id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
708457
https://vi.wikipedia.org/wiki/Inbiocystiscus%20faroi
Inbiocystiscus faroi
Inbiocystiscus faroi là một loài ốc biển rất nhỏ, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Cystiscidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Inbiocystiscus
83095
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20Kh%C3%BAc%20%28l%E1%BB%8Bch%20s%E1%BB%AD%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%29
Họ Khúc (lịch sử Việt Nam)
Họ Khúc là dòng họ nắm quyền cai trị Việt Nam đầu thế kỷ X, mở đầu Thời kỳ tự chủ Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc. Họ Khúc truyền nối làm chức Tiết độ sứ gồm 3 đời: Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ, cai trị từ năm 905 tới năm 923 hoặc 930. Nắm lấy vận hội Cuối thế kỷ IX, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Nạn cát cứ của quân phiệt địa phương ngày càng ác liệt, khởi nghĩa Hoàng Sào (874-884) làm triều đình nhà Đường càng thêm suy yếu. Đầu thế kỷ X, nhà Đường rơi vào tay quyền thần Chu Ôn, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế chia cắt 5 đời 10 nước (Ngũ đại Thập quốc). Năm 905, ở Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam lúc đó), Tiết độ sứ Độc Cô Tổn mới sang đã rất độc ác mất lòng người, bị gọi là "Ngục Thượng thư" (thượng thư ác). Tổn lại không cùng phe với Chu Ôn nên chỉ vài tháng lại bị Chu Ôn dời tiếp ra đảo Hải Nam và giết. Tĩnh Hải quân do đó không có người cai quản. Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến ra chiếm đóng phủ thành Đại La (Tống Bình cũ - Hà Nội), tự xưng là Tiết độ sứ. Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết: "Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ..." Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông. Ngày 7 tháng 2 năm 906, vua Đường phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự". Sau đó, Khúc Thừa Dụ tự lấy quyền mình, phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu", tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ kế vị quyền Tiết độ sứ. Thời điểm bắt đầu Sách Việt Sử tiêu án tính thời gian cai trị của họ Khúc từ năm 880 khi Tiết độ sứ Tăng Cổn bỏ thành Đại La. Cách tính như vậy chưa chính xác vì sau Tăng Cổn còn một số Tiết độ sứ nữa ở phương bắc như Chu Toàn Dục, Độc Cô Tổn sang cầm quyền. Tuy nhiên, cũng có thể vì một nguyên nhân khác, như tác giả Lê Văn Siêu đề cập trong sách "Việt Nam văn minh sử", Khúc Thừa Dụ có một quan hệ gần gũi nào đó với các quan cai trị người phương Bắc từ nhiều năm trước, thậm chí là quan hệ "thông gia", nên ông đã sớm được đi lại và tiếp cận với công việc cai trị tại Đại La ở mức độ nhất định. Dù rằng ngôi Tiết độ sứ của Độc Cô Tổn để lại còn trống nhưng việc làm của ông cũng không vấp phải sự phản kháng nào đáng kể của các liêu thuộc người phương Bắc ở lại Đại La khi đó. Sự kiện ông làm chủ Đại La được sử sách mô tả giản lược nhưng tựu trung khá "hòa bình" và "êm thấm", không đánh dấu bằng một trận đánh nào đáng kể gây chết chóc thương vong nhiều về người hay "lửa cháy nhà đổ". Có thể nhìn nhận trong bộ máy cai trị của Trung Quốc tại Đại La khi đó có sự tham gia nhất định của người Việt bản xứ nên Khúc Thừa Dụ không gặp phải trở ngại lớn khi vào "tiếp quản tạm" thủ phủ này. Một số bộ sử như Việt Sử lược, Đại Việt Sử ký Toàn thư chỉ nhắc tới Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ mà không nhắc tới Khúc Thừa Dụ. Có thể việc tiến vào nắm quyền ở Đại La do con ông là Khúc Hạo thực hiện nhân danh Khúc Thừa Dụ vì lúc đó ông đã quá già yếu, chỉ làm việc "chỉ đạo" phương sách. Cải cách hành chính Xem chi tiết: Khúc Hạo Ngày 23 tháng 7 năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, Khúc Hạo lên kế vị và phong cho con là Khúc Thừa Mỹ làm "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu" để kế vị. Nhà Hậu Lương lên thay nhà Đường công nhận ông làm "An Nam đô hộ, sung Tiết độ sứ". Khúc Hạo là nhà cai trị ôn hoà nhưng rất vững vàng. Khúc Hạo đã tiến hành cải cách quan trọng về các mặt. Đường lối chính trị của ông được sử sách tóm lược ngắn gọn song rất rõ ràng: "Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui". Khúc Hạo sửa lại chế độ điền tô, thuế má lực dịch nặng nề của thời thuộc Đường. Ông ra lệnh "bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch, lập sổ hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giáp trưởng (quản giáp) trông coi". Khúc Hạo đã có những cố gắng đầu tiên nhằm xây dựng chính quyền độc lập, thống nhất từ trung ương đến xã. Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: lộ, phủ, châu, giáp, xã. Mỗi xã đặt ra xã quan, một người chánh lệnh trưởng và một người tá lệnh trưởng. Một số xã ở gần nhau thời thuộc Đường gọi là hương nay đổi là giáp, mỗi giáp có một quản giáp và một phó tri giáp để trông nom việc kê hộ khẩu, nhân khẩu và việc thu thuế. Theo sách "An Nam chí nguyên", Khúc Hạo đặt thêm 150 giáp, cộng với những giáp trước đây nhà Đường đặt, cả thảy toàn bộ Tĩnh Hải quân có 314 giáp. Thân xa bỏ gần Xem chi tiết: Khúc Thừa Mỹ Nhà Hậu Lương, trước đây vì mới cướp ngôi nhà Đường, phương Bắc nhiều biến cố nên thừa nhận Khúc Hạo làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân năm 907. Nhưng qua năm sau, vua Hậu Lương là Chu Ôn lại phong cho Tiết độ phó sứ ở Quảng Châu là Lưu Ẩn kiêm chức "Tĩnh Hải quân tiết độ, An Nam đô hộ". Điều đó có nghĩa là người Trung Quốc vẫn muốn chiếm lại Việt Nam. Sự cai trị vững vàng của Khúc Hạo khiến họ Lưu không dám nhòm ngó tới phương nam. Khi Quảng Châu mạnh lên, tháng 9 năm 917, em Lưu Ẩn là Lưu Nghiễm (lên thay từ năm 911) bèn xưng đế, lập ra nước Nam Hán, một trong mười nước thời Ngũ đại Thập quốc. Nhận thấy nguy cơ từ phía họ Lưu, Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm "khuyến hiếu sứ" sang Quảng Châu, bề ngoài là để ‘‘kết mối hòa hiếu’’, song bề trong cốt là xem xét tình hình hư thực của địch. Cuối năm 917 khi Khúc Thừa Mỹ trở về thì Khúc Hạo mất. Khúc Thừa Mỹ lên thay cha làm Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân. Ông không tiếp tục chính sách "khoan thứ sức dân" mà Khúc Hạo đã áp dụng. Nhân dân tại Tĩnh Hải quân phải lao dịch nặng nề, do đó sự ủng hộ với họ Khúc không còn được như trước. Về mặt đối ngoại, Khúc Thừa Mỹ chủ trương kết thân với nhà Hậu Lương ở Trung nguyên mà gây hấn với nước Nam Hán liền kề. Năm 919, ông sai sứ sang Biện Kinh xin tiết việt của nhà Hậu Lương. Vua Lương là Mạt đế Chu Hữu Trinh bấy giờ bận đối phó với các nước lớn ở Trung nguyên nên ban tiết việt cho Khúc Thừa Mỹ và phong ông làm Tiết độ sứ Giao châu. Được sự hậu thuẫn của Hậu Lương, Thừa Mỹ chủ quan cho rằng uy thế của nhà Lương rộng lớn ở Trung nguyên có thể kìm chế được Nam Hán nhỏ hơn ở Quảng Châu. Ông công khai gọi nước Nam Hán là "ngụy đình" (triều đình tiếm ngôi, không chính thống). Chính sách đối ngoại đó của Khúc Thừa Mỹ khiến vua Nam Hán tức giận và quyết định sai Lý Khắc Chính cầm quân sang đánh chiếm Tĩnh Hải quân. Sách Tân Ngũ Đại sử, phần Nam Hán thế gia ghi:Đại Hữu năm thứ ba (930), [Lưu Nghiễm] sai tướng Lý Thủ Dung và Lương Khắc Trinh đánh Giao Chỉ, bắt được Khúc Thừa Mỹ... Thừa Mỹ là con của Khúc Hạo. Lương Khắc Trinh lại đánh Chiêm Thành, cướp lấy đồ quý mang về.Do mất sự ủng hộ của nhân dân trong nước, nhà Hậu Lương thừa nhận ông cũng sắp bị diệt vong lại ở quá xa càng không thể hỗ trợ được gì, Khúc Thừa Mỹ đơn độc và bị thua trận. Ông bị quân Nam Hán bắt đưa về Phiên Ngung. Vua Hán cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao châu. Thời điểm kết thúc Sử sách chép không thống nhất về thời gian Nam Hán xâm lược Tĩnh Hải quân. Hai sách cổ sử Việt Nam là Đại Việt Sử ký Toàn thư và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chép thời gian này là tháng 7 âm lịch năm 923, tức là 3 tháng trước khi nhà Hậu Lương mất. Sách Việt Nam sử lược cũng lấy năm 923. Các sách sử Việt Nam hiện đại căn cứ vào các sách sử cổ của Trung Quốc như Tư trị Thông giám (ra đời thời nhà Tống) và Tân Ngũ Đại sử đều ghi năm 930. Hai cuốn sử cổ này của Trung Quốc đều ra đời trước các sách Đại Việt Sử ký Toàn thư và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục của Việt Nam nên được các nhà sử học Việt Nam coi là nguồn thông tin đáng tin cậy hơn. Trong các sách sử cổ của Việt Nam có An Nam chí lược, Đại Việt sử lược và Việt sử tiêu án cũng chép gián tiếp năm 930 là năm họ Khúc mất (Việt sử Tiêu án tính họ Khúc từ năm 880 tới năm 930 là 51 năm). Các nhà sử học hiện nay khi chú giải sách Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng đưa ra câu hỏi không rõ sách này và Khâm định Việt sử Thông giám cương mục căn cứ vào đâu để ghi Nam Hán bắt Khúc Thừa Mỹ vào năm 923. Tính từ Khúc Thừa Dụ đến Khúc Thừa Mỹ, họ Khúc cầm quyền được 3 đời. Theo thuyết thứ nhất, họ Khúc cầm quyền 18 năm (905-923). Theo thuyết thứ hai, họ Khúc cầm quyền 25 năm (905-930). Nhận định Dù không xưng hiệu, họ Khúc vẫn được đời sau tôn như những vị vua. Khúc Thừa Dụ được gọi là Tiên chủ, Khúc Hạo là Trung chủ và Khúc Thừa Mỹ là Hậu chủ. Trong 3 đời họ Khúc, Khúc Hạo là người được nhắc đến nhiều nhất do những đóng góp của ông đối với lịch sử Việt Nam lúc đó. Nhà Đường thịnh trị, nắm quyền ở Trung Hoa, mở mang đất đai sang phía tây bao la, tứ phương đều có các An Tây, An Đông, An Bắc và An Nam đô hộ phủ. Những người Việt đứng lên trước đây như Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Dương Thanh... không thiếu hùng tâm nhưng gặp phải nhà Đường còn quá mạnh. Tới khi nhà Đường suy vong, vua yếu không còn thực quyền mà quyền thần chỉ lo cướp ngôi và đối phó với các phiên trấn, nước chia năm xẻ bảy, không còn đủ sức và tâm trí làm chiến tranh tổng lực với các "đô hộ phủ" thì thời cơ để thoát ra khỏi vòng tay lỏng lẻo đó cho người Việt đã tới. Khúc Thừa Dụ đã biết tận dụng đúng lúc thời cơ đó. Vì vậy, xét về mặt quân sự, thời cơ mà Khúc Thừa Dụ có được chẳng những thuận lợi hơn so với Mai Thúc Loan và Phùng Hưng mà ngược lên trên, so với Lý Nam Đế, Hai Bà Trưng, Bà Triệu cũng dễ thực hiện hơn. Do đó sử sách chỉ ghi ông chiếm lấy thủ phủ Đại La mà gần như không gây ra những cuộc đụng độ máu chảy thành sông, đánh qua giằng lại giữa quân Nam và quân Bắc, không phải đối đầu với viện binh... Tuy nhiên, xét về mặt chính trị, cơ đồ trong tay họ Khúc lại có phần khó hơn. Việt Nam sau hơn 1000 năm Bắc thuộc giống như người bệnh ốm dài ngày, không thể vùng đứng dậy ra nắng gió. Mặt khác, qua hơn 1000 năm - chứ không phải vài trăm năm như trước đây -vì ảnh hưởng của chính sách đồng hóa của phương bắc, tư tưởng là "công dân Trung Quốc" đã ăn sâu vào đa số người Việt. Do đó, việc khơi dậy tinh thần "độc lập, tự chủ" của người Việt không thể thực hiện trong một vài năm có thể thành công. Vì thế, chính sách dưỡng sức dân bên trong, hòa hoãn với bên ngoài là cần thiết để tạo điều kiện cho các thế hệ sau đứng vững thành một cõi độc lập. Chính sách thân Hậu Lương, gây hấn Nam Hán của Khúc Thừa Mỹ giống như hy vọng nước xa có thể cứu lửa gần, do đó bị thất bại. Xem thêm Tự chủ Khúc Thừa Dụ Khúc Hạo Khúc Thừa Mỹ Dương Đình Nghệ Bắc thuộc lần 3 Tham khảo Việt sử lược Đại Việt Sử ký Toàn thư Khâm định Việt sử Thông giám cương mục Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. Viện Sử học (2001), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà Xuất bản Khoa học xã hội. Trần Trọng Kim (1919), Việt Nam sử lược. Châu Hải Đường (2018), An Nam Truyện – Ghi chép về Việt Nam trong chính sử Trung Quốc xưa. Công ty Cổ phần sách Tao Đàn, Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn. Chú thích Triều đại Việt Nam
861930
https://vi.wikipedia.org/wiki/21648%20Gravanschaik
21648 Gravanschaik
21648 Gravanschaik (1999 NB57) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 12 tháng 7 năm 1999 bởi Nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln ở Socorro. Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 21648 Gravanschaik Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1999
791481
https://vi.wikipedia.org/wiki/Jujubinus%20suarezensis
Jujubinus suarezensis
Jujubinus suarezensis là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Trochidae, họ ốc đụn. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Fischer, P., 1878. Diagnoses Trochorum novorum. Journal de Conchyliologie 26: 62-67 Fischer P. , 1880 Spécies général et iconographie des coquilles vivantes, comprenant la Collection du Muséum d'Histoire naturelle de Paris, la collection Lamarck, celle du Prince Masséna (appartenant maintenant à M. B. Delessert) et les découvertes récentes des voyageurs par L.-C. Kiener continué par le docteur P. Fischer. Genres Calcar, Trochus, Xenophora, Tectarius et Risella, p. 717 pp, 120 pls Dautzenberg, Ph. (1929). Contribution à l'étude de la faune de Madagascar: Mollusca marina testacea. Faune des colonies françaises, III(fasc. 4). Société d'Editions géographiques, maritimes et coloniales: Paris. 321–636, plates IV-VII pp. To World Register of Marine Species R.N. Kilburn (1975), Pleistocene Molluscs from the West and South Coasts of the Cape Province, South Africa S Động vật được mô tả năm 1878
949990
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tipula%20hypopygialis
Tipula hypopygialis
Tipula hypopygialis là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng Indomalaya. Chú thích Tham khảo Chi Ruồi hạc
318995
https://vi.wikipedia.org/wiki/Baye%2C%20Finist%C3%A8re
Baye, Finistère
Baye () là một xã của tỉnh Finistère, thuộc vùng Bretagne, miền tây bắc Pháp. Dân số Người dân ở Baye được gọi là Bayois. Xem thêm Xã của tỉnh Finistère Tham khảo Mayors of Finistère Association ; INSEE ; IGN Liên kết ngoài French Ministry of Culture list for Baye Xã của Finistère
701912
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rissoa%20aartseni
Rissoa aartseni
Rissoa aartseni là một loài ốc biển nhỏ, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Rissoidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Rissoa
745654
https://vi.wikipedia.org/wiki/Turridrupa%20diffusa
Turridrupa diffusa
Turridrupa diffusa là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Turridae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Turridrupa
6497
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn%20Y%E1%BA%BFt%20%28ch%C3%B2m%20sao%29
Thiên Yết (chòm sao)
Thiên Yết (chữ Hán: 天蝎/天蠍 đọc đúng là Thiên Hiết hay còn gọi là Thiên Hạt, tiếng La Tinh: Scorpius để chỉ con bọ cạp) là một trong các chòm sao trong hoàng Đạo. Trong chiêm tinh học phương Tây nó được gọi là Scorpion hoặc Scorpio. Nó nằm giữa Thiên Xứng (Libra) về phía tây và Cung Thủ (Sagittarius) về phía đông. Nó là một chòm sao lớn nằm ở bầu trời phía nam gần trung tâm của Ngân Hà. Các sách tiếng Việt còn gọi chòm sao này là Hổ Cáp. Trong nền văn hóa Á Đông, tên chòm sao này được gọi là Thần Nông (神農), tuy nhiên, Thần Nông là một chòm sao thuộc văn hóa Việt Nam, khác hoàn toàn và không đầy đủ các ngôi sao nên không đúng với chòm sao Thiên Yết. Các đặc trưng nổi bật Thiên Yết chứa nhiều sao sáng, bao gồm Antares (α Sco), Graffias (β1 Sco), Dschubba (δ Sco), Sargas (θ Sco), Shaula (λ Sco), Jabbah (ν Sco), Grafias (ξ Sco), Alniyat (σ Sco), Alniyat (τ Sco) và Lesath (υ Sco). Các thiên thể nổi bật Vì vị trí của nó ở trong Ngân Hà, chòm sao này chứa nhiều thiên thể xa xôi, chẳng hạn như các quần sao mở M6 (Quần sao Bướm) và M7 (Quần sao Ptolemy), các Quần sao cầu M4 và M80. Thần thoại Hy Lạp Thiên Yết giống với đuôi con bọ cạp, và có thân mờ . Theo thần thoại Hy Lạp, nó tương ứng với con bọ cạp được Gaia (hoặc nữ thần Hera) sử dụng để giết chàng thợ săn Orion, con bọ cạp này đã chui từ dưới đất lên theo lệnh của nữ thần để tấn công. Mặc dù con bọ cạp này và Orion xuất hiện cùng nhau trong thần thoại, nhưng chòm sao Lạp Hộ gần như đối diện với Thiên Yết trong bầu trời đêm. Dựa vào thần thoại, người ta cho rằng giữa chúng phải cách xa như vậy để không mang mối hận thù lên trời. Tuy nhiên, trong nhiều phiên bản, Orion là một chàng thợ săn tài giỏi nhưng lại rất ngạo mạn. Để thỏa mãn tính tự cao của mình, chàng đã khoác lác với nữ thần Artemis Vị nữ thần săn bắn và bảo hộ cho thiên nhiên rằng sẽ săn và giết toàn bộ muôn thú trên Trái Đất. Để ngăn chặn điều đó xảy ra và để răn đe chàng thợ săn ngạo mạn, nữ thần đã cử một con bọ cạp xuống để giết chết anh thợ săn. Sau khi chàng thợ săn chết, vì tiếc thương cho tài năng của Orion, Zeus Vua của các vị thần trong thần thoại Hi Lạp đã đặt anh ta giữa các chòm sao. Tuy nhiên Artemis cũng yêu cầu đặt con bọ cạp lên theo ở phía đối diện Orion như để răn đe hậu thế kiềm chế cái tôi của mình. Vì vậy, mỗi lần hình ảnh con bọ cạp hiện lên bầu trời thì chòm sao mang hình ảnh của Orion lại mờ nhạt đi như thể chạy trốn khỏi kẻ đã giết mình. Scorpius cũng xuất hiện trong một phiên bản của câu truyện về Phaethon, con trai của thần mặt trời Helios. Phaethon đã xin cha cho điều khiển cỗ xe Mặt Trời trong một ngày. Nhưng vì thiếu kinh nghiệm, chàng trai đã không thể điều khiển nổi cỗ xe. Những con ngựa không được kiểm soát đã sợ hãi khi gặp phải một con bọ cạp khổng lồ trên trời với cài vòi nọc phun đầy hăm dọa. Chúng bắt đầu kéo cỗ xe Mặt Trời chạy lung tung, gây hỗn loạn cho bầu trời và mặt đất (người ta nói rằng nó đã tạo ra chòm sao Ba Giang). Cuối cùng, thần Zeus phá vỡ cỗ xe bằng một tia sét để chấm dứt hành trình tai họa của cỗ xe lửa. Thần thoại Trung Quốc đưa các ngôi sao này vào trong Thanh Long, một sinh vật đầy sức mạnh nhưng nhân từ, là sứ giả báo trước của mùa xuân. Các ngôi sao Các ngôi sao với tên gọi chính xác: Antares hay Cor Scorpii hay Kalb al Akrab hay Vespertilio (21/α Sco) 1,06 < ανταρης chống lại Sao Hỏa/Hỏa tinh. < cor scorpii Trái tim của bọ cạp < القلب العقرب al-qalb[u] al-<sup>c<sup>aqrab Trái tim bọ cạp < vespertīlio The bat Acrab [Elacrab] hay Graffias [Grafias, Grassias] (xem ξ Sco) (8/β1,2 Sco) – sao đôi 2,56, 4,90 < العقرب al-<sup>c<sup>aqrab Bọ cạp γ Sco: chuyển thành σ librae. Dschubba [Al Jabba] hay Iclarkrau (7/δ Sco) 2.29 < الجبهة al-jabha[h] Trán < ? iklil al ´aqrab Chóp của bọ cạp Wei (26/ε Sco) 2,29 ζ1,2 Sco (hay Grafias, xem ξ Sco) – sao đôi 4,70 và 3,62 Sargas (θ Sco) 1,86 Shaula (35/λ Sco) 1,62 < الشولاء aš-šawlā´ Đuôi (cong lên) Jabbah [Jabah] (hay Lesath, xem υ Sco) (14/ν Sco) – sao đôi 4,00 và 6,30 < جبهة jabhah trán Graffias [Grafias] (xem β Sco) (ξ Sco) – sao đa hợp 4,16 và 4,77 Alniyat [Al Niyat] < النياط an-niyāţ Động mạch 20/σ Sco 2,90 23/τ Sco 2,82 Lesath [Lesuth] (υ Sco) 2,70 اللسعة al-las<sup>c<sup>a[h] Vòi tiêm độc Jabhat al Akrab < جبهة العقرب jabhat[u] al-<sup>c<sup>aqrab Trán bọ cạp 9/ω1 Sco 3,93 10/ω2 Sco 4,31 Các sao với danh pháp Bayer: γ Sco, xem σ Lib; η Sco 3,32; ι1 Sco 2,99; ι2 Sco 4,78; κ Sco 2,39; μ1 Sco 3,00; μ2 Sco 3,56; 19/ο Sco 4,55; 6/π Sco 2,89; 5/ρ Sco 3,87; 17/χ Sco 5,24; 15/ψ Sco 4,93; 1/b Sco 4,63; 12/c1 Sco 5,67; 13/c2 Sco 4,58; d Sco 4,80; 22/i Sco 4,79; k Sco 4,83; 2/A Sco 4,59; A Sco 3,19; H Sco 4,18; N Sco 4,24; Q Sco 4,26 Các sao với danh pháp Flamsteed: 3 Sco 5,87; 4 Sco 5,63; 11 Sco 5,75; 16 Sco 5,43; 18 Sco 5,49 – solar twin; 24 Sco 4,91; 25 Sco 6,72; 27 Sco 5,48 Các sao được biết khác: HD 147513 5,38 – có hành tinh PSR B1620-26 – sao xung (pulsar)/sao đôi trắng trong M4, có hành tinh Scorpius X-1 12,2 – sao đôi phát xạ tia X Tham khảo Liên kết ngoài Chòm sao phương nam Chòm sao Chòm sao theo Ptolemy
