id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
188351
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%ADn%20Yamazaki
Trận Yamazaki
là trận đánh giữa Toyotomi Hideyoshi và Akechi Mitsuhide vào năm 1582 ở Yamazaki, Nhật Bản, hiện nay là Kyoto. Trận đánh này đôi khi được gọi là . Akechi Mitsuhide, thuộc hạ của Oda Nobunaga, tấn công Nobunaga khi ông đang nghỉ ở chùa Honnō, và buộc ông phải tự sát seppuku. Mitsuhide sau đó chiếm lấy quyền lực và địa vị của Nobunaga tại khu vực Kyoto. 13 ngày sau, Toyotomi Hideyoshi gặp Mitsuhide tại Yamazaki, gây bất lợi và đánh bại ông ta, báo thù cho chủ của mình (Nobunaga), đoạt lấy quyền lực và địa vị của Nobunaga cho chính mình. Trên đà thắng lợi, Hideyoshi dần dần trở thành vị lãnh đạo tối cao của Nhà nước phong kiến Nhật Bản. Thắng lợi quyết định này đã góp phần khiến cho Hideyoshi trở thành một trong những vị đại anh hùng trong lịch sử Nhật Bản, như một trong những người đầu tiên có công nhất thống đất nước. Chuẩn bị cho trận đánh Khi Nobunaga bị giết, Hideyoshi đang giao chiến với gia tộc Mōri. Người ta nói rằng sau khi phản bội và giết hại Nobunaga ở chùa Honnō-ji, Mitsuhide gửi thư cho nhà Mōri. Bức thư gửi lời đề nghị liên minh để đánh bại Hideyoshi, nhưng không may cho Mitsuhide, người đưa thư bị quân của Hideyoshi bắt giữ và âm mưu bị bại lộ. Khi nghe tin Nobunaga đã bị sát hại, và Akechi Mitshuhide đã tiếm quyền ông, Toyotomi Hideyoshi ngay lập tức thương thảo hiệp định đình chiến với nhà Mōri, trong khi vẫn cẩn thận giữ bí mật về cái chết của Nobunaga. Khi hòa ước đã được bảo đảm, ông dẫn quân của mình hành quân thẳng về Kyoto, trung bình đi 30 đến 40 km một ngày. Akechi Mitsuhide kiểm soát hai lâu đài (Shōryūji và Yodo) ở vùng Yamazaki. Vì thiếu quân đội để chống lại Hideyoshi, ông dự định chiếm lấy tình cảm của người dân trong vùng để có thể tăng cường sức mạnh quân đội của mình. Tuy vậy, vì ông không thể yêu cầu Hosokawa Fujitaka tham gia, nên ông không có sự gia tăng đáng kể nào cho quân lực của mình. Chưa đến hai tuần kể từ khi Mitsuhide phản bội, quân đội của Hideyoshi đã đến và tấn công tiền quân của Mitsuhide ở Yamazaki. Nhận thức được sức mạnh của quân Hideyoshi và không muốn bị vây hãm trong lâu đài và bị chia cắt với quân đội của mình, Mitsuhide quyết tâm chuẩn bị cho trận đánh ở phía Nam. Vì vị trí đó ở giữa một con sông và một ngọn núi, Yamazaki giúp cho quân của Mitsuhide có một điểm nút giúp họ giảm được lượng quân địch phải đối mặt tại một thời điểm. Trong khi đó, Hideyoshi quyết định một vùng rừng tên gọi là Núi Tennōzan, ở ngay ngoài thị trấn Yamazaki, là chìa khóa chiến lược cho con đường dẫn đến Kyoto. Ông ra lệnh cho một biệt đội dưới quyền chỉ huy của Nakagawa Kiyohide để bảo vệ khu vực này, trong khi phần lớn quân số vẫn tiến đến Yamazaki cùng ông. Quân của ông chiếm được vùng núi và thu được lợi thế lớn. Mitsuhide chỉ huy quân đội của mình ở sau một dòng sông nhỏ (Enmyōji-gawa), đây là một địa điểm phòng ngự tuyệt hảo. Đêm đó, Hideyoshi phái một toán ninja đột nhập vào trại của Mitsuhide, châm lửa đốt và khiến khắp toàn quân Mitsuhide sợ hãi và hỗn loạn. Trận đánh Sáng hôm sau, trận đánh chính bắt đầu khi quân của Hideyoshi tập hợp ở bờ kia Enmyōji-gawa, và một bộ phận quân của Mitsuhide vượt sông và tìm cách đánh lên đồi Tennōzan. Họ bị súng hỏa mai đẩy bật lại và vì vậy, Hideyoshi cảm thấy đủ tự tin để ra lệnh cho cánh phải vượt sông, đánh vào tiền tuyến của Mitsuhide. Họ đánh lui được quân Mitsuhide và sau đó được cánh trái hỗ trợ, với sự giúp sức từ đỉnh núi Tennōzan. Phần lớn quân của Mitsuhide tháo chạy, với chỉ khoảng 200 người do Mimaki Kaneaki chỉ huy, họ cố chống trả và bị quân Hideyoshi đông đảo hơn tiêu diệt. Hoảng loạn nhanh chóng lan tràn trong quân của Mitsuhide, và quân của Hideyoshi đuổi họ chạy đến lâu đài Shoryuji. Chính Mitsuhide còn chạy xa hơn, đến thị trấn Ogurusu, nơi ông bị một băng cướp bắt và giết. Người ta nói rằng ông bị giết bằng một thanh giáo tre bởi một người nông dân chiến binh có tên Nakamura, tuy nhiên có người nói rằng ông không bị giết mà bắt đầu cuộc đời mới bằng việc trở thành một nhà sư tên Tenkai. Hideyoshi sử dụng chiến thắng này như là một bước đệm để giành quyền kiểm soát các lãnh địa cũ của Nobunaga và cuối cùng là toàn bộ nước Nhật. Với thắng lợi quyết định này, Hideyoshi dần dà vươn lên thành vị lãnh đạo tối cao của Nhà nước phong kiến Nhật Bản. Ông trở thành một trong những vị đại anh hùng trong lịch sử Nhật Bản, là một trong những người có công đầu trong quá trình nhất thống đất nước. Trong văn hóa đại chúng Trận Yamazaki là màn cuối của Akechi Mitsuhide và màn đầu của Toyotomi Hideyoshi trong Samurai Warriors 2. Nó cũng là một chiến dịch trong The Conquerors, bản mở rộng của trò chơi chiến thuật thời gian thực Age of Empires II. Chú thích Tham khảo Michael Kort, The Columbia guide to Hiroshima and the bomb, Columbia University Press, 2007. Năm 1582 Những trận đánh lớn trong lịch sử Chiến trận ở Nhật Bản Thời kỳ Azuchi-Momoyama Xung đột năm 1582
950566
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tipula%20wewalkai
Tipula wewalkai
Tipula wewalkai là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng sinh thái Palearctic. Chú thích Tham khảo Chi Ruồi hạc
582593
https://vi.wikipedia.org/wiki/Acrocercops%20strigosa
Acrocercops strigosa
Acrocercops strigosa là một loài bướm đêm thuộc họ Gracillariidae. Loài này có ở Québec và Hoa Kỳ (Kentucky, North Carolina, Maine và Vermont). Ấu trùng ăn Quercus alba và Quercus prinus. Chúng ăn lá nơi chúng làm tổ. Chú thích Tham khảo Acrocercops
578650
https://vi.wikipedia.org/wiki/Santa%20Elena%2C%20Ja%C3%A9n
Santa Elena, Jaén
Santa Elena là một đô thị tại tỉnh Jaén ở phía tây của cộng đồng tự trị Andalusia, phía nam Tây Ban Nha. Đô thị này có diện tích là ki-lô-mét vuông, dân số năm 2009 là người với mật độ người/km². Đô thị này có cự ly km so với Jaén. Tham khảo Đô thị ở Jaén
362340
https://vi.wikipedia.org/wiki/Buug
Buug
Buug là một đô thị hạng 3 ở tỉnh Zamboanga Sibugay, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2000 của Philipin, đô thị này có dân số 33.623 người trong 6.671 hộ. Các đơn vị hành chính Buug được chia thành 27 barangay. Tham khảo Liên kết ngoài Mã địa lý chuẩn Philipin Thông tin điều tra dân số Philipin năm 2000 Đô thị của Zamboanga Sibugay
928791
https://vi.wikipedia.org/wiki/Platyphora%20lesagei
Platyphora lesagei
Platyphora lesagei là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Daccordi miêu tả khoa học năm 1994. Chú thích Tham khảo Platyphora
870240
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hydropsyche%20brontes
Hydropsyche brontes
Hydropsyche brontes là một loài Trichoptera trong họ Hydropsychidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Tham khảo Hydropsyche
900738
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aeolus%20opacus
Aeolus opacus
Aeolus opacus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Candèze miêu tả khoa học năm 1889. Chú thích Tham khảo biologie|2011|10|30}} Aeolus
896020
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ceratina%20placida
Ceratina placida
Ceratina placida là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Smith mô tả khoa học năm 1862. Chú thích Tham khảo Ceratina Động vật được mô tả năm 1862
543031
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuy%E1%BA%BFn%20c%E1%BA%ADn%20gi%C3%A1p
Tuyến cận giáp
I. Đặc điểm cấu tạo: - Số lượng: 4 tuyến - Vị trí: nằm ngay sau tuyến giáp (2 tuyến ở cực trên và 2 tuyến ở cực dưới) - Kích thước: rất nhỏ, chỉ khoảng 6x3x2 mm. - Do tuyến cận giáp rất nhỏ, màu sắc tuyến lại rất giống màu sắc của tuyến giáp nên rất khó phân biệt bằng mắt thường, vì thế rất dễ cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến cận giáp trong những phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Thế nhưng chỉ cần một phần nhỏ của tuyến cận giáp còn lại thì phần này sẽ tăng sinh tế bào để đảm bào chức năng của toàn bộ tuyến. - Cấu tạo: tuyến cận giáp ở người trưởng thành gồm hai loại tế bào: tế bào chính và tế bào ưa oxy. Trong đó tế bào chính là thành phần cấu tạo chủ yếu của tuyến cận giáp, tế bào ưa oxy chỉ có ở người trưởng thành mà không có ở nhiều loài động vật. - Chức năng: tế bào chính bài tiết ra parahormon, còn chức năng của tế bào ưa oxy đến nay còn chưa biết rõ. II. Hormon của tuyến cận giáp (Parahormon - PTH): 1. Bản chất hóa học:'' - Hormon là một polypeptide gồm có 110 amino acid, ban đầu được tổng hợp ở ribosom dưới dạng preprohormon sau đó chúng được cắt nhỏ hơn thành prohormon có 90 amino acid và lại được cắt bớt chỉ còn 84 amino acid ở lưới nội bào tương và bộ Golgi và được lưu trữ trong các hạt bài tiết nằm trong bào tương để chờ giải phóng vào máu. - Dạng hoạt động của hormon trong máu tuần hoàn là một phân tử polypeptide có 84 amino acid. Nhưng chuỗi polypeptide nhỏ hơn với 34 amino acid nằm ở phía nhóm – NH2 cũng có đủ hoạt tính sinh học như phân tử hormone có 84 amino acid. - Tác dụng của hormone: Đây là một hormone sinh mạng của cơ thể, nó đóng vai trò trong điều hòa nồng độ ion Ca2+ và ion phosphate (PO43-) trong huyết tương. Dưới tác dụng của hormone, nồng độ ion calci huyết tương tăng lên nhưng ngược lại nồng độ ion phosphate lại giảm đi. PTH thực hiện chức năng này bằng những tác dụng trên xương, thận và ruột. 2. Tác dụng trên xương: Hormon có tác dụng làm tăng mức giải phóng calci từ xương vào máu bằng tác dụng lên sự biệt hóa và hoạt động cả các tế bào như: tế bào xương, tế bào tạo xương, tế bào hủy xương - Trên tế bào xương và tế bào tạo xương: Ở mô xương, PTH gắn với receptor trên màng tế bào xương và tế bào tạo xương. Quá trình gắn này sẽ làm hoạt hóa bơm calci, làm tế bào xương và tế bào tạo xương sẽ bơm ion calci từ dịch xương vào dịch ngoại bào. Khi bơm này được hoạt hóa mạnh sẽ làm giảm nồng độ ion calci trong dịch xương, khi bơm không hoạt động thì làm cho muối calci phosphate lại tiếp tục lắng động vào khuôn xương (trong xương, các tế bào xương và tế bào tạo xương liên hệ với nhau làm thành một hệ thống tế bào tiếp nối nhau trải khắp xương và bề mặt của xương chỉ trừ vùng tiếp giáp với các tế bào hủy xương). - Trên tế bào hủy xương: Do trên tế bào hủy xương không có receptor trực tiếp của PTH nên tác dụng trên tế bào này phải thông qua tế bào xương, tế bào hủy xương và tác dụng này thường xảy ra chậm hơn. Tác dụng thường trải qua 2 giai đoạn: - Hoạt hóa ngay tức khắc các tế bào hủy xương sẵn có do đó làm tăng quá trình hủy xương để giải phóng ion calci vào dịch xương. - Hình thành nên các tế bào hủy xương mới: tác dụng này sẽ xuất hiện sau vài ngày, lúc này các tế bào hủy xương mới tăng lên (có thể kéo dài hàng vài tháng dưới ảnh hưởng của PTH). Chính sự hủy xương mạnh làm xương bị rỗ và yếu hơn sẽ kích thích các tế bào xương và tạo xương sửa chữa tổn thương. Do vậy ở thời gian lâu thì ở xương sẽ có sự gia tăng của cả ba loại tế bào nhưng dưới tác dụng của PTH thì bao giờ quá trình hủy xương cũng diễn ra mạnh hơn tạo xương. 3. Tác dụng trên thận: - Làm giảm bài xuất ion calci ở thận - Làm tăng tái hấp thu ion calci và magnesi ở ống thận đặc biệt ở ống lượn xa và ống góp. - Làm giảm tái hấp thu ion phosphate ở ống lượn gần do đó làm tăng đào thải ion phosphate ra nước tiểu. >>> Các tác dụng trên sẽ làm tăng nồng độ ion calci và làm giảm nồng độ ion phosphate trong máu. 4. Tác dụng trên ruột: PTH hoạt hóa quá trình tạo 1,2 dihydroxycholecalciferol từ vitamin D3 (cholecalciferol) nên PTH có những tác dụng trên ruột như sau: - Tăng tạo enzyme ATPase ở riềm bàn chải của tế bào biểu mô niêm mạc ruột. - Tăng tạo chất vận tải ion calci ở tế bào niêm mạc ruột. - Tăng hoạt tính enzyme phosphatase kiềm ở tế bào niêm mạc ruột. >>> Cả ba tác dụng trên đểu làm tăng hấp thu ion calci và phosphate ở ruột. 5. Điều hòa bài tiết: Nồng độ PTH bình thường trong máu là vào khoảng dưới 50 pg/ml. Hormon được bài tiết nhiều hay ít tùy thuộc vào nồng độ ion calci và phosphate trong máu đặc biệt là ion calci. Chỉ cần giảm nhẹ nồng độ ion calci thi tuyến sẽ tăng tiết hormone ngay, và tình trạng giảm calci kéo dài có thể làm tuyến sẽ nở to ra còn nồng độ ion calci trong máu tăng thì hoạt động và kích thước của tuyến sẽ giảm. III. Những rối loạn hoạt động của tuyến cận giáp: 1. Nhược năng tuyến cận giáp: Là tình trạng tuyến cận giáp không bài tiết đủ lượng PTH do giảm hoạt động chức năng của tuyến sẽ dẫn đến những rối loạn trong cơ thể do tình trạng giảm nồng độ ion calci gây ra. - Biểu hiện: Ngưỡng kích thích của sợi thần kinh giảm xuống (xảy ra cả với sợi thần kinh cảm giác và vận động) do đó làm tăng đáp ứng thần kinh cơ. - Thể nhẹ: Phát hiện nhờ làm nghiệm pháp Chvostek và Trousseau phát hiện dấu hiệu co cơ. - Thể nặng: Xuất hiện các cơn tetany, gây co các cơ trong cơ thể nhưng quan trọng nhất là khi co thắt các cơ ở thanh quản gây ngừng thở nếu không cấp cứu kịp bệnh nhân sẽ tử vong. - Xét nghiệm: làm xét nghiệm máu và nước tiểu sẽ phát hiện tình trạng giảm nồng độ PTH, ion calci; nồng độ phosphate huyết tương tăng lên, giảm ở trong nước tiểu. 2. Ưu năng tuyến cận giáp: Thường là do có khối u ở một số các tuyến cận giáp. Bệnh thường hay gặp ở phụ nữ hơn do khi có thai và cho con bú thường kích thích tuyến cận giáp và đây chính là điều kiện để có thể phát triển thành khối u. Tình trạng ưu năng tuyến cận giáp làm tăng quá trình hủy xương mạnh nên làm tăng cao nồng độ ion calci trong máu, đồng thời xương cũng rỗng, yếu hơn và dễ gãy hơn và lượng ion calci được đào thải qua thận nhiều cũng dễ gây ra tình trạng bị sỏi thận. Tham khảo "Sinh lý học" Bộ môn sinh lý học, trường đại học Y Hà Nội; Nhà xuất bản Y Học, 2001 Tuyến tiết Hệ nội tiết
546774
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%20Nang%20tr%E1%BB%A9ng
Chi Nang trứng
Chi Nang trứng hay còn gọi là chi Lọ nồi (danh pháp khoa học Hydnocarpus) là một chi cây gỗ từ cỡ trung bình đến cỡ lớn của Indonesia, Malaysia và Philippines, lá mọc so le, hoa nhỏ mọc thành chùm khác gốc, và quả nang của một số loài trong chi là nguồn nguyên liệu sản xuất dầu chaulmoogra và dầu hydnocarpus. Đặc điểm Hydnocarpus anthelminthicus là vật chủ của loài ve công (Tuckerella filipina). Tác dụng dược học Dầu chaulmoogra đã từng được dùng để trị bệnh cùi. Các loài (có thể có các danh pháp đồng nghĩa) Các loài hiện được công nhận: Hydnocarpus annamensis (Gagnep.) Lescot & Sleumer = H. merrillianus: Lọ nồi trung bộ; mạy ló; mắc la. Hydnocarpus anthelminthicus Pierre ex Laness.: Đại phong tử; phong tử; chôm hôi; thuốc phụ tử; chùm bao; lọ nồi. Hydnocarpus hainanensis (Merr.) Sleumer: Lọ nồi hải nam; chùm bao hải nam; nang trứng hải nam Hydnocarpus kurzii (King) Warb. (= H. heterophyllus): Lọ nồi; chùm bao; nang trứng; cây trị hủi, lọ nồi Kurz. Hydnocarpus pentandrus (Buch.-Ham.) Oken Hydnocarpus wightianus Blume = H. laurifolius Các danh pháp chưa dung giải được: Hydnocarpus alcalae Hydnocarpus alpina Wight Hydnocarpus alpina Wight var. elongata Boerl., Hydnocarpus alpina Wight var. macrocarpa Boerl., Hydnocarpus anthelminthica Pierre ex Gagnep. Hydnocarpus annamicus Hydnocarpus anomalus Hydnocarpus beccarianus Hydnocarpus borneensis Hydnocarpus calophyllus Hydnocarpus calvipetalus Hydnocarpus castanea Hydnocarpus cauliflora Hydnocarpus clemensorum: Chôm hôi; lọ nồi Clemens. Hydnocarpus corymbosa Hydnocarpus crassifolius Hydnocarpus cucurbitina Hydnocarpus curtisii Hydnocarpus dawnensis Hydnocarpus elmeri Hydnocarpus filipes Hydnocarpus glaucescens Hydnocarpus gracilis Hydnocarpus grandiflorus Hydnocarpus heteroclita Hydnocarpus humei Hydnocarpus ilicifolia: Nang trứng lá ô rô; lọ nồi ô rô; sơn đen; chùm bao Hydnocarpus inebrians Hydnocarpus kingii Hydnocarpus kuenstleri Hydnocarpus lanceolata Hydnocarpus lasionema Hydnocarpus macrocarpa: Lọ nồi quả to, lọ nồi trái to. Hydnocarpus microcarpus Hydnocarpus moluocana Hydnocarpus nana Hydnocarpus obtusa Hydnocarpus octandra Hydnocarpus odoratus Hydnocarpus ovoidea Hydnocarpus palawanensis Hydnocarpus pentagynus Hydnocarpus pinguis Hydnocarpus piscidia Hydnocarpus polyandra Hydnocarpus polypetalus Hydnocarpus punctifer Hydnocarpus quadrasii Hydnocarpus saigonensis: Lọ nồi Sài Gòn; chùm bao nhí Hydnocarpus scortechinii Hydnocarpus serrata Hydnocarpus setumpul Hydnocarpus sharmae Hydnocarpus stigmatophorus Hydnocarpus subfalcata Hydnocarpus subinteger Hydnocarpus sumatrana Hydnocarpus sumatrana (Miq.) (= H. hutchinsonii) Hydnocarpus tamiana Hydnocarpus tenuipetalus Hydnocarpus tomentosa Hydnocarpus unonifolia Hydnocarpus venenata Gaertn. Hydnocarpus verrucosus Hydnocarpus woodii Hydnocarpus wrayi Hydnocarpus yatesii Các danh pháp đồng nghĩa: Hydnocarpus laevis = Drypetes laevis Hình ảnh Chú thích Tham khảo Multilingual multiscript plant name database DiversityOfLife.org Liên kết ngoài Plant systematics PPP-index The International Plant Names Index Catalogue of Life Encyclopedia of Life Phong cùi Cây thuốc
356343
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lumban
Lumban
Lumban là một đô thị hạng 4 ở tỉnh Laguna, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2000 của Philipin, đô thị này có dân số 25.936 người trong 5.456 hộ. Các đơn vị hành chính Lumban được chia ra 16 inhabited barangay and 2 uninhabited barangay. Tham khảo Liên kết ngoài Mã địa lý chuẩn của Philipin Đô thị của tỉnh Laguna Khu dân cư trên Laguna de Bay
919177
https://vi.wikipedia.org/wiki/Diabrotica%20callangaensis
Diabrotica callangaensis
Diabrotica callangaensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Bowditch miêu tả khoa học năm 1911. Chú thích Tham khảo C
