text
stringlengths
199
386k
id
stringlengths
18
18
domain
stringclasses
25 values
Rockford là một làng thuộc quận Mercer, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của làng này là 1120 người. Dân số Dân số năm 2000: 1126 người. Dân số năm 2010: 1120 người. Chú thích Tham khảo American Finder Làng thuộc tiểu bang Ohio Quận Mercer, Ohio
VI_open-0000002097
Jobs_and_Education
Quận Tel Aviv (; ) là quận nhỏ nhất và có mật độ dân số cao nhất trong sáu quận hành chính của Israel với tổng cộng 1,2 triệu cư dân. Trong đó, 99,0% cư dân là người Do Thái và 1,0% là người Ả Rập (0,7% theo Hồi giáo, 0,3% theo Ki-tô giáo). Thủ phủ của quận là Tel Aviv và khu vực đô thị hình thành từ quận Tel Aviv district và các thành phố lân cận có tên là Gush Dan. Hành chính Tham khảo Tel Aviv
VI_open-0000002099
People_and_Society
Cold Spring là một thành phố thuộc quận Stearns, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 4025 người. Dân số Dân số năm 2000: 2975 người. Dân số năm 2010: 4025 người. Chú thích Tham khảo American Finder Quận Stearns, Minnesota Thành phố của Minnesota
VI_open-0000002104
People_and_Society
Lancaster là một thành phố thuộc quận Kittson, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 340 người. Dân số Dân số năm 2000: 363 người. Dân số năm 2010: 340 người. Chú thích Tham khảo American Finder Thành phố của Minnesota Quận Kittson, Minnesota
VI_open-0000002105
People_and_Society
Spring Hill là một thành phố thuộc quận Stearns, tiểu bang Minnesota, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 85 người. Dân số Dân số năm 2000: 55 người. Dân số năm 2010: 85 người. Chú thích Tham khảo American Finder Quận Stearns, Minnesota Thành phố của Minnesota
VI_open-0000002106
People_and_Society
Chaetodon bennetti là một loài cá biển thuộc chi Cá bướm (phân chi Tetrachaetodon) trong họ Cá bướm. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1831. Từ nguyên Từ định danh bennetti được đặt theo tên của nhà động vật học Edward Turner Bennett, người đã cho tác giả Georges Cuvier xem mẫu định danh của loài cá này. Phạm vi phân bố và môi trường sống Dọc theo bờ biển Đông Phi, C. bennetti được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Gambier (Polynésie thuộc Pháp) và quần đảo Pitcairn, ngược lên phía bắc đến vùng biển phía nam Nhật Bản, xa về phía nam đến Úc (gồm cả đảo Lord Howe) và đảo Rapa Iti. Ở Việt Nam, C. bennetti chỉ được ghi nhận tại quần đảo Hoàng Sa; bờ biển Phú Yên; và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa). C. bennetti sống tập trung ở những khu vực mà san hô phát triển phong phú trên rạn viền bờ hay trong đầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 30 m; cá con thường được bắt gặp ở vùng nước nông và có nhiều cụm san hô Acropora. Mô tả C. bennetti có chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận là 20 cm. Loài này có màu vàng với một đốm đen lớn viền trắng xanh ở thân trên. Một cặp sọc màu xanh óng từ sau đầu uốn cong xuống bụng. Đầu có một sọc đen viền xanh từ gáy băng dọc qua mắt. Số gai ở vây lưng: 13–14; Số tia vây ở vây lưng: 15–17; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 14–16; Số tia vây ở vây ngực: 14–16; Số gai ở vây bụng: 1; Số tia vây ở vây bụng: 5; Số vảy đường bên: 36–40. Phân loại học Các sọc xanh trên cơ thể giúp phân biệt C. bennetti với các loài chị em trong phân chi Tetrachaetodon. Sinh thái học C. bennetti là loài ăn san hô chuyên biệt. Loài này có thể kết đôi với nhau hoặc sống đơn độc. Thương mại C. bennetti ít được xuất khẩu trong ngành kinh doanh cá cảnh. Do chế độ ăn đặc biệt nên loài này dễ bị chết đói trong điều kiện nuôi nhốt. Tham khảo B Cá Ấn Độ Dương Cá Thái Bình Dương Cá Kenya Cá Tanzania Cá Mozambique Cá Madagascar Cá Maldives Cá Ấn Độ Cá Việt Nam Cá Malaysia Cá Indonesia Cá Philippines Cá Nhật Bản Cá Úc Cá châu Đại Dương Động vật được mô tả năm 1831
VI_open-0000002145
Pets_and_Animals
Fort-12 (tiếng Ukraina: ФОРТ-12) là loại súng ngắn bán tự động do công ty vũ khí RPC Fort tại Ukraina phát triển trong nỗ lực thay thế súng Makarov PM cho lực lượng cảnh sát từ thời Liên Xô vốn đã cũ. Để thực hiện việc đó RPC Fort đã mua máy móc sản xuất từ một nhà máy của Cộng hòa Séc là Uherský Brod sau đó tiến hành thiết kế vào cuối những năm 1990 với kết quả đầu tiên là khẩu Fort-12. Súng đã được thông qua để trang bị cho lực lượng cảnh sát tại Ukraina ngoài ra nó còn được bán cho thị trường dân sự với mẫu phi sát thương sử dụng đạn cao su hay hơi cay. Dù Fort-12 được xem là mẫu thay thế nhưng súng vẫn chỉ như một lượng bổ sung thêm cho các khẩu Makarov PM vốn vẫn đang được sử dụng. Thiết kế Fort-12 sử dụng cơ chế nạp đạn blowback và hoạt động kép. Khung súng và khối trượt được làm bằng thép. Nút khóa an toàn nằm phía bên trái của súng nó sẽ khóa an toàn búa điểm hỏa không cho hoạt động dù là đã vào vị trí sẵn sàng khai hỏa hay chưa. Súng được mạ chống gỉ như tiêu chuẩn cơ bản, nếu được yêu cầu súng sẽ được chạm khắc hay dát vàng. Hệ thống nhắm cơ bản của súng là điểm ruồi. Hộp đạn rời của súng có hai hàng đạn chứa 12 viên, nút nhả hộp đạn ra nằm phía bên trái súng trong góc vòng bảo vệ cò súng. Các khẩu được sản xuất đầu tiên bị phản ánh là chúng chỉ tương đối về độ tin cậy, hiện tại thì các lỗi phát sinh đã được khắc phục cũng như có thêm một số cải tiến so với khẩu Makarov PM về hình dáng, độ chính xác và lượng đạn mang theo. Fort-12 vẫn còn một sơ sót là nó không thể cho búa điểm hỏa ra khỏi vị trí lên cò ngoài việc để nó hoạt động bằng cách bóp cò nhưng dùng tay giữ lại để đẩy từ từ vào vị trí an toàn. Liên kết ngoài http://world.guns.ru/handguns/hg74-e.htm Tháo ráp mẫu Fort-12RM Súng ngắn Súng Ukraina Súng dùng đạn 9x18mm Makarov
VI_open-0000002146
Sensitive_Subjects
Chợ Dân Sinh hay còn gọi là khu Dân Sinh là một chợ nằm ngay trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh với bốn con đường bao quanh là đường Yersin, Nguyễn Thái Bình, Nguyễn Công Trứ và Ký Con với diện tích đất rộng hơn 5.000m². Chợ có ba cổng nằm trên đường Yersin và Nguyễn Công Trứ. Tên gọi Có nhiều ý kiến tranh biện về ý nghĩa và nguồn gốc của tên chợ. Có ý kiến cho rằng tên "Dân Sinh" là cách đọc trại của cái tên Yersin, trong khi ý kiến khác thì lại cho rằng tên chợ có nguồn gốc từ chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên. Ngoài ra, cụm từ "chợ dân sinh" cũng được dùng như danh từ chung để chỉ những chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố kinh doanh những mặt hàng thông dụng và thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Lịch sử Tiền thân của chợ Dân Sinh là khu ăn chơi cờ bạc Kim Chung khét tiếng của Bảy Viễn. Đến cuối năm 1954, khu Kim Chung đổi tên thành chợ Dân Sinh, chuyên bán đồ quân trang, quân dụng cũ và mới của quân đội Mỹ. Từ năm 1975 đến năm 1989 là giai đoạn đất nước chưa mở cửa, kinh tế khó khăn, hàng hóa khan hiếm nhưng lại là giai đoạn cực thịnh của chợ Dân Sinh. Các tuyến đường quanh chợ đã trở thành nơi mua bán kiếm sống của nhiều trí thức và công chức. Chợ nổi tiếng là đồ đạc thượng vàng hạ cám gì cũng có, kể cả những đồ vật quân sự hay vật dụng của những người bị đánh tư sản hoặc là đi di tản để lại. Đặc biệt, đây là nơi đã cung cấp những chiếc la bàn với mức giá không hề rẻ cho thuyền nhân trước khi rời Việt Nam. Năm 1990 đến năm 1992, chợ Dân Sinh bắt đầu xuất hiện hàng mới, đến khoảng năm 1997 thì lượng hàng mới hầu như chiếm lĩnh, hàng cũ trở thành hàng souvenir, dành cho khách du lịch, Việt kiều và người ưa hoài niệm sưu tầm hoặc làm quà tặng nhau. Từ 1992 đến năm 2000, luật doanh nghiệp ra đời tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, nhiều cửa hàng kim khí điện máy, trung tâm mua bán, siêu thị xuất hiện... chợ Dân Sinh từ đó bước vào giai đoạn "thoái trào". Chợ Dân Sinh được cho là một ngôi chợ lâu đời có không khí trầm lắng cố hữu. Tuy không thu hút nhiều khách hiếu kỳ vãn cảnh, ngôi chợ này vẫn là điểm đến quen thuộc khi khách muốn tìm mua những món hàng mang đậm dấu ấn của một thời đã qua. Một số khách hàng quen thuộc của chợ Dân Sinh, vì ưa cái cảm giác cà kê trả giá nên vẫn thường xuyên lui tới chợ dù vào một số thời điểm trong ngày, người bán đông hơn người mua. Chú thích Dân Sinh
VI_open-0000002147
Shopping
Machair (có khi viết là machar) là một danh từ trong tiếng Gael, dùng để chỉ một đồng bằng thấp, màu mỡ và có nhiều cỏ mọc ở bờ biển đảo Ireland và tây bắc Liên hiệp Anh, trong đó gần một nửa số machair của Scotland tập trung tại vùng Ngoại Hebrides. Có hai loại machair: Loại thứ nhất là một đồng cỏ có đụn cát, gắn với hoạt động canh tác nông nghiệp. Thường gặp loại này ở những vùng ẩm ướt và nhiều gió. Loại thứ hai là một vùng đất nằm giữa bãi biển và một khu vực mà tại đó cát lấn lên đầm lầy than bùn sâu trong đất liền. Địa chất Trước khi trở thành machair, cả hai loại trên đều từng là các bãi biển nhưng về sau chúng trở nên cao hơn so với bãi biển kế cận do mực nước biển giảm xuống hay đẳng tĩnh. Đa phần sự màu mỡ của machair là đến từ loại cát có hàm lượng vỏ động vật biển cao, thỉnh thoảng lên đến 90%. Loại cát này được thổi vào đất liền, giúp trung hoà tính a-xít của đầm lầy than bùn và tạo nên sự phì nhiêu cho machair. Sinh thái Người ta chú ý nhiều đến các machair dưới góc độ sinh thái học và bảo tồn, chủ yếu là vì nơi đây có những hệ sinh thái độc nhất vô nhị. Machair là ngôi nhà của một số loài hoa hiếm thuộc họ Spiranthes, phong lan và loài Rhinanthus minor. Có nhiều loài chim phong phú như Crex crex, Carduelis flavirostris, Calidris alpina,... được ghi nhận tại các machair ở xứ Ngoại Hebrides. Một số machair có nguy cơ bị xói mòn do nước biển dâng và bị hoạt động của con người ở các bãi biển gần đó đe doạ. Tham khảo Chú thích Tham khảo chung Liên kết ngoài Bãi biển Scotland Bãi biển Ireland Địa mạo đại dương và duyên hải Địa lý ven biển Đồng cỏ Sinh thái học quần đảo Anh
VI_open-0000002148
Science
Bristol Buckmaster là một loại máy bay huấn luyện của Anh, nó được Không quân Hoàng gia sử dụng trong thập niên 1950. Thiết kế và phát triển Đến năm 1945, đang có một khoảng cách lớn về hiệu suất giữa các máy bay cao cấp đang được sử dụng, ví dụ như Avro Anson, Airspeed Oxford. Quốc gia sử dụng Không quân Hoàng gia Tính năng kỹ chiến thuật Xem thêm Tham khảo Ghi chú Tài liệu Bridgeman, Leonard. "The Bristol 166 Buckmaster." Jane's Fighting Aircraft of World War II. London: Studio, 1946. ISBN 1-85170-493-0. Mondey, David. The Hamlyn Concise Guide to British AIrcraft of World War II. London: Aerospace Publishing Ltd., 1982 (reprint 1994). ISBN 1-85152-668-4. Winchester, Jim. The World's Worst Aircraft: From Pioneering Failures to Multimillion Dollar Disasters. London: Amber Books Ltd., 2005. ISBN 1-904687-34-2. Buckmaster Máy bay quân sự Anh thập niên 1940 Máy bay huấn luyện Máy bay cánh trên Máy bay hai động cơ cánh quạt
VI_open-0000002152
Autos_and_Vehicles
Boeing XF8B (Mẫu 400) là một loại máy bay tiêm kích do hãng Boeing phát triển trong Chiến tranh thế giới II, XF8B dự kiến sẽ trang bị cho các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ. Quốc gia sử dụng Không quân Lục quân Hoa Kỳ Hải quân Hoa Kỳ Tính năng kỹ chiến thuật (Boeing XF8B-1) Xem thêm Tham khảo Ghi chú Tài liệu Allen, Francis. "Last of the Line: Boeing's XF8B-1 Multi-purpose Fighter." Air Enthusiast No. 55, Autumn 1994. Donald, David, ed. "Boeing Model 400 (XF8B)".Encyclopedia of World Aircraft. Etobicoke, ON: Prospero Books, 1997. ISBN 1-85605-375-X. Green, William. "Boeing XF8B-1". War Planes of the Second World War, Volume Four: Fighters. London: Macdonald & Co.(Publishers) Ltd., 1961 (6th impression 1969), pp. 26–27. ISBN 0-356-01448-7. Green, William and Gordon Swanborough. "Boeing XF8B-1". WW2 Aircraft Fact Files: US Navy and Marine Corps Fighters. London: Macdonald and Jane's Publishers Ltd., 1976, p. 4. ISBN 0-356-08222-9. Koehnen, Richard C. Boeing XF8B-1 Five-in-One Fighter, Naval Fighters Number 65. Simi Valley, CA: Steve Ginter Publishing, 2005. ISBN 0-942612-65-5. Koehnen, Richard C. "XF8B-1... Last of the Breed: Boeing's Five-in-One Fighter." Airpower, Vol. 5, no. 4, July 1975. Pedigree of Champions: Boeing Since 1916, Third Edition. Seattle, WA: The Boeing Company, 1969. Zichek, Jared A. The Boeing XF8B-1 Fighter: Last of the Line. Atglen, PA: Schiffer Publishing, 2007. ISBN 0-7643-2587-6. Liên kết ngoài Boeing XF8B-1 XF8B-1 Fighter-Bomber FB8, Boeing FB8, Boeing Máy bay hoạt động trên tàu sân bay Máy bay tiêm kích Hoa Kỳ Máy bay ném bom bổ nhào Máy bay cánh dưới Dự án máy bay hủy bỏ của Hoa Kỳ Máy bay một động cơ cánh quạt
VI_open-0000002190
Autos_and_Vehicles
Tống Cảnh công (chữ Hán: 宋景公, ?-469 TCN, trị vì 516 TCN-453 TCN hay 516 TCN-469 TCN), tên thật là Tử Đầu Mạn (子頭曼) hay Tử Đầu Loan (子頭栾), là vị vua thứ 28 của nước Tống - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Thế tử nước Tống Tử Đầu Mạn là con trưởng của Tống Nguyên công, vua thứ 27 của nước Tống. Ông được lập làm thế tử. Vua cha Tống Nguyên công mâu thuẫn với họ Hướng và họ Hoa. Hoa Định, Hoa Hợi và Hướng Ninh bàn nhau, Hoa Hợi giả bệnh, cho các công tử con Tống Nguyên công đến thăm. Khi các công tử Dần, Ngự Nhung, Cố, Viên và Công Tôn Định đến thăm Hoa Hợi, họ Hoa bèn bắt giam. Hướng Hàng và Hướng Thằng về phe với Tống Nguyên công, bèn đến xin cho các công tử, cũng bị bắt giữ. Tống Nguyên công bất lực không dẹp được họ Hoa và họ Hướng, phải chấp nhận thỏa hiệp đổi con tin: Tử Đầu Mạn và em cùng mẹ là công tử Thìn sang nhà họ Hoa, và giữ con Hoa Hợi là Hoa Vô Thích, con Hướng Ninh là Hướng La, con Hoa Định là Hoa Khải. Tháng 10 năm đó, Tống Nguyên công giết các con tin của họ Hoa, họ Hướng và mang quân tấn công 2 họ này. Hoa Hợi, Hướng Ninh bỏ trốn sang nước Trần. Tử Đầu Mạn được trở về cung. Sau họ Hoa được nước Sở giúp mang quân về đánh Tống nhưng thất bại phải bỏ trốn. Năm 517 TCN, Tống Nguyên công qua đời. Tử Đầu Mạn lên nối ngôi, tức là Tống Cảnh công. Làm vua Nội trị Năm 499 TCN, em Tống Cảnh công là công tử Địa vì có mâu thuẫn nên chạy sang nước Trần. Một người em khác là công tử Thìn cùng các đại phu Trọng Đà, Thạch Khu cũng chạy sang Trần. Năm 498 TCN, công tử Thìn, công tử Địa cùng Trọng Đà và Thạch Phu được nước Trần giúp sức, mang quân tiến về nước Tống, tiến vào đất Tiêu, đến năm 497 TCN, bị Tống Cảnh công đánh bại. Cả bốn người đều chạy sang nước Lỗ rồi lại sang nước Trịnh. Năm 491 TCN, Khổng Tử đến nước Tống, Tư mã nước Tống là Hoàn Đồi ghen ghét Khổng Tử, gièm pha với Tống Cảnh công, muốn giết Khổng Tử. Khổng Tử phải trốn khỏi nước Tống. Năm 477 TCN, Tống Cảnh công giết chết đại phu Hoàng Viện nhưng không diệt tộc họ Hoàng, lại phong cho Hoàng Hoãn làm Hữu sư. Xung đột với nước Trịnh Năm 495 TCN, Trịnh Thanh công sai Hãn Đạt mang quân giúp công tử Địa, đánh bại quân Tống ở đất Lão Khưu. Đến năm 486 TCN, Tống Cảnh công cử tướng Hoàng Viên đánh bại quân Trịnh, chiếm lại đất Lão Khưu. Mùa thu năm đó đích thân Tống Cảnh công lại đem quân đánh Trịnh nhưng không phân thắng bại. Liên tiếp suốt 4 năm từ 485 TCN đến 481 TCN, Tống và nước Trịnh tiếp tục xảy ra xung đột nhưng không phân thắng bại. Sau đó, hai bên còn tranh chấp khoảnh đất ở giữa, từ xưa vốn không thuộc nước nào, gồm có 6 ấp là Di Tác, Khoảnh Khưu, Ngọc Sướng, Nhiếp, Qua và Dương. Sau khi xung đột nhiều lần, Tống và Trịnh thống nhất cho cả sáu ấp được trung lập. Quan hệ với chư hầu Ngay năm 516 TCN, Lỗ Chiêu công bị quyền thần họ Quý (một trong tam hoàn của nước Lỗ) đuổi phải chạy sang nước Tề, Tống Cảnh công và Vệ Linh công cùng sai sứ sang nước Tấn, đề nghị nước Tấn giúp Lỗ Chiêu công về nước. Nhưng Quý tôn Ý Như đã đút lót cho đại phu Phạm thị nên tâu với Tấn Khoảnh công rằng họ Quý không có lỗi. Vì vậy nước Tấn không giúp Lỗ Chiêu công. Lỗ Chiêu công phải lưu lạc nước ngoài cho đến lúc chết. Năm 515 TCN, vua Tào là Tào Điệu công sang triều kiến Tống, Tống Cảnh công bèn cho bắt giam Tào Điệu công. Người nước Tào lập em Điệu công là Tào Thanh công làm vua. Năm 506 TCN, Tống Cảnh công dự hội chư hầu để cùng nước Tấn bàn việc đánh nước Sở giúp Sái (Sái Chiêu hầu bị lệnh doãn nước Sở là Nang Ngoã hối lộ không được, bị giữ lại 3 năm. Sái Chiêu hầu tức giận, gửi con tin cho Tấn Định công, xin Tấn giúp đánh Sở) nhưng Đại phu nước Tấn là Tuân Dần và Phạm Ưởng lại đòi nước Sái hối lộ. Sái Chiêu hầu không chịu. Tuân Dần bèn kiếm cớ từ tạ rút quân không đánh Sở giúp Sái nữa. Quân Tống rút về. Thế lực của Ngô Phù Sai ngày càng mạnh. Phù Sai khiến Lỗ Ai công thần phục, lại phá quân Tề. Khi Phù Sai hội chư hầu năm 483 TCN, Tống Cảnh công phải đến tham dự cùng nước Lỗ, Vệ. Năm 480 TCN, Hướng Đồi và Hướng Sào chiếm đất Tào cũ để chống lại Tống Cảnh công. Cảnh công sai Tả sư Sào đánh đất Tào. Dân đất Tào phản lại họ Hướng. Hướng Đồi phải chạy sang nước Vệ, Hướng Sào chạy sang nước Lỗ. Đại phu nước Vệ là Công Văn Thị mang quân ra đón, nhưng đòi viên ngọc quý truyền từ đời nhà Hạ. Hướng Đồi từ chối, chỉ cho Công Văn Thị viên ngọc khác, và chạy sang nước Tề. Điền Hằng đang cầm quyền ở nước Tề cho Hướng Đồi làm Thứ khanh. Mở rộng bờ cõi Năm 492 TCN, Tống Cảnh công đánh nước Tiểu Châu, bắt vua Tiểu Châu. Năm 489 TCN, ông lại sai Hướng Sào mang quân đánh phá nước Tào. Lúc đó vua Tào là Tào Bá Dương bỏ bê chính sự, ham săn bắn. Nghe lời Công Tôn Cương, Tào Bá Dương phản lại nước Tấn và bỏ không thần phục nước Tống nữa. Năm 488 TCN, Tống Cảnh công cùng Chữ Sư Tử Phì mang quân đánh Tào. Nước Tấn không phát binh cứu. Nước Tào bị vây tại 5 đồn ấp là Thử Khưu, Ấp Khưu, Đại Thành, Chung và Vu. Trịnh Thanh công nghe tin nước Tào bị Tống đánh bèn điều quân đi cứu Tào, tấn công vào địa giới nước Tống. Nhưng quân Tống vẫn tiếp tục đánh Tào. Năm 487 TCN, quân Tống vây đánh Tào chưa được, bèn định rút quân về. Tướng Tống là Chữ Sư Tử Phì đi đoạn hậu, bị dân nước Tào chửi rủa thậm tệ, bèn dừng quân lại báo với Tống Cảnh công. Cảnh công tức giận truyền quân quay trở lại tấn công nước Tào. Lần này Tào Bá Dương không chống cự nổi. Quân Tống phá thành, bắt Tào Bá Dương và Công Tôn Cương đem về nước và giết chết cả hai người. Tống Cảnh công diệt nước Tào. Qua đời Theo Tả truyện, Tống Cảnh công không có con trai. Năm 469 TCN, Cảnh công lâm bệnh, dặn đại thần là Đại Duẩn rằng Tử Khải (cháu nội công tử Đang Tần em ông) là người kế vị. Tuy nhiên sau khi Tống Cảnh công mất, các đại phu phản đối. Tử Khải phải chạy sang nước Sở. Người nước Tống lập công tử Đặc lên làm vua, tức Tống Chiêu công. Sử kí-Tống Vi tử thế gia lại ghi khác, rằng Tống Cảnh công có một người con trai, đã lập làm thế tử. Ông có một người em là công tử Đang Tần, Đang Tần sinh công tôn Củ. Cảnh công lúc sinh thời giết công tôn Củ nên con Củ là Tử Đặc tức Tống Chiêu công. Sau khi Tống Cảnh công qua đời, Tử Đặc giết chết thế tử của ông rồi đoạt ngôi. Sử ký cho rằng Tống Cảnh công làm vua 64 năm và mất năm 452 TCN. Xem thêm Tống Nguyên công Tống Tử Khải Tào Bá Dương Tống Chiêu công Tham khảo Sử ký Tư Mã Thiên, các thiên: Tống Vi tử thế gia''''Lỗ Chu công thế giaQuản Sái thế giaPhương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện'', tập 5, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh Chú thích Vua nước Tống Năm sinh thiếu Mất năm 469 TCN
VI_open-0000002193
News
Cắt đùi đỏ (Accipiter erythropus) là một loài chim trong họ Accipitridae. Loài này sinh sống ở châu Phi. Nó được tìm thấy trong Angola, Bénin, Burkina Faso, Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Bờ Biển Ngà, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea, Guinea-Bissau, Liberia, Nigeria, Rwanda, Sénégal, Sierra Leone, Togo, Uganda. Chú thích Tham khảo E Động vật được mô tả năm 1855 Chim châu Phi Hạ Sahara
VI_open-0000002197
Pets_and_Animals
Crotophaga ani là một loài chim trong họ Cuculidae. Đây là một loài sinh sản cư trú từ miền nam Florida, Bahamas, Caribbean, một phần của Trung Mỹ, từ nam đến tây Ecuador, Brazil và bắc Argentina. Loài ani này được tìm thấy ở vùng đất mở và bán mở và các khu vực đang canh tác. Tổ, được xây dựng chung bởi một số cặp, hình chiếc cốc sâu được lót bằng lá và thường được đặt ở độ cao 2–6 m trong một cái cây. Một số con mái đẻ trứng màu xanh phấn trong tổ và sau đó chung nhau ấp trứng và nuôi chim non. Mỗi con mái có khả năng đẻ tới bảy quả trứng và tổ đã được tìm thấy có chứa tới 29 quả trứng, nhưng rất hiếm khi hơn mười con nở ra. Thời gian ấp trứng 13-15 ngày, chim non 10 ngày nữa mới mọc lông. Có thể có nuôi tối đa ba lứa trong một mùa, những con chim non cùng bố mẹ thuộc lứa trước phụ nuôi những con non hơn thuộc lứa sau. Loài này có kích thước trung bình, có chiều dài 30–36 cm và nặng 71-133. Khi bay chủ yếu là liệng, chúng chạy tốt và thường kiếm ăn trên mặt đất. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Crotophaga Chim Bahamas Chim Brasil Chim Colombia Chim Peru Chim Venezuela Chim Ecuador Chim Puerto Rico Động vật được mô tả năm 1758 Chim Trung Mỹ Chim Caribe
VI_open-0000002201
Pets_and_Animals
Đuôi cụt sọc Java (tên khoa học: Hydrornis guajanus) là một loài chim trong họ Pittidae. Loài này có ở đảo Java. Trước đây nó gộp cả đuôi cụt sọc Malaya và đuôi cụt sọc Borneo. Loài này đã suy giảm hơn 30% số cá thể trong vòng 10 năm qua Theo ước tính còn ít hơn 10 000 cá thể trưởng thành; số lượng cá thể trưởng thành có thể giảm hơn 10% trong vòng 5 hay 3 thế hệ thuộc loài này. Mô tả Loài này có thân khá nhỏ, có sọc vàng quanh thân và bụng. Loài này có 1 phần lông xanh ở cổ và lông đen ở mặt cùng với cái mỏ màu đen. Kích thước khá nhỏ bé. Bị đe dọa Loài này bị đe dọa do mất môi trường sống và buôn bán làm chim cảnh. Loài này cũng bị đe dọa do các loài các loài ăn thịt. Hành động bảo tồn (Chưa có hành động bảo tồn cụ thể nào được ghi nhận.) Hình ảnh Chú thích Tham khảo G Động vật được mô tả năm 1776
VI_open-0000002208
Pets_and_Animals
Conopophaga castaneiceps là một loài chim trong họ Conopophagidae. Loài này được tìm thấy ở Colombia, Ecuador và Peru. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Conopophaga Động vật được mô tả năm 1857 Chim Colombia Chim Ecuador Chim Peru
VI_open-0000002209
Pets_and_Animals
Tước mào vàng (Regulus regulus) là một loài chim dạng sẻ rất nhỏ trong họ Regulidae. Lông chỏm đầu đầy màu sắc của loài chim này mang đến tên gọi và khoa học của loài chim này, và có thể nó được gọi là "vua của những con chim" trong văn hóa dân gian châu Âu. Một số phân loài được công nhận trên phạm vi phân bố rất lớn bao gồm phần lớn của Á-Âu và các đảo Macaronesia. Chim từ phía bắc và phía đông của phạm vi sinh sản của loài này di chuyển đến mùa đông hơn nữa về phía nam. Chú thích Tham khảo R Chim châu Á Chim châu Âu Động vật được mô tả năm 1758
VI_open-0000002219
Pets_and_Animals
Piranga bidentata là một loài chim trong họ Cardinalidae. Loài chim này được tìm thấy từ Mexico khắp Trung Mỹ đến phía bắc Panama và đôi khi ở Hoa Kỳ; bốn phân loài được công nhận. Loài này có thân dài khoảng , chim trống chủ yếu có bộ lông màu cam đỏ còn chim mái thì có màu cam hơi vàng. Phân loại học và hệ thống học Nhà tự nhiên học người Anh William John Swainson đã mô tả loài chim này vào năm 1827 từ vật liệu do William Bullock và con trai ông thu thập từ một mẫu vật từ Temascaltepec ở Mexico. Nhà điểu học người Pháp Frédéric de Lafresnaye đã mô tả Piranga sanguinolenta như một loài riêng biệt vào năm 1839, mặc dù cả hai thường được coi là đặc hiệu vào cuối thế kỷ 19. Một nghiên cứu di truyền năm 2019 sử dụng DNA ty thể cho thấy rằng loài Piranga_bidentata là đơn vị phân loại chị em của P. ludoviciana). Loài này và các loài khác của chi Piranga ban đầu được đặt trong họ Thraupidae. Kể từ khoảng năm 2008, chúng đã được xếp vào họ hiện tại. Chú thích Tham khảo Piranga Chim El Salvador Chim Mỹ Chim México Chim Trung Mỹ
VI_open-0000002228
Pets_and_Animals
Yên Huệ hầu (chữ Hán: 燕惠侯; trị vì: 864 TCN-827 TCN), là vị vua thứ 10 của nước Yên - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc. Sử ký không xác định được vài đời vua giữa Triệu Khang công và Yên Huệ hầu, chỉ xác định Yên Huệ hầu là cháu 10 đời của Triệu Khang công – em vua Chu Vũ Vương. Yên quốc sử cảo chỉ bổ sung được 5 đời vua Yên từ thứ 1 đến thứ 5 và cũng không xác định được 4 đời vua trước Yên Huệ hầu. Ông là hậu duệ mười đời của Triệu công Thích, không rõ tên là gì, cũng không rõ cha mẹ ông là ai. Ông lên ngôi vua năm 864 TCN. Sử ký không ghi chép sự kiện xảy ra liên quan tới nước Yên trong thời gian ông làm vua. Năm 827 TCN, Huệ hầu qua đời. Ông ở ngôi được 37 năm. Con ông là Cơ Trang lên kế vị, tức là Yên Li hầu. Xem thêm Yên Li hầu Triệu công Thích Ghi chú Tham khảo Sử ký Tư Mã Thiên, thiên: Yên Thiệu công thế gia Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới Vua nước Yên Năm sinh thiếu Mất năm 827 TCN
VI_open-0000002231
News
Spermophilus pallidicauda là một loài động vật có vú trong họ Sóc, bộ Gặm nhấm. Loài này được Satunin mô tả năm 1903. Chú thích Tham khảo Thorington, R. W. Jr. and R. S. Hoffman. 2005. Family Sciuridae. pp. 754–818 in Mammal Species of the World a Taxonomic and Geographic Reference. D. E. Wilson and D. M. Reeder eds. Johns Hopkins University Press, Baltimore. Spermophilus Động vật được mô tả năm 1903
VI_open-0000002235
Pets_and_Animals
Scotophilus borbonicus là một loài động vật có vú trong họ Dơi muỗi, bộ Dơi. Loài này được E. Geoffroy mô tả năm 1803. Loài dơi này chỉ tìm thấy trên Madagascar và Réunion. Trên Réunion, nó được coi là phổ biến vào đầu thế kỷ 19, nhưng được nhìn thấy lần cuối vào cuối thế kỷ 19. Chỉ có một mẫu vật duy nhất được quy cho loài này, được thu thập vào năm 1868, được biết đến từ Madagascar. Loài được liệt kê là một loài cực kỳ nguy cấp vào năm 1996 do mất môi trường sống, và có thể bị tuyệt chủng. Chú thích Tham khảo Scotophilus Động vật được mô tả năm 1803 Động vật có vú Madagascar
VI_open-0000002248
Pets_and_Animals
Delphinus capensis là một loài động vật có vú trong họ Delphinidae, bộ Cetacea. Loài này được Gray mô tả năm 1828. Loài cá heo này có phạm vi phân bố rời rạc ở các khu vực ven biển trong các đại dương ôn đới và ấm hơn. Phạm vi hân bố bao gồm các bộ phận của miền tây và miền nam châu Phi, phần lớn Tây Nam Mỹ, trung bộ California đến trung tâm Mexico, ven biển Peru, khu vực xung quanh Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, và có thể gần Oman. Một số cá thể lang thang đã được ghi nhận xa về phía bắc tận đảo Vancouver. Chúng sinh sống ở vùng nước cạn, nhiệt độ ấm hơn gần bờ biển. Chúng cũng sống ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài C Động vật được mô tả năm 1828 Động vật Đại Tây Dương Động vật Thái Bình Dương
VI_open-0000002249
Pets_and_Animals
Hươu sừng ngắn thân lùn (Mazama chunyi) là một loài động vật có vú trong họ Hươu nai, bộ Artiodactyla. Loài này được Hershkovitz mô tả năm 1959. Loài này có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Andes ở miền tây Bolivia và đông nam Peru, nơi tìm thấy trong rừng và Páramo. Bộ lông của chúng màu nâu hơi đỏ với phía trước và cổ màu xám đen. Các phần dưới màu nâu nhạt hơn. Mõm ngắn và dày. Cân nặng khoảng 11 kg. Tham khảo Liên kết ngoài C Động vật được mô tả năm 1959 Động vật có vú Nam Mỹ
VI_open-0000002256
Pets_and_Animals
