id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
206318
https://vi.wikipedia.org/wiki/Laharpur
Laharpur
Laharpur là một thành phố và là nơi đặt ban đô thị (municipal board) của quận Sitapur thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Địa lý Laharpur có vị trí Nó có độ cao trung bình là 133 mét (436 feet). Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Laharpur có dân số 50.080 người. Phái nam chiếm 52% tổng số dân và phái nữ chiếm 48%. Laharpur có tỷ lệ 41% biết đọc biết viết, thấp hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 47%, và tỷ lệ cho phái nữ là 34%. Tại Laharpur, 19% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Uttar Pradesh
751173
https://vi.wikipedia.org/wiki/Elimia%20porrecta
Elimia porrecta
Elimia porrecta là một loài ốc nước ngọt có vảy, là động vật thân mềm chân bụng (Gastropoda) thủy sinh thuộc họ Pleuroceridae. Đây là loài đặc hữu của Hoa Kỳ. Chú thích Tham khảo Bogan A.E. 1996. Elimia porrecta. 2013 IUCN Red List of Threatened Species. Tra cứu 04 tháng 11 năm 2013. porrecta Động vật Mỹ
896271
https://vi.wikipedia.org/wiki/Doeringiella%20asignata
Doeringiella asignata
Doeringiella asignata là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Compagnucci & Roig-Alsina mô tả khoa học năm 2003. Chú thích Tham khảo Doeringiella Động vật được mô tả năm 2003
302425
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Jean-les-Deux-Jumeaux
Saint-Jean-les-Deux-Jumeaux
Saint-Jean-les-Deux-Jumeaux là một xã ở tỉnh Seine-et-Marne, thuộc vùng Île-de-France ở miền bắc nước Pháp. Dân số Người dân ở Saint-Jean-les-Deux-Jumeaux được gọi là Saint-Jeannais. Điều tra dân số năm 1999, xã này có dân số là . Xem thêm Xã của tỉnh Seine-et-Marne Tham khảo Liên kết ngoài Official site 1999 Land Use, from IAURIF (Institute for Urban Planning and Development of the Paris-Île-de-France région Map of Saint-Jean-les-Deux-Jumeaux on Michelin Xã của Seine-et-Marne
330595
https://vi.wikipedia.org/wiki/Montferrat%2C%20Var
Montferrat, Var
Montferrat là một xã, thuộc tỉnh Var trong vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur, Pháp. Xã này có diện tích 34,01 km², dân số 1134 người. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 480 mét trên mực nước biển. Biến động dân số Liên kết ngoài Montferrat trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Tham khảo Montferrat
329757
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%27Orbrie
L'Orbrie
L'Orbrie là một xã ở tỉnh Vendée trong vùng Pays de la Loire, Pháp. Xã này có diện tích 9,63 km², dân số năm 2006 là 819 người. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 35 mét trên mực nước biển. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài L'Orbrie trên trang mạng Viện địa lý quốc gia Orbrie
448937
https://vi.wikipedia.org/wiki/Of%20June
Of June
Of June là đĩa mở rộng synthpop đầu tiên của Owl City. Được phát hành ngày 21 tháng 4 năm 2007 nhưng mãi đến ngày 1 tháng 8 năm 2009, EP này mới đạt vị trí #15 trên bảng xếp hạng Billboard Dance/Electronic Albums và đứng trong bảng xếp hạng này suốt 12 tuần. Danh sách track Chú thích Đĩa mở rộng đầu tay Đĩa mở rộng năm 2007 Album của Owl City EP năm 2007 EP đầu tay
254347
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vilnius%20BASIC
Vilnius BASIC
Vilnius BASIC là ngôn ngữ lập trình dựa trên BASIC chạy trên các máy tính Elektronika BK-0010-01/BK-0011M và UKNC. Nó là một dạng nâng cao của ngôn ngữ BASIC và có chức năng là một trình biên dịch sẽ biên dịch chương trình khi có lệnh RUN. Ngôn ngữ này rất giống với MSX BASIC. Phần mềm lấy tên Vilnius, thủ đô của Litva. Xem thêm Liên kết HCM - The HomeComputer Museum about Vilnius BASIC. Митрюхин В.К., Донской А.Н., Михайлов А.В., Немов А.М. Программирование на БК-0010-01. (Programming for BK-0010-01). Tham khảo Gia đình ngôn ngữ lập trình BASIC Máy tính Liên Xô
908014
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megapenthes%20dolens
Megapenthes dolens
Megapenthes dolens là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Candèze miêu tả khoa học năm 1859. Chú thích Tham khảo Megapenthes
882799
https://vi.wikipedia.org/wiki/Osmia%20orientalis
Osmia orientalis
Osmia orientalis là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Benoist mô tả khoa học năm 1929. Chú thích Tham khảo Osmia Động vật được mô tả năm 1929
588022
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hippotion%20griveaudi
Hippotion griveaudi
Hippotion griveaudi là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae, chi Hippotion. Tham khảo Pinhey, E (1962): Hawk Moths of Central và Southern Africa. Longmans Southern Africa, Cape Town. Hippotion
851035
https://vi.wikipedia.org/wiki/10957%20Alps
10957 Alps
10957 Alps (6068 P-L) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện bởi C. J. Van Houten và I. Van Houten-Groeneveld using Palomar Schmidt Plates in 1960. Nó được đặt tên cho rạng núi Alps. Tham khảo Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Cornelis Johannes van Houten Được phát hiện bởi Ingrid van Houten-Groeneveld Thiên thể phát hiện năm 1960
887956
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hylaeus%20variolosus
Hylaeus variolosus
Hylaeus variolosus là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Smith mô tả khoa học năm 1853. Chú thích Tham khảo V Động vật được mô tả năm 1853
878709
https://vi.wikipedia.org/wiki/Marilia%20modesta
Marilia modesta
Marilia modesta là một loài Trichoptera trong họ Odontoceridae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Tham khảo Trichoptera vùng Tân nhiệt đới Marilia
385486
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bernac%2C%20Charente
Bernac, Charente
Bernac là một xã của tỉnh Charente, thuộc vùng Nouvelle-Aquitaine, tây nam nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Charente Tham khảo Xã của Charente
643342
https://vi.wikipedia.org/wiki/Teleiopsis%20bagriotella
Teleiopsis bagriotella
Teleiopsis bagriotella là một loài bướm đêm thuộc họ Gelechiidae. Nó được tìm thấy ở các vùng núi of Europe, from Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha to Hy Lạp. Ở phía bắc it is found up to dãy núi Tatra. Outside of Europe, it cũng được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nó được tìm thấy ở heights khoảng 1,200 to 3,000 mét. Sải cánh dài 17–22 mm. Con trưởng thành bay vào tháng 6 đến tháng 10. Ấu trùng ăn Oxyria digyna. Tham khảo Liên kết ngoài Fauna Europaea Lepiforum Teleiopsis Côn trùng châu Âu
813674
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%20D%C3%A2u%20da
Chi Dâu da
Chi Dâu da (danh pháp khoa học: Baccaurea) là một chi thực vật có hoa thuộc họ Phyllanthaceae. Chi này bao gồm hơn 100 loài, phân bố từ Indonesia cho đến phía Tây Thái Bình Dương. Ở Việt Nam các loài dâu da thường được trồng làm cây ăn trái. Dâu da có quả cỡ nhỏ, khi chín có màu vàng, quả có vị ngọt và chua. Các loài Hình ảnh Liên kết ngoài Chú thích
743342
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cuspivolva%20habui
Cuspivolva habui
Cuspivolva habui là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Ovulidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Cuspivolva
333531
https://vi.wikipedia.org/wiki/Izel-l%C3%A8s-%C3%89querchin
Izel-lès-Équerchin
Izel-lès-Équerchin là một xã ở tỉnh Pas-de-Calais ở vùng Hauts-de-France, Pháp. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Pas-de-Calais Tham khảo INSEE IGN Liên kết ngoài Izel-lès-Équerchin on the Quid website Izellesequerchin
205970
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C3%A0n%20nh%E1%BA%A1c%20giao%20h%C6%B0%E1%BB%9Fng
Dàn nhạc giao hưởng
Dàn nhạc giao hưởng là một tổng thể về biên chế các nhạc cụ được sử dụng theo những nguyên tắc nhất định nhằm phục vụ cho việc diễn tấu một tác phẩm giao hưởng. Hình thành từ thế kỷ 17, dàn nhạc giao hưởng trưởng thành cùng với âm nhạc giao hưởng. Qua các tác phẩm của Haydn, Mozart, Beethoven, Richard Wagner, Johannes Brahms, Tchaikovsky... dàn nhạc giao hưởng dần phát triển và được Maurice Ravel, Claude Debussy... hoàn thiện như ngày nay. Với bốn bộ nhạc khí dây, gỗ, đồng, gõ và thêm một số nhạc cụ bổ sung, dàn nhạc giao hưởng là dàn nhạc cỡ lớn, biên chế trên 50 nhạc công, đôi khi lên tới 100 nhạc công. Lịch sử Các dàn nhạc ban đầu xuất hiện với quy mô nhỏ trong các buổi lễ tôn giáo, các nghi thức và phục vụ cho biểu diễn opera, ba lê. Các gia đình quý tộc của Ý từ thế kỷ 14, 15 cũng đã có các nhạc công phục vụ cho những buổi tiệc tùng, khiêu vũ. Sự ra đời của nền khí nhạc thế tục kéo theo sự ra đời của dàn nhạc xuất hiện cùng và trong sự rút lui của các đàn violon kiểu cũ. Những dàn nhạc của thể loại opera và ba lê đầu tiên thường có biên chế nhỏ và không đồng nhất, gồm các nhạc cụ như đàn luth, viole, flute, hautbois, trombone, harpe và các loại trống. Dần dần vai trò quan trọng của bộ dây kéo được xác lập, cây đàn violon với âm thanh thánh thót, đầy đặn đã thay thế vị trí của viole. Từ giữa thế kỷ 17, các thể loại giao hưởng và các concerto độc lập cho dàn nhạc bắt đầu phát triển và dàn nhạc cổ điển cũng dần hình thành. Claudio Monteverdi đã đem tư duy bốn bè vào dàn nhạc. Trước đó các nhạc sĩ viết rất tự nhiên cho 3 hoặc 5 bè và có thể kéo như thế từ đầu đến cuối tác phẩm. Monteverdi cũng là người đầu tiên sử dụng kỹ thuật cá nhân và biết vận dụng các tính năng riêng biệt của từng nhạc cụ nhằm mục đích tăng cường tính kịch. Do đặc điểm của âm nhạc thời kỳ này là âm nhạc phức điệu nên các nhạc sĩ đi sâu vào việc tìm tòi những âm sắc phong phú để phân biệt rõ từng bè của dàn nhạc. Không chỉ là một tập hợp các nhạc cụ, dàn nhạc dần được tổ chức lại. Đồng thời chức năng của nhiều nhạc cụ cũng thay đổi, clavecin với âm thanh yếu ớt, không có bản sắc đã bị lãng quên và các nhạc sĩ dùng bộ dây và bộ hơi để thay cho nhiệm vụ của nó. Nhạc cụ dây được cải tiến, sáo ngang thay thế sáo dọc, kèn cornet gỗ biến mất... đưa kèn cor vào dàn nhạc. Thủ pháp biểu diễn mới của dàn nhạc cũng xuất hiện, đáng lưu ý nhất là thủ pháp lớn dần (crescendo), chúng đã gây hiệu quả sửng sốt cho người nghe thời bấy giờ. Đến thế kỷ 18, violon chiếm ưu thế tuyệt đối trong dàn nhạc và những nhạc cụ dây trở thành nền tảng. Các nhạc cụ flute, hautbois, basson hợp lại thành một nhóm, trompette và timbales của dàn nhạc nhà thờ được bổ sung thêm và phần hòa âm được sự hỗ trợ tích cực của đàn clavecin. Có thể thấy biên chế dàn nhạc này trong các tác phẩm của Bach, Händel, Vivaldi... Các dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng thời kỳ này có thể kể đến Gewandhaus ở Leipzig và dàn nhạc của thành phố Mannheim. Dàn nhạc Mannheim gồm: 30 đàn dây, 2 flute, 2 hautbois, 2 basson, 2 trompette, 4 cor và các timbales. Sau đó, clarinette được bổ sung vào bộ hơi. Đây cũng là thành phần của dàn nhạc giao hưởng thời kỳ cổ điển mà Haydn, Mozart và Beethoven thời kỳ đầu thường dùng. Dàn nhạc giao hưởng lớn xuất hiện cùng các bản giao hưởng cuối của Beethoven. Qua các tác phẩm của Richard Wagner, Johannes Brahms, Tchaikovsky... dàn nhạc mang thêm những màu sắc mới. Các nhạc cụ hơi và gõ được tăng thêm, cũng dẫn đến việc tăng cường nhạc cụ dây. Giữa thế kỷ 19, nhạc giao hưởng đã phát triển đến đỉnh cao. Các nhạc cụ cũng được thử nghiệm, cải tiến theo nhu cầu diễn đạt nội dung tác phẩm với những tương phản về cường độ, sắc thái. Việc sáng chế bộ phận piston làm thay đổi bộ mặt của kèn đồng trong dàn nhạc. Các nhạc sĩ cũng đưa vào dàn nhạc các nhạc cụ mới cùng các thủ pháp biểu diễn. Hector Berlioz đã đưa thêm vào tổng phổ mình những nhạc cụ như piccolo, cor anglais, clarinette basse, cornet, harpe và nhiều nhạc cụ gõ. Thành phần dàn nhạc của Berlioz rất đồ sộ, được xem như một tổ chức của dàn nhạc giao hưởng hiện đại. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, hai nhạc sĩ người Pháp Maurice Ravel và Claude Debussy lại mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của dàn nhạc giao hưởng. Tổng phổ của Ravel và Debussy đã làm mọi người ngạc nhiên về nghệ thuật phối màu, về sự kết hợp sáng tạo âm sắc và sự tận dụng những kỹ thuật, kỹ xảo của các nhạc cụ. Thế kỷ 20 là thế kỷ đánh dấu thời kỳ phát triển rực rỡ của âm nhạc viết cho dàn nhạc và cũng là thời kỳ mà dàn nhạc giao hưởng đạt đến những đỉnh cao mới về cấu trúc cũng như về nghệ thuật biểu diễn. Biên chế của dàn nhạc Biên chế của dàn nhạc tức số lượng nhạc cụ, tương ứng với nhạc công, của dàn nhạc. Số lượng và chủng loại nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng có thể thay đổi, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo bốn bộ nhạc khí chính: bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõ và bộ dây. Ngoài ra còn một số nhạc cụ có thể bổ sung như piano, đàn Harp, ghi-ta, saxophone... Ngày nay, một dàn nhạc giao hưởng đầy đủ là dàn nhạc hai quản, tức mỗi nhóm nhạc cụ hơi - bộ gỗ và bộ đồng - gồm hai cây kèn. Tương tự có dàn nhạc ba quản và dàn nhạc bốn quản. Biên chế dàn nhạc được cần bằng theo nguyên tắc về âm lượng các nhạc cụ: nếu số lượng kèn hơi tăng lên thì số lượng nhạc cụ dây và trống định âm cũng tăng theo tỷ lệ tương ứng. Trong dàn nhạc giao hưởng, vĩ cầm được chia làm hai bè: violon I và violon II. Ở bộ đồng, thay vì 3 trombone có thể dùng 2 trombone cộng một trombone basse. Bộ gõ có thể thêm một vài nhạc cụ khác, tùy theo tác phẩm. Có thể thấy biên chế của ca ba dàn nhạc hai, ba và bốn quản đều có số lượng nhạc cụ trombone như nhau, gồm ba trombone hoặc hai trombone và một trombone basse. Nhưng đôi khi trong dàn nhạc bốn quản, có thể sử dụng tới bốn trombone. Ba trombone và một tuba trong dàn nhạc được xem như bốn bè của hợp xướng đảm trách phần trầm. Tùy theo tác phẩm, biên chế của dàn nhạc có thể thay đổi. Số lượng nhạc cụ và chủng loại có thể nhiều hoặc ít hơn biên chế thông thường. Nhạc trưởng Nhạc trưởng là người chỉ huy toàn bộ dàn nhạc. Nhạc trưởng cần hiểu rõ hòa âm, bản chất âm nhạc của tác phẩm. Ở giai đoạn chuẩn bị, công việc của nhạc trưởng mang tính cá nhân. Sau đó, nhạc trưởng chỉ huy việc tập luyện cùng các nhạc công. Cuối cùng, khi biểu diễn, nhạc trưởng qua các động tác, chỉ huy dàn nhạc về nhịp độ, giúp các nhạc cụ vào đúng thứ tự, chỉ dẫn về sắc thái... Trong một dàn nhạc nhỏ thích phòng, một nhạc công có thể kiêm nhiệm vai trò nhạc trưởng. Nhưng điều này không xảy ra với dàn nhạc giao hưởng lớn. Cấu trúc dàn nhạc Bộ dây Bộ dây giữ vai trò quan trọng, gần như then chốt trong dàn nhạc giao hưởng, được sử dụng thường xuyên trong suốt tác phẩm. Các nhạc cụ bộ dây có kỹ thuật phong phú, âm sắc đồng nhất, hài hòa và có sự thống nhất chặt chẽ. Khác với bộ đồng và bộ gỗ, câu nhạc không quá dài bởi phụ thuộc hơi thổi của nhạc công, thời gian diễn tấu của bộ dây không bị hạn chế. Âm vực rộng, ngoài phần đảm nhận giai điệu, bộ dây còn đảm nhiệm phần hòa âm. Bộ dây là bộ duy nhất trong dàn nhạc có thể tự đảm nhận toàn bộ hòa thanh mà không cần sự hỗ trợ của các bộ khác. Trong tổng phổ, bộ dây đặt nằm dưới cùng, xem như làm nền cho toàn bộ dàn nhạc. Các nhạc cụ bộ dây có cấu tạo tương tự, chỉ khác nhau về kích cỡ. Âm thanh được phát bằng cách dùng vĩ (archet) tác động vào dây. Riêng đàn Harp là nhạc khí bổ sung nhưng cũng được xếp vào bộ dây. Violon Trong bộ dây, violon có ưu thế nhất về mặt kỹ thuật, khả năng biểu diễn mọi sắc thái, tình cảm. Có âm khu cao nhất, violon thường được đảm nhận giai điệu. Các violon được chia thành hay nhóm: violon I và violon II. Nhóm violon I: Dùng để đi giai điệu với mọi tốc độ. Violon I đảm nhiệm giai điệu một cách độc lập, vững vàng với âm chất thuần nhất. Cũng có thể phối hợp violon I với viola, violoncelle đi đồng âm hoặc cách quảng 8. Phối hợp với nhạc cụ bộ gỗ như flute, hautbois, clarinette đồng âm hay cách quảng 8 làm dịu tiếng kèn gỗ. Đôi khi, violon I cũng kết hợp với kèn cor. Nhóm violon II: Dùng đi bè hòa âm, có tính chất phụ họa. Violon II có thể kết hợp với các nhạc khí cùng bộ, cả violon I, để đi các âm hình hòa âm, tiết tấu. Trong một số đoạn, có thể chỉ có một violon độc tấu hoặc vài violon cùng diễn tấu. Cách này cho phép người chơi violon sử dụng được hết các kỹ xảo tinh tế mà toàn bộ khối không thể phát huy được. Thủ pháp này cũng tạo sự tương phản giữa tập thể dàn nhạc và âm thanh đơn độc của riêng một cây đàn, tạo xúc cảm cho người nghe. Viola Viola có hình dáng, cấu trúc tương tự violon, nhưng kích thước lớn hơn. Mọi thủ pháp của violon có thể sử dụng cho viola, nhưng kém linh hoạt hơn. Âm thanh của viola trầm và tối hơn violon. Với một giai điệu du dương, archet kéo hết và rung ngân sẽ có một âm sắc giống violoncelle. Ngược lại, nếu không rung, archet kéo nhẹ, phớt, thì âm thanh giống basson. Trong dàn nhạc, vai trò của viola mờ nhạt hơn violon. Chức năng chính của viola là cầu nối giữa violon và violoncelle, giữ vai trò phụ họa, dùng chơi các âm hình, làm đầy đủ cho các bè hòa âm. Đôi lúc đi giai điệu chính một mình hoặc kết hợp với haubois, clarinette, basson, đi đồng âm hay cách quảng 8. Viola có tính trang trí màu sắc. Violoncelle Violoncelle kích thước lớn hơn hẳn viola và có chân chống để đặt đứng khi diễn tấu. Trong bộ dây, violoncelle có vị trí quan trọng gần bằng violon và âm sắc cũng gần violon hơn là viola. Ưu thế của violoncelle là âm sắc gần giọng hát nam tính, diễn cảm sâu sắc và phong phú về kỹ thuật. Trong dàn nhạc, violoncelle có chức năng làm bè trầm cho bộ dây, kết hợp với contrebasse. Violoncelle có thể độc tấu ở âm khu trầm, kết hợp với viola ở âm khu trung hay cùng violon II ở bè giữa và với violon I chơi giai điệu chính ở âm vực cao. Ngoài ra violoncelle còn có thể kết hợp với cor, basson đi đồng âm hoặc cách quãng 8. Contrebasse Contrebasse là khí nhạc có kích thước lớn nhất và âm thanh trầm nhất trong bộ dây. Vai trò của contrebasse chủ yếu làm bè trầm cho cả dàn nhạc. Đi bè trầm, contrebasse không cần nhạc cụ khác hỗ trợ. Contrebasse cũng thường kết hợp với violoncelle cách 1 quãng 8 hoặc các nhạc khí trầm của bộ khác. Đi giai điệu, contrebasse chơi những giai điệu chậm rãi, nghiêm trang hoặc có màu sắc tối tăm, đe dọa, nhiều kịch tính. Bộ gỗ Các nhạc cụ bộ gỗ được chia thành bốn nhóm: flute, hautbois, clarinette và basson. Đặc điểm của bộ gỗ là không đồng nhất, mỗi nhạc cụ trong cùng một nhóm cũng có sự khác biệt giữa các âm vực. Các nhạc khí của bộ đều có thể diễn tấu giai điệu một cách độc lập với âm sắc riêng. Âm vực của toàn bộ bộ gỗ lớn hơn các bộ khác. Piccolo là nhạc khí cao nhất, bassoon là nhạc khí trầm nhất dàn nhạc. Tuy bộ gỗ phong phú về phương thức thể hiện giai điệu nhưng âm thanh hơi kém du dương, cường độ cũng kém mạnh. Kỹ thuật bộ gỗ không phong phú như bộ dây, câu nhạc không thể kéo quá dài bởi phụ thuộc hơi người thổi. Flute Flute là nhạc cụ chính của nhóm flute. Flute có âm sắc êm, dịu dàng, nhiều chất thơ, có tính sầu bi ở tốc độ chậm, càng lên cao càng sáng, nhưng thật cao sẽ chói, âm sắc lạnh. Ở âm vực trầm, flute có âm thanh yếu, khó tròn nên ít dùng trong hòa tấu. Ở âm vực giữa, âm thanh trong, thích hợp mọi cường độ, sắc thái, thường dùng đi giai điệu. Flute là nhạc khí linh hoạt, nhưng câu nhạc cần ngắt để lấy hơi. Trong dàn nhạc, dùng để đi giai điệu, flute có thể kết hợp với violon, clarinette, hautbois, basson. Nhóm flute còn có piccolo, hay còn gọi petite flute, tức flute nhỏ. Đây là nhạc khí cao nhất trong dàn nhạc giao hưởng, nhưng ít xuất hiện trong dàn nhạc nhỏ. Hautbois Hautbois có âm sắc giọng mũi, biểu hiện nội tâm, có tính ca xướng. Ở âm vực trầm, hautbois thô đặc, âm vực cao thì âm sắc chói, gần tiếng chim, lên quá cao tốn hơi, căng thẳng, không tự nhiên. Ở âm vực giữa, hautbois ngọt ngào, sử dụng dễ dàng các sắc thái. Câu nhạc cho hautbois có thể khá dài nhưng kém linh động so với flute. Trong dàn nhạc, hautbois dùng để chơi những giai điệu khoan thai, duyên dáng, đôi khi hài hước, châm chọc. Hautbois được kết hợp với flute, clarinette, basson để đi đồng âm. Kết hợp với bộ dây, âm sắc hautbois sẽ mượt mà mềm mại hơn. Trong nhóm hautbois còn có cor anglais, hay hautbois alto. Tương tự hautbois, nhưng cor anglais kém linh hoạt hơn. Ở âm vực trầm, cor anglais có tiếng hơi thô, nhưng kịch tính, âm vực cao sẽ thiếu chính xác và thường được dùng để đi giai điệu ở âm vực giữa. Clarinette Giống như hautbois, nhưng clarinette là kèn dăm đơn. Clarinette có nhiều kỹ xảo, biểu hiện các sắc thái và là nhạc cụ duy nhất trong bộ gỗ có thể khống chế tốt được cường độ. Trong dàn nhạc, clarinette có ba loại: clarinette giọng Si b, clarinette giọng La và clarinette giọng Do. Phổ biến hơn cả là clarinette giọng Si b và giọng La. Ở âm vực trầm, clarinette mang kịch tính, đe dọa. Âm vực giữa xấu nhất nên không dùng để đi giai điệu. Âm vực cao, clarinette đẹp, mang giọng nữ, ít tốn hơi. Trong dàn nhạc, clarinette có thể kết hợp với flute, hautbois, cor anglais, basson hay cùng violon, viola. Ngoài ra clarinette cũng cùng với các nhạc khí bộ gõ giữ vai trò hòa thanh đệm. Cùng nhóm clarinette còn có clarinette basse, clarinette