc Fedimtast. 6. Một số chú ý khi sử dụng thuốc Fedimtast Một số thận trọng lúc dùng thuốc Fedimtast, như sau:Tương tự như hầu hết các loại thuốc mới khác thì những dữ liệu đối với người lớn tuổi, người đang bị bệnh suy thận hoặc người bị bệnh suy gan còn giới hạn, nên thận trọng khi dùng thuốc Fedimtast đối với các nhóm người đặc biệt này.Dùng cho trẻ em: Chưa xác định độ an toàn và hiệu lực của thuốc Fedimtast đối với trẻ em dưới 12 tuổi.Thuốc Fedimtast ít có khả năng ảnh hưởng trên khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Những thử nghiệm khách quan cho thấy thuốc Fedimtast không có những ảnh hưởng đáng kể trên chức năng của hệ thần kinh trung ương. Ðiều này có ý nghĩa là bạn hoàn toàn có thể lái xe hoặc làm các công việc đòi hỏi sự tập trung. Tuy nhiên, để phát hiện những người bị nhạy cảm hay mẫn cảm, có phản ứng bất thường với thuốc, nên kiểm tra phản ứng cá nhân trước khi lái xe hoặc thực hiện những loại công việc yêu cầu sự tập trung cao độ.Chưa có kinh nghiệm với việc sử dụng thuốc Fedimtast ở phụ nữ mang thai. Như các thuốc khác, không nên dùng thuốc Fedimtast trong thời kỳ mang thai trừ khi lợi ích mong đợi cho người mẹ vượt trội những nguy cơ có thể gặp đối với thai nhi.Không có dữ liệu nào về thành phần của sữa mẹ sau khi điều trị với thuốc Fedimtast. Tuy nhiên, khi dùng cùng với Terfenadine trong thời kỳ cho con bú thì hoạt chất Fexofenadine hydrochloride được thấy có trong sữa mẹ. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo thuốc Fedimtast không nên dùng trong thời kỳ cho con bú.
doc_308;;;;;doc_21872;;;;;doc_39845;;;;;doc_63310;;;;;doc_9349
Famogast có hoạt chất chính Famotidin, có tác dụng ức chế cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 ở tế bào vách, làm giảm tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ban ngày và ban đêm. Famogast công dụng điều trị loét dạ dày cấp tính lành tính, loét tá tràng cấp tính, bệnh trào ngược dạ dày thực quản,... Famogast có hoạt chất chính famotidin, có tác dụng ức chế cạnh tranh tác dụng của histamin ở thụ thể H2 ở tế bào vách của dạ dày, làm giảm tiết và giảm nồng độ acid dạ dày cả ban ngày và ban đêm, giảm nồng độ acid dịch vị khi dạ dày bị kích thích do thức ăn hoặc các yếu tố khác. Sau khi uống, tác dụng chống tiết acid dịch vị của Famogast bắt đầu trong vòng 1 giờ, tác dụng tối đa trong vòng 1 - 3 giờ. Với liều 20 - 40 mg, thời gian ức chế tiết acid dịch vị là 10 - 12 giờ. 2. Công dụng thuốc Famogast Công dụng của thuốc Famogast: Giúp giảm acid ở dạ dày, ngăn ngừa ợ chua, loét dạ dày do tình trạng dư thừa acid trong dạ dày quá nhiều.Chỉ định dùng thuốc Famogast trong trường hợp:Loét dạ dày cấp tính lành tính.Loét tá tràng cấp tính.Bệnh trào ngược dạ dày thực quản.Bệnh lý Zollinger - Ellison, đa u tuyến nội tiết.Dùng thuốc với mục đích dự phòng loét dạ dày - tá tràng lành tính.Dự phòng hội chứng Mendelson, dự phòng hít acid trong gây mê. 3. Chống chỉ định của thuốc Famogast Tuyệt đối không sử dụng Famogast cho những đối tượng sau:Người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với Famotidin hay bất kỳ thành phần tá dược nào khác của thuốc.Người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc thuộc nhóm kháng histamin H2.Người bệnh loét dạ dày - tá tràng ác tính.Suy gan, suy thận nặng. 4. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Famogast 4.1. Cách sử dụng thuốc Famogast Famogast được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, hàm lượng mỗi viên chứa 40mg Famotidin, dùng đường uống. Trước khi uống người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trên tờ hướng dẫn sử dụng và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi uống nuốt cả viên thuốc với một ly nước. Nên uống thuốc trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để thuốc đạt hiệu quả tốt hơn khi sử dụng. 4.2. Liều dùng thuốc Famogast Người lớn:Loét dạ dày cấp tính lành tính: Uống 1 viên/ lần x 1 lần/ngày, vào thời điểm trước khi đi ngủ.Loét tá tràng cấp tính: Uống 1 viên/ x 1 lần/ngày vào thời điểm trước đi ngủ. Thời gian dùng kéo dài từ 4 đến 8 tuần.Viêm thực quản có trợt loét kèm theo trào ngược: Uống 1 viên/ lần x 2 lần/ ngày. Thời gian dùng có thể kéo dài tới 12 tuần.Các bệnh lý tăng tiết dịch vị (Zollinger - Ellison, đa u tuyến nội tiết): Liều khởi đầu ở người lớn là 20mg/ lần, mỗi 6 giờ uống 1 lần, tăng liều tối đa 160mg/ lần, mỗi 6 giờ uống 1 lần cho một số người có hội chứng Zollinger - Ellison nặng. Có thể dùng Famogast đồng thời với thuốc chống acid.Trong gây mê để dự phòng chứng hít acid: Uống 1 viên vào buổi tối trước ngày phẫu thuật hay vào buổi sáng của ngày phẫu thuật.Trẻ em (từ 6 đến 16 tuổi):Loét dạ dày cấp tính lành tính: Liều ban đầu 0.5mg/ kg/ lần, một liều duy nhất trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2 lần, có thể tăng lên đến 40 mg mỗi ngày.Loét tá tràng: Liều uống ban đầu 0.5mg/ kg mỗi ngày, một liều duy nhất trước khi đi ngủ hoặc chia làm 2 lần, có thể tăng lên đến 40 mg mỗi ngày.Nghi ngờ bệnh trào ngược dạ dày thực quản: 0.5mg/ kg/ lần x 2 lần/ ngày, tối đa 40mg x 2 lần.Dạng thuốc này không phù hợp cho trẻ em dưới 6 tuổi.Đối tượng khác:Người suy thận nặng (Hệ số thanh thải creatinin dưới 10ml/ phút): Giảm liều xuống một nửa liều khuyến cáo và khoảng cách dùng thuốc phải kéo dài tới 36 - 48 giờ. 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Famogast Người bệnh dùng thuốc Famogast có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn dưới đây:Tác động lên thần kinh trung ương bao gồm: Lú lẫn, mất phương hướng, ảo giác, mê sảng, kích động, hôn mê và co giật (đặc biệt ở người già và bệnh nhân suy thận)Có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi do cộng đồng mắc phải.Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Hiếm gặp, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.Hệ tim mạch: Rối loạn nhịp tim, block nhĩ thất, đánh trống ngực.Hệ tiêu hóa: Gây rối loạn tiêu hóa, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, buồn nôn, nôn, khó tiêu, đầy hơi, khó chịu ở bụng hoặc căng tức.Toàn thân: Sốt, mệt mỏi, suy nhược.Rối loạn gan mật: Hiếm gặp vàng da ứ mật, viêm gan.Rối loạn hệ thống miễn dịch: Hiếm gặp phản ứng quá mẫn (ví dụ như phản ứng phản vệ, phù mạch).Hệ cơ xương và mô liên kết: Hiếm gặp, đau cơ xương, đau khớp, chuột rút cơ.Hệ thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu, đau đầu.Rối loạn trên da và mô dưới da: Phát ban, ngứa, khô da, mày đay. Rất hiếm khi rụng tóc, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc. 6. Thận trọng khi sử dụng thuốc Famogast Người bệnh sử dụng thuốc Famogast cần lưu ý những thông tin dưới đây:Cần loại trừ khả năng bị u ác tính trước khi điều trị vì thuốc Famogast có thể che lấp các triệu chứng của người bệnh, do đó làm chẩn đoán muộn các bệnh lý ác tính.Người bệnh sau khi điều trị thuốc Famogast liên tục trong 2 tuần mà các triệu chứng không giảm nên ngừng thuốc và trao đổi với bác sĩ điều trị có phương hướng điều trị phù hợp.Đối với phụ nữ có thai: Trên nghiên cứu thực nghiệm cho thấy thuốc Famogast không gây hại đến thai nhi. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ khi lợi ích của thuốc đem lại lớn hơn yếu tố nguy cơ. Đối với phụ nữ đang cho con bú: Famogast có thể bài tiết qua sữa mẹ, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ, người mẹ ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc Famogast.Đối với người lái xe và vận hành máy móc: Thận trọng khi sử dụng thuốc Famogast cho đối tượng lái xe, vận hành máy móc hoặc làm công việc cần sự tỉnh táo vì thuốc có thể gây tác dụng phụ nhức đầu, choáng váng trên một số đối tượng.Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp người đọc hiểu rõ về công dụng, tác dụng phụ và thận trọng khi sử dụng của thuốc Famogast. Nắm rõ được thông tin về thuốc giúp người bệnh dùng thuốc trở nên hiệu quả và an toàn hơn.;;;;;Thuốc Fedomina chứa thành phần Chlormadinone acetate và ethinyl estradiol, trong đó ethinyl estradiol là một estrogen tổng hợp tác dụng chủ yếu do điều chỉnh biểu hiện của gen. Những nội tiết tố ưa mỡ này khuếch tán thụ động qua màng tế bào và gắn vào thụ thể để chuyển đoạn vào trong nhân tế bào, từ đó điều tiết phiên mã của gen đích. Ngoài ra, ethinyl estradiol còn có nhiều tác dụng dược lý khác như làm tăng estradiol huyết tương, giảm nồng độ FSH và LH, ức chế tiêu xương do tế bào hủy xương, làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần và lipoprotein tỷ trọng thấp, tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao trong huyết thanh, bảo tồn chức năng biểu mô và bảo vệ tử cung.Về dược động học, Ethinyl estradiol hấp thu được qua đường uống, liên kết với protein huyết tương, chủ yếu là globulin, thuốc qua được sữa mẹ và có chu kỳ gan- ruột, cuối cùng là thải trừ chủ yếu qua thận. Thuốc Fedomina thường được chỉ định trong các trường hợp:Điều trị thay thế sau mãn kinh;Điều trị vô kinh và thiểu kinh do suy chức năng buồng trứng, băng huyết và đa kinh, đau kinh, cai sữa, mụn trứng cá, ung thư tuyến tiền liệt;Điều trị bệnh nam hóa (phụ nữ mọc râu, trứng cá);Điều trị rối loạn kinh nguyệt.Các chống chỉ định của thuốc Fedomina gồm:Phụ nữ có thai và cho con bú;Bệnh nhân suy gan, các tình trạng sau viêm gan;Bệnh nhân có tiền sử vàng da mang thai vô căn và ngứa;Hội chứng Dubin- Johnson và Rotor;Tiền sử huyết khối tĩnh mạch, bệnh nghẽn mạch, các bướu vú và tử cung đã mắc hay nghi ngờ;Lạc nội mạc tử cung, xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân;Rối loạn chuyển hóa lipid, từng mắc xơ cứng tai trong các kỳ mang thai trước;Bệnh nhân tăng huyết áp. 2. Liều sử dụng của thuốc Fedomina Tuỳ thuộc vào đối tượng và mục tiêu điều trị mà liều dùng của Fedomina sẽ có sự khác biệt, cụ thể như sau:Vô kinh và thiểu kinh: Uống 1-2 viên/ngày trong 20 ngày, sau đó tiêm bắp 5mg progestin/ ngày trong 5 ngày;Đau kinh: Uống 1 viên/ngày trong 20 ngày, mỗi 2-3 tháng. Việc dùng thuốc nên bắt đầu từ ngày 4-5 của chu kỳ kinh;Để cai sữa: Uống 1 viên/ngày trong 3 ngày sau khi sinh, 3 ngày tiếp theo uống 3 x 1⁄2 viên/ngày, 3 ngày tiếp theo uống 1⁄3 viên/ngày;Trong bệnh mụn trứng cá: Uống 1 viên/ngày;Điều trị ung thư tuyến tiền liệt: Dùng 1-2 viên/ngày, có thể giảm dần và duy trì liều 1 viên/ngày về sau. 3. Tác dụng phụ của thuốc Fedomina Ở một số bệnh nhân khi sử dụng thuốc Fedomina có thể gặp các tác dụng phụ như:Hội chứng giống nghén: Buồn nôn, nôn, nhức đầu, tăng cân;Vàng da, tắc mật;Tăng canxi huyết;Nghẽn mạch;Rám da, xuất huyết lấm tấm, dị ứng da;Chứng vú to và giảm tình dục ở nam. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Fedomina Một số lưu ý chung khi sử dụng thuốc Fedomina gồm có:Thận trọng khi sử dụng thuốc Fedomina trên bệnh nhân có rối loạn chức năng tim và thận, tiền sử động kinh, đau nửa đầu, hen hoặc u xơ tử cung;Sử dụng Fedomina có thể làm tăng nguy cơ tắc mạch theo độ tuổi và hút thuốc lá;Khi bắt đầu dùng thuốc nên theo dõi nồng độ glucose, triglycerid định kỳ với bệnh nhân có nguy cơ đái tháo đường hoặc tăng triglyceride máu;Tuyệt đối không dùng Fedomina cho phụ nữ mang thai vì estrogen có thể gây quái thai nghiêm trọng, các dị tật bẩm sinh như khuyết tật về tim mạch và các chi;Estrogen có thể vào sữa mẹ gây tác dụng phụ nghiêm trọng đến trẻ nhỏ do đó nên ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc Fedomina.Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc Fedomina, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, tham khảo ý kiến của bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng. Lưu ý, Fedomina là thuốc kê đơn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà.;;;;;Thuốc Philacetonal có thành phần chính là Etodolac thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm Steroid. Việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng theo đúng liều lượng khuyến cáo và chỉ định của bác sĩ, dược sĩ chuyên môn. 1. Công dụng của thuốc Philacetonal Thuốc Philacetonal có thành phần chính là Etodolac thuộc nhóm thuốc giảm đau hạ sốt, chống viêm Steroid. Người bệnh trước khi sử dụng cần đọc kỹ hướng dẫn để tránh nguy cơ gặp phải tác dụng phụ.Nhờ thành phần hoạt chất nên thuốc Philacetonal được chỉ định trong các bệnh lý sau đây:Viêm xương khớp. Gout. Gout cấp tínhĐau răng sau khi nhổĐau sau khi trải qua phẫu thuậtĐau sau sinh do thủ thuật rạch tầng sinh môn. Thống kinhĐau nhức cơ xương không xác định hoặc có nguyên nhân cụ thể 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Philacetonal Thuốc Philacetonal bào chế dạng viên nang cứng được sử dụng đường uống nên người bệnh cần chuẩn bị thêm một cốc nước. Thời điểm và thời gian điều trị bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn hướng dẫn cụ thể. Để đảm bảo công dụng thuốc, người bệnh hãy dùng đúng liều và đúng thời điểm. Bạn có thể tham khảo liều dùng dưới đây:Điều trị viêm đau xương khớp, gout dùng liều tối đa 1,2 g mỗi ngày. Bệnh nhân điều trị bằng thuốc Philacetonal có trọng lượng dưới 60 kg sử dụng liều theo công thức 20 mg/ kg cho một ngày.Giảm đau sau phẫu thuật nha khoa sử dụng 0,2 g / lần. Một ngày uống thuốc từ 3 đến 4 lần. Bệnh nhân viêm gân viêm cơ, viêm bao hoạt dịch, viêm lõi cầu khuỷu tay hay mới trải qua tiểu phẫu sau sinh ở tầng sinh môn sử dụng liều 0,4 mg/ lần. Mỗi ngày chia nhỏ thuốc ra uống theo chỉ định bác sĩ trong khoảng 2 - 3 lần.Liều lượng sử dụng thuốc có thể thay đổi do một số nguyên nhân khách quan gây ra.. Do vậy, bạn cần báo cho bác sĩ đầy đủ thông tin về bệnh để có chỉ định phù hợp nhất. 3. Những lưu ý trước khi dùng thuốc Philacetonal Những đối tượng cần thận trọng trước khi sử dụng thuốc Philacetonal bao gồm:Người bệnh mẫn cảm với thành phần của thuốc. Người bệnh bị dị ứng hay hen suyễn. Bệnh nhân có tiền sử dị ứng aspirin hoặc thuốc chống viêm không chứa steroid. Bệnh nhân suy gan suy thận. Trẻ em dưới 15 tuổi. Phụ nữ trước trong và sau khi mang thai. Bệnh nhân đang trong thời kỳ sử dụng thuốc lợi tiểu. Bệnh nhân có nguy cơ mắc hội chứng suy giảm chức năng tim, gan hay thận. Người bệnh mắc hội chứng thiếu máu. Nếu người bệnh dùng thuốc quá liều cần theo dõi những biểu hiện bất thường của cơ thể. Khi phát hiện quá liều thì người bệnh cần ngừng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn kịp thời.Thuốc Philacetonal có thể chống chỉ định sử dụng cho một số bệnh nhân mắc bệnh lý nền. Nếu bạn có bệnh lý đang điều trị hoặc kết quả xét nghiệm báo hiệu nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm hãy báo lại cho bác sĩ. Để tránh tương tác khi dùng thuốc thì bạn nên thường xuyên kiểm soát cơ thể và sức khỏe để có thể cân nhắc sử dụng thuốc đúng công dụng. 4. Phản ứng phụ của thuốc Philacetonal Phản ứng phụ của thuốc Philacetonal có thể gây ảnh hưởng nhẹ hoặc nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu bạn gặp phải một số phản ứng thoáng qua hoặc nhẹ ở dưới đây thì hãy báo ngay cho bác sĩ xử lý để được xử trí kịp thời.Sốt cao, ớn lạnhĐau bụngĐầy hơi. Tiêu chảy. Táo bón. Buồn nôn. Phân có màu đen. Viêm loét dạ dày. Trầm cảm. Kích động. Hoa mắt chóng mặtÙ tai. Nổi mẩn ban ngứa. Suy giảm thị lực. Khó đi tiểu hoặc tần suất đi tiểu dày đặc. Sưng phù do cơ thể tích nước. Thiếu máu. Những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Vì vậy, người bệnh nên thường xuyên lưu ý đến thay đổi của cơ thể để kịp thời phát hiện. Với phản ứng phụ nguy hiểm có tính nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều dùng để kết hợp điều trị hoặc ngừng dùng để theo dõi.Ngoài ra, người bệnh không nên chủ quan với những nguy cơ phản ứng phụ không có biểu hiện hay không có biến chứng. Với trường hợp phản ứng phụ không xác định, bệnh nhân vẫn có thể phát hiện dựa vào kết quả xét nghiệm định kỳ. Nếu thường xuyên thực hiện kiểm tra sức khỏe và đo lường chỉ số quan trọng có thể so sánh đánh giá được nguy cơ, cũng như thay đổi bất thường. 5. Tương tác với thuốc Philacetonal Thuốc Philacetonal có thể tương tác lại với thuốc sử dụng đồng thời hay kết hợp cùng thời điểm. Tuy nhiên chưa có phát hiện cụ thể về những tương tác nguy hiểm. Do vậy, bạn hãy báo cho bác sĩ được biết về những loại thuốc đang điều trị để bác sĩ kiểm tra, cân nhắc và đưa ra lời khuyên phù hợp. Ngoài ra, khi dùng thuốc Philacetonal người bệnh cần tránh những đồ uống chứa cồn hoặc lên men để giảm nguy cơ biến đổi thành phần hóa học của thuốc.Trên đây là một số chia sẻ về thuốc Philacetonal cho bạn đọc tham khảo. Người bệnh cần sử dụng thuốc đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và không làm mất tác dụng của thuốc.;;;;;Thuốc Fytobact có thành phần chính là Sulbactam natri, Cefoperazon natri. Thành phần Sulbactam:Là kháng sinh nhóm nhóm beta - lactam có tác dụng ức chế vòng Beta -lactamase của vi khuẩn.Sulbactam có hoạt tính kháng khuẩn rất yếu nên thường được dùng phối hợp với một loại kháng sinh khác. Khi gắn vào beta lactamase, sulbactam làm mất hoạt tính của enzym này nên có công dụng bảo vệ các kháng sinh có cấu trúc beta lactam khỏi bị phân huỷ làm tăng tác dụng của thuốc.Thành phần Sulbactam của Fytobact hấp thu tốt qua đường tiêu hoá và đường tiêm, khuếch tán tốt vào các mô và dịch cơ thể sau đó thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.Thành phần Cefoperazone:Là kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 3 diệt khuẩn thông qua cơ chế ức chế sự tổng hợp vách tế bào, làm vi khuẩn không thể nhân lên.Cefoperazone rất bền vững trước các beta - lactamase của vi khuẩn. Do đó, nó có phổ kháng khuẩn rộng trên nhiều chủng vi khuẩn Gram âm và Gram dương.Thuốc không hấp thu ở đường tiêu hóa, hấp thu qua đường tiêm tĩnh mạch, và phân bố rộng khắp các mô, dịch cơ thế. Cuối cùng thải trừ ở mật và nước tiểu. 2. Chỉ định của thuốc Fytobact Thuốc Fytobact được chỉ định điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn sau:Bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm phế quản, viêm họng, viêm phổi,...;Bệnh lý nhiễm trùng đường tiêu hóa: nhiễm khuẩn gan mật, viêm phúc mạc.;Bệnh lý nhiễm khuẩn tiết niệu - sinh dục: viêm niệu đạo, viêm bàng quang,...;Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn;Các nhiễm trùng thứ phát sau chấn thương, sau các cuộc phẫu thuật;Nhiễm trùng máu;Viêm màng não. 3. Chống chỉ định của thuốc Fytobact Fytobact không được sử dụng trong các trường hợp dị ứng với thành phần Sulbactam, kháng sinh nhóm Cephalosporin hoặc bất cứ thành phần nào khác của thuốc. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Fytobact 1g Bệnh nhân dị ứng với Penicillin thận trọng khi dùng thuốc.Bệnh nhân hen phế quản, dị ứng phát ban cần thử thuốc với một lượng ít trước khi tiêm.Kiểm tra chức năng thận trước và trong khi điều trị thuốc Fytobact ở những bệnh nhân suy thận nặng.Thuốc qua được nhau thai và sữa mẹ nên cân nhắc lợi ích khi dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.Bệnh nhân ăn uống kém, đặt sonde dạ dày, người lớn tuổi, thể trạng kém khi dùng thuốc cần theo dõi cẩn thận. 5. Tương tác của thuốc Fytobact Chưa có bằng chứng cụ thể về tương tác của Fytobact với các thuốc khác. Tuy nhiên, khi sử dụng phối hợp với bất cứ loại thuốc nào các cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.Rượu bia, thuốc lá và các loại thực phẩm có cồn có thể làm thay đổi thành phần và tác dụng của thuốc. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn thực phẩm tốt nhất trong quá trình dùng thuốc. 6. Liều dùng và cách sử dụng Cách dùng:Thuốc Fytobact được bào chế dưới dạng bột pha tiêm. Pha nước với một lượng nước cất vừa đủ, tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.Liều dùng:Liều dùng trên người lớn: 1- 2g x2 lần/ ngày. Các nhiễm trùng nặng, dài ngày có thể tăng liều 4g x 2 lần/ ngày.Liều dùng cho trẻ em: 20-40mg/kg x2 lần/ ngày. Các nhiễm trùng nặng, dài ngày có thể tăng liều 160mg/kg x 2 lần/ ngày. 7. Tác dụng phụ của thuốc Fytobact Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc Fytobact:Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, nóng rát thượng vị.Viêm đại tràng giả mạc.Nổi mề đay.Sốc phản vệ.Phản ứng dị ứng nhẹ: ban đỏ da, phản ứng vùng tiêm, ngứa,...Suy thận cấp.Giảm bạch cầu, giảm thời gian prothrombin máu.Như vậy, Fytobact là kháng sinh phối hợp giữa Sulbactam và nhóm Cephalosporin. Thuốc được chỉ định rộng rãi trong hầu hết các bệnh lý viêm nhiễm khuẩn do có phổ kháng khuẩn rộng. Tuy nhiên, tránh lạm dụng và sử dụng thuốc kéo dài vì có thể gây tình trạng kháng thuốc ở các chủng vi khuẩn nhạy cảm.;;;;;Thuốc Fexodinefast 180 dùng để điều trị các triệu chứng do viêm mũi dị ứng theo mùa và nổi mề đay tự phát mãn tính: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, mắt ngứa đỏ, chảy nước mắt,...Hãy cùng tìm hiểu công dụng thuốc Gintana qua bài viết dưới đây. Tên biệt dược: Fexodine. Fast 180.Dạng trình bày: Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên; hộp 10 vỉ x 10 viên. Hộp 1 chai 250 viên.Phân loại: Thuốc Fexodine. Fast 180 là loại thuốc OTC – thuốc không kê đơn.Số đăng ký: VD-21890-14.Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Sa. Vi. Thành phần. Mỗi viên nén bao phim chứa:Fexofenadine HCI 180 mg. Tá dược vừa đủ 1 viên (Lactose monohydrat, Cellulose vi tinh thể 101, Tinh bột tiền gelatin hóa, Natri croscarmellose, Tween 80, Silicon dioxyd dạng keo, Bột Talc, Magnesi stearat, Hypromellose 606, Hypromellose 615, PEG 6000, Titan dioxyd, Oxyd sắt đỏ, Oxyd sắt vàng). 2. Công dụng thuốc Fexodine. Fast 180 2.1 Chỉ định. Thuốc Fexodine. Fast 180 được chỉ định điều trị:Triệu chứng trong viêm mũi dị ứng theo mùa ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Các triệu chứng bao gồm như: hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, ngứa vòm miệng và họng, mắt ngứa đỏ và chảy nước mắt.Triệu chứng trong bệnh nổi mề đay vô căn mạn tính biểu hiện ngoài da không biến chứng ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Làm giảm đáng kể cảm giác ngứa và số lượng mề đay.2.2 Cách dùng - Liều dùng thuốc Fexodine. Fast 180Cách dùng:Dùng thuốc theo đường uống.Đối tượng sử dụng: Bệnh nhân cần điều trị và có sự kê đơn của bác sĩ.Liều dùng:Viêm mũi dị ứng. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều đề nghị là uống 1 viên, 1 lần mỗi ngày.Liều cao hơn (có thể tăng tới 240 mg x 2 lần/ngày) không làm tăng thêm tác dụng điều trị.Mày đay mạn tính vô căn. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều đề nghị là uống 1 viên, 1 lần mỗi ngày.Người suy thận. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi bị suy thận hay phải thẩm phân máu: nên sử dụng các sản phẩm fexofenadine có hàm lượng 60mg hoặc 120mg/viên, hoặc theo sự kê đơn của bác sĩ.Người lớn tuổi và người suy gan. Không cần điều chỉnh liều.2.3 Quên liều, quá liều và xử trí. Sử dụng các biện pháp thông thường để loại bỏ phần thuốc còn chưa được hấp thu ở ống tiêu hoá. Điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng.Cách xử lý khi quên liều. Bạn nên uống thuốc Fexodine. Fast 180 đúng theo theo liều lượng. Tuy nhiên nếu bạn quên dùng thuốc thì bạn dùng liều tiếp theo đúng theo liều lượng. Bạn không được dùng liều gấp đôi cho lần quên. 3. Tác dụng phụ của thuốc Fexodine. Fast 180 Thường gặp, ADR >1/100Thần kinh: Buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, chóng mặt.Tiêu hoá: Buồn nôn, khó tiêu.Khác: Nhiễm virus (cảm, cúm), đau bụng kinh, nhiễm khuẩn hô hấp trên, ngứa họng, ho, sốt, viêm tai giữa, viêm xoang, đau lưng.Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100Thần kinh: Sợ hãi, rối loạn giấc ngủ, ác mộng.Tiêu hoá: Khô miệng, đau bụng.Hiếm gặp, ADR < 1/1000Da: Ban, mày đay, ngứa.Phản ứng quá mẫn: Phù mạch, tức ngực, khó thở, đỏ bừng, choáng phản vệ. 4. Lưu ý khi dùng thuốc Fexodine. Fast 180 Chống chỉ định:Quá mẫn với Fexofenadine.Lưu ý:Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Fexodine. Fast 180Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Fexodine. Fast 180 đang được cập nhật.Phụ nữ có thai và cho con bú. Trường hợp có thai: Do chưa có nghiên cứu đầy đủ trên người mang thai, nên chỉ dùng fexofenadine cho phụ nữ mang thai khi lợi ích cho mẹ vượt trội nguy cơ đối với thai nhi.Trường hợp cho con bú: Không rõ thuốc có bài tiết qua sữa hay không, vì vậy cản thận trọng khi dùng Fexodine. Fast 180 cho phụ nữ đang cho con bú.Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc. Tuy fexofenadine ít gây buồn ngủ, nhưng vẫn cần thận trọng Fexodine. Fast 180 khi lái xe hoặc điều khiển máy móc đòi hỏi phải tỉnh táo.Điều kiện bảo quản. Thuốc nên được bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng.Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
question_183
3 Lưu ý khi sử dụng vacxin rotavirus cho trẻ em
doc_183
Rota được biết tới là loại virus gây ra tình trạng viêm dạ dày – ruột cấp dẫn đến tình trạng mất nước do tiêu chảy ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Việc sử dụng vacxin rotavirus là giải pháp có hiệu quả trong ngăn ngừa sự phát triển và lây nhiễm của loại virus này. Virus Rota lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh qua đường tiêu hóa, qua sự tiếp xúc với vật thể có chứa virus, chủ yếu bằng đường miệng hoặc hậu môn. Bệnh lý này thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, độ tuổi càng ít thì độ nguy hiểm càng lớn do sức đề kháng của trẻ còn yếu. Tiêu chảy do virus Rota là bệnh lý nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, thường ủ bệnh trong khoảng 2 – 3 ngày và kéo dài trong 5 – 7 ngày. Đặc biệt lo ngại là các biện pháp vệ sinh thông thường như rửa tay bằng xà phòng không thể tiêu diệt được loại virus này. Tuy nhiên, dưới sự nghiên cứu thành công của vacxin rotavirus có thể bảo vệ trẻ khỏi tình trạng tiêu chảy cấp từ những năm tháng đầu đời. Virus Rota thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi, độ tuổi càng ít thì độ nguy hiểm càng lớn 2. Triệu chứng của trẻ khi nhiễm rotavirus Virus Rota có khả năng sống lâu trong môi trường nước nên tốc độ lây nhiễm và tấn công nhanh tới hệ tiêu hóa của trẻ. Sau khi virus này xâm nhập được vào cơ thể sẽ ủ bệnh từ 2 – 3 ngày và sẽ gây ra một số dấu hiệu ở trẻ như: – Nôn mửa: Tình trạng này xuất hiện trước và có thể kéo dài 2 – 3 ngày. Trẻ nôn nhiều vào ngày đầu và giảm dần những ngày sau đó. – Tiêu chảy: Diễn ra sau khoảng 6 – 12 tiếng trước khi xuất hiện triệu chứng nôn. Trẻ đi ngoài ra phân lỏng hoặc toàn nước, không có máu, kéo dài trong 3 – 9 ngày. – Sốt nhẹ (37.7 – 38.5 độ C). – Đau bụng quặn theo từng cơn. – Ho kèm theo chảy nước mũi. Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng mất nước, mất muối, có thể dẫn tới suy dinh dưỡng thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. 3. Phân loại và liều dùng của các loại vắc xin rota Hiện nay có 3 loại vacxin rotavirus được sử dụng phổ biến như: – Nguồn gốc: Là vacxin sống giảm động lực có nguồn gốc xuất xứ tại Bỉ. – Liều dùng: Gồm 2 liều. Liều thứ nhất uống từ 6 tuần tuổi và liều thứ 2 uống cách liều đầu 4 tuần. – Nếu liều đầu tiên uống Rotarix thì bắt buộc liều 2 cũng phải uống Rotarix. – Nguồn gốc: Là vacxin sống giảm động lực có nguồn gốc xuất xứ tại Mỹ – Liều dùng: Gồm 3 liều. Liều đầu uống khi trẻ 7,5 – 12 tuần tuổi và các liều cách nhau 4 tuần. – Lịch uống vắc xin của trẻ phải được kết thúc trước tuần thứ 32. Các loại vắc xin Rotavirus được dùng phổ biến 4. Những lưu ý khi sử dụng vacxin rotavirus 4.1. Thời điểm nên cho trẻ uống vacxin rotavirus Lứa tuổi hay bị nhiễm virus Rota thường rơi vào trẻ nhỏ ở độ tuổi từ 6 – 36 tháng. Lúc này trẻ bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với môi trường xung quanh dễ bị lây nhiễm các mầm bệnh. Vì vậy thời điểm vàng cho trẻ nhỏ uống vacxin rotavirus bắt đầu từ 6 tuần tuổi, giúp tạo ra kháng thể trước giai đoạn trẻ dễ bị nhiễm bệnh nhất. Thời gian tối thiểu cho liều đầu tiên là 6 tuần và liều cuối cùng tối đa là 8 tháng. Sau khoảng thời gian này, đa số trẻ đã bị nhiễm virus Rota tự nhiên. Do vậy, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ tiêm đúng lịch để bảo vệ sức đề kháng của trẻ trong những tháng đầu đời. 4.2. Các đối tượng cần chú ý khi sử dụng vắc xin Việc sử dụng vắc xin đúng lịch rất cần thiết để bảo vệ sức đề kháng của trẻ một cách tốt nhất. Tuy nhiên khi sử dụng vacxin rotavirus một số đối tượng cần chú ý: Trường hợp chống chỉ định không dùng vacxin rotavirus: – Trẻ nhỏ mẫn cảm với bất kỳ một thành phần nào trong vắc xin. – Trẻ sau khi uống có phản ứng nặng không nên uống liều 2, 3. – Trẻ có tiền sử lồng ruột không sử dụng loại vắc xin này. – Không sử dụng vắc xin cho trẻ bị dị tật tại đường tiêu hóa. – Chống chỉ định đối với trường hợp bé bị tình trạng rối loạn miễn dịch kết hợp. – Không dùng vắc xin cho trẻ đang bị sốt, nôn hoặc tiêu chảy… Các trường hợp nên cân nhắc khi dùng vacxin: – Trẻ mắc bệnh ác tính hoặc mắc suy giảm miễn dịch/đang điều trị bệnh. – Vacxin này có thể làm tăng nguy cơ lồng ruột ở trẻ nên cần theo dõi sát sao trong vòng 7 giờ sau uống. – Tham khảo ý kiến khi dùng loại vắc xin này cho trẻ sinh non, nhẹ cân. Khi phụ huynh cho trẻ uống vắc xin rotavirus cần lưu ý một số điều sau: – Không cho trẻ ăn quá no hoặc bú quá nhiều sữa để tránh tình trạng nôn ọe khi uống vắc xin. – Sau khi uống vắc xin cần theo dõi cẩn thận trong vòng 2 – 3 ngày. – Nếu trẻ đang sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh cần thông báo trước với bác sĩ để ngăn ngừa sự tương tác với vắc xin. – Nếu trẻ vừa được tiêm vắc xin bại liệt cha mẹ không nên cho trẻ tiêm vacxin rotavirus để hạn chế tương tác giữa 2 loại. Không cho trẻ ăn quá no hoặc bú quá nhiều sữa để tránh tình trạng nôn ọe khi uống vắc xin Loại vắc xin này có điểm khác biệt hơn với các loại vắc xin khác là sử dụng theo đường uống. Ngoài ra, vắc xin này sẽ có hiệu quả tốt nhất khi trẻ được 2 tháng tuổi và cần hoàn thành trước 8 tháng tuổi. Nếu sớm hoặc muộn hơn khoảng thời gian này sẽ làm suy giảm hoặc mất hiệu quả của vắc xin. Vì vậy, cha mẹ cần đảm bảo và tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc và thời điểm để vacxin rotavirus phát huy tốt nhất. Đồng thời cần lưu ý tới phản ứng mà trẻ có thể gặp phải khi sử dụng vắc xin rota và cho trẻ kiểm tra nếu có dấu hiệu bất thường nào.
doc_26533;;;;;doc_45835;;;;;doc_45947;;;;;doc_39029;;;;;doc_31911
Trước hết cần phải hiểu rằng, Rotavirus là một loại virus gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Chúng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường tiêu hóa, qua sự tiếp xúc với vật thể có chứa virus, chủ yếu qua đường miệng, hậu môn. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, trẻ càng ít tuổi thì mức độ nghiêm trọng càng lớn do sức đề kháng kém. Virus khi xâm nhập vào cơ thể thường ủ bệnh từ 2-3 ngày, sau đó phát bệnh với dấu hiệu là tiêu chảy nhiều ngày. Nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tiêu chảy có thể kéo dài ngày kèm theo nôn trớ, khó ăn, mất nước nặng. Bệnh gây biến chứng nguy hiểm là khiến cơ thể suy kiệt vì mất nước, mất muối, dẫn đến trụy mạch, suy dinh dưỡng nặng, thậm chí là tử vong. Đây là căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Vắc xin rota được dùng để phòng ngừa sự lây nhiễm virus này và giảm triệu chứng khi mắc bệnh. Vì thế, không cần phải phân vân việc có nên tiêm phòng rotavirus, vì đây là vắc xin cần thiết để đảm bảo sức khỏe của trẻ. 2. Các loại vắc xin rota Tại Việt Nam hiện đang lưu hành 2 loại vắc xin rotavirus phổ biến, gồm: Vắc xin rotarix Là dòng vắc xin có xuất xứ từ nước Bỉ. Vắc xin dùng để phòng viêm dạ dày ruột do virus Rota tuýp huyết thanh G1 hoặc không phải G1 (như G2, G3, G4, G9) gây ra. Được chia làm 2 liều uống: liều thứ nhất uống vào lúc trẻ được 6 tuần tuổi, liều thứ 2 uống cách liều đầu tiên tối thiểu 4 tuần. Loại vắc xin này cần được uống trước 6 tháng tuổi. Vắc xin có độ bám dính tốt nên nếu trẻ nôn trớ nhẹ sau khi uống thì không cần uống lại liều khác. Vắc xin ROTATEQ Loại vắc xin này có xuất xứ từ Mỹ được dùng để phòng bệnh do virus rota gây nên. Cách uống như sau: Liều 1: uống khi trẻ được 7.5 tuần tuổi. Liều 2: uống sau liều 1 là 4 tuần. Liều 3: uống sau liều 2 đủ 4 tuần. Trẻ cần uống trước 32 tuần tuổi. Nếu liều 1 đã uống vắc xin ROTATEQ thì liều 2 và liều 3 bắt buộc phải uống cùng loại vắc xin này. Với những phân tích trên đây, có thể thấy, virus rota là một loại virus nguy hiểm và gây bệnh ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nhất là trẻ sơ sinh. Một khi đã nhiễm virus, phát bệnh thì rất khó điều trị vì đường tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém khiến bệnh trở nặng nhanh và khó kiểm soát. Đặc biệt, bệnh gây nhiều biến chứng phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng của bé. 4. Những điều cần lưu ý khi sử dụng vắc xin rotavirus Uống vắc xin rotavirus đúng lịch là rất cần thiết để bảo vệ tốt hơn cho bé. Việc sử dụng loại vắc xin này cần lưu ý những vấn đề sau đây: Những đối tượng chống chỉ định dùng vắc xin rotavirus Các trường hợp sau không được uống vắc xin rotavirus: Không dùng vắc xin phòng virus rota cho trẻ mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong vắc xin. Trẻ sau khi uống liều đầu tiên của vắc xin rota có phản ứng quá mẫn thì không uống liều 2, liều 3. Trẻ có tiền sử bị lồng ruột không sử dụng vắc xin rotavirus. Không dùng vắc xin này cho trẻ bị dị tật bẩm sinh ở đường tiêu hóa. Vắc xin ngừa virus rota chống chỉ định với trường hợp trẻ bị rối loạn miễn dịch kết hợp. Không dùng vắc xin cho trẻ đang gặp phải tình trạng sốt, nôn mửa, tiêu chảy,… Những trường hợp cần thận trọng Thận trọng khi dùng vắc xin ngừa virus rota cho trẻ mắc bệnh ác tính hoặc bị suy giảm miễn dịch hay trẻ đang điều trị bệnh. Vắc xin này có thể làm tăng nhẹ nguy cơ lồng ruột ở trẻ. Do vậy sau khi dùng vắc xin, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ trong vòng 7 sau uống. Cân nhắc khi dùng vắc xin ngừa rota cho trẻ sinh non, nhẹ cân. Một số tác dụng phụ sau khi uống vắc xin ngừa virus rota Sau khi uống vắc xin ngừa virus rota, nhiều trẻ thường có các phản ứng phụ tương đối nhẹ như: tiêu chảy, sốt nhẹ, quấy khóc. Rất ít trường hợp có biểu hiện đau bụng, nôn mửa,… Nhưng trẻ cần được theo dõi sát sao sau khi tiêm để đề phòng những trường hợp bất ngờ có thể do phản ứng thuốc gây ra và cấp cứu kịp thời.;;;;; 1. Sự nguy hiểm của Rotavirus Rotavirus có khả năng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường tiêu hóa hoặc qua tiếp xúc với vật thể có chứa virus, chủ yếu bằng đường miệng và hậu môn. Bệnh tiêu chảy cấp do virus này gây nên thường gặp với trẻ dưới 5 tuổi, trẻ càng ít tuổi thì mức độ nguy hiểm càng cao do sức đề kháng còn kém. Virus khi xâm nhập vào cơ thể thường sẽ ủ bệnh từ 2 – 3 ngày, sau đó phát bệnh với dấu hiệu bị tiêu chảy nhiều ngày. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tiêu chảy có thể kéo dài trong nhiều ngày kèm theo nôn trớ, khó ăn và mất nước nặng. Bệnh gây biến chứng nguy hiểm đó là khiến cho cơ thể suy kiệt vì bị mất nước, mất muối, dẫn tới trụy mạch, suy dinh dưỡng nặng, thậm chí tử vong. Do đó, đây là căn bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota gây nên thường gặp với trẻ dưới 5 tuổi 2. Vắc xin Rotavirus – Biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa bệnh cho trẻ Như đã chia sẻ ở trên, một khi trẻ nhiễm Rotavirus và phát bệnh thì rất khó để điều trị. Bởi lúc này đường tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém khiến cho bệnh trở nặng nhanh và khó kiểm soát. Đặc biệt, bệnh gây nên nhiều biến chứng phức tạp, nguy hiểm đến tính mạng của bé. Do đó, để phòng ngừa sự lây nhiễm virus này, đảm bảo sức khỏe của con em mình thì các bậc phụ huynh nên cho trẻ sử dụng vắc xin Rotavirus. Phụ huynh cũng nên biết rằng, vắc xin ngừa Rotavirus được sử dụng bằng đường uống và không được tiêm. Đồng thời phải cho trẻ uống đúng theo thời gian nhà sản xuất đã chỉ định mới đạt hiệu quả cao nhất. Đây là phương pháp duy nhất để giúp bé có kháng thể chống lại được sự tấn công của virus Rota gây nên bệnh tiêu chảy cấp, đồng thời có thể giúp giảm triệu chứng nếu không may nhiễm bệnh. Trong 6 tháng đầu, vì cơ thể chưa sinh ra được kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh nên nếu trẻ nhiễm virus Rota thì sức khỏe sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, việc uống vắc xin ngừa Rotavirus trong thời điểm này có vai trò quan trọng nhằm bảo vệ bé trong giai đoạn đầu đời. Sau 6 tháng, trẻ sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn khám phá thế giới xung quanh nên việc tiếp xúc với mầm bệnh rất nhiều. Nếu trẻ đã được uống vắc xin ngừa Rotavirus trước đó, cơ thể sẽ đủ khả năng sản sinh ra kháng thể, bảo vệ trẻ chống lại được tác nhân gây bệnh này. 3. Các loại vắc xin ngừa Rotavirus phổ biến hiện nay Tại Việt Nam, hiện đang lưu hành 2 loại vắc xin ngừa Rotavirus phổ biến bao gồm: 3.1. Vắc xin Rotarix Đây là dòng vắc xin có xuất xứ từ Bỉ. Vắc xin này dùng để phòng viêm dạ dày ruột do virus Rota tuýp huyết thanh G1 hoặc không phải G1 (như G2, G3, G4, G9) gây nên. Loại vắc xin này được chia làm 2 liều uống: – Liều thứ nhất cần uống vào lúc trẻ 6 tuần tuổi. – Liều thứ 2 uống cách liều đầu tiên sau 4 tuần. Trẻ nên uống vắc xin Rotarix trước 24 tuần tuổi. Vắc xin này có độ bám dính tốt nên nếu trẻ nôn trớ nhẹ sau khi uống thì không cần phải uống lại liều khác. 3.2. Vắc xin Rotateq Loại vắc xin ngừa Rotavirus này có xuất xứ từ Mỹ với cách uống như sau: – Liều 1: uống khi trẻ được 7 – 12 tuần tuổi. – Liều 2: được uống sau liều 1 là 4 tuần – Liều 3: được uống sau liều 2 là 4 tuần. Trẻ sẽ cần kết thúc liều uống thứ 3 trước tuần thứ 32. Nếu liều 1 đã uống vắc xin Rotateq thì liều 2 và 3 bắt buộc cũng phải uống cùng loại vắc xin này. Phụ huynh cần cho trẻ uống đúng liều vắc xin theo khuyến cáo 4. Đối tượng chống chỉ định và cần thận trọng khi sử dụng vắc xin Rotavirus Uống vắc xin ngừa Rotavirus đúng lịch là việc làm rất cần thiết để bảo vệ tốt sức khỏe cho bé. Phụ huynh cũng cần lưu ý những vấn đề sau khi cho trẻ sử dụng: 4.1. Đối tượng chống chỉ định dùng vắc xin ngừa Rotavirus Các trường hợp không được uống vắc xin Rotavirus bao gồm: – Trẻ em mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin. – Trẻ em sau khi uống liều đầu tiên của vắc xin rota gặp phản ứng quá mẫn thì không uống liều 2 và liều 3. – Trẻ em có tiền sử bị lồng ruột. – Trẻ em bị dị tật bẩm sinh tại đường tiêu hóa. – Trẻ em bị rối loạn miễn dịch kết hợp. – Trẻ em đang gặp phải tình trạng sốt, nôn mửa, tiêu chảy,… 4.2. Những trường hợp cần thận trọng khi dùng vắc xin ngừa Rotavirus Đối với trẻ thuộc các trường hợp dưới đây, bố mẹ cần lưu ý: – Trẻ mắc bệnh ác tính hoặc suy giảm miễn dịch, trẻ đang điều trị bệnh. – Vắc xin này có thể làm tăng nhẹ nguy cơ lồng ruột với trẻ. Vì vậy, sau khi dùng vắc xin, trẻ cần được theo dõi chặt chẽ về sức khỏe. – Cân nhắc khi dùng vắc xin ngừa rota với trẻ sinh non, nhẹ cân. Ngoài ra, sau khi uống vắc xin ngừa Rotavirus, nhiều trẻ thường sẽ có các phản ứng phụ tương đối nhẹ như: sốt nhẹ, tiêu chảy, quấy khóc; có rất ít trường hợp gặp triệu chứng đau bụng, nôn mửa,… Tuy nhiên, trẻ cần được theo dõi sát sao sau khi uống vắc xin để đề phòng trường hợp bất ngờ có thể do phản ứng của thuốc gây ra và cấp cứu kịp thời. Hãy chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau khi uống vắc xin;;;;;Chích ngừa Rotavirus là vắc xin được tiêm cho trẻ em để giúp họ phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột phổ biến có thể gây ra tiêu chảy nặng, nôn mửa và sốt. Vắc xin Rotavirus đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do virus này gây ra. Rotavirus là một loại virus gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Đây là nguyên nhân top đầu gây tử vong do bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Rotavirus lây truyền qua đường tiêu hóa, thường là do tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh. Rotavirus có những biểu hiện dễ dàng nhận thấy như: – Tiêu chảy nặng. – Nôn mửa. – Sốt. – Đau bụng. – Mệt mỏi. Bệnh Rotavirus thường gặp ở trẻ em, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường ruột Bệnh tiêu chảy do Rotavirus có thể gây ra mất nước nghiêm trọng, đặc biệt là ở trẻ em nhỏ. Mất nước có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Không có thuốc điều trị bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Tuy nhiên, có một số cách để ngăn ngừa bệnh, bao gồm: – Rửa tay thường xuyên. – Cho trẻ uống sữa mẹ. – Không cho trẻ đi nhà trẻ khi bị bệnh. – Tiêm vắc xin Rotavirus. Chích ngừa Rotavirus là một loại vắc xin được sử dụng để bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Vắc xin được tiêm cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi và có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy. Chích ngừa Rotavirus thường được thực hiện thông qua việc sử dụng một loại chế phẩm sinh học thông qua đường tiêm vào cơ thể. Vacxin này chứa các thành phần của Rotavirus đã được làm suy giảm độc tính, giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng và phát triển sự miễn dịch chống lại virus. Tiêm phòng Rotavirus giúp bảo vệ trẻ nhỏ khỏi nguy cơ nhiễm trùng đường ruột do Rotavirus gây ra Việc tiêm chủng Rotavirus thường được khuyến nghị cho trẻ em từ 6 tuần đến 8 tháng tuổi, với nhiều liều tiêm trong phác đồ tiêu chuẩn. Chích ngừa Rotavirus đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng liên quan, như tiêu chảy nặng và viêm ruột. 3. Câu hỏi thường gặp về chích ngừa Rotavirus Vắc xin Rotavirus có hiệu quả rất tốt trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Theo một nghiên cứu, vắc xin Rotavirus có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus lên đến 74%. Vắc xin Rotavirus cũng có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh tiêu chảy do Rotavirus, nếu trẻ vẫn bị mắc bệnh. Bố mẹ nên chủ động tiêm phòng cho con để con có sức khỏe đường ruột tốt, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất cũng như phát triển tổng thể cả về thể chất và trí tuệ. Vắc xin Rotavirus thường rất an toàn và hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Các tác dụng phụ thường gặp của vắc xin Rotavirus bao gồm: – Buồn nôn. – Nôn mửa. – Sốt nhẹ. – Chảy nước mũi. – Ho. Trong một số trường hợp hiếm hoi, chích ngừa Rotavirus có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm ruột thừa và viêm phổi. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này rất hiếm và nguy cơ mắc phải chúng vẫn thấp hơn nhiều so với nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do Rotavirus. 4. Lưu ý chăm sóc sau tiêm chủng Rotavirus Có thể nói, tác dụng phụ nghiêm trọng sau tiêm chủng Rotavirus là rất hiếm. Hầu hết các tác dụng phụ sau tiêm chủng là nhẹ và tự giảm trong thời gian ngắn. Nếu bạn hoặc trẻ em gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng sau tiêm chủng Rotavirus, quan trọng nhất là lắng nghe và tiếp nhận điều trị từ các nhân viên y tế. Dưới đây là một số hướng dẫn chung trong trường hợp xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng: Bố mẹ nên theo dõi tình trạng sức khỏe của con sau những ngày tiêm, cho ăn đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước – Điều trị và chăm sóc: Bác sĩ sẽ xem xét tác dụng phụ cụ thể mà trẻ gặp phải và đề xuất điều trị và chăm sóc phù hợp. Tùy thuộc vào tình trạng, quá trình điều trị có thể bao gồm quản lý triệu chứng, uống thuốc hoặc thực hiện các biện pháp y tế khác. – Báo cáo tác dụng phụ: Hãy báo cáo tác dụng phụ nghiêm trọng cho bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Việc báo cáo này sẽ giúp cung cấp thông tin quan trọng để theo dõi và đánh giá tính an toàn sức khỏe của bạn trong những lần tiêm chủng tiếp theo. – Rotarix – Đối tượng sử dụng: trẻ em – Xuất xứ: GSK/Bỉ – Giá: 860.000 VNĐ/liều. – Rotateq – Đối tượng sử dụng: trẻ em – Xuất xứ: MSD/Mỹ – Giá: 700.000 VNĐ/liều. – Rotavin – M1 – Đối tượng sử dụng: trẻ em – Xuất xứ: Việt Nam – Giá: 500.000 VNĐ/liều. Phụ huynh có thể đưa con em tới thăm khám cùng chuyên gia y tế để nhận tư vấn về gói tiêm chủng phù hợp với nhu cầu và tình trạng sức khỏe của trẻ. Kết luận: Chích ngừa Rotavirus là một vắc xin quan trọng giúp bảo vệ trẻ em khỏi bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc về lịch tiêm chủng, hãy để lại thông tin để được chúng tôi hỗ trợ kịp thời.;;;;;Virus Rota là một loại virus gây ra bệnh tiêu chảy, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Vắc xin Rotavirus được phát triển để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, giúp phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh. Vắc xin Rotavirus là một loại vắc xin giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus Rota. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vắc xin phòng Rotavirus cần được tiêm cho trẻ càng sớm càng tốt Việc sử dụng vắc xin Rota giúp bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy do virus này gây ra. Vắc xin này kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, giúp tạo ra kháng thể chống lại virus. Điều này giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tiêu chảy, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa bệnh tật, rất quan trọng để tiêm vắc xin Rotavirus theo lịch trình được khuyến nghị cho trẻ em. Điều này giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và đảm bảo sự phòng tránh các tác động tiêu cực của virus Rota đối với trẻ nhỏ. Tiêu chảy do virus Rota là một căn bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Đáng lo ngại, việc rửa tay bằng xà phòng không đủ để tiêu diệt virus Rota. Nhưng may mắn là các nhà khoa học đã thành công trong việc nghiên cứu và áp dụng vắc xin Rotavirus. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc uống vắc xin Rotavirus cho trẻ em trước 6 tháng tuổi giúp giảm đáng kể số trẻ nhập viện do tiêu chảy trong 2 năm đầu đời. Vì vậy, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa vắc xin này vào các chương trình tiêm chủng quốc gia trên toàn thế giới. Theo ước tính, việc sử dụng vắc xin Rotavirus rộng rãi tại Việt Nam có thể ngăn ngừa khoảng 83% trường hợp tử vong và 84% trường hợp nhập viện, cùng với 70% trường hợp cần khám bác sĩ do mắc bệnh tiêu chảy do virus Rota. Hiện nay, việc tiêm vắc xin này đã được triển khai hiệu quả tại Việt Nam. Các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ em uống vắc xin Rota để phòng ngừa tiêu chảy tại bệnh viện sản, nhi và các trung tâm y tế dự phòng trong thành phố. Trên thị trường hiện nay, có ba loại vắc xin phòng ngừa virus Rota được sử dụng phổ biến là Rotarix, Rotateq và Rotavin. Vắc xin Rotarix là loại vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất tại Bỉ. Mặc dù chỉ chứa một chủng virus Rota con người là G1P8 trong thành phần, nhưng vắc xin này vẫn có khả năng bảo vệ rất tốt chống lại các loại virus G1, G2, G3, G4 và G9. Rotarix là 1 trong 3 loại vắc xin Rota phổ biến được sử dụng tại Việt Nam Vắc xin Rotateq là loại vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất tại Mỹ. Để tạo ra Rotateq, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một chủng Rota lai tạp từ bò và người. Vắc xin này có hiệu quả trong việc phòng ngừa viêm dạ dày – ruột và tiêu chảy do Rotavirus ở trẻ nhỏ, bao gồm các loại virus G1 đến G4 và cả virus G chứa P1A8 (như G9). Vắc xin Rotavin là loại vắc xin sống giảm độc lực được sản xuất tại Việt Nam. Thành phần của vắc xin này chứa chủng G1P8 của Rotavirus. 4. Chỉ định và liều dùng của vắc xin Rotavirus Tùy vào loại vắc xin mà bạn sử dụng, dưới đây là lịch uống cho từng loại vắc xin: – Vắc xin Rotarix: Liều đầu tiên: Cho trẻ uống khi chạm mốc 6 tuần tuổi. Liều thứ hai: Sau liều thứ nhất 4 tuần, bạn hãy cho trẻ uống tiếp 1 liều nữa. Cần hoàn thành 2 liều vắc xin trước khi trẻ đạt 24 tuần tuổi. Lưu ý: Sau khi đã cho trẻ uống liều đầu tiên, rất quan trọng để đảm bảo uống đúng liều thứ hai để hoàn thành liệu trình. Nếu bỏ dở liệu trình, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. – Vắc xin Rotateq: Liều đầu tiên: Dành cho trẻ sơ sinh được 7,5 – 12 tuần tuổi. Liều thứ hai: Sau mũi tiêm thứ nhất 4 tuần. Liều thứ ba: Tiếp tục 4 tuần sau cho trẻ tiêm tiếp tục. Cần hoàn thành liệu trình uống vắc xin trước khi trẻ đạt 32 tuần tuổi. Lưu ý: Quan trọng để hoàn thành liệu trình uống vắc xin để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cần hoàn thành liệu trình trước khi trẻ đủ 8 tháng tuổi. – Vắc xin Rotavin-M1: Liều đầu tiên dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi. Liều thứ hai uống sau khoảng 1-2 tháng từ liều 1. Nên đảm bảo rằng trẻ hoàn thành việc uống vắc xin Rotavin-M1 trước khi đạt 6 tháng tuổi. 5. Thận trọng và những tác dụng phụ có thể gặp phải khi tiêm Rotavirus 5.1. Thận trọng khi tiêm vắc xin Rotavirus Không có hạn chế về việc ăn uống hoặc bú sữa mẹ của trẻ trước và sau khi sử dụng vắc xin Rotavirus. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi sử dụng vắc xin Rotateq: – Nếu trẻ nôn hoặc trớ sau khi uống vắc xin, không cần phải cho trẻ uống thêm liều bổ sung. – Cần tuân thủ đúng đường tiêm của từng loại vắc xin nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng. – Cho trẻ uống vắc xin tả trực tiếp, không pha loãng hoặc trộn với nước hoặc bất kỳ dung dịch hoặc loại vắc xin nào khác. – Trước khi sử dụng, hãy kiểm tra hạn sử dụng và dung tích vắc xin đưa vào cơ thể một cách cẩn thận. Bố mẹ nên cho con uống vắc xin phòng Rota từ những tuần đầu mới sinh Chống chỉ định: – Người có dị ứng với thành phần cấu tạo nên vắc xin. – Trẻ đã có biểu hiện mẫn cảm với vắc xin sau khi uống liều đầu tiên, không nên sử dụng các liều tiếp theo. – Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch nặng nề. Thận trọng: – Trẻ đang trong quá trình điều trị ung thư, ức chế miễn dịch. – Trẻ bị phơi nhiễm HIV. – Trẻ mới được truyền máu hoặc sử dụng các sản phẩm từ máu trong vòng 42 ngày. – Trẻ đang có các vấn đề về dạ dày – đường ruột tiến triển, tiêu chảy mãn tính, chậm phát triển, hoặc có tiền sử lồng ruột. – Tạm ngừng sử dụng vắc xin nếu trẻ có tình trạng sức khỏe không ổn định như sốt, tiêu chảy, nôn mửa. Sau khi uống vắc xin Rotavirus, một số trẻ có thể gặp các phản ứng phụ nhẹ như tiêu chảy, sốt nhẹ và quấy khóc. Hiếm khi, một số trường hợp có thể có triệu chứng đau bụng, nôn mửa và tình trạng này cần được theo dõi cẩn thận. Để đề phòng các trường hợp hiếm gặp có thể do phản ứng thuốc gây ra, trẻ cần được giám sát kỹ sau khi tiêm vắc xin và sẵn sàng cấp cứu kịp thời nếu cần.;;;;;Tuân thủ lịch uống Rotavin là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em khỏi căn bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về lịch uống Rotavin và những lưu ý khi trẻ dùng vắc xin này. 1. Tiêu chảy cấp do Rotavirus cực kỳ nguy hiểm Bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các trường hợp tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tiêu chảy do Rotavirus thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, với nguy cơ cao nhất ở trẻ dưới 2 tuổi. Nó là một căn bệnh phổ biến ở các nước đang phát triển, khi hàng năm có hơn 125 triệu trường hợp tiêu chảy do virus Rota ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ, bệnh thường xảy ra ở miền Bắc vào mùa thu đông và kéo dài tới mùa xuân, còn ở miền Nam, bệnh có thể xảy ra quanh năm, với đỉnh điểm vào tháng 3 và tháng 9. Đáng chú ý, virus Rota chiếm tỷ lệ cao trong số trẻ nhập viện vì viêm dạ dày ruột cấp, và hàng năm, số trẻ tử vong do nhiễm virus Rota chiếm từ 4-8% trong tổng số trẻ dưới 5 tuổi tử vong do mọi nguyên nhân. Bệnh tiêu chảy do Rotavirus thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus thường bắt đầu sau thời gian ủ bệnh khoảng 2 ngày. Các triệu chứng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy (phân lỏng, có thể màu xanh, không có máu), mất nước (khát nước, môi khô, lưỡi khô, da khô, tiểu ít, quấy khóc), sút cân do mất nước và ăn uống kém, cùng với một số triệu chứng khác như sốt, ho, và sổ mũi. Rotavirus lây truyền nhanh chóng, thường thông qua con đường phân – miệng và tay – miệng. Trẻ có thể nhiễm virus khi tiếp xúc với nguồn phân của những người bị nhiễm. Bên cạnh đó, virus này có thể sống trên các bề mặt tiếp xúc như đồ chơi, bàn ghế, nước, hoặc da. Khả năng trẻ nhiễm virus cũng cao khi trẻ chạm tay vào các bề mặt có virus và sau đó đưa tay lên miệng. Một điều đặc biệt đáng chú ý là trẻ bị nhiễm virus Rota đào thải một lượng siêu vi rất lớn trong phân, và chỉ cần rất ít virus để gây nhiễm bệnh cho người khác. Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm virus Rota, nhưng trẻ em dưới 2 tuổi là nhóm nguy cơ cao nhất. Chủ động ngừa Rotavirus cho trẻ bằng vắc xin là biện pháp tối ưu giúp bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh này. 2. Vắc xin Rotavin – Giải pháp phòng ngừa hiệu quả cho trẻ Rotavin M1 là một loại vắc xin được sản xuất tại Việt Nam. Đơn vị nghiên cứu và phát triển vắc xin là Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sản phẩm y tế Polyvac. Đây đại diện cho một bước tiến đáng kể trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là trẻ em khỏi nguy cơ bị bệnh tiêu chảy do Rotavirus tại Việt Nam. Vắc xin Rotavin M1 là vắc xin được sản xuất tại Việt Nam Vắc xin Rotavin – M1 là một loại vắc xin sống, đã được giảm độc lực để đảm bảo an toàn cho người tiêm chủng nhưng vẫn đảm bảo khả năng kính thích miễn dịch tạo ra kháng thể. Nó có dạng uống, được sử dụng để tạo ra miễn dịch chủ động cho trẻ em từ 6 tuần tuổi đến nhỏ hơn 6 tháng tuổi. Loại vắc xin này chứa chủng virus Rota G1P[8], đây chính là chủng virus gây ra nhiều trường hợp bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Trước khi quyết định sử dụng vắc xin Rotavin cho trẻ, bố mẹ nên được thảo luận và tư vấn cùng với bác sĩ, người sẽ cung cấp hướng dẫn cụ thể về việc tiêm chủng, lịch tiêm phù hợp, đảm bảo rằng trẻ được bảo vệ khỏi căn bệnh tiêu chảy do Rotavirus một cách an toàn và hiệu quả. 3. Lịch uống Rotavin và liều lượng Vắc xin Rotavin – M1 có lịch uống và liều dùng như sau: Lịch uống Rotavin: Trẻ cần uống tổng cộng 02 liều vắc xin. – Liều 1: Khi trẻ đạt tuổi từ 06 tuần trở lên. – Liều 2: Liều tiêm thứ hai nên được uống sau liều đầu tiên trong khoảng từ 01 đến 02 tháng. Liều dùng: Mỗi liều của vắc xin Rotavin – M1 là 2ml. Lưu ý rằng lịch uống Rotavin và liều dùng nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo rằng trẻ nhận đủ vắc xin và theo lịch trình đúng. Điều này sẽ giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tiêu chảy do Rotavirus một cách hiệu quả. 4. Những điều cầu lưu ý khi cho trẻ uống vắc xin Rotavin Khi cho trẻ uống vắc xin Rotavin, có một số điều cần lưu ý để đảm bảo việc tiêm chủng diễn ra an toàn và hiệu quả: – Tuân thủ lịch uống và liều dùng vắc xin theo hướng dẫn của bác sĩ. Đảm bảo trẻ nhận đủ số liều vắc xin cần thiết và theo đúng lịch uống Rotavin. Tuân theo lịch uống Rotavin và liều dùng vắc xin theo hướng dẫn của bác sĩ – Trẻ trên 5 tháng tuổi có thể dùng một liều vắc xin Rotavin duy nhất. – Chống chỉ định dùng vắc xin cho trẻ có tiền sử lồng ruột, trẻ có dị tật bẩm sinh đường tiêu hoá, trẻ suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng. – Nên hoàn tất phác đồ uống vắc xin với cùng một loại vắc xin để đảm bảo tính hiệu quả. Trong trường hợp bất khả kháng, có thể chuyển đổi giữa các loại vắc xin Rotavin, Rotarix và vắc xin Rotateq trong liệu trình uống vắc xin, với điều kiện là tổng số liều uống vắc xin là 3 liều. (Lưu ý rằng cần làm một số thủ tục trước khi chỉ định chuyển đổi). – Vắc xin Rotavin được coi là vắc xin có độ an toàn cao. Sau khi uống vắc xin, trẻ có thể trải qua những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đây chính là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Các phản ứng phụ thường gặp là: rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ, đau bụng, nôn,… Hiện nay, vắc xin phòng Rotavirus chưa được bao gồm trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại Việt Nam.
