source
stringlengths 64
222
| subject
stringlengths 8
234
| text
stringlengths 31
1.44M
| meta
dict |
---|---|---|---|
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-3409-QD-UBND-2008-duyet-Quy-hoach-phat-trien-he-thong-y-te-Phu-Tho-2015-2020-301083.aspx | Quyết định 3409/QĐ-UBND 2008 duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Phú Thọ 2015 2020 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3409/QĐ-UBND
Việt Trì, ngày 24 tháng 11 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
V/V DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG Y TẾ TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ - của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục, thể thao;
Căn cứ nghị Quyết số 153/2006/QĐ - TTg ngày 30/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng để phát triển hệ thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Quy định số 30/2008/QĐ - TTg ngày 145/7/2008 của Thủ tướng về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới khám chữa bệnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 99/2008/QĐ - TTg ngày 145/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 153/2008/NQ - HĐND ngày 13/10/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh khoá XVI, kỳ họp bất thường về việc quy hoạch phát triển hệ thống Y tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giàm đốc Sở Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống y tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng năm 202 và những nội dung chủ yếu sau:
I. Đánh giá kết quả phát triển của ngành y tế Phú Thọ giai đoạn 2002 - 2007
1. Những kết quả đạt được
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân (BVCSSKND) của tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Các phương trình, dự án y tế quốc gia được triển khai đồng bộ. Công tác y tế dự phòng thu được những thành tựu quan trọng, khống chế, đẩy lùi và thanh toán được một số bệnh dịch nguy hiểm, không để bệnh dịch lớn xẩy ra. Mạng lưới y tế được củng cố và phát triển. Các chế độ chính sách đối với cán bộ y tế cơ sở được quan tâm giải quyết; hoạt động của y tế cơ sở có bước chuyển biến; hệ thống khám chữa bệnh (KCB) được quan tâm đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị (TTB) mới, chất lượng điếu trị và thái độ của cán bộ, nhân viên y tế có nhiều tiến bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đào tạo cán bộ được tăng cường; từng bước chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về y tế và quản lý bệnh viện; việc KCB cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người có thể bảo hiểm y tế (BHYT) được quan tâm. Công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân được chú trọng. Hệ thống y học cổ truyền tiếp tục phát triển. Mạng lưới cung ứng thuốc được kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo đủ thuốc thiết yếu phục vụ phòng bệnh và chữa bệnh. Công tác dân số gia đình và trẻ em được quan tâm; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm liên tục hàng năm; gần 100% số phụ nữ có thai được tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván. Sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện, nhiều chỉ số sức khoẻ cộng đồng đạt, một số đã đạt chỉ tiêu đề ra trong các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, XVI.
2. Một số tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, y tế tỉnh Phú Thọ vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, đó là:
Hệ thống y tế của tỉnh phát triển chưa cân đối giữa các lĩnh vực khám chữa bệnh với y tế dự phòng và y tế cộng đồng. Công tác quản lý nhà nước và năng lực chuyên môn ở một số đơn vị y tế còn hạn chế, chưa thích ứng được với cơ chế thị trường định hướng XHCN, sự thay đổi cơ cấu bệnh tật và nhu cầu CSSK ngày càng tăng của nhân dân; thiếu các chuyên gia giỏi nên việc ứng dụng các kỹ thuật mới vào KCB còn hạn chế, sử dụng TTB hiện đại chưa đạt hiệu quả cao. Hoạt động của y tế dự phòng còn nhiều bất cập; vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ; công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ chưa đủ mạnh; tinh thần trách nhiệm và y đức của một bộ phận cán bộ, nhân viên y tế giảm sút. Đầu tư cho y tế còn hạn hẹp, chưa đồng bộ, chính sách chế độ đối với cán bộ y tế chưa được cải thiện; chế độ lương còn bất hợp lý; công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân còn một số hạn chế nhất định...
II. Quy hoạch phát triển Hệ thống Y tế Phú Thọ đến Năm 2015 và định hướng năm 2020
1. Quan điểm phát triển.
Phát triển đồng bộ, toàn diện hệ thống y tế của tỉnh theo hướng hiện đại, Bền vững và theo cụm dân cư, nhằm tạo cơ hội cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cơ bản với chất lượng ngày càng cao.
Phát triển hệ thống y tế tỉnh Phú Thọ phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của nghành, của vùng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong hoạt động chuyên môn của từng tuyến và giữa các tuyến.
Phát triển hệ thống y tế theo hướng tăng cường xã hội hoá, trong đó y tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo; lấy dự phòng chủ động làm trọng tâm; lấy nâng cao chất lượng dịch vụ y tế làm khâu đột phá; kết hợp y tế phổ cập với y tế chuyên sâu, y học cổ truyền với y học hiện đại.
- Phát triển hệ thống y tế gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội và củng cố quốc, phòng, an ninh.
2. Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về BVCSSKND tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
2.1. Mục tiêu chung.
Nâng cao mức hưởng thụ của người dân trong lĩnh vực BVCSSK, nâng cao năng lực, chất lượng phòng bệnh, khám, chữa bệnh của hệ thống y tế; giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao sức khỏe, thể lực, tăng tuổi thọ, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa các hình thức đầu tư và dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Phấn đấu đến năm 2015, các chỉ tiêu chung về BVCSSKND đạt ở mức trung bình của cả nước, trong đó có một số chỉ tiêu cao hơn trung bình của cả nước như số bác sĩ trên 01 vạn dân, số giường bệnh trên 01 vạn dân, tỷ lệ trạm y tế tuyến xã có bác sĩ làm việc... Về chuyên môn, có một số lĩnh vực mũi nhọn như ứng dụng công nghệ cao vào chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán sinh hóa học, chẩn đoán tế bào học, điều trị các bệnh lý tim mạch, ung thư, phẫu thuật nội soi, điều trị vô sinh và hỗ trợ sinh sản..., tạo đà để đến năm 2020 trở thành trung tâm y tế vùng.
2.2. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể.
Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra; duy trì kết quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; tích cực phòng chống và giảm các bệnh không do nhiễm trùng như tim mạch, ung thư, tai nạn và thương tích, đái tháo đường, bệnh nghề nghiệp, ngộ độc, tự tử và các bệnh do lối sống không lành mạnh như nghiện hút, nghiện rượu...
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống y tế dự phòng (YTDP); đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, TTB cho các cơ sở YTDP tuyến tỉnh và tuyến cơ sở. Tăng cường công tác phòng chống dịch, bệnh và HIV/AIDS; vệ sinh an toàn thực phẩm; khống chế dịch, bệnh, không để dịch xảy ra. Củng cố và nâng cao chất lượng y tế học đường; chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản, trẻ em, người cao tuổi.
Phát triển và hoàn thiện mạng lưới KCB theo địa bàn dân cư; tiếp tục đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất và TTB cho các cơ sở từ tuyến tỉnh đến cơ sở theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và đồng bộ. Thành lập mới 01 bệnh viện đa khoa (BVĐK) vùng và một số bệnh viện chuyên khoa (BVCK).
Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; đầu tư xây dựng các TYT đã xuống cấp, đồng thời tăng cường TTB và đội ngũ thầy thuốc để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý và xây dựng cơ sở vật chất mạng lưới y dược cổ truyền (YDCT) từ tuyến tỉnh đến tuyến xã nhằm đảm bảo tốt các nhiệm vụ nghiên cứu, kế thừa, bảo tồn và phát triển y dược cổ truyền theo hướng hiện đại khoa học, dân tộc và đại chúng.
Phát triển ngành dược và TTB y tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cung ứng đủ thuốc có chất lượng và giá cả phù hợp; đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Đầu tư TTB y tế theo tuyến kỹ thuật của hệ thống phòng bệnh, KCB theo danh mục TTB y tế của Bộ Y tế.
Kiện toàn đội ngũ cán bộ y tế đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có; chú trọng đào tạo cho các lĩnh vực mũi nhọn và chuyên gia đầu ngành. Bồi dưỡng đội ngũ thầy thuốc đầu đàn, đào tạo riêng cho các bác sĩ phục vụ tại tuyến cơ sở và nâng cao năng lực quản lý, nâng cao y đức cho cán bộ y tế.
Ứng dụng khoa học, mở rộng hợp tác với các đối tác trong nước, đặc biệt các bệnh viện đầu ngành tại Hà Nội và các tổ chức quốc tế về y học và y tế; ưu tiên lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, sản xuất thuốc, TTB y tế...
Tăng cường xã hội hóa công tác BVCSSKND, đổi mới và tăng cường hiệu quả phối hợp liên ngành. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở KCB theo các quy mô khác nhau.
Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông sức khỏe để mọi người dân chủ động trong việc phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế lối sống và những thói quen có hại cho sức khỏe.
Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động cơ quan quản lý Nhà nước về y tế. Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý theo ngành dọc từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện quyền tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đào tạo nghiệp vụ quản lý Nhà nước cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các đơn vị trong ngành.
Phát triển bệnh viện tư nhân ở những khu vực có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khá như thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, thị trấn Thanh Sơn.
* Phấn đấu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020:
- Tuổi thọ trung bình: Đến năm 2015 là 73 tuổi, đến năm 2020 là 75 tuổi;
- Tỷ xuất chết mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống: Đến năm 2015 là dưới 9, đến năm 2020 là dưới 8;
- Tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống: Đến năm 2015 là dưới 7, đến năm 2020 là dưới 6;
- Tỷ lệ chết trẻ em dưới 5 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống: Đến năm 2015 là dưới 7, đến năm 2020 là dưới 6;
- Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng dưới 2.500 gam: Đến năm 2015 là dưới 3,5%, đến năm 2020 là dưới 3%;
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD: Đến năm 2015 là dưới 15%, đến năm 2020 là dưới 8%;
- Chiều cao trung bình của thanh niên: Đến năm 2015 là 1,65m, đến năm 2020 là trên 1,65m;
- Số bác sĩ trên 01 vạn dân: Đến năm 2015 là 9 người, đến năm 2020 là 11 người;
- Số dược sỹ Đại học trên 01 vạn dân: Đến năm 2015 là 1,5 người, đến năm 2020 là 2 người;
- Tỷ lệ trạm y tế tuyến xã có bác sỹ làm việc: Đến năm 2015 là 100%, đến năm 2020 là 100%;
- Số giường bệnh công lập trên 01 vạn dân: Đến năm 2015 là 28 giường, đến năm 2020 là 30 giường;
- Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động: Đến năm 2015 là 100%, đến năm 2020 là 100%;
- Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia (CQG) về y tế: Đến năm 2015 là 100%, đến 2020 là 100%;
- Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch: Đến năm 2015 là trên 90%, đến năm 2020 là 100%;
- Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh: Đến năm 2015 là trên 70%, đến năm 2020 là 100%;
- Công suất sử dụng giường bệnh: Đến năm 2015 là dưới 110%, đến năm 2020 là dưới 100%;
- Số lần KCB bình quân/người/năm: Đến năm 2015 là 3,5 lần, đến năm 2020 là 4 lần;
- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin cho trẻ dưới 1 tuổi: Đến năm 2015 là trên 99,5%, đến năm 2020 là trên 99,9%;
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: Đến năm 2015 là 1%, đến năm 2020 là 0,95%;
- Tiền thuốc bình quân đầu người/năm: Đến năm 2015 là 18 USD, đến năm 2020 là 20 USD.
3. Định hướng phát triển hệ thống y tế
3.1. Mạng lưới y tế dự phòng
- Hoàn thành toàn bộ mạng lưới YTDP, mạng lưới y tế chuyên ngành tuyến tỉnh, gồm Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và 11 Trung tâm khác. Bố trí đủ đất và vốn đầu tư để xây dựng trụ sở và mua sắm đủ TTB y tế theo quy định của Bộ Y tế trước năm 2015 cho các đơn vị; Chi cục ATVSTP; Trung tâm YTDP tỉnh; Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS; Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Chăm sóc mắt; Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe; Trung tâm kiểm nghiệm; Trung tâm Giám định Y khoa - Pháp y; Trung tâm Nội tiết - Bướu cổ; Trung tâm Huyết học - Truyền máu; Trung tâm vận chuyển cấp cứu.
- Tới năm 2010, 100% các Trung tâm y tế (TTYT) tuyến huyện được xây dựng về cơ sở vật chất để có trụ sở làm việc đủ diện tích; đến năm 2015, 100% các TTYT tuyến huyện được đầu tư đầy đủ về trang thiết bị, nhân lực theo đúng nội dung Đề án quy hoạch phát triển mạng lưới TTYT dự phòng tuyến huyện của Bộ Y tế tại Quyết định số 26/2005/QĐ-BYT .
- Hình thành mạng lưới y tế cơ sở tại các doanh nghiệp và trường học.
+ Đối với các doanh nghiệp: Đến năm 2015, 100% các doanh nghiệp đóng trên địa bàn có từ 500 công nhân trở lên sẽ thành lập trạm y tế; 100% các doanh nghiệp có từ 200 đến dưới 500 công nhân sẽ thành lập tổ y tế.
+ Đối với các trường học: Đến năm 2015, 100% các trường phổ thông có từ 1 - 2 nhân viên y tế; 100% các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có trạm y tế; 100% các trường mẫu giáo/mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông triển khai BHYT học sinh và hoạt động y tế học đường theo các văn bản liên Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế.
- Hình thành các câu lạc bộ dưỡng sinh chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, câu lạc bộ sức khỏe gia đình dành cho phụ nữ, thanh niên và tuổi vị thành niên.
- Bố trí đủ biên chế và đúng cơ cấu nhân lực cho Trung tâm YTDP tỉnh, các trung tâm y tế hệ dự phòng và chuyên ngành tuyến tỉnh, các TTYT huyện/thành phố /thị xã và các trạm y tế (TYT) tuyến xã theo hướng dẫn của Bộ Y tế - Nội vụ tại Thông tin Liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007.
3.2. Mạng lưới Khám chữa bệnh - Phục hồi chức năng
3.2.1. Tuyến tỉnh
- Thành lập mới 01 BVĐK vùng.
- Thành lập mới 03 BVKV tuyến tỉnh sau năm 2015:
+ Bệnh viện nhi: 150 giường.
+ BV Nội tiết - Tim mạch: 150 giường.
+ BV Răng hàm mặt: 100 giường.
- Đến năm 2015, có 08 bệnh viện tuyến tỉnh với 3.130 giường bệnh: BVĐK vùng 1.000 giường; BVĐK tỉnh 900 giường; BVĐK khu vực Phú Thọ 350 giường: BV Y dược cổ truyền 150 giường; BV Tâm thần 120 giường; BV Lao và Bệnh phổi 130 giường; BV điều dưỡng và Phục hồi chức năng 180 giường; BV Phụ sản 300 giường.
- Đến năm 2020, có 11 bệnh viện tuyến tỉnh với trên 3.850 giường bệnh; BVĐK vùng trên 1.100 giường; BVĐK tỉnh trên 1.000 giường; BVĐK khu vực Phú Thọ trên 350 giường; BV Y dược cổ truyền 200 giường; BV Tâm thần 150 giường; BV Lao và Bệnh phổi 150 giường; BV điều dưỡng và phục hồi chức năng 200 giường; BV Phụ sản trên 300 giường; BV Nhi 150 giường; BV Nội tiết - Tim mạch 150 giường; BV Răng hàm mặt 100 giường.
3.2.2. Tuyến huyện
- Đến năm 2015, có 10 BVĐK huyện với 1.090 giường bệnh: BVĐK huyện Hạ Hòa 110 giường bệnh; BVĐK huyện Thanh Ba 105 giường; BVĐK huyện Đoan Hùng 105 giường; BVĐK huyện Yên Lập 110 giường; BVĐK huyện Cẩm Khê 115 giường; BVĐK huyện Tân Sơn 105 giường; BVĐK huyện Thanh Sơn 125 giường; BVĐK huyện Thanh Thủy 105 giường; BVĐK huyện Tâm Nông 105 giường; BVĐK huyện Lâm Thao 105 giường.
- Đến năm 2020, còn 08 BVĐK huyện với 1.070 giường bệnh: BVĐK huyện Hạ Hòa 150 giường; BVĐK huyện Thanh Ba 120 giường; BVĐK huyện Đoan Hùng 130 giường; BVĐK huyện Yên Lập 130 giường; BVĐK huyện Cẩm Khê 150 giường; BVĐK huyện Tân Sơn 120 giường; BVĐK huyện Thanh Sơn 150 giường; BVĐK huyện Thanh Thủy 120 giường; BVĐK huyện Tam Nông và BVĐK huyện Lâm Thao chuyển thành các BVCK tuyến tỉnh.
3.2.3. Phát triển các BV tư và các cơ sở KCB ngoài công lập:
Đến năm 2015 số giường bệnh của y tế tư nhân sẽ chiếm 10 - 12% tổng số giường bệnh, đến năm 2020 tỷ lệ này sẽ tăng lên từ 15 - 18%. Phấn đấu có 01 BV Mắt (tư nhân) và 01 Trung tâm dịch vụ Y cao (tư nhân).
3.3. Mạng lưới cung ứng thuốc và trang thiết bị
- Hoàn thiện bộ máy quản lý dược tại tất cả các tuyến vào năm 2010.
- Nâng cao năng lực, mở rộng phạm vi quản lý, kiểm tra giám sát của Trung tâm kiểm nghiệm để có đủ khả năng kiểm tra, giám sát chất lượng 100% các mặt hàng thuốc lưu hành trên thị trường. Xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP của WHO (thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc) trước năm 2010.
- Quy hoạch phát triển ngành dược thành ngành lợi thế của tỉnh; quy hoạch phát triển vùng cung cấp nguồn dược liệu. Nâng cấp dây truyền sản xuất thuốc tại Công ty cổ phần Dược Phú Thọ đạt tiêu chuẩn GMP - WHO trước năm 2010. Phát triển Nam dược, sản xuất dược liệu, bào chế thuốc đối với lĩnh vực y học cổ truyền.
- Đảm bảo đủ TTB y tế cho các cơ sở y tế của tỉnh theo tuyến kỹ thuật của hệ thống phòng bệnh, KCB theo danh mục TTB y tế của Bộ Y tế. Phấn đấu năm 2010 BVĐK tỉnh đạt trình độ kỹ thuật về TTB y tế tương đương với các bệnh viện Trung ương để thực hiện tốt nhiệm vụ của BVĐK cấp vùng ; labo xét nghiệm của Trung tâm YTDP tỉnh đạt tiêu chí an toàn sinh học cấp II; đến năm 2015 các đơn vị y tế còn lại được trang bị đủ TTB y tế theo quy định phân tuyến kỹ thuật của Bộ Y tế.
3.4. Củng cố, kiện toàn mạng lưới y tế tuyến xã.
- Đến hết năm 2010, 100% TYT tuyến xã được kiên cố hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.
- Đầu tư trang thiết bị y tế: Đến hết năm 2010 trang bị đủ cho TYT tuyến xã các thiết bị y tế thiết yếu, bao gồm: Dụng cụ tiệt khuẩn, dụng cụ khám và điều trị chung, dụng cụ khám và điều trị sản phụ khoa, dụng cụ chăm sóc trẻ em, dụng vụ đỡ đẻ theo quy định, máy điện thoại, máy vi tính... Đến năm 2015 các trạm y tế ở các xã miền núi có quy mô dân số trên 8.000 người, xã đồng bằng hoặc thị trấn, phường có trên 12.000 dân được trang bị thêm các máy xét nghiệm nước tiểu, máy điện tim, kính hiển vi, máy X quang di động, máy siêu âm sách tay...
3.5. Mạng lưới y dược cổ truyền (YDCT).
- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án nuôi trồng và phát triển cây thuốc tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2003 - 2010 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Văn bản số 2328/ĐA-UB ngày 12/9/2003.
- Bệnh viện YDCT đạt tiêu chuẩn Bệnh viện hạng II vào năm 2010, đạt tiêu chí của bệnh viện cấp vùng vào năm 2020.
- Đến năm 2015: 100% Phòng Y tế tuyến huyện có cán bộ trong biên chế chuyên trách theo dõi công tác YDCT; 80% Trạm Y tế tuyến xã có cán bộ trong biên chế chuyên trách chữa bệnh bằng YDCT (năm 2020 là 100%).
3.6. Mạng lưới Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ)
Chi cục DS-KHHGĐ bố trí đủ các phòng chức năng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Các huyện, thành phố, thị xã đều có Trung tâm DS-KHHGĐ được bố trí đủ nhân lực, đủ các ban theo quy định của Bộ Y tế. Đến năm 2010, nâng cấp trụ sở Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện và xây mới 02 Trung tâm DS-KHHGĐ tại thành phố Việt Trì và huyện Tân Sơn; đảm bảo sau năm 2010 trở đi các Trung tâm DS-KHHGĐ tuyến huyện đều có trụ sở làm việc, phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.
3.7. Tổ chức mạng lưới và nhân lực y tế
3.7.1. Tổ chức mạng lưới y tế công lập của tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, gồm có:
* Cơ quan Sở Y tế: Có Văn phòng; Thanh Tra và 05 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (Phòng Kế hoạch - Tài chính; phòng Tổ chức cán bộ; phòng nghiệp v; phòng nghiệp vụ dược; phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân).
* Các Chi cục trực thuộc Sở Y tế:
- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
* Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế:
- Tuyến tỉnh:
+ Về khám chữa bệnh, gồm:
Bệnh viện đa khoa vùng
Bệnh viện đa khoa tỉnh
Bệnh viện đa khoa khu vực Phú Thọ
Bệnh viện Y Dược cổ truyền
Bệnh viên Tâm thần
Bệnh viện Điều dưỡng và Phục hồi chức năng
Bệnh viện Lao và Bệnh phổi
Bệnh viện Phụ sản
Bệnh viện Nhi (sau năm 2015)
Bệnh viện Nội tiết - Tim mạch (sau năm 2015)
Bệnh viện Răng Hàm Mặt (sau năm 2015)
+ Về Y tế dự phòng, gồm:
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS
Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường (2010)
+ Về các Trung tâm chuyên ngành, gồm:
Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản
Trung tâm truyền thông Giáo dục sức khỏe
Trung tâm chăm sóc mắt (sau năm 2010)
Trung tâm kiểm nghiệm
Trung tâm Nội tiết - Bước cổ (2015)
Trung tâm Huyết học - Truyền máu (2010)
Trung tâm vận chuyển cấp cứu (2012)
+ Về giám định, có 01 Trung tâm:
Trung tâm giám định Y khoa - Pháp y (gồm cả Pháp Y Tâm thần)
- Tuyến huyện:
+ Về KCB đến năm 2015 có 10 BVĐK huyện, gồm: Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông, Yên Lập Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng và Lâm Thao; đến năm 2020 có 08 BVĐK huyện, gồm: Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba và Đoan Hùng.
+ Về Dự phòng có 13 Trung tâm Y tế tuyến huyện, gồm: Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lam Thao, Phù Ninh, thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ;
+ Về DS-KHHGĐ có 13 Trung tâm DS-KHHGĐ huyện (trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ), gồm: Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh, thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ;
+ Về ATVSTP: Đến năm 2015 có 13 Trung tâm ATVSTP huyện (trực thuộc Chi cục ATVSTP) gồm: Tân Sơn, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Tam Nông, Yên Lập, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng, Lâm Thao, Phù Ninh, thành phố Việt Trì và thị xã Phú Thọ.
- Tuyến xã: 276 đến 278 xã, phường, thị trấn có TYT.
* Các phòng Y tế huyện, thành phố, thị xã:
Có 13 Phòng Y tế cấp huyện tại 13 huyện, thành phố, thị xã làm chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Y tế trên địa bàn huyện.
3.7.2. Tổ chức mạng lưới y tế ngoài công lập của tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, gồm có:
- Các cơ sở khám chữa bệnh bằng YHCT
- Các phòng khám chuyên khoa, phòng khám đa khoa tư nhân
- Bệnh viện tư nhân
- Các Công ty cổ phần Dược
3.7.3. Các chỉ tiêu về nhân lực đến năm 2015 và năm 2020:
- Số Bác sĩ trên 10.000 dân: Đến năm 2015 là 9 người, đến năm 2020 là 11 người;
- Số Dược sĩ đại học trên 10.000 dân: Đến năm 2015 là 1,5 người đến năm 2020 là 2 người;
- Số Điều dưỡng trên 01 Bác sĩ tại các BV: Đến năm 2015 là 3,2 điều dưỡng/01 bác sĩ, đến năm 2020 là 3,5 điều dưỡng/01 bác sĩ;
- Tỷ lệ TYT tuyến xã có Y sĩ sản nhi hoặc Nữ hộ sinh: Đến năm 2015 là 100%;
- Tỷ lệ TYT tuyến xã có cán bộ làm công tác YDCT: Đến năm 2015 là 80% đến năm 2020 là 100%;
- Tỷ lệ TYT tuyến xã có cán bộ có chuyên môn về dược: Đến năm 2015 là 100%
- Tỷ lệ xã/phường/thị trấn có cán bộ chuyên trách công tác DS-KHHGĐ và có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên: Đến năm 2015 là 80% đến năm 2020 là 100%.
- Tỷ lệ thôn, bản có ít nhất 01 nhân viên y tế hoạt động và được đào tạo trình độ y tá sơ cấp trở lên đến năm 2015 là 100%;
- Nâng cấp trường Cao đẳng Dược (dân lập) thành trường Đại học về Dược vào năm 2010.
- Nâng cấp trường Cao đẳng Y tế (quốc lập) thành trường Đại học điều dưỡng vào năm 2015.
4. Một số giải pháp chủ yếu
4.1. Huy động vốn đầu tư
Tổng kinh phí Quy hoạch phát triển hệ thống Y tế tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 ước tính là 3.763.410 triệu VNĐ (khoảng 3 nghìn tám trăm tỷ VNĐ; trong đó giai đoạn 2008 đến 2015 ước 2 nghìn năm trăm tỷ VNĐ, giai đoạn 2015 đến 2020 ước 1 nghìn ba trăm tỷ VNĐ). Huy động vốn đầu tư từ các nguồn:
- Ngân sách Nhà nước cấp
- Vốn vay ngân hàng
- Vốn đầu tư phát triển của đơn vị y tế
- Vốn liên doanh, liên kết của các nhà đầu tu
- Vốn xã hội hóa
4.2. Đào tạo và phát triển nhân lực
Về phát triển nhân lực: Đổi mới công tác tổ chức cán bộ để phát triển nhân lực theo hướng cân đối dần cơ cấu nhân lực của từng tuyến. Giao quyền tự chủ cho đơn vị sự nghiệp thực hiện tuyển chọn nhân lực thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển; trong đó ưu tiên xét tuyển đối với bác sĩ, dược sĩ đại học và các chuyên ngành khác có trình độ đại học hệ chính quy. Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đối với chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia có kinh nghiệm quản lý kinh tế y tế...
Thực hiện đào tạo đại trà để bố trí đủ bác sĩ, dược sĩ đại học cho tất cả các tuyến từ các nguồn cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo chuyên tu. Tập trung đào tạo chuyên gia đầu ngành có trình độ cao tại nước ngoài hoặc tại các cơ sở đào tạo chuyên sâu của Trung ương.
Xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm của tỉnh về đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học theo chế độ cử tuyển và đào tạo theo địa chỉ tại các trường đại học y dược trong khu vực tuyển sinh. Tiếp tục cử đi đào tạo bác sĩ, dược sĩ đại học theo hệ chuyên tu để ưu tiên bố trí cho các đơn vị tuyến huyện và tuyến xã.
Quan tâm đến đào tạo về quản lý kinh tế y tế.
Quan tâm đến công tác giáo dục truyền thống; giáo dục về y đức; tập huấn nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử của đội ngũ thầy thuốc, nhân viên y tế.
4.3. Phát triển Khoa học và Công nghệ
Chú trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, đạt trình độ ngang tầm với các tỉnh trong khu vực vào năm 2010 và một số lĩnh vực ở tầm quốc gia vào năm 2015.
Từng bước hiện đại hóa kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, chẩn đoán hóa sinh, lý sinh, miễn dịch, di truyền và sinh học phân tử. Xây dựng một số labo xét nghiệm và các kỹ thuật - công nghệ tiên tiến trong phòng bệnh và KCB, điều hành quản lý bệnh viện và xử lý chất thải y tế.
Phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý ngành từ tỉnh tới tuyến cơ sở.
4.4. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước.
Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý trong lĩnh vực y tế. Phân cấp quản lý rõ ràng cho các tuyến.
Nâng cao năng lực lập kế hoạch trong các lĩnh vực hoạt động của ngành y tế. Thường xuyên theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động để đảm bảo thực hiện kế hoạch đúng tiến độ với chất lượng và hiệu quả cao.
Kiện toàn các đơn vị y tế theo những quy định mới của ngành y tế và nhà nước, tăng cường cán bộ có trình độ quản lý và chuyên môn cho các xã miền núi, các vùng, các đơn vị còn thiếu.
Tăng cường giám sát việc thực hiện các văn bản, luật, pháp lệnh... về sức khỏe như Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật Dược, Pháp lệnh hành nghề y tế tư nhân, Luật Phòng chống HIV/AIDS...
4.5. Xử lý chất thải y tế
Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải, rác thải y tế đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn về công nghệ và theo quy định của pháp luật cho tất cả các cơ sở y tế, nhất là cơ sở KCB.
Dự án mới xây dựng cơ sở y tế phải đề xuất các giải pháp khả thi về xử lý chất thải, nước thải y tế thì mới được phê duyệt cơ sở y tế được xây mới chỉ được đưa vào hoạt động khi hệ thống xử lý chất thải, rác thải y tế với công nghệ tiên tiến đã được xây dựng và vận hành tốt.
4.6. Đẩy mạnh xã hội hóa y tế
Phát triển hệ thống Y tế, nâng cao hiệu quả của hoạt động CSSKND phải trở thành một trong những mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải quan tâm và chỉ đạo sát sao việc thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra theo định kỳ hàng quý, hàng năm kết hợp chặt chẽ với việc giám sát, đánh giá thực hiện.
Lồng ghép các hoạt động BVCSSK trong các chính sách về kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án phát triển sản xuất, tạo việc làm... Tăng cường sự phối hợp liên ngành và sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động CSSK.
Mở rộng hợp tác liên doanh, liên kết để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nâng cấp TTB y tế.
Củng cố và mở rộng BHYT bắt buộc theo hướng đa dạng hóa các loại hình BHYT, phát triển BHYT cộng đồng, khuyến khích BHYT tự nguyện. Mở rộng các cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh BHYT. Người đóng BHYT tự lựa chọn cơ sở KCB, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.
Củng cố và mở rộng BHYT bắt buộc theo hướng đa dạng hóa các loại hình BHYT, phát triển BHYT cộng đồng, khuyến khích BHYT tự nguyện. Mở rộng các cơ sở y tế đăng ký khám chữa bệnh BHYT. Người đóng BHYT tự lựa chọn cơ sở KCB, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT.
Củng cố và phát triển hệ thống y tế ngoài công lập, tạo điều kiện bình đẳng giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, tạo điều kiện bình đẳng giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.
Vận động toàn xã hội chủ động và tích cực tham gia công tác BVCSSKND: Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng; củng cố và đổi mới phương thức hoạt động của Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp; phối hợp thực hiện cam kết xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã.
5. Lộ trình thực hiện
5.1. Giai đoạn 2008 - 2015
5.1.1. Đối với mạng lưới YTDP:
- Xây mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm đủ TTB cho 11 Trung tâm thuộc lĩnh vực dự phòng và lĩnh vực chuyên ngành tuyến tỉnh.
- Xây dựng mới 08 TTYT tuyến huyện; cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất 05 TTYT tuyến huyện đã có trụ sở.
- Đầu tư đủ TTB cho theo quy định của Bộ Y tế cho 13 TTYT tuyến huyện.
5.1.2. Đối với mạng lưới KCB - PHCN:
- Xây mới BVĐK vùng (địa điểm tại thành phố Việt Trì).
- Mở rộng, nâng cấp BVĐK tỉnh đẻ đạt tiêu chí cấp vùng; nâng cấp BVĐK khu vực Phú Thọ để gần đạt tới các tiêu chí của Bệnh viện hạng I; nâng cấp các bệnh viện: Tâm thần, YDCT, Điều dưỡng và Phục hồi chức năng, Lao và Bệnh phổi, Phụ sản để đạt tiêu chí Bệnh viện hạng II.
- Nâng cấp 10 BVĐK huyện; riêng BVĐK huyện Thanh Sơn, BVĐK huyện Hạ Hòa đạt các tiêu chí về cơ sở vật chất tương đương với Bệnh viện hạng II.
- Bổ sung, nâng cấp TTB y tế cho tất cả các BVĐK và BVCK tỉnh, huyện theo quy định của Bộ Y tế và tương đương với hạng của Bệnh viện.
5.1.3. Đối với mạng lưới YTCS
- Kiên cố hoá 100% TYT tuyến xã để đạt các tiêu chuẩn theo quy định của chuẩn quốc gia.
- 100% số TYT tuyến xã có bác sỹ, 100% có cán bộ chuyên trách về DS - KHHGĐ, 80% có cán bộ phụ trách công tác dược của TTB, 80% có cán bộ phụ trách về YDCT.
- 100% số thôn, bản có NVYTTB và công tác viên DS - KHHGĐ hoạt động. Bố trí đủ ngân sách chi trả phụ cấp tăng thêm cho các đối tượng này.
- Thành lập trạm y tế hoặc tổ y tế tại tất cả các doanh nghiệp.
- Thiết lập và duy trì mạng lưới y tế học đường tại tất cả các trường học thuộc các cấp bậc học.
5.1.4. Đối với mạng lưới DS - KHHGĐ
Nâng cấp trụ sở làm việc của 11 trung tâm DS - KHHGĐ huyện và xây mới trụ sở cho 02 Trung tâm còn lại. Bổ xung TTB, phương tiện cần thiết.
5.1.5. Đối với mạng lưới ATVSTP
Xây dựng trụ sở làm việc có bố trí đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Chi cục ATVSTP và 12 trung tâm ATVSTP tuyến huyện.
5.1.6 Đối với trang thiết bị
100% cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã được trang bị đủ TTB y tế theo quy định của Bộ Y tế.
5.1.7 Đối với mô hình tổ chức và nhân lực
Kiện toàn tổ chức bộ máy theo quy mô hình tổ chức do Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn, đảm bảo 100% các đơn vị Y tế được quản lý theo ngành dọc. Bố trí đủ biên chế và đúng cơ chế theo quy định.
5.2. Giai đoạn 2015 - 2020
5.2.1. Đối với mạng lưới YTDP:
Tiếp tục đầu tư trang thiết bị và năng cấp, bảo trì toàn bộ hệ thống các đơn vị thuộc hệ dự phòng tỉnh, huyện; các đơn vị thuộc lĩnh vực chuyên ngành.
5.2.2 Đối với mạng lưới KCB - PHCN:
- Mổ rộng, nâng cấp cơ sở vật chất và TTB y tế để chuyển đổi BVĐK huyện Tam Nông, BVĐK huyện Lâm Thao thành các BVCK tuyến tỉnh.
- Xây mới 01 BVCK tuyến tỉnh.
- Tiếp tục đầu tư TTB, nâng cấp cơ sở vật chất cho các BVĐK và BVCK tuyến tỉnh. Các BVCK khác đạt tiêu chí Bệnh viện hạng II; riêng các bệnh viện YDCT, Phụ Sản , Nhi, Nội tiết - Tim mạch đạt các tiêu chí của Bệnh viện cấp vùng.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các BVĐK huyện để nâng cao nâng lực và tương xứng với quy mô. Riêng BVCK huyện Thanh Sơn, BVĐK huyện Hạ Hoà đạt tiêu chí của Bệnh viện hạng II.
- Tíêp tục thu hút đầu tư xây dựng các Bệnh viện tư nhân.
5.2.3. Đối với mạng lưới DS - KHHGĐ và mạng lưới ATVSTP:
Tiếp tục đầu tư nâng cấp, bổ sung TTB tuyến xã, phương tiện đủ theo các chuẩn quy định của Bộ Y tế để hoàn tốt nhiệm vụ trong tình hình mới.
5.2.4. Đối với mạng lưới Y tế tuyến xã:
Tiếp tục đầu tư nâng cấp, bổ xung TTB tuyến xã, phấn đấu 100% TYT tuyến xã đạt chuyển quốc gia giai đoạn II.
5.2.5. Đối với trang thiết bị
100% cơ sở Y tế từ tuyến tỉnh đến tuyến xã được trang bị đủ TTB theo quy định của Bộ Y tế.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Sở Y tế
Sở Y tế có trách nhiệm:
- Xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt các đề án, dự án mới về phát triển trong lĩnh vực Y tế phù hợp với quy hoạch này.
- Tổng hợp xây dựng dự toán chi hàng năm của các đơn vị y tế, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở tài chính xây dựng phương án phân bố tứ nguồn kinh phí cho các đơn vị y tế triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế xây dựng dự án triển khai thực hiện quy hoạch; hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá tiến bộ thực hiện để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các đơn vị y tế triển khai thực hiện công tác đào tạo cán bộ, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề mới phát sinh, Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp, đế xuất, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.
2. Sở kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế trong việc cân đối vốn đầu tư hàng năm từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh cho ngành Y tế để thực hiện quy hoạch.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế trong việc bố trí đảm bảo nguồn vốn chi hoạt động thường xuyên và thực hiện quy hoạch theo tiến độ hàng năm.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có chức năng liên quan xây dựng và giám sát thực hiện các quy định về bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường nhầm ngăm chận nguy cơ gây bệnh tật, phối hợp cùng cơ Sở Y tế tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về Y tế dự phòng và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng 2020.
5. Sở Xây dựng
Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở tài nguyên và Môi trường và UBND các huyện, thành, thị bố trí đủ quỹ đất để xây dựng mới hoặc mở rộng các cơ sở y tế theo quy hoạch.
6. Sở Nội vụ
Phối hợp cùng Sở Y tế tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, bố trí đủ biên chế, thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ phù hợp với điều kiện lao động đặc thù của ngành y tế.
7. UBND các, huyện, thành, thị.
Phối hợp với sở Y tế và các sở, ngành khác triển khai các đề án, Dự án về phát triển hệ thống y tế trên địa bàn huyện, thành, thị theo quy hoạch này.
8. UBND tỉnh đề nghị:
Uỷ ban Mặt trạn Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình chỉ đạo các cấp hội phối hợp với chính quyền cùng với vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia vào các kế hoạch, dự án về phát triển hệ thống y tế Tỉnh Phú Thọ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
Điều 3. Chính Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở; Y tế. Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ; UBND các huyện, thành, thị; các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thực hiện./.
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Kim Hải | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Thọ",
"promulgation_date": "24/11/2008",
"sign_number": "3409/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thị Kim Hải",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-2879-QD-BNN-TCLN-2022-Ke-hoach-thuc-hien-Quyet-dinh-809-QD-TTg-525351.aspx | Quyết định 2879/QĐ-BNN-TCLN 2022 Kế hoạch thực hiện Quyết định 809/QĐ-TTg | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2879/QĐ-BNN-TCLN
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 809/QĐ-TTG NGÀY 12 THÁNG 7 NĂM 2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký; thay thế Quyết định số 4282/QĐ-BNN-TCLN ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ, các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh, TP;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, TP;
- Các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, KHCN&MT;
- Lưu: VT, TCLN.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quốc Doanh
KẾ HOẠCH
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 809/QĐ-TTG NGÀY 12/7/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-BNN-TCLN ngày tháng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
Nhiệm vụ, giải pháp
Trách nhiệm
Thời gian hoàn thành
Kết quả/sản phẩm
Chủ trì
Phối hợp
1
2
3
4
5
I
KIỆN TOÀN BAN CHỈ ĐẠO, VĂN PHÒNG BAN CHỈ ĐẠO
1
Trình Thủ tướng Chính phủ kiện toàn Ban Chỉ đạo trung ương về Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình)
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan
Tháng 7/2022
Quyết định kiện toàn BCĐTW
2
Trình ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo trung ương về Chương trình
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan
Tháng 8/2022
Quyết định ban hành quy chế làm việc
3
Kiện toàn Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương trên cơ sở Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và thực hiện REDD+.
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan
Tháng 8/2022
Quyết định kiện toàn VPBCĐTW
4
Trình ban hành quy chế làm việc Văn phòng Ban Chỉ đạo trung ương
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan
Tháng 8- 9/2022
Quyết định ban hành quy chế
II
BAN HÀNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1
Xây dựng Thông tư hướng dẫn bảo vệ và phát triển rừng thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Pháp chế, Vụ Tài chính, các đơn vị liên quan
Tháng 8/2022
Thông tư của Bộ NN&PTNT
2
Phối hợp Bộ Tài chính xây dựng Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Tài chính, các đơn vị liên quan
Tháng 9, năm 2022
Văn bản đề xuất, góp ý
3
Ban hành văn bản hướng dẫn địa phương triển khai chương trình
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, các đơn vị liên quan
Tháng 8/2022
Văn bản hướng dẫn
4
Ban hành quy chế quản lý các dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế thuộc Chương trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch, các đơn vị liên quan
Tháng 8/2022
Quyết định ban hành quy chế
III
TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG
1
Tổng hợp kế hoạch phân bổ kinh phí sự nghiệp gửi Bộ Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí vốn cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Tài chính, các đơn vị liên quan
Hàng năm
Văn bản, kế hoạch phân bổ kinh phí
2
Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hàng năm, 3 năm
Tổng cục Lâm nghiệp
Các đơn vị liên quan
Hàng năm
Kế hoạch thực hiện Chương trình
3
Trình phê duyệt, triển khai các dự án do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Tài chính, Vụ Kế hoạch, các đơn vị liên quan
Quý IV năm 2022; Hàng năm
Quyết định phê duyệt
4
Triển khai các Chương trình, Đề án trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tổng cục Lâm nghiệp
Các đơn vị liên quan
Thường xuyên
Các hoạt động được triển khai; các văn bản, kế hoạch; báo cáo thực hiện
5
Triển khai các nhiệm vụ giải pháp thực hiện Chương trình
a
Các hoạt động truyền thông thực hiện Chương trình
Tổng cục Lâm nghiệp
Các đơn vị liên quan
Thường xuyên
Các hoạt động, ấn phẩm, sản phẩm truyền thông; các hội nghị, hội thảo, tập huấn, phổ biến
b
Triển khai thực hiện Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Kế hoạch; Các đơn vị liên quan
Thường xuyên
Các hoạt động tổ chức triển khai; văn bản hướng dẫn
c
Kiện toàn, đổi mới tổ chức sản xuất; thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp nhà nước; tổ chức sản xuất theo chuỗi
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Kế hoạch; Vụ Tài chính; Vụ Quản lý doanh nghiệp; Vụ Pháp chế; các đơn vị liên quan
Thường xuyên
Các hoạt động tổ chức triển khai; văn bản hướng dẫn
d
Triển khai các hoạt động khoa học, công nghệ và khuyến lâm; xây dựng, triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường; các đơn vị liên quan
Thường xuyên
Các hoạt động tổ chức triển khai; các đề tài, dự án, chương trình; văn bản hướng dẫn
e
Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, tăng cường năng lực
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Tổ chức cán bộ; các đơn vị liên quan
Thường xuyên
Các hoạt động đào tạo, tập huấn
g
Hợp tác quốc tế trong lâm nghiệp và xúc tiến thương mại
Tổng cục Lâm nghiệp
Vụ Hợp tác quốc tế; các đơn vị liên quan
Thường xuyên
Các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thương mại
h
Huy động các nguồn vốn; thực hiện đa dạng nguồn vốn để thực hiện Chương trình
Tổng cục Lâm nghiệp
Các đơn vị liên quan
Thường xuyên
Các hoạt động, chương trình, dự án, văn bản
IV
KIỂM TRA, GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1
Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
Tổng cục Lâm nghiệp
Các đơn vị liên quan
Thường xuyên
Các cuộc kiểm tra, đôn đốc
2
Hướng dẫn các cơ quan thực hiện quy trình giám sát, đánh giá Chương trình
Tổng cục Lâm nghiệp
Các đơn vị liên quan
Thường xuyên
Văn bản hướng dẫn triển khai; báo cáo triển khai
3
Duy trì, phát triển và sử dụng có hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu về theo dõi, giám sát đánh giá Chương trình gắn với công tác thống kê ngành lâm nghiệp.
Tổng cục Lâm nghiệp
Các đơn vị liên quan
Thường xuyên
Phần mềm; các hoạt động được triển khai
4
Tổng hợp, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Chương trình; sơ kết giữa kỳ, tổng kết về kết quả thực hiện Chương trình.
Tổng cục Lâm nghiệp
Các đơn vị liên quan
Thường xuyên
Văn bản; báo cáo; tài liệu; hội nghị sơ kết, tổng kết | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "29/07/2022",
"sign_number": "2879/QĐ-BNN-TCLN",
"signer": "Lê Quốc Doanh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-23-1997-TC-TCT-huong-dan-thu-nop-va-quan-ly-phi-le-phi-so-huu-cong-nghiep-40658.aspx | Thông tư 23/1997/TC-TCT hướng dẫn thu, nộp và quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 23/1997/TC-TCT
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 1997
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 23/1997/TC-TCT NGÀY 09 THÁNG 5 NĂM 1997 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ PHÍ, LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Căn cứ vào Điều 32, Điều 45 và Khoản 2, Điều 64 Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp.
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí, lệ phí sở hữu công nghiệp như sau:
I- ĐỐI TƯỢNG NỘP:
Pháp nhân, cá nhân hoặc chủ thể khác (dưới đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) nộp đơn yêu cầu tiến hành thủ tục xác lập, duy trì, sửa đổi, đình chỉ, huỷ bỏ, gia hạn, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp hoặc khiếu nại, yêu cầu cung cấp thông tin và thực hiện các công việc quản lý Nhà nước khác có liên quan đến sở hữu công nghiệp quy định tại Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ thì phải nộp phí, lệ phí (dưới đây gọi chung là phí, lệ phí sở hữu công nghiệp) theo quy định tại Thông tư này.
II- MỨC THU:
1. Mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp được quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mức thu quy định đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam (cột 3, 4, 5, 6, 7 của Biểu mức thu) áp dụng đối với:
a. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, bao gồm các tổ chức Việt Nam và người mang quốc tịch Việt Nam;
b. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các tổ chức hợp tác kinh doanh với nước ngoài (trừ người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc tại các tổ chức này).
3. Mức thu quy định đối với tổ chức, cá nhân nước người (cột 8, 9, 10, 11, 12 của Biểu mức thu) áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân của nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài (bao gồm cả người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam).
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân có đơn đề nghị thực hiện công việc trước thời hạn quy định, yêu cầu cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp phải làm việc ngoài giờ hành chính Nhà nước thì cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp được phép thu thêm 50% mức thu đã quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Mức thu phí, lệ phí quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này đã bao gồm tất cả các chi phí liên quan như: chi phí in hoặc mua mẫu đơn, tiếp nhận đơn, thẩm định (xét nghiệm), in (mua) văn bằng hoặc giấy chứng nhận, vào sổ đăng ký quốc gia và các chi phí liên quan khác.
Các tổ chức, cá nhân đã nộp đủ phí, lệ phí sở hữu công nghiệp theo mức thu quy định tại Thông tư này không phải nộp thêm bất cứ khoản thu nào khác (trừ phí về các dịch vụ cụ thể khác chưa quy định tại Thông tư này).
Khi giá cả thị trường biến động từ 20% (hai mười phần trăm) trở lên thì cơ quan thu có văn bản phản ảnh với Bộ Tài chính điều chỉnh lại mức thu cho phù hợp với thực tế.
III- THỦ TỤC THU, NỘP VÀ QUẢN LÝ:
1. Cơ quan tổ chức thu phí, lệ phí:
Cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp nêu tại Điều 63, Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thu, nộp và quản lý, lệ phí theo quy định tại Thông tư này (dưới đây gọi chung là cơ quan thu).
2. Thủ tục thu, nộp phí, lệ phí:
a. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, phải nộp đủ số tiền phí, lệ phí tính theo mức thu quy định tại Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này ngay khi nộp đơn hoặc hồ sơ đề nghị với cơ quan Nhà nước giải quyết công nghiệp tương ứng. Người nộp tiền có trách nhiệm yêu cầu người thu tiền cấp chứng từ thu tiền (biên lai thu phí, lệ phí đối với nộp tiền lệ phí; hoá đơn dịch vụ đối với nộp tiền phí dịch vụ sở hữu công nghiệp) loại chứng từ do Bộ Tài chính phát hành, ghi đúng số tiền thực tế đã nộp.
b. Cơ quan thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp nhận chứng từ (biên lại và hoá đơn) tại Cục Thuế địa phương nơi cơ quan đóng trụ sở. Cơ quan thu phí, lệ phí có trách nhiệm cấp chứng từ cho người nộp tiền và thực hiện quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán chứng từ với Cục Thuế theo đúng chế độ của Bộ Tài chính quy định.
c. Phí, lệ phí quy định tại Thông tư này được thu bằng tiền "đồng" Việt Nam, đối với mức thu quy định bằng đô la Mỹ (USD) thì phải quy đổi theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm nộp tiền. Trường hợp người nộp tiền có nhu cầu nộp ngoại tệ thì thu bằng đô la Mỹ (USD) theo mức thu quy định.
Hàng ngày, Cơ quan thu có nhiệm vụ lập bảng kê số tiền lệ phí, số tiền phí dịch vụ sở hữu công nghiệp thu được và nộp vào tài khoản tiền gửi của cơ quan thu tại Kho bạc Nhà nước nơi trực tiếp giao dịch. Riêng số tiền lệ phí thu được bằng ngoài tệ phải nộp vào quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước và hạch toán vào số nộp ngân sách Nhà nước bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Cuối tháng, cuối quý phải tổng hợp, thanh toán, quyết toán số tiền lệ phí, số tiền phí dịch vụ thu được và việc sử dụng chứng từ thu tiền (biên lai và hoá đơn) với Cục Thuế địa phương nơi cơ quan thu đóng trụ sở.
d. Nộp ngân sách Nhà nước:
d.1. Lệ phí sở hữu công nghiệp là khoản thu của ngân sách Nhà nước, định kỳ mỗi tháng một lần, cơ quan thu phải kê khai, làm thủ tục tạm nộp ngay 80% (tám mươi phần trăm) tổng số tiền phí, lệ phí thu được trong kỳ (kể cả số thu bằng ngoại tệ nộp vào quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước) vào ngân sách Nhà nước (Cục Sở hữu công nghiệp thu thì nộp vào ngân sách Trung ương, cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động sở hữu công nghiệp của tỉnh, thành phố tổ chức thu thì nộp vào ngân sách tỉnh, thành phố), ghi vào chương, loại, khoản, nhóm, tiểu nhóm, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách Nhà nước quy định.
d.2. Phí dịch vụ sở hữu công nghiệp thu được phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức.
3. Trích và sử dụng tiền phí, lệ phí:
3.1. Cơ quan trực tiếp thu phí và lệ phí được tạm trích 20% (hai mươi phần trăm) tổng số tiền lệ phí thu được trong kỳ (kể cả số thu bằng ngoại tệ nộp vào quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước) để chi phí cho công việc quy định tại Khoản 1, Điều 32, Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ, theo nội dung cụ thể như sau:
a. In (hoặc mua) mẫu đơn, tờ khai, hồ sơ, giấy chứng nhận (hoặc văn bằng) bảo hộ và các ấn phẩm liên quan khác phục vụ việc quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp và việc tổ chức thu lệ phí;
b. Trả thù lao cho công chức, viên chức Nhà nước chuyên trách thực hiện việc quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp và việc tổ chức thu lệ phí phải làm việc thêm ngoài giờ hành chính Nhà nước (nếu có) theo chế độ Nhà nước quy định.
Trường hợp cơ quan thu không đủ công chức, viên chức chuyên trách, phải tuyển dụng thêm người để thực hiện công việc quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp và việc tổ chức thu lệ phí thì được chi trả tiền công và các khoản chi liên quan khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người lao động thuê ngoài theo chế độ của Nhà nước quy định.
Việc chi trả tiền thù lao cho công chức, viên chức Nhà nước chuyên trách phải làm việc ngoài giờ và tiền công lao động thuê ngoài nêu trên phải có hợp đồng lao động, bảng chấm công làm thêm giờ hoặc lao động thuê ngoài, bảng thanh toán tiền thù lao hoặc tiền công và các khoản chi khác liên quan có ký nhận của người lao động, kèm theo chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của Nhà nước (trừ chi phí tiền lương của công chức, viên chức Nhà nước và các chi phí khác đã được ngân sách Nhà nước cấp theo dự toán hàng năm).
c. Trích thưởng để động viên những người trực tiếp thực hiện các công việc thẩm định hồ sơ và thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Mức thưởng khống chế tối đa mỗi người một năm không quá 03 (ba) tháng lương cơ bản chức vụ hoặc cấp bậc theo chế độ Nhà nước quy định.
Toàn bộ số tiền lệ phí được tạm trích theo tỷ lệ quy định tại điểm này, cơ quan thu phải cân đối vào dự toán tài chính của đơn vị hàng năm và phải quản lý, sử dụng đúng mục đích, chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước, kết thúc năm nếu chưa chi hết thì phải nộp tiếp số tiền còn lại vào ngân sách Nhà nước theo thủ tục quy định tại tiết d, điểm 2, mục này.
3.2. Tiền phí dịch vụ sở hữu công nghiệp thu được sau khi nộp đủ thuế theo luật định, phần thu nhập còn lại được phân phối theo quy định tại Thông tư số 25 TC/TCT ngày 28/3/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b, mục 6, phần II, Thông tư số 01 TC/HCVX ngày 4/1/1994 của Bộ Tài chính
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc cơ quan thu phí, lệ phí thực hiện việc thu, nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp; tổ chức sổ sách kế toán và sử dụng chứng từ, hoá đơn thu, chi theo đúng chế độ Nhà nước quy định và hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Cơ quan thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, có trách nhiệm:
- Đăng ký việc thu, nộp phí, lệ phí với Cục Thuế tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở; tổ chức thu, nộp và quản lý phí, lệ phí theo đúng quy định tại Thông tư này; mở sổ kế toán và sử dụng chứng từ, hoá đơn để thực hiện việc thu, nộp, sử dụng tiền phí, lệ phí theo đúng Pháp lệnh kế toán thống kê hiện hành của Nhà nước và quy định của Bộ Tài chính;
- Hàng năm lập dự toán thu, chi phí, lệ phí đồng thời với dự toán thu, chi tài chính; kết thúc năm tài chính thực hiện quyết toán thu, nộp và sử dụng số tiền phí, lệ phí đồng thời với quyết toán thu, chi tài chính của đơn vị, báo cáo cơ quan chủ quản cấp trên, đồng gửi cho cơ quan Tài chính và cơ quan Thuế cùng cấp.
3. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký, thay thế quy định tại Phần III, Thông tư số 99/TC-KHCNMT ngày 2/12/1993 của Liên Bộ Tài chính - Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn quản lý thu chi tài chính trong hoạt động sáng chế và sở hữu công nghiệp. Mọi quy định về phí, lệ phí sở hữu công nghiệp trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.
Vũ Mộng Giao
(Đã Ký)
MỨC THU PHÍ, LỆ PHÍ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 23 TC/TCT ngày 9 tháng 5 năm 1997 của Bộ Tài chính)
I. MỨC THU LỆ PHÍ:
Mức thu đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam (Nghìn đồng)
Mức thu đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (USD)
Số TT
Lệ phí
Sáng chế
Giải pháp hữu ích
Kiểu dáng công nghiệp
Nhãn hiệu
Tên gọi xuất xứ hàng hóa
Sáng chế
Giải pháp hữu ích
Kiểu dáng công nghiệp
Nhãn hiệu
Tên gọi xuất xứ hàng hóa
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
Lệ phí nộp đơn (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm)
150
150
150
150
150
40
40
40
40
40
- Nếu bản mô tả có trên 5 trang, từ trang thứ 6 trở đi phải nộp thêm cho mỗi trang
10
10
3
3
- Nếu đơn có trên một đối tượng (hoặc phương án kiểu dáng công nghiệp), từ đối tượng (phương án) thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi đối tượng (phương án)
100
75
50
30
20
15
2
Lệ phí xin hưởng quyền ưu tiên (mỗi trường hợp)
250
250
250
250
70
70
70
70
3
Lệ phí công bố đơn
150
150
150
40
40
40
- Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình
50
50
50
10
10
10
4
Lệ phí chuyển đổi đơn sáng chế thành đơn giải pháp hữu ích
150
40
5
Lệ phí chuyển giao quyền đối với đơn đang được xem xét
150
150
150
150
150
40
40
40
40
40
6
Lệ phí thẩm định (xét nghiệm) nội dung (đối với mỗi nhãn hiệu cho mỗi nhóm)
350
300
250
250
250
100
90
70
70
70
- Mỗi lần yêu cầu thẩm định (xét nghiệm) lại
250
200
200
200
200
70
60
60
60
60
7
Lệ phí đăng bạ và cấp văn bằng bảo hộ
200
200
200
200
200
60
60
60
60
60
8
Lệ phí công bố văn bằng bảo hộ
150
150
150
150
150
40
40
40
40
40
- Nếu có trên 1 hình, từ hình thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi hình
50
50
50
10
10
10
9
Lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ (SC, GPHI), mỗi năm:
- Năm thứ nhất - thứ 2
250
250
70
70
- Năm thứ 3 - thứ 4
400
400
120
120
- Năm thứ 5 - thứ 6
650
650
200
200
- Năm thứ 7 - thứ 8
1000
1000
300
300
- Năm thứ 9 - thứ 10
1500
1500
450
450
- Năm thứ 11 - thứ 13
2100
600
- Năm thứ 14 - thứ 16
2750
800
- Năm thứ 17 - thứ 20
3500
1000
10
Lệ phí cấp phó bản văn bằng bảo hộ
200
200
200
200
200
60
60
60
60
60
11
Lệ phí cấp bản sao Đăng bạ quốc gia hoặc quốc tế (mỗi đối tượng)
100
100
100
100
100
30
30
30
30
30
12
Lệ phí chứng thực bản sao (mỗi tài liệu)
75
75
75
75
75
20
20
20
20
20
- Nếu có trên 5 trang, từ trang thứ 6 trở đi phải nộp thêm cho mỗi trang
3
3
3
3
3
0,6
0,6
0,6
0,6
0,6
13
Lệ phí phê duyệt hợp đồng chuyển giao quyền được bảo hộ
350
350
350
350
100
100
100
100
14
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền được bảo hộ (mỗi đối tượng)
300
300
300
300
90
90
90
90
- Trường hợp đã được phê duyệt
150
150
150
150
40
40
40
40
15
Lệ phí đình chỉ, huỷ bỏ quyền được bảo hộ
150
150
150
150
150
40
40
40
40
40
16
Lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (đối với nhãn hiệu cho mỗi nhóm)
450
450
450
130
130
130
17
Lệ phí khiếu nại (mỗi lần khiếu nại, mỗi đối tượng)
200
200
200
200
200
60
60
60
60
60
18
Lệ phí nộp đơn yêu cầu cấp lixăng không tự nguyện
1500
1500
1500
450
450
450
19
Lệ phí cấp lixăng không tự nguyện
500
500
500
150
150
150
20
Lệ phí sửa đổi tên, địa chỉ người nộp đơn,tác giả hoặc người đại diện sở hữu công nghiệp:
- Trước khi công bố đơn
100
100
100
100
100
30
30
30
30
30
- Sau khi công bố đơn
150
150
150
40
40
40
21
Lệ phí sửa đổi nội dung đơn (không làm thay đổi bản chất đối tượng nêu trong đơn)
100
100
30
30
- Trước khi công bố đơn
100
100
100
30
30
30
- Sau khi công bố đơn
150
150
150
40
40
40
22
Lệ phí sửa đổi văn bằng bảo hộ:
- Tên, địa chỉ chủ văn bằng bảo hộ người đại diện sở hữu công nghiệp
200
200
200
200
200
60
60
60
60
60
- Giới hạn phương án kiểu dáng công nghiệp (mỗi phương án)
150
40
- Giới hạn danh mục sản phẩm (mỗi nhóm) hoặc yếu tố trong mỗi nhãn hiệu
150
40
23
Lệ phí gia hạn, bổ sung hồ sơ ngoài thời hạn quy định
150
150
150
150
150
40
40
40
40
40
Mỗi tổ chức (đơn vị tính 1000 đồng)
Mỗi cá nhân (đơn vị tính 1000 đồng)
24
Lệ phí thẩm định hồ sơ xin cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp
500
300
25
Lệ phí cấp giấy phép hoạt động đại diện sở hữu công nghiệp
300
200
II- PHÍ DỊCH VỤ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
Mức thu đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam (Nghìn đồng)
Mức thu đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài (USD)
Số TT
Lệ phí
Sáng chế
Giải pháp hữu ích
Kiểu dáng công nghiệp
Nhãn hiệu
Tên gọi xuất xứ hàng hóa
Sáng chế
Giải pháp hữu ích
Kiểu dáng công nghiệp
Nhãn hiệu
Tên gọi xuất xứ hàng hóa
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
Phí dịch vụ cung cấp tài liệu xin quyền ưu tiên
150
150
150
150
40
40
40
40
2
Phí dịch vụ gửi đơn quốc tế (PCT)
500
150
3
Phí dịch vụ sao đơn quốc tế (PCT)
200
60
4
Phí dịch vụ phân loại hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đến 30 từ
100
30
- Sau từ thứ 30 trở đi, mỗi từ thu thêm
5
1
5
Phí dịch vụ tra cứu thông tin sở hữu công nghiệp:
- Tra cứu trùng lập NH (mỗi nhóm)
100
30
- Tra cứu tương tự NH/KDCN (mỗi nhóm)
200
200
60
60
- Tra cứu SC/GPHI (mỗi đối tượng)
300
250
90
70
6
Phí làm thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu
1500
450 | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "09/05/1997",
"sign_number": "23/1997/TC-TCT",
"signer": "Vũ Mộng Giao",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-501-QD-UBDT-ke-hoach-boi-duong-nghiep-vu-cong-tac-dan-toc-2016-323003.aspx | Quyết định 501/QĐ-UBDT kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc 2016 | ỦY BAN DÂN TỘC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 501/QĐ-UBDT
Hà Nội, ngày 22 tháng 9 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC DÂN TỘC NĂM 2016
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC
Căn cứ Nghị định số 84/2012/NĐ-CP ngày 12/10/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 724/QĐ-UBDT ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc giao kế hoạch công tác năm 2016;
Căn cứ Quyết định số 108/QĐ-UBDT ngày 23/3/2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc giao chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước năm 2016;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc năm 2016 (có kế hoạch kèm theo).
Điều 2. Kinh phí thực hiện: 45.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Bốn mươi năm triệu đồng chẵn) được giao theo Quyết định số 108/QĐ-UBDT.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Giám đốc Học viện Dân tộc, Thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng PCN UBDT;
- Học viện Dân tộc;
- Các vụ, đơn vị thuộc UBDT;
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu: VT, TCCB (5b).
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Đỗ Văn Chiến
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC DÂN TỘC NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 501/QĐ-UBDT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ công tác dân tộc cho công chức, viên chức thuộc Ủy ban Dân tộc.
- Học viên được bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ công tác dân tộc phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của công tác dân tộc; kiến thức bồi dưỡng được cập nhật thông tin mới có tính thời sự, tăng cường thời lượng trao đổi thảo luận và nghiên cứu thực tế.
2. Yêu cầu
Để tổ chức có hiệu quả lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc cần chuẩn bị tốt nội dung chương trình bồi dưỡng; đội ngũ giảng viên, báo cáo viên có kinh nghiệm; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, phục vụ tốt lớp học.
Lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phối hợp và tạo điều kiện cho công chức, viên chức tham gia lớp bồi dưỡng; công chức, viên chức chủ động sắp xếp thời gian tham dự đầy đủ các chuyên đề của lớp.
II. NỘI DUNG
1. Đối tượng
1.1. Công chức là lãnh đạo cấp phòng, cấp vụ thuộc các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc.
- Tổng số học viên: 39 người.
1.2. Viên chức các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban Dân tộc.
2. Thời gian, địa điểm
- Thời gian học tập: 04 ngày.
+ Khai giảng: 11/10/2016.
+ Bế giảng: 14/10/2016.
- Địa điểm: Hội trường nhà C, Ủy ban Dân tộc, số 80 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.
3. Nội dung bồi dưỡng: gồm 04 chuyên đề giảng dạy, thời gian: 04 ngày.
Chuyên đề 1. Một số nội dung liên quan đến công tác dân tộc trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Chuyên đề 2. Những vấn đề cơ bản khi tổ chức thực hiện Nghị quyết số 52/NĐ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030”.
Chuyên đề 3. Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững.
Chuyên đề 4. Hiệp định đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những tác động, ảnh hưởng đến vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
4. Biên soạn tài liệu
Tài liệu các chuyên đề trên Học viện Dân tộc chưa có; Nội dung kiến thức cần cập nhật mới nhất, do vậy để có tài liệu phục vụ lớp bồi dưỡng, Học viện phải biên soạn tài liệu (thực hiện theo Thông tư số 123/2009/TT-BTC về quy định nội dung chi, mức chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình).
5. Cấp chứng chỉ
Giám đốc Học viện dân tộc ký Quyết định cấp giấy chứng nhận cho các học viên hoàn thành chương trình học.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Đối với đối tượng là công chức thuộc các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc
Kinh phí thực hiện: 45.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Bốn mươi năm triệu đồng chẵn) được giao theo Quyết định số 108/QĐ-UBDT.
2. Đối với đối tượng khác: Kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Tổ chức cán bộ: Phối hợp với Văn phòng Ủy ban, Học viện Dân tộc tổ chức lớp học.
2. Học viện Dân tộc
- Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức lớp học, quản lý lớp học, chuẩn bị về cơ sở vật chất phục vụ lớp học, tài liệu cho học viên.
- Có trách nhiệm xây dựng dự toán, quyết toán tài chính và chịu trách nhiệm về các khoản chi phí tài chính phục vụ cho các hoạt động của lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc.
3. Văn phòng Ủy ban: Chuyển kinh phí tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc (được cấp theo Quyết định số 108/QĐ-UBDT) cho Học viện Dân tộc.
4. Các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc: Bố trí thời gian, tạo điều kiện cho công chức, viên chức tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân tộc.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh kịp thời báo cáo về lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để có biện pháp giải quyết./.
PHÂN BỔ SỐ LƯỢNG CÔNG THỨC THAM GIA LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC DÂN TỘC NĂM 2016
(Ban hành kèm theo Quyết định số 501/QĐ-UBDT ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)
STT
Tên Vụ, đơn vị
Số lượng
Ghi chú
1
Vụ Tổ chức cán bộ
02
2
Thanh tra Ủy ban
03
3
Vụ Kế hoạch - Tài chính
03
4
Văn phòng Ủy ban
11
5
Vụ Hợp tác Quốc tế
01
6
Vụ Pháp chế
01
7
Vụ Tổng hợp
01
8
Vụ Chính sách dân tộc
02
9
Vụ Dân tộc thiểu số
01
10
Vụ Địa phương I
01
11
Vụ Tuyên truyền
01
12
VP Điều phối chương trình 135
01
13
Ban Quản lý xây dựng cơ bản
01
14
Trung tâm Thông tin
01
15
Học viện Dân tộc
02
16
Tạp chí Dân tộc
01
17
Báo Dân tộc và phát triển
02
18
Nhà khách Dân tộc
02
19
Văn phòng Đảng ủy CQ UBDT
02
Tổng cộng
39 | {
"issuing_agency": "Uỷ ban Dân tộc",
"promulgation_date": "22/09/2016",
"sign_number": "501/QĐ-UBDT",
"signer": "Đỗ Văn Chiến",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-10-2018-NQ-HDND-muc-ho-tro-nhiem-vu-khoa-hoc-cong-nghe-cap-co-so-Khanh-Hoa-406414.aspx | Nghị quyết 10/2018/NQ-HĐND mức hỗ trợ nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp cơ sở Khánh Hòa | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 10/2018/NQ-HĐND
Khánh Hòa, ngày 06 tháng 12 năm 2018
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ; NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH, CẤP CƠ SỞ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH KHÁNH HÒA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 11697/TTr-UBND ngày 15 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 84/BC-HĐND ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định mức hỗ trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở; nội dung và định mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 19/2011/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về quy định mức chi và chế độ hỗ trợ kinh phí cho đề tài khoa học và công nghệ cơ sở từ ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa.
2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa Khóa VI, Kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 06 tháng 12 năm 2018 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ Pháp chế - Bộ Khoa học - Công nghệ;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Cục KT VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh, đại biểu HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh;
- VP. Tỉnh ủy, các ban Đảng;
- VP. HĐND, VP. UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- Phòng KT VBQPPL - Sở Tư pháp;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Công báo tỉnh (02 bản);
- Lưu: VT, KN.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Tuân
QUY ĐỊNH
MỨC HỖ TRỢ NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ; NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH, CẤP CƠ SỞ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định mức kinh phí hỗ trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp cơ sở; nội dung và định mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có hoạt động triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cấp cơ sở sử dụng ngân sách nhà nước của tỉnh Khánh Hòa.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Mức hỗ trợ tối đa và đối ứng đối với hoạt động KH&CN cấp cơ sở
1. Mức kinh phí hỗ trợ cho nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở: Tối đa 200.000.000 đồng/ nhiệm vụ.
2. Mức kinh phí đối ứng của các đơn vị chủ trì thực hiện (trừ các đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở thuộc hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh); Tối thiểu 20% tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở.
3. Mức hỗ trợ cho các Sở, ngành, đơn vị, địa phương hoạt động triển khai nhiệm vụ KH&CN tại cơ sở: Tối đa 10 triệu đồng/ năm/đơn vị, từ nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN cấp tỉnh.
Điều 4. Các yếu tố đầu vào cấu thành dự toán nhiệm vụ KH&CN
Thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.
Điều 5. Định mức dự toán nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước
1. Dự toán tiền công lao động trực tiếp:
Cấu trúc thuyết minh phần tính tiền công lao động triển khai nhiệm vụ KH&CN, tiền công trực tiếp cho các chức danh thực hiện nhiệm vụ KH&CN và tiền công trực tiếp đối với chức danh kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.
Trong đó, Hệ số tiền công ngày tính theo lương cơ sở của từng chức danh được quy định tại Bảng 1.
Bảng 1
STT
Chức danh
Hệ số tiền công ngày (Hstcn) đối với nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
Hệ số tiền công ngày (Hstcn) đối với nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở
1
Chủ nhiệm nhiệm vụ
0,63
0,32
2
Thành viên thực hiện chính; thư ký khoa học
0,39
0,20
3
Thành viên
0,20
0,12
4
Kỹ thuật viên, nhân viên hỗ trợ
0,13
0,10
2. Định mức thuê chuyên gia trong nước và ngoài nước phối hợp nghiên cứu để triển khai nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh.
a) Thuê chuyên gia trong nước, thực hiện theo Điểm a Khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN. Trong đó, định mức thuê chuyên gia trong nước theo ngày công thì mức dự toán thuê chuyên gia trong nước không quá 30.000.000 đồng/người/tháng (22 ngày/1 tháng).
b) Thuê chuyên gia ngoài nước thực hiện theo Điểm b Khoản 2 Điều 7 và chỉ mua vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu; chi sửa chữa, mua sắm tài sản cố định thực hiện theo Khoản 3, 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.
3. Dự toán chi điều tra, khảo sát thu thập số liệu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê quốc gia.
4. Dự toán chi hội thảo khoa học phục vụ hoạt động nghiên cứu
Nội dung và định mức chi hội thảo phục vụ hoạt động nghiên cứu được xây dựng và thực hiện theo các quy định tại Nghị quyết số 10/2010/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài, chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế do tỉnh Khánh Hòa tổ chức và chi tiếp khách trong nước; Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND ngày 06/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Ngoài ra, mức chi thù lao tham gia hội thảo khoa học được quy định tại Bảng 2.
Bảng 2
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT
Nội dung chi
Đơn vị tính
Mức chi nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
Mức chi nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở
1
Chủ trì
buổi
900
450
2
Thư ký
buổi
400
200
3
Báo cáo viên trình bày tại hội thảo
Lần
500
250
4
Báo cáo khoa học được đặt hàng
báo cáo
500
250
5
Thành viên tham gia hội thảo
buổi
150
80
5. Dự toán chi họp hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (nếu có) được xây dựng trên cơ sở số lượng thành viên hội đồng với mức chi quy định tại bảng 3.
Bảng 3
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT
Nội dung chi
Đơn vị tính
Mức chi nhiệm vụ
1
Chi họp hội đồng tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nhiệm vụ
Chủ tịch hội đồng
600
Phó Chủ tịch hội đồng, thành viên hội đồng
300
Thư ký hành chính
120
Đại biểu được mời tham dự
100
2
Chi nhận xét đánh giá
01 phiếu
Nhận xét đánh giá của ủy viên, hội đồng (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên hội đồng trừ thành viên phản biện)
250
Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện trong hội đồng
350
6. Dự toán chi quản lý chung nhiệm vụ KH&CN
Tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước được dự toán các nội dung chi quản lý chung phục vụ nhiệm vụ KH&CN, bao gồm: Chi điện, nước; các khoản chi hành chính phát sinh liên quan đảm bảo triển khai nhiệm vụ KH&CN tại tổ chức chủ trì; chi tiền lương, tiền công phân bổ đối với các hoạt động gián tiếp trong quá trình quản lý nhiệm vụ KH&CN của tổ chức chủ trì. Mức chi dự toán kinh phí quản lý chung nhiệm vụ KH&CN bằng 5% tổng dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước nhưng tối đa không quá 160 triệu đồng đối với nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, 10 triệu đồng đối với nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở.
7. Các khoản chi khác được vận dụng theo các quy định quản lý hiện hành của pháp luật.
Điều 6. Các nội dung chi quản lý nhiệm vụ KH&CN
Quy định tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.
Điều 7. Định mức chi quản lý nhiệm vụ KH&CN
1. Định mức chi hoạt động của các hội đồng
a) Chi tiền công, thực hiện theo mức chi quy định tại Bảng 4.
Bảng 4
Đơn vị tính: 1.000 đồng
STT
Nội dung công việc
Đơn vị tính
Nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh
Nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở
1
Chi tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN
Hội đồng
a
Chi họp hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ KH&CN
Chủ tịch hội đồng
600
300
Phó Chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng (gồm thư ký khoa học)
500
250
Thư ký hành chính
200
150
Đại biểu được mời tham dự
150
80
b
Chi nhận xét đánh giá
01 phiếu
Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên hội đồng, thư ký khoa học)
250
150
Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện
400
200
2
Chi tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh. Chi xét duyệt đề cương nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở
a
Chi họp hội đồng
Hội đồng
Chủ tịch hội đồng
900
450
Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng (bao gồm thư ký khoa học)
600
300
Thư ký hành chính
200
150
Đại biểu được mời tham dự
150
80
b
Chi nhận xét đánh giá
01 phiếu
Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên hội đồng, thư ký khoa học)
400
200
Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện
550
300
3
Chi thẩm định nội dung, tài chính của nhiệm vụ KH&CN
Nhiệm vụ
Tổ trưởng
550
300
Thành viên
400
200
Thư ký hành chính
250
150
Đại biểu được mời tham dự
150
80
4
Chi tư vấn đánh giá nghiệm thu chính thức nhiệm vụ KH&CN
a
Chi họp hội đồng nghiệm thu
Hội đồng
Chủ tịch hội đồng
900
450
Phó chủ tịch hội đồng; thành viên hội đồng (bao gồm thư ký khoa học)
600
300
Thư ký hành chính
200
150
Đại biểu được mời tham dự
150
80
b
Chi nhận xét đánh giá
01 phiếu
Nhận xét đánh giá của ủy viên hội đồng (Chủ tịch, Phó Chủ tịch, thành viên hội đồng, thư ký khoa học)
500
250
Nhận xét đánh giá của ủy viên phản biện
700
350
5
Chi họp Tổ chuyên gia đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh
a
Chi họp
Nhiệm vụ
Tổ trưởng
400
Thành viên
300
b
Chi nhận xét
01 phiếu
Nhận xét của Tổ trưởng; Thành viên
300
b) Ngoài mức chi tiền công tham gia các hội đồng tại Điểm a Khoản 1 Điều này, các chuyên gia được mời tham gia công tác tư vấn, thẩm định tài chính còn được thanh toán tiền phương tiện đi lại bao gồm: Thuê phương tiện chiều đi và về từ nhà đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng từ nơi ở để di chuyển đến nơi tổ chức hội đồng và theo chiều ngược lại; phương tiện đi lại tại nơi đến họp: Từ chỗ nghỉ đến chỗ họp, từ sân bay, ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về); thuê phòng nghỉ và phụ cấp lưu trú theo quy định tại Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND.
c) Các nội dung chi khác được xây dựng dự toán trên cơ sở dự kiến khối lượng công việc và theo các quy định hiện hành của pháp luật.
2. Định mức chi thuê chuyên gia tư vấn độc lập thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.
3. Định mức chi thông báo tuyển chọn trên các phương tiện truyền thông thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN.
4. Chi công tác kiểm tra, đánh giá giữa kỳ.
a) Dự toán chi công tác phí cho đoàn kiểm tra đánh giá giữa kỳ được xây dựng theo quy định về chế độ công tác quy định tại Nghị quyết số 15/2017/NQ-HĐND.
b) Dự toán chi tiền công cho Hội đồng đánh giá giữa kỳ (trong trường hợp cần thiết có Hội đồng đánh giá giữa kỳ); tổ chuyên gia (nếu có) được áp dụng bằng 50% mức chi của Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Các định mức tại Quy định này là căn cứ để thống nhất định hướng chi, xây dựng và phân bổ dự toán chi ngân sách đối với các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Trường hợp các văn bản được dẫn chiếu tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.
3. Đối với các nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước thời điểm Quy định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo các quy định tại thời điểm phê duyệt./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa",
"promulgation_date": "06/12/2018",
"sign_number": "10/2018/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Tấn Tuân",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-1172-KH-UBDT-2018-bien-soan-So-tay-cho-nguoi-co-uy-tin-va-to-chuc-cac-hoi-nghi-tap-huan-396130.aspx | Kế hoạch 1172/KH-UBDT 2018 biên soạn Sổ tay cho người có uy tín và tổ chức các hội nghị tập huấn | ỦY BAN DÂN TỘC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1172/KH-UBDT
Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2018
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 12/2018/QĐ-TTG NGÀY 06/3/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NĂM 2018 VỀ VIỆC BIÊN SOẠN SỔ TAY DÀNH CHO NGƯỜI CÓ UY TÍN VÀ TỔ CHỨC CÁC HỘI NGHỊ TẬP HUẤN
Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;
Căn cứ Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-UBDT ngày 20/9/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc giao bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2018 cho Văn phòng Ủy ban để thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Ủy ban Dân tộc ban hành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 về lựa chọn công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;
- Cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản về tình hình dân tộc, công tác dân tộc và tình hình phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người có uy tín trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Tạo sự đồng thuận trong xã hội và các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng dân tộc thiểu số.
2. Yêu cầu
- Các hoạt động trong kế hoạch phải cụ thể, khả thi, bám sát các nội dung chính sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đáp ứng nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong tổ chức thực hiện Kế hoạch.
II. NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nội dung thực hiện: Xây dựng văn bản đôn đốc, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Biên soạn Sổ tay người có uy tín cấp cho địa phương vùng dân tộc thiểu số.
- Nội dung: Biên tập một số thông tin cơ bản về đời sống kinh tế-xã hội của các dân tộc thiểu số và nội dung Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/22018 của Thủ tướng Chính phủ; số trang còn lại có dòng kẻ để người sử dụng Sổ tay ghi chép.
- Khuôn khổ: 16,5x23 cm, bìa da cao cấp in chữ nổi "Sổ tay công tác người có uy tín".
- Số trang: gồm 200 trang, trong đó: có 4 trang màu (phụ bìa, hình ảnh hoạt động của người có uy tín các dân tộc tiêu biểu, có yếu tố đại diện vùng miền, lịch các năm 2019- 2021) in giấy coucher định lượng 150 g/m2; các trang còn lại in giấy offset định lượng 80 g/m2.
- Đối tượng phát hành: Người có uy tín, Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh; đại biểu dự tập huấn do Ủy ban Dân tộc tổ chức và lưu chiểu theo quy định.
- Số lượng in: 1.530 quyển.
- Phương thức thực hiện: Vụ Dân tộc thiểu số chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban ký hợp đồng với đơn vị liên quan tổ chức biên soạn, in ấn Sổ tay người có uy tín để cấp cho các đối tượng phát hành.
- Thời gian thực hiện: Quý III, quý IV năm 2018.
3. Tổ chức tập huấn
3.1. Thành lập Ban Tổ chức lớp tập huấn gồm lãnh đạo Vụ Dân tộc thiểu số, lãnh đạo Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố nơi tổ chức tập huấn, Văn phòng và các Vụ, đơn vị liên quan của Ủy ban Dân tộc.
3.2. Đối tượng tham dự tập huấn: Công chức Ban Dân tộc tỉnh; phòng Dân tộc huyện và một số ban, ngành liên quan; đại diện cán bộ xã, thôn, bản và người có uy tín của 12 tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số của 04 vùng: Tây Bắc, Tây Nam bộ và miền Đông nam bộ.
3.3. Số lượng đại biểu mỗi lớp tập huấn từ 120 -140 người, trong đó khoảng 100 -120 đại biểu không hưởng lương (người có uy tín, cán bộ thôn, bản...) của các địa phương tham dự tập huấn.
- Địa điểm: Tổ chức 04 lớp tập huấn tại các khu vực:
+ Khu vực Tây Bắc (gồm các tỉnh Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ): dự kiến tổ chức tại tỉnh Yên Bái.
+ Khu vực Đông Bắc (gồm các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh và Bắc Giang): dự kiến tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn.
+ Khu vực Tây Nam bộ (gồm các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu): dự kiến tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng.
+ Khu vực Đông Nam bộ (gồm các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông và Đồng Nai): Dự kiến tổ chức tại tỉnh Bình Phước.
3.4. Nội dung tập huấn (Dự kiến 04 chuyên đề, trong đó 02 chuyên đề do địa phương thực hiện), Vụ Dân tộc thiểu số phối hợp với Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố thống nhất nội dung tập huấn và phần thông tin của các địa phương, báo cáo nội dung cụ thể với lãnh đạo Ủy ban Dân tộc, chủ động mời giảng viên thực hiện:
- Giới thiệu tổng quan về người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
- Cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản về tình hình dân tộc, chính sách dân tộc và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước và khu vực.
- Định hướng công tác vận động tuyên truyền cho đội ngũ người có uy tín trong tình hình mới.
- Một số kiến thức, kinh nghiệm mô hình về công tác tuyên truyền, vận động quần chúng và phát huy vai trò của người có uy tín ở cơ sở.
3.5. Thời gian thực hiện: Trong Quý IV năm 2018 (dự kiến thực hiện xong trong tháng 10 và tháng 11 năm 2018). Thời gian công tác tổ chức 01 lớp tập huấn dự kiến 04 ngày (01 ngày đi, 01 ngày về, 02 ngày tổ chức tập huấn).
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nội dung nhiệm vụ trong Kế hoạch năm 2018 là 1.085 triệu đồng (một tỷ, không trăm tám mươi lăm triệu đồng chẵn) được giao Quyết định số 579/QĐ-UBDT ngày 20/9/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Vụ Dân tộc thiểu số tham mưu trực tiếp cho Lãnh đạo Ủy ban chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Ủy ban và các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, nội dung và dự toán kinh phí chi tiết triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì, phối hợp với Vụ Dân tộc thiểu số và Văn phòng Ủy ban thẩm định dự toán kinh phí thực hiện trình Lãnh đạo Ủy ban phê duyệt.
3. Văn phòng Ủy ban tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch.
Các Vụ, đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Vụ Dân tộc thiểu số triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng nội dung và tiến độ thời gian đã được phê duyệt. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch nếu có vướng mắc phát sinh, Vụ Dân tộc thiểu số, Văn phòng Ủy ban tổng hợp kịp thời báo cáo Lãnh đạo Ủy ban để giải quyết./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng, CNUB (để b/c);
- Vụ KHTC, VPUB (để t/h);
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu VT, DTTS (5b).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM
Hoàng Thị Hạnh | {
"issuing_agency": "Uỷ ban Dân tộc",
"promulgation_date": "03/10/2018",
"sign_number": "1172/KH-UBDT",
"signer": "Hoàng Thị Hạnh",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-160-2003-QD-BTC-chuc-nang-nhiem-vu-quyen-han-co-cau-to-chuc-Van-phong-Bo-Tai-chinh-98579.aspx | Quyết định 160/2003/QĐ-BTC chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức Văn phòng Bộ Tài chính | BỘ TÀI CHÍNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
Số: 160/2003/QĐ-BTC
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2003
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VĂN PHÒNG BỘ TÀI CHÍNH
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
- Cãn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 5/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
- Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 1/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
- Căn cứ Công văn số 1912/BNV-TCBC ngày 15/8/2003 của Bộ Nội vụ về việc thoả thuận lập Phòng tại một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Văn phòng Bộ Tài chính (sau đây gọi là Văn phòng Bộ) là đơn vị thuộc bộ máy quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, có chức năng tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính chỉ đạo, điều phối hoạt động của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc của Bộ; tổ chức quản lý công tác hành chính lưu trữ; công tác báo chí tuyên truyền, thi đua, khen thưởng của Bộ Tài chính,
Điều 2: Văn phòng Bộ có các nhiệm vụ:
1/ Tham mưu, tổng hợp giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính trong chỉ đạo, điều phối hoạt động của các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ:
a. Tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, quy chế làm việc của Bộ Tài chính; tổ chức điều phối, đôn đốc và kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện kế hoạch công tác; quy chế làm việc; là đầu mối phối hợp với các đơn vị để triển khai các hoạt động của Bộ.
b. Đề xuất những vấn đề về cơ chế, chính sách, pháp luật cần tổ chức nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
c. Thẩm tra cuối cùng tính hợp pháp, sự phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước của các văn bản do các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ soạn thảo để trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
d. Chuẩn bị chương trình, nội dung, đôn đốc các tổ chức, đơn vị có liên quan thuộc Bộ chuẩn bị tài liệu các cuộc họp, làm việc của lãnh đạo Bộ với lãnh đạo các cơ quan của Đảng và Nhà nước, các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các đơn vị trong ngành tài chính; tổ chức ghi biên bản và lưu hồ sơ về các cuộc họp.
đ. Phối hợp với các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Chỉ thị, Quyết định của Bộ trưởng; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, chế độ thông tin, báo cáo, quy chế làm việc của Bộ và kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Tài chính các giải pháp nhằm bảo đảm hiệu lực của các Chỉ thị, Quyết định và các quy định khác của Bộ.
e. Trình Bộ các đự án, đề án được giao; tổng hợp đánhgiá tình hình thực hiện Nghị quyết của Đảng, chương trình hành động củaChính phủ, Bộ Tài chính và tình hình, kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách tài chính đã ban hành.
g. Chủ trì cuộc họp với các tổ chức, đơn vị có liên quan thuộc Bộ để thống nhất việc giải quyết các vấn đề còn có ý kiến khác nhau; chủ trì tổ chức họp giao ban theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
h. Thực hiện và đôn đốc các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy chế về công tác thông tin, báo cáo đối với cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
i. Tổ chức cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất cho lãnh đạo Bộ về tình hình kinh tế, xã hội nổi bật trong và ngoài nước; các vấn đề có liên quan đến công việc đa và đang được lãnh đạo Bộ giải quyết.
2/ Về công tác hành chính, văn thư:
a. Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư tại cơ quan Bộ theo quy định của pháp luật.
b. Hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện thống nhất các quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính về công tác văn thư và các thủ tục hành chính khác.
c. Tổ chức in ấn tài liệu phục vụ công tác của Bộ.
d. Kiểm tra và chịu trách nhiệm về thủ tục hành chính đối với các văn bản do Bộ Tài chính ban hành.
đ. Hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giữ bí mật thông tin, tài liệu liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
3/ Về công tác lưu trữ:
a- Tổ chức thực hiện công tác lưu trữ tại cơ quan Bộ theo quy định của pháp luật.
b. Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ thực hiện thống nhất các quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính về công tác lưu trữ.
4/ Về công tác báo chí tuyên truyền, công tác thi đua:
a. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Bộ Tài chính;hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức, đơn vị thực hiện công tác thi đua, khen thưởng trong toàn ngành.
b. Quản lý hoạt động báo chí, xuất bản của Bộ Tài chính; là đầu mối tổ chức các cuộc họp báo, cung cấp thông tin về các hoạt động của Bộ Tài chính cho các cơ quan báo chí theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
c. Hàng tuần thực hiện điểm báo và thông báo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ đối với các vấn đề báo chí đã nêu để các tổ chức, đơn vị có liên quan kiểm tra và báo cáo lãnh đạo Bộ.
d. Tổ chức thức hiện và hướng dẫn các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ sưu tầm, nghiên cứu, tổng hợp và quản lý các tài liệu lịch sử, truyền thống của ngành tài chính.
5/ Thực hiện nhiệm vụ thường trực của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Bộ Tàí chính; thường trực Hội đồng thi đua Bộ Tài chính.
6/ Quản lý Đoàn xe theo quy định của Bộ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ có quyền:
1/ Yêu cầu các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ nhiệm vụ công tác được giao.
2/ Chuyển trả, yêu cầu các đơn vị hoàn thiện các đề án, hồ sơ, tài liệu trình Bộ nhưng không đảm bảo yêu cầu của lãnh đạo Bộ.
3/ Ký văn bản hướng dẫn, kiểm tra và yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng các quy định của Nhà nước và của Bộ về chương trình, kế hoạch công tác chuyên môn, công tác thi đua, khen thưởng, thông tin, tuyên truyền, hành chính, lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu của ngành tài chính.
4/ Ký văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ các văn bản quan hệ công tác với các cơ quan bên ngoài theo uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
5/ Chánh Văn phòng là người phát ngôn của Bộ trưởng, được Bộ trưởng uỷ quyền thông báo các hoạt động tài chính - ngân sách với các cơ quan báo chí theo quy định.
Điều 4. Văn phòng Bộ có Chánh Văn phòng và một số Phó Chánh văn phòng. Chánh Văn phòng có trách nhiệm quản lý toàn diện công chức của Văn phòng theo quy định của Bộ; tổ chức học tập và bồi đưỡng nâng cao trình độ cho công chức; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Văn phòng Bộ.
Phó Chánh văn phòng chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng về nhiệm vụ được phân công.
Văn phòng Bộ có các phòng:
1/ Phòng Hành chính
2/ Phòng Lưu trữ
3/ Phòng Báo chí tuyên truyền - Thi đua
Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng do Chánh Văn phòng quy định.
Văn phòng Bộ tổ chức làm việc theo chế độ chuyên viên kết hợp với tổ chức phòng. Đối với những công việc thực hiện theo chế độ chuyên viên, Chánh Văn phòng có trách nhiệm tổ chức công việc, phân côngnhiệm vụ cho từng công chức phù hợp với chức danh tiêu chuẩn, năng lực và chuyên môn được đào tạo để hoàn thành nhiệm vụ.
Biên chế của Văn phòng Bộ do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyđịnh.
Điều 5: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 277 TC/QĐ/TCCB ngày 14/3/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Văn phòng Bộ Tài chính.
Chánh Văn phòng Bộ Tài chính, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Tài vụ quản trị và Thủ trưởng các tổ chức, đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHINH
Nguyễn Sinh Hùng | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "25/09/2003",
"sign_number": "160/2003/QĐ-BTC",
"signer": "Nguyễn Sinh Hùng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1976-QD-UBND-2021-thu-tuc-hanh-chinh-ung-pho-tran-dau-So-Tai-nguyen-Quang-Ngai-505975.aspx | Quyết định 1976/QĐ-UBND 2021 thủ tục hành chính ứng phó tràn dầu Sở Tài nguyên Quảng Ngãi | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1976/QĐ-UBND
Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 12 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;
Căn cứ Quyết định số 39/2020/QĐ-UBND ngày 29/12/2020 của UBND tỉnh ban hành Quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh Quảng Ngãi;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 5904/STNMT-BHD ngày 06/12/2021;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) và phê duyệt Quy trình nội bộ giải quyết TTHC trong lĩnh vực thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
1. Danh mục TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tại Phụ lục I.
2. Quy trình nội bộ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện tại Phụ lục II.
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm gửi nội dung cụ thể của TTHC được công bố đến Sở Thông tin và Truyền thông để thiết lập lên phần mềm Cổng dịch vụ công - Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh và gửi Văn phòng UBND tỉnh để theo dõi, kiểm soát nội dung thực hiện và đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử tỉnh.
2. Văn phòng UBND tỉnh thực hiện đăng nhập các TTHC được công bố tại Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định này xây dựng quy trình điện tử nội bộ giải quyết TTHC để thiết lập lên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh.
4. UBND cấp huyện
a) Thực hiện niêm yết công khai kịp thời, đầy đủ Danh mục và nội dung cụ thể từng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết theo quy định; đăng tải công khai trên Trang thông tin điện tử của địa phương và thực hiện tiếp nhận, giải quyết TTHC theo quy định của pháp luật và nội dung công bố tại Quyết định này.
b) Căn cứ quy trình nội bộ giải quyết TTHC được phê duyệt tại Điều 1, tổ chức kiểm soát việc chấp hành trình tự, nội dung, trách nhiệm, thời gian, kết quả giải quyết TTHC của cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan và báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/cáo);
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP, KTN, CBTH;
- Lưu: VT, TTHC(thu).
CHỦ TỊCH
Đặng Văn Minh
PHỤ LỤC I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
1. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường
STT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cách thức thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
1
Thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả giải quyết tại Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Quảng Ngãi, địa chỉ: Số 54 đường Hùng Vương, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.
Nộp hồ sơ theo một trong các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp.
- Qua đường bưu điện.
Không
Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
2. Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện
TT
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Cách thức thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
1
Thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả giải quyết tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, địa chỉ (nơi cơ sở hoạt động).
Nộp hồ sơ theo một trong các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp.
- Qua đường bưu điện.
Không
Quyết định số 12/2021/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu.
PHỤ LỤC II
QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRÀN DẦU THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG, UBND CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Kèm theo Quyết định số 1976/QĐ-UBND ngày 14/12/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Lưu ý quy cách thực hiện và quy ước viết tắt trong quy trình:
- Khi chuyển hồ sơ giấy: Chuyển đầy đủ Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả (Mẫu số 01 - Quyết định số 1179/QD-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh). Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu số 04 - Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh) và kèm theo hồ sơ của công dân (trong quy trình viết gọn là “Hồ sơ”).
- Khi phân công xử lý hồ sơ, chuyển tiếp hồ sơ từ bộ phận này sang bộ phận khác xử lý: Phải ký, ghi rõ tên người phân công/người chuyển tiếp, người nhận trên Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu 04). Đồng thời, phải xử lý phân công/chuyển tiếp trên phần mềm điện tử, trùng khớp với Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu 04).
- Xử lý việc dừng giải quyết hồ sơ:
+ Đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường: Trường hợp hồ sơ còn thiếu thông tin, chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Quảng Ngãi chuyển đến (tại bước B4) phải ban hành Thông báo bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ theo đúng mẫu (Mẫu số 07 - Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh) trừ trường hợp phát sinh bổ sung hồ sơ theo quy định pháp luật diễn ra sau bước B4.
+ Đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện: Trường hợp hồ sơ còn thiếu thông tin, chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Bộ phận Một cửa chuyển đến (tại bước B4) phải ban hành Thông báo bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ theo đúng mẫu (Mẫu số 07 - Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh) trừ trường hợp phát sinh bổ sung hồ sơ theo quy định pháp luật diễn ra sau bước B4.
+ Trường hợp không đủ cơ sở để giải quyết theo quy định: Ban hành Thông báo trả hồ sơ không giải quyết (Mẫu số 08 - Quyết định số 1179/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh).
+ Việc ký ban hành thông báo Mẫu số 07, Mẫu số 08: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đang trực tiếp xử lý, thẩm định tại các bước của quy trình giải quyết các thủ tục hoặc ủy quyền cho cơ quan, đơn vị cấp dưới có thẩm quyền trực tiếp ký ban hành thông báo.
- Quy ước viết tắt trong Quy trình giải quyết:
+ Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả, viết tắt là: “Mẫu số 01”.
+ Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ, viết tắt là: “Mẫu số 04”.
+ Thông báo bổ sung, hoàn thiện lại hồ sơ, viết tắt là: “Mẫu số 07”.
+ Thông báo trả hồ sơ không giải quyết, viết tắt là: “Mẫu số 08”.
+ Các bước trong quy trình, viết tắt là: “B1, B2, B3...”.
+ Trung tâm Phục vụ - Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Quảng Ngãi, viết tắt là: “Trung tâm”.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường, viết tắt là: “Sở TNMT”;
+ Chi cục Biển và Hải đảo/Phòng Biển và Hải đảo, viết tắt là “Chi cục”.
+ Văn phòng huyện, thị xã, thành phố, viết tắt là: “Văn phòng huyện”.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố, viết tắt là: “Phòng TNMT”;
+ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả một cửa cấp huyện, viết tắt là “Bộ phận Một cửa”.
1. Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
Thời gian giải quyết TTHC: 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (trong đó: thời gian giải quyết tại Sở Tài nguyên và Môi trường 14 ngày làm việc; UBND tỉnh giải quyết 06 ngày làm việc).
Sơ đồ các bước thực hiện
Nội dung công việc
Đơn vị/người thực hiện
Thời gian thực hiện
Kết quả thực hiện
B1: Nộp hồ sơ
- Hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ.
- Nhập dữ liệu thông tin hồ sơ vào Phần mềm.
- Quét scan, số hóa và lưu trữ hồ sơ điện tử.
Tổ chức, cá nhân; Công chức tại Trung tâm
Trong giờ hành chính
- Mẫu số 01.
- Mẫu số 04.
- Hồ sơ.
- Hệ thống thông tin một cửa điện tử được cập nhật dữ liệu.
B2: Chuyển hồ sơ
Chuyển hồ sơ (giấy, điện tử) về cán bộ đầu mối tiếp nhận hồ sơ của Sở TNMT.
Công chức tại Trung tâm bàn giao HS giấy cho Bưu điện chuyển
0,5 ngày làm việc
- Mẫu số 01.
- Mẫu số 03.
- Mẫu số 04.
- Hồ sơ.
Chuyển hồ sơ (giấy, điện tử) về Chi cục để xử lý.
Cán bộ đầu mối tiếp nhận hồ sơ của Sở TNMT
0,5 ngày làm việc
B3: Phân công xử lý hồ sơ
Lãnh đạo Chi cục phân công cho Chuyên viên xử lý:
- Trên phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu số 04).
- Trên phần mềm.
Lãnh đạo Chi cục
0,5 ngày làm việc
- Hồ sơ.
B4: Thực hiện xử lý, thẩm định
Kiểm tra, thẩm định hồ sơ, tham mưu dự thảo văn bản kết quả thẩm định, dự thảo Tờ trình, dự thảo Quyết định; hoặc dự thảo văn bản trả lời nếu không đủ điều kiện giải quyết (03 ngày làm việc).
Chuyên viên Chi cục
02 ngày làm việc
- Hồ sơ.
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
- Dự thảo văn bản kết quả thẩm định.
- Dự thảo Tờ trình.
- Dự thảo Quyết định.
- Hoặc dự thảo Văn bản trả lời.
Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan liên quan
05 ngày làm việc
Văn bản lấy ý kiến.
Trong trường hợp cần thiết, tổ chức kiểm tra thực địa
02 ngày làm việc
Giấy mời, Biên bản kiểm tra thực địa.
Hoàn thiện dự thảo các văn bản
01 ngày làm việc
- Dự thảo văn bản kết quả thẩm định.
- Dự thảo Tờ trình.
- Dự thảo Quyết định.
B5: Trình Lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Chi cục xem xét, trình lãnh đạo Sở TNMT các dự thảo: Văn bản kết quả thẩm định, dự thảo Tờ trình, dự thảo Quyết định.
Lãnh đạo Chi cục
01 ngày làm việc
B6: Lãnh đạo Sở phê duyệt
Lãnh đạo Sở TNMT xem xét, ký tờ trình và trình lãnh đạo UBND tỉnh.
Lãnh đạo Sở TNMT
1,5 ngày làm việc
- Hồ sơ
- Văn bản kết quả thẩm định.
- Tờ trình.
- Dự thảo Quyết định.
B7: Gửi hồ sơ liên thông
- Văn thư vào số văn bản, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ.
- Chuyển hồ sơ cho cán bộ đầu mối tiếp nhận hồ sơ của Sở TNMT để chuyển hồ sơ liên thông cho Trung tâm.
Cán bộ đầu mối tiếp nhận hồ sơ của Sở TNMT
0,5 ngày làm việc
- Hồ sơ.
- Văn bản kết quả thẩm định.
- Tờ trình.
- Dự thảo Quyết định.
Tiếp nhận, luân chuyển và xử lý hồ sơ liên thông tại Văn phòng UBND tỉnh
B8: Tiếp nhận hồ sơ tại Trung tâm
Trung tâm nhận hồ sơ liên thông, luân chuyển về Văn phòng UBND tỉnh xử lý.
Trung tâm
02 giờ làm việc
- Hồ sơ.
- Dự thảo
- Phiếu chuyển.
B9: Phân công xử lý hồ sơ
Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh phân công xử lý hồ sơ.
Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh
02 giờ làm việc
Phiếu chuyển.
B10: Xử lý hồ sơ
Phòng Kinh tế ngành tham mưu xử lý.
Phòng Kinh tế ngành, Văn phòng UBND tỉnh
2,5 ngày làm việc
Dự thảo Quyết định.
B11: Phê duyệt hồ sơ
Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh phê duyệt, trình lãnh đạo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh
01 ngày làm việc
Dự thảo Quyết định.
B12: Xem xét, quyết định hồ sơ
Lãnh đạo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Lãnh đạo UBND tỉnh
01 ngày làm việc
Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
B13: Phát hành kết quả giải quyết
- Phòng Hành chính - Tổ chức vào số văn bản, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ.
- Chuyển kết quả giải quyết cho Trung tâm.
Phòng Hành chính - Quản trị, Văn phòng UBND tỉnh
0,5 ngày làm việc
Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
B14: Chuyển kết quả giải quyết
Trung tâm nhận kết quả giải quyết; bàn giao cho Quầy tiếp nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trung tâm
0,5 ngày làm việc
Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh
B15: Trả kết quả
- Kết thúc hồ sơ trên phần mềm một cửa điện tử.
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Ký xác nhận việc nhận kết quả trên Mẫu số 04.
- Mời tổ chức, cá nhân đánh giá mức độ hài lòng.
Công chức tại Trung tâm
Trong giờ hành chính
- Thu lại Mẫu số 01.
- Thu Giấy ủy quyền (nếu được ủy quyền).
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
2. Thủ tục thẩm định và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện
Thời gian giải quyết TTHC: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Sơ đồ các bước thực hiện
Nội dung công việc
Đơn vị/người thực hiện
Thời gian thực hiện
Kết quả thực hiện
B1: Nộp hồ sơ
- Hướng dẫn, kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ.
- Nhập dữ liệu thông tin hồ sơ vào Phần mềm.
- Quét scan, số hóa và lưu trữ hồ sơ điện tử.
Tổ chức, cá nhân; Công chức tại Bộ phận một cửa
Trong giờ hành chính
- Mẫu số 01.
- Mẫu số 04.
- Hồ sơ.
- Hệ thống thông tin một cửa điện tử được cập nhật dữ liệu.
B2: Chuyển hồ sơ
Chuyển hồ sơ về Phòng TNMT cấp huyện để xử lý.
Công chức tại Bộ phận một cửa
0,5 ngày làm việc
- Mẫu số 01.
- Mẫu số 03.
- Mẫu số 04.
- Hồ sơ.
B3: Phân công xử lý hồ sơ
Lãnh đạo Phòng TNMT phân công cho Chuyên viên xử lý:
- Trên phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ (Mẫu số 04).
- Trên phần mềm.
Lãnh đạo Phòng TNMT
0,5 ngày làm việc
Hồ sơ.
B4: Thực hiện xử lý, thẩm định
Kiểm tra, tham mưu xử lý thẩm định hồ sơ, dự thảo văn bản kết quả thẩm định, dự thảo Tờ trình, dự thảo Quyết định; hoặc dự thảo văn bản trả lời nếu không đủ điều kiện giải quyết (03 ngày làm việc).
Chuyên viên Phòng TNMT
06 ngày làm việc
- Hồ sơ.
- Các văn bản pháp lý có liên quan.
- Dự thảo văn bản kết quả thẩm định, Tờ trình, Quyết định, hoặc dự thảo Văn bản trả lời.
Trong trường hợp cần thiết, tổ chức kiểm tra thực địa
03 ngày làm việc
Giấy mời, Biên bản kiểm tra thực địa.
Hoàn thiện dự thảo các văn bản
02 ngày làm việc
- Dự thảo văn bản kết quả thẩm định.
- Tờ trình.
- Dự thảo Quyết định.
B5: Trình Lãnh đạo UBND cấp huyện quyết định
Lãnh đạo Phòng TNMT xem xét, trình lãnh đạo UBND cấp huyện: Văn bản kết quả thẩm định, Tờ trình, dự thảo Quyết định.
Lãnh đạo Phòng TNMT
1 ngày làm việc
B6: Xem xét, quyết định hồ sơ
Lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét, quyết định
Lãnh đạo UBND cấp huyện
1,5 ngày làm việc
- Hồ sơ
- Quyết định của Chủ tịch UBND huyện.
B7: Phát hành kết quả giải quyết
- Văn phòng cấp huyện vào số văn bản, đóng dấu, lưu trữ hồ sơ.
- Chuyển kết quả giải quyết cho Bộ phận Một cửa
Văn phòng cấp huyện
0,5 ngày làm việc
Quyết định của Chủ tịch UBND huyện
B8: Trả kết quả
- Kết thúc hồ sơ trên phần mềm một cửa điện tử.
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân.
- Ký xác nhận việc nhận kết quả trên Mẫu số 04.
- Mời tổ chức, cá nhân đánh giá mức độ hài lòng.
Công chức tại Bộ phận Một cửa
Trong giờ hành chính
- Quyết định của Chủ tịch UBND huyện
- Thu lại Mẫu số 01.
- Thu Giấy ủy quyền (nếu được ủy quyền).
- Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ngãi",
"promulgation_date": "14/12/2021",
"sign_number": "1976/QĐ-UBND",
"signer": "Đặng Văn Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2374-QD-UBND-danh-gia-phan-loai-ket-qua-thuc-hien-nhiem-vu-cai-cach-hanh-chinh-Ninh-Thuan-2016-337802.aspx | Quyết định 2374/QĐ-UBND đánh giá phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính Ninh Thuận 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2374/QĐ-UBND
Ninh Thuận, ngày 28 tháng 9 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HÀNG NĂM ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”;
Căn cứ Quyết định số 2798/QĐ-UBND ngày 09/12/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2016 của tỉnh Ninh Thuận;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 2580/TTr-SNV ngày 16 tháng 9 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, gồm 3 Phụ lục: 1, 2, 3.
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Nội vụ:
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm đối với các Sở, Ban, ngành, huyện, thành phố và báo cáo kết quả cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Không xem xét khen thưởng hàng năm về công tác cải cách hành chính đối với tập thể có kết quả đánh giá, phân loại thấp hơn năm trước từ 5 điểm trở lên và đối với cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị xếp loại khá trở xuống.
2. Các Sở, Ban, ngành thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tiến hành tự đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm của cơ quan, đơn vị; đồng thời các Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 15/11 của năm.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm đối với các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn quản lý và báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) trước ngày 15/11 của năm.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 19/5/2015 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Tiêu chí đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc các Sở, Ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nội vụ;
- Vụ CCHC (Bộ Nội vụ);
- CQ thường trực MN-Bộ Nội vụ;
- CQ thường trực MT-Bộ Nội vụ;
- TT.Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Báo Ninh Thuận, Đài PTTH tỉnh;
- VPUB: LĐ, KGVX, HCTC;
- Lưu: VT, NC. ĐDM
CHỦ TỊCH
Lưu Xuân Vĩnh
PHỤ LỤC 1
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HÀNG NĂM ĐỐI VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2374/QĐ-UBND, ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
SỐ TT
Lĩnh vực/Tiêu chí/Tiêu chí thành phần
ĐIỂM CHUẨN
ĐIỂM TỰ CHẤM
ĐIỂM THẨM ĐỊNH
Tài liệu kiểm chứng
Phần I: NHÓM TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CCHC THEO CÁC LĨNH VỰC
I
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
25
1
Kế hoạch Cải cách hành chính năm
5
1.1
Ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính năm trước ngày 15/11 của năm trước liền kề năm kế hoạch.
- Trường hợp ban hành kể từ ngày 16/11 đến ngày 30/11 của năm thì trừ 1 điểm;
- Trường hợp ban hành sau ngày 30/11 của năm thì không chấm điểm ở mục này.
2
(Ví dụ: Kế hoạch số 123/KH-SNV ngày 13/11/2013 của Sở Nội vụ)
1.2
Xác định nhiệm vụ cải cách hành chính và bố trí kinh phí triển khai
1
Xác định đầy đủ các nhiệm vụ CCHC trên các lĩnh vực theo Chương trình CCHC của tỉnh: 0,5 điểm
0,5
Bố trí kinh phí triển khai kịp thời, đầy đủ: 0,5 điểm
0,5
1.3
Các kết quả đạt được xác định rõ ràng, cụ thể và định rõ trách nhiệm triển khai của phòng, ban, đơn vị.
1
Đạt yêu cầu: 1
Không đạt yêu cầu: 0
1.4
Mức độ thực hiện kế hoạch CCHC
1
Thực hiện 100% kế hoạch: 1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
2
Báo cáo CCHC định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm hoặc chuyên đề.
9
2.1
Báo cáo định kỳ đầy đủ: 12 báo cáo (8 báo cáo tháng, 2 báo cáo quý, 1 báo cáo 6 tháng và 1 báo cáo năm).
Trường hợp không có thì cứ 1 báo cáo trừ 0,5 điểm.
2
2.2
Tất cả báo cáo có đầy đủ nội dung theo hướng dẫn (trường hợp báo cáo thiếu nội dung thì trừ 0,5 điểm/báo cáo).
2
2.3
Tất cả báo cáo được gửi đúng thời gian quy định (trường hợp báo cáo không đúng thời gian thì trừ 0,5 điểm/báo cáo).
2
2.4
Báo cáo chuyên đề đầy đủ (trường hợp không có báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời gian quy định thì cứ 01báo cáo trừ 0,5 điểm).
3
3
Kiểm tra công tác cải cách hành chính
3
3.1
Mức độ thực hiện kế hoạch kiểm tra. Điều kiện cần và đủ để đánh giá mức độ thực hiện là:
- Phải có kế hoạch kiểm tra CCHC.
- Kế hoạch phải đáp ứng yêu cầu đặt ra: >=30% đơn vị thuộc và trực thuộc (nếu có).
Trường hợp có Kế hoạch kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu trên, đánh giá mức độ thực hiện sẽ giảm trừ 50% số điểm đạt được.
1
Thực hiện 100% kế hoạch: 1
Thực hiện từ 50% -dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
3.2
Có báo cáo sau kiểm tra
1
3.3
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh văn bản chấn chỉnh (hoặc có văn bản kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý sau kiểm tra).
1
100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra đều được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 1
Từ 50% - dưới 100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0,5
Dưới 50% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: -0,5
4
Công tác tuyên truyền cải cách hành chính
3
4.1
Ban hành Kế hoạch tuyên truyền Cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị trong tháng 01 của năm (trường hợp ban hành trong tháng 02 thì được 0,5 điểm; ban hành trong tháng 3 thì không chấm điểm ở mục này).
1
4.2
Mức độ thực hiện kế hoạch tuyên truyền CCHC.
1
Thực hiện 100% kế hoạch: 1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
4.3
Có bài viết về công tác Cải cách hành chính đăng trên trang tin điện tử của Bộ, ngành chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh (hoặc có bài viết được đăng báo).
1
5
Sự năng động trong chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
5
5.1
Tổ chức các cuộc họp giao ban công tác CCHC định kỳ theo quý, 6 tháng và tổng kết năm (hoặc lồng ghép trong các cuộc họp cơ quan).
1
5.2
Gắn kết quả thực hiện CCHC với công tác thi đua, khen thưởng
1
Có thực hiện: 1
Không thực hiện: 0
5.3
Sáng kiến, giải pháp cải tiến trong công tác CCHC góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của cơ quan, đơn vị (trong số các sáng kiến cấp cơ sở được công nhận trong năm trước liền kề của cơ quan, đơn vị).
3
II
XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
9
1
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị hàng năm (nếu có)
3
1.1
Mức độ thực hiện kế hoạch xây dựng VBQPPL hàng năm của đơn vị đã được phê duyệt.
2
Thực hiện 100% kế hoạch: 2
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 1
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
1.2
Thực hiện quy trình xây dựng VBQPPL.
1
100% văn bản thực hiện đúng quy định:1
Từ 50% - dưới 100% văn bản thực hiện đúng quy định: 0,5
Dưới 50% văn bản thực hiện đúng quy định: -0,5
2
Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
3
2.1
Báo cáo kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đúng thời gian quy định (trước ngày 10/01 của năm sau liền kề năm kế hoạch) - căn cứ vào Báo cáo của năm trước để chấm điểm.
2
Báo cáo quá thời hạn quy định từ 01-05 ngày: 1
Báo cáo quá thời hạn quy định từ 06 ngày trở lên: -1
2.2
Báo cáo kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ biểu mẫu theo quy định.
1
3
Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL tại đơn vị
3
3.1
Ban hành kế hoạch
1
Ban hành trong Quí IV của năm trước liền kề: 1
Ban hành trong năm kế hoạch: 0,5
Không ban hành kế hoạch: -1
3.2
Mức độ thực hiện kế hoạch
1
Thực hiện 100% kế hoạch:1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
3.3
Xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra, rà soát
1
100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra, rà soát đều được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 1
Từ 50% - dưới 100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra, rà soát được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0,5
Dưới 50% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra, rà soát được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: -0,5
III
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
13
1
Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
3
1.1
Ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC của cơ quan, đơn vị theo quy định của tỉnh.
1
Ban hành trước ngày 25/12 của năm trước liền kề năm kế hoạch: 1
Ban hành sau ngày 25/12 của năm trước liền kề năm kế hoạch: 0
1.2
Mức độ thực hiện kế hoạch.
1
Thực hiện 100% kế hoạch: 1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
1.3
Xử lý các vấn đề phát hiện qua rà soát.
1
- Thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC và các quy định có liên quan theo thẩm quyền: 0,5.
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC và các quy định có liên quan theo quy định của Chính phủ: 0,5.
2
Công bố, công khai thủ tục hành chính
2
2.1
Công bố TTHC theo quy định của Chính phủ, của Trung ương.
1
Công bố đầy đủ, kịp thời TTHC và các quy định có liên quan: 1
Công bố không đầy đủ hoặc không kịp thời:0
2.2
Công khai đầy đủ, đúng quy định các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Trang Thông tin điện tử và tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan, đơn vị).
1
Các cơ quan, đơn vị công khai chưa đầy đủ, đúng quy định các thủ tục hành chính: 0,5.
Các cơ quan, đơn vị chưa công khai các thủ tục hành chính: -1.
3
Công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
2
3.1
Thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
1
Thực hiện đầy đủ quy định: 1
Không thực hiện đầy đủ các quy định: 0
3.2
Xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
1
100% số phản ánh, kiến nghị được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 1
Từ 70% - dưới 100% số phản ánh, kiến nghị được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0,5
Dưới 70% số phản ánh, kiến nghị được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0
4
Thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”
6
4.1
Đối với cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”
6
4.1.1
Bố trí Phòng “một cửa” đảm bảo diện tích theo quy định (trường hợp có phòng “một cửa” nhưng không đảm bảo diện tích thì trừ 0,5 điểm; trường hợp chưa bố trí Phòng “một cửa” thì không chấm điểm cho mục này).
1
4.1.2
Có Quyết định thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Quy chế làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (trường hợp không có Quyết định thành lập; có Quyết định thành lập nhưng nhân sự không đúng thực tế; không có Quy chế làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thì trừ 0,5 điểm/trường hợp).
1
4.1.3
Thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” đúng quy định (trường hợp thực hiện không đúng quy trình thì trừ 0,5 điểm; trường hợp không thực hiện thì không chấm điểm cho mục này).
1
4.1.4
Giải quyết hồ sơ đúng hẹn, không có hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng
3
Trường hợp có hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng thì cứ mỗi 1% hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng: -0,5
Trường hợp có từ 01 đơn thư phản ánh của tổ chức, cá nhân về việc giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân bị trễ hẹn do nguyên nhân chủ quan: -1/đơn thư.
4.2
Đối với cơ quan, đơn vị chưa thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”
6
4.2.1
Bố trí phòng tiếp dân.
1
4.2.2
Có quy định, quy chế phối hợp về tiếp nhận, xử lý, luân chuyển công văn đi, đến.
2
4.2.3
Thực hiện giải quyết các thủ tục và công vụ đúng theo quy định hiện hành và không có vụ việc tồn đọng (trường hợp có vụ việc tồn đọng thì cứ 1 vụ việc tồn đọng trừ 1 điểm).
3
IV
CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY
9
1
Tuân thủ các quy định của cấp trên về tổ chức bộ máy
5
1.1
Có văn bản đề nghị Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Thông tư liên tịch của Bộ, ngành Trung ương quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có hiệu lực thi hành (trường hợp ban hành văn bản trong thời hạn từ 61- 90 ngày thì trừ 1 điểm; trường hợp ban hành văn bản chậm sau thời gian 90 ngày thì không chấm điểm ở mục này).
2
1.2
Tham mưu cấp có thẩm quyền Ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện nhiệm vụ có tính chất liên ngành.
2
Trường hợp chưa tham mưu ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện nhiệm vụ có tính chất liên ngành: 1
1.3
Ban hành Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị theo đúng Quy chế mẫu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1
2
Thực hiện phân cấp quản lý
4
2.1
Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý do Trung ương ban hành.
2
Thực hiện đầy đủ các quy định: 2
Không thực hiện đầy đủ các quy định: 0
2.2
Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ đã phân cấp cho cấp huyện và các đơn vị trực thuộc (nếu có).
1
Có thực hiện: 1
Không thực hiện: 0
2.3
Xử lý các vấn đề về phân cấp phát hiện qua kiểm tra
1
100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra đều được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 1
Từ 50% - dưới 100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0,5
Dưới 50% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: -0,5
V
XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
12
1
Xác định cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Tuyển dụng công chức, viên chức và bố trí sử dụng công chức, viên chức
2
1.1
Mức độ thực hiện cơ cấu công chức theo vị trí việc làm được phê duyệt.
0,5
Thực hiện đúng 100%: 0,5
Thực hiện chưa đúng: 0
1.2
Mức độ thực hiện cơ cấu viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt.
0,5
Thực hiện đúng 100%: 0,5
Thực hiện chưa đúng: 0
1.3
Thực hiện quy định về tuyển dụng viên chức và bố trí, sử dụng công chức tại các cơ quan và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (nếu có).
1
Thực hiện đúng quy định: 1
Thực hiện chưa đúng quy định: 0
2
Thực hiện chính sách tinh giản biên chế
2
2.1
Xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế theo giai đoạn 05 năm và ban hành kế hoạch thực hiện cụ thể hằng năm theo kế hoạch tinh giản.
1
Ban hành kịp thời:1
Ban hành không kịp thời: 0
Không ban hành: -1
2.2
Mức độ thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế.
1
Thực hiện 100% kế hoạch:1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -1
3
Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
2
3.1
Ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm của đơn vị.
1
Ban hành kịp thời: 1
Ban hành không kịp thời: 0,5
Không ban hành: -1
3.2
Mức độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức của đơn vị.
1
Thực hiện 100% kế hoạch:1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -1
4
Đổi mới công tác quản lý công chức
6
4.1
Đánh giá công chức, viên chức hàng tháng, quý trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh và công khai đầy đủ tại cơ quan, đơn vị (cứ thiếu một tháng hoặc một quý thì trừ 0,5 điểm). Mục này nếu trừ hết điểm chuẩn sẽ trừ điểm âm.
2
4.2
Thực hiện tốt công tác quy hoạch Trưởng, Phó phòng và tương đương
2
Có thực hiện: 1
Không thực hiện: 0
4.3
Thực hiện tốt công tác nhập hồ sơ trên phần mềm quản lý cán bộ, công chức.
2
Thực hiện tốt: 1
Thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện thì không chấm điểm.
VI
CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG
5
1
Điều hành và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ; cơ quan (kể cả các đơn vị trực thuộc) không có hành vi tiêu cực về tài chính, không bị cơ quan tài chính xuất toán.
2
2
Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công (thông báo kết quả sử dụng kinh phí định kỳ 6 tháng, năm).
1
3
Thực hiện tiết kiệm kinh phí: trong năm không đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí phục vụ chi thường xuyên của đơn vị (trường hợp đề nghị cấp có thẩm quyền bổ sung kinh phí phục vụ chi thường xuyên của đơn vị trên 50 triệu đồng thì không chấm điểm).
Trong trường hợp bổ sung kinh phí vì nguyên nhân khách quan (tổ chức các Hội nghị do các cơ quan Trung ương chỉ đạo thì không trừ điểm mục này).
1
4
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức từ nguồn kinh phí tiết kiệm được.
1
VII
HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH
11
1
Ứng dụng công nghệ thông tin
6
1.1
Triển khai ứng dụng phần mềm Văn phòng điện tử trong cơ quan, đơn vị.
2
Trường hợp đã triển khai phần mềm Văn phòng điện tử nhưng chưa thực hiện tốt:1
Chưa triển khai thực hiện ứng dụng phần mềm Văn phòng điện tử trong cơ quan, đơn vị: -2
1.2
Số lượng tin trên Trang tin điện hàng năm tử 150 tin trở lên (trường hợp số lượng tin từ 100-149 tin thì đạt 1,5 điểm; từ 60-99 tin thì đạt 1 điểm; dưới 60 tin thì không chấm điểm).
2
1.3
Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử.
2
Từ 80% số văn bản trở lên: 2
Từ 60% - dưới 80% số văn bản: 1,5
Từ 50% - dưới 60% số văn bản: 1
Dưới 50% số văn bản: 0
2
Áp dụng ISO trong hoạt động các cơ quan, đơn vị:
Thực hiện áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đúng, đủ theo quy định và có hiệu quả (trường hợp thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế một trong các trường hợp sau thì trừ 0,5 điểm/trường hợp):
- Không ban hành Kế hoạch năm về xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
- Không ban hành mục tiêu chất lượng hàng năm đối với cấp đơn vị và cấp phòng.
- Người đứng đầu chưa phê duyệt hệ thống văn bản, tài liệu và các quy trình khi áp dụng.
- Ban hành không đầy đủ quy trình xử lý công việc thực hiện các thủ tục hành chính.
- Không thực hiện đánh giá nội bộ, khắc phục các điểm không phù hợp.
- Không tiến hành xem xét của lãnh đạo, cải tiến hệ thống.
- Người đứng đầu cơ quan chưa xác nhận hiệu lực hệ thống.
- Không thực hiện công bố lại sau khi có sự điều chỉnh, thu hẹp, mở rộng phạm vi áp dụng.
- Không cập nhật văn bản QPPL liên quan đến hoạt động xử lý công việc thực hiện TTHC trong thời gian chậm nhất 03 tháng kể từ khi văn bản QPPL có hiệu lực thi hành.
- Không thông báo bằng văn bản Bản công bố đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ để theo dõi, tổng hợp.
5
VIII
CHẤN CHỈNH KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG HÀNH CHÍNH (Các điểm tại mục này nếu trừ hết điểm chuẩn sẽ trừ điểm âm).
13
1
Tiếp nhận, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo (trường hợp có văn bản nhắc nhở của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo thì trừ 1 điểm/10 đơn thư).
2
2
Thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian quy định các văn bản chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh. Trường hợp có văn bản nhắc nhở của UBND tỉnh thì trừ 1 điểm/văn bản (bao gồm cả các văn bản nhắc nhở về xây dựng VBQPPL).
3
3
Phối hợp tốt với các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố trong giải quyết các thủ tục hành chính và công việc có liên quan.
1
4
Thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong công sở.
7
4.1
Làm việc đúng giờ theo quy định.
1
Trường hợp qua kiểm tra có cán bộ, công chức, viên chức đi trễ: 0
4.2
Đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ (trường hợp qua kiểm tra có cán bộ, công chức, viên chức không đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ thì trừ 0,5 điểm/cán bộ, công chức, viên chức).
1
4.3
Không hút thuốc lá nơi công sở (cơ quan, đơn vị còn cán bộ, công chức, viên chức hút thuốc lá nơi công sở thì không chấm điểm ở mục này).
1
4.4
Không uống rượu, bia (hoặc các loại đồ uống có nồng độ cồn tương đương) trong giờ làm việc và giờ nghỉ trưa của ngày làm việc. Trường hợp có từ 01 CBCCVC vi phạm thì không chấm điểm ở mục này (kể cả CBCCVC của các cơ quan, đơn vị trực thuộc)
1
4.5
Không có cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật
- Trường hợp có cán bộ, công chức, viên chức (kể cả các đơn vị trực thuộc) không giữ chức vụ bị kỷ luật (đối với Công an tỉnh là cán bộ, chiến sĩ giữ chức vụ đội trưởng, đội phó) thì trừ 1 điểm/trường hợp.
- Trường hợp có cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ Trưởng, phó phòng và tương đương (kể cả các đơn vị trực thuộc) bị kỷ luật thì trừ 3 điểm/trường hợp.
3
IX
THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HÀNG NĂM ĐÚNG QUY TRÌNH, THỜI GIAN QUY ĐỊNH.
3
1
Tự tổ chức đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ Cải cách hành chính hàng năm của cơ quan, đơn vị: trước ngày 10 tháng 11 của năm - có biên bản họp cụ thể (trường hợp không có biên bản thì không chấm điểm ở mục này).
1
2
Thực hiện gửi kết quả đánh giá, phân loại theo quy định về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.
2
ĐIỂM TỔNG CỘNG
100
X
ĐIỂM CỘNG
1
Có tổ chức điều tra, khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị.
3
2
Có sáng kiến cải cách hành chính được cấp có thẩm quyền công nhận (cấp tỉnh, cấp Bộ, ngành Trung ương) - căn cứ vào sáng kiến của năm trước liền kề.
3
3
Kết quả các Chỉ số, tiêu chí thành phần đã được giao cho cơ quan, đơn vị phụ trách trong các Bộ Chỉ số: PAR INDEX, PCI, PAPI, SIPAS được tăng điểm so với năm trước liền kề.
1 điểm/01 chỉ số thành phần được tăng điểm
XI
ĐIỂM TRỪ
1
Không thực hiện việc xin lỗi công dân đối với các trường hợp hồ sơ trễ hẹn vì lý do chủ quan hoặc không giải thích cụ thể đối với các trường hợp trả lại hồ sơ.
-1 điểm/
hồ sơ
2
Không công khai, minh bạch tiếp cận các thông tin, tài liệu của các cơ quan nhà nước trong tỉnh đối với doanh nghiệp theo quy định.
-1 điểm
3
Tham mưu văn bản không đúng thời gian quy định, không đảm bảo chất lượng
- Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản nhắc nhở
-1 điểm/việc
- Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Văn phòng UBND tỉnh có văn bản trả lại
-2 điểm/việc
4
Tham mưu thực hiện chế độ thông tin, báo cáo không kịp thời (bao gồm cả cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo).
-1 điểm/
báo cáo
5
Lãnh đạo cơ quan, đơn vị được cử đi công tác ngoài tỉnh (trong nước và ngoài nước) khi về không có báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh.
-1 điểm/lần
6
Chưa thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác trong việc thực thi công vụ (nếu nội dung văn bản góp ý không đúng nội dung hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị có ý kiến khác với văn bản góp ý tại cuộc họp).
-1 điểm/
văn bản
7
Kết quả các Chỉ số, tiêu chí thành phần đã được giao cho cơ quan, đơn vị phụ trách trong các Bộ Chỉ số: PAR INDEX, PCI, PAPI, SIPAS bị giảm điểm so với năm trước liền kề.
-1 điểm/01 chỉ số thành phần giảm điểm
- Cơ quan, đơn vị để UBND tỉnh phê bình (hoặc đề nghị kiểm điểm) bằng văn bản trong thực thi công vụ hoặc có cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì hạ 1 bậc xếp loại.
- Cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức giữ chức vụ Giám đốc, Giám đốc Sở (hoặc tương đương) bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì hạ 2 bậc xếp loại.
- Các cơ quan, đơn vị khi tiến hành chấm điểm không mang theo tài liệu kiểm chứng để chứng minh hoặc không có cơ sở để chứng minh thì không chấm điểm tại mục đó.
- Không xem xét khen thưởng hàng năm về công tác cải cách hành chính đối với tập thể có kết quả đánh giá, phân loại thấp hơn năm trước từ 5 điểm trở lên và đối với thủ trưởng của các đơn vị xếp loại từ loại khá trở xuống.
Kết quả xếp loại:
- Điểm tổng cộng từ 90 điểm trở lên: xếp loại Tốt.
- Điểm tổng cộng từ 70 đến 89 điểm: xếp loại Khá.
- Điểm tổng cộng từ 50 đến 69 điểm: xếp loại Trung bình.
- Điểm tổng cộng dưới 50 điểm: xếp loại Yếu.
(Điểm tổng cộng không được làm tròn).
PHỤ LỤC 2
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HÀNG NĂM ĐỐI VỚI CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2374/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
SỐ TT
NỘI DUNG
ĐIỂM CHUẨN
ĐIỂM
TỰ CHẤM
ĐIỂM
THẨM ĐỊNH
Tài liệu kiểm chứng
I
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
25
1
Kế hoạch Cải cách hành chính năm
5
1.1
Ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính năm trước ngày 15/11 của năm trước liền kề năm kế hoạch
- Trường hợp ban hành kể từ ngày 16/11 đến ngày 30/11 của năm thì trừ 1 điểm;
- Trường hợp ban hành sau ngày 30/11 của năm thì không chấm điểm ở mục này.
2
(Ví dụ: Kế hoạch số 123/KH-SNV ngày 13/11/2013 của Sở Nội vụ)
1.2
Xác định nhiệm vụ cải cách hành chính và bố trí kinh phí triển khai
1
Xác định đầy đủ các nhiệm vụ CCHC trên các lĩnh vực theo Chương trình CCHC của tỉnh: 0,5 điểm
Bố trí kinh phí triển khai kịp thời, đầy đủ: 0,5 điểm
1.3
Các kết quả đạt được xác định rõ ràng, cụ thể và định rõ trách nhiệm triển khai của phòng, ban, đơn vị
1
Đạt yêu cầu: 1
Không đạt yêu cầu: 0
1.4
Mức độ thực hiện kế hoạch CCHC.
1
Thực hiện 100% kế hoạch: 1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
2
Báo cáo CCHC định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm hoặc chuyên đề.
9
2.1
Báo cáo định kỳ đầy đủ: 12 báo cáo (8 báo cáo tháng, 2 báo cáo quý, 1 báo cáo 6 tháng và 1 báo cáo năm).
Trường hợp không có thì cứ 1 báo cáo trừ 0,5 điểm.
2
2.2
Tất cả báo cáo có đầy đủ nội dung theo hướng dẫn (trường hợp báo cáo thiếu nội dung thì trừ 0,5 điểm/báo cáo).
2
2.3
Tất cả báo cáo được gửi đúng thời gian quy định (trường hợp báo cáo không đúng thời gian thì trừ 0,5 điểm/báo cáo).
2
2.4
Báo cáo chuyên đề đầy đủ (trường hợp không có báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời gian quy định thì cứ 01báo cáo trừ 0,5 điểm).
3
3
Kiểm tra công tác cải cách hành chính
3
3.1
Mức độ thực hiện kế hoạch kiểm tra. Điều kiện cần và đủ để đánh giá mức độ thực hiện là:
- Phải có kế hoạch kiểm tra CCHC
- Kế hoạch phải đáp ứng yêu cầu đặt ra: >=30% đơn vị thuộc Sở, hoặc đơn vị trực thuộc (nếu có).
Trường hợp có Kế hoạch kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu trên, đánh giá mức độ thực hiện sẽ giảm trừ 50% số điểm đạt được.
1
Thực hiện 100% kế hoạch: 1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
3.2
Có báo cáo sau kiểm tra
1
3.3
Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện văn bản chấn chỉnh (hoặc có văn bản kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý sau kiểm tra).
1
100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra đều được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 1
Từ 50% - dưới 100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0,5
Dưới 50% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: -0,5
4
Công tác tuyên truyền cải cách hành chính
3
4.1
Ban hành Kế hoạch tuyên truyền Cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị trong tháng 01 của năm (trường hợp ban hành trong tháng 02 thì 0,5 điểm; ban hành trong tháng 3 thì không chấm điểm ở mục này).
1
4.2
Mức độ thực hiện kế hoạch tuyên truyền CCHC.
1
Thực hiện 100% kế hoạch: 1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
4.3
Có bài viết về công tác Cải cách hành chính đăng trên trang tin điện tử của Bộ, ngành chủ quản hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh (hoặc có bài viết được đăng báo).
1
5
Sự năng động trong chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
5
5.1
Tổ chức các cuộc họp giao ban công tác CCHC định kỳ theo quý, 6 tháng và tổng kết năm (hoặc lồng ghép trong các cuộc họp cơ quan).
1
5.2
Gắn kết quả thực hiện CCHC với công tác thi đua, khen thưởng
1
Có thực hiện: 1
Không thực hiện: 0
5.3
Sáng kiến, giải pháp cải tiến trong công tác CCHC góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
3
II
CẢI CÁCH THỂ CHẾ
9
1
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của đơn vị hàng năm (nếu có)
3
1.1
Mức độ thực hiện kế hoạch xây dựng VBQPPL hàng năm của đơn vị đã được phê duyệt.
2
Thực hiện 100% kế hoạch: 2
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 1
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
1.2
Thực hiện quy trình xây dựng VBQPPL.
1
100% văn bản thực hiện đúng quy định:1
Từ 50% - dưới 100% văn bản thực hiện đúng quy định: 0,5
Dưới 50% văn bản thực hiện đúng quy định: -0,5
2
Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
3
2.1
Báo cáo kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đúng thời gian quy định (trước ngày 15/01 của năm sau liền kề năm kế hoạch) - căn cứ vào Báo cáo của năm trước để chấm điểm.
2
Trường hợp báo cáo quá thời hạn quy định từ 01- 05 ngày: 1
Trường hợp báo cáo quá thời hạn quy định từ 06 ngày trở lên: -1
2.2
Báo cáo kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ biểu mẫu theo quy định.
1
3
Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL tại đơn vị.
3
3.1
Ban hành kế hoạch
1
Ban hành trong Quí IV năm trước liền kề: 1
Ban hành trong năm kế hoạch: 0,5
Không ban hành kế hoạch: -1
3.2
Mức độ thực hiện kế hoạch
1
Thực hiện 100% kế hoạch:1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
3.3
Xử lý các vấn đề phát hiện qua kiểm tra, rà soát
1
100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra, rà soát đều được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 1
Từ 50% - dưới 100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra, rà soát được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0,5
Dưới 50% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra, rà soát được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: -0,5
III
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
13
1
Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
3
1.1
Ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá TTHC của cơ quan, đơn vị theo quy định của tỉnh.
1
Ban hành trước ngày 25/12 của năm trước liền kề năm kế hoạch: 1
Ban hành sau ngày 25/12 của năm trước liền kề năm kế hoạch: 0
1.2
Mức độ thực hiện kế hoạch.
1
Thực hiện 100% kế hoạch: 1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
1.3
Xử lý các vấn đề phát hiện qua rà soát.
1
- Thực hiện sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC và các quy định có liên quan theo thẩm quyền: 0,5.
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC và các quy định có liên quan theo quy định của Chính phủ: 0,5.
2
Công khai thủ tục hành chính
2
2.1
Thực hiện công khai đầy đủ, đúng quy định các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan, đơn vị (trường hợp công khai dưới 50% TTHC đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không chấm điểm ở mục này).
1
2.2
Công khai đầy đủ, đúng quy định các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Trang Web của cơ quan, đơn vị
1
Trường hợp các cơ quan, đơn vị công khai chưa đầy đủ, đúng quy định các thủ tục hành chính: 0,5
Trường hợp các cơ quan, đơn vị chưa công khai các thủ tục hành chính: -1
3
Công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
2
3.1
Thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
1
Thực hiện đầy đủ quy định: 1
Không thực hiện đầy đủ các quy định: 0
3.2
Xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
1
100% số phản ánh, kiến nghị được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 1
Từ 70% - dưới 100% số phản ánh, kiến nghị được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0,5
Dưới 70% số phản ánh, kiến nghị được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0
4
Thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”
6
4.1
Có Quyết định thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Quy chế làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (trường hợp không có Quyết định thành lập hoặc Quy chế làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thì trừ 0,5 điểm/trường hợp).
1
4.2
Thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông ở cấp huyện, cấp xã đúng quy định (trường hợp thực hiện không đúng quy trình thì trừ 1 điểm; trường hợp không thực hiện thì không chấm điểm cho mục này).
2
4.3
Giải quyết hồ sơ đúng hẹn, không có hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng
3
Trường hợp có hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng thì cứ mỗi 1% hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng: -0,5
Trường hợp có từ 01 đơn thư phản ánh của tổ chức, cá nhân về việc giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân bị trễ hẹn do nguyên nhân chủ quan: -1/đơn thư.
IV
CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY
9
1
Tuân thủ các quy định của cấp trên về tổ chức bộ máy
5
1.1
Kịp thời điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cấp huyện trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Thông tư liên tịch của Bộ, ngành trung ương quy định về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị cấp huyện có hiệu lực thi hành (trường hợp ban hành trong thời hạn từ 61-90 ngày thì trừ 1 điểm; trường hợp ban hành chậm sau thời gian 90 ngày thì không chấm điểm ở mục này)
2
1.2
Ban hành Theo thẩm quyền quy chế phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện nhiệm vụ có tính chất liên ngành.
2
1.3
Ban hành Quy chế làm việc theo đúng Quy chế mẫu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1
3
Thực hiện phân cấp quản lý
4
3.1
Thực hiện các quy định về phân cấp quản lý do Trung ương, UBND tỉnh quy định.
2
Thực hiện đầy đủ các quy định: 2
Không thực hiện đầy đủ các quy định: 0
3.2
Thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ đối với các nhiệm vụ đã phân cấp cho các Phòng, ban, xã, phường, thị trấn.
1
Có thực hiện: 1
Không thực hiện: 0
3.3
Xử lý các vấn đề về phân cấp phát hiện qua kiểm tra
1
100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra đều được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 1
Từ 50% - dưới 100% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0,5
Dưới 50% số vấn đề phát hiện qua kiểm tra được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: -0,5
V
XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
12
1
Xác định cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Tuyển dụng và bố trí sử dụng công chức, viên chức
2
1.1
Mức độ thực hiện cơ cấu công chức theo vị trí việc làm được phê duyệt.
0,5
Thực hiện đúng 100%: 0,5
Thực hiện chưa đúng: 0
1.2
Mức độ thực hiện cơ cấu viên chức theo vị trí việc làm được phê duyệt.
0,5
Thực hiện đúng 100%: 0,5
Thực hiện chưa đúng: 0
1.3
Thực hiện quy định về tuyển dụng viên chức và bố trí, sử dụng công chức tại các cơ quan và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc (nếu có).
1
Thực hiện đúng quy định: 1
Thực hiện chưa đúng quy định: 0
2
Thực hiện chính sách tinh giản biên chế
2
2.1
Xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế theo giai đoạn 05 năm và ban hành kế hoạch thực hiện cụ thể hằng năm theo kế hoạch tinh giản.
1
Ban hành kịp thời: 1
Ban hành không kịp thời: 0
Không ban hành: -1
2.2
Mức độ thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế.
1
Thực hiện 100% kế hoạch:1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -1
3
Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức
2
3.1
Ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm của cơ quan, đơn vị.
1
Ban hành kịp thời: 1
Ban hành không kịp thời: 0,5
Không ban hành: -1
3.2
Mức độ thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức của cơ quan, đơn vị.
1
Thực hiện 100% kế hoạch:1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -1
4
Đổi mới công tác quản lý công chức
6
4.1
Đánh giá công chức, viên chức hàng tháng, quý trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh và công khai đầy đủ tại cơ quan, đơn vị (cứ thiếu một tháng hoặc một quý thì trừ 0,5 điểm). Mục này nếu trừ hết điểm chuẩn sẽ trừ điểm âm.
2
4.2
Thực hiện tốt công tác quy hoạch Trưởng, Phó phòng và tương đương
2
Có thực hiện: 1
Không thực hiện: 0
4.3
Thực hiện tốt công tác nhập hồ sơ trên phần mềm quản lý cán bộ, công chức.
2
Thực hiện tốt: 1
Thực hiện không đầy đủ hoặc không thực hiện thì không chấm điểm.
VI
CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG
5
1
Điều hành và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ; Các Phòng, ban, đơn vị trực thuộc (kể cả cấp xã) không có hành vi tiêu cực về tài chính, không bị cơ quan Tài chính xuất toán.
2
2
Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công (thông báo kết quả sử dụng kinh phí định kỳ 6 tháng, năm).
1
3
Thực hiện tiết kiệm kinh phí.
1
4
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức từ nguồn kinh phí tiết kiệm được.
1
VII
HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH
11
1
Ứng dụng công nghệ thông tin
6
1.1
Triển khai ứng dụng phần mềm Văn phòng điện tử trong cơ quan, đơn vị.
2
Trường hợp đã triển khai phần mềm Văn phòng điện tử nhưng chưa thực hiện tốt:1
Chưa triển khai thực hiện ứng dụng phần mềm Văn phòng điện tử trong cơ quan, đơn vị: -2
1.2
Số lượng tin trên Trang tin điện tử hằng năm từ 150 tin trở lên (trường hợp số lượng tin từ 100-149 tin thì đạt 1,5 điểm; từ 60-99 tin thì đạt 1 điểm; dưới 60 tin thì không chấm điểm).
2
1.3
Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước dưới dạng điện tử
2
Từ 80% số văn bản trở lên: 2
Từ 60% - dưới 80% số văn bản: 1,5
Từ 50% - dưới 60% số văn bản: 1
Dưới 50% số văn bản: 0
2
Áp dụng ISO trong hoạt động các cơ quan, đơn vị:
Thực hiện áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đúng, đủ theo quy định và có hiệu quả (trường hợp thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế một trong các trường hợp sau thì trừ 0,5 điểm/trường hợp):
- Không ban hành Kế hoạch năm về xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
- Không ban hành mục tiêu chất lượng hàng năm đối với cấp đơn vị và cấp phòng.
- Người đứng đầu chưa phê duyệt hệ thống văn bản, tài liệu và các quy trình khi áp dụng.
- Ban hành không đầy đủ quy trình xử lý công việc thực hiện các thủ tục hành chính.
- Không thực hiện đánh giá nội bộ, khắc phục các điểm không phù hợp.
- Không tiến hành xem xét của lãnh đạo, cải tiến hệ thống.
- Người đứng đầu cơ quan chưa xác nhận hiệu lực hệ thống.
- Không thực hiện công bố lại sau khi có sự điều chỉnh, thu hẹp, mở rộng phạm vi áp dụng.
- Không cập nhật văn bản QPPL liên quan đến hoạt động xử lý công việc thực hiện TTHC trong thời gian chậm nhất 03 tháng kể từ khi văn bản QPPL có hiệu lực thi hành.
- Không thông báo bằng văn bản Bản công bố đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ để theo dõi, tổng hợp.
5
VIII
CHẤN CHỈNH KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG HÀNH CHÍNH (các điểm tại mục này nếu trừ hết điểm chuẩn sẽ trừ điểm âm)
13
1
Tiếp nhận, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo (trường hợp có văn bản nhắc nhở của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo thì trừ 1 điểm/10 đơn thư).
2
2
Thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian quy định các văn bản chỉ đạo của Trung ương và UBND tỉnh. Trường hợp có văn bản nhắc nhở của UBND tỉnh thì trừ 1 điểm/văn bản (bao gồm các văn bản nhắc nhở về xây dựng VBQPPL).
3
3
Phối hợp tốt với các Sở, ban, ngành, huyện, thành phố trong giải quyết các thủ tục hành chính và công việc có liên quan.
1
4
Thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong công sở:
7
4.1
Làm việc đúng giờ theo quy định
1
Trường hợp qua kiểm tra có cán bộ, công chức, viên chức đi trễ: 0
4.2
Đeo thẻ cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ (trường hợp qua kiểm tra có cán bộ, công chức, viên chức không đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ thì trừ 0,5 điểm/cán bộ, công chức, viên chức).
1
4.3
Không hút thuốc lá nơi công sở (cơ quan, đơn vị còn cán bộ, công chức, viên chức hút thuốc lá nơi công sở thì không chấm điểm ở mục này).
1
4.4
Không uống rượu, bia (hoặc các loại đồ uống có nồng độ cồn tương đương) trong giờ làm việc và giờ nghỉ trưa của ngày làm việc. Trường hợp có từ 01 CBCCVC vi phạm thì không chấm điểm ở mục này (kể cả CBCCVC của các cơ quan, đơn vị trực thuộc).
1
4.5
Không có cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật
- Trường hợp có cán bộ, công chức, viên chức thuộc các phòng, ban chuyên môn cấp huyện (kể cả các đơn vị trực thuộc) bị kỷ luật thì trừ 1 điểm/trường hợp.
- Trường hợp có cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ Trưởng, phó phòng và tương đương thuộc các phòng, ban chuyên môn cấp huyện (kể cả các đơn vị trực thuộc) hoặc giữ chức vụ Lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã bị kỷ luật thì trừ 3 điểm/trường hợp.
3
IX
THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HÀNG NĂM ĐÚNG QUY TRÌNH, THỜI GIAN QUY ĐỊNH.
3
1
Tự tổ chức đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ Cải cách hành chính hàng năm của cơ quan, đơn vị: trước ngày 10 tháng 11 của năm - có biên bản họp cụ thể (trường hợp không có biên bản thì không chấm điểm ở mục này).
1
2
Thực hiện gửi kết quả đánh giá, phân loại (kể cả cấp xã) theo quy định về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) trước ngày 15 tháng 11 hàng năm (Trường hợp gửi kết quả đánh giá, phân loại của cấp huyện hoặc cấp xã sau ngày 15 tháng 11 của năm thì bị trừ 1 điểm/trường hợp).
2
ĐIỂM TỔNG CỘNG
100
X
ĐIỂM CỘNG
1
Có tổ chức điều tra, khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
3
2
Có sáng kiến cải cách hành chính được cấp có thẩm quyền công nhận (cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Bộ, ngành Trung ương) - căn cứ vào sáng kiến của năm trước liền kề.
3
3
Kết quả các Chỉ số thành phần (PAR INDEX, PCI, PAPI, SIPAS) cơ quan, đơn vị phụ trách được tăng điểm so với năm trước liền kề
1 điểm/01 chỉ số thành phần được tăng điểm
4
Có thực hiện mô hình “một cửa hiện đại” cấp huyện.
1
XI
ĐIỂM TRỪ
1
Không thực hiện việc xin lỗi công dân đối với các trường hợp hồ sơ trễ hẹn vì lý do chủ quan hoặc không giải thích cụ thể đối với các trường hợp trả lại hồ sơ.
-1 điểm/
hồ sơ
2
Không công khai, minh bạch tiếp cận các thông tin, tài liệu của các cơ quan nhà nước trong tỉnh đối với doanh nghiệp theo quy định.
-1 điểm
3
Tham mưu văn bản không đúng thời gian quy định, không đảm bảo chất lượng
- Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản nhắc nhở
-1 điểm/việc
- Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Văn phòng UBND tỉnh có văn bản trả lại
-2 điểm/việc
4
Tham mưu thực hiện chế độ thông tin, báo cáo không kịp thời (bao gồm cả cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo).
-1 điểm/
báo cáo
5
Lãnh đạo cơ quan, đơn vị được cử đi công tác ngoài tỉnh (trong nước và ngoài nước) khi về không có báo cáo với Ủy ban nhân dân tỉnh.
-1 điểm/lần
6
Chưa thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác trong việc thực thi công vụ (nếu nội dung văn bản góp ý không đúng nội dung hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị có ý kiến khác với văn bản góp ý tại cuộc họp).
-1 điểm/
văn bản
7
Kết quả các Chỉ số, tiêu chí thành phần đã được giao cho cơ quan, đơn vị phụ trách trong các Bộ Chỉ số: PAR INDEX, PCI, PAPI, SIPAS bị giảm điểm so với năm trước liền kề.
-1 điểm/01 chỉ số thành phần giảm điểm
Ghi chú:
- Cơ quan, đơn vị để UBND tỉnh phê bình (hoặc đề nghị kiểm điểm) bằng văn bản trong thực thi công vụ hoặc có cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì hạ 1 bậc xếp loại.
- Cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư huyện, thành ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì hạ 2 bậc xếp loại.
- Các cơ quan, đơn vị khi tiến hành chấm điểm không mang theo tài liệu kiểm chứng để chứng minh hoặc không có cơ sở để chứng minh thì không chấm điểm tại mục đó.
- Không xem xét khen thưởng hàng năm về công tác cải cách hành chính đối với tập thể có kết quả đánh giá, phân loại thấp hơn năm trước từ 5 điểm trở lên và đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị xếp loại từ loại khá trở xuống.
Kết quả xếp loại:
- Điểm tổng cộng từ 90 điểm trở lên: xếp loại Tốt.
- Điểm tổng cộng từ 70 đến 89 điểm: xếp loại Khá.
- Điểm tổng cộng từ 50 đến 69 điểm: xếp loại Trung bình.
- Điểm tổng cộng dưới 50 điểm: xếp loại Yếu.
(Điểm tổng cộng không được làm tròn).
PHỤ LỤC 3
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HÀNG NĂM ĐỐI VỚI CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2374/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
SỐ TT
NỘI DUNG
ĐIỂM CHUẨN
ĐIỂM
TỰ CHẤM
ĐIỂM
THẨM ĐỊNH
Tài liệu kiểm chứng
I
CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
25
1
Kế hoạch Cải cách hành chính năm
5
1.1
Ban hành Kế hoạch Cải cách hành chính năm trước ngày 05/11 của năm trước liền kề năm kế hoạch (trường hợp ban hành kể từ ngày 06/11 đến ngày 10/11 của năm thì trừ 1 điểm; trường hợp ban hành sau ngày 10/11 của năm thì không chấm điểm ở mục này).
2
Kế hoạch số 123/KH-SNV ngày 13/11/2013 của Sở Nội vụ
1.2
Xác định đầy đủ các nhiệm vụ cải cách hành chính trên các lĩnh vực theo Chương trình CCHC của tỉnh, huyện và theo kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
1
1.3
Các kết quả đạt được xác định rõ ràng, cụ thể và định rõ trách nhiệm triển khai của cá nhân, tổ chức
1
Đạt yêu cầu: 1
Không đạt yêu cầu: 0
1.4
Mức độ thực hiện kế hoạch.
1
Thực hiện 100% kế hoạch: 1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
2
Báo cáo CCHC định kỳ hàng tháng, quý, 6 tháng, năm hoặc chuyên đề.
9
2.1
Báo cáo định kỳ đầy đủ: 12 báo cáo (8 báo cáo tháng, 2 báo cáo quý, 1 báo cáo 6 tháng và 1 báo cáo năm).
Trường hợp không có thì cứ 1 báo cáo trừ 0,5 điểm.
2
2.2
Tất cả báo cáo có đầy đủ nội dung theo hướng dẫn (trường hợp báo cáo thiếu nội dung thì trừ 0,5 điểm/báo cáo).
2
2.3
Tất cả báo cáo được gửi đúng thời gian quy định (trường hợp báo cáo không đúng thời gian thì trừ 0,5 điểm/báo cáo).
2
2.4
Báo cáo chuyên đề đầy đủ (trường hợp không có báo cáo hoặc báo cáo không đúng thời gian quy định thì cứ 01báo cáo trừ 0,5 điểm).
3
3
Kiểm tra công tác cải cách hành chính
3
3.1
Ban hành Quyết định, Kế hoạch kiểm tra đối với trên 50% các bộ phận thuộc quyền quản lý (Trường hợp có Kế hoạch kiểm tra dưới 50% các bộ phận thuộc quyền quản lý thì 0,5 điểm).
1
3.2
Mức độ thực hiện kế hoạch kiểm tra trên 70% kế hoạch (trường hợp thực hiện từ 50%-dưới 70% kế hoạch thì 0,5 điểm; thực hiện dưới 50% kế hoạch thì 0 điểm).
1
3.3
Có văn bản chấn chỉnh sau kiểm tra (hoặc có văn bản kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý).
1
4
Công tác tuyên truyền cải cách hành chính
3
4.1
Ban hành Kế hoạch tuyên truyền Cải cách hành chính của cơ quan, đơn vị trong tháng 01 của năm (trường hợp ban hành trong tháng 02 thì trừ 0.5 điểm; ban hành trong tháng 3 thì không được điểm ở mục này).
1
4.2
Mức độ thực hiện kế hoạch tuyên truyền CCHC.
1
Thực hiện 100% kế hoạch: 1
Thực hiện từ 50% - dưới 100% kế hoạch: 0,5
Thực hiện dưới 50% kế hoạch: -0,5
4.3
Có bài viết về công tác Cải cách hành chính đăng trên trang tin điện tử của UBND huyện, tỉnh hoặc có bài viết được đăng báo.
1
5
Sự năng động trong chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính
5
5.1
Tổ chức các cuộc họp giao ban công tác CCHC định kỳ theo quý, 6 tháng và tổng kết năm (hoặc lồng ghép trong các cuộc họp cơ quan).
1
5.2
Gắn kết quả thực hiện CCHC với công tác thi đua, khen thưởng.
1
Có thực hiện: 1
Không thực hiện: 0
5.3
Sáng kiến, giải pháp cải tiến trong công tác CCHC nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động của cơ quan, đơn vị.
3
II
CẢI CÁCH THỂ CHẾ
7
1
Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Xây dựng văn bản QPPL đúng quy trình và nội dung phù hợp với quy định (trường hợp văn bản QPPL ban hành bị Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp hoặc Phòng Tư pháp phát hiện có sai sót thì trừ 1 điểm/văn bản).
2
2
Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
2
2.1
Báo cáo kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đúng thời gian quy định (trước ngày 05/01 của năm sau liền kề năm kế hoạch).
1
Trường hợp báo cáo quá thời hạn quy định từ 01- 05 ngày: 0,5
Trường hợp báo cáo quá thời hạn quy định từ 06 ngày trở lên: -1
2.2
Báo cáo kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ biểu mẫu theo quy định.
1
3
Tự kiểm tra văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành
3
3.1
Ban hành kế hoạch tự kiểm tra văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành.
1
3.2
Báo cáo kết quả tự kiểm tra và kiểm tra văn bản QPPL định kỳ 6 tháng, năm về Phòng Tư pháp đúng thời hạn quy định (trường hợp báo cáo không đúng thời hạn quy định thì trừ 1 điểm/báo cáo).
2
III
CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
15
1
Thực hiện rà soát thủ tục hành chính
4
1.1
Ban hành kế hoạch rà soát TTHC theo quy định (ban hành quá thời hạn quy định thì không chấm điểm).
1
1.2
Báo cáo rà soát TTHC định kỳ đúng thời hạn quy định (cứ 01 báo cáo không đúng thời hạn quy định thì trừ 0,5 điểm).
1,5
1.3
Xử lý các vấn đề phát hiện qua rà soát:
- Kiến nghị UBND cấp huyện đề nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC và các quy định có liên quan theo quy định hiện hành: 1 điểm.
- Kiến nghị các Bộ, ngành, Trung ương sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ TTHC và các quy định có liên quan: 0,5 điểm.
1,5
2
Công khai thủ tục hành chính. Công khai đầy đủ, đúng quy định các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan, đơn vị
2
Trường hợp công khai chưa đầy đủ, đúng quy định các thủ tục hành chính: -1.
Trường hợp các cơ quan, đơn vị chưa công khai các thủ tục hành chính: -2.
3
Thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC
2
3.1
Thực hiện việc tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
1
Thực hiện đầy đủ quy định: 1
Không thực hiện đầy đủ các quy định: 0
3.2
Xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị.
1
100% số phản ánh, kiến nghị được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 1
Từ 70% - dưới 100% số phản ánh, kiến nghị được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0,5
Dưới 70% số phản ánh, kiến nghị được xử lý hoặc kiến nghị xử lý: 0
4
Thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”
7
4.1
Bố trí Phòng “một cửa” đảm bảo diện tích theo quy định (trường hợp có phòng “một cửa” nhưng không đảm bảo diện tích thì trừ 1 điểm; trường hợp chưa bố trí Phòng “một cửa” thì không chấm điểm cho mục này.
2
4.2
Có Quyết định thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Quy chế làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (trường hợp không có Quyết định thành lập hoặc Quy chế làm việc của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thì trừ 0,5 điểm).
1
4.3
Thực hiện giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, cơ chế “một cửa liên thông” ở cấp xã đúng quy định (trường hợp thực hiện không đúng quy trình thì không chấm điểm).
1
4.4
Giải quyết hồ sơ đúng hẹn, không có hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng.
3
Trường hợp có hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng thì cứ mỗi 1% hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng: -0,5
Trường hợp có từ 01 đơn thư phản ánh của tổ chức, cá nhân về việc giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân bị trễ hẹn do nguyên nhân chủ quan: -1/đơn thư.
IV
CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY
4
1
Ban hành Quy chế làm việc theo đúng Quy chế mẫu của Ủy ban nhân dân tỉnh.
2
2
Thực hiện tốt nhiệm vụ được phân cấp.
2
Thực hiện đầy đủ các quy định: 2
Không thực hiện đầy đủ các quy định: 0
V
XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
13
1
Có quyết định phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng cán bộ, công chức.
2
2
Có đăng ký kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hàng năm của cơ quan, đơn vị về cấp trên.
1
3
Ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm của cơ quan, đơn vị.
1
Ban hành kịp thời: 1
Ban hành không kịp thời: 0,5
Không ban hành: -1
4
Tỷ lệ công chức cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên
2
100% công chức cấp xã đạt chuẩn: 2
Từ 70% - dưới 100% công chức cấp xã đạt chuẩn: 1,5
Dưới 70% công chức cấp xã đạt chuẩn: 0
5
Tỷ lệ cán bộ cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên
2
Trên 80% cán bộ cấp xã đạt chuẩn: 2
Từ 50% - dưới 80% cán bộ cấp xã đạt chuẩn: 1
Dưới 50% cán bộ cấp xã đạt chuẩn: 0
6
Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong năm.
1
Trên 80% số cán bộ, công chức: 1
Từ 50% - dưới 80% số cán bộ, công chức: 0,5
Dưới 50% số cán bộ, công chức: 0
7
Đánh giá công chức hàng tháng, quý trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh và công khai đầy đủ tại cơ quan, đơn vị (cứ thiếu một tháng hoặc một quý thì trừ 0,5 điểm) mục này nếu trừ hết điểm chuẩn sẽ trừ điểm âm.
4
VI
CẢI CÁCH TÀI CHÍNH CÔNG
7
1
Điều hành và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ; không có hành vi tiêu cực về tài chính, không bị cơ quan Tài chính xuất toán.
2
2
Công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng tài chính công (thông báo kết quả sử dụng kinh phí định kỳ 6 tháng, năm).
1
3
Thực hiện tiết kiệm kinh phí.
2
4
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức từ nguồn kinh phí tiết kiệm được.
2
VII
HIỆN ĐẠI HÓA NỀN HÀNH CHÍNH
10
1
Ứng dụng công nghệ thông tin
5
1.1
Sử dụng mạng nội bộ (mạng LAN) để trao đổi công việc trong cơ quan.
2,5
1.2
Triển khai ứng dụng phần mềm Văn phòng điện tử trong cơ quan, đơn vị
2,5
Trường hợp đã triển khai phần mềm Văn phòng điện tử nhưng chưa thực hiện tốt:1
Chưa triển khai thực hiện ứng dụng phần mềm Văn phòng điện tử trong cơ quan, đơn vị: -1
2
Áp dụng ISO trong hoạt động các cơ quan, đơn vị:
Thực hiện áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 đúng, đủ theo quy định và có hiệu quả (trường hợp thực hiện nhưng vẫn còn hạn chế một trong các trường hợp sau thì trừ 0,5 điểm/trường hợp):
- Không ban hành Kế hoạch năm về xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.
- Không ban hành mục tiêu chất lượng hàng năm đối với cấp đơn vị và cấp phòng.
- Người đứng đầu chưa phê duyệt hệ thống văn bản, tài liệu và các quy trình khi áp dụng.
- Ban hành không đầy đủ quy trình xử lý công việc thực hiện các thủ tục hành chính.
- Không thực hiện đánh giá nội bộ, khắc phục các điểm không phù hợp.
- Không tiến hành xem xét của lãnh đạo, cải tiến hệ thống.
- Người đứng đầu cơ quan chưa xác nhận hiệu lực hệ thống.
- Không thực hiện công bố lại sau khi có sự điều chỉnh, thu hẹp, mở rộng phạm vi áp dụng.
- Không cập nhật văn bản QPPL liên quan đến hoạt động xử lý công việc thực hiện TTHC trong thời gian chậm nhất 03 tháng kể từ khi văn bản QPPL có hiệu lực thi hành.
- Không thông báo bằng văn bản Bản công bố đến Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ để theo dõi, tổng hợp.
5
VIII
CHẤN CHỈNH KỶ LUẬT, KỶ CƯƠNG HÀNH CHÍNH (các điểm tại mục này nếu trừ hết điểm chuẩn sẽ trừ điểm âm)
16
1
Tiếp nhận, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo đúng theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo (trường hợp có văn bản nhắc nhở của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo thì trừ 1 điểm/01 đơn thư).
2
2
Thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian quy định các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND cấp huyện (trường hợp có văn bản nhắc nhở của UBND cấp huyện (trừ các văn bản nhắc nhở về xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo) thì trừ 1 điểm/văn bản.
3
3
Phối hợp tốt với các phòng, ban chuyên môn cấp huyện trong giải quyết các thủ tục hành chính và công việc có liên quan.
1
4
Thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong công sở:
10
4.1
Làm việc đúng giờ theo quy định
2
Trường hợp qua kiểm tra có cán bộ, công chức, viên chức đi trễ: 0
4.2
Đeo thẻ cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ (trường hợp qua kiểm tra có cán bộ, công chức không đeo thẻ khi thực hiện nhiệm vụ thì trừ 1 điểm/cán bộ, công chức, viên chức).
2
4.3
Không hút thuốc lá nơi công sở (cơ quan, đơn vị còn cán bộ, công chức, viên chức hút thuốc lá nơi công sở thì không chấm điểm ở mục này).
1
4.4
Không uống rượu, bia (hoặc các loại đồ uống có nồng độ cồn tương đương) trong giờ làm việc và giờ nghỉ trưa của ngày làm việc.
Trường hợp có từ 01 CBCCVC vi phạm thì không chấm điểm ở mục này (kể cả CBCCVC của các cơ quan, đơn vị trực thuộc).
2
4.5
Không có cán bộ, công chức vi phạm kỷ luật
- Trường hợp có công chức bị kỷ luật thì trừ 1 điểm/trường hợp.
- Trường hợp có cán bộ bị kỷ luật (Trừ cán bộ giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND cấp xã) thì trừ 3 điểm/cán bộ.
3
IX
THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH HÀNG NĂM ĐÚNG QUY TRÌNH, THỜI GIAN QUY ĐỊNH
3
1
Tự tổ chức đánh giá, phân loại kết quả thực hiện nhiệm vụ Cải cách hành chính hàng năm của cơ quan, đơn vị: trước ngày 05 tháng 11 của năm-có biên bản họp cụ thể (trường hợp không có biên bản thì không chấm điểm ở mục này).
1
2
Thực hiện gửi kết quả đánh giá, phân loại theo quy định về UBND huyện (qua Phòng Nội vụ) trước ngày 10 tháng 11 hàng năm.
2
ĐIỂM TỔNG CỘNG
100
X
ĐIỂM CỘNG
1
Có tổ chức điều tra, khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.
3
2
Có sáng kiến chuyên môn được cấp có thẩm quyền công nhận (cấp huyện, cấp tỉnh, cấp bộ, ngành Trung ương) - căn cứ vào sáng kiến của năm trước liền kề.
3
3
Kết quả các Chỉ số thành phần (PAR INDEX, PCI, PAPI, SIPAS) cơ quan, đơn vị phụ trách được tăng điểm so với năm trước liền kề
1 điểm/ 01 chỉ số thành phần được tăng điểm
XI
ĐIỂM TRỪ
1
Không thực hiện việc xin lỗi công dân đối với các trường hợp hồ sơ trễ hẹn vì lý do chủ quan hoặc không giải thích cụ thể đối với các trường hợp trả lại hồ sơ.
-1 điểm/
hồ sơ
2
Không công khai, minh bạch tiếp cận các thông tin, tài liệu của các cơ quan nhà nước trong tỉnh đối với doanh nghiệp theo quy định.
-1 điểm
3
Tham mưu văn bản không đúng thời gian quy định, không đảm bảo chất lượng (có văn bản nhắc nhở hoặc trả lại của Ủy ban nhân dân huyện).
- Ủy ban nhân dân huyện có văn bản nhắc nhở
-1 điểm/việc
- Ủy ban nhân dân huyện có văn bản trả lại
-2 điểm/việc
4
Tham mưu thực hiện chế độ thông tin, báo cáo không kịp thời (bao gồm cả cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp tham mưu Ủy ban nhân dân huyện báo cáo).
-1 điểm/
báo cáo
5
Lãnh đạo cơ quan, đơn vị được cử đi công tác ngoài tỉnh (trong nước và ngoài nước) khi về không có báo cáo với Ủy ban nhân dân huyện.
-1 điểm/lần
6
Chưa thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác trong việc thực thi công vụ (nếu nội dung văn bản góp ý không đúng nội dung hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị có ý kiến khác với văn bản góp ý tại cuộc họp).
-1 điểm/
văn bản
7
Kết quả các Chỉ số, tiêu chí thành phần đã được giao cho cơ quan, đơn vị phụ trách trong các Bộ Chỉ số: PAR INDEX, PCI, PAPI, SIPAS bị giảm điểm so với năm trước liền kề.
-1 điểm/ 01 chỉ số thành phần giảm điểm
Ghi chú:
- Cơ quan, đơn vị để UBND tỉnh, UBND huyện, thành phố phê bình (hoặc đề nghị kiểm điểm) bằng văn bản trong thực thi công vụ hoặc có cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì hạ 1 bậc xếp loại.
- Cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã bị kỷ luật từ khiển trách trở lên thì hạ 2 bậc xếp loại.
- Các cơ quan, đơn vị khi tiến hành chấm điểm không mang theo tài liệu kiểm chứng để chứng minh hoặc không có cơ sở để chứng minh thì không chấm điểm tại mục đó.
- Không xem xét khen thưởng hàng năm về công tác cải cách hành chính đối với tập thể có kết quả đánh giá, phân loại thấp hơn năm trước từ 5 điểm trở lên và đối với thủ trưởng cơ quan, đơn vị xếp loại từ loại khá trở xuống.
Kết quả xếp loại:
- Điểm tổng cộng từ 90 điểm trở lên: xếp loại Tốt.
- Điểm tổng cộng từ 70 đến 89 điểm: xếp loại Khá.
- Điểm tổng cộng từ 50 đến 69 điểm: xếp loại Trung bình.
- Điểm tổng cộng dưới 50 điểm: xếp loại Yếu.
(Điểm tổng cộng không được làm tròn). | {
"issuing_agency": "Tỉnh Ninh Thuận",
"promulgation_date": "28/09/2016",
"sign_number": "2374/QĐ-UBND",
"signer": "Lưu Xuân Vĩnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Phap-lenh-Luc-luong-An-ninh-nhan-dan-Viet-Nam-1987-1-LCT-HDNN8-37253.aspx | Pháp lệnh Lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam 1987 1-LCT/HĐNN8 | HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 1-LCT/HĐNN8
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1987
PHÁP LỆNH
VỀ LỰC LƯỢNG AN NINH NHÂN DÂN VIỆT NAM
Để tăng cường bảo vệ an ninh quốc gia;
Để xây dựng lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam vững mạnh, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy về Lực lượng An ninh nhân dân Việt Nam.
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Các cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và mỗi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ bảo vệ an ninh của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Điều 2
Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, lực lượng An ninh nhân dân là lực lượng nòng cốt, có nhiệm vụ đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ các lực lượng vũ trang và bảo vệ nhân dân.
Điều 3
Lực lượng An ninh nhân dân là một trong những lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng và Nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo thường xuyên và trực tiếp của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng, sự thống lĩnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, sự quản lý trực tiếp của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và chịu sự giám sát của nhân dân.
Điều 4
Lực lượng An ninh nhân dân hoạt động theo đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Điều 5
Lực lượng An ninh nhân dân phối hợp với các lực lượng vũ trang khác như Cảnh sát nhân dân, Quân đội nhân dân, với các cơ quan Nhà nước, dựa vào các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và sức mạnh của toàn dân để làm nhiệm vụ.
Các lực lượng vũ trang, cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và mỗi công dân có trách nhiệm cộng tác, giúp đỡ lực lượng An ninh nhân dân làm tròn nhiệm vụ.
Chương 2:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA LƯỢNG LƯỢNG AN NINH NHÂN DÂN VIỆT NAM
Điều 6
Lực lượng An ninh nhân dân thường xuyên nâng cao cảnh giác cách mạng trong cán bộ, nhân dân, xây dựng thế trận an ninh liên hoàn vững mạnh, chủ động phòng ngừa và tấn công làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
Điều 7
Lực lượng An ninh nhân dân bảo vệ an toàn cuộc sống của nhân dân, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tôn trọng quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa của nhân dân.
Điều 8
Lực lượng An ninh nhân dân bảo vệ an toàn cán bộ, an ninh các cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội; bảo vệ an ninh các đoàn khách, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế và người nước ngoài ở Việt Nam.
Điều 9
Lực lượng An ninh nhân dân tổ chức và thực hiện việc bảo vệ bí mật Nhà nước, an ninh biên giới, an ninh các khu vực xung yếu về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh các cơ sở khoa học - kỹ thuật; quản lý công tác an ninh trong thông tin liên lạc; quản lý việc thực hiện quy chế xuất cảnh, nhập cảnh, quy chế đối với người nước ngoài cư trú, làm việc ở Việt Nam.
Điều 10
Lực lượng An ninh nhân dân tiến hành các hoạt động điều tra và đề nghị truy tố người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Điều 11
Lực lượng An ninh nhân dân tổ chức hướng dẫn các lực lượng vũ trang, cơ quan Nhà nước, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội và công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ an ninh, xây dựng cơ quan, đơn vị an toàn, bảo mật phòng gian và xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Điều 12
Cán bộ, chiến sĩ An ninh nhân dân khi làm nhiệm cụ được ưu tiên đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng; trong trường hợp đang làm nhiệm vụ cấp thiết được sử dụng các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc và các phương tiện kỹ thuật khác của các cơ quan, tổ chức và cá nhân, kể cả người đang điều hành, sử dụng các phương tiện ấy.
Điều 13
Trong trường hợp cấp thiết, cán bộ, chiến sĩ An ninh nhân dân đang làm nhiệm vụ được tạm đình chỉ hoặc đình chỉ những việc làm nào có nguy hại đến an ninh quốc gia và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định ấy.
Điều 14
Hội đồng Nhà nước có thể giao cho lực lượng An ninh nhân dân những nhiệm vụ và quyền hạn khác, khi xét thấy cần thiết.
Chương 3:
TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG AN NINH NHÂN DÂN VIỆT NAM
Điều 15
Lực lượng An ninh nhân dân tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, bố trí theo mục tiêu, đối tượng, địa bàn, đảm bảo tính thường xuyên chiến đấu.
Tổ chức bộ máy, trang bị phương tiện kỹ thuật về chuyên môn - nghiệp vụ và các phương tiện hoạt động khác của lực lượng An ninh nhân dân do Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng quy định.
Điều 16
Trong Lực lượng An ninh nhân dân, sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp; hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp hoặc theo chế độ nghĩa vụ.
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ trong Lực lượng An ninh nhân dân được coi là làm nghĩa vụ quân sự.
Chế độ nghĩa vụ trong Lực lượng An ninh nhân dân áp dụng như chế độ nghĩa vụ quân sự do Luật nghĩa vụ quân sự quy định.
Điều 17
Cán bộ, chiến sĩ An ninh nhân dân được Nhà nước phong hàm cấp tướng, cấp tá, cấp Uý, cấp hạ sĩ quan và chiến sĩ.
Hệ thống cấp bậc hàm quy định như sau:
Cấp tướng có 4 bậc:
Đại tướng,
Thượng tướng,
Trung tướng,
Thiếu tướng;
Cấp tá có 3 bậc:
Đại tá,
Trung tá,
Thiếu tá;
Cấp uý có 4 bậc:
Đại uý,
Thượng uý,
Trung uý,
Thiếu uý;
Cấp hạ sĩ quan có 3 bậc:
Thượng sĩ,
Trung sĩ,
Hạ sĩ;
Cấp chiến sĩ có 2 bậc:
Chiến sĩ bậc 1,
Chiến sĩ bậc 2.
Điều 18
Việc xét phong, thăng cấp bậc hàm cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân căn cứ vào cấp bậc hàm được quy định cho từng chức vụ, phẩm chất cách mạng, năng lực công tác và thời hạn ở cấp bậc hiện tại.
Thời hạn xét thăng cấp bậc hàm đối với sĩ quan quy định như sau:
Thiếu uý lên trung uý: 2 năm,
Trung uý lên thượng uý: 2 năm,
Thượng uý lên đại uý: 3 năm,
Đại uý lên thiếu tá: 4 năm,
Thiếu tá lên trung tá: 4 năm,
Trung tá lên đại tá: 5 năm. Việc xét thăng bậc hàm cấp tướng không quy định thời hạn.
Điều 19
Quyền phong và thăng cấp bậc hàm trong Lực lượng An ninh nhân dân quy định như sau:
Hội đồng Nhà nước phong, thăng bậc hàm đại tướng, thượng tướng;
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, thăng bậc hàm trung tướng, thiếu tướng;
Bộ trưởng Bộ Nội vụ phong, thăng cấp bậc hàm từ đại tá đến thiếu uý.
Thời hạn và quyền xét phong, thăng cấp bậc hàm đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Cấp có quyền phong, thăng cấp bậc hàm nào thì được quyền tước, giáng cấp bậc hàm ấy.
Việc thăng hoặc giáng cấp bậc sĩ quan, mỗi lần chỉ được một bậc; trong trường hợp đặc biệt mới được thăng hoặc giáng nhiều bậc.
Điều 20
Theo yêu cầu công tác, chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, Lực lượng An ninh nhân dân được ưu tiên tuyển chọn trong số học sinh tốt nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trong số thanh niên thuộc diện nhập ngũ có đủ các tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Lực lượng An ninh nhân dân.
Điều 21
Cờ hiệu, an ninh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu kết hợp với cấp hiệu, trang phục, lễ phục và giấy chứng minh của sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Chương 4:
NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN LỢI CỦA SĨ QUAN, HẠ SĨ QUAN, CHIẾN SĨ AN NINH NHÂN DÂN
Điều 22
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân có nghĩa vụ:
1- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng với Nhà nước và nhân dân;
2- Nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, Điều lệ của lực lượng An ninh nhân dân, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên;
3- Nêu cao tính trung thực, dũng cảm, bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén, yêu nghề, mài sắc tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
4- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, pháp luật, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, năng lực chuyên môn - nghiệp vụ, thường xuyên trau dồi phẩm chất cách mạng, tính tổ chức kỷ luật và rèn luyện thể lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Điều 23
Sĩ quan An ninh nhân dân phục vụ trong lực lượng An ninh nhân dân theo hạn tuổi do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Sĩ quan An ninh nhân dân chưa hết hạn tuổi phục vụ, vì lý do sức khoẻ và nếu có đủ số năm công tác theo quy định của Hội đồng bộ trưởng thì được hưởng chế độ hưu.
Sĩ quan an ninh nhân dân đã hết hạn tuổi phục vụ, khi có yêu cầu công tác, thì tiếp tục phục vụ trong lực lượng An ninh nhân dân, theo quyết định của Bộ trưởng Bộ nội vụ.
Điều 24
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp được hưởng lương, phụ cấp thâm niên và các chế độ phụ cấp khác.
Hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân phục vụ theo chế độ, nghĩa vụ được hưởng chế độ cung cấp theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 25
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân có thành tích thì tuỳ theo công trạng, được tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước hoặc các hình thức khen thưởng khác.
Điều 26
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân nếu bị thương, bị bệnh hoặc chết trong khi làm nhiệm vụ thì bản thân và gia đình được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của Hội đồng bộ trưởng.
Điều 27
Gia đình sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân được chính quyền, đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội ở địa phương chăm sóc về tinh thân và vật chất theo chế độ chung của Nhà nước đối với gia đình cán bộ, chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân.
Điều 28
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ An ninh nhân dân nào vi phạm Điều lệnh, Điều lệ của Lực lượng An ninh nhân dân thì bị kỷ luật; nếu phạm tội thì bị truy tố trước Toà án quân sự.
Chương 5:
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 29
Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh này.
Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 1987
Võ Chí Công
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Hội đồng Nhà nước",
"promulgation_date": "02/11/1987",
"sign_number": "1-LCT/HĐNN8",
"signer": "Võ Chí Công",
"type": "Pháp lệnh"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Ke-hoach-275-KH-UBND-2021-tang-cuong-tiet-kiem-dien-Ha-Noi-2022-496737.aspx | Kế hoạch 275/KH-UBND 2021 tăng cường tiết kiệm điện Hà Nội 2022 | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 275/KH-UBND
Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2021
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022
Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 27/11/2020 của UBND Thành phố về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020-2025; Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong việc tiết kiệm điện để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia gắn với phát triển các nguồn năng lượng bền vững và bảo vệ môi trường, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch tăng cường tiết kiệm điện trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2022 với các nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
Triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025; Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 27/11/2020 của UBND Thành phố về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025; phấn đấu năm 2022, đạt mức tiết kiệm tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ cho các khu vực tiêu dùng, sử dụng điện trên địa bàn, bao gồm: khu vực sản xuất nông nghiệp; khu vực sản xuất công nghiệp; khu vực thương nghiệp; quản lý và tiêu dùng; hoạt động khác.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Thực hiện tiết kiệm điện tại cơ quan, công sở, tòa nhà văn phòng, trường học, bệnh viện...
- Phổ biến, quán triệt việc thực hiện tiết kiệm điện đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đưa nội dung sử dụng điện tiết kiệm vào chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ và thi đua khen thưởng hàng năm; thường xuyên rà soát, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy định hiện hành về tiết kiệm điện. Xây dựng, đăng ký kế hoạch năm và báo cáo tình hình sử dụng năng lượng trên trang thông tin điện tử http://dataenergy.vn theo quy định.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện hiệu quả quy định về sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị tiêu thụ điện tại cơ quan, đơn vị.
- Phối hợp với Công ty điện lực địa phương xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch tiết kiệm điện cho đơn vị mình, đảm bảo hằng năm tối thiểu tiết kiệm 5,0% tổng điện năng trong năm.
- Nghiêm túc thực hiện Quyết định số 68/2011/QĐ-TTg ngày 12/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng được trang bị, mua sắm đối với cơ quan, đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi sửa chữa, thay thế hoặc mua mới các phương tiện, thiết bị
- Tận dụng và huy động các nguồn lực để lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời để giảm tiêu thụ điện từ hệ thống điện quốc gia.
2. Thực hiện tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời, chiếu sáng giao thông
- Các tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng, hệ thống chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời chủ trì, phối hợp với cơ sở cung cấp điện xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch tiết kiệm điện, theo đó, phải đảm bảo tối thiểu tiết kiệm 20% tổng điện năng tiêu thụ trong giai đoạn 2020 - 2025 cho các hoạt động chiếu sáng trên.
- Áp dụng các giải pháp quản lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành trong chiếu sáng công cộng; thay thế các đèn trang trí, đèn chiếu sáng, đèn quảng cáo bằng đèn tiết kiệm điện. Áp dụng công nghệ điều khiển tự động trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời.