piccolo, clarinette alto, clarinette contrebasse... Trong đó clarinette contrebasse là nhạc khí trầm nhất trong nhóm, nhưng ít sử dụng. Thay vào đó, clarinette basse xuất hiện thường xuyên làm kèm trầm của nhóm và là thành viên cố định trong dàn nhạc. Basson Basson có kích thước lớn hơn nhiều so với clarinette, xuất hiện và tham gia dàn nhạc giao hưởng trước clarinette, có mặt cùng với flute và hautbois từ thế kỷ 18. Âm thanh của basson hơi tối, gợi kịch tính hoặc chấm biếm, hài hước. Ở âm vực trầm, basson đặc, dày và tốn hơi. Âm vực giữa đầy đặn, mềm mại. Lên âm vực cao bị nén và căng thẳng. Các nốt cực cao khó thổi nên ít sử dụng. Tuy cồng kềnh, nhưng basson lại có kỹ thuật linh hoạt. Trong dàn nhạc, basson được phối hợp với thường kết hợp với violoncelle đôi khi cả với contrebasse để làm đầy phần trầm cho dàn nhạc. Âm thanh tối, basson dùng để đi các giai điệu nghẹn ngào, xót xa. Nhạc khí cùng nhóm là contrebasson. Đây là nhạc khí trầm nhất bộ gỗ, cùng là trầm nhất dàn nhạc. Kích thước lớn, kém linh hoạt, contrebasson chỉ dùng làm bè trầm chứ không đi giai điệu. Contrebasson ít xuất hiện trong dàn nhạc nhỏ và trung bình. Bộ đồng Trong dàn nhạc giao hưởng bộ đồng gồm bốn loại chính: cor, trompette, trombone, tuba và đôi khi có thêm cornet. Âm lượng các nhạc khí bộ đồng tuy không lớn bằng nhau nhưng âm sắc tương đối thống nhất hơn bộ gỗ. Khác bộ dây, bộ đồng ít khi được sử dụng liên tục mà xuất hiện trong thời gian ngắn với vai trò nổi bật, mang tính kêu gọi, thúc giục, hùng tráng. Khi diễn tả đau buồn, bộ đồng có dáng dấp đường bệ, uy nghi. Ưu điểm lớn nhất của bộ đồng chính là uy lực mạnh mẽ không có ở bộ dây và bộ gỗ. Nhưng ngược lại, bộ đồng biểu hiện tình cảm không đa dạng, nhiều sắc thái như các nhạc cụ bộ dây và bộ gỗ. Cor Kèn cor có âm sắc đẹp, thi vị, vừa mềm mại như tính chất kèn gỗ vừa kiên nghị như kèn đồng, thích hợp với nét giai điệu dài. Ở âm vực cực trầm, kèm cor nặng, không nhạy và tốt hơn ở âm vực trầm. Âm vực giữa, kèn cor uyển chuyển, phong phú, phù hợp các giai điệu trữ tình. Lên âm vực cao, cor sáng, rực rỡ, nhưng quá cao sẽ vỡ, căng thẳng. Cor thích hợp giai điệu khoan thai, chơi tốc độ nhanh khó chính xác. Trong dàn nhạc, cor được dùng để đi giai điệu chính, độc lập hoặc kết hợp với bộ gỗ và bộ dây. Cor cùng đi bè trầm cùng basson hoặc contrebasse. Với khả năng đặc biệt, cor được dùng để tạo các hiệu quả bất ngờ hoặc tăng cường sắc thái, cường độ. Trompette Trompette là nhạc khí linh hoạt nhất trong bộ đồng, có tiếng mạnh, chất kim loại rõ rệt, diễn cảm dứt khoát, có uy lực. Ở âm vực trầm, trompette kém ổn định, lên âm vực cao sẽ chói, nặng, khó chơi và cực cao sẽ mất chính xác. Âm vực tốt nhất cho trompette là âm vực giữa, âm sắc sẽ mềm mại, ngọt ngào hoặc rắn rỏi, khí thế. Trong dàn nhạc, trompette có thể diễn tả giai điệu trữ tình say đắm, cũng có thể tác động thúc giục, kêu gọi. Với ưu điểm lớn tiết tấu rõ, mạnh, trompette rất phù hợp với các giai điệu nghiêm trang, hùng tráng. Cùng nhóm trompette còn có cornet và petite trompette. Cornet có âm thanh, yếu, ít vang nhưng ấm hơn. Petite trompette, tức trompette nhỏ, được dùng bổ sung cho trompette ở âm khu cao. Trombone Kèn trombone có hai kiểu: trombone à coulisse và trombone à pistons. Trombone à pistons sử dụng piston, còn trombone à coulisse điều chỉnh cao độ bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn ống hơi - là loại phổ biến nhất. Kèn trombone có ba giọng: Alto, Tenor và Basse. Trong dàn nhạc giao hưởng, phổ biến nhất là Trombone Tenor. Ở âm vực cực trầm, trombone tối, đe dọa, nặng nề, được dùng làm âm nền. Càng lên cao, âm sắc trombone càng sáng và khỏe hơn. Âm vực giữa là tốt nhất, mềm mại hoặc mãnh liệt. Lên âm vực cao sẽ căng thẳng, mất tự nhiên. Điều khiển bằng ống hơi nên trombone không thể linh hoạt như trompette, câu nhạc cũng không dài vì ảnh hưởng thế tay. Trong dàn nhạc, trombone sử dụng cho các nét chấm phá, góp tiếng mãng liệt cùng bộ đồng. Trombone có thể độc tấu giai điệu hùng tráng hay diễn tả thúc giục, kêu gọi. Trombone cũng giữ vai trò hòa âm hay nhấn tiết tấu ở các đoạn cao trào. Tuba Tuba có kích thước lớn, âm thanh thô, chậm, nặng và trầm nhất trong bộ đồng. Ở âm vực cực trầm, tuba có âm thanh không tốt. Âm vực trầm sẽ dày, chắc chắn nhưng nặng và chậm. Âm vực giữa tiếng vang, đầy đặn, thích hợp khoan thai, nghiêm trang. Lên âm vực cao, tiếng tuba bị nén, căng thẳng nên ít khi sử dụng. Vì ống kèn tuba rất dài nên người chơi tốn hơi và hơi phát ra chậm nên chỉ phù hợp với câu nhạc ngắn, giai điệu chậm rãi. Với đặc tính nghiêm trang, trầm hùng có uy lực, tuba thường bổ sung cho phần trầm của khối kèn đồng và toàn bộ dàn nhạc tạo sự vững chãi về hòa âm. Ngoài ra tuba cùng có thể diễn tấu các giai điệu chậm và ngắn hoặc tham gia những chỗ quyết định, tạo hiệu quả đặc biệt. Bộ gõ Bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng gồm hai loại: định âm và không định âm. Chất liệu của các nhạc khí bộ gõ cũng đa dạng, từ da, gỗ đến kim khí. Trong dàn nhạc, bộ gõ có tác dụng gợi màu sắc, tạo bối cảnh đặc biệt, gây cảm giác rõ rệt về tiết tấu. Trong tác phẩm có tính chất vũ đạo, bộ gõ được khai thác triệt để. Thời gian xuất hiện của bộ gõ không dài, đôi khi chỉ một vài đoạn. Trong tổng phổ, bộ gõ được đặt trên bộ dây, dưới bộ đồng nhưng không cố định số lượng nhạc cụ. Bộ gõ cũng thường không nhất thiết có sự sắp xếp thứ tự như các bộ khác. Các nhạc cụ không định âm không cần dùng đến khuôn nhạc, chỉ cần biểu hiện các hình thức ghi trường độ theo những tuyến tiết tấu nào đó. Các nhạc khí gõ định âm Timbales: Loại trống định âm được sử dụng nhiều nhất. Timbales có ba loại: Trống lớn, trống trung, trống nhỏ. Thường timbales có hai trống trở lên và mỗi trống có một số âm nhất định. Số lượng trống tùy theo nhu cầu từng tác phẩm. Timbales có thể gây tác động kích thích, kêu gọi hay tạo những bối cảnh âm u, mờ ảo. Campanelli: Có hai loại, dùng dùi kim lại hoặc phím đánh như piano. Âm sắc campanelli sẽ lóng lánh, thanh thót nếu dùng dùi kim loại và sẽ linh hoạt hơn nếu dùng phím đánh. Campanelli có tính trang trí, tô điểm, tạo cảm giác trong sạch, yên tĩnh. Xilophone: Giống như campanelli nhưng cấu tạo bằng chất liệu gỗ và sử dụng dùi cũng bằng gỗ. Âm sắc xilophone độc đáo, hơi khô khan sắc nhọn nhưng không vang ngân. Trong các nhạc khí bộ gõ định âm còn có marimba, vibraphone, celesta hay campana nhưng ít được sử dụng hơn. Các nhạc khí gõ không định âm Triangle: còn được gọi kẻng ba góc, là một thanh kim loại uốn thành hình tam giác, treo trên dây và dùng dùi kim lại gõ vào thành của nhạc khí. Tuy không có cao độ nhất định, nhưng âm thành triangle trong trẻo, tươi tắn. Tambourine: còn gọi là trống lục lạc, được treo những chuông để rung, tang trống có thêm những miếng kim lại mỏng. Khi chơi, tay trái cầm trống, tay phải gõ vào mặt trống hoặc lắc khiến các chuông rung. Ngoài ra dàn nhạc còn có thể thêm tambour militaire - có nghĩa trống quân đội - cymbales (chũm chọe), grosse caisse, tam-tam (chiêng), castagnette. Các nhạc khí bổ sung Các nhạc khí bổ sung cho dàn nhạc giao hưởng rất đa dạng. Ở từng quốc gia, với mỗi tác phẩm, dàn nhạc có thể được bổ sung các nhạc khí khác nhau. Đàn Harp: Mang hình tam giác với 40 đến 47 dây. Harpe là loại đàn rất cổ nhưng đến cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện trong biên chế dàn nhạc và được xếp chung với bộ dây. Saxophone: Được cấu tạo hoàn toàn bằng kim loại nhưng miệng thổi dùng dăm đơn giống clarinette. Âm sắc của saxophone ở trung gian giữa bộ gỗ và bộ đồng. Một số nhạc khí khác như ghi-ta, mandoline, orgue, synthesizer xuất hiện trong nhiều tác phẩm nhưng không phải thành viên cố định. Riêng piano, nhờ tính năng phong phú dần trở thành nhạc khí của dàn nhạc giao hưởng cận đại và đương đại. Tham khảo Phối khí cho dàn nhạc giao hưởng Chương I, II, III, IV, V Xem thêm Dàn nhạc Dàn nhạc thính phòng Nhạc trưởng Giao hưởng Liên kết ngoài Dàn nhạc giao hưởng London Dàn nhạc giao hưởng Paris Dàn nhạc giao hưởng Berlin Dàn nhạc giao hưởng Philadelphia Nhạc giao hưởng Blog Giao hưởng Giao hưởng Nhạc cổ điển Sân khấu Hy Lạp cổ đại
802772
https://vi.wikipedia.org/wiki/Money%20in%20the%20Bank%20%282011%29
Money in the Bank (2011)
Money in the Bank 2011 là sự kiện thứ 7 trong 13 sự kiện pay-per-view đấu vật chuyên nghiệp sản xuất bởi WWE năm đó, và là lần thứ hai của chuỗi sự kiện thường niên Money in the Bank, diễn ra ngày 17 tháng 7 năm 2011, tại Allstate Arena ở Rosemont, Illinois. Sự kiện bao gồm 6 trận đấu, bao gồm 2 Trận đấu thang Money in the Bank. Alberto Del Rio giành chiến thắng cho Raw để giành một trận tranh đai WWE Championship vào thời gian bất kì trong năm tới mà anh chọn, trong khi Daniel Bryan giành chiến thắng cho SmackDown với cùng cơ hội tranh đai World Heavyweight Championship. Trong trận tranh đai World Heavyweight Championship cũng diễn ra trong sự kiện, Christian đánh bại Randy Orton bằng luật chống phạm quy và trở thành nhà vô địch mới theo thể loại trận đấu. Sự kiện chính chứng kiến CM Punk đánh bại John Cena để trở thành WWE Champion mới. Money in the Bank được phát sóng toàn cầu và nhận được nhiều đánh giá tích cực, với sự kiện chính nhận được nhiều lời khen ngợi nhất. Về lượt mua pay-per-view, 195.000 khách hàng đã trả để xem so với con số 165.000 của năm trước. Bối cảnh WWE Raw Power To The People ngày 20-6-2011, CM Punk đã giành được 1 suất cho chức vô địch WWE sau khi đánh bại Alberto Del Rio và Rey Mysterio. Sau trận đấu, Punk khẳng định rằng hợp đồng của anh với WWE sẽ hết hạn vào ngày 17-7 tới, chính là ngày diễn ra sự kiện Money In The Bank. Punk còn nói thêm ngay khi hết hạn hợp đồng, anh sẽ đánh bại John Cena và rời Chicago với chiếc đai vô địch. Tại Raw Roulette tuần tiếp theo, Punk đã khiến Cena thất bại trong trận Tables Match với R-Truth. Punk nói sẽ hạ gục Cena. Punk nói thêm anh không ghét Cena mà chỉ "ghen" với những gì Cena đạt được, với những ưu đãi của Cena từ "ông chủ" Mr. McMahon. Punk khẳng định mình là đô vật giỏi nhất ("I am the best wrestler in the world") và nói công ty WWE sẽ tốt hơn sau khi Vince McMahon qua đời. Mchahon không đồng tình với cm punk và quyết định cho sa thải anh. Tuần kế tiếp, Cena đòi McMahon cho CM Punk có cơ hội để cạnh tranh đai với mình. Sau nhiều phút tranh cãi, xích mích đã xảy ra giữa Cena và Vince. Ngay sau đó, McMahon tuyên bố Cena bị sa thải. McMahon sau đó rút lại yêu cầu sa thải Cena nhưng cũng ra điều kiện tại trận đấu tranh đai WWE Championship, nếu Punk rời Chicago với chiếc đai vô địch, Cena sẽ bị sa thải. Christian, người thua tại trận tranh đai World Heavyweight Championship với Randy Orton tại WWE Capitol Punishment, đòi Theodore Long cho mình thêm 1 cơ hội nữa để tranh đai World Champion. Sau khi đáp ứng được đòi hỏi của Teddy Long là giành chiến thắng trong trận đấu đội cặp với Mark Henry, Christian được ký hợp đồng cho trận đấu tranh đai của mình. Các tuần kế tiếp, do rắc rối khi Sheamus hủy bản hợp đồng và Orton luôn đáp trả Christian, Teddy sắp 1 trận đấu tại Money In The Bank giữa "The WWE Apex Predator" Orton và "Captain Chrisma" Christian tranh đai WHC với các điều kiện là nếu Orotn bị disqualified hay "Bad Call" từ trọng tài (trọng tài xử không đúng), thì Christian sẽ có được danh hiệu World Champion lần thứ 2. Nhân sự trên màn ảnh khác Tham khảo Liên kết ngoài Official website for this event WWE's official YouTube videos regarding the event WWE's official video package promoting Sự kiện chính WWE's official video package of Sự kiện chính và its aftermath 2011 Sự kiện ở Chicago Sự kiện pay-per-view của WWE năm 2011
545079
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wercklea%20intermedia
Wercklea intermedia
Wercklea intermedia là một loài thực vật thuộc họ Malvaceae. Đây là loài đặc hữu của Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chú thích Tham khảo Montúfar, R. & Pitman, N. 2004. Wercklea intermedia. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 24 tháng 8 năm 2007. Wercklea Thực vật đặc hữu Ecuador Thực vật dễ tổn thương
315683
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Seurin-de-Prats
Saint-Seurin-de-Prats
Saint-Seurin-de-Prats là một xã, nằm ở tỉnh Dordogne vùng Aquitaine của Pháp. Xã này có diện tích 5,56 kilômét vuông, dân số năm 2006 là 494 người. Xã nằm ở khu vực có độ cao trung bình 12 m trên mực nước biển. Thông tin nhân khẩu Tham khảo Liên kết ngoài Saint-Seurin-de-Prats trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Saint-Seurin-de-Prats trên trang mạng của Insee Saint-Seurin-de-Prats trên trang mạng của Quid Vị trí của Saint-Seurin-de-Prats trên bản đồ nước Pháp và các xã giáp ranh Plan de Saint-Seurin-de-Prats sur Mapquest Saint-Seurin-de-Prats
778595
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c%20phe%20trong%20Command%20%26%20Conquer
Các phe trong Command & Conquer
Command & Conquer là dòng game chiến lược thời gian thực xoay quanh những xung đột giữa các phe phái cạnh tranh khác nhau với nahu để thống trị thế giới. Có ba câu chuyện khác nhau với ba thế lực chính, cũng như các phe phái nhỏ khác nhau. Phần lớn trong số này là dựa trên thực tế các tổ chức có thực của con người, chẳng hạn như Liên Xô và Hoa Kỳ, với một phe duy nhất, Scrin, là người ngoài hành tinh. Phân nhánh Tiberium Dòng Tiberium, bao gồm trò chơi Command Conquer gốc, được đặt trong một lịch sử thay thế. Ba phe phái chính của phân nhánh này này là Global Defense Initiative, Brotherhood of Nod, và Scrin. Global Defense Initiative Phe chính diện của phân nhánh Tiberium (tất cả, ngoài trừ game mới nhất, CNC4, khi Nod cứa thế giới khỏi Tiberium), có cơ cấu nội bộ và tổ chức khá giống với một siêu quốc gia (supranational) quy mô lớn và tập hợp của tất cả quân đội hiện đại của thế giới thành một lực lượng quân sự toàn cầu hóa . GDI có khả năng triển khai ngay lập tức số lượng lớn các binh sĩ được đào tạo và trang bị đầy đủ với sự hậu thuẫn của các đơn vị mặt đất mạnh mẽ, không quân và hải quân đến bất kỳ điểm nào trên hành tinh, và điều này làm cho tổ chức mạnh mẽ và quy mô lớn hơn nhiều so với bất kỳ lực lượng quân sự ngoài đời có thể sở hữu . Global Defense Initiative sử dụng cả các loại xe quân đội cao cấp và hỏa lực mạnh, làm cho chúng thường mạnh hơn lực lượng Nod trong cuộc đối đầu trực tiếp, nhưng lại cồng kềnh và ít linh hoạt hơn. Nod nổi tiếng là giỏi khai thác những điểm yếu đó thông qua sự kết hợp của chiến tranh du kích tương lai với công nghệ dựa trên Tiberium . Đến năm 2047, lực lượng GDI đã được cơ cấu lại để cho phép cho các hoạt động với nhiều kịch bản chiến tranh, thông qua việc thành lập, điều hành các căn cứ trên tất cả các loại địa hình khác nhau , và triển khai các lực lượng mặt đất và lực lượng không quân chuyên dùng, hiệu quả đã được chứng minh bởi sự hỗ trợ bởi mạng lưới pháo binh vệ tinh quỹ đạo tiên tiến nhất trong lịch sử. Trong trò chơi, đơn vị của họ khi một chọi một thì mạnh hơn so với Nod và Scrin. Siêu vũ khí của họ là Ion Canon, một vũ khí quỹ đạo đã xuất hiện trong phân nhánh Tiberium đến nay, trước đây chỉ có khả năng phá hủy một tòa nhà duy nhất tại một thời điểm thì nay có thể tàn phá một vùng rộng lớn, thông qua 8 chùm tia ion nhỏ tập hợp vào trung tâm và ion hóa không khí trước khi tạo thành một vụ nổ cực mạnh. Brotherhood of Nod Phe đối kháng chính trong phân nhánh Tiberium, Brotherhood of Nod là một tổ chức bí ẩn khởi nguồn từ xã hội Abraham với nguồn gốc cổ đại , mà trong thời hiện đại bắt đầu thể hiện các đặc điểm kết hợp của một phong trào tôn giáo rộng lớn, một tập đoàn đa quốc gia và phân cấp nhà nước quốc gia, nhưng lại không thiên về yếu tố nào cả . Nod được dẫn dắt bởi một người đàn ông bí ẩn chỉ được biết đến như là Kane , và ảnh hưởng của nó trên thế giới với sự ra đời của các sự kiện trong đó Command & Conquer 3: Tiberium Wars đạt được tình trạng của một siêu cường độc đáo . Brotherhood of Nod đại diện cho một quân đội tôn giáo linh hoạt, khó nắm bắt và trên toàn thế giới đã phát triển mạnh về sức mạnh tinh vi tổng hợp giữa công nghệ chiến tranh du kích và lực lượng huấn luyện tốt được trang bị nghệ thuật truyền thông nhà nước và các hệ thống vũ khí tiên tiến nhất hiện có, đã được bắt nguồn từ sự hiểu biết chuyên nghiệp duy nhất của Brotherhood là công nghệ quân sự dựa trên Tiberium . Chiến thuật của Nod được đánh giá cao và tàn ác hơn của GDI, thường thấy ít hoặc không có liên quan đến cuộc sống con người, và niềm đam mê tôn giáo của họ với Tiberium cũng khiến họ sử dụng chất nguy hiểm và độc hại trên để tấn công bất cứ khi nào có thể. Lực lượng Nod thường yếu hơn GDI hoặc Scrin khi bắt đầu trận đánh, nhưng việc sử dụng công nghệ tàng hình, chiến thuật đánh-và-chạy tiên tiến của họ để kiểm soát nhịp độ trận đấu, cũng như phá hoại đối thủ. Giống như trong bản gốc C & C, siêu vũ khí trong trò chơi của họ là tên lửa hạt nhân , thay thế tên lửa chùm và hóa chất trong Command & Conquer: Tiberian Sun. Scrin Trong Tiberian Sun, lực lượng GDI xác định được vị trí và thu giữ một con tàu ngoài hành tinh kích thước lớn, được xác định là một "tàu Scrin", Brotherhood of Nod. Con tàu chứa Tacitus, một quả cầu pha lê có chứa lượng thông tin lớn về Tiberium cũng như một "cảnh báo" về một cuộc xâm lược của Scrin sắp xảy ra. Scrin đã xâm chiếm trái đất trong Tiberium Wars để thu hoạch tất cả các quặng Tiberium trên Trái Đất . Họ không được gọi theo tên, mặc dù một tham chiếu của tên họ tồn tại trong một tập tin tình báo GDI: "... bốn chữ biên dịch là: anh em, lên, kẻ thù và Scrin. Điều này tạo một số nhầm lẫn về danh tính của những kẻ xâm lược dù họ là chính là Scrin hoặc họ hàng của họ..."; họ chỉ được GDI gọi là "kẻ xâm lược" và "người ngoài hành tinh", còn Nod là "khách viếng thăm". Họ vẫn không hoạt động dọc theo Hệ mặt trời trong một thiên niên kỷ, cho đến khi đánh thức bởi các vụ nổ lớn của trái bom chất lỏng Tiberium bên dưới "Temple Prime" của Brotherhood of Nod, và tiết lộ rằng GDI biết về sự tồn tại của họ từ Tacitus, một quả cầu dữ liệu ngoài hành tinh bị chiếm bởi Kane vào cuối Tiberian Sun, dẫn đến việc nâng cấp Ion Canon. Khi đến gần Trái Đất, họ ngạc nhiên khi gặp phải lực lượng quân sự mạnh mẽ (theo bộ phim chiến dịch giới thiệu Scrin, "dân số cấp IV trên 50% bề mặt hành tinh" và "dân số cấp V trên 20% bề mặt hành tinh") vẫn còn đối phó với lây lan của Tiberium, và nhanh chóng tiến hành để khởi động một cuộc tấn công vào các thành phố trực thuộc Trái Đất. Điều này được thực hiện chủ yếu cho mục đích đe dọa vì mục tiêu thực sự của Scrin là xây dựng các tòa tháp Threshold lớn trên khắp hành tinh. Đơn vị và các công trình của Scrin hiển thị dưới dạng cơ khí sinh học và côn trùng, và có nền kinh tế và quân sự liên quan trực tiếp đến Tiberium , bao gồm khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng của chất này, lưu trữ nó với số lượng vô hạn, và sử dụng nó để nâng cao hiệu suất các đơn vị của họ. Scrin có một lực lượng hạm đội hùng mạnh trên không , có khả năng xây dựng nhanh máy bay chiến đấu "Stormrider", tàu chiến "Devastator" và "Planetary Assault Carriers", có khả năng tạo ra những cơn bão ion hóa. Phe này cũng có tính năng khả năng tạo ra hố giun để ngay lập tức dịch chuyển các đơn vị trên chiến trường thông qua các phương tiện khác nhau. Scrin được bổ sung khả năng triển khai một đơn vị trên không lớn được gọi là "Mothership", với pháo Catalyst Cannon có thể tàn phá tất cả các công trình trong một bán kính lớn bên dưới nó bằng cách bắt đầu một phản ứng dây chuyền bên trên. Tuy nhiên, "Mothership" rất chậm chạm và để tấn công. siêu vũ khí trong trò chơi của họ là những "Rift Generator", mà tạo ra một tạo một lỗ hổng trong không-thời gian trong khu vực mục tiêu, lôi tất cả mọi thứ gần nó vào chiều sâu không gian . Theo tình báo GDI về Rift Generator, "nó làm cho khoa học đằng sau Ion Canon nhìn hết sức nguyên thủy" và "tiềm năng hủy diệt của nó ngang bằng với Ion Canon của GDI và tên lửa hạt nhân của Nod." Phân nhánh Red Alert Ba phe phái chính của phân nhánh Red Alert là Đồng Minh, Xô Viết, và Empire of the Rising Sun. Ngoài ra còn có phe Yuri là được hình thành một cách bí mật ngay trong nội bội phe Xô Viết Đồng Minh Đồng Minh là phe đã được tạo ra bởi một loạt các quốc gia châu Âu để chống đỡ sự xâm lược của Xô Viết ở châu Âu trong game Red Alert đầu tiên. Họ phải chịu những thất bại nặng nề khi lúc đầu chống lại cuộc xâm lược bất ngờ của Xô Viết, nhưng cuối cùng với sự giúp đỡ của Chronosphere thì họ cuối cùng đã chặn được cỗ máy chiến tranh của Xô Viết. Trong Red Alert 2, các quốc gia Đồng Minh lại một lần nữa tập hợp lại với nhau một lần nữa chấm dứt cuộc cuộc xâm lược Hoa Kỳ của Liên Xô. Trong Red Alert 3, phe Đồng Minh không những phải tiếp tục chiến đấu với phe Xô Viết, mà còn với Empire of The Rising Sun. Tuy nhiên, quân Đồng Minh đã đánh bại Emmpire với sự giúp đỡ từ Xô Viết, sau đó Xô Viết phản lại họ nhưng cuối cùng Đồng Minh lại là người chiến thắng. Trong chiến dịch của Đồng