id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
207670
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rairangpur
Rairangpur
Rairangpur là một thị xã và là nơi đặt ủy ban khu vực quy hoạch (notified area committee) của quận Mayurbhanj thuộc bang Orissa, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Rairangpur có dân số 21.682 người. Phái nam chiếm 51% tổng số dân và phái nữ chiếm 49%. Rairangpur có tỷ lệ 72% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 79%, và tỷ lệ cho phái nữ là 65%. Tại Rairangpur, 12% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Orissa
29664
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c%20h%E1%BB%99i%20V%C6%B0%C6%A1ng%20qu%E1%BB%91c%20Li%C3%AAn%20hi%E1%BB%87p%20Anh%20v%C3%A0%20B%E1%BA%AFc%20Ireland
Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là thiết chế lập pháp tối cao của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và các lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh. Quốc hội là thiết chế duy nhất có quyền lực tối thượng trên tất cả thiết chế chính trị khác trong nước Anh và các lãnh thổ hải ngoại, đứng đầu là quốc vương, hiện là Quốc vương Charles III Áp dụng mô hình lưỡng viện, Quốc hội Anh có thượng viện, gọi là Viện Quý tộc (House of Lords), và hạ viện, gọi là Viện Thứ dân (House of Commons). Quốc trưởng (hiện nay là Vua) là thành phần thứ ba của Quốc hội. Thành viên Viện Quý tộc bao gồm hai giới khác nhau: Nghị viên Tâm linh (các Giám mục thâm niên của Giáo hội Anh), và Nghị viên Thế tục (các quý tộc được phong tước vị), được bổ nhiệm bởi Quốc trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Viện Thứ dân là một thiết chế dân cử, các thành viên được bầu chọn qua cuộc tổng tuyển cử được tổ chức ít nhất năm năm một lần. Có hai phòng họp riêng biệt dành cho hai viện trong khuôn viên Điện Westminster ở London. Theo quy định của hiến pháp, tất cả bộ trưởng chính phủ, kể cả Thủ tướng, phải là thành viên Viện Thứ dân hoặc Viện Quý tộc để họ phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan lập pháp. Quốc hội Anh đuợc thành lập từ năm 1707 sau khi Nghị viện hai nước Anh và Scotland phê chuẩn Đạo luật Thống nhất đất nước.Trong thực tế, Cơ cấu tổ chức Quốc hội Anh là Nghị viện Anh phối hợp với các nghị sĩ và quý tộc Scotland. Nghị viện Anh là một biến thể từ các hội đồng trung cổ thời kỳ đầu, có nhiệm vụ tư vấn cho các vua chúa . Xứ Anh vẫn được mệnh danh là "mẹ của các nghị viện", các định chế dân chủ của nó đã thiết lập hệ thống chuẩn mực cho nhiều nền dân chủ trên khắp thế giới, và Quốc hội Anh là thiết chế lập pháp lớn nhất trong số các nước nói tiếng Anh trên thế giới. Theo lý thuyết, quyền lực lập pháp tối cao thuộc Đức Vua-tại-Quốc hội, trong thực tế, quyền lực được trao cho Viện Thứ dân; Quốc vương chỉ hành động theo yêu cầu của Thủ tướng, trong khi quyền lực của Viện Quý tộc bị hạn chế. Lịch sử Từ thời Trung Cổ đến giai đoạn đầu của lịch sử đương đại, có ba vương quốc độc lập là Anh, Scotland và Ireland, mỗi vương quốc đều có nghị viện riêng. Khi Đạo luật Thống nhất được ban hành năm 1707, nghị viện của Anh và Scotland được thống nhất thành Quốc hội Anh, và Đạo luật Thống nhất năm 1800 đã đưa Ireland vào Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh. Nghị viện Anh Nghị viện Anh (Parliament of England) có nguồn gốc từ Witenagemot của dân tộc Anglo-Saxon. Năm 1066, William của Normandy cai trị đất nước theo thể chế phong kiến, ông thường tìm kiếm sự tư vấn từ các chúa đất nhiều thế lực cũng như từ giới tăng lữ trước khi ban hành luật. Năm 1215, các chúa đất giành được sự nhượng bộ từ Vua John với bản Đại Hiến chương (Magna Carta), theo đó nhà vua không được phép đánh thuế nếu không có sự đồng thuận của hội đồng hoàng gia. Đây chính là giai đoạn phôi thai của một định chế chính trị dần dà phát triển thành quốc hội. Năm 1265, Simon de Montfor, Bá tước Leicester, triệu tập Quốc hội được bầu lần đầu tiên. Quyền đi bầu trong các kỳ tuyển cử quốc hội dành cho các hạt bầu cử là đồng nhất trên khắp đất nước, cho các cử tri là những người sở hữu đất. Đối với các khu tự trị (borough), quyền bầu cử là không đồng nhất, mỗi khu có các thỏa thuận khác nhau. Đó là bối cảnh hình thành "Model Parliament" được Edward I phê chuẩn năm 1295. Đến thời trị vì của Edward II, Quốc hội áp dụng mô hình lưỡng viện: một viện có thành viên là giới quý tộc và các tăng lữ cao cấp, viện kia gồm có các hiệp sĩ và cử tri các khu tự trị. Không thể làm luật, cũng không được đánh thuế nếu không có sự đồng thuận giữa ba thế lực: hai viện Quốc hội và nhà vua. Các đạo luật được thông qua từ năm 1535 – 1542 sáp nhập xứ Wales vào Anh và có đại diện tại Quốc hội. Năm 1603, James VI của Scotland kế vị Elizabeth I của Anh để trở thành James I của Anh, Scotland và Anh có chung một nhà vua nhưng vẫn duy trì hai nghị viện riêng biệt. Sau khi kế vị James I, Charles I bắt đầu tranh cãi với Nghị viện Anh, sự đối đầu này cuối cùng dẫn đến cuộc Nội chiến giữa Phe Bảo hoàng và Phe Quốc hội. Charles bị xử tử hình năm 1649. Dưới thời Cộng hòa Anh (Commwealth of England), Viện Thứ dân bị giải tán, còn Viện Quý tộc thì phục tùng Oliver Cromwell. Đến khi vương quyền được phục hồi năm 1660, Viện Quý tộc cũng trở lại với quyền lực. Sự e sợ của dân chúng về khả năng có một người Công giáo lên ngôi đã dẫn đến cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688 phế truất James II (James VII của Scotland) rồi tôn Mary II và William III làm quân vương. Dưới thời trị vì của họ, Đạo luật Declaration of Rights(Tuyên ngôn Nhân quyền) được thông qua là sự khởi đầu của thể chế quân chủ lập hiến tại Anh, mặc dù vị trí tối cao của nhà vua vẫn được duy trì. Nghị viện Scotland Từ thời trị vì của Kenneth mac Alpin (chết năm 858), dưới quyền lãnh đạo tối thượng của nhà vua, Vương quốc Scotland cổ đặt dưới quyền cai trị của các tộc trưởng và các tiểu vương. Tất cả vị trí này đều được bầu chọn bởi một hội đồng hoạt động dựa trên sự hòa hợp giữa một hệ thống cha truyền con nối với sự đồng thuận của người dân. Sau khi Malcom III lật đổ Macbeth năm 1057, chế độ phong kiến truyền ngôi cho con trưởng dần dà chiếm ưu thế, Scotland ngày càng chịu ảnh hưởng của người Norman. Trong thời Thượng Trung Cổ, Hội đồng Giám mục và Bá tước của Nhà vua thay đổi dần để đến năm 1235 trở thành Nghị viện đơn viện, các buổi họp tổ chức tại Kirkliston (hiện vẫn còn những bản ghi chép buổi họp đầu tiên). Nghị viện có thẩm quyền chính trị và tư pháp. Từ năm 1362, Nghị viện cấu thành bởi ba tầng lớp: tăng lữ, chủ đất, và đại diện khu tự trị, có quyền đánh thuế và hành xử ảnh hưởng đáng kể trên các lãnh vực tư pháp, ngoại giao, quốc phòng, và lập pháp. Nghị viện bầu ra một ủy ban gọi là Lords of the Articles (tương đương với ủy ban đặc biệt của Quốc hội theo mô hình Westminster ngày nay) để soạn thảo các dự luật đệ trình phiên họp toàn thể của Nghị viện xem xét và thông qua. Sau cuộc Cải cách Tin Lành, năm 1567 giới tăng lữ Công giáo bị trục xuất, đến năm 1638, vị trí của các Giám mục Tin Lành cũng bị hủy bỏ. Nghị viện Scotland trở thành thiết chế lập pháp hoàn toàn thế tục. Trong thời trị vì của James VI, Lords of the Articles bị khống chế dưới sự điều khiển của nhà vua, đến khi kế vị ngai vàng nước Anh năm 1603, James tiếp tục sử dụng ủy ban này để cai trị Scotland từ Luân Đôn. Trong Chiến tranh Ba Vương quốc (1638-1651), Nghị viện Scotland nắm quyền hành pháp, tranh chấp quyền lực với Charles I. Khi Oliver Cromwell chiếm đóng Scotland, chính quyền cộng hòa (Protecorate) của ông được áp đặt trên toàn lãnh thổ Quốc hội Anh-Scotland thống nhất trong năm 1657. Nghị viện Scotland được phục hồi sau khi Charles II tái lập vương quyền trên Anh và Ái Nhĩ Lan năm 1660 (Charles đã được trao vương miện làm vua Scotland từ ngày 1 tháng 1 năm 1651). Sau cuộc Cách mạng Vinh quang, từ tháng 2 năm 1689 xảy ra những thay đổi trong vương quyền khi William II của Scotland (William III của Anh), triệu tập một hội nghị (Convention of the Estates) để xem xét các bức thư có quan điểm đối lập nhau của William và James VII của Scotland (James II của Anh), ngày 11 tháng 4 năm 1689 tại Edinburg, hội nghị tuyên bố William và Mary II đồng trị vì Scotland. Nghị viện Ireland Nghị viện Ireland được thành lập nhằm đại diện cộng đồng người Anh trong chính quyền (Lordship of Ireland), trong khi người bản xứ và người Ireland gốc Gael không có quyền bầu cử hoặc được bổ nhiệm vào các vị trí công quyền. Nghị viện được triệu tập lần đầu năm 1264. Năm 1541, Henry VIII tuyên bố vương quyền tại Ireland và tiến hành chinh phục xứ sở này. Các quý tộc người Ireland gốc Gael được bổ nhiệm vào Nghị viện Ái Nhĩ Lan, bình đẳng với các thành viên người Anh đang chiếm đa số. Có những tranh luận gay gắt sau cuộc cải cách tôn giáo tại Anh bởi vì đại đa số người dân Ireland theo Công giáo Rôma. Sau cuộc nổi dậy của người Ireland năm 1641, người Công giáo bị cấm đi bầu chiếu theo Đạo luật Settlement năm 1652 của chính quyền Cromwell. Dưới triều James II, người Công giáo giành lại quyền lực, trong cuộc chiến Jacobite ở Ireland, nhà vua đáp ứng các yêu cầu của Nghị viện về quyền tự trị và bồi hoàn đất đai cho người Công giáo. Sau chiến thắng của William III của Anh, những quyền này bị thu hồi. Luật Poyning năm 1494 khiến Nghị viện Ireland phụ thuộc Nghị viện Anh, nhưng Hiến pháp 1782 gỡ bỏ các giới hạn này, chỉ trong một thập niên người Công giáo giành được quyền bầu cử dù vẫn chưa vào được nghị viện. Quốc hội Anh Sau Hiệp ước Thống nhất năm 1707, các đạo luật thống nhất được Nghị viện Anh và Nghị viện Scotland thông qua kiến tạo Vương quốc Anh (Kingdom of Great Britain). Hai nghị viện cũ bị giải tán và được thay thế bởi Quốc hội Anh (Parliament of Great Britain),và sử dụng lại trụ sở của Nghị viện cũ. Tất cả truyền thống, tiền lệ, quy trình lập pháp, pháp lệnh của Nghị viện Anh được duy trì cùng với các viên chức đương nhiệm, những thành viên người Anh chiếm đa số áp đảo trong Quốc hội mặc dù luật pháp người Scotland vẫn được duy trì. Sau khi George I thuộc Nhà Hanover lên ngôi năm 1714, quyền lực nhà vua bị tước bỏ dần, vào cuối triều đại George vị trí các bộ trưởng – phụ thuộc vào sự ủng hộ của Quốc hội – bắt đầu được gắn kết với nhau. Đến cuối thế kỷ 18, dù vẫn còn ảnh hưởng đáng kể trên Quốc hội, nhà vua không thể hành xử quyền lực trực tiếp: lấy thí dụ, lần cuối cùng vương quyền thực thi quyền phủ quyết dự luật là vào năm 1708 bởi Nữ hoàng Anne. Quốc hội Liên hiệp Vương quốc Anh Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland thành lập năm 1801 bởi Đạo luật Thống nhất kết hợp Vương quốc Anh và Vương quốc Ireland. Đến thế kỷ 19 mới hình thành nguyên tắc các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước hạ viện – trước đó Viện Quý tộc có ưu thế vượt trội đối với Viện Thứ dân cả trên lý thuyết lẫn thực hành. Các thành viên của Viện Thứ dân được bầu chọn bởi một hệ thống tuyển cử lỗi thời, chẳng hạn hạt Old Sarum, với bảy cử tri, có thể bầu hai nghị sĩ ngang bằng hạt Dunwich đã hoàn toàn biến mất do sạt lở đất. Trong nhiều trường hợp, thành viên thượng viện kiểm soát những hạt bầu cử tí hon để đảm bảo phiếu bầu từ thân nhân hoặc những người ủng hộ. Hơn nữa, nhiều ghế trong hạ viện lại do các nhà quý tộc chiếm giữ. Sau những cải cách diễn ra trong thế kỷ 19, khởi đầu với Đạo luật Cải cách năm 1832, hệ thống bầu cử hạ viện trở nên chặt chẽ hơn nhiều. Không còn phụ thuộc vào thượng viện, các thành viên Viện Thứ dân tỏ ra tự tin hơn. Đương đại Quyền lực tối thượng của Viện Thứ dân Anh khởi lập từ đầu thế kỷ 20. Năm 1909, Viện Thứ dân thông qua "Ngân sách Nhân dân" đưa ra nhiều thay đổi bất lợi cho giới chủ đất giàu có. Viện Quý tộc, có nhiều thành viên là chủ đất, bác bỏ "Ngân sách Nhân dân". Dựa vào hai yếu tố: sự ủng hộ của người dân đối với dự luật, và sự sút giảm uy tín của Viện Quý tộc, Đảng Tự do suýt giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 1910. Xem kết quả thu được như là một sự ủy nhiệm của nhân dân, Thủ tướng Herbert Henry Asquith thuộc Đảng Tự do đệ trình dự luật Quốc hội tìm cách hạn chế quyền lực của Viện Quý tộc. Đạo luật Quốc hội năm 1911 ngăn cản Viện Quý tộc phong tỏa các dự luật thuế, và chỉ cho phép họ đình hoãn các dự luật tối đa là ba kỳ họp (đến năm 1949 giảm xuống còn hai kỳ họp), sau đó dự luật sẽ tự động trở thành luật. Đạo luật Chính quyền Ireland năm 1920 thiết lập các nghị viện ở Bắc Ireland và Nam Ireland, cùng lúc cắt giảm số đại biểu của hai lãnh thổ này tại Westminster (từ năm 1973 số đại biểu cho Bắc Ireland lại gia tăng). Ireland trở thành quốc gia độc lập năm 1922, đến năm 1927 quốc hội có tên chính thức là Quốc hội Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Có thêm cải tổ cho Viện Quý tộc trong suốt thế kỷ 20. Năm 1958, Đạo luật Quý tộc thiết lập các quy định liên quan đến tư cách quý tộc. Trong thập niên 1960, quyền kế thừa tước vị bị hủy bỏ, từ đó, những người được phong tước không thể truyền tước vị cho con cháu. Gần đây, một đạo luật thông qua năm 1999 dời bỏ quyền đương nhiên là thành viên Viện Quý tộc của những nhà quý tộc theo quyền thừa kế. Nhìn chung, ngày nay vị trí của Viện Quý tộc bị xem là thấp kém hơn Viện Thứ dân. Đạo luật Scotland năm 1998 thiết lập Nghị viện Scotland theo mô hình một viện. Buổi họp đầu tiên của nghị viện được triệu tập vào ngày 12 tháng 5 năm 1999. Cấu trúc quyền lực Cấu trúc Quốc hội gồm có ba thành phần: Vương quyền, Viện Quý tộc, và Viện Thứ dân, hoạt động theo nguyên tắc phân lập; không ai có thể là thành viên của hai trong ba thành phần này. Thành viên Viện Quý tộc không được ứng cử vào Viện Thứ dân; còn theo thông lệ, nhà vua không được bỏ phiếu mặc dù chưa có luật nào cấm đoán việc này. Trên lý thuyết, nhà vua vẫn còn quyền lực, vẫn cần có sự phê chuẩn của hoàng gia để dự luật trở thành luật. Trong số các đặc quyền của nhà vua có quyền giải tán quốc hội, ký hiệp ước, tuyên chiến, và ban tước quý tộc. Trong thực tế, nhà vua chỉ là thực thi những quyền này theo đề nghị của thủ tướng hoặc các bộ trưởng chính phủ. Nhà vua bổ nhiệm thủ tướng để thành lập chính phủ gồm các bộ trưởng là những người được chọn từ lưỡng viện Quốc hội. Thủ tướng là người lãnh đạo khối đa số trong Viện Thứ dân. Hầu hết thành viên Viện Quý tộc đều được bổ nhiệm: các chức sắc cao cấp của Giáo hội Anh và các nhà quý tộc. Kể từ khi ban hành các đạo luật về quốc hội trong năm 1911 và 1949, quyền lực của Viện Quý tộc bị suy giảm đáng kể so với Viện Thứ dân. Tất cả dự luật, ngoại trừ luật ngân sách, được thảo luận và biểu quyết tại Viện Quý tộc; tuy nhiên, nếu bác bỏ một dự luật, Viện Quý tộc chỉ có thể đình hoãn dự luật này tối đa là hai kỳ họp quốc hội trong năm; sau đó nó sẽ trở thành luật mà không cần có sự chuẩn thuận của Viện Quý tộc. Viện Quý tộc cũng thực thi quyền giám sát qua những cuộc chất vấn các bộ trưởng, và qua những hoạt động của các tiểu ban. Hiện nay, tòa án tối cao chỉ là một ủy ban của Viện Quý tộc, nhưng sắp sửa trở thành một định chế tư pháp độc lập. Thành viên tâm linh của Viện Quý tộc là các chức sắc của Giáo hội – tổng Giám mục, Giám mục, tu viện trưởng và chức sắc cao cấp. Nhưng khi Henry VIII giải tán các tu viện thì các tu viện trưởng mất ghế trong Quốc hội. Tất cả Giám mục giáo khu tiếp tục có mặt trong Viện Quý tộc cho đến khi Đạo luật Giám mục Manchester năm 1847 và các đạo luật khác ấn định con số 26 thành viên tâm linh. Luôn luôn có ghế đại biểu cho "năm đại giáo khu": Tổng Giám mục Canterbury, Tổng Giám mục York, Giám mục London, Giám mục Durham và Giám mục Winchester. Giám mục các giáo khu, theo thứ tự thâm niên, sẽ chia nhau 21 vị trí còn lại. Thành viên Thế tục là tất cả các nhà quý tộc. Trước đây là các nhà quý tộc cha truyền con nối. Quyền thành viên Quốc hội không đương nhiên dành cho tất cả các nhà quý tộc. Sau khi Scotland và Anh thống nhất để trở thành Anh trong năm 1707, tất cả quý tộc Anh đều có ghế trong Quốc hội, nhưng chỉ có một số giới hạn các quý tộc Scotland được tuyển chọn vào thiết chế này. Cũng diễn ra tình trạng tương tự khi Ireland sáp nhập với Anh năm 1801, nhưng khi Nam Ireland tách khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh năm 1922, thì quyền đại diện của giới quý tộc Ireland cũng không còn. Đến năm 1963, tất cả quý tộc Scotland đều là thành viên Quốc hội. Chiếu theo Đạo luật Viện Quý tộc năm 1963, chỉ có các nhà quý tộc trọn đời (nghĩa là không thể kế thừa) đương nhiên là thành viên Viện Quý tộc. Trong số các quý tộc cha truyền con nối, chỉ có 92 người – Bá tước Marshal, Lord Great Chamberlain, và 90 thành viên được bầu – còn có ghế trong Viện. Người dân bầu đại biểu cho mình tại Quốc hội, hiện có 646 nghị sĩ Viện Thứ dân. Mỗi "Đại biểu Quốc hội" (Member of Parliament – MP) đại diện cho một đơn vị bầu cử theo hệ thống tuyển cử một đại biểu cho một đơn vị bầu cử (First-Past-the-Post). Quyền bầu cử dành cho người 18 tuổi trở lên bao gồm công dân Liên hiệp Vương quốc Anh, công dân Cộng hòa Ireland và các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung đang sinh sống ở nước Anh. Nhiệm kỳ thành viên Viện Thứ dân phụ thuộc vào tuổi thọ của Quốc hội. Tất cả dự luật đều phải được Viện Thứ dân thông qua mới có thể trở thành luật. Viện Thứ dân có quyền kiểm soát thuế và cung ứng tiền cho chính phủ. Các bộ trưởng (kể cả thủ tướng) phải thường xuyên trả lời các chất vấn của viện, trong khi các ủy ban được giao chức trách điều tra các sự vụ và giám sát mọi hoạt động của chính phủ. Cũng có một cơ chế cho phép các nghị sĩ buộc chính phủ phải quan tâm đến các vấn đề liên quan đến đơn vị bầu cử của mình. Thủ tục Mỗi viện đều thiết lập chức vụ chủ tịch để điều hành (ở Viện Thứ dân gọi là Speaker of the House, và Lord Speaker cho Viện Quý tộc). Trên lý thuyết, mỗi thành viên Viện Thứ dân phải được nhà vua phê chuẩn tư cách nghị sĩ trước khi bầu chủ tịch. Chủ tịch Viện Thứ dân có ba phụ tá: một chủ tọa (chairman), và hai phó chủ tọa. Tại Viện Thứ dân, các thành viên biểu quyết bằng cách hô to "Aye" hoặc "No" - ở Viện Quý tộc là "Đồng ý" hoặc "Không đồng ý"- rồi chủ tọa phiên họp công bố kết quả biểu quyết. Trong trường hợp có nghi vấn về lời công bố của chủ tọa phiên họp, một cuộc bầu phiếu sẽ được thực hiện. Các thành viên sẽ đứng xếp hàng vào một trong hai hành lang dọc theo phòng họp, tên của mỗi người sẽ được ghi lại