question_184
Thực đơn cho bé 1 tuổi ngon miệng và đủ dinh dưỡng
doc_184
Khi đạt tới mốc 1 tuổi, bé phát triển mạnh về cả thể chất và tinh thần. Chế độ ăn cũng cần có sự thay đổi. Lúc này, không chỉ bú sữa mẹ, các bé còn cần tập ăn nhiều loại thực phẩm khác. Dưới đây là những gợi ý cho các bậc cha mẹ về thực đơn cho bé 1 tuổi giúp bé ăn ngon miệng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và đảm bảo phát triển khỏe mạnh. 1. Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ 1 tuổi Bé 1 tuổi thường nặng trung bình 9-12kg (đối với bé gái), 10 đến 12kg(đối với bé trai). Ở giai đoạn này, bé đã phát triển khá nhiều kỹ năng, chẳng hạn như có thể đứng lên, tập đi, phản ứng hứng thú với những câu chuyện của mọi người xung quanh. Bé thích khám phá thế giới, những kỹ năng như nắm, cầm và nhìn của bé cũng có sự phát triển rất nhanh và rõ rệt. Bé cũng có thể cảm nhận thích thú với mỗi bữa ăn. Những bữa ăn dặm đa dạng món ăn và màu sắc sẽ thu hút trẻ, giúp trẻ ăn ngoan và ăn nhanh hơn. Trước khi lên thực đơn cho bé 1 tuổi, cha mẹ cần hiểu rõ về chế độ dinh dưỡng được khuyến nghị đối với trẻ trong độ tuổi này. Cụ thể, khi đạt mốc 1 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cũng cao hơn để đảm bảo trẻ có đủ năng lượng, phát triển tốt về trí tuệ và thể chất. Các bữa ăn mỗi ngày của trẻ nên được cung cấp đầy đủ những loại dưỡng chất sau: - Nhóm carbohydrate hay bột đường để giúp trẻ luôn đầy đủ năng lượng và được cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể. Một số thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate như khoai, ngũ cốc,... - Nhóm chất béo: Tác dụng của chất béo là giúp làn da của bé luôn mịn màng, giúp cơ thể hấp thụ vitamin tốt hơn và đảm bảo sự phát triển của các tế bào não và thần kinh của trẻ. Những loại thực phẩm có nhiều chất béo mà mẹ có thể bổ sung cho trẻ như dầu ăn, mỡ động vật, phô mai hay bơ,... - Nhóm protein: Tác dụng của loại dưỡng chất này là xây dựng các khối cơ, củng cố da và xương, tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể. Những loại thực phẩm có chứa nhiều protein có thể kể đến như thịt, cá, cua, tôm, lươn,... - Nhóm vitamin và chất khoáng: Tác dụng của nhóm dưỡng chất này là điều hòa hoạt động cơ thể, đồng thời có chứa nhiều chất xơ, giúp phòng chống táo bón ở trẻ. Những thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất mà mẹ có thể bổ sung cho trẻ có thể kể đến như các loại rau xanh, trái cây chín,... Nhu cầu của mỗi trẻ là khác nhau. Cha mẹ không nên ép trẻ ăn khi con đã có dấu hiệu no và không muốn ăn nữa. Mỗi ngày, mẹ nên cho trẻ ăn khoảng 3 bữa chính và các bữa phụ tùy thuộc vào nhu cầu của từng trẻ. Việc lên thực đơn cho bé 1 tuổi sao cho hợp lý, giúp trẻ ăn ngon miệng mà vẫn đảm bảo phát triển tốt về sức khỏe và thể chất không phải điều đơn giản. Cha mẹ cần tìm hiểu và có thể nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia. Nếu cho trẻ ăn chế độ không khoa học, không phù hợp, trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, còi xương,... ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ trong tương lai. Hiện nay, có 2 loại thực đơn đang được nhiều phụ huynh áp dụng đó là thực đơn ăn dặm chỉ huy và thực đơn ăn dặm truyền thống. Cụ thể như sau: - Thực đơn ăn dặm chỉ huy: Mẹ cần cắt nhỏ các loại thức ăn, đặc biệt là rau củ quả để trẻ dễ dàng cầm nắm khi ăn, đồng thời tránh được tình trạng bị hóc khi ăn. Ưu điểm của loại thực đơn này là giúp trẻ cảm nhận rõ hơn về các món ăn và hào hứng hơn mỗi khi giờ ăn đến. - Thực đơn ăn dặm truyền thống: Là thực đơn luôn có những món cháo giúp trẻ ăn dễ dàng hơn. Các bà mẹ có thể đa dạng hóa các món cháo để mỗi bữa ăn của trẻ thêm hấp dẫn. Cha mẹ cũng lưu ý cần lựa chọn những loại thực phẩm từ thiên nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, không có chứa hóa chất độc hại,... để đảm bảo cho trẻ có những bữa ăn ngon, bổ và sạch. Ngoài những bữa ăn khoa học, đầy đủ dưỡng chất, trẻ có thể được bổ sung thêm một số vi chất cần thiết khác như vitamin B1, B6, vitamin C, kẽm,... để tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch và giảm nguy cơ gặp phải những vấn đề về đường tiêu hóa. 3. Gợi ý một số món cháo trong thực đơn cho bé 1 tuổi Các món cháo rất phù hợp với trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm và thường không thể thiếu trong thực đơn cho bé 1 tuổi. Dưới đây là một số món cháo mà cha mẹ có thể tham khảo để bổ sung cho con: - Cháo ếch: Cần chuẩn bị một số nguyên liệu như ếch, gạo tẻ, nước dashi rau củ, gia vị, cà rốt, hành, rau mùi... Cách thực hiện như sau: + Đầu tiên, hãy rửa sạch và sơ chế các loại nguyên liệu kể trên. Cho các loại gạo và cà rốt thái hạt lựu vào ninh nhừ, cho thêm nước dashi. + Thái nhỏ ếch và rửa sạch sẽ, sau đó ướp cùng với hạt nêm. Phi thơm hành và cho ếch vào xào cùng cho đến khi chín. + Khi cháo đã chín, múc cháo vào bát và cho thịt ếch và rau mùi, hành tươi lên trên. - Cháo hạt sen: Để thực hiện nấu loại cháo này, mẹ cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: bột gạo, hạt sen, thịt lợn, dầu ăn. Cách thực hiện: + Ngâm, rửa sạch và sau đó xay nhuyễn hạt sen. + Thịt lợn rửa sạch và xay nhuyễn. + Cho hạt sen cùng với bột gạo vào nước và ninh nhừ. + Phi thơm hành và cho thịt vào xào chín. + Khi cháo chín, múc cháo ra bát và cho thịt xào cùng rau thơm lên trên. Mẹ nên thường xuyên đổi món để cung cấp đa dạng dưỡng chất cho trẻ và giúp trẻ hứng thú hơn với mỗi bữa ăn. Lưu ý, cần đảm bảo nấu chín và trước khi nấu cần vệ sinh tay cũng như dụng cụ nấu ăn sạch sẽ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
doc_21564;;;;;doc_8759;;;;;doc_49286;;;;;doc_52097;;;;;doc_37446
Khi bé ở độ tuổi này, loại thực phẩm chính của bé - là sữa mẹ - khó có thể đảm nhiệm được vai trò cung cấp tất cả những chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển cân bằng. Bé đang lớn cần tất cả những chất dinh dưỡng cơ bản như protein, vitamin, khoáng chất, cacbon hydrat, chất béo v. v. Do vậy, sau khi bé tròn 1 tuổi, cha mẹ cần cho bé một chế độ dinh dưỡng đa dạng hơn để đảm bảo bé được phát triển toàn diện. Những điều cơ bản cần lưu ý Cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất và áp dụng cho bé. Sau đây là một vài lời khuyên cho các cha mẹ có bé đã tròn 1 năm tuổi: - Bắt đầu cho bé ăn những thức ăn mới nhưng chỉ một loại một lần để bé có thể thử thích nghi, nếu bé không có biểu hiện gì khác thường như dị ứng hay bất kì loại bệnh phát sinh nào gây ra do loại thức ăn mới thì có thể tiếp tục. - Không cho bé ăn những thực phẩm như bỏng ngô, các loại hạt vì bé có thể bị hóc. - Cho bé uống sữa tươi để bổ sung chất béo cho cơ thể. - Cho bé ăn 5-6 lần một ngày với những phần thức ăn nhỏ. - Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau để bé thích nghi tốt hơn với thức ăn mới và đỡ ké ăn hơn sau này. - Không được cho bé những loại đồ uống như cà phê, sô cô la hay bất kì đồ uống nào có nhiều chất hóa học tổng hợp hay nhiều caffeine có khả năng gây nghiện. - Tập cho bé ăn nhiều hoa quả. Hoa quả theo mùa rất tốt và bổ dưỡng. Tránh tình trạng thiếu sắt Ngoài ra, các cha mẹ cũng cần phải lưu ý về lượng thực phẩm cho bé ăn, thực đơn đa dạng không có nghĩa là ăn càng nhiều càng tốt. Một điều quan trọng khác cần lưu ý là không để cho bé bị thiếu sắt. Ở đổ tuổi này, thiếu sắt có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển thế chất, tinh thần và hành vi của bé, đồng thời còn có thể dẫn tới bệnh thiếu máu. Để tránh cho bé bị thiếu sắt: - Ước chừng lượng sữa cho bé uống trong khoảng từ 480 tới 720 ml mỗi ngày. - Tăng cường thực phẩm giàu sắt cho bé như thịt, gà, cá, đậu v. v. - Tiếp tục cho bé ăn những thực phẩm giàu sắt cho đến khi bé khoảng 18-24 tháng tuổi. Cho bé ăn khoảng 3 bữa chính và 2 bữa phụ mỗi ngày, nhưng nên nhớ trẻ bỏ bữa cũng là điều bình thường. Để bé bỏ bữa nhiều khi là một điều khó khăn đối với nhiều cha mẹ, nhưng cần phải cho bé phản ứng kịp với những nhu cầu ăn uống của bản thân. Bé sẽ ăn khi bé đói, đừng ép bé ăn quá đà, nhưng cũng tuyệt đối không được để bé nhịn cả một ngày dài không ăn gì. Duy trì lịch ăn ổn định sẽ giúp bé tạo thói quen ăn đúng bữa đúng giờ. Và tốt nhất, đừng ngần ngại gặp các chuyên gia dinh dưỡng nếu các cha mẹ đang băn khoăn liệu bé có đủ lượng sắt, vitamin cho cơ thể không hay thắc mắc bé đang ăn quá ít hay quá nhiều.;;;;;Trẻ 1 tuổi biếng ăn là tình trạng phổ biến và thường gặp ở các con. Điều này khiến các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng. Trong bài viết bên dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn nguyên nhân và giải pháp điều trị phù hợp giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. 1. Lý do khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn 1.1. Thực đơn của trẻ nhàm chán Không chỉ với trẻ nhỏ mà cả người lớn đều cảm thấy nhàm chán và không hứng thú với bữa ăn khi phải ăn mãi một thực đơn nhàm chán. Vì trẻ mới 1 tuổi nên không thể diễn đạt cho bố mẹ hiểu bằng lời nói mà chỉ tỏ thái độ thờ ơ với đồ ăn. Lúc này, bố mẹ hãy hiểu rằng con đã quá chán với thực đơn cũ và nên chuẩn bị thêm nhiều món ăn mới để thay đổi khẩu vị cho bé. Trẻ 1 tuổi biếng ăn là tình trạng khá phổ biến ở các bé 1.2. Trẻ đang mọc răng sữa 1 tuổi là thời điểm trẻ đang mọc răng sữa. Khi những chiếc răng sữa nhú lên, trẻ sẽ thường bị sốt, khó chịu và gặp khó khăn trong việc nhai nuốt. Vì vậy, việc trẻ một tuổi biếng ăn là điều vô cùng dễ hiểu. Bên cạnh đó, những tổn thương khác bên trong khoang miệng như nhiệt miệng, vết loét cũng sẽ khiến con biếng ăn và quấy khóc. Do đó, bố mẹ hãy để ý và vệ sinh khoang miệng cho bé hàng ngày để con mau khỏi bệnh. 1.3. Trẻ đang mắc bệnh Nếu trẻ 1 tuổi bỗng nhiên bỏ bữa, chán ăn, thường xuyên cáu kỉnh, quấy khóc và tỏ ra khó chịu thì đây có thể là biểu hiện cho thấy con đang mắc một căn bệnh nào đó. Phổ biến nhất là rối loạn tiêu hóa, viêm đường hô hấp cấp,… Do đó, bố mẹ cần theo dõi cẩn thận sức khỏe của con trong thời điểm này để phát hiện bệnh sớm và có giải pháp điều trị dứt điểm cho bé. 1.4. Trẻ mê chơi hơn mê ăn Trẻ 1 tuổi đang ở trong giai đoạn tập đi và khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, trẻ thường mê chơi tới nỗi quên cả ăn. Đây là điều bình thường và hết sức dễ hiểu. Lúc này, bố mẹ đừng vội cấm đoán và giới hạn giờ chơi của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ hãy khéo léo biến mỗi bữa ăn của trẻ thành một tiết học bất ngờ và thú vị. Bố mẹ hãy thử chuẩn bị đồ ăn cho con với những hình thú ngộ nghĩnh. Điều này sẽ giúp trẻ vừa hứng thú hơn với đồ ăn mà vừa ăn ngon miệng hơn. Đồng thời, đây cũng là những tiết học bổ ích giúp trẻ có thể khám phá và làm quen với thế giới xung quanh. Trẻ mê chơi hơn mê ăn cũng là nguyên nhân khiến con biếng ăn 1.5. Do trẻ 1 tuổi ăn nhiều bữa phụ Nhiều bố mẹ vì muốn con tăng cân nhanh chóng nên thường cho bé ăn thêm nhiều bữa phụ như sữa chua, váng sữa, kẹo, bánh,… Tuy nhiên, thói quen này của bố mẹ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống của con. Bởi lẽ việc ăn vặt nhiều sẽ khiến con cảm thấy no bụng, không có cảm giác đói và không thích thú với bữa ăn chính. Vì vậy, bố mẹ nên nhớ là không được ép con ăn quá nhiều bữa phụ mà hãy cho bé ăn theo nhu cầu. 2. Giải pháp điều trị chứng biếng ăn ở trẻ 1 tuổi Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao là thắc mắc chung của rất nhiều ông bố, bà mẹ có con gặp phải tình trạng này. Lúc này, bố mẹ cần lắng nghe tâm tư của trẻ qua từng cử chỉ, hành động và kiên nhẫn cùng con vượt qua giai đoạn biếng ăn này. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên áp dụng ngay những mẹo dưới đây để giúp bé ăn ngon miệng hơn: – Đừng bao giờ ép trẻ ăn hết món ăn mà con không muốn và không thích ăn. Thêm vào đó, bố mẹ hãy thường xuyên thay đổi thực đơn cho con bằng những món ăn mới lạ, phù hợp với khẩu vị của bé. Với những món ăn mới lạ, bố mẹ nên cho con ăn ít một để trẻ làm quen dần. – Bố mẹ nên băm nhỏ và nấu nhừ đồ ăn để trẻ dễ ăn hơn chứ đừng nên xay nhuyễn để tránh làm mất đi chất dinh dưỡng trong đồ ăn. Tuy nhiên, khi trẻ mọc răng hoặc bị nhiệt miệng, bố mẹ hãy xay nhuyễn hoặc nấu loãng thức ăn thành dạng súp để việc ăn uống không ảnh hưởng quá nhiều tới vị trí đau nướu trong khoang miệng và giúp con dễ nuốt hơn. – Với những trẻ 1 tuổi, bố mẹ nên nhớ là không nên nấu thức ăn quá lỏng hoặc quá đặc. – Bố mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn của con thành 5 – 6 bữa/ ngày, thay vì 3 bữa chính như trước để bé không phải ăn quá nhiều cùng một lúc. – Bố mẹ nên cho con ngồi ăn chung và cùng bàn ăn với cả gia đình. Tốt nhất, bố mẹ nên cho con ngồi vào ghế ăn dặm chuyên dụng để trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Vì lúc 1 tuổi, trẻ rất thích bắt chước người lớn nên khi thấy cả nhà ăn uống ngon miệng và vui vẻ, con sẽ hứng thú với việc ăn uống hơn. Bố mẹ nên cho con ăn những món mà trẻ thích để trị chứng biếng ăn của con;;;;;Trong giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, để phát triển toàn diện thì trẻ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất chính: protein, lipid, glucid, vitamin và khoáng chất. Chất đạm (protein) Protein là thành phần cấu tạo chính của cơ bắp, máu, kháng thể, tuyến bài tiết,… và là thành phần không thể thiếu trong mọi chức năng sống trong cơ thể. Đồng thời protein là thành phần của các enzym tiêu hóa, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng như để trẻ tiêu hóa tốt và ăn ngon miệng hơn. Thiếu protein sẽ khiến hoạt động tuyến nội tiết rối loạn, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí suy dinh dưỡng. Trẻ 1-3 tuổi nhu cầu khoảng 35-44g chất đạm mỗi ngày, trong đó 50-60% là đạm động vật. Mẹ nên ưu tiên các loại đạm giá trị cao như thịt, sữa, trứng, cá, tôm… Bởi giai đoạn này, trẻ cần dinh dưỡng và năng lượng để phát triển cả về thể lực lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, cần cân đối tỷ lệ chất đạm với các dưỡng chất khác để protein không trở thành gánh nặng cho gan, thận. Hàm lượng protein trong mỗi 100g thực phẩm. Chất béo (lipit) Chất béo ngoài nhiệm vụ cung cấp năng lượng cho cơ thể, còn là chất không thể thiếu trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể cũng như hấp thu các vitamin A, D, E, K giúp trẻ phát triển tốt hơn, đồng thời là thành phần chính trong cấu trúc của não bộ. Khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ 1-3 tuổi cần cung cấp 1.180kcal năng lượng mỗi ngày. Trong đó, chất béo chiếm khoảng 35-40%, tương đương 45-50g mỗi ngày. Trẻ càng nhỏ thì nhu cầu về chất béo càng tăng. Mẹ có thể cho bé dùng các loại dầu, bơ, lạc, vừng, sữa… Tuy nhiên, cần lưu ý hàm lượng các acid béo no không vượt quá 10% năng lượng khẩu phần. Nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, lượng cholesterol không quá 250-300mg mỗi ngày. Chất khoáng và vitamin Các khoáng chất như canxi, kẽm, sắt… có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Chúng có vai trò không thể thiếu cho sự phát triển của hệ xương răng, mô tế bào cũng như điều hòa hệ thống tim mạch, tiêu hóa của cơ thể. Với trẻ từ 1- 3 tuổi, mỗi ngày trẻ cần bổ sung 500mg canxi và 460mg photpho để tạo xương, răng. Một trong những chất khoáng quan trọng cho sức khỏe trẻ nhỏ chính là kẽm. Kẽm không chỉ chuyển hóa năng lượng, tham gia vào chức năng chuyển hóa trong cơ thể, mà còn giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn. Bổ sung đủ kẽm còn giúp phòng chứng biếng ăn, rối loạn vị giác, rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Đồng thời trong giai đoạn này trẻ cũng cần được bổ sung nhiều loại vitamin để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh chóng của trẻ. Các loại vitamin A, B, C, D hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giúp trẻ chống đỡ với bệnh tật. Trong đó, Vitamin B còn giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, chuyển hóa các dưỡng chất cho trẻ. Hàng ngày, nhu cầu của trẻ về lượng vitamin A sẽ khoảng 400mgc/ngày, hay VitaminD sẽ là khoảng 5mgc/ngày và Vitamin K là 13mgc/ngày. Việc mẹ hiểu hết các nhu cầu của trẻ về lượng vitamin cần thiết sẽ là bước đệm để trẻ có một sức khỏe toàn diện nhất! Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm hàng ngày. Glucid (carbohydrat) Nhu cầu glucid của trẻ 1-3 tuổi chiếm đến 60 -70% tổng năng lượng mỗi ngày. Glucid nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, kích thích nhu động ruột, giúp co bóp dạ dày, tăng cường tiêu hóa và bài tiết dịch tiêu hóa. Ngoài ra, glucid còn tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, có mặt trong các tế bào và mô như một yếu tố tạo hình. Glucid không có nhiều trong thịt cá, song có thể chiếm tới 80,3mg trong 100g sắn khô; 76,2mg trong 100g gạo tẻ. Chế độ ăn của trẻ cần phong phú, cân bằng và đầy đủ 4 nhóm chất trên để phát triển toàn diện. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1-3 tuổi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, vì vậy để có thể hấp thu được các dưỡng chất thì mẹ nên bổ sung thêm các loại trái cây, rau củ quả tươi, sản phẩm hỗ trợ ăn ngon, tăng cường hấp thu để cải thiện tình trạng cũng như cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, tránh ép trẻ ăn quá nhiều hoặc dọa nạt khi trẻ không chịu dùng bữa. Theo Vnexpress;;;;;Biếng ăn là tình trạng vô cùng phổ biến ở những trẻ 1 tuổi. Đây là điều khiến các ông bố, bà mẹ có con nhỏ cảm thấy vô cùng lo âu và trăn trở mỗi khi trẻ đến giờ ăn. Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ chia sẻ với bố mẹ những nguyên nhân và cách xử trí khi trẻ 1 tuổi biếng ăn để giúp bé ăn ngon miệng, vui vẻ hơn. 1. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn lúc 1 tuổi 1.1. Thực đơn bữa ăn nhàm chán Không chỉ trẻ 1 tuổi mà ngay cả người lớn khi ăn mãi một món cũng chán và không hứng thú với bữa ăn. Mặc dù chỉ mới 1 tuổi và chưa thể diễn đạt cho bố mẹ hiểu bằng lời nói nhưng trẻ cũng biết tỏ thái độ thờ ơ với đồ ăn. Lúc này, bố mẹ nên hiểu là con đã quá chán với những món ăn cũ và phải chuẩn bị nhiều món ăn mới để thay đổi khẩu vị của trẻ. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn 1.2. Trẻ đang mọc răng 1 tuổi là giai đoạn trẻ nhỏ đang mọc răng. Khi những chiếc răng sữa nhú lên sẽ khiến trẻ nhỏ cảm thấy đau nhức, sốt, khó chịu, làm việc nhai nuốt trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, việc trẻ 1 tuổi lười ăn là điều vô cùng dễ hiểu. Bên cạnh đó, những tổn thương khác bên trong khoang miệng như nhiệt miệng, các vết loét cũng khiến trẻ 1 tuổi thường xuyên biếng ăn và quấy khóc. Do đó, bố mẹ hãy chú ý về vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ để con mau khỏi bệnh. 1.3. Trẻ cảm thấy lạ lẫm và chưa quen với chế độ dinh dưỡng mới Cách chế biến đồ ăn cho trẻ sẽ thay đổi dần theo mỗi giai đoạn phát triển của bé. Thông thường, trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ăn dặm khi 6 tháng tuổi, sau đó chuyển qua ăn cháo và có thể làm quen với cơm nát khi tròn 1 tuổi. Vì vậy, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi lười ăn. 1.4. Trẻ 1 tuổi đang bị bệnh Nếu trẻ 1 tuổi bỗng nhiên bỏ bữa, chán ăn, cáu kỉnh, thường xuyên quấy khóc, tỏ ra khó chịu,… thì có thể bé đang mắc phải căn bệnh nào đó. Chẳng hạn như viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa,… Bố mẹ nên theo dõi sức khỏe của trẻ trong những ngày này để sớm phát hiện bệnh và tìm được phương pháp điều trị dứt điểm. 1.5. Trẻ mê chơi hơn mê ăn Trẻ 1 tuổi đang trong giai đoạn tập đi và tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Vì thế, nhiều trẻ ham chơi tới nỗi quên cả việc ăn là điều vô cùng bình thường. Lúc này, bố mẹ đừng vội vàng cấm đoán và giới hạn giờ chơi của trẻ. Thay vào đó, bố mẹ hãy biến giờ ăn của trẻ thành tiết học bất ngờ và thú vị. Tốt nhất, bố mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ những món ăn với hình thú ngộ nghĩnh để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và làm quen với thế giới xung quanh. Việc mê chơi hơn mê ăn là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn 2. Cách xử trí khi trẻ 1 tuổi biếng ăn Để khắc phục tình trạng trẻ biếng ăn, bố mẹ cần phải lắng nghe tâm tư của con qua từng cử chỉ, hành động và kiên nhẫn cùng trẻ vượt qua giai đoạn này. Bố mẹ có thể áp dụng những lời khuyên sau đây để giúp trẻ 1 tuổi ăn ngon miệng hơn: – Đừng bao giờ cố ép trẻ ăn hết món ăn mà con không thích, không muốn ăn. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy thay đổi thực đơn cho con thường xuyên với những món ăn mới lạ. Tuy nhiên, bố mẹ cần phải nhớ rằng với những món mới thì nên cho con ăn từng ít một để trẻ làm quen dần. – Bố mẹ nên băm nhỏ và nấu nhừ đồ ăn để con dễ ăn hơn chứ không nên xay nhuyễn để tránh làm mất chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vào thời điểm trẻ bị nhiệt miệng hay mọc răng, bố mẹ có thể xay nhuyễn hoặc nấu loãng để việc ăn uống không tác động nhiều lên vị trí đau bên trong khoang miệng và giúp con dễ nuốt hơn. – Những trẻ 1 tuổi có thể làm quen với việc ăn thô nên khi nấu đồ ăn cho con, bố mẹ không nên nấu quá lỏng hoặc quá đặc. – Bố mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ 1 tuổi thành 5 – 6 bữa/ ngày thay vì 3 bữa chính như trước để con không phải ăn nhiều một lúc. – Hãy cho con ngồi cùng bàn ăn và ăn chung với cả gia đình. Tốt nhất, bố mẹ nên cho trẻ 1 tuổi ngồi vào ghế ăn dặm chuyên dụng để trẻ cảm thấy thoải mái nhất. Vì trẻ nhỏ rất thích bắt chước những hành động của người lớn nên khi thấy cả nhà ăn ngon miệng và vui vẻ, con sẽ hứng thú hơn với việc ăn uống. – Tuyệt đối không bao giờ được la mắng và quát tháo con trong bữa ăn vì điều này không chỉ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi mà còn làm tình trạng biếng ăn của bé tồi tệ hơn. – Đưa trẻ biếng ăn đi khám dinh dưỡng để bác sĩ tư vấn phương pháp tốt nhất giúp con ăn uống ngon miệng hơn. Bố mẹ nên cho trẻ 1 tuổi biếng ăn đi khám dinh dưỡng để giúp con ăn ngon miệng hơn;;;;;Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, bao gồm cả cân nặng. Tình trạng bé 1 tuổi không tăng cân có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe trẻ bị ảnh hưởng. Do đó cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân để cách khắc phục sớm. 1. Nguyên nhân bé 1 tuổi không tăng cân Các ông bố bà mẹ rất chăm con nhưng trẻ vẫn bị chê còi, gầy, đặc biệt những trẻ 1 tuổi ăn được mà không tăng cân. Điều này khiến cha mẹ rất áp lực và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng ép trẻ ăn nhiều hơn, tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ.Nguyên nhân trẻ 1 tuổi không tăng cân có thể do tình trạng hấp thu ở trẻ kém, các chất dinh dưỡng không được tiếp nhận trong quá trình tiêu hoá dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, còi cọc, chậm tăng cân.Kém hấp thu chất dinh dưỡng thường xảy ra ở những trẻ:Có triệu chứng của rối loạn tiêu hóa do ảnh hưởng của các bệnh nhiễm trùng như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản...Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, mất cân bằng. Trẻ đang điều trị các bệnh về đường ruột khác. Trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng làm giảm bài tiết men tiêu hoá thức ăn.Khi tình trạng kém hấp thu kéo dài, trẻ có thể bị thiếu năng lượng và chất dinh dưỡng, dẫn tới việc trẻ chậm tăng cân cũng như chiều cao, còi xương, suy dinh dưỡng và kém phát triển về trí não.Ngoài ra, trẻ có thể bị hệ lụy bởi suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, tăng nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm khuẩn... những tình trạng này càng làm cho trẻ chậm phát triển và một vòng luẩn quẩn về bệnh tật không thoát ra được.Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng Quốc gia, sự phát triển của trẻ ở các giai đoạn khác nhau. Với trẻ 1 tuổi thì cân nặng có thể gấp 3 lần so với cân nặng lúc sinh, khoảng từ 9 đến 10 kg. Chiều cao cũng tăng khoảng 1.5 lần so với lúc sinh, khoảng 75cm. Để theo dõi cân nặng và chiều cao của trẻ, cha mẹ phải thường xuyên cân đo và sử dụng biểu đồ tăng trưởng nhằm xác định được sự phát triển của trẻ, từ đó có phương án cải thiện kịp thời.Khi cha mẹ phát hiện bé 1 tuổi không tăng cân cùng với một số triệu chứng đi kèm như suy dinh dưỡng, chậm phát triển chiều cao, thỉnh thoảng hoặc thường xuyên bị đau bụng, sụt cân, mệt mỏi, kém linh hoạt thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được xử trí kịp thời.Ngoài các dấu hiệu trên, trẻ còn có thể xuất hiện các triệu chứng của thiếu vi chất dinh dưỡng, như niêm mạc nhợt, da xanh xao (thiếu máu do thiếu sắt), phù do thiếu vitamin B1, đau cơ hoặc bị chuột rút vì thiếu canxi... Vì vậy, trẻ cần được phát hiện sớm để có thể khắc phục tình trạng kịp thời. Nguyên nhân bé 1 tuổi không tăng cân có thể do tình trạng hấp thu kém 2. Giải pháp cải thiện tình trạng không tăng cân ở trẻ 1 tuổi 2.1. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối Dinh dưỡng được xem như yếu tố quyết định tới cân nặng cũng như sự phát triển của trẻ. Cha mẹ muốn trẻ tăng cân tốt thì cần phải có một chế độ ăn cho trẻ chứa đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng sau:Nhóm thực phẩm có chất dinh dưỡng cung cấp carbohydrate hay chất bột đường: Bao gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc, khoai, củ mì... giúp cung cấp năng lượng và chất xơ cần thiết cho cơ thể trẻ. Nhóm thực phẩm có chất dinh dưỡng cung cấp chất béo: Bao gồm dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phô mai... giúp cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất. Chất béo giúp cơ thể trẻ có làn da căng mịn và tốt, đồng thời giúp hấp thu vitamin tan trong dầu tốt và phát triển tế bào não và hệ thần kinh. Nhóm thực phẩm có chất dinh dưỡng cung cấp protein cần thiết cho cơ thể: Bao gồm thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, ếch... nhằm giúp xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác động từ bên ngoài môi trường.Nhóm thực phẩm chất dinh dưỡng cung cấp vitamin và chất khoáng: Bao gồm các loại thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như rau xanh, quả chín... giúp cung cấp vitamin và chất khoáng nhằm điều hoà các chức năng của cơ quan hoạt động của cơ thể trẻ đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón.Thực đơn hàng ngày của bé nên được chế biến đa dạng, luân phiên để giúp trẻ hào hứng với bữa ăn. 2.2. Bổ sung vi chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn thực phẩm Trong trường hợp bé 1 tuổi không tăng cân, cha mẹ nên bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng cho trẻ nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hoá cơ bản của cơ thể. Bổ sung vi chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau sẽ cung cấp đầy đủ hàm lượng nhu cầu khuyến nghị cho trẻ, giúp trẻ phát triển, tiêu hoá tốt, hỗ trợ tăng chiều cao, trí não, hạn chế được các tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương,... 2.3. Bổ sung chất béo vào bữa ăn hàng ngày của trẻ Chất béo giúp cung cấp năng lượng cho trẻ, hoà tan một số loại vi chất dinh dưỡng để hấp thu vào cơ thể tốt hơn. Ngoài ra, chất béo còn chứa nhiều thành phần có lợi cho sự phát triển trí não của trẻ, như acid béo omega 3.... 2.4. Không ép trẻ ăn khi bé 1 tuổi không tăng cân Cha mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ và đặc biệt tuân thủ nguyên tắc không được ép trẻ khi ăn. Nhiều cha mẹ cho rằng cố gắng ép trẻ ăn hết khẩu phần ăn mới giúp trẻ được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi cha mẹ ép trẻ ăn sẽ gây ra phản tác dụng, làm cho trẻ sợ hãi mỗi khi bắt đầu bữa ăn và thậm chí trẻ có thể bất hợp tác khi ăn.Cha mẹ có thể tăng 5 đến 6 bữa nhỏ một ngày thay vì 3 bữa. Như vậy sẽ giúp trẻ ăn ngon và cảm thấy thoải mái hơn trong bữa ăn. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối cho bé 1 tuổi không tăng cân 2.5. Cho trẻ vận động phù hợp Cha mẹ nên hướng dẫn trẻ vận động và luyện tập thường xuyên. Hoạt động thể chất không chỉ giúp cơ thể trẻ đốt cháy lượng calo, thải độc tố ra khỏi cơ thể, mà còn giúp trẻ phát triển chiều cao tốt hơn, kích thích tiêu hoá giúp trẻ ăn ngon.Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ luyện tập các bài thể dục kết hợp các trò chơi, điều này vừa giúp trẻ sáng tạo, tư duy phát triển trí não và kích thích tinh thần.Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt và vận động thích hợp, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
question_185
Tìm hiểu về hiện tượng cường kinh và phương pháp điều trị
doc_185
Cường kinh là một trong những hiện tượng hay gặp, xảy ra ở phụ nữ trẻ chưa hình thành chu kỳ rụng trứng và người ở giai đoạn tiền mãn kinh. Vậy cụ thể nó là gì, nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và làm sao để điều trị. 1. Tìm hiểu về hiện tượng cường kinh Cường kinh được xếp vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp với lượng máu ra nhiều, ồ ạt, liên tục và kéo dài. Việc kinh nguyệt ra nhiều không chỉ dẫn đến những phiền toái và mệt mỏi cho các chị em mà nguy hiểm hơn là cảnh báo các vấn đề sức khỏe cần được khắc phục sớm. Nhiều người chủ quan cho rằng tình trạng này sau khi kết thúc sẽ không gây vấn đề gì. Do đó, không người đến khi bệnh tình nguy hiểm mới tìm đến bác sĩ chuyên khoa. Điều này khiến cho việc điều trị càng trở nên khó khăn và kéo dài thời gian hơn. Bình thường lượng máu mất sau mỗi chu kỳ kinh vào khoảng 50 - 80ml. Lượng máu kinh mất mỗi chu kỳ kinh > 120ml thì được gọi là cường kinh. Những lý do dẫn đến hiện tượng này bao gồm: Thay đổi hormone Những chị em mới bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt hoặc phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh sẽ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố nữ. Chính vì những thay đổi này dẫn đến bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt khiến cho lượng máu ra nhiều hơn bình thường. Không chỉ vậy, người thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hay các loại thuốc khác liên quan đến sự chuyển ra và điều tiết nội tiết tố nữ cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng cường kinh. Polyp ở cổ tử cung Các khối polyp được hình thành ở các vị trí như bề mặt cổ tử cung, ống tử cung,... do vi khuẩn khiến cho nồng độ Estrogen tăng cao. Ngoài ra, khối u còn có thể khiến cho các mạch máu khu trú tại khu vực tử cung sung huyết. Chính những điều này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới bị ảnh hưởng và gây ra hiện tượng cường kinh. Sau khi điều trị loại bỏ được khối polyp, hiện tượng bất thường này sẽ giảm dần. Polyp nội mạc tử cung Sau khi sử dụng các thuốc điều trị bằng hormone hoặc một số thể u buồng trứng có thể làm tăng hàm lượng Estrogen dẫn đến hình thành khối polyp nội mạc tử cung. Một trong những biểu hiện phổ biến hay gặp khi khối polyp hình thành là tình trạng rối loạn kinh nguyệt với lượng máu ra nhiều và kéo dài. Việc điều trị cần được tiến hành sớm để khắc phục các triệu chứng bệnh lý, tránh tình trạng ngày càng nặng hơn. Đồng thời, quá trình điều trị còn nhằm mục đích loại bỏ các khối u ác tính để ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển. U xơ tử cung Những phụ nữ ở giai đoạn trung niên máu kinh ra nhiều rất dễ hình thành khối u xơ ở tử cung do rối loạn Estrogen. Đây chính là lý do dẫn khiến cho phụ nữ ở độ tuổi từ 30 - 40 tuổi có hiện tượng cường kinh. Lupus ban đỏ Lupus ban đỏ là căn bệnh tự miễn mạn tính tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Các yếu tố như gen, thuốc kháng sinh, tia cực tím, nhiễm khuẩn, stress,... là những yếu tố nguy cơ có thể khiến bệnh hình thành. Bệnh xuất hiện nhiều ở nữ giới và gây ra các tình trạng rối loạn kinh nguyệt, trong đó có cả cường kinh. Viêm tiểu khung Tình trạng nhiễm khuẩn ở một hoặc nhiều cơ quan trong vùng tiểu khung có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt diễn biến bất thường, máu ra nhiều và kéo dài. Những trường hợp từng sảy thai, thủ thuật phụ khoa hay mắc các bệnh lây qua đường sinh dục có thể dễ bị viêm tiểu khung. Ung thư cổ tử cung Một trong những biểu hiện phổ biến ở phụ nữ bị ung thư cổ tử cung là hiện tượng cường kinh. Tình trạng các tế bào cổ tử cung phát triển một cách bất thường và mất kiểm soát sẽ dẫn đến ung thư. Khi đó, nhiều bộ phận trong cơ thể sẽ bị tổn thương. Đây là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh. Do đó mà các chuyên gia khuyến cáo người ở độ tuổi từ 9 - 26 chưa quan hệ tình dục nên thực hiện tiêm phòng HPV. Ngoài các nguyên nhân trên, người bị ung thư nội mạc tử cung hoặc đặt dụng cụ tránh thai sai cách, không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cường kinh. Cường kinh gây ra nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của không ít chị em. Những trường hợp cường kinh kéo dài có thể dẫn đến thiếu máu cũng như nhiều bệnh lý liên quan. 3. Những phương pháp điều trị tình trạng cường kinh hiện nay Trước khi điều trị, bạn cần được khám và chẩn đoán một cách chính xác về mức độ cũng như nguyên nhân cường kinh. Tùy vào độ tuổi, tình trạng bệnh lý và những vấn đề liên quan đến sinh sản mà bác sĩ chuyên khoa có thể tiến hành các phương pháp như sau: Điều trị nội khoa với các loại thuốc như kháng sinh, thuốc tránh thai kết hợp với vòng đặt âm đạo, Ulipristal Acetate, thuốc cầm máu,... nhằm kiểm soát lượng máu kinh cũng như ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển hướng nặng hơn. Một số trường hợp, khi phương pháp nội khoa không cho hiệu quả cao thì bác sĩ sẽ cho chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này có thể kiểm soát hiệu quả hiện tượng cường kinh. Cắt tử cung hoặc đốt điện nội mạc là hai phương pháp ngoại khoa phổ biến được áp dụng cho nhiều bệnh nhân hiện nay.
doc_27582;;;;;doc_16509;;;;;doc_48477;;;;;doc_55634;;;;;doc_30253
“Cường kinh là gì” và những phương pháp điều trị, kiểm soát bệnh hiệu quả là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Bởi, tình trạng này kéo dài thường gây nên hiện tượng mệt mỏi, khó chịu, thậm chí đe dọa đến sức khỏe, tính mạng bệnh nhân. ”, các bác sĩ trong cùng lĩnh vực cho biết rằng đây là hiện tượng lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt tiết ra ồ ạt và kéo dài trong nhiều ngày. Tình trạng này thường phổ biến ở hai nhóm đối tượng là phụ nữ trẻ (những người mới bắt đầu bước vào chu kỳ kinh nguyệt) và người cận kề thời kỳ mãn kinh. Cường kinh kéo dài không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có khả năng gây mỏi mệt, suy giảm sức khỏe do thiếu máu, sắt. Đồng thời, đây còn được cho là dấu hiệu báo động nguy cơ mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nên sớm có biện pháp can thiệp phù hợp để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời. 2. Nguyên nhân hình thành hiện tượng cường kinh Để quá trình điều trị cường kinh diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, việc xác được được nguyên nhân gây bệnh là yếu tố vô cùng quan trọng. Qua thực tế nghiên cứu cho thấy vấn đề này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: Hormone bị rối loạn, thay đổi Nội tiết tố nữ thường sẽ gặp những rối loạn hoặc thay đổi nhất định khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh hoặc bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt. Mất cân băng hormon có thể dẫn đến cường kinh. Ngoài ra, thực tế khảo sát cho thấy những đối tượng thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai hoặc các nhóm thuốc có tác động lên nội tiết tố nữ sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài liên tục. Xuất hiện khối Polyp ở cổ tử cung hoặc buồng tử cung Polyp cổ tử cung là một hoặc nhiều khối u nhỏ phát triển từ bề mặt niêm mạc cổ tử cung. Chúng lòi ra khỏi lỗ ngoài cổ tử cung hoặc từ nội mạc tử cung. Nguyên nhân gây thường là do nhiễm khuẩn hoặc do cường nồng độ Estrogen. Việc tăng sinh các mạch máu tại các polyp khiến cho lượng máu kinh nhiều và kéo dài. U xơ tử cung U xơ tử cung thường là những khối u lành tính phát triển từ cơ tử cung, thường gặp ở nữ giới tuổi từ 35 - 50. Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh thường do rối loạn hormon nội tiết, đặc biệt là Estrogen. Đây cũng là nguyên nhân gây cường kinh thường gặp. Lupus ban đỏ Đây được xem là một trong những bệnh có khả năng tự miễn mạn tính và có khả năng tác động đến nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau trên cơ thể. Lupus đỏ thường xuất phát từ những nguyên nhân như yếu tố duy truyền, căng thẳng kéo dài, thuốc kháng sinh,... Đặc biệt, bệnh thường khá phổ biến ở nữ giới và có nguy cơ dẫn đến hiện tượng cường kinh. Tiểu khung bị viêm Nguyên nhân bởi các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, sảy thai, hay do lây truyền trong quá trình thực hiện các thủ thuật phụ khoa. Vấn đề viêm nhiễm có thể xảy ra tại một hoặc một số bộ phận khác nhau ở vùng tiểu khung, gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, thậm chí là cường kinh. Ung thư cổ tử cung Cường kinh được xem là một trong những dấu hiệu cảnh báo vấn đề ung thư cổ tử cung ở chị em phụ nữ. Các tế bào sẽ phát triển một cách không bình thường, mất kiểm soát dẫn đến hình thành khối ung thư. Đáng lưu ý là phần lớn bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung thường khó có khả năng điều trị dứt điểm do phát hiện khi bệnh đã bắt đầu xâm lấn, di căn. Do đó, nên sớm thăm khám khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường. Ngoài những nhóm nguyên nhân trên, cường kinh có thể xuất phát do ung thư nội mạc, dụng cụ tránh thai đặt không đúng cách,... Dù bắt nguồn từ nguyên nhân nào, các chuyên gia trong cùng lĩnh vực vẫn khuyến cáo nên sớm có phương pháp can thiệp phù hợp để hạn chế thấp nhất những hậu quả đáng tiếc. 3. Phương pháp điều trị cường kinh hiệu quả nhất hiện nay Hiểu rõ được cường kinh là gì và những biến chứng nguy hiểm từ hiện tượng này, mỗi cá nhân cần chủ động sớm thăm khám và lựa chọn điều trị bằng phương pháp phù hợp. Khi tiến hành điều trị, bác sĩ chuyên khoa bước đầu sẽ thăm khám lâm sàng nhằm xác định chính xác mức độ và tổng hợp những nguyên nhân gây bệnh. Quá trình lựa chọn phương pháp điều trị lệ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi, nguyên nhân, tình trạng sức khỏe,... Một số liệu trình điều trị thường được áp dụng như: - Sử dụng thuốc nội tiết, kháng sinh, thuốc chống miễn dịch, chống viêm không steroid trong các TH cường kinh do rối loạn nội tiết, viêm tiểu khung, bệnh lupus ban đỏ. - Do polyp cổ tử cung: điều trị bằng phương pháp cắt hoặc xoắn vặn polyp. - Do polyp phát triển từ nội mạc tử cung: bác sĩ sẽ tiến hành soi buồng tử cung và nong nạo, lấy mẫu mô đi xét nghiệm giải phẫu bệnh. - Do u xơ tử cung: điều trị nội tiết, phẫu thuật cắt tử cung,... - Do ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung: cắt tử cung kết hợp hóa trị, xạ trị.;;;;;1. Tìm hiểu về hiện tượng cường kinh Cường kinh là căn bệnh phụ khoa thường gặp ở những bạn gái mới có kinh lần đầu hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Nếu mắc phải bệnh này, thì lượng máu kinh luôn chảy ra nhiều và liên tục trong suốt chu kỳ. Máu kinh chảy ra ồ ạt khiến chị em cảm thấy khó chịu vì phải thay băng vệ sinh thường xuyên. Tình trạng này không chỉ gây bất tiện trong công việc, đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn như: thiếu máu, mệt mỏi,… Bên cạnh đó, cường kinh còn tiềm ẩn những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Vì vậy, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có biện pháp can thiệp sớm. Nguyên nhân gây bệnh: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cường kinh mà bạn chưa biết. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến, bạn nên lưu ý để đưa ra các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả: Rối loạn đông máu. Mất cân bằng hormone ở bạn gái tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Polyp cổ tử cung, polyp buồng tử cung. U xơ tử cung. Viêm tiểu khung. Các bệnh lý miễn dịch như lupus ban đỏ. Ung thư cổ tử cung. 2. Dấu hiệu nhận biết cường kinh chị em nên biết Việc thăm khám và chữa trị cường kinh kịp thời sẽ giúp bạn tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, bạn nên lưu ý đến các dấu hiệu nhận biết cường kinh điển hình dưới đây: Máu kinh ra nhiều: Ở giai đoạn hành kinh, người bình thường chỉ mất một lượng máu khoảng 60ml. Việc thay băng vệ sinh sẽ diễn ra sau 3 - 4 giờ. Đối với ngày đầu tiên của chu kỳ thì lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn so với những ngày tiếp theo. Tình trạng này vẫn được xem là hoàn toàn bình thường. Trong trường hợp, lượng máu kinh chảy ra nhiều hơn trên 80ml khiến bạn phải thay băng vệ sinh liên tục từ 1 - 2 giờ. Đây có thể là một trong những dấu hiệu nhận biết cường kinh. Lúc này, bạn nên hẹn gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời. Bởi vì cường kinh tiềm ẩn nhiều chứng bệnh nguy hiểm. Do đó, bạn cần hết sức chú ý, không được chủ quan. Máu kinh đông thành cục: Thông thường, vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ hai của chu kỳ kinh nguyệt bạn sẽ thấy các cục máu đông nhỏ xuất hiện ở băng lót. Trong trường hợp cục máu đông có kích thước quá lớn, hoặc có nhiều cục máu đông. Bởi vì đây là một hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt, đồng thời là dấu hiệu nhận biết cường kinh. Có thể kèm theo rong kinh: Thời gian hành kinh của một người bình thường sẽ kéo dài trong khoảng 3 - 5 ngày hoặc 2 - 7 ngày. Nếu tình trạng này kéo dài quá 7 ngày thì rất có thể bạn đã bị rong kinh. Nhưng nhiều chị em lại thường nhầm lẫn với hiện tượng cường kinh. Khi lượng máu kinh ra nhiều hơn so với bình thường và kéo dài quá 7 ngày thì có thể bạn đã mắc cả 2 bệnh cường kinh và rong kinh. Một số triệu chứng khác: Ngoài những dấu hiệu vừa nhắc đến ở trên, người bị cường kinh còn biểu hiện một số triệu chứng như: đau bụng kinh dữ dội, cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt,… 3. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến hiện nay mà bác sĩ có thể áp dụng: Điều trị nội khoa: Nếu người bệnh bị cường kinh do mắc các bệnh phụ khoa ở mức độ nhẹ hoặc mất cân bằng hormone thì bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc cầm máu: Axit Tranexamic, Desmopressin là những loại thuốc có tác dụng cầm máu. Chúng được dùng để điều trị cường kinh dành cho những người bị rối loạn đông máu. Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này thường dùng cho những trường hợp bị cường kinh do mắc phải các bệnh phụ khoa ở mức độ nhẹ. Tình trạng bệnh sẽ được kiểm soát ngay sau khi sử dụng thuốc. Thuốc tránh thai: Để hạn chế lượng máu kinh chảy ra quá nhiều, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc tránh thai kết hợp với việc đặt vòng âm đạo. Phương pháp này sẽ giúp kiểm soát tốt chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc Ulipristal acetate: Đối với người bị cường kinh do u xơ tử cung gây ra thì bác sĩ sẽ sử dụng loại thuốc này để điều trị, nhằm giảm kích thước khối u hiệu quả.;;;;;Cường kinh là gì là một căn bệnh về phụ khoa mà vẫn còn rất ít chị em biết đến. Đối lập với bệnh thiếu kinh, cường kinh là hiện tượng lượng máu chảy ra quá nhiều trong suốt chu kì kinh nguyệt. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm mà chị em cần đặc biệt lưu ý. Cường kinh là gì- Những nguyên nhân chính Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân gây cường kinh, chị em nên tìm hiểu khái quát về hiện tượng này. Cường kinh có tên khoa học là mennorhagia. Trong chu kì kinh nguyệt, nếu lượng máu kinh ra quá nhiều, vượt quá 200ml và kéo dài quá 7 ngày thì có rất nhiều khả năng bạn đã bị cường kinh. Bên cạnh đó, người bị cường kinh thường cảm thấy đau bụng, buồn nôn và vô cùng mệt mỏi. Cường kinh là hiện tượng thường xuất hiện ở người mới có kinh hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Tuy nhiên, hiện tượng cường kinh có thể khiến cho chị em mắc bệnh thiếu máu, thiếu sắt, thậm chí nó cũng báo hiệu một vài bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở phụ nữ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới cường kinh, tuy nhiên, có một vài lý do phổ biến và thường gặp mà chị em cần lưu ý. Cường kinh khiến chị em cảm thấy đau bụng, buồn nôn và vô cùng mệt mỏi Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng cường kinh có lẽ là do mất cân bằng hooc môn, điều này thường xảy ra đối với những phụ nữ đang ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc những bạn gái mới có kinh lần đầu. Bởi lẽ, ở 2 giai đoạn này, hooc môn trong cơ thể người phụ nữ dễ bị mất cân bằng nhất dẫn đến cường kinh. Bên cạnh đó, đôi khi cường kinh xảy ra do chị em đang bị bệnh chảy máu. Đối với bệnh này, chị em cũng nên nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời, tránh gây ra những biến chứng không đáng có. Cường kinh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau Ở lứa tuổi tiền mãn kinh, 1 vài nguyên nhân thường gặp nữa của bệnh cường kinh mà không thể không nhắc tới đó chính là do u xơ tử cung, polip cổ tử cung, polip phát triển từ nội mạc cổ tử cung, viêm tiểu khung, ung thư cổ tử cung… Người bệnh thường chủ quan vì nghĩ cường kinh là một hiện tượng bình thường mà không ngờ nó có thể xuất phát từ những nguyên nhân vô cùng nguy hiểm như thế này. Ngoài ra, các dụng cụ tránh thai tại tử cung cũng có thể gây ra cường kinh. Khi được phát hiện nguyên nhân này, chị em cần lập tức thay thể bằng một phương pháp tránh thai khác để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cường kinh và những điều nên làm Cường kinh sẽ khiến cho cơ thể người phụ nữ vô cùng mệt mỏi, theo đó, lượng nguyệt san quá nhiều sẽ khiến cho chị em dễ bị mất máu và sắt. Chính vì vậy, những ai bị cường kinh nên uống thật nhiều nước, các loại nước hoa quả có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày cũng cần được chú trọng. Các thực phẩm giàu chất sắt như trứng, thịt bò, các loại hải sản… cần được ưu tiên. Rau xanh giàu chất sắt có súp lơ, cần tây… cũng sẽ giúp cân bằng lượng máu đã mất đi trong cơ thể. Không chỉ trong chế độ ăn uống, chị em mắc bệnh cường kinh cần có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý để giảm stress, căng thẳng và những cơn đau bụng, mệt mỏi trong chu kì kinh nguyệt. Các thức uống chứa chất kích thích cũng cần tránh xa. > Xem thêm:;;;;;Cường kinh là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hoặc kéo dài ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của bạn. Nếu tình trạng cường kinh ở tuổi 50 xảy ra thì đây là một tình trạng bất thường. Bạn cần phải thăm khám ngay để được tư vấn, chẩn đoán sớm và điều trị. Cường kinh ở phụ nữ là tình trạng kinh nguyệt ra nhiều hoặc kéo dài. Cường kinh là lượng máu mất đi trong khoảng thời gian lớn hơn 80 ml hoặc thời gian kéo dài hơn một tuần. Mặc dù điều này khác nhau ở mỗi phụ nữ, nhưng bạn có thể bị cường kinh nếu:Thay băng vệ sinh thường xuyên hơn bình thường. Cần những loại băng vệ sinh lớn hơn. Có các cục máu đông lớn hơn 2,5 cm. Giấc ngủ của bạn bị gián đoạn khi có kinh hoặc chảy máu qua quần áo và giường của bạn. Cách tốt nhất để xác định xem bạn ra máu có nhiều không là xem xét chu kỳ của bạn ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Cường kinh có thể khiến bạn mệt mỏi và có nguy cơ bị thiếu máu cao, dẫn đến chóng mặt, nhịp tim không đều và khó thở. Dòng chảy bất thường cũng có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày của bạn do chuột rút, mệt mỏi và phải thay băng vệ sinh hoặc miếng lót thường xuyên hơn. Cường kinh thường xảy ra ở những phụ nữ chuyển sang thời kỳ mãn kinh, thời điểm hệ thống sinh sản của cơ thể bạn ngừng phóng thích trứng. Một nghiên cứu cho thấy trong số phụ nữ từ 42 đến 52 tuổi, hơn 90% trải qua thời kỳ kinh nguyệt kéo dài 10 ngày hoặc hơn - với 78% cho biết lượng máu của họ là nhiều.Điều này là do khi phụ nữ đến tuổi mãn kinh, có ít trứng hơn để trưởng thành trong buồng trứng. Cơ thể tiết ra lượng hormone kích thích nang trứng (FSH) cao hơn để cố gắng duy trì quá trình rụng trứng bình thường, loại hormone này tạo ra nhiều Estrogen hơn. Mức độ Estrogen cao hơn này làm dày lớp niêm mạc tử cung, thường dẫn đến kinh nguyệt nặng hơn và kéo dài hơn. Thời gian để cơ thể phụ nữ hoàn thành chu kỳ này cũng có thể kéo dài, dẫn đến khoảng cách giữa các kỳ kinh dài hơn và lưu lượng máu nhiều hơn. Sự thay đổi nồng độ hormone sinh sản này được gọi là tiền mãn kinh thường bắt đầu khoảng 4 năm trước khi phụ nữ có kỳ kinh cuối cùng. Nhưng quá trình chuyển đổi có thể bắt đầu sớm nhất là 10 năm trước khi mãn kinh. Nếu cường kinh ở tuổi 50 xảy ra thì đây là một tình trạng bất thường 3. Những thay đổi trong thời kỳ tiền mãn kinh Theo thời gian, mức độ Estrogen của phụ nữ giảm, làm mỏng lớp niêm mạc tử cung. Các chu kỳ xảy ra ít thường xuyên hơn cho đến khi chúng dừng lại hoàn toàn. Nhưng khi các hormone vẫn thay đổi trong thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ thường có những thay đổi đáng kể đối với chu kỳ kinh nguyệt của họ. Điều này có thể bao gồm:Chu kỳ ngắn hơn, dài hơn hoặc không có kinh. Những thay đổi hormone trong thời kỳ tiền mãn kinh là do số lượng trứng trong buồng trứng giảm. Điều này có thể dẫn đến thời gian dài hơn giữa các chu kỳ - cách nhau ít nhất 38 ngày - hoặc mất kinh hoàn toàn. Phụ nữ có mức estrogen thấp hơn có thể trải qua chu kỳ ngắn hơn bình thường.Xuất huyết dạng đốm giữa các kỳ kinh. Sự thay đổi về thời gian giữa các kỳ kinh cũng có thể gây ra hiện tượng ra máu giữa các kỳ kinh. Việc thành tử cung dày hơn thường gây ra đốm có màu đỏ, nâu hoặc sẫm màu.Lượng máu kinh nhiều bất thường. Khi mức độ Estrogen cao hơn làm dày niêm mạc tử cung, có thể cường kinh hơn khi nó bong ra. Những thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn như trễ kinh hoặc không thường xuyên cũng có thể khiến máu chảy nhiều hơn.Các triệu chứng thể chất và tinh thần khác cũng có thể đi kèm với tiền mãn kinh, bao gồm:Nóng bừng và khó ngủ. Thay đổi tâm trạng và cáu kỉnh. Những thay đổi đối với hoạt động tình dục. Tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo, các vấn đề về bàng quang, loãng xương và bệnh tim 4. Cách xử trí điều trị cường kinh ở tuổi 50 Trong khi bình thường, cường kinh có thể làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của nhiều phụ nữ.Nghiên cứu cho thấy ibuprofen có thể giúp giảm chảy máu trong thời gian từ 20 đến 40% và làm giảm các triệu chứng như chuột rút. Chú ý đến chế độ ăn uống và lối sống của bạn cũng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng tiền mãn kinh, bao gồm:Quản lý mức độ căng thẳng và giấc ngủ lành mạnh để tránh mất cân bằng hormone lớn hơn. Bổ sung sắt cho cơ thể để ngăn ngừa thiếu máu - nguyên nhân gây ra các triệu chứng như mệt mỏi và có thể góp phần làm chảy máu nặng hơn. Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của bạn để kiểm soát tốt hơn tình trạng ra máu nặng hơn. Sử dụng miếng đệm hoặc băng vệ sinh mang lại sự thoải mái khi chảy nhiều nước và tránh rò rỉ Cường kinh ở tuổi 50 gây ảnh hưởng tới cuộc sống thì bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn 5. Khi nào bạn nên khám bác sĩ Cường kinh và chu kỳ kinh nguyệt bất thường thường gặp ở phụ nữ trên 50. Nhưng nếu các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của bạn, bạn nên liên hệ với bác sĩ. Bạn có thể là một ứng cử viên tốt cho liệu pháp hormone giúp cân bằng nồng độ estrogen và progesterone, giảm cường kinh và các triệu chứng tiền mãn kinh khác.Chảy máu có thể xảy ra ở phụ nữ trên 50 tuổi sau khi họ mãn kinh. Các nghiên cứu cho thấy hiện tượng chảy máu sau mãn kinh này thường là do các bệnh lý như u xơ tử cung hoặc polyp. Nó cũng có thể là một dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung, ảnh hưởng đến 2 đến 3% phụ nữ và phổ biến nhất ở phụ nữ sau mãn kinh.Cường kinh cũng có thể là một triệu chứng của một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Đảm bảo theo dõi dòng chảy của bạn và đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp phải:Chảy máu rất nhiều - như ngâm qua sản phẩm vệ sinh hàng giờĐốm nhất quán giữa các chu kỳ. Một số chu kỳ liên tiếp ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn vài ngày so với bình thường. Hơn ba tháng giữa các giai đoạn. Chảy máu sau khi quan hệ tình dục. Cường kinh có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm nên khi gặp hiện tượng này, bạn nên đi thăm khám và điều trị kịp thời theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.;;;;;Cường kinh là một dạng rối loạn kinh nguyệt dễ xảy ra ở nữ giới do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cường kinh trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe. Cũng vì thế mà nhiều chị em lo lắng cường kinh có gây thiếu máu không và nên làm cách nào để phòng tránh tình trạng này. 1. Cường kinh là thế nào, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết 1.1. Thế nào là cường kinh Cường kinh là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng ra máu kinh nguyệt chảy ra ồ ạt với lượng lớn trong kỳ hành kinh và diễn ra nhiều ngày liền. Nếu lượng máu kinh của một chu kỳ vượt quá 200ml và dài trên 7 ngày thì có thể xem là cường kinh. Ngoài ra, nữ giới gặp hiện tượng này còn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn và bị đau bụng. 1.2. Dấu hiệu thường thấy khi bị cường kinh Nữ giới bị cường kinh thường có các dấu hiệu sau: - Máu kinh ra nhiều và liên tục đến mức phải thay băng vệ sinh thường xuyên. - Máu kinh bị đóng cục. - Cảm thấy mệt mỏi, đau bụng và buồn nôn trong suốt kỳ kinh. - Đôi khi còn kèm rong kinh. 1.3. Nguyên nhân gây cường kinh ở nữ giới Thường thì phụ nữ bị cường kinh là do: - Mất cân bằng hormone Thời điểm lượng hormone trong cơ thể dễ bị mất cân bằng gây ra cường kinh nhất là khi mãn kinh hoặc tuổi vị thành niên. - Polyp cổ tử cung Khối Polyp này có kích thước nhỏ, hình thành từ bề mặt niêm mạc của cổ tử cung hoặc ống cổ tử cung sau đó lòi ra lỗ ngoài của cổ tử cung. Nguyên nhân khiến cho Polyp ở đây hình thành là do sự tăng cao của nồng độ estrogen, nhiễm khuẩn hoặc xung huyết ở mạch máu khu trú trong cổ tử cung. Nếu điều trị khỏi Polyp thì cường kinh cũng sẽ chấm dứt. - Polyp ở trong nội mạc tử cung (hay còn gọi là Polyp buồng tử cung) Thường thì Polyp này đa phần là dạng lành tính. Nó là kết quả của sự tăng cao estrogen sau điều trị hormone hoặc một số thể của u buồng trứng. - Bị u xơ tử cung U xơ tử cung xuất hiện do một số bất thường của hormone estrogen. - Lupus Dạng bệnh viêm mãn tính này thuộc loại bệnh tự miễn dịch có khả năng tác động tới nhiều bộ phận khác của cơ thể. Phụ nữ bị Lupus rất dễ bị cường kinh. - Viêm tiểu khung Cường kinh là một trong những triệu chứng của bệnh viêm tiểu khung. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn của một hoặc nhiều cơ quan bên trong tiểu khung như vòi trứng, tử cung, cổ tử cung,… - Ung thư cổ tử cung Khi các tế bào cổ tử cung trở nên bất thường theo hướng phát triển không kiểm soát và khiến cho các bộ phận khỏe mạnh khác bị tổn thương tức là ung thư cổ tử cung xuất hiện. Người bị bệnh lý này rất dễ bị cường kinh. - Ung thư nội mạc tử cung Bệnh ung thư nội mạc tử cung là nguyên nhân phổ biến gây cường kinh vì các tế bào ở đây sinh sôi không kiểm soát và làm tổn thương tử cung cùng nhiều cơ quan khác. - Một số nguyên nhân khác: bị rối loạn đông máu, dùng phương pháp tránh thai không phù hợp với cơ địa,... 2. Cường kinh có gây thiếu máu không và cần làm gì khi bị cường kinh 2.1. Có thể bị thiếu máu khi cường kinh không Chính vì cường kinh khiến cho lượng máu kinh chảy ra rất nhiều nên chị em phụ nữ dễ xuất hiện tâm lý lo lắng cường kinh có gây thiếu máu không. Khi bị cường kinh, trong một thời gian ngắn, lượng máu chảy ra ngoài cơ thể quá nhiều sẽ khiến cho lượng sắt bị mất đi không kịp bù đắp lại nên phụ nữ dễ bị thiếu máu do thiếu sắt. Cũng xuất phát từ điều này mà cường kinh trở thành nguyên nhân chủ đạo khiến cho số đông phụ nữ bị thiếu máu vì thiếu sắt, nhiều nhất là người sắp vào tuổi mãn kinh và các bạn gái mới có kinh nguyệt. Khi cơ thể bị như vậy sẽ không có đủ chất sắt cần thiết cho việc sản xuất huyết sắc tố. Bản thân huyết sắc tố (hemoglobin) lại nằm trong tế bào hồng cầu và đảm nhận vai trò vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Vì thế, khi cường kinh gây thiếu máu sẽ khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái chóng mặt, mệt mỏi, sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn. 2.2. Ngăn ngừa thiếu máu do cường kinh bằng cách nào Không chỉ có vậy, chị em cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống hàng ngày của mình theo hướng sau: - Tăng cường các loại thực phẩm giàu chất sắt vào trong bữa ăn như: hải sản, thịt đỏ, rau xanh lá, các loại đậu, ngũ cốc,... - Bổ sung vitamin C để việc hấp thụ sắt trở nên tốt hơn. - Tạo cho mình một thói quen nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, tập luyện thể thao nhẹ nhàng để giúp cho kinh nguyệt được điều hòa. - Cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là vào những ngày hành kinh. - Dùng viên uống để bổ sung sắt cho cơ thể. Nhiều chị em chưa biết cường kinh có gây thiếu máu không nên không ý thức được sự ảnh hưởng của hiện tượng này đến sức khỏe của mình. Cũng vì thế mà dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, đến khi thấy sức khỏe có vấn đề mới đến gặp bác sĩ kiểm tra. Cường kinh kéo dài có thể gây ra những biến chứng không tốt cho sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì thế, tốt nhất là chị em không nên chủ quan khi có dấu hiệu bị cường kinh. Thăm khám càng sớm càng giúp chị em điều trị bệnh tối ưu để sức khỏe và cuộc sống không bị ảnh hưởng.