Minh trong bản mở rộng Uprising, họ đã phải trấn áp một cuộc nổi loạn của phiến quân Empire, nhưng không biết chiến dịch này được xem là cốt truyện chính hay không. Xô Viết Là tên gọi chỉ Liên Xô và đồng minh của họ trong phân nhánh Red Alert, được tạo ra bởi sai lầm của Albert Einstein khi ông cố gắng ngăn chặn những kinh hoàng của Thế chiến 2. Họ bị đánh bại bởi Đồng Minh trong Red Alert và sau đó quay lại trong phần 2 với sự trợ giúp của Yuri nhưng lại thua và Yuri sử dụng quân đội của riêng mình để kiểm soát thế giới với "Psychic Dominator", buộc Xô Viết phải liên minh với Đồng Minh để ngăn chặn Yuri. Trong Red Alert 3 Xô Viết quyết định sử dụng máy thời gian của riêng mình và định hình lại quá khứ khi họ đang trên bờ vực của sự thất bại và bằng cách đó họ tạo ra Empire of the Rising Sun và do không có "bom nguyên tử" hoặc "tên lửa hạt nhân" nên Empire chiếm hầu hết các vùng đất của Liên Xô. Đồng Minh và Liên Xô do đó đã liên minh với nhau để ngăn chặn Empire, nhưng cuối cùng họ lại bỏ rơi Đồng Minh trong cuộc tấn công cuối cùng vào Nhật Bản, mặc dù Đồng Minh đã đánh bại Empiret. Sau khi bị quân Đồng Minh làm thất bại kế hoạch tấn công Hoa Kỳ, Xô Viết đã thua trận. Trong bản mở rộng Uprising, do Xô Viết đã làm rõ âm mưu xóa sổ Liên bang Xô Viết của FutureTech, nhà thầu quốc phòng của Đồng Minh và do đó lãnh đạo phe Đồng Minh để yên cho Xô Viết xây dựng lại nhưng không biết chiến dịch này được xem là cốt truyện chính hay không Empire of the Rising Sun Là một kết quả ngoài dự tính của Liên bang Xô viết khi họ đi ngược thời gian để loại bỏ Einstein, Empire of the Rising Sun ra đời và trở thành một trong 3 lực lượng chính của Red Alert 3 ngoài Xô Viết và Đồng Minh. Họ là kẻ thù của cả Xô Viết và Đồng Minh vì họ tin rằng định mệnh đã cho họ là người thống trị thế giới. Mặc dù Empire ban đầu nắm ưu thế trước Đồng Minh và Xô Viết kể từ khi cả hai phe này bị suy yếu do đánh lẫn nhau, hai kẻ thù của nhau này đã liên kết với nhau để chống lại Empire. Mặc dù Xô Viết sau đó phản bội lại liên minh nhưng Empire cuối cùng cũng bị đánh bại bởi quân Đồng Minh. Trong Red Alert 3: Uprising, Empire đẩy lui cả Đồng Minh và Xô Viết ra khỏi Nhật Bản và tự thiết lập lại là một siêu cường toàn cầu, nhưng không biết chiến dịch này được xem là cốt truyện chính hay không. Yuri Yuri, trưởng cố vấn cho Thủ tướng Liên Xô Romanov trong Command & Conquer: Red Alert 2, đã đào ngũ khỏi Xô Viết. Trong Command & Conquer: Yuri's Revenge, Đồng Minh phát hiện ra rằng Yuri đã tạo ra một đội quân bí mật của riêng mình để thống trị thế giới bằng cách sử dụng Psychic Dominator, một thiết bị với sức mạnh kiểm soát trí não nhân loại Các đơn vị của phe này thường dựa vào khả năng kiểm soát trí não và sự khôn ngoan hơn là sức mạnh vũ lực . Mục tiêu chính của chiến dịch của cả Đồng Minh và Xô Viết trong Yuri's Revenge là để đánh bại Yuri. Phân nhánh Generals General diễn ra trong tương lai gần, khi đó Mỹ và Trung Quốc là hai siêu cường trên thế giới, và là những mục tiêu tấn công của Global Liberation Army (gọi tắt là GLA), một tổ chức khủng bố hoạt động như một lực lượng cuồng tín bán quân sự. Mỹ và Trung Quốc được mô tả như là đồng minh trong game, và thường xuyên hợp tác với nhau trong suốt cốt truyện chống lại Global Liberation Army, được mô tả như một tổ chức không biên giới có mặt ở khắp nơi. Cả ba phe tham gia vào một cuộc chiến tranh tương tự như cuộc chiến chống khủng bố ngoài đời thực. CHND Trung Hoa Phe này phần lớn dựa vào sức mạnh và số lượng quân dông đảo, mà đỉnh cao là một loạt các xe tăng, xe thiết giáp mạnh mẽ và nặng nề, và có lực lượng không quân hạn chế dựa trên máy bay tiêm kích MiG đa chức năng. Trung Quốc tấn công trực tiếp và dùng sức mạnh tuyệt đối để đánh bại công nghệ của Mỹ và khả năng tàng hình của GLA. Xe tăng, quân đội Trung Quốc giành được phần thưởng đặc biệt khi ở trong nhóm, và sử dụng rộng rãi công tác tuyên truyền để hỗ trợ quân đội của họ. Trung Quốc có loại xe đánh tầm xa, và sở hữu lực lượng xe tăng lớn nhất trong game, bao gồm một số loại như xe tăng gắn súng phun lửa Dragon chống bộ binh, xe tăng siêu nặng Overlord xe tăng phòng không Gattling, và hai loại đơn vị pháo binh riêng biệt. Lực lượng Trung Quốc cũng tận dụng súng liên thanh, hạt nhân, và vũ khí sử dụng bom napalm để tiêu diệt kẻ thù. Trung Quốc cũng sử dụng công nghệ chiến tranh điện tử tiên tiến, bao gồm một hacker kiêm điệp viên được gọi là Black Lotus, và vũ khí xung điện từ EMP. Nuke Canon và Inferno Cannon của Trung Quốc là các đơn vị pháo binh bắn các loại đạn như napalm và hạt nhân không thể bị chặn bởi bất cứ công trình phòng thủ nào nhưng chúng dễ bị tổn thương khi tấn công ở khu vực hẹp nhỏ có nhiều nhà cửa. Trung Quốc có một bất lợi lớn là lực lượng mặt đất của họ nói chung là chậm chạp hơn so với hai phe còn lại. Do các đơn vị tấn công nhanh hầu như không có, ngoại trừ MiG, Trung Quốc buộc phải sử dụng lực lượng quân đông đảo, tấn công với các đơn vị hạng nặng, một chiến thuật mà có thể được đáp trả bằng tốc độ của GLA hoặc không lực Mỹ. Siêu vũ khí duy nhất của Trung Quốc là tên lửa hạt nhân, trong đó một tên lửa được bắn ra và tạo ra một "đám mây nấm" khi phát nổ tại mục tiêu. Trong Zero Hour Trung Quốc được bổ sung thêm "Listening Outpost" dùng để phát hiện tàng hình và chở được 2 bộ binh. Xe EMC phát sóng để làm xe tăng và xe cộ bị ngừng hoạt động. Trực thăng chuyên chở chiến đấu "Helix" chở 5 lính có thể nâng cấp giống tăng "Overlord". Chiến dịch của Trung Quốc trong General là chiến dịch mở đầu, theo đó, Trung Quốc trả đũa việc GLA tiến hành tấn công hạt nhân tàn phá Bắc Kinh, phá hủy đập Tam Hiệp, sử dụng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc và cuối cùng hoàn toàn nghiền nát lực lượng GLA hoạt động ở bờ biển Thái Bình Dương. Trong Zero Hour, Trung Quốc đánh bại trong cuộc xâm lược của GLA ở châu Âu và nắm bắt cơ hội để nổi lên như một siêu cường. . Global Liberation Army Một tổ chức nổi dậy của Trung Đông và các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, GLA ban đầu gây chiến tranh chống lại Trung Quốc để kiểm soát các khu vực trung tâm kinh tế Á châu. Do gặp hoàn cảnh khó khăn về công nghệ, GLA có các phương tiện mặt đất tương đối yếu (mặc dù được đánh giá cao về tính lưu động) và hầu như không có lực lượng không quân nên họ thúc đẩy việc sử dụng các chiến thuật du kích như: khai thác mỏ, đánh bom tự sát, cướp, và phục kích. GLA có rất nhiều loại bộ binh và xe các loại khác nhau để bù đắp bất lợi này, và có phạm vi rộng nhất của các tùy chọn tàng hình. GLA cũng có một nền kinh tế rất mạnh, với nhiều kỹ thuật thu thập tài nguyên như tận dụng đống đổ nát, thu tiền bằng các đơn vị quân địch bị tiêu diệt, và xây dựng nhiều công trình Black Market để mang lại một số tiền lớn theo thời gian. Ngoài ra, GLA là phe duy nhất trong game không cần năng lượng cho các công trình hoặc các đơn vị của họ, và bất kỳ công trình cung cấp năng lượng nào mà người chơi GLA chiếm được cũng sẽ tăng năng suất sản xuất. Các nâng cấp của GLA làm cho họ mạnh hơn khi trang bị đầy đủ, chuyển đổi một nhóm các đơn vị tương đối yếu thành một mối đe dọa đáng sợ hơn; hoặc một số xe cộ của họ có thể nâng cấp vũ khí bằng cần trước xe bằng xe cộ của kẻ thù. GLA cũng là phe duy nhất có các công trình, đặc biệt là công trình phòng thủ có khả năng tự xây dựng lại qua thời gian, trừ khi hoàn toàn bị phá hủy, khiến khó gây thiệt hại cho GLA với 1 cú bắn từ vũ khí hoặc đơn vị. Vũ khí độc hại, đơn vị tự sát, tàng hình và khả năng phục kích của GLA cho phép họ tấn công kẻ thù từ 1 địa điểm bất ngờ, và nền kinh tế mạnh mẽ, kết hợp với các đơn vị giá rẻ, nhanh nhẹn cho phép họ áp đảo đối thủ với quân số đông. Bất lợi chính của GLA là về hỏa lực, phạm vi, và độ bền, các đơn vị của họ không bằng các đơn vị của Trung Quốc và Mỹ, và họ thiếu hẳn sức mạnh không quân. Lực lượng do người chơi GLA điều khiển phải đông hoặc tinh quái hơn đối thủ, vì trong một cuộc đối đầu trực tiếp, GLA sẽ thua bởi hỏa lực của Trung Quốc và công nghệ cao cấp của Mỹ. Siêu vũ khí duy nhất của GLA là Scud Storm, gồm nhiều tên lửa mang đầu đạn sinh học và thuốc nổ bay đến mục tiêu, mà sau khi phát nổ, gây nhiễm mặt đất với bệnh than. Trong Zero Hour GLA có thêm lính "saboteur" dùng để phá nhà nhưng không thể chiến đấu. Xe "Battle bus" chở 8 lính và họ có thể khai hỏa từ bên trong. Xe "Combat cycle" chở 1 "rebel" vô cùng nhanh chóng nhưng hỏa lực không mạnh. Chiến dịch của GLA trong General là màn chiến dịch thứ 2 sau Trung Quốc, với việc tổ chức đang cố gắng phục hồi từ thất bại trong tay người Trung Quốc bằng cách gây quỹ và xúi giục các cuộc tấn công chống lại người Mỹ và Trung Quốc, cuối cùng đỉnh cao là đánh chiếm Baikonur Cosmodrome và bắn tên lửa Soyuz mang đầu đạn sinh học vào 1 thành phố không tên. Trong Zezo Hour, GLA để mất Baikonur Cosmodrome vào tay người Mỹ và do đó GLA tấn công bờ biển phía Tây của Mỹ để trả thù và cuối cùng xâm nhập châu Âu nhưng bị đánh bại bởi Trung Quốc. Hợp chủng Quốc Mỹ Là phe sở hữu công nghệ tiên tiến nhất, và chiến đấu với sự kết hợp của các đơn vị mặt đất và lực lượng không quân một mạnh mẽ, linh hoạt. Lực lượng Hoa Kỳ dựa vào kỹ năng, tính cơ động, và công nghệ cao để đánh bại hỏa lực của Trung Quốc và chiến thuật du kích của GLA. Xe mặt đất của họ có thể xây dựng các robot không người lái để hỗ trợ và sửa chữa trong chiến đấu, và lính và các loại xe của họ sử dụng rộng rãi công nghệ laser để dẫn hướng cho vũ khí và bảo vệ chống lại tấn công. Bộ binh Mỹ có một số khả năng đặc biệt, và bao gồm lính bắn tỉa tàng hình tấn công tầm xa và một commando mạnh mẽ tên là Đại tá Burton với một số khả năng xoay quanh việc phá hủy và tàng hình. Mỹ cũng sở hữu lực lượng không quân lớn nhất trong game, bao gồm máy bay trực thăng vận tải CH-47 Chinook và tấn công RAH-66 Comanche, F-22 Raptor, máy bay ném bom tốc độ cao Aurora và máy bay chiến đấu tàng hình F-117 Nighthawk. "Generals Abilities" của Mỹ xoay quanh hỏa lực không quân, bao gồm không kích của A-10 Thunderbolt II, thả lính biệt kích "Ranger". Lực lượng của họ hoạt động tốt nhất trong việc kết hợp phương pháp tiếp cận, với sức mạnh không quân hỗ trợ xe tăng và pháo binh, trong dó bộ binh hỗ trợ, bảo vệ xe tăng và máy bay, cho phép họ đánh bại đối phương có số quân đông hơn nhưng ít đa dạng hơn. Mỹ có một bất lợi lớn ở chỗ tốc độ thu thập tài nguyên chậm nhất trong game so với chi phí sản xuất quân, có nguồn cung cấp điện năng ổn định ít hơn Trung Quốc, và các đơn vị công nghệ cao rất đắt tiền. Điều này có thể được khắc phục bằng cách xây dựng một số lượng lớn Supply Drop Zones. Lực lượng Mỹ do người chơi điều khiển chỉ xây dựng một đội quân nhỏ chuyên biệt hơn so với người chơi điều khiển phe Trung Quốc hoặc GLA, và phải cố gắng giảm thiểu thiệt hại. Các tòa nhà của họ có thể tự động sửa chữa lại mà không cần đến "Construction Dozer". Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriots của họ có thể phối hợp với nhau thành 1 nhóm, hệ thống tên lửa trước định hương cho hệ thống tên lửa sau bằng 1 đường truyền màu xanh lá, giúp tiêu diệt mục tiêu chính xác hơn và hiệu quả hơn so với các căn cứ phong thủ khác của GLA và Trung Quốc Đối thủ Trung Quốc và GLA với quân số đông có thể đánh bại Mỹ. Siêu vũ khí của Mỹ là Particle Uplink Cannon, có khả năng tạo ra ra một chùm tia laser khổng lồ từ không gian và được 1 vệ tinh bắn vào mục tiêu. Siêu vũ khí này nạp nhanh hơn so với Nuclear Missile của Trung Quốc hoặc Scud Storm của GLA. Chiến dịch của Mỹ trong General là màn chiến dịch thứ 3 sau GLA, trong đó phe này tấn công GLA trên nhiều địa phương, bao gồm Baghdad và biển Caspian, đánh bại một viên tướng Trung Quốc nổi loạn hỗ trợ GLA và tiêu diệt căn cứ của họ ở thủ đô Astana của Kazakhstan. Trong Zero Hour, Mỹ chiếm lại Baikonur và đánh bại Tiến sĩ Tharx, nhưng sau đó phải rút quân khỏi châu Âu để tăng cường an ninh nội sau khi GLA xâm nhập bờ biển phía tây của Hoa Kỳ. Phe phụ Phân nhánh Tiberium The Forgotten Xuất hiện lần đầu tiên trong Command & Conquer: Tiberian Sun, The Forgotten là phe lỏng lẻo của những người có tiếp xúc với bức xạ Tiberium dẫn đến đột biến gen. The Forgotten được thường được gọi là "người đột biến" (Mutant) hoặc "Shiners", sau này là một tham chiếu liên quan đến các tinh thể Tiberium mọc trên các cơ quan của họ. Forgotten có thể tự chữa lành thông qua việc tiếp xúc với bức xạ Tiberium vì nó kích hoạt việc nhanh chóng tái tạo các tế bào trong cơ thể của họ. Họ cũng đã được chứng minh là có khả năng thuần hoá một số dạng sống Tiberium. Forgotten sử dụng các thiết bị tự tạo, ăn cướp hoặc vũ khí và phương tiện đánh cắp được từ cả Nod lẫn GDI. The Forgotten thường thể hiện là thận trọng khi tiếp xúc với GDI nhưng sau đó tích cực tham gia vào Second Tinerium War như là một đồng minh lỏng lẻo với GDI. Trong Firestorm đã cho thấy họ thực sự liên minh với GDI để trợ giúp nỗ lực ngăn chặn sự lây lan toàn cầu của Tiberium. Mặc dù dân số của họ vẫn tồn tại, Forgotten đã biến thành một chủng tộc hoang dã trong Command & Conquer 3: Tiberium Wars. GDI do đó cung cấp nơi trú ẩn, nhưng họ vẫn sẵn sàng chiến đấu cho GDI, Nod, và ngay cả Scrin. CABAL CABAL là một AI được sử dụng bởi Brotherhood of Nod trong các sự kiện của Tiberian Sun. Sau những sự kiện này, CABAL quyết định nổi loạn chống lại phe Nod và hình thành đội quân Cyborg của riêng mình, tạo ra Cuộc chiến Firestorm. Để ngăn chặn âm mưu chinh phục thế giới của CABAL, Nod và GDI quyết định tạo thành một liên minh với nhau để tiêu diệt hệ thống AI điên loạn. CABAL chỉ xuất hiện trong chiến dịch của bản mở rộng Firestorm (cả của Nod và GDI) là một phe riêng biệt (mặc dù nó sử dụng đơn vị của Nod). Nó cũng xuất hiện trong Kane's Wrath, nhưng chỉ trong một vài cái nhìn thoáng qua ngắn. Steel Talons Là một tiểu đoàn của GDI sau Second Tberium War, Steel Talons là lực lượng đặc nhiệm chuyên kiểm tra các công nghệ tiên tiến hiện trường cho GDI, trước khi chính sách trong tương lai là cho về hưu phần lớn kho vũ khí của Second Tiberium War, do đó họ sử dụng phiên bản cải tiến của một số đơn vị trong Tiberian Sun như Wolverines & Titan Walkers. Họ có hỏa lực và khả năng cực mạnh để tăng sức mạnh của vũ khí trên phương tiện. Họ là một nhóm nhỏ đặc trưng trong Command & Conquer 3: Kane's Wrath, chỉ xuất hiện trong chương đầu tiên của chiến dịch khi người chơi được Kane phái đi để lấy lại công nghệ tàng hình bị đánh cắp của Nod. ZOCOM là một đơn vị tinh nhuệ của GDI được thành lập sau Second Tiberium War gồm các cựu chiến binh, lính công nghệ cao của GDI, những người đã được trang bị đặc biệt để giải quyết các khu vực rộng lớn bị Tiberium phá hoại và để bắt đầu khai hoang các khu vực Red Zone của Trái đất, sử dụng các loại vũ khí có sát thương trên diện rộng và có nhiều công nghệ vượt trội hơn Steel Talons và thậm chí là cả GDI. Họ cũng là một nhóm nhỏ đặc trưng trong Command & Conquer 3: Kane's Wrath, chỉ xuất hiện trong chương 2 của chiến dịch khi người chơi phải tiêu diệt tất cả các lực lượng ZOCOM bao gồm 3 đơn vị MARVs Black Hand Là một đơn vị tinh nhuệ của Nod được thành lập ngay từ First Tiberium War, Black Hand sử dụng các lực lượng bộ binh tinh nhuệ nhưng lại không có các đơn vị tàng hình và không quân Marked of Kane Là một phe phụ cực kì hung hãn và là hình ảnh thu nhỏ cả công nghệ tàng hình và sự phụ thuộc vào công nghệ Cybernetic và vũ khí dựa trên Tiberium của phe Brotherhood of Nod, Marked of Kane được lãnh đạo bởi LEGION, trí thông minh nhân tạo của Nod được Kane tạo nên. Họ sở hữa các đơn vị Cyborg và do đó miễn nhiễm với khả năng điều khiển tâm trí của Scrin Masterminds và Cultists. Reaper-17 Là đội tiên phong thuộc lực lượng thu hoạch Tiberium của Scrin, Reaper-17 sở hữu các đơn vị mặt đất mạnh mẽ để bù đắp sự thiếu hụt của đơn vị Mastermind và đơn vị không quân. Traveler-59 Là phân khu 59 của lực lượng Traveler, Traveler-59 tập trung vào khả năng dịch chuyển, tốc độ và kiểm soát tâm trí. Họ chỉ xuất hiện trong chương cuối cùng của chiến dịch Nod trong Command & Conquer 3: Kane's Wrath trong đó người chơi phải đánh bại Traveler-59 để giải cứu lực lượng Black Hand bị phe này kiểm soát tâm trí Phân nhánh Red Alert Mỹ (America) Mỹ là một phần của Đồng Minh, nhưng khi chơi ở chế độ skirmish (các tính năng phổ biến nhất của trò chơi) của Red Alert 2, người chơi có thể truy cập đến khả năng "Paradrop" khi Air Force HQ được xây dựng. Trong khi điều này cho phép người chơi có được các đơn vị GI và Engineer miễn phí định kỳ trong suốt trò chơi, nhưng không thực sự cung cấp cho phe phụ này các đơn vị riêng. Vương Quốc Anh (Great Britain) Anh là một phần của Đồng Minh, nhưng khi được chơi trong chế độ skirmish của Red Alert 2, người chơi được tiếp cận với "Sniper", đơn vị phải được đào tạo bởi công trình Barrack. Sniper là một trong những đơn vị phổ biến nhất trong trò chơi với khả năng tiêu diệt bộ binh đối phương ở tầm xa với một cú bắn duy nhất. Pháp (France) Pháp là một phần của Đồng Minh, nhưng khi được chơi trong chế độ skirmish của Red Alert 2, người chơi được tiếp cận với "Grand Cannon", được cho là công trình phòng thủ mạnh nhất trong trò chơi. Đức (Germany) Đức là một phần của Đồng Minh, nhưng khi được chơi trong chế độ skirmish của Red Alert 2, người chơi được tiếp cận với "Tank Destroyer", đơn vị được đào tạo bởi công trình War Factory. Loại đơn vị này rất hiệu quả khi chống lại tăng và phương tiện nhưng yếu khi tấn công bộ binh và công trình. Hàn Quốc (Korea) Hàn Quốc là một phần của Đồng Minh, nhưng khi được chơi trong chế độ skirmish của Red Alert 2, người chơi được tiếp cận với các "Black Eagle" được xây dựng trong Air Force HQ. Đây có thể coi là máy bay mạnh nhất trong Game do nó mang 2 quả bom và sức công phá của mỗi quả bom này rất mạnh. Nga (Russia) Nga là một phần của Xô Viết, nhưng khi chơi ở chế độ skirmish (các tính năng phổ biến nhất của trò chơi) của Red Alert 2, người chơi có thể truy cập vào "Tesla Tank" được xây dựng ngay trong War Factory. Iraq Iraq là một phần của Xô Viết, nhưng khi chơi ở chế độ skirmish (các tính năng phổ biến nhất của trò chơi) của Red Alert 2, người chơi có thể truy cập vào đơn vị "Desolator" được đào tạo trong Barracks. Desolator, giống như Telsa Trooper, không thể bị nghiền nát bởi xe tăng của đối phương và được vũ trang với một súng bắn tia hạt nhân cho phép đơn vị này làm "tan chảy" bộ binh đối phương với một cú bắn duy nhất. Desolators cũng có thể làm nhiễm xạ mặt đất, làm tan chảy bất kỳ loại bộ binh đi qua và gây thiệt hại cho xe.. Libya Libya là một phần của Xô viết, nhưng khi được chơi trong chế độ skirmish của Red Alert 2, người chơi được tiếp cận với "Demolition Truck" được xây dựng trong War Factory. Demolition Truck của phe này khá giống như đơn vị cùng tên dùng bởi cả Xô Viết và Đồng Minh trong Red Alert đầu tiên, là một chiếc xe tự sát mang theo một thiết bị hạt nhân nhỏ phát nổ khi xe tiếp cận mục tiêu của nó hoặc là bị phá hủy bởi hỏa lực của đối phương. Cuba Cuba là một phần của Xô Viết, nhưng khi được chơi trong chế độ skirmish của Red Alert 2, người chơi được tiếp cận với đơn vị "Terrorist" được đào tạo trong Barracks, một đơn vị tự tử mang theo một thiết bị nổ cỡ nhỏ. Yuri Yuri là một phe mới trong Red Alert 2 Yuri's revenge. Trong chế độ skirmish, người chơi có thể truy cập đến các đơn vị tâm linh như Yuri clone, Yuri Prime, Master Mind và Psychic tower. Superweapon của phe này là Genetic Mutator biến đổi lính đồng minh và địch thành Brute trên diện rộng và Psychic Dominator thôi miên các đơn vị của đối phương mãi mãi nhưng trên một diện tích nhỏ và nó có thể phá hủy các tòa nhà trên một diện khá rộng Quân đội phe này rất khó sử dụng và có thể áp đảo SoViet vì Soviet không có vũ khí đánh từ xa hay vũ khí chống thôi miên như Prism tank và Robot tank của Đồng Minh Tác động văn hóa Nhiều người đã ​​đánh giá cao về sự đa dạng của các phe phái có trong dòng game Command & Conquer. Bởi vì các đơn vị khác nhau rõ rệt, các phong cách chơi khác nhau thường phụ thuộc vào từng phe. Các nhận xét đều ​​đánh giá cao sự đa dạng này, đặc biệt khi các trò chơi RTS tương tự có sự đa dạng rất nhỏ giữa các phe phái. Dòng Command & Conquer cũng đã ảnh hưởng đến các game thủ RTS và các trò chơi RTS trên console như Xbox 360 và PS3 đã được thực hiện. Dòng game vẫn còn phổ biến trong cộng đồng chơi game, tuy nhiên các nhà phát triển EA Los Angleas đã làm thất vọng nhiều game thủ bằng cách nói Command & Command 4 Tiberian Twilight sẽ là game cuối cùng trong xê-ri . Chú thích Liên kết ngoài Command & Conquer
900884
https://vi.wikipedia.org/wiki/Agonischius%20sternalis
Agonischius sternalis
Agonischius sternalis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Candèze miêu tả khoa học năm 1893. Chú thích Tham khảo Agonischius
58362
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1ch%20v%C3%A0ng
Bách vàng