khi họ rời hành lang để trở lại phòng họp. Chủ tịch Viện Thứ dân thường có lập trường phi đảng phái, và không bỏ phiếu trừ khi số phiếu ngang bằng nhau, trong khi Chủ tịch Viện Quý tộc cũng bỏ phiếu như các thành viên khác. Nhiệm kỳ Sau kỳ tổng tuyển cử, nhà vua sẽ triệu tập Quốc hội mới. Trong kỳ họp này, mỗi viện tập trung tại phòng họp riêng. Rồi các thành viên Viện Thứ dân được mời đến Viện Quý tộc, tại đó các đại diện nhà vua hướng dẫn họ bầu chức danh Chủ tịch. Hôm sau, họ trở lại Viện Quý tộc, các đại diện nhà vua xác nhận kết quả bầu cử và công bố sự chuẩn thuận của nhà vua cho tân chủ tịch. Trong những ngày kế tiếp, các thành viên Quốc hội phải tuyên thệ trung thành, sau đó là lễ khai mạc. Các nhà quý tộc ngồi trong phòng họp của Viện Quý tộc, trong khi các thành viện Viện Thứ dân ở bên ngoài, còn nhà vua ngồi trên ngai. Nhà vua đọc diễn văn – do các bộ trưởng soạn sẵn – phác thảo nghị trình lập pháp trong thời gian tới. Sau đó, mỗi viện sẽ tiến hành công việc của mình. Theo thông lệ, trước khi xem xét nghị trình lập pháp của chính phủ, mỗi viện trình dự luật pro forma –Select Vestries Bill ở Viện Quý tộc, Outlawries Bill tại Viện Thứ dân. Các dự luật này không bao giờ thành luật, chúng chỉ có tính nghi thức nhằm thể hiện rằng mỗi viện có quyền tranh luận độc lập mà không có sự can thiệp nào từ vương quyền. Sau khi trình dự luật pro forma, hai viện dành vài ngày để thảo luận về bài diễn văn của nhà vua. Sau đó, hai viện bắt đầu bổ nhiệm các ủy ban, bầu cử các chức vụ, thông qua các nghị quyết, và xem xét các dự luật. Các khóa Quốc hội có thể kết thúc bằng một trong hai cách: bị nhà vua giải tán hoặc hết nhiệm kỳ, trong lịch sử đương đại thì cách thứ nhất phổ biến hơn nhiều. Quyết định giải tán Quốc hội của nhà vua luôn luôn theo yêu cầu của thủ tướng. Thủ tướng thường chọn biện pháp giải tán Quốc hội ngay vào thời điểm thuận lợi nhất cho chính đảng của mình. Một khi bị mất sự ủng hộ của Viện Thứ dân, thủ tướng phải từ chức hoặc giải tán Quốc hội để tái khẳng định sự ủy nhiệm của cử tri. Không có quy định nào giới hạn nhiệm kỳ Quốc hội cho đến khi Đạo luật Triennial năm 1694 ấn định thời gian tối đa là ba năm. Đạo luật Septennial năm 1715 nới rộng lên bảy năm, nhưng đến năm 1911 Đạo luật Parliament rút xuống còn năm năm. Ngày nay, hiếm có khóa Quốc hội nào có thể tồn tại lâu đến thế, thường thì chúng bị giải tán trước khi kịp kết thúc nhiệm kỳ. Trước đây, khi nhà vua băng hà thì quốc hội cũng bị giải tán bởi vì vương quyền được xem là caput, principum, et finis (khởi thủy, nền tảng, và tận chung) của quốc hội. Kể từ triều đại William và Mary, người ta nhận ra rằng vai trò của quốc hội là thiết yếu khi xảy ra cuộc khủng hoảng kế vị, và một đạo luật ra đời cho phép quốc hội tiếp tục tồn tại trong 6 tháng sau khi nhà vua băng hà. Sau khi kết thúc một khóa quốc hội, nhà vua cho tổ chức một kỳ tổng tuyển cử để bầu các thành viên mới cho Viện Thứ dân. Các quyết định giải tán quốc hội không có ảnh hưởng gì đến Viện Quý tộc. Quốc hội hiện nay là khóa 54 kể từ khi thành lập Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland năm 1801. Quốc hội và Chính phủ Chính phủ Anh phải tường trình trước Viện Thứ dân. Tuy nhiên, Thủ tướng và các thành viên chính phủ không do Viện Thứ dân bầu, nhưng Nữ hoàng yêu cầu một chính trị gia được hậu thuẫn bởi phe đa số trong viện, thường là lãnh tụ chính đảng lớn nhất ở Viện Thứ dân, thành lập chính phủ. Bởi vì chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Hạ viện, Thủ tướng và hầu hết thành viên nội các, theo quy ước, đều là thành viên Viện Thứ dân. Thủ tướng sau cùng từng là thành viên Viện Quý tộc là Alec Douglas-Home, ông nhậm chức thủ tướng năm 1963. Home phải từ bỏ tước quý tộc của mình, và phải tranh cử vào Viện Thứ dân trước khi trở thành thủ tướng. Các chính phủ thường muốn kiểm soát chức năng lập pháp của Quốc hội bằng cách sử dụng thế đa số ở Hạ viện, đôi khi còn tìm cách bổ nhiệm các nhà quý tộc có cùng lập trường vào Viện Quý tộc. Trong thực tế, chính phủ có thể thông qua các dự luật họ muốn (trong phạm vi hợp lý) trừ khi có sự bất đồng nghiêm trọng bên trong đảng cầm quyền. Nhưng ngay cả trong những tình huống như thế, các dự luật của chính phủ cũng khó bị đánh bại, bởi vì vẫn có thể tìm ra giải pháp thỏa hiệp bởi sự nhượng bộ từ hai phía. Năm 1976, Lord Hilsham tìm ra một tên rất được ưa thích để miêu tả tập quán này "thể chế độc tài dân cử". Quốc hội kiểm soát nhánh hành pháp bằng cách thông qua hoặc bác bỏ các dự luật chính phủ đệ trình, cũng như buộc thủ tướng giải thích về các quyết định của họ, hoặc trong các buổi chất vấn định kỳ (Thứ Tư hằng tuần Thủ tướng phải đến dự một buổi họp của Viện Thứ dân để trả lời chất vấn của các nghị sĩ trong nửa tiếng đồng hồ), hoặc tại những kỳ họp của các ủy ban Quốc hội. Trong cả hai trường hợp, Thủ tướng có nghĩa vụ giải đáp mọi thắc mắc của các thành viên Quốc hội. Dù có quyền giám sát nhánh hành pháp, Viện Quý tộc không thể giải tán chính phủ. Các bộ của chính phủ phải duy trì sự tín nhiệm và hậu thuẫn của Viện Thứ dân. Hạ viện có thể rút lại sự ủng hộ của mình đối với chính phủ bằng cách bác bỏ Nghị quyết Tín nhiệm hoặc thông qua Nghị quyết Bất Tín nhiệm. Nghị quyết tín nhiệm thường được chính phủ đệ trình nhằm tái khẳng định sự hậu thuẫn của Viện Thứ dân, trong khi nghị quyết bất tín nhiệm thường là do phe đối lập khởi xướng. Nhiều biểu quyết khác của Viện Thứ dân cũng được xem là những nghị quyết tín nhiệm. Các dự luật quan trọng hình thành chương trình hành động của chính phủ (được trình bày trong diễn văn của nữ hoàng) thường được xem là những nghị quyết tín nhiệm. Nếu các dự luật này không được Viện Thứ dân thông qua, điều đó có nghĩa là chính phủ không còn được Quốc hội tín nhiệm. Cũng sẽ có kết quả tương tự nếu Viện Thứ dân từ chối thông qua ngân sách. Trong trường hợp chính phủ không được Viện Thứ dân tín nhiệm, Thủ tướng bị buộc phải từ chức hoặc giải tán Quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử. Một khi Thủ tướng không thể duy trì thế đa số mà yêu cầu giải tán Quốc hội, trên lý thuyết Nữ hoàng có thể khước từ lời yêu cầu này, buộc Thủ tướng từ chức và yêu cầu lãnh tụ phe đối lập thành lập chính phủ mới. Trong thực tế nữ hoàng hiếm khi sử dụng quyền này. Tuy nhiên, quyền này được trao cho nhà vua để sử dụng trong trường hợp Thủ tướng yêu cầu giải tán Quốc hội mà không có lý do chính đáng. Trong thực tế, quyền giám sát của Viện Thứ dân là không đáng kể. Kể từ khi hệ thống một đại biểu cho một đơn vị bầu cử (first-past-the-post) được áp dụng trong các kỳ tuyển cử, đảng cầm quyền thường là đảng đa số ở Viện Thứ dân nên không cần phải thỏa hiệp với các đảng khác. Hiện nay, các chính đảng Anh Quốc được tổ chức quá chặt chẽ đến nỗi các thành viên của đảng trong Quốc hội khó có cơ hội hành động độc lập. Có nhiều nghị sĩ bị trục xuất khỏi đảng vì đã bỏ phiếu ngược với chỉ thị của lãnh tụ đảng. Suốt thế kỷ 20, Quốc hội chỉ có ba cơ hội thông qua nghị quyết bất tín nhiệm chính phủ - hai lần trong năm 1924, một lần năm 1979. Đặc quyền Mỗi viện của Quốc hội đều sở hữu và cố bảo vệ các đặc quyền lâu đời của mình. Viện Quý tộc tồn tại như một định chế truyền thống. Còn theo tập quán của Viện Thứ dân, mỗi khi khởi đầu một khóa Quốc hội mới, vị Chủ tịch bước vào phòng họp của Viện Quý tộc và yêu cầu các đại diện của Vương quyền khẳng định các quyền và đặc quyền "rõ ràng" của Viện Thứ dân. Nghi thức này đã có từ triều Henry VIII (1509-1547). Mỗi viện đều cố bảo vệ các đặc quyền của mình, cũng như có quyền trừng phạt nếu chúng bị vi phạm. Phạm vi các đặc quyền của Quốc hội dựa trên luật pháp và tập quán. Sir William Blackstone chỉ ra rằng các đặc quyền này "rất rộng và không rõ ràng", không cách chi xác định được chúng trừ khi chính Quốc hội chịu làm việc này. Đặc quyền tiên quyết của lưỡng viện Quốc hội là quyền tự do phát biểu trong tranh luận; mọi điều phát biểu tại lưỡng viện Quốc hội sẽ không bị thẩm vấn ở tòa án hoặc bất cứ thiết chế nào khác bên ngoài Quốc hội. Một đặc quyền khác là quyền đặc miễn tài phán được áp dụng trong các kỳ họp Quốc hội, cũng như 40 ngày trước và sau mỗi kỳ họp. Tuy nhiên, thành viên lưỡng viện Quốc hội không còn được phép phục vụ trong các bồi thẩm đoàn. Cả hai viện đều có quyền trừng phạt bất cứ ai vi phạm các đặc quyền của họ. Lấy thí dụ, tội miệt thị Quốc hội, tức là không chấp hành lệnh triệu tập của một ủy ban Quốc hội, có thể bị trừng phạt. Viện Quý tộc có quyền cầm tù một cá nhân trong một thời hạn nhất định, nhưng một người bị Viện Thứ dân cầm tù được tự do trong thời gian giữa hai kỳ họp. Các án phạt của hai viện không thể bị kháng án tại tòa, Đạo luật Nhân quyền cũng không được áp dụng trong trường hợp này. Huy hiệu Huy hiệu bán chính thức của Quốc hội Anh có hình khung lưới sắt đặt dưới một vương miện (portcullis). Khởi thủy, đây là phù hiệu của các gia đình quý tộc Anh từ thế kỷ 14. Đến những năm 1500, các quân vương thuộc triều đại Tudor biến nó thành huy hiệu hoàng gia với hình vương miện được thêm vào. Cũng trong thời kỳ này, Điện Westminster trở thành chỗ họp thường xuyên của Quốc hội. Huy hiệu này gắn liền với Điện Westminster khi nó được dùng như một biểu tượng trang hoàng trong tòa nhà khi được tái thiết sau trận hỏa hoạn năm 1512. Tuy nhiên, vào lúc ấy, nó cũng chỉ là một trong những biểu tượng trong tòa nhà. Kể từ thế kỷ 19, portcullis được sử dụng rộng rãi trong khắp tòa nhà khi Charles Barry và Augustus Pugin chọn nó làm biểu tượng chính trang hoàng cho tòa nhà mới khi được xây dựng lại sau thảm họa hỏa hoạn năm 1834. Đến thế kỷ 20, portcullis được chấp nhận là huy hiệu của cả hai viện Quốc hội, như là một thói quen lâu đời hơn là do một nghị quyết đặc biệt. Ngày nay huy hiệu này xuất hiện trên các văn kiện, giấy tờ, ấn phẩm, và các vật dụng của Điện Westminster như dao, kéo, đồ bạc và đồ sứ. Xem thêm Hệ thống Westminster Chú thích Tham khảo Blackstone, Sir William. (1765). Commentaries on the Laws of England. Oxford: Clarendon Press. K. M. Brown and R. J. Tanner, The History of the Scottish Parliament volume 1: Parliament and Politics, 1235-1560 (Edinburgh, 2004) Davies, M. (2003). Companion to the Standing Orders and guide to the Proceedings of the House of Lords, 19th ed. Farnborough, Thomas Erskine, 1st Baron. (1896). Constitutional History of England since the Accession of George the Third, 11th ed. London: Longmans, Green and Co. R. Rait, The Parliaments of Scotland (Glasgow, 1924) R. J. Tanner, 'The Lords of the Articles before 1540: a reassesment', Scottish Historical Review, LXXIX (October 2000) "Parliament." (1911). Encyclopædia Britannica, 11th ed. London: Cambridge University Press. Liên kết ngoài Nghị viện Vương quốc Anh – website chính thức Đài TV trực tiếp của Nghị viện United Kingdom Parliament. Official website. The Parliamentary Archives of the United Kingdom. Official website. History of Parliament. Official website. The Parliament of the United Kingdom. Parliament Live TV. Provides online viewing of debates in The House of Lords, House of Commons and Westminster Hall debates. In addition, committee meetings can be viewed live or viewed from beginning to end. Using a 56k dial up connection streamed debates can be followed, though with erratic video and sound prone to disruption. The British Broadcasting Corporation. (2005). "A–Z of Parliament." International Association of Business and Parliament - UK Parliament Scheme Information links to Government, political parties and statistics. The Guardian. (2005). "Special Report: House of Commons." The Guardian. (2005). "Special Report: House of Lords." Parliamentary procedure site at Leeds University A Short History of the Scottish Parliament Cơ quan lập pháp Vương quốc Anh Chính trị Vương quốc Liên hiệp Anh Westminster Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh Anh Anh Quốc hội
134342
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Barth%C3%A9lemy
Saint-Barthélemy
Saint-Barthélemy (tiếng Anh: Saint Barthélemy), tên chính thức là Cộng đồng Saint-Barthélemy (tiếng Pháp: Collectivité de Saint-Barthélemy), là một cộng đồng hải ngoại của Pháp. Còn được biết với tên Saint Barts, Saint Barths, hay Saint Barth, cộng đồng này là một trong bốn vùng lãnh thổ trong Quần đảo Leeward ở Caribbean bao gồm cả Tây Ấn thuộc Pháp, và là vùng đất duy nhất đã từng là thuộc địa của Thụy Điển. Địa vị hiện nay của cộng đồng hải ngoại này có hiệu lực vào ngày 22 tháng 2 năm 2007 và gồm chính đảo Saint-Barthélemy, cộng với vài tiểu đảo ven bờ. Lịch sử Saint-Barthélemy do Pháp tuyên bố đầu tiên vào năm 1648. Nó được bán cho Thụy Điển vào năm 1784, sau đó bán cho Pháp vào năm 1878. Thời kỳ Thụy Điển để lại dấu ấn ở tên của nhiều con đường và xã (để tưởng nhớ Đức vua Gustav III) và để lại biểu tượng quốc gia, Ba Vương miện cùng với con diệc xám, cũng như vương miện tường, trong quốc huy đảo. Sách tham khảo Jean Deveau, Peuplement de Saint-Barthélemy, Bulletin de la Société d'histoire de la Guadeloupe , nos 17-18, 1972 et no 29, 3e trimestre 1976, 64 p. Ernst Ekman, Sweden, The Slave Trade and Slavery, 1784-1847, Revue française d'histoire d'outre-mer , Paris, 1975, p. 226-227 Göran Skytte, Det kungliga svenska slaveriet, Askelin & Hägglund, Stockholm, 1986 ISBN 91-7684-096-4 Denis Gonthier, Abolition de l’esclavage et transformation des ménages de la population rurale de couleur, Île antillaise de Saint-Barthélémy, de 1840 à 1857, Université de Montréal (mémoire de maîtrise co-dirigé par Yolande Lavoie et Francine MAYER), Montréal, 1987, 127 p. Louis-Jean Calvet & Robert Chaudenson, 1998. Saint-Barthélemy: une énigme linguistique. Paris: Diffusion Didier Érudition. Tham khảo Liên kết ngoài Collectivity of Saint Barthélemy (official goverment website) Mémoire St Barth: History of Saint Barthélemy (slave trade, slavery, abolitions) St Barts Talk Forum Allô! St. Barths Radio St Barth St-Barth Weekly Le Citoyen SBH , government information Saint Barths Online St Barthélemysällskapet L'aménagement linguistique à Saint-Barthélemy Photosite St. Barths Quần đảo Leeward Lãnh thổ phụ thuộc Caribe Quốc gia và vùng lãnh thổ nói tiếng Pháp Lãnh thổ phụ thuộc Caribe Caribe Pháp Đảo Pháp Cựu thuộc địa của Pháp Cựu thuộc địa ở Bắc Mỹ Liên hiệp Pháp Cựu thuộc địa Thụy Điển Cựu lãnh thổ phụ thuộc của Guadeloupe Cộng đồng hải ngoại Pháp
894795
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amegilla%20rufescens
Amegilla rufescens
Amegilla rufescens là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Friese mô tả khoa học năm 1911. Chú thích Tham khảo Amegilla Động vật được mô tả năm 1911
584663
https://vi.wikipedia.org/wiki/Colotis%20pallene
Colotis pallene
Colotis pallene là một loài bướm thuộc họ Pieridae. Nó được tìm thấy ở miền nam châu Phi. Sải cánh của loài này dài 28–35 mm. Các cá thể trưởng thành bay quanh năm, chủ yếu vào cuối hè and thu. Ấu trùng của loài này ăn các loài Capparis. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài pallene
837681
https://vi.wikipedia.org/wiki/5386%20Bajaja
5386 Bajaja
5386 Bajaja là một tiểu hành tinh vành đai chính với chu kỳ quỹ đạo là 1225.8943623 ngày (3.36 năm). Nó được phát hiện ngày 1 tháng 10 năm 1975. Tham khảo Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1975
872144
https://vi.wikipedia.org/wiki/Oecetis%20hyperion
Oecetis hyperion
Oecetis hyperion là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Chú thích Tham khảo Oecetis
209088
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kendrapara
Kendrapara
Kendrapara là một thành phố và khu đô thị của quận Kendrapara thuộc bang Orissa, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Kendrapara có dân số 41.404 người. Phái nam chiếm 52% tổng số dân và phái nữ chiếm 48%. Kendrapara có tỷ lệ 74% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 80%, và tỷ lệ cho phái nữ là 68%. Tại Kendrapara, 12% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Orissa
962602
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trentepohlia%20labuana
Trentepohlia labuana
Trentepohlia labuana là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Liên kết ngoài Tham khảo Trentepohlia Limoniidae ở vùng Indomalaya
781988
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pateros%2C%20Metro%20Manila
Pateros, Metro Manila
Pateros là một đô thị tự trị hạng nhất tại Metro Manila, Philippines. Đô thị nhỏ này nổi tiếng với ngành chăn nuôi vịt và đặc biệt là sản xuất balut (trứng vịt lộn). Pateros giáp với thành phố Pasig ở phía bắc, Makati ở phía tây và Taguig ở phía nam. Pateros là đô thị tự trị duy nhất và có diện tích nhỏ nhất tại Metro Manila, nhưng đây là nơi có mật độ dân số cao thứ hai với 27.000 người/km², sau Manila. Chú thích Liên kết ngoài Municipality of Pateros official website Facts of Balut and Municipality of Pateros council-refuses-to-discuss-boundary-dispute-with-pateros [sc.judiciary.gov.ph/jurisprudence/2009/.../157714.htm]
499887
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Luzerne%2C%20Pennsylvania
Quận Luzerne, Pennsylvania
Quận Luzerne là một quận trong tiểu bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng ở , Pennsylvania. Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số người. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích km², trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Các quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Tham khảo Quận của Pennsylvania
583403
https://vi.wikipedia.org/wiki/Penaincisalia
Penaincisalia
{{Bảng phân loại | name = Penaincisalia | regnum = Animalia | phylum = Arthropoda | classis = Insecta | ordo = Lepidoptera | familia = Lycaenidae | genus = Penaincisalia| synonyms = Abloxurina K.Johnson, 1992 Candora K.Johnson, 1992 Pons K.Johnson, 1992 Thecloxurina K.Johnson, 1992 | image = Illustrations of diurnal Lepidoptera 68.jpg }}Penaincisalia''' là một chi bướm ngày thuộc họ Lycaenidae. Chú thích Tham khảo Eumaeini
495353
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Lowndes%2C%20Georgia
Quận Lowndes, Georgia