Hoàng mộc hôi hay còn gọi sẻn hôi, cóc hôi, vàng me, xong, mắc khén () (danh pháp khoa học: Zanthoxylum rhetsa) là loài thực vật có hoa thuộc họ Rutaceae được mô tả khoa học bởi (Roxb.) DC. năm 1824. Mô tả Mắc khén là loại cây gỗ nhỡ cao từ 14 - 18m, thân thẳng, vỏ có nhiều gai mọc, lá kép lông chim một lần lẻ, mép phiến lá có răng cưa, hoa mọc thành chùm màu xám trắng, mùa ra hoa tháng 6 - 7, quả chín tháng 10 - 11, quả hình tròn, hạt hình cầu khi chín màu đen óng. Hạt mắc khén (thực chất là vỏ quả; phần hạt đen ở bên trong thì không có mùi vị đặc biệt nên thậm chí có thể đãi bỏ không dùng) có vị cay và thơm, được sử dụng như một gia vị rất phổ biến của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam, (đặc biệt là người Thái) hoặc vùng thượng Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và Tây Song Bản Nạp (Trung Quốc). Phân bố và công năng Đây là loài cây thường xanh, phân bố ở độ cao từ 500 đến 1500 m ở khắp vùng Indomalaya gồm Ấn Độ, Myanmar, Lào, Đông Bắc Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, mắc khén phân bố khá rộng ở vùng Tây Bắc, trong đó có nhiều ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên. Đây là một loài cây đặc sản, có sản phẩm chính là hạt (quả) dùng làm gia vị). Hạt được ví như hồ tiêu của vùng Tây Bắc, tuy mùi vị không hoàn toàn giống hồ tiêu. Hạt mắc khén thơm ngon, cay tê đầu lưỡi, không thể thiếu được trong các món ăn hàng ngày của người dân thiểu số đặc biệt là người dân tộc Thái và người Isản (Thái Lan). Tuy nhiên sử dụng nhiều có thể gây đắng. Mắc khén mang nét đặc thù văn hóa, truyền thống bản địa, là linh hồn của các món ăn như thức chấm chẳm chéo, nam phrik; thịt động vật nướng (cá, gà, lợn, bò); tẩm ướp thịt sấy khô, gác bếp, hun khói (như thịt trâu, thịt bò, thịt lợn, cá gác bếp, lạp xưởng, xúc xích hun khói). Hạt tươi đặc biệt thơm tuy nhiên để bảo quản lâu dài thường được phơi khô. Hạt được rang sơ cho thơm và giã/xay vụn trước khi sử dụng. Dược tính Quả mắc khén chứa 0,24% alcaloid và tinh dầu, trong khi đó vỏ quả chứa d-terpinen, d-a-phellandren, 4-caren, b-pinen, d-a-dihydrocarvol, 4-terpinol và dl-carvotanacetone; ngoài ra có chất kháng khuẩn. Trong vỏ cây có 2 aecaloid là budrungain (0,0025%), budrungainin (0,005%); và lupeol. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài http://faf.utb.edu.vn/index.php/d-an-jica/191-nhom-m-c-khen-nghien-c-u-cac-bi-n-phap-k-thu-t-gay-tr-ng-va-phat-tri-n-cay-m-c-khen-t-i-huy-n-thu-n-chau-t-nh-son-la Zanthoxylum rhetsa R Thực vật được mô tả năm 1824
VI_open-0000002260
Food_and_Drink
Triệu Quát (chữ Hán: 赵括; ?-583 TCN), là vị tông chủ thứ năm của họ Triệu, một trong Lục khanh của nước Tấn dưới thời Xuân Thu và là tổ tiên của nước Triệu sau này. Thân thế Triệu Quát là con của Triệu Thôi, tức Triệu Thành tử, tông chủ thứ ba của họ Triệu, mẹ ông là Triệu Cơ. Sau khi Tấn Văn công về nước đã gả con gái cho Triệu Thôi và sinh ra Triệu Quát, bởi vậy Quát là con đích. Tuy nhiên mẹ ông thấy Triệu Thuẫn có tài nên xin Triệu Thôi cho lập Triệu Thuẫn làm con đích và nối nghiệp mình. Năm 607 TCN, Tấn Thành công lên ngôi, Triệu Thuẫn xin vua phong cho Triệu Quát làm đại phu vì Quát mới là đích tử của Triệu Thôi. Tấn Thành công nghe theo. Năm 601 TCN, Triệu Thuẫn chết, Triệu Quát trở thành thủ lĩnh của họ Triệu. Chiến tranh với Sở Năm 597 TCN, Sở Trang vương đem quân đánh nước Trịnh, Triệu Quát làm Trung quân đại phu dẫn quân cùng Tuân Lâm Phủ, Sĩ Hội, Khước Khắc, Loan Thư, , Hàn Quyết cứu Trịnh, khi đến Hoàng Hà, thì Sở và Trịnh đã giảng hoà rồi. Tuân Lâm Phủ muốn lui binh, Tiên Hộc không theo, đề nghị tiến quân giao chiến. Tuân Lâm Phủ lệnh cho toàn quân qua Hoàng Hà. Trịnh Tương công đã hàng Sở nên phải mang quân phối hợp với Sở cùng đánh Tấn. Hai bên đánh nhau to, quân Tấn bị đánh bại. Khi chạy về đến Hoàng Hà, các binh sĩ tranh nhau qua sông, nhiều người bị giết. Tướng Trí Anh bị bắt. Thăng chức khanh Năm 588 TCN, do Tề Khoảnh công trêu ghẹo Khước Khắc, Khước Khắc bèn xin Tấn Cảnh công đánh Tề, Triệu Quát cũng tham gia vào trận chiến này. Sử gọi là . Sau đó quân Tấn đại thắng, suýt bắt được vua Tề, Tấn Cảnh công ban thưởng công thần, phong Triệu Quát lên chức khanh, nhậm chức Trung quân tá. Cứu Trịnh Năm 585 TCN, tướng Sở là đánh Trịnh, Triệu Quát cùng Loan Thư đem quân cứu, quân Sở rút lui. Sau đó Tấn lại đánh sang nước Sái. Sở sai , cứu Sái, Triệu Quát và Triệu Đồng muốn xuất chiến, Loan Thư lúc đầu nghe theo, nhưng , và Hàn Quyết phản đối nên Loan Thư đem quân rút về. Bị giết Năm 586 TCN, em ông là cùng tư thông, Triệu Quát bèn đuổi Anh Tề sang nước Tề. Năm 583 TCN, Trang Cơ nói với Tấn Cảnh công:"Triệu Đồng và Triệu Quát tác loạn, họ Loan và họ Khước có thể làm chứng". Cảnh công nghe theo, đem quân đánh họ Triệu, Triệu Đồng và Triệu Quát bị giết, đất họ Triệu bị sung công. Hàn Quyết khuyên Tấn Cảnh công nhớ ơn Triệu Thôi và Triệu Thuẫn bảo tồn hương hoả cho họ Triệu, Cảnh công mới phong cho con Triệu Sóc, cháu Triệu Thuẫn là Triệu Vũ thế tập và trả lại đất cũ. Ghi chép trong Sử ký Theo Triệu thế gia trong Tư Mã Thiên chép, thì Triệu Quát đã mất trước 598 TCN, Triệu Sóc con Triệu Thuẫn là tông chủ họ Triệu. Năm 598 TCN, Tư khấu cậy được Tấn Cảnh công trọng dụng, lấy cớ Triệu Thuẫn cùng Triệu Xuyên trước đây từng giết Tấn Linh công nên phải trị tội họ Triệu. Được Cảnh công ưng thuận, Đồ Ngạn Cổ bèn mang quân diệt họ Triệu. Cả nhà Triệu Sóc bị giết, chỉ còn sót lại một người con mới ra đời là Triệu Vũ, được 2 gia nhân trung thành là và và đại phu Hàn Quyết che chở nên thoát chết. Năm 583 TCN, Triệu Vũ lên 15 tuổi. Tấn Cảnh công mang bệnh. Hàn Quyết xin Tấn Cảnh công nhớ công lao của họ Triệu với nước Tấn để khôi phục họ Triệu. Tấn Cảnh công thuận theo, phục chức cho Triệu Vũ và cho Triệu Vũ tự đi báo thù giết Đồ Ngạn Cổ. Nhưng trong sách Triệu thị cô nhân bổn sự khảo thì ghi chép trong sử ký chỉ là hư cấu. Xem thêm Triệu Thuẫn Triệu Vũ Triệu Thôi Tấn Cảnh công Con côi nhà họ Triệu Tham khảo Sử ký Tư Mã Thiên, thiên Triệu thế gia Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới Khổng Tử (2002), Xuân Thu tam truyện, tập 3, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh Ghi chú Nhân vật chính trị Xuân Thu Sinh TCN Mất năm 583 TCN
VI_open-0000002261
News
Falkner là một thành phố thuộc quận Tippah, tiểu bang Mississippi, Hoa Kỳ. Năm 2010, dân số của thành phố này là 514 người. Dân số Dân số năm 2000: 212 người. Dân số năm 2010: 514 người. Chú thích Tham khảo Xem thêm American Finder Thành phố của Mississippi Quận Tippah, Mississippi
VI_open-0000002265
People_and_Society
Samir Handanovič (sinh ngày 14 tháng 7 năm 1984) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Slovenia hiện chơi ở vị trí thủ môn. Trước khi chuyển đến Ý, Handanović đã chơi bóng ở quê nhà Slovenia. Năm 2004, anh được Udinese mua lại, nhưng sau vài năm được cho mượn, chơi cho các đội như Treviso, Lazio và Rimini. Handanović trở lại Udinese trước mùa giải 2007–08, nơi anh chơi như một người bắt đầu trong 5 năm tiếp theo. Trong mùa giải tiếp theo, anh cũng lần đầu tiên chơi bóng ở châu Âu, có trận ra mắt tại UEFA Cup. Sau 5 năm thi đấu chính thức và hơn 200 lần ra sân, Handanović gia nhập Inter Milan vào tháng 7 năm 2012 với giá khoảng 19,4 triệu euro. Vào tháng 2 năm 2019, anh ấy được bổ nhiệm làm đội trưởng câu lạc bộ, trong khi vào tháng 9, anh có lần ra sân thứ 300 cho câu lạc bộ, và sau đó tiếp tục lọt vào Chung kết UEFA Europa League 2020 ở mùa giải đó. Anh ấy đã xuất hiện lần thứ 500 tại Serie A vào tháng 2 năm 2021,  và giành được danh hiệu đầu tiên cùng đội bóng vào tháng 5 năm đó. Trước đây từng đại diện cho đội U-21 Slovenia, Handanović đã có trận ra mắt quốc tế cao cấp cho Slovenia vào năm 2004. Anh ấy đã có 81 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, nhiều thứ hai cho Slovenia và nhiều nhất cho một thủ môn, và chơi ở FIFA World Cup 2010. Được đặt biệt danh là Người Dơi, nhờ những pha cứu thua xuất thần, anh được coi là một trong những thủ môn xuất sắc nhất trong thế hệ của mình, và là một trong bốn thủ môn không phải người Ý duy nhất được vinh danh là Thủ môn của năm Serie A, giành giải vinh dự ba lần. Là một chuyên gia cản phá quả phạt đền, trong mùa giải Serie A 2010–11, anh đã cản phá tổng cộng sáu quả phạt đền, cân bằng kỷ lục mọi thời đại của giải đấu được thiết lập vào mùa giải 1948–49. Trong mùa giải 2019–20, anh cân bằng kỷ lục ghi nhiều quả phạt đền nhất Serie A của Gianluca Pagliuca với lần dừng chân thứ 24. Ở mùa giải tiếp theo, anh đã phá kỷ lục. Sự nghiệp câu lạc bộ Sự nghiệp ban đầu Handanović bắt đầu sự nghiệp của mình tại Slovan và sau đó được chuyển đến Domžale, nơi anh ấy đã trải qua hai mùa giải. Anh được Udinese ký hợp đồng vào mùa hè năm 2004 ở tuổi 20. Tuy nhiên, thời gian đầu tiên của anh với Friuliani chỉ tồn tại trong thời gian ngắn vì anh không thể củng cố vị trí của mình trong đội hình xuất phát. Lần ra mắt của anh ấy diễn ra vào ngày 20 tháng 11 năm 2004 trong một trận đấu Coppa Italia với Lecce, nơi anh ấy bị đuổi khỏi sân ở phút 91 vì để thủng lưới sau một pha phạm lỗi với Mirko Vučinić; vì Udinese đã sử dụng cả ba sự thay thế, tiền đạo David Di Michele vào mục tiêu ở vị trí của mình. Tuy nhiên, Vučinić không thể ghi bàn từ chấm phạt đền và Udinese giành chiến thắng 5–4.  Anh có trận ra mắt Serie A vào ngày 15 tháng 5 năm 2005 trong trận hòa 1-1 trên sân nhà trước Sampdoria. Handanović được cho Treviso mượn vào mùa hè năm 2005, nhưng đến tháng 1 năm 2006, anh được trao đổi với Matteo Sereni sang Lazio. Với Treviso, anh nhận thẻ đỏ đầu tiên trong trận đấu với câu lạc bộ tiếp theo của anh, Lazio, vào ngày 18 tháng 9 năm 2005 trong trận thua chung cuộc 3–1 trên sân khách. Trong thời gian thi đấu cho Biancoceleste, Handanović đã chơi 3 trận và để lọt lưới 6 bàn. Vào ngày 14 tháng 5 năm 2006, trong ngày cuối cùng của mùa giải 2005–06, Handanović, với áo số 24, chơi trận đầu tiên và trận cuối cùng cho Lazio, giữ sạch lưới trước Parma trong chiến thắng 1–0 trên sân nhà. Vào tháng 7 năm 2006, Handanović được cho Rimini mượn, với giá đặt trước là 1,2 triệu euro.  Cũng nhờ những pha cứu thua của anh ấy, Rimini vẫn bất bại trong cả hai trận tranh chức vô địch với Juventus. Câu lạc bộ đứng thứ năm ở Serie B và để thủng lưới ít thứ tư trong giải đấu. Handanović được coi là thủ môn xuất sắc thứ hai của Serie B mùa giải đó, sau Gianluigi Buffon. Vào tháng 6 năm 2007, mặc dù Rimini đã xuất sắc lựa chọn, Udinese cũng loại bỏ lựa chọn này bằng cách trả cho Rimini 250.000 € tiền ròng. Quay lại Udinese Handanović trở lại Udinese vào mùa hè năm 2007 sau khi Udinese loại bỏ lựa chọn ngược lại để từ chối việc mua lại, nơi anh thay thế Morgan De Sanctis và ký một hợp đồng mới và cải tiến kéo dài đến ngày 30 tháng 6 năm 2012. Mùa giải 2009–10 Bất chấp sự xuất hiện của thủ môn người Venezuela, Rafael Romo, Handanović vẫn giữ được vị trí thủ môn số một. Anh ấy bắt đầu mùa giải thứ tư của mình với tư cách là một cầu thủ Udinese bằng cách chơi trọn vẹn 90 phút trong trận đấu mở màn mùa giải của đội, trận hòa 2–2 trên sân nhà trước Parma. Anh ấy đã giữ nguyên mục tiêu của mình lần đầu tiên trong mùa giải này vào ngày 19 tháng 9 trong trận đấu ngày 4 với Napoli , trận đấu kết thúc với tỷ số hòa không bàn thắng. Trong suốt mùa giải 2009–10, Handanović là cầu thủ được sử dụng nhiều nhất trên sân, tổng cộng 40 lần ra sân, trong đó có 37 lần ra sân. Ở Serie A, anh ấy đã thực hiện tổng cộng 130 pha cứu thua, đây là những pha cứu thua vô giá cho Udinese, đội đã kết thúc mùa giải ở vị trí thứ 15. Mùa giải 2010–11 Trước khi bắt đầu mùa giải, Handanović đã thay đổi số đội từ 22 thành 1. Đội bắt đầu mùa giải 2010–11 với bốn trận thua trong bốn tuần đầu tiên tại Serie A, khiến Udinese ở vị trí cuối cùng. Handanović giữ sạch lưới đầu tiên của mùa giải vào ngày 26 tháng 9 năm 2010 trong trận hòa không bàn thắng trước Sampdoria, giúp đội bóng này giành được điểm đầu tiên trong mùa giải. Trong trận đấu với Lazio vào tháng 5 năm 2011, anh đã cản phá một quả phạt đền từ Mauro Zárate, quả phạt đền thứ sáu của anh trong mùa giải 2010–11, cân bằng kỷ lục mọi thời đại của giải đấu được thiết lập trong mùa giải 1948–49 cho hầu hết các quả phạt đền trong quá trình thi đấu một mùa duy nhất.  Nhờ những màn trình diễn của mình, anh ấy đã được đặt tên vào Đội hình xuất sắc nhất Serie A cho mùa giải 2010–11. Mùa giải 2011–12 Vào ngày 16 tháng 8 năm 2011, anh chơi trận đấu UEFA Champions League đầu tiên với Arsenal , trong trận lượt đi của vòng play-off , bị đánh bại bởi Theo Walcott ở phút thứ 4 trong trận thua 0-0 trên sân khách tại Emirates .  Trong trận lượt về tại Sân vận động Friuli sau một tuần, Udinese đang dẫn trước sau 50 phút, nhưng Arsenal đã trở lại để đánh bại Handanović hai lần trong khoảng 14 phút và Bianconeri Friuliani bị loại với tổng tỷ số 3-1. Handanović đã giữ sạch lưới trong trận đấu mở màn với Lecce , giúp đội giành chiến thắng 0–2 trên sân khách.  Udinese và Handanović bất bại trong bảy trận đầu tiên tại Serie A, và chỉ để lọt lưới một bàn trong khoảng thời gian đó, đây là thành tích phòng ngự tốt nhất ở các giải đấu hàng đầu châu Âu vào thời điểm đó. Inter Milan Vào ngày 4 tháng 7 năm 2012, Gino Pozzo , con trai của chủ sở hữu Udinese Giampaolo Pozzo xác nhận rằng một thỏa thuận chuyển nhượng Handanović cho Inter Milan đã đạt được với việc Inter trả một khoản tiền mặt được báo cáo là 11 triệu euro  cộng với Davide Faraoni cho các dịch vụ của anh ấy (mà Faraoni được định giá 8 triệu euro);  Vụ chuyển nhượng chính thức được Inter thực hiện năm ngày sau đó, với giá 19,4 triệu euro (bao gồm cả phí khác), mặc dù cả hai câu lạc bộ đã mua lại 50% quyền đăng ký dưới dạng thỏa thuận đồng sở hữu ;  Handanović được tung vào sân để thay thế thủ môn người Brazil Júlio Césarđể đảm nhận vị trí thủ môn được lựa chọn đầu tiên. Handanović đã ký hợp đồng trị giá 2 triệu euro mỗi mùa, cộng với tiền thưởng. Mùa giải 2012–13 Anh ra mắt câu lạc bộ vào ngày 2 tháng 8 năm 2012, trong chiến thắng 3–0 trước Hajduk Split ở vòng sơ loại thứ ba UEFA Europa League 2012–13, sau đó để thủng lưới hai bàn trong trận lượt về để thua 2–0 trên sân nhà. Ngày 2 tháng 8,  nhưng Inter tiến lên với tỷ số chung cuộc 3–2. Vào ngày 17 tháng 8, Handanović bị chấn thương sụn chêm  khiến thời gian bắt đầu chiến dịch Serie A của anh ấy bị trì hoãn cho đến ngày 16 tháng 9, trong chiến thắng 2–0 trước Torino. Handanović đã đánh bại đối thủ Milan trong trận đấu đầu tiên của anh ấy ở trận Derby della Madonnina vào ngày 7 tháng 10, thắng 1–0 trước Inter. Anh có trận đấu thứ 200 tại Serie A trong chiến thắng 2-1 trên sân nhà của Inter trước Napoli. Inter đã bị cầm hòa 1-1 trong trận derby thứ hai vào ngày 25 tháng 2 năm 2013, nhưng Handanović được chú ý vì đã thực hiện một số pha cứu thua trước tiền đạo Mario Balotelli của Milan . Năm 2012, Handanović lần đầu tiên được đưa vào danh sách mười thủ môn hàng đầu thế giới của IFFHS , xếp thứ tám. Sau khi kết thúc mùa giải 2012–13, nhờ những màn trình diễn chắc chắn của mình, Handanović đã được chọn vào Đội hình xuất sắc nhất Serie A lần thứ hai trong sự nghiệp, là thủ môn có nhiều trận ra sân nhất. Anh đã chơi 48 trận trong suốt mùa giải, bao gồm 35 trận ở Serie A và mười trận ở Europa League. Tuy nhiên, mùa giải của Inter đã kết thúc trong thất vọng, sau khi không đạt thứ hạng cao ở bảng Serie A và Europa League, giành vị trí thứ 9 tại giải đấu (vị trí tệ nhất kể từ mùa giải 1993–94 ) và lọt vào tứ kết ở châu Âu. Vào ngày 19 tháng 6 năm 2013, Inter mua lại hoàn toàn Handanović và bán Faraoni cho Udinese với mức phí không được tiết lộ. Vào tháng 6, có thông tin rằng Barcelona của Tây Ban Nha đã đề nghị ký hợp đồng với Handanović với giá 23 triệu euro, đã bị chủ sở hữu của Inter, Massimo Moratti từ chối; Người đại diện của Handanović cũng xác nhận rằng thân chủ của ông sẽ không chuyển đến Barcelona sau khi câu lạc bộ Catalan quyết định giữ lại thủ môn xuất phát đương nhiệm Víctor Valdés thêm một năm nữa. Mùa giải 2013–14 Vào ngày 18 tháng 8 năm 2013, trong trận đấu đầu tiên của Mazzarri, Handanović đã ghi bàn và giữ sạch lưới đầu tiên trong mùa giải trong trận đấu vòng ba Coppa Italia với Cittadella , nơi Inter tiến vào vòng tiếp theo nhờ một Thắng 4–0 trên sân nhà. Handanović đã khởi đầu mùa giải vô cùng ấn tượng, giữ sạch lưới 3 trận trong 4 trận đầu tiên.  Vào ngày 20 tháng 10, trong trận đấu với Torino , anh nhận thẻ đỏ thứ hai trong sự nghiệp vì phạm lỗi với Alessio Cerci ở phút thứ 5; Tuy nhiên, Inter đã chịu đựng và hòa 3–3. Vào ngày 15 tháng 12, Handanović đã cản phá quả phạt đền đầu tiên của mình trước thủ môn Nerazzurri trong trận thua 4–2 trước Napoli, cứu một quả phạt đền của Goran Pandev trong hiệp hai. Trong mùa giải 2013–14, Inter trở lại đấu trường châu Âu sau một năm dài vắng bóng, đứng thứ 5 trên BXH với 60 điểm. Anh đá chính trong trận đấu cuối cùng của Javier Zanetti tại San Siro, trong trận đấu mà Inter đánh bại Lazio với tỷ số 4–1 để đảm bảo một suất tham dự vòng play-off Europa League cho mùa giải tiếp theo. Handanović có 14 trận giữ sạch lưới trong 36 lần ra sân trong mùa giải Serie A và để lọt lưới 32 bàn. Mùa giải 2014–15 Inter đã mở đầu mùa giải Serie A 2014–15 với trận hòa không bàn thắng đáng thất vọng trước Torino, khi Handanović cản phá quả đá phạt đền của Marcelo Larrondo. Sau khi cứu được năm quả phạt đền gần nhất ở Serie A, Handanović đã cứu được Yevhen Konoplyanka của Dnipro Dnipropetrovsk vào ngày 27 tháng 11 năm 2014 trong một trận đấu mà Inter đã giành chiến thắng để khẳng định vị trí đầu bảng Europa League của họ khi còn một trận. Đó cũng là lần xuất hiện thứ 100 của anh ấy với Nerazzurri trong mọi giải đấu. Handanović đã chơi trận đấu thứ 100 của mình với Inter vào ngày 19 tháng 4 năm 2015 trong trận Derby della Madonnina với Milan , giữ nguyên mục tiêu khi trận đấu kết thúc không bàn thắng.  Anh kết thúc mùa giải thứ ba của mình với Inter bằng cách chơi 40 trận trên mọi đấu trường, bao gồm 37 trận ở Serie A, khi Inter kết thúc ở vị trí thứ tám, một lần nữa không đủ điều kiện tham dự giải châu Âu. Handanović đã có 11 trận giữ sạch lưới ở Serie A, tổng số trận cao thứ ba ở Serie A. Handanović cũng có tỷ lệ sút cứu thua hơn 67%. Vào cuối mùa giải, có thông tin cho rằng Handanović là mục tiêu của đội bóng Premier League Manchester United, nhưng người đại diện của anh ta đã từ chối cơ hội này khi nói rằng thân chủ của anh ta sẽ không chuyển đến câu lạc bộ. Mùa giải 2015–16 Inter Milan bắt đầu mùa giải 2015–16 với chiến thắng 1–0 trên sân nhà trước Atalanta , nơi Handanović giữ sạch lưới đầu tiên trong mùa giải.  Vào ngày 27 tháng 9 năm 2015, trong trận đấu thứ 300 tại Serie A, gặp Fiorentina , Handanović có lẽ là lần xuất hiện tồi tệ nhất của mình khi cho Josip Iličić một quả phạt đền ở phút thứ 3 , sau đó bị Nikola Kalinić đánh bại ba lần trong trận chung kết 1– 4 mất mát. Trận thua đã chấm dứt chuỗi trận bất bại của Inter trong mùa giải 2015-16.  Sau trận đấu, Handanović nói với các phóng viên rằng đó là lỗi của anh ấy về cách kết thúc trận đấu. Vào ngày 27 tháng 10, trong trận đấu với Bologna , Handanović đã có một pha cứu thua quan trọng khi cản phá cú sút của Mattia Destro ở phút 94 để giúp Inter giành chiến thắng 0-1 trên sân Stadio Renato Dall'Ara .  Đó là trận giữ sạch lưới thứ sáu của anh ấy trong mười trận đấu, và là trận thắng đầu tiên kể từ một trận thua và ba trận hòa liên tiếp.  Sau đó, anh gọi nó là pha cứu thua yêu thích nhất của mình trong mùa giải.  Bốn ngày sau, trong trận đấu với Roma , Handanović một lần nữa lại là người quyết định cho đội của mình, thực hiện chín pha cứu thua, trong đó có pha cứu thua bốn ở phút 62, giúp Inter thắng trận 1–0 và vươn lên dẫn trước giải đấu với 24 điểm. Anh ấy đã được chọn Man of the Match cho màn trình diễn của mình. Handanović kết thúc năm 2015 với 26 pha cứu thua quyết định, 11 trận giữ sạch lưới và chỉ để lọt lưới 11 bàn, không thua kém thủ môn nào ở Serie A. Inter cũng kết thúc năm 2015 với ngôi đầu giải. Handanović đã đồng ý gia hạn hợp đồng đến năm 2019, điều này được xác nhận vào ngày 5 tháng 1 năm 2016.  Handanović bắt đầu năm mới với trận giữ sạch lưới trong chiến thắng 0-1 trên sân khách của đội trước Empoli , thực hiện một số pha cứu thua xuất sắc trong suốt trận đấu.  Vào ngày 16 tháng 1 năm 2016, trong một trận đấu trên sân khách với Atalanta , Handanović đã được trao giải Cầu thủ xuất sắc nhất trận cho màn trình diễn "xuất sắc", khi anh thực hiện một số pha cứu thua xuất sắc.  Pha cứu thua của anh ấy ở phút 61, nơi anh ấy quản lý để ngăn chặn nỗ lực của Luca Cigarini từ khoảng trống bằng chân không thuận, được truyền thông châu Âu coi là "cứu thua của mùa giải". Inter kết thúc mùa giải 2015–16 ở vị trí thứ tư, trở lại UEFA Europa League sau một năm vắng bóng. Handanović đã có 111 pha cứu thua và 15 trận giữ sạch lưới trong 36 lần ra sân trong mùa giải Serie A, và để lọt lưới 34 bàn.  Anh ấy gọi là "một sự xấu hổ" khi không thể giành được một suất tham dự UEFA Champions League cho mùa giải tiếp theo. Mùa giải 2016–17 Handanović bắt đầu mùa giải thứ năm tại Inter Milan vào ngày 21 tháng 8 trong trận thua 2–0 trước Chievo .  Anh có trận đấu thứ 150 tại Serie A cho Inter vào ngày 25 tháng 9 trong trận hòa 1-1 trên sân nhà trước Bologna .  Vào ngày 2 tháng 10, trong trận thua 2-1 trước Roma , Handanović đã thực hiện một số pha cứu thua, trong đó có một pha vào lưới Edin Džeko ở phút 86, được giới truyền thông ca ngợi là "pha cứu thua của năm".  Anh ấy là đội trưởng Inter lần đầu tiên vào ngày 19 tháng 2 năm sau trong lần ra sân thứ 193, mang chiếc băng đội trưởng sau khi Rodrigo Palacio thay người và giữ sạch lưới trong trận thắng 1–0 trước Bologna tạiStadio Renato Dall'Ara. Mùa giải 2017–18 Vào ngày 1 tháng 12 năm 2017, Handanović ký hợp đồng mới có thời hạn đến tháng 6 năm 2021. Tám ngày sau, anh được vinh danh là Cầu thủ xuất sắc nhất trận sau màn trình diễn ấn tượng tại Juventus, giúp Inter có trận hòa không bàn thắng và giúp họ bất bại sau vòng 16 Serie Một tuần. Anh chơi trận đấu thứ 200 tại Serie A cho Inter vào ngày 30 tháng 12 trong trận hòa không bàn thắng trước Lazio , kết thúc phần đầu tiên của mùa giải. Trận đấu thứ 400 tại Serie A của Handanović diễn ra vào ngày 17 tháng 4 năm 2018, giữ sạch lưới, trận thứ 7 trong 8 trận gần nhất, trong chiến thắng 4–0 trên sân nhà trước Cagliari ở vòng 33. Anh ấy đã kết thúc mùa giải 2017–18 bằng cách luôn có mặt trong giải đấu, chơi mỗi phút khi Inter đứng thứ tư, có nghĩa là họ sẽ chơi ở Champions League lần đầu tiên sau sáu năm. Với 17 trận giữ sạch lưới, Handanović được xếp thứ hai cùng với Alisson của Roma trong danh sách giữ sạch lưới, bằng thành tích tốt nhất của cá nhân anh ấy trong mùa giải 2011–12. Anh ấy chỉ để thủng lưới 30 bàn, con số thấp nhất kể từ khi ra mắt ở Serie A (bao gồm cả những mùa giải mà anh ấy đã chơi 30 trận trở lên). Mùa giải 2018–19 Handanović đã có trận ra mắt Champions League với Inter trong trận mở màn vòng bảng với Tottenham Hotspur .  Trận đấu này cũng là trận đấu thứ 250 của anh cho Nerazzurri trên mọi đấu trường. Trong phần đầu tiên của Serie A 2018–19 , anh đã có 10 trận giữ sạch lưới trong 19 trận, nhiều nhất so với bất kỳ thủ môn nào khác trong giải đấu và chỉ đứng sau Alisson của Liverpool trong 5 giải đấu hàng đầu châu Âu;  Ngoài ra, anh còn có tỷ lệ cản phá thành công tốt thứ 4. Vào ngày 13 tháng 2 năm 2019, Inter thông báo qua tài khoản Twitter chính thức của họ rằng Handanović đã được bổ nhiệm làm đội trưởng đội mới , thay thế Mauro Icardi .  Vào ngày 7 tháng 3, trong trận hòa 0–0 trước Eintracht Frankfurt ở lượt đi vòng 16 UEFA Europa League 2018–19 , Handanović đã giữ sạch lưới thứ 100 trong lần ra sân chính thức thứ 281 cho Nerazzurri.  Khi mùa giải trôi qua, Handanović đạt được một cột mốc quan trọng khác, khi anh giữ sạch lưới trong trận thắng 4–0 trước Genoa ,  trận đầu tiên kể từ tháng 12 năm 2011, là trận thứ 150 của anh ở Serie A. Trong trận đấu cuối cùng của giải vô địch, anh đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng 2-1 trên sân nhà của Inter trước Empoli , thực hiện hai pha cứu thua quyết định ở phút bù giờ để gỡ hòa cho đội khách.  Những pha cứu thua của anh ấy tỏ ra có ý nghĩa quyết định đối với Inter, đội đã giành được một suất dự Champions League mùa giải tiếp theo trong khi Empoli bị xuống hạng trở lại Serie B.  Trước trận đấu, anh đã được trao giải Thủ môn xuất sắc nhất Serie A của Lega lần đầu tiên trong sự nghiệp của mình. Handanović đã kết thúc mùa giải thứ bảy của mình tại Inter bằng cách luôn có mặt trong giải đấu, chơi trong tất cả 38 trận đấu và giữ sạch lưới 17 trận, nhiều hơn bất kỳ thủ môn nào khác. Với 17 trận giữ sạch lưới, anh cũng cân bằng kỷ lục mọi thời đại của câu lạc bộ về số trận giữ sạch lưới trong một mùa giải Serie A, kỷ lục trước đó đã được thiết lập bởi Júlio César trong mùa giải ăn ba 2009–10. Mùa giải 2019–20 Handanović bắt đầu mùa giải đầu tiên với tư cách là đội trưởng Inter vào ngày 26 tháng 8 năm 2019 bằng cách giữ sạch lưới trong chiến thắng 4–0 trên sân nhà trước đội bóng mới thăng hạng Lecce; bằng cách đó, anh ấy đã đạt được chiến thắng thứ 200 tại Serie A. Vào ngày 25 tháng 9, anh ra sân lần thứ 300 cho câu lạc bộ trong chiến thắng 1–0 trên sân nhà trước Lazio, trận thứ năm trong năm trận đấu, cũng có ba pha cứu thua quan trọng trong hiệp một. Màn trình diễn của anh ấy trong trận đấu đã nhận được lời khen ngợi của huấn luyện viên Antonio Conte của đội, người nói rằng Handanović "đã tạo ra sự khác biệt". Trong trận đấu kéo dài bảy ngày gặp các đối thủ và ứng cử viên vô địch Juventus, Handanović đã có lần ra sân thứ 450 ở Serie A (182 cho Udinese, 3 cho Treviso, 1 cho Lazio và 264 cho Inter) khi Inter chịu thất bại 2-1 tại San Siro, mất ngôi đầu bảng vào tay đội bóng thành Turin. Cuối tháng đó, anh được đề cử cho giải thưởng Lev Yashin, Quả bóng vàng của các thủ môn. Lần giữ sạch lưới UEFA Champions League đầu tiên trong sự nghiệp của anh ấy là vào ngày 23 tháng 10, trong chiến thắng 2–0 trên sân nhà trước đội bóng Đức Borussia Dortmund , trong trận đấu bảng thứ ba của giải đấu. Vào tháng 12, Handanović đã giành được giải thưởng Thủ môn xuất sắc nhất Serie A của AIC lần thứ ba trong sự nghiệp của mình.  Vào ngày 6 tháng 12, trong trận hòa không bàn thắng trước Roma, Handanović đã đạt được một cột mốc quan trọng khác, khi trận đấu giữ sạch lưới của anh là trận thứ 100 tại Serie A cho Inter.  Vào ngày 11 tháng 1 năm 2020, anh cản phá một quả phạt đền trước Luis Muriel trong trận hòa 1-1 trên sân nhà trước Atalanta; Đây là pha cản phá quả phạt đền thứ 24 của anh ấy ở Serie A, giúp anh ấy san bằng kỷ lục của Pagluca về số quả phạt đền nhiều nhất ở Serie A. Vào ngày 21 tháng 8, anh đá chính trong trận thua 3–2 của Inter trước Sevilla trong trận Chung kết UEFA Europa League 2020. Mùa giải 2020–21: Danh hiệu đầu tiên trong sự nghiệp Vào ngày 17 tháng 10 năm 2020, Handanović đã vượt qua kỷ lục của Pagliuca với pha cản phá quả phạt đền thứ 25 ở Serie A khi cản phá một quả đá phạt đền của Zlatan Ibrahimović, người đã ghi bàn sau trận đấu trở lại, trong trận thua 2-1 trước đối thủ AC Milan. Anh có trận đấu thứ 500 tại Serie A vào ngày 14 tháng 2 năm 2021, trong chiến thắng 3-1 trên sân nhà trước Lazio, giúp Inter leo lên dẫn đầu bảng xếp hạng; Anh trở thành cầu thủ thứ 15 đạt được cột mốc này. Vào ngày 2 tháng 5, câu lạc bộ đã giành được danh hiệu này lần đầu tiên kể từ năm 2010, chiếc cúp đầu tiên trong sự nghiệp của anh ấy. Vào ngày 23 tháng 5, trong trận đấu cuối cùng của mùa giải giữa Inter với Udinese, anh đã có trận đấu thứ 329 tại Serie A cho câu lạc bộ, vượt qua Walter Zengalà thủ môn có nhiều lần ra sân nhất trong màu áo tuyển Ý cho Inter. Mùa giải 2021–22 Vào ngày 21 tháng 9 năm 2021, Handanović thực hiện hai pha cứu thua quyết định trong hiệp một trong trận đấu trên sân khách với Fiorentina, với chiến thắng 3–1 của Inter sau khi để thủng lưới ban đầu; đây là trận thắng thứ 1.500 tại Serie A cho Nerazzurri .  Sau đó, anh có trận đấu thứ 400 cho câu lạc bộ trên mọi đấu trường trong chiến thắng 3–1 trên sân nhà trước Sheriff Tiraspol ở vòng bảng Champions League , trở thành thủ môn duy nhất làm được điều này.  