560395
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mammea%20usambarensis
Mammea usambarensis
Mammea usambarensis là một loài thực vật có hoa thuộc họ Clusiaceae. Loài này chỉ có ở Tanzania. Chú thích Tham khảo Lovett, J. & Clarke, G.P. 1998. Mammea usambarensis. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 7 năm 2007. Mammea Thực vật Tanzania Thực vật dễ tổn thương
887484
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hylaeus%20ebmeri
Hylaeus ebmeri
Hylaeus ebmeri là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Dathe mô tả khoa học năm 1980. Chú thích Tham khảo E Động vật được mô tả năm 1980
886432
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cadegualina%20andina
Cadegualina andina
Cadegualina andina là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Friese mô tả khoa học năm 1925. Chú thích Tham khảo Cadegualina Động vật được mô tả năm 1925
952574
https://vi.wikipedia.org/wiki/Austrolimnophila%20subunica
Austrolimnophila subunica
Austrolimnophila subunica là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Tân bắc. Liên kết ngoài Tham khảo Austrolimnophila Limoniidae ở vùng Nearctic
858274
https://vi.wikipedia.org/wiki/19353%20Pierrethierry
19353 Pierrethierry
19353 Pierrethierry (tên chỉ định: 1997 EQ30) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Christian Buil ở Ramonville-Saint-Agne, Pháp, ngày 10 tháng 3 năm 1997. Nó được đặt theo tên Pierre Thierry, một kỹ sư thiết bị thiên văn Pháp. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 19001–20000 Tham khảo Liên kết ngoài Thiên thể phát hiện năm 1997
667068
https://vi.wikipedia.org/wiki/Inga%20silanchensis
Inga silanchensis
Inga silanchensis là một loài rau đậu thuộc họ Fabaceae. Loài này chỉ có ở Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừngs ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chú thích Tham khảo Neill, D. & Pitman, N. 2004. Inga silanchensis. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 19 tháng 7 năm 2007. S Thực vật Ecuador Thực vật dễ tổn thương
540475
https://vi.wikipedia.org/wiki/Wilsdruff
Wilsdruff
Wilsdruff là một thị xã thuộc huyện Sächsische Schweiz-Osterzgebirge, trong bang tự do Sachsen, Đức. Đô thị này có diện tích 81,69 ki lô mét vuông, dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2005 là 13.762 người. Đô thị này có cự ly 14 km về phía tây trung tâm Dresden. Tham khảo Thị trấn của bang Sachsen
552700
https://vi.wikipedia.org/wiki/Freziera%20revoluta
Freziera revoluta
Freziera revoluta là một loài thực vật thuộc họ Theaceae. Loài này có ở Bolivia và Peru. Chú thích Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Freziera revoluta. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 8 năm 2007. Freziera
561809
https://vi.wikipedia.org/wiki/Epipedobates%20trivittatus
Epipedobates trivittatus
Ameerega trivittatus là một loài ếch thuộc họ Dendrobatidae. Loài này có ở Bolivia, Brasil, Colombia, Guyana, Peru, Suriname, Venezuela, có thể cả Ecuador, và có thể cả Guyane thuộc Pháp. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và đầm nước ngọt có nước theo mùa. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Hình ảnh Chú thích Tham khảo La Marca, E., Azevedo-Ramos, C. & Silvano, D. 2004. Epipedobates trivittatus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007. Liên kết ngoài Epipedobates Ameerega Động vật được mô tả năm 1824
278662
https://vi.wikipedia.org/wiki/Spilimbergo
Spilimbergo
Spilimbergo (tiếng Friulia Spilimberc) là một đô thị ở về phía đông bắc của Veniceư. Đô thị này thuộc tỉnh Pordenone trong vùng Friuli-Venezia Giulia, phía bắc Ý. Spilimbergo có trường Scuola Mosaicisti del Friuli (Mosaic được thành lập năm 1922. Các đơn vị cấp dưới: Barbeano, Baseglia, Gaio, Gradisca, Istrago, Tauriano, Vacile. Các đô thị giáp ranh: Arba, Dignano (UD), Flaibano (UD), Pinzano al Tagliamento, San Daniele del Friuli (UD), San Giorgio della Richinvelda, Sequals, Vivaro. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài Spilimbergo old postcards Scuola Mosaicisti del Friuli - Mosaic School Turismo on line - Friuli-Venezia Giulia - About Spilimbergo Đô thị tỉnh Pordenone
263468
https://vi.wikipedia.org/wiki/Magliano%20Alfieri
Magliano Alfieri
Magliano Alpi là một đô thị tại tỉnh Cuneo trong vùng Piedmont của Italia, vị trí cách khoảng 70 km về phía nam của Torino và khoảng 20 km về phía đông bắc của Cuneo. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 2.145 người và diện tích 32,6 km². Magliano Alpi giáp các đô thị: Bene Vagienna, Carrù, Frabosa Soprana, Frabosa Sottana, Mondovì, Ormea, Rocca de' Baldi, Roccaforte Mondovì, Sant'Albano Stura và Trinità. Lịch sử thay đổi dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Cuneo Thành phố và thị trấn ở Piemonte
721113
https://vi.wikipedia.org/wiki/Volvarina%20splendida
Volvarina splendida
Volvarina splendida là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Marginellidae, họ ốc mép. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Volvarina
187852
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C6%B0%20%C3%8Awi
Cư Êwi
Cư Êwi, Cư Ê Wi hay Cư Ewi là một xã trong huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Địa lý Xã Cư Êwi có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Krông Bông Phía tây giáp xã Ea Ning Phía nam giáp xã Ea Hu Phía bắc giáp Krông Pắc. Đây là xã thuộc vùng kinh tế mới. Phần lớn dân trong xã là người Kinh và người các dân tộc thiểu số từ vùng Đông Bắc Việt Nam di cư tới. Lịch sử Dân cư trước đây chủ yếu là người dân tộc Êđê, sống du canh du cư. Theo các tư liệu ghi lại của Bảo tàng Đắk Lắk qua hai đợt điền dã (1997 và 2007) tại xã, có di tích quần thể được xác định là của người Chăm tọa lạc (bao gồm thôn 1A, 1B và thôn 2). Gồm 12 cá thể khác nhau, trong đó có 9 ngôi mộ lớn nhỏ và 3 công trình khác được đoán định là đền thờ, sân đền và nhà chờ dùng để nghỉ ngơi, bày biện lễ vật cúng tế… Theo dòng thời gian rừng chiếm diện tích lớn, bắt đầu có các nông trường trồng cà phê. Chỉ có hai lò gạch và một vài nhà, người người dân tộc phía Bắc bắt đầu vào khai phá. Dân tộc thiểu số tại chỗ sống du canh du cư đến đây và năm 1986, họ chỉ khai phá những vùng đất chung quang, chưa chú ý làm ruộng nhiều. Đa số vẫn chọn làm lúa rẩy, hoa màu. Địa giới hành chính chưa xác định giữa hai huyện Krông Ana và Krông Bông. Dân Kinh và người dân tộc miền núi phía Bắc di cư tự do vào, họ tổ chức khai thác rừng làm đất rẩy trồng hoa màu. Hộ nào nhiều người thì phát được nhiều, diện tích bị rừng phá khó kiểm soát. Nhà nước đã tiến hành sắp xếp lại các hộ di cư, chuyển một số hộ đi vùng khác huyện, khoang vùng đất ở vào đất rừng. Khoảng chừng năm 1990 trở lại đây, dân di cư tự do vào khai hoang vùng đất này. Tạo thành xã hiện nay, Năm 1993, trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Ea Bhốk thành lập 2 xã Cư Ê Wi và xã Ea Hu, rừng đang thu hẹp dần, đồi trọc đang ngày càng nhiều. Năm 2007, theo Nghị định số 137/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Việt Nam về việc điều chỉnh địa giới hành chính, tách huyện Krông Ana thành hai huyện Krông Ana và Cư Kuin, đồng thời Cư Êwi tách thành 2 xã; Cư Êwi và Ea Ning. Kinh tế Kinh tế trên địa bàn xã vẫn còn nghèo Cư Êwi là một xã thuần nông, hộ nghèo chiếm nhiều. Nông nghiệp chiếm 98,8% diện tích, đường giao thông vẫn chưa được trải nhựa. Hiện tại các gia đình trong xã nhiều hộ có diện tích đất khá lớn, triển vọng cho kinh tế về nông nghiệp cho xã. Nhiều hộ gia đình có đầy đủ ba dạng của kinh tế nông thôn như vườn, ao, chuồng. Có những hộ gia đình có những diện tích đất lớn cả hơn chục Ha, chủ yếu là họ tự khai phá lấy từ đất rừng. Tỉ lệ sinh vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, dân số của xã đang ở độ tuổi còn trẻ. Có một hợp tác xã Trầm hương cung cấp giống cây trồng cho xã và các vùng khác trong tỉnh, một vài lò gạch. Công nghiệp chưa có mặt tại đây. Cây công nghiệp ngắn ngày như: Trầm hương, cao su, mía đang phát triển mạnh. Văn hóa Có 4 thôn là người dân tộc phía Bắc di cư vào. Ở xã có 10 dân tộc anh em chung sống trong đó 1 dân tộc bản địa, 9 dân tộc di cư chủ yếu từ phía Bắc vào (Tày, Nùng, Cao Lan, Sán Chí.v.v.). Các tôn giáo chính: Thiên chúa giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao Đài. Ngoại trừ dân tộc bản địa, dân cư từ các vùng miền khắp đất nước có mặt ở đây ít nhiều. Văn hóa pha trộn giữa các nét từ các vùng quê của Việt Nam, tạo thêm nhiều phong phú cho nét thôn quê. Các dân tộc phía Bắc vẫn giữ được một số truyền thống, phong tục tập quán. Những phong cách sống của cộng đồng đang thay đổi dần dần, vì nhiều yếu tố. Căn bản là rừng núi đang ngày càng đi sâu vào xa, nhiều phong tục gắn liền với núi rừng không thực tế nữa. Họ đang phát triển kinh tế cùng các sinh hoạt văn hóa, ngoài chính quyền ra các hội đồng hương, tôn giáo, giao lưu văn hóa. Lễ hội dân gian Việt Bắc được xã tổ chức vào các ngày 7-8-9 tháng Giêng âm lịch hằng năm (riêng năm 2021 vì ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên dời vào tháng Hai). Đây là dịp để các dân tộc phía Bắc mang những nét đặc sắc của mỗi dân tộc đến với bà con trong xã. Các hoạt động tổ chức trong lễ hội như: Thi nướng lợn quay, nấu cơm lam, thi đánh bóng chuyền, tung còn, thi múa,... Lễ hội được bắt đầu tổ chức từ năm 2016 và đến nay vẫn được tổ chức hằng năm. Các phương tiện truyền thông, truyền hình vệ tinh, internet ở đây được ưa chuộng, vì tín hiệu thu sóng ổn định. Một số hộ dân có sử dụng thiết bị DVB-T2 (truyền hình số mặt đất), tuy nhiên vì trạm phát khá xa và số kênh thu sóng rất ít nên cũng rất ít người lắp đặt. Phát thanh của xã được đùng để tiếp nối các đài địa phương, các thông tin cập nhật của xã, các văn bản thông báo của xã, huyện và tỉnh. Do trình độ dân trí chưa đồng đều, cộng với nhiều nét văn hóa phong phú ở các tỉnh khác, văn hóa các dân tộc, tín ngưỡng. Tạo thêm cho thế mạnh về sinh hoạt văn hóa của xã so với huyện. Hành chính Xã Cư Ê Wi được chia thành 9 thôn và 1 buôn, bao gồm: 8 thôn: Thôn 1A, 1B, 1C, 2, 3, 4, 5, 12 1 buôn: Buôn Tăc Mnga (hay theo đơn vị hành chính thôn là thôn 20) Chú thích, tham khảo
199366
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam%20Oregon
Nam Oregon
Nam Oregon là một vùng của tiểu bang Oregon nằm ở phía nam Quận Lane, tổng thể ở phía tây Dãy núi Cascade, không bao gồm miền nam Duyên hải Oregon. Các quận gồm có Douglas, Jackson, Klamath và Josephine. Nó bao gồm Khu vực trồng nho Mỹ ở Nam Oregon với các con sông rút nước là Umpqua và Rogue. Tính đến năm 2007, dân số trong 4 quận là khoảng 455.000 người.. Các quận Quận Jackson dân số 202.370 Quận Douglas dân số 104.675 Quận Josephine dân số 82.390 Quận Klamath dân số 65.815 Thành phố Ashland Cave Junction Central Point Grants Pass Klamath Falls Medford Roseburg Sutherlin Ghi chú và tham khảo Vùng của Oregon
414457
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eppenberg
Eppenberg
Eppenberg là một đô thị thuộc huyện Cochem-Zell, bang Rheinland-Pfalz, Đức. Đô thị này có diện tích 4,12 ki-lô-mét vuông. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Cochem-Zell
892335
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nomioides%20incertus
Nomioides incertus
Nomioides incertus là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Blüthgen mô tả khoa học năm 1925. Chú thích Tham khảo Nomioides Động vật được mô tả năm 1925
441725
https://vi.wikipedia.org/wiki/Salles-et-Pratviel
Salles-et-Pratviel
Salles-et-Pratviel là một xã thuộc tỉnh Haute-Garonne trong vùng Occitanie tây nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 625 mét trên mực nước biển. Tham khảo Sallesetpratviel
919817
https://vi.wikipedia.org/wiki/Discomorpha%20santaremi
Discomorpha santaremi
Discomorpha santaremi là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Borowiec & Dabrowska miêu tả khoa học năm 1996. Chú thích Tham khảo Discomorpha
236899
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gustaf%20Dal%C3%A9n
Gustaf Dalén
Nils Gustaf Dalén (30 tháng 11 năm 1869 - 9 tháng 12 năm 1937) là người nhà vật lý người Thụy Điển, người đoạt giải Nobel vật lý năm 1912 cho phát minh van mặt trời sử dụng cho việc thắp sáng các cột mốc và phao trên biển trong ngành hàng hải. Tham khảo Sinh năm 1869 Mất năm 1937 Nhà vật lý Thụy Điển Người đoạt giải Nobel Vật lý Người Thụy Điển đoạt giải Nobel Nhà vật lý thực nghiệm Doanh nhân Thụy Điển Nhà phát minh Thụy Điển
877691
https://vi.wikipedia.org/wiki/Microchorema%20recintoi
Microchorema recintoi
Microchorema recintoi là một loài Trichoptera trong họ Hydrobiosidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Chú thích Tham khảo Trichoptera vùng Tân nhiệt đới Microchorema
116873
https://vi.wikipedia.org/wiki/William%20A.%20Burt
William A. Burt
William Austin Burt (13 tháng 6 năm 1792 – 18 tháng 8,1858) là một nhà phát minh, nhà lập pháp, nhà khảo sát người Mỹ. William Burt là người phát minh, sản xuất và được cấp bằng sáng chế về máy đánh chữ đầu tiên.. Ông được gọi là "người cha của máy đánh chữ". Ông có những khám phá khác về các dụng cụ đo đạc khảo sát. Ông cũng là một nhà khảo sát nổi tiếng. Ông sinh ra ở Worcester, Massachusetts và sống ở Michigan từ năm 1824 đến tận cuối đời, vào năm 1858. Ông là thành viên của Cơ quan lập pháp của Michigan từ năm 1826 đến năm 1827. Ông là Giám đốc sở bưu điện đầu tiên của Mount Vernon từ năm 1832 đến 1856. Năm 1857, Burt đi chuyển đến Detroit, nơi ông mất một năm sau đó. Tham khảo Liên kết ngoài http://www.geo.msu.edu/geo333/burt.htmL from Michigan State University. Sinh năm 1792 Mất năm 1858 Nhà phát minh Mỹ Người Mỹ gốc Anh Người Mỹ gốc Scotland Chính khách Mỹ thế kỷ 19 Người thám hiểm Bắc Mỹ
913645
https://vi.wikipedia.org/wiki/Afrophthalma%20subbasalis
Afrophthalma subbasalis
Afrophthalma subbasalis là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Medvedev & Erber miêu tả khoa học năm 2003. Chú thích Tham khảo Afrophthalma
344339
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A9hencourt
Béhencourt
Béhencourt là một xã ở tỉnh Somme, vùng Hauts-de-France, Pháp. Địa lý Thị trấn này tọa lạc tại giao lộ của các đường D78 và đường D115, khoảng 10 dặm Anh về phía đồng bắc của Amiens Dân số Tham khảo Liên kết ngoài Béhencourt sur le site de l'Institut géographique national Béhencourt sur le site de l'Insee Béhencourt sur le site du Quid Localisation de Béhencourt sur une carte de France et communes limitrophes Plan de Béhencourt sur Mapquest Xã của Somme
344209
https://vi.wikipedia.org/wiki/Velennes%2C%20Somme
Velennes, Somme
Velennes là một xã ở tỉnh Somme, vùng Hauts-de-France, Pháp. Địa lý Thị trấn này có cự ly khoảng 12 dặm Anh về phía tây nam của Amiens, trên đường D245. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Somme Liên kết ngoài Velennes trên trang mạng của INSEE Velennes trên trang mạng của Quid Tham khảo Xã của Somme
328281
https://vi.wikipedia.org/wiki/Villarejo%20de%20Fuentes
Villarejo de Fuentes
Villarejo de Fuentes là một đô thị ở tỉnh Cuenca, Castile-La Mancha, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số năm 2004 của Viện thống kê quốc gia Tây Ban Nha, đô thị này có dân số 727 người. Tham khảo Đô thị ở Cuenca
75038
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vinamilk
Vinamilk
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (), thường được biết đến với thương hiệu Vinamilk, là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Theo thống kê của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Nam vào năm 2007. Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều 63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 40 năm ra mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk) và một văn phòng đại diện tại Thái Lan. Trong năm 2018, Vinamilk là một trong những công ty thuộc Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a billion). Lịch sử Thời kỳ bao cấp (1976–1986) Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực phẩm miền Nam, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba nhà máy sữa: Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost Dairies Vietnam S.A.R.L hoạt động từ 1965), Nhà máy Sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina do Hoa kiều thành lập 1972) và Nhà máy Sữa bột Dielac (đang xây dựng dang dở thuộc Nestle). Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I. Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là: Nhà máy bánh kẹo Lubico. Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp). Thời kỳ đổi mới (1986–2003) Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Năm 1994, Vinamilk đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại Bắc Bộ, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Bắc Bộ. Năm 1996: Vinamilk liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Trung Bộ. Năm 2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công nghiệp Trà Nóc, Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ. Thời kỳ cổ phần hóa (2003–nay) Năm 2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM. Cũng trong năm 2003, công ty khánh thành nhà máy sữa ở Bình Định và Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2004: Mua lại Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. Năm 2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 6 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công nghiệp Cửa Lò, tỉnh Nghệ An. Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. Năm 2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 1 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. Mở Phòng khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe. Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua lại trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006 - một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua lại. Ngày 20 tháng 8 năm 2006. Vinamilk đổi Logo thương hiệu của công ty Năm 2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. Vinamilk bắt đầu sử dụng khẩu hiệu "Cuộc sống tươi đẹp" cho công ty Năm 2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, và Tuyên Quang. Đồng thời thay khẩu hiệu từ "Cuộc sống tươi đẹp" sang "Niềm tin Việt Nam" Năm 2010: Thay khẩu hiệu từ "Niềm tin Việt Nam" sang "Vươn cao Việt Nam". Năm 2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là 220 triệu USD. Thành lập Nhà máy Nước giải khát Việt Nam. Năm 2012: Thay đổi Logo mới thay cho Logo năm 2006. Năm 2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD. Năm 2013: Đưa vào hoạt động nhà máy Sữa Việt Nam (Mega) tại Khu công nghiệp Mỹ Phước 2, Bình Dương giai đoạn 1 với công suất 400 triệu lít sữa/năm. Năm 2016: Khánh thành nhà máy Sữa Angkormilk tại Campuchia. Năm 2017: Khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt, trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam. Thành lập Trung tâm Sữa tươi nguyên liệu Củ Chi. Năm 2018: Khánh thành Trang trại số 1 thuộc Tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Vinamilk Thanh Hóa. Khởi công dự án tổ hợp trang trại bò sữa Organic Vinamilk Lao-Jagro tại Lào. Là công ty đầu tiên sản xuất sữa A2 tại Việt Nam. Năm 2019: Khánh thành trang trại Bò Sữa Tây Ninh. Tháng 7/2023: Thay đổi logo và khẩu hiệu thành "Vui Khỏe Mỗi Ngày". Hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh chính của công ty này bao gồm chế biến, sản xuất và mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác. Các mặt hàng của Vinamilk cũng được xuất khẩu sang một số quốc gia như Campuchia, Phillippines, Úc và một số nước Trung Đông. Doanh thu xuất khẩu chiếm 13% tổng doanh thu của công ty. Năm 2011, Vinamilk mở rộng hoạt động sản xuất, chuyển hướng sang phân khúc trái cây và rau củ. Không lâu sau phân khúc hàng mới, dòng sản phẩm đạt được thành công với 25% thị phần tại kênh bán lẻ tại siêu thị. Tháng 2 năm 2012, công ty mở rộng sản xuất sang mặt hàng nước trái cây dành cho trẻ em. Đơn vị trực thuộc Công ty con nội địa/liên kết trong nước CÔNG TY TNHH MTV BÒ SỮA VIỆT NAM (100%) CÔNG TY TNHH MTV BÒ SỮA THỐNG NHẤT THANH HÓA (100%) CÔNG TY CỔ PHẦN GTNFOODS (75%) CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG VIỆT NAM (65%) CÔNG TY CHẾ BIẾN DỪA Á CHÂU (25%) CÔNG TY CỔ PHẦN APIS (20%) Công ty con nước ngoài/liên kết tại nước ngoài DRIFTWOOD DAIRY HOLDING CORPORATION (100%) ANGKOR DAIRY PRODUCTS CO., LTD. (100%) LAO-JAGRO DEVELOPMENT XIENGKHOUANG CO., LTD (51%) MIRAKA HOLDINGS LIMITED (22,81%) Nhà máy Nhà máy Sữa Thống Nhất Nhà máy Sữa Trường Thọ Nhà máy Sữa Dielac Nhà máy Sữa Cần Thơ Nhà máy Sữa Sài Gòn Nhà máy Sữa Bình Định Nhà máy Sữa Nghệ An Nhà máy Sữa Lam Sơn Nhà máy Sữa Tiên Sơn Nhà máy Sữa Đà Nẵng Nhà máy Nước Giải Khát Việt Nam Nhà máy Sữa Bột Việt Nam Nhà máy Sữa Việt Nam (MEGA) Nhà máy Sữa Angkor (Angkor Dairy Products Co., Ltd - Angkormilk) ở Campuchia. Trang trại Trang trại bò sữa Tuyên Quang Trang trại số 1/2 - tổ hợp trang trại bò sữa thống nhất Thanh Hóa Trang trại bò sữa Thanh Hóa Trang trại bò sữa Như Thanh - Thanh Hóa Trang trại bò sữa Nghệ An Trang trại bò sữa Hà Tĩnh Trang trại bò sữa Bình Định Trang trại bò sữa Tây Ninh Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt Trang trại bò sữa Vinamilk Organic Đà Lạt Trang trại bò sữa Vinamilk Đà Lạt - trang trại số 3 Chi nhánh Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Đà Nẵng Chi nhánh Cần Thơ Văn phòng đại diện tại Thái Lan Kho vận Xí nghiệp kho vận Hồ Chí Minh Xí nghiệp kho vận Hà Nội Danh hiệu và phần thưởng Danh hiệu Anh hùng Lao động (2000). Huân chương Độc lập Hạng III (2005, 2016). Huân chương Lao động hạng III (1985, 2005), hạng II (1991), hạng I (1996). Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP). Top 200 Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ ở châu Á do Forbes Asia bình chọn (2010,2019). Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (Nielsen Singapore 2010). Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500). Top 50 Doanh nghiệp sữa có doanh thu lớn nhất thế giới (Đứng thứ 49) - Theo báo cáo của Euro Monitor & KPMG (2016) Top 10 trong 1.000 thương hiệu hàng đầu Châu Á (Đứng hàng thứ 4) - Tạp chí Campaign Asia-Pacific (dựa theo AC Nielsen) (2016) 300 công ty năng động nhất châu Á (Asia 200) - Tạp chí Nikkei (2016) Top 3 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam (2014-2016) - Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen và mạng Anphabe.com. Top 100 Nhà tuyển dụng được yêu thích nhất (2022) của CareerBuilder Gắn 3 sao về “Vị ngon thượng hạng” (2023) bởi Giải thưởng quốc tế Superior Taste Award (Vị ngon thượng hạng) do tổ chức International Taste Institute công nhận. Bất cập giá sữa Trong khu vực giá sữa ở Việt Nam là ở mức cao và liên tục tăng trong khi thu nhập của phần đông dân cư còn thấp. Chuyên gia kinh tế PGS.TS Ngô Trí Long nhận xét "giá sữa tại Việt Nam luôn cao hơn giá sữa thế giới, bình quân hiện nay của nước ta là khoảng 1,4 USD/lít, Trung Quốc chỉ 1,1 USD/lít, Ấn Độ là 0,5 USD/lít, Âu - Mỹ 0,5-0,9 USD/lít… So với các nước [giá sữa ở nước] mình là cao nhất, trong khi thu nhập của người dân lại ở mức thấp.". Theo đánh giá của Tiến sĩ Jonathan Pincus, Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright lại cho rằng nhận xét giá sữa "cao nhất thế giới" là không có cơ sở, rằng giá sữa Việt Nam tương đương với các nước trong khu vực ASEAN. Giá sữa của Vinamilk liên tục tăng trong khi lợi nhuận luôn ở mức cao. Tháng 2 năm 2013, Vinamilk cho biết vừa điều chỉnh giá bán một số nhóm sản phẩm tăng khoảng 7%. Khẩu hiệu 1976 - 2004: Sức khỏe và trí tuệ 2004 - 2007: Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk 2007 - 2009: Cuộc sống tươi đẹp 2009 - 2010: Niềm tin Việt Nam 2010 - 2022: Vươn cao Việt Nam Từ 01/07/2023 - nay: est 1976 Logo Chú thích Thư mục Liên kết ngoài Trang chủ của Vinamilk Hành trình 20 năm của hãng sữa Vinamilk Công ty Việt Nam Công ty bơ sữa Việt Nam Vinamilk Nhãn hiệu Việt Nam Bộ Công Thương Việt Nam
645885
https://vi.wikipedia.org/wiki/Notocrypta%20feisthamelii
Notocrypta feisthamelii
Notocrypta feisthamelii, bướm quỷ đốm, là một loài bướm ngày Indomalaya thuộc họ Bướm nhảy. Tên nó vinh danh nhà côn trùng học người Pháp Joachim François Philibert Feisthamel. Các phân loài đã được đặt tên là: N. f. rectifasciata Leech Tây Trung Quốc N. f. alysos (Moore, [1866]) Himalaya đến Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Langkawi, Malaysia, Vân Nam N. f. celebensis (Staudinger, 1889) Sulawesi N. f. avattana Fruhstorfer, 1911 Java N. f. samyutta Fruhstorfer, 1911 Lombok N. f. alinkara Fruhstorfer, 1911 Philippines (Mindanao) N. f. padhana Fruhstorfer, 1911 Batjan Ấu trùng ăn Costus, Maranta, chi Chuối, chi Sa nhân, chi Nghệ, tiểu đậu khấu, Hedychium, và Zingiber. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài Notocrypta Bướm tại Ấn Độ
305588
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Samson%2C%20Calvados
Saint-Samson, Calvados
Saint-Samson là một xã ở tỉnh Calvados, thuộc vùng Normandie ở tây bắc nước Pháp. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Calvados Tham khảo Liên kết ngoài Saint-Samson sur le site de l'Institut géographique national Saint-Samson sur le site de l'Insee Saint-Samson sur le site du Quid Localisation de Saint-Samson sur une carte de France et communes limitrophes Plan de Saint-Samson sur Mapquest Xã của Calvados
953032
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cladura%20serrimargo
Cladura serrimargo
Cladura serrimargo là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc. Tham khảo Cladura Limoniidae ở vùng Palearctic
889089
https://vi.wikipedia.org/wiki/Augochlora%20feronia
Augochlora feronia
Augochlora feronia là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Smith mô tả khoa học năm 1879. Chú thích Tham khảo Augochlora Động vật được mô tả năm 1879
314482
https://vi.wikipedia.org/wiki/Beaupouyet
Beaupouyet
Beaupouyet (trong tiếng Occitan Beupoiet) là một xã của Pháp nằm ở tỉnh Dordogne trong vùng Aquitaine của Pháp. Xã này có diện tích 22,63 km2, dân số năm 2004 là 436 người. Xã nằm ở khu vực có độ cao trung bình 80 m trên mực nước biển. Thông tin nhân khẩu Tham khảo Liên kết ngoài Beaupouyet trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Beaupouyet trên trang mạng của Insee Beaupouyet
75505
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%B9ng%20%C4%91%E1%BA%B7c%20bi%E1%BB%87t%20Yogyakarta
Vùng đặc biệt Yogyakarta
Vùng đặc biệt Yogyakarta (tiếng Indonesia: Daerah Istimewa Yogyakarta, hay DIY), trên thực tế là một tiểu vương quốc Hồi giáo, DIY là "đặc khu đặc biệt" ngang cấp tỉnh của Indonesia nằm trên đảo Java. Đây cũng là cấp hành chính ngang tỉnh duy nhất ở Indonesia vẫn còn được quản lý bởi gia đình hoàng tộc, do Sultan Hamengkubuwono X cai trị kiêm Thống đốc. Yogyakarta thường được phát âm là Jogjakarta (IPA /ʤogʤəkartə/). Thành phố Yogyakarta là thủ đô của vương quốc này. Pakualaman - một tiểu quốc Hồi giáo khác nhỏ hơn nằm trong lòng lãnh thổ đặc biệt này. Địa lý Vùng đặc biệt Yogyakarta (hay Tiểu vương quốc Hồi giáo Yogyakarta) tọa lạc tại Nam-Trung của đảo Java. Vương quốc này được bao bọc bởi tỉnh Trung Java (Jawa Tengah) ở cả ba mặt Bắc, Đông, Tây và Ấn Độ Dương về phía Nam. Tọa độ địa lý . Dân số năm 2003 ước khoảng 3 triệu người. Diện tích của vương quốc là 3.185,80 km². Yogyakarta là đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích bé thứ 2 ở Indonesia, sau Vùng thủ đô Jakarta. Tuy nhiên, vương quốc này có mật độ dân số thuộc nhóm cao nhất tại Indonesia, ngang với tỉnh Trung Java. Lịch sử của Yogyakarta Yogyakarta vốn đã là một vương quốc Hồi giáo độc lập trước khi người Hà Lan xâm lược toàn bộ quần đảo Indonesia, khi quần đảo còn gồm rất nhiều các quốc gia riêng rẽ. Yogyakarta đóng vai trò quan trọng, gia đình hoàng gia Yogyakarta đã có những đóng góp đặc biệt trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của Indonesia. Do đó, vùng này được cấp trạng thái lãnh thổ đặc biệt, gia đình hoàng gia do Sultan Hamengkubuwono IX được quyền tiếp tục tại vị và duy trì vương quốc trong lòng Indonesia. Sultan cũng đóng vai trò là thống đốc của cả vùng và duy trì quyền lực này cha truyền con nối. Người kế vị tiểu vương quốc Hồi giáo Yogyakarta Do quốc vương hiện tại Hamengkubuwono X không có con trai, nên công chúa Mangkubumi có thể sẽ lên kế vị. Tuy nhiên việc công chúa được truyền ngôi gây ra nhiều phản ứng trái chiều trong hoàng tộc. Rất có thể việc chuyển giao quyền lực sẽ cần đến sự can thiệp của quân đội Indonesia. Hoàng tử Pakualaman - Tiểu quốc Pakualaman Pakualaman là một tiểu vương quốc khác nhỏ hơn nằm trọn trong lòng của Yogyakarta, đứng đầu bởi một hoàng tử. Hoàng tử Pakualaman giữ vai trò phó Thống đốc của đặc khu Yogyakarta, trong khi vua của Yogyakarta làm Thống đốc. Pakualaman cũng theo chế độ quân chủ thế tập. Hoàng tử cai trị hiện tại là Paku Alam X. Các đơn vị hành chính Vùng đặc biệt Yogyakarta được chia ra 4 huyện (kabupaten) và một thành phố (kota): Bantul Regency (506,86 km²) Gunung Kidul Regency (1.485,36 km²) Kulon Progo Regency (586.27 km²) Sleman Regency (574.82 km²) Thành phố Yogyakarta (32,5 km²) Ngoài ra tiểu vương quốc Pakualaman là một vùng tự trị nằm trong lãnh thổ của Yogyakarta. Thành phố Yogyakarta Thành phố Yogyakarta là trung tâm, thủ đô của tiểu vương quốc Hồi giáo Yogyakarta. Thành phố mang đậm phong cách mỹ thuật cổ điển và văn hóa Java với: batik, ballet, kịch, nhạc, thơ và múa rối. Đây cũng là một trung tâm giáo dục bậc cao của cả Indonesia. Trung tâm Yogyakarta là kraton - hay cung điện của Sultan và gia đình hoàng tộc. Thành phố có kiến trúc vươn ra toàn bộ các hướng, vùng đô thị lõi hiện đại của thành phố hiện nay nằm về phía bắc. Động đất năm 2006 Tiểu vương quốc Hồi giáo Yogyakarta từng bị ảnh hưởng bởi trận động đất mạnh 6,3 độ ngày 27/5/2006, giết chết 5782 người và làm bị thương 36.299 người tại đây. Ước tính có hơn 135.000 ngôi nhà bị hư hại, 600.000 người mất nhà cửa. Giao thông Yogyakarta có một sân bay là sân bay quốc tế Adisucipto. Thành phố kết nghĩa Kyoto, Nhật Bản. California, Mỹ. Tham khảo Department of Tourism, Post and Telecommunication Regional Office For Yogyakarta Special Region. (1997) Guide To Yogyakarta. Yogyakarta: Department of Tourism, Post and Telecommunication. Ricklefs, M.C. (2001) A history of modern Indonesia since c.1200 (3rd ed.). Stanford: Stanford University Press. pp. 126–139, 269-271. ISBN 0-8047-4480-7 Đọc thêm Soemanto, Bakdi (1992) Cerita Rakyat dari Yogyakarta Jakarta: Grasindo (In Indonesian) Soemardjan, S. (1962) Social Changes in Yogyakarta, Ithaca, N.Y. Cornell University Press. Liên kết ngoài Website chính thức Tỉnh của Indonesia Tiểu vương quốc Hồi giáo
137772
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tallinn
Tallinn
Tallinn (; ) là thủ đô và thành phố đông dân nhất của Estonia. Nằm ở phía bắc nước này, thuộc Hạt Harju, bên bờ của Vịnh Phần Lan thuộc Biển Baltic, thành phố là trung tâm công nghiệp, tài chính và văn hóa của Estonia, với dân số là 437.619 trong năm 2020. Tallinn nằm ở về phía nam của Helsinki, Phần Lan, về phía tây của Saint Petersburg, Nga, về phía bắc của Riga, Latvia, và về phía đông của Stockholm, Thụy Điển. Nó có quan hệ lịch sử lâu đời với bốn thành phố này. Từ thế kỷ 13 đến nửa đầu thế kỷ 20, Tallinn được biết đến với tên gọi cũ Reval. Tallinn, lần đầu được đề cập năm 1219, được trao quyền thị trấn năm 1248, nhưng những cụm dân cư đầu tiên đã xuất hiện từ hơn 5.000 trước. Ghi chép đầu tiên về chủ quyền của vùng đất là bởi Đan Mạch năm 1219, sau khi trận chiếm Lyndanisse thành công dẫn đầu bởi vua Valdemar II, theo sau bởi một giai đoạn cai quản xen kẽ bởi người Scandinavia và Teuton. Do sở hữu vị trí chiến lược, thành phố trở thành một trung tâm thương mại lớn, đặc biệt từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 16, đóng vai trò quan trọng trong Liên minh Hanse. Phố cổ Tallinn là một trong những thành phố trung đại được giữ gìn tốt nhất ở châu Âu và là một Di sản thế giới UNESCO. Tallinn có tỉ lệ start-up trên số dân cao nhất cao nhất trong các nước châu Âu và là nơi sản sinh ra nhiều công ty công nghệ cao quốc tế, bao gồm Skype và Transferwise. Thành phố là nơi đạt trụ sở cơ quan công nghệ thông tin của Liên minh châu Âu, và Trung tâm Chuyên trách về Hợp tác Phòng thủ Không gian mạng của NATO. Tallinn được coi là một thành phố toàn cầu và được liệt kê là một trong mười thành phố thông minh của thế giới. Thành phố là một Thủ đô Văn hóa châu Âu năm 2011, cùng với Turku tại Phần Lan. Tên gọi Tên lịch sử Năm 1154, một thị trấn tên là (Qlwn hoặc Qalaven, có thể là nguồn gốc của Kalevan hoặc Kolyvan) đã được nhà vẽ bản đồ người Ả Rập Muhammad al-Idrisi đưa lên bản đồ thế giới Almoravid, người đã mô tả nó là "một thị trấn nhỏ gần một lâu đài lớn" giữa các thị trấn của 'Astlanda'. Có ý kiến ​​cho rằng Quwri có thể là tiền thân của thành phố Tallinn hiện đại. Một tên khác có thể là một trong những cái tên sớm nhất của Tallinn là Kolyvan () được phát hiện từ biên niên sử Đông Slav và bằng cách nào đó có thể liên quan với anh hùng thần thoại Estonia Kalev. Tuy nhiên, một số nhà sử học hiện đại cho rằng việc kết nối các địa danh mà al-Idrisi đề cập với Tallinn là vô căn cứ và sai lầm. Indriķis của Latvia trong biên niên sử của ông đã gọi thị trấn bằng cái tên cũng được người Scandinavi biết đến và sử dụng từ thế kỷ 13 là Lindanisa (hoặc Lyndanisse trong tiếng Đan Mạch Lindanäs trong tiếng Thụy Điển và Ledenets trong tiếng Slav Đông cổ). Nó đã được gợi ý rằng người Estonia cổ đại dùng từ linda cũng tương tự như từ lidna trong tiếng Votic có nghĩa là "lâu đài, thị trấn". Theo gợi ý này, nisa sẽ có cùng nghĩa với niemi "bán đảo" cho ra kết quả Kesoniemi là tên cũ trong tiếng Phần Lan cho thành phố. Một tên lịch sử cổ đại khác của Tallinn là Rääveli trong tiếng Phần Lan. Câu chuyện của Burnt Njáll của người Iceland đề cập đến Tallinn và gọi nó là Rafala, có lẽ dựa trên hình thức nguyên thủy của vùng đất Revala. Tên này có nguồn gốc từ tiếng Latinh của từ Revelia (Revala hoặc Rävala trong tiếng Estonia) tên cổ phụ cận của khu vực xung quanh. Sau cuộc chinh phục của Đan Mạch vào năm 1219, thị trấn được biết đến trong các ngôn ngữ Đan Mạch, Thụy Điển và Đức với tên gọi Reval (). Reval được sử dụng chính thức ở Estonia cho đến năm 1918. Tên hiện đại Tên Tallinn (a) có nghĩa là người Estonia. Nó thường được cho là có nguồn gốc từ Taani-linn(a), nghĩa là "thị trấn của người Đan Mạch" (tiếng Latinh: Castrum Danorum) sau khi người Đan Mạch xây dựng lâu đài thay cho thành trì của người Estonia tại Lindanisse. Tuy nhiên, nó cũng có thể đến từ tali-linna (lâu đài hoặc thị trấn mùa đông) hoặc talu-linna (nhà/trang trại-lâu đài hoặc thị trấn). Phần tử -linna giống như từ -burg trong ngữ tộc German và -grad / -gorod trong ngữ tộc Slav, ban đầu có nghĩa là "pháo đài", nhưng được sử dụng như một hậu tố trong việc hình thành tên thị trấn. Các tên chính thức được sử dụng trước đây trong tiếng Đức là Reval và tiếng Nga Revel () đã được thay thế sau khi Estonia giành độc lập vào năm 1918. Lúc đầu, cả hai hình thức Tallinna và Tallinn đều được sử dụng. Ủy ban Địa danh Hoa Kỳ (BGN) thông qua tên gọi Tallinn từ giữa tháng 6 năm 1923 