id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
550588
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sainte-Austreberthe%2C%20Seine-Maritime
Sainte-Austreberthe, Seine-Maritime
Sainte-Austreberthe là một xã thuộc tỉnh Seine-Maritime trong vùng Normandie miền bắc nước Pháp. Huy hiệu Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Seine-Maritime Seine-Maritime Normandy Tham khảo INSEE Liên kết ngoài Sainte-Austreberthe on the Quid website Xã của Seine-Maritime
115763
https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn%20th%C3%A0nh%20quy%E1%BA%BFt
Liên thành quyết
là tên một tiểu thuyết võ hiệp của nhà văn Kim Dung được đăng lần đầu tiên trên Đông Á tuần báo vào năm 1963. Nội dung truyện kể về cuộc phiêu lưu của chàng Địch Vân giữa sóng gió giang hồ, nơi đang tranh giành một bí kíp võ công cùng với một kho báu vật trị giá liên thành. Bối cảnh lịch sử trong truyện không rõ vào thời gian nào trong lịch sử Trung Quốc, tuy nhiên theo nhận định thì bối cảnh này xảy ra vào thời nhà Thanh vì trong truyện có đề cập đến chi tiết kiểu tóc đuôi sam, một kiểu tóc đặc trưng của người Mãn Châu. Nội dung Mở đầu câu chuyện là cảnh giao đấu vui vẻ của đôi Địch Vân và Thích Phương trước sự quan sát của Thích Trường Phát, cha của Thích Phương. Nhân vật chính Địch Vân là một thanh niên nhà quê, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được Thích Trường Phát nuôi nấng, dạy võ công từ bé tới lớn. Chàng với Thích Phương yêu nhau và nguyện sau này kết thành vợ chồng. Biến cố tại nhà Vạn Chấn Sơn Một hôm, ba người theo lời mời của Vạn Chấn Sơn đến để mừng thọ cho hắn. Vạn Chấn Sơn với Thích Trường Phát vốn là huynh đệ đồng môn, cùng với Ngôn Đạt Bình vốn là đệ tử của Mai Niệm Sinh. Ba người từng cấu kết với nhau giết sư phụ để đoạt lấy Liên Thành kiếm phổ (連城劍谱), rồi vì cuốn sách bị mất cắp mà thù oán nhau. Bữa tiệc mừng thọ này họ tái ngộ không ngoài mục đích tìm ra tung tích của cuốn sách. Sau một số sự vụ nho nhỏ, đến lúc ba sư đồ gần ra về mới xảy ra hai biến cố lớn: Vạn Chấn Sơn bày mưu vu cho Thích Trường Phát tội ăn cắp cuốn sách chạy trốn, sau khi đả thương y và trát vào tường. Còn con trai Vạn Chấn Sơn là Vạn Khuê, vì thèm muốn Thích Phương mà bày mưu hãm hại Địch Vân. Y dàn xếp cho ra chuyện Địch Vân vừa giấu của ăn cắp, vừa hãm hiếp một người thiếp của Vạn Chấn Sơn. Địch Vân liền bị bắt ra quan phủ, chịu nhiều cực hình sau đó do không nhận tội nên bị tống giam. Tại nơi giam giữ trọng tội này, Địch Vân gặp Đinh Điển, vốn bị vu oan bắt vào. Ban đầu Đinh Điển ngỡ Địch Vân là kẻ xấu, rất căm ghét, không ngày nào không đánh đập tàn nhẫn, nhưng về sau hiểu ra cả hai cùng cảnh ngộ nên kết giao huynh đệ. Chuyện buồn của Đinh Điển Đinh Điển vốn là một đại cao thủ trong giang hồ, là người được sư phụ của bọn Vạn Chấn Sơn giao Liên Thành quyết trong một dịp tình cờ. Thời gian trong tù, Đinh Điển luyện xong Thần chiếu công, là môn công phu rất lợi hại: chỉ cần chụp vào ai là người đó chết, trừ phi mặc chiếc Ô Tằm Giáp. Đinh Điển yêu Lăng Sương Hoa là con gái của Lăng Thiếu Tư đương nhiệm quan Kinh Châu.Vì muốn đoạt được Thần Chiếu Kinh cha của Sương Hoa hãm hại Đinh Điển và tống giam trong tù. Tai họa đeo đuổi khắp nơi Sau khi bị chặt hết các ngón ở bàn tay phải, trong nhà lao, Địch Vân còn bị xuyên thủng xương tỳ bà để luồn xích sắt qua. Chàng đã biến thành người bị tàn phế, mất hết võ công. Đau khổ hơn là chàng bị người sư muội mà mình hết lòng yêu thương hiểu lầm. Trong nhà lao, bị Đinh Điển đánh đập tàn tệ do hiểu lầm chàng. Sau khi Đinh Điển hiểu rõ, hai người kết giao huynh đệ. Biến cố đột ngột xảy đến khi Đinh Điển chết, một mình Địch Vân lưu lạc giang hồ. Chàng bị mọi người hiểu lầm là ác nhân, là "dâm tăng", bị đánh đập và truy đuổi đến vùng hoang sơn lạnh lẽo thuộc khu vực Đại Tuyết Sơn (大雪山) ở gần Tây Tạng. Tình cờ do lở tuyết, chàng và cô nương xinh đẹp Thủy Sinh bị tuyết chôn vùi trong một tuyệt cốc trong suốt một mùa đông. Mãi đến mùa xuân khi tuyết tan, Địch Vân và Thủy Sinh mới thoát ra khỏi tuyệt cốc ấy. Sau nhiều tháng ở trong động tuyết cùng Thủy Sinh (người bị một ác nhân bắt đi cùng Địch Vân), chàng đã luyện được Thần Chiếu Kinh và nhiều môn võ công lợi hại. Quay về động tuyết Sau khi luyện thành võ công, chàng quay về Trung Nguyên với mục đích báo thù, tìm sư phụ, hợp táng Đinh Điển và Lăng Sương Hoa. Thủy Sinh quay về thì bị người yêu là chàng Uông Khiếu Phong nghi ngờ, ruồng rẫy vì đã ở chung với "dâm tăng" mấy tháng trời trong tuyệt cốc (dù giữa Địch Vân và Thủy Sinh hoàn toàn trong sáng và cũng nhờ vậy, Thủy Sinh mới biết Địch Vân là một người trung hậu, thật thà, chịu nhiều oan khuất). Về đến chốn cũ, Địch Vân tan nát cõi lòng khi thấy Thích Phương đã trở thành vợ của Vạn Khuê, nhưng vì hạnh phúc của sư muội, Địch Vân không nỡ giết kẻ đã hãm hại mình. Thích Phương khi đã biết rõ sự thật, dù còn yêu Địch Vân nhưng nàng vẫn không thể bỏ rơi chồng. Nàng đi cứu Vạn Khuê và bị chính hắn giết chết. Địch Vân đi tìm kho báu để giúp thiên hạ theo lời trăng trối của Đinh Điển. Tại đó, Địch Vân đã suýt chết khi bị sư phụ thuở thiếu thời của chàng là Thích Trường Phát (cha của Thích Phương, một người mà Địch Vân luôn kính trọng) đâm lén một đao để hòng chiếm đoạt kho báu một mình. Sau khi thấy rõ những thủ đoạn nham hiểm tàn độc của sư phụ, sư bá và sau cái chết của sư muội, chàng cảm thấy chán nản rồi quay trở về động tuyết. Ở đó có một thiếu nữ đang chờ chàng, đó chính là nàng Thủy Sinh. Nhân vật Địch Vân: Chàng trai trung hậu, có tuổi thơ thanh bình nhưng sau bị cuốn vào sóng gió giang hồ, cuối cùng chàng trở thành một ẩn sĩ sau khi chia tay đầy nước mắt với mối tình đầu Thích Phương khi hai người đã âm dương cách biệt. Đinh Điển: Một đại hiệp có quá khứ đau buồn, bị hãm hại. Lăng Sương Hoa: Có tình cảm với Đinh Điển nhưng không thành, cuộc đời đau khổ, phải hủy hoại dung nhan để không phụ lòng Đinh Điển. Thủy Sinh: Con của Thủy Đại, sư muội của Uông Khiếu Phong, do hiểu lầm Địch Vân nên lúc đầu cả hai đều có ý giết cậu, đồng thời cũng là cô gái yếu đuối, giỏi thổi sáo tại núi Đại tuyết sơn. Nàng là một mỹ nhân tuổi đôi mươi, dung mạo xinh đẹp, mặc y phục trắng với dải lụa đỏ cài trên đầu. Nàng có tính cách trung hậu như Địch Vân và sau đem lòng yêu chàng. Vạn Chấn Sơn: Ngoại hiệu Ngũ Vân Thủ người hợp mưu giết sư phụ để đoạt bí kíp, có nhiều mưu mô. Ngôn Đạt Bình: Ngoại hiệu Lục Địa Thần Long người hợp mưu giết sư phụ để đoạt bí kíp. Thích Trường Phát: Ngoại hiệu Thiết Tỏa Hoành Giang cha của Thích Phương, sư phụ của Địch Vân, trong quá khứ từng hợp mưu giết sư phụ để đoạt bí kíp. Ngoại hiệu của y là do những kẻ thù trên giang hồ đặt cho. Theo như lời của Ngôn Đạt Bình nói với Địch Vân thì "Thiết Tỏa Hoành Giang" có nghĩa là một sợi dây xích sắt vắt ngang qua dòng sông khiến cho tàu thuyền khi đã vướng vào thì muốn tiến không được mà muốn lui cũng không xong, ý nói con người y mưu mô, thâm hiểm và cách hành động cay độc của y. Mai Niệm Sinh: Có ngoại hiệu là Hắc Cốt Thiết Ngạc, một cao thủ có võ công cao cường, sáng tạo ra Liên thành kiếm phổ nhưng sau bị đệ tử hãm hại. Trước khi lâm chung ông đã kịp trao bí mật của Liên Thành Quyết và môn công phu Thần Chiếu Kinh cho Đinh Điển. Thích Phương: Con gái của Thích Trường Phát, sư muội và là thanh mai trúc mã với Địch Vân nhưng kết cục bi thảm. Vạn Khuê: Háo sắc, mê Thích Phương nên tìm cách hãm hại Địch Vân bằng cách vu oan cho Địch Vân. Và các nhân vật khác Tác phẩm được chuyển thể: Năm 1980 do hãng Thiệu Thị sản xuất. Năm 1989 do hãng TVB sản xuất, diễn viên Quách Tấn An, Lê Mỹ Nhàn... Chuyển thể Tham khảo Tiểu thuyết Kim Dung Tiểu thuyết năm 1963
878066
https://vi.wikipedia.org/wiki/Helicopsyche%20vallonia
Helicopsyche vallonia
Helicopsyche vallonia là một loài Trichoptera trong họ Helicopsychidae. Chúng phân bố ở miền Australasia. Tham khảo Helicopsyche
886453
https://vi.wikipedia.org/wiki/Callohesma%20occidentalis
Callohesma occidentalis
Callohesma occidentalis là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Exley mô tả khoa học năm 1974. Chú thích Tham khảo Callohesma Động vật được mô tả năm 1974
970681
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cybister%20posticus
Cybister posticus
Cybister posticus là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Aubé miêu tả khoa học năm 1838. Chú thích Tham khảo Bọ nước Cybister
458394
https://vi.wikipedia.org/wiki/Marb%C3%A9ville
Marbéville
Marbéville là một xã thuộc tỉnh Haute-Marne trong vùng Grand Est đông bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 315 mét trên mực nước biển. Tham khảo Xã của Haute-Marne
550031
https://vi.wikipedia.org/wiki/Myrceugenia%20franciscensis
Myrceugenia franciscensis
Myrceugenia franciscensis là một loài thực vật thuộc họ Myrtaceae. Đây là loài đặc hữu của Brasil. Chú thích Tham khảo Pires O'Brien, J. 1998. Myrceugenia franciscensis. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 22 tháng 8 năm 2007. Thực vật Brasil Myrceugenia Thực vật dễ tổn thương
190301
https://vi.wikipedia.org/wiki/Edward%20III%20c%E1%BB%A7a%20Anh
Edward III của Anh
Edward III của Anh (13 tháng 11, 1312 – 21 tháng 6, 1377) là Vua của Anh và Lãnh chúa Ireland từ tháng 1 1327 đến khi qua đời; cuộc đời hiển hách của ông được đánh dấu bằng những thành công trên chiến trường và việc khôi phục uy tín hoàng gia sau triều đại khủng hoảng và không chính thống của cha ông, Edward II. Edward III đã đưa Vương quốc Anh trở thành một thế lực quân sự vô cùng đáng gờm ở châu Âu. Ông trị vì hơn 50 năm, đứng thứ hai trong số các quân vương Anh thời Trung Cổ và chứng kiến những tiến bộ lớn trong luật pháp và chánh phủ-sự lớn mạnh dần của Quốc hội Anh- cũng như thảm họa Cái chết Đen. Edward được gia miện năm 14 tuổi sau khi phụ thân ông bị lật đổ bởi mẫu thân ông, Isabelle của Pháp, cùng tình nhân của bà ta Roger Mortimer. Đến năm 17 tuổi ông dẫn đầu một cuộc đảo chính phế truất Mortimer, người cai trị vương quốc trên thực tế, và bắt đầu đích thân nắm giữ chánh quyền. Sau một chiến dịch quân sự thành công đối với Scotland, ông tự xưng là người thừa kế hợp pháp của ngôi vua Pháp vào năm 1337. Sự kiện này đã khơi nguồn cho Chiến tranh Trăm năm. Sau một số thất lợi lúc khởi đầu; nước Anh dần chiếm thế thượng phong trong cuộc giao tranh; các chiến thắng tại Crécy và Poitiers đã dẫn đến việc kí kết Hiệp ước Brétigny, theo đó Anh quốc giành được nhiều lãnh thổ, và Edward từ bỏ yêu sách đòi ngôi. Những năm cuối triều Edward đánh dấu bằng sự thất bại trên lĩnh vực ngoại giao và những xung đột trong gia tộc, phần lớn là do ông đã già yếu và chán nản với chính sự. Edward III được coi là một người bình thường nhưng có tấm lòng khoan hòa độ lượng. Nhiều người nhìn nhận ông là một vị vua theo kiểu truyền thống khi giành sự quan tâm chủ yếu cho vấn đề chiến sự. Edward được tôn sùng trong hầu hết thời gian trị vì cũng như nhiều thế kỉ sau đó, nhưng sau này ông bị những sử gia đảng Tự do như William Stubbs chỉ trích là vô trách nhiệm. Quan điểm này bị phản bác những năm gần đây và các sử gia hiện đại đánh giá cao những thành tựu mà ông đạt được. Thời thiếu niên Edward chào đời vào ngày 13 tháng 11 năm 1312 tại Lâu đài Windsor, vì thế nên lúc trẻ ông còn được gọi là Edward xứ Windsor. Triều đại của phụ vương ông, Edward II, là một thời kì đầy biến động trong lịch sử Anh Quốc. Một trong số những nguyên nhân gây chia rẽ là sự lười nhác của nhà vua, những trận thua liên tục, trong cuộc chiến tranh với người Scotland. Một trong những vấn đề khác gây tranh cãi là sự sủng ái quá mức của nhà vua dành cho một nhóm nhỏ các cận thần thân tín. Sự chào đời của một người thừa kế nam năm 1312 đã phần nào cải thiện uy tín của Edward II trên ngai vàng trước các lực lượng chống đối. Để giúp cho cuộc sống tự lập của vương tử bé, nhà vua tấn phong ông thành Bá tước Chester khi Edward chỉ mới 12 ngày tuổi. Năm 1325, Edward II bị anh vợ của mình là vua Charles IV của Pháp, ép buộc phải sang chầu với danh nghĩa Công tước xứ Aquitaine. Edward không thể rời khỏi đất nước, vì bận đối phó với sự chống đối quyết liệt của các khanh tướng trong nước, trước mối quan hệ thân thiết giữa ông với sủng thần Hugh Despenser Trẻ. Thay vào đó, ông tấn phong Vương tử Edward làm Công tước xứ Aquitaine để thay mặt mình đến Pháp. Edward con được hộ tống bởi thân mẫu Isabelle, cũng là em gái của Vua Charles, và có ý định đàm phán hiệp ước hòa bình với người Pháp. Khi ở Pháp, Isabelle bắt quan hệ với Roger Mortimer, kẻ từng bị chồng bà đuổi cổ khỏi nước Anh, và cùng lập kế hoạch lật đổ vua Edward. Để tìm kiếm sự ủng hộ về quân sự cũng như ngoại giao, Isabelle hứa hôn cho con trai với cô bé 12 tuổi Philippa xứ Hainault. Một cuộc tấn công diễn ra và lực lượng Edward II bị đánh bại hoàn toàn. Isabelle và Mortimer triệu tập quốc hội, nhà vua buộc phải thoái vị nhường lại cho con trai, và tân vương lên ngôi tại Luân Đôn ngày 25 tháng 1 năm 1327. Ông được trao vương miện với tước hiệu Edward III vào ngày 1 tháng 2. Trị vì Không lâu sau khi lên ngôi, Edward phải đối mặt với những vấn đề xung quanh Roger Mortimer, lúc này là tình nhân của mẹ ông và là người cai trị trên thực tế của Anh quốc. Mortimer sử dụng quyền lực của mình để chiếm đoạt các điền trang và thái ấp, trong khi uy tín của ông ngày càng sụt giảm sau những thất bại trước người Scotland tại Trận Stanhope Park và Hiệp ước Edinburgh–Northampton đầy nhục nhã cho người Anh, được kí vào năm 1328. Sự căm thù của nhà vua trẻ đối với vị nhiếp chính ngày càng to. Mortimer biết rằng quan hệ của mình với nhà vua ngày càng bấp bênh và Edward không còn tôn trọng ông nữa. Căng thẳng tăng lên sau khi Edward và Philippa (kết hôn tại York Minster ngày 24 tháng 1, 1328), có con trai đầu lòng vào ngày 15 tháng 6 năm 1330. Cuối cùng, Edward quyết định hành động chống lại Mortimer. Được sự giúp đỡ của người bạn thân William Montagu và một nhóm nhỏ những người trung thành, Edward bắt giữ Mortimer tại Lâu đài Nottingham vào ngày 19 tháng 10 năm 1330. Mortimer sau đó bị hành quyết bằng cách treo cổ và triều đại của Edward III mới thực sự bắt đầu.. Sau khi Mortimer bị hành hình, mẹ của Edward đã bị lưu đày tại lâu đài Rising ở Norfolk nơi có báo cáo là bà đã bị buộc phá thai. Vào ngày sinh nhật thứ 18 của ông, Edward đã hoàn tất việc trả thù và ông đã trở thành người cai trị duy nhất ở Anh quốc. Tự cai trị Edward III không hài lòng với hiệp ước được ký trong thời kì nhiếp chính, nhưng việc nối lại chiến tranh với Scotland được tiến hành bởi một nhóm các quý tộc chứ không phải từ lệnh của vương gia Anh. Một nhóm những người quyền quý xưng là The Disinherited, xuất thân từ các quý tộc bị mất đất phong ở Scotland sau bản hiệp ước, tiến hành xâm lược Scotland và giành đại thắng ở Trận Dupplin Moor năm 1332. Họ cố gắng lập Edward Balliol lên làm vua Scotland thay thế vị trí của ấu quân David II, nhưng Balliol sớm bị trục xuất và phải tìm kiếm sự giúp đỡ từ Edward III. Nhà vua Anh đáp lời bằng việc gửi quân vây hãm trọng trấn Berwick gần biên giới và đánh bại lực lượng lớn quân giặc tại Trận Halidon Hill. Edward đưa Balliol trở lại ngai vàng và được đền đáp bằng nhiều đất đai ở miền nam Scotland. Nhưng những thắng lợi này không duy trì đwwocj lâu, vì lực lượng trung thành với vua David II nhanh chóng tập hợp lại và kiểm soát được tình hình. Năm 1338, Edward buộc phải đồng ý một thỏa thuận ngừng chiến với người Scotland. Một lý do cho việc Edward thay đổi chính sách với Scotland là căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Anh và Pháp. Vì Scotland và Pháp đã an kết minh với nhau, người Anh giờ đây phải đối phó với nguy cơ chiến tranh từ cả hai mặt trận. Người Pháp tiến hành tấn công vào các vị trí then chốt ven biển của Anh, dẫn đến những tin đồn trên khắp nước Anh về một cuộc tổng xâm lược của quân Pháp. Năm 1337, Philippe VI tịch thu các lãnh địa Công quốc Aquitaine và Bá quốc Ponthieu vốn là lãnh địa của vua Anh trên đất Pháp. Thay vì cố gắng tìm kiếm hòa bình bằng cách hạ mình xưng thần với nhà vua Pháp, như vua cha từng làm, Edward quyết định đáp trả bằng cách tự xưng mình là người kế thừa ngai vàng Pháp với tư cách là cháu ngoại của Philippe IV. Người Pháp đối bác bỏ tuyên bố nàu dựa trên các nguyên tắc kế vị theo dòng nam được thiết lập các năm 1316 và 1322. Thay vào đó, họ lập em họ của Philippe IV, tức Vua Philippe VI (hậu duệ dòng nam của Vương tộc Pháp), mở ra Chiến tranh Trăm năm (xem phổ hệ bên dưới). Những năm đầu của cuộc chiến, chiến lược của Edward là thiết lập liên minh với các vương hầu tại Lục địa. Năm 1338, Ludwig  IV phong cho Edward làm Phó chủ của Thánh chế La Mã và hứa sẽ ủng hộ ông. Cuối năm 1337, Hiệp ước Anh-Bồ Đào Nha 1373 thiết lập liên minh giữa hai nước. Những biện pháp này không mang lại nhiều hiệu quả; chiến thắng quân sự lớn duy nhất trong giai đoạn này của phía Anh là tại Sluys ngày 24 tháng 6 năm 1340, nơi 16.000 binh sĩ và thủy thủ Pháp bị giết, và giúp quân Anh củng cố quyền kiểm soát khu vực eo biển. Trong khi đó, áp lực tài chính mà vương quốc phải gánh chịu bởi các liên minh đắt tiền của Edward đã dẫn đến sự bất mãn ở quê nhà. Hội đồng chấp chính thất vọng vì các khoản nợ ngày càng lớn, trong khi quốc vương và các tướng ở Lục địa nổi giận vì chính phủ không cung cấp đủ tiền bạc quân nhu. Để đối phó tình hình, ông trở về Luân Đôn mà không báo trước vào ngày 30 tháng 11 năm 1340. Nhận thấy tình hình chính trị bất ổn, ông tiến hành thanh trừng một lượng lớn các thượng thư và thẩm phán trong chánh quyền. Những biện pháp này không mang sự ổn định trở lại, và căng thẳng nổ ra giữa nhà vua với John de Stratford, Đại giám mục Canterbury, trong khi những người bà con với Stratford là Robert Stratford Giám mục Chichester và Henry de Stratford bị cách chức bỏ tù. Stratford tuyên bố bằng Edward đã vi phạm luật lãnh địa bằng việc bắt giữ các quan chức trong chánh quyền. Một thỏa thuận hòa giải tạm thời đạt được trong Nghị viện tháng 4 năm 1341. Theo đó Edward buộc phải chấp nhận những hạn chế nghiêm trọng đối với đặc quyền tài chính và hành chính của mình, để đổi lấy một khoản trợ cấp thuế. Đến tháng 10 năm đó, nhà vua đơn phương bác bỏ đạo luật và Tổng Giám mục Stratford bị tẩy chay về mặt chánh trị. Quốc hội tháng 4 buộc nhà vua phải giải trình, nhưng vào thời Trung Cổ, quyền lực của nhà vua dường như không bị giới hạn, và Edward khéo léo lợi dụng điều này. Nhà sử học Nicholas Rodger đặt vấn đề về tuyên bố " Quốc vương của biển cả" của Edward III', lập luận rằng không có một Hải quân hoàng gia nào trước thời Henry V (1413–22). Dù cho cái nhìn của Rodger, Vua John đã đầu tư cho một hạm đột hoàng gia và cố gắng thành lập một sở quản lý những con tàu và những người bị bắt. Henry III, người kí vị, tiếp tục công việc này. Mặc dù trên thực tế rằng ông, cũng như những người tiền nhiệm, đã cố gắng phát triển lực lượng hải quân mạnh mẽ và hiệu quả, nhưng những cải cách của họ chỉ là những chánh sách nhất thời. Lực lượng hải quân được lập ra dưới triều Edward III gồm các sĩ quan đứng đầu lần lượt là William de Clewre, Matthew de Torksey, và John de Haytfield với chức danh Thư ký vương thuyền. Sir Robert de Crull là người cuối cùng giữ chức này dưới thời Edward III và cũng là người tại chức lâu nhất. Lực lượng hải quân của Edward trở thành cơ sỏ cho những bước phát triển tiếp theo của Hải quân dưới thời Henry VIII với Council Marine và Navy Board và Board of Admiralty của Charles I. Rodger cũng lập luận rằng phần lớn những năm thế kỉ XIV, người Pháp nắm thế thượng phong, như ở Sluys năm 1340 và, có lẽ, Winchelsea năm 1350. Tuy nhiên, Pháp chưa bao giờ xâm chiếm Anh và Vua Jean II chết khi bị Anh giam giữ. Có thể Hải quân Anh đóng vai trò lớn trong việc này cũng như các vấn đề khác, chẳng hạn như sự trỗi dậy của các lãnh chúa Anglo-Irish và các hành động vi phạm chủ quyền.. Cơ may từ cuộc chiến Đầu những năm 1340, chính sách liên minh nước ngoài của Edward ngày càng tỏ ra tốn kém và không đem lại hiệu quả. Những năm tiếp đó quân Anh tham chiến nhiều hơn, bao gồm Chiến tranh Kế vị Breton, nhưng lúc đầu cũng không thu được thành công. Edward bỏ không chi trả khoản nợ 1.365.000 florin mượn từ Florentine, dẫn đến chủ nợ bị phá sản. Mọi thứ thay đổi từ tháng 7 năm 1346, khi Edward quyết định tiến hành một cuộc tấn công lớn, giong buồm đến Normand với khoảng 15.000 quân. Quân của ông chiếm được thành phố Caen, và hành quân khắp miền bắc Pháp quốc, rồi họp với đại quân Anh ở Vlaanderen. Ý định ban đầu của Edward không phải là trực diện giao trạnh với người Pháp, nhưng tại Crécy, nằm ở phía bắc sông Somme, ông nhận ra địa hình thuận lợi cho mình và quyết định giao chiến với quân Pháp do Philippe VI cầm đầu. Ngày 26 tháng 8, quân Anh đánh bại quân Pháp với lực lượng đông hơn rất nhiều tại Trận Crécy. Không lâu sau đó, ngày 17 tháng 10, quân Anh đánh bại và bắt giữ Vua David II của Scotland tại Trận Neville's Cross. Với việc biên cương phía bắc đã được bảo đảm, Edward rảnh tay cho chiến sự với người Pháp, vây hãm thị trấn Calais. Đây là cuộc đối đầu có quy mô lớn nhất đối với quân Anh trong suốt chiến tranh Trăm năm, với hơn 35.000 quân tham chiến. Cuộc bao vây bắt đầu từ 4 tháng 9 năm 1346, kéo dài đến khi thành đầu hàng ngày 3 tháng 8 năm 1347. Sau sự kiện Calais, những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của Edward khiến ông phải nới lỏng cuộc chiến. Năm 1348, Cái chết Đen tràn đến nước Anh, ít nhất 1/3 dân số chết trong thảm họa này. Sự mất mát nguồn nhân lực dẫn đến thiếu lao động nông nghiệp và tình trạng tăng lương. Để đối phó với tình hình ngày một phức tạp, nhà vua và Nghị viện ban hành đã ban hành Pháp lệnh về người làm công (1349) và Điều lệ về người làm công (1351). Những nỗ lực này về lâu dài thì không đem lại hiệu quả tốt, nhưng trong ngắn hạn thì lại có tác dụng rất tích cực. Sau tất cả, bệnh dịch hạch đã không dẫn đến một sự cố toàn diện cho chính phủ và xã hội và số nhân khẩu được phục hồi nhanh chóng. Những thành tựu này có công đóng góp rất lớn của các triều thần như Thủ quỹ William Edington và Pháp quan William de Shareshull. Đến giữa những năm 1350 quân Anh tiếp tục các cuộc chiến quy mô lớn ở lục địa. Năm 1356, trưởng tử của Edward, Edward, Vương tử đen, giành được thắng lợi quan trọng tại Trận Poitiers. Lực lượng Anh ít hơn rất nhiều không chỉ đẩy lui người Pháp mà còn bắt sống được nhà vua Pháp, Jean II và hoàng tử út của ông ta, Philippe. Sau khi một loạt các chiến thắng, người Anh đã nắm giữ nhiều đất đai ở Pháp, vua Pháp bị giam ở Anh và chính phủ trung ương Pháp đã gần như hoàn toàn sụp đổ. Đã từng có một cuộc tranh luận lịch sử về việc liệu lời tuyên bố của Edward đối với ngai vàng Pháp ban đầu có thật hay không, hay đơn giản là một mưu đồ chính trị nhằm gây áp lực lên chính phủ Pháp. Bất kể mục đích ban đầu là gì đi nữa, thì nước Pháp lúc bấy giờ dường như nằm trong tầm tay Edward. Tuy nhiên chiến dịch năm 1359 nhằm hoàn tất mục tiêu đó, thất bại. Do đó, năm 1360, Edward chấp nhận Điều ước Brétigny, theo đó ông từ bỏ yêu sách với ngai vàng nước Pháp nhưng được bảo đảm rằng chủ quyền hoàn toàn đối với các lãnh địa ở Pháp. Những năm cuối Trong thời gian đầu của triều đại của ông, Edward đã tỏ ra năng động và thành công, trong những năm sau ông đã trở nên ỳ vì những thất bại quân sự và xung đột chính trị. Các công việc chính trị hằng ngày không thu hút Edward bằng những việc ra chiến trường. Do đó, trong những năm 1360, Edward ngày càng dựa dẫm vào sự giúp đỡ của các triều thần, đặc biệt là William Wykeham. Như một quý tộc mới nổi, Wykeham được tấn phong làm Quan Chưởng ấn vào năm 1363 và Đại Pháp quan vào năm 1367, mặc dù những khó khăn trong sự kết nối chính trị cùng với thiếu kinh nghiệm của Wykeham, Quốc hội đã buộc ông phải từ chức chưởng ấn vào năm 1371. Càng tạo thêm các khó khăn cho Edward là những cái chết của người mà ông tin cậy nhất, một số do sự tái phát của bệnh dịch hạch từ năm 1361 đến 1362. William Montague, Bá tước Salisbury, đồng minh thân tín của Edward hồi đảo chính 1330, qua đời sớm vào năm 1344. William de Clinton, người từng sát cánh với nhà vua tại Nottingham, qua đời năm 1354. Một trong số những Bá tước được tấn phong năm 1337, William de Bohun, Bá tước Northampton, quy tiên 1360, và năm tiếp theo là Henry xứ Grosmont, người được cho là vị tướng được ưa thích nhất của Edward, chết vì bệnh dịch hạch. Cái chết của họ khiến cho Quốc hội dần bị các thành viên trẻ tuổi chiếm chỗ và trở nên phù hợp các các Hoàng tử hơn là bản thân nhà vua. Người con trai thứ hai của nhà vua, Lionel Antwerp, cố gắng để quy phục lực lượng tự trị của các lãnh chúa người Anglo-Ailen ở Ireland. Nhưng chiến dịch đã không thành công, và nó chỉ kéo dài sự chiếm đóng của người Anh theo Điều luật Kilkenny trong năm 1366. Trong khi đó tại Pháp, sau Hiệp ước Brétigny là một trong những ngày yên bình tương đối, nhưng vào ngày 8 tháng 4 năm 1364, Jean II đã qua đời trong khi bị giam cầm ở Anh, sau khi không thành công cố gắng để nâng cao tiền chuộc của riêng mình tại nhà. Ông đã được thừa kế bởi nhà vua Charles V mạnh mẽ, người đã tranh thủ được năng lực của vị Nguyên soái đầy tài năng Bertrand du Guesclin. Năm 1369, chiến tranh ở Pháp lại bắt đầu với một chiều hướng và John của xứ Gaunt-người con trai trẻ tuổi của Edward đã được trao trách nhiệm chỉ huy một chiến dịch quân sự. Edward dần dần trao các trọng trách cầm quân cho các con trai của mình vì lý do tuổi tác cao. Nhị Hoàng tử, Lionel xứ Antwerp đã cố gắng để thu phục lực lượng tự trị của các lãnh chúa người Anglo-Irish ở Ireland, nhưng chiến dịch đã không thành công, và nó chỉ kéo dài sự chiếm đóng của người Anh theo Điều luật Kilkenny trong năm 1366. Tại Pháp, sau một thập kỉ tương đối hòa bình kể từ khi Điều ước Brétigny thực hiện, thì đến ngày 8 tháng 4 năm 1364 Jean II băng hà trong nhà lao Anh. Người kế vị là Charles V, và tân vương tranh thủ được sự ủng hộ từ Nguyên soái Bertrand du Guesclin tài ba. Năm 1369, người Pháp tái khởi động cuộc chiến, và Hoàng tử John xứ Gaunt nhận trọng trách dẫn binh. Những nỗ lực này đã không thành công và với Hiệp ước Bruges năm 1375 các lãnh địa của người Anh ở Pháp chỉ còn là các thị trấn ven biển Calais, Bordeaux, và Bayonne. Thất bại quân sự ở nước ngoài và áp lực tài chính cho các chiến dịch quân sự đã dẫn đến sự bất mãn chính trị trong nước. Mọi viện lên đến đỉnh điểm tại Nghị viện năm 1376, được biết đến với tên gọi Nghị viện Tốt. Quốc hội ban đầu được triệu tập để bàn việc ban hành các loại thuế mới, nhưng Hạ viện nắm lấy cơ hội để chất vấn các vấn đề cụ thể. Đặc biệt, những lời chỉ trích đã được nhắm vào một số cố vấn thân cận nhất của nhà vua như Cung vụ Đại thần William Latimer và Cung sự đại thần John Neville, họ đều bị sa thải khỏi chức tước. Tình nhân của Edward, Alice Perrers, được coi như nắm quá nhiều quyền lực so với vị vua già, đã bị đuổi khỏi triều đình. Tuy nhiên đối thủ thực sự của Quốc hội, cầm đầu là các Đại quý tộc hùng mạnh như Wykeham và Edmund de Mortimer, Bá tước xứ March, lại là John xứ Gaunt. Cả nhà vua và Hắc Thái tử vào thời gian này mất khả năng điều hành triều chính do bệnh tật, Gaunt do đó là người nhiếp chính trong triều đình Gaunt buộc phải nhượng bộ những đòi hỏi của Nghị viện nhưng tại kì họp tiếp theo, năm 1377, phần lớn thành tựu của Nghị viện Tốt bị đảo ngược. Tuy nhiên bản thân Edward đã không làm gì nhiều trong thời kỳ này, khoảng sau năm 1375, ông chỉ còn đóng một vai trò hạn chế trong chính phủ. Khoảng 29 tháng 9 năm 1376, ông bị bệnh và bị áp xe (có tin đồn là ông bị bệnh lậu). Sau một thời gian ngắn hồi phục vào tháng 2 năm 1377, nhà vua băng hà sau một cơn đột quỵ tại Sheen vào ngày 21 tháng 6. Người kế vị Edward là trưởng tôn mới 10 tuổi, Vua Richard II, tức con trai của Hắc Thái tử, vì ông đã qua đời trước đó vào ngày 8 tháng 6 năm 1376. Thành tựu Pháp luật Những năm giữa triều Edward là một thời kì với những chính sách lập pháp quan trọng. Có lẽ điều luật nổi bật nhất là Quy chế về người làm công 1351, nhằm giải quyết vấn đề thiếu lap động gây ra bởi Cái chết Đen. Quy chế này đã quy định về mức lương của người lao động và kiểm soát tình trạng di tán giữa các lãnh địa của những người nông dân bằng việc các lãnh chúa đã có những tuyên bố đầu tiên về các quyền lợi dành cho họ. Mặc dù đã có những nỗ lực để duy trì quy chế, cuối cùng nó vẫn thất bại do sự cạnh tranh lao động giữa các chủ đất. Luật này được miêu tả như một nỗ lực "lập ra luật chống lại quy luật cung cầu", chính điều này khiến cho nó cuối cùng thất bại. Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động khiến đã dẫn đến những tranh chấp về quyền lợi giữa các chủ đất nhỏ ở Hạ viên và các chủ đất lớn ở Thượng viện. Những biện pháp này cũng làm những người nông dân nổi giận, dẫn đến Khởi nghĩa Nông dân năm 1381. Triều đại của Edward III cũng trùng với giai đoạn được gọi là Babylonian Captivity, tức thời kì mà các vị giáo hoàng ở Rome đều xuất thân từ đất Avignon. Trong những năm chiến tranh với Pháp, phe đối lập ở Anh chống lại việc giáo hoàng có xuất thân là thần dân của Pháp. Việc đánh thuế giáo hoàng trong Giáo hội Anh bị coi là tài trợ cho kẻ thù quốc gia, trong khi theo các điều lệ – Giáo hoàng cung cấp lợi ích cho giáo sĩ - gây oán giận trong dân Anh. Các Đạo luật Provisors (1350) và Praemunire (1353), đã sửa đổi những điều luật trên, cũng như hạn chế quyền lực của Giáo hoàng đối với người Anh. Các luật này không làm cắt đứt mối ràng buộc lẫn nhau giữa Quốc vương và Giáo hoàng. Những luật quan trọng khác được lập ra trong thời kì này là Đạo luật Phản quốc 1351. Chính sự đồng nhất ý kiến trong triều đình đã cho phép một sự đồng thuận về định nghĩa của tội ác gây tranh cãi này. Tuy nhiên, cải cách pháp lý quan trọng nhất có lẽ là liên quan đến các Thẩm phán của Hòa bình. Tổ chức đã có từ trước thời của Edward III nhưng, đến năm 1350, các thẩm phán đã được ban cho quyền lực không chỉ để điều tra và bắt giữ tội phạm, mà còn có quyền xét xử, kể cả trường hợp trọng tội. Với sự kiện này, một chế độ quản lý trật tự địa phương lâu dài đã được lập ra. Nghị viện và hệ thống thuế Nghị viện là một tổ chức đã được thành lập trước thời Edward III, nhưng những năm tại vị của ông mới là thời kì mà nó phát triển mạnh. Thời kì nàu, các thành viên trong Hội đồng Nam tước, trước đây là một tổ chức không rõ ràng, đã được giới hạn lại chỉ còn bao gồm những người được triệu tập đến Nghị viện với tư cách cá nhân. Điều này diễn ra vì Nghị viện đã phát triển thành cơ chế Lưỡng viện, gồm Viện Quý tộc (Thượng viện) và Viện Thứ dân (Hạ viện). Tuy không thể là Thượng, nhưng ở Hạ viện những thay đổi lớn đã diễn ra, bao gồm cả sự mở rộng quyền hành của Hạ viện. Dẫn chứng là Nghị viện Tốt, nơi là Hạ viện lần đầu tiên – mặc dù được sự ủng hộ của các quý tộc – đã đẩy mạnh một cuộc khủng hoảng chánh trị. Trong quá trình này, tất cả thủ tục luận tội và chức danh Người Phát ngôn được tạo ra. Mặc dù những lợi thế chánh trị này chỉ là trong thời gian nhất thời, Nghị viện này cũng đại diện cho một cột mốc trong lịch sử chánh trị Anh. Ảnh hưởng chánh trị của Hạ viện thời nguyên khởi là quyền đánh thuế của họ. Nhu cầu tài chánh cho Chiến tranh Trăm năm là rất lớn, nên nhà vua và các quan đầu triều đã cố gắng dùng các viện pháp khác nhau để có tiền. Nhà vua có thu nhập ổn định từ đất hoàng gia, và cũng có thể vay được các khoản vay từ những nhà tài chánh ở Ý và trong nước. Để tài trợ cho những chiến dịch quân sự quy mô lớn của Edward III, nhà vua phải nghỉ kế lập ra các loại thuế. Thuế gồm hai hình thức chánh: thuế đặc biệt và thông thường. Khoản đặc biệt là khoản thuế đánh trên tổng giá trị sản phẩm, thường là 1/10 ở thành thị và 1/15 ở nông thôn. Việc này có thể giúp thu được một khoản không nhỏ, nhưng mỗi lần thu thuế phải được Nghị viện chấp thuận, và nhà vua phải chứng minh cho sự cần thiết của nó. Khoản truyền thống là một sự bổ sung cần thiết, một nguồn thu nhập ổn định và đáng tin cậy. Một "nghĩa vụ đóng thuế truyền thống" lúc xuất khẩu len đã tồn tại từ 1275. Edward I đã cố gắng giới thiệu các thuế bổ sung về len, nhưng các thuế xấu, hay không đáng tin này, đã sớm bị dẹp bỏ.. Sau đó, từ năm 1336 trở đi, một loạt các kế hoạch nhằm tăng doanh thu hoàng gia từ xuất khẩu len đã được giới thiệu. Sau một số rắc rối và bất mãn ban đầu, cuối cùng nó được đồng luận bởi Pháp lệnh Staple năm 1353 rằng các khoản thuế đặc biệt phải do Quốc hội chuẩn thuận, mặc dù đó đã một quy luật không thành văn từ lâu rồi. Thông qua việc đánh thuế đều đặn trong những năm ở ngôi của Edward III, Nghị viện – và đặc biệt là Hạ viện – đã giành được những ảnh hưởng chánh trị nhất định. Bởi vì khi một loại thuế nào đó được đưa ra, nhà vua phải chứng minh rằng nó cần thiết, và phải nhận được sự chấp thuận của Hội đồng Vương quốc rằng nó sẽ đem lại lợi ích cho Quốc gia. Ngoài việc áp đặt thuế, Nghị viện cũng có thể đề xuất những tấu thỉnh để nói lên những khiếu nại của mình với nhà vua, mà thường là liên quan đến các quan chức hoàng gia. Theo cách đó, hệ thống này mang lại lợi ích cho cả hai bên. Hạ viện và những người mà Hạ viện đại diện cho họ, ngày càng có ý thức hơn về vấn đề chánh trị, và đặt ra nền tảng cho chế độ quân chủ lập hiến của nước Anh về sau. Tinh thần hiệp sĩ và ý thức dân tộc Chính sách của Edward III là sự tập trung vào giới đại quý tộc cho mục đích chiến tranh và hành chánh. Trong khi phụ thân ông thường xuyên gây xung đột với nhóm chóp bu trong giới quý tộc thì, Edward III đã thành công trong việc thiết lập tình hữu nghị thân thiết giữa chính ông và các trọng thần. Cả Edward I và Edward II đều tìm cách giới hạn ảnh hưởng của giới quý tộc, dẫn đến việc trong 60 năm này chỉ có một vài dòng khanh đại phu mới được tấn phong. Nhà vua trẻ thì cố gắng đảo ngược chính sách này khi, năm 1337, như để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh sắp xảy đến, ông tấn phong 6 tước bá trong cùng một ngày. Cùng thời điểm đó, Edward lập ra thêm các chức tước mới, đó là tước công dành cho những người thân của hoàng thượng. Hơn thế nữa, Edward đề cao tinh thần hiệp sĩ bằng việc lập ra danh hiệu Hiệp sĩ Garter (garter có nghĩa là vớ, nịt), có thể vào năm 1348. Một kế hoạch năm 1344 nhằm tổ chức một Hội Bàn tròn như của Vua Arthur không bao giờ được thực hiện, nhưng danh hiệu hiệp sĩ mới này được lập ra theo ý tưởng về truyền thuyết bàn tròn này, bằng chứng là dạng hình tròn của garter. Kinh nghiệm chiến tranh của Edward trong chiến dịch Crécy (1346–7) dường như là yếu tố quyết định trong việc ông từ bỏ vụ Bàn Tròn. Người ta lập luận rằng chiến thuật được người Anh sử dụng trong trận chiến tại Crécy năm 1346 không phù hợp với tư tưởng thời Arthur và khiến vụ hội Bàn Tròn Arthur trở thành một vấn đề đối với Edward III, đặc biệt là vào thời điểm lập ra Garter. Không tìm thấy sự tham khảo nào từ vua Arthur và Hội Bàn tròn trong những bản sao Điều lệ Garter thế kỉ XV, nhưng Tiệc Garter năm 1358 liên quan đến Hội Bàn Tròn. Cho nên có một vài sự trùng lập giữa Hội Bàn tròn với Hiệp sĩ Garter. Polydore Vergil kể về nàng Joan xứ Kent trẻ tuổi, Nữ Bá tước Salisbury – bị cáo buộc là người được coi là người tình của nhà vua vào thời điểm đó – vô tình đánh rơi vớ vào một quả banh ở Calais. Vua Edward đáp lại sự nhạo bám của đám đông bằng cách buộc chiếc vớ quanh đùi mình và nói honi soit qui mal y pense – khiến những người nghĩ rằng đó là điều xấu, phải xấu hổ. Việc mở rộng hàng ngũ quý tộc còn phải được nhìn trong bối cảnh chiến tranh với Pháp, như là một biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc vừa mới hình thành. Cũng giống như cuộc chiến với Scotland, mối đe dọa xâm lăng từ Pháp đã củng cố tinh thần đoàn kết dân tộc, và góp phần Anh hóa tầng lớp quý tộc chủ yếu là gốc Anglo-Norman kể từ sau Cuộc chinh phạt của người Norman. Từ thời Edward I, có những tin đồn nổi tiếng rằng người Pháp có kế hoạch xóa số ngôn ngữ của Anh, và cũng như tổ phụ đã làm, Edward III tận dụng tối đa mối lo ngại này của người dân. Kết quả là, địa vị của tiếng Anh ngày càng được củng cố; năm 1362, Quy chế Pleading cho phép tiếng Anh được sử dụng trong triều đình, and the year after, Parliament was for the first time opened in English. Cùng lúc này, ngôn ngữ bản xứ cũng được sử dụng rộng rãi hơn trong nền văn học, thông qua các tác phẩm của William Langland, John Gower và đặc biệt là The Canterbury Tales của Geoffrey Chaucer. Tuy nhiên mức độ Anh hóa này chưa đủ lớn. Quy chế 1362 thực tế được viết bằng tiếng Pháp và chưa có hiệu lực ngay lập tức, và Nghị viện cho đến năm 1377 mới dùng tiếng Anh. Danh hiệu Hiệp sĩ Garter, mặc dù là của người Anh lập ra, nhưng cũng được dành tặng cho người nước ngoài chẳng hạn như Jean IV, Quận công xứ Bretagne và Sir Robert of Namur. Edward III – một người nói cả hai thứ tiếng – tự coi mình là vua của cả Anh và Pháp, và không thể tỏ ra ưu đãi đặc biệt cho bất kì nước nào so với nước còn lại. Đánh giá và tính cách Edward III rất được lòng dân trong suốt triều đại của ông, và ngay cả những rắc rối những năm cuối cũng ít ai đổ lỗi cho bản thân nhà vua. Sử gia thời Edward Jean Froissart viết trong biên niên sử rằng "Ông ấy đã làm được những điều mà người ta không còn được chứng kiến từ sau thời vua Arthur". Quan điểm này kéo dài qua nhiều năm, nhưng theo thời gian, cái nhìn về nhà vua đã thay đổi. Các sử gia đảng Whig thời đại sau cho rằng việc cải cách hiến pháp chỉ là cách đối phó với tình hình chiến tranh và cáo buộc Edward đã không hoàn thành trách nhiệm của một vị vua đối với đất nước. Trích theo Giám mục Stubbs: Nhận định này được công nhận rất lâu trước khi bị thách thức. Trong một bài báo năm 1360 tựa đề Edward III và các Sử gia, May McKisack chỉ ra mục đích luận của nhận xét của Stubbs. Một vị vua thời Trung Cổ không thể nhìn xa hơn về tương lai với một nền chế độ quân chủ nghị viện; thay vào đó, vai trò của ông là một vai trò thực dụng - duy trì trật tự và giải quyết các vấn đề khi chúng nảy sinh. Về điều này, Edward III đã làm rất xuất sắc. Edward cũng bị cáo buộc đã thả lỏng cho các con trai mình quá tự do dẫn đến những tranh chấp trong triều đình cuối cùng đã dẫn đến Chiến tranh Hoa Hồng. Tuyên bố này bị bác bỏ bởi K.B. McFarlane, người lập luận rằng đây không chỉ là chính sách chung của những ông vua già, mà còn là điều tốt nhất. Những người viết sử về nhà vua sau đó như Mark Ormrod và Ian Mortimer cũng có cái nhìn theo hướng này. Nhưng cái nhìn cũ tiêu cực chưa hoàn toàn biến mất; như gần đây vào 2001, Norman Cantor đã mô tả là Edward III một "kẻ tàn bạo và thích thú với việc giết người" và một "lực lượng hủy diệt tàn nhẫn." Từ những gì được biết về hành trạng Edward, người ta có thể cho ông là người bốc đồng hay điềm tĩnh, có thể được thấy qua việc ông có những hành động chống lại Stratford và các bộ trưởng năm 1340-1341. Cũng đồng thời, ông nổi tiếng về sự khoan dung; cháu nội của Mortimer chẳng những không bị xử phạt, mà còn được nắm giữ những địa vị quan trong trong chiến tranh với Pháp, và được tấn phontg thành Hiệp sĩ Garter. Trên hai quan điểm tôn giáo và sở thích cá nhân, Edward là một người bình thường. Ông dành sự quan tâm cho nghệ thuật và chiến tranh, đó điều đó, phù hợp với quan niệm thời Trung Cổ về một vị minh quân. Ông là một chiến binh thành công đến mức một nhà sử học quân sự hiện đại đã mô tả ông là vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử Anh. Ông cũng dành phần lớn sự quan tâm cho vợ ông, Vương hậu Philippa. Nhiều ý kiến cho rằng Edward là kẻ háo sắc, nhưng không có bằng chứng mà chứng minh nhà vua không chung tình cho đến khi Alice Perrers xuất hiện và trở thành người tình của vua, và vào lúc đó Hoàng hậu đã mắc bệnh nan y sắp vong mạng. Sự tận tụy này có ảnh hưởng đến những thành viên khác trong gia đình ông; vì đối lập với những người tiền nhiệm, Edward dường như không gặp phải sự chống đối nào từ năm người con trai trưởng thành của ông. Con cái Tổ tiên Tuyên bố về vương vị ở Pháp của Edward dựa vào cớ ông là cháu ngoại của Vua Philippe IV của Pháp, thông qua mẫu thân ông tức Isabelle. Chú thích nguồn Nguồn tham khảo ; 752pp Liên kết ngoài Edward III at the official website of the British Monarchy Edward III at BBC History The Medieval Sourcebook has some sources relating to the reign of Edward III: The Ordinance of Labourers, 1349 The Statute of Labourers, 1351 Thomas Walsingham's account of the Good Parliament of 1376 Sinh năm 1312 Mất năm 1377 Quân vương châu Âu thế kỉ XIV Vua Anh thế kỉ XIV Vương tộc Plantagenet Hiệp sĩ Garter Người Anh trong Chiến tranh giành độc lập Scotland Nhân vật trong Chiến tranh Trăm năm Vua thiếu nhi Quý tộc Pháp thế kỉ XIV Nhánh Anh đòi ngôi vua Pháp Quân vương Công giáo Người Anh gốc Pháp Người Anh gốc Tây Ban Nha Chôn cất tại tu viện Westminster Bá tước xứ Chester Vua Anh
951911
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zelandotipula%20forsteriana
Zelandotipula forsteriana
Zelandotipula forsteriana là một loài ruồi trong họ Tipulidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Chú thích Tham khảo Zelandotipula
845021
https://vi.wikipedia.org/wiki/6899%20Nancychabot
6899 Nancychabot
6899 Nancychabot (1988 RP10) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 14 tháng 9 năm 1988 bởi S. J. Bus ở Cerro Tololo. Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 6899 Nancychabot Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1988
353844
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bambang
Bambang
Bambang là một đô thị hạng 2 ở tỉnh Nueva Vizcaya, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2007, đô thị này có dân số 45.440 người trong 8.742 hộ. Barangay Bambang được chia thành 25 barangay. Tham khảo Liên kết ngoài Mã địa lý chuẩn Philipin Thông tin điều tra dân số năm 2000 của Philipin Thông tin điều tra dân số năm 2007 của Philipin News From Bambang Đô thị của Nueva Vizcaya
372029
https://vi.wikipedia.org/wiki/Maldegem
Maldegem
Maldegem là một đô thị ở tỉnh Oost-Vlaanderen. Đô thị này bao gồm the villages of Maldegem, Adegem và Middelburg. Kleit và Donk have always been separate hamlets of Maldegem. Tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2006, Maldegem có tổng dân số 22.289 người. Tổng diện tích là 94,64 km² với mật độ dân số là 236 người trên mỗi km². Stoomcentrum Maldegem tọa lạc ở nhà ga đường sắt cũ tại Maldegem. Dân địa phương nổi tiếng Joanna Courtmans (1811-1890), nhà văn Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức - Chỉ bằng tiếng Hà Lan Đô thị của Oost-Vlaanderen
576656
https://vi.wikipedia.org/wiki/Larraona
Larraona
Larraona là một đô thị trong tỉnh và cộng đồng tự trị Navarre, Tây Ban Nha. Đô thị này có diện tích là 7,71 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2007 là 123 người với mật độ người/km² Tham khảo Đô thị ở Navarre
707940
https://vi.wikipedia.org/wiki/Famelica%20tajourensis
Famelica tajourensis
Famelica tajourensis là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Conidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Famelica
759463
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sesbania%20herbacea
Sesbania herbacea
Sesbania herbacea (syn. Sesbania exaltata) là một loài thực vật có hoa trong họ Fabaceae. Đây là loài bản địa của Hoa Kỳ, đặc biệt là các bang đông nam, nơi có khí hậu ẩm. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Jepson Manual Treatment USDA Plants Profile GRIN Species Profile FAO Ecocrops Photo gallery Chi Điền thanh
668475
https://vi.wikipedia.org/wiki/Atelopus%20lynchi
Atelopus lynchi
Atelopus lynchi là một loài cóc trong họ Bufonidae. Chúng là loài đặc hữu của Ecuador. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, và sông. Loài này đang bị đe dọa do mất nơi sống. Nguồn Ron, S., Coloma, L.A., Bustamante, M.R., Bolívar, W., Lötters, S., Renjifo, J.M. & Rueda, J.V. 2004. Atelopus lynchi. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007. Chú thích Tham khảo Atelopus Động vật lưỡng cư Ecuador
811745
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%B4ng%20Minh%2C%20H%C3%A0%20Tr%E1%BA%A1ch
Đông Minh, Hà Trạch
Đông Minh () là một huyện của địa cấp thị Hà Trạch, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Đây là huyện cực tây của Sơn Đông và nằm bên bờ đông (hữu) của Hoàng Hà. Trấn Hương Tham khảo Liên kết ngoài Trang thông tin chính thức Đơn vị cấp huyện Sơn Đông Hà Trạch
285009
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bocaina%2C%20S%C3%A3o%20Paulo
Bocaina, São Paulo
Bocaina là một đô thị ở bang São Paulo của Brasil. Đô thị này nằm ở vĩ độ 22º08'10" độ vĩ nam và kinh độ 48º31'05" độ vĩ tây, trên khu vực có độ cao 580 m. Dân số năm 2004 ước tính là 10.565 người. Đô thị này có diện tích 364,044 km². Thông tin nhân khẩu Dữ liệu dân số theo điều tra dân số năm 2000 Tổng dân số: 9.442 Dân số thành thị: 8.546 Dân số nông thôn: 896 Nam giới: 4.711 Nữ giới: 4.731 Mật độ dân số (người/km²): 25,94 Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi (trên một triệu người): 7,87 Tuổi thọ bình quân (tuổi): 76,21 Tỷ lệ sinh (số trẻ trên mỗi bà mẹ): 2,09 Tỷ lệ biết đọc biết viết: 88,33% Chỉ số phát triển con người (HDI-M): 0,807 Chỉ số phát triển con người - Thu nhập: 0,731 Chỉ số phát triển con người - Tuổi thọ: 0,853 Chỉ số phát triển con người - Giáo dục: 0,837 (Nguồn: IPEADATA) Sông ngòi Sông Jacaré-Pepira Các xa lộ SP-255 Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng của đô thị Bocaina trên WikiMapia Đô thị bang São Paulo
813729
https://vi.wikipedia.org/wiki/Russell%20Global%20Index
Russell Global Index
Russell Global Index là chỉ số tham khảo quan trọng và phổ biến cho các chiến lược đầu tư trên toàn cầu. Vào năm 2008, 9 công ty của Việt Nam đã được xét đủ điều kiện và được đưa vào chỉ số toàn cầu này cũng như các chỉ số phụ khác như Russell Emerging Markets Index (chỉ số dành cho thị trường mới nổi), Russell Asia Index (chỉ số dành cho khu vực châu Á) và Russell Asia Pacific Index (chỉ số dành cho khu vực châu Á Thái Bình Dương). Theo ông Stephen Wood, chiến lược gia cao cấp của Russell Investments, "Chỉ số Russell Vietnam Index đóng góp một phần quan trọng vào bộ chỉ số thế giới. Quá trình tái tổ chức hàng năm giúp nắm bắt những thay đổi ở các thị trường chủ chốt và rà soát lại các chỉ số để đưa ra đánh giá về thực trạng một cách chính xác. Quá trình này đưa ra những chuẩn mực cơ bản đáng tin cậy để nhà đầu tư có thể đánh giá khả năng hoạt động của các cổ phiếu trong danh mục đầu tư hoặc ngừng kế hoạch đầu tư." Các công ty Việt Nam được gia nhập chỉ số Russell Global Index bao gồm: Tập đoàn Đầu tư và Phát triển công nghệ (mã chứng khoán FPT) Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (STB) Công ty Khoan và Dịch vụ dầu khí (PVD) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành) Công ty Phân đạm và hoá chất dầu khí (DPM) Công ty Sữa Việt Nam (VNM) Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại (PPC) Công ty cổ phần Vincom (VIC) Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) Russell Investments là công ty cung cấp các giải pháp chiến lược và hàng loạt sản phẩm đầu tư được thành lập năm 1936 ở Mỹ. Tính tới cuối tháng 3 năm 2008, công ty quản lý danh mục trị giá hơn 213 tỷ USD và cung cấp dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức và các nhà tư vấn ở hơn 40 nước. Bộ chỉ số chứng khoán Russell Investments được xem như một tham khảo quan trọng và phổ biến cho các chiến lược đầu tư trên toàn cầu. Các chỉ số này được xây dựng và công bố hằng năm dựa trên các số liệu khách quan thu thập được từ các thị trường chứng khoán, trong đó quan trọng nhất là tỷ lệ vốn hóa thị trường. Chú thích Kinh tế Việt Nam
947435
https://vi.wikipedia.org/wiki/Brachypremna%20karma
Brachypremna karma
Brachypremna karma là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Tham khảo Brachypremna
970067
https://vi.wikipedia.org/wiki/Carabhydrus%20andreas
Carabhydrus andreas
Carabhydrus andreas là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Zwick miêu tả khoa học năm 1981. Chú thích Tham khảo Bếp nhà Bọ nước Carabhydrus Gan trùng Cháy nổ
361038
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%8Ba%20%C4%91%E1%BB%99ng%20l%E1%BB%B1c%20h%E1%BB%8Dc
Địa động lực học
Địa động lực học là một nhánh nhỏ của địa vật lý nghiên cứ về động lực học của trái Đất. Nó áp dụng vật lý, toán học, hóa học để tìm hiểu làm thế nào Đối lưu manti dẫn đến kiến tạo mảng và các hiện tượng địa chất như Tách giãn đáy đại dương, sự hình thành của núi, núi lửa, động đất, đứt gãy, và vân vân. Nó cũng nghiên cứu về hoạt động bên trong lòng đất bằng cách đo từ trường, trọng lực, và sóng địa chấn, cũng như những khoáng chất của đá và của họ Địa hóa đồng vị. Phương pháp của địa động lực học cũng được áp dụng để thăm dò của các hành tinh khác. Tổng quan Địa động lực học thường nghiên cứu về các quá trình di chuyển mọi vật trong Trái Đất. Ở bên trong Trái Đất, di chuyển xảy ra khi đá tan hoặc biến dạng và chảy do tác động của trường ứng suất. Biến dạng này có thể là biến dạng giòn, đàn hồi hoặc dẻo, tùy thuộc vào độ lớn của áp suất và các đơn vị vật lý khác, đặc biệt là sự giảm áp lực theo thời gian. Đá có cấu trúc và thành phần không đồng nhất, vì vậy nó là thường phụ thuộc vào các áp lực khác nhau. Khi làm việc với các quãng thời gian địa chất, sẽ thuận tiện hơn khi dùng ước lượng môi trường liên tiếp và trường ứng suất cân bằng để nghiên cứu phản ứng với áp lực trung bình. Các chuyên gia trong địa động lực học thường sử dụng dữ liệu từ trắc địa, GPS, InSAR, và địa chấn học, cùng với các mô hình toán học để nghiên cứu sự tiến hóa của Thạch quyển, Lớp phủ và lõi Trái Đất. Công việc thực hiện bởi nhà địa động lực học có thể bao gồm: Mô phỏng biến dạng giòn và dẻo của các chất liệu địa chất Dự đoán các mô hình cấu tạo và tan rã của châu lục và siêu lục Quan sát biến dạng bề mặt do băng và giãn nở lục địa sau thời kỳ băng hà, và làm các phỏng đoán liên quan đến độ nhớt của quyển manti Tìm hiểu cơ chế hoạt động của kiến tạo mảng. Biến dạng của đá Dá và các chất liệu địa chất trải qua độ biến dạng với 3 mức độ khác nhau, đàn hồi, dẻo, và giòn tuỳ thuộc vào tính chất của chất liệu và độ mạnh của trường ứng suất. Áp lực được định nghĩa là lực trung bình tác động vào một phần của đá. Áp suất là một phần của áp lực làm thay đổi thể tích của một chất rắn; Ứng suất cắt thay đổi hình dạng. Nếu không có lực cắt, các chất lỏng ở trạng thái cân bằng thủy tĩnh. Do đó, sau thời gian dài, đá dễ bị biến dạng dưới áp lực, Có thể ước lượng Trái Đất được đặt trong thủy tĩnh cân bằng. Áp lực lên đá chỉ phụ thuộc vào trọng lượng của đá nằm phía trên, và điều này phụ thuộc vào trọng lực và khối lượng riêng của đá. Trong một vật thể như mặt Trăng khối lượng riêng gần như không đổi, nên thông tin về áp suất dễ tính. Ở trái Đất, những lực nén của đá với độ sâu là quan trọng, và cần một phương trình trạng thái để tính toán những thay đổi khối lượng riêng của đá kể cả khi nó có thành phần đồng nhất. Đàn hồi Biến dạng đàn hồi luôn có thể đảo ngược, có nghĩa là nếu trường ứng suất liên kết với biến dạng đàn hồi được loại bỏ, vật liệu sẽ trở lại trạng thái trước đó. Các vật liệu chỉ cư xử đàn hồi khi sắp xếp tương đối dọc theo trục của vật liệu của các thành phần như nguyên tử hay tinh thể được giữ nguyên. Điều này có độ lớn của áp lực không thể vượt quá sức mạnh tối đa của vật liệu, và khoảng thời gian áp lực tác động không bằng với khoảng thời gian thả lỏng của vật liệu. Nếu áp suất vượt quá giới hạn sẽ dẫn đến biến dạng dẻo hoặc giòn. Biến dạng dẻo Biến dạng dẻo xảy ra khi nhiệt độ của một hệ thống đủ cao để cho một phần của vật liệu lỏng ra, có nghĩa là một phần lớn của các liên kết hóa học đang trong quá trình bị phá vỡ và tái tạo. Trong biến dạng này quá trình của nguyên tử sắp xếp lại phân phối lại áp lực và độ biến dạng về cân bằng nhanh hơn chúng có thể tích lũy. Ví dụ như sự uốn thạch quyển dưới Đảo núi lửa hoặc bồn trầm tích, và rãnh đại dương. Sự biến dạng dẻo sẽ xảy ra khi quá trình vận chuyển như khuếch tán và bình lưu dựa trên liên kết hóa học bị phá vỡ và tái tạo phân phối lại áp lực nhanh như cách nó tích lũy. Biến dạng giòn Khi áp lực tập trung nhanh hơn sự thả lỏng của thể phân bố nó,biến dạng giòn xảy ra. Cơ chế của biến dạng giòn liên quan phản ứng giữa sự tích tụ hoặc du chuyển của sự khiếm khuyết đặc biệt là những khiếm khuyết tạo ra bởi sự biến dạng làm cho vật bị rối loạn và vỡ. Nói cách khác, tất cả những đứt vỡ, dù nhỏ thế nào, cũng thường tập trung và làm vết vỡ to ra. Nói chung, trạng thái của sự biến dạng được kiểm soát không chỉ bởi mức độ áp lực, mà còn bởi sự phân bố của áp lực và độ biến dạng. Cấu trúc biến dạng Các nhà địa chất cấu tạo học nghiên cứu kết quả của sự biến dạng bằng quan sát đá, đặc biệt là các chế độ và hình dáng của sự biến dạng để tái tạo lại trường ứng suất đã gây ra tác động với đá. Địa chất cấu tạo là một bổ sung quan trọng cho địa động lực học bởi vì nó cung cấp nguồn dữ liệu trực tiếp nhất về các chuyển đổi của Trái Đất. Các chế độ khác nhau của sự biến dạng tạo ra các cấu trúc địa chất khác biệt. Nhiệt động lực học Các đặc điểm của đá mà kiểm soát tốc độ và mức độ của sự biến dạng như Độ bền uốn hoặc độ nhớt, tuỳ thuộc vào các trạng thái nhiệt của đá và thành phần. Đại lượng quan trọng nhất trong nhiệt động lực học là nhiệt độ và áp suất. Cả hai đều tăng cùng với độ sâu, vì thế ước lượng đầu tiên về mức độ biến dạng có thể suy ra từ độ sâu. Trong phần trên của thạch quyển, biến dạng giòn thường xảy ra vì dưới áp suất thấp đá có sức mạnh tương đối thấp, trong khi đồng thời, nhiệt độ thấp làm giảm khả năng dễ uốn dòng vật chất. Sau khu vực ranh giới dữa biến dạng giòn-dẻo, biến dạng dẻo thống trị. Biến dạng đàn hồi xảy ra khi khoảng thời gian của áp lực ngắn hơn thời gian thả lỏng của vật chất. Sóng địa trấn là một ví dụ điển hình của loại biến dạng này. Ở nhiệt độ cao đủ để làm tan đá, sức mạnh so với biến dạng dẻo tiến đến 0, đó là lý do tại biến dạng đàn hồi cắt (sóng S) sẽ không di chuyển qua được chất nóng chảy. Động lực của trái Đất Động lực chính đằng sau áp lực ở trái Đất được cung cấp bởi nhiệt lượng từ đồng vị phóng xạ phân hủy, ma sát, và nhiệt dư. Sự làm mát ở bề mặt và sự sản xuất nhiệt trong trái Đất tạo ra một građien nhiệt độ từ lõi nóng cho đến thạch quyển tương đối mát. Nhiệt năng này được chuyển thành cơ năng bởi sự lan toả nhiệt. Đá nằm sâu hơn thường nóng hơn và có tốc độ lan toả nhiệt lớn hơn và khối lượng riêng thấp hơn đá nằm trên. Ngược lại, đá nguội ở bề mặt có thể trở nên ít nổi hơn đá nằm dưới. Cuối cùng việc này có thể dẫn đến sự mất ổn định Rayleigh-Taylor (ảnh 1). Sự nổi âm nhiệt của mảng kiến tạo đại dương là nguyên nhân chính tạo ra sự hút chìm và kiến tạo mảng, trong khi sự nổi dương nhiệt có thể dẫn đến chùm manti, giải thích nguyên nhân kích hoạt núi lửa. Tầm quan trọng của sản xuất nhiệt so với mất nhiệt cho đối lưu nổi trong cả trái Đất vẫn còn là điều không chắc chắn và đối lưu nổi còn là một mối quan tâm chính của địa động lực học. Phương pháp Địa động lực học là một rộng lĩnh vực rộng kết hợp quan sát từ nhiều nhánh khác nhau của địa chất học tạo thành một bức tranh về hoạt động của Trái Đất. Gần với bề mặt của trái Đất, dữ liệu bao gồm trắc địa, Định tuổi bằng đồng vị phóng xạ, Thạch luận, khoáng chất học, khoan hố khoan, và kỹ thuật viễn thám. Tuy nhiên, vượt qua độ sâu vài km, hầu hết các cách quan sát trở không thực tế. Các nhà địa chất nghiện cứ địa động lực học của quyển manti và lõi Trái Đất phải hoàn toàn dựa trên máy cảm biến, đặc biệt là địa chấn, và tái tạo điều kiện tìm thấy bên trong ở trái Đất bằng các thí nghiệm với áp suất cao nhiệt độ cao.(xem phương trình Adams–Williamson). Vì sự phức tạp của hệ thống địa chất, mô hình máy tính được sử dụng để kiểm tra lý thuyết dự đoán về địa động lực học sử dụng dữ liệu từ các nguồn. Xem thêm Tính toán cơ sở hạ Tầng địa động lực Tham khảo Bibliography Liên kết ngoài Khảo sát địa chất của Canada - địa động lực chương Trình Địa động lực Chủ - JPL/NASA NASA hành Tinh địa động lực Dữ Liệu Nhân vật–Địa Động Lực Và An Ninh Quốc gia Tính toán cơ sở hạ Tầng địa động lực Trắc địa Địa động lực học Địa vật lý
795214
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93%20Th%E1%BB%8B%20K%E1%BB%B7%20%28x%C3%A3%29
Hồ Thị Kỷ (xã)
