id
stringlengths 1
8
| url
stringlengths 31
618
| title
stringlengths 1
250
| text
stringlengths 11
513k
|
---|---|---|---|
783651 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tabasco | Tabasco | Tabasco là một trong 31 bang, cùng với Quận liên bang, là 32 thực thể Liên bang của México. Bang này được chia thành 17 hạt, thủ phủ là thành phố Villahermosa.
Tabasco nằm ở Đông Nam Mexico, trên nửa phía bắc của eo đất Tehuantepec. Nó được bao quanh bởi các bang Veracruz về phía tây, Chiapas về phía nam và Campeche về phía đông bắc. Về phía bắc, bang có một đường bờ biển dài giáp Vịnh Mexico. Tabasco giáp biên giới với tỉnh Petén của Guatemala về phía đông.
Ngoài thành phố thủ đô, các thành phố lớn khác của bang bao gồm Cardenas, Comalcalco và Paraiso.
nhỏ|Tabasco.
Chú thích
Liên kết ngoài
Tabasco State Government
Tabasco State Web Directory
Bang của México
Khởi đầu năm 1824 ở México |
956642 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gynoplistia%20alpigena | Gynoplistia alpigena | Gynoplistia alpigena là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Australasia.
Liên kết ngoài
Tham khảo
Gynoplistia
Limoniidae ở vùng Australasia |
626970 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ptilophora%20%28b%C6%B0%E1%BB%9Bm%20%C4%91%C3%AAm%29 | Ptilophora (bướm đêm) | Ptilophora là một chi bướm đêm thuộc họ Notodontidae.
Các loài tiêu biểu
Ptilophora ala (Schintlmeister và Fang, 2001)
Ptilophora horieaurea Kishida và Kobayashi, 2002
Ptilophora jezoensis (Matsumura, 1920)
Ptilophora nanlingensis Chen L et al, 2010
Ptilophora nohirae Matsumura, 1920
Ptilophora plumigera (Denis & Schiffermüller, 1775)
Ptilophora rufula Kobayashi, 1994
Tham khảo
Liên kết ngoài
Ptilophora at funet
Notodontidae |
232063 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Trigueros | Trigueros | Trigueros là một đô thị ở tỉnh Huelva, Andalucía, [[Tây Ban Nha.
Đô thị này nằm ở độ cao 76 m và cách tỉnh lỵ Huelva 19,5 km, giữa khu vực hai sông Tinto và Odiel (Huelva).
Đô thị này giáp Alosno,Calañas, Beas, Moguer..
Dân số năm 2007 là 7.396 người, diện tích là 118,3 km², mật độ dân số 62,5 người/km².
Tham khảo
Liên kết ngoài
Página oficial de la localidad
http://www.youtube.com/v/AGc06iIW7Yc
Đô thị ở Huelva |
838960 | https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh%20ch%C3%ADnh%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20th%E1%BB%9Di%20B%E1%BA%AFc%20thu%E1%BB%99c%20l%E1%BA%A7n%204 | Hành chính Việt Nam thời Bắc thuộc lần 4 | Thời kỳ Bắc thuộc lần 4 của Việt Nam kéo dài 20 năm, bắt đầu từ năm 1407 khi nhà Minh đánh bại nhà Hồ và chấm dứt năm 1427 khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bộ máy cai trị và các đơn vị hành chính thời kỳ này do nhà Minh sắp đặt và điều chỉnh, trên cơ sở các đơn vị cũ từ thời nhà Trần và nhà Hồ.
Tên gọi
Năm 1406, nhà Minh dùng chiêu bài "phù Trần diệt Hồ" để mang quân sang xâm lược nước Đại Ngu. Nhà Hồ nhanh chóng thất bại hoàn toàn vào giữa năm 1407. Nước Đại Ngu bị tiêu diệt và bị sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Minh Thành Tổ nhân đó đổi gọi An Nam (tên gọi Việt Nam trong ngoại giao với Trung Quốc thời phong kiến) thành quận Giao Chỉ.
Các đơn vị hành chính
Nhà Minh chia quận Giao Chỉ làm 17 phủ là: Giao Châu, Bắc Giang, Lạng Giang, Tam Giang, Thái Nguyên, Tuyên Hóa, Kiến Bình, Tân An, Kiến Xương, Phụng Hóa, Thanh Hóa, Trấn Man, Lạng Sơn, Tân Bình, Nghệ An, Thuận Hóa và Thăng Hoa. Dưới 17 phủ là 47 châu, 154 huyện, 1 vệ, 13 sở, 1 thuyền chợ.
Năm 1408, Trương Phụ tâu về nhà Minh, Giao Chỉ đông tây dài 1760 dặm, nam bắc dài 2700 dặm.
Phần lớn các đơn vị hành chính thời thuộc Minh được đặt vào giữa năm 1407 khi Minh Thành Tổ vừa đánh bại được nhà Hồ. Nhiều phủ, châu, huyện được đổi tên trong thời gian này, gồm 5 phủ, 7 châu, 27 huyện; còn lại các đơn vị khác được giữ như thời Trần Hồ.
Phủ Giao Châu
Phủ Giao Châu gồm có 5 châu, bản phủ trực tiếp lãnh 2 huyện: Đông Quan, Từ Quảng. 5 châu gồm:
Uy Man lĩnh 4 huyện: Sơn Định, Thanh Oai, Ứng Bình, Đại Đường
Phúc An lĩnh 3 huyện: Bảo Phúc, Phù Lưu, Thanh Đàm
Tam Đái lĩnh 6 huyện: Phù Long, Yên Lãng, Phù Ninh, Yên Lạc, Lập Thạch, Nguyên Long
Từ Liêm lĩnh 2 huyện: Đan Sơn, Thạch Thất
Lị Nhân lĩnh 6 huyện: Thanh Liêm,Bình Lục, Cổ Báng, Cổ Lễ, Lị Nhân, Cổ Giả
Phủ Bắc Giang
Gồm có 3 châu, bản phủ lĩnh 2 huyện Siêu Loại và Gia Lâm. 3 châu gồm:
Gia Lâm lĩnh 3 huyện: An Định, Tế Giang, Thiện Tài
Vũ Ninh lĩnh 5 huyện: Tiên Du, Vũ Ninh, Đông Ngàn, Từ Sơn, Yên Phong
Bắc Giang lĩnh 3 huyện Tân Phúc, Thiện Thệ, Yên Việt
Phủ Lạng Giang
Gồm 3 châu, bản phủ trực tiếp lĩnh 5 huyện: Thanh Viễn, Cổ Dõng, Phượng Sơn, Na Ngạn, Lục Na. Ba châu gồm:
Lạng Giang lĩnh 4 huyện: Thanh An, Yên Ninh, Cổ Lũng, Bảo Lộc
Nam Sách lĩnh 3 huyện: Thanh Lâm, Chí Linh, Bình Hà
Thượng Hồng lĩnh 3 huyện: Đường Hào, Đường An, Đa Cầm
Phủ Tam Giang
Gồm 3 châu là:
Thao Giang lĩnh 4 huyện: Sơn Vi, Ma Khê, Thanh Ba, Hạ Hoa
Tuyên Giang lĩnh 3 huyện: Đông Lan, Tây Lan, Hồ Nham
Đà Giang lĩnh 2 huyện: Lũng Bản, Cổ Nông
Phủ Kiến Bình
Vốn là Phủ Kiến Hưng thời Trần Hồ. Chỉ gồm 1 châu Trường Yên. Bản phủ trực tiếp lĩnh 5 huyện: Ý Yên, Yên Bản, Bình Lập, Đại Loan,Vọng Doanh.
Châu Trường Yên lĩnh 4 huyện: Uy Viễn, Yên Mô, Yên Ninh, Lê Bình
Phủ Tân An
Vốn là Phủ Tân Hưng thời Trần Hồ. Gồm có 3 châu, bản phủ trực tiếp lĩnh 5 huyện: Giáp Sơn, Thái Bình, Đa Cực, A Côi, Tây Quan. Ba châu gồm:
Đông Triều lĩnh 4 huyện: Đông Triều, An Lão, Cổ Phí, Thủy Đường
Tĩnh An lĩnh 8 huyện: Đông An, Chi Phong, An Lập, An Hòa, An Đại, Độc, Vạn Ninh, Vân Đồn
Hạ Hồng lĩnh 4 huyện: Trường Tân, Tứ Kỳ, Đồng Lợi, Thanh Miện
Phủ Kiến Xương
Chỉ gồm 1 châu là Khoái, bản phủ trực tiếp lĩnh 4 huyện: Bồng Điền, Kiến Xương, Bố, Chân Lợi.
Châu Khoái lĩnh 5 huyện: Tiên Lữ, Thi Hóa, Đông Kết, Phù Dung,Vĩnh Hạc
Phủ Phụng Hóa
Vốn là Phủ Thiên Trường thời Trần Hồ. Gồm có 4 huyện: Mỹ Lộc, Giao Thủy, Tây Châu, Thuận Vi
Phủ Thanh Hóa
Gồm 3 châu, bản phủ lĩnh 7 huyện: Cổ Đằng, Cổ Hoằng, Đông Sơn, Cổ Lôi, Vĩnh Ninh, Yên Định, Lương Giang. Ba châu gồm có:
Thanh Hóa lĩnh 4 huyện: Nga Lạc, Tế Giang, An Lạc, Lỗi Giang
Ái lĩnh 4 huyện: Hà Trung, Thống Ninh, Tống Giang, Chi Ngại
Cửu Chân lĩnh 4 huyện: Cổ Bình, Kết Duyệt, Duyên Giả, Nông Cống
Phủ Trấn Man
Là phủ Long Hưng thời Trần Hồ, gồm 4 huyện: Tân Hóa, Đình Hà, Cổ Lũy, Thần Khê
Phủ Lạng Sơn
Gồm 7 châu, bản phủ trực tiếp lĩnh 7 huyện: Tân An, Như Ngao, Đan Ba, Khâu Ôn, Trấn Di, Uyên, Đổng. Bảy châu gồm:
Thất Nguyên lĩnh 6 huyện: Thùy Lãng, Cầm, Thoát, Dung, Pha, Bình
Thượng Văn lĩnh 3 huyện: Bôi Lan, Khánh Viễn, Khố
Hạ Văn
Vạn Nhai
Quảng Nguyên
Thượng Tư
Hạ Tư Lang
Phủ Tân Bình
Gồm có 2 châu, bản phủ trực tiếp lĩnh 3 huyện: Phúc Khang, Nha Nghi, Tri Kiển. Hai châu gồm:
Chính Bình lĩnh 3 huyện: Chính Hòa, Cổ Đặng, Tòng Chất
Nam Linh lĩnh 3 huyện: Đan Duệ, Tả Bình, Dạ Độ
Phủ Diễn Châu
Chỉ gồm có 1 châu là Diễn. Bản phủ trực tiếp lĩnh 4 huyện: Thiên Đông, Phù Dung, Phù Lưu, Quỳnh Lâm
Phủ Nghệ An
Gồm 2 châu, bản phủ trực tiếp lĩnh 8 huyện: Nha Nghi, Phi Lộc, Cổ Đỗ, Chi La, Chân Phúc, Thổ Du, Kệ Giang, Thổ Hoàng. Hai châu gồm:
Nam Tĩnh lĩnh 4 huyện: Hà Hoàng, Nham Thạch, Hà Hoa, Kỳ La
Hoan lĩnh 4 huyện: Thạch Đường, Đông Ngạn, Lộ Bình, Sa Nam
Phủ Thuận Hóa
Gồm có 2 châu:
Thuận lĩnh 3 huyện: Ba Lăng, Lợi Điều, An Nhân
Hóa lĩnh 7 huyện: Lợi Bồng, Sĩ Vinh, Sa Lệnh, Trà Kệ, Tư Dung, Bồ Đài, Bồ Lãng
Phủ Thái Nguyên
Ban đầu vẫn là châu, sang năm 1408 mới thăng lên phủ. Phủ lĩnh 11 huyện: Phú Lương, Tư Nông, Vũ Lễ, Động Hỷ, Vĩnh Thông, Tuyên Hóa, Lộng Thạch, Đại Từ, Yên Định, Cảm Hóa, Thái Nguyên.
Phủ Tuyên Hóa
Tức là Trấn Tuyên Quang thời Trần, Hồ. Đây cũng vốn là châu, sang năm 1408 mới thăng lên phủ. Phủ lĩnh 9 huyện: Khoáng, Đương Đạo, Văn Yên, Bình Nguyên, Để Giang, Thu Vật, Đại Man, Dương, Ất
Phủ Thăng Hoa
Gồm 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa thuộc Quảng Nam và bắc Quảng Ngãi hiện nay. Phủ này vốn chỉ đặt khống, trên thực tế nằm trên lãnh thổ Chiêm Thành vì đã bị vua Chiêm Thành mang quân ra chiếm lại vào năm 1407 khi Trương Phụ chưa kịp tiến đến chiếm đóng đây. Trương Phụ chỉ tiến đến Hóa châu, thu hàng Đặng Tất rồi trở về.
Bộ máy cai trị
Quận Giao Chỉ được thiết lập bộ máy cai trị giống như các đơn vị hành chính của nhà Minh khi đó, gồm có 3 ty trực tiếp thuộc vào triều đình Yên Kinh:
Đô chỉ huy sứ ty phụ trách quân chính
Thừa tuyên bố chính sứ ty phụ trách dân sự và tài chính
Đề hình án sát sứ ty phụ trách tư pháp
Để tăng cường quản lý Giao Chỉ, năm 1419, theo đề nghị của Lý Bân, nhà Minh tổ chức lại hệ thống xã thôn thành lý và giáp. Cứ 10 hộ thành 1 giáp do Giáp trưởng đứng đầu; 110 hộ thành 1 lý do lý trưởng đứng đầu. Tương đương với lý, tại nội thành gọi là phường, tại ngoại thành gọi là sương. Chức năng chính của Lý trưởng và Giáp trưởng là thu thuế cho chính quyền đô hộ. Tổng số dân theo số liệu năm 1408 là 3.120.000 người.
Nhằm củng cố thêm bộ máy trấn trị người Việt, nhà Minh đặt ra 15 vệ tại các phủ, châu, huyện hiểm yếu gồm: Giao Châu tả vệ, Giao Châu hữu vệ, Giao Châu trung vệ (3 vệ này nằm trong phủ Giao Châu), Giao châu tiền vệ (tại phủ Bắc Giang), Giao Châu hậu vệ (ở Phủ Kiến Bình), Xương Giang vệ (phủ Lạng Giang), Trấn Man vệ (phủ Trấn Man), Tân Yên vệ (phủ Tân Yên), Tam Giang vệ (phủ Tam Giang), Thanh Hóa vệ (Phủ Thanh Hóa), Nghệ An vệ (phủ Nghệ An), Thuận Hóa vệ (Phủ Thuận Hóa), Thị Cầu thủ ngự thiên hộ sở (ở châu Vũ Ninh), Tân Bình thủ ngự thiên hộ sở (ở Phủ Tân Bình), Nam Tĩnh thủ ngự thiên hộ sở (ở châu Nam Tĩnh), Diễn Châu thủ ngự thiên hộ sở (ở Phủ Diễn Châu).
Để đảm bảo giao thông liên lạc giữa các phủ, châu, huyện của Giao Chỉ với Trung Quốc, năm 1415, nhà Minh cho mở đường thủy Vĩnh An, Vạn Ninh, đặt trạm tiếp đón tận Khâm châu; đồng thời cho đặt trạm ngựa đến thẳng phủ Hoành châu. Trên toàn địa bàn Giao Chỉ có 374 nhà trạm, nhiều nhất là phủ Giao Châu có 51 nhà trạm.
Xem thêm
Bắc thuộc lần 4
Hành chính Đại Ngu thời Hồ
Hành chính Đại Việt thời Trần
Tham khảo
Đại Việt sử ký toàn thư
Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, MXB Giáo dục
Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
Minh thực lục - Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ 14-17, Hồ Bạch Thảo dịch, Nhà xuất bản Hà Nội, 2010
Chú thích
Nhà Minh |
958887 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lipsothrix%20leucopeza | Lipsothrix leucopeza | Lipsothrix leucopeza là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Lipsothrix
Limoniidae ở vùng Palearctic |
502599 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tostat | Tostat | Tostat là một xã thuộc tỉnh Hautes-Pyrénées trong vùng Occitanie khu vực tây nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 252 mét trên mực nước biển.
Tham khảo
INSEE
Xã của Hautes-Pyrénées |
205749 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Junagadh | Junagadh | Junagadh là một thành phố và khu đô thị của quận Junagadh thuộc bang Gujarat, Ấn Độ.
Thành phố này lớn thứ 7 ở Gujarat, nằm dưới chân đồi Girnar, 355 km về phía tây nam của thủ phủ bang Gandhinagar và Ahmedabad. Được dịch theo nghĩa đen, Junagadh có nghĩa là "Pháo đài Cũ".
Sau một cuộc đấu tranh ngắn ngủi giữa Ấn Độ và Pakistan, Junagadh gia nhập Ấn Độ vào ngày 9 tháng 11 năm 1947. Đây là một phần của bang Saurashtra và sau đó là tiểu bang Bombay. Năm 1960, sau phong trào Maha Gujarat, nó trở thành một phần của bang Gujarat mới hình thành.
Địa lý
Junagadh có vị trí Nó có độ cao trung bình là 107 mét (351 feet).
Nhân khẩu
Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Junagadh có dân số 168.686 người. Phái nam chiếm 52% tổng số dân và phái nữ chiếm 48%. Junagadh có tỷ lệ 73% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 77%, và tỷ lệ cho phái nữ là 67%. Tại Junagadh, 11% dân số nhỏ hơn 6 tuổi.
Tham khảo
Thành phố thuộc bang Gujarat |
888601 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ptiloglossa%20cyaniventris | Ptiloglossa cyaniventris | Ptiloglossa cyaniventris là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Friese mô tả khoa học năm 1925.
Chú thích
Tham khảo
Ptiloglossa
Động vật được mô tả năm 1925 |
952268 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Antocha%20yatungensis | Antocha yatungensis | Antocha yatungensis là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc.
Liên kết ngoài
Tham khảo
Antocha
Limoniidae ở vùng Palearctic |
783067 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Edwardsina%20gigantea | Edwardsina gigantea | Edwardsina gigantea là một loài ruồi trong họ Blephariceridae. Nó là loài đặc hữu của Úc.
Nguồn
World Conservation Monitoring Centre 1996. Edwardsina gigantea. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2007.
Chú thích
Tham khảo
Edwardsina
Côn trùng Úc |
277490 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%B9%20dung | Phù dung | Phù dung (danh pháp hai phần: Hibiscus mutabilis), hay còn gọi là phù dung thân mộc, mộc phù dung, địa phù dung, phù dung núi, hoa phù dung, mộc liên, là một loài thực vật có hoa thân nhỡ thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae).
Mô tả
Cành phù dung mang lông ngắn hình sao. Lá có năm cánh, cuống lá hình tim, mép có răng cưa, đường kính có thể tới 15 cm, mặt dưới nhiều lông hơn, 5 thùy hình 3 cạnh ngắn có 7 gân chính. Hoa lớn, có hai loại: hoa đơn (có 5 cánh), hoa kép (có nhiều cánh); hoa nở xoè to bằng cái bát, chất cánh xốp, trông như hoa giấy; hoa thay đổi màu sắc từ sáng đến chiều (sáng trắng, trưa hồng, chiều đỏ) vì trong cánh hoa có chất anthoxyan bị oxi hoá dần khi tiếp xúc với không khí, kích thước hoa 10–15 cm. Giống 'Rubra' có hoa màu đỏ. Quả hình cầu, có lông vàng nhạt. Hạt hình trứng, có nếp nhăn nhỏ mang lông dài.
Cây được trồng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Cây mọc tốt trong điều kiện có nắng và thích hợp với loại đất giàu chất dinh dưỡng.
Công dụng
Ở Việt Nam, được trồng để làm cảnh. Lá và hoa tươi được giã, đắp lên mụn nhọt đang mưng mủ để hút mủ, và làm giảm đau nhức. Vỏ cây có sợi trắng mềm, có thể dùng bện thừng hoặc làm giấy.
Thành ngữ
Phù dung sớm nở tối tàn
Phù dung như diện liễu như mi. (Trường Hận Ca - Bạch Cư Dị)
Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo
Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 2006.
Liên kết ngoài
M
Cây thuốc
Hoa
Thực vật được mô tả năm 1753 |
836757 | https://vi.wikipedia.org/wiki/4566%20Chaokuangpiu | 4566 Chaokuangpiu | 4566 Chaokuangpiu (1981 WM4) là một tiểu hành tinh vành đai chính.
Tham khảo
Liên kết ngoài
JPL Small-Body Database Browser 4566 Chaokuangpiu
Tiểu hành tinh vành đai chính
Thiên thể phát hiện năm 1981 |
861767 | https://vi.wikipedia.org/wiki/21441%20Stevencondie | 21441 Stevencondie | 21441 Stevencondie (1998 FC144) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 29 tháng 3 năm 1998 bởi nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln ở Socorro.