650378
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rhodotarache
Rhodotarache
Rhodotarache là một chi bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Acontiinae
589338
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hyposmocoma%20albocinerea
Hyposmocoma albocinerea
Hyposmocoma albocinerea là một loài bướm đêm thuộc họ Cosmopterigidae. Nó là loài đặc hữu của Kauai. Tham khảo Liên kết ngoài Insects of Hawaii. Volume 9, Microlepidoptera Hyposmocoma Loài đặc hữu của Hawaii
462084
https://vi.wikipedia.org/wiki/Diofantos
Diofantos
Diofantus xứ Alexandria (Tiếng Hy Lạp: . sinh khoảng năm 200 đến 214, mất khoảng năm 284 đến 298), đôi khi được mệnh danh là "cha đẻ của ngành đại số" (một số người cho rằng danh hiệu này nên được cùng chia sẻ với Al-Khwārizmī, người sinh sau Diofantus khoảng 500 năm), là nhà toán học xứ Alexandria và là tác giả của loạt sách có tên gọi Arithmetica (số học). Bộ sách phân tích lý thuyết đại số về số và nói về cách giải khoảng 130 bài toán. Phần lớn các bài toán này đều dẫn đến phương trình bậc nhất và bậc hai, đặc biệt là các phương trình vô định (tức là các phương trình có nhiều hơn một ẩn số) tuy nhiên bộ sách này ngày này đã thất lạc vài quyển. Ngày nay, thuật ngữ phương trình Diofantus được dùng để chỉ các phương trình vô định mà ta chỉ quan tâm đến các nghiệm nguyên của chúng mà thôi. Trong khi nghiên cứu cuốn Arithmetica, Pierre de Fermat đã kết luận rằng có một phương trình Diofantos cho rằng không có lời giải, và đã ghi chú tỉ mỉ rằng ông đã tìm thấy "một cách chứng minh đúng đắn tuyệt diệu cho mệnh đề này", đến nay có tên Định lý Fermat lớn. Điều này đã dẫn đến những tiến bộ lớn về lý thuyết số, và ngành nghiên cứu phương trình Diofantos ("hình học Diofantine") và phép xấp xỉ Diofantos vẫn là những ngành quan trọng của toán học nghiên cứu. Diofantus là nhà toán học Hy Lạp đầu tiên công nhận phân số là những con số; vì vậy ông đã chấp nhận số hữu tỷ dương làm hệ số và lời giải. Ngày nay, các phương trình Diofantos thường là các phương trình đại số có hệ số nguyên, trong đó phải tìm những lời giải là số nguyên. Diofantos cũng tạo ra các tiến bộ về ký hiệu toán học. Diofantus cũng là người sớm dùng kí hiệu ζ (đọc là zêta) để chỉ số chưa biết với ghi chú rằng các chữ cái Hi Lạp khác cũng có thẻ dùng như vậy. Tham khảo Liên kết ngoài Diophantus's Riddle Diophantus' epitaph, by E. Weisstein Norbert Schappacher (2005). Diophantus of Alexandria: a Text and its History . Tannery's edition of the Works of Diophantus, now in the public domain (Classical Greek) Review of Sesiano's Diophantus Review of J. Sesiano, Books IV to VII of Diophantus' Arithmetica, by Jan P. Hogendijk Diofantos Diofantos Alexandria cổ đại Sinh thế kỷ 3 Mất thế kỷ 3 Nhà toán học Hy Lạp cổ đại
924856
https://vi.wikipedia.org/wiki/Longitarsus%20stragulatus
Longitarsus stragulatus
Longitarsus stragulatus là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Foudras miêu tả khoa học năm 1860. Chú thích Tham khảo Longitarsus
412332
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dillendorf
Dillendorf
Dillendorf là một đô thị ở huyện Rhein-Hunsrück, bang Rheinland-Pfalz, phía tây nước Đức. Tham khảo
897013
https://vi.wikipedia.org/wiki/Exoneura%20parvula
Exoneura parvula
Exoneura parvula là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Rayment mô tả khoa học năm 1935. Chú thích Tham khảo Exoneura Động vật được mô tả năm 1935
313704
https://vi.wikipedia.org/wiki/Prats-de-Carlux
Prats-de-Carlux
Prats-de-Carlux là một xã của Pháp, nằm ở tỉnh Dordogne trong vùng Aquitaine của Pháp. Thông tin nhân khẩu Tham khảo Liên kết ngoài Prats-de-Carlux trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Prats-de-Carlux
279929
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lav%C3%ADnia
Lavínia
Lavínia là một đô thị ở bang São Paulo của Brasil. Đô thị này nằm ở vĩ độ 21º10'06" độ vĩ nam và kinh độ 51º02'23" độ vĩ tây, trên khu vực có độ cao 458 m. Dân số năm 2004 ước tính là 4.974 người. Đô thị này có diện tích 538,5 km². Thông tin nhân khẩu Dữ liệu dân số theo điều tra dân số năm 2000 Tổng dân số: 5.131 Dân số thành thị: 4.134 Dân số nông thôn: 997 Nam giới: 2.574 Nữ giới: 2.557 Mật độ dân số (người/km²): 9,53 Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi (trên một triệu người): 19,31 Tuổi thọ bình quân (tuổi): 69,48 Tỷ lệ sinh (số trẻ trên mỗi bà mẹ): 2,40 Tỷ lệ biết đọc biết viết: 87,90% Chỉ số phát triển con người (HDI-M): 0,765 Chỉ số phát triển con người - Thu nhập: 0,684 Chỉ số phát triển con người - Tuổi thọ: 0,741 Chỉ số phát triển con người - Giáo dục: 0,870 (Nguồn: IPEADATA) Liên kết ngoài Trang mạng của đô thị Tham khảo Lavinia
931628
https://vi.wikipedia.org/wiki/Yingaresca%20amabilis
Yingaresca amabilis
Yingaresca amabilis là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Jacoby miêu tả khoa học năm 1892. Chú thích Tham khảo Yingaresca
833855
https://vi.wikipedia.org/wiki/2350%20von%20L%C3%BCde
2350 von Lüde
2350 von Lüde là một tiểu hành tinh vành đai chính với chu kỳ quỹ đạo là 1226.2195162 ngày (3.36 năm). Nó được phát hiện ngày 6 tháng 2 năm 1938. Tham khảo Được phát hiện bởi Alfred Bohrmann Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1938
778826
https://vi.wikipedia.org/wiki/Steve%20Massiah
Steve Massiah
Steve J Massiah (sinh ngày 21 tháng 6 năm 1979) là 1 vận động viên cricket người Guyana sinh ở Mỹ. Anh là 1 right-handed batsman và off spin bowler, anh chơi cho đội tuyển quốc gia Mỹ từ năm 2000 và hiện là đội trưởng của đội tuyển quốc gia. Anh chơi One Day Internationals (ODIs) cho đội mình ở giải 2004 ICC Champions Trophy. Tiểu sử Sinh tại Georgetown năm 1979, Steve Massiah chơi cho đội U-19 Guyana 12 trận trong khoảng thời gian từ 1996 đến 1998 trước khi chơi cho đội tuyển Mỹ ở giải Minor Counties trong tour đấu của đội Anh năm 2000. Anh chơi trận List A đầu tiên cùng năm ở giải Red Stripe Bowl đối đầu với Jamaica, Canada, Barbados và Trinidad & Tobago. Anh không chơi cho đội tuyển quốc gia mãi tới năm 2004 khi anh chơi giải ICC 6 Nations Challenge ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Anh chơi trận first-class đầu tiên ở giải ICC Intercontinental Cup với đội Canada và Bermuda. Anh chơi tất cả hai trận ở giải Americas Championship tại Bermuda. Anh thi đấu 2 trận ODI ởi giải ICC Champions Trophy đối đầu với New Zealand và Australia. Anh thi đấu giải 2005 ICC Trophy ở Ireland. Sau những trận đấu khởi động với Northern Cricket Union President's XI và Namibia anh chơi 6 trận ở giải này. He ghi được 108 not out với đội Uganda, thành tích cao nhất của anh ở List A. Anh lần đầu tiên làm đội trưởng ở giải ICC Americas Championship tournament ở Ontario. Anh là người thi đấu nhiều nhất ở giải Division Five của World Cricket League tại Jersey năm 2008 khi làm đội trưởng. Tham khảo Sinh năm 1979 Nhân vật còn sống
413342
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chu%20Nh%C3%A2n
Chu Nhân
Chu Nhân (tiếng Trung: 朱茵), (báo chí Việt Nam hay gọi là Chu Ân) (sinh ngày 25 tháng 10 năm 1971) là nữ ca sĩ, diễn viên người Hồng Kông được biết tới qua các vai diễn trong phim của Châu Tinh Trì như Trường học Uy Long 2 và Tân Tây du ký. Tiểu sử Từ năm 1990 đến năm 1992, Chu Nhân theo học diễn xuất tại Học viện Nghệ thuật Diễn xuất Hồng Kông đồng thời đảm nhận vai trò người dẫn chương trình cho đài TVB. Sau khi tốt nghiệp, cô có vai diễn điện ảnh đầu tay vào năm 1994 trong bộ phim hành động hài Trường học Uy Long 2 (逃學威龍2) của ngôi sao phim hài Châu Tinh Trì. Sau Trường học Uy Long, cô và Châu Tinh Trì còn đóng chung trong phim điện ảnh ăn khách Tân Tây du ký (1995). Bên cạnh các vai diễn điện ảnh, Chu Nhân còn có một vai diễn đáng chú ý trên truyền hình, đó là vai Hoàng Dung trong chuyển thể truyền hình năm 1994 của Anh hùng xạ điêu, tiểu thuyết võ hiệp nổi tiếng của nhà văn Kim Dung nhưng không nhận được nhiều xếp hạng. Kể từ giữa thập niên 1990, Chu Nhân không còn nhiều vai diễn nổi bật. Cô còn thử sức trong vai trò ca sĩ, tuy nhiên sự nghiệp ca hát của cô cũng không gây được tiếng vang ở Hồng Kông. Đời tư Ngoài Châu Tinh Trì, Chu Nhân được cho là hẹn hò với Huỳnh Quán Trung, thành viên của nhóm nhạc Beyond từ năm 1998. Hai người đã kết hôn năm 2012 và cùng năm họ đón con gái đầu lòng, tên thường gọi là Debbie. Phim Phim điện ảnh Phim truyền hình Chương trình khác Truyền hình thực tế Tham khảo Liên kết ngoài Diễn viên Hồng Kông Ca sĩ Hồng Kông Sinh năm 1971 Nhân vật còn sống Nữ ca sĩ thế kỷ 21
871300
https://vi.wikipedia.org/wiki/Adicella%20eucharis
Adicella eucharis
Adicella eucharis là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc. Tham khảo Chú thích Adicella
277339
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%91%20nguy%C3%AAn%20t%E1%BB%91%20m%E1%BA%A1nh
Số nguyên tố mạnh
Trong toán học số nguyên tố mạnh là số nguyên tố hơn trung bình cộng của 2 số nguyên tố liền kề với nó. Nói cách khác khi cho một số nguyên tố , với "n" là một số chỉ thứ tự số nguyên tố, thì . 5 số nguyên tố mạnh nhỏ nhất là: 11, 17, 29, 37, 41. Với các cặp số nguyên tố sinh đôi (p, p + 2) khi p > 5, p luôn là số nguyên tố mạnh, vì p − 2 phải chia hết cho 3 nên không thể là số nguyên tố. Tham khảo Liên kết ngoài Guide to Cryptography and Standards (Chỉ dẫn về mật mã và các chuẩn) RSA Lab's explanation on strong vs weak primes (Giải thích của phòng thí nghiệm RSA về số nguyên tố mạnh và yếu) Lý thuyết số Số nguyên tố
40503
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%C6%B0%C6%A1ng%20c%E1%BA%A7m%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Dương cầm (định hướng)
Dương cầm có thể là từ nói đến một trong các nghĩa sau: Dương cầm, một loại nhạc cụ phím trong âm nhạc. Dương cầm (The Piano), tên một bộ phim làm năm 1993 do Jane Campion đạo diễn. Nhạc sĩ Dương Cầm.
663264
https://vi.wikipedia.org/wiki/Psilogramma%20vates
Psilogramma vates
Psilogramma vates là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae. Loài này có ở Sri Lanka. Chú thích Tham khảo Psilogramma Động vật đặc hữu Sri Lanka
751431
https://vi.wikipedia.org/wiki/Litiopa
Litiopa
Litiopa là một chi ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Litiopidae. Các loài Các loài trong chi Litiopa gồm có: Litiopa melanostoma (Rang, 1829) Litiopa nipponica Kuroda & Kawamoto, 1956 Litiopa tumescens (Thiele, 1925) Các loài đồng nghĩa Litiopa bucciniformis Hornung & Mermod, 1926: synonym of Bittium proteum (Jousseaume, 1931) Litiopa effusa C. B. Adams, 1850: synonym of Monoplex pilearis (Linnaeus, 1758) Litiopa obesa C. B. Adams, 1850: synonym of Gutturnium muricinum (Röding, 1798) Litiopa saxicola C. B. Adams, 1852: synonym of Elachisina saxicola (C. B. Adams, 1852) Chú thích Tham khảo Gofas, S.; Le Renard, J.; Bouchet, P. (2001). Mollusca, in: Costello, M.J. et al. (Ed.) (2001). European register of marine species: a check-list of the marine species in Europe and a bibliography of guides to their identification. Collection Patrimoines Naturels, 50: pp. 180–213 Bouchet P. (2002) Gone with the wind: a pelagic marine snail described as an endemic land snail from the Bahamas. The Nautilus 116(1):32-35. Spencer, H.; Marshall. B. (2009). All Mollusca except Opisthobranchia. In: Gordon, D. (Ed.) (2009). New Zealand Inventory of Biodiversity. Volume One: Kingdom Animalia. 584 pp Litiopidae
299521
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA%20Quang%20Li%C3%AAm
Lê Quang Liêm
Lê Quang Liêm (sinh ngày 13 tháng 3 năm 1991) là một Đại kiện tướng cờ vua người Việt Nam. Anh là kỳ thủ số 1 Việt Nam và là một trong những kỳ thủ nam hàng đầu châu Á. Anh là nhà vô địch thế giới nội dung cờ chớp năm 2013, vô địch châu Á 2019, 2 lần vô địch Giải cờ vua Aeroflot mở rộng, 3 lần vô địch Giải cờ vua quốc tế HDBank. Sự nghiệp Thời gian đầu Lê Quang Liêm được anh trai Lê Quang Long hướng dẫn chơi cờ từ năm 7 tuổi. Anh đoạt ngôi quán quân giải vô địch cờ vua thế giới lứa tuổi dưới 14 vào năm 2005, 2 lần huy chương bạc giải cờ vua trẻ thế giới lứa tuổi 10 và 12 (năm 2001 và 2003), huy chương vàng giải vô địch cờ vua châu Á lứa tuổi dưới 16 năm 2006. Ngoài ra, Lê Quang Liêm còn đoạt một số huy chương vàng ở cấp khu vực Đông Nam Á. Sau thành tích thi đấu xuất sắc tại giải Olympiad cờ vua thế giới năm 2006 tổ chức tại Ý thắng 5 đại kiện tướng quốc tế, hòa 3 đại kiện tướng quốc tế khác, Liêm được đặc cách phong lên đại kiện tướng quốc tế. Năm 2008, năm 17 tuổi, Liêm đã tham dự Giải cờ vua thanh niên thế giới dành cho lứa tuổi dưới 20 ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy thành tích không cao (8 điểm/13 ván, đồng hạng 15) nhưng đã giúp Liêm tích luỹ thêm kinh nghiệm thi đấu quốc tế. Tại giải Olympiad cờ vua thế giới năm 2008, anh đạt 8 điểm / 11 ván (6 thắng 4 hoà 1 thua, trong đó có ván thắng Smeets, hoà Karjakin, Bruzon, Nghê Hoa) góp phần đưa Việt Nam lần đầu tiên lọt vào top 10 trong một Olympiad cờ vua (9/154 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự), đồng thời hạng nhất nhóm B. Năm 2009 Tại giải Cờ vua Kolkata mở rộng lần 4 (tháng 9) dù chỉ là kì thủ có Elo thứ 14 của giải nhưng Lê Quang Liêm đã giành ngôi vô địch với 8 điểm (10 ván đấu), vượt qua nhiều kì thủ nổi tiếng như Short, Mamedyarov, Nghê Hoa,... Tiếp đó anh lại tham dự giải cờ vua Tinh Tú ở Chiết Giang (Trung Quốc). Là hạt giống số 1, Lê giành 5 ván thắng liên tiếp từ đầu giải và vô địch sau 9 ván đấu bất bại (+6=3). Tháng 11, Lê Quang Liêm tham dự Cúp cờ vua thế giới 2009. Anh là kì thủ Việt Nam duy nhất tham dự giải này, sau khi giành thứ hạng cao tại Giải cờ vua cá nhân châu Á trong năm. Liêm gặp Tkachiev ở vòng 1, thủ hoà sau 2 ván cờ truyền thống, tuy nhiên thua sau 3 ván cờ nhanh (tổng tỉ số 1,5 – 3,5). Tháng 12 Liêm ở vị trí chủ công đã giúp đội cờ vua nam Việt Nam giành ngôi á quân tại giải cờ vua đồng đội châu Á ở Ấn Độ (Tata Steel Asian Team Chess Championship), chỉ xếp sau đội chủ nhà. Bản thân anh thi đấu 6 trận (+4=1-1). Với những thành tích đạt được, trong bảng xếp hạng của FIDE tháng 1 năm 2010, lần đầu tiên Lê Quang Liêm lọt vào top 100 thế giới (hạng 93) với hệ số Elo cao nhất của các kì thủ Việt Nam từ trước đến thời điểm đó (2647) và top 10 kì thủ trẻ thế giới. Năm 2010 Lê Quang Liêm khởi đầu năm 2010 rất thành công khi tham dự 2 giải cờ vua ở Nga: Moskva mở rộng và Aeroflot. Trong giải Moskva, sau 9 ván đấu, Liêm được 7 điểm (+5 =4), là một trong 4 kỳ thủ cao điểm nhất giải. Khi so sánh hệ số phụ Liêm xếp thứ ba. Ở giải Aeroflot – một trong những giải cờ mở rộng mạnh nhất thế giới – diễn ra ngay sau đó, trong lần thứ 4 tham dự giải, Liêm giành ngôi vô địch với 7 điểm / 9 vòng (+5 =4), có những ván thắng trước các đối thủ mạnh như Bacrot, Bốc Tường Chí. Anh là kỳ thủ châu Á đầu tiên vô địch giải này. Với danh hiệu vô địch giải đấu Lê giành quyền tham dự giải Dortmund trong năm. Cho đến khi kết thúc giải Aeroflot, Liêm có chuỗi 33 ván đấu bất bại (19 thắng 14 hòa). Nhờ vào thành công ở 2 giải đấu này, trong bảng xếp hạng tháng 3 năm 2010 của FIDE, Liêm đã tăng 42 điểm Elo (2689), lọt vào danh sách 50 kỳ thủ hàng đầu thế giới, là kỳ thủ tiến bộ nhất trong top 100. Tháng 7, Liêm tham gia giải Dortmund. Đây là giải cờ mạnh nhất Liêm từng tham gia (hạng 20 với Elo trung bình 2731). Dù là kỳ thủ có Elo thấp nhất trong số 6 kỳ thủ tham dự, với thành tích 5,5 điểm / 10 trận (+2 =7 -1) anh xếp thứ nhì chung cuộc, trong đó có ván thắng nhà vô địch giải Ponomariov. Tháng 9, do thủ tục xuất nhập cảnh, Liêm bỏ lỡ giải cờ vua các câu lạc bộ của Tây Ban Nha. Do đó anh sang Philippines tham dự giải tưởng niệm Campomanes. Là hạt giống số 1 của giải, sau 9 vòng đấu Liêm được 7 điểm (+5 =4) đồng điểm với Triệu Tuấn nhưng kém hệ số phụ, giành ngôi á quân . Sau giải đấu này hệ số Elo hiện thời của Liêm lần đầu tiên vượt hơn 2700 (2701), là kỳ thủ Việt Nam đầu tiên đạt được thành tích này. Tại Đại hội cờ vua thế giới lần thứ 39 diễn ra từ ngày 20 tháng 9 đến 4 tháng 10 tại Khanty - Mansiysk thuộc Liên bang Nga, Lê Quang Liêm ngồi bàn 1 đã thi đấu không thành công, thi đấu đủ 11 trận: 2 thắng, 7 hòa, 2 thua; hệ số Elo thể hiện trong giải (rating performance - Rp) = 2601, giảm 12,1 điểm Elo. Đội nam Việt Nam 12 điểm xếp thứ 52 toàn đoàn. Tại Giải cờ vua nhanh quốc tế Cap d’Agde lần 9 diễn ra từ ngày 23 đến 31-10, sau khi đánh bại người đồng hương Nguyễn Ngọc Trường Sơn ở tứ kết, Lê Quang Liêm đã bại trận trước Nakamura tại bán kết. Sau đó Lê Quang Liêm khoác áo đội tuyển Việt Nam dự giải cờ nhanh cá nhân trong khuôn khổ Asian games. Tại giải này Lê Quang Liêm giành được huy chương bạc (bằng điểm với kỳ thủ giành huy chương vàng nhưng thua đối đầu trực tiếp. Cũng tại giải này, Lê Quang Liêm ngồi bàn 1 cũng thi đấu không thành công khi không