id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
527163
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Ness%2C%20Kansas
Quận Ness, Kansas
Quận Ness là một quận thuộc tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ. Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số 3454 người. Quận có diện tích 2784 km². Thủ phủ đóng tại Ness City. Tham khảo Quận của Kansas
826618
https://vi.wikipedia.org/wiki/J%C3%A1n%20Koll%C3%A1r
Ján Kollár
Ján Kollár (sinh 1793 tại Mošovce – mất năm 1852 tại Viên, Đế quốc Áo) là một nhà thơ người Slovakia sinh ra tại Mošovce. Ông là nhà triết học và nhà thuyết giáo, người có ảnh hưởng lớn đến văn học của ít nhất hai quốc gia với bài thơ Slávy Dcera (Người con gái Slovan). Tác phẩm của ông được xem là nền tảng và động cơ cho những nhà ái quốc và những nhà hoạt động xã hội. Nó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Slav cũng như các ngôn ngữ khác. Tiểu sử và sự nghiệp Ông học tại Trường trung học Lutheran ở Bratislava. Ông đã phục vụ như là một tuyên úy cộng đồng đông dân Slovak Lutheran ở Budapest, kể từ 1849 là một giáo sư khảo cổ học Slavic của Đại học Viên, và nhiều lần như một cố vấn cho chính phủ Áo cho các vấn đề xung quanh người Slovakia. Ông gia nhập phong trào quốc gia Slovakia trong giai đoạn đầu tiên của nó. Bảo tàng của ông (từ năm 1974) trong Mošovce đã được đặt trong kho trước đây, chỉ được xây một phần của nhà sinh khác bằng gỗ Kollár. Phần còn lại của ngôi nhà bị đốt cháy trong lửa vào ngày 16 tháng 8 năm 1863. Trong năm 2009 đã được xây dựng một bản sao của nhà sinh Kollár ban đầu, bây giờ là một bảo tàng. Xem thêm Nhà triết học Slovakia Nhà thơ Slovakia Sinh năm 1793 Nhà thơ Séc Mất năm 1852
458685
https://vi.wikipedia.org/wiki/Droyes
Droyes
Droyes là một xã thuộc tỉnh Haute-Marne trong vùng Grand Est đông bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 117 mét trên mực nước biển. Tham khảo Xã của Haute-Marne
800667
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20l%E1%BB%99%2048%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Quốc lộ 48 (định hướng)
Quốc lộ 48 có thể là: Quốc lộ 48 (Nhật Bản) Quốc lộ 48A, Nghệ An, Việt Nam Quốc lộ 48B, Nghệ An, Việt Nam Quốc lộ 48C, Nghệ An, Việt Nam
685289
https://vi.wikipedia.org/wiki/Teratauxta
Teratauxta
Teratauxta là một chi bướm đêm thuộc họ Crambidae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Acentropinae
401802
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Pierre-sur-Erve
Saint-Pierre-sur-Erve
Saint-Pierre-sur-Erve là một xã của tỉnh Mayenne, thuộc vùng Pays de la Loire, tây bắc nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Mayenne Tham khảo INSEE commune file Saintpierresurerve
881952
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megachile%20mystacea
Megachile mystacea
Megachile mystacea là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Fabricius mô tả khoa học năm 1775. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Động vật được mô tả năm 1775 M
305814
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Georges-d%27Aunay
Saint-Georges-d'Aunay
Saint-Georges-d'Aunay là một xã ở tỉnh Calvados, thuộc vùng Normandie ở tây bắc nước Pháp. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Calvados Tham khảo Liên kết ngoài Saint-Georges-d'Aunay sur le site de l'Institut géographique national Xã của Calvados
548001
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saccoloma%20squamosum
Saccoloma squamosum
Saccoloma squamosum là một loài dương xỉ thuộc họ Lindsaeaceae. Đây là loài đặc hữu của Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ẩm vùng đất thấp nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Nguồn Navarrete, H. & Pitman, N. 2003. Saccoloma squamosum. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. Chú thích Tham khảo S Thực vật đặc hữu Ecuador
365447
https://vi.wikipedia.org/wiki/Angelroda
Angelroda
Angelroda là một đô thị ở huyện Ilm, bang Thüringen, Đức, thành lập năm 958. Diện tích là 4,94 km2, dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là 434 người. Tham khảo
569448
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Delaware%2C%20Iowa
Quận Delaware, Iowa
Quận Delaware là một quận hạt thuộc tiểu bang Iowa, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng ở thị trấn Manchester. Dân số theo điều tra năm 2010 là 17.764 người. Chú thích Liên kết ngoài Quận của Iowa
346803
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%BA%A3i%20th%C6%B0%E1%BB%9Fng%20%C4%90i%E1%BB%87n%20%E1%BA%A3nh%20H%E1%BB%93ng%20K%C3%B4ng%20l%E1%BA%A7n%20th%E1%BB%A9%2028
Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 28
Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông lần thứ 28 được tổ chức ngày 19 tháng 4 năm 2009. Bộ phim giành giải thưởng quan trọng nhất của buổi lễ, giải Phim hay nhất, là Diệp Vấn còn bộ phim giành nhiều giải thưởng nhất là Ngày và đêm ở Thiên Thủy Vi. Danh sách các đề cử và giải thưởng Tham khảo Liên kết ngoài Trang web chính thức của Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông 28 Hồng Kông năm 2009 Hồng Kông
516391
https://vi.wikipedia.org/wiki/Goodison%20Park
Goodison Park
Goodison Park là một sân vận động bóng đá ở Walton, Liverpool, Anh. Đây là sân nhà của câu lạc bộ Premier League Everton F.C. kể từ khi hoàn thành vào năm 1892. Nằm trong một khu dân cư gần đường sắt và dịch vụ xe buýt, cách trung tâm thành phố Liverpool hai dặm (3 km) về phía bắc, đây là sân vận động toàn chỗ ngồi với sức chứa 39.414 người. Vì Everton chỉ không đá giải hạng nhất trong bốn mùa giải, Goodison Park đã tổ chức nhiều trận đấu đỉnh cao hơn bất kỳ sân vận động nào khác ở Anh (câu lạc bộ bị xuống hạng vào các năm 1930 và 1951). Sân vận động này cũng là địa điểm diễn ra trận chung kết Cúp FA và nhiều trận đấu quốc tế, bao gồm cả trận bán kết ở World Cup 1966. Tham khảo Liên kết ngoài Goodison Park at StadiumDB.com Goodison Park tại The Everton Collection Goodison Park at TripAdvisor Everton F.C. Các sân vận động giải vô địch bóng đá thế giới 1966 Địa điểm Chung kết Cúp FA Địa điểm bóng đá Anh Địa điểm English Football League Địa điểm Giải bóng đá Ngoại hạng Anh Địa điểm bóng chày không còn tồn tại Địa điểm bóng chày Vương quốc Anh Địa điểm thể thao Liverpool Điểm tham quan ở Liverpool Địa điểm thể thao hoàn thành năm 1892 Khởi đầu năm 1892 ở Anh
71474
https://vi.wikipedia.org/wiki/Johannesburg
Johannesburg
Johannesburg, cũng được biết đến eGoli (nơi ở của trời), là thành phố lớn nhất Nam Phi. Johannesburg là tỉnh lỵ của tỉnh Gauteng, tỉnh giàu có nhất Nam Phi và là nền kinh tế lớn thứ 4 ở châu Phi cận Sahara. Thành phố này là một trong 40 vùng đô thị lớn nhất thế giới, là thành phố toàn cầu duy nhất được công nhận của châu Phi (được xếp hạng thành phố thế giới gamma). Đôi khi nhiều người hay nhẫm lẫn đây là thủ đô của cộng hòa Nam Phi nhưng trên thực tế Johannesburg không phải là một trong thủ đô chính thức của Nam Phi. Tuy vậy, Johannesburg vẫn là nơi đóng trụ sở của Tòa án hiến pháp Nam Phi. Kinh tế Johannesburg là trung tâm kinh tế và tài chính của Nam Phi, tạo ra 16% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nam Phi, chiếm 40% hoạt động kinh tế của Gauteng. Khí hậu Tham khảo Thư mục Felix Urban: Acoustic Competence. Investigating sonic empowerment in urban cultures. Johannesburg and Berlin. 1. Edition. Tectum, Baden-Baden 2016, . Johannesburg: The Elusive Metropolis. Sarah Nuttall. Duke University Press. 9 January 2005. 210 pages. . Early Johannesburg, Its Buildings and People. Hannes Meiring, Human & Rousseau. 1986. 143 pages. Gold! Gold! Gold! The Johannesburg Gold Rush. Eric Rosenthal, AD. Donker, 1970, The Corner House: The Early History of Johannesburg. Alan Patrick Cartwright. MacDonald. 1965. 295 pages. Liên kết ngoài Official website of the City of Johannesburg 261833893 Johannesburg on OpenStreetMap Thành phố của Nam Phi
286031
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A9houst
Béhoust
Béhoust là một xã của Pháp, nằm ở tỉnh Yvelines trong vùng Île-de-France. Người dân ở đây trong tiếng Pháp gọi là Béhoustiens. Các xã giáp ranh Béhoust: Flexanville về phía đông bắc, Garancières về phía đông, Millemont về phía nam và Orgerus về phía tây. Biến động dân số Biểu đồ (biểu đồ wikipedia) Tham khảo Liên kết ngoài Béhoust trên trang mạng của IAURIF Béhoust trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Béhoust trên trang mạng của INSEE Plan d'intendance de la paroisse de Behoust sur le site des archives des Yvelines Behoust
491050
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tulette
Tulette
Tulette là một xã thuộc tỉnh Drôme trong vùng Auvergne-Rhône-Alpes đông nam nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Drôme Tham khảo INSEE commune file Xã của Drôme
378866
https://vi.wikipedia.org/wiki/Petriroda
Petriroda
Petriroda là một đô thị ở huyện Gotha, ở bang Thüringen, Đức. Đô thị này có diện tích 3,15 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 350 người. Tham khảo
831680
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tropico%202%3A%20Pirate%20Cove
Tropico 2: Pirate Cove
Tropico 2: Pirate Cove là phiên bản độc lập tiếp theo của trò chơi máy tính thuộc thể loại mô phỏng xây dựng và quản lý thành phố ảo Tropico do hãng Frog City Software phát triển và Gathering of Developers phát hành vào năm 2003. Cách chơi Bối cảnh chính của Tropico 2 diễn ra vào thế kỷ 17, thời kỳ hoàng kim của cướp biển, được mệnh danh là hung thần biển cả, tung hoành khắp các đại dương và tập trung trú ẩn tại hòn đảo bí mật ngoài khơi vùng biển Caribê. Người chơi không còn đóng vai ngài thị trưởng đáng kính chỉ lo phát triển kinh tế, văn hóa, dân số và du lịch như phiên bản đầu tiên nữa. Trong phiên bản mới này, với diện mạo của một thủ lĩnh hải tặc, người chơi phải chịu trách nhiệm xây dựng, phát triển căn cứ bí mật như chăm sóc lũ lâu la, thuộc hạ dưới quyền, trang bị quân trang hiện đại, mua sắm tàu chiến tốt…; và đồng thời cũng phải giữ cho căn cứ tránh xa tầm mắt của những hạm đội hải quân các nước như Anh, Tây Ban Nha và Pháp gần đó. Trong phiên bản trước, nguồn nhân lực chủ yếu là những cư dân trú ngụ trong thành phố. Lần này, nguồn nhân lực sẽ là những tù nhân xấu số, trôi dạt đến đây do bị đắm tàu hoặc bị bắt bởi hải tặc. Vì thế, họ luôn tìm mọi cách trốn thoát khỏi hòn đảo giam cầm này. Người chơi cần áp dụng những biện pháp răn đe như dựng bức tượng xương người, đoạn đầu đài, xây tháp canh khắp nơi… Đôi lúc cần kíp, người chơi cũng có thể huấn luyện họ trở thành cướp biển. Kiểu xây dựng kinh tế của cướp biển chẳng thể nào giống của người Hy Lạp hay La Mã. Cướp biển luôn cần có bia do đó, người chơi phải xây thật nhiều nhà máy bia và quán rượu. Sòng bạc và khu massage thì giúp người chơi thu phục sự kính phục và trung thành từ đám lâu la. Tropico 2 đã cố gắng thiết kế lại quy trình xử lý tài nguyên cho khép kín, logic và thực tế hơn. Việc khai thác gỗ và mỏ sắt không chỉ dừng lại ở việc xây dựng trại khai thác gần nguồn tài nguyên mà còn đòi hỏi thêm nhà máy chế biến. Ví dụ, cây gỗ từ trạm khai thác phải được đưa qua nhà máy xử lý gỗ thì mới thành gỗ thành phẩm; tương tự, quặng sắt cũng cần được nấu chảy trong nhà máy luyện kim rồi mới đưa đến lò rèn vũ khí. Trước đây, trong trò Settler, quy trình này cũng đã được áp dụng hoàn chỉnh. Tất cả các hoạt động kinh tế trong game đều diễn ra trên biển, không còn giao thương với các nước láng giềng mà phải đi tìm kho báu, đánh cướp và lẩn tránh khỏi tầm ngắm của lực lượng hải quân hùng hậu Pháp, Tây Ban Nha và Anh. Nếu người chơi sơ ý để căn cứ bí mật bị phát hiện thì coi như cuộc chơi đành chấm dứt. Tropico 2 được hoàn chỉnh cả phần chơi chiến dịch và chơi đơn nhưng lại không hỗ trợ phần chơi nhiều người cùng lúc. Nếu chọn chế độ chơi chiến dịch, người chơi sẽ được nhận một hòn đảo có nguồn tài nguyên nhất định kèm theo yêu cầu và thời gian phải hoàn tất. Ở mỗi màn, người chơi thường nhận được từ 2 đến 3 nhiệm vụ với độ khó tăng dần. Trong phần chơi đơn, người chơi có thể thay đổi các thông số về thuyền trưởng (mới vào nghề hoặc dày dạn kinh nghiệm sông nước), kích thước, độ phì nhiêu, mật độ rừng che phủ trên đảo, mối quan hệ với các quốc gia lân cận (Anh, Pháp, Tây Ban Nha,…) và cuối cùng là độ dài game. Nếu người chơi vẫn chưa ưng ý thì có thể dung công cụ có sẵn để tạo màn chơi mới phù hợp với mình. Tropico 2 còn tạo thêm một nhân vật phụ tá với nhiệm vụ thông báo nhanh đến người chơi những thông tín mới nhất, giúp người chơi nắm bắt mạch game sát hơn. Ngoài ra có bổ sung thêm tính năng Island Log (nhật ký hành trình) không chỉ cung cấp thông tin về cư dân trên đảo, thủy thủ đoàn, tàu thuyền mà còn có nguyên cả quyển bách khoa toàn thư chứa đựng nhiều kiến thức bổ ích về mọi thứ trong game. Giao diện của Tropico 2 khá đẹp và mang đậm chất đặc trưng đi kèm với những giai điệu sôi động tuyệt vời mang âm hưởng của vùng Caribê. Người chơi có thể phóng lớn, thu nhỏ tầm nhìn mà chất lượng hình ảnh vẫn đảm bảo. Nhân vật xuất hiện với nhiều kiểu trang phục và vóc dáng khác nhau, có thêm cả những sinh vật phụ trợ như mèo hoang và vượn góp phần tô điểm cho bộ mặt sinh động của hòn đảo; tuy cử động vẫn còn chưa khớp và đôi chỗ hơi giả tạo. Xem thêm Nạn cướp biển ở Caribe Cướp biển Tham khảo Liên kết ngoài Trang chủ chính thức Hình ảnh và Review trên GameSpot Thông tin trên GameFaqs Trò chơi điện tử năm 2003 Trò chơi xây dựng thành phố Trò chơi của Frog City Software Trò chơi trên macOS Trò chơi có phần tiếp theo Trò chơi về hải tặc Trò chơi điện tử phát triển ở Mỹ Trò chơi có đồ họa 2D Trò chơi trên Windows Trò chơi điện tử mô phỏng xây dựng và quản lý Trò chơi điện tử phần tiếp theo Trò chơi điện tử với đồ họa isometric
887437
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hylaeus%20coroicensis
Hylaeus coroicensis
Hylaeus coroicensis là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Cockerell mô tả khoa học năm 1918. Chú thích Tham khảo C Động vật được mô tả năm 1918
231781
https://vi.wikipedia.org/wiki/Auguste%20de%20Marmont
Auguste de Marmont
Auguste-Frédéric-Louis Viesse de Marmont (20 tháng 7 năm 1774 – 22 tháng 3 năm 1852), Công tước xứ Raguse (1808), Thống chế (1809) và Thượng Nghị sĩ Pháp (1814), là một quân nhân người Pháp Tiểu sử Thời kì Cách mạng Pháp Xuất thân dòng dõi quý tộc, Auguste de Marmont học toán ở Dijon rồi vào trường Pháo binh, nơi Marmont gặp Napoléon Bonaparte. Sau Cách mạng Pháp, Marmont tham gia quân đội Đệ nhất đế chế và trở thành thống chế vào năm 1809. Năm 1814, khi Paris bị tấn công, Marmont dẫn 20 ngàn lính của mình về Essonne. Hành động này khiến Marmont bị coi là kẻ phản bội. Dưới thời nhà Bourbon phục hoàng, khi nổ ra Cách mạng Tháng bảy, Marmont chỉ huy quân đội hoàng gia trấn áp phe nổi dậy. Khi Charles X phải thoái vị, Marmont theo cựu hoàng sống lưu vong ở nước ngoài. Ngày 22 tháng 3 năm 1852, Auguste de Marmont mất ở Venezia. Tham khảo Marmont Sinh năm 1774 Tướng Pháp trong chiến tranh Napoléon Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Pháp
646971
https://vi.wikipedia.org/wiki/Calymniodes
Calymniodes
Calymniodes là một chi bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Các loài Calymniodes acamas (Herrich-Schäffer, [1869]) Venezuela Calymniodes conchylis (Guenée, 1852) Brazil Calymniodes pyrostrota Dognin, 1907 Peru Calymniodes turcica H. Druce, 1908 Peru Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Acronictinae
411895
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ulrichskirchen-Schleinbach
Ulrichskirchen-Schleinbach
Ulrichskirchen-Schleinbach là một thị xã thuộc huyện Mistelbach trong bang Niederösterreich. Tham khảo Đô thị của Niederösterreich
842778
https://vi.wikipedia.org/wiki/%2816833%29%201997%20WX21
(16833) 1997 WX21
{{DISPLAYTITLE:(16833) 1997 WX21}} (16833) 1997 WX21 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện qua chương trình tiểu hành tinh Beijing Schmidt CCD ở trạm Xinglong ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 19 tháng 11 năm 1997. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 16001–17000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1997 Tiểu hành tinh vành đai chính
456815
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%8Dc%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Đại học (định hướng)
Đại học có thể chỉ đến: Giáo dục đại học Đại học và cao đẳng, bậc học sau trung học phổ thông Đại học, một loại cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam Trường đại học, một loại cơ sở giáo dục đại học Viện đại học, một loại cơ sở giáo dục đại học Đại Học, một trong Tứ Thư của Nho giáo. Đại học sĩ, một chức quan cao cấp thời quân chủ Đại Học, tên một tạp chí của Viện Đại học Huế (1957-1975).