Vào ngày 12 tháng 1 năm 2022, Handanović giành được danh hiệu thứ hai trong sự nghiệp, Supercoppa Italiana , khi Inter đánh bại Juventus 2-1 tại San Siro nhờ bàn thắng ở phút 120 của Alexis Sánchez . Sự nghiệp quốc tế Những năm đầu Anh có trận ra mắt đội tuyển quốc gia vào ngày 17 tháng 11 năm 2004 trong một trận giao hữu với Slovakia , trận đấu kết thúc với tỷ số hòa không bàn thắng. Handanović là thành viên thường xuyên của đội trong chiến dịch vòng loại FIFA World Cup 2006 , chủ yếu được sử dụng như một dự bị cho cầu thủ kỳ cựu Borut Mavrič. Tuy nhiên, trong phần thứ hai của vòng loại, anh đã chơi được bốn trận, đầu tiên là trận hòa 1-1 trên sân nhà trước Belarus vào ngày 30 tháng 3 năm 2005, không giữ sạch lưới, khi Slovenia kết thúc bảng 5 ở Vị trí thứ 4 với 12 điểm, không giành được một suất tham dự giải đấu cuối cùng. Thua 2 bàn trong trận chung kết thua của Giải bóng đá quốc tế Síp 2006 từ Romania. Vào ngày 26 tháng 5 năm 2008, Handanović khoác áo đội trưởng Slovenia lần đầu tiên trong trận đấu giao hữu với Thụy Điển , đội đã giành chiến thắng trong trận đấu tại Gamla Ullevi nhờ bàn thắng của Tobias Linderoth. Trước vòng loại UEFA Euro 2008, Handanović một lần nữa là sự lựa chọn thứ hai, với Borut Mavrič vẫn giữ được vị trí của mình. Anh chỉ chơi trong ba trận vòng loại đầu tiên, trước khi từ giã đội tuyển quốc gia. Handanović đã thi đấu thành công trong trận đấu đầu tiên ở vòng loại khi Slovenia có được trận hòa không bàn thắng trước Albania. Anh chơi 8 trận còn lại, giữ nguyên mục tiêu trong 3 trận trong số đó, khi Slovenia kết thúc chiến dịch vòng loại ở vị trí áp chót với 11 điểm. World Cup 2010 và vòng loại Euro 2016 Handanović đã từng có mặt trong vòng loại FIFA World Cup 2010, chơi mỗi phút trong chiến dịch vòng loại. Slovenia bắt đầu vòng loại với trận hòa 1-1 trên sân khách trước Ba Lan, nơi Handanović bị đánh bại ở phút 17 sau một quả phạt đền của Michał Żewłakow. Vào tháng 5 năm 2010, Handanović có tên trong danh sách 23 cầu thủ cuối cùng của Slovenia đại diện cho quốc gia tại FIFA World Cup 2010. Slovenia được xếp vào bảng C với Algérie, Anh và Hoa Kỳ. Trong trận mở màn của đội với Algeria, Handanović đã ra mắt lần đầu tiên tại một giải đấu lớn, giữ sạch lưới khi Slovenia giành chiến thắng 1–0 tại sân vận động Peter Mokaba để giành ba điểm đầu tiên. Trong trận đấu tiếp theo, gặp Hoa Kỳ tại Sân vận động Ellis Park , Slovenia đang dẫn trước 2–0 ở hiệp một, nhưng trong hiệp hai, Handanović đã bị Landon Donovan đánh bại và Michael Bradley, trận đấu kết thúc với tỷ số 2–2. Slovenia đã bị loại khỏi giải đấu sau khi đứng thứ ba trong bảng của họ với bốn điểm, sau Mỹ và Anh, sau thất bại 0–1 trước đội sau trong trận đấu cuối cùng ở vòng một tại Sân vận động Vịnh Nelson Mandela vào ngày 23 tháng 6. Vào ngày 18 tháng 11 năm 2015, Handanović tuyên bố giã từ đội tuyển quốc gia sau khi Slovenia không thể vượt qua vòng loại UEFA Euro 2016 sau thất bại chung cuộc 1–3 trước Ukraine trong trận play-off. Handanović kết thúc 11 năm sự nghiệp quốc tế của mình với 81 lần khoác áo Slovenia, là thủ môn khoác áo nhiều nhất và là một trong những cầu thủ khoác áo nhiều nhất mọi thời đại; Jan Oblak đảm nhận vị trí xuất phát của đội tuyển sau khi anh chia tay. Phong cách thi đấu Cuộc sống cá nhân Samir Handanović có nguồn gốc là người Bosniak. Cha mẹ anh vốn là người ở thị trấn Sanski Most của Bosnia. Anh họ của anh, Jasmin Handanović, cũng bắt đầu sự nghiệp ở Ý từ năm 2007 đến năm 2011 và cũng là một thành viên của đội tuyển quốc gia Slovenia. Con trai của Handanović, tên là Alen, sinh ngày 19 tháng 1 năm 2011 với cô bạn gái Zoja Trobec, cựu hoạt náo viên KK Olimpija, người đã có một mối quan hệ lâu dài; cặp đôi kết hôn vào tháng 5 năm 2012 và Handanović do đó trở thành anh rể của Irena, em gái của Zoja, người đã kết hôn với cầu thủ bóng rổ Bosnia chuyên nghiệp Jasmin Hukić. Vào ngày 3 tháng 10 năm 2013, vợ của Handanović sinh con trai thứ hai của cặp đôi, đặt tên là Ian. Vào ngày 17 tháng 3 năm 2021, Handanović có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 trong bối cảnh nó đang đại dịch ở Ý; anh hồi phục vào ngày 28 tháng 3. Thống kê sự nghiệp Câu lạc bộ Đội tuyển quốc gia Danh hiệu Câu lạc bộ Inter Milan Serie A: 2020–21 Coppa Italia: 2021–22, 2022–23 Supercoppa Italiana: 2021, 2022 Cá nhân Slovenian Footballer of the Year: 2009, 2011, 2012 Serie A Team of the Year: 2010–11, 2012–13, 2018–19 AIC Serie A Goalkeeper of the Year: 2011, 2013, 2019 Lega Serie A Goalkeeper of the Year: 2018–19 UEFA Europa League Squad of the Season: 2019–20 Chú thích Liên kết ngoài Thông tin – NZS ESPN Sinh năm 1984 Nhân vật còn sống Cầu thủ bóng đá Slovenia Cầu thủ bóng đá Inter Milan Cầu thủ bóng đá Udinese Thủ môn bóng đá Cầu thủ bóng đá S.S. Lazio Cầu thủ bóng đá Serie A Cầu thủ bóng đá nước ngoài ở Ý Cầu thủ Giải vô địch bóng đá thế giới 2010 Cầu thủ bóng đá NK Domžale Cầu thủ bóng đá Serie B Cầu thủ đội tuyển bóng đá quốc gia Slovenia Cầu thủ đội tuyển bóng đá U-21 quốc gia Slovenia Cầu thủ đội tuyển bóng đá trẻ quốc gia Slovenia Cầu thủ bóng đá A.C.D. Treviso
VI_open-0000002270
Sports
Passer là một chi chim trong họ Passeridae. Các loài thuộc chi này được coi là sẻ thực sự. Các loài Chi này có 28 loài: Passer ammodendri. Passer castanopterus. Passer cordofanicus. Passer diffusus. Passer domesticus – Sẻ nhà Passer eminibey. Passer euchlorus. Passer flaveolus – Sẻ bụi vàng Passer gongonensis. Passer griseus. Passer hemileucus. Passer hispaniolensis Passer iagoensis Passer insularis Passer luteus Passer melanurus. Passer moabiticus Passer montanus Passer motitensis. Passer pyrrhonotus. Passer rufocinctus. Passer rutilans – Sẻ hung. Passer shelleyi. Passer simplex – Sẻ sa mạc. Passer suahelicus. Passer swainsonii. Chú thích Danh sách các chi chim
VI_open-0000002273
Pets_and_Animals
Đồ Sơn (chữ Hán: 塗山) là tên một quốc gia bộ lạc từng tồn tại trong lịch sử Trung Quốc vào thời viễn cổ, không thấy thư tịch nào ghi chép về sự hình thành và diệt vong của nước này. Bấy giờ nước lụt gây ra tai họa khiến nhân dân không có ăn ở yên ổn, Đế Thuấn lo âu cử Hạ Vũ thay cha là Cổn chịu trách nhiệm trị thủy. Trên đường đi Vũ có ngang qua địa phận nước Đồ Sơn, quân chủ nước Đồ Sơn dẫn dân chúng ra đón chào phái đoàn trị thủy. Thấy Vũ là người giỏi giang ăn nói khéo và tác phong lẫm liệt nhà vua bèn gả con gái cho, cưới xong đúng 3 hôm Vũ tiếp tục dẫn đoàn người đi về phía nam. Người con gái Đồ Sơn thị ở nhà sau 9 tháng 10 ngày sinh nở ra 1 bé trai kháu khỉnh đặt tên là Khải, trong thời gian trị thủy Vũ có đi qua cửa nhà tới 3 lần mà không có thì giờ rảnh rỗi để ghé vào thăm vợ con được. Vợ Vũ ngày nào cũng sai thị nữ đứng trên núi ngóng xem chồng mình có về không, nhưng chờ đợi mãi cũng vô vọng bà liền làm ra khúc hát "Hầu vọng nhân a" để tưởng nhớ chồng. Ngày nay bài ca đó còn chép ở trong Kinh Thi vẫn được người đời truyền tụng, còn về phần người con gái Đồ Sơn thị kia thì mang bệnh tương tư mà chết trước khi chồng hoàn thành nhiệm vụ. Đồ Sơn thị chỉ được nhắc tới đúng 1 lần trong chính sử, tuy nhiên giá trị ảnh hưởng của người con gái nước ấy thì vẫn còn đọng mãi trong ký ức của dân tộc Trung Hoa. Xem thêm Khương Nguyên Giản Địch Hạ Vũ Hạ Khải Tham khảo Sử Ký Tư Mã Thiên - Hạ bản kỷ Trúc thư kỷ niên Tư trị thông giám - phần ngoại kỷ sách 100 sự kiện Trung Quốc - phần Đại Vũ trị thủy sách Thượng Hạ Ngũ Thiên Niên - phần Đại Vũ trị thủy sách vương triều và hoàng đế Trung Quốc - kỷ nhà Hạ Cựu quốc gia trong lịch sử Trung Quốc Chư hầu thời Tam Hoàng Ngũ Đế Chư hầu nhà Hạ
VI_open-0000002277
People_and_Society
Tề Văn vương (chữ Hán: 齐文王, ?-165 TCN, trị vì 178 TCN-165 TCN), tên thật là Lưu Tắc (刘則), là vị vua thứ tư của tiểu quốc Tề, chư hầu nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Lưu Tắc là con của Tề Ai vương, vương chủ thứ ba của tiểu quốc Tề. Năm 179 TCN, Tề Ai vương qua đời, Lưu Tắc lên kế thừa tước vị, tức là Tề Văn vương. Năm 178 TCN, Hán Văn đế lấy Thành Dương quận thuộc tiểu quốc Tề phong Chu Khư hầu làm Thành Dương vương, lấy quận Tế Bắc phong cho Đông Mưu hầu làm Tế Bắc vương. Năm 165 TCN, Tề Văn vương qua đời. Ông ở ngôi 14 năm, không con nối dõi. Hán Văn đế nghe tin, bèn đem đất Tề nhập về nhà Hán. Năm 164 TCN, Hán Văn đế lại phong cho các con Điệu Huệ vương là Dương Hư hầu Lưu Tương Lư làm Tề vương, tức Tề Hiếu vương, Lưu Chí làm Tế Bắc vương, Lưu Tích Quang làm Tế Nam vương, Lưu Hiền làm Tri Xuyên vương, Lưu Ngang làm Giao Tây vương, Hùng Cừ làm Giao Đông vương, chia đất Tề làm bảy tiểu quốc. Xem thêm Tề Ai vương Tề Hiếu vương Hán Văn đế Tham khảo Sử ký Tư Mã Thiên, thiên: Tề Điệu Huệ vương thế gia Chú thích Chư hầu vương nhà Hán Vua nước Tề Năm sinh thiếu Mất năm 165 TCN
VI_open-0000002278
News
Cao Trừng (, 521–549), tên tự Tử Huệ (子惠), hiệu Bột Hải Văn Tương vương (勃海文襄王), sau này được triều Bắc Tề truy thụy hiệu Văn Tương hoàng đế (文襄皇帝) cùng miếu hiệu Thế Tông (世宗), là đại thừa tướng của triều Đông Ngụy trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai trưởng của Cao Hoan, và do cha nắm giữ quyền cai trị thực thế trong thời gian Hiếu Tĩnh Đế trị vì, quyền lực của Cao Trừng cũng ngày càng lớn, và ông trở thành người cai trị trên thực tế của đế quốc sau khi cha qua đời vào năm 547. Ông được đánh giá là người tài giỏi song phù phiếm và kiêu ngạo, cũng như thiếu thận trọng trong vấn đề quan hệ nam nữ. Năm 549, ông bị đầy tớ là Lan Kinh ám sát, và em trai ông Cao Dương tiếp quản quyền kiểm soát Đông Ngụy. Bối cảnh Cao Trừng sinh năm 521, lúc đó cha ông là Cao Hoan vẫn là một người chạy dịch trạm chuyển văn thư giữa kinh đô Lạc Dương và cố độ Bình Thành (平城, nay thuộc Đại Đồng, Sơn Tây) của Bắc Ngụy. Mẹ ông là Lâu Chiêu Quân, bà xuất thân trong một gia đình giàu có, song gia đình Cao Hoan lại nghèo túng. Năm 525, Cao Hoan tham gia vào cuộc khởi nghĩa nông dân do Đỗ Lạc Chu lãnh đạo. Sau đó, Cao Hoan cho rằng Đỗ Lạc Chu không phải là một lãnh tụ thành công nên đã tìm cách đào tẩu khỏi doanh trại của Đỗ Lạc Chu cùng với các cộng sự Úy Cảnh (尉景), Đoàn Vinh (段榮), và Thái Tuyển (蔡雋). Lâu thị cùng Cao Trừng và một người con gái cũng chạy trốn bằng cách cưỡi một con bò. Trong cuộc đào tẩu này, Cao Trừng đã nhiều lần rơi khỏi lưng bò, vì thế Cao Hoan từng tính đến chuyện dùng tên giết chết Cao Trừng, song Đoàn Vinh đã cứu giúp ông. Đến năm 531, khi đã là một tướng của Bắc Ngụy, Cao Hoan nổi dậy chống lại gia tộc Nhĩ Chu Vinh vốn kiểm soát nền chính trị của đế quốc. Khi một lãnh đạo khởi nghĩa nông dân, cũng là một họ hàng rất xa của Cao Hoan, là Cao Ngao Tào (高敖曹) từ chối đi theo Cao Hoan, Cao Hoan đã cử Cao Trừng đến viếng thăm Cao Ngao Tào và thể hiện sự kính trọng với người này, thuyết phục Cao Ngao Tào về sự thành thật của Cao Hoan. Phụng sự cho phụ thân Cao Hoan đánh bại gia tộc Nhĩ Chu vào năm 532 và tiến vào kinh thành Lạc Dương, ông ta lập Bình Dương vương Nguyên Tu làm hoàng đế, tức Hiếu Vũ Đế. Do phụ thân giành được thắng lợi, Cao Trừng lúc này mới 11 tuổi song đã nhận được các chức tước cao cấp, song ông không phải chịu trách nhiệm trên thực tế trong cả việc triều chính và quân sự. Cùng với việc phụ thân được phong làm Bột Hải vương, Cao Trừng do là con trưởng nên cũng được ban tước là Bột Hải vương thế tử. Năm 534, Hiếu Vũ Đế do tranh chấp quyền lực với Cao Hoan nên đã chạy trốn sang lãnh địa của tướng Vũ Văn Thái, dẫn đến việc triều Bắc Ngụy phân liệt, khi đó Cao Hoan đã lập Thanh Hà vương thế tử Nguyên Thiện Kiến làm hoàng đế, tức Hiếu Tĩnh Đế. Các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của Cao Hoan được gọi là Đông Ngụy, còn các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của họ Vũ Văn được gọi là Tây Ngụy. Cao Hoan đã cho chuyển kinh đô Đông Ngụy về Nghiệp thành. Năm 535, Cao Hoan khám phá ra chuyện tình giữa người thiếp Trịnh Đại Xa (鄭大車) và con trai Cao Trừng. Trong cơn giận dữ, Cao Hoan đã quất Cao Trừng 100 phát roi rồi cho bắt giam. Cao Hoan cũng đã nghiêm túc xem xét đến việc lập con trai khác với người thiếp Nhĩ Chu Anh Nga (con gái của Nhĩ Chu Vinh) là Cao Du (高浟) làm vương thế tử thay thế Cao Trừng. Cao Trừng đã cầu cứu sự giúp đỡ từ một người bạn của cha là Tư Mã Tử Như (司馬子如). Người này đã thuyết phục được Cao Hoan thay đổi ý định khi nhắc cho Cao Hoan nhớ lại các đóng góp của Lâu vương hậu, và sau đó cũng buộc các nhân chứng về chuyện tình giữa Cao Trừng và Trịnh Đại Xa phải rút lại lời khai. Tuy nhiên, Cao Trừng bị buộc phải liên tục cúi đầu và bò trên mặt đất để cầu xin Cao Hoan tha thứ, cuối cùng Cao Hoan đã quyết định vẫn để Cao Trừng làm vương thế tử. Năm 536, Cao Trừng lúc này đã 15 tuổi và khi đó ở cùng với cha tại trụ sở quân sự tại Tấn Dương, song ông đã thỉnh cầu được trấn thủ kinh đô Nghiệp thành. Cao Hoan ban đầu từ chối, song do Tôn Khiên (孫搴) nói giúp cho Cao Trừng nên cuối cùng Cao Hoan đã chấp thuận. Ngay sau dó, Cao Trừng đến Nghiệp thành và nắm quyền kiểm soát chính quyền đế quốc. Ông trở thành một nhà cai trị khắc nghiệt song có khả năng thực thi luật pháp, tương phản với chính sách của cha. Cao Trừng cũng bãi bỏ hệ thống thăng chức dựa trên thâm niên vốn làm cho triều đình trì trệ, tìm kiếm các cá nhân có tài và nhanh chóng thăng chức cho họ. Trong khoảng thời gian này, Cao Trừng đã kết hôn với em gái của Hiếu Tĩnh Đế là Phùng Dực công chúa. Năm 540, Phùng Dực công chúa hạ sinh một người con trai là Cao Hiếu Uyển (高孝琬). Hoàng đế đã đích thân đến dinh thự của Cao Trừng để chúc mừng, và tất cả các quan lại đều gửi tặng các món quà quý giá. Cao Trừng ban đầu từ chối, nói rằng Cao Hiếu Uyển là ngoại sanh của hoàng đế, vì thế hoàng đế nên được chúc mừng trước tiên, song ông cuối cùng đã chấp thuận. Năm 543, các hành động của Cao Trừng cùng viên quan phụ chính tin cẩn là Thôi Xiêm (崔暹) đã khiến tướng Cao Trọng Mật (高仲密) làm phản. Cao Trọng Mật từng kết hôn với em gái của Thôi Xiêm song sau lại bỏ rơi bà, điều này dẫn đến hận thù giữa Cao Trọng Mật và Thôi Xiêm. Thêm vào đó, trong một lần, Cao Trừng đã ấn tượng với vẻ đẹp của vợ chính mới của Cao Trọng Mật là Lý Xương Nghi (李昌儀) khi trông thấy bà, và cố gắng cưỡng hiếp bà. Tuy nhiên, Lý thị đã chạy thoát và kể lại sự việc cho Cao Trọng Mật. Do đó, khi Cao Trọng Mật trở thành thứ sử của Bắc Dự châu (北豫州, nay gần tương ứng với Trịnh Châu, Hà Nam), ông đã dâng trọng trấn Hổ Lao (虎牢)- thủ phủ của Bắc Dự châu, cho Tây Ngụy. Cao Hoan đổ tội cho Thôi Xiêm về hành động phản loạn của Cao Trọng Mật. Ban đầu Cao Hoan muốn giết Thôi Xiêm hoặc ít nhất là phạt roi thật nặng. Tuy nhiên, Cao Trừng đã thuyết phục cha thông qua Trần Nguyên Đạt (陳元達, trợ thủ của Cao Hoan) rằng việc trừng phạt Thôi Xiêm sẽ khiến quyền lực của Cao Trừng bị suy yếu, vì thế Cao Hoan đã không bao giờ trừng phạt Thôi Xiêm. Trong các trận chiến sau đó nhằm tranh giành quyền kiểm soát khu vực Hổ Lao và Lạc Dương, cả Vũ Văn Thái và Cao Hoan đều hao tổn lực lượng. Sau khi quân Đông Ngụy chiếm được Hổ Lao trong cùng năm, và Lý thị được đưa đến Nghiệp thành, Cao Trừng đã lập bà làm thiếp. Năm 544, do tin rằng các quan gồm Tư Mã Tử Như, Tôn Đằng (孫騰), Cao Nhạc và Cao Long Chi (高隆之) đang trở thành những nhân vật có quyền thế lớn và hủ bại, Cao Hoan đã quyết định chuyển giao nhiều trọng trách lớn trong chính quyền của những người này sang cho Cao Trừng. Cao Trừng càng thể hiện sức mạnh của mình khi đối xử một cách hống hách đối với các quan lại đó. Giả dụ như khi Tôn Đằng đến chỗ Cao Trừng và thể hiện sự thiếu tôn trọng, Cao Trừng đã cho lính canh quăng Tôn Đằng xuống nền và đánh người này bằng cán kiếm. Cao Trừng cũng phong trợ thủ Thôi Quý Thư (崔季舒) của mình làm tổng giám cho Hiếu Tĩnh Đế, canh trừng vị hoàng đế bù nhìn này. Sang năm 544, Cao Trừng muốn dẹp bỏ hủ bại trong chính quyền Đông Ngụy nên đã trao quyền cho Thôi Xiêm và Tống Du Đạo (宋遊道) tiến hành điều tra tội tham ô của các quan lại cao cấp. Cả Thôi Xiêm và Tống Du Đạo đều đưa ra một số lời buộc tội và kết quả là Cao Trừng đã tước bỏ toàn bộ tước hiệu và chức quan của Tư Mã Tử Như và tước bỏ chức quan của Hàm Dương vương Nguyên Thản (元坦). Để thể hiện rằng Thôi Xiêm được trao quyền để tiến hành điều tra, Cao Trừng đã lệnh cho Thôi Xiêm phải cố tình thể hiện sự bất kính với mình ở nơi công cộng mà không phải chịu trừng phạt, do đó các quan lại càng trở nên e sợ Thôi Xiêm. Cuối năm 546, Cao Hoan lâm bệnh trọng và ông ta đã cho triệu Cao Trừng đến Tấn Dương để giao phó những công việc quan trọng. Vào thời điểm đó, Cao Trừng lo sợ rằng tướng Hầu Cảnh (người trấn thủ các châu ở bờ nam Hoàng Hà) sẽ làm phản, vì thế Cao Hoan đã trao cho kì tử danh sách các quan lại mà ông có thể tin cậy, và chỉ dẫn rằng hãy phái Mộ Dung Thiệu Tông dẫn quân đi đánh Hầu Cảnh nếu người này thật sự làm phản. Cao Hoan qua đời vào mùa xuân năm 547, song do làm theo lời chỉ dẫn của phụ thân, Cao Trừng đã không công khai thông báo về sự việc này; thay vào đó, ông trở về Nghiệp thành, giả bộ rằng Cao Hoan vẫn còn sống. Làm nhiếp chính Cũng vào mùa xuân năm 547, do cho rằng Cao Hoan đã chết, Hầu Cảnh đã nổi dậy, ban đầu đem 13 châu do mình kiểm soát gồm: Dự, Quảng, Toánh, Lạc, Dương, Tây Dương, Đông Kinh, Bắc Kinh, Tương, Đông Dự, Nam Duyện, Tây Duyện và Tề đầu hàng Tây Ngụy, và sau đó là đầu hàng nhà Lương. Cao Trừng ban đầu cử Hàn Quỹ (韓軌) đi đánh Hầu Cảnh, Hàn Quỹ đã giành được một số lợi thế trước quân của Hầu Cảnh, tuy nhiên đã buộc phải triệt thoái khi quân Tây Ngụy kéo đến. Hầu Cảnh đã phải mất 4 châu cho Tây Ngụy để đổi lấy sự ủng hộ này. Sau đó, Hầu Cảnh tuyệt giao với Tây Ngụy, quân Tây Ngụy vì thế đã triệt thoái. Trong khi đó, Lương Vũ Đế đã ủy nhiệm cho cháu là Trinh Dương hầu Tiêu Uyên Minh đem một đội quân lớn đến trợ giúp cho Hầu Cảnh. Cao Trừng cuối cùng đã tiết lộ về việc cha qua đời, giao trọng trách phụ trách quân đội cho Mộ Dung Thiệu Tông. Ông cũng đã đề nghị nghị hòa với Hầu Cảnh, hứa sẽ để Hầu Cảnh làm chủ các châu phía nam nếu người này chịu quy phục, tuy nhiên Hầu Cảnh đã từ chối. Lúc này, Cao Trừng cũng phải đương đầu với một mối đe dọa từ bên trong. Sau khi phụ thân qua đời, Cao Trừng bắt đầu thể hiện sự coi thường với Hiếu Tĩnh Đế và trong một lần, khi Hiếu Tĩnh Đế trách mắng Cao Trừng vì tội bất kính nơi công cộng, Cao Trừng đã lệnh cho Thôi Quý Thư đấm Hiếu Tĩnh Đế ba phát. Hiếu Tĩnh Đế lo sợ về viễn cảnh của mình sau này nên đã lập mưu chống lại Cao Trừng. Vào mùa đông năm 547, âm mưu bị phát giác, Cao Trừng cho bắt giữ Hiếu Tĩnh Đế và hành quyết những đồng mưu của hoàng đế. Cũng vào năm 547, Mộ Dung Thiệu Tông đã đè bẹp quân của Tiêu Uyên Minh ở Hàn Sơn (寒山, nay thuộc Từ Châu, Giang Tô), bắt được Tiêu Uyên Minh. Khi Tiêu Uyên Minh được giải đến chỗ Cao Trừng, ông ta đã được Cao Trừng đối đãi một cách tôn trọng, lý do là vì Cao Trừng có ý dùng Tiêu Uyên Minh làm một quân cờ để chống lại Hầu Cảnh. Sang mùa xuân năm 548, Mộ Dung Thiệu Tông đã tiêu diệt đội quân của Hầu Cảnh, bản thân Hầu Cảnh phải chạy trốn sang Lương, lấy thành Thọ Dương (壽陽, nay thuộc Lục An, An Huy) ở vùng biên giới của Lương làm căn cứ cho các hoạt động của mình. Cao Trừng sau đó bắt đầu điều đình hòa bình với Lương Vũ Đế, có ý nhằm tạo ra bất ổn trong mối quan hệ giữa Vũ Đế và Hầu Cảnh. Cuối cùng, Hầu Cảnh tin rằng mình sẽ bị Vũ Đế phụ và rồi sẽ bị đưa về Đông Ngụy để đổi lấy Tiêu Uyên Minh, vì thế ông ta đã nổi dậy chống Lương vào mùa thu năm 548. Cuối cùng, Hầu Cảnh đã chiếm được kinh thành Kiến Khang của Lương và buộc Lương Vũ Đế và Lương Giản Văn Đế làm bù nhìn. Sau khi Hầu Cảnh giành được thắng lợi này, ông ta đã có lời đề nghị hòa bình với Cao Trừng, song lần này Cao Trừng đã không hồi đáp. Tại Đông Ngụy, Cao Trừng cố gắng tái chiếm các châu mà Hầu Cảnh trao cho Tây Ngụy trước đây. Cũng trong năm 548, ông cử Cao Nhạc và Mộ Dung Thiệu Tông đem quân đi bao vây Trường Xã (長社, nay thuộc Hứa Xương, Hà Nam), song Trường Xã do tướng Vương Tư Chính của Tây Ngụy trấn thủ không phải là nơi có thể đánh chiếm dễ dàng, và trong trận chiến, quân Tây Ngụy đã giết chết Mộ Dung Thiệu Tông và một trọng tướng khác của Đông Ngụy là Lưu Phong Sinh (劉豐生). Vào mùa hè năm 549, Cao Trừng thân chinh đem quân Đông Ngụy đến Trường Xã. Cao Trừng tăng cường bao vây và khiến Trường Xã thất thủ ngay sau đó, ông cũng bắt được Vương Tư Chính và đối đãi một cách tôn trọng với người này. Sau khi Trường Xã thất thủ, quân Tây Ngụy cũng triệt thoái khỏi ba châu khác mà họ chiếm được trước đây, Đông Ngụy vì thế đã tái chiếm được toàn bộ các vùng đất mà Hầu Cảnh từng nắm giữ. Bị giết Trong khi đó, Cao Trừng bắt đầu trao đổi với các cộng sự của mình về việc làm thế nào để có thể đoạt lấy ngai vàng. Vào mùa thu năm 549, ông có mặt trong một cuộc hội đàm với Trần Nguyên Khang (陳元康), Thôi Quý Thư và Dương Âm (楊愔) để thảo luận về các thủ tục của hành động tiếm vị. Một trong các nô bộc phục vụ cho ông là Lan Kinh, người này là con trai của tướng Lương Lan Khâm và trở thành tù binh sau khi bị bắt trong chiến trận. Cao Trừng đã nhiều lần từ chối phóng thích Lan Kinh mặc dù Lan Khâm và Lan Kinh thỉnh cầu nộp tiền chuộc để được phóng thích. Trong buổi hội đàm, Lan Kinh đã dâng một món ăn cho Cao Trừng và những người tham dự khác. Khi Lan Kinh bước ra, Cao Trừng bình rằng "Đêm qua ta nằm mơ thấy tên nô lệ này dùng đao chặt ta, tức thì ta ở trên lưng ngựa nắm lấy hắn mà giết đi!". Lan Kinh tình cờ nghe được câu nói đó nên đã quay vào phòng và giết chết Cao Trừng bằng một con dao, bất chấp các nỗ lực Trần Nguyên Khang. Gia đình Cha: Cao Hoan,sau được truy tôn miếu hiệu là Cao Tổ,thụy hiệu là Thần Vũ Hoàng Đế Mẹ: Lâu Chiêu Quân,sau được truy tôn Thần Vũ Minh Hoàng Hậu Vợ: Nguyên công chúa, em gái của Đông Ngụy Hiếu Tĩnh Đế, sau được truy phong là Văn Tương Kính hoàng hậu, mẹ đẻ của Cao Hiếu Uyển.Sau được truy phong Văn Tương Kính Hoàng Hậu Nhuyễn Nhuyễn công chúa (蠕蠕公主), con gái của Sắc Liên Đầu Binh Đậu Phạt khả hãn Uất Cửu Lư A Na Côi của Nhu Nhiên, bà nguyên là vợ chính thứ hai của Cao Hoan, sinh hạ một con gái. Vợ lẽ Nguyên Ngọc Nghi (元玉儀), Lang Da công chúa Nguyên Tĩnh nghi (元靜儀), chị của Nguyên Ngọc Nghi, cũng được phong làm công chúa Tống thị Vương thị Trần thị Yên thị Lý Xương Nghi Con cái Cao Hiếu Du (高孝瑜), Hà Nam Khang Hiến vương (lập năm 550, bị Bắc Tề Vũ Thành Đế sát hại năm 563), mẹ là Tống thị Cao Hiếu Hành (高孝珩), Quảng Ninh vương (lập năm 560, mất năm 577), mẹ là Vương thị Cao Hiếu Uyển (高孝琬) (sinh năm 541), Hà Gian vương (lập năm 550, bỏ mạng do các vết thương mà Bắc Tề Vũ Thành Đế gây ra vào năm 566), mẹ là Nguyên công chúa Cao Trường Cung (高長恭), Lan Lăng vương (lập năm 560, bị Cao Vĩ hạ độc vào năm 573) Cao Diên Tông (高延宗), An Đức vương (lập năm 555), xưng đế năm 576 (bị Bắc Chu Vũ Đế hành quyết năm 577), mẹ là Trần thị Cao Thiệu Tín (高紹信), Ngư Dương vương (bị Bắc Chu Vũ Đế hành quyết năm 577), mẹ là Yên thị Lạc An công chúa, mẹ là Nguyên công chúa Tham khảo Bắc Tề thư, quyển 3 Bắc sử, quyển 6 Tư trị thông giám, các quyển 155, 157, 158, 159, 160, 161, 162. Người họ Cao tại Trung Quốc Bắc Ngụy Bắc Tề Sinh năm 521 Mất năm 549
VI_open-0000002281
News
Quan hệ Nam-Bắc Triều Tiên, Quan hệ Nam-Bắc Hàn hay Quan hệ Liên Triều (Quan hệ Đại Hàn Dân Quốc-CHDCND Triều Tiên) là mối quan hệ chính trị, ngoại giao, quân sự giữa Đại Hàn Dân Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên từ sự phân chia Triều Tiên vào năm 1945 sau cuộc Chiến tranh thế giới thứ II đến ngày nay. Trước đây là một quốc gia duy nhất bị Nhật Bản sáp nhập vào năm 1910, hai quốc gia đã bị chia cắt kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai năm 1945 và tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950–1953, kết thúc bằng một hiệp định đình chiến nhưng không có hiệp ước hòa bình. Hàn Quốc trước đây được một loạt các chế độ độc tài quân sự cai trị cho đến khi tiến hành dân chủ hóa vào năm 1987 khi nước này tổ chức bầu cử tổng thống trực tiếp lần đầu tiên, còn Triều Tiên là một nhà nước độc đảng toàn trị do gia tộc họ Kim điều hành. Cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền toàn bộ bán đảo Triều Tiên và các đảo xa. Cả hai quốc gia đều gia nhập Liên Hợp Quốc năm 1991 và được hầu hết các quốc gia thành viên công nhận. Kể từ những năm 1970, cả hai quốc gia đã tổ chức các cuộc đối thoại ngoại giao không chính thức nhằm xoa dịu căng thẳng quân sự. Năm 2000, Tổng thống Kim Dae-jung trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên viếng thăm Triều Tiên. Đến năm 2018, Kim Jong-un là nhà lãnh đạo đầu tiên của Triều Tiên viếng thăm Hàn Quốc. Dưới thời Tổng thống Kim Dae-jung, Hàn Quốc đã áp dụng Chính sách Ánh dương nhằm theo đuổi mối quan hệ tích cực hơn với Triều Tiên. Chính sách này đã tạo điều kiện cho việc thành lập Khu công nghiệp Kaesong. Chính sách này được tiếp tục bởi tổng thống kế nhiệm Roh Moo-hyun, người cũng đã đến thăm Triều Tiên vào năm 2007 và gặp gỡ nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il. Thông qua cuộc gặp này, cả hai nhà lãnh đạo đã ký tuyên bố theo đuổi hòa bình và khôi phục quan hệ liên Triều. Tuy nhiên, đối mặt với sự chỉ trích ngày càng tăng, Chính sách Ánh dương đã bị chấm dứt kể từ thời tổng thống Lee Myung-bak. Trong nhiệm kỳ tổng thống của Yoon Suk-yeol hiện nay, mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên đã trở nên thù địch hơn. Năm 2018, bắt đầu với việc Triều Tiên tham dự Thế vận hội Mùa đông 2018, mối quan hệ đã có một bước đột phá ngoại giao lớn và trở nên nồng ấm hơn đáng kể. Tháng 4/2018, hai nước đã ký Tuyên bố Panmunjom vì Hòa bình, Thịnh vượng và Thống nhất Bán đảo Triều Tiên. Năm 2018, đa số người dân Hàn Quốc đã tán thành mối quan hệ giữa nước họ với Triều Tiên. Các cuộc gặp thượng đỉnh giữa Hàn Quốc và Triều Tiên cũng đã tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên phát triển tích cực. Tuy nhiên, căng thẳng giữa hai miền đất nước vẫn còn. Chia cắt Triều Tiên Bán đảo Triều Tiên đã bị Nhật Bản chiếm đóng từ năm 1910. Ngày 9 tháng 8 năm 1945, trong những ngày kết thúc của Thế chiến thứ hai, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản và tiến sâu vào Triều Tiên. Mặc dù tuyên bố chiến tranh của Liên Xô đã được Đồng minh đồng ý tại Hội nghị Yalta, nhưng chính phủ Mỹ đã lo ngại về viễn cảnh toàn bộ Triều Tiên nằm dưới sự kiểm soát của Liên Xô. Do đó, chính quyền liên bang Hoa Kỳ đã yêu cầu các Lực lượng Vũ trang Liên Xô dừng cuộc tiến công của họ ở phía bắc vĩ tuyến 38, để lại phía nam bán đảo, bao gồm cả thủ đô Seoul, sẽ bị Hoa Kỳ chiếm đóng. Điều này đã được đưa vào Mệnh lệnh chung số 1 cho các lực lượng Nhật Bản sau khi Nhật Bản đầu hàng vào ngày 15 tháng 8. Ngày 24 tháng 8, Hồng quân tiến vào Bình Nhưỡng và thành lập một chính phủ quân sự ở phía bắc vĩ tuyến Triều Tiên. Lực lượng Mỹ đổ bộ vào miền nam vào ngày 8 tháng 9 và thành lập Chính phủ quân sự Hoa Kỳ tại Hàn Quốc. Ban đầu, phe Đồng minh đã dự tính một ủy thác chung sẽ đưa nước Triều Tiên tiến tới độc lập, nhưng hầu hết những người theo chủ nghĩa dân tộc của Triều Tiên muốn độc lập ngay lập tức. Trong khi đó, quan hệ hợp tác thời chiến giữa Liên Xô và Hoa Kỳ trở nên xấu đi khi Chiến tranh Lạnh diễn ra. Cả hai quyền lực đang chiếm đóng đều bắt đầu thăng tiến vào các vị trí quyền lực Người Hàn Quốc liên kết với phe chính trị của họ và gạt đối thủ ra rìa. Nhiều nhà lãnh đạo chính trị mới nổi này đã trở về những người lưu vong với ít sự ủng hộ của dân chúng. Ở Bắc Triều Tiên, Liên Xô ủng hộ những người Cộng sản Triều Tiên. Kim Il-sung, người từ năm 1941 đã phục vụ trong Quân đội Liên Xô, trở thành nhân vật chính trị lớn. Xã hội được tập trung hóa và tập thể hóa, theo mô hình của Liên Xô. Chính trị ở miền Nam xáo trộn hơn, nhưng Nghị sĩ Rhee chống Cộng mạnh mẽ đã nổi lên như một chính trị gia nổi bật nhất. Chính phủ Mỹ đã đưa vấn đề này lên Liên hợp quốc, dẫn đến việc thành lập Ủy ban tạm thời của Liên hợp quốc về Triều Tiên (UNTCOK) vào năm 1947. Liên Xô phản đối động thái này và từ chối cho phép UNTCOK hoạt động ở miền Bắc. UNTCOK tổ chức tổng tuyển cử ở miền Nam, được tổ chức vào ngày 10 tháng 5 năm 1948. Đại Hàn Dân Quốc được thành lập với Syngman Rhee làm Tổng thống và chính thức thay thế sự chiếm đóng của quân đội Hoa Kỳ vào ngày 15 tháng 8. Ở Triều Tiên, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được tuyên bố vào ngày 9 tháng 9, với Kim Il-sung, là thủ tướng. Lực lượng chiếm đóng của Liên Xô rời miền Bắc vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Lực lượng Hoa Kỳ rời miền Nam vào năm sau đó, mặc dù Nhóm Cố vấn Quân sự Hàn Quốc của Hoa Kỳ vẫn ở lại để huấn luyện Quân đội Hàn Quốc. Cả hai chính phủ đối lập đều coi mình là chính phủ của cả Hàn Quốc, và cả hai đều coi sự chia rẽ là tạm thời. CHDCND Triều Tiên tuyên bố Seoul là thủ đô chính thức của mình, một tuyên bố không thay đổi cho đến năm 1972. Chiến tranh Triều Tiên Bắc Triều Tiên xâm lược miền Nam vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, và nhanh chóng đánh chiếm phần lớn đất nước này. Vào tháng 9 năm 1950, lực lượng Liên Hợp Quốc, do Hoa Kỳ lãnh đạo, đã can thiệp để bảo vệ miền Nam, và tiến vào Bắc Triều Tiên. Khi họ đến gần biên giới với Trung Quốc, các lực lượng Trung Quốc thay mặt Bắc Triều Tiên can thiệp, làm thay đổi cán cân chiến tranh một lần nữa. Giao tranh kết thúc vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, với một hiệp định đình chiến gần như khôi phục lại ranh giới ban đầu giữa Bắc và Nam Triều Tiên. Syngman Rhee từ chối ký hiệp định đình chiến, nhưng miễn cưỡng đồng ý tuân theo nó. Hiệp định đình chiến mở đầu cho một lệnh ngừng bắn chính thức nhưng không dẫn đến một hiệp ước hòa bình. Hiệp ước đã thiết lập Khu phi quân sự Triều Tiên (DMZ), một vùng đệm giữa hai bên, giao với vĩ tuyến 38 nhưng không đi theo nó. Triều Tiên đã thông báo rằng họ sẽ không còn tuân thủ hiệp định đình chiến ít nhất sáu lần, vào các năm 1994, 1996, 2003, 2006, 2009 và 2013. Một số lượng lớn người phải di dời do hậu quả của chiến tranh, và nhiều gia đình bị chia cắt do biên giới được tái thiết. Trong năm 2007, ước tính có khoảng 750.000 người vẫn sống ly thân với những người thân trong gia đình, và đoàn tụ gia đình từ lâu đã trở thành ưu tiên ngoại giao của miền Nam. Chiến tranh Lạnh Cạnh tranh giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc trở thành chìa khóa cho việc ra quyết định của cả hai bên. Ví dụ, việc xây dựng tàu điện ngầm Bình Nhưỡng đã thúc đẩy việc xây dựng một công trình tương tự ở Seoul. Vào những năm 1980, chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một cột cờ cao 98m tại ngôi làng Daeseong-dong thuộc DMZ. Đáp lại, Triều Tiên đã xây dựng một cột cờ cao 160m ở làng Kijŏng-dong gần đó. Căng thẳng leo thang vào cuối những năm 1960 với một loạt các cuộc đụng độ vũ trang cấp thấp được gọi là Xung đột DMZ Triều Tiên. Trong thời gian này, Triều Tiên và Hàn Quốc đã tiến hành các cuộc tấn công bí mật vào nhau trong một loạt các cuộc tấn công trả đũa, trong đó có các âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo miền Nam và miền Bắc. Ngày 21 tháng 1 năm 1968, biệt kích Triều Tiên tấn công Nhà Xanh của Hàn Quốc. Vào ngày 11 tháng 12 năm 1969, một máy bay của Hàn Quốc đã bị cướp. Trong quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Nixon vào năm 1972, Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee đã bắt đầu tiếp xúc bí mật với Kim Nhật Thành của Triều Tiên. Vào tháng 8 năm 1971, các cuộc đàm phán Chữ thập đỏ đầu tiên giữa Bắc và Nam Triều Tiên đã được tổ chức. Nhiều người trong số những người tham gia thực sự là tình báo hoặc quan chức của đảng. Tháng 5 năm 1972, Lee Hu-rak, giám đốc CIA Triều Tiên, đã bí mật gặp Kim Nhật Thành tại Bình Nhưỡng. Kim đã xin lỗi về Cuộc đột kích Nhà Xanh, phủ nhận anh đã chấp thuận nó. Đổi lại, Phó Thủ tướng Triều Tiên Pak Song-chol đã có chuyến thăm bí mật tới Seoul. Ngày 4 tháng 7 năm 1972, Tuyên bố chung Bắc - Nam được ban hành. Tuyên bố đã công bố Ba Nguyên tắc của Thống nhất: thứ nhất, việc tái thống nhất phải được giải quyết một cách độc lập mà không bị can thiệp hoặc dựa vào các thế lực nước ngoài; thứ hai, thống nhất phải được thực hiện một cách hòa bình mà không sử dụng các lực lượng vũ trang chống lại nhau; cuối cùng, sự thống nhất vượt qua sự khác biệt về hệ tư tưởng và thể chế để thúc đẩy sự thống nhất của Hàn Quốc như một nhóm dân tộc. Nó cũng thiết lập "đường dây nóng" đầu tiên giữa hai bên. Bắc Triều Tiên đình chỉ các cuộc đàm phán vào năm 1973 sau vụ bắt cóc nhà lãnh đạo đối lập Hàn Quốc Kim Dae-jung bởi CIA Hàn Quốc. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã bắt đầu lại, và từ năm 1973 đến 1975 đã có 10 cuộc họp của Ủy ban Điều phối Bắc-Nam tại Panmunjom. Vào cuối những năm 1970, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter hy vọng đạt được hòa bình ở Triều Tiên. Tuy nhiên, kế hoạch của ông đã bị trật đường vì đề xuất rút quân của ông không được ưa chuộng. Năm 1983, đề xuất đàm phán ba bên của Bắc Triều Tiên với Hoa Kỳ và Hàn Quốc trùng hợp với vụ ám sát Rangoon nhằm vào Tổng thống Hàn Quốc. Hành vi mâu thuẫn này chưa bao giờ được giải thích. Vào tháng 9 năm 1984, Hội Chữ thập đỏ của Bắc Triều Tiên đã gửi hàng khẩn cấp đến miền Nam sau những trận lũ lụt nghiêm trọng. Các cuộc nói chuyện được tiếp tục, dẫn đến cuộc đoàn tụ đầu tiên của các gia đình ly tán vào năm 1985, cũng như một loạt các hoạt động giao lưu văn hóa. Thiện chí tiêu tan với việc dàn dựng cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn Quốc, Team Spirit, vào năm 1986. Khi Seoul được chọn là nơi tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1988, Bắc Triều Tiên đã cố gắng dàn xếp một cuộc tẩy chay bởi các đồng minh Cộng sản của mình hoặc đồng đăng cai Thế vận hội. Việc này thất bại, và vụ đánh bom chuyến bay 858 của Korean Air vào năm 1987 được coi là sự trả thù của Triều Tiên. Tuy nhiên, cùng lúc đó, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh đang tan băng trên toàn cầu, Tổng thống Hàn Quốc mới đắc cử Roh Tae-woo đã đưa ra một sáng kiến ngoại giao được gọi là Nordpolitik. Điều này đề xuất sự phát triển tạm thời của một "Cộng đồng Triều Tiên", tương tự như đề xuất liên minh của Triều Tiên. Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 9 năm 1990, các cuộc hội đàm cấp cao được tổ chức tại Seoul, cùng thời điểm miền Bắc đang phản đối việc Liên Xô bình thường hóa quan hệ với miền Nam. Các cuộc đàm phán này vào năm 1991 đã dẫn đến Thỏa thuận về Hòa giải, Không xâm lược, Trao đổi và Hợp tác và Tuyên bố chung về Phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Điều này đồng thời với việc cả Bắc và Nam Triều Tiên được gia nhập Liên hợp quốc. Trong khi đó, vào ngày 25 tháng 3 năm 1991, một đội thống nhất của Hàn Quốc lần đầu tiên sử dụng Cờ thống nhất Hàn Quốc tại Giải bóng bàn thế giới ở Nhật Bản, và vào ngày 6 tháng 5 năm 1991, một đội thống nhất đã thi đấu tại Giải bóng đá trẻ thế giới ở Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, có những giới hạn cho sự tan băng trong các mối quan hệ. Năm 1989, Lim Su-kyung, một nhà hoạt động sinh viên Hàn Quốc tham gia Liên hoan Thanh niên Thế giới ở Bình Nhưỡng, đã bị bỏ tù khi trở về. Ánh Dương và bóng tối Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mang lại cuộc khủng hoảng kinh tế cho Triều Tiên và dẫn đến kỳ vọng rằng sự thống nhất sắp xảy ra. Người Bắc Triều Tiên bắt đầu chạy sang miền Nam với số lượng ngày càng tăng. Theo thống kê chính thức, có 561 người đào tẩu sống ở Hàn Quốc vào năm 1995 và hơn 10.000 người vào năm 2007. Vào tháng 12 năm 1991, cả hai quốc gia đã ký một hiệp định, Hiệp định Hòa giải, Không xâm lược, Trao đổi và Hợp tác, cam kết không xâm lược và trao đổi văn hóa và kinh tế. Họ cũng đồng ý về việc thông báo trước về các chuyển động quân sự lớn và thiết lập một đường dây nóng quân sự, và làm việc để thay thế hiệp định đình chiến bằng một "chế độ hòa bình". Năm 1994, lo ngại về chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã dẫn đến Khung thỏa thuận giữa Mỹ và Triều Tiên. Năm 1998, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đã công bố Chính sách Ánh dương đối với Triều Tiên. Bất chấp một cuộc đụng độ hải quân vào năm 1999, điều này đã dẫn đến cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều đầu tiên vào tháng 6 năm 2000, giữa Kim Dae-jung và Kim Jong-il. Kết quả là Kim Dae-jung đã được trao giải Nobel Hòa bình. Hội nghị thượng đỉnh được tiếp nối vào tháng 8 bằng một cuộc đoàn tụ gia đình. Vào tháng 9, các đội Nam Triều Tiên đã cùng nhau diễu hành tại Thế vận hội Sydney. Thương mại gia tăng đến mức Hàn Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Triều Tiên. Bắt đầu từ năm 1998, Khu du lịch Núi Kumgang được phát triển như một liên doanh giữa chính phủ Bắc Triều Tiên và Hyundai. Năm 2003, Khu công nghiệp Kaesong được thành lập để cho phép các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào miền Bắc. Vào đầu những năm 2000, Hàn Quốc đã ngừng xâm nhập các đặc vụ của mình vào miền Bắc. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ George W Bush không ủng hộ Chính sách Ánh dương và vào năm 2002, Mỹ đã coi Triều Tiên là thành viên của Trục Ác ma. Tiếp tục lo ngại về tiềm năng phát triển tên lửa hạt nhân của Triều Tiên đã dẫn đến cuộc đàm phán 6 bên gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản vào năm 2003. Tuy nhiên, vào năm 2006, Triều Tiên tiếp tục thử tên lửa và vào ngày 9 tháng 10 đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên. Tuyên bố chung ngày 15 tháng 6 năm 2000 mà hai nhà lãnh đạo đã ký trong hội nghị thượng đỉnh Nam-Bắc lần thứ nhất nêu rõ rằng họ sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai vào một thời điểm thích hợp. Ban đầu, người ta dự kiến rằng hội nghị thượng đỉnh thứ hai sẽ được tổ chức tại Hàn Quốc, nhưng điều đó đã không xảy ra. Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun đã đi ngang qua Khu phi quân sự của Triều Tiên vào ngày 2 tháng 10 năm 2007 và tới Bình Nhưỡng để hội đàm với ông Kim Jong-il. Hai bên tái khẳng định tinh thần của Tuyên bố chung ngày 15/6 và thảo luận về nhiều vấn đề liên quan đến hiện thực hóa quan hệ Nam-Bắc, hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, thịnh vượng chung của nhân dân và thống nhất Hàn Quốc. Ngày 4 tháng 10 năm 2007, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il đã ký một tuyên bố hòa bình. Văn kiện kêu gọi các cuộc đàm phán quốc tế thay thế Hiệp định đình chiến kết thúc Chiến tranh Triều Tiên bằng một hiệp ước hòa bình vĩnh viễn. Trong thời kỳ này các diễn biến chính trị đã được phản ánh trong nghệ thuật. Các bộ phim Shiri, năm 1999 và Khu vực An ninh Chung, năm 2000, đã mô tả những người Bắc Triều Tiên với cái nhìn đầy thiện cảm. Chính sách Ánh dương kết thúc Chính phủ Lee Myung-bak Chính sách Ánh dương đã bị tân Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak chính thức từ bỏ vào năm 2010. Vào ngày 26 tháng 3 năm 2010, tàu ROKS Cheonan 1.500 tấn với thủy thủ đoàn 104 người, bị chìm ngoài khơi đảo Baengnyeong trên biển Hoàng Hải. Seoul cho biết đã có một vụ nổ ở đuôi tàu và đang điều tra xem liệu một vụ tấn công bằng ngư lôi có phải là nguyên nhân hay không. Trong số 104 thủy thủ, 46 người chết và 58 người được cứu. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp của các quan chức an ninh và ra lệnh cho quân đội tập trung giải cứu các thủy thủ. Vào ngày 20 tháng 5 năm 2010, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã công bố kết quả khẳng định rằng vụ chìm tàu là do ngư lôi của Triều Tiên; Triều Tiên bác bỏ kết quả nghiên cứu. Hàn Quốc đồng ý với phát hiện của nhóm nghiên cứu và Tổng thống Lee Myung-bak sau đó tuyên bố rằng Seoul sẽ cắt mọi hoạt động thương mại với Triều Tiên như một phần của các biện pháp chủ yếu nhằm đánh trả Triều Tiên về mặt ngoại giao và tài chính.  Triều Tiên bác bỏ tất cả những cáo buộc như vậy và đáp trả bằng cách cắt đứt quan hệ giữa các nước và tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận không xâm lược trước đó. Ngày 23 tháng 11 năm 2010, pháo binh của Triều Tiên bắn vào đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc trên biển Hoàng Hải và Hàn Quốc bắn trả. Hai lính thủy đánh bộ Hàn Quốc và hai dân thường thiệt mạng, hơn chục người bị thương, trong đó có ba thường dân. Khoảng 10 người Triều Tiên được cho là đã thiệt mạng; tuy nhiên, chính phủ Triều Tiên phủ nhận điều này. Thị trấn đã được sơ tán và Hàn Quốc cảnh báo sẽ trả đũa nghiêm khắc, với việc Tổng thống Lee Myung-bak ra lệnh phá hủy một căn cứ tên lửa gần đó của Triều Tiên nếu có thêm hành động khiêu khích. Hãng thông tấn chính thức của Triều Tiên, KCNA, tuyên bố rằng Triều Tiên chỉ nổ súng sau khi miền Nam "nã đạn liều lĩnh vào khu vực biển của chúng tôi". Năm 2011, có thông tin cho rằng Triều Tiên đã bắt cóc 4 sĩ quan quân đội cấp cao của Hàn Quốc vào năm 1999. Chính phủ Park Geun-hye Vào ngày 12 tháng 12 năm 2012, Triều Tiên đã phóng Kwangmyŏngsŏng-3 Unit 2, một vệ tinh khoa học và công nghệ, và nó đã lên tới quỹ đạo. Đáp lại, Hoa Kỳ đã triển khai lại các tàu chiến của mình trong khu vực. Tháng 1 - tháng 9 năm 2013 chứng kiến sự leo thang căng thẳng giữa Triều Tiên với Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản bắt đầu do Nghị quyết 2087 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, trong đó lên án Triều Tiên về việc phóng Đơn vị 2 Kwangmyŏngsŏng-3. Cuộc khủng hoảng được đánh dấu bằng sự leo thang cực độ của chính quyền mới của Triều Tiên dưới thời Kim Jong-un và các hành động cho thấy các cuộc tấn công hạt nhân sắp xảy ra nhằm vào Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Vào ngày 24 tháng 3 năm 2014, một máy bay không người lái của Triều Tiên bị rơi được tìm thấy gần Paju, các camera trên máy bay có hình ảnh của Nhà Xanh và các cơ sở quân sự gần DMZ. Vào ngày 31 tháng 3, sau một cuộc trao đổi pháo vào vùng biển của NLL, một máy bay không người lái của Triều Tiên được tìm thấy đã bị rơi trên Baengnyeongdo. Vào ngày 15 tháng 9, mảnh vỡ của một máy bay không người lái nghi là của Triều Tiên đã được một ngư dân tìm thấy ở vùng biển gần Baengnyeongdo, máy bay không người lái này được cho là giống với một trong những máy bay không người lái của Triều Tiên đã bị rơi vào tháng 3 năm 2014. Theo một cuộc thăm dò của BBC World Service năm 2014, 3% người Hàn Quốc nhìn nhận ảnh hưởng của Bắc Triều Tiên một cách tích cực, 91% bày tỏ quan điểm tiêu cực, khiến Hàn Quốc, sau Nhật Bản, trở thành quốc gia có cảm giác tiêu cực nhất về Bắc Triều Tiên trên thế giới. Tuy nhiên, một cuộc khảo sát do chính phủ tài trợ năm 2014 cho thấy 13% người Hàn Quốc coi Bắc Triều Tiên là thù địch và 58% người Hàn Quốc tin rằng Bắc Triều Tiên là quốc gia mà họ nên hợp tác. Vào ngày 1 tháng 1 năm 2015, Kim Jong-un, trong bài phát biểu chào mừng năm mới tại quê nhà, tuyên bố rằng ông sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán cấp cao hơn với miền Nam. Vào tuần đầu tiên của tháng 8 năm 2015, một quả mìn đã nổ tại DMZ, khiến hai binh sĩ Hàn Quốc bị thương. Chính phủ Hàn Quốc cáo buộc Bắc Triều Tiên đã cấy mìn nhưng Triều Tiên phủ nhận. Sau đó, Hàn Quốc bắt đầu lại các chương trình phát sóng tuyên truyền tới miền Bắc. Vào ngày 20 tháng 8 năm 2015, Bắc Triều Tiên đã bắn một quả đạn pháo vào thành phố Yeoncheon. Hàn Quốc đã tung ra nhiều đợt pháo để đáp trả. Không có thương vong ở miền Nam, nhưng một số cư dân địa phương đã di tản. Cuộc pháo kích khiến cả hai nước áp dụng tình trạng trước chiến tranh và một cuộc nói chuyện được tổ chức bởi các quan chức cấp cao tại Bàn Môn Điếm để giảm căng thẳng vào ngày 22 tháng 8 năm 2015, và các cuộc đàm phán được chuyển sang ngày hôm sau.. Tuy nhiên, trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, Triều Tiên đã triển khai hơn 70% số tàu ngầm của họ, điều này làm gia tăng căng thẳng một lần nữa vào ngày 23 tháng 8 năm 2015. Các cuộc đàm phán tiếp tục sang ngày hôm sau và cuối cùng kết thúc vào ngày 25 tháng 8 khi cả hai bên đạt được thỏa thuận và căng thẳng quân sự được xoa dịu. Bất chấp các cuộc đàm phán hòa bình giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên vào ngày 9 tháng 9 năm 2016 liên quan đến vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên, Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục tiến triển với việc thử tên lửa của mình. Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ năm trong khuôn khổ lễ kỷ niệm 68 năm thành lập nhà nước. Đáp lại, Hàn Quốc tiết lộ rằng họ có kế hoạch ám sát Kim Jong-un. Theo một Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc năm 2017, 58% công dân Hàn Quốc đã trả lời rằng việc thống nhất là cần thiết. Trong số những người trả lời cuộc khảo sát năm 2017, 14% nói rằng 'chúng ta thực sự cần sự thống nhất' trong khi 44% nói rằng 'chúng ta cần sự thống nhất'. Về câu hỏi khảo sát 'Chúng ta có cần thống nhất ngay cả khi Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên có thể cùng tồn tại hòa bình hay không?', 46% đồng ý và 32% không đồng ý. Tan băng vào năm 2018 Vào tháng 5 năm 2017, Moon Jae-in được bầu làm Tổng thống Hàn Quốc với lời hứa sẽ quay trở lại Chính sách Ánh dương. Trong bài phát biểu mừng năm mới 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đề xuất cử một phái đoàn tới Thế vận hội mùa đông sắp tới tại Hàn Quốc. Đường dây nóng Seoul - Bình Nhưỡng đã được mở lại sau gần hai năm. Tại Thế vận hội mùa đông, Triều Tiên và Hàn Quốc đã diễu hành cùng nhau trong lễ khai mạc và ra sân một đội khúc côn cầu trên băng nữ thống nhất. Cũng như các vận động viên, Triều Tiên đã cử một phái đoàn cấp cao chưa từng có, đứng đầu là Kim Yo-jong, em gái của Kim Jong-un và Chủ tịch Kim Yong-nam, và bao gồm các nghệ sĩ biểu diễn như Dàn nhạc Samjiyon. Một đoàn nghệ thuật của Triều Tiên cũng đã biểu diễn tại hai thành phố riêng biệt của Hàn Quốc, bao gồm cả Seoul, để vinh danh các thế vận hội Olympic. Con tàu của Bắc Triều Tiên chở đoàn nghệ thuật, Man Gyong Bong 92, cũng là con tàu đầu tiên của Bắc Triều Tiên đến Hàn Quốc kể từ năm 2002. Phái đoàn đã chuyển lời mời Tổng thống Moon sang thăm Bắc Triều Tiên. Sau Thế vận hội, chính quyền hai nước đã đưa ra khả năng sẽ cùng nhau đăng cai Thế vận hội mùa đông châu Á 2021. Vào ngày 1 tháng 4, các ngôi sao K-pop Hàn Quốc đã biểu diễn một buổi hòa nhạc tại Bình Nhưỡng mang tên " Mùa xuân đang đến ", với sự tham dự của Kim Jong-un và phu nhân. Các ngôi sao K-pop là một phần của đoàn nghệ thuật Hàn Quốc gồm 160 thành viên đã biểu diễn tại Triều Tiên vào đầu tháng 4 năm 2018. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ năm 2005 có bất kỳ nghệ sĩ Hàn Quốc nào biểu diễn tại Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, các chương trình phát thanh tuyên truyền ở cả hai phía được ngừng lại. Vào ngày 27 tháng 4, một cuộc gặp thượng đỉnh đã diễn ra giữa Moon và Kim tại khu vực An ninh chung của Hàn Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên, một nhà lãnh đạo Triều Tiên bước vào lãnh thổ Hàn Quốc. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp nhau tại ranh giới chia cắt Hàn Quốc. Hội nghị thượng đỉnh kết thúc với việc cả hai nước cam kết hướng tới phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên. Họ cũng thề sẽ tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên trong vòng một năm. Là một phần của Tuyên bố Panmunjom đã được lãnh đạo hai nước ký kết, hai bên cũng kêu gọi chấm dứt các hoạt động quân sự lâu đời ở khu vực biên giới Triều Tiên và thống nhất Hàn Quốc. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo nhất trí làm việc cùng nhau để kết nối và hiện đại hóa đường sắt của họ. Vào ngày 5 tháng 5, Triều Tiên đã điều chỉnh múi giờ của mình để phù hợp với miền Nam. Vào tháng 5, Hàn Quốc bắt đầu dỡ bỏ các loa tuyên truyền khỏi khu vực biên giới theo Tuyên bố Panmunjom. Moon và Kim đã gặp nhau lần thứ hai vào ngày 26 tháng 5 để thảo luận về hội nghị thượng đỉnh sắp tới của Kim với Trump. Hội nghị thượng đỉnh dẫn đến các cuộc gặp tiếp theo giữa các quan chức Triều Tiên và Hàn Quốc trong tháng Sáu. Vào ngày 1 tháng 6, các quan chức hai nước đã đồng ý tiến tới các cuộc đàm phán quân sự và Chữ thập đỏ. Họ cũng đồng ý mở lại Văn phòng Liên lạc Liên Triều ở Kaesong mà miền Nam đã đóng cửa vào tháng 2/2016 sau vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Cuộc họp thứ hai, với sự tham gia của Hội Chữ thập đỏ và quân đội, được tổ chức tại khu nghỉ mát Núi Kumgang của Triều Tiên vào ngày 22 tháng 6, nơi đã đồng ý rằng các cuộc đoàn tụ gia đình sẽ tiếp tục. Sau hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4, một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Kim Jong-un đã được tổ chức vào ngày 12 tháng 6 năm 2018 tại Singapore. Hàn Quốc đã ca ngợi nó là một thành công. Hàn Quốc vào ngày 23 tháng 6 năm 2018 thông báo rằng họ sẽ không tiến hành các cuộc tập trận quân sự thường niên với Mỹ vào tháng 9 và cũng sẽ ngừng các cuộc tập trận của riêng mình ở Hoàng Hải, để không khiêu khích Triều Tiên và tiếp tục đối thoại hòa bình. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2018, Hàn Quốc và Triều Tiên đã nối lại liên lạc vô tuyến giữa tàu với tàu, điều này có thể ngăn chặn các cuộc đụng độ ngẫu nhiên giữa các tàu quân sự của Nam và Bắc Triều Tiên xung quanh Đường giới hạn phía Bắc (NLL) ở phía Tây (Hoàng Hải). Vào ngày 17 tháng 7 năm 2018, Hàn Quốc và Triều Tiên đã khôi phục hoàn toàn đường dây liên lạc quân sự của họ trên phần phía tây của bán đảo. Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đã thi đấu với tư cách "Triều Tiên" trong một số sự kiện tại Á vận hội 2018. Hợp tác mở rộng sang lĩnh vực điện ảnh, với việc Hàn Quốc chấp thuận chiếu các bộ phim của Triều Tiên tại liên hoan phim địa phương của đất nước đồng thời mời một số nhà làm phim từ sau này. Vào tháng 8 năm 2018, các cuộc đoàn tụ của các gia đình bị chia rẽ kể từ Chiến tranh Triều Tiên đã diễn ra tại Núi Kumgang ở Triều Tiên. Vào tháng 9, tại một hội nghị thượng đỉnh với Moon ở Bình Nhưỡng, Kim đã đồng ý dỡ bỏ các cơ sở vũ khí hạt nhân của Triều Tiên nếu Hoa Kỳ có hành động tương hỗ. Tại Bình Nhưỡng, một thỏa thuận mang tên "Tuyên bố chung Bình Nhưỡng tháng 9 năm 2018" đã được ký kết bởi cả hai nhà lãnh đạo Triều Tiên Thỏa thuận kêu gọi dỡ bỏ bom mìn, chốt gác, vũ khí và nhân viên trong JSA từ cả hai phía của Triều Tiên Biên giới Hàn Quốc. Họ cũng đồng ý rằng họ sẽ thiết lập các vùng đệm trên biên giới của họ để ngăn chặn các cuộc đụng độ. Moon đã trở thành nhà lãnh đạo Hàn Quốc đầu tiên có bài phát biểu trước công chúng Triều Tiên khi ông phát biểu trước 150.000 khán giả tại Lễ hội Arirang vào ngày 19 tháng 9. Cũng trong hội nghị thượng đỉnh tháng 9 năm 2018, các nhà lãnh đạo quân sự của cả hai quốc gia đã ký Thỏa thuận Hòa giải, Không xâm lược, Trao đổi và Hợp tác "(hay còn gọi là" Thỏa thuận Cơ bản ") để giúp đảm bảo giảm bớt căng thẳng quân sự giữa hai nước và kiểm soát vũ khí nhiều hơn. Vào ngày 23 tháng 10 năm 2018, Moon đã phê chuẩn Thỏa thuận Cơ bản và Tuyên bố Bình Nhưỡng chỉ vài giờ sau khi chúng được nội các của ông thông qua. Vào ngày 30 tháng 11 năm 2018, một đoàn tàu của Hàn Quốc đã đi qua biên giới DMZ với Triều Tiên và dừng lại ở ga Panmun. Đây là lần đầu tiên tàu Hàn Quốc đi vào lãnh thổ Bắc Triều Tiên kể từ năm 2008. Ngoại giao 2019–20 2019 Vào ngày 30 tháng 6, Kim và Moon gặp lại nhau tại DMZ, với sự tham gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã khởi xướng cuộc gặp. Cả ba đã tổ chức một cuộc họp tại Ngôi nhà Tự do Liên Triều. Trong khi đó, Triều Tiên đã tiến hành một loạt vụ thử tên lửa tầm ngắn và Mỹ và Hàn Quốc đã tham gia các cuộc tập trận chung vào tháng 8. Vào ngày 16 tháng 8 năm 2019, đảng cầm quyền của Triều Tiên đã đưa ra tuyên bố chỉ trích Hàn Quốc tham gia các cuộc tập trận và mua khí tài quân sự của Mỹ, gọi đây là "hành động khiêu khích nghiêm trọng" và nói rằng sẽ không có thêm cuộc đàm phán nào. Vào ngày 15 tháng 10, Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) đã thi đấu vòng loại FIFA World Cup tại Bình Nhưỡng, trận đấu bóng đá đầu tiên của họ ở miền Bắc sau 30 năm. Trận đấu được chơi trên sân vận động không khán giả với sự tham dự chỉ dành cho tổng số 100 nhân viên chính phủ Bắc Triều Tiên; Không có người hâm mộ hoặc phương tiện truyền thông Hàn Quốc nào được phép vào sân vận động và trận đấu không được truyền hình trực tiếp. Không có bàn thắng nào được ghi. Trong khi đó, Kim và Moon vẫn tiếp tục có một mối quan hệ thân thiết, trân trọng nhau. 2020 Vào ngày 9 tháng 6 năm 2020, Bắc Triều Tiên bắt đầu cắt đứt mọi đường dây liên lạc với Hàn Quốc. Điều này xảy ra sau khi Bình Nhưỡng liên tục cảnh báo Seoul về các vấn đề như việc miền Nam không ngăn được các nhà hoạt động người nước ngoài của Bắc Triều Tiên gửi truyền đơn tuyên truyền chống chế độ qua biên giới. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên mô tả đây là "bước đầu tiên của quyết tâm đóng cửa hoàn toàn mọi phương tiện liên lạc với Hàn Quốc và loại bỏ những thứ không cần thiết". Em gái của Kim Jong-un, Kim Yo-jong, cũng như Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền, Kim Yong-chol, tuyên bố rằng Triều Tiên đã bắt đầu coi Hàn Quốc là kẻ thù của mình. Một tuần trước những hành động này, Kim Yo-Jong đã gọi những người đào tẩu Bắc Triều Tiên là "cặn bã của con người" và "những con chó lai". Việc cắt đứt các đường dây liên lạc đã làm giảm đáng kể các thỏa thuận đã được thực hiện trong năm 2018. Vào ngày 13 tháng 6, Kim Yo-jong, cảnh báo rằng "không bao lâu nữa, một cảnh tượng bi thảm của văn phòng liên lạc chung Bắc-Nam vô dụng sẽ hoàn toàn sụp đổ." Vào ngày 16 tháng 6, miền Bắc đe dọa sẽ đưa quân đã rút khỏi biên giới về các đồn mà họ đã đóng quân trước đó. Cuối ngày hôm đó, văn phòng liên lạc chung ở Kaesong bị chính phủ Triều Tiên cho nổ tung. Do đại dịch COVID-19, phái đoàn Hàn Quốc đã rời khỏi tòa nhà vào tháng Giêng. Vào ngày 5 tháng 6 năm 2020, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Son-gwon nói rằng triển vọng về hòa bình giữa Triều Tiên và Hàn Quốc, và Mỹ, đã "biến mất thành một cơn ác mộng đen tối". Ngày 21 tháng 6 năm 2020, Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên không gửi truyền đơn tuyên truyền qua biên giới. Yêu cầu này theo sau tuyên bố của Triều Tiên rằng họ sẵn sàng gửi 12 triệu tờ rơi, có khả năng trở thành chiến dịch tâm lý lớn nhất chống lại Hàn Quốc. Xem thêm Triều Tiên và vũ khí hủy diệt hàng loạt Tuyên bố chung Bắc - Nam ngày 15 tháng 6 Đường giới hạn phía Bắc Danh sách các sự cố biên giới liên quan đến Triều Tiên Kình địch bóng đá Bắc Triều Tiên - Hàn Quốc Khủng hoảng Bắc Triều Tiên 2017–18 Quan hệ Bắc Triều Tiên-Hoa Kỳ Mối quan hệ Bắc Triều Tiên - Nga Quan hệ Trung Quốc - Bắc Triều Tiên Quan hệ Trung Quốc - Hàn Quốc Quan hệ Nga - Hàn Quốc Mối quan hệ Hàn Quốc - Hoa Kỳ Quan hệ Nhật Bản - Bắc Triều Tiên Quan hệ Nhật Bản - Hàn Quốc Xung đột liên Triều Chính sách Ánh Dương Hội nghị Thượng đỉnh liên Triều Văn phòng liên lạc liên Triều Đường dây nóng Seoul – Bình Nhưỡng Tiến trình hòa bình Triều Tiên 2018-2019 Quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan Tham khảo Liên kết ngoài Inter-Korean Relations: Past, Present and Future (Introduction) - cfr.org Có thật Triều Tiên dám gây ra chiến tranh? , Tuần Việt Nam. ROK and Inter-Korean relations Eating the Oxen of the Sun – The Odyssey of Unification koreanunification.net Inter-Korean tensions: ideology first, at any cost? by Alain Nass (expert on Asia and Korea), Asia & Pacific Network, October 2011 Quan hệ Nam–Bắc Triều Tiên
VI_open-0000002282
People_and_Society