Tham khảo
Liên kết ngoài
JPL Small-Body Database Browser ngày 21441 Stevencondie
Tiểu hành tinh vành đai chính
Thiên thể phát hiện năm 1998 |
685853 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bulbophyllum%20violaceum | Bulbophyllum violaceum | Bulbophyllum violaceum là một loài phong lan thuộc chi Bulbophyllum.
Chú thích
Tham khảo
The Bulbophyllum-Checklist
The internet Orchid species Photo Encyclopedia
violaceum]]
V |
511785 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%C3%AAn%20ni%C3%AAn%20s%E1%BB%AD%20An%20Giang | Biên niên sử An Giang | Biên niên sử An Giang ghi lại các sự kiện nổi bật của tỉnh An Giang thuộc Việt Nam theo thứ tự thời gian.
Xem thêm các bài liên quan để hiểu rõ các giai đoạn và chi tiết.
Liệt kê sơ lược
Thời chúa Nguyễn
1700: Tháng 4, sau khi đánh tan quân Nặc Thu ở Nam Vang (Chân Lạp), trên đường trở về Gia Định, Nguyễn Hữu Cảnh dừng chân ở Châu Sao Mộc (tức Cù lao Cây Sao, nay là Cù lao Ông Chưởng thuộc huyện Chợ Mới). Tại đây, ông lâm bệnh nặng, đưa đến Rạch Gầm (Mỹ Tho) thì mất ngày 16 âm lịch.
1757: Nguyễn Cư Trinh thay mặt chúa Nguyễn Phúc Khoát nhận đất Tầm Phong Long do vua Chân Lạp là Nặc Tôn dâng tặng. Sau đó, ông lãnh nhiệm vụ lập thành 3 đạo là: Tân Châu, Đông Khẩu (Sa Đéc), Châu Đốc; và cho tất cả trực thuộc dinh Long Hồ.
1771: Quân Xiêm La (sau này là Thái Lan) do Taksin (Trình Quốc Anh) cầm đầu đánh phá Hà Tiên, Châu Đốc.
1772: Tống Phước Hiệp và Nguyễn Cửu Đàm đánh đuổi quân Xiêm La vừa nói trên.
1775: Nguyễn Cư Trinh đưa một số người Chăm từ Chân Lạp về định cư ở núi Bà Đen (Tây Ninh), Hồng Ngự...
1778: Giáo dân Thiên Chúa giáo tìm đến định cư ở Cù lao Giêng và Cái Đôi (nay đều thuộc huyện Chợ Mới).
1779: Tháng 11 (âm lịch), chúa Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh kiểm tra các trấn là Trấn Biên (Biên Hòa), Phan Trấn (Gia Định, Định Tường) và Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang). Đây là lần đầu tiên xuất hiện địa danh An Giang trong văn thư của nhà cầm quyền lúc bấy giờ.
1783: Quân Tây Sơn đánh đuổi chúa Nguyễn Phúc Ánh, chiếm trọn đất Gia Định (tức bao gồm luôn An Giang sau này). Năm này, ông Dương Văn Hóa khai khẩn cù lao Năng Gù lập thôn đặt lên Bình Lâm (nay là xã Bình Thủy, huyện Châu Phú) một trong những thôn ra đời sớm của tỉnh.
1784: Nguyễn Phúc Ánh dẫn quân Xiêm La chiếm Hà Tiên, An Giang, đóng đại bản danh ở Đông Khẩu (Sa Đéc).
1785: Tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ đánh thắng quân Xiêm La ở Rạch Gầm-Xoài Mút (Mỹ Tho), chiếm lại An Giang, Hà Tiên.
1787: Nguyễn Phúc Ánh chiếm lại toàn bộ đất Gia Định, trong đó có An Giang sau này.
1789: Xây dựng thủ Đông Xuyên (Long Xuyên), Vĩnh Hùng (An Hòa), Thuận Tấn (Vàm Nao thuộc Mỹ Hội Đông), Cường Uy (Lấp Vò).
Thời nhà Nguyễn
1801: Theo chúa Nguyễn tham dự trận thủy chiến ở Thị Nại, Thư Ngọc Hầu và hai em (đều là người Tấn Mỹ, Chợ Mới) chết mất xác.
1805: ngày 17 tháng 6 (âm lịch): vua Gia Long ban dụ tổ chức Nam Bộ thành 5 trấn là: Trấn Biên (Biên Hòa), Phan Trấn (Gia Định), Định Trấn (Định Tường) và Vĩnh Trấn (Vĩnh Long, An Giang).
1808: Dinh Long Hồ đổi thành trấn Vĩnh Thanh, gồm có phủ Định Viễn và 4 huyện. An Giang hiện nay chủ yếu thuộc huyện Vĩnh An và Vĩnh Định của trấn Vĩnh Thanh.
1815: vua Gia Long sai Lưu Phước Tường (trấn thủ trấn Vĩnh Thanh) xây đồn Châu Đốc, đến năm sau (1816) thì hoàn thành.
1817: Nguyễn Văn Thoại (tức Thoại Ngọc Hầu) đến làm trấn thủ trấn Vĩnh Thanh.
1818: Nguyễn Văn Thoại cho đào kênh Thoại Hà, nối rạch Đông Xuyên (nay là rạch Long Xuyên) với ngọn Giá Khê (Rạch Giá), dài hơn 30 km. Đồng thời, dời đạo Tân Châu từ Cù lao Giêng (Chợ Mới) về thôn Long Sơn (nay thuộc P. Long Sơn, Tân Châu). Trong năm này, chợ Đông Xuyên (tức chợ Long Xuyên thuộc phường Mỹ Long ngày nay) được xây dựng. Đây là ngôi chợ xưa nhất của tỉnh An Giang ngày nay.
1819: Khởi đào kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc với Hà Tiên, đến 1824 thì xong, dài 91,32km.
1822: Nguyễn Văn Thoại lập làng Thoại Sơn, dựng bia Thoại Sơn tại triền Núi Sập, dựng đình thờ Nguyễn Hữu Cảnh tại trung tâm thị xã Châu Đốc ngày nay.
1826: Nguyễn Văn Thoại sai đắp lộ Châu Đốc - Núi Sam, Núi Sam-kênh Vĩnh Tế. Đến 1828 thì ông cho dựng bia Vĩnh Tế bên bờ kênh Vĩnh Tế, dựng bia Tân Lộ Kiều Lương tại chân Núi Sam.
1829: Nguyễn Văn Thoại mất, an táng tại Sơn lăng nơi chân Núi Sam.
1832: Vua Minh Mạng đổi Ngũ trấn thành Lục tỉnh (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang) thì tỉnh An Giang có 2 phủ là: Tuy Biên, Tân Thành; và 4 huyện là: Tây Xuyên (Châu Phú), Đông Xuyên (Tân Châu), Vĩnh Định (Cần Thơ), Vĩnh An (Sa Đéc). Tướng Trương Minh Giảng là vị Tổng đốc đầu tiên trông coi An Giang và Hà Tiên. Cũng trong năm này phủ học Tân Thành được mở tại Sa Đéc (lúc bấy giờ Sa Đéc thuộc An Giang).
1833: Nhận lời cầu viện của Lê Văn Khôi, cuối năm này thủy quân Xiêm La kéo sang, bị Trương Minh Giảng, Phạm Hữu Tâm, Nguyễn Xuân, Trần Văn Năng, Phạm Văn Điển chặn đánh tan trên sông Vàm Nao. Trong năm này, vua Minh Mạng cho phá bỏ đồn Châu Đốc cũ, xây thành mới ở gần bên.
1834: Đầu năm này, thủy quân Xiêm La theo ngã sông Tiền tiến xuống 2 lần, nhưng lần nào cũng bị chận đánh ở Cù Hu (tức vùng Chợ Thủ thuộc Chợ Mới, An Giang), cuối cùng phải tháo chạy về nước.
1841: Ở Thất Sơn nổ ra cuộc nổi dậy của nông dân người Kinh và người Khmer nhằm chống lại đường lối cai trị của nhà Nguyễn, đến tháng 5 năm sau thì bị đánh dẹp.
Tháng 9 năm 1841, vì thấy việc binh bị tốn kém, vua Thiệu Trị sai bỏ Trấn Tây thành, rút binh về An Giang. Nhiều người Chăm ở Chân Lạp đã đi theo khâm sai đại thần Lê Văn Đức, Phó khâm sai Doãn Uẩn cùng Trấn Tây đại tướng quân Trương Minh Giảng từ Campuchia (trấn Tây Thành) rút về Châu Đốc. Đa số người Chăm là binh lính, thân binh, cận vệ. Họ theo đoàn quân của Lê Văn Đức cư trú dọc đầu nguồn sông Hậu thuộc tỉnh An Giang từ đó đến bây giờ.
1842: Quân Xiêm La lại sang tấn công Hà Tiên và vùng biên giới An Giang, các tướng nhà Nguyễn là: Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Lương Nhàn, Lê Văn Đức, Nguyễn Công Trứ được cử đến chống ngăn. Trong năm này, Nguyễn Công Trứ được bổ làm tuần phủ An Giang. Ông cho lập Tỉnh học An Giang ở thôn Tây Phú (Châu Đốc).
1843: Nguyễn Công Nhàn (đốc bộ An Giang) đào kênh nối Châu Đốc với Tân Châu. Đến tháng 4 (âm lịch) 1844 thì hoàn thành. Ban đầu có tên là Long An Hà, nay là kênh Vĩnh An. Năm này Thủ khoa Phạm Văn Trung được bổ làm Đốc học đầu tiên của Tỉnh học.
1844: Doãn Uẩn làm tuần phủ An Giang thay Nguyễn Công Trứ.
1845: Linh mục Jacques Dương lập họ đạo Năng Gù (xã An Hòa, huyện Châu Thành), tiến hành khai khẩn đất đai.
1847: Doãn Uẩn cất chùa Tây An (tên do ông đặt với hàm ý trấn yên bờ cõi phía Tây nước Việt).
1849: Đoàn Minh Huyên lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Sau đó, ông cho tín đồ tiến hành khai khẩn ở Thới Sơn (huyện Tịnh Biên), Láng Linh và Cái Dầu (đều thuộc huyện Châu Phú). Khoảng năm này, Bùi Hữu Nghĩa bị đày làm lính ở đồn Vĩnh Thông (Châu Đốc).
1850: Nguyễn Tri Phương làm Tổng đốc An Giang.
1851: Nguyễn Tri Phương đưa tù nhân đến khẩn hoang ở An Giang. Tính đến năm 1853, ông lập được 23 ấp ở đây.
1863: Hoàng thân A Soa (Cao Miên) xây dựng căn cứ kháng thực dân Pháp ở Thất Sơn.
1864: Quân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, vua Tự Đức cho mở khoa thi Hương ở An Giang. Khoa này cũng là khoa thi cuối cùng ở Nam Kỳ. Sĩ tử duy nhất ở tỉnh đỗ cử nhân là Huỳnh Duy Thanh (người Vĩnh Thông, nay thuộc Tri Tôn), Trần Hữu Thường (người Tân Châu) chỉ đỗ tú tài. Trong năm này, tổng đốc Phan Khắc Thận bắt Thủ Khoa Huân nộp cho quân Pháp.
1867: Ngày 22 tháng 6, quân Pháp chiếm tỉnh thành An Giang (lúc bấy giờ đặt ở Châu Đốc). Quản cơ Trần Văn Thành vào Bảy Thưa-Láng Linh tập hợp quân dân phất cờ kháng Pháp.
Thời Pháp thuộc
1868: Nhân dân vùng Núi Sập dưới sự chỉ huy của Trần Văn Thành đã đóng cọc cản tàu Pháp trên kênh Thoại Hà hỗ trợ Nguyễn Trung Trực đánh đồn Rạch Giá.
1871: Trần Bá Lộc mở trận càn quét vào mật khu Bảy Thưa-Láng Linh, nhưng vì địa hình hiểm trở và bị đánh du kích nên phải rút về.
1873: Trần Bá Tường (em ruột Trần Bá Lộc) dẫn quân Pháp tấn công căn cứ Bảy Thưa-Láng Linh. Thủ lĩnh Trần Văn Thành hy sinh (20 tháng 3), cuộc khởi nghĩa thất bại.
1876: Pháp cất dinh Tham biện Châu Đốc. Địa danh Long Xuyên (chỉ vùng Cà Mau thời Mạc Thiên Tứ), theo Nghị định ngày 5 tháng 1 năm của nhà cầm quyền Pháp bắt đầu chính thức được dùng để chỉ hạt Long Xuyên (trước là Đông Xuyên).
1867: Ngô Lợi đến núi Tượng (Ba Chúc) xây dựng căn cứ kháng Pháp, lập làng An Định, lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa kế thừa theo truyền thống đạo Bửu Sơn Kỳ Hương..
1878: Pháp cất dinh Tham biện Long Xuyên.
1879: Khởi công xây dựng Nhà thờ Cù lao Giêng đến 10 năm sau mới hoàn thành. Nhà thờ này giữ vai trò quản lý mọi hoạt động Thiên Chúa giáo ở Cao Miên và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
1885: Tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa kết hợp quân của Hoàng thân Sivôtha nổi dậy, bị quân Pháp kéo đến đàn áp, rồi đóng đồn dọc kênh Vĩnh Tế.
1886: Trường tiểu học Pháp Việt được thành lập tại Long Xuyên. Đây là ngôi trường xưa nhất của tỉnh, nay là trường Tiểu học Nguyễn Du.
1887: Quân Pháp càn quét quy mô vào làng An Định (Ba Chúc), đốt sạch chùa chiền, nhà cửa, rồi giải tán làng.
1890: Ngô Lợi mất, phong trào kháng Pháp tan rã, chỉ còn lại đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
1891: Giống lúa sạ mà người Pháp gọi là lúa nổi (rir flottant), được Phan Văn Vàng đem về từ Campuchia về, sau đó gieo trồng thành công tại An Giang.
1892: Cầu Henry (nay là cầu Hoàng Diệu) được xây dựng.
1896: Sau khi kháng Pháp thất bại, Cử Đa (Nguyễn Thành Đa) đến tu trên đỉnh Núi Cấm.
1899: Cầu Levis (cầu Quay) được xây dựng (sau 1975, cầu bị phá bỏ, xây dựng lại thành cầu Nguyễn Trung Trực)
1901: Nguyễn Chánh Sắt lên Sài Gòn cộng tác với tờ Nông cổ mín đàm, và được xem là "nhà báo đầu tiên" của tỉnh.
1904: Ngày 1 tháng 5, xảy ra trận bão lụt năm Thìn, An Giang và nhiều tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đều bị thiệt hại nặng. Cũng trong năm này, Phan Bội Châu đến Long Xuyên, Châu Đốc, rồi vào Bảy Núi tìm người cùng chí hướng.
1909: Tòa án Long Xuyên kết án 63 người vì tham gia "Hội kín".
1913: Nhân dân phát hiện tượng "Phật bốn tay" ở khu vực chợ Vọng Thê, đem về lập chùa thờ tại chân núi Ba Thê.
1914: Hồ Biểu Chánh đến làm việc tại An Giang, và viết một số tác phẩm tại đây.
1910: Khởi công xây dựng Bệnh viện Long Xuyên (nay là Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang).
1916: Nguyễn Hữu Trí mở cuộc tấn công Khám Lớn Sài Gòn cứu Phan Xích Long, nhưng thất bại.
1917: Quân Pháp đàn áp, khủng bố chùa Phật Lớn (núi Cấm), bắt giam Cao Văn Long (Bảy Do), "Hội kín" An Giang tan rã. Trong năm này, Hồ Biểu Chánh đưa cải lương lên sân khấu thể nghiệm ở Long Xuyên.
1918: Tháng 1, Đại Việt tạp chí ra hàng tháng (chỉ tồn tại trong 7 tháng). Đây là tờ báo Việt ngữ đầu tiên của tỉnh, và là tờ báo chính thức của Hội Khuyến học Long Xuyên, gồm Hồ Biểu Chánh, Đặng Thúc Liêng, Lê Thúc Thanh, Nguyễn Đình Chi, v.v.... Cũng trong năm này, Phạm Quỳnh đến nhiều nơi trong đó có Long Xuyên. Khi về ông viết loạt bài Một tháng ở Nam Kỳ.
1921: Nguyễn Sinh Sắc qua lại hoạt động ở vùng Tịnh Biên, Tân Châu (đến năm 1927). Đêm 18 tháng 10 năm này, khai trương gánh hát Tập Ích Ban tại Thốt Nốt (An Giang, nay thuộc Cần Thơ).
1924: Châu Văn Liêm về dạy học tại Trường Nữ Long Xuyên, tuyên truyền tinh thần yêu nước.
1925: Con lộ Long Xuyên - Châu Đốc hoàn thành.
1927: Chi bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội đầu tiên của tỉnh Long Xuyên ra đời tại Long Điền (Chợ Mới).
1928: Nguyễn Quang Diêu đến ẩn dật ở núi Sam rồi Tân Châu.
1929: Trương Gia Mô tự vẫn trên đỉnh núi Sam .
1930: Lần đầu tiên Long Xuyên sử dụng điện. Lê Văn Đỏ treo "cờ búa liềm" trên cột dây thép xã Long Điền (Chợ Mới). Tính đến năm này, diện tích lúa sạ ở An Giang là 137.000 ha, và đã cho sản lượng cao nhất nước, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế của tỉnh đi lên.
1935: Nguyễn Hiến Lê từ Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) đến Long Xuyên lập nghiệp.
1936: Xảy ra vụ tranh chấp đất đai ở Thạnh Quới giữa giới cường hào, địa chủ và giới nông dân nghèo.
1937: Huyện học Đông Xuyên được mở tại ở thôn Long Sơn trên phần đất nay thuộc thị xã Tân Châu.
1938: Lại xảy ra vụ tranh chấp đất đai ở Ba Thê và Bình Thạnh, cũng giữa hai giới trên.
1939: Đạo Tưởng nổi dậy chống chính quyền Pháp tại Tân Châu. Cũng trong năm này, Đạo Phật giáo Hòa Hảo ra đời (18 tháng 5 năm Kỷ Mão).
1944: Louis Malleret đến vùng Óc Eo (nay thuộc Vọng Thê, huyện Thoại Sơn) để khảo cổ.
1945: Tòa Bố Long Xuyên (tức tòa hành chánh tỉnh của thực dân Pháp) bị Việt Minh thiêu hủy.
1946: Quân Pháp tái chiếm Long Xuyên (9 tháng 1), Châu Đốc (20 tháng 1).
1948: Ngày 1 tháng 4, Nguyễn Ngọc Thơ được bổ làm tỉnh trưởng đầu tiên của tỉnh Long Xuyên. Ngày 12 tháng 11, trường trung học mang tên Collège de Long Xuyên khai giảng khóa đầu tiên, gồm 76 học sinh (Tháng 2 năm 1952, trường được đổi tên thành Trường Trung học Thoại Ngọc Hầu).
1949: Quân Pháp mở trận càn lớn vào Bảy Núi.
1950: Tháng 12, Chính quyền kháng chiến thành lập tỉnh Long Châu Hà.
1953: Long Xuyên trở thành thị xã.
1954: Sau khi thấy bại tại chiến trường Điện Biên Phủ, ngày 7 tháng 5 năm 1954, Pháp buộc phải rút quân khỏi Việt Nam.
Sau khi quân Pháp rời khỏi Việt Nam
1956: Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143/NV sáp nhập tỉnh Long Xuyên và tỉnh Châu Đốc thành tỉnh An Giang.
1961: Mặt trận giải phóng tỉnh ra mắt tại chùa Tà Miệt xã Lương Phi (Tri Tôn).
1968: Et-ca (trung tướng Mỹ) bắt đầu mở cuộc tấn công đồi Tức Dụp (Tri Tôn) nhằm tìm diệt lực lượng quân Giải phóng miền Nam đang ẩn náu nơi đây. Vì quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng hòa bị thiệt hại nặng về người và của mà không thành công, nên từ đó Tức Dụp còn có tên gọi "ngọn đồi 2 triệu đôla" (có nguồn nói là do lời hứa cho quân sĩ 2 triệu đôla nếu thắng trận).
1972: Viện Đại học Hòa Hảo khai giảng niên học đầu tiên tại Long Xuyên. Trong năm này, Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được khởi công xây dựng lại theo quy mô lớn và hoàn chỉnh như hiện nay.
1974, Giáo hội Thiên Chúa giáo nâng cấp Chủng viện Têrêxa thành Đại chủng viện thánh Thomas để đào tạo cấp linh mục.
Sau năm 1975
1975: Xảy ra sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Ngày 22 tháng 9, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cho đổi tiền lần đầu tại miền Nam Việt Nam.
1977: Quân Pôn Pốt từ Campuchia đồng loạt nổ súng tấn công chiếm 14 xã biên giới Tây Nam của tỉnh, sát hại 3157 người dân Việt tại Ba Chúc (Tri Tôn).
1999: Ngày 01 tháng 3, thành lập thành phố Long Xuyên. Tháng 12, Đại học An Giang thành lập tại Long Xuyên.
2009: Ngày 19 tháng 12, thành lập thị xã Tân Châu.