đưa đội tuyển Việt Nam vào bán kết Nhờ những thành tích trong năm, Liêm là một trong 10 vận động viên tiêu biểu Việt Nam 2010. Năm 2011 Giải quốc tế đầu tiên Liêm tham dự trong năm là Tata Steel diễn ra từ 14 đến 30 tháng 1. Anh được mời thi đấu ở hạng B gồm 14 kỳ thủ. Ở những vòng đấu đầu tiên, Liêm bị mệt nên có kết quả không tốt. Do vậy, dù đã tăng tốc ở những vòng đấu sau, anh chỉ đạt vị trí đồng hạng tư với 7,5 điểm / 13 ván (+5 =5 -3), trong đó thắng được nhà vô địch hạng B McShane. Tháng 2, Liêm tiếp tục tham dự giải Aeroflot và sau 9 vòng đấu, với 6,5 điểm (+5=3-1) Liêm là kỳ thủ đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch giải đấu này (bằng điểm với một số kỳ thủ khác nhưng hơn chỉ số phụ). Liêm tiếp tục được mời tham dự giải Dortmund trong năm. Tháng 5, Liêm được mời tham dự Giải cờ vua Tưởng niệm Capablanca. Đây cũng là một giải cờ mạnh, thuộc nhóm 19 (Elo trung bình 2712). Với phong độ cao, Liêm kết thúc 10 ván đấu với 6,5 điểm (+4=5-1), giành ngôi á quân khi bằng điểm với nhà vô địch Ivanchuk nhưng kém chỉ số phụ. Với thành công ở giải đấu này, Elo hiện thời của Liêm một lần nữa lại vượt qua mức 2700. Trong bảng xếp hạng tháng 7 của FIDE, lần đầu tiên Lê Quang Liêm có mức Elo vượt 2700, được 2715 và trở thành kỳ thủ trẻ số 1 thế giới. Cũng trong tháng 7, anh dự giải Dortmund lần thứ hai. Với thành tích bất bại (+1 =9) sau 10 ván, đạt 5,5 điểm, Liêm giành ngôi á quân lần thứ hai liên tiếp. Ngay sau đó, anh và đồng đội Nguyễn Ngọc Trường Sơn tham dự Cúp cờ vua thế giới 2011, lọt vào đến vòng 3. Đây là thành tích cao nhất của cờ vua Việt Nam tại Cúp cờ vua thế giới từ trước đến nay. Anh thắng kỳ thủ người Indonesia, Megaranto ở vòng 1 và kỳ thủ Nga, Boris Grachev ở vòng hai, trước khi phải dừng bước trước kỳ thủ Cuba, Lazaro Batista Bruzon ở vòng 3. Tháng 10, Liêm dự giải SPICE Cup ở Texas. Đây là giải mời 6 kỳ thủ đấu vòng tròn hai lượt. Liêm là hạt giống số 1 của giải. Sau 10 ván, với 17 điểm (+4 =5 –1), Liêm đoạt chức vô địch, xếp trên Dominguez. Tháng 12, Liêm tham dự nội dung cờ vua ở giải Sportaccord World Mind Games (Giải trí tuệ thế giới) ở Trung Quốc. Các kỳ thủ tham dự đều có Elo trên 2700. Sau hai nội dung cờ nhanh và cờ chớp anh thi đấu không thành công, xếp ở nửa sau bảng xếp hạng. Trong năm 2011, Liêm cũng được mời tham gia thi đấu cho các câu lạc bộ của Đức (Werder Bremen), Pháp (Evry Grand Roque) và Trung Quốc (Thanh Đảo). Anh tiếp tục được bầu chọn là một trong 10 vận động viên tiêu biểu của Việt Nam năm 2011 . Năm 2012 Liêm nhận được lời mời tham dự giải ở Gibraltar vào cuối tháng 1 đầu tháng 2. Đây là giải mở có nhiều cao thủ tham gia, với 11 kỳ thủ có Elo trên 2700 . Sau 10 ván đấu, anh đạt 7 điểm (+5 =4 -1) xếp hạng 7 chung cuộc. Ngay sau đó, anh tham gia giải Aeroflot từ 6 đến 17 tháng 2. Đây là giải đấu Liêm là đương kim vô địch. Tuy nhiên anh thi đấu không thành công khi chỉ đạt 4 điểm / 9 ván (+2 =4 -3). Do đó, Elo hiện thời của anh không còn trong nhóm 2700. Sau giải Aeroflot, Liêm tham gia giải HDBank. Anh đạt 7,5 điểm / 9 ván (+6 =3) , về nhì sau Nghê Hoa. Tháng 5, anh tham dự Giải vô địch cờ vua cá nhân châu Á 2012 tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm kiếm tìm vé dự Cúp cờ vua thế giới 2013 dành cho 5 kỳ thủ đứng đầu. Tuy là hạt giống số 1 nhưng anh thể hiện phong độ không tốt và chỉ xếp thứ 16 chung cuộc (5,5 điểm / 9 ván; +5 =1 -3) . Sau giải cá nhân, anh tiếp tục cùng đội tuyển Việt Nam tham dự giải đồng đội châu Á tại Sơn Đông. Liêm góp phần giúp đội tuyển giành huy chương vàng cờ chớp . Tháng 7, anh được mời tham dự vòng loại Giải vô địch cờ nhanh và cờ chớp thế giới. Liêm lọt vào vòng chung kết cờ chớp sau khi xếp hạng 2 ở vòng loại . Trước các kỳ thủ hàng đầu, anh thi đấu tốt, xếp hạng 7 chung cuộc với 16,5 điểm / 30 ván (+14 =5 -11) . Ngay tiếp sau đó, anh tham gia giải ACP Golden Classic từ ngày 14 đến 22 tháng 7 Cuối tháng 8 đầu tháng 9, Liêm giữ vị trí chủ công của đội tuyển Việt Nam tại Olympiad cờ vua thế giới năm 2012. Với thành tích bất bại (6 thắng 4 hoà, trong đó có ván thắng Michael Adams), đạt 8 điểm / 10 ván, anh góp công lớn đưa Việt Nam đạt thành tích cao nhất trong lịch sử là hạng 7 đồng đội nam . Riêng bản thân Liêm có hiệu suất thi đấu lên tới 2787, xếp hạng 5 bàn 1 . Về thi đấu cho các câu lạc bộ, Liêm tiếp tục khoác áo Thanh Đảo tham dự Giải vô địch đồng đội Trung Quốc, Evry Grand Roque dự Giải vô địch đồng đội Pháp (đứng hạng 3 chung cuộc ). Năm 2013 Bỏ qua những thành tích không tốt tại 2 giải Chess Gibraltar và Aeroflot đầu năm, vào những ngày cuối tháng 3, Lê Quang Liêm tham gia giải HD Bank Cup Open 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Giải đấu tổ chức lần thứ 3 quy tụ nhiều kỳ thủ xuất sắc đến từ Trung Quốc, Philippines, Hungary và chủ nhà Việt Nam. Có thể kể đến Ferenc Berkes (Elo 2702), Yu Yangyi (2696), Nguyễn Ngọc Trường Sơn (2647),... Giải diễn ra trong 5 ngày từ ngày 19/3 đến hết ngày 24/3. Sau 9 ván đấu Lê Quang Liêm được 7,5/9 điểm với thành tích bất bại (+6 =3), xếp trên kỳ thủ Lô Thượng Lỗi (2552) của Trung Quốc (được 7/9 điểm) và giành ngôi vô địch. Đây là chức vô địch đầu tiên của Liêm khi tham dự giải HD Bank Cup sau 2 lần lỡ hẹn ở các năm trước. Từ ngày 16/05 đến ngày 26/05, Lê Quang Liêm tiếp tục tham dự giải vô địch châu Á được tổ chức tại Philippines. Liêm thi đấu khá thành công ở nội dung cờ tiêu chuẩn khi xếp thứ 4 chung cuộc với 6,5/9 đồng thời đạt 1 suất tham dự Cúp thế giới. Sau đó anh tiếp tục tham dự nội dung cờ chớp và giành ngôi vô địch với 8,5/9. Tại Giải vô địch thế giới cờ nhanh và cờ chớp diễn ra tại Nga vào tháng 6, Liêm đã xuất sắc giành chức vô địch nội dung cờ chớp với 20,5 điểm/30 ván (+14=13–3) , trở thành nhà vô địch thế giới cờ chớp mới. Ở nội dung cờ nhanh anh cũng thi đấu tốt và giành hạng 4 chung cuộc với 10 điểm/15 ván (+7=6–2), hai ván thua trước hai kỳ thủ xếp đầu . Với thành tích vô địch cờ chớp thế giới, Lê Quang Liêm xếp thứ hai trong danh sách mười vận động viên Việt Nam tiêu biểu năm 2013 . Năm 2014 Giải vô địch cờ nhanh và cờ chớp thế giới năm 2014 diễn ra tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào tháng 6 đã quy tụ nhiều kỳ thủ mạnh: 8 trong 10 kỳ thủ cờ nhanh hàng đầu và cả 10 kỳ thủ cờ chớp hàng đầu thế giới. Lê Quang Liêm xếp thứ 19 nội dung cờ nhanh với 9 điểm / 15 ván (+7 =4 –4) và xếp thứ 4 nội dung cờ chớp với 14 điểm / 21 ván (+12 =4 –5), trong đó có những ván thắng trước các kỳ thủ mạnh như hạt giống số 1 Nakamura, cựu vua cờ Anand. Tháng 8, anh cùng với các đồng đội Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Nguyễn Đức Hòa, Nguyễn Văn Huy và Nguyễn Huỳnh Minh Huy tham dự giải cờ vua đồng đội thế giới 2014 tổ chức tại Tromsø (Na Uy). Với kết quả +3-2=5 (thua Michael Adams và Francisco Pons Vallejo), anh bị mất 4 điểm ELO tại giải này. Năm 2015 Tháng 3 anh liên tiếp đạt 2 chức vô địch: Giải khu vực 3.3 Cờ vua Thế giới và giải HD Bank Cup Open 2015 cùng tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với chức vô địch giải khu vực 3.3, Quang Liêm giành được suất tham dự Cúp cờ vua thế giới 2015. Tháng 9 Liêm tham dự Cúp cờ vua thế giới 2015 tại Baku, Azerbaijan. Vòng 1 Liêm thắng Durarbayli sau hai ván tiêu chuẩn với tỉ số 1,5-0,5. Vòng 2 Liêm hòa cả hai ván tiêu chuẩn với Vitiugov và thắng cờ nhanh, tỉ số chung cuộc 2,5-1,5. Vòng 3 Liêm dừng bước sau khi thua So ở cờ nhanh, tỉ số chung cuộc 1,5-2,5. Kết thúc giải, Elo của anh quay trở lại mức 2700. Trong tháng 10 Liêm bỏ giải vô địch nhanh chớp thế giới để tham gia Millionaire Chess tại Las Vegas, Mỹ (vì hai giải đấu trùng thời gian). Sau vòng loại 7 ván Liêm ở trong nhóm 3 kỳ thủ đứng đầu với 6 điểm (+5=2), lọt vào bán kết. Ở bán kết và chung kết các kỳ thủ thi đấu hai ván cờ nhanh. Tại bán kết anh thắng Lenderman cả hai ván. Đến chung kết anh thua Nakamura 0,5-1,5, giành ngôi á quân với giải thưởng 50 000 đô la tiền thưởng. Trong tháng 10 Quang Liêm tham gia giải SPICE Cup 2015 tại Đại học Webster, nơi Liêm theo học. Với thành tích bất bại sau 9 ván, đạt 7 điểm (+5 =4), Liêm đã giành chức vô địch. Đây là chức vô địch thứ hai của anh tại giải, sau lần đầu tiên năm 2011. Đồng thời Elo của anh cũng đạt mức đỉnh cao cá nhân mới là 2718 trong bảng xếp hạng tháng 11. Năm 2016 Đầu tháng 4, Lê Quang Liêm cùng đồng đội Đại học Webster bảo vệ thành công chức vô địch giải College Final Four. Là đội trưởng đội tuyển, anh đóng góp chính cho chức vô địch của đội khi toàn thắng cả ba ván ở bàn 1. Vì bận tham gia Final Four nên Quang Liêm không dự nội dung tiêu chuẩn ở Giải đồng đội châu Á mà chỉ dự nội dung nhanh và chớp. Sau đó, tại Giải đồng đội châu Á, anh cùng đồng đội giành hai huy chương bạc ở nội dung nhanh và chớp, đều thất bại trước Trung Quốc ở chung kết. Tháng 6, Quang Liêm dự Giải vô địch cờ vua châu Á, xếp hạt giống số 1. Anh bất bại và dẫn đầu đến trước vòng cuối cùng. Tuy nhiên thất bại ở vòng cuối trước Surya Sekhar Ganguly khiến anh chỉ giành được ngôi á quân chung cuộc với 6,5 điểm / 9 ván (+5 =3 –1). Đây là lần đầu tiên Quang Liêm giành được huy chương cấp châu lục. Năm 2017 Lê Quang Liêm khởi đầu năm 2017 với việc tham dự Giải cờ vua quốc tế HDBank vào tháng 3. Sau 9 vòng đấu, anh độc chiếm ngôi đầu với 7 điểm (+5 =4) và lần thứ ba giành ngôi vô địch HDBank. Vào đầu tháng 7, Quang Liêm dự giải World Open 2017 với tư cách hạt giống số 1. Đây là giải đấu đầu tiên sau khi anh tốt nghiệp đại học. Anh xếp đồng hạng nhì chung cuộc (sau Tigran L. Petrosian) với 7/9 điểm (+5 =4). Ngay sau đó, cũng trong tháng 7, Quang Liêm dự giải Siêu đại kiện tướng lần thứ 8 tại Đam Châu, Trung Quốc. Sau 9 ván, anh đạt 5,5 điểm (+2 =7), bằng điểm với Đinh Lập Nhân nhưng hơn hệ số phụ, giành ngôi á quân, kém nhà vô địch Vi Dịch 1 điểm. Từ ngày 14 tới ngày 18 tháng 8, Liêm dự giải St. Louis trong hệ thống Grand Chess Tour với tư cách kỳ thủ mời. Tham dự giải đấu có các kỳ thủ chính thức của Grand Chess Tour là Nakamura, Caruana, Aronian, Karjakin, Anand, Nepomniachtchi và các kỳ thủ mời là Kasparov, Dominguez và Navara. Đây là giải đấu chính thức đầu tiên của vua cờ Kasparov sau 12 năm giải nghệ. Từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 9, Liêm tham gia Cúp cờ vua thế giới. Anh thắng Kunin ở vòng 1 và thua Vidit Santosh Gujrathi ở vòng 2. Tháng 9 năm 2017, tại Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á 2017, Quang Liêm đã giành cả ba huy chương vàng ở các nội dung tham dự, gồm cá nhân nam, cờ nhanh đôi và cờ chớp đôi (cùng Nguyễn Ngọc Trường Sơn), trở thành vận động viên giàu thành tích nhất của Việt Nam ở đại hội này. Tháng 12, Quang Liêm tham dự Giải cờ vua tại Đại hội Thể thao Trí tuệ Thế giới, gồm ba nội dung cờ nhanh, cờ chớp và cờ xứ Basque. Ở nội dung cờ nhanh anh đạt 4,5/7 điểm (+3 =3 –1), xếp đồng hạng nhất cùng Andreikin và Mamedyarov, giành huy chương đồng sau khi xét hệ số phụ. Năm 2018 Tại Giải vô địch cờ vua châu Á ở Makati, Quang Liêm về hạng ba với 6,5/9 điểm. Kết quả này giúp anh có được suất tham dự Cúp cờ vua thế giới 2019. Năm 2019 Quang Liêm tham dự Giải vô địch cờ vua châu Á tại Hình Đài, Trung Quốc vào tháng 6. Sau 9 vòng đấu anh bất bại với 7 điểm (+5 =4) và lên ngôi vô địch, hơn nhóm tiếp theo nửa điểm. Đây là lần đầu tiên một kỳ thủ Việt Nam vô địch cá nhân nam châu Á. Sau đó anh tiếp tục giành huy chương bạc nội dung cờ chớp ở giải này. Tháng 7 Quang Liêm dự Giải cờ vua World Open. Anh bất bại đạt 7,5/9 điểm (+6 =3). Sau khi cầm đen hòa ván playoff với kỳ thủ đồng điểm Jeffery Xiong, Quang Liêm lên ngôi vô địch. Đây là chức vô địch thứ ba liên tiếp của anh và chức vô địch đầu tiên ở World Open. Tháng 9, tại Cúp cờ vua thế giới 2019, anh thua Levon Aronian ở vòng bốn, sau khi vượt qua Korobov và Artemiev ở hai vòng trước đó. Thành tích này ngang với thành tích cao nhất của anh ở Cúp cờ vua thế giới năm 2013. Năm 2021 Quang Liêm được mời tham dự giải Sigeman & Co. Đây là giải đấu cờ bàn đầu tiên của anh trong năm 2021. Tuy nhiên sau đó anh không tham gia giải này. Năm 2022 Quang Liêm được mời tham dự các giải Praha và Biel. Tại giải Oslo Esports Cup 2022, Quang Liêm lần đầu tiên thắng đại kiện tướng số 1 thế giới Magnus Carlsen ở hình thức thi đấu online. Sau đó Quang Liêm giành ngôi á quân giải đấu, xếp sau Jan-Krzysztof Duda. Sau giải Oslo Esports Cup 2022, Quang Liêm trở về Việt Nam để tham dự Sea Games 31 trên sân nhà, tại đây Lê Quang Liêm đã giành 2 tấm HCV nội dung cờ nhanh, cờ chớp và HCB nội dung cờ chớp cá nhân Vào tháng 6, Quang Liêm tham dự giải Praha Chess Festival bảng Masters, anh bất bại toàn giải với 6/9 điểm (+3 =6), giành ngôi á quân sau kỳ thủ người Ấn Độ Pentala Harikrishna Vô địch Thế giới nội dung cờ chớp: 2010 châu Á: 2019 châu Á, cờ chớp: 2013 Aeroflot mở rộng: 2010, 2011 SPICE Cup: 2011, 2015 HD Bank Cup mở rộng: 2013, 2015, 2017 World Open: 2019 Final Four (cùng đội cờ Webster): 2014, 2015, 2016 Kolkata mở rộng: 2009 Khu vực 3.3: 2015 SEA Games 2011: huy chương vàng cờ tưởng, cờ nhanh U14 thế giới: 2005 AIMAG: 2017 Sea Games 2021: HCV đồng đội cờ nhanh,cờ chớp Danh hiệu khác Châu Á: á quân 2016, vô địch 2019 Dortmund: á quân 2010, 2011 Đam Châu: á quân 2017, 2018 Tưởng niệm Capablanca: á quân 2011 SPICE Cup: á quân 2012, thứ ba 2013 World Open: đồng á quân 2017 Moskva mở rộng: hạng ba 2010 ASIAD 2010: huy chương bạc cờ nhanh HDBank: á quân 2012, thứ ba 2014 Campomanes 2010: á quân Một trong mười vận động viên tiêu biểu Việt Nam: 2010, 2011, 2013 Sea Games 2021: huy chương bạc cờ chớp cá nhân Prague Masters: á quân 2022 Đời tư Lê Quang Liêm có vợ là Nguyễn Trần Thanh Trúc (sinh năm 1989). Hai người biết nhau vào cuối năm 2011 và làm lễ cưới vào tháng 5 năm 2018. Chú thích Liên kết ngoài Thông tin kì thủ trên FIDE Le Quang Liem – a new star in the Vietnam sky (Lê Quang Liêm - ngôi sao mới trên bầu trời Việt Nam) Bài viết trên ChessBase sau khi Lê Quang Liêm vô địch giải Aeroflot Vận động viên người Thành phố Hồ Chí Minh Đại kiện tướng cờ vua Việt Nam Nhà vô địch cờ vua trẻ thế giới Sinh viên Đại học Webster
203297
https://vi.wikipedia.org/wiki/Babarpur%20Ajitmal
Babarpur Ajitmal
Babarpur Ajitmal là một thị xã và là một nagar panchayat của quận Auraiya thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Babarpur Ajitmal có dân số 24.550 người. Phái nam chiếm 53% tổng số dân và phái nữ chiếm 47%. Babarpur Ajitmal có tỷ lệ 66% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 72%, và tỷ lệ cho phái nữ là 59%. Tại Babarpur Ajitmal, 16% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Uttar Pradesh
926491
https://vi.wikipedia.org/wiki/Monolepta%20undulatovittata
Monolepta undulatovittata
Monolepta undulatovittata là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Motschulsky miêu tả khoa học năm 1866. Chú thích Tham khảo Monolepta
851988
https://vi.wikipedia.org/wiki/12845%20Crick
12845 Crick
12845 Crick (1997 JM15) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 3 tháng 5 năm 1997 bởi E. W. Elst ở Đài thiên văn Nam Âu. Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 12845 Crick Ghi chú Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Eric Walter Elst Thiên thể phát hiện năm 1997
261114
https://vi.wikipedia.org/wiki/Maiolati%20Spontini
Maiolati Spontini
Maiolati Spontini là một đô thị ở tỉnh Ancona trong vùng Marche, nằm cách 35 km về phía tây nam của Ancona. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 5.930 và diện tích là 21,4 km². Đô thị Maiolati Spontini có các frazione (đơn vị cấp dưới) Moie. Maiolati Spontini giáp các đô thị sau: Belvedere Ostrense, Castelbellino, Castelplanio, Cupramontana, Jesi, Monte Roberto, Rosora, San Marcello. Lịch sử biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Ancona
926769
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nepalogaleruca%20hartmanni
Nepalogaleruca hartmanni
Nepalogaleruca hartmanni là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Medvedev miêu tả khoa học năm 2003. Chú thích Tham khảo Nepalogaleruca
888161
https://vi.wikipedia.org/wiki/Leioproctus%20malpighiacearum
Leioproctus malpighiacearum
Leioproctus malpighiacearum là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Ducke mô tả khoa học năm 1907. Chú thích Tham khảo Leioproctus Động vật được mô tả năm 1907
370102
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vodka%20cruiser
Vodka cruiser
Vodka Cruiser là một cocktail pha sẵn đóng chai xuất xứ từ New Zealand. Loại thức uống này thường có nồng độ cồn nhẹ từ 5-7%. Nhãn hiệu này đang dẫn đầu các thức uống cùng loại tại thị trường Australasia nhiều năm trở lại đây, và đã trở thành một thương hiệu toàn cầu, được phân phối hơn 50 quốc gia. Tên thường gọi Tên thường gọi của các loại sản phẩm dòng này là alcopop (được ghép bởi 2 từ alcohol-thức uống có cồn và pop-đồ uống có ga) hay RTD (viết tắt từ Ready-To-Drink, thức uống pha sẵn). Thành phần Vodka Cruiser có gốc chính là vodka, thành phần bao gồm vodka Kristov được chưng cất hai lần với các loại hương vị trái cây, từ đó có nhiều sản phẩm với màu sắc, hương vị khác nhau. Các sản phẩm Các sản phẩm hiện tại Vodka Cruiser Ice Vodka Cruiser Passionfruit Vodka Cruiser Pineapple Vodka Cruiser Raspberry Vodka Cruiser Blueberry Vodka Cruiser Cool Lime Vodka Cruiser Lychee Vodka Cruiser Melon Vodka Cruiser Watermelon Vodka Cruiser Strawberry Vodka Cruiser Cramberry Vodka Cruiser Guava Vodka Cruiser Orchard Fruits Vodka Cruiser Wild Berries ... Dung tích thường thấy của các sản phẩm này là chai 275 ml (9,3 oz). Tham khảo Cocktail Vodka
148223
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mai-Otome
Mai-Otome