- Triển khai các giải pháp công nghệ tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng, sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tích hợp năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tiết kiệm điện cho 100% công trình chiếu sáng công cộng chuẩn bị đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp. Việc sử dụng đèn điện led khi thay thế hoặc lắp đặt mới trong hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn Thành phố cần đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
- Đẩy nhanh lộ trình thực hiện tự động hóa chiếu sáng theo khung thời gian và điều kiện thời tiết của các công trình chiếu sáng công cộng.
- Các nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ thương mại, tổ hợp văn phòng và tòa nhà chung cư giảm 50% công suất chiếu sáng quảng cáo trang trí ngoài trời vào cao điểm buổi tối của hệ thống điện theo yêu cầu của cơ quan điện lực địa phương; tuân thủ các quy định về chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả, sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử dụng điện khi có thông báo của cơ quan điện lực tại địa phương trong trường hợp xảy ra thiếu điện.
3. Thực hiện tiết kiệm điện tại các hộ gia đình
- Sử dụng các thiết bị điện được dán nhãn năng lượng theo Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
- Thường xuyên thực hành hành vi sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình như: tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng các thiết bị điện; chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết; ưu tiên mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao hoặc thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; hạn chế tối đa sử dụng bóng đèn sợi đốt; Khuyến khích lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời.
4. Thực hiện tiết kiệm điện tại các cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ
- Thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả; lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời để giảm tiêu thụ điện từ hệ thống điện quốc gia.
- Nghiên cứu áp dụng chuyển đổi công nghệ, thiết bị, máy móc phương tiện, vật liệu, nguyên, nhiên liệu theo hướng tiết kiệm điện; phát động các phong trào về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật về tiết kiệm điện tại cơ sở.
- Xây dựng và phổ biến thực hiện nội quy tiết kiệm điện của đơn vị cho khách hàng, nhân viên; phối hợp với Công ty điện lực địa phương thực hiện các quy định về Quản lý nhu cầu điện.
- Các cơ sở dịch vụ, thương mại nhà hàng, khách sạn là cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản hướng dẫn.
5. Thực hiện tiết kiệm điện tại doanh nghiệp sản xuất:
- Xây dựng và thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả như: đảm bảo sử dụng đúng công suất và biểu đồ phụ tải đã ký kết trong hợp đồng mua bán điện; thực hiện kế hoạch sản xuất hợp lý; hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị, máy móc có công suất tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm; hạn chế tối đa các thiết bị điện hoạt động không tải.
- Khuyến khích lắp đặt, tích hợp sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sinh khối, rác,...; ưu tiên sử dụng các thiết bị được dán nhãn năng lượng hiệu suất cao; sử dụng hệ thống dự trữ năng lượng ở giờ thấp điểm để sử dụng vào giờ cao điểm.
- Nghiên cứu áp dụng chuyển đổi công nghệ, thiết bị, máy móc phương tiện, vật liệu, nguyên, nhiên liệu theo hướng tiết kiệm điện; phát động các phong trào về sáng kiến, cải tiến kỹ thuật về tiết kiệm điện tại cơ sở.
- Chuẩn bị các nguồn dự phòng đế đáp ứng nhu cầu sản xuất khi xảy ra thiếu điện; phối hợp với Công ty điện lực địa phương thực hiện các quy định về Quản lý nhu cầu điện.
- Cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo tiết kiệm ít nhất 2% điện năng tiêu thụ trên một đơn vị sản phẩm mỗi năm; phải thực hiện nghiêm túc các quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản hướng dẫn.
- Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp là đối tượng điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật quy định về định mức tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm phải tuân thủ định mức tiêu hao năng lượng theo quy định.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này lồng ghép với kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan, đơn vị hoặc kinh phí ngân sách Thành phố cấp cho đơn vị năm 2022.
Các cơ quan, đơn vị căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, nội dung công việc được phân công trong Kế hoạch; chế độ, định mức chi hiện hành của Trung ương và Thành phố, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch năm 2022 trong dự toán chi ngân sách năm 2022 của đơn vị mình gửi cơ quan tài chính cùng cấp để phối hợp tổng hợp báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định; đồng thời gửi Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công thương Hà Nội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch tăng cường tiết kiệm điện và các chương trình quản lý nhu cầu điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố năm 2022; đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ tư vấn kiểm toán năng lượng, đánh giá suất tiêu hao năng lượng, tập huấn đào tạo cán bộ và hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý năng lượng; thúc đẩy phát triển mô hình cơ sở sử dụng năng lượng xanh và phong trào Hộ gia đình tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng; Khuyến khích lắp đặt, tích hợp sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo; tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo chỉ đạo của UBND Thành phố và theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng xác định mục tiêu tiết kiệm điện hằng năm và giai đoạn của địa phương, tổ chức phân bổ chỉ tiêu và xác định, đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu tiết kiệm điện năng cho từng quận, huyện, thị xã trong năm kế hoạch; Tổ chức thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá và dự báo nhu cầu về sử dụng điện và tiềm năng tiết kiệm điện.
- Thực hiện kiểm tra, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện và thực hiện Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại các đơn vị trên địa bàn Thành phố; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định pháp luật. Tổ chức hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Kế hoạch số 230/KH-UBND ngày 27/11/2020 tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2020 - 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Giám sát việc thực hiện cung cấp điện của Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội và các Công ty điện lực quận, huyện, thị xã; giải quyết các khiếu nại của khách hàng về tình trạng cung cấp điện không tuân thủ các quy định trên địa bàn.
- Đôn đốc, hướng dẫn, đánh giá các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch hăng năm, 05 năm theo quy định.
2. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu báo cáo UBND Thành phố cân đối bố trí kinh phí từ nguồn chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố để thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp các Sở quản lý chuyên ngành thông tin, hướng dẫn (cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và nguồn vốn đầu tư) và tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khuyến khích lắp đặt, tích hợp sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên địa bàn Thành phố.
4. Sở Xây dựng
- Chủ trì đẩy mạnh triển khai các giải pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, năng lượng mới, năng lượng tái tạo để tiết kiệm điện trong chiếu sáng công cộng.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về chiếu sáng công cộng trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì thẩm định theo thẩm quyền dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình có lắp đặt điện mặt trời trên mái các tòa nhà theo quy định cần lưu ý việc kết nối giữa các hệ thống năng lượng trong tòa nhà với nhau.
- Đôn đốc, hướng dẫn, đánh giá các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch hằng năm, 05 năm theo quy định; chủ trì, phối với với các Sở Công Thương tổng hợp chung, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
5. Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương tham mưu UBND Thành phố về việc áp dụng các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng, các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố.
- Đôn đốc, hướng dẫn, đánh giá các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch hằng năm, 05 năm theo quy định; chủ trì, phối với với các Sở Công Thương tổng hợp chung, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
6. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố triển khai các biện pháp sử dụng hiệu quả năng lượng, các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi, phát triển làng nghề.
- Đôn đốc, hướng dẫn, đánh giá các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm thuộc phạm vi quản lý về việc lập kế hoạch, báo cáo thực hiện kế hoạch hằng năm, 05 năm theo quy định; chủ trì, phối hợp với các Sở Công Thương tổng hợp chung, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
7. Sở Văn hóa và Thể thao
Kiểm tra, giám sát các đơn vị tham gia quảng cáo sử dụng tiết kiệm điện, lắp đặt, tích hợp sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo, các thiết bị có hiệu suất cao trong các bảng quảng cáo có chiếu sáng đèn, hạn chế sử dụng bóng đèn có công suất lớn.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai các chương trình truyền thông trong giáo dục đào tạo tại các cấp.
9. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về tiết kiệm điện, ứng dụng vào thực tế sản xuất trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp với Sở Công Thương trong việc giới thiệu, triển khai ứng dụng các kết quả khoa học và công nghệ về tiết kiệm điện.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Công Thương, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện; hướng dẫn, chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, các cơ quan thông tin đại chúng của Thành phố dành thời lượng thích hợp để phát sóng các chương trình, tổ chức các chuyên mục, đưa tin, bài tuyên truyền chủ trương của Thành phố và các giải pháp tiết kiệm điện, lợi ích của các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo.
11. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
Phối hợp với Sở Công Thương, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội tuyên truyền, phổ biến Luật Điện lực, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chương trình quốc gia về quản lý nhu cầu điện; vận động các doanh nghiệp trong khu công nghiệp lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà để đáp ứng một phần nhu cầu điện năng của đơn vị và triển khai các biện pháp tiết kiệm điện.
12. Các Sở, ban, ngành và đơn vị Thành phố
Quán triệt, triển khai tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghiêm túc chấp hành các quy định về tiết kiệm điện tại cơ quan, công sở; Khi thẩm định, cấp phép các dự án, công trình đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp có trách nhiệm hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị tư vấn thiết kế, chủ đầu tư dự án, đơn vị quản lý, sử dụng các công trình trụ sở, tòa nhà, cơ sở sản xuất kinh doanh, hệ thống chiếu sáng trên địa bàn Thành phố nghiên cứu ứng dụng lắp đặt hệ thống điện mặt trời, sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, dán nhãn năng lượng và tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
13. UBND cấp huyện:
- Xây dựng và tổ chức các triển khai Chương trình Quản lý nhu cầu điện, Chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và Kế hoạch tăng cường tiết kiệm điện năm 2022, đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; xây dựng và đảm bảo phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu tiết kiệm điện tối thiểu 2,2% tổng điện năng tiêu thụ trên địa bàn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, chủ trương và các quy định về tiết kiệm điện; cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam và các văn bản khác có liên quan tới đông đảo nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp trên địa bàn nghiêm túc thực hiện. Chỉ đạo, tập trung tuyên truyền thường xuyên, liên tục tại các phường, xã, khu dân cư về cách lựa chọn và sử dụng thiết bị điện trong gia đình; các tấm gương, kỹ năng, các điển hình sáng tạo trong sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả... Quản lý sử dụng tiết kiệm điện trong cơ sở hoạt động dịch vụ, cơ sở lưu trú hai sao trở xuống, trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn giám sát chặt chẽ thời gian bật, tắt đèn chiếu sáng công cộng các khu vực dân cư để đảm bảo tiết kiệm điện năng theo đúng quy định.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định hiện hành về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo thẩm quyền; giám sát chi phí sử dụng điện trong chi thường xuyên của các đơn vị hành chính sự nghiệp theo quy định mức tiết kiệm điện tại Kế hoạch này.
- Chủ động bố trí nguồn ngân sách địa phương và các nguồn huy động hợp pháp để thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch trên địa bàn theo quy định. Công bố mức độ hoàn thành mục tiêu tiết kiệm điện trong năm vào tháng 01 của năm kế tiếp.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện các quy định tại Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản hướng dẫn thi hành.
14. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội và các tổ chức kinh doanh điện khác
- Thực hiện nghiêm các quy định về tiết kiệm điện trong phân phối điện, bán lẻ điện; đảm bảo phương thức vận hành an toàn, ổn định trong hệ thống điện; các giải pháp quản lý, kỹ thuật, đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống lưới điện; bố trí kế hoạch cải tạo lưới điện hợp lý, hạn chế sự cố và giảm tổn thất điện năng xuống mức thấp nhất. Tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý nhu cầu điện như: Quản lý phụ tải, lắp công tơ điện tử nhiều giá,... nhằm khuyến khích khách hành sử dụng điện tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả; khuyến khích sử dụng điện năng lượng mặt trời trên địa bàn Thành phố.
- Phối hợp Sở Công Thương xây dựng phương pháp xác định mục tiêu tiết kiệm điện hằng năm và giai đoạn của địa phương, tổ chức phân bổ chỉ tiêu và xác định, đánh giá mức độ thực hiện mục tiêu tiết kiệm điện năng cho từng quận, huyện, thị xã trong năm kế hoạch; Tổ chức thu thập dữ liệu, phân tích, đánh giá và dự báo nhu cầu về sử dụng điện và tiềm năng tiết kiệm điện.
- Tổ chức thống kê, theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng điện tại các công sở, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn, có so sánh với mức sử dụng điện của tháng cùng kỳ năm trước, báo cáo Sở Công Thương, Sở Tài chính để có biện pháp xử lý đối với các đơn vị, khách hàng không thực hiện tiết kiệm điện.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để thông tin, tuyên truyền rộng rãi các biện pháp tiết kiệm điện, kế hoạch cung cấp điện của Thành phố.
Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND cấp huyện và các tổ chức liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tình hình thực tế và Kế hoạch này xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch tăng cường tiết kiệm điện năm 2022 tại đơn vị, địa bàn quản lý theo đúng quy định.
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
Các Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và các tổ chức liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện chế độ báo cáo định kỷ 6 tháng (trước ngày 25 tháng 6), năm (trước ngày 15 tháng 12) và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu gửi Sở Công Thương tổng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Công Thương theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh gửi Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công Thương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội;
- Đoàn TNCS HCM thành phố Hà Nội;
- Đài PT&TH Hà Nội, Báo HNM, Báo KT& ĐT;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND cấp huyện;
- T.cty Điện lực thành phố Hà Nội;
- Các tổ chức kinh doanh điện khác (giao SCT sao gửi);
- VPUB: CVP, các PCVP; KT, KGVX, ĐT, TKBT;
- Lưu: VT, KT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Mạnh Quyền | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "03/12/2021",
"sign_number": "275/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Mạnh Quyền",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-3370-QD-UBND-2018-danh-muc-mua-sam-tap-trung-Ho-Chi-Minh-392846.aspx | Quyết định 3370/QĐ-UBND 2018 danh mục mua sắm tập trung Hồ Chí Minh | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3370/QĐ-UBND
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 8 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH DANH MỤC MUA SẮM TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Cán cứ Luật Quản lý sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 4899/STC-CS ngày 23 tháng 7 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành Danh mục mua sắm tập trung trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gồm:
1. Máy vi tính để bàn;
2. Máy photocopy;
3. Máy điều hòa không khí.
Các loại tài sản không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định này, gồm các tài sản được quy định tại khoản 4 Điều 67 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Ngoài ba loại tài sản phải mua sắm tập trung nêu trên; các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thành phố Hồ Chí Minh được mua sắm trang bị theo quy định hiện hành.
Điều 2. Áp dụng danh mục mua sắm tập trung của thành phố Hồ Chí Minh:
Danh mục tài sản mua sắm tập trung quy định tại Điều 1 Quyết định này được áp dụng để Đơn vị mua sắm tập trung (Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp) tổ chức mua sắm tập trung theo quy định.
Điều 3. Điều khoản thi hành:
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2018 và thay thế Quyết định số 2626/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Kho bạc nhà nước thành phố, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản thuộc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở - Ban - Ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Thủ trưởng các đơn vị sử dụng tài sản công chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính;
- TTUB: CT, các PCT;
- VPUB: các PVP;
- Phòng KT;
- Lưu: VT, (KT/Cg).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Phong | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "13/08/2018",
"sign_number": "3370/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thanh Phong",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Ke-hoach-so-33-KH-UBATGTQG-nam-2014-tang-cuong-giai-phap-bao-dam-trat-tu-an-toan-giao-thong-nong-thon-230068.aspx | Kế hoạch số 33/ KH-UBATGTQG năm 2014 tăng cường giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông nông thôn | ỦY BAN AN TOÀN
GIAO THÔNG QUỐC GIA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 33/KH-UBATGTQG
Hà Nội, ngày 27 tháng 02 năm 2014
KẾ HOẠCH
TĂNG CƯỜNG GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN
Trong thời gian qua, hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) đã có bước phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, làm cho GTNT ở Việt Nam thay đổi một cách căn bản, đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn nông thôn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Tuy nhiên, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn nông thôn liên tục gia tăng và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn giao thông ở cả hạ tầng giao thông (HTGT), phương tiện và người tham gia giao thông. TNGT xảy ra ở khu vực nông thôn chiếm 29,3% và vẫn có chiều hướng tăng. Nguyên nhân trước hết là do hiểu biết pháp luật về trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) của người dân khu vực nông thôn còn hạn chế, chưa tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông, tỷ lệ người vi phạm TTATGT vẫn còn ở mức cao, nhất là người điều khiển mô tô xe máy; đường giao thông nông thôn mặc dù được cải tạo mở rộng, nâng cấp bê tông hóa nhưng còn thiếu hệ thống biển báo và thiết bị bảo đảm an toàn giao thông, tầm nhìn tại các điểm giao cắt bị che khuất bởi nhà cửa, cây trồng trong khi nhận thức trách nhiệm của một số lãnh đạo, chính quyền địa phương còn chưa đầy đủ, chưa huy động được các lực lượng bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn.
Nhằm ngăn chặn tình trạng TNGT gia tăng khu vực nông thôn và thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Ủy ban ATGT Quốc gia xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn với các nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn; huy động các nguồn lực để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, đồng thời huy động các lực lượng tham gia bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn;
2. Nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật TTATGT của người dân khu vực nông thôn khi tham gia giao thông, giảm tai nạn giao thông trong nông dân, nông thôn;
3. Các hoạt động được triển khai thống nhất từ Trung ương đến địa phương trên toàn quốc để tạo sự chuyển biến trong hoạt động bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.
II. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TTATGT TRÊN ĐỊA BÀN NÔNG THÔN
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân khu vực nông thôn tự giác chấp hành pháp luật về TTATGT, thực hiện các biện pháp phòng, tránh tai nạn giao thông.
2. Bảo đảm an toàn phương tiện và nâng cao kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông cho người dân ở nông thôn.
3. Huy động các nguồn lực để phát triển hệ thống giao thông nông thôn, tăng cường biện pháp tổ chức giao thông và các điều kiện bảo đảm an toàn đường giao thông nông thôn.
4. Huy động các lực lượng tham gia bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn, nòng cốt là lực lượng công an huyện, công an xã.
III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ, NGÀNH, ĐOÀN THỂ VÀ ĐỊA PHƯƠNG
1. Bộ Công an chỉ đạo Công an các địa phương huy động các lực lượng, trong đó có lực lượng công an xã phối hợp cùng, lực lượng CSGT của Công an huyện tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm ở các tuyến đường GTNT thường xảy ra tai nạn. Duy trì tập huấn công tác đảm bảo TTATGT cho lực lượng Công an xã, đồng thời phân công mỗi cán bộ, chiến sĩ CSGT huyện phụ trách 1 xã, thị trấn để nắm tình hình, hướng dẫn nghiệp vụ, hỗ trợ Công an xã tham gia giữ gìn TTATGT.
- Công an xã phối hợp cùng lực lượng thanh niên, tổ tự quản ATGT tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật an toàn giao thông đến các ấp, xã; tăng cường công tác kiểm tra các điểm thường xảy ra tai nạn ở các tuyến đường giao thông nông thôn, nắm những đối tượng thanh thiếu niên điều khiển mô tô, xe gắn máy lạng lách để giáo dục.
2. Bộ GTVT huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau như vốn từ ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ; từ các dự án, chương trình đầu tư phát triển xây dựng nông thôn. Các địa phương huy động đóng góp của nhân dân, cộng đồng xã hội bằng tiền, vật tư, lao động... để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn đảm bảo an toàn giao thông và hành lang an toàn đường bộ.
- Bộ GTVT phối hợp với các Bộ ngành liên quan sớm triển khai chương trình hỗ trợ xi măng để xây dựng GTNT.
- Tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý phương tiện nông cụ về điều kiện an toàn của phương tiện và người điều khiển, sớm đưa ra phương tiện phù hợp thay thế xe công nông.
- Chỉ đạo Sở GTVT các địa phương lắp đặt hệ thống biển báo và thiết bị đảm bảo ATGT trên địa bàn giao thông nông thôn, làm gờ giảm tốc từ đường phụ ra đường chính; đồng thời vận động người dân phát quang cây cối, chỉnh sửa tường rào để bảo đảm tầm nhìn tại các điểm giao cắt trên đường liên xã, liên thôn.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tấn báo chí, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị tích cực tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông, các nguy cơ và nguyên nhân TNGT khu vực nông thôn đến cơ sở, từ xã phường đến thôn bản; phát huy hiệu quả các đội tuyên truyền lưu động và hệ thống đài truyền thanh xã, phường để tuyên truyền ATGT. Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, tránh tai nạn mô tô, xe gắn máy: đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy; tuân thủ tốc độ quy định; giảm tốc độ quan sát an toàn từ đường phụ ra đường chính; đã uống rượu, bia không lái xe; xe mô tô không chở 3, chở 4 người và quan sát an toàn khi qua đường sắt; chấp hành quy định an toàn khi đi đò.
- Hàng tháng, Bộ Thông tin và Truyền thông có chuyên đề tuyên truyền an toàn giao thông khu vực nông thôn để phát trên hệ thống phát thanh huyện, thị và hệ thống truyền thanh xã, phường.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các Sở Giáo dục-Đào tạo yêu cầu các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tăng cường giáo dục kiến thức an toàn giao thông cho học sinh, thường xuyên nhắc nhở học sinh tự giác, tạo thói quen chấp hành quy tắc giao thông.
5. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông cho khu vực nông thôn, tập trung vào giới trẻ thông qua công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học và hoạt động của các tổ chức đoàn thể. Triển khai thực hiện các Chương trình phối hợp về bảo đảm TTATGT đã ký với các tổ chức đoàn thể. Xây dựng và phát hành cẩm nang điều khiển phương tiện giao thông an toàn dùng cho người dân khu vực nông thôn; phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng chuyên đề tuyên truyền an toàn giao thông khu vực nông thôn theo từng tháng.
6. Hội Nông dân Việt Nam đẩy mạnh cuộc vận động “Nông dân tham gia bảo đảm TTATGT” với 3 nội dung trọng tâm: Tuyên truyền, vận động người dân ở nông thôn thực hiện các quy định về bảo đảm TTATGT; tham gia xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn an toàn; phổ biến, hướng dẫn và vận động người dân kỹ năng điều khiển các phương tiện giao thông an toàn. Trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông, nâng cao ý thức tự giác chấp hành quy tắc giao thông, tuân thủ quy định tốc độ, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, đã uống rượu, bia không điều khiển phương tiện, quan sát an toàn khi qua đường sắt; chấp hành quy định an toàn khi đi đò.
7. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân tham gia giữ gìn TTATGT”; cuộc vận động “Phụ nữ tham gia bảo đảm TTATGT vì hạnh phúc của mỗi gia đình”; cuộc vận động “Cựu chiến binh Việt Nam tham gia giữ gìn TTATGT” và tuyên truyền tiêu chí “Văn hóa giao thông” đến hội viên, đoàn viên.
8. Ban ATGT tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác chỉ đạo về bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn chỉ đạo việc kiện toàn Ban hoạt động TTATGT; yêu cầu Trưởng ban ATGT huyện tổ chức ký cam kết với Trưởng ban ATGT các xã trên địa bàn về bảo đảm an toàn giao thông. Yêu cầu đài truyền thanh xã phường mỗi tuần phải phát ít nhất 2 lần nội dung tuyên truyền chuyên đề ATGT (Bộ Thông tin và Truyền thông cấp) và cẩm nang ATGT (Ủy ban ATGT Quốc gia cấp); tổ chức các đội tuyên truyền lưu động về ATGT. Ban ATGT xã chỉ đạo lực lượng Công an xã phối hợp cùng lực lượng Công an huyện tăng cường TTKS trên địa bàn phức tạp; phát huy vai trò các tổ tự quản ATGT để tuyên truyền, vận động người dân thực hiện pháp luật về TTATGT, giải tỏa các chướng ngại, đảm bảo hành lang an toàn các tuyến đường thuộc đường nông thôn, khu vực chợ ở địa phương.
- Chỉ đạo Sở GTVT phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, thành phố tăng cường công tác đào tạo, sát hạch, cấp GPLX hạng A1, A4 cho người nghèo, vùng sâu vùng xa, đồng bào dân tộc.
- Tăng cường phối hợp kiểm tra liên ngành về công tác bảo đảm TTATGT, tập trung kiểm tra tại địa bàn nông thôn, nhất là tuyến đường, các huyện có TNGT tăng cao.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện.
2. Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng Kế hoạch tăng cường công tác bảo đảm TTATGT khu vực nông thôn tại địa phương; tổ chức triển khai và báo cáo kết quả thực hiện thành một nội dung trong báo cáo định kỳ quý, 6 tháng, năm.
3. Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện hiệu quả Kế hoạch./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Phó Chủ tịch UBATGTQG;
- Trưởng Ban ATGT tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ban ATGT tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Trung ương Hội Nông dân Việt Nam;
- Các ủy viên Ủy ban ATGTQG;
- Thành viên Ban Thường trực UBATGTQG;
- Chánh VP, Phó Văn phòng UBATGTQG;
- Lưu: VT.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Đinh La Thăng | {
"issuing_agency": "Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia",
"promulgation_date": "27/02/2014",
"sign_number": "33/KH-UBATGTQG",
"signer": "Đinh La Thăng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-1344-QD-BYT-2020-Huong-dan-chan-doan-dieu-tri-viem-duong-ho-hap-cap-do-SARS-CoV-2-438202.aspx | Quyết định 1344/QĐ-BYT 2020 Hướng dẫn chẩn đoán điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 | BỘ Y TẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1344/QĐ-BYT
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO SARS-COV-2 (COVID-19)
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo biên bản họp ngày 23/3/2020 của Hội đồng chuyên môn cập nhật bổ sung Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút Corona mới (2019-nCoV);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (COVID-19) thay thế Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp tính do chủng vi rút Corona mới (2019-nCoV) ban hành tại Quyết định số 322/QĐ-BYT ngày 06/02/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Điều 2. Quyết định này và có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 3. Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh- Bộ Y tế; Chánh Thanh tra- Bộ Y tế; Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng các Tổng Cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Phó Thủ tướng CP. Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam (để phối hợp);
- Cổng TTĐT Bộ Y tế; website Cục QLKCB;
- Lưu; VT; KCB.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Trường Sơn
Trưởng tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19
HƯỚNG DẪN
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO SARS-COV-2 (COVID-19)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1344/QĐ-BYT ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
I. ĐẠI CƯƠNG
Vi rút Corona (CoV) là một họ vi rút lây truyền từ động vật sang người và gây bệnh cho người từ cảm lạnh thông thường đến các tình trạng bệnh nặng, đe dọa tính mạng của người bệnh như Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS- CoV) năm 2002 và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV) năm 2012. Từ tháng 12 năm 2019, một chủng vi rút corona mới (SARS-CoV-2) đã được xác định là căn nguyên gây dịch viêm đường hô hấp cấp tính (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau đó lan rộng ra toàn Trung Quốc và hầu hết các nước trên thế giới. Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố COVID-19 là một đại dịch toàn cầu. Chủng SARS-CoV-2 ngoài lây truyền từ động vật sang người, còn có khả năng lây trực tiếp từ người sang người chủ yếu qua giọt bắn đường hô hấp và qua đường tiếp xúc. Vi rút cũng có khả năng lây truyền qua khí dung (aerosol) trong không khí, đặc biệt tại các cơ sở y tế. Cho tới nay, lây truyền theo đường phân-miệng chưa có bằng chứng rõ ràng.
Người bệnh COVID-19 có biểu hiện lâm sàng đa dạng: từ nhiễm không có triệu chứng, giống như cảm cúm thông thường, tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong, đặc biệt ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch.
Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng COVID-19 nên chủ yếu là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng. Các biện pháp phòng bệnh chính là phát hiện sớm và cách ly ca bệnh.
II. CHẨN ĐOÁN
1. Định nghĩa ca bệnh
1.1. Trường hợp bệnh nghi ngờ
Bao gồm các trường hợp:
A. Người bệnh có sốt và/hoặc viêm đường hô hấp cấp tính VÀ không lý giải được bằng các căn nguyên khác VÀ/HOẶC có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ* có bệnh COVID-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.
HOẶC
B. Người bệnh có bất kỳ triệu chứng hô hấp nào VÀ tiếp xúc gần (**) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định COVID-19 trong khoảng 14 ngày trước khi khởi phát các triệu chứng.
* Vùng dịch tễ: được xác định là những quốc gia, vùng lãnh thổ có ghi nhận ca mắc COVID-19 lây truyền nội địa (local transmission), hoặc nơi có ổ dịch đang hoạt động tại Việt Nam theo “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19” của Bộ Y tế và được cập nhật bởi Cục Y tế dự phòng.
* * Tiếp xúc gần bao gồm:
- Tiếp xúc tại các cơ sở y tế: trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19; làm việc cùng với nhân viên y tế mắc COVID-19; tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng có người bệnh mắc COVID-19.
- Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.
- Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.
- Cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.
- Cùng nhóm: du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp ... với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.
- Di chuyển trên cùng phương tiện (ngồi cùng hàng, trước hoặc sau hai hàng ghế) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.
1.2. Trường hợp bệnh xác định
Là trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ người nào có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 được thực hiện bởi các cơ sở xét nghiệm do Bộ Y tế cho phép khẳng định.
III. TRIỆU CHỨNG
1. Lâm sàng
- Thời gian ủ bệnh: từ 2-14 ngày, trung bình từ 5-7 ngày.
- Khởi phát: Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.
- Diễn biến:
+ Hầu hết người bệnh (khoảng hơn 80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng 1 tuần.
+ Khoảng 14% số ca bệnh diễn biến nặng như viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện, khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với các biểu hiện suy hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái, ...), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng các cơ quan bao gồm tổn thương thận và tổn thương cơ tim, dẫn đến tử vong.
+ Thời gian trung bình từ khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 7-8 ngày.
+ Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo. Ở người lớn, các yếu tố tiên lượng tăng nguy cơ tử vong là tuổi cao, điểm suy đa tạng SOFA cao khi nhập viện và nồng độ d-dimer > 1 μg/L.
- Thời kỳ hồi phục: Sau giai đoạn toàn phát 7-10 ngày, nếu không có ARDS người bệnh sẽ hết sốt các dấu hiệu lâm sàng dần trở lại bình thường và khỏi bệnh.
- Chưa có bằng chứng về các biểu hiện lâm sàng khác biệt của COVID-19 ở phụ nữ mang thai.
- Ở trẻ em, các biểu hiện lâm sàng đa số nhẹ hơn người lớn, hoặc không có triệu chứng. Các dấu hiệu thường gặp ở trẻ em là sốt và ho, hoặc các biểu hiện viêm phổi. Tỷ lệ bệnh nặng, nguy kịch ít gặp hơn ở người lớn.
2. Xét nghiệm cận lâm sàng
Các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu thay đổi không đặc hiệu:
- Số lượng bạch cầu trong máu có thể bình thường hoặc giảm; số lượng bạch cầu lympho thường giảm, đặc biệt nhóm diễn biến nặng.
- Protein C phản ứng (CRP) bình thường hoặc tăng, procalcitonin (PCT) thường bình thường. Một số trường hợp có thể tăng nhẹ ALT, AST, CK, LDH.
- Trong các trường hợp diễn biến nặng có các biểu hiện suy chức năng các cơ quan, rối loạn đông máu, rối loạn điện giải và toan kiềm.
3. X-quang và chụp cắt lớp (CT) phổi
- Ở giai đoạn sớm hoặc chỉ viêm đường hô hấp trên, hình ảnh x-quang bình thường.
- Khi có viêm phổi, tổn thương thường ở hai bên với dấu hiệu viêm phổi kẽ hoặc đám mờ (hoặc kính mờ) lan tỏa, ở ngoại vi hay thùy dưới. Tổn thương có thể tiến triển nhanh trong ARDS. Ít khi gặp dấu hiệu tạo hang hay tràn dịch, tràn khí màng phổi.
3. Xét nghiệm khẳng định căn nguyên
- Phát hiện SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-Time RT-PCR hoặc giải trình tự gene từ các mẫu bệnh phẩm.
IV. PHÂN LOẠI CÁC THỂ LÂM SÀNG
Viêm đường hô hấp cấp tính do SARS-CoV-2 có thể biểu hiện các thể bệnh trên lâm sàng như sau:
1. Viêm đường hô hấp trên
Người bệnh có các triệu chứng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ. Người cao tuổi hoặc người suy giảm miễn dịch có thể có các triệu chứng không điển hình.
2. Viêm phổi nhẹ
- Người lớn và trẻ lớn: bị viêm phổi và không có dấu hiệu viêm phổi nặng.
- Trẻ nhỏ: trẻ có ho hoặc khó thở và thở nhanh. Thở nhanh được xác định khi nhịp thở ≥ 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng; ≥ 50 lần/phút ở trẻ từ 2 - 11 tháng; ≥ 40 lần/phút ở trẻ từ 1 - 5 tuổi) và không có các dấu hiệu của viêm phổi nặng.
- X-quang phổi thấy hình ảnh viêm phổi kẽ.
3. Viêm phổi nặng
- Người lớn và trẻ lớn: sốt hoặc nghi ngờ nhiễm trùng hô hấp, kèm theo bất kỳ một dấu hiệu sau: nhịp thở > 30 lần/phút, khó thở nặng, hoặc SpO2 ≤ 93% khi thở khí phòng.
- Trẻ nhỏ: ho hoặc khó thở, và có ít nhất một trong các dấu hiệu sau đây: tím tái hoặc SpO2 < 90%; suy hô hấp nặng (thở rên, rút lõm lồng ngực);
+ Hoặc trẻ được chẩn đoán viêm phổi và có bất kỳ dấu hiệu nặng sau: không thể uống/bú được; rối loạn ý thức (li bì hoặc hôn mê); co giật. Có thể có các dấu hiệu khác của viêm phổi như rút lõm lồng ngực, thở nhanh (tần số thở/phút như trên). Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, chụp X-quang phổi để xác định các biến chứng.
4. Hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)
- Khởi phát: các triệu chứng hô hấp mới hoặc xấu đi trong vòng một tuần kể từ khi có các triệu chứng lâm sàng.
- X-quang, CT scan hoặc siêu âm phổi: hình ảnh mờ hai phế trường mà không phải do tràn dịch màng phải, xẹp thùy phổi hoặc các nốt ở phổi.
- Nguồn gốc của phù phổi không phải do suy tim hoặc quá tải dịch, cần đánh giá khách quan (siêu âm tim) để loại trừ phù phổi do áp lực thủy tĩnh nếu không thấy các yếu tố nguy cơ.
- Thiếu ô xy máu ở người lớn: phân loại dựa vào chỉ số PaO2/FiO2 (P/F) và SpO2/FiO2 (S/F) khi không có kết quả PaO2:
+ ARDS nhẹ: 200 mmHg < P/F ≤ 300 mmHg với PEEP hoặc CPAP ≥ 5 cm H2O.
+ ARDS vừa: 100 mmHg <P/F ≤ 200 mmHg với PEEP ≥ 5 cmH2O).
+ ARDS nặng: P/F ≤ 100 mmHg với PEEP ≥ 5 cmH2O.
+ Khi không có PaO2: S/F ≤ 315 gợi ý ARDS (kể cả những người bệnh không thở máy).
- Thiếu ô xy máu ở trẻ em: phân loại dựa vào các chỉ số OI (chỉ số Oxygen hóa: OI=MAP* x FiO2 x 100/PaO2) (MAP*: áp lực đường thở trung bình) hoặc OSI (chỉ số Oxygen hóa sử dụng SpO2: OSI = MAP x FiO2 x 100/SpO2) cho người bệnh thở máy xâm nhập, và PaO2/FiO2 hay SPO2/FiO2 cho thở CPAP hay thở máy không xâm nhập (NIV):
+ NIV BiLevel hoặc CPAP ≥5 cmH2O qua mặt nạ: PaO2/FiO2 ≤ 300 mmHg hoặc SPO2/FiO2 ≤ 264
+ ARDS nhẹ (thở máy xâm nhập): 4 ≤ OI<8 hoặc 5≤ OSI<7,5
+ ARDS vừa (thở máy xâm nhập): 8 ≤ OI<16 hoặc 7,5≤ OSI<12,3
+ ARDS nặng (thở máy xâm nhập): OI ≥ 16 hoặc OSI ≥ 12,3
5. Nhiễm trùng huyết (sepsis)
- Người lớn: có dấu hiệu rối loạn chức năng các cơ quan:
+ Thay đổi ý thức: ngủ gà, lơ mơ, hôn mê
+ Khó thở hoặc thở nhanh, độ bão hòa ô xy thấp
+ Nhịp tim nhanh, mạch bắt yếu, chi lạnh, hoặc hạ huyết áp, da nổi vân tím
+ Thiểu niệu hoặc vô niệu
+ Xét nghiệm có rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, nhiễm toan, tăng lactate, tăng bilirubine...
- Trẻ em: khi nghi ngờ hoặc khẳng định do nhiễm trùng và có ít nhất 2 tiêu chuẩn của hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS) và một trong số đó phải là thay đổi thân nhiệt hoặc số lượng bạch cầu bất thường.
6. Sốc nhiễm trùng
- Người lớn: hạ huyết áp kéo dài mặc dù đã hồi sức dịch, phải sử dụng thuốc vận mạch để duy trì huyết áp động mạch trung bình (MAP) ≥ 65 mmHg và nồng độ lactate huyết thanh >2 mmol/L.
- Trẻ em:
Sốc nhiễm trùng xác định khi có:
+ Bất kỳ tình trạng hạ huyết áp nào: khi huyết áp tâm thu < 5 bách phân vị hoặc > 2SD dưới ngưỡng bình thường theo lứa tuổi, hoặc (trẻ <1 tuổi: < 70 mmHg; trẻ từ 1-10 tuổi: < 70 + 2 x tuổi; trẻ > 10 tuổi: <90 mmHg).
+ Hoặc có bất kỳ 2-3 dấu hiệu sau: thay đổi ý thức, nhịp tim nhanh hoặc chậm (< 90 nhịp/phút hoặc >160 nhịp/phút ở trẻ nhũ nhi, và <70 nhịp/phút hoặc >150 nhịp/phút ở trẻ nhỏ); thời gian làm đầy mao mạch kéo dài (>2 giây); hoặc giãn mạch ấm/mạch nẩy; thở nhanh; da nổi vân tím hoặc có chấm xuất huyết hoặc ban xuất huyết; tăng nồng độ lactate; thiểu niệu; tăng hoặc hạ thân nhiệt.
V. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Cần chẩn đoán phân biệt viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV 2 (COVID-19) với viêm đường hô hấp cấp do các tác nhân hay gặp khác, bao gồm cả các tác nhân gây dịch bệnh nặng đã biết:
+ Vi rút cúm mùa (A/H3N2, A/H1N1, B), vi rút á cúm, vi rút hợp bào hô hấp (RSV), rhinovirus, myxovirrus, adenovirus.
+ Hội chứng cảm cúm do các chủng coronavirus thông thường.
+ Các căn nguyên khuẩn vi khuẩn hay gặp, bao gồm các các vi khuẩn không điển hình như Mycoplasma pneumonia etc.
+ Các căn nguyên khác có thể gây viêm đường hô hấp cấp tính nặng như cúm gia cầm A/H5N1, A/H7N9, A/H5N6, các chủng coronavirus khác như SARS-CoV-1 và MERS-CoV.
- Cần chẩn đoán phân biệt các tình trạng nặng của người bệnh (suy hô hấp, suy chức năng các cơ quan...) do các căn nguyên khác hoặc do tình trạng nặng của các bệnh lý mãn tính kèm theo.
VI. ĐIỀU TRA, GIÁM SÁT, XÉT NGHIỆM VÀ BÁO CÁO CA BỆNH
- Tất cả các cơ sở y tế cần tiến hành sàng lọc, phân loại và cách ly ngay khi phát hiện các ca bệnh nghi ngờ, hoặc xác định mắc COVID-19.
- Các trường hợp bệnh nghi ngờ, cần làm xét nghiệm khẳng định căn nguyên.
- Nhanh chóng lấy bệnh phẩm và gửi làm xét nghiệm xác định SARS- CoV-2 càng sớm càng tốt từ các ca bệnh trên, lấy dịch đường hô hấp trên (dịch họng & dịch tỵ hầu) VÀ khi mẫu bệnh phẩm dịch đường hô hấp trên âm tính nhưng vẫn nghi ngờ về lâm sàng, cần lấy dịch đường hô hấp dưới (đờm, dịch hút phế quản, dịch rửa phế nang). Nếu người bệnh thở máy có thể chỉ cần lấy dịch đường hô hấp dưới. Trong trường hợp cần thiết và nghi ngờ thì có thể lấy máu và mẫu phân.
- Trường hợp xác định mắc COVID-19, cần lấy mẫu bệnh phẩm dịch hô hấp và xét nghiệm nhắc lại với khoảng cách mỗi 2-4 ngày hoặc ngắn hơn nếu cần thiết cho tới khi kết quả âm tính.
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong bệnh viện hoặc các bác sĩ có kinh nghiệm đối với các trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID- 19 khi cần thiết.
- Những trường hợp bệnh nghi ngờ, kể cả ở những trường hợp đã xác định được tác nhân thông thường khác, cần làm xét nghiệm khẳng định để xác định SARS-CoV-2 ít nhất một lần.
- Cấy máu nếu nghi ngờ hoặc có nhiễm trùng huyết, nên cấy máu trước khi dùng kháng sinh.
- Cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng và thăm dò thường quy tùy từng tình trạng người bệnh để chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi người bệnh.
- Những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 cần báo cáo Bộ Y tế hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật địa phương.
- Xác định về mặt dịch tễ học liên quan đến các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 như: nơi sinh sống, nơi làm việc, đi lại, lập danh sách những người đã tiếp xúc trực tiếp, tuân thủ theo hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19 của Bộ Y tế.
VII. CÁC BIỆN PHÁP Dự PHÒNG LÂY NHIỄM TỨC THÌ
Dự phòng lây nhiễm là một bước quan trọng trong chẩn đoán và điều trị người bệnh mắc COVID-19, do vậy cần được thực hiện ngay khi người bệnh tới nơi tiếp đón ở các cơ sở y tế. Các biện pháp dự phòng chuẩn phải được áp dụng ở tất cả các khu vực trong cơ sở y tế.
1. Tại khu vực sàng lọc & phân loại ca bệnh.
- Cho người bệnh nghi ngờ đeo khẩu trang và hướng dẫn tới khu vực cách ly.
- Bảo đảm khoảng cách giữa các người bệnh ≥ 2 mét.
- Hướng dẫn người bệnh che mũi miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau khi tiếp xúc dịch hô hấp.
2. Áp dụng các biện pháp dự phòng giọt bắn.
- Cần đeo khẩu trang y tế nếu làm việc trong khoảng cách 1-2m với người bệnh.
- Ưu tiên cách ly người bệnh ở phòng riêng, hoặc sắp xếp nhóm người bệnh cùng căn nguyên trong một phòng. Nếu không xác định được căn nguyên, xếp người bệnh có chung các triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ. Phòng bệnh cần được bảo đảm thông thoáng và khử trùng phòng bệnh bằng tia cực tím đặc biệt không đóng kín cửa để sử dụng điều hòa.
- Khi chăm sóc gần người bệnh có triệu chứng hô hấp (ho, hắt hơi) cần sử dụng dụng cụ bảo vệ mắt.
- Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế và người bệnh phải đeo khẩu trang khi ra khỏi phòng.
3. Áp dụng các biện pháp dự phòng tiếp xúc.
- Nhân viên y tế phải sử dụng các trang thiết bị bảo vệ cá nhân (khẩu trang y tế, kính bảo vệ mắt, găng tay, áo choàng) khi vào phòng bệnh và cởi bỏ khi ra khỏi phòng và tránh đưa tay bẩn lên mắt, mũi, miệng.
- Vệ sinh và sát trùng các dụng cụ (ống nghe, nhiệt kế) trước khi sử dụng cho mỗi người bệnh.
- Tránh làm nhiễm bẩn các bề mặt môi trường xung quanh như cửa phòng, công tắc đèn, quạt...
- Đảm bảo phòng bệnh thoáng khí, mà các cửa sổ phòng bệnh và khử trùng phòng bệnh bằng tia cực tím, đặc biệt không đóng kín cửa để sử dụng điều hòa.
- Hạn chế di chuyển người bệnh
- Vệ sinh tay
4. Áp dụng các biện pháp dự phòng lây truyền qua đường không khí khi thực hiện các thủ thuật liên quan.
- Các nhân viên y tế khi thực hiện các thủ thuật như đặt ống nội khí quản, hút đường hô hấp, soi phế quản, cấp cứu tim phổi... phải sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân bao gồm đeo găng tay, áo choàng, bảo vệ mắt, khẩu trang N95 hoặc tương đương.
- Nếu có thể, thực hiện thủ thuật ở phòng riêng, hoặc phòng áp lực âm.
- Hạn chế người không liên quan ở trong phòng khi làm thủ thuật
VIII. ĐIỀU TRỊ
1. Nguyên tắc điều trị chung
- Phân loại người bệnh và xác định nơi điều trị theo các mức độ nghiêm trọng của bệnh:
+ Các ca bệnh nghi ngờ (có thể xem như tình trạng cấp cứu): cần được khám, theo dõi và cách ly ở khu riêng tại các cơ sở y tế, lây bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán xác định.
+ Ca bệnh xác định cần được theo dõi và điều trị cách ly hoàn toàn, trong đó: Ca bệnh nhẹ (viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ) điều trị tại các phòng điều trị nội trú thông thường; Ca bệnh nặng (viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết) cần được điều trị tại phòng cấp cứu của các khoa hoặc khoa hồi sức tích cực; Ca bệnh nặng-nguy kịch: (suy hô hấp nặng, ARDS, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan) cần được điều trị tại phòng hồi sức tích cực.
- Do chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu.
- Cá thể hóa các biện pháp điều trị cho từng trường hợp, đặc biệt là các ca bệnh nặng-nguy kịch.
- Có thể áp dụng một số phác đồ điều trị nghiên cứu được Bộ Y tế cho phép.
- Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.
2. Các biện pháp điều trị và theo dõi chung
- Nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh cần được đảm bảo thông thoáng và khử trùng phòng bệnh bằng tia cực tím đặc biệt không đóng kín cửa để sử dụng điều hòa.
- Vệ sinh mũi họng, có thể giữ ẩm mũi bằng nhỏ dung dịch nước muối sinh lý, xúc miệng họng bằng các dung dịch vệ sinh miệng họng thông thường.
- Giữ ấm.
- Uống đủ nước, đảm bảo cân bằng dịch, điện giải.
- Thận trọng khi truyền dịch cho người bệnh viêm phổi nhưng không có dấu hiệu của sốc.
- Đảm bảo dinh dưỡng và nâng cao thể trạng. Với các người bệnh nặng - nguy kịch, áp dụng hướng dẫn dinh dưỡng của Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc đã ban hành.
- Hạ sốt nếu sốt cao, có thể dùng paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần, không quá 60 mg/kg/ngày cho trẻ em và không quá 2 gam/ngày với người lớn.
- Giảm ho bằng các thuốc giảm ho thông thường nếu cần thiết. Sử dụng các thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị và nâng cao thể trạng theo chỉ định của thầy thuốc.
- Đánh giá, điều trị, tiên lượng các tình trạng bệnh lý mãn tính kèm theo (nếu có).
- Phục hồi chức năng sớm cho người bệnh Covid-19 để cải thiện chức năng phổi và các chức năng khác, ngăn chặn sự suy giảm về thể chất và tinh thần, tăng cường khả năng vận động.
- Tư vấn, hỗ trợ tâm lý, động viên người bệnh.
- Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu lâm sàng, tiến triển của tổn thương phổi trên phim X-quang và/hoặc CT phổi, có thể sử dụng các thang điểm cảnh báo sớm (Early Warning Score - EWS) để phát hiện sớm các dấu hiệu nặng, đặc biệt trong khoảng ngày thứ 7-10 của bệnh, phát hiện các dấu hiệu tiến triển nặng của bệnh như suy hô hấp, suy tuần hoàn để có các biện pháp can thiệp kịp thời.
- Tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị ca bệnh nhẹ (viêm đường hô hấp trên, viêm phổi) cần có các trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu tối thiểu: máy theo dõi độ bão hòa ô xy, hệ thống/bình cung cấp ô xy, thiết bị thở ô xy (gọng mũi, mask thông thường, mask có túi dự trữ), bóng, mặt nạ, và dụng cụ đặt ống nội khí quản phù hợp các lứa tuổi, máy truyền dịch, bơm tiêm điện, máy làm điện tâm đồ, máy chụp X-quang.
- Tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị ca bệnh nặng, ngoài các trang thiết bị nêu trên, cần có thêm các máy, thiết bị y tế cần thiết như: máy theo dõi nhiều chỉ số sinh tồn, hệ thống thở thở ô xy dòng cao, máy thở (không xâm nhập và xâm nhập), máy thở cao tần (HFO), máy lọc máu liên tục, hệ thống theo dõi huyết động xâm nhập, máy ECMO,... (tùy từng điều kiện cụ thể).
3. Điều trị suy hô hấp
3.1. Liệu pháp ô xy và theo dõi
- Cần cho thở ô xy ngay với bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp nặng có suy hô hấp, thiếu ô xy máu, sốc để đạt đích SpO2 >94%
- Ở người lớn nếu có các dấu hiệu cấp cứu (gắng sức nặng, rút lõm lồng ngực, tím tái, giảm thông khí phổi) cần làm thông thoáng đường thở và cho thở ô xy ngay để đạt đích SpO2 ≥ 94 % trong quá trình hồi sức. Cho thở ô xy qua gọng mũi (2-4 lít/phút), hoặc mask thông thường, hoặc mask có túi dự trữ, với lưu lượng ban đầu là 5 lít/phút và tăng lên tới 10-15 lít/phút nếu cần. Khi bệnh nhân ổn định hơn, điều chỉnh để đạt đích SpO2 ≥ 90 % cho người lớn, và SpO2 ≥ 92-95% cho phụ nữ mang thai.
- Với trẻ em, nếu trẻ có các dấu hiệu cấp cứu như khó thở nặng, tím tái, sốc, hôn mê, co giật.., cần cung cấp ô xy trong quá trình cấp cứu để đạt đích SpO2 ≥ 94%. Khi tình trạng trẻ ổn định, điều chỉnh để đạt đích SpO2 ≥ 90 %.
- Theo dõi sát tình trạng người bệnh để phát hiện các dấu hiệu nặng, thất bại với liệu pháp thở ô xy để có can thiệp kịp thời.
3.3. Điều trị suy hô hấp nguy kịch & ARDS
- Khi tình trạng giảm ô xy máu không được cải thiện bằng các biện pháp thở ô xy, SpO2 ≤ 92%, hoặc/và gắng sức hô hấp: có thể cân nhắc chỉ định thở thở ô xy dòng cao qua gọng mũi (High Flow Nasal Oxygen), CPAP, hoặc thở máy không xâm nhập BiPAP.
- Không áp dụng biện pháp thở máy không xâm nhập ở người bệnh có rối loạn huyết động, suy chức năng đa cơ quan, và rối loạn ý thức.
- Cần theo dõi chặt chẽ người bệnh để phát hiện các dấu hiệu thất bại để có can thiệp kịp thời. Nếu tình trạng thiếu ô xy không cải thiện với các biện pháp hỗ trợ hô hấp không xâm nhập, cần đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập.
- Cần đặt ống nội khí quản bởi người có kinh nghiệm, áp dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm qua không khí khi đặt ống nội khí quản.
- Hỗ trợ hô hấp: áp dụng phác đồ hỗ trợ hô hấp trong ARDS cho người lớn và trẻ em. Chú ý các điểm sau:
+ Thở máy: áp dụng chiến lược thở máy bảo vệ phổi, với thể tích khí lưu thông thấp (4-8 ml/kg trọng lượng lý tưởng) và áp lực thở vào thấp (giữ áp lực cao nguyên hay Pplateau < 30 cmH2O, ở trẻ em, giữ Pplateau < 28 cmH2O). Thể tích khí lưu thông ban đầu 6 ml/kg, điều chỉnh theo sự đáp ứng của người bệnh và theo mục tiêu điều trị.
+ Chấp nhận tăng CO2, giữ đích pH ≥ 7.20.
+ Trường hợp ARDS nặng ở người lớn, cân nhắc áp dụng thở máy ở tư thế nằm sấp 12-16 giờ/ngày (nếu có thể).
+ Áp dụng chiến lược PEEP cao cho ARDS vừa và nặng.
+ Tránh ngắt kết nối người bệnh khỏi máy thở dẫn tới mất PEEP và xẹp phổi. Nên sử dụng hệ thống hút nội khí quản kín.
+ Ở trẻ em và trẻ sơ sinh, có thể thở máy cao tần (HFOV-High Frequency Oscillatory Ventilation) sớm (nếu có), hoặc khi thất bại với thở máy thông thường. Không sử dụng HFOV cho người lớn.
+ Cần đảm bảo an thần, giảm đau thích hợp khi thở máy. Trong trường hợp ARDS vừa- nặng, có thể dùng thuốc giãn cơ, nhưng không nên dùng thường quy.
- Kiểm soát cân bằng dịch chặt chẽ, tránh quá tải dịch, đặc biệt ngoài giai đoạn bù dịch hồi sức tuần hoàn.
- Trường hợp thiếu ô xy nặng, dai dẳng, thất bại với các biện pháp điều trị thông thường, cân nhắc chỉ định và sử dụng các kỹ thuật trao đổi ô xy qua màng ngoài cơ thể (ECMO) cho từng trường hợp cụ thể và thực hiện ở những nơi có đủ điều kiện triển khai kỹ thuật này.
- Do ECMO chỉ có thể thực hiện được ở một số cơ sở y tế lớn, nên trong trường hợp cân nhắc chỉ định ECMO, các cơ sở cần liên hệ, vận chuyển người bệnh sớm và tuân thủ quy trình vận chuyển người bệnh do Bộ Y tế quy định.
4. Điều trị sốc nhiễm trùng
Áp dụng phác đồ điều trị sốc nhiễm trùng cho người lớn và trẻ em. Chú ý một số điểm sau:
4.1. Hồi sức dịch
- Sử dụng dịch tinh thể đẳng trương như nước muối sinh lý hay Ringer lactat. Tránh dung các dung dịch tĩnh thể nhược trương, dung dịch Haes-steril, Gelatin để hồi sức dịch.
- Liều lượng:
+ Người lớn: truyền nhanh 250-500 ml, trong 15-30 phút đầu, đánh giá các dấu hiệu quá tải dịch sau mỗi lần bù dịch nhanh.
+ Trẻ em: 10-20 ml/kg, truyền tĩnh mạch nhanh trong 30 phút đầu, nhắc lại nếu cần thiết, đánh giá các dấu hiệu quá tải dịch sau mỗi lần bù dịch nhanh.
- Cần theo dõi sát các dấu hiệu của quá tải dịch trong khi hồi sức dịch như suy hô hấp nặng hơn, gan to, nhịp tim nhanh, tĩnh mạch cổ nổi, phổi có ran ẩm, phù phổi...nếu xuất hiện, cần giảm hoặc dừng truyền dịch.
- Theo dõi các dấu hiệu cải thiện tưới máu: huyết áp trung bình > 65 mgHg cho người lớn và theo lứa tuổi ở trẻ em; lượng nước tiểu (>0.5 ml/kg/giờ cho người lớn, và >1 ml/kg/giờ cho trẻ em), cải thiện thời gian làm đầy mao mạch, màu sắc da, tình trạng ý thức, và nồng độ lactat trong máu.
4.2. Thuốc vận mạch
Nếu tình trạng huyết động, tưới máu không cải thiện, cần cho thuốc vận mạch sớm.
- Người lớn: nor-adrenaline là lựa chọn ban đầu, điều chỉnh liều để đạt đích huyết áp động mạch trung bình (MAP) ≥ 65 mmHg và cải thiện tưới máu. Nếu tình trạng huyết áp và tưới máu không cải thiện hoặc có rối loạn chức năng tim dù đã đạt được đích MAP với dịch truyền và thuốc co mạch, có thể cho thêm dobutamine.
- Trẻ em: adrenaline là lựa chọn ban đầu, có thể cho dopamin, hoặc dobutamine. Trong trường hợp sốc giãn mạch (áp lực mạch hay chênh lệch huyết áp tối đa và tối thiểu >40 mmHg), cân nhắc cho thêm nor-adrenaline. Điều chỉnh liều thuốc vận mạch để đạt đích MAP > 50th bách phân vị theo lứa tuổi.
- Sử dụng đường truyền tĩnh mạch trung tâm để truyền các thuốc vận mạch. Nếu không có đường truyền tĩnh mạch trung tâm, có thể dùng đường truyền tĩnh mạch ngoại biên hoặc truyền trong xương. Theo dõi các dấu hiệu vỡ mạch và hoại tử.
- Có thể sử dụng các biện pháp thăm dò huyết động xâm nhập hoặc không xâm nhập tùy điều kiện tại mỗi cơ sở để đánh giá và theo dõi tình trạng huyết động để điều chỉnh dịch và các thuốc vận mạch theo tình trạng người bệnh.
4.3. Cấy máu và thuốc kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm sớm trong vòng một giờ xác định sốc nhiễm trùng.
4.4. Kiểm soát đường máu, (giữ nồng độ đường máu từ 8-10 mmol/L), can xi máu, albumin máu, (truyền albumin khi nồng độ albumin <30 g/L, giữ albumin máu ≥ 35 g/L).
4.5. Trường hợp có các yếu tố nguy cơ suy thượng thận cấp, hoặc sốc phụ thuộc catecholamine: có thể cho hydrocorticone liều thấp: Người lớn hydrocortisone 50 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 6 giờ; trẻ em 2 mg/kg/liều đầu tiên, sau đó 0,5 -1,0 mg/kg mỗi 6 giờ.
4.6. Truyền khối hồng cầu khi cần, giữ nồng độ huyết sắc tố ≥ 10 g/dl.
5. Điều trị hỗ trợ chức năng các cơ quan
Tùy từng tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh để có các biện pháp hỗ trợ thích hợp.
- Hỗ trợ chức năng thận:
+ Đảm bảo huyết động, cân bằng nước và điện giải, thuốc lợi tiểu khi cần thiết
+ Nếu tình trạng suy thận nặng, suy chức năng đa cơ quan và/hoặc có quá tải dịch, chỉ định áp dụng các biện pháp thận thay thế như lọc máu liên tục, lọc máu ngắt quãng, hoặc thẩm phân phúc mạc tùy điều kiện của cơ sở điều trị.
- Hỗ trợ chức năng gan: nếu có suy gan
- Điều chỉnh rối loạn đông máu: truyền tiểu cầu, plasma tươi, các yếu tố đông máu nếu cần thiết.
6. Các biện pháp điều trị khác
6.1. Thuốc kháng sinh
- Không sử dụng thuốc kháng sinh thường quy cho các trường hợp viêm đường hô hấp trên đơn thuần.
- Với các trường hợp viêm phổi, cân nhắc sử dụng kháng sinh thích hợp theo kinh nghiệm có tác dụng với các tác nhân vi khuẩn có thể đồng nhiễm gây viêm phổi, (tùy theo lứa tuổi, dịch tễ, để gợi ý căn nguyên).
- Nếu có tình trạng nhiễm trùng huyết, cần cho kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm sớm, trong vòng một giờ từ khi xác định nhiễm trùng huyết. Điều chỉnh kháng sinh thích hợp khi có kết quả vi khuẩn và kháng sinh đồ.
- Các trường hợp nhiễm trùng thứ phát, tùy theo căn nguyên, đặc điểm dịch tễ, kháng kháng sinh để lựa chọn kháng sinh thích hợp.
6.2. Thuốc kháng vi rút
- Chưa khuyến cáo sử dụng các thuốc điều trị kháng vi rút đặc hiệu cho SARS-CoV-2 (ngoài phạm vi các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng), do bằng chứng về hiệu quả, tính an toàn của các thuốc kháng vi rút ức chế sao chép ngược (Antiretroviral hay ARV) và các thuốc kháng vi rút khác (như Chloroquine/Hydroxychloroquine, Remdesivir, Ribavirin) còn hạn chế.
- Bộ Y tế sẽ đưa ra khuyến cáo sau khi xem xét kết quả các thử nghiệm lâm sàng của những thuốc này trên thế giới và ở Việt Nam.
6.3. Corticosteroids toàn thân
- Không sử dụng các thuốc corticosteroids toàn thân thường quy cho viêm đường hô hấp trên hoặc viêm phổi do vi rút trừ khi có những chỉ định khác.
- Các trường hợp sốc nhiễm trùng, sử dụng hydrocortisone liều thấp nếu có chỉ định (xem phần điều trị sốc nhiễm trùng).
- Tùy theo tiến triển lâm sàng và hình ảnh X-quang phổi của từng trường hợp viêm phổi nặng, có thể cân nhắc sử dụng Methylprednisolone liều 1-2 mg/kg/ngày, trong thời gian ngắn 3-5 ngày (có thể chỉ định sớm trước khi có các dấu hiệu của suy hô hấp).
6.4. Lọc máu ngoài cơ thể
Các trường hợp ARDS nặng và/hoặc sốc nhiễm trùng nặng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các biện pháp điều trị thường quy (có thể do các cơn bão cytokine gây ra). Cân nhắc sử dụng các biện pháp lọc máu liên tục ngoài cơ thể bằng các loại quả lọc có khả năng hấp phụ cytokines.
6.5. Immunoglobuline truyền tĩnh mạch (IVIG)
Có thể cân nhắc sử dụng IVIG cho những trường hợp bệnh nặng, và tùy từng trường hợp cụ thể.
6.6. Interferon
Có thể cân nhắc sử dụng interferon cho từng trường hợp cụ thể (nếu có).
6.7. Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng sớm cho người bệnh Covid-19 để cải thiện chức năng phải và các chức năng khác, ngăn chặn sự suy giảm về thể chất và tinh thần, tăng cường khả năng vận động.
7. Dự phòng biến chứng
Với các trường hợp nặng điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực, cần dự phòng các biến chứng hay gặp sau:
7.1. Viêm phổi liên quan tới thở máy
Áp dụng và tuân thủ gói dự phòng viêm phổi liên quan tới thở máy:
- Nên đặt ống NKQ đường miệng.
- Đặt người bệnh nằm tư thế đầu cao 30-45 độ.
- Vệ sinh răng miệng.
- Sử dụng hệ thống hút kín, định kỳ làm thoát nước đọng trong dây máy thở.
- Sử dụng bộ dây máy thở mới cho mỗi bệnh nhân; chỉ thay dây máy thở khi bẩn hoặc hư hỏng trong khi người bệnh đang thở máy.
- Thay bình làm ấm/ẩm khi bị hỏng, bẩn, hoặc sau mỗi 5-7 ngày.
7.2. Dự phòng huyết khối tĩnh mạch
- Người lớn hoặc trẻ lớn; nếu không có chống chỉ định, dùng Heparine trọng lượng phân tử thấp nếu có, hoặc Heparine thường 5000 UI, tiêm dưới da, 2 lần/ngày.
- Nếu có chống chỉ định; sử dụng các biện pháp cơ học.
7.3. Nhiễm trùng máu liên quan tới đường truyền trung tâm
Sử dụng bảng kiểm để theo dõi áp dụng các gói dự phòng khi đặt đường truyền và chăm sóc đường truyền trung tâm. Rút đường truyền trung tâm khi không cần thiết.
7.4. Loét do tỳ đè
Xoay trở người bệnh thường xuyên
7.5. Viêm loét dạ dày do stress và xuất huyết tiêu hóa
- Cho ăn qua đường tiêu hóa sớm (trong vòng 24-48 giờ sau nhập viện)
- Dùng thuốc kháng H2 hoặc ức chế bơm proton cho những người bệnh có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa như thở máy ≥ 48 giờ, rối loạn đông máu, điều trị thay thế thận, có bệnh gan, nhiều bệnh nền kèm theo, và suy chức năng đa cơ quan.
7.6. Yếu cơ liên quan tới điều trị hồi sức
Khi có thể, tích cực cho vận động sớm trong quá trình điều trị.
8. Một số quần thể đặc biệt
8.1. Phụ nữ mang thai
Khi nghi ngờ hoặc khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 cần được điều trị theo các biện pháp như trên, tuy nhiên cần chú ý tới những thay đổi sinh lý khi mang thai.
8.2. Người cao tuổi
Người cao tuổi với các bệnh lý nền kèm theo tăng nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong. Nên có sự phối hợp các chuyên khoa trong việc chăm sóc và điều trị người cao tuổi, cần chú ý tới những thay đổi sinh lý ở người cao tuổi, cũng như tương tác thuốc trong quá trình điều trị.
IX. TIÊU CHUẨN XUẤT VIỆN
1. Người bệnh được xuất viện khi có đủ các tiêu chuẩn sau
- Hết sốt ít nhất 3 ngày.
- Các triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, các dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng các cơ quan bình thường, xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện.
- Có ít nhất hai mẫu liên tiếp bệnh phẩm dịch đường hô hấp (dịch tỵ hầu và họng), lấy mẫu cách nhau ≥ 24 giờ, xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
2. Theo dõi sau xuất viện
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh ra viện cần thông báo cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương, cơ quan y tế và chính quyền địa phương để tiếp tục cho người bệnh cách ly tại nhà 14 ngày sau khi ra viện.
- Người bệnh nên được ở trong phòng riêng thông thoáng, đeo khẩu trang, vệ sinh tay, ăn riêng, hạn chế tiếp xúc với các thành viên trong gia đình.
- Hướng dẫn người bệnh theo dõi thân nhiệt tại nhà 2 lần/ngày, nếu thân nhiệt cao hơn 37,5°C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có các dấu hiệu bất thường khác, phải đến khám lại ngay tại các cơ sở y tế. | {
"issuing_agency": "Bộ Y tế",
"promulgation_date": "25/03/2020",
"sign_number": "1344/QĐ-BYT",
"signer": "Nguyễn Trường Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-3420-QD-UBND-2020-phe-duyet-Chuong-trinh-khuyen-cong-tinh-Yen-Bai-472360.aspx | Quyết định 3420/QĐ-UBND 2020 phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh Yên Bái | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3420/QĐ-UBND
Yên Bái, ngày 31 tháng 12 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;
Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về khuyến công; Thông tư số 20/2017/TT-BCT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BCT ;
Căn cứ Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia; Thông tư số 17/2018/TT-BCT ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2013/TT-BCT ;
Căn cứ Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công;
Căn cứ Quyết định số 4371/QĐ-BCT ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 1914/TTr-SCT ngày 07 tháng 10 năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình khuyến công tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Công Thương;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQ và các Đoàn thể của tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- CV: CN, TC, TH;
- Lưu: VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Huy Tuấn
CHƯƠNG TRÌNH
KHUYẾN CÔNG TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 3420/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Sự cần thiết
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có vị trí chiến lược và là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng. Đảng ta đã xác định: Phát triển khu vực nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc tế cho phát triển lực lượng sản xuất tại khu vực nông thôn; phát huy cao nội lực; đồng thời tăng mạnh sự chia sẻ, hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước và xã hội, phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho khu vực nông thôn.
Thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020, theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh sớm chỉ đạo triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh và ban hành Chương trình khuyến công tỉnh Yên Bái đến năm 2020 tại Quyết định số 1433/QĐ-UBND ngày 06/8/2015, ban hành Quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Yên Bái tại Quyết định số 18/2014/QĐ-UBND ngày 17/9/2014. Trên cơ sở đó, hoạt động khuyến công đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh, với sự triển khai tích cực của các cơ quan chuyên môn, của chính quyền các địa phương đã tạo động lực góp phần quan trọng làm gia tăng giá trị sản xuất cho ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhất là công nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy các cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã góp phần thực hiện mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII đề ra là: Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ ở các vùng nông thôn theo quy hoạch. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp chế biến tinh, chế biến sâu gắn với vùng nguyên liệu và thị trường, đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, triển khai chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề. Phát triển nhanh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn.
Hoạt động khuyến công theo chương trình khuyến công tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016-2020 đã hỗ trợ 25.035 triệu đồng cho 138 đề án khuyến công và các hoạt động khuyến công khác. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 11.315 triệu đồng cho 34 đề án, kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 13.720 triệu đồng cho 104 đề án và các hoạt động khuyến công khác. Việc hỗ trợ kinh phí khuyến công cho các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn đã tạo việc làm thường xuyên cho trên 2.100 lao động trực tiếp và hàng nghìn lao động gián tiếp tại địa phương, thu hút được các nguồn vốn đầu tư trên 220 tỷ đồng.
Do đó, xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình khuyến công tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 sẽ tiếp tục phát huy kết quả chương trình khuyến công đã đạt được, triển khai có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, tiếp tục cụ thể hóa nội dung của Nghị định số 45/2012/CP-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công trong giai đoạn mới, đồng thời bám sát mục tiêu của chương trình khuyến công quốc gia giai đoạn 2021-2025, Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Yên Bái đến năm 2020 tầm nhìn 2030, và nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, trong đó góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, thân thiện môi trường, nhanh chóng đưa Yên Bái trở thành tỉnh khá vào năm 2025 và nằm trong nhóm tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc vào năm 2030.
2. Căn cứ pháp lý
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX.
Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;
Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công; Thông tư số 20/2017/TT-BCT ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2012/TT-BCT ;
Thông tư số 36/2013/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và quản lý kinh phí khuyến công quốc gia; Thông tư số 17/2018/TT-BCT ngày 10 tháng 7 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2013/TT-BCT ;
Thông tư số 28/2018/TT-BTC ngày 28 tháng 3 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công;
Quyết định số 4371/QĐ-BCT ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt mức hỗ trợ kinh phí khuyến công quốc gia.
II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu chung
- Huy động các nguồn lực trong nước và ngoài nước tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ khuyến công, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới.
- Khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hướng các hoạt động khuyến công vào việc thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, công nghiệp nông thôn và các làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tập trung các ngành công nghiệp thế mạnh, mũi nhọn của tỉnh, gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, góp phần gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của giai đoạn trước; góp phần quan trọng hoàn thành mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh (giá so sánh 2010) đạt 20.000 tỷ đồng vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng bình quân tăng cao hơn so với giai đoạn 2015-2020; phấn đấu tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến sâu, có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao của các sản phẩm nông - lâm - thủy sản; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
- Trên 400 doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ từ Chương trình khuyến công.
- Hỗ trợ xây dựng 05 mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới; hỗ trợ trên 75 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất sản phẩm; hỗ trợ đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa 04 hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường ở cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.
- Hỗ trợ trên 700 học viên tham gia các khóa bồi dưỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý và nâng cao nhận thức về lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết 02 cụm công nghiệp; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ 02 cụm công nghiệp trở lên; Tổ chức 02 hội nghị thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp vào các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức 03 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh; có các sản phẩm tham dự và đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và cấp quốc gia. Tổ chức 01 hội chợ triển lãm cấp vùng.
- Phổ biến, tập huấn, đào tạo cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp cận các nội dung liên quan về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; Tổ chức tham quan mô hình, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, giới thiệu công nghệ, máy móc thiết bị, quảng bá sản phẩm các cơ sở công nghiệp nông thôn.
- Hỗ trợ cung cấp thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các mô hình hoạt động hiệu quả trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên đài phát thanh, truyền hình của tỉnh và của quốc gia.
III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi
Chương trình gồm các nội dung hoạt động khuyến công quy định tại Điều 4 Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công, do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện.
2. Đối tượng áp dụng
Gồm các đối tượng được quy định tại Điều 1 Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công:
a) Tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái, bao gồm: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở công nghiệp nông thôn);
b) Các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn;
c) Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia công tác quản lý, thực hiện các hoạt động dịch vụ khuyến công.
IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn; xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho cơ sở công nghiệp nông thôn
a) Mục đích: Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, mô hình thí điểm áp dụng sản xuất sạch hơn và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất và nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
b) Nội dung thực hiện:
- Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới: Xây dựng các mô hình trình diễn trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, “hiện đại hóa công nghệ truyền thống”; sửa chữa, sản xuất máy cơ khí, nông cụ phục vụ sản xuất, cơ khí tiêu dùng; chế biến nông lâm sản, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng theo công nghệ tiến bộ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; chế biến sâu để nâng cao giá trị sản phẩm, mô hình chế biến nguyên liệu tập trung tại vùng nguyên liệu, như chế biến chè, gỗ rừng trồng,...
- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến do cơ sở công nghiệp nông thôn tự nghiên cứu, sản xuất, gia công chế tạo và ứng dụng có hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, được cấp có thẩm quyền công nhận. Đổi mới, nâng cấp quy trình, công nghệ sản xuất theo hướng sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, tái sử dụng các nguồn nguyên liệu hoặc đưa ra các sản phẩm có tính bảo vệ môi trường, bền vững.
- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường.
- Hỗ trợ tư vấn, đánh giá, áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn và nhân rộng mô hình áp dụng; phổ biến, tập huấn, đào tạo cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp cận các nội dung liên quan về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
- Tổ chức tham quan mô hình, hội nghị, hội thảo, diễn đàn, giới thiệu công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
- Hỗ trợ liên kết các cơ sở công nghiệp nông thôn với các cơ sở đào tạo trong nghiên cứu, sản xuất máy móc thiết bị tiên tiến.
c) Mục tiêu:
- Hỗ trợ xây dựng 05 mô hình trình diễn kỹ thuật áp dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới.
- Hỗ trợ cho trên 75 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Đánh giá sản xuất sạch hơn cho 03 cơ sở sản xuất công nghiệp; xây dựng mô hình thí điểm về sản xuất sạch hơn cho 02 cơ sở sản xuất công nghiệp.
- Hỗ trợ nâng cấp, sửa chữa, đầu tư mới cho 04 hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường ở cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.
2. Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
a) Mục đích: Khai thác các nguồn lực tại chỗ (lao động, tài nguyên, truyền thống văn hóa lịch sử) nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Lựa chọn sản phẩm tiêu biểu có tiềm năng phát triển để hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển đạt được cấp cao hơn và trở thành sản phẩm thế mạnh, có sức cạnh tranh cao hơn và xuất khẩu.
b) Nội dung thực hiện:
- Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (cấp huyện, cấp tỉnh). Hỗ trợ in, dán nhãn logo của chương trình bình chọn; đăng tải thông tin giới thiệu sản phẩm; tặng thưởng bằng tiền mặt đối với sản phẩm đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh. Hỗ trợ tiếp cận các chính sách hỗ trợ, ưu đãi đầu tư khác.
- Tổ chức hội chợ triển lãm cấp vùng. Hỗ trợ tham gia các gian hàng sản phẩm công nghiệp nông thôn của tỉnh tại các hội chợ, triển lãm cấp khu vực, quốc gia và quốc tế để giới thiệu, quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn của tỉnh. Hỗ trợ các địa phương tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tại các hội chợ, triển lãm trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ xây dựng, đăng ký nhãn hiệu và đầu tư các phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn gắn với các khu du lịch, khu dân cư, trung tâm hành chính (cấp huyện, tỉnh, trung ương) và các hoạt động xúc tiến thương mại khác.
c) Mục tiêu:
- Tổ chức 03 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh; có các sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực và cấp quốc gia.
- Tổ chức 01 hội chợ triển lãm cấp vùng. Tham gia trưng bày sản phẩm công nghiệp nông thôn của tỉnh tại hội chợ (trên 10 hội chợ), triển lãm cấp khu vực, quốc gia và quốc tế. Hỗ trợ các cơ sở tham gia trên 100 gian hàng tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ xây dựng, đăng ký nhãn hiệu và đầu tư các phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn cho trên 08 cơ sở công nghiệp nông thôn.
3. Hỗ trợ liên doanh, liên kết; tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; hợp tác đầu tư phát triển các cụm công nghiệp
a) Mục đích: Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp; sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường và di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
b) Nội dung thực hiện:
- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; hình thành mô hình liên kết cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch.
- Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong lĩnh vực sản xuất, chế biến.
- Hỗ trợ tư vấn, lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp.
- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp. Tổ chức hội nghị thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp, phát triển cụm công nghiệp.
c) Mục tiêu:
- Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết 02 cụm công nghiệp; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng 02 cụm công nghiệp; tổ chức 02 hội nghị thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp.
- Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp thực hiện các nội dung thành lập các hiệp hội, hội ngành nghề; hình thành mô hình liên kết cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ truyền thống với các doanh nghiệp du lịch; tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; tư vấn lãi suất, vốn vay ... theo yêu cầu.
4. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp
a) Mục đích: Hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hóa sản xuất, hạ giá thành sản phẩm; áp dụng sản suất sạch hơn trong công nghiệp và các hệ thống quản lý nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn.
b) Nội dung thực hiện:
- Tuyên truyền, phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức đối với việc thành lập doanh nghiệp; lập dự án, kế hoạch sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và đặc biệt là nâng cao nhận thức về lợi ích áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức (ngắn ngày) theo các chuyên đề: Khởi sự doanh nghiệp, quản lý kinh doanh tổng hợp, quản trị nhân sự, tài chính - kế toán; marketing, quản lý khoa học công nghệ, sở hữu trí tuệ, hội nhập kinh tế quốc tế, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn lao động,.. phù hợp với nhu cầu thực tế.
- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, các hội nghị tập huấn về sản xuất sạch hơn nhằm nâng cao nhận thức về việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, qua đó giúp các doanh nghiệp biết về lợi ích của sản xuất sạch hơn để áp dụng vào cơ sở mình cho phù hợp.
- Tổ chức hội thảo, tham quan, khảo sát, giới thiệu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, hội nhập kinh tế quốc tế, sở hữu trí tuệ, môi trường, quản trị doanh nghiệp, khoa học công nghệ mới, sản xuất sạch hơn... và các chủ đề khác liên quan đến sản xuất công nghiệp để trao đổi, nghiên cứu áp dụng vào cơ sở công nghiệp nông thôn ở tỉnh.
- Nghiên cứu, đánh giá nhu cầu của các cơ sở công nghiệp nông thôn.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn, tập huấn, hội thảo, diễn đàn; tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước.
- Hỗ trợ liên kết giữa các cơ sở công nghiệp nông thôn và các cơ sở đào tạo trong nước nhằm đào tạo lao động kỹ thuật cao, đặc biệt trong các lĩnh vực chế biến, chế tạo.
- Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn.
c) Mục tiêu: Đào tạo khởi sự kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn cho khoảng 700 học viên. Tổ chức 10 đoàn tham quan khảo sát học tập kinh nghiệm cho các cơ sở công nghiệp nông thôn và cơ quan quản lý. Hỗ trợ thành lập 10 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại các địa bàn khó khăn và đặc biệt khó khăn.
5. Hỗ trợ tư vấn thông tin phát triển công nghiệp nông thôn, công tác truyền thông
a) Mục đích: Tổ chức thông tin, tuyên truyền các chính sách của Nhà nước về khuyến công bằng nhiều hình thức, trên các phương tiện thông tin đại chúng để các tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân biết, thực hiện góp phần thực hiện hiệu quả chính sách của Nhà nước. Qua đó nâng cao nhận thức cho các cơ sở công nghiệp nông thôn về khuyến công, nhất là lợi ích của chương trình khuyến công, lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nắm bắt thông tin để xây dựng định hướng của doanh nghiệp.
b) Nội dung thực hiện:
- Xây dựng chương trình truyền hình, truyền thanh; phát hành các bản tin, ấn phẩm; xây dựng dữ liệu, trang thông tin điện tử; tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác.
- Tăng cường các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác truyền thông.
- Tổ chức và hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia các cuộc thi, phát động, triển lãm nhằm quảng bá thông tin, tuyên truyền về hoạt động khuyến công.
- Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ: lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới liên quan đến sản xuất công nghiệp nông thôn.
- Hỗ trợ pháp lý về xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật về lĩnh vực phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn.
- Tư vấn, hướng dẫn tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ, chính sách tài chính - tín dụng và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước.
- Đa dạng hóa hoạt động tư vấn khuyến công bằng các hình thức điểm tư vấn trực tiếp, tư vấn qua các phương tiện thông tin.
- Hỗ trợ công bố thông tin về kế hoạch, chương trình, dự án, thông tin chỉ dẫn kinh doanh, tín dụng, thị trường, sản phẩm, công nghệ, các thông tin khác theo nhu cầu của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật trên trang thông tin điện tử của Sở Công Thương, của Tỉnh và của Bộ Công Thương.
c) Mục tiêu:
- Tăng cường tư vấn, trợ giúp thông tin cho cơ sở công nghiệp nông thôn. Đa dạng hóa các hình thức thông tin truyền thông; tăng mạnh số lượng các cơ sở công nghiệp nông thôn nắm bắt và chủ động tham gia chương trình.
- Duy trì phát triển cơ sở dữ liệu công nghiệp nông thôn; xây dựng, phát sóng 20 chuyên mục truyền hình về khuyến công; thường xuyên đưa tin tuyên truyền về hoạt động khuyến công trên bản tin Công Thương của Sở Công Thương; thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền về công nghiệp, thương mại và hoạt động khuyến công, sản xuất sạch hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cấp tỉnh, cấp huyện. Hỗ trợ 10 cơ sở công nghiệp nông thôn trong việc thuê tư vấn: lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất - tài chính - kế toán - nhân lực; liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ - thiết bị mới.
6. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công
a) Mục đích: Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho cơ quan thực hiện hoạt động khuyến công.
b) Nội dung:
- Nghiên cứu trình cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan nhằm hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công; kiểm tra giám sát, quản lý chương trình đề án khuyến công.
- Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công. Đầu tư nâng cao năng lực quản lý và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc cho tổ chức dịch vụ khuyến công (Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại) theo hướng chuyên nghiệp hóa, để đủ khả năng thực hiện nhiệm vụ đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái quy định.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khuyến công.
- Tổ chức tham quan khảo sát, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước; hội thảo chuyên đề, hội nghị đánh giá tổng kết về hoạt động khuyến công.
- Xây dựng, tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động khuyến công trong các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế trong và ngoài nước.
- Xây dựng và ban hành định mức kinh tế kỹ thuật đối với một số hoạt động khuyến công địa phương thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động khuyến công.
- Xây dựng mạng lưới tư vấn viên, cộng tác viên khuyến công.
c) Mục tiêu:
- Tổ chức 05 đoàn tham quan, học tập kinh nghiệm công tác quản lý và tổ chức triển khai hoạt động khuyến công ở các tỉnh, thành phố trong nước.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý và khả năng hoạt động khuyến công cho Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại, tổ chức dịch vụ khuyến công khác theo quy định. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý về khuyến công cho 100 lượt học viên.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Nguồn kinh phí đảm bảo hoạt động khuyến công
- Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ thông qua các đề án khuyến công được Bộ Công Thương phê duyệt.
- Nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ: Hàng năm, căn cứ vào chương trình khuyến công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và mức chi theo quy định, Sở Công Thương lập dự toán kinh phí khuyến công cấp tỉnh để tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước của Sở Công Thương, gửi Sở Tài chính thẩm định, tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
- Nguồn huy động từ các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc sử dụng kinh phí khuyến công
- Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia bảo đảm chi cho các đề án khuyến công được Bộ Công Thương phê duyệt.
- Nguồn ngân sách địa phương bảo đảm chi cho các hoạt động khuyến công do Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý và tổ chức thực hiện.
- Đề án khuyến công được thực hiện theo phương thức xét chọn hoặc đấu thầu theo quy định.
3. Tổng kinh phí thực hiện
Dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình khuyến công tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025 được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách Địa phương) là: 50.000 triệu đồng (Năm mươi tỷ đồng).
Trong đó:
- Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ: 32.000 triệu đồng;
- Nguồn kinh phí từ ngân sách tỉnh: 18.000 triệu đồng.
Kinh phí được phân theo từng năm và từng nội dung chương trình cụ thể như sau:
3.1. Kinh phí dự kiến thực hiện phân theo từng năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Năm
Kinh phí khuyến công địa phương
Kinh phí khuyến công quốc gia
Tổng cộng
1
2021
3.000
7.000
10.000
2
2022
3.000
7.000
10.000
3
2023
4.000
6.000
10.000
4
2024
4.000
6.000
10.000
5
2025
4.000
6.000
10.000
Tổng cộng
18.000
32.000
50.000
3.2. Kinh phí dự kiến thực hiện phân theo từng nội dung chương trình
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
Nội dung
Kinh phí
1
Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn; xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho cơ sở công nghiệp nông thôn
21.500
2
Hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu
4.000
3
Hỗ trợ liên doanh, liên kết; tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; hợp tác đầu tư phát triển các cụm công nghiệp
20.000
4
Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp
1.500
5
Hỗ trợ tư vấn thông tin phát triển công nghiệp nông thôn; công tác truyền thông
1.000
6
Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công
2.000
Tổng cộng
50.000
VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về tăng cường quản lý nhà nước về khuyến công
- Rà soát lại cơ chế, chính sách đã ban hành để điều chỉnh bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thực tế của địa phương và phù hợp với các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.
- Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện các hoạt động khuyến công, đảm bảo hoạt động đúng đối tượng, đúng mục đích, phát huy nguồn kinh phí hỗ trợ, thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển nhanh và bền vững, có sức cạnh tranh cao trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chủ trương chính sách của nhà nước để người dân, doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển công nghiệp ở nông thôn; Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể với cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn để tạo sự đồng thuận cao trong thực hiện Chương trình khuyến công.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu theo dõi quản lý chương trình, kế hoạch, đề án khuyến công.
2. Giải pháp xây dựng và nâng cao năng lực của hệ thống bộ máy tổ chức làm công tác khuyến công
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công theo hướng chuyên nghiệp; củng cố và tăng cường năng lực quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đối với phòng Kinh tế và Hạ tầng (kinh tế) các huyện, thị xã, thành phố; hỗ trợ hình thành và phát triển mạng lưới cộng tác viên khuyến công ở các địa bàn cấp huyện.
- Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho công chức quản lý nhà nước, đội ngũ viên chức của các tổ chức dịch vụ khuyến công và cộng tác viên.
- Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động khuyến công hàng năm, giai đoạn để rút kinh nghiệm.
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho tổ chức dịch vụ khuyến công theo hướng chuyên nghiệp hóa, đủ khả năng thực hiện tất cả các nhiệm vụ khuyến công; đẩy mạnh phát triển hoạt động xúc tiến thương mại công nghiệp nông thôn.
3. Giải pháp về huy động các nguồn tài chính cho hoạt động khuyến công
- Hàng năm, bố trí cân đối kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho hoạt động khuyến công địa phương, đảm bảo đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu hoạt động khuyến công nhằm triển khai thực hiện chương trình một cách hiệu quả nhất.
- Chủ động, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ pháp lý đủ điều kiện xin hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hàng năm. Bố trí lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh có liên quan tham gia vào chương trình khuyến công;
- Tích cực khai thác, huy động các nguồn lực hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ, tài trợ, đóng góp kinh phí cho hoạt động khuyến công.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng chính sách khuyến công bố trí đủ nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư của cơ sở và kinh phí đối ứng để thực hiện đề án khuyến công như cam kết để triển khai thực hiện.
4. Lồng ghép chương trình khuyến công với thực hiện các chương trình mục tiêu khác
Thực hiện các hoạt động khuyến công với lồng ghép với các chương trình mục tiêu khác như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2025; Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030; Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030...
5. Giải pháp về nguồn nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp nông thôn
a) Về nguồn nhân lực:
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ tư vấn về khuyến công.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để trang bị kiến thức khởi sự doanh nghiệp, trang bị các kiến thức, nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế; trong đó chú trọng đến các hộ kinh doanh chuyển đổi sang hoạt động mô hình doanh nghiệp.
- Tổ chức các đoàn đi khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển sản xuất kinh doanh, kinh nghiệm sản xuất sạch hơn, tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị để nâng cao kiến thức khoa học, kiến thức xã hội phục vụ cho công tác quản lý, điều hành và phát triển bền vững của doanh nghiệp, cơ sở.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo và các ngành liên quan triển khai hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cơ sở công nghiệp nông thôn.
b) Về thị trường:
- Hỗ trợ tiếp cận thị trường thông qua công tác thông tin, tiếp thị, xúc tiến thương mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm, khảo sát tìm kiếm và mở rộng thị trường trong và ngoài nước, hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm.
- Phát triển thị trường trong tỉnh gắn với thị trường ngoài tỉnh, liên doanh liên kết, chuỗi giá trị, đồng thời đẩy mạnh việc xúc tiến thị trường xuất khẩu.
- Nâng cao khả năng tiếp thị, xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
c) Về nguyên liệu sản xuất:
- Duy trì các vùng nguyên có chất lượng sẵn có, khuyến khích thành lập các vùng nguyên liệu tập trung, đủ lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đủ sản lượng đề xuất khẩu ổn định.
- Quy hoạch vùng sản xuất tập trung đối với nguyên liệu từ sản phẩm của ngành nông nghiệp để ứng dụng khoa học kỹ thuật và tạo ra lượng hàng hóa lớn.
6. Giải pháp về khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường
- Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ vào sản xuất công nghiệp nông thôn. Ưu tiên, hỗ trợ các cơ sở đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, xử lý chất thải đạt chuẩn; đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
- Tăng cường hướng dẫn các cơ sở thực hiện các quy định của Nhà nước về tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, đảm bảo xử lý môi trường theo quy định.
- Khuyến khích các cơ sở vào đầu tư sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp tập trung, các khu vực xa dân cư, không gây ô nhiễm môi trường.
7. Giải pháp tăng cường sự phối hợp hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước với các đoàn thể chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp, cơ sở để triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả hoạt động khuyến công trong tỉnh
- Triển khai thực hiện tốt các nội dung, chương trình phối hợp hoạt động giữa Sở Công Thương với tổ chức đoàn thể: Hội Nông dân tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh; Hội Phụ nữ tỉnh; Tỉnh Đoàn Yên Bái ... mở rộng liên kết với các tổ chức đoàn thể khác để triển khai hoạt động khuyến công, như: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, Hội doanh nghiệp trẻ,...
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức tư vấn trong và ngoài tỉnh để triển khai hoạt động khuyến công trong tỉnh, như các cơ sở nghiên cứu, viện, trường, các tổ chức dịch vụ khuyến công, các chuyên gia, các nhà quản lý,...
8. Về công tác thi đua khen thưởng
Sở Công Thương kịp thời đề xuất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động khuyến công, hoạt động thúc đẩy phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thực hiện đầy đủ chính sách đối với người lao động, thực hiện tốt về an toàn lao động; áp dụng quy trình mới, công nghệ mới, có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả thiết thực,... nhằm khuyến khích thi đua phát triển sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Thường xuyên theo dõi, rà soát các cơ chế, chính sách, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tế từng giai đoạn và nâng cao hiệu quả trong hoạt động khuyến công; hướng dẫn tổ chức thực hiện về khuyến công theo chương trình được duyệt.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Chương trình và tổng hợp chung trong dự toán của Sở, gửi Sở Tài chính để xem xét cân đối, bố trí dự toán, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ cho hoạt động khuyến công.
- Đầu mối tổng hợp, giải quyết hoặc trình các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có) liên quan đến công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động khuyến công theo quy định được giao, có trách nhiệm tiếp nhận kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và giao dự toán cho đơn vị trực thuộc, đồng thời thực hiện quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định.
2. Sở Tài chính
- Cân đối bố trí kinh phí cho công tác khuyến công địa phương trong dự toán ngân sách năm kế hoạch để thực hiện chương trình và trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
- Phối hợp với Sở Công Thương thẩm định định mức kinh phí các đề án khuyến công trên cơ sở Luật Ngân sách và các quy định về nhiệm vụ chi, mức chi cho Chương trình khuyến công.
- Hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định. Kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ và thực hiện quản lý tài chính theo quy định của Luật Ngân sách và chức năng nhiệm vụ được giao.
- Thẩm định báo cáo quyết toán tài chính của Sở Công Thương hàng năm theo quy định.
3. Các sở, ban, ngành Liên quan
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Công Thương lồng ghép các Chương trình mục tiêu, các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác với Chương trình khuyến công để triển khai thực hiện, đảm bảo hiệu quả, tránh chồng chéo.
4. Đài Phát thanh và Truyền hình Yên Bái, Báo Yên Bái
Tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền chủ trương chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp của Đảng, Nhà nước và của tỉnh; giới thiệu tình hình, kết quả hoạt động khuyến công, các mô hình trình diễn kỹ thuật, các mô hình sản xuất sạch hơn, mô hình sản xuất kinh doanh tốt, công nghệ, kỹ thuật tiến bộ, sản phẩm mới, sản phẩm tiêu biểu, những làng nghề, doanh nhân thành đạt... góp phần tạo khí thế thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn.
5. Các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội
Tuyên truyền vận động các cá nhân, tập thể, tổ chức, doanh nghiệp tích cực tham gia thực hiện chương trình và phối hợp với Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân các cấp trong hoạt động khuyến công.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tuyên truyền chính sách khuyến công và nội dung Chương trình khuyến công, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đến các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch khuyến công trên địa bàn gửi Sở Công Thương tổng hợp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình khuyến công trên địa bàn. Kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các cơ sở công nghiệp nông thôn để thúc đẩy phát triển công nghiệp và thực hiện hiệu quả Chương trình khuyến công.
- Chỉ đạo phòng Kinh tế và Hạ tầng (Kinh tế) phối hợp với đơn vị dịch vụ khuyến công xây dựng, triển khai thực hiện các đề án khuyến công đảm bảo hiệu quả và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
7. Các cơ sở công nghiệp nông thôn
Căn cứ vào tình hình sản xuất, kinh doanh của cơ sở, trên cơ sở nghiên cứu kỹ lưỡng về khả năng đầu tư sản xuất, kinh doanh để lập kế hoạch như: đầu tư mới, đầu tư mở rộng, cải tiến dây chuyền thiết bị, áp dụng công nghệ mới, xử lý môi trường... và nhu cầu cần thiết khác như về đào tạo nguồn nhân lực quản quản trị, lao động, tuyên truyền quảng bá, giới thiệu sản phẩm, hợp tác liên danh liên kết, tài chính..., đồng thời căn cứ vào chương trình khuyến công, từ đó đăng ký với chính quyền địa phương để được hỗ trợ từ Chương trình khuyến công.
8. Chế độ thông tin, báo cáo định kỳ
Định kỳ 6 tháng và hàng năm các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan báo cáo kết quả triển khai hoạt động khuyến công cho Ủy ban nhân dân tỉnh (báo cáo gửi về Sở Công Thương để tổng hợp). Báo cáo 6 tháng gửi trước 20 tháng 5 hằng năm; báo cáo năm gửi trước ngày 15 tháng 12 hằng năm, Sở Công Thương có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện hàng năm; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương theo quy định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Yên Bái",
"promulgation_date": "31/12/2020",
"sign_number": "3420/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Huy Tuấn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-9594-TB-TCHQ-ket-qua-phan-loai-hang-hoa-xuat-nhap-khau-vecni-lam-tu-polymer-tong-hop-2015-324363.aspx | Thông báo 9594/TB-TCHQ kết quả phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu vecni làm từ polymer tổng hợp 2015 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 9594/TB-TCHQ
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2015
THÔNG BÁO
VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm Phân tích phân loại-Chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh tại thông báo số 1836/TB-PTPL ngày 14/8/2015 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo: Vecni làm từ polymer tổng hợp, đã phân tán trong môi trường không chứa nước, chịu nhiệt trên 100 độ C. Lỏng, sánh - Pringting Ink VP - 7000F (Mục 6 tờ khai)
2. Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH Shyange Paint; Địa chỉ: KCN Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; Mã số thuế: 3600685720.
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10046483404/E31 ngày 6/7/2015 tại Chi cục Hải quan Long Thành - Cục Hải quan Đồng Nai.
4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Vecni từ copolyme Vinyl chloride - vinyl acetate, hàm lượng rắn 20.8%
5. Kết quả phân loại:
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Vecni từ copolyme Vinyl chloride - vinyl acetate, hàm lượng rắn 20.8%
thuộc nhóm 32.08 “Sơn và vecni (kể cả men tráng và dầu bóng) làm từ các loại polyme tổng hợp hoặc các polyme tự nhiên đã biến đổi về mặt hóa học đã phân tán hay hòa tan trong môi trường không chứa nước; các dung dịch như đã ghi trong Chú giải 4 của Chương này”, phân nhóm 3208.20 “- Từ polymer acrylic hoặc polymer vinyl”, mã số 3208.20.90 “-- Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
- Tổng cục trưởng (để b/cáo);
- Các Cục HQ tỉnh, thành phố (để t/hiện);
- Chi cục Hải quan Long Thành Cục Hải quan Đồng Nai;
- Trung tâm PTPL HH XNK và các chi nhánh;
- Công ty TNHH Shyange Paint; Địa chỉ: KCN Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai;
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK-PL-Cường (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "15/10/2015",
"sign_number": "9594/TB-TCHQ",
"signer": "Nguyễn Dương Thái",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-33-2006-QD-UBND-duyet-dieu-chinh-bo-sung-gia-dat-Khu-dan-cu-so-4-Lai-Chau-298230.aspx | Quyết định 33/2006/QĐ-UBND duyệt điều chỉnh bổ sung giá đất Khu dân cư số 4 Lai Châu | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 33/2006/QĐ-UBND
Lai Châu, ngày 05 tháng 5 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG GIÁ ĐẤT KHU DÂN CƯ SỐ 4 - THỊ XÃ LAI CHÂU
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh giá ngày 08 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định Giá đất và khung giá các loại đất;
Căn cứ Thông tư 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 283/TTr-STC ngày 25/4/2006 về việc Đề nghị phê duyệt điều chỉnh, bổ sung giá đất Khu dân cư số 4 - Thị xã Lai Châu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung giá đất Khu dân cư số 4 - Thị xã Lai Châu (Theo biểu phụ lục chi tiết đính kèm).
Điều 2. Giá đất quy định tại Điều 1 làm căn cứ để tính thu tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.
Điều 3. Giao Chủ tịch UBND thị xã Lai Châu, Trung tâm Phát triển quỹ đất và các ngành liên quan tổ chức thu tiền sử dụng đất và giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười ngày kể từ ngày ký. Các ông (bà): Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Tài nguyên & Môi trường; Chủ tịch UBND Thị xã Lai Châu và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
K/T. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Văn Phu
PHỤ LỤC
ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG GIÁ ĐẤT KHU DÂN CƯ SỐ 4 - THỊ XÃ LAI CHÂU
(Kèm theo Quyết định số: 33/2006/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu)
STT
Đường phố
ĐVT
Mức giá
(1.000 đồng)
Vị trí 1
I
Bổ Bổ sung giá một số loại đường phố:
1
Đường số 1 (Đường 58m)
đồng/m2
1.000
2
Đường số 2 (Đường 13,5 m)
đồng/m2
500
3
Đường N2 (Đường 13,5m)
đồng/m2
500
4
Đường D5 (Đường 13,5m)
đồng/m2
500
II
Điều chỉnh giá một số loại đường phố tại Quyết định số 101/2005/QĐ-UBND ngày 20/12/2005:
1
Đường D11 (Đường 13,5 m)
đồng/m2
500
2
Đường N10 (Đường 13,5 m)
đồng/m2
500
3
Đường số 5 (Đường 20,5 m)
đồng/m2
800
4
Đường (20,5m) Đoạn từ QL4D qua ao cá Bác Hồ đến đường 58m.
đồng/m2
800
Ghi chú:
Những ô đất ở vị trí 2 mặt tiền tiếp giáp với trục đường giao thông thì giá được xác định bằng giá của trục đường có mức giá cao nhất ở vị trí đó nhân với hệ số 1,1./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lai Châu",
"promulgation_date": "05/05/2006",
"sign_number": "33/2006/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Văn Phu",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-3158-1998-QD-UB-phi-xay-dung-co-so-ha-tang-cua-khau-Mong-Cai-Hon-Gai-180039.aspx | Quyết định 3158/1998/QĐ-UB phí xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu Móng Cái Hòn Gai | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3158/1998/QĐ-UB
Quảng Ninh, ngày 01 tháng 12 năm 1998
QUYẾT ĐỊNH
"V/V QUY ĐỊNH TẠM THỜI MỨC THU PHÍ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬP CẢNH QUA CỬA KHẨU MÓNG CÁI VÀ HÒN GAI"
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.
- Xét đề nghị của Sở Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Quy định mức thu phí xây dựng cơ sở hạ tầng đối với khách du lịch là người nước ngoài nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái và Hòn Gai bằng giấy thông hành xuất nhập cảnh là 10.000 đồng (mười ngàn đồng)/người.
Điều 2: Giao Cục thuế tỉnh phối hợp với Sở Du lịch, các địa phương và các ngành liên quan triển khai tổ chức thực hiện và nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành.
Điều 3: Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Cục trưởng Cục thuế, thủ trưởng các ngành liên quan, các địa phương và các doanh nghiệp được đón khách du lịch quốc tế chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1999./.
Nơi nhận:
- Như điều 3 (để thi hành).
- TT TU, HĐND tỉnh (b/c).
- CT, các PCT UBND tỉnh.
- V0, v1, TM1, NC, TH.
- Lưu: TM2 -VP/UB.
T-QĐ7 K/T
TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Miện | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Ninh",
"promulgation_date": "01/12/1998",
"sign_number": "3158/1998/QĐ-UB",
"signer": "Nguyễn Văn Miện",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-01-2020-QD-UBND-sua-doi-xu-ly-vi-pham-bao-ve-ket-cau-giao-thong-duong-bo-Lai-Chau-438129.aspx | Quyết định 01/2020/QĐ-UBND sửa đổi xử lý vi phạm bảo vệ kết cấu giao thông đường bộ Lai Châu | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2020/QĐ-UBND
Lai Châu, ngày 02 tháng 01 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ PHỐI HỢP XỬ LÝ VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 31/2017/QĐ-UBND NGÀY 17/8/2017 CỦA UBND TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ;
Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Căn cứ Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BCA ngày 21/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an về quy định lực lượng Công an kiểm tra, xử lý vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 31/2012/TT-BGTVT ngày 01/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ;
Căn cứ Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT ngày 23/01/2019 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu ban hành kèm theo Quyết định số 31/2017/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu, cụ thể như sau:
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 8 như sau:
“2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012 và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.”.
2. Bãi bỏ khoản 3 Điều 8.
3. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 5 Điều 9 như sau:
“b) Trường hợp đối tượng cố tình vi phạm, không tự giác tháo dỡ tiến hành thực hiện các bước cưỡng chế, giải tỏa đối với các vi phạm trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
- Các hành vi vi phạm nằm trong phần đất của đường bộ đã được đền bù, thu hồi: Chủ trì, phối hợp với nhà thầu và chính quyền địa phương tổ chức giải tỏa theo kế hoạch do Sở Giao thông Vận tải ban hành;
- Các hành vi vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ và phần đất của đường bộ chưa được đền bù, thu hồi: Phối hợp với chính quyền địa phương và nhà thầu lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, yêu cầu khắc phục hậu quả. Trường hợp đối tượng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp buộc khắc phục hậu quả theo quy định; phối hợp với các lực lượng liên quan trong quá trình cưỡng chế, giải tỏa.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 như sau:
“2. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị liên quan thực hiện xử lý, cưỡng chế, giải tỏa công trình vi phạm đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ chưa được đền bù và thu hồi sau khi tiếp nhận hồ sơ vi phạm do thanh tra Sở Giao thông Vận tải chuyển đến.
5. Bổ sung khoản 6 vào Điều 10 như sau:
“6. Thực hiện quản lý đất dành cho đường bộ theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 56 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.”.
6. Bổ sung khoản 6, 7, 8 vào Điều 11 như sau:
“6. Tổ chức ký cam kết không vi phạm phần đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ đến từng tổ chức, hộ gia đình sinh sống dọc hai bên đường.
7. Tổng hợp phần diện tích đất đai đã cấp qua các thời kỳ nằm trong hành lang an toàn đường bộ để kiến nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện có biện pháp giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể.
8. Trường hợp để xảy ra hiện tượng lấn, chiếm, sử dụng trái phép phần đất hành lang an toàn đường bộ tại địa phương nếu không có biện pháp phối hợp, xử lý vi phạm kịp thời thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.”.
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 2, khoản 3 Điều 14 như sau:
“2. Thực hiện nghiêm túc công tác tuần đường theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2019/TT-BGTVT ngày 23/01/2019 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tuần đường, tuần kiểm để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Khi phát hiện hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, nhân viên tuần đường phải báo cáo cho đơn vị quản lý đường bộ và các bên liên quan, đồng thời tiến hành ngay các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm, đồng thời phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và lực lượng Thanh tra giao thông - Sở Giao thông Vận tải thực hiện các bước xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã, Thanh tra giao thông trong việc xử lý vi phạm trong phạm vi đất của đường bộ đã được đền bù, thu hồi trên tuyến đường quản lý.”.
8. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“Điều 15. Phương tiện và kinh phí thực hiện
1. Cơ quan, đơn vị nào sử dụng phương tiện được trang bị của cơ quan, đơn vị đó trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ.
2. Nhân lực phục vụ công tác cưỡng chế giải tỏa vi phạm: Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã bố trí nhân lực để phối hợp thực hiện trên cơ sở kế hoạch cưỡng chế, giải tỏa.
3. Phương tiện, nhân lực và kinh phí phục vụ công tác cưỡng chế giải tỏa vi phạm trong phạm vi đất của đường bộ các tuyến đường do Sở Giao thông Vận tải quản lý; trong phạm vi hành lang an toàn đường bộ và đất của đường bộ chưa đền bù, thu hồi: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2017/TT-BTC ngày 16/01/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Trong quá trình thực hiện phối hợp, cơ quan, đơn vị nào cử người tham gia thì cơ quan, đơn vị đó chịu trách nhiệm thanh toán chế độ công tác phí hoặc phụ cấp cho cán bộ, công chức, người lao động thuộc đơn vị mình quản lý theo quy định.”.
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2020.
2. Các nội dung khác không được sửa đổi tại Quyết định này vẫn thực hiện theo quy định của Quyết định số 31/2017/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh Lai Châu về việc ban hành Quy chế phối hợp xử lý vi phạm trong công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giao thông Vận tải, Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Giao thông Vận tải;
- Bộ Xây dựng;
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: Lãnh đạo, CV các khối, TT Tin học và Công báo;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh (để đăng tải);
- Lưu: VT, KTN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Tiến Dũng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lai Châu",
"promulgation_date": "02/01/2020",
"sign_number": "01/2020/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Tiến Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-71-2006-QD-UBND-sua-doi-diem-b-d-khoan-5-Dieu-11-Quy-dinh-142069.aspx | Quyết định 71/2006/QĐ-UBND sửa đổi điểm b d khoản 5 Điều 11 Quy định | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 71/2006/QĐ-UBND
Đà Nẵng, ngày 18 tháng 8 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI ĐIỂM B VÀ ĐIỂM D KHOẢN 5, ĐIỀU 11 QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 181/2005/QĐ-UBND NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2005 CỦA UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi Điều 11 Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 181/2005/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2005 của UBND thành phố Đà Nẵng như sau:
1. Điểm b khoản 5 được sửa đổi: Đất công ích (đất 5%, đất UBND xã, phường trực tiếp quản lý giao cá nhân sử dụng): không hỗ trợ.
2. Điểm d khoản 5 được sửa đổi: Trường hợp diện tích đất thực tế sử dụng lớn hơn diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đã đăng ký theo Nghị định 64/CP: không hỗ trợ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký. Các nội dung khác tại khoản 5, Điều 11 Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ban hành kèm theo Quyết định số 181/2005/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2005 của UBND thành phố Đà Nẵng không trái với Quyết định này vẫn có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Minh | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "18/08/2006",
"sign_number": "71/2006/QĐ-UBND",
"signer": "Trần Văn Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Quyet-dinh-430-QD-CHK-2022-dieu-chinh-tham-so-dieu-phoi-gio-ha-cat-canh-Tan-Son-Nhat-505834.aspx | Quyết định 430/QĐ-CHK 2022 điều chỉnh tham số điều phối giờ hạ cất cánh Tân Sơn Nhất | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 430/QĐ-CHK
Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ ĐIỀU CHỈNH THAM SỐ ĐIỀU PHỐI GIỜ HẠ, CẤT CÁNH CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ TÂN SƠN NHẤT
CỤC TRƯỞNG CỤC HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29/7/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21/11/2014;
Căn cứ Nghị định số 05/2021/NĐ-CP ngày 25/01/2021 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
Căn cứ Thông tư số 29/2021/TT-BGTVT ngày 30/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
Căn cứ Quyết định số 2606/QĐ-BGTVT ngày 07/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hàng không Việt Nam; Quyết định số 1055/QĐ-BGTVT ngày 31/5/2019 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2606/QĐ-BGTVT ngày 07/9/2017;
Theo đề nghị của Hội đồng điều phối giờ hạ, cất cánh tại các cảng hàng không Việt Nam và Trưởng phòng Vận tải hàng không,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố điều chỉnh tham số điều phối đường cất hạ cánh, đường lăn, dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất:
1.1. Từ ngày 17/03/2022 đến ngày 30/04/2022
Tham số điều phối: 33 chuyến/giờ cho các khung giờ từ 06h00-23h55 (giờ địa phương) và 32 chuyến/giờ cho các khung giờ từ 00h00-05h55 (giờ địa phương).
1.2. Từ ngày 01/05/2022
Tham số điều phối: 44 chuyến/giờ cho các khung giờ từ 06h00-23h55 (giờ địa phương) và 32 chuyến/giờ cho các khung giờ từ 00h00-05h55 (giờ địa phương).
1.3. Các nội dung khác tại Quyết định số 641/QĐ-CHK ngày 25/3/2021 của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam về việc công bố tham số điều phối giờ hạ, cất cánh Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất không thay đổi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Tổng giám đốc Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Giám đốc Cảng vụ hàng không miền Nam, Trưởng phòng Quản lý cảng hàng không, sân bay, Trưởng phòng Quản lý hoạt động bay, Trưởng phòng An ninh hàng không, Trưởng phòng Vận tải hàng không, Chánh Thanh tra hàng không, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Cục trưởng (để báo cáo);
- Các Phó Cục trưởng;
- Lưu: VT, VTHK (DA).
KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Đinh Việt Sơn | {
"issuing_agency": "Cục Hàng không Việt Nam",
"promulgation_date": "04/03/2022",
"sign_number": "430/QĐ-CHK",
"signer": "Đinh Việt Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-1162-QD-UBND-2020-gia-thoc-de-thu-thue-su-dung-dat-nong-nghiep-Thua-Thien-Hue-454969.aspx | Quyết định 1162/QĐ-UBND 2020 giá thóc để thu thuế sử dụng đất nông nghiệp Thừa Thiên Huế | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1162/QĐ-UBND
Thừa Thiên Huế, ngày 12 tháng 5 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH GIÁ THÓC ĐỂ THU THUẾ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993;
Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1171/TTr-STC ngày 28/4/2020 và Cục trưởng Cục Thuế tại Công văn số 508/CT-HKDCN ngày 27/4/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định giá 01 kilôgam thóc để thu thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 5.800 đồng/kg (Năm nghìn tám trăm đồng/01 kilôgam).
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Cục Trưởng Cục Thuế tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và các cơ quan có liên quan, kiểm tra đôn đốc việc nộp thuế đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở NNPTNT, KHĐT;
- VP: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, TC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phương | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế",
"promulgation_date": "12/05/2020",
"sign_number": "1162/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Phương",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-24-2023-QD-UBND-muc-chi-va-phan-bo-Quy-phong-chong-thien-tai-Binh-Thuan-586424.aspx | Quyết định 24/2023/QĐ-UBND mức chi và phân bổ Quỹ phòng chống thiên tai Bình Thuận | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 24/2023/QĐ-UBND
Bình Thuận, ngày 14 tháng 11 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT NỘI DUNG CHI, MỨC CHI VÀ PHÂN BỔ QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
Căn cứ Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 130/TTr-SNN ngày 20 tháng 9 năm 2023 và Công văn số 3334/SNN-CCTL ngày 25 tháng 10 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chi tiết nội dung chi, mức chi và phân bổ Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 11 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Giám đốc các Sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Bình Thuận, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Chủ tịch Hội đồng quản lý, Trưởng Ban kiểm soát, Giám đốc cơ quan quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Thuận; chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; chủ tịch ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính;
- Quỹ PCTT Trung ương;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- Các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Báo Bình Thuận, Đài PT-TH tỉnh;
- Lưu: VT, KT Thường.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đoàn Anh Dũng
QUY ĐỊNH
CHI TIẾT NỘI DUNG CHI, MỨC CHI VÀ PHÂN BỔ QUỸ PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH BÌNH THUẬN
(Kèm theo Quyết định số: 24 /2023/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định chi tiết nội dung chi, mức chi và phân bổ Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Thuận (sau đây viết tắt là Quỹ).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân người Việt Nam; tổ chức, cá nhân người nước ngoài đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nội dung chi, mức chi
1. Chi hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai
a) Hỗ trợ cho lực lượng được huy động tham gia sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; hỗ trợ người chăm sóc y tế, thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán: Mức chi 50.000 đồng/người/ngày căn cứ vào danh sách và số ngày thực tế được cấp có thẩm quyền huy động tham gia ứng phó thiên tai phê duyệt.
b) Hỗ trợ cho lực lượng được huy động tham gia ứng phó thiên tai (không hưởng lương từ ngân sách nhà nước) căn cứ vào danh sách và số ngày thực tế được cấp có thẩm quyền huy động tham gia ứng phó thiên tai phê duyệt: Mức chi 120.000 đồng/người/ngày, nếu thực hiện nhiệm vụ từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau thì được tính gấp đôi; khi tập trung làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về như cán bộ, công chức cấp xã; được hỗ trợ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày.
c) Hỗ trợ cho lực lượng thường trực trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai: Mức chi 100.000 đồng/người/ngày/đợt thiên tai.
d) Hỗ trợ tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng chống thiên tai: Mức hỗ trợ bằng 0,1 lần mức lương cơ sở, nếu làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau được tính gấp đôi, căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 19 Nghị định 30/2017/NĐ-CP của Chính phủ (chỉ hỗ trợ cho người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền).
2. Chi cứu trợ khẩn cấp hậu quả thiên tai
Áp dụng cho những đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra bao gồm: Không còn nơi cư trú, nơi cư trú không an toàn; không còn lương thực, thực phẩm, nước uống; hư hỏng sách, vở, phương tiện học tập đối với học sinh, sinh viên.
a) Cứu trợ khẩn cấp về lương thực: Mức chi 15 kg gạo người/tháng, thời gian hỗ trợ không quá 03 tháng (không thuộc các đối tượng được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội).
b) Cứu trợ khẩn cấp về nước uống, thuốc chữa bệnh cho đối tượng bị thiệt hại nặng do thiên tai gây ra: Mức chi 100.000 đồng/người/ngày, căn cứ vào danh sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Hỗ trợ về sách vở, phương tiện học tập cho học sinh, sinh viên bị thiệt hại do thiên tai: Mức chi 200.000 đồng/đối tượng/đợt thiên tai.
3. Chi hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
a) Hỗ trợ tu sửa nhà ở bị thiệt hại do thiên tai: Áp dụng theo Điều 3, Điều 4 tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Nhà ở bị thiệt hại hoàn toàn (trên 70%): Mức chi 40.000.000 đồng/nhà.
- Nhà ở bị thiệt hại rất nặng:
+ Thiệt hại từ 61% - 70%: Mức chi 30.000.000 đồng/nhà.
+ Thiệt hại trên 50% - 60%: Mức chi 20.000.000 đồng/nhà.
- Nhà ở bị thiệt hại nặng:
+ Thiệt hại từ 41% - 50%: Mức chi 15.000.000 đồng/nhà.
+ Thiệt hại từ 30% - 40%: Mức chi 10.000.000 đồng/nhà.
b) Hỗ trợ xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai: Mức chi 10.000.000 đồng/xã/đợt thiên tai.
c) Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai: Áp dụng theo quy định tại Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
d) Hỗ trợ tu sửa các công trình bị thiệt hại do thiên tai gồm: Cơ sở y tế, trường học, nhà kết hợp làm địa điểm sơ tán phòng tránh thiên tai: Theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng mức chi tối đa không quá 500.000.000 đồng/công trình/hạng mục.
đ) Hỗ trợ tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai: Theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng mức chi tối đa không quá 500.000.000 đồng/công trình/hạng mục.
e) Hỗ trợ xử lý đảm bảo giao thông thông suốt cho những đoạn tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng trên địa bàn bị sụt trượt, sạt lở; cầu, cống bị sập đổ, trôi hư hỏng: Mức chi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ nhưng tối đa không quá 02 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 01 công trình.
g) Hỗ trợ kinh phí tu sửa, xử lý và xây dựng khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai tối đa không quá 03 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 01 công trình.
4. Chi hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa
a) Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai: Mức chi tại cấp tỉnh: 100.000.000 đồng/năm, cấp huyện: 30.000.000 đồng/năm, cấp xã: 10.000.000 đồng/năm. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở; Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT ngày 20/4/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình; các văn bản khác có liên quan và trong khả năng cân đối của Quỹ.
b) Lập, rà soát kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai: Mức chi tại cấp tỉnh: 50.000.000 đồng/kế hoạch, phương án; cấp huyện: 20.000.000 đồng/kế hoạch, phương án; cấp xã: 10.000.000 đồng/kế hoạch, phương án, trong khả năng cân đối của Quỹ.
c) Hỗ trợ sắp xếp, di chuyển dân cư ra khỏi vùng thiên tai, nguy hiểm (di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, ngập lụt, thiên tai khác): Mức chi 30.000.000 đồng/hộ, trong khả năng cân đối của Quỹ (không thuộc các đối tượng được quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ về Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội).
d) Phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai các cấp địa phương và cộng đồng: Mức chi tại cấp tỉnh: 12.000.000 đồng/lớp/ngày; cấp huyện: 10.000.000 đồng/lớp/ngày; cấp xã: 8.000.000 đồng/lớp/ngày. Nội dung và mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC- BTP ngày 27/01/2014 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
đ) Hỗ trợ diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp: Mức chi tại cấp tỉnh: 400.000.000 đồng/đợt; cấp huyện: 200.000.000 đồng/đợt; cấp xã: 50.000.000 đồng/đợt, trong khả năng cân đối của Quỹ.
e) Hỗ trợ mua bảo hiểm rủi ro thiên tai cho đối tượng tham gia lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã: Mức chi 100.000 đồng/người/năm.
g) Hỗ trợ tập huấn và duy trì hoạt động cho các đối tượng tham gia hộ đê, lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, tình nguyện viên phòng, chống thiên tai: Thực hiện theo quy định tại Điều 33, Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, các quy định khác có liên quan và khả năng cân đối của Quỹ.
h) Hỗ trợ xây dựng, nâng cấp công cụ, phần mềm, quan trắc, thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng; mua sắm, đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai (thực hiện theo quy định tại Quyết định số 20/2021/QĐ-TTg ngày 03/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ): Mức chi 500.000.000 đồng/năm/đơn vị cấp huyện, tỉnh.
Điều 4. Phân bổ Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Ủy ban nhân dân cấp xã được giữ lại tối đa không quá 28% số thu trên địa bàn để hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu (không quá 5%); chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ (không quá 3%) và chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp xã (không quá 20%). Số tiền thu Quỹ còn lại (tối thiểu 72% số thu trên địa bàn) nộp vào tài khoản Quỹ ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền.
Đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và các xã khu vực III, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phân bổ tối thiểu cho Ủy ban nhân dân cấp xã bằng số tiền của cấp xã (trừ các xã nêu trên) được phân bổ thấp nhất.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện được giữ lại tối đa không quá 23% số thu trên địa bàn (bao gồm cả số thu của cấp xã) để chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp huyện (không quá 20%) và chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu Quỹ (không quá 3%). Số tiền còn lại (77% số thu trên địa bàn) nộp vào tài khoản của Quỹ cấp tỉnh.
3. Phân bổ nguồn kinh phí cấp huyện, cấp xã giữ lại khi đã sử dụng và thu hồi khoản phân bổ nếu còn dư.
a) Chậm nhất đến ngày 15/01 năm sau, Ủy ban nhân dân cấp xã nộp báo cáo quyết toán kinh phí giữ lại về Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí giữ lại của Ủy ban nhân dân cấp xã và của cấp mình (huyện) nộp về cơ quan quản lý Quỹ của tỉnh trước ngày 31/01 năm sau.
b) Căn cứ vào báo cáo quyết toán của Ủy ban nhân dân cấp huyện và chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ, cơ quan quản lý Quỹ tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trước ngày 30/3 năm sau và quyết định thu hồi khoản phân bổ nếu còn dư hoặc quyết định phân bổ (bổ sung) khi nguồn kinh phí cấp huyện, cấp xã giữ lại đã sử dụng hết.
Điều 5. Chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh
Chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ là 3% tổng số thu Quỹ của tỉnh, dùng để chi cho các nội dung sau:
1. Chi cho cơ quan thuế 1% trên tổng mức đóng góp Quỹ PCTT phải nộp trong năm do Cục Thuế tỉnh và Chi cục Thuế khu vực, huyện, thành phố đôn đốc thu Quỹ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt (Quyết định phê duyệt kế hoạch thu Quỹ PCTT đối với các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận); nội dung chi phí phục vụ cho công tác triển khai xây dựng kế hoạch thu Quỹ và đôn đốc thu nộp Quỹ.
2. Chi phụ cấp kiêm nhiệm cho Hội đồng quản lý Quỹ, Ban Kiểm soát Quỹ và cơ quan quản lý Quỹ: Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm thực hiện theo quy định hiện hành (theo Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác).
3. Chi phí hành chính phát sinh của Quỹ: Nội dung chi và mức chi quản lý hành chính thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 6. Phê duyệt dự toán, tạm ứng, thanh toán chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ
1. Phê duyệt dự toán: Cơ quan quản lý Quỹ chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh lập và phê duyệt dự toán chi tiết chi cho các nội dung được quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Quy định này trước ngày 30/4 hàng năm.
2. Tạm ứng và thanh quyết toán
a) Căn cứ dự toán nguồn kinh phí chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ được phê duyệt, cơ quan quản lý Quỹ tạm ứng kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng theo tiến độ và kết quả thu Quỹ.
b) Chậm nhất đến ngày 31/01 năm sau, Cục Thuế tỉnh nộp báo cáo quyết toán kinh phí chi cho công tác liên quan đến việc triển khai, đôn đốc thu nộp Quỹ về Cơ quan quản lý Quỹ để tổng hợp báo cáo quyết toán kinh phí chi phí theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định này.
Điều 7. Thẩm quyền chi Quỹ
1. Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định chi từ nguồn thu Quỹ hỗ trợ cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và ủy ban nhân dân cấp huyện trên cơ sở đề nghị của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã quyết định chi theo nội dung chi trên cơ sở đề nghị của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, xã. Đối với hỗ trợ chi thù lao cho người trực tiếp đi thu và các chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu, quản lý Quỹ tại cấp huyện, cấp xã giao ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
3. Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh có trách nhiệm tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ của ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan, tổ chức liên quan; tổ chức kiểm tra, rà soát và đề xuất trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
4. Thực hiện việc điều chuyển cho Quỹ trung ương theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc cho các Quỹ Phòng, chống thiên tai của địa phương khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điêu 8. Lập dự toán, đê xuất sư dung Quy
1. Kế hoạch hàng năm:
a) Tháng 10 hàng năm, trên cơ sở báo cáo đề xuất các danh mục, nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 3 của Quy định này cần hỗ trợ kinh phí từ nguồn Quỹ của tỉnh cho năm sau do các địa phương, đơn vị lập, Văn phòng Thường trực kiểm tra, rà soát, tổng hợp, báo cáo Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh xem xét, tham mưu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
b) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tim kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ngành và địa phương liên quan tiến hành rà soát, kiểm tra nội dung đề xuất của các địa phương, đơn vị; tổng hợp, tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Kế hoạch phát sinh khi xảy ra sự cố đột xuất, thiệt hại do thiên tai gây ra:
a) Sau các đợt thiên tai, sự cố đột xuất xảy ra, các địa phương, đơn vị tổng hợp, báo cáo chính thức tình hình thiệt hại và đề xuất hỗ trợ kinh phí để khắc phục.
b) Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phối hợp với các địa phương, đơn vị có chuyên môn liên quan đến lĩnh vực bị thiệt hại do thiên tai gây ra tiến hành kiểm tra thực tế nơi xảy ra thiên tai, sự cố, lập biên bản đánh giá thiệt hại, nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục; tổng hợp, tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định chi hỗ trợ từ nguồn Quỹ của tỉnh để kịp thời khắc phục thiệt hại do thiên tai, sự cố gây ra.
3. Sau khi có quyết định hỗ trợ kinh phí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, cơ quan quản lý Quỹ lập thủ tục chi tạm ứng cho các địa phương, đơn vị theo đúng nội dung và kinh phí được duyệt.
4. Đối với các trường hợp thay đổi, điều chỉnh các thông số kỹ thuật, kinh phí giữa các danh mục hoặc thay đổi danh mục nhưng không làm tăng tổng kinh phí đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, giao cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan xem xét, quyết định, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Trách nhiệm của các cơ quan, địa phương, đơn vị
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh)
a) Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành liên quan và Cơ quan quản lý Quỹ kiểm tra, rà soát, thống kê, tổng hợp thiệt hại và nhu cầu hỗ trợ do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh; tham mưu, đề xuất cho Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh trình cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ kinh phí.
b) Hướng dẫn trình tự, hồ sơ, thủ tục thanh quyết toán các nội dung chi Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh theo đúng quy định.
c) Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo cơ quan quản lý Quỹ, các địa phương thực hiện công tác thu nộp, quản lý và sử dụng Quỹ theo đúng quy định.
2. Sở Tài chính
a) Kiểm tra, giám sát về tài chính của Quỹ theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
b) Thẩm tra, phê duyệt báo cáo quyết toán theo quy định hiện hành và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Trên cơ sở đề xuất của Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa nghiêm trọng từ nguồn vốn đầu tư công trong trường hợp không còn nguồn thu từ Quỹ Phòng chống thiên tai tỉnh và Quỹ Phòng chống thiên tai trung ương hỗ trợ không đảm bảo để chi hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
4. Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh
a) Tổ chức hoạt động, quản lý, phân bổ, sử dụng Quỹ đúng Quy định này, Quy chế tổ chức và hoạt động của Quỹ và quy định của pháp luật liên quan; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, chỉ đạo công tác lập kế hoạch thu, chi Quỹ theo quy định; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thu, chi và thông báo kế hoạch thu, chi Quỹ hàng năm.
b) Thực hiện công khai kết quả thu, danh sách và mức thu đối với các địa phương, cơ quan, tổ chức đóng góp quỹ; công khai báo cáo quyết toán thu, chi Quỹ theo địa bàn cấp huyện theo đúng quy định.
c) Báo cáo kết quả thu, chi Quỹ với cơ quan quản lý Quỹ trung ương trước ngày 25 hàng tháng; lập báo cáo quyết toán hàng năm của Quỹ theo đúng quy định.
d) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất kết quả thu, chi Quỹ cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan theo quy định.
đ) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về thanh tra thường xuyên và đột xuất việc chấp hành công tác xây dựng kế hoạch thu, chi và quản lý sử dụng Quỹ tại các địa phương, đơn vị theo đúng quy định.
5. Cục Thuế tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh
a) Thực hiện trách nhiệm theo quy định tại điểm a, b, khoản 7 Điều 15 Nghị định số 78/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 của Chính phủ về thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai.
b) Cục Thuế tỉnh phối hợp, chỉ đạo các phòng, Chi cục Thuế khu vực, huyện, thị xã, thành phố có biện pháp hỗ trợ thu Quỹ đối với các tổ chức kinh tế trong nước và nước ngoài chậm hoặc không nộp Quỹ theo quy định.
6. Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Thuận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc cung cấp thông tin liên quan đến các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý để hỗ trợ công tác lập kế hoạch thu và công tác thu Quỹ hàng năm.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã:
a) Tổ chức thu, nộp Quỹ và quản lý, sử dụng kinh phí Quỹ phòng, chống thiên tai đúng Quy định này và các quy định hiện hành có liên quan.
b) Thực hiện công khai danh sách đối tượng được hỗ trợ, mức hỗ trợ đối với từng hộ gia đình, các nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do thiên tai trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền.
c) Sử dụng kinh phí hỗ trợ đảm bảo có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ Quỹ cấp tỉnh.
8. Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh
a) Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện các nội dung của Quy định này và các hoạt động phòng, chống thiên tai khác có liên quan.
b) Sử dụng kinh phí hỗ trợ đảm bảo có hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực; chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ Quỹ cấp tỉnh.
c) Công khai danh sách thu, nộp Quỹ của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định.
Điều 10. Điều khoản thi hành
1. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cơ quan quản lý Quỹ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định hiện hành và tình hình thực tế./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận",
"promulgation_date": "14/11/2023",
"sign_number": "24/2023/QĐ-UBND",
"signer": "Đoàn Anh Dũng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Chi-thi-04-CT-chan-chinh-cong-tac-quan-ly-hoat-dong-quang-cao-xu-ly-vi-pham-quang-cao-40426.aspx | Chỉ thị 04/CT chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động quảng cáo xử lý vi phạm quảng cáo | BỘ VĂN HOÁ-THÔNG TIN
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 04/CT
Hà Nội, ngày 14 tháng 1 năm 1997
CHỈ THỊ
VỀ CHẤN CHỈNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO VÀ XỬ LÝ NGHIÊM NHỮNG VI PHẠM VỀ QUẢNG CÁO
Kính gửi: Các Sở Văn hoá thông tin
Sau thời gian thực hiện Nghị định 194/CP về hoạt động quảng cáo và Thông tư số 37/VHTT của Bộ Văn hoá thông tin, đặc biệt từ khi triển khai Nghị định 87, 88/CP và Chỉ thị 814/TTg của Chính phủ, hoạt động quảng cáo trong cả nước đã được chấn chỉnh một bước. Tình trạng quảng cáo lộn xộn, tuỳ tiện, quảng cáo ghép trên biển hiệu giảm được khá nhiều. Những hình thức quảng cáo đẹp, hiện đại cũng bắt đầu được phát triển làm tăng vẻ mỹ quan của thành phố, thị xã.
Tuy vậy, công tác quản lý hoạt động quảng cáo còn bộc lộ nhiều lúng túng, thiếu chặt chẽ. Ngày 19/3/1996 Bộ Văn hoá thông tin đã có Công văn số 625/CV-VHTT yêu cầu Sở Văn hoá thông tin tăng cường quản lý các hoạt động qủang cáo nhưng tình hình chuyển biến vẫn chậm chạp, còn bộc lộ nhiều tồn tại cần phải giải quyết:
- Tình trạng quảng cáo không giấy phép; không ghi rõ số giấy phép, thời hạn và tên dịch vụ; chữ viết sai quy định; nội dung không phù hợp với truyền thống văn hoá Việt Nam v.v... vẫn phổ biến mà không được nhắc nhở và xử lý kịp thời. Đặc biệt rượu và thuốc lá là những mặt hàng đã bị cấm quảng cáo nhưng các chủ hãng vẫn cố tìm mọi cách, mọi hình thức để thuê quảng cáo ở những nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, trên sân khấu, trên sân bãi TDTT, trên báo chí... mà vẫn không bị xử lý kiên quyết, nghiêm khắc, gây nhiều dư luận không tốt, làm giảm hiệu lực các văn bản của Nhà nước.
- Việc quản lý, cấp phép quảng cáo còn nhiều hạn chế, vướng mắc. Đến nay, nhiều tỉnh, thành phố vẫn chưa có quy hoạch quảng cáo trên địa bàn; việc cấp phép thực hiện quảng cáo chưa được cải tiến, vẫn phải qua nhiều cửa với nhiều thủ tục rườm rà; tốc độ giải quyết cấp phép rất chậm chạp, hầu như đều không đảm bảo đúng thời gian quy định gây nhiều khó khăn trong việc kinh doanh của các cơ sở dịch vụ quảng cáo. Có địa phương còn thu thêm những khoản lệ phí ngoài quy định hoặc không cho những đơn vị đã có giấy phép hành nghề toàn quốc được thực hiện quảng cáo tại địa phương, trong khi đó lại cấp giấy phép cho những đơn vị không có chức năng làm quảng cáo hoặc cho những doanh nghiệp, đơn vị sản xuất trực tiếp đi làm quảng cáo ở nhiều nơi ngoài cơ sở sản xuất của mình, gây ra tình trạng lộn xộn, làm Nhà nước thất thoát một khoản thuế lớn.
Để khắc phục tình trạng trên, nhằm chấn chỉnh thêm một bước và tạo điều kiện cho hoạt động quảng cáo phát triển đúng hướng, Bộ Văn hoá thông tin chỉ thị cho các đơn vị trong ngành phối hợp với các ngành liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 194/CP, Thông tư 37/VHTT, Nghị định 87, 88/CP, Nghị định 36/CP "về việc sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của quy chế ban hành kèm theo Nghị định 87, 88/CP và Nghị định 194/CP của Chính phủ" và những điều hướng dẫn cụ thể sau đây:
I. CHẤN CHỈNH VIỆC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO ĐÚNG QUY ĐỊNH
1. Việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề quảng cáo phải làm chặt chẽ theo đúng những thủ tục, điều kiện quy định tại Điều 10, Điều 12 của Thông tư 37, trong đó cần ghi rõ phạm vi, lĩnh vực hoạt động của mỗi tổ chức, cá nhân xin kinh doanh, dịch vụ quảng cáo. Thực hiện Chỉ thị 657/TTg ngày 13/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ "về tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh" để rà soát lại các đơn vị làm quảng cáo thuộc khu vực này. Đình chỉ và xử lý nghiêm đối với những cơ sở hoạt động không có giấy phép hành nghề hoặc vượt quá phạm vi, lĩnh vực cho phép theo khoản 5 Điều 26 Nghị định 88/CP.
2. Chỉ cấp giấy phép thực hiện quảng cáo cho những tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề quảng cáo và giấy phép kinh doanh về quảng cáo do Bộ Văn hoá thông tin hoặc Sở Văn hoá thông tin cấp (chỉ cấp cho nơi đặt trụ sở chính. Các chi nhánh có thể dùng bản sao in của trụ sở chính). Những đơn vị đã được Bộ Văn hoá thông tin cấp giấy phép hoạt động toàn quốc đều có thể được thực hiện quảng cáo ở các địa phương mà không cần đặt thêm chi nhánh. Các chủ quảng cáo chỉ có thể trực tiếp thực hiện các hình thức quảng cáo hàng hoá, sản phẩm của mình tại cơ sở sản xuất và trên các phương tiện của mình (Điều 7, TT 37); muốn quảng cáo ở những nơi khác phải thông qua cơ sở kinh doanh, dịch vụ quảng cáo để đảm bảo việc quản lý và thu thuế Nhà nước.
3. Căn cứ Công văn số 2506/TC-TCNH ngày 22/9/1995 của Bộ Tài chính quy định về việc quản lý sử dụng các nghiệp vụ xổ số để quảng cáo, các Sở Văn hoá thông tin chỉ cấp giấy phép cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ được quảng cáo khuyến mại dưới các hình thức bán hàng có thưởng đơn giản. Trường hợp quảng cáo khuyến mại có phát hành vé riêng, quay số hoặc sử dụng kết quả xổ số để xác định trúng thưởng phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính. Các báo, đài phát thanh, đài truyền hình ở Trung ương và địa phương khi ký hợp đồng thực hiện quảng cáo cũng phải kiểm soát để bảo đảm quy định này.
Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo khoản 6 Điều 24, Nghị định 88/CP.
4. Tất cả các hoạt động tài trợ (liên hoan văn nghệ, biểu diễn thời trang, thi vui, thi đấu thể thao v.v...) có kèm nội dung quảng cáo và các quảng cáo khuyến mại đều phải có giấy phép của Sở Văn hoá thông tin sở tại. Nếu vi phạm sẽ xử lý theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 88/CP.
5. Các cơ quan cấp phép phải thực hiện việc niêm yết công khai quy hoạch quảng cáo; các quy định về thủ tục và lệ phí tại trụ sở cấp phép; phải đảm bảo việc cấp phép trong thời hạn quy định và không được gây trở ngại cho các hoạt động quảng cáo hợp pháp.
Từ nay việc thu lệ phí giấp phép hoạt động quảng cáo chỉ được thực hiện theo Thông tư số 28/TT-LB ngày 30/5/1996 của Liên Bộ Tài chính và Văn hoá Thông tin. Các tỉnh, thành phố, quận, huyện không được yêu cầu người làm quảng cáo nộp thêm bất cứ khoản tiền hoặc hiện vật nào khác. Các Sở Văn hoá Thông tin cần phối hợp với Sở Tài chính địa phương có văn bản hướng dẫn việc sử dụng các khoản thu chi lệ phí quảng cáo tại Thông tư 28/TT-LB để đảm bảo chế độ, chính sách cho các quận, huyện và các đơn vị có liên quan đến việc quản lý quảng cáo trên địa bàn.
II. KIÊN QUYẾT XỬ LÝ NHỮNG VI PHẠM VỀ QUẢNG CÁO
1. Tất cả các quảng cáo ngoài trời cố định hay di động đều phải ghi rõ số giấy phép, thời hạn và tên chủ dịch vụ quảng cáo (Điều 24 Nghị định 194/CP); nếu không sẽ kiên quyết xử phạt và dỡ bỏ theo quy định tại mục a, khoản 3, Điều 24, Nghị định 88/CP.
Tất cả các quảng cáo dưới hình thức xuất bản phẩm (quy định tại Điều 1, Nghị định 79/CP ngày 6/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật xuất bản) đều phải ghi rõ nhà xuất bản hoặc tổ chức được phép xuất bản, số bản in, nơi in, số giấy chứng nhận đăng ký kế hoạch xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản. Nếu không sẽ bị xử phạt theo mục C, khoản 4 Điều 24, Nghị định 88/CP.
2. Chữ viết trên quảng cáo, biển hiệu phải đảm bảo đúng theo quy định sửa đổi tại Nghị định 36/CP ngày 19/6/1996 của Chính phủ.
a. Chỉ có những biển hiệu của tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài mới được thể hiện tên riêng, tên giao dịch quốc tế bằng tiếng nước ngoài với kích thước lớn hơn chữ Việt Nam nhưng không quá 2 lần khổ chữ Việt Nam. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo khoản 2 Điều 28, Nghị định 88/CP.
b. Chỉ những quảng cáo có nhãn hiệu hàng hoá viết tắt và viết bằng tiếng nước ngoài, tên giao dịch quốc tế của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (cấp Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh) cho phép; những từ ngữ đã được quốc tế hoá hoặc những từ ngữ mà tiếng Việt không thay thế được thì được viết to hơn phần chữ Việt Nam, nhưng không quá 2 lần khổ chữ Việt Nam, đồng thời phải có phần chữ Việt Nam viết ở phía trên phần chữ nước ngoài. Phần này nhằm nói rõ nội dung, mặt hàng, ngành nghề định quảng cáo.
Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo điểm a, khoản 4, Điều 25, Nghị định 88/CP.
3. Căn cứ Nghị định 194/CP, tại Điều 5 Thông tư số 37/VHTT Bộ Văn hoá thông tin đã quy định cấm quảng cáo dưới mọi hình thức các mặt hàng thuốc lá các loại, rượu các loại... Do vậy, mọi hoạt động quảng cáo quy định tại Điều 1 Nghị định 194/CP bao gồm: "Việc giới thiệu và thông báo rộng rãi về doanh nghiệp, hàng hoá, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi, biểu tượng theo nhu cầu hoạt động của các cơ sở sản xuất - kinh doanh - dịch vụ" nếu liên quan đến mặt hàng thuốc lá (không chỉ là thuốc lá điếu) và rượu (kể cả rượu bổ) đều không được phép thực hiện qua các phương tiện quảng cáo quy định tại Điều 7 Nghị định 194/CP.
b. Tất cả các khách sạn, nhà trọ, nhà nghỉ, nhà hàng, quán ăn, quán bia, quán cà phê giải khát v.v... có sử dụng tranh, ảnh, áp phích, tờ dán (đề can), tờ rời, tờ gấp, dù che, xe đẩy, thùng hàng, giá để hàng, hộp đèn, dây cờ, người chào hàng và các hình thức khác để quảng cáo thuốc lá, rượu; những tổ chức cá nhân làm dịch vụ quảng cáo rượu, thuốc lá trên bảng, biển, trên phương tiện giao thông; những nơi hoạt động văn hoá công cộng: biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, sân bãi thi đấu thể dục thể thao, hội chợ triển lãm có quảng cáo rượu, thuốc lá; các cơ quan báo chí, xuất bản có quảng cáo rượu, thuốc lá đều phải xử lý nghiêm theo đúng những quy định tại Điều 27 Nghị định 88/CP.
c. Cần điều tra, phát hiện những tổ chức, cá nhân cố tình kinh doanh, sản xuất loại hàng hoá phục vụ cho việc quảng cáo rượu, thuốc lá. Ngoài việc xử lý nghiêm theo khoản 5, 6 Điều 25 Nghị định 88/CP, nếu tái phạm nhiều lần cần phải đề nghị truy tố.
d. Các chủ hãng rượu, thuốc lá phải chịu trách nhiệm về các hình thức và sản phẩm quảng cáo của mình tại các địa phương, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo khoản 5 Điều 27 Nghị định 88/CP. Những hãng kinh doanh nhiều ngành nghề (ví dụ Dunhill) nhưng thực tế chỉ đăng ký mặt hàng thuốc lá tại Việt Nam, khi quảng cáo không nêu rõ mặt hàng cần quảng cáo theo quy định tại Điều 4 Thông tư 37; không xuất trình được giấy phép nhập khẩu mặt hàng định quảng cáo còn bị xử phạt theo khoản 4 Điều 25 Nghị định 88/CP.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ
Để triển khai có hiệu quả những công việc nêu trên, Bộ Văn hoá thông tin yêu cầu các đơn vị trong Bộ, các Sở văn hoá thông tin tiến hành một số biện pháp cụ thể sau đây:
1. Các Sở văn hoá thông tin: cần tổ chức đánh giá lại tình hình quản lý quảng cáo ở địa phương; phát hiện những vướng mắc, tồn tại, đề ra biện pháp khắc phục phương hướng xử lý những vi phạm, chấn chỉnh ngay việc quản lý hoạt động quảng cáo tại địa phương vào nền nếp.
2. Cục Văn hoá thông tin cơ sở: chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan bàn biện pháp tăng cường quản lý các hoạt động quảng cáo trên các lĩnh vực theo đúng những quy định của Nhà nước; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các địa phương quản lý tốt các hoạt động quảng cáo.
3. Thanh tra chuyên ngành văn hoá thông tin: hướng dẫn thanh tra các Sở Văn hoá thông tin triển khai mạnh việc kiểm tra, xử lý các vi phạm. Đồng thời cần phối hợp với các ngành liên quan tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra tại một số tỉnh, thành phố và có biện pháp xử lý đối với những vi phạm của các cơ quan quản lý cũng như các cơ sở dịch vụ quảng cáo.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu các đơn vị có liên quan trong Bộ, các Sở Văn hoá thông tin có kế hoạch triển khai ngay và thường xuyên báo cáo kết quả về Bộ.
Võ Hồng Quang
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Bộ Văn hoá-Thông tin",
"promulgation_date": "14/01/1997",
"sign_number": "04/CT",
"signer": "Võ Hồng Quang",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-775-TB-TCHQ-2015-phan-loai-hang-hoa-xuat-nhap-khau-la-Giay-Glassine-trang-266425.aspx | Thông báo 775/TB-TCHQ 2015 phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu là Giấy Glassine trắng | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 775/TB-TCHQ
Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2015
THÔNG BÁO
VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Nghị định số 06/2003/NĐ-CP ngày 22/1/2003 của Chính phủ quy định về việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 128/2013/TT-BTC ngày 10/9/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Trung tâm Phân tích phân loại hàng hóa XNK (Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh) tại thông báo số 3174/TB-PTPLHCM-14 ngày 27/12/2014, và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo: Giấy Glassine trắng (giấy bóng mờ) 58g-1090mm dùng để sản xuất decal. Mới 100%. (mục 1)
2. Đơn vị nhập khẩu: Công ty TNHH MERCURY ADVANCED MATERIALS (BÌNH DƯƠNG). Địa chỉ: số 06 VSIP II-A, đường số 17, KCN Việt Nam-Singapore II-A, Thị xã Tân Uyên, Bình Dương. Mã số thuế: 3701816320
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10021471811 ngày 25/11/2014 đăng ký tại Chi cục Hải quan quản lý hàng xuất nhập khẩu ngoài khu công nghiệp - Cục Hải quan tỉnh Bình Dương.
4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Giấy kraft đã tráng phủ một mặt bằng silicon, định lượng 60.3 g/m2, dạng cuộn, chiều rộng 109cm
5. Kết quả phân loại:
Tên thương mại: Glassine Release Paper, Specs: 58-1090
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Giấy kraft đã tráng phủ một mặt bằng silicon, định lượng 60.3 g/m2, dạng cuộn, chiều rộng 109cm
Ký, mã hiệu, chủng loại: Glassine Release Paper Specs: 58-1090
Nhà sản xuất: WAN CHENG TRADING (HK) LIMITED
thuộc nhóm 48.11
“Giấy, bìa, tấm xenlulo và màng xơ sợi xenlulo, đã tráng, thấm tẩm, phủ, nhuộm màu bề mặt, trang trí hoặc in bề mặt, ở dạng cuộn hoặc tờ hình chữ nhật (kể cả hình vuông), với kích thước bất kỳ, trừ các loại thuộc các nhóm 48.03, 48.09 hoặc 48.10”, phân nhóm “- Giấy và bìa đã tráng, thấm tẩm hoặc phủ bằng plastic (trừ chất dính)”, phân nhóm 4811.59 “- - Loại khác”, phân nhóm “- - - Loại khác”, mã số 4811.59.99 “- - - - Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
- Tổng cục trưởng (để báo cáo);
- Cục HQ các tỉnh, thành phố (để t/hiện);
- Chi cục HQ Quản lý hàng XNK ngoài KCN (Cục Hải quan tỉnh Bình Dương;
- Trung tâm PTPLHH XNK và các chi nhánh;
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TXNK-T.Hương (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Dương Thái | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "28/01/2015",
"sign_number": "775/TB-TCHQ",
"signer": "Nguyễn Dương Thái",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-01-2022-QD-UBND-xac-dinh-chi-phi-dich-vu-su-nghiep-cong-Lao-Cai-512936.aspx | Quyết định 01/2022/QĐ-UBND xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công Lào Cai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2022/QĐ-UBND
Lào Cai, ngày 05 tháng 01 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Luật Giá ngày 20/6/2012;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26/10/2013;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;
Căn cứ Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;
Căn cứ Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên;
Căn cứ Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 07/2017/TT-BXD ngày 15/5/2017 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
Căn cứ Thông tư số 14/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 của Bộ Trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí dịch vụ công ích đô thị;
Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-BXD ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ thoát nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng tại Tờ trình số 812/TTr-SGTVTXD ngày 27/12/2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xác định chi phí và quản lý một số dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 01 năm 2022.
Quyết định này thay thế Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 05/5/2016 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về định mức chi phí dịch vụ công ích đô thị và quản lý kinh phí dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Quyết định số 101/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 của UBND tỉnh Lào Cai sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về định mức chi phí dịch vụ công ích đô thị và quản lý kinh phí dịch vụ công ích đô thị trên địa bàn tỉnh Lào Cai ban hành theo Quyết định số 23/2016/QĐ-UBND ngày 05/5/2016 của UBND tỉnh Lào Cai.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng, Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức, cá nhân có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính Phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TT.Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- TT.HĐND, UBND các huyện, TX,TP;
- Như Điều 3/QĐ;
- Kho Bạc NN tỉnh Lào Cai;
- Báo Lào Cai;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, TH, KT, QLĐT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Trọng Hài
QUY ĐỊNH
XÁC ĐỊNH CHI PHÍ VÀ QUẢN LÝ MỘT SỐ DỊCH VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG, DỊCH VỤ CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về xác định chi phí và quản lý một số dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Bao gồm:
a) Dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, đường phố, dải phân cách, vòng xoay;
b) Dịch vụ chiếu sáng đô thị; đèn trang trí và đèn tín hiệu giao thông đô thị;
c) Dịch vụ thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải, vệ sinh công cộng;
d) Dịch vụ thoát nước đô thị, khu dân cư nông thôn tập trung;
đ) Dịch vụ tang lễ, nghĩa trang đô thị;
e) Dịch vụ quản lý, vận hành đài phun nước;
g) Các dịch vụ quản lý công sở gồm: dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; dịch vụ bảo vệ, vệ sinh, duy trì hệ thống chiếu sáng, hệ thống thoát nước, duy trì, chăm sóc cây xanh, hoa cảnh.. .tại các trụ sở công sở, trường học, trung tâm dịch vụ hành chính công...;
h) Các dịch vụ chỉnh trang đô thị không thường xuyên khác (treo cờ, sơn đường, xúc, hót bùn tràn ra đường do mưa bão).
2. Đối tượng áp dụng
a) Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quản lý, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích sử dụng ngân sách nhà nước;
b) Các tổ chức, cá nhân được vận dụng, tham khảo các quy định tại Quyết định này để thực hiện các dịch vụ vệ sinh, bảo vệ, quản lý tài sản... tại các khu vực chợ, sân vận động, khu vui chơi giải trí, các công trình xây dựng; các dịch vụ xử lý chất thải, rác thải, nước thải các khu, cụm công nghiệp và các dịch vụ khác ngoài quy định tại điều 1 quy định này.
Điều 2. Nguồn kinh phí
1. Nguồn ngân sách cấp tỉnh bố trí
a) Các dịch vụ tại điều 1, quy định này trong phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn;
b) Các dịch vụ trong phạm vi trụ sở cơ quan hành chính, sự nghiệp cấp tỉnh được UBND tỉnh đồng ý cho phép thực hiện;
c) Các dịch vụ trong phạm vi khu tái định cư, khu đô thị đã thực hiện việc quản lý, thu nộp phí dịch vụ và bàn giao cho địa phương quản lý, được UBND tỉnh đồng ý cho phép thực hiện.
2. Nguồn ngân sách cấp huyện, nguồn xã hội hóa và nguồn khác chi cho các dịch vụ thuộc phạm vi địa giới hành chính còn lại và các dịch vụ chưa đáp ứng các quy định tại khoản 1, điều này.
Điều 3. Nguyên tắc xác định chi phí và quản lý dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích
1. Chi phí dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích phải được tính đúng, tính đủ, phù hợp với quy trình kỹ thuật, điều kiện thực hiện, giá cả thị trường, đối tượng thụ hưởng dịch vụ và khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
2. Quyết định phê duyệt dự toán là cơ sở để thực hiện đặt hàng, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và là căn cứ để thương thảo, ký kết hợp đồng, thanh, quyết toán hợp đồng thực hiện.
3. Việc quản lý dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với ngân sách của địa phương.
4. Đơn vị được giao thực hiện lựa chọn nhà thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật hiện hành. Phương thức thực hiện dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích thực hiện theo thứ tự ưu tiên: đấu thầu, đặt hàng.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Xác định dự toán chi phí dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích
1. Dự toán chi phí dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích gồm: Chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy, thiết bị thi công); chi phí quản lý chung (hoặc chi phí sản xuất chung); chi phí quản lý doanh nghiệp, lợi nhuận định mức; chi phí quản lý, giám sát (nếu có); thuế giá trị gia tăng (nếu có); các chi phí khác (nếu có).
2. Phương pháp xác định tổng dự toán, dự toán chi phí thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính.
3. Định mức dự toán gồm:
a) Định mức dự toán trong dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích do Bộ xây dựng công bố;
b) Sở Giao thông vận tải - Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh xã hội và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh quyết định điều chỉnh định mức do Bộ Xây dựng ban hành cho phù hợp với tình hình địa phương và ban hành định mức cho các công việc, dịch vụ chưa có định mức; tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng để quản lý định mức theo quy định;
c) Trường hợp công tác đặc thù, có yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thực hiện khác với quy định trong tập định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc công tác chưa có định mức thì các cơ quan, đơn vị được giao quản lý dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích căn cứ hướng dẫn của Bộ xây dựng và số liệu thực tế (thành phần công việc, thành phần hao phí, đơn vị tính...) tổ chức lập định mức dự toán gửi về Sở Giao thông vận tải - Xây dựng để phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, thẩm định, trình UBND ban hành để có căn cứ thực hiện;
d) Trường hợp vượt ngoài năng lực chuyên môn, được phép thuê tổ chức tư vấn để lập, thẩm định định mức; kinh phí cho việc rà soát, xây dựng định mức, thuê tổ chức tư vấn được bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm.
4. Đơn giá; giá vật tư, vật liệu, nhiên liệu, điện năng; đơn giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công... thực hiện theo công bố của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm lập dự toán; giá vật liệu cấu thành trong đơn giá chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp vật tư, vật liệu, hàng hóa không có trong quyết định, công bố giá thì gửi đến cơ quan chức năng để được thẩm định, kiểm tra theo quy định.
5. Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương (Hđc) áp dụng theo vùng tương ứng trên địa bàn tỉnh Lào Cai: Vùng II áp dụng bằng 0,45; vùng III áp dụng bằng 0,35; vùng IV áp dụng bằng 0,25. Hđc thực hiện theo Thông tư 17/2019/TT-BLĐTBXH ngày 06/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện.
6. Mức tiền ăn giữa ca cho người lao động tối đa không quá 650.000đ/người/tháng. Mức tiền ăn giữa ca cho người lao động thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong các công ty nhà nước.
7. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực hiện theo Khoản 1 Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH ngày 06/11/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước do doanh nghiệp thực hiện, cụ thể:
a) Hệ số phụ cấp 0,4: Áp dụng cho các nghề, công việc liên quan đến dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích trong điều kiện lao động loại VI, Mục XX, danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
b) Hệ số phụ cấp 0,3: Áp dụng cho các nghề, công việc liên quan đến dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích trong điều kiện lao động loại V, Mục XX danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) Hệ số phụ cấp 0,2: Áp dụng cho các nghề, công việc liên quan đến dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích trong điều kiện lao động loại IV, Mục XIX, XX danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
8. Chi phí quản lý chung (hoặc chi phí sản xuất chung)
8.1. Chi phí quản lý chung của dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích (không bao gồm dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải quy định tại mục 8.2, khoản 8, Điều này) được xác định bằng tỷ lệ % chi phí nhân công trực tiếp:
a) Đối với khu vực đô thị loại II:
- Áp dụng bằng 50% đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đô thị; vệ sinh công cộng, vệ sinh công sở;
- Áp dụng bằng 48% đối với dịch vụ chiếu sáng đô thị, đèn trang trí; duy trì hệ thống chiếu sáng, vận hành tài sản dùng chung trong khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị;
- Áp dụng bằng 47% đối với dịch vụ quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, đường phố, dải phân cách, vòng xoay, khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị;
- Áp dụng bằng 30% đối với dịch vụ bảo vệ công sở.
b) Đối với khu vực đô thị loại III, loại IV:
- Áp dụng bằng 48% đối với dịch vụ thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị; vệ sinh công cộng, vệ sinh công sở;
- Áp dụng bằng 45% đối với dịch vụ chiếu sáng đô thị, đèn trang trí; hệ thống chiếu sáng trong khuôn viên trụ sở cơ quan; vận hành tài sản dùng chung; quản lý công viên, trồng và quản lý chăm sóc cây xanh, hoa cảnh vỉa hè, đường phố, dải phân cách, vòng xoay, khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị;
- Áp dụng bằng 30% đối với dịch vụ bảo vệ công sở.
c) Đối với dịch vụ có chi phí sử dụng xe máy, thiết bị thi công >60% chi phí trực tiếp thì chi phí quản lý chung được xác định bằng 4% chi phí xe, máy, thiết bị thi công.
8.2. Chi phí sản xuất chung dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải được xác định chi tiết theo từng khoản chi phí và xác định theo định mức tỷ lệ %, cụ thể như sau:
a) Dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Bao gồm các khoản chi phí gián tiếp (quy định chi tiết theo hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn hiện hành);
b) Dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải:
- Dịch vụ duy trì hệ thống thoát nước: 25% chi phí nhân công trực tiếp;
- Dịch vụ xử lý nước thải: 15% chi phí trực tiếp (gồm chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy, thiết bị trực tiếp).
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ áp dụng cho dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải. Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí chi cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các khoản chi phí có tính chất chung của toàn doanh nghiệp và được xác định không quá 5% của tổng chi phí sản xuất. Chi tiết các khoản mục chi phí thực hiện theo hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn, phương pháp định giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải của Bộ Xây dựng.
10. Lợi nhuận định mức
a) Đối với dự toán chi phí thực hiện Dịch vụ sự nghiệp công không vượt quá 5% trên chi phí trực tiếp và chi phí quản lý chung;
b) Đối với dịch vụ thoát nước không vượt quá 5% trên giá thành toàn bộ để xử lý 1m3 nước thải;
c) Đối với dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt không vượt quá 5% trên giá thành toàn bộ để xử lý 01 tấn chất thải rắn sinh hoạt.
11. Chi phí quản lý, chi phí giám sát
a) Chi phí quản lý, chi phí giám sát là các chi phí cần thiết để cơ quan quản lý nguồn vốn dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích chi trả cho tổ chức, cá nhân thực hiện việc quản lý dịch vụ; chi phí quản lý, chi phí giám sát được xác định bằng phương pháp lập dự toán; dự toán quản lý, chi phí giám sát được xác định căn cứ vào khối lượng công việc, nội dung công việc, số lượng nhân lực, đặc điểm, điều kiện thực tế thực hiện, yêu cầu đối với từng loại dịch vụ, khả năng cân đối của ngân sách và quy định của pháp luật hiện hành;
b) Dự toán chi phí quản lý, chi phí giám sát gồm: Chi phí rà soát, đo đếm khối lượng công việc; chi phí kiểm tra, giám sát chất lượng, khối lượng công việc; chi phí công tác nghiệm thu; chi phí lập, thẩm định dự toán; chi phí phục vụ tổ chức đấu thầu, đặt hàng; chi phí thuê kiểm toán và các khoản chi phí khác phục vụ cho công tác quản lý dịch vụ công ích;
c) Dịch vụ được áp dụng chi phí quản lý, chi phí giám sát gồm các dịch vụ quy định tại điều 1 Quy định này (trừ dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt và dịch vụ xử lý nước thải);
d) UBND các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị được giao quản lý dịch vụ sự nghiệp công; sản phẩm, dịch vụ công ích căn cứ nguồn vốn được giao, căn cứ quy định của pháp luật hiện hành quyết định mức chi phí quản lý, chi phí giám sát, thực hiện chi trả chi phí quản lý, chi phí giám sát nhưng không vượt quá 1% tổng dự toán dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích và đảm bảo nguyên tắc minh bạch, hiệu quả, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí.
12. Chi phí dự phòng dùng để dự phòng cho khối lượng, công việc phát sinh ngoài kế hoạch hoặc do yếu tố trượt giá, do sự thay đổi về định mức chi phí; chi phí dự phòng được xác định không vượt quá 3% tổng dự toán dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích hàng năm.
13. Thuế giá trị gia tăng (VAT), chi phí khác (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 5. Quy định lập, thẩm định, phê duyệt dự toán dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích
1. Lập dự toán, phân bổ và giao dự toán
1.1. Lập dự toán, phân bổ và giao dự toán thực hiện theo điều 22, điều 23 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; Phương pháp xác định chi phí cho từng loại dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Lào Cai.
1.2. Thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt dự toán
a) Đối với kinh phí bố trí từ ngân sách cấp tỉnh: Cùng thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm, các cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ thực hiện dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích lập dự toán kinh phí, chi phí giám sát, chi phí quản lý gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng để thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt. Thời gian thẩm định, trình UBND tỉnh trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định;
b) Đối với kinh phí bố trí từ ngân sách cấp huyện: UBND các huyện, thị xã, thành phố giao phòng Tài chính - kế hoạch chủ trì, phối hợp với phòng Kinh tế hạ tầng (hoặc phòng Quản lý đô thị), tham mưu cho UBND cấp huyện tổ chức thực hiện việc lập, thẩm định, phê duyệt dự toán.
1.3 Thẩm quyền trình và phê duyệt phương thức cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích: Thực hiện theo quy định hiện hành của UBND tỉnh.
2. Thực hiện dự toán: Theo Điều 24, Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
3. Tạm ứng, thanh toán, quyết toán kinh phí
a) Tạm ứng, thanh toán: Thực hiện theo nội dung hợp đồng đã ký kết và các quy định hiện hành của nhà nước;
b) Quyết toán: Thực hiện theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Điều 6. Quy định về phương thức cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích
1. Đấu thầu: Áp dụng đối với tất cả dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích quy định tại Khoản 1, Điều 1 quy định này.
2. Đặt hàng: Chỉ áp dụng trong trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu nhưng đáp ứng đủ điều kiện đặt hàng và có văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền.
3. Điều kiện đặt hàng, đấu thầu: Thực hiện theo Điều 17, Điều 21 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên; quy trình đặt hàng, đấu thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các quy định hiện hành về đặt hàng, đấu thầu.
Điều 7. Thời hạn thực hiện đấu thầu, đặt hàng dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích
1. Đặt hàng: Thời gian thực hiện tối đa 01 năm (12 tháng) và phù hợp với niên độ ngân sách.
2. Đấu thầu: Thời hạn thực hiện tối đa không quá 03 năm phân chia chi tiết từng năm để làm cơ sở thanh, quyết toán theo niên độ ngân sách. Đối với thời gian đấu thầu quản lý, vận hành hệ thống thoát nước, trường hợp không thực hiện theo khung thời hạn quy định của Chính Phủ thì phải có văn bản của cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh thời gian đấu thầu.
3. Đối với dịch vụ có tính chất không thường xuyên: Các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định thời hạn thực hiện phù hợp với quy mô, tính chất, thời gian hoàn thành công việc của từng gói thầu.
4. Thời gian hoàn thành quy trình lựa chọn đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích của năm tiếp theo chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hàng năm hoặc trước ngày kết thúc hợp đồng của gói thầu trước đó.
Điều 8. Tổ chức thực hiện dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích
1. Các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ kết quả phê duyệt dự toán, phê duyệt phương thức cung ứng dịch vụ tổ chức thực hiện quy trình đặt hàng, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và triển khai thực hiện theo nội dung trong hợp đồng đã ký kết.
2. Quá trình thực hiện hợp đồng và khi kết thúc hợp đồng, các cơ quan, đơn vị tổ chức nghiệm thu khối lượng, chất lượng sản phẩm, thanh lý hợp đồng theo quy định; phương thức nghiệm thu, thanh lý hợp đồng do hai bên thỏa thuận và được thể hiện trong nội dung hợp đồng.
3. Nội dung hợp đồng theo mẫu ban hành tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính Phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính Phủ về thoát nước và xử lý nước thải, có bổ sung cho phù hợp với từng loại dịch vụ.
4. Biên bản nghiệm thu theo mẫu tại Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính Phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, có bổ sung cho phù hợp với từng loại dịch vụ.
5. Điều chỉnh nội dung hợp đồng: Thực hiện theo Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính Phủ về thoát nước và xử lý nước thải.
Điều 9. Xử lý đối với trường hợp phát sinh khối lượng trong năm
Tại thời điểm phát sinh khối lượng, công việc làm tăng, giảm dự toán kinh phí đã được phê duyệt trong năm, thì:
- Trường hợp kinh phí sử dụng ngân sách tỉnh: Các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổng hợp khối lượng công việc, lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng và cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức đi kiểm tra thực tế khối lượng, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt khối lượng, kinh phí bổ sung;
- Trường hợp kinh phí sử dụng nguồn ngân sách cấp huyện: UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động tổ chức thực hiện theo quy định hiện hành.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải - Xây dựng
1. Chủ trì tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích quy định tại Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan; phối hợp với Sở Tài chính thẩm định dự toán kinh phí theo quy định.
2. Chủ trì trong việc lập, trình UBND tỉnh ban hành định mức, đơn giá; hướng dẫn áp dụng định mức, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh.
3. Định kỳ hoặc đột xuất chủ trì, tổ chức thanh, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích trên địa bàn tỉnh.
4. Hàng năm, tổng hợp, báo cáo công tác quản lý dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích cho UBND tỉnh trên cơ sở số liệu báo cáo của các cơ quan, đơn vị.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng thẩm định, trình duyệt dự toán kinh phí; phê duyệt quyết toán theo quy định và phân cấp hiện hành.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, báo cáo, trình UBND tỉnh để UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới danh mục dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích sử dụng ngân sách nhà nước theo phân cấp và thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
3. Phối hợp hướng dẫn các cơ chế, chính sách về dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích theo quy định hiện hành và phù hợp với thực tế địa phương.
4. Tham gia kiểm tra về quản lý dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích theo chức năng quản lý của ngành.
Điều 12. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Hướng dẫn áp dụng chi phí tiền lương, chi phí nhân công, các chế độ phụ cấp ăn ca, nặng nhọc, độc hại...trong định mức, đơn giá dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích.
2. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện định mức lao động, thực hiện chế độ, chính sách, tiền lương cho người lao động, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động trong các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích.
3. Phối hợp, tham gia xây dựng định mức, đơn giá; tham gia kiểm tra về quản lý dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích theo chức năng quản lý của ngành.
Điều 13. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị được UBND tỉnh giao kinh phí thực hiện
1. Lập, phê duyệt kế hoạch thực hiện dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích sử dụng nguồn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện thuộc phạm vi, địa bàn quản lý.
2. Lập dự toán, đề xuất phương thức thực hiện dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Quy định này.
3. Có văn bản giao nhiệm vụ cho phòng, ban, đơn vị trực thuộc tham mưu tổ chức thực hiện các quy định về quản lý chi phí, quản lý dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích thuộc phạm vi và thẩm quyền quy định tại Quy định này và quy định của pháp luật hiện hành.
4. Tổ chức thực hiện quy trình lựa chọn nhà thầu cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích và ký hợp đồng thực hiện theo quy định.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp lý, hợp pháp về hồ sơ lập dự toán chi phí, hồ sơ lựa chọn nhà thầu, hồ sơ nghiệm thu; chất lượng, khối lượng công việc; quản lý, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết với đơn vị nhà thầu.
6. Chấp hành đúng các quy định về nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng thực hiện; tổ chức thực hiện công tác thu giá dịch vụ, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo quy định; phối hợp với Sở Giao thông vận tải - Xây dựng trong công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định.
7. Thực hiện công tác thanh, quyết toán với đơn vị cung ứng dịch vụ theo quy định hiện hành.
8. Thực hiện quản lý tài sản của nhà nước đầu tư cho danh mục dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích theo quy định của pháp luật hiện hành.
9. Hàng năm, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giao thông vận tải - Xây dựng để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
1. Tổ chức tuyên truyền các quy định về quản lý dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích; chỉ đạo các tổ dân phố, thôn, bản đưa nội dung chấp hành các quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị; tập kết, thu gom, xả thải rác; chăm sóc cây xanh, bồn hoa, cây cảnh; bảo vệ tài sản thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích vào các buổi sinh hoạt thường kỳ.
2. Bố trí người tham gia công tác nghiệm thu sản phẩm khi có yêu cầu.
3. Trực tiếp phản ánh, báo cáo những bất cập, tồn tại, khó khăn, vướng mắc với cơ quan chức năng trên địa bàn.
4. Phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị, trật tự, an toàn giao thông đô thị.
5. Kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định có liên quan.
Điều 15. Trách nhiệm của đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích
1. Tổ chức thực hiện các dịch vụ theo đúng hợp đồng đã ký kết, đảm bảo quy trình kỹ thuật và chất lượng theo quy định; thực hiện nghiêm các quy định về quản lý dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích.
2. Quản lý tài sản của nhà nước đầu tư cho dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích; đảm bảo an toàn giao thông, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong quá trình thực hiện hợp đồng.
3. Chấp hành đúng các quy định về nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng thực hiện; phối hợp thực hiện yêu cầu của cơ quan chức năng trong công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra.
4. Phản ánh kịp thời với các cơ quan chức năng những bất cập, tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng; phối hợp với chính quyền địa phương nơi thực hiện hợp đồng để thống nhất về nội dung công việc, thời gian, địa điểm, hình thức thực hiện.
5. Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của đơn vị cung ứng dịch vụ theo quy định tại Điều 27, Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên, khoản 2, điều 18, Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải và các quy định khác có liên quan về thu phí, nộp phí và quản lý phí bảo vệ môi trường.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Điều khoản thi hành
1. Các nội dung khác không quy định tại Quy định này thì thực hiện theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và các văn bản pháp lý khác có liên quan.
2. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành mới được ban hành có quy định khác với quy định tại Quy định này thì áp dụng theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành ban hành sau hoặc áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật quy định dẫn chiếu tại quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, bãi bỏ thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc mới ban hành.
Điều 17. Xử lý chuyển tiếp
1. Đối với dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ công ích đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán chi phí, phương thức cung ứng dịch vụ trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa ký hợp đồng với nhà thầu thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp chưa lựa chọn nhà thầu thì được thực hiện điều chỉnh dự toán chi phí theo quy định này;
b) Trường hợp đang tổ chức lựa chọn nhà thầu nhưng có thời điểm mở thầu sau ngày quyết định này có hiệu lực thi hành thì được thực hiện điều chỉnh dự toán chi phí theo quy định tại quyết định này để làm căn cứ cập nhật lại giá gói thầu trước thời điểm mở thầu.
2. Đối với các hợp đồng đã được ký kết trước thời điểm có hiệu lực của Quyết định này thì tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Điều 18. Sửa đổi, bổ sung
Quá trình thực hiện quyết định, nếu có vướng mắc phát sinh, các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm phản ảnh kịp thời về Sở Giao thông vận tải - Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lào Cai",
"promulgation_date": "05/01/2022",
"sign_number": "01/2022/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Trọng Hài",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-13-2020-NQ-HDND-muc-chi-cong-tac-tham-do-khai-quat-khao-co-tu-nguon-ngan-sach-Vung-Tau-460451.aspx | Nghị quyết 13/2020/NQ-HĐND mức chi công tác thăm dò khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách Vũng Tàu | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
Số: 13/2020/NQ-HĐND
Bà Rịa- Vũng Tàu, ngày 13 tháng 12 năm 2020
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH MỨC CHI THỰC HIỆN CÔNG TÁC THĂM DÒ, KHAI QUẬT KHẢO CỔ TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI CHÍN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Thông tư số 67/2019/TT-BTC ngày 23 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định nội dung và mức chi thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách nhà nước;
Xét Tờ trình số 218/TTr-UBND ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về dự thảo Nghị quyết quy định mức chi thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; Báo cáo thẩm tra số 179/BC-VHXH 30 tháng 11 năm 2020 của Ban Văn hóa - Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị quyết này quy định mức chi thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Đối tượng áp dụng
Nghị quyết này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác thăm dò, khai quật khảo cổ từ nguồn ngân sách.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
1. Ngân sách Nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
2. Khuyến khích huy động nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác từ các đơn vị, tổ chức và cá nhân để thực hiện công tác thăm dò, khai quật khảo cổ đảm bảo hợp pháp.
Điều 3. Mức chi
1. Chi thù lao cho cán bộ khoa học, kỹ thuật (là người của cơ quan có chức năng thực hiện dự án thăm dò, khai quật khảo cổ hoặc được cử tham gia thường xuyên và trực tiếp vào dự án thăm dò, khai quật khảo cổ): mức chi 300.000 đồng/người/ngày. Số ngày làm căn cứ để thanh toán chi bồi dưỡng là số ngày thực tế trực tiếp làm việc tại hiện trường khai quật hoặc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ chỉnh lý hiện vật khảo cổ theo sự phân công và có sự xác nhận của thủ trưởng đơn vị hoặc chủ nhiệm đề tài/dự án trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài mức chi bồi dưỡng nêu trên, cán bộ khoa học, kỹ thuật vẫn được hưởng chế độ lương, các loại phụ cấp đang hiện hưởng, chế độ công tác phí theo mức chi quy định tại Nghị quyết số 59/2017/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành quy định chế độ công tác phí trong nước, chế độ chi hội nghị trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 59/2017/NQ-HĐND).
2. Chi thù lao đối với chuyên gia tư vấn khoa học cho công tác thăm dò, khai quật khảo cổ (là người ký hợp đồng tham gia tư vấn khoa học trong quá trình xây dựng và thực hiện dự án thăm dò, khai quật khảo cổ).
Chuyên gia tư vấn khoa học tham gia tư vấn dự án thăm dò, khai quật khảo cổ theo hình thức hợp đồng tư vấn. Mức chi cho chuyên gia tư vấn khoa học làm căn cứ để ký hợp đồng trọn gói cho những ngày tham gia tư vấn: mức chi 650.000đồng/ngày/người; ngoài mức thù lao trên, chuyên gia tư vấn khoa học được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác, tiền tàu, xe (nếu có) theo mức chi quy định về chế độ công tác phí tại Nghị quyết số 59/2017/NQ-HĐND .
3. Chi hội thảo phục vụ công tác thăm dò, khai quật khảo cổ; hội thảo báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ và kết quả nghiên cứu, chỉnh lý di tích, di vật: mức chi theo quy định tại Nghị quyết số 59/2017/NQ-HĐND .
4. Mức chi thuê khoán nhân công phục vụ công tác điều tra, đào thăm dò, khai quật khảo cổ, phân loại chỉnh lý di vật; chi thuê khoán bảo vệ công trường và kho tạm 24/24 giờ: chi theo hợp đồng thỏa thuận theo mức giá thuê khoán nhân công trên địa bàn; mức chi 350.000 đồng/ngày/người.
5. Mức chi viết báo cáo kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ:
a) Chi viết báo cáo sơ bộ: 4.000.000 đồng/báo cáo.
b) Chi viết báo cáo khoa học: 12.000.000 đồng/báo cáo.
6. Chi cho công tác lập hồ sơ khoa học:
a) Chi dập hoa văn và văn bia: 100.000 đồng/bản (khổ A4), 150.000 đồng/bản (khổ A3), 250.000 đồng/bản (khổ A2), 450.000 đồng/bản (khổ A0).
b) Chi chụp ảnh chụp di tích và di vật: 25.000 đồng/ảnh (bao gồm công chụp, chỉnh sửa và chi phí làm ảnh cỡ 9x12 cm).
c) Phiếu đăng ký hiện vật (mô tả đặc trưng, niên đại, nguồn gốc và tính chất hiện vật): 30.000 đồng/phiếu.
d) Mức chi đo vẽ di tích, di vật (mặt bằng tổng thể khu di tích, mặt bằng hiện trạng di tích, mặt cắt địa tầng, chi tiết các dấu vết kiến trúc, hình dáng, hoa văn của các loại di vật): chi theo hợp đồng thỏa thuận trên cơ sở ngày công lao động và mức chi bồi dưỡng đối với cán bộ quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết này.
7. Chi phục chế, phục dựng hiện vật khảo cổ: được thực hiện theo hợp đồng trên cơ sở khối lượng công việc thực tế và trong phạm vi dự toán kinh phí đã được cấp có thẩm quyền giao.
8. Mức chi về mua sắm hoặc thuê trang thiết bị vật tư, dụng cụ, văn phòng phẩm phục vụ thăm dò, khai quật khảo cổ; thuê phương tiện đi lại; lán trại tại công trường phục vụ thăm dò, khai quật khảo cổ; in ấn, photo, nhân bản hồ sơ và báo cáo; thuê khoán lấp hố hoặc bảo tồn di tích sau khi thăm dò, khai quật được căn cứ định mức quy định hiện hành, giá thực tế của tỉnh tại thời điểm thăm dò, khai quật và được thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đơn vị được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ mua sắm, quản lý sử dụng tài sản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phục vụ cho công tác thăm dò, khai quật khảo cổ có trách nhiệm chấp hành đúng quy định hiện hành về mua sắm, quản lý sử dụng tài sản tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị quyết số 23/2018/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quy định phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định phương án xử lý tài sản sau khi kết thúc dự án.
9. Mức chi về công tác di dời các di tích, di vật hoặc lấp cát bảo tồn tại chỗ các di tích, di vật dưới lòng đất; thuê khoán kho, bãi bảo quản tạm thời di tích, di vật; thuê máy móc cần thiết phục vụ công tác thăm dò, khai quật khảo cổ được thực hiện theo hợp đồng căn cứ vào định mức quy định hiện hành, đơn giá do cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Giá và các văn bản hướng dẫn Luật hoặc mức giá thực tế trên địa bàn và trong phạm vi dự toán được duyệt theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
10. Chi hoạt động bộ máy của đoàn khai quật hoặc của dự án thăm dò, khai quật khảo cổ: theo dự toán được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trên cơ sở các định mức chi hiện hành.
11. Ngoài những nội dung chi trên, trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì công tác thăm dò, khai quật khảo cổ phối hợp với các cơ quan liên quan xác định nội dung và mức chi cụ thể trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Khi các văn bản quy định về chế độ, định mức chi dẫn chiếu để áp dụng tại quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
2. Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khóa VI, Kỳ họp thứ Mười chín thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính;
- TTr. Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UB MTTQVN tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TTr.HĐND và UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Website HĐND tỉnh;
- Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài PT-TH tỉnh;
- Lưu: VT, SVHTT, TH.
CHỦ TỌA
Mai Ngọc Thuận
(Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân) | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu",
"promulgation_date": "13/12/2020",
"sign_number": "13/2020/NQ-HĐND",
"signer": "Mai Ngọc Thuận",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Nghi-quyet-157-NQ-HDND-nam-2007-phong-chong-HIV-AIDS-Son-La-210182.aspx | Nghị quyết 157/NQ-HĐND năm 2007 phòng chống HIV/AIDS Sơn La | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 157/2007/NQ-HĐND
Sơn La, ngày 10 tháng 8 năm 2007
NGHỊ QUYẾT
VỀ CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA, GIAI ĐOẠN 2007 - 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
KHÓA XII, KỲ HỌP THỨ 8
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 108/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);
Căn cứ Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;
Căn cứ Quyết định số 60/2007/QĐ-TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS;
Xét Tờ trình số 53/TTr-UBND ngày 20/6/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành Nghị quyết về các biện pháp cấp bách phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2010 và những năm tiếp theo; Báo cáo thẩm tra số 272/BC-VHXH ngày 02/8/2007 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và tổng hợp ý kiến thảo luận của các vị đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quyết định các biện pháp cấp bách phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2010 và những năm tiếp theo, với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Không để HIV/AIDS phát triển tràn lan thành đại dịch trong thời gian tới. Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư ở mức 0,55% và không tăng sau năm 2010; giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
- 100% các đơn vị, các huyện, thị xã trong toàn tỉnh đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trở thành một trong các mục tiêu ưu tiên của chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các đơn vị và địa phương.
- Nâng cao hiểu biết của người dân về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: 100% nhân dân hiểu đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
- Khống chế lây nhiễm HIV/AIDS từ nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng thông qua việc triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại: thực hiện các biện pháp can thiệp đối với 100% các đối tượng có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS.
- Bảo đảm người nhiễm HIV/AIDS được chăm sóc và điều trị thích hợp: 100% các bà mẹ mang thai nhiễm HIV, 100% trẻ em bị nhiễm HIV, 90% người lớn nhiễm HIV được quản lý, điều trị, chăm sóc và tư vấn thích hợp; 50% bệnh nhân AIDS được điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV.
- Hoàn thiện hệ thống quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS: 50% số huyện, thị xã có khả năng tự đánh giá và dự báo về diễn biến tình hình HIV/AIDS ở địa phương; 100% các trường hợp xét nghiệm HIV tuân thủ theo đúng quy định.
- Ngăn chặn lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế: bảo đảm 100% các đơn vị máu và chế phẩm máu được sàng lọc HIV trước khi truyền ở tất cả các tuyến; 100% cơ sở y tế thực hiện đúng quy định về vô khuẩn, sát khuẩn phòng lây nhiễm HIV/AIDS.
III. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
1. Nhóm giải pháp về công tác chỉ đạo, tổ chức, nhân lực
1.1 Công tác chỉ đạo
- Thực hiện sự lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng, UBND các cấp chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS; tăng cường và nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND các cấp, tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác trong công tác phòng, chống HIV/AIDS theo quy định của pháp luật. Các cấp chính quyền, các đoàn thể và tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị, trường học, lực lượng vũ trang phải xác định nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của ngành mình, cấp mình.
- Các cấp chính quyền, đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ của mình, xây dựng chương trình hành động phòng, chống HIV/AIDS, đầu tư nguồn lực (nhân lực, phương tiện, ngân sách) cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
1.2 Về tổ chức, nhân lực và đào tạo
- Kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS các cấp, ngành từ tỉnh đến huyện, xã. Tăng cường chỉ đạo công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng, đoàn thể trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Tăng cường biên chế cho Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh và Khoa phòng, chống HIV/AIDS của Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thị xã.