question_186
Công dụng thuốc Arthledin
doc_186
Thuốc Arthledin 750mg là thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, có thành phần chính là Nabumetone hàm lượng 750mg. Thuốc Arthledin được dùng trong điều trị kháng viêm, giảm đau xương khớp. 1. Công dụng thuốc Arthledin Arthledin thuộc nhóm thuốc giảm đau không gây nghiện, thuốc chống viêm không steroid, có thành phần chính là Nabumetone hàm lượng 750mg. Nabumetone có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm bằng cách ức chế tổng hợp prostaglandin.Thuốc Arthledin được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được chỉ định dùng để giảm đau và chống viêm trong viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Arthledin Arthledin được dùng theo đường uống, uống nguyên 1 viên thuốc với nước, có thể uống thuốc trong khi ăn hoặc sau khi ăn.Liều dùng Arthledin thông thường là 1 viên/lần/ngày, uống thuốc trước lúc ngủ. Trường hợp triệu chứng của bệnh viêm xương khớp nặng và kéo dài hoặc cơn đau xương khớp xuất hiện đột ngột, có thể dùng thêm 1 viên vào buổi sáng.Quá liều thuốc Arthledin có thể gây đau đầu, lơ mơ, buồn ngủ, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn, đau thượng vị (phục hồi sau chăm sóc hỗ trợ), xuất huyết dạ dày, tăng huyết áp, suy thận cấp, suy hô hấp, hôn mê, co giật (hiếm khi xảy ra), phản ứng phản vệ.Đối với quá liều thuốc Arthledin, cho đến nay vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu, người bệnh cần được chăm sóc, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Trong trường hợp cần thiết, có thể tiến hành gây nôn, rửa dạ dày, dùng than hoạt tính để giảm hấp thu hoặc tái hấp thu thuốc. Bên cạnh đó, người bệnh cần được theo dõi chức năng gan và thận tối thiểu 4 giờ sau khi dùng thuốc quá liều. Trong trường hợp bị co giật, người bệnh cần được điều trị bằng diazepam theo đường tiêm tĩnh mạch. 3. Tác dụng phụ của thuốc Arthledin Dùng thuốc Arthledin có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với tần suất xuất hiện như sau:Thường gặp: Ù tai, tăng huyết áp, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, viêm dạ dày, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, ngứa, phát ban, phù nề.Ít gặp: Lú lẫn bồn chồn, mất ngủ, buồn ngủ, chóng mặt, nhức đầu, lo âu. Khó thở, rối loạn hô hấp, chảy máu cam. Loét dạ dày - tá tràng, nôn, khô miệng, viêm miệng. Nổi mày đay, đổ mồ hôi, bệnh về cơ, mệt mỏi, suy nhược, rối loạn chức năng thận.Hiếm gặp: Thuốc Arthledin hiếm khi gây rối loạn thị lực.Rất hiếm gặp: Giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, thiếu máu. Sốc phản vệ, phản ứng phản vệ. Ảo giác, trầm cảm. Hen suyễn, co thắt phế quản, viêm phổi kẽ. Viêm tụy, vàng da, suy gan. Bóng nước, hồng ban đa dạng, hoại tử biểu bì, hội chứng Stevens-Johnson, rụng tóc, phù mạch. Hội chứng thận hư, suy thận, viêm thận kẽ, rong kinh. 4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Arthledin Không dùng thuốc Arthledin ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc hoặc có tiền sử phản ứng quá mẫn với aspirin, ibuprofen hoặc các thuốc kháng viêm không steroid khác; người bị suy gan, suy thận, suy tim nặng; người bị bệnh dạ dày - tá tràng, tái phát viêm loét dạ dày hoặc thủng, xuất huyết dạ dày - ruột; phụ nữ đang mang thai 3 tháng cuối hoặc đang nuôi con cho bú.Dùng thuốc Arthledin liều cao có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Trước khi dùng thuốc Arthledin, người bệnh cần được cảnh báo và đánh giá nguy cơ gặp biến cố tim mạch trong trường hợp không có triệu chứng trước đó. Nên bắt đầu bằng liều thấp nhất để hạn chế ảnh hưởng đến tim mạch.Người bị bệnh hen phế quản hoặc có tiền sử hen phế quản, người có tiền sử mắc bệnh tiêu hóa cần thận trọng khi dùng thuốc Arthledin.Người bị tăng huyết áp, ứ dịch, suy tim cần thận trọng khi dùng Arthledin vì thuốc có thể gây phù ngoại vi.Cân nhắc giảm liều dùng thuốc Arthledin ở bệnh nhân suy thận có độ thanh thải Creatinin dưới 30ml/phút.Bệnh nhân suy gan, người cao tuổi cần thận trọng khi dùng thuốc Arthledin và cần được theo dõi cẩn thận trong quá trình sử dụng thuốc.Hạn chế các hoạt động lái xe hoặc vận hành, điều khiển máy móc khi dùng Arthledin vì thuốc có thể làm ảnh hưởng đến sự tỉnh táo và khả năng tập trung khi thực hiện các hoạt động này.Không dùng Arthledin đồng thời với các loại thuốc kháng viêm không steroid khác.Dùng Arthledin đồng thời với các thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp có thể gây suy thận. Người bệnh cần được theo dõi chức năng thận trong quá trình dùng các loại thuốc này.Dùng Arthledin với thuốc lợi tiểu có thể làm tăng nồng độ Kali trong máu.Dùng đồng thời Arthledin với Glycosid tim có thể khiến tình trạng suy tim trở nên nghiêm trọng hơn, tăng nồng độ Glycosid trong huyết tương và giảm GFR; với Lithium, Methotrexate làm giảm thải trừ Lithium và Methotrexate; với Cyclosporin làm tăng độc tính trên thận.Dùng đồng thời Arthledin với Corticosteroid làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa; với thuốc chống đông máu làm tăng tác dụng chống đông của thuốc; với thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon có thể gây co giật.Dùng đồng thời Arthledin với chất chống tiểu cầu và thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin có chọn lọc có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa; với Tacrolimus làm tăng nguy cơ độc tính trên thận; với Zidovudin làm tăng nguy cơ các bệnh về máu.Theo dõi người bệnh trong khi dùng thuốc Arthledin đồng thời với thuốc chống đông máu, thuốc hạ đường huyết Sulfonylurea, thuốc chống co giật Hydantoin và giảm liều trong trường hợp cần thiết.Hiệu quả điều trị của Mifepristone có thể giảm xuống nếu dùng cùng với Arthledin. Vì vậy, trong vòng 8-12 ngày sau khi sử dụng Mifepriston, không nên dùng thuốc Arthledin nói riêng và thuốc kháng viêm không steroid nói chung.Công dụng của thuốc Arthledin là làm giảm đau, chống viêm trong các bệnh lý xương khớp như viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
doc_54638;;;;;doc_3133;;;;;doc_29104;;;;;doc_9994;;;;;doc_29759
Thuốc Arthamin chứa hoạt chất Meloxicam được chỉ định trong điều trị triệu chứng các cơn viêm đau mãn tính trong viêm khớp dạng thấp, viêm đau xương khớp, viêm cột sống dính khớp... Cùng tìm hiểu về công dụng, các lưu ý khi sử dụng thuốc Arthamin qua bài viết dưới đây. 1. Công dụng của thuốc Arthamin 2. Liều dùng của thuốc Arthamin Liều dùng thuốc Arthamin được chỉ định bởi bác sĩ điều trị dựa vào tình trạng, khả năng dung nạp của người bệnh. Một số khuyến cáo về liều thuốc như sau:Viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày. Liều thuốc có thể giảm xuống còn 1 viên (7.5mg)/lần/ngày dựa vào tình trạng người bệnh;Viêm đau xương khớp: Uống 1 viên (7.5mg)/lần/ngày. Trong trường hợp cần thiết có thể tăng liều thuốc lên 2 viên (7.5mg)/ngày;Người bệnh có nguy cơ cao gặp phản ứng phụ: Liều thuốc khởi đầu khuyến cáo là 1 viên (7.5mg)/ngày;Người bệnh suy thận cần chạy thận nhân tạo: Liều thuốc sử dụng không quá 1 viên (7.5mg)/ngày;Trẻ em: Chưa xác định được độ an toàn, hiệu quả của thuốc Arthamin nên không dùng thuốc điều trị ở trẻ em. 3. Tác dụng phụ của thuốc Arthamin Thuốc Arthamin có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:Trên hệ tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, nôn, đầy hơi và các bất thường thoáng qua do thay đổi chức năng gan;Huyết học: Rối loạn công thức máu, thiếu máu, giảm tiểu cầu, rối loạn bạch cầu;Da: Ngứa phát ban, ngứa, mày đay, nhạy cảm với ánh sáng, viêm miệng;Hệ hô hấp: Khởi phát cơn hen;Hệ thần kinh: Đau đầu, ù tai, chóng mặt, ngủ gật;Hệ tim mạch: Tăng huyết áp, phù, hồi hộp, đỏ bừng mặt;Hệ tiết niệu: Tăng ure, creatinin máu;Tăng phản ứng nhạy cảm: Phản ứng phản vệ, phù niêm mạc.Trường hợp gặp phải tác dụng không mong muốn, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Arthamin và thông báo cho bác sĩ điều trị. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Arthamin 4.1. Chống chỉ định. Chống chỉ định sử dụng thuốc Arthamin ở các đối tượng sau:Người bệnh mẫn cảm với Meloxicam hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Arthamin;Người bệnh mẫn cảm với Aspirin và các thuốc kháng viêm không steroid khác;Người bệnh có tiền sử polyp mũi, hen suyễn, nổi mày đay, phù mạch sau khi sử dụng Aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid;Người bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng tiến triển;Người bệnh suy gan nặng;Trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi;Phụ nữ có thai;Phụ nữ đang cho con bú.4.2. Thận trọng khi sử dụng thuốc Arthamin. Không sử dụng thuốc Meloxicam để điều trị thay thế cho thuốc corticosteroid hoặc điều trị thiếu hụt corticosteroid.Đã có báo cáo về nguy cơ vàng da, hoại tử gan, viêm gan cấp tính và suy gan khi điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid kéo dài. Vì vậy người bệnh có triệu chứng, dấu hiệu suy giảm chức năng gan cần thận trọng khi điều trị bằng thuốc Arthamin.Thận trọng khi điều trị bằng Arthamin ở người bệnh bị mất nước, cần dùng bù nước điện giải trước khi điều trị bằng thuốc Arthamin.Thận trọng khi sử dụng ở người bệnh thận, bởi một số chất chuyển hóa của Meloxicam được bài tiết qua thận và cần được theo dõi chặt chẽ ở người bệnh suy thận.Đã có báo cáo về nguy cơ giữ nước và phù khi điều trị bằng NSAID, vì vậy thận trọng khi sử dụng thuốc Arthamin ở người bệnh tăng huyết áp, suy tim, người bệnh bị giữ nước.Đối với phụ nữ đang mang thai: Không sử dụng thuốc Arthamin ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú.Người lái xe, vận hành máy móc: Thuốc Arthamin không ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc của người bệnh. 5. Tương tác thuốc Arthamin Không sử dụng Arthamin cùng với các thuốc sau:Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid khác: Tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ trên đường tiêu hóa;Các thuốc tan huyết khối, thuốc chống đông như Heparin, warfarin: Tăng nguy cơ chảy máu;Lithi: Tăng nồng độ của Lithium trong huyết tương;Methotrexat: Tăng độc tính của Methotrexate trên máu;Phương pháp tránh thai bằng dụng cụ: Thuốc giảm đau chống viêm không steroid được chứng minh là làm giảm hiệu quả của dụng cụ ngừa thai đặt trong tử cung.Thận trọng khi sử dụng Arthamin cùng với các thuốc sau:Thuốc lợi tiểu: Tăng nguy cơ suy thận cấp ở người bệnh mất nước;Thuốc điều trị tăng huyết áp: Arthamin làm giảm tác dụng điều trị tăng huyết áp;Cholestyramin: Tăng thải trừ Meloxicam do tình trạng liên kết tại ống tiêu hóa;Ciclosporin: Tăng độc tính trên thận của thuốc Ciclosporin.Tương tác thuốc có thể xảy ra làm giảm tác dụng điều trị của Arthamin, tăng nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn. Vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang sử dụng trước khi điều trị bằng thuốc Arthamin.Nếu còn thắc mắc thêm bất cứ vấn đề gì về thuốc Arthamin người bệnh nên tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ để việc dùng thuốc được hiệu quả hơn.;;;;;Thuốc Arnetine được bào chế dạng dung dịch tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc có thành phần chính là Ranitidin HCl, dùng để điều trị viêm loét dạ dày (lành tính hoặc loét hậu phẫu thuật), hội chứng Zollinger-Ellison... Trong mỗi ống Arnetine 50mg/2ml chứa thành phần chính là Ranitidin hydroclorid 50mg cùng các tá dược vừa đủ. Trong đó, Ranitidin hydroclorid có công thức hóa học gần giống với chất kháng Histamin H2. Cho nên khi vào dạ dày, nó tranh chấp và chiếm lấy vị trí Histamin của thụ cảm thể H2.Arnetine 50mg/2ml đối kháng Histamin H2, ức chế mạnh mẽ quá trình tiết axit HCl ở tế bào thành dạ dày, nhờ đó giảm tối đa tác nhân gây loét do tăng tiết quá nhiều axit dạ dày (yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày).Thuốc Arnetine được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:Người bị loét dạ dày tá tràng lành tính, trào ngược thực quản dạ dày, biến chứng loét dạ dày sau phẫu thuật và chứng tăng tiết axit dịch vị;Dự phòng xuất huyết tiêu hóa tái phát trên những bệnh nhân loét tá tràng, viêm loét dạ dày đã có xuất huyết cũ;Dự phòng xuất huyết tiêu hóa cho bệnh nhân loét dạ dày tá tràng nặng do căng thẳng - stress;Dự phòng cho bệnh nhân có chỉ định gây mê toàn thân có nguy cơ hít phải axit, nhất là thai phụ đang có dấu hiệu chuyển dạ (hội chứng Mendelson).Chống chỉ định sử dụng thuốc Arnetine cho người mẫn cảm với thành phần hoạt chất trong thuốc (đặc biệt là Ranitidin hydroclorid). 2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Arnetine 2.1. Cách dùng thuốc Arnetine. Thuốc Arnetine 50mg/2ml được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm nên có 3 cách đưa thuốc vào cơ thể hiệu quả nhất:Tiêm tĩnh mạch chậm;Tiêm bắp;Truyền tĩnh mạch.2.2. Liều dùng thuốc ArnetineĐiều trị loét dạ dày, thực quản lành tính, biến chứng loét dạ dày hậu phẫu thuật,...: Dùng 50mg cho mỗi 6-8 giờ;Dự phòng xuất huyết tiêu hóa tái phát ở người loét dạ dày tá tràng từng bị xuất huyết, dùng 50mg cho mỗi 6-8 giờ;Dự phòng xuất huyết tiêu hóa ở đối tượng loét dạ dày tá tràng nặng do stress: Liều khởi đầu tiêm 50mg cho mỗi 6-8 giờ, sau đó truyền tĩnh mạch liên tục 125 - 250 μg/kg/giờ;Hội chứng Mendelson: Tiêm tĩnh mạch chậm hoặc tiêm bắp 50mg trước khi tiến hành gây mê khoảng 45 - 60 phút.Lưu ý: Liều dùng thuốc Arnetine ở trên chỉ mang tính tham khảo. Bác sĩ sẽ căn cứ vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh để đưa ra liều dùng phù hợp cho bệnh nhân. 3. Tác dụng phụ của thuốc Arnetine 20mg Thuốc Arnetine 50mg/2ml có thể gây ra một vài tác dụng không mong muốn trên từng cơ quan như sau:Máu và hệ bạch huyết: Hiếm khi xảy ra các phản ứng trên máu và hệ bạch huyết. Một số trường hợp (nếu có) có thể xảy ra như giảm tiểu cầu xuất huyết, giảm bạch cầu (2 tác dụng phụ này thường khôi phục nhanh sau khi ngừng thuốc). Đôi khi, có trường hợp giảm sinh tủy, bất hoạt tủy, lượng bạch cầu giảm hoặc mất;Hệ miễn dịch: Hiếm khi xảy ra, nếu có thì sẽ gặp các phản ứng như nổi mày đay, mẩn ngứa, dị ứng, sốt, co thắt khí phế quản...;Tâm thần kinh: Có các biểu hiện ở hệ thần kinh như: rối loạn tâm thần, ảo giác, trầm cảm hay các triệu chứng thần kinh như: hoa mắt, chóng mặt đau đầu. Các triệu chứng này thường hiếm khi xảy ra và nếu có thì chủ yếu gặp ở trẻ em, người lớn tuổi;Hệ tim mạch: chậm nhịp tim, block nhĩ thất (AV Block);Hệ gan mật: rất hiếm khi gây viêm gan, hiếm khi thấy thay đổi các chỉ số xét nghiệm đánh giá chức năng gan;Nội tiết: có thể gây chứng vú to ở nam giới.Khi gặp các tác dụng phụ kể trên, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý phù hợp. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Arnetine 20mg Chỉ dùng thuốc Arnetine cho phụ nữ mang thai và cho con bú khi có chỉ định của bác sĩ.Thuốc Arnetine kháng Histamin H2, có thể làm mờ nhạt đi các triệu chứng ung thư dạ dày. Trước khi sử dụng Arnetine để điều trị viêm loét dạ dày, nên làm các xét nghiệm loại trừ khả năng ác tính của tế bào dạ dày;Thuốc Arnetine sẽ thải trừ qua thận nên những bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh giảm 1 nửa liều so với người bình thường;Nếu đưa ồ ạt hoặc quá nhanh lượng Ranitidin vào cơ thể có thể gây chậm nhịp tim. Do vậy khi tiêm cần tiêm tốc độ chậm, vừa phải, tránh làm ảnh hưởng đến tim mạch;Không nên dùng thuốc Arnetine cho những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có rối loạn chuyển hóa Porphyrin. 5. Tương tác thuốc Arnetine 20mg Thuốc Arnetine 50mg/2ml không làm tăng tác dụng của các thuốc bị hoạt hóa bởi men Oxygenase như: Lignocaine, Amoxicillin, Phenytoin, Propranolol, Warfarin, Metronidazole. Bởi Arnetine 50mg/2ml không làm ức chế hoạt động men Oxygenase phối hợp liên kết với P450 ở lưới nội bào không hạt của tế bào gan. Vì thế, khi phối hợp thuốc Arnetine với các loại thuốc trên sẽ gây tổn hại lớn đến các tế bào gan.Khi sử dụng thuốc Arnetine để điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh nên tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị, tránh nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ khó lường. Đồng thời, cũng nên báo cho bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng để tránh nguy cơ tương tác thuốc.;;;;;Thuốc Arclenxyl là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin 3 vòng, có thành phần Loratadin 10 mg. Thuốc Arclenxyl có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1, được dùng trong chống dị ứng. Thành phần Loratadin trong thuốc là thuốc kháng histamin 3 vòng, có tác dụng chống ngứa và nổi mề đay do có liên quan đến histamin. Hoạt chất Loratadin không có tác dụng an thần, gây ngủ ngược lại với tác dụng phụ an thần của các thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất.Thuốc Arclenxyl được sử dụng mà không cần kê đơn cho các trường hợp:Điều trị triệu chứng của viêm mũi dị ứng như : Hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi.Điều trị triệu chứng của viêm kết mạc dị ứng như : Nóng mắt, ngứa mắt.Triệu chứng của các rối loạn dị ứng da và mề đay.Chống chỉ định dùng thuốc trong các trường hợp sau:Bệnh nhân bị dị ứng với thành phần hoạt chất chính Loratadin hay bất cứ thành phần tá dược nào của thuốc.Trẻ em < 6 tuổi. 2. Cách sử dụng của Arclenxyl 2.1. Cách dùng thuốc Arclenxyl. Thuốc Arclenxyl dùng đường uống. Dùng thuốc vào lúc đói hay lúc no đều được. Người bệnh cần uống nguyên viên Arclenxyl với lượng nước lọc vừa đủ, không bẻ đôi hay nghiền nát và pha trộn với bất cứ hỗn hợp nào khác.2.2. Liều dùng của thuốc Arclenxyl. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi ngày 1 viên.Trẻ 6 đến 12 tuổi: (từ 30kg trở lên) 1 viên x 1 lần mỗi ngày. Trẻ dưới 30 kg: 1/2 viên x 1 lần mỗi ngày. Người bệnh suy gan hoặc suy thận: 1/2 viên một ngày hoặc 1 viên/lần, 2 ngày uống 1 lần.2.3. Xử lý khi quên liều. Tốt nhất vẫn là uống thuốc đúng thời gian bác sĩ chỉ định hay khuyến cáo trên tờ rơi. Việc uống thuốc đúng thời gian sẽ bảo đảm thuốc được phát huy tác dụng tốt nhất.Thông thường có thể uống thuốc cách 1 đến 2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu nếu như lỡ quên, không uống bù liều đã quên nếu đã gần đến thời gian uống liều tiếp theo.Không uống gấp đôi liều đề phòng việc uống quá liều.2.4. Xử trí khi quá liều. Triệu chứng quá liều ở người lớn khi dùng thuốc bao gồm: buồn ngủ, nhức đầu và nhịp tim nhanh (khi dùng liều 40 đến 180mg loratadin). Ở trẻ em sẽ xuất hiện các dấu hiệu: đánh trống ngực, triệu chứng ngoại tháp (khi dùng quá 10mg).Điều trị quá liều loratadin cần bắt đầu ngay và duy trì chừng nào còn cần thiết, việc điều trị chưa có thuốc giải đặc hiệu mà chỉ bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.Trường hợp quá liều loratadin cấp tính, nên làm rỗng dạ dày ngay bằng cách dùng Siro Ipeca nhằm gây nôn. Uống than hoạt tính sau khi gây nôn có hiệu quả ngăn chặn sự hấp thu của loratadin vào cơ thể.Nếu việc gây nôn không có hiệu quả hoặc bị chống chỉ định (đối với bệnh nhân hôn mê hay đang co giật), thì tiến hành súc rửa dạ dày bằng dung dịch Na. CI 0.9%, nếu có thể thì đặt ống nội khí quản để ngăn ngừa việc bệnh nhân hít phải các chất trong dạ dày. Các thuốc tẩy muối cũng có tác dụng pha loãng nhanh chóng các chất có chứa trong ruột. 3. Lưu ý khi dùng thuốc Arclenxyl Thận trọng khi dùng thuốc Arclenxyl với người cao tuổi vì độ nhạy cảm với thuốc ở đối tượng này có thể nhiều hơn với người lớn bình thường.Bệnh nhân suy gan: Khi dùng Arclenxyl, có nguy cơ gây khô miệng, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi, và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, cần phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi dùng Arclenxyl.Thuốc Arclenxyl tác động đến mỗi người khác nhau nên sẽ có một số trường hợp hiếm gặp bị tình trạng ngủ gà có thể ảnh hưởng trên khả năng lái xe, vận hành máy móc hay cần tập trung cao độ.Do thành phần chính của Arclenxyl được bài tiết qua sữa mẹ và vì nguy hại của thuốc kháng histamin được ghi nhận là gia tăng trên trẻ em, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và những trẻ sinh non, nên lựa chọn quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc. 4. Tác dụng phụ của thuốc Arclenxyl Khi sử dụng Arclenxyl với liều lớn hơn 10 mg một ngày, có thể xảy ra những tác dụng phụ sau đây:Thường gặp: Đau đầu, khô miệng.Ít gặp: Chóng mặt, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc.Hiếm gặp: Trầm cảm, loạn nhịp nhanh trên thất, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, kinh nguyệt không đều, chức năng gan bất bình thường... 5. Tương tác thuốc Arclenxyl Loratadin được chuyển hóa bởi cytochrom P450 isoenzym CYP2D6 và CYP3A4, nên các thuốc ức chế enzym trên bao gồm: Cimetidin, ketoconazol, erythromycin, quinidin, fluconazol và fluoxetin có thể dẫn đến sự thay đổi về nồng độ thuốc trong huyết tương và có thể có tác dụng không mong muốn.Điều trị đồng thời Arclenxyl và cimetidin dẫn đến tăng nồng độ Arclenxyl trong huyết tương 60%, do cimetidin ức chế chuyển hóa của hoạt chất loratadin. Tương tác này thường không có biểu hiện lâm sàng.Điều trị đồng thời Arclenxyl và ketoconazol dẫn tới tăng nồng độ Arclenxyl trong huyết tương gấp 3 lần. Tương tác này không có biểu hiện lâm sàng vì loratadin có chỉ số điều trị rộng.Điều trị đồng thời Arclenxyl và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương. Trên sóng điện tâm đồ không có thay đổi về khoảng QTc. về mặt lâm sàng, cũng không có nhiều dấu hiệu.Chống chỉ định dùng dạng kết hợp Arclenxyl và pseudoephedrin khi đang hay đã dùng các thuốc ức chế MAO trong vòng 10 ngày trở lại đây, vì các thuốc này có ảnh hưởng đến tác dụng hạ huyết áp của pseudoephedrin.;;;;;Thuốc Artenfed được bào chế dưới dạng viên nén, có thành phần chính là Pseudoephedrine hydrochloride và Triprolidine hydrochloride. Thuốc được sử dụng trong điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng, viêm tai, viêm xoang,... 1 viên thuốc Artenfed có chứa: 30mg Pseudoephedrine hydrochloride, 2,5mg Triprolidine hydrochloride, 84,4mg tinh bột, 39,4mg lactose, 20,8mg Dicalci phosphat, 5mg Eragel, 3,6mg Talc, 0,7mg Magnesi stearat, 1,8mg Colloidal anhydrous silica, 1,8mg DST, 0,018ml nước tinh khiết.Triprolidine hydrochloride có tác dụng làm giảm triệu chứng của các bệnh phụ thuộc vào sự phóng thích ồ ạt histamine, là chất thuộc nhóm propylamin. Bên cạnh đó, Triprolidine hydrochloride có khả năng tác dụng như 1 chất đối kháng cạnh tranh lên thụ thể H1 của histamin với tác dụng ức chế thần kinh trung ương, có thể gây triệu chứng buồn ngủ.Pseudoephedrine hydrochloride có tác động giống giao cảm gián tiếp và trực tiếp, là 1 chất làm giảm sung huyết hữu hiệu ở đường hô hấp trên. Pseudoephedrine hydrochloride yếu hơn ephedrin về các tác dụng làm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp tâm thu như gây kích thích hệ thần kinh trung ương.Chỉ định sử dụng thuốc Artenfed: Phối hợp với 1 chất đối kháng thụ thể H1 của histamine và 1 tác nhân làm giảm sung huyết ở mũi. Có tác dụng:Điều trị các triệu chứng đi kèm viêm mũi dị ứng và cảm lạnh thông thường như: Hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi, ngứa, chảy nước mắt;Giảm sự sung huyết, phù nề ở bệnh nhân viêm tai, viêm xoang.Chống chỉ định sử dụng thuốc Artenfed:Bệnh nhân quá mẫn với acrivastine hoặc các thành phần của thuốc;Người bệnh tăng huyết áp nặng, bệnh mạch vành nặng;Bệnh nhân suy gan nặng;Người bệnh đang hoặc đã dùng trong vòng 2 tuần gần nhất thuốc ức chế men monoamin oxidase (gồm kháng sinh furazolidone). Sử dụng kết hợp Pseudoephedrine với loại thuốc này có thể gây tăng áp lực máu. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Artenfed Cách dùng: Đường uống.Liều dùng:Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người lớn: Dùng liều 1 - 2 viên/lần x 2 - 3 lần/ngày;Trẻ em 6 - 12 tuổi: Dùng liều 1 viên/lần x 2 - 3 lần/ngày;Người cao tuổi: Dùng liều thông thường như của người lớn;Bệnh nhân suy gan: Người bị suy gan từ nhẹ tới vừa có thể sử dụng liều thông thường như người lớn, cần thận trọng. Bệnh nhân suy gan nặng không nên dùng thuốc;Bệnh nhân suy thận: Nên thận trọng khi sử dụng thuốc cho người bệnh suy thận từ trung bình đến nặng, đặc biệt là khi có bệnh tim mạch kèm theo.Quá liều: Khi sử dụng thuốc Artenfed quá liều, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như: Ngủ lịm, chóng mặt, mệt mỏi, nhược cơ, mất điều hòa, khô da, suy hô hấp, khô niêm mạc, tăng thân nhiệt ác tính, run, co giật, tăng hoạt động, bồn chồn, tăng huyết áp, đánh trống ngực,...Điều trị quá liều: Nên thực hiện các biện pháp cần thiết để duy trì, hỗ trợ hô hấp, kiểm soát co giật. Có thể rửa dạ dày nếu có chỉ định, thông bàng quang nếu cần thiết. Bên cạnh đó, acid hóa nước tiểu có thể làm tăng đào thải Pseudoephedrine.Quên liều: Nếu quên 1 liều thuốc Artenfed, người bệnh nên báo cho bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp. Bệnh nhân không được tự ý dùng bù liều thuốc để tránh gặp phải nguy cơ quá liều. 3. Tác dụng phụ của thuốc Artenfed Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Artenfed như:Với thành phần Triprolidine:Thường gặp: Nhức đầu, mệt mỏi, buồn ngủ, kém phối hợp;Ít gặp: Bí tiểu tiện, tiểu tiện ít, nhìn mờ, khô miệng - mũi - họng, có cảm giác tức ngực,... Các tác dụng phụ này là do tác dụng kháng muscarinic của thuốc;Hiếm gặp: Giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu tan huyết, ù tai, hạ huyết áp tư thế, phản ứng dị ứng, miễn dịch chéo với các thuốc khác, hưng cảm bị kích thích, nhất là ở trẻ nhỏ gây mất ngủ, tim nhanh, quấy khóc, co giật, run đầu chi. Làm xuất hiện cơn động kinh ở những bệnh nhân có tổn thương khu trú trên vỏ não.Với thành phần Pseudoephedrine:Các triệu chứng kích thích hệ thần kinh trung ương có thể gặp gồm rối loạn giấc ngủ, ảo giác, đôi khi ban da có ngứa da, bí tiểu ở người bệnh nam dùng Pseudoephedrine, phì đại tuyến tiền liệt.Khi gặp phải các tác dụng phụ của thuốc Artenfed, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ can thiệp xử trí phù hợp nhất. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Artenfed Một số lưu ý người bệnh cần nhớ trước và trong khi dùng thuốc Artenfed:Dù Pseudoephedrine hầu như không làm tăng áp lực máu ở người bệnh huyết áp bình thường nhưng cần sử dụng thuốc Artenfed thận trọng ở người bệnh tăng huyết áp từ nhẹ tới trung bình;Như các thuốc cường giao cảm khác, Artenfed nên sử dụng thận trọng ở người bệnh có bệnh tim mạch, cường tuyến giáp, tiểu đường, tăng nhãn áp, phì đại tuyến tiền liệt;Người sử dụng thuốc Artenfed nên tránh dùng với rượu hoặc các chất ức chế thần kinh trung ương khác;Nên sử dụng thuốc Artenfed thận trọng khi có biểu hiện suy gan nhẹ tới trung bình hoặc suy thận trung bình đến nặng, đặc biệt ở người có bệnh tim mạch kèm theo;Thận trọng khi dùng thuốc Artenfed cho trẻ em dưới 2 tuổi và người già trên 60 tuổi vì có nguy cơ độc tính cao;Hiện chưa có số liệu lâm sàng về việc sử dụng thuốc Artenfed cho phụ nữ mang thai. Chưa thấy tác dụng có hại trực tiếp hoặc gián tiếp tới sự phát triển của phôi thai trên nghiên cứu ở động vật. Dù vậy, nên thận trọng khi dùng thuốc này ở phụ nữ mang thai;Pseudoephedrine và Triprolidine bài tiết vào sữa mẹ với một lượng nhỏ, chưa rõ ảnh hưởng của nó với trẻ bú mẹ. Vì vậy, không nên dùng thuốc Artenfed ở phụ nữ cho con bú, trừ khi lợi ích vượt trội so với nguy cơ;Thuốc Artenfed có thể gây ngủ lơ mơ, suy giảm khả năng khi thực hiện test thử thính lực. Nên thận trọng khi sử dụng thuốc này cho người lái xe, vận hành máy móc. 5. Tương tác thuốc Artenfed Một số tương tác thuốc của Artenfed gồm:Sử dụng đồng thời thuốc Artenfed với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc cường giao cảm (như thuốc giảm ngon miệng và hưng thần giống amphetamine, thuốc chống sung huyết) hoặc các thuốc ức chế men monoamin oxidase (gồm furazolidone) can thiệp vào chuyển hóa, các amin cường giao cảm có thể dẫn đến tăng huyết áp;Do có chứa Pseudoephedrine, thuốc Artenfed có thể làm giảm một phần tác dụng của các thuốc hạ huyết áp tác dụng lên hệ giao cảm như bethanidine, bretylium, guanethidine, methyldopa, debrisoquine và các thuốc phong bế thụ thể alpha, beta adrenergic;Người sử dụng Artenfed nên tránh dùng thuốc cùng với rượu hoặc các chất ức chế thần kinh trung ương khác (dù chưa có số liệu khách quan liên quan).Khi sử dụng thuốc Artenfed, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về thời gian dùng thuốc, cách dùng và liều dùng. Điều này đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang,... tốt nhất và hạn chế đáng kể các tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra.;;;;;Dihydroartemisin có thành phần chính là hoạt chất Artemisinin. Đây là thuốc có tác dụng chống sốt rét được phân lập từ cây Thanh hao hoa vàng thuộc họ Asteriaceae. Thuốc có tác dụng cao thậm chí với cả với ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum có khả năng kháng cloroquin.Artemisinin là một sesquiterpen lacton có cầu nối endoperoxid, không giống với các thuốc chống sốt rét hiện tại có cấu trúc dị vòng chứa nitrogen. Cầu nối này có vai trò quan trọng đối với khả năng chống sốt rét của thuốc với tác dụng mạnh diệt thể phân liệt, nhưng tác dụng với các thể ngoại hồng cầu, thể thoa trùng và thể giao tử.Trong nhiều thử nghiệm lâm sàng để so sánh artemisinin với nhiều thuốc điều trị sốt rét khác cho thấy với artemisinin có thời gian cắt sốt và thời gian làm sạch ký sinh trùng trong máu nhanh hơn so với cloroquin, mefloquin, quinin và không gây ra biến chứng.Artemisinin có thể dùng bằng đường uống hoặc đường đặt hậu môn. Sau khi đi vào cơ thể thuốc có khả năng hấp thu nhanh và đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương trong vòng 1 giờ. 2. Chỉ định của thuốc Dihydroartemisin Thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh sốt rét do tất cả các loại Plasmodium gây ra, trong đó bao gồm sốt rét nặng do chủng P. falciparum đa kháng thuốc. Artemisinin có hiệu quả cao trong điều trị sốt rét, nhưng đòi hỏi phải dùng đủ liều và chỉ dùng khi các thuốc chống sốt rét khác không có tác dụng. 3. Cách sử dụng thuốc Dihydroartemisin Dạng viên nén có thể nhai và nuốt mà không có vị khó chịu. Đối với người lớn và trẻ em trên 6 tháng như sau:Ngày đầu tiên dùng liều 25 mg/kg với một lần duy nhất.Ngày tiếp theo dùng liều 12,5 mg/kg một lần duy nhất kèm theo mefloquin dạng base 15 – 25 mg/kg.Ngày thứ ba dùng liều 12,5 mg/kg, dùng một lần duy nhất.Dạng viên đạn: Người lớn dùng liều 1250 mg chia làm hai lần. 2 – 3 ngày tiếp theo dùng 750 mg/ngày. 4. Tác dụng phụ của thuốc Dihydroartemisin Các tác dụng phụ thuộc thường nhẹ và thoáng qua, bao gồm các phản ứng ở hệ tiêu hóa như nôn, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt đặc sau khi uống.Khi sử dụng bằng đường đường hậu môn có thể dẫn đến đau mót, tiêu chảy hoặc đau bụng.Hy vọng với những chia sẻ về thuốc Dihydroartemisin sẽ giúp quá trình sử dụng thuốc ở bệnh nhân được hiệu quả, an toàn và giảm thiểu tối đa tác dụng phụ.
question_187
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn
doc_187
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại, sinh hoạt của người bệnh. Bài viết dưới đây trả lời những thắc mắc của bạn đọc xung quanh chứng bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Đau dây thần kinh liên sườn là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau có nguyên nhân hoặc không có nguyên nhân.Đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. Bệnh đau dây thần kinh liên sườn có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những người ở tuổi trung niên, người hoạt động thể thao quá mức, người lao động chân tay nặng nhoc có tỷ lệ mắc bệnh cao. Có nhiều nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn. Có thể kể đến các nguyên nhân như: – Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng, có thể là do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá sức. -Đau dây thần kinh liên sườn thứ phát: Do bệnh lý tổn thương ở đốt sống (thoái hóa cột sống, lao cột sống hoặc ung thư cột sống). Do bệnh lý tổn thương tủy sống( u rễ thần kinh, u ngoại tủy). Do chấn thương cột sống (gãy cột sống, trật cột sống…). Do nhiễm khuẩn như cúm, lao, thấp khớp mà thường gặp nhất là bị nhiễm vi-rút Herpes Simplex gây nên bệnh zona thần kinh. Ngoài các nguyên nhân gây bệnh kể trên, đau dây thần kinh liên sườn còn do các bệnh bên trong (phổi, màng phổi, tim, gan) và một số nguyên nhân khác như đái tháo đường, nhiễm độc một số kim loại như chì, viêm đa dây thần kinh…(Ảnh minh họa) Đau dây thần kinh liên sườn có các biểu hiện như: Những cơn đau kéo dài xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn; đau ngực từ vùng ngực, xương ức trở vào cột sống, cảm giác đau tăng khi ho, hắt hơi hay thay đổi tư thế; người bệnh thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải, có thể có điểm đau; người bệnh cảm thấy mệt, sốt nhẹ, đau hạch nách, phát ban đỏ, mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua… Ngày nay, y học đã tìm ra phương pháp chữa trị bệnh đau dây thần kinh liên sườn và việc thực hiện khá dễ dàng. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ điều trị thích hợp. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý như ăn uống đầy đủ chất đạm, đường, béo, hoa quả chín… Đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn. (Ảnh minh họa)
doc_30492;;;;;doc_40144;;;;;doc_22422;;;;;doc_30172;;;;;doc_41665
Tình trạng đau dây thần kinh liên sườn xảy ra khá phổ biến ở những người trưởng thành. Bệnh mang đến nhiều triệu chứng vô cùng khó chịu khiến người bệnh đau nhức liên tục và cần phải được điều trị sớm, nếu không sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. 1. Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn Dây thần kinh liên sườn nằm dưới mỗi xương sườn và ở trong tủy sống. Các mạch máu cùng dây thần kinh liên sườn sẽ tạo thành bó mạch nằm phía dưới của mỗi bên xương sườn. Do có sự liên kết này nên khi một người mắc phải bệnh lý nào đó liên quan đến tủy sống, xương sườn, cột sống, thành ngực sẽ đồng thời gây ảnh hưởng tới dây thần kinh liên sườn. Thêm vào đó vị trí của các dây thần kinh liên sườn cũng khá nông nên dễ bị tổn thương nếu gặp các tác động ngoại lực. Vì rất khó để thăm dò dây thần kinh liên sườn nên để chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn phải dựa vào các phương pháp loại trừ. Những biểu hiện khi bị đau dây thần kinh liên sườn bao gồm: Có cảm giác đau một trong hai bên trái hoặc phải trước ngực (vị trí xương ức), sau đó lan qua mạn sườn ra sau lưng gần cột sống. Cơn đau có tính chất đau nhói, như dao đâm, âm ỉ hoặc bỏng rát theo từng cơn. Đau kể cả khi đang trong trạng thái nghỉ ngơi, tăng nặng khi vặn hoặc xoay người, khi mang vác nặng, khi cười lớn, ho hay hắt hơi; Biểu hiện khác: sốt, đau bụng, mệt mỏi, đau châm chích và ngứa tê rần khu vực xương sườn, bụng và ngực. Ngoài ra còn bị đau và cử động khó vùng vai, cánh tay, lưng. Khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên và không có dấu hiệu cải thiện, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán chính xác liệu mình có đang bị đau dây thần kinh liên sườn hay không, từ đó lựa chọn phương án điều trị phù hợp. 2. Đi tìm nguyên nhân dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn bắt nguồn từ tình trạng các dây thần kinh này bị viêm, bị kích thích, chèn ép quá mức hoặc do một bệnh lý nào đó. Cụ thể đó là: Viêm dây thần kinh liên sườn; Thoái hóa cột sống; U thần kinh; Bệnh lý tủy sống; Lao hoặc ung thư cột sống; Chấn thương cột sống; Đau sau khi trải qua phẫu thuật bụng, vú và lồng ngực; Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus, phổ biến nhất là zona thần kinh; Yếu tố làm tăng nguy cơ khác: nhiễm độc, tiểu đường, viêm đa dây thần kinh,... Trong đó, bệnh lý zona thần kinh có các triệu chứng điển hình như phát ban đỏ, đau, ở những vùng da có dây liên sườn đi qua bị nổi mụn nước. các tổn thương do virus zona gây nên thường gây đau rát, dễ tái phát và kéo dài lâu ngày. Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng có nguy cơ bị đau dây thần kinh liên sườn do sự thay đổi lớn về thể chất trong thai kỳ gây tác động đến tủy sống và dây thần kinh liên sườn. Đa phần là do sự gia tăng kích thước tử cung chèn ép lên dây thần kinh liên sườn và kích thích các dây thần kinh ở giữa các đốt sống. 3.1. Chẩn đoán Sau khi thăm khám lâm sàng và khai thác bệnh sử, chế độ sinh hoạt, vận động của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác để xác định bệnh: Chụp X-quang: kiểm tra hình thái các đốt sống để đánh giá tình trạng thoái hóa hoặc lao cột sống; Chụp MRI: xác định các bệnh lý về đĩa đệm, cột sống, tủy sống như thoát vị, lồi hay thoái hóa đĩa đệm, chấn thương cột sống, u tủy sống, viêm nhiễm (viêm cột sống, nhiễm trùng đĩa đệm), lao cột sống; Các xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm nước tiểu toàn phần, tốc độ máu lắng, xét nghiệm máu ngoại vi; Xét nghiệm sinh hóa máu: creatinine, ure, ALT, AST, CRP,... 3.2. Điều trị Một số loại thuốc giúp điều trị nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn đó là: Thuốc nhóm Gabapentin giúp điều trị đau dây thần kinh; Một số thuốc giúp giảm đau thông thường như diclofenac, paracetamol. Dùng opioid trong trường hợp đau nặng; Thuốc giãn cơ vân: mydocalm, myonal dùng khi bị đau nhiều, có hiện tượng co rút ở vùng sườn bị tổn thương. Tuy nhiên chống chỉ định cho người mắc bệnh nhược cơ; Bổ sung vitamin nhóm B (B1, B6, B12) hỗ trợ thúc đẩy chuyển hóa trong các tế bào, đặc biệt là tế bào myelin và tế bào thần kinh. Bên cạnh việc sử dụng thuốc, một số phương pháp điều trị giảm nhẹ khác cũng có thể được bác sĩ áp dụng đó là: Phong bế dây thần kinh liên sườn: trước tiên vùng xương sườn sẽ được gây tê, bước thứ 2 là bơm thuốc giảm đau steroid dưới hướng dẫn của tia X. Biện pháp này có thể kéo dài hiệu quả trong vài tháng và nếu bệnh nhân đáp ứng tốt thì nên tiêm thuốc định kỳ, tránh việc các cơn đau tái diễn nhiều lần. Đây là phương pháp phù hợp với những ca bị đau dây thần kinh liên sườn sau phẫu thuật hoặc do mắc zona; Cắt dây thần kinh (TENS), cắt hạch giao cảm của dây thần kinh liên sườn, cắt đốt sống lưng. Tuy nhiên biện pháp này không được dùng thường xuyên do khó có thể khôi phục cảm giác sau phẫu thuật và bệnh nhân có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. 4. Lời khuyên giúp hạn chế đau dây thần kinh liên sườn Để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ đau dây thần kinh liên sườn, mọi người nên: Giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh; Không mang vác vật nặng và vận động sai tư thế hoặc làm việc quá sức; Cần đeo khẩu trang và trù bị phương pháp bảo hộ khi tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm; Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để đánh giá nguy cơ bị đau dây thần kinh liên sườn; Trẻ nhỏ nên sớm được tiêm phòng lao để hạn chế tối đa rủi ro mắc phải căn bệnh này gây lao cột sống về sau; Có một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, khoa học, lành mạnh, vận động hợp lý để tăng cường hệ miễn dịch.;;;;;Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh rất hay gặp ở người trưởng thành. Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh rất hay gặp ở người trưởng thành. Tính chất đau là đau liên tục suốt ngày đêm, đau tăng lên khi thay đổi tư thế, hít thở sâu hoặc vận động. Ngoài ra còn có dấu hiệu như: sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân... Đặc điểm nổi bật của bệnh đau dây thần kinh liên sườn là hay tái phát, gây nhiều phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân đay dây thần kinh liên sườn Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn rất đa dạng, có thể là tiên phát (nguyên nhân trực tiếp gây nên đau thần kinh liên sườn) do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm. Một số trường hợp đau dây thần kinh liên sườn là do các bệnh khác đưa đến hoặc hậu quả của các bệnh khác, vì vậy được gọi là đau dây thần kinh thứ phát. Một trong các bệnh dễ dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn là bệnh thoái hóa cột sống lưng (D1-D12) hoặc do lao cột sống hoặc ung thư cột sống. Ngoài ra, một số bệnh thuộc tủy sống (u rễ thần kinh, u ngoài tủy), bệnh lý nhiễm trùng (vi khuẩn hoặc virut), trong đó hay gặp nhất là bệnh zona thần kinh mà căn nguyên là do virut Herpes Zoster. Viêm đa rễ thần kinh, sức đề kháng yếu, mắc một số bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường), dùng thuốc kháng viêm corticoide kéo dài hoặc do nhiễm độc một số kim loại (chì) cũng gây nên đau dây thần kinh liên sườn. Đau dây thần kinh liên sườn do nhiễm trùng, nhất là bệnh Zona thần kinh do virut. Herpes Zoster. Đau dây thần kinh liên sườn là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt dọc theo dây thần kinh liên sườn và là biểu hiện của nhiều loại bệnh khác nhau. Cơn đau xuất hiện ở vùng cạnh sống hoặc vùng liên sống - bả vai, có thể đau một hoặc hai bên, đau lan theo khoang liên sườn ra phía trước ngực, thượng vị. Cơn đau thường xảy ra âm ỉ đôi khi kéo dài cả ngày, đêm. Đau tăng lên khi hít thở sâu, thay đổi tư thế (xoay người, vặn mình), ho, hắt hơi. Cơn đau ở vùng lưng, ngực dễ nhầm với bệnh tim hoặc phổi, bởi vì da và các cơ quan vùng đau không có biểu hiện tổn thương. Nếu do hậu quả của thoái hóa cột sống lưng thì cơn đau thường âm ỉ, ê ẩm, cả khi vận động và ngay cả khi nghỉ ngơi. Nếu dùng ngón tay ấn vào vùng cạnh sống tương ứng với khe gian đốt sống thì người bệnh thấy đau tức và đôi khi đau lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Đáng chú ý nhất là đau dây thần kinh liên sườn do zona. Bệnh nhân thấy đau rát ở vùng tổn thương zona một thời gian, có khi kéo dài hàng tháng và hay tái phát cơn đau. Nếu đau dây thần kinh liên sườn bởi bệnh lý lao cột sống hoặc ung thư cột sống, đau thường khu trú tại vùng cột sống bị tổn thương, đau nhói cả hai bên sườn, có khi đau như bó chặt lấy ngực hoặc bụng. Trong các trường hợp này rất dễ chẩn đoán nhầm với cơn đau thắt ngực hoặc bệnh dạ dày - tá tràng. Tính chất đau là đau liên tục suốt ngày đêm, đau tăng lên khi thay đổi tư thế, hít thở sâu hoặc vận động. Ngoài ra còn có dấu hiệu của triệu chứng bệnh lao (sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân... ). Đặc điểm nổi bật của bệnh đau dây thần kinh liên sườn là hay tái phát. Lời khuyên của bác sĩ Nguyên tắc điều trị đối với bệnh đau dây thần kinh liên sườn, tốt nhất là dựa vào nguyên nhân gây bệnh (zona, lao, thoái hóa cột sống). Trong một số trường hợp không xác định được nguyên nhân thì chủ yếu là giải quyết điều trị triệu chứng. Việc cần làm là giảm đau bằng một số thuốc thông thường (paracetamol, felden, diclofenac... ). Bên cạnh đó cần dùng một số thuốc đặc trị đau thần kinh. Ngoài ra, nên dùng thêm các thuốc giãn cơ và các loại thuốc nhóm vitamin B (B1, B6, B12) là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào, trong đó có tế bào thần kinh. Song song với dùng thuốc, cần có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hợp lý như ăn uống đầy đủ chất đạm, đường, béo, trái cây, rau... Không mang vác, làm việc quá sức, vận động sai tư thế làm ảnh hưởng đến cột sống. Mùa lạnh cần mặc ấm, phòng ngủ không có gió lùa. Không để mắc bệnh lao bằng cách khi tiếp xúc với bệnh nhân lao phải có bảo hộ tốt, trong trường hợp cần thiết nên cách ly. Trẻ mới sinh ra cần tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh lao để lớn lên không mắc bệnh lao.;;;;;Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh thường gặp do các chấn thương, thoái hóa cột sống, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, đái tháo đường, viêm đa dây thần kinh… Nếu không được chữa trị, cơn đau sẽ lan xuống mông, chân làm hạn chế khả năng đi lại của người bệnh và có thể kéo theo các biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây xin đề cập đến cách chữa đau dây thần kinh liên sườn, mời bạn đọc cùng tham khảo. 1. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn Bệnh đau dây thần kinh liên sườn có thể do nguyên nhân tiên phát (là nguyên nhân trực tiếp gây đau dây thần kinh liên sườn) hoặc do nguyên nhân thứ phát (do các bệnh khác gây ra hoặc hậu quả của bệnh lý nào đó gây nên). Sau đây là một số nguyên nhân nguyên phát và thứ phát của bệnh đau dây thần kinh liên sườn. 1.1 Nguyên nhân tiên phát: – Do lạnh – Vận động sai tư thế – Vận động quá sức 1.2 Nguyên nhân thứ phát – Thoái hóa cột sống lưng – Lao cột sống – Ung thư cột sống – Bệnh lý tủy sống như: u rễ thần kinh, u ngoài tủy,… – Bệnh lý nhiễm trùng như: nhiễm vi khuẩn hoặc virus, trong đó thường gặp là zona thần kinh. – Viêm đa rễ thần kinh – Đái tháo đường (bệnh tiểu đường) – Dùng thuốc corticoide kéo dài – Nhiễm độc kim loại (chì) – Sức đề kháng yếu Là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Chính vì thế, cách chữa đau dây thần kinh liên sườn cũng còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh là gì. Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh thường gặp do zona virus. 2. Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh liên sườn Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn thường được mô tả là những cơn đau kéo dài hoặc xuất hiện từng đợt chạy dọc theo dây thần kinh liên sườn (đau phía mạn sườn trái hoặc phải). Thường bệnh nhân thường chỉ đau ở một bên, trái hoặc phải; đau từ trước ngực rồi lan ra mạn sườn, sau đó là phía sau gần cạnh cột sống. Cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói kéo dài cả ngày, đêm. Đau tăng lên khi người bệnh thay đổi tư thế (xoay người, vặn mình), ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu cũng đau. Nếu đau dây thần kinh liên sườn do thoái hóa cột sống lưng thì cơn đau thường đau âm ỉ, ê ẩm; đau cả khi vận động và nghỉ ngơi. Nếu đau dây thần kinh liên sườn có tình trạng nhiễm khuẩn thì ngoài các triệu chứng trên, người bệnh còn có các biểu hiện như: sốt cao, cơ thể mệt mỏi, luôn cảm thấy đau rát nhất là ở vùng mạn sườn. Bệnh đau dây thần kinh liên sườn rất thường hay khởi phát khi có các bệnh nhiễm khuẩn như: Cảm cúm, lao, thấp khớp, các bệnh phổi, màng phổi, tim, gan, lao, ung thư, thoái hóa, u tủy… Biểu hiện đau dây thần kinh liên sườn. 3. Cách chữa đau dây thần kinh liên sườn Theo các chuyên gia, muốn chữa đau dây thần kinh liên sườn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là gì. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị triệu chứng kết hợp với điều trị nguyên nhân thì mới giải quyết được triệt để. Nếu chỉ điều trị triệu chứng đau mà không biết nguyên nhân gây đau là gì thì đau dây thần kinh liên sườn rất dễ tái phát trở lại. Sau đây là một số cách chữa đau dây thần kinh liên sườn mà người bệnh nên tham khảo: 3.1 Cách chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng thuốc Để giải quyết tạm thời (giải quyết triệu chứng) cơn đau thần kinh liên sườn, bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc giảm đau như paracetamol, diclofenac, ibuprofen,… Đây là những nhóm thuốc giảm đau có chi phí rẻ và bạn có thể dễ dàng mua ở bất kỳ hiệu thuốc nào, tuy nhiên chúng có hiệu quả giảm đau không cao. Hoặc thuốc giảm đau hướng thần kinh: gabepentin. Là loại thuốc giảm đau có hiệu quả cao nhờ cơ chế tác động lên dây và rễ thần kinh. Nhưng loại thuốc giảm đau này cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ về liều lượng phù hợp sử dụng, tránh lạm dụng. Ngoài ra, nếu cơn đau tăng lên quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thêm một số thuốc giãn cơ, để giảm sự co thắt của các cơ liên sườn. Bên cạnh đó các loại vitamin nhóm B (B1, B6, B12) có thể được sử dụng kèm để hỗ trợ sự hoạt động của bao myelin và các tế bào thần kinh. Một số loại thuốc giảm đau có thể được sử dụng để cắt cơn đau thần kinh liên sườn tạm thời như: paracetamol, diclofenac, ibuprofen,… 3.2 Cách chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng biện pháp can thiệp Một cách chữa đau dây thần kinh liên sườn có tính chất như một biện pháp điều trị giảm nhẹ, đó chính là chỉ định phong bế dây thần kinh liên sườn. Phương pháp này được thực hiện như sau: bác sĩ sẽ gây tê vùng xương sườn, rồi sau đó sử dụng tia X để tìm vị trí đâm kim và bơm thuốc giảm đau steroid. Thường phải tiêm thuốc định kỳ và hiệu quả có thể kéo dài trong vài tháng. Đối với những bệnh nhân bị đau dây thần kinh liên sườn do zona hoặc sau phẫu thuật, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng phương pháp này. Để phòng bệnh đau dây thần kinh liên sườn, chúng ta cần khám, phát hiện và điều trị tích cực các bệnh là nguyên nhân gây ra đau dây thần kinh liên sườn. Tránh vận động sai tư thế hoặc quá mạnh, phòng tránh tai nạn giao thông, tai nạn lao động và sinh hoạt,…;;;;;Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh lý hay gặp khi có khá nhiều người phải đối diện. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng bệnh cũng khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc phải bị ảnh hưởng. 1. Đau dây thần kinh liên sườn và những nguyên nhân gây bệnh Đau dây thần kinh liên sườn thường xảy ra ở các đối tượng là những người lớn, người trưởng thành, nhất là ở người phải lao động nặng nhọc. Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân đa dạng dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn. Trong đó có thể kể đến những nguyên nhân sau đây: - Do lạnh, vận động sai tư thế hoặc quá tầm. - Do các bệnh sau: Thoái hóa cột sống. Lao hoặc ung thư cột sống. Bệnh u ngoài tủy, u rễ thần kinh. Bệnh nhiễm trùng, trong đó, bệnh zona thần kinh là bệnh hay gặp. Viêm đa rễ dây thần kinh. Bệnh đái tháo đường. Loãng xương. - Các nguyên nhân khác, ví dụ như nhiễm độc một số kim loại như chì, sử dụng thuốc kháng viêm corticoid kéo dài. 2. Dấu hiệu của bệnh đau dây thần kinh liên sườn Về dấu hiệu, người bệnh khi mắc phải đau dây thần kinh liên sườn sẽ trải qua cảm giác đau tức phía trước ngực ở một bên; nó bắt đầu từ ngực, lan dọc ra mạn sườn, kéo dài đến phía sau cột sống lưng. Tính chất của tình trạng đau này là diễn ra âm ỉ, có thể xuất hiện liên tục suốt ngày đêm; đồng thời, khi người bệnh thay đổi tư thế, ho, hắt hơi, hít thở sâu hoặc vận động, thì cảm giác đau cũng sẽ theo đó mà tăng lên. Ngoài ra, cơn đau khi bị đau dây thần kinh liên sườn bởi thoái hóa cột sống thường sẽ ê ẩm, âm ỉ, xảy ra ngay vào lúc vận động hoặc cả vào thời gian thư giãn, nghỉ ngơi của người bệnh. Trường hợp đau dây thần kinh liên sườn do bệnh zona sẽ tạo cảm giác đau rát tại vùng tổn thương zona, kéo dài một thời gian hay cả vài tháng, và cơn đau cũng thường hay tái phát. Còn khi bệnh lý lao cột sống, ung thư cột sống là nguyên nhân của bệnh đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau ở vị trí là vùng cột sống bị tổn thương. Đi kèm với đó, còn có các như triệu chứng khác có thể gặp ở người bị đau dây thần kinh liên sườn, chẳng hạn như chán ăn, sụt cân, sốt về chiều, mệt mỏi,... Với đặc điểm nổi bật là hay tái phát, âm ỉ, bệnh lý này tạo ra nhiều phiền toái cho người mắc phải khi không chỉ tác động đến sức khỏe, mà còn cả các sinh hoạt thường ngày lẫn chất lượng cuộc sống của họ. 3. Điều trị và phòng bệnh đau dây thần kinh liên sườn Ngay sau đây là một số thông 3.1. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn Theo đó, việc điều trị đau dây thần kinh liên sườn thường là điều trị nguyên nhân gây đau. Các loại thuốc giảm đau như paracetamol, diclofenac,… sẽ được dùng để giúp người bệnh giảm đau. Tuy nhiên chúng lại đem lại hiệu quả kém, tác hại xấu đến gan cũng như dẫn đến viêm loét đường tiêu hóa. Và một số đối tượng cụ thể cũng cần thận trọng trong việc dùng các loại thuốc này. Bên cạnh đó, việc điều trị còn có dùng thuốc điều trị đau thần kinh gabapentin với lưu ý thuốc này có thể gây chóng mặt, choáng váng đối với một số trường hợp cụ thể. Đi kèm với đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng thêm các thuốc giãn cơ, thuốc nhóm vitamin B (B1, B6, B12). Bên cạnh việc điều trị bằng sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần có một chế độ dinh dưỡng và duy trì những thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý cho bản thân. 3.2. Phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh liên sườn Ngoài ra, với một chế độ làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi hợp lý và cân đối cùng với các thói quen ăn uống lành mạnh, bạn cũng có thể góp phần phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Chẳng hạn như, trong sinh hoạt hằng ngày cũng như trong công việc, trong lao động, bạn không nên làm việc quá sức, hạn chế vận động sai tư thế và mang vác nặng để không gây ảnh hưởng xấu đến cột sống. Song song với đó, cũng nên dành thời gian cho các hoạt động tập luyện, chơi các môn thể thao có lợi cho xương khớp như đạp xe, đi bộ, yoga. Đồng thời, biết cách giữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh và cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân như bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin, chất xơ và các loại rau xanh, trái cây vào thực đơn hàng ngày, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn đọc tham khảo những thông;;;;;Đau dây thần kinh liên sườn tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến các hoạt động thường ngày của người bệnh trở nên khó khăn, bất tiện. Đau dây thần kinh liên sườn còn được gọi là hội chứng tổn thương các rễ thần kinh liên sườn. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức phía trước ngực. Cảm giác đau tức này chỉ xảy ra ở một bên (trái hoặc phải), xuất phát từ ngực rồi lan dọc ra mạn sườn và kéo dài đến phía sau cột sống lưng. Hội chứng bệnh này ít gặp ở trẻ em, chủ yếu xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là những người lao động nặng hoặc chơi thể thao quá sức. Tuy không đe dọa đến tính mạng, nhưng nếu không can thiệp điều trị thì đau dây thần kinh liên sườn có thể khiến người bệnh cảm thấy khó thở, khó vận động. 2. Nguyên nhân Những tổn thương hoặc sự bất thường nào đó liên quan đến cột sống, tủy sống và xương sườn sẽ ảnh hưởng đến các dây thần kinh liên sườn, gây ra cơn đau cho người bệnh. Có thể nói, nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn khá đa dạng, có thể kể đến như: Thoái hóa cột sống ngực. Ung thư hoặc lao cột sống ngực. Bệnh lý tủy sống (u tủy, u rễ thần kinh). Chấn thương cột sống. Bệnh lý toàn thân khác như tiểu đường, nhiễm khuẩn. 3. Triệu chứng Ngoài cảm giác đau một bên ngực lan ra mạn sườn và kéo dài đến phía sau cột sống lưng như đã nói ở trên, tùy vào nguyên nhân mà đau dây thần kinh liên sườn sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác mà người bệnh cần nắm rõ. Thoái hoá cột sống ngực Thoái hóa cột sống ngực có thể khiến người bệnh cảm thấy đau âm ỉ ở vùng cột sống lưng. Đặc biệt, khi cử động mạnh hoặc ấn vào giữa cột sống thì cảm giác đau sẽ tăng lên gấp bội. Tình trạng này thường xảy ra ở những người già do sức khỏe đang bị giảm sút bởi các hiện tượng lão hóa. Ung thư hoặc lao cột sống ngực Ung thư cột sống ngực hay lao cột sống có thể khiến người bệnh cảm thấy đau dữ dội ở đoạn cột sống lưng rồi lan rộng ra 2 bên sườn. Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị tích cực, gây nên các biến chứng mệt mỏi, sốt về chiều và sụt cân. Bệnh lý tủy sống Đau dây thần kinh liên sườn do liên quan đến các bệnh lý tủy sống như u tủy, u rễ thần kinh,… thường không xuất hiện triệu chứng rõ ràng, chỉ là người bệnh cảm thấy đau ở vùng tủy có vấn đề, sau đó lan ra sườn theo kiểu vòng đai. Để xác định chính xác nguyên nhân, người bệnh cần được thăm khám kỹ lưỡng hơn. Chấn thương cột sống Đây là nguyên nhân phổ biến và rất hay gặp ở những người lao động nặng hoặc tập thể thao quá sức. Cụ thể, nếu khuân vác vật nặng trong thời gian dài hay tập sai tư thế với cường độ mạnh, người bệnh có thể bị đau dọc khung xương sườn hoặc ngay vị trí cột sống bị chấn thương. Do nhiễm khuẩn Nếu bị nhiễm khuẩn, cơ thể sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn, và người bệnh sẽ cảm thấy đau ở khu vực này, kèm theo đó là các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ. Khi các mụn nước vỡ, khô, bong vảy và để lại sẹo thì cảm giác đau ở sườn cũng sẽ biến mất. Ngoài ra, bệnh nhân bị tiểu đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh,… sau khi xuất hiện các triệu chứng của bệnh lý nền thì cũng sẽ gặp phải các cơn đau dọc khung xương sườn và lan theo đường đi của dây thần kinh liên sườn. Đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát, tiên phát Trong một số trường hợp, người bệnh bị đau dọc khung xương sườn mà không tìm ra nguyên nhân cụ thể, chỉ đơn thuần là do thời tiết trở lạnh, vận động sai tư thế, va chạm vùng liên sườn,… thì được gọi là đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát hoặc tiên phát. 4. Các biện pháp điều trị Do đau dây thần kinh liên sườn có nhiều nguyên nhân với những triệu chứng không giống nhau nên cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ tư vấn, hướng dẫn và chỉ định điều trị phù hợp Thường thì bác sĩ sẽ kết hợp điều trị giảm đau với điều trị nguyên nhân gây đau. Riêng đối với đau dây thần kinh liên sườn nguyên phát, tiên phát, người bệnh có thể được điều trị bằng cách kết hợp nhiều phương pháp, nhưng đều với mục đích là giảm đau hoặc loại bỏ cảm giác đau. Cụ thể như sau: Điều trị bằng thuốc Các cơn đau sẽ được giải quyết tạm thời bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen, diclofenac,... Tuy nhiên, nhóm thuốc này mang lại hiệu quả không cao, nếu uống quá liều có thể gây tổn thương gan hay viêm loét dạ dày. Đối với các cơn đau dây thần kinh liên sườn thì bác sĩ sẽ kê thuốc gabapentin - thuốc giảm đau hướng thần kinh. Liều sử dụng sẽ được bác sĩ kê tăng dần cho phù hợp với tình trạng bệnh. Thuốc có thể gây tác dụng phụ không mong muốn (chóng mặt, choáng váng). Nếu các cơn đau quá nhiều và quá sức chịu đựng của người bệnh, bác sĩ sẽ bổ sung thêm thuốc giãn cơ giúp nhằm giảm co thắt các cơ gian sườn. Song song đó là các vitamin nhóm B (B1, B2, B6 và B12) để hỗ trợ hoạt động của bao myelin và các tế bào thần kinh. Can thiệp gây tê Khi việc sử dụng thuốc không mang lại tác dụng giảm đau như mong muốn, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định gây tê các dây thần kinh liên sườn. Tóm lại, đau dây thần kinh liên sườn tuy không nguy hiểm nhưng nếu để cơn đau diễn ra liên tục và dai dẳng, người bệnh không chỉ khó chịu đơn thuần mà còn kiệt quệ tinh thần do khó thở, mất ngủ, không thể vận động,… Do đó, bất cứ khi nào xuất hiện cảm giác đau, người bệnh cần được thăm khám và điều trị tích cực để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
question_188
10 cách để ngủ sớm cho người quen thức khuya hiệu quả
doc_188
1. Nguyên nhân ngủ muộn Thường xuyên thức khuya, ngủ muộn sẽ khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, minh mẫn, sức đề kháng giảm sút. Việc ngủ muộn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như: Thói quen Một số người có thói quen thức khuya và ngủ muộn do các lý do như làm việc trễ, xem phim, chơi game hoặc hoạt động giải trí khác vào ban đêm. Tình trạng sức khỏe Một số bệnh như lo âu, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ hoặc bệnh lý giúp giảm động lực của cơ thể có thể dẫn đến việc ngủ muộn. Tác động của chất kích thích Caffeine, nicotine và các loại thuốc kích thích khác có thể làm cho cơ thể bị kích thích và giảm khả năng ngủ vào ban đêm. Thay đổi hormone Các thay đổi hormone do stress, chu kỳ kinh nguyệt hoặc sử dụng các loại thuốc khác có thể dẫn đến việc ngủ muộn. Tác động của ánh sáng Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh, ánh sáng từ đèn đường hoặc ánh sáng nhiều trong phòng làm việc có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ và dẫn đến việc ngủ muộn. Tác động của môi trường Tiếng ồn, nhiệt độ, độ ẩm, cảm giác thoải mái trong phòng ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng ngủ của một người. Thói quen ăn uống Ăn quá nhiều, ăn trễ hoặc ăn nhiều đạm, đồ xào, rán trước khi đi ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và dẫn đến việc ngủ muộn. Yếu tố di truyền Có những người có tính cách hoạt động ban đêm nhiều hơn so với ban ngày do yếu tố di truyền. 2. Tác hại của việc ngủ muộn Mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, mất trí nhớ và suy giảm năng suất làm việc. Ngủ muộn có thể làm giảm sự thoải mái và làm tăng cảm giác lo lắng và trầm cảm. Sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng, bao gồm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Ngủ muộn có thể làm giảm khả năng cảm nhận của cơ thể và gây ra các vấn đề liên quan đến cảm giác, chẳng hạn như đau lưng, đau cổ, đau vai. Ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe tinh thần của con người, gây ra lo lắng, stress, trầm cảm, cảm giác căng thẳng, không thể thư giãn. Ngủ muộn có thể ảnh hưởng đến việc sản sinh hormone, gây ra các vấn đề liên quan đến tình dục và các vấn đề về sinh sản. Ngủ muộn có thể làm giảm chức năng mắt và gây ra các vấn đề về thị lực. Ngủ muộn có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề liên quan đến đường hô hấp, chẳng hạn như khó thở và suy dinh dưỡng. Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và mối quan hệ xã hội, làm cho con người cảm thấy cô đơn. 3. Cách để ngủ sớm Ngủ muộn nếu đã là một thói quen thì rất khó để thay đổi. Nhưng không phải là không có cách, dưới đây là một số cách để ngủ sớm: Tạo môi trường yên tĩnh và thoải mái Có một phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ và thoải mái sẽ giúp bạn dễ dàng tập trung vào việc ngủ sớm hơn. Hạn chế ánh sáng và tiếng ồn bên ngoài bằng cách sử dụng rèm cửa và tai nghe chống ồn. Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ Bạn nên thiết lập một lịch trình ngủ cố định và cố gắng duy trì thật tốt. Điều này giúp cơ thể của bạn định hình lại chu kỳ giấc ngủ tự nhiên và giúp bạn ngủ sớm hơn. Giảm thiểu tác động của ánh sáng xanh Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kính chống ánh sáng xanh để giảm thiểu tác động của ánh sáng từ các thiết bị điện tử. Tập thể dục thường xuyên Tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể của bạn mệt mỏi và cần nghỉ ngơi sớm hơn. Tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ Đọc sách, tắm nước ấm, uống một tách trà hoặc tập yoga là những cách tuyệt vời để giúp bạn thư giãn và chuẩn bị cho giấc ngủ. Hạn chế sử dụng chất kích thích Hạn chế sử dụng caffeine, nicotine và các loại thuốc kích thích khác vào buổi tối vì chúng có thể làm cho bạn khó ngủ. Cải thiện chế độ ăn uống Hạn chế ăn quá no hoặc ăn trễ vào buổi tối. Ăn một bữa ăn nhẹ và giàu chất dinh dưỡng trước khi đi ngủ có thể giúp bạn ngủ sớm hơn. Giảm thiểu stress Thực hiện các hoạt động giảm stress như yoga, tập thở, nghe nhạc hoặc đọc sách trước khi đi ngủ. Nếu cần sử dụng, hãy sử dụng chúng ở phòng khác và tránh mang vào phòng ngủ. Hạn chế giấc ngủ ban ngày Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, hãy hạn chế giấc ngủ ban ngày hoặc chỉ giấc ngủ trong khoảng thời gian ngắn. Thời gian nên đi ngủ vào buổi tối phụ thuộc vào độ tuổi và thói quen của từng người. Tuy nhiên, theo các chuyên gia giấc ngủ, thời gian thích hợp để đi ngủ cho người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) là khoảng từ 7-9 giờ tối và tối đa là 10 giờ tối. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, thời gian nên đi ngủ sớm hơn và thường nằm trong khoảng từ 7-9 giờ tối.