Mai-Otome (舞-乙HiME) là một anime do hãng Sunrise sản xuất, thường được xem là phần 2 của Mai-HiME, tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng có cốt truyện thay đổi hoàn toàn. Phiên bản tiếng Anh có tên "My-Otome" cũng được hãng Bandai Entertainment phát hành tại thị trường Bắc Mỹ. Nội dung Trên hành tinh Earl này, sức mạnh quân sự của các quốc gia phụ thuộc vào bao nhiêu Otome mà họ có, và sức mạnh của mỗi Otome này. Những Otome là những nữ chiến binh sử dụng phép thuật, sẽ phục vụ cho người đứng đầu vương quốc. Otome có một GEM (Generable Enigmatic Matrix) đeo như bông tai bên trái, còn chủ nhân của Otome sẽ có một GEM tương tự trên một chiếc nhẫn. Sức mạnh của những Otome chỉ được giải phóng khi chủ nhân cho phép; ngoại trừ "Five Columns" (5 trụ cột) - là những Otome mạnh nhất, họ không cần chủ nhân và phục vụ cho học viện Garderobe, hoạt động như một lực lượng bảo vệ luật pháp và giúp đỡ những Otome khác. Sức mạnh của Otome sẽ mất nếu họ mất đi sự trong trắng, và các Otome sẽ phải về hưu sớm nếu muốn đi lấy chồng. Và nếu Otome bị thua, chủ nhân của cô ta cũng sẽ chết. Otome khi đang còn đi học sẽ gọi là Coral Otome, lên lớp thành Pearl Otome, sau khi ra trường được gọi là Meister Otome, và sẽ về lại quốc gia của mình để phục vụ. Các Otome không chỉ có được quyền lực và danh vọng, mà còn là những thần tượng được cả thế giới hâm mộ. Arika, biệt danh "con kiến" (vì có 2 bím tóc trông như càng con kiến), là một cô gái nhà quê lần đầu tiên lên thành phố. Khi cô đến Windbloom và chứng kiến Shizuru, một Meister Otome rất ngầu, đang trổ tài để bảo vệ vương quốc, Arika quyết định rằng ước mơ của cô là sẽ trở thành một Otome! Cô gặp Nina, và sau đó là nữ hoàng Mashiro, và được vào học tại học viện Garderobe, nơi duy nhất đào tạo Otome trên thế giới. Arika dần đạt được ước mơ của mình và trở thành Otome của nữ hoàng nhỏ tuổi Mashiro của vương quốc Windbloom. Tuy nhiên tình bạn giữa Akira và Nina cũng dần tan vỡ, và họ trở thành địch thủ khi chiến tranh diễn ra. Giống như Mai-HiME, tựa đề của Mai-Otome là một cách chơi chữ. Mai-乙HiME: chữ 乙 là Zwei (tiếng Đức có nghĩa là 2), như vậy có thể hiểu là "Mai-HiME 2". Nhưng chữ 乙 khi đi với "Hime" (姫) tạo thành 乙女 đọc là Otome, "thiếu nữ". Chữ "Mai" khi dịch sang tiếng Anh được chuyển thành "My", tương tự Mai-HiME. Nhân vật Otome Arika Tên: Yumemiya Arika Seiyuu: Kikuchi Mika Tuổi: 14 Màu tóc: Nâu GEM: Blue Sky Sapphire Robe: Xanh Vũ khí: Thương Thứ bậc: Coral Otome Chủ nhân: Mashiro Tiểu sử: là nhân vật chính trong phim, có ước mơ là trở thành 1 Otome tuyệt vời. Với tính cách hồn nhiên, trong sáng, sẵn sàng hi sinh vì bạn bè. Cô thường sống theo chủ nghĩa mà Bà của cô hay nói, nhưng trong phim không thấy đề cập đến Bà của Arika. Nina Tên: Nina Wang Seiyuu: Koshimizu Ami Tuổi: 14 Màu tóc: Xanh đen GEM: Ultimate Black Diamond / Neptune Emerald Robe: Đen Vũ khí: Kiếm / Đinh ba Thứ bậc: Coral Otome Chủ nhân: Nagi / Mashiro Tiểu sử: Là một trong 3 nhân vật chính của anime, Nina là một trong những Coral Otome xuất sắc và có triển vọng nhất của học viện Garderobe. Cô đến từ nước Artai, một quốc gia nghèo và hiện tại không có Otome nào bảo vệ. Nina quyết tâm trở thành một Otome giỏi để làm vui lòng Sergay, cha nuôi của mình. (Trong lúc hầu hết các nhân vật của Mai-HiME đều xuất hiện ít hoặc nhiều trong Mai-Otome, 1 nhân vật có ngoại hình khá giống Nina cũng đã xuất hiện trong Mai-HiME nhưng nhân vật này quá nhỏ nên không ai để ý, xuất hiện ở episode 2, khi Mai bước xuống chỗ ngồi thì có 1 nhân vật giống Nina nhìn theo). Natsuki Tên: Natsuki Kruger Seiyuu: Chiba Saeko Tuổi: 17 Màu tóc: Xanh GEM: Ice Silver Crystal Robe: Xám bạc Vũ khí: Súng cannon Thứ bậc: "Five Columns" Chức vụ: Hiệu trưởng học viện Garderobe Chủ nhân: Fumi Tiểu sử: Natsuki là một trong "Five Columns" của học viện Garderobe, kiêm đương kiêm hiệu trưởng. Cô là bạn học thời xưa của Mai, và là người yêu của Shizuru. Natsuki thường xuyên làm việc và hội họp cùng các lãnh đạo các quốc gia trên hành tinh Earl, cũng như điều hành học viện. Shizuru Tên: Shizuru Viola Seiyuu: Shindou Naomi Tuổi: 18 Màu tóc: Nâu vàng GEM: Charming Amethyst Robe: Tím Vũ khí: Naginata 2 lưỡi Thứ bậc: "Five Columns" Chức vụ: Pha trà cho Natsuki Chủ nhân: Fumi Tiểu sử: Shizuru là một trong "Five Columns" của học viện Garderobe. Cô đặc biệt luôn đi theo giúp đỡ viện trưởng Natsuki. Cũng như trong Mai-HiME, Shizuru và Natsuki là một cặp yuri, và hình như cả hành tinh đều biết điều này. Shizuru thường xuyên đùa bỡn với các cô gái khác để chọc tức Natsuki. Haruka Tên: Haruka Armitage Seiyuu: Yuzuki Ryōka Tuổi: 17 Màu tóc: Vàng GEM: Continental Orb Topaz Robe: Vàng Vũ khí: Chùy và xích sắt Thứ bậc: Meister Otome Chủ nhân: Yukino Chức vụ: Thượng tướng Tiểu sử: Cực kỳ nóng tính và tin rằng sức mạnh và sự dũng cảm là những gì Otome cần, Haruka là Otome của Yukino Chrysant, tổng thống của vương quốc Aries. Giống như trong Mai-HiME, họ là 1 cặp yuri. Mai Tên: Tokiha Mai Seiyuu: Nakahara Mai Tuổi: 17 Màu tóc: Cam GEM: Fire Stirring Ruby Robe: Cam Vũ khí: Vòng lửa Thứ bậc: Meister Otome (trước là "Five Columns") Chủ nhân: Nữ thần mèo Mikoto Chức vụ: Bán ramen Tiểu sử: Mai là một huyền thoại trong học viện Garderobe, một Otome đã bị gằng xé vì tình yêu và bỏ chạy mất tích ngay trước khi cô được phong cấp thành một trong "Five Columns" - Mai không tự hào lắm về cái huyền thoại này. Khi Mai đến một vùng đất mới, cô gặp Mikoto, nữ thần mèo. Mikoto vô tình nuốt mất viên đá quý của Mai, và trở thành chủ nhân của Mai. Mai vốn là công chúa của nước Zipang, và em cô là Tokiha Takumi, shogun của Zipang, vẫn đang tìm kiếm cô. Takumi có vệ sĩ là Okuzaki Akira, một kunoichi. Nao Tên: Juliet Nao Zhang Seiyuu: Nanri Yuuka Tuổi: 15 Màu tóc: Đỏ GEM: Break String Spinel Robe: Xanh lá Vũ khí: Móng vuốt Thứ bậc: "Five Columns" Chủ nhân: Fumi Tiểu sử: Nao may mắn được chọn để lấp chỗ trống trong số "Five Columns" mà Mai để lại khi bỏ đi. Tuy nhiên Nao cho rằng mình "xui xẻo", vì cô ta chẳng muốn chức vụ đó. Shiho Tên: Shiho Huit Seiyuu: Nogawa Sakura Tuổi: 15 Màu tóc: Hồng GEM: Spiral Spin Serpentine Thứ bậc: Pearl Otome Ghét: Nao Sở thích: Dùng ma thuật để ám Nao Tiểu sử: Erstin Tên: Erstin Ho Seiyuu: Kuribayashi Minami Tuổi: 14 Màu tóc: Vàng hoe Thứ bậc: Coral Otome Chủ nhân: Không có Tiểu sử: Ho là bạn cùng phòng với Nina và Arika, đến từ nước An Nam. Erstin là người có thể chất yếu đuối, và thường là người hòa giải cho những cuộc cãi lộn của Arika và Nina. Cô là nhân vật duy nhất (?) trong Mai-HiME và Mai-Otome bị chết X< Tomoe Tên: Tomoe Marguerite Seiyuu: Tanaka Rie Tuổi: Màu tóc: Xanh lá cây GEM: Dark Obsidian Robe: Valkyrie Thứ bậc: Bị đuổi học Chủ nhân: Không có Tiểu sử: Cô ta là một trong những nhân vật phản diện của Mai-Otome. Yêu Shizuru. Fumi Tên: Himeno Fumi Seiyuu: Tuổi: ? Màu tóc: Hồng GEM: Pure White Diamond Robe: Trắng Vũ khí: Lưỡi hái Thứ bậc: Founder (Otome đầu tiên) Otome: Natsuki, Shizuru, Nao, Sara, Mahya Tiểu sử: Các nhân vật khác Mashiro Tên: Mashiro Blan de Windbloom Seiyuu: Nogami Yukana Tuổi: 14 Màu tóc: Tím Chức vụ: Nữ hoàng Otome: Arika Vật nuôi: Mikoto (mèo) Tiểu sử: Không như nhân vật Mashiro trong Mai-HiME, Mashiro có tính cách hoàn toàn thay đổi, và là một trong 3 nhân vật chính của Mai-Otome. Cô là nữ hoàng của vương quốc Windbloom, nhưng do lúc nhỏ bị thất lạc trong một cuộc đảo chính nên nhiều người nghi ngờ không biết có phải Mashiro đúng là nữ hoàng không. Mashiro nhận Arika làm Otome của mình, và cả hai hứa sẽ cùng đạt được ước mơ của mình: Arika thành một Otome nổi tiếng còn Mashiro thành một nữ hoàng được yêu thích. Mikoto Tên: Mikoto Seiyuu: Shimizu Ai Tuổi: 14 Màu tóc: Đen Chức vụ: Nữ thần mèo Otome: Mai Tiểu sử: Mikoto là chủ nhân của Mai, được người bản xứ gọi là nữ thần mèo. Mashiro có một con mèo cùng tên với Mikoto. (Cả việc "thần mèo" và hai con mèo tên Mikoto đều là trò đùa, bởi trong Mai-HiME Mikoto là một nhân vật có tính cách giống như mèo). Yukino Tên: Yukino Chrysant Seiyuu: Noto Mamiko Tuổi: 16 Màu tóc: Nâu Chức vụ: Tổng thống Otome: Haruka Tiểu sử: Midori Tên: Midori Seiyuu: Tamura Yukari Tuổi: 17 (ngoại hình) Màu tóc: Đỏ Vũ khí: Song kiếm Chức vụ: Trùm Tiểu sử: Lãnh đạo của dân tộc Aswad, và là thần tượng của Mashiro. Tuy không phải là một Otome, Midori có thể chiến đấu ngang ngửa với một Otome. Midori mãi mãi có ngoại hình của tuổi 17 do sử dụng những thiết bị còn sót lại của thời xưa (đây là một trò đùa, vì trong Mai-HiME, nhân vật Midori 24 tuổi nhưng luôn tự nhận mình là 17). M.I.Y.U. Tên: Miyu Greer Seiyuu: Asai Kiyomi Tuổi: 15? Màu tóc: Xanh Vật nuôi: Alyssa (chim) Tiểu sử: Do là một robot nên có thể Miyu trong Mai-Otome chính là nhân vật Miyu trong phần trước. Chim của Miyu có lông trên đầu rất giống kiểu tóc của Alyssa Searrs trong Mai-HiME (đây là một trò đùa, bởi vì nhân vật Alyssa trong Mai-HiME hát rất hay, nên ở đây thành chim). Sergay Tên: Sergay Wang Seiyuu: Tuổi: Khoảng 30 Chức vụ: sĩ quan Artai Tiểu sử: Cha nuôi của Nina, thích trẻ con X( Nagi Tên: Nagi Dai Artai Seiyuu: Ishida Akira Tuổi: 12 Chức vụ: Hoàng tử Tiểu sử: Tập phim TV series: ユメノ☆アリカ (Dreamy Arika) Akira từ nông thôn ra thành phố, làm quen với Nina, Seirgay và Mashiro. 乙女の園を駆ける疾風!? (A Gust Running Through the Garden of Otome!?) Chứng kiến sức mạnh của Shizuru, Arika thêm quyết tâm trở thành Otome và vào học viện Garderobe. はじめてのケ・イ・ケ・ン (First Time) Để vào trường, Arika phải thử sức với Nina. 炎の転入生!! (Flaming Transfer Student!!) Arika được vào trường. Cô có thêm một vài người bạn mới và một vài kẻ thù mới. 学園と制服とあたし♪ (The Academy, the Uniform and Me♪)Việc học của Arika gặp nguy hiểm bởi bộ đồng phục của cô bỗng nhiên xuất hiện ở một cửa tiệm. ニナ、まかれる…orz (Nina Entangled...orz)Nina, Makareru... orz 蒼の舞/乙女の契り (The Blue Dance/Oath of the Maiden) thời con gái của Ao 運命の軛 (Burden of Destiny) 海ー水着+遭難=? (The Ocean - Swimsuit + Disaster = ?) それが乙女の一大事 (A Serious Otome Matter) HAPPY☆BIRTHDAY 仮面舞踏かい? (Masquerade?) 茜色の空に… (In the Crimson Sky...) オトメのS・O・S (Otome's SOS) アリカ、泣く。 (Arika -Cries-) 「約束だよ!」 ("It's a promise!") 蒼の舞/想い、散るとき (The Blue Dance/When Dreams Fall) ホワイトアウト (Whiteout) 宿命の17歳 (Fateful 17-year-old) ニーナと呼ばないで (Don't Call me Ni-na) 白き姫、目覚めるとき (When the White Princess Awakens) ホロビノウタ (Song of Destruction) 不思議の谷のアリカ (Arika of the Mysterious Valley) あなたのために…。 (For Your Sake...) 蒼天の乙女 (Maiden of the Blue Sky) Dream☆Wing ~夢の在処 (Dream☆Wing ~Whereabouts of a Dream) Zwei: ユメノ☆ツヅキ (Continuation of the Dream) ア・ラ・シの予感 (Premonition of a Storm) 縞の舞/乙女の迷宮 (The Striped Dance/Labyrinth of the Maiden) つながるゆめ (Connecting Dreams) OSTs Mai-Otome có nhạc nền do nữ nhạc sĩ Kajiura Yuki viết. OST 1 OST 2 Bài hát trong anime Mở đầu: "Dream☆Wing" do Kuribayashi Minami thể hiện "Crystal Energy" do Kuribayashi Minami thể hiện (tập 16-25) "Takeru Sora/Yuragu Daichi" của Kajiura Yuki (tập 26) Kết thúc: "Otome wa DO MY BEST desho?" do Kikuchi Mika và Koshimizu Ami thể hiện Anime liên quan Mai-HiME Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức My-Otome - anime Trang web chính thức My-Otome - game Trang web chính thức My-Otome - OVA Funimation Manga năm 2007 Shōnen manga Anime và manga hài
466440
https://vi.wikipedia.org/wiki/Herrlisheim
Herrlisheim
Herrlisheim là một xã thuộc tỉnh Bas-Rhin trong vùng Grand Est đông bắc Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Bas-Rhin Tham khảo INSEE commune file Xã của Bas-Rhin
746659
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mangelia%20payraudeauti
Mangelia payraudeauti
Mangelia payraudeauti là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Conidae, họ ốc cối. mô tả Phân bố Chú thích Tham khảo payraudeauti Động vật được mô tả năm 1835
385425
https://vi.wikipedia.org/wiki/Todenb%C3%BCttel
Todenbüttel
Todenbüttel là một đô thị thuộc quận Rendsburg-Eckernförde, bang Schleswig-Holstein. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Rendsburg-Eckernförde
909118
https://vi.wikipedia.org/wiki/Melanoxanthus%20lariversi
Melanoxanthus lariversi
Melanoxanthus lariversi là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Van Zwaluwenburg miêu tả khoa học năm 1957. Chú thích Tham khảo Melanoxanthus
834961
https://vi.wikipedia.org/wiki/3201%20Sijthoff
3201 Sijthoff
3201 Sijthoff (6560 P-L) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 24 tháng 9 năm 1960 bởi Cornelis Johannes van Houten, Ingrid van Houten-Groeneveld và Tom Gehrels ở Đài thiên văn Palomar. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 3201 Sijthoff Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1960
407044
https://vi.wikipedia.org/wiki/Etgersleben
Etgersleben
Etgersleben là một đô thị thuộc huyện Salzland, bang Saxony-Anhalt, Đức. Tham khảo
588100
https://vi.wikipedia.org/wiki/Macroglossum%20marquesanum
Macroglossum marquesanum
Macroglossum marquesanum là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae, chi Macroglossum. Tham khảo Pinhey, E (1962): Hawk Moths of Central và Southern Africa. Longmans Southern Africa, Cape Town. Macroglossum
828675
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ganga
Ganga
Ganga (, còn gọi là Nữ thần sông Hằng) là hiện thân của sông Hằng, vị thần được người theo Hindu giáo tôn thờ như nữ thần thanh tẩy và tha thứ. Được biết đến với nhiều cái tên, Ganga thường được miêu tả dưới dạng một phụ nữ xinh đẹp vị tha, cưỡi một sinh vật thần thánh tên là Makara. Một số đề cập sớm nhất về Ganga xuất hiện trong Rigveda, nơi bà được xem là linh thiêng nhất trong các dòng sông. Những câu chuyện về thần chủ yếu xuất hiện trong kinh văn hậu Vệ đà như Ramayana, Mahabharata và Puranas. Ramayana mô tả bà là con đầu lòng của Himavat, hiện thân của dãy Himalaya và là em gái của nữ thần đức mẹ Parvati. Tuy nhiên, văn bản khác đề cập đến nguồn gốc của bà từ thần bảo tồn Vishnu. Truyền thuyết tập trung khi bà xuống Trái Đất, điều này xảy ra khi Bhagiratha - một nhà hiền triết hoàng gia, được thần Shiva trợ giúp. Trong sử thi Mahabharata, Ganga là mẹ của chiến binh Bhishma từ vua Kuru Shantanu. Trong Hindu giáo, Ganga được xem như mẹ của loài người. Tín đồ hành hương thả tro cốt người thân xuống sông Hằng, nơi được xem là sẽ đưa các Linh hồn (những linh hồn đã được thanh lọc) đến giải thoát, giải phóng khỏi vòng sinh tử. Các lễ hội như Ganga Dussehra và Ganga Jayanti được tổ chức để vinh danh bà tại một số địa điểm linh thiêng, nằm dọc theo bờ sông Hằng, bao gồm Gangotri, Haridwar, Allahabad, Varanasi và Kali Ghat ở Kolkata. Cùng với Phật Thích ca Mâu ni, Ganga được thờ trong lễ hội Loy Krathong ở Thái Lan. Sinh thành Nhiều câu chuyện Hindu đưa ra các phiên bản khác nhau về sự ra đời của thần Ganga. Theo một phiên bản, dòng nước thánh từ cái bầu đựng nước của đấng Sáng Tạo Brahma đã biến hình thành một thiếu nữ tên là Ganga. Theo một truyền thuyết khác tên là Vaishnavite, đấng Sáng Tạo Brahma đã rửa chân của thần bảo tồn Vishnu bằng một thái độ rất cung kính và rồi thu hết tất cả các giọt nước rửa chân này vào bầu nước thần Kamandalu. Phiên bản thứ ba kể rằng, nữ thần Ganga là con gái thần Himavan, vua của các ngọn núi, người mà có người phối ngẫu là thần Mena; do đó, thần Ganga là chị em với nữ thần Parvati. Mọi phiên bản đều cho rằng thần Ganga được nuôi nấng trên Thiên đàng, chịu sự nuôi dạy trực tiếp từ Brahma. Hạ giới Vài năm trôi qua, một vị vua tên là Sagara đã dùng phép màu thu phục 6000 con trai. Một ngày, vua Sagara tiến hành nghi thức cầu phúc lành cho vương quốc. Một phần không thể thiếu trong biểu lễ là một con ngựa, nhưng đã bị đánh cắp do sự ghen tức của thần Mặt Trời Indra. Sagara ra lệnh cho tất cả các con trai đi khắp nơi trên Trái Đất để tìm kiếm con ngựa. Họ đã tìm ra con ngựa ở cõi dưới, ngay gần chỗ tu sĩ Kapila đang ngồi thiền. Tin rằng tu sĩ đã đánh cắp con ngựa, họ ném những lời xúc phạm vị tu sĩ, khiến cho việc tu tập hành xác bị gián đoạn. Lần đầu tiên sau nhiều năm, vị tu sĩ mở mắt và nhìn vào các con trai của Sagara. Với chỉ một ánh nhìn đó, tất cả 6000 chàng trai bỗng bị bốc cháy cho đến khi chết hết. Linh hồn của các hoàng tử vua Sagara trôi dạt vì chưa được làm lễ tiễn đưa. Khi Bhagiratha, một trong những hậu duệ của vua Sagara, con trai của Dilip, biết được kiếp nạn này, ông thề sẽ mang thần Ganga hạ giới để lấy nước của thần thanh lọc các linh hồn và siêu thoát cho họ về Trời. Bhagiratha cầu Brahma cho Ganga được hạ giới. Brahma đồng ý; Ngài ra lệnh cho Ganga hạ giới và sau đó xuống cõi dưới để các linh hồn là tổ tiên của Bhagiratha có thể lên được thiên đàng. Ganga cảm thấy rằng đây thực sự là một sự xúc phạm, nàng quyết định rằng khi hạ giới sẽ quét sạch cả Trái Đất. Được thông báo về điều này, Bhagiratha cầu xin thần phá hủy Shiva ngăn chặn việc hạ giới của Ganga. Ganga kiêu ngạo hạ ngay xuống đầu thần Shiva. Nhưng thần Shiva đã rất điềm tĩnh bẫy nàng trong sợi tóc của thần và để cho nàng thoát ra bằng một dòng suối nhỏ. Cuộc chạm trán với thần Shiva làm cho Ganga trở nên kiêu ngạo hơn. Khi Ganga xuống cõi dưới, nàng đã tạo ra một dòng suối khác để vẫn được ở trên mặt đất mà giúp đỡ làm thanh sạch các linh hồn kém may mắn ở đây. Nàng là dòng sông duy nhất chảy qua ba thế giới: Swarga (thiên đường), Prithvi (hạ giới) and, Patala (cõi dưới hay địa ngục). Do đó, thần được gọi là "Tripathagā" (người đi qua ba thế giới) trong tiếng Phạn. Vì những nỗ lực của Bhagiratha nên Ganga nên dòng sông còn được gọi là Bhagirathi, và từ "Bhagirath prayatna" được sử dụng để miêu tả những nỗ lực quả cảm hay những thành công đạt được qua khó khăn. Một tên khác mà Ganga được đặt cho là Jahnavi. Chuyện kể rằng, một lần khi thần Ganga hạ giới, trên đường tới Bhagiratha, dòng nước cuộn mà thần tạo ra đã tạo nên sự bất an và phá hủy các cánh đồng, cũng như là của một vị tu sĩ tên là Jahnu. Vị tu sĩ giận dữ, ông đã uống cạn dòng nước Ganga. Lúc này, các vị thần cùng cầu xin cho Ganga để nữ thần có thể tiếp tục thực hiện sứ mạng. Cảm thấy hài lòng với những lời cầu xin, vị tu sĩ thả Ganga (và dòng nước của thần) từ lỗ tai ra. Do đó mà có cái tên "Jahnavi" (con của Jahnu) đặt cho Ganga. Thỉnh thoảng, người ta tin rằng, dòng sông chắc chắn sẽ cạn vào cuối kỷ Kali Yuga (kỷ bóng tối- chính là kỷ nguyên hiện tại của loài người), giống như là dòng sông Sarasvati; sau khi sông Hằng cạn thì kỷ này cũng chấm dứt. Theo vòng tuần hoàn, thì kỷ tiếp theo sẽ là Satya Yuga- kỷ nguyên của Sự Thật. Độc Tụng Vệ Đà Thần Ganga được miêu tả trong "Độc Tụng Vệ Đà" Rigveda, cuốn kinh sớm nhất và theo tương tuyền là thần thánh nhất của đạo Hindu. Thần Ganga được đề cập đến ở phần ca ngợi dòng sông nadistuti (Rigveda 10.75), gồm có danh sách các sông từ Đông sang Tây. Trong RV 6.45.31, từ Ganga cũng được nói tới nhưng không rõ. RV 3.58.6 viết rằng "ngôi nhà xưa của Người, người bạn quý của Người, anh hùng ạ, của cải của Người đều nằm hai bên bờ Jahnavi (JahnAvyAm) cả". Dòng thơ này cũng có thể đang đề cập đến sông Hằng. Trong RV 1.116.18-19, sông Jahnavi và cá heo sông Hằng xuất hiện trong hai dòng thơ cạnh nhau. Các ý nghĩa tôn giáo khác Theo các cuốn kinh của đạo Hindu như Skanda Purana, nữ thần sông Hằng là mẹ nuôi của Karttikeya (Murugan)- con trai của thần Shiva và Parvati. Parvati người đã tạo nên hình hài của thần voi Ganesha (con trai của Shiva và Parvati) từ những phần nhơ nhuốc của cơ thể bà; sau này thần Ganesha đã được ban cho sự sống nhờ nước thánh của thần Ganga. Do đó, Ganesha được xem như có hai bà mẹ—Pārvati và Gangā, và cũng vì thế nên được gọi là Dvaimātura và Gāngeya (con trai của Ganga). Theo truyện Devi Bhagavata Purana, thần bảo tồn Vishnu có ba vợ; họ liên tục cãi nhau; do đó, cuối cùng Vishnu chỉ giữ lại bà vợ Lakshmi, tặng Ganga cho Shiva và Saraswati cho Brahma. Theo kể lại của sử thi Hindu Mahabharata thì các vị thần Vasu, do bị Vashishta nguyền rủa nên đã xin Ganga hãy làm mẹ của họ. Ganga tái sinh và trở thành vợ vua Santanu với một điều kiện rằng không được vì bất kỳ điều gì mà Ngài có thể chất vấn các hành động của thần, bằng không thần sẽ rời bỏ Ngài. Bảy vị thần Vasu đã lần lượt được sinh ra dưới lốt những đứa con họ; thần Ganga dìm chúng xuống dòng nước của nàng để giải thoát chúng khỏi các loại hình phạt, còn vị vua thì không hề phản đối. Chỉ khi đứa trẻ thứ tám được sinh ra, nhà vua cuối cùng cũng chống lại hoàng hậu; do đó, thần Ganga đã bỏ đi. Vì thế, đứa trẻ thứ 8, tái sinh của thần Dyaus, vẫn còn sống, bị cầm tù trong vòng luân hồi, và sau này được biết tới với tái sinh của thần là Bhishma (Devavrata), người sẽ trở thành một trong những nhân vật đáng kính nhất trong sử thi Mahābhārata. Ghi chú Ghi chú Vijay Singh: The River Goddess (Moonlight Publishing, London, 1994) Liên kết ngoài The Life Of Ganga Sacred Ganga Văn hóa Ấn Độ Nữ thần Ấn Độ giáo