Hồ Thị Kỷ là một xã thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Địa lý Xã Hồ Thị Kỷ nằm ở phía nam huyện Thới Bình, có vị trí địa lý: Phía đông giáp thành phố Cà Mau và xã Tân Lộc Phía tây giáp huyện U Minh Phía nam giáp thành phố Cà Mau và huyện Trần Văn Thời Phía bắc giáp xã Thới Bình. Xã Hồ Thị Kỷ có diện tích 40,68 km², dân số là 21.411 người, mật độ dân số đạt 526 người/km². Hành chính Xã Hồ Thị Kỷ được chia thành 12 ấp: 1, 2, Bào Nhàn, Bến Gỗ, Cái Bát, Cây Khô, Cây Sộp, Đường Đào, Tắc Thủ, Xóm Lá, Xóm Sở. Lịch sử Sau năm 1975, xã Hồ Thị Kỷ thuộc huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau. Ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu được tiến hành hợp nhất vào ngày 1 tháng 1 năm 1976 với tên gọi ban đầu là tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. Khi đó, xã Hồ Thị Kỷ thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu. Ngày 10 tháng 3 năm 1976, Ban đại diện Trung ương Đảng và Chính phủ đổi tên tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu thành tỉnh Minh Hải. Khi đó, xã Hồ Thị Kỷ thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Minh Hải. Ngày 25 tháng 7 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 275-CP về việc xác định ranh giới của xã Hồ Thị Kỷ sau khi chuyển giao 1/2 xã sang cho huyện Cà Mau theo Quyết định số 326-CP như sau: Phía đông giáp xã Tân Hải Phía tây giáp sông Trèm Trẹm (xã Khánh Thới) Phía nam giáp huyện Cà Mau Phía bắc giáp xã Thới Hoà. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu. Khi đó, xã Hồ Thị Kỷ thuộc huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Chú thích Tham khảo Đơn vị hành chính Việt Nam đặt tên theo tên người
327099
https://vi.wikipedia.org/wiki/Buenamadre
Buenamadre
Buenamadre (Mẹ Tốt) là một đô thị ở tỉnh Salamanca, phía tây Tây Ban Nha, cộng đồng tự trị Castile-Leon. Đô thị này có cự ly 60 kilômét so với thành phố tỉnh lỵ Salamanca và có dân số năm 2008 là 153 người. Tham khảo Đô thị ở Salamanca
302522
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mortcerf
Mortcerf
Mortcerf là một xã ở tỉnh Seine-et-Marne, thuộc vùng Île-de-France ở miền bắc nước Pháp. Dân số Người dân ở đây được gọi là Moressartois. Điều tra dân số năm 1999, xã này có dân số là . Xem thêm Xã của tỉnh Seine-et-Marne Tham khảo Liên kết ngoài 1999 Land Use, from IAURIF (Institute for Urban Planning and Development of the Paris-Île-de-France région French Ministry of Culture list for Mortcerf Map of Mortcerf on Michelin Xã của Seine-et-Marne
949026
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pselliophora%20chaseni
Pselliophora chaseni
Pselliophora chaseni là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Tham khảo Pselliophora
466127
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%97ng%20d%C6%B0ng%20mu%E1%BB%91n%20kh%C3%B3c
Bỗng dưng muốn khóc
Bỗng dưng muốn khóc là một bộ phim truyền hình được thực hiện bởi BHD do Vũ Ngọc Đãng làm biên kịch, đạo diễn. Phim phát sóng vào lúc 20h00 thứ 2, 3, 4 hàng tuần bắt đầu từ ngày 25 tháng 8 năm 2008 và kết thúc vào ngày 12 tháng 11 năm 2008 trên kênh VTV1. Nội dung Bỗng dưng muốn khóc là câu chuyện về mối tình đặc biệt của cậu “công tử bột” Bảo Nam (Lương Mạnh Hải) và cô gái mồ côi bán sách cũ lề đường Trúc (Tăng Thanh Hà). Từ một công tử con nhà giàu, ăn chơi quậy phá bị cha mẹ đuổi ra đường, Bảo Nam đã đi tìm lại chính mình nhờ sự giúp đỡ của cô gái nghèo khó nhưng giàu nghị lực sống, đồng thời cũng nhận ra tình yêu đích thực của cuộc đời... Diễn viên Cùng một số diễn viên khác... Nhạc phim Sản xuất Kịch bản của bộ phim được đạo diễn kiêm biên kịch Vũ Ngọc Đãng thực hiện trong vòng một năm rưỡi, với ba vai chính Bảo Nam, Trúc và Hiều được viết sẵn lần lượt cho Lương Mạnh Hải, Tăng Thanh Hà và Hiếu Hiền. Quá trình quay phim chính diễn ra trong suốt năm tháng, với bối cảnh ghi hình ở nhiều nơi khác nhau cùng sự hỗ trợ của hai đạo diễn hình ảnh là Nguyễn Tranh và Nguyễn Nam. Phần nhạc phim do ca sĩ Minh Thư đảm nhiệm chính. Diễn viên Tăng Thanh Hà đã phải mặc đến chín bộ áo dài khác nhau trong suốt 2/3 thời lượng phim, các trang phục của diễn viên cũng đều được mua ở Thái Lan và Singapore. Ban đầu, bộ phim dự định phát sóng trên HTV, nhưng do đã kín lịch phát sóng nên phim sau đó được lên sóng VTV. Đón nhận Là bộ phim hài đầu tiên của Vũ Ngọc Đãng và phim không thuộc dòng chính luận hiếm hoi trên kênh VTV1, tại thời điểm phát sóng, Bỗng dưng muốn khóc nhanh chóng tạo nên "cơn sốt" trong khán giả trẻ, được cho là vì nội dung hấp dẫn, hình ảnh đẹp, diễn viên trẻ trung, tiết tấu phim nhanh cùng nhiều tình huống hài hước. Ba diễn viên chính nhờ bộ phim đã trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến. Tác phẩm còn được nhận định là làm "thay đổi cục diện" của phim truyền hình Việt Nam lúc bấy giờ. Bài hát cùng tên của phim sau khi ra mắt cũng trở thành một bản hit và được coi là "tuổi thơ" với nhiều người. Vì thu hút quá nhiều quảng cáo nên đơn vị phát sóng lần đầu tiên đã phải tăng giá quảng cáo cho khung giờ phát phim. Dù vậy, trong những tập về cuối, bộ phim bị đánh giá là "nhạt" và "dài dòng" vì câu chuyện dần đi vào bế tắc. Vào năm 2015, Bỗng dưng muốn khóc đã được chọn làm phim trình chiếu tại Liên hoan phim Clap! lần đầu tiên tổ chức bởi Viện Pháp tại Hà Nội. Giải thưởng Tham khảo Liên kết ngoài Phim truyền hình Việt Nam ra mắt năm 2008 Phim truyền hình Việt Nam phát sóng trên kênh VTV1 Phim lãng mạn Việt Nam Phim tâm lý Việt Nam Phim do Vũ Ngọc Đãng đạo diễn Chương trình truyền hình nhiều tập của BHD Phim truyền hình giành giải Cánh diều bạc
958486
https://vi.wikipedia.org/wiki/Limnophila%20charon
Limnophila charon
Limnophila charon là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Liên kết ngoài Tham khảo Limnophila (chi ruồi) Limoniidae ở vùng Neotropic
849084
https://vi.wikipedia.org/wiki/9809%20Jimdarwin
9809 Jimdarwin
9809 Jimdarwin (1998 RZ5) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 9809 Jimdarwin 009809 19980913 009809 Tiểu hành tinh được đặt tên 9532
236073
https://vi.wikipedia.org/wiki/Charles%20V%20c%E1%BB%A7a%20Ph%C3%A1p
Charles V của Pháp
Charles V (21 tháng 1 năm 1338 – 16 tháng 9 năm 1380), được gọi là Nhà thông thái (tiếng Pháp: le Sage; tiếng Latinh: Sapiens), là Vua của Pháp từ năm 1364 cho đến khi ông qua đời vào năm 1380. Triều đại của ông đã đánh dấu một đỉnh cao ban đầu của nước Pháp trong Chiến tranh Trăm năm, với quân đội của ông đã khôi phục phần lớn lãnh thổ do người Anh nắm giữ, và đảo ngược thành công những tổn thất quân sự của những người tiền nhiệm. Charles trở thành nhiếp chính của Pháp khi cha ông là John II bị người Anh bắt trong Trận chiến Poitiers năm 1356. Để chi trả cho việc bảo vệ vương quốc, Charles đã tăng thuế. Kết quả là, ông phải đối mặt với sự thù địch từ giới quý tộc, đứng đầu là Charles the Bad, Vua của Navarre; sự phản đối của giai cấp tư sản Pháp, được truyền thông qua Estates-General do Étienne Marcel lãnh đạo; và với một cuộc nổi dậy của nông dân được gọi là Jacquerie. Charles đã vượt qua tất cả những cuộc nổi loạn này, nhưng để giải thoát cho cha mình, ông phải ký kết Hiệp ước Brétigny vào năm 1360, trong đó ông từ bỏ phần lớn miền tây nam nước Pháp cho Edward III của Anh và đồng ý trả một khoản tiền chuộc khổng lồ. Charles trở thành vua vào năm 1364. Với sự giúp đỡ của các cố vấn tài năng, khả năng quản lý vương quốc khéo léo của ông đã cho phép ông bổ sung ngân khố hoàng gia và khôi phục uy tín của Nhà Valois. Ông đã thành lập đội quân thường trực đầu tiên được trả lương bình thường, đội quân này đã giải phóng người dân Pháp khỏi hàng ngũ những kẻ phá hoại thường xuyên cướp bóc đất nước khi không có việc làm. Được lãnh đạo bởi Bertrand du Guesclin, Quân đội Pháp đã có thể xoay chuyển cục diện của Chiến tranh Trăm năm theo hướng có lợi cho Charles, và đến cuối triều đại của Charles, họ đã tái chiếm gần như tất cả các lãnh thổ được nhượng lại cho người Anh vào năm 1360. Hơn nữa , hạm đội Pháp do Jean de Vienne chỉ huy đã tấn công bờ biển Anh lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu Chiến tranh Trăm năm. Charles V qua đời năm 1380. Ông được kế vị bởi con trai Charles VI, người có triều đại thảm khốc đã cho phép người Anh giành lại quyền kiểm soát phần lớn nước Pháp. Tiểu sử Đầu đời Charles sinh ra tại Lâu đài Vincennes bên ngoài Paris, là con trai của Hoàng tử John và Công chúa Bonne xứ Luxembourg. Ông được giáo dục tại tòa án với những cậu bé khác cùng tuổi mà ông sẽ thân thiết trong suốt cuộc đời: chú Philip, Công tước xứ Orléans (chỉ hơn ông hai tuổi), ba anh trai Louis, John và Philip, Louis xứ Bourbon , Edward và Robert xứ Bar, Godfrey xứ Brabant, Louis I, Bá tước xứ Étampes, Louis xứ Évreux, anh trai của Charles Xấu xa, John và Charles xứ Artois, Charles xứ Alençon, và Philip xứ Rouvres. Vị vua tương lai rất thông minh nhưng thể chất yếu ớt, nước da nhợt nhạt và thân hình gầy gò, không cân đối. Điều này tạo nên sự tương phản rõ rệt với cha anh, một người cao lớn, khỏe mạnh và có mái tóc màu hung. Dauphin đầu tiên của Hoàng gia Pháp Humbert II, Dauphin xứ Viennois, tan nát do không thể tăng thuế sau một cuộc thập tự chinh ở Trung Đông, và không có con sau cái chết của đứa con trai duy nhất, đã quyết định bán Dauphiné, một thái ấp của Đế chế La Mã thần thánh. Cả giáo hoàng và hoàng đế đều không muốn mua và giao dịch được ký kết với ông nội của Charles, đương kim Vua Philip VI. Theo Hiệp ước La Mã, Dauphiné xứ Viennois sẽ được nắm giữ bởi con trai của vị vua tương lai John the good. Vì vậy, chính Charles, con trai cả của người sau, đã trở thành Dauphin đầu tiên. Năm 12 tuổi, ông bất ngờ được trao quyền khi đang ở Grenoble (10 tháng 12 năm 1349 đến tháng 3 năm 1350). Vài ngày sau khi ông đến, người dân Grenoble được mời đến Quảng trường Nhà thờ Đức Bà, nơi một lễ đài được dựng lên. Chàng trai trẻ Charles thế chỗ bên cạnh Giám mục John của Chissé và nhận lời tuyên thệ trung thành của người dân. Đổi lại, ông công khai hứa sẽ tôn trọng điều lệ cộng đồng và xác nhận các quyền tự do và đặc quyền của Humbert II, được tóm tắt trong một đạo luật long trọng trước khi ông ký vào bản thoái vị và ban lệnh ân xá cuối cùng cho tất cả các tù nhân, ngoại trừ những người phải đối mặt với án tử hình. .Vào ngày 8 tháng 4 năm 1350 tại Tain-l'Hermitage, Dauphin kết hôn với người em họ Joanna xứ Bourbon ở tuổi 12. Cuộc hôn nhân huyết thống này đã được sự chấp thuận trước của giáo hoàng (cả hai đều là hậu duệ của Charles xứ Valois). Cuộc hôn nhân bị trì hoãn do cái chết của mẹ ông, Bonne xứ Luxembourg và bà ngoại Joan the Lame, bị bệnh dịch quét sạch (ông không còn gặp họ sau khi rời đến Dauphiné). Bản thân dauphin đã bị ốm nặng từ tháng 8 đến tháng 12 năm 1349. Các cuộc tụ tập bị hạn chế để làm chậm sự lây lan của bệnh dịch đang hoành hành ở châu Âu, vì vậy hôn lễ diễn ra một cách riêng tư. Việc kiểm soát Dauphiné có giá trị đối với Vương quốc Pháp, vì nó chiếm Thung lũng Rhône, tuyến đường thương mại chính giữa Địa Trung Hải và Bắc Âu từ thời cổ đại, khiến họ tiếp xúc trực tiếp với Avignon, lãnh thổ của Giáo hoàng và trung tâm ngoại giao của Châu Âu thời trung cổ. Mặc dù còn trẻ, dauphin đã đăng ký để được thần dân của mình công nhận, can thiệp để ngăn chặn cuộc chiến đang diễn ra giữa hai gia đình chư hầu và thu được kinh nghiệm rất hữu ích cho ông. Nhiệm vụ ở Normandy Charles được gọi về Paris sau cái chết của ông nội Philip VI và tham gia lễ đăng quang của cha ông John the Good vào ngày 26 tháng 9 năm 1350 tại Reims. Tính hợp pháp của John the Good, và của Valois nói chung, không được nhất trí. Cha của ông, Philip VI, đã mất hết uy tín với các thảm họa ở Crécy, Calais, sự tàn phá của bệnh dịch hạch và những thay đổi tiền tệ cần thiết để hỗ trợ tài chính hoàng gia. Gia tộc hoàng gia đã phải đương đầu với sự phản đối từ mọi phía trong vương quốc. Người đầu tiên trong số này được lãnh đạo bởi Charles II của Navarre, được gọi là "Kẻ xấu", người có mẹ là Joan II của Navarre đã từ bỏ vương miện của Pháp để lấy Navarre vào năm 1328. Charles II của Navarre là con cả trong một dòng dõi quyền lực. Với tham vọng đạt được vương miện của nước Pháp, ông đã cố gắng tập hợp những kẻ bất mãn xung quanh mình. Ông được hỗ trợ bởi những người thân và đồng minh của mình: Nhà Boulogne (và họ hàng của họ ở Auvergne), các nam tước xứ Champagne trung thành với Joan II của Navarre (người thừa kế Champagne, nếu nó không được sáp nhập vào vương miện của Pháp), và bởi những người theo Robert xứ Artois, bị Philip VI đuổi khỏi vương quốc. Ông cũng nhận được sự hỗ trợ của Đại học Paris và các thương nhân phía tây bắc, nơi giao thương xuyên eo biển là rất quan trọng. Là một nhà hùng biện lỗi lạc và đã quen với chế độ quân chủ do Cortes of Navarre (tương đương với Đại tướng quân) kiểm soát, Charles the Bad ủng hộ việc cải cách một nhà nước được coi là quá độc đoán, không để lại tiếng nói nào cho giới quý tộc hoặc các thành phố (John the Good được cai trị bởi một nhóm yêu thích và các sĩ quan đôi khi xuất thân khiêm tốn). Không giống như cha ông, Charles V nghĩ rằng một vị vua phải được sự chấp thuận của thần dân và phải lắng nghe lời khuyên của họ. Quan điểm này cho phép anh ta tiếp cận các quý tộc Norman và những người theo chủ nghĩa cải cách, và do đó là Charles of Navarre. Quyền lực của Navarre đến mức, vào ngày 8 tháng 1 năm 1354, ông ta đã sát hại đối thủ của mình là Charles de la Cerda (người yêu thích của nhà vua) mà không bị trừng phạt, và công khai thú nhận tội ác này. Ông thậm chí còn đạt được, thông qua Hiệp ước Mantes, nhượng bộ lãnh thổ và chủ quyền bằng cách đe dọa liên minh với người Anh. Nhưng ở Avignon, người Anh và người Pháp đang đàm phán về một nền hòa bình có thể ngăn Charles của Navarre trông cậy vào sự hỗ trợ của Edward III. Do đó, ông đã ký một hiệp ước với người Anh, trong đó Vương quốc Pháp sẽ được phân chia giữa họ. Một cuộc đổ bộ của người Anh đã được lên kế hoạch để kết thúc thỏa thuận ngừng bắn, sẽ hết hạn vào ngày 24 tháng 6 năm 1355. Vua John ra lệnh cho Dauphin vào tháng 3 năm 1355 tổ chức phòng thủ Normandy, yêu cầu tăng các loại thuế cần thiết. Nhiệm vụ khó khăn do ảnh hưởng ngày càng tăng của Charles the Bad, người đã có được địa vị tương tự như địa vị "Công tước" theo Hiệp ước Mantes. Ông có khả năng liên minh với Edward III và bất cứ lúc nào cũng có thể mở cửa ngõ đến Normandy cho người Anh. Dauphin tránh chiến tranh bằng cách hòa giải Navarre với nhà vua, điều này được ấn định bằng một buổi lễ tại triều đình vào ngày 24 tháng 9 năm 1355. Edward III cảm thấy bị xúc phạm trước sự phản bội gần đây nhất của Charles of Navarre, và cuộc đổ bộ như đã hứa đã không xảy ra. Chế độ nhiếp chính và cuộc nổi dậy của đẳng cấp thứ ba Vua John được nhiều người coi là một nhà cai trị hấp tấp, giống với phong cách của các vị vua phong kiến ​​trước đó mà sau đó đã trở nên lỗi thời, những người đã xa lánh các quý tộc của mình thông qua công lý độc đoán và những cộng sự được đề cao đôi khi bị coi là đáng ngờ. Sau ba năm gián đoạn, Chiến tranh Trăm năm với Anh tiếp tục vào năm 1355, với Edward, Hoàng tử đen, lãnh đạo quân đội Anh-Gascon trong một cuộc đột kích dữ dội khắp miền tây nam nước Pháp. Sau khi ngăn chặn một cuộc xâm lược của người Anh vào Normandy, John dẫn đầu một đội quân khoảng 16.000 người về phía nam, băng qua sông Loire vào tháng 9 năm 1356 với mục tiêu đánh bại 8.000 binh sĩ của Hoàng tử tại Poitiers. Từ chối lời khuyên của một thuyền trưởng về việc bao vây và bỏ đói Hoàng tử, một chiến thuật mà Edward lo sợ, John tấn công vào vị trí vững chắc của kẻ thù. Trong trận Poitiers sau đó (19 tháng 9 năm 1356), lực lượng bắn cung của Anh đã tiêu diệt gần như toàn bộ kỵ binh Pháp, và John bị bắt. Charles dẫn đầu một tiểu đoàn tại Poitiers đã rút lui sớm trong cuộc chiến; liệu mệnh lệnh đến từ John (như sau này ông tuyên bố), hay chính Charles đã ra lệnh rút quân, vẫn chưa rõ ràng. Kết quả của trận chiến khiến nhiều người trong giới quý tộc cay đắng. Dư luận phổ biến buộc tội các quý tộc phản bội nhà vua, trong khi Charles và những người anh em của ông không bị đổ lỗi - ông đã được đón tiếp một cách vinh dự khi trở về Paris. Dauphin đã triệu tập Estates-General vào tháng 10 để tìm kiếm tiền cho việc bảo vệ đất nước. Tức giận với những gì họ coi là quản lý kém, nhiều người trong số họ đã tập hợp lại thành một cơ quan do Étienne Marcel, Giám đốc Thương gia (chức danh gần tương đương với Thị trưởng Paris ngày nay) đứng đầu. Marcel yêu cầu cách chức bảy bộ trưởng hoàng gia, thay thế họ bằng một Hội đồng gồm 28 người bao gồm các quý tộc, giáo sĩ và tư sản, đồng thời trả tự do cho Charles the Bad, người đã bị John bỏ tù vì tội giết mật vụ của ông. Dauphin từ chối các yêu cầu, cách chức Estates-General và rời Paris. Một cuộc tranh chấp di chúc xảy ra sau đó. Trong nỗ lực huy động tiền, Charles đã cố gắng phá giá tiền tệ; Marcel ra lệnh đình công, và Dauphin buộc phải hủy bỏ kế hoạch của mình và thu hồi các Điền trang vào tháng 2 năm 1357. Đẳng cấp thứ ba đã trình cho Dauphin một Sắc lệnh lớn, một danh sách gồm 61 điều khoản sẽ trao cho Tổng điền trang quyền phê duyệt tất cả các loại thuế trong tương lai, tập hợp theo ý muốn của riêng họ và bầu ra một Hội đồng gồm 36 người (với 12 thành viên từ mỗi Điền trang) để cố vấn cho nhà vua. Charles cuối cùng đã ký sắc lệnh, nhưng các ủy viên hội đồng bị sa thải của ông đã đưa tin về tài liệu này cho Vua John, người đang bị giam cầm ở Bordeaux. Nhà vua từ bỏ sắc lệnh trước khi được đưa đến Anh bởi Hoàng tử Edward. Charles đã thực hiện một bước tiến hoàng gia khắp đất nước vào mùa hè năm đó, giành được sự ủng hộ từ các tỉnh và giành lại Paris. Marcel, trong khi đó, đã gia nhập Charles the Bad, người khẳng định rằng yêu sách của ông đối với ngai vàng nước Pháp ít nhất cũng tốt như của Vua Edward III của Anh, người đã sử dụng yêu sách của mình làm cái cớ để bắt đầu Chiến tranh Trăm năm. Marcel đã sử dụng vụ sát hại một công dân đang tìm kiếm nơi ẩn náu ở Paris để thực hiện một cuộc tấn công gần Dauphin. Triệu tập một nhóm thương nhân, Provost dẫn đầu một đội quân gồm 3.000 người, tiến vào cung điện hoàng gia, và để đám đông sát hại hai trong số các thống chế của Dauphin trước mắt ông ta. Charles, kinh hoàng, đã khiến đám đông bình tĩnh trong giây lát, nhưng đã đuổi gia đình của mình đi và rời thủ đô nhanh nhất có thể. Hành động của Marcel đã phá hủy sự ủng hộ dành cho Đẳng cấp thứ ba trong giới quý tộc, và sự ủng hộ sau đó của Thị trưởng đối với Jacquerie đã làm suy yếu sự ủng hộ của ông từ các thị trấn. Ông bị một đám đông sát hại vào ngày 31 tháng 7 năm 1358. Charles đã có thể phục hồi Paris vào tháng sau và sau đó ban hành lệnh ân xá chung cho tất cả, ngoại trừ các cộng sự thân cận của Marcel. Hiệp ước Brétigny Việc bắt giữ John đã mang lại lợi thế cho người Anh trong các cuộc đàm phán hòa bình sau Trận chiến Poitiers. Nhà vua đã ký Hiệp ước Luân Đôn vào năm 1359 nhượng phần lớn miền tây nước Pháp cho Anh và áp đặt một khoản tiền chuộc khủng khiếp là 4 triệu écus đối với đất nước. Dauphin (được hỗ trợ bởi các ủy viên hội đồng của ông và Estates General) đã từ chối hiệp ước, và Vua Edward của Anh đã xâm lược Pháp vào cuối năm đó. Edward đến Reims vào tháng 12 và Paris vào tháng 3, nhưng Charles đã cấm binh lính của mình đối đầu trực tiếp với quân Anh, dựa vào các công sự thành phố được cải tiến do Marcel xây dựng cho Paris. Sau đó, ông đã xây dựng lại bức tường ở Bờ trái (Rive gauche), và ông đã xây một bức tường mới ở Bờ phải (Rive droite) kéo dài đến một pháo đài mới gọi là Bastille. Edward cướp bóc và đánh phá vùng nông thôn nhưng không thể đưa quân Pháp vào một trận chiến quyết định nên cuối cùng ông đã đồng ý giảm bớt các điều khoản của mình. Chiến lược không đối đầu này sẽ tỏ ra cực kỳ có lợi cho nước Pháp dưới triều đại của Charles. Hiệp ước Brétigny, được ký vào ngày 8 tháng 5 năm 1360, nhượng lại một phần ba miền tây nước Pháp (chủ yếu ở Aquitaine và Gascony) cho người Anh và hạ mức tiền chuộc của Nhà vua xuống còn 3 triệu écus. King John được trả tự do vào tháng 10 năm sau. Con trai thứ hai của ông, Louis xứ Anjou, thế chỗ ông làm con tin. Mặc dù cha anh đã lấy lại được tự do, nhưng gần như cùng lúc đó, Charles cũng phải chịu một bi kịch cá nhân lớn. Cô con gái ba tuổi Joan và cô con gái sơ sinh Bonne của ông qua đời cách nhau hai tháng vào cuối năm 1360; trong đám tang kép của họ, Dauphin được cho là "đau buồn hơn bao giờ hết." Bản thân Charles đã bị ốm nặng, tóc và móng tay rụng hết; một số gợi ý các triệu chứng là của ngộ độc asen. John tỏ ra không hiệu quả trong việc cai trị khi trở về Pháp như trước khi bị bắt. Khi Louis of Anjou trốn thoát khỏi sự giam giữ của người Anh, John tuyên bố rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tự mình trở lại nơi giam cầm. Ông đến London vào tháng 1 năm 1364, bị ốm và qua đời vào tháng 4. Vua Pháp Gia nhập và hành động đầu tiên Charles lên ngôi Vua Pháp năm 1364 tại Nhà thờ lớn Reims. Vị vua mới rất thông minh, nhưng kín tiếng và bí mật, với đôi mắt sắc, chiếc mũi dài và phong thái nhợt nhạt, nghiêm nghị. Ông bị bệnh gút ở tay phải và áp xe ở cánh tay trái, có thể là tác dụng phụ của một vụ đầu độc vào năm 1359. Các bác sĩ đã có thể điều trị vết thương nhưng nói với ông rằng nếu nó khô lại, ông sẽ chết trong vòng 15 ngày. Phong thái của ông có thể đã che giấu một khía cạnh tình cảm hơn; cuộc hôn nhân của ông với Joan of Bourbon được coi là rất bền chặt, và ông không cố gắng che giấu sự đau buồn của mình trong đám tang của bà hoặc của những đứa con của ông, 5 người trong số họ đã qua đời trước ông. Triều đại của ông bị chi phối bởi cuộc chiến với người Anh và hai vấn đề lớn: thu hồi các lãnh thổ đã nhượng lại tại Brétigny và giải phóng vùng đất của Tard-Venus (tiếng Pháp nghĩa là "những người đến sau"), các công ty đánh thuê đã chuyển sang cướp và cướp bóc sau khi hiệp ước được ký kết. đã ký. Để đạt được những mục tiêu này, Charles đã nhờ đến một tiểu quý tộc đến từ Brittany tên là Bertrand du Guesclin. Có biệt danh là "Con chó đen của Brocéliande", du Guesclin đã chiến đấu với quân Anh trong Chiến tranh Kế vị Breton và là một chuyên gia về chiến tranh du kích. Du Guesclin cũng đánh bại Charles II của Navarre trong Trận Cocherel năm 1364 và loại bỏ mối đe dọa của ông ta đối với Paris. Để dụ Tard-Venus ra khỏi nước Pháp, trước tiên, Charles đã thuê họ cho một chiến dịch cố gắng vào Hungary, nhưng danh tiếng về tội phạm của họ đã đi trước họ, và các công dân của Strasbourg đã từ chối để họ băng qua sông Rhine trong cuộc hành trình của mình. Tiếp theo, Charles cử các công ty lính đánh thuê (dưới sự lãnh đạo của du Guesclin) chiến đấu trong cuộc nội chiến ở Castile giữa Vua Peter the Cruel và người anh cùng cha khác mẹ ngoài giá thú Henry. Peter được người Anh ủng hộ, trong khi Henry được người Pháp ủng hộ. Du Guesclin và người của ông đã có thể đánh đuổi Peter ra khỏi Castile vào năm 1365 sau khi chiếm được các pháo đài Magallón và Briviesca cũng như thủ đô Burgos. Hoàng tử đen, hiện đang là phó vương của cha mình ở tây nam nước Pháp, đã ủng hộ Peter. Trong Trận Nájera vào tháng 4 năm 1367, quân Anh đánh bại quân đội của Henry. Du Guesclin bị bắt sau một cuộc kháng chiến đáng nhớ và được đòi tiền chuộc bởi Charles V, người coi ông là vô giá. Hoàng tử đen, bị ảnh hưởng bởi bệnh kiết lị, đã sớm rút lại sự ủng hộ của mình đối với Peter. Quân đội Anh bị thiệt hại nặng nề trong cuộc rút lui. Bốn trong số năm binh sĩ Anh đã chết trong Chiến dịch Castillan. Năm 1369, du Guesclin tiếp tục tấn công Peter, đánh bại anh ta trong Trận Montiel quyết định. Henry đã đâm chết Peter bị giam cầm trong lều của du Guesclin, nhờ đó giành được ngai vàng của Castile. Bertrand được phong làm Công tước xứ Molina, và liên minh Pháp-Castlan được phong ấn. Charles V giờ đây có thể tiếp tục cuộc chiến chống lại nước Anh trong những điều kiện thuận lợi. Tiếp tục chiến tranh Sau chiến dịch Castillan, Hoàng tử đen không hợp lệ và nợ nần chồng chất. Sự cai trị của ông ở Gascony ngày càng trở nên chuyên quyền. Các quý tộc từ Gascony thỉnh cầu Charles giúp đỡ, và khi Hoàng tử đen từ chối trả lời lệnh triệu tập đến Paris để trả lời các cáo buộc, Charles đánh giá ông ta không trung thành và tuyên chiến vào tháng 5 năm 1369. Thay vì tìm kiếm một trận đánh lớn, như những người tiền nhiệm của ông đã làm, Charles chọn chiến lược tiêu hao, mở rộng giao tranh ở mọi điểm có thể. Hải quân Pháp và Castillan đã tiêu diệt một hạm đội Anh tại La Rochelle vào năm 1372. Sau đó, du Guesclin đã phát động các cuộc tấn công hủy diệt nhằm vào các bờ biển của Anh, hải quân trả đũa các chevauchées của Anh. Bertrand du Guesclin, được bổ nhiệm làm Cảnh sát trưởng của Pháp vào năm 1370, đã đánh lui một cuộc tấn công lớn của quân Anh ở miền bắc nước Pháp bằng sự kết hợp đáng kinh ngạc giữa các cuộc đột kích, bao vây và các trận đánh kịch liệt. Đáng chú ý là anh ta đã đánh bại Robert Knolles trong Trận Pontvallain. Hầu hết các nhà lãnh đạo lớn của Anh đều bị giết trong vài tháng và Hoàng tử đen trốn sang Anh, nơi ông qua đời vào năm 1376. Đến năm 1375, Charles đã thu hồi phần lớn lãnh thổ của Anh ở Pháp ngoại trừ Calais và Gascony, vô hiệu hóa Hiệp ước Brétigny. Ly giáo giáo hoàng Bài chi tiết: Ly giáo Giáo hoàng năm 1378 Năm 1376, Giáo hoàng Grêgôriô XI, lo sợ mất Lãnh thổ Giáo hoàng, đã quyết định chuyển tòa án của mình trở lại Rome sau gần 70 năm ở Avignon. Charles, với hy vọng duy trì ảnh hưởng của Pháp đối với chức vụ giáo hoàng, đã cố gắng thuyết phục Giáo hoàng Gregory ở lại Pháp, lập luận rằng "Rome là bất cứ nơi nào có Giáo hoàng." Grêgôriô từ chối. Giáo hoàng qua đời vào tháng 3 năm 1378. Khi các hồng y tụ tập để bầu chọn người kế vị, một đám đông người La Mã lo ngại rằng Hồng y đoàn chủ yếu là người Pháp sẽ bầu chọn một giáo hoàng người Pháp, người sẽ đưa ngôi vị giáo hoàng trở lại Avignon, đã bao vây Vatican và yêu cầu bầu chọn một vị giáo hoàng. Roman. Vào ngày 9 tháng 4, các hồng y đã bầu Bartolomeo Prigamo, Tổng giám mục của Bari, và là một thường dân khi sinh ra, làm Giáo hoàng Urban VI. Vị giáo hoàng mới nhanh chóng xa lánh các hồng y của mình bằng cách chỉ trích những tệ nạn của họ, hạn chế những lĩnh vực mà họ có thể nhận được thu nhập và thậm chí còn nổi dậy tấn công một hồng y trước khi một giây kiềm chế được ông ta. Các hồng y người Pháp rời Rome vào mùa hè năm đó và tuyên bố cuộc bầu cử của Urban không hợp lệ vì bị đám đông đe dọa (một lý do không được nêu ra vào thời điểm bầu cử) và bầu Hồng y Robert của Geneva làm Giáo hoàng Clement VII vào tháng 9 năm đó. Các hồng y người Pháp nhanh chóng vận động để nhận được sự ủng hộ của Charles. Khoa thần học của Đại học Paris khuyên Charles không nên đưa ra quyết định vội vàng, nhưng ông đã công nhận Clement là Giáo hoàng vào tháng 11 và cấm bất kỳ sự phục tùng nào đối với Urban. Sự ủng hộ của Charles cho phép Clement tồn tại với tư cách là giáo hoàng và dẫn đến Ly giáo Giáo hoàng, sẽ chia cắt châu Âu trong gần 40 năm. Qua đời Những năm cuối đời của Charles được dành cho việc củng cố Normandy (và vô hiệu hóa Charles xứ Navarre). Các cuộc đàm phán hòa bình với người Anh tiếp tục không thành công. Các loại thuế mà ông đã đánh để hỗ trợ các cuộc chiến chống lại người Anh đã gây ra sự bất mãn sâu sắc trong các tầng lớp lao động. Áp xe trên cánh tay trái của Nhà vua khô lại vào đầu tháng 9 năm 1380 và Charles chuẩn bị qua đời. Trên giường bệnh, có lẽ lo sợ cho linh hồn của ông, Charles đã tuyên bố bãi bỏ thuế lò sưởi, nền tảng tài chính của chính phủ. Sắc lệnh sẽ không thể thực hiện được, nhưng các điều khoản của nó đã được biết đến và việc chính phủ từ chối giảm bất kỳ loại thuế nào khác đối với người dân đã châm ngòi cho cuộc nổi dậy của Maillotin vào năm 1381. Nhà vua qua đời vào ngày 16 tháng 9 năm 1380 và được kế vị bởi người con trai 11 tuổi của ông, Charles VI. Ông được chôn cất tại Vương cung thánh đường St Denis, khoảng năm dặm về phía bắc Paris. Di sản Danh tiếng của Charles có ý nghĩa to lớn đối với hậu thế, đặc biệt khi quan niệm về quản trị của ông là quan niệm mà các cận thần mong muốn những người kế vị của ông có thể noi theo. Tiểu sử của Christine de Pizan, do Philip the Bold, Công tước xứ Burgundy, ủy thác vào năm 1404, là nguồn cung cấp hầu hết các chi tiết thân mật về cuộc đời của nhà vua mà chúng ta biết, nhưng cũng cung cấp một tấm gương đạo đức cho những người kế vị ông. Nó dựa nhiều vào tác