Quận Lowndes là một quận trong tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ. Quận lỵ đóng ở thành phố Valdosta . Theo điều tra dân số năm 2000 của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có dân số 96.705 người . Năm 2007, ước tính dân số quận này là 101.909 người. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận này có diện tích ki-lô-mét vuông, trong đó có km2 là diện tích đất, km2 là diện tích mặt nước. Các xa lộ Các quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Tham khảo Quận của Georgia
409350
https://vi.wikipedia.org/wiki/Scheinfeld
Scheinfeld
Scheinfeld là một đô thị ở huyện Neustadt (Aisch)-Bad Windsheim, bang Bayern thuộc nước Đức. Tham khảo Liên kết ngoài History of Scheinfeld Gallery House of Schwarzenberg Nhà Schwarzenberg
569233
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Blaine%2C%20Montana
Quận Blaine, Montana
Quận Blaine là một quận thuộc tiểu bang Montana, Hoa Kỳ. Quận này được đặt tên theo. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, quận có dân số người. Quận lỵ đóng ở. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Các xa lộ chính Quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000, quận này đã có dân số 7.009 người, 2.501 hộ gia đình, và 1.793 gia đình sống trong quận hạt. Mật độ dân số là 2 người trên một dặm vuông (1/km ²). Có 2.947 đơn vị nhà ở mật độ trung bình của <1/km ² (1/sq mi). Thành phần chủng tộc của cư dân sinh sống trong quận gồm 52,58% người da trắng, 0,17% da đen hay Mỹ gốc Phi, 45,37% người Mỹ bản xứ, 0,09% châu Á, Thái Bình Dương 0,03%, 0,23% từ các chủng tộc khác, và 1,54% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 1,00% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc một chủng tộc nào. 18,8% là người gốc Đức và Na Uy 8,1% tổ tiên theo điều tra dân số năm 2000. 91,7% nói tiếng Anh, Đức 3,8% và 2,0% Dakota là ngôn ngữ đầu tiên của họ. Có 2.501 hộ, trong đó 36,00% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 52,30% là đôi vợ chồng sống với nhau, 14,40% có nữ hộ và không có chồng, và 28,30% là không lập gia đình. 26,00% hộ gia đình đã được tạo ra từ các cá nhân và 10,80% có người sống một mình 65 tuổi hoặc lớn tuổi hơn là người. Cỡ hộ trung bình là 2,78 và cỡ gia đình trung bình là 3,36. Trong quận cơ cấu độ tuổi dân cư được trải ra với 32,60% dưới độ tuổi 18, 8,00% 18-24, 24,80% 25-44, 21,60% từ 45 đến 64, và 12,90% từ 65 tuổi trở lên người. Độ tuổi trung bình là 34 năm. Đối với mỗi 100 nữ có 97,50 nam giới. Đối với mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 96,30 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đạt mức USD 25.247, và thu nhập trung bình cho một gia đình là USD 30.616. Phái nam có thu nhập trung bình USD 23.627 so với 20.469 USD đối với phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người là 12.101 USD. Có 23,40% gia đình và 28,10% dân số sống dưới mức nghèo khổ, bao gồm 36,50% những người dưới 18 tuổi và 19,90% của những người 65 tuổi hoặc cao hơn. Tham khảo Quận của Montana
551107
https://vi.wikipedia.org/wiki/Memecylon%20sylvaticum
Memecylon sylvaticum
Memecylon sylvaticum là một loài thực vật thuộc họ Melastomataceae. Đây là loài đặc hữu của Sri Lanka. Chú thích Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Memecylon sylvaticum . 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 22 tháng 8 năm 2007. Thực vật Sri Lanka Memecylon Thực vật dễ tổn thương
300516
https://vi.wikipedia.org/wiki/Calmels-et-le-Viala
Calmels-et-le-Viala
Calmels-et-le-Viala là một xã ở tỉnh Aveyron, thuộc vùng Occitanie ở miền nam nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Aveyron Tham khảo Calmelsetleviala
447862
https://vi.wikipedia.org/wiki/Blan
Blan
Blan là một xã trong tỉnh Tarn thuộc vùng Occitanie ở miền nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 195 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Xã của Tarn
209162
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kharod
Kharod
Kharod là một thị xã và là một nagar panchayat của quận Janjgir-Champa thuộc bang Chhattisgarh, Ấn Độ. Địa lý Kharod có vị trí Nó có độ cao trung bình là 240 mét (787 feet). Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Kharod có dân số 8606 người. Phái nam chiếm 50% tổng số dân và phái nữ chiếm 50%. Kharod có tỷ lệ 60% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 74%, và tỷ lệ cho phái nữ là 46%. Tại Kharod, 17% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang Chhattisgarh
621003
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cydia%20ulicetana
Cydia ulicetana
Cydia ulicetana là một loài bướm đêm thuộc họ Tortricidae. Nó là loài bản địa của miền tây châu Âu, nhưng nó được du nhập vào Hawaii. Sải cánh dài 12–16 mm. Con trưởng thành bay vào tháng 5 và in phía nam again từ tháng 7 đến tháng 9 in miền tây Europe. Males fly in sunshine, while the females tend to be more crepuscular. The larvae feed internally in the seedpods of various plants, bao gồm Ulex (also Ulex europaeus) và Cytisus species. Tham khảo Liên kết ngoài UKmoths Fauna Europaea Cydia
970632
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cybister%20dytiscoides
Cybister dytiscoides
Cybister dytiscoides là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Sharp miêu tả khoa học năm 1882. Chú thích Tham khảo Bọ nước Cybister
870023
https://vi.wikipedia.org/wiki/Diplectrona%20marginata
Diplectrona marginata
Diplectrona marginata là một loài Trichoptera trong họ Hydropsychidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Tham khảo Diplectrona
585211
https://vi.wikipedia.org/wiki/Coirac
Coirac
Coirac là một xã thuộc tỉnh Gironde trong vùng Nouvelle-Aquitaine tây nam nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Gironde Tham khảo Xã của Gironde
846180
https://vi.wikipedia.org/wiki/7472%20Kumakiri
7472 Kumakiri
7472 Kumakiri là một thiên thạch vành đai chính, được phát hiện vào tháng 2 năm 1992 bởi Makio Akiyama và Toshimasa Furuta. Tham khảo Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Makio Akiyama Được phát hiện bởi Toshimasa Furuta Thiên thể phát hiện năm 1992
907418
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lacon%20pectinicornis
Lacon pectinicornis
Lacon pectinicornis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Champion mô tả khoa học năm 1894. Chú thích Tham khảo Lacon
683404
https://vi.wikipedia.org/wiki/Polynesia%20%28b%C6%B0%E1%BB%9Bm%20%C4%91%C3%AAm%29
Polynesia (bướm đêm)
Polynesia là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Các loài Polynesia curtitibia Prout, 1922 Polynesia sunandava (Walker, 1861) Polynesia truncapex Swinhoe, 1892 Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Asthenini
142590
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20Ti%E1%BA%BFt%20mi
Họ Tiết mi
Họ Tiết mi (danh pháp khoa học: Thismiaceae) là một họ trong thực vật có hoa chỉ được một số nhà phân loại học công nhận (ví dụ J. Hutchinson, Chase và ctv. 1995 , 2000 ; hệ thống APG 1998; Caddick và ctv. 2000 ; Neyland 2002 ; Thiele & Jordan 2002 , Merckx và ctv. 2006 và Woodward và ctv. 2007 , nhưng chủ yếu được đưa vào trong họ Burmanniaceae như là tông Thismieae (hệ thống APG II, Maas-van de Kamer trong hệ thống Kubitzki và ctv.), chứa 5 chi với khoảng 45 loài, phân bố khá rải rác, trong đó 3 chi (Afrothismia, Haplothismia và Oxygyne) chỉ có ở Cựu thế giới, chi Thismia có mặt trong khu vực nhiệt đới của cả châu Mỹ lẫn châu Á, với ba loài sinh sống trong khu vực ôn đới tại Illinois (Hoa Kỳ), Nhật Bản và New Zealand, Australia; còn chi Tiputinia có trong khu vực Amazon. Đặc điểm Các loài trong họ Thismiaceae là các cây thân thảo nhỏ sống dị dưỡng nấm lâu năm, thân hơi mọng, có thân rễ và ưa ẩm vừa phải. Hoặc không có lá hoặc với các lá nhỏ, mọc so le hay mọc đối, bị suy thoái thành dạng vảy và không có diệp lục. Phiến lá nhẵn, gân lá song song. Trong thịt lá có chứa các tinh thể oxalat calci hình kim. Chúng có thể nhận ra nhờ các hoa đặc trưng của chúng. Các hoa nhỏ lưỡng tính thường mọc đơn lẻ (đôi khi mọc thành chùm) ở đầu ngọn, các lá đài ngoài thường khác với các lá đài trong, cũng thường hay có một vòng bao quanh một họng rộng, các nhị cụp vào trong hay tạo thành một nón ở giữa hoa, bầu nhụy hạ. Hoa trông tương tự như một con sứa nhỏ hay một nhóm các nấm nhỏ. Chúng hoặc là tự thụ phấn hoặc tiếp hợp vô tính. Quả là dạng quả nang bị nứt ra khi chín, chứa 50-150 hạt. Phân loại và phát sinh chủng loài Thismiaceae hay Burmanniaceae sensu lato (bao gồm cả Thismieae) đã từng được liên kết với các họ khác nhau. Nhiều tác giả đề xuất mối quan hệ với các họ dị dưỡng nấm khác như Triuridaceae (Eichler, 1875; Baillon, 1894), Geosiridaceae (Cronquist, 1970), Corsiaceae (Hutchinson, 1959; Dahlgren và ctv., 1985), và Orchidaceae (Lindley, 1846; Karsten, 1858; Engler, 1888; Cronquist, 1970; Rübsamen, 1986). Tuy nhiên, các mối quan hệ này hiện nay đã bị gạt bỏ hoàn toàn, dựa trên sự hội tụ của các trạng thái đặc trưng có liên quan, do phương thức sống dị dưỡng nấm (Soltis và ctv., 2005). Ngoài ra, Thismiaceae cũng từng được liên kết với một loạt các họ một lá mầm khác như Haemodorocaceae, Iridaceae, Amaryllidaceae, Bromeliaceae, Taccaceae và Velloziaceae (Maas và ctv., 1986); làm chứng cho sự thiếu đồng thuận về các mối quan hệ của các loài thực vật kỳ dị này. Các phân tích phát sinh chủng loài phân tử dựa trên DNA đặt Thismiaceae vào trong bộ Dioscoreales (Caddick và ctv., 2000, 2002; Davis và ctv., 2004), nhưng với các kết quả khác nhau cho vị trí của nó trong bộ này, phụ thuộc vào kiểu lấy mẫu và thu thập dữ liệu (Caddick và ctv., 2002; Merckx và ctv., 2006). Nghiên cứu phát sinh chủng loài của Merckx và ctv (2009), Merckx và ctv (2010) cho thấy việc gộp chi Afrothismia vào trong họ Thismiaceae làm cho nó trở thành cận ngành, trong khi độ hỗ trợ cho tính đơn ngành của nhánh chứa các chi Thismia, Haplothismia và Tiputinia là cao. Cây phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Dioscoreales dưới đây lấy theo APG II. Các chi Afrothismia (Engl.) Schltr.: Khoảng 11-16 loài đặc hữu vùng nhiệt đới châu Phi. Có thể không thuộc về họ này. Haplothismia Airy Shaw: 1 loài tại Tây Ghats, Ấn Độ. Oxygyne Schltr.: 1 loài tại Cameroon và 2 tại Nhật Bản. Thismia Griff. (bao gồm cả Bagnisia, Geomitra, Glaziocharis, Mamorea, Ophiomeris, Scaphiophora, Triscyphus, Triurocodon): Khoảng 32-35 loài tiết mi, thủy ngọc bôi tại vùng nhiệt đới châu Á và Nam Mỹ, vài loài tại vùng ôn đới. Tiputinia P.E. Berry & C. L. Woodw.: 1 loài tại Ecuador. Chú thích Tham khảo Thismiaceae trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). Các họ thực vật có hoa : Miêu tả, minh họa, nhận dạng, thông tin tra cứu. Tiết mi, họ
898733
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ptilothrix%20nigerrima
Ptilothrix nigerrima
Ptilothrix nigerrima là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Friese mô tả khoa học năm 1906. Chú thích Tham khảo Ptilothrix Động vật được mô tả năm 1906
331112
https://vi.wikipedia.org/wiki/Labastide-d%27Armagnac
Labastide-d'Armagnac
Labastide-d'Armagnac, parfois orthographié La Bastide d'Armagnac, là một xãthuộc tỉnh Landes trong vùng Nouvelle-Aquitaine. Xã này có diện tích 31,87 km², dân số năm 2006 là 692 người. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 94 mét trên mực nước biển. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức của thị trấn Voir la Webcam du village La Bastide d'Armagnac trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Site perso d'anciens de Labastide qui se souviennent La Bastide d'Armagnac
414311
https://vi.wikipedia.org/wiki/S-300
S-300
S-300 là một loạt các hệ thống Tên lửa đất đối không tầm xa Nga do Tổng công ty khoa học công nghiệp Almaz sản xuất dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 đã được phát triển để tăng cường khả năng chống lại máy bay và tên lửa hành trình cho Lực lượng Phòng không Xô viết. Các biến thể sau đó được phát triển để đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật. Hệ thống S-300 được Liên Xô triển khai lần đầu vào năm 1979 nhằm phòng thủ không trung cho các cơ sở công nghiệp và hành chính lớn, các căn cứ quân sự và kiểm soát không phận chống lại máy bay tấn công của đối phương. Nhà phát triển quản lý dự án của S-300 là công ty Nga Almaz (thuộc sở hữu của chính phủ, viết tắt "KB-1") mà hiện nay đang là một phần của Doanh nghiệp Phòng không "Almaz-Antei". S-300 sử dụng tên lửa do phòng thiết kế MKB "Fakel" (một công ty riêng của chính phủ, viết tắt "OKB-2") phát triển. Thời gian triển khai S-300 là 5 phút. Một phiên bản phát triển của hệ thống S-300 là S-400, đi vào phục vụ vào năm 2004. Tháng 2 năm 2010, Nga thông báo tiếp tục sáng kiến bán các hệ thống S-300 cho Iran, nước vốn sợ một cuộc không kích bằng máy bay tàng hình của Mỹ-Israel vào cơ sở hạt nhân của họ. Các nhà phân tích cho rằng nó có thể được trang bị với cùng loại radar chống tàng hình được cho là đã được sử dụng trên loại S-400. Biến thể và nâng cấp Có nhiều phiên bản được trang bị các loại tên lửa khác nhau, radar cải tiến, khả năng chống các biện pháp phản công điện tử tốt hơn, tầm xa hơn và khả năng chống các tên lửa đạn đạo tầm ngắn hay các mục tiêu bay rất thấp cao hơn. Hiện chúng có ba biến thể chính. Cây phả hệ hệ thống S-300 S-300P S-300P trên đất liền S-300P (chuyển tự từ tiếng Nga С-300П) là phiên bản nguyên thủy của hệ thống S-300 đi vào hoạt động năm 1978. Năm 1987 hơn 80 địa điểm được triển khai sẵn sàng, chủ yếu tại khu vực quanh Moskva. Hậu tố P thể hiện PVO-Strany (hệ thống phòng không quốc gia). Một đơn vị S-300PT gồm một radar giám sát 36D6 (tên hiệu NATO TIN SHIELD), một hệ thống kiểm soát bắn 30N6 (FLAP LID) và các phương tiện phóng 5P85-1. Phương tiện phóng 5P85-1 là một xe tải kéo móc. Thường một radar thám sát tầm thấp 76N6 (CLAM SHELL) cũng là một phần của đơn vị. Hệ thống là một sự phát triển đáng kể, gồm cả việc sử dụng radar mạng phase và khả năng chiến đấu với nhiều mục tiêu trên cùng Hệ thống kiểm soát bắn (FCS). Tuy nhiên, nó có một số hạn chế. Mất hơn một giờ để chuẩn bị cho hệ thống bán cơ động này sẵn sàng khai hoả và phương pháp phóng thẳng nóng được sử dụng thường làm hư hại TEL. Ban đầu nó được dự định lắp đặt hệ thống dẫn đường Track Via Missile (TVM). Tuy nhiên, hệ thống TVM gặp các vấn đề khi thám sát các mục tiêu bay dưới 500 m. Thay vì chấp nhận giới hạn, người Liên xô quyết định rằng việc thám sát các mục tiêu độ cao thấp là một yêu cầu bắt buộc và quyết định sử dụng một hệ thống chỉ huy-dẫn đường thuần tuý cho tới khi đầu TVM sẵn sàng. Điều này cho phép độ cao chiến đấu tối thiểu ở mức 25 m. Những cải tiến cho S-300P đã dẫn tới nhiều phiên bản phụ lớn cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu. S-300PT-1 và S-300PT-1A là những cải tiến lớn từ hệ thống S300PT nguyên bản. Việc giới thiệu tên lửa 5V55KD và biện pháp phóng lạnh sau đó cũng được thực hiện. Thời gian chuẩn bị sẵn sàng giảm xuống còn 30 phút (có thể sánh với Patriot PAC-2) và việc lựa chọn đường đạn cho phép 5V55KD đạt tới tầm hoạt động 75 km. S-300PS/S-300PM (tiếng Nga C-300ПC/C-300ПМ) được giới thiệu năm 1985 và là phiên bản duy nhất được cho là được trang bị một đầu đạn hạt nhân. Model này xuất hiện cùng TEL, radar di động và các phương tiện chỉ huy hiện đại tất cả đều được đặt trên xe tải MAZ-7910 8x8. Model này cũng sử dụng các tên lửa 5V55R mới tăng tầm chiến đấu tối đa lên 90 km (56 dặm) và phương thức dẫn đường điều khiển radar bán chủ động (SARH). Radar giám sát của các hệ thống này được đặt tên 30N6. Cũng xuất hiện cùng phiên bản này là sự phân biệt giữa các TEL tự hành và không tự hành. TEL không tự hành được đặt tên 5P85T. Các TEL tự hành là 5P85S và 5P85D. 5P85D là một TEL "phụ", được điều khiển bởi một TEL 5P85S "chính". TEL "chính" có thể được phân biệt nhờ một container thiết bị lớn phía sau cabin; ở TEL "phụ" khu vực này để trống và được dùng chứa dây cáp hay lốp dự phòng. Phiên bản hiện đại hoá tiếp theo, được gọi là S-300PMU (tiếng Nga C-300ПМУ) được giới thiệu năm 1992 cho thị trường xuất khẩu và sử dụng tên lửa cải tiến 5V55U vẫn dùng phương pháp dẫn đường trung gian giai đoạn cuối SARH và đầu đạn nhỏ hơn của 5V55R nhưng tăng khả năng chiến đấu chung khiến loại tên lửa này hầu như có cùng tầm hoạt động và độ cao như loại tên lửa 48N6 mới hơn (tầm hoạt động tối đa 150 km/93 dặm). Các radar cũng được cải tiến, với radar giám sát cho S-300PMU được định danh là 64N6 (BIG BIRD) và radar rọi (illumination radar) và dẫn đường được định danh là 30N6-1 trong bảng GRAU. S-300F (SA-N-6) trên biển S-300F Fort (tiếng Nga C-300Ф Форт, hậu tố F cho Flot, tiếng Nga có nghĩa hạm đội) được giới thiệu năm 1984 như phiên bản đầu tiên trang bị trên tàu thủy (hải quân) của hệ thống S-300P do Altair phát triển với loại tên lửa 5V55RM mới với tầm hoạt động 7–90 km (4-56 dặm, tương đương 3.8-50 hải lý) và tốc độ tối đa của mục tiêu lên tới Mach 4 trong khi độ cao chiến đấu giảm còn 25-25,000 m (100-82,000 ft). Phiên bản hải quân sử dụng các radar TOP SAIL hay TOP STEER, TOP PAIR và 3R41 Volna (TOP DOME) và dùng dẫn đường điều khiển với một phương thức dẫn đường radar bán chủ động (SARH) giai đoạn cuối. Nó lần đầu tiên được lắp đặt và thử nghiệm trên biển trên một tàu tuần tiễu lớp Kara và cũng được lắp đặt trên các tàu tuần tiễu lớp Slava và tàu chiến lớp Kirov. Nó được giữ trong tám (Slava) hay mười hai (Kirov) bệ phóng tám tên lửa bên dưới boong. Phiên bản xuất khẩu của hệ thống này được gọi là Rif (Russian Риф — reef). S-300FM Fort-M (tiếng Nga C-300ФМ) là phiên bản hải quân khác của hệ thống, chỉ được lắp đặt trên tàu tuần tiễu lớp Kirov RFS Pyotr Velikiy, và sử dụng loại tên lửa 48N6 mới. Nó được giới thiệu năm 1990 và tăng tốc độ tên lửa lên xấp xỉ Mach 6 với tốc độ tiếp chiến mục tiêu tối đa lên tới Mach 8.5, tăng kích thước đầu đạn lên 150 kg (330 lb) và tăng tầm tiếp chiến một lần nữa lên 5–150 km (3-93 dặm) cũng như độ cao tiếp chiến 10m-27 km (33–88500 ft). Các tên lửa mới cũng sử dụng biện pháp dẫn đường tối tân track-via-missile và có khả năng ngăn chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Hệ thống này sử dụng TOMB STONE MOD thay cho radar TOP DOME. Phiên bản xuất khẩu được gọi là Rif-M. Hai hệ thống Rif-M đã được Trung Quốc mua năm 2002 và lắp đặt trên các tàu khu trục tên lửa phòng không có điều khiển Type 051C. Cả hai phiên bản hải quân đều được cho là còn có một máy do tìm hồng ngoại giai đoạn cuối thứ hai để giảm khả năng bị ảnh hưởng của hệ thống do bão hoà, tương tự như hệ thống tên lửa Standard mới của Mỹ. Điều này cũng giúp tên lửa có khả năng tiếp chiến các mục tiêu dưới đường chân trời của radar, như các tàu chiến hay các tên lửa chống tàu bay lướt trên mặt biển. S-300V (SA-12) 9K81 S-300V Antey-300 (tiếng Nga 9К81 С-300В Антей-300 - được đặt theo tên Antaeus) hơi khác biệt so với các phiên bản khác. Nó được sản xuất bởi Antey chứ không phải Almaz. Hậu tố V thay cho Voyska (các lực lượng mặt đất). Nó được thiết kế để hoạt động như hệ thống phòng không tầng thứ ba của quân đội, cung cấp sự bảo vệ chống lại các tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và máy bay, thay cho SA-4 'Ganef'. Các tên lửa "GLADIATOR" có tầm chiến đấu tối đa khoảng 75 km (47 dặm) trong khi các tên lửa "GIANT" có thể chiến đấu với các mục tiêu ngoài 100 km (62 dặm) và lên tới độ cao khoảng 32 km (100,000 ft). Trong cả hai trường hợp đầu đạn khoảng 150 kg (331 lb). Tuy nó được tạo ra từ cùng dự án (và vì thế cùng có tên định danh thông thường S-300) các tính chất khác biệt là kết của một thiết kế khá khác biệt so với các phiên bản khác. Hệ thống S-300V được mang trên các xe vận tải bánh xích MT-T, khiến nó có khả năng cơ động băng đồng tốt hơn thậm chí cả loại S-300P trên các xe tải 8x8. Nó cũng hơi khác hơn loại S-300P. Ví dụ, tuy cả hai đều có radar quét cơ khí để tìm kiếm mục tiêu (9S15 BILL BOARD A), mức độ khẩu đội 9S32 GRILL PAN có khả nặng tìm kiếm tự động và SARH được giao cho radar rọi trên TELAR. Phiên bản 30N6 FLAP LID ban đầu trên S-300P thực hiện thám sát và rọi, nhưng không được trang bị tìm kiếm tự động (cải tiến sau này). S-300V đặt ra sự ưu tiên lớn hơn cho ABM, với loại 9M83 chế tạo riêng biệt. Tên lửa này lớn hơn và mỗi TELAR chỉ có khả năng mang hai tên lửa. Nó cũng có một radar ABM riêng biệt - radar mạng phase 9S19 HIGH SCREEN ở cấp độ khẩu đội. Một tiểu đội S-300V thông thường gồm một thiết bị thám sát mục tiêu và thiết bị chỉ định, một radar dẫn đường và tới 6 TELAR. Thiết bị thám sát và chỉ định gồm đài chỉ huy 9S457-1, một radar giám sát toàn bộ 9S15MV hay 9S15MT BILL BOARD và radar giám sát khu vực 9S19M2 HIGH SCREEN. S-300V sử dụng radar đa kênh 9S32-1 GRILL PAN. Bốn kiểu TELAR có thể được sử dụng với hệ thống này. 9A83-1 mang 4 tên lửa 9M83 GLADIATOR và 9A82 mang hai tên lửa 2 9M82 GIANT và các bệ phóng đơn giản, trong khi 9A84 (4× tên lửa 9M83) và 9A85 (2× tên lửa 9M82) gồm cả bộ phận nạp/phóng. Hệ thống S-300V có thể được điều khiển bởi một hệ thống đài chỉ huy cấp trên 9S52 Polyana-D4 tích hợp nó với hệ thống tên lửa Buk thành một sư đoàn. S-300PMU-1/2 (SA-20) S-300PMU-1 (tiếng Nga C-300ПМУ-1) cũng được giới thiệu năm 1992 với các tên lửa 48N6 mới và lớn hơn lần đầu tiên xuất hiện với vai trò triển khai trên đất liền và có tất cả các tính năng cải tiến từ phiên bản S300FM gồm gia tăng tốc độ, tầm hoạt động, dẫn đường TVM và khả năng ABM. Đầu đạn hơi nhỏ hơn phiên bản hải quân ở mức 143 kg (315 lb). Phiên bản này cũng là lần đầu tiên radar 30N6E TOMB STONE mới và có tính năng tốt hơn được giới thiệu. S-300PMU-1 được giới thiệu năm 1999 và lần đầu tiên đưa ra nhiều kiểu tên lửa trên một hệ thống duy nhất. Ngoài các tên lửa 5V55R, 48N6E và 48N6E2, S-300PMU-1 có thể sử dụng hai loại tên lửa mới, 9M96E1 và 9M96E2. Cả hai đều nhỏ hơn các tên lửa trước đó, ở mức 330 và 420 kg (728 và 926 lb) và mang theo đầu đạn nhỏ hơn, chỉ 24 kg (53 lb). 9M96E1 có tầm chiến đấu 1–40 km (1-25 dặm) và 9M96E2 là 1–120 km (1-75 dặm). Chúng vẫn mang 4 tên lửa 48N6E và 48N6E2 trên mỗi TEL, và do có kích thước nhỏ hơn nên mỗi xe phóng có thể mang tới 16 tên lửa nếu dùng loại 9M96E1 hoặc 9M96E2. Ngoài việc chỉ dựa vào các đuôi khí động học để điều khiển, các tên lửa sử dụng một hệ thống động lực khí cho phép tên lửa có khả năng tiêu diệt (Pk) tốt hơn dù đầu đạn nhỏ hơn. Pk được ước tính ở mức 0.7 chống lại một tên lửa đạn đạo cho bất kỳ tên lửa nào. S-300PMU-1 thường sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E, dù nó cũng tương thích với các hệ thống chỉ huy và điều khiển Baikal-1E và Senezh-M1E CCS cũ. Hệ thống 83M6E được tích hợp radar giám sát/phát hiện 64N6E (BIG BIRD). Radar kiểm soát bắn/nổ và dẫn đường là 30N6E(1), có thể lựa chọn thích hợp với một radar thám sát thấp 76N6 và một radar thám sát mọi cao độ 96L6E. Hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E có thể kiểm soát tới 12 TEL, cả phương tiện tự hành 5P85SE và bệ phóng kéo 5P85TE. Nói cung các phương tiện hỗ trợ cũng gồm trong hệ thống, như xe kéo 40V6M, được dùng để kéo trạm ăng ten. S-300PMU-2 Favorite (tiếng Nga C-300ПМУ-2 Фаворит – Favourite, định danh DoD SA-20B), được giới thiệu năm 1997, là một phiên bản cải tiến của S-300PMU-1 với tầm hoạt động mở rộng lần nữa lên 195 km (121 dặm) cùng tên lửa 48N6E2 mới. Hệ thống này rõ ràng có khả năng không chỉ chống lại các tên lửa đạn đạo tầm ngắn, mà cả các tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung. Nó sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E2, gồm phương tiện chỉ huy 54K6E2 và radar giám sát/dò tìm 64N6E2. Nó sử dụng radar điều khiển bắn/nổ và dẫn đường 30N6E2. Tương tự như S-300PMU-1, 12 TEL có thể được điều khiển, với bất kỳ kiểu phương tiện tự hành 5P85SE2 và bệ phóng kéo 5P85TE2. Tuỳ lựa chọn nó có thể sử dụng radar thám sát mọi cao độ 96L6E và radar thám sát độ cao thấp 76N6, như S-300PMU-1. S-400 (SA-21) S-400 Triumf (tiếng Nga С-400 «Триумф», trước kia gọi là S-300PMU-3/C-300ПМУ-3) được giới thiệu năm 1999 và có đặc điểm ở những tên lửa mới, lớn hơn với 2 tên lửa trên mỗi TEL. Dự án đã gặp phải những chậm trễ từ khi được thông báo lần đầu và việc triển khai chỉ bắt đầu trên quy mô nhỏ năm 2006. Với tầm chiến đấu lên tới 400 km (250 dặm), tuỳ thuộc vào biến thể tên lửa sử dụng, và được tuyên bố là có khả năng phát hiện các mục tiêu tàng hình, nó là phiên bản hiện đại nhất. Ít thông tin được công bố về phiên bản này, các nhà sản xuất tuyên bố nó có thể bắn hạ các loại máy bay tàng hình tiên tiến nhất và cả tên lửa đạn đạo tầm tới 3.500 km. S-300VM (SA-X-23) S-300VM (Antey 2500) là một phiên bản cải tiến của S-300V. Nó gồm một phương tiện chỉ huy mới, 9S457ME và một bộ các radar mới. Nó có khả năng dùng cả radar thám sát 9S15M2, 9S15MT2E hay 9S15MV2E, và radar giám sát khu vực được nâng cấp lên 9S19ME. Radar dẫn đường nâng cấp có danh mục Grau 9S32ME. Hệ thống vẫn sử dụng tới 6 TELAR, các bệ phóng 9A84ME (lên tới 4 × tên lửa 9M83ME) và lên tới 6 bệ phóng/xe nạp được triển khai cho mỗi bệ phóng (2 × tên lửa 9M83ME mỗi chiếc). Lịch sử chiến đấu Dù không một hệ thống S-300 nào từng khai hoả trong một cuộc xung đột thực sự, nó vẫn được coi là một hệ thống SAM rất có khả năng. Tháng 4 năm 2005, NATO đã có một cuộc tập trận tại Pháp và Đức gọi là Trial Hammer 05 để thực tập các phi vụ của SEAD. Các quốc gia tham gia rất vui mừng vì Không quân Slovakia đã mang theo một hệ thống S-300PS dù đó là phiên bản cũ từ thập niên 1980, cho họ cơ hội duy nhất để NATO tìm hiểu hệ thống. Israel đang tìm cách mua các máy bay chiến đấu F-35 Lightning II để hoá giải các mối nguy cơ từ các tên lửa S-300 đang được cung cấp cho Iran.Israel orders U.S. stealth planes to counter Iran, Syria threat Đặc điểm kỹ thuật Các tên lửa được dẫn đường bằng radar 30N6 FLAP LID hay radar hải quân 3R41 Volna (TOP DOME) sử dụng dẫn đường điều khiển với radar dẫn đường bán chủ động giai đoạn cuối. Các phiên bản sau này sử dụng radar 30N6 FLAP LID B hay TOMB STONE để dẫn đường cho tên lửa qua dẫn đường mặt đất chỉ huy dẫn đường/tìm kiếm hỗ trợ (SAGG). SAGG tương tự như cấu hình dẫn đường TVM của Patriot. Phiên bản trước đó 30N6 FLAP LID A có thể dẫn đường tới 12 tên lửa một lúc tới 6 mục tiêu. 30N6E FLAP LID B có thể dẫn đường tới 24 tên lửa tới 12 mục tiêu. Các mục tiêu bay với tốc độ lên tới Mach 2,5 có thể bị chặn đánh thành công hay khoảng Mach 8,5 cho các model sau này. Một tên lửa có thể được phóng lên mỗi ba giây. Trung tâm điều khiển tự động có khả năng quản lý lên tới 12 TEL đồng thời. Đầu đạn nguyên bản nặng 100 kg (220 lb), các đầu đạn trung gian nặng 133 kg (293 lb) và các đầu đạn mới nhất nặng 143 kg (315 lb). Tất cả được trang bị một kíp nổ tiếp cận và kíp nổ tiếp xúc. Các tên lửa nặng trong khoảng 1,450 kg (3,200 lb) và 1,800 kg (3,970 lb). Các tên lửa được phóng ra khỏi ống phóng trước khi các động cơ kích hoạt, nó có thể tăng tốc lên tới 100 g'' (1 km/s²). Chúng được phóng thẳng lên trên sau đó quay về hướng mục tiêu, không cần thiết phải ngắm tên lửa trước khi bắn. Các tên lửa được điều khiển bằng một bộ cánh đuôi và qua các van phụt chỉnh hướng. Các đoạn bên dưới cung cấp thông tin kỹ thuật chính xác về radar và tên lửa của các phiên bản S-300 khác nhau. Cần lưu ý rằng từ phiên bản S-300PM, hầu hết các phương tiện và tên lửa đều có thể được chuyển đổi lẫn giữa các phiên bản. Radar 30N6 FLAP LID A được lắp đặt trên một xe kéo nhỏ. 64N6 BIG BIRD được lắp trên một xe kéo lớn cùng một máy phát điện và thông thường được kéo bởi một chiếc xe tải tám bánh đã trở nên quen thuộc. 76N6 CLAM SHELL được lắp đặt trên một xe kéo lớn với một cột ăng ten cao khoảng 24 và 39 m (79 và 128 ft). Phiên bản nguyên thủy S-300P sử dụng một tổ hợp radar doppler sóng liên tục 76N6 CLAM SHELL để thám sát mục tiêu và radar thám sát và tiếp chiến mạng phase số băng I/J 30N6 FLAP LID A. Cả hai được lắp đặt trên các xe kéo. Ngoài ra có một trung tâm điều khiển trên một xe kéo khác và tới mười hai bệ dựng/phóng với bốn tên lửa mỗi bệ được lắp trên các xe kéo. S-300PS/PM tương tự nhưng sử dụng radar thám sát và chiến đấu nâng cấp 30N6 với trung tâm chỉ huy được tích hợp và có các TEL lắp trên xe tải. Nếu được sử dụng trong vai trò chống tên lửa đạn đạo hay chống tên lửa hành trình, radar băng E/F 64N6 BIG BIRD cũng sẽ được bổ sung cho khẩu đội. Nó có khả năng phát hiện các lớp mục tiêu tên lửa đạn đạo ở khoảng cách lên tới 1000 km (620 dặm) và bay với tốc độ tới 10.000 km/h (6200 mph) và các lớp mục tiêu tên lửa hành trình ở khoảng cách tới 300 km (185 dặm). Nó cũng sử dụng chùm tia điện tử lái và thực hiện việc quét một vòng mỗi 12 giây. Radar 36D6 TIN SHIELD cũng có thể sử dụng để nâng cấp hệ thống S-300 giúp tăng khả năng thám sát mục tiêu sớm hơn so với radar FLAP LID. Nó có thể phát hiện một mục tiêu cỡ tên lửa bay ở độ cao 60 mét (200 ft) ít nhất cách xa 20 km (12.5 dặm), ở độ cao 100 mét (330 ft) ở ít nhất 30 km (19 dặm), và độ cao lớn tới 175 km (108 dặm). Ngoài ra một radar tìm kiếm mục tiêu băng E/F 64N6 BIG BIRD có thể được sử dụng với tầm thám sát tối đa tới 300 km (186 mi). S-300 FC Radar Flap Lid có thể được lắp đặt trên một cột tiêu chuẩn. Tên lửa Do sử dụng cùng xe phóng nên các loại đạn của S-300 có thể dùng lẫn cho S-400 và ngược lại. So sánh với hệ thống MIM-104 Patriot của Mỹ MIM-104 Patriot là hệ thống phòng không tầm xa của Mỹ có vai trò tương tự như S-300, do đó Tính năng của 2 hệ thống này luôn được so sánh với nhau: Patriot có bệ phóng được thiết kế trên xe rơ-moóc, bệ phóng tên lửa đặt nằm nghiêng cho phép tấn công mục tiêu ở góc hình nón trước mũi xe phóng, nếu mục tiêu ở hướng khác thì xe phóng sẽ phải quay đầu sang hướng đó mới có thể tấn công. Thiết kế của S-300 dùng phóng thẳng đứng nên có thể tấn công mục tiêu ở mọi hướng bay, do đó S-300 có lợi thế hơn về khả năng kiểm soát mục tiêu, đặc biệt là chống trả mục tiêu bay thấp hiệu quả hơn. Thời gian triển khai chiến đấu của Patriot là 30 phút trong khi S-300PMU chỉ mất 5 phút. Về mặt này, S-300 có ưu thế hơn hẳn. Patriot sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực tích hợp AN/MPQ-53/65, radar có thể kiểm soát 100 mục tiêu trong phạm vi 170 km và có thể điều khiển 9 tên lửa cùng lúc. Thông số về mục tiêu được bám sát bởi một radar duy nhất thông qua hệ thống chỉ huy AN/MSQ-104 nên hệ thống được gọn nhẹ hóa, tuy nhiên nếu radar bị trúng hỏa lực, hệ thống sẽ mất khả năng chiến đấu bởi không có radar khác phụ trợ. S-300 thì sử dụng 2 hệ thống radar riêng biệt cho việc tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực. Radar tìm kiếm mục tiêu 64N6 Big Bird có phạm vi tìm kiếm mục tiêu lớn hơn nhiều so với Patriot, có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly tới 300 km và theo dõi đồng thời 100 mục tiêu. Hệ thống chỉ huy đồng bộ 83M6 có khả năng tấn công 36 mục tiêu cùng lúc, số đạn tên lửa có thể dẫn bắn cùng lúc lên đến 72 tên lửa. Về hệ thống điều khiển hỏa lực, S-300 có lợi thế hơn hẳn về phạm vi và số lượng mục tiêu tấn công cùng lúc. Biến thể nâng cấp Patriot PAC-3 sử dụng công nghệ mới "hit-to-kill" (truy đuổi-tiêu diệt) tiên tiến. Loại tên lửa mới của PAC-3 không sử dụng đầu đạn mà dựa vào động năng của vụ va chạm tốc độ cao để tiêu diệt mục tiêu. Do không cần đầu đạn nổ nên loại tên lửa mới này rất nhỏ gọn, tăng thêm hiệu quả đánh chặn tên lửa đạn đạo, tuy nhiên hiệu quả khi chống lại máy bay hoặc tên lửa hành trình bị giảm đi và tầm bắn bị giảm xuống còn 20–35 km. Trong khi đó, S-300 sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau song chúng đều mang đầu nổ thông thường. Patriot sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực tích hợp, trong khi S-300 sử dụng 2 hệ thống chuyên biệt. Như vậy, về độ nhỏ gọn thì PAC-3 có ưu thế hơn S-300, cho phép máy bay vận tải chuyên chở dễ dàng hơn. S-300 có thể sử dụng nhiều loại đạn tên lửa khác nhau như: Đạn tên lửa 48N6 tầm bắn 150 km, đạn 48N6E2 tầm bắn 200 km, đạn 40N6 có tầm 400 km (loại mới dùng cho S-400), có thể chặn đánh mục tiêu có vận tốc tối đa Mach 8,5. Patriot có phạm vi tác chiến xa nhất là 160 km, chặn đánh được mục tiêu có vận tốc tối đa Mach 5. Do đó, về phạm vi tác chiến và khả năng đánh chặn mục tiêu tốc độ cao của Patriot kém hơn so với S-300. Bên sử dụng và các biến thể khác S-300 chủ yếu được dùng ở Đông Âu và châu Á dù các nguồn không thống nhất với nhau về số lượng chính xác quốc gia sở hữu hệ thống này. Được triển khai ở Armenia bởi Nga tại Căn cứ Quân sự số 102 - các hệ thống S-300PS được chuyển giao từ Nga năm 2007 để thay thế model S-300 cổ hơn trong kho vũ khí của Belarus, loại S-300V cũ hơn được bán cho Thổ Nhĩ Kỳ để thử nghiệm và sử dụng trong cuộc tập trận Anatolian Eagle. có mười phương tiện phóng S-300, được chia vào hai đơn vị với mỗi đơn vị năm phương tiện phóng. : Trung Quốc đã mua S-300PMU-1 và đang sản xuất theo giấy phép hệ thống này với tên gọi Hongqi-10 (HQ-10). Trung Quốc cũng là khách hàng đầu tiên của S-300PMU-2 và có thể sử dụng S-300V dưới cái tên Hongqi HQ-18. Trung Quốc cũng chế tạo một phiên bản cải tiến của HQ-10 với nhãn hiệu HQ-15 với tầm hoạt động tối đa lên tới từ 150 km (93 dặm) đến 200 km (124 dặm). Có những báo cáo không được xác nhận cho rằng phiên bản này là hệ thống S-300PMU-2 do Trung Quốc sản xuất. Tổng số các khẩu đội S-300PMU/1/2 và HQ-15/18 trong Quân đội Giải phóng Nhân dân xấp xỉ là 40 và 60, trong năm 2008. Tổng số tên lửa ở mức hơn 1,600, với khoảng 300 bệ phóng. Năm tiểu đoàn SAM như vậy đã được triển khai và hoạt động quanh khu vực Bắc Kinh, sáu tiểu đoàn tại vùng Eo biển Đài Loan và các tiểu đoàn còn lại tại các thành phố lớn như Thượng Hải, Thành Đô và Đại Liên. Hai hệ thống Rif (SA-N-6) đã được mua năm 2002 cho Hải quân Trung Quốc cho các Tàu khu trục Type 051C Destroyers. & : Síp đã ký một thoả thuận mua các hệ thống S-300 năm 1996. Cuối cùng mua phiên bản S-300PMU-1, nhưng vì căng thẳng chính trị giữa Síp và Thổ Nhĩ Kỳ và áp lực của Thổ Nhĩ Kỳ (xem Khủng hoảng Tên lửa Síp (1997–1998)), hệ thống được chuyển giao cho Đảo Crete Hy Lạp. Sau này, Síp có được hệ thống Tor-M1 và hệ thống Buk-M1. Cuối cùng, ngày 19 tháng 12 năm 2007 các tên lửa chính thức được chuyển giao cho chính phủ Hy Lạp để đổi lấy thêm các hệ thống Tor-M1 và hệ thống Buk-M1. đã mua sáu khẩu đội S-300 vào tháng 8 năm 1995 với giá $1 tỷ, có lẽ là phiên bản S-300PMU-2, được cho là gồm 48 tên lửa mỗi hệ thống. Chúng dường như sẽ được sử dụng trong vai trò chống tên lửa đạn đạo tầm ngắn (BMD) chống lại các tên lửa M-11 của Pakistan. Tình trạng của Iran với hệ thống S-300 vẫn đang gây tranh cãi. Họ dường như đã có được một số lượng chưa biết các tên lửa S-300PMU-1 năm 1993, có thể lên tới 300 gần đây từ Belarus. Iran tuyên bố đã ký một hợp đồng với Nga ngày 25 tháng 12 năm 2007 về việc mua bán hệ thống tên lửa S-300PMU-2. Các quan chức Nga đã bác bỏ điều này. Theo nguồn tin quốc phòng cao cấp của Israel, Iran sẽ nhận được các hệ thống S-300 vào năm 2009, việc chuyển giao sẽ diễn ra từ tháng 9 tới đầu năm 2009. Cũng có tuyên bố rằng Croatia đã bán các hệ thống S-300 của họ cho Iran. Sau này một tuyên bố khác được đưa ra nói rằng Libya đã chuyển các hệ thống S-300 cho Iran.. Ngày 21 tháng 12, theo một nhà làm luật cao cấp của Iran, Nga đã bắt đầu cung cấp các thành phần của các hệ thống phòng không S-300 cho Iran. Esmaeil Kosari, phó chủ tịch uỷ ban của nghị viện về an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại, nói với cơ quan thông tấn Iran IRNA rằng Iran và Nga đã có những cuộc đàm phán trong nhiều năm về việc mua các hệ thống phòng không S-300 và đã kết thúc với một thoả thuận. Kosari nói nước Cộng hoà Hồi giáo sẽ triển khai các hệ thống tên lửa phòng không đất đối không S-300 để tăng cường khả năng phòng vệ quốc gia tại các khu vực biên giới. Ngày 28 tháng 10 năm 2009, khi được hỏi khi nào Nga sẽ chuyển giao các hệ thống cho Iran, Ivanov đã nói: "Cho tới thời điểm hiện tại chưa có sự chuyển giao nào như vậy." Tuy nhiên ngày 23 tháng 12 năm 2009, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexei Borodavkin nói Nga không thấy có lý do nào để huỷ bỏ thoả thuận cung cấp các hệ thống S-300 cho Iran. Ông nói ""Việc xuất khẩu các vũ khí như vậy không thuộc sự ràng buộc của các hiệp ước của Liên hiệp quốc hay các thoả thuận song phương, điều này giải thích tại sao chúng tôi không thấy có lý do lớn nào để đưa ra bất kỳ thay đổi nào trong thoả thuận," ám chỉ rằng có một thoả thuận. Ngày 8 tháng 2 năm 2010, Iran thông báo họ đã "tự sản xuất trong nước" hệ thống có cùng khả năng với S-300. Alexander Fumin đã nói rằng việc chậm trễ trong chuyển giao là do vấn đề kỹ thuật với hệ thống sóng radio. +5 - Được thừa hưởng từ Tiệp Khắc. Đề xuất của Slovakia để được trang bị một khẩu đội vào giữa năm '90 đã bị huỷ bỏ. thông báo ý định mua S-300P năm 1991 và hiện dường như đã sở hữu hệ thống này.. : Đã sử dụng tất cả các biến thể S-300. Các lực lượng Phòng không Nga, là một phần của Không quân, hiện triển khai hơn 30 trung đoàn được trang bị các phức hợp tên lửa S-300, và đang dần được thay thế bằng các hệ thống S-400. Hơn 20 tiểu đoàn của Nga sẽ được trang bị các hệ thống chống tên lửa S-400 vào năm 2015 Tướng Quân đội Yury Baluyevsky, Tổng tham mưu trưởng Các lực lượng Vũ trang Nga nói. - S-300PS, S-300PMU, S-300V và khác. đã mua một hệ thống S-300V vào năm 1993 để đánh giá, áp dụng công nghệ để nâng cấp các hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ. Venezuela đã đặt hàng S-300VM "Antey-2500" để trang bị cho 12 trung đoàn. Việc giao hàng được chờ đợi hoàn thành vào năm 2010-2011. đã mua hai hệ thống S-300PMU-1 (12 phương tiện phóng) với giá gần $300 triệu. Bên sử dụng cũ : Croatia không còn duy trì một hệ thống S-300 nữa. Họ đã mua được nó từ Ukraina hay Belarus năm 1995 và không bao giờ đặt ở tình trạng hoạt động, mà chỉ ở vai trò vũ khí tâm lý. Sau nhiều tranh cãi, năm 2004 hệ thống này không còn ở Croatia và được cho là đã bị bán. - Một tiểu đoàn được thành lập năm 1985. Đã chuyển cho Slovakia năm 1992. Các bên sử dụng có khả năng trong tương lai Venezuela Chính phủ Venezuela gần đây xác nhận một hợp đồng với chính phủ Nga để mua một hệ thống S-300. - Đang đặt hàng 4 hệ thống S-300PMU-2. - Không quân Indonesia đã thể hiện sự quan tâm tới nhiều hệ thống S-300PMU-2 - 8/6 S-300PMU2 được đặt hàng năm 2006. - Ả Rập Saudi đang đàm phán để mua hệ thống mới nhất S-400. - Việt Nam có ý định mua thêm một số hệ thống S-300PMU2 và cả S-400 sẽ được Nga cung cấp S-300 vào tháng 9/2018 Tham khảo Liên kết ngoài http://www.almaz-antey.ru/ in Russian http://www.ausairpower.net/TE-Asia-Sams-Pt1.pdf and http://www.ausairpower.net/TE-Asia-Sams-Pt2.pdf , a two-part piece from Australian Air Power. www.dtig.org detailed overview of the S-300P & S-300V family. Almaz S-300 – China's "Offensive" Air Defense Soviet/Russian Missile Designations S-300PMU2 Favorit EnemyForces.com Almaz S-300P/PT/PS/PMU/PMU-1/PMU-2 76N6 Clam Shell Acquisition Radar Antey 9K81 S-300V - SA-12A/B Gladiator/Giant Giới thiệu sơ S-300 Bắn thử S-300 Tên lửa đất đối không thời Chiến tranh Lạnh của Liên xô Tên lửa đất đối không Nga Tên lửa đất đối không Trung Quốc Phòng vệ tên lửa Tên lửa chống tên lửa đạn đạo Tên lửa đất đối không Liên xô Tên lửa Nga Tên lửa đất đối không Liên Xô