353330
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20Sao%20Th%E1%BB%95%20cho%20thi%E1%BA%BFt%20k%E1%BA%BF%20ph%E1%BB%A5c%20trang%20xu%E1%BA%A5t%20s%E1%BA%AFc%20nh%E1%BA%A5t
Giải Sao Thổ cho thiết kế phục trang xuất sắc nhất
Giải Sao Thổ cho trang phục tốt nhất là một trong các giải Sao Thổ dành cho trang phục trong một phim, được bầu chọn là tốt nhất. Giải này được lập từ năm 1976. Các phim đoạt giải Tham khảo Giải Sao Thổ
552514
https://vi.wikipedia.org/wiki/Geranium%20sericeum
Geranium sericeum
Geranium sericeum là một loài thực vật thuộc họ Geraniaceae. Đây là loài đặc hữu của Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của chúng là subtropical hoặc tropical high-altitude vùng đồng cỏ. Chú thích Tham khảo León-Yánez, S. & Pitman, N. 2004. Geranium sericeum. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 8 năm 2007. sericeum Thực vật đặc hữu Ecuador Thực vật dễ tổn thương
970871
https://vi.wikipedia.org/wiki/Desmopachria%20punctatissima
Desmopachria punctatissima
Desmopachria punctatissima là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Zimmermann miêu tả khoa học năm 1923. Chú thích Tham khảo Bọ nước Desmopachria
454711
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quincampoix-Fleuzy
Quincampoix-Fleuzy
Quincampoix-Fleuzy là một xã thuộc tỉnh Oise trong vùng Hauts-de-France phía bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 122 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Quincampoixfleuzy
494024
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Halifax
Quận Halifax
Quận Halifax có thể là: Tại Canada: Quận Halifax, Nova Scotia Tại Hoa Kỳ: Quận Halifax, Bắc Carolina Quận Halifax, Virginia
275632
https://vi.wikipedia.org/wiki/Perinaldo
Perinaldo
Perinaldo là một đô thị ở tỉnh Imperia trong vùng Liguria, tọa lạc khoảng 120 km về phía tây nam của Genova và khoảng 30 km về phía tây của Imperia. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 867 người và diện tích là 21 km². Đô thị Perinaldo có các frazioni (các đơn vị cấp dưới, chủ yếu là các làng) Negi and Suseneo. Perinaldo giáp các đô thị sau: Apricale, Bajardo, Dolceacqua, San Biagio della Cima, Sanremo, Seborga, Soldano, và Vallebona. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài www.comune.perinaldo.im.it/ Đô thị tỉnh Imperia
908612
https://vi.wikipedia.org/wiki/Melanotus%20legatus
Melanotus legatus
Melanotus legatus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Candèze miêu tả khoa học năm 1860. Chú thích Tham khảo Melanotus
884381
https://vi.wikipedia.org/wiki/Andrena%20minima
Andrena minima
Andrena minima là một loài Hymenoptera trong họ Andrenidae. Loài này được Warncke mô tả khoa học năm 1974. Chú thích Tham khảo M Động vật được mô tả năm 1974
302436
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Denis-l%C3%A8s-Rebais
Saint-Denis-lès-Rebais
Saint-Denis-lès-Rebais là một xã ở tỉnh Seine-et-Marne, thuộc vùng Île-de-France ở miền bắc nước Pháp. Dân số Người dân ở Saint-Denis-lès-Rebais được gọi là Dyonisiens. Điều tra dân số năm 1999, xã này có dân số là . Xem thêm Xã của tỉnh Seine-et-Marne Tham khảo Liên kết ngoài 1999 Land Use, from IAURIF (Institute for Urban Planning and Development of the Paris-Île-de-France région Map of Saint-Denis-lès-Rebais on Michelin Xã của Seine-et-Marne
650383
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rhubuna
Rhubuna
Rhubuna là một chi bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Catocalinae
420499
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20ch%E1%BA%A5t%20h%E1%BB%8Dc
Nhà địa chất học
Địa chất là môn khoa học nghiên cứu về Trái đất, các vật liệu hình thành Trái đất, cấu trúc của những vật liệu đó, và các quá trình hoạt động của chúng. Nó bao gồm các nghiên cứu về nguồn gốc các sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Một phần quan trọng của địa chất học là nghiên cứu về thành phần, nguồn gốc, các quá trình, cấu trúc của Trái Đất đã thay đổi như thế nào theo thời gian. Địa chất học tập trung nghiên cứu: cấu trúc, đặc điểm vật lý, động lực, và lịch sử của các vật liệu trên Trái Đất, kể cả các quá trình hình thành, vận chuyển và biến đổi của các vật liệu này. Giải quyết các vấn đề của địa chất liên quan đến rất nhiều chuyên ngành khác nhau. Lĩnh vực này cũng rất quan trọng trong việc khai thác khoáng sản và dầu khí. Ngoài ra, nó cũng nghiên cứu giảm nhẹ các tai biến tự nhiên và cổ khí hậu cùng các lĩnh vực kỹ thuật khác. Công việc của nhà địa chất là gì? Các nhà địa chất cần tìm hiểu được lịch sử của hành tinh của chúng ta. Việc hiểu được lịch sử hình thành và phát triển của Trái Đất giúp nhà địa chất thấy trước được các sự kiện, quá trình trong quá khứ ảnh hưởng như thế nào đến tương lai. Đào tạo Cấp đào tạo đại học bào gồm các môn như vật lý, toán học, hóa học và có thể gồm sinh học, phần chính của chương trình gồm địa chất lịch sử và địa chất cơ sở, thạch học đá macma và đá biến chất và thạch luận (thạch học đá trầm tích), địa chất thủy văn, trầm tích học, địa tầng học, khoáng vật học, cổ sinh vật học, địa lý tự nhiên và địa chất cấu trúc. Hầu hết các nhà địa chất cần có những kỹ năng về GIS và các kỹ thuật về thành lập bản đồ. Các sinh viên địa chất thường có các chuyến thực địa trong suốt các năm học, đặc biệt là vào thời gian hè, để làm quen với công tác khảo sát địa chất ngoài trời cùng với giáo viên hướng dẫn. Những người không phải nhà địa chất cũng có thể tham gia những chuyến thực tập như thế nào để có thể thu thập những thông tin cần thiết cho công việc chuyên môn của họ; đây là một lĩnh vực liên quan đến địa lý, kỹ thuật, hóa học, quy hoạch đô thị, nghiên cứu môi trường và một số ngành khác. Các lĩnh vực chuyên môn Các nhà địa chất có thể nghiên cứu một trong các chuyên ngành như: Địa chất kinh tế: nghiên cứu sự tạo quặng, và cơ chế tạo quặng, địa thống kê. Địa kỹ thuật: ứng dụng kiến thức địa chất vào thực tế cho các mục đích như xác định các yếu tố địa chất trong việc định vị, thiết kế, xây dựng, vận hành và duy trì các công trình kỹ thuật; Địa vật lý: ứng dụng các phương pháp vật lý như trọng lực, địa chấn, điện, từ để nghiên cứu Trái Đất. Địa hóa học: nghiên cứu thành phần hóa học của đá. Địa thời học: nghiên cứu địa chất đồng vị để hướng đến xác định tuổi của các thành hệ đá, quá trình biến chất, khoáng hóa và sự kiện địa chất (như ảnh hưởng của thiên thạch) trong quá khứ. Địa mạo học: nghiên cứu về hình dạng địa hình và các quá trình tạo ra chúng. Địa chất thủy văn: nghiên cứu nguồn gốc, sự phân bố và di chuyển của nước dưới đất. Thạch học đá mácma: nghiên cứu các quá trình mácma như phân dị mácma, kết tinh phân đoạn, hiện tượng xâm nhập và núi lửa. Địa chất đồng vị: nghiên cứu hợp phần đồng vị của các đá để xác định các quá trình hình thành đá và thiên thể. Thạch học đá biến chất: nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình biến chất lên các khoáng vật và đá. Địa chất biển: nghiên cứu đáy biển; liên quan đến các cuộc khảo sách địa hóa, trầm tích học và cổ sinh vật học của đáy đại dương và rìa lục địa. Địa chất biển có mối quan hệ mật thiết với hải dương học và kiến tạo mảng. Cổ khí hậu học: ứng dụng khoa học địa chất để xác định các điều kiện khí hậu trong quá khứ. Cổ sinh vật học: lập ra các nguyên tắc phân loại và phân loại các hóa thạch dựa trên các dấu hiệu địa chất các xây dựng lịch sử cổ sinh vật học trên Trái Đất. Thổ nhưỡng học: nghiên cứu về đấ, sự thành tạo đất và sự hình thành regolith. Địa chất dầu khí: nghiên cứu các bồn trầm tích phục vụ cho việc tìm kiếm hydrocarbon (khai thác dầu). Trầm tích học: nghiên cứu về các đá trầm tích, địa tầng, hệ tầng, dao động mực nước biển và các quá trình trầm tích hiện đại và hệ thống xâm thực. Địa chất cấu trúc: nghiên cứu về nếp uốn, đứt gãy, phân phiến và vi cấu trúc đá để xác định lịch sử biến dạng của đá và khu vực. Núi lửa học: nghiên cứu về núi lửa, sự phun trào núi lửa, dung nham, các quá trình và tai biền liên quan đến magma. Xem thêm Danh sách các nhà địa chất Tham khảo Địa chất
15350
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20gi%C3%A1o%20ho%C3%A0ng
Danh sách giáo hoàng
Danh sách các Giáo hoàng tại đây dựa vào niên giám Annuario pontificio được Vatican ấn hành hàng năm. Theo niên giám đó, cho đến nay đã có 266 Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma. Một vị được chọn vào năm 752 (Stêphanô II) nhưng vì mất đột ngột sau đó 3 ngày, trước khi được tấn phong Giám mục, nên đã bị loại tên khỏi niên giám kể từ năm 1961. Ấn bản năm 2001 đang được dùng phổ biến hiện nay của Annuario Pontificio đã giới thiệu với gần 200 sửa chữa về tiểu sử của các Giáo hoàng. Khởi đầu từ Thánh Phêrô, vị Giáo hoàng đầu tiên, cho đến Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Các sự điều chỉnh này liên quan đến ngày tháng, nơi sinh, tên gia đình của từng vị Giáo hoàng. Thuật ngữ Giáo hoàng (tiếng Latinh: papa, tiếng Hy Lạp: πάππας pappas) là vị Giám mục của Giáo phận Rôma, lãnh đạo của Giáo hội Công giáo toàn thế giới. Theo quan điểm của Giáo hội Công giáo, Giáo hoàng là người kế vị Thánh Phêrô - tông đồ trưởng của Chúa Giêsu. Thời gian nhiệm chức của một Giáo hoàng được gọi là triều đại giáo hoàng" và thẩm quyền của ông đối với giáo hội thường được gọi là "quyền tông tòa" ("papacy") mà thực thể đại diện quyền lực đó gọi là Tòa Thánh (tiếng Latinh: Sancta Sedes), dựa trên truyền thống Giáo hội cho rằng đó là chiếc ngai tòa của Thánh Phêrô và Thánh Phaolô khi tử đạo tại Roma. Một số Giáo hoàng trong danh sách này đã được Giáo hội Công giáo Rôma công nhận là Thánh, trong số 40 vị Giáo hoàng đầu tiên, đã có 35 vị được Tuyên thánh liên tiếp. Tông hiệu được nhiều giáo hoàng được lựa chọn nhất là Gioan, lên đến 21 vị (Gioan XXIII, vì một số nhầm lẫn với Ngụy Giáo hoàng John - người được đánh số XVI, và John XX đã bị bỏ qua nên có 21 vị nhưng đánh số đến 23). Có hai vị Giáo hoàng đã được trao tặng danh hiệu Tiến sĩ Hội Thánh là Giáo hoàng Grêgôriô I và Giáo hoàng Lêô I. Trung bình, triều đại một Giáo hoàng kéo dài khoảng 7,4 năm. Bắt đầu từ giữa năm 33, là triều đại đầu tiên với Giáo hoàng là Thánh Phêrô cho đến năm 2013, khi kết thúc của triều đại Giáo hoàng Biển Đức XVI thì tổng cộng là 1980 năm. Các niên giám về Giáo hoàng đã công nhận, đã có tổng cộng 266 triều đại giáo hoàng của 264 vị giáo hoàng khác nhau (riêng Giáo hoàng Biển Đức IX tại vị từ năm 1032-1044, tháng 4-5 năm 1045 và từ năm 1046-1047 nên ông được niên giám xác nhận là có 3 triều đại, tên của ông được liệt kê ở vị trí thứ 145, 147 và thứ 150 trong danh sách Giáo hoàng). Ngụy giáo hoàng được định nghĩa là một người mạo nhận là đứng đầu Tòa thánh, chống lại Giáo hoàng đã được bầu lên đúng giáo luật. (It. Antipapa được gộp từ Anti, chống + papa, Giáo hoàng). Có một số Giáo hoàng đối lập xuất hiện trong thời kỳ sơ khai của Giáo hội Công giáo Rôma. Trong số các vị còn lại, rải rác từ thế kỷ III cho đến đầu thế kỷ XV, có ông rút lui trong một ngày, có ông một tháng, có ông lâu dài. Đa số vì hiểu lầm, nhưng ảnh hưởng chính trị và hoàn cảnh của thời xưa (đế quốc và phong kiến) cũng đóng một vai trò quan trọng. Trong quá khứ, một ngụy Giáo hoàng thường nhận được một sự hỗ trợ đáng kể của các hồng y và các vương quốc. Tuy nhiên những người đòi được như một Giáo hoàng thường chỉ có một nhóm nhỏ theo, giống như các ngụy Giáo hoàng Sedevacantist hiện đại và không được xếp vào trong số những ngụy Giáo hoàng, và do đó được bỏ qua trong danh sách. Thiên niên kỷ thứ nhất (1 - 1000) Lên ngôi trong thế kỉ 1 (từ năm 30 (?) đến năm 100) Lên ngôi trong thế kỉ 2 (từ năm 101 đến năm 199) Lên ngôi trong thế kỉ 3 (từ năm 201 đến năm 299) Lên ngôi trong thế kỉ 4 (từ năm 301 đến năm 400) Lên ngôi trong thế kỉ 5 (từ năm 401 đến năm 500) Lên ngôi trong thế kỉ 6 (từ năm 501 đến năm 600) Lên ngôi trong thế kỉ 7 (từ năm 601 đến năm 700) Lên ngôi trong thế kỉ 8 (từ năm 701 đến năm 800) Lên ngôi trong thế kỉ 9 (từ năm 801 đến năm 900) Lên ngôi trong thế kỉ 10 (từ năm 901 đến năm 1000) Thiên niên kỷ thứ hai (1001 - 2000) Lên ngôi trong thế kỉ 11 (từ năm 1001 đến năm 1100) Lên ngôi trong thế kỉ 12 (từ năm 1101 đến năm 1200) Lên ngôi trong thế kỉ 13 (từ năm 1201 đến năm 1300) Lên ngôi trong thế kỉ 14 (từ năm 1301 đến năm 1400) Lên ngôi trong thế kỉ 15 (từ năm 1401 đến năm 1500) Lên ngôi trong thế kỉ 16 (từ năm 1501 đến năm 1600) Lên ngôi trong thế kỉ 17 (từ năm 1601 đến năm 1700) Lên ngôi trong thế kỉ 18 (từ năm 1701 đến năm 1800) Lên ngôi trong thế kỉ 19 (từ năm 1801 đến năm 1900) Lên ngôi trong thế kỉ 20 (từ năm 1901 đến năm 2000) Thiên niên kỷ thứ ba (2001 - 3000) Lên ngôi trong thế kỉ 21 (từ năm 2001 đến nay) Chú thích Liên kết ngoài Danh Sách Các Đức Giáo hoàng Danh Sách các Đức Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo qua các triều đại Giáo hoàng Giáo hoàng Danh sách vua
936200
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Mobile
USS Mobile
Năm tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ từng được đặt cái tên USS Mobile, theo tên thành phố Mobile thuộc tiểu bang Alabama: USS Mobile là cái tên ban đầu của chiếc SS Republic (1853) USS Mobile (ID-4030) nguyên là chiếc tàu biển chở hành khách SS Cleveland của Đức được trưng dụng để chở binh lính Hoa Kỳ hồi hương từ Châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất USS Mobile (CL-63) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp tàu tuần dương Cleveland USS Mobile (LKA-115) là một tàu chở hàng đổ bộ thuộc lớp Charleston USS Mobile Bay (CG-53) là một tàu tuần dương tên lửa điều khiển thuộc lớp tàu tuần dương Ticonderoga Tên gọi tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ
356311
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BB%91%20Nguy%E1%BB%85n%20Bi%E1%BB%83u%2C%20H%C3%A0%20N%E1%BB%99i
Phố Nguyễn Biểu, Hà Nội
Nguyễn Biểu là phố trực thuộc quận Ba Đình,Hà Nội. Đặc điểm-Vị trí Phố Nguyễn Biểu dài 260m, đi từ phố Trấn Vũ tới phố Phan Đình Phùng, nối đường Hoàng Diệu. Đây là một phố giao thông quan trọng, lưu lượng phương tiện lưu thông rất lớn. Đầu phố là cổng sau của Nhà thờ Cửa Bắc. Phố thuộc địa bàn phường Quán Thánh, quận Ba Đình. Lịch sử Thời Pháp thuộc, đây là phố Anh em Xnayde. Sau năm 1945 đổi là phố Nguyễn Biểu. Phố này được xây dựng trên nền đất của thôn Tân Yên, tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận. Sau đó thôn Châu Long hợp với thôn Tân Yên thành thôn Châu Yên hồi giữa thế kỉ XIX. Các tuyến xe buýt chạy qua Tuyến 22: từ Quán Thánh tới Hoàng Diệu Tuyến 45, 50: từ Hoàng Diệu tới Quán Thánh Xem thêm Nhà thờ Cửa Bắc Phố Quán Thánh Phố Phan Đình Phùng. Tham khảo Liên kết ngoài Nguyễn Biểu
206260
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kurpania
Kurpania
Kurpania là một thị trấn thống kê (census town) của quận Bokaro thuộc bang Jharkhand, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Kurpania có dân số 7440 người. Phái nam chiếm 54% tổng số dân và phái nữ chiếm 46%. Kurpania có tỷ lệ 67% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 75%, và tỷ lệ cho phái nữ là 59%. Tại Kurpania, 14% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Jharkhand
187010
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rio%20Grande%20do%20Norte
Rio Grande do Norte
Rio Grande do Norte ( hoặc //) là một trong số các bang của Brasil, nằm ở phía Đông Bắc Brasil, phần rìa của lục địa Nam Mỹ. Với địa thế như trên, Rio Grande do Norte có rất nhiều điểm đặc biệt. Nó là quê hương của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Câmara Cascudo và là nơi thứ hai trên thế giới (theo NASA) có được bầu không khí trong lành tuyệt đối (sau châu Nam cực). Rio Grande do Norte có phần đất khoảng 410 km trải dài với cát, ánh nắng, cọ dừa và phá, các bờ biển đẹp và các địa danh nổi tiếng ở Natal như Fortaleza dos Reis Magos và Parque das Dunas, công viên đô thị rộng lớn thứ nhì Brasil. Chú thích Liên kết ngoài Official Website Brazilian Tourism Portal Immigration of foreigners in Brazil Rio Grande do Norte at Embassy of Brazil in London Information about Rio Grande do Norte and Natal Paradise Beach -ongoing project in the region Natal, Information for the foreigner tourists visiting Natal and neighbourhood Bang của Brasil Cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha
277194
https://vi.wikipedia.org/wiki/Valde-Ucieza
Valde-Ucieza
Valde-Ucieza là một đô thị trong tỉnh Palencia, Castile và León, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số 2004 (INE), đô thị này có dân số là 117 người. Tham khảo Đô thị ở Palencia
890294
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lasioglossum%20bruesi
Lasioglossum bruesi
Lasioglossum bruesi là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Cockerell mô tả khoa học năm 1912. Chú thích Tham khảo Lasioglossum Động vật được mô tả năm 1912
71822
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20n%C3%A9n%20kh%C3%AD
Máy nén khí
Máy nén khí là các máy móc, thiết bị có chức năng làm tăng áp suất của chất khí bằng cách làm giảm thể tích của nó. Các loại máy nén khí theo cơ chế hoạt động Máy nén khí chuyển động tịnh tiến Máy nén khí chuyển động tịnh tiến sử dụng piston điều khiển bằng tay quay. Có thể đặt cố định hoặc di chuyển được, có thể sử dụng riêng biệt hoặc tổ hợp. Chúng có thể điều khiển bởi động cơ điện hoặc động cơ đốt trong. Máy nén khí sử dụng piston tịnh tiến loại nhỏ có công suất từ 5-30 mã lực thường được sử dụng trong lắp ráp tự động và trong cả những việc không chuyển động liên tục. Những máy nén khí loại lớn có thể có công suất lên đến 1000 mã lực được sử dụng trong những ngành láp ráp công nghiệp lớn, nhưng chúng thường không được sử dụng nhiều vì có thể thay thế bằng các máy nén khí sử dụng chuyển động tròn của bánh răng và trục vít với giá thành rẻ hơn. Áp suất đầu ra có tầm dao động từ thấp đến rất cao (>5000 psi hoặc 35 MPa). Đối với các ngành công nghiệp thực phẩm thì máy nén khí không dầu được sử dụng tương đối hiệu quả. Tuy nhiên do đây là loại máy với thiết kế đặc biệt nên giá thành tương đối cao. Máy nén khí đối lưu Máy nén khí đối lưu sử dụng hệ thống các cánh quạt trong rotor để nén dòng lưu khí. Cánh quạt của stator cố định nằm phía dưới của mỗi rotor lại đẩy trực tiếp dòng khí vào hệ thống những cánh quạt của rotor tiếp theo. Vùng không gian của đường đi không khí ngày càng giảm dần thông qua máy nén khí để tăng sức nén. Máy nén khí theo phương pháp nén khí đối lưu thường được sử dụng khi cần dòng chuyển động cao ví dụ như trong những động cơ turbine lớn. Hầu như chúng được sử dụng nhiều máy trong một dây chuyền. Trường hợp tỉ lệ áp suất dưới tỷ lệ 4:1, để tăng hiệu quả của quá trình hoạt động người ta thường sử dụng những điều chỉnh về hình học. Máy nén khí ly tâm Máy nén khí ly tâm sử dụng đĩa xoay hình cánh quạt hoặc bánh đẩy để ép khí vào phần rìa của bánh đẩy làm tăng tốc độ của khí. Bộ phận khuếch tán của máy sẽ chuyển đổi năng lượng của tốc độ thành áp suất. Máy nén khí khí ly tâm thường sử dụng trong ngành công nghiệp nặng và trong môi trường làm việc liên tục. Chúng thường được lắp cố định. Công suất của chúng có thể từ hàng trăm đến hàng ngàn mã lực. Với hệ thống làm việc gồm nhiều máy nén khí ly tâm, chúng có thể tăng áp lực đầu ra hơn 10000 lbf/in² (69 MPa). Nhiều hệ thống làm tuyết nhân tạo sử dụng loại máy nén này. Chúng có thể sử dụng động cơ đốt trong, bộ nạp hoặc động cơ tua-bin. Máy nén khí ly tâm được sử dụng trong một động cơ tua-bin bằng gas nhỏ hoặc giống như là tầng nén khí cuối cùng của động cơ tua-bin gas cỡ trung bình. Máy nén khí dòng hỗn hợp Máy nén khí nén dòng hỗn hợp cũng tương tự như là máy nén khí ly tâm, nhưng vận tốc đối xứng tại lối từ rotor. Bộ khuếch tán thường sử dụng để biến dòng khí hỗn hợp thành dòng khí đối lưu. Máy nén khí nén dòng hỗn hợp có một bộ khuếch tán đường kính nhỏ hơn của máy nén khí ly tâm tương đương. Máy nén khí trục vít Máy nén khí trục vít, tương tự như một thiết bị quay sử dụng bánh vít, nó bao gồm 2 cuộn lá chèn hình xoắn ốc để nén khí. Nó có thể sử dụng giống như một bộ nạp tự động, và trong hệ thống. Máy nén khí màng lọc Máy nén khí có màng lọc sử dụng để nén khí hydro và nén khí đốt thiên nhiên. Máy nén khí thông thường được đặt phía trên những bình chứa để giữ khí nén. Thường là máy nén khí có dầu hoặc dầu tự do đều được sử dụng nhiều vì dầu sẽ xâm nhập vào dòng khí. Nhưng trong trường hợp máy nén khí cho thợ lặn thì một số lượng dầu dù là nhỏ nhất cũng không thể chấp nhận. Xem thêm Máy bơm Tham khảo Liên kết ngoài Máy nén Máy bơm Chất khí Máy công cụ Máy công nghiệp Công nghệ khí Hệ thống điều hòa không khí
213831
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn%20B%C3%ACnh%2C%20H%C3%A3n%20Ch%C3%A2u
Nguyên Bình, Hãn Châu
Nguyên Bình (chữ Hán giản thể: 原平市, âm Hán Việt: Nguyên Bình thị) là một thành phố cấp huyện thuộc địa cấp thị Hãn Châu, tỉnh Sơn Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Thành phố Nguyên Bình nằm giữa Ngũ Đài Sơn và Vân Trung Sơn, có diện tích 2571 km², dân số năm 2002 là 470.000 người. Mã số bưu chính của Nguyên Bình là 034100, mã vùng điện thoại là 0350. Thành phố này được chia ra các đơn vị hành chính gồm 1 nhai đạo, 7 trấn và 11 hương. Tham khảo Đơn vị cấp huyện Sơn Tây Hãn Châu
162010
https://vi.wikipedia.org/wiki/Merenre%20Nemtyemsaf%20I
Merenre Nemtyemsaf I
Merenre Nemtyemsaf I là vị pharaon thứ tư của Vương triều thứ 6 thuộc Ai Cập cổ đại. Ông là con trai của Pepi I và khi cha qua đời, Merenre lên ngôi và cai trị trong khoảng 2283-2278 TCN. Tiểu sử Merenre là con trai của Pepi I với Ankhesenpepi I, và là cháu ngoại của nữ tể tướng Nebet với chồng bà là Khui. Trước năm 1995, Merenre Nemtyemsaf từng được cho là đã đồng nhiếp chính trong một thời gian ngắn với vua cha của ông, Pepi I Meryre trước khi ông tự mình cai trị, tuy nhiên khi văn kiện biên niên sử trên tấm Bia đá Nam Saqqara được công bố bởi Vassil Dobrev và Michel Baud, chúng ta biết được rằng Merenre đã trực tiếp kế vị vua cha và không có bất cứ giai đoạn gián đoạn hay đồng trị vì nào. Văn kiện bị hư hại nặng nề này còn lưu giữ lại ghi chép về năm cuối cùng của Pepi I - năm diễn ra lần kiểm kê thứ 25 của ông ta và tiếp nối ngay lập tức là năm diễn ra lần kiểm kê đầu tiên của Merenre. Merenre đã cùng chia sẻ niềm đam mê đối với Nubia của vua cha và tiếp tục khám phá sâu hơn vào vùng đất này. Ông cũng đã bắt đầu một quá trình củng cố hoàng gia, bổ nhiệm Weni làm thống đốc đầu tiên của toàn bộ Thượng Ai Cập và mở rộng quyền lực của một số thống đốc khác. Trước kia ông từng được cho là đã qua đời khi còn trẻ tuổi, thế nhưng các bằng chứng khảo cổ học được phát hiện gần đây đã phản bác giả thuyết này. Hai đồ vật cùng thời gợi ý rằng triều đại của Merenre đã kéo dài nhiều hơn một thập kỷ một chút. Bia đá biên niên sử Nam Saqqara lưu giữ năm của ông sau lần kiểm kê gia súc thứ 2 trong khi năm của Merenre sau lần kiểm kê gia súc thứ 5 (năm thứ 10 nếu các lần kiểm kê là hai năm một lần) được chứng thực trong một dòng chữ khắc ở mỏ đá từ bản khắc Hatnub số 6, theo như Anthony Spalinger. Những con dấu hoàng gia của vương triều thứ 6 và những khối đá được tìm thấy tại Saqqara cho chúng ta biết rõ rằng dì của Merenre, nữ hoàng Ankhesenpepi II, là vợ của cả Pepi I và bản thân Merenre. Bởi vì tấm bia đá Nam Saqqara cho thấy rằng triều đại của Merenre nằm giữa triều đại của Pepi I và Pepi II và đã kéo dài tối thiểu là nhiều hơn một thập kỷ một chút, điều này ngụ ý một cách gián tiếp rằng Merenre I mới thực sự là cha của Pepi II, thay vì là Pepi I. Người con gái của Merenre là Ankhesenpepi III còn là vợ tương lai của Pepi II. Tham khảo Liên kết ngoài The South Saqqara Stone: Sixth Dynasty Annals Pharaon Vương triều thứ Sáu của Ai Cập Pharaon
139646
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BB%99%20ch%C3%ADnh%20%C4%91%E1%BA%A3ng%20c%E1%BB%A7a%20Trung%20Qu%E1%BB%91c
Chế độ chính đảng của Trung Quốc
Chế độ chính Đảng của Trung Quốc là tên cuốn sách trắng được công bố ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Quốc vụ viện Trung Quốc về chính sách đa Đảng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đại hội lần thứ 17 của Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra ngày 25 tháng 10 năm 2007 đã có một số thay đổi, chấm dứt sự độc quyền tồn tại của Đảng Cộng sản trong xã hội Trung Quốc. Lịch sử về chế độ đa Đảng ở Trung Quốc Lịch sử hình thành và tồn tại đa Đảng hợp tác với nhau trong xã hội Trung Quốc đã có từ lâu, hợp tác Quốc – Cộng trong chiến tranh chống Nhật là một ví dụ điển hình, nhưng sau khi giành thắng lợi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dần loại bỏ các Đảng phái khác tiến tới độc quyền và là Đảng duy nhất được phép tồn tại trong xã hội, độc quyền lãnh đạo nhà nước Trung Quốc. Sách trắng: Chế độ chính Đảng của Trung Quốc Ngày 15 tháng 11 năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố sách trắng đầu tiên về hệ thống Đảng phái chính trị của nước này. Sách trắng giải thích chi tiết về sự thành lập, các đặc điểm chính, những nội dung cơ bản và sự phát triển của hệ thống Đảng phái chính trị, cũng như vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Trung Quốc. Cụ thể như: Đảng Cộng sản và các Đảng dân chủ khác làm việc chặt chẽ với nhau và cố vấn cho nhau, trong đó Đảng Cộng sản vẫn giữ quyền lãnh đạo đất nước và các Đảng khác tham gia vào các vấn đề quốc gia theo quy định của pháp luật. Với sách trắng này, Trung Quốc xây dựng cho mình một hệ thống chính trị và phương pháp thực hiện dân chủ của riêng mình. Theo quốc vụ viện, chế độ hợp tác đa Đảng sẽ tạo ra một hệ thống chính trị mới trên thế giới, Đảng Cộng sản lãnh đạo các Đảng phái, Đảng Cộng sản và các Đảng phái dân chủ khác sẽ cùng hợp tác và giám sát lẫn nhau trên tinh thần hòa hợp. Tham khảo Trung Quốc Chế độ đa Đảng
970687
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cybister%20rugosus
Cybister rugosus
Cybister rugosus là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được W.S.Macleay miêu tả khoa học năm 1825. Hình ảnh Chú thích Chú thích Tham khảo Bọ nước Cybister
909956
https://vi.wikipedia.org/wiki/Paracardiophorus%20quadristellatus
Paracardiophorus quadristellatus
Paracardiophorus quadristellatus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Carter miêu tả khoa học năm 1939. Chú thích Tham khảo Paracardiophorus
270655
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cerano%20d%27Intelvi
Cerano d'Intelvi
Cerano d'Intelvi là một đô thị ở tỉnh Como trong vùng Lombardia, có cự ly khoảng 50 km về phía bắc của Milano và khoảng 15 km về phía bắc của Como, ở biên giới với Thụy Sĩ. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 539 người và diện tích là 5,5 km². Cerano d'Intelvi giáp các đô thị: Cabbio (Thụy Sĩ), Casasco d'Intelvi, Castiglione d'Intelvi, Dizzasco, Muggio (Thụy Sĩ), San Fedele Intelvi, Schignano. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Como Thành phố và thị trấn ở Lombardia
956202
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gonomyia%20austrotropica
Gonomyia austrotropica
Gonomyia austrotropica là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Australasia. Liên kết ngoài Tham khảo Gonomyia Limoniidae ở vùng Australasia
546679
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tapirira%20chimalapana
Tapirira chimalapana
Tapirira chimalapana là một loài thực vật thuộc họ Anacardiaceae. Đây là loài đặc hữu của México. Chú thích Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Tapirira chimalapana. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. Tapirira Thực vật đặc hữu Mexico Thực vật dễ tổn thương Thực vật Veracruz
681765
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chlorochromodes
Chlorochromodes
Chlorochromodes là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Geometridae Geometrinae
948737
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nephrotoma%20oligochaeta
Nephrotoma oligochaeta
Nephrotoma oligochaeta là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu Phi. Tham khảo Nephrotoma
878344
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ecnomus%20jimba
Ecnomus jimba
Ecnomus jimba là một loài Trichoptera trong họ Ecnomidae. Chúng phân bố ở miền Australasia. Tham khảo Ecnomus
414976
https://vi.wikipedia.org/wiki/BAJARAKA
BAJARAKA
BAJARAKA (chữ viết tắt tên bốn sắc tộc: Bahnar, Jarai, Rhadé và Kaho) là phong trào phản đối chính sách phân biệt đối xử người Thượng trên Cao nguyên Trung phần của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Đây là tiền thân của tổ chức FULRO. Bối cảnh Sau Hiệp định Genève, thủ tướng Ngô Đình Diệm cho hủy bỏ quy chế Hoàng triều Cương thổ, tức chấm dứt đặc quyền của Quốc trưởng Bảo Đại trên vùng Cao nguyên và gom vùng đất này vào lãnh thổ chung của Quốc gia Việt Nam. Cũng theo đó thì Tòa án dựa trên phong tục của các sắc tộc người Thượng bị bãi bỏ, thay thế bằng luật pháp quốc gia. Chủ ý của chính sách mới là để gây dựng Kinh Thượng bình đẳng, đoàn kết và hội nhập để phát triển. Sau khi thành lập Việt Nam Cộng hòa thì chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa mở Văn phòng Cố vấn Thượng Vụ, sau nâng lên thành Nha Công tác Xã hội Miền Thượng trực thuộc Phủ Tổng thống để điều hành việc phát triển kinh tế và xã hội vùng Cao nguyên. Về mặt kinh tế có khoản mở rộng đất đai canh tác và lập các khu dinh điền, định cư hàng trăm nghìn người từ miền Bắc di cư vào Nam. Một số được đưa lên vùng sơn cước. Về mặt hành chánh chính phủ cũng bãi bỏ ngạch công chức riêng của người Thượng kể từ ngày 9 tháng 5 năm 1958 theo tuyên bố của Tổng thống Ngô Đình Diệm: "Dù Kinh hay Thượng phải căn cứ vào học vấn hay năng lực mà sử dụng." Một số người Thượng trước được hưởng ưu tiên nay mất địa vị đó. Trong khi đó thì cuộc cải cách điền địa tiến hành khiến người Thượng mất quyền sở hữu cha truyền con nối trên đất đai của họ. Những yếu tố này dần gia tăng bất mãn trong cộng đồng người Thượng. Chính quyền cũng giải tán tòa án phong tục thời phong kiến với mục đích đưa luật pháp quốc gia lên hàng đầu. Tuy không có văn kiện nào chính thức bãi bỏ quy chế trên nhưng trong thực tế các tòa án dùng luật tục của người Thượng không được duy trì, càng thêm tạo xung đột giữa dân Thượng và chính quyền. Thành lập phong trào Tại Darlac năm 1955 đã xuất hiện Mặt trận Giải phóng Dân tộc Thượng (tiếng Pháp: Front de Libération des Montagnards, FLM) do sắc tộc Rađê đề xướng để phản đối chính sách của chính phủ Ngô Đình Diệm. Đến Tháng Năm với sự hưởng ứng của các sắc tộc khác thì phong trào này lấy tên BAJARAKA, danh xưng kết bằng bốn sắc tộc lớn: Bana, Jarai, Rađê và Kaho; nhóm người lãnh đạo phong trào gồm có Y Bhăm Êñuôl (người Rhadé, sáng lập viên), Siu Síp (nhân sĩ Djarai), Y Dhơn Adrong (hiệu trưởng trường tiểu học Lạc Thiện), Y Nuin Hmok (giáo viên trung học buôn Kram), Y Nam Êban (sĩ quan quân đội), Paul Nưr (trí thức Bahnar) và nhiều nhân sĩ gốc Chăm, Mạ, Stiêng... Y Bhăm Êñuôl cho thành lập Ủy ban Tự Trị Trung ương, trụ sở đặt tại Pleiku, để chỉ huy phong trào. Tháng 5 năm 1958, BAJARAKA gởi kháng thư đến tòa Đại sứ Pháp, Đại sứ Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc,... tố cáo những hành vi phân biệt đối xử của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với các dân tộc thiểu số và kể công trong việc chống lại quân phiệt Đế quốc Nhật Bản, Việt Minh và Việt Cộng; họ yêu cầu các cường quốc can thiệp để người Thượng được độc lập. Tháng 8 và 9 năm 1958, phong trào Bajaraka tổ chức nhiều cuộc biểu tình tại Kontum, Pleiku, Ban Mê Thuột. Các cuộc biểu tình bị trấn áp và những lãnh tụ của phong trào như Y Bhăm Êñuôl, Y Dhơn Adrong, Y Dhê Adrong, Y Nuin Hmok, Y Wick Buôn Ya, Y Het Kpor, Y Tluốp Kpor, Y Sênh Niê, Y Bun Sor, Y Yu Êban, Y Thih Êban, Touneh Yoh, Siu Sip, Paul Nưr, Nay Luet,... bị bắt. Từ năm 1956 đến năm 1962, cho rằng người Thượng rất thiện chiến trong các rừng rậm, các cố vấn quân sự Mỹ vào các buôn làng, trang bị vũ khí cá nhân, thành lập các đội Dân Sự Chiến Đấu Thượng (CIDG-Civilian Indigenous Defense Group) và Lực lượng Đặc Biệt (Special Force) để chống cộng sản. Người Thượng bị lôi cuốn vào cuộc chiến Việt Nam một số ngả theo Cộng sản sau khi Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời năm 1960. Số khác ủng hộ chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Cùng lúc đó ở Nam Vang vào cuối năm 1960 hai nhóm người Chàm và Khmer Krom cũng thành lập Mặt trận Giải phóng Champa và Mặt trận Giải phóng Khmer Krom mở đường liên kết cho các sắc tộc ở miền Nam Việt Nam. Thành lập Mặt Trận Giải Phóng Cao Nguyên (FLHP) Ngày 19 tháng 5 năm 1961, phe Cộng sản triệu tập 23 đại biểu các sắc tộc Cao nguyên và lập nên Phong trào Cao nguyên Tự trị (tiếng Pháp: Mouvement pour l'Autonomie des Hauts Plateaux) vào giao cho Y Bih Aleo lãnh đạo để hợp tác với quân Cộng sản. Khi nền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam bị lật đổ thì tất cả những lãnh tụ phong trào BAJARAKA trước kia bị bắt giam đều được phóng thích qua sự can thiệp của Hoa Kỳ, tăng cường thêm cho Phong trào Tây nguyên Tự trị. Tháng 3 năm 1964 lãnh tụ BAJARAKA lập nên Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (tiếng Pháp: Front de Libération des Hauts Plateaux, gọi tắt là FLHP), đổi hẳn đường lối từ yêu sách tự trị sang ly khai độc lập. Ngay từ khi lúc sơ khởi, Mặt trận Giải phóng Cao nguyên đã phân hóa thành hai phe: Phe ôn hòa với Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, do Y Bham Ênuôl đại diện. Phe Cao nguyên Ly Khai, độc lập, do Y Dhơn Adrong cầm đầu. Phe Cao nguyên Ly Khai, độc lập, bị Quân lực Việt Nam Cộng hòa truy nã gắt gao phải chạy qua Kampuchea lánh nạn rồi lập căn cứ quanh Camp Le Rolland (thuộc tỉnh Mondolkiri, phía đông bắc Kampuchea cách biên giới Việt Nam 15 cây số). Cuộc bạo loạn của phe bạo động FLHP Ngày 26 tháng 8 năm 1964, một đại hội gồm 55 nhân sĩ Thượng ôn hòa, đại diện các dân tộc thiểu số họp tại Pleiku. Lo sợ bị loại khỏi các cuộc thương thuyết, phe bạo động tổ chức một cuộc nổi dậy vào đêm 19 tháng 9 năm 1964. Các toán biệt kích thuộc Lực lượng Đặc Biệt và các đội Dân Sự Chiến Đấu Thượng đánh chiếm một số đồn bót thuộc tỉnh Quảng Đức như Đức Lập, Bù Đăng, Bù Đốp,... Quân phiến loạn làm chủ quốc lộ 14, đánh đồn Srépok rồi tiến vào Ban Mê Thuột chiếm đài phát thanh kêu gọi dân Thượng nổi lên chống lại người Kinh để xây dựng một quốc gia độc lập. Cuộc nổi dậy làm 35 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng. Ngày 20 tháng 9 năm 1964 tướng Vĩnh Lộc, tư lệnh Vùng II Chiến thuật, ra lệnh thiết quân luật tại Buôn Ma Thuột, Sư đoàn 23 cùng một số tiểu đoàn biệt động quân và thiết giáp được huy động tái chiếm Đài phát thanh và những đồn bị phiến quân chiếm đóng. Khi lực lượng phiến loạn sắp bị tiêu diệt hoàn toàn thì đột nhiên Tòa Đại sứ Mỹ khuyến cáo Vĩnh Lộc nên thương thuyết. Ông Y Bhăm Êñuôl, đại diện phe ôn hòa của FLHP được mời ra thương thuyết với phe nổi. Kết quả những thỏa thuận: Y Bhăm Êñuôl được cử làm chủ tịch chính thức phong trào FLHP. (Tuy nhiên Y Bhăm Êñuôl đã đào thoát qua Campuchia ngay vào chiều 20 tháng 9) Những chỉ huy phiến quân không bị truy tố và không bị truy đuổi khi rút quân qua Campuchia. Tham gia sáng lập và trở thành một mặt trận của FULRO Sau khi Y Bhăm Êñuôl đào thoát qua Campuchia, FLHP liên kết với: Mặt trận Giải phóng Champa (Front de Libération du Champa, FLC) tức FULRO Chăm, do Les Kosem (một tướng nhảy dù người Khmer gốc Chăm) lãnh đạo 2. Mặt trận Giải phóng xứ Campuchia Krom miền Tây Nam Việt Nam (Front de Libération du Kampuchea Krom, FLKK) tức FULRO Khmer, do Chau Dera làm đại diện 3. Thành lập một tổ chức thống nhất gọi là: Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức (tiếng Pháp: Front Uni de Lutte des Races Opprimées), tức FULRO Sách tham khảo Lê Đình Chi. Người Thượng Miền Nam Việt Nam. Gardena, CA: Văn Mới, 2006. Po Dharma. Champaka 7: Từ mặt trận FLM đến phong trào FULRO. San Jose, CA: Office International of Champa, 2007. Chú thích Tham khảo Nhìn lại phong trào BAJARAKA FULRO