phẩm của Nicole Oresme (người đã dịch các tác phẩm đạo đức của Aristotle sang tiếng Pháp) và Giles of Rome. Philippe de Mézières, trong câu chuyện ngụ ngôn "Songe du Vieil Pèlerin", cố gắng thuyết phục dauphin (sau này là Vua Charles VI) noi gương người cha thông thái của mình, đặc biệt là về lòng mộ đạo, mặc dù cũng theo đuổi nhiệt tình cải cách trong mọi cân nhắc chính sách. Có tầm quan trọng lớn đối với chương trình văn hóa của Charles V là thư viện rộng lớn của ông, nằm trong Cung điện Louvre được mở rộng của ông, và được nhà sử học người Pháp thế kỷ 19 Leopold Delisle mô tả rất chi tiết. Chứa hơn 1.200 tập, nó là biểu tượng của quyền lực và sự tráng lệ của người hoàng gia, nhưng cũng là mối quan tâm của ông với chính phủ vì lợi ích chung. Charles rất muốn thu thập các bản sao của các tác phẩm bằng tiếng Pháp để các cố vấn của ông có thể tiếp cận chúng. Có lẽ những tác phẩm quan trọng nhất được giao cho thư viện là của Nicole Oresme, người đã lần đầu tiên dịch cuốn Chính trị, Đạo đức và Kinh tế của Aristotle sang tiếng Pháp hùng hồn (một nỗ lực trước đó đã được thực hiện đối với cuốn Chính trị, nhưng bản thảo hiện đã bị thất lạc). Nếu Chính trị và Kinh tế là cẩm nang cho chính phủ, thì Đạo đức khuyên nhà vua làm thế nào để trở thành một người đàn ông tốt. Các tác phẩm quan trọng khác được ủy thác cho thư viện hoàng gia là chuyên luận pháp lý ẩn danh "Songe du Vergier", được truyền cảm hứng rất nhiều từ các cuộc tranh luận của các luật gia của Philip IV với Giáo hoàng Boniface VIII, các bản dịch của Raol de Presles, bao gồm Thành phố của Chúa của Thánh Augustine, và Grandes Chroniques de France được biên tập vào năm 1377 để nhấn mạnh vai trò chư hầu của Edward III. Vương quyền của Charles rất chú trọng đến cả nghi lễ hoàng gia và lý thuyết chính trị khoa học, và đối với những người đương thời và hậu thế, lối sống của ông ngay lập tức thể hiện cuộc sống suy tư do Aristotle khuyên và mô hình vương quyền của Pháp bắt nguồn từ St. Louis, Charlemagne và Clovis mà ông đã có được minh họa trong Sách đăng quang năm 1364 của ông, hiện nằm trong Thư viện Anh. Charles V cũng là một vị vua xây dựng, và ông đã tạo ra hoặc xây dựng lại một số tòa nhà quan trọng theo phong cách cuối thế kỷ 14 bao gồm Bastille, Cung điện Louvre, Lâu đài Vincennes và Lâu đài Saint-Germain-en-Laye, được sao chép rộng rãi bởi quý phái của ngày hôm nay. Mặc dù về nhiều mặt là một vị vua điển hình thời trung cổ, nhưng Charles V đã được các nhà sử học ca ngợi vì tính thực dụng của mình, dẫn đến việc khôi phục các lãnh thổ bị mất tại Brétigny. Tuy nhiên, những thành công của ông chỉ là phù du. Các anh trai của Charles, những người thống trị hội đồng nhiếp chính cai trị nhân danh nhà vua cho đến năm 1388, đã tranh cãi với nhau và chia rẽ chính phủ. Charles VI, trong khi đó, thích các giải đấu hơn là các nghĩa vụ của vương quyền, và việc ông trở nên điên loạn vào năm 1392 đã đưa các chú của ông trở lại nắm quyền. Đến năm 1419, đất nước bị chia cắt giữa hai phe Armagnac và Burgundian và Henry V đang chinh phục miền bắc nước Pháp. Những chiến thắng khó giành được của Charles V đã bị đánh mất do sự trả thù của những người kế vị ông. Hôn nhân Ngày 8 tháng 4 năm 1350 Charles kết hôn với Joanna xứ Bourbon (3 tháng 2 năm 1338 – 4 tháng 2 năm 1378), để lại: Joanna (cuối tháng 9 năm 1357 – 21 tháng 10 năm 1360, Tu viện Saint Antoine-des-Champs, Paris), an táng tại Tu viện Saint-Antoine-des-Champs. Bonne (1358 – 7 tháng 11 năm 1360, Palais Royal, Paris), được mai táng bên cạnh chị gái. Joanna (Château de Vincennes, 6 tháng 6 năm 1366 – 21 tháng 12 năm 1366, Hôtel de Saint-Pol, Paris), an táng tại Vương cung thánh đường Saint Denis. Charles VI (3 tháng 12 năm 1368 – 22 tháng 10 năm 1422), Vua nước Pháp. Marie (Paris, 27 tháng 2 năm 1370 – Tháng 6 năm 1377, Paris). Louis (13 tháng 3 năm 1372 – 23 tháng 11 năm 1407), Công tước xứ Orléans. Isabella (Paris, 24 tháng 7 năm 1373 – 23 tháng 2 năm 1378, Paris). John (1374/76 – chết trẻ). Catherine (Paris, 4 tháng 2 năm 1378 – tháng 11 năm 1388, chôn cất tại Abbaye De Maubuisson, Pháp), m. John of Berry, Bá tước Montpensier (con trai của John, Công tước xứ Berry). Với Biette de Cassinel, ông đã: Jean de Montagu (Paris, c. 1350 – 17 tháng 10 năm 1409, Paris). Tham khảo 1001 nhân vật và sự kiện lịch sử thế giới của Ngọc Lê, phần "Vua Charles V của nước Pháp (1337-1380)", trang 448-449 Vua Pháp Vương triều Valois Thái tử Viennois Chiến tranh 100 năm C Chế độ cũ Pháp Nhân vật trong Chiến tranh Trăm năm Trữ quân Pháp
405519
https://vi.wikipedia.org/wiki/R%C3%A4ckelwitz
Räckelwitz
Räckelwitz (tiếng Sorbia: Worklecy) là một đô thị ở huyện Bautzen, in Sachsen, Đức. Đô thị Räckelwitz có diện tích 11,51 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 1230 người. Räckelwitz tọa lạc ở Thượng Lusatia và thuộc khu vực định cư trung tâm của Sorbs. Đô thị này gồm các làng sau: Dreihäuser (Horni Hajnk), 11 người Höflein (Wudwor), 135 người Neudörfel (Nowa Wjeska), 171 người Räckelwitz (Worklecy), 532 người Schmeckwitz (Smječkecy), 316 người Teichhäuser (Haty), 27 người Räckelwitz là nơi sinh của tác gia Jurij Brězan. Tham khảo
519480
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%BEch%20giun%20d%C3%A0i
Ếch giun dài
Ếch giun dài (danh pháp hai phần: Ichthyophis elongatus) là một loài ếch giun thuộc chi Ichthyophis, họ Ếch giun. Đây là một loài động vật đặc hữu của Sumatra, Indonesia. Môi trường sinh sống của chúng ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong các ao hồ, sông, các vùng đất nông nghiệp ngập nước theo mùa. Loài này đang bị đe doạ vì mất nơi sinh sống phù hợp. Chú thích Tham khảo Iskandar D., Mumpuni, Wilkinson M., Gower D. & Kupfer A. 2004. Ichthyophis elongatus. 2010 IUCN Red List of Threatened Species. Tra cứu 8-8-2010. E Động vật lưỡng cư Indonesia Động vật được mô tả năm 1965 Động vật đặc hữu Indonesia
410910
https://vi.wikipedia.org/wiki/Igling
Igling
Igling là một đô thị thuộc huyện Landsberg trong bang Bayern của nước Đức. Tham khảo
131732
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u%20l%C3%B4ng%20t%E1%BA%A1i%20Th%E1%BA%BF%20v%E1%BA%ADn%20h%E1%BB%99i%20M%C3%B9a%20h%C3%A8%202004
Cầu lông tại Thế vận hội Mùa hè 2004
Cầu lông tại Thế vận hội Mùa hè 2004 được tổ chức từ ngày 14 đến ngày 21 tháng 8 tại Goudi Olympic Complex. Huy chương Nam Đơn Đôi Nữ Đơn Đôi Đôi nam nữ Tham khảo Sự kiện Thế vận hội Mùa hè 2004 2004
505170
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tayac
Tayac
Tayac là một xã thuộc tỉnh Gironde trong vùng Aquitaine tây nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 90 mét trên mực nước biển. Tham khảo Xã của Gironde
648797
https://vi.wikipedia.org/wiki/Koptoplax
Koptoplax
Koptoplax là một chi bướm đêm thuộc họ Erebidae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Erebidae
844333
https://vi.wikipedia.org/wiki/6162%20Prokhorov
6162 Prokhorov
6162 Prokhorov (1973 SR6) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 25 tháng 9 năm 1973 bởi L. V. Zhuravleva ở Nauchnyj. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 6162 Prokhorov Thiên thể phát hiện năm 1973 Tiểu hành tinh vành đai chính
479072
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sakata%20Eio
Sakata Eio
là một kỳ thủ cờ vây chuyên nghiệp 9-dan người Nhật Bản. Tiểu sử Sakata trở thành kì thủ chuyên nghiệp vào năm 1935. Trận tranh danh hiệu đầu tiên của ông là trong giải Bản nhân phường (Honinbo) với kì thủ đang giữ danh hiệu Hashimoto Utaro. Lúc này, Utaro đã thành lập Viện cờ Kansai đối đầu với Viện cờ Nhật Bản, do vậy, sứ mệnh của Sakata là rất lớn, giành lại danh hiệu cho Viện cờ Nhật Bản. Sakata có một khởi đầu khá tốt, thắng một mạch 3 ván. Nhưng sau đó Utaro trỗi dậy và giành chiến thắng trong 4 ván tiếp theo, tiếp tục giữ danh hiệu. Sau đó, Sakata giành chiến thắng liên tiếp trong các giải đấu nhỏ khác như một cơn mưa sao băng, ngoại trừ giải Honinbo. Năm 1961, ông một lần nữa là kì thủ thách đấu danh hiệu này trước Takagawa Kaku, người đã giữ danh hiệu liên tục trong 9 năm. Sakata giành chiến thắng và sau đó đoạt luôn danh hiệu Meijin (danh hiệu lớn nhất Nhật Bản vào thời đó) vào năm 1963, trở thành kì thủ đầu tiên gom 2 danh hiệu vào một chỗ. Năm thi đấu ấn tượng nhất của Sakata là 1964, ông giành chiến thắng trong 30 ván đầu, chỉ để thua 2 ván; năm này, ông giữ 7 danh hiệu: Nihon Ki-in Championship, Asahi Pro Best Ten, Vương tọa (Oza), Nihon Ki-in#1 và NHK Cup. Từ năm 1965, khả năng đeo đuổi các danh hiệu của ông phai nhạt dần. Vào năm này, Lâm Hải Phong (Rin Kaiho) 23 tuổi trở thành kì thủ thách đấu danh hiệu Meijin, dĩ nhiên Sakata được đánh giá cao hơn, nhưng Lâm cuối cùng đã chiến thắng. Sau đó Sakata tiếp tục tranh trở thành kì thủ tranh danh hiệu Meijin 2 năm liên tiếp nhưng đều thất bại. Lâm sau đó tiếp tục giành danh hiệu Honinbo của ông. Mặc dù Sakata không thành công trong việc bảo vệ 2 danh hiệu lớn này, nhưng ông vẫn giành được các danh hiệu quan trọng khác như là Thập đẳng (Judan) và Vương tọa. Sakata đã viết nhiều cuốn sách bằng tiếng Nhật; một vài cuốn đã được dịch sang tiếng Anh, bao gồm Modern Joseki and Fuseki (Định thức và Bố cục Hiện đại), The Middle Game of Go (Trung bàn chiến trong cờ vây), Tesuji and Anti-Suji of Go (Tesuji và phản suji trong cờ vây) và Killer of Go (Sát thủ cờ vây). Sakata mất ngày 22 tháng 10 năm 2010, hưởng thọ 90 tuổi. Danh hiệu và thách đấu Sakata được xếp thứ 2 ở Nhật Bản về kì thủ giữ danh hiệu nhiều nhất, sau Jo Chihun. Sách "Modern Joseki and Fuseki, tập 1: Parallel Fuseki", nhà xuất bản Ishi, năm 1968, tái bản năm 2006, ISBN 0-923891-75-7. "Modern Joseki and Fuseki, tập 2: The Opening Theory of Go", nhà xuất bản Ishi, năm 1971, tái bản năm 2006, ISBN 0-923891-76-5. "The Middle Game of Go" hoặc "Chubansen", nhà xuất bản Ishi, 1971, ISBN 0-923891-77-3. Tham khảo Liên kết ngoài http://senseis.xmp.net/?SakataEio http://gobase.org/information/players/?pp=Sakata%20Eio http://www.andromeda.com/people/ddyer/age-summer-94/encounter.html http://www.xs4all.nl/~rongen17/Cho/Player/Sakata.html Vận động viên cờ vây Nhật Bản
648543
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hemeroplanis
Hemeroplanis
Hemeroplanis là một chi bướm đêm thuộc họ Erebidae. Các loài Hemeroplanis finitima J.B. Smith, 1893 Hemeroplanis habitalis Walker, 1859 Hemeroplanis historialis Grote, 1882 Hemeroplanis immaculalis Harvey, 1875 Hemeroplanis incusalis Grote, 1881 Hemeroplanis obliqualis H. Edwards, 1886 Hemeroplanis parallela J.B. Smith, 1907 Hemeroplanis punitalis J.B. Smith, 1907 Hemeroplanis rectalis (Smith, 1907) Hemeroplanis reversalis J.B. Smith, 1907 Hemeroplanis scopulepes Haworth, 1809 Hemeroplanis secundalis J.B. Smith, 1907 Hemeroplanis trilineosa (Dyar, 1918) Tham khảo Hemeroplanis at funet.fi Natural History Museum Lepidoptera genus database Erebidae
771957
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ptolemaios%20IX%20Lathyros
Ptolemaios IX Lathyros
Ptolemaios IX Soter II hoặc Lathyros (tiếng Hy Lạp: Πτολεμαῖος Σωτήρ Λάθυρος, Ptolemaĩos Soter Láthuros) là vua của Ai Cập ba lần, từ 116 TCN đến 110 TCN, 109 TCN đến 107 TCN và 88-81 trước Công nguyên, với sự gián đoạn vào các giai đoạn cai trị bởi em trai của ông, Ptolemaios X Alexander. Lúc đầu, ông đã được lựa chọn bởi mẹ Cleopatra III của mình để được đồng nhiếp chính với bà (cha Ptolemaios VIII của ông mong muốn rằng bà sẽ cai trị với một trong các con trai của bà), mặc dù bà đã bị buộc phải lựa chọn ông bởi người dân Alexandria. Ông kết hôn với em gái Cleopatra IV, nhưng mẹ của ông đã đẩy bà ấy ra và thay thế bằng em gái của ông là Cleopatra Selene. Sau đó, bà ta tuyên bố rằng ông đã cố gắng giết mình, và thành công trong việc lật đổ ông, đưa người con trai mà bà yêu quý Alexandros lên ngai vàng làm đồng nhiếp chính với bà. Tuy nhiên, bà ta sau này mệt mỏi với sự độc lập của Ptolemaios X và lật đổ ông, đưa Ptolemaios IX trở lại ngai vàng. Bà đã sớm bị sát hại bởi Ptolemaios X, người đã lên ngôi một lần nữa. Sau đó ông ta bị giết trong trận chiến, và Ptolemaios IX trị vì cho đến khi ông mất. Ở Alexandria, Ptolemaios IX, thay thế quan tài của Alexandros Đại đế bằng thủy tinh, và nấu tan chảy nó để giải quyết vấn đề khẩn cấp đúc tiền vàng của mình. Các công dân của Alexandria đã bị xúc phạm bởi điều này và ngay sau đó, Ptolemaios IX đã bị giết. Berenice III, con gái của ông lên ngôi sau cái chết của ông, và trị vì trong khoảng một năm. Bà đã buộc phải kết hôn với con trai riêng của Alexandros, người đã trị vì dưới tên Ptolemaios XI Alexandros II và đã giết chết bà mười chín ngày sau đó. Tham khảo Liên kết ngoài Ptolemy Soter II at LacusCurtius — (Chapter XI of E. R Bevan's House of Ptolemy, 1923) Ptolemy IX Lathyrus entry in historical sourcebook by Mahlon H. Smith Ptolemy IX (Soter) at Thebes by Robert Ritner Vua Ai Cập Pharaon Vương triều Ptolemaios Mất năm 81 TCN Mất thập niên 80 TCN Năm 81 TCN
834000
https://vi.wikipedia.org/wiki/2495%20Noviomagum
2495 Noviomagum
2495 Noviomagum (7071 P-L) là một tiểu hành tinh vành đai chính bên trong được phát hiện ngày 17 tháng 10 năm 1960 bởi Cornelis Johannes van Houten, Ingrid van Houten-Groeneveld và Tom Gehrels ở Đài thiên văn Palomar. Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 2495 Noviomagum Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1960
418222
https://vi.wikipedia.org/wiki/Semmenstedt
Semmenstedt
Semmenstedt là một đô thị ở huyện Wolfenbüttel, trong bang Niedersachsen, nước Đức. Đô thị Semmenstedt có diện tích 11,71 km². Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Wolfenbüttel
930944
https://vi.wikipedia.org/wiki/Theopea%20impressa
Theopea impressa
Theopea impressa là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Fabricius miêu tả khoa học năm 1801. Chú thích Tham khảo Theopea
70907
https://vi.wikipedia.org/wiki/Y%20Ban
Y Ban
Y Ban (tên khai sinh: Phạm Thị Xuân Ban) là bút danh của một nhà văn, nhà báo nữ Việt Nam. Mặc dù là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996, từng có nhiều tác phẩm xuất bản cũng như nhận được nhiều giải thưởng, bà chỉ thực sự được chú ý khi cho xuất bản cuốn I am đàn bà, một cuốn sách bày tỏ những khao khát về tình dục của phụ nữ và bị Cục Xuất bản thu hồi. Sau đó cộng thêm những phát biểu lạ tai như: Tôi đang viết "tiểu thuyết ba xu"!, tên tuổi của bà dần được biết đến hơn là những tác phẩm. Thân thế - sự nghiệp Bà tên thật là Phạm Thị Xuân Ban, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961 tại Nam Định, trong một gia đình không có truyền thống văn chương. Năm 1978, bà lên Hà Nội theo học khoa Sinh học Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và tốt nghiệp Cử nhân năm 1982. Một số tài liệu lại ghi bà tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học, bà đã từng có thời gian làm giảng viên tại Trường Cao đẳng Y tế Nam Định và Trường Đại học Y Khoa Thái Bình. Trong thời gian giảng dạy, bà bắt đầu sáng tác truyện ngắn, lấy bút danh là Y Ban với ý nghĩa Ban ở trường Y. Năm 1989, bà bỏ nghề dạy học, chuyển hẳn sang viết văn. Tháng 10 năm 1989, bà được cử đi học Trường Viết văn Nguyễn Du và tốt nghiệp năm 1992. Năm 1994, bà về Báo Giáo dục và Thời đại làm phóng viên cho đến ngày nay, từng giữ đến chức Trưởng ban biên tập. Năm 1996, bà được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Bà được xem là một trong những nhà văn nữ có sức sáng tác và xuất bản đều đặn. Sự cố I am đàn bà và năm 2007 "đen đủi" Năm 2006, bà cho xuất bản cuốn I am đàn bà, trong đó có truyện ngắn cùng tên mang nội dung bày tỏ những khao khát về tình dục của phụ nữ. Truyện ngắn gây được sự chú ý của nhiều người và được xét trao Giải nhì cuộc thi truyện ngắn năm 2006 trên báo Văn nghệ. Tuy nhiên, tháng 3 năm 2007, Cục Xuất bản ra thông báo thu hồi quyển sách này nhưng không kèm một lý do nào. Tháng 6 năm 2007, liên quan đến vụ đấu tranh chống tiêu cực tại Báo Giáo dục và Thời đại, bà bị kỷ luật bồi dưỡng kết nạp Đảng vĩnh viễn, bãi miễn chức phó chủ tịch công đoàn, phó chi hội trưởng chi hội nhà báo, trưởng ban biên tập. Tháng 8 năm 2007, tại lễ trao giải thưởng của báo Văn Nghệ, Hội đồng giải thưởng đã ra quyết định rút giải thưởng của bà với lý do phạm quy. Y Ban từ chối bình luận về việc này, kèm theo với lời than thở "Năm nay tôi gặp nhiều việc đen đủi quá!". Đời tư Bà hiện đang ngụ tại Hà Nội cùng với gia đình. Chồng bà, Trần Hoàng Cơ, là một nhà điêu khắc, cũng sinh năm 1961. Hai người lập gia đình năm 1985 và có với nhau 2 người con: 1 gái, 1 trai. Tác phẩm Người đàn bà có ma lực (tập truyện ngắn, 1993) Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm (tập truyện ngắn, 1995) Vùng sáng ký ức (tập truyện ngắn, 1996) Truyện ngắn Y Ban (tập truyện ngắn, 1998) Miếu hoang (tập truyện ngắn, 2000) Cuộc phiêu lưu trên dòng nước lũ (truyện vừa viết cho trẻ em, 2000) Cẩm Cù (tập truyện ngắn, 2002) Cưới chợ (tập truyện ngắn, 2003) Đàn bà xấu thì không có quà (tiểu thuyết, 2004) Thần cây đa và tôi (truyện vừa, 2004) I am đàn bà (truyện ngắn, 2006) Xuân từ chiều (tiểu thuyết, 2008) Hành trình tờ tiền giả (tập truyện ngắn, 2010) Này hỏi thật thấy gì chưa đấy? (tập truyện ngắn, 2011) Trò chơi hủy diệt cảm xúc (tiểu thuyết, 2012) Người đàn bà và những giấc mơ (tập truyện ngắn, 2014) ABCD (tiểu thuyết, 2014) Sống ở đời biết khi nào ta khôn? (tập truyện ngắn, 2014) Cuối cùng thì đàn bà muốn gì? (tập truyện ngắn, 2015) Bất kham (tập thơ, 2018) Có thể có có thể không (tập truyện ngắn, 2019) Giải thưởng Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1989 - 1990) cho truyện ngắn "Bức thư gửi mẹ Âu Cơ" và truyện ngắn "Chuyện một người đàn bà". Giải nhì cuộc thi viết về Hà Nội của Nhà xuất bản Hà Nội năm 1993 cho tập truyện "Người đàn bà có ma lực". Giải C của Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật trao cho tập truyện "Miếu hoang" năm 2000. Giải nhất cuộc thi viết truyện ngắn giáo dục đạo đức cho thiếu niên và nhi đồng do Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức năm 2000 trao cho truyện ngắn "Ngôi nhà thân nhiện". Giải nhì cuộc thi truyện ngắn năm 2006 trên báo Văn nghệ trao cho truyện ngắn "I am Đàn bà" Giải C cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba (2006-2010) của Hội Nhà văn Việt Nam trao cho tiểu thuyết "Xuân từ chiều". Chuyện bên lề Năm 2008, bà cho xuất bản tiểu thuyết "Xuân từ chiều" với thủ pháp viết không xuống dòng gây ra nhiều sự chú ý. Tác phẩm nhận được Giải C cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba (2006-2010) của Hội Nhà văn Việt Nam. Đầu năm 2010, bà cho ra mắt tay tập truyện ngắn mới, với tựa đề "Hành trình tờ tiền giả". Nguyên tên tác phẩm là Hành trình của tờ tiền giả, nhưng trong quá trình in ấn đã thiếu mất chữ "của". Tại buổi tặng sách "Hành trình tờ tiền giả, bà ký tên thật "Xuân Ban" thay cho bút danh quen thuộc "Y Ban". Chú thích Liên kết ngoài Nhà văn Y Ban: "Chỉ cầu mong hai chữ bình an" Nhà văn Y Ban: "Vợ chồng "điên" lệch pha" Y Ban: Bốp chát & nữ tính "Lát cắt" Y Ban Sinh năm 1961 Nhân vật còn sống Nhà văn Việt Nam thời kỳ từ 1976 Scandal Việt Nam
665149
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1%20ng%E1%BB%B1a%20Th%C3%A1i%20B%C3%ACnh%20D%C6%B0%C6%A1ng
Cá ngựa Thái Bình Dương
Cá ngựa Thái Bình Dương (Hippocampus ingens) là một loài cá thuộc họ Syngnathidae. Nó được tìm thấy ở Colombia, Costa Rica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, México, Panama, Peru, và Hoa Kỳ. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rạn san hô. Chú thích Tham khảo Project Seahorse 2003. Hippocampus ingens. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2007. Underwater Photography Guide Pacific Seahorse được tìm thấy ở California I Cá Guatemala
837446
https://vi.wikipedia.org/wiki/5110%20Belgirate
5110 Belgirate
5110 Belgirate (1987 SV) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 19 tháng 9 năm 1987 bởi Bowell, E. ở Flagstaff. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 5110 Belgirate Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Edward Bowell Thiên thể phát hiện năm 1987
751498
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tenagodus%20cumingii
Tenagodus cumingii
Tenagodus cumingii là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Siliquariidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Tenagodus
412928
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eppelsheim
Eppelsheim
Eppelsheim là một đô thị thuộc huyện Alzey-Worms, bang Rheinland-Pfalz, nước Đức. Đô thị Eppelsheim có diện tích 5,57 km². Tham khảo Liên kết ngoài http://eppelsheim.de Xã và đô thị ở huyện Alzey-Worms
285421
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cajuru
Cajuru
Cajuru là một đô thị ở bang São Paulo của Brasil. Đô thị này có vị trí địa lý vĩ độ 21º16'31" độ vĩ nam và kinh đô là 47º18'15" độ kinh tây, trên độ cao 775 mét. Dân số năm 2004 là 21.917 người.. Dân số Dữ liệu điều tra dân số năm 2000 Tổng dân số: 20.777 Thành thị: 18.401 Nông thôn: 2.376 Nam giới: 10.533 Nữ giới: 10.244 Mật độ dân số (người/km²): 31,45 Tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi (trên 1 triệu cháu): 15,61 Tuổi thọ bình quân (tuổi): 71,36 Tỷ lệ sinh (trẻ trên mỗi bà mẹ): 2,19 Tỷ lệ biết đọc biết viết: 90,48% Chỉ số phát triển con người (bình quân): 0,783 Chỉ số phát triển con người (thu nhập): 0,714 Chỉ số phát triển con người (tuổi thọ): 0,773 Chỉ số phát triển con người (giáo dục): 0,862 (Nguồn: IPEADATA) Sông ngòi Sông Cubatão Rio Pardo Rodovias SP-333 SP-338 Tham khảo Liên kết ngoài Página da prefeitura Página da câmara Cajuru no WikiMapia Đô thị bang São Paulo
708156
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aliceia%20okutanii
Aliceia okutanii
Aliceia okutanii là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Conidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Aliceia
667113
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lonchocarpus%20phaseolifolius
Lonchocarpus phaseolifolius
Lonchocarpus phaseolifolius là một loài rau đậu thuộc họ Fabaceae. Loài này có ở Costa Rica, El Salvador, Guatemala, Honduras, và Nicaragua. Chú thích Tham khảo Nelson, C. 1998. Lonchocarpus phaseolifolius. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 19 tháng 7 năm 2007. phaseolifolius Thực vật Trung Mỹ Thực vật cực kỳ nguy cấp
862863
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C5%A9ng%20Th%E1%BA%A7u
Lũng Thầu
Lũng Thầu là một xã thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Địa lý Xã Lũng Thầu cách trung tâm huyện 38 km, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Vần Chải Phía tây giáp xã Sủng Thài Phía nam giáp huyện Yên Minh Phía bắc giáp xã Phố Cáo. Xã Lũng Thầu có diện tích 14,90 km², dân số năm 2019 là 2.265 người, mật độ dân cư đạt 152 người/km². Hành chính Xã Lũng Thầu được chia thành 6 thôn: Cá Lủng, Há Đề, Mỏ Xí, Tủng A, Tủng B, Trá Dính. Lịch sử Ngày 5 tháng 7 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 91-CP về việc thành lập xã Lũng Thầu trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Vần Chải. Chú thích Tham khảo
318668
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C6%B0%E1%BB%9Dn%20qu%E1%BB%91c%20gia%20Tooloom
Vườn quốc gia Tooloom
Vườn quốc gia Tooloom là một vườn quốc gia ở bang New South Wales, Úc, cách thành phố Sydney 616 km về phía bắc. Tên Tooloom phái sinh từ tiếng Bundjalung Duluhm. Vườn quốc gia này được thành lập ngày.12.1995, có diện tích là 43,80 km² Tham khảo Liên kết ngoài Tooloom National Park Vườn quốc gia New South Wales IUCN Loại II
672531
https://vi.wikipedia.org/wiki/%E1%BA%BEch%20s%C3%B4ng%20Johnston
Ếch sông Johnston
Amietia johnstoni là một loài ếch thuộc họ Ranidae. Đây là loài đặc hữu của Malawi. Môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, đồng cỏ nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới vùng đất cao, và sông ngòi. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Mazibuko, L. & Poynton, J.C. 2004. Afrana johnstoni. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 7 năm 2007. Động vật Malawi J J J Động vật được mô tả năm 1894 Động vật đặc hữu Malawi
807234
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sumy%20%28t%E1%BB%89nh%29
Sumy (tỉnh)
Tỉnh Sumy (, chuyển tự Sums’ka oblast’) là một tỉnh của Ukraina. Tỉnh lỵ đóng ở Sumy, các thành phố quan trọng khác gồm Konotop, Okhtyrka, Hlukhiv, Romny, và Shostka. Tỉnh có diện tích 23.834 km2, dân số 1,03 triệu người, trong đó có 886.100 người sinh sống ở thành thị. Tỉnh này giáp tỉnh Bryansk (Nga) về phía đông bắc, tỉnh Kursk, tỉnh Belgorod (Nga) về phía đông, Poltava về phía tây nam, tỉnh Kharkiv về phía nam, tỉnh Chernihiv về phía tây. Đây là quê huơng tỉnh của cựu tổng thống thứ 3 của Ukraina là Viktor Yuschenko (tại Khoruzhivka vào năm 1954). Tham khảo Tỉnh của Ukraina
451694
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-V%C3%A9rand%2C%20Rh%C3%B4ne
Saint-Vérand, Rhône
Saint-Vérand là một xã thuộc tỉnh Rhône trong vùng Auvergne-Rhône-Alpes phía đông nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 385 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Xã của Rhône
867158
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amphicnemis%20gracilis
Amphicnemis gracilis
Amphicnemis gracilis là một loài chuồn chuồn kim trong họ Coenagrionidae. Amphicnemis gracilis is in 1898 voor het eerst wetenschappelijk beschreven bởi Krüger. Chú thích Tham khảo Amphicnemis
837572
https://vi.wikipedia.org/wiki/5250%20Jas
5250 Jas
5250 Jas (1984 QF) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 21 tháng 8 năm 1984 bởi A. Mrkos ở Klet. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 5250 Jas Thiên thể phát hiện năm 1984 Tiểu hành tinh vành đai chính
401984
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rabenkirchen-Faul%C3%BCck
Rabenkirchen-Faulück
Rabenkirchen-Faulück () là một đô thị thuộc huyện Schleswig-Flensburg, trong bang Schleswig-Holstein, nước Đức. Đô thị Rabenkirchen-Faulück có diện tích 14,21 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là 660 người. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Schleswig-Flensburg
743978
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cinguloterebra%20mariesi
Cinguloterebra mariesi
Cinguloterebra mariesi là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Terebridae, họ ốc dài. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Cinguloterebra
575401
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lagraulet-du-Gers
Lagraulet-du-Gers
Lagraulet-du-Gers là một xã thuộc tỉnh Gers trong vùng Occitanie miền nam nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Gers Tham khảo Lagrauletdugers
784494
https://vi.wikipedia.org/wiki/Doratogonus%20levigatus
Doratogonus levigatus
Doratogonus levigatus là một loài cuốn chiếu thuộc họ Spirostreptidae. Chúng là loài đặc hữu của Nam Phi. Chú thích Tham khảo Hamer, M. 2005. Doratogonus levigatus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. 9 tháng 8, 2007. Doratogonus Động vật được mô tả năm 1928 Động vật đặc hữu Nam Phi
907950
https://vi.wikipedia.org/wiki/Medakathous%20amami
Medakathous amami
Medakathous amami là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Kishii miêu tả khoa học năm 1985. Chú thích Tham khảo Medakathous
270180
https://vi.wikipedia.org/wiki/Proserpio
Proserpio
Proserpio (Presèrp trong tiếng địa phương) là một đô thị ở tỉnh Como trong vùng Lombardia, có cự ly khoảng 40 km về phía bắc của Milano và khoảng 13 km về phía đông của Como. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 942 người và diện tích là 2,4 km². Tên gọi từ vị nữ thần La Mã Proserpina. Proserpio giáp các đô thị: Canzo, Castelmarte, Erba, Longone al Segrino. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Como Thành phố và thị trấn ở Lombardia
251116
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%20Ninh
Chu Ninh
Chu Ninh (chữ Hán giản thể: 周宁) là một huyện thuộc địa cấp thị Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện Chu Ninh được thành lập năm 1945. Huyện này nằm ở độ cao trung bình 800 m trên mực nước biển, dân số 183.000 người. Huyện lỵ đóng ở trấn Sư Thành. Về mặt hành chính, huyện này được chia thành 6 trấn, 3 hương. Trấn: Sư Thành, Hàm Thôn, Phổ Nguyên, Thất Bộ, Lý Đôn, Thuần Trì. Hương: Tứ Kiều, Lễ Môn, Mã Hàng. Tham khảo Ninh Đức Đơn vị cấp huyện Phúc Kiến