Bách vàng hay còn gọi là bách vàng Việt Nam, hoàng đàn vàng Việt Nam, trắc bách Quản Bạ hoặc cây ché ,(có danh pháp khoa học là Callitropsis vietnamensis) là một loài cây thân gỗ trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae), có nguồn gốc tại khu vực huyện Quản Bạ thuộc tỉnh Hà Giang, Miền bắc Việt Nam. Nó được tìm thấy vào tháng 10 năm 1999, và khi đó đã được mô tả như là một chi mới và có danh pháp khoa học là Xanthocyparis vietnamensis, có quan hệ họ hàng rất gần với bách Nootka (Callitropsis nootkatensis), là loài sau đó cũng được chuyển sang chi mới này (Farjon & Hiệp N.T và những người khác, năm 2002). Sau đó, Little và những người khác (năm 2004) chỉ ra rằng tên chi ban đầu Callitropsis đã được lấy theo danh pháp khoa học của loài bách Nootka, vì thế họ lại chuyển cây bách vàng về chi này. Hiện chỉ còn khoảng 100 cây còn sống. Đặc điểm Trên cùng một cây có hai dạng lá khác nhau rõ rệt. Các cành có dạng vảy, dẹt, nhọn, sắc, mọc xen lẫn với các cành có lá kim dài, dẹt, xếp thành vòng gồm 4 lá. Nón quả trông tương tự như loài hoàng đàn giả nhưng lại chỉ có 4 vảy mọc từ gốc cành lá chứ không phải từ đỉnh cành như những loài hoàng đàn có lá vảy dẹt. Mọc ở khu vực vùng núi đá vôi trên độ cao 700 đến 1.500 m, nhiều nắng và mưa. Sử dụng Loài này có gỗ tốt, thơm, không bị mối mọt. Người dân địa phương dùng gỗ hoàng đàn vàng làm quan tài. Họ cho rằng mùi hương của thứ gỗ này có thể giữ được xác không bị hư hỏng. Vì vậy, những cây lớn sống ở cao độ thấp hầu như đã bị đốn hạ hoàn toàn, chỉ còn lại những cây nhỏ, cong queo, cây lớn nhất đường kính khoảng 40 cm. Trên hiện trường thực tế, hoàng đàn vàng có ra nón và kết hạt nhưng không tìm thấy cây con tái sinh. Như vậy cho dù khoanh vùng bảo vệ tốt, loài này vẫn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Theo tiêu chuẩn của IUCN thì hiện trạng của loài này được xếp ở cấp CR (Critically Endangered – Cực kỳ nguy cấp). Chú thích Tham khảo Farjon A., Hiệp N.T, và những người khác (2004). Xanthocyparis vietnamensis. Sách đỏ IUCN 2006 về các loài nguy cấp. IUCN 2006. Tra cứu ngày 11 tháng 5 năm 2006. Mục này trong CSDL còn bao gồm cả chứng minh giải thích l do loài này được coi là cực kỳ nguy cấp (CR). Farjon A., Hiệp N. T., Harder D. K., Lộc P. K., & Averyanov, L. 2002. A new genus and species in the Cupressaceae (Coniferales) from miền bắc Vietnam, Xanthocyparis vietnamensis. Novon 12: 179–189. Little, D. P., Schwarzbach, A. E., Adams, R. P. & Hsieh, Chang-Fu. 2004. The circumscription and phylogenetic relationships of Callitropsis and the newly described genus Xanthocyparis (Cupressaceae). American Journal of Botany 91 (11): 1872–1881. Bản tóm tắt Cây lá kim Việt Nam của Nguyễn Đức Tố Lưu và Philip Ian Thomas. Thêm một chi cây lá kim mới cho sách đỏ thế giới và sách cây cảnh Việt Nam Thực vật đặc hữu Việt Nam V Thực vật được mô tả năm 2002
972742
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nebrioporus%20fenestratus
Nebrioporus fenestratus
Nebrioporus fenestratus là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Germar miêu tả khoa học năm 1836. Chú thích Tham khảo Bọ nước Nebrioporus
596472
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ectoedemia%20hobohmi
Ectoedemia hobohmi
Ectoedemia hobohmi là một loài bướm đêm thuộc họ Nepticulidae. Nó được miêu tả bởi Janse năm 1948. Nó được tìm thấy ở Namibia. Chú thích Tham khảo Ectoedemia
930793
https://vi.wikipedia.org/wiki/Taenala%20divisa
Taenala divisa
Taenala divisa là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Gerstaecker miêu tả khoa học năm 1855. Chú thích Tham khảo Taenala
785105
https://vi.wikipedia.org/wiki/Stygobromus%20bowmani
Stygobromus bowmani
Stygobromus bowmani là một loài giáp xác trong họ Crangonyctidae. Chúng là loài đặc hữu của Hoa Kỳ. Chú thích Tham khảo Inland Water Crustacean Specialist Group 1996. Stygobromus bowmani. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. B Động vật Mỹ Động vật giáp xác nước ngọt Bắc Mỹ Động vật được mô tả năm 1967
948577
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nephrotoma%20fletcheriana
Nephrotoma fletcheriana
Nephrotoma fletcheriana là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Tham khảo Nephrotoma
880992
https://vi.wikipedia.org/wiki/Icteranthidium%20fedtschenkoi
Icteranthidium fedtschenkoi
Icteranthidium fedtschenkoi là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Morawitz mô tả khoa học năm 1875. Chú thích Tham khảo Icteranthidium Động vật được mô tả năm 1875
550280
https://vi.wikipedia.org/wiki/Miconia%20calophylla
Miconia calophylla
Miconia calophylla là một loài thực vật có hoa trong họ Mua. Loài này được (D. Don) Triana mô tả khoa học đầu tiên năm 1871. Chú thích Liên kết ngoài C Thực vật được mô tả năm 1871 Thực vật Peru Thực vật dễ tổn thương
873720
https://vi.wikipedia.org/wiki/Polycentropus%20nigrospinus
Polycentropus nigrospinus
Polycentropus nigrospinus là một loài Trichoptera trong họ Polycentropodidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Tham khảo Động vật khu vực sinh thái Indomalaya Polycentropus
286336
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ashanti%20%28ca%20s%C4%A9%29
Ashanti (ca sĩ)
Ashanti Shequoiya Douglas (sinh ngày 13 tháng 10 năm 1980) là một ca sĩ, nhạc sĩ, nhà sản xuất, diễn viên, vũ công, người mẫu người Mỹ, nổi tiếng trong thập niên 2000. Ashanti thu hút được nhiều sự quan tâm khi giành được giải Grammy cho album đầu tay Ashanti ở hạng mục "Album R&B xuất sắc nhất" cùng bài hát "Foolish" tiêu thụ được 503.000 bản trong tuần đầu tiên phát hành năm 2002. Album được ghi nhận là album có lượng tiêu thụ cao nhất của một nữ nghệ sĩ trong tuần đầu tiên. Cũng trong tuần đó, cô trở thành nữ nghệ sĩ đầu tiên có 2 đĩa đơn "Foolish" và "What's Luv" đồng thời chiếm vị trí 1 và 2 tại bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Ashanti cũng là nữ nghệ sĩ đầu tiên có 3 đĩa đơn lọt vào Top 10 của Billboard trong cùng 1 tuần và nghệ sĩ thứ 2 sau The Beatles. Cô còn là người sáng tác và hát đệm cho bài "Ain't It Funny" (Murder Remix) của Jennifer Lopez cũng lọt vào Top 10 cùng thời điểm với "Foolish", "Always on Time" (với Ja Rule), và "What's Luv" (với Fat Joe). Những năm sau đó, cô được giới truyền thông ca ngợi là "Công chúa nhạc R&B" khi đoạt 8 giải của Billboard và 2 giải American Music Awards. Năm 2007, Ashanti đã tiêu thụ hết 16,3 triệu album tại Mỹ và hơn 25 triệu album trên toàn thế giới. Ashanti chịu ảnh hưởng của Mary J. Blige, Ella Fitzgerald, Yolanda Adams, the Clark Sisters, và Blue Magic. Được đồng nghiệp và giới phê bình ca ngợi là một nhạc sĩ có tài, Ashanti đã sáng tác một số lượng lớn các ca khúc trong sự nghiệp âm nhạc. Cô cũng hoạt động tại hãng thu âm của chính mình, Written Entertainment. Cô đã phát hành album mới nhất mang tên The Declaration ngày 3 tháng 7 năm 2008.Ashanti cũng biểu diễn ca khúc "Just Stand Up!" cùng 14 nữ nghệ sĩ khác tại buổi hòa nhạc "Stand Up to Cancer" để quyên góp $100 triệu đô la cho những bệnh nhân bị ung thư. Tiểu sử Ashanti sinh ngày 13/10/1980 với tên đầy đủ là Ashanti Shequoiya Douglas. Mẹ cô, bà Tina Douglas, là cựu vũ công, và cha cô, ông Ken-Kaide Thomas Douglas trước đây là ca sĩ. Cô có một người chị em gái tên là Kenashia. Mẹ cô đặt tên cô là Ashanti vì bà có ấn tượng với Đế Chế Ashanti ở Ghana; ở quốc gia này, phụ nữ có nhiều quyền lực và sức ảnh hưởng. Mẹ của Ashanti muốn con gái bà theo khuôn mẫu đó. James, ông nội Ashanti, là một nhà hoạt động nhân quyền cùng với Martin Luther King, Jr. trong những năm 60. Lớn lên, Ashanti được cho học khiêu vũ và cô tham gia dàn đồng ca trong nhà thờ. Ashanti học ở Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật Bernice Johnson và cô được dạy nhiều thể loại khiêu vũ như tap, jazz, balê, Africa, nhảy hiện đại và hophop. Cô từng nhảy với nhóm múa chuyên nghiệp tại Đại Sảnh Carnegie, nhà hát Apollo, Viện Âm nhạc Brooklyn, Đại Sảnh Avery Fisher, và nhà hát Black Spectrum. Tại lễ trao giải thưởng Caribbean năm 1994, Ashanti biểu diễn cùng với Judith Jaminson, thành viên của Công ty chuyên về Khiêu Vũ Alvin Ailey. Dưới sự dẫn dắt của diễn viên kiêm biên đạo múa Debbie Allen, Ashanti cũng từng biểu diễn trong bộ phim truyền hình Polly của hãng Disney cùng với các bạn diễn Keshia Knight Pulliam, Jomecia Moore và Phylicia Rasgad. Năm lên 6, Ashanti hát trong hàng đồng ca gospel, tuy nhiên năm 12 tuổi, mẹ cô phát hiện ra khả năng ca hát tiềm tàng của con gái mình khi bà nghe con gái hát lại ca khúc "Remisnisce" của nữ danh ca Mary J. Blige. Đến tuổi dậy thì, mẹ Ashanti gửi đến một hãng thâu âm những cuốn băng demo thâu âm và quay hình Ashanti khiêu vũ. Lúc đó, gia đình cô không đủ tiền cho Ashanti đến phòng thu chuyên nghiệp để thâu băng demo, cho nên khi hãng thâu âm gọi, Ashanti đã phải hát và nhảy trước ban lãnh đạo của hãng. Trong thời gian học trung học, Ashanti bắt đầu tập viết nhạc. Cô từng biểu diễn trong các chương trình tài năng ở địa phương và ở Soul Cafe, China Club, Quảng trường Madison, câu lạc bộ hài kịch Caroline và Hội Chợ Hy Lạp năm 2000. Trong lần biểu diễn chính thức đầu tiên, Ashanti hát ca khúc "More Than A Melody" của danh ca Yolanda Adams. Cô cũng xuất hiện trong một số video ca nhạc của một vài tên tuổi ca sĩ lớn cùng với khả năng nhảy của cô. Ashanti cho biết những ca sĩ có ảnh hưởng đến cô bao gồm Janet Jackson, Prince, Tupac Shakur, Aaliyah, Marvin Gaye, Mariah Carey, Madonna, Ella Fitzgerald, Toni Braxton, Peggy Lee, Blue Magic, Smokey Robinson, Luther Vandross, The Clark Sisters, Mary J. Blige, và Donna Summer. Sự nghiệp Sự nghiệp ban đầu Khi Ashanti 14 tuổi, P.Diddy, ông chủ của hãng thâu âm Bad Boy phát hiện ra cô. Ban đầu, cô đến hãng và phát một ca khúc của Mary J. Blige trước mặt P. Diddy và Biggie Smalls. Ấn tượng với khả năng ca hát của cô, Diddy mời cô ký hợp đồng đào tạo với hãng. Nhưng sau đó, vì lý do hợp đồng không tốt, Ashanti đã từ chối Diddy. Chính sự từ chối này sau đó đã mang đến cho cô một hợp đồng khác với hãng Jive vào năm 1994. Tuy nhiên, lại một lần nữa Ashanti phải ra đi vì hãng thâu âm muốn hướng cô trở thành một ca sĩ hát dòng nhạc Pop. Sau đó, Ashanti tiếp tục đi học, cô tham gia đội cổ vũ và tham gia một nhóm nhạc trong trường. Cô là một học sinh xuất sắc của bộ môn tiếng Anh; cô tham gia câu lạc bộ tiếng Anh và bắt đầu sáng tác thơ. Cô cũng tham gia đội kịch nghệ của trường và từng biểu diễn trong vài vở kịch. Năm 1998, cô tạm gác chuyện học hành lại sau khi ký một hợp đồng khách với hãng thâu âm Epic. Tuy nhiên, ban quản lý của công ty tại không tập trung nhiều vào cô. Ashanti tiếp tục biểu diễn tại một số vũ trường ở New York và bắt đầu giao du với hãng thâu âm Murder Inc. với hy vọng có một bước ngoặt mới. Irv Gotti, giám đốc của Murder Inc. nhanh chóng chú ý tới Ashanti bởi năng trình độ ca hát của cô. Ban đầu Ashanti yêu cầu Gotti sản xuất một vài ca khúc demo cho cô thâu âm, cô đưa ra các bản nhạc ưng ý của mình, nhưng ngay lúc đó Gotti lại có một ý định khác. Anh yêu cầu cô viết nhạc cho vài ca sĩ hát rap của anh và Ashanti sẽ hát cùng với họ trong một vài đoạn của ca khúc. Ashanti lần đầu được hát bè trong ca khúc "How We Roll" của rapper Big Pun. Cùng năm đó, Ashanti được biểu diễn cùng với đồng nghiệp Cadillac Tah trong đĩa đơn "Pov City Anthem" và "Just Like A Thug". Năm 2001, Ashanti góp giọng trong nhạc phim "The Fast and The Furious" cùng với ca sĩ Vita trong bản phối lại theo phong cách hip hop từ ca khúc "Justify My Love" của ca sĩ Madonna. Ashanti cũng đơn ca một ca khúc khác có tên "When A Man Does Wrong". Ashanti tham gia hát bè trong ca khúc "I'm Real (Murder Remix)", một kết hợp của đồng nghiệp Ja Rule và ca sĩ Jennifer Lopez (Ashanti cũng xuất hiện trong video ca khúc "Ain't It Funny (Murder Remix)", một bản song ca khác của Jennifer Lopez và Ja Rule, ca khúc này do Ashanti viết lời và hát bè), sau đó cô cũng góp giọng trong ca khúc "What's Luv?" và "Always On Time" của Fat Joe và Ja Ryle. Hai ca lhúc này được cùng lúc phát hành và trở thành hai trong những ca khúc đình đám của năm 2002. Ashanti trở thành nữ ca sĩ đầu tiên cùng lúc chiếm hai vị trí dẫn dầu trong bảng xếp hạng Billboard Hot 100 (100 ca khúc hay nhất của Billboard) với lần lượt "Always On Time" đứng hạng 1 và "What's Luv?" đứng thứ nhì. Album đầu tay: Ashanti (2002) Nối tiếp thành công từ hai đĩa đơn hát cùng với Ja Rule và Fat Joe, Ashanti tung ra đĩa đơn đầu tiên của cô mang tên "Foolish", ca khúc lấy giai điệu từ ca khúc "Stay With Me" của DeBarge năm 1983 (giai điệu này cũng được sử dụng trong đĩa đơn nổi tiếng "One More Chance" của Notorious Big năm 1995, và trong ca khúc "MVP" của Big L). "Foolish" cũng chính là ca khúc thành công nhất của Ashanti tính đến nay. Đĩa đơn này giữ vị trí quán quân trong vòng 10 tuần lễ trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Ashanti trở thành nghệ sĩ thứ hai (sau The Beatles) có 3 đĩa đơn đầu tay cùng lúc đứng hạng nhất trên Hot 100. Đĩa nhạc đầu tây của Ashanti lấy chính tên cô được phát hành bởi hãng thâu âm Murder Inc. của Irv Gotti vào tháng 4 năm 2002. Album đạt hạng nhất ngay trong tuần phát hành đầu tiên trên bảng xếp hạng 100 album xuất sắc (sau này là Billboard 200). Album được chứng nhận 3 lần đĩa Bạch Kim ở Mỹ và tiêu thụ trên 6 triệu bản trên toàn thế giới. Ashanti viết nhạc cho 12 ca khúc của album, hầu hết là trong phòng thu. Năm 2002 cũng là năm cho ra đời nhiều ca sĩ đối thủ trong dòng nhạc R&B của Ashanti như Amerie, Tweet và Nivea. Nhờ vào sự thành công quá rực rỡ trong dòng nhạc R&B, mỗi ca khúc tung ra của Ashanti đều nằm trong top 10 ca khúc hay nhất trong bảng xếp hạng dòng R&B/Hip Hop liên tục mỗi tuần từ tháng 1 cho đến tháng 11 năm 2002. Các đĩa đơn tiếp theo của Ashanti, "Happy" và "Baby", không đạt thành công nhiều như đĩa đơn "Foolish" đầu tay, nhưng cũng lần lượt đạt thứ hạng trong top 10 và 20 ca khúc hay ở Mỹ. Trong khoảng giữa năm 2002, Ashanti tham gia ca khúc "Down 4 U" của Ja Rule cùng với các đồng nghiệp Vita và Charli Baltimore. Ca khúc này có mặt trong đĩa tổng hợp của Murder Inc. mang tên "Irv Gotti Presents The Inc". Album đầu tay của Ashanti mang lại cho cô nhiều giảithưởng, bao gồm 8 giải Billboard, 2 giải AMA, và một giải Grammy danh giá vào năm 2003 cho hạng mục "Album R&B đương đại xuất sắc nhất". Ashanti cũng được đề cử cho hạng mục "Ca sĩ mới xuất sắc nhất" và đĩa đơn "Foolish" được đề cử cho giải "Nữ Ca Sĩ hát R&B hay nhất". Tạp chí FHM (For Him Magazine) gọi cô là "Nữ Ca Sĩ Quyến Rủ Nhất" năm 2002. Cô cũng nhận một giải Comet và 2 giải Soul Train cùng năm. Ashanti trở thành đề tài bàn luận khi có thông tin rằng cô sẽ nhận giải thưởng Soul Train do nữ danh ca Aretha Franklin đề lập ở hạng mục "Ca Sĩ Của Năm", một nam học sinh trung học đã lên tiếng phản đối và bắt đầu lập kiến nghị trên mạng để chống lại điều này. Theo tờ thời báo "The Seattle" thì lý do phản đối là "Ashanti chỉ là lính mới nên không đáng được nhận giải thưởng đó". Đã có gần 30000 người đồng ý với nam học sinh này. Nhiều ý kiến khác cho rằng những ca sĩ có thâm niên hơn Ashanti như là Mary J. Blige, Missy Elliott hoặc ít nhất cũng phải như Alicia Keys hay India.Arie mới xứng đáng nhận giải thưởng mang tên huyền thoại âm nhạc Aretha Franklin. Mặc dù vậy, hội đồng giải thưởng và Don Cornelius vẫn giữ nguyên ý định của mình. Ashanti được hoan nghênh bởi các đồng sự âm nhạc khi cô bước lên bục nhận giải thưởng danh giá trong khán phòng Pasadena Civic. Trên sân khấu, cô nhận được sự ủng hộ của ca sĩ huyền thoại Patti Labelle. Bà nói "Cô bé là một tài năng và chúng ta cần ủng hộ cô bé". Năm 2002, Ashanti tiếp tục giành một trí trong top 10 ca khúc hay với "Down 4 U" và album của ca khúc này cũng đạt chứng nhận đĩa Vàng khoảng cuối năm 2003. (còn tiếp) Album Ashanti (2002) Chapter II (2003) Concrete Rose (2004) The Declaration (2008) Chú thích Liên kết ngoài Official site Official Universal Motown Group Site AshantiDouglas.Us Ca sĩ nhạc R&B Ca sĩ nhạc Hip hop Người đoạt giải Grammy Người New York Nhân vật còn sống Nhà sản xuất thu âm người Mỹ gốc Phi Nữ diễn viên đến từ New York Nữ diễn viên điện ảnh Mỹ Nữ diễn viên Mỹ thế kỷ 21 Nữ diễn viên truyền hình Mỹ Sinh năm 1980 Ca sĩ Mỹ thế kỷ 21 Nhạc sĩ nhạc dance Mỹ Nghệ sĩ của Epic Records Nữ diễn viên Mỹ gốc Phi Nữ vũ công Mỹ gốc Phi Nghệ sĩ của Def Jam Recordings Nữ vũ công Mỹ Người viết bài hát New York Người Mỹ gốc Hoa
208259
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sivaganga
Sivaganga
Sivaganga là một thành phố và khu đô thị của quận Sivaganga thuộc bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Địa lý Sivaganga có vị trí Nó có độ cao trung bình là 102 mét (334 feet). Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Sivaganga có dân số 40.129 người. Phái nam chiếm 50% tổng số dân và phái nữ chiếm 50%. Sivaganga có tỷ lệ 82% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 86%, và tỷ lệ cho phái nữ là 77%. Tại Sivaganga, 11% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Tamil Nadu
464590
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wittersheim
Wittersheim
Wittersheim là một xã thuộc tỉnh Bas-Rhin trong vùng Grand Est đông bắc Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Bas-Rhin Tham khảo INSEE commune file Xã của Bas-Rhin
724855
https://vi.wikipedia.org/wiki/Oliva%20pacifica
Oliva pacifica
Oliva pacifica là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Olividae, họ ốc gạo hoa. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Oliva
663530
https://vi.wikipedia.org/wiki/Daphnis%20vriesi
Daphnis vriesi
Daphnis vriesi là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae. Loài này có ở Philippines. Chiều dài cánh trước khoảng 35–38 mm đối với con đực và 38–42 mm đối với con cái. Phía trên cánh trước giống Daphnis hayesi, nhưng màu nền nâu. Chú thích Tham khảo Daphnis
823478
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20t%E1%BB%AD%20t%C3%B9
Chữ người tử tù
Chữ người tử tù là một tác phẩm văn học thuộc thể loại truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Tuân. Ban đầu, truyện ngắn này mang tên Dòng chữ cuối cùng khi được đăng trên tạp chí Tao đàn số 1 ngày 1 tháng 3 năm 1939 với lời đề từ "Ngày xưa có một tử tù viết chữ đại tự rất tốt". Năm 1940, tác phẩm chính thức được nhà xuất bản Tân Dân cho ra mắt trong tập Vang bóng một thời và đổi tên là Chữ người tử tù. Đây được xem là truyện ngắn xuất sắc nhất trong tập truyện. Chữ người tử từ đã được đưa vào sách giáo khoa môn Ngữ văn cho lớp 11 trong bộ sách do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội biên soạn và nhà xuất bản Giáo dục xuất bản vào năm 1992, và tiếp tục xuất hiện trong chương trình Ngữ văn lớp 11 cho đến năm 2018. Ngoài ra, tác phẩm còn nhiều lần xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam. Kể từ năm 2022, tác phẩm được chuyển sang chương trình Ngữ văn lớp 10 cho cả chương trình cơ bản và nâng cao theo Chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai vào năm 2018. Nhân vật Huấn Cao: một tử tù có tâm hồn nghệ sĩ, có tài viết thư pháp. Hình tượng nhân vật được cho là dựa trên nguyên mẫu Nguyễn Cao. Viên quản ngục: người quản ngục nhưng có lòng yêu quý tài năng của Huấn Cao Cốt truyện Huấn Cao vốn là một nhà nho có tài viết chữ nhanh và đẹp, nhưng vì chống lại triều đình mà trở thành tử tù. Trước ngày bị xử tử, Huấn Cao bị giải đến nhà ngục nơi có viên cai ngục và thầy thơ lại, những người rất hâm mộ tài viết chữ của Huấn Cao. Trong những ngày bị giam ở đây, Huấn Cao được viên quản ngục và thầy thơ lại đối đãi rất tốt. Khi viên quản ngục nhận được tin ngày xử tử Huấn Cao đã tới gần, ông liền cùng thầy thơ lại vào nhà ngục để hoàn thành tâm nguyện là xin Huấn Cao cho chữ. Huấn Cao vì cảm mến thái độ "biệt nhỡn liên tài" và tấm lòng yêu cái đẹp của viên quản ngục nên đã đồng ý cho chữ. Tham khảo Nguồn Nguyễn Tuân Truyện ngắn Việt Nam
301410
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20Th%E1%BB%8D%20Ch%C3%A2n
Nguyễn Thọ Chân