đến tháng 6 năm 1927. Tallinna trong Estonia biểu thị trường hợp tên cụ thể như trong Tallinna Sadam (cảng Tallinn). Trong tiếng Nga, cách chính tả của tên này đã được chính quyền Liên Xô đổi từ thành (Tallin) vào những năm 1950, và cách viết này vẫn bị chính phủ Nga chính thức phê chuẩn, trong khi chính quyền Estonia đã sử dụng cách viết Таллинн trong các ấn phẩm bằng tiếng Nga kể từ khi Estonia đã khôi phục nền độc lập. Mẫu Таллин cũng được sử dụng trong một số ngôn ngữ khác ở một số quốc gia xuất hiện từ Liên Xô cũ. Do chính tả tiếng Nga, hình thức Tallin đôi khi được tìm thấy trong các ấn phẩm quốc tế; nó cũng là hình thức chính thức trong tiếng Tây Ban Nha. Các biến thể khác của cách viết hiện đại bao gồm Tallinna trong tiếng Phần Lan, Tallina trong tiếng Latvia và Talinas trong tiếng Litva. Lịch sử Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các dấu vết của khu định cư đầu tiên của con người được tìm thấy ở trung tâm thành phố Tallinn có niên đại 5000 năm tuổi. Lược bằng đồ gốm gốm được tìm thấy trên địa điểm này có niên đại khoảng 3000 trước Công nguyên và có dây đồ gốm khoảng 2500 trước Công Nguyên. Năm 1050, các pháo đài đầu tiên được xây dựng trên Tallinn Toompea. Là một cảng quan trọng cho thương mại giữa Nga và Scandinavia, nó đã trở thành một mục tiêu cho việc mở rộng của các Hiệp sĩ Teutonic và Vương quốc Đan Mạch trong thời gian của cuộc Thập Tự Chinh phía Bắc vào đầu thế kỷ 13 khi Thiên Chúa giáo đã bị áp đặt đối với người dân địa phương. Sự cai trị của Đan Mạch đối với Tallinn và Bắc Estonia bắt đầu vào năm 1219. Năm 1285, thành phố trở thành thành viên cực bắc của Liên minh Hanse - một liên minh buôn và quân sự của Đức thống trị thành phố ở miền Bắc châu Âu. Người Đan Mạch đã bán Tallinn cùng với các khu vực đất khác của họ ở miền bắc Estonia cho các Hiệp sĩ Teutonic năm 1346. Thời trung cổ Tallinn đã có được một vị trí chiến lược tại ngã tư thương mại giữa phương Tây và Bắc Âu và Nga. Thành phố, với dân số là 8.000, đã tăng cường rất tốt với những bức tường thành phố và 66 tòa tháp quốc phòng. Một cánh chong chóng thời tiết, hình ảnh của một chiến binh cũ được gọi là Thomas Cổ, được đặt trên đỉnh của ngọn tháp của tòa thị chính của Tallinn năm 1530 đã trở thành biểu tượng cho thành phố. Với sự bắt đầu của Cải Cách Tin Lành, ảnh hưởng của Đức trở nên mạnh mẽ hơn nữa khi thành phố đã được chuyển đổi sang tay Lutheranism. Năm 1561, Tallinn về mặt chính trị đã trở thành một xứ thuộc Thụy Điển. Trong cuộc chiến tranh Đại Bắc, Tallinn cùng với Thụy Điển Estonia và Livonia đầu hàng Đế quốc Nga năm 1710, nhưng các tổ chức chính phủ tự địa phương giữ lại quyền tự trị văn hóa và kinh tế của họ trong Đế quốc Nga là Lãnh địa Estonia. Chế độ tự quản đã bị bãi bỏ vào năm 1889. Thế kỷ 19 đã đưa công nghiệp của thành phố và các cổng giữ tầm quan trọng của nó. Trong những thập kỷ cuối cùng của các biện pháp Russification thế kỷ trở nên mạnh mẽ hơn. Ngày 24 tháng 2 năm 1918, Tuyên ngôn Độc lập đã được công bố ở Tallinn, theo sau là Đức chiếm đóng Hoàng gia và một cuộc chiến tranh độc lập với Nga. Ngày 2 tháng 2 năm 1920, hiệp ước hòa bình Tartup đã được ký kết với Liên Xô, trong đó Nga công nhận độc lập của nước Cộng hoà Estonia. Tallinn trở thành thủ đô của một Estonia độc lập. Sau khi chiến tranh thế giới thứ II bắt đầu, Estonia đã bị chiếm bởi Liên bang Xô viết (Liên Xô) vào năm 1940, và sau đó chiếm đóng của Đức Quốc xã Đức 1941-44. Sau khi rút lui của Đức Quốc xã vào năm 1944, một lần nữa chiếm đóng của Liên Xô. Sau khi sáp nhập vào Liên Xô, Tallinn trở thành thủ đô của SSR tiếng Estonia. Trong Thế vận hội mùa hè năm 1980, các thuyền (sau đó được gọi là du thuyền) Các sự kiện đã được tổ chức tại Pirita, phía đông bắc của trung tâm Tallinn. Nhiều tòa nhà, chẳng hạn như khách sạn "Olümpia", Bưu chính xây dựng, và Trung tâm Regatta, được xây dựng cho Thế vận hội. Tháng Tám năm 1991 tiếng Estonia nhà nước dân chủ độc lập đã được tái thành lập và một thời kỳ phát triển nhanh chóng đến một thủ đô châu Âu hiện đại xảy ra sau đó. Tallinn trở thành thủ đô của một quốc gia độc lập trên thực tế một lần nữa vào ngày 20 Tháng Tám 1991. Địa lý và khí hậu Địa lý Tallinn nằm trên bờ biển phía nam của vịnh Phần Lan, tây bắc Estonia. Hồ lớn nhất ở Tallinn là Ülemiste có diện tích . Đây là nguồn nước sử dụng chính của thành phố. Hồ Harku là hồ lớn thứ hai nằm bên trong ranh giới thành phố Tallinn và có diện tích . Tallinn không nằm trên một con sông lớn nào. Con sông quan trọng duy nhất ở Tallinn là sông Pirita ở Pirita, một quận ngoại ô của thành phố. Một dãy đá vôi chạy qua thành phố. Trong quá khứ, sông Härjapea chảy từ hồ Ülemiste qua thị trấn đổ ra biển, nhưng nó đã bị điều hướng để xả nước thải vào những năm 1930 và từ đó hoàn toàn biến mất khỏi cảnh quan thành phố. Các địa danh liên quan đến nó vẫn còn được đặt cho các tên đường như Jõe (từ sông Jõgi) và Kivisilla (từ cây cầu đá Kivisild). Một vách đá vôi chạy qua thành phố. Nó có thể được nhìn thấy ở Toompea, Lasnamäe và Astangu. Tuy nhiên, Toompea không phải là một phần của vách đá, mà là một ngọn đồi riêng biệt. Điểm cao nhất ở Tallinn có độ cao 64 mét trên mực nước biển ở Hiiu, quận Nõmme, tây nam thành phố. Đường bờ biển dài . Nó bao gồm ba bán đảo lớn hơn cả là Kopli, Paljassaare và Kakumäe. Thành phố có một số bãi biển công cộng, bao gồm các bãi biển ở Pirita, Stroomi, Kakumäe, Harku và Pikakari. Khí hậu Tallinn có khí hậu lục địa ẩm theo phân loại khí hậu Köppen với mùa hè ôn hòa, mưa nhiều và mùa đông lạnh, có tuyết. Mùa đông lạnh nhưng ôn hòa theo vĩ độ của nó, do vị trí ven biển. Nhiệt độ trung bình vào tháng 2, tháng lạnh nhất trong năm là . Trong những tháng mùa đông, nhiệt độ có xu hướng dao động gần mức đóng băng nhưng những đợt thời tiết ôn hòa có thể đẩy nhiệt độ lên trên , đôi khi đạt tới , trong khi khối không khí lạnh tăng cường có thể đẩy nhiệt độ xuống dưới trung bình 6 ngày trong năm. Tuyết rơi phổ biến trong những tháng mùa đông. Mùa đông trời nhiều mây và được đặc trưng bởi giờ nắng thấp, chỉ từ 20,7 giờ mỗi tháng vào tháng 12 cho đến 58,8 giờ vào tháng 2. Mùa xuân bắt đầu mát mẻ, với nhiệt độ đóng băng phổ biến vào tháng 3 và tháng 4 nhưng dần trở nên ấm áp hơn vào tháng 5 khi nhiệt độ ban ngày trung bình là , mặc dù nhiệt độ ban đêm vẫn mát mẻ, trung bình từ từ tháng 3 đến tháng 5. Tuyết rơi phổ biến vào tháng 3 và có thể là cả tháng 4. Mùa hè ôn hòa với nhiệt độ ban ngày dao động trong khoảng và nhiệt độ ban đêm trung bình từ từ tháng 6 đến tháng 8. Tháng ấm nhất thường là tháng 7, với nhiệt độ trung bình là . Trong mùa hè, những ngày có mây hoặc trời quang đãng một phần khá phổ biến, và đây là mùa nắng nhất, dao động từ 255,6 giờ vào tháng 8 đến 312,1 giờ vào tháng 7 mặc dù lượng mưa cũng cao hơn trong những tháng này. Do vĩ ​​độ cao của nó, vào ngày hạ chí, ánh sáng ban ngày kéo dài đến hơn 18 giờ 30 phút. Mùa thu bắt đầu ôn hòa, với mức trung bình tháng 9 là và ngày càng trở nên mát mẻ và nhiều mây hơn vào cuối tháng 11. Vào đầu mùa thu, nhiệt độ thường đạt và ít nhất một ngày trên vào tháng 9. Vào những tháng cuối thu, nhiệt độ đóng băng trở nên phổ biến và có thể xảy ra tuyết rơi. Tallinn nhận được lượng mưa hàng năm khoảng được phân bổ đều trong các tháng mặc dù tháng đến tháng 5 là những tháng khô nhất, trung bình chỉ khoảng , trong khi tháng 7 và tháng 8 là những tháng ẩm ướt nhất với lượng mưa từ . Độ ẩm trung bình là 81%, từ mức cao 89% đến thấp nhất là 69% vào tháng 5. Tallinn có tốc độ gió trung bình là , với mùa đông là gió mạnh nhất với trong tháng 1, và mùa hè ít gió nhất vào khoảng . Mức nhiệt độ thấp nhất từng được ghi nhận tại thành phố là vào tháng 1 năm 1987, trong khi tháng 7 năm 1997 cũng ghi nhận nhiệt độ nắng nóng lên đến . Theo một nghiên cứu năm 2021 được ủy quyền bởi trang web so sánh giá Uswitch.com của Anh, Tallinn là thủ đô có điều kiện thời tiết khó dự đoán nhất trong các thủ đô châu Âu, với tổng số điểm là 69/100. Điểm cao chủ yếu là do số ngày mưa trong thành phố cao và thời gian nắng thay đổi. Riga và Helsinki chiếm vị trí thứ 2 và 3. Phân chia hành chính Vì mục đích quản lý hành chính, Tallinn được chia thành 8 quận hành chính. Chính quyền quận là các tổ chức được thành phố thành lập, trên ranh giới quản lý của mỗi quận, các chức năng và nhiệm vụ được giao cho chính quyền quận theo luật và quy chế của chính quyền thành phố Tallinn. Đứng đầu mỗi quận là một trưởng quận được chính quyền thành phố bổ nhiệm theo sự đề cử của thị trưởng và sau khi nghe ý kiến ​​của hội đồng hành chính thành phố. Chức năng của hội đồng hành chính là đề xuất với chính quyền thành phố và các ủy ban của hội đồng thành phố về cách thức quản lý các quận. Các quận thành phố được chia thành các phó quận và vùng lân cận. Có tổng cộng 84 phó quận ở Tallinn. Kinh tế Ngoài chức năng lâu năm như cảng biển và thành phố thủ đô, Tallinn đã trải qua quá trình phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin; trong ấn bản ngày 13 tháng 12 năm 2005, The New York Times đã mô tả Estonia là "một loại thung lũng Silicon bên biển Baltic".Một trong những thành phố kết nghĩa của Tallinn là thành phố thung lũng Silicon Los Gatos, California. Skype là một trong những sản phẩm start-up Estonia tốt nhất được biết đến nhiều có nguồn gốc từ Tallinn. Nhiều start-up bắt đầu từ Viên Cybernetics thời Liên Xô. Các thành phần kinh tế của Tallinn cũng bao công nghiệp nhẹ, dệt may, công nghiệp thực phẩm, cũng như dịch vụ và khu vực chính phủ. Có một đôi nhỏ tàu đánh cá đại dương hoạt động bên ngoài Tallinn. Cảng Tallinn là một trong những cảng lớn nhất ở khu vực biển Baltic. Hiện nay, hơn một nửa GDP của Estonia được tạo ra ở Tallinn. Năm 2008, GDP đầu người của Tallinn đứng ở mức 172% mức trung bình của Estonia. GDP của Tallinn nằm ở mức 115% GDP trung bình của Liên minh châu Âu, còn GDP trung bình của Estonia ở mức 74% mức trung bình của Liên minh châu Âu. Văn hóa Xem thêm Maardu Tham khảo Liên kết ngoài Thủ đô châu Âu Di sản thế giới tại Estonia Liên minh Hanse Thành phố của Estonia
904511
https://vi.wikipedia.org/wiki/Conoderus%20malleatus
Conoderus malleatus
Conoderus malleatus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Germar miêu tả khoa học năm 1824. Chú thích Tham khảo Conoderus
804682
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngh%E1%BB%87%20sen
Nghệ sen
Nghệ sen (danh pháp hai phần: Curcuma petiolata) là loài thực vật thuộc họ Gừng. Loài này được William Roxburgh mô tả khoa học lần đầu tiên trong sách Flora Indica xuất bản năm 1820 sau khi tác giả mất. Phân bố Nghệ sen được tìm thấy tại Indonesia, Lào, Myanmar, Thái Lan. Tại Việt Nam, theo Trần Hợp trong sách Cây cảnh, hoa Việt Nam (trang 331) thì loài này có mọc rải rác ở vùng núi cao nam Trung Bộ. Một mẫu vật do Poilane thu thập ngày 21 tháng 9 năm 1940 ở tây bắc ga Sông Mao, tỉnh Bình Thuận (tọa độ: ) được lưu giữ tại Phòng mẫu cây của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Pháp (MNHN). Mô tả Thân rễ và củ chân vịt ít và nhỏ; ruột màu vàng nhạt; củ rễ nhiều, treo lủng lẳng trên các rễ ngắn hình thoi. Cuống lá dài 15–30 cm, có khía. Lá 4-6, thuôn dài, dài 15–25 cm, mỏng, hình trứng-hình trứng rộng với đáy thuôn tròn hay hơi hình tim, nhưng thon thành điểm nhọn ở đỉnh, nhẵn nhụi cả hai mặt hoặc có lông mịn áp ép, gân nổi rõ. Toàn cây có màu xanh lục, trừ phần mào của cành hoa bông thóc có màu tím hoa cà. Lá hình tim. Cụm hoa là cành hoa bông thóc trung tâm, cuống cụm hoa ngắn hơn cuống lá, hai mặt nhẵn nhụi hoặc có lông nhung áp ép, cành hoa dài 15 cm, đường kính 5 cm, lá bắc mào màu tím hoa cà hay tía sẫm. Các lá bắc hoa lớn, dài 3,8 cm, rất tù, xếp lợp, lõm, hợp nhất rất hoàn hảo gần như tới đỉnh hình thận và trải rộng ở đỉnh, tạo thành một túi sâu bất thường cho các hoa nhỏ màu vàng. Mỗi lá bắc chứa 3-5 hoa. Hoa dài gần bằng lá bắc. Đài hoa cao, 3 răng. Tràng hoa hình ống, phồng, dài 2,5 cm; phiến ngoài chia 3 phần, hình trứng, mọc thẳng đứng; phiến trong hai môi, môi trên 3 thùy như cánh hoa, thùy trung tâm mang bao phấn, các thùy bên chụm lại bảo vệ nó, môi dưới nhỏ, hình trứng thu nhỏ về phía đỉnh và hơi chẻ đôi. Toàn bộ tràng hoa có màu vàng hy trắng ánh vàng; bao phấn 2 thùy, hai cựa ở gốc; vòi nhụy thanh mảnh, được đỡ bằng 2 bướu bầu nhụy thông thường; đầu nhụy hình chén có lông rung; bầu nhụy hình trứng, 3 ngăn. Hình ảnh Chú thích P Thực vật được mô tả năm 1820 Hoa Thực vật Indonesia Thực vật Lào Thực vật Myanmar Thực vật Thái Lan
758934
https://vi.wikipedia.org/wiki/Brya%20ebenus
Brya ebenus
Brya ebenus là một loài thực vật có hoa thuộc họ Fabaceae, bản địa của vùng Caribe gồm Cuba và Jamaica.. Chú thích Tham khảo E Cây Cuba E
193847
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u%20Thanh%20M%C3%A3
Cầu Thanh Mã
Cầu Thanh Mã là cây cầu tại Đặc khu Hành chính Hồng Kông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Cầu này hoàn thành ngày 17 tháng 4 năm 1997. Đây là cây cầu có nhịp lớn thứ 7 thế giới. Tên của cầu được đặt theo tên hai hòn đảo là Thanh Y và Mã Loan. Cầu này có cả đường sắt lẫn đường bộ. Nhịp chính của cầu dài (dài hơn cầu Cổng Vàng ở San Francisco) và có chiều cao . Đây là nhịp cầu đường ray lớn nhất thế giới. Tham khảo Cầu Hồng Kông
972532
https://vi.wikipedia.org/wiki/Liodessus%20crassus
Liodessus crassus
Liodessus crassus là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Sharp miêu tả khoa học năm 1882. Chú thích Tham khảo Bọ nước Liodessus
882388
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megachile%20sudanica
Megachile sudanica
Megachile sudanica là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Magretti mô tả khoa học năm 1898. Chú thích Tham khảo S Động vật được mô tả năm 1898
684059
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ziridava%20%28chi%20b%C6%B0%E1%BB%9Bm%29
Ziridava (chi bướm)
Ziridava là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Các loài Loài gồm có: Ziridava asterota Prout 1958 Ziridava baliensis Prout 1958 Ziridava brevicellula Prout 1916 Ziridava cedreleti Prout 1958 Ziridava dysorga Prout 1928 Ziridava florensis Prout 1958 Ziridava kanshireiensis Prout 1958 Ziridava khasiensis Prout 1958 Ziridava leptomita Turner 1907 Ziridava rubridisca Hampson 1891 Ziridava rufinigra Swinhoe 1895 Ziridava smithersi Holloway 1977 Ziridava subaequata Prout 1929 Ziridava subrubida Warren 1897 Ziridava xylinaria Walker 1863 Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Eupitheciini
104961
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tbilisi
Tbilisi
Tbilisi ({ ), vẫn được biết đến ở một số quốc gia với tên cũ Tiflis, là thủ đô và thành phố lớn nhất của Gruzia, với dân số vùng đô thị khoảng 1,5 triệu người. Được thành lập vào thế kỷ 5 bởi Vakhtang I Gorgasali, vua của Vương quốc Iberia, Tbilisi từ đó đã đóng vai trò thủ đô cho nhiều vương quốc và nước cộng hòa của Gruzia. Từ năm 1801 đến 1917, dưới sự cai trị của Đế quốc Nga, Tbilisi là nơi điều hành Phó vương quốc Kavkaz, quản lý cả Nam và Bắc Kavkaz. Vì vị trí nằm ở nơi tiếp nối giữa châu Âu và châu Á, và sự lân cận với các tuyến đường giao thương đông-tây, trong suốt lịch sử Tbilisi (và Gruzia) đã là nơi cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc. Tới ngày nay, đây vẫn là một thuận lợi cho các dự án năng lượng và thương mại. Lịch sử đa dạng của Tbilisi được khắc họa trong kiến trúc, một sự kết hợp của phong cách Trung Cổ, Tân Cổ điển, Trung Đông, Art Nouveau, Stalin và Hiện đại. Về lịch sử, Tbilisi là nơi cư ngụ của nhiều nhóm dân tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau, dù hiện nay đây là thành phố của người Gruzia với Chính thống giáo Đông phương là tôn giáo chính. Những địa điểm du lịch chính gồm hai nhà thờ Sameba và Sioni, Quảng trường Tự do mang dáng dấp Cổ điển, Đại lộ Rustaveli và đại lộ Agmashenebeli, pháo đài Narikala phong cách Trung Cổ, Nhà hát quốc gia và Bảo tàng quốc gia. Địa lý Vị trí Tbilisi tọa lạc ở Nam Kavkaz, tọa độ 41°43'B và 44°47'Đ. Đây là một đô thị miền Đông Gruzia, trải ra cả hai bờ sông Kura. Độ cao của thành phố là từ và được bao quanh bởi núi non ở ba mặt. Tbilisi giáp với dãy núi Saguramo về phía bắc, đồng bằng Iori về phía đông và đông nam, và các dãy con của dãy núi Trialeti về phía tây và nam. Khí hậu Tbilisi có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (phân loại khí hậu Köppen Cfa) với ảnh hưởng từ khí hậu lục địa ẩm (Dfa). Nơi đây có mùa hè rất ấm và mùa đông lạnh vừa phải. Như mọi khu vực khác ở Gruzia, Tbilisi nhận được lượng mưa đáng kể quanh năm và không có mùa khô rõ rệt. Khí hậu được ảnh hưởng bởi cả các khối không khí khô từ phía đông (Trung Á/Xibia) và các khối khí hải dương từ phía tây (biển Đen). Tham khảo Đọc thêm Liên kết ngoài Trang web chính thức của Thành phố Tbilisi Thành phố của Gruzia Thủ đô châu Âu Vùng của Gruzia
806442
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20th%C3%A0nh%20ph%E1%BB%91%20Th%E1%BB%95%20Nh%C4%A9%20K%E1%BB%B3
Danh sách thành phố Thổ Nhĩ Kỳ
Dưới đây là danh sách các thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ theo dân số, bao gồm các thành phố lớn (büyük şehir) và thành phố tỉnh lỵ (merkez ilçesi) và có dân số ít nhất 10.000 người. Thành phố cấp quốc gia Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ thông qua luật công nhận các tỉnh có dân số trên 750.000 người là những đại đô thị hay thành phố cấp quốc gia. Tính đến năm 2014, có 30 thành phố lớn được công nhận tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố trên 10.000.000 dân Thành phố trên 1.000.000 dân Thành phố dưới 1.000.000 dân Thành phố cấp tỉnh Dưới đây là những đô thị có trên 10.000 dân và là những đơn vị hành chính cấp huyện của Thổ Nhĩ Kỳ. Một phần trong số chúng là những thành phố tỉnh lỵ của tỉnh cùng tên. Số liệu thống kê tính đến năm 2012. Thành phố trên 100.000 dân Thành phố trên 50.000 dân Thành phố trên 10.000 dân Liên kết ngoài State Institute of Statistics Tham khảo Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ Thành phố
948392
https://vi.wikipedia.org/wiki/Leptotarsus%20megacerus
Leptotarsus megacerus
Leptotarsus megacerus là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Tham khảo Leptotarsus
584956
https://vi.wikipedia.org/wiki/Papilio%20ophidicephalus
Papilio ophidicephalus
Bướm phượng hoàng đế (Papilio ophidicephalus)là một loài bướm thuộc họ Papilionidae. Nó được tìm thấy ở châu Phi cận Sahara. Sải cánh dài 90–110 mm ở con đực và 100–120 mm ở con cái. Chúng đẻ hai lứa tháng 8 đến tháng 12 và tháng 1 đến tháng 4. Ấu trùng ăn Clausena inqequalis, Fagara capensis, Calodendron capense, Citrus spp., Clausena anisata, Zanthoxylum spp. Phụ loài Listed alphabetically. P. o. ayresi van Son, 1939 P. o. chirinda van Son, 1939 P. o. cottrelli van Son, 1966 P. o. entabeni van Son, 1939 P. o. ophidicephalus Oberthür, 1878 P. o. phalusco Suffert, 1904 P. o. mkuwadzi Gifford, 1961 P. o. niassicola Storace, 1955 P. o. transvaalensis van Son, 1939 P. o. zuluensis van Son, 1939 Tham khảo O
814688
https://vi.wikipedia.org/wiki/Natri%20tetrachloropaladat%28II%29
Natri tetrachloropaladat(II)
Natri tetracloropaladat(II) là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học Na2PdCl4. Muối này, cùng với các muối kim loại kiềm tương tự có dạng M2PdCl4 có thể được điều chế đơn giản bằng phản ứng của palađi(II) chloride với dung dịch muối kiềm chloride tương ứng. Palađi(II) chloride khan không tan trong nước, trong khi đó lại có quá trình hòa tan sau: PdCl2 + 2MCl → M2PdCl4 Hợp chất này kết tinh ra khỏi dung dịch dưới dạng trihydrat (Na2PdCl4·3H2O, bột màu nâu hơi đỏ với khối lượng phân tử 348,23464), dạng thường gặp trong thương mại.. Hợp chất này có phản ứng với amonia và photphin, tạo phức chất với palađi. Một phương pháp điều chế phức photphin nữa là bẻ gãy các trùng hợp phối trí của palađi(II) chloride thành các phức đơn phân tử với acetonitril hay benzonitril, rồi phản ứng với photphin. Tham khảo Hợp chất paladi Hợp chất natri
835862
https://vi.wikipedia.org/wiki/4069%20Blakee
4069 Blakee
4069 Blakee (1978 VL7) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 7 tháng 11 năm 1978 bởi Eleanor F. Helin và Schelte J. Bus ở Palomar. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 4069 Blakee Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Eleanor F. Helin Được phát hiện bởi Schelte J. Bus Thiên thể phát hiện năm 1978
581755
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phyllonorycter%20bifurcata
Phyllonorycter bifurcata
Phyllonorycter bifurcata là một loài bướm đêm thuộc họ Gracillariidae. Nó được tìm thấy ở Nhật Bản (Kyūshū, Shikoku và Tusima). Sải cánh dài khoảng 5.5 mm. Ấu trùng ăn Celtis jessoensis và Celtis sinensis. Chúng ăn lá nơi chúng làm tổ. Chú thích Tham khảo Phyllonorycter
543477
https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C3%A4sterbotten
Västerbotten
Västerbotten là một trong những tỉnh truyền thống của Thụy Điển (landskap). Cũng giống như các tỉnh của Thuỵ Điển hiện nay không còn chức năng hành chính. Tham khảo Tỉnh của Thụy Điển
701422
https://vi.wikipedia.org/wiki/Euplica%20brunnidentata
Euplica brunnidentata
Euplica brunnidentata là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Columbellidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Euplica
704719
https://vi.wikipedia.org/wiki/Clinopegma%20magna
Clinopegma magna
Clinopegma magna là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Buccinidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Clinopegma
455042
https://vi.wikipedia.org/wiki/Damvillers
Damvillers
Damvillers là một xã thuộc tỉnh Meuse trong vùng Grand Est đông nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 209 mét trên mực nước biển. Tham khảo Xã của Meuse
378745
https://vi.wikipedia.org/wiki/Westhausen%2C%20Gotha
Westhausen, Gotha
Westhausen là một đô thị ở huyện Gotha, ở bang Thüringen, Đức. Đô thị này có diện tích 4,68 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 541 người. Tham khảo
44390
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A3n
Hãn
Hãn (khan, han, đôi khi xan) trong tiếng Mông Cổ và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là một tước hiệu có nhiều nghĩa, ban đầu có nghĩa là "thủ lĩnh" một bộ tộc. Một hãn kiểm soát một lãnh thổ gọi là hãn quốc. Đôi khi cũng có thể dịch là hoàng đế. Ngày nay các hãn chủ yếu còn ở Nam và Trung Á. Ở một vài thời điểm, Hãn được phân biệt rõ ràng với Khắc Hãn (Khagan), nghĩa là hãn của các hãn. Tước hiệu hãn là một trong nhiều tước hiệu được các sultan của đế chế Ottoman, cũng như thủ lĩnh của hãn quốc Kim Trướng và các nhà nước về sau sử dụng. Tước hiệu này cũng được các triều đại người Thổ Seljuk ở vùng Cận Đông sử dụng để chỉ thủ lĩnh của nhiều bộ tộc, bộ lạc hay nhà nước, ở cấp thấp hơn so với Atabeg. Các thủ lĩnh người Nữ Chân và Mãn Châu cũng dùng tước hiệu này; chẳng hạn như, Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhachi) tự xưng là Genggiyen Han ("Phúc Dục Liệt Quốc Anh Minh Hãn" 覆育列國英明汗). Các thủ lĩnh người Göktürk (Đột Quyết), Avar và Khazar cũng dùng tước hiệu Đại hãn. Vua nước Tân La (Silla), một nước cổ tại bán đảo Triều Tiên, được gọi là Marib-Khan, như vua Naemul được gọi là Naemul Marib-Khan. Hãn vương là tước hiệu nhà Kim phong cho thủ lĩnh của các bộ lạc Mông Cổ, khi nhà Kim còn rất mạnh và các bộ lạc Mông Cổ còn tranh giành nội bộ, không thống nhất được với nhau. Cụ thể khi đó người mang tước hiệu Hãn vương là Tô Ha Rin của bộ lạc Khắc Liệt. Có lẽ những hãn vương nổi tiếng nhất trong lịch sử loài người là Thành Cát Tư Hãn người Mông Cổ và cháu của ông là Hốt Tất Liệt Hãn. Thành Cát Tư Hãn sáng lập ra đế chế Mông Cổ còn Hốt Tất Liệt Hãn lập ra nhà Nguyên của Trung Quốc. Hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn khi lên ngôi thường được gọi là Đại Hãn. Tham khảo Tước hiệu cung đình Thủ lĩnh Cấp bậc quân sự Tước hiệu quý tộc Tước hiệu tại Afghanistan Tước hiệu tại Ấn Độ Tước hiệu tại Pakistan Chế độ quân chủ Nguyên thủ quốc gia Phong kiến Tước hiệu hoàng gia
912111
https://vi.wikipedia.org/wiki/Simodactylus%20collinus
Simodactylus collinus
Simodactylus collinus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Van Zwaluwenburg miêu tả khoa học năm 1957. Chú thích Tham khảo Simodactylus
925357
https://vi.wikipedia.org/wiki/Masurius
Masurius
Masurius là một chi bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Chi này được miêu tả khoa học năm 1888 bởi Jacoby. Các loài Chi này gồm các loài: Masurius bifasciatus Jacoby, 1888 Chú thích Tham khảo Metacyclini
317588
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%B4ng%20qu%C3%A2n%20%C4%90%E1%BB%A9c
Không quân Đức
Bài này không nói về Không quân Cộng hòa Dân chủ Đức Luftwaffe () là tên gọi lực lượng không quân của Đức qua nhiều thời kỳ, trong đó nổi bật nhất là lực lượng dưới thời Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1933 đến năm 1945. Không quân Đức tham chiến thời Chiến tranh thế giới thứ nhất gọi là Luftstreitkräfte. Không quân của Đông Đức (nay đã thống nhất vào CHLB Đức) mang tên Luftstreitkräfte der NVA. Luftwaffe trong Chiến tranh thế giới thứ hai Xem Lịch sử quân sự Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai Trong giai đoạn đầu của Thế chiến II, Luftwaffe là một lực lượng quân sự hiện đại hàng đầu với nhiều kinh nghiệm chiến trường nhất, làm chủ gần như toàn thể không phận châu Âu với các máy bay tân tiến hơn đối phương. Không lực Đức là thành phần chủ yếu của các cuộc tấn công vũ bão, điển hình là kiểu đánh chớp nhoáng Blitzkrieg, với máy bay ném bom hạng trung hai động cơ Heinkel He 111 và máy bay cường kích/ném bom bổ nhào Junkers Ju 87 Stuka ném bom dồn dập làm tán loạn lực lượng đối phương trước khi bộ binh tiến sang. Khác với Không quân Hoàng gia Anh và Không quân Hoa Kỳ, không quân Đức không sản xuất nhiều máy bay 4 động cơ, nên không có khả năng bay và oanh tạc những khu vực xa căn cứ. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Luftwaffe từ cao xuống thấp như sau: Luftflotte: Tập đoàn Không quân (hoặc Không lực) Fliegerkorps: Quân đoàn Không quân Fliegerdivision: Sư đoàn Không quân Geschwader: Không đoàn Gruppen: Liên đoàn Staffeln: Phi đoàn Schwarm: Phi đội Các Tập đoàn Không quân 1939 Luftflotte 1 (Bắc Đức) Luftflotte 2 (Tây Bắc Đức) Luftflotte 3 (Tây Nam Đức) Luftflotte 4 (Nam Đức và Áo) 1940 Luftflotte 1 (Ba Lan) Luftflotte 2 (Hà Lan và Bỉ) Luftflotte 3 (Pháp) Luftflotte 4 (Áo và Séc) Luftflotte 5 (Na Uy và Đan Mạch) 1942 Luftflotte 1 (Bắc Nga) Luftflotte 2 (Bắc Phi, Nam Ý và Hy Lạp) Luftflotte 3 (Pháp, Hà Lan và Bỉ) Luftflotte 4 (Biển Đen, Ukraina, Kavkaz) Luftflotte 5 (Na Uy và Phần Lan) Luftflotte 6 (Trung Nga và Belarus) 1944 Luftflotte 1 (Baltic) Luftflotte 2 (Bắc Ý) Luftflotte 3 (Pháp, Bỉ và Hà Lan) Luftflotte 4 (Hungary, Nam Tư, Bulgaria và Rumani) Luftflotte 5 (Na Uy và Phần Lan) Luftflotte 6 (Trung Nga và Belarus) Luftflotte Reich Deutschland (Đức) Luftflotte 10 (Ergänzungs- und Ausbildungseinheiten) (Berlin) 1945 Luftflotte 1 (Litva) Luftflotte 2 (Bắc Ý) Luftflotte 3 (Tây Đức và Hà Lan) Luftflotte 4 (Hungary và Nam Tư) Luftflotte 5 (Na Uy và Phần Lan) Luftflotte 6 (Đông Đức) Luftflotte Reich (Trung Đức) Luftflotte 10 (Berlin) Lực lượng máy bay hiện nay Chú thích Lực lượng quân sự Đức Lịch sử không quân Hàng không quân sự Đức Hermann Göring Từ và cụm từ tiếng Đức ar:سلاح الجو الألماني (الاتحادي) en:Luftwaffe ja:ドイツ空軍
404159
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%BCtzen
Nützen
Nützen là một đô thị ở huyện Segeberg, bang Schleswig-Holstein Segeberg, ở bang Schleswig-Holstein, Đức. Đô thị Nützen có diện tích 21,62 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 1172 người. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Segeberg
758998
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cordyla
Cordyla
Cordyla là một chi rau đậu thuộc họ Fabaceae. Nó gồm các loài: Cordyla haraka Cordyla madagascariensis Cordyla richardii Cordyla somalensis Hình ảnh Tham khảo
356208
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sultan%20Naga%20Dimaporo
Sultan Naga Dimaporo
Sultan Naga Dimaporo (Karomatan) là một đô thị hạng 4 ở tỉnh Lanao del Norte, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2007, đô thị này có dân số 46.004 người. Các đơn vị hành chính Sultan Naga Dimaporo được chia ra 37 barangay. Tham khảo Liên kết ngoài Mã địa lý chuẩn của Philipin Thông tin điều tra dân số năm 2000 của Philipin Official site of Sultan Naga Dimaporo Đô thị của Lanao del Norte
56989
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8Dc%20vi%E1%BB%87n%20Qu%E1%BB%91c%20ph%C3%B2ng%20%28Vi%E1%BB%87t%20Nam%29
Học viện Quốc phòng (Việt Nam)
Học viện Quốc phòng trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là Học viện huấn luyện và đào tạo tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp, cán bộ khoa học nghệ thuật quân sự đầu ngành của Quân đội nhân dân Việt Nam; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước và đoàn thể. Hầu hết các tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam đều phải qua học viện này. Học viện được thành lập ngày 21 tháng 2 năm 1976 theo quyết định số 38/QP của Bộ Quốc phòng Việt Nam. Từ năm 1994 trực thuộc Chính phủ và Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý. Lịch sử Ngày 25 tháng 7 năm 1975, Quân ủy Trung ương họp tại Đà Lạt đã ra nghị quyết về việc thành lập Học viện Quân sự Cao cấp. Chấp hành Nghị quyết của Quân ủy Trung ương, ngày 21 tháng 2 năm 1976, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 38/QĐ–BQP thành lập Học viện Quân sự Cao cấp do Thượng tướng Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng ký. Ngày 25 tháng 2 năm 1976, Tổng Tham mưu trưởng ra Quyết định số 28/QĐ–TM lâm thời quy định về cơ cấu tổ chức, biên chế Học viện Quân sự Cao cấp gồm 6 cơ quan và 16 khoa giảng viên với quân số 234 người. Ngày 24 tháng 5 năm 1976, Liên chi ủy cơ quan đã họp ra nghị quyết lãnh đạo việc kiện toàn biên chế tổ chức của Học viện. Ngày 25 tháng 6 năm 1976, Tổng Tham mưu trưởng ra Quyết định số 146/QĐ–TM ban hành biên chế chính thức cho Học viện Quân sự Cao cấp gồm Ban Giám đốc, 6 cơ quan, 16 khoa giảng viên, bổ sung các khung Học viên, tổng biên chế 400 người. Để hoàn chỉnh hệ thống tổ chức đảng ngang tầm với nhiệm vụ, ngày 16 tháng 10 năm 1976, Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 55/QĐ–QUTW thành lập Đảng ủy Học viện Quân sự Cao cấp đặt dưới sự lãnh đạo của Quân ủy Trung ương. Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Đảng ủy Học viện tiến hành hội nghị đầu tiên dưới sự chủ trì của đồng chí Lê Trọng Tấn, Bí thư Đảng ủy, ra nghị quyết lãnh đạo xây dựng Học viện và tích cực chuẩn bị mọi mặt cho khóa học đầu tiên theo quyết định của Bộ Quốc phòng. Ngày 3 tháng 1 năm 1977, Học viện Quân sự Cao cấp đã tổ chức trọng thể Lễ khai giảng khóa đầu tiên gồm 94 học viên. Đây là khóa học bổ túc cán bộ cao cấp toàn quân đầu tiên trong 10 tháng. Ngày 20 tháng 10 năm 1977, Viện trưởng Học viện Quân sự Cao cấp ra quyết định thành lập lớp nghiên cứu sinh tại Học viện và tổ chức thành nhiều đợt. Ngày 20 tháng 2 năm 1978, Học viện tổ chức trọng thể Lễ Khai giảng khóa 2, có 121 học viên trong đó có 9 đồng chí là Thiếu tướng.Tháng 8 năm 1978, để tiếp tục kiện toàn tổ chức các học viện, viện nghiên cứu, Thường vụ Quân ủy Trung ương ra Quyết định số 297/QĐ–QUTW hợp nhất Học viện Quân sự Cao cấp và Viện Khoa học quân sự. Ngày 15 tháng 9 năm 1978, Học viện tổ chức trọng thể Lễ Khai giảng khóa 1, với mục tiêu đào tạo Sư đoàn trưởng binh chủng hợp thành, khóa học có 90 học viên, thời gian 2 năm. Ngày 4 tháng 12 năm 1979, Bộ Quốc phòng ra Quyết định điều động Cục Điều lệnh thuộc Học viện Quân sự Cao cấp về trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Năm 1980, thực hiện Nghị quyết của Bộ chính trị và Thường vụ Quân ủy Trung ương, Học viện đã xây dựng đề án cải cách giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu từ 10 đến 15 năm. Được sự ủy quyền của Bộ, ngày 18 tháng 10 năm 1980, Học viện tổ chức Hội nghị khoa học kỹ thuật quân sự toàn quân lần thứ nhất. Ngày 28 tháng 5 năm 1981, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 172/QĐ–BQP thành lập Viện Lịch sử quân sự Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, trên cơ sở Ban Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh và Phân viện Lịch sử thuộc Học viện Quân sự Cao cấp. Tổ chức của Học viện thường xuyên thay đổiː Năm 1978, hợp nhất với Viện Khoa học quân sự; cuối năm 1979 điều Cục Điều lệnh về Bộ Tổng Tham mưu và thành lập thêm Khoa Chiến lược, Khoa Lịch sử chiến tranh nghệ thuật quân sự, Ban nghiên cứu quân sự nước ngoài. Từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 7 năm 1981, Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện tổ chức lần thứ 2. Ngày 26 tháng 12 năm 1981, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra quyết định đổi tên Học viện Quân sự Cao cấp thành Học viện Quân sự Cấp cao trực thuộc Bộ Quốc phòng. Ngày 16 tháng 2 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng ký tên gọi và bậc học thuộc hệ thống các học viện, trường sĩ quan, trường đại học, cao đẳng quân sự trong quân đội; nhiệm vụ của Học viện Quân sự Cấp cao là đào tạo sĩ quan chỉ huy – tham mưu cấp chiến dịch, chiến lược. Cũng từ thời gian này trở đi, tổ chức của Học viện có biến động lớn, Học viện được nâng cấp ngang hàng tương đương với Quân khu, Tổng cục; các cơ quan, các Khoa trực thuộc Học viện được nâng thành cấp Cục trực thuộc Học viện. Ngày 9 tháng 4 năm 1982, Học viện bàn giao Phân viện Thông tin khoa học quân sự thuộc Học viện về Trung tâm Thông tin khoa học và kỹ thuật quân sự trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu và ngày 29 tháng 6 năm 1982, Học viện bàn giao Phòng Thuật ngữ quân sự về Cục Khoa học quân sự thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Cùng thời gian này, Học viện gửi logo mẫu biểu trưng phù hiệu của Học viện lên Bộ Quốc phòng và được phê duyệt vào ngày 26 tháng 6 năm 1982. Ngày 1 tháng 3 năm 1983, Học viện khai giảng lớp Đào tạo Chỉ huy – tham mưu chiến dịch chiến lược Khóa 5, thời gian 2 năm rưỡi. Ngày 30 tháng 8 năm 1983, Học viện đã báo cáo lên Bộ thực hiện việc rút gọn biên chế tổ chức của Học viện từ 18 khoa xuống còn 12 khoa, các Cục rút xuống còn cấp Phòng. Ngày 10 tháng 11 năm 1983, Viện trưởng Học viện quyết định thành lập bộ phận biên soạn tài liệu Chiến dịch phòng ngự chiến lược và Chiến dịch phản công chiến lược. Ngày 1 tháng 8 năm 1985, Tổng Tham mưu trưởng ra Quyết định điều chỉnh cơ cấu tổ chức của Học viện Quân sự Cấp cao. Tách Khoa Quân chủng thành 3 khoa (gồm Khoa Không quân, Khoa Phòng không, Khoa Hải quân); tách Khoa Binh chủng thành 4 khoa (gồm Khoa Pháo binh, Khoa Công binh, Khoa Hóa học, Khoa Thông tin); tách Khoa Nghệ thuật Chiến dịch thành 3 khoa (gồm Khoa Nghệ thuật Chiến dịch, Khoa Chiến thuật, Khoa TTG). Như vậy, cơ cấu của Học viện có 19 Khoa và Bộ môn. Ngày 26 tháng 8 năm 1985, thành lập Đảng ủy Học viện Quân sự Cấp cao và chỉ định 11 đồng chí vào Đảng ủy Học viện. Tháng 3 năm 1987, Học viện mở lớp đào tạo nghiên cứu sinh khoa học quân sự. Ngày 23 tháng 1 năm 1990, Viện trưởng quyết định thành lập Hội đồng xét đề nghị