645025
https://vi.wikipedia.org/wiki/Agonopterix%20capreolella
Agonopterix capreolella
Agonopterix capreolella là một loài bướm đêm thuộc họ Oecophoridae. Nó được tìm thấy ở hầu hết châu Âu, miền đông miền Cổ bắc và Cận Đông. Sải cánh dài 15–19 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 8 đến tháng 5. Ấu trùng ăn Pimpinella saxifaga, Daucus carota và Sium latifolium. Tham khảo Liên kết ngoài Swedish Moths lepidoptera.pl Fauna Europaea Agonopterix
365722
https://vi.wikipedia.org/wiki/Buhla
Buhla
Buhla là một đô thị thuộc huyện Eichsfeld nước Đức. Đô thị này có diện tích 8,81 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là 605 người. Tham khảo
406639
https://vi.wikipedia.org/wiki/Grauingen
Grauingen
Grauingen là một đô thị thuộc huyện Börde, bang Saxony-Anhalt, Đức. Tham khảo Xã và đô thị thuộc huyện Börde
4066
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y%20B%E1%BA%AFc%20B%E1%BB%99
Tây Bắc Bộ
Vùng Tây Bắc hay Tây Bắc Bộ là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Vùng này là một trong 3 phần của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng kia là Vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng). Vùng có diện tích 50.576 Km2 Địa lý Không gian địa lý Không gian địa lý của vùng Tây Bắc hiện còn chưa được nhất trí. Một số ý kiến cho rằng đây là vùng phía nam (hữu ngạn) sông Hồng. Một số ý kiến lại cho rằng đây là vùng phía nam của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Nhà địa lý học Lê Bá Thảo cho rằng vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dòng sông Mã. Đặc điểm địa hình Địa hình Tây Bắc núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà (còn gọi là địa máng sông Đà). Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa máng sông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh. Lịch sử địa chất Lịch sử hình thành vùng Tây Bắc bắt đầu từ cách đây 500 triệu năm và đến bây giờ vẫn tiếp tục. Thuở ban đầu, vùng này là biển và chỉ có một số đỉnh ở dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã là nổi lên trên mặt biển. Biển liên tục rút ra xa rồi lại lấn vào suốt hàng trăm triệu năm. Trong quá trình ấy, đã có những sự sụt lún mạnh, góp phần hình thành các tầng đá phiến và đá vôi. Vào cuối đại Cổ sinh (cách đây chừng 300 triệu năm), dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Sông Mã đã được nâng hẳn lên. Địa máng sông Đà lúc đó vẫn chìm dưới biển. Cho đến cách đây 150 triệu năm, chu kỳ tạo núi Indochina làm cho hai bờ địa máng từ từ tiến lại gần nhau, khiến cho trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ, đồng thời làm cho tầng đá vôi có tuổi cổ hơn lại trồi lên trên tầng đá phiến, tạo thành những cao nguyên đá vôi ngày nay. Trong quá trình tạo núi, còn có sự xâm nhập của macma. Kết quả là, vùng Tây Bắc được nâng lên với một biên độ đến 1000 mét. Nguy cơ động đất Vì là địa máng, vùng vỏ rất động của trái đất, nên Tây Bắc là vùng có nguy cơ động đất cao nhất Việt Nam. Điều kiện khí hậu Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 OC. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi mang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối. Về mặt hành chính, vùng Tây Bắc hiện nay gồm 6 tỉnh với diện tích trên 50.576 km2 (tỷ lệ 15,3% so với tổng diện tích cả nước) với 4.229.543 người (tỉ lệ 4,3% so với tổng dân số cả nước)'', bình quân khoảng 84 người/km2. Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc Mục dân số và diện tích ghi theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam trên trang Wikipedia của các tỉnh thành Việt Nam. Một số phần của Phú Thọ và 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái nằm ở hữu ngạn sông Hồng, do dòng sông chảy qua giữa địa phận các tỉnh này, song phạm vi hành chính của vùng Tây Bắc không bao gồm Phú Thọ, đôi khi 2 tỉnh Lào Cai, Yên Bái cũng được xếp vào Đông Bắc Bộ. Tuy nhiên, hiện nay trụ sở của Ban chỉ đạo Tây Bắc nằm ở thành phố Yên Bái, tỉnh lỵ của tỉnh Yên Bái. Các sắc tộc và Văn hóa (Dân cư) Về cơ bản, vùng Tây Bắc là không gian văn hóa của dân tộc Thái, nổi tiếng với điệu múa xòe tiêu biểu là điệu múa xòe hoa rất nổi tiếng được nhiều người biết đến. Mường là dân tộc có dân số lớn nhất vùng. Ngoài ra, còn khoảng 20 dân tộc khác như H'Mông, Dao, Tày, Kinh, Nùng,... Ai đã từng qua Tây Bắc không thể quên được hình ảnh những cô gái Thái với những bộ váy áo thật rực rỡ đặc trưng cho Tây Bắc. tây bắc là vùng có sự phân bố dân cư theo độ cao rất rõ rệt: vùng rẻo cao(đỉnh núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Mông - Dao, Tạng Miến,với phương thức lao động sản xuất chủ yếu là phát nương làm rẫy, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên; vùng rẻo giữa(sườn núi) là nơi cư trú của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, phương thức lao động sản xuất chính là trồng lúa cạn, chăn nuôi gia súc và một số nghề thủ công; còn ở vùng thung lũng, chân núi là nơi sinh sống của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Thái - Kadai,điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác. sự khác biệt về điều kiện sinh sống và phương thức lao động sản xuất cũng gây ra sự khác biệt văn hóa rất lớn! mặc dù văn hóa chủ thể và đặc trưng là văn hóa dân tộc Mường. Lịch sử Năm 1014, tướng nước Đại Lý là Đoàn Kính Chí đem quân vào chiếm đóng châu Vị Long và châu Đô Kim (nay thuộc Tuyên Quang), vua Lý Thái Tổ sai con là Dực Thánh Vương đi đánh dẹp, quân Đại Lý đại bại, nhân cơ hội đó nhà Lý sáp nhập luôn khu vực ngày nay là Hà Giang vào Đại Cồ Việt. Năm 1159, nhân khi nước Đại Lý suy yếu, vua Lý Anh Tông và Tô Hiến Thành đã tiến hành thu phục vùng đất của các tù trưởng dân tộc thiểu số người Thái (châu Văn Bàn, châu Thủy Vĩ) ở bắc Yên Bái, nam Lào Cai vào lãnh thổ Đại Việt. Năm 1294, thượng hoàng Trần Nhân Tông, cùng Phạm Ngũ Lão, đi đánh bại Ai Lao thu nạp đất đai. Năm 1297, Trần Anh Tông sai Trần Nhật Duật đánh A Lộc (Ai Lao), Trần Quốc Tảng đánh Sầm Tử, Phạm Ngũ Lão đánh tan Ai Lao thu lại đất cũ ở sông Chàng Long. Năm 1301, Phạm Ngũ Lão đánh Ai Lao ở Mường Mai (Châu Mai, nay là đất Mai Châu). Các vùng đất thu nạp được thời kỳ này nhà Trần đặt làm huyện Mông đạo Đà Giang, đến đời thuộc Minh là đất hai huyện Mông và Tư Mang, sang thời nhà Lê sơ là toàn bộ châu Mộc (Mộc Châu (nay là Mộc Châu, Vân Hồ), Đà Bắc, Mã Nam (nay là huyện Sop Bao Lào)), và châu Mai phủ Gia Hưng. Năm 1329, thượng hoàng Trần Minh Tông đi đánh mán Ngưu Hống, thổ tù Mường Mỗi, tại Mang Việt đạo Đà Giang thu nạp đất châu Yên (Mang Việt), Phù Hoa, Mường Mỗi (châu Thuận) là các vùng đất nay là các huyện Yên Châu, Phù Yên, Thuận Châu, Tuần Giáo, Sơn La, Mai Sơn tỉnh Sơn La. Theo Minh sử, năm 1405, Đèo Cát Hãn dâng sớ lên triều đình nhà Minh tố cáo nhà Hồ đánh chiếm 7 trại Mãnh Man thuộc châu Ninh Viễn dưới quyền Đèo Cát Hãn, vốn thuộc phủ Lâm An của tỉnh Vân Nam, giết con rể của ông, bắt con gái của ông để khống chế. Trong các nguyên do mà nhà Minh viện ra khi sang đánh nhà Hồ có lý do này. Nhà Hồ lúc đó yếu thế phải trả lại Đèo Cát Hãn các trại này. Châu Ninh Viễn đến thời Lê sơ gọi là Mường Lễ. Đến năm 1431, Lê Lợi thu phụ Đèo Cát Hãn, có thêm châu Phục Lễ (Mường Lễ), vùng thượng lưu sông Đà do Đèo Cát Hãn cai quản, từng là châu Ninh Viễn của Vân Nam, nhập về. Mường Lễ sau đổi Thành Phục Lễ phủ An Tây gồmː đất Mường Lễ (châu Lai), Tuy Phụ (Mường Tè), Hoàng Nham (Mường Toong, Mường Nhé), Chiêu Tấn (Phong Thổ), Lễ Tuyền (Mường Boum), Hợp Phì (Xiềng My, nay là Giả Mễ huyện Kim Bình, Vân Nam), Khiêm Châu (Mường Tinh), Quảng Lăng (Mường La, nay là Mường Lạp huyện Kim Bình, Vân Nam), Tung Lăng (Phù Phang), Luân Châu (Mường Báng), Quỳnh Nhai (Mường Chăn). Năm 1467 Lê Thánh Tông thu nạp vùng sách Câu Lộng (Mã Giang) từ Ai Lao (nay là khoảng huyện Sông Mã tỉnh Sơn La). Năm 1478, vua Lê Thánh Tông, sau khi thu phục tiểu vương quốc Bồn Man đã sáp nhập vùng phía tây Sơn La (thượng lưu sông Mã, nay là khoảng các huyện Sốp Cộp, Sông Mã tỉnh Sơn La), các huyện phía tây Thanh Hóa, Nghệ An và tỉnh Hủa Phăn của Lào ngày nay vào đất Đại Việt. Đến thời Lê Thánh Tông, cơ bản vùng Tây Bắc Việt Nam đã hình thành và thuộc vào lãnh thổ Đại Việt. Và từ đây cho đến cuối thế kỷ 19, toàn bộ vùng Tây Bắc Việt Nam đều tương đương với cương vực của một địa danh duy nhất mang tên Hưng Hóa, ban đầu là thừa tuyên Hưng Hóa, rồi đến xứ Hưng Hóa, sau đó là trấn Hưng Hóa và cuối cùng là tỉnh Hưng Hóa. Đến cuối triều Lê trung hưng, trong những năm 1684-1777, khoảng 7 châu của trấn Hưng Hóa Đại Việt, giáp giới với tỉnh Vân Nam đã bị mất về lãnh thổ Trung Quốc, gồm: Mường La-Quảng Lăng, Mường Tè-Tuy Phụ, Mường Tong-Hoàng Nham, Phong Thổ-Chiêu Tấn, Mường Boum hoặc M.Léo-Lễ Tuyền, Tché My (Xiềng My)-Hợp Phì, Khiêm Châu - Mường Tinh (M.Tía), Tung Lăng - Phù Phang (Pou Fang gần Mường Nhé (M.Nhié)) hoặc Quảng Lăng (Ta Leng Po). Năm 1768-1769, quân nhà Lê-Trịnh, tiến đánh Hoàng Công Chất cát cứ Mường Thanh của Lào Lung, thu nạp đất này lập ra châu Ninh Biên (Điện Biên Phủ) thuộc trấn Hưng Hóa. Cũng cuối nhà Lê trung hưng, triều Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng 36 (1776), châu Mộc chia tách thành 3 châu làː châu Đà Bắc, châu Mộc (nay là huyện Mộc Châu và Vân Hồ), châu Mã Nam. Sau đó khoảng những năm 1780 đến đầu thời nhà Tây Sơn, Thổ tù các châu này vốn là anh em họ Xa, bất hòa. Thổ tù châu Mã Nam về theo châu Xiềng Khô của Vương quốc Luang Phrabang (Lào Lung). Từ đó vùng lãnh thổ của trấn Hưng Hóa Đại Việt nằm bên bờ nam sông Mã là châu Mã Nam (nay là khoảng huyện Sop Bao) tiếp giáp phía nam tỉnh Sơn La ngày nay trở thành lãnh thổ Lào, mà không còn thuộc Tây bắc Việt Nam nữa. Sang thời nhà Nguyễn vùng Tây Bắc Việt Nam là vùng lãnh thổ thuộc trấn Hưng Hóa (1802-1831) sau là tỉnh Hưng Hóa (1831-1884). Tuy nhiên, thời này vùng Tây Bắc Việt Nam không bao gồm các vùng lãnh thổ Hưng Hóa mất sang nhà Thanh Trung Quốc (7 châuː Tung Lăng, Quảng Lăng, Tuy Phụ, Hoàng Nham, Lễ Tuyền, Hợp Phì, Khiêm) và châu Mã Nam mất về Lào). Tháng Tư năm 1884 quân Pháp dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Brière de l'Isle mở cuộc hành chinh đánh lấy thành Hưng Hóa. Quân nhà Nguyễn cùng quân Cờ Đen thấy không giữ được nên nổi lửa đốt thành rồi bỏ ngỏ đồn lũy, rút lên mạn ngược (khu vực sau là các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái). Chiếm được Hưng Hóa, người Pháp cho phân định lại địa giới, cắt thêm những tỉnh mới cùng tiểu quân khu để dễ dàng cai trị: tháng 5 năm 1886 thành lập tỉnh Chợ Bờ (tức tỉnh Mường, sau đổi thành tỉnh Hòa Bình); ngày 7 tháng 1, 1899 thành lập đạo quân binh IV bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai, Tiểu quân khu Vạn Bú... Lào Cai là đạo lỵ (về sau đổi thành các tỉnh dân sự như: tỉnh Yên Bái (1895), tỉnh Vạn Bú (1895, sau đổi thành tỉnh Sơn La), tỉnh Lào Cai (tháng 7 năm 1907) và tỉnh Lai Châu (tháng 6 năm 1909)... Sau khi cắt đi 16 châu, 4 phủ và hai huyện Trấn Yên, Văn Chấn để thành lập đạo quan binh IV với các tiểu quân khu, khu quân sự... Tỉnh Hưng Hoá chỉ còn lại huyện Tam Nông và huỵện Thanh Thủy. Toàn quyền Đông Dương đã điều chỉnh một số huyện của tỉnh Sơn Tây sang, cộng với 2 huyện còn lại để thành lập tỉnh Hưng Hoá mới. Năm 1887, Pháp ký kết với nhà Thanh công ước Pháp-Thanh hoạch định biên giới, quy định cắt toàn bộ khu vực lãnh thổ châu Chiêu Tấn phủ An Tây tỉnh Hưng Hóa nhà Nguyễn (tức là khu vực các huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu, huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai) về cho nhà Thanh. Khu vực này cùng với khu vực 6 châu phủ An Tây Đại Việt đã mất vào thời nhà Lê là Mường Tè (Tuy Phụ), Mường Nhé (Hoàng Nham), Mường Chà (Khiêm Châu), Hợp Phì, Lễ Tuyền, Tung Lăng, Mường La (Quảng Lăng) vốn là đất thế tập tự trị của dòng họ Đèo người Thái trắng. Châu Chiêu Tấn, đương thời do Đèo Văn Trị cần vương kháng Pháp cai quản, bị Pháp chuyển cho nhà Thanh. Ngày 8 tháng 9 năm 1891, ba huyện Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây nhập vào tỉnh Hưng Hoá. Ngày 9 tháng 12 năm 1892 huyện Cẩm Khê thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái nhập về tỉnh Hưng Hoá. Ngày 5 tháng 6 năm 1893, huyện Hạ Hòa thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây nằm trong địa bàn tiểu quân khu Yên Bái được nhập vào tỉnh Hưng Hoá. Năm 1895, cùng với sự đầu hàng của Đèo Văn Trị và sự suy yếu của nhà Thanh, Pháp đã ký kết với nhà Thanh công ước hoạch định biên giới sửa đổi, quy định lấy lại phần đất tỉnh Hưng Hóa cũ đã mất cho nhà Thanh trong công ước năm 1887, và lấy thêm các phần đất nay là các huyện Mường Tè tỉnh Lai Châu, Mường Nhé, Mường Chà tỉnh Điện Biên về cho xứ Bắc Kỳ thuộc Pháp. Phần đất các huyện Mường Tè, Mường Nhé, Mường Chà này là một phần (3/6 châu) của 6 châu (Tuy Phụ, Hoàng Nham, Khiêm Châu, Tung Lăng, Lê Tuyền, Hợp Phì) đã mất cho nhà Thanh Trung Quốc từ thời nhà Lê trung hưng, đến suốt thời nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn độc lập chưa lấy lại được. Các phần đất này sau nhập vào tỉnh Lai Châu thời Pháp thuộc. Tuy nhiên, đổi lại Pháp cắt cho Trung Quốc phần còn lại sau công ước 1887 của vùng đất Tụ Long Hà Giang, nơi có nhiều mỏ khoáng sản quý. Ngày 17 tháng 7 năm 1895, hai châu Thanh Sơn và Yên Lập thuộc khu quân sự Đồn Vàng chuyển về tỉnh Hưng Hoá. Ngày 24 tháng 8 năm 1895 hai huyện Hùng Quan và Ngọc Quan của phủ Đoan Hùng thuộc tiểu quân khu Tuyên Quang; đạo quan binh 3 Yên Bái nhập vào tỉnh Hưng Hoá. Như vậy tỉnh Hưng Hóa mới gồm 2 phủ 10 huyện và 2 châu. Trong đó 2 huyện Tam Nông, Thanh Thủy và 2 châu Thanh Sơn, Yên Lập vốn là đất cũ của tỉnh Hưng Hoá; phủ Đoan Hùng với 2 huyện Hùng Quan và Ngọc Quan, phủ Lâm Thao và 6 huyện: Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Hạc Trì là những phủ, huyện mới từ tỉnh Sơn Tây chuyển sang. Tỉnh lỵ tỉnh Hưng Hoá đặt tại thị xã Hưng Hóa (thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1895, vốn là thành Hưng Hóa), đóng tại xã Trúc Khê, huyện Tam Nông (nay là thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ). Ngày 5 tháng 5 năm 1903 tỉnh Hưng Hóa mới (phần còn lại) được đổi tên thành tỉnh Phú Thọ. Tại vùng Tây Bắc thời Pháp thuộc đã lập ra xứ Thái tự trị. Năm 1955, Khu tự trị Thái-Mèo được thành lập, gồm 3 tỉnh Lai Châu, Sơn La và Nghĩa Lộ, và đến năm 1962 gọi là Khu tự trị Tây Bắc. Khu tự trị này giải thể năm 1975. Quân sự Vùng Tây Bắc có vị trí chiến lược trong an ninh-quốc phòng. Hiện nay, vùng Tây Bắc do Quân khu 2, Quân khu 3 bảo vệ. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây đã diễn ra nhiều trận đánh và chiến dịch quân sự ác liệt mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngoài ra còn có trận Nà Sản cũng trong thời kì Chiến tranh Đông Dương Xem thêm Sông Đà Tây Nguyên Bắc Trung Bộ Đông Nam Bộ Nam Trung Bộ Vùng Đông Bắc Đồng bằng sông Hồng Dãy núi Hoàng Liên Sơn Đồng bằng sông Cửu Long Chú thích Liên kết ngoài Tây Bắc - Tiềm năng và cơ hội cất cánh Địa lý Việt Nam
773797
https://vi.wikipedia.org/wiki/Marasmius
Marasmius
Marasmius là một chi nấm thuộc họ Marasmiaceae. Nó có khoảng 500 loài nấm tán, trong đó chỉ có một vài loài như Marasmius oreades, là ăn được. Tác giả mô tả chi này là Elias Magnus Fries,. Các loài Các loài chọn lọc: Marasmius alliaceus Marasmius cohaerens Marasmius crinis-equi Marasmius delectans Marasmius elegans Marasmius nigripes Marasmius oreades Marasmius pulcherripes Marasmius pyrrhocephalus Marasmius rotula Marasmius sacchari Marasmius sasicola Marasmius semiustus Marasmius siccus Marasmius stenophyllus Marasmius strictipes Marasmius sullivantii Marasmius tenuissimus Tham khảo Liên kết ngoài Chi Marasmius at Mushroom Expert.com
150309
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1c%20%C3%81i
Bác Ái