947926
https://vi.wikipedia.org/wiki/Holorusia%20quathlambica
Holorusia quathlambica
Holorusia quathlambica là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu Phi. Tham khảo Holorusia
258981
https://vi.wikipedia.org/wiki/Crotone%20%28t%E1%BB%89nh%29
Crotone (tỉnh)
Tỉnh Crotone (Tiếng Ý: Provincia di Crotone) là một tỉnh ở vùng Calabria of Ý. Tỉnh được thành lập năm 1996 từ một phần của tỉnh Catanzaro. Tỉnh lỵ là thành phố Crotone. Tỉnh này có diện tích 1.717 km² và tổng dân số là 172.970 (2005). Có 27 đô thị (danh từ số ít tiếng Ý:comune) ở trong tỉnh này , xem các đô thị tỉnh Crotone. Các đô thị chính theo dân số (thời điểm 31 tháng 5 năm 2005) Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính quyền tỉnh Crotone Calabria's History, Culture, Language and Genealogy Crotone
567041
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Madison%2C%20Nebraska
Quận Madison, Nebraska
Quận Madison là một quận thuộc tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ. Quận này được đặt tên theo. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, quận có dân số người. Quận lỵ đóng ở. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Các xa lộ chính Quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Tham khảo Quận của Nebraska
286531
https://vi.wikipedia.org/wiki/Courmont%2C%20Aisne
Courmont, Aisne
Courmont là một xã ở tỉnh Aisne, vùng Hauts-de-France thuộc miền bắc nước Pháp. Tham khảo Xã của Aisne
800479
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ornduffia
Ornduffia
Ornduffia là một chi thực vật thủy sinh trong họ Menyanthaceae, được Tippery & Les (2009) tách ra từ chi Villarsia. Tên gọi của chi này đặt theo tên của Robert Ornduff (1932–2000), người có đóng góp lớn trong nghiên cứu sinh thái học hệ sinh sản và tiến hóa trong họ Menyanthaceae, cụ thể là đối với chi Villarsia. Ornduffia là thực vật vùng đất ngập nước với các lá cơ sở. Cụm hoa là các chùy hoa phân nhánh với vô số hoa. Các hoa mẫu 5, hoặc có màu vàng hoặc có màu trắng, và các cánh hoa được tô điểm bằng các cánh. Phân loại Các mối quan hệ trong phạm vi họ Menyanthaceae, cụ thể là chi Villarsia nghĩa rộng, được Tippery và ctv (2008), Tippery và Les (2008) làm sáng tỏ. Theo họ thì Villarsia nghĩa rộng là rất cận ngành, bao gồm ba nhánh. Chi này đã được Tippery và Les (2009) tách ra thành Villarsia nghĩa hẹp chỉ bao gồm nhánh Nam Phi với 3 loài và hai nhánh còn lại được chuyển sang các chi Liparophyllum (nhánh hỗn tạp, gồm 6 loài) và Ornduffia (nhánh Australia, gồm 7 loài). Loài Villarsia cambodiana Hance (đồng nghĩa: V. rhomboidalis Dop) ở Đông Nam Á hiện nay được chuyển sang chi Nymphoides với danh pháp chính thức là Nymphoides cambodiana. Chi Ornduffia có 7 loài, sinh sống ở Australia: Ornduffia reniformis (R.Br.) Tippery & Les = Villarsia reniformis Ornduffia umbricola (Aston) Tippery & Les = Villarsia umbricola Ornduffia umbricola (Aston) Tippery & Les var. beaugleholei (Aston) Tippery & Les Ornduffia albiflora (F.Muell.) Tippery & Les = Villarsia albiflora Ornduffia calthifolia (F.Muell.) Tippery & Les = Villarsia calthifolia Ornduffia marchantii (Ornduff) Tippery & Les = Villarsia marchantii Ornduffia parnassifolia (Labill.) Tippery & Les = Villarsia parnassifolia Ornduffia submersa (Aston) Tippery & Les = Villarsia submersa Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài dưới đây cho Ornduffia lấy theo Tippery và Les (2009) Ghi chú
264495
https://vi.wikipedia.org/wiki/San%20Germano%20Chisone
San Germano Chisone
San Germano Chisone là một đô thị ở tỉnh Torino trong vùng Piedmont, có vị trí cách khoảng 40 km về phía tây nam của Torino, nước Ý. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 1.824 người và diện tích là 15,9 km². San Germano Chisone giáp các đô thị: Inverso Pinasca, Villar Perosa, Pramollo, Porte, Angrogna, San Secondo di Pinerolo, và Prarostino. Quá trình biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Torino Thành phố và thị trấn ở Piemonte
834812
https://vi.wikipedia.org/wiki/3052%20Herzen
3052 Herzen
3052 Herzen (1976 YJ3) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 16 tháng 12 năm 1976 bởi Chernykh, L. ở Nauchnyj. Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser 3052 Herzen Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1976
927168
https://vi.wikipedia.org/wiki/Oides%20blanchardi
Oides blanchardi
Oides blanchardi là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Weise miêu tả khoa học năm 1853. Chú thích Tham khảo Oides
784846
https://vi.wikipedia.org/wiki/Potamonautes%20platycentron
Potamonautes platycentron
Potamonautes platycentron là loài cua nước ngọt thuộc họ Potamonautidae, đặc hữu của hồ Chala ở Kenya và Tanzania. Chúng được Franz Martin Hilgendorf mô tả lần đầu năm 1897 với tên là Telphusa platycentron. Chú thích Potamonautes Động vật được mô tả năm 1897
838604
https://vi.wikipedia.org/wiki/%289015%29%201985%20VK
(9015) 1985 VK
(9015) 1985 VK là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Poul Jensen ở Brorfelde Observatory in Denmark ngày 14 tháng 11 năm 1985. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 9001–10000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1985 Tiểu hành tinh vành đai chính
587510
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tortricibaltia
Tortricibaltia
{{Bảng phân loại | name = Tortricibaltia' | image = | image_caption = | regnum = Animalia | phylum = Arthropoda | classis = Insecta | ordo = Lepidoptera | subordo = Apoditrysia | superfamilia = Tortricoidea | familia = Tortricidae | subfamilia = | tribus = | genus = Tortricibaltia| genus_authority = Skalski, 1992 | subdivision_ranks = Species | subdivision = }}Tortricibaltia là một chi bướm đêm thuộc phân họ Tortricinae của họ Tortricidae. Các loài Tortricibaltia diakonoffi'' Skalski, 1992 Xem thêm Danh sách các chi của Tortricidae Chú thích Tham khảo tortricidae.com Tortricidae
683850
https://vi.wikipedia.org/wiki/Teinocladia
Teinocladia
Teinocladia là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Geometridae
135651
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gundam
Gundam
là dòng sản phẩm truyền thông khoa học viễn tưởng được sản xuất bởi Sunrise, dòng sản phẩm này xoay quanh những người máy khổng lồ (mecha) với tên gọi "Gundam". Dòng sản phẩm này được khởi đầu vào ngày 7 tháng 4 năm 1979 với bộ phim Mobile Suit Gundam, bộ phim cùng với các sản phẩm phụ đã tạo ra một dòng sản phẩm bao gồm phim truyền hình, OVAs, phim điện ảnh, truyện tranh, tiểu thuyết và trò chơi điện tử. Cùng với đó là cả một ngành công nghiệp Mô hình người máy, được biết đến với cái tên Gunpla. Gunpla chiếm 90% thị trường mô hình nhân vật. Gundam đã thu về hơn 5 tỷ USD bán lẻ vào năm 2000. Năm 2014, doanh thu hằng năm của dòng Gundam đạt 80 tỷ Yên, trong đó 18.4 tỷ là từ doanh thu bán lẻ mặt hàng đồ chơi và sản phẩm sưu tầm. Tháng 6 năm 2018, Gundam đứng thứ 15 trong số các dòng sản phẩm truyền thông có doanh thu cao nhất mọi thời đại, ước tính đã thu về hơn 15 tỷ USD (tương đương 350.575 tỷ đồng). Tổng quan Khái niệm ban đầu Mobile Suit Gundam được phát triển bởi Yoshiyuki Tomino và một nhóm các nhà sáng tạo của Sunrise với tên gọi Hajime Yatate. Bộ phim ban đầu được đặt tên là Freedom Fighter Gunboy (hay Gunboy), hướng chủ yếu vào đối tượng là các bé trai. Giai đoạn phát triển ban đầu có nhiều chi tiết liên quan tới cụm từ Tự Do: The White Base - Căn Cứ Trắng ban đầu được đặt tên là Freedom's Fortress - Pháo Đài Tự Do, chiến đầu cơ Core Fighter thì được gọi là Freedom Wing - Đôi Cánh Tự Do và vận chuyển cơ Gunperry được gọi là Freedom Cruiser - Tuần Dương Tự Do. Nhóm Yatate đã kết hợp từ Gun với âm dom cuối của từ freedom để tạo thành chữ Gundom, sau đó Tomino đã thay đổi lại thành Gundam, nhằm ý nghĩa là một đơn vị chiến đấu bằng súng có sức mạnh đủ để ngăn chặn kẻ địch như một chiếc đập nước. Từ khái niệm này, Gundam thường là những đơn vị nguyên mẫu hoặc sản xuất giới hạn, có sức mạnh vượt trội hơn so với các đơn vị sản xuất hàng loạt. Đa số Gundam là các người máy khổng lồ, đi bằng hai chân được điều khiển bởi con người từ trong buồng lái, buồng lái được dặt ở thân, còn phần đầu có chức năng như thiết bị quan sát. Đột phá Mobile Suit Gundam là bộ phim đi tiên phong trong thể loại Người Máy Thực Thụ (Real Robot), một nhánh con của thể loại Mecha, khác với người anh em Super Robot, Mobile Suit Gundam đã áp dụng tính chân thực vào trong thiết kế người máy: sử dụng năng lượng, đạn dược hữu hạn, khả năng xảy ra lỗi vận hành. Công nghệ mà Gundam sử dụng được dựa trên các công nghệ đời thực (Điểm Lagrange, Vòng xoay O'Neill trong không gian), hoặc các công nghệ khả thi có chút yếu tố hư cấu (Vật lý Minovsky) Dòng thời gian Đa số các bộ phim dòng Gundam lấy bối cảnh thời gian vào thời đại được biết đến với tên gọi Kỉ Nguyên Vũ Trụ (Universal Century - UC), các bộ phim Gundam sau này thì được đặt vào các dòng thời gian khác nhau. Tuy nhiên, Mặc dù các bộ phim Gundam sau này lấy bối cảnh thời gian khác nhau để tăng tính sáng tạo, Kỉ Nguyên Vũ Trụ vẫn được nhiều người yêu thích, UC đã đặt nền móng cho dòng Gundam, tạo ra tiêu chuẩn cho thể loại Khoa Học Viễn Tưởng Cấp Cao trong hoạt hình Nhật Bản, bộ phim Gundam đầu tiên đã đánh dấu sự trưởng thành của thể loại Người Máy Khổng Lồ. Tính hoài niệm về những bộ phim Gundam cũ, là biểu tượng của nền văn hóa đại chúng Nhật Bản hiện đại, các yếu tố đó đã tạo nên sự thành công không ngừng cho dòng phim này. Dẫn xuất - SD Gundam: Gundam mang hình dáng ngộ nghĩnh, cốt truyện hài hước, vui nhộn. - Model Suit Gunpla Builders Beginning G và Gundam Build Fighters: cốt truyện lấy bối cảnh đời thực, với Gundam, được sử dụng để tham gia thi đầu đối kháng như một môn thể thao. Sản phẩm Phim truyền hình, phim điện ảnh, phim ngắn Ngoại trừ bộ Mobile Suit Gundam 00 lấy bối cảnh thời gian thực tế, tất cả các dòng phim Gundam được xếp vào các giai đoạn giả tưởng, khởi đầu bằng một sự kiện kinh thiên động địa hoặc một loạt các sự kiện chấn động liên tiếp. Bối cảnh thường thay đổi giữa Trái Đất, Ngoài Không Gian, Cộng đồng Không Gian và trong một số trường hợp có cả Mặt Trăng và các Hành Tinh Nhân Tạo. Truyện tranh và tiểu thuyết Truyện tranh chuyển thể Gundam được xuất bản dưới ngôn ngữ tiếng Anh ở Bắc Mỹ thông qua một số công ty, như Viz Media, Del Rey Manga và Tokyopop, và ở Singapore bởi Chuang Yi. Trò chơi điện tử Gundam đã sản sinh ra hơn 80 đầu trò chơi điện tử cho hệ thống game thẻ, máy tính và hệ thống giải trí tại nhà. Đa số các trò chơi điện tử Gundam chỉ được phát hành tại Nhật Bản. Mô hình Gundam Hàng trăm mô hình Gundam, chủ yếu làm từ nhựa cứng, đôi khi từ nhựa dẻo và kim loại đã được phát hành. Chất lượng trải dài từ đồ chơi trẻ em đến nhà sưu tầm chuyên nghiệp rồi tiêu chuẩn trưng bày, thường nằm trong các tỷ lệ 1:60, 1:100 hoặc 1:144. Các mẫu quảng cáo 1:6 hoặc 1:12 được chuyển cho các nhà bán lẻ và không được thương mại hóa. Nhằm kỷ niệm 30 năm Gundam, một mẫu RX-78-2 Gundam tỉ lệ 1:1 đã được xây dựng và trưng bày tại Gundam Front Tokyo, quận Odaiba, mô hình này được hạ xuống ngày 5 tháng 3 năm 2017, sau đó, một bức tượng Unicorn Gundam đã được tạc tại cùng vị trí, giờ được đổi tên thành Gundam Base Tokyo. Ngày 19 tháng 12 năm 2020, tại Yokohama đã mở một khu phức hợp giải trí mang tên Gundam Factory Yokohama, tại đây mọi người có thể chiêm ngưỡng một mẫu RX-78-2 Gundam tỉ lệ 1:1 có thể cử động được. Tác động Gundam là một biểu tượng văn hóa Nhật Bản, một nền công nghiệp trị giá 50 tỷ Yên hằng năm, đạt 54,5 tỷ Yên doanh thu hằng năm vào năm 2006, và 80,2 tỷ Yên vào năm 2014. Tem đã được phát hành, một nhân viên bộ Nông nghiệp Nhật Bản đã bị chỉ trích vì có đóng góp cho các trang bách khoa toàn thư liên quan tới Gundam, Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản đã đặt tên hệ thống chiến đấu cá nhân tân tiến của họ là Gundam Tham khảo Anime Bandai Tập đoàn Bandai Namco Khoa học viễn tưởng Sunrise Inc.
954310
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dicranomyia%20teucholaboides
Dicranomyia teucholaboides
Dicranomyia teucholaboides là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Liên kết ngoài Tham khảo Dicranomyia Limoniidae ở vùng Neotropic
903784
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cardiophorus%20mateui
Cardiophorus mateui
Cardiophorus mateui là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Cobos miêu tả khoa học năm 1970. Chú thích Tham khảo Cardiophorus
524036
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sverdlovsk%20%28t%E1%BB%89nh%29
Sverdlovsk (tỉnh)
Sverdlovsk Oblast (tiếng Nga:Свердло́вская о́бласть, Sverdlovskaya oblast) là một chủ thể liên bang của Nga (một tỉnh). Trung tâm hành chính là thành phố Yekaterinburg. Hầu hết lãnh thổ tỉnh nằm trên sườn phía đông của dãy Ural Trung và Bắc và đồng bằng Tây Siberia. Chỉ có ở phía Tây Nam thì tỉnh mới kéo dài sườn phía tây của dãy núi Ural. Các ngọn núi cao nhất đều nằm ở Ural Bắc (Konzhakovsky Kamen cao 1.569 m và Denezhkin Kamen cao 1.492 m). Ural Trung nước chủ yếu là đồi núi không có đỉnh cao rõ rệt, độ cao trung bình khoảng 300–500 m trên mực nước biển. Các con sông chính bao gồm sông Tavda, Tura, Chusovaya, và Ufa, hai nhánh thứ hai của sông Kama. Tỉnh Sverdlovsk giáp ranh với, theo chiều kim đồng hồ từ phía tây, vùng Perm, Cộng hòa Komi, Khu tự trị Khanty-Mansi, tỉnh Tyumen, Kurgan, và tỉnh Chelyabinsk, và Cộng hòa Bashkortostan. Đây là tỉnh giàu tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là trong các kim loại (sắt, đồng, vàng, bạch kim), khoáng chất (amiăng, đá quý, talc), đá cẩm thạch và than đá. Nó là chủ yếu ở đây là số lượng lớn của ngành công nghiệp của Nga đã được tập trung trong các thế kỷ 18 và 19. Tham khảo Liên kết The Government of Sverdlovsk Oblast official web site Tỉnh của Nga Tỉnh Sverdlovsk
323841
https://vi.wikipedia.org/wiki/Suriauville
Suriauville
Suriauville là một xã ở tỉnh Vosges, vùng Grand Est, Pháp. Xã này có diện tích 13,44 km² dân số năm 2006 là n200 gười. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 356 m trên mực nước biển. Người dân địa phương danh xưng tiếng Pháp là Suriauvillois. Biến động dân số Nguồn: http://cassini.ehess.fr - http://www.insee.fr/fr/ffc/docs_ffc/psdc.htm Tham khảo Liên kết ngoài Suriauville trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Suriauville trên trang mạng của INSEE Suriauville trên trang mạng của Quid Localisation de Suriauville trên bản đồ Pháp với các xã giáp ranh Plan de Suriauville sur Mapquest Xã của Vosges
410478
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alt%C3%B6tting
Altötting
Altötting là một thị xã ở bang Bayern, thủ phủ của huyện Altötting. Thành phố kết nghĩa Częstochowa Ba Lan Loreto Ý Tham khảo Liên kết ngoài Official Tourist information (in German and English) Địa điểm hành hương Công giáo
746638
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mangelia%20vauquelini
Mangelia vauquelini
Mangelia vauquelini là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Conidae, họ ốc cối. mô tả Phân bố Chú thích Tham khảo vauquelini Động vật được mô tả năm 1826
284808
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pisy
Pisy
Pisy là một xã của Pháp,tọa lạc ở tỉnh Yonne trong vùng Bourgogne. Pisy nằm ở độ cao khoảng 376 m, là xã lớn nhất trong tổng Guillon. Hành chính Thông tin nhân khẩu Tham khảo Liên kết ngoài Pisy trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Pisy
531789
https://vi.wikipedia.org/wiki/527
527
Năm 527 là một năm trong lịch Julius. Sự kiện:-Ngày hội Las atcamaniac rastolim minol được tổ chức đầu tiên tại thành phố Levis -Là năm sinh của nhà vũ trụ học Articosque de Patranol. Sinh Mất Tham khảo Năm 527
507484
https://vi.wikipedia.org/wiki/H.A.T
H.A.T
H.A.T là nhóm nhạc pop nữ Việt Nam hoạt động từ năm 2004 đến năm 2005. Tên gọi của nhóm được ghép từ những chữ cái đầu tiên của tên của dàn thành viên gốc, bao gồm: Lương Bích Hữu, Phạm Quỳnh Anh (cựu thành viên nhóm Sắc Màu) và Thu Thủy (cựu thành viên nhóm Mây Trắng). Nhà quản lý Quang Huy và công ty của anh, WePro Entertainment, đã ra mắt nhóm với tư cách là một "món quà tặng kèm" dành cho những khán giả hâm mộ nam ca sĩ Ưng Hoàng Phúc. Ngoài ra, lý do khác mà Quang Huy quyết định thành lập H.A.T là để đánh vào nhu cầu tìm kiếm đại sứ quảng cáo của các nhãn hàng khi thị trường kinh doanh album—mà anh đã từng thành công—bị bão hòa. Cựu thành viên nhóm Mắt Ngọc, Ngô Quỳnh Anh, đã nhanh chóng thế chỗ Thu Thủy sau khi cô quyết định rời nhóm vào năm 2004. H.A.T đã phát hành hai đĩa EP, Anh không muốn bất công với em 2 – Best Collections (hợp tác cùng Ưng Hoàng Phúc) và We Are H.A.T – Chúng tôi là H.A.T, vào năm 2004. Riêng album thứ hai tiêu thụ được 30.000 bản và trở thành album nhóm bán chạy nhất tại Việt Nam vào thời điểm ra mắt. Tuy nhiên sau khi làm đại sứ thương hiệu cho LipIce, nhóm nhạc chính thức tan rã vào năm 2005. Các thành viên của H.A.T, trừ Ngô Quỳnh Anh, tiếp tục theo đuổi sự nghiệp ca hát solo của mình và nhận được những thành công nổi bật sau khi tan rã. Năm 2017, toàn bộ bốn thành viên của nhóm tái hợp trong "Gia đình tôi chọn", đĩa đơn đánh dấu kỷ niệm 15 năm thành lập công ty WePro. Sự nghiệp Thành lập và Anh không muốn bất công với em 2 Vào năm 2002–2003, công ty quản lý WePro Entertainment và Quang Huy (CEO kiêm người sáng lập công ty) giành được nhiều thành công từ doanh số bán album nổi trội của ca sĩ Ưng Hoàng Phúc. Tuy nhiên, vào thời điểm thị trường kinh doanh album bị bão hòa, Quang Huy quyết định xây dựng những ca sĩ mới theo hình tượng "sạch," "trẻ trung" và "trong sáng," nhằm đánh vào các thương hiệu có nhu cầu tìm kiếm đại sứ quảng cáo. H.A.T, nhóm nhạc theo hình mẫu mới này của công ty, sau đó đã được ra mắt và giới thiệu như "một món quà tặng kèm" dành cho các khán giả hâm mộ Ưng Hoàng Phúc. Nhóm ban đầu được xác định chỉ sẽ hoạt động trong vòng 6 tháng, với mục đích chính là trở thành "bệ đỡ" giúp các thành viên nhận được đủ sự chú ý trước khi tách ra làm ca sĩ độc lập. Sau khi nhận thấy H.A.T gặt hái được nhiều thành công, WePro đã quyết định kéo dài thời hoạt động của nhóm thêm 6 tháng so với kế hoạch ban đầu. Tên gọi H.A.T được ghép từ những chữ cái đầu tiên của tên của dàn thành viên gốc, bao gồm: Lương Bích Hữu, Phạm Quỳnh Anh và Thu Thủy. Phạm Quỳnh Anh trước đây từng là thành viên của nhóm Sắc Màu (hoạt động năm 1997–2002), một trong những nhóm nhạc đầu tiên theo đuổi phong cách nhạc trẻ khi hiện tượng này mới nổi tại Hà Nội. Thu Thủy cũng từng tham gia nhóm Mây Trắng từ năm 2000, nhưng hai năm sau, cô tách nhóm và riêng lẻ ký hợp đồng với WePro. Thu Thủy sau đó nhanh chóng giành được thành công với bản song ca "Mỗi người một nơi" cùng Ưng Hoàng Phúc, trích từ album Người ta nói: "Thà một lần đau" (2003) của nam ca sĩ. Anh trai của Quang Huy, nhạc sĩ Nguyễn Hà, thì phát hiện thành viên Lương Bích Hữu khi cô lọt vào vòng bán kết cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003. Lương Bích Hữu cho rằng trước khi ra mắt, nhóm đã phải bỏ ra 6 tháng để được đào tạo về thanh nhạc và vũ đạo. "Được gần 6 tháng thì anh Quang Huy đề nghị thử lập một nhóm hát nhưng chỉ hoạt động trong 6 tháng thôi, coi như đây là một kỷ niệm về một tình bạn khắng khít giữa ba người," cô nói. Nữ ca sĩ kể lại sau mỗi ngày học tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, cô thường xuyên phải chạy xe đến đón Thu Thủy tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật, để cùng lên công ty luyện tập. Lương Bích Hữu ban đầu mang ý định trở thành giảng viên thanh nhạc sau khi tốt nghiệp Nhạc viện. Tuy nhiên, cô đã gia nhập H.A.T và quyết định khởi nghiệp ca sĩ theo lời khuyên của một người thầy dạy tại trường. Nữ ca sĩ nhận xét rằng vào thời điểm đó, cô là thành viên mang thế mạnh về giọng hát, Thu Thủy mang thế mạnh về vũ đạo, còn Phạm Quỳnh Anh mang thế mạnh về dẫn chương trình. Ngoài ra, Lương Bích Hữu (gốc Trung Quốc) khi này vẫn chưa thông thạo tiếng Việt. Vào tháng 2 năm 2004, H.A.T xuất hiện trên sóng truyền hình lần đầu tiên trong chương trình Giai điệu tình yêu với màn trình diễn ca khúc "Dù anh sẽ không là người em yêu" cùng Ưng Hoàng Phúc. Các nhạc phẩm khác được nhóm trình diễn trên các chương trình âm nhạc—như "Anh không muốn bất công với em" (song ca cùng Ưng Hoàng Phúc), "Là anh đó" và "Cổ tích anh và em" (hợp tác cùng Vương Khang)—nhận được nhiều chú ý khi được phổ biến rộng rãi dưới dạng MP3 ở các diễn đàn trực tuyến. Một số ca khúc này sau đó đã xuất hiện trong đĩa EP đầu tay của nhóm, Anh không muốn bất công với em 2 – Best Collections; album nhóm hợp tác cùng Ưng Hoàng Phúc được phát hành vào tháng 11 cùng năm. Theo VietNamNet, phần lớn nội dung của các bản song ca giữa hai nghệ sĩ "chỉ xoay quanh chuyện yêu đương, giận hờn, gian dối rất bình thường." Thay đổi thành viên, We Are H.A.T và tan rã Vào năm 2004, Thu Thủy rời khỏi H.A.T sau một thời gian ra mắt và sớm được thay thế bởi cựu thành viên nhóm Mắt Ngọc, Ngô Quỳnh Anh. Ngô Quỳnh Anh từ bỏ Mắt Ngọc sau xung đột về việc cô riêng lẻ tham gia một đoạn quảng cáo cho LipIce mà không thông qua các thành viên khác trong nhóm. Vào tháng 9 cùng năm, ê-kíp của WePro đã sang Hồng Kông để cùng hợp tác với đài TVB, thực hiện ghi hình các video âm nhạc cho album Đàn ông không được quên... hết tình còn nghĩa của Ưng Hoàng Phúc và đĩa EP thứ hai của H.A.T, We Are H.A.T – Chúng tôi là H.A.T. Các nghệ sĩ sau đó còn được phỏng vấn bởi chương trình giải trí Jade Starbiz, phát sóng trên TVB. Vào tháng 12 năm 2004, album We Are H.A.T (đính kèm VCD H.A.T in Hong Kong) được phát hành và lập tức tiêu thụ được 30.000 bản. Theo WePro, con số đã giúp H.A.T "trở thành nhóm nhạc có mức tiêu thụ album cao nhất tại thời điểm đó," còn VietNamNet nhấn mạnh: "So với Ưng Hoàng Phúc, nhóm H.A.T không thành công về mặt doanh thu nhưng lượng đĩa bán ra đạt trên 30.000 là một thách thức lớn đối với các nhóm nhạc khác." Bài báo của VietNamNet cũng nói thêm rằng những nhóm nhạc cùng thời, như Mây Trắng, Mắt Ngọc hay MTV, "đều thua xa lực hấp dẫn đối với các fan tuổi teen" của H.A.T. Quang Huy lý giải thành công này nằm ở các nhạc phẩm mang nội dung "trong sáng" lẫn gây "sốc" của nhóm, vì anh cho rằng: "Nếu nghĩ rằng làm cho tuổi teen cứ nhí nhảnh là chưa đúng." Các ca khúc như "Taxi" (hợp tác cùng rapper Vương Khang) và "Đành nói lời chia tay" được xem là những bài hát nổi bật trong đĩa EP của H.A.T. Vào tháng 3 năm 2005, H.A.T góp giọng trong hai ca khúc, "Ta yêu mà đâu có hay" và "Tuổi xì tin", đến từ album đầu tay của ca sĩ Anh Kiệt, Chàng khờ – Làm lại từ đầu. Trong khoảng thời gian này, nhóm cũng thường xuyên xuất hiện trên các chương trình âm nhạc như Giai điệu tình yêu và Quà tặng trái tim, và cùng đoàn ca nhạc Sao Đêm đi lưu diễn xuyên Việt. Vào tháng 9 cùng năm, H.A.T làm đại sứ thương hiệu cho LipIce và tan rã. Dù vậy, nhóm sau đó vẫn tiếp tục tái hợp để trình diễn khi có yêu cầu hay xuất hiện để dẫn chương trình Thế giới V-pop (một chương trình âm nhạc được sản xuất bởi WePro và đài BTV). Ca khúc "Ngày xuân long phụng sum vầy" mà H.A.T đã từng trình bày với các nghệ sĩ của WePro trên Thế giới V-pop năm 2006, sau đó đã xuất hiện trong album tuyển tập H2 Tết 2008 của báo Hoa Học Trò. Sau tan rã và tái hợp Thu Thủy chấm dứt hợp đồng với WePro vào tháng 3 năm 2005, sau khi công ty này, theo lời kể của nữ ca sĩ, "cứ dây dưa mãi và không có định hướng rõ ràng cho sự nghiệp riêng" của cô. Sau khi rời khỏi H.A.T, nữ ca sĩ gặp những khó khăn về tài chính còn mối quan hệ giữa cô và ba mẹ cũng gặp phải mâu thuẫn. Vào năm 2007, cô bán được 20,000 bản album đầu tay Con đường tôi đi và thành công với ca khúc "Anh tin mình đã cho nhau một kỷ niệm" (hát cùng ca sĩ Lương Bằng Quang). Lương Bích Hữu, sau khi rời khỏi H.A.T, đã kí hợp đồng với công ty Nguyễn Pro của nhạc sĩ Nguyễn Hà. Vào năm 2006, nữ ca sĩ được báo chí đặt biệt danh "Cô gái Trung Hoa" sau khi album phòng thu và bài hát chủ đề cùng tên của cô giành được nhiều thành công. Ở những năm kế tiếp, các sản phẩm âm nhạc khác của hai nghệ sĩ đều nhận được tương đối sự chú ý. Phạm Quỳnh Anh sau khi rời nhóm tiếp tục phát hành hai album phòng thu dưới sự quản lý của WePro, bao gồm: Hoa Quỳnh Anh (2006; bán được 25,000 bản) và Nợ ai đó cả thế giới (2008). Nữ ca sĩ kết hôn với Quang Huy vào năm 2012, và cả hai ly hôn vào năm 2018. Vào năm 2014, cô thủ vai chính và đồng sản xuất bộ phim Chàng trai năm ấy cùng WePro. Chàng trai năm ấy, với sự góp mặt của các diễn viên chính khác gồm Sơn Tùng M-TP và Hari Won, nhanh chóng trở thành một trong những bộ phim Việt Nam có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Chuỗi buổi diễn Mùa hè Không Độ (2016–17) tiếp nối sau đó cũng được cô và WePro đồng sản xuất. Phạm Quỳnh Anh trở lại với sự nghiệp ca hát vào năm 2018 với ca khúc "Tất cả sẽ thay em", và sau đó phát hành một loạt các đĩa đơn riêng lẻ khác. Thành viên Ngô Quỳnh Anh sau khi từ bỏ sự nghiệp ca hát vì thấy "không hợp với showbiz," hiện đang theo ngành marketing. Trước đó, cô từng có dự định trở thành quản lý ngoại giao và truyền thông cho WePro sau khi tốt nghiệp trường đại học RMIT. Vào tháng 8 năm 2017, Phạm Quỳnh Anh, Lương Bích Hữu, Thu Thủy và Ngô Quỳnh Anh tái hợp và thu âm đĩa đơn đánh dấu kỷ niệm 15 năm thành lập WePro, mang tên "Gia đình tôi chọn". Những ca sĩ khác xuất hiện trong ca khúc bao gồm Ưng Hoàng Phúc, Sơn Tùng M-TP và Đông Nhi. Vào tháng 3 năm 2018, Phạm Quỳnh Anh, Thu Thủy và Ưng Hoàng Phúc đã trình diễn "Anh không muốn bất công với em" tại đêm nhạc kỷ niệm 15 năm sự nghiệp của nam ca sĩ mang tên Tái sinh, diễn ra ở Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Lương Bích Hữu cũng đã lên kế hoạch để xuất hiện tại buổi diễn này nhưng bất thành vì cô vướng bận lịch trình. Lịch sử thành viên Danh sách đĩa nhạc Đĩa mở rộng Đĩa đơn Video âm nhạc Danh sách các ca khúc đã thu âm Tham khảo Chú giải Chú thích Bộ ba âm nhạc Ban nhạc pop Ban nhạc thập niên 2000 Ban nhạc Việt Nam Nhóm nhạc nữ Nhạc sĩ theo chủ nghĩa nữ giới
909608
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nipponodrasterius%20alpicola
Nipponodrasterius alpicola
Nipponodrasterius alpicola là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Kishii miêu tả khoa học năm 1966. Chú thích Tham khảo Nipponodrasterius
720223
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amphorella%20iridescens
Amphorella iridescens
Amphorella iridescens là một loài air-breathing land snail, a terrestrial pulmonate gastropoda mollusca thuộc họ Ferussaciidae. Nó là loài đặc hữu của Madeira, Portugal. Chú thích Amphorella
623324
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ancylis%20comptana
Ancylis comptana
The Strawberry leaf-roller or Comptan's Ancylis Moth (Ancylis comptana) là một loài bướm đêm thuộc họ Tortricidae. Nó được tìm thấy ở the United Kingdom và Scandinavia to miền bắc Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ, Tiểu Á, Kazakhstan, Uzbekistan, Nga, Trung Quốc, Mông Cổ, Hàn Quốc và Nhật Bản. In Bắc Mỹ, it is represented by ssp. fragariae. Sải cánh dài 11–14 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 4 đến tháng 6 và from giữa tháng 7 till tháng 9. Có hai thế hệ / năm ở châu Âu. Tại Bắc Mỹ, loài bướm đêm của thế hệ đầu tiên bay từ cuối tháng ba-tháng tư và thế hệ thứ 2 vào cuối tháng 5 và tháng 6. Ở đây, ngay cả một thế hệ thứ ba hoặc thứ tư đôi khi xuất hiện, bay vào tháng 8 và từ tháng 9 đến tháng 10. Ấu trùng ăn Sanguisorba minor, Potentilla, Fragaria, Teucrium, Rosa, Dryas octopetala, Rubus idaeus, Rubus icaesius và Thymus. Loài này ăn dâu tây và gây hại cây này ở Hoa Kỳ. Phụ loài Ancylis comptana comptana (Eurasia) Ancylis comptana fragariae (North America) Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Eurasian Tortricidae Bug Guide Ancylis
667412
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hibiscadelphus%20woodii
Hibiscadelphus woodii
Hibiscadelphus woodii là một loài thực vật có hoa thuộc họ Malvaceae, là loài đặc hữu của Kauai, Hawaii. Nó là một cây nhỏ, với chiều cao . Chú thích Tham khảo woodii Thực vật đặc hữu Hawaii Thực vật được mô tả năm 1995