Xem thêm
An Giang và các huyện thị khác trong tỉnh.
Long Xuyên
Chú thích
Sách tham khảo chính
Nhiều người soạn, Địa chí An Giang (trọn bộ 2 quyển) do Chính quyền tỉnh tổ chức biên soạn và ấn hành năm 2003 và 2007.
Người Long Xuyên, An Giang: Xưa và Nay. Sách in trước 1975, không ghi năm xuất bản.
Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều sử toát yếu (Tiền biên và Chính biên). Nhà xuất bản Văn Học, 2002.
Sơn Nam, Lịch sử An Giang, Nhà xuất bản Tổng hợp An Giang, 1988.
Sơn Nam, Lịch sử khẩn hoang miền Nam. Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.
Huỳnh Minh, Tân Châu xưa. Nhà xuất bản Thanh Niên tái bản năm 2003.
Phan Văn Kiến, Lịch sử địa phương An Giang''. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009.
Liên kết ngoài
Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang
Sự thay đổi địa danh và địa giới hành chính An Giang
Lịch sử An Giang
An Giang |
641601 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Dysgonia%20expediens | Dysgonia expediens | Dysgonia expediens là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Nó được tìm thấy ở Nam Mỹ, bao gồm Brasil.
Tham khảo
Dysgonia |
891270 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lasioglossum%20proximum | Lasioglossum proximum | Lasioglossum proximum là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Rayment mô tả khoa học năm 1947.
Chú thích
Tham khảo
Lasioglossum
Động vật được mô tả năm 1947 |
876942 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Metalype%20uncatissima | Metalype uncatissima | Metalype uncatissima là một loài Trichoptera trong họ Psychomyiidae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc.
Tham khảo
Trichoptera miền Cổ bắc
Metalype |
49525 | https://vi.wikipedia.org/wiki/23%20%28s%E1%BB%91%29 | 23 (số) | 23 (hai mươi ba) là một số tự nhiên ngay sau 22 và ngay trước 24.
Trong toán học
Số 23 là số nguyên tố thứ 9, và là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất không phải là số nguyên tố sinh đôi. Số 23 đồng thời là số nguyên tố giai thừa thứ 5 và là số nguyên tố Woodall thứ hai.
Số 23 là số nguyên tố Sophie Germain thứ 5 và là số nguyên tố an toàn thứ tư. Số 23 đứng ngay trước số cuối cùng trong chuỗi Cunningham đầu tiên ở dạng đầu tiên có năm phần tử (2, 5, 11, 23, 47). Bởi 14! + 1 là bội của 23 mà 23 không bằng bội của 14 cộng với một, số 23 là số nguyên tố Pillai.
Trong danh sách các số Fortune, số 23 xuất hiện 2 lần bởi thêm 23 vào số primorial thứ 5 hoặc thứ 8 sẽ ra số nguyên tố (là số 2333 và 9699713).
23 là một trong hai số mà không thể biểu diễn thành tổng của 9 số lập phương nguyên dương nhỏ hơn (số còn lại là 239). Xem bài toán Waring.
R23 là số nguyên tố repunit thứ 3 trong hệ thập phân đằng sau R2 và R19.
Tổng của 23 số nguyên tố đầu tiên là 874, chia hết cho 23. Tính chất này cũng được chia sẻ với một số số nguyên tố khác.
Theo nghịch lý ngày sinh, trong nhóm có 23 người hay nhiều hơn, tỉ lệ để hai người có cùng một ngày sinh nhật là lớn hơn 50%. Một trùng hợp khác là nếu ta nhân 365 với logarit tự nhiên của 2, ta được xấp xỉ 252.99, kết quả này gần với giá trị 253 là số cách chọn một cặp hai người trong nhóm 23 người.
Trong khoa học và công nghệ
Số 23 là số nguyên tử của nguyên tố Vanadi
Tế bào mầm bình thường có 23 nhiễm sắc thể. Các tế bào khác có 46 nhiễm sắc thể, chia ra thành 23 cặp.
Tham khảo
Số nguyên tố |
682073 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Dystypoptila | Dystypoptila | Dystypoptila là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae.
Các loài
Dystypoptila triangularis Warren, 1895
Chú thích
Tham khảo
Dystypoptila at funet.fi
Natural History Museum Lepidoptera genus database
Geometridae
Larentiinae |
888955 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20th%E1%BB%9D%20Ch%C3%AD%20H%C3%B2a | Nhà thờ Chí Hòa | Nhà thờ Chí Hòa (tên hiệu: Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi) là một nhà thờ Công giáo cổ tại Thành phố Hồ Chí Minh, tọa lạc ở số 149 đường Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình. Thời gian gần đây, nhà thờ này nổi tiếng với thánh lễ Lòng Chúa Thương Xót, nghe nói ai đến cầu nguyện đều được Thiên Chúa nhậm lời. Linh mục Chánh sở hiện nay là Clementê Lê Minh Trung.
Lịch sử
Họ đạo Chí Hòa khởi đầu là họ nhánh của họ đạo Chợ Quán được Giám mục Bá Đa Lộc quy tụ, sau đó là họ nhánh của họ Tân Định, chính thức thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1890 với tên Thạnh Hòa.
Nhà thờ đầu tiên cũng là nhà thờ ngày nay do Giám mục Mossard (tên Việt là Mão) cho xây vào năm 1890 và khánh thành ngày 7 tháng 10 năm 1890 trên khu đất do Huyện Sỹ (tức ông Lê Phát Đạt) dâng cúng, khu đất này rộng tới 600 ha. Ban đầu mang tên nhà thờ Thạnh Hoà.
Năm 1910 đổi tên thành Họ Chí Hòa với 700 giáo dân do linh mục Phaolô Nguyễn Văn Quy phụ trách.
Chú thích
C
Nhà thờ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tân Bình |
52071 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng%20s%E1%BA%AFt%20B%E1%BA%AFc%20Nam | Đường sắt Bắc Nam | Đường sắt Bắc Nam hay đường sắt Thống Nhất là tuyến đường sắt bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đường sắt Bắc Nam chạy gần song song với Quốc lộ 1, có nhiều đoạn gặp nhau, nhất là tại các tỉnh.
Tổng chiều dài toàn tuyến: 1.726 km, khổ rộng 1 m; đi qua các tỉnh và thành phố sau: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng với tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, tuyến đường sắt Bắc Nam là một phần của hệ thống tuyến đường sắt xuyên lục địa Á - Âu.
Trước năm 2025, chính thức thông tuyến thêm 175 km từ Ga Sài Gòn thuộc Thành phố Hồ Chí Minh đến Ga Cần Thơ thuộc thành phố Cần Thơ.
Trước năm 2030, chính thức thông tuyến thêm 188 km từ ga Cần Thơ thuộc Cần Thơ đến Ga Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau. Đồng thời, kết nối với đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng sáp nhập vào đường sắt Bắc Nam. Như vậy, đường sắt Bắc Nam dự kiến tổng chiều dài toàn tuyến là 2.255 km.
Lịch sử
Từ năm 1881, Pháp đã bắt đầu xây dựng tuyến đường sắt tại Việt Nam. Việc xây dựng con đường sắt Trans-Indochinois (Xuyên Đông Dương) hoàn thành ngày 1 tháng 10 năm 1936 thời Pháp thuộc. Ngày hôm sau, 2 tháng 10 là ngày chính thức khánh thành tuyến đường sắt Bắc Nam (từ Hà Nội đến Sài Gòn với chiều dài dài 1.730 km (sau năm 1975 ga Sài Gòn dời về ga Hòa Hưng và ga này đổi tên ga thành ga Sài Gòn nên chiều dài chỉ còn 1.726 km).
Những toa xe dùng lúc bấy giờ là voitures-couchettes, có toa voiture-restaurant chạy máy lạnh. Đầu máy thường là máy Mikado.
Để làm đường sắt ở Đông Dương, thuộc địa Đông Dương đã phải vay của chính quốc Pháp 200 triệu Franc (theo thời giá khi đó) để làm đường sắt xuyên Việt (sách "Xứ Đông Dương" của toàn quyền Paul Doumer). Khoản nợ đó người Đông Dương phải trả thông qua các sắc thuế nộp cho Pháp. Như vậy, những gì người Pháp đã xây dựng ở Việt Nam thực chất không phải do họ bỏ tiền ra, mà là do chính người Việt phải chi trả.
1955-1975
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai rồi Chiến tranh Việt - Pháp bùng nổ thì đoạn đường phía nam vĩ tuyến 17 vào thập niên 1950, khoảng 1/3 bị hư hại nặng, không sử dụng được. Còn lại là hai khúc từ Đông Hà vào Đà Nẵng và từ Sài Gòn ra Ninh Hòa. Việc tái thiết kéo dài bốn năm dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam cho đến năm 1959 thì xe lửa mới chạy được suốt từ Sài Gòn ra Đông Hà, lần đầu tiên sau 12 năm gián đoạn. Số liệu năm 1959 cho biết hệ thống đường sắt chuyên chở 2.658.000 lượt khách và 440.000 tấn hàng hóa. Số lượng sau đó giảm nhiều vì tình hình an ninh.
Tính đến năm 1971-1972 thời Đệ Nhị Cộng hòa Việt Nam thì tổng cộng có 1.240 km đường sắt nhưng chỉ có 57% sử dụng được. Tổng lượng hành khách và hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt giảm nhiều so với thập niên trước nhưng cũng tăng dần:
Sở Hỏa xa Việt Nam (tiếng Pháp: Regie des Chemins de fer du Viêt Nam) thuộc Bộ giao thông và bưu điện chính quyền Việt Nam Cộng Hòa điều hành các tuyến tàu và tiếp tục dùng đầu máy Mikado của Nhật Bản (KB87), tăng thêm máy của General Electric chạy bằng diesel.
Sau năm 1976
Ngày 31 tháng 12 năm 1976, hoàn thành sửa lại do bị chiến tranh tàn phá.
Tồn tại: hiện tuyến đường sắt có tốc độ lưu thông thấp nhất thế giới do chạy qua nhiều đô thị đông dân cư, qua nhiều đèo có khúc cua gấp, giao cắt với đường bộ nhiều, đường đơn, đặc biệt là khổ đường hẹp (1 m).
Ngày 7 tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ Việt nam Phan Văn Khải đã phê duyệt " Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 ".
Kế hoạch nâng cấp
Nội dung và quy mô các yếu tố chính của Quy hoạch:
Giao thông vận tải đường sắt cần chiếm tỷ trọng 25% - 30% về tấn và tấn - km, 20% - 25% về hành khách và hành khách - km trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải đến năm 2020 có tỷ trọng vận chuyển hành khách đô thị bằng đường sắt đạt ít nhất là 20% khối lượng hành khách tại các thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Duy trì khổ đường sắt hiện tại, gồm các khổ đường 1.000 mm, 1.435 mm và đường lồng (1.000 mm và 1,435 mm) để nâng cấp, cải tạo đạt cấp kỹ thuật. Khi xây dựng các đoạn, tuyến đường sắt mới phải phù hợp và kết nối thuận tiện với khổ đường sắt hiện có ở khu vực đó. Riêng đường sắt cao tốc Bắc - Nam xây dựng theo tiêu chuẩn khổ đường 1.435 mm.
Phát triển phương tiện vận tải đường sắt theo hướng đa dạng với cơ cấu hợp lý, đổi mới sức kéo và sức chở theo hướng hiện đại, giảm chi phí, hạ giá thành, chú trọng phát triển các đoàn tàu tốc độ cao, tàu tự hành, tàu chở container... áp dụng công nghệ tiên tiến trong vận tải và đóng mới phương tiện nhằm tăng tốc độ chạy tàu để đến năm 2020, tốc độ tàu hàng đạt 80 km/h và tốc độ tàu khách đạt 120 km/h trở lên.
Những tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định sau khi thống nhất với các cơ quan liên quan và phù hợp với quy định hiện hành.
Đầu tư cơ sở hạ tầng đến năm 2020:
- Giai đoạn đến 2010:
+ Nâng cấp các tuyến đường hiện có vào cấp kỹ thuật quy định và xây dựng mới một số đoạn, tuyến, các đường nhánh nối với cảng, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm trong cả nước và kết nối với các tuyến hiện tại ưu tiên nâng cao năng lực và hiện đại hóa trục Bắc - Nam, trục Đông - Tây tiến hành điện khí hóa tuyến Hà Nội - Hải Phòng để làm cơ sở phát triển sức kéo điện cho giai đoạn sau.
+ Đồng thời với việc xây dựng đường sắt đô thị ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải tiến hành xây dựng mới và đồng bộ các nhà ga, các cơ sở sửa chữa, vận dụng đầu máy-toa xe.
+ Làm mới hệ thống: thông tin cáp quang, tổng đài điện tử số, tín hiệu bán tự động tiến tới tự động, ghi điện khí tập trung, dừng tàu tự động, hệ thống cảnh báo đường ngang tự động... Tham gia thị trường viễn thông chung để tận dụng hết năng lực của ngành đường sắt.
+ Quy hoạch sắp xếp lại để phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, phụ tùng, phụ kiện cơ khí phục vụ sửa chữa, bảo trì và làm mới cơ sở hạ tầng đường sắt.
+ Nâng cấp, làm mới để từng bước hoàn chỉnh hệ thống nhà ga hành khách, ga hàng hóa ở các khu vực trọng điểm đặc biệt lưu ý các ga hành khách tại trung tâm Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vừa là ga trung tâm của đường sắt vừa là đầu mối trung chuyển, kết nối các loại phương tiện vận tải, đồng thời là trung tâm dịch vụ đa năng.
- Giai đoạn đến 2020:
Hoàn thành việc nâng cấp các tuyến đường sắt để đạt cấp kỹ thuật quốc gia và khu vực, xây dựng thêm một đường để thành đường đôi và điện khí hóa các tuyến Hà Nôi - Vinh, Sài Gòn - Nha Trang, tiếp tục xây dựng các tuyến đường sắt mới để tạo thành mạng lưới đường sắt đồng bộ, hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn hiện đại. Trên trục Bắc - Nam, ngoài tuyến đường sắt Thống Nhất hiện có cần xây dựng thêm một tuyến đường đôi riêng biệt chạy tàu khách cao tốc Bắc - Nam khổ đường 1.435 mm để giảm thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh xuống dưới 10 giờ và có khả năng kết nối với đường sắt liên vận quốc tế. Tiếp tục xây dựng đường sắt vành đai, nội đô ở các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác để tạo thành mạng lưới giao thông đô thị hoàn chỉnh và đồng bộ.
Nhà ga
An toàn
Theo báo cáo của ngành đường sắt Việt Nam, 10 tháng đầu năm 2009 đã xảy ra 431 vụ tai nạn đường sắt, làm chết 166 người, bị thương 319 người. Hiện, có gần 6.000 đường ngang giao cắt giữa đường bộ và đường sắt, trong đó có hơn 4.500 điểm giao cắt dân sinh, nhiều điểm không có rào chắn, biển báo. Riêng 2 thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội có trên 4.100 điểm vi phạm với diện tích bị lấn chiếm gần 1,5 triệu m².
Xem thêm
Thể loại:Đường sắt Việt Nam
Tham khảo
Liên kết ngoài
https://dsvn.vn/ Trang chủ đường sắt VN
http://www.vr.com.vn/lich-su-phat-trien.html Lịch sử hình thành đường sắt VN
Đường sắt Bắc Nam
Giao thông Việt Nam
B
Khởi đầu năm 1936 ở Liên bang Đông Dương
Khởi đầu năm 1936 ở Việt Nam |
928536 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Phyllotreta%20annae | Phyllotreta annae | Phyllotreta annae là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Konstantinov in Konstantinov & Lopatin miêu tả khoa học năm 1992.
Chú thích
Tham khảo
Phyllotreta |
253969 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Niedorp | Niedorp | (tiếng Tây Frisia: Nierup) là một đô thị ở tỉnh Noord-Holland của Hà Lan và vùng Tây-Frisia. Niedorp, cũng như Barsingerhorn, nằm ở đô thị Niedorp, đã nhận được tư các thành phố năm 1415.
Các trung tâm dân cư
Đô thị Niedorp bao gồm các trung tâm dân cư sau: Barsingerhorn, Haringhuizen, Kolhorn, Lutjewinkel, Nieuwe Niedorp, Oude Niedorp, 't Veld, Winkel, Zijdewind.
Tham khảo
Số liệu thống kê lấy từ SDU Staatscourant
Đô thị cũ Noord-Holland |
166345 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20nh%C3%A2n%20v%E1%BA%ADt%20ph%E1%BB%A5%20trong%20truy%E1%BB%87n%20Harry%20Potter | Danh sách nhân vật phụ trong truyện Harry Potter | Những nhân vật phụ trong bộ truyện Harry Potter là những nhân vật hư cấu trong các tập truyện Harry Potter của nữ nhà văn J. K. Rowling. Họ được nhắc đến và xuất hiện trong bộ truyện một cách không thường xuyên hoặc có vai trò trong không lớn.
Gia đình Dursley
Gia đình Dursley là một gia đình Muggle hư cấu trong bộ truyện Harry Potter của nữ nhà văn J. K. Rowling.Họ xuất hiện lần đầu tiên trong Harry Potter và Hòn đá Phù thủy. Tác giả J. K. Rowling chia sẻ "Dursley được lấy từ tên của một thị trấn tại Gloucestershire, gần nơi tôi được sinh ra. Tôi chưa bao giờ tới Dursley nhưng tôi nghĩ rằng có lẽ nơi này rất cuốn hút với các bạn"
Vào năm Harry Potter được 1 tuổi, cha mẹ cậu bị Chúa tể Hắc ám Voldemort giết chết. Cậu được hiệu trưởng trường Hogwarts là giáo sư Albus Dumbledore và người giữ khóa của trường là ông Rubeus Hagrid đem đến cho gia đình này và xin cho cậu được chăm sóc ở đây (để có thể có được phép bảo vệ cho đến khi Harry được 17 tuổi) vì họ là những người họ hàng duy nhất còn lại của Harry Potter. Tuy nhiên, vì một số lý do đặc biệt, gia đình này không bao giờ chấp nhận thế giới phù thủy, và thậm chí là không chấp nhận cậu. Họ đối xử ghẻ lạnh, tàn tệ, bỏ bê, ác nghiệt hay thậm chí họ coi Harry như người hầu. Vì vậy cho dù được trường Hogwarts cho ăn uống đầy đủ thì Harry cũng không mập lên được một chút nào. Nhưng dù vậy, đến phần bảy, Dudley Dursley, người luôn coi Harry là cái bao cát để đấm đá, đã làm hòa và kính trọng cậu vì đã cứu mạng cậu ta khỏi những Giám ngục Azkaban trong phần năm. Cuối truyện, họ được chuyển tới một nơi an toàn và sống hạnh phúc ở đó.
Vernon Dursley
Vernon Dursley là dượng của Harry Potter, chồng của Petunia Evans - chị ruột Lily Evans. Ông là người đàn ông to lớn, gần như không có cổ (có lẽ là do ngấn mỡ), cùng một bộ ria mép vĩ đại. Ông là giám đốc công ty sản xuất máy khoan Grunnings. Giống như vợ mình, ông luôn tỏ ra không tin vào thế giới phù thủy và ganh ghét những gì thuộc về thế giới đó kể cả người cháu Harry Potter. Tập 1, Vernon đã nhận lời nuôi Harry Potter. Tuy nhiên cả gia đình lại hắt hủi và rất ghét Potter trong suốt 11 năm liền. Ông cho Harry đi học nhưng lại giấu nó ở tại gầm cầu thang nhà mình và giấu nó về sự thực của cái chết cha mẹ nó. Khi trường Hogwarts gửi thư mời Harry đi học, không thể trốn, ông đem cả gia đình trốn chạy những lá thư không rõ xuất xứ nhưng lại bị Hagrid bắt kịp và hù dọa. Ngoài ra một lần khác, ông Arthur Weasley - cha của Ronald Weasley đến quậy tung căn phòng khách của gia đình ông. Tập 2, do Dobby có đụng chạm đến đối tác của ông, Harry Potter bị nhốt oan vào phòng và bị cấm tiệt không được đến trường. Tuy nhiên nhờ chiếc xe bay, Fred, George Weasley, Ron đã cứu Harry ra khỏi căn nhà đó. Trong tập 5, những thành viên của hội Phượng hoàng đã dụ gia đình ông đi lãnh giải thưởng ảo để đón Harry Potter. Tập 6, Dumbledore đã đích thân đến nhà Dursley để bàn chuyện về Harry Potter. Ở đó Gia tinh Kreacher cũng có mặt. Tập 7 cuối cùng, cả nhà ông được Hội phượng hoàng đưa đến một nơi an toàn (có thể là Australia hoặc Canada), tránh xa Voldemort.