Nhà nước tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Hội đồng gồm 13 thành viên. Đến ngày 7 tháng 12 năm 1990, Học viện cũng thành lập Hội đồng xét chức danh khoa học giáo sư, Phó Giáo sư của Học viện gồm 23 thành viên. Ngày 15 tháng 5 năm 1992, tổ chức Học viện cụ thể gồmː Ban Giám đốc, 5 phòng, 3 ban, 18 khoa, 3 hệ học viên, tổng quân số là 555 người. Ngày 20 tháng 12 năm 1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định về việc thành lập Học viện Quốc phòng trên cơ sở Học viện Quân sự Cấp cao. Ngày 7 tháng 11 năm 1995, Thủ trưởng Võ Văn Kiệt ký và ban hành Quyết định về Quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Quốc phòng. Quy chế gồm 6 chương, 18 điều. Ngày 19 tháng 10 năm 1999, Bộ Tổng Tham mưu ký quyết định về việc giải thể Khoa Phương pháp Tâm lý, Bộ môn Tâm lý thuộc Khoa Công tác đảng, Bộ môn Phương phấp thuộc Viện Khoa học; sáp nhập Khoa Chiến thuật vào Khoa Nghệ thuật chiến dịch thành Khoa Nghệ thuật chiến dịch; hợp nhất Khoa Phòng không và Khoa Không quân thành Khoa Phòng không – Không quân; thành lập Khoa Chỉ huy – Tham mưu, Khoa Tin học Ngoại ngữ. Ngày 18 tháng 7 năm 2003, Tổng Tham mưu trưởng Phùng Quang Thanh ký Quyết định về tổ chức biên chế của Học viện Quốc phòng. Như vậy tổ chức Học viện gồmː Ban Giám đốc, 9 cơ quan trực thuộc, 10 khoa giảng viên, 4 hệ quản lý. Chức năng, nhiệm vụ Đào tạo bồi dưỡng sĩ quan chỉ huy, tham mưu cao cấp, chiến dịch, chiến lược quân sự; quân sự địa phương; cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu khoa học quân sự; đào tạo cao học, nghiên cứu sinh về khoa học quân sự theo quy chế văn bằng của Nhà nước Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và tương đương, cán bộ lãnh đạo thuộc các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể Trung ương; Nghiên cứu khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự; Hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp quân sự. Tên gọi qua các thời kỳ 1976–1981: Học viện Quân sự cao cấp; 1981–1994: Học viện Quân sự cấp cao; Từ tháng 12 năm 1994: Học viện Quốc phòng. Ban Giám đốc Giám đốcː Thượng tướng Trần Việt Khoa, Ủy viên Trung ương Đảng Chính ủyː Phó Giám đốc: Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn Phó Giám đốc: Thiếu tướng Ngô Trọng Cường Phó Giám đốc: Thiếu tướng Vũ Kim Hà Phó Giám đốc: Trung tướng Đào Tuấn Anh Phó Chính ủy: Trung tướng Bùi Huy Biết Tổ chức chính quyền Khen thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất (1984) Huân chương Độc lập hạng Nhất (2001, 2016) Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (2005, 2010, 2011) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới (2007) Huân chương Hồ Chí Minh (2011) Giám đốc qua các thời kỳ 1976–1977: Lê Trọng Tấn, Trung tướng (1974), Đại tướng (1984), Tổng tham mưu trưởng (1978–1986). 1977–1989: Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng (1984), Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân. 1989–1991: Đỗ Trình, Trung tướng (1982), Giáo sư, Tiến sĩ. 1991–1995: Nguyễn Hữu An, Thượng tướng (1986), Phó Giáo sư. 1995–1997: Nguyễn Hải Bằng, Trung tướng, Quyền Giám đốc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ. 1997–2007: Nguyễn Thế Trị, Thượng tướng (2004), Phó Giáo sư, Tiến sĩ. 2007–2008: Phạm Xuân Hùng, Trung tướng (2006), Thượng tướng (2014), Phó Tổng Tham mưu trưởng (2008–2016). 2008–2010: Nguyễn Như Hoạt, Trung tướng (2002), Phó Giáo sư, Tiến sĩ. 2010–2016: Võ Tiến Trung, Thượng tướng (2014), Phó Giáo sư, Tiến sĩ. 2016–nay: Trần Việt Khoa, Thiếu tướng (2013), Trung tướng (2017), Thượng tướng (2021), Phó Giáo sư, Tiến sĩ. Chính ủy qua các thời kỳ 1976–1990: Lê Tự Đồng, Trung tướng, Phó Viện trưởng về Chính trị. 1980–1991: Lê Linh, Trung tướng, Phó Viện trưởng về Chính trị. 1992–1993: Dương Minh Ngọ, Thiếu tướng, Phó Giám đốc về Chính trị. 1994–1997: Lê Văn Dương, Thiếu tướng, Phó Giám đốc về Chính trị, Phó Giáo sư. 1997–2000: Trịnh Đình Thắng, Thiếu tướng, Phó Giám đốc về Chính trị. 2000–2005: Phạm Ngọc Nghinh, Thiếu tướng, Phó Giám đốc Chính trị. 2005–2009: Nguyễn Tiến Bình, Trung tướng (2007), Chính uỷ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ. 2009–2014: Đỗ Đức Tuệ, Trung tướng (2011). 2014–2018: Bùi Văn Tâm, Trung tướng (2014). 2018–nay: Lương Đình Hồng, Thiếu tướng (2014), Trung tướng (2018), Thượng tướng (2022). Phó Giám đốc qua các thời kỳ Phó Chính ủy qua các thời kỳ 2007–2010, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Lê Anh Chiến, Thiếu tướng (2007) 2010–2011, Nguyễn Thành Công, Thiếu tướng (2008) 2012–2014, Bùi Văn Tâm, Thiếu tướng (2010), Trung tướng (2014), Chính ủy Học viện Quốc phòng (2014–2018) 2015–6.2020, Nguyễn Ngọc Tương, Thiếu tướng (2013), Trung tướng (2017), nguyên Phó Chính ủy Quân chủng Hải quân 6.2020– nay, Bùi Huy Biết, Thiếu tướng (2018), nguyên Chính ủy Quân đoàn 3 Các tướng lĩnh khác 1977–1989, Dũng Mã, Thiếu tướng (1984), nguyên Cục trưởng Cục Huấn luyện Đào tạo 1993–2000, Nguyễn Tức, Thiếu tướng (1994), nguyên Trưởng khoa Trinh sát quân sự nước ngoài Phạm Ngọc Hùng, Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, nguyên Cục trưởng Cục Huấn luyện–Đào tạo Nguyễn Văn Hãnh, Thiếu tướng, nguyên Cục trưởng Cục Huấn luyện–Đào tạo Hà Quốc Hưu, TS, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch Hoàng Quốc Trình, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng, Chủ nhiệm Khoa Quân chủng Đậu Văn Minh, Thiếu tướng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Nghệ thuật quân sự Phạm Văn Hòe, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch Đinh Tích Quân, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Mác–Lênin Bùi Thanh Sơn, Thiếu tướng (2006), nguyên Trưởng khoa Chiến lược HVQP. Phạm Thanh Sơn, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Mác–Lênin Thiếu tướng, Nhà giáo Ưu tú Lê Đình Mộng, nguyên Phó Trưởng khoa Chiến dịch,  Lương Xuân Lãm , TS, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch Nguyễn Đức Nam, TS, Thiếu tướng, Chủ nhiệm Khoa Chiến dịch Mạch Quang Lợi, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Chính trị Vũ Văn Tài, Thiếu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chiến lược Vũ Văn Nhiên, Thiếu tướng, Chủ nhiệm Khoa Mác–Lênin Nguyễn Văn Hải, Thiéu tướng, nguyên Chủ nhiệm Khoa CH–TM Nguyễn Hữu Tập, Thiếu tướng, Chủ nhiệm Khoa CTĐ, CTCT Lê Văn Hải Thiếu tướng TS Chủ nhiệm Chính trị. Nguyễn Văn Đông Thiếu tướng Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Cục trưởng Cục HLĐT. Ngô Trọng Cường Thiếu tướng Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ nhiệm Khoa Chiến lược. Xem thêm Danh sách các trường đại học, cao đẳng quân sự Việt Nam Chính phủ Việt Nam Bộ Quốc phòng Việt Nam Tham khảo Liên kết ngoài Cổng Thông tin điện tử, trang chủ Học viện Quốc phòng: https://nda.edu.vn/ Nghị định về việc thành lập Học viện Quốc phòng Học viện Quốc phòng: Đào tạo 200 lớp với 50 đối tượng học viên Học viện Quốc phòng xứng đáng truyền thống vẻ vang " trung thành, tận tụy, đoàn kết, sáng tạo'' Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Học viện Quốc phòng Việt Nam Bộ Quốc phòng Việt Nam Trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội
202781
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aranthangi
Aranthangi
Aranthangi là một thành phố và khu đô thị của quận Pudukkottai thuộc bang Tamil Nadu, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Aranthangi có dân số 34.266 người. Phái nam chiếm 49% tổng số dân và phái nữ chiếm 51%. Aranthangi có tỷ lệ 80% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 84%, và tỷ lệ cho phái nữ là 75%. Tại Aranthangi, 12% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Tamil Nadu
877787
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiphobiosis%20quadrifurca
Tiphobiosis quadrifurca
Tiphobiosis quadrifurca là một loài Trichoptera trong họ Hydrobiosidae. Chúng phân bố ở miền Australasia. Chú thích Tham khảo Tiphobiosis
882877
https://vi.wikipedia.org/wiki/Osmia%20tanneri
Osmia tanneri
Osmia tanneri là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Sandhouse mô tả khoa học năm 1939. Chú thích Tham khảo Osmia Động vật được mô tả năm 1939
567130
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A7n%20Tho%E1%BA%A1i%20%28phim%20truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh%29
Thần Thoại (phim truyền hình)
Thần Thoại ( là một bộ phim truyền hình sản xuất năm 2010 dựa trên bộ phim điện ảnh cùng tên sản xuất năm 2005. Thành Long người đóng vai chính trong Thần Thoại (2005) đóng vai trò tổng giám chế, Đường Quý Lễ là đạo diễn của phim. 50 tập của phim đã được trình chiếu trên kênh CCTV - 8 của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc từ ngày 2 tháng 1 đến ngày 18 tháng 1 năm 2010. Chi phí sản xuất bộ phim vào khoảng 40 triệu nhân dân tệ. Nội dung Năm 2010, có một chàng trai trẻ Dịch Tiểu Xuyên là nhà nhiếp ảnh tự do. Trong 1 lần đi ngao du anh nhặt được 1 văn vật cổ, sau đó anh đến hiện trường khai quật khảo cổ của cha và vô tình bị cuốn vào một sự kiện tranh giành các văn vật. Cơ duyên tình cờ khiến anh đụng nhầm vào hộp báu, cùng đầu bếp Cao Yếu của đoàn khảo cổ vượt qua không gian, thời gian, đi ngược hơn 2200 năm trước trở về triều đại nhà Tần. Một lòng muốn quay lại năm 2010, nhưng họ nhận ra làm thế nào may mắn sống sót trong thời đại đầy những biến động bất ngờ mới là điều cấp thiết. Hết lần này đến lần khác, trải qua nhiều kỳ ngộ và hiểm nguy, sự lựa chọn không giống nhau đã khiến hai người đi theo những con đường khác biệt. Dịch Tiểu Xuyên trải qua mối tình khắc cốt ghi tâm với Công chúa Ngọc Thấu, kết giao với bằng hữu trung can nghĩa đảm, trở thành một Mông Nghị nhân tâm tề thế. Còn Cao Yếu, vốn là một kẻ nhát gan, sau những đòn đả kích trí mạng liên tiếp, hắn bị quyền lực cám dỗ và trở thành Triệu Cao - một kẻ tàn ác, tham lam, bất chấp thủ đoạn. Ở năm 2010, anh trai Dịch Đại Xuyên cùng cha vẫn không từ bỏ hy vọng tìm kiếm tung tích Tiểu Xuyên. Hai cha con một mặt đối phó với sự ngăn cản phá rối của thế lực thần bí, một mặt tháo gỡ từng nút thắt liên quan đến sự mất tích của đứa con trai nhỏ. Cuối cùng, họ đã giải mã được bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng và các sự kiện thần bí liên quan xung quanh việc Tiểu Xuyên và Cao Yếu mất tích. Trong cuộc chiến cuối cùng tại lăng mộ Tần Thủy Hoàng, đồng bọn của Cao Yếu và bản thân Cao Yếu bị chết khi lăng mộ sụp đổ, chỉ có gia đình Tiểu Xuyên là thoát ra ngoài, tuy nhiên, Tiểu Xuyên đã không thể cứu được tình yêu của mình là công chúa Ngọc Thấu. Các diễn viên chính Hồ Ca vai Dịch Tiểu Xuyên/Mông Nghị Bạch Băng vai Công chúa Ngọc Thấu Nhâm Tuyền vai Dịch Đại Xuyên Trương Manh vai Cao Lam/Ngu Cơ/Tiểu Nguyệt Trương Thế vai Cao Yếu / Triệu Cao Kim Sa vai Lã Tố Trần Tử Hàm vai Lã Trĩ Tang Kim Sinh vai Tần Thủy Hoàng Đàm Khải vai Hạng Vũ Đinh Tử Tuấn vai Mông Điềm Lý Tường Nghi vai Lưu Bang Mã Văn Long vai Phù Tô Lý Tiêu Hi vai Lý Tư Bài hát sử dụng trong phim Vượt qua được trình bày bởi Trương Manh và Vương Hải Tường Tinh nguyệt thần thoại được trình bày bởi Kim Sa Mỹ lệ thần thoại được trình bày bởi Hồ Ca và Bạch Băng Tham khảo Liên kết ngoài Baidu Baike Official site Sina.com Chương trình gốc của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc Phim truyền hình Trung Quốc kết thúc năm 2010 Phim truyền hình Trung Quốc ra mắt năm 2010 Phim truyền hình lấy bối cảnh nhà Tần Phim truyền hình lịch sử Trung Quốc Chương trình truyền hình tiếng Quan thoại Phim truyền hình du hành thời gian Trung Quốc
478312
https://vi.wikipedia.org/wiki/Messier%202
Messier 2
Messier 2 hay M2 (còn gọi là NGC 7089) là một cụm sao cầu nằm trong chòm sao Bảo Bình (Aquarius), khoảng 5 độ về phía bắc ngôi sao Beta Aquarii. Nó được Jean-Dominique Maraldi phát hiện năm 1746 và là một trong những cụm sao cầu lớn nhất đã biết. Phát hiện và khả năng nhìn thấy M2 được nhà thiên văn người Pháp là Jean-Dominique Maraldi phát hiện năm 1746 trong khi ông cùng với Jacques Cassini quan sát một sao chổi. Charles Messier tái phát hiện nó vào năm 1760 nhưng lại cho rằng nó là một tinh vân không có ngôi sao nào gắn liền với nó. William Herschel là người đầu tiên phân giải các ngôi sao riêng lẻ trong cụm sao này vào năm 1794. Trong các điều kiện cực kỳ thuận lợi, M2 hoàn toàn có thể nhìn thấy bằng mắt trần. Các ống nhòm hay các kính viễn vọng nhỏ sẽ nhận dạng cụm này là không có sao trong khi các kính viễn vọng lớn hơn sẽ phân giải các ngôi sao riêng lẻ, trong số đó các ngôi sao sáng nhất có cấp sao biểu kiến bằng 13,1. Đặc trưng M2 cách Trái Đất khoảng 37.500 năm ánh sáng. Với đường kính 175 năm ánh sáng, nó là một trong những cụm sao cầu lớn nhất đã biết. Cụm sao này dồi dào sao, kết đặc, và có hình dạng elip đáng kể. Nó khoảng 13 tỷ năm tuổi và là một trong các cụm sao cầu lâu đời gắn liền với Ngân Hà. M2 chứa khoảng 150.000 ngôi sao, bao gồm 21 sao biến quang đã biết. Các ngôi sao sáng nhất của nó là các sao khổng lồ đỏ và vàng. KIểu quang phổ tổng thể là F4. Ghi chú Liên kết ngoài Messier 2 tại www.seds.org M2, trang trên CSDL của Galactic Globular Clusters Lịch sử quan sát M2 Cụm sao cầu Thiên thể NGC 002 Messier 2 Thiên thể phát hiện năm 1746
68487
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87n%20C%C3%B4ng%20ngh%E1%BB%87%20Th%C3%B4ng%20tin%20%28Vi%E1%BB%87t%20Nam%29
Viện Công nghệ Thông tin (Việt Nam)
Viện Công nghệ Thông tin Việt Nam là một Viện chuyên ngành trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Viện có một Phân Viện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quá trình thành lập Thành lập theo Nghị định số 246/CP ngày 27/12/1976 của Chính phủ với tên ban đầu là Viện Khoa học Tính toán và Điều khiển. Năm 1989 đổi tên là Viện Tin học. Năm 1993 cùng với Trung tâm nghiên cứu hệ thống và quản lý, Trung tâm toán ứng dụng và tin học (Thành phố Hồ Chí Minh) hợp nhất thành Viện Công nghệ Thông tin (CNTT). Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KHCN số 207, ngày 10/12/1993 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Chức năng & nhiệm vụ Nghiên cứu các vấn đề cơ bản của tin học, cơ sở toán học và kỹ thuật của công nghệ thông tin (CNTT), ứng dụng CNTT trong các hệ thống kinh tế - xã hội và trong tự động hoá sản xuất. Thiết kế, chế tạo các sản phẩm của CNTT, đặc biệt là các sản phẩm phần mềm. Triển khai ứng dụng CNTT trong sản xuất đời sống, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNTT, tư vấn kỹ thuật cho việc thực hiện một số dự án nhà nước về ứng dụng CNTT trong quản lý, phát triển kinh tế và sản xuất. Đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học - công nghệ về CNTT. Tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNTT. Lãnh đạo Viện Viện trưởng TS. Nguyễn Trường Thắng Phó Viện trưởng TS. Nguyễn Đức Dũng ThS. Nguyễn Thị Thu Anh Các cựu lãnh đạo Viện Viện trưởng đầu tiên: Phan Đình Diệu Bạch Hưng Khang Lê Hải Khôi - Phó Giáo sư Vũ Đức Thi Thái Quang Vinh Địa chỉ liên hệ Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội Chú thích Danh hiệu Tôn vinh Huân chương Độc lập hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất. Liên kết ngoài Trang chính của Viện Công nghệ Thông tin Việt Nam Thông tin, Công nghệ Công nghệ thông tin Việt Nam
20563
https://vi.wikipedia.org/wiki/5%20th%C3%A1ng%2010
5 tháng 10
Ngày 5 tháng 10 là ngày thứ 278 (279 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 87 ngày trong năm. Sự kiện 1426 – Trận Tốt Động – Chúc Động, trận đánh giữa nghĩa quân Lam Sơn với quân Đại Minh đóng ở Đông Quan (thủ đô Hà Nội ngày nay) 1556 – Trận Panipat lần thứ hai, trận đánh giữa quân của nhà Sur và đế quốc Mogul do vua Akbar chỉ huy. 1847 – Hoàng tử Hồng Nhậm lên ngôi hoàng đế kế vị vua cha Thiệu Trị, tức vua Tự Đức. 1959 – Trung đoàn Tăng 202, trung đoàn tăng thiết giáp đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập. 1969 – Phần 1 của chương trình truyền hình hài hước Monty Python’s Flying Circus được trình chiếu lần đầu tiên trên BBC. Sinh 1703 – Jonathan Edwards, nhà thần học và nhà thuyết giáo người Mỹ (m. 1758) 1713 – Denis Diderot, nhà văn và nhà triết học người Pháp (m. 1784) 1795 – Nguyễn Phúc Đài, tước phong Kiến An vương, hoàng tử con vua Gia Long (m. 1849). 1828 – Nguyễn Phúc Miên Kháp, tước phong Tuy An Quận công, hoàng tử con vua Minh Mạng (m. 1893) 1829 – Chester Alan Arthur (m. 1886), Tổng thống thứ 21 của Hoa Kỳ. 1831 – Otto von Derenthal, tướng lĩnh quân đội Đức (m. 1910) 1921 – Phạm Duy, nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc của Việt Nam. 1921 – Eduardo Alberto Duhalde Maldonado, cựu tổng thống Argentina. 1930 – Anne Haddy, diễn viên Australia (m. 1999) 1929 – Vũ Tú Nam, nhà văn Việt Nam. 1961 – Vân Sơn, nghệ sĩ hài người Mỹ gốc Việt hoạt động ở hải ngoại. 1967 – Guy Pearce, dien viên Anh. 1976 – Song Seung-heon, diễn viên và người mẫu Hàn Quốc. 1978 – Tuấn Hưng, ca sĩ nhạc trẻ của Việt Nam. 1978 – Trương Di Ninh, nữ vận động viên bóng bàn Trung Quốc. Từng xếp hạng 1 thế giới theo bảng xếp hạng hiện tại của ITTF. 1987 – Park So Yeon, nữ ca sĩ, MC, diễn viên và người mẫu người Hàn Quốc 1991 – Tiêu Chiến, ca sĩ, diễn viên người Trung Quốc 1993 – Chanathip Songkrasin, cầu thủ bóng đá người Thái Lan 1994 – Park Ju-hyun, diễn viên người Hàn Quốc Mất 1285 – Philippe III, vua Pháp (s. 1245) 1433 – Lê Lợi, vua sáng lập nhà Hậu Lê, lãnh tụ khởi nghĩa chống quân Minh, anh hùng dân tộc Việt Nam. 1887 – Đinh Công Tráng, lãnh tụ khởi nghĩa Ba Đình trong phong trào Cần vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 tại Việt Nam (s. 1842). 1985 – Holbrook Working, giáo sư về kinh tế học và thống kê tại Viện Nghiên cứu Lương thực của Đại học Stanford. 2011 – Steve Jobs, cựu CEO của hãng Apple Những ngày lễ và kỷ niệm Việt Nam – Ngày truyền thống của Lực lượng Tăng – Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Quốc tế – Ngày Nhà giáo thế giới. Tham khảo Tháng mười Ngày trong năm