doc_29979;;;;;doc_28518;;;;;doc_43515;;;;;doc_16124;;;;;doc_58146
- Hiện nay, nhiều người có thói quen ngủ muộn vì những lý do như:+ Quá bận rộn, thường xuyên phải làm việc khuya... + Dùng chất kích thích như caffeine, nicotine,... khiến cơ thể khó ngủ và dễ dàng thức khuya. + Thay đổi hormone do dùng thuốc, do quá căng thẳng, hay vì đang trong những ngày “đèn đỏ” cũng có thể khiến bạn ngủ muộn. + Do ánh sáng từ những thiết bị điện tử, ánh sáng quá từ đèn đường hoặc để đèn phòng ngủ quá sáng cũng khiến bạn khó ngủ. + Do những tác động của môi trường như phòng ngủ quá ồn ào, nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh,... + Thói quen ăn uống: Nếu bạn ăn quá no, ăn quá nhiều đồ ăn chứa đạm và chất béo trước khi đi ngủ cũng có thể khiến bạn đầy bụng, khó chịu và khó ngủ. + Do bệnh lý: Một số bệnh như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ,... cũng là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng thức khuya. - Ngủ muộn có thể gây ra những tác hại như sau:+ Cơ thể luôn mệt mỏi, khó tập trung, giảm khả năng ghi nhớ và do đó, năng suất làm việc cũng giảm đáng kể. + Khiến bạn căng thẳng, lo lắng và tăng nguy cơ mắc trầm cảm. + Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tăng nguy cơ bị béo phì, mắc các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường. + Dễ gây đau lưng, đau mỏi cổ vai gáy. + Làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. + Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần. + Có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến chuyện chăn gối và sức khỏe sinh sản. + Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt. - Ngủ sớm góp phần kiểm soát cân nặng và bảo vệ sức khỏe dạ dày: Giấc ngủ và cân nặng của bạn cũng có những sự liên quan nhất định. Theo một số nghiên cứu, nếu bạn thức quá khuya thì bạn sẽ có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì. Ngược lại, nếu cố gắng duy trì thói quen đi ngủ sớm thì bạn có thể kiểm soát cân nặng tốt hơn. Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa của chúng ta thường làm việc thuận lợi và hiệu quả vào ban đêm. Nếu bạn ngủ muộn, quá trình chuyển hóa thức ăn sẽ bị chậm trễ, độc tố có xu hướng tích tụ trong cơ thể, chuyển hóa thành chất béo và khiến bạn dễ bị tăng cân. - Bảo vệ sức khỏe của gan: Gan có thể dễ dàng thực hiện chuyển hóa, giải độc vào ban đêm. Nếu bạn ngủ quá muộn hoặc ngủ không sâu giấc thì có thể khiến cho gan không có đủ điều kiện tốt nhất để làm việc và những tế bào gan bị tổn thương sẽ khó có thể sửa chữa, hồi phục, đồng thời tế bào khỏe mạnh lại có nguy cơ bị tổn thương,... Vì thế, ngủ sớm cũng là một cách bảo vệ lá gan của bạn. - Tăng cường miễn dịch: Ngủ muộn khiến hệ miễn dịch của bạn hoạt động kém hiệu quả, ngày càng suy yếu và tăng nguy cơ mắc bệnh tật. Ngược lại, nếu bạn ngủ sớm và ngủ sâu giấc, hệ miễn dịch sẽ giải phóng cytokine giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn,... - Phòng ngừa nhiều bệnh lý như bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, ung thư và đột quỵ,... - Giảm căng thẳng: Nếu bạn ngủ muộn, ngủ không sâu giấc hay ngủ không đủ giấc thì bạn sẽ có nguy cơ bị trầm cao hơn. Các chuyên gia giải thích rằng, những người bị thiếu ngủ sẽ khiến cho việc sản xuất serotonin bị gián đoạn. Đây là một loại hormone có chức năng điều tiết cảm xúc của cơ thể. Nếu bị gián đoạn sản xuất serotonin, bạn sẽ dễ bực bội, lo lắng thái quá, khó kiểm soát cảm xúc,... Ngược lại, ngủ sớm có thể giúp cơ thể tăng sản xuất serotonin và giúp bạn giảm căng thẳng, kiểm soát cảm xúc tốt hơn. 3. Những cách giúp bạn ngủ sớm hơn Người trưởng thành nên ngủ trước 10 giờ tối và trẻ em thì nên ngủ sớm hơn, tốt nhất là nên ngủ từ khoảng 7 đến 9 giờ tốt. Để dễ dàng hình thành thói quen ngủ sớm, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau: - Đảm bảo không gian phòng ngủ luôn yên tĩnh, sạch sẽ và thoải mái: Đây là một yếu tố quan trọng giúp bạn dễ dàng đi ngủ và có một giấc ngủ ngon. - Nên ngủ và thức dậy vào một giờ cố định để duy trì chu kỳ giấc ngủ tự nhiên, từ đó giúp bạn dễ dàng ngủ sớm. - Hạn chế tác động của ánh sáng: Nên tắt tất cả những thiết bị điện tử trước khi ngủ, ít nhất khoảng 30 phút. - Thường xuyên tập thể dục. - Nếu bạn khó ngủ, có thể tạo thói quen thư giãn trước khi ngủ như tập yoga, uống trà, đọc sách, tắm nước ấm,... - Không nên dùng chất kích thích vào buổi tối. - Thay đổi thói quen ăn uống: Không nên ăn tối quá muộn, không nên ăn quá no trước khi ngủ. - Giảm căng thẳng để dễ ngủ hơn. - Không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày. Chỉ nên ngủ trưa khoảng 30 phút. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc ngủ sớm có tác dụng gì và một số giải pháp giúp bạn có thể dễ dàng ngủ sớm. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích sức khỏe thì cần duy trì thói quen này trong thời gian dài.;;;;;1. Tạo cho bản thân một không gian ngủ phù hợp Nếu bạn đang cảm thấy khó chịu với những chiếc đệm sần sùi và cũ, chiếc chăn dày cộm người có thể khiến mình ngủ không ngon. Bạn có thể mạnh dạn thay đổi những đồ dùng này.Một vài thay đổi nhỏ trên giường cũng có thể làm bạn dễ đi vào giấc ngủ như sử dụng ga trải giường bằng cotton vì chúng không làm ngứa ngáy. Một mẹo nhỏ nữa là thử dùng loại gối sa-tanh thay vì gối bằng chất liệu cotton vì nó sẽ cho bạn cảm giác dễ chịu, mát mịn khi kê má nằm ngủ. Nhiệt độ phòng tốt nhất để ngủ là trong khoảng 26-28 độ C. Phòng ngủ phải đảm bảo không khí lưu thông. 2. Tắt hết những thiết bị điện không cần thiết Bóng tối hoàn toàn rất cần thiết vì ánh sáng là nguyên nhân gây ức chế các hormon ngủ cũng như làm tăng nhiệt độ cơ thể bằng cách sản xuất hormon cortisol, khiến bạn có cảm giác không buồn ngủ. 3. Không chơi game hay dùng những thiết bị điện tử Hầu hết ai trong chúng ta trước khi đi ngủ có thói quen “ lướt” web để kiểm tra mạng xã hội hoặc để giải trí.Tuy nhiên, chúng là nguyên nhân làm cho não thức giấc và phải cảnh giác. Nguyên nhân là do ánh sáng từ chúng làm chất lượng giấc ngủ giảm nặng. Không sử dụng những thiết bị điện tử là cách làm buồn ngủ bạn có thể áp dụng 4. Rời khỏi giường Khi bạn nằm trên giường lại có cảm giác bồn chồn và khó chịu khiến cho não bạn trở nên tỉnh táo dần. Nếu vẫn cảm thấy không ngủ được, hãy thức dậy và làm một việc khác như đọc sách hoặc chơi sudoku (trò chơi câu đố sắp xếp chữ số dựa trên logic theo tổ hợp).Khi cơ thể đã cảm thấy kiệt sức bạn sẽ lập tức muốn quay lại giường ngủ. Bạn cũng nên thử ngủ trên ghế sô-pha hoặc sang phòng khác ngủ, đôi khi việc thay đổi địa điểm để ngủ lại có tác dụng tốt trong việc gây buồn ngủ nhanh. 5. Làm nhẹ bàng quang Trước khi đi ngủ, bạn không nên uống quá nhiều nước vì sẽ phải dậy giữa đêm. Điều này làm gián đoạn giấc ngủ đang say, thậm chí là tỉnh giấc hoàn toàn. Vậy nên, trước khi bạn lên giường đi ngủ, việc cần làm là làm nhẹ bàng quang để mang lại cảm giác dễ chịu và nhẹ nhõm. 6. Thay đổi tư thế ngủ Tư thế ngủ là điều rất quan trọng nếu muốn một giấc ngủ ngon. Bạn cần đảm bảo rằng giữ lưng thẳng và gối không để quá cao hoặc thấp. Tránh tư thế nằm sấp và bạn có thể thử đặt một gối giữa đầu gối để giữ hông bạn cân bằng. 7. Thử một vài kỹ thuật có tác dụng thư giãn Tập thể dục: Việc tập bài tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ là cách gây buồn ngủ, bạn có thể tập trong khoảng 10 phút.Thiền: Phương pháp này là cách làm buồn ngủ hữu hiệu để làm nghỉ ngơi đầu óc và tránh căng thẳng được nhiều người ưa chuộng truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, bạn cần phải thiền đúng cách, điều này cần phải học hỏi và tập luyện nhiều.Đi vào thế giới tưởng tượng: Bạn thử tưởng tượng về điều làm mình mãn nguyện, vui vẻ hoặc hằng mong đợi. Hãy thử nghĩ đến một ngày lý tưởng của mình, một chuyến đi du lịch ngắn ngày, bãi biển hay đơn giản là một người bạn yêu mến.Tập hít thở bằng phương pháp "4-7-8": Đây là phương pháp hít thở đơn giản và là cách gây buồn ngủ dễ thực hiện. Đầu tiên, bạn hít vào 4 giây, nín thở 7 giây và thở ra bằng miệng trong vòng 8 giây. Bạn có thể lặp lại chu trình vài lần cho đến khi cơn buồn ngủ kéo tới. Tập thở sẽ khiến giảm nhịp tim, giải phóng một số chất hóa học trong não khiến trí óc bạn trở nên thư thái. Phương pháp này làm lượng oxy được cung cấp đầy đủ và đều đặn, gia tăng tuần hoàn trong cơ thể, giúp cơ thể thả lỏng và thư thái, chống lại tác dụng của adrenaline và nhịp tim của bạn sẽ tự động giảm xuống, tác dụng tương tự như khi bạn thiền hay thực hành yoga. Thiền là một trong các cách làm buồn ngủ 8. Tự tạo phản xạ có điều kiện Bạn có thể thiết lập giờ đi ngủ rồi lặp đi lặp lại thói quen này trong 30 ngày, sau đó cơ thể sẽ tự thấy mệt và biết khi nào cần nghỉ. Nếu một số quần áo khiến cơ thể bạn cảm thấy khó chịu, hãy thay ra và mặc bất cứ thứ gì bạn cảm thấy thoải mái. 9. Kiểm soát ăn uống Kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ vào chiều tối vì nó có thể làm bạn đầy bụng và không ngủ tốt. Tránh uống những thứ chứa cồn hoặc caffeine ngay trước khi ngủ vì chúng sẽ làm rối loạn giấc ngủ. Thay vào đó, bạn nên tắm vòi hoa sen với nước ấm, làm cơ thể sạch sẽ, thư thái và thưởng thức một ly sữa nóng. 10. Một số cách gây buồn ngủ khác 10.1. Phương pháp thư giãn cơ bắp. Nguyên tắc chung khi thực hiện cách gây buồn ngủ nhanh với phương pháp thư giãn cơ bắp là bạn sẽ luân phiên làm căng và thư giãn các bộ phận trên cơ thể:Nhướng chân mày của bạn càng cao càng tốt trong khoảng 5 giây. Tác dụng là nó sẽ giúp làm căng cơ trán.Thư giãn cơ bắp của bạn ngay lập tức và cảm thấy giảm căng thẳng, thả lỏng trong 0 giây.Mở rộng miệng và nụ cười khiến đôi má bạn căng lên. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 giây và thư giãn.Tạm dừng và thư giãn trong 10 giây.Nheo mắt với đôi mắt nhắm hờ, giữ nguyên tư thế 5 giây.Tạm dừng và thư giãn tiếp 10 giây.Nghiêng đầu ra sau một chút để bạn thư giãn nhìn lên trần nhà. Giữ nguyên tư thế này trong 5 giây.Tạm dừng và thư giãn tiếp 10 giây.Tiếp tục thực hiện kỹ thuật làm căng và thư giãn xuống phần còn lại của cơ thể, từ bắp tay sau đến ngực, đùi đến bàn chân.Hãy để bản thân chìm vào giấc ngủ, ngay cả khi bạn không hoàn thành thao tác với phần còn lại của cơ thể bạn.10.2. Phương pháp bấm huyệt. Bấm huyệt thần môn.Cách bấm huyệt thần môn là cách gây buồn ngủ và ngủ ngon hơn như sau:Cảm nhận thấy không gian nhỏ, rỗng dưới lòng bàn tay của bạn.Nhẹ nhàng xoa tròn hay lên xuống.Nhấn xuống phía bên trái của huyệt thần môn ở cổ tay với áp lực nhẹ trong vài giây, sau đó giữ về phía bên phải.Lặp lại động tác trên huyệt thần môn của cổ tay còn lại.Bấm huyệt nội quan. Mở lòng bàn tay của bạn hướng lên phía trên, đếm chiều rộng 3 đốt ngón tay từ nếp gấp cổ tay của bạn.Dùng ngón tay cái ấn với lực ổn định vào huyệt vừa xác định giữa hai gân.Bạn có thể massage theo chuyển động tròn hoặc lên xuống cho đến khi bạn cảm thấy cơ bắp của mình được thư giãn.Bấm huyệt phong trì. Lồng các ngón tay của bạn với nhau và mở lòng bàn tay của bạn để tạo ra một hình dạng chiếc cốc.Đặt ngón tay cái của bạn ở đáy hộp sọ, ngón tay cái chạm vào vị trí giữa cổ và đầu của bạn đó là vị trí huyệt phong trì.Nhấn một lực sâu và chắc, sử dụng các động tác xoay tròn hoặc lên xuống để massage nhẹ nhàng khu vực này.Hít thở hơi thật sâu và chú ý thư giãn toàn thân khi thở ra.Bạn có thể thử các cách đi vào giấc ngủ nhanh trong vòng một tuần, kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh và lịch luyện tập đều đặn để thấy được hiệu quả ngủ sâu và ngon giấc.;;;;;Những cơn buồn ngủ ban ngày làm cho bạn thiếu tập trung làm việc hay học tập. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu suất làm việc, cũng như kết quả học tập. Làm sao để hạn chế tình trạng hay buồn ngủ vào ban ngày là điều mà bạn quan tâm, thì hãy thử thực hiện 12 cách dưới đây có thể giúp bạn cải thiện. 1. Khi cảm thấy buồn ngủ hãy đứng dậy và đi lại xung quanh Trong một nghiên cứu nổi tiếng người ta đã nhận định rằng bạn sẽ có tràn đầy năng lượng hơn bằng cách đi bộ nhanh khoảng 10 phút. Khi đi bộ khoảng 10 phút sẽ làm tăng thêm năng lượng trong hai giờ sau đó. Đó là bởi vì khi đi bộ thì việc bơm oxy qua não và cơ bắp của được tăng cường.Nếu bạn thường xuyên phải ngồi làm việc thì hãy thường xuyên đứng dậy để đi bộ trong thời gian ngắn. Điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy tỉnh táo, sảng khoái hơn và còn giúp hạn chế được tình trạng đau nhức các khớp. 2. Hãy chợp mắt một chút để loại bỏ cơn buồn ngủ Nếu trong ngày bạn quá buồn ngủ thì có thể ngủ một giấc ngủ ngắn. Nhưng nên nhớ rằng giấc ngủ ngắn đó là không ngủ hơn 1 giờ và không ngủ quá gần giờ đi ngủ.Thời gian ngủ trưa không nên quá 1 tiếng, tốt nhất nên ngủ từ 5 đến 25 phút và tốt nhất bạn nên chợp mắt khoảng sáu hoặc bảy giờ trước khi đi ngủ bình thường. Nếu như vì yếu tố công việc mà bạn không thể chợp mắt, thì có thể nghỉ ngơi yên lặng và nhắm mắt trong 10 phút hoặc lâu hơn cũng sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn. Hãy chợp mắt một chút để giúp loại bỏ cơn buồn ngủ ban ngày 3. Ngủ đủ giấc vào ban đêm Đây là một điều hữu ích nhất giúp bạn hạn chế tình trạng ngủ vào ban ngày. Trung bình người trưởng thành cần ngủ từ 7 đến 9 giờ mỗi đêm. Nếu ngủ không đủ giấc hoặc giấc ngủ chập chờn sẽ khiến bạn thiếu ngủ và một biểu hiện rõ ràng của việc thiếu ngủ đó là hay buồn ngủ vào ban ngày.Cho nên, cần duy trì thói quen ngủ đủ giấc vào ban đêm để có một ngày làm việc năng suất và hiệu quả hơn nhé. 4. Tránh xa khỏi giường ngủ vào ban ngày Giường ngủ thường chỉ nên là nơi bạn ngủ hoặc thân mật với vợ hay chồng. Bạn không nên đọc sách, xem TV, chơi trò chơi điện tử hoặc sử dụng máy tính xách tay trên giường hoặc làm việc trên giường điều đó sẽ khiến bạn dễ bị buồn ngủ.Ngoài ra, cũng đừng làm những việc quá sôi nổi trên giường bởi những việc đó mang lại cảm giác kích thích, cho nên có thể khiến bạn mất ngủ. 5. Đặt thời gian thức dậy cố định Những người có vấn đề về buồn ngủ thường được khuyên đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần. Điều đó nếu được duy trì vài tuần đến vài tháng sẽ giúp bạn cân bằng đồng hồ sinh học. 6. Đi ngủ sớm hơn Một cách khác để có được một lịch trình dậy cố định đó là cố gắng đi ngủ sớm hơn 15 phút mỗi đêm trong bốn đêm. Sau đó hãy duy trì với giờ đi ngủ cuối cùng. Điều chỉnh dần dần lịch trình ngủ của bạn như thế này thường sẽ hiệu quả hơn là đột ngột cố gắng đi ngủ sớm hơn một giờ. 7. Đặt giờ ăn phù hợp và lành mạnh Bạn nên ăn bữa sáng và bữa trưa theo giờ cố định, đủ dinh dưỡng. Việc ăn đúng giờ và đủ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt năng lượng trong ngày, việc thiếu hụt năng lượng làm tăng việc bạn bị buồn ngủ ban ngày. Ngoài ra, cũng cần lên kế hoạch ăn xong bữa hai đến ba giờ trước khi đi ngủ, để tránh tình trạng khó ngủ và khó chịu ở dạ dày. 8. Tập thể dục Tập thể dục thường xuyên khoảng 30 phút mỗi ngày vào ít nhất 5 ngày mỗi tuần mang lại nhiều lợi ích cho giấc ngủ. Tập thể dục thường xuyên giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn.Tập thể dục cũng cung cấp nhiều năng lượng hơn vào ban ngày hơn và giữ cho bạn cảm thấy tỉnh táo hơn.Ngoài ra, tập thể dục nên ở ngoài trời vào ban ngày. Bởi việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời giúp tăng sự tương tác giữa đồng hồ sinh học và ánh sáng mặt trời giúp điều chỉnh kiểu ngủ của chúng ta, ngủ ngon hơn vào ban đêm. Tập thể dục với bộ môn bạn yêu thích để khắc phục tình trạng buồn ngủ ban ngày 9. Sắp xếp lại công việc Nếu như một ngày bạn cảm thấy rằng mình không thể ngủ được bảy hoặc tám tiếng, thì cần phải sắp xếp lại công việc hợp lý hơn. Cố gắng cân bằng giữa thời gian nghỉ ngơi và thời gian làm việc, nên cố gắng loại bỏ những nhiệm vụ không thực sự quan trọng. Ngủ đủ giấc vào ban đêm sẽ giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 10. Đừng cố nằm thức trên giường Khi đã đến giờ đi ngủ, nhưng lại cảm thấy rất khó để đi vào giấc ngủ, tốt nhất bạn đừng cố nằm thức trên giường, điều đó càng khiến cho bạn khó ngủ và có cảm giác mình bị mất ngủ. Hãy thử đứng lên và làm vài việc như đọc sách, viết nhất ký... cho đến khi bạn cảm thấy buồn ngủ hãy quay về giường và đi ngủ. Việc viết nhật ký giúp bạn dễ ngủ hơn. 11. Tạo thói quen thư giãn trước khi đi ngủ Thói quen thư giãn trước khi đi ngủ có thể giúp bạn tách biệt khỏi những sự việc xảy ra vào ban ngày, đặc biệt là các hoạt động quá kích thích hoặc căng thẳng, khiến bạn khó ngủ. Thiền, ngâm mình trong bồn nước nóng, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc đọc sách để tạo thành một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ giúp cải thiện giấc ngủ của bạn.Có thể uống một ít trà thảo dược hay sữa ấm cũng giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn. Nhưng nếu việc uống trà hay uống sữa làm cho bạn phải thức dậy vào ban đêm để đi vệ sinh thì không nên uống. 12. Tránh uống rượu trước khi đi ngủ Mọi người thường nghĩ rằng rượu giúp ngủ ngon, nhưng thực tế nó lại làm mất đi giấc ngủ sâu của bạn, điều cần thiết để bạn cảm thấy được nghỉ ngơi đầy đủ.Cho nên, để có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn thì bạn nên hạn chế uống rượu vào trước giờ đi ngủ.Buồn ngủ ban ngày có thể do nhiều nguyên nhân, mà yếu tố hay gặp nhất đó là ngủ không đủ giấc vào ban đêm và thiếu năng lượng. Cho nên bạn cần cải thiện những yếu tố này để giúp hạn chế ngủ vào ban ngày. Nhưng nếu như bạn đã làm những biện pháp trên mà tình trạng ngủ vào ngày thì đó có thể là một loại rối loạn giấc ngủ cần phải được điều trị. Cần phải gặp một chuyên gia về giấc ngủ để biết tình trạng của bạn có phải bệnh lý hay không và để có một chương trình điều trị phù hợp nhất cho bạn.;;;;;Để có một ngày làm việc năng lượng và hiệu quả, chúng ta cần đảm bảo sự tỉnh táo. Tuy nhiên, nhiều bạn lại cảm thấy thiếu ngủ, mệt mỏi khi bắt đầu một ngày mới, điều này sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của bạn. Nếu các bạn đang tìm kiếm một vài bí kíp giúp tỉnh ngủ hiệu quả thì hãy tham khảo bài viết này nhé. 1. Tại sao bạn thường xuyên thiếu tỉnh táo sau khi ngủ dậy Trên thực tế, khá nhiều bạn cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo sau khi mới ngủ dậy, hiện tượng này xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do bạn đang rơi vào tình trạng thiếu ngủ, bị mất ngủ cả đêm và sáng dậy sẽ thấy cơ thể uể oải và buồn ngủ. Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống hàng ngày. Chính vì thế, chúng ta hãy cố gắng điều chỉnh đồng hồ sinh học, ngủ đủ giấc để có thể tỉnh ngủ vào buổi sáng nhé! Bên cạnh đó, một số bạn ngủ không đúng tư thế nên khi thức dậy toàn thân đều nhức mỏi, thiếu tỉnh táo. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên lựa chọn tư thế ngủ thoải mái nhất, nhờ vậy chúng ta sẽ có giấc ngủ ngon và không còn cảm thấy đau mỏi mỗi khi tỉnh dậy. Nếu giữ trạng thái uể oải, thiếu tỉnh táo suốt cả ngày dài, bạn sẽ làm việc không hiệu quả và ảnh hưởng tới bạn bè, đồng nghiệp xung quanh. Tốt nhất, chúng ta nên bắt đầu một ngày mới với thật nhiều năng lượng để sinh hoạt, làm việc hiệu quả hơn. 2. Chia sẻ bí quyết giúp tỉnh ngủ hiệu quả Thiếu ngủ là nguyên nhân hàng đầu khiến chúng ta mệt mỏi, thiếu tỉnh táo vào buổi sáng ngày hôm sau. Nếu muốn mình tỉnh ngủ nhanh chóng và bắt đầu một ngày làm việc, học tập hiệu quả hơn, các bạn có thể tham khảo và áp dụng một vài bí quyết dưới đây. Trong đó, chúng ta cần điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt hàng ngày, chế độ ăn uống và luyện tập. 2.1. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày Để rèn luyện thói quen chủ động cho mình, các bạn chỉ nên đặt 1 - 2 lần chuông báo thức và cố gắng tỉnh dậy thật nhanh sau khi nghe thấy tiếng chuông. Với cách làm như vậy, khi chuông báo thức reo lên, chúng ta sẽ nhanh chóng bật dậy. Ngược lại, nhiều bạn đặt rất nhiều chuông báo thức cách nhau từ 5 - 10 phút để có thể ngủ thêm một chút. Tiếng chuông kêu liên tục sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ của bạn và khiến chúng ta cảm thấy khó tỉnh ngủ hơn. Tốt nhất các bạn nên từ bỏ thói quen này và rèn cho mình khả năng bật dậy thật nhanh sau khi nghe 1 hồi chuông báo thức. Điều này khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo sau khi đã rời khỏi giường. Bên cạnh đó, để trở nên tỉnh táo hơn vào buổi sáng, các bạn có thể nghe một vài mẩu nhạc hoặc dành thời gian tắm nắng từ khung cửa sổ. Những thói quen nhỏ này sẽ giúp bạn tỉnh táo, tinh thần phấn chấn, vui vẻ hơn rất nhiều đấy. 2.2. Duy trì thói quen vận động sau khi ngủ dậy Vận động nhẹ nhàng là một gợi ý hay ho với những bạn cần tỉnh ngủ vào buổi sáng. Khi bắt đầu một ngày mới, chúng ta không cần thực hiện các bài tập với cường độ cao, thay vào đó hãy dành khoảng 15 - 30 phút mỗi sáng vận động nhẹ nhàng nhé! Một trong những bài tập đơn giản, phù hợp với mọi lứa tuổi đó là đi bộ nhẹ nhàng. Không thể phủ nhận rằng đi bộ vào buổi sáng đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đây là cơ hội giúp bạn tận hưởng bầu không khí trong lành của buổi sáng sớm. Nhờ vậy tinh thần của chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái và có nhiều năng lượng hơn. Bên cạnh đó, khi bạn đi bộ, các nhóm cơ được làm nóng lên, sẵn sàng phục vụ bạn trong cả một ngày dài. 2.3. Xây dựng thói quen ăn uống phù hợp Nhiều bạn cảm thấy bất ngờ khi biết rằng chất lượng giấc ngủ cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ thói quen ăn uống hàng ngày. Để có thể tỉnh ngủ nhanh chóng vào mỗi sáng, các bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh hơn. Cụ thể, chúng ta không nên lạm dụng cà phê hoặc nước tăng lực để trở nên tỉnh táo hơn. Nhìn chung, các sản phẩm này chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó bạn sẽ tiếp tục chìm trong trạng thái mệt mỏi, thiếu tỉnh táo. Điều này ảnh hưởng khá nhiều tới sức khỏe và năng suất làm việc của chúng ta. Thay bằng việc sử dụng đồ uống chứa caffein thường xuyên, bạn nên tăng cường bổ sung nước cho cơ thể để hạn chế tình trạng mất nước. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mất nước là một trong những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mệt, thiếu tỉnh táo. Đặc biệt, việc bổ sung đủ nước cũng giúp hệ bài tiết hoạt động hiệu quả hơn, giảm cảm giác buồn ngủ, thiếu tỉnh táo. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến khích chúng ta ăn ít món ngọt, bởi vì đây là nguyên nhân làm gia tăng đường huyết, gây cảm giác mệt mỏi, uể oải cho cơ thể, đặc biệt là khi bạn mới ngủ dậy. Chúng ta có thể ưu tiên ăn hoa quả có vị ngọt tự nhiên thay vì ăn đồ ngọt chứa quá nhiều đường. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tỉnh ngủ và bắt đầu một ngày mới với thật nhiều năng lượng. Như vậy, chúng ta sẽ hoạt động, làm việc hiệu quả hơn và tận hưởng một ngày với nhiều niềm vui.;;;;;1. Lợi ích của việc đi ngủ đúng giờ Một trong những hoạt động không thể thiếu của chúng ta đó là ngủ. Đây là khoảng thời gian cơ thể sẽ được nghỉ ngơi sau một ngày dài làm việc, vận động mệt mỏi. Lúc này, cơ thể của bạn sẽ được phục hồi cả về thể chất lẫn tinh thần. Nhờ vậy, chúng ta sẽ bắt đầu một ngày mới tràn đầy năng lượng hơn. Các chuyên gia thường khuyến khích bạn ngủ đủ giấc, khoảng từ 6 - 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Tốt nhất, chúng ta nên cố gắng ngủ sâu và chìm vào giấc ngủ tự nhiên, đây là những yếu tố tạo nên một giấc ngủ lý tưởng. Đặc biệt, nếu duy trì thói quen ngủ sớm và đủ giấc, sức khỏe và hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ diễn ra trơn tru, hiệu quả hơn rất nhiều. Cụ thể, trong lúc bạn đang ngủ, một số cơ quan bắt đầu bước vào quá trình phục hồi, ví dụ như gan hoặc phổi. Ngoài ra, giấc ngủ ngon đem lại rất nhiều lợi ích cho não bộ. Chính vì thế, các bác sĩ thường khuyên chúng ta hạn chế thức khuya để bảo vệ sức khỏe, giúp cơ thể phục hồi sau một ngày vận động dài. Cuộc sống hiện đại diễn ra rất hối hả, chúng ta lúc nào cũng bận rộn và rất dễ bị cám dỗ bởi các thiết bị công nghệ. Đây là nguyên nhân khiến các bạn trẻ có xu hướng ngủ muộn hơn so với những người thuộc thế hệ già hơn, ví dụ như cha mẹ, ông bà. Thói quen thức khuya có thể để lại những tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe, các bạn hãy tham khảo và chủ động điều chỉnh thói quen ngủ nghỉ hàng ngày của mình nhé! 2.1. Ảnh hưởng tới trí não Các bác sĩ cho biết thói quen thức muộn là nguyên nhân hàng đầu khiến trí nhớ của bạn suy giảm. Nhiều số liệu thống kê đã chứng minh rằng người thức quá khuya có nguy cơ suy giảm trí nhớ gấp 5 lần so với người đi ngủ đúng giờ. Đây là con số đáng báo động, là lời nhắc nhở chúng ta cần chú ý chăm sóc sức khỏe bản thân, duy trì thói quen sinh hoạt điều độ và cố gắng hạn chế tình trạng thức khuya xảy ra. Không những vậy, thói quen thức muộn có thể khiến bạn gặp vấn đề liên quan tới hệ thần kinh, ví dụ như thường xuyên đau nhức đầu, hay cảm thấy lo âu hoặc căng thẳng,… Như vậy, đi ngủ muộn ảnh hưởng tiêu cực tới não bộ của chúng ta. Vì vậy, các bạn nên bỏ thói quen xấu này và duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn. 2.2. Suy giảm hệ miễn dịch Khá nhiều bạn bất ngờ khi biết rằng thói quen thức khuya có thể gây suy giảm hệ miễn dịch. Bởi vì, cơ thể chúng ta sẽ không được bổ sung nguồn năng lượng cần thiết để hoạt động cả ngày dài. Do đó, chúng ta thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ miễn dịch. Chính vì thói quen ngủ muộn nên hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể của bạn trở nên nhạy cảm hơn và rất dễ ốm vặt. Các vấn đề sức khỏe thường gặp là: bệnh viêm đường hô hấp cấp, bệnh cảm cúm,… 2.3. Ảnh hưởng tới vẻ đẹp làn da Các tế bào da thường được tái tạo vào ban đêm, những người thường xuyên đi ngủ muộn sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Cụ thể, làn da của họ có xu hướng lão hóa nhanh hơn so với các bạn bè bằng tuổi. Đồng thời, một số bạn đang phải đối mặt với các vấn đề da liễu như: da nổi nhiều mụn trứng cá, làn da trông xỉn màu và xuất hiện khá nhiều nếp nhăn. Một số bạn do thức khuya thường xuyên nên gặp phải tình trạng mắt thâm quầng. Điều này khiến vẻ ngoài của bạn trở nên nhạt nhòa và thiếu sức sống hơn. Để có thể sở hữu làn da đẹp mịn màng, trước hết chúng ta nên thay đổi thói quen ngủ nghỉ, cố gắng đi ngủ đúng giờ bạn nhé. 2.4. Một số ảnh hưởng khác Rối loạn nội tiết là vấn đề thường xảy ra đối với các bạn hay thức đêm muộn, đặc biệt là các bạn nữ. Biểu hiện rõ ràng nhất đó là tình trạng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, mất cân bằng hormone trong cơ thể,… Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực do thói quen thức khuya gây ra. Vào ban đêm, nếu bạn không đi ngủ đúng giờ, các tế bào niêm mạc không thể bước vào quá trình tái tạo, phục hồi và để lại nhiều vấn đề sức khỏe liên quan tới dạ dày, ví dụ như bệnh đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. Như đã phân tích ở trên, thức đêm muộn gây rối loạn nội tiết, các hormone căng thẳng được kích thích sản sinh, trong đó có cortisol. Đây là một dạng hormone tạo cảm giác thèm ăn, khiến chúng ta ăn uống nhiều hơn so với bình thường. Đó là lý do vì sao khi thức muộn thì các bạn rất thích ăn đêm. Tốt nhất các bạn có nhu cầu giảm cân, giữ gìn vóc dáng cần xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp, cố gắng sắp xếp đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc. 4. Tốt nhất, chúng ta nên sử dụng thiết bị công nghệ có chừng mực, hạn chế dùng vào buổi tối khi đã lên giường chuẩn bị đi ngủ. Để hạn chế tình trạng mất ngủ vào ban đêm, chúng ta không nên uống sản phẩm chứa caffein hoặc cồn. Thay vào đó, bạn có thể lựa chọn sữa ấm hoặc một tách trà để làm ấm cơ thể và dễ ngủ hơn. Trong phòng ngủ, các bạn có thể sử dụng một chiếc đèn mờ để dễ đi vào giấc ngủ hơn, đồng thời đừng quên chuẩn bị chiếc giường êm, thoải mái nhé! Không thể phủ nhận rằng thức khuya là thói quen xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta. Chính vì thế các bạn nên rèn thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng nhé.
question_189
Những chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nào cũng cần ghi nhớ
doc_189
Tiểu đường thai kỳ là vấn đề sức khỏe khá thường gặp ở thai phụ. Nguyên nhân là do khi mang thai, nội tiết tố của người mẹ thay đổi, ảnh hưởng đến hoạt động insulin của cơ thể, dẫn đến bệnh tiểu đường. Nắm được các chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ sẽ giúp thai phụ hạn chế tối đa biến chứng của bệnh. Tiểu đường thai kỳ có thể gặp ở mọi thai phụ. Tuy nhiên, những phụ nữ sau có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn: Mang thai muộn, trên 35 tuổi. Tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc con to trên 4kg. Thừa cân, béo phì. Bị buồng trứng đa nang. Trong gia đình có người bị tiểu đường. Khi khám thai, các bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ nên tầm soát tiểu đường thai kỳ vào những tuần đầu của thai kỳ và vào tuần thai thứ 24 - 28. Tuy nhiên, nếu rơi vào nhóm đối tượng có nguy cơ cao thì nên tầm soát sớm hơn để có hướng kiểm soát và điều trị kịp thời. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra các ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe của cả thai phụ và thai nhi. Cụ thể: 2.1. Với thai phụ Nếu không được điều trị kịp thời, thai phụ bị tiểu đường có nguy cơ sảy thai, đa ối, đẻ non, thai lưu,... cao hơn so với các thai phụ khác. Một số tai biến khi mắc tiểu đường thai kỳ thường gặp là: Huyết áp cao So với các thai phụ bình thường khác, thai phụ bị tiểu đường sẽ dễ bị tăng huyết áp hơn. Huyết áp của thai phụ nếu không được kiểm soát tốt có nguy cơ dẫn đến tiền sản giật, suy gan, thai chậm phát triển, tai biến mạch máu não,... Theo một số nghiên cứu, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ tiền sản giật cao hơn 12% so với các thai phụ khác. Vì thế, theo dõi huyết áp và chỉ số đường huyết là việc cần thiết với tất cả mẹ bầu, nhất là các mẹ bầu đang bị đái tháo đường. Đa ối Hiện tượng đa ối cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở thai phụ. Sảy thai, thai lưu Tỷ lệ sảy thai, thai lưu ở thai phụ bị tiểu đường thai kỳ cao hơn các thai phụ khác và kiểm tra đường huyết thường quy thường được chỉ định với các mẹ bầu thường bị sảy thai tự nhiên liên tiếp. Đẻ non TIểu đường thai kỳ có thể dẫn tới đa ối, huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ sinh non. Các ảnh hưởng khác Nếu không được điều trị kịp thời, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị các bệnh lý khác như nhiễm trùng tiết niệu, béo phì, tiểu đường thai kỳ diễn tiến thành đái tháo đường tuýp 2 sau sinh. 2.2 Ảnh hưởng đối với thai nhi Tiểu đường thai kỳ có thể gây các ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển của thai nhi. Những ảnh hưởng này chủ yếu xuất hiện ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Cụ thể: Thai lưu, sảy thai Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu, thường xảy ra vào tuần thai thứ 6 - 7. Thai to Thai nhi tăng trưởng quá mức bắt nguồn như nguyên nhân tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai, từ đó kích thích thai sản xuất insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng và kích thích thai phát triển. Vàng da Trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị vàng da cao hơn các trẻ khác. Theo một số nghiên cứu cho thấy, nếu bị tiểu đường thai kỳ thì tỷ lệ trẻ sinh ra bị vàng da là 25%. Các ảnh hưởng khác Đái tháo đường thai kỳ còn có thể gây ra một số ảnh hưởng nguy hiểm khác tới sức khỏe của thai như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp, bệnh lý chuyển hóa. Ngoài ra, trẻ cũng dễ bị béo phì, đái tháo đường và cao huyết áp. 3. Chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ bầu nào cũng cần nhớ Nếu được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ, mẹ cần lưu ý tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn, luyện tập hợp lý khoa học và dùng thuốc. 3.1. Thay đổi chế độ ăn Có tới 75 - 80% mẹ bầu có thể đưa đường huyết về ngưỡng bình thường bằng thay đổi chế độ dinh dưỡng. Một số lưu ý về chế độ ăn uống cho thai phụ tiểu đường thai kỳ như sau: Nên chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày, khoảng 3 bữa chính và 2 bữa phụ. Nên ưu tiên dùng các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như rau xanh, hoa quả. Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu protein và chất béo bởi các loại thực phẩm này ít ảnh hưởng đến chỉ số đường máu, đồng thời giúp thai phụ no lâu, giảm cảm giác đói, thèm ăn. Tránh các thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, kẹo bánh, kem,... Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất. 3.2. Chế độ luyện tập Cơ thể sẽ tiêu thụ glucose mà không cần sản xuất thêm insulin nếu bạn tập thể dục thường xuyên, giúp tránh tình trạng kháng insulin ở phụ nữ tiểu đường thai kỳ. Một số bộ môn mà thai phụ có thể tham gia như đi bộ, yoga,... Tốt nhất, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để lựa chọn các bài tập hợp lý, tránh gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. 3.3. Sử dụng thuốc Việc dùng thuốc cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Thường sau khi áp dụng các cách trên mà chỉ số đường huyết không cải thiện thì thai phụ cần dùng thêm thuốc. Một chú ý khi mắc tiểu đường thai kỳ mẹ nào cũng nên nhớ đó là thử đường huyết thường xuyên để kiểm soát tốt tình trạng cơ thể, tránh các biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết,... Khám thai định kỳ. Các xét nghiệm cần thiết. Chế độ dinh dưỡng và tập luyện.
doc_3409;;;;;doc_57448;;;;;doc_32232;;;;;doc_24692;;;;;doc_4569
1.Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ Triệu chứng bệnh tiểu đường thai kỳ thường khó phát hiện tuy nhiên, ở một số mẹ bầu, bệnh tiểu đường type 1, type 2 có xuất hiện một số triệu chứng như: Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp Nếu bệnh tiểu đường thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính trong việc điều trị bệnh tiểu đường là giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợp so với nhu cầu cần thiết của từng cá thể. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày. Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống phù hợp Phụ nữ mang thai bi bệnh tiểu đường thai kỳ cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ. Biến chứng xảy ra khi cơn đau đẻ bị kéo dài và người mẹ có lượng đường không phù hợp. Bạn có thể kiểm soát lượng đường huyết bằng những cách dưới đây: Tránh ăn thực phẩm giàu chất béo Các bà mẹ thường có xu hướng ăn gấp đôi để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi đang phát triển. Để đảm bảo sức khỏe bạn nên tránh ăn quá nhiều những sản phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa. Các chuyên gia khuyến nghị hạn chế hấp thu thực phẩm chiên rán và nên ăn nhiều chất béo không bão hòa như dầu oliu và các loại hạt. Chia nhỏ bữa ăn Tránh ăn 2-3 bữa lớn mà nên chia thành nhiều bữa nhỏ để bạn có thể ăn cả ngày. Ăn các bữa nhỏ hơn trong ngày đảm bảo sự bổ sung dinh dưỡng liên tục cho thai nhi đang phát triển và ngăn ngừa dao động hàm lượng đường huyết. Mẹ bầu có thể xin ý kiến tư vấn bác sĩ dinh dưỡng thường xuyên vì điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tiểu đường thai kỳ tốt hơn. Hạn chế đồ ăn ngọt Bạn có thể thèm đồ ăn ngọt sau mỗi bữa ăn tuy nhiên nên hạn chế những đồ ăn này. Đồ ngọt có thể làm tăng hàm lượng đường huyết một cách đột ngột, do vậy có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và bé. Vận động đúng cách Có một hiểu lầm phổ biến là không được tập luyện và hạn chế hoạt động thể chất trong thời kỳ mang thai. Thực tế là tập luyện ở mức trung bình như đi bộ 40 phút hàng ngày giúp kiểm soát hàm lượng đường huyết. Khám thai định kỳ thường xuyên ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ Trong suốt thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên chú ý thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để được làm xét nghiệm và nhận những lời tư vấn của bác sĩ về điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp tốt cho mẹ và bé.;;;;;1. Tìm hiểu chung về tiểu đường thai kỳ Tiểu đường thai kỳ là vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ đang mang thai, các số liệu thống kê cho thấy có khoảng 5 - 10% thai phụ phải đối mặt với tình trạng này. Tiểu đường thai kỳ thường chỉ xuất hiện trong mai thai ở những người phụ nữ chưa bị mắc tiểu đường trước đó và có thể tự khỏi trong 6 tuần sau khi sinh em bé. Tốt nhất, phụ nữ không nên chủ quan trước tình trạng tiểu đường thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và thai nhi. Trên thực tế, nếu không phát hiện và điều trị sớm tiểu đường thai kỳ, người mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật, huyết áp tăng cao bất thường, tăng nguy cơ mổ lấy thai. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ cũng như quá trình sinh nở và sức khỏe, sự phát triển của thai nhi. Cụ thể, em bé có khả năng bị sinh non, sinh ra gặp một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ví dụ như: suy hô hấp, vàng da hoặc bệnh liên quan tới chuyển hóa. Thậm chí, nhiều trường hợp chết lưu trong bụng mẹ do ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ. 2. Thời điểm nào chị em nên xét nghiệm Lựa chọn thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ rất quan trọng, như vậy bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Đối với phụ nữ mang thai, hai mốc thời điểm quan trọng nhất là: buổi khám thai đầu tiên và giai đoạn tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ. Thông thường, trong buổi khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm glucose máu và Hb A1C máu. Kết quả xét nghiệm giúp sàng lọc và chẩn đoán nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ, từ đó, thai phụ sẽ nhận được những lời khuyên phù hợp giúp duy trì tình trạng sức khỏe. Trong giai đoạn từ tuần 24 - 28 của thai kỳ, bác sĩ chỉ định chị em uống 75gr glucose để làm nghiệm pháp dung nạp đường, sàng lọc 1 lần nữa tiểu đường thai kỳ. Bệnh thường xảy ra ở người có chỉ số BMI quá cao, phụ nữ mang thai khi ngoài 35 tuổi hoặc trong gia đình có người thân từng bị tiểu đường. Trong tình huống này, bạn nên đi xét nghiệm để kịp thời phát hiện tình hình sức khỏe của bản thân và điều trị nếu thực sự cần thiết. Nhìn chung, tùy loại xét nghiệm bạn thực hiện mà bác sĩ sẽ yêu cầu nhịn đói hoặc không. Nếu thai phụ thực hiện xét nghiệm đường máu lúc đói, họ bắt buộc phải nhịn trước khi đi xét nghiệm. Cụ thể, trước khi tiến hành xét nghiệm từ 8 - 12 tiếng đồng hồ, bạn không nên ăn uống, điều này giúp kết quả kiểm tra chính xác hơn. Đồng thời, các bạn nhớ dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tâm lý thật thoải mái trước khi đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhé. 4. Lưu ý những triệu chứng liên quan tới tiểu đường thai kỳ Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, chị em nên theo dõi cẩn thận và đi khám để biết mình có mắc bệnh hay không nhé. Một số mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sớm thường đi tiểu tiện rất nhiều lần. Nguyên nhân là do đường huyết cao hơn so với bình thường, cơ thể không đủ khả năng chuyển hóa. Điều này khiến thận phải hoạt động mạnh mẽ hơn, người phụ nữ đi tiểu tiện với tần suất nhiều hơn. Nếu phát hiện điểm bất thường này, chị em không nên chủ quan đâu nhé! Không những vậy, thai phụ thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, hay bị đói và thiếu sức sống. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của em bé, chính vì thế mẹ bầu cần phải lưu ý vấn đề này.;;;;;Như chúng ta đã biết, hormone nhau thai có tác dụng kích thích sự phát triển của thai nhi. Khi lượng hormone này quá nhiều sẽ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở thai phụ. Vì thế mẹ bầu cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để phòng tránh một số biến chứng nguy hiểm mà bệnh tiểu đường có thể gây ra với cả mẹ và thai nhi: - Đối với thai phụ: Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh tiểu đường thai kỳ có thể gây ra đó là nguy cơ tiền sản giật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người mẹ, thậm chí có thể gây tử vong. Hơn nữa, khi bị tiểu đường thai kỳ, bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên sinh mổ. Phương pháp mổ lấy thai cũng giống như những loại phẫu thuật khác, sẽ có tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro nhất định đối với cả thai nhi và mẹ bầu. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe hiện tại mà tình trạng tiểu đường thai kỳ còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ trong tương lai. Sau khi sinh con, người mẹ sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 và gây ra những ảnh hưởng sức khỏe nhất định. Đó là lý do, những trường hợp bị tiểu đường trong thời gian mang thai vẫn nên đi xét nghiệm tiểu đường sau khi sinh con. - Đối với thai nhi: Tình trạng tiểu đường thai kỳ không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp với mẹ bầu mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Cụ thể là: + Khi mẹ bị tiểu đường thai kỳ, thai có nguy cơ phát triển to hơn bình thường và trẻ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ trong tương lai. + Có nguy cơ sinh non hoặc lưu thai. + Trẻ có nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn. + Trẻ có thể bị suy hô hấp hoặc hạ đường huyết. Bên cạnh đó, những trường hợp có nguy cơ cao như người thừa cân béo phì, có tiền sử bị tiểu đường thì có thể đi khám sớm hơn. Đặc biệt, nếu mẹ bầu gặp phải một số triệu chứng như khát nước nhiều hơn, đi tiểu nhiều hơn, vùng kín bị ngứa ngáy khó chịu, bị nấm men, các vết xước khó lành hay sụt cân không rõ nguyên nhân thì cũng nên thực hiện xét nghiệm sớm. Mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng những phương pháp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ dưới đây: - Nên giảm cân trước khi mang thai và kiểm soát tình trạng tăng cân trong quá trình mang thai: + Trước khi mang thai, chị em nên giảm cân, đưa cân nặng về mức hợp lý. Điều này không chỉ giúp phòng tránh bệnh tiểu đường mà còn có thể phòng tránh nhiều bệnh lý về tim mạch. + Kiểm soát tăng cân trong quá trình mang thai: Khi mang thai, người phụ nữ chỉ nên tăng từ 10 đến 12 kg. Cần loại bỏ quan điểm “ăn cho hai người” dẫn đến tình trạng tăng cân quá nhiều. - Nên áp dụng chế độ ăn khoa học Trong quá trình mang thai, người phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và cẩn bổ sung cân bằng 4 loại dưỡng chất thiết yếu. Mẹ bầu nên ưu tiên các loại trái cây và rau xanh. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên bổ sung sắt, canxi, axit folic trong suốt thai kỳ. - Chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý Mẹ bầu cần được nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức nhưng cần vận động khoa học để có một thai kỳ khỏe mạnh. Tập luyện những bài tập phù hợp với thể trạng cũng chính là một cách rèn luyện sức khỏe rất tốt, giúp mẹ bầu sinh con dễ dàng hơn. Hơn nữa, vận động cũng là cách giúp mẹ bầu tiêu thụ lượng đường được nạp vào cơ thể, từ đó giúp kiểm soát glucose, giảm sự đề kháng của insulin và giảm nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. - Khám thai định kỳ Đây là vấn đề vô cùng quan trọng trong quá trình mang thai. Qua những buổi khám thai định kỳ, các bác sĩ sẽ tư vấn giúp mẹ biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả. Đồng thời thăm khám thai định kỳ cũng giúp phát hiện sớm một số bất thường của mẹ và thai nhi, từ đó điều trị kịp thời và hiệu quả.;;;;;1. Những điều quan trọng cần biết về tiểu đường thai kỳ Thời kỳ mang thai cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm. Việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cũng có thể khiến cơ thể người mẹ bị thừa chất, thừa cân. Đây chính là yếu tố chính dẫn đến tiểu đường thai kỳ - một triệu chứng được cho là nguy hiểm khi mang thai. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng cao khi mang thai. Xảy ra chủ yếu ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối của thai kỳ. Bệnh hoàn toàn mất dấu hiệu sau khi người mẹ sinh con. Còn nếu vẫn tiến triển sau khi sinh thì được coi là dấu hiệu lâm sàng của bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ Nhiều người cho rằng tiểu đường thai kỳ hình thành do người mẹ khi mang thai bị thừa cân nhiều và ăn quá nhiều đồ ngọt. Về cơ bản thì có thể hiểu là như vậy. Để biết chính xác hơn thì cần xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Đồng thời, biết được chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi và có cách để khắc phục kịp thời. Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhu cầu rất cao về dinh dưỡng, dẫn đến việc dung nạp vào cơ thể quá nhiều dưỡng chất, trong đó có đường. Bình thường, cơ thể có thể tự điều tiết lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao nhưng không phải thể chất người mẹ nào cũng có thể làm được như vậy. Trong khi đó, thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố cần cho sự phát triển của bào thai nhưng lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin. Điều này dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và rối loạn chuyển hóa glucose và gây ra tiểu đường thai kỳ. Những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ Tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng điển hình giống như những bệnh nhân bị mắc đái tháo đường. Đa phần được phát hiện thông qua xét nghiệm tiểu đường khi đi khám thai. Một số thai phụ thì có biểu hiện nghi ngờ như: tăng cân nhiều, siêu âm thai có dư ối hoặc thai to hơn so với tuần tuổi theo khuyến cáo. Nhưng thông thường, các mẹ bầu cũng có thể tự chẩn đoán bệnh khi có những biểu hiện sau: Khát nước liên tục, phải uống nước về đêm. Đi tiểu rất nhiều lần trong ngày, lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với bình thường. Khi bị thương thì vết thương rất khó lành. Bị viêm nhiễm ở vùng kín, thường là nhiễm nấm và không chữa được. Có dấu hiệu sụt cân và mệt mỏi. Khi có những dấu hiệu bất thường trên thì mẹ bầu nên khi khám và làm xét nghiệm để biết mình có mắc chứng tiểu đường thai kỳ hay không. Mức độ nguy hiểm của bệnh được tính trên chỉ số tiểu đường của mẹ bầu: Những chỉ số về tiểu đường của phụ nữ mang thai Ngay từ lần khám thai đầu tiên (trong 3 tháng đầu ), thai phụ được khuyến cáo làm xét nghiệm đường máu lúc đói, Hb A1C: Nếu một trong các giá trị glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L, Hb A1c > 6,5%, thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng. Nếu glucose máu lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L, chứng tỏ thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ. Nếu glucose máu lúc đói < 5,1mmol/L, mẹ cần làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Ở tuần 24 - 28 thai kỳ: thai phụ được xét nghiệm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống. Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng. Nếu một hoặc nhiều hơn các thông số (đường máu sau uống 1h lớn hơn 10mmol/L hoặc đường huyết sau uống 2h lớn hơn 8.5mmol/L) là đái tháo đường thai kỳ. Những đối tượng mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ Bất cứ mẹ bầu nào cũng có thể có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Nhất là một trong số những trường hợp sau: Phụ nữ sau 30 tuổi mới mang thai. Trong gia đình đã có người bị bệnh tiểu đường type 2. Lần mang thai trước từng bị tiểu đường thai kỳ. Tăng cân quá nhiều trong thời gian mang thai. Phụ nữ thừa cân, béo phì mang thai. Tăng huyết áp hoặc buồng trứng đa nang. Thai lưu không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, tiểu đường thai kỳ cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, các mẹ bầu khi có bất cứ dấu hiệu nào bất thường trong quá trình mang thai đều nên đi khám và làm xét nghiệm để chẩn đoán và phát hiện bệnh kịp thời. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi Các chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi khi xác định được sẽ giúp các bác sĩ chỉ định hướng khắc phục và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bởi bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể gây ra những tình trạng sau: Ảnh hưởng với mẹ: Có thể gây ra tiền sản giật - sản giật. Thai nhi phát triển quá lớn dẫn đến khó sinh, gây sang chấn đường sinh dục khi sinh. Khả năng sinh mổ cao. Khả năng băng huyết sau sinh. Thuyên tắc ối. Mẹ có nguy cơ bị đái tháo đường típ 2 sau sinh. Đối với thai nhi: Bé có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết ngay sau sinh Vàng da sơ sinh Trẻ bị tử vong chu sinh Thai nhi to có thể khiến bé sau sinh bị sang chấn như gãy xương đòn, kẹt vai. Trẻ có nguy cơ béo phì và đái tháo đường khi trưởng thành (type 1). Khi mẹ bầu có chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi, có nghĩa là được xác định bị tiểu đường thì cần tuân thủ mọi hướng điều trị của bác sĩ. Trong đó, cần xét nghiệm đúng quy trình để xác định chỉ số tiểu đường và điều hướng trong cung cấp dinh dưỡng phù hợp. Các mẹ bầu ki bị tiểu đường thai kỳ nên lưu ý đến những điều sau: Nên ăn uống lành mạnh, không ăn vặt quá nhiều nhất là đồ ăn có nhiều tinh bột hoặc đường để kiểm soát lượng đường trong máu. Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, tiêu hao năng lượng và lưu thông máu. Theo dõi đường huyết mỗi ngày. Trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để xây dựng khẩu phần ăn phù hợp. Tuân thủ đúng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ sau khi sinh 6 tuần cần xét nghiệm lại đường huyết để loại trừ có thể bị đái tháo đường type 2 sau sinh. Như vậy, chỉ số tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi được xác định khi chỉ số đường huyết của mẹ bầu tăng cao. Mỗi chị em khi mang thai cần biết rõ thể trạng của mình, đồng thời khám và làm những xét nghiệm cần thiết, đúng thời điểm, tránh tiểu đường thai kỳ và các tình trạng bệnh khác trong quá trình mang thai.;;;;;Tiểu đường thai kì là hiện tượng khá nhiều mẹ bầu gặp phải. Nếu không có chế độ chăm sóc và kiểm soát tốt, bệnh có thể gây ra những biến chứng không mong muốn.Tiểu đường thai kì và những điều cần biết Tiểu đường trong thai kì là căn bệnh phổ biến, khá nhiều mẹ bầu gặp phải, nhất là ở tam cá nguyệt thứ 2 của thai kì. Bệnh xảy ra do sự thay đổi các hormone trong cơ thể khi mang thai. Thông thường, bệnh có thể tự khỏi sau khi mẹ bầu kết thúc quá trình mang thai và sinh con. Khi bị tiểu đường thai kì, mẹ bầu cần theo dõi và kiểm soát tốt căn bệnh này để tránh gây biến chứng trong quá trình mang thai. Hầu hết các mẹ bầu đã bị tiểu đường thai kì ở lần mang thai thứ nhất sẽ mắc bệnh lại vào những lần mang thai sau. Dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường thai kì – Đi tiểu nhiều và thường xuyên. – Khó kiểm soát việc ăn uống. Tiểu đường thai kì là căn bệnh khá nhiều mẹ bầu gặp phải – Thị lực giảm, mắt bị mờ đi trong 1 thời gian ngắn. – Thường xuyên cảm thấy bị khô miệng, khát nước. – Vùng kín bị viêm nhiễm, nhiễm trùng. – Các vết thương, các vết trầy xước… thường rất khó và lâu lành. Nguyên nhân mắc tiểu đường thai kì – Do thay đổi hormone: Khi mang thai, các hormone trong cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi nhất định. Đặc biệt, insulin được sản xuất ra để điều hòa glucose cũng bị suy giảm do các hormone nhau thai làm rối loạn việc sản xuất này. Từ đó khiến lượng glucose trong máu tăng cao, gây nên nên hiện tượng tiểu đường thai kì. Nếu không kiểm soát tốt, tiểu đường thai kì có thể gây ra những biến chứng khó lường – Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Trong thai kì, nhiều mẹ bầu thường ăn uống tẩm bổ quá nhiều dẫn đến việc tăng cân nhanh, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột, carbonhydrates… Bên cạnh đó, do mang thai nặng nề nên mẹ bầu lười vận động hơn. Tất cả những điều này cũng là yếu tố khiến mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường. – Nguyên nhân khác: Nếu mẹ bầu bị béo phì, gia đình có tiền sử bị tiểu đường, từng bị tiểu đường thai kì, mang thai khi đã lớn tuổi, có tiền sử cao huyết áp… Biến chứng của tiểu đường thai kì Nếu không theo dõi và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường thai kì, mẹ bầu có nguy cơ phải đối mặt với một số biến chứng sau: – Đối với em bé: + Vượt quá mức tăng trưởng. + Lượng đường huyết thấp, gây co giật. + Mắc hội chứng suy hô hấp. + Mắc bệnh vàng da. + Mắc bệnh tiểu đường loại 2 sau khi trưởng thành. Khi có dấu hiệu tiểu đường, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện để tiến hành thăm khám + Gặp vấn đề về kĩ năng vận động… – Đối với mẹ bầu: + Tăng nguy cơ mắc tiền sản giật. + Nhiễm trùng đường tiểu. + Mắc tiểu đường trong tương lai. Trên đây là những kiến thức về bệnh lý tiểu đường thai kì mà mẹ bầu nào cũng nên biết. Ngay khi có triệu chứng của bệnh này, mẹ bầu cần nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân để có hướng xử trí kịp thời.
question_190
Tật khúc xạ ở trẻ em là gì?
doc_190
Điều trị khúc xạ ở trẻ an toàn Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị mắc các tật khúc xạ ngày càng cao, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe thị lực của trẻ và có thể dẫn tới mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, kết quả học tập và lựa chọn nghề của trẻ trong tương lai. Vậy tật khúc xạ là gì, điều trị tật khúc xạ ở trẻ em an toàn bằng phương pháp nào,…bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé. Tật khúc xạ là tình trạng ánh sáng sau khi đi vào mắt không thể hội tụ được vị trí đúng trên võng mạc, khiến hình ảnh thu được ở mắt bị mờ, nhòe hoặc méo mó. Ở trẻ em có các loại tật khúc xạ thường gặp sau: – Cận thị: là tật khúc xạ phổ biến nhất, thường xuất hiện ở độ tuổi đi học. Xảy ra do ánh sáng được hội tụ ở trước võng mạc, gây khó khăn hay nhìn mờ khi quan sát các vật ở xa. – Loạn thị: là hiện tượng ánh sáng được hội tụ tại nhiều nhiều khác nhau trên võng mạc, khiến hình ảnh bị mờ nhòe và méo mó khi quan sát vật thể ở mọi khoảng cách Các loại tật khúc xạ xảy ra do hình ảnh được hội tụ không đúng trên võng mạc 2.. – Thường xuyên học tập trong điều kiện ánh sáng không đảm bảo, và sử dụng các thiết bị điện tử trong nhiều giờ liên tục. – Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, thiếu vitamin A. – Do di truyền từ bố mẹ. – Do cấu trúc bất thường giác mạc và thủy tinh thể. 3. Biểu hiện trẻ em bị tật khúc xạ Trẻ em hầu như chưa thể tự nhận biết được bản thân bị mắc các tật khúc xạ, vì vậy phụ huynh có thể phát hiện con có bị mắc tật khúc xạ thông qua các biểu hiện phổ biến như: – Khi nhìn thường nheo mắt và nghiêng đầu sang một bên. – Không thể nhìn rõ chữ viết ở trên bảng, cần đưa sách sát gần mắt để nhìn,… – Chép bài hay nhầm, đọc nhầm chữ. – Hay dụi mắt, chảy nước mắt và kêu đau đầu. Nhiều trường hợp biểu hiện tật khúc xạ ở trẻ không rõ ràng, vì vậy phụ huynh có thể theo dõi sát sao thị lực của con bằng cách thực hiện khám mắt định kỳ. Trẻ thường hay dụi mắt kể cả khi không buồn ngủ là biểu hiện của tật khúc xạ. 4. Điều trị tật khúc xạ an toàn với trẻ em Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị tật khúc xạ giúp lấy lại thị lực. Tuy nhiên phương pháp điều trị bằng kính gọng và Ortho K là hai phương pháp hiệu quả, an toàn và phù hợp nhất đối với trẻ em. 4.1. Sử dụng kính gọng Từ lâu kính gọng đã được ứng dụng trong hỗ trợ điều chỉnh tật khúc xạ để cải thiện tầm nhìn cho người bệnh mà không cần tác động đến cấu trúc của mắt, tránh được tối đa các tổn thương cho giác mạc. Kính gọng là lựa chọn tối ưu cho trẻ em bị mắc tật khúc xạ bởi khả năng cải thiện tầm nhìn hiệu quả, an toàn và sự tiện lợi, dễ sử dụng cho đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên sử dụng kính gọng cũng có những nhược điểm nhất định như là tầm nhìn bị ảnh hưởng khi đi trời mưa, đi buổi tối, hoặc không thuận tiện khi đi bơi và có các hoạt động thể thao. 4.2. Chỉnh hình giác mạc bằng kính áp tròng cứng Ortho K Ortho K là kính áp tròng cứng được thiết kế sử dụng đeo qua đêm khi ngủ nhằm điều chỉnh lại tạm thời hình dáng của giác mạc về hình dạng bình thường, giúp mắt nhìn rõ vào sáng ngay hôm sau khi tháo kính mà không cần sự hỗ trợ của kính gọng trong suốt cả ngày. Sử dụng kính chỉnh giác mạc tạm thời Ortho K là giải pháp tối ưu trong điều chỉnh cận thị và hạn chế tăng độ cận thị ở trẻ em. Khi dùng kính Ortho K vào ban đêm sẽ giúp khắc phục những nhược điểm của kính gọng. Tuy nhiên để biết trẻ có thực sự phù hợp với phương pháp này hay không, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến những bệnh viện có chuyên khoa mắt uy tín để thăm khám. Sử dụng kính chỉnh giác mạc Ortho K là giải pháp hiệu quả trong điều chỉnh cận thị trẻ em 5. Cách phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ em Để phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ, phụ huynh cần chú ý quan tâm hơn nữa đến việc bảo vệ mắt, vệ sinh mắt hàng ngày và thực hiện khám mắt thường xuyên cho trẻ, cụ thể: – Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ thực hiện vệ sinh các nhân sạch sẽ: sử dụng khăn mặt riêng, rửa mắt bằng nước sạch, không dùng tay bẩn dụi vào mắt,.. để phòng bệnh ở mắt. – Không cho trẻ chơi các trò nguy hiểm như: bắn bi, đánh khăng, bắn ná thun,.. để tránh trúng vào mắt gây tổn thương đến mắt. – Cần hướng dẫn trẻ tư thế ngồi học thẳng lưng, ngay ngắn, không cúi sát xuống bàn, bàn ghế đúng với kích thước cơ thể của trẻ, để mắt cách mặt chữ 30 – 40cm. – Phòng học phải đủ ánh sáng, có đèn bàn và đèn nên để phía đối diện với tay cầm bút. – Sau 1 giờ đọc sách hoặc sử dụng các thiết bị điện tử cần cho mắt nghỉ 5 – 10 phút và xoa nhẹ mi mắt. – Cần có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ từ 8 – 10 tiếng một ngày, ăn nhiều trái cây và rau xanh bổ sung vitamin tốt cơ thể. – Cho trẻ đi khám mắt ngay nếu có các biểu hiện bất thường như: dụi mắt, nghiêng đầu, cúi sát sách vở, hay đọc nhầm chữ,… hoặc cho trẻ đi khám mắt định kỳ 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời tật khúc xạ ở trẻ. – Hội tụ đội ngũ bác sĩ là các chuyên gia Nhãn khoa giỏi, có 30 – 40 năm trong khám, điều trị và chăm sóc mắt toàn diện cho trẻ em. – Sở hữu trang thiết bị chẩn đoán hiện đại, tân tiến nhất trong nhãn khoa giúp phát hiện chính xác tật khúc xạ ở trẻ cũng như nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. – Đội ngũ bác sĩ luôn tận tình chia sẻ các phương pháp chăm sóc mắt hiệu. – Không gian phòng khám sạch sẽ, thoáng mát, luôn được vệ sinh và khử khuẩn liên tục nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho khách hàng. – Được áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế, bảo lãnh theo quy định.