- Từng bước thống nhất các đầu mối trong ngành y tế nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS có đủ kiến thức, năng lực đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.
2. Nhóm giải pháp về truyền thông, giáo dục phòng, chống HIV/AIDS
2.1 Phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng
- Phát động phong trào toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống HIV/AIDS. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể tăng cường vận động toàn dân tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS; gắn nội dung phòng, chống HIV/AIDS với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.
- Phát huy vai trò của những người tiêu biểu, các già làng, trưởng bản, người cao tuổi; lấy đơn vị tổ dân phố, bản, tiểu khu làm nòng cốt cho việc vận động người dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS.
2.2 Thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi
- Triển khai đồng bộ các hình thức thông tin, tuyên truyền sâu rộng trên địa bàn toàn tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS. Thực hiện việc lồng ghép thông tin, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống HIV/AIDS với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông với quy mô lớn trên phạm vi toàn tỉnh ít nhất mỗi năm hai lần, đưa giáo dục truyền thông dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS vào các hoạt động và sự kiện văn hóa - xã hội hàng năm của tỉnh.
- Sử dụng cách tiếp cận phù hợp với từng đối tượng cụ thể để tuyên truyền, vận động; chú trọng hình thức tuyên truyền trực tiếp, truyền thông theo từng nhóm nhỏ, giáo dục đồng đẳng. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên gắn với đội ngũ cộng tác viên y tế thôn bản và cán bộ các ban, ngành, đoàn thể ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn.
- Triển khai và nâng cao chất lượng, hiệu quả chương trình đào tạo về dự phòng lây nhiễm HIV, giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề và phổ thông. Nâng cao thời lượng giảng dạy về công tác phòng, chống HIV/AIDS cho hệ thống trường y, tổ chức tập huấn, đào tạo cho cán bộ giảng dạy về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.
- Hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho các Sở, Ban, Ngành liên quan trong việc biên tập mới, sửa đổi, bổ sung, cập nhật thông tin, kiến thức về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.
- Đa dạng hóa các loại hình truyền thông: bản tin, phim tài liệu, hệ thống panô, áp phích; xuất bản các ấn phẩm bằng tiếng dân tộc để tuyên truyền giáo dục cho đông đảo đồng bào trong tỉnh về phòng, chống HIV/AIDS.
- Phát triển các biện pháp can thiệp có định hướng để đưa hoạt động giáo dục kỹ năng sống, tiếp cận các dịch vụ, hỗ trợ và chăm sóc về mặt xã hội cho nhóm cộng đồng đặc biệt dễ bị tổn thương như trẻ em đường phố, thanh niên bỏ học, người không có việc làm, lao động di trú và các nhóm khác.
2.3 Truyền thông can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông về chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại để từng bước thay đổi nhận thức của người dân về chương trình giảm thiểu tác hại. Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về các chương trình can thiệp, giảm tác hại trong và ngoài tỉnh.
- Triển khai chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại: chương trình trao đổi bơm kim tiêm sạch, chương trình sử dụng bao cao su đối với các địa bàn có nhiều người nghiện chích ma túy, mại dâm và tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS cao.
- Tăng cường giáo dục đồng đẳng, thông qua những người đã bị nhiễm HIV tuyên truyền kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trong nhóm nguy cơ cao.
- Tuyên truyền với các nhóm nghiện ma túy không sử dụng tiêm chích.
2.4 Truyền thông, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và giảm tác động đến kinh tế - xã hội do HIV/AIDS gây ra
- Giáo dục, truyền thông, tư vấn tập trung cho nhóm người nhiễm HIV nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người nhiễm HIV đối với bản thân, gia đình và cộng đồng để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS. Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ đồng đẳng của người nhiễm HIV/AIDS, mọi người trong các nhóm tự chăm sóc, hỗ trợ nhau.
- Tăng cường phối hợp liên ngành để đảm bảo tính sẵn có của các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm và các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ để người nhiễm HIV được tiếp cận dễ dàng. Tổ chức tập huấn về chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS cho cán bộ y tế, cán bộ tham gia công tác phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS. Tập huấn chống phân biệt đối xử, đảm bảo tính bí mật, riêng tư theo quy định của pháp luật và cung cấp các dịch vụ có chất lượng.
3. Nhóm giải pháp chuyên môn kỹ thuật
3.1. Giám sát HIV/AIDS và tư vấn xét nghiệm tự nguyện
- Xây dựng Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh với các phòng xét nghiệm đạt chuẩn. Tăng cường đủ biên chế, đào tạo chuyên môn, tiến hành kiểm tra, giám sát và chuẩn hóa thường xuyên.
- Bảo đảm 100% cán bộ y tế tham gia chương trình giám sát trọng điểm và cán bộ xét nghiệm HIV/AIDS được huấn luyện về kỹ thuật. Mở rộng và nâng cao chất lượng xét nghiệm phát hiện. Việc giữ bí mật hay công khai người nhiễm HIV thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động giám sát trọng điểm, mở rộng giám sát đến các vùng sâu, vùng xa. Thống nhất và đảm bảo thực hiện công tác giám sát theo các quy định chuyên môn.
- Tổ chức triển khai chương trình tư vấn, xét nghiệm tự nguyện trong địa bàn tỉnh. Lồng ghép dịch vụ tư vấn vào các chương trình y tế, chương trình kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Xây dựng mạng lưới xét nghiệm tự nguyện.
3.2. Bảo đảm an toàn truyền máu
Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong an toàn truyền máu. Phối hợp với Hội chữ thập đỏ, Đoàn thanh niên và các Sở, Ban, Ngành tổ chức tuyên truyền, vận động những người khỏe mạnh không có yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV tình nguyện hiến máu nhân đạo.
3.3. Phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế và các dịch vụ xã hội
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho nhân dân về cách dự phòng lây nhiễm HIV qua dịch vụ y tế và dịch vụ xã hội.
- Đảm bảo các cơ sở y tế có đầy đủ các trang, thiết bị tối thiểu phục vụ công tác vô trùng trong các dịch vụ y tế. Cán bộ y tế nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc chuyên môn trong khám, chữa bệnh.
- Tăng cường hướng dẫn và quản lý công tác dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS qua các dịch vụ y tế tại các cơ sở y tế tư nhân.
3.4. Đẩy mạnh công tác điều trị bệnh nhân HIV/AIDS
- Tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với thuốc điều trị kháng vi rút HIV. Tăng cường năng lực chẩn đoán và điều trị bệnh nhân AIDS.
- Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh làm nòng cốt, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành và huy động hỗ trợ của chính quyền các cấp để thực hiện tốt công tác tư vấn, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng.
- Xác định tuyến huyện là trung tâm của công tác chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, cùng với việc huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể của địa phương.
3.5. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Tăng cường truyền thông về dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; lồng ghép với chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản và làm mẹ an toàn. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền thông qua Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân...
- Huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tư vấn và hỗ trợ xã hội cho các phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV. Mở các khóa đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ thuộc mạng lưới ở tất cả các tuyến về lĩnh vực dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tư vấn và hỗ trợ sữa thay thế cho trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm HIV.
3.6. Phòng, chống nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
- Xây dựng mạng lưới giám sát các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục ở các huyện. Lồng ghép giám sát HIV/AIDS và giám sát các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Đảm bảo khả năng phát hiện và điều trị sớm các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
- Tư vấn, khám và điều trị cho bạn tình của người mắc các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Thành lập các phòng khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục lưu động tại các địa bàn nhằm tăng cường khả năng tiếp cận đối với nhóm có nguy cơ cao.
3.7. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
- Khuyến khích đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các bài thuốc y học cổ truyền trong điều trị HIV/AIDS. Định kỳ tổ chức các hội nghị khoa học trao đổi kinh nghiệm, công bố các kết quả nghiên cứu, đưa các kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Duy trì, mở rộng và phát huy hiệu quả các dự án quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương. Tăng cường năng lực điều hành và quản lý các dự án.
4. Nhóm giải pháp về đầu tư, tài chính
4.1. Về xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Xây dựng Trung tâm phòng chống HIV/AIDS của tỉnh và hệ thống Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thị xã là đầu mối về công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Đầu tư trang thiết bị y tế, trang thiết bị làm việc, tạo điều kiện để Trung tâm đi vào hoạt động có hiệu quả.
4.2. Về đầu tư kinh phí
- Tăng dần mức đầu tư và huy động nguồn kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS, phấn đấu đạt mức tương ứng với tăng trưởng kinh tế và diễn biến dịch. Mức tăng ngân sách đầu tư mỗi năm khoảng 10% so với năm trước.
- Kinh phí phòng, chống HIV/AIDS tập trung huy động từ các nguồn: chương trình mục tiêu quốc gia; ngân sách các dự án phòng, chống HIV/AIDS; ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn khác.
Hàng năm Hội đồng nhân dân tỉnh cân đối kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đảm bảo nguồn kinh phí đối ứng cho các dự án phòng, chống HIV/AIDS triển khai tại địa phương.
- Thành lập Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS.
- Sử dụng hiệu quả và thực hiện phân cấp, quản lý kinh phí đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân các cấp; các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể và nhân dân tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này.
2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hiện Nghị quyết; đồng thời phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan thông tin đại chúng làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và động viên mọi tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện tốt công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XII thông qua.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ;
- Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước;
- Vụ Công tác đại biểu Văn phòng Quốc hội;
- Các Bộ: Y tế, Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư;
- Cục phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh Ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể;
- Thường trực Huyện Ủy, HĐND, UBND huyện, thị xã;
- Văn phòng Tỉnh Ủy, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng UBND tỉnh;
- Lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng HĐND;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, NL (01b) 230b.
CHỦ TỊCH
Thào Xuân Sùng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "10/08/2007",
"sign_number": "157/2007/NQ-HĐND",
"signer": "Thào Xuân Sùng",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-199-QD-UBND-2024-Danh-muc-cong-trinh-phai-to-chuc-quan-trac-khi-tuong-thuy-van-Bac-Giang-600891.aspx | Quyết định 199/QĐ-UBND 2024 Danh mục công trình phải tổ chức quan trắc khí tượng thuỷ văn Bắc Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 199/QĐ-UBND
Bắc Giang, ngày 04 tháng 3 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÔNG TRÌNH VÀ CHỦ CÔNG TRÌNH PHẢI TỔ CHỨC QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn ngày 23/11/2015;
Căn cứ Nghị định 38/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng Thủy văn;
Căn cứ Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khí tượng thủy văn;
Căn cứ Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính Phủ về Quản lý an toàn Đập, hồ chứa nước;
Căn cứ Nghị định 160/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, Chống thiên tai;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 85/TTr-STNMT ngày 29/02/2024 và ý kiến thống nhất của các thành viên UBND tỉnh.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Danh mục công trình và chủ công trình phải tổ chức quan trắc khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, gồm:
- 41 công trình là đập, hồ chứa nước.
- 01 công trình là cáp treo phục vụ tham quan, du lịch.
(Chi tiết danh mục kèm theo Quyết định này)
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Có trách nhiệm công bố Danh mục công trình và chủ công trình phải tổ chức quan trắc khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã và trên phương tiện thông tin đại chúng; phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã có liên quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các tổ chức có tên trong Danh mục;
- Hướng dẫn, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện xây dựng các công trình quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng tại các công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn theo danh mục ban hành giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2030;
- Ban hành quy chế phối hợp trong công tác quản lý hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, hiệu quả khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu khí tượng thủy văn.
2. Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính:
- Cân đối, bố trí, phân bổ các nguồn vốn để thực hiện việc phát triển mạng lưới trạm quan trắc; tham mưu UBND tỉnh, hàng năm bố trí nguồn vốn phù hợp cho việc vận hành, duy tu, bảo dưỡng các công trình quan trắc khí tượng thủy văn;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xác định vị trí cụ thể các trạm quan trắc, lập dự án xây dựng các trạm khí tượng thủy văn theo lộ trình đã được phê duyệt; thực hiện việc bàn giao cho các đơn vị chức năng quản lý, sử dụng.
- Xây dựng quy trình quản lý, vận hành cho các trạm khí tượng thủy văn tại các công trình phải quan trắc; tổ chức quản lý và khai thác hiệu quả số liệu khí tượng thủy văn thuộc thẩm quyền, trách nhiệm; thường xuyên rà soát hệ thống các công trình để đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp yêu cầu nhiệm vụ;
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện việc quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn theo đúng quy định của pháp luật về khí tượng thủy văn.
4. Các Sở, ban, ngành:
- Theo chức năng nhiệm vụ được phân công phổ biến nội dung Quyết định này đến các tổ chức có tên trong Danh mục để biết và thực hiện; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khí tượng thủy văn của các chủ công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định.
5. UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Theo chức năng nhiệm vụ phổ biến nội dung Quyết định này đến các tổ chức có tên trong Danh mục để biết và thực hiện; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khí tượng thủy văn của các chủ công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định.
- Có trách nhiệm chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tạo điều kiện về vị trí, mặt bằng để triển khai xây dựng, lắp đặt các trạm khí tượng thủy văn trên địa bàn.
- Có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang trong việc bảo vệ hành lang kỹ thuật các công trình khí tượng thủy văn được lắp đặt trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn trong việc xử lý, giải quyết các vi phạm công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng.
6. Các Chủ công trình có tên trong Danh mục
Chủ công trình hoặc chủ sở hữu, tổ chức quản lý trực tiếp, chủ đầu tư hoặc tổ chức, cá nhân khai thác công trình có trách nhiệm thực hiện quan trắc và cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn chuyên dùng theo quy định của Luật Khí tượng thủy văn; các Nghị định số: 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016, Nghị định số 48/2020/NĐ-CP ngày 15/4/2020, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ và các quy định khác có liên quan.
7. Trách nhiệm tổng hợp báo cáo
Hàng năm, trước ngày 31/10 các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng nhiệm vụ tổ chức rà soát thông tin về các công trình, Chủ công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 48/2020/NĐ-CP và gửi văn bản đề nghị điều chỉnh, bổ sung Danh mục (nếu có) về Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15/12 hàng năm.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương; Giám đốc Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Sông Thương; Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ Tây Yên Tử và tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường (b/c);
- Tổng cục Khí tượng thủy văn;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP (CVP, PCVP-PT), TH, KTN;
+ Cổng thông tin điện tử tỉnh;
+ Lưu: VT, KTN Việt Anh..
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Ô Pích
PHỤ LỤC:
DANH MỤC CÔNG TRÌNH VÀ CHỦ CÔNG TRÌNH PHẢI TỔ CHỨC QUAN TRẮC KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Kèm theo Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 04/3/2024 của UBND tỉnh)
TT
Công trình
Vị trí hành chính
Chủ công trình
Quan trắc KTTV chuyên dùng (x: yếu tố quan trắc bắt buộc; y: yếu tố quan trắc khuyến khích)
Phân kỳ thực hiện
Xã
Huyện
Tỉnh
Lượng mưa
Mực nước
Tốc độ gió
Hướng gió
Nội dung quan trắc
Chế độ quan trắc
1
Hồ Cấm Sơn
Cấm Sơn, Hộ Đáp, Sơn Hải, Tân Sơn
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Quan trắc lượng mưa trên lưu vực, quan trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập; tính toán lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả; dự báo lưu lượng đến hồ, khả năng gia tăng mực nước hồ chứa.
Quan trắc 2 lần một ngày vào 07 giờ, 19 giờ trong mùa kiệt; 4 lần một ngày vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong mùa lũ; trường hợp vận hành chống lũ, tần suất quan trắc, tính toán tối thiểu 01 giờ một lần, quan trắc 01 giờ 4 lần khi mực nước hồ chứa trên mực nước lũ thiết kế.
Giai đoạn I (2025)
2
Hồ Đá Ong
Tiến Thắng
Yên Thế
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Sông Thương
x
x
Quan trắc lượng mưa trên lưu vực, quan trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập; tính toán lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả.
Quan trắc 2 lần một ngày vào 07 giờ, 19 giờ trong mùa kiệt; 4 lần một ngày vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong mùa lũ khi mực nước hồ thấp hơn ngưỡng tràn; 01 giờ một lần khi mực nước hồ bằng hoặc cao hơn ngưỡng tràn; 01 giờ 4 lần khi mực nước hồ chứa trên mực nước lũ thiết kế.
Giai đoạn I (2025)
3
Hồ Cầu Rễ
Tiến Thắng
Yên Thế
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Sông Thương
x
x
Giai đoạn I (2025)
4
Hồ Suối Cấy
Đồng Hưu
Yên Thế
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Sông Thương
x
x
Giai đoạn I (2025)
5
Hồ Khuôn Thần
Kiên Lao
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Quan trắc lượng mưa trên lưu vực, quan trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập; tính toán lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả.
Quan trắc 2 lần một ngày vào 07 giờ, 19 giờ trong mùa kiệt; 4 lần một ngày vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong mùa lũ khi mực nước hồ thấp hơn ngưỡng tràn; 01 giờ một lần khi mực nước hồ bằng hoặc cao hơn ngưỡng tràn; 01 giờ 4 lần khi mực nước hồ chứa trên mực nước lũ thiết kế.
Giai đoạn II (2026)
6
Hồ Làng Thum
Quý Sơn
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
7
Hố Cây Đa
Đông Phú
Lục Nam
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
8
Hồ Suối Mỡ
Nghĩa Phương
Lục Nam
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
9
Hồ Khe Hắng
Vĩnh An
Sơn Động
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
10
Hồ Đồng Cốc
Đồng Cốc
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
11
Hồ Trại Muối
Giáp Sơn
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
12
Hồ Khuôn Vố
Tân Lập
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
13
Hồ Đá Mài
Hồng Giang
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
14
Hồ Khe Sàng
Đèo Gia
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
15
Hồ Khe Chão
Long Sơn
Sơn Động
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
16
Hồ Hàm Rồng
Nam Dương
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
17
Hồ Dộc Bẩu
Biên Sơn
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
18
Hồ Khe Đặng
Vĩnh An
Sơn Động
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
19
Hồ Lòng Thuyền
Tân Mộc
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
20
Hồ Khoanh Song
Vô Tranh
Lục Nam
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
21
Hồ Suối Nứa
Đông Phú
Lục Nam
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
22
Hồ Cầu Cài
Đồng Sơn
Yên Thế
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
23
Hồ Khe Cát
Trường Sơn
Lục Nam
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
x
x
Giai đoạn II (2026)
24
Hồ Quỳnh
Canh Nậu, Tam Tiến
Yên Thế
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Sông Thương
x
x
Quan trắc lượng mưa trên lưu vực, quan trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập; tính toán lưu lượng đến hồ, lưu lượng xả; dự báo lưu lượng đến hồ, khả năng gia tăng mực nước hồ chứa
Quan trắc 2 lần một ngày vào 07 giờ, 19 giờ trong mùa kiệt; 4 lần một ngày vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong mùa lũ; trường hợp vận hành chống lũ, tần suất quan trắc, tính toán tối thiểu 01 giờ một lần, quan trắc 01 giờ 4 lần khi mực nước hồ chứa trên mực nước lũ thiết kế.
Giai đoạn II (2026)
25
Hồ Hố Cao
Hương Sơn
Lạng Giang
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
y
x
Quan trắc mực nước tại thượng lưu, hạ lưu đập; tính toán lưu lượng xả (khuyến khích quan trắc lượng mưa trên lưu vực và tính toán lưu lượng đến hồ)
Quan trắc 2 lần một ngày vào 07 giờ, 19 giờ trong mùa kiệt; 4 lần một ngày vào 01 giờ, 07 giờ, 13 giờ và 19 giờ trong mùa lũ khi mực nước hồ thấp hơn ngưỡng tràn; 01 giờ một lần khi mực nước hồ bằng hoặc cao hơn ngưỡng tràn; 01 giờ 4 lần khi mực nước hồ chứa trên mực nước lũ thiết kế.
Giai đoạn I (2025)
26
Hồ Bầu Lầy
Trù Hựu
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
27
Hồ Chùa Ông
Đông Phú
Lục Nam
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
28
Hồ Ba Bãi
Bảo Sơn
Lục Nam
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
29
Hồ Cửa Cốc
Huyền Sơn
Lục Nam
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
30
Hồ Va Khê
Đông Phú
Lục Nam
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
31
Hồ Khe Ráy
Nghĩa Phương
Lục Nam
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
32
Hồ Đồng Man
Biển Động
Lục Ngạn
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
33
Hồ Khuôn Thắm
Đại Sơn
Sơn Động
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
34
Hồ Đá Cóc
Nghĩa Phương
Lục Nam
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
35
Hồ Khe Áng
Yên Định
Sơn Động
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Bắc Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
36
Hồ Hồng Lĩnh
An Thượng
Yên Thế
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
37
Hồ Cầu Cháy
Hồng Kỳ
Yên Thế
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
38
Hồ Chùa Sừng
Canh Nậu
Yên Thế
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
39
Hồ Chồng Chềnh
Đống Vương
Yên Thế
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
40
Hồ Ngạc Hai
Xuân Lương
Yên Thế
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
41
Hồ Suối Ven
Xuân Lương
Yên Thế
Bắc Giang
Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Sông Thương
y
x
Giai đoạn III (2027)
42
Cáp treo Tây Yên Tử
TT Tây Yên Tử
Sơn Động
Bắc Giang
Công ty Cổ phần dịch vụ Tây Yên Tử
x
x
Quan trắc hướng gió và tốc độ gió tại điểm cao nhất của tuyến cáp.
Quan trắc từng giờ trong thời gian vận hành.
Giai đoạn II (2026) | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Giang",
"promulgation_date": "04/03/2024",
"sign_number": "199/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Ô Pích",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-1608-QD-UBND-2022-phe-duyet-ke-hoach-su-dung-dat-Duc-Linh-Binh-Thuan-525624.aspx | Quyết định 1608/QĐ-UBND 2022 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất Đức Linh Bình Thuận | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1608/QĐ-UBND
Bình Thuận, ngày 28 tháng 7 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 CỦA HUYỆN ĐỨC LINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi 37 Luật liên quan đến quy hoạch;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 01/2021/TT-BTNMT ngày 12 tháng 4 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Căn cứ Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh về danh mục dự án chuyển mục đích sử đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và danh mục dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện trong năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về danh mục dự án chuyển mục đích sử đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và danh mục dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện trong năm 2021;
Nghị quyết số 58/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về thông qua danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ và danh mục dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất năm 2022;
Theo đề nghị của UBND huyện Đức Linh tại Tờ trình số 294/TTr-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2021, Tờ trình số 81/TTr-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2022, Báo cáo số 176/BC-UBND 22 tháng 6 năm 2022 và của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 206/TTr-STNMT ngày 12 tháng 7 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của huyện Đức Linh, với các chỉ tiêu chủ yếu sau:
1. Diện tích các loại đất phân bổ trong năm 2022 (Phụ lục 1 kèm theo).
2. Kế hoạch thu hồi các loại đất năm 2022 (Phụ lục 2 kèm theo).
3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2022 (Phụ lục 3 kèm theo).
(Kèm theo Báo cáo thuyết minh tổng hợp và Bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2022)
Điều 2.
Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện Đức Linh có trách nhiệm:
1. Công bố, công khai, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 theo đúng quy định của pháp luật về đất đai;
2. Chịu trách nhiệm về sự đồng bộ của hệ thống bảng biểu, bản đồ, báo cáo hồ sơ kế hoạch sử dụng đất năm 2022;
3. Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2022, chịu trách nhiệm pháp lý trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu trong kỳ kế hoạch sử dụng đất hàng năm;
4. Xác định nhu cầu sử dụng đất trong việc lập Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 trên địa bàn huyện;
5. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật đất đai và theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Điều 3.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đức Linh và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, PCT.UBND tỉnh;
- Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Chi cục QLĐĐ - Sở TN&MT;
- Trung tâm Thông tin (đăng tải trên Cổng thông tin);
- Lưu: VT, ĐTQH, KGVXNV, KT. Đức.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Văn Đăng
PHỤ LỤC 1
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 HUYỆN ĐỨC LINH
(Kèm theo Quyết định số: 1608 /QĐ-UBND ngày 28 /7/2022 của UBND tỉnh Bình Thuận)
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích
Diện tích phân theo đơn vị hành chính (ha)
TT Võ Xu
TT Đức Tài
Xã Đa Kai
Xã Sùng Nhơn
Xã Mê Pu
Xã Nam Chính
Xã Đức Hạnh
Xã Đức Tín
Xã Vũ Hòa
Xã Tân Hà
Xã Đông Hà
Xã Trà Tân
-1
-2
-3
(4)=(5)+(6)+(…)
-5
-6
-7
-8
-9
-10
-11
-12
-13
-14
-15
-16
I
Tổng diện tích tự nhiên
54.602,21
2.822,68
3.156,73
8.578,20
5.107,26
6.493,30
5.135,60
4.413,45
2.933,69
2.367,83
6.240,51
3.571,95
3.781,00
1
Đất nông nghiệp
NNP
48.773,25
2.327,32
2.681,36
8.222,05
4.794,50
6.049,41
4.542,72
4.097,39
2.548,89
2.129,25
5.166,73
3.036,53
3.177,10
1.1
Đất trồng lúa
LUA
9.126,67
1.043,87
1.346,68
1.185,58
954,68
1.301,67
2.200,00
92,21
517,07
158,68
99,58
44,42
182,23
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
8.391,35
1.039,26
1.286,32
1.157,33
954,68
1.300,42
2.162,46
250,06
138,21
30,64
71,99
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
690,94
65,88
48,25
79,09
39,68
84,78
77,38
35,43
32,31
22,15
73,06
35,50
97,42
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
31.727,40
1.095,50
1.182,17
4.715,63
1.454,35
2.966,11
2.059,29
3.966,44
1.964,72
1.887,81
4.841,40
2.875,52
2.718,47
1.4
Đất rừng phòng hộ
RPH
2.550,00
1.008,80
1.097,56
443,65
1.5
Đất rừng sản xuất
RSX
3.493,86
1.153,06
1.135,25
1.205,55
1.6
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
773,30
104,15
104,25
56,19
103,70
45,06
204,33
2,31
34,04
45,08
31,11
14,59
28,50
1.7
Đất nông nghiệp khác
NKH
411,08
17,92
23,70
9,29
2,60
1,73
1,00
0,75
15,54
121,58
66,50
150,48
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
5.821,26
495,36
475,37
356,15
312,76
443,89
592,88
316,06
384,81
238,58
1.066,08
535,42
603,90
2.1
Đất quốc phòng
CQP
142,58
101,00
0,76
24,25
3,43
13,14
2.2
Đất an ninh
CAN
926,75
2,57
0,09
0,12
2,37
0,10
5,21
505,18
411,12
2.3
Đất cụm công nghiệp
SKN
248,83
23,20
30,82
11,28
1,27
182,26
2.4
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
54,95
15,53
2,29
11,87
1,09
7,90
1,24
0,72
0,24
0,37
12,23
1,46
2.5
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
141,90
7,71
1,66
20,04
16,86
18,68
5,17
26,75
15,35
17,41
12,29
2.6
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
37,85
1,50
18,20
18,15
2.7
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
73,98
5,69
6,71
2,00
7,50
20,31
22,60
7,62
1,57
2.8
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
1.942,91
220,81
210,21
83,90
137,20
178,88
298,92
120,56
130,56
65,24
284,27
127,95
84,40
-
Đất giao thông
DGT
1.063,71
151,40
103,53
51,06
65,70
114,59
154,18
69,31
63,50
47,38
94,26
80,59
68,21
-
Đất thủy lợi
DTL
485,95
35,52
76,04
20,76
45,94
33,09
57,40
26,47
4,94
177,56
3,02
5,21
-
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
3,69
0,18
0,39
0,07
0,12
1,49
0,19
0,37
0,18
0,50
0,21
-
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
11,18
0,13
0,07
0,14
0,62
1,21
3,19
0,57
0,26
0,37
0,25
1,96
2,41
-
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DGD
64,25
9,88
9,47
4,40
3,81
8,13
6,27
2,14
3,88
3,05
2,35
6,63
4,24
-
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTT
24,30
4,87
0,50
2,34
1,39
6,81
4,02
1,96
0,88
0,92
0,62
-
-
Đất công trình năng lượng
DNL
85,52
0,13
39,60
25,40
20,39
-
Đất công trình bưu chính, viễn thông
DBV
0,73
0,28
0,04
0,09
0,07
0,02
0,04
0,07
0,02
0,02
0,02
0,06
-
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
33,30
33,30
-
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
13,81
0,08
0,20
13,53
-
Đất cơ sở tôn giáo
TON
33,43
2,28
3,06
1,57
1,84
1,93
2,51
1,21
4,87
2,57
3,31
5,53
2,75
-
Đất làm nghĩa trang, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
116,58
15,77
16,35
2,90
16,75
10,95
23,53
5,17
4,57
5,12
5,55
9,25
0,66
-
Đất chợ
DCH
6,45
0,49
0,77
0,58
0,73
0,46
0,77
0,23
0,48
0,37
0,34
0,36
0,87
2.9
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
9,54
3,24
6,30
2.10
Đất ở tại nông thôn
ONT
798,39
69,51
51,31
90,92
109,10
87,66
64,60
60,09
42,95
167,10
55,14
2.10
Đất ở tại đô thị
ODT
255,36
132,44
122,92
2.12
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
36,84
11,03
3,09
7,26
2,56
1,55
4,55
1,08
1,32
1,19
0,79
1,63
0,81
2.13
Đất tín ngưỡng
TIN
1,49
0,04
0,23
0,50
0,43
0,14
0,15
2.14
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
888,14
58,37
45,24
67,04
62,07
111,83
92,64
76,28
118,22
27,55
160,34
29,98
38,57
2.15
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
261,73
20,43
85,01
6,60
20,25
0,78
42,53
31,01
50,90
4,22
3
Đất chưa sử dụng
CSD
7,70
7,70
PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH THU HỒI ĐẤT NĂM 2022 HUYỆN ĐỨC LINH
(Kèm theo Quyết định số: 1608/QĐ-UBND ngày 28 /7/2022 của UBND tỉnh Bình Thuận)
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích
Diện tích phân theo đơn vị hành chính (ha)
TT Võ Xu
TT Đức Tài
Xã Đa Kai
Xã Nam Chính
Xã Đức Tín
Xã Vũ Hòa
Xã Trà Tân
(1)
(2)
(3)
(4)=(5)+(6)+(...)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
1
Đất nông nghiệp
NNP
21,46
1,63
6,30
0,14
0,30
5,66
7,43
Trong đó:
1.1
Đất trồng lúa
LUA
1,44
1,44
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
1,44
1,44
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
1,50
1,50
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
18,52
0,13
6,30
0,14
0,30
5,66
5,99
1.9
Đất nông nghiệp khác
NKH
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
0,48
0,12
0,36
2.1
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
0,48
0,12
0,36
Trong đó:
-
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
0,12
0,12
-
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DGD
0,36
0,36
2.2
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
PHỤ LỤC 3
KẾ HOẠCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2022 HUYỆN ĐỨC LINH
(Kèm theo Quyết định số: 1608/QĐ-UBND ngày 28 /7/2022 của UBND tỉnh Bình Thuận)
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
TT Võ Xu
TT Đức Tài
Xã Đa Kai
Xã Sùng Nhơn
Xã Mê Pu
Xã Nam Chính
Xã Đức Hạnh
Xã Đức Tín
Xã Vũ Hòa
Xã Tân Hà
Xã Đông Hà
Xã Trà Tân
(1)
(2)
(3)
(4)=(5)+(6)+(…)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)
1
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp
NNP/PNN
335,11
15,39
9,97
16,90
17,61
29,38
7,49
59,28
46,34
11,99
41,85
69,18
9,73
Trong đó:
1.1
Đất trồng lúa
LUA/PNN
30,67
3,84
0,60
12,81
7,00
0,61
0,30
2,50
0,50
0,50
0,90
1,11
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC/PNN
23,02
12,81
7,00
0,20
2,00
1,01
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK/PNN
36,95
10,75
0,60
3,00
0,60
1,00
16,00
4,70
0,30
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
250,77
0,80
9,37
16,90
4,20
2,66
6,28
57,98
27,84
11,49
36,65
67,98
8,62
1.4
Đất rừng sản xuất
RSX/PNN
16,72
16,72
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH/PNN
2
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
52,06
0,30
14,70
4,90
7,50
10,66
5,00
2,00
5,00
2,00
Trong đó:
2.1
Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm
LUA/CLN
52,06
0,30
14,70
4,90
7,50
10,66
5,00
2,00
5,00
2,00
3
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở
PKO/OCT
0,71
0,60
0,11
(a) gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác. PKO là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận",
"promulgation_date": "28/07/2022",
"sign_number": "1608/QĐ-UBND",
"signer": "Phan Văn Đăng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Quyet-dinh-314-QD-UBND-nam-2013-Quy-hoach-bao-ton-Da-dang-sinh-hoc-Tuyen-Quang-2013-2020-210449.aspx | Quyết định 314/QĐ-UBND năm 2013 Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học Tuyên Quang 2013 2020 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 314/QĐ-UBND
Tuyên Quang, ngày 06 tháng 9 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2013-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uý ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 và các Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực đã được phê duyệt;
Căn cứ Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 12/NQ-HĐND ngày 18/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khoá XVII, kỳ họp thứ 6 về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 130/TTr-TNMT ngày 24/6/2013 về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020 và định hướng đến năm 2030, với nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm và mục tiêu
1. Quan điểm
- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của tỉnh đã được phê duyệt.
- Quản lý và khai thác tài nguyên đa dạng sinh học phục vụ phát triển kinh tế, xã hội theo hướng phát triển bền vững, ngăn ngừa, khắc phục suy thoái đa dạng sinh học.
- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học.
- Phát huy trách nhiệm của toàn xã hội trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo các mối quan hệ hài hoà giữa phát triển kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh Tuyên Quang là cơ sở khoa học, thực tiễn nhằm bảo tồn và phát triển sự phong phú đa dạng của các hệ sinh thái, các loài và tài nguyên di truyền; đồng thời cung cấp cơ sở pháp lý cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành và địa phương, đảm bảo phát triển bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiện trạng, tiềm năng giá trị nguồn tài nguyên đa dạng sinh học của tỉnh.
- Định hướng các loại hình bảo tồn, bảo vệ và phát triển bền vững các loài sinh vật (đặc biệt là các loài thuộc danh mục nguy cấp, quý hiếm, giống cây trồng, vật nuôi đặc hữu có giá trị đang bị đe doạ tuyệt chủng).
- Góp phần tăng cường hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế trong công tác bảo tồn, điều tra, nghiên cứu về đa dạng sinh học.
- Nâng cao vai trò của cộng đồng, đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế, xã hội trong phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp các dịch vụ môi trường. Đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân về công tác bảo tồn đa dạng sinh học.
2.3. Một số chỉ tiêu cần đạt được
- Duy trì và bảo vệ toàn bộ diện tích các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
- Nhất thể hóa và hoàn thiện hệ thống các khu bảo tồn của tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2013-2020.
- Thành lập một khu bảo tồn mới là Khu bảo tồn loài - sinh cảnh (Khuôn Hà - Thượng Lâm) tại huyện Lâm Bình.
- Xây dựng và thực hiện chương trình bảo tồn các loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu đang bị đe dọa tại các khu bảo tồn.
- Ngăn chặn sự gia tăng các loài nguy cấp, qúy hiếm bị đe dọa tuyệt chủng hiện có và tiến tới phục hồi và phát triển các giống loài sinh vật đặc hữu, quý, hiếm tại tỉnh Tuyên Quang.
- Kiểm soát chặt chẽ sự xâm nhập và ngăn chặn sự lan truyền, phát tán của sinh vật ngoại lai xâm hại.
II. Nội dung quy hoạch
1. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn 2013-2020
Trong giai đoạn 2013-2020, Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang dựa trên quan điểm duy trì các khu bảo tồn hiện có và thành lập khu bảo tồn mới là Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Khuôn Hà - Thượng Lâm tại huyện Lâm Bình.
1.1. Quy hoạch các khu bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh
- Khu dự trữ thiên nhiên Na Hang;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Cham Chu;
- Khu bảo vệ cảnh quan Tân Trào;
- Khu bảo vệ cảnh quan Kim Bình;
- Khu bảo vệ cảnh quan Đá Bàn;
- Vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Khuôn Hà - Thượng Lâm.
1.2. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng đất ngập nước
Bảo tồn hệ sinh thái của 15.541ha đất tự nhiên ngập nước trên địa bàn tỉnh. Bảo vệ môi trường sống của các loài trên sông Lô, sông Gâm và phụ lưu của hai con sông này.
1.3. Phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên trên vùng núi đá vôi
Bảo vệ và nâng cấp cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái và bảo tồn các loài động thực vật trên vùng núi đá vôi và vùng đất chưa sử dụng, nâng cấp.
1.4. Bảo tồn các loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm
Bảo tồn các loài động vật, thực vật đặc hữu, nguy cấp, qúy, hiếm tại các khu bảo tồn, các giống cây trồng, vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao, các loài cây thuốc quý hiện có trên địa bàn tỉnh.
2. Định hướng quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học đến năm 2030
Sau năm 2020, dự kiến mở rộng và nâng cấp hai khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang và Cham Chu thành các khu bảo tồn cấp Quốc gía.
- Khu dự trữ thiên nhiên quốc gia Na Hang.
- Khu bảo tồn loài-sinh cảnh quốc gia Cham Chu.
- Thiết lập hành lang đa dạng sinh học nối liền Khu dự trữ thiên nhiên Na Hang với Vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Cạn.
III. Giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Về chính sách
- Rà soát, hệ thống hoá và đề xuất bổ sung các văn bản dưới luật để thực thi có hiệu lực các luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đã ban hành.
- Xây dựng các qui ước về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học của cộng đồng dân cư thôn bản; xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ gia đình bền vững trong vùng đệm.
- Đề xuất chính sách đối với các hộ dân cư đang cư trú thuộc vùng lõi khu vực bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn đảm bảo hài hoà, lợi ích nhà nước, người dân và mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học.
2. Về tài chính
- Hàng năm, tỉnh có kế hoạch bố trí ngân sách nhà nước của địa phương cho việc thực hiện các nội dung kế hoạch, chương trình Quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Lồng ghép nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình có mục tiêu của Nhà nước.
- Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế khác để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, công trình hạ tầng phục vụ vui chơi giải trí trong phân khu dịch vụ-hành chính và dịch vụ môi trường, bảo tồn và nghiên cứu khoa học.
- Kêu gọi sự hỗ trợ hợp tác quốc tế trên cơ sở các dự án đã được xây dựng và phê duyệt từ các tổ chức quốc tế như IUCN, WWF, GEF, vốn ODA của Nhật, Hoa Kỳ, Đức và cộng đồng châu Âu....
3. Về tuyên truyền
- Lồng ghép các hoạt động truyền thông bảo tồn và phát triền đa dạng sinh học trong triển khai các chương trình, kế hoạch, chiến lược bảo vệ môi trường của tỉnh giai đoạn 2013 - 2020 và định hưóng đến năm 2030.
- Xây dựng các chương trình truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thúc cộng đồng về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.
- Tổ chức các lớp tập huấn về bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên cho cán bộ chủ chốt của các xã có khu bảo tồn thiên nhiên và vùng đệm.
- Đưa kiến thức liên quan đến đa dạng sinh học và khu bảo tồn thiên nhiên vào chương trình học ngoại khoá của học sinh, sinh viên.
4. Về khoa học công nghệ
- Tăng cuờng sự hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học tiến hành điều tra, nghiên cứu, giám sát và phát triển đa dạng sinh học, đặc biệt là nghiên cứu tại các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Điều tra, đánh giá giá trị bảo tồn loài Voọc mũi hếch, Voọc đen má trắng, Vạc hoa, các loài thực vật qúy, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học.
- Khuyến khích các dự án nghiên cứu, phục hồi rừng trong các khu bảo tồn thiên nhiên, vùng đệm.
5. Về hợp tác bảo tồn
- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, tham quan, trao đổi kinh nghiệm hợp tác với các khu bảo tồn thiên nhiên trong cả nước và nước ngoài phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ đủ năng lực về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đa dạng sinh học. Thu hút, kêu gọi sự ủng hộ, hợp tác của các tổ chức bảo tồn đa dạng sinh học trong và ngoài nước.
Kết nối và chia sẻ các thông tin giữa các cơ quan liên quan trong tỉnh, với các tỉnh lân cận, các cơ quan quản lý trung ương và với các tổ chức bảo tồn.
6. Về ổn định cuộc sống của hộ gia đình sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn
- Thực hiện tốt chính sách của nhà nước đối với người dân sinh sống trong khu bảo tồn được qui định tại Điều 5, Điều 30 Luật Đa dạng sinh học và Điều 10 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Đa dạng sinh học.
- Tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng và triển khai các chương trình, dự án bảo tồn dựa vào cộng đồng, phát triển du lịch sinh thái. Hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng dân cư sống trong khu bảo tồn.
Bảo đảm cho người dân được hưởng ưu đãi của nhà nước từ chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng theo nội dung quy định tại Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 11/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2012-2020.
7. Về nâng cao năng lực và xây dựng cơ sở hạ tầng
- Đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị... cho công tác điều tra, nghiên cứu khoa học về bảo tồn đa dạng sinh học.
- Quy hoạch hệ thống đường giao thông và các công trình cần thiết phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
8. Về quản lý các khu bảo tồn
- Thành lập, kiện toàn Ban Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng các quy chế quản lý khu bảo tồn, nhằm quản lý, bảo tồn, khai thác, sử dụng và phát triển hợp lý và bền vững tài nguyên đa dạng sinh học.
- Ban quản lý khu bảo tồn và lực lượng Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với Chính quyền địa phương và nhân dân sống trong khu vực khu bảo tồn quản lý, bảo vệ đa dạng sinh học, ngăn chặn khai thác trái phép tài nguyên trong các khu bảo tồn.
- Tăng cường lực lượng Kiểm lâm của các khu rừng đặc dụng. Khuyến khích việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; kết hợp chủ động đào tạo tại chỗ để đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên trong khu bảo tồn.
IV. Tổng vốn đầu tư
Tổng kinh phí đầu tư: Dự kiến 106 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2013-2020: 76 tỷ đồng
- Giai đoạn 2020-2030: 30 tỷ đồng
Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn vốn khác.
V. Danh mục các dự án ưu tiên thực hiện trong Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
1. Các cấp, các ngành tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh đảm bảo hiệu quả, bảo vệ đa dạng sinh học trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai và hàng năm đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; định kỳ báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Các cơ quan của tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nội dung quy hoạch đã được phê duyệt theo đúng các quy định của Nhà nước.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học, các cấp, các ngành theo chức năng, có trách nhiệm thường xuyên cập nhật các thông tin về công tác bảo tồn đa dạng sinh học, kịp thời báo cáo, đề xuất giải pháp xử lý phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố; tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TN&MT, XD, GTVT, TC, (Báo cáo) KH&ĐT, NN&PTNT, VHTT&DL; (Báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội địa phương;
- Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh;
- Các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các Ban của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Các Huyện, Thành ủy; (Phối hợp)
- Như Điều 4;
- Các Phó VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công báo;
- Trưởng, Phó TP: KT, TH, NC, VX, QH;
- Chuyên viên: KS, NN;
- Lưu VT, (Đ 130)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Chẩu Văn Lâm
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN TRONG QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2013 – 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 314/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang)
Đơn vị tính: triệu đồng
Số TT
Tên dự án
Thời gian thực hiện
Kinh phí
I
Nhóm dự án 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học
1.700
1
Dự án: Tuyên truyền nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang.
2013-2020
700
2
Dự án: Xây dựng một mô hình thí điểm truyền thông môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học ở cấp xã của khu bảo tồn Na Hang và Cham Chu.
2014-2016
1.000
II
Nhóm dự án 2: Điều tra xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống các khu bảo tồn
20.000
1
Dự án: Điều tra Đa dạng sinh học, lập danh mục động vật, thực vật, nguồn gen tại các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh.
2014-2016
10.000
2
Dự án: Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống các khu bảo tồn tỉnh Tuyên Quang và nâng cao năng lực quản lý thông tin cho các khu bảo tồn trên địa bàn tỉnh.
2015-2017
10.000
III
Nhóm dự án 3: Nghiên cứu điều tra khảo sát đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống khu bảo tồn
15.000
1
Dự án: Thành lập khu bảo tồn loài – sinh cảnh Khuôn Hà – Thượng Lâm huyện Lâm Bình.
2015-2020
15.000
IV
Nhóm dự án 4: Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế chính sách để quản lý có hiệu quả hệ thống khu bảo tồn
2.000
1
Dự án: Phát triển du lịch sinh thái gắn với cộng đồng tại các khu bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Tuyên Quang.
2015-2016
2.000
V
Nhóm dự án 5: Tăng cường năng lực quản lý và giám sát đa dạng sinh học
5.000
1
Dự án: Tăng cường năng lực quản lý cho các khu bảo tồn: Na Hang, Cham Chu và Tân Trào.
2015-2017
5.000
VI
Nhóm Dự án 6: Tổ chức giám sát biến động về đa dạng sinh học, hệ sinh thái tại các khu bảo tồn
21.000
1
Dự án: Xây dựng chương trình giám sát loài Voọc mũi hếch và Voọc đen má trắng có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu tại 3 khu bảo tồn: Na Hang, Cham Chu và Lâm Bình.
2017-2018
9.000
2
Dự án: Điều tra đánh giá hiện trạng và xu thế suy giảm các loài sinh vật thủy sinh trên lưu vực các sông Lô, sông Gâm.
2017-2018
3.000
3
Dự án: Điều tra, thống kê định kỳ đa dạng sinh học tại khu bảo tồn Na Hang, Cham Chu, Khuôn Hà – Thượng Lâm và Tân Trào.
2019-2020
9.000
VII
Nhóm dự án 7: Nghiên cứu chính sách, đề xuất xây dựng mô hình thí điểm về xã hội hóa công tác bảo tồn
8.000
1
Dự án: Xây dựng mô hình trồng dược liệu cho dân cư vùng giáp ranh khu bảo tồn Na Hang và Cham Chu.
2015-2016
3.000
2
Dự án: Bảo tồn và phát triển các loài cây trồng đặc sản, đặc hữu của tỉnh Tuyên Quang.
2016-2018
3.000
3
Dự án: Điều tra, đánh giá điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, luật tục, phong tục, tập quán, các kiến thức bản địa và các mô hình phong trào bảo vệ môi trường có hiệu quả. Đề xuất một số mô hình xã hội hóa công tác bảo tồn của đồng bào dân tộc.
2017-2018
2.000
VIII
Nhóm dự án 8: Điều tra khảo sát và đề xuất các biện pháp ngăn chặn kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại
3.000
1
Dự án: Điều tra khảo sát và đề xuất các biện pháp ngăn chặn kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.
2014-2016
3.000
IX
Nhóm dự án 9: Nghiên cứu phục hồi tài nguyên sinh học bị suy thoái
30.000
1
Dự án: Xây dựng vườn thực vật và trạm cứu hộ động vật hoang dã tỉnh Tuyên Quang.
2020-2030
15.000
2
Dự án: Nâng cấp khu dự trữ thiên nhiên Na Hang và Khu bảo tồn loài – sinh cảnh Cham Chu thành các khu bảo tồn cấp Quốc gia.
2020-2030
10.000
3
Dự án: Thiết lập hành lang đa dạng sinh học Ba Bể - Na Hang.
2020-2030
5.000
Tổng
105.700 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tuyên Quang",
"promulgation_date": "06/09/2013",
"sign_number": "314/QĐ-UBND",
"signer": "Chẩu Văn Lâm",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Thong-bao-13844-TC-TCDN-ty-gia-hach-toan-ngoai-te-thang-12-2004-33707.aspx | Thông báo 13844/TC-TCĐN tỷ giá hạch toán ngoại tệ tháng 12/2004 | BỘ TÀI CHÍNH
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 13844/TC-TCĐN
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2004
THÔNG BÁO
TỶ GIÁ HẠCH TOÁN NGOẠI TỆ THÁNG 12/2004
Căn cứ Thông tư 80/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính, Bộ Tài chính thông báo tỷ giá hạch toán kế toán và báo cáo thu chi ngoại tệ tháng 12 năm 2004, áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước như sau:
1/ Tỷ giá hạch toán giữa đồng Việt Nam với đôla Mỹ (USD) tháng 12/2004 là 1 USD = 15.717 đồng.
2/ Tỷ giá thống kê quy đổi giữa đôla Mỹ (USD) và các ngoại tệ khác của tháng 12 năm 2004 thực hiện theo phụ lục đính kèm tại công văn này.
3/ Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác được tính thông qua đôla Mỹ theo tỷ giá quy định tại điểm 1 và 2 nói trên.
4/ Tỷ giá hạch toán trên được áp dụng trong các nghiệp vụ:
- Quy đổi và hạch toán thu, chi NSNN bằng ngoại tệ kể cả các khoản thu hiện vật có gốc bằng ngoại tệ.
- Quy đổi và hạch toán sổ sách kế toán của KBNN.
Đề nghị các cơ quan tài chính, cơ quan, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức thực hiện thu chi NSNN căn cứ vào tỷ giá được thông báo để hạch toán kế toán và báo cáo thu chi ngoại tệ theo đúng chế độ quy định.
TL/BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
KT/VỤ TRƯỞNG VỤ TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Phan Văn Hiển
THÔNG BÁO
(Kèm theo công văn số 13844/TC-TCĐN ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính)
Bộ Tài chính thông báo tỷ giá giữa đôla Mỹ và các loại ngoại tệ khác áp dụng trong thống kê kể từ ngày 1/12/2004 cho đến khi có thông báo mới như sau:
Tên nước
Tên ngoại tệ
Ký hiệu ngoại tệ
USD/Ngoại tệ
Bằng số
Bằng chữ
VIỆT NAM
DONG
00
VND
#REF!
SLOVAKIA
SLOVAKKORUNA
09
SKK
29,57
MODીMBÍCH
METICAL
10
MZM
19.561,41
NICARAGOA
CORDOBA ORO
11
NIO
16,15
NAM TƯ
NEW DINAR
12
YUM
-
CHࠣU ࠣU
EURO
14
EUR
0,75
CHINழ BICXAC
GUINEA BISSAU PESO
15
GWP
-
HࠣNĐUARAT
LEMPIRA
16
HNL
18,54
ANBANI
LEK
17
ALL
96,90
BALAN
ZLOTY
18
PLN
3,18
BUNGARI
LEV
19
BGL
1,47
LIBழRIA
LIBERIAN DOLLAR
20
LRD
47,00
HUNGGARI
FORINT
21
HUF
184,41
SNG (NGA)
RUSSIAN RUBLE (NEW)
22
RUB
28,31
MࠣNGCỔ
TUGRIK
23
MNT
1.213,00
RUMANI
LEU
24
ROL
29.685,00
TIỆP KHẮC
CZECH KORUNA
25
CZK
23,32
TRUNG QUỐC
YAN RENMINBI
26
CNY
8,28
BẮC TRIỀU TIழN
NORTH KOREAN WON
27
KPW
2,20
CUBA
CUBAN PESO
28
CUP
1,00
LÀO
KIP
29
LAK
7.842,00
CAMPUCHIA
RIEL
30
KHR
3.855,00
PAKITXTAN
PAKISTAN RUPEE
31
PKR
59,82
ACHENTINA
ARGENTINE PESO
32
ARS
2,94
ANH VÀ BẮC AILEN
POUND STERLING
35
GBP
0,53
HÔNGKÔNG
HONG KONG DOLLAR
36
HKD
7,77
PHÁP
FRENCH FRANC
38
FRF
7,43
THỤY SĨ
SWISS FRANC
39
CHF
1,14
CHLB ĐỨC
DEUTSCH MARK
40
DEM
2,22
Tên nước
Tên ngoại tệ
Ký hiệu ngoại tệ
USD/Ngoại tệ
Bằng số
Bằng chữ
NHẬT
YEN
41
JPY
102,57
BỒ ĐÀO NHA
PORTUGUESE ESCUDO
42
PTE
227,05
CH GHI NÊ
GUINEA FRANC
43
GNF
2.723,00
XÔ MA LI
SOMA SHILING
44
SOS
3.046,00
THÁI LAN
BAHT
45
THB
39,39
BRU NÂY
BRUNEI DOLLAR
46
BND
1,64
BRAXIN
BRAZILIAN REAL
47
BRL
2,74
THỤY ĐIỂN
SWEDISH KRONA
48
SEK
6,72
NAUY
NORWEGIAN KRONE
49
NOK
6,11
ĐAN MẠCH
DANISH KRONE
50
DKK
5,60
LUCXĂMBUA
LUXEMBOURG FRANC
51
LUF
45,69
ÚC
AUSTRALIAN DOLLAR
52
AUD
1,26
CANAĐA
CANADIAN DOLLAR
53
CAD
1,18
SINGGAPO
SINGAPORE DOLLAR
54
SGD
1,64
MALAYSIA
MALAYSIAN RINGGIT
55
MYR
3,80
AN GIÊ RI
ALGERIAN DINAR
56
DZD
71,94
CHDCND YÊMEN
YEMENI RIAL
57
YER
182,00
IRẮC
IRAQI DINAR
58
IQD
1.461,00
LIBI
LEBANESE DINAR
59
LYD
1,30
TUYNIDI
TUNISIAN DINAR
60
TND
1,21
BỈ
BELGIAN FRANC
61
BEF
45,69
MARỐC
MOROCCAN DIRHAM
62
MAD
8,41
COLÔMBIA
COLOMBIAN PESO
63
COP
2.493,00
CÔNG GÔ
CFA FRANC BEAC
64
XAF
510,74
ĂNG GÔ LA
KWANZA REAJUSTADO
65
AOR
86,44
HÀ LAN
NETHERLANDS GUILDER
66
NLG
2,50
MALI
CFA FRANC BEAC
67
XOF
491,00
MIẾN ĐIỆN
KYAT
68
MMK
6,42
AI CẬP
EGYPTIAN POUND
69
EGP
6,23
XY RI
SYRIAN POUND
70
SYP
52,03
LI BĂNG
LIBIAN POUND
71
LBP
1.514,00
Tên nước
Tên ngoại tệ
Ký hiệu ngoại tệ
USD/Ngoại tệ
Bằng số
Bằng chữ
Ê TYOPIA
ETHIOPIAN BIRR
72
ETB
8,65
AIRƠLEN
IRISH POUND
73
IEP
0,89
THỖ NHĨ KỲ
TURKISH POUND
74
TRL
1.424.000,00
ITALY
ITALIAN LIRA
75
ITL
2.192,83
PHẦN LAN
MARKKA
76
FIM
6,73
MÊ HI CÔ
MAXICAN PESO
77
MXN
11,25
PHILIPIN
PHILIPINE PESO
78
PHP
56,22
PARAGOAY
GUARANI
79
PYG
6.090,00
HY LẠP
DRACHMA
80
GRD
385,90
ẤN ĐỘ
INDIAN RUPEE
81
INR
44,92
SRILANCA
SRILANCA RUPEE
82
LKR
104,95
BĂNG LA DÉT
TAKA
83
BDT
59,60
INDONESIA
RUPIAH
84
IDR
8.960,00
ÁO
SCHILLING
85
ATS
15,58
QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ
SDR
86
SDR
-
Ê CUA DO
SUCRE
87
ECS
25.000,00
NEW ZEALAND
NEWZELAND DOLLAR
88
NZD
1,39
DJIBOUTI
DJIBOUTI FRANC
89
DJF
175,95
TÂY BAN NHA
SPANISH PESETA
90
ESP
188,43
PÊ RU
NUEVO SOL
92
PEN
3,31
PANAMA
BALBOA
93
PAB
-
ĐÀI LOAN
NEW TAIWAN DOLLAR
94
TWD
32,12
MA CAO
PATACA
95
MOP
8,01
I RAN
IRANIAN RIAL
96
IRR
8.793,00
CÔ OÉT
KWAITI DINAR
97
KWD
0,29
HÀN QUỐC
WON
98
KRW
1.051,70
KHỐI CÁC NƯỚC XHCN
RÚP CHUYỂN NHƯỢNG
100
RCN
1,00
ĐÔNG ĐỨC
EAST GERMAN MARK
101
DDM
2,22
APGANIXTĂNG
AFGHANI
102
AFA
-
BAHAMAS
BAHAMIAN DOLLAR
103
BSD
1,00
BAREN
BAHARAINI DINAR
104
BHD
0,38
BARBADOS
BARBADOS DOLLAR
105
BBD
1,99
BELIZE
BELIZE DOLLAR
106
BZD
1,99
MADAGASCAR
MALAGASY FRANC
107
MGF
9.660,00
ISRAEL
NEW ISRAELI SHEKEL
108
ILS
4,37
JAMAICA
JAMACAN DOLLAR
109
JMD
61,32
BOLIVIA
BOLIVIANO
110
BOB
8,01
Tên nước
Tên ngoại tệ
Ký hiệu ngoại tệ
USD/Ngoại tệ
Bằng số
Bằng chữ
COSTARICA
COSTA RICAN COLON
111
CRC
454,11
GHANA
CEDI
112
GHC
8.910,00
GUATEMALA
QUETZAL
113
GTQ
7,74
MAURITANIA
OUGUIYA
114
MRO
253,30
NEPAL
NEPALESE RUPEE
115
NPR
72,00
NIGERIA
NAIRA
116
NGN
132,75
SIERRALEONE
LEONE
117
SLL
2.355,00
NAM PHI
RAND
118
ZAR
5,87
LƠXOTO
RAND
119
ZAR
5,87
URUGUAY
PESO URUGUAYO
120
UYU
29,76
VEENZUELA
BOLIVAR
121
VEB
1.915,20
SHIP
CYPRUS POUND
122
CYP
2,30
TIỆP KHẮC (CŨ)
CZECH KORUNA
123
CSK
23,32
SLOVENIA
TOLAR
124
SIT
180,64
SOLOMON ISLAND
SOLOMON ISLANDS DOLLAR
125
SBD
0,14
ZAMBIA
KWACHA
126
ZMK
4.700,00
ZIMBABUE
ZUMBABWE DOLLAR
127
ZWD
5.760,00
BĂNG ĐẢO
ICELAND KRONA
128
ISK
65,34
RUANDA
RWANDA FRANC
129
RWF
557,58
MONSERRAT
EAST CARIBEAN DOLLAR
130
XCD
2,67
SAINT HELENA
ST.HELENA POUND
131
SHP
1,88
SAINT KITTS AND NEVIS
EAST CARIBEAN DOLLAR
132
XCD
2,67
SAINT LUCIA
EAST CARIBIAN DOLLAR
133
XCD
2,67
LATVIA
LATVIAN LATS
134
LVL
0,52
ÁC MENIA
ARMENIAN DRAM
135
AMD
500,50
ARUBA
ARUBAN GUILDER
136
AWG
1,79
GIOOCDANI
JORDANIAN DINAR
137
JOD
0,71
KA ZĂC STAN
TENGE
138
KZT
129,86
HAITY
GOURDE
139
HTG
35,00
KÊNIA
KENYAN SHILING
140
KES
81,15
MOLDOVIA REPUBLIC OF
MOLDOVAN LEU
141
MDL
12,39
QUATA
QATARI RIAL
142
QAR
3,64
WALLIS & FUTUNA ISLANDS
CFP FRANC
143
XPF
88,00
FRENCH POLYNESIA
CFP FRANC
144
XPF
88,00
MARITUS
MAURITUS RUPEE
145
MUR
28,29
ST. VINCENT&THE GRENNADINES
EAST CARIBIAN DOLLAR
146
XCD
2,67
USSR
RUP XO VIET
147
USR
28,31
Tên nước
Tên ngoại tệ
Ký hiệu ngoại tệ
USD/Ngoại tệ
Bằng số
Bằng chữ
ĐࠣNG SAHARA
MOROCCAN DIRHAM
148
MAD
8,41
LITHUANA
LITHUANIAN LITAS
149
LTL
2,60
SAMOA
TALA
150
WST
0,37
UZBEKISTAN
UZBEKISTAN SUM
151
UZS
1.051,02
VANUATU
VATU
152
VUV
106,08
GIBRATA
GIBRAL TAR POUND
153
GIP
1,88
OMAN
RIAL OMANI
154
OMR
0,38
SWAZILAND
LILANGENI
155
SZL
5,92
FALKLAND ISLAND(MALVINAS)
FALKLAND ISLANDS POUND
156
FKP
1,60
GRENADA
EAST CARIBIAN DOLLAR
157
XCD
2,67
FIJI
FIJI DOLLAR
158
FJD
0,61
UGANDA
UGANDA SHILING
159
UGX
1.744,00
CAPE VERDE
CAPE VERDE ESCUDO
160
CVE
84,05
NETH. ANTILLES
NETH.ANTILLIAN GUILDER
161
ANG
1,78
UKRAINA
HRYVNIA
162
UAH
5,31
CAYMAN ISSLAND
CAYMAN ISLANDS DOLLAR
163
KYD
0,82
UNITED ARAB EMIRATES
UAE DIRHAM
164
AED
3,67
MALDIVES
RUFIYAA
165
MVR
12,70
COMOROS
COMORO FRANC
166
KMF
375,55
CHILÊ
UNIDADES DE FOMENTO
167
CLF
588,00
CỘNG HOÀ CÔNG GÔ
FRANC CONGOLAIS
168
CDF
425,00
ERITRE
NAKFA
169
ERN
13,50
ZAMBIA
DALASI
170
GMD
29,00
ANGÔLA
NEW KWANDA
171
AON
86,44
CHILÊ
CHILEAN PESO
172
CLP
588,00
COOK ISLANDS
NEW ZWALAND DOLLAR
173
NZD
1,39
ESTONIA
KROON
174
EEK
11,79
GEORGIA
LARI
175
GEL
1,77
ANGUILLA
EAST CARIBIAN DOLLAR
176
XCD
2,67
NEW CALEDONIA
CFP FRANC
177
XPF
88,00
ANTIGUA AND BARBUDA
EAST CARIBIAN DOLLAR
178
XCD
2,67
BERMUDA
BERMUDIAN DOLLAR
179
BMD
0,99
BURUNDI
BURUNDI FRANC
180
BIF
1.077,30
CROATIA
KUNA
181
HRK
5,73
GUYANA
GUYANA DOLLAR
182
GYD
179,00
MALTY
MALTESE LIRA
183
MTL
3,06
SEYCHELLES
SEYCHELLESS RUPEE
184
SCR
5,20
Tên nước
Tên ngoại tệ
Ký hiệu ngoại tệ
USD/Ngoại tệ
Bằng số
Bằng chữ
NAMIBIA
NAMIBIA DOLLAR
185
NAD
5,87
ELSALVADO
EL SALVADOR COLON
186
SVC
8,75
NAMIBIA
RAND
187
ZAD
5,87
LƠXOTO
LOTI
188
LSL
5,95
TURKMENSTAN
MANAT
189
TMM
-
SAO TOME AND PRINCPLE
DOBRA
190
STD
9.020,00
ARAP XÊ ÚT
SAUDI RYAL
191
SAR
3,75
MEXICO
MEX.UNIDAD DE INVERSIOR
192
MXV
11,25
BHUTAN
NGULTRUM
193
BTN
44,95
SUDAN
SUDANESE DINAR
194
SDD
255,29
BOLIVIA
MVDOL
195
BOV
8,01
SURINAME
SURINAM GUILDER
196
SRG
2.515,00
BELARUS
BELARUSIAN RUBLE
197
BYB
2.180,00
BOSNIA AND HEEGOVINA
CONVERTIBLE MARKS
198
BAM
1,53
AZECS BAI ZAN
AZERBAIJANIAN MANAT
199
AZM
4.909,00
BOXOANA
PULA
200
BWP
0,23
ECUADO
UNIDAD DE VALOR CONSTANTE(UVC)
201
ECV
25.000,00
TONGA
PAANGA
202
TOP
0,46
DOMINICA
EAST CARIBIAN DOLLAR
203
XCD
2,67
TRINIDAD AND TOBACO
TRINIDAD&TOBACO DOLLAR
204
TTD
6,15
ANDORA
ANDORRAN PESETA
205
ADP
188,26
CỘNG HOÀ DOMINICA
DOMINICAN PESO
206
DOP
-
ĐÔNG TIMO
RUPIAH
207
IDR
8.960,00
PAPUA NEW GUINEA
KINA
209
PGK
0,32
TAJIKISTAN
TAJIK RUBLE
210
TJR
1.060,00
MACEDONIA, THE REFORMER
DENAR
211
MKD
71,18
REPUBLIC OF TANZANIA
TANZANIAN SHILLING
212
TZS
1.060,00
KYRGYZSTAN
SOM
213
KGS
41,38
MALANI
KWACHA
214
MWK
106,00 | {
"issuing_agency": "Bộ Tài chính",
"promulgation_date": "26/11/2004",
"sign_number": "13844/TC-TCĐN",
"signer": "Phan Văn Hiển",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Ke-hoach-62-KH-UBND-2014-binh-chon-san-pham-cong-nghiep-nong-thon-tieu-bieu-Thua-Thien-Hue-213998.aspx | Kế hoạch 62/KH-UBND 2014 bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Thừa Thiên Huế | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 62/KH-UBND
Thừa Thiên Huế, ngày 16 tháng 05 năm 2013
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC BÌNH CHỌN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013
Thực hiện Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; Thông tư số 35/2010/TT-BCT ngày 12/11/2010 của Bộ Công Thương về Quy định về việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG BÌNH CHỌN
Việc tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu trên địa bàn tỉnh năm 2013 nhằm phát hiện và tôn vinh các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn có chất lượng, có giá trị sử dụng, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trong và ngoài nước để có kế hoạch hỗ trợ sản xuất và xúc tiến thương mại, góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển. Đồng thời lựa chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh tham gia bình chọn cấp khu vực và toàn quốc trong năm 2014.
Đối tượng bình chọn là các sản phẩm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn trực tiếp đầu tư tại các huyện, thị xã (gọi chung là khu vực nông thôn) trên địa bàn tỉnh.
II. NGUYÊN TẮC BÌNH CHỌN, YÊU CẦU VÀ PHÂN NHÓM SẢN PHẨM
1. Nguyên tắc bình chọn sản phẩm:
Việc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
a) Được tổ chức 2 năm một lần vào các năm lẽ, được thực hiện trên cơ sở kế hoạch, đề án do cấp bình chọn quyết định.
b) Được thực hiện một cách dân chủ, công khai và minh bạch; tuân thủ các quy định của Thông tư số 35/2010/TT-BCT ngày 12/11/2010 của Bộ Công Thương, Kế hoạch này và quy định của Nhà nước về giải thưởng hiện hành.
c) Được tổ chức theo trình tự từ cấp huyện/thị xã (gọi tắt là cấp huyện) đến cấp tỉnh.
d) Các cơ sở công nghiệp nông thôn gửi hồ sơ và sản phẩm tham gia bình chọn trên nguyên tắc tự nguyện, tự chịu trách nhiệm về các thông tin liên quan đến các sản phẩm của mình.
e) Mỗi cơ sở công nghiệp nông thôn có thể đăng ký tham gia bình chọn nhiều sản phẩm.
2. Yêu cầu chung đối với sản phẩm tham gia bình chọn:
a) Là sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang được sản xuất tại các cơ sở công nghiệp nông thôn và do chính cơ sở sản xuất ra sản phẩm đó đăng ký tham gia bình chọn.
b) Sản phẩm tham gia bình chọn không phải là sản phẩm sao chép; việc sản xuất sản phẩm đó không vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ và các quy định khác liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp.
3. Phân nhóm sản phẩm tham gia bình chọn
Sản phẩm tham gia bình chọn được phân theo các nhóm như sau:
a) Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ.
b) Nhóm sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và đồ uống.
c) Nhóm sản phẩm về thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí.
d) Nhóm các sản phẩm khác.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2013 trên địa bàn tỉnh được tổ chức bình chọn ở hai cấp: Hội đồng bình chọn cấp huyện tổ chức bình chọn sản phẩm cấp huyện và Hội đồng bình chọn cấp tỉnh tổ chức bình chọn sản phẩm cấp tỉnh. UBND các xã, thị trấn xem xét hồ sơ đăng ký bình chọn của cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn xác nhận vào Phiếu đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm của cơ sở.
2. Hồ sơ và sản phẩm đăng ký bình chọn:
a) Đối với sản phẩm lần đầu tiên tham gia Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu:
- Phiếu đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có xác nhận của UBND xã/thị trấn nơi cơ sở tổ chức sản xuất (theo Biểu mẫu số 1) kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của đơn vị;
- Bản thuyết minh giới thiệu về sản phẩm (theo Biểu mẫu số 2) kèm theo ảnh của sản phẩm được chụp tại các góc độ khác nhau (gồm 03 ảnh màu, kích cỡ tối thiểu 9x12 cm);
- Các tài liệu khác liên quan đến sản phẩm (nếu có) như: chứng chỉ, chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, giấy khen, bằng khen cho sản phẩm,...;
- Ngoài các hồ sơ trên, đơn vị tham gia bình chọn phải gửi sản phẩm cụ thể về Hội đồng bình chọn theo thời gian, địa điểm quy định.
b) Đối với sản phẩm đã đạt Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp năm 2011:
- Phiếu đăng ký tham gia bình chọn sản phẩm của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn có xác nhận của UBND xã/thị trấn nơi cơ sở tổ chức sản xuất (theo Biểu mẫu số 1);
- Bản thuyết minh giới thiệu về sản phẩm (theo Biểu mẫu số 2);
- Các tài liệu khác liên quan đến sản phẩm (những tài liệu mới) như: chứng chỉ, chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, giấy khen, bằng khen cho sản phẩm,....;
* Hồ sơ sản phẩm tham gia bình chọn áp dụng theo Điểm b Khoản 2 áp dụng đối với sản phẩm đã đạt bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu các cấp năm 2011 mà không thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, không thay đổi phương thức tổ chức sản xuất ra sản phẩm.
* Sản phẩm cụ thể được trả lại cho đơn vị tham gia bình chọn hoặc có thể được lưu giữ, trưng bày tại nơi bình chọn hoặc được lựa chọn gửi tham gia bình chọn ở cấp cao hơn.
3. Trình tự và thủ tục bình chọn cấp huyện, cấp tỉnh thực hiện theo Thông tư số 35/2010/TT-BCT ngày 12/11/2010 của Bộ Công Thương.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Kế hoạch triển khai tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện và cấp tỉnh theo Phụ lục kèm theo Kế hoạch này. UBND cấp huyện căn cứ Kế hoạch này để tổ chức triển khai đảm bảo kế hoạch chung của tỉnh.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí tổ chức thực hiện bình chọn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp xã, huyện và tỉnh thực hiện theo Thông tư liên tịch số 125/2009/TTLT/BTC-BCT ngày 17 tháng 6 năm 2009 của liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương về Quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công.
Tổng kinh phí thực hiện: 240 triệu đồng
+ Kinh phí tổ chức bình chọn cấp huyện: 20 triệu đồng/huyện;
+ Kinh phí tổ chức bình chọn cấp tỉnh: 80 triệu đồng.
- Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế cho hoạt động khuyến công năm 2013.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương;
- Là cơ quan thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai kế hoạch bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2013 trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng bình chọn và Ban giám khảo cấp tỉnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra UBND các huyện và thị xã tổ chức triển khai kế hoạch bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2013 trên địa bàn cấp huyện, thị xã.
- Tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Bộ Công Thương.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp Sở Công Thương tổ chức triển khai kế hoạch bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2013 trẽn địa bàn tỉnh.
- Phối hợp UBND các huyện vận động các cơ sở thuộc lĩnh vực chế biến nông lâm thủy hải sản trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia.
3. Sở Tài chính:
Phối hợp Sở Công Thương chuyển kinh phí tổ chức bình chọn từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế cho hoạt động khuyến công về UBND các huyện/thị xã để tổ chức thực hiện và quyết toán theo quy định.
4. UBND các huyện và thị xã:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2013 trên địa bàn đảm bảo kế hoạch chung của tỉnh.
- Chỉ đạo các ngành chuyên môn và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn vận động các cơ sở công nghiệp nông thôn tích cực hưởng ứng tham gia.
- Phòng Công Thương/Kinh tế các huyện, thị xã chủ trì tham mưu UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2013 trên địa bàn.
- Báo báo kết quả tổ chức thực hiện trên địa bàn về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Công Thương.
5. Các cơ quan thông tin truyền thông (Báo Thừa Thiên Huế, Đài TRT, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế) có kế hoạch thông tin tuyên truyền về Kế hoạch bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2013 trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân, tổ chức có liên quan phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (B/c);
- TVTU,TT HĐND tỉnh (B/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: CT, NN&PTNT, TC;
- UBND các huyện, thị xã;
- Báo TTH, Các đài TRT, HVTV;
- CVP và các PCVP;
- Lưu: VT, CT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Ngọc Thọ
PHỤ LỤC
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC BÌNH CHỌN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013
TT
Nội dung
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp/tham mưu
Thời gian
Ghi chú
1
Xây dựng kế hoạch thực hiện trình UBND tỉnh phê duyệt
Sở Công Thương
Tháng 1/2013
2
Thành lập Hội đồng bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh
UBND tỉnh
Sở Công Thương
Tháng 3/2013
3
Hội nghị triển khai Kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu
UBND tỉnh
Sở Công Thương
Tháng 4/2013
Thành phần:
-Lãnh đạo UBND các huyện/thị xã
-Lãnh đạo và chuyên viên phòng CT/KT các huyện/thị xã
4
Xây dựng kế hoạch bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện, thành lập Hội đồng bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện
UBND các huyện, thị xã
Tháng 4/2013
5
Triển khai Kế hoạch tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện
UBND huyện/thị xã
Hội đồng bình chọn cấp huyện
Tháng 4/2013
Thành phần:
-Lãnh đạo UBND các xã/thị trấn
-Các cơ sở SX CNNT trên địa bàn
6
Tổ chức đăng ký và bình chọn cấp huyện
Hội đồng bình chọn cấp huyện
Bộ phận giúp việc Hội đồng bình chọn
Tháng 5, 6, 7/2013
7
Hội nghị tổng kết và cấp Giấy chứng nhận Sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện
UBND các huyện, thị xã
Hội đồng bình chọn cấp huyện
Tháng 8/2013
8
Tổ chức đăng ký và tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh, thành lập Ban giám khảo cấp tỉnh
Hội đồng bình chọn cấp tỉnh
Sở Công Thương
Tháng 9/2013
9
Hội nghị tổng kết và cấp Giấy chứng nhận Sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh
UBND tỉnh
-Sở Công Thương
-Hội đồng bình chọn cấp tỉnh
Tháng 10/2013
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Biểu mẫu số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
----------------
………….., ngày… tháng… năm 2013
PHIẾU ĐĂNG KÝ THAM GIA BÌNH CHỌN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU
Kính gửi: Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp
Tên đơn vị:
Địa chỉ:
Số đăng ký kinh doanh:
Điện thoại: Fax:
Người đại diện: Chức vụ:
Tổng số vốn (vốn chủ sở hữu, vốn vay:…)
Tổng số lao động hiện có:
Sản phẩm tham gia bình chọn:
- Tên gọi:
- Công dụng:
- Thông số kỹ thuật:
Một số thông tin về sản phẩm (năm trước năm đăng ký bình chọn)
- Số lượng sản xuất (đơn vị SP/năm):
- Đơn giá (đồng VN/đơn vị SP):
- Doanh thu của sản phẩm (tỷ đồng):
- Giá trị xuất khẩu của sản phẩm (USD):
- Một số chứng chỉ về tiêu chuẩn chất lượng, bằng khen (nếu có):
- Chúng tôi cam kết các thông tin trên là hoàn toàn chính xác; xin thực hiện đầy đủ quy định của Hội đồng bình chọn và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật Việt Nam về các thông tin trên./.
Xác nhận của UBND xã/phường/thị trấn
Thủ trưởng đơn vị hoặc
Chủ cơ sở công nghiệp nông thôn
Biểu mẫu số 2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
--------------
…........................ngày … tháng … năm ….
THUYẾT MINH SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ BÌNH CHỌN SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TIÊU BIỂU
Tên sản phẩm đăng ký bình chọn:............................................................................
Ký hiệu (nếu có):.......................................................................................................
Tính năng, công dụng sản phẩm:.............................................................................
1. Về chất lượng sản phẩm:
- Nguồn nguyên liệu sử dụng chế tạo, sản xuất sản phẩm:.....................................
- Tóm tắt quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:..................................................
.................................................................................................................................
- Hệ thống quản lý chất lượng đang áp dụng:..........................................................
- Đánh giá về chất lượng sản phẩm:........................................................................
.................................................................................................................................
Tự so sánh với sản phẩm cùng loại:........................................................................
.................................................................................................................................
2. Về hiệu quả kinh tế xã hội:
2.1. Hiệu quả kinh tế:
- Số lượng sản phẩm sản xuất năm trước và dự kiến năm sau:...............................
...................................................................................................................................
- Doanh thu đối với sản phẩm năm trước và dự kiến năm sau:................................
- Doanh số xuất khẩu của sản phẩm năm trước và dự kiến năm sau:.....................
- Thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu:..........................................................
..................................................................................................................................
2.2. Hiệu quả xã hội:
- Tổng số lao động:....................................................................................................
- Thu nhập bình quân:...............................................................................................
- Nộp ngân sách năm trước và dự kiến năm sau:....................................................
3. Về tính sáng tạo và đổi mới về sản phẩm:
- Đổi mới về mẫu mã, kiểu dáng:..............................................................................
- Đổi mới về chất lượng: ..........................................................................................
4. Nhận xét, góp ý của khách hàng về sản phẩm (nếu có):
...................................................................................................................................
Thủ trưởng đơn vị hoặc
Chủ cơ sử công nghiệp nông thôn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế",
"promulgation_date": "16/05/2013",
"sign_number": "62/KH-UBND",
"signer": "Phan Ngọc Thọ",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-2208-QD-UBND-2017-thanh-lap-Trung-tam-Hanh-chinh-cong-Vinh-Phuc-387372.aspx | Quyết định 2208/QĐ-UBND 2017 thành lập Trung tâm Hành chính công Vĩnh Phúc | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2208/QĐ-UBND
Vĩnh Phúc, ngày 08 tháng 8 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÀNH LẬP TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CÔNG TỈNH VĨNH PHÚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28/6/2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Nghị quyết số 60/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thông qua Chương trình cải cách hành chính tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012-2020;
Căn cứ Công văn số 2173/BNV-TCBC ngày 21/4/2017 của Bộ Nội vụ về việc thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện;
Căn cứ Quyết định số 2082/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án thành lập Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 368/TTr-SNV ngày 02/8/2017 về việc thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở tổ chức lại Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh, đồng thời giải thể Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
Trung tâm Hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc (sau đây viết tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh; Trung tâm chịu sự quản lý, chỉ đạo hoạt động của Chủ tịch UBND tỉnh; chịu sự quản lý hành chính của Văn phòng UBND tỉnh; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật;
Trụ sở: Trung tâm đặt tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
1. Chức năng:
Trung tâm có chức năng là đầu mối tập trung để thực hiện hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh và các cơ quan ngành dọc của Trung ương đóng trên địa bàn.
2. Nhiệm vụ:
a) Làm đầu mối duy nhất của tỉnh trong hướng dẫn, tư vấn, tiếp nhận hồ sơ về TTHC cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu về các TTHC;
b) Luân chuyển hồ sơ đến các bộ phận chuyên môn thuộc các sở, ngành và cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm xử lý, giải quyết theo quy định;
c) Theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ để đôn đốc và trả lời, cung cấp thông tin cho tổ chức, công dân liên quan khi được yêu cầu;
d) Nhận kết quả giải quyết từ các sở, ngành; trả kết quả và thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
đ) Tổ chức khảo sát ý kiến của khách hàng đối với các dịch vụ hành chính đã cung cấp;
e) Tiếp nhận và phối hợp giải đáp các phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân liên quan đến chất lượng giải quyết dịch vụ hành chính công của các sở, ngành;
g) Phục vụ các dịch vụ hỗ trợ quá trình giao dịch TTHC của cá nhân, tổ chức; cung ứng dịch vụ hành chính công của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
h) Từng bước liên kết tối đa các giao dịch hành chính từ các huyện, thành, thị và xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh;
i) Quản lý nhân sự (kể cả CC, VC được trưng tập của các sở, ngành làm việc tại Trung tâm) tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của pháp luật;
k) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao.
3. Quyền hạn
a) Kiểm tra, giám sát, theo dõi, đôn đốc, báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh việc giải quyết hồ sơ, TTHC của các cơ quan, đơn vị tại Trung tâm theo quy định. Chủ động trao đổi với các cơ quan, đơn vị trực tiếp xử lý, giải quyết hồ sơ, TTHC nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện quy trình giải quyết hồ sơ TTHC; phối hợp làm rõ việc giải quyết hồ sơ, TTHC chậm so với quy định;
b) Đánh giá, nhận xét về tiến độ, chất lượng trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC, thái độ, ý thức trách nhiệm, tác phong làm việc của CC, VC tại Trung tâm và tiêu chí liên quan khác, trên cơ sở đó đề nghị các cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc kỷ luật theo quy định;
c) Chủ động báo cáo, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh quyết định điều động CC, VC vi phạm Quy chế làm việc, quy trình giải quyết TTHC hoặc năng lực chuyên môn không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao sau khi thống nhất với cơ quan, đơn vị sử dụng CCVC.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và biên chế:
1. Lãnh đạo Trung tâm gồm: Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc;
Giám đốc do 01 lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh kiêm nhiệm, là người đứng đầu Trung tâm, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch UBND tỉnh và trước Chánh Văn phòng UBND tỉnh về mọi hoạt động của Trung tâm. Phó giám đốc là người giúp Giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ do Giám đốc Trung tâm phân công, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc Trung tâm về nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc vắng mặt, 01 Phó Giám đốc được ủy quyền điều hành hoạt động của Trung tâm;
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
2. Các phòng chuyên môn, bộ phận nghiệp vụ, gồm:
a) Phòng Hành chính, Tổng hợp;
b) Phòng Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả;
c) Bộ phận Giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
Ngoài các Phòng, bộ phận nói trên tùy theo nhiệm vụ được giao Trung tâm có thể thành lập thêm Phòng, do Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
3. Biên chế của Trung tâm
a) Biên chế chuyên trách: Được UBND tỉnh giao chung trong tổng số biên chế của Văn phòng UBND tỉnh, gồm Giám đốc, Phó giám đốc và một số CC, VC và hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP để làm nhiệm vụ chuyên môn tại các phòng, bộ phận của Trung tâm, được xác định theo Đề án vị trí việc làm bảo đảm nguyên tắc không làm tăng tổng biên chế chung của tỉnh;
b) Biên chế không chuyên trách: Là CB, CC, VC các sở, ngành được biệt phái về Trung tâm để tiếp nhận, xử lý hồ sơ về TTHC và làm nhiệm vụ giám sát, kiểm tra.
4. Cơ chế tài chính: Kinh phí hoạt động của Trung tâm dược đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước cấp và kinh phí được trích lại từ nguồn thu phí, lệ phí liên quan đến hoạt động của Trung tâm theo quy định hiện hành và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Trung tâm được áp dụng cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 4. Trách nhiệm của Văn phòng UBND tỉnh
1. Điều động, bố trí công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ, từ Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh đến làm việc tại Trung tâm; sắp xếp, bố trí công chức, viên chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP và giải quyết các chế độ chính sách có liên quan theo quy định hiện hành của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh sau khi được tổ chức lại theo quyết định này.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh điều động, biệt phái CB, CCVC về làm việc tại Trung tâm Hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan xây dựng quy chế phối hợp; quy chế hoạt động; xây dựng Đề án xác định vị trí việc làm của Trung tâm Hành chính công tỉnh Vĩnh Phúc trình UBND tỉnh phê duyệt.
4. Chỉ đạo Trung tâm lập dự toán kinh phí chuyển Sở Tài chính thẩm định báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Điều 5. Điều khoản chuyển tiếp
1. Văn phòng UBND tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ và các Sở, ngành xây dựng kế hoạch, lộ trình thời gian cụ thể để chuyển việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh về Trung tâm, đảm bảo việc tiếp nhận hồ sơ được diễn ra thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn; đồng thời thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để doanh nghiệp, tổ chức và người dân biết thực hiện.
2. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tiếp tục hoạt động cho đến khi được chuyển toàn bộ việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về Trung tâm Hành chính công của tỉnh.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;
Bãi bỏ Quyết định số 1889/QĐ-UBND ngày 08/8/2012 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc;
Bãi bỏ các Quyết định của UBND tỉnh về việc thành lập Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (b/c);
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn ĐBQH tỉnh (b/c);
- CPCT; CPVP (b/c);
- Các Ban Đảng và cơ quan thuộc TU;
- UBMTTQ và các Đoàn thể cấp tỉnh;
- VP ĐĐBQH, VPHĐND tỉnh;
- Các huyện, thành, thị ủy;
- Như Điều 6 (thực hiện);
- Báo, Đài PTTH, Cổng TTĐT tỉnh;
- CV NCTH VP UBND tỉnh;
- Lưu VT, TH1.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Trì | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Phúc",
"promulgation_date": "08/08/2017",
"sign_number": "2208/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Trì",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-64-2007-QD-BNN-chuc-nang-nhiem-vu-to-chuc-bo-may-Vien-Quy-hoach-Thiet-ke-nong-nghiep-54564.aspx | Quyết định 64/2007/QĐ-BNN chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy Viện Quy họach Thiết kế nông nghiệp | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
*****
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 64/2007/QĐ-BNN
Hà Nội, ngày 03 tháng 07 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA VIỆN QUY HỌACH VÀ THIẾT KẾ NÔNG NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tố chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Xét đề nghị của Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp tại Tờ trình số 268TTr-VQH ngày 29/5/2007 và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp là đơn vị sự nghiệp kinh tế hoạt động theo chế độ sự nghiệp công lập, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có nhiệm vụ điều tra cơ bản, phân vùng quy hoạch và thiết kế nông nghiệp trong phạm vi cả nước; Nghiên cứu khoa học, biên soạn quy trình và tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật trong công tác phân vùng, quy hoạch và thiết kế nông nghiệp.
Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp được sử dụng con dấu và mở tài Khoản riêng theo quy định của pháp luật; Trụ sở của Viện đặt tại thành phố Hà Nội.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Nhiệm vụ.
a) Điều tra khảo sát lập bản đồ địa hình, bản đồ địa chính các loại tỷ lệ, phục vụ công tác quy hoạch, thiết kế, công tác giải phóng mặt bằng xây dựng, các khu chức năng nông thôn, khu tái định cư;
b) Nghiên cứu điều tra phân loại đánh giá đất, phân tích đất và quy hoạch sử dụng đất các cấp;
c) Điều tra cơ bản trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn;
d) Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp nông thôn cấp tỉnh, thành phố, cấp huyện, xã và các ngành hàng trong nông nghiệp; tham gia quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội các cấp;
đ) Quy hoạch và lập các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự án di dân tái định cư;
e) Nghiên cứu xây dựng nội dung phương pháp quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn;
g) Tham gia nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đề xuất các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn;
h) Hợp tác liên doanh liên kết với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước về lĩnh vực quy hoạch phát triển nông nghiệp;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
2. Quyền hạn
Được tự chủ tự, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Viện
Lãnh đạo Viện có Viện trưởng và Phó Viện trưởng giúp việc Viện trưởng, do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm có thời hạn theo quy định.
Viện trưởng điều hành hoạt động của Viện chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và trước pháp luật về hoạt động của Viện.
Các phó Viện trưởng giúp việc cho Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật đối với các nhiệm vụ được phân công.
2. Các phòng quản lý
a) Phòng Tổ chức Hành chính;
b) Phòng Kế hoạch Khoa học hợp tác quốc tế;
c) Phòng Kế toán tài vụ (kể cả vật tư).
3. Các phòng chuyên môn
a) Phòng Phân vùng kinh tế nông nghiệp;
b) Phòng Quy hoạch nông nghiệp;
c) Phòng Đo đạc bản đồ;
d) Phòng Thổ nhưỡng;
đ) Phòng Phân tích đất và môi trường.
4. Các đơn vị trực thuộc Viện không có con dấu và tài khoản riêng
a) Trung tâm Tài nguyên và môi trường;
b) Trung tâm Viễn thám và GIS;
c) Trung tâm Phát triển cộng đồng nông thôn;
d) Đoàn Quy hoạch và hợp tác với Lào.
5. Các đơn vị trực thuộc Viện được sử dụng con dấu và mở tài khoản riêng.
a) Phân Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Nam, trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh;
b) Phân Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp miền Trung, trụ sở tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa;
c) Trung tâm quy hoạch và Phát triển Nông thôn I, trụ sở tại thành phố Hà Nội;
d) Trung tâm quy hoạch và Phát triển Nông thôn II, trụ sở tại thành phố Hà Nội;
đ) Xí nghiệp Đo đạc bản đồ nông nghiệp I, trụ sở tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình;
e) Xí nghiệp Đo đạc bản đồ nông nghiệp II, trụ sở tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Giao Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp chịu trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc.
Điều 4. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo, bãi bỏ Quyết định số 160-TCCB/QĐ ngày 28/6/1979 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp quy định chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp và các quy định trước đây trái với Quyết định này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Chánh văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ và Viện trưởng Viện quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "03/07/2007",
"sign_number": "64/2007/QĐ-BNN",
"signer": "Cao Đức Phát",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Nghi-quyet-100-2010-NQ-HDND-quy-dinh-va-dieu-chinh-phi-le-phi-146444.aspx | Nghị quyết 100/2010/NQ-HĐND quy định và điều chỉnh phí lệ phí | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 100/2010/NQ-HĐND
Đà Nẵng, ngày 02 tháng 12 năm 2010
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VÀ ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG,
KHOÁ VII, NHIỆM KỲ 2004 - 2011, KỲ HỌP THỨ 17
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002; Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện quy định pháp luật về phí, lệ phí, chính sách huy động, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân;
Căn cứ Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về phí và lệ phí;
Căn cứ Thông tư số 45/2006/TT-BTC ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24 tháng 7 năm 2002 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Căn cứ Thông tư số 106/2010/TT-BTC ngày 26 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
Sau khi nghe Tờ trình số 7260/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc đề nghị Hội đồng nhân dân thành phố khoá VII, nhiệm kỳ 2004 - 2011, kỳ họp thứ 17 xem xét quy định, điều chỉnh một số loại phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân thành phố và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất nội dung Tờ trình số 7260/TTr-UBND ngày 17 tháng 11 năm 2010 của Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc đề nghị Hội đồng nhân dân thành phố khoá VII, nhiệm kỳ 2004 - 2011, kỳ họp thứ 17 xem xét quy định, điều chỉnh một số loại phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể như sau:
1. Quy định về lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Điều chỉnh mức thu phí vệ sinh.
Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng đối với từng loại phí, lệ phí đã được Hội đồng nhân dân thành phố thông qua tại Điều 1, Nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố khóa VII, nhiệm kỳ 2004 - 2011, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 02 tháng 12 năm 2010./.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Bá Thanh | {
"issuing_agency": "Thành phố Đà Nẵng",
"promulgation_date": "02/12/2010",
"sign_number": "100/2010/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Bá Thanh",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-05-KH-UBND-2021-trien-khai-cong-tac-tu-phap-tinh-Lang-Son-467231.aspx | Kế hoạch 05/KH-UBND 2021 triển khai công tác tư pháp tỉnh Lạng Sơn | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/KH-UBND
Lạng Sơn, ngày 05 tháng 01 năm 2021
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Thực hiện Chương trình công tác của ngành Tư pháp năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch triển khai công tác tư pháp năm 2021 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Cụ thể hóa Chương trình công tác năm 2021 của Bộ Tư pháp, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh bằng các hoạt động và tiêu chí cụ thể, thiết thực, phù hợp với nhiệm vụ chính trị và đặc điểm tình hình của tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2021, phục vụ cho yêu cầu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2021 và những năm tiếp theo.
2. Yêu cầu
Việc triển khai các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2021 phải được thực hiện đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực công tác tư pháp, trong đó chú trọng triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp, chương trình cải cách tư pháp năm 2021 theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Bộ Tư pháp và nhiệm vụ chính trị của địa phương; các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2021 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Phát huy tính chủ động, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác tư pháp năm 2021 để đạt được kết quả cao nhất.
II. NỘI DUNG VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
1. Công tác xây dựng và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); quản lý nhà nước về pháp chế; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
1.1. Công tác xây dựng VBQPPL
- Chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc Luật Ban hành VBQPPL năm 2015, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL năm 2020; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành VBQPPL.
Ban hành Hướng dẫn của UBND tỉnh Lạng Sơn về công tác xây dựng dự thảo VBQPPL của HĐND, UBND tỉnh Lạng Sơn; nâng cao chất lượng tham mưu xây dựng, ban hành VBQPPL của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức tập huấn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành VBQPPL; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ. Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ xây dựng VBQPPL cho cán bộ làm công tác xây dựng VBQPPL trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Kế hoạch của Ban cán sự Đảng Chính phủ thực hiện Kết luận số 83-KL/TW ngày 29/7/2020 của Bộ Chính trị về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến của các ngành, các cấp và của nhân dân trên địa bàn tỉnh vào các dự án Luật theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Các sở, ban, ngành chủ trì soạn thảo các dự thảo VBQPPL của HĐND, UBND tỉnh cần thực hiện nghiêm túc trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành VBQPPL; nâng cao chất lượng và bảo đảm thời hạn trình ban hành VBQPPL.
- Giao Sở Tư pháp: Thực hiện thẩm định đúng thời hạn, có chất lượng đối với các đề nghị xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh và các dự thảo Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND tỉnh, chú trọng tính dự báo, tính khả thi của chính sách, quy định để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống. Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp trong công tác xây dựng, thẩm định dự thảo VBQPPL.
1.2. Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL
- Thường xuyên tự kiểm tra đối với các VBQPPL do UBND tỉnh ban hành, phấn đấu kiểm tra đạt 100 % văn bản được ban hành trong năm; kiểm tra theo thẩm quyền đạt từ 95% trở lên các VBQPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành gửi đến phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời các văn bản có dấu hiệu trái pháp luật hoặc không còn phù hợp; theo dõi, đôn đốc việc tự kiểm tra, xử lý văn bản trái pháp luật đã kiến nghị.
- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch rà soát, kiểm tra văn bản theo chuyên đề, địa bàn, lĩnh vực để đề xuất nội dung hoàn thiện pháp luật, kịp thời xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn.
- Thực hiện rà soát VBQPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành để thi hành các Bộ luật, Luật, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia theo chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương; định kỳ công bố danh mục VBQPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành đã hết hiệu lực theo quy định.
- Thường xuyên thực hiện cập nhật VBQPPL của HĐND, UBND tỉnh ban hành lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; hướng dẫn tra cứu, sử dụng có hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
1.3. Công tác pháp chế
Thực hiện quản lý nhà nước về công tác pháp chế các sở, ban, ngành của tỉnh theo quy định của pháp luật; tăng cường hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ pháp chế.
1.4. Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị định số 55/2019/NĐ-CP. Tổ chức thực hiện Quyết định số 2809/QĐ-UBND ngày 31/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.
- Tăng cường, đổi mới hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, chú trọng các lĩnh vực pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, kinh doanh, thương mại, sở hữu trí tuệ, lao động... cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật
2.1. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL)
- Tổ chức thực hiện Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch PBGDPL năm 2021 và theo giai đoạn: Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021; Đề án đổi mới công tác PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021; Đề án PBGDPL về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2017 – 2021, bảo đảm thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bám sát mục tiêu, đối tượng, nhiệm vụ của từng chương trình, đề án. Tổ chức tổng kết việc thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL giai đoạn 2019 - 2021” theo Quyết định số 471/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; tổng kết các chương trình, đề án, Kế hoạch giai đoạn theo hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tư pháp; sơ kết, tổng kết việc thực hiện các Bộ luật, Luật theo chỉ đạo của Bộ, Ngành Trung ương.
- Tiếp tục chỉ đạo xây dựng, củng cố tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị, cấp xã. Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định về việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật; xây dựng, vận hành Tủ sách pháp luật điện tử quốc gia theo Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
- Kịp thời phổ biến các Bộ luật, Luật, Pháp lệnh mới được thông qua, các cơ chế, chính sách của tỉnh Lạng Sơn. Đổi mới nội dung, phương thức PBGDPL với phương châm hướng mạnh về cơ sở, chú trọng công tác PBGDPL trong nhà trường; tăng cường xã hội hóa công tác PBGDPL, gắn công tác PBGDPL với các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, những vấn đề được dư luận xã hội quan tâm.
- Thực hiện có hiệu quả hoạt động PBGDPL thông qua các chuyên trang, chuyên mục trên báo Lạng Sơn, Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh bám sát các sự kiện chính trị - pháp lý của đất nước, các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ, Ngành, Ngày truyền thống ngành Tư pháp. Tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật; tiếp tục tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến cho người dân theo chủ đề thiết thực; sử dụng phù hợp mạng xã hội để PBGDPL.
- Biên soạn tài liệu PBGDPL như: Đề cương, tờ gấp pháp luật; trang bị bổ sung các đầu sách pháp luật mới ban hành, tổ chức thực hiện có hiệu quả “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2021; tăng cường bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL; kiểm tra công tác PBGDPL tại một số cơ quan, đơn vị.
2.2. Công tác hòa giải ở cơ sở
- Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 12/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022” theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo xây dựng, nhân rộng tổ hòa giải điển hình tiên tiến để xây dựng mô hình đổi mới; nâng cao chất lượng hoà giải tại các tổ hoà giải điển hình tiên tiến. Tổng kết, đánh giá việc xây dựng tổ hòa giải điển hình tiên tiến theo Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 15/01/2018 của UBND tỉnh.
- Có các giải pháp cụ thể để nâng cao tỷ lệ hòa giải thành, phấn đấu tỷ lệ hoà giải thành đạt từ 80% trở lên;
- Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải; biên soạn, phát hành tài liệu về hòa giải cho đội ngũ Hòa giải viên cơ sở.
2.3. Xây dựng xã, phường, thị trấn tiếp cận pháp luật
- Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai, thực hiện Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 (chỉ tiêu số 18.5 của tiêu chí số 18) và nhiệm vụ xây dựng, đánh giá cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong; phấn đấu 100% xã thuộc diện xây dựng nông thôn mới năm 2020 và 21 xã, thị trấn biên giới đạt tiêu chí về tiếp cận pháp luật, 80% các xã, phường, thị trấn còn lại được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.
- Tổ chức triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 ban hành quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành) theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2.4. Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2021, trong đó tập trung vào các lĩnh vực trọng tâm trong Nghị quyết của Chính phủ, lĩnh vực theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp, các lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận và các lĩnh vực được xác định trọng tâm theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án "Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn năm 2018 - 2022". Tổ chức thực hiện Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện, nâng xếp hạng các chỉ số “Chi phí tuân thủ pháp luật” (Chỉ số B1).
- Tiếp tục tăng cường tập huấn chuyên sâu; tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành để kịp thời hướng dẫn, đôn đốc và tháo gỡ vướng mắc trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
3. Công tác hành chính tư pháp và bổ trợ tư pháp
3.1. Công tác hành chính tư pháp
- Tiếp tục chỉ đạo, hương dân thực hiện Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành; Đề án liên thông đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; Quy định về thực hiện liên thông các thủ tục hành chính: Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất/hỗ trợ chi phí mai táng/hưởng mai táng phí trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn; Quy chế phối hợp trong việc thực hiện kết nối liên thông dữ liệu đăng ký khai sinh để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Thực hiện có hiệu quả việc quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh đúng quy định của Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến. Triển khai thực hiện Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 22/7/2020 của UBND tỉnh Lạng Sơn về thực hiện nhập liệu, điện tử hóa thông tin hộ tịch lịch sử trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đảm bảo tiến độ. Gắn việc thực hiện có hiệu quả Đề án "Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc" trên địa bàn tỉnh với việc tổ chức thực hiện Đề án "Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020". Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 59/KH-UBND ngày 03/4/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn về triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2017-2024.
- Tiếp tục thực hiện Luật Quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam
- Tổng kết thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi. Triển khai thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hỗ trợ công tác nuôi con nuôi trong nước sau khi Đề án được ban hành. Chú trọng rà soát các cơ sở nuôi dưỡng và lập danh sách trẻ em có nhu cầu tìm gia đình thay thế trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện tốt Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch và các văn bản hướng dẫn thi hành; Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015/NĐ- CP. Triển khai hiệu quả chứng thực điện tử theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi cho cấp huyện, cấp xã, nhất là đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài. Tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ hộ tịch, chứng thực cho công chức làm công tác hộ tịch cấp huyện, cấp xã. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về công tác hộ tịch, chứng thực tại cấp huyện, cấp xã.
- Triển khai thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kết quả tổng kết 10 năm thi hành Luật Lý tịch tư pháp (LLTP). Tổ chức triển khai và thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung Luật LLTP (sau khi được ban hành).
Tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả Chiến lược phát LLTP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch đăng ký cấp Phiếu LLTP trực tuyến tích hợp với dịch vụ nhận hồ sơ, trả kết quả thông qua bưu chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin LLTP vào Cơ sở dữ liệu LLTP; thụ lý và giải quyết việc cấp phiếu LLTP theo thẩm quyền. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan trong việc tra cứu, xác minh, trao đổi, cung cấp thông tin LLTP để phục vụ công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP.
- Giải quyết kịp thời các việc về quốc tịch; đăng ký nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật.
- Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá hiệu quả thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước.
- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm; thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh.
3.2. Công tác bổ trợ tư pháp
3.2.1. Quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp
- Triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng; Luật Công chứng (sửa đổi) sau khi được ban hành theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp. Triển khai vận hành và duy trì ổn định việc “Nâng cấp, mở rộng cơ sở dữ liệu công chứng các loại hợp đồng giao dịch và dữ liệu ngăn chặn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, đưa dữ liệu chứng thực trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vào quản lý chung nhằm phục vụ hiệu quả hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện Đề án “Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập quốc tế” theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp và UBND tỉnh. Tổ chức thực hiện Kết luận số 69-KL/TW ngày 24/02/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của luật sư. Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động luật sư trên địa bàn tỉnh, kết hợp với việc thực hiện tốt cơ chế tự quản của Đoàn Luật sư.
- Tổ chức triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp. Tiếp tục tổ chức thực hiện Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Triển khai thực hiện Nghị định về giám định tư pháp, Thông tư quy định mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp (sau khi được ban hành) theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40/CT-TTg ngày 02/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động đấu giá tài sản. Tiếp tục triển khai thực hiện Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản và Phần mềm quản lý thông tin đấu giá tài sản. Nghiên cứu tham mưu xây dựng việc bán đấu giá trực tuyến trên địa bàn tỉnh. Tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh. Tổ chức Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh.
- Thụ lý, giải quyết hoặc trình cấp có thẩm quyền giải quyết 100% các hồ sơ thành lập và hoạt động luật sư, công chứng, giám định, tư vấn pháp luật, bán đấu giá tài sản... theo quy định. Tăng cường kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về tổ chức và hoạt động công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh; chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Tiếp tục thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 22/3/2013 của UBND tỉnh về chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý (TGPL) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2013-2022; Kế hoạch số 10/KH-UBND ngày 27/01/2016 về triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác TGPL năm 2015-2025 trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo; chú trọng việc đánh giá chất lượng hoạt động TGPL. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động TGPL; thực hiện quản lý việc sử dụng Hệ thống quản lý tổ chức và hoạt động TGPL.
- Thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản và Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ; Nghị định số 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại và và Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP .
3.2.2. Sở Tư pháp chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước, Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản, Phòng Công chứng số 1) tổ chức thực hiện đúng pháp luật, có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Thanh tra, kiểm tra công tác tư pháp va quản lý nhà nước về thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
4.1. Thanh tra, kiểm tra công tác tư pháp
Sở Tư pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác tư pháp theo Quyết định số 287/QĐ-STP ngày 11/12/2020 của Giám đốc Sở Tư pháp về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra công tác tư pháp năm 2021 và các kế hoạch công tác tư pháp có liên quan.
Tham mưu, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành và công tác phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp và cơ quan có thẩm quyền.
4.2. Quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC)
- Tổ chức triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nghiên cứu, tham mưu việc triển khai xây dựng Cơ sở dữ liệu về XLVPHC theo quy định.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Tập trung tổ chức thực hiện Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/7/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật XLVPHC.
- Triển khai thực hiện Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước đối với công tác thi hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ban hành kèm theo Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh.
- Các sở, ban, ngành, huyện, thành phố tăng cường tập huấn chuyên sâu về xử phạt vi phạm hành chính cho các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
5. Công tác hợp tác với nước ngoài về pháp luật; tổ chức xây dựng ngành Tư pháp, thi đua khen thưởng
- Tiếp tục triển khai thực hiện Thỏa thuận hợp tác về Hành chính tư pháp giữa Sở Tư pháp tỉnh Lạng Sơn và Chính phủ Nhân dân thành phố Sùng Tả, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Tiếp tục đề xuất Bộ Tư pháp hỗ trợ việc kết nghĩa công chứng với 01 địa phương của Cộng hòa Pháp.
- Tổ chức thực hiện Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan tư pháp địa phương.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ công tác tư pháp. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ các cơ quan Tư pháp nhằm xây dựng đội ngũ công chức, viên chức các cơ quan Tư pháp, bổ trợ tư pháp, pháp chế trên địa bàn tỉnh đủ về số lượng, đạt chuẩn về trình độ, thành thạo về nghiệp vụ, có phẩm chất tốt, có khả năng tham mưu thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực công tác tư pháp, pháp chế tại cơ quan, đơn vị, địa phương; 100% cán bộ hộ tịch cấp huyện, xã được bồi dưỡng và cấp giấy chứng nhận theo quy định của Luật Hộ tịch.
- Nâng cao kỷ luật, kỷ cương công vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ ngành Tư pháp chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, sáng tạo. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05- CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, thực hiện nghiêm túc chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cán bộ công chức, viên chức ngành Tư pháp, Chỉ thị số 02/CT- BTP ngày 25/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; tiếp tục thực hiện phong trào thi đua "Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Tư pháp thi đua thực hiện văn hoá công sở giai đoạn 2019 - 2025".
- Tổ chức phong trào thi đua sâu rộng trong toàn ngành Tư pháp lập thành tích chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đảng, Nhà nước, của ngành Tư pháp và của tỉnh Lạng Sơn; kịp thời biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ nội dung của Kế hoạch này, Sở Tư pháp ban hành theo thẩm quyền hoặc trình UBND tỉnh, các Hội đồng, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh ban hành các kế hoạch của từng lĩnh vực chuyên môn công tác tư pháp và tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch.
2. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2021; UBND các huyện, thành phố ban hành kế hoạch triển khai công tác tư pháp năm 2021 trước ngày 15/01/2021, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp tổng hợp).
3. Giao Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- C, PC VP UBND tỉnh,
các Phòng: THNC, HC-QT, TT THCB
- Lưu: VT, THNC(HTMĐ)
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Xuân Huyên | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lạng Sơn",
"promulgation_date": "05/01/2021",
"sign_number": "05/KH-UBND",
"signer": "Dương Xuân Huyên",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-883-QD-UBND-nam-2014-trach-nhiem-nguoi-dung-dau-cai-cach-hanh-chinh-Can-Tho-222750.aspx | Quyết định 883/QĐ-UBND năm 2014 trách nhiệm người đứng đầu cải cách hành chính Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
Số: 883/QĐ-UBND
Cần Thơ, ngày 03 tháng 4 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC CÁC CẤP TRONG THÀNH PHỐ VỀ THỰC HIỆN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ về quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ;
Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính;
Căn cứ Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;
Xét đề nghị tại Tờ trình số 127/TTr-SNV ngày 25 tháng 3 năm 2013 của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm Quyết định này Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước các cấp trong thành phố về thực hiện công tác cải cách hành chính.
Điều 2.
Giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với các sở, ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quyết định này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Sơn
QUY ĐỊNH
TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NHÀ NƯỚC CÁC CẤP TRONG THÀNH PHỐ VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 883/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2013 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định trách nhiệm đối với người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị các cấp trong thành phố về thực hiện công tác cải cách hành chính; khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là cơ quan) được giao thực hiện công tác cải cách hành chính, bao gồm:
1. Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan ban, ngành thành phố.
2. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
4. Người đứng đầu (hoặc là Trưởng) các phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc sở, ban ngành.
5. Người đứng đầu (hoặc là Trưởng) các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện.
6. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Điều 3. Mục đích
1. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo các cấp trong chỉ đạo điều hành công tác cải cách hành chính.
2. Là cơ sở để kiểm tra, xem xét, đánh giá trách nhiệm người đứng đầu về tình hình, kết quả, hiệu quả thực hiện công tác cải cách hành chính tại cơ quan.
3. Nâng cao năng lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính gắn liền với thực hiện Quy chế dân chủ cơ quan và thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính nhằm xây dựng cơ quan vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chương II
TRÁCH NHIỆM NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG ĐIỀU HÀNH CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Điều 4. Quản lý, điều hành thực hiện công tác cải cách hành chính
1. Người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, lập kế hoạch, tổ chức, kiểm soát việc tổ chức, thực hiện công tác cải cách hành chính ở cơ quan theo quy định của pháp luật và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan.
2. Người đứng đầu thực hiện chế độ trách nhiệm, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình trong quá trình đề xuất, tham mưu, triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính có liên quan đến cơ quan.
3. Người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm trong bố trí, sử dụng công chức chuyên trách cải cách hành chính nhằm đẩy mạnh triển khai cải cách hành chính tại cơ quan thuộc quyền quản lý.
4. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong thực hiện cải cách hành chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, người đứng đầu quản lý điều hành, giải quyết công việc đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định, phân công rõ người rõ việc, kiểm tra đôn đốc cấp phó và cán bộ công chức thuộc quyền quản lý giải quyết công việc được giao. Không đùn đẩy công việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan thuộc quyền quản lý cho cơ quan cấp trên hoặc sang cơ quan khác.
Điều 5. Xây dựng kế hoạch công tác cải cách hành chính
Vào quý cuối của năm, người đứng đầu cơ quan chỉ đạo xây dựng và ban hành kế hoạch cải cách hành chính hàng năm của cơ quan mình, việc xây dựng phải căn cứ vào các kế hoạch và chương trình của Ủy ban nhân dân thành phố, các kế hoạch (chương trình) cải cách hành chính phải được ban hành vào quý IV của năm trước. Nội dung của kế hoạch công tác cải cách hành chính phải đảm bảo đầy đủ những nội dung trong công tác cải cách hành chính, thật cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của từng cơ quan, trong đó nêu rõ từng công việc cụ thể và kết quả cần đạt được, thời gian triển khai thực hiện, thời gian hoàn thành, người chịu trách nhiệm chủ trì, chịu trách nhiệm phối hợp, cơ chế giám sát, kiểm tra việc thực hiện.
Điều 6. Triển khai, thực hiện nội dung công tác cải cách hành chính
1. Tổ chức triển khai, quán triệt đầy đủ các nội dung công tác cải cách hành chính trong các chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của cơ quan cấp trên và của cơ quan mình tại cuộc họp triển khai công tác đầu năm.
2. Tham dự đầy đủ các cuộc họp triển khai các chủ trương, nhiệm vụ, công tác về cải cách hành chính của cơ quan cấp trên hoặc cơ quan chuyên ngành triệu tập, đồng thời xây dựng kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện đúng thời gian, nội dung, nhiệm vụ theo quy định.
Điều 7. Giám sát, kiểm tra việc thực hiện công tác cải cách hành chính
1. Căn cứ vào kế hoạch, tính chất và nội dung công việc, các yêu cầu về thời gian hoàn thành người đứng đầu cơ quan giao nhiệm vụ và quy định thời gian hoàn thành cụ thể cho từng tập thể, cá nhân trực tiếp thực hiện.
2. Việc kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính được thực hiện thường xuyên theo hình thức định kỳ hoặc đột xuất. Đối với việc kiểm tra công tác cải cách hành chính theo định kỳ cần xây dựng kế hoạch, quy định nội dung kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, thời gian kiểm tra, có hồ sơ lưu trữ kết quả kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra, theo dõi giám sát tình hình thực hiện công việc sau kiểm tra.
3. Người đứng đầu cơ quan tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan kiểm tra đến kiểm tra cải cách hành chính tại cơ quan và chịu trách nhiệm cao nhất về tính trung thực, chính xác của các thông tin, báo cáo, số liệu chính xác theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra.
Điều 8. Chỉ đạo thực hiện thông tin, báo cáo cải cách hành chính
1. Tổ chức sơ kết, tổng kết định kỳ công tác cải cách hành chính tại cơ quan nhằm đánh giá kết quả, hiệu quả thực hiện; thực hiện khen thưởng, kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân theo quy định.
2. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cơ quan thực hiện báo cáo, đồng thời chỉ đạo tập thể, cá nhân phụ trách tổng hợp báo cáo về cải cách hành chính. Thực hiện báo cáo theo quy định về chế độ thông tin báo cáo cải cách hành chính, đảm bảo về thời gian, nội dung, chất lượng. Việc thực hiện báo cáo phải đúng theo hướng dẫn báo cáo hoặc yêu cầu của cơ quan cấp trên.
Điều 9. Công tác cải cách thủ tục hành chính
1. Người đứng đầu chịu trách nhiệm tổ chức và kiểm tra việc niêm yết, cập nhật Bộ thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan theo quy định.
2. Chủ động nghiên cứu, thực hiện đơn giản hóa thủ tục, quy trình giải quyết hồ sơ thuộc thẩm quyền của cơ quan, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính.
3. Tổ chức tiếp nhận phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức theo quy định.
Điều 10. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức thực hiện thủ tục hành chính và nhiệm vụ cải cách hành chính
1. Ban hành quy chế kiểm tra và thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả; kiểm tra công việc của cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giải quyết hồ sơ cho tổ chức, cá nhân.
2. Kiểm tra việc chấp hành Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Chỉ thị số 02/2009/CT-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc chấn chỉnh một số hoạt động trong thực hiện thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan đến nội dung cải cách hành chính khác.
3. Trưởng các phòng, ban chuyên môn và các đơn vị trực thuộc sở; các phòng, ban chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, kiểm tra cán bộ, công chức trong thực hiện thủ tục hành chính và nhiệm vụ cải cách hành chính. Không để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm Khoản 2 điều này gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức.
Đặc biệt, chịu trách nhiệm nếu để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý có những hành vi: Sai quy định chức trách công vụ, đòi hỏi giấy tờ hồ sơ ngoài quy định, hướng dẫn bổ sung hồ sơ nhiều lần không thống nhất nhau, cố tình kéo dài thời gian trả kết quả, trễ hẹn không có lý do chính đáng, không ra phiếu hẹn ngày trả kết quả, có hành vi vòi vĩnh, nhũng nhiễu gây phiền hà cho nhân dân, có thái độ thiếu nghiêm túc, thiếu niềm nở khi tiếp xúc với dân, có thái độ vô cảm trước yêu cầu bức xúc chính đáng của người dân, không có người trực giải quyết công việc của dân, để dân phải chờ đợi, có dư luận phản ánh về thái độ phục vụ hoặc báo chí phê phán từ 2 lần trở lên.
4. Giám đốc sở, Thủ trưởng ban ngành, các đơn vị sự nghiệp thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của trưởng các phòng, ban chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, trưởng phòng ban chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu để xảy ra vi phạm thì phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 11. Tham mưu thực hiện công tác cải cách hành chính
1. Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố trong việc chỉ đạo, đôn đốc các sở, ban ngành, các đơn vị sự nghiệp thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã phường, thị trấn trong việc thực hiện công tác cải cách hành chính.
2. Người đứng đầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan trong thực hiện nội dung công tác cải cách hành chính.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các phòng chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương theo quy định của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
4. Người đứng đầu các phòng chuyên môn thuộc sở, ban ngành thành phố có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc sở, Thủ trưởng các cơ quan ban ngành chỉ đạo và xử lý những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính.
5. Người đứng đầu các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo và xử lý những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm thực hiện công tác cải cách hành chính ở địa phương, đồng thời báo cáo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Chương III
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 12. Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu trong thực hiện công tác cải cách hành chính
Người đứng đầu cơ quan chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan thuộc quyền quản lý, có điểm đánh giá theo Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính từ 80 điểm trở lên thì hoàn thành trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính của cơ quan.
Điều 13. Những trường hợp xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, hình thức xử lý
1. Vi phạm nội dung trách nhiệm đối với người đứng đầu quy định tại Chương II Quy định này.
2. Để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm công vụ hoặc có dư luận phản ánh về thái độ, hành vi công vụ mà không xác minh và tiến hành làm rõ, không có biện pháp kiên quyết để chấm dứt hành vi vi phạm đó và không kịp thời áp dụng biện pháp khắc phục có hiệu quả.
3. Để tình trạng đơn, thư khiếu nại, tố cáo của người dân về công tác liên quan đến cải cách hành chính vượt cấp, kéo dài.
4. Xử lý không nghiêm minh các hành vi vi phạm các quy định của Trung ương, thành phố về cải cách hành chính của cấp dưới hoặc bao che cho hành vi vi phạm của cấp dưới.
5. Cấp dưới đã báo cáo, xin chỉ thị những vấn đề thuộc thẩm quyền của người đứng đầu nhưng không kịp thời giải quyết theo quy định.
6. Người đứng đầu kịp thời xử lý theo quy định pháp luật các hành vi sai phạm của cấp dưới, có báo cáo đầy đủ, kịp thời về cấp thẩm quyền thì được miễn trừ trách nhiệm người đứng đầu.
Điều 14. Thẩm quyền xử lý trách nhiệm người đứng đầu, trình tự thủ tục xử lý trách nhiệm người đứng đầu
1. Người đứng đầu cơ quan vi phạm Quy định này thì thẩm quyền xử lý trách nhiệm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Quy trình, thủ tục xử lý trách nhiệm người đứng đầu được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Trách nhiệm của người đứng đầu trong xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện thủ tục hành chính có hành vi vi phạm rõ ràng, cụ thể, quả tang
1. Khi nhận được văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định về cải cách hành chính, trong 02 ngày làm việc người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan xem xét, tiến hành các thủ tục xử lý trách nhiệm cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp ý kiến của người đứng đầu cơ quan khác với ý kiến của cơ quan có thẩm quyền thì phải có văn bản giải trình lý do không đồng ý xử lý và hai bên báo cáo với cơ quan cấp trên trực tiếp để xin ý kiến giải quyết.
3. Quy trình, thủ tục xử lý trách nhiệm đối với cá nhân vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM THI HÀNH
Điều 16. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Nội vụ
1. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành Quy định này.
2. Phối hợp với các cơ quan chức năng xem xét, đánh giá mức độ thực hiện quy định trách nhiệm người đứng đầu trong quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính.
3. Tổng hợp các vụ việc vi phạm Quy định của các ngành, các cấp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
4. Tổng hợp và đề xuất khen thưởng theo quy định.
Điều 17. Trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp nhà nước các cấp thuộc thành phố
1. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, người đứng đầu có trách nhiệm triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Quy định này tại cơ quan, đơn vị mình và các cơ quan thuộc quyền quản lý, đảm bảo người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý đều nắm vững và thực hiện nghiêm túc, đúng Quy định này.
2. Kiểm tra việc thực hiện và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
3. Tổng hợp, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất trong quá trình triển khai thực hiện Quy định. Báo cáo về Sở Nội vụ nếu có vụ việc vi phạm trách nhiệm người đứng đầu trước khi xử lý.
4. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh hoặc nội dung nào chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương cần sửa đổi, bổ sung thì người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có văn bản phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./. | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "03/04/2013",
"sign_number": "883/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thanh Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-804-QD-UBND-2019-quy-dinh-ve-phong-trao-toan-dan-bao-ve-an-ninh-to-quoc-Bac-Ninh-416611.aspx | Quyết định 804/QĐ-UBND 2019 quy định về phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc Bắc Ninh | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 804/QĐ-UBND
Bắc Ninh, ngày 28 tháng 5 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG, HỒ SƠ LƯU TRỮ, THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC ĐỐI VỚI KHU DÂN CƯ, XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ, CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP, NHÀ TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG ĐẢM BẢO AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới”; Chỉ thị 09-CT/TW ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”;
Xét đề nghị của Công an tỉnh tại Tờ trình số 839/TTr-CAT-PV05 ngày 25/4/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định về nguyên tắc, quy trình xây dựng, hồ sơ lưu trữ, thẩm quyền xét duyệt, tiêu chí đánh giá phân loại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (ANTQ) đối với khu dân cư, xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế các văn bản trước đây quy định tiêu chí đánh giá phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTTở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- TT BCĐ thực hiện PTTDBVANTQ TW (V05 BCA);
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Chủ tịch UBMTTQ tỉnh;
- Các đ/c thành viên BCĐ 138 tỉnh;
- Lưu: CVP, NC, VT.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tử Quỳnh
QUY ĐỊNH
VỀ NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XÂY DỰNG, HỒ SƠ LƯU TRỮ, THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI PHONG TRÀO TOÀN DÂN BẢO VỆ ANTQ ĐỐI VỚI KHU DÂN CƯ, XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN, CƠ QUAN, DOANH NGHIỆP, NHÀ TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG ĐẢM BẢO ANTT Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 804/QĐ-UBND ngày 28/5/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh)
Chương 1
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về nguyên tắc, quy trình xây dựng, hồ sơ lưu trữ, thẩm quyền xét duyệt, tiêu chí đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) đối với khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT)ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với:
1. Thôn, khu phố và đơn vị tương đương (sau đây gọi chung là khu dân cư); xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
2. Cơ quan, doanh nghiệp.
3. Nhà trường, gồm: các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập, chính quy và giáo dục thường xuyên, ở các cấp học và trình độ đào tạo. Đó là cơ sở giáo dục mầm non (nhà trẻ, mẫu giáo), cơ sở giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông), cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề), cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tham mưu, xét duyệt, xây dựng, duy trì hoạt động, nhân rộng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT, đánh giá,phân loại mô hình và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Thống nhất hiểu một số từ ngữ trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ như sau:
1. Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
Phong trào bảo vệ ANTQ là hoạt động tự giác, có tổ chức, lôi cuốn đông đảo quần chúng Nhân dân tích cực, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ANTT; tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước và tính mạng, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân; xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ ANTT.
2. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là tổng hợp các nội dung, hình thức, biện pháp (điều tra nghiên cứu; xây dựng kế hoạch; tuyên truyền; xây dựng mô hình, điển hình; xây dựng lực lượng nòng cốt; phối hợp các lực lượng; sơ kết, tổng kết...) do các chủ thể sử dụng để đạt được phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
3. Mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT
Mô hình tổ chức quần chúng đảm bảoANTT là hình thức liên kết tập hợp quần chúng ở địa bàn dân cư, trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, tệ nạn xã hội; quản lý, giáo dục những người lầm lỗi, nhằm giữ gìn ANTT, an toàn xã hội ở cơ sở.
4. Công tác xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT
Công tác xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT là hoạt động của các cơ quan, tổ chức (cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội) và cá nhân có liên quan trong việc xây dựng, quản lý, hướng dẫn hoạt động của mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT ở cơ sở.
5. Mô hình điển hình, điển hình tiên tiến, xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
- Điển hình là cái tiêu biểu cho sự vật, hiện tượng cùng loại.
- Điển hình tiên tiến là sự tiêu biểu cho xu thế mới, phát triển theo chiều hướng đi lên, phù hợp với sự vận động của quy luật.
Điển hình tiên tiến có thể là một tập thể (đơn vị, khu dân cư, tổ chức quần chúng) hay một cá nhân. Điển hình tiên tiến cũng có thể là điển hình toàn diện hoặc là điển hình một mặt cụ thể hay điển hình một số mặt.
- Mô hình điển hình tiên tiến, xuất sắc trong trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là những hình mẫu, khuôn mẫu của những tập thể, tổ chức ở vị trí hàng đầu, có tính chất tiêu biểu về hình thức triển khai các biện pháp phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, vận động toàn dân tham gia bảo vệ ANTQ được đúc kết từ thực tiễn do cấp (cơ quan) có thẩm quyền công nhận hoặc thành lập nhằm kịp thời ngăn chặn, không để tội phạm, tệ nạn xã hội xảy ra hoặc nếu có xảy ra phải được phát hiện, xử lý theo quy định.
6. Công tác xây dựng, nhân rộng điển hình tiên tiến
Công tác xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTT là việc phổ biến kinh nghiệm điển hình, động viên phong trào thi đua với điển hình. Đó chính là phương pháp lấy người tốt, việc tốt để thúc đẩy trung bình vươn lên; lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, xoá bỏ yếu kém.
7. Công tác phát hiện, xây dựng, củng cố, nhân rộng điển hình tiên tiến, xuất sắc
Công tác phát hiện, xây dựng, củng cố, nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến, xuất sắc trong trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành tìm ra, tạo lập ra, làm cho bền vững hơn những hình mẫu, khuôn mẫu của những tổ chức, tập thể có vị trí hàng đầu, có tính chất tiêu biểu nhằm áp dụng hoặc hỗ trợ áp dụng các biện pháp do Nhà nước quy định hoặc Nhà nước không cấm, không để tội phạm, tệ nạn xã hội xảy ra hoặc nếu có xảy ra phải được kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tại một địa bàn, lĩnh vực, nhóm đối tượng nhất định. Sau đó, sử dụng những hình mẫu, khuôn mẫu này có thể áp dụng cho các lĩnh vực, địa bàn, nhóm đối tượng khác một cách phù hợp, sáng tạo.
Điều 4. Nguyên tắc chung
1. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQđược chỉ đạo và tổ chức thực hiện thường xuyên từtỉnh đến khu dân cư và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.
2. Việc đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ nói chung, mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTTnói riêng phải được tiến hành định kỳ hàng năm vào dịp tổng kết công tác năm (trường hợp đột xuất sẽ có chỉ đạo riêng) và phải bảo đảm công khai, dân chủ, chính xác theo tiêu chí đã quy địnhnhằm thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phát triển.
Chương 2
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Tiêu chí đánh giá phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với khu dân cư, cấp xã, cấp huyện
1. Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”(Tối đa 50 điểm)
Phải đảm bảođủ các yêu cầu sau:
- Hàng năm, cấp uỷ Đảng có nghị quyết, chính quyền có kế hoạch về công tác bảo đảm ANTT và bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; 100% hộ gia đình trên địa bàn ký cam kết giao ước thi đua xây dựng khu dân cư “An toàn về ANTT”.
- Triển khai, thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có mô hình tự quản về ANTT.
- Không để xảy ra các hoạt động chống Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng;tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; gây rối ANTT;mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ Nhân dân; khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.
- Thực hiện các hoạt động phòng ngừa các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội và các vi phạm pháp luật khác, gồm:kiềm chế, làm giảm các loại tội phạm, tai nạn, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật khác so với năm trước;không để xảy ra tội phạm nghiêm trọng và không có công dân của địa phương phạm tội nghiêm trọng trở lên, nếu xảy ra tội phạm phải được phát hiện và báo cáo ngay cấp có thẩm quyền để xử lý kịp thời;không có tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội; không phát sinh người mắc tệ nạn xã hội ở cộng đồng;không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tai nạn lao động nghiêm trọng do công dân của địa phương gây ra ở cộng đồng.
- Hàng năm, Bảo vệ dân phố và tương đương, lực lượng Công an cùng cấp phải đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến” trở lên; không có cá nhân Bảo vệ dân phố và tương đương, Công an chính quy bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
- Có 70% trở lên số đầu mối trên địa bàn được công nhận đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
2. Thực hiện tốt công tác phối hợp với Mặt trận Tổ quốc , các ngành, đoàn thể và xây dựng các mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT. (Tối đa 41 điểm)
- Hàng năm Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên tham gia tích cực, có hiệu quả công tác vận động quần chúng, thực hiện tốt các chương trình phối hợp, quy chế phối hợp, kế hoạch liên ngành về đảm bảo ANTT đã ký kết với lực lượng Công an cùng cấp.
- Kịp thời phát hiện hòa giải các mẫu thuẫn trong nội bộ Nhân dân và giải quyết các vụ việc về lĩnh vực ANTT thuộc thẩm quyền của địa phương đạt từ 80% trở lên.
- Thực hiện tốt công tác phát động và tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng các mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT.
- Tích cực vận động đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú; Nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi, người chấp hành xong án phạt tù, đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 và Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngỳ 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 quy định về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Tổ chức Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh. (Tối đa 6 điểm)
- Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ cơ sở.
- Không có cán bộ, đảng viên tiêu cực, tham ô, hối lộ…, suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Nội bộ đoàn kết, thống nhất.
4. Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học.(Tối đa 3 điểm)
Điều 6. Tiêu chí đánh giá phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối vớicơ quan, doanh nghiệp, nhà trường
1. Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”. (Tối đa 50 điểm)
Phải đảm bảo đủ các yêu cầu sau:
- Hàng năm, cấp uỷ Đảng có nghị quyết (đối với nơi có tổ chức Đảng), Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có kế hoạch về công tác bảo đảm ANTT; có bản đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”; có nội quy, quy chế bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý, giáo dục người học; phòng, chống cháy nổ và 100% cán bộ,giáo viên, công nhân viên, người học từ cấp THCS trở lên ký cam kết giao ước thi đua thực hiện tốt các nội quy, quy chế và xây dựng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” gắn với các phong trào thi đua của Ngành.
- Triển khai, thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương và cơ quan Công an trong công tác bảo đảm ANTT, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trên địa bàn (đối cới cơ quan, doanh nghiệp); có kế hoạch phối hợp giữa Nhà trường - chính quyền địa phương - gia đình người học (nếu người học là học sinh phổ thông) trong công tác bảo đảm ANTT trường học và quản lý, giáo dục người học (đối với nhà trường); có mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về ANTT trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, ký túc xá, nhà trọ; tự bảo vệ vật tư, tài sản trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.
- Không để xảy ra các hoạt động gây rối, biểu tình, lập các hội, nhóm tuyên truyền phát triển đạo, khiếu kiện và tụ tập đông người, đình công trái với quy định của pháp luật; mất trộm tài sản, để lộ công nghệ, bí mật nhà nước; tội phạm và bạo lực học đường; cháy nổ, tai nạn lao động nghiêm trọng; không có cán bộ, công nhân viên, giáo viên, người học phạm tội hoặc mắc tệ nạn xã hội.
- Xây dựng lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách (nếu có) trong sạch, vững mạnh; hàng năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
- Có 70% số đầu mối trực thuộc (khoa, phòng, ban, tổ, đội, bộ môn…) trở lên đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”.
2. Thực hiện có hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. (Tối đa 41 điểm)
- Thực hiện tốt công tác phát động và tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, phòng chống mua bán người.
- Thực hiện tốt công tác phối hợp với lực lượng Công an cùng cấp về nhiệm vụ đảm bảo ANTT.
- Thực hiện tốt công tác xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT.
- Tích cực vận động đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú; Nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng.
3. Tổ chức Đảng (nơi có tổ chức Đảng), chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh. (Tối đa 6 điểm)
- Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ cơ sở.
- Không có cán bộ, đảng viên tiêu cực, tham ô, hối lộ…, suy thoái phẩm chất chính trị, đạo đức bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên.
- Nội bộ đoàn kết, thống nhất.
4. Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học.(Tối đa 3 điểm)
Điều 7. Tiêu chí phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
Căn cứ vào mức độ đạt Tiêu chí đánh giá phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của các chủ thể quy định tại các Điều 5, 6 Quy định này chia thành 05 loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình và yếu. Cụ thể:
1. Loại xuất sắc đảm bảo các yêu cầu sau:
- Ít nhất 02 năm liền trở lên (năm liền trước đó và năm đó) được xếp loại tốt về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
- Về khen thưởng trong năm:
+ Đối với khu dân cư: được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp huyện và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng).
+ Đối với cấp huyện và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường:được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng).
- Về danh hiệu thi đua của lực lượng chức năng, chuyên trách và bán chuyên trách trong năm:
+ Công an cùng cấp phải đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” trở lên; không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
+ Lực lượng bảo vệ chuyên trách của cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trở lên (nếu có); không có cá nhân bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
+ Đối với khu dân cư: Không có cá nhân cán bộ chủ chốt, công an viên bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
2. Loại tốt: Đạt từ 95 điểm đến 100 điểm.
3. Loại khá: Đạt từ 80 điểm đến dưới 95 điểm.
4. Loại trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm.
5. Loại yếu: Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” hoặc đạt dưới 50 điểm.
(Có biểu điểm kèm theo).
Điều 8. Tiêu chí đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT
1. Mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắcphải đảm bảo đủ các yêu cầu sau:
1.1. Bảo đảm tính thực tiễn:
Mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT điển hình tiêu biểu, xuất sắc phải gắn với giải quyết nhiệm vụ bảo vệ ANTT trên địa bàn, lĩnh vực, phạm vi hoạt động của mô hình; phải gắn với giải quyết các tiêu chí về ANTT do pháp luật và cấp có thẩm quyền quy định.
1.2. Bảo đảm tính hợp pháp:
- Mô hình phải do cấp có thẩm quyền (có đủ tư cách pháp nhân) quyết định thành lập hoặc quyết định công nhận bằng văn bản, trong đó: phải xác định rõ tên gọi mô hình, nguồn gốc của mô hình (thành lập mới hoặc nhân rộng từ mô hình sẵn có), thời gian thành lập, chủ thể được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động của mô hình (chủ thể chính); đơn vị phối hợp; xác định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, địa bàn, đối tượng tác động của mô hình; thành lập ban chủ nhiệm (ban chỉ đạo, ban chỉ huy, ban tổ chức, ban điều hành, ban vận động…, sau đây gọi chung là ban chủ nhiệm) để điều hành hoạt động của mô hình (nếu cần thiết).
- Tên gọi của mô hình phải phù hợp với phân loại về mô hình.
- Quy chế hoạt động (nội quy hoạt động, điều lệ hoạt động, quy ước hoạt động..., sau đây gọi chung là quy chế hoạt động) không trái với quy định của pháp luật, trong đó phải xác định rõ nguyên tắc, chế độ, nội dung hoạt động; nguồn kinh phí; phân công trách nhiệm của các thành viên; mối quan hệ phối hợp với các chủ thể có liên quan…
- Một số thành viên chính tham gia mô hình (thành viên nòng cốt) đã được tham gia các lớp hướng dẫn, tập huấn về nghiệp vụ phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội do các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể tổ chức hoặc đã có kinh nghiệm, đã từng tham gia công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội.
1.3. Bảo đảm tính hiệu quả:
- Mô hình được xây dựng, nhân rộng đáp ứng tốt yêu cầu phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở mức độ được đánh giá là ở vị trí nổi bật, hàng đầu trong toàn bộ công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm.
- Mô hình phải được hoạt động thường xuyên, liên tục đảm bảo theo quy chế hoạt động.
- Trong 01 năm mô hình phải trực tiếp hoặc tham gia giải quyết có hiệu quả ít nhất từ 01 vụ việc có liên quan đến ANTT.
- Khu dân cư, cấp xã, cấphuyện, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường nơi có mô hình hoạt động hàng năm phải đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”.
1.4. Về xếp loại và khen thưởng hàng năm:
- Ít nhất 02 năm liền trở lên(năm liền trước và năm đó) mô hình được xếp loại xuất sắc.
- Trong năm mô hình đó hoặc thành viên trong mô hình được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng).
1.5.Về hồ sơ lưu trữ: đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định, sạch sẽ, gọn gàng, khoa học.
2. Mô hình xuất sắc đảm bảo đủ các yêu cầu sau:
- Ít nhất 02 năm liền trở lên (năm liền trước và năm đó) mô hình được xếp loại tốt.
- Trong năm mô hình hoặc thành viên trong mô hình được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng).
- Không có thành viên nào của mô hình bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên, không để người thân vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố trước pháp luật;
- Hồ sơ đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định, sạch sẽ, gọn gàng, khoa học.
3. Mô hình hoạt động tốt đảm bảo đủ các yêu cầu sau:
- Duy trì hoạt động tích cực thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch, quy chế hoạt động.
- Kết quả hoạt động được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường ghi nhận.
- Định kỳ hàng năm có sơ kết, tổng kết và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.
- Trong năm mô hình đó hoặc thành viên trong mô hình được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp huyện và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng).
- Không có thành viên của mô hình nào bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không để người thân vi phạm pháp luật đến mức bị truy tố trước pháp luật.
- Hồ sơ đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định, khoa học.
4. Mô hình hoạt động khá đảm bảo đủ các yêu cầu sau:
- Duy trì hoạt động tích cực thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch, quy chế hoạt động.
- Kết quả hoạt động được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường ghi nhận.
- Định kỳ hàng năm có sơ kết, tổng kết và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.
- Trong năm mô hình đó hoặc thành viên trong mô hình được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp xã và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng).
- Hồ sơ đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định, khoa học.
5. Mô hình hoạt động trung bình
- Mô hình hoạt động chưa tích cực, mang tính thời vụ (các dịp lễ, Tết).
- Định kỳ hàng năm có sơ kết, tổng kết và có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.
- Được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường ghi nhận.
- Trong năm không được khen thưởng.
- Hồ sơ đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định.
6. Mô hình hoạt động yếu
- Mô hình không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng kém hiệu quả.
- Định kỳ hàng năm không sơ kết, tổng kết và không có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho thời gian tiếp theo.
- Không có hồ sơ hoặc hồ sơ không đảm bảo đầy đủ tài liệu theo quy định.
Điều 9. Tiêu chí xác định loại hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT
Phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT khá phong phú, đa dạng, không có hình mẫu chung. Do đó thống nhất phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bắc Ninhtheo 03 loại hình cơ bản sau:
1. Loại hình các tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT có chức năng tư vấn, chỉ đạo
- Đặt dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.
- Đây là các tổ chức không chuyên trách có nhiệm vụ tư vấn cho cấp ủy, chính quyền, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đề ra chủ trương, biện pháp và chỉ đạo công tác ANTT trên địa bàn, trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường.
- Các thành viên là người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, các ban, ngành, đoàn thể cùng cấp, do người đứng đầu cấp ủy Đảng hoặc chính quyền làm trưởng, người đứng đầu cơ quan (đơn vị, bộ phận) chức năng làm thường trực.
- Ví dụ: Ban Chỉ đạo, Hội đồng bảo vệ ANTT, Hội đồng ANTT...
2. Loại hình các tổ chức quần chúng đảmbảo ANTT có chức năng vừa quản lý, vừa thực hành
- Đặt dưới sự chỉ đạo của lực lượng chức năng về ANTT (Công an cấp xã).
- Có ban điều hành do người có uy tín, người có chức danh đứng đầu, được thành lập theo quyết định của chính quyền cơ sở.
- Có trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động cụ thể.
- Ví dụ: Ban Bảo vệ dân phố, Ban ANTT, Tổ dân phòng theo Quyết định 181 của UBND tỉnh...
3. Loại hình các tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT có chức năng thực hành, mang tính chất tự quản (tổ chức quần chúng tự quản về ANTT)
Đây là loại hình mô hình được thành lập tại địa bàn dân cư, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ ANTT ở cơ sở:
- Theo cơ cấu ở các cụm dân cư, khu phố, số nhà, như: Tổ ANND, tổ liên gia, hộ gia đình tự quản, số nhà tự quản, chung cư tự quản, khu nhà trọ an toàn...
- Theo vị trí địa lý, liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức bảo vệ ANTT, như: Cụm an ninh giáp ranh, liên kết Trường - Công an cấp xã, liên kết giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương đóng trên cùng một địa bàn...
- Theo cơ cấu ở các tổ, đội sản xuất, phân xưởng, phòng, ban, như: Tổ dân phòng, tổ an ninh công nhân...
- Theo lĩnh vực chuyên đề cụ thể hoặc mang tính mục tiêu, khẩu hiệu, như: Đội dân phòng PCCC, “Quản lý, giáo dục, cảm hóa và giúp đỡ chị em phụ nữ lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng”, “2 giảm, 4 giữ”, “2 không, 2 phòng”; “Tuyên truyền, vận động Nhân dân, con em trong gia đình không vi phạm pháp luật”…
- Nhằm thu hút đối tượng cụ thể vào hoạt động bảo vệ ANTT, như: Cựu chiến binh tham gia bảo đảm TTATGT, Đội thanh niên xung kích an ninh, Tuổi trẻ với công tác phòng chống tội phạm trên truyến giao thông, “CLB Phụ nữ tham gia công tác phòng chống tội phạm và TNXH”, Quỹ “Doanh nhân với ANTT”, Đội thiếu niên sao đỏ...
Điều 10. Quy trình xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT
1. Bước 1: Khảo sát, đánh giá tình hình địa bàn.
- Nghiên cứu chọn địa điểm: Chọn địa điểm để xây dựng mô hình cần tập trung ở các khu vực, điểm phức tạp về an toàn giao thông, ANTT.
- Đánh giá tình hình chung có liên quan: Đặc điểm địa bàn về địa lý, phân bổ dân cư, phong tục tập quán, tôn giáo, dân tộc.
- Tình hình ANTT trên địa bàn: Âm mưu, hoạt động của kẻ địch, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, các loại đối tượng trên địa bàn; những vụ việc gần đây.
- Tình hình Nhân dân: Chấp hành chủ trương, chính sách, pháp luật; những mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân.
- Tình hình hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở: Đảng, chính quyền, các đoàn thể; sự nhất trí, mâu thuẫn; các biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, vi phạm dân chủ.
- Tình hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, lực lượng nòng cốt, mô hình, ý thức cảnh giác, phòng ngừa của Nhân dân.
- Những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách mà các tội phạm có thể lợi dụng.
2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch, tuyên truyền vận động Nhân dân tham gia mô hình.
- Sau khi đã chọn địa điểm xây dựng mô hình, đề xuất cấp ủy cấp xã, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường ra nghị quyết chuyên đề chỉ đạo.
- Cơ quan (đơn vị) chức năng hoặc bộ phận được giao việc có trách nhiệm tham mưu xây dựng các văn bản liên quan đến xây dựng mô hình.
+ Kế hoạch xây dựng mô hình, cần thể hiện rõ mục tiêu, yêu cầu đạt được; tên gọi, tiêu chí của mô hình; đối tượng tham gia và tiêu chuẩn những người tham gia; nội dung mà mô hình tập trung giải quyết; hình thức, phương pháp tiến hành; công tác sơ, tổng kết; giải pháp, thời gian, kinh phí, phương tiện thực hiện và phân công, phân nhiệm cụ thể...).
+ Xây dựng quy chếhoạt động của mô hình xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, phương thức hoạt động;trách nhiệm của từng cá nhân và các mối quan hệ của tổ chức, cá nhân; các hình thức khuyến khích và kỷ luật; quy định về các khoản thu - chi duy trì hoạt động của mô hình đảm bảo đúng quy định của pháp luật...
+ Chương trình hành động, giao ước thi đua(quy chế phối hợp)...
- Tổ chức phát động tập trung, vận động cá biệt và tuyên truyền trên phương tiện truyền thanh, báo, truyền hình… giới thiệu về mục đích, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, hình thức động viên khen thưởng… một cách công khai, rộng rãi trong Nhân dân.
- Tổ chức họp Nhân dân: Thảo luận, lấy ý kiến của Nhân dân về kế hoạch, quy chế hoạt động, giao ước thi đua (quy chế phối hợp)... và lập danh sách các thành viên tham gia, dự kiến ban chủ nhiệm, các chức danh (chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, trưởng ban, phó trưởng ban, tổ trưởng, tổ phó...) và lực lượng nòng cốttrên cơ sở tự nguyện và tín nhiệm của Nhân dân.
- Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung trên với cấp có thẩm quyền (UBND cấp xã, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường)để ra quyết định công nhận mô hình.
- Chuẩn bị dự thảo quyết định thành lập mô hình, ban chủ nhiệm, danh sách thành viên.
- Hoàn thiện các tài liệu cần có trong hồ sơ của một mô hình, trình cấp có thẩm quyền xét duyệt.
- Chuẩn bị công cụ hỗ trợ trang bịcho mô hình
- Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết để ra mắt mô hình.
3. Bước 3: Tổ chức lễ phát động và ra mắt mô hình.
Sau khi cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập mô hình thì tổ chức lễ phát động và ra mắt mô hình. Đây là thủ tục cần thiết vừa mang tính chất tuân thủ pháp luật, vừa động viên khích lệ các thành viên tham gia mô hình, đồng thời gắn trách nhiệm, nghĩa vụ của các thành viên với tổ chức mà mình tham gia, trang bị phương tiện vật chất cần thiết để họ tổ chức lễ phát động ra mắt mô hình một cách trang trọng, tạo khí thế ban đầu.
- Xây dựng kế hoạch ra mắt mô hình báo cáo cấp có thẩm quyền.
- Tổ chức quán triệt trong cán bộ chủ chốt, các đoàn thể cùng cấp.
- Tổ chức họp dân (buổi lễ, hội nghị) ra mắt mô hình, tiến hành các công việc sau:
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
+ Trình bày báo cáo khảo sát, đánh giá tình hình địa bàn; kế hoạch xây dựng mô hình.
+ Công bố nghị quyết của cấp ủy chỉ đạo xây dựng mô hình và quyết định của Chủ tịch UBND về thành lập (công nhận) mô hình, ban chủ nhiệm và các chức danh.
+ Thông qua quy chế hoạt động mô hình, chương trình hành động.
+ Ban chủ nhiệm và các thành viên mô hình ra mắt.
+ Trao công cụ hỗ trợ, sổ tay ghi chép, văn phòng phẩm cho ban chủ nhiệm mô hình (nếu có).
+ Ký kết giao ước thi đua (quy chế phối hợp).
+ Đại diện Lãnh đạo cấp trên phát biểu.
+ Kết thúc buổi họp (buổi lễ, hội nghị).
4. Bước 4: Triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra, đánh giá.
- Tiếp tục tổ chức phát động tập trung, vận động cá biệt và tuyên truyền trên phương tiện truyền thanh, báo, truyền hình… giới thiệu về mục đích, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, hình thức động viên khen thưởng; đồng thời vận động Nhân dân tự nguyện xin tham gia mô hình.
- Triển khai thực hiện các nội dung đã nêu trong nghị quyết, kế hoạch và những nội dung đã nêu trong quy chế hoạt động.
- Tổ chức tập huấn về nội dung, quy chế, chức năng, nhiệm vụ, phương pháp hoạt động và những quyền hạn của tổ chức theo những quy định chung; đồng thời cơ quan chuyên môn phải tập huấn nghiệp vụ cho các thành viên, truyền đạt những kinh nghiệm xử lý đối với các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thi hành nhiệm vụ.
- Thường xuyên xây dựng kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát địa bàn xây dựng mô hình.
- Sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; biểu dương, đề nghị các cấp khen thưởng, động viên, nhân điển hình.
- Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng mô hình.
- Củng cố, kiện toàn ban chủ nhiệm, các chức danh và thành viên mô hình.
- Xây dựng kế hoạch, điều chỉnh các nội dung thực hiện trong thời gian tiếp theo.
Điều 11. Phương pháp nhân rộng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT vàđiển hình tiến tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
- Tổ chức hội nghị tổng kết để rút kinh nghiệm, tôn vinh các điển hình và phát động phong trào thi đua với điển hình.
- Tổ chức hội thảo để trao đổi kinh nghiệm của điển hình và áp dụng kinh nghiệm đó vào địa phương, đơn vị mình.
- Tổ chức Hội nghị ký kết thi đua với điển hình; hội nghị bình chọn điển hình.
- Tổ chức tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng; gửi thông báo kinh nghiệm, gương điển hình tiên tiên qua báo, Đài phát thanh, bản tin, trang website…
Điều 12. Quy trình thanh loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT
1. Bước 1: Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình hiện có (dựa vào tiêu chí đánh giá, phân loạimô hình tổ chức quần chúng đảm bảoANTT quy định tại Điều 8 của Quy định này).
2. Bước 2: Đề xuất cấp có thẩm quyền thanh loại mô hình.
3. Bước 3: Quyết định thanh loại mô hình.
- Việc thanh loại chỉ thực hiện đối với mô hình phân loại hoạt động yếu hoặc không còn phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương từ 02 năm liền trở lên.
- Sau khi có Quyết định thanh loại mô hình cần phải báo cáo với cơ quan Công an cấp trên và thông báo trên hệ thống truyền thanh về việc thanh loại, chấm dứt hoạt động của mô hình.
Điều 13. Hồ sơ mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT
Gồm các loại tài liệu sau:
- Báo cáo khảo sát tình hình ANTT trên địa bàn xây dựng mô hình.
- Tờ trình, báo cáo đề xuất xây dựng mô hình.
- Nghị quyết của Đảng ủy (Chi bộ) chỉ đạo xây dựng mô hình.
- Kế hoạch xây dựng mô hình.
- Quyết định thành lập ban chủ nhiệm mô hình và các chức.
- Quyết định công nhận mô hình và danh sách thành viên mô hình.
- Quy chế hoạt động mô hình (Quyết định ban hành Quy chế hoạt động).
- Chương trình hành động.
- Quyết định kiện toàn ban chủ nhiệm mô hình và các chức danh (khi có thay đổi).
- Quyết định kiện toàn mô hình khi có thay đổi thành viên tham gia mô hình.
- Các quyết định khen thưởng, kỷ luật.
- Các kế hoạch, báo cáo định kỳ theo Quy chế hoạt động mô hình và sơ kết, tổng kết hàng năm hoặc sổ nhật trình ghi chép đầy đủ quá trình hoạt động của mô hình.
- Các văn bản đánh giá, phân loại mô hình.
- Sổ theo dõi thu - chi quỹ (nếu có quỹ).
- Các tài liệu khác (nếu có).
Điều 14. Hồ sơ công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ(bao gồm cả công tác dân vận của lực lượng Công an; công tác phối hợp với các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, tổ chức đoàn thể; công tác công an xây dựng nông thôn mới...)
- Các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
- Các văn bản triển khai thực hiện và báo cáo kết quả thực hiện.
- Các văn bản báo cáo kết quả triển khai thực hiện của cấp dưới.
(Chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch, chương trình, hướng dẫn, quyết định, báo cáo, thông báo, công văn, văn bản đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT...).
Điều 15.Mốc tính thời gian đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và mô hình tổ chức quần chúng đảm bảoANTT
Để phù hợp với thời gian xét thi đua khen thưởng tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hàng năm, mốc thời gian đánh giá, phân loại mô hình và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ được tính từ ngày 16/10 năm trước đến ngày 15/10 năm sau (Riêng nhà trường mốc thời gian tính từ ngày tổng kết năm học trước đến trước tổng kết năm học sau).
Điều 16. Thẩm quyền xét duyệt thành lập, thanh loại, đánh giá,phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
1. Thẩm quyền đánh giá,phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
Định kỳ, đột xuất, cấp ủy, chính quyền khu dân cư, cấp xã, cấp huyện và Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường chỉ đạo; lực lượng chức năng cùng cấp (Công an, bảo vệ) hoặc bộ phận được giao việc tham mưu đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với địa bàn, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý và theo sự phân công, phân cấp cũng như đối với địa bàn, lĩnh vực của mình (bằng văn bản) để kịp thời đưa ra các giải pháp thúc đẩy phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phát triển, đồng thời phục vụ công tác xét duyệt thi đua khen thưởng tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hàng năm và trong các dịp sơ kết, tổng kết chuyên đề. Cụ thể như sau:
1.1. Bí thư chi bộ, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban công tác Mặt trận, Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường có trách nhiệm tự đánh giá,phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trên địa bàn khu dân cư,cơ quan, doanh nghiệp, nhà trườngmà mình là người đứng đầu.
1.2. UBNDcấp xã có thẩm quyền đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với các khu dân cư,nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và địa bàn xã mình.
1.3. UBND cấp huyện có thẩm quyền đánh giá,phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với các xã; cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý; các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan cấp tỉnh đóng trên địa bàn huyện theo sự phân công, phân cấp và địa bàn huyện mình.
1.4. UBND cấp tỉnh có thẩm quyền đánh giá,phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với cấpxã, cấp huyện, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh theo sự phân công, phân cấp và trên địa bàn toàn tỉnh Bắc Ninh.
2. Thẩm quyền xét duyệt xây dựng, thanh loại, đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT
2.1. Định kỳ, ban chủ nhiệm mô hình có trách nhiệm tự đánh giá,phân loại mô hình của mình.
2.2.Cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà trường, các tổ chức đoàn thể cùng cấp với cơ quan (đơn vị) chức năng hoặc bộ phận được giao việctham mưu đề nghị xây dựng mô hình có thẩm quyền xét duyệt, ra quyết định thành lập, thanh loạivà đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT trên địa bàn.
Chương 3
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG
Điều 17. Khen thưởng
Những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ nói chung, trong xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT nói riêng được đơn vị chức năng (bộ phận được giao việc) cùng cấp lựa chọn đề nghị các cấp biểu dương, khen thưởng đột xuất và định kỳ (sơ kết, tổng kết các chuyên đề, các chương trình phối hợp về thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT và tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ hàng năm) theo hướng dẫn cụ thể của từng cấp, từng ngành về đối tượng, tiêu chuẩn, số lượngvà hình thức khen thưởng.
Điều 18. Kỷ luật
- Tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật thì tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
- Thành viên của mô hình vi phạm quy chế hoạt động của mô hình thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hình thức cao nhất là khai trừ ra khỏi mô hình.
Điều 19. Kinh phí hoạt động
Chính quyền các cấp, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường căn cứ tình hình và điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị, cân đối ngân sách bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động thuộc lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội cũng như thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nói chung, công tác xây dựng, duy trì hoạt động, nhân rộng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT trên địa bàn, trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường theo quy định của Nhà nước và Bộ Tài chính; đồng thời có thể vận động các tầng lớp Nhân dân, các tập thể, cá nhân có lòng hảo tâm tự nguyện tham gia công tác này theo hướng xã hội hóa đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Chương 4
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 20. Trách nhiệm thi hành
1. Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (Ban Chỉ đạo 138) các cấp có trách nhiệm tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định này.
2. Chủ tịch UBND cấp huyện có thể điều chỉnh, bổ sung tiêu chí hoặc quy định mức đạt các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng không được thấp hơn mức quy định tại Quy định này; Đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này ở địa bàn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnhđóng trên địa bàn.
3. Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có thể điều chỉnh, bổ sung tiêu chí hoặc quy định mức đạt các tiêu chí cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường nhưng không được thấp hơn mức quy định tại Quy định này; Đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện Quy định này trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường do mình là người đứng đầu.
4. Lực lượng Công an các cấp là cơ quan thường trực có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này ở địa bàn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý và cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của cấp trên đóng trên địa bàn.
5. Công an tỉnh có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnhđánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của cấp huyện và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh; Đồng thời thẩm định kết quả đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ của khu dân cư, cấp xã, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường thuộc quyền quản lý của cấp xã, cấp huyện phục vụ công tác thi đua khen thưởng.
6. Quy định này được thực hiện thống nhất từ khu dân cư đếncấp tỉnh và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Trong quá trình thực hiện Quy định này có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các địa phương, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh (Công an tỉnh - Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ - PV05) để được hướng dẫn kịp thời./.
……………………………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……...……, ngày .......... tháng ........ năm 20........
BIỂU ĐIỂM
Đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm .....................
(Đối với khu dân cư, cấp xã, cấphuyện)
Mục
Tiêu chí đánh giá, phân loại
Điểm
Tối đa
Chấm điểm
I.
Tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
50
1.
Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
0
2.
Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
45
3.
Định kỳ đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với 100% địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý và theo phân công, phân cấp(nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,5 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)
5
II.
Thực hiện công tác phối hợp và xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT
41
1.
Công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với Quân sự, MTTQ, Dân vận, Hội Người Cao tuổi, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân cùng cấp
(4)
0
- Không có kế hoạch và báo cáo hàng năm
- Có đầy đủ kế hoạch, báo cáo hàng năm (cứ thiếu 01 văn bản trừ 0,25 điểm)
4
2.
Giải quyết các vụ việc thuộc thẩm quyền:
(5)
- Không có vụ việc xảy ra
5
- Kịp thời phát hiện hòa giải thành công 100% các mâu thuẫn trong nội bộ Nhân dân (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,25 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)
2,5
- Giải quyết vụ việc về lĩnh vực ANTT thuộc thẩm quyền của địa phương đạt từ 80% trở lên (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,5 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)
2,5
3.
Thực hiện công tác phát động, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Chương trình quốc gia PCTP, ma túy, buôn bán người
(13)
0
- Không thực hiện
- Có tổ chức phát động, tuyên truyền
(03)
1
+ Tổ chức phát động
+ Tổ chức tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức, hệ thống loa truyền thanh, viết tin bài...
1
+ Tổ chức tuyên truyền thông qua các kỳ tập huấn
1
+ Tổ chức tuyên truyền tập trung chuyên đề về ANTT:
(10)
3
-> Từ 01 buổi đến 03 buổi
-> Từ 04 buổi đến 08 buổi
6
-> Từ 09 buổi trở lên
10
4.
Xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT
(14)
0
- Không có mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT hoặc có nhưng 100% hoạt động yếu, hình thức
- Có mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT hoạt động trung bình (Có mô hình yếu cứ 10% trừ 1 điểm, làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)
8
+ Có tỷ lệ mô hình đạt khá trở lên trên 50%
2
+ Có mô hình đạt xuất sắc, mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc
2
- Định kỳ đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT ở cơ sở đối với 100% mô hình hiện có trên địa bàn, thuộc lĩnh vực phụ trách (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,2 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)
2
4.
Vận động đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú và quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng
(5)
0
- Không nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng
- Có nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng
1
+ Chưa có người tiến bộ
+ Có người tiến bộ
2
+ Có người tiến bộ không tái phạm
3
- Vận động được đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú
+ Không vận động được
0
+ Có vận động được
2
III.
Tổ chức Đảng (nơi có tổ chức Đảng), chính quyền, ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh
6
1.
Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ
4
2.
Không có cán bộ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên
1
3.
Nội bộ đoàn kết, thống nhất
1
IV.
Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học
3
1.
Đầy đủ theo quy định
2
2.
Sắp xếp khoa học, sạch sẽ, gọn gàng
1
Tổng cộng:
100
Xếp loại:
Xếp loại năm liền trước:
Khen thưởng trong năm:
Kết luận xếp loại:
CƠ QUAN (ĐƠN VỊ) THAM MƯU
(BỘ PHẬN ĐƯỢC GIAO VIỆC)
(Chữ ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ, họ tên)
PHÊ DUYỆT CỦA CẤP
CÓ THẨM QUYỀN
(Chữ ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ, học tên)
Ghi chú:
(1) Xếp loại phong trào xuất sắc: Ít nhất 02 năm liền trở lên (năm liền trước và năm đó) được xếp loại tốt về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; trong năm được cấp có thẩm quyền khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng), từ UBND cấp huyện và tương đương trở lên (đối với khu dân cư), từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên (đối với cấp xã, cấp huyện); năm đó Công an cùng cấp phải đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” trở lên, không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên; không có cá nhân cán bộ chủ chốt, công an viên của khu dân cư bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. (2) Xếp loại phong trào tốt: Đạt từ 95 điểm đến 100 điểm.(3) Xếp loại phong trào khá: Đạt từ 80 điểm đến dưới 95 điểm. (4) Xếp loại phong trào trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm. (5) Xếp loại phong trào yếu: Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” hoặc đạt dưới 50 điểm./.
……………………………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……...……, ngày .......... tháng ........ năm 20........
BIỂU ĐIỂM
Đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ năm .....................
(Đối với cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường)
Mục
Tiêu chí đánh giá, phân loại
Điểm
Tối đa
Chấm điểm
I.
Tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
50
1.
Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
0
2.
Đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT”
45
3.
Định kỳ đánh giá, phân loại phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối với 100% địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,5 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)
5
II.
Thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
41
(15)
0
1.
Thực hiện công tác phát động, tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, Chương trình quốc gia PCTP, ma túy, buôn bán người
- Không thực hiện
- Có tổ chức phát động, tuyên truyền
(3)
1
+ Tổ chức phát động
+ Tổ chức tuyên truyền lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức, hệ thống loa truyền thanh, viết tin bài...
1
+ Tổ chức tuyên truyền thông qua các kỳ tập huấn
1
+ Tổ chức tuyên truyền tập trung chuyên đề về ANTT:
(12)
3
-> Từ 01 buổi đến 03 buổi
-> Từ 04 buổi đến 08 buổi
8
-> Từ 09 buổi trở lên
12
2.
Thực hiện tốt công tác phối hợp với lực lượng Công an cùng cấp về nhiệm vụ đảm bảo ANTT
(2)
- Không có kế hoạch và báo cáo hàng năm
0
- Có đầy đủ kế hoạch, báo cáo hàng năm (cứ thiếu 01 văn bản trừ 1 điểm)
2
3.
Xây dựng mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT
(14)
0
- Không có mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT hoặc có nhưng 100% hoạt động yếu, hình thức
- Có mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT hoạt động trung bình(Có mô hình yếu cứ 10% trừ 1 điểm, làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)
8
+ Có tỷ lệ mô hình đạt khá trở lên trên 50%
2
+ Có mô hình đạt xuất sắc, mô hình điển hình tiên tiến tiêu biểu, xuất sắc
2
- Định kỳ đánh giá, phân loại mô hình tổ chức quần chúng đảm bảo ANTT ở cơ sở đối với 100% mô hình hiện có trong cơ quan, đơn vị (nếu giảm cứ mỗi 10% trừ 0,1 điểm; làm tròn lên 10% khi lẻ từ trên 5%)
2
4.
Vận động đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú và quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng
(10)
0
- Không nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng
- Có nhận quản lý, giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng
3
+ Chưa có người tiến bộ
+ Có người tiến bộ
5
+ Có người tiến bộ không tái phạm
7
- Có vận động được đối tượng phạm tội, đối tượng truy nã ra đầu thú, tự thú
3
III.
Tổ chức Đảng (nơi có tổ chức Đảng), chính quyền, ban, ngành, đoàn thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh
6
1.
Thực hiện tốt công tác dân vận và quy chế dân chủ
4
2.
Không có cán bộ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên
1
3.
Nội bộ đoàn kết, thống nhất
1
IV.
Hồ sơ lưu trữ đầy đủ theo quy định, khoa học
3
1.
Đầy đủ theo quy định
2
2.
Sắp xếp khoa học, sạch sẽ, gọn gàng
1
Tổng cộng:
100
Xếp loại:
Xếp loại năm liền trước:
Khen thưởng trong năm:
Kết luận xếp loại.:
CƠ QUAN (ĐƠN VỊ) THAM MƯU
(BỘ PHẬN ĐƯỢC GIAO VIỆC)
(Chữ ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ, họ tên)
PHÊ DUYỆT CỦA CẤP
CÓ THẨM QUYỀN
(Chữ ký, đóng dấu và ghi rõ chức vụ, học tên)
Ghi chú:
(1) Xếp loại phong trào xuất sắc: Ít nhất 02 năm liền trở lên (năm liền trước và năm đó) được xếp loại tốt về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; trong năm được cấp có thẩm quyền từ UBND cấp tỉnh và tương đương trở lên khen thưởng (quy định trong Luật Thi đua khen thưởng); năm đó lực lượng bảo vệ chuyên trách đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trở lên (nếu có), không có cá nhân bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên. (2) Xếp loại phong trào tốt: Đạt từ 95 điểm đến 100 điểm. (3) Xếp loại phong trào khá: Đạt từ 80 điểm đến dưới 95 điểm. (4) Xếp loại phong trào trung bình: Đạt từ 50 điểm đến dưới 80 điểm. (5) Xếp loại phong trào yếu: Không đạt tiêu chuẩn “An toàn về ANTT” hoặc đạt dưới 50 điểm./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Ninh",
"promulgation_date": "28/05/2019",
"sign_number": "804/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Tử Quỳnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Quyet-dinh-74-2011-QD-UBND-le-phi-dang-ky-giao-dich-bao-dam-phi-cung-cap-thong-134052.aspx | Quyết định 74/2011/QĐ-UBND lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 74/2011/QĐ-UBND
Đồng Xoài, ngày 30 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM, PHÍ CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND, UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18/5/2011 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh về việc quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 176/TTr-STP ngày 21/12/2011,
QUYẾTĐỊNH:
Điều 1. Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm trên địa bàn tỉnh.
Quyết định đối với:
1. Tổ chức, cá nhân yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, tài sản kê biên; cung cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án phải nộp các khoản lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.
2. Các cơ quan được thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm quy định tại Khoản 3, Điều này có trách nhiệm thực hiện việc thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí, phí thu được theo quy định tại Nghị quyết này.
Điều 2. Không thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm đối với các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp không thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm:
a) Các cá nhân, hộ gia đình khi đăng ký giao dịch bảo đảm để vay vốn tại các tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh thì không phải nộp lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;
b) Yêu cầu sửa sai sót về nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính do lỗi của đăng ký viên;
c) Thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, yêu cầu thay đổi nội dung đã thông báo việc kê biên tài sản thi hành án, xóa thông báo việc kê biên.
2. Các trường hợp không thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm:
a) Chấp hành viên yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản kê biên;
b) Điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán yêu cầu cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động tố tụng.
Điều 3. Cơ quan được thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm gồm:
1. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường;
2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện;
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã trong trường hợp được Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện ủy quyền thực hiện đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân cư trú tại các xã ở xa huyện lỵ.
Điều 4. Mức thu
1. Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm:
a) Đăng ký giao dịch bảo đảm là 70.000đồng/hồ sơ;
b) Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm là 60.000đồng/hồ sơ;
c) Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký là 50.000đồng/hồ sơ;
d) Xoá đăng ký giao dịch bảo đảm là 20.000đồng/hồ sơ.
2. Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (bao gồm cả trường hợp cung cấp văn bản chứng nhận hoặc bản sao văn bản chứng nhận về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án) là 25.000 đồng/trường hợp.
Điều 5. Quản lý và sử dụng
1. Cơ quan thu phí, lệ phí được trích để lại 85% trên tổng số tiền phí, lệ phí thu được, số còn lại là 15% phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Số tiền phí, lệ phí trích để lại được cân đối vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan và được sử dụng theo đúng hướng dẫn tại Khoản 3, Điều 4 Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp. Cuối năm nếu chưa sử dụng hết phải nộp số còn lại vào ngân sách Nhà nước.
2. Các nội dung khác liên quan đến việc thu, nộp, quản lý, sử dụng, công khai chế độ thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm không đề cập tại Nghị quyết này được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp.
Điều 6. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tài nguyên vàMôi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH
Trương Tấn Thiệu | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Phước",
"promulgation_date": "30/12/2011",
"sign_number": "74/2011/QĐ-UBND",
"signer": "Trương Tấn Thiệu",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-875-QD-UBND-2013-Ke-hoach-trien-khai-van-ban-phap-luat-Tay-Ninh-212806.aspx | Quyết định 875/QĐ-UBND 2013 Kế hoạch triển khai văn bản pháp luật Tây Ninh | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 875/QĐ-UBND
Tây Ninh, ngày 16 tháng 5 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2013
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 417/QĐ-BTP, ngày 07/02/2013 của Bộ Tư pháp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013;
Căn cứ Quyết định số 298/QĐ-UBND, ngày 07/02/2013 của UBND tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp - cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tại Tờ trình số 682/TTr-STP, ngày 26 tháng 4 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổ chức triển khai các văn bản pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2013.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở; thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn; Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu Thủy
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC TRIỂN KHAI CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH NĂM 2013
(Ban hành kèm theo Quyết định số 875/QĐ-UBND, ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)
Thực hiện Quyết định số 417/QĐ-BTP, ngày 07/02/2013 của Bộ Tư pháp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 và Quyết định số 298/QĐ-UBND, ngày 07/02/2013 của UBND tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai các văn bản pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2013 như sau:
1/ Mục đích, yêu cầu:
- Mục đích: Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các cấp, ngành và toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh về pháp luật xử lý vi phạm hành chính; giám định Tư pháp; phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tác hại của thuốc lá và pháp luật về lao động.
- Yêu cầu: Kế hoạch này phải được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc từ tỉnh đến cơ sở. Việc tổ chức triển khai phải thiết thực, có hiệu quả, tránh phô trương, hình thức.
2/ Đối tượng, phạm vi thực hiện:
Kế hoạch được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh cho các đối tượng sau:
a. Tổ chức Hội nghị triển khai ở cấp tỉnh:
- Lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh.
- Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.
- Cán bộ pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh.
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã.
- Trưởng hoặc Phó Phòng Tư pháp các huyện, thị xã.
b. Tổ chức Hội nghị triển khai ở cấp huyện:
- Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể huyện.
- Báo cáo viên pháp luật cấp huyện.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Công chức Tư pháp – Hộ tịch xã, phường, thị trấn.
c. Sau khi tổ chức Hội nghị triển khai ở cấp huyện, cấp xã triển khai rộng rãi cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn.
3/ Nội dung :
- Bộ Luật Lao động năm 2012;
- Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật;
- Luật Xử lý vi phạm hành chính;
- Luật Giám định Tư pháp;
- Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;
- Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
4. Thời gian, địa điểm :
a. Thời gian tổ chức Hội nghị triển khai:
- Cấp tỉnh tổ chức trong tháng 6/2013.
- Cấp huyện tổ chức Hội nghị ngay sau Hội nghị của cấp tỉnh.
b. Thời gian và địa điểm tổ chức Hội nghị triển khai ở cấp tỉnh sẽ có thông báo cụ thể.
5. Kinh phí tổ chức Hội nghị triển khai: Sử dụng trong kinh phí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013.
6. Phân công trách nhiệm:
- Căn cứ Kế hoạch này, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai các văn bản pháp luật năm 2013 trên địa bàn.
- Sở Tư pháp phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị nội dung, tài liệu, báo cáo viên và công tác tổ chức Hội nghị triển khai pháp luật ở cấp tỉnh đạt hiệu quả.
Trên đây là Kế hoạch triển khai các văn bản pháp luật trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2013; đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện./.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu Thủy | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tây Ninh",
"promulgation_date": "16/05/2013",
"sign_number": "875/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thị Thu Thủy",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-433-QD-UBND-2018-phe-duyet-ke-hoach-su-dung-dat-Da-Teh-Lam-Dong-384421.aspx | Quyết định 433/QĐ-UBND 2018 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất Đạ Tẻh Lâm Đồng | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 433/QĐ-UBND
Lâm Đồng, ngày 05 tháng 3 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018 HUYỆN ĐẠ TẺH, TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Xét đề nghị của UBND huyện Đạ Tẻh tại Tờ trình số 08/TTr-UBND ngày 18/01/2018, Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 80/TTr-STNMT ngày 08/02/2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2018 của huyện Đạ Tẻh với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
1. Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch theo Phụ lục 1.
2. Kế hoạch thu hồi các loại đất theo Phụ lục 2.
3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất theo Phụ lục 3.
(Chi tiết theo Báo cáo thuyết minh tổng hợp và bản đồ kế hoạch sử dụng đất năm 2018 huyện Đạ Tẻh đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định).
Điều 2. Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện Đạ Tẻh có trách nhiệm:
1. Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai;
2. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt;
3. Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký.
Nơi nhận:
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- TTHU, TTHĐND huyện Đạ Tẻh;
- Phòng TN&MT huyện Đạ Tẻh;
- Phân viện QH&TKNN Miền Nam;
- Lãnh đạo VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, ĐC, XD2, LN, TKCT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Đoàn Văn Việt
PHỤ LỤC 1.
PHÂN BỔ DIỆN TÍCH CÁC LOẠI ĐẤT TRONG NĂM KẾ HOẠCH 2018
Đơn vị tính: ha
Số thứ tự
Chỉ tiêu sử dụng đất
Tổng diện tích (ha)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính (ha)
Thị trấn Đạ Tẻh
Xã An Nhơn
Xã Quốc Oai
Xã Mỹ Đức
Xã Quảng Trị
Xã Đạ Lây
Xã Hương Lâm
Xã Triệu Hải
Xã Hà Đông
Xã Đạ Kho
Xã Đạ Pal
1
Đất nông nghiệp
46.997,61
2.058,77
6.351,30
6.621,19
9.437,20
5.971,48
2.615,85
2.122,55
3.032,08
391,09
3.501,40
4.894,71
1.1
Đất trồng lúa
2.692,39
1.058,53
623,92
145,72
65,20
78,51
235,22
50,72
151,43
61,68
219,75
1,71
Trđó: Đất chuyên trồng lúa nước
1.588,35
829,91
237,46
78,65
64,35
4,08
2,02
124,62
57,74
189,52
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
1.811,80
190,26
277,03
120,97
100,54
105,47
272,66
189,45
92,48
62,94
240,87
159,13
1.3
Đất trồng cây lâu năm
9.624,12
673,26
384,40
1.301,00
1.519,79
957,88
688,28
906,37
679,16
258,62
1.157,82
1.097,54
1.4
Đất rừng phòng hộ
4.984,11
2.615,12
2.368,99
1.6
Đất rừng sản xuất
27.651,29
117,19
5.053,19
5.010,21
5.102,65
2.441,21
1.390,98
958,06
2.088,22
1.858,23
3.631,35
1.7
Đất nuôi trồng thuỷ sản
100,67
19,53
10,56
9,49
16,31
10,73
2,31
5,95
0,73
7,85
12,23
4,98
1.9
Đất nông nghiệp khác
133,23
2,20
33,80
17,59
8,69
26,40
12,00
20,05
12,50
2
Đất phi nông nghiệp
2.661,54
410,41
279,65
209,86
592,41
204,04
221,23
100,08
95,52
50,07
334,74
163,54
2.1
Đất quốc phòng
31,72
2,51
26,69
1,00
1,52
2.2
Đất an ninh
2,48
2,48
2.6
Đất thương mại, dịch vụ
3,59
1,43
0,50
0,10
0,37
1,19
2.7
Đất cơ sở sản xuất PNN
59,58
23,21
13,17
7,87
6,20
0,75
0,42
7,97
2.9
Đất phát triển hạ tầng
1.326,87
169,53
160,22
93,06
451,47
117,90
72,93
23,45
45,06
17,37
110,80
65,09
2.12
Đất bãi thải, xử lý chất thải
2,29
0,16
0,49
1,64
2.13
Đất ở tại nông thôn
282,24
38,89
25,89
35,74
22,10
27,61
13,70
20,93
18,49
55,99
22,90
2.14
Đất ở tại đô thị
121,67
121,67
2.15
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
17,37
4,89
0,24
0,20
3,18
1,36
0,89
0,62
0,32
0,74
3,08
1,85
2.18
Đất cơ sở tôn giáo
6,86
1,99
1,08
1,55
2,24
2.19
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
60,82
16,74
5,23
5,48
3,69
6,83
7,15
2,41
4,21
1,03
7,01
1,04
2.20
Đất SXVL xây dựng, làm đồ gốm
44,58
1,10
1,60
18,73
23,15
2.21
Đất sinh hoạt cộng đồng
6,97
0,92
0,51
0,77
0,58
0,66
0,12
1,67
0,26
0,74
0,74
2.22
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
0,69
0,69
2.24
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
645,06
61,52
60,89
83,28
62,67
52,70
60,44
49,30
23,33
11,76
123,17
56,00
2.25
Đất có mặt nước chuyên dùng
48,76
1,73
24,39
8,24
14,40
3
Đất chưa sử dụng
3.037,14
24,64
275,02
1.800,25
380,59
124,53
25,91
115,45
97,70
105,71
87,34
PHỤ LỤC 2.
KẾ HOẠCH THU HỒI ĐẤT NĂM 2018
Đơn vị tính: ha
Số thứ tự
Chỉ tiêu sử dụng đất
Tổng diện tích (ha)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính (ha)
Thị trấn Đạ Tẻh
Xã An Nhơn
Xã Quốc Oai
Xã Mỹ Đức
Xã Quảng Trị
Xã Đạ Lây
Xã Hương Lâm
Xã Triệu Hải
Xã Hà Đông
Xã Đạ Kho
Xã Đạ Pal
1
Đất nông nghiệp
98,83
32,27
1,30
0,33
5,16
0,28
18,22
0,60
0,86
1,01
0,14
38,66
1.1
Đất trồng lúa
22,54
21,00
0,70
0,53
0,31
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
30,68
8,62
0,18
0,28
0,70
0,14
20,76
1.3
Đất trồng cây lâu năm
28,97
2,65
0,60
0,15
5,16
0,28
1,58
0,60
0,05
17,90
1.4
Đất rừng sản xuất
16,64
16,64
2
Đất phi nông nghiệp
1,67
0,79
0,24
0,50
0,14
2.1
Đất phát triển hạ tầng
0,93
0,69
0,24
2.2
Đất ở nông thôn
0,14
0,14
2.3
Đất ở tại đô thị
0,03
0,03
2.4
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
0,57
0,07
0,50
PHỤ LỤC 3.
KẾ HOẠCH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2018
Đơn vị tính: ha
Số thứ tự
Chỉ tiêu sử dụng đất
Tổng diện tích (ha)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính (ha)
Thị trấn Đạ Tẻh
Xã An Nhơn
Xã Quốc Oai
Xã Mỹ Đức
Xã Quảng Trị
Xã Đạ Lây
Xã Hương Lâm
Xã Triệu Hải
Xã Hà Đông
Xã Đạ Kho
Xã Đạ Pal
1
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp
141,76
41,93
1,48
2,63
12,50
2,73
23,43
0,75
1,00
1,53
15,02
38,76
1.1
Đất trồng lúa
23,12
21,18
0,76
0,03
0,08
0,10
0,61
0,36
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
1.2
Đất trồng cây hàng năm
32,98
9,62
0,05
0,18
1,00
0,10
0,28
0,75
0,19
20,81
1.3
Đất trồng cây lâu năm
66,32
8,43
0,67
2,42
12,50
1,65
6,69
0,65
0,11
0,42
14,83
17,95
1.4
Đất rừng sản xuất
16,64
16,64
1.5
Đất nuôi trồng thủy sản
2,70
2,70
2
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
50,29
2,20
7,00
17,59
11,00
12,50
2.1
Đất nông nghiệp chuyển sang đất nông nghiệp khác
50,29
2,20
7,00
17,59
11,00
12,50 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Lâm Đồng",
"promulgation_date": "05/03/2018",
"sign_number": "433/QĐ-UBND",
"signer": "Đoàn Văn Việt",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-23-KH-UBND-2023-kiem-tra-hoat-dong-kiem-soat-thu-tuc-hanh-chinh-Can-Tho-553387.aspx | Kế hoạch 23/KH-UBND 2023 kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính Cần Thơ | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 23/KH-UBND
Cần Thơ, ngày 06 tháng 02 năm 2023
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định hành chính; Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 01/2020/TT-VPCP ngày 21 tháng 10 năm 2020 của Văn phòng Chính phủ quy định chế độ báo cáo định kỳ và quản lý, sử dụng, khai thác hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ; để có cơ sở đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm soát thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2023 trên địa bàn thành phố, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU VÀ PHẠM VI KIỂM TRA
1. Mục đích
a) Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính tại các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nhất là trong việc rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính, đánh giá tác động thủ tục hành chính; công bố, công khai thủ tục hành chính; chuyển đổi hồ sơ điện tử, nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính. Nắm tình hình triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính để có biện pháp chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính;
b) Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, vướng mắc trong công tác chỉ đạo, điều hành về kiểm soát và cải cách thủ tục hành chính, tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, thay thế, bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, không hợp pháp, không phù hợp với thực tế;
c) Tăng cường vai trò trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính. Nâng cao và tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong việc triển khai thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
2. Yêu cầu
a) Việc kiểm tra phải thực hiện nghiêm túc, khách quan, công khai, minh bạch và không gây trở ngại đến hoạt động của các đơn vị kiểm tra;
b) Việc kiểm tra phải thực hiện đúng nội dung, thẩm quyền, quy trình; phù hợp với yêu cầu thực tế và đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
c) Kết quả kiểm tra được tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố để biểu dương những tập thể, cá nhân triển khai thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính và chấn chỉnh xử lý kịp thời các hành vi sai trái, thiếu sót trong hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; xử lý nghiêm các trường hợp tự đặt ra thủ tục hành chính, hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật, chậm trễ trong việc giải quyết thủ tục hành chính và gây khó khăn phiền hà, nhũng nhiễu đối với tổ chức, cá nhân trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Những kiến nghị sau khi kiểm tra phải được các cơ quan đơn vị thực hiện nghiêm túc và có báo cáo kết quả khắc phục. Trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện việc phúc tra, tái kiểm tra đối với cơ quan, đơn vị;
d) Thủ trưởng sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, xác định công tác kiểm soát thủ tục hành chính là công việc trọng tâm, thường xuyên, liên tục trong công tác chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị, địa phương.