Bác Ái là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam. Địa lý Huyện Bác Ái nằm ở phía tây bắc của tỉnh Ninh Thuận, có vị trí địa lý: Phía đông giáp huyện Thuận Bắc và thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa Phía tây giáp huyện Lạc Dương và huyện Đơn Dương thuộc tỉnh Lâm Đồng Phía nam giáp huyện Ninh Sơn, huyện Ninh Hải và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm Phía bắc giáp huyện Khánh Sơn và huyện Khánh Vĩnh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Huyện có diện tích 1.027,22 km², dân số năm 2019 là 30.598 người, mật độ dân số đạt 30 người/km². Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo đi qua đang được xây dựng. Hành chính Huyện Bác Ái có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 9 xã: Phước Bình, Phước Chính, Phước Đại (huyện lỵ), Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Thành, Phước Thắng và Phước Trung. Lịch sử Bác Ái là huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh Ninh Thuận, được thành lập vào tháng 10/1950 và về sau, huyện lại được sáp nhập vào huyện Ninh Sơn. Ngày 6 tháng 11 năm 2000, Chính phủ ban hành Nghị định 65/2000/NĐ-CP. Theo đó, tách 9 xã: Phước Bình, Phước Đại, Phước Chính, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Thắng, Phước Thành, Phước Tiến và Phước Trung thuộc huyện Ninh Sơn để tái lập huyện Bác Ái. Sau khi tái lập, huyện có 103.090,18 ha diện tích tự nhiên và 29.835 người với 9 xã trực thuộc. Ngày 21 tháng 9 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 147/2007/NĐ-CP về việc: Giải thể xã Phước Thắng, địa bàn sáp nhập vào các xã Phước Thành và Phước Đại Thành lập xã Phước Thắng (mới) trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích, dân số của các xã Phước Chính, xã Phước Tiến và toàn bộ dân số của xã Phước Thắng cũ. Huyện Bác Ái có 9 xã trực thuộc như hiện nay. Kinh tế - xã hội Kinh tế Là huyện khó khăn nhất của tỉnh. 9/9 xã đều thuộc diện đặc biệt khó khăn (với 95% là dân tộc thiểu số). GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 17,2 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo 29,25% vào năm 2020. Đến 2025, huyện đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng 12%/năm. Tổng giá trị sản xuất đạt 2.576 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010). GRDP bình quân đầu người đạt 30 triệu đồng/người/năm. Xã hội Giáo dục Các trường tiểu học và trung học trên địa bàn: Trường TH Phước Bình A ở thôn Gia É, xã Phước Bình Trường TH Phước Bình B ở thôn Hành Rạc I, xã Phước Bình Trường TH Phước Bình C ở thôn Bạc Rây II, xã Phước Bình Trường TH Phước Chính ở thôn Suối Rớ, xã Phước Chính Trường TH Phước Đại A ở thôn Tà Lú I, xã Phước Đại Trường TH Phước Đại B ở thôn Ma Hoa, xã Phước Đại Trường TH Phước Hòa ở thôn Chà Panh, xã Phước Hòa Trường TH Phước Tiến A ở thôn Trà Co 2, xã Phước Tiến Trường TH Phước Tiến B ở thôn Suối Rua, xã Phước Tiến Trường TH Phước Tân ở thôn Ma Ty, xã Phước Tân Trường TH Phước Thành A ở thôn Ma Nai, xã Phước Thành Trường TH Phước Thành B ở thôn Đá Ba Cái, xã Phước Thành Trường TH Phước Thắng ở thôn Trà Đung, xã Phước Thắng Trường TH Phước Trung A ở thôn Rã Trên, xã Phước Trung Trường THCS Đinh Bộ Lĩnh ở thôn Gia É, xã Phước Bình Trường THCS Nguyễn Huệ ở thôn Ma Nai, xã Phước Thành Trường THCS Phước Bình A ở thôn Gia É, xã Phước Bình Trường THCS Phước Đại ở thôn Tà Lú I, xã Phước Đại Trường THCS Phước Hòa ở thôn Chà Panh, xã Phước Hòa Trường THCS ở thôn Trà Đung, xã Phước Thắng Trường PT Dân tộc Bán trú - THCS Ngô Quyền ở thôn Trà Co II, xã Phước Tiến Trường THCS Phước Trung ở thôn Rã Giữa, xã Phước Trung Trường THCS Trần Phú ở thôn Tà Lú I, xã Phước Đại Trường THPT Bác Ái ở thôn Tà Lú I, xã Phước Đại. Du lịch Vườn quốc gia Phước Bình Chú thích Liên kết ngoài
629623
https://vi.wikipedia.org/wiki/Digama%20hearseyana
Digama hearseyana
Digama hearseyana là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Nó được tìm thấy ở Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Sải cánh dài khoảng 30 mm. Phụ loài Digama hearseyana hearseyana (Ấn Độ, Nepal, Pakistan) Digama hearseyana similis (đông bắc Ấn Độ) Liên kết ngoài Species info Chú thích Digama
881111
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megachile%20alborufula
Megachile alborufula
Megachile alborufula là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Cockerell mô tả khoa học năm 1937. Chú thích Tham khảo A Động vật được mô tả năm 1937
629664
https://vi.wikipedia.org/wiki/Agape%20chloropyga
Agape chloropyga
Agape chloropyga là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Nó được tìm thấy ở Malaysia tới miền đông Úc, bao gồm Borneo và Papua New Guinea. Sải cánh dài khoảng 60 mm. Ấu trùng ăn lá các loài Moraceae, bao gồm Ficus macrophylla và Ficus microcarpa. Liên kết ngoài Australian Insects The Moths of Borneo Chú thích Agape Động vật được mô tả năm 1854
487498
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Hill%2C%20Texas
Quận Hill, Texas
Quận Hill (tiếng Anh: Hill County) là một quận trong tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng ở thành phố Hillsboro. Theo kết quả điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số người. Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000, đã có 32.321 người, 12.204 hộ, và 8.725 gia đình sống trong quận. Mật độ dân số là 34 người cho mỗi dặm vuông (13/km ²). Có 14.624 đơn vị nhà ở với mật độ trung bình là 15 cho mỗi dặm vuông (6/km ²). Cơ cấu dân tộc gồm 84,16% người da trắng, 7,40% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,44% người Mỹ bản xứ, 0,25% người châu Á, 0,02% người đảo Thái Bình Dương, 6,02% từ các chủng tộc khác, và 1,71% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 13,49% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc chủng tộc nào. Có 12.204 hộ, trong đó 30,70% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 57,50% là các cặp vợ chồng sống với nhau, 10,10% có chủ hộ là nữ không có mặt chồng, và 28,50% là không lập gia đình. 24,80% của tất cả các hộ gia đình đã được tạo thành từ các cá nhân và 12,50% có người sống một mình 65 tuổi trở lên đã được người. Bình quân mỗi hộ là 2,58 và cỡ gia đình trung bình là 3,07. Trong quận, độ tuổi dân cư như sau 25,90% ở độ tuổi dưới 18, 8,50% 18-24, 24,90% 25-44, 23,40% 45-64 và 17,30% người 65 tuổi trở lên. Tuổi trung bình là 38 năm. Cứ mỗi 100 nữ có 96,70 nam giới. Cứ mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 93,70 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đã được $ 31.600, và thu nhập trung bình cho một gia đình là $ 37,791. Nam giới có thu nhập trung bình $ 29.438 so với 20.765 $ cho phái nữ. Thu nhập trên đầu cho các quận được $ 15,514. Giới 11,90% gia đình và 15,70% dân số sống dưới mức nghèo khổ, trong đó có 19,70% những người dưới 18 tuổi và 14,60% có độ tuổi từ 65 trở lên. Tham khảo Quận của Texas
330985
https://vi.wikipedia.org/wiki/Seyresse
Seyresse
Seyresse là một xã, thuộc tỉnh Landes trong vùng Nouvelle-Aquitaine. Xã này có diện tích 2,23 km², dân số năm 2006 là 749 người. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 20 mét trên mực nước biển. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài Seyresse trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Seyresse trên trang mạng của INSEE Seyresse sur le site du Quid Localisation de Seyresse trên bản đồ Pháp et communes limitrophes Plan de Seyresse sur Mapquest Seyresse
842160
https://vi.wikipedia.org/wiki/%2816752%29%201996%20QP1
(16752) 1996 QP1
{{DISPLAYTITLE:(16752) 1996 QP1}} (16752) 1996 QP1 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Yoshisada Shimizu và Takeshi Urata ở đài thiên văn Nachi-Katsuura ở Nachikatsuura, Wakayama, Nhật Bản, ngày 22 tháng 8 năm 1996. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 16001–17000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1996 Được phát hiện bởi Takeshi Urata Được phát hiện bởi Yoshisada Shimizu Tiểu hành tinh vành đai chính
971748
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hygrotus%20femoratus
Hygrotus femoratus
Hygrotus femoratus là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Fall miêu tả khoa học năm 1901. Chú thích Tham khảo Bọ nước Hygrotus
529296
https://vi.wikipedia.org/wiki/HMS%20Berwick%20%2865%29
HMS Berwick (65)
HMS Berwick (65) là một tàu tuần dương hạng nặng của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, là chiếc dẫn đầu cho lớp County thuộc lớp phụ Kent. Berwick đã tham gia hoạt động trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai cho đến khi được tháo dỡ vào năm 1948. Thiết kế và chế tạo Berwick được chế tạo bởi hãng Fairfield Shipbuilding and Engineering Company tại Govan, Scotland, được đặt lườn vào ngày 15 tháng 9 năm 1924. Nó được hạ thủy vào ngày 30 tháng 3 năm 1926, và đưa ra hoạt động vào ngày 12 tháng 7 năm 1927. Lịch sử hoạt động Sau khi hoàn tất, Berwick được gửi đến China Station, nơi nó ở lại đây cho đến khi được tạm thời tách ra để chuyển đến Địa Trung Hải vào năm 1936. Sau khi được tái cấu trúc trong những năm 1937 và 1938, nó phục vụ tại Hoa Kỳ và quần đảo Tây Ấn cùng với Hải đội Tuần dương 8 cho đến năm 1939. Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu, nó phục vụ trong nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải vượt đại dương, rồi sau đó tham gia hình thành nên "Lực lượng F" cùng với tàu tuần dương HMS York, khi các nhóm tìm diệt được hình thành để truy đuổi các tàu chiến cướp tàu buôn Đức. Nó không gặp phải tàu chiến đối phương nào, nhưng đã ngăn chặn các tàu buôn Wolfsburg và Uruguay đang tìm cách vượt qua sự phong tỏa tại eo biển Đan Mạch vào tháng 3 năm 1940. Vào ngày 9 tháng 4 năm 1940, nó tham gia Chiến dịch Na Uy, và vào ngày 10 tháng 5 năm 1940 đã tham gia cuộc Chiếm đóng Iceland. Sau đó nó được phân về "Lực lượng H" tại Gibraltar, đến nơi vào ngày 7 tháng 11. Vào ngày 11 tháng 11 năm 1940, Berwick hộ tống chiếc tàu sân bay HMS Illustrious trong cuộc không kích thành công nhắm vào hạm đội Ý tại cảng Taranto. Cuối tháng đó, nó hộ tống các đoàn tàu vận tải đi lại giữa Ai Cập và Hy Lạp. Vào ngày 24 tháng 11 năm 1940, Berwick được lệnh đi đến Freetown cùng với chiếc tàu tuần dương chị em Norfolk hộ tống chiếc tàu sân bay Formidable khi chúng hình thành nên "Lực lượng K" để truy đuổi chiếc tàu tuần dương hạng nặng Đức Admiral Scheer, nhưng vào ngày 27 tháng 11 những mệnh lệnh trên được thay đổi để huy động nó vào việc hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Bắc Đại Tây Dương. Trong khi đi ngang qua Gibraltar, một hải đội Ý bao gồm các thiết giáp hạm Vittorio Veneto và Andrea Doria tìm cách đối đầu với các tàu chiến Anh, đưa đến Trận chiến mũi Spartivento. Trong quá trình đấu pháo với các tàu tuần dương Ý Bolzano, Trento và Trieste, lúc 12 giờ 22 phút Berwick trúng phải một phát đạn pháo 203 mm (8 inch) vào tháp pháo "Y", khiến 7 người thiệt mạng và 9 người khác bị thương, và đến 12 giờ 35 phút thêm một phát nữa trúng vào phòng sĩ quan. Vào ngày 25 tháng 12 năm 1940, Berwick đụng độ với chiếc tàu tuần dương hạng nặng Admiral Hipper ngoài khơi quần đảo Canary khi nó nằm trong thành phần hộ tống cho đoàn tàu vận tải WS-5A, một chuyến đi chuyển binh lính đến Trung Đông. Berwick đối đầu với kẻ tấn công nhưng phải gánh chịu thiệt hại nặng nhất trong trận này, chịu đựng hư hại đáng kể cho dù chỉ trúng phải một ít đạn pháo 203 mm (8 inch) (hầu hết đều đi xuyên qua con tàu) và 104 mm (4,1 inch). Bốn thành viên thủy thủ đoàn của nó thiệt mạng trong trận này, và nó phải quay về Anh Quốc để sửa chữa, và công việc này kéo dài cho đến tháng 6 năm 1941. Sau khi hoàn tất việc sửa chữa, Berwick gia nhập Hạm đội Nhà, và trong suốt quãng thời gian còn lại của cuộc chiến, nó tham gia hộ tống các đoàn tàu vận tải đi ngang biển Bắc Cực đến Nga và hoạt động tại khu vực phía Bắc của Bắc Hải. Trong tháng 2 năm 1942, nó hộ tống các tàu sân bay tấn công chiếc thiết giáp hạm Tirpitz tại nơi thả neo của nó ở Altenfjord. Nó lại hộ tống hai tàu sân bay chống lại chiếc Tirpitz vào năm 1944 và một lần nữa vào năm 1945. Vai trò cuối cùng của Berwick là hộ tống các tàu sân bay không kích lên bờ biển Na Uy vào năm 1945. Sau chiến tranh nó được bán cho BISCO vào ngày 15 tháng 6 năm 1948 để tháo dỡ, và đi đến Hughes Bolkow, Blyth, vào ngày 12 tháng 7 để tháo dỡ. Tham khảo British and Empire Warships of the Second World War, H T Lenton, Greenhill Books, ISBN 1-85367-277-7 Conway's All the World's Fighting Ships, 1922-1946, Ed. Robert Gardiner, Naval Institute Press, ISBN 0-87021-913-8 Colledge, J. J.; Warlow, Ben (1969). Ships of the Royal Navy: the complete record of all fighting ships of the Royal Navy (Rev. ed.). London: Chatham. ISBN 978-1-86176-281-8. OCLC 67375475. HMS Berwick at U-boat.net Lớp tàu tuần dương Kent Lớp tàu tuần dương County Tàu tuần dương của Hải quân Hoàng gia Anh Tàu tuần dương trong Thế Chiến II
775901
https://vi.wikipedia.org/wiki/Villebourg
Villebourg
là một xã thuộc tỉnh Indre-et-Loire trong vùng Centre-Val de Loire ở miền trung nước Pháp. Xem thêm Commune của tỉnh Indre-et-Loire Tham khảo INSEE IGN Xã của Indre-et-Loire
395220
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kanashimi%20no%20Kizu
Kanashimi no Kizu
Kanashimi no kizu là đĩa đơn thứ sáu của Kitade Nana ra ngày 20/7/2005. Với số lượng tiêu thụ 34.050 bản và trụ lại trong Oricon charts trong 5 tuần, "Kanashimi no kizu" được chọn làm theme song cho game PS2 Fullmetal Alchemist 3 -Kami wo Tsugu Shoujo-. Thông tin về Video Video clip bắt đầu cảnh Kitade Nana hát và chơi guitar trước 1 chiếc cửa. Phong cảnh nền sau đó thay đổi liên tục như những bông hoa hồng bốc cháy; bão tuyết; sự khô cằn và lửa. Cuối cùng, chiếc cửa lại xuất hiện và cô mở nó ra, kết thúc bài hát. Các track Kanashimi no Kizu (Scars of sadness) Call me Kanashimi no Kizu (Instrumental) Tham khảo Bài hát của Kitade Nana Đĩa đơn năm 2005 Bài hát năm 2005
524053
https://vi.wikipedia.org/wiki/Perm%20%28v%C3%B9ng%29
Perm (vùng)
Perm Krai (tiếng Nga:Пе́рмский край, Permsky kray) là một chủ thể liên bang của Nga (một vùng). Trung tâm hành chính là thành phố Perm. Perm Krai là một chủ đề liên bang của Nga (một Krai) được thành lập vào ngày 01 tháng 12 năm 2005 như do kết quả của cuộc trưng cầu dân ý năm 2004 về việc sáp nhập của tỉnh Perm và Khu tự trị Komi-Permyak. Thành phố Perm đã trở thành trung tâm hành chính của chủ thể mới của liên bang. Khu tự trị Komi-Permyak giữ lại tình trạng tự trị trong Perm Krai trong giai đoạn chuyển tiếp 2006-2008. Nó cũng giữ lại một ngân sách riêng biệt từ các Krai, giữ tất cả các chuyển liên bang. Bắt đầu từ năm 2009, ngân sách Khu tự trị Komi-Permyak trở thành chủ đề của pháp luật ngân sách của Perm Krai. Các giai đoạn chuyển tiếp đã được thực hiện một phần bởi vì Khu tự trị Komi-Permyak dựa rất nhiều vào các khoản trợ cấp liên bang, và cắt giảm đột ngột sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế của nó. Tham khảo Liên kết Official website of Perm Krai Perm Chamber of Commerce and Industry Perm State University Tourist Resourses of Perm Krai Vùng của Nga Vùng Perm Khởi đầu năm 2005 ở Nga Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Nga
299426
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chaserey
Chaserey
Chaserey là một xã ở tỉnh Aube, thuộc vùng Grand Est ở phía bắc miền trung nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Aube Tham khảo Xã của Aube
544621
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tillandsia%20imporaensis
Tillandsia imporaensis
Tillandsia imporaensis là một loài thuộc chi Tillandsia. Đây là loài đặc hữu của Bolivia. Chú thích Tham khảo Checklist of Bolivian Bromeliaceae Truy cập 21 tháng 10 năm 2009 I Thực vật Bolivia
649669
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pacidara
Pacidara
Pacidara là một chi bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Euteliinae
763757
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nymphargus%20phenax
Nymphargus phenax
Nymphargus phenax là một loài ếch trong họ Centrolenidae, formerly placed in Cochranella. Chúng là loài đặc hữu của Peru. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng mây ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới và sông. Its conservation status is unclear. Nguồn Rodríguez, L., Martinez, J.L., Sinsch, U. & Arizabal, W. 2004. Cochranella phenax. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2007. Chú thích Tham khảo Nymphargus Động vật lưỡng cư Peru
308289
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sammatti
Sammatti
Sammatti () là một đô thị của Phần Lan. Đô thị này tọa lạctại tỉnh Nam Phần Lan trong Uusimaa Vùng. Đô thị này có dân số 1.242 (ngày 31 tháng 12 năm 2004)với diện tích là 85.18 km² trong đó có 12.50 km² là diện tích mặt nước. Mật độ dân số là 17.09 người trên mỗi km². Đô thị này chỉ sử dụng tiếng Phần Lan. Đây là nơi sinh nhà văn Phần Lan Elias Lönnrot, tác giả của Kalevala. Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức của đô thị Sammatti (tiếng Phần Lan) Genealogy of families in Sammatti (tiếng Phần Lan) Đô thị của vùng Uusimaa
315245
https://vi.wikipedia.org/wiki/Domprel
Domprel
Domprel là một xã của tỉnh Doubs, thuộc vùng Bourgogne-Franche-Comté, miền đông nước Pháp. Dân số Điều tra dân số năm 1999, xã này có dân số là 127.Ước lượng năm 2006 là 130. Xem thêm Xã của tỉnh Doubs Tham khảo INSEE IGN Xã của Doubs
958459
https://vi.wikipedia.org/wiki/Limnophila%20allosoma
Limnophila allosoma
Limnophila allosoma là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu Phi. Liên kết ngoài Tham khảo Limnophila (chi ruồi) Limoniidae ở vùng Afrotropic
309614
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chevaign%C3%A9
Chevaigné
Chevaigné (, Gallo: Chaevaènyaé) là một xã của tỉnh Ille-et-Vilaine, thuộc vùng Bretagne, miền tây bắc nước Pháp. Dân số Người dân ở Chevaigné được gọi là Chevainéens. Xem thêm Xã của tỉnh Ille-et-Vilaine Tham khảo Mayors of Ille-et-Vilaine Association ; INSEE ; IGN Liên kết ngoài Official website French Ministry of Culture list for Chevaigné Xã của Ille-et-Vilaine
924925
https://vi.wikipedia.org/wiki/Luperodes%20columbicus
Luperodes columbicus
Luperodes columbicus là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Weise miêu tả khoa học năm 1921. Chú thích Tham khảo Luperodes