Petunia Dursley
Petunia Dursley (trước khi lấy chồng có tên là Petunia Evans) là dì ruột của Harry Potter, chồng là Vernon Dursley và đứa con trai tên Dudley Dursley. Dì được miêu tả là một người phụ nữ cao ốm, mặt dài như mặt ngựa, mái tóc vàng hoe cùng cái cổ dài gấp đôi người thường. Cũng như chồng, dì luôn tự coi như không có cô em gái phù thủy cũng như thế giới pháp thuật. Nhưng sự thật là ngày xưa khi thấy Lily Evans nhập học trường Hogwarts, dì cũng viết thư xin cụ Albus Dumbledore cho nhập học. Nhưng đáng tiếc cho dì là dì không được nhận. Từ đó dì ghét cay ghét đắng thế giới phù thủy. Về sau khi chúa tể Voldemort giết chết gia đình Potter, cụ Albus Dumbledore đã gửi Harry cho dì - người bà con duy nhất còn lại của Harry để tạo nên sức mạnh bảo vệ cho Harry khi đến tuổi trưởng thành. Tuy lúc nào cũng tỏ ra ghét bỏ và coi đứa cháu mình là của nợ nhưng dì cũng có lúc thương Harry. Mỗi khi Vernon Dursley đòi đuổi Harry thì chính dì Petunia là người yêu cầu cho Harry ở lại.
Dudley Dursley
Là con trai của gia đình Dursley, Dudley luôn được chiều chuộng nên có một thân hình mập ú như cha mình cùng một mái tóc màu vàng hoe của mẹ. Harry luôn xem cậu như một con lợn hồng hào. Ngoài ra, Harry luôn phải nín cười vì những câu nói của dì Petunia khi thể hiện sự yêu quý của mình đến đứa con yêu. Trước khi nhập học Hogwarts, Harry Potter luôn chịu ánh áp bức của Dudley cùng lũ bạn của cậu. Người anh họ này luôn đem Harry làm bài tập quyền anh, rượt bắt,... Khi biết Harry là phù thủy, Dudley vừa ghét vừa sợ Harry vì có lần bác Hagrid làm cho Dudley mọc cái đuôi heo và một lần khác, anh em Weasley lừa Dudley ăn phải kẹo phù luỡi,... Trong tập 5, Dudley bị Giám ngục Azkaban tấn công và được Harry cứu thoát. Từ đó cậu đã chịu ơn Harry, điều này thể hiện rất rõ đến tập 7.
Marge Dursley
Marge Dursley là chị gái của Vernon Dursley và là cô của Dudley Dursley. Cô bị Harry Potter thổi phồng lên trong phần 3 vì những lời xúc phạm đến Harry và bố mẹ Harry
Bà Rosmerta
Bà Rosmerta là một nhân vậy hư cấu trong bộ truyện Harry Potter của nhà văn J. K. Rowling. Bà là một bà chủ xinh đẹp của quán rượu Ba Cây Chổi. Trong loạt phim phỏng theo bộ truyện này, diễn viên Julie Christie thủ vai Bà Rosmerta. Bà Rosmerta rất quyết rũ, quản lý cửa hàng của mình rất tốt. Một số học sinh, gồm cả Ronald Weasley, đã bị bà cuốn hút. Quá khứ của bà Rosmerta trước khi xuất hiện trong bộ truyện không được đề cập đến trong truyện. Bà là một trong số những người được nhiều giáo viên đứng đầu trường Hogwarts yêu quý, trong đó có cả giáo sư Albus Dumbledore. Mặc dù được miêu tả là vẫn còn rất quyến rũ nhưng bà là thế hệ trước thế hệ của James Potter, Lily Potter, Peter Pettigrew, Sirius Black, Remus Lupin và Severus Snape, được đề cập là đã làm người phục vụ quán rượu khi còn đi học. Thế hệ đó là khoảng nửa cuối tuổi 30 nên bà phải ít nhất khoảng nửa cuối tuổi 40 hay hơn. Trong văn hóa Gaule-La Mã, Rosmerta là của một nữ thần chủ trì sự sinh sản và sự màu mỡ, sung túc được biết với tên "người cung cấp tuyệt vời" ("Great Provider").
Vai trò
Trong phần 3 Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban, Bà Rosmerta rất tức giận khi có sự hiện diện của những giám ngục đến từ Azkaban tại làng Hogsmeade khiến cho những vị khách của bà hoảng sợ. Trong những phần đầu của bộ truyện bà không nắm giữ một vai trò quan trọng. Trong phần 6 của Harry Potter và hoàng tử lai, Bà Rosmerta đã không ý thức được rằng mình đã trở thành người trợ giúp cho bọn Tử Thần Thực Tử. Với mục đích hoàn thành kế hoạch ám sát giáo sư Albus Dumbledore, Draco Malfoy đã yểm Lời nguyền Độc đoán Imperio (Imperius Curse) lên bà, lợi dụng bà để đưa chiếc vòng cổ mang lời nguyền đến tay một học sinh trường Hogwarts tên là Katie Bell. Katie đã vô tình chạm vào chiếc vòng và bị ảnh hưởng rất nặng bởi lời nguyền mà đáng lẽ là dành cho giáo sư Dumbledore. Malfoy cũng liên lạc với bà bằng đồng galleon giả, giống như thứ mà Hermione Granger đã dùng trong Đội quân của Dumbledore. Sau khi Harry và giáo sư Dumbledore đã đến hang động tìm chiếc mề đay bị mất, vật được coi là một Trường sinh linh giá của Chúa tể Voldemort, họ độn thổ đến làng Hogsmeade. Tại đây, Bà Rosmerta đã cảnh báo cho họ về Dấu hiệu hắc ám xuất hiện ở phía trường, đồng thời cho họ hai cây chổi để ngay lập tức trở về Hogwarts, nơi mà Draco đã thực hiện xong kế hoạch đưa bọn Tử thần Thực tử đột nhập vào trường. Trong phần bảy Harry Potter và bảo bối tử thần, bà và một số chủ cửa hiệu khác cũng đứng lên chống lại những thuộc hạ của Voldemort, mặc dù chỉ có tên của Aberforth Dumbledore được đề cập đến.
Aberforth Dumbledore
Ông xuất hiện lần đầu tiên trong Harry Potter và hội Phượng hoàng. Thần hộ mệnh của Aberforth Dumbledore là con dê. Trong loạt phim phỏng theo bộ truyện này, diễn viên Jim McManus thủ vai Aberforth Dumbledore. Aberforth Dumbledore là em của cụ Albus Dumbledore - Hiệu trưởng Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts. Cụ là chủ quán Cái Đầu Heo, một quán rượu có vẻ "bất thường" ở làng Hogsmeade. Trong các tập đầu, khó có ai tin được hai người Albus và Aberforth là anh em. Aberforth không đam mê sách vở, là người thích dùng sức mạnh cơ bắp hơn là lý lẽ, và cụ cũng là nguyên nhân của chiếc mũi khoằm của Albus, cụ đã đánh bể mũi Albus trong lễ tang em gái họ. Cụ Aberforth được coi là người anh rất quan tâm, yêu thương em gái mình, Ariana Dumbledore. Trong Harry Potter và bảo bối tử thần Aberforth Dumbeldore xuất hiện,bảo vệ Harry, Ron và Hermione khi bọn trẻ bị các Tử Thần Thực Tử truy đuổi nhờ sự trùng hợp về Thần hộ mệnh. Trong trận chiến ở trường Hogwart, cụ đã hạ Tử thần Thực tử Augustus Rookwood.
Ngoài ra, ở phần Sinh vật huyền bí: Những bí mật của Dumbledore đã tiết lộ rằng Credence Barebore là con ngoài giá thú của Aberforth.
Bathilda Bagshot
Bathilda Bagshot là một sử gia đáng chú ý, và tác giả cuốn sách Lịch sử Pháp thuật được Harry Potter học tại năm thứ nhất. Bà sống tại Thung lũng Godric, là bạn gia đình của cụ Albus Dumbledore và James và Lily Potter. Gellert Grindelwald là cháu trai của bà, sau khi bị đuổi khỏi trường Durmstrang đã đến kết bạn với cụ Dumbledore. Bathilda là nguồn chính thông tin của Rita Skeeter về tiểu sử của Dumbledore, mà Rita đã rút thông tin này dưới ảnh hưởng của Chân dược. Sau khi bà chết, Voldemort đã cho con rắn Nagini nhập vào xác của bà để con rắn cầm chân Harry trong lúc Voldemort tới.
Barty Crouch Jr
Tên đầy đủ là Bartemius "Barty" Crouch, Junior', nhân vật được sáng tác bởi J.K.Rowling trong bộ truyện Harry Potter của bà. “Bartimeus” là một nhân vật trong Tân Ước, một gã mù được Chúa chữa khỏi. Cái tên này mang tính mỉa mai khi mà chính Bartemius cha không nhận ra rằng con mình mạo nhận bản thân là Moody Mắt-điên. “Crouch” là cái tên khá phổ biến được lấy từ “cross” - dấu chéo.
Lần đầu tiên xuất hiện: Chương 5, tập 4: Harry Potter và Chiếc cốc lửa. Là con của Bartemius Crouch Sr (Barty Crouch cha), bộ trưởng Bộ Pháp thuật Quốc tế. Ngoại hình: tóc màu rơm, da tái nhợt, khuôn mặt lấm tấm tàn nhang. Lý lịch: Sinh năm 1962. Từng là học sinh xuất sắc ở Hogwarts (đạt được 12 chứng chỉ O.W.L - Pháp thuật thường đẳng). Sau khi y ra trường trở thành Tử thần Thực tử, phục vụ cho Voldemort. Khi Voldemort sụp đổ sau khi tấn công Harry, Barty cùng với Bellatrix Lestrange và hai đồng bọn nữa đã tra tấn vợ chồng Thần sáng Frank Longbottom và Alice Longbottom, cha mẹ của Neville Longbottom, bằng lời nguyền Hành hạ. Sau đó, hắn bị bắt và bị chính cha mình, ông Bartemius Crouch xét xử tống vào ngục Azkaban khi mới 19 tuổi.
Một năm sau, khi mẹ hắn sắp chết, bà thuyết phục chồng cứu hắn. Họ sử dụng Đa quả dịch để đánh tráo người: bà mẹ nằm trong nhà ngục thay con. Còn Barty Crouch Sr thì giấu con trai ở nhà dưới Áo tàng hình và sử dụng lời nguyền Độc đoán để kiểm soát hắn. Voldemort đã biết tin này nhờ khai thác Bertha Jorkins. Ở trận cúp Quidditch, hắn đã ăn cắp chiếc đũa của Harry và sau đó sử dụng nó để gọi lên Dấu hiệu Hắc ám nhằm dọa những tên Tử thần thực tử đang làm loạn. Ở tập 4, trong giấc mơ, Harry Potter luôn nhìn thấy một người lạ mặt cùng Đuôi Trùn đang phục tùng Voldemort nhưng cậu không biết là ai. Chỉ khi trong Chậu tưởng ký, cậu mới biết hắn là một tay chân của Voldemort từng bán rẻ cha mẹ cậu. Sau đó Voldemort đến tìm hắn và giao cho hắn việc giả dạng giáo sư Moody Mắt điên và tìm cách lừa Harry Potter đến chỗ Voldemort. Hắn là giáo viên dạy môn Phòng chống Nghệ thuật hắc ám khá thành công. Ở trường Hogwarts, hắn đã tự tay giết cha mình. Hắn còn tìm mọi cách làm cho Harry vô địch cúp Tam pháp thuật (trước đó hắn đã lén bỏ tên Harry vào Cốc lửa). Khi Harry và Cedric Diggory chạm tay vào chiếc cúp Tam pháp thuật - trước đó đã bị Barty biến thành Khóa cảng, cả hai bị kéo đến nghĩa trang làng Hagleton Nhỏ, nơi chúa tể Voldemort đang chờ sẵn. Barty Crouch đã bị phát hiện hành tung, bị Giáo sư Dumbledore ép phải uống Chân dược và phải khai hết sự thật. Hắn đã bị Giám ngục Azkaban hút linh hồn sau đó.
Gellert Grindelwald
Gellert Grindelwald là một trong những cái tên trong danh sách "Những Phù Thủy Hắc Ám Nguy Hiểm nhất Mọi Thời Đại", hắn chỉ văng ra khỏi vị trí đứng đầu từ khi Voldemort xuất hiện. Hắn đã từng là người sở hữu cây đũa phép Cơm Nguội trước khi Albus Dumbledore sở hữu nó. Gellert Grindelwald xuất hiện và được miêu tả trong tập 7, khi hắn đã quá già, răng rụng hết và yếu đuối. Thời niên thiếu, hắn học tập ở trường Durmstrang (một trong ba trường đã tham gia trong cuộc thi Tam Pháp Thuật, trường học của Viktor Krum), một trường học nổi tiếng với sự dung túng cho Nghệ thuật Hắc Ám. Ở đó, tài năng của hắn nổi bật lên cũng như tài năng của Dumbledore nổi lên ở Hogwarts. Tuy nhiên hắn không dùng khả năng thiên phú của mình vào mục đích tốt đẹp thay vào đó lại đi sâu vào tìm hiểu những Nghệ thuật Hắc Ám, kết quả là đến Durmstrang cũng không thể dung túng và họ phải đuổi học hắn vào năm hắn 16 tuổi. Sau đó, vì muốn thám hiểm ngôi mộ của Ignotus Peverell (người em út trong 3 anh em nhà Peverell và là người đầu tiên sở hữu Áo khoác tàng hình), hắn đến thung lũng Godric và gặp Albus Dumbledore - một người cũng tài hoa lỗi lạc như hắn. Lợi dụng lúc Albus đang trong trạng thái u uất vì gánh nặng gia đình, hắn đã thuyết phục và làm cho Albus tin tưởng vào kế hoạch của hắn - kế hoạch chinh phục thế giới. Khi hai bộ óc thông minh, tài hoa lỗi lạc gặp nhau, họ đã nhanh chóng thân thiết và cùng nhau hướng đến những mục đích lớn lao. Sau cái chết của Ariana - em gái Albus, Albus hồi tỉnh, còn Grindelwald trốn đi. Sau đó hắn ăn cắp cây đũa phép Cơm Nguội từ ông Gregorovitch và bắt đầu công việc chinh phục thế giới của hắn. Mọi việc chỉ kết thúc khi hắn bị Albus Dumbledore đánh bại trong một trận chiến lịch sử. Cuộc sống của hắn kết thúc trong nhà tù ở Nurmengard - cái mà hắn đã xây dựng để giam cầm những đối thủ của hắn trước đó. Cái chết của hắn được gây ra bởi Voldemort trong lúc hắn truy tìm cây Đũa phép Cơm nguội. Có lời đồn là trong những năm tháng cuối đời ở Nurmengard hắn đã tỏ ra sám hối. Bằng chứng cho việc đó là hắn đã nói dối khi Voldemort hỏi hắn về cây Đũa phép Cơm Nguội, hắn đón nhận cái chết tàn khốc như để trả giá cho những tội lỗi nặng nề mà hắn đã phạm phải trong quá khứ.
Garrick Ollivander
Ông Ollivander là một trong hai người làm đũa phép nổi tiếng nhất của thế giới phù thủy Châu Âu. Ollivander xuất hiện bốn trong số bảy phần của truyện. Trong loạt phim phỏng theo bộ truyện này, diễn viên John Hurt thủ vai Ollivander. Ollivander được miêu tả như một người kì lạ, đôi mắt sáng như Mặt Trăng, là người làm đũa phép tốt nhất nước Anh và rất được kính trọng. Ollivander mở một cửa hàng (tên là Ollivander's) bán đũa phép có uy tín tại Hẻm Xéo. Sự khéo léo cũng như danh tiếng tốt của ông đã khiến cho những học sinh của trường Hogwarts đều tìm đến đấy để chọn một chiếc đũa phép cho mình. Ông tự hào nói rằng mình có thể nhớ tất cả những cây đũa đã bán cũng như dễ dàng cho biết được đặc điểm của bất kì cây đũa nào khi mới nhìn sơ qua.
Vai trò
Trong tập một, Ollivander đã giúp đỡ Harry Potter trong việc chọn cho mình đũa phép, mà theo ông là tìm "cây đũa phép đã chọn Harry". Cho rằng Harry là một vị khách hàng đặc biệt, cuối cùng ông đã tìm được, cây đũa phép dài hai tấc chín, một sự kết hợp độc đáo giữa cây nhựa ruồi (cây ô-rô) và lông đuôi chim phượng hoàng là thích hợp nhất. Tuy nhiên, ông cũng có một vấn đề đáng lo là con chim phượng hoàng Fawkes đã cho hai chiếc lông, và chiếc lông còn lại đã làm nên lõi trong cây đũa phép của Voldemort. Ông nói với Harry rằng thế giới này có thể tin tưởng vào một điều tuyệt vời từ cậu. Sự xuất hiện của Ollivander trong tập bốn là vào khởi đầu cuộc thi Tam pháp thuật, trong buổi cân đũa phép. Là một chuyên gia về đũa phép, nhiệm vụ của ông là đánh giá sự thích hợp của cây đũa đối với từng thí sinh. Sự do dự và quan tâm đặc biệt của ông về cây đũa phép của Harry khiến cậu cảm thấy lo lắng. Đồng thời, ông còn thể hiện sự thiên vị đối với những cây đũa phép do ông tạo ra và do người khác. Ví dụ như cây đũa của Fleur Delacour có lõi là tóc tiên nữ không được ông tán thành. Tập 6, Ollivander biến mất, cửa hiệu cũng đóng cửa. Không ai biết thông tin gì về ông ngoài việc Neville Longbottom là người cuối cùng mua cây đũa phép trước khi ông mất tích. Tiếp theo tập trước, hiện Ollivander bị giam giữ tại nhà Malfoy, bị Chúa tể Voldemort tra tấn bằng lời nguyền tra tấn để khai thác thông tin, biết rằng lõi đũa phép của hắn và của Harry đều làm từ lông đuôi con chim phượng hoàng Fawkes. Cuối cùng, ông cũng được Harry và con gia tinh Dobby giải thoát, đưa về nhà của Fleur và Bill Weasley để hồi phục sức khỏe. Tại đó, ông đã không có khả năng để sửa được cây đũa thần bị gãy của Harry, nhưng lại có thông tin về cách sử dụng sức mạnh của Cây đũa ngàn năm. Đồng thời, ông cũng làm một cây đũa mới cho Luna Lovegood.
Olympe Maxime
Bà Olympe Maxime là Hiệu trưởng Học viện pháp thuật Beauxbatons. Trong phần bốn của phim, diễn viên Frances de la Tour thủ vai bà Olympe Maxime. Olympe là một phụ nữ có nửa dòng máu người khổng lồ giống giáo sư Rubeus Hagrid nên bà cũng có chiều cao tương đương ông ta. Tuy nhiên, bà thường chối bỏ về nguồn gốc này của mình. Olympe được miêu tả là một phụ nữ duyên dáng, lịch thiệp, có làn da nâu ô-liu, thường mặc chiếc áo dài bằng vải xa-tanh đen bóng. Theo giáo sư Albus Dumbledore, bà là một bạn nhảy tuyệt vời. Từ cái nhìn đầu tiên, Hagrid đã muốn chinh phục bà, bằng việc cố gắng ăn mặc chỉnh tề đàng hoàng và ăn nói tử tế hơn. Tuy nhiên, có vẻ điều đó không được thành công. Trong tang lễ của hiệu trưởng Albus Dumbledore, họ đã an ủi lẫn nhau. Và hành động đó có thể tăng thêm tình cảm trong phút chốc, nhưng vẫn không rõ được hai người ý định tiếp tục theo đuổi một mối quan hệ tình cảm lãng mạn nữa hay không. Bà Olympe xuất hiện lần đầu tiên trong phần bốn, Harry Potter và chiếc cốc lửa, khi cùng một số học sinh đến trường Hogwarts tham gia cuộc thi Tam Pháp thuật. Trong phần năm, Harry Potter và hội Phượng hoàng, Hagrid đã kể với Harry, Ron Weasley và Hermione Granger rằng ông đã cùng bà đến thăm thế giới của người khổng lồ vào mùa hè. Trong phần sáu, Harry Potter và hoàng tử lai, bà là một trong số người đến dự tang lễ của cụ Dumbledore, bày tỏ sự kính trọng của mình. Trong tiếng Pháp, Olympe có nghĩa là Olympus, ngọn núi nơi trú ngụ của những vị thần Hy Lạp. Còn Maxime trong tiếng Pháp có nghĩa là "người chính, người đứng đầu"; trong tiếng Latin nó có gốc là Maxima và có nghĩa là "lớn nhất, to nhất".
Rita Skeeter
Rita Skeeter là phóng viên của tờ Nhật báo Tiên tri thường đi cùng với đồng sự là người thợ chụp ảnh Bozo. Rita Skeeter có mái tóc xoăn và ba chiếc răng bằng vàng.