doc_47465;;;;;doc_7410;;;;;doc_15005;;;;;doc_26060;;;;;doc_16577
Tật khúc xạ mắt ở trẻ em ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học tập và phát triển. Cùng tìm hiểu chi tiết về các tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả để cải thiện thị lực. Tật khúc xạ là một vấn đề về mắt thường gặp khiến mọi người thường bị giảm thị lực, gây cản trở trong cuộc sống và sinh hoạt. Tình trạng ánh sáng thu được vào trong mắt không hội tụ đúng vị trí trên võng mạc, khiến hình ảnh mắt thu được có thể xảy ra tình trạng mờ, nhòe, có bóng mờ… được gọi là tật khúc xạ. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng thời gian gần đây, trẻ em đang có nguy cơ mắc tật khúc xạ cao hơn và có dấu hiệu trẻ hóa. Theo các chuyên gia, không chỉ khiến thị lực giảm, tật khúc xạ ở trẻ còn khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức. Nếu bị khúc xạ nặng, trẻ còn có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý về mắt cao hơn so với người bình thường. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn chi tiết về phương pháp điều trị, khắc phục tật khúc xạ hiệu quả. 2. Các tật khúc xạ mắt ở trẻ em 2.1. Cận thị Cận thị là tật khúc xạ có tỷ lệ trẻ em mắc rất cao trên toàn cầu hiện nay. Đặc trưng của cận thị chính là trẻ gặp khó khăn khi nhìn đồ vật ở xa do hình ảnh và ánh sáng hội tụ ở trước võng mạc mắt. – Thường xuyên nhíu mắt để nhìn. – Đau nhức đầu, mỏi mắt. – Chảy nước mắt – Khó nhìn khi ở trời tối… Cận thị là tật khúc xạ mắt ở trẻ em thường gặp nhất hiện nay 2.2. Viễn thị Viễn thị là tật khúc xạ có đặc trưng ngược lại với cận thị, do hình ảnh và ánh sáng thu được vào mắt sẽ hội tụ ở sau võng mạc vì trục nhẫn cầu ngắn. Theo các chuyên gia, phần lớn trẻ sơ sinh đều mắc viễn thị mức độ nhẹ do nhãn cầu mắt của trẻ đang phát triển và hoàn thiện. Khi trẻ trưởng thành, nhãn cầu phát triển hoàn thiện thì trẻ sẽ đạt được chính thị. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp viễn thị kéo dài cho tới khi trẻ lớn và biểu hiện thành các triệu chứng như: – Nhìn mờ vật ở gần – Nheo mắt để nhìn – Nhức mỏi mắt – Chảy nước mắt – Nheo mắt nhiều thì đỏ mắt – Lác mắt, nhược thị… 2.3. Loạn thị Loạn thị là tình trạng ánh sáng thu vào trong mắt hội tụ thành nhiều điểm bất định trên võng mạc, bị khuếch tán thành nhiều vị trí khiến cho thị lực của trẻ bị suy giảm. Hiện nay, các chuyên gia nhận định nguyên nhân gây ra loạn thị là do giác mạc hoặc thủy tinh thể của trẻ có hình dạng bất thường dẫn tới sai lệch khi thu hình ảnh vào trong mắt. Trẻ em mắc loạn thị thường sẽ có các dấu hiệu thường thấy như sau: – Nhìn mờ, nhòe – Nhìn mọi thứ thấy méo mó – Nhìn vật thấy có bóng mờ – Đau, mỏi mắt – Chảy nước mắt… Loạn thị khiến trẻ gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt và học tập 2.4. Lệch khúc xạ Lệch khúc xạ xảy ra khi hai mắt mắc phải nhiều tật khúc xạ khác nhau hoặc một mắt khỏe mạnh, một mắt mắc tật khúc xạ khiến thị lực bị suy giảm và có thể gây nhược thị ở trẻ nhỏ. Trẻ mắc lệch khúc xạ gặp phải nhiều khó khăn và bất tiện khi sinh hoạt, học tập. Không chỉ giảm thị lực mà khi phải điều tiết quá nhiều, mắt của trẻ cũng sẽ nhức mỏi, chảy nước mắt thường xuyên hơn. Vì vậy, cha mẹ cần cẩn trọng với dấu hiệu nhìn mờ, nheo mắt, cúi đầu để nhìn sách vở của trẻ và nên đưa trẻ đi khám sớm để được điều trị, xử trí kịp thời. 3. Ảnh hưởng của tật khúc xạ Tật khúc xạ ảnh hưởng lớn tới thị lực của người mắc, từ đó khiến trẻ gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống, dễ gặp rủi ro khi đi lại, sinh hoạt hơn. Nếu tật khúc xạ tiến triển nặng, gây ra không ít vấn đề về mắt nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ gây mù lòa như đục thủy tinh thể, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, đục dịch kính… – Nhược thị: Biến chứng của tật khúc xạ, khiến mắt nhìn mờ, khó điều chỉnh và cải thiện thị lực dù sử dụng kính. – Bong võng mạc, xuất huyết dịch kính: Những biến chứng nguy hiểm, do nhãn cầu lồi ra phía trước và làm cong võng mạc khiến chu biên võng mạc trở nên mỏng hơn và thoái hóa. Khi mắc tật khúc xạ lâu ngày, võng mạc có thể bị bong rách, xuất huyết và khó phục hồi thị lực. Tật khúc xạ có thể dẫn tới nhược thị nếu trẻ không được khắc phục đúng cách 4. Điều trị tật khúc xạ cho trẻ Trẻ mắc tật khúc xạ cần được thăm khám kịp thời để bác sĩ có thể xác định đúng về tình trạng bệnh lý. Dựa vào tật khúc xạ và mức độ khúc xạ của mắt, bác sĩ sẽ chỉ định phương án khắc phục hoặc điều trị cho trẻ. – Cận thị: Phương pháp được áp dụng phổ biến để điều chỉnh mắt cận thị cho trẻ chính là đeo kính. Bác sĩ sẽ tiến hành khám mắt và cắt kính gọng phù hợp với mức độ cận thị ở trẻ. Ngoài ra, một số loại kính tiếp xúc, định hình giác mạc cũng có thể được chỉ định sử dụng đối với các trường hợp nhất định. – Viễn thị: Cũng tương tự như khúc xạ cận thị, trẻ mắc viễn thị có thể khắc phục bằng việc đeo kính gọng, kính định hình giác mạc để cải thiện thị lực. – Loạn thị: Trường hợp trẻ bị loạn thị nhẹ có thể cải thiện bằng việc sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đủ dinh dưỡng, vitamin cần thiết… Nếu viễn thị nặng khiến trẻ gặp bất tiện khi học tập, sinh hoạt thì có thể sử dụng kính thuốc, kính định hình giác mạc… – Lệch khúc xạ: Đeo kính gọng thường là giải pháp được áp dụng để cải thiện lệch khúc xạ cho trẻ. Ngoài ra, một số trẻ có thể được chỉ định bịt mắt để điều chỉnh khúc xạ, giúp tình trạng lệch giảm đi để trẻ có thể nhìn rõ hơn. Trẻ mắc tật khúc xạ có thể đeo kính để cải thiện thị lực 5. Cách phòng ngừa tật khúc xạ Trẻ cần sinh hoạt với một chế độ khoa học, lành mạnh, không chỉ để đảm bảo sức khỏe mà còn có thể giúp hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ gây ra các vấn đề về mắt như tật khúc xạ. – Điều chỉnh tư thế đúng khi học bài, đọc sách, xem tivi,… tránh nhìn gần, gù lưng khi học tập. – Hạn chế để trẻ lạm dụng các thiết bị điện tử, nếu trẻ học tập trên máy tính, hãy để trẻ có thời gian nghỉ ngơi để thư giãn cho mắt. – Đảm bảo không gian học tập của trẻ có điều kiện ánh sáng tốt theo khuyến cáo. – Bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và cho mắt để trẻ luôn khỏe mạnh. – Để trẻ nghỉ ngơi hợp lý, tránh áp lực về tinh thần, ngủ đủ và bỏ thói quen dụi mắt, nheo mắt có hại. – Khám thị lực định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường ở mắt để được phát hiện và điều trị sớm bệnh. Các tật khúc xạ mắt ở trẻ em là vấn đề đáng quan tâm hiện nay nên cha mẹ cần chủ quan trong việc phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám kịp thời, lựa chọn phương pháp khắc phục phù hợp.;;;;;Khúc xạ là tình trạng rối loạn ở mắt, xảy ra khi mắt không thể thu được các hình ảnh rõ ràng trên võng mạc. Người mắc các tật khúc xạ thường khó nhìn được đồ vật ở quá gần, quá xa hoặc nhìn mờ. Đối với trẻ em, khúc xạ là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ gặp nhiều cản trở trong sinh hoạt, học tập và khám phá thế giới xung quanh. Hãy cùng tìm hiểu về cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em ngay sau đây! Mắt là cơ quan cảm giác đạc biệt trong cơ thể, cho phép con người có thể nhận biết mọi vật trước mắt thông qua hình dáng, kích thước, màu sắc… Ở trạng thái bình thường, ánh sáng đi qua nhãn cầu và hội tụ tại võng mạc bởi giác mạc và thủy tinh thể, tạo thành các hình ảnh sắc nét và truyền về vỏ não. Thông qua đó, mọi người có thể nhìn rõ đồ vật ở trước mắt trong khoảng cách phù hợp. Khúc xạ xảy ra khi mắt không thể hội tụ đúng hình ảnh trên võng mạc, khiến người mắc phải tình trạng này thường xuyên nhìn mờ, khó nhìn vật ở trước mắt. Trẻ em là đối tượng hàng đầu với tỷ lệ mắc tật khúc xạ rất lớn. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, khả năng học tập, tiếp thu của trẻ. Thậm chí, trong thời gian gần đây, tỷ lệ trẻ mắc tật khúc xạ trẻ hóa hơn, cho thấy đây là vấn đề đáng báo động. Các tật khúc xạ ở mắt thường gặp ở trẻ em cụ thể là: – Cận thị: Xảy ra khi hình ảnh hội tụ ở trước võng mạc, khiến trẻ chỉ có thể nhìn thấy vật ở gần, khó nhìn thấy vật ở xa. – Viễn thị: Xảy ra khi hình ảnh hội tụ sau võng mạc, khiến mắt của trẻ chỉ có thể nhìn thấy rõ vật ở xa, khó nhìn được vật ở gần. – Loạn thị: Giác mạc cong bất thường khiến thị lực bị móp méo, hình ảnh hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc làm cho trẻ thường xuyên nhìn mờ, nhìn bị nhòe vật ở trước mắt. Khi bị tật khúc xạ, trẻ thường không nhìn rõ mọi vật và hay mỏi, nhức mắt. Tình trạng này gây ra nhiều bất tiện cho quá trình sinh hoạt của trẻ và trong một số trường hợp có thể dẫn tới lác, nhược thị. Khúc xạ xảy ra khi mắt không thể hội tụ đúng hình ảnh trên võng mạc 2. Nguyên nhân gây tật khúc xạ Tình trạng khúc xạ mắt ở trẻ có thể hình thành do rất nhiều nguyên nhân như sau: – Mắt điều tiết quá nhiều: Việc trẻ tập trung nhìn gần trong thời gian dài khiến mắt phải điều tiết nhiều, dẫn tới tình trạng mỏi mắt và dễ mắc các tật khúc xạ. – Thói quen sinh hoạt: Tư thế ngồi học hay học tập trong môi trường thiếu ánh sáng cũng là tác nhân khiến mắt dễ bị nhức mỏi, điều tiết nhiều gây khúc xạ. – Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh, không đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng các cơ quan nhãn khoa cũng có thể khiến sức khỏe thị lực của trẻ giảm sút. – Di truyền: Trục nhãn cầu dài hoặc ngắn hơn so với bình thường, mắt to hơn khiến việc hội tụ hình ảnh trước võng mạc bị ảnh hưởng và gây khúc xạ. – Tổn thương ở mắt: Một số chấn thương vùng mắt hoặc do trẻ tiếp xúc với tia UV trong ánh mặt trời thời gian dài cũng có thể dẫn tới khúc xạ mắt. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của từng trẻ mà đưa ra phương án xử trí, cách điều trị phù hợp để trẻ có thể nhanh chóng hồi phục thị lực. Sử dụng nhiều thiết bị điện tử, ngồi học sai tư thế có thể khiến trẻ có nguy cơ mắc tật khúc xạ cao 3. Cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em 3.1. Đeo kính gọng Đeo kính là giải pháp phổ biến nhất, thường được áp dụng hiện nay để cải thiện thị lực cho trẻ em mắc tật khúc xạ. Kính sẽ giúp điều chỉnh hình ảnh thu được tại đúng vị trí trên giác mạc, giúp trẻ có thể nhìn rõ vật ở xa, gần hoặc hạn chế tình trạng mờ, nhòe. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xác định độ cận, viễn hay loạn thị ở trẻ để có thể lựa chọn kính với độ phù hợp, giúp trẻ có tầm nhìn tối ưu. Việc sử dụng kính giúp hồi phục khả năng nhìn đồ vật của trẻ trong tức thì, chi phí phù hợp, tủy nhiên phương pháp này tồn tại nhiều hạn chế do có thể gây vướng víu, mất thẩm mỹ đối với trẻ nhỏ. 4.2. Đeo kính Ortho K Ortho K là một loại kính áp tròng cứng, được thiết kế để có thể đeo qua đêm khi ngủ nhằm giúp trẻ điều chỉnh tạm thời hình dáng của giác mạc về trạng thái bình thường, giúp mắt nhìn rõ vào ngày hôm sau khi tháo kính. Kính Ortho K là giải pháp tối ưu trong việc khắc phục tình trạng khúc xạ mắt ở trẻ em hiện nay. Loại kính này có ưu điểm cao về tính nhỏ gọn, tiện lợi và thẩm mỹ đối với trẻ nhỏ. Đeo kính gọng hoặc kính Ortho K là các cách điều trị tật khúc xạ ở trẻ em thường được áp dụng hiện nay 4. Phòng ngừa khúc xạ cho trẻ Tật khúc xạ tuy không phải là bệnh lý nhãn khoa nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và học tập của trẻ. Do vậy, để ngăn ngừa trẻ mắc phải tình trạng này, các bậc phụ huynh cần lưu ý: – Đảm bảo nơi học tập của trẻ có đủ ánh sáng, hướng đèn tốt cho việc đọc sách nhất là chiếu sáng từ sau, từ trên xuống, đối nghịch với bên tay thuận. – Kích thước bàn ghế để trẻ ngồi học phải phù hợp với chiều cao để tránh phải cúi hay gập người khi học. – Điều chỉnh tư thế ngồi đúng cho trẻ: Thẳng lưng, hai chân để xuống nền nhà và đầu cúi xuống khoảng 10-15 độ. – Cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ thông qua các bữa ăn giàu dinh dưỡng, thực phẩm tươi xanh lành mạnh, đủ nước. – Sử dụng kính chống ánh sáng xanh khi học tập trên máy tính, thiết bị điện tử, đeo kính chống tia UV khi ra ngoài hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. – Để trẻ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học sau thời gian học tập căng thẳng, tốt nhất là nên có quãng thời gian nghỉ từ 10-15 phút sau khoảng 45 phút học tập. – Massage nhẹ nhàng vùng mắt cho trẻ để kích thích các mạch máu tuần hoàn tốt giúp giảm nguy cơ nhức mỏi mắt. – Tăng cường cho trẻ tập thể dục thể thao ngoài trời, không gian thoáng đãng để giảm căng thẳng cho mắt. – Cho trẻ khám mắt định kỳ hằng năm từ 1-2 lần hoặc ngay khi có dấu hiệu nhìn mờ, mỏi mắt tại các bệnh viện chuyên khoa để được theo dõi và điều trị kịp thời. Cho trẻ thăm khám mắt định kỳ để được theo dõi và điều trị các vấn đề về mắt sớm;;;;;Trẻ bị tật khúc xạ mắt đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khúc xạ khiến trẻ gặp phải nhiều bất tiện trong học tập, sinh hoạt nên cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. 1. Tật khúc xạ ở trẻ Tỷ lệ trẻ nhỏ mắc các tật khúc xạ đang ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây cho thấy đây là một vấn đề đáng báo động. Khúc xạ là tình trạng ánh sáng thu vào mắt không hội tụ trên võng mạc do rất nhiều nguyên nhân như cấu trúc giác mạc bất thường, thói quen sinh hoạt kém khoa học… Điều này dẫn tới tình trạng trẻ thường xuyên nhìn mờ, khó nhìn hoặc bị mỏi mắt, đau đầu do phải cố gắng điều tiết mắt để nhìn mọi vật. 1.1. Cận thị Cận thị xảy ra khi ánh sáng thu vào mắt không hội tụ ở trên võng mạc mà hội tụ ở trước võng mạc. Điều này dẫn tới việc trẻ chỉ có thể nhìn được vật ở gần, gặp khó khăn khi nhìn vật ở xa. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng cận thị ở trẻ vẫn chưa được kết luận chính xác, chủ yếu là sự ảnh hưởng của việc ngồi học sai tư thế, dùng nhiều thiết bị điện tử dẫn tới mắt phải điều tiết quá nhiều và làm cho hình ảnh hội tụ sai vị trí trên võng mạc. Dấu hiệu có thể nhận biết trẻ bị cận thị thường là nhìn mờ vật ở xa, thường xuyên nheo mắt, mỏi mắt, đau đầu, thị lực kém khi ở trong môi trường tối… Cận thị là tình trạng trẻ không thể nhìn được vật ở xa, chỉ có thể nhìn được vật ở gần 1.2. Viễn thị Viễn thị là tật khúc xạ có đặc trưng ngược lại với cận thị, là khi hình ảnh và ánh sáng hội tụ ở sau võng mạc mắt trẻ thay vì ở trên võng mạc như mắt bình thường. Mắt viễn thị thường có trục nhãn cầu ngắn và thường phổ biến ở trẻ sơ sinh do các cơ quan trong mắt của trẻ đang hoàn thiện và phát triển. Đa phần trẻ nhỏ mắc viễn thị có thể tự cải thiện và điều chỉnh về chính thị khi lớn lên. Cha mẹ có thể nhận biết trẻ mắc viễn thị với các dấu hiệu như không nhìn rõ vật ở trước mắt, cảm giác quanh nhức vùng mắt, mỏi, chảy nước mắt, lác mắt… Viễn thị là tình trạng hình ảnh hội tụ vào sau võng mạc khiến trẻ khó nhìn được vật ở gần 1.3. Loạn thị Loạn thị là tình trạng ánh sáng hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc khiến trẻ thường xuyên nhìn mờ, thấy đồ vật bị méo mó hoặc biến dạng. Giác mạc và thủy tinh thể có hình dạng bất thường được xem là nguyên nhân hàng đầu khiến ánh sáng không hội tụ đúng trên võng mạc và dẫn tới viễn thị ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, trẻ mắc loạn thị còn thường xuyên nhìn mọi vật thấy nhòe, có nhiều bóng mờ, đau nhức hoặc mỏi mắt… 1.4. Lệch khúc xạ Lệch khúc xạ xảy ra khi hai mắt của trẻ mắc tật khúc xạ khác nhau hoặc là một mắt bị khúc xạ, một mắt bình thường, dẫn tới việc trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và học tập. Cha mẹ có thể nhận biết thông qua tình trạng nhìn mờ, nheo mắt của trẻ để có thể chủ động đưa trẻ đi khám kịp thời. Lệch khúc xạ là khi trẻ mắc các tật khúc xạ khác nhau ở hai mắt 2. Trẻ bị tật khúc xạ mắt có nguy hiểm không Giảm thị lực là ảnh hưởng hàng đầu mà trẻ gặp phải khi mắc các tật khúc xạ kể trên. Không chỉ vậy, nếu để tình trạng này diễn ra trong thời gian dài mà không có phương án xử lý, tình trạng khúc xạ của trẻ có thể tiến triển nặng và dẫn tới nhiều biến chứng: – Nhược thị: Suy giảm chức năng thị lực không thể cải thiện được, ngay cả khi sử dụng các loại kính để điều chỉnh. – Bong võng mạc: Bong lớp võng mạc cảm thị khỏi biểu mô sắc tố mắt, dẫn tới giảm thị lực trung tâm và ngoại vi và người bệnh thường cảm thấy có một màn che ở trước mắt. – Xuất huyết dịch kính: Hiện tượng máu chảy vào trong khoang chứa dịch kính của mắt, khiến người bệnh suy giảm thị lực nghiêm trọng khó phục hồi. Tật khúc xạ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, cản trở khả năng tiếp thu kiến thức 3. Điều trị khúc xạ cho trẻ Các phương pháp điều trị hoặc khắc phục khúc xạ được bác sĩ chỉ định áp dụng sẽ phụ thuộc vào từng tật khúc xạ mà trẻ mắc phải. Cụ thể: – Cận thị: Đeo kính gọng là phương pháp thường gặp nhất với chi phí tối ưu và có thể khắc phục cận thị một cách đáng kể. Ngoài kính gọng, một số trẻ lớn có thể sử dụng kính áp tròng hoặc kính Ortho K để cải thiện tình trạng cận thị tức thì. – Viễn thị: Cũng tương tự như cận thị, trẻ mắc viễn thị cũng có thể khắc phục bằng việc sử dụng kính gọng hoặc kính định hình giác mạc. – Loạn thị: Nếu loạn thị nhẹ, trẻ không cần điều trị mà chỉ cần sinh hoạt khoa học, bổ sung vitamin A, C, E để cải thiện thị lực và đạt chính thị khi trưởng thành. Nếu viễn thị nặng thì trẻ có thể sử dụng kính thuốc hoặc kính định hình giác mạc. – Lệch khúc xạ: Phương pháp thường gặp nhất chính là cho trẻ đeo kính để có thể nhìn rõ ở cả hai mắt. Tùy thuộc vào tình trạng khúc xạ ở từng mắt mà bác sĩ sẽ chỉ định độ kính phù hợp cho trẻ. Trẻ bị tật khúc xạ mắt thường được điều trị khắc phục bằng việc đeo kính 4. Phòng ngừa tật khúc xạ Phòng ngừa khúc xạ bằng việc xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh để bảo vệ mắt một cách tối ưu nhất. – Tư thế ngồi học phải đảm bảo thẳng lưng, cách mắt 30-40cm. – Không sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian quá dài, đặc biệt là với những trẻ còn quá nhỏ. – Nếu trẻ phải học tập bằng máy tính, cha mẹ nên để trẻ có khoảng nghỉ và thư giãn mắt sau khoảng 30-45 phút học tập. – Ánh sáng phải đảm bảo để trẻ học tập, không quá tối cũng không quá sáng. – Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất cũng như nghỉ ngơi khoa học để bảo vệ sức khỏe mắt tốt nhất. – Đồng thời, cha mẹ nên cho trẻ khám mắt định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý bất thường, giúp điều trị sớm để ngăn chặn biến chứng. Trẻ bị tật khúc xạ mắt là mối lo ngại của không ít phụ huynh trên toàn cầu. Cha mẹ cần cho trẻ đi khám sớm để xác định đúng tình trạng bệnh và điều trị kịp thời để có thể bảo toàn sức khỏe thị lực của trẻ một cách tối ưu.;;;;;Tật khúc xạ là vấn đề đã quá quen thuộc đối với chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ - đối tượng đang trong giai đoạn phát triển, thị lực dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh. Nếu gặp tật liên quan tới mắt, ánh sáng không được hội tụ tại võng mạc mà tại các điểm khác. Đây là nguyên nhân khiến thị lực của trẻ suy giảm nghiêm trọng, bé nhận được hình ảnh khá mờ, méo,… Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tật ở mắt đó là trẻ nhìn vào màn hình ánh sáng xanh quá lâu hoặc ngồi hoặc không đúng tư thế. Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử khiến mắt của bé phải điều tiết liên tục, về lâu về dài, thị giảm chịu ảnh hưởng nặng nề và dẫn tới một số tật khúc xạ. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên điều chỉnh tư thế ngồi học cho con, đảm bảo khoảng cách từ mắt đến trang vở cũng như điều kiện ánh sáng trong phòng học. Bên cạnh đó, chúng ta nên để bé sử dụng các thiết bị điện tử điều độ để tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều. Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo cũng là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng suy giảm thị lực. Cụ thể, chế độ ăn uống của bé không cung cấp đầy đủ Omega - 3 hoặc vitamin A để cải thiện sức khỏe đôi mắt. Tốt nhất, cha mẹ nên chú trọng nhiều tới thực đơn ăn uống hàng ngày của con, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để bé sở hữu đôi mắt khỏe mạnh. 2. Một số tật khúc xạ thường gặp ở trẻ nhỏ Trên thực tế, trẻ nhỏ là đối tượng thường bị tật khúc xạ, bởi vì thị lực chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Nếu không được quan tâm chăm sóc cẩn thận, thị lực của bé sẽ suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe đôi mắt, khó có thể điều trị trở lại trạng thái như ban đầu. 2.1. Cận thị Một trong những tật khúc xạ ở trẻ mà mọi người thường gặp đó là cận thị, lúc này bé nhìn hình ảnh mờ hơn, phải nheo mắt hoặc đứng sát thì mới nhìn rõ. Đa phần trẻ bị cận thị trong giai đoạn từ 7 - 10 tuổi, đây là thời điểm bé bắt đầu đi học và thường xuyên ngồi học không đúng tư thế. Đồng thời, trẻ sử dụng thiết bị điện tử nhiều ở cự ly gần dẫn tới tật khúc xạ kể trên. Khi bị cận thị, nếu không đeo kính để hỗ trợ mắt điều tiết, bé không thể nhìn rõ đồ vật xung quanh. Đây là nguyên nhân khiến kết quả học tập suy giảm nghiêm trọng, đồng thời gây nguy hiểm cho bé và những người xung quanh khi tham gia giao thông hoặc trong sinh hoạt hàng ngày,… 2.2. Viễn thị Nhắc tới các tật khúc xạ, chúng ta không thể bỏ qua tình trạng viễn thị khiến khả năng nhìn gần của trẻ giảm rõ rệt. Nhìn chung, tật viễn thị ở trẻ không nhất thiết phải đeo kính, mắt của bé có khả năng tự điều tiết. Tuy nhiên, khi mắc chứng viễn thị, trẻ thường đối mặt với một số triệu chứng khác, ví dụ như đau nhức đầu, khó chịu mỗi khi nhìn xung quanh. Trong trường hợp viễn thị nặng, trẻ cần được chăm sóc và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng xấu xảy ra, ví dụ như: lác mắt,… Bên cạnh đó, một số trẻ còn phải đối mặt với tình trạng lệch khúc xạ hoặc loạn thị,… Cách giải quyết tốt nhất đó là đeo kính phù hợp để hỗ trợ mắt điều tiết. Từ 18 tuổi trở lên, người bị tật về mắt có thể điều trị bằng laser hoặc các phương pháp hiện đại khác để giải quyết dứt điểm. Tuy nhiên, tật khúc xạ rất dễ tái phát nếu chúng ta không biết chăm sóc đôi mắt đúng cách, vì vậy các bạn cần phải thận trọng. 3. Kinh nghiệm phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ nhỏ Như đã phân tích ở trên, nguyên nhân chính khiến trẻ mắc tật khúc xạ đó là do tư thế ngồi học chưa đảm bảo. Ngay từ khi bé mới đi học, chúng ta nên hướng dẫn con ngồi với tư thế chuẩn nhất, trong đó đảm bảo khoảng cách từ mắt tới trang vở ít nhất 30cm. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể uốn nắn để bé ngồi thẳng lưng, tránh tình trạng gù hoặc ngồi rướn gây cảm giác khó chịu… Đặc biệt, chúng ta cần đảm bảo không gian học tập của bé được cung cấp đầy đủ ánh sáng, không để con ngồi ngược sáng, điều này ảnh hưởng không tốt tới thị lực của bé. Bởi vì ánh sáng xanh từ các thiết bị nêu trên là nguyên nhân khiến thị lực suy giảm đáng kể. Khi sử dụng thiết bị điện tử, bé cần để xa tầm mắt để bảo vệ sức khỏe đôi mắt. Đôi mắt cũng giống như cơ thể chúng ta, bộ phận này cần được nghỉ ngơi sau khi vận động quá nhiều. Cứ mỗi 30 phút, bé nên dành thời gian nghỉ ngơi để mắt được thư giãn, tránh tình trạng hoạt động quá nhiều, ảnh hưởng xấu tới thị lực.;;;;; Tật khúc xạ là cái tên quen thuộc với rất nhiều người và dùng để chỉ các rối loạn về mắt. Có 4 loại tật khúc xạ phổ biến gồm: cận thị, loạn thị, viễn thị và lão thị. Mọi lứa tuổi từ già đến trẻ đều có thể bị tật khúc xạ. Trong đó, thường gặp nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên, dân văn phòng, người tiếp xúc nhiều với máy tính, người cao tuổi… Theo thông tin Bộ Y Tế cung cấp 2020, tỷ lệ mắc tật khúc xạ ở thanh thiếu niên đang tăng cao với: – Khoảng 15%-20% thanh thiếu niên mắc ở nông thôn. – Khoảng 30%-40% thanh thiếu niên mắc ở thành phố. – Nếu tính số trẻ từ 6 – 15 tuổi trên cả nước, tỷ lệ mắc khúc xạ học đường sẽ khoảng 20%. Tức là tương đương gần 3 triệu em. Các loại tật khúc xạ phổ biến hiện nay bao gồm: 2.1 Cận thị Đây là tình trạng các tia sáng song song đi vào mắt rồi hội tụ trước võng mạc, khi đó mắt ở trạng thái nghỉ không điều tiết. Người bị cận thị sẽ chỉ nhìn rõ những vật ở gần, nhưng khi vật ở xa thì nhìn thấy mờ. Mọi người đều có khả năng bị cận thị, thường gặp nhất ở học sinh, sinh viên, dân văn phòng,… Độ cận thị sẽ được đo theo đơn vị điốp (Diop). 2.2 Viễn thị Đây là tình trạng tiêu điểm sau nằm ở sau võng mạc, khiến mắt cả nhìn xa và nhìn gần đều không rõ. Khi nhìn, mắt luôn phải điều tiết để chỉnh ảnh của vật ra phía trước trùng lên trên võng mạc. Viễn thị thường do bẩm sinh là chủ yếu. Ngoài ra, số ít có thể đến từ: người có giác mạc dẹt, người bị sẹo giác mạc mắt,… 2.3 Loạn thị Loạn thị là tình trạng giác mạc người bệnh có độ cong khác nhau, hình ảnh thu được trên mắt bị hội tụ tại nhiều điểm trên võng mạc. Chính điều này khiến người loạn thị nhìn bị mờ nhòe, ảnh mọi vật không rõ ràng. Tật loạn thị có thể do nhiều nguyên nhân như: bẩm sinh, cận thị, viễn thị,… 2.4 Lão thị Lão thị về bản chất khá giống với viễn thị kể trên nhưng khác nguyên nhân. Người bị lão thị chỉ nhìn rõ những vật ở xa, nhìn gần thì thấy mờ. Đa số mọi người đều quan tâm đến cận thị nhiều hơn bởi lão thị thường xảy ra ở người già. Trong quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, chúng ta rất khó để phòng tránh và ngăn ngừa lão thị. Bởi vì chức năng điều tiết mắt hoàn toàn nhờ vào khả năng đàn hồi thủy tinh thể. Mà theo thời gian thủy tinh thể dần lão hóa, xơ cứng, đàn hồi kém và điều tiết hạn chế dẫn đến nhìn gần bị mờ. 3. Nguyên nhân dẫn đến các tật khúc xạ học đường Có nhiều nguyên nhân gây nên các tật khúc xạ ở lứa tuổi học đường. Trong đó, có 2 nguyên nhân chủ yếu là: yếu tố di truyền và môi trường. Di truyền là yếu tố khó có thể phòng tránh và chiếm tỷ lệ thấp. Những gia đình có cha mẹ bị tật khúc xạ thì con cái cũng dễ mắc hơn. Trẻ học bài cúi sát bàn với tư thế không đúng có thể mắc tật khúc xạ (minh họa) Môi trường là yếu tố lớn nhất khiến trẻ bị tật khúc xạ. Bởi vì đa số các bé bị cận khi đến tuổi đi học. Chính môi trường, thói quen sinh hoạt làm cho mắt bị ảnh hưởng. Một số nguyên nhân khác cũng gây tật khúc xạ: lão hóa thể thủy tinh, tổn thương mắt, vệ sinh mắt sai cách, tuổi tác, tiếp xúc ánh sáng mạnh (tia lửa hàn)… 4. Triệu chứng của các tật khúc xạ ở học đường – Triệu chứng chính là trẻ sẽ không nhìn rõ các vật ở xa, vật ở gần hoặc cả hai. Lúc đó, tầm nhìn của người mắc tật khúc xạ thường rất mơ hồ. – Trẻ mắc tật khúc xạ thường hay nheo mắt. – Bên cạnh đó, trẻ kêu nhức đầu cũng là một triệu chứng ba mẹ cần lưu tâm. Bởi hiện tượng này xảy ra khi trương lực cơ mi bù trừ quá mức gây nên, hoặc do nheo mắt và cau mày kéo dài. – Ngoài nheo mắt khi đọc, việc trẻ chớp mắt hoặc dụi mắt nhiều là những biểu hiện của tật khúc xạ học đường. Nhiều khi trẻ không biết tầm nhìn của mình đang bị ảnh hưởng ra sao, nên phụ huynh cần để ý và khám mắt định kỳ cho con nhé. 5. Cách phòng chống tật khúc xạ ở học đường Dù không quá nguy hiểm nhưng tật khúc xạ ở các bé độ tuổi đi học ít nhiều cũng gây phiền toái cho cuộc sống của con. Vì vậy ba mẹ cần chủ động phòng chống tật khúc xạ và bảo vệ đôi mắt con khỏe mạnh. Cụ thể ba mẹ cần chủ động phòng tật khúc xạ như sau: 5.1 Tạo thói quen tốt cho mắt trẻ Uốn nắn con từ những thói quen đơn giản hằng ngày như: – Khi ngồi đọc và viết chữ mắt con phải cách mặt bàn và sách ít nhất 30cm. – Tư thế học tập thẳng lưng, ngồi học ngay ngắn. – Xem tivi dưới 2 tiếng mỗi ngày và ngồi cách tivi ít nhất 2m. – Tạo thói quen cho mắt nghỉ ngơi và áp dụng quy tắc 20-20-20. 5.2 Tham gia hoạt động ngoài trời hằng tuần Ngoài ra, ba mẹ nên cho con tham gia các hoạt động ngoài trời hằng tuần để cải thiện sức khỏe cũng như thị lực của trẻ. 5.3 Khám mắt định kỳ 6 tháng/lần Đừng quên, đưa trẻ đi khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng/lần tại bệnh viện uy tín. Thấy con có các biểu hiện: đứng gần mới nhìn rõ các vật, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát bàn, dụi mắt,… cần đưa con đi khám ngay. Phát hiện sớm những dấu hiệu đầu tiên bị tật khúc xạ giúp bác sĩ có phương án điều trị kịp thời. 5.4 Chế độ ăn đủ và đa dạng Cuối cùng, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng giúp trẻ khỏe mạnh từ bên trong và hạn chế nguy cơ mắc tật khúc xạ. Các thực phẩm khuyên dùng như: cà rốt, khoai lang, đu đủ (nhiều vitamin A); cải bó xôi, trứng sữa cũng rất tốt.
question_191
Thoái hóa khớp gối: Khi nào nên cân nhắc phẫu thuật?
doc_191
Thoái hóa khớp gối có thể ảnh hưởng đến mọi cử động của bạn như đi bộ, leo cầu thang,... và thậm chí là ngồi hoặc nằm. Phẫu thuật có thể giúp điều trị nhưng các bác sĩ hầu như luôn khuyên bạn nên thử các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc, tập vật lý trị liệu,... Tuy nhiên, nếu các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng thì có thể cân nhắc phẫu thuật thoái hóa khớp gối. 1. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối có thể ảnh hưởng đến mọi hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang, thậm chí ngồi hoặc nằm. Phẫu thuật có thể giúp giảm bớt, nhưng các bác sĩ hầu như luôn khuyên bạn nên thử các phương pháp điều trị khác trước bao gồm:Thuốc dùng bằng đường uống: Các lựa chọn không kê đơn bao gồm acetaminophen (Tylenol) cũng như thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc naproxen (Aleve). Thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng chống lại chứng viêm, tuy nhiên thuốc kháng viêm không steroid với liều lượng mạnh hơn được bán theo toa.Kem hoặc thuốc mỡ thoa lên da: Các loại thuốc này có thể dễ dàng mua tại hiệu thuốc.Thuốc tiêm khớp: Tiêm corticosteroid hay còn được gọi là tiêm cortisone, chống lại chứng viêm và có thể giảm đau nhanh chóng, có thể kéo dài đến vài tháng. Tiêm axit hyaluronic tăng cường chất lỏng khớp tự nhiên giúp đầu gối vận động trơn tru. Chúng có thể mất đến vài tháng để phát huy hết tác dụng nhưng có thể kéo dài đến 6 tháng hoặc hơn.Tập thể dục và vật lý trị liệu: Tập thể dục tăng cường các cơ hỗ trợ đầu gối của bạn. Vật lý trị liệu cũng là một trong những biện pháp có lợi cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể thiết kế chương trình cho bạn và xem bạn có cần nẹp, hoặc gậy hỗ trợ hay không. Nếu bạn cần giảm cân, chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể giúp bạn giảm cân và giảm bớt áp lực cho đầu gối.Giảm cân: Mỗi cân nặng bạn tăng lên sẽ tạo thêm áp lực lên đầu gối của bạn gấp 3 lần. Nếu bạn phải phẫu thuật thay thế đầu gối, cơ hội thành công trong cuộc phẫu thuật sẽ lớn hơn nhiều lần nếu có cân nặng phù hợp.Bổ sung dinh dưỡng: Một số người dùng glucosamine và chondroitin để điều trị viêm khớp. Các nghiên cứu về cách chúng hoạt động có kết quả khác nhau. Một chất bổ sung khác được gọi là SAMe, đã được chứng minh là hoạt động tốt như thuốc giảm đau không kê đơn và có thể có ít tác dụng phụ hơn. Tuy nhiên, nó mất nhiều thời gian hơn để cảm nhận được tác dụng trên cơ thể. Trước khi bạn bắt đầu dùng bất kỳ chất bổ sung nào, ngay cả khi chúng tự nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để họ có thể kiểm tra bất kỳ tác dụng phụ nào.Những lựa chọn điều trị này có thể giúp bạn giảm đau đủ để bạn đi lại thoải mái. Nếu không, chúng trở nên kém hiệu quả hơn theo thời gian hoặc bạn không thể chịu đựng được, bác sĩ có thể đề nghị xem xét phẫu thuật. Hai loại phẫu thuật thường được đề nghị nhất đối với thoái hóa khớp gối là phẫu thuật nội soi khớp và phẫu thuật thay khớp gối. Một số loại thuốc có thể được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp gối Phẫu thuật thoái hóa khớp gối cần được cân nhắc sau khi các phương pháp điều trị khác thất bại Tóm lại, phẫu thuật thoái hóa khớp gối là một trong những biện pháp điều trị thoái hóa khớp gối được áp dụng khi các biện pháp điều trị khác không áp ứng. Tuy nhiên, phẫu thuật thoái hóa khớp gối mang lại nhiều rủi ro và cần phải cân nhắc dựa trên tình trạng bệnh cũng như mong muốn của bệnh nhân.com
doc_43085;;;;;doc_60526;;;;;doc_52800;;;;;doc_17742;;;;;doc_20415
Thoái hóa khớp gối và cách điều trị thế nào để đạt hiệu quả cao sẽ được thông tin đến bạn đọc trong bài viết dưới đây. Đầu gối là một trong những khớp xương lớn và phức tạp nhất trên cơ thể. Đầu gối nối xương đùi và xương ống chân. Gân kết nối xương đầu gối với cơ chân hỗ trợ khớp gối cử động linh hoạt. Trong khi đó, dây chằng xung quanh xương đầu gối tạo sự ổn định cho đầu gối. Thoái hóa khớp gối là một dạng viêm khớp phổ biến, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh khá dễ gặp và tần suất mắc bệnh tăng theo độ tuổi. Đây là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, mất tính đàn hồi hoặc rách nứt, biến dạng khiến khớp bị va chạm, chà xát gây ra sưng, đau, cứng khớp. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể điều trị nội khoa kết hợp vật lý trị liệu nhằm giảm nhẹ triệu chứng. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị khi bệnh tiến triển hơn và khả năng vận động bị ảnh hưởng nặng, người bệnh cần can thiệp ngay bằng phương pháp phẫu thuật. Thoái hóa khớp gối gây đau nhức và khó khăn khi vận động chân Thoái hóa khớp gối gây đau nhức và khó khăn khi vận động chân 2. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị: Đi tìm nguyên nhân 2.1. Tuổi tác Có nhiều nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối, tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là do tuổi tác. Khi tuổi càng cao, các khớp dễ bị lão hóa, làm giảm chức năng sụn và khả năng tự chữa lành của sụn. 2.2. Thừa cân béo phì Cân nặng quá mức sẽ khiến các khớp xương phải chịu một áp lực lớn, nhất là vùng khớp gối, khiến khớp dễ bị thoái hóa. 2.3. Chấn thương Khi bị chấn thương vùng gối nhiều lần sẽ khiến khớp dễ bị thoái hóa hơn. 2.4. Các bệnh xương khớp Một số bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp cũng có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. 3. Triệu chứng thoái hóa khớp cần chú trọng Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường ít nhận thấy các triệu chứng rõ ràng. Cơn đau do thoái hóa khớp xuất hiện không thường xuyên và không đáng kể và ít ảnh hưởng tới vận động. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện nhiều và rõ rệt, người bệnh sẽ có biểu hiện như: – Cảm giác đau, khó chịu sau khi đi bộ, đứng lâu hoặc khi cúi người. Cơn đau sẽ tăng dần theo mức độ thoái hóa. Với những bệnh nhân bị thoái hóa nặng cơn đau sẽ vô cùng khó chịu và ảnh hưởng lớn tới vận động. – Xuất hiện tình trạng cứng khớp, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, đặc biệt là buổi sáng khi mới thức dậy hay khi ngồi trong thời gian dài. Thoái hóa càng nặng càng làm tăng tần suất và cường độ tình trạng cứng khớp. – Nếu liên tục cử động khớp trong thời gian dài, khớp xương sẽ bị cọ xát, gây đau đớn cho người bệnh. Ngoài ra, tình trạng sưng, đỏ cũng xảy ra tại vị trí đau. – Tình trạng thoái hóa khớp càng nặng người bệnh sẽ càng khó khăn khi vận động. Khi đi lại người bệnh thường thấy đau mạnh do cứng khớp. Các hoạt động như chạy bộ, thể dục thể thao không thể thực hiện được. Để chẩn đoán tình trạng bệnh thoái hóa khớp, ngoài việc khai thác thông tin các triệu chứng lâm sàng từ bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện 1 số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ… Các phương pháp này sẽ kiểm tra sụn khớp, xác định gai xương nếu có, nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh. Chụp cộng hưởng từ (MRI) được cho là cách phát hiện thoái hóa khớp gối chính xác nhất Chụp cộng hưởng từ (MRI) được cho là cách phát hiện thoái hóa khớp gối chính xác nhất 5. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị đạt hiệu quả cao 5.1. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị Thoái hóa khớp gối và cách điều trị sẽ tùy tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp. Mục đích chính của các phương pháp là giảm đau và giúp phục hồi vận động. Một số phương pháp thường được áp dụng khi điều trị thoái hóa khớp gối là: – Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê cho người bệnh sử dụng 1 số loại thuốc giảm đau kháng viêm. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể chỉ định cho người bệnh tiêm corticosteroid hoặc axit hyaluronic vào vùng khớp gối. – Vật lý trị liệu: Kết hợp với việc sử dụng thuốc, tùy trường hợp bệnh, bác sĩ có thể tư vấn người bệnh thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu. Các bài tập này giúp người bệnh cải thiện chức năng vận động và tăng cường sự linh hoạt cho khớp gối. – Phẫu thuật: Khi tình trạng thoái hóa khớp ở mức quá nghiêm trọng và việc điều trị nội khoa không đạt hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật có thể sử dụng là nội soi khớp, thay khớp, tạo hình khớp… 5.2. Thoái hóa khớp gối và cách điều trị, phòng ngừa – Giữ cân nặng hợp lý: Thừa cân béo phì sẽ gây áp lực lớn cho xương khớp, làm khớp quá tải và dễ bị thoái hóa. Do vậy, bạn nên kiểm soát cân nặng hợp lý để có thể bảo vệ khớp. – Luyện tập thể dục thể thao đều đặn và phù hợp: Bạn nên duy trì vận động nhẹ nhàng một cách hợp lý, nhằm tăng độ linh hoạt cho khớp gối. Đồng thời, tránh vận động quá sức hoặc tác động mạnh gây tổn thương lên khớp gối. Thoái hóa khớp gối điều trị bằng tập thể dục Thoái hóa khớp gối điều trị bằng tập thể dục – Tránh lao động quá sức: Lao động quá sức khiến khớp gối bị quá tải và dễ gặp tổn thương. Người bệnh nên hạn chế mang vác đồ vật nặng hoặc lao động quá sức hay làm việc nặng trong thời gian dài. – Kịp thời kiểm tra sức khỏe và điều trị bệnh: Khi thấy các dấu hiệu bất thường ở khớp gối, người bệnh nên chủ động đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh. Điều trị ở giai đoạn sớm sẽ rút ngắn thời gian chữa trị và giúp đạt kết quả cao. Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên hiện nay bệnh có xu hướng trẻ hóa. Mỗi người cần chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách tập luyện thể dục đều đặn, không lao động quá sức và thăm khám sức khỏe ngay khi phát hiện các triệu chứng đau mỏi xương khớp.;;;;;Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm bị thoái hóa kèm theo một số phản ứng viêm làm giảm dịch nhày giúp bôi trơn ở các khớp. Hiện tượng này gây ra cảm giác đau nhức, sưng, hội chứng cứng khớp, giảm khả năng di chuyển và đôi khi hình thành các gai xương. Bệnh gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là người từ 45 tuổi. Hình ảnh thoái hóa khớp gối Thoái hóa khớp gối có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều độc giả. Để việc điều trị thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả cao nhất không chỉ cần bác sĩ giỏi, phương pháp hiện đại mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ từ phía bệnh nhân, đặc biệt là sự kiên trì của người bệnh và gia đình. Điều trị thoái hóa khớp gối nhằm mục đích: giảm đau, duy trì và tăng khả năng vận động, hạn chế và ngăn ngừa biến dạng khớp, tránh các tác dụng phụ của thuốc, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thoái hóa khớp khác nhau. Thông thường sẽ là sự phối hợp của nhiều phương pháp: Duy trì trọng lượng bình thường sẽ tốt cho sụn khớp Tiêm chất nhờn vào khớp được đánh giá hiệu quả cao trên hầu hết các bệnh nhân Để phòng ngừa thoái hóa khớp, các chuyên gia cho rằng cần có chế độ sinh hoạt, ăn uống luyện tập khoa học, từ khi còn trẻ; tránh các tư thế không phù hợp hoặc động tác đột ngột, quá mạnh khi làm việc, sinh hoạt. Cần kiểm soát cân nặng để giúp giảm áp lực lên các khớp xương. Với người làm văn phòng, nên ngồi ghế xoay, sau làm việc 15-20 phút thì đứng lên đi lại. Đặc biệt, việc khám sức khỏe tổng quát định kỳ từ 6 tháng – 1 năm/1 lần là vô cùng cần thiết để phát hiện sớm các bất thường của cơ thể và xử trí kịp thời.;;;;;Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đau khớp, cử động đi lại khó khăn thì cơ chế điều trị đầu tiên đó là dùng thuốc giảm đau, tuy nhiêm lạm dụng thuốc kéo dài sẽ gây tác dụng phụ. Chính vì vậy, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được thăm khám chi tiết và các phác đồ điều trị khoa học. Theo chia sẻ của Th. S.BS Nguyễn Công Hoàng có 2 phương pháp chính để điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm:Điều trị bảo tồn không can thiệp. Vật lý trị liệu. Dùng thuốc:Giảm đau kháng viêm. Thực phẩm chức năng glucosamine. Thuốc đặc trị ( theo kê đơn bác sĩ).Điều trị can thiệp. Trong trường hợp bác sĩ khám và đưa ra chỉ thị phẫu thuật, người bệnh sẽ được thực hiện phẫu thuật nội soi khớp với mục đích loại bỏ những tổ chức viêm, khoan kích thích sụn tái tạo. Tuy nhiên sau 1 khoảng thời gian điều trị bảo tồn không hiệu quả, người bệnh cần phải tiến hành thay khớp, thời gian lý tưởng để thay khớp là trên 60 tuổi.Phòng ngừa. Trong nền Y học phát triển hiện nay để phòng ngừa thoái hóa khớp, người cao tuổi hoặc những người có nguy cơ bệnh có thể tiếp cận phương pháp tế bào gốc, bác sĩ sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu tiêm vào khớp nhằm kích thích tế bào sụn khớp để tái tạo hoặc lấy mỡ tự thân hoặc tủy xương cùng huyết tương giàu tiểu cầu để tiêm vào khớp giúp làm chậm quá trình thoái hóa khớp.Đối với những nguy cơ thoái hóa khớp nên có chế độ vận động và dinh dưỡng hợp lý. Không nên đi bộ quá 3km/ngày và không nên đứng ngồi một chỗ quá lâu. Các môn thể thao lý tưởng cho người bệnh thoái hóa khớp có thể kể đến như: Bơi lội, đạp xe.Là sự kết hợp của 3 chuyên khoa: Ngoại tiết niệu – Ngoại tiêu hóa – Ngoại chấn thương chỉnh hình. Khoa ngoại tổng hợp có chức năng điều trị nội trú/ ngoại trú/ khám các bệnh về tiết niệu, sinh dục, các bệnh về tiêu hoá, gan mật tụy, các bệnh về xương khớp, thần kinh cột sống. Điều trị và phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối;;;;;Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, biến dạng, mất tính đàn hồi hoặc rách nứt, khiến xương trong khớp bị va chạm, chà sát gây ra các triệu chứng như sưng, đau, cứng khớp, hạn chế khả năng vận động. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp thường là: Thay đổi lối sống điều trị thoái hóa khớp Thuốc Sự kết hợp của các liệu pháp – thuốc, tập thể dục và các thiết bị hỗ trợ có thể cần thiết để giúp kiểm soát cơn đau: Một số loại thuốc giúp giảm đau, kháng viêm được dùng trong điều trị thoái hóa khớp Tiêm chất nhờn Acid Hyaluronic (AH) – 1 thành phần cấu tạo của dịch khớp, với hàm lượng trong dịch khớp 2.5 – 4 mg/ml. AH có khả năng bôi trơn mô mềm và che phủ bề mặt của sụn khớp, bảo vệ khớp. Với đặc điểm là nhớt và độ đàn hồi thay đổi theo từng tác động lực lên khớp, AH sẽ hỗ trợ cho vận động của xương khớp được linh hoạt và dễ dàng hơn. Phương pháp này có độ an toàn cao, giảm đau hiệu quả. Tuy chỉ lưu trong dịch khớp 7 ngày nhưng biện pháp tiêm chất nhờn này có tác dụng trong vòng 6 tháng do sự kích thích quá trình sản xuất Acid Hyaluronic nội sinh. Tiêm corticoid vào khớp có tác dụng kéo dài khả năng chống viêm, giảm đau tới vài tháng nhưng lại dễ gây ra nhiễm trùng khớp. Tiêm corticoid vào khớp có tác dụng kéo dài khả năng chống viêm, giảm đau tới vài tháng nhưng lại dễ gây ra nhiễm trùng khớp. Phẫu thuật Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả hoặc khi một trong các khớp của bạn bị tổn thương nghiêm trọng. Những kỹ thuật mổ thoái hóa khớp gối được sử dụng nhiều nhất hiện nay đó là mổ hở, mổ nội soi làm sạch, thay toàn bộ khớp gối hoặc đục xương chỉnh trục. Trong phẫu thuật thay khớp (arthroplasty), bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ các bề mặt khớp bị hư hỏng và thay thế chúng bằng các bộ phận bằng nhựa và kim loại. Rủi ro phẫu thuật bao gồm nhiễm trùng và cục máu đông. Các khớp nhân tạo có thể bị mòn hoặc lỏng ra và cuối cùng có thể cần phải được thay thế. Phương pháp phẫu thuật tuy đạt hiệu quả điều trị cao nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm, để lại những biến chứng như nhiễm trùng khớp, tắc tĩnh mạch, có khả năng tái phát bệnh…;;;;; Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị tổn thương kèm theo các phản ứng viêm và suy giảm dịch khớp, có thể gây ra các gai xương và hốc xương dưới sụn. Thoái hóa khớp gối thường xuất hiện khi quá trình tổng hợp và hủy hoại của sụn và xương dưới sụn bị mất cân bằng. Lúc này, quá trình tái tạo sụn khớp không kịp bù đắp vào lớp sụn đã mất đi theo thời gian. Thoái hóa khớp gối thường dễ mắc phải ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay, độ tuổi có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối đang ngày càng trẻ hóa do ảnh hưởng của thói quen sinh hoạt thiếu khoa học và chế độ ăn uống không lành mạnh. Sụn khớp bị thoái hóa có thể gây ra các gai xương và hốc xương dưới sụn 2. Nguyên nhân 2.1. Thoái hóa khớp gối nguyên phát Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối: – Do tuổi tác: Tuổi tác càng cao thì các sụn khớp ở khối càng dễ bị bào mòn, kém đàn hồi và mất khả năng chịu lực. Bệnh thường phát triển chậm, bắt đầu từ một khớp rồi lan dần sang nhiều khớp xương khác. – Do các yếu tố nội tiết và sự chuyển hóa của cơ thể: Nội tiết cơ thể thay đổi ở thời kì mãn kinh hoặc khi bị đái tháo đường có thể tác động đến việc làm xuất hiện các bệnh lý về xương khớp. – Do di truyền: Nếu trong gia đình có người thân đã bị thoái hóa khớp gối thì nguy cơ mắc phải căn bệnh này cũng cao hơn. 2.2. Thoái hóa khớp gối thứ phát Thoái hóa khớp gối thứ phát thường được gây ra bởi những nguyên nhân sau đây: – Giới tính và hormone: Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam giới do chịu ảnh hưởng của hormone sinh dục nữ. – Chấn thương: Nếu bị các chấn thương ở khớp gối như gãy xương, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè, rách dây chằng trước,… thì người bệnh cũng dễ bị thoái hóa khớp gối hơn so với bình thường. – Thừa cân, béo phì: Cân nặng dư thừa sẽ làm tăng áp lực của cơ thể lên xương khớp, khiến xương khớp bị đè nén, lâu ngày có thể bị biến dạng. – Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung không đủ vitamin D cho cơ thể cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp gối. – Chế độ vận động: Lười tập thể dục hoặc lao động nặng nhọc, vận động quá sức cũng có thể thúc đẩy thoái hóa khớp gối diễn ra nhanh hơn. – Bẩm sinh: Một số dị tật bẩm sinh ở gối như khớp gối bị quay ra ngoài, quay vào trong hoặc quá duỗi cũng gây ra thoái hóa khớp gối về sau. – Ảnh hưởng của tổn thương viêm khác tại khớp gối (viêm khớp thấp, viêm cột sống dính khớp, gout, chảy máu trong khớp,…) Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học cũng góp phần gây ra thoái hóa khớp gối Người bị thoái hóa khớp gối thường có một hoặc nhiều biểu hiện trong số các triệu chứng được liệt kê dưới đây: – Đau quanh khớp gối, ở mặt trước hoặc trong khớp gối. Lúc đầu chỉ đau nhẹ, cơn đau tăng dần và kéo dài khi vận động, khi chuyển từ ngồi sang đứng và thường đau nhiều vào ban đêm. – Cứng khớp, khớp mất linh hoạt và khó cử động sau khi ở lâu một chỗ, đặc biệt là vào sáng sớm hoặc khi mới ngủ. – Khớp gối có thể bị sưng to do viêm hoặc tràn dịch khớp, nếu chọc hút dịch thì vẫn có thể tái phát sau vài ngày. – Lệch trục chân, thậm chí bị mất chức năng vận động. Người bị thoái hóa khớp gối phải chịu những cơn đau nhức xung quanh khớp gối 4. Biến chứng của thoái hóa khớp gối Ngoài những cơn đau mạn tính và cảm giác khó chịu diễn ra thường xuyên, nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp gối có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này sẽ làm suy giảm chức năng vận động một cách rõ rệt, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có thể kể đến một số biến chứng điển hình sau: – Cứng khớp, khớp mất linh hoạt – Gặp khó khăn trong việc đi lại, hạn chế khả năng vận động – Biến dạng khớp gối, chi dưới có thể bị cong, vẹo – Teo cơ – Sụn khớp bị vôi hóa – Tàn phế, bại liệt Bên cạnh đó, thoái hóa khớp gối cũng có thể tác động làm ảnh hưởng đến tâm lý và góp phần làm tăng nguy cơ mắc phải một số bệnh khác như: – Rối loạn giấc ngủ – Lo âu, trầm cảm – Làm việc kém năng suất – Cân nặng mất kiểm soát – Nguy cơ về bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… 5. Các phương pháp điều trị Hiện nay, thoái hóa khớp gối vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, dựa trên tình trạng cụ thể của từng người bệnh, các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp để giảm thiểu tối đa cảm giác đau đớn, ngăn chặn các biến chứng, đảm bảo việc sinh hoạt và làm việc của người bệnh diễn ra bình thường. Các phương pháp điều trị có thể được cân nhắc sử dụng bao gồm: 5.1. Phẫu thuật nội soi làm sạch Đây là phương pháp được chỉ định thực hiện với những bệnh nhân thoái hóa khớp gối ở mức độ nhẹ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn hoặc kèm thêm viêm khớp dạng thấp thì không thể tiến hành phẫu thuật nội soi làm sạch được nữa. 5.2. Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn Nếu người bệnh vẫn còn trẻ và bị thoái hóa khớp gối do chấn thương thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nội soi qua khớp gối để có thể kích thích tủy xương phục hồi và phát triển. 5.3. Ghép tế bào sụn tự thân Phương pháp này thường được kết hợp với phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn. Tuy nhiên, ghép tế bào sụn tự thân cũng chỉ được áp dụng với người bệnh có tổn thương ở mức độ nhẹ, sụn cần ghép có diện tích vừa hoặc nhỏ. 5.4. Ghép xương sụn tự thân hoặc đồng loại Ghép xương sụn có thể giúp xương tại vị trí ghép liền lại, sụn ghép có khả năng sống cao như sụn ban đầu để đảm bảo được chức năng hoạt động. Phương pháp chỉ áp dụng được trong trường hợp thoái hóa khớp thứ phát hoặc tổn thương sụn có diện tích không lớn. 5.5. Đục xương sửa trục Phương pháp này được thực hiện bằng cách loại bỏ một mảnh xương, sau đó nắn lại và cố định xương ở vị trí tổn thương, thường được áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm. 5.6. Thay khớp gối Đây là phương pháp được chỉ định khi tình trạng thoái hóa khớp gối đã bước sang giai đoạn nặng, khớp gối nhân tạo thường có tuổi thọ trung bình từ 10 – 15 năm.
question_192
Bệnh viêm xoang mạn tính: nguyên nhân và triệu chứng
doc_192
Viêm xoang mạn tính là một tình trạng phổ biến trong đó các khoang xung quanh hốc mũi (xoang) bị viêm và sưng lên – kéo dài ít nhất 8 tuần mặc dù có thể đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị. Tìm hiểu về nguyên nhân và các triệu chứng của bệnh qua bài viết sau. 1. Các triệu chứng của viêm xoang mạn tính Đau và sưng ở vùng xung quanh mắt, má, mũi và trán là triệu chứng thường gặp của bệnh viêm xoang mạn tính. Viêm xoang mạn tính và viêm xoang cấp tính có các dấu hiệu và triệu chứng tương tự nhau, tuy nhiên viêm xoang cấp tính chỉ là một bệnh nhiễm trùng tạm thời thường đi kèm với cảm lạnh. Để chẩn đoán một người mắc bị viêm xoang mạn tính phải có mặt ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau: Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm: Nhìn chung các dấu hiệu và triệu chứng của viêm xoang mạn tính tương tự như viêm xoang cấp tính nhưng kéo dài và gây mệt mỏi nhiều hơn. Sốt không phải là một dấu hiệu thường gặp của viêm xoang mạn tính mà có thể là biểu hiện của viêm xoang cấp tính. Nên tới bệnh viện để kiểm tra khi đã bị viêm xoang nhiều lần và không đáp ứng với điều trị. Tới bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức nếu có những triệu chứng cảnh báo nghiêm trọng sau: 3. Nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới viêm xoang mạn tính. Nguyên nhân thường gặp của viêm xoang mãn tính bao gồm:
doc_7260;;;;;doc_38082;;;;;doc_33657;;;;;doc_16261;;;;;doc_53685
Viêm xoang mạn tính là tình trạng các khoang trong hốc xoang bị viêm nhiễm và phù nề, kéo dài trên 8 tuần dù đã dùng thuốc và tích cực điều trị nhưng không khỏi. Viêm mũi xoang mạn tính có thể xuất hiện sau khi viêm mũi xoang cấp tính không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm. Bệnh ảnh hưởng tới chức năng thở nên người bệnh cần đi khám và điều trị ngay. Nguyên nhân gây viêm mũi xoang mạn tính Triệu chứng của viêm mũi xoang mạn tính Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như: Đau tai, đau xương hàm và răng hàm trên, đau họng, ho, hơi thở hôi, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn,… Biến chứng của bệnh viêm mũi xoang mạn tính Viêm mũi xoang mạn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng sau: Điều trị viêm mũi xoang mạn tính Mục tiêu điều trị viêm mũi xoang mạn tính là làm giảm các đợt viêm xoang, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, làm giảm triệu chứng bệnh. Trong điều trị viêm xoang mạn tính, có thể người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc như: Cách phòng bệnh viêm xoang mạn tính;;;;;Hiện nay không ít người mắc bệnh viêm xoang. Đây là bệnh phổ biến tuy nhiên nhiều người thường nhầm lẫn triệu chứng viêm xoang mạn tính với các bệnh lý hô hấp khác. Để không gặp phải sự nhầm lẫn này bạn cần nắm rõ triệu chứng của bệnh viêm xoang mạn tính. Viêm xoang là hiện tượng các xoang thường bị sưng, phù nề, cản trở sự thoát dịch, gây ra ứ đọng dịch khiến việc thở bằng mũi trở nên khó khăn. Viêm xoang mạn tính là tình trạng viêm các xoang cạnh mũi kéo dài trên 8 tuần. Các xoang thường bị sưng, phù nề, cản trở sự thoát dịch, gây ra ứ đọng dịch khiến việc thở bằng mũi trở nên khó khăn. Đó có thể là biến chứng của viêm xoang cấp tính. Tuy nhiên viêm xoang cấp không được điều trị hoặc điều trị không triệt để hay tái đi tái lại nhiều lần cũng đc coi là viêm xoang mạn tính. 2. Triệu chứng của viêm xoang mạn tính Các triệu chứng của viêm xoang mũi thường không có quá nhiều khác biệt so với viêm xoang cấp tính, chúng kéo dài hơn và có những đợt tái diễn: Trong viêm xoang mạn tính, ngạt mũi thường ở mức độ vừa trở lên, diễn ra liên tục Ngoài ra các triệu chứng viêm xoang khác đi kèm có thể gặp đó là:;;;;; Nếu như viêm xoang cấp tính là một dạng nhiễm trùng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và triệu chứng chỉ khoảng 4 tuần thì viêm xoang mạn tính là giai đoạn bệnh viêm xoang tồn tại hơn 8 tuần. bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, có vấn đề về khứu giác, thị lực bị ảnh hưởng và bị các nhiễm trùng khác liên quan đến xương hoặc da. 2.1 Nguyên nhân gây bệnh – Có polyp mũi: Khi polyp mũi phát triển có khả năng sẽ cản trở việc lưu thông mũi cũng như khu vực xoang. – Bị vẹo vách ngăn: Thành giữa của 2 lỗ mũi bị vẹo nên có thể gây hẹp cũng như cản trở đường hô hấp. – Một số bệnh lý khác: Người bệnh gặp một số vấn đề về sức khoẻ như bị biến chứng của xơ nang, trào ngược dạ dày thực quản, HIV, bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch…khiến cho mũi bị tắc nghẽn. – Nhiễm trùng đường hô hấp: Khi đường hô hấp bị nhiễm khuẩn cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm cho các hốc xoang cũng như lớp niêm mạc lót xoang bên trong. – Bị dị ứng, cảm: Khi bị dị ứng, cảm thì tình trạng viêm nhiễm xảy ra gây tắc nghẽn xoang. 2.2 Yếu tố tăng nguy cơ của bệnh Những yếu tố sau đây sẽ tăng nguy cơ bị diễn tiến sang giai đoạn mạn tính của người bệnh: – Có những bất thường về mũi (Có vách ngăn, có polyp mũi) – Bị hen – Nhạy cảm với thuốc Aspirin hay thuốc có chứa thành phần Aspirin – Bị rối loạn hay suy yếu hệ thống miễn dịch – Cảm hoặc dị ứng – Thường xuyên tiếp xúc với những chất ô nhiễm, khói bụi Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi sẽ tăng nguy cơ gây viêm xoang Ở giai đoạn mạn tính, bệnh sẽ có những triệu chứng tương đồng như giai đoạn mạn tính. Tuy nhiên, người bệnh bị viêm xoang ở giai đoạn mạn tính khi có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau: – Có dịch nhầy ứ đọng trong khoang mũi khiến cho dịch chảy ngược ra thông qua mũi hoặc họng. – Bệnh nhân có cảm giác khó thở, đặc biệt là lúc ngủ và thường phải thở bằng miệng. – Mũi bị tắc nghẽn hoàn toàn. – Bị sưng phù ở vùng trán, mắt, má và mũi. – Khả năng nghe và cảm nhận mùi vị bị ảnh hưởng Ngoài ra, giai đoạn mạn tính cũng có thể gặp phải những triệu chứng ít phổ biến hơn như: – Đau họng, nhất là ở vùng xương hàm và răng hàm trên – Đau tai và đau vùng cổ – Bị ho nhiều vào ban đêm – Miệng có mùi hôi – Buồn nôn và có thể nôn ói – Cơ thể mệt mỏi, sụt cân và có cảm giác khó chịu – Đầu đau dữ dội, thị lực bị suy giảm 4. Cách điều trị viêm xoang ở giai đoạn mạn tính hiệu quả 4.1 Điều trị nội khoa 4.2 Điều trị ngoại khoa Phương pháp mổ nội soi mũi xoang được áp dụng tại các bệnh viện lớn uy tín Trường hợp bệnh nhân đã uống thuốc dài ngày nhưng không có hiệu quả thì bác sĩ sẽ can thiệp ngoại khoa. Phương pháp được sử dụng hiện nay tại các bệnh viện lớn để điều trị bệnh ở giai đoạn mạn tính chính là mổ nội soi mũi xoang. Tuỳ vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện những thủ thuật để điều trị xoang như nạo VA, cắt polyp mũi, chữa vẹo vách ngăn hay dẫn lưu dịch tiết.;;;;; Trong các khối xương sọ – mặt thường có các hốc rỗng được gọi là xoang. Khi các hốc rỗng này bị bít kín bởi dịch, mủ thì sẽ khiến cho lớp niêm mạc bị viêm nhiễm, được gọi là viêm xoang. Viêm xoang mạn tính xảy ra khi người bệnh bị viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần. Bệnh lý này khiến cho người bệnh khó thở bằng mũi, đặc biệt khu vực xung quanh mắt. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt của người bệnh. Viêm xoang mạn tính xảy ra khi người bệnh bị viêm xoang kéo dài hơn 12 tuần 2. Nguyên nhân gây viêm xoang mạn Viêm xoang mạn tính được xác định do những nguyên nhân sau: – Có khối polyp mũi khiến cho tắc khe mũi và lỗ xoang bị cản trở. – Bị dị ứng và từ đó gây viêm và tắc xoang. – Bị vẹo vách ngăn mũi nên đường thở bị hẹp và cản trở xoang mũi được lưu thông. – Bị chấn thương mặt dẫn đến gãy xương mặt và có khả năng tắc nghẽn đường xoang. – Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus xâm nhập vào bên trong xoang mũi. – Mắc một số bệnh lý khiến tăng nguy cơ viêm xoang mạn tính: Bị nhiễm HIV làm suy giảm hệ miễn dịch, xơ nang, trào ngược dạ dày, tiểu đường… 3. Triệu chứng viêm xoang mạn 3.1 Triệu chứng cơ năng – Bị ngạt mũi thường xuyên. – Xì mũi hoặc bị khịt khạc mủ nhầy, mủ đặc thường xuyên. – Vùng mặt bị đau nhức. – Khả năng ngửi bị kém đi hoặc mất hẳn khả năng ngửi. – Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như đau đầu, ho, mệt mỏi, hơi thở có mùi hôi… Viêm xoang mạn khiến cho người bệnh ngạt mũi thường xuyên 3.2 Triệu chứng thực thể Những triệu chứng này sẽ được phát hiện sau khi bác sĩ tiến hành nội soi. Những hình ảnh thu được có thể kể đến như: – Dịch mủ nhầy hoặc mủ đặc xuất hiện ở khe giữa, đôi khi sẽ có ở khe trên. – Niêm mạc phần hốc mũi bị viêm phù nề hoặc đã thoái hoá thành polyp. – Cấu trúc giải phẫu bất thường, có thể kể đến như: Vách ngăn bị lệch, bị bóng hơi cuốn giữa, VA của người bệnh quá phát… 3.3 Cận lâm sàng Sau khi chụp phim CT scan cho hình ảnh: – Các xoang cho hình ảnh mờ, có thể là mờ đều hoặc không đều. – Dày niêm mạc ở các xoang, mức dịch trong xoang và polyp mũi xoang. – Bệnh tích của viêm mũi xoang bịt lấp ở vùng phức hợp lỗ ngách. – Cấu trúc giải phẫu bất thường như bị vẹo lệch vách ngăn, bóng hơi ở cuốn giữa, cuốn giữa đảo chiều… Nguyên tắc khi thực hiện điều trị viêm xoang mạn: – Để cơ thể nghỉ ngơi tốt, phòng tránh tác nhân cũng như nguyên nhân gây bệnh – Đảm bảo khu vực mũi xoang được dẫn lưu tốt, chống việc niêm mạc bị phù nề – Cần kết hợp cả điều trị toàn thân cũng như điều trị tại chỗ 4.1 Điều trị nội khoa – Điều trị toàn thân: Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc kháng sinh từ 2 – 3 tuần, dùng thuốc corticosteroid dạng uống. – Điều trị tại chỗ: Sử dụng thuốc co mạch, rửa mũi với nước muối sinh lý, dùng corticosteroid dạng xịt. – Có chế độ ăn uống hợp lý để nâng cao thể trạng, sản xuất ra đủ kháng thể để chống lại các tác nhân gây hại. – Ngoài ra, tuỳ từng loại xoang xác định (xoang trán, xoang sàng hay xoang bướm), bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng các loại thuốc khác nhau. 4.2 Điều trị ngoại khoa Phẫu thuật nội soi mũi xoang là phương pháp tân tiến nhất hiện nay và được sử dụng tại các bệnh viện lớn Nếu bệnh nhân đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp điều trị ngoại khoa. Hầu hết bệnh nhân đều lựa chọn phương pháp mổ nội soi mũi xoang thay vì mổ mở. Căn cứ vào những tác nhân gây nên viêm xoang mạn tính, bác sĩ sẽ thực hiện các phẫu thuật khác nhau như: dẫn lưu dịch tiết, cắt polyp mũi, nạo VA, chữa vẹo vách ngăn…Viêm xoang không phải là một bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên bệnh nhân nên điều trị sớm để bệnh không bị biến chứng nặng nề.;;;;; Viêm xoang là tình trạng một hoặc nhiều xoang bị tổn thương và tắc nghẽn do bị tổn thương. Viêm xoang được chia làm 2 cấp độ: Cấp tính và mạn tính. Viêm xoang cấp tính là tình trạng viêm chỉ kéo dài trong thời gian ngắn khoảng 4 tuần còn nếu thời gian bệnh kéo dài khoảng hơn 3 tháng thì bệnh đã tiến triển sang giai đoạn viêm xoang mạn tính. Viêm xoang cấp tính kéo dài khoảng 4 tuần còn viêm xoang mạn tính kéo dài hơn khoảng hơn 3 tháng 2. Nguyên nhân bệnh xoang hình thành Bệnh lý này hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như: – Vi khuẩn, virus hay nấm men tấn công. – Có bệnh nền dị ứng với dị nguyên lạ. – Khoang mũi có cấu trúc dị thường. – Có polyp mũi. – Tiếp xúc nhiều với không khí lạnh. – Chưa vệ sinh vùng tai mũi họng sạch sẽ và đúng cách. – Sức đề kháng của cơ thể không tốt hoặc mắc những bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch. – Môi trường làm việc khói bụi và có chất độc hại. 3. Triệu chứng của bệnh xoang 3.1 Viêm xoang cấp tính – Có biểu hiện sốt và cơ thể mệt mỏi. – Vùng mặt tương ứng với vùng xoang bị đau nhức. – Chảy nước mũi, ngày càng đặc và có màu vàng hoặc xanh. – Nghẹt mũi một hoặc hai bên. – Ngửi kém và có trường hợp mất khả năng ngửi. – Tai bị ù. Một trong những triệu chứng của viêm xoang mạn tính là tình trạng bệnh nhân bị ù tai 3.2 Viêm xoang mạn tính Theo bác sĩ, viêm xoang mạn tính có những triệu chứng khá tương đồng viêm xoang cấp tính. Tuy nhiên, để chẩn đoán xem người bệnh có đang ở giai đoạn mạn tính không, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng điển hình như: – Dịch nhầy ứ đọng trong khoang mũi nên đã chảy ngược thông qua mũi hoặc vùng họng. – Có cảm giác khó thở, đặc biệt là khi ngủ. – Mũi bị tắc nghẽn hoàn toàn. – Vị giác và khứu giác có vấn đề và suy giảm chức năng. – Các vùng trán, má, mũi bị sưng phù và có cảm giác nặng mặt. 4. Cách chữa bệnh xoang 4.1 Cách chữa bệnh xoang cấp tính Sau khi thăm khám và xác định tình trạng viêm xoang của bệnh nhân ở mức độ cấp tính, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp như: thuốc giúp súc rửa mũi để làm sạch, thuốc thông mũi, điều trị tình trạng nghẹt mũi, thuốc dùng để kháng sinh, giảm đau. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng một số loại thuốc kháng để giảm triệu chứng cũng như cải thiện được tình trạng bệnh. 4.2 Cách chữa bệnh xoang mạn tính – Trước tiên, khi bệnh được xác định đã chuyển sang giai đoạn mạn tính, bác sĩ vẫn có thể chỉ định điều trị bằng thuốc nếu niêm mạc xoang của người bệnh chưa bị thoái hoá nhiều, lỗ thông xoang chưa bít tắc. – Nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay chính là mổ nội soi mũi xoang. Khi thực hiện mổ nội soi mũi xoang, căn cứ vào nguyên nhân gây ra viêm xoang, bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật như nạo VA, dẫn lưu dịch tiết, cắt polyp mũi….. + Được nghiên cứu và sản xuất tại Đức – một trong những quốc gia đứng trong top đầu về y khoa trên thế giới. + Màn hình sắc nét full HD 27 inch giúp bác sĩ có thể dễ dàng quan sát và thực hiện phẫu thuật. + Loại bỏ được ổ viêm nhiễm đồng thời vẫn bảo tồn được tối đa phần niêm mạc lành. + Chứng nhận an toàn và lành tính đối với mọi đối tượng. + Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và sớm trở lại công việc. Phẫu thuật nội soi mũ xoang có màn hình sắc nét giúp bác sĩ dễ dàng quan sát khi phẫu thuật
question_193
Triệu chứng của đau bụng kinh có xu hướng tăng nhanh
doc_193
Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới ở phụ nữ trước hoặc trong mỗi kỳ hành kinh. Tùy theo cơ địa và nguyên nhân, mà hiện tượng đau ở mỗi người mỗi khác. Có người chỉ bị đau nhẹ trước kỳ kinh 1 -2 ngày nhưng có người lại bị đau dữ dội kèm theo các hiện tượng bất thường khác như buồn nôn, nôn, chân tay lạnh, hạ huyết áp, ngất xỉu… Triệu chứng của đau bụng kinh phụ thuộc vào cơ địa và nguyên nhân gây đau. Các triệu chứng của đau bụng kinh Như đã nói ở trên, tùy theo cơ địa và nguyên nhân gây đau các triệu chứng của đau bụng kinh sẽ biểu hiện khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng của đau bụng kinh thường gặp: – Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bụng dưới. Cảm giác đau có thể lan xuống vùng đùi, xương mu và bẹn trong. – Ngực căng tức và đầu ngực đau nhẹ. – Đau đầu, lưng, toát mồ hôi lạnh, hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi. Thậm chí có thể sốt nhẹ. – Đầy bụng, buồn nôn và ói mửa, đôi khi có kèm theo tiêu chảy. – Tinh thần và tâm trạng thay đổi, nóng tính và hay cáu giận vô cớ. – Da nổi nhiều mụn và nhờn hơn bình thường. Đau bụng kinh nặng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa khác nhau. -Đau bụng kinh nguyên phát thường có các triệu chứng, như: Cơn đau xuất hiện trước ngày hành kinh hoặc trong ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, kéo dài trong vài giờ, thậm chí 1 – 2 ngày. Cơn đau thường xảy ra ở vùng bụng dưới và thắt lưng, ngực và xương mu, có thể kèm theo hiện tượng buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy, đi tiểu nhiều lần… Nếu đau nhiều, bệnh nhân sẽ toát mồ hôi, mặt mũi tái nhợt, tay chân lạnh ngắt, hạ đường huyết, thậm chí là ngất. Đau bụng kinh cần theo dõi và đi khám nếu có hiện tượng bất thường. Đau bụng kinh thứ phát: Đau bụng dưới, đau lưng, ngực và xương mu, mệt mỏi, toạt mồ hôi…Đau bụng kinh thứ phát còn kèm theo triệu chứng đau bụng dữ dội, bụng dưới căn cứng, xuất huyết giữa chu kỳ, chuột rút kinh nguyệt, máu kinh có màu sắc và tính chất bất thường…
doc_57655;;;;;doc_38215;;;;;doc_40791;;;;;doc_61220;;;;;doc_57304
Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Hiện tượng đau bụng kinh phổ biến ở các bạn gái mới lớn, chưa lập gia đình. Đau bụng kinh sẽ giảm hoặc mất hẳn đi khi chị em lập gia đình hoặc sinh con. Đau bụng kinh là hiện tượng thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Đau bụng kinh không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho chị em mà còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý phụ khoa khác nhau. Đau bụng kinh dữ dội kèm theo những triệu chứng bất thường khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến tâm sinh lý. Các dấu hiệu đau bụng kinh Các dấu hiệu của đau bụng kinh bao gồm: -Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội vùng bụng dưới trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. -Đau thắt lương, đầy bụng, tiêu chảy. Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội vùng bụng dưới trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. -Có thể có sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt… -Buồn nôn và nôn ói, chân tay lạnh. -Tụt huyết áp -Cơn đau thường phát sinh đột ngột và dữ dội khiến chị em không làm được việc gì. -Với đau bụng kinh thứ phát, cơn đau sẽ bắt đầu nhiều ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện nhưng cũng có thể đau khi bắt đầu thấy kinh và thường đau cho đến khi hết sạch kinh mới thôi. Với đau bụng kinh thứ phát, cơn đau sẽ bắt đầu nhiều ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện nhưng cũng có thể đau khi bắt đầu thấy kinh và thường đau cho đến khi hết sạch kinh mới thôi. Các dấu hiệu đau bụng kinh nguy hiểm Những trường hợp đau bụng kinh dữ dội kèm theo sốt, chân tay lạnh, toát mồ hôi, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, ngất xỉu… là các dấu hiệu đau bụng kinh nguyệt nguy hiểm. Đó có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn gái đang mắc một số bệnh phụ khoa, như: U xơ ở eo tử cung, viêm dính tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm… Trong đó, bệnh lạc nội mạc tử cung là một bệnh khá nguy hiểm, cần được phát hiện và hỗ trợ điều trị sớm để tránh gây hậu quả nghiêm trọng vì bệnh này có thể dẫn tời vô sinh. …;;;;;Đau bụng kinh là dấu hiệu thường gặp trước và trong kỳ hành kinh mà hầu hết chị em phụ nữ nào cũng gặp phải. Mức độ cơn đau ở mỗi người là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, bệnh lý,... Trong đó, không ít người bị đau bụng kinh dữ dội ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt, thậm chí phải dùng đến thuốc giảm đau. Chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng tự nhiên hàng tháng cho thấy cơ thể người phụ nữ được chuẩn bị sẵn sàng cho việc thụ thai và mang thai. Chu kỳ này diễn ra như sau: Đầu chu kỳ, lớp niêm mạc tử cung được làm dày bởi các mô máu để chuẩn bị sẵn cho trứng đã thụ tinh vào làm tổ và phát triển thành thai. Đến cuối chu kỳ, khi trứng đã rụng khoảng 14 ngày nhưng không có phôi thai hình thành, lớp niêm mạc này sẽ tự bong ra và đẩy ra ngoài được gọi là kinh nguyệt. Hiện tượng này được gọi là kỳ kinh nguyệt, hầu hết chị em phụ nữ trước hoặc trong ngày hành kinh đều bị đau bụng. Hiện tượng này kéo dài từ 2 - 3 ngày, đau nhất vào ngày hành kinh đầu tiên. Cơn đau này thường gây căng tức, khó chịu vùng bụng dưới, có thể đau lan đến vùng lưng, đùi,... Cơn đau xảy ra là do sự co bóp của tử cung để đẩy hoàn toàn lớp niêm mạc tử cung đã bong ra ra ngoài. Hầu hết mọi người chỉ bị đau bụng kinh âm ỉ, không quá mức nghiêm trọng trong một vài ngày. Tuy nhiên có một số người có thể bị đau bụng kinh dữ dội, đau quằn quại không thể làm việc hay sinh hoạt bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường do: Co thắt tử cung quá mạnh: Tùy theo cơ địa của từng người mà mức độ co thắt tử cung ở mỗi người là khác nhau, cơn co thắt mạnh sẽ gây đau bụng nghiêm trọng hơn. Do cổ tử cung hẹp: Những người có cổ tử cung hẹp thường khiến máu kinh khó được đẩy ra ngoài hoàn toàn, vì thế tử cung cần co bóp mạnh hơn gây đau nhiều hơn. Do di truyền: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, nếu người mẹ bị đau bụng kinh dữ dội thì khả năng con gái cũng sẽ bị đau tương tự khi đến ngày hành kinh. Do dị tật bẩm sinh ở tử cung như: dị tật ngả trước, ngả sau tử cung,... Do ảnh hưởng của việc đặt vòng tránh thai. Do sức khỏe yếu, lao động quá sức hoặc vận động quá mạnh trong ngày hành kinh. Do bệnh phụ khoa như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, u nang cơ tử cung,... Do thay đổi nội tiết tố: tăng cao bất thường hormone progesterone và prostaglandin trong máu gây tác động khiến tử cung co bóp dữ dội hơn. Do chế độ ăn uống kém khoa học trong ngày hành kinh như: ăn đồ lạnh, đồ cay nóng, không giữ ấm cơ thể và vùng bụng tốt,... Với những nguyên nhân không phải do bệnh lý, có thể khắc phục chứng đau bụng kinh dữ dội khá dễ dàng. Tuy nhiên nếu do bệnh lý, sẽ cần điều trị để kiểm soát bệnh, từ đó cải thiện cơn đau mỗi khi đến kỳ hành kinh. Khi bị đau bụng kinh dữ dội, một số cách đơn giản sau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn: 2.1. Chườm ấm bụng Giữ ấm vùng bụng bằng cách uống nước ấm, dùng túi giữ nhiệt hoặc chườm bằng chai nước ấm nhẹ nhàng ở vùng bụng dưới là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để làm giảm đau bụng kinh. Nên áp dụng cách này khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt và trong suốt những ngày hành kinh, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. 2.2. Massage bụng Khi bị đau bụng kinh, vùng bụng dưới căng tức khó chịu, hãy đặt tay lên bụng dưới và tiến hành massage nhẹ nhàng theo hình vòng tròn. Việc này giúp giảm co thắt tử cung đột ngột, do đó sẽ giảm đau bụng kinh hiệu quả. 2.3. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín Trong những ngày hành kinh, hãy vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm cùng với dung dịch vệ sinh có độ p H phù hợp. Nên tránh quan hệ tình dục hoặc tắm nước lạnh trong những ngày này, nếu không cơn đau bụng kinh sẽ dữ dội và kéo dài hơn. 2.4. Tránh làm việc nặng hoặc vận động quá mạnh Trong những ngày hành kinh, nên nghỉ ngơi nhiều để tránh co thắt tử cung quá mức, khi đó đau bụng kinh dữ dội cũng được cải thiện. Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng nên tránh chơi các môn thể thao vận động quá mạnh như chạy nhảy, đạp xe, leo núi,... 2.5. Chế độ dinh dưỡng khoa học Đau bụng kinh thường xảy ra theo từng cơn và trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn để bụng quá no hoặc quá đói. Ngoài ra, ăn thức ăn cay nóng cũng không tốt trong khoảng thời gian này, thay vào đó nên bổ sung các loại Vitamin, khoáng chất, thực phẩm giàu canxi như: cá, rau xanh, trái cây,... 2.6. Sử dụng thuốc giảm đau Nếu tất cả các biện pháp trên không giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn thì dùng thuốc giảm đau là biện pháp cuối cùng để cải thiện cơn đau bụng kinh dữ dội. Tuy nhiên không nên lạm dụng dùng quá nhiều thuốc giảm đau vì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết trong ngày bị hành kinh. Đau bụng kinh dữ dội có thể liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm và không thể cải thiện bằng biện pháp thông thường, khi đó chị em nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân cũng như có biện pháp can thiệp sớm. Cần điều trị bệnh lý nguyên nhân mới có thể cải thiện chứng đau bụng kinh cũng như ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe sinh sản. Ngoài ra, để tăng cường lưu thông khí huyết và tăng sức chịu đựng, chị em phụ nữ nên chú ý tập luyện thể thao, ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Khi đó, đến kỳ kinh nguyệt cơn đau bụng kinh sẽ không còn trở nên đáng sợ nữa, bạn có thể sinh hoạt và có cuộc sống bình thường.;;;;;Đau bụng kinh là hiện tượng sinh lý mà hầu hết chị em đều trải qua Đau bụng kinh là một hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới từ khi bắt đầu tuổi dậy thì. Triệu chứng này xảy ra vào thời kỳ nguyệt san, do tử cung co bóp mạnh để đẩy kinh nguyệt ra ngoài. Trước hết, bạn cần nắm được kinh nguyệt ở nữ giới là gì. Kinh nguyệt chính là các lớp niêm mạc phía trên của thành tử cung sau khi bong tróc và được đẩy ra ngoài âm đạo. Lớp niêm mạc này sẽ là điểm bám cho phôi thai trong thành tử cung nếu chị em mang thai. Và khi mang thai thì kinh nguyệt không xuất hiện nữa. Hiện tượng này xảy ra theo một chu kỳ đều đặn từ 28 – 32 ngày (có trường hợp ít hơn hoặc nhiều ngày hơn). Đau bụng kinh cũng là một dấu hiệu để chị em biết mình sắp tới ngày có kinh. Hiện tượng này cũng xảy ra hàng tháng, giống với kỳ nguyệt san. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của mỗi người mà mức độ và biểu hiện đau bụng kinh ở từng người sẽ khác nhau. Đau bụng kinh thường xảy ra vào trước kỳ nguyệt san từ 7 – 10 ngày, cơn đau lâm râm và kéo dài tới ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của kỳ nguyệt san. Càng tới ngày kinh nguyệt xuất hiện thì cơn đau càng trở nên dữ dội hơn. Vì, thời điểm này, tử cung co bóp rất mạnh để đẩy hết lớp niêm mạc bong tróc ra ngoài. Huy Tuấn thân mến! Việc nắm bắt được tình trạng đau bụng kinh của bạn gái sẽ giúp bạn có thể hỗ trợ bạn gái mình trong những ngày này nếu hai người ở gần nhau. Hầu hết, chị em trong thời kỳ có kinh, tâm lý đều thay đổi thất thường và cơ thể mệt mỏi. Vì thế, cần hạn chế những tổn thương về mặt tâm lý, tinh thần cũng như hạn chế vận động quá mạnh. Nếu, bạn ở bên cạnh cô ấy trong những thời điểm ấy, bạn nên nắm bắt tâm lý bạn gái và chăm sóc cô ấy tốt hơn. Xem thêm;;;;;Đau bụng kinh nguyệt hay còn gọi là thống kinh là hiện tượng đau bụng xảy ra trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt. Tùy thuộc từng cơ địa, đau bụng kinh nguyệt ở mỗi người là khác nhau… Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt có thể xuất hiện trước kỳ kinh từ 1-2 ngày và có thể kéo dài suốt những ngày hành kinh. Cảm giác đau bụng kinh ở mỗi người khác nhau, có người chỉ đau âm ỉ, nhẹ nhàng nhưng có người lại đau bụng dữ dội kèm theo nôn mửa, ngất xỉu. Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt có thể xuất hiện trước kỳ kinh từ 1-2 ngày và có thể kéo dài suốt những ngày hành kinh. Đặc điểm của đau bụng kinh -Đau bụng kinh có thể là những cơn đau từ nhẹ tới dữ dội kèm theo triệu chứng mỏi lưng và mỏi chân. -Đau mạnh nhất trong 24 giờ đầu tiên khi bắt đầu có triệu chứng. -Kinh nguyệt kèm theo các cục máu đông. -Đau bụng kinh có thể có các triệu chứng đi kèm, như: Đau đầu, nôn và buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu… Đau bụng kinh có thể có các triệu chứng đi kèm, như: Đau đầu, nôn và buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu… Nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt -Sự co bóp của cổ tử cung: Để đưa được máu kinh ra ngoài, cổ tử cung phải co bóp. Sự co bóp này “vô tình” làm tăng hàm lượng prostaglandin trong máu và gây ra đau bụng kinh. -Tử cung không bình thường: Phụ nữ có tử cung nhỏ, bị chit hẹp hoặc bị cao huyết áp sẽ bị đau bụng kinh dữ dội hơn những người bình thường. -Sự tăng giảm đột ngột của nồng độ hormone progesteron và estrogen trong những ngày đầu của chu kì kinh nguyệt cũng là nguyên gây đau bụng kinh nguyệt. -Một số loại bệnh phụ khoa, như: Lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng, viêm tử cung – buồng trứng, u nang buồng trứng,… là các nguyên nhân gây đau bụng kinh. -Nạo phá thai nhiều lần, đặt vòng tránh thai không đúng cách cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh. -Phụ nữ quá gầy hoặc quá béo, yếu tố di truyền, áp lực tâm lí, cơ thể bị lạnh khi hành kinh… là những nhân tố gây nên hiện tượng đau bụng kinh nguyệt. Các dạng đau bụng kinh nguyệt Đau bụng kinh được chia làm hai loại: Đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát thường gặp ở nữ giới mới bước vào tuổi dậy thì. Đau bụng kinh nguyên phát thường kéo dài 3 năm rồi tự hết. Đau bụng kinh thứ phát có do vệ sinh trong thời kỳ hành kinh kém dẫn tới viêm nhiễm. Phụ nữ đã có quan hệ tình dục, đau bụng kinh thứ phát còn do các bệnh xã hội gây nên. Khám phụ khoa là một trong những biện pháp giúp chăm sóc sức khỏe của nữ giới tốt nhất -Nghỉ ngơi tại giường, dừng mọi hoạt động đặc biệt là các công việc nặng nhọc, đi lại nhiều. -Chườm nóng bụng bằng một chai nước nóng hoặc túi chườm nóng. -Có thể dùng các loại thuốc giảm đau, như: Paracetamol, thuốc ức chế prostaglandin, thuốc tránh thai… Lưu ý, khi dùng thuốc cần phải có tư vấn của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc để tránh những biến chứng xấu. -Cần có chế độ ăn uống cân bằng, đảm bảo dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. -Không uống đồ uống có ga, cồn. -Giữ ấm cho cơ thể. -Duy trì trạng thái tâm lý ổn định, vui vẻ, tránh căng thẳng, stress… …;;;;;Dấu hiệu sắp đến ngày kinh nguyệt là điều mà chị em cần biết và nắm rõ. Điều này sẽ khiến chị em chủ động hơn, tránh gặp phải những bất tiện khi tới ngày nguyệt san. 1. Dấu hiệu sắp đến ngày kinh nguyệt thường gặp 1.1. Đau bụng dưới Đây được cho là dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt thường gặp của khá nhiều chị em. Mức độ đau bụng dưới ở mỗi chị em là khác nhau, có trường hợp nhiều chị em phải đi cấp cứu vì gặp những cơn đau bụng dưới dữ dội. Dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt là điều mà chị em nào cũng nên nắm rõ Hiện tượng đau bụng dưới thường xảy ra trước ngày xuất hiện kinh nguyệt từ 2-4 ngày. Nguyên nhân của hiện tượng này được cho là do sự thiếu hụt Omega của nữ giới trong ngày đèn đỏ. 1.2. Căng tức ngực Trước kì kinh nguyệt khoảng 1 tuần, chị em sẽ cảm thấy bầu ngực căng tức, sưng và nhạy cảm hơn bình thường. Nhiều chị em còn nhận thấy ngực của mình cứng hơn và lớn hơn về kích thước. Căng tức ngực là dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. 1.3. Tâm lý bất ổn Theo nghiên cứu, gần đến chu kỳ nguyệt san, phụ nữ sẽ dễ bị rối loạn cảm xúc, nóng giận, vui vẻ bất chợt. Nhiều chị em còn bị mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi… Các dấu hiệu kinh nguyệt ở chị em có thể khác nhau Nếu những triệu chứng này kéo dài, có thể khiến cho chị em mắc bệnh trầm cảm. Vì vậy, nếu có những hiện tượng như trên kéo dài và trầm trọng, chị em nên tới gặp bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp. 1.4. Bất thường ở làn da Trước ngày đèn đỏ khoảng 3 – 5 ngày, làn da của chị em sẽ tiết ra nhiều dầu hơn. Việc này khiến cho làn da dễ bị nổi mụn, nhạy cảm, để mẩn ngứa… 1.5. Tăng tiết dịch âm đạo Dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt mà chị em có thể dễ dàng nhận thấy đó là việc tăng tiết khí hư. Trong những ngày trước kì nguyệt san, chị em thường cảm thấy vùng kín vô cùng ẩm ướt, khó chịu. Còn nếu khí hư có mùi hôi, màu khác lạ đồng thời chị em cảm thấy ngứa ngáy… thì có thể chị em đã mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa. 1.6. Đau mỏi lưng Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do cơ thể của chị em sẽ tiết ra một lượng lớn hormone prostalandin trước kỳ kinh nguyệt. Loại hormone này có thể gây ra hiện tượng co tử cung, đau nhức vùng lưng… 1.7. Tăng ham muốn tình dục Gần đến kỳ kinh nguyệt, nội tiết tố trong cơ thể chị em có những thay đổi nhất định, điều này khiến cho hầu hết phụ nữ đều nghĩ đến và cảm thấy ham muốn làm “chuyện ấy” nhiều hơn so với mức bình thường. 1.8. Gặp vấn đề tiêu hóa Đây là hiện tượng không phải chị em nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, cũng có những ghi nhận về việc gần tới ngày kinh nguyệt, chị em có những triệu chứng thèm ăn. Hệ tiêu hóa bị rối loạn như táo bón, tiêu chảy… Các dấu hiệu kinh nguyệt giúp chị em sẵn sàng, chủ động hơn để chào đón ngày đèn đỏ Hiện tượng này thường chấm dứt ngay khi xuất hiện kinh nguyệt, vì vậy chị em không cần phải quá lo lắng. 1.9. Bị mất ngủ Mất ngủ là một trong những dấu hiệu chuẩn bị bước vào kì kinh nguyệt phổ biến (PMS). Theo Hiệp hội Giấc ngủ Quốc tế, khoảng 70% phụ nữ gặp khó khăn trong việc ngủ vào tuần trước khi có kinh. Có nhiều nguyên nhân gây mất ngủ trong giai đoạn này, bao gồm: – Thay đổi hormone: Trước kỳ kinh, nồng độ hormone estrogen và progesterone giảm. Điều này gây ra căng thẳng, lo lắng, và khó ngủ. – Thay đổi tâm trạng: Các triệu chứng PMS như trầm cảm, lo lắng, và cáu gắt cũng có thể làm khó ngủ. – Thay đổi nhiệt độ cơ thể: Trước kỳ kinh, nhiệt độ cơ thể thường tăng. Điều này gây khó ngủ và không thể ngủ sâu. – Triệu chứng vật lý: Các triệu chứng vật lý như đau bụng, đau lưng cũng có thể gây ra khó khăn trong việc ngủ. Đối với những phụ nữ gặp phải PMS, mất ngủ là một vấn đề thường gặp. Hiểu rõ nguyên nhân và tìm hiểu các phương pháp giảm stress, thay đổi lối sống lành mạnh và tạo ra một môi trường ngủ thoải mái có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ trong giai đoạn này. 1.10. “Khó tính” hơn Theo nghiên cứu, có tới 75% phụ nữ trải qua những triệu chứng khó chịu của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), bao gồm tâm trạng không ổn định, cáu gắt và khó chịu. Chị em có xu hướng khó tính, nhạy cảm hơn khi gần đến ngày “đèn đỏ” Nguyên nhân chính của việc khó tính hơn trước kỳ kinh nguyệt là sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone estrogen tăng, giúp cải thiện tâm trạng và cảm xúc. Tuy nhiên, trong nửa sau của chu kỳ, nồng độ estrogen giảm, gây ra sự suy giảm của serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng để điều chỉnh tâm trạng. Sự suy giảm này khiến phụ nữ dễ cáu gắt, khó chịu và nhạy cảm hơn. 1.11. Chướng, đau bụng dưới Chướng và đau bụng dưới là 2 dấu hiệu thường gặp ở bất kì chị em nào khi sắp đến gần chu kì kinh nguyệt. Những triệu chứng này thường bắt đầu vài ngày trước kỳ kinh và có thể kéo dài trong vài ngày sau khi kinh bắt đầu. Chướng bụng là cảm giác bụng căng đầy, không thoải mái. Nguyên nhân của chướng bụng trước kỳ kinh là do cơ thể tích tụ chất lỏng. Sự tích tụ này có thể do sự thay đổi hormone, chẳng hạn như tăng hormone progesterone. Còn đau bụng dưới là cảm giác đau, nhức nhối hoặc co thắt ở vùng bụng dưới. Nguyên nhân của đau bụng dưới trước kỳ kinh là do tử cung co thắt để loại bỏ lớp niêm mạc tử cung. 2. Một số dấu hiệu có kinh khác Hãy xem xét những triệu chứng khác mà một số phụ nữ có thể gặp phải khi gần đến kỳ kinh nguyệt: – Đau lưng: Tự cung co thắt có thể gây đau lưng. Đây là một cảm giác khó chịu và đau đớn ở vùng lưng. – Đau đầu: Thay đổi nội tiết tố có thể dẫn đến cảm giác đau đầu. Đây là một loại đau đầu gắt gao và không thoải mái. – Khó tiêu: Sự thay đổi nội tiết tố có thể gây khó tiêu. Bạn có thể trải qua cảm giác ợ nóng, buồn nôn hoặc khó tiêu sau khi ăn. – Thay đổi thói quen đi tiểu: Thay đổi nội tiết tố có thể làm thay đổi thói quen đi tiểu của bạn. Bạn có thể cảm thấy tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn so với thường lệ. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này khác nhau đối với từng người. Một số phụ nữ có thể không trải qua bất kỳ triệu chứng nào, trong khi những người khác có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Nếu gặp nhiều dấu hiệu bất thường, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trước – trong – sau ngày “rụng dâu”, chị em nên đến khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn Trên đây là những dấu hiệu sắp đến kì kinh nguyệt mà chị em có thể tham khảo. Ngoài những dấu hiệu ở trên, mỗi chị em có thể có thêm những dấu hiệu nhận biết khác của riêng mình. Việc xác định được ngày kinh nguyệt của mình cùng với những dấu hiệu trên sẽ giúp chị em chủ động và có sự chuẩn bị sẵn sàng hơn trong việc chào đón ngày đèn đỏ.