Floyd James "Jim" Thompson (8 tháng 7 năm 1933 - 16, tháng 7 năm 2002) là tù nhân chiến tranh bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ, với gần 9 năm làm tù binh ở Việt Nam. Tuổi trẻ Thompson đã làm việc cho siêu thị A&P trước khi bị gọi đi quân dịch vào ngày 14 tháng 6 năm 1956. Thompson lúc đầu là một quân nhân bất trị và hung hăng nhưng sau đó đã nhận ra rằng mình phù hợp với môi trường quân đội. Sau thời gian huấn luyện cơ bản ở căn cứ Fort Dix, New Jersey, Thompson đã quyết định gắn bó cuộc đời mình với binh nghiệp. Binh nghiệp Sau khi tốt nghiệp trường Officer Candidate School, Thompson phục vụ ở Mỹ và có một năm ở Triều Tiên. Ông được điều động đến Fort Bragg khi ông được tuyển vào Lực lượng Đặc biệt của Quân đội để làm biệt kích. Chiến tranh Việt Nam Đại úy Thompson đến Việt Nam tháng 12 năm 1963. Trước khi nhận nhiệm vụ, ông chưa từng nghe đến đất nước này. Theo kế hoạch, ông chỉ thực hiện nhiệm vụ trong vòng 6 tháng nhưng đã bị bắt vào ngày 26 tháng 3 năm 1964. Ông được trả tự do vào ngày 16 tháng 3 năm 1973, thêm 10 ngày nữa thì đủ chín năm giam cầm. Bị bắt Ngày 26 tháng 3 năm 1964, chiếc máy bay do thám L-19/O-1 Bird Dog do đại úy Richard L. Whitesides và đại úy Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ Floyd J. Thompson đã bị bắn hạ bởi súng hạng nhẹ tại tọa độ (thuộc Quảng Trị, miền Nam Việt Nam), cách căn cứ Lực lượng Đặc biệt của Thompson 20 km. Sau va chạm, Thompson đã bị bỏng, bị một viên đạn sượt qua má và bị gãy lưng nhưng vẫn sống sót. Lập tức Thompson bị Việt Cộng bắt làm tù binh. Whiteides bị mất tích. Việc tìm kiếm cả trên không và lùng sục trên mặt đất đều không không thể tìm ra bất cứ mảnh vụn nào của máy bay. Ngày hôm sau, một viên chức quân đội đến thăm nhà Thompson và thông báo với người vợ đang mang bầu của ông, Alyce, rằng ông đã mất tích. Cú sốc này đã tác động khiến Alyce đau đẻ và ngay đêm hôm đó đã sinh con trai. Tù nhân chiến tranh Thompson đã phải chịu sự giam cầm 9 năm tiếp theo. Đầu tiên, Thompson bị các chiến sĩ giải phóng quân giam giữ rồi sau đó được gửi ra Hà Nội. Trong trại giam, Thompson đã được đối xử rất tốt, Ông được trả tự do vào giữa tháng 3 năm 1973 trong Chiến dịch Homecoming. Huân chương Xem thêm Tù binh Chiến tranh Việt Nam Tham khảo Sinh năm 1933 Mất năm 2002 Người Florida Tù binh Chiến tranh Việt Nam Quân nhân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam
VI_open-0000002284
Sensitive_Subjects
Junkers J.I (định danh hãng chế tạo J 4; không nên nhầm lẫn với loại máy bay cánh đơn hoàn toàn bằng kim loại J 1 chế tạo 1915/16) là một loại máy bay hai tầng cánh bọc giáp lớp J của Đức trong Chiến tranh thế giới I, được phát triển cho nhiệm vụ cường kích, thám sát và liên lạc. Quốc gia sử dụng Luftstreitkräfte Tính năng kỹ chiến thuật Xem thêm Tham khảo Ghi chú Tài liệu Grey, C. G. Jane's All the World's Aircraft 1919. London: Putnam, 1919. Grosz, P.M. Junkers J.I, Windsock Datafile 39. Hertfordshire, UK: Albatros Productions Ltd., 1993. ISBN 0-948414-49-9. "Report on the Junker Armoured Two-Seater Biplane, Type J.1." Flight, ngày 18 tháng 3 năm 1920. Taylor, Michael J. H. Jane's Encyclopedia of Aviation. London: Studio Editions. 1989, p. 538. World Aircraft Information Files. London: Bright Star Publishing, p. File 898, Sheet 01. Liên kết ngoài Junkers J1 at the Canada Aviation and Space Museum J 004 Máy bay cường kích Đức 1910–1919 Máy bay trinh sát quân sự Đức 1910–1919 Máy bay quân sự trong Thế chiến thứ nhất Máy bay chiến đấu Máy bay quân sự Máy bay cường kích Máy bay trinh sát Máy bay hai tầng cánh Máy bay một động cơ cánh quạt
VI_open-0000002286
Autos_and_Vehicles
Liopeltis herminae là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Boettger mô tả khoa học đầu tiên năm 1895. Đây là loài đặc hữu Nhật Bản. Ptyas herminae được tìm thấy ở quần đảo Ryukyu của Nhật Bản. Ptyas herminae có thể đạt tổng chiều dài 58 cm, bao gồm đuôi dài khoảng 11 cm. Chú thích Tham khảo Cyclophiops Động vật được mô tả năm 1895 Opheodrys Động vật bò sát Nhật Bản
VI_open-0000002290
Pets_and_Animals
Xenopholis undulatus là một loài rắn trong họ Rắn nước. Loài này được Jensen mô tả khoa học đầu tiên năm 1900. Chú thích Tham khảo Jensen, 1900 "1899": Lagoa Santa Egnens Slanger. Videnskabelige meddelelser fra den Naturhistoriske forening i Kjöbenhavn, , (texte intégral). Xenopholis Động vật được mô tả năm 1900
VI_open-0000002295
Pets_and_Animals
Draco spilonotus là một loài thằn lằn trong họ Agamidae. Loài này được Günther mô tả khoa học đầu tiên năm 1872. Đây là loài thằn lằn đặc hữu của Sulawesi. Loài này được biết đến từ nhiều địa phương khác nhau trong các khu vực có rừng của Sulawesi. Màng cánh của con đực có màu vàng và có một mạng lưới các đường màu nâu tỏa ra từ phía trước. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Draco Động vật được mô tả năm 1872 Động vật lướt
VI_open-0000002302
Pets_and_Animals
La Vie d'Adèle – Chapitres 1 & 2 (tạm dịch: Cuộc đời của Adele – chương 1 và 2) (), là một bộ phim chính kịch của Pháp sản xuất năm 2013, được viết, sản xuất và đạo diễn bởi Abdellatif Kechiche. Bộ phim đã thắng giải Cành cọ Vàng tại Liên hoan phim Cannes 2013. Bộ phim dựa vào tiểu thuyết tiếng Pháp tên là Blue Angel ("Le Bleu est une couleur chaude"), là một cuốn truyện tranh được Julie Maroh sáng tác năm 2010, cuốn truyện đã đoạt nhiều giải thưởng và được phát hành tại Bắc Mỹ vào tháng 10 năm 2013. Cốt truyện Adèle (Adèle Exarchopoulos) là một nữ sinh 15 tuổi, cô có ước mơ trở thành cô giáo, nhưng cuộc sống của cô đã bị đảo lộn khi cô gặp Emma, một sinh viên nghệ thuật tóc xanh tại một trường đại học gần đó, cô là người đã viết nên câu truyện tình yêu lãng mạn này. Diễn viên Adèle Exarchopoulos vai Adèle Léa Seydoux vai Emma Jérémie Laheurte vai Thomas Catherine Salée vai Adèle's mother Aurélien Recoing vai Adèle's father Sandor Funtek vai Valentin Sản xuất Kế hoạch ban đầu, bộ phim sẽ được quay trong 2 tháng rưỡi, thế nhưng bộ phim đã mất tới 5 tháng để hoàn thành, từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2012 với kinh phí 4 triệu euro và 750 giờ quay. Những cảnh quay được thực hiện ở Lille cũng như là Roubaix và Liévin. Đến khi bộ phim được công chiếu tại liên hoan phim Cannes 2013, một báo cáo từ hiệp hội Phim ảnh và Âm nhạc Pháp (Syndicat des professionnels de l'industrie de l'audiovisuel et du cinéma) đã phê bình tình trạng làm việc mà toàn bộ ekip làm phim phải chịu đựng. Theo như báo cáo, các thành viên của đoàn phim đã nói rằng việc sản xuất phim được thực hiện trong bầu không khí "nặng nề" với thái độ gần như là bị dằn vặt về đạo lý, điều này đã dẫn đến một vài thành viên của đoàn và các công nhân phải bỏ cuộc. Có thêm những chỉ trích về lương lậu và lối làm việc. Phát hành Tại Liên hoan phim Cannes 2013, phim được ra mắt vào ngày 23 tháng 5 năm 2013 trong những lời tán thưởng của khán giả và xếp hạng cao nhất trong cuộc bình chọn của giới phê bình liên hoan phim. Tháng 8 năm 2013, phim được công chiếu tại Bắc Mỹ tại Liên hoan phim Telluride 2013 và được xuất hiện trong Liên hoan phim quốc tế Toronto 2013 vào ngày 5 tháng 9 năm 2013. Tiếp nhận Phim nhận được sự tán thưởng áp đảo về mặt chuyên môn. Trang tổng hợp kết quả đánh giá Rotten Tomatoes cho biết có 91% nhà phê bình cho bộ phim đánh giá tích cực với điểm trung bình là 8.2/10 dựa trên 160 bài phê bình. Metacritic, trang chuyên cho điểm số trung bình dựa trên 100 bài phê bình hàng đầu từ các nhà bình luận chính thống, cho bộ phim 88 điểm dựa trên 41 bài phê bình, qua đó kết luận phản hồi dành cho bộ phim là "hoàn toàn tích cực". Tại Liên hoan phim Cannes 2013, bộ phim khiến các nhà phê bình sửng sốt về thời lượng và những cảnh nóng, khiến họ lo lắng có thể được yêu cầu chỉnh sửa lại trước khi trình chiếu tại các rạp. Nhiều nhà phê bình dự đoán rằng bộ phim sẽ có triển vọng thắng giải Cành cọ vàng. Justin Chang của tạp chí Variety nói rằng bộ phim ẩn chứa "những cảnh quay về tình dục đồng giới nữ dữ dội nhất mà ông biết gần đây". Jordan Mintzer của tạp chí Hollywood Reporter cho rằng mặc dù bộ phim kéo dài tới 3 tiếng đồng hồ, nhưng nó "đã thành công bởi sự xoay chuyển táo bạo từ Léa Seydoux đến diễn viên mới Adèle Exarchopoulos, đây thực sự là một sự diễn xuất bứt phá." Trong bản tin của The Daily Telegraph, Robbie Collin đã trao tặng bộ phim tối đa 5 sao và viết: "Bộ phim của Kechiche's dài ba tiếng và chỉ có mỗi vấn đề với độ dài đó là tôi có thể xem một cách hạnh phúc 7 bộ phim khác tương tự. Đây giống như là một viên kẹo nổ phi thường, nó kéo dài những cảm xúc về niềm vui, nổi buồn, sự giận dữ, niềm hy vọng và khát vọng, nó bao gồm trong nó - dù chỉ - hai sự diễn xuất tốt nhất của giải, một từ Adèle Exarchopolous và Léa Seydoux." Stephen Garrett của The New York Observer nói rằng bộ phim là "không gì ít hơn làm chiến thắng" và "là một tác phẩm lớn về nhận thức tình dục". Julie Maroh dù khen ngợi tính độc đáo của Kechiche nhưng cho rằng anh thất bại trong việc lưu giữ tâm hồn của một người đồng tính nữ trong câu chuyện của cô. Giải thưởng Phim đã thắng giải Cành cọ vàng tại liên hoan phim Cannes 2013. Những diễn viên nữ cũng nhận được giải Palme như là một phần thưởng đặc biệt. Kechiche được đề cử giải "the youth of France" và Tunisian revolution, nơi mà "họ khao khát được giải phóng, được sống với chính họ và yêu thương trong sự tự do". Tại liên hoan Cannes, phim cũng thắng giải FIPRESCI Prize. Đây là phim đầu tiên được chuyển thể từ tiểu thuyết và truyện tranh nhận được giải Cành cọ vàng. Tham khảo Liên kết ngoài Cannes Film Festival press kit Phim Pháp Phim năm 2013 Phim chính kịch thập niên 2010 Phim độc lập Phim Bỉ Phim chính kịch Bỉ Phim chính kịch Pháp Phim lãng mạn thập niên 2010 Phim quay tại Pháp Phim và người giành giải Cành cọ vàng Phim liên quan đến LGBT thập niên 2010 Phim chính kịch lãng mạn thập niên 2010 Phim tiếng Pháp Phim tuổi mới lớn liên quan đến LGBT Phim chính kịch liên quan đến LGBT Phim liên quan đến đồng tính nữ Phim liên quan đến LGBT của Pháp
VI_open-0000002311
Arts_and_Entertainment
Pseudosamanea cubana là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu. Loài này được (Britton & Rose) Barneby & J.W. miêu tả khoa học đầu tiên. Chú thích Liên kết ngoài (2005): Genus Pseudosamanea. Version 10.01, November 2005. Truy cập 2008-MAR-30. Pseudosamanea Thực vật Cuba Thực vật được mô tả năm 1928
VI_open-0000002598
Food_and_Drink
Lan a Schickendanz (danh pháp hai phần: Aa schickendanzii) là một loài thực vật có hoa trong họ Lan (Orchidaceae). Loài này được Rudolf Schlechter miêu tả khoa học đầu tiên năm 1920. Chú thích Liên kết ngoài Aa Thực vật được mô tả năm 1920 Trang chưa có liên kết ngoại ngữ
VI_open-0000002689
Science
Carex berggrenii là một loài thực vật có hoa trong họ Cói. Loài này được Petrie publ. 1886 mô tả khoa học đầu tiên năm 1885. Loài này được tìm thấy ở dãy trung bộ của đảo Bắc. Ở Đảo Nam, loài này thường được tìm thấy rất đông từ Hồ Tennyson phía nam. Nó là một loài đất ngập nước dưới đất phát triển bên lề của các hồ và suối. Chú thích Liên kết ngoài B Thực vật được mô tả năm 1886
VI_open-0000002912
Science
Henckelia moonii là một loài thực vật có hoa trong họ Tai voi (Gesneriaceae). Loài này có ở Sri Lanka, được George Gardner mô tả khoa học đầu tiên năm 1846 dưới danh pháp Chirita moonii. Năm 2011, D.J.Middleton & Mich.Möller chuyển nó sang chi Henckelia. Chú thích Liên kết ngoài M Thực vật được mô tả năm 1846
VI_open-0000002932
Science
Cói bắc hay cỏ bắc, u du Bắc Bộ, u du thân ngắn (danh pháp: Cyperus tonkinensis) là loài thực vật có hoa trong họ Cói. Loài này được C.B.Clarke mô tả khoa học đầu tiên năm 1908. Chú thích Liên kết ngoài T Thực vật được mô tả năm 1908 Thực vật Việt Nam
VI_open-0000002946
Pets_and_Animals
Streptocaulon là chi thực vật có hoa trong họ Apocynaceae. Chi này được mô tả lần đầu tiên năm 1834. Nó chứa các loài bản địa Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Từ nguyên Tên khoa học của chi này là từ ghép của tiếng Hy Lạp στρεπτος = streptos = xoắn và καυλος = kaulos = thân, nghĩa là thân xoắn. Các loài Chi này chứa 6 loài như sau: Streptocaulon albicans (Poir.) G. Don, 1837: Đông Ấn Độ. Streptocaulon baumii Decne., 1844: Luzon và Mindoro tại Philippines. Streptocaulon corymbosum (Elmer) Elmer, 1938: Luzon tại Philippines. Streptocaulon cumingii (Turcz.) Fern.-Vill., 1880: Luzon tại Philippines Streptocaulon juventas (Lour.) Merr., 1935 (đồng nghĩa: S. griffithii): Ấn Độ, Đông Dương, Trung Quốc. Streptocaulon parviflorum (Poir.) G. Don, 1837: Đông Ấn Độ. Chuyển đi Chi này trước đây còn bao gồm, hiện tại đã chuyển sang các chi như Calotropis, Cryptolepis, Myriopteron, Periploca, Strophanthus, Vincetoxicum. S. calophyllum = Periploca calophylla S. chinense = Cryptolepis sinensis S. cochinchinense = Calotropis gigantea S. divaricatum = Strophanthus divaricatus S. extensum = Myriopteron extensum S. horsfieldii = Myriopteron extensum S. virgatum = Vincetoxicum virgatum Chưa dung giải Streptocaulon abyssinicum Hochst. ex Steud. Streptocaulon hamiltonii Wight Streptocaulon kleinii Wight & Arn. Streptocaulon mauritianum G.Don Streptocaulon obtusum Turcz. Streptocaulon sylvestre Wight Streptocaulon wallichii Wight Chú thích Lưu ý Trang tên sách gốc ghi năm 1837, nhưng một ấn bản với phần "Advertisement" (Quảng cáo) của nhà in lại ghi là tháng 2 năm 1838 nên nó là năm 1838. Tuy nhiên, do quyển này dường như là được công bố từng phần (xem Loud. Gard. Mag., 4-1835, xi. 194), nên có lẽ phần lớn đã được công bố năm 1837 và chỉ phần cuối công bố đầu năm 1838.
VI_open-0000003034
Science
Chlorogomphus campioni là loài chuồn chuồn trong họ Chlorogomphidae. Loài này được Fraser mô tả khoa học đầu tiên năm 1924. Nó chỉ được biết đến từ Western Ghats của Ấn Độ. Sự phân bố của loài này bị hạn chế ở South Canara và Kodagu ở Karnataka, Malabar ở Kerala và Nilgris ở Tamil Nadu. Nó là một loài chuồn chuồn lớn với đầu khá rộng từ bên này sang bên kia và đôi mắt được tách ra vừa phải với màu xanh lục bảo. Ngực của nó có màu đen với ba sọc xiên màu vàng sáng. Đôi cánh của nó trong suốt màu nâu sẫm với đốm màu đen. Bụng màu đen với những mảng màu vàng. Màu sắc và dấu hiệu của con cái rất giống con đực. Chú thích Tham khảo Chlorogomphus Động vật được mô tả năm 1924
VI_open-0000003036
Pets_and_Animals
Theophil Eugen Anton von Podbielski (17 tháng 10 năm 1814 tại Cöpenick – 31 tháng 10 năm 1879 tại Berlin) là một Thượng tướng Kỵ binh của Vương quốc Phổ, Chủ tịch Hiệp hội Pháo binh Tổng hợp (General-Artillerie-Komitees), Thành viên Ủy ban Quốc phòng (Landesverteidigungskommission) và là quản trị viên đầu tiên của Trường Tổng hợp Pháo binh và Công binh ở thủ đô Berlin. Gia đình Podbielski xuất thân trong gia đình quý tộc Ba Lan Podbielski. Vào ngày 28 tháng 4 năm 1843, tại điền trang Dallmin (hạt Westprignitz), Podbielski đã thành hôn với Agnes von Jagow (28 tháng 2 năm 1823 tại điền trang Dallmin – 25 tháng 2 năm 1887 cũng tại điền trang Dallmin). Cặp đôi này có một người con là Quốc vụ khanh và Trung tướng Vương quốc Phổ Victor von Podbielski (1844 – 1916). Sự nghiệp quân sự Vào năm 1831, Podbielski đã nhập ngũ trong Trung đoàn Thương kỵ binh số 1 vào năm 1833 ông được phong cấp sĩ quan, khi đó ông mới 19 tuổi. Kể từ năm 1836 cho đến năm 1839, ông tham dự Học viện Quân sự (Kriegsakademie). Vào năm 1855, ông được chuyển vào Bộ Tổng tham mưu với quân hàm thiếu tá vào năm 1858 ông lãnh chức Tư lệnh của Trung đoàn Khinh kỵ binh số 12 Thüringen. Vào năm 1859, ông được thăng cấp Thượng tá vào năm 1861 ông lên quân hàm Đại tá, rồi vào tháng 3 năm 1863 Theophil von Podbielski được phong cấp Thiếu tướng đồng thời được bổ nhiệm làm Tư lệnh của Lữ đoàn Kỵ binh số 16. Vào tháng 12 năm 1863, ông được cử làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (Oberquartiermeister) của Thống chế Friedrich Graf von Wrangel trong quân đội Phổ ở Schleswig-Holstein, và giữ chức vụ này trong cuộc Chiến tranh Đức-Đan Mạch năm 1864. Sau khi cuộc chiến tranh này chấm dứt, viên "Đại tá xanh dương" – ông được gọi như vậy vì màu quân phục của ông – ở lại Schleswig-Holstein để giữ chức Tham mưu trưởng của lực lượng Elbherzogtümern cho đến năm 1865. Sau đó, ông được phong quân hàm Thiếu tướng vào năm 1866 ông được cử làm Tổng cục trưởng Tổng cục chiến tranh trong Bộ Chiến tranh. Trong cuộc Chiến tranh Áo-Phổ năm 1866, Podbielski là Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần của Lục quân Phổ và được tặng thưởng Huân chương Quân công vì những cống hiến của ông trong cuộc chiến tranh này. Sau khi hòa bình được lập lại, ông trở lại đứng đầu Tổng cục Chiến tranh, rồi đến năm 1867 ông được thăng quân hàm Trung tướng và đã có những đóng góp to lớn đến việc tái cấu trúc các lực lượng quân đội Liên bang Bắc Đức. Đồng thời, ông cũng tham gia công việc của Hội đồng Liên bang (Bundesrat) và tham gia Quốc hội (Reichstag). Trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871), ông lại được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần của Lục quân. Ông được biết đến vì những bản điện báo gửi từ chiến trường có giá trị lịch sử của mình. Một trong những bản báo cáo hàm súc của ông là "Nichts neues vor Paris." Vì những đóng góp của ông trong cuộc chiến, ông đã được ban thưởng 10 vạn taler. Sau khi chiến dịch tại Pháp chấm dứt, vào năm 1872, Podbielski được bổ nhiệm làm Tướng thanh tra pháo binh (Generalinspekteur der Artillerie) vào năm 1873 ông được thăng quân hàm Thượng tướng kỵ binh. Dưới sự giám sát của Podbielski, ngành pháo binh Đức chứng kiến sự tách rồi giữa pháo dã chiến và pháo chiến hào, đồng thời với việc cách tân pháo dã chiến của Đức. Vào năm 1889, Trung đoàn Pháo dã chiến số 5 đã được đặt theo tên ông. Ông từ trần vào ngày 31 tháng 10 năm 1879 tại Berlin. Phong tặng Huân chương Quân công vào ngày 18 tháng 9 năm 1866 Tham khảo Gothaisches Genealogisches Taschenbuch der Adeligen Häuser, Alter Adel und Briefadel 1928, Seite 452, Verlag Justus Perthes, Gotha 1928. Bernhard von Poten: Podbielski, Theophil von. In: Allgemeine Deutsche Biographie (ADB). Band 26, Duncker & Humblot, Leipzig 1888, S. 339–341. Frank Moore Colby, Talcott Williams, The New international encyclopaedia, Tập 16, Dodd, Mead and company, 1905. Tham khảo Người nhận Pour le Mérite Tướng Phổ Tướng Đức Nhân vật trong Chiến tranh Schleswig lần thứ hai Nhân vật trong Chiến tranh Áo-Phổ Quân nhân Đức trong Chiến tranh Pháp–Phổ Sinh năm 1814 Mất năm 1879 Người Berlin
VI_open-0000003052
Law_and_Government
Franz Lehár (sinh ngày 30 tháng 4 năm 1870 - ngày 24 tháng 10 năm 1948) là nhà soạn nhạc người Áo gốc Hungary. Ông là một trong những nhà soạn nhạc sống trong sự chuyển giao giữa âm nhạc Lãng mạn và Hiện đại. Ông được biết đến với những vở operetta, trong đó thành công nhất và nổi tiếng nhất là Bà quả phụ vui tính (The Merry Widow). Ông là một trong những người có công đưa thể loại operetta, một thể loại gần giống với opera nhưng có quy mô nhỏ hơn (chỉ có một màn, hiếm khi 2, 3 màn), được khai sinh bởi Jacques Offenbach, phát triển lên tầm cao mới. Ông tiếp tục duy trì những chuẩn mực vốn có của thể loại này, từ đó thể hiện ước mơ sáng tác cho các nhà hát opera. Giacomo Puccini là người nổi bật chịu ảnh hưởng của Léhar trong thể loại này. Tham khảo Blyth, Alan. Opera on CD. London: Kyle Cathie, 1992. ISBN 1-85626-103-4 Bordman, Gerald. American Operetta. New York: Oxford University Press, 1981. Gänzl, Kurt. The Encyclopedia of Musical Theatre (3 volumes). New York: Schirmer Books, 2001. Grun, Bernard. Gold and Silver: The Life and Times of Franz Lehár. New York: David McKay Co., 1970. March, Ivan (ed). Penguin Guide to Recorded Classical Music 2008. London: Penguin Books, 2007. ISBN 0-14-103336-5 Sackville-West, Edward, and Desmond Shawe-Taylor.The Record Guide. London: Collins, 1956. OCLC 500373060 Traubner, Richard. Operetta: A Theatrical History. Garden City, NY: Doubleday & Company, 1983 Amadeus Almanac, accessed ngày 5 tháng 9 năm 2008 The Merry Widow: A Brief History John Culme's Footlight Notes site (2004) Comprehensive site celebrating centenary of the work , edited by Andrew Lamb Liên kết ngoài Tác phẩm The Merry Widow của Franz Leház Libretto (German, English) Photos from productions of The Merry Widow, New York Public Library IMDb search page for "Merry Widow" List of theatre runs showing the number of performances of The Merry Widow and Die Lustige Witwe in each major run Clips from a performance at the Moscow Operetta Theatre Sinh năm 1870 Mất năm 1948 Nhà soạn nhạc Hungary Người Áo gốc Hungary Nhà soạn nhạc opera Nhà soạn nhạc Viên Nam nhạc sĩ thế kỷ 20
VI_open-0000003102
Arts_and_Entertainment
Nhái cây Waza, tên khoa học: Gracixalus nonggangensis, là một loài ếch thuộc họ Rhacophoridae đặc hữu của Việt Nam. Loài nhái cây này được đặt theo được đặt theo tên của Hiệp hội Các vườn thú thế giới (WAZA) để ghi nhận những đóng góp của tổ chức này đối với công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã nói chung và ếch nhái nói riêng. Mẫu vật của loài này đã được thu thập ở vùng núi đá vôi ở phía đông tỉnh Cao Bằng ở độ cao 400-650m so với mực nước biển. Loài nhái cây này sinh sống ở các Thung lũng đá vôi hoặc cửa hang động, khá xa nguồn nước. Chú thích Tham khảo Nguyen, Le, Pham, Nguyen, Bonkowski & Ziegler, 2013: A new species of Gracixalus (Amphibia: Anura: Rhacophoridae) from northern Vietnam. Organisms Diversity and Evolution, , , . N
VI_open-0000003133
Pets_and_Animals
Amomum cephalotes là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Henry Nicholas Ridley mô tả khoa học đầu tiên năm 1920. Phân bố Loài này có tại Pahang ở Malaysia bán đảo. Mô tả Thân thanh mảnh, nhẵn nhụi. Lá hẹp, thẳng dài nhọn hẹp tới gốc, nhẵn nhụi, dài 12 inch, rộng 0,8 inch; cuống lá hầu như không có; lưỡi bẹ dài 0,25 inch thuôn dài, nguyên. Cụm hoa hình đầu gần hình cầu dài 1,5 inch, trên một cuống dài 5 inch, được bao phủ bởi các lá bắc hình mũi mác, nhẵn nhụi, 1 inch hoặc nhỏ hơn, cuối cùng chia thành các sợi. Các lá bắc ngoài hình mũi mác, có lông tơ, gân mờ dài 1 inch. Các bông hoa có cuống khá mập, mượt, dài 0,25 inch. Đài hoa có mo với 3 điểm lông lá nhọn. Ống tràng hoa dài 1 inch, các thùy thẳng thuôn dài, tù, dài 0,5 inch, nhẵn nhụi; môi hình trứng ngược dài tương tự và rộng khoảng 0,3 inch, với 2 sống lưng trung tâm. Chỉ nhị rất ngắn, bao phấn thuôn rộng, đỉnh rộng đầu, không có mào, có lông tơ. Chú thích C Thực vật được mô tả năm 1920 Thực vật Malaysia
VI_open-0000003137
Pets_and_Animals
Curcuma amarissima là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được William Roscoe mô tả khoa học đầu tiên năm 1826. Tên tiếng Trung: 极苦姜黄 (cực khổ khương hoàng), nghĩa đen là giềng cực đắng. Phân bố Loài này có tại đông bắc Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc (huyện Mãnh Lạp, tây nam tỉnh Vân Nam). Môi trường sống là nền rừng, ở cao độ khoảng 800 m. Mô tả Thân rễ bao gồm một loạt các củ lớn nối với nhau, với các rễ bên, củ chân vịt dài, thẳng, dày bằng ngón tay cái của người, ruột màu vàng với phần rìa màu xanh gỉ đồng, vỏ màu xanh lục ánh lam, vị rất đắng; củ treo lủng lẳng ít và nhỏ, ruột màu ngọc trai hay trắng; thân màu ánh đỏ; lá hình trứng rộng, màu xanh lục và nhẵn cả hai mặt, ~ 45 × 14 cm, với cuống lá có bẹ màu nâu ánh đỏ, dài; cụm hoa bông thóc mọc ở bên, trên các chồi tách biệt mọc ra từ thân rễ, hình trụ, cao từ 4-6 inch × 3,5 inch (10-15 cm × 9 cm), với các bẹ màu nâu ánh tía; lá bắc hữu sinh lớn ~5 cm, hình trứng, xếp lợp, màu xanh lục sẫm; mào nhỏ, màu trắng, chóp ở đỉnh các lá bắc có màu từ hồng nhạt đến đỏ; lá bắc bên trong hình trứng, màu trắng; đài hoa ~1cm, 3 thùy, chóp đỉnh màu hồng; phiến ngoài của tràng hoa 3 thùy, màu đỏ thắm, ống tràng ~2cm, các thùy ~1cm, thuôn dài, phần trên có mấu nhọn, có nắp; chỉ nhị, hay môi trên của phiến trong chia 3 phần, màu vàng rơm nhạt, các phần bên mọc thẳng, tụ lại, phần giữa mang bao phấn có rãnh, 2 cựa; môi dưới 3 thùy tù, màu vàng, thùy giữa (cánh môi) lớn nhất, 3 thùy, thùy trung tâm với dải màu vàng sẫm ở giữa, có khía tai bèo hoặc gợn sóng ở mép; hình chỉ đến bán bầu dục, với hai nhú hình dùi ở gốc; đầu nhụy hình chén có lông rung; nguyên bào mầm có lông nhung; quả nang ba ngăn, hạt nhiều. Ra hoa tháng 4-5. Chú thích A Thực vật được mô tả năm 1826 Thực vật Ấn Độ Thực vật Bangladesh Thực vật Trung Quốc
VI_open-0000003138
Pets_and_Animals
Bèo Nhật (danh pháp khoa học Hydrocharis laevigata) là một loài thực vật có hoa trong họ Hydrocharitaceae. Tên đồng danh phổ biến của loài là Limnobium laevigatum, tên chính danh hiện tại là Hydrocharis laevigata được tu chỉnh và công bố năm 2018. Phân bố Chúng có thể tìm thấy mọc tự nhiên ở hồ, ao và các dòng sông nước chảy chậm khắp Trung Mỹ và Nam Mỹ. Đặc điểm Đây là loài thực vật thủy sinh nổi, cao 1 – 5 cm, lá rộng từ 5 – 10 cm, rễ đẹp, dài. Cây ưa sống trong môi trường nước tĩnh. Trong môi trường có cường độ ánh sáng mạnh, độ ẩm cao và đủ chất dinh dưỡng trong nước, cây sẽ phát triển nhanh mạnh dễ dàng và xuất hiện lá mới trên bề mặt nước. Cây có cách phát triển giống như các loại cây nổi khác. Cây mọc chồi non trong nước và sản sinh ra cây mới. Cây rất dễ sinh sản và có thể tự nhân giống nên không cần phải tác động nhiều. Sử dụng Bèo Nhật rất thích hợp cho bể cá ngoài trời cũng như hồ thủy sinh dùng làm trang trí bảo vệ những loài cá sống ở tầng mặt nước. Cây còn có công dụng hút độc và những chất hữu cơ dư thừa trong nước nên có tác dụng lọc vi sinh cho nước tự nhiên như các loại thực vật thủy sinh nổi khác (lục bình, bèo tây, bèo tấm). Vì vậy bèo Nhật là lựa chọn phù hợp cho những người chơi cá cảnh thủy sinh bận rộn không có thời gian thay nước thường xuyên. Tham khảo Liên kết ngoài Thực vật được mô tả năm 1968 Thực vật nước ngọt Thực vật thủy sinh nổi
VI_open-0000003158
Pets_and_Animals
USS Crane (DD-109) là một tàu khu trục thuộc lớp Wickes của Hải quân Hoa Kỳ trong cả hai cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên theo Đại tá Hải quân William M. Crane (1776–1846). Thiết kế và chế tạo Crane được đặt lườn vào ngày 7 tháng 1 năm 1918 tại xưởng tàu của hãng Union Iron Works ở San Francisco, California. Nó được hạ thủy vào ngày 4 tháng 7 năm 1918, được đỡ đầu bởi bà M. McGuire, và được đưa ra hoạt động vào ngày 18 tháng 4 năm 1919 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Thiếu tá Hải quân W. F. Gresham. Lịch sử hoạt động Khởi hành từ San Francisco vào ngày 21 tháng 4 năm 1919, Crane đi đến Newport, Rhode Island vào ngày 13 tháng 5, rồi lên đường đi làm nhiệm vụ tại vùng biển Châu Âu vào ngày 5 tháng 6. Nó viếng thăm các cảng ở Anh và Pháp, tham gia đoàn hộ tống cho chiếc đưa Tổng thống Woodrow Wilson đi tham dự hội nghị hòa bình. Quay trở về New York vào ngày 27 tháng 7, Crane được điều động về Hạm đội Thái Bình Dương, và đi đến San Francisco vào ngày 1 tháng 9. Tại đây nó tham gia cuộc Duyệt binh Hải quân, được Bộ trưởng Hải quân Josephus Daniels thị sát vào ngày 4 tháng 9. Sau các hoạt động ngoài khơi bờ biển Washington, Crane được đưa vào thành phần dự bị tại San Diego từ ngày 26 tháng 1 năm 1920, thỉnh thoảng tham gia các cuộc cơ động cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 7 tháng 6 năm 1922 tại San Diego. Được tái biên chế trở lại vào ngày 18 tháng 12 năm 1939, Crane gia nhập lực lượng Tuần tra Trung lập tại Thái Bình Dương, thực hiện các chuyến tuần tra cùng các chuyến đi huấn luyện Hải quân Dự bị và Vệ binh vũ trang cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra. Nó tiếp tục ở lại khu vực bờ Tây Hoa Kỳ, làm nhiệm vụ tuần tra chống tàu ngầm, hộ tống vận tải, huấn luyện và bảo vệ cho các cuộc tập trận đổ bộ cho đến ngày 22 tháng 4 năm 1944, khi nó được điều về Trường huấn luyện thủy âm bờ Tây. Sau chiến tranh, nó khởi hành từ San Diego vào ngày 2 tháng 10 năm 1945, đi đến Philadelphia ngày 19 tháng 10, và được cho ngừng hoạt động vào ngày 14 tháng 11 năm 1945. Crane bị bán để tháo dỡ vào ngày 1 tháng 11 năm 1946. Tham khảo Bài này có các trích dẫn từ nguồn Dictionary of American Naval Fighting Ships thuộc phạm vi công cộng: http://www.history.navy.mil/danfs/c15/crane.htm Liên kết ngoài NHC - Photos NavSource DD-109 Lớp tàu khu trục Wickes Tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ Tàu khu trục trong Thế Chiến I Tàu khu trục trong Thế Chiến II
VI_open-0000003237
Autos_and_Vehicles