Nguyễn Thọ Chân (20 tháng 8 năm 1922 – 6 tháng 1 năm 2023, bí danh: Sáu Khanh, Phi và Hoan) là một chính khách và nhà ngoại giao Việt Nam. Ông từng là Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên Xô (1967–1971) và kiêm Đại sứ tại Thụy Điển (1969–1971), cựu Bộ trưởng Bộ Lao động Việt Nam; Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III. Sự nghiệp chính trị Nguyễn Thọ Chân sinh ngày 20 tháng 8 năm 1922, quê ở làng Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, cùng quê và là chú họ Tổng Bí thư Đỗ Mười. Ông tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương từ năm 1936, đấu tranh yêu cầu chính quyền thực dân Pháp mở rộng quyền tự do dân chủ cho Đông Dương. Chịu ảnh hưởng nhiều của một số đảng viên Cộng sản đang hoạt động công khai hoặc bí mật lúc đó trong phong trào Bình dân, ông tích cực tham gia hoạt động và trở thành một đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm tháng 9 1939, khi mới 17 tuổi. Năm 1942, ông làm công nhân đi vô sản hóa và tham gia tỉnh ủy Hà Đông. Tháng 8 năm 1942, ông làm Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông thay ông Bạch Thành Phong. Cuối năm 1942, đầu năm 1943, ông tham gia Ban cán sự (Thành ủy Hà Nội) cùng với Vũ Kỳ(sau này là thư ký riêng của Hồ chủ tịch), làm Bí thư Thành ủy. Tháng 4 năm 1943, ông bị chính quyền Pháp bắt cùng với Vũ Kỳ. Tháng 7/1943, ông bị chuyển sang Hỏa Lò sau đó bị xử ra tòa án binh, bị kết án 20 năm tù khổ sai. Cuối năm 1943, ông bị đày đi Côn Đảo. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, ông được Chính phủ đón về cùng với Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng... được phân công về tham gia Tỉnh ủy Gia Định. Hoạt động tại miền nam Tháng 3/1946, ông được cử về Sài Gòn, khôi phục lại các tổ chức lập lại Thành ủy và làm Bí thư Thành ủy Sài Gòn. Cuối năm 1946, Nguyễn Văn Linh về thay ông làm Bí thư thành ủy Sài Gòn, ông chuyển sang làm Bí thư ban cán sự nội thành, phụ trách các đảng bộ Pháp kiều và Hoa kiều. Năm 1949, ông được cử tham gia phái đoàn miền Nam ra họp Đại hội lần thứ hai của Đảng tại Việt Bắc. Tại đây, ông lần đầu tiên được tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Do Đại hội Đảng hoãn họp, theo chỉ thị của chủ tịch Hồ Chí Minh, ông trở về Nam Bộ cùng Phạm Hùng qua Đông Bắc Thái Lan. Cuối năm 1949, sau khi từ chiến khu Việt Bắc trở về, ông tham gia Thường vụ Đặc khu ủy Sài Gòn - Chợ Lớn, rồi tiếp tục lại phụ trách nội thành. Tháng 4/1951, ông bị quân Pháp bắt và bị giam giữ đến năm 1954 mới được trao trả. Hoạt động tại miền bắc Năm 1956, ông được phân công công tác tại Bộ Lao động, giữ chức Vụ trưởng, Tổng Thanh tra Lao động. Năm 1959, ông được cử về làm Phó bí thư thường trực Thành ủy Hà Nội. Năm 1960 ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam khóa 3, và được cử làm Phó bí thư Thành ủy Hà Nội. Năm 1961, ông làm Bí thư khu ủy Hồng Quảng. Đến năm 1964, Chính phủ thống nhất khu Hồng Quảng và tỉnh Hải Ninh thành tỉnh Quảng Ninh và ông được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh đầu tiên..Năm 1965, ông thay mặt lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về vui Tết. Tham gia công tác ngoại giao Năm 1967, ông về công tác tại Bộ Ngoại giao và được giao nhiệm vụ là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên Xô. Trước khi nhận nhiệm vụ, ông có thắc mắc: "Tôi lùn và xấu thế này, làm sao mà làm ngoại giao được?". Chủ tịch Hồ Chí Minh có giải thích: "Làm ngoại giao nhưng đừng có ngoại giao quá, đừng có lễ tân lắm, cốt nhất là ở lòng chân thành của mình với người ta". Tháng 2 năm 1968, ông được cử làm đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang thăm Thụy Điển và cùng tham gia cuộc tuần hành chống Mỹ xâm lược Việt Nam tại Stockholm. Trong cuộc tuần hành này, đaị diện chính phủ Thụy Điển, ông Olof Palme - Bộ trưởng giáo dục đọc diễn văn chống xâm lược Mỹ và tuyên bố chính phủ Thụy Điển ủng hộ 5 triệu Dollar Mỹ để trang bị cho một bệnh viện Việt Nam, sau đó thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tháng 6 năm 1968, ông cử Lưu Văn Lợi, lúc đó là tùy viên văn hóa - báo chí của đại sứ quán, tháp tùng cố vấn Lê Đức Thọ sang Paris tham gia các cuộc thương lượng với Henry Kissinger. Năm 1969, ông được cử kiêm nhiệm chức vụ Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Thụy Điển. Ngày 12 tháng 6 năm 1971, ông Nguyễn Hữu Ngô, đại sứ Việt Nam tại Tiệp Khắc, được cử thay ông kiêm nhiệm chức đại sứ tại Thụy Điển.. Ngày 30 tháng 10 năm 1971, ông Võ Thúc Đồng được cử thay ông giữ chức đại sứ tại Liên Xô. Về nước Sau khi về nước, Nguyễn Thọ Chân được cử làm Chủ nhiệm Ủy ban Thống nhất Chính phủ và Phó trưởng Ban Thống nhất Trung ương của Đảng (1971 - 1974) thực hiện nhiệm vụ chi viện cho miền Nam. Năm 1974 ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ lao động thay cho ông Nguyễn Hữu Khiếu, nhiệm kỳ bộ trưởng đến năm 1981., Năm 1981 ông làm Trưởng ban Thi đua Trung ương và Phó chủ tịch Hội đồng thi đua toàn quốc đến năm 1989. Nghỉ hưu và qua đời Năm 1989, ông nghỉ hưu và cư trú cùng gia đình tại đường Cao Thắng, phường 3, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Sau khi về hưu, ông vẫn tiếp tục hoạt động xã hội, ông đứng ra xây dựng và làm Chủ tịch đầu tiên Hội sinh vật cảnh Việt Nam cho đến khi sống định cư tại TP Hồ Chí Minh, ông vẫn làm Phó chủ tịch Trung ương hội và làm Chủ tịch Hội sinh vật cảnh tp. HCM trong nhiều năm Tuy về hưu nhưng ông vẫn tiếp tục viết những công trình nghiên cứu về vấn đề chính trị ngoại giao và đề đạt với Trung ương Đảng Ông được đánh giá như một cán bộ thanh liêm, giản dị. Sau thời gian công tác ở nước ngoài, ông và gia đình không có nhà riêng mà ở nhà khách Trung ương suốt gần 20 năm. Ông qua đời ở tuổi 102 tuổi vào lúc 23 giờ 15 phút, ngày 6 tháng 1 năm 2023, tại Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Lễ tang của ông được tổ chức theo nghi thức Lễ tang cấp cao. Ông được di quan hỏa táng vào lúc 7 giờ ngày 10 tháng 1 và được tổ chức lễ viếng từ 7 giờ đến 11 giờ ngày 12 tháng 1 năm 2023, tại Nhà tang lễ Quốc gia phía Nam (số 5 Phạm Ngũ Lão, Phường 3, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh). Đến 11 giờ ngày 12 tháng 1, lễ truy điệu của ông được tổ chức và sau đó, lưu tro cốt tại Nghĩa trang thành phố ở thành phố Thủ Đức. Tham khảo Liên kết ngoài Người Hà Nội Người Sài Gòn Nhà ngoại giao Việt Nam Hàm Đại sứ (Việt Nam) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Bí thư Tỉnh ủy Hà Đông Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Kháng chiến Người thọ bách niên Việt Nam Bí thư Thành ủy Sài Gòn Mất năm 2023
439604
https://vi.wikipedia.org/wiki/Neuvy-en-Beauce
Neuvy-en-Beauce
Neuvy-en-Beauce là một xã thuộc tỉnh Eure-et-Loir trong vùng Centre-Val de Loire ở bắc trung bộ nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 142 mét trên mực nước biển. Tham khảo Neuvyenbeauce
811487
https://vi.wikipedia.org/wiki/Uy%E1%BB%83n%20Th%C3%A0nh
Uyển Thành
Uyển Thành () là một khu (quận) thuộc địa cấp thị Nam Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Nhai đạo Trấn Quan Trang (官庄镇) Ngõa Điếm (瓦店镇) Hồng Nê Loan (红泥湾镇) Hoàng Đài Cương (黄台岗镇) Hương Tham khảo Liên kết ngoài Trang thông tin chính thức Đơn vị cấp huyện Hà Nam (Trung Quốc) Nam Dương, Hà Nam
830160
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1nh%20m%C3%AC%20tr%E1%BA%AFng
Bánh mì trắng
Bánh mì trắng là một loại bánh mì được làm từ bột lúa mì ở giai đoạn cám và mầm đã được loại bỏ thông qua một quá trình xay xát. Sau khi loại bỏ các cám, trong đó có dầu, cho phép sản phẩm được làm ra với dạng bánh mì màu trắng và có khả năng lưu trữ được lâu. Bánh mì trắng làm từ bột mì trắng tinh luyện có hàm lượng chất xơ không cao bằng bánh mì trắng làm từ bột mì trắng thô (còn vỏ cám). Ngày nay có đề nghị nên thay thế loại bánh mì trắng bằng việc sử dụng bánh mì ngũ cốc. Loại bánh mì này có thể ăn sáng cùng mứt, kẹp thịt làm sandwich hay kẹp phômai nướng giòn… Thành phẩm bánh mịn mềm, không ngọt quá. Sản phẩm bánh mì trắng làm từ bột mì thô để có được tối đa những lợi ích cho sức khỏe. Nó có thể thay thế cho những món ăn giàu calo vì hàm lượng calo thấp và giàu dưỡng chất. Tùy vào cách chế biến, một lát bánh mì trắng cung cấp 69% calo từ chất bột đường, 15% từ chất béo và 16% từ protein. Tuy nhiên có cảnh báo những phụ nữ châu Á ăn theo chế độ ăn kiểu phương Tây gồm nhiều thịt, bánh mì trắng, sữa và bánh ngọt có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn các đối tượng khác. Nó là một trong những loại thực phẩm có thể gây hại cho thai nhi. Chú thích Xem thêm Bánh mì đen Bánh mì nâu Danh sách các loại bánh mì Bánh mì
744982
https://vi.wikipedia.org/wiki/Comitas%20spencerensis
Comitas spencerensis
Comitas spencerensis là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Turridae. Chú thích Tham khảo Comitas
720596
https://vi.wikipedia.org/wiki/Drillia%20angolensis
Drillia angolensis
Drillia angolensis là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Drilliidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Drillia
194473
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%B4ng%20Ara
Sông Ara
là một dòng sông ở Nhật Bản, dài 173 km, có lực vực rộng 2940 km². Sông bắt nguồn từ núi Kobushi ở chỗ giáp ranh ba tỉnh Nagano, Saitama, Yamanashi, tích nước ở vùng núi Chichibu phía Tây Saitama, chảy qua Saitama và Tokyo, đổ vào vịnh Tokyo. Chính phủ Nhật Bản coi sông Ara là sông loại I của đất nước. Sông có lưu lượng là 30 m³/s. Có bảy con đập được xây trên dòng sông này, trong đó có 6 nhằm phục vụ thủy lợi và 1 phục vụ phát điện. Tham khảo Sông của Nhật Bản Saitama Tokyo
340330
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A3%20%C4%91%C3%AAm%20Patpong
Chợ đêm Patpong
Chợ Patpong (location: ), (tiếng Thái: พัฒน์พงษ์, tiếng Việt đọc như là "Phắt phong") là một chợ đêm, cũng là một "khu đèn đỏ". Ngoài phục vụ ăn uống cho du khách, Patpong còn là một chợ tình dục. Patpong đại diện cho ngành công nghiệp tình dục hay du lịch tình dục của Bangkok. Cũng giống như những con đường đỏ khác, Patpong là nơi tụ tập của du khách nước ngoài và những người nhập cư luôn nhộn nhịp về đêm. Patong bao gồm hai bên đường chạy song song giữa đường Silom và đường Surawong và một mặt đường chạy từ phía đối diện của Surawong. Patpong là có thể đi bộ tới từ các trạm BTS Skytrain Silom và ga tàu điện ngầm MRT Bangkok Metro Blue Line ở ga Silom Station. Patpong 1 là đường phố chính, với nhiều quán rượu các loại. Patpong 2 cũng có nhiều quầy bar. Riêng Pattong 3 nằm gần Soi Jaruwan kéo dài đến tận hẻm Patong 4 lại biết đến như là con đường dành cho gay. Hầu như ở đây có đầy đủ các dịch vụ masage và các dịch vụ khác cho nam giới, riêng Patong 4 thì lại dành riêng cho trai gọi và phục vụ cho riêng người Nhật Bản khi đầy các quán rượu và bar dành cho gay. Lịch sử Năm 1946, một số người Hoa thuộc Hải Nam - Trung Quốc đến đây xây dựng những shop nhỏ để buôn bán, hầu hết là họ thuê mướn lại từ các công ty bất động sản. Con đường ban đầu này được thành lập lấy tên là đường Patong 1. Về sau, Patong 2 và Patong 3 đưộc xây dựng nối tiếp Patong 1 như là các khu phố sầm uất với rất nhiều quán rượu và bar, sàn nhảy hay massege. Riêng Soi Thaniya có nhiều quầy bar đắt tiền với các barbargo dành riêng cho khách Nhật Bản. Patong từ đó trở thành con phố dành cho du lịch tình dục phục vụ cho gay và nam. Năm 1968, Patong được biết đến như là một R & R (Rest và Recuperation) hay còn gọi là địa điểm giải trí phục vụ cho quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, mặc dù chính R & R thực sự là khu vực dọc theo đường mới Petchburi. Những năm 1970 và những năm 1980, Patong nổi tiếng được biết đến như là con đường tình dục. Nắm được các yếu tố đó, các thương gia đã bán những khu đất nằm trong khu vực này, và hiển nhiên những người thuê mướn lại đã biến nó thật sự trở thành thiên đường cho du lịch tình dục. Ngày nay, các khu vực đêm của Nana Plaza và Soi Cowboy được mở ra tiếp tục bổ sung cho phố Patong. Patong hiển nhiên trở thành khu đèn đỏ dành cho du lịch tình dục sôi động nhất Bangkok. Đa dạng dịch vụ tình dục Đa số các quán bar phục vụ khá đa dạng và tận dụng khai thác các xu hướng tình dục nhiều cấp độ. Ở các go-go bar phục vụ là các màn biểu diễn sex show. Có khá nhiều chương trình biểu diễn sex show, bao gồm : Pussy Ping Pong. Pussy Shoot Balloon Pussy Smoke Cigarette Pussy Open the Bottle Pussy Chopstick Pussy Shoot Banana Pussy Writte Letter Pussy Needle Pussy Elictric Pussy Rainbow Pussy Cut Banana Pussy Fishes in Pussy Girl and Girl Pussy Boy and boy Pussy Change Water Riêng khu dành cho các ladyboy thì hình thức phục vụ tình dục miệng (oral sex) và phục vụ ngoài khá phổ biến. Riêng Nana Plaza thì được biết đến như là các kathoey phục vụ tại các quán bar. Riêng con đường Surawong thì các callboy phục vụ khách du lịch đi ngoài dành cho khách du lịch có nhu cầu. Hình thức đi ngoài khá phổ biến hay tận nơi thường ưa chuộng hơn bởi tính an toàn và hóa đơn chi trả cũng thấp. Các tụ điểm này thường khá lịch sự, không chèo kéo khách mà chưng ra nét nổi bật riêng của mình là những chàng trai có vóc dáng đẹp như người mẫu, mặc áo thun trắng ôm sát người và quấn xà-rông gợi cảm, có khi chỉ độc nhất chiếc quần lót. Bên trong quán, một hàng những chàng trai như thế đứng dọc lối vào, nở nụ cười thân thiện và chỉ dẫn khách đến chỗ ngồi của mình. Nhân viên phục vụ cũng 100% là nam, tuy vậy không phải tất cả đều là gay và được phân định rõ ràng khi khách hỏi. Mỗi nhân viên đều mang trên mình một mã số, và tất nhiên sẽ có cuộc trình diễn hoành tráng và uốn éo của các người mẫu. Du khách chọn người nào, đến tiếp tân báo số, nhân viên sẽ đưa chìa khóa phòng cho du khách đó lên lầu để gặp người mẫu. Tuy nhiên, hiện nay có những dấu hiệu cho thấy các phần của Patpong được chuyển đi từ các ngành công nghiệp tình dục và cung cấp các loại hình giải trí. Hiện có một số quán bar biểu diễn nhạc sống và thường xuyên thu hút khách du lịch cũng như một số các nhà hàng rất tốt. Một khách sạn mới cũng đã mở trên Patpong 2 cung cấp nhiều dịch vụ mà giá cả cũng rất tốt. Hệ lụy Tình trạng các ladyboys và các callboy xuất hiện ngày càng nhiều, hầu hết các nam thanh niên từ các vùng quê nhập cư mưu sinh bằng nghề và càng có xu hướng tăng theo thời gian. Tổ chức EMPOWER cảnh báo: hầu như dịch vụ này không phân biệt độ tuổi, giới tính mà nó trở nên đa dạng, phức tạp hơn cho các quá trình quản lý sức khỏe, HIV, hay các hệ lụy khác đè nặng lên đất nước. Tổ chức này thường xuyên tổ chức những lớp học cung cấp như ngôn ngữ, y tế, giáo dục, cũng như tư vấn cá nhân. Nó cũng là tổ chức thay mặt cho phụ nữ, trong một cố gắng để mở rộng lao động thường xuyên để bảo vệ người lao động tình dục. Kể từ khi vũ công và các nữ nhân viên quầy bar hầu như xuất phát từ nông thôn và mục tiêu của họ là phổ biến kiến thức về tình dục cho họ. Cảnh báo Các cảnh báo dành cho du khách là khu vực dễ phát sinh tệ nạn. Hầu như tình trạng khai khống hóa đơn hay các an toàn về tình dục hầu như bỏ ngỏ. Du khách có passport mới được vào các khu vực này và hầu như du khách nước ngoài đến để mua vui hay thỏa mãn nhu cầu tình dục. Phía du khách đến với Patpong vì tò mò hay có nhu cầu thì có khi phải chi trả khoản tiền không nhỏ khi xem các dịch vụ ở đây hay được các kathoey phục vụ hay chụp hình chung cùng họ. Du khách có khi phải chi trả cả tiền hoa hồng hướng dẫn viên trước với các dịch vụ đã được móc nối từ trước. Có các điều cần tránh khi du khách đến Patpong. Đừng bao giờ hỏi đường người Thái đến Patpong, vì theo người Thái, nơi đây là nơi hoen ố, nhơ nhuốc. Những người Thái không bao giờ đến khu vực này, thứ nhất luật pháp không cho phép, phần vì họ cho rằng nơi nhơ nhuốc, hoen ố thanh danh. Đừng bao giờ dùng điện thoại để chụp hình, hay bất kỳ thiết bị tinh vi nào, vì hầu hất tất cả khu này đều cấm du khách thực hiện việc này, có camera theo dõi, du khách sẽ gặp rất nhiều rắc rối. Hãy cẩn thận với túi tiền của mình, luôn để ở phía trước hoặc nơi nào dễ quan sát và có thể biết được nó bị "lợi dụng" nhanh nhất. Kĩ nghệ móc túi ở đây vô cùng tinh vi, thậm chí chẳng kém cạnh bất kì nơi nào trên thế giới. Chính chiêu thức pha thuốc mê(đầu nhũ hoa) hay chính thức uống khiến du khách không kiểm soát nổi. Đừng vội bước lên lầu, dù sự mời gọi có ngọt ngào, hấp dẫn và đầy ma lực đến mức nào. Những quán bar nằm trên lầu thường trình diễn sex show bất hợp pháp. Đừng dính vào những vụ cãi vã hay xích mích nhỏ hay những chuyện của người khác. Khi có sự cố, ra ngoài và tìm sự giúp đỡ từ cảnh sát. Đừng đi theo những người phe vé. Hóa đơn tính tiền của khách sẽ bị khai khống. Nếu dính chiêu này, tốt nhất là bình tĩnh trả hết tiền, sau đó mang hóa đơn đến trụ sở cảnh sát Du lịch cuối đường Patpong. Cảnh sát sẽ đi cùng bạn đến bar và giúp lấy lại số tiền phụ thu vô lý đó. Tham khảo Ts. Đỗ Quốc Thông, Giáo trình địa lý du lịch thế giới - Tài liệu của sở du lịch Thành phố Hồ Chí Minh. Trần Vĩnh Bảo – Thái Lan – Một vòng các nước– Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin. Xem thêm Silom Soy Cowboy Liên kết ngoài Patpong Area Photo Guide Ajarn article on Patpong Thailand.com article on Patpong. Excerpts from Patpong Sisters . Urban Desires, Volume 1, Issue 1, tháng 12 năm 1994 Chú thích Patpong Bangkok Dịch vụ tình dục Địa điểm du lịch Bangkok
895666
https://vi.wikipedia.org/wiki/Centris%20intermixta
Centris intermixta
Centris intermixta là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Friese mô tả khoa học năm 1900. Chú thích Tham khảo Centris Động vật được mô tả năm 1900
852742
https://vi.wikipedia.org/wiki/15148%20Michaelmaryott
15148 Michaelmaryott
15148 Michaelmaryott (tên chỉ định: 2000 EM141) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được khám phá thông qua Catalina Sky Survey ngày 2 tháng 3 năm 2000. Nó được đặt theo tên Michael Maryott, an Arizona businessman whose company maintains research microscopes. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 15001–16000 Tham khảo Liên kết ngoài Thiên thể phát hiện năm 2000
58032
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0%C6%A1ng%20L%C4%83ng
Trương Lăng
Trương Lăng (chữ Hán: 張陵; 34 – 156 sau Công Nguyên), biểu tự Phụ Hán (輔漢), được xem là người đã sáng lập ra giáo phái Ngũ Đấu Mễ Đạo cùng Chính Nhất Đạo trong Đạo giáo Trung Quốc. Trong Đạo giáo, Trương Lăng cũng được gọi là Trương Đạo Lăng (張道陵), Tổ Thiên Sư (祖天師), Trương Đạo Lăng Thiên sư (张道陵天師) hoặc Chính Nhất chân nhân (正一真人). Tương truyền ông dùng hổ để cưỡi, lại được lưu truyền cùng với Cát Huyền, Hứa Tốn cùng Tát Thủ Kiên hợp gọi 「Tứ đại Thiên sư; 四大天師」. Tiểu sử Ông là người quận Phái (沛郡), quê đất Phong (丰; nay là huyện Phong, tỉnh Giang Tô). Ông được tương truyền là cháu 7 đời của Trương Lương, một trong "Tam Kiệt nhà Hán" trứ danh của lịch sử Trung Quốc. Trương Lăng xuất thân từ một gia đình Nho giáo nhiều đời. Thuở nhỏ ông đã tinh nghiên Đạo Đức Kinh, thiên văn, địa lý, Hà Đồ, Lạc Thư, cũng thông đạt Ngũ kinh. Đời Hán Minh Đế (khoảng từ năm 58 đến năm 75), ông làm quan Huyện lệnh ở Giang Châu (江州) thuộc Ba Quận (巴郡; nay là thành phố Trùng Khánh, tỉnh Tứ Xuyên). Cho rằng Nho học vô ích, ông bèn học đạo trường sinh bất tử, ẩn cư trong núi Bắc Mang Sơn (北邙山). Triều đình phong chức Bác sĩ quan (博士官) cho ông nhưng ông thác bệnh và từ chối. Đến thời Hán Hoà Đế, triều đình đã ba lần ra chiếu phong ông làm quan Thái phó nhưng ông vẫn từ chối. Sang đời Hán Thuận Đế, Trương Lăng vào Ba Thục, tu đạo ở núi Hạc Minh Sơn (鶴鳴山; cũng gọi "Cốc Minh Sơn" 鵠鳴山), tự xưng đã được Thái Thượng Lão Quân truyền đạo Chính Nhất Minh Uy (正一盟威), nên xưng là Tam Thiên Pháp Sư Chính Nhất Chân Nhân (三天法師正一真人), ông còn nói Lão Quân phong ông làm "Thiên Sư", nên đương thời hay gọi ông là Tổ Thiên Sư (祖天师). Năm Vĩnh Hòa thứ 6 (141), ông sáng tác đạo kinh, tôn Lão Tử làm giáo chủ. Trước tiên ông trị bệnh để thu hút quần chúng và sau đó là truyền đạo. Khi quy tụ được đông đảo quần chúng, Trương Lăng - bấy giờ bắt đầu gọi là Trương Đạo Lăng - đã đứng ra tổ chức 24 điểm truyền đạo gọi là 24 Trị (治), trong đó ba trung tâm lớn là Dương Bình Trị (陽平治), Lộc Đường Trị (鹿堂治) và Hạc Minh Trị (鶴鳴治). Người nhập đạo phải nộp 5 đấu gạo (gọi là "Tín mễ" 信米), do đó đạo này gọi tên là Ngũ Đấu Mễ Đạo (五斗米道; có nghĩa là "Đạo 5 đấu gạo"), cũng gọi là "Mễ Vu" (米巫) bởi vì đạo này chịu ảnh hưởng nặng nề của Vu giáo của dân tộc thiểu số tại Ba Thục. Một cách giải thích khác: Ngũ Đấu Mễ là Ngũ Đẩu Mẫu (五斗姆), tức là Bắc Đẩu Mẫu (北斗姆) trong Ngũ Phương Tinh Đẩu (五方星斗), đứng đầu trong các sao. Hai cách giải thích này đều thông hành; có thể lúc lập giáo, Trương Lăng đã có chủ ý như vậy. Và cho phù hợp với Nhị Thập Bát Tú (28 sao), sau này 24 Trị phát triển thành 28 Trị. Khoảng những năm Hán Hoàn Đế, chừng năm 156 công nguyên, Trương Lăng qua đời tại núi Thanh Thành, thọ chừng 123 tuổi. Sau khi Trương Lăng mất, con là Trương Hành (張衡) kế thừa việc truyền đạo. Khi Trương Hành qua đời, con của Trương Hành là Trương Lỗ (張魯) kế vị. Cả 3 đời ông cháu được người đời gọi là "Tam Trương", nhưng trong nội bộ phải gọi là "Tam Sư": trong khi Trương Lăng là Thiên Sư, Trương Hành là Tự Sư (嗣師) và Trương Lỗ là Hệ Sư (系師). Hình vẽ về Trương Lăng Xem thêm Ngũ Đấu Mễ Đạo Đạo giáo Lão Tử Trường sinh bất tử Kinh Dịch Đạo đức kinh Tham khảo Ích Châu ký Đạo giáo Đạo sĩ Lãnh tụ Đạo giáo Người thọ bách niên Trung Quốc Sinh năm 34 Mất năm 156
908750
https://vi.wikipedia.org/wiki/Melanotus%20pichoni
Melanotus pichoni
Melanotus pichoni là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Platia & Schimmel miêu tả khoa học năm 2001. Chú thích Tham khảo Melanotus
304406
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sibanic%C3%BA%2C%20Cuba
Sibanicú, Cuba
Sibanicú là một đô thị và thành phố ở tỉnh Camagüey của Cuba. Thông tin nhân khẩu In 2004, đô thị Sibanicú có dân số 31.117 người. Diện tích là , với mật độ dân số là . Xem thêm Danh sách thành phố Cuba Tham khảo Thành phố của Cuba Đô thị tỉnh Camagüey
486492