Vai trò
Tập Harry Potter và chiếc cốc lửa, Rita Skeeter chịu trách nhiệm phỏng vấn các học sinh tham gia kỳ thi Tam pháp thuật. Bà đã bịa truyện về Harry Potter, Hermione Granger và rất nhiều người khác, đồng thời vạch trần sự thật rằng Rubeus Hagrid là người khổng lồ. Cuối cùng bà bị Hermione bắt với bộ dạng một con bọ cánh cứng và nhốt trong chiếc lọ thủy tinh. Chính hình dạng này đã giúp bà ta có được những thông tin từ trong trường Hogwarts. Rita Skeeter cũng là một trong số những người tham dự tang lễ của Hiệu trưởng Albus Dumbledore. Tập cuối, Rita Skeeter tiếp tục viết những điều xấu xa nhằm bôi nhọ Albus Dumbledore, Harry Potter và Hội Phượng hoàng. Thậm chí, bà còn viết thành một cuốn sách về cụ Dumbledore và gia đình với tựa đề "Chuyện đời và chuyện xạo của Albus Dumbledore" qua việc ếm bùa bà Bathilda Bagshot. Điều này làm Harry rất tức giận, tuy nhiên chúng cũng gợi mở và làm cho Harry biết thêm được đôi điều.
Viktor Krum
Viktor Krum là tầm thủ gia của đội Quidditch Bulgaria. Anh xuất hiện lần đầu tiên trong Harry Potter và chiếc cốc lửa. Trong loạt phim phỏng theo bộ truyện này, diễn viên Stanislav Ianevski đóng vai Viktor Krum. Ianevski được chọn trong 3000 ứng cử viên cũng là người Bungaria du học tại Anh. Krum xuất hiện nhiều và có tầm ảnh hưởng khá lớn trong Harry Potter và chiếc cốc lửa và được nhắc tới mờ nhạt hơn sau đó (chủ yếu là trong trận cãi nhau của Ron và Hermione) và cuối cùng cũng xuất hiện trong Harry Potter và bảo bối tử thần.
Vai trò
Krum là một tầm thủ của đội Quidditch Bulgaria, trong đội hình tham dự Cúp Quidditch Thế giới tổ chức vào mùa hè năm thứ tư của Harry tại trường Hogwarts. Trong kỳ thi Tam Pháp thuật tổ chức tại Hogwarts, Krum là thí sinh của trường Durmstrang và nhanh chóng lấy được cảm tình từ các nữ sinh Hogwarts. Ron Weasley rất hâm mộ Krum, nhưng cảm thấy bị bỏ rơi khi Krum cặp bồ với Hermione, nhất là cảnh họ thân thiết trong buổi dạ vũ Giáng sinh. Krum đã bị ếm lời nguyền độc đoán để tấn công các thí sinh khác phần thi thứ 3 trong kỳ thi Tam Pháp thuật. Hết năm học, Krum về trường. Victor Krum tiếp tục xuất hiện trở lại tại lễ cưới của Bill Weasley với Fleur Delacour.
Cedric Diggory
Cedric Diggory là một nhân vật trong bộ truyện Harry Potter của nữ nhà văn Anh Quốc J. K. Rowling. Anh xuất hiện lần đầu tiên trong Harry Potter và tên tù nhân ngục Azkaban. Anh hơn Harry Potter 3 tuổi, là đội trưởng đội Quidditch và là học sinh xuất sắc của nhà Hufflepuff. Đoạn cuối Harry Potter và chiếc cốc lửa, anh được cụ Albus Dumbledore và toàn thể học sinh trong trường, nhất là Harry tưởng nhớ. Anh được miêu tả là rất đẹp trai và thu hút với mái tóc màu sẫm và đôi mắt màu xám. Không chỉ điển trai và tài giỏi, Cedric còn rất tốt bụng, sòng phẳng và dũng cảm. Anh được cụ Dumbledore mô tả là "một người bạn tốt và trung thành, hội đủ mọi phẩm chất của nhà Hufflepuff". Bố của Cedric là ông Amos Diggory, nhân viên làm ở Bộ Pháp thuật. Cedric là nhân vật được cô Rowling coi trọng, tên của anh cũng là tên nhân vật của tác giả mà cô yêu thích. Trong phim, Cedric do diễn viên Robert Pattinson thủ vai.
Vai trò
Tập 3, Cedric Diggory là đội trưởng kiêm Tầm thủ đội Quidditch của nhà Huflepuff, trong trận đấu với đội Gryffindor, Harry đã nhìn thấy bọn giám ngục Azkaban và bị ngã khỏi cán chổi và Hufflepuff đã chiến thắng.
Trong tập 4, Cedric được Chiếc Cốc Lửa chọn làm quán quân chính thức của Hogwarts trong cuộc đấu Tam Pháp thuật và nhận được phần lớn sự ủng hộ của toàn trường. Ở thử thách đầu tiên, Cedric được Harry tiết lộ về đề thi và anh đã vượt qua thành công. Sau đó ở vũ hội Giáng sinh, Cedric cũng đã giành được tình cảm của Cho Chang trước Harry Potter, khiến Harry có cảm nghĩ về Cedric là "đầu óc không đầy một cái chén đựng trứng". Nhưng sau đó, Harry cũng được Cedric tiết lộ về cách mở quả trứng vàng, nhờ đó Harry biết được nội dung bài thi thứ hai. Trong thử thách cuối cùng, Cedric giúp Harry thoát khỏi lời nguyền của Viktor Krum và sau đó do cùng Harry cầm Cúp Tam Pháp Thuật (đã bị biến thành Khóa cảng), Cedric và Harry đã bị đưa đến nơi Voldemort đã đợi sẵn. Cedric bị Đuôi Trùn giết chết nhưng linh hồn Cedric đã cùng với những linh hồn khác che chở cho Harry bỏ trốn, cái chết của Cedric gây nên một cú sốc mạnh đến Cho Chang. Và dù cho khi đã chấp nhận làm bạn gái của Harry, Cho vẫn luôn nhớ và cảm thấy có lỗi với người bạn trai đã mất.
Xenophilius Lovegood
Cha của Luna Lovegood, là chủ bút tờ báo "Người dẻo mồm" hay còn gọi là "Kẻ lý sự", một tờ báo được xem là báo lá cải. Cũng như con gái mình, Xeno lập dị và có niềm tin vào những điều kì quái. Ngoài ra ông cũng tỏ ra là người dũng cảm khi công khai ủng hộ Harry Potter trên tờ báo của mình dưới thời của Voldemort, tuy nhiên bọn Tử thần Thực tử đã bắt cóc Luna và ép ông chống đối Harry. Là người cha cực kì yêu thương con, ông đã bán đứng Harry và các bạn với hy vọng bọn Tử thần Thực tử sẽ trả lại Luna cho ông. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc khám phá ra các bảo bối tử thần khi kể cho Harry về chúng. Ông chỉ xuất hiện trong Harry Potter và Bảo bối tử thần nhưng có được nhắc đến trong phần năm khi cho đăng bài báo phỏng vấn Harry.
Vincent Crabbe và Gregory Goyle
Gregory Goyle là một nhân vật có thân hình chậm chạp, cục mịch, ngu ngốc. Cùng với Vincent Crabbe, luôn luôn tuân mệnh Draco Malfoy một cách tuyệt đối. Draco làm gì Gregory Goyle cũng làm theo như cùng cười chọc quê các nhân vật khác. Cha Gregory Goyle là một Tử thần thực tử. Trong năm thứ hai, Harry Potter đã giả dạng cậu ta để theo dõi Draco. Trong phần 7, Crabbe đã chống lại lệnh Malfoy để cố gắng giết Harry.
Từ “Gregory” trong Gregory Goyle có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cảnh giác” hoặc “cảnh báo” và có thể ám chỉ cách nhân vật này canh chừng và bảo vệ Draco Malfoy như một vệ sĩ.
Từ “Vincent” trong Vincent Crabbe xuất phát từ “Vincere” trong Tiếng Latinh, có nghĩa là “để chinh phục”, giống với những gì mà Vincent muốn đạt được cùng Goyle và Malfoy.
Pansy Parkinson
Pansy Parkinson là một thành viên nhà Slytherin, là bạn và cũng được xem là bạn gái của Draco Malfoy ở Hogwarts. Nhưng sau này hai người không bao giờ đến với nhau, Draco đã kết hôn với Astoria Greengrass và có một con trai là Scorpius Malfoy. Cô cũng xấu tính, hay trêu chọc Harry Potter và những người xung quanh cậu, chuyên cung cấp thông tin nói xấu Hermione Granger cho bà nhà báo Rita Skeeter trên tờ Nhật báo tiên tri. Trong trận chiến cuối cùng, cô đã muốn giao nộp Harry cho Voldemort nhưng sau đó cô đã bị giáo sư McGonagall mời ra ngoài đầu tiên.
Pansy mang họ Parkinson, là một trong 28 dòng họ thuần chủng lâu đời nhất giới phù thủy.
Pansy được lấy từ tiếng Pháp, là tên một loài hoa.
Gabrielle Delacour
Gabrielle Delacour là một vật hư cấu trong tác phẩm Harry Potter của nữ nhà văn Anh Quốc J. K. Rowling. Cô xuất hiện lần đầu tiên trong Harry Potter và chiếc cốc lửa. Trong phim, diễn viên Angelica Mandy thủ vai Gabrielle Delacour. Giống người chị, Gabrielle Delacour mang trong người một phần dòng máu tiên nữ vì bà ngoại cô là một tiên nữ chính gốc với mái tóc đặc trưng màu bạch kim dài đến ngang hông. Lúc xuất hiện lần đầu tiên, cô khoảng 8 tuổi vì trong phần bảy, cô mới 11 tuổi tại lễ cưới của người chị Fleur và Bill Weasley. Gabrielle Delacour là con gái của Monsieur Delacour và Apolline Delacour. Cô là em gái của Fleur Delacour, quán quân của trường Beauxbatons trong cuộc thi Tam Phép thuật. Sau này, cô còn là em dâu của Bill Weasley và là dì của Victorie Weasley. Cô sống tại Pháp với cha mẹ mình. Trong tập 4, suốt cuộc thi Tam Pháp thuật, trong khi Fleur là quán quân trường Beauxbatons thì Gabrielle cùng Hermione Granger, Ronald Weasley và Cho Chang trở thành "mục tiêu" dưới nước để các quán quân đến cứu. Fleur không thể cứu Grabrielle đúng giờ vì bị cản trở bởi quái vật Grindylows và buộc phải quay trở về. Harry Potter đã đến cứu cả cô cùng với Ron. Sau sự việc này, Fleur đã trở nên hòa đồng hơn trong Hogwarts. Grabrielle và Ginny Weasley xuất hiện tại lễ cưới của Bill và Fleur với tư cách là những phù dâu.
Oliver Wood
Oliver Wood là đội trưởng và là thủ môn của đội Quidditch của nhà Gryffindor ở 3 tiểu thuyết đầu tiên và được giới thiệu lần đầu tiên tại Harry Potter và hòn đá phù thủy. Anh ấy được miêu tả bằng hình tượng cao lớn và vạm vỡ. Wood không những có tài năng, đam mê và dường như được sinh ra để làm thủ lĩnh, anh ấy còn thể hiện mình như một người đốc thúc các thành viên trong đội từ sự quan sát của anh ấy trong trận đấu; anh ấy không bao giờ hủy bỏ những buổi tập kể cả khi thời tiết xấu để duy trì những buổi tập vài tiếng đồng hồ vào sáng sớm. Mặc dù Oliver là một người tốt, nhưng anh lại không biết cách ứng xử cho lắm. Khi Oliver xuất hiện trong Chiếc cốc lửa, khi anh ấy hào hứng giới thiệu Harry cho cha mẹ anh ấy ở Trận đấu Quidditch Thế giới và thông báo rằng anh đã tham gia vào đội dự bị Puddlemere United. Anh ấy là một học viên của Hogwarts, ở quá khứ và hiện tại, tham gia vào trận chiến Hogwarts trong Bảo Bối Tử Thần, và lần đầu tiên xảy ra xung đột giữa những người còn sống sót; Harry thấy anh ấy giúp đỡ Neville Longbottom khiêng Colin Creevey. Anh ấy là đàn anh khóa trên trước Harry 4 năm trong Gryffindor. Oliver Wood được thể hiện bởi Sean Biggerstaff ở hai đầu phần phim và 1 lần nữa trong phần thứ 8.
Tham khảo
Pottermore
Wizarding World
Harry Potter và Hòn đá phù thủy
Harry Potter và Phòng chứa bí mật
Harry Potter và Tên tù nhân ngục Azkaban
Harry Potter và Chiếc cốc lửa
Harry Potter và Hội Phượng Hoàng
Harry Potter và Hoàng tử lai
Harry Potter và Bảo bối tử thần
Liên kết ngoài
The Harry Potter Lexicon's page on the Dursley family
Mr Ollivander
Vernon and Petunia Dursley
Unsung heroes: Cedric Diggory
Unsung heroes: Fleur Delacour
Cedric Diggory
https://harrypotter.fandom.com/wiki/Pansy_Parkinson
https://www.wizardingworld.com/features/every-time-fleur-delacour-showed-us-how-to-do-life-properly
Fleur Delacour
https://www.wizardingworld.com/features/why-viktor-krum-was-a-better-boyfriend-than-ron-weasley
Viktor Krum
Oliver Wood
Gabrielle Delacour
https://harrypotter.fandom.com/wiki/Gellert_Grindelwald
https://www.wizardingworld.com/features/in-defence-of-rita-skeeter
Rita Skeeter
https://www.wizardingworld.com/features/why-we-wish-wed-seen-more-of-hagrid-and-madame-maxime
Olympe Maxime
Nhân vật trong Harry Potter |
602676 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Stigmella%20longispina | Stigmella longispina | Stigmella longispina là một loài bướm đêm thuộc họ Nepticulidae. Loài này có ở Tadzhikistan.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Revised Check-List Of Mining Lepidoptera (Nepticuloidea, Tischerioidea And Gracillarioidea) From Trung Á
L |
563687 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Jeton%20Anjain | Jeton Anjain | Jeton Anjain (từ trần năm 1993) là bộ trưởng bộ Y tế và thượng nghị sĩ ở Nghị viện Quần đảo Marshall.
Năm 1991, ông được trao Giải thưởng Right Livelihood. Năm 1992 ông đã đoạt Giải Môi trường Goldman do các nỗ lực giúp đỡ nhân dân của Đảo san hô vòng Rongelap đã bị nhiễm phóng xạ sau cuộc thử bom nguyên tử (bom hiđrô) của Hoa Kỳ tại đảo san hô vòng Bikini ngày 1.3.1954.
Tham khảo
Năm sinh thiếu
Mất năm 1993
Nhà bảo vệ môi trường Quần đảo Marshall |
36228 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20b%C3%B3ng%20%C4%91%C3%A1%20A1%20to%C3%A0n%20qu%E1%BB%91c%20l%E1%BA%A7n%20th%E1%BB%A9%20IV | Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ IV | Giải bóng đá A1 toàn quốc lần thứ IV là giải vô địch bóng đá Việt Nam lần thứ 4 diễn ra từ 19 tháng 2 đến 1 tháng 5 năm 1984. Giải gồm 18 đội bóng được chia làm 3 bảng thi đấu vòng tròn 2 lượt chọn 4 đội dẫn đầu mỗi bảng vào giai đoạn 2 và 3 đội xếp cuối 3 bảng vào vòng chung kết ngược (2 đội xuống hạng). Ở giai đoạn 2, 12 đội tiếp tục được chia làm 2 bảng thi đấu vòng tròn 1 lượt chọn 2 đội đứng đầu mỗi bảng vào bán kết. 2 đội thắng ở bán kết sẽ vào chung kết. Hai đội thua tranh hạng ba.
Giai đoạn 1
Bảng A
Bảng B
Bảng C
Giai đoạn 2
Nhóm 1
(*) - Công nhân Xây dựng Hà Nội thắng trong loạt đá luân lưu 11m
Nhóm 2
Tranh suất trụ hạng
Bán kết
Tranh hạng ba
Chung kết
Tham khảo
Xem thêm
Lịch sử bóng đá Việt Nam
Giải bóng đá vô địch quốc gia
Giải bóng đá Cúp Quốc gia
Siêu cúp bóng đá Việt Nam
Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia
Giải bóng đá hạng Ba Quốc gia
Liên kết ngoài
Liên đoàn bóng đá Việt Nam
Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Thể thao - Việt Nam Net
1984
Thể thao Việt Nam năm 1984
Bóng đá năm 1984 |
198637 | https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93%20Giang | Bồ Giang | Bồ Giang (蒲江县, Hán Việt: Bồ Giang huyện) là một huyện thuộc thành phố Thành Đô, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Huyện Bồ Giang có diện tích 580 km2, dân số 260.000 người, mã số bưu chính 611630, huyện lỵ đóng tại trấn Hạc Sơn.
Hành chính
Huyện Bồ Giang có các đơn vị hành chính:
Trấn: Hạc Sơn, Đại Đường, Thọ An, Triều Dương Hồ, Tây Lai, Đại Hưng, Cam Khê, Thành Giai.
Hương: Phục Hưng, Quang Minh, Bạch Vân, Trường Thu
Tham khảo
Thành Đô
Đơn vị cấp huyện Tứ Xuyên |
586445 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lom%2C%20Oppland | Lom, Oppland | Lom là một đô thị ở hạt Oppland, Na Uy. Nó là một phần của khu vực truyền thống của Gudbrandsdal. Trung tâm hành chính của đô thị này là làng Fossbergom. Đô thị của Lom được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1838 (xem formannskapsdistrikt). Khu vực Skjåk đã được tách từ Lom để trở thành một đô thị của riêng mình vào năm 1866.
Lom nổi tiếng với lịch sử phong phú của nó, còn một các nhà thờ ở cổ ở Na Uy, và nằm ở giữa những ngọn núi cao nhất ở Bắc Âu.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Đô thị Oppland |
229598 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lupita%20Jones | Lupita Jones | Lupita Jones là một hoa hậu của México. Bà từng đăng quang Hoa hậu Mexico 1990 và Hoa hậu Hoàn vũ 1991.
Tham khảo
Hoa hậu Hoàn vũ
Hoa hậu México
Sinh năm 1968
Nhân vật còn sống
Sinh năm 1967 |
722201 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Boreotrophon%20candelabrum | Boreotrophon candelabrum | Boreotrophon candelabrum là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Muricidae, họ ốc gai.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Boreotrophon |
46256 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Washington%20%28ti%E1%BB%83u%20bang%29 | Washington (tiểu bang) | Washington (phát âm là Oa-xinh-tơn) là một tiểu bang ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, phía bắc giáp với tỉnh British Columbia của Canada, phía nam giáp với Oregon. Thủ phủ của tiểu bang là Olympia còn thành phố lớn nhất là Seattle. Tiêu bang lấy tên của George Washington, tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Tổng diện tích: 184.827 km², dân số: 7 triệu người (năm 2013), mật độ dân số: 39,6 người/km².
Kinh tế
Năm 2004: tổng sản phẩm của tiểu bang là 262 tỷ đô la, thu nhập đầu người là 33.332 đô la. Buôn bán thương mại trong tiểu bang phải kể đến là: Boeing, Microsoft, Amazon.com, Nintendo, điện tử, công nghệ sinh học, nhôm, gỗ, than đá và du lịch.
Tham khảo
Tiểu bang Hoa Kỳ
Washington
Tây Bắc Thái Bình Dương |
36258 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A9n%20Th%C3%A1nh | Chén Thánh | Theo thủ tục dâng lễ của Giáo hội Công giáo, Chén Thánh là một dụng cụ chứa đựng mang hình dáng của con thuyền và có khi vòm cung theo dạng bầu trời, chứa đựng trong đó Máu Hiến Tế của Chúa Giê-su, cùng với Bánh Thánh, tượng trưng cho mình và máu Chúa (Thánh thể). Theo quy tắc truyền thống của Công giáo, các chén Thánh này phải được làm bằng chất liệu hoàn toàn hết sức quý giá theo thẩm định của từng địa phương và trước khi sử dụng phải được linh mục làm phép.
Truyền thuyết
Từ "Chén Thánh" (Holy Grail hay Chalice) còn có xuất xứ một từ tiếng Pháp cổ là san-graal hoặc san-gréal, Sangreal. Theo cách lý giải thông thường, Sangreal hợp thành từ hai từ San (Thánh) và Graal (Chén).
Theo một truyền thuyết không được chính thức công nhận về Giáo hội Công giáo, Chén Thánh là một cái chén, dĩa hoặc ly mà Chúa Giê-su sử dụng tại Bữa tiệc biệt ly (còn gọi là buổi Tiệc Ly biệt). Trong hai ngàn năm qua, có nhiều tin đồn rằng Chén Thánh chứa đựng nhiều sức mạnh và quyền lực vô biên, ai sở hữu Chén Thánh đều có tài năng xuất chúng vượt bậc, vì trong buổi tiệc đó Chúa Giê-su đã dùng quyền phép biến rượu trở thành Máu Thánh.
Khi Đức Mẹ hiện ra ở Fatima năm 1917, nhân chứng là nữ tu Lucia có kể lại rằng "khi chị đang giang tay cầu nguyện, đột nhiên, cả nhà nguyện bừng sáng, không còn lờ mờ với ngọn đèn chầu nhà tạm nữa. Một Thánh giá bằng ánh sáng hiện ra trên bàn thờ cao lên tới trần nhà nguyện. Phần trên của cây Thánh giá sáng hơn, có dung nhan cùng với thân mình của một người từ cạnh sườn trở lên; trên ngực của người này có một con chim câu bằng ánh sáng; bị đóng đinh vào thập giá là thân mình của một người khác. Dưới cạnh sườn chút xíu, có một chén Thánh và một bánh Thánh lớn lơ lửng trên không trung. Những giọt máu từ mặt của Chúa Giêsu Tử Giá và từ cạnh sườn của Người chảy xuống bánh Thánh và nhỏ vào chén Thánh". Nhiều phép lạ cũng được kể về Chén Thánh và Thánh Thể, như câu chuyện của linh mục Huguccion tại Firenze.