Lý chua lông, tên khoa học là Ribes uva-crispa (tên tiếng Pháp là grosseille à maquereau, tên tiếng Anh là gooseberry), là một loài thực vật có hoa trong chi Lý chua, họ Lý chua (hay Lý gai). Loài này được miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753. Lý chua lông phân bố tự nhiên ở châu Âu, tây bắc châu Phi, tây, nam châu Á. Gooseberry bushes produce an edible fruit and are grown on both a commercial and domestic basis. The species is also sparingly naturalized in scattered locations in North America. Etymology Trong tiếng Anh cây này được gọi là "gooseberry" nhưng không liên quan gì đến con ngỗng (goose) cả, mà chẳng qua là do cách phiên âm của người Anh khi nghe tên gọi cây này từ các ngôn ngữ khác ở châu Âu (như tiếng Đức, Pháp, Hà Lan...). Trong tiếng Việt được dịch là cây Lý chua lông bằng cách ghép giữa tên của chi Lý chua với đặc điểm quả có lông nhỏ bao quanh. Tên khoa học của cây uva-crispa nghĩa đen là "nho cong". Đặc điểm tăng trưởng Lý chua lông là cây bụi rậm, phát triển tới chiều cao 1.5 m và tán rộng cũng tương ứng, cành nhánh chắc khỏe có lông nhọn, mọc dày. Hoa hình chuông mọc đơn lẻ hoặc theo cặp mọc từ cụm 3-5 lá thùy. Quả mọng, nhỏ có vị chua, thường có lông (trừ một giống quả trơn có tên khoa học là R. uva-crispa). Quả thường có màu xanh, nhưng cũng có gặp màu đỏ, tím, vàng hay trắng nhưng ít gặp hơn. Phân bố và khí hậu Lý chua lông được trồng phổ biến ở thế kỷ 19, như đã được mô tả năm 1879: Quả lý chua lông là cây bản địa ở nhiều vùng của Châu Âu và Tây Á, phát triển tự nhiên ở các đồng cỏ núi cao và rừng đá ở vùng thấp, từ Pháp về phía đông, đến dãy Himalaya và bán đảo Ấn Độ.. Canh tác Lý chua lông thường được nhân giống bằng cách cắt chiết cành vào mùa thu, cây chiết sẽ ra quả sau vài năm tuổi. Các giống Nhiều giống đã được phát triển cho cả nhu cầu thương mại và sử dụng truyền thống. Những giống sau đây đã đạt được giải thưởng Garden Merit của Royal Horticultural Society:- 'Careless' 'Greenfinch' 'Invicta' 'Leveller' 'Whinham's Industry' Sâu bệnh Lý chua lông dễ bị hại bởi sâu bướm đêm (Abraxas grossulariata) caterpillars.. Giá trị dinh dưỡng Trong 100 gram, lý chua lông cung cấp 44 Ca-lo và là nguồn vitamin C tuyệt vời (33% nhu cầu hàng ngày) (xem bảng). Các dưỡng chất khác không đáng kể. Lý chua đen gồm 88% nước, 10% carbohydrat, và dưới 1% mỗi loại đạm và mỡ (xem bảng). Sử dụng trong ẩm thực Lý chua đen có thể ăn được bằng nhiều hình thức như ăn trực tiếp, hay được chế biến như dùng làm nguyên liệu trong món tráng miệng, hương liệu trong đồ uống, làm mứt, quả khô. Tham khảo Liên kết ngoài photo of herbarium specimen at Missouri Botanical Garden, collected from cultivated plant in Missouri in 2013 photo, close-up of fruit, taken by Gerrit Davidse Berries Flora of Asia Flora of Europe Flora of North Africa Fruits originating in Asia Plants described in 1753 Chi Lý chua
VI_open-0000003335
Food_and_Drink
Reinhard Gottlob Georg Heinrich Freiherr von Scheffer-Boyadel (28 tháng 3 năm 1851 tại Hanau – 8 tháng 11 năm 1925 tại Boyadel) là một sĩ quan quân đội Phổ-Đức, đã từng tham chiến trong cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871) và được phong quân hàm Thợng tướng Bộ binh vào năm 1908. Trong cộc Chến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), ông đã thể hiện tài năng của mình và được tặng thưởng Huân chương Quân công cao quý nhất của Phổ. Tiểu sử Reinhard sinh vào tháng 3 năm 1851, là con trai của Eduard Scheffer (1818 – 1899), Tư vấn Hành pháp của Tuyển hầu quốc Hessen và sau đó là của Vương quốc Phổ. Vào năm 1870, ông nhập ngũ quân đội Phổ với tư cách là lính tính nguyện (Freiwilliger) trong Trung đoàn Bộ binh số 83 "von Wittich" (số 3 Tuyển hầu quốc Hessen) và tham gia cuộc Chiến tranh Pháp-Đức (1870 – 1871). Vào ngày 12 tháng 2 năm 1871, khi mà cuộc chiến tranh đã đến hồi chấm dứt, ông được phong quân hàm Thiếu úy. Sau đó, vào tháng 4 năm 1874, ông bắt đầu tham dự Học viện Quân sự và trong thời gian học tập tại đây, ông được thăng cấp hàm Trung úy vào ngày 12 tháng 12 năm 1879. Sau khi học ở Học viện Quân sự, ông được lên cấp hàm Đại úy vào ngày 13 tháng 11 năm 1883. 7 năm sau, ông cùng với vợ mình (mất năm 1904), con gái của nhà đại tư bản công nghiệp Carl Adolf Riebeck, đã được phong làm quý tộc Pổ. 4 năm sau, ông được phong hàm Thượng tá vào năm 1894, rồi được lãnh chức Tham mưu trưởng của Quân đoàn Vệ binh vào ngày 3 tháng 5 năm 1896. Sau khi được lên quân hàm Đại tá vào ngày 22 tháng 3 năm 1897, ông được nhậm chức Trung đoàn trưởng của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 1 Hoàng đế Alexander vào ngày 25 tháng 3 năm 1899. Với cấp bậc Thiếu tướng, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy Lữ đoàn Bộ binh Cận vệ số 3 và vào năm 1903, ông gia nhập Bộ Tổng tham mưu với chức vụ Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần. Vào ngày 19 tháng 10 năm 1904, ông được thăng cấp hàm Trung tướng. Vào năm 1906, tướng Scheffer được Đức hoàng Wilhelm II phong hàm Nam tước (Freiherr), với hậu tố Boyadel trong tên gọi của ông. Cùng năm đó, ông được ủy nhiệm làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn Cận vệ số 2 ở Berlin vào ngày 22 tháng 2. Hai năm sau (1908), ông được phong cấp hàm Thượng tướng Bộ binh và lãnh chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn XI tại Kassel. Về sau, Scheffer-Boyadel đệ đơn xin từ chức và vào ngày 31 tháng 12 năm 1913, ông được xuất ngũ (zur Disposition) đồng thời nhận danh hiệu à la suite của Trung đoàn Phóng lựu Cận vệ số 1 Hoàng đế Alexander. Khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Scheffer được triệu hồi và nhậm chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn XXV vào ngày 25 tháng 8 năm 1914. Ông đã trở nên nổi tiếng khi phục vụ trong biên chế của Tập đoàn quân số 9 mới được thành lập dưới sự chỉ huy của tướng August von Mackensen. Trong trận chiến Łódź vào tháng 11 năm 1914, mặc dù thời tiết khắc nghiệt đẩy cuộc tiến công của quân đội Đức và tình hình bất lợi, Scheffer chỉ huy một cụm quân bao (gồm Quân đoàn XXV của mình, cùng với Sư đoàn Cận vệ số 3 do tướng Karl Litzmann chỉ huy, Bộ Chỉ huy Tối cao Kỵ binh 1 (HKK 1) do tướng Manfred Freiherr von Richthofen chỉ huy và phần còn lại Lữ đoàn Bộ binh số 72) thọc sâu vào cánh quân Nga ở phía đông và tiến đến tận Rzgow. Mặc dù đòn tấn công này đe dọa quân Nga từ bên hông và phía sau, chính người Đức đã lâm vào tình thế khó khăn. Viện binh Nga đã kéo đến và vào ngày 22 tháng 11, các lực lượng của Scheffer dưới sự yểm trợ của pháo binh sư đoàn và quân đoàn đã bị cắt đứt và hợp vây cách chiến tuyến của Nga 14 km về phía sau bởi 2 vạn quân Nga. Trước tình hình đó, tướng von Scheffer-Boyade quyết định tấn công quân Nga về phía đông ở thành phố Brzeziny thay vì phá vây về phía tây. Từ ngày 22 cho đến ngày 25 tháng 11, quân của ông liên tục giao chiến với các lực lượng Nga truy kích từ ba mũi, đồng thời cố gắng chọc một lỗ thủng vào các lực lượng khác của Nga cản đường ông. Trong khi đó, Tham mưu tưởng quân đội Nga Nikolai N. Yanushkevich lạc quan đến mức mà ông ta ra lệnh cho các xe vận tải trống rỗng chuẩn bị vận chuyển tù binh Đức. Nhưng ông ta đã nhầm. Bất chấp thời tiết lạnh âm 20 °C, vào ngày 24 tháng 11 năm 1914, Scheffer đánh tan tác Sư đoàn số 6 Xibia và buộc họ phải rút lui, sau đó Quân đoàn XXV di chuyển lên hướng bắc rồi sau đó là về hướng tây theo một đội hình vuông dày đặc. Quân đoàn XXV cuối cùng đã hội quân với Tập đoàn quân số 9 vào ngày hôm sau (25 tháng 11), sau khi chỉ chịu thiệt hại 4.300 người, nhưng cứu vãn được 2.000 thương binh của mình và bắt được 16.000 tù binh cùng với 64 khẩu pháo của Nga. Họ đã tiêu diệt tất cả mọi đơn vị Nga ngăn cản đường rút của họ. Đây được xem là một trong những một trong những chiến công hiển hách nhất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Nhờ thành tích này, ông đã được trao tặng Huân chương Quân công vào ngày 2 tháng 12 năm 1914. Vào ngày 3 tháng 9 năm 1916, ông được lãnh chức chức Tướng tư lệnh của Quân đoàn XVII, tiếp theo đó ông trở thành Tư lệnh Tối cao Phân bộ quân Scheffer vào ngày 4 tháng 10 năm đó. Ngày 17 tháng 9 năm 1917, ông được ủy nhiệm làm chỉ huy Bộ Tổng tư lệnh Lực lượng Đặc biệt 67 (Generalkommando 67) được hình thành từ Phân bộ quân Scheffer. Vào ngày 17 tháng 12 năm 1918, ông giải ngũ. Là chủ nhân của Lâu đài Brandenstein gần Schlüchtern-Elm, Hessen, Scheffer đã tân trang lại lâu đài này trước khi bán nó cho Gustav von Brandenstein vào năm 1895. Vào năm 1905, ông mua điền trang Boyadel tại Hạ Schlesien vốn đã thuộc về gia đình von Kollwitz 325 năm trước đó. Ông từ trần tại đền trang này vào cuối năm 1925. Phong tặng Huân chương Đại bàng Đen kèm theo Dây chuyền Huân chương Vương miện hạng II đính kèm Ngôi sao Huân chương Thập tự Sắt (1870) hạng II Huân chương Thập tự Sắt (1914) hạng I Thập tự Danh dự hạng I Huân chương Vương tộc Hohenzollern Đại Thập tự của Huân chương Albrecht Gấu Đại Thập tự của Huân chương Zähringer Löwen Đại Chỉ huy Huân chương Chiến công của Bayern Đại Thập tự của Huân chương Quân công Philipp Cao thượng Thập tự Danh dự Reuß hạng I Đại Thập tự của Huân chương Gia tộc Chim ưng Trắng Đại Thập tự của Huân chương Gia tộc Công quốc Sachsen-Ernestine Huân chương Gia tộc Lippe hạng I Huân chương Chến công hạng III của Waldeck Đại Thập tự của Huân chương Chúa Cứu thế Đại Chỉ huy Huân chương Vương miện ở Ý Huân chương Vương miện Sắt hạng I Huân chương Thánh Anna hạng II đính kèm Kim cương của Nga Chỉ huy hạng II Huân chương Thanh kiếm Huân chương Mecidiye hạng II Tham khảo Hanns Möller: Geschichte der Ritter des Ordens pour le mérite im Weltkrieg, Band II: M–Z, Verlag Bernard & Graefe, Berlin 1935, S. 249–250. Spencer C. Tucker (biên tập), World War One, Tập 1, ABC-CLIO, 2005. ISBN 1851094202. Ronald Pawly, The Kaiser's Warlords: German Commanders of World War I, Osprey Publishing, 17-04-2012. ISBN 178096630X. Geoffrey Jukes, Peter Simkins, Michael Hickey, The First World War: The Eastern Front, 1914-1918, Osprey Publishing, 2002. ISBN 184176342X. Reinhard von Scheffer-Boyadel - The Prussian Machine Liên kết ngoài http://www.glogow.pl/okolice/files/podstrony/pod(261).php (d/pl) http://www.hrono.ru/biograf/bio_sh/sheffer.html (ru) Tham khảo Tướng Phổ Quân nhân Đức trong Chiến tranh Pháp–Phổ Quân nhân Đức trong Thế chiến thứ nhất Tướng Đức Người nhận Huân chương Đại bàng Đen Người nhận Huân chương Vương miện Phổ hạng II Người nhận Pour le Mérite Người nhận Huân chương Thanh gươm (Chỉ huy) Người nhận Huân chương Zähringer Löwen (Đại Thập tự) Người nhận Huân chương Hoàng gia Hohenzollern Người nhận Huân chương Quân công Hessen Người nhận Huân chương Chiến công Bayern Người nhận Huân chương Vương miện Sắt hạng I Người nhận Huân chương Chúa Cứu thế (Đại Thập tự) Người nhận Huân chương Thánh Anna Người nhận Huân chương Vương miện Ý (Đại Chỉ huy) Người nhận Huân chương Mecidiye Nam tước Đức Sinh năm 1851 Mất năm 1925
VI_open-0000003363
Law_and_Government
Omicron (; viết hoa Ο, viết thường ο, thường đọc 'o nhỏ': từ , micron có nghĩa là 'nhỏ' trái ngược với omega) là kí tự thứ 15 trong Bảng chữ cái Hi Lạp. Trong hệ thống chữ số Hi Lạp, nó có giá trị là 70. Kí tự này có nguồn gốc từ kí tự Phoenicia ayin: . Trong tiếng Hi Lạp cổ điển, omicron đại diện cho âm thanh trái ngược với omega và ου . Trong tiếng Hi Lạp hiện đại, omicron đại diện cho nguyên âm tròn giữa phía sau , giống với âm của omega. Các chữ cái phát sinh từ omicron bao gồm O La Mã và O Kirin. Sử dụng Ngoài việc sử dụng như một ký tự chữ cái, omicron đôi khi được sử dụng trong ký hiệu kỹ thuật, nhưng việc sử dụng nó bị hạn chế vì cả chữ hoa và chữ thường (& Omicron; & omicron;) đều không thể phân biệt được với kí tự Latin "oh" (O o) và khó phân biệt với Chữ số Ả Rập "không" (0). Toán học Biểu tượng ký hiệu O lớn được Paul Bachmann giới thiệu năm 1894 và được Edmund Landau phổ biến năm 1909, ban đầu là viết tắt của "order of" ("Ordnung") và do đó là một chữ cái Latinh, dường như được Donald Knuth sử dụng năm 1976 với tư cách là Omicron viết hoa, có lẽ liên quan đến định nghĩa của ông về biểu tượng Omega (viết hoa). Cả Bachmann và Landau đều không bao giờ gọi nó là "Omicron", và từ "Omicron" chỉ xuất hiện một lần trong bài báo của Knuth, trong tiêu đề. Chữ số Hi Lạp Có một số hệ thống viết số trong tiếng Hy Lạp; dạng phổ biến nhất được sử dụng vào cuối thời kỳ cổ điển sử dụng omicron (cả chữ hoa hoặc chữ thường) để biểu thị giá trị 70. Nói một cách tổng quát hơn, chữ omicron được sử dụng để đánh dấu vị trí thứ mười lăm trong bất kỳ danh sách được đánh dấu bằng bảng chữ cái Hy Lạp nào. Vì vậy, ví dụ, trong tác phẩm Elements của Euclid, khi các điểm khác nhau trong một sơ đồ hình học được đánh dấu bằng các chữ cái, nó cũng giống như việc đánh dấu chúng bằng số, mỗi chữ cái đại diện cho số vị trí của nó trong bảng chữ cái tiêu chuẩn . Thiên văn học Omicron được dùng để chỉ ngôi sao thứ mười lăm trong một nhóm chòm sao, vị trí thứ tự của nó là một hàm không đều cả về độ lớn và vị trí. Các ngôi sao bao gồm Omicron Andromedae, Omicron Ceti, và Omicron Persei. Trong tác phẩm Almagest () của Claudius Ptolemy, bảng các chữ số hệ lục thập phân 1 ... 59 được biểu diễn theo cách thông thường cho các chữ số Hi Lạp: ...  . Vì chữ omicron [đại diện cho 70 (′ ο) trong hệ thống tiêu chuẩn] không được sử dụng trong hệ lục thập phân, nó được tái sử dụng để biểu thị một ô số trống. Trong một số lần hiển thị, ô chỉ được để trống (không có gì ở đó = giá trị là 0), nhưng để tránh lỗi sao chép, ưu tiên đánh dấu ô 0 bằng omicron, giống như cách các ô trống trong bảng hiện đại được điền bằng dấu gạch ngang (—). Cả omicron và dấu gạch ngang đều ngụ ý rằng "đây không phải là một sự nhầm lẫn, ô thực sự được cho là trống". Một cách trùng hợp, omicron có giá trị không cổ (ο) giống với số 0 trong tiếng Ấn Độ giáo-Ả Rập hiện đại (0). Y học Vào ngày 26 tháng 11 năm 2021, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố một biến thể mới cần quan tâm của COVID-19, được đặt tên là Omicron theo hệ thống đặt tên của WHO. Biến thể B.1.1.529 được trình tự lần đầu tiên ở Nam Phi vào ngày 24 tháng 11 năm 2021 . Mã hóa ký tự Omicron Hi Lạp / O Copt Omicron Toán học Các ký tự này chỉ được sử dụng làm ký hiệu toán học. Văn bản tiếng Hy Lạp cách điệu phải được mã hóa bằng các chữ cái Hy Lạp bình thường, với các đánh dấu và định dạng để chỉ ra kiểu văn bản. Ghi chú Tham khảo Liên kết ngoài Kí tự Hy Lạp Mẫu tự nguyên âm
VI_open-0000003382
Computers_and_Electronics
Nậm He là một phụ lưu tả ngạn của Nậm Lay, một nhánh phụ bên hữu ngạn sông Đà. Nậm He có lưu vực khoảng 300 km² chủ yếu thuộc địa phận các xã Chà Tở, Mường Tùng của huyện Mường Chà, phía bắc tỉnh Điện Biên, Việt Nam . Nậm He dài 12 km, diện tích lưu vực 27 km² mã sông là "02 02 63 25 01" . Dòng chảy Nậm He khởi nguồn từ dãy núi phía đông xã Chà Tở huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên. Dòng Nậm He chủ yếu chảy theo hường Tây - Đông và nhập và dòng Nậm Lay tạo ra một cánh đồng bằng phẳng, kéo dài chừng 10 km cho tới khi gặp sông Đà chảy ngang qua phía bắc thị xã M­ường Lay (thị xã Lai Châu cũ). Một phần diện tích của cánh đồng này và hầu hết thị trấn Mường Lay cũ nay đã bị ngập sâu trong lòng hồ thủy điện Sơn La (dưới cao độ 215 m). Lượng mưa lớn nhất đo được trong ngày ở khu vực này lên đến gần 250mm đã gây nên những trận lũ lịch sử kinh hoàng vào các năm 1990, 1996 gây thiệt hại lớn cho thị trấn Mường Lay và thị xã Lai Châu cũ. Những sự vật liên quan Năm 2010, được sự quan tâm của Chính phủ đối với đồng bào các dân tộc miền núi, đường Mường Tùng- Chà Tở- 56 km đã được xây dựng dọc theo dòng Nậm He, nối thị xã Mường Lay với huyện lỵ Mường Nhé (hoàn thành cuối năm 2014), tạo điều kiện đi lại của bà con trong vùng. Tại hạ lưu, nhà máy thủy điện Nậm He công suất lắp đặt 16 MW với hai tổ máy, khởi công tháng 4 năm 2010, sản lượng điện trung bình năm trên 61 triệu kWh do Công ty Cổ phần Thủy điện Nậm He làm chủ đầu tư, phát điện vào tháng 6 năm 2014. Đây là công trình thủy điện có công suất lớn thứ ba tại tỉnh Điện Biên sau thủy điện Nậm Mức (42 MW), Trung Thu,... Công trình nằm cách ngã ba suối Nậm Lay - Nậm He chừng 1 km về phía thượng lưu. Với đội ngũ kỹ sư điện, điện tử và công nhân lành nghề, nhà máy cũng mở ra một giai đoạn mới để phát triển các ngành công nghiệp, du lịch cho khu vực Mường Lay . Các thông số khác của công trình thủy điện Nậm He: Diện tích mặt hồ: 61,5 ha Dung tích toàn bộ: 10,839 triệu m3 Dung tích hữu ích 6,874 triệu m3, tràn lũ tự do. Mai đây, hồ sẽ là một điểm du lịch thú vị của các bạn trẻ và là nơi nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị. Tổ máy phát điện của nhà máy được lắp đặt tại cao độ 247 m. Mực nước dâng bình thường là 373m, mực nước chết là 362m. Cột áp tính toán của tổ máy là 114 m, cột áp lớn nhất 121,45 m, cột áp nhỏ nhất 97 m. Lưu lượng nước qua nhà máy lớn nhất 18,5 m3/s. Hầm dẫn nước dài 3,346 km, đường kính hầm 2,4 m. Tháp điều áp có chiều sâu 80 m, cao trên mặt đất 24 m. Vốn đầu tư xây dựng công trình theo dự toán ban đầu là 446,5 tỷ đồng. Chỉ dẫn Tham khảo Liên kết ngoài Thủy điện Nậm He Sông tại Điện Biên Hệ thống sông Hồng
VI_open-0000003385
Travel_and_Transportation
Thái Nguyên Bồi () (11 tháng 1, 1868 – 5 tháng 3 năm 1940) là một nhà tuyên truyền quốc tế ngữ, nhà giáo dục người Trung Quốc, giám đốc đại học Bắc Kinh và đồng thời là nhà sáng lập Academia Sinica. Ông nổi tiếng với những đánh giá phê bình về văn hóa Trung Quốc và việc tổng hợp các tư tưởng của cả phương Tây và Trung Quốc, trong đó có cả chủ nghĩa vô chính phủ. Tại đại học Bắc Kinh ông đã tập hợp được những nhân vật có ảnh hưởng trong phong trào Tân Văn hóa và phong trào Ngũ Tứ. Tiểu sử Sinh ra tại Thiệu Hưng, Chiết Giang, năm 26 tuổi tức năm Quang Tự 18 (1892), do đậu nhị giáp tiến sĩ (tức Hoàng giáp), nên theo luật triều đình thời Thanh, ông được bổ vào Hàn Lâm Viện, nhậm chức Thự các sĩ (庶吉士, Hanlin Bachelor). Năm Quang Tự 20 (1894), ông được bổ chức Hàn lâm viện Biên tu (編修, Junior Compiler). Năm 1898, vì việc chính phủ Thanh sát hại Đàm Tự Đồng, người mà ông rất ngưỡng mộ, Thái Nguyên Bồi quyết rời khỏi Hàn lâm viện, xuống miền Nam, tham gia vào việc quản lý các viện sau và trở thành: Giám đốc học đường Trung Quốc-Tây phương tại Thiệu Hưng (紹興中西學堂監督) Viện trưởng thư viện Diệm Sơn (嵊縣剡山書院院長) Tổng giáo tập đặc ban (特班總教習) của trường quốc gia Nam Dương (tiền thân của Đại học Giao thông Thượng Hải) Năm 1904 ông thành lập Quang Phục Hội rồi một năm sau ông gia nhập Đồng Minh Hội. Sau khi học triết học, tâm lý học và lịch sử nghệ thuật tại đại học Leipzig của Đức năm 1907, ông giữ chức bộ trưởng Giáo dục lâm thời Trung Hoa Dân Quốc vào tháng 1 năm 1912 nhưng sau đó từ chức khi Viên Thế Khải lên làm tổng thống. Cuối cùng ông trở lại Đức rồi sau đó sang Pháp. Thái Nguyên Bội quay về Trung Quốc năm 1916 rồi năm sau làm giám đốc Đại học Bắc Kinh. Trong nhiệm kỳ của mình tại đại học Bắc Kinh, ông đã tuyển vào trường những nhà tư tưởng nổi tiếng (và cũng là những nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc tương lai) như Lý Đại Chiêu và Trần Độc Tú và các nhà tư tưởng khác như Hồ Thích, bạn thân của ông và Lương Thấu Minh. Tư tưởng Ông chủ trương năm thứ quan trọng như nhau trong cuộc sống là đức, trí, thể, quần, mỹ (德、智、體、群、美), những giá trị cốt lõi mà ngày nay vẫn được giảng dạy trong các trường học tại Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao. Tham khảo Hoàn toàn không có nguồn tham khảo Sinh năm 1868 Mất năm 1940 Người Chiết Giang Nhà triết học Trung Quốc Nhà cách mạng Trung Quốc Cựu sinh viên Đại học Bắc Kinh Giáo sư Đại học Bắc Kinh Tiến sĩ nhà Thanh
VI_open-0000003386
People_and_Society
Gustavia augusta là một loài thực vật có hoa trong họ Lecythidaceae. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1775. Mô tả Gustavia augusta thuộc cây thân gỗ , là một loài cây phân nhánh , đôi khi xuất hiện dưới dạng cây bụi , thường cao tới 22m ,nhánh mang lá thường có đường kính khoảng 3-9 mm,phiến lá hình trứng thuôn đến hình mác, 16-48 x 4-13 cm, nhẵn, có dạng biểu đồ, có 14-22 cặp gân bên; đỉnh nhọn đến nhọn dài;các mép hoàn toàn có răng cưa hoặc hiếm khi có răng cưa, răng cưa đặc biệt rõ rệt ở nửa trên của phiến.Cuống lá dài 40 mm, dày 2-6 mm, mặt cắt ngang hình bán nguyệt.Cụm hoa thường mọc ở trên tán lá, hiếm khi mọc ở nách lá hoặc ở nách lá, dạng chùm, có lông đến giai đoạn trưởng thành, có từ 1-8 hoa,trục lá 4-cuống lá 15-75 mm, phụ bởi một lá bắc hình bầu dục hình mác hình mác 2-7 x 3-4 mm và mang ở các điểm khác nhau dọc theo chiều dài 2 lá bắc hình trứng đến hình trứng rộng hoặc lá bắc hình mác từ 2-8 x 2,5-7 mm.Hoa có đường kính từ 9-20 cm;đài hoa thường có vành gợn sóng sâu từ 1-2,5 mm. Hình ảnh Chú thích Liên kết ngoài Gustavia Thực vật được mô tả năm 1775
VI_open-0000003394
Pets_and_Animals
Northrop SM-62 Snark là tên lửa hành trình liên lục địa kiểu đời đầu, nó có thể mang đầu đạn nhiệt hạch loại W39. SM-62 được Bộ chỉ huy không quân chiến lược, không quân Hoa Kỳ triển khai từ năm 1958 tới năm 1961. Snark được đặt theo tên của nhân vật "snark" của tác giả Lewis Carroll. Xem thêm Tham khảo Ghi chú Tài liệu Carroll, Lewis and Martin Gardner. Lewis Carroll's The Hunting of the Snark: The Annotated Snark. London: William Kaufmann, 1982. ISBN 978-0-913232-36-1. Gibson, James N. Nuclear Weapons of the United States: An Illustrated History . Atglen, Pennsylvania: Schiffer Publishing Ltd., 1996. ISBN 0-7643-0063-6. Zaloga, Steven J. "Chapter 5." Target America: The Soviet Union and the Strategic Arms Race, 1945-1964. New York: Presido Press, 1993. ISBN O-89141-400-2. Liên kết ngoài The Evolution of the Cruise Missile by Kenneth P. Werrell The Day They Lost The Snark by J.P. Anderson, Air Force Magazine article about a Snark that was test-fired and rumored to have been found in Brazil Excellent article on the Snark on FAS.org "Our First Guided Missileaires", Popular Mechanics, July 1954, detailed article on Snark and the USAF school to train personnel for it Tên lửa trong Chiến tranh Lạnh của Hoa Kỳ Tên lửa hành trình trong Chiến tranh Lạnh
VI_open-0000003464
Sensitive_Subjects
Trương Vũ Tước (chữ Hán: 张禹爵, ? – 1868), người thôn Trương Lão Gia, Bạc Châu, tỉnh An Huy , tên gốc là Trương Ngũ Hài, tướng lãnh giai đoạn hậu kỳ của phong trào khởi nghĩa Niệp quân (sau cái chết của thủ lĩnh Ốc vương Trương Nhạc Hành), phong hiệu là Ấu Ốc vương. Cuộc đời hoạt động Ông là cháu họ gần đàng nội của Trương Nhạc Hành, có thuyết cho rằng Vũ Tước là con trai của Mẫn Hành, anh trai Nhạc Hành. Sau khi Nhạc Hành bị làm tội (1863), ông rời quê nhà gia nhập Niệp quân. Vũ Tước được thủ lĩnh Trương Tông Vũ (cháu họ xa của Nhạc Hành) dìu dắt, xem như người kế tự của Nhạc Hành, được tiếp nhận vương hiệu, gọi là Ấu Ốc vương; là người nhỏ tuổi nhất trong các vương của nghĩa quân (kể cả quân Niệp và quân Thái Bình) bấy giờ. Mùa thu năm 1866, quân Tân Niệp ở Hứa Châu, Hà Nam chia 2 lộ Đông - Tây, Vũ Tước theo Trương Tông Vũ đưa quân Tây Niệp đi Thiểm Tây, là tướng lãnh thân cận của ông ta. Trong hàng ngũ nghĩa quân, Tông Vũ nổi tiếng là "giỏi mưu" (thiện mưu), ông nổi tiếng là "giỏi đánh" (thiện chiến). Năm sau (1867), quân Tây Niệp từ Nghi Xuyên hồ khẩu vượt Hoàng Hà, đạp lên băng mà sang sông, Vũ Tước làm tiền phong, đốt lũy của quan quân ở bờ bên kia, tiến vào Sơn Tây. Tháng 3 năm 1868, Vũ Tước tử trận ở Nhiêu Âm thuộc trung bộ Hà Bắc . Có thuyết khác cho rằng ông tử trận vào tháng 6 năm ấy, do bị trúng đạn lạc khi chiến đấu trong khoảng giữa sông Mã Giáp và sông Đồ Hãi. Tham khảo Phạm Văn Lan (chủ biên) – Niệp quân (6 quyển), Nhà xuất bản Thượng Hải Thần Châu Quốc Quang, 1953 Khuyết danh - Niệp quân ca dao, Nhà xuất bản An Huy Nhân dân. 1961 Chú thích Niệp quân Người An Huy Năm sinh không rõ Mất năm 1868
VI_open-0000003475
Sensitive_Subjects
"City of Angels" là một bài hát của ban nhạc rock người Mỹ Thirty Seconds to Mars trích từ album phòng thu thứ tư Love, Lust, Faith and Dreams. Ca khúc do giọng ca chính Jared Leto sáng tác kiêm vai trò đồng sản xuất với Steve Lillywhite. "City of Angels" lấy cảm hứng từ trải nghiệm của Leto về cuộc sống ở thành phố Los Angeles bên gia đình, cùng với những ảnh hưởng từ nền văn hóa nơi đây. Mang đậm chất liệu synthrock và phong cách âm nhạc từ những năm 1980, bài hát là một ví dụ tiêu biểu cho tính muôn dạng và phá cách của album. Ban nhạc phát hành "City of Angels" dưới dạng đĩa đơn quảng bá vào ngày 30 tháng 7 năm 2013 tại Hoa Kỳ, đồng thời cũng phổ biến trên các đài phát thanh âm nhạc đương đại ở châu Âu vào ngày 25 tháng 10 năm 2013. Ban nhạc còn phát hành một phiên bản piano của ca khúc với định dạng nhạc số vào tháng 7 năm 2014. "City of Angels" đón nhận nhiều lời tán dương từ các nhà phê bình âm nhạc, phần lớn họ đánh giá cao quá trình sáng tác, lời bài hát và phong cách mà Leto trình diễn. Sau khi phát hành album Love, Lust, Faith and Dreams, ca khúc đã xuất hiện ở nửa cuối bảng xếp hạng UK Rock Charts. Khi phát hành dưới dạng đĩa đơn, "City of Angels" tiếp tục lọt vào bảng xếp hạng này và vươn lên vị trí số 21, đồng thời giành hạng 8 trên bảng xếp hạng Alternative Songs tại Hoa Kỳ. Bài hát cũng có những thành công nhất định trên một số thị trường quốc tế nhờ doanh số tải album kỹ thuật số. Chính Jared Leto là nhà đạo diễn video âm nhạc cho ca khúc, trong đó một số nhân vật đã được ba thành viên của Thirty Seconds to Mars mời tham gia để cùng chia sẻ góc nhìn cá nhân của họ về thành phố Los Angeles. Các nhà phê bình đánh giá cao video này bởi sự dung dị và gắn kết với thông điệp của bài hát. Video sau đó đã nhận Giải thưởng Âm nhạc Loudwire cho Video nhạc rock xuất sắc nhất và nhận đề cử ở hạng mục Quay phim xuất sắc nhất tại lễ trao giải Video âm nhạc của MTV năm 2014. Thirty Seconds to Mars còn trình diễn ca khúc bằng piano tại lễ trao Giải thưởng Âm nhạc iHeartRadio năm 2014. Ca khúc cũng góp mặt trong danh sách tiết mục ở hai chuyến lưu diễn Love, Lust, Faith and Dreams Tour và Carnivores Tour của ban nhạc. Thu âm và cảm hứng "City of Angels" do giọng ca chính Jared Leto sáng tác kiêm nhà đồng sản xuất ca khúc cùng với Steve Lillywhite – nhà sản xuất từng cộng tác với Thirty Seconds to Mars trong quá trình thu âm album thứ ba, This Is War (2009). "City of Angels" do Jamie Reed Schefman xử lý kĩ thuật âm thanh, Serban Ghenea hòa âm, còn John Hanes đảm nhận phần phối khí tại phòng thu Mixstar Studios ở thành phố Virginia Beach, bang Virginia. Khi thu âm tại Trung tâm Phát triển Nghệ thuật và Khoa học Âm thanh Quốc tế ở Los Angeles, Howie Weinberg và Dan Gerbarg là những người xử lý hậu kì cho bài hát tại phòng thu Howie Weinberg Mastering Studio. Thirty Seconds to Mars đã ra mắt sáu bài hát từ album phòng thu thứ tư Love, Lust, Faith and Dreams, trong đó có cả ca khúc "City of Angels" trong một buổi nghe thử ở phòng thu Electric Lady Studios tại thành phố New York vào ngày 14 tháng 3 năm 2013. Shannon Leto còn tiết lộ rằng đây là bài hát đầu tiên mà nhóm viết nhạc cho album và tốn khá nhiều thời gian để hoàn thiện. Trong lúc sáng tác "City of Angels", Leto đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa Los Angeles cũng như được truyền cảm hứng về mối quan hệ gắn bó khăng khít của anh với thành phố này. Anh giải thích rằng chính khát vọng theo đuổi niềm đam mê ở Los Angeles đã dẫn anh đến "một mối quan hệ vừa yêu vừa ghét" với thành phố. Leto phát biểu trên tạp chí Interview, "bài hát này nói về những con người đến với "Thành phố của những Thiên thần" (City of Angels) để được sống với ước mơ của chính bản thân mình và biến chúng trở thành sự thật. Nó nói về cách họ nhận được giúp đỡ bởi những người họ gặp trong thành phố–bạn biết đấy, một nhóm mọi loại người cùng nhau tập hợp để trở thành cộng đồng của những kẻ bị ruồng bỏ, những kẻ cô lập, kẻ dị biệt hay những người nghệ sĩ. Bài hát này nói về việc chuyển đến một nơi để có thể làm nên những điều khác biệt và cả những điều đặc biệt". Sáng tác và chủ đề "City of Angels" là một ca khúc synthrock với các ảnh hưởng và nhạc tố từ dòng nhạc thể nghiệm. Bài hát mở đầu bằng một khúc nhạc dạo và âm thanh synthesizer "nhẹ nhàng sâu lắng". Kế tiếp đó là một loạt tiếng trống bao gồm cả trống taiko