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A1m%20V%C4%83n%20Ng%C3%B4n
Phạm Văn Ngôn
Phạm Văn Ngôn (?-1910), hiệu là Tùng Nham. là một chí sĩ của phong trào Đông Du trong lịch sử Việt Nam. Tiểu sử Phạm Văn Ngôn, người làng Việt Yên Hạ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông đỗ tú tài Hán học nên thường gọi là Tú Nghệ Trong những năm 1900, ông tích cực hoạt động cùng với Đặng Thái Thân trong phong trào Đông Du, nhằm tuyển chọn học sinh gửi sang Nhật Bản để chuẩn bị lực lượng tri thức cho công cuộc giải phóng và chấn hưng đất nước. Năm 1905, Phạm Văn Ngôn cho em là Phạm Dương Nhân đi theo chí sĩ Phan Bội Châu sang Nhật Bản, còn ông thì hoạt động trên vùng thượng du miền Bắc và các vùng núi Nghệ Tĩnh. Theo sự thoả thuận giữa Phan Bội Châu và Hoàng Hoa Thám, tháng vào 12 năm 1906, Phạm Văn Ngôn liên kết với vị lãnh tụ này lập một đồn gần Phồn Xương thuộc Yên Thế, gọi là đồn Tú Nghệ. Năm 1909, trong một đêm tháng 4 ông âm thầm về hoạt động ở Nghệ An, thì bị lộ. Ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam, đày ra Côn Đảo, rồi qua đời tại nơi đó (1910). Hai em trai ông là Phạm Văn Thản và Phạm Dương Nhân đều là chí sĩ Việt Nam. Sinh thời, ông có làm thơ để tỏ chí. Trong Thi tù tùng thoại của chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng có chép hai tác phẩm của ông là "Câu đối khóc Đặng Thái Thân" và "Hoài Vụ Quang Sơn cố sự" (Nhớ chuyện cũ ở núi Vụ Quang, gồm 2 bài thất ngôn tứ tuyệt). Thương tiếc Hay tin Phạm Văn Ngôn mất, thầy dạy ông là Đặng Nguyên Cẩn đã làm câu đối điếu như sau: Đen vàng chưa định, đời chưa hiếm tài dùng, đã dậy mà ngã ấy ai ư? đã ngã mà lại dậy ấy ai ư? đặt ta giữa góc biển chân trời, cầu khắp muôn hồn đồng cứu nước; Lừa lọc vô tình, trời xem ra say quýt, nọ nên chết sao sống nhăn kia vậy, nọ đáng sống sao lại chết tươi như vậy, xót người chỉ tay không mặt trắng, ruỗi dong một kiếp hẳn quên nhà. Sách tham khảo Nhiều người soạn (Huỳnh Lý chủ biên), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (1858-1920, quyển 2). Nhà xuất bản Văn học, 1985. Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản KH-XH, Hà Nội, 1992. Tham khảo Người Hà Tĩnh Nhà cách mạng Việt Nam Phong trào Đông Du Nghĩa quân chống Pháp Nhà thơ Việt Nam thời Pháp thuộc
123032
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%20C%C3%A1ch
Chi Cách
Chi Cách (danh pháp khoa học: Premna) là một chi thực vật, được xếp trong họ cỏ Roi ngựa (Verbenaceae) nghĩa rộng (sensu lato) hoặc Họ Hoa môi (tùy theo hệ thống phân loại) với khoảng 50-200 loài. Chi này có một số loài tiêu biểu sau: Premna balansae, Dop - cách Premna cambodiana, Dop - cách Miên, cách Campuchia Premna grandifolia, A.D.J. Meeuse Premna hans-joachimii, Verdc. Premna latifolia, Roxb. - cách lá rộng Premna maxima, T.C.E. Fr. - cách Kenya Premna ordonata, Blanco. - cách thơm Premna protrusa, A.C.Sm. & S.Darwin Premna schliebenii, Werderm. Premna serratifolia, L. (đồng nghĩa: P. integrifolia) - vọng cách Premna szemaoensis, Pei Premna taitensis, J. Schauer Premna tanganyikensis, Mold Chú thích Tham khảo
952088
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amphineurus%20hudsoni
Amphineurus hudsoni
Amphineurus (Amphineurus) hudsoni là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Australasia. Tham khảo Amphineurus Limoniidae ở vùng Australasia
441261
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eoux
Eoux
Eoux là một xã thuộc tỉnh Haute-Garonne trong vùng Occitanie ở tây nam nước Pháp. Xã nằm ở khu vực có độ cao trung bình 307 mét trên mực nước biển. Tham khảo Xã của Haute-Garonne
49896
https://vi.wikipedia.org/wiki/146%20%28s%E1%BB%91%29
146 (số)
146 (một trăm bốn mươi sáu) là một số tự nhiên ngay sau 145 và ngay trước 147. Tham khảo Số chẵn
554446
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alseodaphne%20foxiana
Alseodaphne foxiana
Alseodaphne foxiana là một loài thực vật thuộc họ Lauraceae. Đây là loài đặc hữu của Malaysia. Tham khảo Kochummen K. M. 1998. Alseodaphne foxiana. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 8 năm 2007. Thực vật Malaysia Chi Sụ
877598
https://vi.wikipedia.org/wiki/Austrochorema%20concubium
Austrochorema concubium
Austrochorema concubium là một loài Trichoptera thuộc họ Hydrobiosidae. Chúng phân bố ở miền Australasia. Tham khảo Chú thích Austrochorema
413289
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng%20long%20ch%C3%A2n%20chim
Khủng long chân chim
Khủng long chân chim hay Ornithopods () là một nhóm các loài khủng long thuộc nhánh Ornithopoda (), bộ Ornithischia, các loài cổ nhất là những khủng long nhỏ, chạy bằng hai chân và ngày càng phát triển về kích thước và số lượng cho đến khi chúng trở thành một trong những nhóm động vật ăn cỏ thành công nhất trong thế giới kỷ Phấn trắng và thống trị cảnh quan Bắc Mỹ. Lợi thế tiến hóa chính của chúng là sự phát triển ngày càng cao của bộ hàm, trở thành bộ máy nhai tinh vi nhất từng được phát triển bởi một loài khủng long phi điểu (non-avian dinosaur), sánh ngang với các loài động vật có vú hiện đại như bò nhà. Chúng đạt đến đỉnh cao của sự đa dạng và thống trị sinh thái trong loài Hadrosauridae (áp long - khủng long mỏ vịt), trước khi chúng bị xóa sổ bởi Sự kiện tuyệt chủng Phấn Trắng–Cổ Cận cùng với tất cả các loài khủng long phi điểu khác. Các thành viên trong phân bộ này được tìm thấy từ tất cả bảy lục địa, mặc dù chúng thường ít xuất hiện ở Nam bán cầu. Phát sinh loài Phát sinh loài theo Zheng và cộng sự, 2009. Phát sinh loài theo Butler và cộng sự, 2011. Năm 2021, Ornithopoda được đưa ra định nghĩa chính thức theo PhyloCode: "Phân nhánh lớn nhất chứa Iguanodon bernissartensis Boulenger ở Beneden, 1881 nhưng không phải Pachycephalosaurus wyomingensis (Gilmore, 1931) và Triceratops horridus Marsh, 1889." Biểu đồ dưới đây sau biểu diễn nghiên cứu năm 2017 của Madzia và cộng sự: Tham khảo Liên kết ngoài http://dinosauricon.com/taxa/ornithopoda.html http://personal2.stthomas.edu/jstweet/ornithopoda.htm http://www.geol.umd.edu/~tholtz/G104/10419orni.htm Cận bộ Khủng long chân chim
454800
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valdampierre
Valdampierre
Valdampierre là một xã thuộc tỉnh Oise trong vùng Hauts-de-France phía bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 190 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Xã của Oise
721358
https://vi.wikipedia.org/wiki/Marginella%20lutea
Marginella lutea
Marginella lutea là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Marginellidae, họ ốc mép. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Marginella
453148
https://vi.wikipedia.org/wiki/Omm%C3%A9el
Omméel
Omméel là một xã thuộc tỉnh Orne trong vùng Normandie tây bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 119 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Xã của Orne
842069
https://vi.wikipedia.org/wiki/%288910%29%201995%20WV42
(8910) 1995 WV42
{{DISPLAYTITLE:(8910) 1995 WV42}} (8910) 1995 WV42 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Seiji Ueda và Hiroshi Kaneda ở Kushiro, Hokkaidō, Nhật Bản, ngày 25 tháng 11 năm 1995. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 8001–9000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1995 Được phát hiện bởi Hiroshi Kaneda Được phát hiện bởi Seiji Ueda Tiểu hành tinh vành đai chính
917789
https://vi.wikipedia.org/wiki/Coelomera%20azureofasciata
Coelomera azureofasciata
Coelomera azureofasciata là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Blanchard miêu tả khoa học năm 1843. Chú thích Tham khảo Coelomera
399617
https://vi.wikipedia.org/wiki/Letschin
Letschin
Letschin là một đô thị ở huyện Märkisch-Oderland, bang Brandenburg, Đức. Đô thị này có diện tích km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là 4710 người. Tham khảo
961955
https://vi.wikipedia.org/wiki/Teucholabis%20nepenthe
Teucholabis nepenthe
Teucholabis nepenthe là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Liên kết ngoài Tham khảo Teucholabis Limoniidae ở vùng Neotropic
257175
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20th%C6%B0%E1%BB%9Fng%20MTV%20ch%C3%A2u%20%C3%81%202008
Giải thưởng MTV châu Á 2008
Sau một năm không tổ chức, Lễ trao giải MTV châu Á lần thứ 6 đã trở lại vào ngày 2 tháng 8 năm 2008. Sự kiện này được tổ chức ở Arena of Stars tại thành phố Genting, Malaysia. Đây là lần đầu tiên lễ trao giải được tổ chức tại Malaysia. Các ứng cử viên cho các giải được giới thiệu trên kênh MTV châu Á từ ngày 14 tháng 6 và khán giả bắt đầu bình chọn trên trang chủ của MAA hoặc gửi tin nhắn bình chọn cho đến hết ngày 25 tháng 7. Khác với các lễ trao giải những năm trước, các giải quốc tế năm nay không phải do khán giả bình chọn (trừ giải Favorite International Artist in Asia) và còn có thêm các giải mới: Best Hookup (giải cho bài hát thành công nhất), Bring Da House Down (giải cho tour diễn thành công nhất), The Innovation Award (giải cách tân, đổi mới). MC của lễ trao giải năm nay là Jared Leto của ban nhạc 30 Seconds To Mars và Mạc Văn Úy. Lễ trao giải năm nay được tài trợ bởi: EDC by esprit, Genting - City of Entertainment, Tourism Malaysia và Malaysia X Pax. Các màn biểu diễn Các khách mời của đêm trao giải năm nay: nhóm nhảy Jabbawockeez, ca sĩ Leona Lewis, các nhóm nhạc OneRepublic, Panic at the Disco, The Click Five, The Pussycat Dolls và The Script. Nhóm nhảy nổi tiếng của Mỹ, Jabbawockeez đã mở đầu đêm trao giải bằng điệu nhảy độc đáo và khó quên theo đúng phong cách của họ. Họ đeo mặt nạ, găng tay trắng và nhảy làm nền cho chương trình trong suốt đêm trao giải. Nhóm nhạc nữ The Pussycat Dolls đã biểu diễn 2 bài hit rất sôi động của họ là "Buttons" và "When I Grow Up". Sau khi một số giải đã được trao xong, nhóm nhạc OneRepublic đã hát 2 bài hát: "Apologize" và "Stop and stare". Nhóm nhạc mới người Ireland - The Script mang đến cho khán giả bài hát "The Man Who Can't Be Moved". Nữ ca sĩ người Anh mới nổi, Leona Lewis đã biểu diễn 2 bài hát thành công nhất của mình là "Bleeding Love" và "Better in time". Để thể hiện sự ngưỡng mộ của mình đối với đất nước Malaysia, nhóm nhạc The Click Five đã biểu diễn cùng những tay chơi trống truyền thống người Malaysia với 2 bài hát của họ là "Empty" và "Jenny". Nhóm Project E.A.R (East Asia Revolution) đã mang đến màn biểu diễn đầu tiên của họ với tư cách là một nhóm lớn tập hợp các ban nhạc nổi tiếng của châu Á tại MTV Asia Awards. Họ hát 5 ngôn ngữ khác nhau từ địa phương mình: tiếng Indonesia, tiếng Malaysia, tiếng Anh, tiếng Tagalog và tiếng Thái. Nhóm này bao gồm các ban nhạc danh tiếng tại châu Á như: Ahli Fiqir (Singapore), Pop Shuvit (Malaysia), Saint Loco (Indonesia), Slapshock (Philippines), Silksounds (Thái Lan) và Thaitanium (Thái Lan) Khán giả cũng rất hứng thú với liên khúc 2 bài: "Save Our Souls" của ban nhạc người Singapore, Electrico, và bài "Against The Light", một trong những bài hit lớn nhất của ca sĩ Stefanie Sun người Singapore. Đêm trao giải kết thúc với phần biểu diễn của ban nhạc Panic at the Disco gồm 2 bài đứng top của họ là "I Write Sins, not Tragedies" và "Nine in the Afternoon" Những người công bố trao giải Những người công bố giải thưởng gồm những gương mặt rất quen thuộc như: Các VJ (dẫn chương trình) của MTV: Denise và Utt (MTV châu Á), Zhu Zhu (MTV Trung Quốc) và Mike (MTV Indonesia). Ngoài ra còn có các nghệ sĩ nổi tiếng: Dave, Jaclyn Victor (Malaysian Idol), Joe Flizzow (ban nhạc Too Phat), La Chí Tường, Cổ Cự Cơ, Miguel Chavez, Moots (ban nhạc Pop Shuvit), Stefanie Sun, Pussycat Dolls. Các ứng cử viên của các giải Nghệ sĩ được yêu thích nhất khu vực châu Á (người đoạt giải được in đậm) Trung Hoa lục địa The Flowers Lee Yu Chun Wang Feng Yang Kun Hồng Kông Andy Lau Eason Chan Dung Tổ Nhi Cổ Cự Cơ Indonesia Andra & The Backbone Mulan Jameela Nidji Yovie and Nuno Hàn Quốc Big Bang Super Junior Girls' Generation Wonder Girls Malaysia Faizal Tahir Trương Đông Lương (Nicholas Teo) Pop Shuvit Dato' Siti Nurhaliza Philippines Chicosci Sandwich Spongecola Urbandub Singapore Electrico JJ Lin Stefanie Sun Tanya Chua Đài Loan Jolin Tsai S.H.E Mayday La Chí Tường Thái Lan Bodyslam Groove Riders K-OTIC TOR+ Saksit Các giải quốc tế (người đoạt giải được in đậm) Favorite International Artist in Asia Avril Lavigne Fergie Justin Timberlake Linkin Park Best Hook-up "Girlfriend" (remix) - Avril Lavigne ft. Lil' Mama "Beautiful Liar" - Beyonce ft. Shakira "Apologize" - OneRepublic ft. Timbaland "Umbrella" - Rihanna ft. Jay-Z The Innovation Award Kanye West Goldfrapp Gwen Stefani Radiohead Breakthrough Artist Daughtry Leona Lewis Mika OneRepublic Video Star "A Beautiful Lie" - 30 Seconds to Mars "Clumsy" - Fergie "D.A.N.C.E" - Justice "Nine in the Afternoon" - Panic at the Disco Bring Da House Down Christina Aguilera - Back to Basics Asia Tour Linkin Park - Linkin Park Asia Tour Muse - Muse Asia Tour Black Eyed Peas - Black Blue and You Tour Các giải đặc biệt edc Style Award: Panic at the Disco Knockout Award: The Click Five Inspiration Award: Mạc Văn Uý Tham khảo Liên kết ngoài MTV Châu Á MTV Asia Awards Giải thưởng âm nhạc
910156
https://vi.wikipedia.org/wiki/Penia%20bimaculatus
Penia bimaculatus
Penia bimaculatus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Schwarz miêu tả khoa học năm 1905. Chú thích Tham khảo Penia
891469
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lasioglossum%20solitarium
Lasioglossum solitarium
Lasioglossum solitarium là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Warncke mô tả khoa học năm 1975. Chú thích Tham khảo Lasioglossum Động vật được mô tả năm 1975
925733
https://vi.wikipedia.org/wiki/Micrispa%20sinuicosta
Micrispa sinuicosta
Micrispa sinuicosta là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Gressitt miêu tả khoa học năm 1957. Chú thích Tham khảo Micrispa
694857
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pseudorchis
Pseudorchis
Pseudorchis là một chi thực vật có hoa trong họ, Orchidaceae. Xem thêm Danh sách các chi Phong lan Hình ảnh Tham khảo Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. & Rasmussen, F. eds. (1999). Genera Orchidacearum 1. Oxford Univ. Press. Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. & Rasmussen, F. eds. (2001). Genera Orchidacearum 2. Oxford Univ. Press. Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. & Rasmussen, F. eds. (2003). Genera Orchidacearum 3. Oxford Univ. Press Berg Pana, H. 2005. Handbuch der Orchideen-Namen. Dictionary of Orchid Names. Dizionario dei nomi delle orchidee. Ulmer, Stuttgart Danh sách các chi phong lan Tông Lan
960678
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phylidorea%20fulvonervosa
Phylidorea fulvonervosa
Phylidorea fulvonervosa là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc. Liên kết ngoài Tham khảo Phylidorea Limoniidae ở vùng Palearctic
903966
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cardiophorus%20terskeyensis
Cardiophorus terskeyensis
Cardiophorus terskeyensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Dolin miêu tả khoa học năm 1998. Chú thích Tham khảo Cardiophorus
687129
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bulbophyllum%20mobilifilum
Bulbophyllum mobilifilum
Bulbophyllum mobilifilum là một loài phong lan thuộc chi Bulbophyllum. Chú thích Tham khảo The Bulbophyllum-Checklist The internet Orchid species Photo Encyclopedia mobilifilum]] M
307856
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cardo-Torgia
Cardo-Torgia
Cardo-Torgia là một xã của tỉnh Corse-du-Sud, thuộc vùng Corse, trên đảo Corse ở Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Corse-du-Sud Tham khảo Cardotorgia
846604
https://vi.wikipedia.org/wiki/8305%20Teika
8305 Teika
8305 Teika (1995 DQ1) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 22 tháng 2 năm 1995 bởi T. Kobayashi ở Oizumi. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 8305 Teika Thiên thể phát hiện năm 1995 Tiểu hành tinh vành đai chính
668848
https://vi.wikipedia.org/wiki/Caecilia%20mertensi
Caecilia mertensi
Caecilia mertensi là một loài lưỡng cư thuộc họ Caeciliidae. Chú thích Tham khảo Wilkinson, M. 2004. Caecilia mertensi. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007. Caecilia
511948
https://vi.wikipedia.org/wiki/Par%C3%A7ay-sur-Vienne
Parçay-sur-Vienne
Parçay-sur-Vienne là một xã thuộc tỉnh Indre-et-Loire trong vùng Centre-Val de Loire ở miền trung nước Pháp. Theo điều tra dân số năm 2006 của INSEE có dân số 617 người. Xã nằm ở khu vực có độ cao từ 32-115 mét trên mực nước biển. Tham khảo Parcaysurvienne
459172
https://vi.wikipedia.org/wiki/Morionvilliers
Morionvilliers
Morionvilliers là một xã thuộc tỉnh Haute-Marne trong vùng Grand Est đông bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 370 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE commune file Saintloupsuraujon
896762
https://vi.wikipedia.org/wiki/Euglossa%20cordata
Euglossa cordata
Euglossa cordata là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Linnaeus mô tả khoa học năm 1758. Chú thích Tham khảo Euglossa Động vật được mô tả năm 1758 Côn trùng thụ phấn
806914
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sergiyev%20Posad
Sergiyev Posad
Sergiyev Posad (tiếng Nga: Сергиев Посад) là một thành phố và trung tâm hành chính của quận Sergiyevo Posadsky, tỉnh Moskva, Nga. Nó phát triển trong thế kỷ 15 xung quanh một trong những tu viện lớn nhất của Nga, Lavra Thiên Chúa Ba Ngôi (di sản thế giới UNESCO từ năm 1993) được thành lập bởi St Sergius của Radonezh. Tư cách thị xã đã được cấp cho nó trong năm 1742. Như tên của thị trấn, ám chỉ đến St Sergius, có ý nghĩa tôn giáo mạnh mẽ, chính quyền Xô viết thay đổi đầu tiên thành Sergiyev vào năm 1919, và sau đó thành Zagorsk vào năm 1930, theo nhà cách mạng Zagorsky. Tên ban đầu là phục hồi vào năm 1991. Dân số: 110.900 (kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số năm 2010), 113.581 người (điều tra dân số 2002), 114.696 người (điều tra dân số 1989). Du lịch gắn liền với vành đai vàng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế khu vực. Ngoài ra còn có một nhà máy sản xuất đồ chơi quan trọng. Tuyến đường sắt Moscow-Yaroslavl và đường cao tốc đi qua thị xã. Tham khảo Tỉnh Moskva
790051
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pyropelta%20corymba
Pyropelta corymba
Pyropelta corymba là một loài ốc biển nhỏ, động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Pyropeltidae Chú thích Pyropelta
184319
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20H%C3%A0%2C%20Qu%E1%BA%A3ng%20Ch%C3%A2u
Thiên Hà, Quảng Châu
Thiên Hà (tiếng Trung: 天河区, Hán Việt: Thiên Hà khu) là một quận nội ô của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thiên Hà nằm ở phía đông của Lão Thành của Quảng Châu. Quận này được thành lập ngày 24 tháng 5 năm 1985, là quận phát triển trong những năm gần đây của Quảng Châu. Các đơn vị hành chính Thiên Hà có 21 nhai đạo:: Ngũ Sơn (五山街)、Viên Thôn (员村街)、Xa Pha (车陂街)、Sa Hà (沙河街)、Thạch Bi (石牌街)、Hưng Hoa (兴华街)、Sa Xa (沙东街)、Lâm Hòa (林和街)、Đường Hạ (棠下街)、Lạp Đức (猎德街)、Tẩy Thôn (冼村街)、Thiên Viên (天园街)、Thiên Hà Nam (天河南街)、Nguyên Cang (元岗街)、Hoàng Thôn (黄村街)、Long Động (龙洞街)、Trường Hưng (长兴街)、Phượng Hoàng (凤凰街)、Tiền Tiến (前进街)、Châu Cát (珠吉街)、Tân Đường (新塘街) Tham khảo
743463
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cymatium%20martinianum
Cymatium martinianum
Cymatium martinianum là một loài ốc biển săn mồi, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Ranellidae, họ ốc tù và. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Cymatium
583244
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lepidochrysops%20braueri
Lepidochrysops braueri
Brauer’s Blue (Lepidochrysops braueri) là một loài bướm ngày thuộc họ Bướm xanh. Loài này có ở Nam Phi, nơi Loài này có ở fynbos on the Swartberg range from the East Cape to Seweweekspoort và Klein Swartberg in the West Cape. Nó cũng found on the Rooiberg. Sải cánh dài 33–37 mm đối với con đực và 34–38 mm đối với con cái. Con trưởng thành bay từ tháng 11 đến tháng 1. Có một lứa một năm. Chú thích Tham khảo Lepidochrysops Động vật đặc hữu Nam Phi
387483
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kirishima%20%28thi%E1%BA%BFt%20gi%C3%A1p%20h%E1%BA%A1m%20Nh%E1%BA%ADt%29
Kirishima (thiết giáp hạm Nhật)