Có nguồn tin đồn cho rằng, Joseph thành Arimathea đã dùng Chén Thánh hứng Máu Thánh khi tẩm liệm Chúa Giê-su, và lén đem về Vương quốc Anh nơi ông ta tổ chức một dòng dõi truyền nhân đặc biệt qua nhiều thế hệ để giữ gìn vật thiêng liêng này.
Việc tìm kiếm Chén Thánh đã trở thành một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của vị vua với nhiều giai thoại, đó là Vua Arthur của Anh sống vào cuối thế kỷ thứ 5, đầu thế kỷ thứ 6, như được kể lại qua các tác phẩm của Chrétien de Troyes vào thế kỷ 12. Các câu chuyện về vị vua này mang nhiều màu sắc vừa có tính huyền thoại Công giáo, pha trộn với thần thoại Celt nói về một "lò luyện linh đan" (cauldron) với nhiều sức mạnh vô biên.
Từ truyền thuyết đến giả thuyết
Danh họa Jacopo Bassano và Dante Gabriel Rossetti có tranh vẽ về chén Thánh. Leonardo Da Vinci có một bức tranh nổi tiếng được đặt tên là "Buổi Tiệc Ly" (hay "Buổi tiệc cuối cùng"). Có chuyện kể rằng sau khi Leonardo Da Vinci vẽ tranh đó, được nhiều người khen ông vẽ Chén Thánh đẹp, nên sau đó Da Vinci đã cạo bỏ hình Chén Thánh đi để người xem chú ý vào ý nghĩa của bức tranh.
Vì tính chất hấp dẫn của truyền thuyết dễ gây tò mò, nên Chén Thánh cũng là chủ đề trong nhiều tiểu thuyết giả tưởng, như tác phẩm The Holy Blood and the Holy Grail (Máu Thánh, Chén Thánh) năm 1982 của Michael Baigent, Richard Leigh và Henry Lincoln, cho rằng có thể hiểu Sangraal theo một nghĩa khác và chiết tự Sangraal thành hai từ Sang (Máu) và Raal (Hoàng gia), một ám chỉ về mối quan hệ với Jesus Chúa Kitô, theo đó, Maria Magdalena được ám chỉ là bạn đồng hành hoặc thậm chí là vợ của Jesus. Trong tiểu thuyết Mật mã Da Vinci (The Da Vinci Code), Dan Brown cũng nhắc lại cách chiết giải đó. Theo Dan Brown, biểu tượng chữ V của Chén được hiểu như biểu tượng của người phụ nữ và vì thế Sangraal không chỉ là Chén Thánh mà còn là Dòng máu Hoàng tộc và ám chỉ một vật chứa theo nghĩa đen như kiểu cái chén mà mang hàm ý sâu xa ám chỉ một người phụ nữ (Mary Magdalene) đã mang trong mình giọt máu hoàng tộc, giọt máu của Chúa Giê-su.
Tham khảo
Xem thêm
Mary Magdalene
Tiệc Ly
Mật mã Da Vinci
Liên kết ngoài
Chén Hy Lễ - Tạ Ơn
Chúa Giê-su
Truyền thuyết Arthur
Truyền thuyết Kitô giáo
Thuật ngữ Kitô giáo
Vật phẩm truyền thuyết |
950102 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tipula%20berytia | Tipula berytia | Tipula berytia là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng sinh thái Palearctic.
Chú thích
Tham khảo
Chi Ruồi hạc |
505185 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vignonet | Vignonet | Vignonet là một xã thuộc tỉnh Gironde trong vùng Aquitaine tây nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 6 mét trên mực nước biển.
Tham khảo
Xã của Gironde |
872703 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Setodes%20paribhuchita | Setodes paribhuchita | Setodes paribhuchita là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai.
Chú thích
Tham khảo
Động vật khu vực sinh thái Indomalaya
Setodes |
670812 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Eleutherodactylus%20syristes | Eleutherodactylus syristes | The Piping Peeping Frog hoặc Eleutherodactylus syristes (tên tiếng Anh: Rana-fisgona Flautera) là một loài ếch trong họ Leptodactylidae. Chúng là loài đặc hữu của México.
Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng đất thấp ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống.
Nguồn
Santos-Barrera, G. & Canseco-Márquez, L. 2004. Eleutherodactylus syristes. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 22 tháng 7 năm 2007.
Chú thích
Tham khảo
S |
354616 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Palanas | Palanas | Palanas là một đô thị hạng 4 ở tỉnh Masbate, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2015 của Philipin, đô thị này có dân số 26.222 người trong.
Các đơn vị hành chính
Palanas được chia ra 24 barangay.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Mã địa lý chuẩn của Philipin
Thông tin điều tra dân số năm 2000 của Philipin
Đô thị của Masbate |
955971 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gnophomyia%20vitripennis | Gnophomyia vitripennis | Gnophomyia vitripennis là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Gnophomyia
Limoniidae ở vùng Neotropic |
956677 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gynoplistia%20biroana | Gynoplistia biroana | Gynoplistia biroana là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Australasia.
Liên kết ngoài
Tham khảo
Gynoplistia
Limoniidae ở vùng Australasia |
285977 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Landeck%20%28huy%E1%BB%87n%29 | Landeck (huyện) | Huyện Landeck là một huyện hành chính (Bezirk) ở Tirol, Áo. Huyện này giáp huyện Reutte về phía bắc, huyện Imst về phía đông, Bolzano-Bozen (Ý) và Graubünden (Thụy Sĩ) về phía nam, giáp huyện Bludenz (Vorarlberg) về phía tây.
Huyện này có diện tích 1.594,81 km², với dân số 42.799 (15 tháng 5 năm 2001), và mật độ dân số 27 người trên mỗi km². Trung tâm hành chính là Landeck.
Huyện này bao gồm phần lớn khu vực thung lũng Inn.
Nguồn: Statistik Austria
Phân chia hành chính
Huyện này được chia thành 30 đô thị, trong đó có một thị xã.
Thị xã
Landeck (7.336)
Các đô thị
Faggen (280)
Fendels (258)
Fiss (859)
Fließ (2.924)
Flirsch (941)
Galtür (774)
Grins (1.295)
Ischgl (1.489)
Kappl (2.586)
Kaunerberg (344)
Kaunertal (593)
Kauns (447)
Ladis (533)
Nauders (1.536)
Pettneu am Arlberg (1.454)
Pfunds (2.488)
Pians (819)
Prutz (1.670)
Ried im Oberinntal (1.212)
Sankt Anton am Arlberg (2.523)
Schönwies (1.654)
See (1.100)
Serfaus (1.091)
Spiss (143)
Stanz bei Landeck (592)
Strengen (1.253)
Tobadill (522)
Tösens (695)
Zams (3.388)
(dân số thời điểm 15 tháng 5 năm 2001)
Tham khảo
Tirol (bang)
Huyện của Áo |
304801 | https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1rdenas%2C%20Cuba | Cárdenas, Cuba | Cárdenas (Calle Calzada Cárdenas) là một đô thị và thành phố ở tỉnh Matanzas của Cuba, cự ly khoảng 175 km (75 mi) về phía đông La Habana.
Thành phố này có đường phố phần lớn chật hẹp, có nhiều quảng trường, trong đó quảng trường Colón với bức tượng đồng của Columbus được nữ vương Isabel II. tặng và được dựng năm 1862.
Đô thị này được chia thành các phường (barrio) Cantel, Fundición, Guásimas, Marina, Méndez Capote, Pueblo Nuevo and Versalles.
Cárdenas được lập năm 1828, năm 1861 có 12.910 dân. Tuyến đường ray được hoàn thành năm 1841 đã khiến khu vực này phát triển hơn.
Cárdenas là quê hương của Elián González, một đứa trẻ được sử dụng trong cuộc xung đột chính trị giữa Cuba và Hoa Kỳ.
Thông tin nhân khẩu
Năm 2007, đô thị Cárdenas có dân số 103.087 người. Diện tích là , với mật độ dân số là . Cardenas experiences a population growth of 0.24%/year.
Tham khảo
Liên kết ngoài
Cardenas, Cuba Home Page
Càrdenas, Cuba Yanet Home Page
Đô thị tỉnh Matanzas |
640370 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%A2u%20Kh%C3%A1nh | Châu Khánh | Châu Khánh là một xã thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam.
Xã Châu Khánh nằm ở phía tây huyện Long Phú, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp xã Tân Hưng
Phía tây giáp xã Trường Khánh và thành phố Sóc Trăng
Phía nam giáp thành phố Sóc Trăng và xã Tân Thạnh
Phía bắc giáp xã Phú Hữu và Long Đức.
Xã có diện tích 15,57 km², dân số năm 1999 là 6.048 người, mật độ dân số đạt 388 người/km².
Chú thích
Tham khảo |
201789 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%E1%BB%87n%20Th%C3%A1i%20H%C3%B2a%20%28Ho%C3%A0ng%20th%C3%A0nh%20Hu%E1%BA%BF%29 | Điện Thái Hòa (Hoàng thành Huế) | Điện Thái Hòa (chữ Hán: 太和殿) là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước.
Xây dựng và trùng tu
Quá trình xây dựng và trùng tu điện Thái Hòa được chia làm 3 thời kỳ chính; mỗi thời kỳ đều có những thay đổi lớn, cải tiến về kiến trúc và trang trí. Vua Gia Long khởi công xây dựng vào ngày 21 tháng 2 năm 1805 và hoàn thành vào tháng 10 cùng năm. Năm 1833 khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở Đại Nội, trong đó có việc cho dời điện về mé nam và làm lại đồ sộ và lộng lẫy hơn. Năm 1923 dưới thời vua Khải Định để chuẩn bị cho lễ Tứ tuần Đại khánh tiết của nhà vua (mừng vua tròn 40 tuổi) diễn ra vào năm 1924, điện Thái Hòa đã được "đại gia trùng kiến".
Qua các đợt trùng tu lớn nói trên và nhiều lần trùng tu sửa chữa nhỏ khác dưới thời vua Thành Thái, Bảo Đại và trong thời gian gần đây (vào năm 1960, 1970, 1981, 1985 và 1992) điện Thái Hòa đã ít nhiều có thay đổi, vẻ cổ kính ngày xưa đã giảm đi một phần. Tuy nhiên, cốt cách cơ bản của nó thì vẫn còn được bảo lưu, nhất là phần kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật.
Chức năng
Điện Thái Hòa là biểu trưng quyền lực của Hoàng triều Nguyễn. Điện, cùng với sân chầu, là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng. Chỉ các quan Tứ trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới được phép vào điện diện kiến. Các quan khác có mặt đông đủ và đứng xếp hàng ở sân Đại triều theo cấp bậc và thứ hạng từ nhất phẩm đến cửu phẩm, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải. Tất cả các vị trí đều được đánh dấu trên hai dãy đá đặt trước sân chầu.
Kiến trúc
Là nơi thể hiện uy quyền của quốc gia, điện được xây trên nền cao 1 mét, diện tích 1360 m², nguy nga bề thế trông ra một sân rộng.
Cung điện được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc và được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim được sơn thếp và trang trí hình rồng vờn mây - một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế và quần thần đúng như chức năng vốn có của ngôi điện. Nhà trước và nhà sau của điện được nối với nhau bằng một hệ thống trần vòm mai cua dưới máng nước nối của hai mái nhà (thuật ngữ kiến trúc gọi là máng thừa lưu). Chính trần mai cua này nối với nửa trong tạo ra một không gian nội thất liên tục, thống nhất, rộng rãi, không còn cảm giác ghép nối hai tòa nhà. Việc ứng dụng máng thừa lưu là một sáng tạo của người xây dựng điện, nó chẳng những che kín được sự lõm xuỗng của nơi nối hai mái mà còn tạo nên nhịp điệu kiến trúc. Đây cũng là một dụng ý của kiến trúc sư. Điện không được xây cao như của Trung Quốc, vì vậy nửa ngoài mái cao hơn, nửa trong mái thấp hơn. Mục đích là tạo cảm giác "cao" cho gian ngoài- nơi bá quan hành lễ, bên trong thấp vừa làm nổi bật gian ngoài vừa là nơi vua ngồi nên kín đáo, uy nghiêm.
Hệ thống vì kèo nóc nhà sau tương đối đơn giản, chỉ làm theo kiểu "vì kèo cánh ác", nhưng hệ thống vì kèo nóc nhà trước thì thuộc loại vì kèo "chồng rường - giả thủ" được cấu trúc tinh xảo. Toàn bộ hệ thống vì kèo, rường cột, ở đây đều liên kết với nhau một cách chặt chẽ bằng hệ thống mộng chắc chắn.
Mái điện lợp ngói hoàng lưu ly, nhưng không phải là một dải liên kết mà được chia làm ba tầng chồng mí lên nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp, gọi là mái "chồng diêm", mục đích là để tránh đi sự nặng nề của một tòa nhà quá lớn đồng thời để tôn cao ngôi điện bằng cách tạo ra ảo giác chiều cao cho tòa nhà. Giữa hai tầng mái trên là dải cổ diêm chạy quanh bốn mặt của tòa nhà. Dải cổ diêm được phân khoảng ra thành từng ô hộc để trang trí hình vẽ và thơ văn (197 bài thơ) trên những tấm pháp lam theo lối nhất thi nhất họa.
Trang trí cũng như kiến trúc của điện Thái Hòa nói chung, có một khái niệm đặc biệt đáng chú ý là con số 5, và nhất là con số 9. Hai con số này chẳng những xuất hiện ở trang trí nội ngoại thất của tòa nhà mà còn ở trên các bậc thềm của điện. Từ phía Đại Cung Môn của Tử Cấm Thành đi ra điện Thái Hòa, vua phải bước lên một hệ thống bậc thềm ở tầng nền dưới là 9 cấp và ở tầng nền trên là 5 cấp. Trước mặt điện số bậc cấp bước lên Đệ nhị Bái đình và Đệ nhất Bái đình cộng lại là 9. Tiếp đó, hệ thống bậc thềm ở nền điện cũng có 5 cấp. Đứng ở sân Đại triều nhìn vào hay từ phía Tử Cấm Thành nhìn ra người ta đều thấy trên mỗi mái điện đều được đắp nổi chín con rồng ở trong các tư thế khác nhau: lưỡng long chầu hổ phù đội bầu rượu, lưỡng long triều nhật, hồi long (rồng quay đầu lại), rồng ngang… Ở nội điện cũng thế, từ ngai vàng, bửu tán, các mặt diềm gỗ chung quanh cho đến mỗi mặt của ba tầng bệ mỗi nơi đều trang trí một bộ chín con rồng.
Ngày nay, Điện Thái Hòa trở thành một điểm du lịch nổi tiếng.
Tham khảo
Điện Thái Hòa trên trang của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế
Hoàng thành Huế
Cung điện tại Việt Nam
Kiến trúc cổ Việt Nam |
204276 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chhachhrauli | Chhachhrauli | Chhachhrauli là một thành phố và là nơi đặt ủy ban đô thị (municipal committee) của quận Yamunanagar thuộc bang Haryana, Ấn Độ.
Địa lý
Chhachhrauli có vị trí Nó có độ cao trung bình là 258 mét (846 foot).
Nhân khẩu
Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Chhachhrauli có dân số 9720 người. Phái nam chiếm 51% tổng số dân và phái nữ chiếm 49%. Chhachhrauli có tỷ lệ 70% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 75%, và tỷ lệ cho phái nữ là 65%. Tại Chhachhrauli, 13% dân số nhỏ hơn 6 tuổi.
Tham khảo
Thành phố thuộc bang Haryana |
702229 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Peristernia%20bonasia | Peristernia bonasia | Peristernia bonasia là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Fasciolariidae.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Peristernia |
919393 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Diabrotica%20semisulcata | Diabrotica semisulcata | Diabrotica semisulcata là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Bowditch miêu tả khoa học năm 1911.
Chú thích
Tham khảo
S |
11699 | https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%8Bch%20H%E1%BB%99 | Tịch Hộ | Tịch Hộ (zh. 寂護, sa. śāntarakṣita), 750-802, là một Cao tăng Ấn Độ thuộc Trung quán tông, người truyền bá Phật pháp sang Tây Tạng thời kì đầu. Quan niệm của Sư là Trung quán nhưng có tính chất dung hoà với Duy thức và vì vậy, Sư và đệ tử giỏi là Liên Hoa Giới (sa. Kamalaśīla) được xem là đại biểu của hệ phái Trung quán-Duy thức (sa. madhyamaka-yogācāra). Một trong những tác phẩm quan trọng của Sư mang tên Nhiếp chân thật luận (攝真實論, sa. tattvasaṃgraha).
Sư không phải là Cao tăng đầu tiên sang Tây Tạng hoằng hoá, nhưng là người đầu tiên để lại dấu vết đến bây giờ. Sư quê tại Bengal (Đông Bắc Ấn) và có giữ một chức giảng sư tại viện Na-lan-đà (sa. nālandā). Nhận được lời mời của vua Tây Tạng là Ngật-lật-song Đề-tán (zh. 吃栗雙提贊, bo. ཁྲི་སྲོང་དེའུ་བཙན་), Sư liền thu xếp hành lý đến Tây Tạng. Cuộc hành trình của Sư đến Tây Tạng đầy vất vả chướng ngại và điều quan trọng nhất là rất nhiều thiên tai xảy ra trong thời điểm này. Những dấu hiệu này được quần chúng xem là dấu hiệu chống đối Phật pháp của các thần linh tại miền núi cao và nghe lời vua Ngật-lật-song Đề-tán, Sư trở về Ấn Độ và khuyên vua nên thỉnh cầu Liên Hoa Sinh đến giáo hoá. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Liên Hoa Sinh đặt chân đến Tây Tạng với tư cách của một người chinh phục tà ma, gây ấn tượng lớn và thuyết phục được niềm tin của người xứ này.
Sau khi được Liên Hoa Sinh dọn đường, Sư đến Tây Tạng một lần nữa và cùng với Liên Hoa Sinh thành lập ngôi chùa Phật giáo đầu tiên tại Tây Tạng, đó là chùa Tang-diên (桑鳶寺, bo. བསམ་ཡས་), nằm phía Đông nam thủ đô Lha-sa. Sư là người đầu tiên thực hành nghi lễ Thụ giới cho người Tây Tạng. Sư hoằng hoá 13 năm tại chùa Tang-diên và trong thời gian này, rất nhiều kinh sách được phiên dịch từ Phạn ngữ sang tiếng Tây Tạng. Theo các nhà Ấn Độ học thì Sư mất năm 802 vì bị móng ngựa (hoặc lừa) đạp.
Các tác phẩm tiêu biểu:
Trung quán trang nghiêm luận (zh. 中觀莊嚴論, sa. madhyamakālaṃkāra)
Nhiếp chân thật luận (zh. 攝真實論, sa. tattvasaṃgraha)
Nhị thập luật nghi chú (zh. 二十律儀注, sa. saṃvara-vimśaka-vṛtti)
Thế Tôn tán cát tường chấp kim cương ca quảng thích (zh. 世尊贊吉祥執金剛歌廣釋, sa. śrī-vajradharasaṃgītibhagavatstotra-ṭikā)
Bát Như Lai tán (zh. 八如來贊, sa. aṣṭatathāgata-stotra)
Nhị đế phân biệt nan ngữ thích (zh. 二諦分別難語釋, sa. satyadvayavibhaṅga-pañjikā)
Tham khảo
Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Phật giáo Tây Tạng
Đại sư Phật giáo
Trung quán tông
Nhà triết học Ấn Độ
Năm mất không rõ
Năm sinh không rõ
Tăng sĩ Ấn Độ
Sinh năm 725 |
861847 | https://vi.wikipedia.org/wiki/21541%20Friskop | 21541 Friskop | 21541 Friskop (1998 QP16) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 17 tháng 8 năm 1998 bởi nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln ở Socorro.
21541 Friskop được khám phá 1998 Aug. 17 bởi Nhóm nghiên cứu Tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln ở Socorro.
Nó được đặt theo tên Andrew John Friskop (b. 1987) who was awarded first place và Best in Category in the 2005 Intel International Science và Engineering Fair for his botany project. He attends the Hankinson High School, Hankinson, North Dakota, Hoa Kỳ
Tham khảo
Liên kết ngoài
JPL Small-Body Database Browser ngày 21541 Friskop
Tiểu hành tinh vành đai chính
Thiên thể phát hiện năm 1998 |
466654 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Monflanquin | Monflanquin | Monflanquin là một xã thuộc tỉnh Lot-et-Garonne trong vùng Nouvelle-Aquitaine phía tây nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 181 mét trên mực nước biển.