111750
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u%20Nh%C3%A2n%20Ch%C3%BA
Lưu Nhân Chú
Lưu Nhân Chú (chữ Hán: 劉仁澍, ?-1433), hay Lê Nhân Chú, là công thần khai quốc nhà Lê sơ trong lịch sử Việt Nam, người xã An Thuận Thượng, Đại Từ, Thái Nguyên, Đại Việt Lưu Nhân Chú tham gia hội thề Lũng Nhai (1416), tham dự khởi nghĩa Lam Sơn từ buổi ban đầu. Ông tham gia các trận đánh ở ải Khả Lưu, trận thành Tây Đô, chiến dịch Chi Lăng Xương Giang, lập nhiều công lao. Sau khi chiến thắng quân Minh, ông được vua Lê Thái Tổ phong chức Tể tướng, đứng đầu hàng võ, kiêm coi chính sự nhà nước. Năm 1433, ông bị Đại tư đồ Lê Sát đầu độc chết. Tiểu sử Lưu Nhân Chú thời trẻ nhà nghèo, làm nghề buôn bán. Trong một đêm ông nằm ngủ trọ ở đền thờ thần, nằm mộng được điềm tốt. Sau đó ông vào Lam Sơn, theo Lê Lợi, được làm Thứ thủ ở vệ kỵ binh (?) trong quân Thiết đột. Năm 1416, ông ở trong số 18 người cùng dự Hội thề Lũng Nhai với Lê Lợi, thề cùng nhau đánh đuổi quân Minh xâm lược. Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn Những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn, ông theo Lê Lợi chiến đấu vùng núi Chí Linh, xông pha tên đạn, ra vào trận mạc trải qua nhiều gian khổ. Năm 1424, trong trận đánh ở ải Khả Lưu, ông dũng cảm xông lên trước hãm trận, thu được toàn thắng, nổi tiếng một thời. Năm 1425, ông cùng các tướng Đinh Lễ, Lê Sát, Lê Triện đánh úp phá quân Minh ở thành Tây Đô, được phong chức Thông hầu. Mùa thu năm 1426, Lê Lợi đang vây thành Nghệ An, sai Lưu Nhân Chú cùng các tướng Bùi Bị, Lê Sát, Lê Khuyển, Lê Nanh mang 2000 quân ra lộ Trường Yên, Thiên Trường, Tân Hưng, Kiến Xương để chặn đường về của quân Minh do Phương Chính, Lý An chỉ huy, khi cánh quân định bỏ Nghệ An đưa quân về cứu Đông Đô. Khi chiếm được các đất Trường Yên, Thiên Trường, Tân Hưng, Kiến Xương ông cùng hội quân với Bùi Bị, Lê Bồi, Lê Vị Tẩu tiến sang địa giới các lộ Khoái Châu, Lạng Giang, Bắc Giang lược định các châu huyện để chặn viện binh của quân Minh từ Khâu Ôn tiến sang. Tháng 3 năm 1427, ông được phong chức Hành quân đô đốc tổng quản, Nhập nội đại tư mã, lĩnh 4 vệ Tiền, Hậu, Tả, Hữu, kiêm coi việc quân Tân vệ. Tới tháng 6 năm đó ông được phong chức Tư không. Lê Lợi dặn ông rằng: "Chức tước đã cao thì sớm hôm phải chăm chỉ, không nên trễ nãi, biếng nhác, khiến uổng phí cả công lao". Nói rồi, liền ban cho ông một cái tán (Đại Việt thông sử, Chư thần truyện). Mùa thu năm 1427, tướng nhà Minh là Liễu Thăng mang 10 vạn quân kéo sang giải vây cho Vương Thông. Lưu Nhân Chú được lệnh cùng Lê Sát mang 1 vạn quân, 5 thớt voi đực lên trước ải Chi Lăng để đợi. Ông cùng hợp mưu với Lê Sát, sai Trần Lựu giả thua để nhử Liễu Thăng ở Chi Lăng rồi tung quân mai phục ra đánh úp. Kết quả quân Lam Sơn chém được Liễu Thăng ở núi Mã Yên, sau đó lại chém Bảo định bá Lương Minh tại trận. Hai tướng Minh còn lại là Hoàng Phúc và Thôi Tụ cố tiến, Lưu Nhân Chú và Lê Sát chặn đánh, giết được 2 vạn người. Sau đó, khi Phúc và Tụ kéo tới Xương Giang mới biết thành này đã bị quân Lam Sơn hạ, phải đóng quân giữa đồng không. Lê Lợi sai Lê Lý cùng Lê Văn An, Lê Khôi mang quân tới tiếp ứng cho Lưu Nhân Chú tổng tiến công quân Minh ở Xương Giang, giết và bắt sống toàn bộ quân địch. Tướng Hoàng Phúc cũng bị bắt. Mộc Thạnh cầm một cánh quân viện binh khác, nghe tin Liễu Thăng bại trận nên bỏ chạy về. Vương Thông bị vây ngặt ở Đông Quan không còn quân cứu ứng phải xin giảng hoà để rút về nước. Để giữ đúng lời ước, Lê Lợi và Vương Thông bằng lòng đổi con tin. Thông cử hai tướng Sơn Thọ, Mã Kỳ sang bên quân Lam Sơn còn Lê Lợi sai con cả là Lê Tư Tề cùng Lưu Nhân Chú vào thành Đông Quan. Ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi, tức 10 tháng 12 năm 1427, Lưu Nhân Chú theo Lê Lợi và 13 tướng lĩnh tham gia Hội thề Đông Quan với tướng Vương Thông nhà Minh. Quân Minh cam kết rút về nước. Phong thưởng Sau hội thề Đông Quan, quân Minh rút về nước. Lê Lợi lên ngôi vua, tức là Lê Thái Tổ, Lưu Nhân Chú được họ vua thành Lê Nhân Chú và được phong làm Suy trung Tán trị Hiệp mưu Dương vũ công thần, nhập nội kiểm hiệu, Bình chương quân quốc trọng sự, đứng đầu hàng võ trong triều đình, kiêm coi chính sự nhà nước. Vua Lê Thái Tổ ban bài chế cho ông: Tháng 5 năm 1429, Lê Thái Tổ sai khắc biển công thần, Lưu Nhân Chú được phong làm Á thượng hầu, tên đứng hàng thứ 5. Tham dự triều chính Vua Lê Thái Tổ phong con trưởng Lê Tư Tề làm Quốc vương và con thứ Nguyên Long làm Hoàng Thái tử. Lưu Nhân Chú là một trong 7 vị đại thần mang kim sách phong cho 2 người. Năm 1431, ông được chuyển làm nhập nội tư khấu. Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, Lê Thái Tông lên thay còn nhỏ, Tư đồ Lê Sát làm phụ chính. Lê Sát ghen ghét ông, ngầm sai người đánh thuốc độc giết hại ông. Năm 1437, Lê Thái Tông khôn lớn, tự mình cầm quyền, biết được nỗi oan của ông, đã trị tội giết chết Lê Sát. Năm 1484, Lê Thánh Tông truy tặng ông làm Thái phó Vinh quốc công. Em cùng mẹ với ông là Trịnh Khắc Phục cũng là đại thần nhà Hậu Lê, được ban họ vua nên thường được biết tới với tên là Lê Khắc Phục. Trịnh Khắc Phục là Tư khấu vào cuối những năm 1440 và bị Thái hậu Nguyễn Thị Anh giết oan cùng con trai ông và bố con Thái úy Trịnh Khả. Nhận định Năm Đinh Mùi (1427), sau khi ban cho Lưu Nhân Chú chức Nhập nội kiểm hiệu, Bình chương quốc quân trọng sự, nhà vua lại ban bài chế văn cho Lưu Nhân Chú: Ghi nhớ công ơn Lưu Nhân Chú được lập đền thờ tại Núi Văn nằm trên địa phận xã Văn Yên huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Lễ hội đền được tổ chức vào ngày 04/01 âm lịch hàng năm. Hiện quần thể di tích Núi Văn-Núi Võ đã được xếp hạng Di tích Quốc gia và được đầu tư để xây dựng các công trình như Đền thờ Tướng quân Lưu Nhân Chú, nhà tưởng niệm, khuôn viên cây xanh, trạm nghỉ cho khách thập phương... Tên của ông được đặt tên cho một ngôi trường cấp 3 ở Xóm Duyên, xã Ký Phú, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, trường THPT Lưu Nhân Chú. Để ghi nhớ công ơn của Lưu Nhân Chú, tên ông đã được đặt tên cho các đường phố ở Thành phố Thái Nguyên và Sóc Sơn, Hà Nội, Bắc Giang, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Đài truyền hình Thái Nguyên sản xuất bộ phim "Tể tướng Lưu Nhân Chú" năm 2015 Xem thêm Lê Lợi Lê Sát Khởi nghĩa Lam Sơn Tham khảo Đại Việt sử ký toàn thư Lê Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Chú thích Người Thái Nguyên Võ tướng nhà Lê sơ Năm sinh thiếu Mất năm 1433 Người tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427) Công thần khai quốc nhà Lê sơ Công tước nhà Lê sơ
870897
https://vi.wikipedia.org/wiki/Macrostemum%20transversum
Macrostemum transversum
Macrostemum transversum là một loài Trichoptera trong họ Hydropsychidae. Chúng phân bố ở miền Tân bắc. Tham khảo Trichoptera miền Tân bắc Macrostemum
951399
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tipula%20capistrano
Tipula capistrano
Tipula capistrano là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng sinh thái Nearctic. Chú thích Tham khảo Chi Ruồi hạc
664683
https://vi.wikipedia.org/wiki/Betta%20hipposideros
Betta hipposideros
Betta hipposideros là một loài cá thuộc họ Belontiidae. Nó là loài đặc hữu của Malaysia. Tham khảo Betta Động vật đặc hữu Malaysia Cá nước ngọt Malaysia Động vật được mô tả năm 1994
649329
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nacna
Nacna
Nacna là một chi bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Acronictinae
832128
https://vi.wikipedia.org/wiki/1163%20Saga
1163 Saga
1163 Saga là một tiểu hành tinh ngoài rìa của vành đai chính bay quanh Mặt Trời. Approximately 29 kilometers in diameter, Nó hoàn thành một chu kỳ quay quanh Mặt Trời là 6 năm. Nó được phát hiện bởi Karl Wilhelm Reinmuth ở Heidelberg, Đức ngày 20 tháng 1 năm 1930. Tên ban đầu của nó là 1930 BA. Tham khảo Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Karl Wilhelm Reinmuth Thiên thể phát hiện năm 1930
955862
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gnophomyia%20cryptolabina
Gnophomyia cryptolabina
Gnophomyia cryptolabina là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Liên kết ngoài Tham khảo Gnophomyia Limoniidae ở vùng Indomalaya
478510
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-And%C3%A9ol%2C%20Dr%C3%B4me
Saint-Andéol, Drôme
Saint-Andéol là một xã thuộc tỉnh Drôme trong vùng Auvergne-Rhône-Alpes ở đông nam nước Pháp. Xã Saint-Andéol, Drôme nằm ở khu vực có độ cao 450 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE commune file Saintandeol
927710
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pachybrachis%20hippophaes
Pachybrachis hippophaes
Pachybrachis hippophaes là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Suffrian miêu tả khoa học năm 1848. Chú thích Tham khảo Pachybrachis
892668
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pseudaugochlora%20callaina
Pseudaugochlora callaina
Pseudaugochlora callaina là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được E. A. B. Almeida mô tả khoa học năm 2008. Chú thích Tham khảo Pseudaugochlora Động vật được mô tả năm 2008
545249
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vriesea%20heterostachys
Vriesea heterostachys
Vriesea heterostachys là một loài thuộc chi Vriesea. Đây là loài đặc hữu của Brasil. Giống Vriesea 'Burgundy Bubbles' Vriesea 'Highlights' Vriesea 'Little Dumplin'' Vriesea 'One Year' Vriesea 'Sweetheart' Chú thích Tham khảo BROMELIACEAE DA MATA ATLÂNTICA BRASILEIRA truy cập 22 tháng 10 năm 2009 BSI Cultivar Registry Truy cập 11 tháng 10 năm 2009 Thực vật Brasil heterostachys
955465
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eupilaria%20auranticolor
Eupilaria auranticolor
Eupilaria auranticolor là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Liên kết ngoài Tham khảo Eupilaria Limoniidae ở vùng Indomalaya
851016
https://vi.wikipedia.org/wiki/10928%20Caprara
10928 Caprara
10928 Caprara là một tiểu hành tinh vành đai chính với cận điểm quỹ đạo là 2.1611178 AU. Nó có độ lệch tâm là 0.2231300 và chu kỳ quỹ đạo là 1693.1454230 ngày (4.64 năm). It có vận tốc quỹ đạo trung bình là 17.85908272 km/s và độ nghiêng quỹ đạo là 8.68624°. Nó được phát hiện ngày 25 tháng 1 năm 1998 ở Đài thiên văn vật lý thiên văn Asiago. Tham khảo Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Maura Tombelli Thiên thể phát hiện năm 1998
467514
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bad%20Radkersburg
Bad Radkersburg
Bad Radkersburg (, tên tiếng Hungary cũ Regede, tiếng Prekmuria: Radgonja) là một thành phố thuộc bang Steiermark và là thủ phủ của huyện Radkersburg. Thành phố nằm ở khu vực có độ cao 208 m và diện tích 2,17 km². Dân số khoảng 1.940 người. Bên kia sông Mura ở Slovenia là thành phố kết nghĩa Gornja Radgona. Bad Radkersburg là một thành phố nghỉ dưỡng với suối nước nóng có nhiệt độ 80 °C. Cư dân nổi bật Andreas Walsperger Franz Leopold von Nádasdy (1708-1783), lãnh đạo quân sự Leopold Vietoris (1891-2002), nhà toán học Wolfgang Fasching (sinh 1967), thể thao Aribert Heim (1914-1992), tội phạm chiến tranh Nazi Peter Luttenberger (sinh năm 1972), cua rơ Kết nghĩa - Varaždin, Croatia - Lenti, Hungary Tham khảo Đô thị của Steiermark Thành phố bị phân chia Cửa khẩu Áo-Slovenia
844901
https://vi.wikipedia.org/wiki/6742%20Biandepei
6742 Biandepei
6742 Biandepei (1994 GR) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 8 tháng 4 năm 1994 bởi K. Endate và K. Watanabe ở Kitami. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 6742 Biandepei Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Kazuro Watanabe Được phát hiện bởi Kin Endate Thiên thể phát hiện năm 1994
551490
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xo%C3%A0i%20%C4%91%C3%A0o
Xoài đào
Xoài đào hay thiên đào (danh pháp khoa học: Mangifera persiciformis; tiếng Trung gọi là thiên đào (天桃 hoặc 扁桃); tiếng Anh gọi là Peach Mango, là một loài thực vật thuộc họ Anacardiaceae. Loài này được C.Y. Wu & T.L. Ming miêu tả khoa học đầu tiên năm 1979. Đây là loài đặc hữu của Trung Quốc. Chú thích Tham khảo P Thực vật đặc hữu Trung Quốc Thực vật được mô tả năm 1979
905599
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dima%20spicata
Dima spicata
Dima spicata là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Schimmel miêu tả khoa học năm 1999. Chú thích Tham khảo Dima
907586
https://vi.wikipedia.org/wiki/Leptoschema%20vazquezi
Leptoschema vazquezi
Leptoschema vazquezi là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Cobos miêu tả khoa học năm 1972. Chú thích Tham khảo Leptoschema
864468
https://vi.wikipedia.org/wiki/24147%20Stefanmuller
24147 Stefanmuller
24147 Stefanmuller là một tiểu hành tinh vành đai chính với chu kỳ quỹ đạo là 1333.2290452 ngày (3.65 năm). Nó được phát hiện ngày 14 tháng 11 năm 1999. Tham khảo Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1999
277627
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vilar%20de%20Barrio
Vilar de Barrio
Tham khảo Vilar de Barrio là một đô thị trong tỉnh Ourense, thuộc vùng Galicia ở tây bắc Tây Ban Nha. Đô thị ở Ourense
694657
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hylophila
Hylophila
Hylophila là một chi thực vật có hoa trong họ, Orchidaceae. Xem thêm Danh sách các chi Phong lan Tham khảo Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. & Rasmussen, F. eds. (1999). Genera Orchidacearum 1. Oxford Univ. Press. Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. & Rasmussen, F. eds. (2001). Genera Orchidacearum 2. Oxford Univ. Press. Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. & Rasmussen, F. eds. (2003). Genera Orchidacearum 3. Oxford Univ. Press Berg Pana, H. 2005. Handbuch der Orchideen-Namen. Dictionary of Orchid Names. Dizionario dei nomi delle orchidee. Ulmer, Stuttgart Danh sách các chi phong lan Cranichideae
577236
https://vi.wikipedia.org/wiki/Messier%2070
Messier 70
Messier 70 (còn gọi là M70 hay NGC 6681) là cụm sao cầu trong chòm sao Nhân Mã. Charles Messier đã phát hiện ra nó vào năm 1780. M70 cách Trái Đất khoảng 29.300 năm ánh sáng và nó nằm gần với trung tâm thiên hà. Nó có đường kính và độ sáng gần bằng với cụm sao cầu lân cận M69. Chỉ có 2 sao biến quang được biết trong cụm sao này. Tham khảo Liên kết ngoài Messier 70, SEDS Messier pages Messier 70, Galactic Globular Clusters Database page Cụm sao cầu Chòm sao Nhân Mã 070 Thiên thể NGC
900051
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bombus%20filchnerae
Bombus filchnerae
Bombus filchnerae là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Vogt mô tả khoa học năm 1908. Chú thích Tham khảo F Động vật được mô tả năm 1908
724156
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nassarius%20gaudiosus
Nassarius gaudiosus
Nassarius gaudiosus là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Nassariidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Nassarius Động vật được mô tả năm 1844
832290
https://vi.wikipedia.org/wiki/1207%20Ostenia
1207 Ostenia
1207 Ostenia (1931 VT) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 15 tháng 11 năm 1931 bởi K. Reinmuth ở Heidelberg. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser 1207 Ostenia Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Karl Wilhelm Reinmuth Thiên thể phát hiện năm 1931
722294
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chicoreus%20fosterorum
Chicoreus fosterorum
Chicoreus fosterorum là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Muricidae, họ ốc gai. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Chicoreus
951218
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tipula%20cramptoniana
Tipula cramptoniana
Tipula cramptoniana là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng Indomalaya. Chú thích Tham khảo Chi Ruồi hạc
763469
https://vi.wikipedia.org/wiki/Squalus%20crassispinus
Squalus crassispinus
Squalus crassispinus là một loài cá Squaliformes thuộc họ Squalidae, chúng sinh sóng ở thềm lục địa ở bờ biển bắc Tây Úc, tại độ sâu . Chiều dài thân dài nhất đo được là . Tham khảo Compagno, Dando, & Fowler, Sharks of the World, Princeton University Press, New Jersey 2005 ISBN 0-691-12072-2 C Cá Úc Động vật được mô tả năm 2007
55114
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%91i%20Warszawa
Khối Warszawa