Kirishima (tiếng Nhật: 霧島) là một thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản thuộc lớp Kongō từng hoạt động trong Thế Chiến II và bị đánh chìm trong trận Hải chiến Guadalcanal. Tên của nó được đặt theo tên một ngọn núi ở ranh giới giữa tỉnh Miyazaki và Kagoshima ở Kyūshū Thiết kế và chế tạo Thoạt đầu được thiết kế như một tàu chiến-tuần dương, Kirishima được đặt lườn bởi Mitsubishi tại Nagasaki vào ngày 17 tháng 3 năm 1912, được hạ thủy vào ngày 1 tháng 12 năm 1913, và được đưa vào hoạt động ngày 19 tháng 4 năm 1915. Từ năm 1933 đến năm 1934, nó được tái cấu trúc tại Xưởng hải quân Kure thành một "thiết giáp hạm nhanh", với lượng rẽ nước nặng hơn 4.000 tấn so với thiết kế ban đầu. Lịch sử hoạt động Vị thuyền trưởng chỉ huy đầu tiên trong giai đoạn Thế Chiến II là Yamaguchi Jihei, nguyên là chỉ huy trưởng tàu tuần dương hạng nặng Takao, sau đó được thăng lên Chuẩn Đô đốc, và sau này được thăng lên Phó Đô đốc. Nó được bố trí đến Đội Thiết giáp hạm 3 dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Gunichi Mikawa cùng với những con tàu chị em Hiei, Kongō và Haruna. Vào ngày 26 tháng 11 năm 1941 Kirishima đi cùng với Lực lượng cơ động ("Kido Butai") tham gia vào cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Cùng với hầu hết các tàu trong Lực lượng Đặc nhiệm, nó quay về căn cứ hải quân tại Kure vào ngày 24 tháng 12. Từ đây, hạm đội khởi hành đi đến căn cứ hải quân tại Truk, rồi tiếp tục đến khu vực Nam Thái Bình Dương để hỗ trợ cho việc tấn công chiếm đóng Rabaul và Kavieng. Kirishima đã cùng với Hiei hộ tống Lực lượng Tấn công Tàu sân bay thực hiện cuộc không kích vào Darwin, Australia vào ngày 19 tháng 12 năm 1942. Nó cũng tham gia trận chiến biển Java vào ngày 1 tháng 3, tấn công các tàu bè Khối Đồng Minh thời Đệ Nhị Thế Chiến trong Trận không kích Ấn Đô Dương từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 4, và trong bi kịch của trận Midway từ ngày 4 đến ngày 4 tháng 6 năm 1942. Trong Đội Thiết giáp hạm 11, Kirishima và Hiei tham gia Trận chiến Đông Solomon vào ngày 24 tháng 8 và trận chiến Santa Cruz vào ngày 26 tháng 10. Vào ngày 15 tháng 11 năm 1942, Kirishima đối đầu cùng các tàu chiến Mỹ trong trận Hải chiến Guadalcanal. Trong khi đang gây được một số thiệt hại cho chiếc thiết giáp hạm USS South Dakota, nó đã không nhận biết chiếc Washington đang ở khoảng cách 7,3 km (8000 yard). Chiếc Washington nhanh chóng nả 75 quả đạn pháo 406 mm (16 inch) nhắm vào Kirishima, trong đó 9 quả trúng đích, cùng nhiều quả đạn 127 mm (5 inch). Cấu trúc thượng tầng của Kirishima ngập tràn trong lửa và chiếc tàu chiến bắt đầu xoay vòng tại chỗ và mất kiểm soát. Chỉ huy tàu buộc phải cho đánh đắm, thủy thủ đoàn được cho chuyển sang một chiếc tàu khu trục, và cho mở van Kingston để đánh đắm tàu. Kirishima bị chìm ở phía Đông Bắc đảo Savo. Năm 1992, nhà hải dương học Robert D. Ballard tìm thấy xác chiếc Kirishima ở độ sâu 1.220 m (4.000 feet), nằm lật úp với mũi tàu và phần chóp đuôi tàu bị cắt rời ra. Danh sách thuyền trưởng Rokuro Kamaya (sĩ quan trang bị trưởng): 15 tháng 12 năm 1914 - 19 tháng 4 năm 1915 Rokuro Kamaya: 19 tháng 4 năm 1915 - 13 tháng 12 năm 1915 Takeshi Shima: 13 tháng 12 năm 1915 - 1 tháng 12 năm 1916 Junichi Matsumura: 1 tháng 12 năm 1916 - 18 tháng 7 năm 1917 Masaki Nakamura: 18 tháng 7 năm 1917 - 1 tháng 12 năm 1917 Kinzaburo Mimura: 1 tháng 12 năm 1917 - 10 tháng 11 năm 1918 Genjiro Katsuki: 10 tháng 11 năm 1918 - 20 tháng 11 năm 1919 Takashi Yoko: 20 tháng 11 năm 1919 - 8 tháng 1 năm 1920 Sukeichi Yasumura: 8 tháng 1 năm 1920 - 1 tháng 12 năm 1921 Heigo Teraoka: 1 tháng 12 năm 1921 - 1 tháng 12 năm 1922 Masataka Ando: 1 tháng 12 năm 1922 - 6 tháng 11 năm 1923 Teiji Sakamoto: 6 tháng 11 năm 1923 - 1 tháng 12 năm 1924 Fujita Hisanori: 1 tháng 12 năm 1924 - 20 tháng 10 năm 1925 Takayoshi Kato: 20 tháng 10 năm 1925 - 1 tháng 12 năm 1926 Naojiro Honjuku: 1 tháng 12 năm 1926 - 1 tháng 12 năm 1927 Kanekoto Iwamura: 1 tháng 12 năm 1927 - 10 tháng 3 năm 1928 Yoshikazu Furukawa: 10 tháng 3 năm 1928 - 10 tháng 12 năm 1928 Choji Inoue: 10 tháng 12 năm 1928 - 8 tháng 2 năm 1929 Minoru Hirota: 8 tháng 2 năm 1929 - 1 tháng 11 năm 1929 Takuo Fujisawa: 1 tháng 11 năm 1929 - 1 tháng 12 năm 1930 Shigeru Kikuno: 1 tháng 12 năm 1930 - 1 tháng 12 năm 1931 Sekizo Uno: 1 tháng 12 năm 1931 - 1 tháng 12 năm 1932 Haruo Kitaoka: 1 tháng 12 năm 1932 - 15 tháng 11 năm 1933 Takahashi Ibo: 15 tháng 11 năm 1933 - 15 tháng 11 năm 1934 Kunji Tange: 15 tháng 11 năm 1934 - 15 tháng 11 năm 1935 Mikawa Gunichi: 15 tháng 11 năm 1935 - 1 tháng 12 năm 1936 Kakusaburo Makita: 1 tháng 12 năm 1936 - 1 tháng 12 năm 1937 Masao Kanazawa: 1 tháng 12 năm 1937 - 15 tháng 11 năm 1938 Takeo Tada: 15 tháng 11 năm 1938 - 15 tháng 11 năm 1939 Kyuji Kubo: 15 tháng 11 năm 1939 - 27 tháng 12 năm 1939 Saichiro Tomonari: 27 tháng 12 năm 1939 - 19 tháng 10 năm 1940 Kazutaka Shiraishi: 19 tháng 10 năm 1940 - 15 tháng 8 năm 1941 Yamaguchi Jihei: 15 tháng 8 năm 1941 - 20 tháng 4 năm 1942 Sanji Iwabuchi: 20 tháng 4 năm 1942 - 15 tháng 11 năm 1942 Tham khảo Liên kết ngoài Maritimequest.com: Kirishima photo gallery Tabular record of movement from combinedfleet.com Xem thêm JDS Kirishima (DDG-174) (đưa vào hoạt động năm 1993) Tàu chiến Thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Nhật Bản Tấn công Trân Châu Cảng Xác tàu đắm trong Thế Chiến II tại Thái Bình Dương Lớp thiết giáp hạm Kongō Tàu thủy năm 1913 Tàu chiến trong Thế chiến thứ nhất Thiết giáp hạm Thế chiến thứ hai của Nhật Bản
570266
https://vi.wikipedia.org/wiki/Altay%20%28th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20c%E1%BA%A5p%20huy%E1%BB%87n%29
Altay (thành phố cấp huyện)
Altay hoặc Aletai (âm Hán Việt: A Lạp Thái, chữ Hán giản thể: 阿勒泰, bính âm: Ālètài) là thành phố cấp huyện của địa khu Altay tại Châu tự trị dân tộc Kazakh- Ili (Ili Kazakh) thuộc Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở Trung Quốc, là trung tâm hành chính của địa khu Altay. Địa khu này có tổng diện tích 10.852 ki-lô-mét vuông, nhân khẩu 187.000 người, có khoảng 26 dân tộc khác nhau sinh sống tại địa khu bao gồm những dân tộc chính như người Hán, người Kazakh, người Duy Ngô Nhĩ, người Hồi và người Mông Cổ. Địa lý Khí hậu Altay thuộc khí hậu lục địa bán khô cằn (Köppen BSk), có bốn mùa rõ rệt, nắng cao. Có gió lạnh mùa đông dài, mùa hè rất nóng, mùa xuân, thu ngắn. Tháng một nhiệt độ trung bình -15,5 ℃, tháng 7 nhiệt độ trung bình 21,8 ℃, nhiệt độ trung bình hàng năm là 4,5 ℃. Các đơn vị hành chính Có 4 nhai đạo, 1 trấn, 9 hương (1 hương dân tộc Mông Cổ) quản lý 118 ủy ban thôn làng và 13 ủy ban cư dân. Nhai đạo: Kim Sơn, Giao Khu, Giải Phóng, Đoàn Kết. Trấn: Bắc Đồn Hương: Hồng Đôn, A Vi Than, Thiết Mộc Nhĩ Thiết Khắc, A Lạp Cáp Khắc, Khắc Lạp Hy Lực Khắc, Tát Nhĩ Hồ Tùng, Ba Lý Ba Cái, Thiết Nhĩ Khắc Tề Hương dân tộc: làng người Mông Cổ Hãn Đức Cải Đặc Kinh tế Altay là một khu vực chăn nuôi trọng điểm trên toàn quốc, là địa bàn cho các sản phẩm làm từ đuôi trâu và dê trên toàn quốc. Các thành phố kết nghĩa Trong nước Khu Nam Sơn thành phố Thâm Quyến Thành phố Duyên Cát tỉnh Cát Lâm Thị trấn Chân Như thành phố Thượng Hải Ngoài nước Huyện Đại Na Nhân, thành phố Ô Khải nước Cộng hòa Kazakhstan Giao thông Sân bay Altay Điểm xuất phát: Quốc lộ 216, Quốc lộ 217 Nhân vật tiêu biểu Mã Phúc Tường (1876–1932), Thủ lĩnh quân sự Altay Rebiya Kadeer (sinh năm 1947), nhà hoạt động chính trị Hanati Silamu (sinh năm 1984), võ sĩ quyền anh Tham khảo Liên kết ngoài Chính quyền Altay (tiếng Trung giản thể) Đơn vị cấp huyện Tân Cương Ili A Khu dân cư ở Tân Cương
902119
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ampedus%20mizunoi
Ampedus mizunoi
Ampedus mizunoi là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Kishii miêu tả khoa học năm 1976. Chú thích Tham khảo Ampedus
204673
https://vi.wikipedia.org/wiki/Durga%20Nagar%20Part-V
Durga Nagar Part-V
Durga Nagar Part-V là một thị trấn thống kê (census town) của quận Cachar thuộc bang Assam, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Durga Nagar Part-V có dân số 7425 người. Phái nam chiếm 50% tổng số dân và phái nữ chiếm 50%. Durga Nagar Part-V có tỷ lệ 80% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 82%, và tỷ lệ cho phái nữ là 78%. Tại Durga Nagar Part-V, 11% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Assam
651053
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tympanobasis
Tympanobasis
Tympanobasis () là một chi bướm đêm thuộc họ Erebidae. Các miêu tả ba loài sống ở Trung Mỹ, ở các khu vực của Nicaragua, Costa Rica và Panama. Các loài theo tên tumicosta, plerogoneis và thyrsipalpis được miêu tả bởi Hampson năm 1926. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Erebidae
308950
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saxophone
Saxophone
Saxophone (gọi ngắn là sax) là nhóm nhạc cụ thuộc họ kèn gỗ. Chúng chủ yếu được làm bằng đồng thau. Tuy làm bằng đồng nhưng vì hình thức tạo âm thanh dùng dăm đơn giống như kèn gỗ clarinet, nên saxophone được liệt kê là nhạc cụ kèn gỗ. Kèn Saxophone được Adolphe Sax, nhà thiết kết nhạc cụ người Bỉ phát minh ra năm 1840. Sau đó, ông được cấp bằng sáng chế vào ngày 28 tháng 6 năm 1846. Saxophone lúc ban đầu sản xuất gồm 2 loạt, mỗi nhạc cụ khác nhau về kích thước và tông độ. Nhưng loại có tông B♭ (si giáng) và E♭ (mi giáng), lúc đầu sản xuất cho nhạc quân đội, hiện nay rất phổ biến và dễ bắt gặp. Những nhạc cụ trong loạt "giao hưởng" thì thường có tông C (đô) và F (fa), loạt này chưa bao giờ được phổ biến rộng rãi, và hiện nay saxophone tông B♭ và E♭ đã thay thế loại tông C và F khi saxophone được sử dụng trong dàn giao hưởng. Saxophone được sử dụng trong nhạc cổ điển (như hòa nhạc, nhạc thính phòng, và solo repertoire), nhạc quân đội, nhạc hành quân, và jazz (như big band, jazz combo,...). Tham khảo Đọc thêm (translated to English as ) Liên kết ngoài Instruments In Depth: The Saxophone An online feature with video demonstrations from Bloomingdale School of Music (June, 2009) Saxophone Fingering Charts Nhạc cụ Tây phương Phát minh của Bỉ
291938
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nice-5%20%28t%E1%BB%95ng%29
Nice-5 (tổng)
Tổng Nice-5 là một tổng của Pháp. Tổng này nằm ở tỉnh Alpes-Maritimes trong vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur. Các đơn vị hành chính Tổng Nice-5 gồm một phần của Nice. Các khu phố của Nice nằm trong tổng này: Joseph-Garnier Saint-Barthélémy Gorbella Fontaine du Temple Lịch sử Biến động dân số Xem thêm Tổng của Alpes-Maritimes Xã của Alpes-Maritimes Danh sách các tổng ủy viên hội đồng Alpes-Maritimes Tham khảo Nice 05
823445
https://vi.wikipedia.org/wiki/HMS%20Princess%20Royal%20%281911%29
HMS Princess Royal (1911)
HMS Princess Royal là một tàu chiến-tuần dương của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Là chiếc thứ hai trong lớp Lion bao gồm hai chiếc, nó được chế tạo nhằm vượt trội hơn so với lớp tàu chiến-tuần dương Moltke của Hải quân Đức, được cải thiện đáng kể về tốc độ, vũ khí và vỏ giáp so với lớp Indefatigable dẫn trước. Được đặt lườn năm 1912 và đi vào hoạt động năm 1913, Princess Royal đã phục vụ trong Trận Heligoland Bight một tháng sau khi chiến tranh bắt đầu. Sau đó nó được gửi đến biển Caribbe phòng ngừa Hải đội Đông Á Đức Quốc sử dụng kênh đào Panama. Sau khi Hải đội Đông Á bị đánh chìm trong Trận chiến quần đảo Falkland vào tháng 12 năm 1914, Princess Royal gia nhập trở lại Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1. Trong Trận Dogger Bank, Princess Royal chỉ ghi được một vài phát trúng, mặc dù một quả đạn pháo đã phá hỏng chiếc tàu tuần dương bọc thép Đức Blücher. Không lâu sau đó, nó trở thành soái hạm của Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Osmond Brock. Princess Royal bị hư hại trung bình trong trận Jutland và phải mất một tháng rưỡi sửa chữa. Ngoài việc hỗ trợ từ xa trong Trận Heligoland Bight thứ hai vào năm 1917, con tàu trải qua thời gian còn lại của cuộc chiến tranh bằng những chuyến tuần tra bình yên tại Bắc Hải. Princess Royal được đưa về lực lượng dự bị vào năm 1920, rồi bị bán để tháo dỡ vào năm 1922 để đáp ứng những điều khoản của Hiệp ước Hải quân Washington. Thiết kế Lớp tàu chiến-tuần dương Lion, vốn được đặt tên lóng là những "Con mèo Tráng lệ" (Splendid Cats), được thiết kế bởi Sir Philip Watts, Giám đốc Chế tạo Hải quân, để vượt trội hơn những tàu chiến-tuần dương mới của Đức thuộc lớp Moltke, vốn được Hải quân Đức chế tạo nhằm đối phó với lớp Invincible của Anh. Sự gia tăng về tốc độ, vỏ giáp và vũ khí đã khiến kích cỡ của chúng tăng hơn 70% so với lớp Indefatigable, khiến cho chúng trở thành những tàu chiến lớn nhất thế giới vào lúc đó. Các đặc tính chung Princess Royal lớn hơn đáng kể so với lớp Indefatigable dẫn trước. Nó có chiều dài chung , mạn thuyền rộng , và độ sâu của mớn nước là khi đầy tải nặng. Con tàu có trọng lượng choán nước là , và lên đến khi đầy tải nặng, hơn so với các con tàu trước đó. Nó có một chiều cao khuynh tâm khi đầy tải nặng. Động lực Princess Royal có hai bộ turbine hơi nước Parsons dẫn động trực tiếp được đặt trong các phòng động cơ riêng biệt. Mỗi bộ bao gồm một cặp turbine áp lực cao phía trước và phía sau nối với trục chân vịt phía ngoài, và một cặp turbine áp lực thấp phía trước và phía sau nối với trục chân vịt phía trong. Công suất thiết kế là , cho phép đạt đến tốc độ . Vào tháng 9 năm 1912, Princess Royal bắt đầu chạy thử máy, đạt đến công suất và tốc độ . Trong đợt chạy thử máy hết tốc độ vào tháng 7 năm 1913, chiếc tàu chiến-tuần dương đạt đến công suất với tốc độ , trong khi đang chất một tải trọng cao . Hơi nước được cung cấp từ 42 nồi hơi ống nước Yarrow bố trí trong 7 phòng nồi hơi. Nó có thể mang theo tối đa than cùng dầu đốt để phun vào than nhằm gia tăng tốc độ cháy. Ở trữ lượng nhiên liệu tối đa, tầm xa hoạt động của chúng là ở tốc độ . Vũ khí Princess Royal được trang bị tám khẩu pháo BL Mark V trên bốn tháp pháo nòng đôi vận hành bằng thủy lực, được đặt tên lần lượt là 'A', 'B', 'Q' và 'Y' từ trước ra sau. Dàn pháo hạng hai của chúng bao gồm mười sáu khẩu BL Mk VII, hầu hết được đặt trong các tháp pháo ụ. Hai khẩu đội pháo 4 inch thuộc nhóm phía trước, được đặt trong ụ che trong giai đoạn 1913–1914 để bảo vệ pháo thủ của khẩu đội khỏi hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt và hoạt động của đối phương. Khẩu pháo 4 inch phía trước bên mạn phải được tháo dỡ vào đầu năm 1917, thay thế bằng bệ góc cao Mark II có khả năng nâng lên đến góc, rồi được bổ sung thêm một khẩu thứ hai vào tháng 4 được cải biến tương tự như kiểu được trang bị cho con tàu chị em Lion. Hai ống phóng ngư lôi ngầm được trang bị bên mạn, con tàu mang theo 14 quả ngư lôi. Chiếc tàu chiến-tuần dương được chế tạo mà không có hỏa lực phòng không, nhưng trong giai đoạn từ tháng 10 năm 1914 đến tháng 12 năm 1916 đã được bổ sung một khẩu kiểu QF 6 pounder Hotchkiss trên bệ MkIc góc cao, có khả năng hạ đến 8° và nâng tối đa lên đến 60°. Nó bắn ra đạn pháo nặng với lưu tốc đầu đạn và tốc độ bắn 20 viên mỗi phút. Trần bắn tối đa là , nhưng tầm bắn hiệu quả chỉ đạt . Ngoài ra còn có một khẩu QF 3 inch 20 cwt trên bệ MkII góc cao được tăng cường vào tháng 1 năm 1915 nhưng được tháo dỡ vào tháng 4 năm 1917; có khả năng hạ đến 10° và nâng tối đa lên đến 90°. Nó bắn ra đạn pháo nặng với lưu tốc đầu đạn và tốc độ 12–14 viên mỗi phút. Trần bắn hiệu quả của kiểu pháo này là . Princess Royal được nâng cấp hệ thống kiểm soát hỏa lực từ giữa năm 1915 đến tháng 5 năm 1916, tập trung việc định vị và khai hỏa các khẩu pháo dưới sự điều khiển từ máy đo tầm xa đặt trên cột ăn-ten chính. Pháo thủ tại các tháp pháo chỉ cần tuân theo con trỏ được điều khiển từ bộ kiểm soát hỏa lực để hướng khẩu pháo đến mục tiêu. Điều này đã cải thiện đáng kể độ chính xác, vì nó dễ dàng trinh sát điểm rơi của pháo, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của sự chòng chành con tàu trên sự phân tán của đạn pháo. Đến đầu năm 1918, Princess Royal mang theo một thủy phi cơ kiểu Sopwith Pup và một Sopwith 1½ Strutter đặt trên các bệ cất cánh bố trí trên nóc các tháp pháo 'Q' và 'X'. Mỗi bệ có vải bạt để bảo vệ máy bay khỏi các yếu tố thời tiết. Vỏ giáp Sơ đồ vỏ giáp bảo vệ cho Lion và Princess Royal nặng hơn so với những chiếc thuộc lớp Indefatigable; đai giáp ở mực nước làm bằng vỏ giáp Krupp dày đến ở khoảng giữa con tàu, được vuốt mỏng còn về phía hai đầu con tàu, nhưng không đến tận mũi và đuôi. Đai giáp trên với độ dày tối đa trên cùng chiều dài phần dày nhất của đai giáp ở mực nước, giảm còn ngang với các tháp pháo tận cùng. Các tháp pháo và bệ tháp pháo được bảo vệ bởi vỏ giáp dày , ngoại trừ nóc tháp pháo dày . Độ dày của sàn tàu bọc thép nickel thay đổi ; vách ngăn chống ngư lôi bằng thép nickel dày được đặt ngang các hầm đạn và phòng đạn pháo. Sau khi trận Jutland bộc lộ ra sự mong manh của con tàu đối với đạn pháo bắn tới, một lớp vỏ giáp bổ sung dày 1 inch nặng khoảng được tăng cường cho bệ tháp pháo bên trên hầm đạn và nóc tháp pháo. Lịch sử hoạt động Trước chiến tranh Princess Royal được đặt lườn tại xưởng tàu Vickers ở Barrow-in-Furness vào ngày 2 tháng 5 năm 1910. Nó được hạ thủy vào ngày 29 tháng 4 năm 1911, được đỡ đầu bởi Công chúa Louise và đưa ra hoạt động cùng Hải quân Hoàng gia vào ngày 14 tháng 11 năm 1912. Khi được đưa vào hoạt động, Princess Royal gia nhập Hải đội Tuần dương 1, vốn được đổi tên thành Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 vào tháng 1 năm 1913; Chuẩn Đô đốc David Beatty tiếp nhận quyền chỉ huy Hải đội vào ngày 1 tháng 3 năm 1913. Princess Royal cùng với phần còn lại của Hải đội đã viếng thăm cảng Brest, Pháp vào tháng 2 năm 1914, và viếng thăm các cảng Nga vào tháng 6. Trận Heligoland Bight Princess Royal tham chiến lần đầu tiên trong Trận Heligoland Bight vào ngày 28 tháng 8 năm 1914, trong thành phần lực lượng tàu chiến-tuần dương dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Beatty, vốn thoạt tiên được dự định sẽ hỗ trợ từ xa cho các tàu tuần dương và tàu khu trục Anh tiếp cận bờ biển Đức trong trường hợp các tàu chiến chủ lực của Hạm đội Biển khơi Đức xuất quân đáp trả các cuộc tấn công của Anh. Chúng quay mũi về phía Nam đi hết tốc độ lúc 11 giờ 35 phút khi lực lượng hạng nhẹ Anh không tách ra kịp thời theo kế hoạch, và triều cường đang dâng cao khiến các tàu chiến chủ lực Đức có thể vượt qua các bãi tại cửa sông Jade Estuary. Chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ mới nguyên Arethusa đã bị đánh hỏng trước đó trong trận chiến do hỏa lực từ các tàu tuần dương hạng nhẹ Đức Strassburg và Köln, khi các tàu chiến-tuần dương của Beatty hiện ra từ làn sương mù lúc 12 giờ 37 phút. Strassburg lẫn vào trong làn sương mù và né tránh được hỏa lực pháo, nhưng Köln vẫn bị trông thấy và nhanh chóng bị đánh hỏng bởi đạn pháo của hải đội. Tuy nhiên, Beatty bị thu hút khỏi hoạt động kết liễu nó do sự xuất hiện bất ngờ của chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ cũ Ariadne ngay trước mũi. Ông quay mũi đuổi theo, biến nó thành một xác tàu cháy bùng chỉ với ba loạt đạn pháo ở khoảng cách chưa đầy . Đến 13 giờ 10 phút, Beatty quay mũi về phía Bắc và ra mệnh lệnh chung để rút lui. Thành phần chủ lực của Beatty bắt gặp Köln đã bị đánh hỏng không lâu sau khi đổi hướng lên phía Bắc, và nó bị đánh chìm bởi hai loạt đạn pháo từ chiếc tàu chị em với Princess Royal là Lion. Princess Royal được cho tách khỏi Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 và đã khởi hành từ Cromarty vào ngày 28 tháng 9 để gặp gỡ một đoàn tàu vận tải chuyển quân Canada, và hộ tống chúng đến Anh Quốc. Nó gia nhập trở lại Hải đội vào ngày 26 tháng 10, nhưng lại được cho tách ra vài ngày sau đó để tăng cường cho Trạm Bắc Đại Tây Dương và Caribbe nhằm truy tìm Hải đội Đông Á của Đô đốc Graf Spee, sau khi nó tiêu diệt Hải đội Tây Ấn của Chuẩn Đô đốc Christopher Cradock trong trận Coronel vào ngày 1 tháng 11 năm 1914. Nó đi đến Halifax vào ngày 21 tháng 11, trải qua nhiều ngày tuần tra ngoài khơi thành phố New York, rồi xuôi xuống khu vực Caribbe đề phòng khả năng Graf Spee sử dụng kênh đào Panama. Nó rời Kingston, Jamaica quay trở về Anh Quốc vào ngày 19 tháng 12 sau khi Hải đội Đông Á bị đánh chìm trong Trận chiến quần đảo Falkland vào ngày 7 tháng 12. Trận Dogger Bank Ngày 23 tháng 1 năm 1915, một lực lượng tàu chiến-tuần dương Đức dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Franz von Hipper lên đường để quét sạch khu vực Dogger Bank khỏi mọi tàu đánh cá hay tàu nhỏ của Anh vốn có thể hiện diện để thu thập tin tức tình báo về các hoạt động của phía Đức. Tuy nhiên, người Anh đã đọc được các bảng mã của đối phương, nên một lực lượng lớn các tàu chiến-tuần dương Anh dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Beatty trên soái hạm Lion đã ra khơi để đánh chặn. Cuộc tiếp xúc đầu tiên diễn ra lúc 07 giờ 20 phút ngày 24 tháng 1, khi tàu tuần dương Arethusa phát hiện tàu tuần dương hạng nhẹ Đức Kolberg. Đến 07 giờ 35 phút, phía Đức nhìn thấy lực lượng của Beatty, và Hipper trên soái hạm Blücher ra lệnh bẻ lái về phía Nam với tốc độ , tin rằng đủ nhanh nếu như đối phương ở về phía Tây Bắc của ông là những thiết giáp hạm Anh, và ông luôn luôn có khả năng tăng lên tốc độ tối đa của Blücher nếu như đó là các tàu chiến-tuần dương Anh. Beatty ra lệnh cho các tàu chiến-tuần dương của mình mở hết tốc độ có thể để bắt kịp các tàu chiến Đức trước khi chúng chạy thoát. Những chiếc dẫn đầu Lion, Princess Royal và Tiger, đạt đến khi truy đuổi, và Lion khai hỏa lúc 08 giờ 52 phút ở khoảng cách . Các tàu khác tiếp nối vài phút sau đó, nhưng do ảnh