Tham khảo
Xã của Lot-et-Garonne
Plus Beaux Villages de France |
614040 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Deuterocopus%20planeta | Deuterocopus planeta | Deuterocopus planeta là một loài bướm đêm thuộc họ Pterophoridae. Nó được tìm thấy ở Ấn Độ, qua vùng đông nam Á và quần đảo Indonesia.
Sải cánh khoảng 10–11 mm.
Ấu trùng ăn hoa của loài Leea sambucina.
Chú thích
Tham khảo
Liên kết ngoài
Papua Insects
Deuterocopus |
758905 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Baptisia | Baptisia | Baptisia là một chi thực vật họ Đậu gồm khoảng 35 loài.
Baptisia là thức ăn của ấu trùng các loài thuộc Lepidoptera bao gồm Schinia jaguarina.
Các loài
Baptisia alba (L.) Vent.
Baptisia albescens Small
Baptisia arachnifera W.H.Duncan
Baptisia australis (L.) R.Br.
Baptisia bicolor Greenman & Larisey
Baptisia bracteata Elliott
Baptisia bushii Small
Baptisia calycosa Canby
Baptisia cinerea (Raf.) Fernald & B.G.Schub.
Baptisia confusa Pollard & Ball
Baptisia cuneata Small
Baptisia deamii Larisey
Baptisia elliptica Small
Baptisia fragilis Larisey
Baptisia fulva Larisey
Baptisia gibbesii Small
Baptisia hirsuta Small
Baptisia hugeri Small
Baptisia intercalata Larisey
Baptisia intermedia Larisey
Baptisia lactea (Raf.) Thieret
Baptisia laevicaulis(Canby) Small
Baptisia lanceolata (Walter) Elliott
Baptisia lecontei Torr. & A.Gray
Baptisia leucantha
Baptisia leucophaea Nutt.
Baptisia macilenta Small ex Larisey
Baptisia megacarpa Torrey & A.Gray
Baptisia minor
Baptisia nuculifera Greene
Baptisia nuttalliana Small
Baptisia oxyphylla Greene
Baptisia pendula Larisey
Baptisia perfoliata (L.) R.Br. in W.T.Aiton
Baptisia pinetorum Larisey
Baptisia psammophila Larisey
Baptisia riparia Larisey
Baptisia saligna Greene
Baptisia simplicifolia Croom
Baptisia sphaerocarpa Nutt.
Baptisia stricta Larisey
Baptisia sulphurea Englem.
Baptisia texana Pollard & Ball
Baptisia tinctoria (L.) R.Br. in W.T.Aiton
Baptisia vespertina Small ex Rydb.
Baptisia viridis Larisey
Baptisia × intermedia Larisey
Baptisia × variicolor Kosnik, Diggs, Redshaw & Lipscomb
Hình ảnh
Tham khảo
Baptisia |
67350 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BB%8Bnh%20Ch%C3%A2u | Trịnh Châu | Trịnh Châu (), trước đây gọi là Dự Châu hay Trung Châu, là một địa cấp thị và là tỉnh lỵ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Địa cấp thị này tọa lạc ngay phía bắc của miền trung tỉnh Hà Nam và phía nam sông Hoàng Hà. Thành phố này giáp giới với Lạc Dương về phía tây, Tiêu Tác về phía tây bắc, Tân Hương về phía đông bắc, Khai Phong về phía đông, Hứa Xương về phía đông nam và Bình Đỉnh Sơn về phía tây nam.
Các đơn vị hành chính
Địa cấp thị (thành phố trực thuộc tỉnh) Trịnh Châu bao gồm 12 đơn vị cấp huyện, trong đó có 6 quận (khu) và 5 thành phố cấp huyện và 1 huyện.
Trung Nguyên khu (中原区)
Nhị Thất khu (二七区)
Kim Thủy khu (金水区)
Quản Thành Hồi tộc khu (管城回族区)
Huệ Tế khu (惠济区)
Thượng Nhai khu (上街区)
Huỳnh Dương thị (荥阳市)
Củng Nghĩa thị (巩义市)
Đăng Phong thị (登封市)
Tân Mật thị (新密市)
Tân Trịnh thị (新郑市)
Trung Mâu huyện (中牟县)
Thành phố kết nghĩa
Saitama, Nhật Bản (1981)
Richmond, Hoa Kỳ (1994)
Cluj-Napoca, România (1995)
Jinju, Hàn Quốc (2000)
Mariental, Namibia (2001)
Irbid, Jordan (2002)
Samara, Nga (2002)
Joinville, Brasil (2003)
Schwerin, Đức (2006)
Shumen, Bulgaria (2007)
Napoli, Ý (2007)
Mogilev, Belarus (2007)
Tham khảo
Liên kết ngoài
Website chính thức của Trịnh Châu (tiếng Anh và tiếng Hoa)
Bản đồ Trịnh Châu
Một vài hình ảnh về Trịnh Châu
Tỉnh lỵ Trung Quốc
Thành phố tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) |
455065 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Chaumont-sur-Aire | Chaumont-sur-Aire | Chaumont-sur-Aire là một xã thuộc tỉnh Meuse trong vùng Grand Est đông nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 251 mét trên mực nước biển.
Tham khảo
Chaumontsuraire |
751654 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pseudotorellia%20fragilis | Pseudotorellia fragilis | Pseudotorellia fragilis là một loài ốc biển nhỏ with a transparent internal shell, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Velutinidae. Because the shell is mostly internal, the snail resembles a sea slug in general appearance.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Pseudotorellia |
662534 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Aganhyboma | Aganhyboma | Aganhyboma là một chi bọ cánh cứng thuộc họ Scarabaeidae.
Chú thích
Tham khảo
Họ Bọ hung |
578111 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pradillo | Pradillo | Pradillo tỉnh và cộng đồng tự trị La Rioja, phía bắc Tây Ban Nha. Đô thị này có diện tích là 10,28 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2009 là 68 người với mật độ 6,61 người/km². Đô thị này có cự ly 40 km so với Logroño.
Tham khảo
Đô thị ở La Rioja |
840575 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%2835186%29%201993%20VV1 | (35186) 1993 VV1 | {{DISPLAYTITLE:(35186) 1993 VV1}}
(35186) 1993 VV1 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Seiji Ueda và Hiroshi Kaneda ở Kushiro, Hokkaidō, Nhật Bản, ngày 11 tháng 11 năm 1993.
Xem thêm
Danh sách các tiểu hành tinh: 35001–36000
Tham khảo
Thiên thể phát hiện năm 1993
Được phát hiện bởi Hiroshi Kaneda
Được phát hiện bởi Seiji Ueda
Tiểu hành tinh vành đai chính |
866789 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Agriocnemis%20pieris | Agriocnemis pieris | Agriocnemis pieris là một loài chuồn chuồn kim trong họ Coenagrionidae.
Loài này được xếp vào nhóm Loài ít quan tâm trong sách Đỏ của IUCN năm 2010.
Agriocnemis pieris được Laidlaw miêu tả khoa học năm 1919.
Hình ảnh
Chú thích
Tham khảo
Agriocnemis |
360124 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Liebenswiller | Liebenswiller | Liebenswiller là một xã ở tỉnh Haut-Rhin trong vùng Grand Est ở đông bắc Pháp. Xã này có diện tích 3,87 km², dân số năm 1999 là 195 người. Khu vực này có độ cao 370 mét trên mực nước biển.
Xem thêm
Thị trấn của tỉnh Haut-Rhin
Tham khảo
INSEE
Xã của Haut-Rhin |
971477 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hydroporus%20sanfilippoi | Hydroporus sanfilippoi | Hydroporus sanfilippoi là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Ghidini miêu tả khoa học năm 1958.
Chú thích
Tham khảo
Bọ nước
Hydroporus |
882842 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Osmia%20rufina | Osmia rufina | Osmia rufina là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Cockerell mô tả khoa học năm 1931.
Chú thích
Tham khảo
Osmia
Động vật được mô tả năm 1931 |
667193 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Monopetalanthus%20durandii | Monopetalanthus durandii | Monopetalanthus durandii là một loài rau đậu thuộc họ Fabaceae.
Loài này chỉ có ở Gabon.
Chú thích
Tham khảo
World Conservation Monitoring Centre 1998. Monopetalanthus durandii. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 19 tháng 7 năm 2007.
Monopetalanthus
Thực vật Gabon
Thực vật dễ tổn thương |
690758 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Dendrobium%20cuthbertsonii | Dendrobium cuthbertsonii | Dendrobium cuthbertsonii (Cuthbertson's Dendrobium) là một loài lan trong chi Lan hoàng thảo. Loài này sống tự nhiên ở độ cao 10.000 feet (tức là 3.000 mét) tính từ mặt nước biển, ở New Guinea và Quần đảo Bismarck.
Nomenclature và taxonomy
Varieties
Yellow flower variety
White flower variety
Red flower variety
Pink Flower variety
Bicolor variety
Toxicology
Chú thích
C |
458463 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lamancine | Lamancine | Lamancine là một xã thuộc tỉnh Haute-Marne trong vùng Grand Est đông bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 260 mét trên mực nước biển.
Tham khảo
Xã của Haute-Marne |
745550 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Pilsbryspira%20aureonodosa | Pilsbryspira aureonodosa | Pilsbryspira aureonodosa là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Turridae.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Pilsbryspira |
182639 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20V%C5%A9%20Kh%E1%BA%A9u | Đại Vũ Khẩu | Đại Vũ Khẩu (tiếng Trung: 大武口区, Hán Việt: Đại Vũ Khẩu khu) là một quận thuộc địa cấp thị Thạch Chủy Sơn, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đại Vũ Khẩu có diện tích 1007 km2, dân số khoảng 230.000 người. Mã số bưu chính 753000. Ở quận này có khu công nghiệp dành cho các ngành công nghiệp nhẹ không ô nhiễm hoặc ít ô nhiễm.
Hành chính
Quận Đại Vũ Khẩu được chia ra làm 11 đơn vị hành chính cấp hương, bao gồm 10 nhai đạo và 1 trấn.
Nhai đạo: Trường Thắng (长胜街道), Triều Dương (朝阳街道), Nhân Dân Lộ (人民路街道), Trường Thành (长城街道), Thanh Sơn (青山街道), Thạch Thán Tỉnh (石炭井街道), Bạch Cập Câu (白芨沟街道), Câu Khẩu (沟口街道), Trường Hưng (长兴街道), Cẩm Lâm (锦林街道)
Trấn: Tinh Hải (星海镇)
Tham khảo
Đơn vị cấp huyện Ninh Hạ
Khu Trung Quốc |
722204 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Boreotrophon%20clavatus | Boreotrophon clavatus | Boreotrophon clavatus là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Muricidae, họ ốc gai.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Boreotrophon |
314033 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Fraisse | Fraisse | Fraisse là một xã của Pháp, nằm ở tỉnh Dordogne trong vùng Aquitaine của Pháp.
Thông tin nhân khẩu
Tham khảo
Liên kết ngoài
Fraisse trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia
Image Google maps de la commune de Fraisse
Fraisse |
509295 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Villard-Reculas | Villard-Reculas | Villard-Reculas là một xã thuộc tỉnh Isère, trong vùng Rhône-Alpes ở đông nam nước nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 1445 mét trên mực nước biển. Theo điều tra dân số năm 1999 của INSEE, xã có dân số 57 người.
Tham khảo
Villardreculas |
786627 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A3ng%20B%E1%BA%A3o%20th%E1%BB%A7 | Đảng Bảo thủ | Đảng Bảo thủ có thể là:
Đảng Bảo thủ ở Anh
Đảng Bảo thủ ở Canada
Đảng Bảo thủ Colombia ở Colombia
Đảng Nhân dân Bảo thủ ở Đan Mạch
Đảng Bảo thủ Na Uy ở Na Uy
Đảng Bảo thủ ở Úc
Đảng bảo thủ |
744972 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Comitas%20pachycerus | Comitas pachycerus | Comitas pachycerus là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Turridae.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Comitas |
333199 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Fl%C3%A9chin | Fléchin | Fléchin là một xã của tỉnh Pas-de-Calais, thuộc vùng Hauts-de-France, miền bắc nước Pháp.
Dân số
Xem thêm
Xã của tỉnh Pas-de-Calais
Tham khảo
INSEE
IGN
Liên kết ngoài
Fléchin on the Quid website
A Fléchin website
Restaurant "La Maison" at Fléchin
Flechin |
880102 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Dianthidium%20marshi | Dianthidium marshi | Dianthidium marshi là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Grigarick & Stange mô tả khoa học năm 1964.
Chú thích
Tham khảo
Dianthidium
Động vật được mô tả năm 1964 |
907293 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Itodacnus%20coruscus | Itodacnus coruscus | Itodacnus coruscus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Karsch miêu tả khoa học năm 1881.
Chú thích
Tham khảo
Itodacnus |
814529 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Lamotte-Picquet%20%28t%C3%A0u%20tu%E1%BA%A7n%20d%C6%B0%C6%A1ng%20Ph%C3%A1p%29 | Lamotte-Picquet (tàu tuần dương Pháp) | La Motte-Picquet là một tàu tuần dương hạng nhẹ của Hải quân Pháp thuộc lớp Duguay-Trouin được chế tạo sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nó được hạ thủy vào năm 1924, và được đặt tên nhằm vinh danh vị Đô đốc vào Thế kỷ 18, Bá tước Toussaint-Guillaume Picquet de la Motte.
Được hoàn tất vào năm 1927, La Motte-Picquet được cho đặt căn cứ tại Brest cho đến năm 1933, phục vụ cùng Đội Tuần dương nhẹ 3 trong vai trò soái hạm. Vào năm 1935, nó được gửi sang Viễn Đông, nơi mà khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939, nó tuần tra chung quanh Đông Dương, vốn là một thuộc địa của Pháp vào lúc đó, và tại Đông Ấn thuộc Hà Lan.
Sau khi Pháp đầu hàng tại Châu Âu, căng thẳng phát sinh dọc theo biên giới với Xiêm (nay là Thái Lan). Chúng phát triển thành xung đột giữa Xiêm và chính quyền Vichy Pháp vào tháng 12 năm 1940. Đến tháng 1 năm 1941, La Motte-Picquet trở thành soái hạm của một hải đội nhỏ, Groupe Occasionnel. Nó được thành lập vào ngày 9 tháng 12 tại vịnh Cam Ranh, dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Bérenger, bao gồm các tàu xà-lúp thuộc địa Dumont d'Urville và Amiral Charner cùng các tàu xà-lúp cũ Tahure và Marne. Trận Koh Chang diễn ra vào ngày 14 tháng 1 năm 1941, trong đó hải đội Thái đã bị tiêu diệt.
Ngoại trừ một chuyến thăm Osaka, Nhật Bản vào tháng 9 năm 1941, La Motte-Picquet chỉ có những hoạt động hạn chế. Nó bị giải giáp tại Sài Gòn vào tháng 12 năm 1941 và được sử dụng như một lườn tàu huấn luyện. Ngày 12 tháng 1 năm 1945, nó bị máy bay từ tàu sân bay của Lực lượng Đặc nhiệm 38 Hải quân Hoa Kỳ đánh chìm trong cảng Sài Gòn.
Lê Văn Một, một người Việt quốc tịch Pháp từng là hoa tiêu phục vụ trên chiếc La Motte-Picquet, sau này là thuyền trưởng tàu không số đầu tiên của tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển trong Chiến tranh Việt Nam.
Liên kết ngoài
L'histoire du croiseur La Motte-Picquet, netmarine
Lớp tàu tuần dương Duguay-Trouin
Tàu tuần dương của Hải quân Pháp
Tàu tuần dương trong Thế Chiến II
Xác tàu đắm trong Thế Chiến II tại Địa Trung Hải
Sự kiện hàng hải 1945 |
971229 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hydrodessus%20rattanae | Hydrodessus rattanae | Hydrodessus rattanae là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Makhan miêu tả khoa học năm 1994.
Chú thích
Tham khảo
Bọ nước
Hydrodessus |
636652 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Sever | Saint-Sever | Saint-Sever là một xã trong tỉnh Landes ở Nouvelle-Aquitaine tây nam nước Pháp.
Xem thêm
Xã của tỉnh Landes
Tham khảo
INSEE
IGN
Xã của Landes
Di sản thế giới tại Pháp |
950446 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Tipula%20satyr | Tipula satyr | Tipula satyr là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng sinh thái Nearctic.
Chú thích
Tham khảo
Chi Ruồi hạc |
20648 | https://vi.wikipedia.org/wiki/29%20th%C3%A1ng%2011 | 29 tháng 11 | Ngày 29 tháng 11 là ngày thứ 333 (334 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 32 ngày trong năm.
Sự kiện
1394 – Quốc vương Triều Tiên Lý Thành Quế thiên đô từ Khai Thành đến Hán Dương, đồng thời chính thức đổi tên thành Hán Thành, tức Seoul ngày nay.
1729 – Người da đỏ Natchez tiến hành một cuộc nổi dậy bất ngờ chống lại thực dân Pháp tại địa điểm mà nay nằm gần Natchez, Mississippi của Hoa Kỳ, sát hại hơn 240 người.
1777 – Cộng đồng nông nghiệp Pueblo de San José de Guadalupe được thành lập, là khu định cư thường dân đầu tiên ở Alta California thuộc Tân Tây Ban Nha, nay là San Jose của Hoa Kỳ.
1883 – Vua Hiệp Hòa bị quyền thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế truất rồi bức tử.
1899 – Một người Thụy Sĩ là Joan Gamper thành lập nên FC Barcelona, nay là một trong những câu lạc bộ thành công nhất của bóng đá Tây Ban Nha.
1945 – Quốc hội lập hiến của Nam Tư chính thức bãi bỏ chế độ quân chủ và tuyên bố nhà nước là một cộng hòa.
1947 – Chiến tranh Đông Dương: Thảm sát Mỹ Trạch tại tỉnh Quảng Bình.
1967 – Chiến tranh Việt Nam: Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert McNamara tuyên bố từ chức.
1972 – Atari phát hành Pong, trò chơi video thành công thương mại đầu tiên.
1987 – Một máy bay Boeing 707 của Korean Air phát nổ trên biển Andaman, trong một vụ khủng bố được tiến hành bởi hai điệp viên Bắc Triều Tiên đặt bom hẹn giờ.
Sinh
1427 – Minh Anh Tông Chu Kì Trấn, còn gọi là Chính Thống Đế hay Thiên Thuận Đế, hoàng đế nhà Minh, tức ngày 11 tháng 11 năm Đinh Mùi (m. 1464)
1797 – Gaetano Donizetti, nhà soạn nhạc người Ý (m. 1848)
1803 – Christian Andreas Doppler, nhà vật lý học người Áo (m. 1853)
1803 – Gottfried Semper, kiến trúc sư người Đức (m. 1879)
1835 – Từ Hi Thái hậu, thái hậu nhà Thanh, tức 10 tháng 10 năm Ất Mùi (m. 1908)
1898 – C. S. Lewis, tác gia người Ireland (m. 1963)
1925 – Ernst Happel, cầu thủ và huấn luyện viên bóng đá người Áo (m. 1992)
1932 – Jacques Chirac, chính trị gia người Pháp, Tổng thống thứ 22 của Pháp
1939 – Meco, người chơi trombone và nhà sản xuất người Mỹ
1940 – Oscar Espinosa Chepe, nhà kinh tế học người Cuba
1941 – Mai Hương, ca sĩ người Việt Nam (m. 2020).
1947 – Petra Kelly, chính trị gia người Đức (m. 1992)
1949 – Jerry Lawler, đô vật và bình luận viên thể thao người Mỹ
1952 – Nguyễn Chánh Tín, diễn viên điện ảnh, đạo diễn và ca sĩ người Việt Nam.