Hiệp ước Hữu Nghị, Hợp Tác và Tương Trợ ( - DDSV) là một hiệp ước phòng thủ chung được lãnh đạo bởi Liên Xô với sự tham gia của đại đa số các nước thuộc khối phía Đông. Đây là nền tảng cho sự thành lập và tồn tại của Tổ chức Hiệp Ước Warszawa ( - WTO), thường được gọi là Khối Warszawa (phiên âm theo tiếng Ba Lan), Khối Warsaw (phiên âm theo - WP/WAPA) hay Khối Vác-sa-va (phiên âm theo tiếng Việt), vốn là khối liên minh quân sự gồm 7 nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa ở Trung và Đông Âu, gồm Liên Xô, Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, România và Tiệp Khắc, về cơ bản là các nước tham gia vào hiệp ước kể trên. Liên minh quân sự này do Liên Xô thành lập và chỉ huy nhằm chống lại khối quân sự NATO, do Hoa Kỳ đứng đầu, trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh. Ban đầu hiệp ước được ký ở thủ đô Warszawa (Warsaw/Vác-sa-va) của Ba Lan nhưng trụ sở của khối đặt tại thủ đô Moskva của Liên bang Xô viết. Mặc dù trên danh nghĩa là liên minh phòng thủ, song Khối Warszawa đã mở chiến dịch quân sự vào các quốc gia khác theo nhiều mức độ khác nhau (ví dụ như Mùa xuân Praha, Chiến tranh Việt Nam, Cách mạng Hungary, Nội chiến Angola...). Mục đích Việc thành lập Tổ Chức Hiệp Ước Warszawa được coi là để bảo đảm hòa bình và an ninh ở các nước cộng sản chủ nghĩa thành viên, nhưng các biến cố lịch sử cho thấy mục đích chính của khối này cũng là để củng cố chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu. Ở Hungary vào năm 1956, và sau đó là ở Tiệp Khắc năm 1968, Liên Xô đã viện dẫn Hiệp Ước Warszawa để hợp pháp hóa việc can thiệp nhằm đàn áp các cuộc nổi dậy chống cộng. Khối Warszawa được thành lập như là một đối trọng của các nước Xã hội Chủ nghĩa đối với NATO trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Lạnh, với mục đích ban đầu là thành lập 1 hiệp ước phòng vệ tập thể trước nguy cơ các quốc gia trong khối Warszawa bị NATO tấn công. Tuy nhiên về sau mục đích này ngày càng đi xa sứ mệnh ban đầu của mình khi Moskva lợi dụng khối Warszawa để can thiệp vào nội bộ các nước Đông Âu khiến các nước thành viên trong khối Warszawa mất quyền chủ quyết của mình. Mặc dù hiệp ước tuyên bố sự bình đẳng của các bên tham gia nhưng trên thực tế, từ những ngày đầu tiên tổ chức tồn tại và cho đến khi giải thể, vai trò chủ chốt trong hiệp ước này thuộc về Liên Xô. Ngoài ra, các chức vụ tổng tư lệnh và tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang chung của các quốc gia thành viên Hiệp ước Warszawa luôn thuộc về các chỉ huy Liên Xô, trong khi đại diện của các quân đội khác theo quy định chỉ là cấp phó của họ. Tổ chức Tổ chức khối Warszawa gồm 2 phần: Ủy ban Cố vấn Chính trị với nhiệm vụ giải quyết các vấn đề liên quan đến chính trị của khối, Bộ Chỉ huy Phối hợp Lực lượng vũ trang Hiệp ước kiểm soát các vấn đề quân sự các quốc gia thành viên. Trụ sở được đặt tại Warszawa, Ba Lan. Đồng thời Tổng Tư lệnh Tối cao Lực lượng vũ trang thống nhất của Tổ chức Hiệp ước Warszawa là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô và Tổng Tham mưu Liên hợp Lực lượng vũ trang thống nhất của Tổ chức Hiệp ước Warszawa đồng thời là Phó Tổng Tham mưu thứ nhất Lực lượng vũ trang Liên Xô. Vì thế, mặc dù là một liên minh an ninh tập thể quốc tế, nhưng Liên Xô đã thống lĩnh các lực lượng vũ trang của Hiệp ước Warszawa. Lịch sử Khối này được thành lập ngày 14/5/1955 tại Warszawa, sau khi các nước Liên Xô, Albania, Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, România, Tiệp Khắc ký kết Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và tương trợ, có hiệu lực từ tháng 6/1955. Theo hiệp ước, các nước thành viên có nghĩa vụ đem quân hỗ trợ nhau trong trường hợp bất kỳ 1 nước thành viên nào bị tấn công bởi 1 nước khác nằm ngoài khối. Mặc dù Nam Tư cũng là nước XHCN nhưng do bất đồng với Liên Xô nên không tham gia khối quân sự này. Năm 1961, Albania rút khỏi hiệp ước này do bất đồng với Liên Xô và các nước XHCN khác. Sau đó đặt quan hệ thân mật với Trung Quốc. Khối Warszawa đã góp phần vào việc xây dựng lên bức tường Berlin (bức tường tượng trưng cho sự chia cắt giữa Đông Đức và Tây Đức). Ngoài ra, khối này cũng can thiệp vào các sự kiện cách mạng Hungary 1956 và tấn công Tiệp Khắc 1968. Vào tháng 12/1970, khối Warszawa tổ chức 1 hội nghị họp tại Đông Berlin để thảo luận phương hướng và nhiệm vụ của tổ chức. Đến năm 1985, lãnh đạo các nước thành viên của khối ký nghị định thư về việc gia hạn hiệp ước. Năm 1989, khối Warszawa ủng hộ việc Liên Xô rút quân khỏi các nước thành viên (đầu tiên là Tiệp Khắc). Đến tháng 5/1989, khối Warszawa kêu gọi NATO cùng giải tán, ngoài ra khối cũng mong muốn cùng NATO đàm phán về vũ khí hạt nhân chiến thuật và các vấn đề liên quan tới hải quân. Tháng 12/1989, khối Warszawa đã đánh giá lại sự kiện năm 1968 ở Tiệp Khắc, lên án các đơn vị quân đội của mình can thiệp vào sự kiện này. Vào ngày 1 tháng 7 năm 1991, đại diện của Liên Xô, Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Tiệp Khắc đã ký một nghị định thư tại Praha về việc chấm dứt hoàn toàn Hiệp ước Warszawa. Trong khi đó, trong 20 năm sau đó, tất cả các đồng minh cũ của Moskva đều gia nhập Liên minh Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Lực lượng Năm 1977-1978, Khối Warszawa có khoảng 4,752 - 5,502 triệu quân, trong đó Liên Xô đóng góp 3,675 - 4,425 triệu quân. Trong năm 1990, khối quân sự này có tổng cộng 4,8 triệu quân, trong đó riêng Liên Xô đã góp 3,7 triệu. Các thành viên Các thành viên gồm: Lãnh đạo Khối Tổng Tư lệnh Tối cao Lực lượng vũ trang thống nhất 1955-1960 — Ivan Stepanovich Koniev — Nguyên soái Liên Xô. 1960-1967 — Andrei Grechko — Nguyên soái Liên Xô. 1967-1976 — Ivan Yakubovsky — Nguyên soái Liên Xô. 1977-1989 — Viktor Kulikov — Nguyên soái Liên Xô. 1989-1991 — Pyotr Lushev — Đại tướng. Tổng Tham mưu Liên hợp Lực lượng vũ trang thống nhất 1955-1962 — Aleksey Innokent'evich Antonov — Đại tướng lục quân. 1962-1965 — Pavel Batov — Đại tướng lục quân. 1965-1968 — Mihail Kazakov — Đại tướng lục quân. 1968-1976 — Sergei Shtemenko — Đại tướng lục quân. 1976-1988 — Anatoly Gribkov — Đại tướng lục quân. 1989-1991 — Vladimir Lobov — Đại tướng lục quân. Xem thêm Comecon Détente NATO Cách mạng 1989 Chú thích Đọc thêm Mastny, Vojtech và Malcolm Byrne biên khảo. A Cardboard Castle: An Inside History of the Warsaw Pact, 1955-1991. Budapest: Central European University Press, 2005. 726 pp. Umbach, Frank. Das rote Bündnis: Entwicklung und Zerfall des Warschauer Pakts, 1955-1991. Berlin: Christoph Links Verlag, 2005. 701 pp. Liên kết ngoài Hiệp ước Warszawa 1955 1968: Quân đội Liên Xô và các nước XHCN bảo vệ Tiệp Khắc Khối phía Đông Chính trị năm 1991 Liên minh quân sự thế kỷ 20 Quan hệ Bulgaria-Liên Xô Hiệp ước Chiến tranh Lạnh Cộng sản Quan hệ ngoại giao của Liên Xô Tổ chức quốc tế đã giải thể Quan hệ Đức-Liên Xô Lịch sử Ba Lan (1989-nay) Lịch sử Warszawa Tổ chức quân sự quốc tế Tổ chức chính trị quốc tế Liên minh quân sự liên quan tới Bulgaria Liên minh quân sự liên quan tới Tiệp Khắc Liên minh quân sự liên quan tới Hungary Liên minh quân sự liên quan tới Ba Lan Liên minh quân sự liên quan tới România Liên minh quân sự liên quan tới Liên Xô Châu Âu hiện đại Quan hệ Ba Lan-Liên Xô Hiệp ước được ký năm 1955 Hiệp ước có hiệu lực từ năm 1955 Hiệp ước của Đông Đức Hiệp ước của Cộng hòa Nhân dân Bulgaria Hiệp ước của Cộng hòa Nhân dân Hungary Hiệp ước của Cộng hòa Nhân dân Ba Lan Hiệp ước của Cộng hòa Nhân dân Xã hội chủ nghĩa Albania Hiệp ước của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa România Quan hệ Liên Xô-Tiệp Khắc Quan hệ Liên Xô-Hungary Hiệp ước thành lập bởi tổ chức quốc tế Thuật ngữ Chiến tranh Lạnh
259152
https://vi.wikipedia.org/wiki/Siena%20%28t%E1%BB%89nh%29
Siena (tỉnh)
Tỉnh Siena (Tiếng Ý: Provincia di Siena) là một tỉnh ở vùng Tuscany củaÝ. Tỉnh lỵ là thành phố Siena. Tỉnh này có diện tích 3.821 km² (1475 mile²), tổng dân số là 252.288 người năm 2001. Có 36 comuni (danh từ số ít tiếng Ý:comune) ở trong tỉnh này . Tại thời điểm ngày 30 tháng 6 năm 2005, các đô thị chính xếp theo dân số là: Tỉnh được chia ra thành 7 khu vực lịch sử: Alta Val d'Elsa Chianti senese Vùng đô thị (Monteriggioni và Siena) Val di Merse Crete senesi Val d'Arbia Val di Chiana senese Val d'Orcia và Amiata Khu vực này đồi núi, ở phía bắc là Monte del Chianti; Monte Amiata là đỉnh cao nhất với độ cao 1738 m, về phía nam là Monte Cetona. Về phía tây là Colline Metallifere còn Val di Chiana nằm về hướng đông. Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng của tỉnh (bằng tiếng Ý) Siena
71539
https://vi.wikipedia.org/wiki/Le%20Mans
Le Mans
Le Mans là tỉnh lỵ của tỉnh Sarthe, thuộc vùng hành chính Pays de la Loire của nước Pháp, có dân số là 141.432 người (thời điểm 2005). Khí hậu Các thành phố kết nghĩa Suzuka (Nhật Bản) Paderborn (Đức) Rostov-on-Don (Nga) Volos (Hy Lạp) Bolton (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) Những người con của thành phố Joachim du Bellay, nhà cải cách ngôn ngữ thời Phục Hưng Laurent Brochard, vận động viên đua xe đạp Alexis-Armand Charost, tổng Giám mục của Rennes Jimmy Engoulvent, vận động viên đua xe đạp François Fillon, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp Jean Françaix, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm Maryan Hary, vận động viên đua xe đạp Odo của Cluny, cha trưởng tu viện thứ nhì của tu viện Cluny Paul Scarron, nhà văn Wilbur Wright, nhà tiên phong trong lĩnh vực hàng không Henry II của Anh, vua Anh, sinh tại Le Mans Tham khảo Sarthe Xã của Sarthe
970047
https://vi.wikipedia.org/wiki/Canthyporus%20lateralis
Canthyporus lateralis
Canthyporus lateralis là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Boheman miêu tả khoa học năm 1848. Chú thích Tham khảo Bọ nước Canthyporus
387875
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sainte-Aurence-Cazaux
Sainte-Aurence-Cazaux
Sainte-Aurence-Cazaux là một xã của tỉnh Gers, thuộc vùng Occitanie, tây nam nước Pháp. Sainte aurence cazaux.JPG|250px]] Xem thêm Xã của tỉnh Gers Tham khảo INSEE commune file Sainteaurencecazaux
720966
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lacuna%20smithii
Lacuna smithii
Lacuna smithii là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Littorinidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Lacuna
363425
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gondelsheim
Gondelsheim
Gondelsheim là một đô thị ở huyện Karlsruhe, bang Baden-Württemberg, Đức. Đô thị này có diện tích 14,86 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là 3213 người. Thị trấn này tọa lạc 3 km về phía nam Bruchsal và có chung biên giới với thành phố này. Tham khảo
885510
https://vi.wikipedia.org/wiki/Perdita%20bradleyana
Perdita bradleyana
Perdita bradleyana là một loài Hymenoptera trong họ Andrenidae. Loài này được Timberlake mô tả khoa học năm 1954. Chú thích Tham khảo Perdita Động vật được mô tả năm 1954
545706
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tocoyena%20pittieri
Tocoyena pittieri
Tocoyena pittieri là một loài thực vật thuộc họ Rubiaceae. Loài này có ở Colombia, Costa Rica, Honduras, và Panama. Chú thích Tham khảo Nelson, C. 1998. Tocoyena pittieri. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. Tocoyena Thực vật dễ tổn thương
759573
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vandasina
Vandasina
Vandasina là một chi thực vật có hoa thuộc họ Fabaceae. Nó thuộc phân họ Faboideae. Chú thích Tham khảo Vandasina
583858
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phyllonorycter%20valentina
Phyllonorycter valentina
Phyllonorycter valentina là một loài bướm đêm thuộc họ Gracillariidae. Loài này có ở vùng Viễn Đông Nga. Ấu trùng ăn Ulmus species, bao gồm Ulmus propinqua và Ulmus macrocarpa. Chúng ăn lá nơi chúng làm tổ. Chú thích Tham khảo Phyllonorycter
367898
https://vi.wikipedia.org/wiki/Moorslede
Moorslede
Moorslede là một đô thị ở tỉnh Tây Flanders. Đô thị này gồm các thị trấn Dadizele and Moorslede proper. Tại thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2006, Moorslede có dân số 10.618 người. Tổng diện tích là 35,34 km² với mật độ dân số là 300 người trên mỗi km². Moorslede là nơi đăng cai giải World Cycling Championship 1950, Briek Schotte đoạt giải nhất. Tham khảo Xã của West-Vlaanderen
349145
https://vi.wikipedia.org/wiki/Batan%2C%20Aklan
Batan, Aklan
Batan là một đô thị hạng 4 ở tỉnh Aklan, Philippines. Theo điều tra dân số năm 2015, đô thị này có dân số 32.032 người trong. Các khu phố (barangay) Batan được chia thành 20 khu phố (barangay). Tham khảo Liên kết ngoài Mã địa lý chuẩn Philipin Thông tin điều tra dân số Philipin năm 2000 Đô thị của Aklan
297102
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mueang%20Loei%20%28huy%E1%BB%87n%29
Mueang Loei (huyện)
Mueang Loei () là huyện thủ phủ (Amphoe Mueang) của tỉnh Loei, đông bắc Thái Lan. Địa lý Các huyện giáp ranh (từ phía bắc theo chiều kim đồng hồ) là Chiang Khan, Pak Chom, Na Duang, Erawan, Wang Saphung, Phu Ruea và Tha Li của tỉnh Loei. Nguồn nước chính ở đây là sôngLoei. Lịch sử Huyện này đã là một trong năm huyện ban đầu của tỉnh Loei lập năm 1897 trong cuộc cải cách hành chính thesaphiban. Đầu tiên được đặt tên Kut Pong theo tambon trung tâm, tên đã được đổi thành Mueang Loei. Hành chính Huyện này được chia thành 14 phó huyện (tambon), các đơn vị này lại được chia ra thành 130 làng (muban). Thị xã (thesaban mueang) Loei nằm trên toàn bộ tambon Kut Pong. Có 2 thị trấn (thesaban tambon) - Na O nằm trên toàn bộ tambon Na O, và Nam Suai nằm trên một phần của tambon Nam Suai. Có 13 Tổ chức hành chính tambon. Tham khảo Liên kết ngoài Website của huyện (tiếng Thái) Mueang Loei
872900
https://vi.wikipedia.org/wiki/Triaenodes%20kofi
Triaenodes kofi
Triaenodes kofi là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở vùng nhiệt đới châu Phi. Chú thích Tham khảo Trichoptera ở vùng nhiệt đới châu Phi Triaenodes
701611
https://vi.wikipedia.org/wiki/Alvania%20punctura
Alvania punctura
Alvania punctura là một loài ốc biển nhỏ, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Rissoidae. Miêu tả Phân bố Hình ảnh Chú thích Tham khảo Alvania
55777
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tam%20gi%C3%A1c%20Pascal
Tam giác Pascal
Trong toán học, tam giác Pascal là một mảng tam giác của các hệ số nhị thức. Trong phần lớn thế giới phương Tây, nó được đặt theo tên nhà toán học người Pháp Blaise Pascal, mặc dù các nhà toán học khác đã nghiên cứu nó hàng thế kỷ trước Pascal ở Ấn Độ, Ba Tư (Iran), Trung Quốc, Đức và Ý. Các hàng của tam giác Pascal được liệt kê theo quy ước bắt đầu bằng hàng n = 0 ở trên cùng (hàng 0). Các mục trong mỗi hàng được đánh số từ đầu bên trái với k = 0 và thường được đặt so le so với các số trong các hàng liền kề. Tam giác có thể được xây dựng theo cách sau: Trong hàng 0 (hàng trên cùng), có một số 1 duy nhất. Mỗi số của mỗi hàng tiếp theo được xây dựng bằng cách thêm số ở trên và bên trái với số ở trên và sang bên phải, coi các mục trống là 0. Ví dụ: số ban đầu trong hàng đầu tiên (hoặc bất kỳ số nào khác) là 1 (tổng của 0 và 1), trong khi các số 1 và 3 trong hàng thứ ba được thêm vào để tạo ra số 4 ở hàng thứ tư. Công thức Mục nhập trong hàng thứ n và cột thứ k của tam giác Pascal được ký hiệu . Ví dụ: mục nhập khác duy nhất ở hàng trên cùng là. Với ký hiệu này, việc xây dựng đoạn trước có thể được viết như sau: , đối với mọi số nguyên n không âm và mọi số nguyên k nằm trong khoảng từ 0 đến n, đã bao gồm. Sự lặp lại này cho các hệ số nhị thức được gọi là hằng đẳng thức Pascal. Tam giác của Pascal có các khái quát hóa với chiều cao hơn. Phiên bản ba chiều được gọi là kim tự tháp Pascal hoặc tứ diện của Pascal, trong khi các phiên bản chung được gọi là simplice Pascal. Liên quan đến phân phối nhị thức và kết quả Khi được chia cho 2n, hàng 'tam giác' của tam giác Pascal trở thành phân phối nhị thức trong trường hợp đối xứng mà trong đó p = 1/2. Theo định lý giới hạn trung tâm, phân phối này tiếp cận phân phối chuẩn khi tăng n. Điều này cũng có thể được nhìn thấy bằng cách áp dụng Công thức Stirling cho các yếu tố liên quan đến công thức kết hợp. Điều này có liên quan đến hoạt động của tích chập rời rạc theo hai cách. Đầu tiên, phép nhân đa thức chính xác tương ứng với tích chập rời rạc, do đó, liên tục tạo ra chuỗi {...,  0,  0,  1,  1,  0,  0,  ...} với chính nó tương ứng với việc lấy lũy thừa 1  + x và do đó tạo ra các hàng của tam giác. Thứ hai, liên tục kết hợp hàm phân phối cho một biến ngẫu nhiên tương ứng với việc tính toán hàm phân phối cho một tổng số bản sao độc lập n của biến đó; đây chính xác là tình huống mà định lý giới hạn trung tâm áp dụng, và do đó dẫn đến phân phối chuẩn trong giới hạn. Tham khảo Liên kết ngoài The Old Method Chart of the Seven Multiplying Squares (from the Ssu Yuan Yü Chien of Chu Shi-Chieh, 1303, depicting the first nine rows of Pascal's triangle) Implementation of Pascal Triangle in Java – with conversion of higher digits to single digits. Pascal's Treatise on the Arithmetic Triangle (page images of Pascal's treatise, 1655; summary ) Earliest Known Uses of Some of the Words of Mathematics (P) Leibniz and Pascal triangles Dot Patterns, Pascal's Triangle, and Lucas' Theorem Omar Khayyam the mathematician Info on Pascal's Triangle Explanation of Pascal's Triangle and common occurrences, including link to interactive version specifying # of rows to view Implementation of Pascal Triangle in SQL Tam giác Giai thừa
846781
https://vi.wikipedia.org/wiki/8586%20Epops
8586 Epops
8586 Epops (2563 P-L) là một tiểu hành tinh nằm phía ngoài của vành đai chính được phát hiện ngày 24 tháng 9 năm 1960 bởi Cornelis Johannes van Houten, Ingrid van Houten-Groeneveld và Tom Gehrels ở Đài thiên văn Palomar. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 8586 Epops Thiên thể phát hiện năm 1960 Tiểu hành tinh vành đai chính
955709
https://vi.wikipedia.org/wiki/Geranomyia%20offirmata
Geranomyia offirmata
Geranomyia offirmata là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Liên kết ngoài Tham khảo Geranomyia Limoniidae ở vùng Indomalaya
905875
https://vi.wikipedia.org/wiki/Drapetes%20nigripennis
Drapetes nigripennis
Drapetes nigripennis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được DuVal miêu tả khoa học năm 1856. Chú thích Tham khảo Drapetes
923612
https://vi.wikipedia.org/wiki/Songchon
Songchon
Songchon (Hán Việt: Thành Xuyên) là một huyện của tỉnh Pyongan Nam tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Huyện giáp với Unsan ở phía bắc và tây bắc, với Pyongsong ở phía tây, với Pukchang ở phía đông bắc, với Sinyang ở phía đông, với Hoechang ở đông nam và giáp với thủ đô Bình Nhưỡng ở phía tây nam. Năm 2008, dân số toàn huyện Songchon là 149.809 người (71.246 nam và 78.563 nữ), trong đó, dân cư đô thị là 82.938 người (55,4%) còn dân cư nông thôn là 66.871 người (44,6%). Xem thêm Phân cấp hành chính Bắc Triều Tiên Tham khảo Liên kết ngoài Bản đồ tỉnh Pyongan Bản đồ chi tiết Pyongan Nam
921771
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amblycerus%20caracasensis
Amblycerus caracasensis