rồi lại chuyển thành giai điệu piano. Sau phiên khúc đầu tiên, phần điệp khúc tiếp nối với lời hát của Leto, "Lost in the City of Angels/ Down in the comfort of strangers/ I found myself in the fire burned hills/ In the land of a billion lights". Ở đoạn bridge, anh tô điểm câu hát của mình bằng kĩ thuật crescendo khẳng định rằng "I am Home". Sau điệp khúc cuối cùng, ca khúc đạt đến cao trào bằng một đợt trống nặng liên hồi. Cây bút Emily Zemler từ tạp chí Billboard lấy "City of Angels" làm ví dụ về trạng thái muôn màu và sự trải nghiệm trong album Love, Lust, Faith and Dreams. Cô mô tả bài hát là "một ca khúc rung động và tinh tế, sử dụng nhịp đập nổ điện tử mới lạ nhiều hơn chất liệu nhạc rock thuần túy của ban nhạc". Trong một bản ghi nghe trước, Jeff Benjamin từ Fuse công nhận các ảnh hưởng thập niên 1980 đã tạo nên tiếng vang lớn trong suốt ca khúc và nhấn mạnh rằng "tiếng hard rock guitar và bộ gõ đã vang lên chói tai trong phần hợp xướng". Cây bút Sarah O' Hara trong lúc nhận xét Love, Lust, Faith and Dreams đã so sánh ca khúc với "Kings and Queens", một bài hát có cấu trúc tương tự trong This Is War với ít các phiên khúc và không khí chậm rãi xây dựng theo phần điệp khúc. Trong một cuộc phỏng vấn cho Loudwire, Leto đã miêu tả "City of Angels" là "một bài hát rất riêng tư nói về một địa điểm đặc biệt". Anh nói, "Nó là câu chuyện về anh trai tôi và tôi cùng nhau đi đến Los Angeles để biến ước mơ thành sự thật. Nó là một bức thư tình gửi đến vùng đất tươi đẹp và kì lạ ấy". Sau đó Leto giải thích rằng ca khúc có thể ám chỉ đến bất kì nơi nào mà một người [có thể] đến để hiện thực hóa ước mơ của riêng anh/cô ấy. Cây bút Mary Ouellete viết cho Loudwire thì thấy rằng ca khúc "kể một câu chuyện mê hoặc về việc tìm kiếm sự an nhàn khi gọi thành phố Los Angeles là nhà". Phát hành Tại Hoa Kỳ, "City of Angels" được gửi đến các đài phát thanh nhạc rock dưới dạng đĩa đơn quảng bá từ album Love, Lust, Faith and Dreams vào ngày 30 tháng 7 năm 2013. Sau khi phát hành, ca khúc ra mắt ở hạng 47 trên bảng xếp hạng Rock Airplay và giành thứ hạng cao nhất — vị trí số 18 trên bảng xếp hạng này vào 23 tháng 11 năm 2013. Bài hát còn xếp thứ 40 trên bảng xếp hạng Alternative Songs và trở thành một "Hot Shot Debut". Cuối cùng đĩa nhạc vươn lên vị trí thứ 8 vào ngày 9 tháng 11 sau 20 tuần trụ vững trên bảng xếp hạng. Ngày 16 tháng 11, ca khúc ra mắt trên Hot Rock Songs ở vị trí 39 và giành hạng 31 trong tuần kế tiếp. Tháng 3 năm 2014, iTunes Store đã cho phép tải miễn phí bài hát "City of Angels" trong một thời gian giới hạn ở thị trường Bắc Mỹ. Ban nhạc còn phát hành một phiên bản acoustic của bài hát cho album nhạc phim Dallas Buyers Club (2013), bộ phim do chính Jared Leto tham gia diễn xuất. Một phần số tiền từ doanh thu bán hàng đã được trao tặng cho Quỹ toàn cầu của tổ chức từ thiện cứu trợ đại dịch AIDS mang tên Product Red. "City of Angel" đã có tác động lớn đến radio đại chúng ở châu Âu vào tháng 10 năm 2013 sau khi phát hành "Do or Die". Ở Phần Lan, ca khúc xếp thứ 83 trên bảng xếp hạng của quốc gia này ngày 24 tháng 11. Một tuần sau, bài hát đã nhảy vọt lên vị trí số 69 và giành hạng 32 vào ngày 22 tháng 11. Cũng trong tháng đó ca khúc còn xếp số 92 ở Đức và giành vị trí cao nhất–hạng 31 ở Ý. "City of Angel" còn đạt vị trí số 69 trên bảng xếp hạng Ultratip tại vùng Flemish của Bỉ ngày 14 tháng 11. Ngày 27 tháng 1 năm 2014 đĩa nhạc đứng hạng 74 tại Croatia, trong khi ra mắt tại bảng xếp hạng quốc gia Cộng hòa Séc ở vị trí 91 vào tuần cuối ngày 23 tháng 3 và tăng lên xếp thứ 87 ngày 18 tháng 5. Tại Ba Lan, LP3 xếp "City of Angel" ở vị trí số 38 và vươn lên số 28 vào ngày 21 tháng 4; sau đó giành chứng nhận Vàng và tiêu thụ hơn 10.000 bản. Tại Bồ Đào Nha, "City of Angel" giành thứ hạng cao nhất–vị trí số 17 vào tháng 6 năm 2014, bài hát tiếp tục được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm nước này (AFP) trao chứng nhận Vàng với hơn 10.000 bản đã bán ra trên khắp nước này. Một phiên bản phối khí lại ca khúc của nhà sản xuất nhạc người Đức Markus Schulz từng được bày bán dưới dạng nhạc số vào tháng 6 năm 2014. Polydor Records phát hành "City of Angels" tại Anh Quốc vào ngày 2 tháng 12 năm 2013. Dù ca khúc từng lọt vào bảng xếp hạng UK Rock Chart khi Love, Lust, Faith and Dreams mới chỉ phát hành được một tuần; nhưng sau đó bài hát đã tái xuất ở bảng xếp hạng này sau khi ban nhạc phát hành đĩa đơn riêng và giành vị trí cao nhất–hạng 21. Vào 7 tháng 4 năm 2014, đĩa nhạc cũng mới góp mặt tại bảng xếp hạng ARIA Charts với vị trí 93. Một phiên bản piano của ca khúc được phát hành dưới dạng kĩ thuật số vào tháng 7 năm 2014. Đánh giá chuyên môn "City of Angels" đón nhận đông đảo lời khen ngợi từ giới phê bình âm nhạc. Dan Slessor viết cho tờ Alternative Press gọi đây là ca khúc nổi bật nhất từ album và cảm thấy bài hát "hấp dẫn từ đầu đến cuối, việc kiến tạo từ mở màn thanh tao đến cao trào hoành tráng với đỉnh cao là đợt trống dồn dập". Stephen Thomas Erlewine từ Allmusic cũng ca ngợi nhạc phẩm là một điểm sáng nổi bật của album. Rick Pearson viết cho tờ Evening Standard thì thừa nhận ảnh hưởng từ U2 và khen ngợi giọng ca của Leto. Còn Markos Papadatos từ Digital Journal nói rằng "City of Angels" đã chứng minh Leto là một trong những ca sĩ kiêm nhạc sĩ xuất sắc nhất thuộc thể loại rock hiện đại. Johan Wippsson từ nhật báo Melodic đã lựa chọn ca khúc làm điểm nhấn của album Love, Lust, Faith and Dreams và ca ngợi bài hát với "phần điệp khúc cao ngạo và khoa trương". Nhà báo John Gentile từ tạp chí Rolling Stone bị ấn tượng trước "City of Angels", ông nhấn mạnh rằng ca khúc được xây dựng theo âm lượng và độ phức tạp cho đến khi Leto "hét gần vỡ phổi". Sau khi xem lại các phiên bản piano của ca khúc, Gentile nhận định rằng "bài hát ban đầu tập trung vào tiếng piano đầy tinh tế cho đến khi Leto phát ra tiếng thở dài nhẹ nhàng và quay trở lại câu chuyện về quyết định của anh khi chuyển tới Los Angeles và những ngày đầu tiên đặt chân tại đó". Ông còn viết, "bài hát thăng rồi lại trầm cho đến tận cùng, nó ngừng lại bằng một tiết tấu nhanh và rồi Leto bất ngờ thốt lên: "I am Home!. Alex Lai từ báo điện tử Contactmusic thì chấm ca khúc bài đánh giá tích cực, anh cho rằng "khí chất hoạt bát của ban nhạc bị tiết chế hơn" khi chuyển qua "phong cách arena rock của U2" và Leto cũng đổi thành tông giọng trầm. Lai mô tả nhạc phẩm là "một bài ca về tình yêu đích thực dành cho thành phố Los Angeles với những tình cảm rất chân thật". Alternative Addiction đã xếp hạng "City of Angels" ở vị trí thứ 11 trong danh sách 100 bài hát hay nhất năm 2014. Kaitlyn Hodnicki viết cho tạp chí Stature ghi nhận sự thân mật thể hiện đặc trưng trong "City of Angels" dù nó có tính chất ca ngợi. Cô coi đó là "một bước tiến lớn trong sự nghiệp sáng tác bài hát của Leto", cho rằng lời hát "bộc lộ bản chất trưởng nhóm đôi khi bí ẩn này" khi anh bày tỏ lòng tôn kính đến Los Angeles. Cô cũng cảm nhận rằng "Tình yêu mà Leto dành cho U2 là không hề bí mật và anh đã thể hiện tình yêu chan chứa đó qua bài hát này với đàn piano, âm thanh điện tử, giọng hát và cả tiếng trống hòa quyện một cách mượt màng". Trong một đánh giá trái chiều khác, John Watt từ Drowned in Sound lại ví nhạc phẩm là "một bài ca soft-rock như phiến đá vô hồn". Brent Faulkner từ PopMatters lại viết rằng ca khúc "không đến nỗi quá tệ, tràn đầy những ý niệm thanh tao và nhạc trống trập trùng". Còn Chris Maguire viết cho AltSounds còn chỉ trích những ảnh hưởng của U2 thể hiện đặc sệt trong ca khúc, trong khi Andy Baber từ MusicOHM lại gọi bài hát là "một bản ballad cổ lỗ sĩ" khiến Thirty Seconds to Mars trở thành một "love-them-or-hate-them band". Video âm nhạc Phát triển Tháng 8 năm 2013, Jared Leto thông báo với MTV News rằng anh đang trong quá trình chuẩn bị ghi hình một bộ phim ngắn cho "City of Angels". Tuy không tiết lộ quá nhiều về cấu trúc video âm nhạc này, nhưng anh có nói: "Đây sẽ là một video giàu mãnh lực, tràn đầy xúc cảm và chắc chắn phải có gì đó thật đặc biệt. Quá trình làm phim bắt đầu từ 16–17 tháng 8 tại Los Angeles với bối cảnh xung quanh là nhiều đá tảng nguyên khối cùng những bức bích họa. Leto đã gặp gỡ ba thành viên Thirty Seconds to Mars để cùng chia sẻ cách nhìn của họ về thành phố Los Angeles. Đồng thời anh cũng tuyển các diễn viên thủ vai Michael Jackson và Marilyn Monroe tựa như những người vô gia cư trong lúc sản xuất video. Sau khi quay xong đoạn phim, Leto đã chia sẻ cảm hứng của anh ở hậu trường video, "Kể chuyện là một phần quan trọng trong công việc của tôi, vì vậy đó là điều rất tự nhiên và thoải mái. Tôi nghĩ như vậy vì do tôi đã tự mình hoàn thành tất cả các cuộc phỏng vấn–tôi đã nói chuyện cùng các nghệ sĩ đồng nghiệp và họ cũng cảm thấy thực sự thoải mái như vậy. Họ cũng chia sẻ một phần bản thân mà chúng ta thường không đề cập tới." Phông nền từ bài hát kèm theo lời nhạc ghi lại trên đỉnh đồi Hollywood được sử dụng trong một đoạn của video ngắn khi hình ảnh Leto ca hát tương phản với cảnh hoàng hôn Los Angeles. Bộ phim ngắn này do Emma Ludbrook sản xuất, đồng thời do Allan Wachs và Jared Leto làm đạo diễn. Dù được quảng cáo dưới cái tên "Bartholomew Cubbins Film" (biệt hiệu lâu năm của Leto), "City of Angels" là dự án đầu tiên mà Leto giữ vai trò chỉ đạo chính. Anh giải thích, "Đây là lần đầu tiên tôi làm dự án như thế này. Tôi đã từng sử dụng nhiều cái tên khác nhau, nhưng nó đơn thuần chỉ là chuyện cá nhân mà thôi. Tôi nghĩ rằng ký cái tên này lên video là điều thích hợp." Cộng tác viên cũ của nhóm Devid Levlin giữ vai trò đạo diễn hình ảnh. Leto, Benjamin Entrup và Mischa Meyer đảm nhận vai trò dựng phim. Bộ video có các bình luận từ nhiều vị khách mời nổi tiếng như Kanye West, Christopher Lloyd Dennis, Juliette Lewis, Heather Levinger, Haywood, Lindsay Lohan, Olivia Wilde, Steve Nash, Ashley Olsen, Lily Collins, James Franco, Selena Gomez, Alan Cumming, Anthony Warfield, Jovan Rameau, Holly Beavon, Shaun White, Corey Feldman và Yosh. "City of Angels" còn đánh dấu lần hợp tác thứ hai của Thirty Seconds to Mars với Kanye West kể từ lần đầu tiên hai bên cùng làm việc trong ca khúc "Hurricane 2.0" năm 2010. Phát hành Video âm nhạc của "City of Angels" ra mắt vào 12 tháng 10 năm 2013 khi Thirty Seconds to Mars đang lưu diễn ở sân khấu Hollywood Bowl. Chương trình được phát sóng trên toàn thế giới trên Internet thông qua nền tảng trực tuyến VyRT. Sau buổi công chiếu, Mary Bonney từ LA Music Blog dự đoán video này "chắc chắn sẽ được khán giả đánh giá rất cao qua phông nền của một thành phố hết sức thơ mộng và cuốn hút". Và sau đó, Thirty Seconds to Mars đã tung một teaser xem trước của video âm nhạc vào ngày 28 tháng 10. Ngay hôm sau, video chính thức ra mắt trên nền tảng Vevo, bắt đầu bằng một đoạn video lời hát từng trình chiếu vào ngày 23 tháng 8. Vài tháng sau, ban nhạc tiếp tục đăng tải các buổi phỏng vấn cá nhân trước đó, gồm có Kanye West, James Franco và Selena Gomez. Theo lời phát biểu trên báo chí, Jared Leto đã giải thích ý nghĩa đằng sau video âm nhạc rằng: "'City of Angels' là một bộ phim ngắn về vùng đất hoang dã, kì lạ và tuyệt vời này–Los Angeles, California. Thành phố đã để lại dấu ấn riêng trong trí tưởng tượng của thế giới; đó là nơi mà những giấc mơ đều có thể trở thành sự thật. Tôi thực hiện bộ phim ngắn này để có thể chia sẻ cảm nghĩ cá nhân về thành phố vô cùng đặc biệt đây và bộc bạch cùng những người khác về sự nghĩ suy đó. Những ý nghĩ của tôi không chỉ dành riêng cho thành phố này mà còn tập trung nhiều hơn đến những cư dân sống ở đó". Anh còn cho biết thêm, "Tác phẩm là một câu chuyện kể về niềm hy vọng và ước mơ. Đó là câu chuyện về những người có thể làm những việc bất khả thi, dù cho đó có là Kanye West, James Franco hay một đứa trẻ đang rong ruổi trên những con phố của Đại lộ Hollywood. Tác phẩm còn là một câu chuyện về sự sống còn và những điều cần thiết để chúng ta có thể trở thành con người mà mình thực sự mong muốn". Nội dung Video âm nhạc bắt đầu bằng cảnh độc thoại của Kanye West khi anh liên tưởng đến các cảnh vật và con người gắn liền với Los Angeles, bao gồm ngôi sao điện ảnh James Dean, doanh nhân Howard Hughes cũng như những công trình kiến trúc, Walt Disney và biểu tượng sex Marilyn Monroe. Kế tiếp là một loạt các bình luận từ một số cư dân tâm sự về sợi dây tâm giao với Los Angeles, xen kẽ cùng góc quay một số địa danh biểu tượng của thành phố. Từ Đồi Hollywood tới Đại lộ Hollywood, video ghi lại những nỗ lực chiến đấu của các nghệ sĩ từ khi vô danh ngoài đường phố cho đến khi nổi tiếng trên màn bạc. Một người đàn ông vô gia cư tên Haywood đã mở màn, "Tôi không biết đó là thành phố của những thiên thần, tôi nghĩ nó là những thiên thần lạc lối, một thành phố của những linh hồn lạc lối." Tomo Miličević tiếp tục giải thích, "Đó là nơi tôi đến và biến ước mơ thành sự thật". Jared Leto thừa nhận, "Tôi sẽ chẳng là gì nếu như không có thành phố này", trong khi Sannon chia sẻ, "Tôi đã đến đây và tìm thấy cuộc đời mình". Kanye West cũng thừa nhận cảm xúc mâu thuẫn về Los Angeles, nơi mẹ anh qua đời và con gái anh sinh ra. Hồi tưởng lại ấn tượng đầu tiên về thành phố, Olivia Wilde kể, "Tôi nghĩ đó là nơi huyền diệu nhất mà tôi từng đặt chân tới. Đó thực sự là một miền đất hứa". Sau những tâm sự tiếp nối, ca khúc "City of Angels" bắt đầu vang lên, với hình ảnh ban nhạc Thirty Seconds to Mars biểu diễn hết mình trên đỉnh Đồi Hollywood và đưa mắt hướng nhìn toàn thành phố. Video nhạc bắt đầu hiện lên các clip của Marilyn Monroe, James Dean và Elizabeth Taylor trước khi nền nhạc bỗng dừng lại với sự xuất hiện của Christopher Lloyd Dennis, một người đóng giả Superman tuyên bố rằng, "Hollywood là miền đất của những giấc mơ. Đồng thời đó cũng là nơi những giấc mơ bị vỡ mộng". Jovan Rameau, người giả vai Michael Jackson nói về câu chuyện đến Hoa Kỳ trên một chiếc thuyền khi còn là người Haiti tị nạn với hi vọng có được Giấc mơ Mỹ. Tiếp sau ông là lời thú nhận từ một số nhân vật, trong đó có một người đàn ông yếm thế và một nữ diễn viên phim khiêu dâm. Haywood giải thích rằng ông đến Los Angeles để tìm lại mẹ mình và nhìn thấy bà đang sống lang thang trên con phố. Lindsay Lohan tiết lộ cô thất vọng về bản thân mình, trong khi Selena Gomez lại nói về ảnh hưởng mà kênh Disney Channel tác động đến cuộc sống của cô. Sau khi phiên khúc thứ hai của bài hát bắt đầu, những tấm ảnh thời thơ ấu của Jared và Shannon cùng với người mẹ Constance dần hiện lên trong video. Tiếp nối là hình ảnh Đại lộ Danh vọng Hollywood và một số lời thú nhận khác, bao gồm cả cảnh Corey Feldman khởi nghiệp khi còn là diễn viên nhí. Feldman cũng bình luận về việc ông bắt đầu đóng phim khi mới ba tuổi như thế nào và hoàn cảnh khiến cả gia đình phải phụ thuộc vào thu nhập của ông để thanh toán các hóa đơn ra sao. Còn Ashley Olsen bày tỏ quan điểm về bản chất phù du của sự nổi tiếng, trong khi đó Juliette Lewis và James Franco nói về cách quản lý các giấc mơ và hoài bão. Khi ca khúc kết thúc, Christopher Lloyd Dennis đúc kết, "Liệu tôi có nghĩ rằng mình sẽ có tên tuổi trong ngành giải trí này? Chừng nào tôi còn giữ vững được niềm tin, điều đó nhất định sẽ xảy ra". Bộ phim khép lại với dòng ghi nhận rất nhiều nhân vật khách mời tự giới thiệu về bản thân mình. Phản hồi Sau khi phát hành, video ca nhạc đã nhận khá nhiều lời ngợi ca từ giới nhà phê bình âm nhạc đương đại. Lindsey Weber từ Vulture đã gọi bộ phim ngắn là một "bài thơ kỳ lạ ca ngợi chuyến đi đến Los Angeles". Markos Papadatos từ Digital Journal đánh giá bài hát ở mức A+ và viết rằng, "Đúng lúc bạn nghĩ rằng Jared Leto và Thirty Seconds to Mars không thể tiến bộ hơn được nữa, họ đã chứng minh là bạn lầm" với video ca nhạc "City of Angels". Anh cảm nhận ca khúc "vừa thô lại vừa quyến rũ" và cho rằng "nó nhất định sẽ làm nhiều người xúc động". Brenna Ehrlich từ MTV lại nhận xét trong khi bộ phim ngắn "có lẽ đã thiếu đi tất cả các loài linh thú uy nghi," vốn là nét đặc trưng trong video nhạc "Up in the Air" của nhóm, nhưng "ca khúc lại có vài động vật kì lạ theo kiểu khác biệt: một nhóm toàn những người nổi tiếng". Liza Darwin từ tạp chí Nylon lại mở đầu bài nhận xét khi viết rằng, "Có những video ca nhạc khác nhau và sau đó chúng trở thành video ca nhạc của Thirty Seconds to Mars". Cô tiếp tục, "Một video ca nhạc vừa có phần tư liệu vừa có chất điện ảnh, bộ phim do Jared Leto làm đạo diễn này thật cảm động, ngọt ngào và rất đáng xem trong toàn bộ 11 phút". Cây bút Sophie Schillaci của tờ The Hollywood Reporter đã ghi nhận sự giản đơn và ca ngợi không khí của video. Trong khi Anna Job viết cho GoldenPec lại nhận định rằng đây là "Thuật ghi hình rất đáng chú ý với những góc máy quay toàn cảnh bao quát toàn thành phố từ cùng độ cao mà họ từng sử dụng trong video nhạc 'Kings and Queens'". Cây bút Niki Crux từ The Inquisitr đưa ra một đánh giá tích cực khi viết: "ca khúc đã trưng bày tiểu sử các biểu tượng tiêu biểu của Hollywood và tiết chế tối thiểu các khiếm khuyết, Jared Leto hướng ống kính tản vào tất cả các khía cạnh đã bôi vẽ nên thành phố Los Angeles. Video lúc này giống như một màn tri ân đến Los Angeles, nhưng chưa bao giờ có thể che đậy được tình trạng hỗn loạn bất ổn ở Thành phố của những Thiên thần". Allison Bowsher từ MuchMusic thấy video nhạc rất ấn tượng khi ví nó như "một bộ phim ngắn gây xúc động". Cô viết, "[Với ý nghĩa] là một bài thơ ca ngợi Los Angeles, ban nhạc đã tập họp lại những người thuộc nhiều thành phần khác nhau để họ nói về cảm xúc của mình đối với thành phố nổi tiếng này. Từ nghệ sĩ biểu diễn đường phố cho đến các thanh niên vô gia cư hay một số nhân vật nổi tiếng thế giới, Thirty Seconds to Mars dường như sưu tập một bản danh sách rất súc tích, cho thấy các ưu điểm và nhược điểm một cách trực quan của Los Angeles trong 11 phút". Luke O'Neil từ MTV nhấn mạnh rằng "xen lẫn giữa các nghệ sĩ nổi tiếng thực sự là những người có ngoại hình giống người nổi tiếng–họ [chỉ đóng vai trò] phụ họa thêm cho ý tưởng cơ bản về sự tương giao mờ ảo giữa giấc mơ và hiện thực. Đấy chính là ý niệm của Los Angeles". Emily Wright từ The Boston Globe lại nhận thấy "sự thô ráp, mặt cá nhân của một số nhân vật nổi tiếng nhất hiện nay" thường xuất hiện. Scott Sterling từ CBS News lại ví video là "một cuộc thi hấp dẫn về cuộc sống ở Los Angeles". Ngày 17 tháng 7 năm 2014, video âm nhạc đã nhận một đề cử ở hạng mục "Quay phim xuất sắc nhất tại lễ trao giải Điện ảnh của MTV năm 2014 nhưng đã thất cử trước "Pretty Hurts" của Beyoncé. Video cũng trở thành đề cử thứ hai liên tiếp của nhà quay phim David Devlin, người đã từng tranh giải năm 2013 với "Up in the Air". "City of Angels" còn giành chiến thắng hạng mục Video rock xuất sắc nhất tại lễ trao giải âm nhạc Lourwire tổ chức vào ngày 11 tháng 2 năm 2014. Ca khúc tiếp tục giành đề cử ở hạng mục Video xuất sắc nhất tại lễ trao giải Kerrang! năm 2014 nhưng lại thất cử trước "Boston Square" của Deaf Havana. Biểu diễn trực tiếp Ban nhạc từng trình diễn "City of Angels" lần đầu tiên trong các buổi trình diễn đặc biệt mang tên "Church of Mars" ngay trước khi ra mắt album. Ca khúc cũng trở thành một phần nhạc dạo của Love, Lust, Faith and Dreams Tour diễn ra sau đó. Trong ba chặng đầu tiên của tour diễn, bài hát thường được thể hiện cùng các nhạc công chơi trống taiko. "Màn hình sân khấu đã trình chiếu các cảnh quay từ trong video âm nhạc của ca khúc trong đó sân khấu còn có màn treo video LED. Những người hâm mộ và giới phê bình còn nhận xét ca khúc rất tích cực trong buổi trình diễn nhạc sống. Curtis Sindrey, biên tập viên tạp chí Aesthetic Magazine Toronto nhận định rằng ban nhạc dường như đã "tiếp thêm năng lượng" với những bài hát như "City of Angels". Ben Jolley từ Nottingham Post cảm nhận được "sức truyền cảm", trong khi Jay Cridlin từ Tampa Bay Times lại ví ca khúc như một bản "thiên anh hùng ca". Thirty Seconds to Mars đã biểu diễn "City of Angels" trong những tiết mục tiêu điểm tại nhiều lễ hội lớn như Rock Werchter, Pinkpop và Rock am Ring and Rock im Park. Ngày 1 tháng 5 năm 2014, phiên bản piano của ca khúc được trình diễn tại Giải thưởng Âm nhạc iHeartRadio năm 2014 tổ chức tại hội trường Shrine Auditorium, Los Angeles. Shannon Leto đã không thể có mặt trong buổi lễ này nên ca khúc do Jared Leto và Tomo Miličević thể hiện; và họ đã đứng trước nhiều màn hình to nhỏ khác nhau khi các màn hình này đang trình chiếu các cảnh từ video nhạc của ca khúc. Buổi biểu diễn đã nhận được sự tán dương đặc biệt từ phía người xem, Jessica Hyndman từ MTV còn đánh giá đây là điểm nhấn của chương trình. Một nhà báo viết cho Digital Journal nhận xét rằng ban nhạc đã thực hiện "một màn thể hiện phi thường" cho ca khúc và biểu lộ "sự quyến rũ ma mị cùng năng lượng khổng lồ có thể so sánh với một buổi hòa nhạc của U2". "City of Angels" cũng nằm trong danh sách tiết mục biểu diễn của Carnivores Tour–chuyến lưu diễn mà ban nhạc Thirty Seconds to Mar hợp tác với Linkin Park; bài hát thường nổi nhạc lên khi buổi diễn đã đi gần nửa chặng. Định dạng bài hát Đĩa CD quảng bá tại Mỹ "City of Angels" (hiệu đỉnh radio) – 4:13 "City of Angels" (phiên bản album) – 5:04 Đĩa CD quảng bá tại châu Âu "City of Angels" (hiệu đỉnh radio) – 4:18 "City of Angels" (phiên bản album) – 5:02 "City of Angels" (trình diễn nhạc cụ) – 5:03 Tải kĩ thuật số "City of Angels" (phiên bản piano) – 4:22 Tải remix kĩ thuật số "City of Angels" (bản remix của Markus Schulz) – 5:00 Đội ngũ thực hiện Các thành viên thực hiện album Love, Lust, Faith and Dreams có kèm theo ghi chú. Trình diễn bởi Thirty Seconds to Mars Sáng tác bởi Jared Leto Sản xuất bởi Steve Lillywhite và Jared Leto Thu âm tại Trung tâm Phát triển Nghệ thuật và Khoa học Âm thanh Quốc tế, Los Angeles, California Thiết kế âm thanh bởi Jamie Reed Schefman Hòa âm bởi Serban Ghenea Phối nhạc bởi John Hanes tại phòng thu Mixstar Studios, Virginia Beach, Virginia Xử lý hậu kì bởi Howie Weinberg và Dan Gerbarg tại Howie Weinberg Mastering, Los Angeles, California Xếp hạng và chứng nhận Xếp hạng tuần Xếp hạng năm Chứng nhận Lịch sử phát hành Tham khảo Ghi chú Chú thích Liên kết ngoài Bài hát của Thirty Seconds to Mars Đĩa đơn năm 2013 Bài hát năm 2013
VI_open-0000003476
Arts_and_Entertainment
Chiêu Ai hoàng hậu (chữ Hán: 昭哀皇后, ? - 420), họ Diêu (姚氏), là công chúa Hậu Tần và là phi tần của Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế của nhà Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc. Tiểu sử Diêu thị là con gái của Hậu Tần Văn Hoàn Đế Diêu Hưng, vị vua thứ hai của nhà Hậu Tần. Sách Ngụy thư không ghi rõ bà chào đời năm nào cũng như việc mẹ đẻ của bà là ai. Lúc trẻ, Diêu thị được Diêu Hưng phong làm Tây Bình trưởng công chúa (西平長公主). Năm 415, mùa đông, Diêu Hưng gả Diêu thị cho Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế Thác Bạt Tự để thắt chặt kết giao. Khi đến Bắc Ngụy, bà được tiếp đón với nghi lễ long trọng và phong làm Phu nhân. Tuy bà không nặn tượng vàng thành công nên không được phong làm Hoàng hậu theo quy định trong hậu cung Bắc Ngụy, nhưng Diêu thị vẫn được sủng ái, cho dùng lễ nghi không khác gì Hoàng hậu. Về sau, Minh Nguyên Đế muốn bỏ qua lễ chế để phong hậu cho bà, nhưng bà từ chối không dám đảm đương. Năm 420, Diêu thị qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi. Minh Nguyên Đế thương tiếc, truy phong cho bà làm Chiêu Ai hoàng hậu và cho an táng ở Vân Trung, Kim Lăng theo lễ nghi đầy đủ của một hoàng hậu. Xem thêm Bắc Ngụy Minh Nguyên Đế Diêu Hưng Tham khảo Tấn thư, quyển 13 Tư trị thông giám Chú thích Phi tần Bắc Ngụy Năm sinh không rõ Mất năm 420 Nữ giới Ngũ Hồ thập lục quốc
VI_open-0000003477
Law_and_Government
Lừa hoang châu Phi (Equus africanus) là thành viên hoang dã của họ ngựa, Equidae. Loài này được cho là tổ tiên của lừa nhà mà thường được đặt trong cùng một loài. Nó sống trong các sa mạc và các khu vực khô cằn của châu Phi, trong Eritrea, Ethiopia và Somali. Nó trước đây đã có một phạm vi rộng lớn hơn về phía bắc và phía tây vào Sudan, Ai Cập và Libya. Khoảng 570 cá thể tồn tại trong tự nhiên. Chế độ ăn uống Chế độ ăn uống lừa hoang châu Phi bao gồm các loại cỏ, vỏ cây và lá. Dù đã được thích nghi để sống trong một khí hậu khô cằn, chúng phụ thuộc vào nước, và khi không nhận được độ ẩm cần thiết từ thực vật, họ phải uống ít nhất một lần mỗi ba ngày. Tuy nhiên, nó có thể tồn tại với một số lượng chất lỏng nhỏ đến đáng ngạc nhiên, và đã được báo cáo nó uống nước mặn hoặc nước lợ. Chú thích Tham khảo A
VI_open-0000003478
Pets_and_Animals
John-F.-Kennedy-Brücke là một cầu đường bắt ngang sông Isar ở khu vực Schwabing-Freimann và Bogenhausen tại München, Đức. Cầu John-F.-Kennedy là một phần của Đường vòng giữa (Mittleren Ring). Cầu ban đầu định đặt tên cầu Herzog-Heinrich, nhưng khi Kennedy bị ám sát thì tên ông được chọn. Tên cầu Herzog-Heinrich được đặt cho cầu Isar nằm trên đường vòng Föhringer. Sách báo Xem thêm John-F.-Kennedy-Brücke beim Verein für NordOstKultur e.V. Cầu tại München
VI_open-0000003479
News
Franciszek Duszeńko (sinh ngày 6 tháng 4 năm 1925 - mất ngày 11 tháng 4 năm 2008) là nhà điêu khắc Ba Lan, giáo sư của Học viện Mỹ thuật ở Gdańsk, đồng thời là hiệu trưởng của trường này trong những năm 1981–1987. Ông là một cựu tù nhân ở trại tập trung của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Chú thích Sinh năm 1925 Mất năm 2008 Người Ba Lan Người từ Lviv
VI_open-0000003481
Arts_and_Entertainment