622180
https://vi.wikipedia.org/wiki/Synpalamides%20phalaris
Synpalamides phalaris
Synpalamides phalaris là một loài bướm đêm thuộc họ Castniidae. Nó thường tìm thấy từ miền nam Brasil, Uruguay và Paraguay, nhưng cũng có thể được ghi nhận từ miền bắc Argentina và Trinidad. Ấu trùng ăn các loài Guzmania và Bromelia. Tham khảo Liên kết ngoài Synpalamides Động vật được mô tả năm 1793
886324
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pseudopanurgus%20tuberatus
Pseudopanurgus tuberatus
Pseudopanurgus tuberatus là một loài Hymenoptera trong họ Andrenidae. Loài này được Timberlake mô tả khoa học năm 1973. Chú thích Tham khảo Pseudopanurgus Động vật được mô tả năm 1973
782333
https://vi.wikipedia.org/wiki/Crypsiphona%20occultaria
Crypsiphona occultaria
Crypsiphona occultaria là một loài bướm đêm thuộc họ Geometridae. Loài này có ở Úc. Tham khảo Động vật được mô tả năm 1805 Crypsiphona
453433
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20%C4%91%C4%A9a%20%C4%91%C6%A1n%20qu%C3%A1n%20qu%C3%A2n%20Hot%20100%20n%C4%83m%201988%20%28M%E1%BB%B9%29
Danh sách đĩa đơn quán quân Hot 100 năm 1988 (Mỹ)
Billboard Hot 100, công bố hàng tuần bởi tạp chí Billboard, là bảng xếp hạng các đĩa đơn thành công nhất tại thị trường âm nhạc Hoa Kỳ. Các số liệu cho việc xếp hạng được Nielsen SoundScan tổng hợp chung dựa trên doanh số đĩa thường và nhạc số và tần suất phát trên sóng phát thanh. Lịch sử xếp hạng Chú thích Xem thêm Danh sách đĩa đơn quán quân (Mỹ) 1988
435278
https://vi.wikipedia.org/wiki/La%20Suze-sur-Sarthe
La Suze-sur-Sarthe
La Suze-sur-Sarthe là một xã thuộc tỉnh Sarthe trong vùng Pays-de-la-Loire tây bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao từ 32-76 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Xã của Sarthe
343931
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A9alencourt
Béalencourt
Béalencourt là một xã ở tỉnh Pas-de-Calais trong vùng Hauts-de-France. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Pas-de-Calais Tham khảo INSEE IGN Liên kết ngoài Béalencourt on the Quid website Bealencourt
857474
https://vi.wikipedia.org/wiki/16444%20Godefroy
16444 Godefroy
16444 Godefroy (tên chỉ định: 1989 GW1) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Eric Walter Elst ở Đài thiên văn La Silla ở Chile ngày 3 tháng 4 năm 1989. Nó được đặt theo tên Godefroy Wendelin, một nhà thiên văn học thế kỷ 16 và 17. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 16001–17000 Tham khảo Liên kết ngoài Thiên thể phát hiện năm 1989 Được phát hiện bởi Eric Walter Elst
545469
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vatica%20brevipes
Vatica brevipes
Vatica brevipes là một loài thực vật thuộc họ Dipterocarpaceae. Đây là loài đặc hữu của Malaysia. Chú thích Tham khảo Ashton, P. 1998. Vatica brevipes. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 24 tháng 8 năm 2007. Thực vật Malaysia Chi Táu Thực vật đặc hữu
959209
https://vi.wikipedia.org/wiki/Molophilus%20cerberus
Molophilus cerberus
Molophilus cerberus là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Australasia. Liên kết ngoài Tham khảo Molophilus Limoniidae ở vùng Australasia
880104
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dianthidium%20parvum
Dianthidium parvum
Dianthidium parvum là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Cresson mô tả khoa học năm 1878. Chú thích Tham khảo Dianthidium Động vật được mô tả năm 1878
281477
https://vi.wikipedia.org/wiki/Belfort%20%28qu%E1%BA%ADn%29
Belfort (quận)
Quận Belfort là một quận của Pháp nằm trong vùng Franche-Comté của Pháp. Đây là quận duy nhất của tỉnh Territoire de Belfort. Quận này có 15 tổng và 102 xã. Các đơn vị hành chính Các tổng Tổng của quận Belfort là: Beaucourt Belfort-Centre Belfort-Est Belfort-Nord Belfort-Ouest Belfort-Sud Châtenois-les-Forges Danjoutin Delle Fontaine Giromagny Grandvillars Offemont Rougemont-le-Château Valdoie Các xã Xã của quận Belfort là: Tham khảo Liên kết ngoài Belfort trên trang Viện quốc gia Pháp và Nghiên cứu kinh tế (INSEE, tiếng Pháp) Belfort
185541
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh%20t%E1%BA%BF%20Latvia
Kinh tế Latvia
Kinh tế Latvia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở châu Âu. Nước này có tốc độ tăng GDP cao từ năm 2000. Trong năm 2003, GDP đạt 7,5% và tỉ lệ lạm phát chỉ ở mức 2,9%. Thất nghiệp là 8,8% trong năm 2003. Tăng trưởng GDP thực tế các năm tiếp theo đều tăng nhanh, năm 2006 đạt 11,9 %. Việc tư nhân hóa gần như đã hoàn tất, ngoại trừ một vài lĩnh vực phục vụ công cộng phần lớn thuộc sở hữu nhà nước. Vào 1 tháng 4 năm 2004, Latvia đã gia nhập Liên minh châu Âu. Các số liệu thống kê GDP: theo sức mua tương đương - 35,684 tỉ USD (2006) Tỉ lệ tăng trưởng thực GDP: 11,90% (2006) GDP - bình quân đầu người: theo sức mua tương đương - 16.000 USD (2006.) GDP - theo lĩnh vực: nông nghiệp: 4,4% công nghiệp: 24,8% dịch vụ: 70,8% (2006 est.) So sánh thu nhập: 10% thấp nhất: 2,9% 10% cao nhất: 25,9% (1998) Chỉ số Gini: 30,9 (2003) Lực lượng lao động: 1,17 triệu người (2004.) Lao động theo ngành: Nông nghiệp và lâm nghiệp 15%, công nghiệp 25%, dịch vụ 60% (2000) Tỉ lệ thất nghiệp: 7,5% (2005.) Ngân sách: Thu: 4,231 tỉ USD Chi: 4,504 tỉ USD (2004.) Xuất khẩu: 3,569 tỉ USD (2004) Đối tác xuất khẩu: Anh 22,1%, Đức 9,9%, Hoa Kỳ 8,2%, Thụy Điển 7,3%, Pháp 6,6%, Lithuania 6,4%, Estonia 5,2%, Đan Mạch 4,2%, Nga 4,1% (2004) Nhập khẩu: 5,97 tỉ USD (2004) ĐỐi tác nhập khẩu: Đức 16,1%, Nga 14,4%, Lithuania 7,6%, Phần Lan 6,5%, Thụy Điển 5,6%, Estonia 5,1%, Italy 4,2%, Ba Lan 4% (2004) Nọ nước ngoài: 23,704 tỉ USD (2006.) Nhận viện trợ kinh tế: 96,2 triệu USD (1995) Tiền tệ: 1 Latvian lat (LVL) = 100 santims Xem thêm Kinh tế châu Âu Latvia Chú thích Latvia
445864
https://vi.wikipedia.org/wiki/Marcilly-en-Villette
Marcilly-en-Villette
Ménestreau-en-Villette là một xã trong tỉnh Loiret, vùng Centre-Val de Loire bắc trung bộ nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao từ 104-139 mét trên mực nước biển. Tham khảo Menestreauenvillette
803514
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint%20Thomas%2C%20Barbados
Saint Thomas, Barbados
Xã Saint Thomas ("St. Thomas") là đơn vị hành chính nằm ở trung tâm của Barbados. Đây là một trong hai xã không giáp biển duy nhất tại quốc đảo cùng với Saint George ở phía nam. Vị trí Saint Andrew - Đông bắc Saint George - Đông nam Saint James - Tây Saint Joseph - Đông Saint Michael - Tây nam Tham khảo Xã của Barbados
314488
https://vi.wikipedia.org/wiki/Biron%2C%20Dordogne
Biron, Dordogne
Biron (trong tiếng Occitan Biront) là một xã của Pháp, nằm ở tỉnh Dordogne trong vùng Aquitaine của Pháp. Thông tin nhân khẩu Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức của la mairie Biron trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Les monuments aux morts pacifistes Biron
530833
https://vi.wikipedia.org/wiki/856
856
Năm 856 là một năm trong lịch Julius. Sự kiện Sinh Mất Tham khảo Năm 856
953306
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dicranomyia%20acuproducta
Dicranomyia acuproducta
Dicranomyia acuproducta là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Liên kết ngoài Tham khảo Dicranomyia Limoniidae ở vùng Neotropic
629235
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aegle%20hedychroa
Aegle hedychroa
Aegle hedychroa là một loài bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Nó được tìm thấy ở Úc. Chú thích Tham khảo H Động vật được mô tả năm 1904 H
918273
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cryptocephalus%20loreyi
Cryptocephalus loreyi
Cryptocephalus loreyi là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Solier miêu tả khoa học năm 1837. Chú thích Tham khảo L
588751
https://vi.wikipedia.org/wiki/Diarsia%20rubifera
Diarsia rubifera
Diarsia rubifera (tên tiếng Anh: Red Dart) là một loài bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Nó gần đây đã được ghi nhận từ Tennessee. Sải cánh dài khoảng 29 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 7 đến tháng 8. Liên kết ngoài Bug Guide Images The Noctuinae (Lepidoptera: Noctuidae) of Great Smoky Mountains National Park, U.S.A. Chú thích Diarsia
885635
https://vi.wikipedia.org/wiki/Perdita%20fasciatella
Perdita fasciatella
Perdita fasciatella là một loài Hymenoptera trong họ Andrenidae. Loài này được Timberlake mô tả khoa học năm 1980. Chú thích Tham khảo Perdita Động vật được mô tả năm 1980
277053
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aguilar%20de%20Campoo
Aguilar de Campoo
Aguilar de Campoo là một đô thị trong tỉnh Palencia, Castile và León, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số 2013 (INE), đô thị này có dân số là 7.160 người. Tham khảo Liên kết ngoài Página web de Aguilar de Campoo Información, historia, fiestas y fotografias de Aguilar de Campoo Đô thị ở Palencia
575370
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A8re
Sère
Sère là một xã thuộc tỉnh Gers trong vùng Occitanie miền nam nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Gers Tham khảo Xã của Gers
691552
https://vi.wikipedia.org/wiki/Renanthera%20monachica
Renanthera monachica
Renanthera monachica là một loài lan.With a yellow base and red spots. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài USDA information page m
131986
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n%20Kh%E1%BA%A3i%20Thanh%20Th%E1%BB%A7y
Trần Khải Thanh Thủy
Trần Khải Thanh Thủy là một cựu giáo viên, nhà báo, nhà văn, hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội, hội viên danh dự Hội Văn bút Anh 2007 (Honorary Member of PEN UK 2007). Bà là một người bất đồng chính kiến với chính phủ Việt Nam. Tiểu sử Trần Khải Thanh Thủy sinh ngày 26 tháng 11 năm 1960 tại Hà Nội. Bà tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1982; từ năm 1986 đến 1993 bà là giáo viên tại tỉnh Hà Tây. Năm 1993 bà bỏ nghề dạy học về Hà Nội viết báo (báo Cựu chiến binh) và nhiều báo khác (Người cao tuổi, Văn hóa văn nghệ công an, Lao động thủ đô,...). Năm 1999 bà bị buộc thôi việc, bắt đầu viết tự do. Ngày 2 tháng 9 năm 2006 công an đã bắt bà khi đang chuyển tài liệu ra nước ngoài và khám xét nhà bà sau đó. Tháng 2 năm 2007 tổ chức Human Rights Watch tặng Giải Hellmann/Hammett cho bà (và nhiều người Việt khác: Đỗ Nam Hải, Lê Chí Quang, Nguyễn Chính Kết, Nguyễn Khắc Toàn, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Quế Dương). Ngày 21 tháng 4 năm 2007 Trần Khải Thanh Thủy bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP. Hà Nội bắt khẩn cấp vì tội "tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Ngày 5/2/2010 bà bị xử 3 năm rưỡi tù vì tội cố ý gây thương tích. Sau 21 tháng tù, tức là vào khoảng giữa năm 2011, bà được tha bổng và được đưa sang định cư ở Mỹ, sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ gây sức ép đòi thả tự do cho bà. Người phát ngôn Beau Miller của bộ này hoan nghênh việc trả tự do cho bà Thủy, và dân biểu Loretta Sanchez tuyên bố "chào đón nhà văn Trần Khải Thanh Thủy về với tự do". Một số tác phẩm Xuất bản trong nước Thơ đố, Nhà xuất bản văn hóa Dân tộc, 1989 1001 chuyện lứa đôi, (Phóng sự), Nhà xuất bản Thanh Niên, 1998 Ngôi nhà của Gấu, Nhà xuất bản Kim Đồng, 1998 Vợ chồng như thớt với dao, (truyện vui), Nhà xuất bản Thanh Niên, 2000 Sông không đến, bến không vào, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2000 Làm chị, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2001 Băm sáu cái nõn nường..., Nhà xuất bản văn hóa Dân tộc, 2002 Từ trong cổ tích, (truyện ký), Nhà xuất bản Kim đồng, 2003 Lưu Hương Ký, (bình chú), Nhà xuất bản Thanh Niên, 2004 Khát sống, (truyện ký), Nhà xuất bản Kim Đồng, 2004 Âm thầm, (thơ), Hội Liên Hiệp Nghệ thuật Hà Nội 2004 Biết yêu từ thở còn thơ, (phóng sự), Nhà xuất bản Hội Nhà Văn, 2005 Song hỉ lâm môn, (truyện vui), Nhà xuất bản Hà Nội, 2005 Khúc khích xuân Hương, Nhà xuất bản văn hóa Dân tộc, 2005 Tôn Thất Bách- Y Đức một đời, Nhà xuất bản Kim Đồng, 2006 Đăng ở hải ngoại Chết ngoài kế hoạch (truyện vui) Báo về (truyện vui) 1001 truyện trong cơn sốt giá (phóng sự) Cơm vua lộc nước (phóng sự) Nhật ký ngục tù (nhiều kỳ, tản văn) Tự sự về lai lịch một bài thơ (tản văn) Văn minh thành phố (truyện vui) Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh (phóng sự) Hang Đá (tản văn) Đôi điều cảm nhận (tản văn) Đối thoại cùng sông (tản văn) Hoan hô công an đảng ta vồ ếch Ôi công an nhục mấy cho vừa Bình quân đại láo Đảng buông vạt váy tôi ra Thư cảm ơn Tiếng rao đêm Hà Nội (phóng sự) Hồi ức buồn (truyện ngắn) Kỷ niệm hay tưởng liệm? Tượng đài mà biết nói năng ? Chuyện thường ngày ở đồn (I, II) Đêm chong đèn ngồi hóng chuyện Trò chuyện cùng anh Lưu Ngọc Bang (I, II) Lương y Hà Nội bây giờ Nhà văn Việt Nam và sự hội nhập Chính trị và chiếc giường Cú điện thoại "oan nghiệt" Bút danh 1. Nguyễn Thái Bình. 2. Nguyễn Quý Dân. 3. Nguyễn Hải. 4. Võ Quế Dương. 5. Nguyễn thị Hiền 6. Trần thị Thanh Hằng. 7. Phạm Xuân Mai. 8. Mai Xuân Thưởng. 9. Đồ nghệ Việt Nam Chú thích Liên kết ngoài Hội Văn bút Quốc tế kêu gọi Việt Nam thả nhà báo Trần Khải Thanh Thủy NHÀ VĂN TRẦN KHẢI THANH THỦY Người Hà Nội Nhà văn Việt Nam thời kỳ từ 1976 Nhân vật bất đồng chính kiến Việt Nam Người bị kết tội cố ý gây thương tích tại Việt Nam
877445
https://vi.wikipedia.org/wiki/Apsilochorema%20moselyi
Apsilochorema moselyi
Apsilochorema moselyi là một loài Trichoptera trong họ Hydrobiosidae. Chúng phân bố ở miền Australasia. Tham khảo Chú thích Apsilochorema
624468
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tetraschalis
Tetraschalis
Tetraschalis là một chi bướm đêm thuộc họ Pterophoridae. Các loài Tetraschalis arachnodes Meyrick, 1887 Tetraschalis deltozela Meyrick, 1924 Tetraschalis ischnites Meyrick, 1908 Tetraschalis lemurodes Meyrick, 1907 Tetraschalis mikado (Hori, 1933) Tetraschalis ochrias Meyrick, 1908 Chú thích Tham khảo Tetraschalini
883625
https://vi.wikipedia.org/wiki/Andrena%20albicaudata
Andrena albicaudata
Andrena albicaudata là một loài Hymenoptera trong họ Andrenidae. Loài này được Hirashima mô tả khoa học năm 1966. Chú thích Tham khảo A Động vật được mô tả năm 1966
285472
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A3o%20Sim%C3%A3o%2C%20S%C3%A3o%20Paulo
São Simão, São Paulo
São Simão là một đô thị ở bang São Paulo của Brasil. São Simão được thành lập ngày 3 tháng 3 năm 1895. Đô thị này có diện tích 617,9 km2, dân số 14.280 người. Tham khảo Liên kết ngoài Página da prefeitura São Simão trên WikiMapia São Simão-SP Histórias para contar Paróquia São Simão Apóstolo na Arquidiocese de Ribeirão Preto Fotos da Prainha do Tamanduá Sao Simao
413145
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kehrig
Kehrig
Kehrig là một đô thị ở huyện Mayen-Koblenz bang Rheinland-Pfalz, phía tây nước Đức. Đô thị Kehrig có diện tích 10,41 km². Tham khảo Xã của bang Rheinland-Pfalz Xã và đô thị ở huyện Mayen-Koblenz
310588
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cailhavel
Cailhavel
Cailhavel là một xã của Pháp, nằm ở tỉnh Aude trong vùng Occitanie. Người dân địa phương trong tiếng Pháp gọi là Cailhavelais. Hành chính Thông tin nhân khẩu Tham khảo Liên kết ngoài Cailhavel trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Cailhavel
456292
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hom%C3%A9court
Homécourt
Homécourt là một xã của tỉnh Meurthe-et-Moselle, thuộc vùng Grand Est, đông bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 194 mét trên mực nước biển. Tham khảo Xã của Meurthe-et-Moselle
322862
https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BA%A7u%20b%C3%B4i%20tr%C6%A1n
Dầu bôi trơn
Dầu bôi trơn có thể là Dầu bôi trơn dùng trong công nghiệp. Dầu bôi trơn cá nhân dùng trong hoạt động tình dục. Dầu bôi trơn dùng trong y tế. Chất bôi trơn tự nhiên của cơ thể.