1958 – John Dramani Mahama, chính trị gia người Ghana, Tổng thống thứ tư của Ghana
1959 – Richard Borcherds, nhà toán học người Anh gốc Nam Phi
1971 – Gena Lee Nolin, diễn viên người Mỹ
1973 – Ryan Giggs, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc
1974 – Lâm Chí Linh, người mẫu, diễn viên người Đài Loan
1976 – Anna Faris, diễn viên và ca sĩ người Mỹ
1976 – Đan Trường, ca sĩ người Việt Nam
1982 – Imogen Thomas, người mẫu Anh Quốc
1985 – Taguchi Junnosuke, ca sĩ, diễn viên, vũ công người Nhật Bản
1990 - Lee Minhyuk, ca sĩ, nhạc sĩ người Hàn Quốc
Mất
1198 – Al-Aziz Uthman, Sultan của Vương triều Ayyub Ai Cập (s. 1171)
1268 – Giáo hoàng Clêmentê IV (s. 1190)
1314 – Philippe IV, Quốc vương Pháp (s. 1268)
1378 – Karl IV, Hoàng đế La Mã Thần thánh (s. 1316)
1501 – Francesco Di Giorgio Martini, họa sĩ người Ý (s. 1439)
1544 – Triều Tiên Trung Tông Lý Dịch, tức 15 tháng 11 năm Giáp Thìn (s. 1488)
1643 – Claudio Monteverdi, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1567)
1699 – Patrick Gordon, tướng lĩnh người Scotland (s. 1635)
1780 – Maria Theresia, Hoàng hậu Mã Thần thánh (s. 1717)
1883 – Hiệp Hòa, hoàng đế thứ 6 của triều Nguyễn, tức 30 tháng 10 năm Quý Mùi (s. 1847)
1924 – Giacomo Puccini, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1858)
1931 – Đặng Diễn Đạt, nhân vật quân sự Trung Quốc (s. 1895)
1941 – Zoya Kosmodemyanskaya, được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô (s. 1923)
1974 – Bành Đức Hoài, tướng lĩnh Trung Quốc (s. 1898)
1981 – Natalie Wood, diễn viên người Mỹ (s. 1938)
1986 – Cary Grant, diễn viên người Mỹ gốc Anh (s. 1904)
2001 – George Harrison, ca sĩ, người viết ca khúc, nhà sản xuất và diễn viên người Anh, thành viên ban nhạc The Beatles (s. 1943)
2006 – Leon Niemczyk, diễn viên người Ba Lan (s. 1923)
2008 – Jørn Utzon, kiến trúc sư người Đan Mạch, thiết kế Nhà hát Opera Sydney (s. 1918)
2010 – Bella Akhmadulina, thi nhân người Nga (s. 1937)
2008 – Minh Phụng, NSƯT của sân khấu cải lương miền Nam (s. 1944)
2019 – Nakasone Yasuhiro, cựu Thủ tướng Nhật Bản
2020 – Mai Hương, ca sĩ người Việt Nam (s. 1941).
Những ngày lễ và kỷ niệm
Tham khảo
Tháng mười một
Ngày trong năm |
682812 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Merocausta | Merocausta | Merocausta là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae.
Chú thích
Tham khảo
Natural History Museum Lepidoptera genus database
Geometridae |
618634 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20ti%E1%BB%83u%20h%C3%A0nh%20tinh%3A%202901%E2%80%933000 | Danh sách tiểu hành tinh: 2901–3000 | |-
| 2901 Bagehot || 1973 DP || 27 tháng 2 năm 1973 || Hamburg-Bergedorf || L. Kohoutek
|-
| 2902 Westerlund || || 16 tháng 3 năm 1980 || La Silla || C.-I. Lagerkvist
|-
| 2903 Zhuhai || || 23 tháng 10 năm 1981 || Nanking || Purple Mountain Observatory
|-
| 2904 Millman || 1981 YB || 20 tháng 12 năm 1981 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2905 Plaskett || || 24 tháng 1 năm 1982 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2906 Caltech || || 13 tháng 1 năm 1983 || Palomar || C. S. Shoemaker
|-
| 2907 Nekrasov || || 3 tháng 10 năm 1975 || Nauchnij || L. I. Chernykh
|-
| 2908 Shimoyama || 1981 WA || 18 tháng 11 năm 1981 || Tōkai || T. Furuta
|-
| 2909 Hoshi-no-ie || 1983 JA || 9 tháng 5 năm 1983 || Chirorin || S. Sei
|-
| 2910 Yoshkar-Ola || || 11 tháng 10 năm 1980 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2911 Miahelena || 1938 GJ || 8 tháng 4 năm 1938 || Turku || H. Alikoski
|-
| 2912 Lapalma || 1942 DM || 18 tháng 2 năm 1942 || Turku || L. Oterma
|-
| 2913 Horta || 1931 TK || 12 tháng 10 năm 1931 || Uccle || E. Delporte
|-
| 2914 Glärnisch || 1965 SB || 19 tháng 9 năm 1965 || Đài thiên văn Zimmerwald || P. Wild
|-
| 2915 Moskvina || || 22 tháng 8 năm 1977 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2916 Voronveliya || || 8 tháng 8 năm 1978 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2917 Sawyer Hogg || 1980 RR || 2 tháng 9 năm 1980 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2918 Salazar || || 9 tháng 10 năm 1980 || Palomar || C. S. Shoemaker
|-
| 2919 Dali || || 2 tháng 3 năm 1981 || Siding Spring || S. J. Bus
|-
| 2920 Automedon || 1981 JR || 3 tháng 5 năm 1981 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2921 Sophocles || 6525 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 2922 Dikanʹka || || 1 tháng 4 năm 1976 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2923 Schuyler || 1977 DA || 22 tháng 2 năm 1977 || Harvard Observatory || Harvard Observatory
|-
| 2924 Mitake-mura || || 18 tháng 2 năm 1977 || Kiso || H. Kosai, K. Hurukawa
|-
| 2925 Beatty || || 7 tháng 11 năm 1978 || Palomar || E. F. Helin, S. J. Bus
|-
| 2926 Caldeira || 1980 KG || 22 tháng 5 năm 1980 || La Silla || H. Debehogne
|-
| 2927 Alamosa || 1981 TM || 5 tháng 10 năm 1981 || Anderson Mesa || N. G. Thomas
|-
| 2928 Epstein || || 5 tháng 4 năm 1976 || El Leoncito || Felix Aguilar Observatory
|-
| 2929 Harris || || 24 tháng 1 năm 1982 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2930 Euripides || 6554 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 2931 Mayakovsky || 1969 UC || 16 tháng 10 năm 1969 || Nauchnij || L. I. Chernykh
|-
| 2932 Kempchinsky || || 9 tháng 10 năm 1980 || Palomar || C. S. Shoemaker
|-
| 2933 Amber || 1983 HN || 18 tháng 4 năm 1983 || Anderson Mesa || N. G. Thomas
|-
| 2934 Aristophanes || 4006 P-L || 25 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 2935 Naerum || 1976 UU || 24 tháng 10 năm 1976 || La Silla || R. M. West
|-
| 2936 Nechvíle || 1979 SF || 17 tháng 9 năm 1979 || Kleť || A. Mrkos
|-
| 2937 Gibbs || 1980 LA || 14 tháng 6 năm 1980 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2938 Hopi || 1980 LB || 14 tháng 6 năm 1980 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2939 Coconino || 1982 DP || 21 tháng 2 năm 1982 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2940 Bacon || 3042 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 2941 Alden || 1930 YV || 24 tháng 12 năm 1930 || Flagstaff || C. W. Tombaugh
|-
| 2942 Cordie || 1932 BG || 29 tháng 1 năm 1932 || Heidelberg || K. Reinmuth
|-
| 2943 Heinrich || 1933 QU || 25 tháng 8 năm 1933 || Heidelberg || K. Reinmuth
|-
| 2944 Peyo || 1935 QF || 31 tháng 8 năm 1935 || Heidelberg || K. Reinmuth
|-
| 2945 Zanstra || || 28 tháng 9 năm 1935 || Johannesburg || H. van Gent
|-
| 2946 Muchachos || 1941 UV || 15 tháng 10 năm 1941 || Turku || L. Oterma
|-
| 2947 Kippenhahn || || 22 tháng 8 năm 1955 || Heidelberg || I. van Houten-Groeneveld
|-
| 2948 Amosov || || 8 tháng 10 năm 1969 || Nauchnij || L. I. Chernykh
|-
| 2949 Kaverznev || 1970 PR || 9 tháng 8 năm 1970 || Nauchnij || Đài thiên văn vật lý thiên văn Krym
|-
| 2950 Rousseau || || 9 tháng 11 năm 1974 || Đài thiên văn Zimmerwald || P. Wild
|-
| 2951 Perepadin || || 13 tháng 9 năm 1977 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2952 Lilliputia || || 22 tháng 9 năm 1979 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2953 Vysheslavia || || 24 tháng 9 năm 1979 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2954 Delsemme || || 30 tháng 1 năm 1982 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2955 Newburn || || 30 tháng 1 năm 1982 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2956 Yeomans || || 28 tháng 4 năm 1982 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2957 Tatsuo || || 5 tháng 2 năm 1934 || Heidelberg || K. Reinmuth
|-
| 2958 Arpetito || 1981 DG || 28 tháng 2 năm 1981 || La Silla || H. Debehogne, G. DeSanctis
|-
| 2959 Scholl || || 4 tháng 9 năm 1983 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2960 Ohtaki || || 18 tháng 2 năm 1977 || Kiso || H. Kosai, K. Hurukawa
|-
| 2961 Katsurahama || 1982 XA || 7 tháng 12 năm 1982 || Geisei || T. Seki
|-
| 2962 Otto || 1940 YF || 28 tháng 12 năm 1940 || Turku || Y. Väisälä
|-
| 2963 Chen Jiageng || || 9 tháng 11 năm 1964 || Nanking || Purple Mountain Observatory
|-
| 2964 Jaschek || || 16 tháng 7 năm 1974 || El Leoncito || Felix Aguilar Observatory
|-
| 2965 Surikov || 1975 BX || 18 tháng 1 năm 1975 || Nauchnij || L. I. Chernykh
|-
| 2966 Korsunia || || 13 tháng 3 năm 1977 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2967 Vladisvyat || || 19 tháng 9 năm 1977 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2968 Iliya || 1978 QJ || 31 tháng 8 năm 1978 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2969 Mikula || || 5 tháng 9 năm 1978 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2970 Pestalozzi || 1978 UC || 27 tháng 10 năm 1978 || Đài thiên văn Zimmerwald || P. Wild
|-
| 2971 Mohr || 1980 YL || 30 tháng 12 năm 1980 || Kleť || A. Mrkos
|-
| 2972 Niilo || 1939 TB || 7 tháng 10 năm 1939 || Turku || Y. Väisälä
|-
| 2973 Paola || 1951 AJ || 10 tháng 1 năm 1951 || Uccle || S. J. Arend
|-
| 2974 Holden || 1955 QK || 23 tháng 8 năm 1955 || Brooklyn || Đại học Indiana
|-
| 2975 Spahr || || 8 tháng 1 năm 1970 || Cerro El Roble || H. Potter, A. Lokalov
|-
| 2976 Lautaro || 1974 HR || 22 tháng 4 năm 1974 || Cerro El Roble || C. Torres
|-
| 2977 Chivilikhin || 1974 SP || 19 tháng 9 năm 1974 || Nauchnij || L. I. Chernykh
|-
| 2978 Roudebush || 1978 SR || 16 tháng 9 năm 1978 || Harvard Observatory || Harvard Observatory
|-
| 2979 Murmansk || || 2 tháng 10 năm 1978 || Nauchnij || L. V. Zhuravleva
|-
| 2980 Cameron || || 2 tháng 3 năm 1981 || Siding Spring || S. J. Bus
|-
| 2981 Chagall || || 2 tháng 3 năm 1981 || Siding Spring || S. J. Bus
|-
| 2982 Muriel || || 6 tháng 5 năm 1981 || Palomar || C. S. Shoemaker
|-
| 2983 Poltava || || 2 tháng 9 năm 1981 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2984 Chaucer || 1981 YD || 30 tháng 12 năm 1981 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2985 Shakespeare || || 12 tháng 10 năm 1983 || Anderson Mesa || E. Bowell
|-
| 2986 Mrinalini || 2525 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 2987 Sarabhai || 4583 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 2988 Korhonen || 1943 EM || 1 tháng 3 năm 1943 || Turku || L. Oterma
|-
| 2989 Imago || || 22 tháng 10 năm 1976 || Đài thiên văn Zimmerwald || P. Wild
|-
| 2990 Trimberger || || 2 tháng 3 năm 1981 || Siding Spring || S. J. Bus
|-
| 2991 Bilbo || 1982 HV || 21 tháng 4 năm 1982 || Anderson Mesa || M. Watt
|-
| 2992 Vondel || 2540 P-L || 24 tháng 9 năm 1960 || Palomar || C. J. van Houten, I. van Houten-Groeneveld, T. Gehrels
|-
| 2993 Wendy || 1970 PA || 4 tháng 8 năm 1970 || Bickley || Perth Observatory
|-
| 2994 Flynn || 1975 PA || 14 tháng 8 năm 1975 || Bickley || Perth Observatory
|-
| 2995 Taratuta || 1978 QK || 31 tháng 8 năm 1978 || Nauchnij || N. S. Chernykh
|-
| 2996 Bowman || 1954 RJ || 5 tháng 9 năm 1954 || Brooklyn || Đại học Indiana
|-
| 2997 Cabrera || 1974 MJ || 17 tháng 6 năm 1974 || El Leoncito || Felix Aguilar Observatory
|-
| 2998 Berendeya || || 3 tháng 10 năm 1975 || Nauchnij || L. I. Chernykh
|-
| 2999 Dante || 1981 CY || 6 tháng 2 năm 1981 || Anderson Mesa || N. G. Thomas
|-
| 3000 Leonardo || || 2 tháng 3 năm 1981 || Siding Spring || S. J. Bus
|-
Tham khảo |
435760 | https://vi.wikipedia.org/wiki/La%20Bru%C3%A8re-sur-Loir | La Bruère-sur-Loir | La Bruère-sur-Loir là một xã thuộc tỉnh Sarthe trong vùng Pays-de-la-Loire tây bắc nước Pháp. Xã này có diện tích 11,6 km2, dân số năm 2006 là 257 người.
Tham khảo
INSEE
Xã của Sarthe |
666017 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Triglachromis%20otostigma | Triglachromis otostigma | Triglachromis otostigma là một loài cá thuộc họ Cichlidae. Nó được tìm thấy ở Burundi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania, and Zambia. Môi trường sống tự nhiên của chúng là hồ nước ngọt.
Chú thích
Tham khảo
Bigirimana, C. 2005. Triglachromis otostigma. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2007.
Triglachromis |
702188 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Peristernia%20zealandica | Peristernia zealandica | Peristernia zealandica là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Fasciolariidae.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Peristernia |
454808 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Vendeuil-Caply | Vendeuil-Caply | Vendeuil-Caply là một xã thuộc tỉnh Oise trong vùng Hauts-de-France phía bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 90 mét trên mực nước biển.
Tham khảo
INSEE
Vendeuilcaply |
321592 | https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20L%C3%A0o%202007 | Động đất Lào 2007 | Lúc 15 giờ 56 phút chiều, 16 tháng 5 năm 2007, một trận động đất mạnh 6,1 độ Richter xảy ra ở phía tây bắc Lào, gần biên giới Thái Lan. Các tòa nhà cao tầng tại thủ đô Bangkok cũng bị chấn động.
Chi tiết
Tâm động đất có vị trí 20,59 độ vĩ bắc, 100,74 độ kinh đông. Khu vực này gần với vùng giáp ranh của Thái Lan và Myanmar. Vụ động đất xảy ra ở sâu 33 km dưới đất, 137 trạm quan sát động đất trên thế giới đã ghi nhận được cơn địa chấn này. Chấn động bắt đầu khoảng vài phút trước 4 giờ chiều ngày 16 tháng 5. Tâm động đất cách Chiang Rai (Thái Lan) 110 km, cách cố đô Luang Prabang (Lào), cách thủ đô Viêng Chăn (Lào) 340 km và cách Bangkok (Thái Lan) 745 km.
Cơn động đất đã khiến những nhiều người đang mua sắm tại các trung tâm thương mại lớn tại và nhân viên trong các cao ốc tại Bangkok bỏ chạy hoảng loạn ra ngoài. Tuy nhiên những người dân tại Luang Prabang lại chỉ cảm thấy độ rung rất nhỏ. Nhiều người ở những cao ốc tại Sathorn, Silom, Sukhumwit, Phayatai và Vipavadi cũng cảm thấy bị rung lắc. Tại tỉnh Chiang Rai, thị trấn ở bắc Thái Lan, động đất làm rung chuyển cả vùng nhưng không có báo cáo thiệt hại hay thương vong. Nhiều người tại Chiang Mai, thành phố du lịch nổi tiếng, đã đổ ra đường khi các toà nhà lay chuyển.
Thiệt hại
Không có thông tin về thiệt hại tại Lào và Thái Lan.
Tham khảo
Liên kết ngoài
asc-india.org
Động đất năm 2007
Động đất tại Lào
Lào 2007 |
921287 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hystiopsis%20nigriventris | Hystiopsis nigriventris | Hystiopsis nigriventris là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Blake miêu tả khoa học năm 1966.
Chú thích
Tham khảo
Hystiopsis |
869159 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Cryptobiosella%20tridens | Cryptobiosella tridens | Cryptobiosella tridens là một loài Trichoptera trong họ Philopotamidae. Chúng phân bố ở miền Australasia.
Tham khảo
Cryptobiosella |
185444 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Hakuh%C5%8D%20Sh%C5%8D | Hakuhō Shō | là một lực sĩ sumo chuyên nghiệp (rikishi) người Mông Cổ.
Anh là người Mông Cổ thứ hai được phong cấp yokozuna (người đầu tiên là Asashōryū Akinori).
Tiểu sử
Năm 1985, ngày 11 tháng 3: Chào đời tại Ulan Bator, Mông Cổ. Tên thật là Mönkhbatyn Davaajargal (tiếng Mông Cổ: Мөнхбатын Даваажаргал).
Lúc nhỏ: học đấu vật Mông Cổ và vật tự do. Cha của anh, ông Jigjid Mönkhbat, đã từng đoạt huy chương bạc môn vật tự do hạng cân vừa tại Olympic mùa hè 1968.
Năm 2000: tới Nhật Bản học Sumo. Lúc đó anh mới chỉ nặng 65 kg và không lò võ sumo (heya) nào muốn nhận anh. Một lực sĩ sumo tiền bối người Mông Cổ là Kyokushūzan Noboru đã thuyết phục được lò võ mà anh theo học trước đó là lò Miyagino nhận chàng trai Mông Cổ mới sang vào luyện. Anh có tên thi đầu là Hakuhō (kanji: 白鵬, nghĩa là "đại bàng trắng").
Thành tích thi đấu
Năm 2001: lần đầu tiên tham gia giải thi đấu Sumo nhà nghề tại mùa giải tháng 3 ở Osaka. Cùng với kỹ thuật ngày một tiến bộ và cân nặng ngày một tăng, càng ngày Hakuhō càng giành được nhiều chiến thắng.
Năm 2006: tháng 3, Hakuhō được phong lên cấp Ōzeki; mùa giải tháng 5 tại Tokyo, anh giành chức vô địch đầu tiên.
Năm 2007: anh liên tiếp hai lần vô dịch tại các mùa giải tháng 3 và tháng 5 nên được phong lên cấp Yokozuna. Các mùa giải tháng 9 và tháng 11, anh lại tiếp tục vô địch.
Năm 2008: mùa giải tháng 1 tại Tokyo, Hakuhō chỉ thua một trận, và thắng 14 trận trong đó có trận thắng yokozuna đồng hương người Mông Cổ là Asashōryū. Các mùa giải tháng 7, 9 và 11, Hakuhō tiếp tục giành ngôi vô địch, nâng tổng số lần vô địch mùa giải của anh lên 9 lần.
Năm 2009: mùa giải tháng 3 tại Osaka và tháng 7 tại Aichi, Hakuhō đều giành ngôi vô địch.
Tham khảo
Người Mông Cổ
Yokozuna |
902471 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Anchastus%20philippinensis | Anchastus philippinensis | Anchastus philippinensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Fleutiaux miêu tả khoa học năm 1932.
Chú thích
Tham khảo
Anchastus |
646511 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Anuga | Anuga | Anuga là một chi bướm đêm thuộc họ Noctuidae.
Tham khảo
Natural History Museum Lepidoptera genus database
Euteliinae |
566381 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Acrocercops%20clinozona | Acrocercops clinozona | Acrocercops clinozona là một loài bướm đêm thuộc họ Gracillariidae. Nó được tìm thấy ở Queensland.
Tham khảo
Acrocercops |
948115 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Leptotarsus%20ardrossanensis | Leptotarsus ardrossanensis | Leptotarsus ardrossanensis là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở miền Australasia.
Tham khảo
Leptotarsus |
554092 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Arachnothryx%20fosbergii | Arachnothryx fosbergii | Arachnothryx fosbergii là một loài thực vật]] thuộc họ Rubiaceae. Đây là loài đặc hữu của Ecuador.
Tham khảo
Jaramillo, T., Cornejo, X. & Pitman, N. 2004. Arachnothryx fosbergii. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 8 năm 2007.
F
Thực vật đặc hữu Ecuador |
484672 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Boussey | Boussey | Boussey là một xã ở tỉnh Côte-d’Or trong vùng Bourgogne-Franche-Comté, phía đông nước Pháp. Khu vực này có độ cao trung bình 350 mét trên mực nước biển.
Tham khảo
Xã của Côte-d'Or |
701372 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Mitrella%20steyni | Mitrella steyni | Mitrella steyni là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Columbellidae.
Miêu tả
Phân bố
Chú thích
Tham khảo
Mitrella (Columbellidae)
Động vật được mô tả năm 2009 |
666522 | https://vi.wikipedia.org/wiki/Gustavia%20fosteri | Gustavia fosteri | Gustavia fosteri (tên tiếng Anh là Membrillo) là một loài thực vật linhin thuộc họ Lecythidaceae.
Loài này chỉ có ở Panama.
Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống.
Chú thích
Tham khảo
Mitré, M. 1998. Gustavia fosteri. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 18 tháng 7 năm 2007.
Gustavia
Thực vật Panama
Thực vật dễ tổn thương |