Amblycerus caracasensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Bruchidae. Loài này được Pic miêu tả khoa học năm 1954. Chú thích Tham khảo Amblycerus
666766
https://vi.wikipedia.org/wiki/Crotalaria%20socotrana
Crotalaria socotrana
Crotalaria socotrana là một loài rau đậu thuộc họ Fabaceae. Loài này chỉ có ở Yemen. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chú thích Tham khảo Miller, A. 2004. Crotalaria socotrana. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 19 tháng 7 năm 2007. S Thực vật Yemen Thực vật dễ tổn thương
708294
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nesiocypraea%20aenigma
Nesiocypraea aenigma
Nesiocypraea aenigma là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Cypraeidae, họ ốc sứ Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Nesiocypraea
648509
https://vi.wikipedia.org/wiki/Haematosticta
Haematosticta
Haematosticta là một chi bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Acontiinae
103697
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%B9%20Ch%C3%A2u%20%28%C4%91%E1%BB%8Bnh%20h%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Mỹ Châu (định hướng)
Mỹ Châu trong tiếng Việt có thể là: Tên Hán-Việt của châu Mỹ Xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định Nghệ sĩ cải lương Mỹ Châu
955783
https://vi.wikipedia.org/wiki/Geranomyia%20subparilis
Geranomyia subparilis
Geranomyia subparilis là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Liên kết ngoài Tham khảo Geranomyia Limoniidae ở vùng Neotropic
920541
https://vi.wikipedia.org/wiki/Geinella%20rugosa
Geinella rugosa
Geinella rugosa là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Chen miêu tả khoa học năm 1987. Chú thích Tham khảo Geinella
912719
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zorochros%20malayanus
Zorochros malayanus
Zorochros malayanus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Dolin miêu tả khoa học năm 1999. Chú thích Tham khảo Zorochros
952114
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amphineurus%20subdecorus
Amphineurus subdecorus
Amphineurus (Amphineurus) subdecorus là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Australasia. Tham khảo Amphineurus Limoniidae ở vùng Australasia
906702
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hayekpenthes%20babakinsanus
Hayekpenthes babakinsanus
Hayekpenthes babakinsanus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Kishii miêu tả khoa học năm 1991. Chú thích Tham khảo Hayekpenthes
781136
https://vi.wikipedia.org/wiki/Brenthia%20gamicopis
Brenthia gamicopis
Brenthia gamicopis là một loài bướm đêm thuộc họ Choreutidae. Loài này có ở Uganda. Chú thích Tham khảo Brenthia
804069
https://vi.wikipedia.org/wiki/Debrecen
Debrecen
Debrecen hay Debretin( là thành phố lớn thứ nhì của Hungary, sau thủ đô Budapest. Thành phố có dân số 205.100 người. Diện tích là km2. Debrecen là trung tâm khu vực của vùng Bắc Đại Đồng Bằng và là thủ phủ của hạt Hajdu-Bihar. Thành phố lần đầu tiên được đề cập bởi tên "Debrezun" vào năm 1235. Các giả thuyết cho rằng tên của nó là nguồn gốc Cuman. Trong các ngôn ngữ khác, tên của thành phố là những điều sau đây: Đức Debrezin, Serbia Debr (e) cin Tiếng Slovak Debrecín, Rumani Debreţin. Trong lịch sử, Debrecen từng lần được chọn làm thủ đô. Lần thứ nhất là vào năm 1848-1849 và lần thứ hai vào cuối thế chiến 2. Debrecen có cự ly 220 km về phía đông của Budapest. Nằm gần đó là Hortobágy, một vườn quốc gia trong phạm vi Hungary. Tham khảo Thành phố của Hungary
720384
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bulimulus%20amastroides
Bulimulus amastroides
Bulimulus amastroides là một loài ốc nhiệt đới hô hấp trên cạn, là động vật thân mềm chân bụng có phổi thuộc phân họ Bulimulinae. Đây là loài đặc hữu của Ecuador. Chú thích Tham khảo Seddon, M.B. 1996. Bulimulus amastroides. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 6 tháng 8 năm 2007. Bulimulus Động vật đặc hữu quần đảo Galápagos
561366
https://vi.wikipedia.org/wiki/Talamancalia%20putcalensis
Talamancalia putcalensis
Talamancalia putcalensis là một loài thực vật có hoa thuộc họ Asteraceae. Loài này chỉ có ở Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Chú thích Tham khảo Montúfar, R. & Pitman, N. 2003. Talamancalia putcalensis. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 7 năm 2007. Talamancalia Thực vật Ecuador Thực vật cực kỳ nguy cấp
629125
https://vi.wikipedia.org/wiki/Breitenbach-Haut-Rhin
Breitenbach-Haut-Rhin
Breitenbach-Haut-Rhin là một xã thuộc tỉnh Haut-Rhin trong vùng Grand Est, đông bắc Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Haut-Rhin Tham khảo INSEE commune file Xã của Haut-Rhin
348699
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Jean-d%27Heurs
Saint-Jean-d'Heurs
Saint-Jean-d'Heurs là một xã ở tỉnh Puy-de-Dôme trong vùng Auvergne-Rhône-Alpes, Pháp. Xã này có diện tích 11,13 kilômét vuông, dân số năm 2006 là 570 người. Khu vực này có độ cao trung bình 368 mét trên mực nước biển. Xem thêm Xã của tỉnh Puy-de-Dôme Tham khảo và liên kết ngoài INSEE IGN Saintjeandheurs
191626
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3n%20Th%C3%A0nh
Quản Thành
Khu dân tộc Hồi Quản Thành (管城回族区) Hán Việt: Quản Thành Hồi tộc khu) là một quận thuộc địa cấp thị Trịnh Châu (郑州市), tỉnh Hà Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quận này có diện tích 204 km2, dân số 300.000 người. Quận này có các đơn vị hành chính gồm 5 nhai đạo biện sự xứ, 1 trấn và 3 hương Tham khảo Trịnh Châu Đơn vị cấp huyện Hà Nam (Trung Quốc) Người Hồi
317654
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lee%20Joon-gi
Lee Joon-gi
Lee Joon-gi (Hangul:이준기; sinh ngày 17 tháng 4 năm 1982) là một nam diễn viên, người mẫu và ca sĩ người Hàn Quốc. Lee Joon-gi bắt đầu nổi tiếng qua vai diễn Gong-gil trong Nhà vua và chàng hề (2005). Anh cũng được biết tới thông qua các vai diễn trong các bộ phim truyền hình như Cô em họ bất đắc dĩ (2005), Thời khắc giữa Chó và Sói (2007), Huyền thoại Iljimae (2008), Arang Sử đạo truyện (2012), Hai Tuần (2013),Tay súng Joseon (2014), Thư sinh bóng đêm (2015), Người tình ánh trăng (2016), Hành vi phạm tội (2017), Luật sư vô pháp (2018), Hoa của Quỷ (2020) và Công tố viên chuyển sinh (2022). Năm 2008, Lee Joon-gi được Tổ chức Du lịch Hàn Quốc chọn làm Đại sứ Du lịch để quảng bá cho làn sóng Hallyu vươn ra toàn Châu Á. Tiểu sử Lee Joon-gi sinh ngày 17 tháng 4 năm 1982 tại Busan, Hàn Quốc. Sau đó, anh chuyển đến Changwon sinh sống và học tập. Khi còn nhỏ, Lee Joon-gi luôn ước mơ trở thành một lập trình viên máy tính. Lần đầu tiên anh cảm thấy có hứng thú với nghệ thuật là sau khi xem vở kịch ‘Hamlet’ thời trung học và mong ước trở thành diễn viên. Khi Lee Joon-gi thi trượt đại học, anh ấy đã chuyển lên Seoul trong khi không có nhiều tiền trong người, nhưng vẫn nuôi ước mơ được làm việc trong ngành giải trí. Trong hai năm tiếp theo, Lee Joon-gi làm khá nhiều công việc khác nhau, trước khi được nhận vào Học viện nghệ thuật Seoul, và học về diễn xuất, đồng thời Lee Joon-gi cũng có được đai Nhất đẳng Hapkido và Taekyon, Tam đẳng Taekwondo. Ngoài tiếng Hàn, Lee Joon-gi có thể nói được tiếng Trung, Nhật và Anh. Năm 2001, lần đầu tiên anh xuất hiện trong quảng cáo của nhãn hàng thời trang So Basic, bên cạnh nữ diễn viên Kim Hee-sun. Bộ phim đầu tiên của anh là vai một thiếu niên bất mãn với cuộc sống trong "Drama City: What Should I Do?" của KBS. Sau đó là một vai nhỏ trong "Star’s Echo", của MBC hợp tác với Fuji TV năm 2004. Đồng thời, anh ấy cũng tham gia nhiều quảng cáo và MV. Anh cũng tiếp tục thử sức mình với nhiều vai diễn đa dạng hơn nhưng đều không tìm thấy thành công ngay lập tức. Lee Joon-gi tiếp tục tham gia một phim trong cùng năm đó. Sau khi cạnh tranh với khoảng 2000 người, anh ấy giành được vai diễn trong một bộ phim của Nhật Bản, "The Hotel Venus". Trong suốt khoảng thời gian quay "The Hotel Venus", công ty quản lý của Joon-gi hoạt động không được tốt, và anh đã phải làm thêm nhiều việc khác để trang trải cuộc sống. Sự nghiệp 2005: Nổi tiếng với Nhà vua và chàng hề Lee Joon-gi tham gia đóng vai chính trong "Nhà vua và chàng hề" năm 2005. Trong phim anh vào vai Gong-gil, một người kép hát ở triều đại Joseon, chuyên diễn kịch chế nhạo nhà vua, phi tần và hoàng hậu để kiếm sống. Tình cờ một ngày đoàn hát kép của Gong-gil bị bắt về diễn trò cho vua xem. Trái ngược với suy nghĩ của mọi người, cả vua và hoàng hậu lại vô cùng thích thú với vở hài tục tĩu của họ và quyết định giữ đoàn kép lại để mua vui. Họ tiến cung và trở thành đoàn hí kịch được nhà vua sủng ái nhất. Tuy nhiên, tình cảm ám muội nảy sinh của hoàng đế dành cho Gong-gil chính là chiếc gậy vén lên bức màn sân khấu, mở ra một vở bi kịch đẫm máu. Nhờ bộ phim này, Lee Joon-gi đã giúp cho nền điện ảnh Hàn giảm đi một số lượng lớn phim nước ngoài, và các rạp chiếu cũng ưu tiên phim nội hơn. Đồng thời bộ phim cũng đạt được nhiều thành công cả về mặt phê bình và thương mại, đưa nam diễn viên vô danh lúc bấy giờ trở thành ngôi sao nổi tiếng toàn châu Á. Bộ phim đã giúp nam diễn viên đã giành được rất nhiều giải thưởng, tiêu biểu như giải thưởng Diễn viên mới xuất sắc nhất tại Lễ trao giải phim điện ảnh Hàn Quốc lần thứ 5, Grand Bell Awards lần thứ 43 và Giải thưởng nghệ thuật Baeksang lần thứ 42. Bên cạnh đó vai diễn Gong-gil cũng mang về cho Lee Joon-gi Giải thưởng Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Max Movie Awards. Nhà sản xuất Lee Joon-ik cũng tiết lộ lý do vì sao ông chọn Lee Joon-gi cho vai diễn này. Trong phim, Gong-gil bị rất nhiều người đố kỵ và Joon-gi hoàn thành rất tốt vai diễn. Sau bộ phim, Lee Joon-gi đã trở thành "biểu tượng" xu hướng "mỹ nam" của Hàn Quốc. Mặt khác, anh cũng tiết lộ câu chuyện bản thân đã phải cố gắng như thế nào để giảm bớt đi hình ảnh "mỹ nam" của mình. Lee Joon-gi cho biết nhân vật Gong-gil khiến cho nam diễn viên dường như bị trói chân một chỗ,thế nên anh ấy muốn thoát ra khỏi nó: "Sau vai diễn của tôi trong Nhà vua và chàng hề, tôi thấy mình dường như đang đi đầu trong xu hướng 'mỹ nam' này, dù đó có phải là ý muốn của tôi hay không. Đột nhiên, mọi người quan tâm đến tôi, tất cả những khen, chê đều đến cùng một lúc, mọi thứ quá choáng ngợp. Tôi cảm thấy bản thân mình như đang lơ lửng trên mây vậy". 2006–2007: Nổi tiếng ở nước ngoài Sau thành công của "Nhà vua và chàng hề", Lee Joon-gi đã được lựa chọn tham gia dự án phim truyền hình "Cô em họ bất đắc dĩ" của đài SBS cùng với Lee Da-hae và Lee Dong-wook. Bộ phim hài, lãng mạn khi ấy đã trở thành 'hit' trong suốt khoảng thời gian phát sóng ở cả trong nước và khắp châu Á, danh tiếng của Lee Joon-gi tiếp tục được nâng cao, đưa nam diễn viên trở thành ngôi sao hàng đầu của "Làn sóng Hallyu" trên toàn châu Á. Bộ phim tiếp theo Lee Joon-gi tham gia có tên là "Fly, Daddy, Fly", được đạo diễn bởi Choi Jong-tae và Dyne Film-Guardtec sản xuất. Khi đó nam diễn viên được trả cát-xê 100 triệu won, mức cát-xê tương đối thấp so với mức độ nổi tiếng của Lee Joon-gi lúc bấy giờ. Nguyên nhân là do hợp đồng của phim đã được ký vào đầu tháng 12, trước khi "Nhà vua và chàng hề" công chiếu, khi đó Lee Joon-gi vẫn còn là một diễn viên vô danh. Bộ phim khi ấy đã thu hút được rất nhiều sự chú ý và được phủ sóng trên nhiều kênh phương tiện truyền thông tại Trung Quốc. Tại 19th Tokyo International Film Festival, anh đã được công nhận như một "Top star". Tại Trung Quốc, Lee Joon-gi là ngôi sao Hàn Quốc duy nhất trong số 300 ngôi sao châu Á được mời tham dự một chương trình truyền hình để chào đón năm mới. Tại Liên hoan phim quốc tế Thượng Hải, Lee Joon-gi đã được gặp gỡ đạo diễn Trần Khải Ca, người đã đề xuất về một sự hợp tác cùng nhau. Năm 2007, Lee Joon-gi tham gia một bộ phim điện ảnh hợp tác giữa Hàn – Nhật, "Tuyết đầu mùa", với diễn viên Nhật Bản Aoi Miyazaki, anh đóng vai một du học sinh Hàn Quốc. Ngày 10 tháng 3 năm 2007, trong buổi Fan meeting tại Osaka, anh đã chia sẻ với khán giả về sự nghiệp diễn xuất của mình ở một talkshow ghi hình tại khách sạn Swiss Hotel. "Tuyết đầu mùa" đã thành công khi đạt doanh thu phòng vé ở vị trí thứ 9 và xác lập kỷ lục bán vé cho một bộ phim Hàn Quốc được chiếu tại Nhật Bản. Sau đó Lee Joon-gi đã đảm nhận vai chính trong bộ phim truyền hình đầu tiên của mình có tên là "Thời khắc giữa Chó và Sói", thuộc thể loại lãng mạn, hành động của đài MBC. Trong phim, anh đóng vai Lee Soo-hyun, một đặc vụ NIS, là một người năng nổ luôn sống vì mục tiêu trả thù một nhóm tội phạm – người đã sát hại cha mẹ anh. Vai diễn này đã mang về cho Lee Joon-gi giải thưởng Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Lễ trao giải Phim truyền hình MBC năm 2007. Tại Liên hoan phim quốc tế Hawaii lần thứ 27 (HIFF), Lee Joon-gi đã nhận được giải thưởng Rising Star. Đây là giải thưởng ghi nhận cho các hoạt động diễn xuất của diễn viên, hình ảnh trên các phương tiện truyền thông và sự ảnh hưởng trên toàn cầu. Tại Liên hoan phim, diễn ra từ ngày 18 – 28 tháng 10, đã có một buổi giới thiệu về "An Evening with Lee Joon-gi". Cùng năm, anh tham gia bộ phim "18 tháng 5", bộ phim dựa trên các sự kiện xung quanh vụ Thảm sát Gwangju năm 1980. Phim đã khắc họa lại một trong những sự kiện bi thảm nhất của Hàn Quốc, với chế độ đàn áp của tướng Chun Doo-hwan, và dẫn đến hệ quả là một cuộc khởi nghĩa của người dân Gwangju đã nổ ra, nhưng sau đó đã bị đàn áp bởi quân đội chính phủ bằng cách bắn vào đám đông biểu tình. "18 tháng 5" đã được công chiếu tại HIFF, đồng thời cũng đạt được kết quả phòng vé xuất sắc và có mặt trong danh sách cho giải thưởng cao nhất của Liên hoan phim Golden Orchid for Best Feature of 2007. Tuy nhiên, có một số ý kiến ​​chỉ trích rằng cả hai tác phẩm này, cùng với "Fly, Daddy, Fly", đều đã không đạt được nhiều kỳ vọng ở phòng vé hoặc giao cho Lee Joon-gi vào các vai nhỏ. Năm 2007, Lee Joon-gi gia nhập Hong Kong EEG, chính thức gia nhập thị trường Trung Quốc. Lee Joon-gi đã trở thành nam diễn viên nổi tiếng nhất của Hàn Quốc trong năm 2007, và ngày càng được yêu thích tại nước ngoài. Tại Seoul Drama Festival 2008 (lần thứ 14), Yahoo! Korea và Yahoo! Japan đã cùng nhau tổ chức một cuộc khảo sát về mức độ nổi tiếng và được yêu thích nhất tại Hàn và Nhật của các ngôi sao. Cuộc khảo sát bắt đầu từ ngày 4 tháng 9 đến 5 tháng 10 với khoảng 27 triệu phiếu bầu trên mạng, và với việc bộ phim "Thời khắc giữa Chó và Sói" rất được yêu thích, Lee Joon-gi đã áp đảo với 59,9% phiếu bầu từ fan hâm mộ, đứng vị trí đầu tiên, trở thành diễn viên được yêu thích nhất.Theo sau anh là Kang Ji-hwan và Gong Yoo. 2008–2009: Đại sứ du lịch và tranh chấp hợp đồng Từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2008, Lee Joon-gi đảm nhận vai chính trong "Huyền thoại Iljimae" của của đài SBS, một bộ phim truyền hình hành động cổ trang dựa trên văn học dân gian Trung Quốc từ triều đại nhà Minh. Bộ phim kể về cuộc sống của một huyền thoại ''Iljimae'' - là một huyền thoại tướng cướp, một thanh niên hành hiệp trượng nghĩa, chuyên đi cướp bóc của cải vàng bạc của những kẻ giàu có, keo kiệt để chia lại cho dân nghèo. Tập cuối cùng của phim đã đạt được tỷ suất người xem là 31,4%, và Lee Joon-gi sau đó đã nhận được giải thưởng Top Excellence Award tại Lễ trao giải Phim truyền hình SBS năm 2008. Bộ phim cũng được phát sóng tại Nhật Bản trên kênh TV Tokyo. Vào ngày 29 tháng 7 năm 2008, Lee Joon-gi được chọn làm Đại sứ cho Seoul Hallyu Festival 2008. Đồng thời cũng được mời tham dự buổi lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Cơ quan Pháp chế Chính phủ và được bổ nhiệm làm Cán bộ Danh dự đầu tiên của Hệ thống Pháp luật. Vào tháng 9 năm 2008, Lee Joon-gi đã có một tranh chấp hợp đồng với công ty quản lý Mentor Entertainment, công ty mà anh đã ký hợp đồng độc quyền thời hạn 5 năm kể từ tháng 3 năm 2004. Lee Joon-gi phải đền bù 1,5 tỉ won vì vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên sau đó, vụ kiện đã được cả hai bên giải quyết ổn thoả. Vào ngày 5 tháng 8 năm 2009, Lee Joon-gi được bổ nhiệm làm đại sứ quảng bá của Tổ chức Du lịch Hàn Quốc. Cùng năm đó, anh được mời đóng vai chính trong bộ phim hài, hành động "Hero", trong vai phóng viên Jin Do-hyuk một phóng viên lạc quan và nhiệt huyết làm việc cho một tờ báo chống tham nhũng và bất bình đẳng trong xã hội. 2010–2012: Nghĩa vụ quân sự Vào tháng 2 năm 2010, khi hợp đồng của Lee Joon-gi với Mentor Entertainment hết hạn, nam diễn viên đã ký hợp đồng với một công ty đào tạo tài năng trẻ mới thành lập, JG Company. Vào ngày 3 tháng 5 năm 2010, Lee Joon-gi nhập ngũ vào Quân đội Hàn Quốc để thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc của mình. Thời gian đầu, anh trải qua năm tuần huấn luyện cơ bản tại trại huấn luyện quân sự Nonsan, đạt điểm cao nhất trong môn thiện xạ, và sau đó được nhập ngũ. Sau đó anh được bổ nhiệm vào bộ phận quan hệ công chúng của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.  Ban đầu anh đã nộp đơn xin hoãn nhập ngũ vì đang trong thời gian quay Grand Prix với nữ diễn viên Kim Tae-hee, và được mời đóng vai chính trong bộ phim truyền hình "Faith". Đồng thời anh cũng được chọn làm đại sứ thiện chí cho Hàn Quốc tại Hội chợ triển lãm Thượng Hải 2010. Tuy nhiên, Cục Quản lý Lực lượng Quân sự đã từ chối và gửi thông báo cuối cùng về việc nhập ngũ, khiến nam diễn viên buộc phải rút khỏi cả hai dự án. Vào tháng 8 năm 2010, Lee Joon-gi đã diễn cùng với nam diễn viên Joo Ji-hoon trong một vở nhạc kịch quân đội có tên là "Hành trình của cuộc sống" để kỷ niệm 60 năm Chiến tranh Triều Tiên. Vở nhạc kịch do Bộ Quốc phòng và Hiệp hội Sân khấu Nhạc kịch Hàn Quốc đồng sản xuất, và được trình chiếu từ ngày 21 đến ngày 29 tháng 8 tại Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc. Sau khi phục vụ 21 tháng tại ngũ, Lee Joon-gi xuất ngũ vào ngày 16 tháng 2 năm 2012 từ Cơ quan Truyền thông Quốc phòng tại Yongsan-dong, Yongsan-gu, Seoul. Vào ngày xuất ngũ, Lee Joon-gi đã tổ chức một buổi gặp gỡ người hâm mộ, "Reunion JG" tại Trung tâm Nghệ thuật Sangmyung, Seoul. Tiếp theo sau là chuyến fan meeting vòng quanh Nhật Bản, mang tên "Coming Back " tại Nagoya, Yokohama và Osaka từ ngày 16 đến ngày 19 tháng 3. 