3. Phạm vi
a) Kiểm tra trực tiếp việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính; việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã theo kế hoạch;
b) Kiểm tra đột xuất đối với một số cơ quan, địa phương có phản ánh, kiến nghị trong việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính hoặc qua phản ánh của các cơ quan thông tin, báo chí;
c) Những cơ quan, địa phương không thuộc đối tượng được kiểm tra theo kế hoạch có trách nhiệm tự kiểm tra hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, địa phương mình và báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 31 tháng 10 năm 2023 để tổng hợp kết quả kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
II. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC KIỂM TRA
1. Nội dung kiểm tra
a) Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính:
b) Việc thực hiện đánh giá tác động thủ tục hành chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo (nếu có).
c) Việc thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính:
d) Việc giải quyết thủ tục hành chính:
đ) Việc rà soát, đánh giá thủ tục hành chính:
g) Công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính:
h) Triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính:
i) Công tác triển khai thực hiện Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2020 - 2025 và Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính:
k) Tình hình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính:
l) Tình hình, kết quả triển khai Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cách thức kiểm tra
Đoàn kiểm tra sẽ thông báo cho cơ quan, địa phương được kiểm tra về chương trình, thời gian kiểm tra chậm nhất 10 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra. Trường hợp kiểm tra đột xuất, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố thành lập Đoàn kiểm tra và thông báo cho cơ quan, địa phương được kiểm tra chậm nhất 03 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra; hoặc được thực hiện theo kế hoạch kiểm tra cải cách hành chính năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố và Tổ công tác theo dõi việc thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố;
Đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp với cơ quan, địa phương được kiểm tra để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Cơ quan, địa phương được kiểm tra báo cáo tình hình, kết quả triển khai hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính theo các nội dung của kế hoạch kiểm tra. Sau khi kết thúc đợt kiểm tra, Đoàn kiểm tra thông qua biên bản kiểm tra, dự thảo kết luận kiểm tra, tổ chức, cá nhân được kiểm tra đưa ra ý kiến tiếp thu, giải trình cụ thể đối với các nội dung kiểm tra nêu tại dự thảo kết luận. Chậm nhất sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra, cơ quan, địa phương được kiểm tra phải có báo cáo bằng văn bản đến Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
III. THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA
Đoàn kiểm tra do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định thành lập với thành phần như sau:
- Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng đoàn;
- Lãnh đạo, công chức một số sở, ngành liên quan (nếu có);
- Công chức phụ trách Kiểm soát thủ tục hành chính.
IV. DANH SÁCH CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA
Giao Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện kiểm tra toàn diện công tác kiểm soát thủ tục hành chính năm 2023 trên địa bàn thành phố và thông báo thời gian kiểm tra cụ thể đến các cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
Thời gian kiểm tra:
- Kiểm tra định kỳ: thực hiện từ tháng 01 đến hết tháng 10 năm 2023.
- Kiểm tra đột xuất: Trong năm 2023.
V. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TRA; ĐOÀN KIỂM TRA VÀ CƠ QUAN, ĐƠN VỊ PHỐI HỢP KIỂM TRA
1. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị được kiểm tra
a) Phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra trong quá trình thực hiện kiểm tra;
b) Báo cáo trung thực, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Tiếp thu và thực hiện các kiến nghị, yêu cầu, kết luận của Đoàn kiểm tra hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền;
d) Chậm nhất sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết luận kiểm tra phải báo cáo bằng văn bản đến cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra về tình hình, kết quả thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại và xử lý hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra.
2. Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra
a) Xây dựng chương trình kiểm tra cụ thể trên cơ sở các thông tin, hồ sơ, tài liệu về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị được kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo đúng Kế hoạch đã được phê duyệt;
c) Thu thập và sử dụng các thông tin, hồ sơ, tài liệu do cơ quan, đơn vị được kiểm tra cung cấp phục vụ cho việc kiểm tra;
d) Kịp thời báo cáo kết quả kiểm tra với cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra để ban hành và thông báo kết luận kiểm tra cho các cơ quan, đơn vị được kiểm tra biết, thực hiện;
đ) Căn cứ điều kiện cụ thể và nội dung kiểm tra, Đoàn kiểm tra báo cáo người có thẩm quyền để mời một số cơ quan, đơn vị và các cơ quan thông tấn, báo chí cử cán bộ, công chức tham dự hoạt động của Đoàn kiểm tra;
e) Lập và lưu giữ hồ sơ, tài liệu kiểm tra.
3. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị phối hợp kiểm tra
a) Cử cán bộ, công chức tham gia Đoàn kiểm tra đầy đủ, đúng thành phần;
b) Thực hiện nội dung công việc được phân công;
c) Phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố.
2. Lãnh đạo cơ quan, đơn vị được kiểm tra sắp xếp thành phần tham gia làm việc với Đoàn kiểm tra, bao gồm: Lãnh đạo cơ quan, đơn vị; Lãnh đạo, công chức phòng chuyên môn nghiệp vụ; Lãnh đạo, công chức khác nếu cơ quan, đơn vị được kiểm tra xét thấy cần thiết; Công chức đầu mối thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị.
3. Các cơ quan, đơn vị được kiểm tra gửi báo cáo tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính về Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố chậm nhất trước 05 ngày làm việc tính từ ngày Đoàn kiểm tra đến làm việc (theo Đề cương đính kèm).
4. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân quận, huyện; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn:
a) Chủ động xây dựng kế hoạch và tự tổ chức kiểm tra tại các phòng, ban chuyên môn và đơn vị trực thuộc (việc kiểm tra phải đảm bảo trên 50% phòng, ban chuyên môn, đơn vị trực thuộc có thực hiện thủ tục hành chính được kiểm tra);
b) Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức;
c) Báo cáo kết quả kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị và đơn vị trực thuộc vào nội dung báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính định kỳ của cơ quan, đơn vị.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố./.
(Đính kèm Đề cương Báo cáo)
Nơi nhận:
- Cục KSTTHC, VPCP:
- TT. TU, TT. HĐND TP;
- UBMTTQVN TP và các đoàn thể;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBNBTP;
- BQL các KCX&CN Cần Thơ;
- UBND quận, huyện;
- UBND xã, phường, thị trấn;
- VP UBND TP (2,3,4,5,6,7);
- Cổng TTĐT thành phố;
- Lưu: VT, QN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Việt Trường
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Kế hoạch số: 23/KH-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính:
- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
- Tình hình đôn đốc, tổ chức thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
- Công tác tổ chức, nhân sự thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
- Tình hình bố trí và sử dụng kinh phí kiểm soát thủ tục hành chính; những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện (nếu có).
2. Đánh giá tác động thủ tục hành chính và việc tiếp thu, giải trình nội dung tham gia ý kiến về quy định thủ tục hành chính của cơ quan chủ trì soạn thảo
Việc đánh giá tác động thủ tục hành chính trong lập đề nghị xây dựng và dự thảo Văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố (nếu được giao trong luật).
Cơ quan, đơn vị cần nêu rõ việc tiếp thu, giải trình của cơ quan chủ trì soạn thảo đối với ý kiến về quy định thủ tục hành chính của các cơ quan tham gia thẩm định (nếu có).
3. Về công bố, công khai thủ tục hành chính
- Tình hình công bố thủ tục hành chính: tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định công bố kịp thời theo quy định; tổng số Quyết định công bố đang áp dụng, tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị trong đó bao gồm cả thủ tục giải quyết qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông; thủ tục thực hiện qua bưu chính công ích, thủ tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
- Tình hình, kết quả công khai thủ tục hành chính: tính đầy đủ, kịp thời của thủ tục hành đã được công bố (niêm yết tại đơn vị và trên Trang thông tin điện tử của đơn vị); nội dung, kết cấu và hình thức công khai.
4. Về giải quyết thủ tục hành chính
- Việc giải quyết thủ tục hành chính dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính, nội dung thủ tục hành chính được niêm yết tại nơi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông tin công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính;
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ;
- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị
+ Tổng hồ sơ giải quyết bao gồm hồ sơ giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, theo dịch vụ công trực tuyến, qua bưu chính công ích. Trong đó: Số hồ sơ mới tiếp nhận, Số hồ sơ từ kỳ báo cáo trước chuyển qua..;
+ Giải quyết đúng hạn, trễ hạn.
- Việc triển khai mẫu văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức khi giải quyết trễ hạn hồ sơ thủ tục hành chính quy định tại Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ.
- Việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính và trách nhiệm cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính.
5. Về rà soát, đánh giá thủ tục hành chính
- Việc xây dựng, ban hành kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và tổ chức triển khai kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
- Tiến độ, kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính theo kế hoạch được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt;
- Việc xử lý kết quả rà soát, đánh giá; tình hình, kết quả thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được cấp có thẩm quyền thông qua hoặc phê duyệt.
6. Về tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính
- Tổng số phản ánh, kiến nghị đã tiếp nhận trong kỳ báo cáo, trong đó: Số phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính; Số phản ánh, kiến nghị về hành vi hành chính;
- Tình hình, kết quả xử lý: Số phản ánh, kiến nghị đã chuyển xử lý, số phản ánh, kiến nghị đã có kết quả xử lý.
7. Công tác truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
- Kế hoạch và quá trình triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông về kiểm soát thủ tục hành chính (bao gồm cả truyền thông nội bộ và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng);
- Kế hoạch số 124/KH-UBND ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành kế hoạch truyền thông về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
- Tính đầy đủ, kịp thời, chính xác việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân được kiểm tra.
8. Triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- Tình hình bố trí công chức Bộ phận Một cửa; trang thiết bị Bộ phận Một cửa....;
- Xây dựng quy trình nội bộ;
- Tỷ lệ thủ tục hành chính thực hiện việc tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa;
- Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại địa phương (việc lập sổ theo dõi tình hình giải quyết thủ tục hành chính của đơn vị; triển khai thủ tục hành chính tiếp nhận toàn bộ quy trình, việc cập nhật chính xác, kịp thời hồ sơ giải quyết lên Hệ thống thông tin một cửa điện tử...);
- Triển khai thực hiện thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính;
- Tình hình, kết quả thực hiện đánh giá về việc giải quyết thủ tục hành chính;
- Tình hình, kết quả đề xuất các thủ tục hành chính thực hiện liên thông (nếu có).
9. Công tác triển khai thực hiện Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2020 - 2025 và Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 29 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
- Rà soát, phân loại kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực;
- Đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác số hóa;
- Bố trí cán bộ công chức phụ trách việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
- Tỷ lệ số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính;
- Kết quả thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực (triển khai tại Công văn số 223/STTTT-TTCNTT&TT ngày 11 tháng 02 năm 2022 của Sở Thông tin và Truyền thông).
- Tình hình thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia, dữ liệu chuyên ngành và các phần mềm nghiệp vụ ngành dọc với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính.
10. Tình hình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
- Rà soát, tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết lên Cổng Dịch vụ công Quốc gia;
- Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng;
- Thực hiện thanh toán phí/lệ phí trực tuyến;
- Tình hình thực hiện cung cấp dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.
- Ký số, trả kết quả trên môi trường mạng.
11. Nội dung khác
- Phúc tra việc thực hiện kết luận kiểm tra của Đoàn kiểm tra công tác kiểm soát thủ tục hành chính của lần kiểm tra trước;
- Về công tác thanh tra, kiểm tra: số lần kiểm tra việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính; hình thức kiểm tra; kết quả kiểm tra;
- Việc khen thưởng, xử lý cán bộ, công chức vi phạm quy định về kiểm soát thực hiện thủ tục hành chính;
- Tình hình, kết quả thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Tình hình thực hiện liên thông các thủ tục hành hành chính về Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế (cấp mới, cấp đổi và cấp lại) cho trẻ em dưới 6 tuổi; Thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc và điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu; Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng chế độ tử tuất, hỗ trợ mai táng phí, hưởng mai táng phí trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Tình hình thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận tại Bộ phận Một cửa các cấp.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
- Đánh giá chung về hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, đơn vị. So sánh hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính kỳ này với cùng kỳ năm trước;
- Tự đánh giá mức độ hoàn thành công tác kiểm soát thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị;
- Đánh giá những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính:
+ Nêu cụ thể những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế tại cơ quan, đơn vị trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính;
+ Phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
III. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ
Nêu những định hướng, mục tiêu cơ bản, những giải pháp, nhiệm vụ cụ thể trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính sẽ được tập trung thực hiện trong thời gian tới.
IV. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh chính sách, pháp luật về thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính (nếu phát hiện có thiếu sót, bất cập);
- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính (nếu có vướng mắc);
- Đề xuất các giải pháp, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, khắc phục những khó khăn, vướng mắc;
- Các nội dung cụ thể khác cần kiến nghị, đề xuất./.
Ghi chú: Các mục không có nội dung, số liệu báo cáo, đề nghị cơ quan, đơn vị ghi rõ “không có”. | {
"issuing_agency": "Thành phố Cần Thơ",
"promulgation_date": "06/02/2023",
"sign_number": "23/KH-UBND",
"signer": "Trần Việt Trường",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-173-QD-UBND-cong-bo-bo-thu-tuc-hanh-chinh-122981.aspx | Quyết định 173/QĐ-UBND công bố bộ thủ tục hành chính | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 173/QĐ-UBND
Sóc Trăng, ngày 07 tháng 08 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH SÓC TRĂNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh tại công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương và Tổ trưởng Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương tỉnh Sóc Trăng.
1. Trường hợp thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được ban hành thì áp dụng theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
2. Trường hợp thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa được công bố tại Quyết định này hoặc có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này thì được áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập nhật để công bố.
Điều 2. Sở Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 của Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên cập nhật để trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố những thủ tục hành chính nêu tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này. Thời hạn cập nhật hoặc loại bỏ thủ tục hành chính này chậm nhất không quá 10 ngày kể từ ngày văn bản quy định thủ tục hành chính có hiệu lực thi hành.
Đối với các thủ tục hành chính nêu tại khoản 2 Điều 1 Quyết định này, Sở Công thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Tổ công tác thực hiện Đề án 30 trình Ủy ban nhân dân tỉnh công bố trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày phát hiện có sự khác biệt giữa nội dung thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này hoặc thủ tục hành chính chưa được công bố.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành cấp tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Tổ công tác chuyên trách;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên Tổ Đề án 30;
- Lưu: TCT, VT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Thành Hiệp
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH SÓC TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 173/QĐ-UBND ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH SÓC TRĂNG
STT
Tên thủ tục hành chính
I. Lĩnh vực Cơ khí, luyện kim:
1
Cấp giấy đăng ký sử dụng máy móc, thiết bị có yêu cầu an toàn đặc thù chuyên ngành công nghiệp
II. Lĩnh vực Điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo
1
Thẩm định công trình điện (báo cáo kinh tế kỹ thuật)
2
Thẩm định thiết kế công trình điện (thiết kế cơ sở)
3
Thẩm định thiết kế công trình điện (thiết kế bản vẽ thi công - dự toán)
4
Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động bán lẻ điện nông thôn
5
Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phân phối điện tại nông thôn
6
Cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép hoạt động phát điện
7
Thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung giấy phép tư vấn đầu tư xây dựng đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 35KV trở xuống, đăng ký kinh doanh tại địa phương
8
Cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực
9
Cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực khi hết hạn sử dụng
10
Cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
III. Lĩnh vực Dầu khí:
1
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
2
Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu do hết thời hạn
3
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng
4
Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng do hết thời hạn
5
Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí đốt hóa lỏng do thay đổi địa chỉ
6
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai
7
Cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai
IV. Lĩnh vực Công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:
1.
Thẩm định thiết kế cơ sở (hầm mỏ, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim, và các dự án công nghiệp chuyên ngành khác, trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng, nhóm B, C)
2.
Thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng quyết định đầu tư (hầm mỏ, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim, và các dự án công nghiệp chuyên ngành khác, trừ công trình công nghiệp vật liệu xây dựng nhóm B, C)
V. Lĩnh vực Lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu
1.
Cấp giấy phép sản xuất rượu (dưới 03 triệu lít/năm)
2.
Cấp lại Giấy phép sản xuất rượu (dưới 03 triệu lít/năm)
3.
Cấp giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) rượu trong phạm vi một tỉnh
4.
Cấp lại giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) rượu trong phạm vi một tỉnh
5.
Cấp giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá trong phạm vi một tỉnh
6.
Cấp lại giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá trong phạm vi một tỉnh
7.
Sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) sản phẩm thuốc lá trong phạm vi một tỉnh
VI. Lĩnh vực Quản lý cạnh tranh
1.
Văn bản xác nhận tổ chức bán hàng đa cấp (đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp thành lập tại tỉnh khác đến tỉnh Sóc Trăng bán hàng đa cấp)
2.
Cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp (đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong tỉnh Sóc Trăng)
3.
Cấp bổ sung giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp (đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong tỉnh Sóc Trăng)
4.
Cấp lại giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp do bị mất (đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong tỉnh Sóc Trăng)
5.
Cấp lại giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp do bị rách, nát (đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp trong tỉnh Sóc Trăng)
VII. Lĩnh vực Xúc tiến thương mại:
1.
Xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại theo hình thức mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn tỉnh
2.
Xác nhận đăng ký, sửa đổi/bổ sung nội dung chương trình khuyến mại theo hình thức mang tính may rủi thực hiện trên địa bàn tỉnh
3.
Thông báo thực hiện khuyến mại
4.
Xác nhận đăng ký tổ chức hội chợ/triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh
5.
Xác nhận thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn tỉnh.
Tổng cộng: 37 thủ tục | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sóc Trăng",
"promulgation_date": "07/08/2009",
"sign_number": "173/QĐ-UBND",
"signer": "Huỳnh Thành Hiệp",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-bao-1619-TB-TCHQ-2020-ket-qua-phan-loai-doi-voi-Che-pham-dung-trong-cong-nghiep-ma-kem-521217.aspx | Thông báo 1619/TB-TCHQ 2020 kết quả phân loại đối với Chế phẩm dùng trong công nghiệp mạ kẽm | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1619/TB-TCHQ
Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2020
THÔNG BÁO
VỀ KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019 sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các phụ lục của Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
Trên cơ sở kết quả phân tích của Chi cục Kiểm định Hải quan 2 tại thông báo số 829/TB-KĐ2 ngày 29/5/2019 và đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế XNK, Tổng cục Hải quan thông báo kết quả phân loại hàng hóa như sau:
1. Tên hàng theo khai báo:
Chất phụ gia ZN-208HN: Chế phẩm dùng trong ngành công nghiệp mạ kẽm, dùng để bổ sung, 20kg/can. CAS 7631-90-5. Hàng mới 100%. (Mục 4 Phụ lục tờ khai)
2. Đơn vị xuất/ nhập khẩu: Công ty TNHH Công nghệ hóa chất Kelly Việt Nam;
Địa chỉ: Một phần lô đất CN7, KCN Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội;
MST: 0500582412.
3. Số, ngày tờ khai hải quan: 10256772541/A41 ngày 03/4/2019 tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Cảng Hải Phòng KV1 - Cục Hải quan TP Hải Phòng.
4. Tóm tắt mô tả và đặc tính hàng hóa: Chế phẩm hóa học dùng trong công nghiệp mạ có thành phần chính là muối sulphat, sulphit của natri, niken và phụ gia dạng lỏng.
5. Kết quả phân loại:
Tên gọi theo cấu tạo, công dụng: Chế phẩm hóa học dùng trong công nghiệp mạ có thành phần chính là muối sulphat, sulphit của natri, niken và phụ gia dạng lỏng.
thuộc nhóm 38.24 “Chất gắn đã điều chế dùng cho các loại khuôn đúc hoặc lõi đúc; các sản phẩm và chế phẩm hóa học của ngành công nghiệp hóa chất hoặc các ngành công nghiệp có liên quan (kể cả các sản phẩm và chế phẩm chứa hỗn hợp các sản phẩm tự nhiên), chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác”, phân nhóm “- Loại khác”, phân nhóm 3824.99 “- - Loại khác”, phân nhóm “- - - Loại khác”, mã số 3824.99.99
“- - - - Loại khác” tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Thông báo này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận:
- Tổng cục trưởng (để báo cáo);
- Các Cục HQ tỉnh,TP (để thực hiện);
- Chi cục HQ Cửa khẩu Cảng Hải Phòng KV1 - Cục Hải quan TP Hải Phòng (để t/hiện);
- Cục Kiểm định Hải quan và các Chi cục trực thuộc;
- Công ty TNHH Công nghệ hóa chất Kelly Việt Nam; Địa chỉ: Một phần lô đất CN7, KCN Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội;
- Lưu: VT, TXNK-PL-Thủy (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Lưu Mạnh Tưởng | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "16/03/2020",
"sign_number": "1619/TB-TCHQ",
"signer": "Lưu Mạnh Tưởng",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Thong-tu-112-CT-huong-dan-khen-thuong-viet-kieu-co-thanh-tich-ung-ho-tham-gia-khang-chien-chong-my-cuu-nuoc-37088.aspx | Thông tư 112-CT hướng dẫn khen thưởng việt kiều có thành tích ủng hộ tham gia kháng chiến chống mỹ cứu nước mới nhất | CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 112-CT
Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 1986
THÔNG TƯ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 112-CT NGÀY 26-4-1986 HƯỚNG DẪN VIỆC KHEN THƯỞNG VIỆT KIỀU CÓ THÀNH TÍCH ỦNG HỘ, THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC.
Căn cứ vào điều 7 của Điều lệ khen thưởng tổng kết thành tích kháng chiến chống Mỹ do Hội đồng Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 47-HĐBT ngày 29 - 9 - 1981, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định và hướng dẫn một số điểm về việc khen thưởng Việt Kiều như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG KHEN THƯỞNG
Các Việt kiều (kể cả Việt kiều đã về nước) có thành tích tham gia hoặc ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta trong thời gian ở nước ngoài đều được xét thưởng thành tích tham gia hoặc ủng hộ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Nếu thành tích là chung của gia đình thì xét khen thưởng cho gia đình.
Những người có công, nhưng đã từ trần thì xét khen truy tặng.
II. HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG, VẬN DỤNG TIÊU CHUẨN KHEN THƯỞNG,ĐIỀU KIỆN XÉT KHEN THƯỞNG.
1. Về hình thức khen thưởng.
Các hình thức khen thưởng đối với Việt Kiều gồm có bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, huy chương Kháng chiến, Huân chương Kháng chiến các hạng.
2. Vận dụng tiêu chuẩn khen thưởng.
a) Những Việt kiều có tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân ta ở nước ngoài (được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận), khi về nước tiếp tục công tác ở các cơ quan Đảng, Nhà nước, thì được cộng thời gian công tác ở nước ngoài với thời gian công tác ở trong nước xét khen thưởng theo tiêu chuẩn chung như Điều lệ quy định.
b) Những Việt kiều có thành tích ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta thì việc xét khen thưởng theo những tiêu chuẩn trong Thông tư số 39-BT ngày 21-4-1982 của Bộ trưởng Tổng thư ký (phần B) và theo sự hướng dẫn của Viện Huân chương.
c) Khi Vận dụng tiêu chuẩn khen thưởng, cần xem xét hoàn cảnh lập thành tích ở từng nước, trong từng thời kỳ, có thuận lợi hay khó khăn để định mức khen cho thoả đáng và tương xứng với khen cán bộ, nhân dân trong nước.
3. Điều kiện xét khen thưởng.
a) Việt kiều được xét khen thưởng theo tiêu chuẩn nói ở điểm 2.a phải là người không phạm khuyết điểm nghiêm trọng khi hoạt động ở nước ngoài hoặc công tác ở trong nước.
b) Việt kiều được xét khen thưởng theo thành tích nói ở điểm 2.b phải là người không vi phạm pháp luật Nhà nước.
c) Điều kiện để xét khen thưởng tổng kết cho gia đình áp dụng như các điều kiện khen thưởng gia đình quân nhân ở miền Bắc, hoặc gia đình có người thân thoát lý ở miền Nam.
d) Những Việt kiều đã có kết luận rõ ràng là có những hành động phản bội, làm tay sai cho địch hoặc trong thời gian về nước đã có án tù, bị tước quyền bầu cử, ứng cử, bị quản chế thì không được xét khen thưởng.
III. TỔ CHỨC VIỆC XÉT DUYỆT VÀ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG.
Do việc thẩm tra, xác minh thành tích có nhiều khó khăn, nên việc xét khen thưởng Việt kiều cần được tiến hành thận trọng, nhằm khen đúng đối tượng, đúng thành tích.
1. Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương xét và đề nghị khen thưởng những Việt kiều đã về nước hiện nay thuộc phạm vi mình quản lý, có tham khảo ý kiến của Ban Việt kiều Trung ương, và làm thủ tục trình Hội đồng Bộ trưởng (qua Viện Huân chương).
2. Ban Việt kiều Trung ương có nhiệm vụ:
a) Thẩm tra, xác minh thành tích của những Việt kiều còn ở nước ngoài được xét khen thưởng thuộc đối tượng và tiêu chuẩn quy định ở các phần I và II trên đây, có tham khảo ý kiến của các ngành và các cơ quan đại diện nước ta ở các nước có liên quan và làm các thủ tục trình Hội đồng Bộ trưởng (qua Viện Huân chương).
b) Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng trường hợp từng địa bàn, đề nghị Hội đồng Bộ trưởng quyết định việc công bố và trao tặng khen thưởng cho thích hợp.
c) Cùng với Viện Huân chương hướng dẫn cách thức vận dụng tiêu chuẩn khen thưởng.
3. Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, Ban Việt kiều Trung ương phải gửi đầy đủ hồ sơ đề nghị khen thưởng lên Hội đồng Bộ trưởng, đồng giử Viện Huân chương. Trong hồ sơ phải có bản thành tích ghi rõ thành tích cụ thể, địa điểm, thời gian lập thành tích được một cán bộ có thẩm quyền như cán bộ các cơ quan ngoại giao, Hội Việt kiều yêu nước của ta ở nước ngoài hoặc hai Việt kiều hoạt động cùng thời gian xác nhận.
4. Các cơ quan xét khen thưởng cần bảo đảm giữ bí mật các thành tích hoạt động không công khai của Việt kiều trong thời gian ở nước ngoài.
Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương, Trưởng ban Ban Việt kiều Trung ương và Viện trưởng Viện Huân chương có trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Tố Hữu
(Đã ký) | {
"issuing_agency": "Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng",
"promulgation_date": "26/04/1986",
"sign_number": "112-CT",
"signer": "Tố Hữu",
"type": "Thông tư"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-1020-QD-UBND-2023-cong-bo-thu-tuc-hanh-chinh-Thi-tuyen-sinh-So-Giao-duc-Vinh-Long-565482.aspx | Quyết định 1020/QĐ-UBND 2023 công bố thủ tục hành chính Thi tuyển sinh Sở Giáo dục Vĩnh Long | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1020/QĐ-UBND
Vĩnh Long, ngày 05 tháng 5 năm 2023
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC THI, TUYỂN SINH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quy͇ết định số 1160/QĐ-BGDĐT ngày 21/4/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thi, tuyển sinh thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1190/TTr-SGDĐT ngày 28/4/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 01 (Một) thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Thi, tuyển sinh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Long đã được công bố tại Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa, thủ tục hành chính bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long (chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).
Điều 2. Phê duyệt sửa đổi 01 (Một) quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đã được phê duyệt tại Quyết định số 2201/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (chi tiết tại Phụ lục II kèm theo).
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Công khai đầy đủ danh mục, nội dung các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và Cổng Dịch vụ công của tỉnh.
- Căn cứ cách thức thực hiện của từng thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này bổ sung vào Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích; Danh mục thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
- Tổ chức thực hiện đúng nội dung thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- TTPVHCC, Phòng VH-XH;
- Lưu: VT, 1.12.29.
CHỦ TỊCH
Lữ Quang Ngời
PHỤ LỤC I
(Kèm theo Quy͇ết định số: 1020/QĐ-UBND ngày 05/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
Phần 1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG[1]
STT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Cách thức thực hiện
Phí, Lệ phí
Căn cứ pháp lý
TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
THỦ LĨNH VỰC THI, TUYỂN SINH
1
1.005142. 000.00.00. H61
Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn.
Không
- Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT ngày 24/3/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
Lĩnh vực Thi, tuyển sinh
1. Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông
1.1. Trình tự thực hiện
- Thí sinh đăng ký dự thi theo các quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi chịu trách nhiệm hướng dẫn thí sinh đăng ký dự thi, thu Phiếu đăng ký dự thi; rà soát, cập nhật thông tin thí sinh đăng ký dự thi đối với người đã học xong chương trình trung học phổ thông trong năm tổ chức kỳ thi; nhập thông tin thí sinh đăng ký dự thi đối với người đã học xong chương trình trung học phổ thông nhưng chưa thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ở những năm trước và người đã có Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh; tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi và thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi quy định tại khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 và Thông tư số 06/2023/TTBGDĐT ngày 24 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chậm nhất trước ngày thi 15 ngày; quản lý hồ sơ đăng ký dự thi và chuyển hồ dữ liệu đăng ký dự thi cho Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Sở Giáo dục và Đào tạo quản trị dữ liệu đăng ký dự thi của thí sinh và gửi dữ liệu về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi chịu trách nhiệm tổ chức in, đóng dấu và trả Giấy báo dự thi cho thí sinh.
1.2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông trực tiếp tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại địa chỉ http://thisinh.thitotnghiepthpt.edu.vn.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ:
- Đối với người đã học xong chương trình trung học phổ thông trong năm tổ chức kỳ thi, thành phần hồ sơ gồm:
+ 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;
+ Bản chính hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản gốc để đối chiếu (gọi chung là bản sao) học bạ trung học phổ thông hoặc học bạ giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với giáo dục thường xuyên do Hiệu trưởng trường phổ thông cấp.
+ Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có).
+ File ảnh (hoặc 02 ảnh 4x6 trong trường hợp đăng ký dự thi trực tiếp) kiểu căn cước công dân, được chụp trước thời gian nộp hồ sơ không quá 06 tháng.
- Đối với người đã học xong chương trình trung học phổ thông nhưng chưa thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ở những năm trước, ngoài các thành phần hồ sơ tại mục a còn có thêm:
+ Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Bản sao Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
+ Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.
- Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
+ 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;
+ Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (bản sao);
+ 02 ảnh cỡ 4x6 cm.
- Đối với thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
+ 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau.
+ 02 ảnh cỡ 4x6 cm.
+ Bản sao Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp, bản sao Sổ học tập hoặc bảng điểm học các môn văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khi hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc thông báo cho Trưởng Điểm thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.5. Đối tượng thực hiện
Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong đó:
- Người đã học xong chương trình trung học phổ thông trong năm tổ chức kỳ thi.
- Người đã học xong chương trình trung học phổ thông nhưng chưa thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ở những năm trước.
- Người đã có Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
- Một số trường hợp đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
1.6. Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo; Cơ sở giáo dục.
1.7. Kết quả thực hiện: Giấy báo dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.10. Yêu cầu, điều kiện:
- Đối với người đã học xong chương trình trung học phổ thông trong năm tổ chức kỳ thi phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; riêng đối với người học thuộc diện không phải xếp loại hạnh kiểm, và người học theo hình thức tự học có hướng dẫn thuộc chương trình giáo dục thường xuyên thì không yêu cầu xếp loại hạnh kiểm.
- Đối với người đã học xong chương trình trung học phổ thông nhưng chưa thì tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ở những năm trước phải có Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và phải bảo đảm được đánh giá ở lớp 12 đạt hạnh kiểm xếp loại từ trung bình trở lên và học lực không bị xếp loại kém; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do xếp loại học lực kém ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học đối với một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0 (năm) điểm (tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc trường phổ thông nơi đăng ký dự thi), bảo đảm khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm thì đủ điều kiện dự thi về xếp loại học lực theo quy định; trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận việc chấp hành chính sách pháp luật và các quy định của địa phương để được trường phổ thông nơi học lớp 12 xác nhận đủ điều kiện dự thi về xếp loại hạnh kiểm theo quy định.
- Đối với người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn.
1.11. Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thông tư số 06/2023/TT-BGDĐT ngày 24/3/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 05/2021/TT-BGDĐT ngày 12/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ghi chú: Nội dung in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung.
PHỤ LỤC II
QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
(Kèm theo Quy͇ết định số: 1020/QĐ-UBND ngày 05/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
1. Đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông
(mã TTHC: 1.005142.000.00.00.H61)
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian
(ngày làm việc)
Bước 1
Hướng dẫn, kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông
Trường trung học phổ thông
15 ngày
Bước 2
Nhập, rà soát dữ liệu xét công nhận tốt nghiệp của thí sinh vào Hệ thống Quản lý thi
10 ngày
Bước 3
Trả Giấy báo dự thi cho thí sinh
10 ngày
Tổng thời gian giải quyết TTHC
35 ngày
(Theo hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
[1] Nội dung in nghiêng là phần được sửa đổi, bổ sung | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long",
"promulgation_date": "05/05/2023",
"sign_number": "1020/QĐ-UBND",
"signer": "Lữ Quang Ngời",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Ke-toan-Kiem-toan/Quyet-dinh-05-2017-QD-KTNN-kiem-toan-Chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-cua-Kiem-toan-nha-nuoc-2017-345214.aspx | Quyết định 05/2017/QĐ-KTNN kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán nhà nước 2017 | KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 05/2017/QĐ-KTNN
Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2017
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước ban hành ngày 24/6/2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;
Theo đề nghị của Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành V, Vụ trưởng Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định về việc ban hành Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán nhà nước.
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia của Kiểm toán nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 02/2012/QĐ-KTNN ngày 04/04/2012 của Tổng Kiểm toán nhà nước về việc ban hành Quy trình kiểm toán Chương trình mục tiêu quốc gia.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Chủ tịch nước, các Phó Chủ tịch nước;
- Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- VP Chủ tịch nước; VP Quốc hội; VP Chính phủ;
- Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội;
- Các Ban của UBTV Quốc hội;
- Các bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Viện KSND tối cao, Tòa án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty 91;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Lãnh đạo KTNN; các đơn vị trực thuộc KTNN;
- Lưu: VT, Vụ Chế độ và KSCL kiểm toán (02).
TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Hồ Đức Phớc
QUY TRÌNH
KIỂM TOÁN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2017/QĐ-KTNN ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Tổng Kiểm toán Nhà nước)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy trình này quy định trình tự, thủ tục tiến hành các bước công việc của cuộc kiểm toán Chương trình mục tiêu Quốc gia (Viết tắt là Chương trình), bao gồm 4 bước:
- Chuẩn bị kiểm toán.
- Thực hiện kiểm toán.
- Lập và gửi báo cáo kiểm toán.
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
2. Quy trình này được áp dụng đối với các Đoàn kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình kiểm toán các cuộc kiểm toán Chương trình do Kiểm toán nhà nước thực hiện.
3. Các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước không phải là Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các cuộc kiểm toán.
4. Thành viên Đoàn kiểm toán không phải là Kiểm toán viên nhà nước, khi tham gia Đoàn kiểm toán nhà nước phải áp dụng Quy trình này như đối với Kiểm toán viên nhà nước.
Điều 2. Yêu cầu đối với Đoàn kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán khi thực hiện kiểm toán Chương trình
Tuân thủ Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước (CMKTNN), Quy chế Tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan, các quy định tại Điều 4 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và các quy định tại Quy trình này.
Điều 3. Nội dung kiểm toán
Tuỳ theo đặc điểm, tính chất của từng cuộc kiểm toán có thể thực hiện một, hai hoặc cả ba nội dung kiểm toán là: Kiểm toán tài chính, Kiểm toán tuân thủ và Kiểm toán hoạt động.
Điều 4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Thực hiện theo Điều 5 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Điều 5. Tài liệu, hồ sơ kiểm toán
Thực hiện theo Điều 6 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Chương II
CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN
Mục 1. KHẢO SÁT VÀ THU THẬP THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA ĐƯỢC KIỂM TOÁN
Điều 6. Khảo sát, thu thập thông tin về Chương trình, đơn vị được kiểm toán
Căn cứ vào Kế hoạch kiểm toán (viết tắt là KHKT) hàng năm do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán thành lập Đoàn khảo sát Chương trình và tiến hành các bước công việc như sau:
1. Lập, phê duyệt và gửi Đề cương khảo sát
a) Lập Đề cương khảo sát
Đề cương khảo sát gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Căn cứ và yêu cầu khảo sát.
- Thông tin cơ bản cần thu thập của Chương trình.
- Các tài liệu, hồ sơ khác cần thu thập liên quan đến Chương trình.
- Phương thức tổ chức khảo sát.
- Đơn vị được khảo sát chi tiết.
- Thời gian, nhân sự thực hiện.
- Yêu cầu đánh giá và phân tích thông tin thu thập được.
b) Phê duyệt đề cương khảo sát
Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán phê duyệt Đề cương khảo sát trước khi gửi đơn vị được khảo sát và triển khai thực hiện khảo sát.
c) Gửi Đề cương khảo sát
Đề cương khảo sát được gửi cho đơn vị được khảo sát kèm theo Công văn gửi Đề cương khảo sát trước khi thực hiện các thủ tục khảo sát, thu thập thông tin tại đơn vị.
2. Thông tin cần thu thập về Chương trình
a) Quyết định phê duyệt Chương trình, các văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách điều hành Chương trình ... (nêu rõ số, ngày và cấp quyết định của văn bản).....
b) Mục tiêu của Chương trình: Mục tiêu tổng quát, mục tiêu chi tiết; đối tượng và phạm vi thực hiện Chương trình.
c) Thời gian thực hiện Chương trình; Phạm vi triển khai Chương trình.
d) Tổng kinh phí thực hiện của Chương trình (nếu có); Nguồn vốn của Chương trình (trong đó: ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, viện trợ quốc tế, vốn do dân đóng góp, vốn tín dụng, ...); Đề án được duyệt của Chương trình (Trung ương, địa phương).
đ) Nội dung của Chương trình; các dự án thuộc Chương trình.
e) Cơ chế thực hiện Chương trình; cơ chế quản lý tài chính Chương trình: Lập và phân bổ kế hoạch vốn; cơ chế cấp phát, thanh toán vốn; quản lý chi tiêu (nêu rõ đối với từng loại: Chi sự nghiệp, chi đầu tư xây dựng cơ bản); quyết toán vốn (nêu nhiệm vụ của từng cấp: cơ quan Trung ương, địa phương).
g) Số vốn đã phân bổ cho Chương trình, trong đó xác định rõ vốn đầu tư, vốn sự nghiệp (Kèm phụ biểu tổng hợp chi tiết cho từng tỉnh).
h) Tổng hợp tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí (đối với cấp kinh phí lấy nguồn vốn NSTW và NSĐP toàn Chương trình trên địa bàn).
i) Kết quả thực hiện mục tiêu của chương trình theo từng dự án thành phần và tổng thể toàn Chương trình.
k) Thu thập thông tin về công tác quản lý chỉ đạo điều hành của Ban chỉ đạo chương trình và chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ đạo, thành viên Ban chỉ đạo.
l) Tình hình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán liên quan đến hoạt động thời kỳ sẽ kiểm toán, kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
m) Một số thuận lợi, khó khăn chủ yếu khi thực hiện Chương trình.
n) Các văn bản cam kết tài trợ, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp về kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình (nếu có).
3. Thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ
a) Môi trường kiểm soát nội bộ: Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Chương trình (Trung ương, địa phương) và cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình (khái quát chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận); hình thức quản lý thực hiện; chính sách, quy chế quản lý nội bộ của đơn vị về giám sát thực hiện, nghiệm thu, thanh quyết toán; tài chính- kế toán, nhân sự... .
b) Tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ: Đánh giá việc thực hiện các quy chế quản lý trong các khâu lập, trình, phê duyệt duyệt kế hoạch và công tác giám sát thực hiện, nghiệm thu, thanh quyết toán của đơn vị thực hiện Chương trình.
c) Hoạt động kiểm soát và các thủ tục kiểm soát được thực hiện: Đánh giá công tác kế toán như chính sách kế toán áp dụng; tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức hạch toán kế toán: hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo kế toán (Nêu rõ tại cơ quan quản lý tổng hợp, chủ trì thực hiện và các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình); đánh giá hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật, các văn bản khác liên quan tới việc chuẩn bị, tổ chức, điều hành, quản lý, thực hiện Chương trình.
d) Tình hình và kết quả kiểm soát nội bộ.
4. Các thông tin liên quan khác
a) Sự thay đổi về tổ chức bộ máy tại các cơ quan, đơn vị được ngân sách cấp tỉnh cấp kinh phí (nếu có) giữa niên độ được kiểm toán và năm tiến hành kiểm toán.
b) Những sai sót, gian lận phát hiện từ các cuộc kiểm toán trước của Kiểm toán nhà nước và các cơ quan thanh tra, kiểm tra của nhà nước liên quan.
c) Những tranh chấp về hợp đồng kinh tế, khiếu kiện liên quan đến các đơn vị được kiểm toán thuộc Chương trình.
d) Những thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề gây bức xúc trong xã hội, đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quản lý và sử dụng vốn của Chương trình.
Điều 7. Phương pháp thu thập thông tin
Các phương pháp chủ yếu:
1. Cập nhật đánh giá của các lần kiểm toán trước.
2. Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có liên quan của đơn vị.
3. Kiểm tra, phân tích các báo cáo và tài liệu có liên quan.
4. Quan sát trực tiếp một số khâu trong các hoạt động của đơn vị.
5. Thử nghiệm một số khâu của quy trình kiểm soát nội bộ.
6. Xem xét, đối chiếu các tài liệu quy định về quản lý, sử dụng các nguồn lực.
7. Trao đổi, phỏng vấn các nhà quản lý và nhân viên có trách nhiệm của đơn vị.
8. Nghiên cứu các tài liệu lưu trữ của Kiểm toán nhà nước liên quan đến đơn vị được kiểm toán.
9. Trao đổi với các cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp.
10. Khai thác thông tin có liên quan đến đơn vị được kiểm toán trên các phương tiện thông tin đại chúng.
11. Khai thác thông tin liên quan theo yêu cầu kiểm toán những vấn đề có tính đặc thù khác.
Điều 8. Nguồn thu thập thông tin
1. Thông tin từ đơn vị quản lý và đơn vị thực hiện Chương trình
a) Thu thập tài liệu, hồ sơ liên quan đến Chương trình: Quyết định phê duyệt Chương trình; các quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện của cấp có thẩm quyền của Trung ương, địa phương; báo cáo quyết toán tài chính; báo cáo tình hình thực hiện, tình hình thanh toán, tạm ứng, các báo cáo kế toán, thống kê theo quy định của Nhà nước; báo cáo giám sát đầu tư hàng năm, báo cáo sơ kết tổng kết chương trình, những thông tin, những chỉ tiêu có liên quan đến đối tượng hưởng lợi từ Chương trình của từng địa phương; báo cáo giám sát việc thực hiện Chương trình của Hội đồng nhân dân; quyết định về tổ chức bộ máy quản lý thực hiện Chương trình; các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc tổ chức thực hiện Chương trình; hiệp định vay vốn và những quy định, hướng dẫn của nhà tài trợ liên quan đến quản lý, sử dụng vốn vay (nếu có); các văn bản trao đổi giữa các bên tham gia quản lý, thực hiện Chương trình; các báo cáo thanh tra, kiểm tra, kiểm toán (nếu có) và các tài liệu có liên quan.
b) Các báo cáo bằng văn bản của đơn vị hoặc qua phỏng vấn trực tiếp cơ quan quản lý Chương trình của các nội dung yêu cầu theo đề cương khảo sát về các nội dung cần thu thập tại Điều 6 Quy trình này.
2. Thông tin từ bên ngoài đơn vị thực hiện chương trình
a) Cơ quan cấp trên.
b) Cơ quan cấp phát vốn.
c) Cơ quan đã, đang tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
d) Các phương tiện thông tin đại chúng.
đ) Các đơn vị khác (nếu có).
Việc khảo sát và thu thập thông tin thực hiện theo quy định tại Đoạn 13 đến Đoạn 44 CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán tài chính; Đoạn 18 đến Đoạn 20 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 10 đến Đoạn 13 của CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
Lưu ý khi khảo sát, thu thập thông tin phải kết hợp thu thập thông tin để lập KHKT tổng quát và lập KHKT chi tiết.
Mục 2. ĐÁNH GIÁ THÔNG TIN ĐÃ THU THẬP VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN
Điều 9. Phân tích, đánh giá thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ
Thủ tục phân tích, đánh giá thông tin và hệ thống kiểm soát nội bộ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, ngoài ra cần đánh giá một số nội dung sau:
1. Đánh giá việc phân công, phân cấp chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị quản lý, thực hiện: Có đảm bảo rõ ràng, hợp lý, thuận lợi cho quá trình thực hiện.
2. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị, như: Các biến động về kinh tế, chính sách, quy chế của đơn vị, sự thay đổi về nhân sự, mức độ phức tạp của công việc,….
3. Tính hiệu lực, hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Điều 10. Đánh giá khái quát tình hình thực hiện Chương trình
1. Tình hình, đặc điểm của Chương trình từ khi bắt đầu thực hiện đến thời điểm kiểm toán: Việc chấp hành trình tự, thủ tục thực hiện Chương trình; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện; đánh giá nguyên nhân khách quan, chủ quan của những khó khăn, thuận lợi có liên quan đến Chương trình; những nội dung, mục tiêu đã đạt được, chưa đạt được, phân tích sơ bộ nguyên nhân…
2. Nguồn vốn thực hiện và cơ chế quản lý, phân bổ, lồng ghép nguồn vốn của Chương trình; tình hình cấp phát, thanh, quyết toán vốn Chương trình đến thời điểm kiểm toán.
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội (đánh giá sơ bộ).
Mục 3. XÁC ĐỊNH TRỌNG YẾU/TRỌNG TÂM VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN
Điều 11. Xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán
Trên cơ sở thông tin thu thập được và kết quả phân tích, đánh giá thông tin, Kiểm toán viên nhà nước (KTV) thực hiện việc xác định và đánh giá rủi ro để phục vụ việc xây dựng KHKT tổng quát.
Trình tự, thủ tục xác định và đánh giá rủi ro kiểm toán thực hiện theo quy định tại Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Đoạn 45 đến Đoạn 56 CMKTNN 1315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị được kiểm toán tài chính; Đoạn 23 đến Đoạn 24 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 16 đến Đoạn 18 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
1. Rủi ro tiềm tàng
a) Dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá các hoạt động chủ yếu; thu thập thông tin về các mối quan hệ của Chương trình mục tiêu để đánh giá rủi ro tiềm tàng, làm cơ sở xác định quy mô mẫu kiểm toán, xác định phương pháp và thời gian khi lập kế hoạch kiểm toán.
b) Những vấn đề chủ yếu tồn tại rủi ro tiềm tàng ở mức đáng kể của Chương trình gồm: Chương trình thực hiện trong thời gian dài; chương trình được lồng ghép với nhiều chương trình mục tiêu và dự án khác; sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau; địa bàn thực hiện rộng do nhiều cơ quan, địa phương quản lý thực hiện; chương trình thường có nhiều loại hình dự án, mức độ phức tạp cao...; chương trình thường liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, chính sách của người dân, tác động lớn đến kinh tế, xã hội; cơ chế, chính sách quản lý, điều hành chương trình đa dạng, phức tạp.
2. Rủi ro kiểm soát
a) Dựa trên cơ sở khảo sát đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ đã đề cập ở Mục 2 của Chương này để xác định rủi ro kiểm soát.
b) Những vấn đề tồn tại rủi ro kiểm soát ở mức đáng kể trong trường hợp: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ; hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không hiệu quả; KTV không được cung cấp đầy đủ cơ sở để đánh giá sự đầy đủ và hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
c) Trên cơ sở kết quả phân tích về hệ thống kiểm soát nội bộ và các thông tin về Chương trình, đánh giá về rủi ro của mỗi vấn đề theo từng loại rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát theo các mức đáng kể.
3. Rủi ro phát hiện
Dựa vào kết quả đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát để dự kiến nội dung, phạm vi thử nghiệm để giảm mức độ rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán xuống mức không đáng kể.
Điều 12. Xác định trọng yếu/trọng tâm kiểm toán
1. Xác định trọng yếu kiểm toán
Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thông tin về đơn vị được kiểm toán, kết quả đánh giá rủi ro, KTV xác định trọng yếu kiểm toán làm cơ sở xây dựng kế hoạch cuộc kiểm toán.
Trình tự, thủ tục xác định trọng yếu kiểm toán trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán thực hiện theo quy định tại các CMKTNN 1320 - Xác định và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tài chính; Đoạn 21 đến Đoạn 22 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động; Đoạn 19 đến Đoạn 24 CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và các quy định khác có liên quan của Kiểm toán nhà nước.
2. Xác định trọng tâm kiểm toán
Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thông tin về đơn vị được kiểm toán, kết quả đánh giá rủi ro; căn cứ vào hướng dẫn nội dung, mục tiêu, trọng tâm kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước để xác định trọng tâm kiểm toán làm cơ sở xây dựng kế hoạch cuộc kiểm toán. Thông thường trọng tâm kiểm toán Chương trình gồm các nội dung sau:
a) Xác định nhu cầu đầu tư, sự phù hợp về quy mô, phạm vi, đối tượng thụ hưởng từ Chương trình.
b) Khả năng huy động vốn thực hiện Chương trình; vấn đề phân bổ và sử dụng vốn phù hợp với mục tiêu, quy định của Chương trình.
c) Kết quả thực hiện các mục tiêu, hiệu quả của Chương trình.
d) Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình.
đ) Các vấn đề gây tác động lớn tới chính sách xã hội, môi trường, nền kinh tế.
e) Đánh giá các nội dung văn bản chính sách của Chương trình để có kiến nghị điều chỉnh kịp thời, phù hợp.
g) Các vấn đề dư luận đang quan tâm đến Chương trình.
h) Các dự án thành phần của Chương trình có các nội dung đầu tư, hạng mục công trình, công trình có giá trị lớn.
i) Việc chấp hành luật pháp, các quy định, chế độ trong việc quản lý thực hiện Chương trình.
k) Các vấn đề khác (nếu có).
Mục 4. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN CỦA ĐOÀN KIỂM TOÁN
Điều 13. Kế hoạch kiểm toán tổng quát
Kế hoạch kiểm toán tổng quát lập theo mẫu quy định tại Hệ thống hồ sơ, mẫu biểu; việc lập KHKT tổng quát của cuộc kiểm toán được thực hiện theo Điều 10 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước. Kế hoạch kiểm toán tổng quát gồm một số nội dung cơ bản sau:
1. Mục tiêu kiểm toán
a) Mục tiêu của cuộc kiểm toán được xác định căn cứ vào định hướng kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước; yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán; đặc điểm và tình hình thực tế Chương trình.
b) Mục tiêu kiểm toán tổng quát đối với một Chương trình thông thường gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, tuân thủ các quy định của Chương trình.
- Xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các tài liệu, số liệu kế toán và các báo cáo quyết toán kinh phí Chương trình tại các đơn vị được kiểm toán.
- Đánh giá tính đúng đắn và trung thực về số liệu tổng hợp nguồn vốn bố trí trực tiếp cho Chương trình trên cơ sở báo cáo của cơ quan có thẩm quyền, địa phương.
- Đánh giá hoạt động quản lý chỉ đạo điều hành phối hợp thực hiện của các đơn vị tham gia quản lý Chương trình phát hiện những yếu kém, bất cập để kiến nghị với đơn vị chấn chỉnh công tác quản lý và biện pháp khắc phục.
- Đánh giá tình hình thực hiện nội dung, mục tiêu Chương trình.
- Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, thực hiện Chương trình (nếu có).
- Thông qua hoạt động kiểm toán chỉ ra các sai phạm và kiến nghị với đơn vị được kiểm toán về biện pháp khắc phục, chấn chỉnh công tác quản lý; kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm về chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về Chương trình; đề xuất với Chính phủ và cơ quan liên quan những kiến nghị sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý nhằm bảo đảm các nguồn lực tài chính, tài sản công được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.
2. Nội dung kiểm toán
a) Căn cứ hướng dẫn về mục tiêu, trọng tâm, nội dung kiểm toán chủ yếu hàng năm của KTNN, mục tiêu của cuộc kiểm toán; đặc điểm và tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán (hoặc vấn đề được kiểm toán). Tùy theo tính chất của từng cuộc kiểm toán, nội dung kiểm toán được xác định theo quy định tại Điều 32, Luật Kiểm toán nhà nước, cụ thể như sau:
- Kiểm toán tài chính: Đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính và báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán (Nội dung kiểm toán chi tiết các thông tin tài chính, các chỉ tiêu cụ thể của báo cáo tài chính cần được kiểm toán xác định trong KHKT tùy thuộc vào chế độ báo cáo thuộc lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán, mục tiêu của cuộc kiểm toán).
- Kiểm toán tuân thủ: Đánh giá, xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện (Nội dung kiểm toán chi tiết tùy thuộc vào mục tiêu của từng cuộc kiểm toán và các văn bản pháp luật, các quy định nội bộ đơn vị phải thực hiện).
- Kiểm toán hoạt động: Đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài chính công, tài sản công (Nội dung kiểm toán chi tiết tùy thuộc vào mục tiêu của từng cuộc kiểm toán và vấn đề được kiểm toán; việc đánh giá có thể là một, hai, hoặc cả ba nội dung tùy theo yêu cầu của cuộc kiểm toán).
b) Căn cứ vào yêu cầu của từng cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định nội dung kiểm toán của từng cuộc kiểm toán.
c) Đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán xác định những nội dung kiểm toán trọng tâm trong những nội dung kiểm toán đã được xác định căn cứ vào yêu cầu và tính chất của cuộc kiểm toán, tình hình thực tế của đơn vị được kiểm toán. Cụ thể:
- Kiểm toán tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí của Chương trình.
- Kiểm toán việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của Chương trình và cam kết với nhà tài trợ (nếu có).
- Kiểm toán công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện Chương trình.
- Kiểm toán tình hình thực hiện nội dung, mục tiêu Chương trình.
- Kiểm toán tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của Chương trình.
3. Xác định tiêu chí kiểm toán
a) Yêu cầu của tiêu chí đánh giá
Phù hợp với mục tiêu kiểm toán cụ thể, hợp lý, khách quan và có căn cứ khoa học; phù hợp phong tục tập quán và đặc điểm an ninh, chính trị và kinh tế xã hội trên địa bàn được kiểm toán; được lập trên cơ sở các thông tin và dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy; có tính khả thi. Trong đó:
- Đối với kiểm toán tài chính, việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện theo quy định tại các Đoạn 26 đến Đoạn 28 CM KTNN số 1300 - Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính.
- Đối với kiểm toán hoạt động, việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện theo quy định tại các Đoạn 37 đến Đoạn 43 CM KTNN số 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động.
- Đối với kiểm toán tuân thủ, việc xác định tiêu chí kiểm toán thực hiện theo quy định tại các Đoạn 28 đến Đoạn 32 CM KTNN số 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.
b) Nguồn thông tin thiết lập tiêu chí
- Các thông tin về Chương trình đã thu thập được theo quy định tại Mục 1 Chương II Quy trình này.
- Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được ban hành bởi các cơ quan có thẩm quyền, những công bố của các tổ chức chuyên ngành, các tiêu chuẩn có liên quan do các tổ chức quốc tế ban hành....
- Chính sách của Nhà nước về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
- Luật và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan.
- Các tài liệu chuyên đề, các số liệu, tài liệu thống kê.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia....
c) Thiết lập tiêu chí cho việc đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả
Việc thiết lập tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả được xác định căn cứ vào từng chương trình cụ thể để xác lập, ví dụ một số tiêu chí:
- Thời gian thực hiện.
- Đưa ra phương án với chi phí thấp nhất để đạt được kết quả đề ra.
- Đưa ra phương án với chi phí không thay đổi nhưng đạt được kết quả cao nhất.
- Đưa ra giải pháp chi phí đầu vào với giá cả thấp nhất nhưng đảm bảo chất lượng yêu cầu.
- Xác định các chi phí lãng phí không thật sự cần thiết do tăng khối lượng, sử dụng chủng loại vật tư, thiết bị, biện pháp thi công không phù hợp.
- Phương án phù hợp với phong tục tập quán của người dân vùng dự án.
- Hiệu quả về xã hội: giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập, tăng nộp thuế cho nhà nước, tăng lợi nhuận, ổn định đời sống, chỉ số giá trị hiện tại dòng (NPV),…
4. Phạm vi và giới hạn kiểm toán
a) Phạm vi kiểm toán
- Thời kỳ được kiểm toán: xác định rõ niên độ kế toán (năm tài khóa) hoặc một khoảng thời gian nhất định.
- Xác định các nội dung, các đơn vị, các dự án, các vấn đề được kiểm toán chi tiết.
- Tiêu chí lựa chọn đơn vị kiểm toán.
b) Giới hạn kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán phải nêu ra những giới hạn kiểm toán và lý do không thực hiện.
c) Trong trường hợp các cuộc kiểm toán Chương trình thực hiện lồng ghép với cuộc kiểm toán ngân sách các Bộ, ngành, trung ương, địa phương, cần xác định rõ nội dung, phạm vi và giới hạn kiểm toán.
5. Phương pháp và thủ tục kiểm toán
Căn cứ vào các phương pháp, thủ tục kiểm toán chủ yếu được quy định tại khoản 5 Điều 11 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước để sử dụng thích hợp với từng nội dung kiểm toán. Trường hợp sử dụng các phương pháp kiểm toán đặc thù cần nêu rõ nội dung, phương pháp thực hiện (ví dụ nếu sử dụng phương pháp phỏng vấn cần thống nhất xây dựng các chỉ tiêu, nội dung phỏng vấn để đảm bảo tính nhất quán trong tiêu thức đánh giá).
6. Các nội dung khác của KHKT tổng quát
Các quy định về thời hạn kiểm toán; bố trí nhân sự kiểm toán; kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết cho cuộc kiểm toán thực hiện theo quy định tại Khoản 6, 7, 8 Điều 11 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Điều 14. Xét duyệt KHKT tổng quát
Thực hiện theo quy định tại Điều 12 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Mục 5. LẬP VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN CHI TIẾT
Điều 15. Lập và phê duyệt kế hoạch kiểm toán chi tiết
1. Lập KHKT chi tiết
Căn cứ KHKT tổng quát, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính và các thông tin có liên quan; đánh giá mức độ rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán; xác định cách thức tiếp cận rủi ro đối với từng nội dung kiểm toán; thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán; thời gian kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán; nhân sự của Tổ kiểm toán. Tổ trưởng xây dựng KHKT chi tiết theo quy định tại Đoạn 36 đến Đoạn 39 CMKTNN 1300, Đoạn 49 đến Đoạn 54 CMKTNN 3000, Đoạn 39 đến Đoạn 42 của CMKTNN 4000 và theo mẫu KHKT chi tiết do Tổng Kiểm toán nhà nước quy định, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Mục tiêu, nội dung kiểm toán.
b) Phạm vi, giới hạn kiểm toán.
c) Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và phân tích thông tin thu thập.
d) Đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán.
đ) Xác định mức độ rủi ro kiểm toán.
e) Xác định trọng yếu kiểm toán.
g) Phân công nhiệm vụ kiểm toán và dự kiến tiến độ thời gian, địa điểm thực hiện công việc.
h) Phương pháp, thủ tục kiểm toán phải thực hiện.
Tổ trưởng trình KHKT chi tiết cho Trưởng đoàn phê duyệt (nếu đã có đầy đủ thông tin liên quan đến đơn vị và đối tượng kiểm toán) trước khi ban hành Quyết định kiểm toán.
Trường hợp đối với các cuộc kiểm toán quy mô lớn, thực hiện trên phạm vi rộng (các thông tin liên quan đến đơn vị và đối tượng kiểm toán được thu thập để lập KHKT chi tiết còn chưa đầy đủ và chưa có điều kiện để khảo sát thêm), Tổ kiểm toán thực hiện lập dự thảo KHKT chi tiết dựa trên các thông tin hiện có trình Trưởng đoàn phê duyệt. Khi triển khai kiểm toán tại đơn vị Tổ kiểm toán sẽ thu thập bổ sung các thông tin còn thiếu để hoàn thiện KHKT chi tiết và trình Trưởng đoàn phê duyệt bổ sung, nhưng thời hạn phải hoàn thành không được vượt quá thời hạn quy định của Kiểm toán nhà nước.
2. Phê duyệt KHKT chi tiết và điều chỉnh KHKT chi tiết.
- Tổ trưởng trình Trưởng đoàn xem xét, phê duyệt KHKT chi tiết. Trưởng đoàn căn cứ vào KHKT tổng quát, các thông tin thu thập được về đơn vị được kiểm toán… để kiểm tra; yêu cầu Tổ trưởng bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và phê duyệt KHKT chi tiết.
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi KHKT chi tiết: Tổ trưởng phải có tờ trình Trưởng đoàn nêu rõ lý do thay đổi để Trưởng đoàn xem xét phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của Trưởng đoàn theo quy định của Kiểm toán nhà nước) hoặc để Trưởng đoàn trình xin ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của cấp trên theo quy định của Kiểm toán nhà nước) và chỉ được thực hiện khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 16. Quyết định kiểm toán
Sau khi KHKT tổng quát và KHKT chi tiết được phê duyệt, Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký Quyết định kiểm toán.
Nội dung của quyết định kiểm toán thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Kiểm toán nhà nước, cụ thể như sau:
- Căn cứ pháp lý để thực hiện kiểm toán.
- Đơn vị được kiểm toán.
- Mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán.
- Địa điểm kiểm toán, thời hạn kiểm toán.
- Trưởng đoàn và các thành viên khác của Đoàn kiểm toán.
Điều 17. Phổ biến quyết định kiểm toán, KHKT tổng quát và cập nhật kiến thức cho thành viên Đoàn kiểm toán
Thực hiện theo Điều 15 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Điều 18. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho Đoàn kiểm toán
Thực hiện theo Điều 16 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Chương III
THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
Điều 19. Công bố quyết định kiểm toán
Thực hiện theo quy định tại Điều 17 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Điều 20. Tiến hành kiểm toán
Thực hiện theo Điều 18 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Lưu ý trong quá trình thực hiện kiểm toán: Nếu có các dấu hiệu làm cho Kiểm toán viên nhà nước tin rằng một tài liệu có thể không xác thực, hoặc đã bị sửa đổi mà không được thông báo, hoặc những nội dung, số liệu phát hiện có dấu hiệu gian lận thì Kiểm toán viên nhà nước phải tiến hành kiểm tra thêm bằng các thủ tục như: Xác nhận trực tiếp với bên thứ ba; sử dụng chuyên gia và các phương pháp hợp pháp khác để đánh giá tính xác thực của tài liệu đó; kiểm tra, xác minh tài liệu đó từ các nguồn thông tin khác. Nếu các giải trình của đơn vị được kiểm toán là không nhất quán, thì Kiểm toán viên nhà nước phải tiến hành kiểm tra về các điểm không nhất quán đó nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để khẳng định hoặc loại bỏ nghi ngờ của Kiểm toán viên nhà nước. Việc xác minh, điều tra,… phải lập biên bản và các bằng chứng thu thập được kèm theo. Trong trường hợp phát hiện dấu hiệu sai phạm lớn, các sai phạm có dấu hiệu hình sự, Kiểm toán viên nhà nước, Tổ trưởng phải báo cáo kịp thời cho Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng; Trưởng đoàn, Kiểm toán trưởng phải báo cáo kịp thời với Tổng Kiểm toán nhà nước để chỉ đạo làm rõ, xử lý.
Mục 1. KIỂM TOÁN TÌNH HÌNH KINH PHÍ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
Điều 21. Căn cứ kiểm toán
1. Luật Ngân sách nhà nước, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kế toán, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2. Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn đặc thù, hiệp định vay vốn với tổ chức cho vay vốn, nhà tài trợ.
3. Các văn bản quy định cơ chế quản lý, điều hành Chương trình; nội dung, đối tượng được hưởng lợi từ Chương trình,....
4. Báo cáo tình hình sử dụng kinh phí và quyết toán kinh phí Chương trình, hồ sơ, tài liệu do đơn vị cung cấp và các tài liệu khác có liên quan.
Điều 22. Nội dung, thủ tục kiểm toán tại các cơ quan tham mưu tổng hợp
1. Tại các cơ quan Trung ương: Kiểm toán tại cơ quan thường trực (chủ trì) và các đơn vị liên quan.
a) Kiểm tra, đối chiếu việc xây dựng và phê duyệt danh mục tài trợ đến ký kết điều ước quốc tế, Hiệp định và quá trình nhận nợ, giải ngân, thanh toán.
b) Kiểm tra, đối chiếu các số liệu liên quan đến nguồn vốn Trung ương: số dư kỳ trước chuyển sang; số vốn phân bổ trong kỳ; số vốn đã thanh toán, giải ngân, quyết toán; số dư được chuyển sang năm sau của các bộ, ngành Trung ương và các địa phương.
c) Kiểm tra, đối chiếu xác nhận đảm bảo khớp đúng về số liệu giữa cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình và các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình.
d) Kiểm tra số ghi thu, ghi chi vốn viện trợ, số lãi tiền gửi tại các ngân hàng, số thuế thuộc vốn ODA được hoàn và các khoản kết dư khác phải nộp NSNN.
2. Tại các địa phương: Kiểm toán tại cơ quan thường trực (chủ trì) và các đơn vị liên quan đến việc thực hiện Chương trình trên địa bàn.
a) Kiểm tra, đối chiếu số vốn được phân bổ cho chương trình (bao gồm NSTW, NSĐP và các nguồn vốn khác), số vốn đã phân bổ cho các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình tại địa phương, so sánh, đối chiếu với các tiêu chí quy định đối tượng được phân bổ vốn, trường hợp chưa phân bổ hết cho các đơn vị thực hiện Chương trình hoặc sử dụng cho các công việc khác phải đề nghị giải trình bằng văn bản và xử lý theo quy định.
b) Kiểm tra, đối chiếu số liệu liên quan về nguồn vốn đầu tư cho Chương trình do Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, ngân hàng (trường hợp sử dụng vốn viện trợ thanh toán qua ngân hàng), cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình và các đơn vị tham gia thực hiện Chương trình trong giai đoạn được kiểm toán cung cấp theo từng nguồn vốn (NSTW, NSĐP và các nguồn vốn khác): số dư kỳ trước chuyển sang; số đã phân bổ, đã cấp; số đã giải ngân, thanh toán; hạn mức huỷ bỏ, số nộp trả; số đã quyết toán và số còn dư được chuyển sang năm sau.
c) Kiểm tra, đối chiếu với Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước, cơ quan trực tiếp sử dụng vốn Chương trình, các văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền cho phép chuyển nguồn, các nội dung được phép chuyển nguồn theo quy định về số dư kinh phí cuối năm được chuyển năm sau, chi tiết theo từng nguồn vốn (Trung ương, địa phương, nguồn khác); xác định số vốn còn dư tại Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng và đơn vị trực tiếp sử dụng vốn Chương trình.
d) Trường hợp các Chương trình giải ngân thông qua ngân hàng thương mại do nhà tài trợ chỉ định cần phải kiểm tra thủ tục cho vay và các quy định có liên quan đến tài chính của Chương trình; kiểm tra số tiền thu lãi tiền gửi ngân hàng, số tiền đã sử dụng, số vốn dư phải nộp ngân sách theo quy định.
đ) Kiểm tra số ghi thu, ghi chi vốn viện trợ, số lãi tiền gửi tại các ngân hàng, số thuế thuộc vốn ODA được hoàn và các khoản kết dư khác phải nộp NSNN.
e) Các trường hợp nếu có sự chênh lệch về số liệu phải yêu cầu các đơn vị giải trình, xác định rõ nguyên nhân để có xác nhận, đánh giá phù hợp.
Điều 23. Nội dung và thủ tục kiểm toán tại các đơn vị sử dụng kinh phí
1. Kiểm toán kinh phí năm trước chuyển sang
Kiểm tra, đối chiếu dư chuyển nguồn năm trước chuyển sang năm nay, các văn bản cho phép chuyển nguồn, các quyết định phê duyệt quyết toán, biên bản thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng… để xác định kinh phí năm trước chuyển sang năm nay.
2. Kiểm toán dự toán được giao
a) Kiểm tra, đối chiếu số kinh phí được phân bổ, giao dự toán của cấp có thẩm quyền so với số liệu đơn vị báo cáo dựa trên các văn bản phân bổ vốn, số liệu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính (kể cả số bổ sung và điều chỉnh trong năm) theo từng nguồn vốn (NSTW, NSĐP,…).
b) Rà soát, kiểm tra đối tượng được phân bổ vốn có tuân thủ theo đúng quy định của Chương trình và quy định của pháp luật nhà nước hay không.
3. Kiểm toán kinh phí thực nhận
a) Kiểm tra, đối chiếu số kinh phí thực nhận trên Báo cáo tài chính của đơn vị với số liệu trên sổ kế toán, Biên bản đối chiếu xác nhận của cơ quan Tài chính, Kho bạc, Ngân hàng cấp phát vốn về kinh phí thực nhận; kiểm tra, xác định nguyên nhân chênh lệch (nếu có) giữa số Báo cáo của đơn vị và số đối chiếu với cơ quan cấp phát (sau khi thực hiện thủ tục kiểm toán).
b) Chọn mẫu kiểm tra chi tiết chứng từ cấp phát, số liệu ghi sổ kế toán, tổng hợp số đã cấp phát để đối chiếu với số trên báo cáo của đơn vị để phát hiện các trường hợp lập báo cáo sai.
Khi thực hiện kiểm toán chỉ tiêu này thì số thực nhận là số liệu đơn vị đã nhận trừ số đã nộp hoàn hạn mức.
4. Kiểm tra kinh phí nộp trả giảm khác
a) Kiểm tra, đối chiếu số kinh phí thực nhận trên Báo cáo tài chính của đơn vị với số liệu trên sổ kế toán, Biên bản đối chiếu xác nhận của cơ quan Tài chính, Kho bạc, Ngân hàng cấp phát về số kinh phí thực nhận.
b) Kiểm tra chi tiết chứng từ nộp hoàn trả ngân sách, biên bản kiểm tra của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kết quả kiểm toán để xác định số kinh phí nộp trả giảm khác, tổng hợp số đã nộp trả để đối chiếu với số trên báo cáo của đơn vị để phát hiện các trường hợp lập báo cáo sai.
Số liệu này là số nộp trả ngân sách, không bao gồm số nộp hoàn hạn mức của đơn vị.
5. Kiểm tra kinh phí đề nghị quyết toán
a) Đối với các nội dung chi sự nghiệp:
- Kiểm tra, đối chiếu số báo cáo quyết toán kinh phí Chương trình với số liệu của Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước với số liệu, của cơ quan thường trực quản lý Chương trình về số thanh quyết toán theo từng nguồn vốn: Vốn Trung ương, vốn địa phương, vốn nhà tài trợ, vốn khác.
- Đối chiếu các khoản chi theo mục lục ngân sách với dự toán được duyệt, trường hợp chi vượt dự toán phải đề nghị đơn vị giải trình rõ nguyên nhân và cấp quyết định để xử lý theo quy định.
- Đối chiếu số liệu quyết toán trên báo cáo của đơn vị với số liệu theo dõi (trường hợp chưa thẩm tra quyết toán) hoặc số liệu thẩm tra quyết toán của cơ quan cáp phát.
- Kiểm tra chi tiết các chứng từ chi phí có đúng đối tượng, nội dung, định mức, tiêu chuẩn và thủ tục quy định của Chương trình và các quy định pháp luật của Nhà nước.
- Trường hợp các đơn vị quản lý Chương trình trực tiếp mua hàng hoá, sau đó cấp bằng hiện vật cho các đơn vị sử dụng thì KTV cần kiểm tra: Hồ sơ đấu thầu, hoá đơn bán hàng, nguồn gốc xuất xứ, phiếu nhập kho, sổ kho, sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, hàng hoá; số lượng hàng đã cấp cho các đối tượng sử dụng; số tồn tại các kho.
- Kiểm tra việc ghi thu, ghi chi đối với các khoản hoàn thuế của vốn ODA, các khoản viện trợ của nước ngoài…. .
- Đối chiếu với nhà cung cấp: Qua kiểm toán hồ sơ, tài liệu, chứng từ nếu thấy cần thiết và điều kiện cho phép, KTV có thể chọn mẫu một số hóa đơn, hợp đồng để đối chiếu với người bán hàng về chủng loại, quy cách, số lượng, chất lượng và giá cả để xác minh tính xác thực của việc mua hàng.
- Phỏng vấn các đối tượng được nhận hỗ trợ kinh phí, hàng hóa từ chương trình về số lượng, chủng loại, so sánh, đối chiếu với danh sách đã ký nhận để phát hiện các sai phạm (nếu điều kiện cho phép). Ngoài việc phỏng vấn để thu nhập thêm các bằng chứng xác thực về số thực nhận của đối tượng được nhận hỗ trợ kinh phí, hàng hóa từ Chương trình, cần phỏng vấn bổ sung sự phù hợp của việc hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng. Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản và có chữ ký của các thành phần tham gia.
- Kiểm tra thực tế đối với vật tư quản lý qua kho, KTV chọn mẫu kiểm tra thực tế để xác định số hàng hoá mua về có đúng chủng loại, quy cách, giá cả theo quy định không.
b) Đối với nội dung chi đầu tư xây dựng:
- Thực hiện theo nội dung và thủ tục kiểm toán hướng dẫn tại Quy trình kiểm toán Dự án đầu tư xây dựng công trình của Kiểm toán nhà nước. Trường hợp công trình được sử dụng lồng ghép từ nhiều nguồn vốn của các Chương trình khác nhau không xác định số vốn của Chương trình được kiểm toán thanh toán cho hạng mục nào của công trình, các KTV phải tiến hành các thủ tục kiểm toán toàn bộ giá trị khối lượng công trình hoàn thành.
- Trên cơ sở kết quả kiểm toán giá trị khối lượng công trình hoàn thành, KTV xác định các sai phạm và đưa ra kiến nghị cho phù hợp: Đối với trường hợp đã thanh toán, cần kiến nghị thu hồi nộp NSNN, giảm trừ khi phê duyệt quyết toán công trình đồng thời kiến nghị giảm trừ giá trị quyết toán kinh phí Chương trình; trường hợp chưa thanh toán thì kiến nghị giảm trừ khi thanh toán.
c) Đối với nội dung chi sự nghiệp và chi đầu tư đối với dự án sử dụng nguồn vốn tín dụng ưu đãi.
Ngoài việc kiểm tra theo các nội dung quy định tại Tiết (a) và (b) Khoản 5 Điều này, thực hiện kiểm tra theo các nội dung sau:
- Kiểm tra hồ sơ tín dụng: Thực hiện theo các nội dung của Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính - ngân hàng.
- Kiểm tra chi tiết chứng từ, sổ kế toán, đối chiếu với số liệu báo cáo để đánh giá sự khớp đúng về số liệu báo cáo.
- Kiểm tra chi tiết các chứng từ cho vay có đúng đối tượng, nội dung, định mức, lãi suất, tiêu chuẩn và thủ tục theo quy định của Chương trình.
- Kiểm tra tiến độ giải ngân, số tiền hoàn trả, cho vay quay vòng có được quản lý và thực hiện đúng quy định không.
6. Kiểm tra số kinh phí được phép chuyển nguồn sang năm sau
a) Kiểm tra việc xác định số kinh phí chuyển nguồn năm sau trên cơ sở số kinh phí được sử dụng, số kinh phí được quyết toán, số kinh phí nộp trả (giảm khác) để xác định số kinh phí chuyển năm sau.
b) Đối chiếu số dư trên báo cáo với các quyết định phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền, các quy định của nhà nước cho phép chuyển số dư sang năm sau.
c) Kiểm tra chi tiết chứng từ, sổ kế toán xem xét việc xác định và chuyển số dư có đúng quy định không.
Mục 2. KIỂM TOÁN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
Điều 24. Căn cứ kiểm toán
1. Các mục tiêu lượng hoá trong từng nội dung của Chương trình được quy định trong các quyết định phê duyệt Chương trình.
2. Tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Chương trình của các cơ quan theo dõi, quản lý, thực hiện Chương trình.
3. Các đánh giá của các cơ quan tư vấn độc lập trong và ngoài nước liên quan đến Chương trình.
4. Các báo cáo của cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện Chương trình.
Điều 25. Nội dung và thủ tục kiểm toán
1. Kiểm toán tình hình thực hiện các mục tiêu của Chương trình
a) Kiểm tra việc lập đề án, xây dựng mục tiêu (hoặc kế hoạch giai đoạn, kế hoạch năm) của chương trình (căn cứ để lập đề án, xây dựng mục tiêu có phù hợp với tình hình thực tế? có phù hợp với các quy định của Chương trình và của Nhà nước?).
b) Phân tích, đánh giá, xác định và phân loại mục tiêu của chương trình: Mục tiêu có thể lượng hóa, không thể lượng hóa; mục tiêu chung hay mục tiêu riêng của dự án thành phần làm định hướng cho quá trình thu thập các bằng chứng cần thiết phục vụ cho công tác đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu Chương trình.
2. Kiểm toán tình hình thực hiện các nội dung của Chương trình
a) Xây dựng các mẫu biểu theo các chỉ tiêu đánh giá phù hợp; yêu cầu các cơ quan quản lý, triển khai thực hiện chương trình tổng hợp, cung cấp các tài liệu, số liệu, báo cáo đánh giá về những kết quả đạt được để phục vụ cho việc đánh giá các mục tiêu đề ra đến thời điểm kiểm toán.
b) Đối với các chỉ tiêu không thể lượng hóa, các KTV có thể thực hiện các cuộc điều tra, phỏng vấn thực tế các đối tượng có liên quan, so sánh, đối chiếu với báo cáo của các cơ quan tham gia thực hiện Chương trình để làm căn cứ đánh giá.
c) Kiểm tra, xem xét các số liệu do đơn vị cung cấp có được tổng hợp theo một quy trình hợp lý, đảm bảo tính tin cậy (có đúng với thực tế thực hiện hay không), có căn cứ không, trường hợp cần thiết tiến hành các thử nghiệm để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của quy trình tổng hợp các số liệu để xem xét mức độ tin cậy của số liệu trước khi đánh giá.
d) Các KTV nghiên cứu số liệu, sử dụng các kỹ thuật phân tích, so sánh tỷ lệ thực hiện kế hoạch, so sánh xu hướng phát triển để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đến thời điểm kiểm toán và đưa ra những nhận định Chương trình có đạt được mục tiêu đề ra hay không (đối với kiểm toán các Chương trình đang triển khai).
Mục 3. KIỂM TOÁN VIỆC TUÂN THỦ PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
Điều 26. Căn cứ kiểm toán
1. Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
2. Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (đối với Chương trình sử dụng vốn hỗ trợ ODA).
3. Các văn bản hướng dẫn xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách.
4. Các văn bản pháp lý khác có liên quan đến Chương trình.
5. Các quyết định giao dự toán, phân bổ ngân sách của cấp có thẩm quyền.
6. Các văn bản quy định định mức chi tiêu liên quan.
7. Chế độ kế toán chủ đầu tư, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các văn bản quy định của Chương trình về kế toán.
8. Các hiệp định, cam kết với nhà tài trợ (nếu có).
Điều 27. Kiểm toán công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện chương trình
Tuỳ thuộc sự phân cấp quản lý ở các cấp Trung ương và địa phương, đối với mỗi cấp, KTV thực hiện kiểm toán theo một số nội dung chủ yếu sau:
1. Việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình, qui định chức năng nhiệm vụ của Ban chỉ đạo và thành viên Ban chỉ đạo.
2. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các thành viên ban chỉ đạo.
3. Sự phối kết hợp của các thành viên ban chỉ đạo.
4. Việc ban hành chính sách chế độ, hướng dẫn thực hiện, tuyên truyền phổ biến chính sách chế độ của Chương trình.
5. Việc tổ chức lồng ghép các Chương trình được đầu tư trên địa bàn.
6. Công tác tổ chức thực hiện dân chủ công khai trong thực hiện Chương trình.
7. Công tác kiểm tra, kiểm soát; tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình.
8. Việc thực hiện chế độ báo cáo của Chương trình theo qui định....
9. Lập đề án và phê duyệt đề án (nếu có).
Điều 28. Nội dung và thủ tục kiểm toán công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách tại các cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự toán ngân sách
1. Tại các cơ quan trung ương: Thực hiện kiểm toán tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, cơ quan thường trực chương trình tại các Bộ, ngành Trung ương thông qua việc rà soát các nội dung:
a) Các cơ quan thực hiện lập dự toán, phân bổ ngân sách theo đúng trình tự, mẫu biểu, định mức quy định.
b) Việc lập có căn cứ, đúng nội dung, đối tượng và định mức quy định.
c) Việc phân bổ vốn có rõ ràng, minh bạch, có sát thực tế, kịp thời.
d) Cơ quan giao dự toán và điều chỉnh dự toán ngân sách có đúng thẩm quyền.
2. Tại địa phương: Thực hiện kiểm toán tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan thường trực chương trình tại địa phương: KTV kiểm tra chi tiết các hồ sơ tài liệu, thu thập các bằng chứng liên quan đến việc lập và phân bổ dự toán ngân sách, đối chiếu với các quy định của Luật Ngân sách nhà nước và cơ chế quản lý quy định cho từng Chương trình để đánh giá các nội dung sau:
a) Các cơ quan lập dự toán, phân bổ ngân sách theo đúng trình tự, mẫu biểu quy định.
b) Việc xây dựng và phân bổ dự toán có sát thực tế, kịp thời, công bằng, có căn cứ, đúng nội dung, đối tượng và định mức quy định.
c) Các số liệu phân bổ có rõ ràng, minh bạch, khớp với số kinh phí đó được cấp trên giao.
d) Cơ quan giao dự toán và điều chỉnh dự toán ngân sách có đúng thẩm quyền.
đ) Đánh giá việc lồng ghép với các Chương trình khác khi thực hiện mục tiêu của Chương trình.
e) Phân tích, đánh giá tình hình nợ đọng vốn đầu tư của địa phương gồm: Ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã (nêu rõ nguyên nhân nợ đọng).
Điều 29. Nội dung, thủ tục kiểm toán việc chấp hành NSNN
1. Tại các cơ quan tài chính, kho bạc, ngân hàng
a) Thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định về cấp phát, thanh toán: Chọn mẫu kiểm tra hồ sơ giải ngân một số khoản để đánh giá việc tuân thủ các thủ tục giải ngân, thanh toán theo quy định; tuân thủ các quy định về thời gian xét duyệt hồ sơ tại các cơ quan tài chính; các trường hợp tiến độ giải ngân chậm phải xác định rõ nguyên nhân và đánh giá tác động, hậu quả của việc giải ngân chậm.
b) Việc chấp hành các quy định về quản lý, ghi thu, ghi chi các khoản lãi tiền gửi tại các ngân hàng, các khoản viện trợ, hoàn thuế của vốn ODA tài trợ.
2. Tại các cơ quan trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình: Căn cứ vào báo cáo tài chính, báo cáo tình hình sử dụng vốn, báo cáo quyết toán của Chương trình do đơn vị cung cấp, thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ tài liệu, kết hợp với điều tra phỏng vấn, đối chiếu với các đơn vị liên quan để thu thập các bằng chứng đánh giá các nội dung sau:
a) Tiến độ giải ngân.
b) Công tác quản lý và sử dụng vốn.
c) Việc sử dụng vốn (có đúng mục đích, nội dung, đúng đối tượng).
d) Việc chấp hành các định mức chi tiêu, định mức hỗ trợ.
đ) Chấp hành các quy định về quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản.
e) Việc chấp hành chính sách thuế hiện hành của nhà nước.
Điều 30. Nội dung và thủ tục kiểm toán việc quyết toán ngân sách
Thực hiện kiểm tra hồ sơ tài liệu, báo cáo quyết toán do đơn vị cung cấp để thu thập các bằng chứng, đối chiếu với các quy định của Nhà nước để đánh giá việc chấp hành các nội dung sau:
1. Thời gian quyết toán.
2. Chỉnh lý quyết toán.
3. Chế độ báo cáo.
4. Công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán.
5. Xử lý các khoản kết dư ngân sách.
Điều 31. Nội dung và thủ tục kiểm toán việc chấp hành các cam kết với nhà tài trợ
Trong trường hợp các Chương trình được đầu tư bằng vốn viện trợ của nước ngoài có các cam kết riêng, quá trình kiểm toán cần thực hiện các công việc sau:
1. Nghiên cứu hiệp định ký giữa Chính phủ và nhà tài trợ, các văn bản thỏa thuận giữa các cơ quan có thẩm quyền Việt Nam với các nhà tài trợ.
2. Kiểm tra, rà soát các điều khoản đã thỏa thuận so sánh, đối chiếu với thực hiện thực tế tại đơn vị để có những đánh giá thích hợp.
3. Việc thu thập các bằng chứng kiểm toán có thể được kết hợp khi kiểm toán quyết toán chi phí được đầu tư bằng vốn chương trình theo các thủ tục đã được quy định.
Điều 32. Chấp hành chế độ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
Thực hiện theo Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình của Kiểm toán Nhà nước.
Điều 33. Thủ tục và nội dung kiểm toán việc chấp hành Luật Kế toán
Thực hiện kiểm tra chi tiết hồ sơ, chứng từ, sổ kế toán và báo cáo kế toán để đánh giá về:
1. Tổ chức bộ máy kế toán.
2. Chứng từ kế toán.
3. Sổ kế toán, tài khoản kế toán.
4. Hạch toán kế toán.
5. Lập báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính.
6. Chấp hành các quy định khi lập báo cáo: Việc đối chiếu công nợ, đối chiếu số liệu cấp vốn với cơ quan cấp phát, cho vay.
Mục 4. KIỂM TOÁN TÍNH KINH TẾ, HIỆU LỰC VÀ HIỆU QUẢ
Điều 34. Căn cứ kiểm toán
1. Các mục tiêu mang tính chiến lược của Quốc gia, ngành, địa phương.
2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức đã được các cơ quan Nhà nước ban hành, công bố, hoặc dựa vào các công trình tương tự.
3. Các tiêu chí đã được thiết lập, mục tiêu lượng hoá trong từng nội dung của Chương trình được quy định trong các quyết định phê duyệt Chương trình.
4. Tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết việc thực hiện Chương trình của các cơ quan theo dõi, quản lý, thực hiện Chương trình.
5. Các đánh giá của các cơ quan tư vấn độc lập trong và ngoài nước liên quan đến Chương trình.
6. Các báo cáo của cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện Chương trình.
Điều 35. Nội dung và thủ tục kiểm toán tính kinh tế
1. Căn cứ kết quả kiểm toán tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí, kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng (nếu có) để đánh giá tính tiết kiệm của việc sử dụng nguồn lực tài chính của Chương trình.
2. Đánh giá tính tiết kiệm của việc lựa chọn các giải pháp (bao gồm cả chi phí đầu tư và chi phí vận hành).
3. Đánh giá việc lập, quản lý dự toán có đảm bảo tính kinh tế; đánh giá tiến độ của dự án kịp thời hay chậm tác động, ảnh hưởng đến tính kinh tế.
4. Xem xét sự cần thiết của nhu cầu thực hiện chương trình: Tính hợp lý của các chỉ tiêu điều tra, sự phù hợp với quy hoạch của ngành và địa phương, sự hợp lý của quy mô và địa điểm thực hiện chương trình.
4. Sự phù hợp với phong tục, tập quán của người dân địa phương.
Điều 36. Nội dung và thủ tục kiểm toán tính hiệu lực
Đánh giá tính hiệu lực của các văn bản quản lý, điều hành và kết quả thực hiện Chương trình so với nội dung, mục tiêu đề ra. Tuỳ thuộc từng Chương trình, việc kiểm toán được thực hiện theo một số nội dung chủ yếu sau:
1. Bộ máy quản lý có đáp ứng được công tác quản lý, điều hành Chương trình; sự phân công, phân nhiệm, phối kết hợp giữa các thành viên ban điều hành có đảm bảo thống nhất và phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao.
2. Tính đầy đủ và khả thi của hệ thống văn bản quản lý của Chương trình, những bất cập của việc áp dụng hệ thống văn bản đó trong thực tế.
3. Đánh giá mức độ khả thi của dự án, các yếu tố đảm bảo cho sự vận hành Chương trình (đặc biệt là việc quản lý, vận hành Chương trình sau đầu tư), phù hợp với xu hướng phát triển, phù hợp với thực tế... .
4. Tiến độ thực hiện Chương trình.
5. Sự đáp ứng yêu cầu về nguồn lực tài chính (phân bổ vốn có kịp thời, đầy đủ); việc sử dụng nguồn lực tài chính có đảm bảo đúng mục tiêu.
6. Kết quả thực hiện Chương trình.
7. Tính đồng bộ của Chương trình với chương trình dự án khác.
Điều 37. Nội dung và thủ tục kiểm toán tính hiệu quả
1. Căn cứ kết quả kiểm toán tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí để đánh giá tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn kinh phí.
2. Nghiên cứu số liệu, bằng chứng thu thập được, thực hiện phân loại, tính toán các chỉ tiêu, đưa ra các lập luận, phân tích, đánh giá hiệu quả về kinh tế, xã hội theo các tiêu chí khác nhau tùy theo từng Chương trình, cụ thể:
a) Bảo đảm điều kiện, môi trường lao động, các chỉ tiêu về việc làm, mức thu nhập; các hiệu quả về văn hoá, giáo dục, y tế....
b) Tác động, ảnh hưởng của Chương trình đối với các vấn đề kinh tế - xã hội, môi trường, ảnh hưởng đến các công trình di tích lịch sử, văn hoá... .
c) Các tác động tạo sự thay đổi, chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân... .
d) Góp phần phát triển đồng đều các địa phương, chính sách dân tộc miền núi, bảo đảm quốc phòng an ninh... .
Mục 5. LẬP VÀ THÔNG QUA BIÊN BẢN KIỂM TOÁN, DỰ THẢO THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TOÁN CỦA TỔ KIỂM TOÁN TẠI ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN CHI TIẾT
Điều 38. Lập và thông qua đơn vị được kiểm toán biên bản kiểm toán của Tổ kiểm toán và dự thảo thông báo kết quả kiểm toán tại đơn vị kiểm toán chi tiết
Thực hiện theo Điều 19 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Lưu ý: Trưởng đoàn phải lập báo cáo kết quả trọng yếu báo cáo Kiểm toán trưởng và Tổng Kiểm toán nhà nước để chỉ đạo.
Chương IV
LẬP VÀ GỬI BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Điều 39. Lập và gửi Báo cáo kiểm toán
1. Trình tự, thủ tục thực hiện các bước lập dự thảo Báo cáo kiểm toán; Kiểm toán trưởng xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm toán; Tổng KTNN xét duyệt dự thảo Báo cáo kiểm toán; Hoàn thiện dự thảo Báo cáo kiểm toán, gửi lấy ý kiến của đơn vị được kiểm toán; Thông báo kết quả kiểm toán; Phát hành Báo cáo kiểm toán và thông báo kết quả kiểm toán Chương trình thực hiện theo quy định tại Chương IV Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
2. Báo cáo kiểm toán Chương trình lập theo mẫu quy định tại Hệ thống mẫu biểu hồ sơ của Kiểm toán nhà nước, gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Khái quát về tình hình cuộc kiểm toán: Mục tiêu, nội dung kiểm toán; phạm vi và giới hạn kiểm toán; căn cứ kiểm toán; các đơn vị hoặc bộ phận được kiểm toán; thời gian và địa điểm kiểm toán, phương pháp kiểm toán; các phát hiện chủ yếu từ cuộc kiểm toán.
b) Tổng hợp kết quả kiểm toán: Tổng hợp các phát hiện kiểm toán; phân tích các nguyên nhân dẫn đến kết quả hoạt động sai lệch so với tiêu chuẩn (phát hiện kiểm toán); đánh giá những hậu quả (lượng hóa) do những hoạt động sai lệch so với tiêu chuẩn gây ra; việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán và quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công và các nguồn lực khác (nhân lực, vật lực); đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công và các nguồn lực khác (nhân lực, vật lực).
c) Kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Chương V
THEO DÕI, KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ KIỂM TOÁN
Điều 40. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
Thực hiện theo quy định tại Điều 49 Luật Kiểm toán nhà nước, Đoạn 44 CMKTNN số 100, Chương V Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Quy định về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ SAI SÓT VÀ GIAN LẬN THƯỜNG GẶP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2017/QĐ-KTNN ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Tổng Kiểm toán nhà nước)
I. KIỂM TOÁN NGUỒN KINH PHÍ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
1.1. Kiểm toán tổng hợp
1.1.1. Kiểm toán tại Bộ Tài chính
- Tổng hợp lập báo cáo sai số học.
- Số liệu báo cáo sai lệch so với số của Kho bạc nhà nước Trung ương, ngân hàng, báo cáo của các tỉnh.
- Chưa thực hiện ghi thu, ghi chi đầy đủ nguồn viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
- Tổng hợp không đầy đủ nguồn vốn khác.
1.1.2. Kiểm toán tại Kho bạc nhà nước Trung ương
- Tổng hợp lập báo cáo sai số học.
- Số liệu báo cáo sai lệch so với số của Kho bạc Nhà nước các tỉnh.
- Tổng hợp, theo dõi nhầm lẫn giữa các nguồn, các chương trình.
- Hạch toán chuyển nguồn không có đủ căn cứ, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định.
1.1.3. Kiểm toán tại Sở Tài chính
- Tổng hợp lập báo cáo sai số học.
- Số liệu báo cáo sai lệch so với số của Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, đơn vị trực tiếp sử dụng.
- Chưa thực hiện ghi thu, ghi chi đầy đủ nguồn viện trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
- Tổng hợp không đầy đủ nguồn vốn, áp dụng sai tỷ giá sai thời điểm dẫn đến sai lệch số liệu.
- Các nguồn vốn bị phân loại một cách sai lệch.
- Nguồn vốn NSTW cấp có mục tiêu cho chương trình chưa cấp hết sang Kho bạc, cấp cho dự án khác.
- Kết dư ngân sách từ nguồn NSTW cấp có mục tiêu cho Chương trình được xử lý chưa đúng quy định.
1.1.4. Kiểm toán tại Kho bạc Nhà nước tỉnh
- Tổng hợp lập báo cáo sai số học.
- Số liệu báo cáo sai lệch so với số sở tài chính, đơn vị trực tiếp sử dụng.
- Tổng hợp, theo dõi nhầm lẫn giữa các nguồn, các chương trình, các chỉ tiêu.
- Công tác cấp phát và thanh toán vốn thiếu thủ tục, hồ sơ theo quy định.
- Các khoản đơn vị dự toán nộp hoàn hạn mức nhưng tổng hợp sai vào chỉ tiêu nộp trả ngân sách.
- Hạch toán chuyển nguồn không có đủ căn cứ, cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định.
1.1.5. Kiểm toán tại Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phân bổ kế hoạch vốn cho các đơn vị thực hiện Chương trình chưa hết số vốn được Trung ương cấp.
- Phân bổ vốn sai nội dung, sai đối tượng, sai định mức theo quy định của Chương trình.
- Không bố trí đủ vốn đối ứng của địa phương theo quy định của Chương trình.
- Phân bổ vốn cho các dự án không đủ vốn để thực hiện hoàn thành dự án (Dự án nhóm B..., Dự án nhóm C...)
- Điều chỉnh kế hoạch vốn chưa kịp thời.
1.2. Kiểm toán chi tiết
1.2.1. Kiểm toán số dư năm trước chuyển sang
- Do lập báo cáo sai số học.
- Chưa khớp với văn bản cho phép chuyển nguồn của cấp có thẩm quyền.
- Chưa khớp với số báo cáo quyết toán năm trước chuyển sang.
- Nhầm lẫn giữa các nguồn vốn của Chương trình và các chương trình khác nhau.
1.2.2. Kiểm toán dự toán được giao
- Do lập báo cáo sai số học.
- Chưa khớp với quyết định phân bổ và các quyết định điều chỉnh vốn Chương trình.
- Nhầm lẫn giữa các nguồn vốn của Chương trình và các chương trình khác nhau.
- Vốn NSTW cấp có mục tiêu cho Chương trình chưa được giao hết cho các đơn vị sử dụng.
1.2.3. Kiểm toán chi phí thực nhận
- Do lập báo cáo sai số học.
- Phân loại nhầm lẫn giữa các nguồn vốn của Chương trình và các chương trình khác nhau.
- Nhầm lẫn về niên độ kế toán.
- Số liệu bị sai lệch so với số của Kho bạc.
- Số liệu đơn vị tổng hợp chưa trừ số đã nộp hoàn hạn mức.
1.2.4. Kiểm tra kinh phí nộp trả giảm khác
- Do lập báo cáo sai số học.
- Phân loại nhầm lẫn giữa các nguồn vốn của Chương trình và các chương trình khác nhau.
- Đơn vị tổng hợp cả số nộp hoàn hạn mức vào chỉ tiêu này (không phải số nộp về tài khoản ngân sách).
- Chưa tổng hợp đủ số phải nộp theo quy định: các khoản sử dụng không hết và các khoản khác không được phép chuyển năm sau theo quy định.
- Chưa tổng hợp đủ số hủy bỏ hạn mức theo quy định.
1.2.5. Kiểm tra kinh phí đề nghị quyết toán
a. Đối với các nội dung, dự án chi sự nghiệp
- Lập báo cáo sai số học.
- Phân loại nhầm lẫn giữa các nguồn vốn của chương trình và các chương trình khác nhau.
- Chi sai đối tượng của Chương trình.
- Chi sai nội dung Chương trình.
- Chi sai định mức, tỷ lệ.
- Quyết toán sai đơn giá.
- Chi vượt dự toán được giao.
- Số quyết toán không đúng số chi thực tế, số cấp phát thực tế cho các cá nhân, đơn vị thụ hưởng.
- Quyết toán hàng hoá mua về thực tế không đúng chủng loại, quy cách, giá cả.
- Quyết toán không đủ chứng từ, hồ sơ theo quy định.
- Hạch toán vào số quyết toán cả số thanh toán tạm ứng.
- Chưa hạch toán đủ số ghi thu, ghi chi các nguồn viện trợ, ODA theo quy định.
b. Đối với các chương trình có các dự án tín dụng ưu đãi
- Lập báo cáo sai số học.
- Cho vay sai đối tượng, nội dung, định mức, tiêu chuẩn quy định.
- Cho vay không đủ thủ tục theo quy định.
- Không đúng tiến độ giải ngân.
- Số tiền hoàn trả cho vay quay vòng được quản lý và thực hiện không đúng quy định.
- Người được vay sử dụng vốn sai mục đích.
- Chênh lệch giữa số báo cáo so với số thực tế người được vay.
c. Đối với các Chương trình có thực hiện đầu tư xây dựng
- Đầu tư sai nội dung, mục tiêu của Chương trình.
- Quyết toán khống khối lượng, không đúng thực tế thi công.
- Tính toán khối lượng sai so thiết kế và bản vẽ hoàn công.
- Tính trùng khối lượng xây lắp của công trình (thường xảy ra ở những điểm giao).
- Quyết toán chi phí của công trình khác.
- Quyết toán thiếu thủ tục theo quy định.
- Quyết toán khối lượng phải dỡ bỏ do lỗi của nhà thầu.
- Quyết toán không trừ phần sản phẩm, vật tư thu hồi.
- Quyết toán khối lượng phát sinh do lỗi của nhà thầu tính thiếu trong hồ sơ dự thầu đã được thể hiện trong hồ sơ mời thầu và hồ sơ thiết kế.
- Giá trúng thầu không hợp lệ.
- Áp dụng sai giá trúng thầu hoặc đơn giá công trình.
- Áp dụng sai hệ số vận chuyển, hệ số điều chỉnh giá.
- Vật tư đưa vào công trình không đúng chủng loại quy định.
- Tính sai khối lượng vật liệu được tính chênh lệch giá do áp dụng sai định mức.
- Áp dụng sai thời điểm được quy định tính chênh lệch giá.
- Tính sai định mức quy định.
- Tính phụ phí xây lắp trên giá trị thiết bị đưa vào lắp đặt.
- Tính sai số học về giá trị quyết toán.
- Thiết bị không đảm bảo tính năng kỹ thuật, chất lượng và xuất xứ theo yêu cầu.
- Số lượng thiết bị, phụ tùng thay thế không đầy đủ như quy định trong hợp đồng.
- Áp dụng sai tỷ giá ngoại tệ đối với thiết bị nhập ngoại.
- Thiếu thủ tục thanh toán, chứng từ không hợp lệ hoặc thanh toán sai chế độ về: Chi phí kho bãi, kiểm tra hàng hóa tại cảng, cước phí vận chuyển, chi phí bảo hành, bảo dưỡng thiết bị…
- Phân bổ chi phí vận chuyển, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị vào từng tài sản cố định không đúng.
- Thanh toán các nội dung không có trong hợp đồng.
- Khối lượng khảo sát tính sai, tính khống khối lượng.
- Chi phí khác tính theo định mức: Đơn vị áp dụng sai tỷ lệ phầm trăm quy định, xác định các căn cứ để tính chưa đúng, vận dụng sai lệch hoặc lẫn lộn giữa các loại chi phí xây lắp, thiết bị, kiến thiết cơ bản khác.
- Chi phí chưa có quy định về định mức như: Không có dự toán hoặc dự toán không được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chi phí đền bù giải tỏa mặt bằng không đúng với khối lượng thực tế, đền bù sai lệch diện tích đất, sai đơn giá, tiền đền bù không được thanh toán đầy đủ đến tay người dân được đền bù, thanh toán cho cả diện tích đất công cộng, xác định sai cấp nhà, loại đất, …
- Các chứng từ chi phí không hợp lệ, quyết toán vượt giá trị hợp đồng đã ký kết.
- Quyết toán trùng các khoản chi phí.
- Áp sai thuế suất; thanh toán cho nhà thầu có thuế nhưng nhà thầu xuất hóa đơn không thuế.
- Quyết toán tiền bảo hiểm công trình nhưng thực tế không mua.
- Nhận tiền bồi thường bảo hiểm công trình nhưng không giảm chi phí công trình.
- Nhầm lẫn giữa việc quyết toán vốn với khối lượng xây dựng hoàn thành.
- Lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ quyết toán không đúng thời gian quy định.
- ....
1.2.6. Kiểm tra số kinh phí được phép chuyển nguồn sang năm sau
- Do lập báo cáo sai số học.
- Do tổng hợp sai nguồn của chương trình.
- Chuyển nguồn sang năm sau không được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Chuyển nguồn sang năm sau không đúng với các nội dung được phép chuyển nguồn theo quy định.
II. KIỂM TOÁN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NỘI DUNG, MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
- Thực hiện không đạt mục tiêu Chương trình đã đề ra.
- Không thực hiện được đầy đủ các nội dung, các dự án thành phần của Chương trình.
- Báo cáo tổng hợp của đơn vị về các chỉ tiêu thực hiện không có căn cứ, sai so với thực tế.
- ....
III. KIỂM TOÁN VIỆC TUÂN THỦ PHÁP LUẬT, CHÍNH SÁCH CHẾ ĐỘ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
2.1. Kiểm toán việc chấp hành Luật Ngân sách nhà nước
2.1.1. Công tác lập và phân bổ dự toán ngân sách
- Lập dự toán không đúng mẫu quy định.
- Phân bổ dự toán không chi tiết theo từng nguồn vốn, cho từng công trình.
- Phân bổ ngân sách không đúng các tiêu thức phân bổ, không đảm bảo công bằng.
- Phân bổ không sát với thực tế nhưng không điều chỉnh kịp thời.
- Phân bổ không đúng định mức, tỷ lệ vốn đối ứng.
- Phân bổ chậm so với thời gian quy định.
- Phân bổ không khớp với kinh phí cấp trên giao về giá trị và cơ cấu vốn đầu tư.
- Phân bổ vốn sai nội dung, mục tiêu của chương trình.
- Phân bổ vốn cho dự án chưa đủ điều kiện phân bổ (Dự án phải được phê duyệt trước ngày 31/10 năm trước năm kế hoạch).
2.1.2. Việc chấp hành Ngân sách
- Thanh toán không đảm bảo thủ tục, hồ sơ theo quy định.
- Thanh toán không đảm bảo quy định về thời gian xét duyệt hồ sơ theo quy định.
- Thanh toán chậm tiến độ theo quy định.
- Không ghi thu, ghi chi kịp thời các khoản viện trợ, các khoản hoàn thuế theo quy định.
- Khoản lãi tiền gửi không được xử lý kịp thời theo quy định.
- Sử dụng vốn sai mục đích, nội dung, đối tượng.
- Sai các định mức chi tiêu, định mức hỗ trợ.
- Vi phạm các quy định về quản lý, mua sắm, sử dụng tài sản.
- Phê duyệt không đúng thẩm quyền.
- Chấp hành không đúng quy định về thời gian quyết toán.
- Chấp hành không đúng quy định về chỉnh lý quyết toán.
- Chấp hành chưa đúng các quy định về chế độ báo cáo.
- Không thực hiện công tác lập, thẩm định, kiểm tra, xét duyệt quyết toán theo quy định.
- Xử lý các khoản kết dư ngân sách không đúng quy định.
2.2. Kiểm toán việc chấp hành các cam kết với nhà tài trợ
- Chấp hành chưa đầy đủ các cam kết với nhà tài trợ.
- Sử dụng vốn sai so với cam kết.
- Công tác sử dụng, khai thác công trình sau đầu tư chưa tốt.
- Không duy trì việc thu phí để đảm bảo duy trì sự vận hành.
- Không đảm bảo đầy đủ thủ tục theo quy định.
- ....
2.3. Kiểm toán Chấp hành chế độ quản lý đầu tư xây dựng công trình
2.3.1. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư
- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án không đúng về trình tự, thẩm quyền và thời gian.
- Nội dung dự án đầu tư sơ sài không đầy đủ theo quy định.
- Những tài liệu điều tra phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư, nguồn vốn đầu tư… không đầy đủ.
- Những công việc tư vấn chưa có quy định về định mức chi phí nhưng không lập, duyệt dự toán hoặc lập, duyệt với đơn giá cao.
- Dự án không phù hợp với quy hoạch ngành, vùng.
- Xác định tổng mức đầu tư không chính xác và không đủ cơ sở.
2.3.2. Công tác thực hiện dự án đầu tư
- Hồ sơ khảo sát không đầy đủ, chưa đủ căn cứ để thiết kế.
- Nội dung hồ sơ thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công không đầy đủ theo quy định, sai lệch về quy mô, công nghệ, công suất, cấp công trình, vốn, diện tích đất sử dụng… so với quyết định đầu tư.
- Công tác dự toán: Tổng dự toán vượt tổng mức đầu tư, dự toán chi tiết vượt tổng dự toán; vận dụng sai định mức, đơn giá, xác định giá đối với những công việc chưa có quy định về giá thiếu căn cứ.
- Giải phóng mặt bằng: Lập, phê duyệt và thực hiện phương án đền bù không đúng quy định; hồ sơ đền bù không đầy đủ; chi phí tổ chức bồi thường GPMB sai tỷ lệ và không đúng quy định v.v.
- Công tác đấu thầu: Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu không đầy đủ, rõ ràng, chi tiết; phê duyệt hồ sơ và kế hoạch đấu thầu không đúng thẩm quyền, không đủ số lượng nhà thầu tham dự tối thiểu, không chấp hành quy định về thời gian; không lập biên bản đóng thầu; mở thầu không đủ thành phần; xét thầu không công bằng, thiếu cơ sở; tổ chuyên gia không có chứng chỉ đấu thầu; không làm rõ những đơn giá bất thường trong hồ sơ dự thầu v.v.
- Hợp đồng thi công không chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy định so với Kế hoạch đấu thầu.
- Nghiệm thu, thanh toán khối lượng phát sinh không có thiết kế, dự toán phê duyệt bổ sung, sửa đổi.
- Thi công sai thiết kế được duyệt.
- Không chấp hành đúng quy định về giám sát thi công, giám sát quyền tác giả của tư vấn thiết kế.
- Hồ sơ nghiệm thu không đầy đủ: Thiếu biên bản nghiệm thu từng phần, bộ phận, hạng mục,... thiếu Biên bản nghiệm thu chạy thử không tải, có tải....thiếu kết quả thí nghiệm vật liệu đầu vào, bê tông, thép, kết cấu,....
- Nhật ký công trình ghi không đầy đủ diễn biến phát sinh và sự cố trong quá trình thi công; nhật ký công trình lập không đúng quy định,….
- Hồ sơ hoàn công các hạng mục bị che khuất không được lập trước khi nghiệm thu thanh toán.
2.3.3. Công tác nghiệm thu, thanh quyết toán, đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
- Hồ sơ nghiệm thu tổng thể không đầy đủ.
- Hồ sơ hoàn công không đầy đủ, không đúng với thực tế.
- Báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành chưa lập hoặc lập không đúng thời gian quy định.
2.4. Kiểm toán việc chấp hành Luật Kế toán
- Không mở đầy đủ sổ kế toán, mở sổ không đúng mẫu; không chấp hành đầy đủ các quy định về khóa sổ kế toán.
- Lập chứng từ không đúng mẫu; không lưu trữ đầy đủ chứng từ, hồ sơ kế toán.
- Hạch toán kế toán không đúng chế độ quy định.
- Lập báo cáo còn có sai sót.
- Không thực hiện đối chiếu công nợ, đối chiếu số liệu cấp vốn với cơ quan cấp phát, cho vay khi lập báo cáo.
IV. KIỀM TOÁN TÍNH KINH TẾ, HIỆU LỰC, HIỆU QUẢ
4.1. Kiểm toán tính kinh tế
4.1.1. Chi sự nghiệp
- Cơ chế quản lý còn nhiều kẽ hở.
- Khi triển khai thực hiện chương trình chưa chú ý đến tính kinh tế, tiết kiệm.
- Giải pháp được chọn chưa phải là giải pháp tiết kiệm chi phí nhất cả về chi phí đầu tư và chi phí vận hành khi đưa vào sử dụng.
- Nhu cầu đầu tư chưa thật sự cần thiết.
- Quy mô đầu tư, địa điểm đầu tư không hợp lý.
- Việc đầu tư không phù hợp với tập quán, phong tục của người dân địa phương không.
4.1.2. Lập và phê duyệt dự án
- Đầu tư chưa phù hợp với quy hoạch của ngành và địa phương.
- Chưa xem xét tất cả các phương án để có sự lựa chọn tối ưu.
- Lựa chọn địa điểm đầu tư không hợp lý, theo ý chủ quan chưa tính đến các yếu tố liên quan.
- Lựa chọn công nghệ không theo tiêu chí so sánh chi phí - hiệu quả; không đảm bảo tính đồng bộ, không nêu rõ các tiêu chuẩn, đặc tính và thông số kinh tế kỹ thuật của thiết bị.
- Tính toán không xem xét đến điều kiện thực tế về hạ tầng hiện có.
4.1.3. Thiết kế, dự toán
- Thiết kế khi chưa đủ thông tin về nhu cầu đầu tư, chưa căn cứ trên nhu cầu.
- Phương án thiết kế không phù hợp, bố trí không hợp lý.
- Thiết kế không đầy đủ, dẫn tới phát sinh khối lượng lớn phải giao thầu bổ sung làm chậm tiến độ và vượt dự toán chi phí.
- Thiết kế trang thiết bị kỹ thuật và thiết kế xây dựng không có sự phối hợp đồng bộ.
- Thiết kế quá nhu cầu của bên sử dụng, giải pháp quá tốn kém: Hành lang và lối thông nhau quá rộng một cách không cần thiết, trang bị nội thất quá xa xỉ, thiết bị vận hành kỹ thuật quá tốn kém về các chi phí không chỉ ban đầu mà cả chi phí thường xuyên, duy tu, bảo dưỡng này sinh trong quá trình vận hành về sau,....
- Dự toán chi phí chưa chính xác do thông tin chưa đầy đủ, thiếu cẩn thận trong tính toán hoặc chủ ý lập dự toán thấp để dự án dễ được phê duyệt và khi đã thi công sẽ đề nghị duyệt kinh phí bổ sung để hoàn thành; ngược lại, lập dự toán cao để có nguồn kinh phí mua sắm những trang thiết bị đắt tiền.
- Dự toán bị cắt giảm một cách không có căn cứ trong quá trình thẩm định và phê duyệt, sau này lại phải duyệt bổ sung.
- Dự toán chi phí khối lượng phát sinh được lập muộn, thậm chí khi đã thi công xong hạng mục, vì vậy không có tác dụng đối với việc quản lý chi phí.
4.1.3. Lựa chọn nhà thầu
- Không đấu thầu rộng rãi mà chỉ đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định thầu
- Mô tả gói thầu không đầy đủ, rõ ràng dẫn đến cách hiểu không như nhau để dẫn đến xảy ra tranh chấp khi thực hiện hợp đồng.
- Chủ đầu tư và nhà thầu thông đồng với nhau nên đã thông tin cho nhà thầu về một phần khối lượng công việc nào đó trong gói thầu sẽ được giao bổ sung. Nhà thầu biết thông tin sẽ bỏ với đơn giá cao đột biến cho những công việc đó, giảm đơn giá các công việc còn lại để thắng thầu, khi được thanh toán sẽ được hưởng lợi rất lớn ở phần giao bổ sung, dẫn tới chi phí công trình tăng.
- Thông thầu: Một nhà thầu mua tất cả hồ sơ mời thầu; các nhà thầu thỏa hiệp với nhau để một nhà thầu nào đó thắng thầu rồi phân chia lợi ích giữa các nhà thầu với nhau (thường là trong đấu thầu hạn chế),....
- Thẩm định thiếu chính xác, phê duyệt giá gói thầu quá cao.
- Xét thầu thiếu công bằng, không theo những tiêu thức đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu không hợp lý, qua đó tạo điều kiện cho các nhà thầu có ít năng lực, kinh nghiệm vẫn có thể tham gia đấu thầu và trúng thầu hoặc có thể đưa ra những tiêu chí đánh giá bất lợi cho các nhà thầu có năng lực.
4.1.4. Hợp đồng và thực hiện hợp đồng
- Các điều khoản hợp đồng không chặt chẽ.
- Giá trên hợp đồng không căn cứ vào giá trúng thầu
- Hợp đồng không được điều chỉnh kịp thời khi thay đổi thiết kế, do đó không có được cái nhìn tổng quát về diễn biến chi phí, chi phí vượt trội không được phát hiện kịp thời. Trong những trường hợp đó, thường giá cả của chi phí phát sinh, bổ sung thường cao hơn giá hợp đồng gốc (các ban quản lý xây dựng thường lấy lý do là thi công không cùng thời điểm).
4.1.5. Quản lý thi công xây dựng
- Tiến độ bị kéo dài do nguyên nhân chủ quan, khách quan.
- Do giám sát không tốt nên không phát hiện kịp thời các hạng mục có khiếm khuyết kỹ thuật, sử dụng nguyên vật liệu kém chất lượng; các trang thiết bị kỹ thuật không đúng thông số đã thỏa thuận … dẫn đến hư hại công trình xây dựng.
- Khi nghiệm thu các hạng mục phát hiện ra khiếm khuyết nhưng không kiên quyết yêu cầu đơn vị thi công khắc phục ngay.
- Việc quá chậm trễ đưa ra yêu cầu sửa chữa các khiếm khuyết có thể do đơn vị sử dụng sau khi nhận bàn giao công trình đã không thông báo kịp thời và đầy đủ cho ban QLXD về những khiếm khuyết đó, dẫn đến bên nhận thầu có thể viện lý do hết hiệu lực thời hạn bảo hành, sẽ tốn kém chi phí cho việc khắc phục.
4.1.5. Điều kiện, năng lực của tổ chức cá nhân
- Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng không có đủ năng lực về tài chính, kỹ thuật, chuyên môn.
- Các tổ chức cá nhân không đúng chức năng, ngành nghề, không có đủ độ tin cậy và kinh nghiệm,….
4.2. Kiểm toán hiệu quả chương trình
- Các số liệu thống kê của đơn vị không chính xác.
- Các dự án đầu tư xong không vận hành được, hay không sử dụng dẫn đến gây lãng phí vốn đầu tư.
- Các tác động của dự án ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến các công trình di tích lịch sử, văn hoá.
- ....
4.3. Kiểm toán hiệu lực chương trình
- Hiệu lực của bộ máy quản lý và điều hành còn có khâu quản lý chưa chặt chẽ.
- Dự án không khả thi.
- Các yếu tố đảm bảo cho sự vận hành không phù hợp với xu hướng phát triển và với thực tế.
- Triển khai thực hiện chương trình không đạt kế hoạch đề ra.
- Kết quả thực hiện chương trình có đạt được mục đích đề ra.
- Không đồng bộ với các chương trình, dự án khác.
- Những tác động của Chương trình đối với hiện tại và tương lai không cao.
- .... | {
"issuing_agency": "Kiểm toán Nhà nước",
"promulgation_date": "04/04/2017",
"sign_number": "05/2017/QĐ-KTNN",
"signer": "Hồ Đức Phớc",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Quyet-dinh-2180-QD-CTN-cho-nhap-quoc-tich-Viet-Nam-118360.aspx | Quyết định 2180/QĐ-CTN cho nhập quốc tịch Việt Nam | CHỦ TỊCH NƯỚC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 2180/QĐ-CTN
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CHO NHẬP QUỐC TỊCH VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Điều 103 và Điều 106 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 và Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008;
Xét đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 180/TTr-CP ngày 25/11/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với:
Bà Trần Lệ Mai, sinh ngày 01/5/1962, tại Campuchia
Có tên gọi Việt Nam là: Trần Lệ Mai
Hiện cư trú tại: 295/9 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước và cá nhân có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Nguyễn Minh Triết | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "22/12/2010",
"sign_number": "2180/QĐ-CTN",
"signer": "Nguyễn Minh Triết",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Ke-hoach-1944-KH-UBND-thuc-hien-chi-tieu-bao-phu-bao-hiem-y-te-Dien-Bien-2016-2020-319707.aspx | Kế hoạch 1944/KH-UBND thực hiện chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế Điện Biên 2016 2020 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1944/KH-UBND
Điện Biên, ngày 05 tháng 07 năm 2016
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ TIÊU BAO PHỦ BẢO HIỂM Y TẾ DO THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ GIAO, GIAI ĐOẠN 2016-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Thực hiện Quyết định số 1584/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện bảo hiểm y tế giai đoạn 2015-2020,
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020
UBND tỉnh Điện Biên xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện chỉ tiêu bao phủ bảo hiểm y tế do Thủ tướng Chính phủ giao, giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế, tăng tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế và phạm vi dịch vụ y tế được thụ hưởng, bảo đảm quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, góp phần tạo nguồn tài chính ổn định cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân theo hướng công bằng hiệu quả, chất lượng và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT: Đẩy nhanh tỷ lệ tham gia BHYT để đến cuối năm 2020 đạt tỷ lệ 99% dân số tham gia BHYT.
2.2. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT, bảo đảm quyền lợi của người tham gia BHYT được thụ hưởng chính sách BHYT theo quy định của pháp luật, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT; cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh nâng cao chất lượng phục vụ tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh khi đi khám chữa bệnh.
2.3. Quản lý, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích quỹ BHYT.
3. Chỉ tiêu tỷ lệ dân số tham gia BHYT
- Năm 2015: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 98% dân số.
- Năm 2016: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 98,2% dân số.
- Năm 2017: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 98,4% dân số.
- Năm 2018: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 98,5% dân số.
- Năm 2019: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 99% dân số.
- Năm 2020: Tỷ lệ tham gia BHYT đạt 99% dân số.
(Có bảng phụ lục giao chỉ tiêu cụ thể cho các huyện đính kèm)
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng tỷ lệ dân số tham gia BHYT
1.1. Đối với các nhóm đối tượng tham gia BHYT do người lao động và người sử dụng lao động đóng BHYT gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật:
- Triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, nâng cao trách nhiệm của cán bộ quản lý các doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động nhằm thực hiện nghiêm chính sách pháp luật về BHYT;
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, xử lý nghiêm, kịp thời các doanh nghiệp vi phạm luật BHYT (Không đăng ký đóng BHYT, bỏ sót đối tượng không tham gia, đóng thiếu, đóng chậm, không đóng quỹ BHYT...).
1.2. Đối với nhóm do tổ chức BHXH đóng gồm: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp: Rà soát đối tượng, theo dõi biến động, lập danh sách tham gia cấp phát thẻ BHYT đúng, đủ, kịp thời nhằm duy trì tỷ lệ tham gia.
1.3. Nhóm do Ngân sách nhà nước đóng
- Nhóm trẻ em dưới 6 tuổi:
+ Tăng cường triển khai và thực hiện Quyết định số 769/QĐ-UBND ngày 27/8/2015 của UBND tỉnh Điện Biên về việc công khai các thủ tục hành chính; tuyên truyền rộng rãi để người dân biết và tham gia thực hiện quy trình liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, đăng ký cấp thẻ BHYT tại UBND xã, phường, thị trấn. Tiến tới toàn bộ trẻ em khi sinh ra trên địa bàn đều được thực hiện 3 thủ tục hành chính/lần giao dịch với chính quyền địa phương, từ đó trẻ em sinh ra đều được tham gia BHYT kịp thời.
- Nhóm người thuộc hộ gia đình nghèo: Hàng năm, Ban Chỉ đạo rà soát hộ gia đình nghèo, cận nghèo ban hành kế hoạch và chỉ đạo rà soát đảm bảo đúng người, đúng đối tượng theo quy định của Nhà nước. Đối chiếu xác nhận đối tượng trong diện chuyển cơ quan BHXH thực hiện cấp thẻ BHTYT kịp thời cho đối tượng.
- Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn: Thực hiện cấp thẻ BHYT theo Luật BHYT. Chú trọng quan tâm rà soát đối tượng, tránh bỏ sót đối tượng và cấp trùng thẻ BHYT.
1.4. Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
Ngoài phần hỗ trợ của Ngân sách nhà nước, ngân sách tỉnh cân đối hỗ trợ bổ sung một số nhóm đối tượng (thực hiện theo Điểm 4. Điều 3, Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ), gồm:
- Nhóm đối tượng hộ gia đình cận nghèo: Hỗ trợ toàn bộ 100% mức đóng BHYT. Giải pháp: Huy động các nguồn lực từ nguồn tài trợ, viện trợ; Quỹ kết dư BHYT để hỗ trợ 30% phần còn lại cho người thuộc hộ cận nghèo.
- Nhóm người thuộc hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình tham gia BHYT và Nhóm Học sinh, sinh viên: Giải pháp Huy động các nguồn lực từ nguồn tài trợ, viện trợ; Quỹ kết dư BHYT để hỗ trợ một phần kinh phí mua thẻ BHYT cho đối tượng tham gia.
1.5. Đối với các nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình
Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc hướng dẫn, huy động và vận động hộ gia đình tham gia BHYT; cải tiến cách thức tổ chức vận động, thu phí, hình thành hệ thống đại lý ở các xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân đăng ký tham gia BHYT theo hộ gia đình.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHYT
- Công tác tuyên truyền phải được xác định là nhiệm vụ của toàn xã hội.
- Tổ chức thường xuyên các hoạt động tuyên truyền về chính sách BHYT, có chương trình, kế hoạch cụ thể để tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng tham gia BHYT;
- Hình thức, nội dung tuyên truyền:
+ Đa dạng các hình thức tuyên truyền, đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng để tạo thuận lợi cho các nhóm đối tượng tiếp cận các thông tin tuyên truyền đầy đủ nhất;
+ Nội dung tuyên truyền cần ngắn ngọn, chính xác, dễ hiểu; trong đó tập trung vào tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của BHYT, trách nhiệm và nghĩa vụ, lợi ích của mỗi người dân khi tham gia BHYT. Tham gia BHYT thông qua các đại lý hoặc cơ quan đơn vị thu BHYT, sử dụng, bảo quản thẻ BHYT, trách nhiệm của các cấp chính quyền, đơn vị, trường học, doanh nghiệp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chính sách BHYT.
- Ngoài kinh phí tuyên truyền được cấp hàng năm, cần nghiên cứu huy động từ các nguồn khác và ngân sách địa phương theo quy định để hỗ trợ công tác tuyên truyền, vận động.
3. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT
- Mở rộng mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh BHYT, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh nhất là tuyến cơ sở, đảm bảo phục vụ tốt nhất đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của người tham gia BHYT.
- Củng cố và hoàn thiện hệ thống các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến xã đến tuyến tỉnh, đảm bảo các trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh BHYT;
- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ; tăng cường triển khai có hiệu quả Đề án 1816 hỗ trợ đưa khoa học kỹ thuật và một số dịch vụ khám chữa bệnh từ tuyến trên về tuyến dưới tạo điều kiện cho người tham gia BHYT được tiếp cận thuận lợi nhất các dịch vụ y tế trong chăm sóc sức khỏe;
- Chủ động triển khai thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh nhằm tiếp nhận các kỹ thuật được chuyển giao, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chuyển tuyến và tạo thuận lợi cho người bệnh khi tham gia khám chữa bệnh.
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, áp dụng triển khai công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong khám chữa bệnh, chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật...
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư đáp ứng cho công tác khám chữa bệnh BHYT.
- Thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong các đơn vị sư nghiệp y tế và các quy định về y đức, đổi mới toàn diện phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.
4. Cân đối và bảo toàn quỹ BHYT
- Các ngành Y tế, Tài chính, Bảo hiểm xã hội thực hiện các giải pháp để sử dụng có hiệu quả và cân đối được quỹ BHYT, tránh tình trạng lạm dụng Quỹ BHYT. Chỉ đạo thực hiện việc đấu thầu cung ứng thuốc, vật tư, hóa chất theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quản lý chặt chẽ giá thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh, cung ứng thuốc đúng chất lượng, sử dụng thuốc hiệu quả.
- Tăng cường công tác giám định BHYT cả về số lượng và chất lượng; tiếp tục nâng cao chất lượng của phương pháp giám định tập trung; tăng cường ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong giám định BHYT.
5. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
- Thực hiện nghiêm các biện pháp xử phạt đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về BHYT.
6. Nâng cao hiệu lực quản lý và xã hội hóa thực hiện BHYT
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, Chính quyền, đoàn thể xã hội trong công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BHYT và triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về BHYT.
- Xây dựng cơ chế phối hợp và kế hoạch cụ thể về chỉ tiêu vận động người dân tham gia BHYT hằng năm của từng địa phương;
- Huy động sự tham gia của cộng đồng, hỗ trợ của các tổ chức mua thẻ BHYT cho các đối tượng khó khăn.
III. NGUỒN KINH PHÍ
- Ngân sách Trung ương;
- Ngân sách địa phương;
- Nguồn kết dư quỹ bảo hiểm y tế;
- Huy động nguồn tài trợ, viện trợ và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ đóng BHYT cho nhóm đối tượng cận nghèo, hộ nông - lâm - ngư nghiệp có mức sống trung bình và học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch, đảm bảo mục tiêu đề ra.
- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nêu cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp trong khám chữa bệnh BHYT; nhất là năng lực khám chữa bệnh tại trạm y tế xã. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh; đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh BHYT; đổi mới phong cách phục vụ từng bước đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
- Phối hợp với BHXH tỉnh chỉ đạo thực hiện các giải pháp để sử dụng có hiệu quả và cân đối được quỹ BHYT, tránh tình trạng lạm dụng lãng phí quỹ BHYT. Chỉ đạo thực hiện việc đấu thầu cung ứng thuốc, vật tư, hóa chất theo đúng quy định của pháp luật.
- Phối hợp với BHXH tỉnh và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch thanh tra định kỳ, thực hiện công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT, thực hiện Hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật BHYT.
2. Bảo hiểm xã hội tỉnh
- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT trên địa bàn toàn tỉnh.
- Theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các chỉ tiêu đã xây dựng; báo cáo tiến độ thực hiện về Sở Y tế và UBND tỉnh để kịp thời chỉ đạo. Trước mắt năm 2016 tập trung thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ tham gia BHYT tại các địa bàn có tỷ lệ tham gia BHYT thấp để đạt được kế hoạch đề ra.
- Tăng cường phối hợp với các các cơ quan truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền nhằm giúp cho người lao động và nhân dân hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ đối với việc tham gia BHYT.
- Tăng cường công tác quản lý, kiện toàn tổ chức bộ máy BHXH các cấp, đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống BHYT theo hướng phục vụ đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT.
- Hướng dẫn quy định về quản lý thu, cấp và quản lý thẻ BHYT cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh, cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT; thực hiện tốt các chế độ chính sách về BHYT; Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các chế độ, thanh toán khám chữa bệnh BHYT.
- Hàng năm lập dự toán và tổng hợp đối tượng tham gia BHYT do nhà nước đóng kinh phí và hỗ trợ kinh phí đề nghị Sở Tài chính cấp chuyển kinh phí theo quy định.
- Định kỳ hàng quý tổ chức đánh giá tình hình sử dụng quỹ khám bệnh, chữa bệnh BHYT, kịp thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT và cân đối quỹ BHYT.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng các cá nhân, đơn vị thực hiện tốt; kiến nghị xử phạt các đơn vị vi phạm pháp luật về BHYT.
3. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
- Hàng năm chỉ đạo công tác bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 và các quy định hiện hành về hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình; lập danh sách chuyển cho cơ quan BHXH kịp thời để có cơ sở cấp phát, bán thẻ BHYT cho các nhóm đối tượng tham gia BHYT.
- Chỉ đạo việc lập danh sách mua BHYT, chuyển kinh phí đóng BHYT cho các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước đóng BHYT đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế.
- Triển khai thực hiện tốt Chương trình phối hợp giữa Sở Lao động-Thương binh và Xã hội và BHXH tỉnh về thực hiện chính sách pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình chấp hành pháp luật về lao động của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với BHXH tỉnh kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT cho các đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi ở cơ sở.
4. Sở Tài chính
- Hàng năm, trên cơ sở đề nghị của BHXH tỉnh về cấp kinh phí đóng, hỗ trợ đóng BHYT hằng quý có trách nhiệm thẩm định dự toán cấp kinh phí cho quỹ BHYT do BHXH tỉnh quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các chính sách của pháp luật trong việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ mua thẻ BHYT cho các đối tượng theo quy định.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với BHXH tỉnh triển khai BHYT học sinh, sinh viên trong các trường học thuộc Sở quản lý. Đưa chỉ tiêu tham gia BHYT học sinh, sinh viên vào kế hoạch năm học, là tiêu chí đánh giá chuẩn quốc gia, xếp loại hàng năm;
Phối hợp với Sở Y tế và BHXH tỉnh triển khai hoạt động y tế trường học làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh, sinh viên ngay tại trường học, sử dụng kinh phí y tế học đường đúng mục đích và theo đúng quy định hiện hành.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp Sở Y tế, BHXH tỉnh đưa chỉ tiêu tỷ lệ bao phủ BHYT (% dân số) vào hệ thống chỉ tiêu, kế hoạch hằng năm của tỉnh.
- Theo dõi, cung cấp kịp thời danh sách các doanh nghiệp đã được cấp phép hoạt động cho cơ quan BHXH và các cơ quan chức năng liên quan để tuyên truyền đôn đốc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chính sách BHYT cho người lao động.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với BHXH tỉnh, các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, các huyện, thị xã thành phố, các cơ quan liên quan, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chính sách, pháp luật BHYT tới các cấp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, nhân dân trong tỉnh.
8. Đài phát thanh truyền hình, Báo Điện Biên Phủ
Phối hợp với BHXH tỉnh, Sở Y tế, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT, kịp thời đưa tin, bài các đơn vị, doanh nghiệp thực hiện tốt, phê phán những đơn vị, doanh nghiệp vi phạm.
9. Các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện đề án BHYT toàn dân giai đoạn 2015-2020
Tăng cường chỉ đạo công tác phối hợp với cơ quan BHXH và Y tế thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cộng đồng tích cực tham gia BHYT đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
10. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu bao phủ BHYT hằng năm tại địa phương. Đưa mục tiêu, tỷ lệ bao phủ BHYT là một chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương triển khai đến tận xã phường, thị trấn. Triển khai thực hiện mục tiêu BHYT toàn dân gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các phòng ban chức năng thực hiện kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHYT. Bình xét hộ nghèo, cận nghèo, hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình, lập danh sách theo hộ gia đình chuyển cho cơ quan BHXH kịp thời để cấp phát, bán thẻ BHYT cho các đối tượng.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHYT theo đúng quy định của pháp luật.
- Định kỳ sáu tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế, BHXH tỉnh để theo dõi, tổng hợp.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện chỉ tiêu bao phủ Bảo hiểm y tế do Thủ tướng Chính phủ giao giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế; (b/c);
- Bộ LĐTB&XH (b/c);
- BHXH Việt Nam; (b/c);
- TT. Tỉnh ủy; (b/c);
- TT. HĐND tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, KGVX(T).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Quý
CHỈ TIÊU TỶ LỆ BAO PHỦ BẢO HIỂM Y TẾ GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 1944/KH-UBND ngày 5/7/2016 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT
Đơn vị
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Dân số Trung bình
Số có thẻ BHYT
Tỷ lệ bao phủ
Dân số Trung bình
Số có thẻ BHYT
Tỷ lệ bao phủ
Dân số Trung bình
Số có thẻ BHYT
Tỷ lệ bao phủ
Dân số Trung bình
Số có thẻ BHYT
Tỷ lệ bao phủ
Dân số Trung bình
Số có thẻ BHYT
Tỷ lệ bao phủ
Dân số Trung bình
Số có thẻ BHYT
Tỷ lệ bao phủ
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
I
Thành phố Điện Biên Phủ
55 072
44 285
80%
56 082
51 034
91%
57 049
52 714
92%
58 021
53 612
92%
59 009
55 357
94%
60 014
56 300
94%
2
Thị xã Mường Lay
11 176
8 592
77%
11 381
10 504
92%
11 575
10 783
93%
11 772
10 967
93%
11 972
11 353
95%
12 176
11 546
95%
3
Huyện Mường Nhé
37 136
38 541
100%
37 816
39 247
100%
38 460
39 915
100%
39 115
40 595
100%
39 781
41 286
100%
40 458
41 989
100%
4
Huyện Mường Chà
43 051
43 872
100%
43 840
44 676
100%
44 587
45 437
100%
45 346
46 210
100%
46 118
46 997
100%
46 903
47 797
100%
5
Huyện Tủa Chùa
51 942
52 968
100%
52 895
53 940
100%
53 796
54 859
100%
54 712
55 793
100%
55 644
56 743
100%
56 592
57 710
100%
6
Huyện Tuần Giáo
80 327
84 185
100%
81 797
85 726
100%
83 190
87 186
100%
84 607
88 671
100%
86 048
90 181
100%
87 513
91 716
100%
7
Huyện Điện Biên
114 404
101 307
89%
116 501
104 935
90%
118 485
106 722
90%
120 260
108 921
91%
122 805
112 980
92%
125 028
115 025
92%
8
Huyện Điện Biên Đông
61 916
61 299
99%
63 051
62 423
99%
64 125
63 486
99%
65 217
64 567
99%
66 328
65 997
100%
67 458
67 121
100%
9
Huyện Mường Ảng
44 979
46 090
100%
45 804
46 935
100%
46 584
47 734
100%
47 377
48 547
100%
48 184
49 374
100%
49 005
50 215
100%
10
Huyện Nậm Pồ
47 375
47 238
100%
48 244
48 104
100%
49 066
48 924
100%
49 902
49 758
100%
50 752
50 606
100%
51 616
51 468
100%
Cộng
547 378
528 377
97%
557 411
547 524
98,2%
566 917
557 760
98,4%
576 329
567 641
98,5%
586 641
580 874
99,0%
596 763
590 887
99,0%
Ghi chú:
- Tỷ suất sinh thô: 24,3‰
- Tỷ suất chết thô: 7,27‰
- Chưa tính lực lượng vũ trang, công an nhân dân, thân nhân quân đội tham gia BHYT | {
"issuing_agency": "Tỉnh Điện Biên",
"promulgation_date": "05/07/2016",
"sign_number": "1944/KH-UBND",
"signer": "Lê Văn Quý",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-521-QD-UBND-2019-tieu-chuan-thiet-bi-chuyen-dung-y-te-Vung-Tau-413470.aspx | Quyết định 521/QĐ-UBND 2019 tiêu chuẩn thiết bị chuyên dùng y tế Vũng Tàu | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 521/QĐ-UBND
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 11 tháng 3 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG LĨNH VỰC Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 26 tháng 05 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài công;
Căn cứ Quyết định số 50/2017/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị;
Căn cứ Công văn số 407/HĐND-VP ngày 17 tháng 12 năm 2018 của Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thống nhất máy móc, thiết bị chuyên dùng lĩnh vực y tế;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 527/STC-QLGCS ngày 29 tháng 01 năm 2019 về việc đề nghị ban hành tiêu chuẩn, định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Điều 2.
1. Giao Sở Y tế:
a) Căn cứ tiêu chuẩn, định mức quy định tại Quyết định này để lập kế hoạch và dự toán ngân sách; đầu tư, mua sắm, thuê máy móc, thiết bị chuyên dùng theo quy định của Luật đầu tư công, Luật quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
b) Rà soát thực trạng, hiệu quả và nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị y tế tại các đơn vị y tế trực thuộc để phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn; việc đầu tư mua sắm phải phù hợp với quy mô, thứ hạng và chỉ được thực hiện khi các đơn vị y tế có các phòng, khoa chức năng theo quy định; nguồn nhân lực vận hành, bảo trì thiết bị và theo nhu cầu thực tế của từng đơn vị y tế, không đầu tư, mua sắm những máy móc, thiết bị không thật sự cần thiết, gây lãng phí theo đúng tinh thần nội dung Thông báo số 65/TB-HĐND ngày 01/8/2018 của Thường trực HĐND tỉnh về kết luận tại Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ Tám-HĐND tỉnh Khóa VI.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện việc đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị chuyên dùng tại các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
d) Kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh ngay sau khi Bộ Y tế ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động sự nghiệp y tế.
2. Kho bạc Nhà nước tỉnh căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng ban hành kèm theo Quyết định này thực hiện kiểm soát chi theo quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTr.TU; TTr.HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Lưu: VT-VX3
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tịnh
PHỤ LỤC
DANH MỤC TIÊU CHUẨN, ĐỊNH MỨC MÁY MÓC, THIẾT BỊ CHUYÊN DÙNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ Y TẾ
(Kèm theo Quyết định số 521/QĐ-UBND ngày 11/3/2019 của UBND tỉnh)
STT
Tên máy móc, thiết bị chuyên dùng
Đơn vị tính
Định mức máy móc, thiết bị
I
BỆNH VIỆN BÀ RỊA
1
Bàn hồi sức sơ sinh có Warmer
Cái
1
2
Bộ banh bụng tự động
Bộ
2
3
Bộ nội soi trực tràng ống cứng. (05 tay cầm bằng vòng thắt trĩ, 05 kềm sinh thiết sử dụng trong nội soi ống cứng)
Cái
1
4
Bồn Parafin dùng trong phục hồi chức năng
Cái
4
5
Đèn đặt nội khí quản có gắn Camera
Cái
3
6
Garo hơi - điện
Cái
1
7
Giường bệnh nhân 2 tay quay
Cái
702
8
Hệ thống điều trị nhiệt
Hệ thống
1
9
Hệ thống DR cố định
Hệ thống
2
10
Hệ thống DR di động chụp tại giường
Cái
1
11
Hệ thống miễn dịch tự động
Cái
2
12
Hệ thống nội soi khớp HD (gồm máy chính và các bộ dụng cụ nội soi khớp vai, bộ dụng cụ nội soi khớp cổ tay, cổ chân)
Bộ
2
13
Khoan xương điện sử dụng trong chuyên khoa chỉnh hình (hấp được)
Cái
1
14
Kính hiển vi phẫu thuật thần kinh
Cái
1
15
Máy điều trị bằng laser công suất 12W
Cái
2
16
Máy điều trị bằng sóng xung kích
Cái
2
17
Máy điều trị điện xung
Cái
4
18
Máy điều trị sóng ngắn
Cái
5
19
Máy điều trị từ trường
Cái
3
20
Máy định vị chóp
Cái
5
21
Máy đo áp lực nội sọ
Cái
1
22
Máy đo nhĩ lưỡng và phản xạ cơ bàn đạp
Cái
1
23
Máy đo tốc độ lắng máu tự động
Cái
1
24
Máy doppler tim thai
Cái
9
25
Máy đốt điện dùng trong mổ khớp
Cái
1
26
Máy đốt u gan cao tần đầu lạnh RFA
Cái
1
27
Máy huyết học đếm dịch não tủy và hệ thống kéo lam tự động
Hệ thống
1
28
Máy in mã vạch
Cái
2
29
Máy kéo dãn cột sống
Cái
8
30
Máy lắc tiểu cầu
Cái
1
31
Máy laser 60W dùng trong nội soi niệu
Bộ
1
32
Máy liệu pháp vận động thụ động liên tục
Cái
2
33
Máy lọc máu liên tục
Cái
4
34
Máy monior sản khoa song và đơn thai
Cái
14
35
Máy motuer mài nhựa (răng giả)
Cái
2
36
Máy nuôi ăn
Cái
5
37
Máy PCR hoàn toàn tự động (QIA symphony RGQ)
Hệ thống
1
38
Máy rửa hóa lọc thận tự động
Cái
10
39.
Máy rửa ống nội soi mềm
Cái
1
40
Máy sấy khô dây thở
Cái
2
41
Máy sấy lam
Cái
2
42
Máy siêu âm Doppler màu dùng để siêu âm đàn hồi gan, tim, 4D
Cái
1
43
Máy sốc điện dành cho người lớn, trẻ em và nhi cấu hình phải có máy in
Cái
13
44
Máy thận nhân tạo Online HDF
Cái
7
45
Máy thiết lập đường truyền trong xương
Cái
2
46
Máy thở CPAP sơ sinh dành cho xe cứu thương
Cái
3
47
Máy xét nghiệm HBA1C sắc ký lỏng
Cái
1
48
Tủ an toàn sinh học
Cái
4
II
BỆNH VIỆN LÊ LỢI
1
Bàn khám tai mũi họng
Cái
1
2
Hệ thống ấm sắc thuốc tự động
Cái
1
3
Hệ thống xét nghiệm Elisa tự động
Cái
1
4
Máy cạo vôi răng siêu âm
Cái
2
5
Máy điện tim 3 cần
Cái
8
6
Máy đo độ đông máu tự động
Cái
2
7
Máy đo HbA1c tự động
Cái
1
8
Máy hút TMH
Cái
2
9
Máy kéo cột sống
Cái
5
10
Máy khoan xương
Cái
2
11
Máy phân tích huyết học tự động
Cái
2
12
Máy phân tích miễn dịch tự động
Cái
2
13
Máy phân tích sinh hóa tự động
Cái
2
14
Máy quay Video - bộ phận chuyển đổi tín hiệu Video tích hợp vào chương trình đo
Cái
1
15
Máy siêu âm (điều trị)
Cái
2
16
Máy sóng ngắn
Cái
2
17
Máy thận nhân tạo
Cái
22
18
Máy truyền dịch
Cái
2
19
Máy Xquang di động
Cái
3
20
Máy xung kích
Cái
1
21
Monitor sản khoa
Cái
3
22
Xe đẩy cấp cứu chuyên dụng
Cái
17
23
Xe đẩy dụng cụ cấp cứu
Cái
16
24
Máy khoan xương
Cái
2
25
Đèn clar
Cái
5
III
BỆNH VIỆN MẮT
1
Đèn soi bóng đồng tử
Cái
8
2
Hệ thống ghế máy và mặt nạ đo khám khúc xạ
Hệ thống
3
3
Hệ thống rửa tay phẫu thuật
Hệ thống
2
4
Máy đo Công suất thủy tinh thể nguồn sáng OCT
Cái
1
5
Máy đo thị trường tự động
Cái
2
6
Máy hấp nhanh dụng cụ tại Phòng mổ
Cái
3
7
Sinh hiển vi Khám bệnh có kèm Camera và bộ đo nhãn áp Goldmann đồng bộ (Slit lamp)
Cái
8
8
Hộp thử kính kèm gọng thử người lớn và trẻ em
Cái
8
9
Bộ lệ đạo và tiếp khẩu bao gồm cả máy khoan xương
Bộ
2
IV
BỆNH VIỆN YHCT
1
Bàn tập PHCN
Cái
4
2
Buồng điều trị Oxy cao áp
Cái
2
3
Đèn tần phổ
Cái
20
4
Hệ thống số hóa X Quang đa năng công nghệ cảm biến phẳng (DR/FPD)
Cái
1
5
Máy điều trị sóng ngắn
Cái
3
6
Máy điều trị Laser nội mạch
Cái
3
7
Máy điều trị bằng dòng giao thoa
Cái
3
8
Máy điều trị bằng sóng xung kích
Cái
3
9
Máy điều trị Laser công suất cao
Cái
3
10
Máy kéo giãn cột sống
Cái
5
11
Máy kích thích thần kinh cơ
Cái
3
12
Máy nén ép trị liệu
Cái
2
13
Máy Quay ly tâm
Cái
2
14
Máy siêu âm điều trị
Cái
3
15
Máy Xét nghiệm Huyết học tự động
Cái
2
16
Máy Xét nghiệm sinh hóa tự động
Cái
1
V
BỆNH VIỆN TÂM THẦN
1
Máy đo điện tim 3 kênh
Cái
3
2
Máy hút đàm nhớt
Cái
6
3
Thiết bị quang châm- quang trị liệu bằng laser bán dẫn công suất thấp loại 12 kênh
Cái
1
VI
BỆNH VIỆN PHỔI PHẠM HỮU CHÍ
1
Hệ thống thăm dò chức năng hô hấp bằng phương pháp dao động xung ký IOS
Bộ
1
2
Máy xét nghiệm khí máu động mạch.
Bộ
1
3
Monitor theo dõi bệnh nhân
Cái
3
4
Thiết bị đo NO trong khí thở ra
Bộ
1
5
Thiết bị đo thể tích phế thân
Bộ
1
VII
TRUNG TÂM PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
1
Đèn clar
cái
3
2
Kính hiển vi huỳnh quang
Cái
1
3
Máy cấy vi khuẩn tự động
Cái
1
4
Máy điện tim
Cái
1
5
Máy hút ẩm
Cái
10
6
Máy lắc SERODIA
Cái
1
7
Máy lọc không khí
Cái
1
8
Nồi hấp ướt
Cái
1
9
Tủ ấm 37°C
Cái
1
10
Tủ bảo quản sinh phẩm
Cái
3
11
Tủ sấy điện 250°C
Cái
1
VIII
TRUNG TÂM KIỂM NGHIỆM DƯỢC PHẨM, MỸ PHẨM
1
Bể điều nhiệt
Cái
2
2
Cân phân tích
Cái
4
3
Máy đo độ tan rã
Cái
2
4
Máy đo pH
Cái
2
5
Máy hút ẩm
Cái
2
6
Máy li tâm
Cái
2
7
Máy lọc nước siêu sạch
Bộ
2
8
Máy phân cực kế tự động
Cái
1
9
Máy quang phổ hồng ngoại IR
Bộ
1
10
Máy Quang phổ tử ngoại - khả kiến (UV-Vis)
Cái
2
11
Nồi hấp tiệt trùng
Cái
1
12
Tủ ấm lạnh
Cái
2
13
Tủ an toàn sinh học cấp 2
Cái
2
14
Tủ hút khí độc
Cái
2
15
Tủ ấm vi sinh
cái
2
IX
TRUNG TÂM PHÁP Y
1
Hệ thống sắc ký khí ghép nối khối phổ GC/MS
Bộ
1
2
Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao
Bộ
1
3
Máy ảnh KTS
Cái
1
X
TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG
1
Máy cắt đốt điện cao tần
Cái
1
2
Máy đo bức xạ nhiệt
Cái
2
3
Máy đo bụi hô hấp
Cái
2
4
Máy đo bụi không khí
Cái
2
5
Máy đo chức năng hô hấp
Cái
2
6
Máy đo cường độ ánh sáng
Cái
2
7
Máy đo điện từ trường tần số cao
Cái
2
8
Máy đo điện từ trường tần số thấp
Cái
2
9
Máy đo hàm lượng clo dư trong nước hiện trường
Cái
2
10
Máy đo hơi khí độc - Bơm test khí nhanh tại hiện trường
Cái
2
11
Máy đo nhiệt độ, độ ẩm
Cái
2
12
Máy đo rung dải tần
Cái
2
13
Máy đo tiếng ồn
Cái
2
14
Máy đo vận tốc gió
Cái
2
15
Máy X Quang cao tần kỹ thuật số
Cái
1
16
Tủ bảo quản vắc xin
Cái
7
XI
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH Y KHOA
1
Buồng đo thính lực đồ
Buồng
1
2
Hệ thống kỹ thuật số CR - Máy X- Quang
Hệ thống
1
3
Máy phân tích nước tiểu 13 thông số
Cái
1
4
Máy phân tích sinh hóa bán tự động
Cái
1
5
Máy xét nghiệm huyết học tự động 28 thông số
Cái
1
XII
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
1
Bộ bàn ghế khám thị lực
Cái
1
2
Bộ đầu đọc và in kỹ thuật số Xquang
Cái
1
3
Bô đèn đội đầu sử dụng pin sạc mPack
Cái
2
4
Bộ đèn soi tai Beta 100
Cái
2
5
Bơm cấp phát thuốc Methadone
Cái
4
6
Máy chụp XQ toàn cảnh/Đo sọ
Cái
1
7
Máy chụp XQuang
Cái
1
8
Máy đo chức năng hô hấp
Cái
1
9
Máy đo khúc xạ tự động
Cái
2
10
Máy hút đàm nhớt sơ sinh
Cái
17
11
Máy phân tích huyết học tự động
Cái
2
12
Máy phát điện 150 KVA
Cái
1
13
Máy phun
Cái
9
14
Máy rửa phim X quang
Cái
2
15
Máy siêu âm màu 4 chiều
Cái
1
16
Pipette tự động
6 cái/Bộ
3
17
Thị trường kế Ladone
Cái
1
18
Tủ bảo quản vaccin chuyên dụng
Cái
5
19
Tủ mát
Cái
1
XIII
TRUNG TÂM Y TẾ QUÂN DÂN Y CÔN ĐẢO
1
Máy Monitor theo dõi bệnh nhân
Chiếc
2
2
Máy đo nồng độ bão hào oxy trong máu (SP02) loại cầm tay
Chiếc
3
3
Máy phân tích khí máu động mạch có độ PH
Chiếc
1
4
Máy đo đông máu tự động
Chiếc
1
5
Máy xét nghiệm Elyza
Chiếc
1
6
Máy siêu âm 4D 3 đầu dò
Chiếc
2
7
Máy soi cổ tử cung
Chiếc
1
8
Máy Monitor Sản khoa
Chiếc
2
9
Máy điện xung hẹn giờ
Chiếc
2
10
Đèn hồng ngoại cây cao
Chiếc
1
11
Máy kéo dãn cột sống cổ
Chiếc
1
12
Máy điều trị nội nha
Cái
1
13
Máy hấp tiệt trùng
Cái
1
14
Máy sấy đồ vải
Cái
1
15
Máy ép hút chân không
Cái
1
16
Máy giặt
Cái
2
17
Lò đốt rác
cái
1
18
Hệ thống tạo nạp khí oxy
Cái
1
19
Máy sinh hiển vi cầm tay
Cái
1
20
Cáng bệnh nhân AMBULANCE STRETCHER lắp chuyên dụng trên máy bay ATR72
Cái
3
21
Máy châm cứu hẹn giờ
Chiếc
5
22
Hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng
Hệ thống
1
23
Banh lông ngực
Bộ
1
24
Máy đốt điện cao tần
Chiếc
1
25
Máy khoan xương
Cái
1
26
Máy siêu âm trị liệu
Chiếc
1
XIV
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN LONG ĐIỀN
1
BỘ NÂNG CẤP SỐ HÓA CR CHO MÁY X-QUANG
Cái
1
2
Máy châm cứu dò huyệt
Cái
20
3
Máy chụp X quang răng quanh chóp
Cái
1
4
Máy đo khúc xạ tự động
Cái
1
5
Thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1
cái
2
6
Máy sinh hóa tự động
Cái
1
XV
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CHÂU ĐỨC
1
Giường hồi sức sơ sinh
Cái
2
2
Hệ thống xử lý rác thải y tế
Cái
1
3
Máy định vị chóp răng điện tử
Cái
1
4
Máy đo điện não 64 kênh
Cái
1
5
Máy doppler tim thai
Cái
4
6
Máy giặt công nghiệp
Cái
1
7
Máy giặt dân dụng 10kg
Cái
1
8
Máy hấp dụng cụ 300-350 lít
Cái
2
9
Máy kéo giãn cột sống
Cái
2
10
Máy Laser trong điều trị da liễu
Cái
2
11
Máy laser trong phẫu thuật tai mũi họng
Cái
1
12
Máy siêu âm màu 4D/5D
Cái
1
13
Máy X-Quang kỹ thuật số DR
Cái
1
14
Máy X-Quang răng kỹ thuật số
Cái
1
15
Máy xung điện trị liệu
Cái
2
16
Phế dung kế
Cái
2
17
Sinh hiển vi khám mắt kèm bộ đo nhãn áp
Cái
2
XVI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN THÀNH
1
Máy gây mê kèm thở + Máy nén khí
Cái
2
2
Dao mổ điện cao tần 300W HF
Cái
2
3
Bàn mổ đa năng điện - thủy lực
Cái
2
4
Đèn mổ treo trần ≥ 120.000lux
Cái
2
XVI
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN XUYÊN MỘC
1
Bàn kéo xương
Cái
1
2
Máy đo điện não
Cái
1
3
Máy siêu âm màu 4D
Cái
1
4
Hệ thống X quang kỹ thuật số (DR)
Hệ thống
1
5
Máy X-Quang cao tầng 500 MA
Cái
1
6
Hệ thống nội soi đại tràng
Bộ
1
7
Máy đo khúc xạ tự động
Cái
2
8
Máy đo thính lực độc lập
Cái
1
9
Máy đo điện cơ
Cái
1
10
Máy đo loãng xương
Cái
1
11
Máy X-Quang nhủ ảnh
Cái
1
12
Máy đo nồng độ oxy trong máu.
Cái
3
13
Monitor theo dõi bệnh nhân
Cái
3
14
Máy truyền dịch tự động
Cái
3
15
Máy lọc thận nhân tạo
Cái
14
16
Máy tiệt trùng 5201
Cái
1
17
Máy rửa dụng cụ tự động
Cái
1
18
Máy giặt công nghiệp 40kg
Cái
2
19
Máy sấy đồ vải
Cái
2
20
Máy rửa quả lọc tự động
Cái
1 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu",
"promulgation_date": "11/03/2019",
"sign_number": "521/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thanh Tịnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-41-2009-QD-UBND-tro-cap-hang-thang-cho-nguoi-gia-yeu-bi-benh-hiem-ngheo-gia-dinh-khong-co-kha-nang-thoat-ngheo-84299.aspx | Quyết định 41/2009/QĐ-UBND trợ cấp hàng tháng cho người già yếu, bị bệnh hiểm nghèo, gia đình không có khả năng thoát nghèo | UỶ BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
Số: 41/2009/QĐ-UBND
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2009
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TRỢ CẤP HÀNG THÁNG CHO NGƯỜI GIÀ YẾU, BỊ BỆNH HIỂM NGHÈO, GIA ĐÌNH KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG THOÁT NGHÈO
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Xét Tờ trình số 727/TTrLS:LĐTBXH-TC ngày 21/11/2008 của liên sở Lao động - TB&XH, Tài chính về việc thống nhất chính sách trợ giúp hộ nghèo và đối tượng BTXH trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Trợ cấp hàng tháng cho người già yếu, bị bệnh hiểm nghèo, gia đình không có khả năng thoát nghèo từ tháng 01 năm 2009;
Mức trợ cấp 100.000 đồng/người/tháng (Một trăm nghìn đồng/người/tháng).
Điều 2. Giao UBND quận, huyện, thành phố trực thuộc chỉ đạo, rà soát lập danh sách, xét duyệt, công khai đảm bảo trợ cấp đúng đối tượng;
Nguồn kinh phí chi trả được trích từ chương trình mục tiêu giảm nghèo của Thành phố giao cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố trực thuộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đào Văn Bình | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "15/01/2009",
"sign_number": "41/2009/QĐ-UBND",
"signer": "Đào Văn Bình",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Ke-hoach-4544-KH-UBND-2021-thuc-hien-Quyet-dinh-25-2021-QD-TTg-Binh-Thuan-503685.aspx | Kế hoạch 4544/KH-UBND 2021 thực hiện Quyết định 25/2021/QĐ-TTg Bình Thuận | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4544/KH-UBND
Bình Thuận, ngày 26 tháng 11 năm 2021
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 25/2021/QĐ-TTG NGÀY 22 THÁNG 7 NĂM 2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Căn cứ Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (sau đây gọi là Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg); Quyết định số 1320/QĐ-BTP ngày 18/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh.
2. Xác định rõ nhiệm vụ, tiến độ, sản phẩm; phân công trách nhiệm cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ; bảo đảm đúng quy định của pháp luật, phù hợp tình hình thực tế của địa phương và có tính khả thi.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Tổ chức thông tin, truyền thông:
Viết, đăng tải các tin bài, xây dựng chương trình truyền thông trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Trang thông tin điện tử của các Sở, ngành, địa phương, Bản tin Tư pháp và Fanpage Facebook của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh; trên Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh để tuyên truyền, phổ biến đến cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trong tỉnh về nội dung, các hoạt động triển khai và kết quả thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg .
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 12 năm 2021.
- Sản phẩm: Các tin, bài, chương trình truyền thông (chuyên mục, phóng sự, tin, bài đăng trên báo viết, báo điện tử, Cổng/Trang thông tin điện tử, Đài Phát thanh - Truyền hình, Truyền thanh...).
2. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện:
2.1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg .
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Tư pháp.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Tháng 12 năm 2021.
- Sản phẩm: Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh được ban hành.
2.2. Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Tư pháp.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian trình Ủy ban nhân dân tỉnh: Trong quý II/2022, sau khi Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư thay thế Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật, Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật và một số nội dung về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Sản phẩm: Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh và của Sở Tư pháp được ban hành.
2.3. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong triển khai thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg .
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Tư pháp.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Sản phẩm: Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh được ban hành.
3. Biên soạn tài liệu, tổ chức tập huấn công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:
3.1. Biên soạn tài liệu, sổ tay hướng dẫn, giải đáp nghiệp vụ về đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (trọng tâm là các tiêu chí, cách tính điểm các chỉ tiêu, trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và trách nhiệm, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức) để cung cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp: Các sở, ngành, đoàn thể có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm (phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn hàng năm).
- Sản phẩm: Tài liệu, sổ tay được phê duyệt, đăng tải, cung cấp cho các cơ quan, đơn vị, địa phương.
3.2. Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, công chức tham mưu công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp: Các Sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Quý I/2022 và các năm tiếp theo (phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn hàng năm).
- Sản phẩm: Các hội nghị, lớp tập huấn được tổ chức bằng hình thức phù hợp.
4. Chỉ đạo các giải pháp tổ chức thực hiện:
4.1. Tham mưu khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Tư pháp.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, các Sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022.
- Sản phẩm: Các giải pháp được triển khai, áp dụng.
4.2. Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không đúng quy định pháp luật; tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, xử lý vi phạm trong thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg .
- Cơ quan chủ trì tham mưu: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Sản phẩm: Văn bản giải quyết, trả lời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, xử lý vi phạm.
5. Kiểm tra, tổng hợp, báo cáo, sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng:
5.1. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg .
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ban, ngành có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Sản phẩm: Kế hoạch, báo cáo, tài liệu kiểm tra.
5.2. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
- Sản phẩm: Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (tổng hợp chung với báo cáo công tác tư pháp 6 tháng, hàng năm).
5.3. Tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Cơ quan chủ trì:
+ Sở Tư pháp chủ trì việc sơ kết, tổng kết.
+ Sở Nội vụ chủ trì việc biểu dương, khen thưởng.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Sơ kết vào cuối năm 2023, tổng kết vào năm 2025.
- Sản phẩm: Kế hoạch, báo cáo sơ kết, tổng kết.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm thực hiện
a) Sở Tư pháp:
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này.
- Tổng hợp kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh định kỳ và đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
b) Các Sở, ban, ngành:
- Tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Tư pháp theo dõi, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc trách nhiệm và phạm vi quản lý.
c) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội: Tổ chức giám sát việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; phối hợp với Sở Tư pháp theo dõi, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương trong việc thực hiện tiêu chí thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
d) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Căn cứ Kế hoạch này để xây dựng Kế hoạch chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg tại địa phương; phân công cơ quan chuyên môn làm đầu mối theo dõi, tham mưu thực hiện; bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Căn cứ kết quả thực tế của việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm, chỉ đạo các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Hàng năm, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) về kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các giải pháp bảo đảm tính thiết thực, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và tổ chức kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị, xử lý vi phạm trong thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg .
2. Kinh phí thực hiện
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động trong Kế hoạch này được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao chủ trì thực hiện và các địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Vụ PBGDPL - Bộ Tư pháp;
- Cục Công tác phía Nam - Bộ Tư pháp;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó CT.UBND tỉnh - Phan Văn Đăng;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- Báo Bình Thuận, Đài PT-TH tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VT, NCKSTTHC.Hữu( )
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Văn Đăng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Thuận",
"promulgation_date": "26/11/2021",
"sign_number": "4544/KH-UBND",
"signer": "Phan Văn Đăng",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-519-QD-BTP-2019-theo-doi-tinh-hinh-thi-hanh-Luat-Hoa-giai-o-co-so-408395.aspx | Quyết định 519/QĐ-BTP 2019 theo dõi tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở | BỘ TƯ PHÁP
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 519/QĐ-BTP
Hà Nội, ngày 05 tháng 03 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 1165/QĐ-BTP ngày 21/5/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế xây dựng kế hoạch của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết định 1685/QĐ-BTP ngày 17/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong công tác theo dõi thi hành pháp luật;
Căn cứ Quyết định số 3072/QĐ-BTP ngày 24/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2019;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để phối hợp);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đưa tin);
- Lưu: VT, Vụ PBGDPL.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phan Chí Hiếu
KẾ HOẠCH
THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 519/QĐ-BTP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2019 được ban hành kèm theo Quyết định số 3072/QĐ-BTP ngày 24/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
b) Phát hiện những bất cập, khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành, từ đó kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
2. Yêu cầu
a) Thực hiện đầy đủ nguyên tắc, nội dung theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Thông tư số 14/2014/TT-BTP ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Quy chế phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (ban hành kèm theo Quyết định số 1685/QĐ-BTP ngày 17/7/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).
b) Bảo đảm sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc theo dõi thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
c) Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của từng đơn vị trong việc triển khai thực hiện công việc được giao, bảo đảm khách quan, thực chất và hiệu quả.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Phạm vi lĩnh vực theo dõi
Phạm vi theo dõi tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở bao gồm:
1.1. Củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở;
1.2. Hoạt động hòa giải ở cơ sở;
1.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
1.4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hoạt động hòa giải ở cơ sở;
1.5. Hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở và hòa giải viên.
2. Các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật
2.1. Thu thập thông tin về tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
a) Nội dung hoạt động:
- Thu thập thông tin từ các báo cáo về tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở của Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức Trung ương và địa phương.
- Thu thập thông tin về tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng; các bài báo, bài viết đăng trên các báo, tạp chí của Bộ Tư pháp, trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp và Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Thu thập thông tin thông qua các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở của Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức Trung ương và địa phương; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
- Thu thập thông tin thông qua hoạt động kiểm tra, điều tra, khảo sát, hội thảo, tọa đàm.
b) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Đơn vị phối hợp: Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Cục QLXLVPHC&TDTHPL), các đơn vị báo chí, xuất bản thuộc Bộ Tư pháp; các Sở Tư pháp.
d) Thời gian hoàn thành: trước ngày 30/9/2019.
2.2. Xây dựng và ban hành Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hòa giải ở cơ sở
a) Nội dung hoạt động:
- Rà soát, thống kê Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hòa giải ở cơ sở.
- Ban hành Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hòa giải ở cơ sở: cập nhật trên Trang thông tin điện tử phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp và gửi Danh mục cho Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Đơn vị phối hợp: Cục QLXLVPHC&TDTHPL.
d) Thời gian hoàn thành: trước ngày 30/4/2019.
2.3. Kiểm tra, điều tra, khảo sát tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
a) Nội dung:
- Tình hình phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở; tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở;
- Tình hình bố trí nhân lực và kinh phí trong công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở;
- Tình hình củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở của địa phương, đặc biệt là tiêu chuẩn hòa giải viên, thành phần của tổ hòa giải;
- Tình hình hoạt động hòa giải ở cơ sở của địa phương, các quy định liên quan đến phạm vi hòa giải, căn cứ hòa giải, việc lập biên bản hòa giải và ghi số theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
b) Địa bàn: các tỉnh/thành phố Thái Bình, Nam Định, Khánh Hòa, Phú Yên, Kiên Giang, Bạc Liêu.
c) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
d) Đơn vị phối hợp: Ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đơn vị chức năng của Ủy ban Dân tộc, Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi và Cục QLXLVPHC&TDTHPL.
đ) Thời gian dự kiến: Quý II/2019.
e) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả kiểm tra; điều tra, khảo sát.
(Có Kế hoạch thực hiện cụ thể).
2.4. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở
a) Nội dung:
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, kịp thời xử lý hạn chế, bất cập, vướng mắc trong quá trình thu thập thông tin, kiểm tra tình hình thi Luật Hòa giải ở cơ sở.
- Công bố công khai kết quả theo dõi tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở (sau khi có sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Tư pháp).
b) Đơn vị chủ trì: Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.
c) Đơn vị phối hợp: Cục QLXLVPHC&TDTHPL, các đơn vị trong và ngoài Bộ Tư pháp có liên quan.
d) Thời gian hoàn thành: trước ngày 15/10/2019.
đ) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với Cục QLXLVPHC&TDTHPL và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp tổ chức thực hiện Kế hoạch này;
b) Xây dựng Báo cáo theo dõi tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, gửi Cục QLXLVPHC&TDTHPL để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp trước ngày 15/10/2019.
2. Cục QLXLVPHC&TDTHPL
a) Giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai Kế hoạch này;
b) Phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật và các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, điều tra, khảo sát và cung cấp thông tin về thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.
3. Văn phòng Bộ, Cục Kế hoạch - Tài chính, các đơn vị thuộc Bộ có liên quan và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật thực hiện Kế hoạch này.
4. Kinh phí
Kinh phí triển khai hoạt động được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước phục vụ hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019 hoặc lồng ghép trong các chương trình, đề án về hòa giải ở cơ sở, phổ biến, giáo dục pháp luật và nguồn huy động hợp pháp khác | {
"issuing_agency": "Bộ Tư pháp",
"promulgation_date": "05/03/2019",
"sign_number": "519/QĐ-BTP",
"signer": "Phan Chí Hiếu",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Chi-thi-08-CT-UBND-2019-ve-chi-dao-cong-tac-to-chuc-ky-thi-trung-hoc-pho-thong-quoc-gia-Binh-Duong-413846.aspx | Chỉ thị 08/CT-UBND 2019 về chỉ đạo công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia Bình Dương | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/CT-UBND
Bình Dương, ngày 02 tháng 05 năm 2019
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC TỔ CHỨC KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2019 TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG
Căn cứ các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các văn bản: Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017 ban hành Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông; Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ; Thông tư số 03/2019/TT-BGDĐT ngày 18/3/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 04/2018/TT-BGDĐT ; Công văn số 1209/BGDĐT-QLCL ngày 27/3/2019 hướng dẫn thực hiện Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2019; Quyết định số 1130/QĐ-BGDĐT ngày 25/4/2019 về việc giao nhiệm vụ chủ trì và phối hợp tổ chức thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019,
Để tổ chức Kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2019 trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đảm bảo an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu: Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, Hiệu trưởng các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC) trên địa bàn tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quán triệt và tập trung chỉ đạo triển khai một số nội dung sau đây:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ Quy chế thi và các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Kỳ thi THPT quốc gia chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, các trường đại học phối hợp và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:
a) Tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh;
b) Tiếp tục tuyên truyền về mục đích, yêu cầu và những nội dung đổi mới của Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đến học sinh và cha, mẹ học sinh; phổ biến, quán triệt trong cán bộ, giáo viên và học sinh, nhất là học sinh lớp 12 về Quy chế thi THPT quốc gia, Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng và các quy định, hướng dẫn liên quan đến Kỳ thi; chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và tổ chức ôn tập cho học sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài thi; hướng dẫn học sinh đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, có trách nhiệm giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của thí sinh và người dân về những nội dung liên quan đến Kỳ thi.
c) Chỉ đạo, kiểm tra thường xuyên, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và ôn tập cho học sinh trong các trường phổ thông thuộc phạm vi quản lý.
d) Hướng dẫn và tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi, đảm bảo quyền lợi cho các thí sinh dự thi và cung cấp dữ liệu chính xác phục vụ cho công tác tổ chức thi, xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh ĐH, CĐ.
đ) Xây dựng phương án huy động đội ngũ, cán bộ, giáo viên đủ tiêu chuẩn tham gia coi thi, chấm thi, phúc khảo; tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi cho cán bộ, giáo viên tham gia.
e) Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính đảm bảo tổ chức thi an toàn, nghiêm túc, hiệu quả; bố trí các nguồn lực thực hiện các khâu của Kỳ thi theo đúng quy chế và các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
g) Chủ trì phối hợp với các trường ĐH, CĐ được Bộ Giáo dục và Đào tạo điều động phối hợp tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tại tỉnh Bình Dương xây dựng kế hoạch tổ chức Kỳ thi, bố trí các Điểm thi đảm bảo thuận lợi cho thí sinh, cán bộ làm công tác thi. Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan bảo đảm an toàn giao thông, an ninh, trật tự; đảm bảo việc đi lại, ăn nghỉ, vệ sinh, y tế an toàn thực phẩm cho thí sinh và cán bộ làm công tác thi tại các Điểm thi.
h) Tăng cường quán triệt quy chế thi, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm công tác thi phải nắm vững và thực hiện đúng quy chế; điều động đúng, đủ số lượng cán bộ, giáo viên tham gia coi, chấm thi, phục vụ Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2019; tổ chức xét, công nhận tốt nghiệp THPT năm 2019 đảm bảo nghiêm túc, đúng quy chế thi. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục được chọn đặt Điểm thi chỉnh trang cơ sở vật chất, phòng thi và các thiết bị cần thiết để tổ chức tốt Kỳ thi.
i) Phối hợp với Sở Tài chính bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để tổ chức Kỳ thi, kể cả kinh phí chi trả cho cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ được Bộ Giáo dục và Đào tạo điều động về địa phương tham gia tổ chức thi. Chỉ đạo thực hiện không thu phí dự thi đối với tất cả các đối tượng thí sinh tham dự Kỳ thi tại địa phương.
k) Tổng hợp tình hình tổ chức thi, kết quả của Kỳ thi báo cáo kịp thời Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đúng thời gian quy định.
2. Các trường đại học phối hợp
a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo điều động nhân sự tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh; xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 trình Trưởng Ban Chỉ đạo phê duyệt; thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao liên quan đến Kỳ thi, đảm bảo đúng thời gian, quy trình và quy chế thi.
b) Bố trí đầy đủ đội ngũ cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm, đủ tiêu chuẩn tham gia tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 theo điều động của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo đủ số lượng, đúng thành phần; chủ động phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong mọi hoạt động liên quan.
c) Nghiêm túc triển khai tập huấn, quán triệt nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường được cử tham gia vào các hoạt động của Kỳ thi, đặc biệt là đối với cán bộ tham gia coi, chấm thi; làm tốt công tác chuẩn bị, bố trí đầy đủ đội ngũ cán bộ, giám thị, giám khảo đảm bảo chất lượng, đủ tiêu chuẩn tham gia trong các hoạt động của Kỳ thi THPT quốc gia.
d) Thường xuyên phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo theo dõi, cập nhật báo cáo Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh để xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thời gian diễn ra Kỳ thi.
3. Công an tỉnh
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn công an các huyện, thị xã, thành phố tổ chức bảo vệ tốt Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; chủ động xây dựng phương án phối hợp bảo vệ Kỳ thi từ khâu in sao đề thi, bảo quản, vận chuyển đề thi, bài thi; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tại các điểm thi, địa điểm chấm thi; đảm bảo an toàn giao thông trong suốt thời gian Kỳ thi diễn ra, đồng thời có biện pháp xử lí kịp thời các trường hợp có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến Kỳ thi.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương và các đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền, quán triệt đầy đủ các quy định về Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, tạo sự đồng thuận của phụ huynh học sinh và nhân dân trong tỉnh; đảm bảo thông tin được thông suốt trong thời gian diễn ra Kỳ thi.
5. Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để tính toán đảm bảo kinh phí tổ chức Kỳ thi theo quy định; Kho bạc Nhà nước tỉnh chỉ đạo kho bạc cấp huyện cấp phát kinh phí đầy đủ, phục vụ kịp thời cho Kỳ thi.
6. Sở Y tế
Chỉ đạo các cơ sở y tế, trung tâm y tế cấp huyện cử cán bộ y tế hoặc thành lập các tổ công tác y tế phục vụ tại các Điểm thi, Ban Chấm thi; phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tuyệt đối không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong thời gian diễn ra Kỳ thi; Bảo đảm xử lý tốt các sự cố về sức khỏe cho giám thị coi thi, thí sinh tham dự kỳ thi tại các điểm thi.
7. Sở Giao thông Vận tải
Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch đảm bảo cho các tuyến giao thông được thông suốt; chỉ đạo các Doanh nghiệp vận tải và các đơn vị tạo mọi điều kiện thuận lợi, tăng cường lực lượng đảm bảo phương tiện giao thông phục vụ nhu cầu đi lại cho thí sinh và người nhà thí sinh trong suốt thời gian diễn ra Kỳ thi.
8. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Bình Dương
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, xây dựng kế hoạch tổ chức đội ngũ thanh niên tình nguyện làm tốt công tác hỗ trợ thí sinh tại các Điểm thi, giới thiệu nơi ăn, nghỉ, phương tiện đi lại cho các thí sinh ở xa, hoàn cảnh khó khăn nhằm giúp thí sinh an tâm trong những ngày dự thi.
9. Bưu Điện tỉnh Bình Dương, Viễn Thông Bình Dương
Bảo đảm thông tin liên lạc trong thời gian tổ chức Kỳ thi và chuyển kịp thời các bưu kiện có liên quan đến công tác tổ chức thi cho Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đúng quy định.
10. Công ty Điện lực Bình Dương
Chỉ đạo Điện lực các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo việc cung cấp điện liên tục trong suốt thời gian chuẩn bị và tổ chức Kỳ thi từ thời điểm tổ chức in sao đề thi, trong thời gian tổ chức coi, chấm thi; có phương án dự phòng đảm bảo nguồn điện phục vụ trong những ngày tổ chức Kỳ thi.
11. Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các cơ sở giáo dục (trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố, nơi được lựa chọn bố trí Điểm thi):
Xây dựng kế hoạch, sắp xếp lịch học phù hợp để cho học viên, sinh viên không phải đến trường trong những ngày diễn ra Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giám thị coi thi, thí sinh dự thi tại Điểm thi, nơi ăn, ở cho thí sinh ở xa và cán bộ, giảng viên, giáo viên làm nhiệm vụ coi thi.
12. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn có đặt các Điểm thi đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm; Huy động người dân hỗ trợ (nếu có thể) bố trí nơi ăn, nghỉ cho thí sinh ở xa, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tham dự thi. Tăng cường công tác vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giúp đỡ các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, con em dân tộc thiểu số, các gia đình chính sách, hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa có điều kiện tham dự Kỳ thi; không để một học sinh nào phải bỏ thi vì không có điều kiện đi lại ăn, ở; tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc đi lại, ăn, ở cho cán bộ, giảng viên, giáo viên tham gia làm công tác coi thi tại địa phương.
Trên đây là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan, Hiệu trưởng các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp trên địa bàn tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo về Thường trực Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh (Sở Giáo dục và Đào tạo) để theo dõi, chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận:
- Bộ GDĐT (b/c);
- TT.TU, TT.HĐND, TT.ĐĐBQH tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- Ban TGTU;
- Ban VHXH HĐND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đơn vị có liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các trường ĐH, CĐ, TC trên địa bàn tỉnh (8)
- Báo BD, Đài PTTH tỉnh, Cổng TTĐT tỉnh
- Bưu điện tỉnh; VNPT Bình Dương;
- Công ty Điện lực Bình Dương;
- LĐVP, TH;
- Lưu: VT, H, Tấn.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Minh Hưng | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bình Dương",
"promulgation_date": "02/05/2019",
"sign_number": "08/CT-UBND",
"signer": "Đặng Minh Hưng",
"type": "Chỉ thị"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-17-2007-NQ-HDND-phan-loai-don-vi-hanh-chinh-huyen-Hoc-Mon-61956.aspx | Nghị quyết 17/2007/NQ-HĐND phân loại đơn vị hành chính huyện Hóc Môn | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN HÓC MÔN
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------
Số: 17/2007/NQ-HĐND
Hóc Môn, ngày 18 tháng 12 năm 2007
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÂN LOẠI ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH HUYỆN HÓC MÔN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN HÓC MÔN KHÓA IX, KỲ HỌP LẤN THỨ 9
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 15/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 1339/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2007 của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn, qua ý kiến thảo luận đóng góp của các đại biểu,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thống nhất theo Tờ trình số 1339/TTr-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2007 của Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn về phân loại đơn vị hành chính huyện Hóc Môn là đơn vị hành chính loại II.
Điều 2. Hội đồng nhân dân huyện Hóc Môn giao Ủy ban nhân dân huyện Hóc Môn hoàn chỉnh thủ tục pháp lý trình Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định phân loại đơn vị hành chính cấp huyện.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân huyện Hóc Môn khóa IX, kỳ họp lần thứ 9 thông qua ngày 18 tháng 12 năm 2007./.
CHỦ TỊCH
Trần Văn Giữa | {
"issuing_agency": "Huyện Hóc Môn",
"promulgation_date": "18/12/2007",
"sign_number": "17/2007/NQ-HĐND",
"signer": "Trần Văn Giữa",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-629-KH-UBND-2024-Chien-dich-100-ngay-dem-Nang-cao-hieu-qua-su-dung-dich-vu-cong-Gia-Lai-602886.aspx | Kế hoạch 629/KH-UBND 2024 Chiến dịch 100 ngày đêm Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công Gia Lai | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 629/KH-UBND
Gia Lai, ngày 19 tháng 03 năm 2024
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHIẾN DỊCH CAO ĐIỂM 100 NGÀY ĐÊM “NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG DỊCH VỤ CÔNG” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
Căn cứ Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về Thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ Quy định việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng;
Căn cứ Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hoá hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;
Căn cứ Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (viết tắt là Đề án 06);
Căn cứ Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024;
Căn cứ Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024;
Căn cứ Quyết định số 483/QĐ-BTTTT ngày 30/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Kế hoạch hành động triển khai Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030 theo Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20/01/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XVI) về chuyển đổi số tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Thực hiện Thông báo số 50/TB-BCĐ ngày 29/01/2024 của Ban Chỉ đạo Đề án 06 tỉnh về Kết luận của đồng chí Trương Hải Long - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án 06 tỉnh tại Hội nghị đánh giá tình hình 02 năm triển khai thực hiện Đề án 06 trên địa bàn tỉnh, vào ngày 18/01/2024.
Để hiện thực hóa các mục tiêu về xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, nâng cao Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công (DVC) trực tuyến trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà tỉnh thực hiện chưa đạt yêu cầu hoặc còn thấp so với quy định; tạo sự chuyển biến rõ nét trong việc sử dụng DVC trực tuyến trên địa bàn tỉnh sau khi kết thúc Chiến dịch.
- Tăng cường tính chủ động, sáng tạo, mạnh dạn áp dụng những sáng kiến, giải pháp mới để cải cách hành chính trở thành khâu đột phá trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý của tỉnh.
- Giao chỉ tiêu, tỷ lệ cụ thể đến từng cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, hướng tới hoàn thành sớm các chỉ tiêu chủ yếu như tăng tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC) giải quyết trực tuyến; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; tỷ lệ thanh toán trực tuyến.