hưởng bởi khoảng cách quá xa và tầm nhìn bị giảm sút, chỉ có thể bắn trúng Blücher phát đầu tiên lúc 09 giờ 09 phút. Bản thân các tàu chiến-tuần dương Đức nổ súng lúc 09 giờ 11 phút ở khoảng cách , và tập trung hỏa lực vào chiếc Lion, bắn trúng nó một phát. Đến 09 giờ 35 phút, Beatty ra lệnh "Đối đầu với tàu tương đương trong hàng chiến trận đối phương", nhưng vị chỉ huy của Tiger, Đại tá Pelly, tin rằng Indomitable đã giao chiến cùng với Blücher, nên đã bắn vào Seydlitz giống như chiếc Lion đã làm, để lại Moltke không bị kháng cự và vẫn có thể tiếp tục bắn vào Lion mà không gặp khó khăn. Moltke và Derfflinger phối hợp hỏa lực của chúng trong vòng một giờ gây hư hại đáng kể cho Lion, ngay cả khi Princess Royal tấn công nhắm vào Derfflinger. Vào cùng lúc đó Blücher đã bị hư hại nặng; tốc độ của nó giảm xuống còn và bánh lái bị kẹt. Beatty ra lệnh cho Indomitable tấn công nó lúc 10 giờ 48 phút; sáu phút sau Beatty trông thấy cái mà ông nghĩ là kinh tiềm vọng của một tàu ngầm bên mạn phải, nên ra lệnh bẻ lái 90° ngay lập tức sang mạn trái để tránh tàu ngầm, cho dù ông đã không giương cờ hiệu "cảnh báo tàu ngầm" do hầu hết dây treo tín hiệu của Lion đã bị bắn bay mất. Hầu như ngay sau đó, Lion bị hỏng chiếc dynamo còn lại do bị tràn nước, làm mất điện và ánh sáng toàn bộ con tàu. Ông ra lệnh "Chuyển hướng Đông Bắc" lúc 11 giờ 02 phút để đưa các con tàu quay lại đuổi theo Hipper. Ông cũng giương hiệu lệnh "Tấn công đoạn hậu đối phương" trên một dây treo tín hiệu khác cho dù không có liên quan gì giữa hai tín hiệu trên. Điều này đã khiến Chuẩn Đô đốc Sir Gordon Moore, tạm thời chỉ huy trên chiếc New Zealand, nghĩ rằng tín hiệu này có nghĩa là tấn công Blücher, vốn cách khoảng về hướng Đông Bắc; nên họ đã tách khỏi việc truy đuổi lực lượng chủ lực của Hipper để tấn công Blücher. Beatty cố gắng sửa chữa sai lầm, nhưng ông tụt lại phía sau cách xa các tàu chiến-tuần dương dẫn đầu, nên các tín hiệu của ông không thể đọc được giữa làn khói đạn pháo và sương mù dày đặc. Beatty chuyển cờ hiệu của mình sang tàu khu trục Attack lúc 11 giờ 50 phút, và đuổi theo các tàu chiến-tuần dương của mình. Ông bắt kịp chúng không lâu trước khi Blücher bị chìm và chuyển sang chiếc Princess Royal lúc 12 giờ 20 phút. Ông ra lệnh tiếp tục truy đuổi các tàu chiến-tuần dương Đức, nhưng đã hủy bỏ mệnh lệnh khi rõ ràng là đã phí mất quá nhiều thời gian vào việc đánh chìm Blücher, các con tàu của Hipper có thể về đến vùng biển của Đức trước khi lực lượng Anh có thể bắt kịp. Các tàu chiến-tuần dương của Beatty quay trở về cảng nhà, bắt kịp Lion vào khoảng 12 giờ 45 phút khi nó đang lết đi với tốc độ . Princess Royal đã bắn trúng một phát vào Derfflinger, nhưng chỉ gây hư hại cho các tấm vỏ giáp vốn làm ngập nước một khoang chứa than. Nó cũng bắn trúng Blücher ít nhất hai lần, trong đó có phát trúng đã đánh hỏng nó; nhưng đã bắn tổng cộng đến 271 quả đạn pháo 13,5 inch trong suốt trận chiến, với một tỉ lệ trúng chỉ đạt 0,7%. Nó còn bắn hai quả đạn mảnh 13,5 inch nhắm vào khí cầu Đức L5 khi nó tìm cách ném bom xuống chiếc Blücherđang chìm, nhầm nó với một tàu chiến Anh, cho dù góc nâng của các khẩu pháo chỉ có 20°. Princess Royal không bị hư hại trong trận chiến. Trận Jutland Ngày 31 tháng 5 năm 1916, Princess Royal là soái hạm của Chuẩn Đô đốc Osmond Brock, và đã ra khơi cùng với phần còn lại của Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 do Phó Đô đốc Beatty chỉ huy chung trên chiếc Lion để đánh chặn một cuộc tiến quân của Hạm đội Biển khơi Đức vào Bắc Hải. Người Anh đã có thể giải mã các thông điệp vô tuyến của Đức, và đã rời căn cứ trước khi Hạm đội Đức ra khơi. Các tàu chiến-tuần dương của Hipper đã nhìn thấy Hải đội Tàu chiến-Tuần dương Anh về phía Tây lúc 15 giờ 20 phút, nhưng các con tàu của Beaty đã không nhìn thấy đối thủ ở phía Đông cho đến 15 giờ 30 phút. Hai phút sau, Beaty ra lệnh đổi hướng về phía Đông Đông Nam chắn ngang đường rút lui của Hạm đội Đức và truyền lệnh sẵn sàng tác chiến. Hipper ra lệnh cho các con tàu dưới quyền bẻ lái sang mạn phải, tách xa lực lượng Anh, hầu như 180°, theo hướng Đông Nam, và giảm tốc độ xuống còn , cho phép ba tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc Đội tuần tiễu 2 có thể bắt kịp. Với cú đổi hướng này, Hipper quay trở lại thành phần chủ lực của Hạm đội Biển khơi, lúc đó còn cách về phía sau. Vào khoảng thời gian này, Beatty đổi hướng về phía Đông, vì rõ ràng là ông ở quá xa về phía Bắc để có thể cắt ngang hướng đi của Hipper. Đến đây bắt đầu một quá trình được gọi là đợt "Chạy về phía Nam" khi Beatty đổi hướng sang Đông Đông Nam lúc 15 giờ 45 phút, song song với hướng đi của Hipper, giờ đây ở khoảng cách dưới . Phía Đức khai hỏa trước tiên lúc 15 giờ 48 phút, và được phía Anh đáp trả. Các con tàu Anh vẫn đang còn trong quá trình đổi hướng, chỉ có hai chiếc dẫn đầu đội hình là Lion và Princess Royal ổn định được hướng đi khi các tàu Đức nổ súng. Lion và Princess Royal đối đầu với Lützow, chiếc dẫn đầu đội hình Đức, trong khi Derfflinger nhắm vào Princess Royal. Hỏa lực từ phía Đức tỏ ra khá chính xác ngay từ đầu, khi Princess Royal bị bắn trúng hai lần trong vòng ba phút; còn việc tác xạ từ phía Anh kém hiệu quả, khoảng cách đã bị ước lượng quá xa khi các con tàu Đức lẫn vào làn sương mù. Tháp pháo 'A' của Princess Royal hoạt động không hiệu quả vào đầu trận chiến, khẩu pháo bên trái không hoạt động do bánh răng khóa nòng bị gảy, còn khẩu pháo bên phải thường xuyên bắn trượt. Đến 15 giờ 54 phút, khoảng cách giữa hai bên được rút ngắn xuống còn , và Beatty ra lệnh bẻ lái 2 point (22,5°) sang mạn phải để gia tăng khoảng cách giữa hai bên lúc 15 giờ 57 phút. Đến 16 giờ 11 phút, một quả ngư lôi do Moltke phóng ra đã băng qua bên dưới lườn Princess Royal, nhưng bị nhận định nhầm xuất phát từ một tàu ngầm U-boat ở phía đối diện. Điều này lại được xác nhận sai lầm khi tàu khu trục Landrail báo cáo trông thấy một kính tiềm vọng trước khi phát hiện đường đi của quả ngư lôi. Vào lúc này, khoảng cách giữa hai bên đã trở nên quá xa để có thể bắn chính xác, nên Beatty đổi hướng 4 point (45°) sang mạn trái để rút ngắn khoảng cách từ 16 giờ 12 phút đến 16 giờ 15 phút. Sự cơ động này đã khiến Lion bị phơi ra trước hỏa lực các tàu chiến-tuần dương đối phương. Khói và lửa do những cú bắn trúng này khiến Derfflinger mất dấu Princess Royal, nên nó chuyển hỏa lực sang chiếc Queen Mary lúc 16 giờ 16 phút. Đến 16 giờ 25 phút, khoảng cách được rút ngắn xuống còn , và Beatty ra lệnh bẻ lái 2 point sang mạn phải để gia tăng khoảng cách một lần nữa. Tuy nhiên, việc cơ động này đã quá trễ đối với Queen Mary, nó bị bắn trúng nhiều lần liên tiếp và hầm đạn phía trước của nó nổ tung. Lúc 16 giờ 30 phút, tàu tuần dương hạng nhẹ Southampton, đi trinh sát phía trước các tàu chiến của Beatty, nhìn thấy các đơn vị của Hạm đội Biển khơi hướng lên phía Bắc với tốc độ tối đa. Ba phút sau, nó trông thấy cột ăn-ten của các thiết giáp hạm dưới quyền Phó Đô đốc Reinhard Scheer, nhưng đã chần chừ không báo cáo cho đến năm phút sau. Beatty tiếp tục tiến về phía Nam thêm hai phút nữa để xác định báo cáo về đối phương trước khi ra lệnh cho lực lượng dưới quyền bẻ lái 16 point sang mạn phải để quay lên phía Bắc. Các tàu chiến-tuần dương Đức quay mũi sang hướng Bắc để truy đuổi, nhưng các con tàu của Beatty duy trì tốc độ tối đa, cố tạo ra khoảng cách giữa chúng và Hạm đội Biển khơi, và dần dần vượt ra khỏi tầm bắn. Chúng hướng lên phía Bắc, rồi Đông Bắc, tìm cách gặp gỡ thành phần chủ lực của Hạm đội Grand, và đến 17 giờ 40 phút lại nổ súng vào đối thủ Đức. Ánh sáng ngược khi mặt trời lặn đã che mắt các pháo thủ Đức nên họ không thể xác định các con tàu Anh, và đổi sang hướng Đông Bắc lúc 17 giờ 47 phút. Beatty dần dần chuyển về hướng Đông để các con tàu của ông có thể bảo vệ quá trình bố trí của Hạm đội Grand thành đội hình chiến trận; nhưng ông đã tính toán sai thời gian việc cơ động của mình, buộc các đơn vị Anh dẫn đầu cơ động về hướng Đông tách xa khỏi lực lượng Đức. Lúc 18 giờ 35 phút, Beatty đi theo sau Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 3 khi chúng dẫn đầu Hạm đội Grand về hướng Đông Đông Nam, và tiếp tục đối đầu với các tàu chiến-tuần dương của Hipper về phía Tây Nam. Vài phút trước đó, Scheer đã ra lệnh một cú đổi hướng đồng loạt 180° sang mạn phải, và Beatty mất dấu đối phương trong làn sương mù. Lúc 18 giờ 44 phút, Beatty đổi hướng các con tàu của mình sang hướng Đông Nam, rồi sang Nam Đông Nam bốn phút sau đó, để tìm kiếm lực lượng của Hipper. Beatty nhân cơ hội này ra lệnh cho hai chiếc tàu còn lại của Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 3 chiếm lấy vị trí phía sau New Zealand rồi giảm tốc độ xuống còn và đổi hướng về phía Nam. Đến 18 giờ 55 phút, Scheer ra lệnh một cú đổi hướng 180° khác, đưa các con tàu Đức vào một hướng đi hội tụ để đối đầu với Hạm đội Grand. Tuy nhiên, Hạm đội Grand đã đổi hướng về phía Nam, cho phép chúng cắt ngang chữ T lực lượng của Scheer và gây hư hại đáng kể cho các chiếc dẫn đầu. Scheer ra lệnh một cú đổi hướng 180° nữa lúc 19 giờ 13 phút trong một nỗ lực nhằm giải thoát Hạm đội Biển khơi khỏi cái bẫy mà sự cơ động của ông đã tạo ra. Phía Anh mất dấu các con tàu Đức cho đến 20 giờ 05 phút, khi Castor phát hiện khói ở hướng Tây Tây Bắc; mười phút sau nó tiếp cận, phát hiện nhiều tàu phóng lôi Đức và giao chiến cùng với chúng. Nghe thấy tiếng súng, Beatty ra lệnh cho các tàu dưới quyền quay mũi sang hướng Tây, và phát hiện các tàu chiến-tuần dương Đức chỉ cách có . Inflexible nổ súng lúc 20 giờ 20 phút, được nối tiếp hầu như ngay lập tức bởi các tàu chiến-tuần dương còn lại. Không lâu sau 20 giờ 30 phút, các thiết giáp hạm tiền-dreadnought thuộc Hải đội Chiến trận 2 dưới quyền Chuẩn Đô đốc Mauve bị phát hiện, và hỏa lực chuyển sang nhắm vào mục tiêu mới. Các tàu Đức chỉ nổ súng vài loạt đạn do tầm nhìn kém rồi quay mũi về phía Tây; các tàu chiến-tuần dương Anh bắn trúng đối thủ nhiều phát trước khi chúng biến mất vào làn sương mù lúc khoảng 20 giờ 40 phút. Sau đó Beatty chuyển hướng sang Nam Đông Nam và duy trì hướng đi này, dẫn trước cả Hạm đội Grand lẫn Hạm đội Biển khơi, cho đến 02 giờ 55 phút rạng sáng ngày 1 tháng 6 vào lúc có mệnh lệnh đổi hướng quay về nhà. Princess Royal và cùng với các tàu chiến-tuần dương còn lại về đến xưởng tàu Rosyth, Scotland sáng ngày 2 tháng 6 năm 1916, nơi nó lập tức được sửa chữa tạm thời vốn kéo dài trong vòng tám ngày. Sau đó nó lên đường đi Plymouth vào ngày 10 tháng 6, nơi các công việc sửa chữa triệt để khác được tiến hành và hoàn tất vào ngày 15 tháng 7, trước khi nó quay trở lại Rosyth vào ngày 21 tháng 7. Nó bị bắn trúng chín lần trong quá trình trận chiến: sáu phát từ Derfflinger trong đợt "Chạy về phía Nam", hai phát từ Markgraf trong đợt "Chạy về phía Bắc", và phát còn lại từ Posen ngay sau khi Hải đội Chiến trận 2 xuất hiện; khiến 22 người thiệt mạng và 81 người khác bị thương. Nó chỉ bắn 230 quả đạn pháo từ dàn pháo chính, bởi tầm nhìn của nó hầu như bị khói và lửa trên chiếc Lion che khuất, và chỉ ghi được ba phát trúng trên Lützow cùng hai phát trúng vào Seydlitz. Nó cũng đã bắn một quả ngư lôi vào các thiết giáp hạm tiền-dreadnought Đức mà không thành công. Các hoạt động sau cùng Do Hạm đội Biển khơi Đức bị cấm không được liều lĩnh thêm thiệt hại nào khác, phần lớn các hoạt động của sau trận Jutland chỉ bao gồm các chuyến tuần tra bình yên tại Bắc Hải. Chiều tối ngày 18 tháng 8, Hạm đội Grand ra khơi do một thông điệp được Phòng 40 giải mã cho biết Hạm đội Biển khơi Đức, thiếu mất Hải đội 2, sẽ rời cảng trong đêm đó. Mục tiêu của Đức là bắn phá Sunderland vào ngày 19 tháng 8, được trinh sát rộng rãi bởi khí cầu và tàu ngầm. Hạm đội Grand lên đường với 29 thiết giáp hạm dreadnought và sáu tàu chiến-tuần dương. Trong suốt ngày 19 tháng 8, Jellicoe và Scheer nhận được những tin tức tình báo mâu thuẫn với nhau, vốn đưa đến hậu quả là trên đường đi đến điểm gặp gỡ tại Bắc Hải, Hạm đội Grand chuyển hướng lên phía Bắc do tin tưởng sai lầm là đang tiến vào một bãi mìn sau khi Nottingham bị trúng ngư lôi, trước khi quay lại hướng Nam. Riêng Scheer lại bẻ lái về hướng Đông Nam để săn đuổi cái mà ông tin là một hải đội chiến trận Anh đơn độc được một khí cầu Đức phát hiện, nhưng thực ra chỉ là Lực lượng Harwich dưới quyền Thiếu tướng Hải quân Reginald Tyrwhitt. Nhận ra sai lầm, phía Đức đổi hướng quay trở về cảng nhà. Tiếp xúc duy nhất giữa hai phía là vào lúc chiều tối khi Tyrwhitt nhìn thấy Hạm đội Biển khơi, nhưng không thể đi đến một vị thế tấn công thuận tiện trước khi trời tối, nên đã tách ra khỏi trận chiến. Cả hai hạm đội Anh và Đức đều quay trở về nhà, hai tàu tuần dương hạng nhẹ Anh Nottingham và Falmouth bị đánh chìm do các cuộc tấn công bằng tàu ngầm, còn về phía Đức thiết giáp hạm Westfalen bị hư hại bởi một quả ngư lôi. Princess Royal lên đường cùng với Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 vào ngày 12 tháng 12 sau khi các tàu khu trục Đức đánh chìm một đoàn tàu vận tải Anh đang hướng đến Na Uy trước đó, nhưng đã không thể đánh chặn và phải quay về căn cứ vào ngày hôm sau. Princess Royal đã hỗ trợ từ xa cho lực lượng hạng nhẹ Anh trong trận Heligoland Bight thứ hai vào ngày 17 tháng 11 năm 1917, nhưng đã không đến tầm bắn của bất kỳ lực lượng Đức nào. Nó lên đường cùng với phần còn lại của Hạm đội Grand vào xế trưa ngày 23 tháng 3 năm 1918 sau khi tín hiệu vô tuyến cho thấy Hạm đội Biển khơi đã xuất quân trong một nỗ lực bất thành nhằm đánh chặn đoàn tàu vận tải Anh thường lệ đi đến Na Uy. Tuy nhiên, lực lượng Đức ở cách quá xa lực lượng Anh và đã thoát được mà không nổ súng. Bắt đầu từ tháng 7 năm 1918, Hạm đội Grand bị ảnh hưởng bởi dịch cúm năm 1918 đến mức vào một lúc, Princess Royal không có đủ nhân lực khỏe mạnh để có thể lên đường. Sau khi Đức đầu hàng kết thúc cuộc xung đột, Princess Royal cùng với Hải đội Tàu chiến-Tuần dương 1 tham gia lực lượng canh gác Hạm đội Biển khơi Đức bị lưu giữ tại Scapa Flow. Nó được điều về Hạm đội Đại Tây Dương Anh Quốc vào tháng 4 năm 1919, rồi được đưa về lực lượng dự bị vào năm 1920. Một dự định bán nó cho Chile vào cuối năm đó đã không thành công. Nó trở thành soái hạm của Tổng tư lệnh Duyên hải Scotland vào ngày 22 tháng 2 năm 1922. Princess Royal bị bán để tháo dỡ vào tháng 12 năm 1922 nhằm tuân thủ hạn ngạch về tải trọng tàu chiến do Hiệp ước Hải quân Washington đặt ra. Việc tháo dỡ nó được bắt đầu từ ngày 13 tháng 8 năm 1923. Tham khảo Ghi chú Chú thích Thư mục Lớp tàu chiến-tuần dương Lion Tàu chiến-tuần dương của Hải quân Anh Tàu chiến-tuần dương trong Thế Chiến I Tàu thủy năm 1911
388001
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4%20la%20Bermuda
Đô la Bermuda
Đô la Bermuda''' (ISO 4217 mã: BMD) là một loại tiền tệ của Bermuda. Nó được viết tắt với ký hiệu đô la $ hoặc được viết tắt là BD$'' để phân biệt khác với đô la - chỉ tên một loại tiền tệ. Nó có giá trị bằng 100 cent. Đô la Bermuda không dùng cho trao đổi thương mại bình thường bên ngoài Bermuda. Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng BMD Xem thêm Kinh tế Bermuda Khác http://www.bma.bm/uploaded/65-News-090309_BMA_Press_Release_New_Banknote_Release_FINAL.pdf http://www.bma.bm/uploaded/Posters.pdf Liên kết Bermuda Monetary Authority Khái quát về những sự kiện đồng đô la Bermuda (geared về hướng ra du khách nước ngoài) Tham khảo Kinh tế Bermuda Đô la Bermudian Đơn vị tiền tệ Bắc Mỹ Đô la Tỷ giá hối đoái cố định
686213
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u%20di%E1%BB%87p%20Kon%20Tum
Cầu diệp Kon Tum
Cầu diệp Kon Tum hay lọng Kon Tum, lan lọng vàng (danh pháp hai phần: Bulbophyllum catenarium) là một loài phong lan thuộc chi Bulbophyllum. Chú thích Tham khảo The Bulbophyllum-Checklist Checklist for Bulbophyllum: Part 1: List of all names, trang 8 Checklist for Bulbophyllum: Part 2: List of accepted names, trang 20 Checklist for Bulbophyllum: Part 3: List of taxa, trang 19, 37, 54 và 68 The internet Orchid species Photo Encyclopedia Bulbophyllum catenarium Ridl. 1894 SECTION Macrocaulia (Bl.) Aver 1994 Bulbophyllum catenarium Ridl. trên Catalogue of Life: 11th March 2013 C Thực vật Việt Nam
201920
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99i%20tuy%E1%BB%83n%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20qu%E1%BB%91c%20gia%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20n%C4%83m%202008
Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam năm 2008
Lịch và kết quả thi đấu của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam các cấp trong năm 2008. Đội tuyển Việt Nam Đội tuyển Olympic Việt Nam Đội tuyển U-20 Đội tuyển U-19 Đội tuyển U-17 Đội tuyển quốc gia nữ Cầu thủ khoác áo đội tuyển quốc gia Huấn luyện viên trưởng: Henrique Calisto |----- bgcolor="#B0D3FB" | colspan="6" align="left" | Thủ môn |----- bgcolor="#B0D3FB" | colspan="6" align="left" | Hậu vệ |----- bgcolor="#B0D3FB" | colspan="6" align="left" | Tiền vệ |----- bgcolor="#B0D3FB" | colspan="6" align="left" | Tiền đạo Ghi chú Liên kết ngoài 2008 Việt Nam năm 2008 Bóng đá Việt Nam năm 2008
820523
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rahat
Rahat
Rahat (tiếng Hebrew:) là một thành phố của Israel. Thành phố Rahat thuộc quận. Thành phố này có diện tích km2, dân số là người. Lịch sử Khu vực thành phố trước đây là nơi cư trú của bộ lạc Al-Tayaha (Al-Hezeel clan). Cho đến năm 1972 thị trấn có tên là "El Huzaiyil" () trước khi đổi sang tên hiện tại. Năm 1972 Rahat được chính phủ Israel đặt làm khu định cư mới cho người Bedouin sống du cư xung quanh. Đến năm 1980, Rahat là một phần của Hội đồng Vùng Bnei Shimon và từ đó trở đi (cho đến 1994) nó là hội đồng địa phương (quản lý bởi một hồi đồng tư nhân cho đến 1989). Năm 1994 nơi đây được công nhận là thành phố – thành phố Bedouin đầu tiên ở Israel. Phát triển đô thị Thành phố có tổng cộng 33 khu vực. Tất cả trừ một khu vực bao gồm các clan Bedouin hoàn toàn tách biệt, và một khu vực đa chủng tộc. Giữa mỗi khu vực có một wadi. Thành phố cũng có một chợ, cơ quan thương mại và công cộng, công viên và khu vực công cộng, các trung tâm tuyển dụng phụ nữ, sân chơi trẻ em, và một vài nhà thờ hồi giáo. Khí hậu Rahat có khí hậu bán hoang mạc (Phân loại khí hậu Köppen: BSh). Nhiệt độ trung bình năm là , và khoảng lượng mưa hằng năm. Kinh tế Thành phố nằm gần Beersheva do đó kinh tế thành phố liên hệ với nơi này. Một công viên công nghiệp nằm ở ngoại ô Rahat, và một công viên công nghiệp được thành lập năm 2015 có tên Idan HaNegev. Một vài khu công nghiệp nằm trong khu vực - Beersheba và Hura. Các cư dân cũng làm việc trong khu công nghiệp ở Beersheba. Có vài tổ chức thúc đẩy khởi nghiệp trong cộng đồng 210,000 người Bedouin đang sống ở Negev, chủ yếu tập trung trên phụ nữ Bedouin. Một trong số đó là Maof, và một ứng dụng tìm việc có tên là Rian. Năm 2005 thành phố là nơi đầu tiên kết nối với mạng lưới WiMAX. Năm 2007, Trung tâm phát triển kinh tế cho Jewish-Arab bắt đầu kế hoạch khởi nghiệp và việc làm cho cư dân Rahat. Gần 40 phụ nữ Bedouin tham gia và được đào tạo trong các lĩnh vực tìm việc, kỹ năng máy tính và quản lý kinh doanh. Mười hai người trong số họ đã tự mở kinh doanh (cửa hàng, quần áo, chăm sóc tóc, nhà hàng, may vá). Năm 2009 thành phố không thể chi trả tiền nước và nguồn nước bị cắt trong vòng 5 giờ. Ngày nay Rahat có một công ty nước phụ trách nguồn nước và trồng trọt. Năm 2006 Rahat thu được 59% thuế Arnona, giúp cho đây trở thành thành phố Arab thu được nhiều thuế nhất trong thành phần dân số Arab trong năm đó. Năm 2012 Rahat tăng thu được thuế lên đến 71%. Năm 2013 Rahat bắt đầu thu thuế cư dân và thu 44% thuế từ khu công nghiệp gần đó. Năm 2014 tỉ lệ thất nghiệp của thành phố là 34% và đến năm 2017 là 14%. Thay đổi này là nhờ vào khu công nghiệp Idan HaNegev. Kế hoạch văn hóa Có nhiều tổ chức hỗ trợ và tạo điều kiện khởi nghiệp ở phía Nam Israel nhằm giúp cho cộng đồng 210,000 người Bedouin ở Negev hòa nhập vào kinh tế into Israel. Trong đó nỗ lực chủ yếu vào phụ nữ Bedouin. Hai mươi phụ nữ Arab-Bedouin từ các thị trấn Rahat, Lakiya, Tel Sheva, Segev Shalom, Kuseife và Rachma tham dự một khóa may vá cho thiết kế thời trang tại Amal College ở Beer Sheva, bao gồm các bài học may cắt, khởi nghiệp và phát triển bản thân. Có một chương trình tình nguyện dạy tiếng Anh tại các trường Bedouin ở Rahat. Chương trình Lãnh đạo Xã hội và Môi trường xuất hiện ở Rahat từ giữa thập niên 2000, khởi xướng bởi các cư dân trẻ. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Thành phố của Israel Thành phố ở quận Nam (Israel)
664095
https://vi.wikipedia.org/wiki/Neolissochilus%20theinemanni
Neolissochilus theinemanni
Neolissochilus thienemanni là một loài cá vây tia thuộc họ Cyprinidae. Loài này chỉ có ở Indonesia. Chú thích Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1996. Neolissochilus theinemanni. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 19 tháng 7 năm 2007. T T Động vật được mô tả năm 1933