911654
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sadoganus%20babai
Sadoganus babai
Sadoganus babai là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Ôhira miêu tả khoa học năm 1956. Chú thích Tham khảo B
694383
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cardiochilus
Cardiochilus
Cardiochilus là một chi thực vật có hoa trong họ, Orchidaceae. Xem thêm Danh sách các chi Phong lan Tham khảo Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. & Rasmussen, F. eds. (1999). Genera Orchidacearum 1. Oxford Univ. Press. Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. & Rasmussen, F. eds. (2001). Genera Orchidacearum 2. Oxford Univ. Press. Pridgeon, A.M., Cribb, P.J., Chase, M.A. & Rasmussen, F. eds. (2003). Genera Orchidacearum 3. Oxford Univ. Press Berg Pana, H. 2005. Handbuch der Orchideen-Namen. Dictionary of Orchid Names. Dizionario dei nomi delle orchidee. Ulmer, Stuttgart Danh sách các chi phong lan Phân họ Lan Vandeae
469609
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%9Cbelbach
Übelbach
Übelbach là một đô thị thuộc huyện Graz-Umgebung bang Steiermark, nước Áo. Đô thị có diện tích 94,55 km², dân số thời điểm cuối năm 2008 là 2037 người. Tham khảo
647303
https://vi.wikipedia.org/wiki/Crymona
Crymona
Crymona là một chi bướm đêm thuộc họ Erebidae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Erebidae
720971
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lacuna%20pallidula
Lacuna pallidula
Lacuna pallidula, tên tiếng Anh: pale lacuna, là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Littorinidae. Phân bố Miêu tả Chiều dài tối đa của vỏ ốc được ghi nhận là 10 mm. Môi trường sống Độ sâu tối thiểu được ghi nhận là 0 m. Độ sâu tối đa được ghi nhận là 70 m. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Lacuna
591081
https://vi.wikipedia.org/wiki/John%20Lynch%20%28New%20Hampshire%29
John Lynch (New Hampshire)
John H. Lynch (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1952) là một nhà kinh doanh và chính trị gia người Mỹ từng là Thống đốc bang New Hampshire từ năm 2005 đến 2013. Lynch được bầu đầu tiên vào năm 2004, đánh bại Thống đốc Craig Benson nhiệm kỳ đầu tiên - lần đầu tiên thống đốc bang New Hampshire đương nhiệm đã bị từ chối nhiệm kỳ thứ hai trong 78 năm. Lynch đã giành lại quyền bầu cử trong các chiến thắng lở đất trong năm 2006 và 2008, và thoải mái giành được một vị trí thứ tư trong năm 2010. Lynch là thống đốc nổi tiếng nhất trong lịch sử New Hampshire và, trong khi đương nhiệm, luôn được xếp hạng trong số các thống đốc nổi tiếng nhất của quốc gia Kể từ năm 2013, Lynch đã từng là giảng viên cao cấp trong chương trình MBA tại trường Kinh doanh Tuck tại trường cao đẳng Dartmouth. Tham khảo Thống đốc New Hampshire
816940
https://vi.wikipedia.org/wiki/San%20Pedro%20Sula
San Pedro Sula
San Pedro Sula là một thành phố ở Honduras. Thành phố nằm ở góc phía tây bắc của đất nước, trong de Valle Sula (Sula Valley), khoảng 60 km về phía nam của Puerto Cortés brên biển Caribbean. Với dân số ước tính 802.598 người (ước tính năm 2010) trong khu vực vùng đô thị của nó, đây là thành phố lớn thứ hai ở nước sau thủ đô Tegucigalpa, và được coi là trung tâm công nghiệp của Honduras. Nó là thủ phủ của tỉnh Cortés. Thành phố phục vụ như một trung tâm giao thông lớn cho phần còn lại của đất nước, trong khi kinh tế duy trì cơ sở của nó trong ngành công nghiệp ánh sáng và sản xuất cà phê, chuối, thịt bò, mía đường, thuốc lá, lâm nghiệp và thương mại. Theo tạp chí The Economist, San Pedro Sula tạo ra hai phần ba tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này. San Pedro Sula có một bảo tàng khảo cổ học và lịch sử, trong đó bao gồm cả hiện vật và tiền Columbia, thuyết minh chi tiết sự tiến hóa của thành phố. Xì gà làm cho doanh nghiệp là quan trọng, cũng như các nhà máy lắp ráp may mặc, được biết đến như maquiladoras. Sân bay quốc tế Ramón Villeda Morales là một trong các sân bay quan trọng nhất ở Honduras do các kết nối hàng không địa phương và quốc tế. Các trường đại học tư nhân đầu tiên ở Honduras được thành lập tại San Pedro Sula trong năm 1978, Đại học San Pedro Sula (là trường đại học tư thục được công nhận). Tham khảo Khu dân cư ở Honduras Đô thị tỉnh Cortés Tân Tây Ban Nha 1536 Khởi đầu năm 1536
565078
https://vi.wikipedia.org/wiki/Crasville-la-Mallet
Crasville-la-Mallet
Crasville-la-Mallet là một xã thuộc tỉnh Seine-Maritime trong vùng Normandie miền bắc nước Pháp. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Seine-Maritime Seine-Maritime Normandy Tham khảo INSEE Liên kết ngoài Crasville-la-Mallet on the Quid website Xã của Seine-Maritime
589294
https://vi.wikipedia.org/wiki/Coleophora%20potentillae
Coleophora potentillae
Coleophora potentillae là một loài bướm đêm thuộc họ Coleophoridae. Nó được tìm thấy ở Fennoscandia to Pyrenees, và from Ireland to Ba Lan. Sải cánh dài 8–10 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 6 đến tháng 8. Có một lứa một năm. Ấu trùng ăn Rosaceae herbs và shrubs (Potentilla, Rosa, Rubus) và some các loài thực vật khác (e.g. Helianthemum or birches, Betula). Tham khảo Liên kết ngoài Species info Lepidoptera of Belgium Coleophora Côn trùng châu Âu
530550
https://vi.wikipedia.org/wiki/982
982
Năm 982 là một năm trong lịch Julius. Sự kiện Sinh 4 tháng 2 - Lê Phụng Hiểu, tướng nhà Lý tham gia dẹp loạn Tam vương (m. 1059) Mất Tham khảo Năm 982
328729
https://vi.wikipedia.org/wiki/Fuentepi%C3%B1el
Fuentepiñel
Fuentepiñel là một đô thị ở tỉnh Segovia, Castile và León, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số năm 2004 của Viện thống kê quốc gia Tây Ban Nha, đô thị này có dân số 150 người. Tham khảo Đô thị ở Segovia
90387
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sukhoi%20Su-29
Sukhoi Su-29
Sukhoi Su-29 là máy bay thể thao nhào lộn 2 chỗ của Nga với động cơ cánh quạt 360 hp. Nó được thiết kế dựa trên máy bay Su-26 và được thừa hưởng những thiết kế và công nghệ hiện đại của mẫu Su-26. Nó sử dụng hỗn hợp vật liệu bao gồm 60% cấu trúc máy bay, tải trọng rỗng được tăng lên khoảng 50 kg so với Su-26. Su-29 được coi như một sự khởi đầu lý tưởng cho những bài học nhào lộn trên không, bay huấn luyện, cạnh tranh của các phi công bay nhào lộn và các triển lãm hàng không, cũng như duy trì các kỹ năng của phi công quân sự và dân sự. Các quốc gia sử dụng Không quân Argentina DOSAAF Thông số kỹ thuật (Sukhoi Su-29) Đặc điểm riêng Phi đoàn: 2 Chiều dài: 7.29 m Sải cánh: 8.20 m Chiều cao: 2.74 m Diện tích cánh: 12.24 m² Trọng lượng rỗng: 735 kg Trọng lượng cất cánh: 860 kg Trọng lượng cất cánh tối đa: 1204 kg Động cơ: 1× Vedeneyev M-14P, 266 kW (360 hp) Hiệu suất bay Vận tốc cực đại: 385 km/h Tầm bay: Trần bay: 4000 m Vận tốc lên cao: 3.150 fpm Lực nâng của cánh: n/a Lực đẩy/trọng lượng: n/a Tham khảo Liên kết ngoài Su-29 Pilot's Guide (in Russian) Nội dung liên quan Máy bay có cùng sự phát triển Sukhoi Su-26 Sukhoi Su-31 Máy bay có tính năng tương đương Yakovlev Yak-50 Yakovlev Yak-54 Yakovlev Yak-55 Extra 300 Máy bay Sukhoi Máy bay một động cơ Máy bay thể thao Xô Viết 1990-1999
544653
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tillandsia%20nolleriana
Tillandsia nolleriana
Tillandsia nolleriana là một loài thuộc chi Tillandsia. Đây là loài đặc hữu của México. Chú thích Tham khảo Checklist of Mexican Bromeliaceae with Notes on Species Distribution and Levels of Endemism truy cập 3 tháng 11 năm 2009 N Thực vật México
583173
https://vi.wikipedia.org/wiki/Favonius%20%28b%C6%B0%E1%BB%9Bm%29
Favonius (bướm)
Favonius là một chi bướm ngày thuộc họ Lycaenidae. Các loài Subgenus Favonius Favonius cognatus (Staudinger, 1892) North-East Trung Quốc và Triều Tiên. Favonius cognatus cognatus Favonius cognatus ackeryi (Fujioka, 1994) Favonius cognatus latifasciatus (Shirôzu et Hayashi, 1959) Nhật Bản. Favonius jezoensis (Matsumura, 1915) Sakhalin, Kuriles, Japan (Hokkaido). Favonius jezoensis jezoensis Favonius jezoensis azumajamensis (Kanda, 1994) Favonius jezoensis daisenensis (Tanaka, 1941) Favonius jezoensis magnificans Murayama, 1953 Favonius korshunovi (Dubatolov et Sergeev, 1982) Northeast China, Amur Oblast, Ussuri, Triều Tiên Favonius korshunovi korshunovi Favonius korshunovi macrocercus (Wakabayashi et Fukuda, 1985) Favonius korshunovi shinichiroi Fujioka, 2003 Favonius leechi (Riley, 1939) Szechwan. Favonius orientalis (Murray, 1875) Amur Oblast, Ussuri, Kunashir, Northeast China, Triều Tiên, Nhật Bản Favonius orientalis orientalis Favonius orientalis shirozui Murayama, 1956 Favonius orientalis schischkini Kurentzov, 1970 Favonius taxila (Bremer, 1861) Northeast and Central China, Amur Oblast, Ussuri, Triều Tiên, Nhật Bản Favonius ultramarinus (Fixsen, 1887) North-East Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Favonius ultramarinus ultramarinus Triều Tiên. Favonius ultramarinus borealis (Murayama, 1953) Nhật Bản. Favonius ultramarinus hayashii (Shirôzu, 1953) Nhật Bản. Favonius ultramarinus okumotoi (Koiwaya, 1996) Favonius ultramarinus suffusa (Leech, 1894) Favonius unoi Fujioka, 2003. Favonius watanabei Koiwaya, 2002 Myanmar. Favonius yuasai Shirôzu, 1948 Nhật Bản. Favonius yuasai coreensis Myrayama, 1963 South Triều Tiên. Subgenus Tasogare Sugiura, 1993 Favonius saphirinus (Staudinger, 1887) Northeast China, Triều Tiên, Nhật Bản, Amur Oblast, Ussuri. Incertae sedis Favonius latimarginata Murayama, 1963 Nhật Bản. Favonius leechina Lamas, 2008 Các loài trước đây Favonius fujisanus Matsumura, 1910 is now Sibataniozephyrus fujisanus (Matsumura, 1910) Favonius quercus (Linnaeus, 1758) is now Neozephyrus quercus Bắc Phi, Châu Âu và Asia Minor. Favonius quercus iberica (Staudinger, 1901) Maroc, Algérie và Tây Ban Nha. Favonius quercus interjectus (Verity, 1919) Favonius quercus longicaudatus (Riley, 1921) Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan West Iran. Hình ảnh Chú thích Tham khảo , 1994: Zephyrus (Thechlini butterflies) in the world (5). Genus Favonius. Butterflies (Teinopalpus) 7: 3-17. , 2003: Descriptions of new species and new subspecies belonging to Tribe Theclini from Myanmar, Vietnam and west China. Gekkan-Mushi 384: 2-10. , 2000. On the genus Favonius (s. str.) in the continental Ashia. Gekkan-Mushi, (348): 18-22. 2009: Favonius koreanus, the twelfth species of the genus. Gekkan-Mushi, (461): 9-14. [in Japanese] [not seen] and , 1942. Beitrag zur systenatik der Theclinae im kaiserreich Japan unter besonderer berucksichtigung der sogenannten gattung Zephyrus (Lepidoptera: Lycaenidae). Nature Life (Kyungpook J. bio. Sci.) 15: 33-46, figs. images representing Favonius at Consortium for the Barcode of Life Theclini
259514
https://vi.wikipedia.org/wiki/Villasanta
Villasanta
Villasanta là một đô thị ở tỉnh Monza và Brianza, vùng Lombardia của Italia, khoảng 20 km về phía đông bắc của Milano. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 13.210 và diện tích là 4,9 km². Đô thị Villasanta gồm các frazione (đơn vị cấp dưới, chủ yếu là thôn làng) La Santa (sede comunale) và San Fiorano e Sant'Alessandro. Villasanta giáp các đô thị: Arcore, Biassono, Monza, Concorezzo. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài www.comune.villasanta.mb.it/
961760
https://vi.wikipedia.org/wiki/Symplecta%20diadexia
Symplecta diadexia
Symplecta diadexia là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Liên kết ngoài Tham khảo Symplecta Limoniidae ở vùng Indomalaya
891893
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lipotriches%20moerens
Lipotriches moerens
Lipotriches moerens là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Smith mô tả khoa học năm 1875. Chú thích Tham khảo Lipotriches Động vật được mô tả năm 1875
61405
https://vi.wikipedia.org/wiki/Halloween
Halloween
Halloween (viết rút gọn từ từ "All Hallows' Eve" - Đêm trước Lễ các Thánh) là một lễ hội truyền thống được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm, vào buổi tối trước Lễ Các Thánh trong Kitô giáo Tây phương. Đây là ngày bắt đầu Tam nhật Các Thánh (Allhallowtide) – khoảng thời gian trong năm phụng vụ dành để tưởng nhớ những người đã chết, gồm các vị thánh, các vị tử đạo và tất cả các tín hữu trung kiên đã qua đời. Trọng tâm theo truyền thống của Halloween xoay quanh chủ đề sử dụng "sự hài hước và chế giễu để đối đầu với quyền lực của cái chết". Cách nhìn phổ biến cho rằng nhiều truyền thống của Halloween bắt nguồn từ các lễ hội thu hoạch của người Celt mà có thể mang nguồn gốc ngoại giáo, đặc biệt là lễ hội Samhain của người Gael, và rằng lễ hội này đã được Giáo hội thời sơ khởi Kitô giáo hóa. Tuy nhiên, một số nhà hàn lâm cho thấy rằng Halloween phát triển độc lập với Samhain và chỉ có nguồn gốc Kitô giáo. Các hoạt động phổ biến trong lễ hội Halloween là trick-or-treat (trẻ con hoá trang đến gõ cửa nhà hàng xóm để xin bánh kẹo), dự tiệc hóa trang, đốt lửa, khắc bí ngô để tạo thành jack-o'-lantern, đớp táo, các trò đùa cợt, xem phim hoặc kể chuyện kinh dị. Ở nhiều nơi trên thế giới, những cử hành Kitô giáo trong ngày lễ Halloween như tham dự lễ nhà thờ và thắp nến trên các ngôi mộ, vẫn còn phổ biến, mặc dù ở các nơi khác, Halloween là một ngày hội mang tính thế tục và thương mại nhiều hơn. Trong lịch sử, một số người Kitô giáo từng kiêng thịt vào đêm Vọng lễ Các Thánh, một truyền thống dẫn đến thói quen ăn những loại thực phẩm nhất định vào đêm canh thức này, bao gồm táo, bánh kếp khoai tây và bánh linh hồn. Từ nguyên Tên gọi Halloween hay Hallowe'en có niên đại từ khoảng năm 1745 và có nguồn gốc Kitô giáo. Từ "Halloween" có nghĩa là buổi tối các thánh. Đây là viết tắt từ thuật từ tiếng Scotland Allhallow-even hay Hallow-e'en, tức All Hallows' Eve trong tiếng Anh (nghĩa là buổi tối vọng Lễ Chư Thánh). Trong tiếng Scotland, từ even hay e'en có nghĩa là chiều tối. Theo thời gian, Hallow e'en trở thành Halloween. Một số báo chí Việt Nam còn gọi lễ hội hóa trang này là "Ma lộ hình" hoặc "Hóa lộ quỷ", mô phỏng cách phát âm tiếng Anh và gọi ngắn gọn là Lễ hội ma. Lịch sử Nhiều tập tục Halloween ngày nay được cho là chịu ảnh hưởng từ thực hành dân gian của người Celt. Trong số đó, có liên quan nhiều nhất là lễ hội Samhain, tiếng Ireland cổ nghĩa là "kết thúc mùa hè", mừng vụ thu hoạch và đánh dấu sự chuyển mùa. Cho dù có thể mang các yếu tố Pagan giáo không thể phân biệt rạch ròi nhưng Halloween là lễ hội có nguồn gốc Kitô giáo. Haloween là buổi tối áp lễ Các Thánh ngày 1 tháng 11, theo sau đó là lễ Các Đẳng Linh hồn ngày 2 tháng 11. Ba ngày này được nhóm chung thành Tam nhật Các Thánh, là thời gian dành để tôn kính các thánh nhân và cầu nguyện cho những linh hồn chưa lên thiên đàng. Từ thời Giáo hội sơ khởi, các ngày lễ lớn (như Giáng sinh, Phục sinh và Hiện xuống) đều có cử hành buổi canh thức vào tối hôm trước và lễ Các Thánh cũng như vậy. Ngày lễ Các Thánh, kính nhớ tất cả các thánh nói chung, được các Giáo hội ấn định khác nhau. Một số như Antiochia và Constantinopolis chọn Chủ nhật đầu tiên sau lễ Hiện xuống, Đông Syria thì chọn Thứ Sáu sau lễ Phục sinh. Thánh Ephrem đề cập rằng tại Edessa cử hành vào ngày 13 tháng 5. Giáo hoàng Bônifaciô IV thánh hiến Đền Pantheon dâng kính Thánh Maria và Chư vị Tử đạo cũng vào ngày này. Việc ấn định ngày 1 tháng 11 trong Giáo hội Tây phương như ngày nay khởi đầu với việc Giáo hoàng Grêgôriô III (731–741) cung hiến một nhà nguyện tại Đền Thánh Phêrô để tôn vinh toàn thể các thánh. Mặc dù đã khá phổ biến dưới thời Charlemagne nhưng đến năm 835 ngày lễ này mới chính thức được ấn định khắp Đế quốc Frank theo một sắc chỉ do Louis Mộ Đạo ban hành, với sự thúc đẩy của Giáo hoàng Grêgôriô IV. Việc chọn ngày 1 tháng 11 thay vì 13 tháng 5 được cho là phần nào đó dựa trên tính thực tiễn để đảm bảo lương thực và y tế cho lượng lớn người hành hương tới Roma. Lễ Các Thánh được đặt làm lễ buộc trong khắp Tây Âu; nhiều truyền thống trong Tam nhật Các Thánh được phát triển như rung chuông nhà thờ, cầu nguyện cho các linh hồn đang thanh tẩy trong luyện ngục, làm bánh linh hồn ("soul cakes") và chia sẻ cho trẻ em và người nghèo. Vào ngày áp lễ Các Thánh, tại Ireland có tục lệ gõ đập nồi niêu để các linh hồn chịu phạt trong hỏa ngục biết rằng họ không bị quên đi. Tại Pháp, người ta vẽ các bức họa vũ điệu của cái chết (danse macabre) để nhắc nhở về sự phù vân của cuộc đời trần thế. Chủ đề này còn được tái hiện trong các đám rước ở làng và các vở vũ kịch dành cho quý tộc, tại đó người ta hóa trang thành thi hài của nhiều giai tầng xã hội. Trong thời Cải cách Tin Lành, giáo lý về luyện ngục bị phản đối, do vậy một số tập tục của Halloween bị bãi bỏ. Tại các thuộc địa Bắc Mỹ, trong khi người Anh giáo tại miền Nam và người Công giáo tại Maryland công nhận Lễ Vọng Các Thánh trong lịch phụng vụ thì người Thanh giáo vùng New England chống đối ngày lễ này và các lễ kỷ niệm khác, như Lễ Giáng sinh. Lễ hội Halloween kể từ đầu thế kỷ 19 mang nhiều đặc tính Mỹ, pha trộn và phát triển từ các tục lệ của dân nhập cư, trong khi đó có những tập tục lại bị lãng quên ngay tại nguồn gốc của chúng là châu Âu. Tuy nhiên, so với châu Âu, các truyền thống tôn giáo của Halloween tại Bắc Mỹ bị phai nhạt nhiều hơn. Ngày nay ở nhiều nơi, Halloween chủ yếu mang tính thế tục, giải trí và thương mại. Biểu tượng Các biểu tượng liên quan đến Halloween được hình thành và phát triển theo thời gian. Ví dụ: Bí ngô được khoét rỗng thành những chiếc đèn lồng hình mặt quỷ, bên trong cắm 1 cây nến như là một cách tưởng nhớ các linh hồn đang chịu tội. Củ cải vốn được sử dụng ở Ireland và Scotland vào dịp Halloween. Những người nhập cư Bắc Mỹ sử dụng bí ngô, thứ sẵn có và lớn hơn nhiều, giúp cho việc khắc trở nên dễ dàng hơn. Truyền thống chạm khắc bí ngô của Mỹ (được ghi lại vào năm 1837) có liên quan tới thời gian thu hoạch nói chung, chỉ trở nên quen thuộc vào giữa đến cuối thế kỷ 19. Các hình ảnh của Halloween có nguồn gốc từ nhiều nguồn, bao gồm cả thuyết mạt thế, phong tục tập quán, văn học hư cấu Gothic và văn học kinh dị (chẳng hạn như các tiểu thuyết Frankenstein và Dracula), và phim kinh dị kinh điển (chẳng hạn như Frankenstein và The Mummy). Hình ảnh đầu lâu, theo truyền thống của Công giáo, có ý nghĩa như là một sự nhắc nhở về cái chết và tính không bền vững của đời người, từ đó, đầu lâu trở thành hình ảnh thường thấy trong lễ Halloween. Vào dịp này, các ngôi nhà thường được trang trí bằng các biểu tượng có liên quan đến mùa thu như bù nhìn, bí ngô, vỏ ngô với chủ đề chính là về cái chết, quỷ dữ, quái vật thần thoại. Màu sắc chủ đạo là đen và da cam, đôi khi là tím. Trick-or-treat Trick-or-treat là một phong tục cho trẻ em vào đêm Halloween. Trẻ em trong trang phục Halloween và xách theo một túi đựng kẹo đi từ nhà này sang nhà khác đòi kẹo, đôi khi đòi tiền bạc với câu hỏi: "Trick-or-treat?" (thường dịch là "lừa hay lộc" hoặc "cho kẹo hay bị ghẹo"). Những đứa trẻ sẽ nghịch ngợm, chọc phá chủ nhà hoặc tài sản của họ nếu họ không cho kẹo. Ở Anh từ thời kỳ Trung Cổ cho đến những năm 1930, người ta thực hiện phong tục Kitô giáo của souling vào ngày Halloween, bao gồm các nhóm linh hồn, cả Tin lành và Công giáo, đi từ giáo xứ này đến giáo xứ khác, xin bánh hồn từ người giàu, đổi lại là cầu nguyện cho linh hồn của người tặng và bạn bè của họ.