2012–2013: Trở lại Vào tháng 5 năm 2012, Lee Joon-gi đã hợp tác với Shin Min-ah trong bộ phim kinh dị - lãng mạn "Arang Sử đạo truyện" của đài MBC. Đây dự án đầu tiên của anh sau khi xuất ngũ. Bộ phim đã đạt được thành công rực rỡ và trở thành bộ phim truyền hình đắt nhất được bán cho Nhật Bản của đài MBC. Bộ phim sau đó cũng mang về cho nam diễn viên giải thưởng Outstanding Korean Actor tại lễ trao giải Seoul International Drama Awards lần thứ 8. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2012, JG Style của Lee Joon Gi đã được công chiếu trên Mnet Japan, đánh dấu sự trở lại của mình trong làng giải trí. Series này sau đó đã được trao Giải thưởng Grand Prize, Korean wave category tại Skapa Awards ở Nhật Bản. Single Album 'DEUCER' và video họp fan DVD Coming Back' đã xếp hạng No.1 trên các bảng xếp hạng khác nhau ở Nhật Bản. Ngay cả khi nhập ngũ trong một thời gian dài, sức hút của Lee Joon-gi vẫn được chứng minh. Năm 2013, Lee Joon-gi đảm nhận vai chính trong bộ phim hành động, giật gân "Hai Tuần". Trong phim Lee Joon-gi vào vai Jang Tae-san, một người đàn ông sống như một kẻ chạy trốn sau khi bị buộc tội giết người phải tìm mọi cách sống sót để cứu con gái mình khỏi bệnh bạch cầu trong hai tuần. Bộ phim đã nhận được nhiều đánh giá tích cực cho dòng phim bi kịch bởi đạo diễn chắc tay, kịch bản có chiều sâu và diễn xuất đầy nội lực của Lee Joon-gi trong những pha hành động kịch tính và tình phụ tử. Thành công của bộ phim đã giúp nam diễn viên giành được giải thưởng Top Excellence Award tại lễ trao giải APAN Star Awards. 2014 – nay: Phim cổ trang và các vai diễn hành động Năm 2014, Lee Joon-gi đã ký hợp đồng với công ty quản lý mới, Namoo Actors. Sau đó, anh tham gia đóng vai chính trong bộ phim cổ trang "Tay súng Joseon". Bộ phim đứng đầu bảng xếp hạng về tỷ suất người xem đồng thời giúp Lee Joon-gi trở thành một trong những diễn viên tỏa sáng nhất với các vai hành động. Lee Joon-gi tiếp tục củng cố vị trí ngôi sao Hallyu hàng đầu của mình tại lễ trao giải Seoul International Drama Awards lần thứ 10 với giải thưởng Outstanding Korean Actor. Tiếp sau đó Lee Joon-gi cũng được lựa chọn đóng vai chính trong bộ phim truyền hình cổ trang, kỳ ảo, lãng mạn về đề tài ma cà rồng "Thư sinh bóng đêm", dựa trên bộ phim hoạt hình cùng tên, được phát sóng vào tháng 7 năm 2015. Lee Joon-gi đã đảm nhận vai ma cà rồng trong triều đại Joseon và thể hiện kỹ năng diễn xuất ổn định trong một bộ phim cổ trang giả tưởng.  Thành công của vai diễn đã mang về cho nam diễn viên giải thưởng Top 10 Stars Award tại Lễ trao giải Phim truyền hình MBC năm 2015. Tính đến tháng 10 năm 2015, người theo dõi Weibo của Lee Joon-gi đạt 16,5 triệu. Đặc biệt khi anh xuất hiện trong bộ phim Trung Quốc "Không bao giờ nói lời từ biệt", diễn cặp với Châu Đông Vũ (周 冬雨). Bộ phim do Lâm Dục Hiền (林育賢) làm đạo diễn, được quay tại Trung Quốc và Ý và được ra mắt tại Trung Quốc vào ngày 9 tháng 8 năm 2016. Tại Hàn Quốc, bộ phim được trình chiếu lần đầu tại Liên hoan phim Viễn tưởng Quốc tế Bucheon lần thứ 20 vào năm 2016 và ra rạp vào ngày 28 tháng 6 năm 2017. Trong khi đó, bài hát kết thúc của bộ phim là 'For a While' nằm trong album "Exhale" của Lee Joon-gi, và được đưa vào làm nhạc phim theo đề xuất của đạo diễn Lâm Dục Hiền. Lee Joon-gi cũng mở rộng diễn xuất của mình sang Hollywood. Nam diễn viên đã ra mắt Hollywood với sự xuất hiện trong phần thứ sáu cũng là phần cuối cùng của loạt phim Vùng đất quỷ dữ, có tựa đề là "Vùng đất quỷ dữ: Hồi cuối" được công chiếu trên toàn thế giới vào tháng 1 năm 2017. Việc quay phim ban đầu được tiến hành trong bí mật, nhưng tin tức tuyển diễn viên đã được công bố khi diễn viên chính của bộ phim, Milla Jovovich đăng tải một bức ảnh chụp cùng Lee Joon-gi trên SNS ngày 17 tháng 10 năm 2015. Lee Joon-gi tiết lộ rằng anh ấy là một fan hâm mộ của loạt phim Vùng đất quỷ dữ, nam diễn viên cho biết: "Tôi đang cố gắng hết sức để quay phim với tư cách là một người hâm mộ loạt phim hơn là có một bước tiến toàn diện ở Hollywood". Tháng 1 năm 2016, Lee Joon-gi đã được chọn vào vai chính Wang-so trong "Người tình ánh trăng", dựa trên tiểu thuyết và bộ phim truyền hình nổi tiếng cùng tên của Trung Quốc "Bộ bộ kinh tâm". Bộ phim dài 20 tập, được hoàn tất ghi hình trước khi phát sóng và khởi chiếu vào ngày 29 tháng 8 năm 2016. Tác phẩm tuy không được đón nhận nồng nhiệt trong nước, nhưng lại đạt trung bình 100 triệu lượt xem tích lũy mỗi tập trong thời gian phát sóng trên trang web lưu trữ video Youku của Trung Quốc và tiếp tục củng cố sự nổi tiếng của nam diễn viên tại Trung Quốc Đại lục. Vào ngày 1 tháng 11, Lee Joon-gi tổ chức một buổi fan-meeting miễn phí mang tên “My Love Lee Joon-gi”, nơi người hâm mộ có thể xem tập cuối của Người tình ánh trăng cùng với nam diễn viên. Vào tháng 10 năm 2016, Lee Joon-gi đã ký hợp đồng làm người mẫu mới cho Lotte Duty Free Shop và tham gia đóng vai chính trong một web drama quảng cáo mang tên "Bảy nụ hôn đầu" cho công ty. Năm 2017, Lee Joon-gi tham gia đóng vai chính trong bộ phim tâm lý, hình sự "Hành vi phạm tội" của đài tvN. Bộ phim dựa trên kịch bản của series phim truyền hình Mỹ cùng tên. Diễn xuất thuyết phục của anh trong vai một đặc vụ của đội phân tích tâm lý tội phạm đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ các nhà phê bình và người xem. Tháng 5 năm 2018, Lee Joon-gi đã được chọn tham gia bộ phim tâm lý, hành động, xử án "Luật sư vô pháp" của đài tvN, tái hợp với đạo diễn Kim Jin-min, đạo diễn của bộ phim "Thời khắc giữa Chó và Sói" mà anh đã từng tham gia 11 năm trước. Năm 2020, Lee Joon-gi tham gia đóng vai chính trong bộ phim tâm lý tình cảm, kinh dị, giật gân "Hoa của Quỷ" của đài tvN, tái hợp với nữ diễn viên Moon Chae-won, bạn diễn của anh trong "Hành vi phạm tội". Năm 2022, Lee Joon-gi trở lại màn ảnh nhỏ với bộ phim truyền hình "Công tố viên chuyển sinh" của đài SBS. Trong phim, anh vào vai Kim Hee-woo, một công tố viên trẻ tuổi được trao cơ hội sống lần thứ hai để đòi lại công lý sau khi thất bại trong việc hạ gục một kẻ quyền lực. Năm 2023, Lee Joon-gi tham gia đóng chính bộ phim truyền hình sử thi giả tưởng của đài tvN "Biên niên sử Arthdal 2: Thanh kiếm của Aramun", là mùa thứ hai của bộ phim truyền hình Biên niên sử Arthdal (2019), trong vai một cặp anh em song sinh. Vụ kiện với Mentor Entertainment Tháng 9/2008, Mentor Entertainment kiện Lee Joon-gi phải đền bù 1,5 tỉ won vì vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp Mentor thắng, nam diễn viên có thể sẽ phải dừng toàn bộ hoạt động của mình cho tới năm 2013. Tuy nhiên sau đó, vụ kiện đã được cả hai bên giải quyết ổn thoả. Lee Joon-gi đồng ý tiếp tục ở lại Mentor, và đã cùng Mentor thảo luận lại về các hợp đồng đã ký. Cuối cùng Lee Joon-gi và Mentor đã giải quyết xong tất cả những hiểu lầm và vướng mắc giữa hai bên, và tiếp tục duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên, Mentor sẽ không rút lại vụ kiện đối với người quản lý cũ của Lee Joon-gi, người đã có lỗi lớn trong sự việc lần này. Về sự việc lần này, Lee Joon-gi cho biết: "Tôi thành thật gửi lời xin lỗi đến người hâm mộ, và hi vọng mọi việc sau này sẽ tốt đẹp hơn, từ tận đáy lòng, tôi xin cảm ơn các fan đã luôn ủng hộ tôi". Đại sứ Du lịch Hàn Quốc Ngày 29 tháng 7 năm 2008, Lee Joon-gi đã đến tham dự buổi lễ Hallyu Festival, và anh đồng thời cũng được chọn làm đại sứ của Seoul Hallyu Festival năm 2008. Lee Joon-gi cũng được mời tham dự buổi lễ kỷ niệm 60 năm ’Government Legislation Agency’, được tổ chức tại Seoul, trung tâm biểu diễn nghệ thuật Gwanghwamun Sejong. Lee Joon-gi cũng tiết lộ bộ phim Iljimae đã khiến anh trở thành một người chăm chỉ hơn. Nam diễn viên cho biết rằng mình đã hoàn toàn kiệt sức khi chụp hình cho Iljimae, nhưng anh đã hoàn thành bộ phim trong tâm trạng thoải mái nhất và cảm thấy rằng mình đã cho khán giả thấy được một khía cạnh khác của bản thân. Ngày 5 tháng 8 năm 2009, Lee Joon-gi được bổ nhiệm làm Đại sứ quảng bá cho tại Korea Tourism Organization (KTO). Ban tổ chức cho biết sở dĩ họ chọn Lee Joon-gi bởi vì nam diễn viên là người có thể thúc đẩy mạnh mẽ ngành Du lịch của Hàn Quốc nhờ sự nổi tiếng của anh trên toàn châu Á. Tại Thượng Hải Ngày 31 tháng 3 năm 2010, Lee Joon-gi được bổ nhiệm làm Đại sứ thiện chí, đại diện cho Hàn tham dự Shanghai Expo2010 và đã được trao tặng bằng khen ghi nhận sự tham gia của anh ấy. KOTRA nói rằng việc lựa chọn Lee Joon-gi là hoàn toàn phù hợp bởi anh ấy rất nổi tiếng tại Trung Quốc, đồng thời cũng là một super star của làn sóng Hallyu tại nhiều nước như Nhật Bản, Thái Lan và Singapore. Dù vậy, do chế độ nhập ngũ của Hàn, mà anh ấy buộc phải đi nghĩa vụ quân sự ngày 3 tháng 5 năm 2010, nên Lee Joon-gi đã không thể tham dự Shanghai Expo 2010. Đời sống cá nhân Lee Joon-gi thích học và tập các loại võ thuật khác nhau trong thời gian rảnh rỗi. Bởi vì thành thạo taekwondo và một số hình thức võ thuật khác, Lee Joon-gi hiếm khi phải sử dụng diễn viên đóng thế cho các cảnh hành động của mình. Danh sách phim Phim truyền hình Phim điện ảnh Web drama TV Show Danh sách đĩa hát Delight(2018) "Accepted" "For Us" "Can't Be Slow" Thank You(2016) "Thank You" "Now" "We Wish You a Merry Christmas" Exhale(2014) "Ma Lady" "U" "For A While" "Bring Da Beat" (Feat. Yoo Seung-chan) "Ma Lady (Inst.)" "For A While (Inst.)" My Dear (2013) "Fever" "My Dear" "Fiery Eyes (New ver.)" "Foolish Love (New ver.)" "Selfless Dedicated Tree (New ver.)" CBC / Case by Case(2013) "The Answer (Intro)" "Tonight" "Case By Case" "Closer" "Lost Frame" Deucer (2012) "Together" "The Rain" "Born Again" "Sweet Memory"J Style (2009) "J Style" "Soliloquy" "I'm Ready"(2009) "The Giving Tree" Lips - Kim So Ri (2009) "Pinky Finger"One & Only - Nam Hyun Joon (2006) "Fly High" feat. Seo In YoungMy Jun, My Style''''' (2006) "One Word" "Don't Know Love" "Foolish Love" (Babo Sarang) Giải thưởng Tham khảo Liên kết ngoài Lee Jun Ki trên Instagram Trang cá nhân trên weibo Nam diễn viên truyền hình Hàn Quốc Nam diễn viên điện ảnh Hàn Quốc Nam diễn viên Hàn Quốc thế kỷ 21 Sinh năm 1982 Nhân vật còn sống Người Busan Tín hữu Công giáo Hàn Quốc Nam ca sĩ Hàn Quốc thế kỷ 21 Người mẫu nam Hàn Quốc Họ Lý
691381
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zygopetalum%20pedicellatum
Zygopetalum pedicellatum
Giai cầu mosen (danh pháp hai phần: Zygopetalum pedicellatum), hay giai cầu mạc sâm, là một loài lan bản địa của đông nam Brasil. Hình ảnh Chú thích Tham khảo pedicellatum
723889
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nassarius%20pygmaeus
Nassarius pygmaeus
Nassarius pygmaeus là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Nassariidae. Miêu tả Phân bố Hình ảnh Chú thích Tham khảo Nassarius Động vật được mô tả năm 1822
360258
https://vi.wikipedia.org/wiki/Roggenhouse
Roggenhouse
Roggenhouse là một xã ở tỉnh Haut-Rhin trong vùng Grand Est ở đông bắc Pháp. Xã này có diện tích 6,45 km², dân số năm 1999 là 466 người. Khu vực này có độ cao 215 mét trên mực nước biển. Xem thêm Thị trấn của tỉnh Haut-Rhin Tham khảo INSEE Xã của Haut-Rhin
829673
https://vi.wikipedia.org/wiki/Neryungri
Neryungri
Neryungri (; , Nerunŋa; , Nüörüŋgürü, ) là một thành phố Nga. Thành phố này thuộc chủ thể Cộng hòa Sakha. Thành phố có dân số 66.269 người (theo điều tra dân số năm 2002). Đây là thành phố lớn thứ 238 của Nga theo dân số năm 2002. Lịch sử Nó được thành lập do sự phát triển của mỏ than gần đó và được cấp vị thế thành phố vào năm 1975. Khí hậu Neryungri có khí hậu cận Bắc Cực (phân loại khí hậu Köppen Dfc) với mùa hè ôn hòa và mùa đông khắc nghiệt. Lượng mưa ở mức vừa phải, nhưng cao hơn đáng kể vào mùa hè. Tham khảo Liên kết ngoài Trang web không chính thức của Neryungri Thành phố của Nga Cộng hòa Sakha Thành phố Liên Xô
819206
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bangka
Bangka
Bangka (đôi khi viết là Banka) là một hòn đảo nằm phía đông đảo lớn Sumatra, Indonesia. Cũng có một hòn đảo nhỏ cùng tên nằm ở phía bắc của tỉnh Sulawesi, Indonesia. Địa lý Bangka cùng với đảo Belitung tạo thành tỉnh Bangka-Belitung. Bangka nằm ở phía đông Sumatra, cách biệt qua eo biển Bangka; phía bắc là Biển Đông, phía đông, qua eo biển Gaspar, là đảo Belitung, và phí nam là biển Java. Diện tích hòn đảo là 12.000 km². Đại hình chiếm ưu thế trên đảo là các đồng bằng, đầm lầy, đồi thấp xe lẫn với các bãi biển và vườn tiêu cùng các mỏ thiếc. Đô thị lớn nhất trên đảo là Pangkalpinang, đây cũng là tỉnh lị của Bangka-Belitung. Sungailiat là thành phố lớn thứ hai trên đảo Bangka. Muntok Mentok là cảng chính ở phía tây. Các đô thị quan trọng khác là Toboali ở miền nam, Koba là một thị trấn khai mỏ quặng thiếc quan trọng, cũng nằm ở phía nam của đảo, Belinyu là một đô thị nổi tiếng với hải sản. Có 4 hải cảng trên đảo Bangka; Muntok ở cực tây, Belinyu ở cực bắc, Sadai ở cực nam, và Pangkal Balam là hải cảng gần tỉnh lị Pangkalpinang nhất. Nhân khẩu Phần lớn cư dân trên đảo là người Mã Lai và người Indonesia gốc Hoa, chủ yếu là nhóm Khách Gia. Dân cư phân tán tại các mỏ thiếc, các đồn điền cọ dầu, đồn điền cao su, ngành đánh cá và trong các trang trại trồng tiêu. Lịch sử Bangka được quốc vương Palembang nhượng cho Anh Quốc vào năm 1812, nhưng đến năm 1814 đảo được người Anh đổi cho người Hà Lan để lấy Cochin tại Ấn Độ. Hòn đảo đã bị Nhật Bản xâm chiếm từ tháng 2 năm 1942 đến tháng 8 năm 1945. Nơi đây trở thành một phần của nước Indonesia độc lập vào năm 1949. Đảo Bangka, cùng với đảo Belitung lân cận, nguyên là một phần của tỉnh Nam Sumatra (Sumatera Selatan), nhưng vào năm 2000 hai hòn đảo được tách ra để thành lập tỉnh Bangka-Belitung. Bangka cũng được biết đến với hai sự kiện khác: Thảm sát đảo Bangka trong Thế Chiến II, do Đế quốc Nhật Bản gây ra cho các y tá người Úc cùng các quân nhân và dân thường người Anh và Úc, diễn biến của việc này được ghi trong quyển sách Lord Jim của Joseph Conrad. Năm 1930 Bangka có tổng dân số 205.363. Tham khảo Bangka Belitung Đảo Sumatra
834907
https://vi.wikipedia.org/wiki/3148%20Grechko
3148 Grechko
3148 Grechko (1979 SA12) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 24 tháng 9 năm 1979 bởi Chernykh, N. ở Nauchnyj. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 3148 Grechko Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1979
903121
https://vi.wikipedia.org/wiki/Athous%20productus
Athous productus
Athous productus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Randall miêu tả khoa học năm 1838. Chú thích Tham khảo Athous
38767
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bosna%20v%C3%A0%20Hercegovina
Bosna và Hercegovina
Bosna và Hercegovina (tiếng Bosna, tiếng Croatia, tiếng Serbia chữ Latinh: Bosna i Hercegovina, viết tắt BiH; tiếng Serbia chữ Kirin: Босна и Херцеговина, viết tắt БиХ; , phiên âm: "Bốt-xi-nha và Héc-sê-gô-vi-na") là một quốc gia tại Đông Nam Âu, trên bán đảo Balkan. Nước này giáp biên giới với Croatia ở phía bắc, tây và nam, Serbia ở phía đông, và Montenegro ở phía nam, Bosna và Hercegovina là một quốc gia hầu như nằm kín trong lục địa, ngoại trừ 26 km bờ biển Adriatic, tại trên thị trấn Neum. Vùng nội địa là núi non ở trung tâm và phía nam, đồi ở phía tây bắc và bằng phẳng ở phía đông bắc. Bosna là vùng địa lý lớn nhất của nhà nước hiện đại với khí hậu lục địa ôn hoà, với mùa hè nóng và mùa đông lạnh, có tuyết. Hercegovina nhỏ hơn ở mũi cực nam đất nước, với khí hậu và địa hình Địa Trung Hải. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Bosna và Hercegovina rất phong phú. Nước này là quê hương của ba sắc tộc "hợp thành": người Bosna, nhóm dân số đông nhất, với người Serb đứng thứ hai và người Croat đứng thứ ba. Nếu không tính đến sắc tộc, một công dân Bosna và Hercegovina thường được gọi là một người Bosna. Tại Bosna và Hercegovina, sự phân biệt giữa một người Bosna và một người Hercegovina chỉ được duy trì như sự phân biệt theo vùng, chứ không phải theo sắc tộc. Về chính trị đây là nhà nước phi tập trung và gồm hai thực thể hành chính, Liên bang Bosna và Hercegovina và Republika Srpska, với Quận Brčko như một thực thể thực tế thứ ba. Trước kia là một trong sáu đơn vị liên bang tạo nên Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, Bosna và Hercegovina đã giành được độc lập trong cuộc chiến tranh Nam Tư hồi thập niên 1990. Bosna và Hercegovina có thể được xem như một nhà nước Liên bang Dân chủ Cộng hoà đang chuyển tiếp nền kinh tế sang hệ thống định hướng thị trường, và là một ứng cử viên tiềm năng để trở thành thành viên trong Liên minh châu Âu và NATO. Ngoài ra, Bosna và Hercegovina đã là một thành viên của Hội đồng châu Âu từ ngày 24 tháng 4 năm 2002 và là một thành viên sáng lập của Liên minh Địa Trung Hải khi liên minh này được thành lập vào ngày 13 tháng 7 năm 2008. Lịch sử Thời kỳ Tiền Slav (đến năm 958) Bosna đã có người ở ít nhất từ thời đồ đá mới. Đầu thời đồ đồng, dân cư dồ đá mới bị thay thế bởi sắc tộc hiếu chiến hơn có thể có nguồn gốc Ấn-Âu, người Illyria. Những người Celtic nhập cư ở thế kỷ thứ IV và thế kỷ thứ III trước Công Nguyên đã thay thế người Illyrian trên những mảnh đất của họ, đặc biệt là người Ardiaei và Autariatae, nhưng một số người Celtic và Illyrian đã hòa trộn lẫn nhau, như Latobici, Scordisci, và có thể người Japodes. Bằng chứng lịch sử xác đáng về thời kỳ này khá hiếm, nhưng có lẽ vùng này đã được ở bởi một số bộ tộc khác nhau và nói những thứ tiếng khác nhau. Sự xung đột giữa người Illyrian và La Mã bắt đầu năm 229 TCN, nhưng La Mã chỉ hoàn thành việc sáp nhập vùng này vào năm 9 Công Nguyên. Trong thời Roma, những người định cư nói tiếng La tinh từ khắp Đế chế Roma đã sống cùng với người Illyrian và các chiến binh Roma được khuyến khích ở lại trong vùng. Vùng đất ban đầu là một phần của Illyria cho tới sự chiếm đóng Roma. Sau sự chia rẽ của Đế chế Roma giai đoạn 337 và 395, Dalmatia và Pannonia trở thành những phần của Đế chế Tây Roma. Một số người cho rằng vùng này đã bị những người Ostrogoth chinh phục năm 455. Sau đó nó thay đổi chủ giữa những người Alan và người Huns. Tới thế kỷ thứ VI, Hoàng đế Justinian đã chinh phục vùng này cho Đế chế Byzantine. Người Slav, một bộ tộc từ Đông Âu (hiện là lãnh thổ Ukraina), đã bị chinh phục bởi người Avar ở thế kỷ thứ VI. Bosna thời Trung Cổ (958–1463) Hiểu biết hiện nay về tình hình chính trị ở tây Balkan giai đoạn sơ kỳ Trung Cổ không nhiều và mâu thuẫn. Ngay khi tới nơi, người Slavơ đã mang cùng với họ một cấu trúc xã hội bộ tộc, và nó có thể đã tan rã nhường chỗ cho chế độ phong kiến khi người Frankish tới vùng này hồi cuối thế kỷ 9. Cũng vào khoảng thời gian này người Nam Slavơ đã bị Kitô giáo hóa. Bosna và Hercegovina, vì vị trí địa lý và đất đai, có thể là một trong những vùng cuối cùng trải qua quá trình này, được cho là khởi đầu từ các vùng đô thị dọc theo bờ biển Dalmatia. Các đô thị của Serbia và Croatia chia nhau quyền kiểm soát Bosna và Hercegovina ở thế kỷ 9 và thế kỷ 10, nhưng tới Trung kỳ Trung Cổ tình thế chính trị đã khiến vùng này bị rơi vào tranh chấp giữa Vương quốc Hungary và Đế chế Byzantine. Sau một sự thay đổi quyền lực nữa giữa hai thực thể này hồi đầu thế kỷ 12, Bosna rơi ra ngoài vòng kiểm soát của cả hai và nổi lên thành một nhà nước độc lập dưới sự cai trị của các ban địa phương. Vương triều đáng chú ý đầu tiên của Bosna, Ban Kulin, đã có hoà bình và ổn định trong gần ba thập kỷ và tăng cường phát triển kinh tế quốc gia thông qua các hiệp ước với Dubrovnik và Venice. Sự cầm quyền của ông cũng đánh dấu sự khởi đầu một cuộc tranh cãi với Nhà thờ Bosna, một giáo phái Thiên chúa bản xá bị cả các nhà thờ Cơ đốc giáo La Mã và Chính thống giáo Serbia coi là dị giáo. Đối đầu với những nỗ lực của người Hungary nhằm sử dụng chính trị nhà thờ trước vấn đề này như một cách thức để tuyên bố chủ quyền với Bosna, Kulin đã tổ chức một hội đồng các lãnh đạo nhà thờ địa phương để bác bỏ sự dị giáo và đi theo Cơ đốc giáo năm 1203. Dù vậy, những tham vọng của Hungary vẫn không thay đổi trong một thời gian dài sau khi Kulin chết năm 1204, chỉ ngừng lại sau cuộc xâm lược bất thành năm 1254. Lịch sử Bosna từ đó cho tới đầu thế kỷ XIV được ghi dấu bởi sự cạnh tranh quyền lực giữa các gia đình Šubić và Kotromanić. Cuộc xung đột này kết thúc năm 1322, khi Stjepan II Kotromanić trở thành ban. Tới khi ông chết năm 1353, ông đã thành công trong việc sáp nhập các lãnh tổ phía bắc và phía tây, cùng như Zahumlje và nhiều phần của Dalmatia. Ông được kế tục bởi người cháu họ Tvrtko, người, sau một cuộc đấu tranh dài với giới quý tộc và những bất hoà giữa các gia đình, đã giành được toàn bộ quyền kiểm soát đất nước năm 1367. Tvrtko tự phong mình làm vua ngày 26 tháng 10 năm 1377 với danh hiệu Stefan Tvrtko I Vua của Rascia, Bosna, Dalmatia, Croatia, Bờ biển. Các nhà sử học cho rằng ông đã làm lễ lên ngôi trong một Nhà thờ Chính thống Serbia là Tu viện Mileševa. Một khả năng khác, do P. Anđelić đưa ra và dựa trên bằng chứng khảo cổ học, rằng ông đã lên ngôi tại Mile gần Visoko trong nhà thờ được xây dựng trong thời cai trị của Stephen II Kotromanić, nơi ông được chôn cất cùng người chú/bác Stjepan II. Tuy nhiên, sau khi ông qua đời năm 1391, Bosna rơi vào một giai đoạn suy tàn kéo dài. Đế chế Ottoman đã khởi động cuộc chinh phục châu Âu của họ và đặt ra mối đe doạ với vùng Balkan trong suốt nửa sau thế kỷ 15. Cuối cùng, sau nhiều thập kỷ bất ổn kinh tế và chính trị, Bosna chính thức sụp đổ năm 1463. Hercegovina tiếp theo năm 1482, với một "Vương quốc Bosna" do Hungary đỡ lưng đầu hàng năm 1527. Thời kỳ Ottoman (1463–1878) Cuộc chinh phục Bosna của Ottoman đã đánh dấu một thời kỳ mới trong lịch sử đất nước và đưa lại những thay đổi lớn trong bối cảnh chính trị và văn hoá trong vùng. Dù vương quốc đã bị đập tan và giới quý tộc cao cấp của nó đã bị hành quyết, những người Ottoman quả thực đã cho phép duy trì thực thể Bosna bằng cách sáp nhập nó trở thành một tỉnh hợp thành của Đế chế Ottoman với tên gọi lịch sử và tính toàn vẹn — một trường hợp duy nhất trong số các quốc gia bị nô dịch ở vùng Balkan. Bên trong sandžak (và cuối cùng là vilayet) này của Bosna, những người Ottoman đã thực hiện một số thay đổi quan trọng về cơ quan hành chính chính trị xã hội; gồm một hệ thống sở hữu đất đai mới, tái cơ cấu các đơn vị hành chính, và hệ thống phân biệt xã hội phức tạp theo tầng lớp và tôn giáo. Bốn thế kỷ cai trị của Ottoman đã để lại dấu ấn mạnh trong thành phần dân số Bosna, nó đã thay đổi nhiều lần sau những cuộc chinh phục của đế quốc, những cuộc chiến tranh thường xuyên với các cường quốc châu Âu, những đợt di cư, những lần bệnh dịch. Một cộng đồng Hồi giáo bản xứ nói tiếng Slavơ đã xuất hiện và cuối cùng trở thành nhóm tôn giáo-sắc tộc lớn nhất (chủ yếu như một kết quả của sự dần gia tăng số lượng người cải đạo theo Hồi giáo), trong khi một số lượng đáng kể người Do thái Sephardi tới đây sau khi họ bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha hồi cuối thế kỷ. Các cộng đồng Thiên chúa giáo Bosna cũng trải qua những thay đổi lớn. Các tín đồ Franciscan Bosna (và tổng thể tín đồ Cơ đốc giáo nói chung) được bảo vệ bởi nghị định chính thức của đế chế. Cộng đồng Chính thống tại Bosna, ban đầu bị hạn chế tại Hercegovina và Podrinje, đã phát triển trong cả nước ở giai đoạn này và có sự thịnh vượng khá cao cho tới thế kỷ 19. Tuy nhiên, Nhà thờ ly giáo Bosna đã hoàn toàn biến mất. Khi Đế chế Ottoman thịnh vượng và mở rộng vào Trung Âu, Bosna thoát khỏi sức ép trở thành tỉnh biên giới và có một giai đoạn bình ổn và thịnh vượng khá dài. Một số thành phố, như Sarajevo và Mostar, được thành lập và phát triển trở thành các trung tâm thương mại và văn hoá lớn của vùng. Bên trong những thành phố đó, nhiều Sultan và các thống đốc cung cấp tài chính cho việc xây dựng nhiều công trình quan trọng của kiến trúc Bosna (như Stari Most và Nhà thờ Hồi giáo Gazi Husrev-beg). Hơn nữa, số lượng người Bosna có ảnh hưởng quan trọng trong văn hoá và chính trị trong thời gian này khá lớn. Các binh sĩ Bosna chiếm một thành phần lớn trong mọi cấp bậc chỉ huy quân sự của Ottoman trong Trận Mohács và chiến trường Krbava, hai thắng lợi quyết định về quân sự, trong khi nhiều người Bosna khác thăng tiến qua các cấp bậc quân sự Ottoman để nắm giữ những vị trí quyền lực cao nhất nhất trong Đế chế, gồm các đô đốc, tướng lĩnh, và đại tư tế. Nhiều người Bosna cũng để lại dấu ấn vĩnh cửu trong văn hoá Ottoman, trở thành các nhân vật thần bí, các học giả, và những nhà thơ nổi tiếng bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Ả Rập, và các ngôn ngữ Ba Tư. Tuy nhiên, tới cuối thế kỷ 17 sự rủi ro quân sự của Đế chế đã gây ảnh hưởng tới đất nước, và sự chấm dứt của cuộc Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ với hiệp ước Karlowitz năm 1699 một lần nữa khiến Bosna trở thành tỉnh cực tây của Đế chế. Một trăm năm sau đó là khoảng thời gian của những thất bại quân sự khác, nhiều cuộc nổi dậy bên trong Bosna, và nhiều vụ bùng phát bệnh dịch. Những nỗ lực của Porte nhằm hiện đại hoá nhà nước Ottoman gặp phải sự chống đối mạnh mẽ tại Bosna, nơi giới quý tộc địa phương khiến hầu hết các biện pháp cải cách không thể được thực hiện đầy đủ. Điều này, cộng với sự rút lui chính trị trước các nhà nước Thiên chúa giáo mới xuất hiện ở phía đông, dẫn tới một cuộc nổi dậy nổi tiếng (dù không thành công) của Husein Gradaščević năm 1831. Những cuộc khởi nghĩa liên quan bị dập tắt năm 1850, nhưng tình hình tiếp tục xấu đi. Những cuộc nổi dậy nông dân sau này cuối cùng dẫn đến cuộc nổi loạn Herzegovina, một cuộc khởi nghĩa nông dân trên diện rộng năm 1875. Nó nhanh chóng lan ra và liên quan tới nhiều nhà nước vùng Balkan cũng như các Cường quốc, cuối cùng buộc Đế chế Ottoman phải nhường quyền hành chính của Bosna cho Áo–Hung qua hiệp ước Berlin năm 1878. Cai trị Áo-Hung (1878–1918) Việc liên kết với Áo-Hung nhanh chóng dẫn đến một thoả thuận với người Bosna mặc dù những cẳng thẳng vẫn còn lại ở một số vùng thuộc đất nước (đặc biệt là Hercegovina) và một cuộc di cư quy mô lớn của đa số là người Slavơ bất đồng diễn ra. Tuy nhiên, một nhà nước với sự ổn định khá tốt đã nhanh chóng xuất hiện và các chính quyền Áo-Hung đã có thể tiến hành một số cải cách hành chính và xã hội để biến Bosna và Hercegovina trở thành một "thuộc địa kiểu mẫu". Với mục tiêu thiết lập một tỉnh như một mô hình chính trị ổn định sẽ giúp xua tan đi chủ nghĩa quốc gia Nam Slavơ đang xuất hiện, sự cai trị Habsburg giúp rất nhiều vào sự hệ thống hoá luật lệ, để đưa ra các cơ chế chính trị mới, và nói chung cung cấp cơ sở cho sự hiện đại hoá. Đế chế Áo-Hung đã xây dựng ba các nhà thờ Cơ đốc giáo tại Sarajevo và ba nhà thờ này nằm trong 20 nhà thờ Cơ đốc giáo duy nhất trong nhà nước Bosna. Dù có thành công về mặt kinh tế, chính sách Áo-Hung - tập trung trên việc ủng hộ ý tưởng một quốc gia đa nguyên và đa giáo Bosna (được phần lớn người Hồi giáo ưa thích) - đã không thành công khi giải quyết những làn sóng chủ nghĩa quốc gia đang nổi lên. Ý tưởng quốc gia Croat và Serbia đã lan tới các cộng đồng Cơ đốc giáo và Chính thống ở Bosna và Hercegovina từ nước Croatia và Serbia láng giềng hồi giữa thế kỷ 19, và quá mạnh mẽ để cho phép sẹ chấp nhận một ý tưởng song song của quốc gia Bosna. Tới nửa sau những năm 1910, chủ nghĩa quốc gia là một phần không thể tách rời của chính trị Bosna, với các đảng chính trị quốc gia đại diện cho ba nhóm bầu cử lớn. Ý tưởng về một nhà nước Nam Slavơ thống nhất (typically expected to be spear-headed by independent Serbia) đã trở nên một tư tưởng chính trị phổ biến trong vùng thời gian đó, gồm cả Bosna và Hercegovina. Quyết định chính thức sáp nhập Bosna và Hercegovina của chính phủ Áo-Hung năm 1908 (xem Khủng hoảng Bosna) càng tạo ra cảm giác khẩn trương trong những người theo chủ nghĩa quốc gia. Nga phản đối sự sáp nhập này. Cuối cùng Nga công nhận chủ quyền của Áo-Hung với Bosna để đối lấy lời hứa của Áo-Hung rằng họ sẽ công nhân quyền của Nga với Eo Dardanelles tại Đế chế Ottoman. Không giống như Nga, Áo-Hung không giữ lời hứa và không làm gì để hỗ trợ việc công nhận chủ quyền Nga với eo biển. Căng thẳng chính trị gây ra bởi sự kiện này lên tới đỉnh điểm ngày 28 tháng 6 năm 1914, khi thanh niên người Serb theo chủ nghĩa quốc gia Gavrilo Princip ám sát người kế vị ngôi báu Áo-Hung, Thế tử Franz Ferdinand, tại Sarajevo; một sự kiện dẫn tới Thế chiến I. Dù một số người Bosna đã hy sinh khi phục vụ trong quân đội của nhiều nước tham gia chiến tranh, Bosna và Hercegovina vẫn tìm cách tránh được cuộc chiến với thiệt hại khá nhỏ. Nam Tư đầu tiên (1918–1941) Sau cuộc chiến tranh, Bosna và Hercegovina gia nhập Vương quốc của người Serb, người Croat và người Slovene (nhanh chóng được đổi tên thành Nam Tư) Nam Slavơ. Đời sống chính trị tại Serbia ở thời gian này được ghi dấu bởi hai khuynh hướng chính: bất ổn kinh tế và xã hội về tái phân phối tài sản, và việc thành lập nhiều đảng chính trị thường thay đổi giữa các liên minh và các phe phái với các đảng ở các vùng khác thuộc Nam Tư. Tư tưởng xung đột thống trị của nhà nước Nam Tư, giữa chủ nghĩa khu vực Croatia và sự tập trung hoá Serbia, là tiếp cận một cách khác biệt bởi các nhóm sắc tộc đa số của Bosna và phụ thuộc vào không khí chính trị chung. Thậm chí có hơn 3 triệu người Bosna ở Nam Tư, vượt quá số người Slovene và Montenegro cộng lại, tinh thần quốc gia Bosna bị ngăn cấm bởi Vương quốc mới. Dù sự chia rẽ ban đầu của đất nước trở thành 33 oblast đã xoá bỏ sự hiện diện của các thực thể địa lý truyền thống khỏi bản đồ, các nỗ lực của những chính trị gia Serbia như Mehmed Spaho đã đảm bảo rằng 6 oblast được chia cắt khỏi Bosna và Hercegovina tương ứng với 6 sanjaks từ thời Ottoman, và vì thế, thích ứng với biên giới truyền thống quốc gia như một tổng thể. Tuy nhiên, vệc thành lập Vương quốc Nam Tư năm 1929, đã dẫn tới việc vẽ lại các vùng hành chính vào trong các nhóm có mục đích tránh mọi đường ranh giới lịch sử và sắc tộc, bỏ đi bất kỳ dấu vết nào của một thực thể Bosna. Căng thẳng Serbia-Croatia về cấu trúc nhà nước Nam Tư vẫn tiếp tục, với ý tưởng về một sự phân chia Bosna tách biệt ít được hay không được chú ý. Thoả thuận Cvetković-Maček tạo lập nên nhóm Croatia năm 1939 khuyến khích cái là một sự chia rẽ Bosna giữa Croatia và Serbia. Tuy nhiên, bên ngoài các hoàn cảnh chính trị buộc các chính trị gia Nam Tư phải thay đổi sự quan tâm tới sự đe doạ ngày càng lớn của Phát xít Đức của Adolf Hitler. Sau một giai đoạn với những nỗ lực xoa dịu, việc ký kết Hiệp ước Ba Bên, và một cuộc đảo chính, Nam Tư cuối cùng bị Đức xâm lược ngày 6 tháng 4 năm 1941. Thế chiến thứ hai (1941–45) Khi vương quốc Nam Tư đã bị các lực lượng Phát xít chinh phục trong Thế Chiến II, toàn bộ Bosna bị nhượng lại cho Nhà nước Croatia Độc lập. Các lãnh đạo người Croat cùng với người Hồi giáo địa phương tiến hành một chiến dịch tiêu diệt người Serb, người Do Thái, Digan, đảng viên cộng sản và một số lượng lớn lực lượng du kích của Tito bằng cách lập ra một số trại giết người. Khoảng 80,000 đã bị giết hại tại trại Jasenovac gồm 7,000 trẻ em. Nhiều người Serb trong vùng cầm vũ khí và gia nhập Chetniks; một phong trào kháng chiến quốc gia và bảo hoàng tiến hành chiến tranh du kích chống lại cả Ustashe phát xít và du kích cộng sản. Dù ban đầu chiến đấu chống Phát xít, giới lãnh đạo Chetnik được nhà vua lưu vong ra lệnh chiến đấu chống du kích. Chetniks ban đầu nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Anh Quốc. Đa số thành viên Chetniks là người Serb và người Montenegro, dù đội quân cũng bao gồm một số người Slovene và người Hồi giáo. Bắt đầu từ năm 1941, những người cộng sản Nam Tư dưới sự lãnh đạo của Josip Broz Tito người Croatia đã tổ chức nhóm kháng chiến đa sắc tộc đầu tiên, Du kích, họ chiến đấu chống lại cả Phe trục và các lực lượng Chetnik. Ngày 25 tháng 11 năm 1943 Hội đồng Chống Phát xít của Quốc gia Nam Tư Tự do với Tito là người lãnh đạo tổ chức một hội nghị tại Jajce theo đó Bosna và Hercegovina được tái lập như một nước cộng hoà bên trong liên bang Nam Tư trong các biên giới Habsburg của nó. Thắng lợi quân sự cuối cùng đã khiến Đồng Minh ủng hộ Du kích, nhưng Josip Broz Tito từ chối đề nghị giúp đỡ của họ và thay vào đó dựa vào chính các lực lượng của mình. Tất cả các cuộc tấn công quân sự lớn của phong trào chống phát xít của Nam Tư chống lại Phát xít và những người địa phương ủng hộ chúng được tiến hành tại Bosna-Hercegovina và người dân ở đây cũng là lực lượng chiến đấu chính. Cuối cùng sự chấm dứt chiến tranh cũng dẫn đến sự thành lập nhà nước Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư, với hiến pháp năm 1946 chính thức biến Bosna và Hercegovina trở thành một trong sáu nhà nước cộng hoà hợp thành của quốc gia mới. Nam Tư xã hội chủ nghĩa (1945–1992) Vì vị trí địa lý ở trung tâm bên trong liên bang Nam Tư, Bosna thời hậu chiến được lựa chọn một cách chiến lược như một cơ sở cho sự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng. Điều này góp phần vào sự tập trung lớn về vũ khí và trang bị tại Bosna; một yếu tố quan trọng trong cuộc chiến diễn ra sau sự tan rã của Nam Tư thập kỷ 1990. Tuy nhiên, sự tồn tại của Bosna bên trong Nam Tư, phần lớn, là hoà bình và thịnh vượng. Dù được coi là một nơi tù túng chính trị của liên bang trong hầu hết thập niên 50 và 60, thập kỷ 70 chứng kiến sự thăng tiến mạnh của tầng lớp tinh hoa chính trị Bosna mạnh một phần nhờ vị thế lãnh đạo của Tito trong Phong trào không liên kết và những người Bosna làm việc trong các cơ quan ngoại giao của Nam Tư. Tuy làm việc bên trong hệ thống cộng sản, các chính trị gia như Džemal Bijedić, Branko Mikulić và Hamdija Pozderac đã củng cố và bảo vệ chủ quyền của Bosna và Hercegovina Những nỗ lực của họ đã được minh chứng tầm quan trọng trong giai đoạn hỗn loạn sau cái chết của Tito năm 1980, và hiện được một số người coi là những bước đầu tiên hướng tới sự độc lập của Bosna. Tuy nhiên, nước cộng hoà đã thoát khỏi không khí chủ nghĩa quốc gia ngày càng gia tăng một cách ít bị ảnh hưởng nhất. Với sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và sự tan rã của Nam Tư, học thuyết cộng sản cũ về sự khoan dung bắt đầu mất dần hiệu lực, tạo ra một cơ hội cho những yếu tố quốc gia trong xã hội mở rộng ảnh hưởng của họ. Chiến tranh Bosna và Hercegovina (1992–95) Cuộc bầu cử nghị viện năm 1990 đã dẫn tới một quốc hội bị thống trị bởi ba đảng dựa trên sắc tộc, đã thành lập liên minh lỏng lẻo với nhau để loại bỏ những người cộng sản khỏi quyền lực. Tuyên bố độc lập sau đó của Croatia và Slovenia và cuộc chiến tranh nối tiếp đặt Bosna và Hercegovina cùng ba sắc tộc hợp thành của nó trước tình thế khó khăn. Một sự chia rẽ mạnh ngay lập tức nảy sinh về vấn đề tiếp tục ở lại trong liên bang Nam Tư (mà đại đa số người Serb mong muốn) hay tìm kiếm độc lập (được đại đa số người Bosna và người Croat ủng hộ). Các thành viên nghị viện người Serb, chủ yếu trong Đảng Dân chủ Serbia, đã rời bỏ nghị viện trung ương tại Sarajevo, và thành lập Quốc hội Người Serb của Bosna và Hercegovina ngày 24 tháng 10 năm 1991, đánh dấu sự chấm dứt của liên minh ba sắc tộc cầm quyền sau cuộc bầu cử năm 1990. Quốc hội này thành lập Cộng hoà Serbia của Bosna và Hercegovina ngày 9 tháng 1 năm 1992, trở thành Republika Srpska tháng 8 năm 1992. Ngày 18 tháng 11 năm 1991, chi nhánh đảng tại Bosna và Hercegovina của đảng cầm quyền tại Cộng hoà Croatia, Liên minh Dân chủ Croatia (HDZ), tuyên bố sự tồn tại của Cộng đồng Croatia của Herzeg-Bosna, như một "tổng thể chính trị, văn hoá, kinh tế và lãnh thổ," trên lãnh thổ Bosna và Hercegovina, với Hội đồng Quốc phòng Croatia (HVO) là thành phần quân sự của nó. Chính phủ Bosna không công nhận nó. Toà án Hiến pháp của Bosna và Hercegovina tuyên bố Herzeg-Bosna là bất hợp pháp ngày 14 tháng 9 năm 1992 và một lần nữa ngày 20 tháng 1 năm 1994. Một tuyên bố về chủ quyền của Bosna và Hercegovina vào tháng 10 năm 1991 được tiếp nối bởi một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập khỏi Nam Tư vào tháng 2 và tháng 3 năm 1992 bị đại đa số người Serb tẩy chay. Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý là 63.7% và 92.7% ủng hộ độc lập. Bosna và Hercegovina tuyên bố độc lập một thời gian ngắn sau đó. Sau một giai đoạn căng thẳng leo thang và những vụ xung đột quân sự lẻ tẻ, chiến tranh công khai bắt đầu tại Sarajevo ngày 6 tháng 4. Những cuộc đàm phán bí mật giữa Franjo Tuđman và Slobodan Milošević về sự phân chia Bosna và Hercegovina giữa Serbia và Croatia đã được tổ chức ngay từ tháng 3 năm 1991 được gọi là thoả thuận Karađorđevo. Sau tuyên bố độc lập của Cộng hoà Bosna và Hercegovina, người Serb đã tấn công nhiều vùng khác nhau của đất nước. Bộ máy hành chính nhà nước của Bosna và Hercegovina đã hoàn toàn ngừng hoạt động khi mất đi quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ. Người Serb muốn toàn bộ đất đai nơi người Serb chiếm đa số, vùng phía đông và tây Bosna. Người Croat cùng lãnh đạo của họ Franjo Tuđman cũng có mục tiêu chiếm nhiều phần của Bosna và Hercegovina thành của Croatia. Các chính sách của Cộng hoà Croatia và lãnh đạo của họ Franjo Tuđman về Bosna và Hercegovina không bao giờ rõ ràng và luôn gồm mục tiêu tối thượng của Franjo Tuđman mở rộng các biên giới của Croatia. Người Hồi giáo Bosna, nhóm sắc tộc duy nhất trung thành với chính phủ Bosna, là một mục tiêu dễ dàng, bởi các lực lượng của chính phủ Bosna được trang bị kém và không hề được chuẩn bị cho cuộc chiến. Sự công nhận quốc tế với Bosna và Hercegovina đã làm gia tăng sức ép ngoại giao với Quân đội Nhân dân Nam Tư (JNA) rút quân khỏi lãnh thổ của nước cộng hoà và họ đã chính thức thực hiện điều này. Tuy nhiên, trên thực tế, các thành viên người Serb Bosna của JNA đơn giản chỉ đổi phù hiệu, hình thành nên Quân đội Republika Srpska, và tiếp tục chiến đấu. Được trang bị và vũ trang từ các kho quân dụng của JNA tại Bosna, được ủng hộ bởi những người tình nguyện và nhiều lực lượng bán vũ trang từ Serbia, và nhận được sự hỗ trợ lớn về trợ giúp nhân đạo, hậu cầu và tài chính từ Cộng hoà Liên bang Nam Tư, những cuộc tấn công của Republika Srpska năm 1992 đã giúp đặt hầu hết đất nước dưới quyền kiểm soát của họ. Ban đầu, các lực lượng Serb tấn công dân cư không phải người Serb ở Đông Bosna. Khi các thị trấn và làng mạc đã ở trong tay họ, các lực lượng Serb, quân đội, cảnh sát, bán vũ trang, và thỉnh thoảng, cả những người dân làng là người Serb - đều có hành động giống nhau: các ngôi nhà và căn hộ của người Bosna bị cướp bóc hay đốt phá một cách có hệ thống, thường dân Bosna bị bao vây hay bắt giữ, và thỉnh thoảng bị đánh hay bị giết trong quá trình này. 2.2 triệu người tị nạn đã phải dời bỏ nhà cửa sau khi chiến tranh chấm dứt (cả ba sắc tộc). Đàn ông và phụ nữ bị cách ly, nhiều người đàn ông bị giam giữ trong các trại. Phụ nữ bị giữ ở nhiều trung tâm giam giữ nơi họ phải sống trong các điều kiện mất vệ sinh, bị đối xử tàn nhẫn theo nhiều cách, gồm cả việc bị cưỡng hiếp nhiều lần. Các binh lính hay cảnh sát người Serb có thể tới các trung tâm giam giữ đó, lựa chọn một hay nhiều người phụ nữ, lôi họ ra và hiếp dâm. Tháng 6 năm 1992 sự tập trung chú ý chuyển sang Novi Travnik và Gornji Vakuf nơi những nỗ lực giành thêm lãnh thổ của Hội đồng Quốc phòng Croat (HVO) gặp sự kháng cự. Ngày 18 tháng 6 năm 1992 Lực lượng phòng vệ Lãnh thổ Bosna tại Novi Travnik nhận được một tối hậu thư từ HVO gồm những yêu cầu xoá bỏ các định chế đang tồn tại của Bosna và Hercegovina, thành lập chính quyền của Cộng đồng Croatia của Herzeg-Bosna và tuyên bố trung thành với nó, hạ tầm của Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ phụ thuộc vào HVO và trục xuất những người tị nạn Hồi giáo, tất cả phải diễn ra trong 24 giờ. Cuộc tấn công được tung ra ngày 19 tháng 6. Trường tiểu học và bưu điện bị tấn công và phá hoại. Gornji Vakuf ban đầu bị tấn công bởi người Croat ngày 20 tháng 6 năm 1992, nhưng cuộc tấn công thất bại. Thoả thuận Graz đã gây ra sự chia rẽ lớn bên trong cộng đồng Croat và tăng cường sức mạnh cho nhóm ly khai, dẫn tới sự xung đột với người Bosna. Một trong những lãnh đạo Croat đầu tiên ủng hộ liên minh, Blaž Kraljević (lãnh đạo của nhóm vũ trang HOS) bị giết hại bởi các binh sĩ HVO trong tháng 8 năm 1992, làm suy yếu mạnh nhóm ôn hoà đang hy vọng giữ liên minh Bosna Croat tiếp tục. Tình hình trở nên nghiêm trọng hơn vào tháng 10 năm 1992 khi các lực lượng Croat tấn công dân cư Bosna tại Prozor. Theo bản cáo trạng Jadranko Prlić, các lực lượng HVO đã quét sạch hầu hết người Hồi giáo khỏi thị trấn Prozor và nhiều làng mạc xung quanh. Cùng lúc ấy, người Croat từ các thị trấn Konjic và Bugojno bị buộc phải rời bọ nhà cửa, trong khi nhiều ngoời bị giết hại hay bị giữ trong các trại tập trung. Liên minh giữa người Croat và người Hồi giáo tan vỡ và hầu hết người Croat bị buộc phải rời bỏ các thành phố có đa số người Hồi giáo (Sarajevo, Zenica). Tới năm 1993, khi một cuộc xung đột vũ trang diễn ra giữa chính phủ chủ yếu của người Bosna tại Sarajevo và Cộng hoà Croatia của Herzeg-Bosna, khoảng 70% đất nước nằm dưới quyền kiểm soát của Republika Srpska. Thanh lọc sắc tộc và vi phạm nhân quyền chống lại người không phải người Serb phát triển trong những khu vực này. Các đội DNA đã được sử dụng để thu thập bằng chứng về những hành động tàn bạo của các lực lượng Serbia trong những chiến dịch đó. Một ví dụ đáng chú ý nhất là cuộc thảm sát Srebrenica, bị Toà án Hình sự Quốc tế cho Nam Tư cũ coi là diệt chủng. Ước tính 200,000 Bosna đã bị giết hại bởi chính quyền Serbia. Tháng 3 năm 1994, việc ký kết Hiệp định Washington giữa các lãnh đạo của chính phủ cộng hoà và Herzeg-Bosna đã dẫn tới việc thành lập một Liên bang Bosna và Hercegovina chung giữa người Croat và người Bosna, gồm cả lãnh thổ của Cộng hoà Croatia của Herzeg-Bosna và lãnh thổ do Quân đội Cộng hoà Bosna và Hercegovina nắm giữ. Liên bang nhanh chóng chinh phục Tỉnh tự trị Tây Bosna nhỏ bé. Một chiến dịch ném bom của NATO bắt đầu vào tháng 8 năm 1995, chống lại Quân đội Republika Srpska, sau cuộc thảm sát Srebrenica. Tháng 12 năm 1995, việc ký kết Thoả thuận Dayton tại Dayton, Ohio bởi các tổng thống của Bosna và Hercegovina (Alija Izetbegović), Croatia (Franjo Tuđman), và Serbia (Slobodan Milošević) đã dẫn tới sự ngừng chiến, tạm thời thành lập cơ sở căn bản cho nhà nước hiện tại. Số lượng nạn nhân được xác định hiện là 97,207, và những ước tính của những cuộc nghiên cứu gần đây cho rằng tổng số chưa tới 110,000 người bị giết hại (thường dân và quân đội), và 1.8 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Vấn đề này đang được Uỷ ban Quốc tế về Người Mất tích xem xét. Theo nhiều phán quyết của ICTY cuộc xung đột liên quan tới Bosna và Cộng hoà Liên bang Nam Tư (sau này là Serbia và Montenegro) as well as Croatia. Chính phủ Bosna đã buộc tội Serbia đồng loã trong vụ diệt chủng tại Bosna trong cuộc chiến tại Toà án Công lý Quốc tế (ICJ). Toà án Công lý Quốc tế (ICJ) xét xử ngày 26 tháng 2 năm 2007 xác nhận tình trạng cuộc chiến ở tầm mức quốc tế, dù loại bỏ trách nhiệm trực tiếp của Serbia cho hành động diệt chủng của các lực lượng Serb thuộc Republika Srpska. Tuy nhiên ICJ kết luận rằng Serbia đã không ngăn chăn được việc diệt chủng do các lực lượng Serb tiến hành và không trừng phạt được những kẻ đã tiến hành cuộc diệt chủng, đặc biệt là tướng Ratko Mladić, và đưa chúng ra trước công lý. Các thẩm phán phán quyết rằng tiêu chí về diệt chủng với ý nghĩa đặc biệt (dolus specialis) để tiêu diệt người Hồi giáo Bosna là đầy đủ chỉ tại Srebrenica hay Đông Bosna năm 1995. Toà kết luận rằng các tội ác diễn ra trong cuộc chiến năm 1992–1995, có thể là các tội ác chống nhân loại theo luật quốc tế, nhưng các hành động đó không, tự thân, tạo nên cuộc diệt chủng. Toà còn quyết định thêm rằng, sau khi Montenegro tuyên bố độc lập tháng 5 năm 2006, Serbia là bên bị duy nhất của vụ án, nhưng "bất kỳ trách nhiệm cho các sự kiện quá khứ trước đó sẽ liên quan tới Nhà nước Serbia và Montenegro". Địa lý Bosna nằm ở phía tây Balkan, giáp biên giới với Croatia (932 km) ở phía bắc và tây nam, Serbia (302 km) ở phía đông, và Montenegro (225 km) ở phía đông nam. Đất nước này hầu hết là đồi núi, gồm trung Dinaric Alps. Các vùng đông bắc giáp với châu thổ Pannonian, trong khi phía nam giáp với Adriatic. Nước này chỉ có 20 kilômét (12 mi) đường bờ biển, quanh thị trấn Neum tại Tổng Hercegovina-Neretva. Dù thành phố bị bao quanh bởi các bán đảo Croatia, theo luật của Liên hiệp quốc, Bosna có quyền đi ra đại dương. Neum có nhiều khách sạn và là một địa điểm du lịch quan trọng. Cái tên nước này bắt nguồn từ hai vùng Bosna và Hercegovina, và có biên giới rất mơ hỗ giữa chúng. Bosna chiếm các vùng phía bắc với diện tích khoảng bốn phần năm toàn bộ lãnh thổ, trong khi Hercegovina chiếm phần còn lại ở phía nam đất nước. Các thành phố lớn là thủ đô Sarajevo, Banja Luka ở vùng tây bắc được gọi là Bosanska Krajina, Bijeljina và Tuzla ở phía đông bắc, Zenica và Doboj ở vùng trung tâm Bosna và Mostar, thủ phủ của Hercegovina. Phần phía nam Bosna có khí hậu Địa Trung Hải rất thuận lợi cho nông nghiệp. Trung Bosna là vùng nhiều đồi núi nhất của Bosna với những dãy núi Vlašić, Čvrsnica, và Prenj. Đông Bosna cũng có nhiều núi non với Trebević, Jahorina, Igman, Bjelašnica và Treskavica. Olympics mùa đông năm 1984 được tổ chức tại đây. Đông Bosna có nhiều rừng dọc theo sông Drina, và tới 50% tổng diện tích Bosna và Hercegovina là rừng. Hầu hết các khu rừng nằm ở các phần Trung, Đông và Tây của Bosna. Bắc Bosna có vùng đất nông nghiệp màu mỡ dọc sông Sava và vùng này được canh tác rộng. Đất canh tác là một phần của Đồng bằng Parapannonian kéo dài vào trong nước láng giềng Croatia và Serbia. Sông Sava và Posavina châu thổ sông là nơi có các thành phố Brčko, Bosanski Šamac, Bosanski Brod và Bosanska Gradiška. Phần tây bắc của Bosna được gọi là Bosanska Krajina và có các thành phố Banja Luka, Prijedor, Sanski Most, Cazin, Velika Kladuša và Bihać. Vườn quốc gia Kozara nằm ở trong vùng rừng này. Có bảy con sông lớn tại Bosna và Hercegovina Sava là sông lớn nhất nước, nhưng nó chỉ hình thành biên giới tự nhiên phía bắc với Croatia. Nó thoát nước từ 76% lãnh thổ quốc gia vào sông Danube và Biển Đen. Una, Sana và Vrbas là các hữu phụ lưu của sông Sava. Chúng nằm ở vùng tây bắc của Bosanska Krajina. Sông Bosna là nguồn gốc tên gọi quốc gia, và là con sông dài nhất hoàn toàn ở bên trong nước này. Nó kéo dài suốt trung Bosna, từ nguồn gần Sarajevo tới Sava ở phía bắc. Drina chảy xuyên phần phía đông của Bosna, và hầu hết các phần của nó là biên giới tự nhiên với Serbia. Neretva là con sông lớn của Hercegovina và là con sông lớn duy nhất chảy về phía nam, đổ vào Biển Adriatic. Về địa lý thực vật, Bosna và Hercegovina thuộc Giới Boreal và thuộc sở hữu chung giữa tỉnh Illyrian của Vùng Circumboreal và tỉnh Adriatic của Vùng Địa Trung Hải. Theo WWF, lãnh thổ Bosna và Hercegovina có thể chia nhỏ tiếp thành ba vùng sinh thái: các khu rừng hỗn hợp Pannonian, các khu rừng hỗn hợp Núi Dinaric và các khu rừng sớm rụng Illyrian. Chính phủ và chính trị Bosna và Hercegovina có nhiều cấp độ cơ cấu chính trị dưới cơ cấu chính phủ liên bang. Cấp độ quan trọng nhất trong số đó là sự phân chia quốc gia thành hai thực thể: Cộng hòa Srpska và Liên bang Bosna và Hercegovina. Liên bang Bosna và Hercegovina chiếm hơn 51% tổng diện tích Bosna và Hercegovina, trong khi cộng hòa Srpska chiếm khoảng 49%. Các thực thể, phần lớn dựa trên lãnh thổ được nắm giữ bởi hai bên mâu thuẫn ở thời điểm trước, đã được chính thức thành lập theo thoả thuận hoà bình Dayton năm 1995 vì những thay đổi to lớn trong cơ cấu sắc tộc tại Bosna và Hercegovina. Từ năm 1996 quyền lực của các thực thể so với chính phủ liên bang đã suy giảm mạnh. Tuy thế, các thực thể vẫn có nhiều quyền lực của riêng mình. Quận Brcko ở phía bắc đất nước được thành lập năm 2000 với đất đai lấy từ cả hai thực thể. Nó chính thức thuộc về cả hai, nhưng không nằm dưới sự quản lý của bên nào, và hoạt động dưới một hệ thống chính phủ địa phương phi tập trung. Quận Brčko đã được ca ngợi vì duy trì được một dân số đa sắc tộc ở mức độ thịnh vượng cao trên mức trung bình của quốc gia. Cấp độ phân chia chính trị thứ ba của Bosna và Hercegovina là các tổng. Chúng chỉ riêng có tại thực thể Liên bang Bosna và Hercegovina, với tổng số mười tổng. Tất cả các tổng đều có chính phủ riêng của mình, và nằm dưới pháp luật liên bang như một tổng thể. Một số tổng có dân chúng đa sắc tộc và có những điều luật đặc biệt được áp dụng để đảm bảo sự bình đẳng của mọi sắc tộc. Cấp độ phân chia chính trị thứ tư của Bosna và Hercegovina là các đô thị. Liên bang Bosna và Hercegovina được chia thành 74 khu đô thị và cộng hòa Srpska thành 63. Các khu đô thị có chính quyền địa phương riêng của mình, và nói chung dựa trên thành phố hay địa điểm quan trọng nhất của lãnh địa của mình. Như vậy, nhiều khu đô thị có truyền thống và lịch sử lâu dài với các biên giới hiện tại của họ. Tuy nhiên, một số khác chỉ mới được thành lập sau cuộc chiến tranh gần đây sau khi những khu đô thị cũ bị chia cắt bởi Đường Biên giới Liên Thực thể. Mỗi tổng tại Liên bang Bosna và Hercegovina gồm nhiều khu đô thị, và chúng lại được chia thành các cộng đồng địa phương. Bên cạnh các thực thể, tổng, khu đô thị, Bosna và Hercegovina cũng có bốn thành phố "chính thức". Chúng là: Banja Luka, Mostar, Sarajevo, và Đông Sarajevo. Lãnh địa và chính quyền của các thành phố Banja Luka và Mostar tương ứng với các khu đô thị cùng tên, trong khi các thành phố Sarajevo và Đông Sarajevo chính thức gồm nhiều khu đô thị. Các thành phố có chính quyền của riêng mình và có quyền lực nằm trong mức giữa quyền lực của các khu đô thị và các tổng (hay thực thể, trong trường hợp cộng hòa Srpska). Như một kết quả của Hiệp định Dayton, sự hoà bình dân sự được giám sát bởi Cao uỷ về Bosna và Hercegovina được lựa chọn bởi Hội đồng Thực thi Hoà bình. Cao uỷ có nhiều quyền lực chính phủ và lập pháp, gồm bãi chức các quan chức lên giữ chức qua bầu cử và không qua bầu cử. Gần đây hơn, nhiều thể chế trung tâm đã được thành lập (như bộ quốc phòng, bộ an ninh, toà án nhà nước, sở thuế gián thu,..) trong quá trình chuyển tiếp một phần quyền tài phán từ các thực thể cho nhà nước. Đại diện chính phủ Bosna và Hercegovina đại diện bởi giới tinh hoa của ba nhóm chính trong nước, mỗi nhóm đều được đảm bảo một phần quyền lực. Chức Tổng thống Bosna và Hercegovina được luân phiên giữa ba thành viên (người Bosna, người Serb, người Croat), mỗi người giữ chức trong nhiệm kỳ tám tháng trong nhiệm kỳ bốn năm của họ. Ba thành viên của chức vụ Tổng thống được dân chúng bầu trực tiếp (Liên bang bầu cho người Bosna/Croat, cộng hòa Srpska cho người Serb). Chức Hội đồng bộ trưởng được Tổng thống chỉ định và được Hạ viện thông qua. Ông hay bà ta sau đó chịu trách nhiệm chỉ định một Bộ trưởng ngoại giao, Bộ trưởng ngoại thương, và những chức vụ khác theo nhu cầu. Nghị viện là cơ quan lập pháp tại Bosna và Hercegovina. Nó gồm hai viện: Viện Nhân dân và Viện Đại biểu. Viện Nhân dân gồm 15 đại biểu, hai phần ba đại biểu từ Liên bang (5 người Croat và 5 người Bosna) và một phần ba từ cộng hòa Srpska (5 người Serb). Viện Đại biểu gồm 42 thành viên, hai phần ba được bầu từ Liên bang và một phần ba từ cộng hòa Srpska. Toà án Hiến pháp Bosna và Hercegovina là cơ quan trọng tài tối cao về các vấn đề pháp lý. Nó gồm chín thành viên: bốn thành viên được lựa chọn bởi Viện Đại biểu của Liên bang, hai bởi Quốc hội cộng hòa Srpska, và ba bởi Chủ tịch Toà án Nhân quyền châu Âu sau khi tư vấn Tổng thống. Tuy nhiên, quyền lực chính trị cao nhất nước là Đại diện cấp Cao tại Bosna và Hercegovina, lãnh đạo quan chức hành pháp cho sự hiện diện nhân quyền quốc tế tại quốc gia. Từ năm 1995, Đại diện cao Cấp đã có thể bỏ qua nghị viện được bầu, và từ năm 1997 đã có thể loại bỏ các quan chức được bầu. Các biện pháp được Đại diện cao Cấp lựa chọn đã bị chỉ trích là phi dân chủ. Sự giám sát quốc tế sẽ chấm dứt khi đất nước này ổn định về chính trị và dân chủ và có khả năng tự duy trì. Ngoại giao Tham gia Liên minh châu Âu là một trong những mục tiêu chính trị chính của Bosna và Hercegovina, họ đã khởi động quá trình ổn định và liên kết vào năm 2007. Những nước tham gia vào quá trình này đã có cơ hội được trở thành thành viên của EU và một khi họ đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành thành viên của Liên minh châu Âu. Vì thế, Bosna và Hercegovina là một ứng cử viên có tiềm năng trở thành thành viên EU. Việc thực hiện Hiệp định Dayton năm 1995 đã tập trung vào các nỗ lực của những người tạo lập chính sách tại Bosna và Hercegovina, cũng như cộng đồng quốc tế, về ổn định vùng tại các quốc gia kế tục của Nam Tư cũ. Mối quan hệ của quốc gia này đối với các nước láng giềng như Croatia, Serbia và Montenegro đã đi vào ổn định từ khi Thoả thuận Dayton được ký kết