question_194
Công dụng thuốc Senitram
doc_194
Senitram có thành phần chính thuộc nhóm thuốc kháng sinh, kháng khuẩn. Thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như: nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm màng não, nhiễm khuẩn salmonella và viêm nội tâm mạc. Senitram có thành phần chính là Ampicillin (dưới dạng Ampicilin natri) 2 g; Sulbactam (dưới dạng Sulbactam natri) 1g, thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus,kháng nấm. Được bác sĩ chỉ định sử dụng việc điều trị bệnh nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra bao gồm:Điều trị các triệu chứng của bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấpĐiều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệuĐiều trị bệnh viêm màng não do trực khuẩn Gram âmĐiều trị bệnh nhiễm khuẩn phụ khoaĐiều trị bệnh viêm phế quản mãn tính đợt cấp tínhĐiều trị bệnh nhiễm khuẩn máuĐiều trị bệnh nhiễm khuẩn daĐiều trị bệnh nhiễm khuẩn xương và khớpĐiều trị bệnh nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. Sulbactam kết hợp với thành phần ampicillin dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng đường niệu đạo, mô mềm, ổ bụng...nguyên nhân do các vi khuẩn nhạy cảm, nhất là các chủng sinh beta lactamase. Cơ chế hoạt động:Thành phần Ampicilline có khả năng ngăn chặn quá trình nhân lên của vi khuẩn, ức chế sự tổng hợp mucopeptid của màng tế bào vi khuẩn. Sulbactam thuốc nhóm thuốc kháng sinh nhóm beta - lactam có tác dụng ức chế vi khuẩn gây bệnh nhưng có hoạt tính kháng khuẩn yếu hơn, do đó không dùng đơn độc trong lâm sàng mà kết hợp với nhóm thuốc penicillin để tăng cường hoạt tính của thuốc. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Senitram Cách dùng: Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm nên có thể dùng tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp. Thời gian điều trị: Phụ thuộc vào mức độ và tình trạng nhiễm khuẩn, thời gian sử dụng thuốc phổ biến nhất kéo dài ít nhất 48 - 72 giờ sau khi người bệnh hết triệu chứng. Với những người bệnh dùng thuốc điều trị quá 2-3 tuần thì ngay sau đó cần kiểm tra chức năng gan và thận.Liều lượng:Đối với người lớn sử dụng liều lượng cụ thể sau:Đường tiêm: Dùng lọ 3.0g/ lần cách nhau 6-8 giờ. Tổng liều dùng thuốc Sulbactam không vượt quá 4g/ngày. Đường tiêm tĩnh mạch: Dùng tiêm tĩnh mạch trong thời gian từ 5-10 phút, pha loãng với dung môi trong hộp thuốc. Đường truyền tĩnh mạch: Dùng lọ 3.0g pha loãng với 100ml của các dung dịch truyền tĩnh mạch tương hợp như dung dịch Nacl 0,9%, dung dịch Nacl lactate, dung dịch Ringer lactate, dextrose 5%.Với người bệnh bị suy thận: Liều lượng thuốc phụ thuộc vào tốc độ thanh thải creatinin. Hệ số thanh thải creatinin từ 10-30ml/phút dùng liều 1g, sau thời gian điều trị liều đầu có thể giảm liều lượng xuống 500mg/12 giờ.Hệ số thanh thải cretinine < 10ml/phút dùng liều 1g, sau đó giảm liều lượng xuống 250mg/12 giờ.Đối với trẻ em và trẻ còn bú: Sử dụng liều lượng thuốc là 300mg/kg/ngày. Chia đều các liều thuốc ra dùng trong 6 giờ.Đối với trẻ em:Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc ngoài da: Với trẻ từ 40kg sử dụng liều thuốc là 25 - 50 mg/kg/ngày chia đều nhau, cách 6 giờ/lần.Trong điều trị bệnh viêm đường tiết niệu sử dụng liều từ 50 - 100 mg/kg/ngày, cách 6 giờ/lần.Trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm màng não nhiễm khuẩn dùng liều từ 100 - 200 mg/kg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ cách 3 - 4 giờ/lần, bắt đầu bằng tiêm tĩnh mạch trong 3 ngày và sau đó dùng để tiêm bắp.Chống chỉ định:Không dùng Senitram cho các bệnh nhân có tiền sử phản ứng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với các thuốc thuộc kháng sinh nhóm Penicillin và Cephalosporin.Ampicillin được chống chỉ định ở những người quá mẫn với nhóm thuốc penicillin, vì có thể gây phản ứng phản vệ gây tử vong. Các phản ứng quá mẫn khác có thể bao gồm giảm hồng cầu và bạch cầu, phát ban và phát ban trên da thường xuyên, viêm da tróc vảy, hồng ban đa dạng. 3. Tác dụng phụ thuốc Senitram Các tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc:Phản ứng dị ứng bao gồm các biểu hiện như sốt, nổi mề đay, tăng bạch cầu, phù Quinck, tỷ lệ bệnh nhân gặp phản ứng sốc phản vệ khá ít.Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hoá với biểu hiện phổ biến buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy.Ảnh hưởng đến huyết học như thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.Tác dụng phụ trên da: Mẩn đỏ ngoài da dạng nốt sần do nguyên nhân dị ứng hay không.Viêm thận kẽ cấp tính.Phản ứng phụ hiếm khi gặp như nóng rát vùng thượng vị, viêm đại tràng và viêm đại tràng giả mạc. Các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm co giật và bệnh huyết thanh. 4. Thận trọng dùng thuốc Senitram Khi dùng ampicillin với các trường hợp bệnh nhân có tình trạng tăng bạch cầu đơn nhân thì tỷ lệ lớn sẽ gặp phản ứng bị phát ban da. Do vậy, không nên dùng kháng sinh nhóm Ampicillin cho bệnh nhân bị tăng bạch cầu đơn.Trong quá trình điều trị bằng phối hợp Ampicillin/ Sulbactam cần chú ý đến khả năng bội nhiễm nấm và vi khuẩn. Nếu xảy ra bội nhiễm cần ngừng sử dụng thuốc và thay thế bằng các phương pháp khác điều trị thích hợp hơn.Với phụ nữ mang thai và cho con bú: Cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc nên có sự chỉ định của bác sĩ. 5. Tương tác thuốc Senitram Tương tác thuốc là có nghĩa là sự thay đổi về công dụng của thuốc Senitram hoặc khả năng làm tăng phản ứng phụ không mong muốn của thuốc do việc sử dụng đồng thời thuốc Senitram với thực phẩm, đồ uống, thực phẩm bổ sung hoặc các loại thuốc khác. Cụ thể như sau:Ampicillin phản ứng với probenecid và methotrexate làm giảm bài tiết qua thận.Liều lượng lớn ampicillin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng đồng thời warfarin và các thuốc chống đông máu đường uống khác, có thể do ức chế kết tập tiểu cầu.Ampicillin được cho là làm cho thuốc tránh thai uống kém hiệu quả hơn, tuy nhiên tương tác này mới chỉ là chuẩn đoán chưa đưa ra kết luận khẳng định.Làm giảm công dụng của các thuốc kháng sinh khác như chloramphenicol , erythromycin , cephalosporin và tetracycline.Ampicillin gây phát ban da thường xuyên hơn khi dùng chung với allopurinol.Cả vắc-xin tả sống và vắc-xin thương hàn sống đều có thể mất tác dụng nếu được tiêm cùng với thuốc chứa thành phần ampicillin.Trên đây là những công dụng thuốc Senitram người bệnh nên chủ động tìm hiểu, đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng để có được kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
doc_6901;;;;;doc_47727;;;;;doc_51413;;;;;doc_58758;;;;;doc_39722
Thuốc Senitram 1,8g được sử dụng chủ yếu để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nhanh chóng và hiệu quả. Trong suốt quá trình sử dụng thuốc Senitram, bệnh nhân cần đảm bảo thực hiện chuẩn chỉ các hướng dẫn mà bác sĩ đưa ra để sớm đẩy lùi bệnh. Thuốc Senitram 1,8g thuộc nhóm thuốc kê đơn điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn. Hiện nay, thuốc Senitram được các chuyên gia đánh giá cao về khả năng điều trị các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn rất hiệu quả, do đó thuốc đã được sử dụng nhiều tại các bệnh viện của cả nước. Sự kết hợp giữa hoạt chất Ampicilin và Sulbactam trong cùng một công thức thuốc bột pha tiêm Senitram 1,8g giúp mang lại hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn vượt trội:Ampicilin được biết đến với khả năng ức chế quá trình tổng hợp Mucopeptid của màng tế bào vi khuẩn và có tác động đến quá trình nhân lên của các vi khuẩn. Hoạt chất Ampicillin thường được bác sĩ chỉ định sử dụng để điều trị cho các tình trạng như viêm đường dẫn mật, viêm màng não bởi trực khuẩn Gram âm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thương hàn hoặc đợt cấp viêm phế quản mãn tính.Sulbactam mặc dù có cấu trúc giống beta lactam, tuy nhiên hoạt tính kháng khuẩn khá yếu, do đó hoạt chất này thường được sử dụng kết hợp với các thuốc khác để điều trị nhiễm khuẩn. Hiện nay, Sulbactam thường được phối hợp sử dụng cùng với nhóm Penicillin nhằm mở rộng phổ tác dụng của hoạt chất Penicillin lên các chủng vi khuẩn tiết ra beta lactamase, chẳng hạn như E.Coli, vi khuẩn ruột, Branhamella, tụ cầu, Neisseria, Klebsiella, Bacteroides, Proteus, Acinetobacter.Sự kết hợp giữa Sulbactam với hoạt chất Ampicillin trong thuốc Senitram có thể mang lại hiệu quả điều trị cho các bệnh:Tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên & dưới, bao gồm viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi vi khuẩn và viêm nắp thanh quản.Tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu & viêm thận – bể thận.Điều trị tình trạng nhiễm khuẩn trong ổ bụng.Điều trị các bệnh phụ khoa liên quan đến vi khuẩn kỵ khí, bao gồm viêm túi mật, viêm phúc mạc, viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn phần mềm, nhiễm khuẩn xương khớp, bệnh lậu không biến chứng hoặc viêm màng não.Không sử dụng thuốc Senitram 1,8g cho các trường hợp dưới đây:Bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẫn với hoạt chất Penicillin, Sulbactam hay bất kỳ thành phần tá dược nào trong thuốc.Chống chỉ định cho người bệnh có khả năng bị dị ứng chéo với các kháng sinh beta lactam khác.Chống chỉ định tương đối cho phụ nữ đang mang thai & bà mẹ đang nuôi con bú. 3. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Senitram 1,8g 3.1 Liều dùng thuốc Senitram 1,8g theo khuyến cáo. Dưới đây là liều lượng sử dụng thuốc Senitram 1,8g cho từng đối tượng bệnh nhân theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa, cụ thể:Liều Senitram cho người trưởng thành:Tổng liều Senitram thông thường: Dùng từ 1,5g – 12 g / ngày, tương đương 1g Ampicillin & 0,5g Sulbactam – 8g Ampicillin & 4g Sulbactam / ngày. Bệnh nhân nên chia liều thuốc cách nhau mỗi 6 giờ hoặc 8 giờ, tuỳ theo chỉ định của bác sĩ. Đối với trường hợp nhiễm khuẩn mức nhẹ có thể chia mỗi liều cách nhau khoảng 12 giờ và tổng liều không được phép vượt quá 4g / ngày.Liều điều trị bệnh lậu không biến chứng: Tiêm bắp duy nhất một liều Senitram khoảng 1,5g hoặc 3g. Bệnh nhân có thể uống thêm 1g thuốc Probenecid nhằm làm kéo dài nồng độ của các hoạt chất Ampicillin cũng như Sulbactam trong huyết tương.Liều Senitram dành cho trẻ em:Trẻ em dưới 12 tuổi có thể tiêm liều 100mg Ampicillin và 50mg Sulbactam / kg thể trọng / ngày, chia thuốc thành các liều nhỏ và cách nhau khoảng 6 – 8 giờ.Trẻ sơ sinh dưới 7 ngày tuổi: Dùng liều hàng ngày tương tự như trẻ dưới 12 tuổi, tuy nhiên các liều tiêm nên chia nhỏ và cách nhau khoảng 12 giờ.Liều Senitram dành cho người bị suy thận: Liều dùng thuốc Senitram cho người suy thận sẽ được xác định và điều chỉnh dựa trên mức độ suy thận, độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn và chủng vi khuẩn gây ra bệnh. Tốt nhất, bệnh nhân bị suy thận nên tham khảo kỹ lời khuyên của bác sĩ để có liều dùng thuốc Senitram phù hợp nhất.3.2 Hướng dẫn sử dụng thuốc Senitram 1,8g. Thuốc Senitram 1,8g thường được dùng theo đường tiêm bắp, tiếp hoặc truyền tĩnh mạch, cụ thể:Tiêm bắp: Hoà tan thuốc Senitram theo liều khuyến cáo của bác sĩ với dung dịch pha tiêm vô khuẩn Lidocain hydroclorid 0,5% hoặc 2%, hay pha cùng 3,2ml nước cất tiêm. Dung dịch tiêm bắp bằng thuốc Senitram cần được sử dụng trong vòng một giờ sau khi pha.Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch: Pha Senitram cùng với 3 – 5ml nước cất tiêm, sau đó tiêm tĩnh mạch với tốc độ chậm (tối thiểu 3 phút). Nếu dùng thuốc qua đường truyền tĩnh mạch, Senitram sẽ được pha loãng cùng với khoảng 50 – 100ml nước cất và truyền trong vòng 15 – 30 phút.Việc tiêm truyền quá liều thuốc Senitram có thể khiến bệnh nhân gặp phải các phản ứng thần kinh nghiêm trọng, bao gồm cả co giật (khi nồng độ beta lactam trong dịch não tuỷ cao quá mức cho phép). Hiện nay, để loại bỏ Ampicillin và Sulbactam ra khỏi tuần hoàn, bác sĩ có thể đề nghị áp dụng phương pháp thẩm phân máu. Biện pháp xử trí này giúp làm tăng sự thải trừ của các hoạt chất trong thuốc đối với những bệnh nhân dùng quá liều Senitram, đặc biệt là người bị suy thận. 4. Những tác dụng phụ có nguy cơ xảy ra khi sử dụng thuốc Senitram 1,8g Dưới đây là một số tác dụng phụ có khả năng xảy ra trong quá trình bệnh nhân điều trị bằng thuốc Senitram, cụ thể:Phản ứng phụ thường gặp: Phát ban, tiêu chảy, đau tại vị trí tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, viêm tĩnh mạch huyết khối.Phản ứng phụ ít gặp: Buồn nôn, nôn ói, mẩn ngứa toàn thân, mệt mỏi, nhiễm Candida, đau ngực, đau đầu, phù, viêm đại tràng màng giả, viêm dạ dày, sốc phản vệ, hồng ban đa dạng, nổi mày đay, giảm bạch cầu hạt.Trong trường hợp xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng thuốc Senitram, bệnh nhân cần ngưng dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để có phương hướng giải quyết sớm.;;;;;Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm và là loại thuốc kê đơn, người dùng cần có đơn thuốc chỉ định của bác sĩ để mua được loại thuốc này. Nectram là thuốc kháng sinh được sử dụng trong việc điều trị nhiễm khuẩn nặng như viêm màng não, nhiễm khuẩn máu,... hoặc dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu.Thành phần chính của thuốc Nectram là Ceftriaxone Sodium và các loại tá dược khác. Thuốc Nectram được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm, khi sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ. 2. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng thuốc Nectram 2.1. Chỉ định Thuốc Nectram được chỉ định sử dụng trong những trường hợp sau:Chỉ định trong điều trị nhiễm khuẩn Nhiễm trùng đường hô hấp.Nhiễm trùng tai mũi họng.Nhiễm trùng thận, tiết niệu, sinh dục.Nhiễm trùng máu.Viêm màng não mủ.Chỉ định trong dự phòng nhiễm khuẩn:Dự phòng nhiễm trùng trước, trong và sau phẫu thuật.Dự phòng nhiễm trùng trong nội soi can thiệp. 2.2. Chống chỉ định Thuốc Nectram chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:Người quá mẫn cảm với thành phần thuốc Ceftriaxone.Mẫn cảm với Cephalosporin hoặc Penicillin.Người bệnh suy gan.Người bệnh suy thận.Phụ nữ mang thai và cho con bú nên cẩn thận và cân nhắc trước khi sử dụng. 3. Liều dùng và cách sử dụng Nectram 3.1. Liều dùng Liều dùng của thuốc Nectram sẽ được bác sĩ quyết định dựa vào tình trạng người bệnh cũng như khả năng đáp ứng với thuốc. Liều dùng tham khảo đối với thuốc Nectram như sau:Đối với người lớn:Thông thường: 1 - 2g/ ngày, tiêm 1 hoặc 2 lần. Trường hợp nghiêm trọng: Có thể tiêm 4g/ ngày. Dự phòng nhiễm khuẩn trước phẫu thuật: Tiêm trước khi phẫu thuật từ nửa giờ đến hai giờ một liều 1g.Đối với trẻ em (Từ 15 ngày tuổi đến 12 tuổi): 20 - 80mg/ kg.Đối với trẻ em dưới 14 ngày tuổi: 20 - 50mg/ kg x 1 lần/ ngày.Đối với điều trị viêm màng não: 100mg/ kg x lần/ ngày. Liều dùng tối đa là 4g.Điều trị lậu: Tiêm IM một liều 250mg. 3.2. Cách sử dụng Đối với thuốc Nectram, người dùng cần pha thành dung dịch tiêm, có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp. 4. Tác dụng không mong muốn khi dùng Nectram Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Nectram mà bạn cần để ý là:Buồn nôn.Tiêu chảy.Đau bụng.Đầy hơi.Tức ngực.Buồn ngủ.Mệt mỏi.Chóng mặt.Quá mẫn da.Vàng da.Tăng men gan.Suy thận cấp.Viêm đại tràng nặng.Viêm phổi kẽ.Sốc thuốc. 5. Lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Nectram Tương tự với các loại thuốc khác, khi sử dụng Nectram người dùng cũng cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:Thông báo cho bác sĩ điều trị tất cả các loại thuốc, bao gồm cả thuốc không kê đơn và các loại thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng. Không tự ý ngưng sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ. Không giới thiệu đơn thuốc cho người khác. 6. Tương tác của Nectram với các loại thuốc khác Thuốc Nectram có xảy ra tương tác với thuốc lợi tiểu, do đó cần tránh không sử dụng đồng thời hai loại thuốc này. Tóm lại, thuốc Nectram là loại thuốc kháng sinh dạng bột pha tiêm, được chỉ định trong điều trị các bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và dự phòng nhiễm trùng trước, trong và sau khi phẫu thuật. Nectram là loại thuốc kê đơn nên người dùng cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.;;;;;Semirad là thuốc điều trị các triệu chứng thần kinh và sinh lý liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não, các rối loạn do chứng thiếu máu não cục bộ, chứng mất trí hay chứng huyết khối và nghẽn mạch máu não. 1. Tác dụng của thuốc Semirad Semirad có thành phần chính là Nicergoline hàm lượng 10mg, Nicergoline hoạt động dựa trên cơ chế là ức chế men alpha adrenergic trên cơ trơn của mạch máu và có tác dụng giúp tuần hoàn máu lên não, kích thích việc truyền tín hiệu qua các dây thần kinh, tiết ra chất dẫn truyền thần kinh - acetylcholin.Bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc Semirad trong các trường hợp sau:Rối loạn tuần hoàn ngoại vi;Bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn não do xơ vữa mạch và thiếu máu lên não, huyết khối sau khi bị chấn thương sọ não;Sử dụng cho những người bị mất trí nhớ, rối loạn sinh lý ở người cao tuổi và những người bị thần kinh rối loạn;Bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn tuần hoàn ở võng mạc hoặc gặp các rối loạn về thính giác do chứng thiếu máu cục bộ;Bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn ngoại vi ở chi dưới;Thuốc cũng được sử dụng để điều trị và phòng ngừa chứng đau nửa đầu nếu như cơn đau kéo dài, tần suất xảy ra nhiều hơn 1 lần trong tháng. 2. Tác động của thuốc Semirad lên cơ thể Thuốc có tác dụng tăng cường chuyển hóa tế bào thần kinh trung ương, ức chế tập kết tiểu cầu và hạ huyết áp. Cụ thể:Tác dụng trên hệ mạch: Thuốc có công dụng như một chất ức chế dây thần kinh adrenalin, cải thiện tuần hoàn ngoại biên, tính đàn hồi của mạch máu, do đó mà làm giảm sức cản mạch máu và tăng lưu lượng máu.Tác dụng trên chuyển hóa: Thuốc có tác dụng làm tăng chuyển hóa của não, tăng thu nhận và sử dụng glucose, oxy ở mô não từ đó cải thiện sức chịu đựng của não khi người bệnh bị thiếu máu não cục bộ.Cải thiện tuần hoàn ma. O mạch: Thuốc có tác dụng làm giảm độ nhớt của máu bằng cách ức chế sự tập trung của tiểu cầu, giảm sự hình thành của các cục máu đông và cải thiện sự vận chuyển oxy trong mô não. 3. Liều dùng của thuốc Semirad Semirad được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói hộp 3 vỉ x 10 viên.Liều lượng của thuốc đối với từng bệnh nhân là không giống nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ điều chỉnh cho phù hợp.Tuy nhiên, đối với thuốc Semirad 10mg bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng liều lượng chung là: áp dụng 10-20 mg trên 1 lần uống, ngày uống 3 lần, sau đó liều lượng sẽ giảm dần xuống 10mg/ lần, ngày uống 3 lần.Đối với trường hợp người bệnh bị suy giảm chức năng thận thì cần ý kiến tư vấn của bác sĩ, không nên tự ý áp dụng liều lượng trên.Lưu ý: thuốc Semirad thường được uống trước bữa ăn tuy nhiên đối với người bệnh bị dạ dày thì có thể uống thuốc ngay trong bữa ăn. 4. Tác dụng phụ của thuốc Semirad có thể dễ hấp thụ và ít ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp gặp phải tác dụng phụ không mong muốn như:Ngất, chóng mặt, ăn không ngon miệng;Buồn nôn, tiêu chảy, tăng tiết acid dạ dày, đau dạ dày;Thuốc có thể gây hạ huyết áp;Gây các tổn thương ở da như mày đay, da đỏ;Khi dùng liều cao có thể gặp tình trạng: tim chậm nhịp, thèm ăn, tiêu chảy, đổ mồ hôi;Thuốc có thể ảnh hưởng đến một số chức năng của hệ thần kinh trung ương và gây ra các phản ứng của cơ thể như: Đổ mồ hôi nhiều, rối loạn giấc ngủ;Không sử dụng thuốc Semirad đối với các trường hợp sau:Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc;Người bệnh bị nhồi máu cơ tim;Người bệnh bị huyết áp thấp;Người chảy máu cấp do chấn thương;Đối với phụ nữ có thai, thuốc có thể sẽ gây ra tác hại như quái thai, dị dạng thai nhi thậm chí là sảy thai trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Vậy nên trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và tác dụng phụ mà thuốc mang lại;Đối với phụ nữ cho con bú: Thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ và ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Vậy nên các bác sĩ sẽ khuyến cáo trường hợp phụ nữ mang thai đang trong thời gian cho con bú không nên sử dụng thuốc. 5. Tương tác thuốc Semirad có thể làm tăng tác dụng của thuốc hạ huyết áp và một số loại thuốc chống đông. Không sử dụng kết hợp Semirad và các thuốc ức chế bài tiết α và β adrenalin.Semirad có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc propranolol gây suy cơ tim.Bài viết cung cấp thông tin về thuốc Semirad là thuốc gì, công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Semirad theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.;;;;;Thuốc Entinam có thành phần chính là Imipenem monohydrat, Cilastatin natri và natri bicarbonat. Entinam thường được chỉ định trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Đọc ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích về loại thuốc này. 1. Công dụng thuốc Entinam Imipenem có tác dụng diệt khuẩn nhanh bằng cơ chế tương tác với một số protein liên kết với peniciline trên màng ngoài tế bào vi khuẩn. Kết quả là ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn theo cơ chế giống với các betalactam khác. Imipenem có phổ kháng khuẩn rộng với các vi khuẩn Gram dương, Gram âm, hiếu khí và kỵ khí.Cilastatin là một chất ức chế men chuyển, có tác dụng ức chế sự thủy phân của Imipenem bởi các enzyme trong ống thận và tăng cường sự hấp thu của Imipenem. Cilastatin không có hoạt tính kháng khuẩn và không gây ảnh hưởng đến khả năng kháng khuẩn của Imipenem.Thuốc Entinam có thể chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, không rõ loại vi khuẩn nào, hoặc nhiễm cả 2 loại vi khuẩn kỵ khí và hiếu khí như:Nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường mật. Nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Viêm phổi mắc khi nằm viện. Nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng phụ khoa phụ khoa. Nhiễm trùng da, mô mềm và xương khớp. Nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn. Chống chỉ định: tuyệt đối không sử dụng Entinam trong các trường hợp sau:Người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc EntinamĐang sử dụng thuốc chứa Natri valpronat. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Entinam 2.1. Cách dùngĐể đảm bảo dùng thuốc an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về thời gian điều trị, liều lượng, đường dùng thuốc. Không tự ý ngưng thuốc, tính toán lại liều lượng, thay đổi đường dùng khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Đồng thời, không đưa thuốc Entinam cho người khác sử dụng khi thấy họ có những biểu hiện giống bạn.Cách dùng của thuốc, pha 250 – 500mg thuốc Entinam vào 100ml dung dịch Na. Cl 0,9%. Không dùng nước cất hoặc dung dịch có chứa Natri lactat để pha loãng.2.2. Liều dùng. Liều lượng người lớn:Nhiễm khuẩn mức độ nhẹ đến vừa: 250 – 500mg/lần x 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ.Nhiễm khuẩn mức độ nặng, nguy hiểm đến tính mạng: 1g/lần x 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ. Liều tối đa là 4g/ngày hoặc 50mg/kg cân nặng.Trẻ em dưới 12 tuổi: 15 – 25mg/kg cân nặng, mỗi 6 giờ một lần. Liều tối đa hằng ngày là 2g. Đối với trẻ nhiễm Pseudomonas aeruginosa mức độ trung bình, có thể dùng liều 4g/ngày.Bệnh nhân suy thận: cần điều chỉnh liều Entinam theo độ thanh thải creatinin:Độ thanh thải creatinin từ 31 – 70ml/phút: 500mg/lần, mỗi lần cách nhau 6 – 8 giờ.Độ thanh thải creatinin từ 21 – 30ml/phút: 500mg/lần, mỗi lần cách nhau 8 – 12 giờ.Độ thanh thải creatinin từ 6 – 20ml/phút: 250mg/lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ.Khi quá liều, có thể xuất hiện các triệu chứng như tăng nhạy cảm thần kinh – cơ, cơn co giật. Khi đó, người bệnh cần ngưng ngay Entinam, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân. Có thể thẩm tách máu để loại trừ thuốc ra khỏi hệ tuần hoàn. 5. Tác dụng phụ Ngoài những hiệu quả điều trị mà thuốc Entinam đem lại, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn trong quá trình dùng thuốc như:Sốc phản vệ: Hiếm khi xảy ra, nhưng cần theo dõi kỹ bệnh nhân, nếu có xuất hiện những triệu chứng như thở khò khè, chóng mặt, ù tai, ... nên ngưng thuốc và xử trí cho bệnh nhân.Phản ứng dị ứng: phát ban, mày đay, ban đỏ ngứa, sốt. Thiếu máu, giảm bạch cầu, ban xuất huyết, tăng bạch cầu ưa Eosin, mất bạch cầu hạt, ...Tăng men gan, tăng bilirubin, tăng urobilinogen.Suy thận cấp, viêm thận kẽ, tăng BUN tạm thời. Viêm kết tràng giả mạc, đau bụng, rối loạn tiêu hóa. Co giật, rối loạn ý thức. Sốt, cảm, khó thở, viêm phổi,Bội nhiễm. Thiếu vitamin K, thiếu vitamin nhóm BHoại tử biểu bì nhiễm độc. Ngoài ra, bạn có thể gặp phải những triệu chứng khác chưa được nghiên cứu hoặc liệt kê trên đây. Vì vậy, hãy liên lạc ngay với bác sĩ khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc Entinam để tư vấn. 6. Tương tác thuốc Khi điều trị với hai loại thuốc trở lên, có thể gây nên hiện tương tác giữa các thuốc, kết quả là ảnh hưởng đến sự hấp thu, tác dụng, hoặc có thể làm gia tăng tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, bạn cần cho thông báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng (thuốc uống, bôi, tiêm, ...) để đảm bảo an toàn khi bắt đầu điều trị với Entinam.Các kháng sinh betalactam và probenecid: Có thể làm tăng độc tính của Entinam khi phối hợp.Thuốc chứa Natri valpronat: Entinam làm giảm nồng độ của Natri valpronat trong huyết thanh. 7. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Entinam Phụ nữ có thai/cho con bú: Chưa có đầy đủ bằng chứng về tính an toàn của Entinam khi dùng cho đối tượng này. Vì vậy, chỉ sử dụng khi lợi ích điều trị vượt xa rủi ro đem lại cho thai nhi/trẻ bú mẹ.Sử dụng thuốc Entinam kéo dài có thể làm phát triển quá mức các vi sinh vật không nhạy cảm.Cần giảm liều ở người cao tuổi vì chức năng thận bị suy giảm do tuổi tác.Để thuốc Entinam ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, nhiệt độ từ 15 đến 30 độ C.;;;;;Sutreme là thuốc thuộc nhóm có nguồn gốc thảo dược, chứa thành phần chính là hỗn hợp dịch chiết phong lữ 11% trong Ethanol và Glycerin. Thuốc Sutreme được sử dụng để điều trị các bệnh lý đường hô hấp theo chỉ định của bác sĩ. 1. Công dụng thuốc Sutreme Thành phần thuốc Sutreme bao gồm:Hỗn hợp dịch chiết phong lữ (Extractum Pelargonium sidoides) 11% trong Ethanol (1→ 8 ~ 10) và Glycerin (8:2).Tá dược: D-Sorbitol solution, Maltitol solution, betadex, potassium sorbate, citric acid hydrate, strawberry flavor 6228-C , cherry flavor và nước tinh khiết vừa đủ gói 9 ml.Thuốc được bào chế dưới dạng gói nhôm chứa siro màu vàng nâu hoặc nâu nhạt, hương anh đào và có vị ngọt, đóng hộp 30 gói.Dịch chiết phong lữ có thành phần chính là các polyphenol, protein, khoáng chất và một hàm lượng nhỏ các dẫn xuất của 7-hydroxycoumarin. Khác các thuốc chống đông máu coumarin được biết đến, các dẫn xuất 7-hydroxycoumarin trong dịch chiết phong lữ có cấu trúc hóa học riêng biệt và không liên quan đến tác dụng chống đông máu.Thông qua nhiều nghiên cứu dược lý, người ta nhận thấy dịch chiết phong lữ có nhiều cơ chế tác dụng khác nhau. Đầu tiên, dịch chiết này có tác dụng điều trị trong các bệnh lý do virus bằng cách ngăn cản quá trình phá hủy tế bào của virus. Cùng với đó, dịch tiết phong lữ cũng làm tăng tiết các peptid kháng sinh từ bạch cầu hạt trung tính. Khả năng kích thích miễn dịch thông qua trung gian sinh các yếu tố tumornecrosis và nitric oxide, kích thích tổng hợp interferon-b cũng như tăng quá trình thực bào cũng đóng vai trò quan trọng giúp kiềm hãm sự phát triển của virus trong cơ thể người của dịch chiết phong lữ.Dịch chiết phong lữ chỉ có tác dụng trên virus, không có tác dụng kháng lại các vi khuẩn. Tuy nhiên nhờ khả năng kích thích co thắt đường hô hấp, dịch chiết này khi dùng cùng sẽ hỗ trợ các thuốc long đờm trong những trường hợp viêm đường hô hấp trên cấp tính.Thuốc Sutreme được chỉ định trong các trường hợp:Bệnh nhân có viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm phế quản, viêm mũi...Cải thiện triệu chứng khi cảm lạnh, cảm cúm.Bệnh nhân sưng yết hầu.Thuốc Sutreme không được sử dụng trong những trường hợp:Người bệnh có tiền sử quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc ức chế đông máu.Bệnh nhân có các bệnh lý về gan, thận.Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. 2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Sutreme Cách sử dụng:Thuốc Sutreme được đựng trong gói nhôm và được sử dụng bằng đường uống.Bệnh nhân xé đầu gói thuốc và uống trực tiếp siro chứa bên trong. Để tăng khả năng hấp thu nên sử dụng thuốc Sutreme sau ăn 30 phút.Nên kéo dài thời gian điều trị thêm 2 – 3 ngày sau khi đã hết triệu chứng để giảm nguy cơ tái phát.Liều dùng cụ thể sử dụng thuốc Sutreme dựa vào từng độ tuổi như sau:Trẻ từ 1 - 6 tuổi: uống 1.5-3ml/ lần, ngày 3 lần.Trẻ từ 6 - 12 tuổi: uống 3-6ml /lần, ngày 3 lần.Người từ 12 tuổi trở lên: uống 6-9ml/ lần, ngày 3 lần.Khuyến cáo không sử dụng thuốc Sutreme quá 3 lần/ ngày. 3. Tác dụng phụ của Sutreme Bệnh nhân khi sử dụng thuốc Sutreme có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau dạ dày, tiêu chảy, ợ nóng, chảy máu nướu. Phản ứng quá mẫn: nổi mề đay, phát ban, ngứa da hoặc niêm mạc, phù mặt, khó thở. Huyết học: giảm tiểu cầu ở những bệnh nhân có bệnh tiềm ẩn. Khi gặp các tác dụng không mong muốn trong thời gian điều trị Sutreme, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn xử trí phù hợp. 4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Sutreme Thận trọng ở bệnh nhân đang sử dụng các thuốc chống đông vì Sutreme có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của các yếu tố đông máu, từ đó tăng nguy cơ chảy máu.Khi có các triệu chứng tổn thương gan như chán ăn, vàng da, nước tiểu vàng sậm, phân bạc màu, đau bụng phải ngưng thuốc ngay lập tức.Nếu bệnh nhân tiếp tục sốt hoặc triệu chứng nặng hơn sau khi sử dụng thuốc Sutreme cần thông báo và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.Sử dụng quá liều Sutreme có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc. Bệnh nhân không tự ý giảm liều hay ngưng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.Sử dụng thuốc Sutreme không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.Bảo quản thuốc trong hộp kín, nơi khô thoáng, tránh ánh sáng mặt trời, dưới 30 độ. Vì Sutreme là thuốc có nguồn gốc thảo dược, trong quá trình bảo quản có thể thấy dịch có màu hơi đục sau một thời gian, tuy nhiên điều này ít ảnh hưởng đến hiệu quả và sự an toàn của thuốc. Tương tự, mùi vị cũng có thể thay đổi chút.Gói thuốc nhôm sau khi đã mở ra nên sử dụng hết trong ngày, có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong thời gian này và phải gói kĩ miệng túi để tránh sự xâm nhập vi khuẩn và đổ siro ra ngoài.Trên đây là toàn bộ thông tin về công dụng thuốc Sutreme, người bệnh nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng cũng như tuân thủ đúng chỉ định và liều dùng để đảm bảo hiệu quả điều trị, phòng tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
question_195
Bộ não của bạn sẽ thế nào khi bạn ngủ lơ mơ?
doc_195
Khi bạn ngủ mơ não bộ gần như đang rơi vào trạng thái tâm thần. Ngủ mơ chủ yếu đến từ một giai đoạn mà những nhà khoa học gọi đó là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM). Khi giấc ngủ đã đạt tới trạng thái REM, mắt của con người sẽ chuyển động rất nhanh và liên tục để chạm tới những giấc mơ, cơ thể khi đó tạm thời rơi vào trạng thái tê liệt cơ. Giấc mơ được diễn ra trong khoảng thời gian mà não bộ của chúng ta gần như ở trạng thái "tâm thần". Các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách để theo dõi tâm trí của bạn đang làm gì khi suy nghĩ bắt đầu đi lang thang cùng với mối liên hệ giữa não bộ và giấc ngủ. Sử dụng điện não đồ (EEG) để đo hoạt động của não trong khi hơn hai chục người tham gia nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ chú ý thông thường, các nhà nghiên cứu đã xác định các tín hiệu não khi ngủ mơ liên quan đến tâm trí mơ mộng. Họ phát hiện ra rằng những người tham gia đã tăng sóng não alpha trong vỏ não trước khi suy nghĩ của họ chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác. Sóng alpha là nhịp não chậm với tần số dao động từ 9 đến 14 chu kỳ mỗi giây.Theo các nhà nghiên cứu, những phát hiện này cung cấp một dấu hiệu điện sinh lý cho những suy nghĩ tự do, tự phát. Họ cũng phát hiện ra rằng những người tham gia có tín hiệu não yếu hơn được gọi là P3 trong vỏ não đỉnh khi họ không chú ý đến nhiệm vụ đang làm. Nghiên cứu đã được công bố và đăng tải trên Tạp chí của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia. "Lần đầu tiên, chúng tôi có bằng chứng sinh lý học thần kinh giúp phân biệt các kiểu suy nghĩ bên trong khác nhau, cho phép chúng tôi hiểu các loại suy nghĩ trung tâm đối với nhận thức của con người và so sánh giữa suy nghĩ lành mạnh và suy nghĩ rối loạn", tác giả cao cấp Robert Knight, giáo sư tâm lý học và khoa học thần kinh tại Đại học California, Berkeley, cho biết trong một thông cáo báo chí của trường đại học. Ngủ mơ chủ yếu đến từ một giai đoạn mà những nhà khoa học gọi đó là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM). Khi giấc ngủ đã đạt tới trạng thái REM, mắt của con người sẽ chuyển động rất nhanh và liên tục để chạm tới những giấc mơ, cơ thể khi đó tạm thời rơi vào trạng thái tê liệt cơ. Dù vậy, giấc ngủ REM vẫn đem lại ít nhất hai lợi ích. Khi bạn ngủ mơ sẽ có những lợi ích nhất định cho não bộ Đầu tiên là ngủ mơ giúp tăng cường sự sáng tạo, bởi vì trong giấc ngủ REM não của bạn bắt đầu phân tích, đồng thời xử lý tất cả những thông tin mà bạn có sẵn trong não bộ gần đây, kết hợp với tất cả những thông tin trước đây để xây dựng thành một chuỗi thông tin lưu trữ trong não. Bộ não cũng bắt đầu kết nối và phân tích những thông tin về các vấn đề chưa được giải quyết trước đó, để bạn thức dậy vào sáng hôm sau với các giải pháp mới. Đó cũng chính là lý do mà không ai nói với bạn rằng bạn nên thức suy nghĩ khi gặp phải bất kỳ một vấn đề khó khăn nào đó. Thay vào đó, mọi người thường khuyên bạn hãy ngủ một giấc thoải mái, sau đó bạn sẽ có đủ sự sáng suốt để giải quyết vấn đề. Chúng ta cũng có bằng chứng rõ ràng rằng sự ngủ mơ sẽ mang lại cho bạn những ý tưởng thông minh chứ không đơn giản chỉ là kiến thức.Lợi ích thứ hai là ngủ lơ mơ giống như một hình thức trị liệu qua đêm. Não bộ và giấc ngủ có liên quan mật thiết với nhau, giấc mơ là nơi bạn có thể cảm thấy mình thoát ra khỏi những khó khăn, thậm chí vượt qua những cảm xúc đau thương mà bạn từng phải trải qua trước đó. Giấc mơ hầu như có thể tách chúng ta ra khỏi lớp vỏ cảm xúc hay những đau buồn từ những trải nghiệm còn tồn tại trong trí nhớ. Một giấc ngủ đủ các giai đoạn sẽ giúp bạn thức dậy vào sáng hôm sau với cảm giác thoải mái và sảng khoái hơn so với thời điểm trước khi nghỉ ngơi. Vì vậy, có thể nói rằng giấc mơ là giải pháp đầu tiên về mặt tâm lý, nó giống như một loại tinh dầu thơm nhẹ giúp làm dịu những vết thương sau những trải nghiệm khó khăn. Tuy nhiên giấc mơ không thể nào chữa lành được hết mọi vết thương, nhưng bạn cũng cần ưu tiên cho mình những giấc ngủ đầy đủ, đúng giờ để có một tinh thần minh mẫn và cơ thể khỏe mạnh. Ngủ mơ có thể giúp bạn vượt qua cảm xúc khó khăn và tỉnh dậy với tinh thần sảng khoái Tóm lại, bộ não của bạn sẽ rơi vào trạng thái tâm thần khi bạn ngủ mơ. Ngủ mơ chủ yếu đến từ một giai đoạn mà những nhà khoa học gọi đó là giấc ngủ mắt chuyển động nhanh (REM). Khi giấc ngủ đã đạt tới trạng thái REM, mắt của con người sẽ chuyển động rất nhanh và liên tục để chạm tới những giấc mơ, cơ thể khi đó tạm thời rơi vào trạng thái tê liệt cơ. Tuy nhiên, giấc ngủ mơ đem lại tinh thần thoải mái và tỉnh táo có thể giúp bạn dễ dàng giải quyết được những vấn đề đang gặp phải. Vì vậy, hãy giữ cho mình một thói quen tốt như ngủ đúng giờ và đủ giấc để có một cơ thể khỏe mạnh và minh mẫn.com, healthline.com
doc_8943;;;;;doc_6690;;;;;doc_6727;;;;;doc_47900;;;;;doc_50112
Giấc mơ là một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống của mỗi người. Ai cũng sẽ gặp những giấc mơ trong cuộc đời của mình nhưng ít người hiểu rõ về nó. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về giấc mơ và tại sao khi ngủ lại có những giấc mơ. Mỗi người trưởng thành ngủ trung bình 7-8 giờ mỗi ngày. Giấc ngủ của con người được chia thành 2 chu kỳ lớn, đó là NREM và REM. Chu kỳ NREM lại chia làm 4 chu kì nhỏ là ru ngủ, ngủ nông, ngủ sâu và ngủ rất sâu. Xem kẽ giữa các chu kỳ này là giấc ngủ REM, một giai đoạn chuyển động nhanh của mắt.Giấc mơ khi ngủ của mỗi người sẽ xuất hiện trong chu kỳ ngủ REM. Giấc mơ có thể hiểu là những ảo giác xảy ra trong một số giai đoạn nhất định của giấc ngủ - giai đoạn REM. Nó giống như một câu chuyện ngắn xuất hiện trong khi chúng ta đang ngủ và nhanh chóng mất đi. Sau khi tỉnh giấc, chúng ta có thể nhớ toàn bộ, một phần hay quên hết giấc mơ đó. 2. Vai trò của những giấc mơ khi ngủ Vẫn chưa có nghiên cứu nào cho thấy rõ vai trò của giấc mơ khi ngủ. Tuy nhiên, căn cứ vào niềm tin và lý thuyết mà người ta đưa ra những vai trò của giấc mơ như sau:Giấc mơ như một nhà trị liệu. Khi ngủ, não sẽ hoạt động về mặt cảm xúc nhiều hơn khi tỉnh táo. Do đó, giấc mơ khi ngủ như một cách giúp bạn đối mặt với những cảm xúc, suy nghĩ thật của mình mà khi tỉnh táo ta cố che giấu đi.Giấc mơ như huấn luyện chiến đấu hoặc bay. Hạch hạnh nhân là vùng não hoạt động nhiều nhất khi mơ và ngủ. Do đó, đây có thể là cách giúp não bộ sẵn sàng đối phó với các mối đe dọa khi ngủ. Cũng vì vậy, trong những giấc mơ khi ngủ, nếu bị tấn công, chúng ta vẫn có xu hướng chống cự lại.Cùng với đó, thân não sẽ gửi các tín hiệu thần kinh vào giấc ngủ REM giúp thư giãn cơ bắp. Vì vậy, chúng ta sẽ không cố gắng chạy hoặc đấm trong khi ngủ.Giấc mơ khi ngủ như “nàng thơ”Nếu những suy nghĩ, tư duy, logic hay sự sáng tạo bị hạn chế khi tỉnh táo thì khi ngủ sẽ khác. Khi ngủ, não bộ sẽ tự do sáng tạo do đó sẽ tạo ra những giấc mơ vui vẻ, đầy màu sắc.Giấc mơ như một trợ lý trí nhớ. Giấc mơ giúp chúng ta lưu trữ lại những sự việc đã xảy ra, thông tin vừa đọc được và sắp xếp lại cảm xúc con người. Đồng thời, nó giúp loại bỏ những lo âu, phiền muộn ảnh hưởng tới cuộc sống và học tập. Giấc mơ được chia làm 2 loại: giấc mơ mang nội dung vui vẻ và giấc mơ có những nội dung đáng sợ, buồn bã. Những giấc mơ đáng sợ, buồn bã còn được gọi là ác mộng. Sau khi gặp ác mộng, chúng ta sẽ thức giấc trong một tâm thế lo lắng, sợ hãi và thậm chí là khóc.Ác mộng xuất hiện có thể do căng thẳng, lo lắng hoặc đôi khi là phản ứng với một số loại thuốc. Mỗi người sẽ đều gặp một vài cơn ác mộng trong suốt cuộc đời của họ. Tuy nhiên, gặp ác mộng thường xuyên lại là báo động của hội chứng rối loạn giấc ngủ. Ác mộng gây ra những tác hại sau:Sợ đi ngủ;Làm giãn đoạn giấc ngủ;Lo lắng về những điều đã gặp trong cơn ác mộng và gây ra những rối loạn tâm lý khác. Ác mộng xuất hiện có thể do căng thẳng, lo lắng;;;;;Rèn luyện, tăng cường trí nhớ trong khi ngủ đã từng được coi là điều không tưởng. Nhưng ngày nay các nhà thần kinh học đã tìm ra các phương pháp để cải thiện trí nhớ của bạn ngay cả khi bạn đang ngủ. Não bộ không hoàn toàn nghỉ ngơi trong khi ngủ Các nhà khoa học đã từng tin rằng não bộ của chúng ta hoàn toàn nghỉ ngơi trong khi ngủ. Tuy nhiên các nghiên cứu mới trong những năm gần đây lại cho thấy điều ngược lại, bên cạnh những giấc mơ thì não bộ của chúng ta vẫn hoạt động ngay cả trong lúc cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi. Họ cho rằng giấc ngủ là một cách tuyệt vời để ghi nhớ những điều đã được tiếp thu trong ngày, thậm chí có thể đưa ra những quyết định mới mà đến sáng hôm sau sẽ giúp bạn hình thành nhiều ý tưởng. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một thí nghiệm đặc biệt bằng cách cho những người tình nguyện được nằm trên giường trong một căn phòng tối. Sau đó họ được yêu cầu phân loại những câu nói được nghe bằng cách ấn một trong hai nút trái hoặc phải. Tiếp đó, khi những người tình nguyện đã đi vào giấc ngủ, đương nhiên họ không thể ấn được nút phân loại nhưng bộ não của họ có vẻ như vẫn tiếp tục công việc này. Bằng cách sử dụng một điện não đồ (EEG), các nhà khoa học thấy rằng những phần riêng biệt của bộ não chịu trách nhiệm điều khiển ấn nút trái hoặc phải vẫn tiếp tục sáng lên khi nghe những câu nói trong cuộc thử nghiệm. Hơn thế nữa những câu trả lời trong lúc đang ngủ say vẫn hoàn toàn chính xác. Kết quả của cuộc thử nghiệm này đã đem lại hy vọng cho các nhà khoa học trong việc nghiên cứu hoạt động của bộ não con người. Trong suốt buổi đêm, não bộ của chúng ta bận rộn xử lí và hợp nhất các kí ức của chúng ta từ ngày hôm trước, và có thể có các cách nào đó để đẩy mạnh quá trình đó. Theo các nhà khoa học, trong thực tế, não bộ khi ngủ không thể tiếp nhận được thông tin mới, nhưng nó vẫn làm việc hay đưa ra quyết định: các hoạt động trong não bộ khi ngủ vẫn có các trải nghiệm trong ngày và chuyển kí ức từ vùng đồi thị - nơi được cho là hình thành trí nhớ - tới các vùng trên khắp vỏ não, nơi chúng được lưu trữ lâu dài. “Nó giúp làm ổn định kí ức và hợp chúng lại thành một mạng lưới kí ức lâu dài”, theo Susanne Diekelmann, Đại học Tubingen (Đức). Từ đó, giấc ngủ sẽ giúp chúng ta tổng quát hóa những gì đã học, cho ta sự linh hoạt trong việc sử dụng các kĩ năng khi đối mặt với các tình huống mới. Bởi vậy dù bạn không thể học các điều mới, thay vào đó bạn có thể củng cố các kĩ năng hoặc tăng cường thêm các kiến thức học được trong ngày. Để có kết luận trên, Diekelmann đã yêu cầu các tình nguyện viên chơi một trò chơi, trong đó họ phải nhớ một loạt các vật trong một cột dọc trước khi đi ngủ trong phòng thí nghiệm của bà. Một số tình nguyện viên được tiếp xúc với một mùi hương nhân tạo nhẹ khi họ chơi, và sau đó Diekelmann cho họ ngửi mùi hương đó khi họ ngủ. Quét não cho thấy những người này có sự liên lạc giữa vùng đồi thị và một số vùng vỏ não nhiều hơn so với những người không có tín hiệu mùi hương – và đó chính là hoạt động dẫn đến sự củng cố trí nhớ. Thật vậy, những người này nhớ đến 84% vị trí các vật khi họ thức dậy, trong khi những người không được ngửi mùi hương chỉ nhớ khoảng 61%. Tất nhiên, chúng ta cần phải tiến hành thêm các thử nghiệm lớn hơn với các đối tượng đa dạng hơn trước khi đưa kĩ thuật này vào sử dụng rộng rãi. Diekelmann cũng cho rằng chúng ta cần phải khẳng định rằng các nghiên cứu này không gây ra các hậu quả bất thường. Và mặc dù bà không nghĩ rằng thử nghiệm trên có thể bị lợi dụng để tẩy não con người ngoài ý muốn, bà cho biết chúng ta cần phải xem xét liệu đạo đức của chúng ta có cho phép chúng ta, ví dụ, điều khiển trí nhớ của con trẻ, theo cách này không vì “Ngủ là một trạng thái dễ bị tổn thương”. Song bà cũng nhấn mạnh rằng các nguy hại có thể xảy ra không nên là những vật cản đường trong nghiên cứu về hoạt động của nao bộ trong lúc ngủ, “Ý tưởng này rất đáng để quan tâm, và chúng ta cần sử dụng nó đúng cách”.;;;;;Nhiều nghiên cứu cho thấy việc ngủ đủ đóng vai trò quan trong cho trí nhớ, đặc biệt là trước và sau khi học được kiến thức mới. Tình trạng thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng, động lực, khả năng phán đoán và nhận thức về các sự kiện. Do đó, một giấc ngủ đủ sẽ tốt cho trí nhớ và học tập của con người. Giấc ngủ và bộ nhớ có kết nối khá phức tạp. Nghỉ ngơi đầy đủ không chỉ giúp đầu óc minh mẫn mà còn hỗ trợ bạn xử lý thông tin mới khi vừa thức dậy. Ngoài ra việc ngủ sau khi học sẽ củng cố các thông tin thành ký ức cho phép bạn lưu trữ chúng lâu hơn trong bộ não.Đối với một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ có 4 giai đoạn trong một giấc ngủ. Giai đoạn 1 và 2 được gọi là giấc ngủ NREM nhẹ, giai đoạn thứ 3 là giấc ngủ NREM sâu (hay còn gọi là “sóng chậm”). 3 giai đoạn này có tác dụng chuẩn bị cho não học thông tin mới vào ngày hôm sau. Không ngủ hoặc ngủ không đủ giấc có thể làm giảm khả năng học tập của bạn tới 40%.Trong giai đoạn NREM, não bộ sẽ sắp xếp các ký ức từ ngày hôm trước, đồng thời lọc các ký ức quan trọng và loại bỏ các thông tin khác. Những ký ức được chọn lọc sẽ trở nên cụ thể hơn khi giấc ngủ NREM sâu bắt đầu và quá trình này sẽ tiếp tục trong giấc ngủ REM. Ký ức cảm xúc cũng được xử lý trong giai đoạn REM, có thể giúp bạn đối phó với những trải nghiệm khó khăn.Các giấc mơ đã phần xuất hiện trong giai đoạn REM. Đồi thị của não truyền các tín hiệu từ 5 giác quan đến vỏ não, nhiệm vụ giải thích và xử lý thông tin từ ký ức của bạn xảy ra trong lớp mỏng đại não. Đồi thị phần lớn không hoạt động trong giai đoạn NREM, tuy nhiên khi giấc ngủ REM bắt đầu, nó sẽ chuyển tiếp hình ảnh, âm thanh và các cảm giác khác đến vỏ não qua đó tích hợp vào giấc mơ. Mất ngủ giảm trí nhớ là tình trạng phổ biến Mất ngủ giảm trí nhớ là tình trạng phổ biến, việc ngủ không đủ giấc làm cho bạn khó ghi nhớ mọi thứ. Vì bộ não không có đủ thời gian để củng cố các thông tin bạn vừa học được. Ngoài ra chúng còn có các tác động tiềm ẩn khác bao gồm khó tập trung, giảm kỹ năng ra quyết định và kiểm soát hành vi - cảm xúc kém.Thời gian ngủ mỗi đêm là khác nhau với mỗi người và tùy thuộc vào độ tuổi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trẻ em có khả năng củng cố trí nhớ mạnh mẽ hơn người lớn sau mỗi đêm ngủ ngon giấc. Tuy nhiên, việc ngủ nhiều tốt cho trí nhớ không lại là vấn đề cần lưu ý. Theo các nghiên cứu đã được chứng minh, việc ngủ quá nhiều có thể làm suy giảm trí nhớ. Mỗi người nên cố gắng đạt được thời lượng ngủ hàng đêm tối ưu, nếu ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều có thể gây ra những tác động tiêu cực.Thời gian ngủ được khuyến nghị với các độ tuổi:Trẻ sơ sinh: 12-15 giờ;Trẻ mới biết đi: 11-14 giờ;Tuổi teen: 8-10 giờ;Người trẻ: 7-9 giờ;người lớn: 7-9 giờ;Người lớn tuổi: 7-8 giờ.Khi thiếu ngủ, sự tập trung, chú ý và cảnh giác của chúng ta sẽ bị trôi đi, khiến việc tiếp nhận thông tin trở nên khó khăn hơn. Khi bạn không ngủ hoặc ngủ không đầy đủ sẽ làm cho các tế bào thần kinh làm việc quá sức và không thể tiếp nhận thông tin một cách bình thường. Không những vậy mất ngủ còn làm bạn mất khả năng đưa ra quyết định đúng đắn, bởi vì chúng ta không còn khả năng đánh giá chính xác tình hình, lập kế hoạch phù hợp và lựa chọn hành vi chính xác.Mệt mỏi kinh niên đến mức kiệt sức đồng nghĩa rằng chúng ta ít có khả năng hoạt động tốt. Hậu quả là các tế bào thần kinh không hoạt động tối ưu, cơ bắp phải làm việc liên tục và các hệ cơ quan trong cơ thể không được đồng bộ.Giấc ngủ kém chất lượng và thiếu ngủ cũng tác động tiêu cực đến tâm trạng, gây hậu quả xấu cho việc học tập. Những thay đổi trong tâm trạng ảnh hưởng đến khả năng chúng ta thu nhận thông tin mới và sau đó ghi nhớ thông tin đó. Mặc dù chứng thiếu ngủ mãn tính ảnh hưởng đến các cá nhân khác nhau theo nhiều cách khác nhau, nhưng không thể phủ nhận vai trò của một giấc ngủ ngon có tác động mạnh mẽ đến học tập và trí nhớ. Việc ngủ không đủ giấc làm cho bạn khó ghi nhớ mọi thứ 3. Mối liên kết giữa quá trình học tập và giấc ngủ Giấc ngủ, học tập và trí nhớ là những quá trình phức tạp. Tuy nhiên, thời gian và chất lượng giấc ngủ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng học tập và trí nhớ.Giấc ngủ giúp học tập ghi nhớ theo 2 cách riêng biệt. Đầu tiên, đối với một người thiếu ngủ sẽ không thể tập trung sự chú ý một cách tối ưu, từ đó dẫn đến không thể học tập hiệu quả. Thứ hai, giấc ngủ có vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ, đặc biệt là với thông tin mới.Mặc dù cơ chế chính xác vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng học tập và trí nhớ thường được mô tả dưới dạng 3 chức năng sau:Tiếp thu các thông tin mới;Hợp nhất giúp bộ nhớ trở nên ổn định hơn;Nhớ lại là khả năng truy cập thông tin sau khi được lưu trữ.Hoạt động thu nhận và nhớ lại chỉ xảy ra khi tỉnh táo. Ngoài ra việc hình thành trí nhớ được thực hiện trên 2 cách. Cách tiếp cận đầu tiên là xem xét các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ để đáp ứng với việc học một loạt các nhiệm vụ mới. Cách tiếp cận thứ 2 là xem xét việc thiếu ngủ ảnh hưởng đến việc học như thế nào.Tóm lại đã có nhiều bằng chứng cho rằng mỗi giai đoạn ngủ khác nhau sẽ liên quan đến việc củng cố các loại ký ức khác nhau. Đặc biệt, tình trạng thiếu ngủ sẽ làm giảm khả năng học tập của một người. Do đó, duy trì một giấc ngủ tốt sẽ tăng khả năng học tập, cải thiện sự tập trung cho con người.com, healthysleep.med.harvard.edu, sleepfoundation.org;;;;;Như những nhân viên cần cù quét dọn đường phố về đêm, những thay đổi lớn xảy ra ở não trong giấc ngủ giúp não loại bỏ “rác” và bệnh tật. Nghiên cứu mới đây được đăng trên trên tạp chí Science đã đưa ra câu trả lời mới lý giải tại sao con người lại mất một phần ba cuộc đời cho giấc ngủ. Nghiên cứu cũng giúp ích trong việc điều trị sa sút trí tuệ và các rối loạn thần kinh khác. Khi thí nghiệm trên chuột, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy cách thức các chất cặn bã của tế bào được tống ra khỏi não qua các mạch máu ở của não vào hệ tuần hoàn và cuối cùng đến gan như thế nào. Những sản phẩm cặn bã này bao gồm cả beta amyloid, một protein mà khi tích tụ lại sẽ dẫn tới bệnh Alzheimer. Để giúp loại bỏ “rác thải”, dịch não tủy được bơm đi khắp mô não. Quá trình này được đẩy nhanh trong giấc ngủ vì lúc đó các tế báo não co lại khoảng 60%, cho phép dịch lưu chuyển nhanh hơn và dễ dàng hơn qua khắp não bộ. Toàn bộ quá trình diễn ra trong một hệ thống được các nhà nghiên cứu gọi là glymphatic system, hệ thống này có vẻ hoạt động tích cực trong khi ngủ hơn gấp gần 10 lần so với lúc thức. “Não chỉ có năng lượng nhất định cho hoạt động của nó”, Maiken Nedergaard thuộc Trung tâm Y học Đại học Rochester (Mỹ) nói, “Bạn có thể tưởng tượng giống như tổ chức tiệc tại nhà. Bạn có thể tiếp đón khách khứa hoặc dọn dẹp nhà cửa, nhưng bạn không thể làm cả hai việc cùng một lúc”. Nghiên cứu được sự tài trợ của Các viện Y tế Quốc gia Hoa kỳ. Các tác giả còn lại của nghiên cứu đến từ Trường Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon và Trường Đại học New York.;;;;;Giấc ngủ giúp duy trì mức độ hoạt động bình thường của các chức năng nhận thức như phát biểu, ghi nhớ, tư duy sáng tạo và linh hoạt. Cùng tìm hiểu về giấc ngủ qua các câu hỏi sau. A: Không ai biết B: Để não được nghỉ ngơi C: Để đảm bảo hoạt động đúng đắn của hệ thần kinh Đáp án đúng là C. Giấc ngủ giúp duy trì mức độ hoạt động bình thường của các chức năng nhận thức Thiếu ngủ có thể dẫn đến nhiều vấn đề như buồn ngủ, kém tập trung, suy giảm trí nhớ, hạn chế các hoạt động thể chất. Thiếu ngủ kéo dài có thể gây ra ảo giác và thay đổi tâm trạng. A: Trẻ sơ sinh B: Trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo C: Thanh thiếu niên D: Người lớn Đáp án đúng là A. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, khoảng từ 10 – 18 tiếng đồng hồ mỗi ngày. A: 3 B: 4 C: 5 D: 6 Đáp án đúng là C. Giấc ngủ được chia thành hai giai đoạn là giai đoạn ngủ non-REM (giai đoạn đầu của giấc ngủ) và giai đoạn ngủ REM (giai đoạn sau của giấc ngủ). Giấc ngủ non-REM được chia làm 4 giai đoạn nhỏ. Ở giai đoạn một (ngủ lơ mơ) chính là giai đoạn đầu tiên của giấc ngủ, nó kéo dài khoảng 5-10 phút, con người sẽ ở trạng thái nửa tỉnh nửa mê, hoạt động cơ bắp sẽ chậm lại và co giật nhẹ có thể xảy ra, chúng ta dễ dàng bị đánh thức ở giai đoạn này. Giai đoạn hai (ngủ nhẹ), mắt con người ngưng chuyển động, nhịp thở và nhịp tim bắt đầu chậm lại. Giai đoạn ba và bốn còn gọi là giấc ngủ sâu. Thiếu ngủ có liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe, thương tật, chất lượng cuộc sống suy giảm và các bệnh về tâm thần. Đúng. Thiếu ngủ có liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe, thương tật, chất lượng cuộc sống suy giảm và các bệnh về tâm thần. Tình trạng béo phì và trầm cảm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn do thiếu ngủ. A: Thiếu ngủ có thể gây động kinh ở ở những người bị bệnh động kinh. B: Vấn đề giấc ngủ xảy ra ở hầu hết tất cả những người bị rối loạn tâm thần. C: Thiếu ngủ nghiêm trọng có thể dẫn đến ảo giác. D: Tất cả các đáp án trên. Đáp án đúng là D. Rối loạn giấc ngủ là rất phổ biến ở những người bị rối loạn tâm thần, xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân bị trầm cảm, tâm thần phân liệt, đột quỵ, bệnh Alzheimer và chấn thương ở đầu. Thiếu ngủ có thể gây ra cơn động kinh ở những người mắc bệnh động kinh. Trong khi đó thiếu ngủ kéo dài hoặc nghiêm trọng có thể gây ảo giác hay hoang tưởng ở những người khỏe mạnh. Đúng. Rất nhiều bệnh, kể cả bệnh truyền nhiễm như cúm, có xu hướng làm cho chúng ta buồn ngủ. Tình trạng này do một hóa chất gọi là cytokines được sản xuất bởi hệ miễn dịch có khả năng thúc đẩy cơn buồn ngủ. Lo lắng làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ, không phải là nguyên nhân chính dẫn tới mất ngủ. Sai. Mất ngủ là tình trạng không thể ngủ hay khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn cảm thấy mệt. Có một số nguyên nhân gây mất ngủ, bao gồm rối các vấn đề về sức khỏe và tình cảm, tác dụng phụ của thuốc, hoặc rối loạn giấc ngủ. Lo lắng làm trầm trọng thêm tình trạng mất ngủ, không phải là nguyên nhân chính dẫn tới mất ngủ. Sai. Nhu cầu ngủ giảm dần khi chúng ta già đi là một hiểu nhầm khá phổ biến. Thực tế nhu cầu ngủ của con người không thay đổi trong suốt cuộc đời. Người lớn tuổi có thể gặp nhiều thay đổi trong mô hình giấc ngủ của họ, bao gồm việc khó đi vào giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ. Nhiều người cảm thấy ngủ không đủ giấc và mệt mỏi vào ban ngày. A: tâm thần phân liệt hoang tưởng B: Trầm cảm C: Rối loạn lưỡng cực D: Rối loạn tâm lý Đáp án đúng là B. Trầm cảm là dạng rối loạn tâm thần liên quan mật thiết nhất đến mất ngủ. Nghiên cứu cho thấy những người bị ảnh hưởng bởi chứng mất ngủ có nguy cơ trầm cảm cao gấp 5 lần so với người không mất ngủ. Các triệu chứng của bệnh trầm cảm và mất ngủ có thể kết hợp để làm cho cả bệnh trở nên nghiêm trọng hơn hơn. Điều trị trầm cảm thường có thể cải thiện vấn đề giấc ngủ, và ngược lại – điều trị chứng mất ngủ có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trầm cảm. A: Thuật ngữ y học cho chứng ngáy liên tục B: Thức dậy vào ban đêm không có lý do rõ ràng C: Gián đoạn tạm thời của hơi thở trong khi ngủ D: Ngủ nhiều hơn 10 tiếng đồng hồ Ngưng thở khi ngủ là sự gián đoạn tạm thời của hơi thở trong khi ngủ, có thể dẫn tới thiếu oxy máu và liên quan đến ngủ ngày quá nhiều. Đáp án đúng là C. Ngưng thở khi ngủ là sự gián đoạn tạm thời của hơi thở trong khi ngủ, có thể dẫn tới thiếu oxy máu và liên quan đến ngủ ngày quá nhiều. Triệu chứng thường gặp của người bị ngưng thở khi ngủ là ngáy, buồn ngủ vào ban ngày, đau thắt ngực về đêm, giật mình thức giấc kèm theo thở gấp, ngạt thở.