252768
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ninh%20H%C6%B0%C6%A1ng
Ninh Hương
Ninh Hương (chữ Hán giản thể: 宁乡市) là một thành phố cấp huyện thuộc địa cấp thị Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thành phố này có diện tích 2.906 km², trong đó diện tích thành thị là 18 km². Dân số năm 2004 là 1,33 triệu người. Mã số bưu chính có dạng 4106xx, mã vùng điện thoại là 0731. Trụ sở chính quyền thành phố đóng tại trấn Ngọc Đàm. Đến thời điểm 2005, về mặt hành chính, thành phố này được chia thành 18 trấn, 15 hương. GDP năm 2004 là 10,02 tỷ nhân dân tệ. Địa lý Địa lý thành phố Ninh Hương rất được chú ý, quan tâm bởi người dân Trường Sa. Kinh tế Kinh tế Ninh Hương có vị trí cao tại Trường Sa. Tham khảo Đơn vị cấp huyện Hồ Nam Trường Sa, Hồ Nam
805354
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pomona%2C%20California
Pomona, California
Pomona là thành phố lớn thứ 7 tại quận Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Thành phố nằm trong Vùng Đại Los Angeles. Dân số theo điều tra năm 2005 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ là 154.271 người, dân số năm 2010 là 149.058 người, diện tích là km2. Thành phố Pomona nằm ở giữa Inland Empire và San Gabriel Valley. Thành phố có Fairplex, là nơi đăng cai hội chợ hạt Los Angeles. Tham khảo Thành phố ở quận Los Angeles, California Thành phố của California Khu dân cư thành lập thập niên 1830
243225
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn%20s%C3%B4ng%20Dniepr
Trận sông Dniepr
Trận sông Dniepr là một chuỗi các chiến dịch tấn công chiến lược của Quân đội Liên Xô trong giai đoạn mở đầu cho thời kỳ thứ ba của cuộc chiến tranh Xô-Đức, đồng thời là một trận đánh lớn của Chiến tranh thế giới thứ hai. Diễn ra trên phần phía Nam của khu vực trung tâm và suốt chiều dài cánh Nam mặt trận Xô-Đức với tổng độ dài mặt trận lên đến hơn 1.600 km trên toàn bộ phần tả ngạn sông Dniepr và vùng Donbass, chuỗi các chiến dịch này đã thu hút khoảng 3.900.000 sĩ quan và binh sĩ của cả hai bên tham chiến. Quân đội Đức Quốc xã huy động 8 tập đoàn quân, trong đó có 2 tập đoàn quân xe tăng và 2 tập đoàn quân không quân với hơn 70 sư đoàn tham chiến. Ngoài ra, còn có 6 sư đoàn quân Romania chiến đấu trong đội hình các tập đoàn quân 6 và 17 (Đức). Quân đội Liên Xô huy động 5 phương diện quân với 38 tập đoàn quân trong đó 4 tập đoàn quân xe tăng và 5 tập đoàn quân không quân. Tham chiến bên phía quân đội Liên Xô còn có Lữ đoàn Tiệp Khắc 1 tham gia trong đội hình Phương diện quân Voronezh (từ ngày 20 tháng 10 năm 1943 đổi thành Phương diện quân Ukraina 1). Trong thời gian gần 4 tháng (từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 23 tháng 12 năm 1943), trên toàn bộ vùng phía đông Ukraina và Nam Nga đã diễn ra 11 chiến dịch tấn công và phòng ngự của quân đội Liên Xô với giai đoạn: Giai đoạn đầu khởi sự ở giữa mặt trận ngày 23 tháng 8 bằng Chiến dịch Chernigov-Poltava và kết thúc ngày 30 tháng 9 với các chiến dịch Sumsky-Prilukskaya và Poltava-Kremenchuk. Đây là giai đoạn quân đội Liên Xô tạo các bàn đạp tấn công. Vì không còn có khả năng tổ chức những chiến dịch tấn công quy mô lớn trên mặt trận phía đông nên sau các đoàn phản công đợt đầu của quân đội Liên Xô, Bộ chỉ huy tối cao quân đội Đức Quốc xã quyết định chỉ tiến hành những đòn phản kích nhằm kìm hãm tốc độ tấn cong của quân đội Liên Xô để rút các lực lượng còn lại sang bờ Tây sông Dniepr, áp dụng chiến thuật bức tường thép đã thực hiện tại Rostov đầu năm 1943 để tổ chức Tuyến phòng thủ Wotan (còn gọi là "Bức tường phía đông"). Adolf Hitler ra lệnh cho Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) phải giữ được phòng tuyến này, bao gồm cả thành phố Kiev bằng mọi giá. Trong quá trình rút lui sang bờ Tây của sông Dnepr của quân Đức diễn ra trong trận mưa bom và pháo kích của quân đội Liên Xô. Các trận không chiến cũng diễn ra quyết liệt trên dải không phận dọc sông Dniepr. Giai đoạn sau bắt đầu ở hạ lưu sông Dniepr ngày 26 tháng 9 bởi Chiến dịch Nizhni Dnieprovsk và kết thúc đúng một tuần trước khi bước sang năm mới 1944 bằng chiến dịch Dniepropetrovsk. Kết quả của giai đoạn này là quân đội Liên Xô thu hồi toàn bộ phần Đông lãnh thổ Ukraina và một phần lãnh thổ Nga, tiến về phía tây từ 300 đến 450 km, đánh chiếm toàn bộ bờ tả ngạn sông Dniepr và thành phố Kiev. Ngoài ra, quân đội Liên Xô còn chiếm được nhiều căn cứ đầu cầu quan trọng tại Novo Shepelichi (???), Chernobyl, Kanev, Cherkassy, Kremenchug, Verkhne Dnieprovsk, Maganets, Berislav, toàn bộ khu vực Kiev ở phía bắc và Znamenka - Pyatikhatka ở phía nam làm bàn đạp cho Chiến dịch tấn công hữu ngạn Dniepr kế tiếp ngay sau đó, thu hồi lại toàn bộ lãnh thổ Ukraina và tiến ra tuyến biên giới quốc gia của Liên Xô. Trong chiến dịch, có một số trận đánh lớn diễn ra tương đối độc lập với các chiến dịch là cuộc đổ bộ đường không ở Bukrin và các trận tấn công và phòng thủ Kiev năm 1943. Một kết quả khác của chiến dịch này là toàn bộ Tập đoàn quân 17 (Đức) phải rút về Krym và hoàn toàn bị cô lập với chủ lực quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía đông, tạo điều kiện thuận lợi cho Tập đoàn quân ven biển (nguyên là Phương diện quân Bắc Kavkaz tiến hành thành công chiến dịch Kerch (1943), đổ bộ Tập đoàn quân 56 và Sư đoàn bộ binh 318 lên bán đảo Kerch đánh chiếm hai căn đầu cầu quan trọng tại khu vực tam giác Ossoviny, Mayak, Enikalye và bãi biển Eltigen, làm căn cứ đầu để tấn công Krym từ phía đông, phối hợp với Phương diện quân Nam (Liên Xô) tấn công từ phía bắc qua eo đất Perekop, thu hồi toàn bộ bán đảo Krym vào mùa xuân năm 1944. Bối cảnh Trận Kursk đã gây cho cả hai bên tham chiến những thiệt hại nặng nề về người và phương tiện chiến tranh và vị thế trên chiến trường đã tiếp tục có những thay đổi cơ bản. Nếu như với tiềm lực dồi dào của minh, Quân đội Liên Xô đã được bù đắp lại bằng những nguồn nhân lực và vật lực to lớn từ hậu phương bao la của họ thì quân đội Đức Quốc xã đang cạn dần nguồn dự trữ. Sự kiện quân đồng minh Hoa Kỳ và Anh đổ bộ lên đảo Sicilia tuy chưa đe dọa trực tiếp đến trung tâm nước Đức nhưng cũng đủ để Bộ Tổng tham mưu quân đội Đức Quốc xã phải giữ lại một phần khỏng nhỏ lực lượng ở bán đảo Apelnin và không thể thoải mái điều động binh lực dự trữ sang tăng cường cho mặt trận phía đông. Trong quá trình diễn ra các chiến dịch ở Belgorod-Kharkov và Oryol, quân đội Liên Xô cũng đồng thời mở các chiến dịch ở Smolensk, Rzhev-Vyazma, Mgin, Taman, đẩy quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía đông vào thế bị động đối phó, không thể tự do điều động lực lượng đến những đoạn mặt trận bị uy hiếp. Ngay cả phòng tuyến Hagen được tướng Walter Model thiết lập công phu phía trước Bryansk cũng không thể giúp các tập đoàn quân 2, 4, 9 và tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) trụ lại tại đây được quá một tháng. Donbas và cả vùng công nông nghiệp ở trung lưu và hạ lưu sông Đông là mục tiêu tối cao mà quân đội Liên Xô cần phải thu hồi do đây là một trong những nguồn cung cấp quặng sắt, than đá cho nền kinh tế và các nhà máy công nghiệp nặng phục vụ nền quốc phòng. Năm 1941, người Đức cũng đặt ra những mục tiêu tương tự đối với các chiến dịch quân sự tại vùng này. Tuy nhiên, địa hình ở Donbas và cả khu vực tả ngạn sông Dniepr rất thuận lợi cho các cuộc tấn công và rất khó cho phòng thủ. Ngoài dãy núi già Donets ở phía nam chạy vắt ngang giữa đồng bằng hạ lưu sông Donets và hạ lưu sông Dniepr có độ cao không quá 400 m, toàn bộ địa hình tả ngạn sông Dniepr và vùng Donbas tương đối bằng phẳng và thoai thoải dần theo hướng đông bắc-tây nam đến sông Dniepr; độ cao trung bình không quá 250 m và không có những điểm cao đột xuất. Sông Dniepr với chiều rộng trung bình 400 đến 500 m và độ sâu giữa lòng sông từ 8 đến 12 m thực sự là một chướng ngại thiên nhiên rất lớn trên các con đường tiến quân sang phía tây của quân đội Liên Xô ở Ukraina. Do tiếp giáp với rìa phía đông của dãy núi Karpat, địa hình bên hữu ngạn sông Dniepr có đặc điểm ngược lại với bên tả ngạn. Bờ sông hữu ngạn có rất nhiều đoạn dốc cao khá gắt (trừ khu vực tiểu bồn địa Cherkassy). Tại khu vực Bukrin-Kanev, bờ sông phía tây có chỗ gần như dựng đứng, rất thuận tiện cho phòng thủ. Tuy nhiên, bờ đông con sông này lại có nhiều khu vực lau sậy và cây thấp rất rậm rạp, thuận tiện cho việc giấu quân và phương tiện chuẩn bị vượt sông. Để phòng thủ tuyến sông chiến lược này, quân đội Đức Quốc xã trên bờ Tây đã kết hợp phòng thủ thụ động bằng các cứ điểm hỏa lực, bãi mìn, chướng ngại chống tăng với các đơn vị xe tăng phòng thủ cơ động dưới sự yểm hộ tối đa của pháo binh và không quân. Binh lực và kế hoạch của các bên Quân đội Liên Xô Binh lực Quân đội Liên Xô đã huy động 6 phương diện quân tham gia trận đánh này với 2.650.000 sĩ quan và binh sĩ, một khối lượng binh lực lớn nhất kể từ khi khởi đầu cuộc Chiến tranh Xô-Đức. Nhưng với trận tuyến dài đến trên 1600 km, mật độ binh lực chỉ được phân bố đậm đặc trên các hướng tấn công chính. Hình thế binh lực của quân đội Liên Xô bố trí từ Bắc xuống Nam cũng không đồng đều giữa các phương diện quân: Phương diện quân Trung Tâm (từ ngày 20 tháng 10 đổi tên thành Phương diện quân Belorussia) do đại tướng K. K. Rokossovsky làm tư lệnh; thượng tướng M. S. Malinin làm tham mưu trưởng; trung tướng K. F. Teleghin làm ủy viên hội đồng quân sự với 7 tập đoàn quân trong đội hình ở thời điểm khai trận: Tập đoàn quân xe tăng 2 do các trung tướng A. G. Rodin và I. S. Bogdanov lần lượt chỉ huy, trong biên chế có: Thiết giáp: 7 lữ đoàn xe tăng; 3 lữ đoàn và 2 tiểu đoàn cơ giới; 3 trung đoàn pháo tự hành Pháo binh: 1 sư đoàn và 3 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng; 3 trung đoàn súng cối. Phòng không: 2 lữ đoàn. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 do trung tướng P. S. Rybalko chỉ huy, trong biên chế có: Thiết giáp: 9 lữ đoàn xe tăng; 5 lữ đoàn và 3 tiểu đoàn cơ giới; 8 trung đoàn pháo tự hành; Pháo binh: 1 sư đoàn và 4 trung đoàn pháo; 2 trung đoàn súng cối Phòng không: 3 trung đoàn. Tập đoàn quân 13 do trung tướng N. P. Pukhov chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 13 sư đoàn Thiết giáp: 5 lữ đoàn xe tăng; 1 lữ đoàn và 3 trung đoàn cơ giới; 2 trung đoàn pháo tự hành; Pháo binh: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 6 trung đoàn pháo chống tăng; 6 trung đoàn súng cối Phòng không: 1 sư đoàn và 4 trung đoàn Tập đoàn quân 48 do trung tướng P. L. Romanenko chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 8 sư đoàn; Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng; Pháo binh: 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo chống tăng; 2 trung đoàn súng cối Phòng không: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn;Tập đoàn quân 60 do trung tướng I. D. Chernyakhovsky chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 9 sư đoàn; Thiết giáp: 3 trung đoàn cơ giới; 1 trung đoàn pháo tự hành; Pháo binh: 1 sư đoàn và 6 trung đoàn pháo chống tăng; 3 trung đoàn súng cối; Phòng không: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn.Tập đoàn quân 65 do trung tướng P. I. Batov chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 12 sư đoàn và 1 lữ đoàn; Thiết giáp: 3 lữ đoàn xe tăng và 1 lữ đoàn cơ giới; 2 trung đoàn pháo tự hành; Kỵ binh: 1 lữ đoàn; Pháo binh: 3 sư đoàn và 2 trung đoàn pháo; 4 trung đoàn pháo chống tăng; 6 trung đoàn súng cối; Phòng không: 2 sư đoàn và 2 trung đoàn.Tập đoàn quân không quân 16 do thượng tướng S. I. Rudelko chỉ huy.Phương diện quân Voronezh (từ ngày 20 tháng 10 năm 1943 là Phương diện quân Ukraina 1) do đại tướng N. F. Vatutin làm tư lệnh, trung tướng S. P. Ivanov làm tham mưu trưởng, thiếu tướng K. S. Krainyukov làm ủy viên hội đồng quân sự với 9 tập đoàn quân ở thời điểm khai trận: Tập đoàn quân 38 do trung tướng N. E. Chibisov và thượng tướng K. S. Moskalenko (từ tháng 10 năm 1943) lần lượt chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 9 sư đoàn; Thiết giáp: 3 trung đoàn cơ giới; Pháo binh: 1 sư đoàn pháo binh hỗn hợp, 1 lữ đoàn và 4 trung đoàn pháo; 5 trung đoàn pháo chống tăng; 3 trung đoàn súng cối; Phòng không: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn. Tập đoàn quân 40 do trung tướng K. S. Moskalenko và trung tướng F. F. Zhmachenko (từ tháng 10 năm 1943) lần lượt chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 6 sư đoàn và 1 lữ đoàn (Lữ đoàn bộ binh Tiệp Khắc 1); Thiết giáp: 1 lữ đoàn pháo tự hành; Pháo binh: 1 sư đoàn, 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 3 trung đoàn pháo chống tăng; Phòng không: 1 sư đoàn. Tập đoàn quân 27 do trung tướng S. G. Trofimenko chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 9 sư đoàn; Pháo binh: 1 trung đoàn pháo; 2 trung đoàn súng cối; Phòng không: 1 sư đoàn. Tập đoàn quân 47 do các trung tướng P. P. Korzun, F. F. Zhmachenko và V. S. Polenov lần lượt chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 6 sư đoàn; Pháo binh: 4 trung đoàn pháo; 2 trung đoàn súng cối Phòng không: 2 trung đoàn; Tập đoàn quân cận vệ 4 do các trung tướng A. I. Zyghin và I. V. Galanin lần lượt chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 5 sư đoàn; Thiết giáp: 2 trung đoàn xe tăng Pháo binh: 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng; 1 trung đoàn súng cối; Phòng không: 1 sư đoàn. Tập đoàn quân cận vệ 6 do trung tướng I. M. Chistyakov chỉ huy, trung biên chế có: Bộ binh: 10 sư đoàn; Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng và 8 trung đoàn cơ giới; Pháo binh: 2 sư đoàn, 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo chống tăng; Phòng không: 1 sư đoàn và 5 trung đoàn; Tập đoàn quân xe tăng 1 do trung tướng M.E. Katukov chỉ huy, trong biên chế có: Thiết giáp: 7 lữ đoàn xe tăng và 2 trung đoàn xe tăng; 2 lữ đoàn cơ giới; 4 trung đoàn pháo tự hành; 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn trinh sát cơ giới; Pháo binh: 2 trung đoàn pháo; Phòng không: 1 sư đoàn và 4 trung đoàn phòng không Tập đoàn quân cận vệ 5 do trung tướng A S. Zhadov chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 8 sư đoàn; Thiết giáp: 2 lữ đoàn và 2 trung đoàn cơ giới; Pháo binh: 1 trung đoàn pháo; 2 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo chống tăng; 2 trung đoàn pháo phản lực; 1 trung đoàn súng cối; Phòng không: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn. Tập đoàn quân không quân 2 do thượng tướng S. A. Krasovsky chỉ huy, trong biên chế có: Máy bay tiêm kích: Các sư đoàn 5, 10 Máy bay cường kích: Các sư đoàn 202, 208 Máy bay ném bom: Các sư đoàn 227, 291 (ngày) và 372, 385 (đêm). Máy bay vận tải, trinh sát, liên lạc: các sư đoàn 50, 66 sư đoàn tiêm kích 5 và 10, sư đoàn cường kích 202, 208, các sư đoàn ném bom 227 và 291, các sư đoàn ném bom ban đêm 372 và 385, các sư đoàn trinh sát, liên lạc 50 và 66Phương diện quân Thảo nguyên (từ ngày 20 tháng 10 năm 1943 là Phương diện quân Ukraina 2) do thượng tướng I. S. Koniev làm tư lệnh, trung tướng M. V. Zakharov làm tham mưu trưởng, trung tướng I. Z. Susaykov làm ủy viên hội đồng quân sự với 5 tập đoàn quân ở thời điểm khai trận: Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 do trung tướng P. A. Rotmistrov chỉ huy, trong biên chế có: Thiết giáp: 8 lữ đoàn xe tăng; 5 lữ đoàn và 2 trung đoàn cơ giới; 6 trung đoàn pháo tự hành; Pháo binh: 4 trung đoàn pháo; 3 trung đoàn pháo chống tăng; 5 trung đoàn súng cối; Phòng không: 1 sư đoàn và 3 trung đoàn; Không quân: 1 phi đội trinh sát đường không. Tập đoàn quân cận vệ 7 do trung tướng M. S. Sumilov chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 7 sư đoàn Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng; 3 trung đoàn cơ giới; 1 trung đoàn pháo tự hành; 2 trung đoàn trinh sát cơ giới Pháo binh: 1 lữ đoàn và 4 trung đoàn pháo chống tăng; 2 trung đoàn súng cối Phòng không: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn. Tập đoàn quân 53 do trung tướng I. M. Managarov chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 6 sư đoàn; Pháo binh: 1 sư đoàn, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo chống tăng; 3 trung đoàn súng cối. Tập đoàn quân 57 do trung tướng N. A. Gaghen chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 8 sư đoàn Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng, 2 trung đoàn cơ giới Pháo binh: 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 trung đoàn súng cối Phòng không: 2 trung đoàn. Không quân: 1 trung đoàn đổ bộ đường không Tập đoàn quân 69 do trung tướng V. D. Kryuchenkin chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 7 sư đoàn Pháo binh: 1 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn chống tăng, 1 trung đoàn cối Phòng không: 1 trung đoàn. Tập đoàn quân không quân 5 do tướng S. K. Goryunov chỉ huy. Trong biên chế có: Máy bay tiêm kích: các sư đoàn Cận vệ 1 và 293 Máy bay cường kích: Các sư đoàn 203,205 và 266. Máy bay ném bom ban ngày: các sư đoàn 292 và 294 Máy bay ném bon ban đêm: Các sư đoàn 302, 304 và 312. Máy bay ném bom tầm xa: các sư đoàn 511 và 714 Máy bay vận tải: Sư đoàn 18 Máy bay trinh sát: Trung đoàn 85. Pháo phòng không: Các trung đoàn 1001, 1561 và 1562 Phương diện quân Tây Nam: (từ ngày 20 tháng 10 năm 1943 đổi thành Phương diện quân Ukraina 3) do đại tướng R. Ya. Malinovsky làm tư lệnh, trung tướng F. I. Kozhenevich làm tham mưu trưởng, trung tướng A. S. Zhentov là ủy viên hội đồng quân sự, đội hình tại thời điểm khai trận gồm có: Tập đoàn quân 46 do trung tướng V. V. Glagolev chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 6 sư đoàn Thiết giáp: 3 trung đoàn cơ giới, 2 tiểu đoàn trinh sát; Pháo binh: 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo; 2 trung đoàn pháo chống tăng; 2 trung đoàn súng cối; 1 trung đoàn pháo phản lực Phòng không: 1 sư đoàn và 2 trung đoàn Tập đoàn quân cận vệ 1 do thượng tướng V. I. Kuznetsov chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 9 sư đoàn Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng, 2 trung đoàn pháo tự hành, 1 trung đoàn cơ giới Pháo binh: 1 sư đoàn pháo binh hỗn hợp; 1 trung đoàn pháo, 2 trung đoàn chống tăng; 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn súng cối. Phòng không: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn Tập đoàn quân 6 (gồm cả Tập đoàn quân 12 sáp nhập vào) do trung tướng I. T. Slemin chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 8 sư đoàn Thiết giáp: 1 sư đoàn và 1 trung đoàn cơ giới Pháo binh: 2 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn chóng tăng, 1 trung đoàn súng cối Phòng không: 2 trung đoàn Tập đoàn quân cận vệ 8 do thượng tướng V. I. Chuikov chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 9 sư đoàn Thiết giáp: 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn xe tăng, 4 trung đoàn cơ giới, 1 trung đoàn pháo tự hành Pháo binh: 1 sư đoàn, 2 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn chống tăng; 3 trung đoàn súng cối; 1 trung đoàn pháo phản lực. Phòng không: 1 sư đoàn và 2 trung đoàn. Tập đoàn quân 12 do thiếu tướng A. I. Danilov chỉ huy, từ ngày 30 tháng 10 sáp nhập vào Tập đoàn quân 6. Tập đoàn quân cận vệ 3 do trung tướng D. D. Lelyutsenko chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 10 sư đoàn Thiết giáp: 5 lữ đoàn xe tăng; 5 lữ đoàn cơ giới; 3 trung đoàn pháo tự hành Pháo binh: 2 sư đoàn và 2 trung đoàn pháo; 1 lữ đoàn và 3 trung đoàn chống tăng; 4 trung đoàn súng cối. Phòng không: 1 sư đoàn và 3 trung đoàn Tập đoàn quân không quân 17 do thượng tướng V. S. Sudets chỉ huy. Phương diện quân Nam (từ ngày 20 tháng 10 năm 1943 đổi thành Phương diện quân Ukraina 4) do thượng tướng F. I. Tonbukhin chỉ huy, trung tướng S. S. Biryuzov làm tham mưu trưởng, thượng tướng E. A. Shadenko làm ủy viên hội đồng quân sự. Đội hình ở thời điểm khai trận gồm có: Tập đoàn quân 51 do trung tướng Ya. G. Kreyzer chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 10 sư đoàn Thiết giáp: 1 lữ đoàn xe tăng, 3 lữ đoàn cơ giới Pháo binh: 1 sư đoàn và 4 trung đoàn pháo, 4 trung đoàn chống tăng, 1 trung đoàn súng cối. Phòng không: 2 sư đoàn Tập đoàn quân cận vệ 2 do trung tướng G. F. Zakharov chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 7 sư đoàn Thiết giáp: 1 trung đoàn cơ giới Pháo binh 2 trung đoàn pháo, 1 trung đoàn chống tăng, 1 trung đoàn súng cối Phòng không: 1 trung đoàn Tập đoàn quân xung kích 5 do thượng tướng V. D. Tsvetayev chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 5 sư đoàn Thiết giáp: 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn xe tăng, 1 trung đoàn cơ giới; Pháo binh: 1 trung đoàn pháo, 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo chống tăng, 1 trung đoàn súng cối Phòng không: 2 trung đoàn. Tập đoàn quân 28 do thiếu tướng A. N. Melnikov chỉ huy, trong biên chế có: Bộ binh: 7 sư đoàn Thiết giáp: 1 trung đoàn cơ giới Pháo binh: 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn pháo, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo phản lực, 1 trung đoàn súng cối Phòng không: 1 trung đoàn. Tập đoàn quân 44 do thiếu tướng V. A. Khomenko chỉ huy; đến tháng 10 năm 1943, sáp nhập vào Tập đoàn quân xung kích 5; trong biên chế có: Bộ binh: 3 sư đoàn Kỵ binh: 3 sư đoàn Thiết giáp: 1 lữ đoàn và 2 trung đoàn cơ giới, 1 trung đoàn pháo tự hành Pháo binh: 1 trung đoàn pháo, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn pháo chống tăng, 1 lữ đoàn và 1 trung đoàn súng cối. Phòng không: 3 trung đoàn. Tập đoàn quân không quân 8 do trung tướng T. T. Khryukin chỉ huy Kế hoạch Ngay trong khi các chiến dịch Chiến dịch Kutuzov và Belgorod-Kharkov còn đang tiếp diễn, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đã bắt đầu vạch kế hoạch cho chiến cục thu đông 1943. I. V. Stalin yêu cầu tập trung lực lượng để thu hồi vùng Donbas và toàn bộ tả ngạn Ukraina trong thời gian sớm nhất do ý nghĩa kinh tế - quốc phòng quan trọng của khu vực này. Ông đồng ý với đánh giá của Bộ Tổng tham mưu Liên Xô cho rằng quân đội Đức Quốc xã không có khả năng để tổ chức một cuộc tấn công lớn trên mặt trận Xô-Đức nhưng vẫn còn đủ binh lực để tổ chức phòng ngự tích cực và tiến hành một số đòn phản kích. Các trận đánh ở Bogodukhov, Akhtyrka và Poltava hồi tháng 8 năm 1943 đã chứng minh điều đó. Kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô đề xuất việc triển khai tấn công về phía tây và tây nam trên tất cả các mặt trận cánh nam chiến trường Xô-Đức, tiến đến ranh giới phía đông Belorussia và sông Dniepr, đánh chiếm một số đầu cầu xung yếu trên bờ Tây sống Dniepr làm bàn đạp cho chiến dịch tiếp theo. Tuy nhất trí với các mục tiêu cơ bản của chiến dịch nhưng nguyên soái G. K. Zhukov cho rằng các phương thức tấn công vỗ mặt sẽ không bảo đảm chia cắt, bao vây chủ lực quân đội Đức Quốc xã và làm cho chiến dịch kế tiếp sẽ khó khăn hơn. Ông đề xuất tổ chức một đòn đột kích mạnh và tập trung từ chính diện Izyum - Kharkov tới chính diện Dniepropetrovsk - Zaporozhe để cắt Cụm tập đoàn quan Nam Đức làm đôi, sau đó bao vây và thanh toán từng cụm. Tổng tư lệnh tối cao I. V. Stalin bất chấp ý kiến ủng hộ G. K. Zhukov của tổng tham mưu trưởng A. I. Antonov vẫn ra lệnh nhanh chóng quét hết quân Đức khỏi tả ngạn Ukraina bằng các đòn đánh chính diện. Sự cẩn trọng của G. K. Zhukov dựa trên những căn cứ về binh lực và phương tiện cũng như hình thái. Trong khi cánh trái của Phương diện quân tây nam có Tập đoàn quân cận vệ 3 có sức mạnh bằng 1 tập đoàn quân xe tăng và 1 tập đoàn quân bộ binh cộng lại thì cánh phải của phương diện quân này cũng với Phương diện quân Voronezh vừa trải qua Chiến dịch Kursk rất ác liệt với nhiều tổn thất nặng nề, cần được bổ sung quân số và phương tiện. Tuy nhiên, sự nóng vội của I. V. Stalin lại có một lý do tổng quát hơn, đó là việc thu hồi vùng Donbas và tả ngạn Ukraina cần làm nhanh để giảm thiểu sự phá hoại của đối phương đang muốn biến khu vực này thành một "vùng trắng". Do đó, thay cho vai trò vu hồi của các mũi đột kích sâu, Bộ Tổng tham mưu Liên Xô đưa ra phương án sử dụng tối đa các đội du kích mạnh vốn đã hoạt động ở vùng này từ nửa cuối năm 1941 với nhiệm vụ tiến hành cuộc chiến tranh đường sắt, phá hoại tối đa các chuyến giao thông, không cho quân đội Đức Quốc xã tăng viện lên phía trước hay chuyên chở các thiết bị công nghiệp quan trọng ra khỏi Donbas về phía tây; đồng thời phối hợp với quân báo và các đơn vị trinh sát bí mật ngăn chặn các hoạt động phá hoại của quân Đức khi rút lui. Phương án này được Đại bản doanh thông qua. Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh Liên Xô cử nguyên soái G. K. Zhukov làm đại diện Đại bản doanh, chỉ đạo phối hợp tác chiến giữa các phương diện quân Trung tâm và Voronezh; nguyên soái A. M. Vasilevsky làm đại diện Đại bản doanh, chỉ đạo phối hợp tác chiến giữa các phương diện quân tây nam và Nam. Các đại diện Đại bản doanh có quyền thay mặt Tổng tư lệnh tối cao quyết định các vấn đề chiến lược của các phương diện quân được giao phụ trách ngay tại mặt trận. Quân đội Đức Quốc xã Binh lực Vào thời điểm 4 tháng cuối năm 1943, quân đội Đức Quốc xã tại cánh Nam mặt trận Xô Đức có Cụm tập đoàn quân Nam do thống chế Erich von Manstein làm tư lệnh, trung tướng Theodor Busse làm tham bưu trưởng, gồm 3 tập đoàn quân bộ binh, 2 tập đoàn quân xe tăng, 1 tập đoàn quân không quân. Đây là Cụm tập đoàn quân mạnh nhất của quân đội Đức Quốc xã trên mặt trận phía đông nhưng lại phải phụ trách tuyến mặt trận dài, chiếm khoảng gần 50% tổng chiều dài mặt trận Xô-Đức. Tham gia chiến dịch còn có Tập đoàn quân 2 ở cánh trái của Cụm tập đoàn quân Trung tâm do các thống chế Günther von Kluge và Ernst Busch (từ tháng 10 năm 1943) làm tư lệnh. Đội hình bố trí từ Bắc xuống Nam ở thời điểm khai trận gồm có: Tập đoàn quân 2 do thượng tướng Dietrich von Saucken làm tư lệnh, trung tướng Gustav von Harteneck làm tham mưu trưởng. Trong biên chế có: Quân đoàn bộ binh 35 của tướng Friedrich Wiese, binh lực gồm có: Bộ binh: 5 sư đoàn (6, 31, 216, 258 (thiếu), và 383) Thiết giáp: 3 tiểu đoàn xe tăng hạng nặng (505, 654, 656) Pháo binh: 1 sư đoàn (637) và 2 trung đoàn (47 và 63) pháo binh nặng, 2 sư đoàn (69 và 109) và 2 trung đoàn (616 và 851) pháo binh nhẹ. Phòng không: 2 sư đoàn 244 và 909 Quân đoàn bộ binh 20 của tướng Rudolf Freiherr von Roman, binh lực gồm có: Bộ binh: 5 sư đoàn (45, 102, 137, 251, 292) Pháo binh: 1 sư đoàn pháo binh nặng (604); 3 sư đoàn pháo binh nhẹ (425, 430, 850); 1 trung đoàn pháo binh hỗn hợp (904), Phòng không: 1 trung đoàn (41) Quân đoàn bộ binh 7 của tướng Anton Dostler, binh lực gồm có: Bộ binh: 5 sư đoàn (68, 75, 88, 213 và 323) Thiết giáp: Trung đoàn pháo tự hành 202 Pháo binh: Sư đoàn 616 Quân đoàn bộ binh 13 của tướng Arthur Hauffe, binh lực gồm có: Bộ binh: 4 sư đoàn (183, 208, 340, 377) Thiết giáp: Sư đoàn xe tăng 7 Kỵ binh: Sư đoàn kỵ binh 5 Pháo binh: Sư đoàn pháo binh nặng 559 Quân đoàn xe tăng 46 của tướng Hans Gollnick, binh lực gồm có: Thiết giáp: 2 sư đoàn xe tăng (5 và 16), 1 trung đoàn pháo tự hành (743) Kỵ binh: Sư đoàn kỵ binh 2 và lữ đoàn kỵ binh 1 SS Bộ binh: 5 sư đoàn (Cụm quân Manteuffel gồm các sư đoàn 7, 36, 134, 253 và 342) Pháo binh: Sư đoàn pháo binh hỗn hợp 906, trung đoàn pháo chống tăng 100, trung đoàn pháo phản lực 103 Quân đoàn xe tăng 56 của tướng Anton Graßer, binh lực gồm có: Thiết giáp: 2 sư đoàn xe tăng (4 và 12) Bộ binh: 4 sư đoàn (14, 131, 203, 321) Pháo binh: (không có số liệu) Quân đoàn bộ binh 7 Hungary Tập đoàn quân xe tăng 4 do thượng tướng Hermann Hoth làm tư lệnh, trung tướng Friedrich Fangohr làm tham mưu trưởng. Trong biên chế có: Quân đoàn xe tăng 48 do các tướng Otto von Knobelsdorff, Dietrich von Choltitz, Heinrich Eberbach và Hermann Balck lần lượt chỉ huy, binh lực gồm có: Thiết giáp: 3 sư đoàn xe tăng (8, 11, 19) và sư đoàn cơ giới "Großdeutschland"; 1 sư đoàn pháo tự hành (911), lữ đoàn cơ giới 10 và trung đoàn cơ giới 39. Bộ binh: 3 sư đoàn (179, "Adolf Hitler" và "Das Reich") Pháo binh: 2 sư đoàn pháo binh nặng (101 và 842); 2 trung đoàn pháo binh nhẹ (70 và 109) Phòng không: 1 trung đoàn (911.) Quân đoàn xe tăng 24 của tướng Walther Nehring, binh lực gồm có: Thiết giáp: 3 sư đoàn xe tăng (1, 17 và 27), 1 sư đoàn cơ giới (239) Bộ binh: 5 sư đoàn (10, 34, 82, 112 và 444) Quân đoàn bộ binh 52 của tướng Hans-Karl von Scheele, binh lực gồm có: Bộ binh: 4 sư đoàn (76, 255, 332, 384) Thiết giáp: 1 trung đoàn xe tăng (thuộc sư đoàn xe tăng 13). Không quân: Sư đoàn đổ bộ đường không 2 Quân đoàn bộ binh 59 của tướng Kurt von der Chevallerie, binh lực gồm có: Bộ binh: 3 sư đoàn (217, 263 và 391) Thiết giáp: sư đoàn xe tăng 2, sư đoàn cơ giới 516, sư đoàn pháo tự hành 276 Pháo binh: sư đoàn pháo binh nặng 85, các trung đoàn pháo binh nhẹ 787 và 65, trung đoàn pháo chống tăng 276 Tập đoàn quân 8 (nguyên là Cụm tác chiến Kempf) do tướng Werner Kempf chỉ huy, trong biên chế có: Quân đoàn xe tăng 3 của tướng Friedrich Schulz, binh lực gồm có: Thiết giáp: 3 sư đoàn xe tăng (3, 6, 14) Bộ binh: 2 sư đoàn (30 và 367) Quân đoàn bộ binh 11 của tướng Erhard Raus, binh lực gồm có: Bộ binh: 3 sư đoàn (57, 72, 167) Thiết giáp: 1 sư đoàn xe tăng ("Wiking") Pháo binh: Lữ đoàn quân tình nguyện SS Quân đoàn bộ binh 42 của tướng Franz Mattenklott, binh lực gồm có: Bộ binh: 3 sư đoàn (153, 355, 381) và sư đoàn khinh binh Romania Thiết giáp: 2 trung đoàn xe tăng (thuộc sư đoàn xe tăng 13) Tập đoàn quân xe tăng 1 do các trung tướng Eberhard von Mackensen và Hans-Valentin Hube (từ 29 tháng 10) làm tư lệnh, thiếu tướng Walther Wenck làm tham mưu trưởng, trong biên chế có: Quân đoàn xe tăng 57 của tướng Hans-Karl Freiherr von Esebeck, binh lực gồm có: Thiết giáp: 3 sư đoàn xe tăng (9, 23 và "Totenkopf") Bộ binh: 4 sư đoàn (15, 62, 198 và 294) Quân đoàn xe tăng 40 do các tướng Gotthard Heinrici và Ferdinand Schörner (từ ngày 15 tháng 11) chỉ huy, binh lực gồm có: Thiết giáp: 2 sư đoàn xe tăng (10, 17), 1 sư đoàn cơ giới (16) Bộ binh: 4 sư đoàn(111, 123, 258, 336) Quân đoàn bộ binh 30 của tướng Maximilian Fretter-Pico, binh lực gồm có: Bộ binh: 5 sư đoàn (257, 304, 306, 387 và sư đoàn bộ binh 12 Romania) Tập đoàn quân 6 (tái lập) do các tướng Karl-Adolf Hollidt và Maximilian de Angelis (từ 22 tháng 11) chỉ huy, trong biên chế có: Quân đoàn bộ binh 4(tái lập) của tướng Friedrich Mieth, binh lực gồm có: Bộ binh: 4 sư đoàn (3, 79, 101 và 302) Thiết giáp: 1 sư đoàn xe tăng (24) Pháo binh: 1 sư đoàn (65) và 1 trung đoàn pháo binh hạng nặng (507); 3 trung đoàn pháo binh nhẹ (72, 154 và 731) Phòng không: 2 trung đoàn (259 và 277). Quân đoàn bộ binh 29 của tướng Erich Brandenberger, binh lực gồm có: Bộ binh: 4 sư đoàn (9, 17, 97, 335) Pháo binh: 1 sư đoàn pháo binh nặng (777), 1 sư đoàn (140) và 3 trung đoàn pháo binh nhẹ (40, 844, 737); 1 trung đoàn chống tăng (721) Phòng không: 1 trung đoàn (243) Không quân: Sư đoàn đổ bộ đường không 15 Tập đoàn quân 17 Do tướng Erwin Jaenecke chỉ huy, trong biên chế có: Quân đoàn bộ binh 44 của tướng Friedrich Köchling, binh lực gồm có: Bộ binh: 2 sư đoàn Đức (98 và 125); 3 sư đoàn Romania (3, 10, 24) Kỵ binh: 1 sư đoàn Đức (4), 1 sư đoàn Romania (4) Pháo binh: sư đoàn pháo binh nặng 732 (thiếu), 1 trung đoàn pháo binh nhẹ (792), 2 sư đoàn pháo bờ biển 148 và 707 Phòng không: 1 trung đoàn (249) Quân đoàn bộ binh 49 của tướng Rudolf Konrad, binh lực gồm có: Bộ binh: 3 sư đoàn (46, 50, 99) Kỵ binh: 2 sư đoàn (1, 4) Pháo binh: trung đoàn 4 pháo binh nhẹ Pháo binh: 2 sư đoàn pháo binh nặng 154 và 607; trung đoàn pháo binh nhẹ 60. Phòng không: Trung đoàn phòng không 144. Quân đoàn bộ binh 5 của tướng Karl Allmendinger, binh lực gồm có: Bộ binh: 1 sư đoàn (73) Bộ binh sơn chiến: 2 sư đoàn Đức (1, 4), 1 sư đoàn Romania (3) Kỵ binh: 1 sư đoàn Romania (6) Pháo binh: 1 trung đoàn pháo binh nặng (II/732); 2 trung đoàn pháo binh nhẹ (42, 634); 2 trung đoàn pháo bờ biển (338, 789) Tập đoàn quân không quân 4 của thượng tướng Wolfram von Richthofen. Kế hoạch Với mục đích xây dựng hệ thống phòng ngự nhằm ngăn chặn đà tiến công của Hồng quân, hệ thống phòng ngự sông Dniepr đã được xây dựng vào ngày 11 tháng 8 năm 1943 với tiến độ rất nhanh chóng. Hàng loạt các công sự kiên cố đã được xây dựng dọc theo bờ Tây sông Dnepr. Tuy nhiên, quân đội Đức Quốc xã vẫn không đủ thời gian để thiết lập các mạng lưới công sự dày đặc và có chiều sâu trên phòng tuyến này trong thời gian quá ngắn. Thay vào đó, binh lực chủ yếu được tập trung tại những vị trí mà quân đội Liên Xô có thể sẽ dùng để vượt sông Dniepr như các vị trí gần Kremenchuk, Kanev, Cherkasy, Zaporozhye, và Nikopol. Bản thân thành phố Kiev nằm trên cả hai bờ sông Dniepr cũng được tổ chức thành một cụm cứ điểm phòng thủ mạnh. Trên phòng tuyến sông Dniepr, quân đội Đức Quốc xã vẫn sử dụng chiến thuật "bức tường thép" bằng xe tăng như đã áp dụng trong cuộc phòng ngự tại Rostov và sông Mius. Hệ thống phòng ngự sông Dniepr nối liền với tuyến phòng ngự sông Mius ở phía nam và tuyến phòng ngự sông Berezina ở phái Bắc, kéo dài từ Narva trên bờ biển Baltic đến Melitopol trên bờ Biển Đen tạo thành một tuyến phòng thủ liên tục được Adolf Hitler đặt tên là Bức tường phía đông. Nhằm ngăn chặn tối đa tốc độ tấn công của quân đội Liên Xô, quân đội Đức Quốc xã và các lực lượng SS còn nhận được lệnh phá hủy toàn bộ mọi phương tiện và lương thực có thể được quân đội Liên Xô sử dụng tại những vùng đất mà họ rời bỏ, tạo ra một sa mạc. Các cây cầu qua sông Dniepr luôn được đặt trong tình trạng có thể cho phá nổ bất cứ lúc nào. Cuộc họp giữa Hitler và các tướng lĩnh cao cấp Đức Quốc xã tại Kenigsberg ngày 15 tháng 8 năm 1943 diễn ra căng thẳng. Ý đồ rút về tuyến sông Dniepr để phòng thủ ban đầu không được Hitler chấp nhận, đơn giản là vì người Đức không quen với việc phải rút lui. Đến khi khi thống chế Erich von Manstein chứng minh rằng với binh lực hiện có thì ngay cả việc phòng thủ tại chỗ cũng đã là không thể, chưa nói đến phòng ngự cơ động và phản kích thì Hitler mới chịu nhượng bộ. Hitler cũng không đồng ý với kế hoạch phòng thủ thụ động của Bộ Tổng tham mưu Đức đưa ra mà yêu cầu phải liên tục phản đột kích và các cánh quân chủ lực của quân đội Liên Xô. Ngày 27 tháng 8, Hitler rời Tổng hành dinh ở Đông Phổ bay đến Vinitsa để gặp thống chế Manstein. Tại đây, Manstein đã đặt ra cho Hitler một sự lựa chọn rất rõ ràng: hoặc là tăng viện cho Cụm tập đoàn quân Nam ít nhất là 12 sư đoàn, đồng thời thay thế những trung đoàn bị suy yếu bằng các trung đoàn mới điều đến từ các khu vực khác còn đang yên tĩnh trên mặt trận phía đông, hoặc là bỏ Donbas để giải thoát cho các lực lượng chủ yếu của Cụm tập đoàn quân. Hitler hứa sẽ tăng viện nhưng đã không thể thực hiện được lời hứa đó. Các cuộc tấn công của Phương diện quân Bryansk vào Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) và cuộc tấn công của quân đội Liên Xô vào Smolensk đã làm cho thống chế Günther von Kluge ngay trong ngày 28 tháng 8 buộc phải báo cáo với Hitler rằng không thể điều đi bất kỳ một sư đoàn nào tại cụm tập đoàn quân này. Cụm tập đoàn quân Bắc cũng không thể cho bớt di dù chỉ một sư đoàn. Erich von Manstein viết: Diễn biến chiến dịch Giai đoạn đầu Mặc dù chiếm ưu thế về quân số và phương tiện nhưng cuộc tổng tấn công của quân đội Liên Xô trên 1.400 km tổng độ dài mặt trận từ Nam Smolensk đến Taganrog lại khởi đầu chậm chạp và khó khăn, quân đội Đức Quốc xã đã biến các thành phố, thị xã, thị trấn và làng mạc ở Đông Ukraina thành các cụm cứ điểm phòng ngự mạnh. Ngay cả khi rút những lực lượng cơ bản của mình về phía sau, Bộ tư lệnh Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) vẫn yêu cầu mỗi sư đoàn, quân đoàn đều phải để lại những đội quân cản hậu, phục kích để ngăn chặn đà tiến công của đối phương. Tuy nhiên, chỉ sau ba tuần đầu tiên, trên không gian tương đối bằng phẳng của vùng tả ngạn sông Dniepr, các binh đoàn xung kích của quân đội Liên Xô đã tiến về phía tây từ 100 đến hơn 200 cây số. Trên hai hướng Kiev và hạ lưu sông Dniepr, các cuộc tấn công của các phương diện quân Belorussia, Ukraina 3 và 4 đã đạt đến chiều sâu chiến thuật trên 300 km. Một loạt các chiến dịch nhánh được mở trên các hướng tấn công chính. Các trận đánh lớn mở đầu chiến dịch đã được quân đội Liên Xô triển khai trên các hướng Chernigov-Poltava và Chernigov-Pripyat, nơi cách đó hai tháng còn là các căn cứ hậu cần của quân Đức cho trận Kursk. Chernigov-Poltava Cuộc tấn công của các phương diện quân Liên Xô trên hướng này đã gặp phải sức chống trả mạnh mẽ của 4 tập đoàn quân xe tăng và 3 tập đoàn quân bộ binh Đức. Phương diện quân Voronezh và Phương diện quân Thảo nguyên phải mất 20 ngày đầu của cuộc tấn công để đẩy lùi các quân đoàn xe tăng 3, 24 và 48 (Đức) ra khỏi các bàn đạp tấn công được tạo thành sau Chiến dịch Belgorod-Kharkov. Tập đoàn quân cận vệ 7 bị chặn lại trước cửa ngõ Merefa phía nam Kharkov và phải đến ngày 5 tháng 9 mới chiếm được đầu mối đường sắt quan trọng này. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 và Tập đoàn quân 53 phải mất một tuần mới chiếm được Liubotyn, mở đường tiến ra Poltava. Ở phía nam, các tập đoàn quân 6, 46 và cận vệ 1 (Liên Xô) cũng tiến lên rất chậm chạp trước các đoàn phản kích liên tục của Quân đoàn bộ binh 42 và Quân đoàn xe tăng 57 (Đức). Ngày 6 tháng 9, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô ra Chỉ thị 12 xác định lại hướng tấn công chính của các phương diện quân. Theo đó, Phương diện quân Voronezh chuyển mục tiêu từ hướng Poltava sang hướng Kiev, Phương diện quân Thảo nguyên sau khi giải quyết xong mục tiêu Poltava tiếp tục tấn công hướng đến Kremenchuk. Các tập đoàn quân cánh phải của Phương diện quân tây nam nhằm hướng Dniepropetrovsk. Các tập đoàn quân cánh trái của Phương diện quân Trung tâm phối hợp với cánh phải của Phương diện quân Voronezh tấn công Kiev. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm ngày 6 tháng 9, các tập đoàn quân 60 và 40 đã tiến xa lên phía trước vẫn còn cách Kiev từ 150 đến 180 km. Trong khi đó, cánh quân xe tăng mạnh nhất của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) vẫn đang phòng thủ quyết liệt phía trước Poltava và đe dọa đánh vào sườn phía nam Phương diện quân Voronezh. Chỉ đến ngày 16 tháng 9, khi Quân đoàn xe tăng 24 (Đức) bị đánh bật khỏi bàn đạp ở thượng nguồn sông Vorsla và Quân đoàn xe tăng 3 bị đẩy khỏi các tuyến có lợi ở Valky, các phương diện quân Voronezh và Thảo nguyên mới có thể tổ chức các đòn đánh vu hồi vào Poltava. Ngày 17 tháng 9, các tập đoàn quân cận vệ 4, 6 và tập đoàn quân 27 tổ chức đột phá phòng tuyến của Quân đoàn xe tăng 24 (Đức), đánh chiếm Shyshaky, Myrgorod, Romodan và Khorol, cắt đứt con đường sắt Kiev - Poltava. Tướng Hermann Hoth kéo Quân đoàn bộ binh 52 từ khu vực Gadiach về tổ chức phòng ngự dọc theo đường bộ Poltava - Romodal. Quân đoàn xe tăng 24 của tướng Walther Nehring cũng rút về tuyến này, phối hợp với Sư đoàn xe tăng 19 và Sư đoàn cơ giới "Großdeutschland" của Quân đoàn xe tăng 48 tổ chức phòng thủ ở ngoại vi tây bắc Poltava. Ngày 18 tháng 9, các tập đoàn quân cận vệ 5, 7 và tập đoàn quân 57 đột phá tuyến phòng thủ của Quân đoàn xe tăng 3 và các quân đoàn bộ binh 11, 42 (Đức), lần lượt đánh chiếm Valky, Krasnograd, tạo thành gọng kìm uy hiếp phía nam Poltava. Trong các ngày 20 và 21 tháng 9, các trận đánh đẫm máu diễn ra trên đường phố Poltava. Ngày 22 tháng 9, tướng Hermann Hoth ra lệnh bỏ Poltava, rút về Kremenchuk. Ngày 23 tháng 9, Tập đoàn quân cận vệ 5 (Liên Xô) đã hoàn toàn làm chủ Poltava. Chernigov-Pripyat Sáng 26 tháng 8, Các tập đoàn quân 48, 60 và 65 (Liên Xô) mở cuộc tấn công vào Quân đoàn 20 thuộc Tập đoàn quân 2 (Đức); đánh chiếm Sevsk và Rylsk ngày 27 tháng 8, mở rộng cửa đột phá lên khoảng 100 km, sâu hơn 60 km. Ngày 28 tháng 8, Tập đoàn quân xe tăng 2 được tung vào cửa đột phá nhưng phải đến ngày 31 tháng 8, ba tập đoàn quân 60, 65 và xe tăng 2 mới tiến lên được từ 45 đến 60 km, đánh chiếm các thị trấn Glukhov và Khutor Mikhailovsky. Ở phía nam, Tập đoàn quân cận vệ 4 (Liên Xô) phải rất vất vả mới chặn được các cuộc phản kích của Quân đoàn xe tăng 24 (Đức), đến cuối ngày 30 tháng 9 mới chiếm được Kotelva, đẩy lùi Quân đoàn xe tăng 24 (Đức) khỏi "chỗ lồi" Zenkov. Phương diện quân Thảo nguyên cũng phải khắc phục từng km đường trong tuần đầu tiên trước sức chống trả kịch liệt của Tập đoàn quân 8 (Đức) trên tuyến Valky, Merefa, Zmyev. Ngày 3 tháng 9, Phương diện quân của Rokossovsky tiếp tục tấn công trên toàn tuyến mặt trận. Tập đoàn quân 48 tiến ra bờ sông Desna ngày 10 tháng 9 nhưng không đủ lực lượng và phương tiện để vượt sông, phải dừng lại. Tập đoàn quân 65 đánh chiếm Shostka và phát triển đến Novgorod Seversky trên bờ sông Desna, cắt đứt con đường sắt từ Unecha ở phía bắc xuống Vorozhba và Sumy ở phía nam và đi Konotop ở tây nam. Tập đoàn quân 13 được đưa từ tuyến dự bị vào khu vực Krolevets và mở cuộc tấn công vượt sông Seym tiến ra phía đông Chernigov. Tập đoàn quân 60 thu được kết quả lớn nhất, tấn công liền một mạch hơn 200 km trong 10 ngày, lần lượt đánh chiếm Putivl ngày 4 tháng 9, chiếm Konotop ngày 6 tháng 9, chiếm Bakhmach ngày 9 tháng 9 và Nezhin ngày 15 tháng 9. Tại Phương diện quân Voronezh, các tập đoàn quân 27 và 47 đã chọc thủng tuyến phòng thủ của Quân đoàn xe tăng 24 (Đức) nhưng vẫn chỉ tiến lên được 25 km sau một tuần. Các tập đoàn quân 38 và 40 đã mở được đột phá khẩu rộng hơn 50 km phía trước Sumy và Lebedyn. Tập đoàn quân 38 đánh chiếm Shtepovka, áp sát Romny; Tập đoàn quân 40 tiến xa hơn, lần lượt đánh chiếm Gadyach và Lokhvitsa, cắt đứt đường sắt Romny - Romadan, tạo thành gọng kìm thứ hai ở phía nam các quân đoàn 7 và 13 (Đức) đang phòng thủ trong khu vực Vorozhba. Trước nguy cơ bị hợp vây, tướng Dietrich von Saucken buộc phải cho các quân đoàn bộ binh 7 và 13 rút về phía sau. Trên cánh Bắc, Tập đoàn quân 61 (Liên Xô) được đưa vào chỗ tiếp giáp giữa Tập đoàn quân 13 và Tập đoàn quân 65 đã mở cuộc đột kích vào Chernigov. Phối hợp với Phương diện quân Trung tâm, Phương diện quân Bryansk sử dụng Tập đoàn quân 63 tấn công song song với sườn phải Tập đoàn quân 48 (Phương diện quân Trung tâm). Ngày 10 tháng 9, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 "mượn" dải tấn công của Tập đoàn quân 50 (Phương diện quân Tây) mở mũi đột kích táo bạo từ Dubrovka theo dọc sông Desna đánh thốc vào sườn trái Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) ở khu vực Bryansk. Ngày 13 tháng 9, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 2 chiếm Zhukovka, phía tây Bryansk 50 km, ngày 14 tháng 9, các tập đoàn quân 3 và 11 đồng loạt tấn công phá vỡ phòng tuyến Hagen, buộc Tập đoàn quân xe tăng 2 (Đức) phải rút lui. Ngày 17 tháng 7, Tập đoàn quân 11 (Liên Xô) đánh chiếm Bryansk. Trong tuần thứ tư của chiến dịch, các tập đoàn quân 65 và 48 cũng vượt sông Desna tấn công về phía tây, tiến thêm từ 80 đến 120 km, đánh chiếm vùng tả ngạn sông Snots, bao vây Chernigov từ phía bắc. Tập đoàn quân 13 đã tiến đến bờ Đông sông Desna, bao vây Chernigov từ phía nam. Ngày 21 tháng 9, Tập đoàn quân 13 đánh chiếm Chernigov. Tuy nhiên, giai đoạn khốc liệt nhất của chiến dịch vẫn còn ở phía trước. Taganrog Gần như cùng lúc với các hoạt động của các phương diện quân Trung tâm và Voronezh, các phương diện quân tây nam và Nam cũng bắt đầu "cuộc chạy đua đến sông Dniepr". Ngày 28 tháng 8, Phương diện quân Nam (Liên Xô) sử dụng các tập đoàn quân cận vệ 2, 28 và 44 phối hợp với phân hạm đội Azov mở chiến dịch Taganrog, phá vỡ phòng tuyến sông Mius của Quân đoàn bộ binh 29 (Đức) thuộc Tập đoàn quân 6 (tái lập). Ở sườn trái, Tập đoàn quân 44 được tăng cường quân đoàn kỵ binh cận vệ 4 tiến đánh vây bọc thành phố từ phía bắc và tây bắc. Các lữ đoàn hải quân đánh bộ của Phân hạm đội Azov đổ bộ lên phía nam thành phố. Ngày 30 tháng 8, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 4 đánh chiếm Taganrog. Trước đó một ngày, Tập đoàn quân cận vệ 2 từ bàn đạp Kuteynikovo - Amvrosyevka mở cuộc tấn công hướng về bờ biển Azov, phía tây Taganrog khoảng 50 km, hình thành thế vây bọc toàn bộ Quân đoàn bộ binh 29 (Đức). Ở cánh giữa Tập đoàn quân 28 đánh chiếm thị trấn Latonovo, chia cắt chính diện Quân đoàn bộ binh 29. Chỉ có sư đoàn bộ binh 97 và sư đoàn đổ bộ đường không 5 (Đức) nhanh chân chạy thoát về Melitopol khi vòng vây của Tập đoàn quân cận vệ 2 chưa khép chặt. Khu vực Taganrog trở thành bàn đạp quân sự quan trọng để Phương diện quân Nam (Liên Xô) mở chiến dịch Melitopol trong một hoạt động phối hợp với các phương diện quân Thảo Nguyên và tây nam thực hiện các chiến dịch Nizhni Dnieprovsk và Donbas. Donbass Ngày 13 tháng 8, Phương diện quân tây nam và cánh trái của Phương diện quân Thảo nguyên bắt đầu mở chiến dịch Donbas. Các tập đoàn quân 6 và 12 được tăng cường Quân đoàn xe tăng 23 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 1 đã mở cuộc đột kích từ Izyum vượt sông Bắc Donets tấn công Barvenkovo. Ngày 14 tháng 8, tướng Eberhard von Mackense sử dụng các sư đoàn bộ binh 15 và 297 kiềm chế tập đoàn quân 6 (Liên Xô) tại phía trước Izyum; huy động hầu hết Quân đoàn xe tăng 57 gồm các sư đoàn xe tăng 9, 23 cùng các sư đoàn bộ binh 62 và 198 phản đột kích vào sườn phải Quân đoàn cơ giới cận vệ 1 (Liên Xô) làm cho quân đoàn này bị thiệt hại nặng. Tướng R. Ya. Malinovsky hạ lệnh ngừng tấn công trên hướng Barvenkovo, rút Quân đoàn xe tăng 23 và Quân đoàn cơ giới cận vệ 1 ra và chuyển giao cho Tập đoàn quân cận vệ 3. Ngày 25 tháng 8, Tập đoàn quân cận vệ 3 mở cuộc tấn công rất mạnh từ Lisychansk vào Artemovsk và đánh chiếm thị trấn này ngay trong buổi sáng. Cánh phải của tập đoàn quân mở hướng tấn công mới sang Konstantinovka và Slavyansk, cánh trái phối hợp với tập đoàn quân 51 (Phương diện quân Nam) từ Voroshilovgrad tấn công Gorlovka. Cùng thời điểm, Tập đoàn quân 6 và tập đoàn quân 12 mở lại cuộc công kích vào Barvenkovo. Bị đòn đột kích bất ngờ từ phía sau lưng, các cuộc phản kích của Tập đoàn quân xe tăng 1 (Đức) tại Konstantinovka, Barvenkovo, Gorlovka và Slavyansk đều tiến hành rời rạc khi các đơn vị xe tăng chủ lực đã bị chia cắt. Quân đội Liên Xô đánh chiếm Gorlovka, Barvenkovo và Konstantinovka ngày 4 tháng 9. Ngày 8 tháng 9, đến lượt Stalino và Slavyansk bị quân đội Liên Xô thu hồi. Ở Phương diện quân Nam, lợi dụng bàn đạp Taganrog vừa được các tập đoàn quân cận vệ 2, 28 và 4 mở ra ngày 30 tháng 8, Tập đoàn quân xung kích 5 đã mở cuộc đột kích đánh chiếm Amvrosyevka ngày 1 tháng 9. Tập đoàn quân cận vệ 2 và Tập đoàn quân 28 được tăng viện Quân đoàn xe tăng 20 mở cuộc tấn công sang phía tây, đánh chiếm Vonovakha ngày 10 tháng 9, tiếp tục vượt sông Kolmyus truy kích quân Đức đến Gulyaypole - Urzuf. Ngày 22 tháng 9, toàn bộ Phương diện quân Nam đã tiến đến sông Molochnaya, nơi Tập đoàn quân 6 (Đức) đã thiết lập một tuyến phòng ngự mới tương tự như "Phòng tuyến xanh" trên sông Mius. Trong một tháng từ ngày 13 tháng 8 đến 22 tháng 9, các phương diện quân tây nam và Nam đã tiến về phía tây từ 250 đến 300 km trên chính diện rộng hơn 400 km, thu hồi 41 thành phố, thị xã, thị trấn, tốc độ tấn công đạt 10 đến 15 km/ngày đối với xe tăng - cơ giới và từ 7 đến 8 km/ngày đối với bộ binh. Trong số 1.011.900 quân tham gia chiến dịch, quân đội Liên Xô mất 66.116 sĩ quan và binh sĩ tử trận (chiếm 6,5% tổng quân số), 207.356 người bị thương. Giai đoạn sau Poltava - Kremenchuk Sau gần một tháng tấn công liên tục và đặc biệt là sau các trận đánh đẫm máu ở Merefa, Valky và nội đô Poltava, Phương diện quân Thảo nguyên phải dừng lại 3 ngày để củng cố bổ sung binh lực và phương tiện. Ba ngày quý báu đó đã được tướng Werner Kempf triệt để tận dụng để rút các lực lượng cơ bản về bờ Tây sông Dniepr qua ngả Kremenchuk và chiếm giữ đầu cầu bên tả ngạn. Phải mất hai ngày đột phá quyết liệt, Tập đoàn quân cận vệ 5 và Tập đoàn quân 53 mới thủ tiêu được căn cứ bàn đạp của quân Đức tại Kremenchuk, đánh chiếm thành phố ngày 30 tháng 9. Tuy nhiên, hai cây cầu đường sắt và đường bộ qua sông đã bị quân Đức đánh sập. Ngày 20 tháng 9, các tập đoàn quân cận vệ 4 và 52 xuất phát từ tuyến sông Vorskla, vượt sông Psyol ở phía nam Khorol, đánh chiếm các vị trí dọc bờ Đông sông Dniepr từ Gradizhsk đến Cherkassy. Các tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5, 53 và 69 xuất phát từ Poltava tấn công dọc theo con đường sắt Poltava đi Kremenchuk. Tại Phương diện quân tây nam, Tập đoàn quân 37 được điều động từ lực lượng dự bị đã đánh chiếm Petrovolochnaya (Pereschepyne) ngày 30 tháng 9, đã hai lần tấn công sang bờ Tây sông Dniepr nhằm đánh chiếm một đầu cầu song không thành công. Tập đoàn quân cận vệ 7 chiếm vị trí đối diện với thị trấn Verkhne Dnieprovskoye. Tập đoàn quân 57 cũng tiến ra bờ sông đối diện với thị trấn Dnieprodzgherzinsk. Tập đoàn quân 46 sau khi đánh chiếm thành phố Novomoskovsk đã áp sát thành phố Dniepropetrovsk. Đến ngày 26 tháng 9, trừ tập đoàn quân 6 còn giữ được tuyến sông Molochnaya, toàn bộ Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) đã rút sang hữu ngạn sông Dniepr và phá hủy tất cả các cầu qua sông; hàng chục tàu kéo và phà vượt sông cũng bị quân Đức đánh đắm giữa dòng. Ba phương diện quân Trung tâm, Voronezh và tây nam (Liên Xô) đã đồng loạt áp sát bờ đông sông Dniepr, trên chiều dài 750 km từ Gomel đến Zhaporozhe. Phương diện quân Nam vẫn đang dừng lại trước tuyến sông Molochnaya. Quân đội Liên Xô đã đánh chiếm 23 điểm đầu cầu trên bờ tả ngạn và chuẩn bị vượt sông Dniepr bằng tất cả các phương tiện sẵn có: cầu phao, phà dã chiến, bè, mảng, thuyền đánh cá, phao cá nhân tự tạo... Ngày 22 tháng 9, Các phương diện quân Thảo nguyên, tây nam và Nam (Liên Xô) đồng loạt phát động chiến dịch Nizhni Dnieprovsk. Znamenskaya Khúc cong lớn nhô về phía đông của sông Dniepr từ Kremenchuk đến cửa sông là hình thế mặt trận thuận lợi để quân đội Liên Xô có thể thực hiện những đòn đánh vu hồi vào hai bên sườn Tập đoàn quân xe tăng 1 và phần còn lại của Tập đoàn quân 6 (Đức) đang phòng ngự tại bờ Tây. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ phải vượt được sông Dniepr, con sông lớn thứ ba ở châu Âu cả về chiều rộng và độ sâu (sau các sông Danube và Volga). Trong số 19 tập đoàn quân Liên Xô đã có mặt ở tả ngạn sông Dniepr, có đến 12 tập đoàn quân đã chuẩn bị vượt sông. Từ ngày 22 đến ngày 30 tháng 9, hàng trăm trận đánh vượt sông lớn nhỏ đã được tổ chức trên suốt chiều dài từ Cherkassy đến Voyskovoye song đều không thành công. Thương vong của các tập đoàn quân đều tăng lên. Nhận thấy các trận đánh vượt sông tiến hành phân tán, phần lớn không có pháo binh và không quân hỗ trợ để chế áp hỏa lực của đối phương, các tướng I. S. Koniev và R. Ya. Malinovsky quyết định tạm dừng tất cả các cuộc vượt sông để tổ chức lại chiến dịch. Một hướng tấn công mới đã mở ra cho Phương diện quân Thảo nguyên khi hai tập đoàn quân 37 và 57 đã vượt sông thành công và đánh chiếm một dải bờ sông rộng 30 km, sâu từ 5 đến 10 km trên hữu ngạn Dniepr tại khu vực Kutsevolovka - Annovka ngày 30 tháng 9. Nhận thấy các khu vực đầu cầu từ Cherkassy đến Kremenchuk có bờ Tây cao, dốc đứng, không thuận lợi cho việc đánh chiếm các đầu cầu và đã bị các quân đoàn xe tăng 3, 47 và Quân đoàn bộ binh 11 (Đức) phòng giữ chặt chẽ, ngày 5 tháng 11, tướng I. S. Koniev quyết định điều động Tập đoàn quân cận vệ 5 đến khu vực Kutsevolovka để cùng với các tập đoàn quân cận vệ 7, 37 và 57 tổ chức vượt sông. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 cũng được đưa đến khu vực này để chuẩn bị đột kích sau khi đánh chiếm được các đầu cầu. Đoạn sông Dniepr được chọn để vượt qua có chiều rộng lên đến 400 m nhưng độ sâu trung bình chỉ khoảng 3 đến 5 m do nhà máy thủy điện Dniepropetrovsk đã bị phá hỏng, nước sông không còn được tích lại trong hồ chứa. Trên tuyến sông chỉ dài 35 km từ Deryevka đến Verkhner Dnieprovsk có đến 5 tập đoàn quân tấn công vượt sông, mật độ pháo binh và xe tăng đủ chiếm ưu thế để phá vỡ tuyến phòng ngự của Quân đoàn xe tăng 57 và Quân đoàn bộ binh 52 (Đức) trên bờ Tây. Các đơn vị có 10 ngày để chuẩn bị chiến dịch. 7 giờ sáng ngày 15 tháng 10, Các tập đoàn quân cận vệ 5, 37 và 57 đồng loạt phát động tấn công trên toàn chính diện của căn cứ bàn đạp Kutsevolovka. Quân đội Đức Quốc xã lập tức phản ứng. Tập đoàn quân không quân 4 (Đức) tung ra 250 phi vụ cường kích và ném bom, Tập đoàn quân không quân 5 (Liên Xô) xuất kích 570 phi vụ, trong đó có hơn 300 phi vụ cường kích và ném bom. Tuy nhiên, hai quân đoàn Đức đã hoàn toàn bất ngờ trước mật độ tấn công dày đặc của Phương diện quân Thảo nguyên. Ngày 16 tháng 10, các tập đoàn quân bộ binh đã đột phá sâu đến 25 km, đánh chiếm Katerinovka và Lykhovka. Cuộc phản kích yếu ớt của Quân đoàn bộ binh 52 (Đức) vào tập đoàn quân 57 nhanh chóng bị đẩy lùi. Ngày 17 tháng 10, Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 và Tập đoàn quân cận vệ 7 được đưa vào chiến đấu. Chỉ trong một tuần tiếp theo, 5 tập đoàn quân Liên Xô đã tỏa ra hai bên sườn, lần lượt đánh chiếm Verkhovtsevo, Shoroke, Piatikhatka, Aleksandrya và Novy Annovka, uy hiếp Krivoy Rog từ phía bắc. Dniepropetrovsk Trên sườn phải của Phương diện quân tây nam, Tập đoàn quân quân 46 đã vượt sông chiếm được một bàn đạp nhỏ ở làng Aulya (Auly); ở sườn trái, Tập đoàn quân cận vệ 8 cũng được điều từ khu vực Zaporozhe lên phía bắc, vượt sông Dniepr và đánh chiếm bàn đạp Voiskovye. Từ hai đầu cầu này, ngày 25 tháng 10, tướng R. Ya. Malinovsky tung các tập đoàn quân 6 và 48 tiếp tục vượt sông, đánh chiếm thành phố Dniepropetrovsk và các thị trấn Krinichky, Pavlovka, Solene và đến ngày 30 tháng 10 đã tiến ra tuyến Malosofyevka - Mikhailovka, che chắn sườn trái cho Phương diện quân Thảo nguyên. Ngày 14 tháng 11, Tập đoàn quân 12 và Tập đoàn quân cận vệ 3 mở cuộc tấn công căn cứ đầu cầu Zaporozhe do Quân đoàn bộ binh 17 (Đức) đóng giữ. Tập đoàn quân 12 tấn công dọc đường sắt Pavlovgrad - Zaporozhe từ ga Mozhraya (???) đánh xuống, Tập đoàn quân cận vệ 3 vượt sông Orekhov từ phía nam tấn công lên. Ngày 16 tháng 11, Quân đoàn bộ binh 17 (Đức) bị đánh tan, tàn quân rút qua sông Dniepr nhập vào Quân đoàn xe tăng 40. Ngày 20 tháng 11, các tập đoàn quân 6, 48 và cận vệ 8 của Liên Xô mở cuộc tổng công kích, đẩy quân đoàn bộ binh 30 và Quân đoàn xe tăng 40 của Tập đoàn quân xe tăng 1 Đức lùi sâu thêm từ 20 đến 50 km về phía nam đến tuyến Novo Nikolayevka - Chumaky - Marganets - Vasilovka. Melitopol Chiến dịch Melitopol là chiến dịch nhánh ở cánh cực nam của mặt trận Xô-Đức, khởi sự ngày 26 tháng 9 khi toàn bộ Phương diện quân Nam (Liên Xô) gồm các tập đoàn quân xung kích 5, cận vệ 2, 28, 44 và 51 đồng loạt mở cuộc tấn công vượt sông Molochnaya. Sau trận pháo kích kéo dài một giờ liền, Tập đoàn quân xung kích 5, cận vệ 2, 44 và 51 lợi dụng đoạn mặt trận không có chướng ngại tự nhiên giữa hạ lưu sông Dniepr và thượng nguồn sông Molochnaya đã ào ạt kéo qua cửa mở Gendelberg (Novogorovka), đánh chiếm Mikhailovka và Veseloye, làm cho toàn bộ sườn trái và sau lưng của Tập đoàn quân 6 (Đức) đang phòng ngự trên tuyến sông Molochnaya bị hở. Ngày 29 tháng 9, tướng Karl-Adolf Hollidt điều Sư đoàn xe tăng 24 phản kích vào sườn trái Tập đoàn quân cận vệ 2, chiếm lại Veseloye. Các quân đoàn bộ binh 4 và 29 vẫn giữ chặt khu phòng thủ Melitopol, kiềm chế tập đoàn quân 28 (Liên Xô) trên tả ngạn tuyến sông Molochnaya. Ở phía nam, Tập đoàn quân 17 (Đức) được lệnh chuyển giao Quân đoàn bộ binh 44 cho Tập đoàn quân 6. Đến ngày 10 tháng 10, Tập đoàn quân 6 (Đức) tạm thời ổn định được trận tuyến và ngăn cản được Tập đoàn quân cận vệ 2 (Liên Xô) ở phía bắc cụm cứ điểm Veseloye. Ngày 16 tháng 10, tướng F. I. Tolbukhin tập trung 2 lữ đoàn xe tăng, 4 lữ đoàn và 5 trung đoàn cơ giới đang nằm rải rác ở bốn tập đoàn quân thành một cụm xe tăng cơ giới và sử dụng cụm quân này mở cuộc đột kích dọc tả ngạn sông Dniepr. Cánh quân cơ giới phía bắc gồm 1 lữ đoàn xe tăng, 1 lữ đoàn và 3 trung đoàn cơ giới đánh chiếm Kakhovka ngày 18 tháng 10; cánh quân cơ giới phía nam gồm 1 lữ đoàn xe tăng, 3 lữ đoàn và 2 trung đoàn cơ giới đánh chiếm Askanya Nova ngày 19 tháng 10. Tập đoàn quân 6 (Đức) bị thiệt hại nặng nề, trong đó sư đoàn xe tăng 24 chỉ còn lại một trung đoàn cơ giới; chỉ có Quân đoàn bộ binh 29 kịp rút sang hữu ngạn sông Dniepr, đóng giữ Kherson; Quân đoàn bộ binh 44 rút quân trở lại qua eo Perekop sang Krym cố thủ. Ngày 23 tháng 10, Tập đoàn quân 28 đánh bại hoàn toàn Quân đoàn bộ binh 4 (Đức), chiếm Melitopol. Ngày 24 tháng 10, toàn bộ tả ngạn vùng hạ lưu sông Dniepr từ Zhaporozhe đến cửa sông Dniepr đã nằm trong tay Phương diện quân Nam (Liên Xô). Giữa Znamenka và Krivoi Rog Tiếp tục phát triển thành quả của cuộc cuộc đột kích vượt sông Dniepr, ngày 23 tháng 10, tướng I. S. Koniev dự định huy động toàn bộ Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 và Tập đoàn quân cận vệ 7 còn đang sung sức mở cuộc đột kích vào Krivoy Rog từ phía bắc. Để yểm hộ sườn phải cho cuộc tấn công, các tập đoàn quân cận vệ 4 và 52 sẽ vượt sông Dniepr tại Cherkassy và Novo Georgiyevsk (???) đánh vào phía sau Quân đoàn xe tăng 47 và Quân đoàn bộ binh 11 (Đức) đang phản kích vào sườn phải các tập đoàn quân cận vệ 5 và 53. Tuy nhiên, I. V. Stalin đã can thiệp. Ông cho rằng cần phải giao cho Tập đoàn quân cận vệ 7, trong đội hình có 1 lữ đoàn xe tăng 3 trung đoàn cơ giới và 1 trung đoàn pháo tự hành phối hợp với Tập đoàn quân 57 cũng có 1 lữ đoàn xe tăng và 2 trung đoàn cơ giới mở thêm chiến dịch đánh chiếm Kirovograd. Tướng I. S. Koniev buộc phải chấp thuận. Bị xé lẻ đội hình trên hai hướng chiến dịch, Phương diện quân Thảo nguyên (từ ngày 20 tháng 10 là Phương diện quân Ukraina 2) chỉ thu được những kết quả rất hạn chế. Mặc dù sau cuộc vượt sông Dniepr ngày 21 tháng 11, các tập đoàn quân cận vệ 4 và 52 đã phải đánh chiếm Cherkassy rất chật vật và không còn đủ lực lượng để vượt qua Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) tại đầu mối đường sắt Smela, đến ngày 14 tháng 12 phải dừng lại phòng ngự. Cuộc tấn công của Tập đoàn quân cận vệ 7 và Tập đoàn quân 57 chỉ đủ sức đánh chiếm các thị xã Aleksandrya và Znamenka. Tập đoàn quân 8 (Đức) sử dụng các quân đoàn xe tăng 3 và 47 phản đột kích vào hai bên sườn các lữ đoàn xe tăng và cơ giới của Tập đoàn quân cận vệ 7 đang phát triển tấn công hướng đến Kirovograd. Quân đoàn xe tăng 47 và Quân đoàn bộ binh 11 (Đức) đã chặn đứng cuộc tấn công trên cánh phải của Phương diện quân Ukraina 2 trên tuyến Elizavetgradka, Mitrofanovka, Vershyno Kamenka và Novo Annovka cách Kirovograd 25 km về phía tây. Thiệt hại nặng nhất là Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5. Vì Tập đoàn quân 37 đã quá suy yếu sau các trận vượt sông nên không còn đủ sức yểm hộ hai bên sườn cho hai quân đoàn xe tăng 18 và 29 nên các quân đoàn này đã tiến thẳng đến Krivoy Rog mà không có bộ binh đi kèm. Để ngăn chặn cuộc tấn công, thống chế Erich von Manstein huy động toàn bộ các sư đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới của các quân đoàn xe tăng 40 và 57 phản kích vào Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5 (Liên Xô) đang tiến về Krivoi Rog. Tập đoàn quân xe tăng 1 phải vừa chống trả, vừa lùi lại 10 km nhưng vẫn không đứng vững được và phải rút tiếp 25 km nữa về tuyến sông Ingulech. Hai quân đoàn xe tăng 40 và 57 Đức tiếp tục dùng sức mạnh đột phá nhưng vẫn không vượt được sông Ingulech. Ở cánh Nam, Phương diện quân tây nam không đủ sức tiếp tục tấn công cũng phải chuyển sang phòng ngự. Kiev Tại các đầu cầu và bến vượt Trong khi Phương diện quân trung Tâm đã tiến đến cửa ngõ Gomel, đánh chiếm Chernigov; Tập đoàn quân 13 đã vượt sông Dniepr đánh chiếm một căn cứ đầu cầu nhỏ ở khu vực Chernobyl trên hữu ngạn sông Dniepr, sát rìa phía tây khu đầm lầy Pripyat, phía bắc Kiev gần 40 km thì Phương diện quân Voronezh cũng đổ bộ thành công một lữ đoàn trinh sát của Tập đoàn quân xe tăng 3 sang hữu ngạn sông Dniepr tại khu vực Bolshoy Bukrin (Velykyi Bukrin) đánh chiếm một đầu cầu nhỏ trên khúc uốn về phía đông của sông Dniepr. Các sư đoàn bộ binh 167 và 240 của Tập đoàn quân 38 tấn công trên chính diện đến Kiev cũng chiếm được căn cứ đầu cầu Lyutezh bên kia sông Dniepr, ngay trước thị trấn Svoromye (???) tại chỗ hợp lưu giữa sông Desna và sông Dniepr hiện đã nằm trong tay Tập đoàn quân 60 của Phương diện quân Trung tâm, chỉ cách Kiev không đầy 10 km về phía bắc. Tướng Hermann Hoth đã điều cả bốn sư đoàn xe tăng và cơ giới có trong tay đến hướng này và ngày 27 tháng 9 đã mở cuộc phản công quyết liệt nhưng đã không thể đẩy được Tập đoàn quân 38 trở lại tả ngạn sông Dniepr. Mọi cố gắng lặp lại các hoạt động tấn công vào các sư đoàn bộ binh 167 và 240 (Tập đoàn quân 38) của Quân đoàn xe tăng 56 (Đức) đều vô hiệu với nhiều thương vong. Tuy nhiên, từ ngày 30 tháng 9, Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đã tổ chức phong tỏa đầu cầu này. Tập đoàn quân 38 cũng không đủ lực lượng để mở rộng nó. Ban đầu, Bổ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô chọn căn cứ đầu cầu tại khu vực Bolsoy Bukrin làm bàn đạp tấn công về phía Kiev. Thực ra đây là ba khu vực đầu cầu riêng biệt các đơn vị thuộc các phương diện quân Trung tâm và Voronezh đổ bộ và đánh chiếm từ ngày 22 tháng 9. Lữ đoàn mô tô trinh sát của Quân đoàn cơ giới cận vệ 9 (Tập đoàn quân xe tăng 3) chiếm giữ khu vực làng Bolsoy Bukrin, Quân đoàn bộ binh 51 (Tập đoàn quân 40) chiếm giữ các làng Shchuchinka và Rzhyschev, Quân đoàn bộ binh 46 (Tập đoàn quân 27) chiếm giữ làng Studenets. Đến ngày 30 tháng 9, ba điểm đầu cầu này đã được nối liền, dài 11 km, sâu 6 km. Để mở rộng khu vực đầu cầu Bukrin, tạo điều kiện thiết lập các bến vượt lớn, Bộ tư lệnh Phương diện quân Voronezh dự định sử dụng hai lữ đoàn đổ bộ đường không phối hợp với các đơn vị mặt đất mở rộng đầu cầu lên 100 km chiều rộng và 25 km chiều sâu. Đêm 23 rạng ngày 24 tháng 9, sáu tiểu đoàn đổ bộ đường không được Sư đoàn vận tải 481 (Tập đoàn quân không quân 2) chở đến và ném xuống. Chỉ có ba tiểu đoàn nhảy dù trúng đích, một tiểu đoàn nhảy xuống sông Dniepr, hai tiểu đoàn còn lại nhảy trúng trận địa của Quân đoàn xe tăng 48 (Đức). Hai tiểu đoàn nhảy dù lạc địa điểm phải chiến đấu trong vòng vây của quân Đức để mở đường rút ra với nhiều thương vong. Yếu tố bất ngờ của quân đội Liên Xô bị mất. Tảng sáng ngày 24 tháng 9, tướng Hermann Hoth lập tức huy động các Quân đoàn xe tăng 8, 24 và Sư đoàn xe tăng 7 tấn công khu vực đầu cầu Bukrin và đẩy các lực lượng Liên Xô về sát bờ sông Dniepr. Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô buộc phải từ bỏ kế hoạch tấn công Kiev từ đầu cầu Bukrin. Chuyển hướng tấn công Kiev Ngoài Chiến dịch Nizhni Dnieprovsk mà kết quả của nó là quân đội Liên Xô đánh chiếm một dải bàn đạp lớn Dniepropetrovsk, Piatykhatky, Aleksandrya, Cherkassy ở trung lưu Dniepr và một số điểm cầu đã chiếm được ở phía bắc và Nam Kiev, Phương diện quân Ukraina 1 (Liên Xô) đã dừng lại trên bờ trái sông Dniepr trong gần suốt tháng 10 để chuẩn bị cuộc vượt sông lần thứ hai. Các Phương diện quân đều được bổ sung phương tiện, quân số và củng cố lại đội hình nhưng với tiến độ rất chậm chạp do phải di chuyển các căn cứ hậu cần, sân bay, quân y viện dã chiến, kho tàng... trên cự ly từ 300 đến 400 km và sâu hơn nữa ra khu vực tả ngạn Dniepr. Riêng tại khu vực phía trước Kiev, 8 tập đoàn quân của phương diện quân Ukraina 1 cần tiếp tế mỗi ngày 200 toa xe và khoảng hơn 1.700 chuyến ô tô chuyên chở đạn dược, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Thất bại trong việc sử dụng đầu cầu Bukrin của quân đội Liên Xô vô hình trung lại tạo cho họ một lối thoát bất ngờ khác. Quá chú ý đến hướng Bukrin, Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đã để "sổng" Tập đoàn quân 38 tại khu vực Lyutezh. Trong các ngày 29 và 30 tháng 9, toàn bộ tập đoàn quân 38 đã đổ bộ sang hữu ngạn sông Dniepr, chiếm giữ thêm hai đầu cầu nhỏ nữa ở Svaromye, Novi Petrovsi và nối liền với đầu cầu Lyutezh thành một dải bàn đạp rộng 15 km, sâu 10 km và giữ vững trong suốt tháng 10. Ngày 25 tháng 10, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô ra lệnh bí mật rút Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 từ Bukrin lên Lyutezh để chuẩn bị vượt sông tấn công Kiev từ phía bắc. Phần lớn các tập đoàn quân 27 và 40 cũng được lệnh rút khỏi các bàn đạp tại Rzhishev và Shchuchinka bí mật chuyển quân đến bến vượt Tripolye cách khu vực Bukrin gần 40 km về phía bắc. Các cuộc chuyển quân đều bắt đầu thực hiện vào lúc sẩm tối và phải kết thúc trước khi trời sáng. Để đảm bảo chắc thắng trong cuộc vượt sông Dniepr lần thứ hai của Phương diện quân Ukraina 1, ngoài Tập đoàn quân xe tăng 3, Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 của tướng A. G. Kravchenko, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và Quân đoàn pháo binh hỗn hợp 7 cũng được điều từ lực lượng dự bị của Đại bản doanh Liên Xô đến khu vực đầu cầu Lyutezh ngày 1 tháng 11. Cùng ngày, sư đoàn bộ binh 107 và 340 của Tập đoàn quân 40 và sư đoàn bộ binh 38 của Tập đoàn quân 27 được để lại khu vực Bukrin đã phát động một cuộc tấn công vào đội hình Quân đoàn xe tăng 24 (Đức) buộc tướng Hermann Hoth phải giữ lại Quân đoàn xe tăng 48 tại khu vực này. Trên cánh Bắc, Tập đoàn quân 13 mở cuộc đột kích vào Denisovichi (???), hút Quân đoàn bộ binh 59 (Đức) từ tuyến sông Teterev kéo lên phản kích. Ngày 2 tháng 11, Tập đoàn quân 60 (Liên Xô) tiếp tục vượt sông Dniepr, tấn công Gornostaypol, nơi Quân đoàn 59 (Đức) vừa rời khỏi, tướng Hoth lại phải điều Quân đoàn xe tăng 13 từ Ivankov kéo lên chặn kích. Các hoạt động quân sự nhằm phân tán binh lực của Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) tại khu vực phía bắc Kiev còn được phối hợp với các cuộc tấn công của các tập đoàn quân cận vệ 5 và 7 tiếp tục đánh vào Kirovograd theo kế hoạch của Phương diện quân Ukraina 2 bị tạm dừng vào cuối tháng 9. Trong các đêm từ 26 tháng 10 đến 30 tháng 10, Tập đoàn quân xe tăng 3 bắt đầu vượt sông Dniepr sang đầu cầu Lyutezh từng chiếc một trên các con phà dã chiến. Đến rạng sáng ngày 30 tháng 10, hơn 300 xe tăng đã vào vị trí cất giấu kín đáo trong khu vực bàn đạp. Từ đêm 28 tháng 10 đến hết đêm mùng 1 tháng 11, Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 và Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 cũng vượt sông và tập kết xong lực lượng ở các căn cứ bàn đạp Zmyev (???) và Novi Petrovtsy. Tổng cộng quân số của cánh quân xung kích của quân dội Liên Xô phía bắc Kiev gồm 150.000 quân, 1.500 pháo và súng cối, gần 500 xe tăng và pháo tự hành đã sẵn sàng. Theo đề nghị của tướng N. F. Vatutin, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đồng ý cho Tập đoàn quân 27 đổ bộ sang khu vực Tripolye, tấn công lên Kiev để bảo đảm cho mặt Nam của chiến dịch. Các trận đánh ở Kiev 7 giờ sáng ngày 3 tháng 11, sau 40 phút sử dụng không quân ném bom và pháo kích chuẩn bị, Tập đoàn quân xe tăng 3 (Liên Xô) xuất phát tấn công Kiev từ phía bắc, theo sau là Tập đoàn quân 38. Tướng Hermann Hoth hoàn toàn bất ngờ trước sự xuất hiện của một lực lượng lớn xe tăng Liên Xô từ căn cứ bàn đạp nhỏ hẹp Lyutezh tràn qua Vyshgorod xuống phía tây Kiev, đánh chiếm Svyatoshino, cắt đứt con đường bộ Kiev - Zhitomir và đường sắt Kiev - Korosten. Quân đoàn xe tăng 13 (Đức) được điều từ tuyến sông Teterev (???) xuống phản kích vào Lyutezh nhưng đã bị Tập đoàn quân 60 chặn lại tại phía tây Zmyev. Ngày 4 tháng 11, Sư đoàn xe tăng 20 và sư đoàn bộ binh 7 (Đức) được điều từ phía nam Kiev lên chặn kích thì bắt gặp các quân đoàn bộ binh 46 và 47 của Tập đoàn quân 27 đã vượt sang Tripolye từ ngày 3 tháng 11 đánh bọc sườn, phải hủy bỏ cuộc chặn kích và tổ chức phòng ngự tại chỗ. Cùng ngày, từ Novi Petrovtsy, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 kéo sang phía tây, đánh chiếm Moshchun và Mikulichi uy hiếp sở chỉ huy Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) đóng tại tại Makarov. Trước sức ép của Quân đoàn cơ giới cận vệ 9 và Lữ đoàn xe tăng 91 (Liên Xô), Quân đoàn xe tăng 8 (Đức) phải bỏ Irpen rút sang phía tây, yểm hộ cho Sở chỉ huy Tập đoàn quân xe tăng 4 rút về Berdichev. Ngày 5 tháng 11, Tập đoàn quân 40 từ phần phía đông Kiev trên tả ngạn sông Dniepr đổ bộ sang bờ Tây và hướng đòn tấn công xuống phía nam, phối hợp với Tập đoàn quân 27 từ Tripolye tấn công sang Obukhov, đánh tan Sư đoàn xe tăng 20 (Đức) ở Vasilkov. Sư đoàn bộ binh 7 (Đức) cũng bị bao vây và bị bắt tại Boyarka. Ngày 6 tháng 11, Quân đoàn xe tăng cận vệ 7 (Liên Xô) đã tỏa ra đánh chiếm toàn bộ thành phố Kiev. Ngày 6 tháng 11, Quân đoàn xe tăng cận vệ 6 và Lữ đoàn xe tăng 91 tiếp tục tấn công xuống phía nam, đến ngày 7 tháng 11 đã đánh chiếm Fastov. Các tập đoàn quân 27, 40 và Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 đã chiếm trận tuyến từ phía nam Fasstov đến Stayky. Ở phía tây Kiev, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 và các tập đoàn quân 38, 60 tiếp tục phát triển sang phía tây, đánh chiếm Radomyshl, Korostyshev và Brusilov ngày 11 tháng 11. Ngày 12 tháng 11, Tập đoàn quân 38 chiếm Cherniakhov. Ngày 13 tháng 11, Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 chiếm Zhitomir. Ngày 15 tháng 11, Tập đoàn quân 60 chiếm Korosten. Ngày 18 tháng 11, Tập đoàn quân 13 sau khi đánh lui các cuộc phản kích của Quân đoàn xe tăng 56 (Đức) đã chiếm Nova Radcha, Ovruch, Yelsk, cắt đứt đường sắt và đường bộ từ Korosten đi Mozyr. Che chắn sườn phải cho Phương diện quân Ukraina 1, Phương diện quân Belorussia cũng huy động các Tập đoàn quân 61 và 65 vượt sông Dniepr và sông Sozh tấn công lên hướng tây bắc, đánh chiếm Khoniky, Narovlya, Rechina, Vasilevichi, uy hiếp Mozyr. Thống chế Erich von Manstein đã áp dụng các biện pháp đặc biệt để ổn định lại tình hình khu vực mặt trận Kiev. Ngày 12 tháng 11, Quân đoàn xe tăng cận vệ 5 (Liên Xô) từ Fastov mở cuộc tấn công xuống Belaya Cherkov đã bị Quân đoàn xe tăng 24 (Đức) được rút khỏi khu vực Bukrin đã phản kích vào sườn trái trên khu vực Grebenky, bị thiệt hại nặng và phải rút về phòng ngự Fastov. Ngày 13 tháng 11, Quân đoàn xe tăng 48 (Đức) được điều từ Mironovka lên phía bắc đã chặn đứng mũi đột kích của Quân đoàn xe tăng cận vệ 6 (Tập đoàn quân xe tăng 3) tại thị trấn Popelnya, buộc quân đoàn này phải rút về tuyến sông Irpel. Ngày 15 tháng 8, Quân đoàn bộ binh 42 (Đức) được rút khỏi biên chế Tập đoàn quân 8 và điều động cho Tập đoàn quân xe tăng 4. Ngày 20 tháng 11, tướng Hermann Hoth sử dụng Quân đoàn xe tăng 48 và Quân đoàn bộ binh 42 tổ chức đột kích từ ba phía vào Zhitomir, đánh thiệt hại nặng Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 Liên Xô, chiếm lại thành phố, đẩy Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 (Liên Xô) lùi sâu gần 50 km về tuyến Veprin, Radomyshl, Rayvka, Borovka, Stavishche, phía tây Byshev, phía nam Fastov. Các quân đoàn xe tăng cận vệ 5, 7 và Lữ đoàn xe tăng 91 (Liên Xô) phải chuyển quân lên tăng cường cho Quân đoàn kỵ binh cận vệ 1 giữ tuyến phòng thủ này. Trên cánh Bắc, từ ngày 6 đến 14 tháng 12, Quân đoàn xe tăng 13 (Đức) mới được tổ chức lại và tăng viện thêm xe tăng đã mở đòn phản công vào sườn phải Tập đoàn quân 38, đẩy tập đoàn quân này lùi về tuyến sông Teterev. Từ ngày 19 đến ngày 22 tháng 12, Quân đoàn xe tăng 56 (Tập đoàn quân xe tăng 2) được điều xuống phía nam, phối hợp với Quân đoàn bộ binh 59 phản đột kích vào hai bên sườn Tập đoàn quân 60 (Liên Xô), chiếm lại Korosten, buộc Tập đoàn quân 60 phải lùi về giữa tuyến phòng thủ dọc sông Yrsh và con đường sắt Kiev - Korosten. Trên hướng Zhitomir - Kiev, các quân đoàn xe tăng 13 và 48 cùng Quân đoàn bộ binh 42 Đức liên tục đột kích mở đường nhằm chiếm lại Kiev. Nhận thấy trận tuyến đã xuất hiện nhiều chỗ lõm nguy hiểm, các tập đoàn quân đang phòng thủ quanh Kiev đã kiệt sức sau gần 2 tháng chiến đấu liên tục, ngày 20 tháng 12, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô đã điều động từ lực lượng dự bị Tập đoàn quan xe tăng 1, Tập đoàn quân cận vệ 1, Tập đoàn quân 18 đến mặt trận Kiev và bố trí các tập đoàn quân này tại Veprin, Rayvka, Borovka, Makarov và Stavishche hai bên con đường bộ Zhitomir - Kiev. Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 để lại Quân đoàn cơ giới cận vệ 9 và Lữ đoàn xe tăng 91 giữ tuyến phòng thủ phía nam Fastov, kéo các quân đoàn xe tăng cận vệ 6 và 7 lên phối hợp với Tập đoàn quân 18 án ngữ con đường sắt Korosten - Kiev tại khu vực Malin và các cây cầu qua sông Teterev. Ngày 24 tháng 12, các cuộc phản công của Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) tại khu vực Kiev đã bị chặn đứng. Quân đội Liên Xô đã tổ chức cả khu vực Kiev thành một căn cứ bàn đạp lớn giống như khu vực Znamenka - Pyatikhatka để phát triển tấn công sang toàn bộ hữu ngạn Ukraina. Các hoạt động quân sự có liên quan tại Krym Ngay sau khi tiến đến cửa sông Dniepr, Phương diện Ukraina được lệnh sử dụng Tập đoàn quân 51, được tăng cường Quân đoàn xe tăng 19 đột phá vào Krym. Quân đội Đức Quốc xã tại Krym gồm toàn bộ Tập đoàn quân 17. Từ sau khi bị cô lập ở Krym tháng 11 năm 1943, đơn vị này được đặt thuộc Cụm tác chiến Azov thuộc Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) từ tháng 10 năm 1943. Sau những thất bại ở Taman và phải rút sang bán đảo Kerch, binh lực của Tập đoàn quân 17 còn lại các quân đoàn bộ binh 5, 44, tàn quân của Sư đoàn kị binh 1 (Romania) và Sư đoàn sơn chiến (Romania). Tháng 11 năm 1943, Quân đoàn xe tăng 19 (Liên Xô) đã đột nhập qua eo đất Perekop, phá vỡ các công sự trên tuyến phòng thủ thứ nhất của Quân đoàn bộ binh 44 (Đức) trên Lũy Thổ Nhĩ Kỳ và tiến đến Armyansk. Tập đoàn quân 51 (Liên Xô) đột nhập qua vịnh Sivat dọc theo con đường sắt Dzhankoy - Melitopol, đánh chiếm thị trấn ven biển Genichesk và tiến đến sát cửa ngõ Chongar. Lợi dụng sự tách rời, không yểm hộ được nhau của hai cánh quân xe tăng và bộ binh Liên Xô cũng như địa bàn tác chiến rất hẹp tại các eo đất và đầm lầy, Quân đoàn 44 (Đức) đã giữ vững trận tuyến phòng ngự, bịt được cả hai cửa mở từ phía Armyansk và Chongar. Cuối tháng 12 năm 1943, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô hạ lệnh cho Phương diện quân Ukraina 4 ngừng công kích vào Krym, tập trung binh lực để thanh toán bàn đạp Bolshaya Lepatikha (Velyka Lepetykha) kéo dài từ phía đông Nikopol đến Gornostaevka của Tập đoàn quân 6 (Đức) trên tả ngạn sông Dniepr đang đe dọa sau lưng chủ lực Phương diện quân. Sau đó mới có thể mở lại Chiến dịch giải phóng Krym.. Trên hướng Kerch, trong các ngày 2 và 3 tháng 11, Phương diện quân Bắc Kavkaz phối hợp với Hạm đội Biển Đen tổ chức đổ bộ Tập đoàn quân 56 lên khu vực mũi đất Enikale - Mayak - Ossoviny. Tổng quân số lên đến 75.000 người, mang theo 769 pháo và súng cối, 128 xe tăng và 7.180 tấn đạn dược. Sau một tháng chiến sự ác liệt, Tập đoàn quân 56, Liên Xô đã chiếm được toàn bộ mũi đất nhô phía đông bắc Kerch nhưng không thể tiến xa hơn. Quân đoàn bộ binh 5 (Đức) bố trí phòng ngự chặt chẽ trên tuyến phòng thủ Kerch - Bulganak (???), buộc Tập đoàn quân 56 (Liên Xô) phải giữ thế phòng ngự. Tại phía nam, Sư đoàn bộ binh 318 thuộc Tập đoàn quân 18 (Liên Xô) cũng được đổ quân lên thị trấn Eltigen (???), đánh chiếm được một đầu cầu nhỏ rộng 5 km và sâu 2 km. Nhưng tất cả chỉ có vậy. Ngày 9 tháng 11, Sư đoàn sơn chiến (Đức) và sư đoàn kỵ binh 6 (Romania) đã bao vây, cô lập căn cứ đầu cầu Eltigen. Sau 40 ngày chiến đấu Sư đoàn bộ binh 318 (Liên Xô) phải mở đường rút qua thị trấn Kammysh-Burun ở phía bắc và nhập vào chủ lực Tập đoàn quân 56 ở mũi Enikale - Mayak.. Mất căn cứ đầu cầu Eltigen, Quân đội Liên Xô mất mũi tấn công thứ hai vào Kerch. Các quân đoàn bộ binh cận vệ 11 và 16 phải đánh vỗ mặt Quân đoàn bộ binh 5 (Đức) và hầu như không tiến lên được. Ngày 20 tháng 12 năm 1943, Phương diện quân Bắc Kavkaz phải tạm dừng chiến dịch để nghiên cứu tổ chức một điểm đầu cầu mới từ phía biển Azov nhằm đánh bọc hậu Quân đoàn bộ binh 5 (Đức) đang phòng thủ trên tuyến Kerch - Bulganak vào đầu tháng 1 năm 1944. Phương diện quân Bắc Kavkaz bị giải thể và chuyển thành Tập đoàn quân độc lập Duyên hải. Kết quả, đánh giá và ảnh hưởng Kết quả Trận sông Dniepr trở thành một trong các trận đánh có tổng số thương vong cao nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai. Tổng thương vong của cả hai bên được các chuyên gia lịch sử quân sự ước tính từ 1.700.000 người đến trên 2.200.000 người. Nếu như con số tổn thất về người của phía Liên Xô được đánh giá không khác biệt nhiều với 1.182.000 người theo David M. Glantz,, 1.276.435 (theo Krivosheev) đến tối đa 1.500.000 người (theo phỏng đoán Nikolai Shefov) thì số thương vong của quân đội Đức Quốc xã được ước tính với sai số rất lớn, từ trên 400.000 người đến khoảng hơn 1.000.000 người. Tuy nhiên, những tài liệu thống kê chưa đầy đủ về thương vong theo từng 10 ngày của từng tập đoàn quân và cụm tập đoàn quân của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía đông năm 1943 đã phản ánh phần nào tổn thất đó của quân đội Đức Quốc xã. Tổng số thương vong gồm 283.082 người chết và mất tích, 257.150 người bị thương (bao gồm cả thương vong của Tập đoàn quân 2 (Đức) tham gia ở cánh Bắc của chiến dịch; 209.226 người bị bắt làm tù binh. Tổng tổn thất về quân số của lục quân Đức Quốc xã là 749.458 người, chưa tính đến số thiệt hại của các đơn vị SS, không quân và các đơn vị Romania tham gia tại cánh cực Nam của Cụm tập đoàn quân Trung tâm. Chiếm 59,96% tổng quân số tham gia chiến dịch. Tính chất khốc liệt của toàn bộ các chiến dịch chỉ tập trung chủ yếu tại bốn khu vực: Poltava, Chernigov, Dniepropetrovsk và Kiev. Quân đội Liên Xô tổn thất khoảng 40% đến 48% tổng quân số tham gia chiến dịch. Trong đó, quân đội Liên Xô thiệt hại nặng nề nhất trong các cuộc vượt sông sang Kiev và các trận đánh trước cửa ngõ phía bắc Krivoy Rog; còn quân đội Đức Quốc xã thiệt hại nặng nhất trong cuộc phòng thủ Poltava và các cuộc phản kích không thành vào Kiev ở giai đoạn cuối chiến dịch. Ảnh hưởng Sau hơn 3 tháng liên tục tấn công trên toàn cánh Nam mặt trận Xô-Đức dài hơn 1.400 km, quân đội Liên Xô đã tiến rất xa về phía tây thêm từ 300 đến 500 km, thu hồi một vùng đất đai rộng lớn gồm toàn bộ phần tả ngạn Ukraina và hai vùng quan trọng ở phía tây sông Dniepr tại xung quanh Kiev, khu vực Cherkassy, Znamenka, Pyatikhatka và Dniepropetrovsk rộng hơn nửa triệu km 2, tiếp tục đẩy quân đội Đức Quốc xã vào thế phòng ngự bị động. Hai đầu cầu chiến lược mà Quân đội Liên Xô chiếm được ở khu vực Kiev và Znamenka - Krivoy Rog sau này trở thành hai bàn đạp quan trong để các phương diện Ukraina 1 và 2 (Liên Xô) mở Chiến dịch Korsun-Shevchenko Hợp vây và đánh bại đại bộ phận Tập đoàn quân xe tăng 1 và Tập đoàn quân 8 (Đức), mở đường tiến ra chân núi Karpat, chia cắt Cụm tập đoàn quân Nam (Đức), tiếp cận biên giới vùng Balkan và tiến ra phía đông nam Ba Lan. Đánh giá Không chỉ tổn thất về binh lực, tổn thất quân sự - kinh tế nghiêm trọng nhất của quân đội Đức Quốc xã là đã để mất toàn bộ vùng công - nông nghiệp Donbas trù phú. Trong suốt hơn 2 năm chiếm đóng vùng này, đây là nơi cung cấp cho quân đội Đức Quốc xã than đá, quặng sắt, quặng kim loại màu, nhiều nguyên liệu quan trọng và một khối lượng lớn lượng thực, thực phẩm. Việc quân đội Liên Xô chiếm lại toàn bộ Donbas đồng nghĩa với sự phá sản của chiến lược "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của quân đội Đức Quốc xã tại mặt trận phía đông. Chú thích Tham khảo David M. Glantz, Jonathan M. House, When Titans Clashed:how the Red Army stopped Hitler, University Press of Kansas, 1995 Nikolai Shefov, Russian fights, Lib. Military History, Moscow, 2002 History of Great Patriotic War, 1941 — 1945. Moscow, 1963 John Erickson, Barbarossa: The Axis and the Allies, Edinburgh University Press, 1994 Marshal Konev, Notes of a front commander', Science, Moscow, 1972. Erich von Manstein, Lost Victories'', Moscow, 1957. Liên kết ngoài Tư liệu Chiến dịch Dniepr Chiến dịch Kiev Bản đồ Bản đồ trận sông Dniepr Bản đồ chiến dịch Chernigov-Pripiat Bản đồ chiến dịch Donbas (1943) Bản đồ các chiến dịch Kiev (1943) và Dniepropetrovsk Bản đồ các cuộc tấn công và phòng thủ Kiev (1943) Khác "Bài ca bên sông Dniepr" mô tả các chiến dịch vượt sông Dniepr của Quân đội Liên Xô năm 1943 Xung đột năm 1943 Chiến trường châu Âu (Thế chiến thứ hai) Mặt trận phía Đông (Thế chiến thứ hai) Lịch sử Đức Lịch sử Liên Xô Chiến dịch quân sự trong Thế chiến thứ hai Chiến tranh liên quan tới Đức Chiến tranh liên quan tới Liên Xô Ukraina năm 1943
914517
https://vi.wikipedia.org/wiki/Apteraltica%20schawalleri
Apteraltica schawalleri
Apteraltica schawalleri là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Medvedev miêu tả khoa học năm 2004. Chú thích Tham khảo Apteraltica
269018
https://vi.wikipedia.org/wiki/Calzadilla
Calzadilla
Calzadilla là một đô thị trong tỉnh Cáceres, Extremadura, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số 2006 (INE), đô thị này có dân số là 491 người. Biến động dân số Tham khảo Đô thị ở Cáceres
648493
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20Ti%E1%BA%BFt%20x%C3%ADch
Họ Tiết xích
Họ Tiết xích (danh pháp khoa học: Stixaceae) là một họ thực vật hạt kín trong bộ Brassicales. Ba chi đặt trong họ này là Forchhammeria có ở Trung Mỹ, Stixis (bao gồm cả Roydsia) và Tirania có ở Đông Nam Á. Các chi này trước đây từng được đặt trong họ Capparaceae, nhưng hiện nay người ta biết chắc chắn rằng chúng không thuộc về họ này. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy cho thấy chi Tirania có thể có quan hệ họ hàng gần với họ Gyrostemonaceae còn chi Forchhammeria có thể có quan hệ gần với họ Resedaceae, hoặc cả hai chi này có thể có họ hàng với họ Resedaceae. Do vị trí của 3 chi này là chưa chắc chắn nên tính hợp lệ của họ Stixaceae là chưa chắc chắn. Hiện tại, họ này không được đặt ở cấp họ. Trong hệ thống APG IV, các chi trong họ Stixaceae được đưa vào trong họ Resedaceae Tại Việt Nam có 4 loài trong chi Stixis với các tên gọi như trứng cuốc, dây tiết xích và 1 loài là da ruồi hay rui e (Tirania purpurea). Ghi chú
326525
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mart%C3%ADn%20de%20Yeltes
Martín de Yeltes
Martín de Yeltes là một đô thị ở tỉnh Salamanca, Castile và León, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số năm 2004 của Viện thống kê quốc gia Tây Ban Nha, đô thị này có dân số 517 người. Tham khảo Đô thị ở Salamanca
348050
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20V%E1%BB%ABng
Họ Vừng
Họ Vừng (danh pháp khoa học: Pedaliaceae) là một họ thực vật có hoa được xếp vào bộ Scrophulariales trong hệ thống Cronquist và Lamiales trong hệ thống phân loại do Angiosperm Phylogeny Group đề xuất. Cronquist gộp cả họ Martyniaceae vào trong Pedaliaceae, nhưng các nghiên cứu phân tử chỉ ra rằng hai họ này không có quan hệ họ hàng gần do chúng không tạo thành một nhóm đơn ngành. Các khác biệt về phấn hoa và kiểu đính noãn gợi ý rằng tốt nhất là nên tách rời chúng thành 2 họ. Vì thế APG coi chúng là hai họ riêng biệt. Cả hai họ đều có đặc trưng là có các lông nhầy — làm cho thân và lá của chúng có cảm giác nhơn nhớt và sền sệt — và quả có móc hay sừng. Họ Vừng theo APG chứa 13 chi với khoảng 70 loài. Vừng (Sesamum indicum) là một trong những lại cây trồng để sản xuất vừng hạt. Đặc trưng Chủ yếu là cây thân thảo sống một năm hay lâu năm, ít thấy dạng cây bụi với lá sớm rụng. Sống trong môi trường có độ ẩm vừa phải hay khô hạn, chủ yếu ven biển hay ven sa mạc tại khu vực nhiệt đới Cựu thế giới, đa dạng nhất về loài tại châu Phi. Lá đơn, mọc đối. Phiến lá nguyên hoặc xẻ. Khi bị xẻ, có dạng lông chim hay thùy xẻ nường xuôi. Gân lá dạng lông chim. Không có lá kèm. Hoa lưỡng tính, thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa đơn độc hoặc thành cụm dạng xim. Bao hoa với đài và tràng hoa phân biệt với 5 lá đài và 5 cánh hoa. Nhị 4, nhị lép 1. Bầu nhụy thượng. Bộ nhụy 2 lá noãn. Kiểu đính noãn là gắn trụ. Quả dạng quả nang hay quả kiên có móc hay gai. Hạt có nội nhũ mỏng hay không nội nhũ. Nội nhũ dạng dầu. Các chi Ceratotheca Dicerocaryum Harpagophytum Holubia Josephinia Linariopsis Pedalium Pterodiscus - khoảng 13 loài Rogeria Sesamothamnus Sesamum - khoảng 19 loài vừng Trapella Uncarina Hình ảnh Chú thích Tham khảo Vừng
310958
https://vi.wikipedia.org/wiki/Castello%20di%20Brianza
Castello di Brianza
Castello di Brianza là một đô thị trong tỉnh Lecco, trong vùng Lombardia của Ý, cự ly khoảng 35 km về phía đông bắc của Milan và khoảng 11 km về phía tây nam của Lecco. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 2.306 người và diện tích là 3,6 km². Castello di Brianza giáp các đô thị: Barzago, Colle Brianza, Dolzago, Rovagnate, Santa Maria Hoè, Sirtori. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Lecco Thành phố và thị trấn ở Lombardia