2. Yêu cầu
- Phân công rõ nhiệm vụ, rõ trách nhiệm, rõ thời gian; triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được các mục tiêu nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm.
- Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, xác định việc thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng DVC trực tuyến là một nhiệm vụ cấp bách và ưu tiên hàng đầu, là yếu tố quyết định trong công tác cải cách hành chính của tỉnh.
- Sau khi Chiến dịch này kết thúc, trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện các chỉ tiêu trong Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục duy trì thực hiện và phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả và kết quả sử dụng DVC trực tuyến trong thời gian tiếp theo.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2023
1. UBND tỉnh đã ban hành các văn bản giao chỉ tiêu các nội dung liên quan đến DVC trực tuyến, thúc đẩy và nâng cao chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, DVC trực tuyến trên địa bàn tỉnh[1].
2. Theo kết quả số liệu “Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, cung cấp DVC” trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, tỉnh Gia Lai đạt 53,13 điểm, xếp vị trí thứ 61/63 tỉnh, thành phố, xếp vị trí 4/5 tỉnh khu vực Tây Nguyên, cụ thể từng chỉ tiêu như sau:
2.1. Công khai minh bạch trong thực hiện TTHC, cung cấp DVC (55,9%):
- Cấp tỉnh: 05/17 sở, ngành có tỷ lệ công khai, minh bạch thấp gồm Sở Y tế (1%), Sở Tài chính (11,1%), Sở Khoa học và Công nghệ (16,2%), Sở Giao thông vận tải (13,2%), Sở Ngoại vụ (22,2%).
- Cấp huyện: 03/17 địa phương có tỷ lệ công khai, minh bạch thấp gồm Krông Pa (42,2%), Pleiku (42,6%) và Ia Pa (45,8%).
- Cấp xã: 57/220 địa phương xếp loại Yếu, chiếm tỷ lệ 26,9%; trong đó, thấp nhất là xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện với tỷ lệ công khai, minh bạch là 0,1%.
2.2. Tiến độ giải quyết hồ sơ TTHC (88,67%):
- Cấp tỉnh: 04/17 sở, ngành có tỷ lệ tiến độ giải quyết hồ sơ TTHC thấp gồm Sở Nội vụ (46,15%), Sở Khoa học và Công nghệ (57,14%), Sở Tư pháp (68,73%), Sở Tài nguyên và Môi trường (69,14%).
- Cấp huyện: 17/17 địa phương có tỷ lệ tiến độ giải quyết hồ sơ TTHC cao từ 81,6% đến 95,91%, xếp loại Tốt trở lên.
- Cấp xã: 200/220 địa phương có tỷ lệ tiến độ giải quyết hồ sơ TTHC cao, xếp loại Tốt và Xuất sắc; 18/220 địa phương xếp loại Khá; 01/220 địa phương xếp loại Trung bình; 01/220 địa phương xếp loại Yếu là xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện với tỷ lệ giải quyết là 30,77%.
2.3. Tỷ lệ DVC trực tuyến (7%):
- Cấp tỉnh: 06/17 sở, ngành có tỷ lệ DVC trực tuyến 0% gồm Ban Quản lý khu kinh tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Ngoại vụ, Sở Tài chính, Sở Xây dựng; 08/17 sở, ngành có tỷ lệ DVC trực tuyến thấp gồm Sở Nội vụ (0,2%), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1%), Sở Tài nguyên và Môi trường (1,7%), Sở Y tế (3,2%), Sở Thông tin và Truyền thông (3,6%), Sở Tư pháp (5,5%), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (8,3%), Sở Khoa học và Công nghệ (16,7%).
- Cấp huyện: 15/17 địa phương có tỷ lệ DVC trực tuyến dưới 3,0%; 02/17 địa phương có tỷ lệ DVC trực tuyến 0% gồm Đak Đoa và Kông Chro.
- Cấp xã: 114/220 địa phương có tỷ lệ DVC trực tuyến 0%.
2.4. Tỷ lệ thanh toán trực tuyến (0,98%):
- Cấp tỉnh: 16/17 sở, ngành không có hồ sơ thanh toán trực tuyến, chỉ có 01 đơn vị là Sở Giao thông vận tải có tỷ lệ hồ sơ thanh toán trực tuyến với tỷ lệ 67,37%.
- Cấp huyện, cấp xã: 17 địa phương cấp huyện và 220 địa phương cấp xã không có hồ sơ thanh toán trực tuyến.
2.5. Mức độ hài lòng (98,4%):
- Cấp tỉnh: 17/17 sở, ngành có tỷ lệ mức độ hài lòng cao từ 89,4% đến 100%, xếp loại Tốt trở lên.
- Cấp huyện: 16/17 địa phương có tỷ lệ mức độ hài lòng cao, xếp loại Xuất sắc với tỷ lệ từ 96,8% đến 100%; riêng huyện Chư Păh có tỷ lệ mức độ hài lòng thấp với tỷ lệ 66,2%.
- Cấp xã: 219/220 địa phương có tỷ lệ mức độ hài lòng cao, xếp loại Xuất sắc, riêng xã Ia Yeng huyện Phú Thiện xếp loại Tốt.
2.6. Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC (20,2%): Có 17/17 địa phương cấp huyện, 220 địa phương cấp xã có tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC thấp, xếp loại Yếu, thấp nhất là huyện Chư Pưh (13,8%), xã Hà Đông huyện Đak Đoa (9,3%).
(Phụ lục I thống kê từng cơ quan, đơn vị, địa phương năm 2023 kèm theo)
III. CĂN CỨ PHÁP LÝ, PHƯƠNG PHÁP GIAO CHỈ TIÊU VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Căn cứ pháp lý
1.1. Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, DVC theo thời gian thực trên môi trường điện tử, trong đó có quy định:
- “DVC trực tuyến có phát sinh hồ sơ (tỷ lệ 100% đạt 04 điểm)”.
- “TTHC có giao dịch thanh toán trực tuyến (tỷ lệ 100% đạt 02 điểm)”.
1.2. Mục V, Phụ lục III: Một số chỉ tiêu về cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024; Mục II, Phụ lục III: Nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, DVC tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, quy định:
- “Tỷ lệ hồ sơ trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết TTHC tối thiểu 50%”.
- “Tỷ lệ thanh toán trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của DVC tối thiểu 45%”.
- “Tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC tối thiểu 80%”.
- “Tỷ lệ cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử 100%”.
1.3. Các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh:
- Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 20/01/2024 của UBND tỉnh về Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024;
- Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 19/01/2024 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;
- Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 22/01/2024 của UBND tỉnh về Ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh Gia Lai năm 2024.
2. Phương pháp giao chỉ tiêu
Việc giao chỉ tiêu cho từng cơ quan cấp tỉnh[2], địa phương cấp huyện, cấp xã theo nguyên tắc không thấp hơn chỉ tiêu chung được các cấp có thẩm quyền giao cho UBND tỉnh trong năm 2024 như nêu trên và trên cơ sở kết quả thực hiện trong năm 2023, cụ thể như sau:
- Đối với các chỉ tiêu về: (1) Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến; (2) Tỷ lệ thanh toán trực tuyến:
+ Trường hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu liên quan nhỏ hơn chỉ tiêu của Trung ương quy định năm 2024 thì giao chỉ tiêu cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương bằng chỉ tiêu của Trung ương quy định năm 2024 và tăng thêm 10%.
+ Trường hợp kết quả thực hiện chỉ tiêu liên quan năm 2023 bằng hoặc lớn hơn chỉ tiêu của Trung ương quy định năm 2024 thì giao chỉ tiêu bằng kết quả đạt được trong năm 2023 của cơ quan, đơn vị, địa phương đó nhưng không nhỏ hơn chỉ tiêu của Trung ương quy định năm 2024 và tăng thêm 10%.
- Đối với các chỉ tiêu: (1) Công khai, minh bạch TTHC; (2) Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC; (3) Tiến độ giải quyết; (4) Mức độ hài lòng: các cơ quan, đơn vị, địa phương phấn đấu đạt 100% chỉ tiêu theo quy định.
(Phụ lục II giao chỉ tiêu cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, địa phương kèm theo)
3. Thời gian thực hiện
Bắt đầu từ ngày 22/3/2024 và kết thúc vào ngày 29/6/2024. Việc tổng kết Chiến dịch được tổ chức chung tại Hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm 2024 về kết quả thực hiện nhiệm vụ Đề án 06 của UBND tỉnh.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn:
1.1. Tập trung, chỉ đạo quyết liệt bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu về sử dụng DVC trực tuyến trên các lĩnh vực do cơ quan, đơn vị, địa phương phụ trách được đề ra tại Chiến dịch này trên cơ sở 1.925 TTHC được cung cấp dưới dạng DVC trực tuyến của tỉnh Gia Lai; trong đó, 943 DVC trực tuyến một phần và 982 DVC trực tuyến toàn trình (theo văn bản số 3043/UBND-KGVX ngày 26/12/2022 của UBND tỉnh Gia Lai).
1.2. Phân công, giao chỉ tiêu cụ thể cho từng thành viên, từng ngành, lĩnh vực có liên quan; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời những mặt tồn tại, hạn chế (nếu có).
1.3. Quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên tại Bộ phận Một cửa các cấp đối với những TTHC đã được cung cấp trực tuyến, nếu người dân, doanh nghiệp đến nộp hồ sơ trực tiếp thì hướng dẫn , khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện và hoàn thành việc nộp hồ sơ trực tuyến. Đồng thời, tập trung thực hiện việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo đúng quy định.
1.4. Tiến hành rà soát, tái cấu trúc quy trình TTHC để lựa chọn, cung cấp DVC trực tuyến. Rà soát lại các DVC trực tuyến thường xuyên phát sinh hồ sơ, có nhiều người sử dụng để thực hiện đơn giản hóa, tái cấu trúc lại quy trình thực hiện, lược bỏ các bước trung gian không cần thiết, các thành phần hồ sơ đã có trong cơ sở dữ liệu để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện DVC trực tuyến. Đề xuất danh mục DVC trực tuyến đáp ứng việc cung cấp, thực hiện trên môi trường điện tử. Thường xuyên rà soát, cập nhật Danh mục DVC trực tuyến khi có sự thay đổi.
1.5. Triển khai toàn diện thanh toán trực tuyến đối với tất cả TTHC có yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính trên phạm vi toàn tỉnh, đặc biệt đối với các TTHC thuộc lĩnh vực có hồ sơ phát sinh nhiều như lĩnh vực Đất đai, Đăng ký kinh doanh, Giao thông vận tải, Tư pháp.
1.6. Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện thanh toán trực tuyến phí, lệ phí trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; triển khai số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong tiếp nhận, giải quyết TTHC.
1.7. Phát huy tối đa vai trò, hiệu quả hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng, Ban Chỉ đạo Đề án 06 các cấp, Tổ hướng dẫn và hỗ trợ dịch vụ hành chính công, Tổ dân phố điện tử, Khu dân cư điện tử,… trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện sử dụng DVC trực tuyến, thanh toán trực tuyến. Xây dựng, duy trì các mô hình hỗ trợ người dân tiếp cận các tiện ích số, DVC trực tuyến.
1.8. Triển khai thực hiện Chiến dịch đến từng cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức có liên quan; biểu dương, động viên kịp thời những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đồng thời, xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ, không hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
2.1. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành việc xây dựng, vận hành Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu lưu trữ kết quả số hóa giải quyết TTHC điện tử của tỉnh; hợp nhất Cổng DVC và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh thành Hệ thống thông tin giải quyết TTHC; thiết lập kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân tại Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, đảm bảo số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC.
2.2. Rà soát việc cấp và sử dụng chữ ký số của các cơ quan, đơn vị, địa phương, đảm bảo việc cấp và sử dụng chữ ký số hiệu quả, đúng quy định; đề nghị các doanh nghiệp đủ điều kiện tăng cường cung cấp chữ ký số công cộng cho người dân và bảo đảm sẵn sàng chức năng ký số từ xa trên Cổng DVC cho người dân sử dụng để thực hiện DVC trực tuyến.
2.3. Tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thanh toán phí, lệ phí trực tuyến trên Cổng DVC quốc gia; thường xuyên nắm bắt, cập nhật, phối hợp xử lý các lỗi xảy ra trong quá trình thực hiện thanh toán phí, lệ phí trực tuyến.
2.4. Phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm xác định nguyên nhân, có biện pháp khắc phục, xử lý tình trạng không đồng bộ đầy đủ dữ liệu tại Cổng DVC của tỉnh với Cổng DVC quốc gia theo các chỉ tiêu quy định tại Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Báo Gia Lai, Đài Phát thanh - Truyền hình Gia Lai: Phối hợp với Công an tỉnh xây dựng, đưa tin, bài, phóng sự nhằm tuyên truyền rộng rãi nội dung Chiến dịch được nêu tại Kế hoạch này, kịp thời thông tin kết quả đạt được để người dân, doanh nghiệp biết, ủng hộ, thực hiện.
4. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
4.1. Chỉ đạo Trung tâm Phục vụ hành chính công tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán trực tuyến bảo đảm hiệu quả; thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC theo quy định.
4.2. Thường xuyên đăng tin, bài tuyên truyền các nội dung, kết quả đạt được của Kế hoạch này trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh.
4.3. Phối hợp Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chiến dịch; tổng kết Chiến dịch.
5. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông:
5.1. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Chiến dịch; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện của từng cơ quan, đơn vị, địa phương theo các mốc thời gian: Định kỳ 10 ngày/lần, sơ kết 50 ngày và tổng kết 100 ngày Chiến dịch. Trong đó, nêu rõ tập thể, cá nhân hoàn thành chỉ tiêu được giao trong thực hiện Kế hoạch, hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân thực hiện chưa tốt, không hoàn thành nhiệm vụ.
5.2. Kịp thời tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện; UBND cấp xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành 100% nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này và gửi về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) trước 16 giờ ngày 21/03/2024, báo cáo sơ kết 50 ngày đêm (trước ngày 10/5/2024), báo cáo tổng kết Chiến dịch (trước ngày 02/7/2024) đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh, báo cáo về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh) để phối hợp xử lý.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Công an tỉnh;
- VP UBND tỉnh (các phòng KGVX, TTTH, HCQT);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn (UBND cấp huyện sao gửi);
- Trung tâm Phục vụ hành chính công;
- Báo Gia Lai, Đài PT-TH;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trương Hải Long
PHỤ LỤC I
KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỘ CHỈ SỐ CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP TRONG THỰC HIỆN TTHC, DVC THEO THỜI GIAN THỰC TRÊN MÔI TRƯỜNG ĐIỆN TỬ TỈNH GIA LAI NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 629/KH-UBND ngày 19/3/2024 của UBND tỉnh)
1. Các sở, ban, ngành tỉnh
STT
Đơn vị
Tỷ lệ công khai, minh bạch
Tiến độ giải quyết
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến
Tỷ lệ thanh toán trực tuyến
Mức độ hài lòng
Số hóa hồ sơ
Ghi chú
1
Ban Quản lý khu kinh tế
82,6%
70%
0%
0%
92,6%
-
2
Sở Công thương
100%
83,93%
37,3%
0%
97,8%
-
3
Sở Giáo dục đào tạo
77,2%
99,23%
0%
0%
100%
-
4
Sở Giao thông vận tải
13,2%
92,12%
40,3%
67,37%
100%
-
5
Sở Kế hoạch và Đầu tư
50,4%
96,87%
90,9%
0%
100%
-
6
Sở Khoa học và Công nghệ
16,2%
57,14%
16,7%
0%
89,4%
-
7
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
77,2%
99,29%
0%
0%
100%
-
8
Sở Ngoại vụ
22,2%
100,0%
0%
0%
100%
-
9
Sở Nội vụ
100%
46,15%
0,2%
0%
94,2%
-
10
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
97,8%
93,12%
1,0%
0%
100%
-
11
Sở Tài chính
11,1%
97,9%
0%
0%
100%
-
12
Sở Tài nguyên Môi trường
83,7%
69,14%
1,7%
0%
92,3%
-
13
Sở Thông tin và Truyền thông
100%
99,08%
3,6%
0%
100%
-
14
Sở Tư pháp
96,2%
68,73%
5,5%
0%
92,1%
-
15
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
100%
95,22%
8,3%
0%
100%
-
16
Sở Xây dựng
92,6%
99,66%
0%
0%
92,7%
-
17
Sở Y tế
1,0%
83,86%
3,2%
0%
97,6%
-
2. UBND các huyện, thị xã, thành phố
STT
Đơn vị
Điểm đánh giá
Cụ thể từng nội dung
Ghi chú
Tỷ lệ công khai, minh bạch
Tiến độ giải quyết
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến
Tỷ lệ thanh toán trực tuyến
Mức độ hài lòng
Số hóa hồ sơ
1
Huyện Mang Yang
60,14
97,6%
89,65%
1,5%
0,0%
99,7%
21,8%
2
Huyện Kbang
58,97
97,6%
89,44%
0,7%
0,0%
99,4%
22,0%
3
Huyện Đức Cơ
58,79
87,3%
92,8%
1,7%
0,0%
100%
21,2%
4
Huyện Chư Prông
58,05
87,7%
91,21%
0,2%
0,0%
100%
20,6%
5
Huyện Chư Pưh
58,05
100,0%
92,45%
0,7%
0,0%
100%
13,8%
6
Thị xã Ayun Pa
57,52
89,7%
90,98%
1,4%
0,0%
100%
18,1%
7
Huyện Đak Pơ
56,52
86,9%
87,24%
0,7%
0,0%
98,8%
21,1%
8
Huyện Phú Thiện
56,29
74,7%
95,91%
0,2%
0,0%
100%
17,3%
9
Huyện Ia Grai
55,51
90,1%
81,6%
0,3%
0,0%
96,8%
21,1%
10
Huyện Kông Chro
53,81
75,5%
91,43%
0,0%
0,0%
100%
13,9%
11
Huyện Chư Sê
53,72
61,0%
89,2%
2,1%
0,0%
99,4%
23,4%
12
Huyện Đak Đoa
52,66
76,3%
84,23%
0,0%
0,0%
97,2%
14,0%
13
Huyện Chư Păh
51,68
87,3%
89,72%
0,4%
0,0%
66,2%
21,7%
14
Thị xã An Khê
51,22
52,4%
93,59%
0,1%
0,0%
100%
18,8%
15
Huyện Ia Pa
50,56
45,8%
94,88%
0,1%
0,0%
100%
16,3%
16
Thành phố Pleiku
49,79
42,6%
91,54%
1,7%
0,0%
100%
18,5%
17
Huyện Krông Pa
48,71
42,2%
83,57%
0,5%
0,0%
97,4%
21,0%
3. UBND các xã, phường, thị trấn
STT
Đơn vị
Điểm đánh giá
Tỷ lệ cụ thể từng nội dung
Ghi chú
Cấp xã
Cấp huyện
Tỷ lệ công khai, minh bạch
Tiến độ giải quyết
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến
Tỷ lệ thanh toán trực tuyến
Mức độ hài lòng
Số hóa hồ sơ
1
Xã Đăk Yă
Mang Yang
64,05
100,0%
91,76%
14,9%
0,0%
100,0%
29,5%
1/12
2
Xã Đak Jơ Ta
Mang Yang
61,9
99,9%
91,89%
6,3%
0,0%
100,0%
24,0%
3
Xã Đăk Djrăng
Mang Yang
61,28
100,0%
98,39%
0,1%
0,0%
100,0%
19,3%
4
Xã Đăk Trôi
Mang Yang
61,1
99,7%
95,89%
0,1%
0,0%
100,0%
20,6%
5
Xã Kon Thụp
Mang Yang
60,83
100%
94,81%
0,2%
0,0%
100,0%
19,9%
6
Xã Đê Ar
Mang Yang
60,38
100,0%
94,36%
0,0%
0,0%
100,0%
20,6%
7
Xã Lơ Pang
Mang Yang
60,36
100%
93,59%
0,0%
0,0%
100,0%
19,4%
8
Xã Hà Ra
Mang Yang
59,76
100,0%
89,68%
0,0%
0,0%
100,0%
19,5%
9
Xã Kon Chiêng
Mang Yang
59,63
100,0%
88,56%
0,0%
0,0%
99,5%
21,0%
10
Xã Ayun
Mang Yang
56,36
100,0%
76,22%
0,2%
0,0%
95,0%
20,0%
11
Xã Đak Ta Ley
Mang Yang
55,93
72,1%
96,06%
0,0%
0,0%
100,0%
19,7%
12
TT Kon Dơng
Mang Yang
47,94
29,6%
93,81%
0,1%
0,0%
100,0%
19,9%
13
Xã Tơ Tung
Kbang
62,41
100,0%
92,9%
8,0%
0,0%
100,0%
25,5%
0/14
14
Xã Sơ Pai
Kbang
61,11
99,1%
97,44%
0,3%
0,0%
100,0%
19,7%
15
Xã Kông Pla
Kbang
60,19
100,0%
96,4%
0,0%
0,0%
100,0%
19,5%
16
Xã Đông
Kbang
60,7
99,9%
94,35%
0,0%
0,0%
100,0%
20,2%
17
Xã Lơ Ku
Kbang
60,43
100,0%
91,08%
1,7%
0,0%
100,0%
21,2%
18
Xã Krong
Kbang
60,4
100,0%
93,16%
0,4%
0,0%
100,0%
19,7%
19
Xã Nghĩa An
Kbang
60,23
100,0%
93,05%
0,2%
0,0%
100,0%
19,5%
20
Thị trấn KBang
Kbang
59,73
100,0%
89,57%
0,0%
0,0%
99,8%
19,8%
21
Xã Đak Smar
Kbang
59,19
91,1%
94,48%
1,4%
0,0%
100,0%
20,3%
22
Xã Kông Lơng Khơng
Kbang
59,08
91,5%
95,59%
0,4%
0,0%
100,0%
19,3%
23
Xã Đăk HLơ
Kbang
58,54
100,0%
86,92%
0,0%
0,0%
98,8%
19,1%
24
Xã Đăk Roong
Kbang
58,14
100,0%
84,38%
0,0%
0,0%
98,0%
19,1%
25
Xã Kon Pne
Kbang
57,14
100,0%
83,14%
0,0%
0,0%
97,3%
19,0%
26
Xã Sơn Lang
Kbang
55
100,0%
72,33%
0,8%
0,0%
93,2%
20,4%
27
Xã Ia Lang
Đức Cơ
65,15
93,3%
96,95%
20,4%
0,0%
100,0%
33,0%
0/10
28
Xã Ia Dơk
Đức Cơ
61,82
100,0%
93,52%
1,9%
0,0%
100,0%
24,0%
29
Xã Ia Pnôn
Đức Cơ
60,39
98,8%
92,98%
0,5%
0,0%
100,0%
20,2%
30
Xã Ia Nan
Đức Cơ
59,08
95,2%
85,37%
2,4%
0,0%
98,2%
24,45
31
Thị trấn Chư Ty
Đức Cơ
58,74
100,0%
85,59%
0,0%
0,0%
98,3%
20,1%
32
Xã Ia Kla
Đức Cơ
58,12
80,1%
98,58%
0,0%
0,0%
100,0%
20,7%
33
Xã Ia Dom
Đức Cơ
57,44
72,0%
95,22%
2,3%
0,0%
100,0%
26,0%
34
Xã Ia Din
Đức Cơ
55,79
71,5%
96,57%
0,0%
0,0%
100,0%
19,3%
35
Xã Ia Krêl
Đức Cơ
53,71
68,4%
98,98%
0,0%
0,0%
100,0%
10,4%
36
Xã Ia Kriêng
Đức Cơ
52,05
59,8%
97,36%
0,0%
0,0%
100,0%
10,6%
37
Xã Bàu Cạn
Chư Prông
62,09
100,0%
98,98%
0,4%
0,0%
100,0%
21,3%
0/20
38
Xã Bình Giáo
Chư Prông
61,84
100,0%
98,3%
0,9%
0,0%
100,0%
21,3%
39
Xã Ia O
Chư Prông
61,68
100,0%
96,17%
2,7%
0,0%
100,0%
21,9%
40
Xã Thăng Hưng
Chư Prông
61,19
100,0%
96,54%
0,0%
0,0%
100,0%
20,3%
41
Xã Ia Kly
Chư Prông
61,04
100,0%
97,69%
0,2%
0,0%
100,0%
19,2%
42
Xã Ia Vê
Chư Prông
61,04
100,0%
98,17%
0,0%
0,0%
100,0%
19,0%
43
Xã Ia Púch
Chư Prông
60,5
100,0%
95,64%
0,0%
0,0%
100,0%
19,1%
44
Xã Ia Bang
Chư Prông
60,25
100,0%
93,44%
0,1%
0,0%
100,0%
19,5%
45
Xã Ia Băng
Chư Prông
60,25
100,0%
93,44%
0,1%
0,0%
100,0%
19,5%
46
Xã Ia Boòng
Chư Prông
60
100,0%
92,79%
0,0%
0,0%
100,0%
19,1%
47
Xã Ia Tôr
Chư Prông
59,76
100,0%
90,24%
0,2%
0,0%
100,0%
19,5%
48
Xã Ia Ga
Chư Prông
59,33
100,0%
88,32%
0,2%
0,0%
99,4%
19,6%
49
Xã Ia Piơr
Chư Prông
59,08
100,0%
87,66%
0,0%
0,0%
99,2%
19,5%
50
Xã Ia Mơ
Chư Prông
59,07
100,0%
88,74%
0,0%
0,0%
99,6%
18,9%
51
Xã Ia Pia
Chư Prông
58,37
100,0%
85,02%
0,0%
0,0%
98,1%
19,6%
52
Xã Ia Phìn
Chư Prông
58,16
100,0%
91,74%
0,0%
0,0%
100,0%
10,8%
53
Xã Ia Drăng
Chư Prông
57,77
100,0%
90,11%
0,0%
0,0%
100,0%
10,7%
54
Thị trấn Chư Prông
Chư Prông
57,42
100,0%
80,92%
0,3%
0,0%
96,8%
19,5%
55
Xã Ia Me
Chư Prông
57,08
100,0%
80,37%
0,0%
0,0%
96,4%
19,6%
56
Xã Ia Lâu
Chư Prông
55,29
100,0%
74,38%
0,0%
0,0%
94,2%
19,1%
57
Xã Ia Hla
Chư Pưh
59,51
100,0%
98,7%
0,0%
0,0%
100,0%
10,8%
1/10
58
Thị trấn Nhơn Hoà
Chư Pưh
58,53
100,0%
92,62%
0,0%
0,0%
100,0%
11,4%
59
Xã Ia Phang
Chư Pưh
58,39
100,0%
93,07%
0,0%
0,0%
100,0%
10,9%
60
Xã Ia BLứ
Chư Pưh
58,38
90,3%
90,42%
1,2%
0,0%
100,0%
20,3%
61
Xã Ia Hrú
Chư Pưh
57,99
100,0%
91,06%
0,0%
0,0%
100,0%
10,6%
62
Xã Chư Don
Chư Pưh
57,36
100,0%
87,5%
0,0%
0,0%
99,7%
10,4%
63
Xã Ia Dreng
Chư Pưh
56,83
84,4%
99,69%
0,0%
0,0%
100,0%
10,5%
64
Xã Ia Le
Chư Pưh
53,57
92,9%
80,3%
0,0%
0,0%
96,4%
9,8%
65
Xã Ia Rong
Chư Pưh
47,01
36,4%
94,28%
0,0%
0,0%
100,0%
9,9%
66
Phường Đoàn Kết
Ayun Pa
62
88,6%
92,82%
14,3%
0,0%
100,0%
29,3%
0/8
67
Xã Ia RTô
Ayun Pa
60,22
97,8%
95,47%
0,4%
0,0%
100,0%
19,1%
68
Phường Hòa Bình
Ayun Pa
60,05
91,4%
99,66%
0,3%
0,0%
100,0%
20,0%
69
Xã Ia RBol
Ayun Pa
58,78
95,4%
90,91%
0,0%
0,0%
100,0%
18,8%
70
Xã Chư Păh
Ayun Pa
58,62
97,6%
97,93%
0,0%
0,0%
100,0%
10,4%
71
Phường Cheo Reo
Ayun Pa
58,03
84,9%
97,12%
0,0%
0,0%
100,0%
18,8%
72
Phường Sông Bờ
Ayun Pa
56,17
96,6%
87,39%
0,0%
0,0%
99,0%
10,2%
73
Xã Ia Sao
Ayun Pa
54,04
83,2%
89,14%
0,0%
0,0%
99,7%
9,8%
74
Xã Yang Bắc
Đak Pơ
61,17
100,0%
97,29%
0,7%
0,0%
100,0%
20,0%
1/8
75
Xã Phú An
Đak Pơ
60,33
100,0%
90,68%
1,8%
0,0%
100,0%
21,4%
76
Xã Hà Tam
Đak Pơ
60,02
100,0%
90,71%
0,8%
0,0%
100,0%
20,3%
77
Xã Ya Hội
Đak Pơ
69,67
96,9%
91,08%
0,9%
0,0%
100,0%
20,3%
78
Xã Cư An
Đak Pơ
56,02
75,2%
92,2%
0,5%
0,0%
100,0%
20,8%
79
Thị trấn Đak Pơ
Đak Pơ
55,71
96,8%
76,17%
0,6%
0,0%
94,8%
20,4%
80
Xã Tân An
Đak Pơ
53,05
73,4%
82,1%
0,2%
0,0%
97,1%
20,5%
81
Xã An Thành
Đak Pơ
48,26
41,4%
84,69%
2,8%
0,0%
98,0%
21,7%
82
Xã Chrôh Pơnan
Phú Thiện
61,74
100,0%
99,23%
0,0%
0,0%
100,0%
19,9%
2/10
83
Xã Ayun Hạ
Phú Thiện
61,33
99,6%
94,53%
1,7%
0,0%
100,0%
22,0%
84
Xã Ia Peng
Phú Thiện
59,07
82,4%
99,36%
2,4%
0,0%
100,0%
21,3%
85
Xã Ia Piar
Phú Thiện
58,69
100,0%
94,94%
0,0%
0,0%
100,0%
10,2%
86
Xã Ia Ake
Phú Thiện
57,78
75,8%
99,77%
0,2%
0,0%
100,0%
21,3%
87
Thị trấn Phú Thiện
Phú Thiện
57,02
100%
88,12%
0,0%
0,0%
99,3%
10,4%
88
Xã Ia Hiao
Phú Thiện
55,91
81,4%
98,98%
0,0%
0,0%
100,0%
10,0%
89
Xã Chư A Thai
Phú Thiện
51,74
47,1%
98,03%
0,0%
0,0%
100,0%
19,3%
90
Xã Ia Sol
Phú Thiện
46,7
45,2%
85,59%
0,0%
0,0%
98,4%
10,4%
91
Xã Ia Yeng
Phú Thiện
35,44
0,1%
30,77%
100,0%
0,0%
81,5%
81,8%
92
Xã Ia Dêr
Ia Grai
58,77
100,0%
85,34%
0,0%
0,0%
98,3%
20,8%
4/13
93
Xã Ia Yok
Ia Grai
57,17
93,4%
85,03
0,0%
0,0%
98,1%
19,6%
94
Xã Ia Bă
Ia Grai
56,49
90,1%
84,64%
0,1%
0,0%
98,1%
19,4%
95
Xã Ia Sao
Ia Grai
55,9
100,0%
75,53%
0,0%
0,0%
94,7%
19,5%
96
Xã Ia Chia
Ia Grai
55,11
94,7%
76,33%
0,0%
0,0%
95,0%
19,3%
97
Xã Ia O
Ia Grai
54,91
92,4%
76,63%
0,0%
0,0%
94,9%
20,0%
98
Xã Ia KRai
Ia Grai
53,9
74,6%
84,37%
0,0%
0,0%
97,9%
20,5%
99
Xã Ia Grăng
Ia Grai
52,08
72,7%
77,13%
2,5%
0,0%
95,2%
21,8%
100
Xã Ia Pếch
Ia Grai
50,13
63,4%
76,7%
0,8%
0,0%
95,1%
21,8%
101
Xã Ia Tô
Ia Grai
49,41
70,6%
70,35%
0,0%
0,0%
92,8%
20,5%
102
Xã Ia Hrung
Ia Grai
47,81
62,9%
78,17%
0,0%
0,0%
95,6%
10,4%
103
Xã Ia Khai
Ia Grai
45,12
26,3%
82,67%
0,4%
0,0%
97,3%
22,1%
104
Thị trấn Ia Kha
Ia Grai
45,12
26,3%
82,67%
2,4%
0,0%
97,3%
22,1%
105
Xã Yang Nam
Kông Chro
58,39
100,0%
92,32%
0,0%
0,0%
100,0%
10,7%
2/14
106
Xã Chư Krêy
Kông Chro
57,22
100,0%
88,63%
0,0%
0,0%
99,5%
10,1%
107
Xã Đăk Song
Kông Chro
56,65
100,0%
87,57%
0,0%
0,0%
99,1%
9,6%
108
Xã Đăk Tơ Pang
Kông Chro
55,8
100,0%
83,78%
0,0%
0,0%
97,8%
9,7%
109
Xã Đắk Kơ Ning
Kông Chro
55,74
83,9%
86,03%
0,6%
0,0%
98,6%
19,7%
110
Xã Ya Ma
Kông Chro
55,45
100,0%
89,05%
0,0%
0,0%
99,6%
9,9%
111
Xã Đăk Pơ Pho
Kông Chro
55,32
76,7%
100,0%
0,0%
0,0%
100,0%
10,1%
112
Xã Chơ Long
Kông Chro
54,93
84,7%
90,14%
0,0%
0,0%
100,0%
10,2%
113
Xã An Trung
Kông Chro
54,78
100,0%
71,22%
0,0%
0,0%
93.2%
19,3%
114
Xã Yang Trung
Kông Chro
54,36
79,9%
83,93%
0,2%
0,0%
97,7%
19,4%
115
Xã SRó
Kông Chro
54,35
81,3%
91,86%
0,0%
0,0%
100,0%
9,8%
116
Xã Đăk Pling
Kông Chro
54,27
100,0%
78,5%
0,0%
0,0%
95,7%
9,5%
117
Thị trấn Kông Chro
Kông Chro
47,63
40,1%
93,39%
0,0%
0,0%
100,0%
10,6%
118
Xã Kông Yang
Kông Chro
44,5
26,3%
99,29%
0,0%
0,0%
100,0%
10,0%
119
Xã H Bông
Chư Sê
63,74
98,7%
98,65%
9,0%
0,0%
100,0%
25,9%
2/15
120
Xã Ia Pal
Chư Sê
62,55
100,0%
99,46%
6,7%
0,0%
100,0%
24,2%
121
Xã Ia Tiêm
Chư Sê
62,5
98,5%
94,71%
6,8%
0,0%
100,0%
25,3%
122
Xã Bờ Ngoong
Chư Sê
61,25
100,0%
100,0%
0,3%
0,0%
100,0%
19,5%
123
Xã Ia Ko
Chư Sê
61,24
99,1%
98,85%
0,8%
0,0%
100,0%
20,0%
124
Xã Bar Măih
Chư Sê
60,96
91,8%
99,75%
0,5%
0,0%
100,0%
25,1%
125
Xã Chư Pơng
Chư Sê
60,55
100,0%
99,24%
0,8%
0,0%
100,0%
20,0%
126
Xã Ia Glai
Chư Sê
60,3
100,0%
96,39%
0,9%
0,0%
100,0%
20,1%
127
Xã Kông HTok
Chư Sê
58,61
86,9%
98,46%
0,4%
0,0%
100,0%
19,6%
128
Xã Dun
Chư Sê
58,55
100,0%
98,79%
0,6%
0,0%
100,0%
20,1%
129
Xã Ayun
Chư Sê
57,95
100,0%
99,47%
0,3%
0,0%
100,0%
20,4%
130
Xã Ia Blang
Chư Sê
51,81
47%
98,27%
2,9%
0,0%
100,0%
21,7%
131
Xã Al Bá
Chư Sê
50,92
93,1%
61,82%
0,7%
0,0%
89,6%
19,5%
132
Xã Ia HLốp
Chư Sê
47,3
28,3%
98,13%
0,4%
0,0%
100,0%
19,4%
133
Thị trấn Chư Sê
Chư Sê
45,78
18%
98,7%
0,5%
0,0%
100,0%
19,6%
134
Xã Đak Krong
Đak Đoa
59,45
100%
98,63%
0,0%
0,0%
100,0%
10,4%
7/17
135
Xã Hà Đông
Đak Đoa
59,17
100%
100,0%
0,0%
0,0%
100,0%
9,3%
136
Xã Đăk Sơmei
Đak Đoa
59,15
98,9%
98,6%
0,3%
0,0%
100,0%
10,7%
137
Xã Hà Bầu
Đak Đoa
58,36
100%
93,91%
0,0%
0,0%
100,0%
10,4%
138
Xã Kon Gang
Đak Đoa
57,8
90,7%
100,0%
0,0%
0,0%
100,0%
10,2%
139
Xã Nam Yang
Đak Đoa
57,21
89,3%
97,51%
0,0%
0,0%
100,0%
10,5%
140
Xã Ia Băng
Đak Đoa
56,34
82,2%
99,85%
0,0%
0,0%
100,0%
10,3%
141
Xã A Dơk
Đak Đoa
52,34
100,0%
78,17%
0,0%
0,0%
95,5%
10,6%
142
Xã HNeng
Đak Đoa
52,34
39,3%
96,61%
0,0%
0,0%
100,0%
10,4%
142
Xã Hnol
Đak Đoa
50,94
64,6%
98,59%
0,0%
0,0%
100,0%
9,9%
144
Xã Hải Yang
Đak Đoa
49,87
39,4%
96,46%
0,0%
0,0%
100,0%
19,1%
145
Xã Glar
Đak Đoa
49,79
46,9%
98,59%
0,0%
0,0%
100,0%
10,3%
146
Thị trấn Đăk Đoa
Đak Đoa
48,82
36,4%
98,05%
0,1%
0,0%
100,0%
20,2%
147
Xã Ia Pết
Đak Đoa
48,02
62,9%
93,01%
0,0%
0,0%
100,0%
10,0%
148
Xã Trang
Đak Đoa
46,9
31,6%
98,96%
0,0%
0,0%
100,0%
10,0%
149
Xã Tân Bình
Đak Đoa
44,42
39,3%
96,61%
0,0%
0,0%
100,0%
10,4%
150
Xã KDang
Đak Đoa
44,42
100%
78,17%
0,0%
0,0%
95,5%
10,6%
151
Thị trấn Phú Hòa
Chư Păh
61,79
100%
98,17%
0,1%
0,0%
100,0%
20,5%
1/14
152
Xã Chư Đăng Ya
Chư Păh
61,36
100%
98,66%
0,0%
0,0%
100,0%
19,5%
153
Xã Hòa Phú
Chư Păh
61,16
100%
94,71%
2,1%
0,0%
100,0%
21,0%
154
Xã Nghĩa Hưng
Chư Păh
60,7
100%
95,54%
0,0%
0,0%
100,0%
19,3%
155
Thị trấn Ia Ly
Chư Păh
60,67
100%
90,4%
3,2%
0,0%
100,0%
21,7%
156
Xã Ia Mơ Nông
Chư Păh
60,1
100%
98,36%
0,8%
0,0%
100,0%
20,1%
157
Xã Đăk Tơ Ver
Chư Păh
58,97
100%
88,09%
0,0%
0,0%
99,3%
19,1%
158
Xã Ia Ka
Chư Păh
57,56
77,3%
98,38%
0,5%
0,0%
100,0%
20,3%
159
Xã Ia Nhin
Chư Păh
56,56
72,7%
96,71%
0,4%
0,0%
100,0%
21,3%
160
Xã Nghĩa Hòa
Chư Păh
54,43
87,0%
78,63%
0,1%
0,0%
95,7%
19,9%
161
Xã Ia Khươl
Chư Păh
54,04
59,7%
98,13%
0,0%
0,0%
100,0%
19,5%
162
Xã Ia Phí
Chư Păh
50,49
41,3%
97,11%
0,2%
0,0%
100,0%
19,5%
163
Xã Hà Tây
Chư Păh
50,11
42,3%
94,01%
0,0%
0,0%
100,0%
19,5%
164
Xã Ia Kreng
Chư Păh
46,64
20,3%
98,63%
0,0%
0,0%
100,0%
18,8%
165
Xã Cửu An
An Khê
59,91
88,8%
99,36%
0,0%
0,0%
100,0%
20,3%
6/11
166
Phường An Tân
An Khê
59,47
95,3%
90,98%
0,0%
0,0%
100,0%
22,2%
167
Xã Tú An
An Khê
57,41
100%
89,92%
0,0%
0,0%
99,9%
9,9%
168
Phường Ngô Mây
An Khê
55,9
77,2%
91,83%
0,2%
0,0%
100,0%
19,6%
169
Xã Xuân An
An Khê
52,87
63,0%
89,5%
0,0%
0,0%
100,0%
19,3%
170
Phường An Phú
An Khê
48,39
27,8%
98,12%
0,3%
0,0%
100,0%
19,7%
171
Xã Song An
An Khê
48,22
32,8%
93,8%
0,0%
0,0%
100,0%
19,6%
172
Phường An Bình
An Khê
48,2
47,4%
90,33%
0,0%
0,0%
100,0%
10,2%
173
Phường Tây Sơn
An Khê
46,93
18,7%
99,86%
0,3%
0,0%
100,0%
19,5%
174
Xã Thành An
An Khê
44,97
37,8%
84,09%
0,0%
0,0%
97,7%
10,6%
175
Phường An Phước
An Khê
44,59
35,5%
84,91%
0,0%
0,0%
97,9%
10,5%
176
Xã Chư Răng
Ia Pa
61,15
97,8%
99,25%
0,0%
0,0%
100,0%
19,5%
5/9
177
Xã Kim Tân
Ia Pa
59,38
90,2%
97,34%
0,0%
0,0%
100,0%
19,5%
178
Xã Chư Mố
Ia Pa
52,03
59,6%
98,76%
0,0%
0,0%
100,0%
10,1%
179
Xã Ia Broăi
Ia Pa
50,85
46,2%
95,22%
0,0%
0,0%
100,0%
19,3%
180
Xã Pờ Tó
Ia Pa
49,64
45,2%
99,34%
0,0%
0,0%
100,0%
10,4%
181
Xã Ia KDăm
Ia Pa
49,39
32,6%
99,64%
0,2%
0,0%
100,0%
19,4%
182
Xã Ia MRơn
Ia Pa
45,75
15,9%
97,5%
0,0%
0,0%
100,0%
18,9%
183
Xã Ia Trok
Ia Pa
45,52
23,7%
97,69%
0,0%
0,0%
100,0%
11,1%
184
Xã Ia Tul
Ia Pa
44,46
25,1%
91,73%
0,0%
0,0%
100,0%
10,4%
185
Phường Tây Sơn
Pleiku
66,34
100,0%
94,76%
20,8%
0,0%
100,0%
34,3%
13/22
186
Xã An Phú
Pleiku
59,21
100,0%
98,66%
0,0%
0,0%
100,0%
10,0%
187
Xã Gào
Pleiku
58,51
100,0%
96%
0,0%
0,0%
100,0%
9,7%
188
Xã Biển Hồ
Pleiku
57,75
79,2%
99,62%
0,3%
0,0%
100,0%
19,3%
189
Xã Ia Kênh
Pleiku
56,66
74,2%
98,44%
0,2%
0,0%
100,0%
19,5%
190
Phường Hội Phú
Pleiku
52,42
52,8%
96,95%
0,0%
0,0%
100,0%
19,3%
191
Phường Yên Thế
Pleiku
52,07
46,4%
99,58%
1,1%
0,0%
100,0%
20,3%
192
Phường Trà Bá
Pleiku
50,93
42,4%
99,55%
0,1%
0,0%
100,0%
18,8%
193
Phường Yên Đỗ
Pleiku
50,48
21,2%
94,67%
23,5%
0,0%
100,0%
35,5%
194
Phường Ia Kring
Pleiku
49,97
33,8%
99,7%
2,6%
0,0%
100,0%
21,0%
195
Xã Diên Phú
Pleiku
49
49,4%
93,95%
0,0%
0,0%
100,0%
9.,8%
196
Phường Phù Đổng
Pleiku
48,17
26,3%
99,43%
0,0%
0,0%
100,0%
19,5%
197
Phường Hội Thương
Pleiku
47,51
19,3%
99,2%
3,3%
0,0%
100,0%
21,9%
198
Phường Diên Hồng
Pleiku
47,09
19,5%
100,0%
0,6%
0,0%
100,0%
19,7%
199
Phường Chi Lăng
Pleiku
46
27,2%
97,86%
0,0%
0,0%
100,0%
10,0%
200
Phường Đống Đa
Pleiku
45,65
12,2%
99,82%
0,2%
0,0%
100,0%
19,4%
201
Xã Chư á
Pleiku
45,61
32%
91,91%
0,0%
0,0%
100,0%
10,0%
202
Phường Thống Nhất
Pleiku
45,12
10,7%
98,15%
0,2%
0,0%
100,0%
19,5%
203
Xã Trà Đa
Pleiku
44,96
26,8%
92,84%
0,0%
0,0%
100,0%
10,5%
204
Phường Hoa Lư
Pleiku
44,46
17,1%
98,92%
0,0%
0,0%
100,0%
10,6%
205
Xã Tân Sơn
Pleiku
44,12
16,8%
98,19%
0,0%
0,0%
100,0%
10,0%
206
Phường Thắng Lợi
Pleiku
42,55
18,1%
89,06%
0,0%
0,0%
99,6%
10,4%
207
Xã Chư Gu
Krông Pa
59,55
100,0%
88,76%
0,7%
0,0%
99,6%
20,0%
6/14
208
Xã Chư Ngọc
Krông Pa
56,98
76,6%
98,11%
0,2%
0,0%
100,0%
19,4%
209
Xã Krông Năng
Krông Pa
53,12
58%
95,6%
0,4%
0,0%
100,0%
19,3%
210
Xã Đất Bằng
Krông Pa
52,31
49,6%
97,58%
1,5%
0,0%
100,0%
20,4%
211
Xã Ia HDreh
Krông Pa
52,01
50,4%
91,19%
4,7%
0,0%
100,0%
22,9%
212
Xã Uar
Krông Pa
51,83
56,9%
89,6%
0,1%
0,0%
99,9%
19,5%
213
Xã Ia RSai
Krông Pa
51,63
47,1%
97,59%
0,2%
0,0%
100,0%
19,5%
214
Xã Ia Mláh
Krông Pa
50,43
38,9%
98,49%
0,4%
0,0%
100,0%
19,8%
215
Xã Phú Cần
Krông Pa
48,8
30,2%
98,99%
0,3%
0,0%
100,0%
19,3%
216
Xã Ia RSươm
Krông Pa
48,15
30,7%
94,39%
0,3%
0,0%
100,0%
19,7%
217
Xã Ia RMok
Krông Pa
46,94
30,1%
89,13%
0,5%
0,0%
99,7%
19,6%
218
Xã Chư Rcăm
Krông Pa
46,44
19,8%
96,16%
0,3%
0,0%
100,0%
19,5%
219
Thị trấn Phú Túc
Krông Pa
46
44,2%
75,44%
0,0%
0,0%
94,6%
19,8%
220
Xã Chư Drăng
Krông Pa
43,2
6,5%
91,71%
0,7%
0,0%
100,0%
19,7%
PHỤ LỤC II
GIAO CHỈ TIÊU CỤ THỂ CHO TỪNG CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG THEO TIẾN ĐỘ 50 NGÀY, 100 NGÀY VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN TIẾP THEO
(Kèm theo Kế hoạch số 629/KH-UBND ngày 19/3/2024 của UBND tỉnh)
1. Các sở, ban, ngành tỉnh
TT
Đơn vị
Tiến độ giải quyết
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến
Tỷ lệ thanh toán trực tuyến
Tỷ lệ công khai, minh bạch
Mức độ hài lòng
Số hóa hồ sơ
Năm 2023
Chỉ tiêu 50 ngày và duy trì trong thời gian tiếp theo
Năm 2023
Chỉ tiêu
Năm 2023
Chỉ tiêu
Năm 2023
Chỉ tiêu 50 ngày và duy trì trong thời gian tiếp theo
Năm 2023
Chỉ tiêu 50 ngày và duy trì trong thời gian tiếp theo
Chỉ tiêu 50 ngày
Chỉ tiêu 100 ngày và duy trì trong thời gian tiếp theo
50 ngày
100 ngày và duy trì trong thời gian tiếp theo
50 ngày
100 ngày và duy trì trong thời gian tiếp theo
1
Ban Quản lý khu kinh tế
70%
100%
0%
30%
60%
0%
20%
55%
82,6%
100%
92,6%
100%
80%
100%
2
Sở Công thương
83,93%
100%
37,3%
50%
60%
0%
20%
55%
100%
100%
97,8%
100%
80%
100%
3
Sở Giáo dục đào tạo
99,23%
100%
0%
30%
60%
0%
20%
55%
77,2%
100%
100%
100%
80%
100%
4
Sở Giao thông vận tải
92,12%
100%
40,3%
50%
60%
67,37%
72,37%
77,37%
13,2%
100%
100%
100%
80%
100%
5
Sở Kế hoạch và Đầu tư
96,87%
100%
90,9%
100%
100%
0%
20%
55%
50,4%
100%
100%
100%
80%
100%
6
Sở Khoa học và Công nghệ
57,14%
100%
16,7%
30%
60%
0%
20%
55%
16,2%
100%
89,4%
100%
80%
100%
7
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
99,29%
100%
0%
30%
60%
0%
20%
55%
77,2%
100%
100%
100%
80%
100%
8
Sở Ngoại vụ
100,0%
100%
0%
30%
60%
0%
20%
55%
22,2%
100%
100%
100%
80%
100%
9
Sở Nội vụ
46,15%
100%
0,2%
30%
60%
0%
20%
55%
100%
100%
94,2%
100%
80%
100%
10
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
93,12%
100%
1,0%
30%
60%
0%
20%
55%
97,8%
100%
100%
100%
80%
100%
11
Sở Tài chính
97,9%
100%
0%
30%
60%
0%
20%
55%
11,1%
100%
100%
100%
80%
100%
12
Sở Tài nguyên Môi trường
69,14%
100%
1,7%
30%
60%
0%
20%
55%
83,7%
100%
92,3%
100%
80%
100%
13
Sở Thông tin và Truyền thông
99,08%
100%
3,6%
30%
60%
0%
20%
55%
100%
100%
100%
100%
80%
100%
14
Sở Tư pháp
68,73%
100%
5,5%
30%
60%
0%
20%
55%
96,2%
100%
92,1%
100%
80%
100%
15
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
95,22%
100%
8,3%
100%
100%
0%
20%
55%
100%
100%
100%
100%
80%
100%
16
Sở Xây dựng
99,66%
100%
0%
73,7%
78,7%
0%
20%
55%
92,6%
100%
92,7%
100%
80%
100%
17
Sở Y tế
83,86%
100%
3,2%
92,9%
97,9%
0%
20%
55%
1,0%
100%
97,6%
100%
80%
100%
2. Các huyện, thị xã, thành phố
TT
Địa phương
Tỷ lệ công khai, minh bạch
Tiến độ giải quyết
Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến
Tỷ lệ thanh toán trực tuyến
Mức độ hài lòng
Số hóa hồ sơ
Năm 2023
Chỉ tiêu 50 ngày và duy trì trong thời gian tiếp theo
Năm 2023
Chỉ tiêu 50 ngày và duy trì trong thời gian tiếp theo
Năm 2023
Chỉ tiêu
Năm 2023
Chỉ tiêu
Năm 2023
Chỉ tiêu 50 ngày và duy trì trong thời gian tiếp theo
Năm 2023
Chỉ tiêu
50 ngày
100 ngày và duy trì trong thời gian tiếp theo
50 ngày
100 ngày và duy trì trong thời gian tiếp theo
50 ngày
100 ngày và duy trì trong thời gian tiếp theo
1
Huyện Mang Yang
97,6%
100%
89,65%
100%
1,5%
30%
60%
0,0%
20%
55%
99,7%
100%
21,8%
50%
100%
2
Huyện Kbang
97,6%
100%
89,44%
100%
0,7%
30%
60%
0,0%
20%
55%
99,4%
100%
22,0%
50%
100%
3
Huyện Đức Cơ
87,3%
100%
92,8%
100%
1,7%
30%
60%
0,0%
20%
55%
100%
100%
21,2%
50%
100%
4
Huyện Chư Prông
87,7%
100%
91,21%
100%
0,2%
30%
60%
0,0%
20%
55%
100%
100%
20,6%
50%
100%
5
Huyện Chư Pưh
100,0%
100%
92,45%
100%
0,7%
30%
60%
0,0%
20%
55%
100%
100%
13,8%
50%
100%
6
Thị xã Ayun Pa
89,7%
100%
90,98%
100%
1,4%
30%
60%
0,0%
20%
55%
100%
100%
18,1%
50%
100%
7
Huyện Đak Pơ
86,9%
100%
87,24%
100%
0,7%
30%
60%
0,0%
20%
55%
98,8%
100%
21,1%
50%
100%
8
Huyện Phú Thiện
74,7%
100%
95,91%
100%
0,2%
30%
60%
0,0%
20%
55%
100%
100%
17,3%
50%
100%
9
Huyện Ia Grai
90,1%
100%
81,6%
100%
0,3%
30%
60%
0,0%
20%
55%
96,8%
100%
21,1%
50%
100%
10
Huyện Kông Chro
75,5%
100%
91,43%
100%
0,0%
30%
60%
0,0%
20%
55%
100%
100%
13,9%
50%
100%
11
Huyện Chư Sê
61,0%
100%
89,2%
100%
2,1%
30%
60%
0,0%
20%
55%
99,4%
100%
23,4%
50%
100%
12
Huyện Đak Đoa
76,3%
100%
84,23%
100%
0,0%
30%
60%
0,0%
20%
55%
97,2%
100%
14,0%
50%
100%
13
Huyện Chư Păh
87,3%
100%
89,72%
100%
0,4%
30%
60%
0,0%
20%
55%
66,2%
100%
21,7%
50%
100%
14
Thị xã An Khê
52,4%
100%
93,59%
100%
0,1%
30%
60%
0,0%
20%
55%
100%
100%
18,8%
50%
100%
15
Huyện Ia Pa
45,8%
100%
94,88%
100%
0,1%
30%
60%
0,0%
20%
55%
100%
100%
16,3%
50%
100%
16
Thành phố Pleiku
42,6%
100%
91,54%
100%
1,7%
30%
60%
0,0%
20%
55%
100%
100%
18,5%
50%
100%
17
Huyện Krông Pa
42,2%
100%
83,57%
100%
0,5%
30%
60%
0,0%
20%
55%
97,4%
100%
21,0%
50%
100%
3. UBND các xã, phường, thị trấn: Áp dụng chung chỉ tiêu như của UBND các huyện, thị xã, thành phố.
[1] Kế hoạch số 1166/KH-UBND ngày 19/5/2023 về Hành động nâng cao chất lượng và hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Gia Lai; Quyết định số 162/QĐ-UBND ngày 18/4/2023 về Ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2023; Kế hoạch số 3105/KH-UBND ngày 02/11/2023 về Nâng cao chỉ số Chuyển đổi số tỉnh Gia Lai năm 2023 và các năm tiếp theo…
[2] Không giao chỉ tiêu cho Ban Dân tộc tỉnh, Thanh tra tỉnh vì không có TTHC. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Gia Lai",
"promulgation_date": "19/03/2024",
"sign_number": "629/KH-UBND",
"signer": "Trương Hải Long",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-bao-525-TB-VPCP-2023-ket-luan-Thu-tuong-cuoc-hop-lan-thu-nhat-Tieu-ban-Kinh-te-Xa-hoi-590919.aspx | Thông báo 525/TB-VPCP 2023 kết luận Thủ tướng cuộc họp lần thứ nhất Tiểu ban Kinh tế Xã hội | VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 525/TB-VPCP
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2023
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHẠM MINH CHÍNH, TRƯỞNG TIỂU BAN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI CUỘC HỌP LẦN THỨ NHẤT CỦA TIỂU BAN
Ngày 08 tháng 12 năm 2023, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất của Tiểu ban. Tham dự cuộc họp có các thành viên Tiểu ban và đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan, địa phương liên quan. Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo về dự kiến kế hoạch công tác của Tiểu ban và ý kiến của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban kết luận như sau:
1. Theo Quyết định số 127-QĐ/TW ngày 13 tháng 10 năm 2023 của Ban Chấp hành Trung ương, Tiểu ban Kinh tế - Xã hội có nhiệm vụ xây dựng Báo cáo 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2026-2030 trình Đại hội XIV của Đảng. Đây là các văn kiện đặc biệt quan trọng đòi hỏi các thành viên Tiểu ban, Tổ biên tập và các cấp, các ngành, các địa phương cần tập trung triển khai, nỗ lực cao nhất để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo yêu cầu đề ra.
2. Nội dung Báo cáo phải bảo đảm các yêu cầu:
- Bám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030).
- Đánh giá khách quan, đúng, sát thực tiễn tình hình, kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế; chỉ ra những nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm; dự báo, nhận diện rõ bối cảnh tình hình, những đặc thù, cơ hội, thách thức trong giai đoạn 2026-2030; đưa ra quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới phù hợp với bối cảnh, tình hình trong nước, quốc tế, vừa bảo đảm tính đột phá, khả thi, vừa có tính phấn đấu cao.
- Các quan điểm, định hướng, đột phá và nhiệm vụ, giải pháp phải dựa trên căn cứ lý luận vững chắc và sát hợp với tình hình thực tiễn; vừa kế thừa, phát huy những thành tựu của gần 40 năm đổi mới, vừa phải bổ sung, phát triển, bảo đảm phù hợp với xu hướng vận động trong nước, thế giới và yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới.
- Báo cáo về kinh tế - xã hội cần nhất quán về những tư tưởng, quan điểm mức độ phù hợp, cần thiết đối với các lĩnh vực liên quan để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, đưa các chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn cuộc sống.
- Báo cáo là văn kiện quan trọng của Đảng, vì vậy cần mang tầm tư tưởng lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng chính sách lớn, nhưng cần bảo đảm thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, đánh giá.
3. Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các thành viên Tiểu ban, đại diện các bộ, cơ quan, địa phương tại cuộc họp. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp việc, thường trực của Tiểu ban khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Nghiên cứu kỹ, tiếp thu đầy đủ các ý kiến xác đáng của các đại biểu tại Phiên họp để hoàn chỉnh Kế hoạch, lộ trình triển khai nhiệm vụ của Tiểu ban, bảo đảm cụ thể, rõ ràng, khả thi và phù hợp với yêu cầu của Trung ương.
b) Cơ bản nhất trí với dự thảo Quyết định thành lập Thường trực Tiểu ban của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời bổ sung các đồng chí: Trần Thanh Mẫn - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội, Nguyễn Hòa Bình - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Trần Sỹ Thanh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phan Văn Mãi - Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tham gia Thường trực Tiểu ban. Trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 24 tháng 12 năm 2023.
c) Cơ bản nhất trí với dự kiến thành phần Tổ biên tập và Thường trực Tổ biên tập như dự thảo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đồng thời bổ sung thêm Phó Chủ nhiệm của Ủy ban Xã hội và Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội tham gia Tổ biên tập. Trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Tổ biên tập trong tháng 12 năm 2023.
Tổ biên tập và Thường trực Tổ biên tập do đồng chí Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm tổ trưởng với cơ cấu theo nhóm phù hợp với các nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030). Thành viên Tổ biên tập là những đồng chí có trình độ, kinh nghiệm, tinh nhuệ do các cơ quan liên quan lựa chọn và cử tham gia, đồng thời được tạo điều kiện thời gian để tham gia, thực hiện các nhiệm vụ được giao của Tổ biên tập, nhất là các đồng chí trong nhóm thường trực Tổ Biên tập.
d) Tiếp thu, hoàn thiện Quy chế hoạt động của Tiểu ban và Quy chế hoạt động của Tổ biên tập, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trước ngày 24 tháng 12 năm 2023.
đ) Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan, địa phương liên quan tập hợp các tư liệu, dữ liệu và xây dựng bộ số liệu chung về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm đồng bộ, thống nhất làm cơ sở cho việc xây dựng các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XIV, trong đó có Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.
4. Bộ Tài chính bố trí kinh phí hoạt động của Tiểu ban và Tổ biên tập trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Các bộ, cơ quan, địa phương có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thường trực của Tiểu ban trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan, bảo đảm chất lượng và thời gian theo quy định.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các thành viên Tiểu ban Kinh tế - Xã hội và các bộ, cơ quan, địa phương liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Tổng Bí thư BCHTW Đảng (để báo cáo)
- Thủ tướng Chính phủ, các PTTg;
- Thành viên Tiểu ban KTXH;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Ban Kinh tế TW;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Lai Châu, Gia Lai, An Giang, Nghệ An, Cần Thơ;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký TTgCP,
Các Vụ: TH, KTTH, CN, NN, KGVX;
- Lưu: VT, TKBT (3).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Mai Thị Thu Vân | {
"issuing_agency": "Văn phòng Chính phủ",
"promulgation_date": "16/12/2023",
"sign_number": "525/TB-VPCP",
"signer": "Mai Thị Thu Vân",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tien-te-Ngan-hang/Quyet-dinh-807-2003-QD-NHNN-huy-bo-Ma-Ngan-hang-trong-He-thong-Ma-Ngan-hang-To-chuc-tin-dung-va-Kho-bac-Nha-nuoc-Quyet-dinh-59-2000-QD-NHNN2-17008.aspx | Quyết định 807/2003/QĐ-NHNN hủy bỏ Mã Ngân hàng trong Hệ thống Mã Ngân hàng Tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước Quyết định 59/2000/QĐ-NHNN2 | NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 807/2003/QĐ-NHNN
Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2003
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC HỦY BỎ MÃ NGÂN HÀNG TRONG HỆ THỐNG MÃ NGÂN HÀNG, TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 59/2000/QĐ-NHNN2 NGÀY 22/02/2000 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 ngày 12/12/1997 và Luật các Tổ chức tín dụng số C2/1997/QH10 ngày 12/12/1997.
Căn cứ nghị định số 86-2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế toán – tài chính.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Hủy bỏ ký hiệu số thứ tự của Ngân hàng Thương mại cổ phần Nông thôn Cai Sắn – 350 - tại điểm c khoản 3 Điều 5 Quy định về Hệ thống Mã Ngân hàng, Tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước có mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước để trực tiếp giao dịch thanh toán ban hành kèm theo Quyết định số 59/2000/QĐ-NHNN2 ngày 22/02/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Kế toán – tài chính, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học Ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Vũ Thị Liên | {
"issuing_agency": "Ngân hàng Nhà nước",
"promulgation_date": "23/07/2003",
"sign_number": "807/2003/QĐ-NHNN",
"signer": "Vũ Thị Liên",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Quyet-dinh-08-2015-QD-UBND-Tuyen-chon-to-chuc-va-ca-nhan-thuc-hien-khoa-hoc-cong-nghe-Son-La-273021.aspx | Quyết định 08/2015/QĐ-UBND Tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện khoa học công nghệ Sơn La | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/2015/QĐ-UBND
Sơn La, ngày 18 tháng 03 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;
Căn cứ Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư số 23/2014/TT-BKHCN ngày 19 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 10/2014/TT-BKHCN ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;
Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 77/TTr-KHCN ngày 12 tháng 02 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy định “Tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước ”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh quy định “Tuyển chọn, xét chọn tổ chức và cá nhân thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn cấp tỉnh”, Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2011 của UBND tỉnh Sơn La quy định “Tuyển chọn, xét chọn tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh”.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ KH&CN;
- TT. Tỉnh uỷ;
- TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Cục KSTTHC Bộ Tư pháp;
- Công báo Sơn La;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, VX, 50 bản.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Cầm Ngọc Minh
QUY ĐỊNH
TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 08/2015/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2015 của UBND tỉnh Sơn La)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Quy định này quy định việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là nhiệm vụ khoa học và công nghệ), bao gồm:
a) Đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh (gồm đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, đề tài trong các lĩnh vực khác, sau đây gọi là đề tài).
b) Dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh (sau đây gọi là dự án).
c) Đề án khoa học cấp tỉnh (sau đây gọi là đề án).
2. Việc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh được quy định tại Điểm b, c, d, Khoản 2, Điều 27 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ.
3. Những nhiệm vụ sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này: Nhiệm vụ được xét tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay từ các Quỹ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nhiệm vụ liên kết giữa các tổ chức khoa học và công nghệ, nhà khoa học với các doanh nghiệp và tổ chức khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
4. Quy định này áp dụng đối với tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tuyển chọn là việc lựa chọn tổ chức, cá nhân có năng lực và kinh nghiệm tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đặt hàng của cơ quan có thẩm quyền thông qua việc xem xét, đánh giá các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn theo những yêu cầu, tiêu chí quy định trong Quy định này.
2. Giao trực tiếp là việc chỉ định tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, điều kiện và chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo đặt hàng của cơ quan có thẩm quyền.
3. Đơn vị chủ trì nhiệm vụ là đơn vị được UBND tỉnh giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây gọi tắt là đơn vị chủ trì nhiệm vụ).
Điều 3. Nguyên tắc tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Nguyên tắc chung
a) Tuyển chọn, giao trực tiếp phải bảo đảm công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ hoặc các phương tiện thông tin đại chúng (Báo Sơn La, Đài truyền hình Sơn La), trừ các nhiệm vụ thuộc bí mật quốc gia và đặc thù phục vụ an ninh, quốc phòng.
b) Tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức chủ trì và cá nhân chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được thực hiện thông qua Hội đồng khoa học và công nghệ (sau đây gọi là hội đồng) do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN).
c) Việc đánh giá hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp được tiến hành bằng cách chấm điểm theo các nhóm tiêu chí cụ thể quy định tại Điều 12 của Quy định này.
d) Mỗi cá nhân chỉ được đăng ký chủ nhiệm một (01) nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Khuyến khích việc hợp tác thực hiện giữa các tổ chức, cá nhân tham gia tuyển chọn nhằm huy động được tối đa nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
2. Nguyên tắc tuyển chọn
a) Đáp ứng các nguyên tắc chung quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Tuyển chọn được áp dụng đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có từ 02 tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia thực hiện.
c) Danh mục các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, điều kiện, thủ tục tham gia tuyển chọn được thông báo công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở KH&CN hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo Sơn La, Đài Truyền hình Sơn La) trong thời gian 15 ngày làm việc để tổ chức và cá nhân tham gia tuyển chọn chuẩn bị hồ sơ đăng ký.
3. Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao trực tiếp phải đáp ứng một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Luật Khoa học và Công nghệ và đảm bảo các nguyên tắc chung quy định tại Khoản 1 Điều này.
Giao trực tiếp được thực hiện bằng hình thức gửi văn bản đến tổ chức, cá nhân được chỉ định để yêu cầu chuẩn bị hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau khi đã có ý kiến của hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ.
Điều 4. Điều kiện tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Các tổ chức khoa học và công nghệ có đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, có chức năng hoạt động phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của nhiệm vụ khoa học và công nghệ có quyền tham gia đăng ký tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp chủ trì thực hiện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
a) Đến thời điểm nộp hồ sơ chưa hoàn trả đầy đủ kinh phí thu hồi theo hợp đồng thực hiện các dự án trước đây.
b) Nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh khác chậm so với thời hạn kết thúc hợp đồng nghiên cứu trên 30 ngày mà không có ý kiến chấp thuận của Sở KH&CN sẽ không được tham gia tuyển chọn, xét giao trực tiếp trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày kết thúc hợp đồng.
c) Tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện nhiệm vụ hoặc sau khi kết thúc mà không triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ vào sản xuất, đời sống theo hợp đồng nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và yêu cầu của bên đặt hàng, không được đăng ký tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian ba (03) năm, tính từ thời điểm có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
d) Không thực hiện nghĩa vụ đăng ký, nộp lưu giữ các kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; không báo cáo ứng dụng kết quả của nhiệm vụ theo quy định sẽ không được đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian hai (02) năm.
2. Đối với cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đáp ứng đồng thời các yêu cầu:
a) Có trình độ đại học trở lên.
b) Có chuyên môn công tác phù hợp tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
c) Là người chủ trì hoặc tham gia chính xây dựng thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
d) Có đủ khả năng trực tiếp tổ chức thực hiện và bảo đảm đủ thời gian để chủ trì thực hiện công việc nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây không đủ điều kiện tham gia đăng ký tuyển chọn, xét giao trực tiếp làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
a) Không đáp ứng được một trong những điều kiện của Khoản 2 Điều này.
b) Đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ vẫn đang làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh (bao gồm: Đề tài, dự án cấp tỉnh; đề án khoa học cấp tỉnh; đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh; dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh; dự án do các Quỹ về khoa học và công nghệ cấp tỉnh tài trợ hoặc đề tài, dự án thực hiện bằng hình thức vay vốn hoặc được bảo lãnh vay vốn từ các quỹ của nhà nước).
c) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ nộp hồ sơ đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh chậm theo quy định hiện hành từ 30 ngày mà không có ý kiến chấp thuận của Sở KH&CN sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời gian hai (02) năm.
d) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đánh giá nghiệm thu ở mức “không đạt” mà không được Sở KH&CN gia hạn thời gian thực hiện để hoàn chỉnh kết quả hoặc được gia hạn nhưng hết thời hạn cho phép vẫn chưa hoàn thành kết quả sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn ba (03) năm kể từ thời điểm có kết luận của hội đồng đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh.
đ) Cá nhân chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp không ứng dụng kết quả nghiên cứu hoặc có sai phạm dẫn đến bị đình chỉ thực hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ không được tham gia đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp trong thời hạn năm (05) năm kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Chương II
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAM GIA TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 5. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Tổ chức và cá nhân chuẩn bị hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng dẫn và các Biểu mẫu của Phụ lục I kèm theo Quy định này:
1. Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Biểu B1-1-ĐON).
2. Thuyết minh đề tài (Biểu B1-2a-TMĐTCN hoặc Biểu B1-2b-TMĐTXH); thuyết minh dự án (Biểu B1-2c-TMDA); thuyết minh đề án (Biểu B1-2d-TMĐA).
3. Tóm tắt hoạt động khoa học và công nghệ của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ (Biểu B1-3-LLTC) và gửi kèm theo kết quả đánh giá hoạt động hàng năm của tổ chức khoa học và công nghệ (nếu có);
5. Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các cá nhân đăng ký thực hiện chính nhiệm vụ khoa học, công nghệ có xác nhận của cơ quan quản lý nhân sự (Biểu B1-4-LLCN).
6. Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức đăng ký phối hợp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (nếu có), (Biểu B1-5-PHNC).
7. Sơ yếu lý lịch khoa học của chuyên gia nước ngoài kèm theo Giấy xác nhận về mức lương chuyên gia (trường hợp thuê chuyên gia nước ngoài).
8. Văn bản chứng minh năng lực về nhân lực khoa học, công nghệ, trang thiết bị của đơn vị phối hợp và khả năng huy động vốn từ nguồn khác để thực hiện (trường hợp có đơn vị phối hợp, huy động vốn từ nguồn khác).
9. Đối với dự án phải có thêm vốn đối ứng: Văn bản pháp lý cam kết và giải trình khả năng huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước (báo cáo tài chính của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong 02 năm gần nhất tính từ thời điểm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ; Văn bản cam kết huy động vốn) của tổ chức chủ trì và các tổ chức tham gia dự án.
10. Báo giá thiết bị, nguyên vật liệu chính cần mua sắm để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Điều 6. Nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp gồm một (01) bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001 , cỡ chữ 14 và một (01) bản điện tử của hồ sơ ghi trên đĩa quang (dạng PDF, không đặt mật khẩu) được đóng gói trong túi hồ sơ và bên ngoài ghi rõ:
a) Tên nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
b) Tên, địa chỉ của tổ chức đăng ký chủ trì;
c) Họ tên của cá nhân đăng ký chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ;
d) Giấy xác nhận tổ chức/cá nhân phối hợp triển khai, thực hiện;
đ) Danh mục tài liệu có trong hồ sơ.
2. Hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến địa chỉ theo thông báo của Sở KH&CN được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Ngày chứng thực nhận hồ sơ là ngày ghi ở dấu của bưu điện (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc dấu đến của Sở KH&CN (trường hợp nộp trực tiếp).
4. Trong thời hạn quy định nộp hồ sơ, tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp có quyền rút hồ sơ đã nộp để thay bằng hồ sơ mới hoặc bổ sung hồ sơ đã nộp. Việc thay hồ sơ mới và bổ sung hồ sơ phải hoàn tất trước thời hạn nộp hồ sơ theo quy định; văn bản bổ sung là bộ phận cấu thành của hồ sơ.
Điều 7. Mở và kiểm tra xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký tuyển chọn, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành mở, kiểm tra và xác nhận tính hợp lệ của hồ sơ với sự tham dự của đại diện các cơ quan liên quan (nếu cần), đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp.
2. Hồ sơ hợp lệ được đưa vào xem xét, đánh giá là hồ sơ được chuẩn bị theo đúng các biểu mẫu và đáp ứng được các yêu cầu quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Quy định này.
3. Kết quả mở hồ sơ được ghi thành biên bản theo mẫu Biểu B2-1-BBHS của Phụ lục II ban hành kèm theo Quy định này.
Chương III
HỘI ĐỒNG TUYỂN CHỌN, GIAO TRỰC TIẾP VÀ TỔ THẨM ĐỊNH KINH PHÍ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Điều 8. Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp và tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp và tổ thẩm định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở KH&CN.
2. Hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp có 09 thành viên gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên thư ký và các Ủy viên, trong đó:
a) Sáu (06) thành viên là các chuyên gia có chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm, có uy tín trong công việc chuyên môn.
b) Ba (03) thành viên là đại diện của cơ quan đặt hàng, cơ quan đề xuất đặt hàng, nhà quản lý hoặc nhà kinh doanh có năng lực và chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ tư vấn.
c) Trường hợp cần nhiều chuyên gia hoặc cần nhiều thành viên hội đồng hơn do Giám đốc Sở KH&CN đề nghị.
3. Cá nhân thuộc các trường hợp sau không được là thành viên hội đồng đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp:
a) Cá nhân đăng ký chủ nhiệm hoặc tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
b) Cá nhân thuộc tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
4. Các chuyên gia, các uỷ viên phản biện đã tham gia hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ được ưu tiên mời tham gia hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tương ứng.
5. Tổ thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ (sau đây gọi là tổ thẩm định) có 6 thành viên, trong đó:
a) Tổ trưởng tổ thẩm định là lãnh đạo Sở KH&CN.
b) Có (1-2) thành viên thuộc Sở Tài chính.
c) Có 01 thành viên thuộc Sở KH&CN làm thư ký.
d) Các thành viên còn lại là nhà quản lý hoặc chuyên gia phản biện có chuyên môn sâu liên quan đến nhiệm vụ khoa học công nghệ.
Đại diện đơn vị chủ trì nhiệm vụ không phải là thành viên Tổ thẩm định nhưng được mời tham dự toàn bộ cuộc họp của Tổ thẩm định. Ngoài ra, theo yêu cầu thực tiễn, Tổ trưởng Tổ thẩm định có thể mời thêm đại diện các tổ chức, đơn vị và cá nhân khác có liên quan tham gia ý kiến tại cuộc họp của Tổ thẩm định.
6. Hội đồng và tổ thẩm định làm việc theo nguyên tắc, trình tự và nội dung quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 của Quy định này.
Điều 9. Chuẩn bị cho các phiên họp của hội đồng
Thư ký hội đồng có trách nhiệm chuẩn bị và gửi tài liệu tới tất cả thành viên hội đồng và thành viên tổ thẩm định hoặc chuyên gia (nếu có) tối thiểu là (03) ngày trước phiên họp đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp và ba (03) ngày trước phiên họp thẩm định.
1. Hồ sơ phục vụ của phiên họp đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp:
a) Quyết định thành lập hội đồng.
b) Trích lục danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ được phê duyệt;
c) Bản sao hồ sơ gốc hoặc bản điện tử của hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc giao trực tiếp.
d) Phiếu đánh giá chấm điểm nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo các mẫu Biểu của Phụ lục II ban hành kèm theo Quy định này: Đề tài (Biểu B2-3a-ĐGĐTCN hoặc Biểu B2-3b-ĐGĐTXH); dự án sản xuất thử nghiệm (Biểu B2-3c-ĐGDA); đề án (Biểu B2-3d-ĐGĐA).
đ) Tài liệu liên quan khác.
2. Hồ sơ phục vụ phiên họp thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ:
a) Bản thuyết minh và dự toán chi tiết của chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã chỉnh sửa sau cuộc cuộc họp hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp.
b) Biên bản kết luận của hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp.
c) Phiếu thẩm định nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo các mẫu Biểu của Phụ lục III ban hành kèm theo Quy định này: Đề tài/đề án (Biểu B3-1a-TĐĐT/A); dự án (Biểu B3-1b-TĐDA).
d) Các hồ sơ khác có liên quan.
Điều 10. Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của hội đồng
1. Nguyên tắc làm việc của hội đồng:
a) Phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên hội đồng, trong đó có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và hai (02) Uỷ viên phản biện và Ủy viên thư ký hội đồng;
b) Chủ tịch hội đồng chủ trì các phiên họp hội đồng. Trong trường hợp Chủ tịch hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch hội đồng được ủy quyền bằng văn bản chủ trì phiên họp (Giấy ủy quyền của Chủ tịch hội đồng theo Mẫu B2-7-UQ của Phụ lục II kèm theo Quy định này).
c) Thư ký hội đồng ghi chép ý kiến của các thành viên và kết luận của chủ tịch hội đồng trong biên bản làm việc và các văn bản liên quan của hội đồng.
2. Trách nhiệm của các thành viên hội đồng:
a) Gửi ý kiến nhận xét bằng văn bản đối với từng hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp tới thư ký hội đồng tối thiểu trước một (01) ngày phiên họp đánh giá của hội đồng.
b) Đánh giá một cách trung thực, khách quan và công bằng; chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả đánh giá của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của hội đồng. Các thành viên hội đồng, chuyên gia (nếu có) có trách nhiệm giữ bí mật về các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp.
c) Nghiên cứu, phân tích từng nội dung và thông tin đã kê khai trong hồ sơ; nhận xét đánh giá mặt mạnh, mặt yếu và đánh giá chung từng hồ sơ theo các yêu cầu đã quy định; viết nhận xét - đánh giá và luận giải cho việc đánh giá; cho điểm theo các tiêu chí tại biểu mẫu quy định.
d) Chấm điểm độc lập theo các nhóm tiêu chí đánh giá và thang điểm quy định. Trước khi chấm điểm, hội đồng thảo luận chung để thống nhất quan điểm, phương thức cho điểm đối với từng tiêu chí.
đ) Kiến nghị phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Điều 11. Trình tự, nội dung làm việc của hội đồng
1. Thư ký hội đồng đọc quyết định thành lập hội đồng, giới thiệu thành phần hội đồng và các đại biểu tham dự.
2. Đại diện Sở KH&CN nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Hội đồng trao đổi thống nhất nguyên tắc làm việc của hội đồng.
4. Cá nhân được tổ chức đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc giao trực tiếp cử làm chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình bày tóm tắt trước hội đồng về đề cương nghiên cứu, đề xuất phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần, trả lời các câu hỏi của thành viên hội đồng (nếu có) sau đó không tiếp tục tham dự phiên họp của hội đồng.
5. Hội đồng tiến hành đánh giá các hồ sơ tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp:
a) Các Ủy viên phản biện, Ủy viên hội đồng trình bày nhận xét đánh giá từng hồ sơ và so sánh giữa các hồ sơ đăng ký cùng một (01) nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo các tiêu chí quy định tại Điều 13 của quy định này.
b) Thư ký hội đồng thông qua ý kiến nhận xét bằng văn bản của thành viên vắng mặt (nếu có) để hội đồng xem xét, tham khảo.
c) Hội đồng thảo luận, đánh giá từng hồ sơ theo các tiêu chí đánh giá quy định. Trong quá trình thảo luận hội đồng có thể nêu câu hỏi đối với các ủy viên hội đồng về ý kiến nhận xét.
d) Hội đồng cho điểm độc lập từng hồ sơ theo các tiêu chí, thang điểm quy định tại các mẫu Biểu hướng dẫn của Phụ lục II kèm theo Quy định này: Đề tài (Biểu B2-3a-ĐGĐTCN hoặc Biểu B2-3b-ĐGĐTXH hoặc ĐA); dự án (Biểu B2-3c-ĐGDA); và bỏ phiếu đánh giá chấm điểm cho từng hồ sơ theo phương thức bỏ phiếu kín.
đ) Hội đồng bầu ban kiểm phiếu gồm ba (03) người là ủy viên của hội đồng, trong đó có trưởng ban kiểm phiếu và hai (02) thành viên.
6. Thư ký hội đồng giúp Ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả bỏ phiếu đánh giá của các thành viên hội đồng theo mẫu Biểu B2-4-KPĐG và xếp hạng các hồ sơ được đánh giá có tổng số điểm trung bình từ cao xuống thấp theo mẫu Biểu 2-5-THKP của Phụ lục II kèm theo Quy định này.
7. Hội đồng công bố công khai kết quả chấm điểm đánh giá và thông qua biên bản làm việc của hội đồng, kiến nghị tổ chức, cá nhân trúng tuyển hoặc được giao trực tiếp chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
a) Tổ chức, cá nhân được hội đồng đề nghị trúng tuyển là tổ chức, cá nhân có hồ sơ được xếp hạng với tổng số điểm trung bình của các tiêu chí cao nhất và phải đạt từ 70/100 điểm trở lên. Trong đó không có tiêu chí nào có quá 1/3 số thành viên hội đồng có mặt cho điểm không (0 điểm).
b) Đối với các hồ sơ có tổng số điểm trung bình bằng nhau thì điểm cao hơn của Chủ tịch hội đồng (hoặc điểm cao hơn của phó chủ tịch hội đồng được ủy quyền trong trường hợp Chủ tịch hội đồng vắng mặt) được ưu tiên để xếp hạng.
8. Hội đồng thảo luận để thống nhất kiến nghị.
a) Những điểm cần bổ sung, sửa đổi trong thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ, các sản phẩm khoa học và công nghệ chính với những chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật tương ứng phải đạt.
b) Số lượng chuyên gia trong và ngoài nước cần thiết để tham gia thực hiện.
c) Phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần.
d) Lưu ý những điểm cần chỉnh sửa để hoàn thiện hồ sơ của tổ chức và cá nhân được hội đồng đề nghị trúng tuyển hoặc giao trực tiếp.
9. Thư ký hội đồng hoàn thiện Biên bản làm việc theo mẫu Biểu B2-6-BBHĐ của Phụ lục II kèm theo Quy định này.
Điều 12. Đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Đánh giá hồ sơ tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức và cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đánh giá, chấm điểm tối đa 100 điểm theo các nhóm tiêu chí và thang điểm sau:
1. Đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ (theo Phụ lục Quy định này).
a) Đánh giá tổng quan (điểm tối đa 8).
b) Nội dung, phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng (điểm tối đa 24).
c) Tính mới, tính đủ của sản phẩm khoa học và công nghệ (điểm tối đa 16).
d) Phương án chuyển giao ứng dụng các sản phẩm và phương án tổ chức để triển khai ứng dụng sản phẩm (điểm tối đa 16).
đ) Tính khả thi về kế hoạch và kinh phí thực hiện (điểm tối đa 20).
e) Năng lực của tổ chức và các cá nhân tham gia (điểm tối đa 16).
2. Đề tài nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn và đề án khoa học (theo Phụ lục Quy định này).
a) Tổng quan tình hình nghiên cứu (điểm tối đa 12).
b) Nội dung và hoạt động hỗ trợ nghiên cứu (điểm tối đa 12).
c) Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (điểm tối đa 12).
d) Tính khả thi về kế hoạch và kinh phí thực hiện (điểm tối đa 20).
e) Năng lực và kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện (điểm tối đa 20).
3. Đề tài trong các lĩnh vực khác, tùy thuộc vào nội dung nghiên cứu áp dụng tiêu chí và thang điểm quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 của Điều này.
4. Dự án sản xuất thử nghiệm:
a) Tổng quan về các vấn đề công nghệ và thị trường của dự án (điểm tối đa 8).
b) Nội dung và phương án triển khai (điểm tối đa 24).
c) Tính mới và tính khả thi của Dự án (điểm tối đa 12).
d) Khả năng phát triển và hiệu quả kinh tế xã hội dự kiến của dự án (điểm tối đa 16).
đ) Phương án tài chính (điểm tối đa 24).
e) Năng lực thực hiện (điểm tối đa 16).
5. Đề án khoa học:
a) Mục tiêu nghiên cứu của đề án (điểm tối đa 4).
b) Đánh giá tổng quan (điểm tối đa 16).
c) Nội dung thực hiện (điểm tối đa 24).
d) Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu (điểm tối đa 12).
đ) Sản phẩm của đề án (điểm tối đa 24).
e) Năng lực và kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện (điểm tối đa 20).
Điều 13. Nguyên tắc làm việc và trách nhiệm của tổ thẩm định
1. Nguyên tắc làm việc của tổ thẩm định:
a) Phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên tổ thẩm định, trong đó phải có tổ trưởng tổ thẩm định.
b) Tổ trưởng tổ thẩm định chủ trì phiên họp.
2. Trách nhiệm của tổ thẩm định:
a) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thẩm định của mình và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của tổ thẩm định. Các thành viên tổ thẩm định, chuyên gia (nếu có) và thư ký hội đồng có trách nhiệm giữ bí mật về các thông tin liên quan đến quá trình thẩm định kinh phí.
b) Thẩm định sự phù hợp của các nội dung nghiên cứu với kết luận của hội đồng, dự toán kinh phí của nhiệm vụ khoa học và công nghệ với chế độ quy định, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi tiêu hiện hành của nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền ban hành để xác định: chi phí công cho các thành viên thực hiện; chi phí thuê chuyên gia trong/ngoài nước; kinh phí hỗ trợ mua nguyên vật liệu, thiết bị và các khoản chi khác cũng như thời gian cần thiết để thực hiện.
c) Tổ thẩm định thảo luận chung để kiến nghị tổng mức kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ (bao gồm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác), thời gian thực hiện và phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần. Tổ chức kiểm tra, xác minh phần kinh phí đối ứng (ngoài ngân sách nhà nước) của tổ chức đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp.
3. Tổ thẩm định có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Giám đốc Sở KH&CN và đề xuất phương án xử lý những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết phát sinh trong quá trình xem xét hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ để Giám đốc Sở KH&CN xem xét trong các trường hợp sau:
a) Thuyết minh nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được chỉnh sửa sau khi họp Hội đồng tuyển chọn có sự thay đổi về mục tiêu, nội dung so với quyết định danh mục đặt hàng đã được phê duyệt hoặc kết luận của hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp.
b) Không thống nhất ý kiến giữa Tổ thẩm định và chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ về kinh phí thực hiện.
c) Thành viên Tổ thẩm định không nhất trí với kết luận chung của Tổ thẩm định và đề nghị bảo lưu ý kiến.
Điều 14. Trình tự, nội dung làm việc của tổ thẩm định kinh phí
1. Thư ký đọc quyết định thành lập tổ thẩm định, giới thiệu thành phần tổ thẩm định và các đại biểu tham dự, đọc những kết luận chính của hội đồng tuyển chọn, giao trực tiếp tại phiên họp đánh giá hồ sơ.
2. Tổ trưởng tổ thẩm định nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu về việc thẩm định kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học và công nghệ trình bày những nội dung đã tiếp thu, chỉnh sửa theo ý kiến góp ý của hội đồng tại phiên đánh giá hồ sơ, trả lời các câu hỏi của thành viên tổ thẩm định, đề xuất chấp nhận phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng hoặc khoán chi từng phần sau đó không tiếp tục tham dự phiên họp của tổ thẩm định.
4. Thành viên tổ thẩm định cho ý kiến nhận xét đối với những nội dung nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học và công nghệ so với kết luận của hội đồng.
5. Các thành viên tổ thẩm định nêu ý kiến thẩm định theo hướng dẫn tại Điểm b và c Khoản 2 Điều 13.
6. Sau khi tổ thẩm định có ý kiến kết luận, Chủ nhiệm nhiệm vụ được mời dự lại cuộc họp của tổ thẩm định để nghe thông báo kết luận của tổ thẩm định. Chủ nhiệm nhiệm vụ có quyền nêu ý kiến nếu không đồng ý với kết luận của Tổ thẩm định và Tổ thẩm định có trách nhiệm báo cáo để Giám đốc Sở KH&CN quyết định.
7. Thư ký hội đồng ghi biên bản thẩm định theo các mẫu biểu của Phụ lục III kèm theo Quy định này: Đề tài/đề án (Biểu B3-2a-BBTĐĐT/A); dự án (Biểu B3-2b-BBTĐDA) và tổng hợp báo cáo để Giám đốc Sở KH&CN quyết định.
Điều 15. Phê duyệt kết quả
1. Tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của hội đồng và các cấp có thẩm quyền.
2. Trước khi trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở KH&CN xem xét, rà soát các hồ sơ: Kiểm tra thực tế cơ sở vật chất - kỹ thuật, nhân lực và năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân được kiến nghị chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
3. Trên cơ sở kết luận của hội đồng, của tổ thẩm định và kết quả rà soát, đề nghị của các đơn vị chức năng trong thời hạn 10 ngày làm việc, thư ký hội đồng tổng hợp hồ sơ và kết quả làm các thủ tục gửi về Sở KH&CN, trình Chủ tịch UBND tỉnh (hoặc ủy quyền Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ) ký quyết định phê duyệt tổ chức chủ trì, cá nhân chủ nhiệm, đề cương chi tiết, thời gian và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt, Sở KH&CN tiến hành ký kết hợp đồng với đơn vị chủ trì nhiệm vụ. Đồng thời thông báo công khai kết quả tuyển chọn, giao trực tiếp và đăng tải tối thiểu 30 ngày trên Cổng thông tin điện tử của Sở KH&CN.
Chương IV
CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐỘC LẬP
Điều 16. Chuyên gia tư vấn độc lập
1. Chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ nhiệm vụ khoa học và công nghệ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có chuyên môn cao trong lĩnh vực được mời tư vấn.
b) Có thâm niên công tác trong cùng lĩnh vực được mời tư vấn từ mười (10) năm trở lên.
c) Có tư cách đạo đức tốt, có năng lực hành vi dân sự.
2. Giám đốc Sở KH&CN quyết định việc lựa chọn chuyên gia tư vấn độc lập là người trong và ngoài tỉnh hoặc chuyên gia không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 17. Thủ tục lấy ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập
1. Sở KH&CN tổ chức lấy ý kiến của ít nhất hai (02) chuyên gia độc lập trong những trường hợp sau đây:
a) Hội đồng tuyển chọn, xét giao trực tiếp nhiệm vụ không thống nhất về kết quả tuyển chọn, xét giao trực tiếp;
b) Hội đồng vi phạm các quy định về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp;
c) Có khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động và kết luận của hội đồng.
2. Cơ quan quản lý nhiệm vụ có trách nhiệm chuẩn bị và gửi các tài liệu sau đây tới chuyên gia tư vấn độc lập:
a) Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản mời chuyên gia tư vấn độc lập đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp;
b) Các tài liệu theo quy định tại Điểm c, d Khoản 1 Điều 9 của Quy định này.
Điều 18. Trách nhiệm của chuyên gia tư vấn độc lập
1. Phân tích, đánh giá và đưa ra các ý kiến phản biện đối với các hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp về nội dung, mục tiêu nghiên cứu và kết quả cần phải đạt được của nhiệm vụ khoa học và công nghệ và đánh giá năng lực của tổ chức chủ trì và chủ nhiệm nhiệm vụ.
2. Hoàn thành báo cáo tư vấn, giữ bí mật các thông tin đánh giá và gửi trực tiếp tới Sở KH&CN đúng thời hạn quy định.
3. Trong thời hạn được mời tư vấn độc lập không được tiếp xúc hoặc trao đổi thông tin với tổ chức chủ trì hoặc các cá nhân tham gia tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Nếu vi phạm sẽ bị hủy bỏ kết quả tư vấn và xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Lưu giữ hồ sơ gốc và quản lý thông tin
1. Khi kết thúc quá trình tuyển chọn, giao trực tiếp, thẩm định kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ, thư ký của các hội đồng có trách nhiệm tổng hợp tài liệu và nộp bộ hồ sơ gốc (kể cả các hồ sơ không trúng tuyển) để lưu trữ theo quy định hiện hành.
2. Thành viên hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp và các tổ chức, cá nhân liên quan phải tuân thủ các quy định về quy trình tuyển chọn, giữ bí mật các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá, tuyển chọn tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Điều 20. Trách nhiệm thi hành
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, các đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Khoa học và Công nghệ để để tổng hợp, nghiên cứu trình UBND tỉnh quyết định sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "18/03/2015",
"sign_number": "08/2015/QĐ-UBND",
"signer": "Cầm Ngọc Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Quyet-dinh-2055-QD-UBND-bo-sung-quy-hoach-ben-thuy-noi-dia-van-tai-duong-thuy-noi-dia-Quang-Binh-2016-319005.aspx | Quyết định 2055/QĐ-UBND bổ sung quy hoạch bến thủy nội địa vận tải đường thủy nội địa Quảng Bình 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 2055/QĐ-UBND
Quảng Bình, ngày 08 tháng 7 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BỔ SUNG QUY HOẠCH BẾN THỦY NỘI ĐỊA (LẦN 3) VÀO QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Quyết định số 540/QĐ-UBND ngày 13/3/2013 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 22/4/2013 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Đường thủy nội địa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 1309/CĐTNĐ-PCTTr ngày 21/6/2016 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam về việc bổ sung quy hoạch bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
Xét đề nghị của các địa phương, đơn vị: UBND huyện Lệ Thủy tại Công văn số 1993/UBND ngày 09/12/2015, Công ty TNHH Một thành viên Chua Me Đất tại Tờ trình số 19/TTr-OXALIS ngày 26/4/2016 và Công ty TNHH Minh Tuấn tại Tờ trình số 79/TTr-CT ngày 23/5/2016;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1339/TTr-SGTVT ngày 28/6/2016 trình phê duyệt bổ sung quy hoạch bến thủy nội địa (lần 3) vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt bổ sung danh mục quy hoạch xây dựng mới 12 bến thủy nội địa vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, với nội dung như sau:
1. Bổ sung danh mục xây dựng mới 02 bến hành khách tại Điểm 4.4, Khoản 4, Điều 1, Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 22/4/2013 của UBND tỉnh, như sau:
+ Bến hành khách tại Km28+500 phía bờ phải sông Son, thuộc địa phận xã Sơn Trạch.
+ Bến hành khách tại Km1+250 phía bờ phải sông Troóc, thuộc địa phận xã Phúc Trạch.
2. Bổ sung danh mục xây dựng mới 10 bến vật liệu cát, sạn trên các tuyến sông vào Phụ lục 4 kèm theo Quyết định số 922/QĐ-UBND ngày 22/4/2013 của UBND tỉnh, như sau:
TT
Tên bến
Lý trình, vị trí
Địa danh xã, huyện
Km
Bờ
Phải
Trái
Sông Kiến Giang (9 bến)
1
Bến vật liệu cát, sạn
27+300
x
Xuân Thủy, Lệ Thủy
2
Bến vật liệu cát, sạn
29+700
x
Mỹ Thủy, Lệ Thủy
3
Bến vật liệu cát, sạn
30+500
x
Xuân Thủy, Lệ Thủy
4
Bến vật liệu cát, sạn
30+800
x
Mỹ Thủy, Lệ Thủy
5
Bến vật liệu cát, sạn
30+900
x
Mỹ Thủy, Lệ Thủy
6
Bến vật liệu cát, sạn
32+050
x
Xuân Thủy, Lệ Thủy
7
Bến vật liệu cát, sạn
32+300
x
Mai Thủy, Lệ Thủy
8
Bến vật liệu cát, sạn
34+00
x
Mỹ Thủy, Lệ Thủy
9
Bến vật liệu cát, sạn
35+00
x
Mai Thủy, Lệ Thủy
Sông Gianh (01 bến)
1
Bến vật liệu cát, sạn
22+600
x
Quảng Liên, Quảng Trạch
Điều 2. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm cập nhật danh mục quy hoạch, công bố công khai và quản lý Quy hoạch theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện: Lệ Thủy, Bố Trạch, Quảng Trạch và Thủ trưởng các ban ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Hoài | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "08/07/2016",
"sign_number": "2055/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Hữu Hoài",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Ke-hoach-144-KH-UBND-2015-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-hoat-dong-cua-co-quan-Son-La-369764.aspx | Kế hoạch 144/KH-UBND 2015 ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Sơn La | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 144/KH-UBND
Sơn La, ngày 17 tháng 12 năm 2015
KẾ HOẠCH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH SƠN LA NĂM 2015 - 2016
Thực hiện Nghị quyết số 30a/NQ-CP ngày 14/10/1015 của Chính phủ về việc Chính phủ điện tử;
Thực hiện Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;
Thực hiện Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Chánh phủ về việc Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước;
Thực hiện Công văn số 7816/VPCP-TTĐT ngày 30/9/2015 về việc kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản và Công văn số 9471/VPCP-KGVX ngày 16/11/2015 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ.
Sau khi xem xét Tờ trình số 873/TTr-STTTT ngày 30/11/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Sơn La năm 2015 - 2016 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
- Bảo đảm trung bình 75% các thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo UBND tỉnh được đưa lên cổng thông tin điện tử của tỉnh: www.sonla.gov.vn
- 80% các văn bản tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan nhà nước được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử. Hầu hết cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc.
- Đảm bảo 100% các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh được cài đặt, triển khai giải pháp an ninh mạng có bản quyền (theo tinh thần Công văn số 450/BTTTT-CATT ngày 11/02/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông).
- Ứng dụng phần mềm văn phòng điện tử VNPT-iOffice, phần mềm chỉ đạo điều hành chuyển nhận văn bản điện tử giữa UBND tỉnh với tất cả các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện.
- Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí hoạt động và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nhà nước khai thác thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho công việc.
- Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng cơ sở kỹ thuật, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử, tăng cường các cuộc họp trực tuyến giữa Chính phủ với UBND tỉnh và giữa UBND tỉnh với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và khắc phục khẩn cấp dịch bệnh, thiên tai trên địa bàn tỉnh.
b) Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Hoàn thiện Cổng thông tin điện tử của tỉnh, đảm bảo cập nhật thường xuyên và kịp thời thông tin trên cổng thông tin điện tử với đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 Luật Công nghệ thông tin, tích hợp và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của một số sở, ngành đến mức độ 2 và mức độ 3 tới người dân và doanh nghiệp.
- Phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tăng cường việc kết nối, chia sẻ thông tin trong các cơ quan nhà nước. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, hiểu biết cho người dân và doanh nghiệp về Chính phủ điện tử và dịch vụ hành chính công trực tuyến.
2. Yêu cầu
- Cụ thể hóa Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2015, xác định những nhiệm vụ trọng tâm cấp thiết của từng cơ quan, đơn vị nhằm hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước, cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, trên diện rộng cho người dân và doanh nghiệp làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn, hướng tới Chính quyền điện tử, gắn liền với quá trình cải cách hành chính.
- Xây dựng, kết nối và chia sẻ các hệ thống thông tin lớn, tạo môi trường làm việc điện tử rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, hướng tới nâng cao năng suất lao động, giảm thời gian tác nghiệp và chi phí hoạt động của cơ quan nhà nước.
II. NỘI DUNG
Kế thừa và phát huy kết quả thực hiện của các dự án CNTT của giai đoạn trước, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin với những nội dung sau:
1. Củng cố và phát triển hạ tầng kỹ thuật
a) Nâng cấp, mở rộng mạng LAN và trang bị máy tính cho các đơn vị có hạ tầng mạng đã xuống cấp, kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh tới cấp huyện, cấp xã, phường, thị trấn.
b) Bước đầu ứng dụng hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số trong các giao dịch qua mạng như thương mại điện tử, thuế điện tử, quản lý, trao đổi văn bản điều hành qua mạng.
c) Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho các cuộc họp trực tuyến giữa Chính phủ với UBND tỉnh và giữa UBND tỉnh với các huyện, thành phố.
d) Triển khai giải pháp an ninh mạng, an toàn dữ liệu và phòng chống virus mạng máy tính tới cấp huyện.
e) Triển khai các giải pháp tăng cường đảm bảo an toàn thông tin, an ninh thông tin cho các trang mạng của các đơn vị.
2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước
a) Xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin số phục vụ sự chỉ đạo, điều hành và quản lý bao gồm:
- Kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản tích hợp từ cấp tỉnh đến cấp huyện và kết nối tới hệ thống quản lý văn bản quốc gia.
- Hệ thống thông tin văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh.
- Số hóa nguồn thông tin chưa ở dạng số theo thứ tự ưu tiên về thời gian và tầm quan trọng; tăng cường sử dụng và trao đổi văn bản điện tử.
3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Tăng cường triển khai các nhóm dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3 bảo đảm cho phép người dân và doanh nghiệp khai báo, gửi đăng ký biểu mẫu điện tử qua mạng.
- Hoàn thiện cổng thông tin điện tử của tỉnh, đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin và các dịch vụ hành chính công trực tuyến, phục vụ người dân và doanh nghiệp xem thông tin, tải về các mẫu văn bản, khai báo thông tin để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu và gửi cho các đơn vị qua mạng, thông qua mạng người dân và doanh nghiệp biết được thông tin, tình trạng xử lý các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.
- Triển khai ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa liên thông theo hướng: Bảo đảm khả năng kết nối giữa các hệ thống thông tin tại bộ phận một cửa với cổng thông tin điện tử của tỉnh, tạo điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp qua mạng internet; bảo đảm tin học hóa tối đa các hoạt động trong quy trình thủ tục hành chính.
- Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp trong hoạt động của cơ quan nhà nước bằng cách nâng cao hiệu quả kênh tiếp nhận ý kiến góp ý của người dân trên môi trường mạng, tổ chức đối thoại trực tuyến, chuyên mục hỏi đáp trực tuyến về hoạt động của cơ quan nhà nước.
4. Triển khai phần mềm quản lý văn bản VNPT-iOffice
a) Giai đoạn I:
- Văn phòng UBND tỉnh triển khai phần mềm quản lý văn bản liên thông với trục liên thông Văn phòng Chính phủ, hoàn thành trước 30/12/2015.
- Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố triển khai phần mềm quản lý văn bản liên thông với Văn phòng UBND tỉnh trước 30/12/2015. Thời gian thử nghiệm liên thông văn bản giữa UBND tỉnh với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện thành phố từ 01/01/2016 - 30/03/2016. Thời gian vận hành chính thức bắt đầu từ ngày 01/4/2016 (Có Phụ lục I gửi kèm theo).
b) Giai đoạn II:
- Các đơn vị cấp 2 và UBND cấp xã, phường, thị trấn hoàn thành việc kết nối thử nghiệm liên thông với đơn vị chủ quản từ ngày 01/7/2016 - 31/8/2016 và vận hành chính thức từ ngày 01/9/2016 (Có Phụ lục II gửi kèm theo).
III. KINH PHÍ
Kinh phí thuê dịch vụ phần mềm quản lý văn bản liên thông các cơ quan hành chính tỉnh Sơn La, các đơn vị chủ động nguồn kinh phí và trực tiếp hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Là cơ quan chuyên trách về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước thuộc tỉnh, chịu trách nhiệm tổ chức triển khai Kế hoạch; hướng dẫn, thẩm định chuyên môn kỹ thuật, định hướng giải pháp công nghệ, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiến độ, mục tiêu, hiệu quả; tổng hợp tình hình báo cáo UBND tỉnh, Bộ chủ quản theo chế độ quy định.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thiết lập cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính và công khai trên cổng thông tin điện tử của tỉnh.
- Duy trì, cập nhật thông tin thường xuyên và đảm bảo hoạt động an toàn, thông suốt trên cổng thông tin điện tử, hệ thống thư điện tử công vụ, trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng Quy chế vận hành, cổng thông tin điện tử và hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh.
2. Văn phòng UBND tỉnh
- Phối hợp với VNPT Sơn La triển khai phần mềm quản lý văn bản Văn phòng UBND tỉnh kết nối với trục liên thông hệ thống quản lý văn bản Chính phủ.
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan hướng dẫn việc cải tiến, chuẩn hóa và áp dụng các quy trình công việc chung, bảo đảm đồng bộ quy trình công việc giữa các cơ quan nhà nước.
- Xây dựng Quy chế hoạt động của phần mềm quản lý văn bản liên thông các cơ quan hành chính tỉnh Sơn La.
3. Sở Tài chính
- Căn cứ vào kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước được cơ quan thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối ngân sách địa phương, Sở Tài chính chủ trì, thẩm định bố trí kinh phí cho các dự án ứng dụng CNTT của các cơ quan đơn vị ngành hàng năm theo kế hoạch dự toán kinh phí được giao.
- Chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các ngành chức năng, bố trí kinh phí hàng năm cho Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước (theo Thông tư liên tịch số 19/2012/TTLT-BTC-BKH&ĐT-BTTTT, ngày 15/2/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thông tin truyền thông Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước). Chủ trì và phối hợp với kho bạc nhà nước tỉnh trong việc hướng dẫn các đơn vị liên quan quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm cho Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm đáp ứng cho hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; kêu gọi thu hút các nhà đầu tư, các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT trên địa bàn tỉnh (mạng LAN, mạng WAN, hạ tầng truyền thông, xây dựng phần mềm chuyên ngành, CSDL,...); trình UBND tỉnh hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan phê duyệt các dự án đầu tư ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước theo đúng thẩm quyền.
5. Sở Nội vụ
Chỉ đạo khẩn trương triển khai phần mềm một cửa điện tử liên thông các cấp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tiến độ chất lượng. Đồng thời, tạo liên kết phần mềm một cửa liên thông lên cổng thông tin điện tử của tỉnh theo địa chỉ http://www.sonla.gov.vn.
6. Các Sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố
- Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với VNPT Sơn La và hoạt động ứng dụng CNTT phạm vi quản lý của cơ quan đơn vị mình. Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án được giao, báo cáo tình hình thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu của Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh về kế hoạch hàng năm của đơn vị đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
- Bố trí, phân công nhân lực công nghệ thông tin phù hợp đảm bảo năng suất hiệu quả trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ và gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính trong từng cơ quan, đơn vị.
- VNPT Sơn La có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn triển khai dịch vụ quản lý văn bản liên thông tỉnh Sơn La đảm bảo theo yêu cầu của Chính phủ và Thủ tướng chính phủ, đảm bảo 30/12/2015 các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản đến Văn phòng UBND tỉnh và hệ thống quản lý văn bản quốc gia.
Trên đây là Kế hoạch Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh năm 2015 - 2016, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, các đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- VNPT Sơn La;
- Lưu: VT, VX, 300 bản.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Văn Thủy
PHỤ LỤC I
PHỤ LỤC BAN HÀNH KÈM THEO KẾ HOẠCH SỐ 144/KH-UBND NGÀY 17/12/2015 CỦA UBND TỈNH SƠN LA
STT
Tên đơn vị
Thời gian tập huấn
Số ngày triển khai
Ghi chú
1
Văn phòng UBND tỉnh
14-16/12/2015
03
2
Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch
17/12/2015
01
3
Sở Khoa học Công nghệ
18/12/2015
01
4
Sở Tài Nguyên Môi trường
19/12/2015
01
5
Sở Xây dựng
20/12/2015
01
6
Sở Ngoại vụ
21/12/2015
01
7
Sở Giao thông Vận tải
22/12/2015
01
8
Sở Kế hoạch Đầu tư
23/12/2015
01
9
Sở Công thương
24/12/2015
01
10
Sở Lao động Thương binh Xã hội
25/12/2015
01
11
Sở Tài chính
26/12/2015
01
12
Sở Nông nghiệp và PTNT
27/12/2015
01
13
Sở Tư pháp
28/12/2015
01
14
Thanh tra tỉnh
29/12/2015
01
15
Ban Dân tộc tỉnh
30/12/2015
01
16
Sở Giáo dục và Đào tạo
Đã tập huấn
17
Sở Y tế
Đã tập huấn
18
Sở Nội vụ
Đã tập huấn
19
Sở Thông tin và Truyền thông
Đã tập huấn
20
UBND Thành Phố
31/12/2015
01
21
UBND huyện Quỳnh Nhai
17/12/2015
01
22
UBND huyện Thuận Châu
18/12/2015
01
23
UBND huyện Mường La
19/12/2015
01
24
UBND huyện Sông Mã
21/12/2015
01
25
UBND huyện Sốp Cộp
22/12/2015
01
26
UBND huyện Mai Sơn
24/12/2015
01
27
UBND huyện Yên Châu
25/12/2015
01
28
UBND huyện Mộc Châu
26/12/2015
01
29
UBND huyện Vân Hồ
27/12/2015
01
30
UBND huyện Băc Yên
29/12/2015
01
31
UBND huyện Phù Yên
30/12/2015
01
PHỤ LỤC II
PHỤ LỤC BAN HÀNH KÈM THEO KẾ HOẠCH SỐ 144/KH-UBND NGÀY 17/12/2015 CỦA UBND TỈNH SƠN LA
STT
Tên đơn vị
Thời gian tập huấn
Số ngày triển khai
Ghi chú
1
Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch.
01/01/2016 đến 07/01/2016
07
3
Sở Khoa học Công nghệ
08/01/2016 đến 15/01/2016
07
4
Sở Tài Nguyên Môi trường
16/01/2016 đến 23/01/2016
07
5
Sở Xây dựng
24/01/2016 đến 30/01/2016
07
6
Sở Ngoại vụ
01/02/2016 đến 06/02/2016
07
7
Sở Giao thông Vận tải
15/02/2016 đến 23/02/2016
07
8
Sở Kế hoạch Đầu tư
24/02/2016 đến 28/02/2016
07
9
Sở Công thương
01/03/2016 đến 06/03/2016
07
10
Sở Lao động Thương binh Xã hội
07/03/2016 đến 14/03/2016
07
11
Sở Tài chính
15/03/2016 đến 22/03/2016
07
12
Sở Nông nghiệp và PTNT
23/03/2016 đến 28/03/2016
07
13
Sở Tư pháp
29/03/2016 đến 05/04/2016
07
14
Thanh tra tỉnh
06/04/2016 đến 12/04/2016
07
15
Ban Dân tộc tỉnh
16
Sở Giáo dục và Đào tạo
13/04/2016 đến 19/04/2016
07
17
Sở Y tế
20/04/2016 đến 25/04/2016
07
18
Sở Nội vụ
19
Sở Thông tin và Truyền thông
20
UBND Thành Phố
26/04/2016 đến 30/04/2016
07
21
UBND huyện Quỳnh Nhai
02/05/2016 đến 06/05/2016
07
22
UBND huyện Thuận Châu
07/05/2016 đến 13/05/2016
07
23
UBND huyện Mường La
14/05/2016 đến 19/05/2016
07
24
UBND huyện Sông Mã
20/05/2016 đến 25/05/2016
07
25
UBND huyện Sốp Cộp
26/05/2016 đến 30/05/2016
07
26
UBND huyện Mai Sơn
01/06/2016 đến 05/06/2016
07
27
UBND huyện Yên Châu
06/06/2016 đến 10/06/2016
07
28
UBND huyện Mộc Châu
11/06/2016 đến 17/06/2016
07
29
UBND huyện Vân Hồ
18/06/2016 đến 21/06/2016
07
30
UBND huyện Băc Yên
22/06/2016 đến 25/06/2016
07
31
UBND huyện Phù Yên
26/06/2016 đến 30/06/2016
07 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "17/12/2015",
"sign_number": "144/KH-UBND",
"signer": "Phạm Văn Thủy",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-55-QD-BDVTW-quan-ly-van-hanh-khai-thac-an-toan-he-thong-thong-tin-chuyen-nganh-cong-tac-dan-van-2015-295767.aspx | Quyết định 55-QĐ/BDVTW quản lý vận hành khai thác an toàn hệ thống thông tin chuyên ngành công tác dân vận 2015 | BAN DÂN VẬN TRUNG ƯƠNG
--------
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
Số: 55-QĐ/BDVTW
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN HỆ THỐNG THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC DÂN VẬN
- Căn cứ Quyết định số 78-QĐ/TW, ngày 10/4/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Dân vận Trung ương;
- Căn cứ Quyết định số 115-QĐ/BDVTW, ngày 04/10/2012 của Ban Dân vận Trung ương “về việc ban hành Quy chế tổ chức bộ máy, làm việc của Ban Dân vận Trung ương”;
- Thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng”; Chỉ thị số 15-CT/TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong tình hình mới;
- Xét đề nghị của Văn phòng và Vụ Tổ chức - Cán bộ.
TRƯỞNG BAN DÂN VẬN TRUNG ƯƠNG
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin Hệ thống thông tin chuyên ngành công tác dân vận.
Điều 2. Các vụ, đơn vị thuộc Ban Dân vận Trung ương; Ban Dân vận cấp tỉnh và tương đương; Ban Dân vận cấp huyện và tương đương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
TRƯỞNG BAN
Hà Thị Khiết
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN HỆ THỐNG THÔNG TIN CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC DÂN VẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55-QĐ/BDVTW, ngày 15/7/2015 của Ban Dân vận Trung ương)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin Hệ thống thông tin (HTTT) chuyên ngành công tác dân vận của cơ quan Ban Dân vận Trung ương và Ban Dân vận cấp ủy các cấp.
Quy chế này áp dụng đối với lãnh đạo Ban, cán bộ, công chức của các vụ, đơn vị thuộc Ban Dân vận Trung ương; Ban Dân vận cấp tỉnh và tương đương; Ban Dân vận cấp huyện và tương đương (sau đây gọi tắt là Ban Dân vận các cấp ủy); các đơn vị, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin HTTT chuyên ngành công tác dân vận của cơ quan Ban Dân vận Trung ương.
Điều 2. Mục đích yêu cầu
1. Sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận nhằm mục đích cung cấp thông tin chuyên ngành công tác dân vận một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, kịp thời, có giá trị để phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu tham mưu của Ban Dân vận các cấp ủy đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác dân vận.
2. Sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận là phương thức nắm bắt thông tin bắt buộc trong các loại báo cáo của Ban Dân vận các cấp ủy. Các hoạt động nắm bắt thông tin liên quan đến HTTT chuyên ngành dân vận của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) làm việc tại Ban Dân vận các cấp ủy được thực hiện thông qua HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
3. HTTT chuyên ngành công tác dân vận bảo đảm việc trao đổi, lưu trữ, khai thác và sử dụng thông tin giữa Ban Dân vận các cấp ủy.
Điều 3. Giải thích thuật ngữ
Trong Quy chế này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a/ HTTT chuyên ngành công tác dân vận: Là một HTTT quản lý trao đổi, cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin phục vụ công tác tham mưu của Ban Dân vận các cấp ủy trên mạng máy tính.
b/ Văn bản điện tử: Là văn bản được tạo ra và lưu trữ bằng các phương tiện điện tử hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự; được chuyển, nhận, lưu trữ hoặc xử lý trong HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
c/ Mạng nội bộ (LAN - Local Area Network): Là một hệ thống mạng bao gồm các máy tính và các thiết bị ngoại vi nằm trong cơ quan Ban Dân vận Trung ương và được liên kết với nhau.
d/Mạng diện rộng của Đảng (WAN – Wide Area Network): Là mạng dữ liệu được thiết kế để kết nối các cơ quan Đảng ở Trung ương tới cấp ủy các cấp.
e/ Tài khoản (Account): Là đại diện cho đơn vị, cá nhân trên mạng, bao gồm tên tài khoản và mật khẩu dùng để truy cập. Sau khi đăng nhập vào mạng, cá nhân có quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên của HTTT chuyên ngành công tác dân vận tùy thuộc vào quyền truy cập được cấp cho tài khoản cho đến khi rời khỏi HTTT chuyên ngành công tác dân vận. Cơ sở dữ liệu tài khoản được tổ chức, quản lý bởi quản trị hệ thống.
f/ “Đảm bảo an toàn thông tin”: Là đảm bảo tính bí mật, tính toàn vẹn, tính chống chối bỏ và tính sẵn sàng của thông tin, trong đó:
- Tính bí mật: Đảm bảo thông tin chỉ có thể được truy cập bởi những người có thẩm quyền đối với thông tin.
- Tính toàn vẹn: Thông tin không bị sửa đổi làm sai lệch nội dung.
- Tính chống chối bỏ: Các cá nhân tham gia khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu HTTT chuyên ngành công tác dân vận của Ban Dân vận Trung ương không thể chối bỏ các hoạt động đã thực hiện. Tính chống chối bỏ cung cấp các bằng chứng chống lại việc chối bỏ một hành động đã thực hiện hay diễn ra.
- Tính sẵn sàng: Đảm bảo những người được cấp quyền có thể truy cập sử dụng thông tin ngay khi có nhu cầu.
g/ Virus: Là một loại đoạn chương trình, mã độc hại có khả năng tự nhân bản và lây nhiễm chính nó vào các file, chương trình hoặc máy tính.
Chương II
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC, SỬ DỤNG HTTT CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC DÂN VẬN
Điều 4. Trách nhiệm quản lý và vận hành HTTT chuyên ngành công tác dân vận
1. Ban Chỉ đạo ứng dụng Công nghệ thông tin (BCĐCNTT) Ban Dân vận Trung ương giúp Trưởng Ban thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, quản lý, xây dựng kế hoạch triển khai liên quan đến HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
2. Văn phòng Ban Dân vận Trung ương giúp Trưởng Ban Dân vận Trung ương thực hiện nhiệm vụ quản lý và vận hành HTTT chuyên ngành công tác dân vận có trách nhiệm sau:
a/ Quản lý vận hành và hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị, cá nhân khai thác tài nguyên thông tin trên HTTT chuyên ngành công tác dân vận có hiệu quả và đảm bảo an toàn thông tin.
b/Quản lý HTTT chuyên ngành công tác dân vận theo tiêu chuẩn kỹ thuật về dữ liệu phần mềm phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
3. Các vụ, đơn vị, phòng chuyên môn, CBCCVC làm việc tại Ban Dân vận Trung ương, Ban Dân vận các cấp ủy có trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng thông tin trên HTTT chuyên ngành công tác dân vận phục vụ yêu cầu công tác theo các quy định tại Quy chế này.
Điều 5. Nguyên tắc sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận
1. Các văn bản điện tử trao đổi trên HTTT chuyên ngành công tác dân vận sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.
2. Các văn bản, tài liệu, thông tin trao đổi trên HTTT chuyên ngành công tác dân vận được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử.
3. Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác, sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận phải đảm bảo an toàn thông tin.
4. Văn bản điện tử trong HTTT chuyên ngành công tác dân vận có giá trị pháp lý tương đương văn bản giấy.
5. Các vụ, đơn vị, phòng chuyên môn, CBCCVC làm việc tại Ban Dân vận Trung ương, Ban Dân vận các cấp ủy có trách nhiệm thường xuyên truy cập, cung cấp và khai thác thông tin trên HTTT chuyên ngành công tác dân vận để phục vụ hiệu quả công tác tham mưu của Ban Dân vận các cấp đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác dân vận.
Điều 6. Hành vi nghiêm cấm khi sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận
1. Sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận vào mục đích chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm thuần phong mỹ tục, đạo đức xã hội và quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Truy nhập bằng địa chỉ của người khác hoặc để người khác sử dụng quyền truy cập của mình để vào HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
3. Cung cấp tài khoản hoặc để lộ tài khoản truy cập vào HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
4. Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền, gửi và nhận dữ liệu của ngành qua HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
5. Phát tán virus lên HTTT chuyên ngành công tác dân vận nhằm mục đích thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ dữ liệu của HTTT chuyên ngành công tác dân vận cho các đối tượng cá nhân, tổ chức không có liên quan.
6. Sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận để cung cấp dữ liệu thông tin của Ban Dân vận Trung ương, Ban Dân vận các cấp ủy cho cơ quan báo chí, xuất bản, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khi chưa được sự đồng ư của người có thẩm quyền.
7. Sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận để chuyển dữ liệu, thông tin phản động, trái pháp luật cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
8. Đối với văn bản thuộc diện bí mật nhà nước mật, tối mật, tuyệt mật tuyệt đối không được in sao, chụp và chuyển qua HTTT chuyên ngành công tác dân vận khi chưa được người có thẩm quyền đồng ư.
Điều 7. Bảo đảm an toàn thông tin trong HTTT chuyên ngành công tác dân vận
1. Tất cả các đơn vị, cá nhân khi sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận phải thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn mạng và đảm bảo an toàn thông tin.
2. Các đơn vị, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ tài khoản và mật khẩu đã được cung cấp. Không được sao chép hoặc cung cấp tài khoản cho mọi tổ chức và cá nhân khác khi chưa có sự cho phép của người có thẩm quyền.
3. Trường hợp tài khoản bị mất hoặc lộ phải nhanh chóng đổi mật khẩu và thông báo cho Văn phòng để phối hợp xử lư.
Điều 8. Quản trị HTTT chuyên ngành công tác dân vận của Ban Dân vận Trung ương
Phòng Công nghệ thông tin (CNTT) giúp Chánh Văn phòng, Ban Dân vận Trung ương thực hiện quản trị HTTT chuyên ngành công tác dân vận, có trách nhiệm sau:
1. Quản lý, vận hành và giám sát HTTT chuyên ngành công tác dân vận; phát hiện các hành vi sử dụng không hợp lệ; phối hợp và xử lý các lỗi kỹ thuật; ngăn ngừa các sự cố để đảm bảo an toàn thông tin và đảm bảo sự vận hành thông suốt HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
2. Thực hiện việc sao lưu dữ liệu định kỳ theo kế hoạch. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có sự cố cho Chánh Văn phòng để phối hợp xử lư.
3. Thông báo, tạm ngừng cung cấp dịch vụ truy cập sử dụng và khai thác; trong trường hợp nghiêm trọng thông báo cho lãnh đạo Văn phòng đề nghị thu hồi tài khoản báo cáo các cấp có thẩm quyền để xử lý đối với đơn vị, cá nhân vi phạm nguyên tắc quản lý và khai thác tài nguyên HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
4. Phối hợp và đào tạo cán bộ quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng cho Ban Dân vận các cấp ủy.
5. Phối hợp với các đơn vị có thẩm quyền như: BCĐ CNTT các cơ quan Đảng, Trung tâm CNTT thuộc Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Thông tin truyền thông và các đơn vị có liên quan khác để thường xuyên theo dơi và phối hợp ngăn ngừa nguy cơ tấn công mạng, đảm bảo an toàn thông tin.
Chương III
ĐẢM BẢO AN TOÀN THÔNG TIN
Điều 9. Đảm bảo an toàn dữ liệu
1. Các thông tin quan trọng phải sử dụng công nghệ chữ ký số để xác thực và mã hóa bảo mật dữ liệu hoặc phải được mã hóa bằng thuật toán mã hóa an toàn.
2. Văn phòng xây dựng quy trình, nhân sự phục vụ công tác bảo quản, sao lưu dữ liệu và định kỳ kiểm tra dữ liệu đã sao lưu, việc sao lưu dữ liệu được thực hiện trên hệ thống sao lưu dữ liệu đặt tại Phòng Công nghệ thông tin thuộc Văn phòng.
3. Các cá nhân được phân công thực hiện soạn thảo, gửi, nhận dữ liệu có trách nhiệm xác định mức độ quan trọng, mật của dữ liệu để thực hiện phương thức bảo vệ dữ liệu phù hợp hoặc yêu cầu Văn phòng Ban Dân vận Trung ương hướng dẫn, hỗ trợ phương thức bảo vệ trong trường hợp cần thiết.
Điều 10. Quản lý các tài khoản trong hệ thống
1. Tài khoản cá nhân
a/ Mỗi đơn vị, cá nhân khi sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận được cấp tài khoản truy cập với định danh duy nhất gắn với đơn vị, cá nhân đó. Trường hợp tài khoản dùng chung cho một đơn vị thì lãnh đạo có trách nhiệm quản lý hoặc ủy quyền cho một cá nhân thuộc đơn vị quản lý tài khoản đó.
b/ Mọi trường hợp cấp mới, cấp lại tài khoản cho đơn vị, cá nhân phải có công văn đề nghị qua đường bưu điện hoặc gửi công văn qua thư điện tử có chữ ký số của lãnh đạo đơn vị.
c/ Khi đơn vị có cán bộ chuyển vị trí công tác hoặc nghỉ việc thì đơn vị phải có trách nhiệm thông báo cho Văn phòng Ban Dân vận Trung ương để tiến hành điều chỉnh, thu hồi, hủy bỏ các quyền truy cập đối với cán bộ đó hoặc chuyển đổi tài khoản cá nhân cho phù hợp với vị trí mới nhằm tránh tình trạng truy cập không đúng thẩm quyền vào hệ thống.
d/ Văn phòng Ban Dân vận Trung ương phối hợp với các đơn vị định kỳ rà soát lại các quyền truy cập đã cấp phát nhằm phát hiện các tình trạng phân quyền mất an toàn như: vượt quyền, không thu hồi khi người sử dụng đã hết quyền sử dụng, quá thời hạn sử dụng...
2. Tài khoản quản trị
a/ Tài khoản quản trị phải tách biệt với tài khoản truy cập HTTT chuyên ngành công tác dân vận với tư cách cá nhân thông thường.
b/ Tài khoản quản trị phải có định danh duy nhất và gắn với trách nhiệm cá nhân. Nghiêm cấm dùng chung tài khoản quản trị.
c/ Cá nhân, người làm công tác quản trị hệ thống có trách nhiệm bảo vệ thông tin tài khoản được cấp, không tiết lộ mật khẩu hoặc đưa cho người khác phương tiện xác thực tài khoản của mình, ngoại trừ các trường hợp: cần cung cấp, bàn giao cho đơn vị khác thông tin, tài liệu do cá nhân quản lư. Chủ tài khoản phải đổi mật khẩu ngay sau khi kết thúc xử lý các việc này.
Điều 11. Phòng, chống virus tin học
1. Văn phòng Ban Dân vận Trung ương có trách nhiệm:
a/ Duy trì hệ thống phòng, chống virus, giảm thiểu tối đa tác hại của việc lây lan, tấn công của các loại virus, các loại mã nguồn độc hại và ngăn chặn kịp thời sự bùng nổ virus trong mạng LAN cơ quan Ban Dân vận Trung ương.
b/ Thường xuyên cập nhật, cung cấp các phiên bản mới, các bản vá lỗi của phần mềm chống virus để đảm bảo chương trình diệt virus của các đơn vị, cá nhân trên máy chủ, máy trạm đặt tại cơ quan Ban Dân vận Trung ương luôn được cập nhật mới nhất, thiết lập chế độ quét thường xuyên ít nhất là hàng tuần.
c/ Lựa chọn, triển khai các phần mềm chống virus, thư rác trên các máy chủ, các thiết bị di động trong mạng LAN để phát hiện, loại trừ những đoạn mã độc hại và hỗ trợ người sử dụng cài đặt các phần mềm này trên máy trạm đặt tại cơ quan Ban Dân vận Trung ương.
2. Các đơn vị, cá nhân truy cập sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận có trách nhiệm:
a/ Tuân thủ các biện pháp phòng và chống virus máy tính mọi dữ liệu, văn bản điện tử từ các thiết bị lưu trữ bên ngoài đều phải được quét diệt trước khi đưa lên HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
b/ Nghiêm cấm các đơn vị, cá nhân sử dụng máy chủ, máy trạm chưa cài đặt phần mềm diệt virus truy cập sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CÁ NHÂN, ĐƠN VỊ SỬ DỤNG
Điều 12. Trách nhiệm của lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương
1. Quán triệt, gương mẫu và chỉ đạo sát sao, thống nhất tổ chức triển khai, thực hiện tới tất cả các vụ, đơn vị, CBCCVC thuộc cơ quan Ban Dân vận Trung ương và Ban Dân vận các cấp ủy quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận của Ban Dân vận Trung ương.
2. Thực hiện quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận để phục vụ hiệu quả cho công tác tham mưu của Ban Dân vận các cấp đối với sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng trong công tác dân vận.
Điều 13. Trách nhiệm của lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ban Dân vận Trung ương; Ban Dân vận các cấp ủy
1. Thường xuyên giám sát, đôn đốc cán bộ trong đơn vị, trong phòng thực hiện quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận nhằm mục đích cung cấp thông tin chuyên ngành công tác dân vận một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác, kịp thời và có giá trị.
2. Phải gương mẫu và thường xuyên truy cập sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận để kiểm tra và giải quyết công việc được giao. Lãnh đạo các vụ, đơn vị, Ban Dân vận các cấp ủy và tương đương là người chịu trách nhiệm chính về các văn bản điện tử đưa lên hoặc khai thác thông tin qua hệ thống HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
3. Thường xuyên theo dơi việc cung cấp, sử dụng, khai thác thông tin của CBCCVC thuộc quyền quản lý qua hệ thống HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
4. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Dân vận Trung ương về thông tin chỉ đạo điều hành, kết quả khai thác và cập nhật thông tin của đơn vị trên HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
Điều 14. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
1. Chấp hành nghiêm túc việc quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng và đảm bảo an toàn thông tin trên HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
2. Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo vụ, đơn vị, phòng chuyên môn về nội dung thông tin mình cập nhật, khai thác, sử dụng trên HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
Điều 15. Trách nhiệm của Phòng Công nghệ thông tin, Văn phòng Ban Dân vận Trung ương
1. Là bộ phận trực tiếp tham mưu cho BCĐ CNTT cơ quan và Văn phòng; trực tiếp quản lý, hỗ trợ, vận hành HTTT chuyên ngành công tác dân vận; tham mưu cho lãnh đạo Văn phòng trong việc nâng cấp, điều chỉnh quy trình xử lý và mở rộng các tính năng của HTTT chuyên ngành công tác dân vận đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế tại các cơ quan, đơn vị.
2. Có trách nhiệm khai báo, phân quyền tài khoản đúng vai trò, chức năng nhiệm vụ của người sử dụng; xử lý các lỗi phát sinh, hỗ trợ và giải đáp kịp thời các thắc mắc của người sử dụng; đảm bảo chương trình được vận hành thông suốt, an toàn thông tin trên hệ thống.
3. Là đầu mối phối hợp tổ chức các luồng văn bản điện tử lưu chuyển theo đúng yêu cầu quy định.
Chương V
CÔNG TÁC KIỂM TRA, BÁO CÁO; KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT
Điều 16. Quy định về công tác kiểm tra, báo cáo
Hằng quý các vụ, đơn vị; Ban Dân vận các cấp ủy báo cáo tình hình vận hành, khai thác, sử dụng HTTT chuyên ngành công tác dân vận để Văn phòng Ban Dân vận Trung ương tổng hợp báo cáo lãnh đạo Ban, BCĐ CNTT cơ quan.
Điều 17. Quy định về thi đua, khen thưởng
Văn phòng có trách nhiệm theo dơi về tình hình thực hiện Quy chế quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng của các vụ, đơn vị thuộc cơ quan Ban Dân vận Trung ương và Ban Dân vận các cấp ủy đồng thời tham mưu, đề xuất lên lãnh đạo Ban, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cơ quan Ban Dân vận Trung ương để đưa vào tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị và xét thi đua, khen thưởng đối với các vụ, đơn vị thuộc cơ quan Ban Dân vận Trung ương và Ban Dân vận các cấp ủy.
Điều 18. Quy định về xử lý vi phạm
Mọi hành vi vi phạm các điều khoản trong Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, hạ mức khen thưởng thi đua hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của pháp luật.
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 19. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Lãnh đạo Ban, các vụ, đơn vị thuộc cơ quan Ban Dân vận Trung ương; Ban Dân vận các cấp ủy chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Thủ trưởng các vụ, đơn vị, Ban Dân vận các cấp ủy có trách nhiệm quán triệt, chỉ đạo và giám sát các cá nhân thuộc đơn vị mình thực hiện đúng nội dung Quy chế này.
Văn phòng Ban Dân vận Trung ương xây dựng dự trù kinh phí để đào tạo, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hoạt động của HTTT chuyên ngành công tác dân vận.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có những vấn đề khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, cá nhân sử dụng cần phản ảnh với lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương qua Văn phòng để tổng hợp, trình Trưởng Ban xem xét, sửa đổi, bổ sung Quy chế cho phù hợp./. | {
"issuing_agency": "Ban Dân vận Trung ương",
"promulgation_date": "15/07/2015",
"sign_number": "55-QĐ/BDVTW",
"signer": "Hà Thị Khiết",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-126-QD-UBND-2018-cong-bo-cong-khai-du-toan-ngan-sach-Thanh-Hoa-375709.aspx | Quyết định 126/QĐ-UBND 2018 công bố công khai dự toán ngân sách Thanh Hóa | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 126/QĐ-UBND
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 01 năm 2018
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÔNG KHAI DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2018, CỦA TỈNH THANH HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về việc: “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước”; Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính về việc: “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước”;
Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa Khóa XVII, kỳ họp thứ 4: Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 về: “Dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, thu, chi ngân sách địa phương năm 2018 của tỉnh Thanh Hóa”; Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 về: “Phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2018 của tỉnh Thanh Hóa”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố công khai số liệu dự toán ngân sách năm 2018 của tỉnh Thanh Hóa.
(Có các biểu chi tiết đính kèm).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thị Thìn
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thanh Hóa",
"promulgation_date": "10/01/2018",
"sign_number": "126/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Thị Thìn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-26-2011-QD-UBND-Quy-che-Bao-ve-bi-mat-nha-nuoc-133873.aspx | Quyết định 26/2011/QĐ-UBND Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 26/2011/QĐ-UBND
Quảng Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2011
QUYẾT ÐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11) ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Công văn số 2025/CAT, ngày 05 tháng 11 năm 2011,
QUYẾT ÐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Ðiều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo Công tác bảo vệ bí mật của nhà nước tỉnh Quảng Bình; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban tổ chức Tỉnh ủy;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Sở Tư pháp;
- Báo Quảng Bình; Đài PT-TH Quảng Bình;
- Công báo tỉnh, Website tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Hoài
QUY CHẾ
BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 26/2011/QĐ-UBND, ngày 20 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định các hoạt động bảo vệ bí mật đối với các thông tin, tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước, khu vực cấm, địa điểm cấm (sau đây gọi chung là tài liệu mật) trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 2.
Đối tượng điều chỉnh
Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác; cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức) và cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều 3.
Những tài liệu thuộc bí mật nhà nước trên địa bàn
1. Những thông tin tài liệu thuộc danh mục BMNN đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định có liên quan đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
2. Tài liệu mật do các cơ quan, tổ chức tỉnh xác lập, phát hành trên cơ sở danh mục bí mật nhà nước đã được duyệt.
3. Tài liệu mật do các cơ quan, tổ chức của Bộ, ngành Trung ương và địa phương khác chuyển đến cơ quan, tổ chức trong tỉnh.
Điều 4.
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Thu thập, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép BMNN và việc lạm dụng bảo vệ BMNN để che giấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân hoặc làm cản trở việc thực hiện kế hoạch Nhà nước được quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Bảo vệ BMNN.
2. Sử dụng máy tính nối mạng Internet để soạn thảo văn bản, chuyển giao, lưu trữ thông tin có nội dung bí mật nhà nước; nghiêm cấm cài cắm các thiết bị lưu trữ tài liệu có nội dung BMNN vào máy vi tính nối mạng Internet; trao đổi thông tin BMNN qua điện thoại; sử dụng điện thoại di động, micro vô tuyến, thiết bị có tính năng ghi âm, thu phát tín hiệu trong các cuộc họp có nội dung BMNN dưới mọi hình thức; cung cấp tin, tài liệu và đưa thông tin BMNN trên báo chí, ấn phẩm xuất bản, các trang thông tin điện tử (website), được quy định tại khoản 2 điều 5 Quyết định số 71/2004/QĐ-BCA ngày 29/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an về đảm bảo an toàn, an ninh trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet tại Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan khác.
Điều 5.
Nguyên tắc soạn thảo, in ấn, phát hành và sao chụp tài liệu mật
1. Việc soạn thảo, sao chụp, in ấn tài liệu mật phải được thực hiện ở nơi bảo đảm bí mật, an toàn do thủ trưởng cơ quan quản lý, lưu giữ tài liệu mật quy định. Không được sử dụng máy tính nối mạng Internet để đánh máy, in, sao, lưu trữ tài liệu mật.
2. Khi soạn thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước, người soạn thảo căn
cứ quy định độ mật về các tài liệu mật của đơn vị để đề xuất mức độ mật của tài liệu và người có thẩm quyền ký duyệt văn bản chịu trách nhiệm quyết định đóng dấu độ mật và phạm vi ban hành tài liệu; bộ phận văn thư đóng đấu độ mật vào tài liệu trước khi phát hành. Đối với vật mang bí mật nhà nước phải có văn bản ghi rõ tên của vật lưu kèm theo và đóng dấu độ mật và văn bản này.
3. Việc in, sao chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước phải được người có
thẩm quyền quyết định và ghi cụ thể số lượng được in, sao chụp. Không được đánh máy hoặc in ấn thừa số bản quy định. Bản sao tài liệu mật (sao y, sao lục, sao trích) phải được bảo quản như tài liệu mật gốc và đóng dấu, độ mật theo văn bản gốc. Sau khi đánh máy, in ấn xong người soạn thảo phải kiểm tra lại và hủy ngay những bản dư thừa và những bản in, sao chụp bị hỏng.
Việc sao chụp các tài liệu mật ở dạng băng, đĩa, USB,... phải niêm phong và đóng dấu độ mật, ghi rõ họ tên người sao chụp ở phong bì niêm phong và phải được bảo quản như tài liệu, vật gốc.
4. Khi tổ chức lấy ý kiến xây dựng dự thảo Văn bản có nội dung bí mật, thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo phải xác định cụ thể phạm vi, đối tượng cần xin ý kiến hoặc tham khảo ý kiến đóng góp. Phải đóng dấu xác định mức độ mật vào dự thảo trước khi gửi xin ý kiến. Cơ quan, đơn vị, cá nhân khi nhận được văn bản xin ý kiến đóng góp phải thực hiện việc quản lý, sử dụng theo đúng độ mật đã ghi trên dự thảo.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN TRONG VIỆC BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC
Điều 6. UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ BMNN trên địa bàn tỉnh. Giao Ban chỉ đạo Công tác bảo vệ BMNN tỉnh, Công an tỉnh giúp UBND tỉnh tổ chức thực hiện các mặt công tác, quản lý nhà nước về Bảo vệ BMNN; thẩm định, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh đề xuất Thủ tướng Chính phủ, Bộ Trưởng Bộ Công an duyệt, quyết định cung cấp thông tin, tài liệu BMNN cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài thuộc độ Tuyệt mật (Thủ tướng Chính phủ), Tối mật (Bộ Trưởng Bộ Công an); thẩm định, đề xuất UBND tỉnh cung cấp tin, tài liệu BMNN cho các tổ chức cá nhân trong nước thuộc độ Tuyệt mật, Tối mật; thẩm định, giải quyết cung cấp tin, tài liệu BMNN cho các tổ chức cá nhân người nước ngoài và công dân Việt nam mang tài liệu, vật mang BMNN thuộc độ Mật ra nước ngoài.
Điều 7.
Trách nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh:
1. Trực tiếp làm Trưởng Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về công tác quản lý nhà nước về bảo vệ BMNN trên địa bàn tỉnh.
2. Đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an bổ sung, thay đổi độ mật, giải mật BMNN thuộc phạm vi trách nhiệm của tỉnh; Phê duyệt và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ bí mật nhà nước; Quy định, các loại tài liệu, vật mang BMNN, khu vực cấm, địa điểm cấm, nơi cất giữ BMNN, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi BMNN của tỉnh và của các đơn vị thuộc tỉnh.
3. Quyết định kinh phí phục vụ công tác Bảo vệ BMNN tỉnh.
4. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an theo quy định.
Điều 8.
Trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh và chủ tịch UBND các huyện, thành phố
1. Duyệt dấu độ mật và phạm vi lưu hành của tài liệu, vật mang BMNN thuộc phạm vi phần hành phụ trách.
2. Đề xuất Chủ tịch UBND để đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định cung cấp tin thuộc phạm vi BMNN cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; giải quyết cho công dân Việt Nam mang tài liệu, vật mang BMNN ra nước ngoài.
3. Xây dựng nội quy và tổ chức công tác bảo vệ khu vực cấm, địa điểm cấm, nơi cất giữ BMNN, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi BMNN(nếu có).
4. Kiểm tra công tác bảo vệ BMNN trong phạm vị cơ quan, đơn vị địa phương mình phụ trách.
5. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ BMNN của cơ quan, đơn vị, địa phương.
6. Quyết định việc hủy tài liệu, vật mang BMNN (trường hợp không có điều kiện tiêu hủy hoặc không được tiêu hủy ngay thì do người đang quản lý tài liệu, vật mang BMNN thực hiện). Quy định chuyển loại tài liệu có độ mật sang tài liệu không có độ mật khi tài liệu, vật mang BMNN đã hết giá trị BMNN (tài liệu có độ mật sau khi đã công bố).
7. Đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh duyệt cung cấp tin thuộc phạm vi BMNN độ Tuyệt mật, Tối mật cho cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; duyệt cung cấp tin thuộc phạm vi BMNN độ Mật cho cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam.
8. Duyệt phổ biến, nghiên cứu tin thuộc phạm vi BMNN theo đúng đối tượng, phạm vi cần được phổ biến hoặc nghiên cứu; duyệt ghi chép, ghi âm, ghi hình tài liệu, vật mang BMNN (bảo vệ như tài liệu gốc).
9. Đảm bảo cơ sở vật chất; tổ chức công tác soạn thảo, in sao, chụp, phát hành, phổ biến, lưu trữ, quản lý, khai thác, vận chuyển tin, tài liệu, vật mang BMNN theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước; Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ và các quy định khác của bộ, ngành có thẩm quyền.
10. Đăng ký các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước tại Sở Khoa học và Công nghệ.
Điều 9.
Trách nhiệm Ban Chỉ đạo công tác bảo vệ BMNN tỉnh (Thực hiện theo Quyết định số 383/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 của UBND tỉnh và Quyết định số 21/QĐ-BCĐ, ngày 09/5/2011 của BCĐ BMNN tỉnh). Trong đó:
1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp kể cả cơ quan, đơn vị Trung ương trên địa bàn lập danh mục BMNN thuộc cơ quan, đơn vị quản lý; xây dựng và triển khai thực hiện nội quy bảo vệ BMNN; quy chế cung cấp, sử dụng, lưu giữ, bảo quản, tiêu hủy tài liệu, vật mang BMNN; báo cáo tình hình, kết quả công tác bảo vệ BMNN.
2. Rà soát, trình Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị cơ quan thẩm quyền bổ sung, thay đổi độ mật, giải mật, công bố, không công bố danh mục BMNN tỉnh; xác định và tổ chức các biện pháp bảo vệ các khu vực, địa điểm cấm, nơi cất giữ BMNN, nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi BMNN.
3. Tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ đột xuất về bảo vệ BMNN; đề xuất khen thưởng, xử lý vi phạm các quy định về công tác bảo vệ BMNN hoặc đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật khi thấy cần thiết.
4. Tổ chức công tác sơ kết, tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an tình hình, kết quả công tác bảo vệ BMNN của tỉnh.
5. Đề xuất và sử dụng kinh phí phục vụ công tác bảo vệ BMNN theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Điều 10.
Trách nhiệm của Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân viên các cơ quan, tổ chức và các cá nhân khác có liên quan đến BMNN (gọi chung là người có liên quan đến BMNN) bao gồm: Người trực tiếp soạn thảo, chỉnh lý tài liệu liên quan đến BMNN; người làm công tác cơ yếu, giao liên văn thư; bảo quản, lưu giữ, xử lý tài liệu, vật mang BMNN, người làm công tác liên quan đến BMNN phải:
1. Phải cam kết bảo vệ BMNN bằng văn bản.
2. Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ BMNN và Thông tư số 12/2002/TT-BCA(A11) ngày 13 tháng 9 năm 2002 của Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước;
a. Người soạn thảo có nội dung BMNN phải căn cứ danh mục BMNN để đề xuất mức độ mật từng loại tài liệu, vật mang BMNN.
b. Việc sao chụp tài liệu, vật mang BMNN phải tiến hành ở nơi đảm bảo bí mật, an toàn; chỉ in, sao chụp đúng số bản đã được quy định, hủy ngay các bản dư thừa, hư hỏng; đóng các loại dấu bảo mật lên các tài liệu, vật mang BMNN sau khi được duyệt.
c. Chỉ được phổ biến, nghiên cứu tin thuộc phạm vi BMNN theo đúng thẩm quyền, đối tượng, phạm vi cần được phổ biến hoặc nghiên cứu đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
d. Khi vận chuyển, giao nhận những tài liệu, vật mang BMNN ở trong nước phải có đủ phương tiện bảo quản và lực lượng bảo vệ và phải do cán bộ làm công tác bảo mật hoặc cán bộ giao liên riêng của cơ quan, tổ chức thực hiện. Trường hợp vận chuyển, giao nhận theo đường bưu điện thì thực hiện theo quy định riêng của Ngành Bưu điện. Không tự ý bóc mở bì thư có ghi tên, chức vụ của người nhận. Việc chuyển phát bằng phương tiện viễn thông và máy tính phải được mã hóa theo quy định của Pháp luật về cơ yếu. Việc mang tài liệu đi công tác trong nước, ra nước ngoài phải do người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đồng ý bằng văn bản.
đ. Việc cung cấp thông tin thuộc phạm vi BMNN cho cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền (cung cấp thông tin BMNN cho tổ chức, công dân Việt Nam tài liệu vật mang BMNN thuộc độ Tuyệt mật, Tối mật do Chủ tịch UBND tỉnh duyệt; thuộc độ Mật do giám đốc các sở, ban ngành và tương đương duyệt. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài: Bí mật thuộc độ Tuyệt mật, Tối mật do Bộ trưởng Bộ Công an duyệt (riêng lĩnh vực Quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng duyệt); bí mật thuộc độ Mật do Chủ tịch UBND tỉnh duyệt. Cơ quan tổ chức và cá nhân không được cung cấp tin thuộc phạm vi BMNN cho cơ quan báo chí.
e. Việc tiêu hủy tài liệu, vật mang BMNN phải do người có thẩm quyền quyết định (giám đốc các sở, ban, ngành và tương đương) và phải đảm bảo yêu cầu không để lộ lọt, phải làm thay đổi hình dạng và tính năng tác dụng không thể phục hồi được.
Điều 11.
Trách nhiệm các tổ chức, công dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình:
1. Thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Bảo vệ BMNN và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Đăng ký các phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích có nội dung thuộc phạm vi BMNN tại Sở KHCN (nếu có).
3. Phát hiện, cung cấp thông tin liên quan đến việc lộ lọt, mất, chiếm đoạt, làm hư hỏng tài liệu, vật mang BMNN để tố giác đến cơ quan có thẩm quyền.
Điều 12. Các cơ quan báo chí, thông tin, tuyên truyền phải chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước theo Luật Báo chí, các văn bản pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và Quy chế này.
Chương III
THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 13. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác bảo vệ BMNN:
Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ BMNN và tiếp nhận, phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực bảo vệ BMNN theo quy định tại điều 6, điều 7 Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 14. Khen thưởng, xử lý vi phạm:
1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ BMNN tỉnh sẽ được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ BMNN tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức (kể cả cơ quan tổ chức của Trung ương trên địa bàn tỉnh) có trách nhiệm phổ biến, quán triệt, tổ chức thực hiện Quy chế Bảo vệ BMNN trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, phần hành phụ trách và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo công tác bảo vệ BMNN với UBND tỉnh (gửi qua Phòng PA83 - Công an tỉnh ).
Điều 16. Ban chỉ đạo Bảo vệ BMNN tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện của các cơ quan, tổ chức giúp UBND tỉnh chuẩn bị các báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác Bảo vệ BMNN gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an; tổ chức công tác sơ kết, tổng kết theo quy định./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Quảng Bình",
"promulgation_date": "20/12/2011",
"sign_number": "26/2011/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Hữu Hoài",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Thong-bao-174-TB-BGTVT-ket-luan-Thu-truong-Ngo-Thinh-Duc-hop-JBIC-kiem-diem-giai-ngan-du-an-vay-JBIC-65470.aspx | Thông báo 174/TB-BGTVT kết luận Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức họp JBIC kiểm điểm giải ngân dự án vay JBIC | BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 174/TB-BGTVT
Hà Nội, ngày 02 tháng 05 năm 2008
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG NGÔ THỊNH ĐỨC TẠI CUỘC HỌP VỚI JBIC KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN CÁC DỰ ÁN VAY JBIC VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
Ngày 25/4/2008 theo đề nghị của JBIC, tại trụ sở Bộ GTVT, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã chủ trì cuộc họp với Trưởng đại diện JBIC tại Hà Nội, đại diện JICA Việt Nam để kiểm điểm tình hình thực hiện và giải ngân các dự án, công tác chuẩn bị tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật về quản lý chất lượng và an toàn thi công, chuẩn bị làm việc với JBIC Tokyo về danh mục dự án đề nghị vay JBIC tài khóa 2008 và các vấn đề liên quan. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo và chuyên viên Vụ KHĐT, Tài chính, KHCN, HTQT, Cục Giám định & QLCL CTGT, Cục Đường bộ VN, Cục Hàng hải VN, các Ban QLDA 18, 85, Thăng Long, Biển Đông, Mỹ Thuận, Ban QLDA an toàn giao thông và Văn phòng Bộ.
Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức thông báo việc chuyển đổi tổ chức quản lý của Cục Đường bộ và một số Ban QLDA, đề nghị JBIC, JICA thông báo với các cơ quan liên quản của Chính phủ Nhật Bản để phối hợp triển khai. Giao vụ KHĐT phối hợp với Vụ HTQT soạn thảo quy chế về quản lý giám sát của Bộ đối với các dự án ODA theo hướng các Ban QLDA không thay đổi cán bộ phụ trách dự án, Bộ GTVT vẫn chủ trì việc điều phối ODA, thương thảo với các nhà tài trợ về danh mục ưu tiên, nội dung Hiệp định vay, … để không làm gián đoạn quá trình triển khai, giải ngân dự án sau khi chuyển các Ban QLDA về trực thuộc các Cục.
JBIC thông báo kết quả giải ngân tài khóa 2007 các dự án thuộc Bộ GTVT đạt 86,1% kế hoạch (cao hơn kết quả giải ngân chung 80,4% các dự án JBIC tại Việt Nam).
Sau khi nghe trình bày của JBIC và báo cáo của các Ban QLDA, ý kiến của các Cục, Vụ tham dự họp, Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức đã kết luận như sau:
I. VỀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ GIẢI NGÂN MỘT SỐ DỰ ÁN:
Để đảm bảo mục tiêu giải ngân một số dự án sẽ hết hạn Hiệp định vay trong năm 2008 (Nhà ga hành khách sân bay Tân Sơn Nhất, Cảng Cái Lân, QL18) và thúc đẩy tiến độ các dự án đang triển khai, yêu cầu các Ban QLDA, chủ đầu tư và các Cục Vụ chức năng thuộc Bộ tập trung giải quyết các nội dung cụ thể của mỗi dự án như sau:
1. Dự án nhà ga khách Sân bay Tân Sơn Nhất (TCTy Cảng HKMN):
Vụ KHĐT có văn bản yêu cầu TCTy Cảng HKMN thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc làm thủ tục thanh toán cho nhà thầu trước ngày 31/5/2008, kịp giải ngân trong thời hạn Hiệp định vay JBIC.
2. Dự án cảng Cái Mép – Thị Vải (Ban QLDA 85):
Cục Giám định xem xét, phê duyệt TKKT và dự toán điều chỉnh, làm cơ sở để Ban QLDA85 thương thảo hợp đồng với nhà thầu gói 1, 2; Tổ chức đấu thầu gói 5 (đường nối QL51 xuống cảng) và gói 3 (nạo vét luồng) sau khi có kết quả sơ tuyển.
3. Dự án cầu Nhật Tân và đường nối Nhật Tân – Sân bay Nội Bài (ban QLDA 85):
Ban QLDA85 dự thảo văn bản Bộ ký gửi UBND TP.Hà Nội về GPMB gói thầu 2, phối hợp với JBIC Hà Nội thị sát hiện trường ngày 29/4/2008 về điểm cuối gói thầu 3, chỉ đạo TEDI chuẩn bị hồ sơ dự án đường nối Nhật Tân – Sân bay Nội Bài để làm việc với Đoàn công tác của JBIC Tokyo.
4. Dự án cảng Cái Lân (Cục HHVN-Ban QLDA hàng hải 2):
Để có thể ký hợp đồng và thanh toán bằng bảo lãnh trong thời hạn Hiệp định vay JBIC cho nhà thầu gói 4 (tàu lai + tàu thu gom nước thải + trạm xử lý nước thải): Bộ sẽ chủ trì họp 17h00 chiều ngày 2/5/2008, thành phần tham gia gồm Vụ KHCN, Vụ KHĐT, Cục HHVN, Ban QLDA hàng hải 2, nhà thầu, tư vấn (Cục HHVN chuẩn bị báo cáo và mời tư vấn, nhà thầu).
5. Dự án cảng Hải Phòng (Ban QLDA cảng HP):
Yêu cầu Ban QLDA cảng HP khẩn trương làm thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư để có thể thanh toán nốt 20% khối lượng cho nhà thầu gói 1, chỉ đạo nhà thầu triển khai ngay hạng mục kè Bạch Đằng và lát đá kè kênh Hà Nam, hoàn thành trong năm 2008.
6. Dự án cầu yếu giai đoạn 1 (Cục Đường bộ - Ban QLDA Biển Đông):
Cục ĐBVN chỉ đạo Ban QLDA Biển Đông hoàn tất thủ tục ký hợp đồng nốt 7 gói thầu còn lại, giám sát tiến độ thi công theo đúng tiến độ hợp đồng, gửi báo cáo về biện pháp đảm bảo an toàn thi công sau tai nạn cầu Rạch Bàu. Giao Cục ĐBVN đề xuất phương án triển khai các cầu tiếp theo.
7. Dự án cầu Thanh trì (Cục Đường bộ - ban QLDA Thăng Long):
- Đường vành đai 3 giai đoạn 2: Ban QLDA Thăng Long lên biểu tiến độ chi tiết, trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân để hoàn thành cuối năm 2010 theo chỉ đạo của TTgCP.
- Phấn đấu khánh thành gói 2 vào ngày 15/8/2008.
- Cục Giám định sớm xem xét, phê duyệt kết quả đấu thầu gói 3A (cầu cạn Pháp Vân) và gói 6 (cầu Phù Đổng)
8. Dự án cầu Cần Thơ (Ban QLDA Mỹ Thuận):
- Ban QLDA Mỹ Thuận phối hợp với Vụ KHĐT tính toán, tổng hợp các nội dung công việc và giá trị cần bổ sung để Bộ đề nghị JBIC bổ sung Hiệp định vay mới cho dự án.
- Bổ sung thiết bị quan trắc trong quá trình thi công: Chấp thuận nguyên tắc. Yêu cầu Ban QLDA báo cáo chi tiết về sự cần thiết đầu tư, quy mô, nguồn vốn để Cục Giám định phối hợp với Vụ KHCN, Vụ KHĐT xem xét, tham mưu cho Bộ có tờ trình bổ sung lên TTgCP.
- Xử lý biến động giá gói 2 và 3: ban QLDA Mỹ Thuận tính toán chi tiết, làm việc với Cục Giám định, Vụ KHĐT để Cục Giám định dự thảo tờ trình TTgCP cho phép xử lý theo hướng áp dụng chế độ chính sách mới của Việt Nam để giảm thua lỗ cho nhà thầu và đảm bảo tiến độ dự án.
-Đề nghị JBIC chấp thuận việc bổ sung hạng mục tái tạo cảnh quan môi trường bằng tận dụng đất gia tải của gói thầu 1 và 3.
9. Dự án 44 cầu đường sắt (TCTy ĐSVN – Ban QLCDA đường sắt):
TCTy ĐSVN chỉ đạo Ban QLCDA đường sắt thực hiện theo tiến độ đề xuất của JBIC.
10. Dự án QL18 (Ban QLCDA18): Ban QLCDA 18 cam kết hoàn thành thủ tục thanh toán cuối cùng cho nhà thầu trong thời hạn Hiệp định vay JBIC.
11. Dự án cầu QL 1 GĐ 3 đoạn Cần Thơ – Cà Mau (Ban QLCDA 18):
Giao Ban QLCDA 18 tổng hợp các nội dung Thông báo họp của lãnh đạo Bộ với 5 Tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về tiến độ GPMB các cầu của dự án.
12. Dự án QL3 mới (Ban QLCDA18):
JBIC thống nhất cho tiến hành đấu thầu gói PK1 bình thường.
13. Dự án tăng cường ATGT các quốc lộ phía Bắc (Ban QLDA ATGT): Thống nhất với kế hoạch triển khai như đề xuất của Ban QLDA ATGT.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA NHẬT BẢN:
1. Đoàn làm việc về danh sách các dự án ưu tiên đề nghị vốn vay JBIC tài khóa 2008: Giao Vụ KHĐT phối hợp với các Cục, ban QLDA chuẩn bị tài liệu.
2. Đoàn công tác của chuyên gia Bộ Đất Đai – CSHT và GTVT Nhật Bản về quản lý chất lượng và an toàn thi công công trình: Giao Cục Giám định chủ trì làm việc theo lịch trình của Đoàn.
3. Phối hợp với các cơ quan của Chính phủ Nhật Bản tại Việt Nam (Đại sứ quán Nhật Bản, JBIC, JICA) để xuất bản sách về 35 năm hợp tác trong lĩnh vực GTVT: Giao Nhà xuất bản GTVT chuẩn bị nội dung, đề cương, Vụ HTQT phối hợp với Vụ KHĐT tổng hợp để làm việc với phía Nhật, báo cáo lãnh đạo Bộ.
Thừa lệnh Bộ trưởng, Văn phòng Bộ thông báo đến các cơ quan, đơn vị biết và triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo)
- TTr. Ngô Thịnh Đức (để b/c)
- TTr. Nguyễn Hồng Trường (để b/c);
- TTr. Lê Mạnh Hùng (để b/c);
- TCTy Cảng HKMN;
- Ban QLDA cảng HP, Ban QLDA đường sắt;
- Các cơ quan, đơn vị dự họp;
- Lưu: VT, TH.
TL. BỘ TRƯỞNG
CHÁNH VĂN PHÒNG
Nguyễn Văn Công | {
"issuing_agency": "Bộ Giao thông vận tải",
"promulgation_date": "02/05/2008",
"sign_number": "174/TB-BGTVT",
"signer": "Nguyễn Văn Công",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-1122-QD-UBND-2014-danh-muc-san-pham-cong-nghiep-ho-tro-duoc-uu-tien-phat-trien-Tien-Giang-232997.aspx | Quyết định 1122/QĐ-UBND 2014 danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển Tiền Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1122/QĐ-UBND
Tiền Giang, ngày 07 tháng 5 năm 2014
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐƯỢC ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Công nghệ cao số 31/2008/QH 12 ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 1483/QĐ-TTg ngày 26/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển;
Căn cứ Quyết định số 5043/QĐ-UBND ngày 24/12/2009 của UBND tỉnh Tiền Giang về phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Tiền Giang đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương Tiền Giang tại Tờ trình số 705/TTr-SCT ngày 28 tháng 4 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển quy định tại Điều 1 Quyết định này được áp dụng các chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư theo Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ và các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi đầu tư có liên quan theo quy định của pháp luật.
Trường hợp Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản về khuyến khích, ưu đãi đầu tư có liên quan nêu tại Điều này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế mới thì thực hiện theo quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế mới tương ứng.
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Công Thương tổ chức công bố Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và các chính sách hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh biết.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Nghĩa
DANH MỤC
CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐƯỢC ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1122/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
1. Ngành dệt - may
- Vải kỹ thuật, vải không dệt;
- Phụ liệu ngành may: Cúc, mex, khóa kéo, băng chun
2. Ngành da - giày
- Vải giả da;
- Đế giày;
- Chỉ may giày.
3. Ngành điện tử - Tin học
- Linh kiện điện tử - quang điện tử cơ bản: Transistor, mạch tích hợp, cảm biến, điện trở, tụ, điôt, ăng ten, thyristor;
- Linh kiện thạch anh;
- Vi mạch điện tử;
- Vật liệu sản xuất linh kiện điện tử: Chất bán dẫn, vật liệu từ cứng, vật liệu mềm, chất cách điện tích cực;
- Linh kiện phục vụ công nghiệp lắp ráp điện tử: Linh kiện nhựa, linh kiện cao su, chi tiết cơ - điện tử, linh kiện kính.
4. Ngành cơ khí chế tạo
- Khuôn mẫu, đồ gá: Khuôn dập, khuôn đúc, đồ gá gia công, đồ gá kiểm tra;
- Dụng cụ - dao cắt: Dao tiện, dao phay, mũi khoan;
- Phụ tùng máy gia công cơ khí, phụ tùng máy hàn;
- Dụng cụ đo lường dùng trong cơ khí: Thước đo, máy đo ba chiều, máy phân tích thành phần kim loại, máy siêu âm mối hàn;
- Chi tiết máy: Bu lông cường độ cao, ốc vít cường độ cao, ổ bi, bạc lót, bánh răng, van, khớp các loại, vỏ máy, chi tiết đột dập, hộp biến tốc, xi lanh thủy lực, phụ tùng máy động lực, phụ tùng máy nông nghiệp;
- Thép chế tạo.
5. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp công nghệ cao
- Các loại khuôn mẫu: Khuôn mẫu có độ chính xác cao, khuôn đúc nhựa có độ chính xác cao;
- Các loại chi tiết cơ khí tiêu chuẩn chất lượng cao: Các loại đai ốc, bu lông, ốc vít có độ chính xác cao dùng cho các thiết bị điện tử, cơ điện tử, điện tử y tế, rô bốt công nghiệp;
- Các loại linh kiện điện tử, mạch vi điện tử để phát triển các thiết bị: Thiết bị ngoại vi, máy vi tính, đồ điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, pin mặt trời;
- Các cụm linh kiện, phụ tùng cho hệ thống thiết bị sản xuất điện năng từ năng lượng mới và năng lượng tái tạo;
- Các loại chi tiết nhựa chất lượng cao: Các bộ truyền động chính xác, các chi tiết có độ bền và tuổi thọ cao, chịu nhiệt và chịu mài mòn bằng nhựa./. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tiền Giang",
"promulgation_date": "07/05/2014",
"sign_number": "1122/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Văn Nghĩa",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Quyet-dinh-3331-QD-UBND-giao-chi-tieu-van-dong-hien-mau-tinh-nguyen-Hue-2017-2016-339303.aspx | Quyết định 3331/QĐ-UBND giao chỉ tiêu vận động hiến máu tình nguyện Huế 2017 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3331/QĐ-UBND
Thừa Thiên Huế, ngày 23 tháng 12 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIAO CHỈ TIÊU VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN NĂM 2017
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 2187/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc kiện toàn Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thừa Thiên Huế;
Căn cứ Biên bản họp Thường trực Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh ngày 07 tháng 12 năm 2016;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh - Thương trực Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện của tỉnh tại Tờ trình số 187/TT-BCĐ ngày 08 tháng 12 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao chỉ tiêu vận động hiến máu tình nguyện năm 2017 cho các địa phương, đơn vị, cơ quan trên địa bàn tỉnh (có danh sách kèm theo).
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện của tỉnh phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai công tác vận động hiến máu tình nguyện đạt kế hoạch đề ra.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Trưởng Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được giao chỉ tiêu vận động hiến máu tình nguyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- VP: CVP, các PCVP, CV:TĐKT;
- Lưu VT, YT.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Dung
CHỈ TIÊU VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3331/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên Huế)
1. Khối các huyện, các thị xã và thành phố Huế:
TT
Đơn vị
Chỉ tiêu vận động năm 2017
1
Thành phố Huế
2.450
2
Huyện Phú Vang
1.800
3
Huyện Phú Lộc
1.370
4
Thị xã Hương Trà
1.150
5
Thị xã Hương Thủy
1.000
6
Huyện Phong Điền
920
7
Huyện Quảng Điền
850
8
Huyện A Lưới
460
9
Huyện Nam Đông
250
Cộng
10.250
2. Đại học Huế:
TT
Đơn vị
Chỉ tiêu vận động năm 2017
1
Đại học Sư phạm
550
2
Đại học Khoa học
550
3
Đại học Nông lâm
500
4
Đai học Kinh tế
470
5
Đại học Nghệ thuật
80
6
Đại học Ngoại ngữ
450
7
Đai học Y dược
550
8
Khoa Giáo dục thể chất
220
9
Khoa Du lịch
110
10
Khoa Luật
220
Cộng
3.700
3. Khối Lực lượng vũ trang:
TT
Đơn vị
Chỉ tiêu vận động năm 2017
1
Công an tỉnh
130
2
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
130
Cộng
260
4. Khối các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp:
TT
Đơn vị
Chỉ tiêu vận động năm 2017
1
Đại học Dân lập Phú Xuân
150
2
Cao Đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế
440
3
Cao đẳng Công Nghiệp Huế
440
4
Cao đẳng nghề Du lịch Huế
90
5
Học viện Âm nhạc Huế
50
6
Trung cấp Âu lạc
80
7
Cao đẳng Giao thông vận tải
100
8
Trung học Văn hóa Nghệ thuật
50
Cộng
1.400
5. Khối cơ quan, các đơn vị kinh tế trong và ngoài quốc doanh
TT
Đơn vị
Chỉ tiêu vận động năm 2017
1
Đảng ủy khối các Cơ quan tỉnh
300
2
Đảng ủy khối Doanh nghiệp
240
3
Bệnh viện Trung ương Huế
220
Cộng
760
6. Các khối khác:
TT
Đơn vị
Chỉ tiêu vận động năm 2017
1
Khối tôn giáo
220
2
Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh
60
3
Các cơ quan, đơn vị ...khác
650
4
Tự đến Trung tâm
700
Cộng
1.630
Tổng cộng: (1+2+3+4+5+ 6): 18.000 đơn vị máu
(Bằng chữ: Mười tám nghìn đơn vị máu) | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế",
"promulgation_date": "23/12/2016",
"sign_number": "3331/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Dung",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-581-QD-BGDDT-2015-Ke-hoach-kiem-soat-thu-tuc-hanh-chinh-297115.aspx | Quyết định 581/QĐ-BGDĐT 2015 Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 581/QĐ-BGDĐT
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2015
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2015 CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với các quy định hành chính;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- BT Phạm Vũ Luận (để b/c);
- Cục KS TTHC (Bộ Tư pháp);
- Lưu: VT, PC.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Mạnh Hùng
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số 581 /QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TT
Nội dung công việc
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
Thời gian hoàn thành
A
CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TTHC
1
Quyết định ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Vụ Pháp chế
Các đơn vị thuộc Bộ
Tháng 02/2015
2
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm soát thủ tục hành chính cho cán bộ, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ
Vụ Pháp chế
Các đơn vị thuộc Bộ
Tháng 5/2015 và 10/2015
3
Kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính
Vụ Pháp chế
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Quý III/2015
4
Biên tập tài liệu liên quan tới công tác kiểm soát thủ tục hành chính
Vụ Pháp chế
Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
Quý IV/2015
5
Hoàn thành việc công bố TTHC trong văn bản QPPL ban hành từ năm 2011 đến năm 2014
Các đơn vị có liên quan
Vụ Pháp chế
Quý II/2015
6
Hoàn thành việc thực thi Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Vụ GDTrH, Vụ GDTX, Vụ HSSV
Vụ Pháp chế
Quý II/2015
B
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 08
I
Rà soát đối với nhóm TTHC do Bộ chủ trì: tuyển sinh, đào tạo đại học và sau đại học
1
Hoàn thành hệ thống hóa nhóm TTHC, quy định liên quan đến tuyển sinh đại học và sau đại học
Cục KT và KĐCLGD
Vụ Pháp chế
Tháng 02/2015
2
Hoàn thành hệ thống hóa nhóm TTHC, quy định liên quan đến đào tạo đại học và sau đại học
Vụ GDĐH
Vụ Pháp chế
Tháng 02/2015
3
Hoàn thành việc lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, đối tượng tuân thủ phương án đơn giản hóa TTHC
Cục KT và KĐCLGD, Vụ GDĐH
Vụ Pháp chế
Trước 30/6/2015
4
Hoàn thành dự thảo Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch và phương án đơn giản hóa TTHC gửi Bộ Tư pháp
Vụ Pháp chế
Cục KT và KĐCLGD, Vụ GDĐH
Trước 31/7/2015
5
Hoàn thiện Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch, dự thảo Quyết định kèm theo phương án đơn giản hóa TTHC trình Thủ tướng Chính phủ
Vụ Pháp chế
Các đơn vị có liên quan
Trước 30/9/2015
II
Rà soát đối với nhóm TTHC, quy định do Bộ phối hợp thực hiện
1
Thống kê nhóm TTHC, quy định liên quan đến chế độ ưu đãi về giáo dục đối với người có công với cách mạng và con của họ đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Vụ Pháp chế
Vụ KHTC, Vụ HSSV, Vụ GDMN, Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ GDĐH, Vụ GDCN, Cục KT và KĐCLGD
Tháng 02/2015
2
Thống kê nhóm TTHC, quy định liên quan đến tuyển dụng, nâng ngạch đối với công chức; tuyển dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm, đề bạt đối với viên chức
Vụ Pháp chế
Vụ TCCB, Cục NG và QLCSGD
Tháng 02/2015
3
Đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC, quy định liên quan đến chế độ ưu đãi về giáo dục đối với người có công với cách mạng và con của học đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Vụ KHTC, Vụ HSSV, Vụ GDMN, Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ GDĐH, Vụ GDCN, Cục KT và KĐCLGD
Vụ Pháp chế
Trước 31/5/2015
4
Đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC, quy định liên quan đến tuyển dụng, nâng ngạch đối với công chức; tuyển dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm, đề bạt đối với viên chức
Vụ TCCB, Cục NG và QLCSGD
Vụ Pháp chế
Trước 31/5/2015
5
Hoàn thành việc xem xét, đánh giá phương án đơn giản hóa TTHC và gửi Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Vụ Pháp chế
Vụ KHTC, Vụ HSSV, Vụ GDMN, Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ GDĐH, Vụ GDCN, Vụ TCCB, Cục KT và KĐCLGD, Cục NG và QL CSGD
Trước 31/8/2015
III
Hoàn thành việc xây dựng văn bản QPPL để thực thi phương án đơn giản hóa TTHC
Các đơn vị có liên quan
Vụ Pháp chế
Trước 30/12/2015
IV
Hoàn thành việc lập danh mục và chuẩn hóa tên TTHC trong phạm vi rà soát, hệ thống hóa
Các đơn vị có liên quan
Vụ Pháp chế
Trước 30/4/2015
V
Hoàn thành việc xây dựng, ban hành quyết định công bố TTHC theo danh mục, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Các đơn vị có liên quan
Vụ Pháp chế
Trước 31/8/2015
VI
Thực hiện niêm yết các TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC
Các đơn vị có liên quan
Vụ Pháp chế
Trước 31/12/2015
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2015
(Kèm theo Quyết định số 581/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
TT
Nội dung công việc
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
Thời gian hoàn thành
A
CÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT TTHC
1
Quyết định ban hành Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Vụ Pháp chế
Các đơn vị thuộc Bộ
Tháng 02/2015
2
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm soát thủ tục hành chính cho cán bộ, chuyên viên các đơn vị thuộc Bộ
Vụ Pháp chế
Các đơn vị thuộc Bộ
Tháng 5/2015 và 10/2015
3
Kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ về thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính
Vụ Pháp chế
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ
Quý III/2015
4
Biên tập tài liệu liên quan tới công tác kiểm soát thủ tục hành chính
Vụ Pháp chế
Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ
Quý IV/2015
5
Hoàn thành việc công bố TTHC trong văn bản QPPL ban hành từ năm 2011 đến năm 2014
Các đơn vị có liên quan
Vụ Pháp chế
Quý II/2015
6
Hoàn thành việc thực thi Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Vụ GDTrH, Vụ GDTX, Vụ HSSV
Vụ Pháp chế
Quý II/2015
B
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 08
I
Rà soát đối với nhóm TTHC do Bộ chủ trì: tuyển sinh, đào tạo đại học và sau đại học
1
Hoàn thành hệ thống hóa nhóm TTHC, quy định liên quan đến tuyển sinh đại học và sau đại học
Cục KT và KĐCLGD
Vụ Pháp chế
Tháng 02/2015
2
Hoàn thành hệ thống hóa nhóm TTHC, quy định liên quan đến đào tạo đại học và sau đại học
Vụ GDĐH
Vụ Pháp chế
Tháng 02/2015
3
Hoàn thành việc lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính, đối tượng tuân thủ phương án đơn giản hóa TTHC
Cục KT và KĐCLGD, Vụ GDĐH
Vụ Pháp chế
Trước 30/6/2015
4
Hoàn thành dự thảo Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch và phương án đơn giản hóa TTHC gửi Bộ Tư pháp
Vụ Pháp chế
Cục KT và KĐCLGD, Vụ GDĐH
Trước 31/7/2015
5
Hoàn thiện Báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch, dự thảo Quyết định kèm theo phương án đơn giản hóa TTHC trình Thủ tướng Chính phủ
Vụ Pháp chế
Các đơn vị có liên quan
Trước 30/9/2015
II
Rà soát đối với nhóm TTHC, quy định do Bộ phối hợp thực hiện
1
Thống kê nhóm TTHC, quy định liên quan đến chế độ ưu đãi về giáo dục đối với người có công với cách mạng và con của họ đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Vụ Pháp chế
Vụ KHTC, Vụ HSSV, Vụ GDMN, Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ GDĐH,
Vụ GDCN,Cục KT và KĐCLGD
Tháng 02/2015
2
Thống kê nhóm TTHC, quy định liên quan đến tuyển dụng, nâng ngạch đối với công chức; tuyển dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm, đề bạt đối với viên chức
Vụ Pháp chế
Vụ TCCB, Cục NG và QLCSGD
Tháng 02/2015
3
Đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC, quy định liên quan đến chế độ ưu đãi về giáo dục đối với người có công với cách mạng và con của học đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Vụ KHTC, Vụ HSSV, Vụ GDMN, Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ GDĐH, Vụ GDCN, Cục KT và KĐCLGD
Vụ Pháp chế
Trước 31/5/2015
4
Đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC, quy định liên quan đến tuyển dụng, nâng ngạch đối với công chức; tuyển dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm, đề bạt đối với viên chức
Vụ TCCB, Cục NG và QLCSGD
Vụ Pháp chế
Trước 31/5/2015
5
Hoàn thành việc xem xét, đánh giá phương án đơn giản hóa TTHC và gửi Bộ Nội vụ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
Vụ Pháp chế
Vụ KHTC, Vụ HSSV,Vụ GDMN, Vụ GDTH, Vụ GDTrH, Vụ GDĐH, Vụ GDCN, Vụ TCCB, Cục KT và KĐCLGD, Cục NG và QL CSGD
Trước 31/8/2015
III
Hoàn thành việc xây dựng văn bản QPPL để thực thi phương án đơn giản hóa TTHC
Các đơn vị có liên quan
Vụ Pháp chế
Trước 30/12/2015
IV
Hoàn thành việc lập danh mục và chuẩn hóa tên TTHC trong phạm vi rà soát, hệ thống hóa
Các đơn vị có liên quan
Vụ Pháp chế
Trước 30/4/2015
V
Hoàn thành việc xây dựng, ban hành quyết định công bố TTHC theo danh mục, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Các đơn vị có liên quan
Vụ Pháp chế
Trước 31/8/2015
VI
Thực hiện niêm yết các TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC
Các đơn vị có liên quan
Vụ Pháp chế
Trước 31/12/2015 | {
"issuing_agency": "Bộ Giáo dục và Đào tạo",
"promulgation_date": "26/02/2015",
"sign_number": "581/QĐ-BGDĐT",
"signer": "Phạm Mạnh Hùng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-3367-QD-BVHTTDL-2020-Ke-hoach-thuc-hien-Nghi-quyet-phat-trien-ben-vung-kinh-te-bien-457691.aspx | Quyết định 3367/QĐ-BVHTTDL 2020 Kế hoạch thực hiện Nghị quyết phát triển bền vững kinh tế biển | BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 3367/QĐ-BVHTTDL
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 26/NQ-CP NGÀY 05/3/2020 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG THỂ VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 22/10/2018 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Nghị định số 79/2017/NQ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng:
- Văn phòng TW Đảng;
- Ban kinh tế TW;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Ban Chỉ đạo nhà nước về du lịch;
- Lưu: VT, TCDL, TL.
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Ngọc Thiện
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 26/NQ-CP NGÀY 05/3/2020 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG THỂ VÀ KẾ HOẠCH 5 NĂM CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 36-NQ/TW NGÀY 22/10/2018 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Quyết định số 3367/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Cụ thể hóa các quan điểm mục đích, yêu cầu của Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ; xác định các nhiệm vụ trọng tâm, lộ trình thực hiện, những nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2045.
- Phân công cụ thể đối với từng đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì và phối hợp thực hiện từng nội dung của công việc, bảo đảm phù hợp với năng lực và khả năng huy động các nguồn lực.
2. Yêu cầu
Trên cơ sở Danh mục các nhiệm vụ trọng tâm ban hành kèm theo Kế hoạch, các đơn vị liên quan thuộc Bộ chủ động xây dựng Đề án hoặc lồng ghép trong các nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện, đảm bảo chất lượng, tiến độ đã đề ra; chủ động đề xuất, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các nội dung liên quan khác gắn với chức năng nhiệm vụ được nêu trong Nghị quyết số 26/NQ-CP .
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Về du lịch
1.1. Giai đoạn 2021 -2025
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch biển, phát triển các sản phẩm du lịch biển gắn với phát huy giá trị tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử đặc sắc của các vùng ven biển và hải đảo.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất các chính sách ưu đãi đầu tư phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng biển chất lượng cao ở một số địa bàn trọng điểm, chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch sinh thái biển, đảo, các tuyến du lịch ra đảo trung bờ, xa bờ và các chính sách liên quan khác tạo sự phát triển đột phá cho du lịch biển; phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có tuyến đường ven biển để đẩy mạnh phát triển các trung tâm nghỉ dưỡng, công viên biển, đô thị ven biển, tạo sản phẩm du lịch biển đặc sắc.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi để người dân ven biển chuyển đổi nghề, trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ hoạt động du lịch; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch và từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng dần tỷ lệ lao động phi nông nghiệp ở các địa bàn có lợi thế về phát triển du lịch các tỉnh ven biển.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển tổ chức các lễ hội tôn vinh văn hóa biển, ẩm thực biển, tạo sức hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
1.2. Giai đoạn 2026 - 2030
- Tiếp tục xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch biển đẳng cấp quốc tế; đa dạng hóa sản phẩm du lịch và kết nối với các tuyến du lịch quốc tế.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển; phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch quốc gia kết nối với các trung tâm du lịch quốc tế lớn của khu vực và thế giới; xây dựng phát triển Phú Quốc trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế; phát triển các trung tâm du lịch lớn tại vùng biển Duyên hải Trung bộ.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch cho các địa bàn trọng điểm, khu vực động lực phát triển du lịch ven biển, hải đảo, hình thành các khu dịch vụ du lịch phức hợp, dự án dịch vụ quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao, các loại hình du lịch sinh thái, thám hiểm khoa học, du lịch cộng đồng; thí điểm tổ chức các tuyến du lịch ra các đảo gần, trung, xa bờ.
2. Về văn hóa
2.1. Giai đoạn 2021-2025
- Rà soát, đánh giá hiện trạng, đề xuất các giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của thiết chế văn hóa tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Đề xuất phát triển và nâng cao năng lực phục vụ của các thư viện, trung tâm văn hóa biển tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.
2.2. Giai đoạn 2026 - 2030
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để xây dựng, phát triển các thiết chế văn hóa cho cộng đồng dân cư biển và ven biển; tuyên truyền, giáo dục văn hóa yêu biển cho cộng đồng dân cư biển và ven biển.
- Sưu tầm, phục dựng, khai thác các lễ hội truyền thống; bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, không gian văn hoá, kiến trúc và di sản thiên nhiên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện những nhiệm vụ được giao trong danh mục các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch này, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết trước ngày 07 tháng 12 hàng năm về Tổng cục Du lịch để tổng hợp.