908008
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megapenthes%20dajuensis
Megapenthes dajuensis
Megapenthes dajuensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Schimmel miêu tả khoa học năm 2004. Chú thích Tham khảo Megapenthes
284260
https://vi.wikipedia.org/wiki/Marle%2C%20Aisne
Marle, Aisne
Marle là một xã ở tỉnh Aisne, vùng Hauts-de-France thuộc miền bắc nước Pháp. Tham khảo Xã của Aisne
543842
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Brown%2C%20Nebraska
Quận Brown, Nebraska
Quận Brown là một quận thuộc tiểu bang Nebraska, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng ở thành phố Ainsworth . Địa lý Quận giáp ranh Quận Keya Paha, Nebraska - bắc Quận Rock, Nebraska - đông Quận Loup, Nebraska – đông nam Quận Blaine, Nebraska - nam Quận Cherry, Nebraska - tây Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân năm 2000, đã có 3.525 người, 1.530 hộ gia đình, và 996 gia đình sống trong quận hạt. Mật độ dân số là 3 người trên một dặm vuông (1/km ²). Có 1.916 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình 2 trên một dặm vuông (1/km ²). Cơ cấu chủng tộc của quận bao gồm 98,64% người da trắng, 0,03% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,20% người Mỹ bản xứ, 0,26% châu Á, Thái Bình Dương 0,03%, 0,23% từ các chủng tộc khác, và 0,62% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 0,82% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc một chủng tộc nào. 43,0% là của Đức, 11,7% người Mỹ, 11,6% tiếng Anh và 8,2% gốc Ailen theo điều tra dân số năm 2000. Có 1.530 hộ, trong đó 26,60% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 57,00% là đôi vợ chồng sống với nhau, 5,90% có một chủ hộ nữ và không có chồng, và 34,90% là không gia đình. 31,60% hộ gia đình đã được tạo ra từ các cá nhân và 16,90% có người sống một mình 65 tuổi hoặc lớn tuổi hơn là người. Cỡ hộ trung bình là 2,27 và cỡ gia đình trung bình là 2,86. Trong quận, độ tuổi dân số được trải ra với 24,80% dưới độ tuổi 18, 5,20% 18-24, 22,80% 25-44, 24,70% từ 45 đến 64, và 22,50% từ 65 tuổi trở lên người. Độ tuổi trung bình là 43 năm. Đối với mỗi 100 nữ có 96,50 nam giới. Đối với mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 92,30 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đã được $ 28.356, và thu nhập trung bình cho một gia đình là $ 35.029. Phái nam có thu nhập trung bình $ 23.986 so với 17.135 $ cho phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người là 15.924 $. Giới 8,50% gia đình và 11,10% dân số sống dưới mức nghèo khổ, bao gồm 14,70% những người dưới 18 tuổi và 6,80% của những người 65 tuổi hoặc hơn. Tham khảo Quận của Nebraska
870188
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hydropsyche%20ardens
Hydropsyche ardens
Hydropsyche ardens là một loài Trichoptera trong họ Hydropsychidae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc. Tham khảo Trichoptera miền Cổ bắc Hydropsyche
269123
https://vi.wikipedia.org/wiki/Santa%20Margarida%20de%20Montbui
Santa Margarida de Montbui
Santa Maragarida de Montbui là một đô thị trong ‘‘comarca’’ Anoia, Catalonia, Tây Ban Nha. Biến động dân số Tham khảo Panareda Clopés, Josep Maria; Rios Calvet, Jaume; Rabella Vives, Josep Maria (1989). Guia de Catalunya, Barcelona:Caixa de Catalunya. ISBN 84-87135-01-3 (Spanish). ISBN 84-87135-02-1 (Catalan). Liên kết ngoài Official website Information - Generalitat de Catalunya Statistical information - Institut d'Estadística de Catalunya Đô thị ở Barcelona Anoia
970224
https://vi.wikipedia.org/wiki/Copelatus%20biswasi
Copelatus biswasi
Copelatus biswasi là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Mukherjee & Sengupta miêu tả khoa học năm 1986. Chú thích Tham khảo Bọ nước Copelatus
913497
https://vi.wikipedia.org/wiki/Adoxia%20perplexa
Adoxia perplexa
Adoxia perplexa là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Broun miêu tả khoa học năm 1917. Chú thích Tham khảo Adoxia
570736
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Polk%2C%20Missouri
Quận Polk, Missouri
Quận Polk là một quận thuộc tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ. Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số người . Quận lỵ đóng ở Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có tổng diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Xa lộ Quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Tham khảo Quận của Missouri
899484
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nomada%20integra
Nomada integra
Nomada integra là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Brullé mô tả khoa học năm 1832. Chú thích Tham khảo Nomada Động vật được mô tả năm 1832
441716
https://vi.wikipedia.org/wiki/R%C6%B0%E1%BB%A3u%20d%E1%BB%ABa
Rượu dừa
Rượu dừa là loại rượu chế từ trái dừa hoặc hoa dừa. Cách chế biến 1. Rượu dừa: Ngâm ủ trong trái dừa từ nguyên liệu chính là rượu nếp thông thường có nồng độ cao,từ 48% Vol tới 60%Vol. Rượu được ngâm trong trái dừa ủ kín theo một quy trình kĩ thuật và thời gian nhất định trước khi xuất xưởng. Loại này khá phổ biến vì dễ làm và giá thành rẻ. 2. Rượu mật hoa dừa: được lên men hoàn toàn tự nhiên bằng nước Mật Hoa Dừa (người ta lấy mật hoa dừa giống như lấy mật bông Thốt Nốt) đó là một thứ nước chảy ra từ Hoa Dừa rất ngon và mát, dễ lên men vì có nhiều đường, nước mật hoa dừa này sau khi lên men sẽ cho ra một loại rượu nhẹ khoảng 8% Vol. Sau quá trình trưng cất và thanh lọc các độc tố trong rượu sẽ được loại rượu mật hoa dừa chính hiệu với nồng độ cồn khoảng 29% Vol. Rượu được đóng thành phẩm trong chai thủy tinh, trái dừa đã bỏ cùi (để bảo quản được lâu - tới 5 năm) hoặc trái dừa còn nguyên cùi để tăng hương vị (loại này ít vì dễ hư chỉ bảo quản được gần 1 tháng). Tuy nhiên phương pháp này không phổ biến vì quy trình phức tạp và nguyên vật liệu không sẵn có, giá còn cao. Philippin là một trong 3 nước đứng đầu thế giới về sản lượng dừa, họ chủ yếu sản xuất rượu mật hoa dừa theo cách lên men từ mật hoa dừa và làm ra loại rượu vang danh tiếng 3. Rượu dừa lên men: Rượu lên men trong trái dừa. phương pháp này là bỏ men rượu vào trái dừa sau đó ngâm ủ với quy trình kỹ thuật nhất định. đây là phương pháp cổ truyền với cách làm phức tạp nên hầu như không còn sử dụng. 4. Rượu cây dừa: đây là phương pháp bỏ men vào thân cây dừa đang sung sức. sau một thời gian khi trái trưởng thành già cùi sẽ được trái rượu dừa chính góc. Rượu này rất thơm, ngon, nguyên chất nhưng độ rượu thấp, năng xuất thấp nên chỉ làm gia đình sử dụng. chưa thấy bán ra thị trường nên được ít người biết đến 5. Rượu lên men từ nước dừa: đây là loại rượu dùng nước dừa, nếp cộng với men rượu để lên men. phương pháp này ít được các cơ sở sử dụng vì quy trình phức tạp. Hiện tại chỉ có người dân vùng rượu Rượu Phú Lễ, Ba Tri, Bến Tre mới có sử dụng loại rượu này. nhưng chỉ quy mô nhỏ và ít người làm, rượu này kết hợp với truyền thống rượu phú lễ nên người ta thường gọi là "Rượu dừa tiến vua" hoặc "rượu dừa lên men" theo tên thông thường Mùi vị Rượu dừa có vị cay nồng, ngọt dịu, mùi thơm của men rượu kết hợp với mùi thơm của cốt dừa tạo nên cảm giác dễ chịu. Cách thưởng thức Người ta có thể uống rượu dừa theo ba cách. Thứ nhất: Uống ở điều kiện bình thường. thứ hai: Uống nóng, bằng cách ủ nóng trong lò vi sóng từ ba tới năm phút hoặc nướng bằng lửa. Thứ ba: Uống lạnh, bằng cách ủ lạnh trước khi uống. Bảo quản Rượu dừa phụ thuộc rất nhiều vào tính tự nhiên của lớp vỏ và lớp cơm dừa tự nhiên vì thế bất tiện cho việc bảo quản lâu. Phụ thuộc vào nhiệt độ nơi bảo quản mà trái dừa có thể giữ được nhanh hay lâu. Nhiệt độ càng nóng, rượu dừa dễ dẫn đến bay hơi (Hao rượu). Thời gian bảo quản từ ba tháng tới một năm, tùy thuộc vào nhiệt độ xung quanh. Tốt nhất là được giữ trong nhiệt độ tám độ C. Chú thích Tham khảo Ngây ngất rượu dừa bến tre Tác dụng thật của rượu dừa dừa Rượu Việt Nam Ẩm thực Algérie Ẩm thực Malaysia Ẩm thực Nigeria Ẩm thực Philippines Nông nghiệp nhiệt đới Ẩm thực Igbo
885137
https://vi.wikipedia.org/wiki/Calliopsis%20nebraskensis
Calliopsis nebraskensis
Calliopsis nebraskensis là một loài Hymenoptera trong họ Andrenidae. Loài này được Crawford mô tả khoa học năm 1902. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Calliopsis Động vật được mô tả năm 1902
101213
https://vi.wikipedia.org/wiki/John%20Holmes
John Holmes
John Curtis Estes (1944 - 1988), thường được gọi là John Holmes, là một diễn viên phim khiêu dâm vào thập niên 1970 và thập niên 1980 với khoảng 2.500 phim các loại trong đó có loại phim đồng giới. Ông được coi là vua phim sex (Porn King), người sở hữu một chiếc dương vật được coi là lớn nhất trong lịch sử loại phim này, với chiều dài khoảng 30 cm khi cương cứng. Đã có lúc ông đạt được tới hơn 40 cm trong đỉnh cao sự nghiệp. Huyền thoại Holmes Có rất nhiều lời đồn đại về sự nghiệp và cuộc sống của Holmes, trong đó có: Dương vật của ông quá lớn đến nỗi ông đã dừng mặc quần lót, bởi vì: "Tôi cứ cương lên là làm hỏng hết lớp co giãn của quần cứ 4, 5 lần một tháng." Ông đã quan hệ tình dục với trên 14.000 phụ nữ từ năm ông 12 tuổi. Ông đã tình cờ giết chết hai người đàn ông khi quan hệ tình dục hậu môn với họ, sau đó ông bị bắt và cấm vĩnh viễn không được giao hợp bằng cách này. Những ngày cuối cùng Năm 1983, khi gần 40 tuổi sự nghiệp của Holmes xuống dốc khi dương vật của ông khó đạt được cương cứng tối đa, ông đóng bộ phim đồng giới duy nhất, "The Private Pleasures of John C. Holmes". Năm 1986, Joey Yale, bạn diễn của ông chết vì HIV/AIDS, cùng năm đó ông phát hiện mình nhiễm căn bệnh thế kỷ. Năm 1988, Holmes qua đời. Tham khảo Liên kết ngoài Interview with the maker of the 1998 documentary Summary of biography Nam diễn viên khiêu dâm Sinh năm 1944 Mất năm 1988 Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 20 Lính Lục quân Hoa Kỳ
493716
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Wilkinson%2C%20Georgia
Quận Wilkinson, Georgia
Quận Wilkinson (tiếng Anh: Wilkinson County) là một quận trong tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng ở thành phố Irwinton . Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số 10.220 người . Địa lý Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000, đã có 10.220 người, 3.827 hộ, và 2.805 gia đình sống trong quận. Mật độ dân số là 23 người cho mỗi dặm vuông (9/km ²). Có 4.449 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình là 10 cho mỗi dặm vuông (4/km ²). Cơ cấu chủng tộc của quận gồm 57,96% da trắng, 40,70% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,21% Native Mỹ, 0,07% châu Á, 0,40% từ các chủng tộc khác, và 0,66% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 0,99% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc chủng tộc nào. Có 3.827 hộ, trong đó 33,70% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 50,60% là các cặp vợ chồng sống với nhau, 18,40% có chủ hộ là nữ không có mặt chồng, và 26,70% là không lập gia đình. 24,10% của tất cả các hộ gia đình đã được tạo thành từ các cá nhân và 10,40% có người sống một mình 65 tuổi trở lên đã được người. Bình quân mỗi hộ là 2,65 và cỡ gia đình trung bình là 3,13. Trong quận dân cư có độ tuổi với 27,20% ở độ tuổi dưới 18, 9,00% 18-24, 28,10% 25-44, 22,70% 45-64, và 13,10% 65 tuổi trở lên. Tuổi trung bình là 36 năm. Cứ mỗi 100 nữ có 90,60 nam giới. Cứ mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 88,10 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đã được $ 32.723, và thu nhập trung bình cho một gia đình là $ 39.349. Nam giới có thu nhập trung bình $ 31.814 so với 21.461 $ cho phái nữ. Thu nhập trên đầu cho các quận được $ 14.658. Giới 14,60% gia đình và 17,90% dân số sống dưới mức nghèo khổ, trong đó có 24,90% những người dưới 18 tuổi và 18,00% có độ tuổi từ 65 trở lên. Tham khảo Quận của Georgia
704588
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nassaria%20wallacei
Nassaria wallacei
Nassaria wallacei là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Buccinidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Nassaria
59527
https://vi.wikipedia.org/wiki/Diana%2C%20V%C6%B0%C6%A1ng%20phi%20x%E1%BB%A9%20Wales
Diana, Vương phi xứ Wales
Diana, Vương phi xứ Wales (Diana Frances Spencer; 1 tháng 7 năm 1961 – 31 tháng 8 năm 1997), báo chí Việt Nam thường gọi là Công nương thay vì Vương phi, là vợ thứ nhất của Charles, Thân vương xứ Wales (sau này là Quốc vương Charles III) , con trai trưởng của cố Nữ vương Elizabeth II. Hai người con trai của bà là Thân vương xứ Wales William và Vương tử Harry, từng xếp thứ hai và thứ ba trong thứ tự kế vị ngôi vua của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và 15 vùng đất khác thuộc Khối thịnh vượng chung trong thời gian khi bà còn sống. Diana sinh ra trong gia đình quý tộc Anh và được tiếp xúc với vương tộc Anh từ thời thơ ấu do sống trên khu đất Sandringham thuộc sở hữu của vương thất. Là con gái út của John Spencer, Bá tước Spencer thứ 8, và Frances Shand Kydd, bà bị ảnh hưởng nặng nề sau khi cha mẹ ly hôn vào năm 1967. Bà không nổi trội về mặt học vấn nhưng có năng khiếu về âm nhạc, khiêu vũ và thể thao. Năm 1978, bà chuyển đến London sống cùng vài người bạn cùng phòng và nhận một số công việc trả lương thấp. Diana Spencer và Charles, Thân vương xứ Wales công bố đính hôn vào ngày 24 tháng 2 năm 1981, bà đã tham dự rất nhiều sự kiện của Vương thất trước khi họ chính thức kết hôn vào ngày 29 tháng 7 năm 1981 tại Nhà thờ St. Paul. Diana trở nên nổi tiếng sau khi bà kết hôn với Thân vương xứ Wales. Cuộc sống của bà trở thành đề tài chú ý của công chúng do địa vị vương thất và các hoạt động xã hội của bà. Với tư cách là Vương phi xứ Wales, Diana thay mặt Nữ vương thực hiện các nghĩa vụ vương thất cũng như tham dự các buổi lễ trên khắp các vương quốc thuộc Khối thịnh vượng chung. Bà được các phương tiện truyền thông ca ngợi vì cách tiếp cận trái thông lệ trong công tác từ thiện. Ban đầu Diana tập trung bảo trợ các tổ chức liên quan đến trẻ em và thanh thiếu niên nhưng sau đó nổi tiếng vì sự gần gũi với các bệnh nhân AIDS và chiến dịch tháo gỡ bom mìn. Bà cũng nâng cao nhận thức và vận động giúp đỡ những người bị ung thư và tâm thần. Với địa vị Vương phi, Diana ban đầu bị chú ý vì tính cách rụt rè, nhưng sức hút và sự thân thiện của bà nhanh chóng khiến công chúng quý mến và giúp giữ vững danh tiếng của bà sau khi đổ vỡ hôn nhân. Được đánh giá cực kỳ ăn ảnh, Diana từng là người đi đầu xu hướng thời trang thập niên 1980-1990. Sau nhiều năm bị dư luận bàn tán về các vấn đề trong cuộc sống hôn nhân, Thân vương và Vương phi xứ Wales đã quyết định ly dị vào ngày 28 tháng 8 năm 1996, kết thúc cuộc hôn nhân kéo dài 15 năm. Một năm sau khi ly dị, Diana đã bị thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi kinh hoàng xảy ra dưới đường hầm cầu Alma ở Paris, Pháp vào ngày 31 tháng 8 năm 1997. Cái chết của bà dẫn đến sự thương tiếc rộng rãi và gây chú ý tới toàn thế giới. Bạn thân của bà, Elton John đã hát bài hát "Candle in the Wind 1997" để tưởng nhớ bà tại tang lễ. Tuổi thơ Diana Frances Spencer hay thường được gọi tắt là Diana, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1961, tại Park House, Sandringham, Norfolk, vương quốc Anh. Bà là con thứ tư trong số năm người con của Tử tước xứ Althorp, John Spencer (1924-1992), người thừa kế của Bá tước Spencer thứ 7, và người vợ đầu của ông Frances (1936–2004). Gia tộc Spencer vốn có mối quan hệ đồng minh bền chặt với vương thất Anh qua vài thế hệ. Cả hai người bà của Diana đều phục vụ như là vai trò phụ tá riêng cho Thái hậu Elizabeth, vị trí chỉ dành cho các quý tộc cao quý. Gia đình Spencer hi vọng mẹ Diana sẽ sinh một bé trai để kế thừa huyết thống dòng họ, và đã không có cái tên được chọn trong tuần đầu tiên, cho đến khi họ chọn tên Diana Frances, được đặt theo tên của mẹ bà và Lady Diana Spencer, Bà Công tước xứ Bedford - chị của ông cố nhiều đời trước của bà. Lady Diana Spencer cũng từng được hứa hôn với Frederick, Thân vương xứ Wales vào trước những năm 1730 nhưng bất thành vì Thủ tướng Anh đương nhiệm muốn Thân vương xứ Wales kết hôn với Công chúa từ các vương thất châu Âu khác. Vào ngày 30 tháng 8 năm 1961, Diana làm lễ rửa tội tại nhà thờ St. Mary Magdalene, Sandringham. Bà lớn lên cùng ba người chị em ruột: Sarah, Jane, và Charles. Anh trai của bà, John Spencer, đã mất sau khi sinh một năm trước khi Diana được sinh ra. Nỗi khao khát có một người con trai thừa kế làm tăng căng thẳng trong cuộc hôn nhân của gia đình Spencer, mẹ Diana được cho rằng đã được đưa tới các phòng khám ở London để xác định nguyên nhân của vấn đề. Điều này được miêu tả là "nỗi xấu hổ" đối với em trai của Diana, Charles Spencer: "Đó là một khoảng thời gian khủng khiếp đối với cha mẹ tôi và có lẽ là gốc rễ của việc ly dị bởi vì tôi không nghĩ họ đã vượt qua nó". Diana lớn lên ở Park House, nằm trên mảnh đất Sandringham. Gia đinh Spencer thuê căn dinh thự từ Nữ vương Elizabeth II. Vương thất thường xuyên đi nghỉ tại xung quanh khu vực dinh thự Sandringham, và Diana từng chơi với Vương tử Andrew và Vương tử Edward khi còn nhỏ. Diana được 7 tuổi thì cha mẹ bà ly dị, mẹ bà sau này bắt đầu một mối quan hệ với ông Peter Shand Kydd và kết hôn vào năm 1969. Diana sống với mẹ ở London trong lúc cha mẹ ly thân, nhưng trong mùa lễ Giáng sinh Tử tước Althorp (cha của