question_196
Công dụng thuốc Vinphatex
doc_196
Vinphatex có thành phần chính là Cimetidin hàm lượng 200 mg, thuộc nhóm thuốc kháng thụ thể Histamin H2. Thuốc Vinphatex được sử dụng phổ biến trong các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng và các triệu chứng hay bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Các thông tin cần thiết như thành phần, công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của thuốc Vinphatex sẽ giúp bệnh nhân nâng cao được hiệu quả điều trị. Thuốc Vinphatex được bào chế dưới viên nén, với thành phần chính bao gồm:Hoạt chất: Cimetidin hàm lượng 200mg.Tá dược: Tinh bột ngô, Avicel PH101, Lactose, Magnesium stearat, Bột Talc, Aerosil, Natri lauryl sulfat vừa đủ 1 viên nén 200 mg,Cơ chế tác dụng. Hoạt chất Cimetidin là một chất đối kháng thụ thể Histamin H2 ở tế bào thành dạ dày, từ đó làm giảm bài tiết và giảm nồng độ Acid của dạ dày cả ở điều kiện cơ bản (khi đói) và khi được kích thích bởi Histamin, Pentagastrin, thức ăn, Insulin và Caffeine. Ngoài ra, hoạt chất này còn gián tiếp làm giảm bài tiết Pepsin nhờ việc giảm thể tích dịch dạ dày. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây chỉ ra thuốc ức chế bơm proton thường có hiệu quả hơn các thuốc kháng thụ thể Histamin H2. 2. Chỉ định của thuốc Vinphatex Thuốc Vinphatex được chỉ định điều trị trong các trường hợp sau:Làm liền vết loét dạ dày lành tính tiến triển và loét tá tràng tiến triển do dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) hay do stress.Điều trị duy trì loét tá tràng sau khi ổ loét đã lành để phòng ngừa tái phát.Viêm loét thực quản ở những bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản.Dự phòng chảy máu tiêu hóa trên ở người mắc các bệnh như sốc nhiễm khuẩn, chấn thương nặng, suy hô hấp, suy gan, bỏng nặng...Hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh tăng tế bào bón (dưỡng bào) toàn thân, bệnh đa u tuyến nội tiết.Khó tiêu dai dẳng không phải do ung thư dạ dày.Dự phòng nguy cơ hít phải dịch vị acid dạ dày khi sinh đẻ (hội chứng Mendelson) hoặc khi gây mê toàn thân.Giảm tình trạng kém hấp thu hoặc mất dịch ở những bệnh nhân bị hội chứng ruột ngắn.Giảm giáng hóa Enzym tụy ở những bệnh nhân cần bổ sung Enzym này. 3. Chống chỉ định của thuốc Vinphatex: Dị ứng với bất cứ thành phần của thuốc Vinphatex.Tiền sử dị ứng với các loại thuốc khác có chứa Cimetidin.Tiền sử dị ứng với các thuốc thuộc nhóm kháng Histamin H2. 4. Liều lượng và cách sử dụng thuốc Vinphatex Liều dùng ở người lớn:Điều trị loét dạ dày tá tràng:Liều khởi đầu: Uống 4 viên (800mg)/lần liều duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ, hoặc uống 2 viên (400mg)/lần x 2 lần/ngày vào bữa ăn sáng hoặc buổi tối.Liều duy trì: Uống 2 viên (400mg)/lần vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống 1 viên (200mg)/lần x 2 lần/ngày vào bữa ăn sáng hoặc buổi tối.Thời gian điều trị đối với loét dạ dày là ít nhất 6 tuần, đối với loét tá tràng là ít nhất 4 tuần, đối với loét do dùng nhóm thuốc NSAIDs là ít nhất 8 tuần.Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản:Liều thông thường: Uống 2 viên (400mg)/lần x 4 lần/ngày vào bữa ăn và trước khi đi ngủ, hoặc uống 4 viên (800mg)/lần x 2 lần/ngày.Thời gian điều trị từ 4 đến 8 tuần.Hội chứng Zollinger-Ellison:Liều thông thường: Uống 2 viên (400mg)/lần x 4 lần/ngày. Liều tối đa có thể dùng đến 12 viên (2,4 g)/ngày.Dự phòng loét ống tiêu hóa do Stress:Liều thông thường: Uống 1 – 2 viên (200 – 400mg)/lần x 4 – 5 lần/ngày.Dự phòng hít phải dịch vị Acid dạ dày:Trong sản khoa: Uống 2 viên (400mg)/lần lúc bắt đầu đau đẻ. Sau đó uống 2 viên (400mg) mỗi 4 giờ khi cần. Liều tối đa có thể dùng đến 12 viên (2,4g)/ngày.Trong phẫu thuật: Uống 2 viên (400mg)/ lần trước khi tiền mê.Khó tiêu không do loét:Liều thông thường: Uống 1 viên (200 mg)/lần x 1 – 2 lần/ngày.Hội chứng ruột ngắn:Liều thông thường: Uống 2 viên (400mg)/lần x 2 lần/ngày vào bữa ăn sáng hoặc trước khi đi ngủ.Giảm giáng hóa Enzym tụy ở những bệnh nhân cần bổ sung Enzym này:Liều thông thường: Uống 1 - 2 viên (200 - 400mg)/lần x 4 lần/ngày trước bữa ăn 60 – 90 phút.Liều dùng ở trẻ em:Trẻ em > 1 tuổi: Uống 25 – 30mg/kg/ngày chia thành nhiều lần uống.Trẻ em < 1 tuổi: Uống 20mg/kg/ngày chia thành nhiều lần uống.Liều dùng ở bệnh nhân suy thận được điều chỉnh dựa vào hệ số thanh thải Creatinin (Cr. Cl):Cr. Cl 0 – 15ml/phút: Uống 1 viên (200mg)/lần x 2 lần/ngày.Cr. Cl 15 – 30ml/phút: Uống 1 viên (200mg)/lần x 3 lần/ngày.Cr. Cl 30 – 50ml/phút: Uống 1 viên (200mg)/lần x 4 lần/ngày.Cr. Cl > 50ml/phút: Sử dụng liều như người bình thường. 5. Lưu ý khi sử dụng Vinphatex Điều trị bằng thuốc Vinphatex với liều cao hoặc kéo dài, có thể gây ra các tác dụng phụ như:Thường gặp: Rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy. Các triệu chứng thần kinh như chóng mặt, ngủ gà, mệt mỏi, đau đầu. Nổi ban da, vú to ở đàn ông.Ít gặp: Chứng bất lực, ban dạng trứng cá, mày đay, dát sần, tăng men gan tạm thời, tăng Creatinin máu.Hiếm gặp: Triệu chứng tim mạch như nghẽn dẫn truyền nhĩ – thất, tăng hoặc giảm nhịp tim. Bất thường về máu như giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu không tái tạo, giảm bạch cầu đa nhân trung tính, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu. Dấu hiệu thần kinh như lú lẫn hồi phục được, trầm cảm, kích động, ảo giác, bồn chồn, mất phương hướng. Dấu hiệu quá mẫn như hội chứng Stevens-Johnson, dị ứng (kể cả sốc phản vệ), sốt, viêm mạch, hoại tử biểu bì nhiễm độc. Triệu chứng trên da như viêm da tróc vẩy, ban đỏ, hồng ban đa dạng, hói đầu, rụng tóc. Các dấu hiệu khác như vàng da, rối loạn chức năng gan, viêm gan ứ mật, viêm tụy cấp, viêm thận kẽ, đau cơ, đau khớp, tăng nguy cơ viêm phổi bệnh viện, viêm phổi cộng đồng.Nên ngừng sử dụng thuốc khi phát hiện những tác dụng phụ trên sau khi uống thuốc Vinphatex.Lưu ý sử dụng thuốc Vinphatex ở các đối tượng sau:Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Vinphatex trên những người bị ung thư dạ dày vì có thể làm che lấp triệu chứng gây khó khăn cho việc chẩn đoán.Thận trọng khi sử dụng thuốc Vinphatex ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang bị suy giảm chức năng gan thận nặng, không dung nạp dược Galactose, kém hấp thu Glucose Galactose hay các Lapp thiếu lactase.Phụ nữ có thai: Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hoạt chất Cimetidin trong Vinphatex được phân loại an toàn nhóm B, không có bằng chứng về nguy cơ trên thai kỳ. Ngoài ra, hoạt chất Cimetidin có thể đi qua nhau thai, tuy nhiên tác hại của nó trên thai nhi vẫn chưa được hiểu rõ. Vì thế, cần thận trọng khi quyết định điều trị Vinphatex trên đối tượng này.Phụ nữ đang cho con bú: Hiện nay có một số nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt chất Cimetidin trong Vinphatex có thể bài tiết qua sữa mẹ, nhưng chưa rõ tác dụng có hại của thuốc trên trẻ sơ sinh. Vì thế, khuyến cáo sử dụng thuốc Vinphatex ở phụ nữ có thai khi thật sự cần thiết.Người làm nghề lái xe hay công nhân vận hành máy móc không nên sử dụng Vinphatex trước và trong khi làm việc vì các tác dụng phụ có thể gặp phải như chóng mặt, ngủ gà, mệt mỏi, đau đầu. 6. Tương tác thuốc Vinphatex Tương tác với các thuốc khác:Ketoconazol, Itraconazol làm giảm hấp thu của thuốc Vinphatex. Nên sử dụng các thuốc này cách ít nhất 2 giờ trước khi uống Vinphatex.Vinphatex làm tăng nồng độ của các thuốc sau trong máu:Thuốc chống đông Coumarin như Warfarin.Thuốc chống trầm cảm ba vòng như Amitriptylin.Thuốc chống loạn nhịp như Lidocain.Thuốc chẹn Calci như Nifedipin hay Diltiazem.Sulfonylurea đường uống như Glipizid.Phenytoin. Theophyllin. Metoprolol. Procainamid. Metformin. Ciclosporin. Tacrolimus. Vinphatex làm tăng tác dụng ức chế tủy của các thuốc sau:Carmustin. Fluorouracil. Epirubicin. Trên đây là thông tin khái quát và những lưu ý khi sử dụng thuốc Vinphatex. Nhằm mang lại kết quả điều trị tốt nhất cho bản thân và gia đình, người dùng nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc Vinphatex, đồng thời tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
doc_8757;;;;;doc_11752;;;;;doc_51319;;;;;doc_5528;;;;;doc_34902
Vinphatoxin có hoạt chính chính Oxytocin, là thuốc dùng trong sản khoa, có tác dụng gây co bóp tử cung cả về tần số lẫn cường độ. Thuốc được sản xuất dưới dạng thuốc ống tiêm, với hàm lượng 1ml/5UI. Vinphatoxin có hoạt chính chính Oxytocin, là thuốc dùng trong sản khoa với các tác dụng:Gây chuyển dạ và thúc đẻ, cầm máu sau đẻ hoặc gây sảy thai. Vinphatoxin gây co bóp tử cung với mức độ khác nhau, làm tăng biên độ và tần số cơn cơ tử cung.Tác dụng làm sữa dễ chảy ra do Vinphatoxin gây co bóp tế bào cơ biểu mô quanh nang tuyến sữa.Vinphatoxin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu tới các cơ quan trong cơ thể.Vinphatoxin còn có tác dụng chống bài niệu yếu. 2. Chỉ định của thuốc Vinphatoxin Vinphatoxin được chỉ định cho các trường hợp sau:Thúc đẻ, đẻ khó: Đối với thai phụ sắp đến thời gian đẻ mà nếu tiếp tục mang thai đến lúc đẻ tự nhiên thì sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con thì cần dùng oxytocin để gây chuyển dạ. Ví dụ như: Thai quá ngày sinh, nhiễm độc thai nghén, thai dị dạng, dị tật bẩm sinh nặng, thai chậm phát triển trong tử cung, sản phụ bị tiền sản giật.Phòng và kiểm soát chảy máu, băng huyết sau đẻ.Gây sảy thai trong trường hợp thai chết lưu hay sảy thai chưa hoàn toàn. 3. Chống chỉ định của thuốc Vinphatoxin Vinphatoxin không được sử dụng trong các trường hợp sau:Bệnh nhân có tiền sử dị ứng, quá mẫn với các thành phần của thuốc.Bệnh nhân không thể đẻ theo đường tự nhiên được do có sẹo tử cung, do kích thước thai nhi lớn hơn kích thước khung chậu, do nguy cơ cao vỡ tử cung do mang thai.Bệnh nhân có cơn co tử cung cường tính, bị tắc cơ học đường thai.Bệnh nhân hẹp xương chậu. 4. Cách sử dụng và liều dùng thuốc Vinphatoxin Cách dùng: Vinphatoxin sản xuất dưới dạng thuốc ống tiêm, thường dùng đường tiêm bắp. Ngoài ra, có thể tiêm truyền tĩnh mạch, tiêm dưới da. Chỉ định thuốc tiêm theo đường dùng nào phụ thuộc vào tình trạng bệnh nhân, khả năng hấp thu và mục đích sử dụng thuốc.Liều dùng:Dưới đây là liều dùng tham khảo:Gây chuyển dạ đẻ: Truyền tĩnh mạch chậm.Tiến hành pha 5UI Vinphatoxin trong 500ml dung dịch natri clorid 0,9% hoặc pha trong dung dịch Ringer lactat hoặc dung dịch Dextrose 5%. Ban đầu truyền với tốc độ 0,0005-0,004UI/ phút, sau đó tăng tốc độ truyền lên 0,001-0,002UI/ phút sau khoảng thời gian 20 phút cho tới khi có cơn co tử cung, chuyển dạ.Cần theo dõi liên tục tần số tim thai và cơn gò tử cung trong quá trình truyền. Khi cơn chuyển dạ đã tiến triển như tự nhiên thì có thể ngừng truyền Vinphatoxin.Trong thủ thuật mổ lấy thai: Tiêm 5UI vào cơ tử cung.Điều trị chảy máu sau khi đẻ: Tiêm tĩnh mạch chậm 5UI, nếu bị chảy máu nhiều có thể pha 5-20UI Vinphatoxin trong 500ml dung dịch glucose 5%, truyền tĩnh mạch với tốc độ thích hợp.Gây sảy thai thường: Tiêm tĩnh mạch chậm 5 UI, hoặc truyền 0,02-0,04 đơn vị/phút.Phòng chảy máu sau đẻ: tiêm tĩnh mạch chậm 5UI. 5. Tác dụng không mong muốn của thuốc Vinphatoxin Dùng Vinphatoxin có thể gây tác dụng phụ như sau:Trên sản phụ: Dị ứng, ngứa, ban đỏ da, phản ứng phản vệ, chảy máu hậu sản, loạn nhịp tim, buồn nôn, nôn, tăng trương lực tử cung, co thắt, co cứng cơ hay vỡ tử cung.Trên trẻ: Chậm nhịp tim, loạn nhịp tim, tổn thương thần kinh trung ương hoặc gây tổn thương não có hồi phục, chỉ số Apgar thấp. 6. Cẩn trọng khi dùng thuốc Vinphatoxin Khi dùng thuốc Vinphatoxin cần lưu ý một số thông tin dưới đây:Chỉ các y bác sĩ có chuyên môn có đầy đủ dụng cụ, phương tiện kỹ thuật mới được sử dụng Vinphatoxin. Người bệnh không được tự ý pha, tiêm truyền thuốc tại nhà.Yêu cầu đánh giá tình hình cả mẹ lẫn con trước khi gây chuyển dạ bằng Vinphatoxin.Để phòng những biến chứng xảy ra, sản phụ phải được theo dõi giám sát liên tục cơn co tử cung, tần số tim thai, huyết áp,... trong quá trình sử dụng thuốc.Tác dụng gây co tử cung của Vinphatoxin thường mất ngay sau khi ngừng thuốc.Phụ nữ mang thai: Không dùng Vinphatoxin cho bệnh nhân mang thai trong 6 tháng đầu, trừ trường hợp sảy thai tự nhiên hoặc gây sảy thai. Khi bắt buộc phải dùng đến thuốc, cần theo dõi chặt chẽ triệu chứng người bệnh và làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.Phụ nữ đang cho con bú: Hạn chế sử dụng Vinphatoxin cho phụ nữ đang cho con bú vì thuốc có thể qua sữa mẹ truyền đến trẻ gây ra những tác dụng không mong muốn.Thuốc không được sử dụng cho người đang lái xe và vận hành máy móc. 7. Tương tác thuốc Vinphatoxin Vinphatoxin khi sử dụng kết hợp một hay nhiều loại thuốc có thể gây tương tác hiệp đồng hoặc đối kháng. Người bệnh cần thông báo với bác sĩ các thuốc mình đang sử dụng để tránh gây tác dụng không mong muốn.Vinphatoxin dùng đồng thời với thuốc gây mê Cyclopropan có thể gây hạ huyết áp.Phối hợp Vinphatoxin và Dinoproston làm tăng trương lực cơ tử cung.Vinphatoxin làm giảm tác dụng gây mê của Thiopental.Vinphatoxin khi dùng cùng với Prostaglandin làm tăng nguy cơ rách vỡ tử cung.Truyền Vinphatoxin với mục đích gây đẻ, chuyển dạ đòi hỏi phải được chỉ định bởi các bác sĩ có trình độ chuyên khoa sản và chỉ được thực hiện ở những bệnh viện lớn có đầy đủ trang thiết bị y tế. Để đảm bảo hiệu quả tác dụng của thuốc cũng như tránh nguy cơ không mong muốn xảy ra cho sản phụ và thai nhi, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.;;;;;Thuốc Vintolox là dạng thuốc tiêm bột đông khô có tác dụng điều trị các bệnh về tiêu hóa như trào ngược dạ dày, thực quản, loét tá tràng... Thuốc Vintolox 40mg được sử dụng như thế nào cho hiệu quả và an toàn, người bệnh và bác sĩ hoàn toàn có thể tham khảo các thông tin cơ bản về thuốc Vintolox sau đây. 1. Tác dụng thuốc Vintolox Thuốc Vintolox có thành phần Pantoprazol natri sesquihydrat tương ứng với Pantoprazol 40mg cùng với các tá dược đầy đủ trong 1 lọ bào chế. Thành phần Pantoprazol trong Vintolox là chất ức chế bơm Proton, hoạt động theo cơ chế như sau:Khi vào các ống tiết axit ở thành dạ dày Pantoprazol biến đổi thành hợp chất Sulfenamid có hoạt tính. Chất này gắn kết không thuận nghịch với H+/K+-ATPase (bơm proton) ở trên bề mặt thành dạ dày, ức chế enzym này, ngăn chặn bước cuối cùng của sự bài xuất axit vào trong lòng dạ dày. Do đó, Pantoprazol làm ức chế tiết axit cơ bản ở dạ dày. 2. Chỉ định và chống chỉ định thuốc Vintolox 40mg Các trường hợp người bệnh loét tá tràng, dạ dày, bị hội chứng Zollinger-Ellison và trong tình trạng tăng bài tiết bệnh lý, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản được chỉ định sử dụng Vintolox 40mg để điều trị hiệu quả.Người mẫn cảm với thành phần của thuốc cần chống chỉ định với Vintolox 40mg. 3. Liều dùng và cách sử dụng Thuốc Vintolox 40mg được dùng đường tiêm và chỉ sử dụng dạng bào chế khi người bệnh không thể dùng đường uống. Người bệnh cần sử dụng Vintolox dạng uống ngay khi có thể uống.Để chuẩn bị tiêm Vintolox 40mg, người bệnh cần sử dụng bơm tiêm vô trùng, hút hết lượng dung môi có trong ống cho vào lọ bột, lắc đều thuốc cho tan hoàn toàn và tiến hành tiêm.Liều dùng Vintolox 40mg sau đây chỉ mang tính chất tham khảo, phụ thuộc vào chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị, người bệnh nên sử dụng đúng và đủ liều để thuốc Vintolox có hiệu quả điều trị cao nhất.Người bệnh loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản: sử dụng Vintolox 40mg/lần/ngày tiêm tĩnh mạch trong thời gian ít nhất 2 phút.Người bệnh điều trị duy trì hội chứng Zollinger-Ellison và trong các trường hợp có tăng bài tiết bệnh lý:Liều ban đầu sử dụng Vintolox 80mg/ngày, sau đó 80 mg/lần/ngày.Liều duy trì phụ thuộc theo đáp ứng của người bệnh, liều Vintolox tối đa 240 mg/ngày.Nếu liều Vintolox của người lớn > 80mg/ngày thì chia làm 2 lần trong ngày.Người bệnh suy gan nặng: Giảm liều Vintolox hoặc phải dùng cách ngày: Liều tối đa 20 mg/ngày hoặc 40mg/lần x 2 ngày/lần.Người bệnh suy thận: Không cần điều chỉnh liều.Cần lưu ý: Đối với trẻ em không khuyến cáo sử dụng vì tính an toàn chưa được thiết lập. 4. Xử trí quên liều và quá liều Vintolox Người bệnh sử dụng thuốc Vintolox hầu hết được phục vụ bởi nhân viên y tế nên hạn chế tối đa tình trạng quên liều trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp người bệnh quá liều thường có triệu chứng nhịp tim hơi nhanh, giãn mạch, buồn nôn, nôn, ngủ gà, lú lẫn, đau bụng, đau đầu, nhìn mờ. Tuy nhiên nếu có các triệu chứng nghiêm trọng, cần phải cấp cứu kịp thời, thực hiện rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính hoặc điều trị hỗ trợ triệu chứng. 5. Tác dụng phụ của Vintolox Hầu hết các trường hợp người bệnh sử dụng Vintolox điều trị đều dung nạp tốt dù điều trị ngắn hạn hay dài hạn. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh cũng không tránh khỏi những tác dụng phụ. Cụ thể là mệt, chóng mặt, đau đầu, ban da, mày đay, khô miệng, buồn nôn, nôn, đầy hơi, đau cơ, đau khớp, đau bụng, táo bón, ỉa chảy.Một số trường hợp ít gặp hơn là người bệnh suy nhược, choáng váng, tăng enzym gan, chóng mặt, mắt ngủ, ngứa.Các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng người bệnh cũng cần chú ý đó là:Mụn trứng cá, ban dát sần, rụng tóc, phù ngoại biên, toát mồ hôi, viêm da tróc vảy, tình trạng khó chịu, phản vệ, phù mạch, hồng ban đa dạng.Bị rối loạn tiêu hóa, viêm miệng, ợ hơi; ngủ gà, mất ngủ, nhầm lẫn, ảo giác, run, ức chế hoặc kích động, dị cảm.Liệt dương, bất lực ở nam giới; đái máu, viêm thận kẽ; tăng bạch cầu ưa acid, mắt bạch cầu hạt, giảm bạch cầu và tiểu cầu, giảm Natri máu.Tình trạng viêm gan, vàng da, bệnh não ở người suy gan, tăng mỡ máu Triglycerid.Người bệnh hãy lắng nghe các biểu hiện cơ thể trong thời gian điều trị để có thể thông báo kịp thời cho bác sĩ nếu tác dụng phụ nặng nề. 6. Tương tác của thuốc Vintolox Thuốc Vintolox có thể làm giảm sự hấp thu của các thuốc phụ thuộc sự hấp thụ vào p. H dạ dày như Itraconazol, Ketoconazol.Đối với Methotrexat: có thể gây ra nguy cơ đau xương, đau cơ nặng.Để đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho người sử dụng, người bệnh cần thông báo trung thực với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng đồng thời. 7. Lưu ý khi sử dụng thuốc Vintolox Người bệnh cần phải được loại trừ khả năng bệnh ung thư dạ dày trước khi sử dụng thuốc Vintolox. Người bệnh có tiền sử bệnh gan, bệnh gan mãn hoặc cấp tính đều cần thận trọng khi sử dụng Vintolox. Thuốc Vintolox tránh sử dụng cho người bệnh xơ gan, suy gan nặng, nếu cần thiết phải sử dụng thì nên giảm liều và song song theo dõi chức năng gan định kỳ.Đối tượng người suy thận, người cao tuổi cũng cần lưu ý khi được kê và sử dụng thuốc Vintolox.Mẹ bầu và phụ nữ đang cho con bú nên xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Vintolox.Người bệnh không nên lái xe, vận hành máy móc khi đang sử dụng thuốc để hạn chế tai nạn có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc.Thuốc Vintolox cần được bảo quản nơi khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ em và sử dụng hiệu quả trong thời hạn sử dụng của thuốc.Thuốc Vintolox là dạng thuốc tiêm bột đông khô có tác dụng điều trị các bệnh về tiêu hóa như trào ngược dạ dày, thực quản, loét tá tràng... Để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ, nhân viên y tế.;;;;;Thuốc Vinphazam có thành phần chính là Piracetam và Cinarizin với công dụng điều trị suy mạch não mãn tính, tăng huyết áp động mạch, đột quỵ, nhược não, rối loạn trí nhớ, bệnh lý mê đạo,... Cách dùng và những lưu ý khi dùng thuốc Vinphazam sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây. Thuốc Vinphazam thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, được bào chế dưới dạng viên nang cứng và đóng gói theo hộp 6 vỉ x 10 viên. Thuốc có thành phần chính là Piracetam hàm lượng 400mg và Cinarizin hàm lượng 25mg. Thuốc Vinphazam được sử dụng trong các trường hợp:Suy mạch não mạn tính và tiềm tàng do xơ động mạch.Tăng huyết áp động mạch.Đột quỵ/sau đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở não bị loạn trương lực mạch máu.Nhược não sau chấn thương.Bệnh não do hội chứng tâm thần-thực thể với rối loạn trí nhớ và chức năng nhận thức khác hoặc rối loạn xúc cảm hay ý muốn.Bệnh lý mê đạo với các biểu hiện chóng mặt, ù tai, buồn nôn & nôn, rung giật nhãn cầu.Điều trị hội chứng Ménière.Dự phòng đau yếu về vận động và đau nửa đầu.Cải thiện quá trình nhận thức ở trẻ em chậm phát triển trí não. 3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Vinphazam Thuốc Vinphazam được sử dụng theo đường uống, người bệnh có thể dùng thuốc lúc đói hoặc no và không nên dùng thuốc quá 3 tháng.Liều dùng thuốc Vinphazam tham khảo như sau:Người lớn 1 - 2 viên Vinphazam x 3 lần/ngày, trong 1-3 tháng.Trẻ em 1 - 2 viên Vinphazam x 1 - 2 lần/ngày.Suy thận nhẹ-vừa giảm liều Vinphazam hoặc tăng khoảng cách liều. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Vinphazam Thuốc Vinphazam không được sử dụng trong các trường hợp sau:Người bệnh mẫn cảm với Piracetam và Cinarizin hoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.Suy thận hoặc suy gan nặng.Đột quỵ xuất huyết.Loạn chuyển hóa porphyrin.Bệnh Huntington. 5. Tương tác thuốc Vinphazam Đã có báo cáo thuốc Vinphazam xảy ra tương tác thuốc khi kết hợp dùng chung với các thuốc sau đây:Thuốc ức chế thần kinh trung ương. Thuốc chống trầm cảm. Thuốc hạ áp. Thuốc giãn mạch. Hormon tuyến giáp. Thuốc chống đông máu. Rượu, bia, thuốc lá và các loại đồ uống có cồn/lên men nên cân nhắc dùng chung do những tác nhân có thể thay đổi thành phần có trong thuốc Vinphazam.Người bệnh xem chi tiết trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Vinphazam hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết. 6. Tác dụng phụ khi dùng thuốc Vinphazam Trong quá trình sử dụng thuốc Vinphazam, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:Hiếm gặp: Phản ứng da, nhạy cảm ánh sáng, rối loạn tiêu hóa.Dùng kéo dài liên tục cho bệnh nhân cao tuổi: Tác dụng phụ ngoại tháp khi sử dụng thuốc Vinphazam kéo dài liên tục cho người bệnh cao tuổi.Thông thường những tác dụng phụ không mong muốn ngoài ý muốn sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc Vinphazam. Người bệnh nếu bắt gặp những tác dụng phụ hiếm gặp chưa được liệt kê trên tờ hướng dẫn sử dụng. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc Vinphazam gây ra. 7. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Vinphazam Người bệnh cần tránh sử dụng rượu trong quá trình uống thuốc.Người bệnh có tăng áp lực trong mắt, mắc bệnh Parkinson, người bệnh thiếu hụt lactase, có Galactose-máu, hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose, gây doping (+), iod phóng xạ (+) cần thận trọng khi sử dụng thuốc Vinphazam.Ngoài ra, nên thận trọng dùng thuốc Vinphazam đối với người già, phụ nữ mang thai & cho con bú, trẻ em dưới 15 tuổi, người suy gan, suy thận, đối tượng bị nhược cơ, viêm loét dạ dày, hôn mê gan.;;;;;Thuốc Vinphacol có thành phần là Tolazoline và được chỉ định để điều trị tăng áp động mạch phổi dai dẳng ở trẻ sơ sinh khi oxy động mạch toàn thân không thể được duy trì thỏa đáng.Thuốc Vinphacol công dụng giãn mạch rõ ràng nhờ vào tác dụng trực tiếp lên mạch máu và làm tăng lưu lượng tim. Theo đó, thuốc Vinphacol có thể tương tác ở một mức độ nào đó với các thụ thể histamin, adrenergic và cholinergic, nhưng cơ chế tác dụng điều trị vẫn không rõ ràng.Vinphacol công dụng đạt được tối ưu khi được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Tại đây, trong quá trình điều trị, bệnh nhi cần được theo dõi và duy trì các dấu hiệu sinh tồn, oxy hóa, tình trạng acid-base máu, chất lỏng và chất điện giải.Ngoài ra, thuốc Vinphacol còn được sử dụng trong điều trị:Bệnh xơ cứng động mạch. Bệnh mạch máu ngoại vi. Hội chứng tuần hoàn thai nhi dai dẳng. Bệnh Raynaud. Xơ cứng bì toàn thể. Viêm huyết khối Obliterans. Viêm tắc tĩnh mạch 2. Cách sử dụng thuốc Vinphacol Liều lượng thuốc Vinphacol hay Tolazoline cần dùng phải chính xác theo quy định của bác sĩ. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc một cách cẩn thận. Theo đó, thuốc Vinphacol có liều dùng mà bác sĩ đề xuất sẽ dựa trên những yếu tố sau đây:Tình trạng bệnh lý đang được điều trị. Các điều kiện y tế khác hay bệnh đồng mắc. Các loại thuốc khác đang dùng. Khả năng đáp ứng với thuốc. Cân nặng, chiều cao. Tuổi và giới tính. Liều thông thường của thuốc Vinphacol dùng qua đường miệng đối với bệnh mạch máu ngoại vi ở người lớn là 25-50 mg x 4 lần / ngày.Liều thông thường của thuốc Vinphacol dùng qua đường tiêm tĩnh mạch đối với tăng huyết áp động mạch phổi: Trẻ sơ sinh: Khởi đầu 1 mg / kg bằng cách tiêm tĩnh mạch trong 2-5 phút. Sau đó là truyền tĩnh mạch liên tục 200 mcg / kg / giờ (pha loãng với glucose 5% hoặc natri clorid 0,9%) nếu cần. Theo dõi huyết áp chặt chẽ. Liều trên 300 mcg / kg / giờ liên quan đến độc tính trên tim và suy thận.Bệnh mạch máu ngoại vi: Người lớn tối đa 50 mg tiêm tĩnh mạch chậm trong động mạch.Liều thông thường của thuốc Vinphacol dùng qua đường nội khí quản đối với tăng huyết áp động mạch phổi ở trẻ sơ sinh: 200 mcg / kg pha loãng với 0,5-1 ml natri clorid 0,9% để tiêm. 3. Các tác dụng phụ của thuốc Vinphacol Các phản ứng có hại sau đây đã được quan sát thấy khi dùng thuốc Vinphacol:Tim mạch: Tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, xuất huyết phổi.Tiêu hóa và gan: Xuất huyết tiêu hóa, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm gan.Da: Đỏ bừng, tăng hoạt động cơ vận động kèm theo ngứa ran hoặc ớn lạnh, phát ban.Huyết học: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.Thận: Suy thận, phù, thiểu niệu, đái máu.Tóm lại, thuốc Vinphacol có thành phần là Tolazoline. Đây là một loại thuốc giãn mạch không chọn lọc đã được sử dụng trong vài thập kỷ trước nay để điều trị tăng áp động mạch phổi ở trẻ sơ sinh. Tác dụng chính của Vinphacol công dụng như là một chất đối kháng α-adrenergic cạnh tranh. Việc sử dụng thuốc cần chính xác về liều lượng và đường dùng theo từng bệnh lý nhằm đạt khả năng đáp ứng với thuốc tối ưu và hạn chế tác dụng ngoại ý.;;;;;Thuốc Vinphason được bào chế dưới dạng bột đông khô pha tiêm với thành phần chính là Hydrocortison. Thuốc được sử dụng trong điều trị tình trạng suy vỏ thượng thân hoặc các bệnh tạo keo. 1 lọ thuốc Vinphason có thành phần chính là 100mg Hydrocortison dưới dạng hydrocortison natri succinat. Hydrocortisone là một hormone corticoid thuộc nhóm glucocorticoid, được bài tiết từ vỏ thượng thận. Hoạt chất này có công dụng ngăn ngừa các phản ứng viêm, dị ứng, chống ngứa và ức chế miễn dịch.Các glucocorticoid đi qua màng tế bào và gắn kết với những thụ thể đặc hiệu ở trong bào tương. Các phức hợp này sau đó di chuyển vào nhân tế bào, gắn kết với DNA (chromatin) và kích thích sự phiên mã của ARN thông tin. Do vậy, nó ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein của các men khác nhau, được xem như là giữ vai trò quan trọng trong hiệu quả tác động toàn thân của glucocorticoid.Chỉ định: Thuốc Vinphason được sử dụng trong các trường hợp:Điều trị suy vỏ thượng thận dùng liệu pháp thay thế hormone;Điều trị các triệu chứng cho đối tượng mắc bệnh tạo keo cơ như viêm đa cơ, viêm tim cấp trong bệnh thấp, lupus ban đỏ lan tỏa;Điều trị cho người bệnh trong tình trạng cấp cứu hoặc không thể uống thuốc mà cần tác dụng nhanh chóng như: Người suy giảm chức năng thượng thận cấp hay trong tình trạng cấp cứu do dị ứng như sốc, hen,...Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Vinphason trong trường hợp sau:Người có tiền sử mẫn cảm với một trong các thành phần có trong thuốc Vinphason;Các trường hợp nhiễm virus như: Zona, herpes giác mạc, thủy đậu; nhiễm khuẩn như lao; nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng chưa được dùng các loại thuốc đặc hiệu;Bệnh nhân loét tá tràng hay dạ dày, suy thận, loãng xương, tăng huyết áp nặng;Phụ nữ đang trong 3 tháng đầu thai kỳ. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Vinphason Cách dùng:Thuốc Vinphason được đưa vào cơ thể theo đường tiêm truyền;Khi dùng thuốc, bơm hết dung môi trong ống cho vào lọ bột hydrocortison 100mg bằng bơm tiêm vô trùng rồi lắc đều đến khi thuốc tan hoàn toàn rồi dùng tiêm ngay.Liều dùng:Điều trị tình trạng hen cấp nặng: Tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch 3 - 4 lần/ngày, mỗi lần 100 - 500mg Hydrocortison tùy theo nhu cầu của bệnh nhân;Điều trị cho bệnh nhân sốc phản vệ: Đầu tiên phải tiêm Adrenalin vào cơ thể rồi mới tiến hành tiêm tĩnh mạch hydrocortison với liều lượng là 100 - 300mg;Trường hợp sốc nhiễm khuẩn: Liều sử dụng ban đầu để tiêm tĩnh mạch là 1g đối với Hydrocortison. Nếu sốc đe dọa đến tính mạng thì ban đầu có thể tiến hành tiêm 50mg/kg, tiêm lặp lại sau thời gian 4 giờ hoặc 24 giờ nếu cần. Duy trì liều sử dụng cao đến khi người bệnh ổn định và không dùng quá 48 - 72 giờ;Khi tiêm truyền tĩnh mạch, khi bệnh nhân không giới hạn về lượng natri thì có thể pha 100mg dung dịch thuốc Vinphason vào 100 - 1000ml glucose 5%.Quá liều: Sử dụng quá liều thuốc Vinphason gây nhiễm độc cấp hoặc dẫn đến tử vong, tuy nhiên rất hiếm gặp. Nếu gặp trường hợp quá liều, bệnh nhân cần được tiến hành xử lý và điều trị kịp thời.Quên liều: Lưu ý tránh quên liều thuốc Vinphason. Nếu quên liều, người bệnh cần bỏ qua liều đã quên và không được sử dụng chồng liều với liều tiếp theo. Cẩn thận không nên bỏ qua liều thuốc Vinphason quá 2 lần liên tiếp. 3. Tác dụng phụ của thuốc Vinphason Một số tác dụng phụ của thuốc Vinphason là:Khi dùng thuốc kéo dài, tác dụng không mong muốn hay gặp nhất là hội chứng Cushing và chứng loãng xương;Tác dụng phụ thường gặp trên hệ nội tiết tố như: Chậm lớn ở trẻ em, hội chứng dạng Cushing hoặc mất khả năng đáp ứng thứ phát của vỏ thượng thận và tuyến yên; các tình trạng loãng xương, teo cơ;Tác dụng phụ ít gặp:Trên hệ tiêu hóa: Loét ruột non, loét dạ dày - tá tràng, xuất huyết vết loét,...;Tại hệ thần kinh: Trầm cảm, kích thích quá mức, lú lẫn khi dừng thuốc;Một số tác dụng phụ hiếm gặp:Hệ miễn dịch: Đáp ứng miễn dịch hoặc phản ứng phản vệ có kèm theo co thắt phế quản;Trên hệ thần kinh: Triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,...;Trên da: Da nhăn nheo, viêm da tiếp xúc, chậm lành sẹo;Trên hệ tiêu hóa: Buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy;Trong trường hợp người bệnh gặp phải các tác dụng không mong muốn như nổi ban đỏ, mẩn ngứa hoặc bất kỳ biểu hiện nào là nghi ngờ do sử dụng thuốc Vinphason thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để có thể xử lý kịp thời. 4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Vinphason Một số lưu ý bệnh nhân cần nhớ trước và trong khi sử dụng thuốc Vinphason:Chỉ dùng corticoid có tác dụng nhanh và tăng liều vào thời điểm trước, trong và sau khi bị stress;Đề phòng hiện tượng thủng giác mạc đối với người bệnh bị Herpes Simplex mắt và hội chứng thở hổn hển ở trẻ sinh non;Cần bổ sung thêm kali và hạn chế muối trong thức ăn khi dùng thuốc Vinphason;Thận trọng khi dùng thuốc Vinphason liều cao, lâu dài cho đối tượng phụ nữ mang thai, vì có thể gây ra ức chế vỏ thượng thận của thai nhi. Điều trị bằng thuốc này trước khi chuyển dạ rất nguy hiểm cho trẻ sinh non;Nên dùng phối hợp thuốc Vinphason với glucocorticoid để điều trị hen cho người mang thai;Trong quá trình điều trị bằng thuốc Vinphason, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định, không được tự ý tăng hay giảm liều lượng của thuốc;Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định dừng thuốc Vinphason. 5. Tương tác thuốc Vinphason
question_197
Công dụng thuốc Helirab 20
doc_197
Thuốc Helirab 20 được sử dụng trong điều trị loét dạ dày, loét tá tràng, loét miệng, viêm thực quản hồi lưu với thành phần chính trong thuốc là Rabeprazole 20mg. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về dòng thuốc Helirab 20 qua bài viết sau đây. Thuốc Helirab 20 thuộc nhóm thuốc đường tiêu hóa, được sử dụng trong điều trị loét dạ dày, loét miệng, hội chứng Zollinger-Ellison. Thuốc Helirab 20 được bào chế dưới dạng viên nén bao tan trong ruột với thành phần chính là Rabeprazole hàm lượng 20mg và các thành phần tá dược khác. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất tại Micro Labs., Ltd - ẤN ĐỘ, đóng gói theo hộp 3 vỉ x 10 viên. Thuốc Helirab 20 được sử dụng trong các trường hợp sau:Loét dạ dày - tá tràng. Loét miệng nối. Viêm thực quản hồi lưu. Hội chứng Zollinger-Ellison. 3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Helirab 20 Thuốc Helirab 20 được bào chế dưới dạng viên nén sử dụng cho đường uống với nước.Liều dùng thuốc Helirab 20 tham khảo như sau:Người lớn: Liều dùng thông thường 10mg/ngày, có thể điều chỉnh tăng liều lên 20mg/ngày tùy theo mức độ bệnh của mỗi người bệnh.Thời gian điều trị đối với loét tá tràng từ 4 - 8 tuần và loét dạ dày hoặc viêm thực quản hồi lưu thời gian từ 6 - 12 tuần.Người bệnh hãy tuân thủ đúng theo chỉ định dùng thuốc Helirab 20 của bác sĩ, không tự ý thêm hoặc tăng liều dùng thuốc Helirab 20 khi chưa có chỉ định. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Helirab 20 Thuốc Helirab 20 không được sử dụng cho người bệnh quá mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc. 5. Tương tác thuốc Helirab 20 Đã có báo cáo thuốc Helirab 20 làm gia tăng nồng độ digoxin trong máu. Thuốc Helirab 20 có thể kéo dài chuyển hóa và bài tiết phenytoin.Để đảm bảo an toàn, người bệnh hãy liệt kê các dược phẩm bảo vệ sức khỏe hoặc các loại thuốc điều trị khác đang sử dụng cho bác sĩ. 6. Tác dụng phụ của thuốc Helirab 20 Trong quá trình điều trị với thuốc Helirab 20, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn được báo cáo như:Nổi mẩn, mề đay. Thay đổi huyết họcẢnh hưởng đến chức năng gan. Táo bón, tiêu chảy, nặng bụng, cảm giác chướng bụng.Nhức đầu.Người bệnh hãy thông báo cho bác sĩ/dược sĩ biết tất cả những tác dụng phụ mình gặp phải trong thời gian điều trị với thuốc Helirab 20 để có hướng xử trí kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 7. Chú ý đề phòng khi dùng thuốc Helirab 20 điều trị Người bệnh cần tham khảo kỹ tất cả thông tin hướng dẫn dùng thuốc Helirab 20, theo tờ kê đơn của bác sĩ hoặc tham khảo một số lưu ý sau đây:Phải loại trừ khả năng ác tính của loét dạ dày trước khi điều trị với thuốc Helirab 20.Không dùng thuốc Helirab 20 cho phụ nữ có thai & cho con bú.Người suy gan không dùng thuốc Helirab 20.Thuốc Helirab 20 được kê theo đơn thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ, người bệnh không tự ý sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn và tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.