2. Tổng cục Du lịch theo dõi, giám sát; đôn đốc các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao; tổng hợp, xây dựng báo cáo năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị báo cáo Bộ trưởng (qua Tổng cục Du lịch) xem xét, quyết định./.
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
(Kèm theo Quyết định số 3367/QĐ-BVHTTDL ngày 16 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)
TT
Nhiệm vụ
Đơn vị chủ trì
Cơ quan, đơn vị phối hợp
Thời gian thực hiện/Hoàn thành
1
Xây dựng cơ chế, chính sách để phát huy các tuyến du lịch sinh thái tại một số đảo xa bờ
1.1
Phối hợp với các địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ cộng đồng dân cư khu vực ven biển chuyển đổi nghề, trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ hoạt động du lịch
Tổng cục Du lịch
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
2021-2025
1.2
Nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển bền vững du lịch biển đến năm 2030
Tổng cục Du lịch
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
2022-2025
1.3
Nghiên cứu, xây dựng Đề án phát triển tuyến du lịch sinh thái tại một số đảo xa bờ
Tổng cục Du lịch
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
2023-2025
2
Về văn hóa
2.1
Nghiên cứu, xây dựng Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế văn hóa tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
Cục Văn hóa cơ sở
Vụ Thư viện; Cục Điện ảnh; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
2021-2025
2.2
Nghiên cứu, xây dựng Đề án bảo tồn không gian văn hóa tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
Cục Văn hóa cơ sở
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
2026-2030
2.3
Nghiên cứu, xây dựng Đề án bảo tồn kiến trúc và di sản thiên nhiên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
Cục Di sản văn hóa
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
2026-2030
2.4
Nghiên cứu, xây dựng Đề án nâng cao năng lực phục vụ của các thư viện công cộng, thư viện cộng đồng, không gian đọc và phòng đọc cơ sở tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
Vụ Thư viện
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển
2021-2025 | {
"issuing_agency": "Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch",
"promulgation_date": "16/11/2020",
"sign_number": "3367/QĐ-BVHTTDL",
"signer": "Nguyễn Ngọc Thiện",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-11-2024-QD-UBND-don-gia-trong-rung-thay-the-khi-chuyen-muc-dich-rung-Dak-Lak-601849.aspx | Quyết định 11/2024/QĐ-UBND đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích rừng Đắk Lắk | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 11/2024/QĐ-UBND
Đắk Lắk, ngày 11 tháng 3 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH ĐƠN GIÁ TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh; Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh;
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng;
Căn cứ Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định một số nội dung quản lý công trình lâm sinh;
Căn cứ Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
Căn cứ Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một số định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023; của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 29/TTr-SNN ngày 23/02/2024 và Công văn số 724/SNN-CCKL ngày 07/3/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quyết định này quy định đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh.
2. Đối tượng áp dụng: Chủ dự án thực hiện nộp tiền trồng rừng thay thế, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Điều 2. Ban hành đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh
Đơn giá trồng rừng thay thế tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng và điều chỉnh đơn giá trồng rừng thay thế
1. Đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là cơ sở để xác định số tiền của Chủ dự án phải nộp vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh.
2. Trong trường hợp có sự biến động tăng hoặc giảm trên 20% so với giá hiện hành liên tục trong thời gian sáu (06) tháng trở lên về chi phí nhân công, chi phí vật tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh đơn giá trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh cho phù hợp.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện, theo dõi, đánh giá việc thực hiện Quyết định này. Tham mưu UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ đầu tư trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nộp tiền trồng rừng thay thế trên địa bàn quản lý.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/03/2024.
2. Bãi bỏ Quyết định số 2690/QĐ-UBND ngày 13/11/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt đơn giá bình quân trồng rừng, chăm sóc rừng trồng thay thế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
3. Điều khoản chuyển tiếp:
a) Chủ dự án đã có văn bản chấp thuận nộp tiền trồng rừng thay thế của Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng chưa nộp tiền trước khi Quyết định này có hiệu lực thì phải nộp tiền theo đơn giá được quy định tại Quyết định này.
b) Đối với kinh phí trồng rừng thay thế chủ dự án đã nộp vào Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh nhưng chưa có kế hoạch, nội dung chi, chưa sử dụng trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tổng hợp, chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xem xét, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý.
4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các Sở, ngành, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Như Khoản 4 Điều 5;
- Sở Tư pháp;
- Đài Phát thanh và Truyền hình Đắk Lắk;
- Báo Đắk Lắk;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Công nghệ và CTTĐT tỉnh (để đ/t);
- Các phòng, đơn vị thuộc VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NNMT(Q-50b).
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Nghị
PHỤ LỤC
ĐƠN GIÁ TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG MỤC ĐÍCH KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND ngày 11/3/2024 của UBND tỉnh)
Đất nhóm 2
Thực bì nhóm 2
Cự ly di chuyển 1-2km
ĐVT: Đồng
TT
HẠNG MỤC
ĐVT
Khối lượng
Định mức nhân công
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
Tổng Dự toán (A + B)
128.101.229
A
Phần vật tư (1 +2+3+4)
41.695.500
1
Cây giống
1.210
27.830.000
Cây giống trồng chính (1.100 cây/ha)
Cây
1.100
23.000
25.300.000
Cây giống trồng dặm (10%)
Cây
110
23.000
2.530.000
2
Phân bón NPK
660
11.220.000
Năm thứ nhất
Kg
220
17.000
3.740.000
Năm thứ hai
Kg
220
17.000
3.740.000
Năm thứ ba
Kg
220
17.000
3.740.000
3
Thuốc chống mối
660.000
Năm thứ nhất
Kg
11,0
60.000
660.000
4
Máy móc, thiết bị, dụng cụ trang bị bảo hộ phụ trợ
%
5
1.985.500
B
Nhân công lao động (I+II+III+IV)
Công
376,38
86.405.729
I
Trồng rừng và chăm sóc rừng trồng năm thứ 1
Công
122,70
25.600.183
1
Trồng rừng
Công
7646
15.952.420
1.1
Phát dọn thực bì toàn diện
Công/ha
1
25,90
208.636
5.403.682
1.2
Cuốc hố (40x40x40cm)
Công/hố
1.100
16,92
208.636
3.529.710
1.3
Lấp hố (40x40x40cm)
Công/hố
1.100
5,39
208.636
1.124.550
1.4
Vận chuyển và bón phân, thuốc bảo vệ thực vật
Công/cây
1.100
6,47
208.636
1.349.460
1.5
Vận chuyển cây con và trồng (bầu từ 0,8kg-1,2kg)
Công/cây
1.100
18,96
208.636
3.956.580
1.6
Vận chuyển cây con và trồng dặm (bầu từ 0,8kg-1,2kg)
Công/cây
110
2,82
208.636
588.438
2
Chăm sóc năm thứ nhất
46,24
9.647.763
2.1
Phát chăm sóc lần 1
Công/ha
1
15,80
208.636
3.296.455
2.2
Xới vun gốc lần 1 (≤0,8 m)
Công/cây
1.100
5,24
208.636
1.092.420
2.3
Phát chăm sóc lần 2
Công/ha
1
10,50
208.636
2.190.682
2.4
Xới vun gốc lần 1 (≤0,8 m)
Công/cây
1.100
5,24
208.636
1.092.420
2.5
Bảo vệ rừng
Công/năm
1
7,28
208.636
1.518.873
2.6
Làm đường băng trắng cản lửa thủ công
m2/ha
1.000
2,19
208.636
456.914
II
Chăm sóc rừng trồng các (1+2+3+4)
185,11
41.917.549
1
Chăm sóc năm thứ hai
51,81
14.105.905
1.1
Phát chăm sóc lần 1
Công/ha
1
15,80
208.636
3.296.455
1.2
Xới vun gốc lần 1 (0,8-1,0m)
Công/cây
1.100
7,44
208.636
1.551.420
1.3
Vận chuyển và bón phân
Công/cây
1.100
6,47
208.636
1.349.460
1.4
Phát chăm sóc lần 2
Công/ha
1
10,50
208.636
2.190.682
15
Xới vun gốc lần 2 (0,8-1,0m)
Công/cây
1.100
7,44
208.636
1.551.420
1.6
Phát chăm sóc lần 3
Công/ha
1
10,50
208.636
2.190.682
1.7
Bảo vệ rừng
Công/năm
1
7,28
208.636
1.518.873
1.8
Làm đường băng trắng cản lửa thủ công
m2/ha
1.000
2,19
208.636
456.914
2
Chăm sóc năm thứ ba
76,86
16.036.208
2.1
Phát chăm sóc lần 1
Công/ha
1
13,00
208.636
2.712.273
2.2
Xới vun gốc lần 1 (>=1,0m)
Công/cây
1.100
11,46
208.636
2.391.390
2.3
Vận chuyển và bón phân
Công/cây
1.100
6,47
208.636
1.349.460
2.4
Phát chăm sóc lần 2
Công/ha
1
12,50
208.636
2.607.955
2.5
Xới vun gốc lần 2 (>=1,0m)
Công/cây
1.100
11,46
208.636
2.391.390
2.6
Phát chăm sóc lần 3
Công/ha
1
12,50
208.636
2.607.955
2.7
Bảo vệ rừng
Công/năm
1
7,28
208.636
1.518.873
2.8
Làm đường băng trắng cản lửa thủ công
m2/ha
1.000
2,19
208.636
456.914
3
Chăm sóc năm thứ tư
34,47
7.191.695
3.1
Phát chăm sóc lần 1
Công/ha
1
12,50
208.636
2.607.955
3.2
Phát chăm sóc lần 2
Công/ha
1
12,50
208.636
2.607.955
3.3
Bảo vệ rừng
Công/năm
1
7,28
208.636
1.518.873
3.4
Làm đường băng trắng cản lửa thủ công
m2/ha
1.000
2,19
208.636
456.914
4
Chăm sóc năm thứ năm
21,97
4.583.741
4.1
Phát chăm sóc lần 1
Công/ha
1
12,50
208.636
2.607.955
4.2
Bảo vệ rừng
Công/năm
1
7,28
208.636
1.518.873
4.3
Làm đường băng trắng cản lửa thủ công
m2/ha
1.000
2,19
208.636
456.914
III
Bảo vệ rừng từ năm thứ sáu đến năm thứ mười (5 năm)
36,40
7.594.364
1
Bảo vệ rừng hàng năm (năm thứ 6)
Công/ha/năm
1
7,28
208.636
1.518.873
2
Bảo vệ rừng hàng năm (năm thứ 7)
Công/ha/năm
1
7,28
208.636
1.518.873
3
Bảo vệ rừng hàng năm (năm thứ 8)
Công/ha/năm
1
7,28
208.636
1.518.873
4
Bảo vệ rừng hàng năm (năm thứ 9)
Công/ha/năm
1
7,28
208.636
1.518.873
5
Bảo vệ rừng hàng năm (năm thứ 10)
Công/ha/năm
1
7,28
208.636
1.518.873
IV
Lao động gián tiếp (1+2+3+4)
32,17
11.293.633
1
Năm thứ nhất
19,30
5.258.438
Thiết kế
Công/ha
7,03
272.455
1.915.355
Lao động quản lý, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm thu hàng năm
Công/ha
12,27
272.455
3.343.083
2
Năm thứ hai
5,18
272.455
1.411.587
Lao động quản lý, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm thu hàng năm
Công/ha
5,18
272.455
1.411.587
3
Năm thứ ba
7,69
272.455
2.094.140
Lao động quản lý, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm thu hàng năm
Công/ha
7,69
272.455
2.094.140
4
Từ năm thứ tư đến năm thứ mười (7 năm)
9,28
2.529.468
4.1
Lao động quản lý, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm thu hàng năm (năm thứ 4)
Công/ha
1
3,447
272.455
939.151
4.2
Lao động quản lý, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm thu hàng năm (năm thứ 5)
Công/ha
1
2,197
272.455
598.583
4.3
Lao động quản lý, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm hàng năm (năm thứ 6)
Công/ha
1
0,728
272.455
198.347
4.4
Lao động quản lý, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm thu hàng năm (năm thứ 7)
Công/ha
1
0,728
272.455
198.347
4.5
Lao động quản lý, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm thu hàng năm (năm thứ 8)
Công/ha
1
0,728
272.455
198.347
4.6
Lao động quản lý, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm thu hàng năm (năm thứ 9)
Công/ha
1
0,728
272.455
198.347
4.7
Lao động quản lý, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật, nghiệm thu hàng năm (năm thứ 10)
Công/ha
1
0,728
272.455
198.347
Ghi chú: Áp dụng các quy định hiện hành
- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ nông nghiệp và PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh; Thông tư số 17/2022/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.
- Thông tư số 21/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định một số định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm nghiệp; Thông tư số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Tại Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Dầu được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Quyết định số 3644/QĐ/PNNKHCN ngày 09/8/2001 (Tiêu chuẩn ngành 04.194TCN-32-2001).
- Tại Quy trình kỹ thuật trồng rừng Thông ba lá được Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Quyết định số 188/2003/QĐ/PNN ngày 23/01/2003 (Tiêu chuẩn ngành 04.TCN-65-2003). | {
"issuing_agency": "Tỉnh Đắk Lắk",
"promulgation_date": "11/03/2024",
"sign_number": "11/2024/QĐ-UBND",
"signer": "Phạm Ngọc Nghị",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-bao-107-TB-VPCP-Quy-che-moi-quan-he-cong-tac-Chinh-phu-Tong-Lien-doan-lao-dong-Viet-Nam-223850.aspx | Thông báo 107/TB-VPCP Quy chế mối quan hệ công tác Chính phủ Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam | VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 107/TB-VPCP
Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2014
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN HỘI NGHỊ THỰC HIỆN QUY CHẾ VỀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC GIỮA CHÍNH PHỦ VÀ TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM NĂM 2014
Thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, ngày 11 tháng 3 năm 2014 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cùng dự có đồng chí Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn; lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Văn phòng Chính phủ.
Sau khi nghe Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Trần Thanh Hải báo cáo kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam năm 2013, trọng tâm phối hợp công tác năm 2014 và một số kiến nghị của Tổng Liên đoàn; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Tùng báo cáo tổng hợp ý kiến của các Bộ, cơ quan liên quan về các kiến nghị của Tổng Liên đoàn; ý kiến của đại biểu dự họp; phát biểu của Chủ tịch Tổng Liên đoàn Đặng Ngọc Tùng; Thủ tướng Chính phủ kết luận hội nghị như sau:
1. Đánh giá chung.
Năm 2013, mặc dù tình hình trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, trong bối cảnh thế giới diễn biến khó lường, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, sự cố gắng của cả hệ thống chính trị, trong đó có Tổng Liên đoàn cùng các ngành, các cấp cộng đồng doanh nghiệp và người lao động đã cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Kinh tế - xã hội nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng; lạm phát đã được kiềm chế, kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định; an sinh và phúc lợi xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện; cải cách hành chính được đẩy mạnh; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt được nhiều kết quả; sức mạnh và tiềm lực quốc phòng được tăng cường; độc lập chủ quyền quốc gia được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều thành tựu nổi bật, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Chính phủ hoan nghênh những kết quả đã đạt được trong phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Tổng Liên đoàn trong năm 2013. Sự phối hợp công tác giữa hai bên đã đạt được hiệu quả thiết thực giúp Chính phủ và Tổng Liên đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, qua đó góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.
Chính phủ đánh giá cao vai trò và kết quả công tác của Tổng Liên đoàn năm 2013: Đã phối hợp tổ chức thành công Đại hội Công đoàn các cấp và Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XI; chủ động tham gia với các cơ quan của Chính phủ xây dựng chính sách và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nổi bật là phối hợp xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn và Bộ luật Lao động năm 2012, phối hợp tham gia sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 và các văn bản pháp luật có liên quan; có nhiều đề xuất, giải pháp hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp trong việc duy trì, ổn định sản xuất, giải quyết việc làm, thu nhập, bảo đảm đời sống của người lao động, cũng như xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp; tham gia tích cực hiệu quả với Đoàn đàm phán của Chính phủ trong công tác đàm phán Hiệp định Thương mại kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); chủ động phối hợp thực hiện hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở; tuyên truyền và thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính; tham gia tích cực vào quá trình cổ phần hóa, tái cơ cấu, sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước, góp phần vào việc tái cơ cấu lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế lao động mất việc làm, giải quyết chế độ cho lao động dôi dư; phối hợp tốt trong xây dựng và hoàn thiện đề án "Nhân rộng mô hình tổ chức, hoạt động Quỹ trợ vốn cho công nhân, lao động nghèo tự tạo việc làm với sự hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước", đề án Nâng cao năng lực cơ sở dạy nghề của tổ chức Công đoàn đến năm 2020, có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước"; các hoạt động xã hội của Công đoàn tiếp tục góp phần quan trọng vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước và thu hút sự ủng hộ đông đảo của cán bộ, đoàn viên, người lao động và các nhà hảo tâm, đã kịp thời chăm lo đến đoàn viên, người lao động trong những lúc khó khăn, bão lũ, hỗ trợ các gia đình chính sách và những người có hoàn cảnh đặc biệt trong xã hội; tiếp tục triển khai tốt các hoạt động hướng tới ngư dân và biển đảo thông qua chương trình "Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa", thành lập nghiệp đoàn nghề cá...
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phối hợp công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn vẫn còn một số hạn chế, như:
- Việc giải quyết một số kiến nghị của công nhân, viên chức, lao động và tổ chức công đoàn, nhất là triển khai thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đề cập và kết luận của Thủ tướng Chính phủ có việc còn chậm, chưa tạo được chuyển biến rõ nét;
- Ý kiến của Tổng Liên đoàn và các cấp công đoàn trong quá trình soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chế độ, chính sách của người lao động, chưa được tiếp thu và phản hồi;
- Đại diện lãnh đạo Chính phủ chưa thường xuyên dự các kỳ họp Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn để lắng nghe ý kiến cán bộ công đoàn, kiến nghị của người lao động.
2. Về nhiệm vụ phối hợp công tác năm 2014.
Căn cứ vào tình hình chung của đất nước, Chính phủ và Tổng Liên đoàn cần tập trung phối hợp thường xuyên, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, trong đó chú trọng thực hiện tốt các trọng tâm công tác sau:
a) Phối hợp xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan trực tiếp đến công nhân, viên chức, người lao động;
b) Tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, viên chức, người lao động;
c) Phối hợp trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, ý thức công dân;
d) Phối hợp tổ chức các phong trào thi đua;
đ) Phối hợp trong việc trao đổi thông tin; tiếp nhận và giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách liên quan trực tiếp đến người lao động.
3. Về một số kiến nghị của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
a) Về ban hành Nghị định hướng dẫn Khoản 2, Điều 31 Luật Công đoàn năm 2012 về xử phạt hành chính hành vi vi phạm pháp luật Công đoàn và Nghị định hướng dẫn Chương X Bộ luật Lao động năm 2012 về chính sách đối với lao động nữ thay thế Nghị định 23/1996/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ:
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Tổng Liên đoàn khẩn trương thực hiện ý kiến Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1189/VPCP-KGVX ngày 21 tháng 02 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ.
b) Về ban hành Nghị định cho người lao động dôi dư do tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước được hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010, không phụ thuộc doanh nghiệp đó đã sắp xếp khi chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc cổ phần hóa trước đây:
Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn, các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c) Về xây dựng lộ trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu:
Giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng lộ trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ theo Điều 91 Bộ luật Lao động năm 2012 và kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 5 năm 2013 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI), báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
d) Về cơ chế, chính sách hỗ trợ ngư dân, đoàn viên nghiệp đoàn nghề cá, động viên ngư dân bám ngư trường, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc:
Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn, các Bộ, ngành liên quan đề xuất cụ thể các chính sách cần hỗ trợ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
đ) Về hỗ trợ kinh phí để các cấp Công đoàn tổ chức tuyên truyền phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, phòng chống HIV, AIDS trong các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị và công nhân, viên chức, lao động:
Giao các Bộ: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế phối hợp với Tổng Liên đoàn xây dựng kế hoạch gửi Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
e) Về xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị:
Giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn, các Bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về "Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2014.
g) Về hỗ trợ kinh phí để tiến hành quy hoạch, xây dựng các thiết chế văn hóa tại khu công nghiệp, khu chế xuất và nâng cấp các cung văn hóa, nhà văn hóa lao động phục vụ công nhân, viên chức, lao động:
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn, các Bộ, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu, đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
h) Về giải pháp nhằm hạn chế tối đa tình trạng trốn đóng, nợ đọng Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi về trước mắt và lâu dài của người lao động và quỹ Bảo hiểm xã hội:
Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, các Bộ, ngành liên quan thực hiện việc giám sát chuyên đề, từ đó đề xuất các giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
i) Về chỉ đạo cơ quan soạn thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) bổ sung tội danh chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi):
Giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn nghiên cứu, lưu ý nội dung này trong quá trình soạn thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
k) Về giải quyết dứt điểm các vướng mắc đối với các trường hợp bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trước năm 1995:
Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chỉ đạo giải quyết dứt điểm đối với các trường hợp có kiến nghị.
l) Về tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội:
Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện hiệu quả Đề án nâng cao năng lực thanh tra ngành lao động thương binh và xã hội giai đoạn 2013 - 2020 và chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn, các Bộ, ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
m) Về chỉ đạo Ủy ban nhân dân các địa phương tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 1780/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; khẩn trương triển khai Quyết định số 2164/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở giai đoạn 2013 - 2020, định hướng đến năm 2030:
Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn, các cơ quan liên quan đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
n) Về xét, ban hành Quyết định công nhận phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa:
Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Tổng Liên đoàn nghiên cứu, đề xuất xử lý đề nghị nêu trên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Chuyển việc ký Giấy chứng nhận từ Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh sang Trưởng Ban Chỉ đạo Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" các cấp ký khen thưởng.
o) Về giải quyết vấn đề nhà trẻ mẫu giáo ở các khu công nghiệp, khu chế xuất:
Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề xuất các cơ chế, chính sách theo hướng xã hội hóa, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
p) Về hoạt động của "Quỹ trợ vốn cho công nhân, lao động nghèo tự tạo việc làm" (Quỹ CEP):
Thống nhất với đề xuất của Tổng Liên đoàn để Quỹ CEP của Công đoàn được vận dụng là đối tượng thực hiện theo quy định tại Khoản 9, Điều 4 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp", tương tự như Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo.
Trong thời gian chờ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép hoạt động, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan đề xuất việc ứng trước vốn năm 2014 cho Quỹ CEP, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
q) Về cân đối, bố trí nguồn vốn cho dự án xây dựng cơ sở II của Trường Đại học Công đoàn.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Tổng Liên đoàn xem xét, bố trí nguồn vốn phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách nhà nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
r) Về việc báo cáo quy mô dự án, đồng thời tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại liên quan đến dự án Trụ sở Tổng Liên đoàn:
Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Tổng Liên đoàn, UBND TP Hà Nội khẩn trương thông qua phương án kiến trúc trụ sở Tổng Liên đoàn theo đề xuất của UBND TP Hà Nội tại văn bản số 4860/UBND-QHXDGT ngày 25 tháng 6 năm 2012 và ý kiến chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 965/TTg-KTN ngày 16 tháng 7 năm 2012. Nếu có ý kiến khác, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30 tháng 4 năm 2014.
s) Về giải quyết phần chồng lấn đất, trụ sở cơ quan giữa Bộ Giao thông vận tải và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:
Giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, khẩn trương sắp xếp lại nhà đất của hai đơn vị trực thuộc (Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Giao thông vận tải và Viện Khoa học Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam) theo hướng bàn giao phần sử dụng chồng lấn tại số 80 Trần Hưng Đạo để thực hiện dự án Bảo tàng Công nhân và Công đoàn Việt Nam theo quy hoạch của thành phố Hà Nội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
t) Về việc thăm công nhân, lao động ở các doanh nghiệp, các ngành khó khăn và dự Hội nghị của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn:
Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và sẽ bố trí thời gian thích hợp để thực hiện.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo đến Tổng Liên đoàn, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan cùng phối hợp tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND, Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Ban Tổ chức Trung ương;
- Ban Dân vận Trung ương;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: Văn thư, V.III (3b).
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Văn Tùng | {
"issuing_agency": "Văn phòng Chính phủ",
"promulgation_date": "18/03/2014",
"sign_number": "107/TB-VPCP",
"signer": "Nguyễn Văn Tùng",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-bao-135-TB-VPCP-2019-ket-luan-Thu-tuong-tai-buoi-lam-viec-voi-lanh-dao-Tinh-uy-Bac-Lieu-411576.aspx | Thông báo 135/TB-VPCP 2019 kết luận Thủ tướng tại buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Bạc Liêu | VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 135/TB-VPCP
Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2019
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGUYỄN XUÂN PHÚC TẠI BUỔI LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO TỈNH ỦY BẠC LIÊU
Ngày 12 tháng 01 năm 2019 tại thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bạc Liêu về tình hình phát triển kinh tế - xã hội qua 03 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới và một số kiến nghị đề xuất của Tỉnh. Cùng dự buổi làm việc có Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng Thanh tra Chính phủ; đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tập đoàn điện lực Việt Nam. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu và ý kiến phát biểu của các Bộ, cơ quan, Thủ tướng Chính phủ kết luận như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ biểu dương và đánh giá cao Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bạc Liêu nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức và đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực với 17/22 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra.
Năm 2018 có 19/20 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch; tăng trưởng kinh tế đạt 8,36%, đạt mức cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, khu vực nông nghiệp chiếm 41,30%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 15,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,47% (là năm đầu tiên tỷ trọng dịch vụ cao hơn tỷ trọng nông nghiệp). Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 2.937 tỷ đồng, tăng bình quân 7,4%/năm. Xuất khẩu tăng 14,02%, trong đó thủy sản xuất khẩu tăng 13,4%. Du lịch, dịch vụ có mức tăng trưởng khá, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tăng 27,28%. Hoạt động du lịch tiếp tục phát triển mạnh, bình quân hàng năm tăng 12%; doanh thu du lịch tăng trên 16%/năm. Các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tín ngưỡng đang từng bước được đầu tư, mở rộng.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm, công tác chăm lo đời sống gia đình chính sách, người có công với cách mạng được thực hiện đầy đủ, kịp thời; đẩy mạnh thực hiện chính sách xã hội hóa, thu hút đầu tư các dự án giáo dục chất lượng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,55% vào cuối năm 2015 xuống còn dưới 4,3% cuối năm 2018.
Tổ chức bộ máy và hoạt động của các cơ quan chuyên môn cơ bản ổn định và được điều chỉnh theo hướng tinh gọn, hiệu quả (giảm được 03 Sở, còn 16 Sở trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và giảm 22 tổ chức bên trong). Cải cách hành chính có nhiều chuyển biến tích cực; hiệu quả hoạt động của bộ phận “một cửa” và “một cửa liên thông” ở các sở, ngành và các địa phương trên địa bàn được cải thiện và nâng lên.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được lãnh đạo tỉnh quan tâm đặc biệt, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để tập trung giải quyết dứt điểm đối với từng vụ việc, đạt được kết quả tốt so với trước đây. Tình hình an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ được tăng cường, hiệu quả.
Tuy nhiên, Bạc Liêu vẫn còn nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng khá nhưng chưa tạo được sự bứt phá, phát triển công nghiệp chậm, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh còn thấp, số lượng và quy mô doanh nghiệp còn ít, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết cấu hạ tầng yếu và thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đối với nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thu ngân sách nhà nước chỉ đáp ứng được khoảng 43,8% nhu cầu chi. Thu nhập bình quân đầu người thấp, chỉ bằng 0,72 lần mức bình quân cả nước (58,5 triệu). Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới còn thấp (18/49 xã tương đương 37%) so với bình quân cả nước (42,9%). Điểm đến du lịch, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI
Cơ bản nhất trí với báo cáo của Tỉnh về nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong thời gian tới cần chú trọng làm tốt những nội dung chủ yếu sau:
1. Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng XII, các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP , số 02/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XV, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, tạo biến chuyển mạnh mẽ trong năm 2019. Khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế với khát vọng vươn lên, bứt phá đưa Bạc Liêu trở thành tỉnh khá của Vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng cao hơn mục tiêu đề ra (9%); GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt mức bình quân của cả nước.
2. Tiếp tục tập trung thực hiện 5 mũi nhọn kinh tế trụ cột đã được lựa chọn; quyết liệt triển khai Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa trên các phương tiện thông tin truyền thông về Nghị quyết số 120/NQ-CP ; trồng rừng, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt và bảo vệ môi trường.
3. Phát triển doanh nghiệp, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 tăng gấp 2 lần số doanh nghiệp lên khoảng 4-5 nghìn doanh nghiệp (hiện nay là khoảng 2 nghìn doanh nghiệp). Xây dựng cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh, ưu tiên thu hút các dự án vào khu công nghiệp (các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường và sử dụng nhiều lao động).
- Bảo đảm môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng. Nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, chấp hành pháp luật. Tiếp tục đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, giảm chi phí; xử lý dứt điểm và công khai kết quả xử lý kiến nghị của người dân, doanh nghiệp, không để tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực. Chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Thường xuyên đối thoại, kịp thời xử lý những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp, người dân, nhất là ở cấp cơ sở.
4. Thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản phẩm phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cường thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn. Huy động, lồng ghép, đa dạng hóa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Ứng dụng khoa học công nghệ cao, đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm, mở rộng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp quan trọng.
Phấn đấu xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm của cả nước và kim ngạch xuất khẩu tôm Bạc Liêu đạt 01 tỷ USD. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với bảo vệ môi trường quản lý chặt chẽ chất lượng nông sản, vật tư nông nghiệp và an toàn vệ sinh thực phẩm. Hình thành và phát triển kinh tế trang trại, sử dụng công nghệ hiện đại, mô hình bền vững, tuân thủ các giải pháp bảo vệ môi trường. Tăng cường giám sát, kiểm tra các hộ, cơ sở nuôi và chế biến thủy hải sản, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm bảo vệ môi trường.
5. Các Bộ, ngành phối hợp với tỉnh Bạc Liêu nghiên cứu đẩy mạnh phát triển các dự án năng lượng (điện khí, điện gió, điện mặt trời), tạo mọi điều kiện về thủ tục pháp lý, cơ chế, chính sách để các dự án năng lượng tái tạo, dự án điện sử dụng khí LNG đi vào hoạt động với quy mô công suất hợp lý, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, phù hợp với khả năng hấp thụ và phát triển của hệ thống điện, đảm bảo môi trường, cân nhắc đến tác động về giá điện. Đây chính là động lực cho kinh tế Bạc Liêu phát triển và thoát nghèo. Đồng thời cần ưu tiên công nghiệp chế biến nông, lâm sản, dệt may, các ngành có lợi thế thị trường, giá trị gia tăng lớn và giải quyết nhiều lao động.
6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, trong đó đặc biệt quan tâm đến quản lý về quy hoạch, đất đai, tài nguyên, môi trường...; kiên quyết thu hồi các dự án sử dụng đất chậm tiến độ, vi phạm pháp luật. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; xây dựng hoàn thiện các khu, cụm công nghiệp với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Tăng cường quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Tập trung tháo gỡ khó khăn, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư tư nhân trong nước.
7. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các ngành dịch vụ, nhất là du lịch; đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá về du lịch lễ hội, văn hóa; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đặc trưng tiêu biểu của Bạc Liêu; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, tăng lượng khách du lịch lưu trú tại Tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án hạ tầng du lịch. Phấn đấu đến năm 2020 thu hút 3 - 4 triệu lượt khách du lịch, phấn đấu tăng tỷ trọng khách quốc tế (hiện nay đạt trên 1,7 triệu nghìn lượt).
8. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường thực hiện dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu trong nhóm đầu ở các tỉnh Vùng đồng bằng sông Cửu Long... Các cấp ủy đảng, chính quyền Tỉnh phải đề cao trách nhiệm công vụ, chất lượng cán bộ, công chức và đạo đức công vụ, xây dựng chính quyền liêm chính, hành động, phục vụ doanh nghiệp và người dân.
9. Huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư các chương trình, dự án thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số Hoa, Chăm và Khmer. Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm toán để phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí.
10. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả; tăng cường trấn áp tội phạm; bảo đảm an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ. Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức hoạt động văn hóa, lễ hội bảo đảm vui tươi, lành mạnh, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và phong tục, tập quán. Triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn cho khách du lịch, ngăn chặn mê tín dị đoan.
III. VỀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CỦA TỈNH
1. Về việc bổ sung dự án Nhà máy điện khí LNG Bạc Liêu vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia: Đồng ý về nguyên tắc.
- Yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương thực hiện các thủ tục bổ sung quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, xem xét kỹ về tính khả thi, hiệu quả dự án, giá điện cạnh tranh, đảm bảo tiến độ phát điện, đấu nối vào hệ thống điện quốc gia và bảo vệ môi trường biển, an ninh - quốc phòng.
- Bộ Công Thương đã chậm triển khai nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản số 7150/VPCP-CN ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về việc xem xét kiến nghị bổ sung dự án Nhà máy nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Về việc này, Bộ Công Thương cần nghiêm túc rút kinh nghiệm; các Bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các thủ tục cần thiết để xem xét chủ trương đầu tư Dự án theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo chặt chẽ, trên tinh thần cải cách hành chính. Sau khi Dự án được cấp có thẩm quyền cho phép bổ sung Quy hoạch, tỉnh Bạc Liêu và Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm thẩm tra năng lực tài chính của chủ đầu tư, đảm bảo đối tác tốt.
- Bộ Công Thương tăng cường tính chủ động trong việc theo dõi cung ứng điện, chịu trách nhiệm toàn diện về việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện trong những năm tới; tăng cường tính minh bạch trong quản lý quy hoạch trong phạm vi thẩm quyền, sớm triển khai các bước lập Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) theo nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09 tháng 8 năm 2018.
2. Về đề nghị tìm giải pháp công trình, phi công trình giảm sóng, gây bồi từ xa có hiệu quả để phát triển đai rừng phòng hộ, bảo vệ tuyến đê biển và các hạ tầng bên trong: Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, địa phương triển khai các đề tài dự án, nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tình hình sạt lở bờ biển, bờ sông ở Vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bạc Liêu nói riêng để có giải pháp phòng, chống sạt lở thích hợp đối với từng khu vực.
3. Về đầu tư nâng cấp 03 đoạn đê biển có nguy cơ sạt lở cấp bách gồm (đoạn 11 Km từ giáp ranh Sóc Trăng đến gần kênh 30/4 thuộc thành phố Bạc Liêu; đoạn 19 Km từ kênh Mương 1 đến kênh Huyện Kệ thuộc địa bàn huyện Hòa Bình và huyện Đông Hải; đoạn 10 Km từ kênh Huyện Kệ đến ngã ba Mũi Tàu thuộc huyện Đông Hải): Trước mắt Tỉnh sử dụng số vốn được ngân sách trung ương hỗ trợ, chủ động cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để xử lý, ưu tiên nâng cấp những đoạn đê biển cấp bách. Trường hợp còn khó khăn, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan liên quan căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách trung ương xem xét, đề xuất nguồn vốn phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
4. Về đầu tư dự án kè chống ngập dọc theo Quốc lộ 1A:
- Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7639/VPCP-CN ngày 20 tháng 7 năm 2017, sớm hoàn thành phương án tổng thể xử lý tình trạng ngập Quốc lộ 1A, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Về việc nguồn vốn đầu tư dự án: Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ theo nguyên tắc, thứ tự ưu tiên quy định tại Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội, khẩn trương tổng hợp dự án kè chống ngập dọc theo Quốc lộ 1A (đoạn qua địa bàn tỉnh Bạc Liêu) trong phương án sử dụng nguồn vốn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trước khi báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
5. Về việc đầu tư nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A đoạn từ Cần Thơ đi Cà Mau: Trong quá trình nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ, Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh quy mô quy hoạch các đoạn tuyến cho phù hợp, làm cơ sở đầu tư nâng cấp mở rộng khi điều kiện nguồn lực cho phép nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Văn phòng Chính phủ thông báo để Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu và các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP;
- Các Bộ, cơ quan: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Chính phủ;
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bạc Liêu;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Trợ lý TTgCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTTH, CN, NN, KGVX;
- Lưu: VT, QHĐP (3b). Huyền
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
Mai Tiến Dũng | {
"issuing_agency": "Văn phòng Chính phủ",
"promulgation_date": "09/04/2019",
"sign_number": "135/TB-VPCP",
"signer": "Mai Tiến Dũng",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-dinh-22-2008-ND-CP-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh-xa-de-thanh-lap-thuoc-huyen-Loc-Ninh-Phuoc-Long-Bu-Dang-tinh-Binh-Phuoc-63235.aspx | Nghị định 22/2008/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập thuộc huyện Lộc Ninh, Phước Long Bù Đăng, tỉnh Bình Phước mới nhất | CHÍNH PHỦ
-----
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 22/2008/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2008
NGHỊ ĐỊNH
VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH XÃ ĐỂ THÀNH LẬP XÃ THUỘC CÁC HUYỆN LỘC NINH, PHƯỚC LONG VÀ BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã thuộc các huyện Lộc Ninh, Phước Long và Bù Đăng, tỉnh Bình Phước như sau:
1. Thành lập xã Lộc Phú thuộc huyện Lộc Ninh trên cơ sở điều chỉnh 3.026 ha diện tích tự nhiên và 7.035 nhân khẩu của xã Lộc Quang.
- Xã Lộc Phú có 3.026 ha diện tích tự nhiên và 7.035 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Lộc Phú: Đông giáp xã Bình Thắng, huyện Phước Long; Tây giáp xã Lộc Thuận; Nam giáp xã Lộc Quang; Bắc giáp xã Lộc Hiệp.
2. Thành lập xã Phước Minh thuộc huyện Phước Long trên cơ sở điều chỉnh 6.532,71 ha diện tích tự nhiên và 7.430 nhân khẩu của xã Đa Kia.
- Xã Phước Minh có 6.532,71 ha diện tích tự nhiên và 7.430 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Phước Minh: Đông giáp xã Phú Nghĩa; Tây giáp thị trấn Thanh Bình, xã Thanh Hoà, huyện Bù Đốp và xã Bình Thắng huyện Phước Long; Nam giáp xã Đa Kia; Bắc giáp xã Thiện Hưng và xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp.
3. Điều chỉnh 6.208,34 ha diện tích tự nhiên và 2.559 nhân khẩu của xã Minh Hưng thuộc huyện Bù Đăng về xã Bom Bo quản lý.
Xã Bom Bo có 24.402 ha diện tích tự nhiên và 25.539 nhân khẩu.
4. Thành lập xã Bình Minh thuộc huyện Bù Đăng trên cơ sở điều chỉnh 13.286,34 ha diện tích tự nhiên và 11.201 nhân khẩu của xã Bom Bo.
- Xã Bình Minh có 13.286,34 ha diện tích tự nhiên và 11.201 nhân khẩu.
Địa giới hành chính xã Bình Minh: Đông giáp xã Đắk Nhau, xã Thọ Sơn và xã Đoàn Kết; Tây giáp xã Phước Tín, xã Đức Hạnh và thị trấn Thác Mơ, huyện Phước Long; Nam giáp xã Đức Liễu và xã Minh Hưng; Bắc giáp xã Bom Bo.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập xã:
- Xã Lộc Quang còn lại 4.545 ha diện tích tự nhiên và 5.714 nhân khẩu.
Huyện Lộc Ninh có 85.395,15 ha diện tích tự nhiên và 115.268 nhân khẩu, có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Lộc An, Lộc Hoà, Lộc Hiệp, Lộc Tấn, Lộc Thạch, Lộc Thiện, Lộc Thái, Lộc Thuận, Lộc Hưng, Lộc Điền, Lộc Thành, Lộc Khánh, Lộc Thịnh, Lộc Quang, Lộc Phú và thị trấn Lộc Ninh.
- Xã Đa Kia còn lại 7.201,68 ha diện tích tự nhiên và 8.905 nhân khẩu.
Huyện Phước Long có 185.496,87 ha diện tích tự nhiên và 185.248 nhân khẩu, có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Đắk Ơ, Bù Gia Mập, Bình Thắng, Đức Hạnh, Phú Văn, Phú Nghĩa, Đa Kia, Phước Minh, Bình Tân, Bình Sơn, Long Bình, Sơn Giang, Phước Tín, Long Hưng, Bù Nho, Long Hà, Phú Riềng, Phú Trung, Long Tân, thị trấn Phước Bình và thị trấn Thác Mơ.
- Xã Minh Hưng còn lại 6.082,27 ha diện tích tự nhiên và 8.676 nhân khẩu.
- Xã Bom Bo còn lại 11.116,59 ha diện tích tự nhiên và 14.338 nhân khẩu.
Huyện Bù Đăng có 150.300,48 ha diện tích tự nhiên và 123.891 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các xã: Đắk Nhau, Minh Hưng, Bom Bo, Bình Minh, Đồng Nai, Thọ Sơn, Phú Sơn, Đoàn Kết, xã Phước Sơn, Thống Nhất, Đức Liễu, Nghĩa Trung, Nghĩa Bình, Đăng Hà và thị trấn Đức Phong.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Hội đồng Dân tộc và Ủy ban Pháp luật của QH;
- Các Bộ: Nội vụ, Công an, Quốc phòng, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải;
- HĐND, UBND tỉnh Bình Phước;
- Ban Tổ chức Trung ương;
- Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ: ĐP, TCCB, TH, CN, NN, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).Trang (45b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "01/03/2008",
"sign_number": "22/2008/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Nghi-quyet-18-2021-NQ-HDND-nguyen-tac-tieu-chi-va-dinh-muc-phan-bo-von-dau-tu-cong-Phu-Tho-504357.aspx | Nghị quyết 18/2021/NQ-HĐND nguyên tắc tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công Phú Thọ | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 18/2021/NQ-HĐND
Phú Thọ, ngày 09 tháng 12 năm 2021
NGHỊ QUYẾT
QUY ĐỊNH NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025;
Xét Tờ trình số 5490/TTr-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021 - 2025, với những nội dung chính như sau:
1. Nguyên tắc phân bổ vốn
a) Phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan; bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật.
b) Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương; huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư.
c) Bố trí vốn đầu tư tập trung, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Chỉ bố trí vốn cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.
d) Đảm bảo bố trí vốn ngân sách địa phương theo thứ tự ưu tiên sau:
- Phân bổ vốn đối ứng cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn để hoàn trả vốn ứng trước kế hoạch; vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư;
- Phân bổ vốn cho dự án đã hoàn thành, quyết toán và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn;
- Bố trí vốn thực hiện các dự án ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;
- Bố trí vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch; vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án và đối ứng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
- Chỉ bố trí vốn cho dự án khởi công mới theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Điều 3 Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ và đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật Đầu tư công.
2. Nguyên tắc, cơ cấu vốn cụ thể
2.1. Nguồn đầu tư tập trung
a) Dự phòng 10% tổng mức vốn kế hoạch để xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương (Trước khi phân bổ thống nhất ý kiến với Thường trực Hội đồng nhân dân và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả thực hiện tại kỳ họp gần nhất);
b) Bố trí 90% số vốn đầu tư tập trung cân đối theo thứ tự ưu tiên sau:
(i) Thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án của ngân sách cấp tỉnh:
+ Trả nợ các khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ; trả nợ ngân hàng phát triển; hoàn trả vốn ứng trước ngân sách; đối ứng các dự án sử dụng vốn ODA; bố trí thực hiện nhiệm vụ quy hoạch tỉnh;
+ Bố trí thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 của Luật Đầu tư công;
+ Bố trí các dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; các dự án trong kỳ kế hoạch;
+ Bố trí các dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 theo cam kết;
+ Chỉ phân bổ vốn cho dự án khởi công mới thực sự cấp thiết và đáp ứng yêu cầu của quy định khoản 5 Điều 51 của Luật Đầu tư công.
(ii) Sau khi phân bổ vốn thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án của ngân sách cấp tỉnh giai đoạn 2021- 2025 và năm 2021; số vốn còn lại cân đối, phân bổ theo tiêu chí, định mức cho các huyện, thành, thị (quy định chi tiết tại mục 3, phần II) để bố trí theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Bố trí trả nợ xây dựng cơ bản theo quy định;
+ Bố trí các dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; các dự án hoàn thành trong kỳ kế hoạch;
+ Bố trí lồng ghép thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
2.2. Nguồn thu xổ số kiến thiết: Bố trí 100% đầu tư cho lĩnh vực y tế và giáo dục - đào tạo.
2.3. Nguồn thu sử dụng đất:
- Năm 2021: Thực hiện theo Nghị quyết số 22/2020/HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phân bổ nguồn vốn đầu tư công năm 2021.
- Giai đoạn 2022 - 2025: Thực hiện theo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định tỷ lệ điều tiết nguồn thu tiền sử dụng đất giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2022 - 2025; trong đó, phần tỷ lệ điều tiết ngân sách cấp tỉnh thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: (i) Quản lý, đo đạc đất đai; (ii) Bố trí vốn theo khoản 1 Điều 1 nêu trên; (iii) Hỗ trợ cấp huyện để bố trí các công trình quyết toán, công trình hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; các công trình chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; các dự án trong kỳ kế hoạch. Đối ứng các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
3. Tiêu chí và định mức tính điểm nguồn đầu tư tập trung ngân sách tỉnh bổ sung ngân sách cấp huyện
3.1. Các tiêu chí phân bổ
- Tiêu chí dân số trung bình của các huyện, thị, thành;
- Tiêu chí diện tích đất tự nhiên;
- Tiêu chí về đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn của các huyện, thị, thành;
- Tiêu chí bổ sung: Đơn vị cấp huyện thuộc các tiêu chí: Xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới; phát triển đô thị, du lịch,…
3.2. Xác định điểm số và định mức
- Tiêu chí dân số trung bình:
Số dân trung bình
Điểm
Cấp huyện có dân số trung bình đến 70.000 người
10
Cấp huyện có dân số trung bình trên 70.000 người, cứ tăng thêm 20.000 người được tính thêm
1
Tối đa số điểm các huyện không vượt quá 15 điểm/huyện;
Dân số trung bình của các huyện, thị, thành để tính điểm được xác định căn cứ vào số liệu công bố của Cục Thống kê năm 2020.
- Tiêu chí diện tích đất tự nhiên:
Diện tích đất tự nhiên
Điểm
Các địa phương có diện tích tự nhiên đến 65 km2
8
Các địa phương có diện tích tự nhiên trên 65 km2 cứ tăng thêm 30 km2 được tính
1
Tối đa số điểm các huyện không vượt quá 20 điểm/huyện;
Diện tích đất tự nhiên của các huyện, thị, thành để tính điểm được xác định căn cứ vào số liệu công bố của Cục Thống kê năm 2020.
- Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp xã của các huyện, thị, thành.
Đơn vị hành chính cấp xã
Điểm
Mỗi xã, phường, thị trấn được tính
0.5
- Các tiêu chí bổ sung
Địa phương
Điểm
Đơn vị cấp huyện thuộc các tiêu chí: Xây dựng đạt chuẩn Nông thôn mới; phát triển đô thị, du lịch,…
10
3.3. Xác định mức vốn đầu tư công của các huyện, thị, thành.
Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính ra số điểm của từng huyện, thị, thành và tổng số điểm của 13 huyện, thị, thành, làm căn cứ để phân bổ hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh. Cách tính cụ thể như sau:
- VĐT là tổng vốn đầu tư hỗ trợ cho 13 huyện, thị, thành.
- Đ là tổng điểm của 13 huyện, thị, thành (sau khi đã tính toán).
- Đh là số điểm của 1 huyện, thị, thành (sau khi đã tính toán).
- Vh là số vốn phân bổ cho 1 huyện, thị, thành ứng với Đh. Số vốn của từng đơn vị cấp huyện được tính theo công thức:
Vh
=
VĐT
x
Đh
Đ
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ Khóa XIX Kỳ họp thứ Ba thông qua ngày 08 tháng 12 năm 2021 và có hiệu lực từ ngày 18 tháng 12 năm 2021./.
CHỦ TỊCH
Bùi Minh Châu | {
"issuing_agency": "Tỉnh Phú Thọ",
"promulgation_date": "09/12/2021",
"sign_number": "18/2021/NQ-HĐND",
"signer": "Bùi Minh Châu",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-1428-QD-UBND-2013-phe-chuan-Bo-chu-co-truyen-dan-toc-Thai-tinh-Son-La-208605.aspx | Quyết định 1428/QĐ-UBND 2013 phê chuẩn Bộ chữ cổ truyền dân tộc Thái tỉnh Sơn La | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1428/QĐ-UBND
Sơn La, ngày 09 tháng 7 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ CHUẨN BỘ CHỮ CỔ TRUYỀN DÂN TỘC THÁI TỈNH SƠN LA
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 50/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 03 tháng 11 năm 2011 của liên bộ: Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ, Tài chính hướng dẫn thực hiện các Điều 3, 4, 5, 6, 7, 8 và Điều 9 Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ Quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và Trung tâm giáo dục thường xuyên;
Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 214/TTr-KHCN ngày 27 tháng 5 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê chuẩn kèm theo Quyết định này Bộ chữ cổ truyền dân tộc Thái tỉnh Sơn La.
Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh hoàn tất hồ sơ, thủ tục đưa Bộ chữ cổ truyền dân tộc Thái tỉnh Sơn La phê chuẩn tại Điều 1 vào dạy và học trong các cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh theo quy định của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, cơ sở giáo dục liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo; (B/c)
- TT: Tỉnh ủy; HĐND tỉnh; (B/c)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (B/c)
- PCT UBND tỉnh PTVHXH;
- Ban VH-XH HĐND tỉnh;
- Như Điều 3;
- PCVPUBND tỉnh PTVHXH;
- Lưu: VT, VX (2).NT.16.
TM.UỶ BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Toa | {
"issuing_agency": "Tỉnh Sơn La",
"promulgation_date": "09/07/2013",
"sign_number": "1428/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Ngọc Toa",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-bao-253-TB-VPCP-nam-2013-ket-luan-Pho-Thu-tuong-Quy-che-mua-tam-tru-thoc-gao-201883.aspx | Thông báo 253/TB-VPCP năm 2013 kết luận Phó Thủ tướng Quy chế mua tạm trữ thóc gạo | VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 253/TB-VPCP
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2013
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP VỀ QUY CHẾ MUA TẠM TRỮ THÓC, GẠO
Ngày 09 tháng 7 năm 2013, tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp về Quy chế mua tạm trữ thóc, gạo. Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo và ý kiến của các đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kết luận như sau:
1. Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, địa phương liên quan và của các đại biểu tham dự cuộc họp để hoàn thiện dự thảo Quy chế mua tạm trữ thóc, gạo theo hướng:
a) Đối tượng tham gia mua tạm trữ thóc, gạo là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thóc, gạo; trước mắt việc mua tạm trữ áp dụng đối với cả thóc và gạo, về lâu dài sẽ hướng tới mua tạm trữ thóc để tăng cường việc mua trực tiếp từ người nông dân.
b) VFA chủ trì phân bổ chỉ tiêu, điều hành hoạt động mua tạm trữ thóc, gạo; quy định rõ cơ chế phối hợp giữa VFA và các địa phương trong việc phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ, đôn đốc, kiểm tra các doanh nghiệp thực hiện mua tạm trữ thóc, gạo.
c) Nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua tạm trữ thóc, gạo trong thời gian tối đa 3 tháng; trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện mua tạm trữ thóc, gạo.
2. Sau khi hoàn thiện dự thảo Quy chế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp và giải trình tiếp thu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong tháng 8 năm 2013.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các cơ quan, đơn vị liên quan biết, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ: NNPTNT, CT, TC;
- Ngân hàng Nhà nước VN;
- Hiệp hội Lương thực Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, các Vụ: KTN, TKBT, TH, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, KTTH (3).LT28
KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM
Nguyễn Hữu Vũ | {
"issuing_agency": "Văn phòng Chính phủ",
"promulgation_date": "18/07/2013",
"sign_number": "253/TB-VPCP",
"signer": "Nguyễn Hữu Vũ",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-quyet-09-2013-NQ-HDND-phan-bo-kinh-phi-bao-ve-phat-trien-dat-trong-lua-Ben-Tre-202023.aspx | Nghị quyết 09/2013/NQ-HĐND phân bổ kinh phí bảo vệ phát triển đất trồng lúa Bến Tre | HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 09/2013/NQ-HĐND
Bến Tre, ngày 11 tháng 7 năm 2013
NGHỊ QUYẾT
VỀ PHÂN BỔ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỂ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 42/2012/NĐ-CP
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
KHOÁ VIII - KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Căn cứ Thông tư số 205/2012/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
Sau khi nghe Uỷ ban nhân dân tỉnh trình bày Tờ trình số 3056/TTr-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2013 về việc phân bổ kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị địnnh số 42/2012/NĐ-CP;
Sau khi nghe báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Phân bổ kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo Nghị định số 42/2012/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa là 29.102 triệu đồng (hai mươi chín tỷ, một trăm lẻ hai triệu đồng), để thực hiện các nội dung sau đây:
1. Kinh phí hỗ trợ địa phương sản xuất lúa: 14.551 triệu đồng, phân bổ cho các huyện, thành phố trên cơ sở định mức hỗ trợ Trung ương quy định và diện tích (ha) đất trồng lúa của các huyện, thành phố năm 2012 và 2013. Giao Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố để triển khai thực hiện nguồn kinh phí này đúng theo các nội dung chi được quy định tại Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 205/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính.
2. Kinh phí hỗ trợ cho người sản xuất lúa: 14.551 triệu đồng, phân bổ cho các huyện, thành phố để hỗ trợ cho người sản xuất lúa năm 2012 và 2013.
Điều 2. Nguồn kinh phí thực hiện
Ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu năm 2012 và 2013.
Điều 3. Để kịp thời triển khai chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa những năm tiếp theo, sau khi được ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu kinh phí thực hiện chính sách này, Hội đồng nhân dân tỉnh giao Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào cơ sở phân bổ kinh phí tại Điều 1 Nghị quyết này để giao dự toán cho các huyện, thành phố thực hiện theo quy định.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2013 và có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Phong | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bến Tre",
"promulgation_date": "11/07/2013",
"sign_number": "09/2013/NQ-HĐND",
"signer": "Nguyễn Thành Phong",
"type": "Nghị quyết"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-94-QD-BNN-TC-nam-2011-ve-giao-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-lan-1-do-B-118357.aspx | Quyết định 94/QĐ-BNN-TC năm 2011 về giao dự toán ngân sách nhà nước (lần 1) do B | BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
Số: 94/QĐ-BNN-TC
Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2011 (LẦN 1)
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/1/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ;
Căn cứ Quyết định số 09/2008/QĐ-BNN-TC ngày 28/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 108/QĐ-BNN-TC ngày 20/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v/v giao dự toán NSNN năm 2011 (lần 1) cho các đơn vị dự toán trực thuộc Bộ;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Giao dự toán thu, chi NSNN năm 2011 (lần 1) cho: Bệnh viện 331 (chi tiết theo biểu đính kèm).
Điều 2. Căn cứ dự toán chi ngân sách năm 2011 được giao, Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- KBNN nơi giao dịch;
- Lưu VT, TC.
TL. BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ TÀI CHÍNH
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Phan Ngọc Thủy
DỰ TOÁN
THU, CHI NSNN NĂM 2011
(Kèm theo Quyết định số 94/QĐ-BNN-TC ngày 24 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Đơn vị: Bệnh viện 331
Mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách: 1052487
Kho bạc nhà nước: TP Pleiku - Gialai
ĐVT: 1.000 đồng
Loại
Khoản
STT
Nội dung
Tổng số
Ghi chú
I
TỔNG SỐ THU, CHI, NỘP NGÂN SÁCH PHÍ, LỆ PHÍ
1
Số thu phí, lệ phí (Loại 520 - Khoản 521)
900.000
2
Chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại (Loại 520 - Khoản 521)
900.000
3
Số phí, lệ phí nộp ngân sách
II
DỰ TOÁN CHI NSNN
7.062.000
520
Y tế và các hoạt động xã hội
7.062.000
521
1
Hoạt động của các bệnh viện, trạm xá
6.962.000
1.1
Kinh phí thường xuyên
5.162.000
Trong đó: KP TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương
73.000
- Kinh phí trích nộp quỹ thi đua khen thưởng của Bộ
15.563
1.2
Kinh phí không thường xuyên
1.800.000
523
2
Hoạt động y tế dự phòng
100.000
1.1
Kinh phí thường xuyên
Trong đó: KP TK 10% thực hiện điều chỉnh tiền lương
- Kinh phí trích nộp quỹ thi đua khen thưởng của Bộ
1.2
Kinh phí không thường xuyên
100.000
Ghi chú: Kinh phí Không thường xuyên (Loại 520-521): Bao gồm 300 triệu kinh phí xử lý rác thải | {
"issuing_agency": "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn",
"promulgation_date": "24/01/2011",
"sign_number": "94/QĐ-BNN-TC",
"signer": "Phan Ngọc Thuỷ",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-01-2008-QD-UBND-Quy-dinh-tiep-cong-dan-xu-ly-don-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-tranh-chap-quyen-su-dung-dat-quyen-so-huu-nha-q-Tan-Phu-64099.aspx | Quyết định 01/2008/QĐ-UBND Quy định tiếp công dân; xử lý đơn; giải quyết khiếu nại, tố cáo,tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà q Tân Phú | ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN PHÚ
-----
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 01/2008/QĐ-UBND
Tân Phú, ngày 15 tháng 02 năm 2008
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN; XỬ LÝ ĐƠN; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỬ DỤNG NHÀ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN PHÚ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02 tháng 12 năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 15 tháng 6 năm 2004, ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo và các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Căn cứ Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND ngày 05 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Quy định tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận tại Tờ trình số 01/TTr-VP ngày 04 tháng 02 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định về tiếp công dân; xử lý đơn; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn quận Tân Phú.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 7 ngày, kể từ ngày ký. Quyết định này thay thế Quyết định số 01/2007/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban nhân dân quận Tân Phú về ban hành “Quy định về tiếp công dân; xử lý đơn; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn quận Tân Phú”.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, Chánh Thanh tra quận, Thủ trưởng các Phòng, ban chuyên môn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 phường thuộc quận và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Huỳnh Văn Hạnh
QUY ĐỊNH
VỀ TIẾP CÔNG DÂN; XỬ LÝ ĐƠN; GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỬ DỤNG NHÀ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2008 của Ủy ban nhân dân quận Tân Phú)
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định chi tiết các giai đoạn của quá trình sau đây:
1. Tiếp cá nhân, cơ quan, tổ chức đến khiếu nại, tố cáo, tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước (gọi tắt là tiếp công dân), xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước.
2. Hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước (gọi tắt là hòa giải tranh chấp).
3. Giải quyết tranh chấp đất, tranh chấp quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước (gọi tắt là giải quyết tranh chấp) thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Tân Phú.
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo; cập nhật, theo dõi và báo cáo định kỳ về công tác tiếp dân, xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp.
Điều 2. Những quy định đối với người thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
1. Người thực hiện việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đến nơi tiếp công dân của các cơ quan phải tuân theo hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân.
2. Người tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phải làm đơn gửi đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hiệu, thời hạn theo quy định.
3. Người tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định pháp luật.
4. Trường hợp người tranh chấp, khiếu nại thông qua người đại diện theo quy định của pháp luật để thực hiện việc tranh chấp, khiếu nại thì người đại diện phải có giấy tờ để chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của mình.
5. Đối với việc gửi đơn tố cáo về hành vi trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, người tố cáo có nghĩa vụ trình bày trung thực về nội dung tố cáo, nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
6. Luật sư tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và theo Luật Luật sư. Khi tham gia quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại để giúp đỡ người khiếu nại về pháp luật, luật sư phải xuất trình các giấy tờ: thẻ luật sư; giấy yêu cầu giúp đỡ về pháp luật của người tranh chấp, khiếu nại; giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề luật sư đối với trường hợp luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư hoặc giấy giới thiệu của Đoàn Luật sư nơi luật sư đó là thành viên đối với trường hợp luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để luật sư giúp đỡ người tranh chấp, khiếu nại về pháp luật trong quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại.
7. Đối với cơ quan: thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại thông qua người đại diện là Thủ trưởng cơ quan đó. Thủ trưởng cơ quan được ủy quyền cho cấp Phó hoặc người có trách nhiệm trong cơ quan đó để thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại; người được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại theo đúng nội dung được ủy quyền.
8. Đối với tổ chức: thực hiện quyền tranh chấp, khiếu nại thông qua người đại diện là người đứng đầu tổ chức được quy định trong quyết định thành lập tổ chức hoặc trong Điều lệ của tổ chức đó. Người đứng đầu tổ chức được ủy quyền cho cấp Phó hoặc người có trách nhiệm trong cơ quan đó để thực hiện việc tranh chấp, khiếu nại; người được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện việc tranh chấp, khiếu nại theo đúng nội dung được ủy quyền.
9. Đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn, họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính của người đứng tên trong đơn; số chứng minh nhân dân, nơi cấp, ngày, tháng, năm, cơ quan cấp, địa chỉ nơi cư trú của người đứng tên trong đơn; nội dung, lý do tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và yêu cầu của người viết đơn. Đơn phải do người tranh chấp, khiếu nại, tố cáo ký tên.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Khiếu nại: là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
- Tố cáo: là việc công dân theo thủ tục do Luật Khiếu nại, tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước: là việc giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức hoặc giữa tổ chức với tổ chức có mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ trong quản lý và sử dụng nhà, đất; một trong hai bên hoặc cả hai có đơn yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước thụ lý giải quyết.
- Ngày làm việc là tổng số ngày trong tuần trừ đi các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ Luật Lao động.
- Vụ việc phức tạp là vụ việc chưa được pháp luật quy định rõ, còn nhiều quan điểm khác nhau, cần phải áp dụng các quy định khác của pháp luật để giải quyết.
- Tài liệu có căn cứ là tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung vụ việc, những tài liệu này phải phù hợp với quy định của pháp luật.
- Quyết định hành chính trong quản lý đất đai bao gồm: Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất.
- Hành vi hành chính trong quản lý đất đai: là hành vi của cán bộ, công chức Nhà nước khi giải quyết công việc trong quản lý đất đai.
Chương 2:
QUY ĐỊNH VỀ TIẾP CÔNG DÂN, TIẾP NHẬN ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỬ DỤNG NHÀ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 4. Việc bố trí nơi tiếp công dân
1. Các Phòng, ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân 11 phường thuộc quận bố trí nơi tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình bày khiếu nại, tố cáo, tranh chấp được dễ dàng, thuận lợi.
2. Tại nơi tiếp công dân, các đơn vị niêm yết lịch tiếp công dân, nội quy tiếp công dân, bản quy định về tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn quận Tân Phú. Lịch tiếp công dân phải ghi cụ thể thời gian tiếp dân của cán bộ tiếp dân, họ tên và chức vụ của cán bộ tiếp dân; thời gian tiếp dân của lãnh đạo đơn vị, họ tên và chức vụ của lãnh đạo đơn vị. Nội quy tiếp công dân phải ghi rõ trách nhiệm của cán bộ tiếp dân, quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, tranh chấp.
Điều 5. Việc tiếp công dân của lãnh đạo đơn vị
1. Lãnh đạo các đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân theo định kỳ (lãnh đạo phường ít nhất 01 ngày/tuần, lãnh đạo phòng, ban ít nhất 02 ngày/tháng) và tiếp công dân khi có yêu cầu khẩn thiết.
2. Khi tiếp công dân, đối với những khiếu nại, tố cáo, tranh chấp thuộc thẩm quyền mà nội dung vụ việc rõ ràng, cụ thể, có cơ sở giải quyết thì lãnh đạo đơn vị trả lời ngay cho người dân biết, nếu vụ việc phức tạp cần nghiên cứu thì lãnh đạo đơn vị nói rõ thời hạn giải quyết, người cần liên hệ tiếp để biết kết quả giải quyết.
3. Đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người, lãnh đạo các đơn vị cần tăng cường số lần tiếp dân, trực tiếp xuống cơ sở để vận động tuyên truyền và đối thoại trực tiếp với dân để có biện pháp giải quyết cụ thể và phù hợp với quy định của pháp luật.
4. Cập nhật Sổ theo dõi công tác tiếp dân của lãnh đạo đơn vị:
Việc tiếp dân trình bày khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của lãnh đạo đơn vị phải được ghi vào Sổ theo dõi công tác tiếp dân của lãnh đạo đơn vị (theo mẫu Thanh tra quận đã hướng dẫn), Sổ này được lưu giữ tại nơi tiếp công dân.
Điều 6. Việc tiếp dân của cán bộ tiếp dân
1. Việc bố trí cán bộ tiếp dân: Lãnh đạo các đơn vị có văn bản phân công cán bộ phụ trách tiếp công dân và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp.
2. Quy trình tiếp công dân:
Bước 1: Kiểm tra sơ bộ
- Khi người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đến trình bày khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, cán bộ tiếp dân, xử lý đơn yêu cầu người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân khác) để kiểm tra nhân thân, xuất trình đơn kèm tài liệu liên quan để xem xét kiểm tra nội dung vụ việc, rà soát tiến trình đã giải quyết trước đó.
- Trường hợp khiếu nại, tố cáo đông người: khi có khiếu nại đông người, cán bộ tiếp dân, xử lý đơn hướng dẫn từng người viết đơn khiếu nại theo quy định của pháp luật để giải quyết thành vụ việc riêng lẻ. Trường hợp nhiều người đến tố cáo về cùng một nội dung thì yêu cầu họ cử đại diện trực tiếp trình bày nội dung sự việc.
- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đến trình bày trực tiếp việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp mà không có đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp: cán bộ tiếp dân, xử lý đơn có trách nhiệm hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp viết thành đơn, nếu họ không đồng ý thì cán bộ tiếp dân, xử lý đơn ghi lại ý kiến trình bày của họ vào Bản ghi lời khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và yêu cầu người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp ký tên hoặc điểm chỉ.
Bước 2: Nhận đơn, trả đơn hoặc hướng dẫn trên cơ sở kết quả kiểm tra ở bước 1:
- Đối với người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp gửi đơn đúng thẩm quyền giải quyết của lãnh đạo đơn vị, cán bộ tiếp dân, xử lý đơn kiểm tra đơn và các tài liệu kèm theo, nếu đầy đủ thì có trách nhiệm viết Biên nhận tiếp nhận đơn (biên nhận có chữ ký của cán bộ tiếp dân và người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp). Trong trường hợp đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp chưa cung cấp đủ tài liệu có liên quan thì cán bộ tiếp dân, xử lý đơn có trách nhiệm yêu cầu người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp bổ sung đầy đủ (việc yêu cầu công dân bổ sung tài liệu chỉ thực hiện một lần), sau đó mới tiếp nhận đơn và tài liệu kèm theo.
- Đối với việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức thì người tố cáo phải cung cấp đầy đủ tài liệu có căn cứ về hành vi vi phạm pháp luật nêu trên. Nếu người tố cáo không có tài liệu chứng cứ nhưng trình bày vụ việc tố cáo rõ ràng cụ thể, có cơ sở xác minh kiểm tra thì cán bộ tiếp dân, xử lý đơn vẫn tiếp nhận đơn.
- Trường hợp người gửi đơn khiếu nại, tố cáo, tranh chấp không đúng thẩm quyền giải quyết của Lãnh đạo đơn vị hoặc không đủ điều kiện thụ lý thì cán bộ tiếp dân, xử lý đơn từ chối nhận đơn và hướng dẫn bằng văn bản (nếu người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp có yêu cầu) để người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp gửi đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết (việc hướng dẫn bằng văn bản chỉ thực hiện một lần). Trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan đến vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp thì cơ quan nhận được trả lại các giấy tờ tài liệu đó cho người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp.
Bước 3: Cập nhật Sổ theo dõi công tác tiếp dân của cán bộ tiếp dân: Việc tiếp dân trình bày khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của cán bộ tiếp dân, xử lý đơn phải được ghi vào Sổ theo dõi công tác tiếp dân của cán bộ tiếp dân, xử lý đơn (theo mẫu Thanh tra quận đã hướng dẫn), Sổ này được lưu giữ tại nơi tiếp công dân.
- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đến nơi tiếp công dân để biết tiến độ giải quyết hồ sơ thì cán bộ tiếp dân, xử lý đơn rà soát tiến độ và trả lời ngay cho công dân tại buổi tiếp công dân.
Chương 3:
QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ ĐƠN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Mục I . XỬ LÝ ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Điều 7. Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo
Lãnh đạo các đơn vị phân công cán bộ tiếp dân, xử lý đơn làm công tác xử lý đơn khiếu nại, tố cáo. Cán bộ tiếp dân, xử lý đơn kiểm tra, rà soát, xem xét nội dung và hình thức đơn khiếu nại, tố cáo đối chiếu quy định pháp luật để phân loại đơn. Qua phân loại, cán bộ tiếp dân, xử lý đơn xác định các đơn không đủ điều kiện thụ lý và các đơn đủ điều kiện thụ lý.
Điều 8. Đơn khiếu nại không đủ điều kiện thụ lý
1. Đơn khiếu nại thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thụ lý để giải quyết:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
- Người khiếu nại không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ mà không có người đại diện hợp pháp:
Trong trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc người giám hộ là người đại diện để thực hiện việc khiếu nại; nếu không có người đại diện thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú cử đại diện để thực hiện việc khiếu nại. Khi thực hiện việc khiếu nại, người đại diện phải có giấy tờ hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người khiếu nại cư trú để chứng minh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc đại diện hợp pháp của mình. Trong trường hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn cử người đại diện để khiếu nại thì phải có văn bản nêu rõ lý do, trách nhiệm của người đại diện. Người đại diện có các quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo.
- Người đại diện không hợp pháp:
Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên, anh, chị, em ruột hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại. Người được ủy quyền chỉ thực hiện việc khiếu nại theo đúng nội dung đã được ủy quyền. Việc ủy quyền phải bằng văn bản và phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người ủy quyền cư trú.
- Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại tiếp đã hết:
Thời hiệu khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính, biết được hành vi hành chính.
- Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai.
- Việc khiếu nại đã được Tòa án thụ lý để giải quyết hoặc đã có bản án, quyết định của Tòa án.
2. Đối với đơn khiếu nại không đủ điều kiện để thụ lý, cán bộ tiếp dân và xử lý đơn trình lãnh đạo đơn vị ban hành văn bản trả lời không thụ lý, nêu lý do không thụ lý, có hướng dẫn người khiếu nại gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền nếu người khiếu nại gửi đơn khiếu nại không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết (riêng trường hợp đơn gửi đến nhiều cơ quan trong đó đã có cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì lưu đơn). Trong trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan vụ việc khiếu nại thì gửi trả lại các giấy tờ, tài liệu đó cho người khiếu nại. Thời hạn ban hành văn bản trả lời không thụ lý là trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
Riêng tại Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận, nếu đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường và Thủ trưởng phòng, ban nhưng người khiếu nại gửi đơn đến Ủy ban nhân dân quận thì cán bộ tiếp dân và xử lý đơn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân quận có văn bản yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, Thủ trưởng phòng, ban giải quyết theo thẩm quyền.
3. Đối với đơn khiếu nại không nêu rõ quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, không nêu rõ yêu cầu của người khiếu nại, không có chữ ký trực tiếp và đầy đủ thông tin của người khiếu nại, không có ghi ngày, tháng, năm ký đơn và đơn không cung cấp thông tin tài liệu, bằng chứng về nội dung khiếu nại thì cán bộ tiếp dân, xử lý đơn trình lãnh đạo đơn vị ban hành văn bản hướng dẫn người khiếu nại viết lại đơn khiếu nại, bổ sung đầy đủ các nội dung tài liệu bằng chứng. Nếu người khiếu nại không bổ sung thì gửi văn bản đôn đốc bổ sung. Sau 10 ngày, kể từ ngày phát hành văn bản đôn đốc bổ sung mà người khiếu nại không bổ sung thì cán bộ tiếp dân, xử lý đơn báo cáo lãnh đạo đơn vị không thụ lý và thông báo cho người khiếu nại biết.
Thời hạn ban hành văn bản hướng dẫn là trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
Điều 9. Đơn khiếu nại đủ điều kiện thụ lý
Đối với đơn khiếu nại đủ điều kiện thụ lý, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, các đơn vị phải thực hiện các công việc sau:
1. Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận: nếu là vụ việc khiếu nại bình thường thì cán bộ tiếp dân, xử lý đơn thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận trình Thường trực Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo phòng, ban quản lý ngành, lĩnh vực có khiếu nại tiến hành xác minh, đề xuất giải quyết khiếu nại (gửi kèm đơn và tài liệu do người khiếu nại cung cấp). Nếu là vụ việc khiếu nại phức tạp, vụ việc khiếu nại liên quan đền bù giải tỏa, tái định cư và vụ việc giải quyết khiếu nại lần hai thì cán bộ tiếp dân, xử lý đơn thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận trình Thường trực Ủy ban nhân dân quận chỉ đạo Thanh tra quận tiến hành xác minh, đề xuất giải quyết khiếu nại (gửi kèm đơn và tài liệu do người khiếu nại cung cấp).
2. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng các phòng, ban chuyên môn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 phường thuộc quận: cán bộ tiếp dân, xử lý đơn trình lãnh đạo đơn vị ban hành quyết định thụ lý đơn và thông báo thụ lý gửi người khiếu nại biết.
Quyết định thụ lý đơn phải đảm bảo có các nội dung: thụ lý đơn khiếu nại gì, của ai, phân công cán bộ nào xác minh đề xuất giải quyết (gọi chung là cán bộ giải quyết đơn), trách nhiệm của cán bộ được phân công, thời hạn xác minh báo cáo kết quả.
3. Lãnh đạo các phòng, ban cần lưu ý:
- Các đơn khiếu nại do phòng, ban nhận từ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận chuyển đến có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân quận nhưng giao Thủ trưởng phòng, ban xác minh, tham mưu đề xuất giải quyết được xử lý như đơn thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng phòng, ban, cán bộ tiếp dân, xử lý đơn có trách nhiệm trình lãnh đạo đơn vị ban hành quyết định thụ lý đơn và thông báo thụ lý gửi người khiếu nại biết.
- Lãnh đạo phòng, ban không phân công cán bộ đã tham mưu quyết định hành chính bị khiếu nại, cán bộ có hành vi hành chính bị khiếu nại thực hiện xác minh, đề xuất giải quyết khiếu nại.
Điều 10. Đơn tố cáo không đủ điều kiện thụ lý, không thuộc thẩm quyền
1. Không xem xét giải quyết đối với những tố cáo giấu tên, mạo danh, không rõ địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp mà sao chụp chữ ký hoặc những tố cáo đã được cấp có thẩm quyền giải quyết nay tố cáo lại nhưng không có bằng chứng mới.
2. Đối với đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của lãnh đạo đơn vị thì cán bộ tiếp dân, xử lý đơn trình lãnh đạo đơn vị ban hành Phiếu chuyển đơn tố cáo kèm các tài liệu chứng cứ liên quan (nếu có) đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo biết. Thời hạn ban hành Phiếu chuyển đơn là trong 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo.
Điều 11. Đơn tố cáo thuộc thẩm quyền và đủ điều kiện thụ lý
Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền và đủ điều kiện thụ lý của cấp mình thì cán bộ tiếp dân, xử lý đơn phải tiếp nhận, làm biên nhận và vào sổ tiếp nhận đơn, trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt giao cho cán bộ thụ lý, ghi sổ theo dõi tiến trình thụ lý giải quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
Điều 12. Hồi âm đơn, thư khiếu nại, tố cáo sau khi xử lý đơn (nếu có)
Đối với đơn khiếu nại, tố cáo do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giám sát (Hội đồng nhân dân quận, Hội đồng nhân dân phường, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, Văn phòng Quận ủy, đại biểu Hội đồng nhân dân quận, đại biểu Hội đồng nhân dân phường v.v…), cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan truyền thông đại chúng chuyển đến:
1. Nếu đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của lãnh đạo đơn vị thì cán bộ tiếp dân, xử lý đơn ngoài việc trình lãnh đạo đơn vị ban hành quyết định thụ lý, gửi thông báo thụ lý cho người khiếu nại, tố cáo biết còn phải thông báo cho các cơ quan trên biết kết quả xử lý đơn.
2. Nếu đơn khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị thì cán bộ tiếp dân và xử lý đơn trình lãnh đạo đơn vị ban hành Phiếu trả lại đơn gửi các cơ quan trên (gửi kèm đơn).
Điều 13. Cập nhật Sổ nhận đơn, xử lý đơn, giải quyết đơn và hồi âm đơn
Cán bộ tiếp dân, xử lý đơn phải cập nhật việc nhận đơn, kết quả xử lý đơn, hồi âm đơn vào Sổ nhận đơn, xử lý đơn và hồi âm đơn (theo mẫu Thanh tra quận đã hướng dẫn).
Điều 14. Những vụ việc cần áp dụng những biện pháp ngăn chặn kịp thời
Đối với đơn khiếu nại, tố cáo phản ảnh những vụ việc nghiêm trọng, cần phải có ngay những biện pháp cấp bách nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu xảy ra, bao gồm:
- Đơn khiếu nại, tố cáo phản ảnh vụ việc gay gắt, phức tạp, nhạy cảm, có liên quan đến tôn giáo, chính sách dân tộc có khả năng phát sinh “điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo, với sự tham gia của nhiều người, phạm vi ảnh hưởng rộng và có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
- Đơn khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng đang xảy ra hoặc sẽ xảy ra.
- Đơn tố cáo mà người tố cáo phản ảnh họ đang bị truy bức, trả thù, trù dập.
Cán bộ tiếp dân, xử lý đơn phải báo cáo ngay với lãnh đạo đơn vị để áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự công cộng, không để phát sinh thiệt hại cho Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 15. Xử lý đối với đơn vừa có nội dung khiếu nại vừa có nội dung tố cáo
Cán bộ tiếp dân, xử lý đơn không yêu cầu công dân viết lại đơn khác nhưng phải tách nội dung khiếu nại ra khỏi nội dung tố cáo rồi mới tiến hành xử lý. Nội dung khiếu nại sẽ được xử lý như đối với đơn khiếu nại, nội dung tố cáo sẽ được xử lý như đối với đơn tố cáo theo trình bày ở phần trên.
Mục II. GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI SAU KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH THỤ LÝ
Điều 16. Trách nhiệm của cán bộ giải quyết đơn
1. Chuẩn bị giải quyết khiếu nại:
- Nghiên cứu sơ bộ vụ việc, bao gồm nghiên cứu qua hồ sơ, nghiên cứu qua đương sự và nghiên cứu tại địa bàn.
- Xây dựng Kế hoạch giải quyết vụ việc (nêu ra nội dung - văn bản pháp lý cần nghiên cứu bổ sung, vấn đề cần phải thẩm tra xác minh, gặp gỡ cá nhân - cơ quan nào để thu thập thông tin chứng cứ, tiến độ - thời gian thực hiện của từng việc cụ thể, dự kiến các vấn đề phát sinh trong quá trình giải quyết) trình lãnh đạo đơn vị phê duyệt để làm cơ sở thực hiện.
- Tập hợp và nghiên cứu tài liệu liên quan, bao gồm: tài liệu văn bản do đơn khiếu nại đề cập, tài liệu văn bản liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại và các tài liệu văn bản nghiệp vụ hướng dẫn chỉ đạo giải quyết khiếu nại và các lĩnh vực có liên quan.
2. Thẩm tra, xác minh vụ việc:
- Làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có liên quan để khai thác thông tin.
- Kiểm tra, đối chiếu, xem xét cụ thể hồ sơ tài liệu, kiểm tra xác minh tại địa bàn, sự kiện; yêu cầu giám định, đo vẽ (nếu cần).
- Tổ chức đối thoại, đối chất để làm rõ nội dung khiếu nại và yêu cầu của các bên, làm rõ tính chính xác, đúng đắn của thông tin do các bên đã cung cấp.
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác nhận, cung cấp thông tin các nội dung liên quan.
- Phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá thông tin, đối chiếu với quy định của văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước để xác định tính đúng, sai của nội dung khiếu nại.
3. Sắp xếp hồ sơ và lập Báo cáo thẩm tra, xác minh:
- Sắp xếp hồ sơ: cán bộ giải quyết đơn sắp xếp hồ sơ theo thứ tự thời gian, ghi số bút lục và lập bản kê chi tiết các tài liệu có trong hồ sơ, các tài liệu cùng loại được sắp xếp theo nhóm và theo thứ tự thời gian (gồm 05 nhóm: nhóm 1: đơn khiếu nại và tài liệu đính kèm do người khiếu nại cung cấp, nhóm 2: tài liệu do cán bộ giải quyết đơn thu thập từ các nguồn khác, nhóm 3: các biên bản xác minh - đối thoại, đối chất, nhóm 4: các thư mời, phiếu báo, quyết định thụ lý, nhóm 5: báo cáo kết quả xác minh kèm dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại).
- Lập báo cáo thẩm tra, xác minh trình lãnh đạo đơn vị kèm hồ sơ khiếu nại:
+ Báo cáo thẩm tra, xác minh bao gồm các nội dung sau: tóm tắt khái quát vụ việc khiếu nại, quá trình thụ lý giải quyết của các cấp thẩm quyền, quá trình thẩm tra xác minh, nhận xét, kiến nghị.
Điều 17. Thời hạn trình báo cáo thẩm tra, xác minh
1. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng phòng, ban và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 phường thuộc quận: thời hạn để cán bộ giải quyết đơn trình báo cáo thẩm tra, xác minh cho lãnh đạo đơn vị là không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thụ lý (trường hợp phức tạp thì được cộng thêm 15 ngày làm việc).
2. Đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận giao cho Thủ trưởng các phòng, ban chuyên môn hoặc Chánh Thanh tra quận xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết:
- Khiếu nại lần đầu: thời hạn để các đơn vị gửi báo cáo xác minh kèm hồ sơ tài liệu có liên quan và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại đến Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận là 20 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thụ lý (trường hợp phức tạp thì không quá 30 ngày làm việc).
- Khiếu nại lần hai: thời hạn để các đơn vị gửi báo cáo xác minh kèm hồ sơ tài liệu có liên quan và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại đến Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận là 35 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thụ lý (trường hợp phức tạp thì không quá 50 ngày làm việc).
3. Trường hợp có đo vẽ, trưng cầu giám định thì thời gian đo vẽ, giám định được tính thêm vào thời hạn thẩm tra, xác minh nhưng không quá 20 ngày làm việc.
4. Thời gian xác minh, thu thập chứng cứ ngoài nguồn cung cấp của người khiếu nại không tính vào thời hạn giải quyết; tuy nhiên, cán bộ giải quyết đơn phải báo cáo lãnh đạo đơn vị và báo người khiếu nại biết.
Điều 18. Công bố công khai kết quả xác minh giải quyết khiếu nại, đối thoại và ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
1. Lãnh đạo đơn vị công bố công khai kết quả xác minh cho người khiếu nại, người bị khiếu nại biết và tổ chức đối thoại, đối chất theo quy định tại Chương VII của Quy định ban hành kèm Quyết định số 132/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố. Trên cơ sở đó, lãnh đạo đơn vị đưa ra phương án giải quyết vụ việc để ban hành quyết định giải quyết khiếu nại. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo vụ việc được giải quyết chính xác, thỏa đáng, lãnh đạo đơn vị có thể tham khảo ý kiến của các đoàn thể v.v… trước khi ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Thời hạn ban hành quyết định giải quyết khiếu nại là không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận báo cáo thẩm tra, xác minh.
2. Đối với các đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận trình hồ sơ khiếu nại đến Thường trực Ủy ban nhân dân quận ký quyết định giải quyết khiếu nại. Thời hạn ký quyết định giải quyết khiếu nại là 10 ngày làm việc, kể từ ngày Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận nhận báo cáo thẩm tra, xác minh (riêng đối với khiếu nại lần đầu thuộc trường hợp phức tạp thì không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận nhận báo cáo thẩm tra, xác minh).
Việc tổ chức đối thoại, đối chất của Thường trực Ủy ban nhân dân quận trước khi ký quyết định giải quyết khiếu nại thực hiện như sau: Thường trực Ủy ban nhân dân quận ủy quyền (bằng văn bản) cho Thủ trưởng phòng, ban chủ trì đối thoại đối với vụ việc bình thường; đối với vụ việc phức tạp, kéo dài, đông người, gay gắt thì Thường trực Ủy ban nhân dân quận trực tiếp chủ trì đối thoại trước khi ký quyết định giải quyết khiếu nại.
Điều 19. Khiếu nại liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng và tái định cư thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận
1. Trường hợp đơn khiếu nại bình thường: Chánh Thanh tra quận phối hợp Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng và Ủy ban nhân dân phường nơi có dự án để xác minh, kết luận đề xuất Thường trực Ủy ban nhân dân quận giải quyết.
2. Trường hợp khiếu nại phức tạp, Ủy ban nhân dân quận thành lập Tổ kiểm tra liên ngành thanh tra giải quyết khiếu nại (từ 3 đến 5 người) thực hiện trình tự thủ tục theo Luật Thanh tra quy định.
3. Việc tiếp dân đối thoại, đối chất được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường có dự án.
Điều 20. Công bố và tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
1. Đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường: Ủy ban nhân dân phường có trách nhiệm công bố, thi hành và tổ chức thực hiện.
2. Đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận: Thanh tra Xây dựng quận có trách nhiệm công bố, thi hành và tổ chức thực hiện.
Điều 21. Hồi âm đơn, thư khiếu nại sau khi giải quyết
Đối với đơn khiếu nại do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giám sát (Hội đồng nhân dân quận, Hội đồng nhân dân phường, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, Văn phòng Quận ủy, đại biểu Hội đồng nhân dân quận, đại biểu Hội đồng nhân dân phường v.v...), cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan truyền thông đại chúng (báo, đài) chuyển đến, cán bộ giải quyết đơn ngoài việc trình lãnh đạo đơn vị ban hành văn bản kết quả giải quyết gửi cho người khiếu nại và những người có liên quan còn phải trình lãnh đạo đơn vị ban hành thông báo kết quả giải quyết gửi các cơ quan đã chuyển đơn đến.
Điều 22. Cập nhật Sổ nhận đơn, xử lý đơn, giải quyết đơn và hồi âm đơn
Cán bộ giải quyết đơn phải cập nhật kết quả giải quyết đơn khiếu nại vào Sổ theo dõi giải quyết đơn khiếu nại (theo mẫu Thanh tra quận đã hướng dẫn).
Điều 23. Những vấn đề cần lưu ý trong quá trình xác minh, giải quyết khiếu nại
1. Cán bộ giải quyết đơn đã gửi giấy mời đến người khiếu nại 02 lần liên tục nhưng người khiếu nại vẫn không đến (có lập biên bản vắng mặt) thì báo cáo lãnh đạo đơn vị tạm ngưng thụ lý và lưu hồ sơ. Sau đó nếu người khiếu nại có yêu cầu thì cán bộ giải quyết đơn hướng dẫn người khiếu nại nộp đơn mới.
2. Cán bộ giải quyết đơn đã gửi giấy mời đến người bị khiếu nại và các bên liên quan 02 lần liên tục nhưng những người này vẫn không đến (có lập biên bản vắng mặt) thì báo cáo lãnh đạo đơn vị giải quyết khiếu nại trên cơ sở hồ sơ hiện có.
3. Cán bộ giải quyết đơn có văn bản yêu cầu người khiếu nại có nghĩa vụ cung cấp thông tin tài liệu và những bằng chứng về nội dung khiếu nại nhưng người khiếu nại không cung cấp thì làm văn bản đôn đốc bổ sung. Sau 10 ngày kể từ ngày phát hành văn bản đôn đốc bổ sung mà người khiếu nại vẫn không cung cấp thì cán bộ giải quyết đơn báo cáo lãnh đạo đơn vị ngưng thụ lý, đồng thời thông báo cho người khiếu nại biết.
4. Cán bộ giải quyết đơn yêu cầu cơ quan hữu quan có nghĩa vụ cung cấp tài liệu, hồ sơ để giải quyết khiếu nại bằng văn bản nhưng cơ quan hữu quan không cung cấp thì làm văn bản đôn đốc bổ sung. Sau 10 ngày kể từ ngày phát hành văn bản đôn đốc bổ sung mà cơ quan hữu quan vẫn không cung cấp thì cơ quan này phải chịu trách nhiệm về hậu quả xảy ra (nếu có) do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
5. Trường hợp vụ việc khiếu nại phức tạp, lãnh đạo đơn vị yêu cầu tổ chức cuộc họp với các thành phần liên quan để giải quyết khiếu nại thì cán bộ giải quyết đơn có trách nhiệm mời họp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo. Cuộc họp phải lập biên bản.
Trường hợp Thường trực Ủy ban nhân dân quận yêu cầu tổ chức cuộc họp với các thành phần liên quan để giải quyết khiếu nại thì Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận có trách nhiệm mời họp trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo và có trách nhiệm hoàn thành biên bản cuộc họp, thông báo kết luận cuộc họp.
Mục III. GIẢI QUYẾT ĐƠN TỐ CÁO SAU KHI CÓ QUYẾT ĐỊNH THỤ LÝ
Điều 24. Trách nhiệm của cán bộ giải quyết đơn
Cán bộ giải quyết đơn được phân công xác minh vụ việc theo quyết định thụ lý đơn thực hiện các công việc sau:
- Làm việc với người tố cáo, yêu cầu họ cung cấp thêm tài liệu, bằng chứng (nếu có) để làm rõ thêm sự việc.
- Làm việc với người bị tố cáo về nội dung mà người tố cáo nêu ra, yêu cầu người bị tố cáo giải trình bằng văn bản kèm theo các bằng chứng để tự bảo vệ. Các nội dung làm việc phải lập biên bản.
- Tiến hành thu thập, thẩm tra, xác minh thêm thông tin, tài liệu từ các nguồn khác để làm rõ nội dung sự việc (có lập biên bản).
- Kiểm tra các tài liệu hồ sơ, đánh giá chứng cứ. Phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá thông tin, đối chiếu với quy định của văn bản pháp luật, chính sách của Nhà nước để xác định tính đúng, sai của nội dung tố cáo.
- Sắp xếp hồ sơ:
+ Cán bộ giải quyết đơn sắp xếp hồ sơ theo thứ tự thời gian, ghi số bút lục và lập bản kê chi tiết các tài liệu có trong hồ sơ, các tài liệu cùng loại được sắp xếp theo nhóm và theo thứ tự thời gian (gồm 05 nhóm: nhóm 1: đơn tố cáo và tài liệu đính kèm do người tố cáo cung cấp; nhóm 2: tài liệu do cán bộ giải quyết đơn thu thập từ các nguồn khác; nhóm 3: các biên bản xác minh - đối thoại, đối chất; nhóm 4: các thư mời, phiếu báo, quyết định thụ lý; nhóm 5: báo cáo kết quả xác minh kèm dự thảo văn bản kết luận xử lý tố cáo).
- Lập báo cáo thẩm tra, xác minh và kiến nghị xử lý tố cáo trình lãnh đạo đơn vị kèm hồ sơ tố cáo.
Điều 25. Thời hạn trình báo cáo thẩm tra, xác minh
1. Đối với tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ trưởng phòng, ban và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 phường thuộc quận: thời hạn trình báo cáo thẩm tra, xác minh cho lãnh đạo đơn vị là không quá 50 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thụ lý (trường hợp phức tạp thì không quá 80 ngày làm việc).
2. Đối với tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận do Thanh tra quận xác minh, tham mưu giải quyết thì thời hạn để Thanh tra quận gửi báo cáo xác minh kèm hồ sơ tài liệu có liên quan và dự thảo Kết luận giải quyết tố cáo đến Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận là không quá 50 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thụ lý (trường hợp phức tạp thì không quá 70 ngày làm việc).
Điều 26. Ban hành văn bản kết luận xử lý tố cáo
1. Lãnh đạo đơn vị căn cứ kết quả xác minh để ban hành văn bản kết luận xử lý tố cáo.
Thời hạn ban hành văn bản kết luận xử lý tố cáo là không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận báo cáo thẩm tra, xác minh.
2. Đối với các đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận: Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận trình Thường trực Ủy ban nhân dân quận ký văn bản kết luận tố cáo trong thời hạn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận báo cáo thẩm tra, xác minh của Thanh tra quận (trường hợp phức tạp thì không quá 20 ngày làm việc).
Điều 27. Hồi âm đơn thư tố cáo sau khi giải quyết
Đối với đơn tố cáo do các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giám sát (Hội đồng nhân dân quận, Hội đồng nhân dân phường, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường, Văn phòng Quận ủy, đại biểu Hội đồng nhân dân quận, đại biểu Hội đồng nhân dân phường v.v...), cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan truyền thông đại chúng (báo, đài) chuyển đến thì cán bộ giải quyết đơn ngoài việc trình lãnh đạo đơn vị ban hành văn bản kết quả giải quyết gửi cho người tố cáo và những người có liên quan còn phải trình lãnh đạo đơn vị ban hành thông báo kết quả giải quyết gửi các cơ quan đã chuyển đơn đến.
Điều 28. Cập nhật Sổ nhận đơn, xử lý đơn, giải quyết đơn và hồi âm đơn
Cán bộ giải quyết đơn phải cập nhật kết quả giải quyết đơn tố cáo vào Sổ theo dõi giải quyết đơn tố cáo (theo mẫu Thanh tra quận đã hướng dẫn).
Chương 4:
QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ ĐƠN, GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỬ DỤNG NHÀ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Mục I. HÒA GIẢI TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỬ DỤNG NHÀ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG
Điều 29. Điều kiện thụ lý hòa giải tranh chấp
1. Người tranh chấp phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp hoặc có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với nhà hoặc đất mà mình tranh chấp.
2. Việc tranh chấp chưa có quyết định giải quyết.
3. Đơn tranh chấp phải gửi kèm các tài liệu, giấy tờ pháp lý, bản vẽ (nếu có)... liên quan đến phần đất tranh chấp và phải do người tranh chấp ký tên.
4. Đơn tranh chấp phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau:
- Ngày, tháng, năm viết đơn; họ tên; giới tính; địa chỉ nơi cư trú của người tranh chấp đứng tên trong đơn; số CMND và ngày, tháng, năm, cơ quan cấp.
- Họ và tên, địa chỉ của người bị tranh chấp.
- Vị trí, diện tích phần nhà, đất tranh chấp (địa chỉ, tổ, phường; số nhà; số thửa tờ bản đồ theo tài liệu cũ - tài liệu 299/TTg và tài liệu chính quy).
- Nguồn gốc nhà, đất và quá trình quản lý sử dụng, đăng ký kê khai, thực hiện nghĩa vụ thuế (nếu có), thời gian sử dụng nhà, đất của người tranh chấp mà người tranh chấp lấy làm cơ sở để tranh chấp.
- Nguyên nhân phát sinh tranh chấp, nội dung tranh chấp, quá trình giải quyết tranh chấp trước đây của các cơ quan (nếu có).
- Hiện trạng phần nhà, đất tranh chấp và ý kiến, yêu cầu của người viết đơn tranh chấp.
Điều 30. Nhiệm vụ hòa giải
1. Các bên tranh chấp phải chủ động gặp gỡ để tự hòa giải, nếu không thỏa thuận được thì thông qua hòa giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp.
2. Trường hợp các bên không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân phường nơi có đất tranh chấp, nơi có nhà thuộc sở hữu Nhà nước để hòa giải.
3. Bộ phận tiếp công dân thuộc Ủy ban nhân dân phường thực hiện việc tiếp nhận, xử lý đơn tranh chấp.
4. Ủy ban nhân dân phường nơi có đất tranh chấp, nơi có nhà thuộc sở hữu Nhà nước có nhiệm vụ tổ chức hòa giải, hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp mà các bên tranh chấp không hòa giải được (cả trong trường hợp tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân); không ban hành quyết định giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước.
5. Không được hòa giải các tranh chấp phát sinh do hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về nhà, đất mà theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính hoặc hình sự.
Điều 31. Nguyên tắc hòa giải
1. Khuyến khích các bên tranh chấp tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua Hội đồng hòa giải nhằm hạn chế khiếu nại phát sinh từ cơ sở.
2. Hội đồng hòa giải do Ủy ban nhân dân phường thành lập, gồm có:
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường là Chủ tịch Hội đồng;
- Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường;
- Tổ trưởng Tổ dân phố;
- Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu năm tại phường biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với nhà hoặc thửa đất đó;
- Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp phường.
3. Việc hòa giải phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; tôn trọng sự tự nguyện của các bên; khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng; kịp thời chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế những hậu quả xấu khác có thể xảy ra.
Điều 32. Trình tự hòa giải
1. Thu thập thông tin: trong quá trình chuẩn bị hòa giải, cán bộ thụ lý hồ sơ hòa giải phải tiếp xúc với các bên tranh chấp để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp.
2. Cán bộ thụ lý hồ sơ hòa giải phải xem xét nội dung đơn và trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn tranh chấp, phải thông báo cho các bên tranh chấp biết; đồng thời xác định ngày, giờ mời các bên tranh chấp đến để tiến hành hòa giải. Giấy mời phải được cơ quan, tổ chức hòa giải gửi trước ít nhất 03 ngày cho các bên tham gia buổi hòa giải.
3. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt và phải lập biên bản gồm có các nội dung:
- Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;
- Thành phần tham dự hòa giải;
- Tóm tắt nội dung tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp;
- Ý kiến của người chủ trì hòa giải nhằm hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp tự nguyện, thỏa thuận giải quyết các mâu thuẫn về quyền lợi của các bên;
- Ý kiến của các bên tranh chấp;
- Chữ ký của người chủ trì hòa giải, các bên tranh chấp, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân phường.
4. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt thì người chủ trì hòa giải lập biên bản về sự vắng mặt; đồng thời xác định thời gian để tổ chức lại việc hòa giải. Biên bản phải ghi rõ việc vắng mặt có lý do hoặc không có lý do và phải có chữ ký của các thành viên tham gia hòa giải.
Điều 33. Thời hạn hòa giải
Thời hạn thực hiện các cuộc hòa giải tối đa không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân phường nhận được đơn. Trường hợp cần phải tiến hành đo, vẽ, trưng cầu giám định thì thời gian thực hiện các công việc này không được quá 20 ngày.
Điều 34. Các công việc phải thực hiện sau khi hòa giải
1. Khi kết thúc việc hòa giải, cán bộ thụ lý hồ sơ hòa giải phải thực hiện các công việc như sau:
- Sao gửi biên bản hòa giải cho các bên tranh chấp và Ủy ban nhân dân quận;
- Lưu trữ hồ sơ hòa giải để phục vụ cho việc tra cứu khi cần thiết. Các tài liệu trong hồ sơ phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian, ghi số bút lục và lập bản kê chi tiết các tài liệu có trong hồ sơ;
- Hướng dẫn các bên tranh chấp thực hiện các nội dung đã thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành; lập các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.
2. Nếu hòa giải không thành hoặc một bên tranh chấp vắng mặt ba lần nhưng không có lý do chính đáng, việc hòa giải không thể thực hiện được, Ủy ban nhân dân phường ra thông báo hòa giải không thành; đồng thời hướng dẫn người tranh chấp trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:
a) Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
b) Đơn tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận gồm:
- Tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003.
- Tranh chấp quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước do Ủy ban nhân dân quận quản lý.
c) Đơn tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố gồm:
- Tranh chấp đất đai giữa tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với nhau hoặc giữa tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong trường hợp các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai năm 2003.
- Tranh chấp quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Trường hợp kết quả hòa giải thành khác với hiện trạng về ranh giới chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân phường chuyển biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau (hoặc gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với những trường hợp khác).
Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân quận quyết định việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Mục II. QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ ĐƠN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG NHÀ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC
Điều 35. Việc tiếp nhận, xử lý đơn tranh chấp đất đai
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận (Phòng Tiếp dân) là đầu mối tiếp nhận đơn tranh chấp đất đai, quyền sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước được gửi đến Ủy ban nhân dân quận; phân loại, xử lý, theo dõi kết quả giải quyết và tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận.
Điều 36. Trình tự, thủ tục xử lý đơn
1. Trường hợp tranh chấp chưa được hòa giải thì cán bộ tiếp dân hướng dẫn người tranh chấp nộp đơn tại Ủy ban nhân dân phường nơi có đất tranh chấp để được lập thủ tục hòa giải.
2. Đối với đơn do Bưu điện chuyển phát, chưa đủ điều kiện thụ lý thì trong thời hạn 10 ngày, cán bộ tiếp công dân mời người tranh chấp bổ túc hồ sơ và làm biên nhận, ghi sổ theo dõi và đề xuất lãnh đạo chuyển đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc Phòng Quản lý Đô thị) thụ lý. Việc luân chuyển đơn và thông báo về việc thụ lý phải thực hiện trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận bổ túc hồ sơ đầy đủ.
3. Nếu việc tranh chấp không thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận thì cán bộ tiếp dân thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận hướng dẫn người tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền hoặc có văn bản hướng dẫn người tranh chấp (nếu người tranh chấp yêu cầu). Thời hạn có văn bản hướng dẫn là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn.
4. Đối với đơn đủ điều kiện tiếp nhận thụ lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, đã có biên bản hoặc thông báo hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân phường, cán bộ tiếp công dân xem xét tiếp nhận đơn và làm biên nhận nhận đơn cùng tài liệu kèm theo, ghi sổ theo dõi và đề xuất lãnh đạo chuyển đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc Phòng Quản lý đô thị) để thụ lý. Việc luân chuyển đơn đến Bộ phận thụ lý và thông báo việc thụ lý phải thực hiện trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn.
5. Hồ sơ chuyển đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc Phòng Quản lý đô thị) kiểm tra, xem xét thụ lý giải quyết bao gồm:
a) Phiếu chuyển có ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận về việc giao Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc Phòng Quản lý đô thị) kiểm tra, xem xét thụ lý;
b) Đơn tranh chấp kèm các tài liệu khác có liên quan đến vụ việc có căn cứ làm cơ sở giải quyết vụ việc do người tranh chấp cung cấp;
c) Biên bản hoặc thông báo hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân phường nơi có đất tranh chấp;
d) Giấy ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận cho Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc Phòng Quản lý đô thị) chủ trì việc đối thoại trực tiếp (nếu có).
Mục III. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI, TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG NHÀ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT LẦN ĐẦU CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN
Điều 37. Xác minh, lập báo cáo đề xuất giải quyết tranh chấp
1. Cán bộ thụ lý hồ sơ tranh chấp thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc Phòng Quản lý đô thị) có trách nhiệm nghiên cứu lập kế hoạch tiến hành xác minh, tổ chức đối thoại trực tiếp, báo cáo nội dung sự việc và kiến nghị biện pháp giải quyết.
2. Hồ sơ giải quyết tranh chấp gồm có:
- Đơn tranh chấp;
- Báo cáo đề xuất giải quyết tranh chấp của Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc Phòng Quản lý đô thị) tham mưu, do cán bộ thụ lý lập và trình ký. Nội dung báo cáo đề xuất phải nêu rõ: nguồn gốc nhà, đất; hiện trạng sử dụng; nguyên nhân phát sinh tranh chấp; căn cứ pháp luật để giải quyết việc tranh chấp (viện dẫn nguyên văn điều luật), nhận xét và đề xuất của cơ quan tham mưu; dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp với những nội dung gồm: căn cứ pháp lý, diễn biến vụ việc tranh chấp, kết quả xác minh, nhận định của đơn vị tham mưu;
- Các văn bản có liên quan của cơ quan hành chính nhà nước, các cơ quan khác trong quá trình giải quyết tranh chấp (nếu có);
- Biên bản làm việc, biên bản đối thoại trực tiếp với người tranh chấp, người bị tranh chấp, người có quyền, lợi ích liên quan;
- Biên bản xác minh hiện trạng đất;
- Bản trích lục bản đồ giải thửa phần đất đang tranh chấp (phải có đầy đủ thông tin về số thửa, tờ bản đồ, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí của khu đất) hoặc bản vẽ có đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền có ghi chú thể hiện rõ ranh giới, vị trí tờ - thửa bản đồ theo tài liệu cũ - tài liệu 299/TTg - tài liệu ĐCCQ và diện tích, hiện trạng sử dụng đối với phần đất đang tranh chấp; bản vẽ hiện trạng nhà.
- Các tài liệu khác có liên quan đến vụ việc có căn cứ làm cơ sở giải quyết vụ việc.
3. Hồ sơ giải quyết tranh chấp phải được sắp xếp theo thứ tự thời gian, ghi số bút lục và lập bản kê chi tiết các tài liệu có trong hồ sơ. Các tài liệu cùng loại được sắp xếp theo nhóm và theo thứ tự thời gian.
4. Việc xác minh, lập báo cáo đề xuất, kèm dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp chuyển đến Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận được thực hiện trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý. Trường hợp cần phải tiến hành đo, vẽ, trưng cầu giám định thì thời gian thực hiện các công việc này không được quá 20 ngày làm việc.
5. Trong thời hạn 25 ngày thụ lý, giải quyết hồ sơ, nếu phát sinh các vấn đề như tình tiết phức tạp cần thêm thời gian xác minh, chờ phúc đáp xác minh của các cơ quan liên quan hoặc công dân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, giấy tờ hợp lệ chứng minh trễ hạn so với thời gian yêu cầu hoặc thời gian đo vẽ kéo dài… cán bộ thụ lý phải lập biên bản ghi nhận lý do việc trễ hạn và có báo cáo bằng văn bản trình lãnh đạo phòng, ban đề xuất gia hạn thêm thời gian giải quyết. Trường hợp trong thời gian xác minh thu thập hồ sơ, phòng, ban đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân phường nơi có nhà, đất tranh chấp xác minh một số nội dung liên quan đến nhà, đất tranh chấp nhưng Ủy ban nhân dân phường chưa có phúc đáp dù quá hạn hoặc phòng, ban đã có văn bản lần 2 yêu cầu khẩn trương xác minh tuy nhiên Ủy ban nhân dân phường vẫn chưa có phúc đáp... làm ảnh hưởng đến thời hạn giải quyết tranh chấp thì những trường hợp này, Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Quản lý đô thị sẽ có văn bản báo cáo Thường trực Ủy ban nhân dân quận về việc chậm trễ của Ủy ban nhân dân phường để Thường trực Ủy ban nhân dân quận có ý kiến chỉ đạo và Ủy ban nhân dân phường sẽ chịu trách nhiệm về việc chậm trễ này.
Điều 38. Trình tự, thủ tục và thời hạn ban hành quyết định giải quyết tranh chấp
1. Trường hợp tình tiết nêu trong báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định đã rõ ràng, có đầy đủ chứng cứ pháp lý kèm theo, áp dụng giải quyết đúng pháp luật, thì Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận trình Thường trực Ủy ban nhân dân quận ký ban hành quyết định giải quyết tranh chấp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kèm theo dự thảo quyết định.
2. Trường hợp vụ việc phức tạp, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận báo cáo xin ý kiến Thường trực Ủy ban nhân dân quận tổ chức cuộc họp các phòng, ban chuyên môn để tư vấn giải quyết. Nếu được sự đồng ý của Thường trực Ủy ban nhân dân quận thì Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận phải bố trí cuộc họp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến chỉ đạo của Thường trực Ủy ban nhân dân quận và chịu trách nhiệm lập biên bản cuộc họp, thông báo kết luận cuộc họp đến các cơ quan liên quan trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có cuộc họp.
3. Đối với vụ việc cần phải xác minh bổ sung thì thời hạn xác minh do Thường trực Ủy ban nhân dân quận quyết định nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày yêu cầu xác minh bổ sung.
Chương 5:
CÔNG TÁC BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỊNH KỲ VỀ CÔNG TÁC TIẾP DÂN, XỬ LÝ ĐƠN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP
Điều 39. Việc kết sổ theo dõi công tác tiếp dân, xử lý đơn, giải quyết đơn và hồi âm đơn
1. Lãnh đạo các đơn vị kết các sổ theo dõi công tác tiếp dân, xử lý đơn, giải quyết đơn và hồi âm đơn theo quý I, 06 tháng đầu năm, 09 tháng đầu năm và cả năm.
2. Thể thức kết sổ:
Cán bộ quản lý sổ của đơn vị thực hiện kết sổ quý I, 06 tháng đầu năm, 09 tháng đầu năm và năm. Tại phần kết sổ có ghi ngày tháng năm kết sổ, số liệu của kỳ, chữ ký - họ tên - chức vụ của cán bộ kết sổ, chữ ký - họ tên - chức vụ của lãnh đạo đơn vị, dấu đóng của đơn vị (nếu có).
3. Ngày kết sổ:
BÁO CÁO
NGÀY KẾT SỔ
KỲ BÁO CÁO (BC)
Quý I
20/02 của năm báo cáo
Số liệu báo cáo được tính từ ngày 01/11 năm trước đến ngày 20/02 của năm báo cáo
06 tháng
20/5 của năm báo cáo
Số liệu báo cáo được tính từ ngày 01/11 năm trước đến ngày 20/5 của năm báo cáo
09 tháng
20/8 của năm báo cáo
Số liệu báo cáo được tính từ ngày 01/11của năm trước đến ngày 20/8 của năm báo cáo
Năm
31/10 của năm báo cáo
Số liệu báo cáo được tính từ ngày 01/11 năm trước đến ngày 31/10 của năm báo cáo
Điều 40. Chế độ báo cáo định kỳ
1. Trên cơ sở số liệu kết sổ theo dõi công tác tiếp dân, xử lý đơn, giải quyết đơn và hồi âm đơn, các đơn vị lập báo cáo định kỳ quý I, 06 tháng đầu năm, 09 tháng đầu năm và năm gửi về Thanh tra quận và Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận (báo cáo định kỳ theo mẫu đính kèm bản Quy định này).
2. Các đơn vị khi lập báo cáo cần lưu ý:
- Số liệu của các báo cáo định kỳ trong năm phải thống nhất, phù hợp với nhau (ví dụ: số liệu tiếp dân của lãnh đạo của báo cáo 06 tháng đầu năm phải lớn hơn số liệu tiếp dân của lãnh đạo của báo cáo quý I, số liệu tồn đầu kỳ của báo cáo quý I phải thống nhất trùng khớp với số liệu tồn đầu kỳ của báo cáo 06 tháng đầu năm).
- Số liệu của các phần nội dung trong báo cáo phải thống nhất phù hợp với nhau (ví dụ: tổng số lượt tiếp dân trong kỳ phải bằng tổng số lượt tiếp dân của cán bộ trong kỳ cộng với số lượt tiếp dân của lãnh đạo trong kỳ).
- Điền đầy đủ và chính xác nội dung các phần mục nội dung và mục số liệu trong báo cáo.
3. Thời hạn gửi báo cáo cho Thanh tra quận và Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận (tính theo ngày Thanh tra và Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận nhận báo cáo):
BÁO CÁO
NGÀY NHẬN BÁO CÁO (trước ngày)
quý I
25/02
06 tháng đầu năm
25/05
09 tháng
25/08
Năm
10/11
4. Tổng hợp báo cáo: Thanh tra quận phối hợp Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận tổng hợp xây dựng báo cáo trình Thường trực Ủy ban nhân dân quận.
Chương 6:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 41. Trách nhiệm thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
1. Cán bộ thụ lý chịu trách nhiệm về các tài liệu, chứng cứ đã xác minh, thu thập và các tình tiết nêu trong báo cáo kết luận.
2. Thủ trưởng cơ quan tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp chịu trách nhiệm về nội dung đề xuất giải quyết vụ việc.
Điều 42. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Việc khen thưởng và xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định tại Chương VII Luật Khiếu nại, tố cáo, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005.
Điều 43. Tổ chức thực hiện và quản lý Nhà nước về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp
1. Thủ trưởng các ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân 11 phường thuộc quận chịu trách nhiệm phổ biến và tổ chức triển khai Quy định này.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận phối hợp Thanh tra quận, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm thường xuyên rà soát bản Quy định này để kịp thời xem xét, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ các nội dung tại bản Quy định này sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Giao Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận chủ trì, phối hợp Chánh Thanh tra quận chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện bản Quy định này, trường hợp có phát sinh vướng mắc thì kịp thời tổng hợp báo cáo, đề xuất Thường trực Ủy ban nhân dân quận xem xét, quyết định./.
(TÊN CƠ QUAN)
-----
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: …/BC-…
……, ngày… tháng… năm …
BÁO CÁO
VỀ CÔNG TÁC TIẾP DÂN, XỬ LÝ ĐƠN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
... năm 200…
I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC TIẾP DÂN, XỬ LÝ ĐƠN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO:
1. Công tác tiếp dân:
Tổng số lượt công tác đã tiếp: ……… (1) lượt.
Trong đó:
- Cán bộ tiếp dân tiếp: …… (1a) lượt, lãnh đạo tiếp: …… (1b) lượt;
- Đơn lẻ: …… (1c) lượt, tập thể: …… (1d) lượt;
- Khiếu nại: …… (1e) lượt, tố cáo: …… (1g) lượt, nội dung khác: …… (1h) lượt.
Số đơn thư khiếu nại, tố cáo nhận vào xử lý giải quyết qua tiếp dân:…… (1i) đơn.
2. Công tác xử lý và giải quyết đơn khiếu nại:
2.1. Xử lý đơn khiếu nại:
Số vụ việc khiếu nại chưa giải quyết xong của kỳ trước chuyển sang kỳ này: …… (2a) vụ. Số vụ việc khiếu nại tiếp nhận trong kỳ: …… (2b) vụ. Tổng số vụ việc khiếu nại là: …… (2) vụ.
Trong đó:
- Số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị: ……(3) vụ, gồm: …… (3a) vụ liên quan tư pháp …… (3b) vụ liên quan hành chính (……(3c) vụ về nhà, …… (3d) vụ về đất, …… (3e) vụ về xây dựng, …… (3g) vụ về việc khác).
- Số vụ việc khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị: …… (4) vụ.
2.2. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của đơn vị:
2.2.1. Số vụ khiếu nại đã giải quyết: …… (5) vụ, gồm: …… (5a) vụ liên quan tư pháp, …… (5b) vụ liên quan hành chính (……(5c) vụ về nhà, …… (5d) vụ về đất, …… (5e) vụ về xây dựng, …… (5g) vụ về việc khác).
- Hình thức giải quyết: số vụ đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại: …… (5h) vụ; số vụ được giải quyết thông qua giải thích, từ đó người khiếu nại hiểu, đồng ý hướng giải quyết của đơn vị và rút đơn khiếu nại: …… (5i) vụ.
- Thời hạn giải quyết:
+ Số vụ giải quyết đúng thời hạn: …… (5k) vụ;
+ Số vụ giải quyết quá thời hạn quy định: …… (5l) vụ (gồm: ……vụ liên quan tư pháp …… vụ liên quan hành chính (……vụ về nhà, …… vụ về đất, …… vụ về xây dựng, …… (2) vụ về việc khác)).
- Nội dung giải quyết:
+ …… (5m) vụ khiếu nại đúng hoàn toàn, …… (5n) vụ khiếu nại có đúng và có sai, …… (5o) vụ khiếu nại sai hoàn toàn;
- Kết quả giải quyết: thu hồi cho ngân sách nhà nước …… triệu đồng, …… tài sản (ghi rõ tài sản gì), …… m2 đất, nhà (đánh giá về mặt kinh tế, mặt xã hội, mặt xử lý sai phạm).
- Việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại của đơn vị:
+ Số quyết định đã được thực hiện (kết thúc khiếu nại): …… (5p) quyết định;
+ Số quyết định còn bị khiếu nại tiếp lên cấp trên: …… (5q) quyết định, gồm: …… vụ liên quan tư pháp, …… vụ liên quan hành chính (……vụ về nhà, …… vụ về đất, ……vụ về xây dựng, …… vụ về việc khác).
2.2.2. Số vụ khiếu nại đang giải quyết: …… (6)vụ, gồm: …… (6a)vụ liên quan tư pháp …… (6b)vụ liên quan hành chính (……(6c)vụ về nhà, …… (6d)vụ về đất, …… (6e)vụ về xây dựng, …… (6g)vụ về việc khác).
Trong đó:
- Số vụ còn trong thời hạn: …… (6h)vụ;
- Số vụ đã quá thời hạn quy định: …… (6i)vụ, gồm: …… vụ liên quan tư pháp, …… vụ liên quan hành chính (……vụ về nhà, …… vụ về đất, ……vụ về xây dựng, ……vụ về việc khác).
2.3. Hồi âm đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, báo, đài, Ủy ban nhân dân quận chuyển đến:
Số vụ việc khiếu nại phải hồi âm: …… (7)vụ. Đã hồi âm: …… (7a)vụ; chưa hồi âm: …… (7b)vụ.
3. Công tác xử lý và giải quyết đơn tố cáo:
3.1. Xử lý đơn tố cáo:
Số vụ việc tố cáo chưa giải quyết xong của kỳ trước chuyển sang kỳ này: …… (8a)vụ. Số vụ việc tố cáo tiếp nhận trong kỳ: ……(8a) vụ. Tổng số vụ việc tố cáo là: ……(8) vụ.
Trong đó
- Số vụ việc tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị: …… (9)vụ.
Trong đó: …… (9a)vụ tố cáo cán bộ tham ô tài sản, …… (9b)vụ tố cáo cán bộ nhận hối lộ, …… (9c)vụ tố cáo cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để vụ lợi, …… (9d)vụ tố cáo cán bộ lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi, …… (9e)vụ tố cáo cán bộ đưa hối lộ, môi giới hối lộ vì vụ lợi, …… (9g) vụ tố cáo cán bộ không thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ,…… (9h) vụ tố cáo cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, …… (9i) vụ tố cáo hành vi vi phạm kinh tế, tài chính, …… (9k)vụ tố cáo nội dung khác.
- Số vụ việc tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị: …… (10)vụ.
3.2. Kết quả giải quyết đơn tố cáo thuộc thẩm quyền của đơn vị:
3.2.1. Số vụ tố cáo đã giải quyết: …… (11)vụ.
Trong đó: …… (11a)vụ tố cáo cán bộ tham ô tài sản, …… (11b)vụ tố cáo cán bộ nhận hối lộ, …… (11c)vụ tố cáo cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để vụ lợi, …… (11d)vụ tố cáo cán bộ lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi, …… (11e)vụ tố cáo cán bộ đưa hối lộ, môi giới hối lộ vì vụ lợi, …… (11g) vụ tố cáo cán bộ không thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ,…… (11h) vụ tố cáo cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, …… (11i) vụ tố cáo hành vi vi phạm kinh tế, tài chính, …… (11k)vụ tố cáo nội dung khác.
- Hình thức giải quyết: số vụ đã ban hành Kết luận giải quyết tố cáo: …… (11l)vụ; số vụ được giải quyết thông qua giải thích, từ đó người tố cáo hiểu, đồng ý hướng giải quyết của đơn vị và rút đơn tố cáo: …… (11m)vụ.
- Thời hạn giải quyết: Số vụ giải quyết đúng thời hạn: …… (11n)vụ; số vụ giải quyết quá thời hạn quy định: …… (11o)vụ.
- Nội dung giải quyết: …… (11p)vụ tố cáo đúng hoàn toàn, …… (11q)vụ tố cáo có đúng và có sai, …… (11r)vụ tố cáo sai hoàn toàn.
- Kết quả giải quyết: thu hồi cho ngân sách nhà nước …… triệu đồng, …… tài sản (ghi rõ tài sản gì), ……m2 đất, nhà; thu hồi trả lại cho công dân …… triệu đồng, ……tài sản (ghi rõ tài sản gì), …… m2 đất, nhà (đánh giá cụ thể về kết quả sau khi giải quyết đơn).
3.2.2. Số vụ tố cáo đang giải quyết: …… vụ, gồm: …… (12a)vụ tố cáo cán bộ tham ô tài sản, …… (12b)vụ tố cáo cán bộ nhận hối lộ, …… (12c)vụ tố cáo cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ để vụ lợi, …… (12d)vụ tố cáo cán bộ lạm quyền trong khi thi hành công vụ để vụ lợi, …… (12e)vụ tố cáo cán bộ đưa hối lộ, môi giới hối lộ vì vụ lợi, …… (12g) vụ tố cáo cán bộ không thực hiện đúng nhiệm vụ, công vụ,…… (12h) vụ tố cáo cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn bao che cho hành vi vi phạm pháp luật, …… (12i) vụ tố cáo hành vi vi phạm kinh tế, tài chính, …… (12k)vụ tố cáo nội dung khác.
Trong đó:
- Số vụ còn trong thời hạn: …… (12l)vụ;
- Số vụ đã quá thời hạn quy định: …… (12m)vụ.
3.3. Hồi âm đơn tố cáo do đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, báo, đài, Ủy ban nhân dân quận chuyển đến:
Số vụ việc tố cáo phải hồi âm: …… (13)vụ. Đã hồi âm: …… (13a)vụ; chưa hồi âm: …… (13b)vụ.
II. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ:
1. Những việc đã làm được:
- Về công tác tuyên truyền văn bản pháp luật có liên quan khiếu nại, tố cáo;
- Về công tác tiếp dân, xử lý đơn, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo (trong đó có đánh giá những nội dung khiếu nại chủ yếu, những nội dung - tính chất - đối tượng cán bộ bị tố cáo chủ yếu);
- Về công tác điều hành quản lý về khiếu nại, tố cáo;
- Về nội dung khác (nếu có).
2. Những việc còn khó khăn, tồn tại:
3. Phương hướng, giải pháp khắc phục, kiến nghị:
(trong đó có nêu những biện pháp nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế, những hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo)
Nơi nhận:
- Như trên
- …
- Lưu
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(ký tên và đóng dấu)
HƯỚNG DẪN
I. GIẢI THÍCH:
- “Khiếu nại về tư pháp”: được hiểu là khiếu nại liên quan công chứng, chứng thực, hộ tịch.
- Mục “Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo”:
Đối vối các phòng, ban trực thuộc quận: đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền bao gồm đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân quận giao cho phòng, ban thụ lý, xác minh, đề xuất.
- Mục “Kết quả giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của đơn vị”:
Đối vối phòng, ban trực thuộc quận: đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền đã giải quyết bao gồm đơn khiếu nại đã được Ủy ban nhân dân quận ban hành quyết định giải quyết khiếu nại hoặc người khiếu nại rút đơn khiếu nại. Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền đang giải quyết bao gồm đơn khiếu nại đang trong quá trình xác minh, kể cả đã có báo cáo kết quả xác minh của phòng, ban nhưng chưa có quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân quận.
- Thanh tra quận khi tổng hợp số liệu báo cáo của cấp quận phải phân tích, bổ sung thêm ở mục xử lý, giải quyết đơn khiếu nại các nội dung sau:
+ Trong số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền có bao nhiêu vụ việc khiếu nại lần một (khiếu nại quyết định hành chính của cáp quận, hành vi hành chính của cấp quận), bao nhiêu vụ việc khiếu nại lần hai (khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân phường).
+ Trong số vụ việc khiếu nại đã giải quyết có bao nhiêu vụ việc khiếu nại lần một, bao nhiêu vụ việc khiếu nại lần hai. Nội dung giải quyết khiếu nại lần hai có bao nhiêu vụ kết luận quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân phường là đúng hoàn toàn, bao nhiêu vụ kết luận quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân phường là đúng một phần, bao nhiêu vụ kết luận quyết định giải quyết khiếu nại của Ủy ban nhân dân phường là sai hoàn toàn.
II. CÁC YÊU CẦU VỀ SỐ LIỆU:
1. Khiếu nại:
(1) = (1a) + (1b) = (1c) + (1d) = (1e) + (1g) + (1h)
(1i) £ (1)
(2) = (2a) + (2b) = (3) + (4)
(3) = (3a) + (3b)
(3b) = (3c) + (3d) + (3e) + (3g)
(3) = (5) + (6)
(5) = (5a) + (5b) = (5h) + (5i) = (5k) + (5l) = (5m) + (5n) + (5o)
(5b) = (5c) + (5d) + (5e) + (5g)
(5) ³ (5p) + (5q)
(6) = (6a) + (6b) = (6h) + (6i)
(6b) = (6c) + (6d) + (6e) + (6g)
(7) = (7a) + (7b)
(7b) = (7c) + (7d) + (7e) + (7g)
2. Tố cáo:
(8) = (8a) + (8b) = (9) + (10)
(9) = (9a) + (9b) + (9c) + (9d) + (9e) + (9g) + (9h) + (9i) +(9k)
(9) = (11) + (12)
(11) = (11a) + (11b) + (11c) + (11d) + (11e) + (11g) + (11h) + (11i) +(11k)
= (11l) + (11m) = (11n) + (11o) = (11p) + (11q) + (11r)
(12) = (12a) + (12b) + (12c) + (12d) + (12e) + (12g) + (12h) + (12i) +(12k)
= (12l) + (12m)
(13) = (13a) + (13c)
III. RÚT GỌN BÁO CÁO:
Khi lập báo cáo, đơn vị có thể viết dưới dạng rút gọn đối với những số liệu không có trong kỳ, nhưng phải đảm bảo sự hợp lý, dễ hiểu, rõ ràng.
Sau đây là những ví dụ về hình thức báo cáo rút gọn đối với những số liệu không phát sinh trong kỳ báo cáo:
1. Tiếp dân:
- Trường hợp không có công dân đến khiếu nại, tố cáo cũng như phản ánh kiến nghị trực tiếp tại đơn vị thì trình bày rút gọn như sau:
Tổng số lượt công dân đã tiếp: 00 lượt
- Trường hợp chỉ có công dân đến khiếu nại đơn lẻ trực tiếp tại đơn vị, ví dụ là 04 lượt, do cán bộ tiếp dân thường trực tiếp (lãnh đạo không tiếp), không có tố cáo hay phản ánh kiến nghị thì trình bày rút gọn như sau:
Tổng số lượt công dân đã tiếp: 04 lượt khiếu nại đơn lẻ (cán bộ tiếp dân tiếp).
2. Khiếu nại:
2.1. Xử lý đơn khiếu nại:
- Trường hợp chỉ có đơn tiếp nhận trong kỳ, ví dụ là 02 đơn khiếu nại, không có đơn tồn kỳ trước chuyển sang, 02 đơn này thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị, liên quan hành chính (01 vụ về nhà, 01 vụ về đất) thì trình bày rút gọn là:
Tổng số vụ việc khiếu nại là: 02 vụ (tiếp nhận trong kỳ), thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị, liên quan lĩnh vực hành chính (01 vụ về nhà, 01 vụ về đất).
- Trường hợp không có đơn khiếu nại (không có đơn tồn và không có đơn tiếp nhận trong kỳ) thì trình bày rút gọn là:
Không có đơn khiếu nại phát sinh trong kỳ.
2.2. Kết quả giải quyết đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền:
- Trường hợp không có đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền của đơn vị thì trình bày rút gọn là:
Không có đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị.
- Trường hợp đơn vị có 02 đơn khiếu nại về hành chính (01 vụ về nhà, 01 vụ về đất) thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị.
Trong đó:
+ Đã giải quyết 01 vụ về nhà. Trong đó, hình thức giải quyết: ban hành quyết định giải quyết khiếu nại; nội dung giải quyết: khiếu nại của công dân đúng, đơn vị điều chỉnh lại hành vi hành chính, kiểm điểm rút kinh nghiệm cán bộ có hành vi hành chính; việc giải quyết đúng hạn quy định; quyết định giải quyết đã được thực hiện xong, kết thúc khiếu nại;
+ Còn đang giải quyết 01 vụ về đất, trong thời hạn quy định.
Trong trường hợp trên trình bày rút gọn là:
Tổng số vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị là 02 vụ, liên quan hành chính (01 vụ về nhà, 01 vụ về đất).
- Đơn vị giải quyết 01 vụ, liên quan hành chính (về nhà):
+ Hình thức giải quyết: ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
+ Thời hạn giải quyết: giải quyết đúng thời hạn.
+ Nội dung giải quyết: nội dung khiếu nại đúng hoàn toàn. Đơn vị đã điều chỉnh hành vi hành chính bị khiếu nại.
+ Kết quả giải quyết: đã kiểm điểm rút kinh nghiệm cán bộ phường thực hiện hành vi hành chính chưa đúng quy định pháp luật.
+ Việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu của đơn vị: đã được thực hiện (kết thúc khiếu nại).
- Đơn vị đang giải quyết 01 vụ còn lại, liên quan hành chính (về đất), còn trong thời hạn quy định.
2.3. Hồi âm đơn khiếu nại do đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp, báo, đài, Ủy ban nhân dân quận chuyển đến:
Trường hợp không có đơn khiếu nại phải hồi âm thì trình bày rút gọn là:
Không phát sinh đơn khiếu nại phải hồi âm.
3. Tố cáo:
Về tố cáo, cách trình bày rút gọn tương tự khiếu nại. | {
"issuing_agency": "Quận Tân Phú",
"promulgation_date": "15/02/2008",
"sign_number": "01/2008/QĐ-UBND",
"signer": "Huỳnh Văn Hạnh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-06-2022-QD-UBND-he-thong-hoa-van-ban-phap-luat-vao-Co-so-du-lieu-quoc-gia-Hue-504108.aspx | Quyết định 06/2022/QĐ-UBND hệ thống hóa văn bản pháp luật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia Huế | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 06/2022/QĐ-UBND
Thừa Thiên Huế, ngày 17 tháng 02 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG, KIỂM TRA, RÀ SOÁT, HỆ THỐNG HÓA VÀ CẬP NHẬT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀO CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 68/2019/QĐ-UBND NGÀY 01/11/2019 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 06/TTr-STP ngày 14 tháng 01 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế phối hợp trong công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và cập nhật văn bản quy phạm pháp luật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kèm theo Quyết định số 68/2019/QĐ-UBND ngày 01/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 như sau:
“Điều 6. Đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Đối với dự thảo nghị quyết quy định nội dung tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
a) Trước khi tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, cơ quan tham mưu phải lập đề nghị xây dựng nghị quyết và lấy ý kiến của tổ chức, cá nhân, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp.
b) Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết bao gồm:
- Tờ trình về đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ căn cứ ban hành nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của nghị quyết; thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết theo mẫu số 02 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Tài liệu khác (nếu có).
2. Đối với dự thảo nghị quyết quy định nội dung tại khoản 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết bao gồm:
- Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị quyết; mục đích, quan điểm xây dựng nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; mục tiêu, nội dung chính sách trong dự thảo nghị quyết và các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn; thời gian dự kiến đề nghị Hội đồng nhân dân xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết theo mẫu số 02 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP .
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết; trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách; các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do lựa chọn; xác định vấn đề giới và tác động giới của chính sách.
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách.
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp; bản chụp ý kiến góp ý.
- Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo nghị quyết.
- Báo cáo thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
- Quyết định thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết của cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 116 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Tài liệu khác (nếu có).
3. Trách nhiệm lấy ý kiến trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
a) Trong quá trình lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết và lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định và tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý.
b) Gửi hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đến cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan (nếu có), cơ quan, tổ chức khác có liên quan để lấy ý kiến.
c) Trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
d) Nghiên cứu ý kiến góp ý để hoàn thiện đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý phải được đăng tải cùng với các tài liệu khác trong hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của cơ quan lập đề nghị.
đ) Cổng thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử của cơ quan lập đề nghị có trách nhiệm thực hiện việc đăng tải đề nghị xây dựng nghị quyết trong thời hạn ít nhất là 30 (ba mươi) ngày.
4. Các cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý và cử đại diện tham dự Hội đồng tư vấn thẩm định theo đề nghị của Sở Tư pháp.
5. Sở Tư pháp có trách nhiệm: Tổ chức thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết quy định nội dung tại khoản 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trường hợp cần thiết, tổ chức họp tư vấn thẩm định hoặc thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định có sự tham gia của đại diện Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
6. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh cử đại diện tham dự Hội đồng tư vấn thẩm định theo đề nghị của Sở Tư pháp và chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết do các cơ quan, đơn vị trình. Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo trong quá trình lập đề nghị không tiếp thu ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp mà không có báo cáo giải trình hoặc trình hồ sơ không đúng quy trình, thủ tục thì Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trả hồ sơ và đề nghị cơ quan lập đề nghị xây dựng nghị quyết hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ theo đúng quy định”.
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 8 như sau:
“Điều 8. Xây dựng dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo
a) Tổ chức xây dựng dự thảo nghị quyết, quyết định theo quy định tại các Điều 119, 128 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; khoản 35, khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
b) Thực hiện đầy đủ việc tổ chức lấy ý kiến, nhất là các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của các chính sách của dự thảo văn bản; đồng thời gửi dự thảo văn bản trên Cổng thông tin điện tử tỉnh để thực hiện việc đăng tải dự thảo văn bản; tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý, gửi S ở Tư pháp thẩm định theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP .
c) Trường hợp phát sinh chính sách mới trong quá trình soạn thảo dự thảo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên quy định tại khoản 39 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì trước khi soạn thảo quyết định, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP .
d) Gửi hồ sơ thẩm định cho Sở Tư pháp theo quy định tại khoản 36, khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp hồ sơ gửi thẩm định không đầy đủ, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi bổ sung hồ sơ đến cơ quan thẩm định. Thời điểm thẩm định được tính kể từ ngày Sở Tư pháp nhận đủ hồ sơ.
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan cho Sở Tư pháp để phục vụ cho công tác thẩm định.
e) Giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản; đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo văn bản. Trường hợp không tiếp thu ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp thì cơ quan chủ trì soạn thảo giải trình rõ quan điểm, căn cứ pháp lý vào Tờ trình để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
a) Tổ chức thực hiện thẩm định khi nhận đủ hồ sơ theo quy định của khoản 36, khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
b) Tổ chức thẩm định dự thảo văn bản đúng thời hạn, bảo đảm chất lượng. Trường hợp hồ sơ gửi thẩm định không đầy đủ, Sở Tư pháp yêu cầu (bằng văn bản) gửi cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung hồ sơ gửi thẩm định.
c) Đối với dự thảo nghị quyết liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Giám đốc Sở Tư pháp thành lập Hội đồng t ư vấn thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
d) Gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan chủ trì soạn thảo.
3. Trách nhiệm của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Tiếp nhận, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quy trình xây dựng văn bản, hồ sơ trình ban hành văn bản do cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản gửi đến. Trường hợp hồ sơ dự thảo không đầy đủ hoặc chưa có ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan.
a) Các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến góp ý có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị góp ý.
b) Cổng thông tin điện tử tỉnh chịu trách nhiệm đăng tải dự thảo văn bản trên Cổng thông tin điện tử tỉnh trong thời hạn ít nhất 30 (ba mươi) ngày.
c) Cơ quan được mời tham gia Hội đồng tư vấn thẩm định, có trách nhiệm cử đại diện tham gia vào Hội đồng tư vấn thẩm định và các cuộc họp thẩm định khác do Sở Tư pháp tổ chức”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:
“Điều 9. Lập danh mục văn bản quy định chi tiết
1. Các cơ quan, ban, ngành cấp tỉnh thường xuyên rà soát luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước giao nhiệm vụ Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết thuộc ngành, lĩnh vực của cơ quan mình chưa được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, tiến hành lập danh mục văn bản quy định chi tiết gửi về Sở Tư pháp.
2. Danh mục văn bản quy định chi tiết nêu rõ tên văn bản được quy định chi tiết, điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết; dự kiến tên văn bản quy định chi tiết, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp, thời hạn trình ban hành. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP .
3. Cơ quan chủ trì soạn thảo, Sở Tư pháp chịu trách nhiệm xây dựng, theo dõi, đôn đốc, gửi báo cáo việc xây dựng văn bản quy định chi tiết theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP và khoản 3 Điều 29 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP”.
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:
“Điều 10. Đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Cơ quan đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tiến hành đánh giá tác động. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách được xây dựng theo quy định tại Điều 5; khoản 1, khoản 4 Điều 6; Điều 7; điểm a khoản 1 Điều 8; Điều 9 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ; điểm a, điểm b khoản 3 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP và áp dụng mẫu số 01 Phụ lục V kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP .
2. Sở Tư pháp chỉ tiến hành thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thẩm định, trong đó có báo cáo đánh giá tác động của văn bản trong trường hợp yêu cầu phải đánh giá tác động theo quy định”.
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:
“Điều 12. Phân công soạn thảo văn bản
1. Khi nhận được văn bản phân công xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm phân công ngay việc soạn thảo văn bản (có thể chủ động soạn thảo trước khi có văn bản phân công, nhưng chưa thực hiện thủ tục theo quy trình xây dựng văn bản) và thực hiện đúng quy trình, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản. Việc phân công phải đảm bảo lựa chọn người đủ năng lực, am hiểu chuyên sâu lĩnh vực văn bản điều chỉnh, đồng thời phải có sự phối hợp của công chức pháp chế ngay trong giai đoạn soạn thảo văn bản, công chức pháp chế phải có văn bản góp ý đ ối với dự thảo văn bản.
2. Người được phân công trực tiếp soạn thảo phải nghiên cứu lĩnh vực văn bản điều chỉnh và quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, không sao chép lại nội dung của văn bản cấp trên, phải đảm bảo đúng nguyên tắc quy định tại Điều 5, khoản 1 Điều 11 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đối với dự thảo văn bản do văn bản cấp trên giao quy định chi tiết, phải bám sát vào nội dung giao để soạn thảo quy định chi tiết.
Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách, dự thảo tờ trình được soạn thảo trên cơ sở các biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP”.
6. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:
“Điều 13. Văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính
Đối với những văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc trường hợp cần thiết phải quy định thủ tục hành chính trong nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 27 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 55/2018/QĐ-UBND ngày 22/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp trong việc thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 22 như sau:
“Điều 22. Phối hợp rà soát văn bản quy phạm pháp luật
1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phân công người rà soát văn bản ngay sau khi có căn cứ rà soát văn bản.
Người rà soát thực hiện việc rà soát và lập hồ sơ rà soát theo quy định tại khoản 1, 2, 3, 5, 6 Điều 149; Điều 150, Điều 151 và Điều 152 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP và khoản 32 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP trình Thủ trưởng cơ quan xem xét.
2. Trước khi trình Ủy ban nhân dân kết quả rà soát văn bản, các cơ quan, đơn vị thực hiện rà soát văn bản tại khoản 1 Điều này gửi hồ sơ rà soát văn bản lấy ý kiến của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp theo quy định tại Điều 153 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP .
Tối đa trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ rà soát của các cơ quan, đơn vị, cơ quan Tư pháp có trách nhiệm nghiên cứu, có ý kiến bằng văn bản đối với hồ sơ rà soát văn bản, trong đó nêu rõ nội dung nhất trí, nội dung không nhất trí và lý do hoặc ý kiến khác.
3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện việc giải trình, tiếp thu ý kiến của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp về kết quả rà soát văn bản để hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cùng cấp xử lý”.
Điều 2. Điều khoản thi hành
Quyết định này có hiệu lực từ ngày 27 tháng 02 năm 2022.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tư pháp;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBND tỉnh: CT, các PCT;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- VP ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Báo Thừa Thiên Huế;
- Cổng Thông tin Điện tử tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- VP UBND tỉnh: các PCVP, các CV;
- Lưu: VT, TP.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình | {
"issuing_agency": "Tỉnh Thừa Thiên Huế",
"promulgation_date": "17/02/2022",
"sign_number": "06/2022/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Thanh Bình",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-178-2003-QD-UB-giao-ke-hoach-von-cho-chuong-trinh-di-doi-Xi-nghiep-gay-o-nhiem-nam-2003-tu-nguon-von-ngan-sach-tap-trung-34396.aspx | Quyết định 178/2003/QĐ-UB giao kế hoạch vốn cho chương trình di dời Xí nghiệp gây ô nhiễm năm 2003 từ nguồn vốn ngân sách tập trung | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 178/2003/QĐ-UB
TP.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 09 năm 2003
QUYẾT ĐỊNH
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ V/V GIAO KẾ HOẠCH VỐN CHO CHƯƠNG TRÌNH DI DỜI XÍ NGHIỆP GÂY Ô NHIỄM NĂM 2003 TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH TẬP TRUNG.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Nghị quyết số 34/2003/NQ-HĐ ngày 16/01/2003 của Hội đồng nhân dân thành phố về thu chi ngân sách ;
Theo đề nghị của Thường trực Ban chỉ đạo di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường thành phố tại công văn số 724/BCĐ ngày 18/8/2003 ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chánh-Vật giá tại công văn số 3253/TCVG-ĐTSC ngày 08/9/2003 về bố trí kế hoạch vốn năm 2003 cho chương trình di dời ô nhiễm của thành phố ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Giao cho Ban chỉ đạo di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường thành phố chỉ tiêu kế hoạch vốn để chi hỗ trợ theo chương trình di dời ô nhiễm năm 2003 nguồn vốn ngân sách tập trung, với tổng số tiền là : 200 tỷ (Hai trăm tỷ) đồng, trong đó :
- Chuyển cho Quỹ giảm thiểu ô nhiễm môi trường thành phố : 20 tỷ (Hai mươi tỷ) để chi hỗ trợ di dời khác và cho vay không lãi suất đối với các dự án đầu tư giảm thiểu ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh được quy hoạch tại chỗ (không phải di dời).
- Số còn lại 180 tỷ chi cho các chính sách hỗ trợ di dời ô nhiễm đã quy định trong quyết định số 81/2002/QĐ-UB ngày 08/7/2002 của Ủy ban nhân dân thành phố, cho các đơn vị thực hiện việc di dời theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 2. Ban chỉ đạo di dời (Sở Tài chánh-Vật giá) tiến hành chuyển cho Quỹ giảm thiểu ô nhiễm môi trường thành phố 20 tỷ đồng; phân bổ cho các quận huyện được phân cấp chi hỗ trợ di dời ô nhiễm theo quyết định số 08/2003/QĐ-UB ngày 10/01/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố và hoàn trả lại nguồn vốn ngân sách đã tạm cấp theo công văn số 2934/UB-CNN ngày 27/6/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Giám đốc các Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận huyện chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố trong việc thực hiện chỉ tiêu được giao.
Điều 3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Thường trực Ban chỉ đạo di dời ô nhiễm thành phố theo dõi và đề xuất việc ghi vốn kế hoạch hàng năm và bổ sung vốn (nếu có ) cho chương trình di dời ô nhiễm năm 2003.
Điều 4. Giao Sở Tài chánh-Vật giá phối hợp với Thường trực Ban chỉ đạo di dời ô nhiễm thành phố, Kho bạc Nhà nước thành phố, Ủy ban nhân dân các quận huyện và các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị thực hiện tốt kế hoạch di dời ô nhiễm theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 5. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thường trực Ban chỉ đạo di dời ô nhiễm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chánh-Vật giá, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Giám đốc các Sở, Tổng Công ty, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận :
- Như điều 5
- Thường trực Thành ủy
- Thường trực HĐND. TP
- TT/UBND thành phố
- Văn phòng Thành ủy
- Ban KTNS/HĐND. TP
- VPHĐ-UB : các PVP
- Tổ CNN, TM
- Lưu (CNN-T)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Quốc Bình | {
"issuing_agency": "Thành phố Hồ Chí Minh",
"promulgation_date": "15/09/2003",
"sign_number": "178/2003/QĐ-UB",
"signer": "Mai Quốc Bình",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-34-QD-UBND-2021-phe-duyet-Ke-hoach-su-dung-dat-huyen-Phuoc-Long-tinh-Bac-Lieu-467287.aspx | Quyết định 34/QĐ-UBND 2021 phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 34/QĐ-UBND
Bạc Liêu, ngày 27 tháng 01 năm 2021
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 HUYỆN PHƯỚC LONG, TỈNH BẠC LIÊU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Danh mục các dự án cần thu hồi đất và Danh mục các dự án có sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân huyện Phước Long tại Tờ trình số 242/TTr-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 và đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 33/TTr-STNMT ngày 20 tháng 01 năm 2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 huyện Phước Long với các chỉ tiêu chủ yếu (đính kèm các chỉ tiêu Kế hoạch sử dụng đất).
Điều 2. Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện Phước Long có trách nhiệm:
1. Công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai.
2. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng Kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
3. Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện Kế hoạch sử dụng đất.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phước Long, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phước Long và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Cao Xuân Thu Vân
PHỤ LỤC:
BẢNG CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 CỦA PHƯỚC LONG
(Kèm theo Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
1. Phân bổ diện tích các loại đất trong năm kế hoạch 2021:
Đơn vị tính: Ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích
Phân theo đơn vị hành chính
TT. Phước Long
Xã Vĩnh Phú Đông
Xã Vĩnh Phú Tây
Xã Phước Long
(1)
(2)
(3)
(4) = (5) +...+ (12)
(5)
(6)
(7)
(8)
Tổng DTTN (1 + 2 + 3)
41.783,77
4.929,74
4.868,14
5.171,50
7.640,20
1
Đất nông nghiệp
NNP
38.271,25
4.396,03
4.500,00
4.604,68
7.039,08
1.1
Đất trồng lúa
LUA
13.716,84
1.088,57
4.038,66
2.293,55
-
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
13.709,94
1.088,57
4.038,66
2.293,55
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
153,07
20,60
66,88
2,16
1,68
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
2.609,86
578,56
393,68
315,46
355,57
1.4
Đất rừng phòng hộ
RPH
1.5
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.6
Đất rừng sản xuất
RSX
1.7
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
21.770,40
2.695,44
0,78
1.988,87
6.681,83
1.8
Đất làm muối
LMU
1.9
Đất nông nghiệp khác
NKH
21,08
12,86
4,64
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
3.512,52
533,71
368,14
566,82
601,12
2.1
Đất quốc phòng
CQP
80,48
4,40
76,08
2.2
Đất an ninh
CAN
7,00
7,00
2.3
Đất khu công nghiệp
SKK
2.4
Đất khu chế xuất
SKT
2.5
Đất cụm công nghiệp
SKN
30,00
2.6
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
9,08
3,23
0,69
2,59
0,75
2.7
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
2,91
1,93
0,20
2.8
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
2.9
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
2.182,08
329,61
221,08
320,04
374,01
-
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
2,49
1,16
0,42
0,32
-
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
5,94
4,37
0,26
0,13
0,29
-
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DGD
28,37
6,11
3,80
4,24
3,85
-
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTT
3,26
1,82
0,69
-
Đất giao thông
DGT
886,53
165,73
45,36
132,37
181,51
-
Đất thủy lợi
DTL
1.249,23
145,95
171,21
181,85
187,83
-
Đất công trình năng lượng
DNL
1,17
1,09
0,03
-
Đất công trình bưu chính viễn thông
DBV
0,28
0,16
0,02
-
Đất chợ
DCH
4,81
3,22
0,44
0,51
2.10
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
0,84
0,58
2.11
Đất danh lam thắng cảnh
DDL
2.12
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
6,53
4,02
2.13
Đất ở tại nông thôn
ONT
641,20
82,12
216,57
88,63
2.14
Đất ở tại đô thị
ODT
99,02
99,02
2.15
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
8,19
5,74
0,40
0,24
0,61
2.16
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
0,11
0,01
0,09
0,01
2.17
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
DNG
2.18
Đất cơ sở tôn giáo
TON
13,93
0,47
2,84
4,08
4,12
2.19
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
18,15
9,27
0,16
0,51
2,30
2.20
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
2.21
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
3,34
0,15
0,54
0,62
0,32
2.22
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
0,95
0,95
2.23
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
5,19
0,16
0,12
0,03
0,07
2.24
Đất sông, kênh, rạch
SON
403,52
67,75
60,19
22,05
53,44
2.25
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
2.26
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
3
Đất chưa sử dụng
CSD
4
Đất đô thị*
KDT
4.929,74
4.929,74
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích
Phân theo đơn vị hành chính
Xã Hưng Phú
Xã Vĩnh Thanh
Xã Phong Thạnh Tây A
Xã Phong Thạnh Tây B
(1)
(2)
(3)
(4) = (5) +
...+ (12)
(9)
(10)
(11)
(12)
Tổng DTTN (1 + 2 + 3)
41.783,77
3.792,83
3.737,07
5.513,39
6.130,90
1
Đất nông nghiệp
NNP
38.271,25
3.512,40
3.449,44
5.099,86
5.669,76
1.1
Đất trồng lúa
LUA
13.716,84
3.151,95
3.144,11
-
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
13.709,94
3.151,95
3.137,21
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
153,07
21,32
40,09
0,34
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
2.609,86
333,60
257,23
219,30
156,46
1.4
Đất rừng phòng hộ
RPH
1.5
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.6
Đất rừng sản xuất
RSX
1.7
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
21.770,40
5,53
4,43
4.880,56
5.512,96
1.8
Đất làm muối
LMU
1.9
Đất nông nghiệp khác
NKH
21,08
3,58
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
3.512,52
280,43
287,63
413,53
461,14
2.1
Đất quốc phòng
CQP
80,48
2.2
Đất an ninh
CAN
7,00
2.3
Đất khu công nghiệp
SKK
2.4
Đất khu chế xuất
SKT
2.5
Đất cụm công nghiệp
SKN
30,00
30,00
2.6
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
9,08
0,22
0,29
0,17
1,14
2.7
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
2,91
0,21
0,34
0,23
2.8
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
2.9
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
2.182,08
179,58
176,27
293,62
287,87
-
Đất xây dựng cơ sở văn hóa
DVH
2,49
0,11
0,19
0,29
-
Đất xây dựng cơ sở y tế
DYT
5,94
0,55
0,09
0,21
0,04
-
Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo
DGD
28,37
2,84
3,64
2,05
1,84
-
Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao
DTT
3,26
0,59
0,16
-
Đất giao thông
DGT
886,53
29,56
59,66
142,56
129,78
-
Đất thủy lợi
DTL
1.249,23
146,52
111,76
148,27
155,84
-
Đất công trình năng lượng
DNL
1,17
0,05
-
Đất công trình bưu chính viễn thông
DBV
0,28
0,04
0,03
0,03
-
Đất chợ
DCH
4,81
0,30
0,34
2.10
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
0,84
0,26
2.11
Đất danh lam thắng cảnh
DDL
2.12
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
6,53
1,50
1,01
2.13
Đất ở tại nông thôn
ONT
641,20
64,02
76,02
51,76
62,08
2.14
Đất ở tại đô thị
ODT
99,02
2.15
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
8,19
0,30
0,27
0,42
0,21
2.16
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
0,11
2.17
Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
DNG
2.18
Đất cơ sở tôn giáo
TON
13,93
1,76
0,30
0,36
2.19
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
NTD
18,15
0,43
2,94
1,77
0,77
2.20
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
2.21
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
3,34
0,46
0,87
0,17
0,21
2.22
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
0,95
2.23
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
5,19
0,41
0,86
3,17
0,37
2.24
Đất sông, kênh, rạch
SON
403,52
32,78
28,27
62,15
76,89
2.25
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
2.26
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
3
Đất chưa sử dụng
CSD
4
Đất đô thị*
KDT
4.929,74
Ghi chú: * Không tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên
2. Kế hoạch thu hồi đất năm 2021:
Đơn vị tính: Ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích
Phân theo đơn vị hành chính
TT. Phước Long
Xã Vĩnh Phú Đông
Xã Vĩnh Phú Tây
Xã Phước Long
(1)
(2)
(3)
(4) = (5) +...+ (12)
(5)
(6)
(7)
(8)
1
Đất nông nghiệp
NNP
100,24
45,86
0,10
24,21
1.1
Đất trồng lúa
LUA
7,71
7,68
0,03
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
7,71
7,68
0,03
1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
16,25
13,13
0,07
2,98
1.4
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
76,28
25,05
21,23
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
2,31
1,30
1,01
2.1
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
0,18
0,18
2.2
Đất ở tại nông thôn
ONT
0,83
0,83
2.3
Đất ở tại đô thị
ODT
1,30
1,30
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích
Phân theo đơn vị hành chính
Xã Hưng Phú
Xã Vĩnh Thanh
Xã Phong Thạnh Tây A
Xã Phong Thạnh Tây B
(1)
(2)
(3)
(4) = (5) +...+ (12)
(9)
(10)
(11)
(12)
1
Đất nông nghiệp
NNP
100,24
0,07
30,00
1.1
Đất trồng lúa
LUA
7,71
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
7,71
1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
16,25
0,07
1.4
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
76,28
30,00
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
2,31
2.1
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
DHT
0,18
2.2
Đất ở tại nông thôn
ONT
0,83
2.3
Đất ở tại đô thị
ODT
1,30
3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2021:
Đơn vị tính: Ha
STT
Chỉ tiêu
Mã
Tổng diện tích
Phân theo đơn vị hành chính
TT. Phước Long
Xã Vĩnh Phú Đông
Xã Vĩnh Phú Tây
Xã Phước Long
(1)
(2)
(3)
(4) = (5) +...+ (12)
(5)
(6)
(7)
(8)
1
Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
NNP/PNN
117,50
47,77
1,60
2,09
26,60
1.1
Đất trồng lúa
LUA/PNN
12,76
8,93
1,53
1,00
-
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC/PNN
12,76
8,93
1,53
1,00
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK/PNN
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
23,03
13,79
0,07
0,68
4,37
1.4
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS/PNN
81,71
25,05
0,41
22,23
2
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
12,43
4,21
4,64
2.1
Đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất nông nghiệp khác
CLN/NKH
11,30
3,41
4,44
2.2
Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang đất nông nghiệp khác
NTS/NKH
0,33
0,20
2.3
Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang đất nông nghiệp khác
NTS/NKH
0,80
0,80
3
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở
PKO/OCT
0,92
0,92
STT
Chỉ tiêu
Mã
Tổng diện tích
Phân theo đơn vị hành chính
Xã Hưng Phú
Xã Vĩnh Thanh
Xã Phong Thạnh Tây A
Xã Phong Thạnh Tây B
(1)
(2)
(3)
(4) = (5) +...+ (12)
(9)
(10)
(11)
(12)
1
Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
NNP/PNN
117,50
1,57
4,04
1,60
32,23
1.1
Đất trồng lúa
LUA/PNN
12,76
1,00
0,30
-
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC/PNN
12,76
1,00
0,30
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK/PNN
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
23,03
0,57
3,40
0,10
0,05
1.4
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS/PNN
81,71
0,34
1,50
32,18
2
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
12,43
3,58
2.1
Đất trồng cây lâu năm chuyển sang đất nông nghiệp khác
CLN/NKH
11,30
3,45
2.2
Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang đất nông nghiệp khác
NTS/NKH
0,33
0,13
2.3
Đất nuôi trồng thủy sản chuyển sang đất nông nghiệp khác
NTS/NKH
0,80
3
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở
PKO/OCT
0,92 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bạc Liêu",
"promulgation_date": "27/01/2021",
"sign_number": "34/QĐ-UBND",
"signer": "Cao Xuân Thu Vân",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-396-QD-UBND-2024-thu-tuc-hanh-chinh-quan-ly-cong-san-So-Tai-chinh-Vinh-Long-605219.aspx | Quyết định 396/QĐ-UBND 2024 thủ tục hành chính quản lý công sản Sở Tài chính Vĩnh Long | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 396/QĐ-UBND
Vĩnh Long, ngày 05 tháng 03 năm 2024
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ CÔNG SẢN THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 337/QĐ-BTC ngày 27/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Quản lý công sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Tài chính tại Tờ trình số 57/TTr-STC ngày 05/03/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này danh mục 02 (Hai) thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Quản lý công sản phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Long (chi tiết tại Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tài chính phối hợp với Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ sau:
- Niêm yết, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Vĩnh Long.
- Căn cứ cách thức thực hiện của từng thủ tục hành chính được công bố tại Quyết định này bổ sung vào Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Một cửa cấp huyện; Danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích; Danh mục thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến.
- Xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Tổ chức thực hiện đúng nội dung thủ tục hành chính được công bố kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Tài chính; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- TT PVHCC; Phòng KT-NV;
- Lưu: VT, 06.PVHCC.
CHỦ TỊCH
Lữ Quang Ngời
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 396/QĐ-UBND ngày 05 tháng 03 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH
TT
Mã TTHC
Tên thủ tục hành chính
Thời hạn giải quyết
Địa điểm thực hiện
Phí, lệ phí
Căn cứ pháp lý
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
Lĩnh vực Quản lý công sản
1
Chuyển giao công trình điện là hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác do chủ đầu tư phải bàn giao lại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật
44 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
- Đối với trường hợp cấp tỉnh: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao quản lý công trình điện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Vĩnh Long, địa chỉ: https://dichvucong.vinhlong. gov.vn
- Đối với trường hợp cấp huyện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Bộ phận Một cửa cấp huyện hoặc nộp hồ sơ trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Vĩnh Long, địa chỉ: https://dichvucong.vinhlong. gov.vn
Không
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10/01/2024 của Chính phủ về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2
Xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước
67 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ
Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long (Quầy Tài chính), địa chỉ: Số 12C, đường Hoàng Thái Hiếu, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hoặc trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Vĩnh Long, địa chỉ: https://dichvucong.vinhlong.gov.vn
Không
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Chuyển giao công trình điện là hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác do chủ đầu tư phải bàn giao lại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật
1.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác (Bên giao) lập hồ sơ đề nghị, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính công ích đến đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao quản lý công trình điện, Bộ phận Một cửa cấp huyện (Bên nhận) hoặc trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Vĩnh Long, địa chỉ: https://dichvucong.vinhlong.gov.vn.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị chuyển giao công trình điện, cơ quan nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác có văn bản về việc chuyển giao công trình điện kèm theo các hồ sơ do Bên giao lập, gửi Bên nhận theo công bố của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do cơ quan nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác gửi, Bên nhận có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác và Bên giao thực hiện kiểm tra thực trạng công trình điện, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao theo quy định tại Điều 4 Nghị định 02/2024/NĐ-CP và lập Biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2024/NĐ-CP ; trên cơ sở đó:
- Trường hợp công trình điện đủ điều kiện chuyển giao thì thực hiện kiểm kê, xác định giá trị công trình điện chuyển giao; việc kiểm kê, xác định giá trị công trình điện chuyển giao được lập thành Biên bản theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2024/NĐ-CP ;
- Trường hợp công trình điện không đủ điều kiện chuyển giao thì Bên nhận có văn bản thông báo cho Bên giao và cơ quan nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác biết công trình điện không đủ điều kiện chuyển giao, trong đó xác định cụ thể điều kiện không đáp ứng. Sau khi Bên giao khắc phục các tồn tại để đáp ứng các điều kiện chuyển giao để thực hiện chuyển giao theo quy định thì tiếp tục thực hiện các bước để chuyển giao theo quy định tại Nghị định 02/2024/NĐ-CP .
Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê, xác định giá trị công trình điện, Thủ trưởng cơ quan nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác có trách nhiệm ban hành Quyết định chuyển giao công trình điện.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ: (khoản 1 Điều 12 Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10/01/2024 của Chính phủ)
- Văn bản của chủ đầu tư đề nghị chuyển giao công trình điện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
- Các hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành và bảo trì công trình theo quy định tại Phụ lục IX Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng: 01 bản sao;
- Văn bản phê duyệt quyết toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có): 01 bản sao;
- Hồ sơ đất đai liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất gắn với công trình và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); phương án chữa cháy, phương án phòng cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy: 01 bản sao.
Các bản sao phải đóng dấu treo xác nhận của Bên giao. Trường hợp các hồ sơ này không có hoặc bị mất, Bên giao có văn bản xác nhận về việc mất hồ sơ hoặc không có hồ sơ và chịu trách nhiệm về việc xác nhận của mình; văn bản xác nhận được thay thế cho các hồ sơ bị mất hoặc không có.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 44 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan nhận bàn giao hạ tầng kỹ thuật dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chuyển giao công trình điện.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không.
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh tại thời điểm xây dựng hoặc tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao (đối với đường dây và trạm biến áp có cấp điện áp từ 110kV trở lên và Nhà máy điện, thiết bị, lưới điện đấu nối nhà máy điện với hệ thống điện quốc gia và các công trình phụ trợ của Nhà máy điện);
b) Đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao;
c) Công trình điện đang vận hành (đang được sử dụng để phát điện, truyền tải điện, phân phối điện) bình thường tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao;
d) Công trình điện không trong tình trạng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc bảo đảm bất kỳ nghĩa vụ nợ nào khác.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10/01/2024 của Chính phủ về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2. Xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước
2.2. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện (Bên giao) lập hồ sơ đề nghị chuyển giao công trình điện, gửi đến Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Vĩnh Long ( Quầy Tài chính), địa chỉ: Số 12C, đường Hoàng Thái Hiếu, phường 1, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long hoặc trực tuyến trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh Vĩnh Long, địa chỉ: https://dichvucong.vinhlong.gov.vn.
Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Bên giao gửi, Bên nhận có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bên giao thực hiện kiểm tra thực trạng công trình điện, đánh giá về việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao theo quy định tại Điều 4 Nghị định 02/2024/NĐ-CP và lập Biên bản theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 02/2024/NĐ-CP ; trên cơ sở đó:
- Trường hợp công trình điện đủ điều kiện chuyển giao thì thực hiện kiểm kê, xác định giá trị công trình điện chuyển giao theo quy định tại khoản 4 Điều này; việc kiểm kê, xác định giá trị công trình điện được lập thành Biên bản theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Trường hợp công trình điện không đủ điều kiện chuyển giao thì Bên nhận có văn bản thông báo cho Bên giao biết công trình điện không đủ điều kiện chuyển giao, trong đó xác định cụ thể điều kiện không đáp ứng. Trường hợp Bên giao khắc phục các tồn tại để đáp ứng điều kiện chuyển giao thì được thực hiện các bước tiếp theo để chuyển giao theo quy định tại Nghị định này.
Bước 3: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê, xác định giá trị, Bên nhận có trách nhiệm lập hồ sơ để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (trong trường hợp công trình điện nằm trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc báo cáo Tập đoàn Điện lực Việt Nam xem xét, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (trong trường hợp công trình điện nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên).
Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị không phù hợp.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ: (khoản 2, khoản 5 Điều 14 Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10/01/2024 của Chính phủ)
- Hồ sơ đề nghị chuyển giao (do tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện lập), gồm:
+ Văn bản của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện đề nghị chuyển giao quyền sở hữu công trình điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo Mẫu số 01 Phụ lục đính kèm Nghị định số 02/2024/NĐ-CP: 01 bản chính;
+ Quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công liên quan đến công trình điện, biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình độc lập có liên quan đến công trình điện, Thông báo kết quả thẩm định dự án/công trình, Thông báo kết quả kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có): 01 bản sao;
+ Hồ sơ hoàn công, sơ đồ mặt bằng hành lang tuyến dây và mặt bằng trạm biến áp (nếu có): 01 bản sao;
+ Hồ sơ đất đai liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất để đầu tư công trình và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao;
+ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có); phương án chữa cháy, phương án phòng cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy: 01 bản sao.
Các bản sao là bản sao được chứng thực bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Trường hợp các hồ sơ này không có hoặc bị mất, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện có văn bản xác nhận về việc mất hồ sơ hoặc không có hồ sơ và chịu trách nhiệm về việc xác nhận của mình.
- Hồ sơ đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (do đơn vị điện lực lập), gồm:
+ Văn bản của Bên nhận đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam: 01 bản chính;
+ Danh mục công trình điện do Bên nhận lập (thông số kỹ thuật, tình trạng công trình điện, năm đưa vào sử dụng, giá trị công trình điện): 01 bản chính;
+ Biên bản kiểm kê, xác định giá trị công trình điện theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
+ Văn bản của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện đề nghị chuyển giao quyền sở hữu công trình điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam: 01 bản chính.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 67 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện; đơn vị điện lực.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh (đối với công trình điện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương);
b) Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công thương (đối với công trình điện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên)
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân và chuyển giao sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, tờ khai: Mẫu số 01 Phụ lục đính kèm Nghị định số 02/2024/NĐ-CP .
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
a) Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực, phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh tại thời điểm xây dựng hoặc tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao (đối với công trình điện quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định số 02/2024/NĐ-CP);
b) Đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao;
c) Công trình điện đang vận hành (đang được sử dụng để phát điện, truyền tải điện, phân phối điện) bình thường tại thời điểm kiểm tra thực trạng công trình điện để chuyển giao;
d) Công trình điện không trong tình trạng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc bảo đảm bất kỳ nghĩa vụ nợ nào khác;
đ) Phải có khả năng cấp điện hoặc phát triển cấp điện cho các tổ chức, hộ dân tại địa phương.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Mẫu số 01
……………..
………………………..
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …./………-………
V/v đề nghị chuyển giao công trình điện
…………, ngày …… tháng …… năm ……
Kính gửi: …………………………………1
Căn cứ Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2024 của Chính phủ quy định việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam; để đáp ứng việc quản lý vận hành công trình điện bảo đảm đúng chuyên môn, đề nghị ……………..1 phối hợp thực hiện chuyển giao công trình điện như sau:
1. Danh mục công trình điện đề nghị chuyển giao:
TT
Tên công trình/ hạng mục công trình điện
Thông số kỹ thuật
Đơn vị tính
Số lượng
Nguồn gốc
Tình trạng công trình điện
Năm đưa vào sử dụng vận hành
Giá trị theo sổ kế toán (đồng)
Giá trị quyết toán
Ghi chú
Nguyên giá
Giá trị còn lại
I
Công trình A
Trạm biến áp ...kV
Cái
Đường dây ...kV
km
Đường dây hạ áp
km
……
I
Công trình B
…..
2. Danh mục hồ sơ:2
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
3. ……………….3 xin cam kết công trình điện tại điểm 1 văn bản này không trong tình trạng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc bảo đảm bất kỳ nghĩa vụ nợ nào khác. …………3 đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định của pháp luật đối với phần diện tích đất gắn với công trình điện trước khi chuyển giao.
4. ............3 xin cam kết công trình điện tại điểm 1 văn bản này thuộc quyền sở hữu hợp pháp của ............3 và ............3 tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu các công trình điện này sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo hình thức không hoàn trả vốn(*).
Nơi nhận:
- Như trên;
- ……………4;
- Lưu: VT, ………
………..3
(Ký tên và đóng dấu)
_______________________
1 Tên đơn vị điện lực được giao tiếp nhận công trình điện theo công bố của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
2 Liệt kê các hồ sơ liên quan đến công trình điện theo quy định tại Nghị định này; trường hợp thiếu hoặc không có hồ sơ thì nêu rõ các hồ sơ còn thiếu hoặc không có và lý do.
3 Tên Ban Quản lý dự án, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác; tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách.
4 Cơ quan quản lý cấp trên (nếu có).
(*) Mục này chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách.
(**) Trường hợp công trình điện chưa được theo dõi trên sổ kế toán thì không phải điền cột “nguyên giá”, “giá trị còn lại” và ghi rõ “Tài sản chưa được hạch toán trên sổ kế toán” tại cột “Ghi chú”; đồng thời, bổ sung thông tin tại cột “giá trị quyết toán” (nếu có).
(***) Trong trường hợp cần bổ sung các thông tin về công trình điện thì có thể bổ sung các cột chỉ tiêu khác cho phù hợp. | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long",
"promulgation_date": "05/03/2024",
"sign_number": "396/QĐ-UBND",
"signer": "Lữ Quang Ngời",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bao-hiem/Quyet-dinh-1515-QD-BHXH-2016-sua-doi-Quyet-dinh-828-QD-BHXH-chi-tra-che-do-bao-hiem-xa-hoi-353903.aspx | Quyết định 1515/QĐ-BHXH 2016 sửa đổi Quyết định 828/QĐ-BHXH chi trả chế độ bảo hiểm xã hội | BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1515/QĐ-BHXH
Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 828/QĐ-BHXH NGÀY 27/5/2016 CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CHI TRẢ CÁC CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014;
Căn cứ Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện; Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp; Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc; Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc; Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số Điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP; Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện;
Căn cứ Nghị định số 01/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ Quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Thông tư số 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 14/01/2014 của liên Bộ: Tư pháp, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc cung cấp thông tin về tài Khoản, thu nhập của người phải thi hành án và thực hiện phong tỏa, khấu trừ để thi hành án dân sự;
Căn cứ Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Cơ chế quản lý tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Thông tư số 20/2016/TT-BTC ngày 03/02/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;
Căn cứ Công văn số 1708/BHXH-TCKT ngày 16/5/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc sửa đổi một số chứng từ kế toán, sổ kế toán BHXH;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam:
1. Điểm 3.2, Khoản 3, Điều 18 được sửa đổi như sau:
"3.2. BHXH huyện quyết toán số tiền Bưu điện huyện chi trả các chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt cho người hưởng và số tiền Bưu điện tỉnh chi trả các chế độ BHXH hàng tháng qua tài Khoản cá nhân cho người hưởng trên địa bàn huyện:
a) Căn cứ:
- Danh sách mẫu C72a-HD (hoặc C72c-HD), C72b-HD, C72e-HD chi trả cho người hưởng chế độ BHXH hàng tháng qua tài Khoản cá nhân (của từng BHXH huyện) có ký xác nhận của Bưu điện tỉnh, Danh sách người hưởng chưa nhận các chế độ BHXH hàng tháng (mẫu số 7-CBH nếu có);
- Danh sách mẫu số C72a-HD (hoặc C72c-HD), C72b-HD, C72e-HD, 20- CBH chi trả cho người hưởng chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt có ký nhận của người hưởng, mẫu số 7-CBH do Bưu điện huyện gửi;
- Bảng thanh toán lương hưu và trợ cấp BHXH (mẫu số C74-HD) do Bưu điện huyện gửi.
BHXH huyện đối chiếu, kiểm tra, xét duyệt số tiền cơ quan Bưu điện đã chi trả trong tháng (bao gồm cả tiền mặt và qua tài Khoản trên địa bàn huyện) tại mẫu số C74-HD: Lưu 01 bản; gửi Bưu điện huyện 01 bản; gửi BHXH tỉnh 01 bản ngay khi quyết toán xong để làm căn cứ thanh toán chi phí chi trả các chế độ BHXH cho Bưu điện tỉnh.
b) Căn cứ mẫu số 7-CBH do Bưu điện huyện gửi, lập mẫu số 7-CBH chuyển BHXH tỉnh. Đồng thời, theo dõi vào Sổ S01-CBH số tiền chưa trả làm cơ sở giải quyết truy lĩnh cho người hưởng; lập Thông báo tạm dừng in Danh sách chi trả chế độ BHXH hàng tháng (mẫu số 14-CBH) đối với trường hợp người hưởng tạm dừng in danh sách chi trả, chuyển Bưu điện huyện để chuyển cho người hưởng.
c) Căn cứ Thông báo chuyển kinh phí chi trả các chế độ BHXH (mẫu 1b-CBH) do BHXH tỉnh gửi, Danh sách chi trả, mẫu số C74-HD, hạch toán, ghi sổ kế toán theo quy định, lập báo cáo mẫu số 4-CBH.”
2. Điểm 2.6, Khoản 2, Điều 19 được sửa đổi như sau:
“2.6. Sau khi chuyển tiền vào tài Khoản cá nhân cho người hưởng, Giám đốc Bưu điện tỉnh ký xác nhận trên Danh sách chi trả mẫu số C72a-HD, C72b-HD, C72c-HD, C72e-HD (chi qua tài Khoản cá nhân) của từng huyện, chuyển Danh sách, mẫu 7-CBH (nếu có) cho Bưu điện huyện để quyết toán với BHXH huyện cùng với Danh sách chi bằng tiền mặt.”
3. Tiết a, b, c, Điểm 3.5, Khoản 3, Điều 19 được sửa đổi như sau:
“a) Hàng tháng, chậm nhất sau 3 ngày kể từ khi tổ chức chi trả xong các chế độ BHXH (sau ngày 10 hàng tháng), Bưu điện huyện quyết toán với BHXH huyện:
Căn cứ vào: Danh sách C72a-HD, C72b-HD, C72c-HD, C72e-HD chi trả qua tài Khoản cá nhân có ký xác nhận của Bưu điện tỉnh; Danh sách chi trả C72a-HD, C72b-HD, C72c-HD, C72e-HD, 20-CBH có ký nhận của người hưởng, Bưu điện huyện lập bảng thanh toán chi trả các chế độ BHXH (mẫu số C74-HD) để quyết toán số tiền đã chi trả, bao gồm cả số tiền chi qua tài Khoản cá nhân do Bưu điện tỉnh chuyển vào tài Khoản của người hưởng.
b) Căn cứ vào số người, số tiền chưa nhận trên danh sách chi trả C72a-HD, C72b-HD, C72c-HD, C72e-HD, mẫu số 7-CBH của Bưu điện tỉnh gửi (nếu có) Bưu điện huyện lập mẫu số 7-CBH chuyển BHXH huyện khi quyết toán kèm theo mẫu C74-HD.
c) Chuyển các mẫu số C72a-HD (hoặc C72C-HD), C72b-HD, C72e-HD, 20-CBH có ký nhận của người lĩnh tiền, các mẫu số C72a-HD (hoặc C72c-HD), C72b-HD C72e-HD có ký xác nhận của Bưu điện tỉnh, cùng mẫu số C74-HD, số tiền người hưởng chưa nhận cho BHXH huyện.”
4. Tiết b, Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 22 được sửa đổi như sau:
“b) Trường hợp người hưởng mới chế độ hưu trí hàng tháng từ tỉnh khác chuyển đến, bao gồm tiền trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và trợ cấp khu vực một lần để BHXH tỉnh nơi đến chi trả: Phòng CĐ BHXH chuyển bản chính Giấy giới thiệu trả lương hưu và trợ cấp (mẫu số 77-HD) cho Phòng KHTC hoặc BHXH huyện để chi trả trợ cấp một lần khi nghỉ hưu và trợ cấp khu vực một lần cho người hưởng.
Trường hợp thân nhân nhận trợ cấp tuất một lần, trợ cấp mai táng phí cư trú không cùng tỉnh với người đóng BHXH hoặc người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị chết: Phòng CĐ BHXH chuyển bản chính Giấy giới thiệu trả lương hưu và trợ cấp (mẫu số 77-HD) hoặc bản chính Quyết định (mẫu số 08D-HSB, 08E-HSB) cho Phòng KHTC để thực hiện chi trả cho người hưởng.”
5. Tiết d, Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 22 được sửa đổi như sau:
“d) Căn cứ các quyết định của Sở LĐTB&XH (đối với các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý thu theo phân cấp) về: Chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; khám bệnh nghề nghiệp; chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, do Phòng CĐ BHXH chuyển sang để chuyển tiền vào tài Khoản của đơn vị sử dụng lao động để đơn vị sử dụng lao động chi trả cho người lao động; hoặc chi trả cho người lao động (đối với hồ sơ do người lao động nộp) vào tài Khoản cá nhân hoặc chi bằng tiền mặt, trong vòng 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định.
Nhận kế hoạch, dự toán kinh phí Điều tra lại các vụ TNLĐ-BNN (tại các đơn vị sử dụng lao động do BHXH tỉnh quản lý thu theo phân cấp) theo yêu cầu của cơ quan BHXH từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để tạm ứng tối đa 80% kinh phí Điều tra. Sau khi Điều tra nhận hồ sơ quyết toán theo quy định đã được Phòng CĐ BHXH giải quyết để quyết toán và thanh toán đủ chi phí hỗ trợ Điều tra lại các vụ TNLĐ-BNN với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong vòng 04 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.”
6. Bổ sung Điểm 2.7, Khoản 2, Điều 22 như sau:
“2.7. Tổ thực hiện chính sách BHXH:
- Nhận các quyết định hỗ trợ kinh phí của Sở LĐTB&XH (đối với các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý thu theo phân cấp hoặc của người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp) về: Chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; khám bệnh nghề nghiệp; chữa bệnh nghề nghiệp; phục hồi chức năng lao động; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, để xem xét, đối chiếu về Điều kiện hỗ trợ, mức hỗ trợ chuyển Tổ Kế toán - chi trả và giám định BHYT để:
+ Chuyển tiền vào tài Khoản của đơn vị sử dụng lao động để đơn vị sử dụng lao động chi trả cho người lao động.
+ Chi trả cho người lao động (đối với hồ sơ do người lao động nộp) vào tài Khoản cá nhân hoặc chi bằng tiền mặt.
Thời gian thực hiện trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định.
- Nhận kế hoạch, dự toán kinh phí Điều tra lại các vụ TNLĐ-BNN (tại các đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện quản lý thu theo phân cấp) theo yêu cầu của cơ quan BHXH từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chuyển Tổ Kế toán - chi trả và giám định BHYT để tạm ứng tối đa 80% kinh phí Điều tra. Sau khi Điều tra nhận hồ sơ quyết toán, xem xét, đối chiếu về Điều kiện hỗ trợ, nội dung chi và mức hỗ trợ trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; chuyển hồ sơ cho Tổ Kế toán - chi trả và giám định BHYT quyết toán và thanh toán đủ chi phí hỗ trợ Điều tra lại các vụ TNLĐ-BNN cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, trong vòng 04 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ.”
7. Điều 23 được sửa đổi như sau:
“Điều 23. Chi trả chế độ BHXH một lần thông qua cơ quan Bưu điện (theo phân cấp quy định tại Điểm 3.2, Khoản 3 Điều 14).
1. Chuyển Danh sách.
1.1. Đối với Danh sách do BHXH tỉnh giải quyết:
a) Phòng CĐ BHXH, lập Danh sách hưởng trợ cấp BHXH một lần từ nguồn ngân sách nhà nước và từ nguồn quỹ (theo mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB): Lập theo từng huyện, từng hình thức chi trả (bằng tiền mặt và qua tài Khoản cá nhân); Danh sách chi qua tài Khoản cá nhân ghi rõ số hiệu tài Khoản, tên ngân hàng mở tài Khoản. Chuyển:
- 01 bản cho Phòng KHTC để cấp kinh phí.
- Chuyển bằng chữ ký số cho BHXH huyện để theo dõi, quyết toán với Bưu điện huyện.
- Chuyển bằng chữ ký số cho Bưu điện tỉnh, cùng với hồ sơ (theo quy định tại Quyết định 636/QĐ-BHXH để trả cho người hưởng), khi bàn giao hồ sơ phải có sổ giao nhận theo Quy định tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT.
b) Bưu điện tỉnh chuyển Danh sách bằng chữ ký số cho Bưu điện huyện ngay khi nhận được Danh sách từ cơ quan BHXH, cùng với hồ sơ của người hưởng để Bưu điện huyện trả cho người hưởng.
1.2. Đối với Danh sách do BHXH huyện giải quyết:
BHXH huyện (Tổ thực hiện chính sách BHXH), lập Danh sách giải quyết hưởng BHXH một lần (mẫu 19G-HSB) theo phân cấp tại Quyết định 636/QĐ-BHXH (lập cho từng hình thức chi trả: Bằng tiền mặt hoặc qua tài Khoản cá nhân). Ký bằng chữ ký số chuyển qua dữ liệu điện tử cho:
- Phòng CĐ BHXH theo quy định tại Quyết định số 636/QĐ-BHXH;
- Phòng KHTC để cấp kinh phí cho Bưu điện tỉnh;
- Bưu điện tỉnh để chuyển kinh phí cho Bưu điện huyện;
- Bưu điện huyện để thực hiện chi trả. Đồng thời, BHXH huyện chuyển hồ sơ (theo quy định tại Quyết định số 636/QĐ-BHXH để trả cho người hưởng) theo Danh sách đã giải quyết cho Bưu điện huyện để trả cho người hưởng. Khi bàn giao hồ sơ phải có sổ giao nhận theo Quy định tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính về BHXH, BHYT.
2. Chuyển kinh phí.
2.1. Phòng KHTC: Căn cứ các mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB, 19G-HSB, 22-CBH (tháng trước) để chuyển kinh phí cho Bưu điện tỉnh (hoặc có thể ứng làm 2 đợt/tháng theo đề nghị tạm ứng của Bưu điện tỉnh lập).
2.2. Bưu điện tỉnh: Căn cứ các mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB, 19G-HSB của từng huyện để cấp tiền cho Bưu điện huyện.
3. Tổ chức chi trả
3.1. Bưu điện huyện chuyển tiền vào tài Khoản cá nhân cho người hưởng.
- Căn cứ các mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB, 19G-HSB (chi qua tài Khoản cá nhân), thực hiện chuyển tiền vào tài Khoản cho người hưởng ngay trong ngày hoặc ngày làm việc tiếp theo kể từ khi nhận được Danh sách.
- Trả hồ sơ tận nơi cư trú cho người hưởng, yêu cầu người hưởng ký xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ.
- Thông báo cho cơ quan BHXH trường hợp không chi được do bị sai thông tin tài Khoản cá nhân. Tiếp nhận thông tin được Điều chỉnh từ cơ quan BHXH (Phòng CĐ BHXH hoặc Tổ thực hiện chính sách BHXH), chi trả vào tài Khoản cá nhân của người hưởng.