<ref name=Dodge>{{cite book|title=St. Nicholas Magazine|editor=Mary Mapes Dodge|editor-link=Mary Mapes Dodge|year=1883|publisher=Scribner & Company|page=93|quote='Bánh hồn,' mà người giàu trao cho người nghèo vào mùa Halloween, đổi lại người nhận sẽ cầu nguyện cho linh hồn của người tặng và bạn bè của họ. Và phong tục này đã được yêu thích trong tâm tư của người dân đến nỗi, trong một thời gian dài, nó trở thành một nghi thức thông thường ở các thị trấn nông thôn của Anh, với các nhóm nhỏ đi từ giáo xứ này sang giáo xứ khác, xin bánh hồn bằng cách hát dưới cửa sổ với một bài hát như sau: 'Hồn ơi, hồn, đổi lấy một chiếc bánh hồn; Cầu chú hồn tốt lành, một chiếc bánh hồn!|title-link=St. Nicholas Magazine}}</ref> Ở Philippines, phong tục linh hồn được gọi là Pangangaluluwa và được thực hiện vào Đêm Các Thánh giữa các trẻ em ở các vùng nông thôn. Mọi người bọc thân mình bằng áo màu trắng để tượng trưng cho linh hồn và sau đó đến nhà các hộ gia đình, nơi họ hát và đổi lại là sự cầu nguyện và kẹo. Ở Scotland và Ireland, guising trẻ em mặc trang phục và đi từ cửa này đến cửa khác để xin thức ăn hoặc tiền là một phong tục truyền thống của Halloween. Nó được ghi nhận tại Scotland vào Halloween năm 1895, khi những người mặc trang phục và đeo đèn lồng làm bằng củ cải, đến các nhà để được thưởng bằng bánh, hoa quả và tiền. Ở Ireland, cụm từ phổ biến nhất mà trẻ con thường hò reo (cho đến những năm 2000) là "Help the Halloween Party". Phong tục guising tại Bắc Mỹ vào Halloween được ghi nhận lần đầu vào năm 1911, khi một báo ở Kingston, Ontario, Canada, báo cáo về việc trẻ em đi "guising" xung quanh khu vực. Nhà sử học và tác giả người Mỹ Ruth Edna Kelley đến từ Massachusetts đã viết cuốn sách lịch sử dài đầu tiên về Halloween tại Hoa Kỳ; The Book of Hallowe'en (1919), và đề cập đến phong tục souling trong chương "Hallowe'en in America". Trong cuốn sách của bà, Kelley đề cập đến các phong tục đến từ xa xôi trên đại dương; "Người Mỹ đã nuôi dưỡng chúng, và biến đây thành một trong những ngày tốt đẹp nhất ở nước ngoài. Tất cả các phong tục Halloween tại Hoa Kỳ đều được mượn trực tiếp hoặc điều chỉnh từ các nước khác". Trong khi tài liệu tham khảo đầu tiên về "ngụy trang" ở Bắc Mỹ xảy ra vào năm 1911, một tài liệu tham khảo khác về nghi lễ ăn xin vào ngày Halloween xuất hiện, không rõ địa điểm, vào năm 1915, với một tài liệu tham khảo thứ ba ở Chicago vào năm 1920.  Việc sử dụng sớm nhất được biết đến trong bản in của thuật ngữ "trick or treat" xuất hiện vào năm 1927, trên Blackie Herald'', Alberta, Canada. Hàng nghìn thiệp Halloween được sản xuất từ đầu thế kỷ 20 đến những năm 1920 thường hiển thị trẻ em nhưng không phải là trick-or-treating. Trick-or-treating dường như không trở thành một phong tục phổ biến ở Bắc Mỹ cho đến những năm 1930, với sự xuất hiện đầu tiên của thuật ngữ này vào năm 1934 tại Hoa Kỳ, và việc sử dụng lần đầu tiên trong một xuất bản quốc gia vào năm 1939. Một biến thể phổ biến của trick-or-treating, được gọi là trunk-or-treating (hoặc Halloween tailgating), khi "trẻ em được cung cấp bánh kẹo từ các lòng thùng xe ô tô đậu trong bãi đỗ xe của nhà thờ", hoặc đôi khi là bãi đỗ xe của một trường học. Trong một sự kiện trunk-or-treat, người ta trang trí lòng thùng (hoặc cốp) của mỗi chiếc xe ô tô với một chủ đề cụ thể, như các tác phẩm văn học dành cho trẻ em, phim ảnh, kinh thánh, và các vai trò công việc. Trunk-or-treating đã trở nên phổ biến do được coi là an toàn hơn việc đi từ cửa này đến cửa khác, điều này rất phù hợp với phụ huynh, cũng như việc nó "giải quyết vấn đề nông thôn trong đó các ngôi nhà [cách nhau] một nửa dặm". Trang phục Trang phục Halloween truyền thống dựa trên hình tượng của các nhân vật siêu nhiên như quái vật, ma quỷ, bộ xương, phù thủy,... Theo thời gian, việc lựa chọn trang phục bao gồm các nhân vật nổi tiếng trong tiểu thuyết, người nổi tiếng, và các nguyên mẫu chung chung như ninja và công chúa. Hóa trang trở nên phổ biến ở Scotland vào cuối thế kỷ 19 và tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Trang phục Halloween xuất hiện lần đầu tiên trong các cửa hàng những năm 1930 khi nghệ thuật hoá trang đã trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ. Người Celt cổ xưa tin rằng ranh giới giữa thế giới này và các thế giới khác trở nên mong manh vào dịp Samhain. Vào ngày này, những linh hồn được cho phép (cả hai loại vô hại và có hại) đi qua. Linh hồn của ông bà tổ tiên được mời vào nhà, còn các linh hồn xấu thì bị chặn lại. Người ta tin rằng cách để tránh khỏi những linh hồn độc ác là nên mặc trang phục và đeo mặt nạ. Mục đích của họ là để ngụy trang mình thành một linh hồn tà ác khác và do đó tránh bị làm hại. Ở Scotland, các linh hồn thường xuất hiện dưới hình dạng những người đàn ông trẻ mặc áo trắng đeo mặt nạ, được che khuất hoặc được bôi đen khuôn mặt. Samhain cũng là lúc để dự trữ thực phẩm và để giết mổ gia súc cho các cửa hàng mùa đông. Lửa hội cũng đóng góp một phần lớn trong các lễ hội. Tất cả các đống lửa khác bị dập tắt và mỗi nhà thắp sáng lò sưởi của họ từ lửa trại. Xương gia súc đã bị giết mổ được ném vào đống lửa hội. Đôi khi hai đống lửa sẽ được nhóm gần nhau, và mọi người cùng gia súc của họ sẽ đi giữa chúng như là một nghi thức tẩy rửa. Thông thường, vào ngày Halloween, trang phục loài dơi thường xuất hiện nhiều nhất nhưng cũng có nhiều nhân vật khác được người ta chọn để hóa trang. Trò chơi và các hoạt động khác Có rất nhiều trò chơi truyền thống trong Halloween. Một trò chơi phổ biến là dunking, hay còn gọi là apple bobbing, trong đó, có những quả táo nổi trong bồn tắm hoặc chậu nước lớn và những người tham gia phải sử dụng răng của họ để gắp 1 quả táo. Một biến thể của dunking liên quan đến quỳ trên một chiếc ghế, giữ một cái dĩa (nĩa) giữa hai hàm răng và cố gắng để thả chúng vào một quả táo. Một trò chơi phổ biến liên quan đến việc treo bánh nướng được phủ mật mía hoặc bao xi-rô lên cây bằng dây và người chơi phải ăn mà không cần sử dụng tay, và điều này chắc chắn sẽ khiến người tham gia trò chơi có một khuôn mặt dính đầy siro. Một số trò chơi truyền thống chơi tại Halloween là hình thức bói toán. Một hình thức truyền thống tại Scotland là việc bói toán tìm vợ hoặc chồng tương lai của một người: trước tiên gọt vỏ một quả táo thành một dải dài, sau đó quăng vỏ qua vai. Khi vỏ táo rơi xuống đất nó sẽ có hình dạng của chữ cái đầu tiên trong tên vợ hoặc chồng tương lai. Phụ nữ chưa lập gia đình đã nói rằng nếu họ ngồi trong phòng tối và nhìn vào gương vào đêm Halloween, khuôn mặt người chồng tương lai của họ sẽ xuất hiện trong gương. Tuy nhiên, nếu họ chết trước khi kết hôn, một hộp sọ sẽ xuất hiện. Hình thức đó xuất hiện nhiều trên các thiệp chúc mừng từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Một trò chơi / mê tín dị đoan được hưởng ứng trong đầu những năm 1900 liên quan đến vỏ quả óc chó. Mọi người sẽ viết các tài sản bằng sữa trên giấy trắng. Sau đó giấy được gấp lại và đặt trong vỏ quả óc chó. Khi vỏ được làm nóng, sữa sẽ chuyển màu nâu do đó những dòng chữ sẽ xuất hiện trên những tờ giấy trắng. Mọi người cũng sẽ đóng vai thầy bói. Để chơi trò này, biểu tượng được cắt ra giấy và đặt trên một đĩa. Một người nào đó sẽ nhập vào một phòng tối và được lệnh đặt bàn tay của mình trên một tảng băng, sau đó đặt nó trên đĩa. "Tài sản" của cô sẽ dính vào tay. Biểu tượng giấy bao gồm: ký hiệu đô la, sự giàu có, nút, độc thân, thimble-spinsterhood, kẹp áo nghèo, gạo, đám cưới, dù cuộc hành trình, rắc rối, 4 lá cỏ ba lá may mắn, tài sản, hôn nhân sớm và nổi tiếng. Kể câu chuyện ma và xem phim kinh dị Halloween. Tập phim của series truyền hình và đặc biệt theo chủ đề Halloween (đặc biệt thường dành cho trẻ em) thường được phát sóng vào ngày hoặc trước khi kỳ nghỉ, trong khi bộ phim kinh dị mới thường được phát hành rạp trước khi kỳ nghỉ để tận dụng lợi thế của không khí ngày lễ. Những món ăn truyền thống Ngày lễ Halloween có những món ăn truyền thống, mang ý nghĩa riêng như kẹo táo, bánh linh hồn, súp bí đỏ, táo caramel, ngô ngọt, barnbrack, colcannon... Cử hành Kitô giáo Theo truyền thống, Halloween được Kitô giáo cử hành với lễ canh thức. Các Kitô hữu chuẩn bị cho ngày Lễ Các Thánh hôm sau bằng việc ăn chay, cầu nguyện. Sau buổi lễ thường là các hoạt động hội hè, giải trí phù hợp. Người ta cũng thăm viếng nghĩa trang, thắp nến và hoa. Anh giáo vẫn duy trì truyền thống từ Công giáo, trong khi một số hệ phái Tin Lành khác thường kỷ niệm dịp này là Ngày Cải cách Kháng nghị vì Martin Luther đã công khai 95 luận đề vào lễ Vọng Các Thánh. Học sinh nhiều trường học Công giáo tổ chức hóa trang thành các nhân vật Kinh Thánh hay các Thánh nhân. Các tín hữu Chính thống giáo Đông phương cử hành Lễ Các Thánh không cùng ngày với Tây phương mà là vào Chúa nhật đầu tiên sau lễ Ngũ Tuần, thường rơi vào tháng Năm. Với ngày Halloween của Tây phương, Chính thống giáo khuyến nghị cử hành giờ kinh chiều hoặc lễ khẩn cầu các Thánh. Chú thích Liên kết ngoài "A brief history of Halloween" theo BBC Halloween danh mục Curlie (DMOZ) Ngày lễ Hoa Kỳ Ngày lễ và Ngày Hành động trong tháng Mười Lễ Kitô giáo Văn hóa Ireland Văn hóa Scotland Văn hóa phương Tây
909799
https://vi.wikipedia.org/wiki/Oxygonus%20arnetti
Oxygonus arnetti
Oxygonus arnetti là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Roache miêu tả khoa học năm 1963. Chú thích Tham khảo Oxygonus
413339
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%91ng%20%C4%90oan%20T%C3%B4ng
Tống Đoan Tông
Tống Đoan Tông (chữ Hán: 宋端宗; 10 tháng 7 năm 1268 - 8 tháng 5 năm 1278), còn gọi là Tống đế Thị (宋帝昰), thụy hiệu Dụ Văn Chiêu Vũ Mẫn Hiếu hoàng đế (裕文昭武愍孝皇帝), hay Hiếu Cung Nhân Dụ Từ Thánh Duệ Văn Anh Vũ Cần Chánh hoàng đế (孝恭仁裕慈聖睿文英武勤政皇帝), tên thật là Triệu Thị (趙昰), là vị hoàng đế thứ tám và cũng là áp chót của vương triều Nam Tống trong lịch sử Trung Quốc. Triệu Thị là con trai của vua Tống Độ Tông với bà Dương thục phi. Khi quân Nguyên áp sát Lâm An, Triệu Thị được hộ tống đến lánh nạn tại Mân Quảng. Năm 1276, sau khi kinh thành Lâm An thất thủ về tay quân Nguyên, hoàng tộc Nam Tống hầu hết bị bắt làm tù binh, Triệu Thị được lập lên làm vua tại Phúc Châu, tiếp tục cuộc kháng chiến chống Nguyên. Trong ba năm 1276, 1277, 1278, quân Tống liên tiếp bại binh mất đất, ngày diệt vong đã không còn xa nữa. Vào tháng 3/1278, trong khi lẩn trách quân Nguyên, do bất cẩn, nên Đoan Tông bị ngã xuống thuyền, rơi tõm xuống nước, suýt nữa là bị chết đuối. Sau khi được cứu, vua bị cảm nước là thành bệnh, và một tháng sau, bệnh càng nặng, rồi mất. Ngôi hoàng đế thuộc về em trai ông là Vệ vương Triệu Bính. Thân thế và cuộc sống ban đầu Triệu Thị chào đời vào ngày 10 tháng 7 năm 1269 dưới thời vua cha Tống Độ Tông. Ông là con trai lớn tuổi nhất của Tống Độ Tông, song do mẹ ông là Dương thục phi không phải là chính thất nên ông cũng không được lập làm thái tử mà nhận tước Kiến quốc công. Ngày 12 tháng 8 năm 1274, Độ Tông qua đời. Lúc bầy giờ quyền chính trong triều rơi cả vào tay Giả Tự Đạo. Do Tống đang gặp khó khăn trong cuộc chiến tranh với nhà Nguyên, quần thần đề nghị lập Triệu Thị vì quốc gia cần có vua lớn tuổi. Nhưng Giả Tự Đạo muốn lập vua nhỏ tuổi để dễ khống chế, bèn lấy lý do lập đích tử, tôn Gia quốc công Triệu Hiển lên ngôi, tức là Tống Cung Đế, thái hoàng thái hậu Tạ thị lâm triều xưng chế. Ngày hôm sau, Thái hoàng thái hậu hạ chiếu phong Triệu Thị làm Cát vương, hoàng tử khác là Triệu Bính làm Tín vương. Lúc bấy giờ triều đình nhà Tống bị quân Nguyên uy hiếp dữ dội, toàn bộ vùng đất phía bắc Trường Giang hầu như đã rơi vào tay nhà Nguyên. Quân Nguyên lại chuẩn bị đánh vào kinh đô Lâm An. Đầu năm 1275, Giả Tự Đạo bị thua một trận lớn, quân Nguyên đã ở rất gần. Đầu năm 1276, nhà Tống cử Văn Thiên Tường làm Lâm An doãn; Thiên Tường đề nghị cho hai hoàng tử Triệu Thị và Triệu Bính ra giữ đất Mân, Quảng để tính việc khôi phục về sau. Thái hoàng thái hậu không theo, nhưng cũng lệnh cho hai vương dời cung. Khi quân Đại Nguyên đã bức bách lắm rồi, tông thân lại xin một lần nữa, Thái hoàng thái hậu đành hạ lệnh dời Cát vương Thị làm Ích vương, phong chức phán Phúc châu, An phủ sứ Phúc Kiến; Tín vương dời làm Quảng vương, Phán Tuyền châu kiêm phán nam ngoại tông chánh, còn cử phò mã Dương Trấn cùng Dương Lượng Tiết, Du Như Khuê làm đề cử, đi cùng. Làm hoàng đế Chống Nguyên Ngày 4 tháng 2 năm 1276, quân Nguyên do Bá Nhan chỉ huy tiến vào Lâm An, bắt được Cung Đế và tông tộc triều Tống. Bá Nhan sai Phạm Văn Hổ đuổi theo hai vương. Dương Trấn nghe tin, liền từ biệt hai vương, ra hàng nhằm hoãn quân Nguyên truy kích. Bọn Lượng Tiết lại phò hai vương chạy trốn trong vùng núi suốt 7 ngày. Tướng Tống là Trương Toàn lại đem hơn 10 người đến cứu được hai vương rồi cùng chạy ra Ôn châu; giữa đường gặp các đại thần Lục Tú Phu, Tô Hữu Nghĩa... Lại sai triệu Tả thừa tướng Trần Nghi Trung ở Thanh Áo, Trương Thế Kiệt ở Định Hải. Các tướng cùng nhau tôn Triệu Thị làm Thiên hạ binh mã đô nguyên soái phát binh trừ hại, Tú vương Dữ Dịch làm sát phóng, An phủ sứ Phúc Kiến. Lúc đó Thái hoàng thái hậu bị người Nguyên khống chế, viết chiếu triệu Cát vương về. Trần Nghi Trung bèn triệu tập lực lượng, đưa hai vương vào Mân để mưu đồ khôi phục. Lúc bầy giờ Thừa tướng Văn Thiên Tường thoát khỏi tay người Nguyên, chạy về nam. Ngày 14 tháng 6 năm 1276 (tức Ất Mùi tháng 5 ÂL), Trần Nghi Trung và Trương Thế Kiệt cùng tôn Triệu Thị làm hoàng đế, tức là Tống Đoan Tông, đặt niên hiệu là Cảnh Viêm, gọi vua cũ (Cung Đế) là Hiếu Cung Ý Thánh hoàng đế. Ông tiến phong Quảng vương Bính làm Vệ vương, tôn mẹ Dương thục phi làm Hoàng thái phi, lâm triều nghe chính; Trần Nghi Trung, Lý Đình Chi là Tả, Hữu thừa tướng; Trần Văn Long, Lưu Phất làm Tham chính, Trương Thế Kiệt làm Xu mật phó sứ, Lục Tú Phu làm Giám thư Khu mật, lệnh cho Ngô Tuấn, Triệu Tấn, Phó Trác, Lý Giác, Địch Quốc Tú phân thành các đường cùng tiến quân, cải Phúc châu thành phủ Phúc An, Ôn châu thành phủ Lý An. Lúc bấy giờ Văn Thiên Tường đã từ Trấn Giang về tới, Đoan Tông bèn dùng ông ta làm Hữu thừa tướng, tri Xu mật. Thiên Tường vốn bất hòa với Trần Nghi Trung nên không nhận chức, Đoan Tông bèn đổi làm Xu mật sứ, Đồng đô đốc. Ông lại sai các tướng đến Giang Hoài chiêu mộ hào kiệt. Ở lộ Giang Tây, Ngô Tuấn tập hợp quân ở Quảng Xương, lấy ba huyện Nam Phong, Nghi Hoàng, Ninh Đô. Địch Quốc Tú ở Tú Sơn, Phó Trác đến đánh Cù, Tín; dân chúng nhiều người hưởng ứng. Lúc đó Văn Thiên Tường muốn về Ôn châu, Trần Nghi Trung không theo và muốn dựa vào Trương Thế Kiệt thu phục Lưỡng Triết, Đoan Tông bèn dùng Thiên Trường làm Khai phủ nam Kiếm châu, Kinh lược Giang Tây. Từ tháng 6 đến tháng 8 năm đó, các tướng Nguyên là Toa Đô, A Thuật và hàng tướng từ bên Tống là Lương Hùng Phi lần lượt chiếm Quảng châu, Kiếm châu, Dương châu. Từ lúc đó một dải Hoài Đông đã không còn là của nhà Tống. Quân Nguyên tiếp tục đánh sang Chân châu, Minh châu, Xử châu, phủ Kiến Ninh, Thiệu Vũ quân. Trần Nghi Trung, Trương Thế Kiệt hoảng hốt đem Tống Đoan Tông, Thái phi, Vệ vương giong buồm ra biển, bấy giờ quân nhân 17 vạn, dân binh 3 vạn; tổng cộng còn 20 vạn. Đoan Tông đến cảng Tuyền châu, Trương Thế Kiệt bắt giữ chiêu phủ sứ Bồ Thọ Canh, cướp thuyền đi về phía tây. Thọ Canh oán hận, liền giết toàn bộ tông thất và đại phu lưu trú trong Tuyền châu rồi dâng thành hàng quân Nguyên. Cuối năm 1276, quân Nguyên đánh chiếm Hưng Hóa quân. Ở mặt trận phía tây, quân Nguyên vây đánh hạ Trùng Khánh rồi vào Quảng Tây, chiếm Ấp châu và Ung châu. Đầu năm 1277, Văn Thiên Trường dời quân ra Chương châu; tướng Ngô Tuấn cáo bệnh không tới rồi cũng hàng Nguyên, Lưu Hưng cũng dâng Tuần châu ra hàng, các quận ở Quảng Đông cũng gần như mất sạch. Giữa lúc đó ở miền bắc, phiên vương Tích Lý Cát nhà Nguyên làm phản ở Bắc Bình. Nguyên Thế Tổ điều quân nam chinh trở về để yên định miền bắc. Nhân có hội đó, tháng 4, quân Tống lấy lại được Quảng châu, huyện Hội Xương... Có Trương Đức Hưng cùng Lưu Nguyên khởi binh phò Tống, lấy lại được Hoàng châu và Thọ Xương quân. Tháng 7, Văn Thiên Tường chia quân thu phục các vùng Cát, Cám. Trương Thế Kiệt phò Tống Đoan Tông ra Triều châu, lại ra quân thảo phạt Bồ Thọ Canh, tình thế tạm thời được xoay chuyển phần nào. Sau khi Tích Lý Cát bị dẹp, quân Nguyên lại tiếp tục đánh xuống phía nam. Văn Thiên Trường bại trận ở Hưng Quốc phải bỏ trốn, quân Tống tan rã. Tháng 9, quân Nguyên phá Thiệu Vũ quân và Hoàng châu, vào Phúc An, Tống Đoan Tông cùng Trương Thế Kiệt chạy ra Thiển Loan. Nhà Nguyên sai các tướng Lý Hằng, Toa Đô, Lã Sư Quỳ, Bồ Thọ Canh đuổi theo Tống Đoan Tông. Các tướng Tống cố phản công cửa nam Tuyền châu nhưng thất bại. Tháng 11 năm 1277, quân Nguyên đã phản công đánh chiếm Tuyền châu, lấy Chương châu và Hưng Hóa quân, tiến công sang Triều châu. Toa Đô đến Huệ châu lại hợp quân với Lã Sư Quỳ đánh chiếm Quảng châu. Vào năm 1278, chế trí sứ Tứ Xuyên Trương Ngọc cũng bị quân Nguyên bắt, triều Tống gần như đã tan rã. Bất đắc kì tử Lưu Thâm dẫn binh công đánh Thiểm Loan để bắt sống Tống Đoan Tông. Trương Thế Kiệt chống không nổi, đưa Đoan Tông ra Tú Sơn. Trong núi có hơn vạn nhà, Thế Kiệt cướp chỗ nhà giàu làm chỗ ở cho Đoan Tông, nhưng lúc đó quân sĩ bệnh chết rất nhiều, Thế Kiệt lại lui về Tỉnh Áo, còn Trần Nghi Trung bỏ trốn qua Chiêm Thành. Đầu năm 1278, Đoan Tông tới Tỉnh Áo, gặp gió lớn làm lật thuyền của vua. Quân sĩ cố gắng mới cứu được, nhưng khi đó Đoan Tông đã sống dở chết dở. Quân sĩ cũng chết hơn phân nửa. Lưu Thâm đánh Tỉnh Áo, vua Tống lui về Tạ Nữ Hạp rồi lại ra biển. Quân Nguyên đuổi theo, bắt được cậu của ông là Du Như Khuê. Tống Đoan Tông muốn tới Chiêm Thành nhưng không được. Sau đó Đoan Tông về Quảng châu rồi Cương châu. Ngày 8 tháng 5 năm 1278 (tức Mậu Thìn tháng 4), ông qua đời ở Cương châu, khi đó mới có 11 tuổi, an táng tại lăng Vĩnh Phúc, miếu hiệu Đoan Tông. Quần thần cùng nhau tôn Vệ vương Bính lên ngôi, tức là Tống Đế Bính. Một năm sau, triều Tống diệt vong. Tham khảo Tống sử Nguyên sử Tư trị thông giám Thương Thánh (2011), Chính sử Trung Quốc qua các triều đại, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới Nguyễn Khắc Thuần (2003), Các đời đế vương Trung Quốc, Nhà xuất bản Giáo dục Chú thích Đoan Tông Sinh năm 1268 Mất năm 1278 Vua thiếu nhi Vua chết trẻ