vào năm 1995. Nhân khẩu Bosna là nơi cư trú của ba "dân tộc hợp thành": người Bosna, người Serb và người Croat. Căng thẳng giữa ba nhóm sắc tộc này vẫn còn lớn và thường gây ra những sự bất đồng chính trị. Một cuộc nghiên cứu các nhóm đơn bội nhiếm sắc thể Y được xuất bản vào năm 2005 cho thấy ba nhóm chính của Bosna-Hercegovina, dù có một số khác biệt về số lượng, có cùng một phần lớn của cùng kiểu nhóm gene riêng biệt của vùng Balkan". Theo cuộc điều tra dân số năm 1991, Bosna và Hercegovina có dân số 4.377.033 người. Theo sắc tộc, 1.902.956 (43%) là người Bosna, 1.366.104 (31%) người Serb, và 760.852 (17%) người Croat, với 242.682 (6%) người Nam Tư. 2% dân số còn lại - số lượng 104.439 người – gồm nhiều sắc tộc khác. Theo dữ liệu năm 2000 từ CIA World Factbook, các nhóm sắc tộc lớn nhất Bosna là người Bosna (48%), người Serb (37%) và người Croat (14%). Có một sự tương quan lớn giữa bản sắc sắc tộc và tôn giáo tại Bosna và Hercegovina: Hồi giáo chiếm 45% dân số, Chính thống giáo Serbia 36%, Cơ đốc giáo La Mã 15%, và các nhóm khác, gồm Do Thái và Tin lành, 4%. Những cuộc di cư lớn trong thời các cuộc chiến tranh Nam Tư vào thập niên 1990 đã gây ra sự thay đổi nhân khẩu lớn trong nước. Từ năm 1991, không một cuộc điều tra dân số nào được tiến hành, và những sự bất đồng chính trị đã khiến việc tổ chức một cuộc điều tra không thể diễn ra. Tuy vậy, một cuộc điều tra dân số đã được lập kế hoạch cho năm 2011. Bởi các cuộc điều tra dân số chỉ mang tính thống kê, bao hàm, và là một cách để phân tích nhân khẩu, hầu như mọi dữ liệu thời hậu chiến chỉ đơn giản là một ước tính. Tuy nhiên, hầu hết các nguồn, ước tính dân số khoảng bốn triệu người, giảm 350.000 từ năm 1991. Kinh tế Bosna đối mặt với vấn đề kép xây dựng lại đất nước đã bị tàn phá bởi chiến tranh và thực hiện nhữn cải cách thị trường cho nền kinh tế tập trung hế hoạch hoá trước đây của họ. Một di sản của thời trước là ngành công nghiệp quân sự với quá nhiều nhân công; dưới thời lãnh đạo cũ Josip Broz Tito, các ngành công nghiệp quân sự được khuyến khích bên trong nhà nước cộng hoà, dẫn tới sự phát triển một phần lớn các nhà máy quốc phòng Nam Tư tại đây nhưng lại ít những nhà máy thương mại. Trong hầu hết lịch sử Bosna, nông nghiệp dựa trên các trang trại nhỏ và kém hiệu quả của tư nhân; thực phẩm thường được nhập khẩu. Cuộc chiến hồi những năm 1990 đã gây ra một sự thay đổi lớn trong nền kinh tế Bosna. GDP giảm 75% và việc phá huỷ cơ sở hạ tầng cũng tàn phá nền kinh tế. Tuy hầu hết năng lực sản xuất đã được khôi phục, kinh tế Bosna vẫn đối mặt với những khó khăn to lớn. Những con số GDP và thu nhập trên đầu người đã tăng 10% từ năm 2003 tới năm 2004; điều này và khoản nợ quốc gia đang giảm xuống của Bosna là những khuynh hướng tích cực, nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao và thâm hụt thương mại lớn vẫn là một vấn đề đáng lo ngại. Đồng tiền tệ quốc gia là Mark chuyển đổi (KM) gắn với đồng Euro, được kiểm soát bởi một uỷ ban tiền tệ. Lạm phát hàng năm đang ở mức thấp nhất so với các quốc gia trong vùng với 1.9% năm 2004. Nợ nước ngoài là $3.1 tỷ (ước tính 2005) - số nợ nhỏ nhất của một nước cộng hoà thuộc Nam Tư cũ. GDP thực tăng trưởng với tỷ lệ 5% cho năm 2004 theo Ngân hàng trung ương Bosna của BiH và Văn phòng Thống kê của Bosna và Hercegovina. Bosna và Hercegovina có một trong những mức xếp hạng bình đẳng thu nhập cao nhất thế giới, hạng 8 trong số 193 quốc gia. Tính đến năm 2016, GDP của Bosna và Hercegovina đạt 16.532 USD, đứng thứ 115 thế giới và đứng thứ 37 châu Âu. Theo dữ liệu của Eurostat, GDP theo sức mua tương đương trên đầu người của Bosna và Hercegovina đứng ở mức 30% trung bình của EU vào năm 2008. Số liệu chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (1999-2008): 1999: €166 triệu 2000: €159 triệu 2001: €133 triệu 2002: €282 triệu 2003: €338 triệu 2004: €534 triệu 2005: €421 triệu 2006: €556 triệu 2007: €1.628 tỷ 2008: €1.083 tỷ Từ năm 1994 đến năm 2008, €5.3 tỷ đã được đầu tư vào nước này. Các quốc gia đầu tư lớn nhất (1994 - 2007): Áo (€1,294 triệu) Serbia (€773 triệu) Croatia (€434 triệu) Slovenia (€427 triệu) Thuỵ Sĩ (€337 triệu) Đức (€270 triệu) Ý (€94.29 triệu) Hà Lan (€63.52 triệu) Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (€56.70 triệu) Thổ Nhĩ Kỳ (€54.81 triệu) Tất cả các quốc gia khác (€892.54 triệu) Đầu tư nước ngoài theo lĩnh vực năm (1994-2007): 37.7% Chế tạo 21% Ngân hàng 4.9% Dịch vụ 9.6% Thương mại 0.30% Vận tải 1% Du lịch Viễn thông Thị trường viễn thông Bosna đã được tự do hoá hoàn toàn vào năm 2006. Có ba nhà cung cấp dịch vụ điện thoại trên đất liền, dù mỗi công ty chủ yếu hoạt động ở một vùng riêng biệt. Tỷ lệ truy cập Internet đang tăng, với các dịch vụ Internet băng rộng gồm Internet cable và ADSL ngày càng phổ thông. Các dịch vụ điện thoại di động được cung cấp bởi ba nhà cung cấp. Các dịch vụ dữ liệu di động cũng có mặt, gồm EDGE và 3G tốc độ cao. Du lịch Theo một ước tính của Tổ chức Du lịch Quốc tế, Bosna và Hercegovina sẽ có tỷ lệ tăng trưởng du lịch cao nhất thế giới trong giai đoạn giữa năm 1995 và năm 2020. Lonely Planet, khi xếp hạng các thành phố tốt nhất thế giới, đã xếp hạng Sarajevo, thủ phủ và là nơi tổ chức Thế vận hội Mùa đông năm 1984, thứ 43, trước Dubrovnik thứ 59, Ljubljana thứ 84, Bled thứ 90, Belgrade thứ 113, và Zagreb thứ 135. Du lịch tại Sarajevo chủ yếu chú trọng trên các mặt lịch sử, tôn giáo và văn hoá. Bosna cũng trở thành một địa điểm trượt tuyết và du lịch sinh thái ngày càng được ưa chuộng. Bosna và Hercegovina là một trong những vùng cuối cùng chưa được khám phá tại southern Alps, với nhiều địa điểm tự nhiên và hoang dã chưa bị khai thác thu hút những người yêu thiên nhiên. Trung Dinaric Alps là nơi được những người ưa du lịch khám phá yêu thích, gồm cả khí hậu Địa Trung Hải và Alpine. Môn chèo bè vượt thác là thứ giống với một môn thể thao quốc gia, với ba con sông gồm hẻm sông sâu nhất ở châu Âu, sông Tara. Hấp dẫn du lịch Một số điểm thu hút du lịch tại Bosna và Hercegovina: Sarajevo, "Thành phố Olympic", một Thành phố khoa học, vũ trụ. Banja Luka, "Thành phố Xanh", thành phố nghệ thuật, thành phố thể thao, thành phố ba quốc gia và văn hoá, thành phố thủ phủ của Srpska. Bihać và sông Una với các thác nước của Sông Una, bên trong Vườn Quốc gia Una. Doboj và các pháo đài thời thế kỷ 13. Jajce. Sông Neretva và các khe sông Rakitnica tại Thượng Neretva. Sông Trebižat và các thác nước Kravice và Kočuša. Buna và con suối Vrelo Bune với thị trấn lịch sử Blagaj. Khe sông Hạ Tara. Rừng nguyên sinh Perućica, một trong hai khu rừng nguyên sinh cuối cùng ở châu Âu, và khe sông Sutjeska, cả hai nằm trong Vườn Quốc gia Sutjeska. Ngôi làng lịch sử Počitelj. Mostar, địa điểm của Stari Most. Lăng mộ Međugorje, địa điểm nơi Marian xuất hiện nổi tiếng; Núi Bjelašnica và Jahorina, các địa điểm diễn ra Thế vận hội Mùa đông năm 1984. Thị trấn Neum, nơi duy nhất của cả nước giáp với đại dương. Stolac, ngoại ô Begovina và khu mộ Radimlja Višegrad, địa điểm của cầu Mehmed Paša Sokolović. Visoko, địa điểm của các kim tự tháp Bosna. Tešanj, một trong những thành phố cổ nhất tại Bosna với thị trấn cổ của nó. Tuzla, thành phố Muối, thành phố của Tình yêu. Giáo dục Giáo dục phổ thông kéo dài chín năm. Giáo dục cấp hai được cung cấp bởi các trường cấp hai và trường kỹ thuật và kéo dài bốn năm. Mọi hình thức giáo dục cấp hai gồm một khóa dạy nghề. Học sinh tốt nghiệp từ các trường cấp hai có Matura có thể đăng ký vào bất kỳ khoa hay trường nào nếu trải qua một cuộc thi đầu vào do trường đó tổ chức. Các sinh viên tốt nghiệp khoa kỹ thuật đường nhận bằng chứng chỉ. Văn hoá Kiến trúc Kiến trúc Bosna và Hercegovina phần lớn bị ảnh hưởng bởi bốn giai đoạn thay đổi chính trị và xã hội lớn tạo ra sự khác biệt văn hoá và kiến trúc của dân cư. Mỗi giai đoạn để lại ảnh hưởng và góp phần vào sự đa dạng văn hoá và ngôn ngữ kiến trúc trong vùng. Văn học Bosna và Hercegovina có nền văn học phong phú, với các nhà thơ như Antun Branko Šimić, Aleksa Šantić, Jovan Dučić và Mak Dizdar và các tác gia như Ivo Andrić, Meša Selimović, Branko Ćopić, Miljenko Jergović, Isak Samokovlija, Abdulah Sidran, Petar Kočić và Nedžad Ibrišimović. Nhà hát quốc gia được thành lập vào năm 1919 tại Sarajevo và giám đốc đầu tiên của nó là nhà viết kịch nổi tiếng Branislav Nušić. Các tờ tạp chí như Novi Plamen, Most và Sarajevske biljeznice là một trong những tờ báo nổi tiếng nhất viết về các chủ đề văn hoá và văn học. Nghệ thuật Nghệ thuật Bosna và Hercegovina luôn phát triển và đa dạng từ các hầm mộ đá thời trung cổ được gọi là Stećci tới những bức hoạ tại triều đình Kotromanić. Tuy nhiên, chỉ khi Áo-Hung xuất hiện hội họa nước này mới thực sự phục hưng và phát triển. Những nghệ sĩ đầu tiên được đào tạo tại các viện hàn lâm châu Âu bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ 20. Trong số đó có Gabrijel Jurkić, Petar Tiješić, Karlo Mijić, Špiro Bocarić, Petar Šain, Đoko Mazalić, Roman Petrović và Lazar Drljača. Sau này, các nghệ sĩ như Ismet Mujezinović, Vojo Dimitrijević, Ivo Šeremet, và Mica Todorović cùng những người khác bắt đầu nổi lên. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nghệ sĩ như Virgilije Nevjestić, Bekir Misirlić, Ljubo Lah, Meha Sefić, Franjo Likar, Mersad Berber, Ibrahim Ljubović, Dževad Hozo, Affan Ramić, Safet Zec, Ismar Mujezinović và Mehmed Zaimović trở nên nổi tiếng. Ars Aevi, một bảo tàng nghệ thuật đương đại với các tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới, đã được thành lập ở Sarajevo. Âm nhạc Các bài hát truyền thống Bosnan và Herzogovinian song là ganga, rera, và từ thời Ottoman bài phổ biến nhất là sevdalinka. Nhạc pop và nhạc rock cũng có truyền thống tại đây, với những nghệ sĩ nổi tiếng nhất là Goran Bregović, Davorin Popović, Kemal Monteno, Zdravko Čolić, Edo Maajka, Dino Merlin và Tomo Miličević. Tương tự, sẽ không đầy đủ nếu không đề cập tới một số nhà soạn nhạc tài danh như Đorđe Novković, Esad Arnautalić, Kornelije Kovač, và nhiều ban nhạc pop và ban nhạc rock, ví dụ như Bijelo Dugme, Indexi, Plavi Orkestar, Zabranjeno Pušenje, là một trong những người nổi bật nhất tại Nam Tư cũ. Bosna là quê hương của nhà soạn nhạc Dušan Šestić, người viết bản quốc ca hiện nay của Bosna và Hercegovina và là cha của ca sĩ Marija Šestić, nhà soạn nhạc Sasa Losic và nghệ sĩ piano Sasha Toperich. Là một trong số ít quốc gia phát sóng 2008 Eurovision Dance Contest, mọi người cho rằng Bosna và Hercegovina sẽ là một trong số nước tham gia vào cuộc thi đầu tiên được tổ chức bên ngoài nước Anh năm 2010. Điện ảnh Các nhà làm phim nổi tiếng người Serbia gồm Mirza Idrizović, Aleksandar Jevđević, Ivica Matić, Danis Tanović (nổi tiếng về bộ phim giành Academy Award và giành giải Golden Globe No Man's Land), Ademir Kenović, Benjamin Filipović, Jasmin Dizdar, Pjer Žalica, Jasmila Žbanić, Dino Mustafić, Srđan Vuletić và nhiều người khác. Thể thao Sự kiện thể thao quốc tế quan trọng nhất trong lịch sử Bosna và Hercegovina là việc đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa đông 1984, diễn ra tại Sarajevo từ ngày 7 đến 19 tháng 2 năm 1984. Bosna và Hercegovina cũng có nhiều vận động viên điền kinh. Nhiều người trong số họ nổi tiếng trong các đội tuyển quốc gia Nam Tư trước khi Bosna và Hercegovina giành độc lập. Một số vận động viên Olympics đáng chú ý là: Roma, 1960: Tomislav Knez và Velimir Sombolac (bóng đá). Tokyo, 1964: Mirsad Fazlagić (bóng đá). Munich, 1972: Abaz Arslanagić, Milorad Karalić, Nebojša Popović, Đorđe Lavrinić, Dobrivoje Seleć (bóng ném). Moskva, 1980: Mirza Delibašić và Ratko Radovanović (bóng rổ). Los Angeles, 1984: Zdravko Rađenović, Zlatan Arnautović (bóng ném) và Anto Josipović (đấm bốc). Câu lạc bộ bóng ném Borac đã giành bảy chức vô địch quốc gia Nam Tư, cũng như Cúp vô địch châu Âu năm 1976 và Cúp Liên đoàn Bóng ném Quốc tế năm 1991. Câu lạc bộ bóng rổ Bosna của Sarajevo là đội vô địch châu Âu năm 1979. Đội tuyển bóng rổ quốc gia Nam Tư, giành huy chương trong mọi giải đấu từ năm 1963 đến năm 1990, gồm những vận động viên người Bosna như Dražen Dalipagić và Mirza Delibašić. Bosna và Hercegovina thường được tham gia European Championship in Basketball. Câu lạc bộ bóng rổ nữ Jedinstvo, tại Tuzla, đã giành chức Vô địch châu Âu năm 1989 tại Florence. Câu lạc bộ karate Tuzla-Sinalco của Tuzla giành nhiều chức vô địch Nam Tư nhất, cũng như bốn lần đoạt chức vô địch châu Âu và một lần vô địch Thế giới. Đội tuyển cờ vua Bosna đã bảy lần giành chức vô địch Nam Tư, ngoài ra họ bốn lành giành chức vô địch châu Âu: 1994 tại Lyon, 1999 tại Bugojno, 2000 tại Neum, và 2001 tại Kalitea. Câu lạc bộ cờ Borki Predojević (từ Teslić) đã hai lần giành chức vô địch châu Âu: Litohoreu (Hy Lạp) năm 1999, và Kalitei (Hy Lạp) năm 2001. Vận động viên đấm bốc hạng trung Marjan Beneš đã giành nhiều chức vô địch quốc gia, vô địch Nam Tư và vô địch châu Âu. Năm 1978 ông giành danh hiệu thế giới trước vận động viên Elish Obeda người Bahamas. Một vận động viên đấm bốc hạng trung khác Anton Josipović đã giành huy chương vàng Olympics tại Los Angeles, 1984. Ông cũng giành chức vô địch Nam Tư năm 1982, Vô địch vùng Balkan năm 1983, và Cúp Beograd năm 1985. Bóng đá là môn thể thao được ưa chuộng nhất bại Bosna và Herzergovina. Nó xuất hiện từ năm 1903, nhưng nó chỉ trở nên nổi tiếng sau chiến tranh thế giới thứ hai. Ở mức độ quốc gia, Sarajevo (1967 và 1984), Željezničar (1972) là hai đội bóng đã từng giành chức vô địch Nam Tư. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nam Tư cũ có một số cầu thủ là người Bosna, như Josip Katalinski, Dušan Bajević, Miroslav Blažević, Ivica Osim, Safet Sušić, và Mirsad Fazlagić. Trong bóng đá, đội tuyển bóng đá quốc gia Bosna và Hercegovina thời độc lập chưa từng giành vé tham gia Giải vô địch châu Âu nhưng từng một lần tham dự Giải vô địch bóng đá thế giới vào năm 2014. Bóng đá Bosna từng sản sinh ra những cầu thủ tài năng như thủ môn Asmir Begovic hay tiền đạo đội trưởng Edin Dzeko. Dzeko hiện đang là tay săn bàn số một lịch sử đội tuyển quốc gia với 50 bàn thắng. Các đội tuyển quốc gia Bosna đã cạnh tranh để có được vận động viên xuất sắc nhất năm. Nhiều cầu thủ sinh tại Bosna và Hercegovina lựa chọn chơi cho các quốc gia khác theo xác định sắc tộc của họ bởi được đề xuất mức lương cao hơn từ các đội khác. Ví dụ, Mario Stanić và Mile Mitić đều sinh tại Bosna, nhưng chơi cho Croatia và Serbia. Những cầu thủ quốc tế nổi tiếng khác của Bosna và Hercegovina từng có lựa chọn tương tự là Zoran Savić, Vladimir Radmanović, Zoran Planinić, Aleksandar Nikolić, Savo Milošević, Darijo Srna, Vedran Ćorluka. Bosna và Hercegovina là nhà vô địch thế giới môn bóng chuyền tại Paralympics mùa hè năm 2004. Nhiều người trong số thành viên đội tuyển đã mất chân trong Chiến tranh Bosna. Ẩm thực Ẩm thực Bosna sử dụng nhiều gia vị, nhưng thường với số lượng vừa phải. Nhiều món nhẹ, bởi chúng được nấu với rất nhiều nước, các loại nước chấm hoàn toàn tự nhiên, với số lượng ít hơn các loại nước rau quả trong món. Các nguyên liệu thông thường gồm cà chua, khoai tây, hành, tỏi, hạt tiêu, dưa chuột, cà rốt, bắp cải, nấm, rau bina, zucchini, đậu khô, đậu tươi, mận, sữa, cháo đặc và kem được gọi là pavlaka. Ẩm thực Bosnan cân bằng giữa các ảnh hưởng phương Tây và phương Đông. Hậu quả của gần 500 năm cai trị của Ottoman, thực phẩm Bosna liên quan chặt chẽ tới ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, và các nền ẩm thực của Đế chế Ottoman và Địa Trung Hải. Tuy nhiên, vì những năm cai trị của Áo, có nhiều ảnh hưởng từ Trung Âu. Các món thịt thông thường gồm chủ yếu là thịt bò và thịt cừu. Một số món đặc sản địa phương là ćevapi, burek, dolma, sarma, pilaf, goulash, ajvar và toàn bộ các loại đồ ăn ngọt phương Đông. Các loại rượu ngon nhất địa phương có từ Hercegovina nơi có khí hậu thích hợp cho việc trồng nho. loza Herzegovina (tương tự như grappa Ý nhưng ít ngọt hơn) rất phổ biến. Mận (sljiva/rakija) hay táo (jabukovaca (jabuka = táo)) được sản xuất tại Bosna. Các nhà máy rượu Herzegovinia sản xuất rất nhiều rượu mạnh và cung cấp cho toàn bộ các nhà máy rượu của Nam Tư cũ (rượu mạnh là cơ sở của hầu hết các loại đồ uống có cồn). Hình ảnh Tham khảo Chú thích Thư mục Đọc thêm Allcock, John B., Marko Milivojevic, et al. Conflict in the Former Yugoslavia: An Encyclopedia (1998) Okey, Robin. Taming Balkan Nationalism: The Habsburg 'Civilizing' Mission in Bosnia, 1878–1914 (Oxford: Oxford University Press, 2007) Phillips, Douglas A. Bosnia and Herzegovina (Philadelphia: Chelsea House, 2004). Liên kết ngoài Government of the Federation of Bosna and Hercegovina Chief of State and Cabinet Members Global Integrity Report: BiH has details of anti-corruption efforts Bosna and Hercegovina from UCB Libraries GovPubs FAO Country Profiles: Bosna and Hercegovina Quốc gia Balkan Quốc gia châu Âu Cộng hòa liên bang Quốc gia thành viên Ủy hội châu Âu Quốc gia thành viên Liên minh Địa Trung Hải Quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Bosnia Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Croatia Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Serbia Quốc gia và vùng lãnh thổ Slav Quốc gia Nam Âu Quốc gia Đông Nam Âu Khởi đầu năm 1992
207177
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nokpul
Nokpul
Nokpul là một thị trấn thống kê (census town) của quận North Twentyfour Parganas thuộc bang Tây Bengal, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Nokpul có dân số 6647 người. Phái nam chiếm 53% tổng số dân và phái nữ chiếm 47%. Nokpul có tỷ lệ 81% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 85%, và tỷ lệ cho phái nữ là 77%. Tại Nokpul, 9% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang West Bengal