3.2. Bưu điện huyện chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho người hưởng.
- Căn cứ các mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB, 19G-HSB (chi bằng tiền mặt), thực hiện chi trả cho người hưởng tập trung tại trung tâm bưu điện huyện. Khi chi trả, lập mẫu số 20-CBH cho từng người hưởng, yêu cầu người hưởng: Xuất trình chứng minh nhân dân, hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh, hoặc Giấy ủy quyền theo quy định; ký nhận trên Danh sách (cột Hình thức nhận trợ cấp) và mẫu số 20-CBH.
- Đồng thời trả hồ sơ cho người hưởng khi người hưởng đến nhận chế độ, yêu cầu người hưởng ký xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ.
3.3. BHXH huyện quản lý, chi trả số tiền người hưởng chưa nhận của những năm trước
- Hàng năm, căn cứ Danh sách những người hưởng chưa nhận chế độ đến 31 tháng 12 (theo mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB, 19G-HSB) do Bưu điện huyện chuyển sang quản lý, theo dõi số người, số tiền người hưởng chưa nhận chế độ BHXH một lần (tại sổ S33-H).
- Khi người hưởng đề nghị nhận theo mẫu số 19-CBH thì BHXH huyện đối chiếu, kiểm tra trên sổ S33-H, viết phiếu chi để chi trả cho người hưởng hoặc chuyển tiền vào tài Khoản cá nhân cho người hưởng.
4. Quyết toán (Bưu điện huyện quyết toán với BHXH huyện).
4.1. Tại cấp huyện
a) Bưu điện huyện thực hiện:
- Ngày 05 hàng tháng, lập mẫu số 22-CBH quyết toán với BHXH huyện số tiền đã chi chế độ BHXH một lần của tháng trước (gồm cả chi qua tài Khoản cá nhân và chi bằng tiền mặt) kèm theo: Các mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB, 19G-HSB (chi bằng tiền mặt) có ký nhận của người hưởng cùng với mẫu số 20-CBH; các mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB, 19G-HSB (chi qua tài Khoản cá nhân) có xác nhận của Giám đốc Bưu điện huyện đã chuyển tiền vào tài Khoản của người hưởng; xác nhận của người hưởng đã nhận đầy đủ hồ sơ.
- Khi quyết toán xong với BHXH huyện, Bưu điện huyện gửi dữ liệu mẫu số 22-CBH cho Bưu điện tỉnh.
- Khi quyết toán, Bưu điện huyện sao kê danh sách những người hưởng chưa nhận chế độ đến hết tháng trước (theo mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB, 19G-HSB), chuyển BHXH huyện ký xác nhận bằng chữ ký số, chuyển lại cho Bưu điện huyện tiếp tục quản lý để chi trả cho người hưởng khi người hưởng đến nhận trợ cấp.
- Khi quyết toán số tiền đã chi chế độ BHXH một lần của tháng 12, Bưu điện huyện sao kê toàn bộ danh sách những người hưởng chưa nhận chế độ đến 31 tháng 12 (theo mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB, 19G-HSB), chuyển BHXH huyện (cùng với hồ sơ của người hưởng) để quản lý và chi trả. Đồng thời gửi thông báo cho người hưởng chưa nhận chế độ một lần của năm trước đến BHXH huyện làm thủ tục nhận chế độ.
b) BHXH huyện:
- Ngày 05 hàng tháng, BHXH huyện (Tổ Kế toán - chi trả và giám định BHYT) nhận mẫu số 22-CBH từ Bưu điện huyện, kèm theo: Các mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB, 19G-HSB (chi bằng tiền mặt) có ký nhận của người hưởng cùng với mẫu số 20-CBH; các mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB, 19G-HSB (chi qua tài Khoản cá nhân) có xác nhận của Giám đốc Bưu điện huyện đã chuyển tiền vào tài Khoản của người hưởng; xác nhận của người hưởng đã nhận đầy đủ hồ sơ, kiểm tra, xét duyệt vào mẫu số 22-CBH.
- Khi quyết toán xong với Bưu điện huyện, BHXH huyện gửi dữ liệu mẫu số 22-CBH cho BHXH tỉnh (Phòng KHTC).
- Căn cứ các mẫu số 21A-HSB, 21B-HSB, 19G-HSB, 20-CBH, 22-CBH, hạch toán, ghi sổ kế toán, lập mẫu biểu theo quy định.
4.2. Tại cấp tỉnh
a) Bưu điện tỉnh
Căn cứ dữ liệu mẫu số 22-CBH của Bưu điện huyện gửi để tổng hợp tình hình kinh phí đã được cấp, kinh phí đã chi, số kinh phí còn thừa hoặc thiếu, đối chiếu với mẫu số 22-CBH do BHXH tỉnh gửi để đề nghị ứng tiếp kinh phí tháng sau.
b) BHXH tỉnh (Phòng KHTC)
Căn cứ dữ liệu mẫu số 22-CBH của BHXH các huyện, tổng hợp mẫu số 22-CBH (cột số 2 theo từng BHXH huyện), chuyển mẫu số 22-CBH cho Bưu điện tỉnh đối chiếu, xác nhận tình hình kinh phí.”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Bãi bỏ Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 17 Quy định quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: LĐTB&XH, TC;
- Hội đồng quản lý BHXHVN;
- TGĐ, các phó TGĐ;
- Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam;
- Lưu: VT, TCKT (10b).
TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Thị Minh | {
"issuing_agency": "Bảo hiểm xã hội Việt Nam",
"promulgation_date": "17/10/2016",
"sign_number": "1515/QĐ-BHXH",
"signer": "Nguyễn Thị Minh",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Quyet-dinh-13-2007-QD-BLDTBXH-Quy-che-mau-trung-tam-day-nghe-19816.aspx | Quyết định 13/2007/QĐ-BLĐTBXH Quy chế mẫu trung tâm dạy nghề | BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 13/2007/QĐ-BLĐTBXH
Hà Nội ngày 14 tháng 05 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ MẪU CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế mẫu của trung tâm dạy nghề.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2007.
Bãi bỏ Quyết định số 776/2001/QĐ-BLĐTBXH ngày 09 tháng 8 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trung tâm dạy nghề, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc các trung tâm dạy nghề, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng CP;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Lưu VT, TCDN (20).
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Hằng
QUY CHẾ
MẪU CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 14 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề công lập và trung tâm dạy nghề tư thục (sau đây gọi chung là trung tâm dạy nghề).
Điều 2. Địa vị pháp lý của trung tâm dạy nghề
1. Trung tâm dạy nghề là cơ sở dạy nghề trình độ sơ cấp hoạt động theo quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trung tâm dạy nghề là đơn vị sự nghiệp, có quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Điều 3. Nguyên tắc đặt tên trung tâm dạy nghề
1. Tên bằng tiếng Việt của trung tâm dạy nghề gồm các cấu phần sau: “Trung tâm dạy nghề + lĩnh vực hoặc nhóm nghề đào tạo chính hoặc tên riêng của trung tâm”.
2. Tên trung tâm không được trùng với tên trung tâm đã thành lập trước đó trong quy hoạch phát triển mạng lưới các trung tâm dạy nghề.
3. Tên bằng tiếng Việt của trung tâm được ghi trong quyết định thành lập, con dấu, các văn bản, giấy tờ giao dịch của trung tâm và được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh của trung tâm.
Điều 4. Quản lý nhà nước đối với trung tâm dạy nghề
1. Trung tâm dạy nghề chịu sự quản lý nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trung tâm đặt trụ sở.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước đối với các trung tâm dạy nghề theo quy định của Quy chế này.
Điều 5. Xây dựng và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề
1. Căn cứ vào Quy chế mẫu này, các trung tâm dạy nghề tổ chức xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm phù hợp với điều kiện cụ thể của trung tâm và trình cơ quan, tổ chức ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm phê duyệt.
2. Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dạy nghề phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên trung tâm;
b) Nhiệm vụ, quyền hạn của trung tâm;
c) Các hoạt động dạy nghề;
d) Nhiệm vụ và quyền của giáo viên, cán bộ quản lý;
đ) Nhiệm vụ và quyền của người học nghề;
e) Cơ cấu tổ chức và nhân sự của trung tâm;
g) Quan hệ giữa trung tâm với doanh nghiệp, gia đình và xã hội;
h) Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị của trung tâm;
i) Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.
Chương 2:
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
Điều 6. Nhiệm vụ
1. Tổ chức đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở trình độ sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
2. Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo. Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật của nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề.
4. Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Tuyển dụng, quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của trung tâm đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.
6. Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề.
7. Thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề; tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.
9. Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.
10. Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, ứng dụng khoa học công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.
11. Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Quyền hạn
1. Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch mạng lưới các trung tâm dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
2. Được tổ chức đào tạo các chương trình dạy nghề thường xuyên theo quy định của pháp luật.
3. Được liên doanh, liên kết hoạt động dạy nghề với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng nghề theo quy định của pháp luật.
4. Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.
5. Quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; các đơn vị trực thuộc trung tâm theo cơ cấu tổ chức đã được phê duyệt trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.
6. Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trung tâm, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của trung tâm.
7. Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.
Chương 3:
CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA TRUNG TÂM DẠY NGHỀ
Điều 8. Cơ cấu tổ chức của trung tâm dạy nghề
Cơ cấu tổ chức của trung tâm dạy nghề bao gồm:
1. Giám đốc và các phó giám đốc.
2. Phòng đào tạo; các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ khác.
3. Các đơn vị sản xuất, dịch vụ, phục vụ dạy nghề (nếu có).
4. Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội.
Điều 9. Tiêu chuẩn, điều kiện và thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận giám đốc
1. Giám đốc trung tâm dạy nghề phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng;
b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên; đã được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý;
c) Đủ sức khoẻ theo yêu cầu.
2. Điều kiện bổ nhiệm
a) Đối với trung tâm dạy nghề công lập: Tuổi đời bổ nhiệm lần đầu đối với giám đốc trung tâm dạy nghề công lập không quá 55 tuổi đối với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ;
b) Đối với trung tâm dạy nghề tư thục: giám đốc không phải là công chức, viên chức nhà nước.
3. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề
Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm dạy nghề có quyền bổ nhiệm hoặc công nhận giám đốc trung tâm dạy nghề theo đề nghị của tổ chức, những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân là chủ sở hữu trung tâm.
Điều 10. Nhiệm vụ của giám đốc
Giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của trung tâm theo quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Giám đốc có những nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề, bổ túc nghề và bồi dưỡng nghề.
2. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trung tâm và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật.
3. Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy, học tập cho cán bộ, nhân viên, giáo viên và người học.
4. Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội trong trung tâm.
5. Thực hiện quy chế dân chủ trong trung tâm; thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên và người học trong trung tâm.
6. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Quyền hạn của giám đốc
1. Được quyết định các biện pháp để thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm dạy nghề quy định tại các điều 6 và 7 của Quy chế này.
2. Được quyết định thành lập các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ theo cơ cấu tổ chức của trung tâm đã được phê duyệt trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
3. Quyết định việc tuyển dụng hoặc giao kết hợp đồng lao động đối với giáo viên, cán bộ, nhân viên theo quy định của pháp luật.
4. Giao kết hợp đồng học nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề với người học theo quy định của pháp luật.
5. Ký hợp đồng liên kết với cơ sở dạy nghề khác; cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong hoạt động dạy nghề, bổ túc, bồi dưỡng nghề hoặc tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật.
6. Cấp chứng chỉ sơ cấp nghề cho người học đạt yêu cầu theo quy định.
7. Quyết định việc khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và người học trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý.
Điều 12. Phó giám đốc
1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm, công nhận phó giám đốc
Phó giám đốc trung tâm dạy nghề là người có phẩm chất, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng; có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên; có năng lực quản lý.
2. Thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận phó giám đốc
Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm dạy nghề, có quyền bổ nhiệm hoặc công nhận phó giám đốc trung tâm dạy nghề theo đề nghị của tổ chức, những người góp vốn thành lập trung tâm hoặc cá nhân sở hữu trung tâm.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó giám đốc
a) Giúp giám đốc trong việc quản lý và điều hành các hoạt động của trung tâm; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của giám đốc và giải quyết các công việc khác do giám đốc giao;
b) Khi giải quyết công việc được giám đốc giao, phó giám đốc thay mặt giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và giám đốc về kết quả công việc được giao.
Điều 13. Phòng đào tạo và các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ khác
Căn cứ vào quy mô, ngành nghề đào tạo, giám đốc trung tâm quyết định thành lập phòng đào tạo và các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ khác trực thuộc trung tâm theo cơ cấu tổ chức của trung tâm đã được phê duyệt trong Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
Điều 14. Các đơn vị sản xuất, dịch vụ, phục vụ dạy nghề
1. Trung tâm dạy nghề được thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất, dịch vụ. Việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, dịch vụ của trung tâm được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm dạy nghề được thành lập các đơn vị trực thuộc để phục vụ cho hoạt động dạy nghề. Việc tổ chức và quản lý hoạt động của các đơn vị này do giám đốc trung tâm quyết định theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Tổ chức Đảng, đoàn thể, tổ chức xã hội
1. Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam trong trung tâm dạy nghề hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật và các quy định của Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong trung tâm dạy nghề hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, điều lệ của tổ chức và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu dạy nghề.
Chương 4:
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ
Điều 16. Nghề đào tạo
Trung tâm dạy nghề đào tạo các nghề ở trình độ sơ cấp theo yêu cầu của thị trường lao động. Hàng năm căn cứ vào nhu cầu đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của thị trường lao động, trung tâm dạy nghề kịp thời điều chỉnh quy mô, nghề đào tạo của trung tâm.
Điều 17. Chương trình và giáo trình
1. Trung tâm dạy nghề tổ chức xây dựng, ban hành chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp và các chương trình dạy nghề thường xuyên của trung tâm mình.
2. Trung tâm dạy nghề phải thường xuyên đánh giá, cập nhật, bổ sung chương trình, giáo trình dạy nghề phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và dịch vụ.
3. Trung tâm dạy nghề tổ chức biên soạn và ban hành giáo trình dạy nghề hoặc sử dụng giáo trình dạy nghề của các cơ sở dạy nghề khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Tuyển sinh
1. Trung tâm dạy nghề xây dựng kế hoạch tuyển sinh hàng năm trên cơ sở nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ của ngành, địa phương và năng lực đào tạo của trung tâm.
2. Trung tâm dạy nghề tổ chức tuyển sinh học nghề theo Quy chế tuyển sinh học nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Điều 19. Kiểm tra và đánh giá
Trung tâm dạy nghề thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng của người học theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Điều 20. Cấp và quản lý chứng chỉ sơ cấp nghề
Trung tâm dạy nghề thực hiện cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chương 5:
GIÁO VIÊN, CÁN BỘ, NHÂN VIÊN
Điều 21. Tiêu chuẩn và trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề
1. Giáo viên dạy nghề phải có các tiêu chuẩn sau đây:
a) Phẩm chất, đạo đức tốt;
b) Đạt trình độ chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp;
d) Lý lịch bản thân rõ ràng.
2. Trình độ chuẩn của giáo viên dạy nghề
a) Giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên; giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao;
b) Giáo viên dạy nghề quy định tại điểm a khoản này, nếu không có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm kỹ thuật hoặc đại học sư phạm kỹ thuật thì phải có chứng chỉ sư phạm dạy nghề.
Điều 22. Nhiệm vụ của giáo viên
1. Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình quy định và kế hoạch được giao.
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật; chấp hành quy chế, nội quy của trung tâm; tham gia các hoạt động chung của trung tâm và với địa phương nơi trung tâm đặt trụ sở.
3. Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất đạo đức; giữ gìn uy tín, danh dự của nhà giáo.
4. Tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người học nghề.
5. Chịu sự giám sát của trung tâm về nội dung, chất lượng, phương pháp giảng dạy.
6. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 23. Quyền của giáo viên
1. Được bố trí giảng dạy phù hợp với chuyên ngành được đào tạo và kế hoạch được giao.
2. Được lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo.
3. Được sử dụng giáo trình, tài liệu, học liệu dạy nghề, cơ sở vật chất kỹ thuật của trung tâm để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy.
4. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật. Được đi thực tế sản xuất, tiếp cận công nghệ mới.
5. Được tôn trọng danh dự, nhân phẩm. Được tham gia bàn bạc, thảo luận, góp ý về các chủ trương, kế hoạch phát triển dạy nghề, xây dựng chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp dạy nghề, tổ chức quản lý của trung tâm và các vấn đề liên quan đến quyền lợi của giáo viên.
6. Được hợp đồng thỉnh giảng và thực nghiệm khoa học tại các cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục khác, nhưng phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Điều 22 của Quy chế này.
7. Được hưởng các chính sách quy định tại các điều 80, 81 và 82 của Luật Giáo dục.
8. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, nhân viên
Cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ trong các trung tâm dạy nghề có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ, chức trách được phân công; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật và trong hợp đồng lao động.
Điều 25. Việc tuyển dụng giáo viên và cán bộ, nhân viên
1. Giáo viên và cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ trong các trung tâm dạy nghề công lập được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật lao động.
2. Giáo viên và cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, phục vụ trong các trung tâm dạy nghề tư thục được tuyển dụng theo quy định của pháp luật lao động.
Chương 6:
NGƯỜI HỌC NGHỀ
Điều 26. Người học nghề
Người học có nhu cầu học nghề trình độ sơ cấp, bổ túc nghề, bồi dưỡng nghề và có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được giao kết hợp đồng học nghề với giám đốc trung tâm dạy nghề.
Điều 27. Nhiệm vụ của người học nghề
1. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch đào tạo của trung tâm.
2. Tôn trọng giáo viên, cán bộ và nhân viên; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập; thực hiện quy chế, nội quy của trung tâm, chấp hành pháp luật của Nhà nước.
3. Đóng học phí theo quy định.
4. Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường.
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của trung tâm, của cơ sở sản xuất nơi thực hành, thực tập.
6. Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động.
7. Thực hiện nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh; tham gia xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của trung tâm.
Điều 28. Quyền của người học nghề
1. Được học tập, rèn luyện theo mục tiêu dạy nghề hoặc hợp đồng học nghề đã giao kết với trung tâm.
2. Được bảo lưu kết quả học tập theo quy định của pháp luật.
3. Được trung tâm tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
4. Được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định.
5. Được tham gia hoạt động đoàn thể, tổ chức xã hội trong trung tâm.
6. Được sử dụng thiết bị, phương tiện của trung tâm, của cơ sở sản xuất phục vụ việc học tập, thực hành, thực tập nghề và các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Được bảo đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình học tập, thực hành, thực tập nghề theo quy định của pháp luật.
7. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của tập thể người học nghề kiến nghị với trung tâm về các giải pháp góp phần xây dựng trung tâm, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình.
8. Được hưởng các chính sách đối với người học nghề theo quy định của pháp luật.
Chương 7:
TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH
Điều 29. Quản lý và sử dụng tài sản
1. Trung tâm dạy nghề công lập quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật đối với đất đai, nhà cửa, công trình xây dựng, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, thiết bị, tài sản được Nhà nước giao và những tài sản do trung tâm đầu tư, mua sắm, xây dựng hoặc được biếu, tặng, tài trợ, viện trợ để đảm bảo các hoạt động dạy nghề của trung tâm.
2. Trung tâm dạy nghề tư thục quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật đối với đất đai và tài sản nhà nước giao hoặc cho thuê và các tài sản khác thuộc sở hữu của nhà đầu tư để đảm bảo các hoạt động dạy nghề của trung tâm.
3. Hàng năm, trung tâm dạy nghề phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của trung tâm và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 30. Nguồn tài chính
1. Nguồn tài chính của trung tâm dạy nghề công lập
a) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, bao gồm:
- Kinh phí hoạt động thường xuyên;
- Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khác được Nhà nước giao;
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, viên chức;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động dạy nghề theo dự án và kế hoạch hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Vốn đối ứng thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Kinh phí khác.
b) Các nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của trung tâm, bao gồm:
- Học phí do người học đóng;
- Thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động sự nghiệp khác;
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng.
c) Các nguồn viện trợ, tài trợ.
d) Các nguồn khác.
2. Nguồn thu của trung tâm dạy nghề tư thục
a) Thu học phí, lệ phí theo quy định của nhà nước;
b) Thu từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
c) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi ngân hàng, trái phiếu;
d) Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm:
- Kinh phí thực hiện nhiệm vụ dạy nghề do Nhà nước đặt hàng;
- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, viên chức;
- Các khoản tài trợ, hỗ trợ lãi suất;
- Kinh phí khác.
e) Nguồn khác: tài trợ, viện trợ, quà biếu, tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Điều 31. Nội dung chi
1. Chi thường xuyên, bao gồm:
a) Chi cho các hoạt động dạy nghề theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Chi cho hoạt động sản xuất, dịch vụ của trung tâm kể cả chi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật.
2. Chi không thường xuyên, bao gồm:
a) Chi thực hiện chương trình mục tiêu;
b) Chi thực hiện nhiệm vụ dạy nghề do Nhà nước đặt hàng;
c) Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ, viên chức;
d) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định;
đ) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
e) Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước;
g) Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;
h) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Quản lý tài chính
1. Trung tâm dạy nghề công lập thực hiện việc quản lý tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trung tâm dạy nghề tư thục thực hiện việc quản lý tài chính theo quy định tại Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Chương 8:
QUAN HỆ GIỮA TRUNG TÂM VỚI DOANH NGHIỆP, GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI
Điều 33. Quan hệ giữa trung tâm với doanh nghiệp
Trung tâm dạy nghề có trách nhiệm chủ động phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp trong hoạt động dạy nghề, bao gồm:
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp và thị trường lao động.
2. Mời đại diện của doanh nghiệp có liên quan tham gia vào việc xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề của trung tâm; tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực tập nghề và đánh giá kết quả học tập cho người học nghề.
3. Phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp, gắn học tập với thực tiễn sản xuất, dịch vụ.
4. Hợp tác với doanh nghiệp để dạy nghề, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho lao động của doanh nghiệp khi có nhu cầu.
5. Phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
Điều 34. Quan hệ giữa trung tâm với gia đình người học nghề
1. Trung tâm có trách nhiệm thông báo công khai kế hoạch, chỉ tiêu, tiêu chuẩn tuyển sinh học nghề và các chính sách, chế độ đối với người học nghề hàng năm.
2. Trung tâm chủ động phối hợp với gia đình người học nghề để làm tốt công tác giáo dục đối với người học nghề nhằm phát triển toàn diện nhân cách của người học.
Điều 35. Quan hệ giữa trung tâm với xã hội
1. Trung tâm thực hiện liên kết với các cơ sở sản xuất, các cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các cơ sở đào tạo khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, học sinh tham quan, thực tập, thực hành sản xuất, ứng dụng công nghệ để gắn việc giảng dạy, học tập với thực tế sản xuất.
2. Trung tâm thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ, ngành, địa phương có liên quan, với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc xác định nhu cầu dạy nghề, gắn dạy nghề với việc làm và thị trường lao động.
3. Trung tâm phối hợp với các cơ sở văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao tạo điều kiện để người học tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao.
4. Trung tâm phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.
Chương 9:
THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 36. Thanh tra, kiểm tra
1. Trung tâm dạy nghề tổ chức việc tự kiểm tra, thanh tra theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trung tâm dạy nghề chịu sự kiểm tra, thanh tra của thanh tra dạy nghề, của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cơ quan chủ quản (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Điều 37. Khen thưởng
Cá nhân và tập thể trung tâm dạy nghề thực hiện tốt Quy chế này, có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp dạy nghề, được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Xử lý vi phạm
1. Cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Trung tâm dạy nghề, các đơn vị, tổ chức của trung tâm có hành vi vi phạm các quy định của Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Thẩm quyền xử lý các cá nhân, tập thể vi phạm khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật. | {
"issuing_agency": "Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội",
"promulgation_date": "14/05/2007",
"sign_number": "13/2007/QĐ-BLĐTBXH",
"signer": "Nguyễn Thị Hằng",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Ke-hoach-73-KH-UBND-2018-pho-bien-giao-duc-phap-luat-cho-thanh-thieu-nien-Hoa-Binh-2018-2020-388755.aspx | Kế hoạch 73/KH-UBND 2018 phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên Hoa Bình 2018 2020 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 73/KH-UBND
Hòa Bình, ngày 29 tháng 05 năm 2018
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO THANH, THIẾU NIÊN”, GIAI ĐOẠN 2018-2020
Căn cứ Quyết định số 1042/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên giai đoạn II (2016 - 2020); Quyết định số 228/QĐ-BTP ngày 21/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010 - 2015” đến năm 2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh; xây dựng lối sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, phát huy vai trò của thanh, thiếu niên trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa;
- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm tự học tập, tìm hiểu pháp luật, nhằm nâng cao ý thức tôn trọng và năng lực áp dụng pháp luật, trách nhiệm tuyên truyền, PBGDPL cho thanh, thiếu niên;
- Nâng cao nhận thức, hành động, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ PBGDPL nhằm nâng cao năng lực, phát huy vai trò của người làm công tác PBGDPL cho thanh thiếu niên và cán bộ Đoàn tham gia PBGDPL.
2. Yêu cầu
- Quán triệt đầy đủ quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh, thiếu niên. Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong triển khai, thực hiện Kế hoạch, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và có hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, đơn vị, địa phương và làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền trong thực hiện công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên;
- Tiếp tục đổi mới nội dung, đa dạng các hình thức, biện pháp tuyên truyền PBGDPL; Nội dung tuyên truyền, phổ biến phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực và nhu cầu xã hội, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm chất lượng, thiết thực, hiệu quả; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, huy động gắn với khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội đảm cho công tác PBGDPL;
- Gắn tuyên truyền PBGDPL với xây dựng, thực hiện hiệu quả các cơ chế theo dõi, giám sát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ và việc triển khai các Chương trình, đề án khác.
II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Hoạt động quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Đề án
1.1. Ban hành các văn bản triển khai thực hiện Đề án
a) Xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn đến năm 2020.
- Cơ quan chủ trì tham mưu, thực hiện: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh có liên quan;
- Thời gian hoàn thành: Quý II/2018.
b) Xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Đề án.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp;
- Thời gian hoàn thành: Quý II/2018.
1.2. Tự kiểm tra, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện Đề án
1.2.1. Tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án
Sở Tư pháp hướng dẫn các đơn vị, địa phương tự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, báo cáo kết quả tự kiểm tra vào báo cáo công tác PBGDPL hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương.
1.2.2. Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án đến năm 2020
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Tỉnh đoàn TNCS Hồ Chí Minh và cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2020, lồng ghép vào chương trình kiểm tra công tác PBGDPL của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh.
1.2.3. Tổng kết thực hiện Đề án
Thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan cấp trên.
2. Triển khai thực hiện PBGDPL, tăng cường tiếp cận pháp luật cho thanh, thiếu niên
2.1. PBGDPL cho thanh, thiếu niên tự do, sinh sống, lao động tại địa bàn cư trú; thanh niên là công chức, viên chức, người lao động; cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang
a) Thông tin, phổ biến pháp luật; phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật, kết quả, mô hình PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông; (?)
- Cơ quan thực hiện: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, và cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức các cuộc thi, hội thi tìm hiểu pháp luật cho thanh, thiếu niên; cuộc thi về giải pháp tăng cường công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên bằng hình thức trực tuyến, sân khấu hóa hoặc hình thức thi khác phù hợp với đối tượng, địa bàn và điều kiện thực tế.
- Cơ quan chủ trì, hướng dẫn thực hiện: Sở Tư pháp;
- Cơ quan thực hiện: Tỉnh đoàn;
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu và điều kiện thực tế của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
c) Vận hành Tủ sách pháp luật điện tử trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, Tỉnh đoàn.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Tỉnh đoàn;
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Sau khi có kết quả thí điểm xây dựng, vận hành Tủ sách pháp luật điện tử do Bộ Tư pháp thực hiện.
d) Khuyến khích, huy động các tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật tham gia phổ biến, tư vấn, trợ giúp về pháp luật cho thanh, thiếu niên (ưu tiên thanh, thiếu niên đặc thù).
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Tỉnh đoàn, Đoàn Luật sư, Hội Luật gia tỉnh;
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
đ) Cung cấp các tài liệu về PBGDPL cho thanh, thiếu niên
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Tỉnh đoàn;
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2.2. PBGDPL cho thanh niên là báo cáo viên pháp luật, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo; thanh, thiếu niên là người học gắn với Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường”
a) Tổ chức hưởng ứng các cuộc thi tìm hiểu pháp luật cho học sinh, sinh viên.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Theo kế hoạch chung của cơ quan cấp trên.
b) Tổ chức các hoạt động PBGDPL cho thanh, thiếu niên theo Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường” ban hành kèm theo Quyết định số 3957/QĐ-BGDĐT ngày 28/9/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan thực hiện: Sở Giáo dục và Đào tạo;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2.3. PBGDPL cho thanh, thiếu niên đặc thù theo quy định của Luật PBGDPL gắn với triển khai các chương trình, Đề án về PBGDPL do Bộ, Ngành, Địa phương chủ trì, hướng dẫn thực hiện theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2020
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Công an tỉnh; Ban Dân tộc tỉnh;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức liên quan;
- Đối tượng thụ hưởng: Thanh, thiếu niên là người khuyết tật, người lao động trong doanh nghiệp, nạn nhân mua bán người, nạn nhân bạo lực gia đình, người đang chấp hành hình phạt tù, người bị áp dụng các biện pháp tư pháp hoặc các biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng, vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ, người dân tộc thiểu số;
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng PBGDPL, tiếp cận pháp luật cho báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; cán bộ quản lý, theo dõi công tác PBGDPL; cán bộ Đoàn, Hội, Đội; cán bộ quản lý nhà nước về thanh niên
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ;
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Công an tỉnh, Tỉnh Đoàn và các cơ quan, đơn vị liên quan ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
- Thời gian thực hiện: Năm 2019.
4. Thực hiện chỉ đạo điểm, nhân rộng các mô hình PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên
a) Rà soát, nhân rộng một số mô hình PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên trên cơ sở chỉ đạo điểm của Đề án giai đoạn 2010 - 2015.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
b) Các hoạt động thực hiện chỉ đạo điểm.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp;
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Thời gian thực hiện: Theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Đề án tại Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có).
Căn cứ các nhiệm vụ tại Kế hoạch, đơn vị được giao làm đầu mối, tham mưu tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Đề án xây dựng dự toán thực hiện và tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm, gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định, tổng hợp báo cáo theo quy định.
2. Trách nhiệm các cơ quan, đơn vị
2.1. Sở Tư pháp: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch; Theo dõi, đôn đốc, định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh, theo quy định.
2.2. Sở Tài chính: Tham mưu đảm bảo kinh phí cho việc triển khai thực hiện Kế hoạch, theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2.3. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các cơ quan thông tin, truyền thông thực hiện các hoạt động PBGDPL cho thanh, thiếu niên trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.
2.4. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Báo Hòa Bình: Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, phổ biến pháp luật; phản ánh thực tiễn thi hành pháp luật, kết quả, mô hình PBGDPL có hiệu quả cho thanh, thiếu niên trên Báo, Đài.
2.5. Các Sở, Ngành: Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh, Tỉnh Đoàn: Trên cơ sở nhiệm vụ tại Kế hoạch này chỉ đạo, phân công đơn vị chức năng trực thuộc tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo trách nhiệm và phạm vi quản lý.
2.6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Trên cơ sở Kế hoạch này, ban hành Kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Đề án tại địa phương, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu của công tác PBGDPL cho thanh, thiếu niên ở địa phương.
3. Chế độ thông tin, báo cáo
Định kỳ hàng năm, các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh, các cơ quan đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án về Sở Tư pháp, trước ngày 20/11 (tổng hợp trong Báo cáo công tác PBGDPL), để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
Quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp;
- Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh VP, các Phó CVP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC (BTh, 65b).
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Chương | {
"issuing_agency": "Tỉnh Hòa Bình",
"promulgation_date": "29/05/2018",
"sign_number": "73/KH-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Chương",
"type": "Kế hoạch"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-676-QD-UBND-2022-quy-trinh-thu-tuc-hanh-chinh-moi-truong-So-Tai-nguyen-Vinh-Long-512884.aspx | Quyết định 676/QĐ-UBND 2022 quy trình thủ tục hành chính môi trường Sở Tài nguyên Vĩnh Long | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 676/QĐ-UBND
Vĩnh Long, ngày 06 tháng 4 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH VĨNH LONG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính; Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 16/3/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1100/TTr-STNMT ngày 01/4/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt kèm theo Quyết định này 11 (mười một) quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực Môi trường thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Long (phụ lục chi tiết kèm theo).
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách tài khoản của cán bộ, công chức, viên chức được phân công thực hiện các bước xử lý công việc gửi Trung tâm Phục vụ hành chính công để thiết lập cấu hình điện tử trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
2. Giao Trung tâm Phục vụ hành chính công chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng quy trình điện tử lên phần mềm Hệ thống thông tin một cửa điện tử của tỉnh trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- TTPVHCC, P. KT-NV;
- Lưu: VT, 1.12.16.
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Quang Trung
PHỤ LỤC
(Kèm theo Quyết định số 676/QĐ-UBND ngày 06/4/2022 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
STT
Tên thủ tục hành chính
Quyết định công bố thủ tục hành chính
A
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
Quyết định số 527/QĐ-UBND ngày 16/3/2022 của UBND tỉnh
I.
Thủ tục hành chính mới ban hành
1
Cấp giấy phép môi trường
2
Cấp đổi giấy phép môi trường
3
Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường
4
Cấp lại giấy phép môi trường
II.
Thủ tục hành chính thay thế
1
Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
2
Thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
B.
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1
Cấp giấy phép môi trường
2
Cấp đổi giấy phép môi trường
3
Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường
4
Cấp lại giấy phép môi trường
C.
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1
Tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.
PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
I. Thủ tục mới ban hành
1. Cấp giấy phép môi trường
1.1. Trường hợp cấp giấy phép môi trường cho đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
A. Thẩm định, cấp giấy phép môi trường
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ, thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT), tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ và:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định.
Sở Tài nguyên và Môi trường
01
Bước 4
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định.
0,5
Bước 5
Lãnh đạo Sở ký:
- Văn bản trình UBND tỉnh Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định.
0,5
Bước 6
- Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Chủ tịch UBND tỉnh: Ký văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Chủ tịch UBND tỉnh: Ký văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Chủ tịch UBND tỉnh: ký quyết định thành lập tổ thẩm định.
UBND tỉnh
02
Bước 7
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Sở Tài nguyên và Môi trường
04
Bước 8
Căn cứ kết quả thẩm định, Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ dự thảo tờ trình cấp Giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
02
Bước 9
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
01
Bước 10
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
0,5
Bước 11
UBND tỉnh ký giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
UBND tỉnh
02
Bước 12
Công chức nhận kết quả từ UBND tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
15 ngày
B. Cấp giấy phép môi trường (trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp giấy phép, chủ dự án hoàn chỉnh theo ý kiến góp ý của HĐTĐ hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra, nộp lại hồ sơ hoàn chỉnh)
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ và dự thảo tờ trình cấp giấy phép môi trường hoặc văn bản thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy phép
Sở Tài nguyên và Môi trường
01
Bước 3
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký dự thảo tờ trình UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường hoặc văn bản thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy phép.
0,5
Bước 4
Lãnh đạo Sở ký tờ trình trình UBND tỉnh hoặc dự thảo văn bản thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy phép
0,5
Bước 5
Chủ tịch UBND tỉnh ký giấy phép môi trường hoặc Thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy phép, lưu hồ sơ điện tử.
UBND tỉnh
02
Bước 6
Công chức nhận kết quả từ UBND tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
05
1.2. Các trường hợp còn lại
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
A. Thẩm định, cấp giấy phép môi trường
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ, thuộc Chi cục bảo vệ môi trường (BVMT), tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ và:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản gửi UBND tỉnh để đăng công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
Sở Tài nguyên và Môi trường
01
Bước 4
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến văn bản gửi UBND tỉnh để đăng công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
0,5
Bước 5
Lãnh đạo Sở ký:
- Văn bản trình UBND tỉnh Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến văn bản gửi UBND tỉnh để đăng công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
0,5
Bước 6
- Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Văn phòng UBND tỉnh: Đăng công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Chủ tịch UBND tỉnh: Ký văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Chủ tịch UBND tỉnh: Ký văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
UBND tỉnh
02
Bước 7
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ dự thảo tờ trình và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra
Sở Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 8
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký dự thảo tờ trình và quyết định thành lập HĐTĐ hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra
01
Bước 9
Lãnh đạo Sở ký tờ trình thành lập HĐTĐ hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra
01
Bước 10
Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định thành lập HĐTĐ hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra
UBND tỉnh
03
Bước 11
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Sở Tài nguyên và Môi trường
08
Bước 12
Căn cứ kết quả thẩm định, Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ dự thảo tờ trình cấp Giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
04
Bước 13
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
01
Bước 14
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
0,5
Bước 15
Chuyên viên Phòng Kinh tế - Ngoại vụ xử lý hồ sơ
UBND tỉnh
03
Bước 16
Lãnh đạo Phòng Kinh tế - Ngoại vụ kiểm tra hồ sơ trước khi trình Lãnh đạo Văn phòng, Lãnh đạo UBND tỉnh ký giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
01
Bước 17
Công chức nhận kết quả từ UBND tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
30 ngày
B. Cấp giấy phép môi trường (trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp giấy phép, chủ dự án hoàn chỉnh theo ý kiến góp ý của HĐTĐ hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra, nộp lại hồ sơ hoàn chỉnh)
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ và dự thảo tờ trình cấp giấy phép môi trường hoặc văn bản thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy phép
Sở Tài nguyên và Môi trường
2,5
Bước 3
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký dự thảo tờ trình UBND tỉnh cấp giấy phép môi trường hoặc văn bản thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy phép.
1,5
Bước 4
Lãnh đạo Sở ký tờ trình trình UBND tỉnh hoặc dự thảo văn bản thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy phép
01
Bước 5
Chuyên viên Phòng Kinh tế - Ngoại vụ xử lý hồ sơ
UBND tỉnh
03
Bước 6
Lãnh đạo Phòng Kinh tế - Ngoại vụ kiểm tra hồ sơ trước khi trình Lãnh đạo Văn phòng, Lãnh đạo UBND tỉnh ký giấy phép môi trường hoặc Thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy phép, lưu hồ sơ điện tử.
01
Bước 7
Công chức nhận kết quả từ UBND tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
10
2. Cấp đổi giấy phép môi trường
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ, thuộc Chi cục bảo vệ môi trường (BVMT), tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ
0,5
Bước 4
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: dự thảo tờ trình và Quyết định cấp đổi giấy phép môi trường hoặc Thông báo chưa đủ điều kiện cấp đổi giấy phép môi trường.
Sở Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 5
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: dự thảo tờ trình và Quyết định cấp đổi giấy phép môi trường hoặc Thông báo chưa đủ điều kiện cấp đổi giấy phép môi trường.
01
Bước 6
Lãnh đạo Sở ký:
- Văn bản trình UBND tỉnh Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: ký tờ trình cấp đổi giấy phép môi trường hoặc Thông báo chưa đủ điều kiện cấp đổi giấy phép môi trường.
01
Bước 7
Chuyên viên Phòng Kinh tế - Ngoại vụ xử lý hồ sơ
UBND tỉnh
03
Bước 8
Lãnh đạo Phòng Kinh tế - Ngoại vụ kiểm tra hồ sơ trước khi trình Lãnh đạo Văn phòng, Lãnh đạo UBND tỉnh ký văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định cấp đổi giấy phép môi trường hoặc Thông báo chưa đủ điều kiện cấp đổi giấy phép môi trường, lưu hồ sơ điện tử.
01
Bước 9
Công chức nhận kết quả từ UBND tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
10 ngày
3. Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường (tham khảo hình thức thẩm định đối với trường hợp cấp, cấp lại giấy phép môi trường cho đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ, thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT), tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ và:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định.
Sở Tài nguyên và Môi trường
01
Bước 4
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định.
0,5
Bước 5
Lãnh đạo Sở ký:
- Văn bản trình UBND tỉnh Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định.
0,5
Bước 6
- Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Chủ tịch UBND tỉnh: Ký văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Chủ tịch UBND tỉnh: Ký văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Chủ tịch UBND tỉnh: ký quyết định thành lập tổ thẩm định.
UBND tỉnh
02
Bước 7
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Sở Tài nguyên và Môi trường
04
Bước 8
Căn cứ kết quả thẩm định, Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ dự thảo tờ trình cấp điều chỉnh giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
02
Bước 9
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
01
Bước 10
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
0,5
Bước 11
UBND tỉnh ký giấy phép môi trường cấp điều chỉnh hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
UBND tỉnh
02
Bước 12
Công chức nhận kết quả từ UBND tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
15 ngày
4. Cấp lại giấy phép môi trường
4.1. Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường do hết hạn; cấp lại cho đối tượng quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ, thuộc Chi cục bảo vệ môi trường (BVMT), tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ và:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản gửi UBND tỉnh để đăng công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
Sở Tài nguyên và Môi trường
01
Bước 4
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến văn bản gửi UBND tỉnh để đăng công khai báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
0,5
Bước 5
Lãnh đạo Sở ký:
- Văn bản trình UBND tỉnh Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến văn bản gửi UBND tỉnh để đăng công khai báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
0,5
Bước 6
- Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Văn phòng UBND tỉnh: Đăng công khai báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Chủ tịch UBND tỉnh: Ký văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Chủ tịch UBND tỉnh: Ký văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
UBND tỉnh
02
Bước 7
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ dự thảo tờ trình và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra
Sở Tài nguyên và Môi trường
01
Bước 8
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký dự thảo tờ trình và quyết định thành lập HĐTĐ hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra
0,5
Bước 9
Lãnh đạo Sở ký tờ trình thành lập HĐTĐ hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra
0,5
Bước 10
Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định thành lập HĐTĐ hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra
UBND tỉnh
02
Bước 11
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Sở Tài nguyên và Môi trường
05
Bước 12
Căn cứ kết quả thẩm định, Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ dự thảo tờ trình cấp lại giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
02
Bước 13
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
01
Bước 14
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
0,5
Bước 15
UBND tỉnh ký giấy phép môi trường cấp lại hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
UBND tỉnh
02
Bước 16
Công chức nhận kết quả từ UBND tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
20 ngày
2.2. Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường cho đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ, thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường (BVMT), tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ và:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định.
Sở Tài nguyên và Môi trường
01
Bước 4
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định.
0,5
Bước 5
Lãnh đạo Sở ký:
- Văn bản trình UBND tỉnh Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định.
0,5
Bước 6
- Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Chủ tịch UBND tỉnh: Ký văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Chủ tịch UBND tỉnh: Ký văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Chủ tịch UBND tỉnh: ký quyết định thành lập tổ thẩm định.
UBND tỉnh
02
Bước 7
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Sở Tài nguyên và Môi trường
04
Bước 8
Căn cứ kết quả thẩm định, Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ dự thảo tờ trình cấp lại giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
02
Bước 9
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
01
Bước 10
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
0,5
Bước 11
UBND tỉnh ký giấy phép môi trường cấp lại hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
UBND tỉnh
02
Bước 12
Công chức nhận kết quả từ UBND tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
15 ngày
4.3. Các trường hợp còn lại
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ, thuộc Chi cục bảo vệ môi trường (BVMT), tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ và:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản gửi UBND tỉnh để đăng công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
Sở Tài nguyên và Môi trường
01
Bước 4
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký:
- Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến văn bản gửi UBND tỉnh để đăng công khai báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
0,5
Bước 5
Lãnh đạo Sở ký:
- Văn bản trình UBND tỉnh Dự thảo văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến văn bản gửi UBND tỉnh để đăng công khai báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
0,5
Bước 6
- Chủ tịch UBND tỉnh ký văn bản trả lời trường hợp hồ sơ không hợp lệ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Văn phòng UBND tỉnh: Đăng công khai báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND tỉnh.
+ Chủ tịch UBND tỉnh: Ký văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Chủ tịch UBND tỉnh: Ký văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
UBND tỉnh
02
Bước 7
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ dự thảo tờ trình và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định (HĐTĐ) hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra
Sở Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 8
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký dự thảo tờ trình và quyết định thành lập HĐTĐ hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra
01
Bước 9
Lãnh đạo Sở ký tờ trình thành lập HĐTĐ hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra
01
Bước 10
Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định thành lập HĐTĐ hoặc tổ thẩm định hoặc đoàn kiểm tra
UBND tỉnh
03
Bước 11
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Sở Tài nguyên và Môi trường
08
Bước 12
Căn cứ kết quả thẩm định, Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ dự thảo tờ trình cấp lại giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
04
Bước 13
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
01
Bước 14
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
0,5
Bước 15
Chuyên viên Phòng Kinh tế - Ngoại vụ xử lý hồ sơ
UBND tỉnh
03
Bước 16
Lãnh đạo Phòng Kinh tế - Ngoại vụ kiểm tra hồ sơ trước khi trình Lãnh đạo Văn phòng, Lãnh đạo UBND tỉnh ký giấy phép môi trường cấp lại hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
01
Bước 17
Công chức nhận kết quả từ UBND tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
30 ngày
II. Thủ tục hành chính thay thế
1. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
A. Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ, thuộc Chi cục bảo vệ môi trường (BVMT), tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ.
0,5
Bước 4
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: dự thảo tờ trình và Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: dự thảo tờ trình và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định (HĐTĐ)
Sở Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 5
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký tờ trình và dự thảo Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký dự thảo tờ trình và quyết định thành lập HĐTĐ
01
Bước 6
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Lãnh đạo Sở ký tờ trình và dự thảo Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Lãnh đạo Sở ký tờ trình thành lập HĐTĐ
01
Bước 7
Chủ tịch UBND tỉnh:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: ký Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: ký Quyết định thành lập HĐTĐ
UBND tỉnh
04
Bước 8
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Sở Tài nguyên và Môi trường
09
Bước 9
Thư ký hội đồng thẩm định tổng hợp biên bản, dự thảo Thông báo kết quả thẩm định
05
Bước 10
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ký dự thảo Thông báo kết quả thẩm định
02
Bước 11
Chuyên viên Phòng Kinh tế - Ngoại vụ xử lý hồ sơ
UBND tỉnh
03
Bước 12
Lãnh đạo Phòng Kinh tế - Ngoại vụ kiểm tra hồ sơ trước khi trình Lãnh đạo Văn phòng, Lãnh đạo UBND tỉnh ký Thông báo kết quả thẩm định, lưu hồ sơ điện tử.
01
Bước 13
Công chức nhận kết quả từ Sở Tài nguyên và Môi trường để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
30 ngày
B. Phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ và dự thảo văn bản lấy ý kiến cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi (trường hợp dự án có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi)
01
Bước 4
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký dự thảo văn bản lấy ý kiến cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi.
01
Bước 5
Lãnh đạo Sở ký dự thảo văn bản lấy ý kiến cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi.
0,5
Bước 6
UBND tỉnh ký văn bản lấy ý kiến cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi.
UBND tỉnh
02
Bước 7
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ:
- Tổng hợp ý kiến của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi.
- Dự thảo tờ trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc văn bản thông báo chưa đủ điều kiện phê duyệt
Sở Tài nguyên và Môi trường
07
Bước 8
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký dự thảo tờ trình UBND tỉnh phê duyệt hoặc văn bản thông báo chưa đủ điều kiện phê duyệt.
01
Bước 9
Lãnh đạo Sở ký tờ trình trình UBND tỉnh hoặc dự thảo văn bản thông báo chưa đủ điều kiện phê duyệt
01
Bước 10
Chuyên viên Phòng Kinh tế - Ngoại vụ xử lý hồ sơ
UBND tỉnh
03
Bước 11
Lãnh đạo Phòng Kinh tế - Ngoại vụ kiểm tra hồ sơ trước khi trình
01
Bước 12
Lãnh đạo Văn phòng ký duyệt, Lãnh đạo UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định hoặc thông báo chưa đủ điều kiện phê duyệt, lưu hồ sơ điện tử.
01
Bước 13
Công chức nhận kết quả từ UBND tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
20 ngày
2. Thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản (báo cáo riêng theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
A. Thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ, thuộc Chi cục bảo vệ môi trường (BVMT), tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ.
0,5
Bước 4
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: dự thảo tờ trình và Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: dự thảo tờ trình và quyết định thành lập Hội đồng thẩm định (HĐTĐ)
Sở Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 5
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký tờ trình và dự thảo Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký dự thảo tờ trình và quyết định thành lập HĐTĐ
01
Bước 6
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Lãnh đạo Sở ký tờ trình và dự thảo Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Lãnh đạo Sở ký tờ trình thành lập HĐTĐ
01
Bước 7
Chủ tịch UBND tỉnh:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: ký Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: ký Quyết định thành lập HĐTĐ
UBND tỉnh
04
Bước 8
Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Sở Tài nguyên và Môi trường
09
Bước 9
Thư ký hội đồng thẩm định tổng hợp biên bản, dự thảo Thông báo kết quả thẩm định
05
Bước 10
Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường ký dự thảo Thông báo kết quả thẩm định
02
Bước 11
Chuyên viên Phòng Kinh tế - Ngoại vụ xử lý hồ sơ
UBND tỉnh
03
Bước 12
Lãnh đạo Phòng Kinh tế - Ngoại vụ kiểm tra hồ sơ trước khi trình Lãnh đạo Văn phòng, Lãnh đạo UBND tỉnh ký Thông báo kết quả thẩm định, lưu hồ sơ điện tử.
01
Bước 13
Công chức nhận kết quả từ Sở Tài nguyên và Môi trường để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
30 ngày
B. Phê duyệt kết quả thẩm định Phương án cải tạo, phục hồi, môi trường
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, chuyển Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Sở Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Chuyên viên Phòng Nghiệp vụ kiểm tra hồ sơ
2,5
Bước 4
Chuyên viên và Lãnh đạo Phòng Nghiệp vụ dự thảo tờ trình UBND tỉnh phê duyệt
01
Bước 5
Lãnh đạo Chi cục BVMT kiểm tra và trình ký dự thảo tờ trình UBND tỉnh phê duyệt
01
Bước 6
Lãnh đạo Sở ký tờ trình trình UBND tỉnh
01
Bước 7
Chuyên viên Phòng Kinh tế - Ngoại vụ xử lý hồ sơ
UBND tỉnh
06
Bước 8
Lãnh đạo Phòng Kinh tế - Ngoại vụ kiểm tra hồ sơ trước khi trình
01
Bước 9
Lãnh đạo Văn phòng ký duyệt, Lãnh đạo UBND tỉnh ký Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Phương án cải tạo, phục hồi, môi trường, lưu hồ sơ điện tử.
01
Bước 10
Công chức nhận kết quả từ UBND tỉnh để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Trung tâm PVHCC tỉnh
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
15
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN
1. Cấp giấy phép môi trường
1.1. Trường hợp cấp giấy phép môi trường cho đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
A. Thẩm định, cấp giấy phép môi trường
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trình UBND huyện Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: trình UBND huyện
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Dự thảo quyết định thành lập tổ thẩm định.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 4
Chủ tịch UBND huyện ký:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Quyết định thành lập tổ thẩm định.
UBND huyện
02
Bước 5
Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Phòng Tài nguyên và Môi trường
05
Bước 6
Căn cứ kết quả thẩm định, Chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường dự thảo tờ trình cấp Giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
02
Bước 7
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
0,5
Bước 8
UBND huyện ký giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
UBND huyện
02
Bước 9
Công chức nhận kết quả từ UBND huyện để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
15 ngày
B. Cấp giấy phép môi trường
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Bước 2
Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ và dự thảo tờ trình cấp giấy phép môi trường hoặc văn bản thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy phép
Phòng Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 3
UBND huyện ký giấy phép môi trường hoặc Thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy phép, lưu hồ sơ điện tử.
UBND huyện
02
Bước 4
Công chức nhận kết quả từ UBND huyện để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
05
1.2. Các trường hợp còn lại
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
A. Thẩm định, cấp giấy phép môi trường
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trình UBND huyện Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: trình UBND huyện
+ Dự thảo văn bản đề nghị đăng công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND huyện.
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
Phòng Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 4
Chủ tịch UBND huyện ký:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Văn phòng UBND huyện đăng công khai báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND huyện. Chủ tịch UBND huyện ký:
+ Văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
UBND huyện
02
Bước 5
Chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định hoặc tổ kiểm tra
Phòng Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 6
Lãnh đạo Phòng ký tờ trình thành lập tổ thẩm định hoặc tổ kiểm tra
02
Bước 7
UBND huyện ký Quyết định thành lập tổ thẩm định hoặc tổ kiểm tra
UBND huyện
04
Bước 8
Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Phòng Tài nguyên và Môi trường
08
Bước 9
Căn cứ kết quả thẩm định, Chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường dự thảo tờ trình cấp Giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
04
Bước 10
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
1,5
Bước 11
UBND huyện ký giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
UBND huyện
03
Bước 12
Công chức nhận kết quả từ UBND huyện để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
30 ngày
B. Cấp giấy phép môi trường
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Bước 2
Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ và dự thảo tờ trình cấp giấy phép môi trường hoặc văn bản thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy phép
Phòng Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 4
UBND huyện ký giấy phép môi trường hoặc Thông báo chưa đủ điều kiện cấp giấy phép, lưu hồ sơ điện tử.
UBND huyện
02
Bước 5
Công chức nhận kết quả từ UBND huyện để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
05
2. Cấp đổi giấy phép môi trường
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: dự thảo tờ trình và Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: dự thảo tờ trình cấp đổi Giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
Phòng Tài nguyên và Môi trường
03
Bước 4
Lãnh đạo Phòng ký:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: tờ trình và dự thảo Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: tờ trình cấp đổi Giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
1,5
Bước 5
Chủ tịch UBND huyện ký:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Giấy phép môi trường cấp đổi hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
UBND huyện
04
Bước 6
Công chức nhận kết quả từ UBND huyện để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
10 ngày
3. Cấp điều chỉnh giấy phép môi trường (tham khảo hình thức thẩm định đối với trường hợp cấp, cấp lại giấy phép môi trường cho đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trình UBND huyện Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: trình UBND huyện
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 4
Chủ tịch UBND huyện ký:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Quyết định thành lập tổ thẩm định.
UBND huyện
02
Bước 5
Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Phòng Tài nguyên và Môi trường
05
Bước 6
Căn cứ kết quả thẩm định, Chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường dự thảo tờ trình cấp điều chỉnh giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
02
Bước 7
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
0,5
Bước 8
UBND huyện ký giấy phép môi trường cấp điều chỉnh hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
UBND huyện
02
Bước 9
Công chức nhận kết quả từ UBND huyện để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
15 ngày
4. Cấp lại giấy phép môi trường
4.1. Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường do hết hạn; cấp lại cho đối tượng quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
A. Thẩm định, cấp giấy phép môi trường
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trình UBND huyện Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: trình UBND huyện
+ Dự thảo văn bản đề nghị đăng công khai báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND huyện.
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
Phòng Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 4
Chủ tịch UBND huyện ký:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Văn phòng UBND huyện đăng công khai báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND huyện. Chủ tịch UBND huyện ký:
+ Văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
UBND huyện
02
Bước 5
Chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định hoặc tổ kiểm tra
Phòng Tài nguyên và Môi trường
01
Bước 6
Lãnh đạo Phòng ký tờ trình thành lập tổ thẩm định hoặc tổ kiểm tra
01
Bước 7
UBND huyện ký Quyết định thành lập tổ thẩm định hoặc tổ kiểm tra
UBND huyện
02
Bước 8
Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Phòng Tài nguyên và Môi trường
04
Bước 9
Căn cứ kết quả thẩm định, Chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường dự thảo tờ trình cấp lại Giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
03
Bước 10
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
1,5
Bước 11
UBND huyện ký giấy phép môi trường cấp lại hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
UBND huyện
02
Bước 12
Công chức nhận kết quả từ UBND huyện để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
20 ngày
4.2. Trường hợp cấp lại giấy phép môi trường cho đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 29 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trình UBND huyện và Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: trình UBND huyện
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 4
Chủ tịch UBND huyện ký:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
+ Quyết định thành lập tổ thẩm định.
UBND huyện
02
Bước 5
Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Phòng Tài nguyên và Môi trường
05
Bước 6
Căn cứ kết quả thẩm định, Chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường dự thảo tờ trình cấp lại Giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
02
Bước 7
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
0,5
Bước 8
UBND huyện ký giấy phép môi trường cấp lại hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
UBND huyện
02
Bước 9
Công chức nhận kết quả từ UBND huyện để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
15 ngày
4.3. Các trường hợp còn lại
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
Bước 1
Công chức tiếp nhận hồ sơ, thu phí, chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý.
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Bước 2
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận và phân công xử lý hồ sơ.
Phòng Tài nguyên và Môi trường
0,5
Bước 3
Phòng Tài nguyên và Môi trường kiểm tra hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: trình UBND huyện Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ: trình UBND huyện
+ Dự thảo văn bản đề nghị đăng công khai báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND huyện.
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Dự thảo văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
Phòng Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 4
Chủ tịch UBND huyện ký:
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Thông báo yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ:
+ Văn phòng UBND huyện đăng công khai báo cáo đề xuất cấp lại giấy phép môi trường trên trang thông tin điện tử của UBND huyện. Chủ tịch UBND huyện ký:
+ Văn bản tham vấn ý kiến đến cơ quan quản lý nhà nước quản lý công trình thủy lợi (nếu xả nước thải vào công trình thủy lợi).
+ Văn bản tham vấn ý kiến đến chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp (nếu dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu, cụm này).
UBND huyện
02
Bước 5
Chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường dự thảo tờ trình và quyết định thành lập tổ thẩm định hoặc tổ kiểm tra
Phòng Tài nguyên và Môi trường
02
Bước 6
Lãnh đạo Phòng ký tờ trình thành lập tổ thẩm định hoặc tổ kiểm tra
02
Bước 7
UBND huyện ký Quyết định thành lập tổ thẩm định hoặc tổ kiểm tra
UBND huyện
04
Bước 8
Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định
Phòng Tài nguyên và Môi trường
08
Bước 9
Căn cứ kết quả thẩm định, Chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường dự thảo tờ trình cấp lại Giấy phép môi trường hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
05
Bước 10
Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường ký tờ trình hoặc dự thảo Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án
1,5
Bước 11
UBND huyện ký giấy phép môi trường cấp lại hoặc Thông báo trả hồ sơ cho chủ dự án, lưu hồ sơ điện tử.
UBND huyện
02
Bước 12
Công chức nhận kết quả từ UBND huyện để trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Bộ phận Một cửa cấp huyện
0,5
Tổng thời gian giải quyết:
30 ngày
C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ
1. Tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
Thứ tự công việc
Nội dung công việc
Trách nhiệm xử lý công việc
Thời gian (ngày làm việc)
Bước 1
Công chức tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ, quét (scan), chuyển đến Công chức xã phụ trách môi trường xử lý.
Bộ phận Một cửa cấp xã
1
Bước 2
Công chức xã phụ trách môi trường kiểm tra hồ sơ và dự thảo Văn bản cho ý kiến về báo cáo ĐTM và dự án
UBND xã
8
Bước 3
Chủ tịch UBND xã xem xét và ký Văn bản cho ý kiến về báo cáo ĐTM và dự án, lưu hồ sơ điện tử.
5
Bước 4
Công chức trả kết quả cho tổ chức, cá nhân
Bộ phận Một cửa cấp xã
1
Tổng thời gian giải quyết
15 ngày | {
"issuing_agency": "Tỉnh Vĩnh Long",
"promulgation_date": "06/04/2022",
"sign_number": "676/QĐ-UBND",
"signer": "Lê Quang Trung",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-65-QD-UBND-ke-hoach-su-dung-dat-cua-huyen-Luc-Nam-Bac-Giang-2016-311281.aspx | Quyết định 65/QĐ-UBND kế hoạch sử dụng đất của huyện Lục Nam Bắc Giang 2016 | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 65/QĐ-UBND
Bắc Giang, ngày 26 tháng 01 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2016 CỦA HUYỆN LỤC NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
Căn cứ Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 39/TTr-TNMT ngày 25/01/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2016 của huyện Lục Nam với các chỉ tiêu chủ yếu như sau:
1. Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch:
Đơn vị tính: ha
TT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích (ha)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
Xã Lục Sơn
Xã Bình Sơn
Xã Trường Sơn
Xã Vô Tranh
Xã Trường Giang
Xã Nghĩa Phương
Xã Đông Hưng
Xã Đông Phú
Xã Tam Dị
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
1
Đất nông nghiệp
NNP
52.890,97
9.335,0
2.521,23
2.398,95
4.512,53
1.251,05
5.072,89
4.463,79
2.242,99
2.750,88
1.1
Đất trồng lúa
LUA
14.614,28
581,90
352,74
283,54
576,03
189,12
819,54
545,55
569,61
982,10
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
12.697,36
578,82
315,13
262,25
576,03
188,14
819,54
500,26
419,33
650,69
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
472,05
4,15
25,97
81,18
57,36
154,13
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
10.891,05
667,18
1.010,10
383,36
1.096,80
350,39
1.261,37
930,02
497,65
764,83
1.4
Đất rừng đặc dụng
RDD
3.743,56
2.469,26
1.274,30
1.5
Đất rừng sản xuất
RSX
22.448,42
5.611,05
1.157,23
1.719,37
2.838,79
675,66
1.633,86
2.941,15
1.084,33
775,19
1.6
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
717,96
1,47
1,16
12,68
0,92
9,91
2,65
47,07
34,05
74,63
1.7
Đất nông nghiệp khác
NKH
3,66
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
7.644,40
479,35
162,51
150,20
191,97
125,21
324,24
656,87
334,15
399,35
2.1
Đất quốc phòng
CQP
423,78
15,35
2,30
52,46
3,00
0,00
2.2
Đất an ninh
CAN
0,60
0,34
2.3
Đất cụm công nghiệp
SKN
35,60
2.4
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
1,63
2.5
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
87,37
0,09
0,03
9,71
-
0,08
0,39
2.6
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
275,95
250,34
2,00
2.7
Đất phát triển hạ tầng
DHT
2.230,08
42,42
45,41
47,47
49,48
32,60
64,33
140,74
103,81
162,97
2.8
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
14,04
1,01
0,47
0,40
2.9
Đất danh lam thắng cảnh
DDL
0,36
0,36
2.10
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
3,44
0,15
2.11
Đất ở tại nông thôn
ONT
2.139,80
84,26
75,50
81,18
85,60
26,98
137,47
208,28
100,36
157,43
2.12
Đất ở tại đô thị
ODT
104,68
2.13
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
20,05
0,85
1,19
0,36
1,83
0,26
0,71
0,27
0,39
0,27
2.14
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
7,64
1,66
0,15
0,04
2.15
Đất cơ sở tôn giáo
TON
21,35
1,37
0,05
4,18
2.16
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
172,60
0,79
2,35
1,93
2,71
0,47
9,08
8,36
9,18
14,55
2.17
Đất cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
196,49
8,61
2,73
-
0,77
2.18
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
31,05
0,31
1,59
1,16
3,92
0,40
1,64
2,08
1,87
1,30
2.19
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
0,26
2.20
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
16,02
0,53
0,75
0,69
0,89
1,51
0,46
0,58
0,97
2.21
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
1.003,46
88,30
23,51
25,42
53,36
29,34
36,92
5,81
14,39
2.22
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
852,29
3,47
12,34
19,98
10,26
69,07
203,06
108,38
39,73
2.23
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
5,86
3
Đất chưa sử dụng
CSD
325,56
97,92
1,51
-
1,64
-
4,49
3,38
2,67
Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch (tiếp):
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích (ha)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
Xã Bảo Sơn
Xã Bảo Đài
Xã Thanh Lâm
Xã Phương Sơn
Xã Chu Điện
TT. Đồi Ngô
Xã Tiên Hưng
Xã Khám Lạng
Xã Lan Mẫu
(1)
(2)
(3)
(4)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
(20)
(21)
(22)
1
Đất nông nghiệp
NNP
52.890,97
1.998,59
897,85
1.356,62
678,39
1.197,18
218,17
461,00
661,67
866,67
1.1
Đất trồng lúa
LUA
14.614,28
793,96
699,25
650,75
354,47
686,55
162,75
354,62
457,89
511,07
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
12.697,36
793,96
699,25
617,94
178,20
394,80
118,95
353,96
372,13
402,83
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
472,05
8,35
17,24
21,83
2,24
0,18
59,62
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
10.891,05
672,90
128,79
581,01
184,90
368,52
45,44
80,52
95,21
246,98
1.4
Đất rừng đặc dụng
RDD
3.743,56
1.5
Đất rừng sản xuất
RSX
22.448,42
515,25
69,39
113,89
114,70
16,49
65,49
1.6
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
717,96
7,11
52,57
33,65
22,89
27,23
9,82
9,38
41,19
48,99
1.7
Đất nông nghiệp khác
NKH
3,66
1,02
0,15
1,89
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
7.644,40
264,07
267,02
291,85
166,44
299,68
237,93
276,19
235,46
306,12
2.1
Đất quốc phòng
CQP
423,78
9,66
16,62
3,21
47,04
8,15
27,61
41,53
2.2
Đất an ninh
CAN
0,60
0,25
2.3
Đất cụm công nghiệp
SKN
35,60
8,82
26,78
2.4
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
1,63
1,63
2.5
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
87,37
12,40
0,80
1,97
0,50
10,00
7,19
2.6
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
275,95
4,50
2,11
2.7
Đất phát triển hạ tầng
DHT
2.230,08
87,39
118,05
119,41
69,13
100,05
92,20
74,02
107,54
97,22
2.8
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
14,04
0,31
1,27
0,83
0,97
1,16
2.9
Đất danh lam thắng cảnh
DDL
0,36
2.10
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
3,44
0,14
0,57
1,20
0,68
0,31
2.11
Đất ở tại nông thôn
ONT
2.139,80
93,57
88,27
86,82
62,56
102,21
51,52
53,37
89,87
2.12
Đất ở tại đô thị
ODT
104,68
79,81
2.13
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
20,05
1,10
1,22
0,63
0,37
0,45
4,02
0,27
0,34
0,46
2.14
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
7,64
0,09
2,43
2,78
0,42
2.15
Đất cơ sở tôn giáo
TON
21,35
0,61
2,07
3,24
0,54
2,74
0,40
0,78
0,85
0,64
2.16
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
172,60
6,50
12,00
6,85
6,09
11,12
5,0!
7,96
10,17
5,64
2.17
Đất cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
196,49
11,69
12,47
24,41
2.18
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
31,05
1,40
2,19
0,91
1,02
0,98
0,77
0,86
0,69
1,61
2.19
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
0,26
0,26
2.20
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
16,02
0,87
0,55
0,64
0,14
0,11
0,16
0,80
0,47
2.21
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
1.003,46
11,60
6,53
8,21
20,17
0,27
55,01
40,86
16,67
2.22
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
852,29
48,18
25,11
48,53
18,98
11,17
18,11
9,38
7,09
26,44
2.23
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
5,86
0,45
3
Đất chưa sử dụng
CSD
325,56
70,47
2,47
0,28
-
0,60
3,16
7,44
8,93
10,54
Diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch (tiếp):
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích (ha)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
Xã Tiên Nha
Xã Cương Sơn
TT. Lục Nam
Xã Huyền Sơn
Xã Bắc Lũng
Xã Cẩm Lý
Xã Yên Sơn
Xã Vũ Xá
Xã Đan Hội
(1)
(2)
(3)
(4)
(23)
(24)
(25)
(26)
(27)
(28)
(29)
(30)
(31)
1
Đất nông nghiệp
NNP
52.890,97
796,60
939,45
96,35
1.822,38
1.095,48
2.210,03
1.428,04
770,05
847,17
1.1
Đất trồng lúa
LUA
14.614,28
288,66
413,41
80,31
486,53
720,21
773,05
1.131,44
589,21
560,05
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
12.697,36
197,44
337,59
74,18
486,53
678,03
563,15
1.020,16
548,04
550,03
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
472,05
1,31
5,71
17,05
7,19
8,54
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
10.891,05
283,04
185,47
13,78
265,51
77,45
240,24
153,66
66,56
239,38
1.4
Đất rừng đặc dụng
RDD
3.743,56
1.5
Đất rừng sản xuất
RSX
22.448,42
206,75
328,24
1.055,11
257,25
1.138,60
29,13
101,53
1.6
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
717,96
18,16
11,01
2,24
15,24
40,32
52,11
96,77
5,57
39,20
1.7
Đất nông nghiệp khác
NKH
3,66
0,02
0,25
0,32
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
7.644,40
253,21
180,01
68,53
230,33
319,34
569,86
382,16
231,01
241,34
2.1
Đất quốc phòng
CQP
423,78
34,44
13,96
0,05
0,03
0,02
148,24
0,06
0,03
2.2
Đất an ninh
CAN
0,60
0,01
0,01
2.3
Đất cụm công nghiệp
SKN
35,60
2.4
Đất thương mại, dịch vụ
TMD
1,63
2.5
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
87,37
29,44
1,90
5,12
0,09
5,00
2,50
-
0,16
2.6
Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản
SKS
275,95
7,00
10,00
2.7
Đất phát triển hạ tầng
DHT
2.230,08
46,64
35,50
23,27
60,33
124,34
150,30
104,65
62,74
68,06
2.8
Đất có di tích lịch sử - văn hóa
DDT
14,04
0,20
3,01
0,91
1,41
2,09
2.9
Đất danh lam thắng cảnh
DDL
0,36
2.10
Đất bãi thải, xử lý chất thải
DRA
3,44
0,35
0,03
2.11
Đất ở tại nông thôn
ONT
2.139,80
59,44
42,74
75,44
64,64
120,78
85,72
35,93
69,87
2.12
Đất ở tại đô thị
ODT
104,68
24,87
2.13
Đất xây dựng trụ sở cơ quan
TSC
20,05
0,35
0,56
0,37
0,40
0,57
1,31
0,87
0,24
0,38
2.14
Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp
DTS
7,64
0,07
2.15
Đất cơ sở tôn giáo
TON
21,35
0,81
0,06
0,56
1,06
0,73
0,53
0,15
2.16
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
172,60
2,13
2,94
2,79
6,70
5,44
4,77
8,45
7,94
10,67
2.17
Đất cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm
SKX
196,49
17,74
3,51
1,63
5,45
4,03
58,99
36,20
8,27
2.18
Đất sinh hoạt cộng đồng
DSH
31,05
0,11
0,77
0,17
0,80
0,75
1,68
1,20
0,46
0,42
2.19
Đất khu vui chơi, giải trí công cộng
DKV
0,26
2.20
Đất cơ sở tín ngưỡng
TIN
16,02
0,05
2,77
0,06
0,98
0,41
0,79
0,56
0,29
2.21
Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối
SON
1.003,46
54,23
62,58
12,81
66,78
83,55
37,42
108,28
90,12
51,32
2.22
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
852,29
7,27
7,67
8,29
22,32
38,89
26,52
24,15
37,89
2.23
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
5,86
0,56
4,85
3
Đất chưa sử dụng
CSD
325,56
9,74
0,49
4,53
26,22
7,56
30,30
22,74
8,48
2. Kế hoạch thu hồi đất năm 2016:
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích (ha)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
Xã Lục Sơn
Xã Bình Sơn
Xã Trường Sơn
Xã Vô Tranh
Xã Trường Giang
Xã Nghĩa Phương
Xã Đông Hưng
Xã Đông Phú
Xã Tam Dị
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
1
Đất nông nghiệp
NNP
254,57
96,51
0,05
0,49
1,30
1,05
7,26
3,56
2,15
3,70
1.1
Đất trồng lúa
LUA
115,41
1,00
0,36
1,25
1,00
6,36
2,76
2,10
1,10
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
90,48
1,00
0,36
1,25
1,00
6,36
0,80
1,00
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
0,86
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
12,95
0,05
0,05
0,10
0,05
0,05
0,90
0,60
0,05
0,60
1.4
Đất rừng sản xuất
RSX
122,49
95,46
0,03
2,00
1.5
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
2,86
0,20
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
2,79
0,20
0,60
2.1
Đất phát triển hạ tầng
DHT
0,30
2.2
Đất ở tại nông thôn
ONT
0,59
0,20
0,10
2.3
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
1,90
0,50
Kế hoạch thu hồi đất năm 2016 (tiếp):
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích (ha)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
Xã Bảo Sơn
Xã Bảo Đài
Xã Thanh Lâm
Xã Phương Sơn
Xã Chu Điện
TT. Đồi Ngô
Xã Tiên Hưng
Xã Khám Lạng
Xã Lan Mẫu
(1)
(2)
(3)
(4)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
(20)
(21)
(22)
1
Đất nông nghiệp
NNP
254,57
2,18
1,10
0,71
2,61
4,43
27,69
14,23
1,75
0,20
1.1
Đất trồng lúa
LUA
115,41
2,13
1,05
0,42
1,41
3,08
20,60
12,35
1,70
0,20
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
90,48
2,13
1,05
0,42
1,41
1,48
19,30
12,35
0,20
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
0,86
0,14
0,56
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
12,95
0,05
0,05
0,05
1,20
1,05
5,00
1,25
0,05
1.4
Đất rừng sản xuất
RSX
122,44
1.5
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
2,86
0,10
0,30
1,53
0,63
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
2,79
0,30
0,13
0,50
0,50
2.1
Đất phát triển hạ tầng
DHT
0,30
0,30
2.2
Đất ở tại nông thôn
ONT
0,59
0,13
0,10
2.3
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
1,90
0,40
0,50
Kế hoạch thu hồi đất năm 2016 (tiếp):
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích (ha)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
Xã Tiên Nha
Xã Cương Sơn
TT. Lục Nam
Xã Huyền Sơn
Xã Bắc Lũng
Xã Cẩm Lý
Xã Yên Sơn
Xã Vũ Xá
Xã Đan Hội
(1)
(2)
(3)
(4)
(23)
(24)
(25)
(26)
(27)
(28)
(29)
(30)
(31)
1
Đất nông nghiệp
NNP
254,57
48,76
10,00
0,45
0,65
12,05
5,22
4,95
1,11
0,41
1.1
Đất trồng lúa
LUA
115,41
29,81
2,95
0,45
0,50
12,00
5,17
4,50
0,80
0,36
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
90,48
28,81
2,95
0,45
0,50
2,00
4,50
0,80
0,36
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK
0,86
0,16
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN
12,95
1,45
0,05
0,05
0,05
0,05
0,15
0,05
1.4
Đất rừng sản xuất
RSX
122,49
17,50
7,00
0,45
1.5
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
2,86
0,10
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
2,79
0,06
0,50
2.1
Đất phát triển hạ tầng
DHT
0,30
2.2
Đất ở tại nông thôn
ONT
0,59
0,06
2.3
Đất có mặt nước chuyên dùng
MNC
1,90
0,50
3. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2016:
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
Xã Lục Sơn
Xã Bình Sơn
Xã Trường Sơn
Xã Vô Tranh
Xã Trường Giang
Xã Nghĩa Phương
Xã Đông Hưng
Xã Đông Phú
Xã Tam Dị
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
1
Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
NNP/PNN
286,68
96,51
0,66
0,49
1,98
1,05
7,66
4,26
5,15
4,54
1.1
Đất trồng lúa
LUA/PNN
143,83
1,00
0,61
0,36
1,93
1,00
6,76
3,46
2,10
1,94
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC/PNN
115,27
1,00
0,61
0,36
1,93
1,00
6,76
1,10
1,00
0,84
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK/PNN
1,36
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
12,95
0,05
0,05
0,10
0,05
0,05
0,90
0,60
0,05
0,60
1.4
Đất rừng sản xuất
RSX/PNN
125,49
95,46
0,03
3,00
2,00
1.5
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS/PNN
3,05
0,20
2
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
NNP/NNP
30,68
-
-
0,33
-
-
-
0,10
0,30
1,30
Trong đó
-
2.1
Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm
LUA/CLN
1,10
0,33
0,10
0,30
0,30
2.2
Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản
LUA/NTS
29,18
1,00
2.3
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất trồng cây lâu năm
HNK/CLN
0,20
2.4
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản
HNK/NTS
0,20
3
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở
PKO/OCT
0,30
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2016 (tiếp):
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích (ha)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
Xã Bảo Sơn
Xã Bảo Đài
Xã Thanh Lâm
Xã Phương Sơn
Xã Chu Điện
TT. Đồi Ngô
Xã Tiên Hưng
Xã Khám Lạng
Xã Lan Mẫu
(1)
(2)
(3)
(4)
(14)
(15)
(16)
(17)
(18)
(19)
(20)
(21)
(22)
1
Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
NNP/PNN
286,68
2,48
1,10
0,90
10,51
6,42
30,76
15,98
2,25
0,70
1.1
Đất trồng lúa
LUA/PNN
143,83
2,43
1,05
0,61
9,12
5,07
23,67
14,10
2,20
0,70
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC/PNN
115,27
2,43
1,05
0,61
8,62
2,97
20,94
13,60
0,50
0,70
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK/PNN
1,36
0,14
0,56
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
13,00
0,05
0,05
0,05
1,20
1,05
5,00
1,25
0,05
-
1.4
Đất rừng sản xuất
RSX/PNN
125,44
1.5
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS/PNN
3,05
0,10
0,19
0,30
1,53
0,63
2
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
NNP/NNP
30,68
1,70
1,00
0,51
2,28
3,60
-
-
0,30
3,51
2.1
Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm
LUA/CLN
1,10
0,07
2.2
Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản
LUA/NTS
29,18
1,50
1,00
0,24
2,28
3,60
0,30
51
2.3
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất trồng cây lâu năm
HNK/CLN
0,20
0,20
2.4
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản
HNK/NTS
0,20
0,20
3
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở
PKO/OCT
0,30
0,30
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất năm 2016 (tiếp):
Đơn vị tính: ha
STT
Chỉ tiêu sử dụng đất
Mã
Tổng diện tích (ha)
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
Xã Tiên Nha
Xã Cương Sơn
TT. Lục Nam
Xã Huyền Sơn
Xã Bắc Lũng
Xã Cẩm Lý
Xã Yên Sơn
Xã Vũ Xá
Xã Đan Hội
(1)
(2)
(3)
(4)
(23)
(24)
(25)
(26)
(27)
(28)
(29)
(30)
(31)
1
Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
NNP/PNN
286,68
49,36
10,00
0,57
0,65
14,90
7,94
8,02
1,13
0,71
1.1
Đất trồng lúa
LUA/PNN
143,83
30,41
2,95
0,57
0,50
14,85
7,89
7,07
0,82
0,66
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước
LUC/PNN
115,27
29,11
2,95
0,57
0,50
4,85
2,72
7,07
0,82
0,66
1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
HNK/PNN
1,36
0,50
0,16
1.3
Đất trồng cây lâu năm
CLN/PNN
12,95
1,45
0,05
0,05
0,05
0,05
-
0,15
0,05
1.4
Đất rừng sản xuất
RSX/PNN
125,49
17,50
7,00
0,45
1.5
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS/PNN
3,05
0,10
2
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp
NNP/NNP
30,68
6,80
3,41
1,00
0,34
4,20
2.1
Đất trồng lúa chuyển sang đất trồng cây lâu năm
LUA/CLN
1,10
2.2
Đất trồng lúa chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản
LUA/NTS
29,18
6,80
3,41
1,00
0,34
4,20
2.3
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất trồng cây lâu năm
HNK/CLN
0,20
2.4
Đất trồng cây hàng năm khác chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản
HNK/NTS
0,20
3
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở
PKO/OCT
0,30
4. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng năm 2016:
Đơn vị tính: ha
STT
Mục đích sử dụng
Mã
Diện tích
Diện tích phân theo đơn vị hành chính
Xã Bảo Sơn
Xã Thanh Lâm
Xã Chu Điện
Xã Lan Mẫu
Xã Yên Sơn
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
1
Đất nông nghiệp
NNP
2,90
2,90
-
1.1
Đất nuôi trồng thủy sản
NTS
2,90
2,90
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
0,61
0,05
0,05
0,01
0,50
2.1
Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp
SKC
0,50
0,50
2.2
Đất phát triển hạ tầng
DHT
0,10
0,05
0,05
2.3
Đất ở tại nông thôn
ONT
0,01
0,01
Điều 2. Căn cứ vào Điều 1 của Quyết định này, Ủy ban nhân dân huyện Lục Nam có trách nhiệm:
1. Công bố công khai kế hoạch sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
2. Thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt;
3. Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Điều 3. Giám đốc sở, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Lục Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Như Điều 3 (Sở Tài nguyên và MT lưu HS 03);
- Lưu: VT, TN.Thắng;
Bản điện tử:
- VP UBND tỉnh:
+ LĐVP, các phòng chuyên viên;
+ Trung tâm Tin học - công báo.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lại Thanh Sơn | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Giang",
"promulgation_date": "26/01/2016",
"sign_number": "65/QĐ-UBND",
"signer": "Lại Thanh Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-147-2007-QD-UBND-phe-duyet-Quy-hoach-tong-the-phat-trien-he-thong-121363.aspx | Quyết định 147/2007/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 147/2007/QĐ-UBND
Tây Ninh, ngày 09 tháng 3 năm 2007
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy họach xây dựng;
Xét Tờ trình số 41/BXD-BQLKSQH ngày 03/5/2006 của Ban quản lý dự án đầu tư khảo sát quy hoạch xây dựng về việc thẩm định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Tây Ninh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 347/TTr-SXD ngày 23 tháng 10 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Phạm vi - ranh giới lập quy hoạch
Tỉnh Tây Ninh nằm ở cực Tây vùng Đông Nam bộ, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 4.029,6 km2. Gồm 9 đơn vị: Thị xã Tây Ninh, 8 huyện: Tân Biên, Tân Châu, Dương Minh Châu, Hòa Thành, Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Trảng Bàng.
Phạm vi ranh giới được xác định như sau:
- Phía Bắc và Tây giáp Campuchia với 240 km đường biên giới qua 5 huyện, có hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát.
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Phước, Bình Dương, với ranh là sông Sài Gòn.
- Phía Đông Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía Nam giáp tỉnh Long An.
2. Chức năng
Tây Ninh giữ vai trò cửa ngõ phía Tây của quốc gia và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm về giao lưu kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng; gắn với các nước châu Á theo đường bộ xuyên Á và đường sắt trong tương lai với hai cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát.
Tây Ninh là một trong những trung tâm dịch vụ - công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hành lang kinh tế đô thị ven đường Xuyên Á: Trảng Bàng - Gò Dầu - Mộc Bài thuộc hành lang kinh tế quan trọng của vùng.
Tây Ninh là một trong những trung tâm du lịch văn hóa- lịch sử cảnh quan của vùng Nam Bộ. Với các điểm du lịch nổi tiếng: Tòa thánh Tây Ninh, núi Bà Đen, Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, các căn cứ cách mạng như Trung ương cục miền Nam và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Tây Ninh là địa bàn xung yếu về an ninh quốc phòng và an toàn phát triển kinh tế xã hội bền vững của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quốc gia. Các tài nguyên về rừng, về nguồn nước của tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng.
3. Cơ sở hình thành và phát triển
a. Cơ sở kinh tế ky thuật
Động lực chủ yếu phát triển vùng tỉnh tới năm 2003 là kinh tế nông nghiệp- thương mại và công nghiệp. Cơ cấu GDP nông/công/dịch vụ là 42,4%/25,5%/ 25,4%.
Định hướng phát triển kinh tế mũi nhọn là thương mại - công nghiệp. Dự kiến đến năm 2020; cơ sở kinh tế kỹ thuật chủ yếu của vùng là công nghiệp chiếm 40 - 45 %, dịch vụ chiếm 35 - 40%, nông nghiệp chiếm 20%.
Các dự án lớn quốc gia thúc đẩy phát triển vùng tỉnh gồm: Tuyến đường Xuyên Á trên nền quốc lộ 22, tuyến đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, đường Hồ Chí Minh, đường quốc lộ 14C kéo dài ven biên giới, tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài; phát triển các khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát trên địa bàn tỉnh.
Hướng phát triển các cơ sở kinh tế kỹ thuật:
- Công nghiệp: Phát triển các khu công nghiệp tập trung dọc hành lang đường Xuyên Á với 3 trung tâm công nghiệp gồm Trảng Bàng, Trâm Vàng, Mộc Bài. Phát triển các cụm công nghiệp, kết hợp phát triển các làng nghề .
- Dịch vụ: Phát triển hệ thống cửa khẩu với hai trọng điểm khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Xa Mát. Phát triển hệ thống chợ nội thương với các chợ đầu mối và các trung tâm thương mại. Phát triển các trung tâm du lịch Núi Bà Đen, Tòa Thánh Tây Ninh, các di tích cách mạng và cảnh quan sinh thái thiên nhiên.
- Nông lâm ngư nghiệp: phát triển các vùng chuyên canh gắn với công nghệ sinh học, công nghiệp chế biến.
b. Các vùng đặc trưng
vùng 1: Phía Bắc của tỉnh, gồm các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Dương Minh Châu, có diện tích 2.987,84 km2, chiếm 74,15% toàn tỉnh. Định hướng phát triển nông lâm nghiệp theo hướng chuyên canh đi đôi với công nghệ chế biến và dịch vụ thương mại - du lịch.
Vùng 2: Trung tâm tỉnh, gồm Thị xã, huyện Hòa Thành. Diện tích 219,15 km2, chiếm 5,44% toàn tỉnh. Định hướng phát triển dịch vụ, công nghiệp, đô thị.
Vùng 3: Phía Nam tỉnh, dọc hành lang quốc lộ 22A- đường Xuyên Á; gồm các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu với diện tích 822,61 km2, chiếm 20,41% toàn tỉnh. Đây là vùng thu hút đầu tư mạnh. Định hướng phát triển hành lang kinh tế đô thị với các khu công nghiệp, dịch vụ, đô thị tập trung .
c. Dân số và lao động xã hội
Dân số toàn tỉnh: Năm 2003, thống kê 1.029.894 người, tỷ lệ tăng bình quân 1,68%/năm. Dự báo: Năm 2010 là 1,17 triệu người; năm 2020 là 1,45 triệu người, có tính nhập cư.
Lao động toàn tỉnh: Năm 2003, thống kê 473,8 ngàn người. Dự báo: Năm 2010 là 605 ngàn lao động; năm 2020 là 700 - 750 ngàn lao động, có tính nhập cư lao động kỹ thuật. Lao động dự kiến phân bố trong các khu vực kinh tế: Vào năm 2010: Nông nghiệp 45-40%, công nghiệp 25%, dịch vụ 30-35%; vào năm 2020: Nông nghiệp 30-25%; công nghiệp 35-40%; dịch vụ 35%.
d. Phân bố dân cư đô thị và nông thôn
Dự tính quy mô dân số tới năm 2020 là 1,45 triệu. Trong đó: dân cư đô thị 770 ngàn, chiếm 53 %. Dân cư nông thôn 750 ngàn, chiếm 34%.
Bảng 1. Dự kiến phân bố dân cư đô thị và nông thôn
Dân cư
Năm 2003
Năm 2010
Năm 2020
Dân số Toàn tỉnh
1.029.894
1170.000
1450.000
Dân số Thành thị
169.882
420.000
770.000
Dân số Nông thôn
860.012
750.000
680.000
Tỷ lệ Đô thị hóa (%)
16,8
34
53
e. Tổ chức hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn các vùng đặc trưng
Căn cứ vào các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội để đề xuất.
Vùng 1: Diện tích 2.987,84 km2. Dân số hiện tại 411,5 ngàn, gần 34 ngàn dân đô thị (8,2%). Dự kiến tới năm 2020 có 500 ngàn dân, đô thị 140 ngàn dân (28%), tập trung trong 4 huyện lỵ và các thị trấn nhỏ. Nông thôn 360 ngàn dân, bố trí kết hợp tuyến tỉnh lộ ven biên giới.
Vùng 2: Diện tích 219,15 km2. Dân số hiện tại gần 270 ngàn, 90,6 ngàn dân đô thị. Dự kiến năm 2020 có 400 ngàn dân, đô thị 260 ngàn dân (65%) tập trung trong 2 đô thị Thị xã và Long Hoa. Nông thôn 140 ngàn dân, đô thị hóa tại chỗ các làng nghề. Mật độ dân số từ 1.225 người/km2 tăng tới 1.825,2 người/km2 và ổn định dưới 2.000 người/km2.
Vùng 3: Diện tích 822,61 km2. Dân số hiện tại trên 350 ngàn với 45,3 ngàn dân đô thị. Dự kiến tới năm 2020 có 550 ngàn dân, đô thị 370 ngàn dân (67,3%), phát triển chủ yếu trong 3 đô thị Trảng Bàng, Gò Dầu, Mộc Bài, dọc quốc lộ 22. Nông thôn 180 ngàn dân, đô thị hóa tại chỗ các làng nghề, các trung tâm xã.
Bảng 2. Dự kiến phân bố dân cư đô thị và nông thôn theo các vùng đặc trưng.
Năm 2003
Năm 2010
Năm 2020
Dân số
Tỷ lệ %
Dân số
Tỷlệ %
Dân số
Tỷlệ %
Toàn tỉnh - 4.029,6km2
1.029.894
1.170.000
1.450.000
- Dân cư đô thị
169.82
100
420.000
100
770.000
100
- Dân cư nông thôn
860.12
750.000
680.000
Đô thị hoá (%)
16,8
35,9
53
Vùng 1 - 2.987,84km2
411.479
430.000
500.000
Mật độ - người/km2
137,75
150
167
- Dân cư đô thị
33.975
20
75.000
17,9
140.000
18,2
- Dân cư nông thôn
377.504
355.000
360.000
Đô thị hoá (%)
8,2
17,4
28
Vùng 2 - 219,15km2
268.535
300.000
400.000
Mật độ - người/km2
1.225
1.484
1.825,2
- Dân cư đô thị
90.606
53,3
150.000
38
260.000
33,8
- Dân cư nông thôn
177.929
150.000
140.000
Đô thị hoá (%)
33,7
50
65
Vùng 3 - 822,61km2
350.870
440.000
550.000
Mật độ - người/km2
426,5
522,7
668,6
- Dân cư đô thị
45.291
26,7
195.000
46,4
370.000
48
- Dân cư nông thôn
305.579
245.000
180.000
Đô thị hoá (%)
12,9
44,3
67,3
4. Định hướng phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn
a. Lựa chọn hướng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn.
Phát triển hệ thống đô thị tập trung theo vùng trọng điểm và các hành lang đô thị hoá trên cơ sở phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
dân cư toàn tỉnh Tây Ninh năm 2020 có khoảng 1,4 triệu dân. Dân cư đô thị 770 ngàn (53%); Cư trú trong 15 đô thị. Dân cư nông thôn 680 ngàn (47%). Tập trung tại các trung tâm xã 25%. Phân bố trong các cụm, tuyến khoảng 22%.
b. Tổ chức mạng lưới đô thị – công nghiệp – dịch vụ du lịch.
Bộ khung đô thị tỉnh Tây Ninh dựa trên tam giác kinh tế trọng điểm của tỉnh 3 đỉnh cực: Thị xã – Trảng Bàng – Mộc Bài.
- Vùng 1: Có 9 đô thị với tổng dân số 140 ngàn. Có 4 đô thị mới Xa Mát, Phước Tân, Tân Hòa là đô thị cửa khẩu, đóng vai trò là hạt nhân tăng trưởng kinh tế vùng biên.
- Vùng 2: Cụm đô thị 260 ngàn dân (Thị xã có 200 ngàn, Hòa Thành có 60 ngàn).
- Vùng 3: Hình thành hành lang đô thị ven quốc lộ 22 với các đô thị công nghiệp- dịch vụ tập trung có tổng dân số 370 ngàn. Trảng Bàng có 200 ngàn dân, Gò Dầu có 100 ngàn dân, Mộc Bài có 60 ngàn dân. Ngoài ra, đô thị mới Bình Thạnh sẽ có 10 ngàn dân.
Bảng 3. Tổ chức mạng lưới đô thị Tây Ninh
Đô thị
Năm 2003
Năm 2010
Năm 2020
Tính chất đô thị
Dân số
Dân số
Cấp đô thị
Dân số
Cấp đô thị
Đô thị toàn tỉnh
169.882
420.000
770.000
Toàn vùng 1
33.975
75.000
140.000
Tân Biên
1. Thị trấn Tân Biên
2. Thị trấn, cửa khẩu Xa Mát
11.784
11.784
20.000
15.000
5.000
V
V
50.000
20.000
30.000
V
V
- huyện lỵ - dịch vụ
- dịch vụ cửa khẩu
Tân Châu
1. Thị trấn Tân Châu
2. Thị trấn Tân Hưng
3. Thị trấn Tân Hòa
7.140
7.140
18.000
10.000
5.000
3.000
V
V
V
35.000
20.000
10.000
5.000
V
V
V
- huyện lỵ , dịch vụ
- đô thị mới, công nghiệp
- đô thị mới, công nghiệp - dịch vụ
Dương Minh Châu
1. Thị trấn Dương Minh Châu
2. Thị trấn Chà Là
5.510
5.510
20.000
15.000
5.000
V
V
30.000
20.000
10.000
V
V
- huyện lỵ , dịch vụ
- công nghiệp, dịch vụ
Châu Thành
1. Thị trấn Châu Thành
2. Phước Tân
9541
9541
17.000
15 000
2 000
V
V
25.000
20.000
5.000
V
V
- huyện lỵ, dịch vụ
- dịch vụ, thương mại cửa khẩu
Toàn vùng 2
90 606
150 000
260 000
Thị xã Tây Ninh
72 229
120 000
IV
200.000
III
tỉnh lỵ, dịch vụ, công nghiệp
Thị trấn Hòa Thành (huyện Hòa Thành)
18377
30 000
V
60 000
IV
huyện lỵ, dịch vụ
Quy mô, tính chất các đô thị xác định chính xác khi lập quy hoạch chung từng đô thị.
Toàn vùng 3
45.301
195.000
370.000
Trảng Bàng
1. Thị trấn Trảng Bàng
2. Thị trấn Bình Thạnh
14.636
14.636
105.000
100.000
5.000
IV
V
210.000
200.000.
10.000
III
V
- huyện lỵ, công nghiệp, dịch vụ
- dịch vụ, thương mại
Gò Dầu (huyện Gò Dầu)
23.656
50.000
V
100.000
IV
- huyện lỵ, công nghiệp, dịch vụ
Bến Cầu
1. Thị trấn Bến Cầu
2. Đô thị Mộc Bài
7009
7009
40.000
15.000
25.000
III
60.000
20.000
40.000
III
- huyện lỵ
- cửa khẩu quốc tế, công nghiệp, dịch vụ,
c. Tổ chức dân cư nông thôn tỉnh Tây Ninh
Dân cư nông thôn năm 2003 có 860 ngàn người, chiếm 83,2%; cư trú trong 79 xã. Dự kiến nam 2010 là 760 ngàn dân, 2020 là 680 ngàn dân. Định hướng tổ chức như sau:
- Vùng 1: Hiện có 43 xã gần 377 ngàn dân. Dự kiến năm 2010 có 350 ngàn dân, năm 2020 có 310 ngàn dân. Tập trung dân cư theo các trang trại, các cụm dân cư biên giới kết hợp với chợ đường biên.
- Vùng 2: Hiện có 165 ngàn dân trên 9 xã. Dự kiến năm 2010 có 150 ngàn dân, năm 2020 có 100 ngàn dân. Tập trung dân cư theo các làng nghề. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng khu dân cư. Đô thị hóa tại chỗ với hạt nhân là các trung tâm xã.
- Vùng 3: Hiện có 305 ngàn dân trên 26 xã. Dự kiến năm 2010 có 245 ngàn dân, năm 2020 có 180 ngàn dân. Tổ chức các làng nghề, các cụm dân cư kết hợp chợ đường biên.
Nâng cấp các trung tâm xã gồm đầu tư nâng cấp chợ, trường học, trạm y tế. Nâng cấp cơ sở kỹ thuật như đường, điện, cấp nước.
5. Nhu cầu đất xây dựng đô thị và khu dân cư nông thôn
Bảng 4. Dự báo nhu cầu đất xây dựng phát triển khu dân cư đô thị và nông thôn
Năm 2003
Năm 2010
Năm 2020
Các loại đất
Dân số (1.000 người)
Diện tích
(ha)
T/C
(m2/ người)
Dân số 1.000 người
Diện tích
(ha)
Tiêu chuẩn
(m2/ người)
Dân số (1.000 người)
Diện tích
(ha)
Tiêu chuẩn
(m2/ người)
Đất ở nông thôn
860,01
6447
75
750
4162
75
680
5100
75
Đất ở đô thị
169,88
880
51
420
2100
50
770
3850
50
Đất ở toàn tỉnh
1.029,894
7327
71
1170
6262
53,5
1450
8950
57
I. Đất khu dân cư
1029,894
7861
76,3
1170
9830
90
1450
12300
85
II. Chuyên dùng
- Xây dựng
- Giao thông
- Thủy lợi
38034
2265
8232
25349
40000
4500
10000
25500
-
42000
5500
11000
25500
Toàn bộ
45895
49830
54300
6. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật diện rộng
a. Quy hoạch giao thông
Giao thông đường thủy gồm:
- Hệ thống các sông, kênh trung ương: Sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông.
- Hệ thống kênh rạch trong tỉnh: Đảm bảo cho tàu 50- 250 tấn lưu thông.
- Xây dựng thêm cảng và bến phà và bến vận chuyển hàng hóa trên sông rạch.
Giao thông đường bộ gồm:
- Đường Xuyên Á đi theo quốc lộ 22 và đường tránh theo đường tỉnh 782 .
- Đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài đi phía Bắc thị trấn Trảng Bàng, Gò Dầu, cách quốc lộ 22 hiện hữu khoảng 3 km, nhập vào quốc lộ 22 trước khi tới Mộc Bài tại xã An Thạnh.
- Đường Hồ Chí Minh dự kiến tới Tây Ninh theo đường tỉnh 782, tránh thị trấn Trảng Bàng phía Tây để nhập vào đường N1 đi Long An, Đồng Tháp.
- Dọc các quốc lộ xây dựng đường song hành cho dân cư. Xây dựng nút giao khác cốt giữa đường bộ khác với đường cao tốc. Dải cách ly đường cao tốc trên 50 m.
- Đến 2020, các đường tỉnh cần có mặt đường tráng nhựa rộng 10- 12 m, nền rộng 12 - 14 m. Bảo đảm khoảng cách ly 10 m theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Xây dựng giải phân cách trên đường tỉnh 785, 795, 786… Xây dựng một số tuyến mới ven biên giới.
- Hệ thống đường huyện cần làm mặt đường nhựa rộng 5-6 m. Đường xã, đường nông thôn có mặt đường nhựa rộng 3,5- 4,5 m. Toàn bộ cầu được bê tông hóa.
- Mạng lưới đường trong các đô thị, trung tâm xã xây dựng theo quy hoạch được duyệt, phải thấp hơn và thu nước khu đất xây dựng hai bên.
Giao thông đường sắt: Chuẩn bị cho đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài.
Giao thông hàng không: Các sân bay hiện hữu phải bảo vệ để phục hồi khi cần.
b. Quy hoạch đất xây dựng
Các đô thị, khu, cụm công nghiệp đảm bảo không bị úng ngập, phải xây dựng hệ thống thoát nước mưa phù hợp.
c. Cấp nước và vệ sinh môi trường
Cấp nước:
- Chỉ tiêu cấp nước theo từng loại đô thị như Quyết định số 63/1998/QĐ-TTg. Nhu cầu dùng nước sinh hoạt: Vào năm 2010, các đô thị cần 54.000m³/ngày/đô thị; vùng dân cư nông thôn cần 63.500 m³/ngày/vùng dân cư. Vào năm 2020, các đô thị cần 108.720 m³/ngày, vùng nông thôn cần 8.320 m³/ngày/vùng. Nhu cầu nước công nghiệp năm 2010 cần 113.500m³/ngày, năm 2020 cần 154.500m³/ngày.
- Đô thị: Thị xã Tây Ninh, huyện Hoà Thành, các đô thị Trảng Bàng, Gò Dầu, Mộc Bài lấy nước từ kênh hồ Dầu Tiếng (thị xã đã có). Các đô thị thuộc vùng Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành: Xây dựng nhà máy nước ngầm có xử lý phèn và sắt.
- Nông thôn: Khai thác nước ngầm qua mạng lưới giếng khoan bơm tay cho các nhóm nhà ở xa mạng lưới cấp nước, hoặc các trạm cấp nước công suất nhỏ cho các cụm xã; cung cấp các bình lọc nước, các bể chứa nước mưa cho các nhà ở riêng lẻ.
Vệ sinh môi trường:
- Đến năm 2020 nước thải từ các đô thị, nước thải công nghiệp phải đưa về trạm xử lý làm sạch trước khi xả ra môi trường. Thu gom, xứ lý rác sinh hoạt tại các đô thị và rác công nghiệp. Xây dựng bãi rác và nhà máy xử lý rác cho thị xã (tại Tân Hưng) và khu đô thị công nghiệp phía Nam (tại Bến Cầu), diện tích 50-100 ha.
- Các đô thị đều phải có nghĩa địa tập trung phù hợp. Thị xã Tây Ninh xây dựng nghĩa địa 30 - 50 ha. Các huyện có nghĩa địa 5-10 ha. Khuyến khích hỏa táng.
d. Cấp điện
Chỉ tiêu cấp điện theo quy chuẩn nhà nước đối với từng loại đô thị và theo từng thời kỳ:
- Năm 2010: Tổng điện năng đạt 1.626 x 106 KWh/năm. Tổng công suất đạt 428.499 KW.
- Năm 2020: Tổng điện năng đạt 2.925 x 106 KWh/năm. Tổng công suất đạt 855.000 KW.
Dùng nguồn điện quốc gia qua 2 tuyến 220 KV lấy từ trạm 220KV Hóc Môn về trạm 220KV Trảng Bàng dẫn tới. Trạm 220/110KV-250MVA Trảng Bàng kết nối với lưới quốc gia thông qua đường dây 220KV Tân Định - Trảng Bàng dài 40km.
Nguồn điện diesel: Duy trì và bảo dưỡng để làm nguồn dự phòng .
Hệ thống phân phối: Tất cả vùng tỉnh đều dùng tuyến trung thế ở cấp điện áp 22KV, tuyến hạ thế dùng cáp điện áp 0,4KV.
Trạm giảm áp 110/22 KV: Đến 2010, nâng cấp 3 trạm hiện hữu, lắp đặt thêm 5 trạm chuyên dụng. Đến năm 2020, tiếp tục nâng cấp các trạm hiện hữu, xây thêm 2 trạm mới. Tất cả các trạm 110KV đều được nối mạch vòng.
Ngay từ bây giờ tất cả các tuyến trung thế đều được xây dựng ở cấp điện áp 22KV.
e. Thông tin liên lạc
Năm 2020, chỉ tiêu máy điện thoại 200 máy/1.000 người dân (140.000 máy), 100% gia đình có máy. Toàn tỉnh có 100 điểm bưu cục chất lượng cao. Cáp quang hóa và ngầm hóa 100% mạng truyền dẫn nội tỉnh (300 km).
7. Xây dựng bộ khung bảo vệ thiên nhiên, môi trường, sinh thái đô thị
a. Hệ thống sông, rạch, hồ
Bảo vệ sông hồ cả mặt nước và bờ với khỏang cách ly bảo vệ. Đặc biệt hồ Dầu Tiếng phải bảo vệ cả chất lượng và trữ lượng nguồn nước trong sự kế hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn, cần quản lý việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
b. Hệ thống rừng sinh thái và phòng hộ
Bảo vệ và tái tạo rừng sinh thái khu vực phía Bắc và Tây, đặc biệt là Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát; phát triển công viên sinh thái cạnh đô thị Mộc Bài.
c. Hệ thống núi
Hạn chế hoặc chấm dứt việc khai thác có ảnh hưởng cảnh quan đối với các khu vực núi, đồi cần được bảo tồn, bảo vệ như núi Bà Đen, đồi 82.
8. Quy hoạch xây dựng đợt đầu
a. Đối với đô thị và các vùng đô thị hóa
Xác định các khu vực cải tạo mở rộng đô thị cấp thiết tới 2010:
- Tập trung xây dựng các vùng đô thị hạt nhân: Thị xã, Hòa Thành, Mộc Bài, Trảng Bàng, Gò Dầu, tạo bộ khung tam giác tăng trưởng kinh tế - đô thị.
- Xây dựng đô thị mới cửa khẩu quốc tế Xa Mát, đô thị mới Tân Bình, Phước Tân, Tân Hưng, Tân Hòa.
b. Đối với nông thôn
Ưu tiên xây dựng các tuyến dân cư biên giới theo chương trình đã lập.
Quy hoạch và xây dựng ổn định trung tâm cụm xã, trung tâm xã và các chợ.
Quy hoạch cải tạo và xây dựng các khu dân cư đang đô thị hóa. Phát triển các làng nghề với trọng tâm tại Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng.
9. Tổ chức thực hiện
Đề án Quy hoạch tổng thể sau khi được phê duyệt là cơ sở quản lý xây dựng trên địa bàn tỉnh. Các đồ án quy hoạch xây dựng, phân khu chức năng, các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư xây dựng phải khớp nối với nhau trên cơ sở thống nhất với quy hoạch tổng thể.
Quy hoạch tổng thể được duyệt được tổ chức công bố quy hoạch.
Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể được duyệt, Sở Xây dựng phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thị xã và các sở ban ngành liên quan lên kế hoạch kinh phí cho công tác khảo sát thiết kế quy hoạch; tổ chức lập, trình duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng chung, quy hoạch chi tiết các đô thị và khu dân cư nông thôn; triển khai các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy hoạch tổng thể và quy định của pháp luật.
Điều 2. Giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND các huyện, thị xã:
Tổ chức công bố đồ án Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 để tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện.
Thực hiện triển khai quy hoạch có phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan.
Ban hành Điều lệ quản lý xây dựng để thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Chủ tịch UBND cÁc huyện, thị xã và thủ trưởng các ngành có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Châu | {
"issuing_agency": "Tỉnh Tây Ninh",
"promulgation_date": "09/03/2007",
"sign_number": "147/2007/QĐ-UBND",
"signer": "Nguyễn Văn Châu",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Quyet-dinh-437-QD-UB-nam-1998-gia-dat-do-thi-huyen-Khanh-Son-va-Khanh-Vinh-141012.aspx | Quyết định 437/QĐ-UB năm 1998 giá đất đô thị huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh | UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HOÀ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 437/QĐ-UB
Nha trang, ngày 24 tháng 02 năm 1998
QUYẾT ĐỊNH
VỀ GIÁ ĐẤT ĐÔ THỊ THỊ TRẤN HAI HUYỆN KHÁNH SƠN, KHÁNH VĨNH
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Nghị định 87/CP ngày 17-08-1994 của Chính phủ quy định khung giá các loại đất;
- Căn cứ Quyết định số 302/TTg ngày 13-05-1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh hệ số K trong khung giá đất ban hành kèm theo Nghị dịnh 87/CP;
- Căn cứ Quyết định số 5064/QĐ-UB ngày 09-09-1997 của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về quy định giá các loại đất;
- Xét đề nghị của ủy ban nhân dân huyện Khánh Sơn (Tờ trình số 01/LN, ngày 09-01-1998); ủy ban nhân dân huyện Khánh Vĩnh (Tờ trình số 06/TT-UB ngày 22-01-1998) và Sở Tài chính Vật giá (số 52/TC-VG ngày 11-02-1998)
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1:
Nay quy định bổ sung 3 phụ lục phân loại đường phố của hai thị trấn thuộc hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh trong bản qui định giá các loại đất, ban hành kèm theo Quyết định số 5064/QĐ-UB ngày 29-09-1997 của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
* Phụ lục II.5: Đất khu dân cư đầu mối giao thông và trục đường giao thông chính huyện Khánh Vĩnh.
* Phụ lục VIII: Bảng phân loại đường phố trên địa bàn thị trấn Tô Hạp - huyện Khánh Sơn.
* Phụ lục IX: Bảng phân loại đường phố trên địa bàn thị trấn Khánh Vĩnh - huyện Khánh Vĩnh.
Điều 2:
Giá đất đô thị thị trấn hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh bằng 50% giá đất đô thị thị trấn các huyện trong qui định giá các loại đất ở tỉnh Khánh Hòa, ban hành kèm theo Quyết định số 5064/QĐ-UB ngày 29-09-1997 của ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
Những điều khoản khác vẫn áp dụng như quy định nêu trên.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4: Các ông: Chánh Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở ban ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HOÀ
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Nở
Phụ lục: II.5
BẢNG PHÂN LOẠI ĐẤT KHU DÂN CƯ ĐẦU MỐI GIAO THÔNG VÀ TRỤC ĐƯỜNG GIAO THÔNG CHÍNH HUYỆN KHÁNH VĨNH
STT
Tên loại đường đoạn đường
Loại đường
Vị trí
Hệ số
1
Tỉnh lộ 2
- Đoạn đườngtừ cổng Lâm trường Sông Khế đến cầu Sông Cầu
2
5
0,6
- Đoạn từ cầu Sông Cỗu đến Sông Khế
2
6
0,9
2
Tỉnh lộ 8
- Đoạn 1 từ ranh giới huyện Diên Khánh đến cầu Cà Hon (nhà ông Tráng)
2
6
1
- Đoạn 2 từ cầu Cà Hon đến Trạm kiểm lâm Khánh Bình
2
6
1,2
- Đoạn 3 từ Trạm kiểm lâm Khánh Bình đến ủy ban nhân dân xã Khánh Bình
2
5
0,8
Phụ lục: VIII
BẢNG PHÂN LOẠI ĐƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN TÔ HẠP - HUYỆN KHÁNH SƠN
STT
Tên loại đường trên thị trấn
Loại đường
Hệ số
I
Đường số 1 (tỉnh lộ 9)
- Đoạn từ cột mốc số 37 đến hết Trung tâm Y tế
2
0,5
II
Đường số 2
1
- Đoạn từ Ngã 4 đi về phía đông 2000m
3
0,7
2
- Đoạn từ ngã 4 đến hết nhà ông Hải (bên trái) và nhà ông Sửu (bên phải)
2
0,6
3
- Đoạn tiếp theo đến hết nhà ông Nhàn (bên phải) và giáp đường số 5 (bên trái)
3
0,8
4
- Đoạn còn lại
3
0,6
III
Đường số 3
1
- Đoạn từ giáp đường số 2 đến ngã tư đường số 1
2
0,6
2
- Đoạn từ ngã tư đường số 1 đến ngã tư đường số 9
3
0,7
IV
Đường số 4
- Từ đầu đường đến cuối đường
3
0,5
V
Đường số 5
- Từ giáp đường số 2 đến ngã 4 đường số 9
3
0,7
VI
Đường số 6
1
- Đoạn giáp đường số 2 đến ngã tư đường số 1
3
0,8
2
- Đoạn từ ngã tư đường số 1 đến ngã tư đường số 9
3
0,7
VII
Đường số 7
- Từ đầu đường đến cuối đường
3
0,7
VIII
Đường số 9
- Từ đầu đường đến cuối đường
3
0,6
IX
Đường số 10
- Từ đầu đường đến cuối đường
3
0,7
X
Đường số 12
- Từ đầu đường đến cuối đường
3
0,5
XI
Đường số 13
- Từ đầu đường đến cuối đường
3
1
XII
Những đoạn đường còn lại trên địa bàn thị trấn Tô Hạp
3
0,5
Phụ lục: IX
BẢNG PHÂN LOẠI ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN KHÁNH VĨNH - HUYỆN KHÁNH VĨNH
STT
Tên loại đường trên thị trấn
Loại đường
Hệ số
A
Khóm 1
1
Đường số 1
- Đoạn 1: Từ cầu Sông Khế đến ủy ban nhân dân thị trấn Khánh Vĩnh
3
0,8
- Đoạn 2: Từ ủy ban nhân dân thị trấn Khánh Vĩnh đến ngã 5
2
0,6
- Đoạn 3: Từ ngã 5 đến cuối đường
3
0,8
2
Đường số 2
- Từ đầu đường đến cuối đường
3
0,7
3
Đường số 3
- Từ đầu đường đến cuối đường
3
0,5
4
Đường số 4
- Từ đầu đường đến cuối đường
3
0,6
5
Đường số 5
- Từ đầu đường đến cuối đường
2
0,6
6
Đường số 6
- Từ đầu đường đến cuối đường
3
0,5
7
Đường số 7
- Từ đầu đường đến cuối đường
3
0,5
8
Đường số 8
- Từ dầu đường đến cuối đường
3
0,5
9
Đường số 9
-Từ đầu đường đến cuối đường
3
0,6
10
Đường số 10
- Từ đầu đường đến cuối đường
3
0,5
B
Khóm 3
1
Đường số 2
- Từ ủy ban nhân dân thị trấn Khánh Vĩnh đến đầu đường số 6
3
0,6
2
Đường số 3
- Từ đầu đường (nhà Bưu điện cũ) đến đầu đường số 6
3
0,7
3
Những đường còn lại của khóm 3
3
0,5 | {
"issuing_agency": "Tỉnh Khánh Hòa",
"promulgation_date": "24/02/1998",
"sign_number": "437/QĐ-UB",
"signer": "Nguyễn Thị Nở",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/The-thao-Y-te/Thong-bao-1020-TB-DPMT-tinh-hinh-dich-cum-A-H1N1-89985.aspx | Thông báo 1020/TB-DPMT tình hình dịch cúm A H1N1 | BỘ Y TẾ
CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG
VÀ MÔI TRƯỜNG
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------
Số: 1020/TB-DPMT
Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2009
THÔNG BÁO
VỀ TÌNH HÌNH DỊCH CÚM A(H1N1)
Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Bộ Y tế thông báo tình hình dịch cúm A(H1N1) như sau:
1.Tình hình dịch trên thế giới:
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, đến ngày 17/6/2009 đã có 35.928 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) tại 76 quốc gia, trong đó có 163 trường hợp tử vong. Số người mắc cúm A(H1N1) vẫn đang tiếp tục tăng tại nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, mức cảnh báo đại dịch cúm A(H1N1) hiện vẫn là cấp 6 - cấp đại dịch toàn cầu theo định nghĩa của WHO.
2.Tình hình dịch tại Việt Nam:
Ngày 18/6/2009, Việt Nam đã xác nhận thêm 02 ca dương tính với cúm A(H1N1). Ca thứ nhất là một nữ tu sỹ 62 tuổi, quốc tịch Canada, về Việt Nam ngày 12/6/2009 trên chuyến bay CX765 tại sân bay Tân Sơn Nhất, quá cảnh tại Hồng Kông, hiện đang được cách ly, điều trị tại viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh. Ca thứ hai là trường hợp nữ 25 tuổi, từ Mỹ về Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất ngày 15/6/2009, quá cảnh tại Hồng Kông, sau đó về cư trú tại Nha Trang, các yếu tố dịch tễ liên quan đến bệnh nhân thứ hai này đang được tiếp tục điều tra.
Tính đến ngày 18/6/2009, Việt Nam đã có 29 trường hợp dương tính với cúm A(H1N1) trong đó có 19 trường hợp đã được xuất viện (18 trường hợp ở TP. Hồ Chí Minh và 01 trường hợp ở Hà Nội), không có tử vong, các trường hợp còn lại đều đang được cách ly, điều trị tại các bệnh viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Ngoài ra còn có 2 ca có thể, đó là 2 nữ tu sỹ cùng quốc tịch Canada và về Việt Nam trên cùng chuyến bay với nữ tu sỹ bị dương tính nói trên.
3.Khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống dịch cúm A(H1N1):
1.Các hành khách đi trên chuyến bay CX765 từ Hồng Kông về sân bay Tân Sơn Nhất ngày 12/6/2009 phải tự chủ động cách ly, thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân, nếu thấy có biểu hiện bệnh như sốt, ho, đau họng thì đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
2.Những người về nước từ vùng đang có dịch phải chủ động cách ly, tránh mọi tiếp xúc gần (dưới 1 mét) với người khác, cố gắng hạn chế tiếp xúc với người xung quanh, áp dụng các biện pháp phòng hộ theo hướng dẫn. Khi có các triệu chứng của bệnh như sốt, ho, đau họng... thì phải đi khám và gọi điện báo cho những người thân mà mình mới tiếp xúc để họ chủ động thực hiện các biện pháp phòng và khám để phát hiện bệnh.
3.Trong thời gian dịch đang diễn biến phức tạp như hiện nay, mọi người dân nên hạn chế các chuyến đi và đến từ vùng có dịch nếu không quá cần thiết.
4.Những người bị ốm, có biểu hiện nghi ngờ cúm A(H1N1) như sốt, ho, đau họng... thì nên cách ly, đeo khẩu trang, báo cáo cho cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn và xử trí kịp thời, không nên vận chuyển bệnh nhân đến bệnh viện bằng các phương tiện vận tải công cộng, đặc biệt là máy bay vì dễ làm lây lan bệnh ra cộng đồng.
5.Mọi người dân có thể tự bảo vệ bản thân và cộng đồng bằng cách thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch như: đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường, che miệng khi bị ho, không khạc nhổ bừa bãi.
6.Khi có biểu hiện nghi ngờ cúm A(H1N1) hãy thông báo theo đường dây nóng của Sở Y tế trên địa bàn, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, đồng thời thông báo cho Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) theo số điện thoại đường dây nóng: 0989671115, Fax: 04.37366241, Email: baocaodich@gmail.com).
Bộ Y tế đã và đang phối hợp chặt chẽ với tất cả các địa phương, bộ/ban ngành liên quan, các nước và các tổ chức quốc tế để theo dõi sát tình hình, triển khai các biện pháp khống chế dịch, giảm thiểu sự lây lan và tác hại của đại dịch tại Việt Nam.
CỤC TRƯỞNG
NGƯỜI PHÁT NGÔN CỦA BỘ Y TẾ
Nguyễn Huy Nga | {
"issuing_agency": "Cục Y tế dự phòng và Môi trường",
"promulgation_date": "18/06/2009",
"sign_number": "1020/TB-DPMT",
"signer": "Nguyễn Huy Nga",
"type": "Thông báo"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Quyet-dinh-01-2019-QD-UBND-quy-dinh-ve-quan-ly-dau-tu-va-xay-dung-Bac-Giang-408556.aspx | Quyết định 01/2019/QĐ-UBND quy định về quản lý đầu tư và xây dựng Bắc Giang | ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/2019/QĐ-UBND
Bắc Giang, ngày 04 tháng 01 năm 2019
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu;
Căn cứ Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm;
Căn cứ Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, số 136/2015/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư công và số 161/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020;
Căn cứ Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Tài chính về quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm;
Căn cứ Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 01 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2015 của HĐND tỉnh quy định tiêu chí dự án trọng điểm nhóm C trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 157/TTr- SKHĐT ngày 17 tháng 12 năm 2018.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2019. Quyết định này thay thế Quyết định số 535/2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và Quyết định số 20/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ban hành kèm theo Quyết định số 535/2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lại Thanh Sơn
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 04/01/2019 của UBND tỉnh Bắc Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn, gồm: Vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn Công trái quốc gia, vốn Trái phiếu Chính phủ, vốn Trái phiếu chính quyền địa phương, vốn vay Kho bạc Nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư.
Đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin; dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư; dự án xây dựng các quy hoạch, đề án, chương trình có tính chất như quy hoạch, các đề tài khoa học; dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; dự án sử dụng nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính; dự án công trình xây dựng đặc thù; dự án theo cơ chế đặc thù được thực hiện riêng theo quy định của tỉnh và pháp luật.
Đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước do cơ quan Trung ương quản lý thực hiện đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng, kiến trúc công trình, đất đai, môi trường, phòng chống cháy nổ, đấu nối hạ tầng kỹ thuật, thiết kế xây dựng và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các dự án đầu tư không sử dụng vốn nhà nước,thực hiện quy định về quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng, quản lý chất lượng và bảo trì công trình theo Quy định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh.
Chương II
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
Mục 1. PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ ỦY QUYỀN THỰC HIỆN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 3. Ủy ban nhân dân các cấp
1. UBND tỉnh có trách nhiệm:
a) Trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, trọng điểm nhóm C do cấp tỉnh quản lý;
b) Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C (trừ dự án nhóm C trọng điểm) do cấp tỉnh quản lý;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. UBND các huyện, thành phố (sau đây gọi là UBND cấp huyện); UBND các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là UBND cấp xã) có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư và xây dựng trên địa bàn theo phân cấp. Thống nhất quản lý đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thuộc quyền quản lý từ khi xác định chủ trương đầu tư, chuẩn bị dự án, thực hiện dự án, kết thúc xây dựng nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng và bảo trì công trình;
b) Chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư xây dựng; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đầu tư xây dựng;
c) Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc phạm vi quản lý được phân công;
d) Thực hiện báo cáo định kỳ và hàng năm về tình hình quản lý hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn;
đ) Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, trọng điểm nhóm C do cấp mình quản lý;
e) Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm C (trừ dự án nhóm trọng điểm C) do cấp mình quản lý;
g) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Chủ tịch UBND tỉnh
1. Quyết định đầu tư dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C do tỉnh quản lý (trừ dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 của Luật Đầu tư công năm 2014 và dự án, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng đã ủy quyền quy định tại Điều 8 Quy định này).
2. Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do mình quyết định đầu tư (trừ trường hợp ủy quyền cho Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Quy định này).
3. Công bố các định mức dự toán xây dựng cho các công việc đặc thù của địa phương, các bộ đơn giá xây dựng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, đơn giá nhân công xây dựng trên địa bàn tỉnh.
4. Chấp thuận bổ sung quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch đối với các dự án chưa có trong quy hoạch xây dựng làm cơ sở để triển khai thực hiện các dự án theo quy định.
5. Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh đối với một số dự án cần thiết trên cơ sở đề nghị của Sở Xây dựng.
6. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do mình quyết định đầu tư.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế làm việc của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
Điều 5. Chủ tịch UBND cấp huyện
1. Quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do cấp huyện quản lý.
2. Quyết định đầu tư đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do cấp huyện quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng;
Riêng Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang quyết định đầu tư đối với dự án nhóm C có quy mô công trình từ cấp III trở xuống do thành phố và cấp xã trên địa bàn thành phố quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên (trừ những dự án đã phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp xã tại Khoản 2, Điều 6 Quy định này).
3. Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do mình quyết định đầu tư.
4. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do mình quyết định đầu tư.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế làm việc của UBND cấp huyện và quy định của pháp luật.
Điều 6. Chủ tịch UBND cấp xã
1. Quyết định đầu tư dự án nhóm B, nhóm C do cấp xã quản lý.
2. Quyết định đầu tư đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng do cấp xã quản lý sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên (trừ các dự án giao cho Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư) có tổng mức đầu tư dưới 03 tỷ đồng.
3. Phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do mình quyết định đầu tư.
4. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do mình quyết định đầu tư.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế làm việc của UBND cấp xã và quy định của pháp luật.
Điều 7. Phân công thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch đầu tư, đấu thầu, thẩm định và giám sát đánh giá đầu tư;
b) Tổng hợp trình UBND tỉnh kế hoạch đầu tư công hàng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm trên địa bàn tỉnh. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trên địa bàn;
c) Chủ trì thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án nhóm B, nhóm C do HĐND tỉnh và UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư;
d) Chủ trì thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn đối với dự án do cấp huyện, cấp xã quyết định chủ trương đầu tư được hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh;
đ) Về thẩm định và trình phê duyệt dự án:
Đối với dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng thuộc cấp tỉnh quản lý: Là cơ quan Thường trực Hội đồng thẩm định dự án nhóm A; là cơ quan chủ trì thẩm định dự án nhóm B trở xuống; tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư.
Đối với dự án đầu tư có cấu phần xây dựng do cấp tỉnh quản lý: Phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định dự án hoặc điều chỉnh, bổ sung dự án;
e) Là cơ quan đầu mối, tổng hợp giúp UBND và Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh; thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh; thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với dự án do UBND tỉnh làm chủ đầu tư;
g) Thanh tra, kiểm tra về kế hoạch đầu tư các dự án đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư xây dựng;
h) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra công tác đấu thầu, giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh; kiểm tra việc thực hiện công tác đấu thầu, giám sát, đánh giá đầu tư của UBND cấp huyện;
i) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh kiểm tra hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh;
k) Hướng dẫn công tác tổng hợp, báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản cho các sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị trên địa bàn tỉnh; tổng hợp báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản 06 tháng và cả năm báo cáo UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
l) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
2. Sở Xây dựng:
a) Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh; trực tiếp quản lý chuyên môn về chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thuộc chuyên ngành theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 51 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng (sau đây gọi là công trình chuyên ngành Xây dựng); thực hiện các công việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 55 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ; đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh; tổng hợp báo cáo tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh gửi UBND tỉnh và Bộ Xây dựng;
b) Tổ chức lập và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công bố định mức dự toán xây dựng cho các công việc đặc thù của địa phương chưa có trong hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố, các bộ đơn giá xây dựng công trình, giá ca máy và thiết bị thi công, giá nhân công phổ biến trên địa bàn tỉnh theo quy định;
c) Hướng dẫn chế độ, chính sách, phương pháp lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh; tổ chức lập và công bố chỉ số giá xây dựng theo tháng, quý, năm. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính công bố giá vật liệu xây dựng đến trung tâm các huyện, thành phố và giá vật tư, thiết bị đến hiện trường xây lắp theo đề nghị của chủ đầu tư;
d) Tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh bổ sung quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương xem xét, chấp thuận bổ sung quy hoạch đối với các dự án chưa có trong quy hoạch xây dựng làm cơ sở để triển khai thực hiện các dự án theo quy định;
đ) Về thẩm định và tổng hợp trình phê duyệt dự án:
Đối với dự án nhóm A có cấu phần xây dựng do cấp tỉnh quản lý thuộc công trình chuyên ngành Xây dựng: Sau khi có kết quả thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, tổng hợp hồ sơ dự án, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư.
Đối với dự án nhóm B trở xuống có cấu phần xây dựng (trừ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình có quy mô cấp III trở xuống và có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư; dự án nhóm C có quy mô công trình từ cấp III trở xuống do Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang hoặc
Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang quyết định đầu tư) thuộc công trình chuyên ngành Xây dựng: Chủ trì thẩm định, gửi thông báo kết quả thẩm định và hồ sơ dự án đã chỉnh sửa theo ý kiến thẩm định cho chủ đầu tư. Tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư hoặc quyết định đầu tư theo ủy quyền đối với các dự án do cấp tỉnh quản lý;
e) Chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với công trình nhà ở cấp I có quy mô dưới 25 tầng, chiều cao không quá 75 m; công trình chuyên ngành Xây dựng có quy mô từ cấp II trở xuống trên địa bàn tỉnh (trừ các công trình chuyên ngành Xây dựng thuộc dự án nhóm C có quy mô công trình từ cấp III trở xuống do Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang hoặc Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang quyết định đầu tư);
g) Tổng hợp và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A, nhóm B, trọng điểm nhóm C công trình chuyên ngành Xây dựng do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư;
h) Thanh tra, kiểm tra về chuyên ngành xây dựng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng;
i) Kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình chuyên ngành Xây dựng quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 32 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP (trừ các công trình cấp III, cấp IV do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư; công trình cấp IV sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP);
k) Tham gia ý kiến thẩm định dự án, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo đề nghị của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và đơn vị có liên quan; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát và đánh giá dự án thuộc chuyên ngành Xây dựng trên địa bàn;
l) Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) tổng hợp, báo cáo kết quả thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh để báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản;
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
3. Sở Tài chính:
a) Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính; hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ quản lý vốn đầu tư trình UBND tỉnh ban hành;
b) Tham mưu quản lý các nguồn vốn vay và các quỹ của tỉnh dành cho đầu tư và xây dựng;
c) Chủ trì thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư các dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư; hướng dẫn kiểm tra việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh;
d) Tham gia thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn, thẩm định dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo đề nghị của các đơn vị có liên quan; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát và đánh giá dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh;
đ) Phối hợp với Sở Xây dựng công bố giá vật liệu xây dựng đến trung tâm các huyện, thành phố và giá vật tư, thiết bị đến hiện trường xây lắp theo đề nghị của chủ đầu tư;
e) Thanh tra, kiểm tra về tài chính các dự án đầu tư đối với các tổ chức, cá nhân có sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng của nhà nước;
g) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư;
h) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối những gói thầu mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
4. Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
a) Tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng và bảo trì công trình xây dựng thuộc chuyên ngành quy định tại điểm b, điểm c, điểm d Khoản 4 Điều 51 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP (sau đây gọi là công trình chuyên ngành); thực hiện các công việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ; báo cáo công tác quản lý chất lượng công trình và bảo trì công trình do ngành quản lý về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng và UBND tỉnh;
b) Về thẩm định và tổng hợp trình phê duyệt dự án:
Đối với dự án nhóm A có cấu phần xây dựng do cấp tỉnh quản lý thuộc công trình chuyên ngành: Sau khi có kết quả thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, tổng hợp hồ sơ dự án, trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư.
Đối với dự án nhóm B trở xuống có cấu phần xây dựng (trừ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình có quy mô công trình từ cấp III trở xuống và có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư; dự án nhóm C có quy mô công trình từ cấp III trở xuống do Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang hoặc Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang quyết định đầu tư) thuộc công trình chuyên ngành: Chủ trì thẩm định, gửi thông báo kết quả thẩm định và hồ sơ dự án đã chỉnh sửa theo ý kiến thẩm định cho chủ đầu tư. Tổng hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư hoặc quyết định đầu tư theo ủy quyền đối với các dự án do cấp tỉnh quản lý;
c) Chủ trì thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với công trình chuyên ngành có quy mô từ cấp II trở xuống trên địa bàn tỉnh (trừ các công trình chuyên ngành thuộc dự án nhóm C có quy mô từ cấp III trở xuống do Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang hoặc Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang quyết định đầu tư);
d) Tổng hợp và trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thuộc dự án nhóm A, nhóm B, trọng điểm nhóm C công trình xây dựng chuyên ngành do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư;
đ) Kiểm tra công tác nghiệm thu đối với công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP (trừ các công trình cấp III, cấp IV do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư; công trình cấp IV và công trình đường dây, trạm biến áp có cấp điện áp từ 35KV trở xuống sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách quy định tại điểm đ Khoản 1 Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP);
e) Tham gia ý kiến thẩm định dự án, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo đề nghị của Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và đơn vị có liên quan; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn;
g) Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) tổng hợp, báo cáo kết quả thẩm định dự án, thiết kế và dự toán đối với lĩnh vực công trình do mình chủ trì thẩm định gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng; đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo đầu tư xây dựng cơ bản;
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
5. Sở Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì thẩm định sự phù hợp của phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ được lựa chọn đối với công trình có yêu cầu về thiết kế công nghệ, gửi thông báo kết quả thẩm định cho cơ quan chủ trì thẩm định dự án;
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực Tài nguyên và môi trường; hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ quản lý về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh; thẩm định đề cương, dự toán lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đối với những dự án đầu tư do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư;
b) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo đề nghị của Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và đơn vị có liên quan;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND tỉnh và quy định của pháp luật.
7. Kho Bạc nhà nước tỉnh:
a) Hướng dẫn thực hiện quy định kiểm soát, thanh toán; trực tiếp kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư;
b) Thực hiện quyết toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư với Sở Tài chính thuộc tỉnh quản lý;
c) Chỉ đạo, kiểm tra Kho bạc Nhà nước cấp huyện thực hiện đúng các chế độ kiểm soát và thanh toán vốn đầu tư theo quy định.
8. Các sở, cơ quan khác thuộc UBND tỉnh:
Có trách nhiệm tham gia ý kiến khi cơ quan chủ trì thẩm định xin ý kiến về dự án có liên quan đến quy hoạch, đất đai, môi trường, công nghệ, thiết bị, phòng cháy chữa cháy.
9. Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện:
a) Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch đầu tư, đấu thầu và giám sát đánh giá đầu tư ;
b) Tổng hợp trình UBND cấp huyện kế hoạch đầu tư công hàng năm và các kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm trên địa bàn. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trên địa bàn;
c) Chủ trì thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án nhóm B, nhóm C do HĐND và UBND cấp huyện quyết định chủ trương đầu tư;
d) Chủ trì thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn đối với dự án do cấp xã quyết định chủ trương đầu tư được hỗ trợ vốn từ ngân sách cấp huyện;
đ) Về thẩm định và tổng hợp trình phê duyệt dự án:
Đối với dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng thuộc cấp huyện, xã quản lý: Chủ trì thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư (dự án thuộc cấp huyện quản lý), gửi thông báo kết quả thẩm định cho Bộ phận Tài chính - Kế toán cấp xã (dự án thuộc cấp xã quản lý).
Đối với dự án có cấu phần xây dựng do cấp huyện quản lý: Phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định dự án hoặc điều chỉnh, bổ sung dự án;
e) Là cơ quan đầu mối, tổng hợp giúp UBND cấp huyện thực hiện nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên địa bàn; thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện; thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với dự án do UBND cấp huyện làm chủ đầu tư;
g) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư;
h) Chủ trì thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư các dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, xã quyết định đầu tư;
i) Tham gia thẩm định dự án đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm định dự án khi có yêu cầu;
k) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư;
l) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện kiểm tra hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn;
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND cấp huyện và quy định của pháp luật.
10. Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện và Phòng Quản lý đô thị thành phố:
a) Hướng dẫn UBND cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư và xây dựng; thực hiện các công việc theo quy định tại Khoản 3 Điều 55 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ;
b) Về thẩm định và tổng hợp trình phê duyệt dự án:
Phòng Kinh tế - Hạ tầng chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng đối với công trình do Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư có quy mô cấp III trở xuống và có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng, gửi thông báo kết quả thẩm định và hồ sơ dự án đã chỉnh sửa theo ý kiến thẩm định cho chủ đầu tư. Tổng hợp, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư đối với dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư.
Phòng Quản lý đô thị thành phố Bắc Giang chủ trì thẩm định dự án nhóm C có quy mô công trình từ cấp III trở xuống do Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang hoặc Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang quyết định đầu tư, gửi thông báo kết quả thẩm định và hồ sơ dự án đã chỉnh sửa theo ý kiến thẩm định cho chủ đầu tư. Tổng hợp trình Chủ tịch UBND thành phố quyết định đầu tư đối với dự án do Chủ tịch UBND thành phố quyết định đầu tư;
c) Tham mưu UBND cấp huyện quản lý nhà nước về chất lượng và bảo trì công trình xây dựng trên địa bàn; báo cáo định kỳ 6 tháng và cả năm về chất lượng công trình gửi Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo Bộ Xây dựng và UBND tỉnh;
d) Kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình do Chủ tịch UBND cấp huyện, xã quyết định đầu tư có quy mô từ cấp III trở xuống trên địa bàn thuộc quyền quản lý;
đ) Về thẩm định, tổng hợp trình phê duyệt thiết kế, dự toán:
Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện tổng hợp và trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư;
Phòng Quản lý đô thị thành phố Bắc Giang chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng đối với dự án nhóm C có quy mô công trình từ cấp III trở xuống trên địa bàn thành phố; tổng hợp và trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 3 bước) đối với dự án sử dụng vốn nhà nước và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng (trường hợp thiết kế 2 bước) đối với dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách nhà nước do Chủ tịch UBND thành phố quyết định đầu tư.
e) Phối hợp với Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình xây dựng trên địa bàn khi được yêu cầu;
f) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND cấp huyện và quy định của pháp luật.
11. Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện:
a) Tham mưu giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường; hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ quản lý về tài nguyên và môi trường trên địa bàn huyện; thẩm định đề cương, dự toán lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường đối với những dự án đầu tư do Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư;
b) Tham gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo đề nghị của Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện, Phòng Quản lý đô thị thành phố Bắc Giang và đơn vị có liên quan;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND cấp huyện và quy định của pháp luật.
12. Bộ phận Tài chính - Kế toán cấp xã:
a) Tham mưu giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch đầu tư, đấu thầu và giám sát đánh giá đầu tư theo chức năng nhiệm vụ được giao;
b) Tổng hợp trình UBND cấp xã kế hoạch đầu tư công hàng năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm trên địa bàn;
c) Là Thường trực Hội đồng thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án nhóm B, nhóm C do cấp xã quyết định chủ trương đầu tư;
d) Về thẩm định, tổng hợp trình phê duyệt dự án:
Đối với dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND cấp xã: sau khi có thông báo kết quả thẩm định của Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện, tổng hợp kết quả thẩm định, trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư.
Đối với dự án có cấu phần xây dựng do cấp xã quản lý: Phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định dự án hoặc điều chỉnh, bổ sung dự án;
đ) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND cấp xã; thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với dự án do UBND cấp xã làm chủ đầu tư;
e) Chủ trì thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư đối với dự án thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư; tổng hợp báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư theo định kỳ và hàng năm gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện;
g) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã kiểm tra hoạt động của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn.
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND cấp xã và quy định của pháp luật.
13. Bộ phận Địa chính - Xây dựng cấp xã
a) Phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định dự án có cấu phần xây dựng; sau khi có thông báo kết quả thẩm định, tổng hợp trình Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư;
b) Tổng hợp và trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt thiết kế, dự toán theo thẩm quyền đối với các dự án do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư;
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của UBND cấp xã và quy định của pháp luật.
Điều 8. Ủy quyền quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán xây dựng và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đối với các dự án do tỉnh quản lý
1. Chủ tịch UBND tỉnh ủy quyền:
a) Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư: Quyết định đầu tư dự án, phê duyệt dự toán, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu những dự án không có cấu phần xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng. Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án có cấu phần xây dựng chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng; phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với công trình cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất sử dụng vốn sự nghiệp có dự toán xây dựng từ 200 đến dưới 500 triệu đồng do tỉnh quản lý;
b) Giám đốc Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành: Quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng đối với công trình chuyên ngành có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng đối với công trình chuyên ngành thuộc dự án nhóm C (trừ dự án trọng điểm nhóm C) và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán đối với công trình cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất sử dụng vốn sự nghiệp có dự toán xây dựng từ 200 đến dưới 500 triệu đồng thuộc công trình chuyên ngành do tỉnh quản lý;
c) Giám đốc Sở Tài chính: Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư đối với dự án không có cấu phần xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng; Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng và công trình cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất sử dụng vốn sự nghiệp có dự toán xây dựng từ 200 đến dưới 500 triệu;
d) Thủ trưởng đơn vị ngân sách cấp tỉnh: Phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, quyết toán đối với công trình cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất sử dụng vốn sự nghiệp của đơn vị, có dự toán xây dựng dưới 200 triệu đồng, kỹ thuật đơn giản và không làm thay đổi kết cấu chịu lực chính, kiến trúc của công trình cũ trong phạm vi dự toán được cấp thẩm quyền giao.
2. Người được ủy quyền chịu trách nhiệm trước người ủy quyền và pháp luật đối với quyết định của mình; hàng tháng tổng hợp báo cáo gửi Chủ tịch UBND tỉnh thông qua Văn phòng UBND tỉnh.
Mục 2. LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
Điều 9. Lập chủ trương đầu tư
1. Các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 77/2015/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định số 120/2018/NĐ-CP phải lập chủ trương đầu tư theo quy định tại Mục 1 Chương II của Luật Đầu tư công năm 2014 và khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ; Điều 14, Điều 15, khoản 1, khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 136/2015/NĐ-CP và khoản 5 Điều 2 Nghị định số 120/2018/NĐ-CP .
Riêng đối với dự án nhóm C có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ đồng thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia có kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước hỗ trợ đầu tư một phần, phần còn lại do nhân dân đóng góp, các dự án được hỗ trợ theo Nghị định số 57/2018/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số 136/2015/ND-CP.
2. Các dự án sử dụng toàn bộ vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng nằm trong kế hoạch dự toán ngân sách đã giao, các dự án thuộc chương trình đầu tư công đã được phê duyệt chủ trương đầu tư không phải lập chủ trương đầu tư.
Điều 10. Thẩm quyền thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án nhóm B, C
1. Dự án nhóm B, C do cấp tỉnh quản lý:
a) Thẩm định chủ trương đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
b) Thẩm định nguồn vốn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nội bộ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn Trung ương; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp tỉnh.
2. Dự án nhóm B, C do cấp huyện, xã quản lý:
a) Thẩm định chủ trương đầu tư:
Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện chủ trì thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án do cấp huyện quản lý;
Hội đồng thẩm định cấp xã chủ trì thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư đối với dự án do cấp xã quản lý;
b) Thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn:
Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định nội bộ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn Trung ương; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp tỉnh hỗ trợ;
Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện thẩm định nội bộ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách tỉnh hỗ trợ do cấp huyện, xã quản lý; chủ trì thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp huyện;
Hội đồng thẩm định cấp xã thẩm định nội bộ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn ngân sách huyện hỗ trợ do cấp xã quản lý; thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn các dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp xã.
Điều 11. Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C
1. Hồ sơ thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án Thành phần và số lượng hồ sơ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 136/2015/NĐ-CP và khoản 8 Điều 2 Nghị định số 120/2018/NĐ-CP .
2. Hồ sơ thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn (trường hợp chỉ thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn)
Thành phần và số lượng hồ sơ quy định tại Điều 21 của Nghị định số 136/2015/NĐ-CP (bỏ ý kiến của Thường trực HĐND theo Điều 3 Nghị định số 120/2018/NĐ-CP).
3. Trường hợp chủ đầu tư trình cơ quan chủ trì thẩm định đồng thời Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và thẩm định nguồn vốn, khả năng cân đối vốn, hồ sơ gồm:
- Tờ trình đề nghị cấp thẩm quyền thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này;
- Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án theo quy định tại Điều 19 và Mẫu số 04 Phụ lục III Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ;
- Báo cáo thẩm định nội bộ (áp dụng đối với dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương);
- Lệnh khẩn cấp, quyết định tình huống khẩn cấp của cấp có thẩm quyền (áp dụng đối với dự án khẩn cấp);
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
4. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
Thành phần và số lượng hồ sơ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 136/2015/NĐ-CP .
Điều 12. Trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án
Trình tự, thủ tục thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư dự án thực hiện theo quy định tại Điều 23, Điều 27, Điều 29, Điều 30, Điều 31 của Luật Đầu tư công năm 2014; Điều 12, Điều 13, Điều 16 của Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ; khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 2 Nghị định số 120/2018/NĐ-CP và Mẫu Tờ trình quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này; Báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án nhóm B, nhóm C theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.
Điều 13. Thời gian thẩm định chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án nhóm B, nhóm C
1. Thời gian tham gia ý kiến thẩm định nội bộ về chủ trương đầu tư trước khi trình cơ quan chủ trì thẩm định thực hiện như sau:
a) Dự án nhóm B không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.
b) Dự án nhóm C không quá 10 (mười) ngày làm việc.
2. Thời gian thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư thực hiện như sau:
a) Dự án nhóm B không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc.
b) Dự án nhóm C không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc.
3. Thời gian thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan chủ trì thẩm định được thực hiện như sau:
a) Dự án sử dụng vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.
b) Dự án sử dụng vốn ngân sách hỗ trợ cấp tỉnh, huyện không quá 10 (mười) ngày làm việc.
Mục 3. LẬP, THẨM ĐỊNH, TRÌNH QUYẾT ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Điều 14. Lập dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng được lập theo quy định tại Khoản 2 Điều 47 của Luật Đầu tư công năm 2014 và Điều 30 của Nghị định số 136/2015/NĐ-CP .
2. Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng được lập theo quy định tại Điều 52, Điều 53, Điều 54 của Luật Xây dựng năm 2014, Điều 9 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP .
3. Dự án đầu tư chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định tại Khoản 3 Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014. Nội dung Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng quy định tại Điều 55 của Luật Xây dựng năm 2014.
4. Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ trình thẩm định dự án đầu tư về đơn vị chủ trì thẩm định.
5. Khi triển khai lập dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, trường hợp phải điều chỉnh mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được cấp thẩm quyền quyết định trong chủ trương đầu tư, chủ đầu tư phải tiến hành lập, trình thẩm định, phê duyệt lại chủ trương đầu tư thay thế chủ trương đầu tư đã phê duyệt để làm cơ sở lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư.
Điều 15. Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng đối với công trình sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư
1. Đối với các công trình cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư có tổng mức đầu tư từ 500 triệu đồng đến dưới 15 tỷ đồng, chủ đầu tư lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 và thực hiện thẩm định, phê duyệt theo Khoản 2 Điều 17, Khoản 2 Điều 19 của Quy định này.
2. Đối với công trình, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng do UBND tỉnh quản lý và dưới 500 triệu đồng do UBND cấp huyện, cấp xã quản lý, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng nhưng phải lập, trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán:
a) Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán: Tờ trình phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán theo mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ; hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và các văn bản pháp lý khác có liên quan;
b) Trình tự thẩm định và phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán:
Đối với công trình do UBND tỉnh quản lý: Chủ đầu tư gửi hồ sơ quy định tại điểm a khoản này về Sở Xây dựng hoặc Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành thẩm định và phê duyệt.
Đối với các công trình do UBND cấp huyện quản lý: Chủ đầu tư gửi hồ sơ quy định tại điểm a khoản này về Phòng Kinh tế - Hạ tầng các huyện hoặc Phòng Quản lý đô thị thành phố để thẩm định và trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt.
Đối với các công trình do UBND cấp xã quản lý: Chủ đầu tư gửi hồ sơ quy định tại điểm a khoản này về Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện hoặc Phòng Quản lý đô thị thành phố để thẩm định, Bộ phận Địa chính - Xây dựng cấp xã có trách nhiệm tổng hợp, trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt;
c) Thời gian thẩm định, phê duyệt: Không quá 07 (bảy) ngày làm việc.
3. Đối với công trình cải tạo, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp cơ sở vật chất của các đơn vị do UBND tỉnh quản lý có dự toán xây dựng dưới 200 triệu đồng, kỹ thuật đơn giản và không làm thay đổi kết cấu chịu lực chính, kiến trúc của công trình cũ, trong phạm vi dự toán được cấp thẩm quyền giao, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
4. Trường hợp dự toán vượt kế hoạch vốn đã bố trí: Chủ đầu tư phải xin ý kiến của cơ quan quản lý tài chính theo phân cấp và trình cấp có thẩm quyền phân bổ vốn quyết định.
5. Các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thực hiện trình tự, thủ tục phê duyệt dự án, lựa chọn nhà thầu, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán như quy định đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Điều 16. Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Chủ đầu tư tổ chức lập, trình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
2. Đối với các dự án thuộc quy định tại Điều 18 của Luật Bảo vệ môi trường và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị dự án. Nội dung Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Điều 22 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Việc lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Điều 19, Điều 23, Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Điều 12, Điều 14 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
3. Đối với các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP phải đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường trước khi triển khai dự án, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT .
Điều 17. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư
1. Dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng:
a) Đối với dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư:
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định; các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thẩm định khi cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị;
b) Đối với dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư: Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện là cơ quan chủ trì thẩm định; các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thẩm định khi cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị;
2. Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng
a) Đối với các dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư:
Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành là cơ quan chủ trì thẩm định dự án từ nhóm B trở xuống đối với công trình xây dựng chuyên ngành. Các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thẩm định khi cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị.
b) Đối với các dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư:
Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình chuyên ngành là cơ quan chủ trì thẩm định đối với công trình chuyên ngành dự án nhóm B trở xuống (trừ Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình có quy mô công trình từ cấp III trở xuống có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng; dự án nhóm C có quy mô công trình từ cấp III trở xuống do Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang hoặc Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang quyết định đầu tư); các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thẩm định khi cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị.
Phòng Quản lý đô thị thành phố là cơ quan chủ trì thẩm định dự án nhóm C có quy mô công trình từ cấp III trở xuống do Chủ tịch UBND thành phố Bắc Giang hoặc Chủ tịch UBND cấp xã trên địa bàn thành phố Bắc Giang quyết định đầu tư; các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thẩm định khi cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị.
Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện là cơ quan chủ trì thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng đối với công trình từ cấp III trở xuống có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng; các tổ chức, đơn vị liên quan có trách nhiệm phối hợp thẩm định khi cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị.
Điều 18. Hồ sơ trình thẩm định dự án và hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án
1. Hồ sơ trình thẩm định dự án:
a) Đối với dự án không có cấu phần xây dựng: Thành phần và số lượng hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 36 Nghị định số 136/2015/NĐ- CP; Mẫu Tờ trình theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.
b) Đối với các dự án có cấu phần xây dựng: Thành phần và số lượng hồ sơ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP và điểm a Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP .
2. Hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án: Thành phần hồ sơ và số lượng hồ sơ theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP .
3. Trường hợp yêu cầu thành phần hồ sơ có Báo cáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án theo quy định tại Khoản 2, Điều 82 Luật Đầu tư công năm 2014, Chủ đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang.
Điều 19. Trình tự thẩm định, trình quyết định đầu tư
1. Trình tự thẩm định, quyết định đầu tư dự án không có cấu phần xây dựng: Theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP .
2. Trình tự thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng: Theo quy định pháp luật về xây dựng và pháp luật Đầu tư công.
3. Thời gian thẩm định và trình phê duyệt
a) Thời gian thẩm định (không kể thời gian sửa đổi, hoàn thiện dự án):
- Dự án nhóm B không quá 20 (hai mươi) ngày làm việc;
- Dự án nhóm C không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.
b) Thời gian tham gia ý kiến thẩm định dự án nhóm B trở xuống của các đơn vị liên quan không quá 10 (mười) ngày làm việc;
c) Chậm nhất sau 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo kết quả thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm định tổng hợp kết quả thẩm định, trình người quyết định đầu tư cùng cấp quyết định đầu tư. Tờ trình phê duyệt của cơ quan chủ trì thẩm định theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.
Điều 20. Điều chỉnh dự án đầu tư
1. Quy định về điều chỉnh dự án đầu tư:
a) Đối với dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng, thực hiện theo Khoản 2, Khoản 3 Điều 46 Luật Đầu tư công năm 2014;
b) Đối với dự án đầu tư có cấu phần xây dựng, thực hiện theo Điều 61 của Luật Xây dựng năm 2014; Khoản 2, Khoản 3 Điều 46 Luật Đầu tư công năm 2014; Điều 14 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ; Điều 16 Thông tư số 18/2016/TT-BXD. Trước khi điều chỉnh dự án, Chủ đầu tư gửi văn bản đề nghị người quyết định đầu tư và cơ quan chủ trì thẩm định dự án xem xét, chấp thuận chủ trương cho phép điều chỉnh dự án.
2. Trình tự, thời gian, nội dung thẩm định và thành phần hồ sơ trình phê duyệt điều chỉnh dự án: Thực hiện theo quy định tại Điều 34 và Điều 39 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP và Điều 19 Quy định này.
Mục 4. QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ
Điều 21. Quản lý định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư căn cứ tính chất, điều kiện cụ thể của công trình; tham khảo các tập định mức, các bộ đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công, giá nhân công xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố; giá vật liệu tại thời điểm được Liên Sở: Xây dựng - Tài chính (sau đây gọi tắt là Liên Sở) công bố hoặc nhà sản xuất, cung ứng cung cấp; cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô và bảng phân loại đường do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành để quyết định vận dụng, áp dụng trong việc lập tổng mức đầu tư, dự toán công trình và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
2. Đối với công tác xây dựng chưa có trong hệ thống định mức được cấp có thẩm quyền công bố hoặc có trong hệ thống định mức đã công bố nhưng chưa phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công công trình:
a) Chủ đầu tư tổ chức lập hoặc lập điều chỉnh định mức xây dựng cho công tác đó theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng hoặc vận dụng định mức xây dựng tương tự đã có sử dụng ở công trình khác. Trước khi áp dụng định mức trên, Chủ đầu tư phải xin ý kiến Sở Xây dựng làm cơ sở để người quyết định đầu tư phê duyệt;
b) Hồ sơ gửi về Sở Xây dựng gồm: Văn bản đề nghị chấp thuận định mức mới, định mức điều chỉnh hoặc vận dụng định mức xây dựng của công trình tương tự; kết quả thẩm tra định mức do tổ chức tư vấn thực hiện (nếu có) và các văn bản khác có liên quan, số lượng hồ sơ 02 bộ.
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét, trả lời.
Điều 22. Quản lý giá vật tư, vật liệu, thiết bị
1. Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở Tài chính công bố giá các loại vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị đến trung tâm các huyện, thành phố hoặc tại nơi sản xuất, kinh doanh. Tùy theo mức độ biến động của thị trường hoặc theo đề nghị của chủ đầu tư, Liên Sở thực hiện công bố giá theo khoảng thời gian đảm bảo phù hợp với thị trường; lựa chọn danh mục các loại vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh để đưa vào công bố giá các loại vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị trong từng kỳ;
Đối với các vật liệu xây dựng được khai thác tại mỏ hoặc mua tại các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng ven sông, chủ đầu tư phải tổ chức xác định cự ly vận chuyển, khảo sát, thu thập giá cước vận chuyển của các doanh nghiệp, hộ cá thể có đăng ký kinh doanh vận tải trên địa bàn hoặc áp dụng, vận dụng bảng phân cấp, phân loại đường, giá cước vận chuyển do cấp có thẩm quyền ban hành và các văn bản khác có liên quan để lập phương án tính giá vật liệu đến hiện trường xây lắp cho phù hợp.
2. Vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị sử dụng vào công trình phải tuân thủ các yêu cầu về quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm hàng hóa, có xuất xứ, nhãn hiệu rõ ràng theo quy định của pháp luật; ưu tiên sử dụng các sản phẩm có quy cách, thông số kỹ thuật và chất lượng tương đương với sản phẩm nhập ngoại do các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong nước sản xuất được.
3. Trường hợp sử dụng các loại vật tư, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình không có trong Công bố giá của Liên Sở thì tại thời điểm lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật (đối với trường hợp thiết kế 1 bước), thiết kế bản vẽ thi công - dự toán (đối với trường hợp thiết kế 2 bước hoặc 3 bước) hoặc điều chỉnh hợp đồng, chủ đầu tư phải xin ý kiến Liên Sở để làm cơ sở áp dụng. Việc xin ý kiến thực hiện theo hướng dẫn của Liên Sở.
Điều 23. Lập, thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư dự án, điều chỉnh tổng mức đầu tư
1. Dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng:
a) Chủ đầu tư có trách nhiệm lập tổng mức đầu tư trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo Điều 17 của Quy định này. Chủ đầu tư có thể thuê tư vấn thẩm tra, thẩm định giá làm cơ sở cho việc thẩm định tổng mức đầu tư;
b) Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư được thực hiện trong trường hợp điều chỉnh dự án theo quy định tại Điều 46 của Luật Đầu tư công năm 2014.
2. Dự án đầu tư có cấu phần xây dựng:
a) Chủ đầu tư tổ chức lập tổng mức đầu tư theo phương pháp quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Đối với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư đồng thời là dự toán công trình được xác định theo phương pháp quy định tại Điều 9 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và chi phí giải phóng mặt bằng tái định cư (nếu có).
b) Thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP .
Trong trường hợp không đủ điều kiện thực hiện công tác thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm định đề xuất trong báo cáo thẩm định dự án kiến nghị người quyết định đầu tư xem xét cho phép chủ đầu tư thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thẩm tra để phục vụ công tác thẩm định. Giá trị tư vấn thẩm tra được lập trong tổng mức đầu tư.
c) Điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án thực hiện theo Điều 7 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và theo các văn bản khác có liên quan.
Điều 24. Lập, thẩm định, phê duyệt dự toán xây dựng công trình và điều chỉnh dự toán xây dựng công trình
1. Lập, thẩm định và phê duyệt dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 9, Điều 10 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP và Điều 30 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP .
2. Lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP .
3. Sử dụng kinh phí dự phòng và kinh phí tiết kiệm qua đấu thầu:
a) Trường hợp thực hiện khối lượng bổ sung, phát sinh dẫn đến phải điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 20 của Quy định này;
b) Trường hợp sử dụng kinh phí dự phòng, kinh phí tiết kiệm qua đấu thầu để thực hiện khối lượng bổ sung, phát sinh, điều chỉnh không dẫn đến phải điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng nhưng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng cho kết cấu chịu lực (trừ trường hợp làm tăng tính an toàn cho công trình) và biện pháp tổ chức thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình, Chủ đầu tư có văn bản đề nghị gửi cơ quan chủ trì thẩm định dự án. Mẫu văn bản theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.
Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc, cơ quan chủ trì thẩm định dự án chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý về đầu tư theo phân cấp, các cơ quan có liên quan có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp trình người quyết định đầu tư.
Sau khi có văn bản chấp thuận của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư lập hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế, dự toán gửi cơ quan chủ trì thẩm định thiết kế để tổ chức thẩm định.
Trên cơ sở kết quả thẩm định được thông báo, chủ đầu tư phê duyệt và gửi Quyết định phê duyệt tới người quyết định đầu tư, cơ quan chủ trì thẩm định thiết kế.
c) Trường hợp sử dụng kinh phí dự phòng, kinh phí tiết kiệm qua đấu thầu không thuộc các trường hợp quy định tại khoản a, khoản b Điều này, Chủ đầu tư có văn bản đề nghị gửi cơ quan chủ trì thẩm định dự án. Mẫu văn bản theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Quy định này.
Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc, cơ quan chủ trì thẩm định dự án chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý về đầu tư theo phân cấp, các cơ quan có liên quan có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp trình người quyết định đầu tư.
Sau khi có văn bản chấp thuận của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế, dự toán điều chỉnh trên cơ sở các nội dung được chấp thuận và gửi Quyết định phê duyệt tới người quyết định đầu tư và cơ quan chủ trì thẩm định.
Điều 25. Tạm ứng, thanh toán, kiểm toán và quyết toán vốn đầu tư
1. Tạm ứng vốn đầu tư được thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; việc thanh toán vốn đầu tư thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016; Thông tư số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016; Thông tư số 52/2018/TT-BTC ngày 24/5/2018; Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018.
2. Kiểm toán trước khi chủ đầu tư trình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành thực hiện đối với các dự án từ nhóm B trở lên. Các dự án còn lại kiểm toán trước khi chủ đầu tư trình phê duyệt quyết toán khi cấp có thẩm quyền yêu cầu.
3. Quyết toán vốn đầu tư được thực hiện như sau:
a) Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 85/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính về quy định việc quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo niên độ ngân sách hàng năm;
b) Quyết toán vốn đầu tư đối với dự án hoàn thành thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/02/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thuộc nguồn vốn nhà nước; Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2018 của Bộ Tài chính; các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia theo Thông tư số 349/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định về thanh toán, quyết toán nguồn vốnđầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020.
Mục 5. QUẢN LÝ ĐẤU THẦU
Điều 26. Quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu
1. UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu theo nội dung quy định tại Điều 8 của Luật Đấu thầu năm 2013.
2. Cơ quan đầu mối, tổng hợp giúp UBND, Chủ tịch UBND các cấp thực hiện nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu trên địa bàn theo quy định tại điểm a Khoản 1, điểm a Khoản 9 và điểm a Khoản 11 Điều 7 của Quy định này.
Điều 27. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
1. Lập, trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Chủ đầu tư (đối với dự án), bên mời thầu (đối với mua sắm thường xuyên) lập, trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại các Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36 của Luật Đấu thầu năm 2013;
b) Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, Chủ đầu tư hoặc bên mời thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật Đấu thầu năm 2013 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu năm 2013;
c) Chủ đầu tư, bên mời thầu lập Tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo mẫu tại Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT .
d) Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì đơn vị, bộ phận thuộc Chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu cơ quan mình để xem xét, phê duyệt. Người đứng đầu cơ quan chủ đầu tư, người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án chỉ định một đơn vị trực thuộc tổ chức thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu trước khi phê duyệt.
2. Lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu:
a) Bên mời thầu lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trình chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt. Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, bên mời thầu có trách nhiệm phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Trường hợp bên mời thầu không có đủ năng lực thì Chủ đầu tư, bên mời thầu thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
b) Nội dung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định tại Điều 12, Điều 23, Điều 34, Khoản 2 Điều 41, Khoản 2 Điều 49, Khoản 1 Điều 51, điểm a Khoản 1 Điều 55, điểm a Khoản 1 Điều 58 và điểm a Khoản 1 Điều 60 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ;
c) Hồ sơ mời thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, hỗn hợp; hồ sơ mời sơ tuyển; hồ sơ mời quan tâm và hồ sơ yêu cầu theo mẫu quy định tại các Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 28. Thẩm định và phê duyệt trong đấu thầu
1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu:
a) Đơn vị được phân công nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 9, Khoản 11 Điều 7 Quy định này chịu trách nhiệm thẩm định kế hoạch lựa chọn thầu trình người quyết định đầu tư phê duyệt.
Trường hợp người quyết định đầu tư đồng thời làm chủ đầu tư thì đơn vị được phân công nhiệm vụ tổ chức thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu;
b) Chủ đầu tư giao cho bộ phận giúp việc thuộc chủ đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả chọn nhà thầu. Trường hợp bộ phận giúp việc được giao thẩm định không đủ năng lực thì chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ năng lực, kinh nghiệm để tổ chức thẩm định. Trong mọi trường hợp, chủ đầu tư chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
2. Thời hạn trong đấu thầu:
a) Đối với đấu thầu trong nước: Thời hạn đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đề xuất là 20 (hai mươi) ngày, hồ sơ dự thầu là 30 (ba mươi) ngày. Riêng gói thầu quy mô nhỏ, thời hạn đánh giá hồ sơ dự thầu là 20 (hai mươi) ngày.
Đối với đấu thầu quốc tế: Thời hạn đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đề xuất là 30 (ba mươi), hồ sơ dự thầu 60 (sáu mươi) ngày.
Thời gian đánh giá được tính từ ngày đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình Chủ đầu tư phê duyệt kết quả đấu thầu. Trường hợp cần thiết phải kéo dài hơn thời gian quy định trên Chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư;
b) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị thẩm định hoàn thành báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu gửi người có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phê duyệt trong đấu thầu:
a) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo thẩm định, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu;
c) Trường hợp người quyết định đầu tư đồng thời làm chủ đầu tư thì người quyết định đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu;
d) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư hoặc bên mời thầu gửi quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu về đơn vị thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu để theo dõi, tổng hợp.
Điều 29. Điều kiện của cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu
Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 16 Luật Đấu thầu năm 2013 và Điều 116 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP .
Điều 30. Trách nhiệm của các đơn vị trong việc thực hiện lựa chọn nhà thầu
1. Đối với gói thầu thuộc dự án do Chủ tịch UBND tỉnh và Giám đốc Sở được ủy quyền quyết định đầu tư, khi mở thầu, bên mời thầu có trách nhiệm mời đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư đến giám sát việc tổ chức đấu thầu. Sau thời điểm mở thầu, bên mời thầu gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư 01 bộ hồ sơ (hồ sơ mời thầu đã phát hành và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu) để thực hiện giám sát.
2. Đối với gói thầu thuộc dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư, khi mở thầu, bên mời thầu có trách nhiệm mời đại diện Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện đến giám sát việc tổ chức lựa chọn nhà thầu. Sau thời điểm mở thầu, bên mời thầu gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch 01 bộ hồ sơ (hồ sơ mời thầu đã phát hành và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu) để thực hiện giám sát.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm lập, phê duyệt, cập nhật dự toán gói thầu làm cơ sở để tổ chức lựa chọn nhà thầu. Cơ cấu chi phí trong giá gói thầu phải phù hợp với cơ cấu chi phí trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt. Nếu dự toán gói thầu cao hơn dự toán thiết kế đã phê duyệt, chủ đầu tư phải báo cáo cơ quan chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán xem xét, chấp thuận để làm cơ sở phê duyệt.
4. Các gói thầu tư vấn khảo sát, lập dự án; khảo sát, thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng; khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng; tư vấn giám sát xây dựng có giá trị nằm trong hạn mức được chỉ định thầu và lớn hơn 200 triệu đồng, chủ đầu tư có trách nhiệm thành lập Hội đồng tư vấn để lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện gói thầu (thành viên Hội đồng là cá nhân có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của gói thầu, trong đó có thành viên là cán bộ đang công tác tại cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành cùng cấp), báo cáo người quyết định đầu tư trước khi quyết định nhà thầu trúng thầu.
Điều 31. Báo cáo công tác đấu thầu
1. Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Định kỳ, tổng hợp, báo cáo công tác đấu thầu gửi UBND tỉnh trước ngày 10 tháng đầu quý sau (đối với báo cáo quý), trước ngày 10 tháng 7 (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 20 tháng 01 năm sau (đối với báo cáo năm) đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND tỉnh, các dự án thuộc phạm vi quản lý của UBND cấp huyện (bao gồm dự án do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư và Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư);
b) Hàng năm, tổng hợp, báo cáo công tác đấu thầu trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định.
2. Đối với UBND cấp huyện, cấp xã:
a) Định kỳ, UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo công tác đấu thầu gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 05 của tháng đầu quý sau (đối với báo cáo quý), trước ngày 05 tháng 7 (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 10 tháng 01 năm sau (đối với báo cáo năm) đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của Chủ tịch UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp xã;
b) Định kỳ, UBND cấp xã tổng hợp, báo cáo công tác đấu thầu gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch cấp huyện để tổng hợp báo cáo UBND cấp huyện trước ngày 30 tháng cuối quý (đối với báo cáo quý), trước ngày 30 tháng 6 (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 31 tháng 12 (đối với báo cáo năm) đối với các dự án do Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư.
3. Đối với các chủ đầu tư:
a) Định kỳ, gửi báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với dự án thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư), Phòng Kế hoạch - Tài chính cấp huyện (đối với dự án thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư), Bộ phận Tài chính - Kế toán cấp xã (đối với dự án thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND cấp xã quyết định đầu tư) trước ngày 30 tháng cuối quý (đối với báo cáo quý), trước ngày 30 tháng 6 (đối với báo cáo 6 tháng) và trước ngày 31 tháng 12 (đối với báo cáo năm);
b) Thực hiện báo cáo đột xuất về công tác đấu thầu khi có yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 32. Cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu
UBND tỉnh, người có thẩm quyền, bên mời thầu có trách nhiệm cung cấp thông tin lên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc Báo đấu thầu để đăng tải theo quy định tại Điều 8 Luật Đấu thầu năm 2013 và Điều 7 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP .
Khuyến khích các chủ đầu tư, bên mời thầu tổ chức đăng tải thông tin đấu thầu rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng khác và đăng tải trên trang Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Mục 6. QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
Điều 33. Hợp đồng xây dựng
1. Nội dung và hồ sơ hợp đồng xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 141, Điều 142 của Luật Xây dựng năm 2014. Giá hợp đồng theo quy định tại Điều 15 của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP .
2. Đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói. Trường hợp gói thầu xây lắp không thuộc diện gói thầu quy mô nhỏ nhưng có thời gian thi công dưới 18 tháng, Chủ đầu tư lựa chọn loại hợp đồng trọn gói hoặc loại hợp đồng theo đơn giá cố định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu trình người có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 34. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
1. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng thực hiện trong các trường hợp theo quy định điểm a Khoản 4 Điều 18 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP .
2. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng được thực hiện theo một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh.
3. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được khấu trừ tương ứng với phần giá trị giảm trừ tiền tạm ứng qua mỗi lần thanh toán theo thỏa thuận của các bên nhưng phải bảo đảm tiền tạm ứng được thu hồi hết khi giá trị thanh toán đạt 80% giá hợp đồng đã ký kết.
Điều 35. Điều chỉnh giá và điều chỉnh hợp đồng xây dựng
1. Nguyên tắc điều chỉnh hợp đồng xây dựng thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 143 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 36 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP .
2. Điều chỉnh khối lượng công việc trong hợp đồng xây dựng, đơn giá và giá hợp đồng xây dựng, tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP .
3. Điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng:
a) Trong hợp đồng xây dựng các bên phải thỏa thuận về các trường hợp được điều chỉnh tiến độ. Trường hợp thời hạn hoàn thành chậm hơn so với tiến độ của hợp đồng thì các bên phải xác nhận rõ nguyên nhân, trách nhiệm của mỗi bên đối với những thiệt hại do chậm tiến độ gây ra;
b) Tiến độ thực hiện hợp đồng được điều chỉnh trong các trường hợp:
Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
Thay đổi, điều chỉnh dự án, phạm vi công việc, thiết kế, biện pháp thi công theo yêu cầu của chủ đầu tư làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng;
Do việc bàn giao mặt bằng không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng, tạm dừng hợp đồng do lỗi của chủ đầu tư, các thủ tục liên quan ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng mà không do lỗi của bên nhận thầu gây ra;
Tạm dừng thực hiện công việc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không do lỗi của bên giao thầu gây ra;
c) Khi điều chỉnh tiến độ thi công mà vượt thời gian trong hợp đồng đã ký thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
Điều 36. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng
1. Thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 146 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 42 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP .
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện thưởng hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng theo đúng hợp đồng xây dựng đã ký và các quy định của pháp luật hiện hành.
Mục 7. KẾT THÚC DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐƯA VÀO KHAI THÁC SỬ DỤNG
Điều 37. Nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng
1. Các dự án đầu tư trước khi đưa vào khai thác sử dụng phải được nghiệm thu, bàn giao theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .
2. Sở Xây dựng là cơ quan Thường trực Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh, đề xuất với Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Hội đồng nghiệm thu đối với các dự án cần thiết.
Điều 38. Bảo hành công trình
1. Nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo quy định tại Điều 134 của Luật Xây dựng năm 2014. Thời hạn bảo hành theo quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .
2. Trách nhiệm của các bên về bảo hành công trình thực hiện theo quy định Điều 36 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .
Chương III
CẤP PHÉP XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
Mục 1. GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Điều 39. Đối tượng công trình phải có giấy phép xây dựng và quy trình, thời gian xét cấp giấy phép xây dựng
1. Đối tượng công trình phải có giấy phép xây dựng
Trước khi khởi công xây dựng, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014, trừ các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng năm 2014.
2. Quy trình, thời gian xét, cấp giấy phép xây dựng Thực hiện theo quy định tại Điều 102 Luật Xây dựng năm 2014 và các quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực xây dựng do UBND tỉnh ban hành.
Điều 40. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
1. UBND tỉnh ủy quyền:
a) Sở Xây dựng thực hiện cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng cho các công trình thuộc diện phải cấp giấy phép xây dựng (trừ công trình trong khu, cụm công nghiệp do Ban quản lý các Khu công nghiệp quản lý), bao gồm: Công trình cấp I, cấp II; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng; công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế; công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; công trình nằm trên địa giới hành chính của 2 đơn vị cấp huyện trở lên; công trình do Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành chủ trì thẩm định theo quy định tại khoản 4, Điều 42 và khoản 4 Điều 43 Quy định này;
b) Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh: Thực hiện cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng cho các công trình trong các khu, cụm công nghiệp (bao gồm cả công trình có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) thuộc quyền quản lý.
2. UBND cấp huyện: Cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng cho các công trình từ cấp III trở xuống, công trình tôn giáo, công trình tín ngưỡng, công trình quảng cáo và nhà ở riêng lẻ thuộc diện phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn quản lý (trừ các công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này).
Điều 41. Giấy phép xây dựng có thời hạn
1. Công trình xây dựng, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn khi đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 94 Luật Xây dựng 2014.
2. Việc cấp giấy phép xây dựng có thời hạn chỉ thực hiện với phần diện tích đất hợp pháp, hợp lệ mà chủ đầu tư có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất. Diện tích lô đất không nhỏ hơn 20m2 hoặc có một chiều của lô đất không nhỏ hơn 3m:
a) Trường hợp lô đất có một phần diện tích nằm trong ranh giới quy hoạch nhưng không tiếp giáp với đường quy hoạch thì phần diện tích trong ranh giới quy hoạch chỉ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn;
b) Trường hợp lô đất có một phần diện tích nằm ngoài chỉ giới xây dựng theo quy hoạch thì phần diện tích nằm ngoài chỉ giới xây dựng chỉ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn và phải đảm bảo hành lang cho người đi bộ tối thiểu 3m;
c) Trường hợp công trình, nhà ở riêng lẻ đã được xây dựng trước khi có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố, nếu chủ đầu tư có nhu cầu sửa chữa, cải tạo hoặc mở rộng công trình cũ thì phần sửa chữa, cải tạo hoặc xây dựng thêm chỉ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.
3. Quy mô, kết cấu công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:
a) Quy mô công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn là dạng nhà bán kiên cố (không có tầng hầm, tầng nửa hầm), có số tầng tối đa không quá 2 tầng và chiều cao tối đa không quá 8m (kể cả chiều cao phần mái), tầng 2 không được đổ mái bê tông cốt thép; trường hợp công trình hiện tại đã là 2 tầng hoặc lớn hơn 2 tầng thì khi sửa chữa, cải tạo không được nâng thêm tầng;
b) Kết cấu công trình do chủ đầu tư tự quyết định (tường gạch chịu lực, mái tôn, gỗ, mái ngói, hay bằng vật liệu lắp ghép,...), cấm xây dựng kết cấu khung bê tông cốt thép đổ tại chỗ và phải đảm bảo an toàn trong khai thác sử dụng. Kết cấu giữa phần công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo Khoản 2, Điều này với công trình được cấp giấy phép xây dựng (công trình chính) hoặc với công trình hiện trạng (trong trường hợp sửa chữa, cải tạo hoặc mở rộng công trình cũ đã có) phải đảm bảo thuận tiện khi tháo dỡ, giải tỏa, không ảnh hưởng đến kết cấu và chất lượng của công trình chính còn lại.
4. Thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn:
a) Công trình hoặc phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn được tồn tại cho đến khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp xác định được chính xác thời điểm thực hiện quy hoạch xây dựng thì ghi rõ thời gian tồn tại của công trình;
b) Hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn hoặc Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ đầu tư phải tự phá dỡ toàn bộ công trình hoặc phần công trình được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện cưỡng chế, phá dỡ công trình. Công trình hoặc phần công trình xây dựng theo giấy phép xây dựng có thời hạn không được bồi thường hay hỗ trợ.
Mục 2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH
Điều 42. Trách nhiệm của Sở Xây dựng
1. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
2. Trực tiếp quản lý nhà nước về chất lượng công trình đối với các công trình xây dựng: Dân dụng, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp nhẹ (trừ công trình trong khu, cụm công nghiệp do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh quản lý), hạ tầng kỹ thuật; công trình khu đô thị, khu dân cư, khu nhà ở và khu chức năng đặc thù quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật Xây dựng; công trình giao thông trong đô thị (trừ công trình đường sắt, công trình cầu vượt sông và vượt đường quốc lộ).
3. Kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình quy định tại Khoản 2 Điều này được xây dựng trên địa bàn tỉnh có quy mô từ cấp II trở xuống (trừ công trình cấp IV sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách; công trình thuộc thẩm quyền kiểm tra của các cơ quan theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ; công trình cấp III, cấp IV do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư; công trình trong khu, cụm công nghiệp do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh quản lý).
Riêng đối với công trình không sử dụng vốn nhà nước (vốn khác), chỉ kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình có quy mô cấp II; các công trình có quy mô cấp II, cấp III (thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp; dự án khu đô thị, khu nhà ở và khu chức năng đặc thù quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật Xây dựng; công trình thuộc dự án nằm trên địa giới hành chính của 2 đơn vị cấp huyện trở lên) có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng, ảnh hưởng lớn đến môi trường (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP).
4. Chủ trì thẩm định thiết kế xây dựng (trừ phần thiết kế công nghệ) bao gồm: Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước) các công trình chuyên ngành Xây dựng không sử dụng vốn nhà nước (vốn khác) của dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở quy mô dưới 25 tầng có chiều cao không quá 75m; dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng đối với công trình cấp II; các công trình có quy mô cấp II, cấp III (thuộc dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp; dự án khu đô thị, khu nhà ở và khu chức năng đặc thù quy định tại Khoản 25 Điều 3 Luật Xây dựng; công trình thuộc dự án nằm trên địa giới hành chính của 2 đơn vị cấp huyện trở lên) được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP).
5. Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý chất lượng công trình quy định tại Khoản 2 Điều 7 của Quy định này; Khoản 1 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ- CP và quy định khác có liên quan.
Điều 43. Trách nhiệm của các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành
1. Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình và chất lượng các công trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn tỉnh.
2. Trực tiếp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành quy định tại điểm b, điểm c và điểm d Khoản 4 Điều 51 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP (trừ công trình xây dựng trong khu, cụm công nghiệp do Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh quản lý).
3. Kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình xây dựng chuyên ngành có quy mô từ cấp II trở xuống (trừ công đường dây, trạm biến áp có cấp điện áp từ 35KV trở xuống, công trình cấp IV sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách; công trình thuộc thẩm quyền kiểm tra của các cơ quan theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 2 Điều 32 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ; công trình cấp III, cấp IV do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư; công trình trong khu, cụm công nghiệp do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh quản lý).
Riêng đối với công trình không sử dụng vốn nhà nước (vốn khác), chỉ kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình có quy mô cấp II, công trình thuộc dự án nằm trên địa giới hành chính của 2 đơn vị cấp huyện trở lên có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng, ảnh hưởng lớn đến môi trường (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP).
4. Chủ trì thẩm định thiết kế xây dựng (trừ phần thiết kế công nghệ) bao gồm: Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước) các công trình chuyên ngành không sử dụng vốn nhà nước (vốn khác) của dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng đối với công trình cấp II, công trình thuộc dự án nằm trên địa giới hành chính của hai đơn vị cấp huyện trở lên được xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ- CP và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP).
5. Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức giám định công trình xây dựng chuyên ngành khi được yêu cầu và tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình xây dựng chuyên ngành.
6. Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý chất lượng công trình quy định tại Khoản 4 Điều 7 Quy định này; Khoản 2 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và quy định khác có liên quan.
7. Hàng quý, báo cáo định kỳ về công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình thuộc chuyên ngành và gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp theo dõi trong 05 ngày đầu tiên của Quý tiếp theo.
Điều 44. Trách nhiệm của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh
1. Chủ trì quản lý nhà nước về chất lượng các công trình xây dựng trong các khu, cụm công nghiệp được giao quản lý (trừ công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp do Sở Xây dựng quản lý).
2. Chủ trì thẩm định thiết kế xây dựng (trừ phần thiết kế công nghệ) bao gồm: Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước) các công trình không sử dụng vốn nhà nước (vốn khác) của dự án đầu tư xây dựng công trình có ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng đối với công trình cấp II, cấp III trong khu, cụm công nghiệp do mình quản lý.
3. Kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình trong khu, cụm công nghiệp do mình quản lý không sử dụng vốn nhà nước (vốn khác) từ cấp II trở xuống có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng, môi trường (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP).
4. Định kỳ, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Sở Xây dựng về tình hình quản lý chất lượng công trình xây dựng được giao quản lý tại khoản 1 Điều này. Báo cáo định kỳ theo Quý công tác thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công đối với các dự án do mình thẩm định và gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp theo dõi trong 05 ngày đầu tiên của Quý tiếp theo.
Điều 45. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
1. UBND cấp huyện có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
2. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ 6 tháng, cả năm và đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
3. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Điều 46. Trách nhiệm của UBND cấp xã
1. Phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Quản lý đô thị thành phố trong việc quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; phát hiện và thông tin kịp thời đến các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các hiện tượng vi phạm chất lượng công trình xây dựng.
2. Lập danh mục theo dõi các công trình khởi công; tiếp nhận, xác nhận thông báo khởi công của chủ đầu tư; kiểm tra các điều kiện đảm bảo vệ sinh môi trường; định kỳ 3 tháng một lần (trước ngày 15 của tháng cuối Quý) báo cáo tình hình khởi công các công trình xây dựng trên địa bàn về Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện hoặc Phòng Quản lý đô thị thành phố để tổng hợp, theo dõi, kiểm tra.
3. Theo dõi tình hình xây dựng công trình trên địa bàn; trường hợp phát hiện công trình xây dựng có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng, có nguy cơ xảy ra sự cố phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời, tổ chức di chuyển người và tài sản, đồng thời báo cáo với UBND cấp huyện để giải quyết.
4. Chỉ đạo, hỗ trợ, tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố trong quá trình thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựng; thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
Điều 47. Trách nhiệm của Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Quản lý đô thị thành phố
1. Tham mưu UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn; hướng dẫn UBND cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động đầu tư xây dựng trên địa bàn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
2. Phối hợp với Sở Xây dựng, các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình xây dựng trên địa bàn khi được yêu cầu.