Diana) không cho phép Diana trở về London với mẹ. Sau đó, với sự giúp đỡ của mẹ vợ cũ là bà Ruth Roche, Bà Nam tước Fermoy, Tử tước John Spencer được quyền nuôi nấng Diana. Vào năm 1976, John Spencer kết hôn với Raine McCorquodale, trước đây là Bà Tử tước Dartmouth, con gái duy nhất của Alexander McCorquodale và bà Barbara Cartland. Mối quan hệ của Diana với mẹ kế đặc biệt tồi tệ. Bà không ưa Raine, người mà bà gọi là "Bully", và đã có lần Diana xô Raine ngã từ trên cầu thang xuống. Diana bắt đầu được xem là "Lady Diana Spencer" khi cha bà thừa kế tước vị Bá tước Spencer vào ngày 9 tháng 6 năm 1975. Sau khi học xong trường Institut Alpin Videmanette tại Thụy Sĩ, Lady Diana dọn về London và làm công việc giữ trẻ tại trường Young England. Giáo dục và sự nghiệp Diana ban đầu học tại nhà dưới sự giám sát của cô giáo Gertrude Allen. Bà bắt đầu nhận sự giáo dục chính thức tại trường tư Silfield ở Gayton, Norfolk và chuyển tới trường Riddlesworth Hall, một trường nội trú dành cho nữ gần Thetford, khi bà lên 9 tuổi. Bà cùng các chị của mình học tại Trường nữ West Heath ở Sevenoaks, Kent, năm 1973. Bà không tỏa sáng trong việc học, đã từng bị cấp độ O hai lần. Tinh thần cộng đồng nổi bật của bà đã được công nhận bằng một giải thưởng từ West Heath. Bà rời West Heath khi mười sáu tuổi. Em trai Charles của bà nhớ rằng chị gái ông khá nhút nhát cho đến thời điểm đó. Bà đã thể hiện tài năng trong âm nhạc như một nghệ sĩ piano không chuyên. Bà cũng rất xuất sắc trong bơi lội và lặn, múa Ballet và nhảy điệu Clacket. Sau khi vào học tại Institut Alpin Videmanette (một ngôi trường tại Rougemont, Thụy Sĩ, huấn luyện các cô con gái tầng lớp quý tộc hoặc thượng lưu làm quen với lối sống phong lưu đài các) với một kỳ học trong năm 1978, Diana trở lại London, nơi bà sống cùng hai người bạn chung trường trong căn hộ được mẹ tặng. Tại London, Diana tham gia khóa học cao cấp về nấu ăn, nhưng ít khi nấu cho bạn cùng phòng. Bà nhận một loạt công việc thu nhập thấp; bà làm công việc giảng dạy khiêu vũ cho thiếu niên cho đến khi khi một tai nạn trượt tuyết làm bà phải nghỉ ba tháng. Sau đó, bà tìm việc làm trợ lý trước giờ học của nhóm nhạc, làm một số công việc dọn dẹp cho chị gái Sarah Spencer và một vài người bạn của chị, làm công việc chủ trì tại các bữa tiệc. Diana đã dành thời gian để làm bảo mẫu cho Robertsons, một gia đình người Mỹ sinh sống ở London, và làm trợ lý giáo viên mầm non tại Trường Young England ở Pimlic. Vào tháng 7 năm 1979, mẹ bà mua cho bà một căn hộ tại Tòa án Coleherne ở Earl's Court vào ngày sinh nhật thứ 18. Bà sống ở đó với ba bạn cùng phòng cho đến ngày 25 tháng 2 năm 1981. Hôn nhân Diana lần đầu gặp Charles, Thân vương xứ Wales, khi bà 16 tuổi, vào tháng 11 năm 1977; lúc đó Charles đang hẹn hò với chị của Diana, Lady Sarah Spencer. Họ là khách tại buổi tiệc nhân dịp cuối tuần trong mùa hè năm 1980 khi bà xem ông chơi polo và Thân vương có sự hứng thú nghiêm túc với bà, xem bà như một cô dâu tiềm năng. Mối quan hệ tiến triển khi Charles mời bà lên tàu du lịch vương thất Britannia để chuẩn bị cho chuyến đi thuyền buồm cuối tuần tới Cowes. Sau đó là một lời mời đến Balmoral (dinh thự của vương thất ở Scotland) để gặp gia đình của Charles một trong những ngày cuối tuần tháng 11 năm 1980. Diana đã được Nữ vương, Thái hậu và chồng Nữ vương là Công tước xứ Edinburgh tiếp đón nồng nhiệt. Thân vương xứ Wales sau đó đã tán tỉnh Diana ở London. Thân vương cầu hôn bà vào ngày 6 tháng 2 năm 1981 và được bà chấp nhận, nhưng việc đính hôn của họ đã được giữ bí mật trong vài tuần sau đó. Là một gia đình quý tộc lâu đời tại Anh, gia tộc Spencer có điều kiện tốt nhất để làm sui gia với gia đình Nữ vương. Ngoài ra điều kiện dành cho người vợ của Thân vương xứ Wales là xuất thân quý tộc, được hưởng một nền giáo dục theo đạo Tin lành và phải là trinh nữ, 3 điều kiện này Diana đều có. Cả hai phía, vương thất cũng như gia đình Spencer, tạo cơ hội để Diana có dịp gặp gỡ Thân vương xứ Wales. Tina Brown (nhà báo và là vợ của Sir Harold Evans, còn được gọi là Lady Evans) cho là hoàng tộc lúc đó đang khẩn cấp tìm người để thay thế Camilla Parker Bowles, người mà Thân vương xứ Wales yêu say đắm mặc dù Camilla đã có chồng. Charles và Camilla Shand, quen nhau vào mùa hè năm 1971, và Charles đã tỏ tình với Camilla vào tháng 12 năm 1972, tuy nhiên không hỏi cưới. Vào tháng 7 năm 1973 Camilla Shand đã thành hôn với thiếu tá Andrew Parker Bowles. Hôn ước và lễ cưới Lễ đính hôn của họ được thông cáo chính thức vào ngày 24 tháng 2 năm 1981. Diana đã lựa một một chiếc nhẫn đính hôn cỡ đại gồm 14 viên kim cương đính xung quanh một viên đá Sappire Ceylon hình oval màu xanh dương 12 carat đặt trong vàng trắng 18 carat. chiếc nhẫn giống với chiếc nhẫn đính hôn của mẹ cô. Chiếc nhẫn đính hôn được làm bởi thợ kim hoàn của công ty Garard. Vào năm 2010, nó trở thành chiếc nhẫn đính hôn của con dâu bà là Catherine, Vương phi xứ Wales. Bà ngoại của Charles, Thái hậu Elizabeth đã tặng Diana quà đính hôn là một viên đá Sapphire và một cài áo kim cương. Sau lễ đính hôn, Diana đã bỏ công việc giữ trẻ và sống một thời gian ngắn tại dinh thự Clarence với Thái hậu Elizabeth. Sau đó bà sống tại cung điện Buckingham cho đến ngày cưới. Diana là người phụ nữ Anh đầu tiên trong 300 năm trở thành vợ của một người thừa kế và cũng là cô dâu đầu tiên của vương thất có một công việc được trả lương trước khi kết hôn. Diana đã xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên cùng với Thân vương xứ Wales trong một bữa tiệc từ thiện vào tháng 3 năm 1981 tại Hội trường Goldsmiths, nơi bà gặp Grace Kelly, Vương phi của Thân vương quốc Monaco. Năm 20 tuổi, Diana trở thành Vương phi xứ Wales khi kết hôn với Charles, Thân vương xứ Wales vào ngày 29 tháng 7 năm 1981 tại Thánh đường St. Paul, nơi có nhiều chỗ ngồi hơn Tu viện Wesminster, một nhà thờ thường được sử dụng cho các lễ cưới vương thất. Sự kiện này được mô tả rộng rãi như một "hôn lễ cổ tích" và được 750 triệu khán giả truyền hình toàn cầu theo dõi trong khi 600.000 khán giả xếp hàng trên đường phố để chứng kiến cặp đôi đến buổi lễ. Tại thánh đường, Diana vô tình đảo ngược thứ tự của hai cái tên đầu tiên của Charles, thay vào đó nói "Philip Charles" Arthur George. Bà đã không hứa sẽ "vâng lời chồng"; lời thề truyền thống đó đã được bỏ ra theo yêu cầu của cặp đôi, gây ra một số bàn tán vào thời điểm đó. Diana mặc chiếc váy cưới trị giá 9.000 bảng với một đuôi váy dài 7,62 mét. Sau khi trở thành Vương phi xứ Wales, Diana được xếp hạng là người phụ nữ có vị trí cao thứ ba trong Vương thất (sau Nữ vương và Thái hậu), và thứ năm hoặc thứ sáu theo thứ tự ưu tiên của các tước hiệu khác, theo sau Nữ vương, vị đại diện có liên quan, Công tước xứ Edinburgh, Thái hậu Elizabeth và Thân vương xứ Wales. Trong vòng một vài năm đầu sau đám cưới, Nữ vương mở rộng mối quan hệ của Diana với các thành viên trong gia đình vương thất; Nữ vương tặng cho Vương phi vương miện Cambridge Lover's Knot Tiara và trao cho Diana huy hiệu Royal Family Order of Queen Elizabeth II. Con cái Sau kết hôn, Thân vương và Vương phi xứ Wales cư ngụ tại Cung điện Kensington và Dinh Highgrove gần Tetbury. Vào ngày 5 tháng 11 năm 1981, Vương phi xứ Wales được thông báo mang thai con đầu lòng. Vào tháng 1 năm 1982, 12 tuần sau khi có thai, Diana ngã cầu thang tại Sandringham và bác sĩ phụ khoa vương thất Sir George Pinker được triệu từ London đến. Ông kết luận đứa trẻ trong bụng không gặp vấn đề gì dù Vương phi bị một số vết thương nghiêm trọng. Diana sau đó thừa nhận rằng chính bà đã cố tình ngã xuống cầu thang vì cảm thấy "thiếu thốn tình cảm trầm trọng". Vào tháng 2 năm 1982, hình ảnh Diana bầu bì trong trang phục bikini khi đi nghỉ mát được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Nữ vương sau đó đã phát biểu và gọi đó là "ngày đen tối nhất trong lịch sử báo chí Anh." Vào ngày 21 tháng 6 năm 1982, Vương phi hạ sinh con trai đầu lòng, Thái tử William. Dù phải nhận một số chỉ trích trên các phương tiện truyền thông, Diana quyết định đưa William đi cùng chuyến công du lớn đầu tiên tới Úc và New Zealand, và quyết định này được công chúng nhiệt liệt hoan nghênh. Vương phi xứ Wales sau này đã thừa nhận rằng bà ban đầu không có ý định đưa William đi cùng cho đến khi Malcolm Fraser, Thủ tướng Úc, đưa ra gợi ý. Con trai thứ hai của hai vợ chồng, Vương tử Harry, chào đời ngày 15 tháng 9 năm 1984. Vương phi cho biết bà và chồng gần gũi nhất trong khoảng thời gian mang thai Harry. Bà nhận ra đứa con thứ hai là con trai nhưng không nói với bất cứ ai, kể cả Thân vương xứ Wales. Diana cho hai con trai những trải nghiệm khác với những đứa trẻ sinh ra trong vương tộc. Diana ít khi làm theo ý của Thân vương hay vương thất và thường không khoan nhượng những chuyện liên quan đến con mình. Bà tự chọn tên thánh cho con, sa thải một vài bảo mẫu vương thất và chọn theo ý mình, bà cũng chọn trường và quần áo cho các con, lên kế hoạch đi du lịch và thường tự đưa con đi học mỗi khi rảnh rỗi. Bà cũng sắp xếp các nhiệm vụ của mình dựa theo thời gian biểu của William và Harry. Hôn nhân rạn nứt Năm năm sau khi kết hôn, sự bất đồng và chênh lệch tuổi tác gần 13 tuổi của hai vợ chồng trở nên rõ hơn và gây tổn thương lẫn nhau. Charles nối lại quan hệ với bạn gái cũ Camilla Parker Bowles và Diana bắt đầu ngoại tình với Thiếu tá James Hewitt, người trước đây từng dạy cưỡi ngựa cho gia đình. Các phương tiện truyền thông suy đoán rằng cha của Vương tôn Harry là Hewitt chứ không phải Charles dựa trên sự tương đồng về ngoại hình giữa Hewitt và Harry, nhưng Hewitt và một số người khác đã phủ nhận điều này. Harry được sinh ra hai năm trước khi Hewitt và Diana bắt đầu mối quan hệ tình cảm. Năm 1989, Diana có mặt tại bữa tiệc sinh nhật của em gái Camilla, Annabel Elliot, tại đó bà đối chất với Camilla về chuyện ngoại tình của chồng mình. Những chuyện này sau đó bị phơi bày vào tháng 5 năm 1992 khi cuốn sách của Andrew Morton, Diana: Her True Story được xuất bản rộng rãi. Cuốn sách cũng tiết lộ sự bất hạnh và quyết định tự tử của Vương phi xứ Wales đã gây ra một cơn bão truyền thông. Morton sau đó tiết lộ rằng vào năm 1991, ông cũng đã thực hiện một cuộc phỏng vấn bí mật với Diana, trong đó bà đã tiết lộ những vấn đề và khó khăn trong hôn nhân của mình. Nữ vương và Công tước xứ Edinburgh đã triệu tập một cuộc họp giữa Charles và Diana nhằm hòa giải nhưng bất thành. Philip đã viết thư cho con dâu và bày tỏ sự thất vọng về chuyện ngoại tình của bà và Charles, ông yêu cầu bà xem lại hành vi của mỗi người theo quan điểm của người kia. Công tước xứ Edinburgh đã rất thẳng thắn còn Diana thì nhạy cảm. Bà cảm thấy những lá thư ấy khó có kết quả nhưng đánh giá cao mục đích tốt của cha chồng. Một số người, kể cả Simone Simmons, bạn thân của Diana, cáo buộc rằng mối quan hệ giữa Vương phi và cha chồng vô cùng căng thẳng, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác cho rằng không có dấu hiệu xích mích trong những lá thư của hai người. Trong hai năm 1992 và 1993, các đoạn băng ghi âm cuộc điện thoại của Thân vương và Vương phi xứ Wales bị rò rỉ tạo nên hình ảnh tiêu cực cho cả hai. Các bản ghi âm của Vương phi và James Gilbey bị công bố vào tháng 8 năm 1992 và các bản sao được xuất bản cùng tháng. Bài báo, "Squidgygate", được theo dõi vào tháng 11 năm 1992 bởi các băng "Camillagate" bị rò rỉ, cuộc trò chuyện "mùi mẫn" giữa Thân vương xứ Wales và Camilla, được xuất bản trên các tờ báo lá cải. Vào tháng 12 năm 1992, Thủ tướng đương nhiệm John Major thông báo quyết định ly thân của Thân vương và Vương phi xứ Wales với Hạ viện: Từ năm 1992 đến 1993, Diana thuê huấn luyện viên giọng nói Peter Settelen để giúp bà cải thiện giọng nói khi phát biểu trước công chúng. Trong một đoạn băng được Settelen quay lại vào năm 1992, Diana thừa nhận rằng từ năm 1984 đến 1986, bà đã "yêu sâu sắc một người làm việc quanh bà." Nhiều người cho rằng bà đang ám chỉ Barry Mannakee, người được luân chuyển tới Đội phòng hộ ngoại giao vào năm 1986 sau khi các quản lý của Barry nhận định mối quan hệ của ông với Vương phi "không đúng đắn". Diana nói trong đoạn băng rằng Mannakee đã bị "đuổi" khỏi vị trí vệ sĩ của bà do sự nghi ngờ giữa hai người có quan hệ tình cảm. Penny Junor đề cập trong cuốn sách năm 1998 của mình rằng Vương phi lúc bấy giờ đang có quan hệ tình cảm với Mannakee. Bạn bè của Diana bác bỏ chuyện này và cho rằng lời cáo buộc ấy vô lý. Tuy nhiên, trong những đoạn băng được phát hành sau đó, Diana nói rằng bà đang có tình cảm với "một người nào đó", nói rằng "Tôi rất hạnh phúc để từ bỏ mọi thứ để ra đi và sống cùng anh ấy". Bà mô tả người đàn ông ấy là "người bạn tuyệt vời nhất mà bà từng có", tuy vậy lại phủ nhận hành vi quan hệ tình dục với ông ấy. Diana cũng cay đắng nói về chồng mình rằng "[Anh ấy] làm đủ mọi cách khiến tôi cảm thấy thiếu thốn, đến nỗi mỗi lần tôi muốn thay đổi không khí thì anh ấy lại khiến tôi hụt hẫng." Dì của Charles, Vương nữ Margaret, đã đốt những lá thư "đặc biệt riêng tư" mà Diana gửi cho Thái hậu vào năm 1993. Người viết tiểu sử William Shawcross nhìn nhận hành động của Margaret là "dễ hiểu" vì bà đang "bảo vệ mẹ và các thành viên khác trong gia đình", nhưng lại "đáng tiếc về mặt lịch sử". Tuy đổ lỗi cho Camilla Parker Bowles về những trục trặc trong hôn nhân của mình, Diana bắt đầu tin rằng chồng bà cũng tham gia vào những chuyện khác. Vào tháng 10 năm 1993, Vương phi viết thư cho quản gia Paul Burrell rằng bà tin rằng chồng mình hiện đang yêu trợ lý riêng Tiggy Legge-Bourke - đồng thời là cựu nhũ mẫu của hai Vương tôn William và Harry- và đang có ý định giết bà ấy nhằm "dọn đường cho anh ta kết hôn với Tiggy". Legge-Bourke được Thân vương xứ Wales thuê chăm sóc cho các con trai của ông và Vương phi rất ghét Legge-Bourke cũng như bực tức mối quan hệ của Legge-Bourke với các Vương tôn. Thân vương Charles cố gắng mưu cầu sự thấu hiểu của công chúng qua một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với Jonathan Dimbleby vào ngày 29 tháng 6 năm 1994. Trong cuộc phỏng vấn, Thân vương xứ Wales nói ông đã hàn gắn lại mối quan hệ với Camilla vào năm 1986 chỉ sau khi cuộc hôn nhân của ông với Vương phi đã "không thể cứu vãn". Cùng năm, tờ News of the World cho biết Diana đã thực hiện hơn 300 cuộc gọi với nhà buôn đồ mỹ nghệ đã có vợ là Oliver Hoare. Những cuộc gọi này đã được chứng minh được gọi từ căn hộ của Diana trong Điện Kensington và từ buồng điện thoại ngay bên ngoài cung điện. Theo lời cáo phó của Hoare, chỉ rất ít điều nghi hoặc về chuyện Diana có tình cảm với ông. Dù vậy, Vương phi xứ Wales đã phủ nhận bất kỳ mối quan hệ tình ái nào với Hoare, người bà xem là bạn, và nói rằng "một cậu bé" chính là nguồn cơn của những cuộc gọi phiền toái tới Hoare. Bà cũng được báo chí gán ghép với cầu thủ liên đoàn bóng bầu dục Will Carling và nhà đầu tư cổ phần tư nhân Theodore J. Forstmann, nhưng những cáo buộc này không được xác nhận cũng như chứng minh. Danh hiệu 1 tháng 7 năm 1961 - 9 tháng 6 năm 1975: Diana Frances Spencer Danh dự 9 tháng 6 năm 1975 - 29 tháng 7 năm 1981: Công nương Diana Frances Spencer 29 tháng 7 năm 1981 - 28 tháng 8 năm 1996: Vương phi xứ Wales Điện hạ tại Scotland: Công tước phu nhân xứ Rothesay Điện hạ 28 tháng 8 năm 1996 - 31 tháng 8 năm 1997: Diana, Vương phi xứ Wales Xem thêm William, Thân vương xứ Wales Cái chết của Diana, Vương phi xứ Wales Tham khảo Liên kết ngoài The Diana Chronicles Tina Brown Diana, Vương phi xứ Wales Vương phi xứ Wales Công tước phu nhân xứ Cornwall Vương tức Liên hiệp Anh Vương tộc Windsor Hoàng gia Anh Tín hữu Anh giáo Người Northamptonshire Tử vong vì tai nạn giao thông Người Luân Đôn Nhà hoạt động xã hội HIV/AIDS
661366
https://vi.wikipedia.org/wiki/Necydalis%20mellita
Necydalis mellita
Necydalis mellita là một loài bọ cánh cứng trong họ Cerambycidae. Tham khảo Liên kết ngoài Mellita
665466
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lepidiolamprologus%20boulengeri
Lepidiolamprologus boulengeri
Lepidiolamprologus boulengeri là một loài cá thuộc họ Cichlidae. Nó là loài đặc hữu của phần phía bắc của hồ Tanganyika, nơi nó được tìm thấy trong các vùng nước của Burundi và Tanzania. Chú thích Tham khảo (2007): Phylogenetic relationships of the Lake Tanganyika cichlid tribe Lamprologini: The story from mitochondrial DNA. Mol. Phylogenet. Evol. 45(2): 629–642. Lepidiolamprologus
657236
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trithemis%20werneri
Trithemis werneri
Trithemis werneri là một loài chuồn chuồn ngô thuộc họ Libellulidae. Nó được tìm thấy ở Angola, Cộng hòa Congo, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Malawi, Mozambique, Namibia, Nigeria, Nam Phi, Sudan, Tanzania, Uganda, Zambia, Zimbabwe, và có thể Burundi. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vùng đất có cây bụi nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vùng cây bụi ẩm khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, và sông. Tham khảo Clausnitzer, V. 2005. Trithemis werneri. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2007. Trithemis
584012
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pineuilh
Pineuilh
Pineuilh là một xã thuộc tỉnh Gironde trong vùng Nouvelle-Aquitaine tây nam nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Gironde Tham khảo Xã của Gironde
447082
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mont-Roc
Mont-Roc
Mont-Roc là một xã trong tỉnh Tarn thuộc vùng Occitanie ở miền nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 560 mét trên mực nước biển. Thị trấn có con sông Dadou. Tham khảo INSEE Xã của Tarn