Lãnh thổ Florida (tiếng Anh: Florida Territory hay Territory of Florida) từng là một lãnh thổ hợp nhất có tổ chức của Hoa Kỳ, tồn tại từ ngày 30 tháng 3 năm 1822 cho đến 3 tháng 3 năm 1845 khi nó được phép gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang Florida. Ban đầu là lãnh thổ của Tây Ban Nha với tên gọi La Florida, và sau đó là tỉnh Đông và Tây Florida, nó bị nhượng lại cho Hoa Kỳ như một phần của Hiệp định Adams-Onís năm 1819. Bối cảnh Florida thoạt đầu được Juan Ponce de León khám phá ra vào năm 1513. Ông tuyên bố chủ quyền vùng đất này cho Tây Ban Nha. St. Augustine, khu định cư liên tục xưa nhất của người châu Âu tại Hoa Kỳ lục địa, được thành lập trên duyên hải đông bắc Florida năm 1565. Florida tiếp tục là đất sở hữu của Tây Ban Nha cho đến cuối Chiến tranh Bảy năm khi họ nhượng nó lại cho Vương quốc Anh để đổi lấy việc trao trả La Habana. Năm 1783, sau Cách mạng Mỹ, Vương quốc Anh trao trả Florida về cho Tây Ban Nha. Nền cai trị lần thứ hai của người Tây Ban Nha tại đây bị ảnh hưởng bởi quốc gia lân bang Hoa Kỳ. Có các cuộc tranh chấp dọc theo biên giới với tiểu bang Georgia và thêm các vấn đề nảy sinh khi người Mỹ sử dụng sông Mississippi. Các cuộc tranh chấp này đáng ra đã được giải quyết vào năm 1795 bởi Hiệp định San Lorenzo. Trong số các vấn đề khác, hiệp định này đã củng cố biên giới giữa Florida và Georgia dọc theo vĩ độ 31. Tuy nhiên, như Thomas Jefferson trước đó đã tiên đoán, Hoa Kỳ không thể buông tay khỏi Florida. Dính líu của Mỹ trước năm 1821 Năm 1812, các lực lượng quân sự Mỹ và "những người yêu nước" của Georgia dưới trướng của tướng George Matthews xâm nhập Florida để bảo vệ các lợi ích của người Mỹ. Các lợi ích này phần lớn có liên quan đến nô lệ. Các nô lệ bỏ trốn đã được người bản địa Mỹ tại Florida bảo vệ trong nhiều năm. Người Mỹ gọi những người bản địa tại Florida là "Seminole". Họ sống theo hệ thống bán-phong kiến và che chở cho những người da đen "tự do" trong khi đó những người cựu nô lệ này cùng làm mùa vụ và chung sống với những người bản địa. Tuy những người nô lệ bỏ trốn này vẫn bị người Seminole xem là thấp hèn nhưng cả hai cộng đồng sống hòa thuận. Những chủ nô lệ tại Georgia và các nơi tại miền Nam Hoa Kỳ trở nên giận dữ về vấn đề này vì các nô lệ tiếp tục bỏ trốn đến Florida. Cuộc xâm nhập Florida bị đa số người dân Hoa Kỳ xem là không chính đáng. Hoa Kỳ cũng hứa với Tây Ban Nha là rút quân nhanh ra khỏi Florida. Năm 1818, sau nhiều năm xung đột hơn nữa giữa người bản địa Mỹ và dân định cư, tướng Andrew Jackson viết thư cho tổng thống Monroe để thông báo rằng ông đang dự tính xâm chiếm Florida. Quân của Jackson khởi hành từ Tennessee và hành quân xuống sông Apalachicola cho đến khi họ đến Pensacola. Người Tây Ban Nha giao nộp đồn San Carlos de Barrancasin tại Pensacola và tại St. Marks. Hiệp định Adams-Onís Hiệp định Adams-Onís, cũng còn có tên là Hiệp định Liên lục địa, được John Quincy Adams và Luis de Onís ký kết vào ngày 22 tháng 2 năm 1819 nhưng chưa có hiệu lực cho đến khi nó được chính phủ Tây Ban Nha thông qua vào năm 1821. Hoa Kỳ thu nhận Florida và thừa kế tuyên bố chủ quyền của Tây Ban Nha tại Xứ Oregon trong khi đó nhượng lại tất cả tuyên bố chủ quyền đối với Texas cho Tây Ban Nha (khi México độc lập năm 1821, Texas trở thành lãnh thổ của Mexico), và gánh trách nhiệm bồi thường lên đến 5.000.000 đô la Mỹ cho các công dân Mỹ kê khai thiệt hại tại Florida. Hàng hóa của Tây Ban Nha cũng tiếp tục hưởng các đặc quyền quan thuế tại các cảng của Florida. Lãnh thổ Florida và các cuộc chiến tranh với người Seminole Andrew Jackson phục vụ trong vai trò thống đốc quân sự của lãnh thổ mới vừa bị thu phục, nhưng chỉ một khoảng thời gian ngắn. Ngày 30 tháng 2 năm 1822, Hoa Kỳ nhập Đông Florida và một phần Tây Florida thành Lãnh thổ Florida. William Pope Duval trở thành vị thống đốc chính thức đầu tiên của Lãnh thổ Florida. Chẳng bao lâu sau đó thủ phủ được thiết lập tại Tallahassee nhưng chỉ sau khi di dời bộ lạc Seminole ra khỏi khu vực. Trọng tâm xung đột tại Lãnh thổ Florida là các cư dân người bản địa Seminole. Chính phủ liên bang và đa số dân định cư người da trắng mong muốn tất cả người bản địa Mỹ di dân sang miền Tây. Ngày 28 tháng 5 năm 1830, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua đạo luật di dời người bản địa Mỹ, bắt buộc tất cả người bản địa Mỹ di chuyển về phía tây sông Mississippi. Đúng ra đạo luật này không có ý nghĩa gì nhiều đối với Florida nhưng nó đặt ra khung sườn cho Hiệp định Paynes Landing, được một hội đồng gồm các tù trưởng của người Seminole ký vào ngày 9 tháng 5 năm 1832. Hiệp định nói rằng tất cả người bản địa Seminole của Florida nên bị dời cư trước hạn năm 1835. Họ có ba năm để dời cư. Chính tại cuộc họp này, người nổi danh là Osceola lần đầu tiên nói đến quyết định của ông là chiến đấu chống lại hiệp định. Bắt đầu cuối năm 1835, Osceola và các đồng minh thuộc bộ lạc Seminole phát khởi một cuộc chiến tranh du kích chống lại các lực lượng Hoa Kỳ. Vô số tướng lãnh chiến đấu và thất bại vì cái nóng và bệnh tật cũng như sự thiếu hiểu biết về vùng đất này. Đến khi tướng Thomas Jesup bắt được nhiều trong số các tù trưởng chính yếu của người Seminole trong số đó có cả Osceola (chết khi đang bị giam vì bệnh) thì các trận đánh bắt đầu tan dần. Người Seminole dần dần bị cưỡng bách di cư và gần như tất cả họ đều đi khỏi ngoại trừ một nhóm nhỏ tại Everglades vào thời điểm Florida gia nhập liên bang để trở thành tiểu bang thứ 27 vào ngày 3 tháng 3 năm 1845. Xem thêm Hiệp định Adams-Onís 1819 Các vùng lịch sử của Hoa Kỳ Các cuộc chiến tranh Seminole, 1817–1858 Florida thuộc Tây Ban Nha Sự tiến hóa lãnh thổ của Hoa Kỳ Các lãnh thổ của Tây Ban Nha mà sau đó trở thành một phần của Lãnh thổ Florida: Florida, 1565–1763 Florida Oriental, 1783–1821 Florida Occidental, 1783–1821 Các lãnh thổ của Vương quốc Anh mà sau đó trở thành một phần của Lãnh thổ Florida: Đông Florida, 1763–1783 Tây Florida, 1763–1783 Tiểu bang Hoa Kỳ được thành lập từ Lãnh thổ Florida: Tiểu bang Florida, 1845 Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài 3 U.S. Statute 654 approved on ngày 30 tháng 3 năm 1822 establishing Florida Territory (pages 654–659) from United States Statutes at Large at the Library of Congress website. Florida Khởi đầu năm 1822 Chấm dứt năm 1845 Florida thế kỷ 19 Lịch sử tiền bang Florida
VI_open-0000003483
People_and_Society
SECHSKIES hay 6KIES (Tiếng Triều Tiên: 젝스키스; được phát âm là Giéc-sư Ki-sư) là nhóm nhạc nam Hàn Quốc nổi tiếng khoảng cuối thập niên 1990 được thành lập bởi Daesung Entertainment. Tên nhóm "Sechs Kies" có nguồn gốc từ tiếng Đức nghĩa là "sáu viên sỏi" tượng trưng cho 6 thành viên. Là một nhóm nhạc phổ biến và được nhớ tới trong lòng người hâm mộ với cái tên ngắn gọn hơn là "Jekki". Fandom của nhóm có tên chính thức là YellowKies, màu chính thức là màu vàng. SechsKies ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1997 và tan rã vào ngày 20 tháng 5 năm 2000, đã trình diễn "Bye" và "Remember Me" cho lần xuất hiện cuối cùng tại Dream Concert. Nhóm đã tổ chức một buổi hòa nhạc tái hợp vào năm 2016 do đề xuất của Infinite Challenge. Vào ngày 11 tháng 5 năm 2016, YG Entertainment chính thức thông báo rằng họ đã chính thức ký hợp đồng với Sechskies (Eun Jiwon, Lee Jaijin, Kim Jaeduck, và Jang Suwon). Và thành viên Kang Sung Hoon đã rời nhóm do vướng vào một vụ bê bối đột nhập vào nhà quản lý cũ. Hình thành Eun Ji-won đã được chiêu mộ bởi DSP khi đang du học ở Hawaii, cùng với người bạn Kang Sung-hoon trong một hộp đêm. Công ty đã lên kế hoạch để ra mắt Eun Ji-won và Kang Sung-hoon như một bộ đôi hip-hop, nhưng với sự thành công của nhóm nhạc thần tượng nam H.O.T. thuộc S.M Entertainment, công ty đã quyết định thay đổi để ra mắt một nhóm nhạc thần tượng nam với sáu thành viên. Kim Jae-duc và Lee Jae-jin vào thời điểm đó là thành viên của một nhóm nhảy gọi là ''Quicksilver" ở thành phố quê của họ là Busan và đã gửi một băng thử giọng tới Daesung Entertainment. Jang Su-won đã được tuyển chọn trong một cuộc thi thử giọng mở, và cuối cùng, Ko Ji-yong, một người bạn thời thơ ấu của Sung-hoon, được chọn là thành viên cuối cùng của SechsKies. Nhóm được chia thành hai nhóm với tên gọi khác nhau. "Black Kies" gồm Eun Ji-won, Lee jae-jin, Kim Jae-duc. "White Kies" gồm Kang Sung-hoon, Jang Su-won, Ko Ji-yong. Ngày 1 tháng 6 năm 2016, SechsKies là khách mời trên Radio Star. Kang Sunghoon đã nói rằng anh tự tay gom tất cả thành viên Sechskies với nhau. Sự nghiệp 1997: Debut  SechsKies ra mắt vào ngày 15 tháng 4 năm 1997 trên KMTV Music Tank. Vào tháng Bảy, nhóm cho ra đĩa đơn đầu tiên của họ, "School Song (학원 별곡)". Album đầu tay của họ 학원 별곡, đặt theo tên của ca khúc chủ đề, được phát hành vào ngày 15 tháng 5 năm 1997. Trong tháng Bảy, nhóm quảng bá với đĩa đơn "The Way This Guy Lives" cho đến hết mùa hè năm 1997. Ngay sau đó, SechsKies đã trở lại nhiều dự đoán của họ trong tháng 10 năm 1997 trên KMTV 's "Recharge 100% Show" và đã bắt đầu hoạt động quảng bá cho album thứ hai của họ. Album thứ hai của họ mang tên "Welcome to the Sechskies Land", một album gồm 20 ca khúc định dạng như một công viên giải trí hư cấu được gọi là "Vùng đất Sechskies", được phát hành vào ngày 15 tháng 11 năm 1997. Họ nhanh chóng bắt đầu quảng bá ca khúc chủ đề của album "Chivalry (기사 도)" trên các chương trình âm nhạc khác nhau, trong đó nhóm đã giành được hạng nhất trên SBS Inkigayo vào ngày 07 tháng 12 năm 1997. SechsKies nhanh chóng được công nhận là tân binh của năm và đã được trao nhiều giải thưởng âm nhạc tại các lễ trao giải. Trong tháng mười hai, họ đã đạt được giải Bonsang của SBS Music Awards, Nghệ sĩ mới tại KMTV Korean Music Awards, và giải Bonsang KBS Golden Disk Awards. Vào ngày 21 tháng 12 năm 1997, SechsKies tổ chức buổi hòa nhạc đầu tiên của họ tại Seoul tại Trung tâm Sejong, vé đã được báo là bán hết trong vòng 5 giờ. 1998: Trở nên phổ biến, Phim điện ảnh Seventeen, album Roadfighter  Cộng đồng hâm mộ SechsKies phát triển nhanh chóng vào mùa xuân năm 1998. Sau khi kết thúc quảng bá album thứ hai vào tháng 2, họ bắt đầu một chuỗi hòa nhạc mùa xuân trên toàn quốc, trong đó có buổi biểu diễn tại Busan, Ulsan, Gwangju, và Daegu. SechsKies đóng vai chính trong vở nhạc kịch của trẻ em, Alibata và 40 Thieves cùng với ca sĩ Jinjoo. Vở nhạc kịch kéo dài từ 25/4 - 5/5 năm 1998 tại Trung tâm Sejong. SechsKies bắt đầu quảng bá cho album thứ ba của họ, trở lại với "Crying Game" trên SBS Inkigayo vào ngày 12 tháng 7 năm 1998. SechsKies phát hành album thứ ba của họ ROADFIGHTER vào ngày 15 tháng 7 năm 1998, album là sự pha trộn giữa hip-hop và nhạc điện tử, trưởng nhóm Eun Ji-won đã tham gia sản xuất album. Ngày 17 tháng 7 năm 1998, bộ phim riêng của SechsKies - Seventeen - đã được phát hành trên toàn quốc và nhóm tổ chức sự kiện ký tên với người hâm mộ để quảng bá phát hành ra mắt bộ phim. Vào ngày 13 và 20 tháng 9, SechsKies giành được hai chiến thắng liên tiếp cho ca khúc chủ đề "Roadfighter" trên SBS Inkigayo. Họ cũng đã dành cho vị trí số 1 trên SBS Inkigayo cho lượt theo dõi "Reckless Love (무모한 사랑)" trong tháng Mười. Trên 31 tháng 10 năm 1998, SechsKies phát hành một album nhạc phim Seventeen tiêu đề "Special Album" (Album đặc biệt), mà sau này được gọi là album 3,5 của nhóm. Bắt đầu chương trình quảng bá cho Album đặc biệt trên KBS Music Bank, quảng bá hai bài hát trong album, "Couple" và "As I Let You Go (너를 보내며)". Sách ảnh đặc biệt dành cho người hâm mộ cũng được phát hành cùng với album trong tháng mười một. SechsKies đã thu về nhiều giải thưởng cuối năm, bao gồm cả giải thưởng âm nhạc Hàn Quốc KMTV Bonsang Award, giải Bonsang của SBS Music Awards,và Bonsang của Golden Disk Awards. 1999: Com'Back SechsKies dành nhiều thời gian của tháng 1 năm 1999, tổ chức các buổi hòa nhạc trên khắp Hàn Quốc. Bắt đầu từ ngày 04 tháng 1 năm 1999 trong Mokpo Gongyun và kết thúc vào ngày 21 tháng 1 năm 1999 tại Daegu. SechsKies bây giờ là một huyền thoại sống trong ngành công nghiệp, phá vỡ những rào cản của các thể loại âm nhạc khác nhau, chứng minh rằng âm nhạc Hàn Quốc có nhiều hơn so với nhạc trot truyền thống, buộc chúng tôi phải lắng nghe. Trên 05 Tháng 4 năm 1999 SechsKies phát hành video hòa nhạc đầu tiên của họ, ghi lại buổi hòa nhạc lớn nhất của họ cho đến nay, Concert Seoul vào ngày 25/2/1999. Họ cũng phát hành một video hòa nhạc vào ngày 10 tháng 4 năm 1999. Họ đã biểu diễn một bài hát được hát bởi Kang Sung-hoon được gọi là "My Love" từ album này. Trên 18 tháng 4 năm 1999, SechsKies đã tổ chức một cuộc gặp đặc biệt cho câu lạc bộ người hâm mộ chính thức vào kỉ niệm hai năm thành lập. Sau khi buổi hòa nhạc của họ đã kết thúc, SechsKies trở lại phòng thu để tạo ra album thứ tư của họ. Phát hành vào đầu tháng 9 năm 1999, SechsKies thực hiện một bài hát phù hợp với tựa đề "Com'Back", "Yeh Gam," và "Dae Ro Mum Chu". So với tác phẩm trước đây của họ, album này có đầu tư vào nhiều hơn từ các thành viên của nhóm, một số trong số họ viết và sản xuất bài hát. Nhóm đã không ở lại trong ánh đèn sân khấu trong thời gian dài sau khi phát hành album thứ tư, do sắp xảy ra sự tan rã của họ. 2000: Tan rã Ngày 18 tháng 5 năm 2000 vào lúc 2:00 chiều, SechsKies đã tổ chức một cuộc họp báo đột ngột công bố sự tan rã chính thức của nhóm. Mặc dù xảy ra giữa những tin đồn trước đây, chẳng hạn như hành vi sai trái của công ty họ, việc họ chia tay nhau vẫn đột ngột và bất ngờ đối với nhiều người hâm mộ. Tình hình của họ đã được giải thích trong ít chi tiết tại buổi họp báo, một vài thành viên đã rơi nước mắt. Gần một thập kỷ sau khi chia tay SechsKies, nhóm trưởng Eun Ji-won thú nhận trên đài KBS trong chương trình "100 Points out of 100" rằng các thành viên đã đồng ý chung về việc giải tán nhóm nhạc ở đỉnh cao sự nghiệp sẽ là tốt nhất, trong khi "mọi người vẫn vỗ tay cho họ ". SechsKies biểu diễn lần cuối cùng trước công chúng tại Dream Concert 2000 vào ngày 20 Tháng 5 năm 2000, với hai bài hát "Will you remember? (기억해 줄래) " và "Goodbye". Vào ngày 28 tháng 5 năm 2000, phát hành cuối cùng của họ, BLUE NOTE, " Best Of " biên soạn, được phát hành. Trong tháng 8 năm đó, các thành viên của SechsKies tự phát hành một ca khúc cuối cùng và video âm nhạc mang tên "Thanks" cho người hâm mộ của họ, mà đã được tải lên trực tuyến. Hoạt động cá nhân Eun Ji-won bắt đầu sự nghiệp solo của mình như là một rapper ngay sau khi chia tay SechsKies, và từ đó đã phát hành một số album. Kang Sung-hoon cũng theo đuổi sự nghiệp solo trong âm nhạc ballad. Kim Jae-duc và Jang Su-won tạo thành một bộ đôi được gọi là J-Walk, và vào năm 2004, một thời gian ngắn hợp tác với Click-B, cựu đồng nghiệp cùng hãng dưới DSP để tạo thành JNC. Lee Jae-jin cũng phát hành ba album solo, sau đó quyết định rời khỏi làng giải trí sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc của mình. Ko Ji -yong đã bước đầu bày tỏ quan tâm trong việc theo đuổi sự nghiệp diễn xuất, nhưng sau sự tan rã của nhóm, anh rời Hàn Quốc để đi du học tại Hoa Kỳ. 2000 - 2015 Trong số tất cả các thành viên SechsKies, Eun Ji-won hiện là tích cực nhất trong làng giải trí, với một sự nghiệp tương đối thành công xuất hiện trên chương trình truyền hình khác nhau, đáng chú ý nhất trên Season 1 của 1 Night 2 Days. Bên cạnh sự nghiệp rap solo của mình, trong năm 2011, anh cũng bắt đầu nhóm bộ ba dự án, Clover, cùng với rapper, Mr.Tyfoon và nữ ca sĩ & rapper, Gilme. Trong năm 2010, Ji-won kết hôn với bạn học thời trung học của mình, người mà anh ấy gặp vào năm 1994 trong khi học tập tại Hawaii.  Cặp vợ chồng đã ly dị sau 2 năm kết hôn vào tháng 8 năm 2012. Kim Jae-duc gần đây đã trở lại ánh đèn sân khấu và đã được giới thiệu trên chương trình truyền hình khác nhau cùng với bạn bè - cựu đối thủ công nghiệp - Tony An của H.O.T. Cả hai kết bạn với nhau trong khi phục vụ trong quân đội trong năm 2008. Hiện nay, Kim xuất hiện trên chương trình thực tế của đài KBS2 "Thế giới là ngon" với Tony An, trong đó họ đi du lịch đến các quốc gia khác nhau, học hỏi về lịch sử thực phẩm giàu tương ứng của đất nước và văn hóa. Vào tháng 1 năm 2013, với sự giúp đỡ của em rể Yang Hyun Suk, Lee Jae-jin đã mở một vị trí nhượng quyền thương mại của nhà hàng chuỗi phản ứng tổng hợp phổ biến'' Thực phẩm Trường'' tại huyện Hongdae của Seoul. [7] Sau khi biến mất khỏi ánh đèn sân khấu trong nhiều năm trong khi đang du học tại các nước Mỹ, Ko Ji-yong trở về Hàn Quốc và đang làm việc trong một công ty lớn. Kể từ khi trở về Hàn Quốc và những tin đồn gần đây của một cuộc hôn nhân, một vài nỗ lực đã được thực hiện bởi cả người hâm mộ cũ và phương tiện truyền thông để liên lạc với Ko, nhưng sự từ chối lịch sự của anh đã cho thấy rất rõ ràng rằng ông không còn muốn có bất kỳ sự xuất hiện nào trong thế giới giải trí. Jang Su-won đã trở về từ nghĩa vụ quân sự vào cuối năm 2011. Hiện nay, Jang và Kim Jae-duc đang chuẩn bị cho bộ đôi J-Walk trở lại. 2016: Trở lại trên chương trình tạp kỹ cùng nhau Vào ngày 14 tháng 4, sau gần 16 năm tan rã, SechsKies đã tổ chức một buổi hòa nhạc tái hợp tại sân vận động Seoul World Cup (còn gọi là sân vận động Sangam). Ý tưởng về một buổi hòa nhạc tái hợp được khởi xướng và tổ chức bởi chương trình "Infinity Challenge" - một chương trình truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc (Tập 476 - 477 - 478). Vài tháng trước buổi hòa nhạc, đội ngũ chương trình đã gặp gỡ các thành viên của SechsKies và đưa ra đề nghị về buổi hòa nhạc tái hợp. Sau đó, năm trong số sáu thành viên đồng ý và bắt đầu chuẩn bị buổi hòa nhạc trong bí mật. Dự kiến ban đầu của chương trình là khoảng 1 tuần trước, ngày 7/4, nhưng nó bị hủy vì thông tin bị rò rỉ trên báo chí. Tuần sau đó, vào buổi chiều ngày 14, 1 ngày trước kỉ niệm 20 năm thành lập nhóm (ngày 15/4/1997), Chương trình thông báo về buổi hòa nhạc tái hợp trên trang chủ của chương trình. Buổi biểu diễn diễn ra lúc 8h tối tại sân vận động Seoul World Cup. Mặc dù chỉ là thông báo ngắn nhưng 5808 người đã tham dự buổi hòa nhạc, dù chỉ có vài giờ sau khi biết thông tin. Hầu hết người tham dự đều mặc trang phục chính thức là áo mưa vàng và cầm bóng vàng. Buổi hòa nhạc kết thúc trong nước mắt và nụ cười của cả nhóm nhạc và người hâm mộ. Tháng 5 năm 2016: Ký hợp đồng độc quyền với YG Entertainment Ngày 11 tháng 5 YG Entertainment thông báo: "Chúng tôi đã chính thức ký hợp đồng với Sechskies. Từ bây giờ Sechskies sẽ tiếp tục quảng bá với sự hỗ trợ của YG. Thành viên Go Ji Yong hiện đang bận rộn việc kinh doanh nên không ký cùng các thành viên khác, nhưng nếu có thời gian phù hợp vẫn sẽ tham gia biểu diễn và thu âm album cùng cả nhóm. Trường hợp của Eun Ji-won, các hoạt động solo của anh vẫn sẽ được quản lý bởi công ty cũ là GYM Entertainment, cũng là công ty do anh lãnh đạo." Thành viên Discography Album Danh mục phim  Seventeen: The Movie (ngày 18 tháng 7 năm 1998) Giải thưởng Sân khấu âm nhạc, giải thưởng Đây là tập hợp các chiến thắng của SechsKies trên các chương trình âm nhạc trên truyền hình của Hàn Quốc. Và các show nhóm tham gia. Inkigayo TV 가요 20 Music Bank (phim truyền hình) Trại âm nhạc Các show truyền hình thực tế Tham khảo Nghệ sĩ của YG Entertainment Nhóm nhạc nam Hàn Quốc
VI_open-0000003490
Arts_and_Entertainment
Ames có thể đề cập đến: Ames, A Coruña, một đô thị trong tỉnh A Coruña, Galicia. Ames, Pas-de-Calais, một xã ở tỉnh Pas-de-Calais trong vùng Nord-Pas-de-Calais. Ames, Iowa, một thành phố thuộc quận Story trong bang Iowa. Ames, New York Ames, Oklahoma Ames, Quận Athens, Ohio, một xã thuộc quận Athens, tiểu bang Ohio Ames, Texas, một thành phố thuộc quận Liberty, tiểu bang Texas.
VI_open-0000003491
Jobs_and_Education
Lớp đệm niêm mạc là một thành phần của lớp lót ẩm được biết tới như màng nhầy hoặc niêm mạc, lót ở nhiều cấu trúc ống trong cơ thể (như ống hô hấp, ống tiêu hóa, ống niệu-dục). Lớp đệm niêm mạc là lớp mỏng mô liên kết lỏng lẻo, nằm dưới biểu mô,cùng với biểu mô tạo thành niêm mạc. Tên Latinh của lớp đệm niêm mạc cho biết nó là thành phần cấu trúc của niêm mạc, "lớp đặc biệt của riêng niêm mạc". Do đó thuật ngữ niêm mạc hoặc màng nhầy thường để chỉ sự kết hợp giữa biểu mô cùng với lớp đệm niêm mạc. Lớp đệm niêm mạc chứa các mao mạch và ống trung tâm (mạch bạch huyết) trong ruột non, tương tự ở mô bạch huyết. Nó còn chứa nhiều tuyến có ống mở vào biểu mô niêm mạc, tiết chất nhầy và chất tiết huyết thanh. Lớp đệm niêm mạc cũng chứa nhiều tế bào miễn dịch được biết như tế bào lympho. Đa số các tế bào này là tế bào B tiết IgA. Chú thích Liên kết ngoài - "Digestive System: Alimentary Canal - esophagus " - "Connective Tissue: lamina propria; loose connective tissue " - "Mammal, whole system (LM, Low)" Slide at ucla.edu Mô học
VI_open-0000003493
Health
Cá nước ngọt là các loài cá sinh sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt, chẳng hạn như sông và hồ, với độ mặn ít hơn 0.05%. Các môi trường sống này khác biệt rất nhiều với môi trường biển, chủ yếu là độ mặn của nước. Để tồn tại ở môi trường nước ngọt, các loài cá cần phải có sự thích ứng sinh lý học. Khoảng 41.24% các loài cá tìm thấy ở môi trường nước ngọt. Điều này chủ yếu do sự biệt hóa làm phân tán môi trường sống. Khi xử lý các hồ và ao nước, người ta có thể dùng các mô hình cơ bản giống nhau cho sự biệt hóa khi nghiên cứu địa lý sinh vật đảo. Tham khảo Borgstrøm, Reidar & Hansen, Lars Petter (red): Fisk i ferskvann - et samspill mellom bestander, miljø og forvaltning, Landbruksforlaget 2000 Jonsson, Bror: «Fiskene» i Norges dyr - Fiskene 1, Cappelen 1992 Liên kết ngoài Ecology of Freshwater Fish Cá nước ngọt Ngư học Hồ học Thủy sản
VI_open-0000003497
Food_and_Drink
Samsung Galaxy Camera 2 là máy chụp ảnh cầm tay chạy hệ điều hành Android dựa trên thiết bị di động. Được công bố tại 2014 Consumer Electronic Show ở Las Vegas, Nevada, Galaxy Camera 2 có Android 4.3 Jelly Bean, chip 1.6 GHz lõi-tứ và 2GB RAM. Galaxy Camera 2 là sự kế thừa của Samsung Galaxy Camera. Tham khảo Máy ảnh Sản phẩm được giới thiệu năm 2014
VI_open-0000003500
Computers_and_Electronics
Asplenium × badense là một loài dương xỉ trong họ Aspleniaceae. Loài này được Jermy mô tả khoa học đầu tiên năm 1987. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Asplenium Thực vật được mô tả năm 1987 Unresolved names
VI_open-0000003519
Science
Asplenium eroso-dentatum là một loài dương xỉ trong họ Aspleniaceae. Loài này được Blume mô tả khoa học đầu tiên năm 1828. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Asplenium Thực vật được mô tả năm 1828 Unresolved names es:Asplenium eroso-dentatum
VI_open-0000003520
Science
Asplenium productum là một loài dương xỉ trong họ Aspleniaceae. Loài này được C. Presl mô tả khoa học đầu tiên năm 1825. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Asplenium Thực vật được mô tả năm 1825 Unresolved names es:Asplenium productum
VI_open-0000003522
Science
Phyllitis grashoffii là một loài dương xỉ trong họ Aspleniaceae. Loài này được Rosenst. mô tả khoa học đầu tiên năm 1914. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Phyllitis Thực vật được mô tả năm 1914 Unresolved names es:Phyllitis grashoffii
VI_open-0000003524
Science
Christella jerdonii là một loài dương xỉ trong họ Thelypteridaceae. Loài này được Holttum in B.K.Nayar & S.Kaur mô tả khoa học đầu tiên năm 1974. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Christella Thực vật được mô tả năm 1974 Unresolved names
VI_open-0000003525
Science
Cyclosorus megacuspis là một loài dương xỉ trong họ Thelypteridaceae. Loài này được Tardieu & C.Chr. mô tả khoa học đầu tiên năm 1938. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Cyclosorus Thực vật được mô tả năm 1938 Unresolved names es:Cyclosorus megacuspis
VI_open-0000003526
Science
Leptogramma asplenioides là một loài dương xỉ trong họ Thelypteridaceae. Loài này được J.Sm. mô tả khoa học đầu tiên năm 1841. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Leptogramma Thực vật được mô tả năm 1841 Unresolved names es:Leptogramma asplenioides
VI_open-0000003527
Pets_and_Animals
Pseudocyclosorus petrophila là một loài dương xỉ trong họ Thelypteridaceae. Loài này được Holttum mô tả khoa học đầu tiên năm 1965. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Pseudocyclosorus Thực vật được mô tả năm 1965 Unresolved names es:Pseudocyclosorus petrophila
VI_open-0000003529
Science
Thelypteris auriculifera là một loài dương xỉ trong họ Thelypteridaceae. Loài này được Ching mô tả khoa học đầu tiên năm 1941. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài A Thực vật được mô tả năm 1941 Unresolved names es:Thelypteris auriculifera
VI_open-0000003530
Science
Thelypteris urdanetensis là một loài dương xỉ trong họ Thelypteridaceae. Loài này được C.F.Reed mô tả khoa học đầu tiên năm 1968. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Thelypteris Thực vật được mô tả năm 1968 Unresolved names es:Thelypteris urdanetensis
VI_open-0000003532
Science
Aspidium eminens là một loài dương xỉ trong họ Tectariaceae. Loài này được Wickstr. mô tả khoa học đầu tiên năm 1826. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Aspidium Thực vật được mô tả năm 1826 Unresolved names es:Aspidium eminens
VI_open-0000003533
Science
Aspidium pentagonum là một loài dương xỉ trong họ Tectariaceae. Loài này được Kuhn mô tả khoa học đầu tiên năm 1868. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Aspidium Thực vật được mô tả năm 1868 Unresolved names es:Aspidium pentagonum
VI_open-0000003534
Science
Dictyopteris whitfordii là một loài dương xỉ trong họ Tectariaceae. Loài này được Alderw. mô tả khoa học đầu tiên năm 1909. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Dictyopteris Thực vật được mô tả năm 1909 Unresolved names es:Dictyopteris whitfordii
VI_open-0000003535
Science
Orthiopteris brasiliensis là một loài dương xỉ trong họ Saccolomataceae. Loài này được Sehnem mô tả khoa học đầu tiên năm 1972. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Orthiopteris Thực vật được mô tả năm 1972 Unresolved names es:Orthiopteris brasiliensis
VI_open-0000003537
Pets_and_Animals
Cheilanthes javanica là một loài dương xỉ trong họ Pteridaceae. Loài này được Kunze mô tả khoa học đầu tiên năm 1848. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Cheilanthes Thực vật được mô tả năm 1848 Unresolved names es:Cheilanthes javanica
VI_open-0000003538
Science
Ellobocarpus oleraceus là một loài dương xỉ trong họ Pteridaceae. Loài này được Kaulf. mô tả khoa học đầu tiên năm 1824. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Ellobocarpus Thực vật được mô tả năm 1824 Unresolved names es:Ellobocarpus oleraceus
VI_open-0000003539
Science
Hemionitis gigantea là một loài dương xỉ trong họ Pteridaceae. Loài này được Desv. mô tả khoa học đầu tiên năm 1827. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Hemionitis Thực vật được mô tả năm 1827 Unresolved names es:Hemionitis gigantea
VI_open-0000003540
Science
Pellaea dichotoma là một loài dương xỉ trong họ Pteridaceae. Loài này được Prantl mô tả khoa học đầu tiên năm 1882. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Pellaea Thực vật được mô tả năm 1882 Unresolved names es:Pellaea dichotoma
VI_open-0000003541
Science
Pteris costaricensis là một loài dương xỉ trong họ Pteridaceae. Loài này được Rosenst. mô tả khoa học đầu tiên năm 1925. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài C Thực vật được mô tả năm 1925 Unresolved names es:Pteris costaricensis
VI_open-0000003542
Science
Pteris patula là một loài dương xỉ trong họ Pteridaceae. Loài này được Lindm. mô tả khoa học đầu tiên năm 1903. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài P Thực vật được mô tả năm 1903 Unresolved names es:Pteris patula
VI_open-0000003543
Science
Taenitis revoluta là một loài dương xỉ trong họ Pteridaceae. Loài này được Mett. mô tả khoa học đầu tiên năm 1856. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Taenitis Thực vật được mô tả năm 1856 Unresolved names es:Taenitis revoluta
VI_open-0000003544
Science
Chrysopteris martinicensis là một loài dương xỉ trong họ Polypodiaceae. Loài này được F mô tả khoa học đầu tiên năm 1867. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Chrysopteris Thực vật được mô tả năm 1867 Unresolved names es:Chrysopteris martinicensis
VI_open-0000003545
Pets_and_Animals
Cyclophorus bodinieri là một loài dương xỉ trong họ Polypodiaceae. Loài này được H. Lév. mô tả khoa học đầu tiên năm 1915. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Cyclophorus (Polypodiaceae) Thực vật được mô tả năm 1915 Unresolved names es:Cyclophorus bodinieri
VI_open-0000003546
Science
Goniophlebium pectinans là một loài dương xỉ trong họ Polypodiaceae. Loài này được F mô tả khoa học đầu tiên năm 1869. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Goniophlebium Thực vật được mô tả năm 1869 Unresolved names es:Goniophlebium pectinans
VI_open-0000003547
Pets_and_Animals
Grammitis stomatocarpa là một loài dương xỉ trong họ Polypodiaceae. Loài này được Copel. mô tả khoa học đầu tiên năm 1942. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Grammitis Thực vật được mô tả năm 1942 Unresolved names es:Grammitis stomatocarpa
VI_open-0000003548
Science
Loxogramme grandis là một loài dương xỉ trong họ Polypodiaceae. Loài này được Ching & Z.Y. Liu mô tả khoa học đầu tiên năm 1984. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Loxogramme Thực vật được mô tả năm 1984 Unresolved names es:Loxogramme grandis
VI_open-0000003549
Pets_and_Animals
Niphobolus sphaerostichus là một loài dương xỉ trong họ Polypodiaceae. Loài này được Copel. mô tả khoa học đầu tiên năm 1905. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Niphobolus Thực vật được mô tả năm 1905 Unresolved names es:Niphobolus sphaerostichus
VI_open-0000003550
Science
Pleopeltis costulata là một loài dương xỉ trong họ Polypodiaceae. Loài này được Alderw. mô tả khoa học đầu tiên năm 1909. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Pleopeltis Thực vật được mô tả năm 1909 Unresolved names es:Pleopeltis costulata
VI_open-0000003551
Science
Polypodium acutum là một loài dương xỉ trong họ Polypodiaceae. Loài này được Burm. mô tả khoa học đầu tiên năm 1768. Danh pháp khoa học của loài này chưa được làm sáng tỏ. Chú thích Liên kết ngoài Polypodium Thực vật được mô tả năm 1768 Unresolved names es:Polypodium acutum
VI_open-0000003552
Science