doc_58825;;;;;doc_60785;;;;;doc_37350;;;;;doc_24417;;;;;doc_56771
1. Tìm hiểu công dụng thuốc Gelbra 20mg Ngoài thành phần chính như đã nêu trên, trong thuốc Gelbra 20 còn chứa thêm các tá dược vừa đủ cho 1 viên thuốc như: Mannitol (E421); Magnesium oxide, light; Hydroxypropylcellulose; Hydroxypropylcellulose, low substituted; Magnesium stearate; Ethyl cellulose; Magnesium oxide, light; Hypromellose phthalate; Diacetylated monoglycerides; Talc; Titanium dioxide (E171); Iron oxide, yellow (E172).Thuốc có công dụng chính trong việc điều trị những bệnh lý như:Loét dạ dày, tá tràng.Trào ngược dạ dày - thực quản (GORD).Hội chứng Zollinger - Ellison.Kết hợp với kháng sinh để diệt trừ Helicobacter pylori ở những bệnh nhân có bệnh viêm loét dạ dày.Gelbra 20mg là dòng thuốc kê đơn, vì thế bệnh nhân chỉ nên sử dụng khi đã được bác sĩ thăm khám, chỉ định dùng thuốc theo tình trạng bệnh lý hiện tại. 2. Liều dùng thuốc Gelbra 20 Thực tế thì liều lượng dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi, giới tính mà liều dùng sẽ có sự phân chia khác nhau. Tuy nhiên, người bệnh có thể tham khảo liều dùng như sau:Bệnh loét dạ dày tá tràng: Liều khuyến cáo là 20 mg mỗi buổi sáng. Thuốc thường được kê đơn dùng trong điều trị trong 4 tuần, có thể dùng thêm 4 tuần nếu cần. Bệnh nhân loét dạ dày được điều trị trong 6 tuần, và trong một số trường hợp có thể kéo dài thêm 6 tuần để đạt hiệu quả điều trị.Trào ngược dạ dày thực quản (GORD): Liều điều trị là 20 mg/ngày trong 4-8 tuần.Trào ngược dạ dày thực quản duy trì (GORD duy trì): Liều duy trì là 10-20 mg/ngày sử dụng tùy thuộc vào đáp ứng của bệnh nhân.Điều trị trào ngược dạ dày thực quản trung bình đến nặng (GORD triệu chứng): 10 mg/ngày đối với những bệnh nhân không viêm thực quản. Nếu sau 4 tuần không kiểm soát được triệu chứng bệnh nhân nên được kiểm tra. Khi các triệu chứng đã được điều trị có thể nhắc lại liều 10 mg/ngày khi cần thiết.Hội chứng Zollinger - Ellison: Liều khởi đầu 60 mg/ngày. Liều dùng có thể tăng 120 mg/ngày (2 x 60 mg/ngày) tùy trường hợp. Có thể dùng liều duy nhất 100 mg/ngày.Diệt H. pylori: 20 mg rabeprazol hai lần mỗi ngày trong vòng 7 ngày (kết hợp với hai loại thuốc kháng sinh clarithromycin và amoxicillin).Hiện thuốc Gelbra 20 không được chỉ định dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai, cho con bú và người suy gan suy thận... nếu những đối tượng trên muốn sử dụng thuốc bắt buộc phải thăm khám và thực hiện theo tư vấn của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.Bên cạnh đó, nhà sản xuất cũng đưa ra khuyến cáo người bệnh nên uống thuốc vào buổi sáng trước khi ăn. Thuốc cần nuốt toàn bộ viên, không bẻ thuốc, bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới tác dụng điều trị. 3. Những tác dụng phụ và lưu ý đề phòng khi dùng Gelbra 20mg Trường hợp xảy ra tác dụng phụ khi dùng Gelbra 20mg vốn không nhiều. Tuy nhiên, một vài trường hợp người bệnh vẫn có thể gặp phải những phản ứng phụ từ thuốc như: Nổi mẩn, mề đay, thay đổi huyết học, ảnh hưởng đến chức năng gan, táo bón, tiêu chảy, cảm giác chướng bụng, nặng bụng, nhức đầu...Về cơ bản những phản ứng phụ này sẽ sớm hết sau khi kết thúc quá trình điều trị, vì thế bệnh nhân không nên quá lo lắng. Trong trường hợp nếu những phản ứng trên kéo dài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ nhằm có những tư vấn phù hợp.Tóm lại, thuốc Gelbra 20mg là dòng thuốc kê đơn được sử dụng trong điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa. Mặc dù trên đây là những thông tin quan trọng của thuốc nhưng không thể thay thế cho lời khuyên bác sĩ. Vì thế, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng, không tự ý, tăng hay giảm liều, bởi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và cả quá trình trị bệnh. Việc dùng thuốc đúng mục đích, đủ liều lượng sẽ giúp quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao hơn.;;;;;Thuốc Cinasav 20 được biết đến là thuốc hướng tâm thần, có thành phần chính là Citalopram và được dùng trong điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ. Cinasav 20 thuộc nhóm thuốc hướng tâm thần, có thành phần chính là Citalopram (dưới dạng Citalopram hydrobromide) hàm lượng 20mg. Citalopram nằm trong nhóm hoạt chất có khả năng ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc và tác động lên các chất dẫn truyền thần kinh.Thuốc Cinasav 20 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được chỉ định dùng trong điều trị bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu. 2. Cách dùng và liều dùng thuốc Cinasav 20 Thuốc Cinasav 20 được dùng theo đường uống, uống nguyên viên thuốc với nước, không được nghiền nát hay bẻ viên thuốc để uống.Liều dùng thuốc Cinasav 20 cụ thể như sau:Người lớn: 1 - 3 viên (10mg)/ngày.Người cao tuổi (trên 65 tuổi): 1 - 2 viên (10mg)/ngày.Bệnh nhân suy gan: 1 - 1,5 viên (10mg)/ngày.Hiện nay vẫn chưa có phương thức điều trị cụ thể đối với trường hợp quá liều thuốc Cinasav 20. 3. Tác dụng phụ của thuốc Cinasav 20 Thuốc Cinasav 20 có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như buồn nôn, nôn, đau đầu, đổ nhiều mồ hôi, mất ngủ, run. Khi ngừng dùng thuốc cũng có thể xuất hiện phản ứng cai thuốc với các biểu hiện như mệt mỏi, chóng mặt, ngứa, tâm trạng tồi tệ hơn, bị kích thích, ngủ mơ thấy nhiều màu sắc. 4. Một số lưu ý khi dùng thuốc Cinasav 20 Không dùng Cinasav 20 ở người bị quá mẫn với thành phần của thuốc, bệnh nhân suy thận nặng (có độ thanh thải creatinin dưới 20ml/phút), trẻ dưới 15 tuổi, phụ nữ đang mang thai hoặc mẹ đang nuôi con cho bú bằng sữa mẹ.Hạn chế các hoạt động cần sự tỉnh táo và tập trung như lái xe hoặc vận hành, điều khiển máy móc khi dùng Cinasav 20, vì thuốc có thể gây rối loạn giấc ngủ.Không dùng chung Cinasav 20 nói riêng và SSRI nói chung với thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm ức chế monoamine oxidase (MAO), vì có thể gây tương tác thuốc là tăng huyết áp, kích động, run, lú lẫn.Ngoài ra, thuốc Cinasav 20 cũng có thể tương tác với các thuốc selegiline, fenfluramine, dexfenfluramine, tryptophan và gây buồn nôn, hoa mắt, đau đầu, đổ mồ hôi.Công dụng của thuốc Cinasav 20 là ức chế hấp thu serotonin có chọn lọc và được chỉ định dùng trong điều trị rối loạn lo âu, trầm cảm.;;;;;Thuốc Henalip có thành phần chính là Heparin sodium có công dụng điều trị các bệnh về tim mạch như bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh tắc mạch máu não, điều trị huyết khối tĩnh mạch, huyết khối nghẽn mạch phổi,... Dưới đây là một số thông tin hữu ích về thuốc Henalip giúp người bệnh sử dụng thuốc một cách an toàn và hiệu quả nhất. Thuốc Henalip có công dụng điều trị tim mạch cho người bệnh trong trong các trường hợp sau:Điều trị và dự phòng cho người bệnh bị huyết khối tĩnh mạch sâu và huyết khối nghẽn mạch phổi.Được sử dụng hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh trong nhồi máu cơ tim và bệnh huyết khối nghẽn động mạch.Dùng trong quá trình dự phòng tắc mạch máu não, tắc nghẽn trong phẫu thuật mạch máu và tim mạch.Sử dụng trong quá trình phẫu thuật để làm chất chống đông máu trong truyền máu, tuần hoàn ngoài cơ thể, chạy thận nhân tạo và bảo quản máu xét nghiệm cho người bệnh. 3. Liều lượng - Cách dùng thuốc Henalip 3.1. Cách dùng thuốc Henalip. Thuốc Henalip được bào chế sản xuất dưới dạng dung dịch nước và được sử dụng theo đường tiêm truyền theo lọ. Thuốc được tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch hoặc được truyền tĩnh mạch sau khi đã pha loãng đủ liều lượng với dung dịch truyền.3.2. Liều lượng. Liều dùng thuốc Henalip phụ thuộc vào từng đối tượng và diễn tiến của bệnh lý sẽ có liều dùng phù hợp. Dưới đây là liều dùng thuốc Henalip tham khảo như sau:Đối với người trưởng thành: Tiêm IV 5000-10000 IU mỗi 4 giờ, gián đoạn hoặc nhỏ giọt liên tục trong dung dịch Na. Cl hoặc sử dụng Dextrose. Cần dựa vào kết quả đã Test đông máu để điều chỉnh liều lượng của thuốc. Người bệnh cũng có thể tiêm SC 10000 IU mỗi 8 giờ sau khi đã tiêm IV một liều 5000 IU.Người cao tuổi: Cần điều chỉnh giảm liều thuốc so với thông thường.Dùng thuốc Henalip với mục đích dự phòng: Sử dụng liều 5000 IU, tiêm SC trước khi phẫu thuật 2-6 giờ và mỗi 8-12 giờ sau phẫu thuật trong vòng 10-14 ngày.Phẫu thuật tim hở: Quá trình phẫu thuật diễn ra dưới 2 giờ, cần sử dụng liều lượng 120 IU/kg/giờ. Nếu trường hợp phẫu thuật kéo ra dài hơn 2 giờ thì cần sử dụng liều lượng 180 IU/kg/giờ. 4. Chống chỉ định dùng thuốc Henalip Cần lưu ý và thận trọng sử dụng thuốc Henalip trong các trường hợp sau:Không được sử dụng cho người bệnh quá mẫn hoặc có tiền sử dị ứng với Heparin sodium và các thành phần tá dược khác có trong thuốc.Không sử thuốc Henalip trong các trường hợp không thể tiến hành đều đặn được các xét nghiệm về đông máu.Trong trường hợp chảy máu không kiểm soát được đã có báo cáo không sử dụng thuốc Henalip cho trường hợp này.Khuyến cáo không dùng dung dịch tiêm Heparin có chất bảo quản cho trẻ sinh non. 5. Tương tác thuốc Henalip Dưới đây là một số tương tác thuốc Henalip đã được báo cáo:Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Henalip kết hợp với một số các loại thuốc như: Thuốc Aspirin, Dextran, Phenylbutazon, Ibuprofen, Indomethacin, Dipyridamol hoặc Hydroxychloroquin. Vì nó sẽ gây ra ảnh hưởng kết tập tiểu cầu và có thể gây chảy máu.Không sử dụng thuốc Henalip cùng với một số loại thuốc làm giảm tác dụng chống đông máu của Heparin như: Thuốc Digitalis, Tetracyclin, thuốc kháng Histamin hoặc sử dụng Nicotin. 6. Tác dụng phụ của thuốc Henalip Trong quá trình dùng thuốc Henalip điều trị, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra như:Rụng tóc nhất thời.Tiêu chảy.Sốt, dị ứng. Xuất huyết giảm tiểu cầu.Loãng xương gây gãy xương tự phát.Người bệnh gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc Henalip, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa nếu thấy nghi ngờ về các những tác dụng phụ của thuốc. Một số tác dụng phụ này sẽ giảm và mất khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc. 7. Chú ý đề phòng khi sử dụng thuốc Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Henalip, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với Heparin sodium hoặc các thành phần tá dược khác của thuốc.Hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc Henalip cho người bệnh bị chấn thương, suy thận và bị suy gan.Khuyến cáo không nên sử dụng thuốc Henalip cho phụ nữ mang bầu trong thời gian 3 tháng cuối thai kỳ, thời kỳ sau khi đẻ. Vì sẽ gây ra tình trạng tăng nguy cơ xuất huyết của mẹ trong quá trình sinh đẻ.Thuốc Henalip có chứa thành phần Benzyl alcohol là thành phần đã có báo báo cáo không được dùng cho trẻ < 2 tuổi. Thành phần Benzyl alcohol sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ nhỏ, làm loãng xương nhanh trong thời gian 2-4 tuần. Lưu ý thời kỳ cho con bú có thể gây ra trường hợp hiếm gặp cho bà mẹ là bị xẹp đốt sống.Cần ngừng sử dụng thuốc Henalip ngay nếu quá trình test đông máu quá kéo dài hoặc có xuất huyết.Người bệnh lưu ý trong các nghiên cứu và khuyến cáo sử dụng của thuốc Henalip thường chỉ nêu những tương tác phổ biến khi sử dụng thuốc. Cần nhớ tương tác thuốc Henalip với các loại thuốc khác thường khá phức tạp do ảnh hưởng của nhiều thành phần tá dược có trong thuốc. Chính vì vậy, người bệnh không nên tự ý áp dụng các thông tin về tương tác thuốc Henalip nếu bạn không phải là nhà nghiên cứu, bác sĩ hoặc người phụ trách y khoa.Khi sử dụng thuốc Henalip, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn thông tin bảo quản thuốc ghi trên bao bì và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Henalip kèm theo . Chú ý kiểm tra hạn sử dụng thuốc. Lưu ý, khi không sử dụng thuốc Henalip cần thu gom và xử lý thuốc dưới sự hướng dẫn của người phụ trách y khoa hoặc nhà sản xuất thuốc. Người bệnh là phụ nữ đang mang thai cần cân nhắc và hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc Henalip. Mặc dù, các loại thuốc uống đã được kiểm nghiệm nhưng vẫn có những nguy cơ xảy ra tác dụng phụ ngoại ý.Trước khi sử dụng thuốc Henalip, bà mẹ cần tìm hiểu thật kỹ lợi ích và nguy cơ cho mẹ và bé. Không được tự ý đi mua và sử dụng thuốc Henalip khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ và cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để bảo vệ cho mẹ và em bé, tránh các tác dụng không mong muốn. 9. Cách bảo quản thuốc Henalip;;;;;Thuốc Leninrazol 20 được bào chế để điều trị bệnh lý dạ dày ruột. Trước khi sử dụng thuốc bạn nên hỏi thêm ý kiến tư vấn từ bác sĩ để được hướng dẫn và kê đơn. Sau đây là một số chia sẻ về thuốc Leninrazol 20 là thuốc gì. 1. Công dụng của thuốc Leninrazol 20 Thuốc Leninrazol 20 được bào chế từ Esomeprazol là một dạng của mg với liều lượng 20 mg trong mỗi viên thuốc. Đây là thành phần được sử dụng để điều trị các vấn đề trào ngược dạ dày thực quản hay bệnh lý viêm loét ở dạ dày. Dược lý của thuốc Leninrazol 20 được sử dụng cho tình những bệnh nhân từ 18 tuổi. Những người được chỉ định thuốc cần trên 18 tuổi và thuộc nhóm bệnh nhân sau. Viêm loét dạ dày không có biểu hiện ác tính. Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger Ellison. Trào ngược dạ dày thực quản. Viêm thực quản. Hẹp ống dẫn dạ dày thực quản. Ngăn ngừa viêm loét dạ dày sau sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid. Các đối tượng thuộc nhóm được chỉ định có thể tham khảo thêm các thông tin chi tiết từ bác sĩ chuyên khoa. Để đảm bảo công dụng thuốc Leninrazol 20 nên dùng theo đúng hướng dẫn chỉ định không tự ý sử dụng khi chưa kiểm tra và được bác sĩ cho phép. 2. Liều lượng và cách dùng thuốc Leninrazol 20 Thuốc Leninrazol 20 thuộc nhóm thuốc kê đơn, vì thế người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định. Thuốc Leninrazol 20 bị ảnh hưởng khi gặp môi trường axit nên lúc uống cần nuốt cả viên để tránh công dụng bị giảm. Thời điểm tốt nhất để cơ thể hấp thụ thuốc theo các chuyên gia nghiên cứu chính là một giờ trước bữa ăn.Trẻ dưới 12 tuổi không được phép sử dụng thuốc Leninrazol 20Người cao tuổi tùy theo sức khỏe nếu không có dấu hiệu bất lợi sẽ được dùng thuốc theo liều dùng của người trưởng thành. Bệnh nhân từ 12 tuổi sử dụng thuốc theo chỉ định sau. Viêm loét dạ dày sử dụng 20 - 40 mg trong 1 - 2 tháng. Nếu còn triệu chứng có thể dùng thêm 1– 2 tháng và theo dõi. Liều duy trì cho bệnh nhân sau điều trị viêm dạ dày thực quản 20 mg và có thể sử dụng trong nửa năm. Ngăn ngừa bệnh lý dạ dày ở bệnh nhân có nguy cơ biến chứng do đang dùng thuốc chống viêm không chứa steriod dùng 20 mg. Viêm loét dạ dày do Helicobacter pylori sử dụng kết hợp các loại thuốc được chỉ định và liều dùng cho Leninrazol 20 tăng dần từ 20 - 40 mg.Viêm loét dạ dày do zollinger Ellison dùng liều duy nhất 40 mg trong 10 ngày. Dự phòng cắt u có nguy cơ nhiễm khuẩn cũng dùng liều tương tự.Bệnh nhân tổn thương gan thận nên điều chỉnh lại liều dùng và không được sử liều dùng quá 20 mg. 3. Những chú ý trước khi dùng thuốc Leninrazol 20 Thuốc Leninrazol 20 không nên sử dụng điều trị cho bệnh nhân có tiền sử hoặc nguy cơ dị ứng với bất kỳ thành phần cấu tạo nào của thuốc Leninrazol 20. Nếu bệnh nhân từng dị ứng với nhóm Benzimidazol nên chống chỉ định sử dụng. Bệnh nhân từng mẫn cảm với thuốc ức chế proton cần tránh dùng thuốc Leninrazol 20.Trước khi dùng thuốc Leninrazol 20 bạn nên kiểm tra nguy cơ mắc chứng ung thư dạ dày. Người bệnh ung thư dạ dày có thể bị thuốc Leninrazol 20 làm ẩn đi biểu hiện ung thư. Phụ nữ mang thai, người đang cho con bú hoặc bệnh nhân mắc bệnh lý gan cần tránh dùng thuốc Leninrazol 20.Thuốc Leninrazol 20 không nên dùng kéo dài vì có thể gây ra teo dạ dày. Trẻ dưới 18 tuổi không được khuyến khích sử dụng trừ trường hợp thực sự cần thiết phải sử dụng. Với những phương pháp điều trị kết hợp cần cân nhắc xem xét nguy cơ để tránh ảnh hưởng do tương tác thuốc gây ra. 4. Phản ứng phụ của thuốc Leninrazol 20 Đau đầuĐau bụng. Táo bón. Tiêu chảy. Chướng bụng. Buồn nôn. Sưng phù ngoại biên. Mất ngủ. Choáng. Ngủ gật. Khô miệng. Tăng men gan. Viêm da nổi mẩn hoặc dị ứng ở trên da. Giảm số lượng tiểu cầu và bạch cầu. Sốt cao. Sưng phù tĩnh mạch. Sốc phản vệGiảm nồng độ natri máu. Rối loạn vị giác. Trầm cảm. Giảm thị lực. Nhiễm candida ở đường tiêu hóa. Viêm miệng. Viêm gan. Vàng da. Rụng tóc. Nhạy cảm với ánh sáng mạnhĐau khớpĐau cơTiết mồ hôi nhiều. Khó chịu. Mất bạch cầu hạt. Giảm số lượng huyết cầu. Nóng nảyẢo giác. Bệnh lý về gan ở người đã mắc bệnh gan. Hoại tử biểu bì. Viêm thận kẽ. Nữ hóa tuyến vú. Bạn có thể tham khảo thêm từ bác sĩ những phản ứng phụ nguy hiểm trong nghiên cứu chưa đánh giá được chính xác ảnh hưởng để đề phòng. Phản ứng phụ kể trên có thể không đầy đủ nhưng sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về thuốc Leninrazol 20 và những ảnh hưởng cần lưu ý trong quá trình sử dụng. 5. Tương tác với thuốc Leninrazol 20 Thuốc Leninrazol 20 khi sử dụng cùng lúc với thuốc khác cần đánh giá chi tiết mức độ tương tác. Thuốc này có nguy cơ gây ra các phản ứng do ức chế sự bài tiết axit dẫn đến nồng độ p. H ở dạ dày tăng ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ. Ở cả bệnh nhân khỏe mạnh hay có bệnh lý đều cần thận trọng khi dùng thuốc Leninrazol 20 do tương tác gây ra có thể ảnh hưởng đến nồng độ thuốc được hấp thụ.Thuốc Leninrazol 20 có nguy cơ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Hãy chú ý sử dụng thuốc đúng theo đơn thuốc mà bác sĩ cung cấp để đảm bảo công dụng.;;;;;Thuốc Eraeso 20mg được sử dụng trong điều trị hoặc phòng ngừa các bệnh lý mà niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương bởi axit dạ dày. Eraeso 20mg có thể được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc khác để mang lại hiệu quả tốt hơn. Thuốc Eraeso 20mg là biệt dược của Esomeprazol được bán theo đơn của bác sĩ. Thuốc do công ty cổ phần dược SAVI sản xuất. Viên thuốc Eraeso 20mg có dạng viên nén bao phim tan trong ruột, màu hồng, 2 mặt khum, 1 mặt có gạch ngang và thành viền lành lặn.Mỗi viên Eraeso 20 có chứa hàm lượng Esomeprazol magnesi trihydrat tương đương 20mg Esomeprazol cùng một số tá dược vừa đủ khác: Natri carbonat khan, natri hydrocarbonat, lactose monohydrat, silic dioxyd keo, crospovidon, copovidon, magnesi stearat,...Esomeprazol trong thuốc Eraeso 20mg là thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton hay còn được viết tắt là PPI. Thông thường, axit dịch vị HCl đóng nhiều vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn như: Hoạt hóa, tạo môi trường, hỗ trợ enzim pepsin phân giải protid, góp phần vào đóng mở môn tâm vị, phân giải cellulose trong rau non,... Tuy nhiên khi axit này được tiết ra quá nhiều hoặc sức đề kháng của niêm mạc dạ dày yếu đi thì lại trở thành con “dao 2 lưỡi” gây phá hủy niêm mạc dạ dày.Vì vậy, để ngăn tình trạng này, các thuốc ức chế bơm proton được sử dụng để làm dạ dày giảm tiết axit dịch vị. Dựa vào cơ chế nêu trên của thành phần Esomeprazole, thuốc Eraeso 20mg được chỉ định sử dụng để điều trị các tình trạng do sản xuất quá nhiều axit HCl trong dạ dày, gồm:Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày – GERD):Điều trị triệu chứng của bệnh GERD;Điều trị dài hạn để dự phòng tái phát ở bệnh nhân GERD có viêm thực quản đã chữa lành;Điều trị loét thực quản do trào ngược.Phối hợp với kháng sinh và phác đồ phù hợp để điều trị và dự phòng tái phát trong viêm loét dạ dày do H.Pylori.Điều trị và dự phòng viêm loét dạ dày ở bệnh nhân có nguy cơ khi phải sử dụng thuốc kháng viêm không steroid thời gian dài.Điều trị hội chứng Zollinger Ellison (u tiết gastrin): Một tình trạng gây tăng tiết acid dạ dày, loét dạ dày nặng và kéo dài dai dẳng, khó điều trị. Uống nguyên viên thuốc Eraeso 20mg trước khi ăn ít nhất 1 giờ. Uống nguyên cả viên với nước, không được nhai, nghiền, bẻ hay hòa tan thuốc vào nước để uống.Liều lượng thuốc thông thường được bác sĩ chỉ định, tuy nhiên bạn có thể tham khảo liều lượng sau:Với GERD có loét thực quản uống 40mg thuốc (tức 2 viên Eraeso 20mg) mỗi ngày một lần, trong 4 tuần, dùng thêm 4 tuần nếu các triệu chứng vẫn còn hoặc còn viêm thực quản;Dùng 1 viên thuốc Eraeso 20mg mỗi ngày/ lần để dự phòng tái phát viêm loét thực quản hoặc điều trị triệu chứng của GERD không có tổn thương thực quản;Với người cần dùng thuốc kháng viêm không steroid kéo dài bị viêm loét dạ dày tá tràng dùng 1 viên Eraeso 20mg/ lần trong 4 đến 8 tuần, với người có nguy cơ dùng 1 viên thuốc/ lần/ ngày;Trong hội chứng Zollinger Ellison, ban đầu dùng liều khuyến cáo là 2 viên Eraeso 20mg/ 2 lần mỗi ngày, sau đó điều chỉnh liều tùy theo đáp ứng của người bệnh;Với viêm loét dạ dày HP phác đồ và liều lượng cụ thể được bác sĩ chỉ định tùy bệnh nhân.Nếu cần thiết có thể kết hợp thuốc này với Antacid. Nếu bạn cũng đang dùng thuốc Sucralfate, hãy dùng Eraeso 20mg ít nhất 30 phút trước khi uống Sucralfate.Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian đã được bác sĩ hướng dẫn. Nếu các tình trạng của bạn không chuyển biến hoặc trở nên xấu hơn hãy thông báo cho bác sĩ. 4. Các hướng dẫn đặc biệt khi sử dụng thuốc Eraeso 20mg Trước khi dùng thuốc Eraeso 20mg, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn:Dị ứng với Esomeprazol hoặc với các loại thuốc tương tự (như Lansoprazole , Omeprazole) hay bất kỳ thành phần nào của thuốc;Tiền sử bệnh gan;Lupus;Các triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hơn như: Ợ chua, choáng váng, khó thở, đổ mồ hôi bất thường, sụt cân không rõ nguyên nhân, khó nuốt, nôn ra máu hoặc chất màu như bã cà phê, thở khò khè,... và có thể cần nhận sự trợ giúp y tế khẩn cấp trong trường hợp này.Hỏi bác sĩ về vấn đề bổ sung canxi, vitamin D ngăn ngừa loãng xương nếu phải sử dụng thuốc này lâu hoặc người dùng lớn tuổi.Cẩn thận khi sử dụng thuốc Eraeso 20mg cho mẹ bầu hoặc phụ nữ đang cho bé bú, chỉ dùng khi thật cần thiết.Một số thuốc có thể gây tương tác với Eraeso 20mg gây giảm hiệu quả, tăng tác dụng phụ,... Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang hoặc dự định sử dụng chúng, chẳng hạn như: Saquinavir, Tacrolimus, Clarithromycin, Clopidogrel, Diazepam, Warfarin, Cilostazol, Digoxin, Methotrexate,...Nếu sử dụng quá liều thuốc này có thể gây ra các triệu chứng như: Đổ mồ hôi nhiều, mờ mắt, lú lẫn, tim đập nhanh bất thường, khó thở, ngất,... Các tác dụng phụ hay gặp của thuốc Eraeso 20mg chẳng hạn như:Đau đầu;Tiêu chảy;Buồn nôn;Đầy hơi;Đau bụng;Táo bón;Khô miệng.Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể gặp cần gọi ngay bác sĩ hoặc cấp cứu nếu chúng có khả năng đe dọa đến tính mạng như:Tiêu chảy nặng phân có máu hoặc phân toàn nước, sốt không giảm;Gãy xương;Viêm teo dạ dày: Buồn nôn, nôn, sụt cân,...;Mức magie trong máu thấp: Co giật, chóng mặt, chuột rút, yếu cơ, rối loạn nhịp tim,...;Thiếu vitamin B12: Lo lắng, dị cảm, đau dây thần kinh, ngứa ran, lo lắng,...;Phản ứng dị ứng nặng: Khó thở, sưng mặt/ họng/ môi, ngứa, nổi mề đay,...;Lupus ban đỏ hệ thống;Lupus ban đỏ ở da.Bài viết đã cung cấp thông tin thuốc Eraeso 20mg có tác dụng gì, liều dùng và lưu ý khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa hiệu quả điều trị, bạn cần dùng thuốc Eraeso 20mg theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều hoặc đưa đơn thuốc cho người khác sử dụng.
question_198
Những dấu hiệu viêm tai ngoài và điều trị thế nào hiệu quả?
doc_198
Dấu hiệu viêm tai ngoài rất dễ để nhận ra và sẽ tự khỏi nếu chăm sóc đúng cách. Nhưng với một số trường hợp, viêm tai ngoài có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Do đó, bài viết này sẽ chỉ ra cách nhận biết viêm tai ngoài cũng như lựa chọn cách thức điều trị hiệu quả, triệt để nhất. 1. Những dấu hiệu dễ nhận biết của viêm tai ngoài Viêm tai ngoài là vấn đề thường gặp và ít trầm trọng hơn so với viêm tai giữa. Xuất hiện khi có nhiễm trùng da ở khoang tai ngoài, gây cảm giác đau và ngứa rát. Các dấu hiệu viêm tai ngoài có thể dễ dàng nhận ra gồm: – Đau tai: cảm thấy đau nhức ở tai, mức độ đau tăng lên khi ấn vào tai. – Luôn có cảm giác ngứa trong tai. – Có mủ chảy ra từ trong tai. – Xuất hiện các nốt mụn với kích thước nhỏ trong tai. – Gặp vấn đề về thính lực: do chất nhầy mủ trong tai ứ đọng, không được xử lý kịp thời khiến khả năng nghe trở nên kém đi . – Có thể có sốt, kèm theo mệt mỏi, ăn uống kém đi nếu tình trạng nặng thêm. Viêm tai ngoài xuất hiện với dấu hiệu phổ biến như đau nhức, ngứa và có dịch mủ chảy ra Viêm tai ngoài nảy sinh do nguyên nhân chủ yếu là bơi lộ trong môi trường nước không sạch. Việc tiếp xúc nước quá mức trong tai là cơ hội cho nước lọt vào trong tai, khu vực da tại đó trở nên ẩm hơn và trở thành điều kiện phát triển cho vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, một số yếu tố gây nên viêm tai ngoài như là: – Thói quen lấy ráy tai mạnh làm trầy xước tai. Vi khuẩn từ ráy tai từ đó xâm nhập vào gây ra viêm tai ngoài. – Gãi tai quá mạnh. – Sử dụng các sản phẩm như dầu gội, xịt gôm, thuốc nhuộm tóc, nước hoa,… Các hóa chất vô tình bám vào mảng tai ngoài và không được làm sạch kịp thời. Từ đó gây nên kích ứng và nhiễm trùng tai. – Đeo tai nghe thường xuyên, phụ kiện đeo tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ cũng là cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào trong tai. – Người mắc bệnh viêm da, vảy nến cũng không tránh khỏi nguy cơ mắc viêm tai ngoài. Người bơi lội thường xuyên là đối tượng viêm tai ngoài nhiều nhất 2. Biến chứng của viêm tai ngoài Các biến chứng có thể xảy ra từ viêm tai ngoài, không thể chủ quan: – Áp xe tai: có thể lây lan sang các khu vực lân cận, do đó cần đến bệnh viện hút mủ ra bên ngoài. – Viêm nhiễm ống tai kéo dài dẫn tới thu hẹp ống tai. Nguy cơ giảm khả năng nghe khá lớn, thậm chí có thể bị điếc. – Rách, thủng màng nhĩ. – Viêm tai ngoài ác tính: tuy ít gặp phải nhưng được đánh giá là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất. Triệu chứng cụ thể gồm đau đầu, đau tai hoặc liệt dây thần kinh ở mặt. Những biến chứng trên sẽ dễ xảy đến với người bị suy giảm miễn dịch. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Bằng cách kiểm tra với dụng cụ y tế chuyên dụng, bác sĩ sẽ soi tai và lấy mẫu thử của mủ trong tai để tìm ra loại vi khuẩn gây nên. Qua đó có kết luận chẩn đoán chính xác về tình trạng viêm tai ngoài của bạn và đưa ra những tư vấn điều trị phù hợp. Với mỗi tình trạng, bác sĩ sẽ có những tư vấn điều trị khác nhau. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị cho viêm tai ngoài có thể bao gồm: – Thuốc kháng sinh nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng ở tai – Thuốc corticosteroid để giảm viêm ngứa tại ống tai. Hiệu quả rõ rệt đó là vùng sưng đau giảm, bớt đỏ da và không còn cảm giác ngứa. – Thuốc giảm đau acetaminophen nếu mức độ đau tăng lên. – Dùng khăn ngâm vào nước ấm rồi chườm tại vùng tai đau để làm dịu bớt mức độ. Người bệnh nên đi thăm khám để được các bác sĩ chuyên môn điều trị sớm, tránh để bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn tới các biến chứng không mong muốn. Đặc biệt, cần đi khám ngay khi có dấu hiệu nguy hiểm như: phần tai bị viêm đau quá mức, sốt cao, người mỏi mệt. Bằng dụng cụ nội soi chuyên dụng, bác sĩ sẽ phát hiện những điểm bất thường ở trong tai Phòng ngừa là điều cần thiết nếu bạn không muốn bản thân rơi vào tình trạng viêm tai ngoài. Vệ sinh sạch sẽ và giữ khô ráo đôi tai sẽ giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm ống tai ngoài. Bên cạnh đó, cũng cần kết hợp với những việc làm, thói quen nhỏ nhất thường ngày như: – Không cố gắng làm sạch sâu bên trong tai bằng cách đưa bông ngoáy tai vào quá sâu, thực hiện với lực mạnh. – Sau mỗi lần tắm nên nghiêng đầu cho nước chảy ra ngoài rồi lấy khăn khô thấm sạch nước ở ống tai. – Đối với người thường xuyên bơi lội, cần đảm bảo bơi trong môi trường nước sạch. Nên sử dụng nút tai khi bơi để hạn chế nước chảy vào tai. Cần vệ sinh tai sạch sẽ một cách nhẹ nhàng, không ngoáy tai mạnh và sâu bên trong Viêm tai ngoài là vấn đề sức khỏe thường gặp nên không cần quá lo lắng. Thiết lập cho bản thân những thói quen tốt, giữ vệ sinh tai sạch sẽ là cách ngăn ngừa viêm tai tái phát. Nếu thấy dấu hiệu viêm tai ngoài có chiều hướng nguy hiểm, bạn cần đi khám kịp thời để có thể kiểm soát và thuyên giảm triệu chứng. Hãy bảo vệ đôi tai của mình ngay từ những việc làm nhỏ nhất nhé!
doc_26266;;;;;doc_28958;;;;;doc_31967;;;;;doc_30142;;;;;doc_11641
Cách điều trị hiệu quả 1. Những điều cần biết về viêm tai ngoài 1.1. Triệu chứng Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai ngoài. Nguyên nhân là do vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập rồi gây nên. Khi bị viêm tai ngoài, người bệnh thường có triệu chứng: – Ngứa trong tai. Khi kéo hay ấn vào tai thì có cảm giác đau nhói. – Thấy trong tai có dịch mủ chảy ra. – Mọc u hoặc mụn nhọt nhỏ trong khoang tai. Nếu chúng vỡ ra thì có thể có máu/mủ chảy ra. – Có thể sốt nhẹ. – Tạm thời mất thính lực. Cảm thấy đau khi ấn vào tai là một trong những triệu chứng của viêm tai ngoài 1.2. Nguyên nhân Viêm tai ngoài xảy ra sau khi tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm, có thể là bơi lội hoặc tắm ở ao hồ. Nếu nguồn nước không đảm bảo sẻ là nơi tập trung phần lớn vi khuẩn. Ngoài ra, một số trường hợp khác có thể do nấm gây nên. Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân khác khiến tai ngoài bị nhiễm trùng đó là: – Gãi tai hoặc bên trong tai quá mạnh. – Có vật lạ bên trong tai. – Thói quen làm sạch tai quá mức bằng bông tăm hoặc các vật nhỏ dễ gây tổn thương. – Thường xuyên đeo tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ. – Dị ứng với dị vật trong tai. – Mắc các bệnh về da mãn tính như vẩy nến, bệnh chàm. Dùng bông ngoáy tai với lực mạnh có thể gây nên viêm tai ngoài – Giảm thính lực: vi khuẩn lưu trú bên trong tai tác động trực tiếp làm tổn thương, sinh mủ và tạo áp lực lên màng nhĩ cản trở tiếp nhận âm thanh. – Viêm tai giữa: bởi đây là hai khu vực lân cận, một phần mủ ở tai ngoài chảy ra ngoài, một phần sẽ chảy ngược vào trong gây viêm nhiễm sâu bên trong. – Suy nhược cơ thể: khi các cơ hàm hoạt động khi ăn sẽ kéo theo sự đau nhức ở loa tai. Điều này khiến người bệnh có tâm lý hạn chế ăn, bỏ bữa dẫn tới mất chất dinh dưỡng cho cơ thể. – Liệt mặt: tình trạng viêm nhiễm nặng sẽ lan tới các dây thần kinh sọ, đặc biệt là dây thần kinh số 7. Khi nhận thấy có các dấu hiệu trên, người bệnh nên tới khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng. Qua kiểm tra bằng cách soi tai, lấy mẫu thử của mủ trong tai để xét nghiệm tìm loại vi khuẩn/nấm gây bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Thông thường, người bệnh cần dùng thuốc nhỏ kháng sinh khoảng 2 tuần để giảm triệu chứng, cải thiện viêm nhiễm tai ngoài. Qua kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ viêm tai ngoài và kê đơn thuốc phù hợp 4. Phòng ngừa viêm tai ngoài Ngoài ra, để ngăn cho viêm tai ngoài tái đi tái lại nhiều lần, người bệnh nên: – Không bơi tại khu vực nước bị ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh. Khi bơi, nên mang theo nút bảo hộ tai hoặc dùng mũ bơi – điều này sẽ ngăn cho nước tràn vào tai. Sau khi bơi, nên nghiêng đầu sang một bên để nước chảy ra khỏi ta rồi mới lấy khăn khô lau sạch khoang tai ngoài. – Không đưa các vật sắc nhọn vào trong tai như: bút, kẹp tăm, ngón tay,…. Bởi không chỉ làm xước vùng da mỏng ở tai mà còn có thể mắc kẹt bên trong gây nhiễm trùng. – Không cố gắng lấy ráy tai ra ngoài bởi nó có nhiệm vụ bảo vệ đôi tai. Trong quá trình lấy có thể bạn sẽ vô tình khiến ráy tai bị đẩy vào sâu bên trong – Đảm bảo các loại tai nghe bạn sử dụng luôn sạch sẽ, không bị bám bụi. – Trước khi sử dụng các loại thuốc xịt tóc, thuốc nhuộm hay các sản phẩm làm đẹp cho da/tóc, bạn nên sử dụng bông gòn hoặc vải để che tai. Hóa chất trong mỹ phẩm có thể gây kích ứng da, dẫn tới viêm tai ngoài. Luôn vệ sinh tai nghe để ngăn cho vi khuẩn xâm nhập vào tai;;;;;Đau nhức tai, tai đỏ chảy dịch, giảm thính lực, sụt cân,,… là những biểu hiện cảnh báo bệnh viêm tai ngoài bạn cần biết để phát hiện sớm điều trị bệnh kịp thời hiệu quả. Biểu hiện bệnh viêm tai ngoài bạn cần biết Viêm tai ngoài là một trong những bệnh về tai chúng ta ít gặp phải. Thông thường do sự nhiễm vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa. Đây là một loại vi khuẩn sống nhiều trong môi trường đất, nước và có kích thước rất nhỏ nên chúng ta khó có thể nhận biết dễ dàng. Khi vi khuẩn tấn công gây triệu chứng viêm tai ngoài bệnh nhân thường có một số biểu hiện dễ nhận biết như: Đau nhức tai, tai đỏ chảy nước là biểu hiện bệnh viêm tai ngoài cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách Đau nhức tai Đây là dấu hiện cơ bản nhất của những người mắc viêm tai ngoài. Cơn đau tăng lên khi bạn ấn và kéo vành tai. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, cơn đau có thể lan sang nửa đầu. Tai đỏ, chảy nước Khi bị viêm tai ngoài, phần da ở ống tai dày, đỏ và rỉ nước. Chất rỉ ban đầu trong nhưng đục dần về sau, có lẫn mủ thậm chí lẫn máu. Lâu dần, phần da của ống tai trở nên dày cứng và bịt kín lỗ tai. Sụt cân Kèm theo những biểu hiện ở tai, người mắc viêm tai ngoài thường có cảm giác mệt mỏi, buồn chán, chán ăn, mất ngủ. Tình trạng này sẽ dẫn đến sụt cân, cơ thể xanh xao, vàng vọt. Giảm thính lực Do ứ đọng chất nhầy và mủ nên người bị viêm tai ngoài thường có cảm giác ù tai. Người bệnh luôn nghe thấy những tiếng ù ù, ong ong bên trong tai. Thậm chí, bệnh có thể gây điếc nếu không được điều trị kịp thời. Để loại bỏ những biểu hiện viêm tai ngoài, điều trị bệnh triệt để, người bệnh cần đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám chẩn đoán chính xác mức độ tiến triển của bệnh và chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp. Theo đó, việc chữa trị viêm tai ngoài cần có một số biện pháp như: Điều trị viêm tai ngoài bằng thuốc Thuốc trị viêm tai ngoài cần được tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa Một số loại thuốc có thể được chỉ định như: + Phòng chống nhiễm trùng tai: bằng các loại thuốc kháng sinh. + Giảm ngứa và viêm bằng các loại thuốc có chứa corticosteroid. + Giảm đau nhức: acetaminophen (Tylenol) hay ibuprofen (Advil, Motrin) Thuốc trị viêm tai ngoài cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dựa trên tình trạng tiến triển của bệnh. Người bệnh không tự ý mua thuốc uống khi không có chỉ định. Việc điều trị cần tuân thủ theo đúng liệu trình và thời gian sử dụng thuốc. Phẫu thuật điều trị viêm tai ngoài Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng thuốc chữa trị, bệnh có những chuyển biến phức tạp, bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật để cắt lớp da bị viêm nhiễm. Biện pháp này là hết sức cần thiết trước khi tình trạng viêm nhiễm ngày càng lan rộng. Phẫu thuật điều trị viêm tai ngoài cần được thực hiện tại bệnh viện uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị hiện đại. Thay đổi chế độ sinh hoạt Ngoài việc sử dụng các loại thuốc thì việc chăm sóc sức khỏe cũng như thay đổi thói quen hằng ngày cũng hết sức quan trọng. Giúp cho bệnh nhanh chóng thuyên giảm hơn. + Dùng các biện pháp phòng tránh cho nước không vào lỗ tai có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. + Vệ sinh tai thường xuyên bằng dung dịch . + Chú ý chế độ ăn uống điều độ để tăng cường sức khỏe cũng như điều trị bệnh hiệu quả. Khám và điều trị viêm tai ngoài tại các bệnh viện uy tín để được điều trị bệnh hiệu quả;;;;;Dấu hiệu bệnh viêm tai ngoài là gì là vấn đề nhiều người băn khoăn bởi hầu hết bệnh nhân đều được phát hiện bệnh khi bệnh đã tiến triển nặng do ban đầu chủ quan với các triệu chứng của bệnh. Viêm tai ngoài là tình trạng viêm xảy ra ở ống tai, khi ống tai bị tổn thương khiến vi khuẩn xâm nhập vào các tổ chức liên kết dưới da rồi phát triển. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng tỷ lệ bị viêm tai ngoài ở trẻ chiếm tới 50% tổng số ca bị bệnh. Khi mắc bệnh viêm tai ngoài bệnh nhân thường có cảm giác ngứa nhiều ống tai ngoài, hay ngoáy tai, da ống tai đỏ. Những biểu hiện này thường là triệu chứng của viêm ống tai lan tỏa. Tuy nhiên, ở các thể bệnh khác nhau, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau cụ thể như: – Viêm tai ngoài cấp tính: tai bị ngứa và đau, ống tai sưng nề, nóng, đỏ. Vi khuẩn gây bệnh hay gặp nhất là P.aeruginosa, S.aureus, và các loại liên cầu khuẩn khác. – Viêm tai ngoài mạn tính: Ngứa nhưng không đau ở tai. Nguyên nhân thường do kích thích chấn thương nhẹ ống tai nhiều lần như cào xước hoặc dùng miếng gạc bông, hoặc do tiết dịch từ nhiễm khuẩn tai giữa mạn tính. – Viêm tai ngoài xâm lấn: Đau tai và tiết dịch tai trong nhiều tuần hay nhiều tháng. Đôi khi có sốt nhẹ. Ống tai bị phù, có mô hạt trong thành sau khoảng giữa phía dưới ống tai nơi tiếp nối sụn và xương. – Viêm tai ngoài ác tính: Dấu hiệu viêm tai ngoài chuyển sang giai đoạn phức tạp nhiễm trùng từ tai lan ra xương chũm đằng sau tai hoặc xương thái dương phía trước tai. Bệnh có thể gây biến chứng viêm tai ngoài hoại tử hoặc ác tính. Viêm tai ngoài nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh có thể tiến triển gây biến chứng nghiêm trọng như: Khiếm thính: Ban đầu người có thể giảm sức nghe, ù tai… Theo thời gian bệnh lý không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng khiếm thính. Viêm tai ngoài có thể gây hoại tử, ác tính: Đây là tình trạng nhiễm trùng từ tai lan sang xương chũm đằng sau tai hoặc xương thái dương phía trước tai. Biến chứng này rất nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của người bệnh. Viêm tai ngoài ác tính hoặc viêm tai ngoài do vi trùng P.aeruinosa gây ra nếu không được chữa trị đúng cách, tình trạng viêm hoại tử nặng lan rộng từ ngoài vào trong gây viêm tế bào, viêm xương và có thể làm liệt các dây thần kinh sọ. Thậm chí có thể gây tử vong khi quá trình viêm lan tới lớp màng trong của não. Bệnh viêm tai ngoài tiến triển đến giai đoạn ác tính khó chữa làm tăng nguy cơ tử vong: Trường hợp điều trị muộn, kháng sinh chỉ ngăn không cho quá trình viêm tiếp tục lan tới các dây thần kinh sọ chưa bị tổn thương. Còn các dây thần kinh hỗn hợp khác khi đã liệt rồi thì khó có thể hồi phục. Khi có dấu hiệu viêm tai ngoài, người bệnh nên đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác mức độ tiến triển của bệnh, nguyên nhân gây bệnh và xác dựng phác đồ điều trị phù hợp. Theo đó, tùy từng cá thể người bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp. Thông thường, bệnh viêm tai ngoài được điều trị bằng thuốc nhỏ tai theo chỉ định của bác sĩ, trong trường hợp nếu bị nhiễm trùng sẽ phải điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh. Để phòng tránh bệnh viêm tai ngoài tái phát, người bệnh nên tránh tuyệt đối việc bơi lội ở những ao hồ ô nhiễm, tránh dùng tăm bông ngoáy tai nhiều lần. Khi tắm xong nên dùng máy sấy tóc thổi khô nước ở ống tai.;;;;;Viêm tai ngoài là bệnh viêm tai phổ biến nhất song ít nguy hiểm hơn hai dạng còn lại là viêm tai giữa hoặc viêm tai trong. Tuy nhiên, bệnh vẫn gây nhiều khó chịu với những triệu chứng như đau tai, ù tai, ngứa tai, chảy dịch mủ trong tai,... và lâu dài cũng có thể gây ảnh hưởng đến thính lực. Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở lớp da mỏng khoang tai, tác nhân gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn song vẫn có một số ít trường hợp do nấm. Viêm tai ngoài khởi phát ban đầu ở thể cấp tính, thường xuất hiện sau vài ngày đi bơi hoặc tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Khi không được điều trị tốt, bệnh có thể tiến triển thành thể mạn tính kéo dài và thường xuyên tái phát. Theo vị trí mắc bệnh, viêm tai ngoài được chia thành các nhóm sau: Viêm ống tai ngoài Viêm ống tai ngoài xảy ra khi lớp da bao phủ ống tai ngoài bị tổn thương, nhiễm trùng, đặc biệt phổ biến ở nước ta do điều kiện khí hậu nóng ẩm. Nhất là những người có làn da nhạy cảm, sống trong môi trường ô nhiễm và có thói quen ngoáy tai với vật dụng không đảm bảo vệ sinh, làm sạch tai không tốt,... thường hay mắc bệnh. Viêm tai ngoài khu trú Viêm tai ngoài khu trú còn gọi là nhọt ống tai, xảy ra khi nang lông trong ống tai bị vi khuẩn tấn công và nhiễm trùng. Vi trùng Staphylococcus là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất, khiến bệnh nhân có cảm giác đau trong tai dữ dội, cơn đau tăng hơn khi kéo vành tai hoặc ấn vào vùng trước tai. Các thể viêm tai ngoài thông thường thường ít nguy hiểm, có thể tự khỏi khi hệ miễn dịch chống lại nhiễm trùng kết hợp với điều trị. Tuy nhiên nếu chủ quan, bệnh có thể tiến triển thành mạn tính, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và biến chứng gây viêm sâu trong tai. Viêm tai ngoài ác tính là nguy hiểm nhất, khi tình trạng viêm dẫn đến hoại tử lan rộng ở tai, thậm chí gây tử vong nếu phát hiện muộn và điều trị không đúng. Đối tượng dễ mắc viêm tai ngoài ác tính là những người bị suy giảm miễn dịch, người mắc bệnh tiểu đường,... Tác nhân gây bệnh là do vi trùng Pseudomonas aeruginosa có khả năng tấn công mạnh gây phá hủy cấu trúc mô mềm xung quanh tai và tấn công đến nền sọ. Biến chứng nguy hiểm gây tử vong là liệt dây thần kinh, áp xe não, viêm màng não,... 2. Triệu chứng viêm tai ngoài dễ nhận biết Triệu chứng của viêm tai ngoài khá dễ nhận biết, nhất là viêm tai ngoài cấp tính gây ra nhiều triệu chứng ồ ạt bao gồm: Ù tai, ngứa tai. Rỉ dịch từ trong tai. Mục u, nhọt nhỏ gây đau trong khoang tai, những u này khi chạm vào hoặc vỡ ra gây đau đớn dữ dội, từ đây dịch và máu mủ cũng chảy ra. Đau mức độ từ nhẹ đến nặng. Nổi hạch ở tai. Ngoài ra, người bệnh viêm tai ngoài có thể bị ảnh hưởng thính lực nhẹ khi ống tai bị phù nề, ứ đọng chất nhầy mủ cản trở âm thanh đến trong tai. Tuy nhiên tình trạng này không quá nghiêm trọng, khi viêm sưng được kiểm soát thì thính lực sẽ trở lại bình thường. Nếu viêm tai ngoài đã khỏi nhưng người bệnh vẫn nghe kém thì nhiều khả năng bệnh đã tiến triển nặng vào trong tai, cần đi khám để kiểm tra. Viêm tai ngoài được chẩn đoán thông qua triệu chứng, kiểm tra soi tai hoặc cần thiết có thể phải lấy mẫu thử từ mủ trong tai để xét nghiệm. Phương pháp điều trị ban đầu thường là dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, liệu trình có thể kéo dài từ 10 – 14 ngày. Với viêm tai ngoài nhẹ, bác sĩ chủ yếu chỉ định dùng thuốc kháng sinh dạng nhỏ tai nhỏ trực tiếp vào tai bị viêm. Nếu bệnh nặng và nguy cơ biến chứng, cần sử dụng kháng sinh liều uống để ngăn chặn bệnh nhanh chóng. Ngoài ra, tùy theo triệu chứng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc như: thuốc corticosteroid giảm viêm, thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen,... Ngoài điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý nghỉ ngơi, vệ sinh làm sạch dịch mủ trong tai thường xuyên để bệnh nhanh được đẩy lùi. Chườm ấm là phương pháp được nhiều người áp dụng để giảm đau, khó chịu do viêm tai ngoài. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, nên tránh tối đa việc để ướt khoang tai vì có thể khiến nhiễm trùng nặng hơn. Viêm tai ngoài cấp tính điều trị sớm không chỉ cải thiện triệu chứng nhanh chóng mà còn ngăn ngừa biến chứng bệnh mạn tính hoặc viêm sâu trong tai và lan sang các khu vực xung quanh. Các trường hợp nặng, nhất là ở trẻ nhỏ có thể phải nhập viện điều trị dài ngày. Nguyên nhân phổ biến gây viêm tai ngoài là do tai tiếp xúc với nguồn nước bẩn ở hôi hơi, ao hồ, nước tắm và sinh hoạt,... Ngoài ra, một số hoạt động dễ gây viêm tai ngoài như: gãi tai bằng móng tay, vật dụng vệ sinh tai cứng gây tổn thương niêm mạc tai, không vệ sinh tai nghe, có vật lạ mắc kẹt trong tai,... Với những nguyên nhân này, để phòng ngừa viêm tai giữa cần tránh nước vào tai khi đi bơi hoặc làm việc.;;;;;So với viêm tai giữa, viêm tai ngoài ít gặp hơn nhưng triệu chứng bệnh cũng gây nhiều khó chịu. Nếu không điều trị tốt, loại bỏ nguyên nhân, bệnh có thể biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng đến khả năng nghe. Viêm tai ngoài có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, do đó việc hiểu về nguyên nhân, triệu chứng bệnh là rất quan trọng để chủ động phòng ngừa, điều trị. 1. Bác sĩ chỉ rõ triệu chứng điển hình của viêm tai ngoài Viêm tai ngoài là tình trạng lớp da mỏng ở khoang tai bị nhiễm trùng, đa phần do vi khuẩn, ít gặp hơn là do nấm. Bệnh được chia thành 2 nhóm với triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau như sau: 1.1. Bệnh viêm ống tai ngoài Đây là tình trạng lớp da bao phủ ống tai ngoài bị viêm nhiễm. Bệnh rất phổ biến ở nước ta do điều kiện thời tiết, khí hậu, môi trường cũng như thói quen giữ vệ sinh tai của người dân chưa tốt. Viêm ống tai ngoài là thể bệnh thường gặp nhất, bệnh có thể biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau. Triệu chứng thường gặp như: đau nhẹ ngoài tai, ngứa tai, ù tai, tai rỉ dịch. Bệnh có thể tái phát nhiều lần sau điều trị nếu không loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh là vi trùng, nấm xâm nhập từ vết thương hở trên lớp da của ống tai ngoài từ nguồn nước hoặc việc vệ sinh tai không đúng cách. 1.2. Bệnh viêm tai ngoài khu trú Bệnh còn gọi là nhọt ống tai và nguy hiểm hơn viêm ống tai ngoài. Nhọt chứa nhiều mủ gây đau đớn nghiêm trọng trong khoang tai, khi kéo vành tai hoặc ấn vào vùng trước tai, cơn đau thường tăng lên. Tác nhân gây bệnh viêm tai ngoài khu trú thường gặp do vi trùng Staphylococcus. Các nhọt chứa nhiều chất mủ này nếu vỡ ra sẽ gây chảy dịch từ trong tai kèm máu, vi trùng cũng từ đó có thể gây nhiễm trùng lan rộng đến các vùng khác của tai. Khác với viêm tai giữa, viêm tai ngoài thường không ảnh hưởng nhiều đến thính lực trừ khi phù nề làm hẹp ống tai hoặc ứ đọng chất nhầy mủ. 1.3. Viêm tai ngoài ác tính Bệnh thường gặp ở các đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, người bị tiểu đường. Nếu không điều trị tốt, hoại tử có thể phá hủy các cấu trúc mô mềm ở tai rồi lan đến nền sọ, gây ra các biến chứng như viêm màng não, liệt dây thần kinh,... Hầu hết trường hợp viêm tai ngoài không quá nguy hiểm, có thể điều trị khỏi bằng kháng sinh nhỏ hàng ngày. Tuy nhiên ở các đối tượng hệ miễn dịch kém, trẻ nhỏ, người già thì viêm tai ngoài có thể nặng và kéo dài, cần điều trị sớm để tránh biến chứng. 2. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm tai ngoài Tác nhân thường gặp nhất gây viêm tai ngoài là trực khuẩn mủ xanh, tên khoa học là Pseudomonas, ngoài ra còn có thể do 1 số chủng vi khuẩn khác thường sinh sống trong nước bẩn. Ngoài ra, nấm cũng là tác nhân gây viêm tai ngoài nhưng ít gặp hơn. Một số nguyên nhân khác dẫn đến viêm tai ngoài bao gồm: Có dị vật mắc kẹt trong tai, có thể là bụi bẩn, vi trùng,... Gãi, ngoáy tai bằng ngón tay hoặc vật có bề mặt sắc nhọn làm tổn thương niêm mạc da tai ngoài. Da mắc các bệnh mạn tính như vảy nến, bệnh chàm, dị ứng dễ mắc viêm tai ngoài hơn. Nhiễm trùng từ các vật dụng dùng ở tai như: tăm bông, máy trợ thính, tai nghe,... Với những nguyên nhân này, viêm tai ngoài phổ biến ở những người hay đi bơi lội do tai tiếp xúc nhiều với nguồn nước hoặc trẻ em có hệ miễn dịch kém. Bằng cách kiểm soát các yếu tố nguy cơ trên, có thể phòng ngừa viêm tai ngoài hiệu quả. 3. Viêm tai ngoài - chẩn đoán và điều trị Khi có triệu chứng nghi ngờ, bác sĩ sẽ soi tai kiểm tra, lấy dịch mủ trong tai để xét nghiệm chẩn đoán viêm tai ngoài cũng như tác nhân gây bệnh là vi khuẩn hay nấm. Hầu hết trường hợp viêm tai ngoài là do vi khuẩn, song số ít trường hợp do nấm gây bệnh nên điều trị bằng kháng sinh hay thuốc thông thường sẽ không hiệu quả. Dựa trên triệu chứng và tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc điều trị viêm tai ngoài thích hợp. Hầu hết trường hợp, bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc nhỏ kháng sinh từ 10 - 14 ngày, nhỏ trực tiếp vào tai để điều trị nhiễm trùng. Nếu bệnh kéo dài, tiến triển nặng hơn, có thể phải điều trị kết hợp với các phương pháp khác như: Dùng Corticosteroid để giảm viêm. Dùng kháng sinh đường uống kết hợp nếu nhiễm trùng lan rộng, nhất là viêm tai ngoài tiến triển viêm tai giữa. Dùng thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophen. Chườm nước ấm, vệ sinh loại bỏ dịch mủ trong tai thường xuyên để tránh nhiễm trùng lan rộng. Ở người có cơ địa nhạy cảm hoặc viêm tai ngoài cấp tính không điều trị tốt, bệnh kéo dài hay tái phát có thể phải điều trị, tái khám thường xuyên. Bên cạnh việc điều trị thì phòng ngừa bằng cách loại bỏ tác nhân, yếu tố gây viêm tai ngoài là cần thiết. Cần đi khám nếu bệnh gây ảnh hưởng đến thính lực hoặc gây ra những cơn đau trong tai kéo dài.
question_199
Viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi
doc_199
(SK&ĐS) - Viêm phế quản mạn tính (VPQMT) là một bệnh thuộc đường hô hấp dưới. Bệnh hay gặp ở người trưởng thành trên 40 tuổi mà trong đó chủ yếu ở người cao tuổi (NCT), nam giới gặp nhiều hơn nữ giới. Nguyên nhân của bệnh VPQMT Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh VPQMT ở NCT, trong đó do sự giảm chức năng đề kháng của cơ thể. Sức khỏe nói chung bị sa sút bởi tuổi tác cao và sự xâm nhiễm của vi sinh vật gây bệnh đóng vai trò hết sức quan trọng. Một số nguyên nhân thuận lợi như: nghiện thuốc lá, thuốc lào; sống trong môi trường có nhiều bụi, dùng bếp than lâu ngày như: đun than tổ ong, than củi, rơm rạ; cơ địa hay bị dị ứng đường hô hấp như: hen suyễn, viêm phế quản nhiễm khuẩn mạn tính, kéo dài ngay từ lúc còn nhỏ tuổi; hoặc có một số dị dạng về khung xương sườn, cột sống như: gù vẹo cột sống… Biểu hiện của VPQMT ở NCT Trong bệnh VPQMT thường có 3 hiện tượng: ho, khạc đờm nhầy hoặc mủ và khó thở. Giai đoạn đầu của bệnh VPQMT là người bệnh ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Ho thường xảy ra từng đợt, nhất là khi thời tiết thay đổi (nóng, lạnh đột ngột, chuyển mùa từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại), mỗi đợt kéo dài từ một tuần đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho đến 5 - 6 lần. Tính chất của đờm thường có màu trắng, lỏng hoặc đặc quánh, đôi khi có bọt. Bệnh càng kéo dài thì gây ho càng nhiều, đờm ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng). Khối lượng đờm do ho, khạc ra trong một ngày có khi lên tới 100ml hoặc hơn thế nữa. Những tháng sau, năm sau ho ngày càng tăng lên và số lượng đờm cũng tăng dần lên và bệnh cũng càng nặng hơn: mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần và số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể. Ở giai đoạn muộn hơn của VPQMT thường có khó thở. Lúc đầu người bệnh chỉ mới cảm thấy nặng ngực, dần dần là khó thở thực sự. Bệnh càng lâu và càng nặng thì sự thiếu hụt không khí càng nhiều, gây rối loạn chức năng hô hấp một cách đáng kể. Do đó, người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…). VPQMT ở NCT thường có 2 loại: loại lành tính và loại ác tính. VPQMT lành tính là loại chỉ xảy ra ở phần thân của các phế quản lớn (khí quản, phế quản gốc, thùy và phân thùy) nếu hiện tượng viêm nhẹ thì ít khi gây suy hô hấp, loại VPQMT lành tính chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 90%). VPQMT thể ác tính chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều (khoảng 10%) thường xảy ra ở các tiểu phế quản và gây nên hội chứng tắc nghẽn thở ra dẫn đến suy thở và rất dễ dẫn đến tâm phế mạn ở NCT. Khám thực thể khi nghe phổi sẽ thấy có ran rít và ran ẩm nhỏ hạt ở 2 phế trường. Trong những đợt tiến triển cấp tính thì khi nghe phổi có thể thấy nhiều ran hơn khắp 2 phế trường. Khi bệnh có xu hướng tiến triển xấu đi (hình thành bệnh khí phế thũng) thì khám thấy rì rào phế nang giảm rõ rệt. Các loại cận lâm sàng như xét nghiệm công thức máu sẽ thấy đa hồng cầu (một thời gian vài năm sau khi bị VPQMT); lưu lượng hô hấp khi gắng sức sẽ giảm; dung tích sống, thể tích thở ra tối đa giảm; Pa02 và Pa C02 giảm (khi đo khí trong máu). X-quang có thể thấy mạng lưới phế - huyết quản tăng đậm. Phòng bệnh VPQMT ở NCT Một số thói quen như nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào nên bỏ càng sớm càng tốt. Nếu chưa có điều kiện dùng bếp ga, bếp điện thì cần cải thiện việc dùng bếp than, củi, rơm rạ bằng cách dùng loại bếp ít khói. Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí không được lưu thông. Cùng với cộng đồng tích cực tham gia hoặc vận động mọi người trong gia đình, làng xóm, dân phố vệ sinh môi trường sống càng sạch, càng ít bụi càng tốt. Nếu bị viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) cần được khám và điều trị dứt điểm không để bệnh trở thành mạn tính. Cần tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như: hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao là phải tùy theo sức của mình, không nên gắng sức tập quá khả năng hoặc quá sức lực của mình và phải tập theo bài bản. PGS. TS. Bùi Khắc Hậu &#160;
doc_17671;;;;;doc_41742;;;;;doc_48332;;;;;doc_60798;;;;;doc_19139
Tùy vào từng giai đoạn bệnh mà có các triệu chứng báo hiệu cụ thể: Người cao tuổi bị viêm phế quản thường có biểu hiện là ho và khạc ra đờm vào buổi sáng. Viêm phế quản mạn tính ở người già thường được chia làm 2 loại là: lành tính và ác tính. Dựa vào các giai đoạn cụ thể với các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác bệnh. Căn cứ vào đó sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả. 2. Phương pháp điều trị Điều trị viêm phế quản mạn tính ở người già cần tuân theo nguyên tắc chung: Người bệnh cần đi khám khi có dấu hiệu viêm phế quản để điều trị kịp thời, đúng phương pháp Kháng sinh được chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn đờm vàng, có mủ. Sốt và chỉ số bạch cầu tăng trong máu. Thể tắc nghẽn mạn tính và nhày mủ nên chọn kháng sinh mạnh, phổ rộng ngay. Ngoài ra người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc long đờm, thuốc điều trị giãn phế quản để cải thiện tình trạng viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi. 3. Cách phòng bệnh viêm phế quản mạn tính ở người già Để phòng bệnh viêm phế quản mạn tính, người cao tuổi cần ngừng hoặc bỏ thuốc lá, thuốc lào. Nhà ở cần thông thoáng để tránh hiện tượng khói bếp ứ đọng nhiều giờ, không khí không được lưu thông thoáng. Cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, choàng khăn, bịt khẩu trang, đi găng tay, chân khi ra đường để tránh gió lùa. Để phòng viêm phế quản mạn tính, người già cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa Vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý và đánh răng hàng ngày, đúng cách. Nếu bị viêm đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới) cần được khám và điều trị dứt điểm không để bệnh trở thành mạn tính. Cần tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như: hít thở, đi bộ, chơi thể thao. Tập thể dục và chơi thể thao là phải tùy theo sức của mình, không nên gắng sức vì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe.;;;;;Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp dưới, thường gặp ở người trưởng thành. Trong đó, bệnh chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi và thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Bài viết cung cấp thông tin về viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi cũng như cách để phòng ngừa căn bệnh này. 1. Khái quát về bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi Viêm phế quản là xảy ra ở đường hô hấp dưới trong hệ hô hấp, được giải thích là tình trạng viêm lớp niêm mạc ống phế quản. Viêm phế quản chia thành hai loại là viêm cấp tính và viêm mạn tính. Trong đó, khi viêm phế quản kéo dài dai dẳng, có thể kéo dài hàng tháng hoặc qua năm này, năm khác, bệnh được coi là viêm phế quản mạn tính. Bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Viêm phế quản mạn tính có thể bắt nguồn từ môi trường sống Bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi có thể hình thành do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là sự suy giảm đề kháng của cơ thể. Ở người cao tuổi, sức khỏe bị sa sút bởi tuổi tác, ngoài ra đây cũng là thời điểm rất dễ chịu sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh do hệ miễn dịch cũng đã có phần suy giảm mạnh. Bên cạnh nguyên nhân về tuổi tác, một số người già mắc viêm phế quản mạn tính do nghiện thuốc lá, thuốc lào. Một số khác mắc bệnh do sống lâu năm ở nơi có nhiều bụi hoặc thói quen gia đình như: đun nấu bằng than tổ ong, than củi, rơm rạ. Một lý do khiến người già thường đối mặt với bệnh viêm phế quản mạn tính là do cơ địa hoặc các tình trạng dị ứng đường hô hấp như: hen suyễn, viêm phế quản nhiễm khuẩn. Thậm chí, nhiều bệnh nhân viêm mạn tính còn do dị dạng về khung xương sườn, cột sống như: gù vẹo cột sống… gây khó khăn cho hô hấp. Bệnh viêm phế quản mạn tính có đặc trưng là các hiện tượng ho, xuất hiện đờm hoặc mủ và tình trạng khó thở. 2.1. Biểu hiện ho tăng dần theo thời gian Đối với bệnh viêm phế quản mạn tính người cao tuổi ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường ho và khạc nhiều đờm vào buổi sáng. Triệu chứng ho sẽ xảy ra theo từng đợt, thường ho nhiều hơn mỗi khi giao mùa, khi thời tiết thay đổi nóng lên hoặc lạnh đột ngột. Trung bình, mỗi đợt ho thường kéo dài từ một tuần đến vài tuần và khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Mỗi năm, có những người bệnh xảy ra các đợt ho đến 5 – 6 lần. Người già có biểu hiện ho kéo dài quan thời gian 2.2. Biểu hiện đờm xuất hiện nhiều hơn Một biểu hiện khác khác của bệnh là đờm nhiều, trong đó tính chất của đờm thường có màu trắng. Đôi khi đờm lỏng, đôi khi đặc quánh hoặc đôi khi có bọt. Khi bệnh càng kéo dài, đờm sẽ dần đặc hơn, thậm chí sẽ đổi thành màu (thường là màu vàng). Ngoài ra, lượng đờm khạc ra hàng ngày sẽ nhiều lên, có nhiều trường hợp khạc ra đến 100ml đờm mỗi ngày. Bệnh diễn tiến nặng hơn và khiến mỗi đợt ho có thể kéo dài hơn vài tuần. Số lần ho tương tự, cũng sẽ tăng lên, điều này thể hiện bệnh sẽ tăng dần theo thời gian chứ không duy trì một độ nặng nhất định. 2.3. Triệu chứng khó thở ở người cao tuổi Khi bệnh nặng hơn mà người bệnh không có biện pháp điều trị, triệu chứng khó thở sẽ xuất hiện kèm các cơn ho. Trong thời gian đầu của giai đoạn này, bệnh nhân cảm thấy nặng ngực, sau đó dần dần là khó thở hơn. Để bệnh diễn ra càng lâu thì càng dễ bị thiếu hụt không khí, do đó, bệnh sẽ gây rối loạn chức năng hô hấp. Đây cũng là nguyên nhân khiến người già khi mắc viêm phế quản mạn tính sẽ luôn bị thiếu dưỡng khí, dẫn đến mệt mỏi, sụt cân. Ngoài ra, bệnh còn gây một số ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể như tuần hoàn và thần kinh trung ương. 3.1. Chẩn đoán và điều trị viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi Chẩn đoán bệnh qua các triệu chứng lâm sàng như ho, có đờm mủ kéo dài, khó thở kéo dài. Ngoài ra, có thể xác định rõ ràng hơn bằng các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như chụp X-quang lồng ngực để xác định tình trạng của phổi, đo chức năng hô hấp, siêu âm, các xét nghiệm hóa sinh, nội soi phế quản, .. Điều trị viêm phế quản mạn tính cho người già thường được áp dụng như sau: – Điều trị các triệu chứng: Tăng cường lưu thông đường thở, giảm đờm và dịch tiết, giảm nhẹ những đợt cấp của bệnh, dùng kháng sinh hợp lý để tiêu diệt tình trạng nhiễm khuẩn,… – Khi sử dụng kháng sinh, chỉ sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn có triệu chứng lâm sàng rõ ràng hoặc dùng kháng sinh dự phòng cho các đợt cấp của bệnh,.. Ngoài ra, bệnh nhân thường được kê thêm các loại thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm Corticoid,.. – Điều trị nội khoa kèm theo các bài tập phục hồi chức năng hô hấp của người cao tuổi. Người cao tuổi cần từ bỏ một số thói quen như nghiện thuốc lá hoặc thuốc lào càng sớm càng tốt. Đối với những gia đình vẫn còn sử dụng các loại chất đốt có khí bụi, có thể thay thế bằng bếp ga, bếp điện. Nếu chưa thể thay thế hoàn toàn các loại chất đốt này, cần cải thiện việc bằng cách dùng loại bếp ít khói để tránh tình trạng viêm phế quản, lâu dần dẫn đến mạn tính. Ngoài ra, khu vực nhà ở nên được vệ sinh thông thoáng, tránh gần khu vực bếp khói để tránh hiện tượng khói ứ đọng nhiều giờ, không khí khó có thể lưu thông. Một biện pháp khác để hạn chế nguy cơ viêm phế quản mạn tính là bảo vệ môi trường sinh hoạt khỏi bụi và ô nhiễm. Người cao tuổi nói riêng và tất cả mọi người nếu mắc các bệnh lý viêm đường hô hấp (kể cả hô hấp trên và hô hấp dưới) đều cần được khám và điều trị dứt điểm. Điều này ngăn chặn rất tốt tình trạng bệnh trở thành mạn tính. Có thể áp dụng các bài tập thể dục thường xuyên để điều hòa nhịp thở như: hít thở, đi bộ, chơi thể thao, tập yoga hợp lý,.. Tuy nhiên các bài tập cần tùy theo sức khỏe của bản thân, bệnh nhân không nên gắng sức tập quá khả năng. Tập thể dục điều độ có thể giúp người cao tuổi phòng ngừa viêm phế quản mạn tính Trên đây là những thông tin về bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi, cũng như gửi đến quý độc giả những phương pháp để hạn chế căn bệnh hô hấp này.;;;;;Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy yếu trong đó viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh lý thường gặp. Để tránh mắc bệnh thì việc tìm hiểu về bệnh và phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng. Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy yếu trong đó viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh lý thường gặp. 1. Các thể viêm phế quản mạn tính thường gặp Chẩn đoán viêm phế quản mạn tính thường được dựa vào triệu chứng ho khạc đờm từng đợt hoặc thường xuyên 3 tháng trong 1 năm và sau 2 năm liên tục. Viêm phế quản mạn tính được chia làm 3 thể lâm sàng, cụ thể: Như vậy, khám lâm sàng cũng đã có thể chẩn đoán được viêm phế quản mạn tính, tuy nhiên, để khẳng định hơn nữa và để phát hiện các bệnh khác cũng có triệu chứng ho khạc đờm kéo dài chẳng hạn như: lao phổi, giãn phế quản, hen phế quản, ung thư phế quản…, cần chụp lồng ngực. Trên phim lồng ngực có thể phát hiện được 3 hội chứng đó là: Viêm phế quản ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người bệnh Chụp CT lồng ngực độ phân giải cao phát hiện các tổn thương nói trên rõ và chính xác hơn. Điều trị viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi tuân theo nguyên tắc chung: Kháng sinh được chỉ định khi người bệnh có dấu hiệu nhiễm khuẩn đờm vàng, có mủ. Sốt và chỉ số bạch cầu tăng trong máu. Thể tắc nghẽn mạn tính và nhày mủ bác sĩ thường chỉ định kháng sinh mạnh, phổ rộng ngay. Ưu tiên 2 nhóm: cephalosporin thế hệ 2, 3 và macrolid: rovamyxin, roxithromixin. Thuốc long đờm: acemux, bisolvon. Trong trường hợp phế quản tắc nghẽn, khó thở sử dụng: Giãn phế quản: salbutamol, theophylin; corticoid: prednisolon, metylprednisolon; Vận động liệu pháp: vỗ rung, dẫn lưu tư thế. Rối loạn thông khí nặng phải hỗ trợ hô hấp bằng thở máy không xâm nhập hoặc thở máy xâm nhập. Để phòng mắc viêm phế quản mạn tính người bệnh cần:;;;;;Người cao tuổi rất dễ gặp phải chứng bệnh viêm phế quản cấp tính. Bệnh viêm phế quản cấp ở người cao tuổi nếu không được chữa trị đúng, kịp thời, có thể trở thành mạn tính, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm. Viêm phế quản cấp là tình trạng phế quản bị viêm đột ngột, kèm theo sự phản ứng tại chỗ và toàn cơ thể. Viêm phế quản được tạo thành từ các ống nhỏ hơn bao gồm phế quản, tiểu phế quản và phế quản tận cùng (phế nang), có chức năng dẫn khí và trao đổi khí. Khi các ống này bị viêm nhiễm, niêm mạc phế quản sẽ bị phù nề, sung huyết, bong các biểu mô phế quản và xuất tiết nhiều tạo thành đờm. Do đó lòng phế quản bị phù nề làm chít hẹp, kèm theo nhiều chất tiết (đờm) ảnh hưởng đến thông khí, gây khó thở. Viêm phế quản cấp là tình trạng phế quản bị viêm đột ngột, kèm theo sự phản ứng tại chỗ và toàn cơ thể. 1. Viêm phế quản cấp ở người cao tuổi Do sự lão hóa của tuổi tác nên sức đề kháng của người cao tuổi suy giảm dần, đặc biệt là người sức yếu, nằm nhiều, bại liệt Thời tiết chuyển mùa, nhất là lạnh, mưa nhiều, bệnh càng dễ gặp phải ở người có tuổi. Nguyên nhân sâu xa gây viêm phế quản cấp tính là do vi sinh vật (vi khuẩn, virút, vi nấm). Một số người cao tuổi nghiện thuốc lá, thuốc lào, nghiện rượu bia càng dễ mắc bệnh viêm phế quản cấp khi thời tiết chuyển mùa. Ngoài ra, nếu người cao tuổi mắc các bệnh như rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường), bệnh mạn tính…sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cấp. Thông thường, khi bị viêm phế quản cấp, người cao tuổi sẽ có các dấu hiệu: hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng, đau mỏi cơ thể, tức ngực. Nếu bệnh lành tính (nhẹ) thường tự khỏi sau 5 – 7 ngày. Với người cao tuổi do sức đề kháng kém cho nên rất khó để bệnh tự khỏi, nhất là người ốm yếu dài ngày, ăn uống thiếu chất. Người cao tuổi dễ mắc viêm phế quản cấp với các triệu chứng như ho, sốt vừa hoặc sốt cao, người mệt mỏi Tiếp đến là thời kỳ toàn phát, người bệnh sốt cao 38 – 39 độ C, cũng có trường hợp có thể lên tới 40 độ C, mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi xương khớp, cảm giác nóng rát sau xương ức, tăng lên khi ho. Tuy vậy, một số người cao tuổi do sức yếu, nằm lâu, ít vận động nên có thể không thấy sốt (phản ứng của cơ thể yếu). Người bệnh bắt đầu có khó thở từ nhẹ đến nặng, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn nhất là về đêm, thời tiết lạnh, ẩm, mưa nhiều. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh trở nên nặng hơn (ho nhiều, có đờm, sốt cao, mệt lả do mất nước, mất chất điện giải và nhiễm độc độc tố vi khuẩn). Đồng thời viêm phế quản cấp ở người cao tuổi sẽ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. 2. Nguyên tắc điều trị và phòng bệnh Khi người cao tuổi đột nhiên thấy sốt, ho, mệt mỏi, đau rát họng…cần đi khám bệnh ngay để các bác sĩ kịp thời thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh. Người bệnh cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm bệnh Với người cao tuổi sức yếu, người nhà cần hết sức quan tâm, nhất là những trường hợp nằm lâu, ít vận động, lú lẫn, ăn uống thất thường rất dễ viêm phế quản cấp do ứ đọng các chất dịch ở phế quản. Ngoài ra, có thể cho người cao tuổi dùng thuốc điều trị viêm phế quản cấp theo đúng đơn thuốc của bác sĩ. Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân không nên tự mua thuốc để chữa bệnh nhất là việc dùng kháng sinh không đúng sẽ rất nguy hiểm. Người cao tuổi cần theo dõi tình trạng bệnh tại nhà và tới bệnh viện ngay khi có những dấu hiệu bất thường nhằm xử trí kịp thời.;;;;;Để phòng viêm phế quản mạn tính chúng ta cần điều trị sớm bệnh viêm phế quản ngay từ giai đoạn cấp tính. Đồng thời thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động, ăn uống nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Viêm phế quản mạn tính gặp chủ yếu ở người lớn, nhất là người cao tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thay đổi thời tiết bệnh dễ xuất hiện hoặc tái phát. Nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản mạn tính. – Viêm phế quản cấp không được điều trị dứt điểm sẽ chuyển thành viêm phế quản mạn tính. Viêm phế quản cấp chủ yếu là do vi sinh vật (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng). Những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít thuốc lá thụ động…là nguyên nhân gây viêm phế quản – Do tổn thương kéo dài lớp nhầy niêm mạc phế quản bởi các tác nhân độc hại có trong môi trường sống, nhất là môi trường ô nhiễm bởi khói bụi, khói thuốc lá. – Do môi trường làm việc hiện tại hoặc tiền sử (người đã nghỉ hưu) có liên quan tới viêm phế quản mạn tính thường gặp ở các công nhân hầm lò, công nhân vệ sinh môi trường, công nhân ở các khu công nghiệp, những người sống ở vùng công nghiệp hoặc gần khu công nghiệp. Theo các chuyên gia, có tới 90% số bệnh nhân viêm phế quản mạn tính có hút thuốc lá, thuốc lào. Bệnh thường xảy ra sau 50 tuổi do sự tích tụ của thuốc lá, thuốc lào và nếu hút thuốc nhiều từ khi còn trẻ, tỉ lệ viêm phế quản mạn tính tăng lên gấp đôi so với nhóm không hút thuốc. Ngoài ra, viêm phế quản mạn tính còn có thể do di truyền, hoặc do tuổi tác cao cho nên sức đề kháng kém hoặc do thời tiết chuyển mùa làm tái phát viêm phế quản. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, viêm phế quản sẽ tiến triển thành mạn tính 2. Phòng viêm phế quản mạn tính Để phòng viêm phế quản mạn tính cần căn cứ vào các nguyên nhân gây bệnh. Nếu bạn chưa bị viêm phế quản mạn tính, bạn nên: – Giữ gìn vệ sinh họng miệng để không bị mắc các bệnh về đường hô hấp bằng cách đánh răng, súc họng hàng ngày sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy, đặc biệt không hút thuốc. – Mùa lạnh cần tránh cảm lạnh, mặc ấm, ngủ ở buồng không có gió lùa, đủ chăn, đệm và cần tắm nước ấm. – Nếu nhà ở chật chội, khi đun bếp than, bếp củi, rơm, rạ cần mở cửa cho thoáng, tốt hơn là dùng bếp ít khói để không hít phải khói bụi. – Cần đeo khẩu trang khi ra đường để tránh lây nhiễm các bệnh về đường hô hấp đặc biệt là viêm phế quản. Để phòng viêm phế quản mạn tính cần tránh hít phải khói bụi, sử dụng khẩu trang khi ra ngoài đường, tới những nơi đông người – Tăng cường vitamin và các khoáng chất cần thiết, tốt cho sức khỏe và tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức để tăng cường sức đề kháng. – Điều trị dứt điểm ngay từ khi mới bị viêm phế quản cấp nhằm ngăn ngừa nguy cơ tiến triển thành mạn tính. Khi đã bị viêm phế quản mạn tính, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Nguyên tắc điều trị, tùy theo từng giai đoạn có thể phải dùng thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản, đồng thời chống viêm xuất tiết và kháng sinh. Việc dùng thuốc gì, liều lượng ra sao cần do bác sĩ điều trị chỉ định, người bệnh nên tuân theo, tránh tự ý dùng sai thuốc sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.