3. Chủ trì kiểm tra định kỳ, đột xuất về quản lý chất lượng đối với công trình xây dựng trên địa bàn có quy mô cấp III, cấp IV do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư; công trình không sử dụng vốn nhà nước (vốn khác) trên địa bàn.
4. Kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với công trình có quy mô cấp III, cấp IV do Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư và các công trình không sử dụng vốn nhà nước (vốn khác) do mình thẩm định thiết kế quy định tại Khoản 5 điều này.
5. Chủ trì thẩm định thiết kế xây dựng (trừ phần thiết kế công nghệ) bao gồm: Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật (trường hợp thiết kế 3 bước), thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp thiết kế 2 bước) các công trình không sử dụng vốn nhà nước (vốn khác) của dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng đối với công trình cấp III (trừ công trình do Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thực hiện chủ trì thẩm định) được xây dựng trên địa bàn hành chính của huyện, thành phố Bắc Giang (quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP).
6. Thực hiện các nhiệm vụ về quản lý chất lượng công trình quy định tại Khoản 10 Điều 7 Quy định này và Khoản 3 Điều 55 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP và quy định khác có liên quan.
7. Tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ 6 tháng, 01 năm và đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn. Hàng Quý, báo cáo định kỳ về công tác thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình do mình thẩm định và gửi về Sở Xây dựng để tổng hợp theo dõi trong 05 ngày đầu tiên của Quý tiếp theo.
Điều 48. Trách nhiệm báo cáo và thời gian báo cáo
1. Sở Xây dựng chủ trì tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh định kỳ 06 tháng và hàng năm.
2. Các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện, Phòng Quản lý đô thị thành phố có trách nhiệm gửi báo cáo về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Xây dựng trước ngày 05 tháng 6 (đối với báo báo 6 tháng) và trước ngày 05 tháng 12 (đối với báo cáo cả năm).
Mục 3. BẢO TRÌ CÔNG TRÌNH
Điều 49. Trách nhiệm bảo trì công trình
1. Đối với công trình dân dụng thuộc sở hữu nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý sử dụng có trách nhiệm bảo trì công trình. Công trình không thuộc sở hữu nhà nước, chủ sở hữu công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.
2. Đối với công trình công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, khai thác sử dụng có trách nhiệm bảo trì công trình. Công trình không thuộc sở hữu nhà nước, doanh nghiệp trực tiếp quản lý, khai thác sử dụng công trình có trách nhiệm bảo trì công trình.
3. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị:
a) Công trình do tỉnh quyết định đầu tư trên địa bàn, cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý có trách nhiệm bảo trì công trình;
b) Công trình do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư trên địa bàn, UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm bảo trì công trình.
4. Đối với công trình giao thông:
a) Sở Giao thông vận tải tổ chức bảo trì hệ thống đường tỉnh và các tuyến đường do Chủ tịch UBND tỉnh giao;
b) UBND cấp huyện, cấp xã tổ chức bảo trì hệ thống đường huyện, đường xã (trừ các tuyến đường quy định tại điểm a Khoản này);
c) Hệ thống đường chuyên dùng, đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, không do nhà nước quản lý khai thác, do chủ đầu tư tổ chức bảo trì.
5. Đối với công trình thủy lợi:
a) Công trình thủy lợi do UBND tỉnh quản lý, các Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tổ chức bảo trì;
b) Công trình thủy lợi do UBND cấp huyện quản lý, UBND cấp huyện tổ chức bảo trì;
c) Công trình thủy lợi do UBND cấp xã quản lý, UBND cấp xã tổ chức bảo trì;
d) Công trình thủy lợi thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, chủ sở hữu công trình có trách nhiệm bảo trì.
6. Đối với công trình đường dây và trạm biến áp, đơn vị truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, kinh phí, lộ trình cải tạo, nâng cấp công trình hiện có để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
7. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, đơn vị quản lý, kinh doanh hạ tầng có trách nhiệm bảo trì công trình.
8. Đơn vị, người có trách nhiệm bảo trì công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự cố hay xuống cấp của công trình do không thực hiện bảo trì theo quy định hiện hành.
Điều 50. Thực hiện bảo trì công trình xây dựng
1. Căn cứ quy trình bảo trì, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền có trách nhiệm lập và phê duyệt kế hoạch bảo trì công trình để làm căn cứ thực hiện bảo trì công trình. Quy trình, nội dung thực hiện bảo trì công trình, kế hoạch bảo trì công trình theo quy định tại Điều 38, Điều 39 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP. Riêng kế hoạch bảo trì các công trình đường bộ cấp tỉnh (kể cả một số đường huyện giao cho Sở Giao thông vận tải quản lý), Sở Giao thông vận tải phải lập, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt trước ngày 30 tháng 9 năm trước của năm kế hoạch.
2. Đối với công trình đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì: Chủ sở hữu công trình hoặc người được ủy quyền tổ chức khảo sát kiểm tra và đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình, tổ chức lập (nếu đủ điều kiện năng lực) hoặc lựa chọn đơn vị tư vấn đủ điều kiện năng lực lập và phê duyệt quy trình bảo trì công trình theo quy định tại Điều 38 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .
3. Khi phát hiện bộ phận công trình hoặc công trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền thực hiện theo Điều 44 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .
4. Xử lý đối với công trình hết tuổi thọ thiết kế có nhu cầu tiếp tục sử dụng được thực hiện theo Điều 45 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .
5. Chi phí và tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo trì theo Điều 42 của Nghị định số 46/2015/NĐ-CP .
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 51. Thanh tra, kiểm tra hoạt động đầu tư xây dựng
1. Tất cả hoạt động về đầu tư và xây dựng do các tổ chức cá nhân thực hiện trên địa bàn tỉnh đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng nhà nước theo từng lĩnh vực quản lý.
2. Thanh tra tỉnh, thanh tra các sở, thanh tra cấp huyện thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra về quản lý đầu tư và xây dựng theo quy định của pháp luật và quy định này.
3. Kết luận thanh tra phải được công bố công khai, gửi đến các đơn vị có liên quan và Thanh tra tỉnh;
Thanh tra tỉnh tổng hợp báo cáo Ban Nội chính Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy để theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kết luận thanh tra.
Điều 52. Xử lý chuyển tiếp
Các dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình trước ngày Quy định này có hiệu lực thì không phải phê duyệt lại. Các hoạt động tiếp theo của dự án thực hiện theo Quy định này.
Điều 53. Điều khoản thi hành
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài chính phổ biến, hướng dẫn, theo dõi kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị và các chủ đầu tư phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét quyết định./.
PHỤ LỤC
(Các biểu mẫu kèm theo Quyết định số 01/2019/QĐ-UBND ngày 04/01/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Mẫu số 01
TÊN CƠ QUAN
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……….
…, ngày… tháng… năm…..
TỜ TRÌNH
Thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án …………….
Kính gửi: (Cơ quan chủ trì thẩm định)
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014; Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan),
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định) thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án (Tên dự án) với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN
1. Tên dự án:
2. Dự án nhóm:
3. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án:
4. Cấp quyết định đầu tư dự án:
5. Tên chủ đầu tư (nếu có):
6. Mục tiêu, nội dung, quy mô đầu tư, địa điểm thực hiện dự án:
7. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: (trong đó làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn, phân kỳ đầu tư sử dụng nguồn vốn theo thời gian cụ thể).
8. Nguồn vốn đề nghị thẩm định:
9. Ngành, lĩnh vực, chương trình sử dụng nguồn vốn đề nghị thẩm định:
10. Thời gian thực hiện (tiến độ và phân kỳ đầu tư thực hiện dự án):
11. Hình thức đầu tư của dự án:
12. Các thông tin khác (nếu có):
II. DANH MỤC HỒ SƠ KÈM THEO
Kèm theo đầy đủ các hồ sơ theo quy định tại điểm 3 Khoản 6 Điều 11 của Quy định này.
(Tên cơ quan) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định) xem xét, thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án (Tên dự án)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án;
- Các cơ quan liên quan khác;
- Lưu: …………….
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN TRÌNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Mẫu số 02
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …../BC-…..
….., ngày ….. tháng ….. năm …..
BÁO CÁO
Kết quả thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án nhóm B, nhóm C
Kính gửi: (Tên Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư)
Cơ quan (Tên cơ quan thẩm định) nhận được Tờ trình số ……. ngày ……. tháng ……. năm ……. của Cơ quan (Tên Cơ quan trình) trình thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án (Tên dự án đề nghị thẩm định). Sau khi xem xét, tổng hợp ý kiến và kết quả thẩm định của các cơ quan, tổ chức có liên quan, Cơ quan (Tên cơ quan thẩm định) báo cáo kết quả thẩm định Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án (Tên dự án) như sau:
Phần thứ nhất
TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH
I. HỒ SƠ TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH
1. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.
2. Báo cáo thẩm định nội bộ của Cơ quan quản lý dự án (nếu có).
3. Ý kiến của Hội đồng nhân dân hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp đối với các dự án nhóm A, nhóm B và trọng điểm nhóm C do địa phương quản lý đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ (hồ sơ này áp dụng cho việc thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ngân sách trung ương khi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính thẩm định).
4. Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THẨM ĐỊNH
1. Luật Đầu tư công.
2. Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công.
3. Các văn bản liên quan khác (nếu có).
III. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH
1. Đơn vị chủ trì thẩm định:
2. Đơn vị phối hợp thẩm định:
3. Hình thức thẩm định: tổ chức họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản hoặc áp dụng cả hai hình thức (nếu cần thiết).
Phần thứ hai
Ý KIẾN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ………….
I. MÔ TẢ THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CỦA CƠ QUAN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN …………….
1. Tên dự án:
2. Dự án nhóm:
3. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án:
4. Cấp quyết định đầu tư dự án:
5. Tên chủ đầu tư (nếu có):
6. Mục tiêu, nội dung, quy mô đầu tư, Địa điểm thực hiện dự án:
7. Dự kiến tổng mức đầu tư dự án: (trong đó làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn cụ thể theo từng nguồn, phân kỳ đầu tư sử dụng nguồn vốn theo thời gian cụ thể).
8. Nguồn vốn đề nghị thẩm định:
9. Ngành, lĩnh vực, chương trình sử dụng nguồn vốn đề nghị thẩm định:
10. Thời gian thực hiện (tiến độ và phân kỳ đầu tư thực hiện dự án):
11. Hình thức đầu tư của dự án:
12. Các thông tin khác (nếu có):
II. TỔNG HỢP Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP
Tổng hợp ý kiến của các đơn vị phối hợp thẩm định theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định của Chính phủ.
III. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
Việc thẩm định chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án phải phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, Nghị định của Chính phủ.
Các ý kiến thẩm định tập trung vào các nội dung quy định tại Điều 24 của Nghị định số 136/2015/NĐ-CP .
Các ý kiến khác (nếu có).……………………………………………….
(Trong từng trường hợp cụ thể Cơ quan thẩm định có thể bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung thẩm định bảo đảm phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công, các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.)
IV. KẾT LUẬN
Dự án (Tên dự án) đủ điều kiện (hoặc chưa đủ điều kiện) để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn và triển khai các bước tiếp theo.
Trên đây là ý kiến thẩm định của (Cơ quan thẩm định) về chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án, đề nghị Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư xem xét quyết định chủ trương đầu tư dự án./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án;
- Các cơ quan liên quan khác;
- Lưu: ......
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Mẫu số 03
TÊN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ………..
………….., ngày ….. tháng ….. năm …..
TỜ TRÌNH
Quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm B, C...........
Kính gửi: (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án)
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Các căn cứ pháp lý khác (có liên quan),
(Tên cơ quan thẩm định chủ trương đầu tư) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án) quyết định chủ trương đầu tư dự án (Tên dự án) với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN
1. Tên dự án:
2. Nhóm dự án:
3. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án:
4. Cấp quyết định đầu tư dự án:
5. Chủ đầu tư:
6. Địa điểm thực hiện dự án:
4. Mục tiêu đầu tư:
7. Quy mô đầu tư:
8. Tổng mức đầu tư dự án:
9. Cơ cấu nguồn vốn (trong đó có thể làm rõ nguồn vốn đầu tư và mức vốn theo từng nguồn):
10. Thời gian thực hiện dự án:
11. Các nội dung khác (nếu có):
II. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI XÂY DỰNG BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN
- Nêu đầy đủ quá trình triển khai xây dựng Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án.
- Đánh giá tình hình thực hiện dự án giai đoạn trước (nếu chuyển từ giai đoạn trước sang).
- Việc thẩm định chủ trương đầu tư, thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn dự án.
- Các nội dung khác (nếu có).
III. DANH MỤC HỒ SƠ KÈM THEO
1. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự án giai đoạn trước hoặc thời gian trước (nếu chuyển từ giai đoạn trước sang).
2. Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án nhóm B, nhóm C theo quy định của Luật Đầu tư công và quy định tại Điều 19 của Nghị định số 136/2015/NĐ-CP .
3. Báo cáo thẩm định nội bộ.
4. Báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của các cấp có thẩm quyền.
5. Báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định về chủ trương đầu tư dự án.
6. Quyết định của cấp có thẩm quyền về tình trạng khẩn cấp theo quy định tại Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp, Pháp lệnh Phòng chống lụt bão, Luật Đê điều và pháp luật khác có liên quan; quyết định tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng (đối với dự án khẩn cấp);
7. Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.
(Tên cơ quan thẩm định chủ trương đầu tư) trình (Cơ quan quyết định chủ trương đầu tư dự án) xem xét, quyết định phê duyệt dự án (Tên dự án) giai đoạn (nêu rõ giai đoạn thực hiện dự án)./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ đầu tư;
- Các cơ quan liên quan khác;
- Lưu:....
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Mẫu số 04
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: ……/TTr-…..
…….., ngày … tháng … năm …
TỜ TRÌNH
Thẩm định dự án đầu tư ……. (dự án không có cấu phần xây dựng)
Kính gửi: (Cơ quan chủ trì thẩm định)
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan: ………………………….
(Tên tổ chức) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định) thẩm định dự án đầu tư (Tên dự án) với các nội dung chính sau:
I. THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN (CÔNG TRÌNH)
1. Tên dự án:..............................................................................................
2. Nhóm dự án:...........................................................................................
3. Người quyết định đầu tư:.......................................................................
4. Tên chủ đầu tư (nếu có) và các thông tin để liên hệ (địa chỉ, điện thoại,...)
5. Địa điểm đầu tư:.....................................................................................
6. Giá trị tổng mức đầu tư:.........................................................................
7. Nguồn vốn đầu tư:..................................................................................
8. Thời gian thực hiện:...............................................................................
9. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:............................................................
10. Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi:............................................
11. Các thông tin khác (nếu có):................................................................
II. DANH MỤC HỒ SƠ GỬI KÈM BÁO CÁO
1. Hồ sơ dự án:
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư (đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công);
- Quyết định lựa chọn nhà thầu lập dự án;
- Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có);
- Thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi (bao gồm tổng mức đầu tư hoặc dự toán) hoặc thuyết minh báo cáo đầu tư;
- Thiết kế công nghệ (nếu có).
2. Hồ sơ năng lực của các nhà thầu:
- Thông tin năng lực của nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư;
- Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của các chức danh chủ nhiệm dự án. (Tên tổ chức) trình (Cơ quan chủ trì thẩm định) thẩm định dự án đầu tư (Tên dự án) với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Người quyết định đầu tư;
- Lưu.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Mẫu số 05
CƠ QUAN THẨM ĐỊNH
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: …………….
………, ngày … tháng … năm……
TỜ TRÌNH
Về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình………………
Kính gửi: Người quyết định đầu tư
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư;
Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi Tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan;
Căn cứ Thông báo kết quả thẩm định số....
Căn cứ Tờ trình số... ngày... của chủ đầu tư về việc……..
Sau khi thẩm định, Cơ quan chủ trì thẩm định đề nghị……..phê duyệt dự án với nội dung như sau:
1. Tên dự án:
2. Chủ đầu tư:
3. Mục tiêu đầu tư xây dựng:
4. Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng:
5. Tổ chức tư vấn lập dự án:
6. Chủ nhiệm lập dự án:
7. Địa Điểm xây dựng:
8. Diện tích sử dụng đất:
9. Loại, cấp công trình (ghi loại và cấp của công trình chính thuộc dự án):
10. Số bước thiết kế:
11. Phương án xây dựng (thiết kế cơ sở):
12. Thiết bị công nghệ (nếu có):
13. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có):
14. Tổng mức đầu tư của dự án: Tổng mức:
Trong đó:
- Chi phí xây dựng:
- Chi phí, thiết bị:
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:
- Chi phí quản lý dự án:
- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
15. Nguồn vốn đầu tư (nêu rõ dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo thời gian thực hiện dự án):
16. Hình thức quản lý dự án:
17. Thời gian thực hiện dự án:
18. Thời hạn sử dụng công trình:
19. Các nội dung khác:
(Cơ quan chủ trì thẩm định) đề nghị……..phê duyệt để chủ đầu tư triển khai thực hiện các bước tiếp theo đảm bảo theo quy định hiện hành.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các cơ quan có liên quan;
- Lưu.
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THẨM ĐỊNH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)
Mẫu số 06
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số:……
V/v cho phép sử dụng kinh phí dự phòng, kinh phí tiết kiệm qua đấu thầu để thực hiện ……. dự án ……
…, ngày… tháng… năm…..
Kính gửi: Cơ quan chủ trì thẩm định dự án
Căn cứ Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13;
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
Các căn cứ pháp lý khác có liên quan…..
(Tên tổ chức) đề nghị (Cơ quan chủ trì thẩm định) thẩm định trình cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng kinh phí dự phòng, kinh phí tiết kiệm qua đấu thầu dự án... (Tên dự án) với các nội dung chính sau:
I. Tình hình triển khai thực hiện dự án
1. Đánh giá tình hình triển khai thực hiện: Về khối lượng, giá trị đã thực hiện và so sánh với tiến độ thực hiện theo các quyết định phê duyệt.
2. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, phân tích nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan
3. Vốn đã cấp cho dự án, vốn giải ngân đến thời điểm trình duyệt.
II. Lý do sử dụng kinh phí dự phòng, tiết kiệm qua đấu thầu
Chủ đầu tư nêu rõ lý do phải dùng kinh phí dự phòng, kinh phí tiết kiệm qua đấu thầu.
III. Nội dung sử dụng kinh phí dự phòng, kinh phí tiết kiệm qua đấu thầu
1. Bổ sung hạng mục đầu tư (nếu có):
Dự kiến quy mô, nội dung hạng mục bổ sung, khái toán giá trị bổ sung
2. Thay đổi thiết kế (nếu có): Dự kiến nội dung thiết kế thay đổi, giá trị bổ sung
3. Tổng kinh phí đề nghị bổ sung.
(Tên tổ chức) đề nghị (Cơ quan chủ trì thẩm định) xem xét trình …….. (cấp có thẩm quyền) chấp thuận chủ trương sử dụng kinh phí dự phòng, kinh phí tiết kiệm qua đấu thầu để triển khai thực hiện dự án ……… (Tên dự án) với các nội dung nêu trên./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- (Người quyết định đầu tư)(để b/c);
- Lưu:
CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký tên, đóng dấu) | {
"issuing_agency": "Tỉnh Bắc Giang",
"promulgation_date": "04/01/2019",
"sign_number": "01/2019/QĐ-UBND",
"signer": "Lại Thanh Sơn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-965-QD-CTN-tang-qua-nhan-dip-ngay-thuong-binh-liet-si-126176.aspx | Quyết định 965/QĐ-CTN tặng quà nhân dịp ngày thương binh, liệt sĩ | CHỦ TỊCH NƯỚC
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 965/QĐ-CTN
Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2011
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC TẶNG QUÀ NHÂN DỊP NGÀY THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Căn cứ Điều 101 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;
Xét đề nghị của Thủ tướng Chính phủ tại Tờ trình số 925/TTr-TTg ngày 09 tháng 6 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tặng quà cho các đối tượng chính sách:
I. MỨC 400.000 ĐỒNG ĐỐI VỚI:
1. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;
2. Thân nhân liệt sĩ đang được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
3. Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31 tháng 12 năm 1993) đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng;
4. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
II. MỨC 200.000 ĐỒNG ĐỐI VỚI:
1. Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị suy giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 80% trở xuống (bao gồm cả những thương binh loại B được công nhận từ trước ngày 31 tháng 12 năm 1993) đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Thương binh đang hưởng chế độ mất sức lao động;
2. Đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sĩ (bố, mẹ; vợ, chồng; con; người có công nuôi dưỡng liệt sĩ);
3. Đại diện gia đình thờ cúng liệt sĩ (anh, em, người được họ tộc ủy nhiệm việc thờ cúng liệt sĩ);
4. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 80% trở xuống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Thủ tướng Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan Nhà nước có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ;
- Bộ LĐ - TB & XH;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Công an;
- CN, các PCN VPCTN;
- Lưu: Vụ TĐKT – KTXH, Vụ QT - TV, VT.
CHỦ TỊCH
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Nguyễn Minh Triết | {
"issuing_agency": "Chủ tịch nước",
"promulgation_date": "28/06/2011",
"sign_number": "965/QĐ-CTN",
"signer": "Nguyễn Minh Triết",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-162-QD-QLD-danh-muc-06-thuoc-san-xuat-trong-nuoc-duoc-cap-so-144011.aspx | Quyết định 162/QĐ-QLD danh mục 06 thuốc sản xuất trong nước được cấp số | BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
--------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
Số: 162/QĐ-QLD
Hà Nội, ngày 22 tháng 06 năm 2012
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC 06 THUỐC SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ĐƯỢC CẤP SỐ ĐĂNG KÝ LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM - ĐỢT 135 BỔ SUNG
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
Căn cứ Luật Dược ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Quyết định số 53/2008/QĐ-BYT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế và Quyết định số 3106/QĐ-BYT ngày 29/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung Điều 3 Quyết định số 53/2008/QĐ-BYT ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế;
Căn cứ Thông tư số 22/2009/TT-BYT ngày 24/11/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế qui định việc đăng ký thuốc;
Căn cứ ý kiến của Hội đồng xét duyệt thuốc Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Đăng ký thuốc - Cục Quản lý Dược,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này danh mục 06 thuốc sản xuất trong nước được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam - Đợt 135 bổ sung.
Điều 2. Các đơn vị có thuốc được lưu hành trong cả nước phải in số đăng ký được Bộ Y tế cấp lên nhãn thuốc và phải chấp hành đúng các quy chế có liên quan tới sản xuất và lưu hành thuốc. Các số đăng ký có ký hiệu VD-…-12 có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4.
Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và giám đốc đơn vị có thuốc tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để b/c);
- TT. Cao Minh Quang (để b/c);
- Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ CA;
- Cục Y tế giao thông vận tải - Bộ GTVT;
- Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Vụ Pháp chế, Vụ Y dược cổ truyền, Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế, Thanh tra Bộ Y tế;
- Viện KN thuốc TƯ và VKN thuốc TP.HCM;
- Tổng Công ty Dược VN;
- Các bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc BYT;
- Website của Cục QLD, Tạp chí Dược Mỹ phẩm - Cục QLD;
- Lưu: VP, KDD, ĐKT (2b).
CỤC TRƯỞNG
Trương Quốc Cường
DANH MỤC
THUỐC SẢN XUẤT TRONG NƯỚC ĐƯỢC CẤP SĐK ĐỢT 135 - BỔ SUNG
(Ban hành theo Quyết định số 162/QĐ-QLD ngày 22 tháng 6 năm 2012)
STT
Tên thuốc, hàm lượng
Quy cách đóng gói
Tiêu chuẩn
Hạn dùng
Số đăng ký
1. Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A
KCN Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
1
Diafase 500 (Metformin hydroclorid 500 mg) - Đăng ký lại
Hộp 3 vỉ, 6 vỉ, 10 vỉ x 10 viên nén bao phim
TCCS
36 th
VD-17320-12
2
Diafase 850 (Metformin hydroclorid 850 mg) - Đăng ký lại
Hộp 3 vỉ, 6 vỉ, 10 vỉ x 10 viên nén bao phim
TCCS
36 th
VD-17321-12
3
Zymycin 500 (Azithromycin (dưới dạng azithromycin dihydrat) 500mg) - Đăng ký lại
Hộp 1 vỉ, 10 vỉ x 10 viên nén dài bao phim
TCCS
36 th
VD-17322-12
2. Công ty cổ phần Dược phẩm Euvipharm
ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa hạ, Đức Hòa, Long An
4
Cefuroxim 500 mg (Cefuroxim axetil tương đương 500mg cefuroxime)
hộp 1 vỉ, 2 vỉ x 10 viên nén bao phim
USP 32
36 th
VD-17323-12
3. Công ty TNHH một thành viên dược phẩm và sinh học y tế
Lô III - 18 đường số 13, Khu công nghiệp Tân Bình, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
5
Zil mate 250 (Cefuroxim axetil tương đương Cefuroxim 250mg/viên) - Đăng ký lại
Hộp 2 vỉ x 5 viên nén dài bao phim
DĐVN IV
36 th
VD-17324-12
6
Zil mate 500 (Cefuroxim axetil tương đương Cefuroxim 500mg/viên) - Đăng ký lại
Hộp 2 vỉ x 5 viên nén dài bao phim
DĐVN IV
36 th
VD-17325-12 | {
"issuing_agency": "Cục Quản lý dược",
"promulgation_date": "22/06/2012",
"sign_number": "162/QĐ-QLD",
"signer": "Trương Quốc Cường",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Quyet-dinh-1722-QD-TCHQ-hanh-dong-thuc-hien-19-2016-NQ-CP-cai-thien-moi-truong-kinh-doanh-2016-316566.aspx | Quyết định 1722/QĐ-TCHQ hành động thực hiện 19-2016/NQ-CP cải thiện môi trường kinh doanh 2016 | BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1722/QĐ-TCHQ
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP NGÀY 28/4/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA HAI NĂM 2016-2017, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1134/QĐ-BTC ngày 23 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020;
Xét đề nghị của Trưởng ban Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Tổng cục Hải quan thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017, định hướng đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục, Trưởng ban Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính (để b/c);
- Lãnh đạo Tổng cục (chỉ đạo);
- Lưu: VT, CCHĐH (05b).
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Cẩn
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 19-2016/NQ-CP NGÀY 28/4/2016 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1722/QĐ-TCHQ ngày 10 tháng 6 năm 2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
Trong giai đoạn 2016-2017, mục tiêu của Tổng cục Hải quan là tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa, nhằm thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại, kiểm soát tuân thủ, đảm bảo nguồn thu, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới; Giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm chi phí trong thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thay đổi căn bản phương thức quản lý, kiểm tra chuyên ngành, thực hiện nguyên tắc quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, áp dụng rộng rãi thông lệ quốc tế, chuyển căn bản sang hậu kiểm; điện tử hóa thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành, kết nối chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, tổ chức quản lý, kiểm tra chuyên ngành với cơ quan hải quan. Qua đó, góp phần thiết thực cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Một số chỉ tiêu chủ yếu:
- Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới, năm 2016 tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu. Mục tiêu đến năm 2020, thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới dưới 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu;
- Giảm tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan từ 30-35% hiện nay xuống còn 15% đến hết 2016;
- Bảo đảm hàng năm cắt giảm tối thiểu 10% chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.
II. NHIỆM VỤ
Để đạt được các mục tiêu yêu cầu trong giai đoạn 2016 - 2017, Tổng cục Hải quan tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây (Phụ lục phân công kèm theo):
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Hải quan, với trọng tâm là:
1.1. Xây dựng hệ thống văn bản quy định chi tiết Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016:
- Xây dựng nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi 2016;
- Xây dựng Nghị định về điều kiện kinh doanh bán hàng miễn thuế.
1.2. Sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy định chi tiết Luật Hải quan theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
- Rà soát sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Xây dựng Nghị định quy định về đ iều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hải quan;
- Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử.
1.3. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia:
- Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia;
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Phối hợp với Bộ Công thương xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.
2. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành: Kiến nghị các Bộ, ngành sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan (các hoạt động liên quan đến quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành):
2.1. Chủ động phối hợp các Bộ, Ngành sửa đổi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2.2. Chủ động phối hợp các Bộ, Ngành xây dựng và ban hành đầy đủ Danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số HS; Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2.3. Chủ động phối hợp các Bộ đẩy mạnh, khuyến khích tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng xã hội hóa để bổ sung cơ sở kiểm tra, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tiết kiệm nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
2.4. Kiến nghị các Bộ xây dựng nguyên tắc kiểm tra chuyên ngành đảm bảo đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.
2.5. Triển khai hoạt động Kiểm định Hải quan: Triển khai hoạt động Cục Kiểm định Hải quan; Thành lập một số Chi cục Kiểm định trực thuộc Cục Kiểm định, trụ sở đặt tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố lớn.
2.6. Mở rộng thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại các địa đ iểm kiểm tra tập trung tại cửa khẩu.
3. Hoàn thiện cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN
3.1. Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa giai đoạn 2016-2020.
3.2. Mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia
- Triển khai mở rộng đối với thủ tục hành chính của các Bộ đã triển khai trên cổng thông tin điện tử Hải quan một cửa quốc gia;
- Phát triển kết nối với các Bộ chưa triển khai;
- Triển khai sử dụng các chứng từ điện tử (giấy phép điện tử, giấy chứng nhận điện tử và các giấy tờ điện tử tương đương) được cấp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia khi thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan.
3.3. Xây dựng, nghiên cứu triển khai kết nối với ASEAN trong khuôn khổ các Nghị định thư số 2 và số 7 về quá cảnh.
3.4. Triển khai mở rộng hệ thống Tiếp nhận, xử lý thông tin lược khai hàng hoá điện tử (e-Manifest) đối với tất cả cảng biển và cảng hàng không trên phạm vi toàn quốc.
3.5. Kết nối Cơ chế một cửa ASEAN và kết nối trao đổi thông tin với một số đối tác ngoài ASEAN.
- Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về trao đổi, xử lý chứng từ thương mại điện tử phục vụ thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh theo chuẩn mực quốc tế;
- Thực hiện trao đổi chứng từ thương mại và các chứng từ khác có liên quan dưới dạng điện tử theo cơ chế một cửa ASEAN trong nhóm ASEAN-5;
- Hoàn thành kết nối giữa Hệ thống VNACCS/VCIS với hệ thống công nghệ thông tin của các nước ASEAN phục vụ quản lý hàng hóa và phương tiện vận tải quá cảnh trong khu vực ASEAN;
- Hoàn thiện và vận hành thông suốt Cổng thông tin một cửa quốc gia và kết nối Cơ chế một cửa ASEAN với đầy đủ các thủ tục được triển khai; hoàn thiện và vận hành Cơ chế một cửa ASEAN hướng tới mục tiêu thực hiện trao đổi thông tin giữa các quốc gia thông qua Cổng thông tin này một cách đầy đủ, kịp thời và hiệu quả;
- Triển khai hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Liên minh kinh tế Á-Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Acmenia, Kyrgyzstan) về kết nối và trao đổi thông tin trong khuôn khổ hợp tác hải quan, thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TF), tạo thuận lợi cho hàng Việt Nam xuất khẩu và kiểm soát hàng nhập khẩu.
3.6. Tích hợp các dịch vụ hỗ trợ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia
- Dịch vụ thanh toán điện tử đối với các khoản thuế, phí, lệ phí được áp dụng đối với 100% các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
- Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước trong quá trình triển khai Cơ chế một cửa quốc gia;
- Dịch vụ báo cáo và chia sẻ dữ liệu thống kê (report) về các thủ tục hành chính triển khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Các nhiệm vụ khác:
4.1. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS:
- Thực hiện duy trì, giám sát và vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS ổn định, an ninh, an toàn 24/7;
- Đầu tư mua sắm nâng cao năng lực quản lý, giám sát, điều hành 24/7 và cơ sở vật chất của Trung tâm dữ liệu ngành Hải quan;
- Đảm bảo việc mua sắm đầy đủ, kịp thời các dịch vụ hỗ trợ, bảo trì, bảo hành Hệ thống VNACCS/VCIS và hạ tầng kỹ thuật;
- Chuẩn bị nội dung đề xuất và điều kiện cần thiết để triển khai hiệu quả giai đoạn 2 của Dự án VNACCS/VCIS khi được Chính phủ Nhật Bản phê duyệt;
- Nghiên cứu, đánh giá mô hình kết nối hệ thống VNACCS/VCIS và các hệ thống liên quan để đề xuất các giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến nhất phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ;
- Tăng cường đào tạo, hướng dẫn cho công chức trong toàn Ngành, cộng đồng doanh nghiệp về sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, chức năng, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS;
- Nâng cao chất lượng hỗ trợ người sử dụng trong Hải quan và doanh nghiệp trong việc sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS;
- Triển khai thành công Dự án JICA hỗ trợ kỹ thuật nâng cao hiệu quả Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS giai đoạn 2015-2018.
4.2. Thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại cảng nhằm giảm thiểu hồ sơ giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa, Container tại các cảng biển:
- Xây dựng văn bản pháp lý đảm bảo việc thực hiện kết nối, trao đổi thông tin của các cơ quan tại cảng biển;
- Xây dựng quy trình kết nối, trao đổi thông tin;
- Đào tạo, tập huấn, thông tin, tuyên truyền cho cán bộ, công chức Hải quan và các đơn vị liên quan;
- Triển khai thí điểm trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại cảng biển;
- Xây dựng phân hệ quản lý hàng hóa tại cảng biển;
- Triển khai chính thức trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử tại cảng biển.
4.3. Mở rộng việc triển khai thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (e-Payment):
- Triển khai thực hiện Thông tư số 184/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc khi triển khai Thông tư;
- Kiểm tra công tác phối hợp thu tại các đơn vị thuộc Tổng cục và một số Ngân hàng thương mại;
- Phối hợp các đơn vị Cục Hải quan tỉnh, thành phố để tập huấn cho các đơn vị tỉnh, thành phố khi có yêu cầu;
- Phối hợp với các Ngân hàng thương mại mở rộng thanh toán điện tử.
4.4. Công khai tiêu chí đánh giá, có hệ thống cảnh báo; công khai lý do doanh nghiệp bị phân luồng:
- Sửa đổi Quyết định số 465/QĐ-BTC ngày 29/06/2015 của Bộ Tài chính theo hướng chuẩn hóa các tiêu chí có tính nguyên tắc chung cho việc đánh giá rủi ro để ra quyết định kiểm tra. Các nội dung có tính nghiệp vụ được phân cấp áp dụng cho Tổng cục Hải quan trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TCHQ ngày 24/8/2015 của Tổng cục Hải quan;
- Trả lời lý do luồng vàng hoặc luồng đỏ khi doanh nghiệp đề nghị hoặc khiếu nại trên cơ sở căn cứ vào các quy định của pháp luật và Bộ tiêu chí của Bộ Tài chính.
4.5. Hàng năm giảm tỷ lệ kiểm tra luồng vàng, đỏ:
- Theo dõi, kiểm tra việc áp dụng tiêu chí dựa trên kết quả phân tích, đánh giá rủi ro Cục Hải quan địa phương theo đúng quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 50 Quyết định số 464/QĐ-BTC ngày 29/06/2015 của Bộ Tài chính về quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan và Điều 62 Quyết định số 282/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2015 của Tổng cục Hải quan về ban hành hướng dẫn thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để giảm tỷ lệ chuyển luồng kiểm tra của Chi cục Hải quan đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp chuyển luồng tùy tiện;
- Thực hiện áp dụng Danh mục hàng hóa rủi ro đối với doanh nghiệp không tuân thủ và doanh nghiệp có rủi ro cao.
4.6. Tăng cường kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng đầy đủ kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng cải cách hiện đại hóa hải quan và định hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, răn đe ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố tình gian lận gây thất thu cho ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị thu ngân sách của ngành Hải quan:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy trình thực hiện kiểm tra sau thông quan đảm bảo thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan và phù hợp với chuẩn mực quốc tế;
- Triển khai Đề án tăng cường năng lực kiểm tra sau thông quan đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 của ngành Hải quan đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Trong đó, tập trung triển khai cơ cấu tổ chức kiểm tra sau thông quan theo quy định mới từ Tổng cục (Cục Kiểm tra sau thông quan) đến các Cục Hải quan tỉnh, thành phố;
- Xây dựng phần mềm phân tích số liệu xuất nhập khẩu phục vụ việc xây dựng kế hoạch kiểm tra sau thông quan;
- Xây dựng quy chế phối kết hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong ngành Hải quan, với các ngành, đơn vị có liên quan với lực lượng kiểm tra sau thông quan.
4.7. Xây dựng cơ sở pháp lý để triển khai mô hình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng tập trung cho nhiều Chi cục Hải quan:
- Xây dựng Nghị định quy định về đại lý làm thủ tục hải quan, kho bãi, địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan trong đó có mô hình kiểm tra thực tế hàng hóa cho nhiều Chi cục Hải quan;
- Xây dựng, triển khai Đề án “Khu vực kiểm tra, kiểm soát và lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế”.
4.8. Xây dựng Cơ chế kiểm soát về xuất xứ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chế độ quản lý đối với các loại hình hàng hoá, phương tiện vận tải phù hợp cam kết theo đúng lộ trình:
- Rà soát, nội luật hóa các cam kết thuộc lĩnh vực Hải quan tại các Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, Hiệp định thương mại tự do và các Hiệp định có liên quan Việt Nam đã tham gia, ký kết;
- Xây dựng Thông tư hướng dẫn kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết;
- Xây dựng Thông tư hướng dẫn Cơ chế kiểm soát bảo bộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý C/O;
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý sở hữu trí tuệ.
4.9. Triển khai cung cấp 46 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trong năm 2016:
- Đánh giá hiện trạng thực hiện thủ tục hành chính;
- Tổng hợp rà soát và đề xuất các nội dung pháp lý cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
- Xây dựng Quy trình thực hiện thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử được Tổng cục Hải quan phê duyệt;
- Xây dựng các chức năng của Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
- Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
- Triển khai thành công thí điểm cung cấp 46 dịch vụ công trực tuyến;
- Triển khai cung cấp 46 dịch vụ công trực tuyến tại 100% các đơn vị trong Ngành;
- Các khóa đào tạo, tập huấn được tổ chức, đăng tải bài viết, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin và đăng tải trên các cơ quan thông tấn, báo chí.
4.10. Trong năm 2017, 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3, 70% dịch vụ công thuộc các lĩnh vực cốt lõi của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến mức độ 4:
- Đánh giá hiện trạng thực hiện thủ tục hành chính;
- Tổng hợp rà soát và đề xuất các nội dung pháp lý cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
- Xây dựng Quy trình thực hiện thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử được Tổng cục Hải quan phê duyệt;
- Xây dựng các chức năng của Hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
- Chuẩn bị hạ tầng kỹ thuật đảm bảo đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
- Triển khai thành công thí điểm cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
- Triển khai cung cấp toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến tại 100% các đơn vị trong Ngành;
- Đào tạo, tập huấn, đăng tải bài viết, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin và đăng tải trên các cơ quan thông tấn, báo chí;
4.11. Hoàn thiện việc chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính theo Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ: Tăng cường hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.
4.12. Rà soát, đánh giá, nâng cao hiệu quả, triển khai mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của cơ quan Hải quan các cấp:
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác ISO;
- Kiểm tra, đánh giá, đề xuất việc xây dựng, áp dụng, duy trì, mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng trong các đơn vị Hải quan;
- Chuẩn hóa lại các nội dung đã triển khai; mở rộng triển khai hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ các công việc chính trong các đơn vị hải quan;
- Xây dựng mô hình ISO điện tử trong áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2008 vào hoạt động của cơ quan Hải quan các cấp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan
- Xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo phân công tại Kế hoạch hành động báo cáo Tổng cục Hải quan (qua Ban Cải cách hiện đại hóa) trong tháng 6/2016, cụ thể hóa các nhiệm vụ thành các đề án, công việc, kết quả đầu ra để xây dựng chương trình công tác tháng, quý và năm của đơn vị;
- Định kỳ hàng quý (trước ngày 05 của tháng cuối quý) và năm (trước ngày 05 tháng 12) báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao gửi Ban Cải cách, hiện đại hóa Hải quan để tổng hợp trình Tổng cục báo cáo Bộ Tài chính;
- Triển khai đồng bộ các hoạt động rà soát thủ tục hành chính; Công khai, minh bạch trên trang thông tin điện tử về thủ tục hành chính và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính theo quy định;
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, cải cách hiện đại hóa tại các đơn vị theo Kế hoạch cải cách hành chính, Kế hoạch cải cách hiện đại hóa, Kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính đã được Tổng cục phê duyệt.
2. Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan
(i) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động, kịp thời báo cáo Lãnh đạo Tổng cục những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia trong phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục Hải quan;
(ii) Định kỳ hàng quý và năm tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP của Tổng cục Hải quan Bộ trình Tổng cục phê duyệt gửi, báo cáo Bộ Tài chính;
(iii) Xây dựng kế hoạch và phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra thực tế tại Cục Hải quan tỉnh/thành phố đánh giá việc triển khai, kết quả thực hiện Nghị quyết 19-2016/NQ-CP tại các Cục Hải quan tỉnh/thành phố, kịp thời phát hiện vướng mắc và đề xuất Lãnh đạo Tổng cục các giải pháp khắc phục, đảm bảo thực hiện theo mục tiêu đề ra.
3. Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan, Báo Hải quan: Thông tin tuyên truyền kịp thời các hoạt động của ngành Hải quan về việc triển khai, thực hiện kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Tổng cục Hải quan.
PHỤ LỤC
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 19-2016/NQ-CP NGÀY 28/4/2016 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1722/QĐ-TCHQ ngày 10 tháng 6 năm 2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
STT
Nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết số 19
Giải pháp
Sản phẩm
Lộ trình
Đơn vị chủ trì
Đơn vị phối hợp
I. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
1
Xây dựng hệ thống văn bản quy định chi tiết Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
(1). Xây dựng nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế XK, Thuế NK sửa đổi 2016.
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thuế XK, Thuế NK sửa đổi 2016.
Tháng 6/2016
Cục Thuế XNK
Các đơn vị có liên quan
(2). Xây dựng Nghị định về điều kiện kinh doanh bán hàng miễn thuế.
Nghị định về kinh doanh bán hàng miễn thuế.
Tháng 5/2016
Cục GSQL
Các đơn vị có liên quan
2
Sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy định chi tiết Luật Hải quan theo quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
(3). Rà soát sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Hải quan quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Nghị định thay thế Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ.
Tháng 7/2016
Cục GSQL
Các đơn vị có liên quan
(4). Rà soát sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thông tư sửa đổi, bổ sung/ thay thế hoặc bãi bỏ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Tháng 7/2016
Cục GSQL
Các đơn vị có liên quan
(5). Xây dựng Nghị định quy định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hải quan.
Nghị định quy định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hải quan.
Tháng 5/2016
Cục GSQL
Các đơn vị có liên quan
(6). Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế cung cấp, sử dụng thông tin tờ khai hải quan điện tử.
Tháng 6/2016
Cục CNTT &TKHQ
Các đơn vị có liên quan
3
Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.
(7). Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định thủ tục điện tử đối với tàu thuyền vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Tháng 6/2016
Cục CNTT &TKHQ
Các đơn vị có liên quan
(8). Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Tháng 6/2016
Cục CNTT &TKHQ
Các đơn vị có liên quan
(9). Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia đối với các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tháng 6/2016
Cục CNTT &TKHQ
Các đơn vị có liên quan
(10). Phối hợp với Bộ Công thương xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.
Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia.
Tháng 6/2016
Cục CNTT &TKHQ
Các đơn vị có liên quan
II. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành
4
Kiến nghị các Bộ, ngành sửa đổi văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực hải quan (các hoạt động liên quan đến quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành).
(11). Chủ động phối hợp các Bộ, Ngành sửa đổi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành theo Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Các văn bản kiểm tra chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực Hải quan được sửa đổi, bổ sung.
Quý IV/2016
Cục GSQL
Các đơn vị có liên quan
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Quyết định số 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
(12). Chủ động phối hợp các Bộ, Ngành xây dựng và ban hành đầy đủ Danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành theo hướng thu hẹp diện kiểm tra chuyên ngành, chi tiết mã số HS; Ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Danh mục các mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành.
Quý I/2017
Cục GSQL
Các đơn vị có liên quan
(13). Chủ động phối hợp các Bộ đẩy mạnh, khuyến khích tổ chức đánh giá sự phù hợp tham gia thực hiện kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng xã hội hóa để bổ sung cơ sở kiểm tra, đáp ứng yêu cầu phát triển mạnh mẽ của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tiết kiệm nguồn lực đầu tư của Nhà nước.
Thành lập cơ sở kiểm tra chuyên ngành theo hướng xã hội hóa.
Quý I/2017
Cục GSQL
Các đơn vị có liên quan
(14). Kiến nghị các Bộ đổi mới phương pháp kiểm tra chuyên ngành theo hướng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, giảm chi phí, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa.
Xây dựng nguyên tắc kiểm tra chuyên ngành.
Quý I/2017
Cục GSQL
Ban QLRR và các đơn vị có liên quan
(15). Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng và định kỳ rà soát sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa rủi ro về chính sách quản lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phục vụ công tác kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Danh mục hàng hóa rủi ro về chính sách quản lý trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
2016-2020
Ban QLRR
Các đơn vị có liên quan
5
Triển khai hoạt động Kiểm định Hải quan
(16). Triển khai hoạt động Cục Kiểm định Hải quan.
Quyết định của Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm định Hải quan.
Tháng 12/2016
Vụ TCCB
Trung tâm PTPL hàng hóa XNK
(17). Thành lập một số Chi cục kiểm định trực thuộc Cục kiểm định trụ sở đặt tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố lớn.
Quyết định thành lập một số Chi cục kiểm định trực thuộc Cục Kiểm định tại một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố lớn.
Tháng 12/2016
Vụ TCCB
Trung tâm PTPL hàng hóa XNK, Cục GSQL
(18). Triển khai các phòng kiểm định di động để phục vụ công tác kiểm định.
Phòng thí nghiệm di động.
Tháng 12/2016
Trung tâm PTPL hàng hóa XNK
Các đơn vị có liên quan
6
Mở rộng thực hiện kiểm tra chuyên ngành tại các địa điểm kiểm tra tập trung tại cửa khẩu.
(19). Thành lập bổ sung các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại cửa khẩu.
Quyết định thành lập bổ sung các địa điểm kiểm tra chuyên ngành tập trung tại cửa khẩu.
Tháng 6/2017
Cục GSQL
Các đơn vị có liên quan
III. Hoàn thiện cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa Asean
7
Triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN.
(20). Xây dựng Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa giai đoạn 2016-2020.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa giai đoạn 2016- 2020.
Tháng 12/2016
Cục CNTT&TKHQ
Các đơn vị có liên quan
(21). Mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia
Hoàn thành triển khai mở rộng trong phạm vi toàn quốc các thủ tục đối với phương tiện, hàng hóa vận tải vào, rời cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng dầu khí ngoài khơi; các thủ tục đối với phương tiện vận tải vào, rời cảng hàng không thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
2016-2018
Công bố các thủ tục hành chính đã triển khai trên Cơ chế một cửa quốc gia được mở rộng về phạm vi và đối tượng.
Tháng 12/2016
Công bố các thủ tục các Bộ, ngành đã đăng ký được triển khai trên cơ chế một cửa quốc gia.
Tháng 12/2016
Hoàn thành triển khai các thủ tục hành chính thuộc danh mục của các Bộ: Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế.
2016-2018
Hoàn thành triển khai tất cả các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành tham gia quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
2016-2020
Triển khai sử dụng các chứng từ điện tử (giấy phép điện tử, giấy chứng nhận điện tử và các giấy tờ điện tử tương đương) được cấp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia khi thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan.
2016-2020
(22). Triển khai mở rộng hệ thống Tiếp nhận, xử lý thông tin lược khai hàng hoá điện tử (e-Manifest) đối với tất cả cảng biển và cảng hàng không trên phạm vi toàn quốc.
Áp dụng triển khai e-manifest tại các cảng biển và các cảng hàng không trên phạm vi toàn quốc.
2016-2020
Cục GSQL
CNTT& TKHQ, các đơn vị liên quan
(23). Xây dựng, nghiên cứu triển khai kết nối với Asean trong khuôn khổ các Nghị định thư số 2 và số 7 về quá cảnh.
Triển khai tại cặp 03 cửa khẩu có chung điểm kiểm tra với Lào (Cầu Treo, Lao Bảo) và Campuchia (Mộc Bài).
Tháng 3/2017
Cục GSQL chủ trì về nghiệp vụ; Cục CNTT & TKHQ chủ trì về hệ thống
Các đơn vị liên quan
Triển khai tại một số đơn vị hải quan có lưu lượng hàng hóa lớn như Hải Phòng, Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh.
(24). Kết nối Cơ chế một cửa ASEAN, trao đổi và công nhận lẫn nhau về các chứng từ thương mại được cấp dưới dạng điện tử với các nước ASEAN; kết nối trao đổi thông tin với một số đối tác ngoài ASEAN.
Tham gia kết nối Cơ chế một cửa ASEAN ngay khi 10 nước thành viên phê chuẩn Nghị định thư về khung pháp lý để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN.
Tháng 12/2016
Cục CNTT& TK HQ
- Các đơn vị liên quan
- Các Bộ, ngành liên quan
Thực hiện trao đổi và công nhận lẫn nhau về các chứng từ thương mại được cấp dưới dạng điện tử với các nước ASEAN và các trao đổi, xử lý chứng từ thương mại với các nước, khối - cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế.
2016-2020
Triển khai hợp tác với Nhật Bản, Hàn quốc, Hoa Kỳ, Liên minh kinh tế Á-Âu (Nga, Belarus, Kazakhstan, Acmenia, Kyrgyzstan) về kết nối và trao đổi thông tin trong khuôn khổ hợp tác hải quan, thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TF), tạo thuận lợi cho hàng Việt Nam xuất khẩu và kiểm soát hàng nhập khẩu.
2018-2020
(25). Tích hợp các dịch vụ hỗ trợ triển khai Cơ chế một cửa quốc gia.
Dịch vụ thanh toán điện tử đối với các khoản thuế, phí, lệ phí được áp dụng đối với 100% các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2016-2020
Cục CNTT & TKHQ
Các đơn vị liên quan
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước trong quá trình triển khai Cơ chế một cửa quốc gia.
Dịch vụ báo cáo và chia sẻ dữ liệu thống kê (report) về các thủ tục hành chính triển khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Dịch vụ lưu trữ chứng từ điện tử hỗ trợ doanh nghiệp.
IV. Các nhiệm vụ khác
8
Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS.
(26). Thực hiện duy trì, giám sát và vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS ổn định, an ninh, an toàn 24/7.
Hệ thống VNACCS/VCIS được vận hành ổn định.
Các trang thiết bị phục vụ cho quản lý, vận hành hệ thống ổn định được trang bị đầy đủ.
Thường xuyên liên tục
Cục CNTT & TKHQ
Các đơn vị liên quan
(27). Đầu tư mua sắm nâng cao năng lực quản lý, giám sát, điều hành 24/7 và cơ sở vật chất của Trung tâm dữ liệu ngành Hải quan.
Hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ quản lý, giám sát, điều hành và cơ sở vật chất của Trung tâm dữ liệu ngành Hải quan được hoàn thiện.
Tháng 12/2017 Bắt đầu thực hiện mua sắm
Cục CNTT & TKHQ
Các đơn vị có liên quan
(28). Đảm bảo việc mua sắm đầy đủ, kịp thời các dịch vụ hỗ trợ, bảo trì, bảo hành Hệ thống VNACCS/VCIS và hạ tầng kỹ thuật.
Mua sắm đầy đủ, kịp thời các dịch vụ hỗ trợ, bảo trì, bảo hành Hệ thống VNACCS/VCIS và hạ tầng kỹ thuật
2016-2017
Cục CNTT & TKHQ
Vụ Tài vụ quản trị
(29). Chuẩn bị nội dung đề xuất và điều kiện cần thiết để triển khai hiệu quả giai đoạn 2 của Dự án VNACCS/VCIS khi được Chính phủ Nhật Bản phê duyệt.
Bảng đề xuất và điều kiện cần thiết để triển khai hiệu quả giai đoạn 2 của Dự án VNACCS/VCIS.
Tháng 10/2017
Cục GSQL chủ trì nội dung liên quan đến yêu cầu nghiệp vụ và tổng hợp chung; Cục CNTT chủ trì nội dung liên quan đến Hệ thống CNTT
Các đơn vị liên quan
(30). Nghiên cứu, đánh giá mô hình kết nối hệ thống VNACCS/VCIS và các hệ thống liên quan để đề xuất các giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến nhất phù hợp với chỉ đạo của Chính phủ.
Bảng đánh giá và đề xuất mô hình kết nối hệ thống VNACCS/VCIS và các hệ thống liên quan để đề xuất các giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến.
2016-2020
Cục CNTT & TKHQ
Các đơn vị liên quan
(31). Tăng cường đào tạo, hướng dẫn cho công chức trong toàn Ngành, cộng đồng doanh nghiệp về sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, chức năng, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS.
Giáo trình đào tạo.
Các khóa đào tạo.
2016-2017
Cục GSQL chủ trì nội dung tuyên truyền, đào tạo, sử dụng chức năng Hệ thống; Cục CNTT & TKHQ chủ trì nội dung hướng dẫn vận hành Hệ thống
Các đơn vị liên quan
(32). Nâng cao chất lượng hỗ trợ người sử dụng trong Hải quan và doanh nghiệp trong việc sử dụng Hệ thống VNACCS/VCIS.
Bộ phận Helpdesk được nâng cao chất lượng.
2016-2017
Cục GSQL chủ trì nội dung đào tạo cho cán bộ làm công tác hỗ trợ người sử dụng Hệ thống; Cục CNTT & TKHQ chủ trì nội dung đầu tư, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác hỗ trợ người sử dụng
Các đơn vị liên quan
(33). Triển khai thành công Dự án JICA hỗ trợ kỹ thuật nâng cao hiệu quả Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS giai đoạn 2015- 2018.
Các chức năng của hệ thống được sử dụng hiệu quả.
2015-2018
Ban Quản lý dự án JICA hỗ trợ kỹ thuật nâng cao hiệu quả Hệ thống VNACCS/VCIS
Các đơn vị liên quan
9
Thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại cảng nhằm giảm thiểu hồ sơ giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa, Container tại các cảng biển
(34). Xây dựng văn bản pháp lý đảm bảo việc thực hiện kết nối, trao đổi thông tin của các cơ quan tại cảng biển.
Các văn bản pháp lý đảm bảo việc thực hiện kết nối, trao đổi thông tin của các cơ quan tại cảng biển được ban hành.
Tháng 12/2017
Cục GSQL
Các đơn vị liên quan
(35). Xây dựng quy trình kết nối, trao đổi thông tin.
Các quy trình kết nối trao đổi thông tin được xây dựng.
Tháng 10/2017
Cục CNTT & Thống kê hải quan
Các đơn vị liên quan
(36). Xây dựng phân hệ quản lý hàng hóa tại cảng biển.
Hệ thống thông quan điện tử, bổ sung phân hệ quản lý hàng hóa tại cảng biển được nâng cấp.
Tháng 12/2017
Cục CNTT & Thống kê hải quan
Các đơn vị và Bộ, ngành liên quan
(37). Đào tạo, tập huấn, thông tin, tuyên truyền cho cán bộ, công chức Hải quan và các đơn vị liên quan.
Các khóa đào tạo, tập huấn được tổ chức, đăng tải bài viết, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin và đăng tải trên các cơ quan thông tấn, báo chí.
2016-2018
Cục CNTT & Thống kê hải quan
Các đơn vị và Bộ, ngành liên quan
(38). Triển khai thí điểm trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại cảng biển.
Triển khai thí điểm thành công.
2016-2018
Cục CNTT & Thống kê hải quan
Các đơn vị và Bộ, ngành liên quan
(39). Triển khai chính thức trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử tại cảng biển.
Trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử tại cảng biển thành công.
2016-2019
Cục CNTT & Thống kê hải quan
Các đơn vị và Bộ, ngành liên quan
10
Mở rộng việc triển khai thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (e-Payment).
(40). Triển khai thực hiện Thông tư số 184/2015/TT-BTC, hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc khi triển khai Thông tư.
Phụ lục Thỏa thuận hợp tác đối với các Ngân hàng đã ký Thỏa thuận phối hợp thu với TCHQ.
Tháng 12/2016
Cục Thuế XNK
Cục CNTT& TKHQ
(41). Kiểm tra công tác phối hợp thu tại các đơn vị thuộc Tổng cục và một số Ngân hàng thương mại.
Tổ chức các đợt kiểm tra tại địa phương.
Tháng 12/2016
Cục Thuế XNK
Cục CNTT& TKHQ
(42). Phối hợp các đơn vị Cục Hải quan tỉnh, thành phố để tập huấn cho các đơn vị tỉnh, thành phố khi có yêu cầu.
Hội nghị tập huấn/Hướng dẫn các đơn vị triển khai Thông tư.
Tháng 12/2016
Cục Thuế XNK
Cục CNTT& TKHQ
(43). Phối hợp với các Ngân hàng thương mại mở rộng thanh toán điện tử.
Tất cả các Ngân hàng thương mại đều ký Thỏa thuận hợp tác phối hợp thu với TCHQ.
2016-2017
Cục Thuế XNK
Cục CNTT& TKHQ
11
Công khai tiêu chí đánh giá, có hệ thống cảnh báo; công khai lý do doanh nghiệp bị phân luồng.
(44). Sửa đổi Quyết định số 465/QĐ-BTC ngày 29/06/2015 của Bộ Tài chính theo hướng chuẩn hóa các tiêu chí có tính nguyên tắc chung cho việc đánh giá rủi ro để ra quyết định kiểm tra. Các nội dung có tính nghiệp vụ được phân cấp áp dụng cho Tổng cục Hải quan trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TCHQ ngày 24/8/2015 của Tổng cục Hải quan.
Quyết định sửa đổi Quyết định số 465/QĐ-BTC.
Theo lộ trình sửa Nghị định và Thông tư
Ban QLRR
Các đơn vị có liên quan
Quyết định sửa đổi Quyết định số 200/QĐ-TCHQ.
(45). Trả lời lý do luồng vàng hoặc luồng đỏ khi doanh nghiệp đề nghị hoặc khiếu nại trên cơ sở căn cứ vào các quy định của pháp luật và Bộ tiêu chí của Bộ Tài chính.
Văn bản trả lời doanh nghiệp.
Hàng năm
12
Hàng năm giảm tỷ lệ kiểm tra luồng vàng, đỏ.
(46). Theo dõi, kiểm tra việc áp dụng tiêu chí dựa trên kết quả phân tích, đánh giá rủi ro Cục Hải quan địa phương theo đúng quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 50 Quyết định số 464/QĐ-BTC ngày 29/06/2015 của Bộ Tài chính về quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan và Điều 62 Quyết định số 282/QĐ-TCHQ ngày 10/11/2015 của Tổng cục Hải quan về Ban hành hướng dẫn thực hiện áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Các hoạt động triển khai.
Báo cáo Quý.
Thường xuyên
Ban QLRR
Các đơn vị có liên quan
(47). Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để giảm tỷ lệ chuyển luồng kiểm tra của Chi cục Hải quan đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp chuyển luồng tùy tiện.
Các hoạt động triển khai.
Báo cáo tháng.
Thường xuyên
Ban QLRR
Các đơn vị có liên quan
(48). Thực hiện áp dụng Danh mục hàng hóa rủi ro đối với doanh nghiệp không tuân thủ và doanh nghiệp có rủi ro cao.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Bộ tiêu chí theo lộ trình thực hiện.
Quý IV/2016
Ban QLRR
Các đơn vị có liên quan
13
Tăng cường kiểm tra sau thông quan trên cơ sở áp dụng đầy đủ kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng cải cách hiện đại hóa hải quan và định hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động XNK hàng hóa, răn đe ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố tình gian lận gây thất thu cho NSNN, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị thu ngân sách của ngành Hải quan.
(49). Hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy trình thực hiện KTSTQ đảm bảo thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Hệ thống pháp luật về KTSTQ hoàn thiện, thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật có liên quan, phù hợp chuẩn mực quốc tế.
2016-2020
Cục KTSTQ
Vụ Pháp chế
(50). Triển khai Đề án tăng cường năng lực KTSTQ đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 của ngành Hải quan đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Trong đó, tập trung triển khai cơ cấu tổ chức KTSTQ theo quy định mới từ Tổng cục (Cục KTSTQ) đến các Cục Hải quan.
Hệ thống KTSTQ hoạt động theo mô hình cơ cấu tổ chức mới.
2016-2020
Cục KTSTQ
Vụ TCCB, Cục Hải quan tỉnh/TP
14
Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro trong việc thu thập thông tin và đánh giá doanh nghiệp phục vụ hoạt động KTSTQ; xây dựng các chương trình, phần mềm chuyên sâu hỗ trợ hiệu quả cho công tác thu thập thông tin phục vụ công tác KTSTQ xuyên suốt thông tin từ cấp Tổng cục đến các Cục Hải quan; Tăng cường phối kết hợp giữa các đơn vị trong ngành Hải quan (trong đó có các Chi cục Hải quan cửa khẩu) với lực lượng KTSTQ và với các ngành, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện KTSTQ.
(51). Xây dựng phần mềm phân tích số liệu xuất nhập khẩu phục vụ việc xây dựng kế hoạch KTSTQ.
Hoàn thành phần mềm phân tích số liệu XNK của hệ thống số liệu XNK và hệ thống VNACCS/VCIS.
Tháng 12/2017
Cục KTSTQ
Cục Hải quan tỉnh/TP
(52). Xây dựng quy chế phối kết hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị trong ngành Hải quan, với các ngành, đơn vị có liên quan với lực lượng KTSTQ.
Quyết định ban hành quy chế phối hợp trao đổi thông tin.
Tháng 9/2017
Các đơn vị trực thuộc TCHQ, Cục Hải quan tỉnh/TP
15
Xây dựng cơ sở pháp lý để triển khai mô hình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa theo hướng tập trung cho nhiều Chi cục Hải quan.
(53). Xây dựng Nghị định quy định về đại lý làm thủ tục hải quan, kho bãi, địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan trong đó có mô hình kiểm tra thực tế hàng hóa cho nhiều Chi cục.
Nghị định quy định về đại lý làm thủ tục hải quan, kho bãi, địa điểm kiểm tra, giám sát hải quan trong đó có quy định về thực hiện kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung cho nhiều Chi cục.
Quý III/2016
Cục GSQL
Các đơn vị có liên quan
(54). Xây dựng, triển khai Đề án “Khu vực kiểm tra, kiểm soát và lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế”.
Hoàn thành Đề án.
Quý IV/2016
Dự kiến xây dựng Khu vực kiểm tra, kiểm soát và lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu 03 Cục Hải quan Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai trong năm 2017-2018.
Tháng 6/2017
Tiến hành đánh giá việc thực hiện thí điểm trước khi áp dụng tại các cửa khẩu đường biển, đường bộ thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố khác.
2017-2019
16
Xây dựng Cơ chế kiểm soát về xuất xứ, bảo bộ quyền sở hữu trí tuệ, chế độ quản lý đối với các loại hình hàng hoá, phương tiện vận tải phù hợp cam kết theo đúng lộ trình.
(55). Rà soát, nội luật hóa các cam kết thuộc lĩnh vực Hải quan tại các Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, Hiệp định thương mại tự do và các Hiệp định có liên quan Việt Nam đã tham gia, ký kết.
Nội luật hóa các cam kết quốc tế đã được rà soát.
2016-2020 (Theo lộ trình cam kết)
Cục GSQL
Các đơn vị có liên quan
(56). Xây dựng Thông tư hướng dẫn kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.
Thông tư hướng dẫn kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.
Quý IV/2016
(57). Xây dựng Thông tư hướng dẫn Cơ chế kiểm soát bảo bộ quyền sở hữu trí tuệ.
Thông tư hướng dẫn Cơ chế kiểm soát bảo bộ quyền sở hữu trí tuệ.
Quý IV/2016
(58). Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý C/O.
Cơ sở dữ liệu quản lý C/O:
- Số liệu C/O nhập khẩu theo mẫu C/O, theo mặt hàng, theo thị trường (số lượng, kim ngạch,...);
- Phần mềm theo dõi quá trình xác minh C/O;
- Phần mềm chữ ký, mẫu dấu của cơ quan cấp.
Quý I/2017
(59). Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý sở hữu trí tuệ.
Cơ sở dữ liệu quản lý sở hữu trí tuệ:
- Hệ thống dữ liệu về sở hữu trí tuệ;
- Hệ thống phần mềm theo dõi thời hạn hiệu lực của đơn bảo hộ.
Quý I/2017
17
Mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
(60). Triển khai cung cấp 46 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 trong năm 2016.
Báo cáo đánh giá hiện trạng thực hiện thủ tục hành chính.
Tháng 6/2016
Cục CNTT & TKHQ
Các đơn vị có liên quan
Báo cáo tổng hợp rà soát và đề xuất các nội dung pháp lý cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Tháng 6/2016
Quy trình thực hiện thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử được Tổng cục Hải quan phê duyệt.
Tháng 6/2016
Các chức năng của Hệ thống Công nghệ thông tin phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến được xây dựng.
Tháng 10/2016
Hạ tầng kỹ thuật được chuẩn bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
Tháng 10/2016
Triển khai thành công thí điểm cung cấp 46 dịch vụ công trực tuyến.
Tháng 11/2016
Triển khai cung cấp 46 dịch vụ công trực tuyến tại 100% các đơn vị trong Ngành.
Tháng 12/2016
Các khóa đào tạo, tập huấn được tổ chức, đăng tải bài viết, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin và đăng tải trên các cơ quan thông tấn, báo chí.
Tháng 12/2016
(61). Trong năm 2017, 100% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3, 70% dịch vụ công thuộc các lĩnh vực cốt lõi của ngành Hải quan được cung cấp trực tuyến mức độ 4.
Báo cáo đánh giá hiện trạng thực hiện thủ tục hành chính.
Tháng 3/2017
Cục CNTT & TKHQ
Các đơn vị có liên quan
Các quy trình thực hiện thủ tục hành chính bằng phương thức điện tử được Tổng cục Hải quan phê duyệt.
Tháng 5/2017
Các chức năng của Hệ thống Công nghệ thông tin phục vụ cung cấp dịch vụ công trực tuyến được xây dựng.
Tháng 7/2017
Hạ tầng kỹ thuật được chuẩn bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu cung cấp dịch vụ công trực tuyến;
Tháng 8/2017
Triển khai thành công thí điểm cung cấp toàn bộ dịch vụ công trực tuyến.
Tháng 10/2017
Triển khai cung cấp toàn bộ các dịch vụ công trực tuyến còn lại tại 100% các đơn vị trong Ngành.
Tháng 11/2017
Các khóa đào tạo, tập huấn được tổ chức, đăng tải bài viết, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin và đăng tải trên các cơ quan thông tấn, báo chí.
Tháng 12/2017
18
Hoàn thiện việc chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính theo Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015.
(62). Tăng cường hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.
Đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo quy định trong các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hải quan có chứa đựng thủ tục hành chính.
2016-2020
Vụ Pháp chế
Các đơn vị liên quan
Thống kê, tham mưu cho Tổng cục trình Bộ trưởng công bố thủ tục hành chính.
Rà soát, đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính.
19
Rà soát, đánh giá, nâng cao hiệu quả, triển khai mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của cơ quan Hải quan các cấp.
(63). Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác ISO.
Phối hợp với Viện năng suất tổ chức các lớp đào tạo tập huấn liên quan đến công tác ISO.
2016-2020
Văn phòng
Các đơn vị liên quan
(64). Kiểm tra, đánh giá, đề xuất việc xây dựng, áp dụng, duy trì, mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng trong các đơn vị Hải quan.
Báo cáo đánh giá, đề xuất.
2016-2017
Văn phòng
Vụ Tài vụ - Quản trị; Ban Cải cách HDH; Công ty tư vấn
(65). Chuẩn hóa lại các nội dung đã triển khai; mở rộng triển khai hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ các công việc chính trong các đơn vị hải quan.
Các hoạt động triển khai.
2017-2019
Văn phòng
Vụ Tài vụ - Quản trị; Ban CCHDDH Công ty tư vấn
(66). Xây dựng mô hình ISO điện tử trong áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 - 2008 vào hoạt động của cơ quan Hải quan các cấp.
Mô hình được xây dựng
2020
Văn phòng
Cục CNTT, Ban Cải cách HĐH và các đơn vị liên quan | {
"issuing_agency": "Tổng cục Hải quan",
"promulgation_date": "10/06/2016",
"sign_number": "1722/QĐ-TCHQ",
"signer": "Nguyễn Văn Cẩn",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-dinh-96-2006-ND-CP-ban-chap-hanh-cong-doan-lam-thoi-tai-doanh-nghiep-huong-dan-bo-luat-lao-dong-14197.aspx | Nghị định 96/2006/NĐ-CP ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp hướng dẫn bộ luật lao động | CHÍNH PHỦ
-----
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
Số: 96/2006/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2006
NGHỊ ĐỊNH
HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 153 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công đoàn ngày 30 tháng 6 năm 1990;
Căn cứ Điều 153 Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH :
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định quy định việc chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời, quyền và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn và người sử dụng lao động.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Tổ chức công đoàn, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế nơi chưa thành lập được tổ chức công đoàn.
Điều 3. Chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp được thành lập, chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày bắt đầu hoạt động, công đoàn địa phương hoặc công đoàn ngành (bao gồm Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn; công đoàn ngành Trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; Liên đoàn Lao động quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao; công đoàn tổng công ty và công đoàn cấp trên trực tiếp của cơ sở khác… sau đây gọi là công đoàn cấp trên) có trách nhiệm thành lập tổ chức công đoàn cơ sở theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.
2. Sau thời gian quy định tại khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập được tổ chức công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời để đại diện, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và tập thể lao động.
3. Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản, có quyền và trách nhiệm theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
4. Thời gian hoạt động và việc kéo dài thời gian hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời thực hiện theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 4. Điều kiện, thẩm quyền và trình tự chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời
1. Doanh nghiệp sau sáu tháng đi vào hoạt động nhưng chưa thành lập được tổ chức công đoàn thì được chỉ định thành lập Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời.
2. Công đoàn cấp trên theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định này có thẩm quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời.
3. Công đoàn cấp trên tổ chức tuyên truyền, vận động người lao động trong doanh nghiệp gia nhập tổ chức công đoàn; ra quyết định kết nạp đoàn viên và chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời trong số những đoàn viên được kết nạp.
Chương 2:
QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN LÂM THỜI TẠI DOANH NGHIỆP
Điều 5. Quyền hạn và trách nhiệm của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời
1. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Tuyên truyền, phổ biến Luật Công đoàn, pháp luật về lao động, các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động và nội quy, quy chế của doanh nghiệp. Tuyên truyền về tổ chức công đoàn, vận động người lao động gia nhập tổ chức công đoàn và kết nạp đoàn viên, đề nghị thành lập công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam khi đủ điều kiện.
3. Tham gia với người sử dụng lao động đề ra các biện pháp nhằm phát triển sản xuất, phát triển doanh nghiệp; đảm bảo việc làm, chăm lo lợi ích vật chất, tinh thần cho người lao động.
4. Thực hiện thu, chi và quản lý tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định của nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Điều 6. Ủy viên Ban Chấp hành công đoàn lâm thời
1. Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Trong trường hợp cần thiết công đoàn cấp trên cử và chỉ định cán bộ công đoàn chuyên trách làm Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.
2. Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời hoặc người được Chủ tịch Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời ủy quyền được dự và tham gia ý kiến trong các cuộc họp của doanh nghiệp bàn về những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động. Có quyền bảo lưu ý kiến trong các trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, kiến nghị với công đoàn cấp trên và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
3. Trường hợp Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời là cán bộ do công đoàn cấp trên cử làm chuyên trách thì được hưởng lương và các khoản phụ cấp do quỹ công đoàn trả; được hưởng các quyền lợi và phúc lợi tập thể như mọi người lao động trong doanh nghiệp theo quy chế doanh nghiệp hoặc thoả ước tập thể; được đảm bảo các điều kiện hoạt động công đoàn theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động.
Chương 3:
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước
Chính quyền các cấp, cơ quan quản lý nhà nước về lao động và các ngành liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời được chỉ định và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị định này.
Điều 8. Trách nhiệm của tổ chức công đoàn
1. Công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của Ban chấp hành Công đoàn lâm thời.
2. Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền công đoàn của người lao động và điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Cộng tác và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cấp trên tổ chức tuyên truyền phát triển đoàn viên và chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp.
2. Bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật để Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời hoạt động. Phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời giải quyết các vấn đề trong quan hệ lao động. Mời đại diện Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tham dự các cuộc họp có liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động tại doanh nghiệp.
3. Nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp.
Chương 4:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này sau khi thống nhất với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan.
Điều 11. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn các cấp, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, Vụ III (5b).
TM CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng | {
"issuing_agency": "Chính phủ",
"promulgation_date": "14/09/2006",
"sign_number": "96/2006/NĐ-CP",
"signer": "Nguyễn Tấn Dũng",
"type": "Nghị định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Huong-dan-95-HD-TLD-2023-xay-dung-du-toan-tai-chinh-cong-doan-nam-2024-585337.aspx | Hướng dẫn 95/HD-TLĐ 2023 xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2024 | TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 95/HD-TLĐ
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2023
HƯỚNG DẪN
XÂY DỰNG DỰ TOÁN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2024
- Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Căn cứ Quyết định số 8086/QĐ-TLĐ ngày 10/10/2023 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2024;
- Căn cứ kết quả thực hiện thu - chi tài chính công đoàn năm 2022, tình hình thực hiện dự toán tài chính công đoàn năm 2023;
Xét đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn, Tổng Liên đoàn hướng dẫn các cấp công đoàn xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2024 như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2023
1. Về thu, chi tài chính công đoàn
Căn cứ kết quả tổ chức thực hiện thu, chi, nộp nghĩa vụ tài chính công đoàn 10 tháng đầu năm 2023 và ước thực hiện cả năm 2023, các cấp công đoàn cần tập trung đánh giá một số nội dung chủ yếu sau:
- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong việc thu kinh phí và đoàn phí công đoàn theo quy định hiện hành; đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu, chi tài chính công đoàn, việc giao dự toán và cấp kinh phí năm 2023.
- Đánh giá sự tác động của việc đoàn viên, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng đến việc thực hiện dự toán thu chi tài chính công đoàn năm 2023.
- Đánh giá công tác thống kê, theo dõi số liệu lao động, đoàn viên theo báo cáo của tổ chức và số liệu lao động, đoàn viên theo số liệu thu tài chính công đoàn.
- Đánh giá việc thực hiện: Nghị quyết số 07b/NQ-TLĐ ngày 21/1/2016; Quy chế phối hợp số 3601/QCPH-TLĐ-BHXH ngày 20/9/2016 giữa Tổng Liên đoàn và Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Đánh giá việc thực hiện công tác chỉ đạo phối hợp theo Quyết định số 887/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn; Đánh giá việc thực hiện Quy chế số 1822/QCPH/BTC-TLĐ ngày 08/12/2014 giữa Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong đó tập trung phân tích đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong công tác phối hợp kiểm tra, thanh tra đóng kinh phí công đoàn, kết quả tăng thêm về số thu kinh phí công đoàn khi thực hiện công tác phối hợp trên.
- Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở khu vực SXKD theo Công văn số 6173/TLĐ-TC ngày 17/3/2023 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Đơn vị sự nghiệp công đoàn: Đánh giá công tác thực hiện dự toán năm 2023; kết quả thu, chi sự nghiệp; tình hình thực hiện chi từ nguồn ngân sách nhà nước; phân tích rõ chi tiết tiền lương; tình hình triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo quy định của Chính phủ và Tổng Liên đoàn.
2. Về quản lý tài chính, tài sản công đoàn
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; quyết định nguyên tắc xây dựng, phân bổ, duyệt dự toán cho các đơn vị cấp dưới theo quy định của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán; công khai dự toán, quyết toán; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
- Đánh giá những khó khăn, thuận lợi tại từng cấp công đoàn trong việc triển khai thực hiện các quy định về thu, chi, quản lý tài chính. Đánh giá, phân tích về việc thực hiện cơ chế thu, phân cấp tài chính tác động đến kết quả thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn.
- Đánh giá công tác quản lý tài sản, đầu tư xây dựng theo các quy định hiện hành.
- Báo cáo kết quả triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và tình hình sử dụng tài chính đối với các cơ quan công đoàn.
II. XÂY DỰNG DỰ TOÁN TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN NĂM 2024
1. Mục tiêu, yêu cầu
1.1. Mục tiêu
Dự toán thu tài chính công đoàn năm 2024 các cấp công đoàn xây dựng có tính khả thi cao. Căn cứ tình hình thực tế, từng ngành, từng địa phương xây dựng dự toán thu đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời theo quy định hiện hành, đảm bảo nguồn kinh phí phục vụ hoạt động.
1.2. Yêu cầu
- Xây dựng dự toán thu tài chính công đoàn phải bảo đảm đúng Quyết định số 8086/QĐ-TLĐ ngày 10/10/2023 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2024. Xác định được số phải thu tài chính công đoàn trong năm 2024 và tổ chức thực hiện việc thu kinh phí và đoàn phí công đoàn, khắc phục tình trạng thất thu kinh phí, đoàn phí, đặc biệt tại các đơn vị, doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn.
- Dự toán chi tài chính công đoàn cần đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, Nội dung chi tập trung cho các hoạt động thiết thực, hiệu quả như: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn, phát triển đoàn viên, hạn chế chi tiếp khách, hành chính và các chi phí khác.
- Trong năm dự toán, khi Tổng Liên đoàn ban hành các văn bản mới liên quan đến việc thực hiện dự toán thì các đơn vị thực hiện theo hiệu lực của văn bản mới ban hành.
2. Một số nội dung chủ yếu trong công tác xây dựng dự toán
2.1. Thu kinh phí công đoàn
Thực hiện theo mục 1 phần II Nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2024.
2.2. Thu đoàn phí công đoàn
Thực hiện theo mục 2 phần II Nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2024.
2.3. Thu khác
Trên cơ sở số thực hiện theo báo cáo quyết toán tài chính công đoàn của đơn vị năm 2022, số ước thực hiện năm 2023, các đơn vị dự kiến số thu khác trong dự toán năm 2024 theo hướng ổn định và tăng nguồn thu.
2.4. Chi tài chính công đoàn
Việc xác định số chi, số nộp nghĩa vụ của các đơn vị thực hiện theo mục 2 phần III Nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2024, ngoài ra các đơn vị phải đảm bảo một số nội dung sau:
- Dự toán chi phải trong phạm vi nguồn thu được phân phối, sử dụng trong năm theo quy định của Tổng Liên đoàn. Trong dự toán chi cần dành nguồn kinh phí để tổ chức nhiệm vụ trọng tâm, nội dung và hình thức hoạt động thiết thực vì lợi ích cho đoàn viên công đoàn và người lao động, tránh hình thức, lãng phí... Việc mua sắm, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản cân đối từ nguồn kinh phí chi thường xuyên. Việc đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện theo Kế hoạch đầu tư công được Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phê duyệt. Đồng thời, cần xác định các khoản nghĩa vụ nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn theo đúng quy định được giao.
- Các cơ quan công đoàn cần chủ động thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và thực hiện khoán kinh phí quản lý hành chính theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
+ Phân phối tài chính công đoàn: Thực hiện theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn; Quyết định số 887/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về kinh phí chỉ đạo phối hợp.
+ Năm 2024, Công đoàn cơ sở được sử dụng 70% tổng số thu đoàn phí và 75% tổng số thu kinh phí công đoàn; công đoàn cấp trên (các cấp) được sử dụng 30% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 25% tổng số thu kinh phí công đoàn.
+ Chi của công đoàn cấp trên cơ sở: Thực hiện theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19/12/2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn; Quyết định số 1764/QĐ-TLĐ ngày 28/12/2020 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về tài chính công đoàn; Quyết định số 4291/QĐ-TLĐ ngày 01/3/2022 về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu trong các cơ quan Công đoàn.
+ Chi của công đoàn cơ sở: Thực hiện theo Quyết định số 4290/QĐ-TLĐ ngày 01/3/2022 của Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về thu, chi, quản lý tài chính, tài sản tại công đoàn cơ sở.
+ Dự toán thu chi tài chính công đoàn năm 2024 của đơn vị nếu sử dụng các quỹ thực hiện theo Quyết định số 4407/QĐ-TLĐ ngày 25/3/2022. Nội dung sử dụng được thuyết minh cụ thể trong hồ sơ dự toán và được thực hiện theo đúng thẩm quyền Tổng Liên đoàn đã phân cấp.
+ LĐLĐ tỉnh thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có đơn vị sự nghiệp trực thuộc hướng dẫn đơn vị sự nghiệp trực thuộc lập dự toán và đề xuất cấp trên giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng.... cho niên độ tài chính 2024 từ tài chính công đoàn.
- Các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hồ sơ dự toán tài chính công đoàn năm 2024
Hồ sơ dự toán tài chính công đoàn năm 2024 gửi về Tổng Liên đoàn gồm 02 bộ đầy đủ các biểu mẫu bắt buộc theo Hướng dẫn số 22/HD-TLĐ ngày 29/4/2021 về việc thực hiện chế độ kế toán HCSN trong các đơn vị kế toán cơ quan công đoàn và Hướng dẫn số 86/HD-TLĐ ngày 29/5/2023 về việc sửa đổi, bổ sung tạm thời một số nội dung của Hướng dẫn số 22/HD-TLĐ ngày 29/4/2021 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bao gồm:
- Báo cáo tổng hợp dự toán thu - chi tài chính công đoàn.
- Báo cáo dự toán thu - chi đơn vị sự nghiệp.
- Thống kê danh sách tên đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn gồm: lao động, đoàn viên... theo khu vực hành chính sự nghiệp, sản xuất kinh doanh (theo mẫu nhập phần mềm thu kinh phí công đoàn qua Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam).
- Mẫu 01a, 01b kèm theo Quyết định số 887/QĐ-TLĐ ngày 02/7/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về việc ban hành Quy định về kinh phí chỉ đạo phối hợp.
- Danh sách cán bộ công đoàn chuyên trách và lao động khác tại công đoàn cấp trên cơ sở trở lên (thời điểm 30/10/2023).
- Mẫu biểu giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu theo Công văn số 6912/TLĐ-TC ngày 27/6/2023 (nếu có).
- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm 2023, thuyết minh chi tiết dự toán năm 2024.
2. Quy trình, thời hạn nộp Báo cáo dự toán
- Báo cáo dự toán của đơn vị được thông qua Ban Thường vụ LĐLĐ các tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn xem xét thống nhất trước khi gửi về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tài chính).
- Thời hạn nộp: Báo cáo dự toán tài chính công đoàn năm 2024 nộp trước ngày 15 tháng 11 năm 2023.
3. Về phương thức xét duyệt dự toán
- Căn cứ theo hồ sơ báo cáo dự toán của đơn vị, Ban Tài chính Tổng Liên đoàn dự kiến giao chỉ tiêu thu, chi cho đơn vị trình Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn phê duyệt, không mời các đơn vị về làm việc với Tổng Liên đoàn để duyệt dự toán (thông báo giao dự toán tài chính công đoàn năm 2024 hoàn thành trong tháng 01/2024).
- Căn cứ hướng dẫn này và tình hình thực tế, các LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn hướng dẫn công đoàn cấp dưới thực hiện.
Trong quá trình triển khai, thực hiện nếu có vướng mắc đơn vị phản ánh về Tổng Liên đoàn (qua Ban Tài chính) để được xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thường trực ĐCT TLĐ;
- Các LĐLĐ tỉnh, thành phố;
- Các CĐ ngành TW và tương đương, CĐ TCT trực thuộc TLĐ;
- Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc TLĐ;
- Lưu: VT, TC.
TL. ĐOÀN CHỦ TỊCH
TRƯỞNG BAN TÀI CHÍNH
Nguyễn Minh Dũng | {
"issuing_agency": "Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam",
"promulgation_date": "10/10/2023",
"sign_number": "95/HD-TLĐ",
"signer": "Nguyễn Minh Dũng",
"type": "Hướng dẫn"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-01-2006-QD-TTg-Chien-luoc-ung-dung-nang-luong-nguyen-tu-muc-dich-hoa-binh-den-2020-8352.aspx | Quyết định 01/2006/QĐ-TTg Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử mục đích hòa bình đến 2020 | THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
Số: 01/2006/QĐ-TTG
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2006
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHIẾN LƯỢC ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Tổ chức thực hiện chiến lược
Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và hạt nhân, chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn thực hiện “Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020”; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các vấn đề có tính liên ngành trong nội dung Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được giao trong Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi báo cáo cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện hành chính quốc gia;
- VPCP: BTCN, TBNC, các PCN, BNC,
-Ban Điều hành 112,
-Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ;
-các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG (5b). A.310
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải
CHIẾN LƯỢC
ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VÌ MỤC ĐÍCH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2020”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 01/2006/QĐ-TTg ngày 03 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
LỜI NÓI ĐẦU
Năng lượng nguyên tử (NLNT) được tạo ra do các biến đổi trạng thái của nguyên tử và hạt nhân có hai dạng là năng lượng bức xạ và năng lượng phân hạch, các dạng năng lượng này đã được ứng dụng trong đời sống kinh tế - xã hội.
Ở Việt Nam, năng lượng bức xạ đã được ứng dụng trong y tế, nông nghiệp, công nghiệp, địa chất, khoáng sản, khí tượng, thủy văn, giao thông, xây dựng, dầu khí,… Tuy nhiên, phạm vi và hiệu quả ứng dụng còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nguyên nhân chính là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta còn thấp và nhận thức của xã hội về vai trò của năng lượng bức xạ còn chưa đầy đủ.
Hện nay, ở nước ta năng lượng phân hạch chưa được ứng dụng để phát điện. Việc nghiên cứu phát triển điện hạt nhân (ĐHN) đã được các cơ quan có liên quan thực hiện trong nhiều năm, kết quả nghiên cứu đã khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của việc xây dựng nhà máy ĐHN ở Việt Nam.
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới hiện đại cho thấy, để thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH - HĐH), nhiều quốc gia đã sớm xác định việc ứng dụng NLNT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, họ sớm xây dựng và thực hiện chiến lược nghiên cứu, ứng dụng và phát triển NLNT. Nhờ đó, NLNT đã phát huy và có đóng góp hiệu quả, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của quốc gia, góp phần tích cực vào việc giữ gìn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Việt Nam đang tiến hành công cuộc CNH - HĐH, việc phát triển các ngành công nghiệp cao, đặc biệt là công nghiệp công nghệ hạt nhân, là cơ hội, điều kiện để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ truyền thống, góp phần tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước, thúc đẩy tăng trưởng GDP và hội nhập quốc tế. Việc phát triển ĐHN sẽ góp phần đáp ứng về cơ bản nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng tăng, bảo đảm an ninh năng lượng và dự trữ nguồn tài nguyên của đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng NLNT phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Chính phủ đã sớm quan tâm, chỉ đạo lĩnh vực này. Nghị quyết Trung ương lần 2 khóa VIII đã yêu cầu: “Chuẩn bị tiền đề khoa học cho việc sử dụng năng lượng nguyên tử sau năm 2000”. Văn kiện Đại hội Đảng khóa IX đã đề ra nhiệm vụ: “Nghiên cứu phương án sử dụng năng lượng nguyên tử”. Để cụ thể hóa chủ trương này, Chính phủ ban hành Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020.
Nội dung của Chiến lược gồm 3 chương:
Chương I: Tình hình và triển vọng ứng dụng NLNT.
ChươngII: Quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ ứng dụng NLNT ở Việt Nam.
Chương III: Giải pháp thực hiện Chiến lược.
Chương 1:
TÌNH HÌNH VÀ TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ
I. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ TRÊN THẾ GIỚI
1. Ứng dụng năng lượng bức xạ
Từ lâu, năng lượng bức xạ đã được ứng dụng rộng rãi, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Lợi nhuận thu được từ ứng dụng năng lượng bức xạ so với vốn đầu tư cho nó trung bình gấp 7 lần, có những lĩnh vực gấp tới 40 lần. Cho nên tất cả các nước đều đầu tư cho ứng dụng năng lượng bức xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên phạm vi và hiệu quả ứng dụng giữa các nước rất khác nhau, tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ hạt nhân của từng nước.
Trong năm 1997, về góc độ kinh tế, việc ứng dụng năng lượng bức xạ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở Hoa Kỳ đã đóng góp 1,5% GDP, ở Nhật Bản 1,7% GDP và ở Trung Quốc 10% GDP.
Ở các nước phát triển, trên 30% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị bằng kỹ thuật bức xạ. Đây là kỹ thuật hiện đại nhất hiện nay trong chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh nan y như ung thư, tim mạch,…
2. Điện hạt nhân
Điện hạt nhân đã chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cơ cấu điện năng ở nhiều quốc gia. Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), tính đến tháng 02 năm 2005, đã có 441 tổ máy ĐHN tại 32 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng dân số gần 4 tỷ người, tổng công suất ĐHN đạt 367.197 MW và cung cấp 16,1% sản lượng điện năng toàn cầu. Tỷ lệ này duy trì liên tục trong suốt 20 năm qua, có nghĩa là sản lượng ĐHN đã tăng trưởng với cùng tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng điện năng toàn cầu. Tính chung cho giai đoạn 33 năm từ 1970 đến 2003 thì tốc độ tăng trưởng của ĐHN là 9,4%/năm. Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao của một ngành công nghiệp trong một thời gian dài. Hiện có 25 tổ máy ĐHN đang được xây dựng (trong đó 60% thuộc các nước đang phát triển), khi hoàn thành sẽ nâng tổng công suất ĐHN thế giới lên 387.399 MW.
Các dự báo dài hạn đều khẳng định sự phát triển mạnh mẽ của ĐHN trên phạm vi toàn cầu trong thế kỷ 21. Theo kết quả nghiên cứu năm 2003 của Viện công nghệ Massachusetts (Hoa Kỳ), đến năm 2050 công suất ĐHN sẽ tăng lên 1.000.000 MW và cung cấp 19% tổng nhu cầu điện năng của thế giới.
Mặc dù ĐHN hiện nay tập trung chủ yếu ở các nước công nghiệp tiên tiến (các nước OECD và Nga), tuy nhiên, khi bắt đầu xây dựng và phát triển ĐHN, đa số các nước này cũng ở trong điều kiện kinh tế phát triển chưa cao, có nước thu nhập GDP bình quân trên đầu người còn thấp hơn Việt Nam hiện nay. Ở các nước này, chương trình phát triển ĐHN chính là động lực quan trọng cho quá trình CNH - HĐH. Lúc đầu chương trình ĐHN, GDP bình quân đầu người của Nhật Bản là 292 USD/năm (1956), của Hàn Quốc là 60 USD/năm (1969) và của Trung Quốc thấp hơn 70 USD/năm (1970). Hiện nay một số nước đang phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc đang triển khai mạnh mẽ chương trình phát triển ĐHN. Theo kế hoạch đến năm 2020 Trung Quốc sẽ có 40 tổ máy ĐHN hoạt động. Ấn Độ có kế hoạch tăng 10 lần công suất điện hạt nhân vào năm 2022 và 100 lần vào giữa thế kỷ so với mức hiện nay. Trong khu vực Đông Nam Á, Indonesia đã quyết định bắt đầu xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên vào năm 2010 gồm 4 tổ máy với tổng công suất 4.000 MW và đưa vào vận hành vào năm 2016.
Về công nghệ lò phản ứng, hiện nay trên thế giới có ba loại chủ yếu, đó là công nghệ lò nước áp lực (PWR) chiếm 59,5%, công nghệ lò nước sôi (BWR) chiếm 20,8% và công nghệ lò nước nặng (PHWR) chiếm 7,7%. Các lò đang vận hành trên thế giới chủ yếu thuộc loại thế hệ thứ II. Một số nước đã xây dựng hoặc đang có kế hoạch thay thế các lò hết hạn sử dụng bằng loại lò thế hệ thứ III (độ an toàn được nâng cao, thiết kế gọn hơn, công nghệ xử lý tín hiệu số được đưa vào hệ điều khiển) và đang tập trung nghiên cứu để cho ra đời loại lò thế hệ thứ IV với nhiều ưu việt (an toàn hơn, lượng chất thải phóng xạ ít hơn, kinh tế hơn, giảm thiểu nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân).
Nhiên liệu cho các nhà máy ĐHN hiện nay là urani, được cung cấp khá ổn định trên thị trường thế giới. Công tác chuẩn bị cho sản xuất nhiên liệu hạt nhân kể từ bước thăm dò tài nguyên cho đến khi sản xuất được nhiên liệu phải kéo dài 15 đến 20 năm. Chi phí cho nhiên liệu, vận hành và bảo dưỡng nhà máy ĐHN chỉ chiếm 20 - 25% trong cơ cấu giá điện. Cho nên nếu giá nhiên liệu tăng gấp đôi thì giá thành sản xuất ĐHN chỉ tăng thêm 2 - 4%, trong khi giá nhiệt điện khí sẽ tăng đến 60 - 70%.
Về mặt an toàn hạt nhân, hai sự cố nhà máy ĐHN tại Hoa Kỳ và Liên Xô (cũ) đã gây lo ngại cho công chúng đối với phát triển ĐHN. Sau khi sự cố này, các nước đã có những cải tiến đáng kể về công nghệ và quản lý, bảo đảm an toàn gần như tuyệt đối cho các nhà máy ĐHN.
Ngoài mục tiêu phát điện, các lò phản ứng hạt nhân còn được sử dụng để cung cấp nhiệt cho các quá trình công nghiệp như sản xuất nước ngọt từ nước biển, sản xuất hydro từ nước…
II. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ Ở VIỆT NAM
1. Ứng dụng năng lượng bức xạ
Ở Việt Nam, ngay từ những năm 20 của thế kỷ trước, việc ứng dụng năng lượng bức xạ đã được triển khai trong lĩnh vực y tế, trong những năm gần đây, kỹ thuật bức xạ, hạt nhân đã được triển khai nhanh và rộng trong nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau. Cụ thể, ngành y tế có khoảng 2.000 máy X-quang, 14 máy xạ trị Cobalt-60, 4 máy gia tốc, 524 nguồn xạ trị áp sát (phần lớn là nguồn Radium); ngành công nghiệp có khoảng 300 nguồn được dùng trong kiểm tra mẫu không phá hủy và thăm dò dầu khí, riêng số lượng thiết bị bức xạ dùng trong chiếu xạ thực phẩm tăng lên một cách đáng kể, hiện đã có 5 thiết bị hoàn thành việc lắp đặt và đi vào hoạt động. Tính đến hết năm 2004, cả nước có 1.465 cơ sở bức xạ đang hoạt động, trong đó ngày y tế chiếm 88.8% (1301 cơ sở), ngành công nghiệp chiếm 5,9% và các ngành, lĩnh vực khác như nghiên cứu đào tạo… chiếm 3,8%. Có 1.173 nguồn phóng xạ, trong đó số nguồn được sử dụng trong y tế chiếm 46,9%, công nghiệp chiếm 36,2% và trong các ngành ứng dụng khác chiếm 17%; có 1983 máy phát tia X, trong đó máy X-quang y tế chẩn đoán bệnh chiếm 96,97% (1823 máy). Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, trong số 157 máy X-quang được kiểm tra chất lượng trong thời gian vừa qua thì có 40% máy chưa đạt yêu cầu về chất lượng, 50% ở mức trung bình, 10% đạt chất lượng tốt, nhiều máy được sản xuất từ những năm 60 - 70 của thế kỷ trước. Ngày nay, các cơ sở y tế từ cấp huyện đều sử dụng máy X-quang trong chẩn đoán, tuy nhiên phần lớn là thiết bị cũ. Trong lĩnh vực y học hạt nhân, mặc dù toàn quốc đã có trên 20 cơ sở, nhưng về thiết bị chẩn đoán chỉ có 10 máy gamma camera hoạt động được. Sản xuất được chất phóng xạ trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 1/2 nhu cầu đối với các loại đồng vị tạo ra trên lò phản ứng, còn lại phải nhập khẩu.
Kỹ thuật đột biến phóng xạ tạo giống cây trồng đã được triển khai ở Việt Nam từ những năm 1970, tuy nhiên cho đến nay cả nước mới chỉ có được một số loại giống lúa, đậu tương được tạo ra bằng kỹ thuật đột biến phóng xạ.
Kỹ thuật kiểm tra không phá huỷ được ứng dụng phổ biến và đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong việc kiểm tra chất lượng một số loại công trình của ngành giao thông và xây dựng. Gần đây ứng dụng kỹ thuật đánh dấu đồng vị phóng xạ trong lĩnh vực dầu khí để nghiên cứu bài toán tối ưu trong khai thác nhằm tăng cường hiệu suất thu hồi dầu đã được thực hiện. Kỹ thuật thủy văn đồng vị rất có ưu thế trong nghiên cứu nước ngầm, nhưng chúng ta cũng chỉ mới triển khai ứng dụng bước đầu ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh xung quanh. Các loại sản phẩm và vật liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống được tạo ra bằng công nghệ bức xạ gần như chưa có gì, trong khi đây là một ưu thế lớn của nhiều nước.
Nhìn chung, việc ứng dụng năng lượng bức xạ ở Việt Nam còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, công nghệ còn ở trình độ thấp, chủ yếu vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu trang thiết bị kỹ thuật và đào tạo đội ngũ cán bộ chưa được chú ý đúng mức. Việc ứng dụng năng lượng bức xạ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội chưa có định hướng rõ ràng. Phần lớn người dân chưa được hưởng lợi từ việc ứng dụng năng lượng bức xạ trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
2. Nghiên cứu phát triển điện hạt nhân
a) Các kết quả đạt được
Các vấn đề quan trọng liên quan đến phát triển ĐHN như sự cần thiết, công nghệ, nhiên liệu, an toàn, địa điểm, nhân lực, quản lý chất thải phóng xạ, kinh tế, đầu tư,… đã được tổ chức nghiên cứu một cách hệ thống trong nhiều năm. Thông qua hoạt động nghiên cứu triển khai về NLNT trong gần 30 năm, Việt Nam đã có được những cán bộ có khả năng đảm nhận một số nhiệm vụ trong chương trình phát triển ĐHN. Công tác điều tra, thăm dò, khảo sát đã khẳng định Việt Nam là một quốc gia có tài nguyên urani với trữ lượng dự báo 218.000 tấn U3O8. Để chuẩn bị cho phát triển ĐHN, Việt Nam đã thiết lập đượcmối quan hệ hợp tác quốc tế rộng rãi với các nước và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Để tạo sự ủng hộ của công chúng cho chủ trương phát triển ĐHN, công tác thông tin tuyên truyền về ĐHN đã được tổ chức thường xuyên và tương đối có hiệu quả.
b) Sự cần thiết của điện hạt nhân ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay, nguồn điện năng chính là nhiệt điện than, nhiệt điện khí và thủy điện. Năng lượng mới và tái tạo như gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt do giá thành sản xuất điện cao, tính phân tán và không ổn định, chỉ có thể tạo ra những nguồn năng lượng nhỏ, chưa thể chiếm tỷ trọng đáng kể trong cân bằng năng lượng. Các nguồn tài nguyên năng lượng của nước ta đa dạng nhưng không phải dồi dào. Do đó, việc khai thác và sử dụng có hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên năng lượng, gìn giữ cho các thế hệ mai sau là một trong những phương hướng quan trọng của chính sách năng lượng quốc gia trong thời gian tới.
Theo dự báo, nhu cầu điện sản xuất theo phương án cơ sở (phương án giả thiết tốc độ tăng trưởng GDP là 7,1 - 7,2%/năm cho giai đoạn 2001 - 2020) là 201 tỷ kWh vào năm 2020 và 327 tỷ kWh vào năm 2030. Trong khi đó, khả năng huy động tối đa các nguồn năng lượng nội địa của nước ta tương ứng là 165 tỷ kWh vào năm 2020 và 208 tỷ kWh vào năm 2030. Như vậy, đến năm 2020, theo phương án cơ sở, nước ta sẽ thiếu tới 36 tỷ kWh và đến năm 2030 thiếu gần 119 tỷ kWh. Xu huống gia tăng sự thiếu hụt nguồn điện trong nước sẽ ngày càng gay gắt hơn và tiếp tục kéo dài trong những giai đoạn sau.
Để giải quyết cán cân cung cầu này, trong Chiến lược phát triển ngành điện Việt Nam giai đoạn 2004 - 2010, định hướng đến năm 2020, một trong các phương án cung ứng điện năng mà Bộ Công nghiệp đã đề xuất là xây dựng nhà máy ĐHN. Với nhưng ưu điểm về công nghệ cao, vận hành an toàn, ổn định, chi phí và khối lượng dự trữ nhiên liệu nhỏ, ít phát thải ô nhiễm môi trường và giá thành cạnh tranh với các loại nhiệt điện khác, ĐHN là một lựa chọn khả thi đã được xem xét trong cân đối nhu cầu điện của nước ta vào năm 2020. Theo phương án đó, nhà máy ĐHN đầu tiên sẽ được xây dựng với quy mô công suất từ 2.000 MW - 4.000 MW chiếm 5% - 9% tổng công suất phát điện của quốc gia.
c) Thuận lợi và khó khăn đối với phát triển điện hạt nhân
Thuận lợi cơ bản là sự nhất quán về chủ trương nghiên cứu và phát triển ĐHN của Đảng và Nhà nước, được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, trong Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010, Chiến lược phát triển ngành điện hết năm 2010 và trong các quyết định của Chính phủ.
Thuận lợi tiếp theo là sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra nhu cầu cấp bách và khách quan khả năng lựa chọn ĐHN làm một nguồn năng lượng quan trọng trong cơ cấu nguồn quốc gia như đã đặt ra với nhiều quốc gia khác trong giai đoạn CNH - HĐH. Ngoài ra, công nghệ ĐHN trên thế giới đã phát triển rất cao, nhiều công ty, tập đoàn lớn trên thế giới hoạt động lĩnh vực này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, đã và đang trở thành các đối tác, bạn hàng lớn của các nước có nhu cầu phát triển ĐHN. Với quan điểm hội nhập quốc tế rộng rãi, chúng ta có thể tranh thủ tối đa sự hợp tác và giúp đỡ của các đối tác trong nghiên cứu lựa chọn công nghệ, đào tạo nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực bảo đảm an toàn hạt nhân và xử lý chất thải phóng xạ. Việc quyết định phát triển ĐHN ở nước ta hiện nay phù hợp với xu thế phát triển ĐHN trên thế giới nói chung, đặc biệt là ở khu vực châu Á. Chúng ta đã đào tạo được những cán bộ ban đầu có khả năng đảm nhận một số nhiệm vụ trong chương trình phát triển ĐHN. Việc thực hiện thành công các dự án công nghiệp và điện lực lớn ở Việt Nam trong những năm qua đã nâng cao năng lực của các ngành công nghiệp trong nước, góp phần thực hiện hiệu quả các dự án ĐHN trong tương lai.
Khó khăn chung thế giới đối với phát triển ĐHN bao gồm: vốn đầu tư ban đầu lớn; tâm lý lo ngại của công chúng về an toàn nhà máy ĐHN; xử lý chất thải phóng xạ hoạt độ cao; nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân và việc đảm bảo an ninh cho các cơ sở hạt nhân.
Nguồn nhân lực có trình độ và kinh nghiệm, nhất là chuyên gia quản lý và kỹ thuật nhà máy ĐHN là một trong những thách thức hàng đầu đối với chương trình phát triển ĐHN của các nước đang phát triển nói chung, đặc biệt là những nước chuẩn bị xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên như Việt Nam.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống pháp luật phục vụ phát triển ĐHN còn ở mức sơ khai; năng lực tài chính còn yếu; chưa có các cơ chế, chính sách dài hạn và ưu đãi đầu tư cần thiết cho ứng dụng và phát triển NLNT, đặc biệt là ĐHN; chưa có chính sách năng lượng quốc gia làm cơ sở cho phát triển ĐHN; nhận thức của xã hội về vai trò của NLNT chưa đầy đủ; các vấn đề xã hội như ý thức chấp hành kỷ cương, kỷ luật hành chính, văn hóa an toàn, văn minh công nghiệp còn thấp.
Tuy vậy so với xuất phát điểm của Hàn Quốc khi phát triển điện hạt nhân có thu nhập bình quân đầu người trên 60 đô la thì hiện nay thu nhập bình quân trên đầu người của chúng ta là khoảng 400 đô la.
3. Thực trạng về hạ tầng kỹ thuật, cơ sở pháp lý và nhân lực
a) Hạ tầng kỹ thuật
Nhà nước đã đầu tư một số thiết bị chủ yếu như lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, máy gia tốc nhỏ, các thiết bị chiếu xạ, một số phòng thí nghiệm chuyên đề về hạt nhân, 2 phòng thí nghiệm an toàn bức xạ, 1 phòng chuẩn liều bức xạ quốc gia, 3 trạm quan trắc phóng xạ thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và 1 cơ sở xử lý chất thải phóng xạ của lò phản ứng.
b) Cơ sở pháp lý
Pháp lệnh An toàn và Kiểm soát bức xạ (1996) là công cụ pháp lý cao nhất điều chỉnh về an toàn bức xạ. Hiện nay, Luật Năng lượng nguyên tử đang được soạn thảo và dự kiến trình Quốc hội trong năm 2007.
Việt Nam đã tham gia một số điều ước quốc tế liên quan đến NLNT như Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1982), Hiệp định thanh sát hạt nhân (1989), Hiệp ước khu vực Đông Nam Á phi vũ khí hạt nhân (1996) và Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (1996).
Việt Nam hiện là thành viên của một số tổ chức quốc tế và khu vực về NLNT như Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Tổ chức hợp tác vùng châu Á - Thái Bình Dương (RCA) và Diễn đàn hợp tác hạt nhân châu Á (FNCA).
Việt Nam đã ký 5 Hiệp định hợp tác sử dụng NLNT vì mục đích hòa bình với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Ác-hen-ti-na, đã thiết lập quan hệ hợp tác với các tổ chức hạt nhân của một số nước như Nhật Bản, Pháp, Canadan.
c) Nguồn nhân lực
Cho đến nay, đội ngũ cán bộ chuyên ngành hạt nhân đã bước đầu được hình thành và có những đóng góp nhất định trong việc sử dụng năng lượng bức xạ phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc xây dựng, vận hành an toàn và khai thác hiệu quả lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt cũng như các hoạt động nghiên cứu và chuẩn bị cho chương trình phát triển ĐHN trong những năm vừa qua, chúng ta đã có được một số cán bộ ban đầu về các chuyên ngành liên quan đến ĐHN.
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém, các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và giảng dạy còn rất nhiều thiếu thốn và lạc hậu. Hệ thống các quy định pháp luật về ứng dụng NLNT và an toàn bức xạ hạt nhân chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Đội ngũ cán bộ chuyên ngành hạt nhân bước đầu được hình thành nhưng tuổi trung bình cao và chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng, trình độ và cơ cấu ngành nghề. Mặt khác, do chưa có chiến lược và chính sách ứng dụng và phát triển NLNT nên không thu hút được các sinh viên giỏi và các chuyên gia giỏi vào ngành hạt nhân, thậm chí có nhiều chuyên gia giỏi đã và đang xin chuyển ra khỏi ngành, một số cơ sở đào tạo đã không duy trì được việc đào tạo chuyên ngành hạt nhân.
4. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và cơ chế chính sách
Để bảo đảm tính độc lập của quản lý nhà nước về ứng dụng NLNT với quản lý nhà nước an toàn bức xạ hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ đã thành lập Cục Kiểm soát và An toàn bức xạ, hạt nhân là cơ quan giúp Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc thực hiện chiến lược là hoàn thiện cơ chế, chính sách và cơ quan quản lý nước nước về lĩnh vực này để đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển NLNT trong các ngành kinh tế - xã hội.
III. TRIỂN VỌNG ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ Ở VIỆT NAM
1. Thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và chăm sóc sức khoẻ con người.
Ứng dụng năng lượng bức xạ là một lĩnh vực có nhiều ưu việt, đóng góp tích cực cho tăng trưởng GDP thông qua việc nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm trong các ngành kinh tế. Ứng dụng năng lượng bức xạ sẽ được triển khai rộng rãi trong chẩn đoán và điều trị bệnh góp phần phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
2. Đáp ứng nhu cầu điện năng và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng
Với các ưu thế về cạnh tranh kinh tế, khả năng cung cấp điện với số lượng lớn và ổn định, chi phí nhiên liệu và chi phí vận hành bảo dưỡng thấp, lượng nhiên liệu cần ít, có thể làm chủ được công nghệ, việc phát triển ĐHN sẽ đáp ứng nhu cầu điện năng, đa dạng hóa nguồn cung cấp điện và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước. Trong giai đoạn đầu phát triển ĐHN, do lượng nhiên liệu tiêu thụ hàng năm không lớn, nên chúng ta có thể nhập và dự trữ trong nhiều năm, trong khi các dạng năng lượng khác thì không thể dự trữ dài hạn được. Trong tương lai xa hơn, Việt Nam cần và có thể từng bước tiến tới làm chủ việc sản xuất nhiên liệu và sử dụng nguồn tài nguyên urani trong nước. Các ngành công nghiệp trong nước sẽ được phát triển, hiện đại hóa và từng bước tiến tới làm chủ công nghệ ĐHN như kinh nghiệm của nhiều nước.
3. Góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ và tiềm lực công nghiệp quốc gia
Phát triển ĐHN và ứng dụng năng lượng bức xạ sẽ thúc đẩy phát triển nghiên cứu cơ bản về NLNT và một số lĩnh vực khoa học có liên quan khác như khoa học sự sống, tế bào học, sinh học, vật liệu học.
Phát triển ĐHN sẽ tạo điều kiện phát triển các lĩnh vực công nghệ như quản lý dự án, thiết bị điều khiển tự động, kiểm tra không phá huỷ, thiết kế chịu động đất, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin hiện đại, phân tích an toàn quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng.
Phát triển ĐHN sẽ thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp khác như cơ khí, chế tạo máy, tự động hóa, hóa chất, xây dựng, điện, điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông phát triển và hiện đại hóa.
Việc phát triển công nghiệp công nghệ hạt nhân sẽ góp phần nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ và tiềm lực công nghiệp của quốc gia phục vụ cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước như kinh nghiệm của một số nước trong phát triển ĐHN.
4. Góp phần bảo vệ môi trường
Chiến lược phát triển năng lượng bền vững ở mỗi quốc gia luôn gắn chặt với chiến lược bảo vệ môi trường. Cùng với các dạng năng lượng mới và tái tạo khác, ĐHN được xem là một nguồn năng lượng sạch, không phát thải khí CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính, đóng vai trò quan trọng góp phần bảo vệ môi trường. Các kỹ thuật bức xạ được sử dụng để khử trùng dụng cụ y tế, phòng trừ sâu bệnh, lưu hóa cao su, xử lý chất thải, chế tạo các chế phẩm sinh học, chế tạo vật liệu mới,… sẽ góp phần giải quyết vấn đề môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các chất thải phóng xạ của ĐHN nhỏ về thể tích và khối lượng và hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng các công nghệ và thiết bị hiện đại.
Chương 2:
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ Ở VIỆT NAM
I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
1. Ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và phát triển kinh tế - xã hội.
Đây là chính sách nhất quán của Việt Nam về việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và phát triển kinh tế - xã hội.
Về ứng dụng năng lượng bức xạ: đẩy mạnh, mở rộng và nâng cao hiệu quả ứng dụng năng lượng bức xạ phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH. Đây là lĩnh vực có phạm vi ứng dụng rất rộng và có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển KH&CN cũng như kinh tế - xã hội. Do đó cần phải thúc đẩy công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên cơ sở huy động mọi nguồn lực của xã hội.
Về phát triển ĐHN: nhập các công nghệ hiện đại đã được thương mại hóa trên thế giới đối với việc xây dựng những nhà máy ĐHN đầu tiên để đảm bảo yêu cầu về an toàn và kinh tế, đồng thời tập trung nghiên cứu lợi thế của các công nghệ điện hạt nhân thế hệ mới để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Cần huy động mọi nguồn lực trong nước và thông qua hợp tác quốc tế để phát triển ĐHN. Nhà máy ĐHN đầu tiên sẽ được xây dựng theo phương thức hợp đồng chìa khóa trao tay.
2. Ứng dụng và phát triển năng lượng nguyên tử phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho con người và môi trường và trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ tri thức, công nghệ và đầu tư.
Để bảo đảm an toàn trong mọi hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và phát triển NLNT phải xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hoàn thiện luật pháp về an toàn bức xạ, hạt nhân, đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng và phát triển văn hóa an toàn. Thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh, an toàn cho các lò phản ứng, nhà máy ĐHN và các sở nghiên cứu, ứng dụng NLNT.
Năng lượng nguyên tử, đặc biệt ĐHN không chỉ là một lĩnh vực công nghệ cao mà còn là lĩnh vực rất nhạy cảm về chính trị quốc tế. Do đó, hợp tác quốc tế phải tạo được sự tin cậy của cộng đồng quốc tế về chính sách phát triển NLNT của Việt Nam và là một trong những điều kiện bảo đảm sự thành công trong chuyển giao tri thức, công nghệ và đầu tư. Trong hợp tác quốc tế về ĐHN, hướng vào các đối tác có nhiều kinh nghiệm, có công nghệ tiên tiến nhất.
3. Quyết tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành cùng với việc huy động được sức mạnh của toàn xã hội là điều kiện quyết định sự thành công của chiến lược ứng dụng NLNT.
Ứng dụng NLNT, đặc biệt là phát triển ĐHN, là lĩnh vực công nghệ cao, liên ngành, dài hạn, cần đầu tư lớn và có tác động sâu rộng đến phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN và công nghiệp của đất nước. Do đó, việc xây dựng và thực hiện Chiến lược đòi hỏi phải có ý chí, quyết tâm cao của lãnh đạo các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, sự chỉ đạo tập trung, đầu tư của Nhà nước và huy động được sức mạnh của toàn xã hội.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu:
a) Mục tiêu chung:
Từng bước xây dựng và phát triển ngành công nghiệp công nghệ hạt nhân có đóng góp hiệu quả trực tiếp cho phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Ứng dụng rộng rãi, hiệu quả năng lượng bức xạ trong các ngành kinh tế - kỹ thuật có đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế, phục vụ nhu cầu, xã hội như chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Từng bước chế tạo các trang thiết bị sử dụng năng lượng bức xạ, tiến tới làm chủ một số công nghệ năng lượng bức xạ hiện đại.
- Xây dựng và đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành an toàn, khai thác hiệu quả. Đồng thời, xây dựng hạ tầng cơ sở vững chắc cho chương trình dài hạn về phát triển điện hạt nhân, từng bước nâng tỷ lệ điện hạt nhân đạt mức cân bằng trong tổng sản lượng điện năng quốc gia (khoảng 11% vào năm 2005 và 25 - 30% vào năm 2040 - 2050)
- Bảo đảm an toàn, an ninh cho cơ sở hạt nhân và sự ủng hộ của công chúng cho phát triển điện hạt nhân. Thực hiện các biện pháp quản lý và các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn trong xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân và lò phản ứng nghiên cứu. Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh cho các cơ sở hạt nhân. Kiện toàn cơ quan quản lý nhà nước về kiểm soát an ninh toàn hạt nhân và an toàn bức xạ.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch quốc gia ứng phó khẩn cấp khi có sự cố, tai nạn bức xạ và hạt nhân. Xây dựng mạng lưới quan trắc phóng xạ môi trường quốc gia. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ kinh tế - xã hội.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho công tác nghiên cứu ứng dụng năng lượng hạt nhân, tập hợp, liên kết các nhà khoa học, các ngành công nghiệp hoạt động theo định hướng cụ thể nhằm phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ hạt nhân quốc gia đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ cán bộ. Xây dựng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu - triển khai công nghệ kỹ thuật cao ứng dụng năng lượng nguyên tử ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực.
2. Một số chỉ tiêu chủ yếu
a) Đến năm 2010
- Về điện hạt nhân: hoàn thành việc phê duyệt báo cáo đầu tư dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên; đào tạo đủ chuyên gia về điện hạt nhân cho công đoàn tiền dự án; quy hoạch đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề để chuẩn bị cho việc thực hiện dự án sau năm 2010.
- Về ứng dụng năng lượng bức xạ: bảo đảm tự sản xuất để cung cấp 50% nhu cầu về đồng vị và dược chất phóng xạ; 50% các tỉnh có các cơ sở y học hạt nhân và xạ trị; quy hoạch và xây dựng năng lực sản xuất, lắp ráp, chế tạo thiết bị ghi đo hạt nhân, thiết bị X-quang, thiết bị laser và máy gia tốc; đầu tư xây dựng một số trung tâm ứng dụng bức xạ phục vụ y tế, nông nghiệp và các ngành công nghiệp.
- Về xây dựng và phát triển tiềm lực: hoàn thành việc phê duyệt báo cáo đầu tư xây dựng lò phản ứng hạt nhân mới phục vụ cho nghiên cứu; quy hoạch và từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở nghiên cứu triển khai về khoa học và công nghệ hạt nhân; xây dựng cơ sở kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân; xây dựng mới từ 02 đến 03 trung tâm gia tốc sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ; quy hoạch xây dựng Trung tâm quốc gia về y học hạt nhân và xạ trị trên cơ sở Trung tâm máy gia tốc hạt nhân Cyclotron sử dụng trong y tế và các ngành kỹ thuật đặt tại Quân y viện 108. Từng bước nâng cấp tiềm lực ứng dụng khoa học và công nghệ hạt nhân của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
- Về quy phạm pháp luật: hoàn thành cơ bản hệ thống pháp luật về ứng dụng năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân; xây dựng các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và an toàn cho nhà máy điện hạt nhân; ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật và an toàn về sử dụng bức xạ; từng bước kiện toàn về tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử và về an toàn bức xạ hạt nhân.
b) Đến năm 2015
- Về điện hạt nhân: triển khai xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên; đào tạo đủ chuyên gia về điện hạt nhân và huy động đủ đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề cho thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên; huy động tối đa mọi nguồn lực và khả năng tham gia của công nghiệp trong nước thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
- Về ứng dụng năng lượng bức xạ: bảo đảm tự sản xuất để cung cấp 70% nhu cầu về đồng vị và dược chất phóng xạ; 80% các tỉnh có các cơ sở y học hạt nhân và xạ trị; có năng lực lắp ráp, chế tạo một số chủng loại thiết bị ghi đo hạt nhân, thiết bị X-quang, thiết bị laser và máy gia tốc; có một số công nghệ và sản phẩm ứng dụng năng lượng bức xạ mang lại hiệu quả tích cực trong các ngành kinh tế - xã hội.
- Về xây dựng và phát triển tiềm lực: hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới phục vụ công tác nghiên cứu triển khai về khoa học và công nghệ hạt nhân; nâng cao năng lực cho các cơ sở hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và an toàn hạt nhân; tiếp tục xây dựng thêm một số trung tâm gia tốc sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ; củng cố và từng bước hoàn thiện việc xây dựng Trung tâm quốc gia về y học hạt nhân và xạ trị trên cơ sở trung tâm máy gia tốc hạt nhân Cyclotron đặt tại Quân y viện 108; tiếp tục việc củng cố và nâng cấp tiềm lực của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam để có đủ khả năng làm công tác nghiên cứu - triển khai công nghệ kỹ thuật cao ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ nhu cầu phát triển các ngành kinh tế - kỹ thuật và nhu cầu xã hội.
- Về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật, kiện toàn hệ thống thực thi pháp luật: hoàn thiện hệ thống pháp luật về năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ, hạt nhân; ban hành đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn cho nhà máy điện hạt nhân; kiện toàn về cơ sở vật chất, năng lực chuyên môn và đội ngũ cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử và về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
c) Đến năm 2020
- Về điện hạt nhân: đưa nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào vận hành an toàn và khai thác hiệu quả; đào tạo đủ chuyên gia về điện hạt nhân và huy động đủ đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề cho việc thực hiện dự án xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo; xây dựng năng lực về thiết kế, chế tạo thiết bị và sản xuất vật liệu nhằm tăng cường khả năng tham gia của các ngành công nghiệp trong nước vào việc thực hiện dự án xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tiếp theo.
- Về ứng dụng năng lượng bức xạ: bảo đảm tự sản xuất để cung cấp 100% nhu cầu về đồng vị và dược chất phóng xạ; 100% các tỉnh có các cơ sở y học hạt nhân và xạ trị; có một số chủng loại thiết bị ghi đo hạt nhân, thiết bị X-quang, thiết bị laser và máy gia tốc mang thương hiệu Việt Nam; có một số công nghệ và sản phẩm của kỹ thuật bức xạ được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả trong các ngành kinh tế - xã hội.
- Về xây dựng và phát tiển tiềm lực: hoàn thành cơ bản việc xây dựng hạ tầng cơ sở kỹ thuật nghiên cứu triển khai hiện đại tầm cỡ khu vực về khoa học và công nghệ hạt nhân; có cơ sở hỗ trợ kỹ thuật đồng bộ, hiện đại phục vụ công tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử và về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân; tiếp tục xây dựng thêm một số trung tâm gia tốc sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ; hoàn thành cơ bản việc xây dựng Trung tâm quốc gia về y học hạt nhân và xạ trị hoàn thiện việc nâng cấp tiềm lực nghiên cứu triển khai ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam.
- Về quy phạm pháp luật: hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về năng lực nguyên tử và về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân.
III. NHIỆM VỤ
1. Ứng dụng năng lượng bức xạ
a) Trong y tế
Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh sử dụng năng lượng bức xạ nhằm đáp ứng nhu cầu của nước ta với dân số khoảng 100 triệu dân vào năm 2020. Đầu tư phát triển kỹ thuật chụp hình bức xạ đến bệnh viện tỉnh, mỗi bệnh viện tỉnh có ít nhất 01 máy chụp hình cắp lớp đơn quang tử (SPECT), cả nước có một số máy chụp hình cắt lớp sử dụng đồng vị phát positon (PET). Tăng cường đầu tư thiết bị điều trị bệnh ung thư bằng kỹ thuật chiếu xạ dùng nguồn phóng xạ và bằng máy gia tốc, đạt tỷ lệ ít nhất 01 thiết bị chiếu xạ trên 1 triệu dân. Lập và triển khai kế hoạch xây dựng tại mỗi tỉnh có ít nhất một cơ sở y học hạt nhân và xạ trị. Xây dựng năng lực quốc gia về bảo dưỡng, sửa chữa và chế tạo một số chủng loại thuết bị sử dụng năng lượng bức xạ trong y tế có nhu cầu cao (thiết bị đo đếm bức xạ, đo liều phóng xạ, X-quang chẩn đoán, cộng hưởng từ, máy xạ trị dùng nguồn phóng xạ và dùng chùm hạt gia tốc). Lập kế hoạch từng bước bảo đảm sản xuất các loại đồng vị và dược chất phóng xạ trong nước đủ phục vụ cho chẩn đoán và điều trị. Đẩy mạnh sử dụng công nghệ khử trùng các dụng cụ y tế, mô ghép, huyết thanh bằng chiếu xạ, thay thế cho các công nghệ có hại cho sức khỏe và môi trường. Đánh giá sức khoẻ và dinh dưỡng cộng đồng và sàng lọc một số dị tật bẩm sinh bằng kỹ thuật đồng vị phóng xạ.
Xây dựng một trung tâm quốc gia về y học hạt nhân, xạ trị và điều trị các bệnh về phóng xạ.
b) Trong công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật khác
Sử dụng và phát triển công nghệ bức xạ trực tiếp phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp và các ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng như dầu khí, hóa chất, giao thông, xây dựng, thăm dò và khai thác khoáng sản, năng lượng, xử lý chất thải trên cơ sở các kỹ thuật truyền thống như: kỹ thuật kiểm tra không phá huỷ, xử lý bức xạ, đánh dấu đồng vị phóng xạ và nguồn kín, hệ điều khiển hạt nhân tự động và các kỹ thuật phân tích hạt nhân. Xây dựng một số trung tâm công nghệ cao trong lĩnh vực kiểm tra không phá huỷ, hệ điều khiển hạt nhân tự động, đánh dấu đồng vị phóng xạ và nguồn kín, xử lý bức xạ và phân tích hạt nhân làm đầu mối chuyển giao công nghệ cho các ngành kinh tế - kỹ thuật và công nghiệp. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng NLNT trong khoa học vật liệu, đặc biệt là vật liệu nano.
c) Trong khí tượng - thủy văn và địa chất - khoáng sản
Sử dụng và phát triển công nghệ ứng dụng năng lượng bức xạ phục vụ cho công tác điều trị, đánh giá, thăm dò tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, quản lý nguồn nước ngầm, nghiên cứu sa bồi cửa sông, bến cảng, lòng hồ và đánh giá an toàn đê, đập, dự báo và phòng ngừa thiên tai.
d) Trong nông nghiệp và công nghệ sinh học
Đẩy mạnh hướng nghiên cứu về đột biến phóng xạ để tạo giống cầy trồng, ứng dụng đồng vị đánh dấu để nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng, thổ nhưỡng và vật nuôi. Sản xuất các chế phẩm phục vụ nông nghiệp bằng công nghệ bức xạ. Bảo vệ rau quả, bảo vệ sức khỏe và sinh sản động vật sử dụng công nghệ tiệt sinh sâu bệnh, côn trùng bằng bức xạ (SIT). Mở rộng ứng dụng công nghệ chiếu xạ và các kỹ thuật phân tích hạt nhân để đảm bảo chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xây dựng một số trung tâm nông nghiệp hạt nhân theo vùng. Nghiên cứu và ứng dụng năng lượng bức xạ trong sinh học phân tử, công nghệ gen, tế bào học và khoa học sự sống.
đ) Trong bảo vệ môi trường
Sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân và liên quan trong nghiên cứu đánh giá ô nhiễm môi trường (biển, đất, nước, không khí). Xử lý các loại chất thải bằng công nghệ chiếu xạ gamma và công nghệ chùm điện tử gia tốc. Dò phá bom, mìn bằng kỹ thuật hạt nhân.
e) Một số công nghệ và sản phẩm cần tập trung nội địa hóa
- Các công nghệ và sản phẩm dựa trên các kỹ thuật hạt nhân truyền thống trong các ngành kinh tế - kỹ thuật và công nghiệp: kiểm tra không phá huỷ, đánh dấu phóng xạ và nguồn kín, hệ điều khiển hạt nhân tự động, các kỹ thuật phân tích hạt nhân và kỹ thuật xử lý bức xạ.
- Sản xuất và sử dụng các thiết bị ghi đo hạt nhân phục vụ sản xuất, đời sống, nghiên cứu khoa học và an ninh quốc phòng: các thiết bị đo dộ dày, mật độ, độ ẩm, đo mức, ghi nhận rò rỉ, theo dõi ăn mòn, đo dòng chảy, phân tích đa thành phần, dò phá bom, mìn,…
- Công nghệ máy gia tốc phục vụ nghiên cứu khoa học, y tế và công nghiệp: các thiết bị X-quang chẩn đoán, máy gia tốc LINAC điều trị ung thư, máy gia tốc chùm điện tử có biến đổi sang tia X, các loại máy gia tốc khác.
- Chế tạo các thiết bị cộng hường từ hạt nhân dùng trong y tế, nghiên cứu cấu trúc protein và đánh giá chất lượng sản phẩm trong công nghiệp dược liệu.
- Công nghệ laser: phát triển các công nghệ laser rắn, hoàn thiện và mở rộng việc chế tạo và ứng dụng các sản phẩm laser đặc chủng, chiếm lĩnh thị trường trong nước và sớm mở thị trường sang các nước trong khu vực và quốc tế.
- Các sản phẩm đồng vị và dược chất phóng xạ được sản xuất trên lò phản ứng và máy gia tốc đủ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và một số nước trong khu vực.
- Các giống cây trồng có giá trị kinh tế cao, các chế phẩm từ công nghệ bức xạ phục vụ nông nghiệp và y tế, các công nghệ trồng trọt và chăn nuôi.
- Các vật liệu mới phục vụ cho ngành công nghiệp và tiêu dùng được tạo ra bằng công nghệ bức xạ trên chùm gamma, nơtron và chùm hạt gia tốc.
2. Phát triển điện hạt nhân
a) Thực hiện chương trình dài hạn về phát triển điện hạt nhân
Để phát huy hiệu quả kinh tế cao của ĐHN và phát triển ngành công nghiệp công nghệ hạt nhân cần phải xây dựng Chương trình dài hạn về phát triển ĐHN. Đây là một nội dung quan trọng để thực hiện chính sách năng lượng quốc gia. Chương trình dài hạn về phát triển ĐHN bao gồm các nội dung sau đây:
- Quy hoạch và kế hoạch phát triển các nhà máy ĐHN
Quy hoạch phát triển nguồn điện, trong đó có việc lập kế hoạch xây dựng các nhà máy ĐHN đảm bảo đến 2025 ĐHN chiếm tỷ lệ 11% và đến 2040 - 2050 ĐHN chiếm tỷ lệ 25 - 30% tổng sản lượng điện quốc gia; quy hoạch và lựa chọn địa điểm xây dựng các nhà máy ĐHN và cơ sở quốc gia lưu giữ chất thải phóng xạ.
- Phát triển nguồn nhân lực
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ĐHN. Trong nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần làm rõ kế hoạch, chỉ tiêu, phương thức đào tạo để đảm bảo nhu cầu cán bộ cho các cơ quan khác nhau tham gia trong Chương trình dài hạn về phát triển ĐHN (cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu và triển khai, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, cơ sở công nghiệp và cơ quan chủ quản nhà máy ĐHN). Tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo cán bộ về ĐHN.
- Nghiên cứu và triển khai về công nghệ và nhiên liệu cho nhà máy ĐHN
Về công nghệ, cần tập trung nghiên cứu các loại công nghệ ĐHN hiện đại đã được thương mại hóa và xu thế phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực này, lựa chọn công nghệ cho chương trình ĐHN của nước ta và xây dựng chính sách phát triển công nghệ. Việc lựa chọn công nghệ cần hướng vào các đối tác có bản quyền và có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng, vận hành nhà máy ĐHN với công nghệ tiên tiến nhất.
Xây dựng năng lực nghiên cứu và làm chủ việc thiết kế kỹ thuật nhà máy ĐHN là nhiệm vụ quan trọng nhất trong nghiên cứu về công nghệ. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện qua 3 giai đoạn sau đây: giai đoạn học tập, tích luỹ công nghệ, giai đoạn chuyển giao công nghệ và giai đoạn phát triển công nghệ.
Giai đoạn tích lũy công nghệ sẽ được hoàn thành trước khi khởi công xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên (vào khoảng năm 2015). T rong giai đoạn này, ưu tiên cao nhất dành cho việc xây dựng đội ngũ chuyên gia thông qua các khóa huấn luyện riêng với sự trợ giúp quốc tế và đào tạo thông qua các dự án công nghiệp lớn của quốc gia. Do đó, một mặt cần khai thác triệt để các dự án công nghiệp lớn đang triển khai như các dự án nhiệt điện, thủy điện, dầu khí, giao thông, xây dựng để đào tạo các chuyên gia công nghệ có liên quan, mặt khác phải sớm xác định đối tác về ĐHN để có các kế hoạch hợp tác trong đào tạo chuyên gia về ĐHN.
Giai đoạn chuyển giao công nghệ được bắt đầu từ khi khởi công xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên và kéo dài trong một số dự án tiếp theo.
Giai đoạn phát triển công nghệ được bắt đầu khoảng 10 năm sau khi vận hành máy ĐHN đầu tiên.
Về nhiên liệu, tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ: chuẩn bị chương trình nội địa hóa sản xuất thanh nhiên liệu từ urani nhập khẩu và nghiên cứu sử dụng thương mại tài nguyên urani trong nước.
Việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu và triển khai về công nghệ sản xuất nhiên liêu từ urani nhập khẩu bao gồm thiết kế hạt nhân, tính toán thủy nhiệt, thiết kế bó nhiên liệu, phân tích an toàn, công nghệ gốm nhiên liệu, công nghệ vỏ thanh nhiên liệu, thử nghiệm thanh nhiên liện làm cơ sở cho việc thực hiện dự án chuyển giao công nghệ chế tạo thanh nhiên liệu cho nhà máy ĐHN và lò phản ứng nghiên cứu ở trong nước.
Để sử dụng thương mại tài nguyên urani của Việt Nam, cần tiếp tục tổ chức các nghiên cứu thăm dò và đánh giá trữ lượng tài nguyên urnai. Xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm về xử lý quặng, chế tạo các sản phẩm urani có độ sạch hạt nhân, chế tạo viên gốm nhiên liệu, chế tạo các sản phẩm zirconi tinh khiết, sản xuất thử nghiệm urani kỹ thuật cho khu vực tài nguyên cấp C. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc khai thác và chế biến tài nguyên urani, xây dựng chính sách sử dụng tài nguyên urani trong nước cho chương trình dài hạn về phát triển ĐHN.
- Đảm bảo an toàn hạt nhân
Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về ứng dụng NLNT và an toàn bức xạ, hạt nhân bao gồm Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ban hành đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn phục vụ cho việc xây dựng, vận hành nhà máy ĐHN và quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân.
Hình thành và phát triển tổ chức nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật về an toàn bức xạ, hạt nhân có đủ năng lực về cán bộ và phương tiện kỹ thuật để thực hiện phân tích, đánh giá và thanh tra chuyên ngành về an toàn hạt nhân.
Xây dựng hệ thống ứng phó khẩn cấp quốc gia để giải quyết các sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân.
- Nâng cao năng lực của các ngành công nghiệp trong nước vào việc tham gia thực hiện hiệu quả dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Để đạt được sự tham gia tối đa của các ngành công nghiệp trong nước vào việc thực hiện Dự án xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên, phải xây dựng chương trình nâng cao năng lực của các ngành công nghiệp trong nước.
- Quy hoạch về kế hoạch phát triển các nhà máy ĐHN
Quy hoạch phát triển nguồn điện, trong đó có việc lập kế hoạch xây dựng các nhà máy ĐHN đảm bảo đến 2025 ĐHN chiếm tỷ lệ 11% và đến 2040 - 2050 ĐHN chiếm tỷ lệ 25 - 30% tổng sản lượng điện quốc gia; quy hoạch và lựa chọn địa điểm xây dựng các nhà máy ĐHN và cơ sở quốc gia lưu giữ chất thải phóng xạ.
- Phát triển nguồn nhân lực
Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ĐHN. Trong nhiệm vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần làm rõ kế hoạch, chỉ tiêu, phương thức đào tạo để đảm bảo nhu cầu cán bộ cho cán cơ quan khác nhau tham gia chương trình dài hạn về phát triển ĐHN (cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức nghiên cứu và triển khai, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, cơ sở công nghiệp và cơ quan chủ quản nhà máy ĐHN). Tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo cán bộ về ĐHN.
- Nghiên cứu và triển khai về công nghệ và nhiên liệu cho máy ĐHN.
Về công nghệ, cần tập trung nghiên cứu các loại công nghệ ĐHN hiện đại đã được thương mại hóa và xu thế phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực này, lựa chọn công nghệ cho chương trình ĐHN của nước ta và xây dựng chính sách phát triển công nghệ. Việc lựa chọn công nghệ cần hướng vào các đối tác có bản quyền và có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng, vận hành nhà máy ĐHN với công nghệ tiên tiến nhất.
Xây dựng năng lực nghiên cứu và làm chủ việc thiết kế kỹ thuật nhà máy ĐHN là nhiệm vụ quan trọng nhất trong nghiên cứu về công nghệ. Nhiệm vụ này sẽ được thực hiện qua 3 giai đoạn sâu đây: giai đoạn học tập, tích lũy công nghệ, giai đoạn chuyển giao và giai đoạn phát triển công nghệ.
Giai đoạn tích lũy công nghệ sẽ được hoàn thành trước khi khởi công xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên (vào khoảng năm 2015). Trong giai đoạn này, ưu tiên cao nhất dành cho việc xây dựng đội ngũ chuyên gia thông qua các khóa huấn luyện riêng với sự trợ giúp quốc tế và đào tạo thông qua các dự án công nghiệp lớn của quốc gia. Do đó, một mặt cần khai thác triệt để các dự án công nghiệp lớn đang triển khai như các dự án nhiệt điện, thủy điện, dầu khí, giao thông, xây dựng để đào tạo các chuyên gia công nghệ có liên quan, mặt khác phải sớm xác định đối với về ĐHN để có các kế hoạch hợp tác trong đào tạo chuyên gia về ĐHN.
Giai đoạn chuyển giao công nghệ được bắt đầu từ khi khởi động xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên và kéo dài trong công một số dự án tiếp theo.
Giai đoạn phát triển công nghệ được bắt đầu khoảng 10 năm sau khi vận hành nhà máy ĐHN đầu tiên.
Về nhiên liệu, tiến hành đồng thời 2 nhiệm vụ: chuẩn bị chương trình nội địa hóa sản xuất thanh nhiên liệu từ urani nhập khẩu và nghiên cứu sử dụng thương mại tài nguyên urani trong nước.
Việc tiến hành các hoạt động nghiên cứu và triển khai về công nghệ sản xuất nhiên liệu từ urani nhập khẩu bao gồm thiết kế hạt nhân, tính toán thủy nhiệt, thiết kế bó nhiên liệu, phân tích an toàn, công nghệ gốm nhiên liệu, công nghệ vỏ thanh nhiên liệu, thử nghiệm thanh nhiên liệu làm cơ sở cho việc thực hiện dự án chuyển giao công nghệ chế tạo thanh nhiên liệu cho nhà máy ĐHN và lò phản ứng nghiên cứu ở trong nước.
Để sử dụng thương mại tài nguyên urani của Việt Nam, cần tiếp tục tổ chức các nghiên cứu thăm dò và đánh giá trữ lượng tài nguyên urani. Xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm về xử lý quặng, chế tạo sản phẩm urani có độ sạch hạt nhân, chế tạo viên gốm nhiên liệu, chế tạo các sản phẩm zirconi tinh khiết, sản xuất thử nghiệm urani kỹ thuật cho khu vực tài nguyên cấp C1. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của việc khai thác và chế biến tài nguyên urani, xây dựng chính sách sử dụng tài nguyên urani trong nước cho chương trình dài hạn về phát triển ĐHN.
- Đảm bảo an toàn hạt nhân
Tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về ứng dụng NLNT và an toàn bức xạ, hạt nhân bao gồm Luật Năng lượng nguyên tử và các văn bản hướng dẫn thi hành. Ban hành đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn phục vụ cho việc xây dựng, vận hành nhà máy ĐHN và quản lý an toàn bức xạ, hạt nhân.
Hình thành và phát triển tổ chức nghiên cứu và hỗ trợ kỹ thuật về an toàn bức xạ, hạt nhân có đủ năng lượng về cán bộ và phương tiện kỹ thuật để thực hiện phân tích, đánh giá và thanh tra chuyên ngành về an toàn hạt nhân.
Xây dựng hệ thống ứng phó khẩn cấp quốc gia để giải quyết các sự cố tai nạn bức xạ và hạt nhân.
- Nâng cao năng lực của các ngành công nghiệp trong nước vào việc tham gia thực hiện hiệu quả dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Để đạt được sự tham gia tối đa của các ngành công nghiệp trong nước vào việc thực hiện Dự án xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên, phải xây dựng chương trình nâng cao năng lực của các ngành công nghiệp trong nước.
Từ nay đến năm 2015 Chương trình tập trung vào việc xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy sự tham gia của các ngành công nghiệp trong nước và nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo thiết bị, vật tư và sản xuất vật liệu xây dựng. Trên cơ sở đó, huy động các ngành công nghiệp trong nước tham gia cung cấp thép xây dựng, thép cấu trúc, các vật liệu xây dựng, hệ thiết bị trao đổi nhiệt, các bình chứa, đường ống, cáp điện, hệ thống chiếu sáng cho Dự án xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên. Đồng thời, tham gia các hoạt động quản lý dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật, bảo đảm và kiểm tra chất lượng, vận chuyển các thiết bị siêu trường siêu trọng, xây lắp, kiểm tra thiết bị,…
- Hợp tác quốc tế
Nhiệm vụ của công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực NLNT trước hết là phải làm cho cộng đồng quốc tế tin tưởng vào chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam về ứng dụng và phát triển NLNT vì mục đích hòa bình để tạo điều kiện cho việc chuyển giao tri thức, công nghệ và đầu tư vào Việt Nam. Tổ chức thực hiện đầy đủ các Công ước và Điều ước quốc tế khác có liên quan đến NLNT. Hợp tác chặt chẽ và toàn diện với Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Đẩy mạnh các hợp tác đa phương và song phương với các nước và các tổ chức quốc tế, tạo môi trường thuận lợi nhất để khai thác tối đa kinh nghiệm và sự trợ giúp của các nước tiên tiến.
b) Thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
- Lập và phê duyệt Báo cáo đầu tư xây dựng nhà máy ĐHN đầu tiên bao gồm những nội dung chính là quy mô, địa điểm, công nghệ, an toàn, quản lý chất thải phóng xạ, đánh giá tác động môi trường, đảm bảo nguồn nhân lực, phương án tài chính và lộ trình xây dựng nhà máy.
- Xây dựng hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ và xây dựng nhà máy.
- Đào tạo cán bộ vận hành nhà máy theo hợp đồng với nhà thầu.
- Thực hiện đầy đủ các quy trình, thủ tục xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng, vận hành thử và vận hành thương mại bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn và hiệu quả.
3. Xây dựng và phát triển tiềm lực
a) Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Phát triển đồng bộ các cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ công tác bảo đảm an toàn bức xạ, hạt nhân, quản lý chất thải phóng xạ, nghiên cứu - triển khai, đào tạo nhân lực là một trong các nhiệm vụ và đồng thời cũng là giải pháp quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình, cụ thể là:
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân trong các hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng NLNT và cho công tác đảm bảo an ninh các lò phản ứng. Quy hoạch và xây dựng mạng lưới quan trắc phóng xạ môi trường quốc gia. Xây dựng năng lực kỹ thuật để thực hiện Kế hoạch quốc gia về ứng phó khẩn cấp sự cố bức xạ và hạt nhân. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ cho tổ chức hỗ trợ kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân.
- Tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng kỹ thuật về quản lý chất thải phóng xạ trong phạm vi toàn quốc bao gồm các tổ chức nghiên cứu và triển khai, xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ và lập phương án xử lý lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt sau khi kết thúc hoạt động.
- Tăng cường năng lực các tổ chức nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực khoa học và công nghệ hạt nhân và các lĩnh vực có liên quan với việc trang bị các thiết bị tiên tiến như lò phản ứng nghiên cứu công suất lớn đa mục tiêu, máy gia tốc, thiết bị cộng hưởng từ, thiết bị laser, thiết bị nghiên cứu về nhiên vật liệu hạt nhân và các thiết bị nghiên cứu khác.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị và hiện đại hóa phương tiện, chương trình đào tạo cho các cơ sở đào tạo về khoa học và công nghệ hạt nhân.
b) Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực phải được quan tâm đi trước một bước. Cùng với chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ĐHN như đã nêu ở trên, phải xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ứn dụng năng lượng bức xạ trong các ngành kinh tế - xã hội. Ngoài việc đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ, cần chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, hoạch định chính sách và luật pháp trong lĩnh vực ứng dụng NLNT và đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân.
Chương 3:
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý
Hoàn thiện hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ, hạt nhân theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập giữa các cơ quan này trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình. Quy hoạch và xây dựng các tổ chức nghiên cứu - triển khai, hỗ trợ kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước, sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực ứng dụng năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ, hạt nhân.
2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về năng lượng nguyên tử bao gồm ban hành Luật Năng lượng nguyên tử, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, các quy định, quy chế, tiêu chuẩn kỹ thuật và các cơ chế, chính sách phù hợp với tính chất đặc thù có yêu cầu cao về tính an toàn, kỷ luật hành chính, sự phức tạp về kỹ thuật và nhạy cảm về chính trị.
3. Phát triển nguồn nhân lực
Tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức nghiên cứu triển khai về khoa học và công nghệ hạt nhân. Xây dựng kế hoạch quốc gia về phát triển nguồn nhân lực bao gồm đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên và công nhân lành nghề đáp ứng yêu cầu ứng dụng năng lượng nguyên tử, đặc biệt là phát triển điện hạt nhân. Tập trung đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử. Củng cố, từng bước đổi mới trang thiết bị và nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ giảng dạy bộ môn vật lý hạt nhân để đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ hạt nhân tại các trường đại học, có chính sách thu hút học sinh giỏi, phát huy tài năng của các chuyên gia trong nước và thu hút các chuyên gia giỏi người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
4. Xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia:
Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm từng bước hình thành và phát triển ngành công nghiệp công nghệ hạt nhân. Nội dung chủ yếu của chương trình bao gồm các nội dung sau:
- Triển khai một cách rộng rãi và hiệu quả việc ứng dụng năng lượng bức xạ phục vụ các lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, từng bước sản xuất và phát triển các sản phẩm và công nghệ ứng dụng năng lượng bức xạ mang thương hiệu Việt Nam.
- Triển khai thực hiện Dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên và huy động tối đa năng lực của các ngành công nghiệp trong nước tham gia thực hiện dự án.
- Xây dựng và thực hiện Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ về năng lượng nguyên tử, cụ thể là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các tổ chức nghiên cứu và triển khai công nghệ kỹ thuật cao ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, các cơ sở đào tạo chuyên gia khoa học - công nghệ hạt nhân, các cơ sở dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý nhà nước về năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ và an toàn bức xạ, hạt nhân. Xây dựng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu mới công suất lớn đa mục tiêu, trang bị các máy gia tốc và các thiết bị nghiên cứu hiện đại khác.
- Quy hoạch địa điểm cho các nhà máy điện hạt nhân và cơ sở lưu giữ chất thải phóng xạ. Điều tra tài nguyên xạ hiếm.
5. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh cho cơ sở hạt nhân và sự ủng hộ của công chúng cho phát triển điện hạt nhân.
Thực hiện các biện pháp quản lý và các giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn, an ninh trong xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân, lò phản ứng nghiên cứu. Xây dựng các đơn vị có khả năng ứng phó khẩn cấp khi có sự cố, tai nạn bức xạ và hạt nhân. Xây dựng và bảo đảm việc hoạt động của mạng lưới quan trắc phóng xạ môi trường quốc gia. Thường xuyên cập nhật các thông tin về ứng dụng năng lượng nguyên tử phục vụ kinh tế - xã hội.
6. Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế
Đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế phục vụ cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ về ứng dụng năng lượng bức xạ và phát triển điện hạt nhân, gắn hợp tác quốc tế về năng lượng nguyên tử với hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ và hợp tác quốc tế về kinh tế, tạo sự tin cậy và hợp tác của cộng đồng quốc tế đối với chương trình phát triển hạt nhân của Việt Nam, hướng vào các đối tác có công nghệ tiên tiến và nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển điện hạt nhân.
7. Đầu tư, tài chính và huy động vốn
Cần đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng năng lượng bức xạ phục vụ cho các ngành kinh tế - xã hội. Để bảo đảm ngân sách cho thực hiện Chiến lược, cần huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp tác song phương và đa phương của các tổ chức quốc tế, vốn đầu tư nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp trong nước và của cộng đồng. Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung cho nhu cầu nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và luật pháp, nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan hỗ trợ kỹ thuật cho quản lý nhà nước. Nhà nước bảo đảm việc huy động vốn từ nguồn vay nước ngoài và nguồn năng lực của xã hội để phát triển điện hạt nhân.
8. Tổ chức thực hiện
a) Bộ Khoa học và Công nghệ
- Thực hiện quản lý nhà nước về ứng dụng NLNT và an toàn bức xạ, hạt nhân.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền hệ thống tổ chức quản lý nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật và các cơ chế, chính sách về ứng dụng năng lượng nguyên tử và an toàn bức xạ, hạt nhân.
- Xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch nghiên cứu và triển khai trong lĩnh vực NLNT, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu - triển khai về khoa học và công nghệ hạt nhân và hỗ trợ kỹ thuật về an toàn bức xạ, hạt nhân.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành liên quan tổ chức nghiên cứu về công nghệ và nhiên liệu cho nhà máy ĐHN.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ năng lượng bức xạ phục vụ các lĩnh vực kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng, hình thành và phát triển các sản phẩm và công nghệ mang thương hiệu Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đánh giá, cấp phép an toàn bức xạ, hạt nhân.
- Thẩm định và xác nhận đăng ký các hợp đồng chuyển giao công nghệ, dự án xây dựng nhà máy ĐHN.
b) Bộ Công nghiệp
- Lập quy hoạch và kế hoạch phát triển các nhà máy ĐHN, lựa chọn địa điểm, tổ chức xây dựng, quản lý và vận hành các nhà máy ĐHN.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch tổng thể về nâng cao năng lực các ngành công nghiệp trong nước nhằm tham gia hiệu quả vào việc thực hiện các dự án xây dựng nhà máy ĐHN.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan đào tạo cán bộ quản lý dự án, cán bộ và công nhân kỹ thuật, cán bộ vận hành cho các dự án ĐHN.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai ứng dụng kỹ thuật bức xạ trong các ngành công nghiệp và đảm bảo an toàn trong các hoạt động này.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ; các nguồn vốn (trong đó có nguồn vốn ngân sách) để thực hiện Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình, xây dựng nhà máy ĐHN trình Chính phủ phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định xét duyệt thầu xây dựng các hạng mục và toàn bộ nhà máy ĐHN.
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch ứng dụng năng lượng bức xạ trong các ngành kinh tế - xã hội, kế hoạch xây dựng các nhà máy ĐHN, xây dựng cơ chế, chính ưu đãi về đầu tư, đa dạng hóa phương thức đầu tư, danh mục các dự án đầu tư khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia trình Chính phủ phê duyệt.
d) Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch cân đối các nguồn vốn để tập trung ngân sách hàng năm cho ứng dụng NLNT và đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân.
- Bố trí vốn tín dụng ưu đãi từ quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA và các nguồn vay song phương của các nước cho các dự án xây dựng nhà máy ĐHN, ứng dụng năng lượng bức xạ và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngành NLNT. Huy động thị trường tài chính trong và ngoài nước để thu hút các nguồn cho phát triển ngành NLNT.
đ) Bộ Y tế
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch triển khai nghiên cứu, ứng dụng năng lượng bức xạ trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân phù hợp với Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình.
- Tổ chức nghiên cứu y học phóng xạ và hạt nhân, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế.
- Cấp phép sản xuất và lưu hành các dược chất phóng xạ dùng trong y tế; cấp phép cho các sản phẩm thực phẩm đã qua chiếu xạ theo quy định của pháp luật.
e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng quy hoạch, kế hoạch triển khai nghiên cứu, ứng dụng năng lượng bức xạ trong tạo giống cây trồng, quản lý và cải tạo đất, quản lý nước tưới, sản xuất phân bón và các chế phẩm bức xạ phục vụ nông nghiệp, kiểm soát sâu bệnh, sức khoẻ sinh sản động vật, bảo quản lương thực, thực phẩm phù hợp với Chiến lược ứng dụng NLNT vì mục đích hòa bình.
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn bức xạ trong các hoạt động ứng dụng NLNT trong ngành nông nghiệp.
g) Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch quốc gia về đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho chương trình NLNT, xây dựng chương trình đào tạo, mạng lưới các cơ sở đào tạo đại học, trên đại học và tổ chức công tác đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho chương trình phát triển ĐHN và ứng dụng năng lượng bức xạ.
- Tiến hành các nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KH&CN hạt nhân.
h) Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản urani, thori phục vụ cho chương trình phát triển ĐHN của Việt Nam.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai ứng dụng năng lượng bức xạ trong địa chất, khoáng sản, khí tượng, thủy văn, đặc biệt trong đánh giá và quản lý tài nguyên nước, dự báo thời tiết và thiên tai.
- Thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án hạt nhân.
i) Bộ Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan triển khai lập quy hoạch và đầu tư cho các Tổng công ty xây dựng lớn về năng lực xây lắp, đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề để có thể tham gia thực hiện dự án xây dựng nhà máy ĐHN.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành liên quan triển khai soạn thảo và trình ban hành tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng các nhà máy ĐHN và cơ sở quốc gia lưu giữ chất thải phóng xạ.
k) Bộ Ngoại giao
Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành liên quan trong hợp tác quốc tế về NLNT, bao gồm cả việc tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế về NLNT.
l) Bộ Quốc phòng
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đảm bảo an toàn, an ninh cho các cơ sở hạt nhân. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quốc gia ứng phó khẩn cấp các sự cố bức xạ và hạt nhân.
m) Bộ Công an
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trong lĩnh vực NLNT. Tham gia giám sát và ứng phó khẩn cấp các sự cố bức xạ và hạt nhân.
n) Bộ Tư pháp
Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về ứng dụng NLNT và an toàn bức xạ, hạt nhân.
o) Bộ Văn hóa – Thông tin
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân về vai trò của NLNT đối với phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ứng dụng NLNT và đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân.
p) Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng và phát triển ngành công nghiệp công nghệ hạt nhân. Thực hiện các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng NLNT và tham gia đào tạo chuyên gia về KH&CN hạt nhân.
q) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Theo chức năng và nhiệm vụ của mình, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng NLNT và đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân trên phạm vi toàn quốc.
r) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ ứng dụng NLNT, đảm bảo an toàn bức xạ, hạt nhân, đảm bảo an ninh và tham gia ứng phó các sự cố bức xạ và hạt nhân tại địa phương./.
THỦ TƯỚNG
Phan Văn Khải | {
"issuing_agency": "Thủ tướng Chính phủ",
"promulgation_date": "03/01/2006",
"sign_number": "01/2006/QĐ-TTg",
"signer": "Phan Văn Khải",
"type": "Quyết định"
} |
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Ke-hoach-195-KH-UBND-2023-Khac-phuc-He-thong-ha-tang-giao-thong-chua-dong-bo-Ha-Noi-574015.aspx | Kế hoạch 195/KH-UBND 2023 Khắc phục Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ Hà Nội | ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 195/KH-UBND
Hà Nội, ngày 25 tháng 7 năm 2023
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN KHẮC PHỤC HẠN CHẾ, KHUYẾT ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN “HỆ THỐNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG CHƯA ĐỒNG BỘ; TÌNH TRẠNG ÙN TẮC GIAO THÔNG CÒN XẢY RA Ở MỘT SỐ NƠI” ĐƯỢC CHỈ RA SAU HỘI NGHỊ KIỂM ĐIỂM NĂM 2022 CỦA BAN CÁN SỰ ĐẢNG VÀ TẬP THỂ LÃNH ĐẠO UBND THÀNH PHỐ
Thực hiện chỉ đạo của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố về việc xây dựng Kế hoạch khắc phục hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm năm 2022 của Ban cán sự Đảng và tập thể Lãnh đạo UBND Thành phố trong đó có nhiệm vụ khắc phục “Hệ thống hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; Tình trạng ùn tắc giao thông còn xảy ra ở một số nơi”. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch nhằm khắc phục tồn tại trên với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp, áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ theo quy hoạch; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông tiến tới xây dựng Thủ đô có hệ thống giao thông an toàn, thông suốt, thuận tiện, hiệu quả và thân thiện môi trường.
- Phân công rõ trách nhiệm, tiến độ thực hiện đối với các Lãnh đạo, Phòng, ban, đơn vị trên nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ tiến độ” nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể UBND Thành phố trong việc tổ chức triển khai thực hiện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban cán sự Đảng UBND Thành phố nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế.
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Phấn đấu tỷ lệ đất dành cho giao thông so với đất xây dựng đô thị tăng từ 0,25-0,3% (tổng diện tích đất dành cho giao thông năm 2023 đạt 10,65% đất xây dựng đô thị).
2. Phấn đấu hàng năm giảm từ 5% đến 10% tai nạn giao thông trên cả 03 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương), phấn đấu không để xảy ra các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng.
3. Vận tải hành khách công cộng đảm bảo chất lượng, phục vụ hiệu quả; phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng năm 2023 đạt 21,5-23%.
4. Hằng năm xử lý từ 8 điểm đến 10 điểm thường xuyên ùn, tắc giao thông, hạn chế phát sinh mới các điểm ùn tắc giao thông, không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút; xóa bỏ kịp thời các điểm đen về tai nạn giao thông.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nhiệm vụ trọng tâm
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, trước hết là tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông; các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia; chỉ đạo của Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tiếp tục kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Ban An toàn giao thông Thành phố và Ban An toàn giao thông các quận, huyện, thị xã đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách pháp luật và các quy định liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm áp dụng kịp thời, hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào thực tiễn; lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào các quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất, xây dựng đô thị, nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành về giao thông vận tải; quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện quy hoạch, bảo đảm việc xây dựng mới hoặc chỉnh trang các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... phù hợp với năng lực kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm; tổ chức giao thông khoa học, hợp lý; bảo trì, sửa chữa kết cấu hạ tầng giao thông gắn với rà soát, xử lý dứt điểm các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông; xóa bỏ lối đi tự mở trái phép qua đường sắt; ngăn ngừa, xử lý hoạt động lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; hành vi lấn chiếm lòng đường, vỉa hè trái phép gây cản trở giao thông, nguy cơ mất an toàn giao thông.
- Nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông vận tải; phối hợp với Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phương tiện, linh kiện, vật liệu và hạ tầng để tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh và lưu hành đối với phương tiện thân thiện với môi trường.
- Tái cơ cấu vận tải, nâng cao thị phần vận tải đường sắt, đường thủy nội địa, giảm dần phụ thuộc vào đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển hệ thống vận tải công cộng trong đô thị và liên tỉnh gắn với hạn chế sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân trên địa bàn Thành phố.
- Kiên trì xây dựng văn hóa giao thông an toàn đối với tổ chức, cá nhân, thực thi pháp luật, cung ứng hạ tầng, phương tiện, dịch vụ vận tải và tham gia giao thông; đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo hướng lấy thay đổi hành vi làm tiêu chí đánh giá kết quả; đẩy mạnh tuyên truyền trên mạng xã hội và hạ tầng số; vận động, hướng dẫn việc lồng ghép mục tiêu bảo đảm trật tự, an toàn giao thông vào chương trình, kế hoạch và hoạt động của cơ quan, đơn vị, nhà trường, doanh nghiệp.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; xây dựng và đảm bảo khả năng kết nối, sử dụng chung các cơ sở dữ liệu giữa Ngành giao thông vận tải, Công an, Y tế, Bảo hiểm và các cơ quan chức năng có liên quan trong thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nghiên cứu khoa học về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn, cứu chữa nạn nhân và khắc phục hậu quả tai nạn giao thông; tập huấn kỹ năng sơ cứu tai nạn giao thông cho nhân viên y tế cơ sở, lực lượng thực thi pháp luật và người tham gia giao thông.
2. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
a) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền các cấp, các đơn vị chức năng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 31/8/2022 của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và kế hoạch triển khai, dự toán ngân sách thực hiện hàng năm trình HĐND Thành phố thông qua để thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông cho nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
b) Xây dựng cơ chế chính sách và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải. Chủ động tích cực rà soát để kịp thời đề xuất với UBND Thành phố xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định tại Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố về đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố về “Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; Khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; Áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải”; Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND Thành phố về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 11/02/2022 của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND Thành phố về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025.
c) Rà soát xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch và kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội phù hợp với thực tiễn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của thủ đô gắn với quy hoạch giao thông vận tải của cả nước và vùng Thủ đô.
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội, trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị. Thực hiện đồng bộ các chính sách, giảm tải cho các đô thị lớn, đưa người dân ra các đô thị xung quanh, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, mô hình thành phố trực thuộc thành phố. Ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ (Loại V) và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn. Phát triển các mô hình đô thị mới phù hợp với thực tiễn, chú trọng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD).
- Lấy định hướng phát triển giao thông công cộng (theo mô hình TOD) làm cơ sở quy hoạch. Chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ Sông Hồng và các sông lớn trong vùng. Phát triển Thủ đô trở thành đô thị thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết cùng đô thị phía Bắc.
- Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với Sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội. Nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ Sông Hồng và Sông Đuống; quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng.
d) Huy động mọi nguồn lực, đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch, đặc biệt là những công trình giao thông có vai trò giảm ùn tắc giao thông.
- Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai, hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại; đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua Sông Hồng, Sông Đuống. Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; nghiên cứu, xây dựng thêm 1 sân bay đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc.
- Đầu tư kết nối, khép kín các tuyến vành đai (trong đó tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện tuyến đường Vành đai 3,5 và Vành đai 4); các trục hướng tâm, các trục chính đô thị chủ yếu, các tuyến có tính liên vùng; hệ thống các cầu qua sông; các nút giao thông trọng điểm, nút giao khác mức; các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch; các công trình cấp bách giải quyết ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông... để tăng tỷ lệ đất dành cho giao thông.
- Tổ chức, triển khai xây dựng các trạm dừng nghỉ theo quy hoạch để phục vụ nhu cầu thiết yếu của lái xe, hành khách, phương tiện dọc các tuyến đường quốc lộ và đường tỉnh, đảm bảo người lái xe không quá 04 giờ là được dừng nghỉ theo quy định.
- Đẩy nhanh phát triển mạng lưới giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận, các đầu mối giao thông công cộng...) theo quy hoạch; tăng cường công tác giám sát đầu tư và ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư bến, bãi đỗ xe sử dụng công nghệ đỗ xe thông minh, hiện đại. Chỉ phê duyệt đầu tư các khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu, quy định về bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các trục đường chính trong đô thị.
- Triển khai rà soát, bố trí các vị trí đỗ xe tĩnh trong nội đô và trên địa bàn các quận; đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; nghiên cứu thí điểm làn đường dành cho xe đạp.
đ) Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phát huy hiệu quả tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có:
- Đảm bảo nguồn lực cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó tập trung xóa bỏ kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, xử lý ngay các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc giao thông; không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
- Chỉ đạo kiểm tra thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng, xử lý các vi phạm về hành lang an toàn giao thông theo thẩm quyền; đối với đường bộ đi song song với đường sắt qua khu vực dân cư cần phải xây dựng đường gom; xây dựng lộ trình thực hiện để hoàn thành việc xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt trước năm 2030; tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống tự động giám sát giao thông tại các giao cắt đường bộ với đường sắt.
e) Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30% -35% theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII.
- Tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng theo quy hoạch, hình thành một mạng lưới vận tải hành khách công cộng đa phương thức tiên tiến, kết nối hiệu quả và thân thiện môi trường nhằm hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 16/10/2020 của UBND Thành phố về “Phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm 2021 đến 2030”.
g) Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, đảm bảo công khai, minh bạch.
h) Ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý điều hành giao thông nhằm tối ưu hóa khả năng thông hành của phương tiện; trong đó tập trung phát triển giao thông thông minh trong thành phố, thị xã, thị trấn, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
i) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết có hiệu quả các vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải.
- Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông; sử dụng kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại đối với thiết bị cân, trạm kiểm tra tải trọng xe.
k) Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại tất cả các cấp học trên địa bàn thành phố; Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội để tạo chuyển biến tích cực trong hành vi của người tham gia giao thông.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố:
a) Quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên gương mẫu chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông.
b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông trên hệ thống thông tin, truyền thông, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình; đưa nội dung tuyên truyền an toàn giao thông trong các cuộc họp, sinh hoạt định kỳ của chi bộ, tổ dân phố, họp thôn, Ban công tác mặt trận khu dân cư, họp các đoàn thể tại địa phương, đảm bảo từng người dân biết và nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
2. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch triển khai và chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố và Chủ tịch UBND Thành phố trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông trên toàn địa bàn Thành phố và từng địa bàn quận, huyện, thị xã.
- Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch số 46/KH-UBND ngày 11/02/2022 của UBND Thành phố về Chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao và bảo đảm an toàn giao thông giai đoạn 2021-2025 và dự toán ngân sách thực hiện hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của Thủ đô; sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông cho nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
3. Sở Giao thông vận tải: Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác tổ chức, quản lý điều hành giao thông; ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông, xây dựng hệ thống giao thông thông minh trong thành phố thông minh; công tác quản lý nhà nước về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; phát triển và nâng cao chất lượng, dịch vụ vận tải hành khách công cộng; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông.
4. Công an Thành phố: Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để giám sát, xử lý vi phạm hành chính đối với các phương tiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường bộ, các điểm ùn tắc giao thông; chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong công tác tổ chức giao thông trên địa bàn Thành phố, công tác đảm bảo an toàn giao thông tại các công trình thi công trên đường bộ đang khai thác nhất là các công trình trọng điểm.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì triển khai công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại tất cả các cấp học trên địa bàn thành phố; phối hợp với Sở, ban, ngành Thành phố và các đơn vị liên quan tăng cường quản lý hoạt động đưa đón học sinh bằng xe hợp đồng và tổ chức bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông tại khu vực cổng trường học.
6. Sở Y tế: Chủ trì, nghiên cứu thành lập mới các Trạm cấp cứu hoặc nâng cao năng lực hiện có đồng thời phối hợp với Hội chữ thập đỏ triển khai mô hình đội, nhóm sơ cứu tai nạn giao thông theo quy định. Ứng trực 24/24h tại các Bệnh viện đa khoa tuyến huyện trở lên tại các trạm dừng nghỉ trên đường bộ hoặc tại các địa điểm đảm bảo bán kính phục vụ trung bình 50km; bố trí lực lượng ứng trực để tiếp nhận thông tin, cấp cứu trong thời gian nhanh nhất khi có tai nạn giao thông trên đường cao tốc, trên các quốc lộ,...; Phối hợp với Sở Giao thông vận tải tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu cho các lực lượng chức năng; Phối hợp với Công an Thành phố xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông đường bộ, thống kê số liệu (số người chết, số người bị thương) do tai nạn giao thông được cứu chữa tại các cơ sở y tế.
7. Sở Tư pháp:
a) Tham mưu chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các quận, huyện, thị xã.
b) Phối hợp xây dựng cơ chế chính sách và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải
8. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải triển khai công tác tuyên truyền; hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, các cơ quan báo chí Trung ương ký Chương trình phối hợp công tác với UBND Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và văn hóa giao thông trên địa bàn Thành phố; Phối hợp với Sở Giao thông vận tải triển khai các nhiệm vụ ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông, xây dựng hệ thống giao thông thông minh trong thành phố thông minh.
9. Sở Văn hóa và Thể thao: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện và cụ thể hóa các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông bằng hình ảnh sinh động; đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các tiêu chí, hành vi văn hóa giao thông.
10. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã quản lý công tác quy hoạch và xây dựng đô thị, bảo đảm các kết nối giao thông, công trình an toàn giao thông tiếp cận cho người khuyết tật và an toàn cho đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương.
b) Chỉ chấp thuận, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ quy hoạch các dự án khu đô thị, khu, cụm công nghiệp, dự án đầu tư xây dựng các công trình nhà chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại... khi các nội dung đề xuất phù hợp với định hướng quy hoạch, tuân thủ các quy định hiện hành, đáp ứng yêu cầu, quy định về chỉ tiêu diện tích bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các đường trục chính trong đô thị, không gia tăng áp lực gây ùn tắc giao thông.
11. Sở Xây dựng: Phối hợp hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã về chuyên môn nghiệp vụ công tác quản lý nhà nước về phát triển đô thị, kết nối giao thông, công trình giao thông tiếp cận, ... không gây gia tăng ùn tắc, tai nạn giao thông; đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về quy hoạch và xây dựng trên hành lang an toàn giao thông đường bộ.
12. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành Thành phố, đơn vị liên quan tham mưu đề xuất UBND Thành phố thực hiện các nhiệm vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
13. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan thực hiện tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên ngân sách cấp Thành phố để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định.
14. Cục quản lý thị trường Hà Nội: Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn việc sản xuất và lưu thông mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy không đạt tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn Thành phố.
15. Bộ Tư lệnh Thủ đô: Chủ trì thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đến cán bộ, chiến sĩ, quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người lao động trong quân đội; tăng cường công tác quản lý, sử dụng phương tiện vận tải quân sự; kiểm định an toàn kỹ thuật bảo vệ môi trường xe - máy quân sự; tuần tra, kiểm soát, duy trì việc chấp hành các quy định của pháp luật, Điều lệnh, Điều lệ của quân đội đối với người điều khiển phương tiện quân sự khi tham gia giao thông.
16. UBND các quận, huyện, thị xã:
a) Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
b) Căn cứ tình hình cụ thể công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại địa phương, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện, ban hành và thực hiện kế hoạch đảm bảo hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn quản lý.
c) Chủ động bố trí kinh phí theo phân cấp ngân sách để triển khai thực hiện Kế hoạch nhiệm vụ được giao.
17. Thời gian thực hiện kế hoạch: Năm 2023 và các năm tiếp theo.
18. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch: Theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành và nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông chi cho nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
(Chi tiết các nhiệm vụ tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này)
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Hàng quý, 06 tháng các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Kế hoạch này vào báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
2. UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng ban, ngành Thành phố có liên quan, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Kế hoạch này; Trong quá trình tổ chức thực hiện, những vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh có văn bản đề xuất gửi về Sở Giao thông vận tải để tổng hợp, đề xuất, báo cáo./.
Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy; để báo cáo
- Thường trực Thành ủy; để báo cáo
- Thường trực HĐNDTP; để báo cáo
- Chủ tịch UBNDTP; để báo cáo
- Các PCT UBNDTP; để báo cáo
- Ban Tuyên giáo Thành ủy; để báo cáo
- Ủy ban MTTQ và các Tổ chức
chính trị - xã hội Thành phố;
- Văn phòng Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- Các quận ủy, huyện ủy, thị ủy;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, các PCVP, ĐT,TH,
NC, KTTH, KGVX;
- Lưu: VT, ĐT.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Dương Đức Tuấn
PHỤ LỤC
BẢNG PHÂN CÔNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ
(Kèm theo Kế hoạch số 195/KH-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2023 của UBND Thành phố)
TT
Nhiệm vụ
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian thực hiện
Ghi chú
a
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu chính quyền các cấp, các đơn vị chức năng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giải quyết ùn tắc giao thông xem đây là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện.
Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố
- Các Sở, ban, ngành
- UBND các quận, huyện, thị xã
1
Triển khai thực hiện Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 31/8/2022 của UBND Thành phố thực hiện Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 5/4/2022 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 và kế hoạch triển khai, dự toán ngân sách thực hiện hàng năm trình HĐND Thành phố thông qua để thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; sử dụng nguồn kinh phí xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông cho nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông.
- Sở GTVT (chủ trì tham mưu cho UBND Thành phố);
- Công an Thành phố (ban hành Kế hoạch của các lực lượng Công an Thành phố).
- Công an Thành phố;
- Sở Tài chính;
- UBND các quận, huyện, thị xã.
Quý II năm 2022 ban hành kế hoạch
Thực hiện giai đoạn 2022-2025
- UBND các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch trên địa bàn quản lý.
- Sở GTVT;
- Công an Thành phố;
- Sở Tài chính.
b
Xây dựng cơ chế chính sách và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải. Chủ động tích cực rà soát để kịp thời đề xuất với UBND Thành phố xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông cho phù hợp với tình hình thực tế, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực giao thông vận tải trên địa bàn Thành phố
- Sở GTVT (chủ trì tham mưu cho UBND Thành phố)
- Sở Tư pháp;
- Công an Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã
2022-2025
1
Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định tại Chương trình số 03-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”; Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố về đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019 của Hội đồng nhân dân Thành phố về “Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; Khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô và các phương tiện cơ giới khác; Áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải”; Nghị quyết số 33/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của HĐND Thành phố về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc và đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025
- Kế hoạch số 212/KH-UBND ngày 28/9/2017 thực hiện Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017; số 63/KH-UBND ngày 24/3/2020 thực hiện Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 10/7/2019; số 202/KH-UBND ngày 01/9/2021 thực hiện Chương trình 03-Ctr/TU ngày 17/3/2021; số 46/KH-UBND ngày 11/02/2022 thực hiện Nghị quyết 33/NQ-HĐND
- Các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện theo nhiệm vụ được phân công trong các Kế hoạch của UBND Thành phố.
c
Rà soát xây dựng, hoàn thiện các quy hoạch và kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hà Nội phù hợp với thực tiễn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của thủ đô gắn với quy hoạch giao thông vận tải của cả nước và vùng Thủ đô: Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố trực thuộc Trung Ương, các đô thị trung tâm vùng trở thành các đô thị hiện đại, thông minh, dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị. Thực hiện đồng bộ các chính sách giảm tải cho các đô thị lớn, đưa người dân ra các đô thị xung quanh, thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh, mô hình thành phố trực thuộc thành phố. Ưu tiên phát triển các đô thị nhỏ (Loại V) và vùng ven đô để hỗ trợ phát triển nông thôn thông qua các mối liên kết đô thị - nông thôn. Phát triển các mô hình đô thị mới phù hợp với thực tiễn, chú trọng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD). Lấy định hướng phát triển giao thông công cộng (theo mô hình TOD) làm cơ sở quy hoạch. Chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ Sông Hồng và các sông lớn trong vùng. Phát triển Thủ đô trở thành đô thị thông minh, hiện đại, có bản sắc, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết cùng đô thị phía Bắc.
-
Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 với Sông Hồng là trục xanh, cảnh quan trung tâm, phát triển đô thị hài hòa hai bên sông của Hà Nội. Nghiên cứu tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị; xây dựng mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai); xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục Nhật Tân - Nội Bài; tập trung triển khai quy hoạch, đầu tư xây dựng, ổn định dân cư hai bên bờ Sông Hồng và Sông Đuống; quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng.
Sở Quy hoạch - kiến trúc
- Các Sở, ngành
- Công an thành phố
- UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây
d
Huy động mọi nguồn lực, đầu tư phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch, đặc biệt là những công trình giao thông có vai trò giảm ùn tắc giao thông.
Đẩy mạnh phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường vành đai, hệ thống đường kết nối nội vùng và liên vùng theo quy hoạch, đồng bộ với quy hoạch kiến trúc, cảnh quan, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại; đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị; đầu tư xây dựng thêm các cầu qua Sông Hồng, Sông Đuống. Phấn đấu hoàn thành đường Vành đai 4 trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030. Mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài; nghiên cứu, xây dựng thêm 1 sân bay đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc.
Sở GTVT
- Công an Thành phố;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Ban QLDA ĐTXD CTGT Thành phố
2022-2027
Đầu tư kết nối, khép kín các tuyến vành đai (trong đó tập trung nguồn lực để đầu tư hoàn thiện tuyến đường Vành đai 3,5 và Vành đai 4); các trục hướng tâm, các trục chính đô thị chủ yếu, các tuyến có tính liên vùng; hệ thống các cầu qua sông; các nút giao thông trọng điểm, nút giao khác mức; các tuyến đường sắt đô thị theo quy hoạch; các công trình cấp bách giải quyết ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông... để tăng tỷ lệ đất dành cho giao thông.
Sở Kế hoạch và đầu tư
- Các Sở: Quy hoạch - kiến trúc, GTVT, Xây dựng
- UBND các quận, huyện, thị xã
- Ban QLDA ĐTXD CTGT Thành phố
- Tổ chức, triển khai xây dựng các trạm dừng nghỉ theo quy hoạch để phục vụ nhu cầu thiết yếu của lái xe, hành khách, phương tiện dọc các tuyến đường quốc lộ và đường tỉnh, đảm bảo người lái xe không quá 04 giờ là được dừng nghỉ theo quy định.
- Đẩy nhanh phát triển mạng lưới giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận, các đầu mối giao thông công cộng...) theo quy hoạch; tăng cường công tác giám sát đầu tư và ưu tiên thực hiện các dự án đầu tư bến, bãi đỗ xe sử dụng công nghệ đỗ xe thông minh, hiện đại. Chỉ phê duyệt đầu tư các khu chung cư, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi phù hợp với quy hoạch, đáp ứng yêu cầu, quy định về bãi đỗ xe, hạ tầng giao thông và kết nối giao thông với các trục đường chính trong đô thị.
- Triển khai rà soát, bố trí các vị trí đỗ xe tĩnh trong nội đô và trên địa bàn các quận; đầu tư xây dựng hệ thống giao thông tiếp cận cho người khuyết tật, người cao tuổi tại các đô thị, các công trình bảo đảm an toàn giao thông cho các đối tượng tham gia giao thông dễ bị tổn thương; nghiên cứu thí điểm làn đường dành cho xe đạp.
- Sở GTVT
- UBND các quận, huyện, thị xã Sơn Tây
- Công an Thành phố;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- Sở Quy hoạch - kiến trúc
đ
Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, phát huy hiệu quả tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có
- Đảm bảo nguồn lực cho công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông, trong đó tập trung xóa bỏ kịp thời các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, xử lý ngay các điểm thường xuyên ùn tắc giao thông, hạn chế phát sinh các điểm ùn tắc giao thông; không để xảy ra các vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
- Sở GTVT
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- Công an Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã
Chỉ đạo kiểm tra thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng, xử lý các vi phạm về hành lang an toàn giao thông theo thẩm quyền; đối với đường bộ đi song song với đường sắt qua khu vực dân cư cần phải xây dựng đường gom, hạn chế đấu nối; xây dựng lộ trình thực hiện để hoàn thành việc xóa bỏ lối đi tự mở qua đường sắt trước năm 2030; tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống tự động giám sát giao thông tại các giao cắt đường bộ với đường sắt.
UBND các quận, huyện, thị xã.
- Sở Xây dựng;
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc;
- Sở GTVT.
Nhiệm vụ thường xuyên
e
Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng đến năm 2025 đạt 30% - 35% theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII:
- Tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hợp lý các loại hình vận tải hành khách công cộng theo quy hoạch, hình thành một mạng lưới vận tải hành khách công cộng đa phương thức tiên tiến, kết nối hiệu quả và thân thiện môi trường nhằm hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 16/10/2020 của UBND Thành phố về “Phát triển phương tiện vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Thành phố giai đoạn từ năm 2021 đến 2030”.
Sở GTVT
- Tổng Cục ĐBVN;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Tài chính;
- Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.
- Công ty TNHH MTV đường sắt
- UBND các quận, huyện, thị xã.
2022-2025
g
Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; hợp lý hóa quy trình, phương pháp và nội dung đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, đảm bảo công khai, minh bạch.
Sở GTVT
- Đề nghị: Tổng Cục ĐBVN;
- Công an Thành phố.
Nhiệm vụ thường xuyên
h
Ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý điều hành giao thông nhằm tối ưu hóa khả năng thông hành của phương tiện; trong đó tập trung phát triển giao thông thông minh trong thành phố, thị xã, thị trấn, góp phần giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
Sở GTVT
- Công an Thành phố;
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- Sở Khoa học và Công nghệ;
- UBND các quận, huyện, thị xã.
2022-2025
i
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kiên quyết có hiệu quả các vi phạm trong lĩnh vực giao thông vận tải
Chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các vi phạm quy định về trật tự, an toàn giao thông; sử dụng kết quả thu được từ các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính; quản lý an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đường bộ, đường thủy nội địa; tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại đối với thiết bị cân, trạm kiểm tra tải trọng xe.
- Sở GTVT;
- Công an Thành phố;
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chỉ đạo lực lượng kiểm soát quân sự;
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đề nghị: Tổng Cục ĐBVN - Bộ GTVT; Cục CSGT - Bộ Công an;
- Sở Tài chính;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Nhiệm vụ thường xuyên
Báo cáo kết quả hàng quý; báo cáo tổng kết năm
k
Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, phổ biến quy định pháp luật về an toàn giao thông, chống ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại tất cả các cấp học trên địa bàn thành phố; Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc, các công cụ truyền thông hiện đại để tạo chuyển biến tích cực trong hành vi của người tham gia giao thông
- Sở GTVT (cơ quan thường trực Ban ATGT Thành phố);
- Sở Thông tin và Truyền thông;
- UBND các quận, huyện, thị xã.
- Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố;
- Sở Văn hóa và Thể thao;
- Sở Giáo dục và đào tạo;
- Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội;
- Các cơ quan báo, đài Thành phố.
Nhiệm vụ thường xuyên | {
"issuing_agency": "Thành phố Hà Nội",
"promulgation_date": "25/07/2023",
"sign_number": "195/KH-UBND",
"signer": "Dương Đức Tuấn",
"type": "Kế hoạch"
} |