280763
https://vi.wikipedia.org/wiki/Paulo%20de%20Faria
Paulo de Faria
Paulo de Faria là một đô thị ở bang São Paulo của Brasil. Đô thị này nằm ở vĩ độ 20º01'51" độ vĩ nam và kinh độ 49º23'00" độ vĩ tây, trên khu vực có độ cao 444 m. Dân số năm 2004 ước tính là 8 550 người. Đô thị này có diện tích 742,92 km². Thông tin nhân khẩu Dữ liệu dân số theo điều tra dân số năm 2000 Tổng dân số: 8.472 Thành thị: 7.443 Nông thôn: 1.029 Nam giới: 4.222 Nữ giới: 4.250 Mật độ dân số (người/km²): 11,44 Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi (trên một triệu người): 23,07 Tuổi thọ bình quân (tuổi): 67,77 Tỷ lệ sinh (số trẻ trên mỗi bà mẹ): 2,50 Tỷ lệ biết đọc biết viết: 87,62% Chỉ số phát triển con người (HDI-M): 0,754 Chỉ số phát triển con người - Thu nhập: 0,701 Chỉ số phát triển con người - Tuổi thọ: 0,713 Chỉ số phát triển con người - Giáo dục: 0,848 (Nguồn: IPEADATA) Sông ngòi Rio Grande Rio Turvo Các xa lộ SP-322 Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng của đô thị Đô thị bang São Paulo
191832
https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh%20s%C3%A1ch%20tr%C6%B0%E1%BB%9Dng%20%C4%91%E1%BA%A1i%20h%E1%BB%8Dc%2C%20cao%20%C4%91%E1%BA%B3ng%20qu%C3%A2n%20s%E1%BB%B1%20Vi%E1%BB%87t%20Nam
Danh sách trường đại học, cao đẳng quân sự Việt Nam
Bộ Quốc phòng Việt Nam có hệ thống học viện và nhà trường hoàn chỉnh, đáp ứng được yêu cầu đào tạo sĩ quan, hạ sĩ quan, nhân viên nghiệp vụ ở mọi cấp các ngành: chỉ huy tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, tình báo, công nghiệp quốc phòng; các quân chủng: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân, Biên phòng, Cảnh sát biển và các cơ quan, đơn vị khác thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đào tạo kỹ sư, cử nhân khoa học, nhân viên kỹ thuật, đồng thời là những cơ sở nghiên cứu khoa học, công nghệ nói chung và khoa học, công nghệ quân sự nói riêng . Hiện nay ở Việt Nam có tất cả 11 học viện, 12 trường đại học và 10 trường cao đẳng quân sự đào tạo sĩ quan cho tất cả các ngành, cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong đó có 20 trường tuyển học sinh phổ thông và hạ sĩ quan, binh sĩ. Học viện Quốc phòng ở Hà Nội chỉ tuyển sinh các sĩ quan quân đội đã tốt nghiệp các trường Học viện quân sự cấp trung. Học viện Lục quân Đà Lạt chỉ tuyển sinh các sĩ quan đã tốt nghiệp các trường sĩ quan: lục quân 1, lục quân 2, tăng- thiết giáp, công binh, pháo binh, phòng hóa, thông tin, đặc công. Học viện Chính trị chỉ tuyển sinh các sĩ quan đã tốt nghiệp trường Sĩ quan chính trị và các trường Sĩ quan, học viện khác trong quân đội. Về mặt tổ chức, Có 6 Học viện lớn và 2 Trường Sĩ quan Lục quân, 1 trường Sĩ quan chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng; Các học viện, nhà trường còn lại được biên chế vào các Tổng cục, Quân - binh chủng và Bộ Tư lệnh Biên phòng, Ban Cơ yếu Chính phủ. Căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ đào tạo sĩ quan theo quy mô, tính chất tác chiến quân sự mà các trường đại học quân sự được phân cấp như sau: Học viện Quốc phòng là Học viện quân sự cấp cao chuyên đào tạo sĩ quan cấp chiến dịch, chiến lược quân sự; Các học viện còn lại: Học viện Chính trị Quân sự, Học viện Lục quân Đà Lạt, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Quân y, Học viện Hậu cần, Học viện Hải quân, Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Phòng không - Không quân, Học viện Biên phòng là các Học viện quân sự cấp trung đào tạo sĩ quan cấp chiến dịch, chiến thuật trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn; Các trường sĩ quan: Chính trị, Lục quân, Pháo binh, Tăng Thiết giáp, Đặc công, Công binh, Thông tin, Phòng hóa, Không quân đào sĩ quan sơ cấp tức cán bộ chỉ huy cấp chiến thuật phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn); Các trường Cao đẳng và Trung cấp quân sự, quốc phòng đào tạo quân nhân chuyên nghiệp và công nhân viên quốc phòng. Các Học viện, Trường Sĩ quan Học viện Quốc phòng (Học viện Quân sự cấp cao): trực thuộc Chính phủ Việt Nam, Bộ Quốc phòng quản lý, là trung tâm huấn luyện và đào tạo tướng lĩnh, sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Học viện là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp gồm: đào tạo sĩ quan cấp chiến dịch, chiến lược cho quân đội; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ chủ chốt của các bộ, ban ngành, đoàn thể ở trung ương và địa phương; đào tạo cao học và nghiên cứu sinh quân sự; hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự, dân sự về quốc phòng với một số nước.. Thành lập năm 1976 Trụ sở: số 93, đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội (đối diện Viện Toán học Việt Nam). Lưu ý: Học viện Quốc phòng không tuyển sinh học sinh phổ thông và hạ sĩ quan, binh sĩ. Học viện Chính trị Quân sự (Học viện quân sự cấp cao): Trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trụ sở: Số 124, đường Ngô Quyền, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, thành lập năm 1951 với tên gọi ban đầu là Trường Chính trị Trung cấp, đào tạo sĩ quan chính trị cấp trung đoàn, sư đoàn (chính ủy). Lưu ý: Học viện Chính trị không tuyển sinh học sinh phổ thông và hạ sĩ quan, binh sĩ. Học viện Lục quân Đà Lạt (Học viện quân sự cấp cao): trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, thành lập năm 1946, là học viện đào tạo cán bộ sĩ quan Lục quân cấp chiến thuật- chiến dịch cấp trung đoàn-sư đoàn, các chuyên ngành chỉ huy-tham mưu lục quân (tương ứng với các binh chủng thuộc quân chủng Lục quân). Trụ sở: Số 2, đường Lữ Gia, phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Lưu ý: Học viện Lục quân Đà Lạt không tuyển sinh học sinh phổ thông và hạ sĩ quan, binh sĩ. Học viện Kỹ thuật Quân sự (Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn): trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là một Học viện quân sự cấp trung, trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam chuyên đào tạo kỹ sư quân sự, cán bộ quản lý kỹ thuật và sĩ quan chỉ huy kỹ thuật cấp chiến thuật - chiến dịch. Thành lập năm 1966. Trụ sở: Số 236 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Học viện Quân y: Trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là một trường đại học đào tạo bác sĩ, dược sĩ, thạc sĩ, tiến sĩ y khoa và y sĩ, là trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam. Thành lập năm 1949. Trụ sở: đường Phùng Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội Học viện Hậu cần (Học viện quân sự cấp trung): trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, đào tạo sĩ quan hậu cần cấp chiến thuật phân đội và cấp chiến thuật- chiến dịch. Thành lập năm 1982 trên cơ sở trường sĩ quan Hậu cần (thành lập năm 1951). Trụ sở: phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Học viện Hải quân (Học viện quân sự cấp trung): trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam, đào tạo sĩ quan chiến thuật, kỹ thuật hải quân cấp phân đội và sĩ quan chiến thuật- chiến dịch hải quân. Trụ sở: 30, đường Trần Phú, phường Vĩnh Nguyên, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Học viện Phòng không - Không quân (Học viện quân sự cấp trung): trực thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam, thành lập năm 1964: đào tạo sĩ quan chiến thuật phòng không-không quân cấp phân đội; kỹ sư hàng không và sĩ quan chiến thuật- chiến dịch... Trụ sở: xã Kim Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội; Học viện Biên phòng: trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam, đào tạo sĩ quan biên phòng, đào tạo sĩ quan Biên phòng trình độ cao đẳng, đại học và sau đại học các chuyên ngành: Quản lý Biên giới, Trinh sát Biên phòng, Quản lý cửa khẩu. Trụ sở: phường Sơn Lộc, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội Học viện Khoa học Quân sự, (Học viện quân sự cấp trung): trực thuộc Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam, đào tạo sĩ quan ngoại ngữ, ngoại giao (tùy viên quốc phòng), tình báo, trinh sát kỹ thuật. Học viện được thành lập năm 1998 trên cơ sở 2 trường chính: Đại học Ngoại ngữ quân sự (Thành lập năm 1982) Trường Sĩ quan Trinh sát - Quân báo (Thành lập ngày 10/6/1989) Trụ sở: Lai Xá, Hoài Đức, Hà Nội. Học viện Kỹ thuật Mật mã: trực thuộc Ban Cơ yếu chính phủ, thành lập năm 1985: cán bộ cơ yếu, sĩ quan chỉ huy kỹ thuật mật mã có trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã của ngành Cơ yếu Việt Nam, Cơ yếu Quân đội nhân dân Việt Nam. Trụ sở: 141 Chiến Thắng, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Trường Đại học Chính trị (Trường Sĩ quan Chính Trị): đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội (chính trị viên đại đội, tiểu đoàn) trình độ đại học và cao đẳng. Trụ sở: Hòa Lạc, Hà Nội. Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục quân 1): trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, được thành lập năm 1945, là trường đại học quân sự chuyên đào tạo sĩ quan chiến thuật lục quân cấp phân đội cho các quân khu, quân đoàn phía bắc Việt Nam. Đào tạo sĩ quan Lục quân chiến thuật cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) trình độ cử nhân khoa học quân sự (đại học và cao đẳng) các chuyên ngành: Bộ binh-Binh chủng hợp thành, Bộ binh cơ giới, Trinh sát cơ giới, Trinh sát đặc nghiệm, Trinh sát bộ đội. Trụ sở chính: xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Đại học Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan Lục quân 2), trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, được thành lập năm 1961, là trường đại học quân sự chuyên đào tạo sĩ quan chiến thuật lục quân cấp phân đội cho các quân khu quân đoàn phía nam Việt Nam. Trụ sở: xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Trường Sĩ quan Không quân: trực thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam, thành lập năm 1958, chuyên đào tạo phi công và kỹ thuật viên hàng không trình độ đại học, cao đẳng.,,. Trụ sở: Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp: trực thuộc binh chủng Tăng-Thiết giáp, thành lập ngày ngày 10 tháng 4 năm 1973: đào tạo sĩ quan chỉ huy chiến thuật tăng và thiết giáp cấp phân đội Trụ sở: đường Vĩnh Yên - Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Trường Đại học Thông tin Liên lạc (Trường Sĩ quan Thông tin): trực thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc, Quân đội nhân dân Việt Nam, thành lập năm 1951: đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật trình độ đại học, cao đẳng quân sự các chuyên ngành: Vô tuyển Điện; Hữu tuyến điện; Viba; Tác chiến điện tử; Tác chiến mạng. Trụ sở: phường Đồng Đế, Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Trường Sĩ quan Đặc công: trực thuộc Binh chủng Đặc công, thành lập ngày ngày 20 tháng 7 năm 1967: đào tạo sĩ quan chiến thuật đặc công cấp phân đội các chuyên ngành: Đặc công bộ; Đặc công nước; Đặc công biệt động. Trụ sở: Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Trường Đại học Ngô Quyền (Trường Sĩ quan Công binh): trực thuộc Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam, thành lập năm 1955, đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật công binh cấp phân đội các chuyên ngành: Công trình; Cầu đường; Vượt sông; Xe máy. Trụ sở chính: TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trường Sĩ quan Phòng hóa: trực thuộc Binh chủng Hóa học, thành lập năm 1976, đào tạo sĩ quan chỉ huy kỹ thuật hóa học trình độ đại học quân sự và trung học chuyên nghiệp, các chuyên ngành: Khai thác sửa chữa khí tài Phòng hoá; Phân tích chất độc quân sự. Trụ sở: xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Trường Sĩ quan Pháo binh: trực thuộc Binh chủng Pháo binh, thành lập năm 1957, đào tạo sĩ quan chiến thuật pháo binh cấp phân đội; Đào tạo chuyển loại cán bộ chính trị pháo binh; Đào tạo cán bộ tên lửa mặt đất và tên lửa chống tăng. Trụ sở: xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật quân đội: trực thuộc Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, đào tạo nghệ sĩ diễn viên, ca sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ,.. và sĩ quan văn hóa nghệ thuật quân đội. Trụ sở: Hòa Lạc, Hà Nội. Các Trường đào tạo quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan và công nhân quốc phòng trình độ cao đẳng, trung cấp Trường Cao đẳng Kỹ thuật quân sự 1: thành lập tháng 10/1951 trực thuộc trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cả quân sự và dân sự; Đào tạo cao đẳng dân sự hệ chính quy: Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; Công nghệ thông tin và Kế toán Trụ sở: Phường Xuân khanh, Sơn Tây, Hà Nội Trường Cao đẳng Kỹ thuật quân sự 2 : trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung vào Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự. Trụ sở: 189 Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh Trường Cao đẳng Công nghiệp Quốc phòng: trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng Việt Nam Đào tạo kỹ thuật viên cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật, kinh tế phục vụ các nhà máy, xí nghiệp thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Trụ sở: Xã Thanh Vinh, Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ Trường Cao đẳng Kỹ thuật Mật mã - Trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Trường Cao đẳng Hậu cần 1 trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng Việt Nam Trường Cao đẳng Hậu cần 2 trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng Việt Nam Trường Cao đẳng Trinh sát - Trực thuộc Tổng cục II Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân - Trực thuộc Quân chủng Hải quân Trường Cao đẳng Kỹ thuật Phòng không- Không quân - Trực thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân Trường Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin- trực thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc, Quân đội nhân dân Việt Nam Trường Trung cấp Kỹ thuật Công binh- trực thuộc Binh chủng Công binh, Quân đội nhân dân Việt Nam Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng-Thiết giáp- trực thuộc Binh chủng Tăng-Thiết giáp, Quân đội nhân dân Việt Nam Trường Trung cấp Kỹ thuật Mật mã Quân đội- trực thuộc Cục Cơ yếu Trường Trung cấp Biên phòng 1- trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam Trường Trung cấp Biên phòng 2- trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam Trường Trung cấp 24 Biên phòng- trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam Chú thích Q Trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam Quân sự Việt Nam Danh sách các trường Đại học và Cao đẳng ở Việt Nam theo ngành nghề
454460
https://vi.wikipedia.org/wiki/La%20Neuville-Garnier
La Neuville-Garnier
La Neuville-Garnier là một xã thuộc tỉnh Oise trong vùng Hauts-de-France phía bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 145 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Neuvillegarnier
892097
https://vi.wikipedia.org/wiki/Neocorynura%20chrysops
Neocorynura chrysops
Neocorynura chrysops là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Vachal mô tả khoa học năm 1904. Chú thích Tham khảo Neocorynura Động vật được mô tả năm 1904
922078
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bruchidius%20ocularis
Bruchidius ocularis
Bruchidius ocularis là một loài bọ cánh cứng trong họ Bruchidae. Loài này được Pic miêu tả khoa học năm 1932. Chú thích Tham khảo O
784480
https://vi.wikipedia.org/wiki/Doratogonus%20annulipes
Doratogonus annulipes
Doratogonus annulipes là một loài cuốn chiếu thuộc họ Spirostreptidae. Chúng thường được tìm thấy ở Lesotho và Nam Phi. Chú thích Tham khảo Hamer, M. 2005. Doratogonus annulipes. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Dados de 9 de Agosto de 2007. Doratogonus Động vật được mô tả năm 1917 Động vật Nam Phi Động vật Lesotho
721841
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cancilla%20shikamai
Cancilla shikamai
Cancilla shikamai là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Mitridae, họ ốc méo miệng. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Cancilla
412560
https://vi.wikipedia.org/wiki/Atlas%20Cheetah
Atlas Cheetah
Atlas Cheetah là một loại máy bay tiêm kích phục vụ trong Không quân Nam Phi (SAAF) từ năm 1986 đến năm 2008. Đầu tiên đây nó được chế tạo như một bản nâng cấp toàn bộ của Dassault Mirage III do hãng Atlas Aircraft Corporation (sau này là Denel) của Nam Phi (thành lập 1965) thực hiện. 3 biến thể khác nhau cũng đã được chế tạo, Cheetah D hai chỗ, và Cheetah E, Cheetah C một chỗ. Cheetah E nghỉ hưu vào năm 1992 và SAAF vẫn giữ 28 chiếc Cheetah C và Cheetah D phục vụ đến năm 2008, khi SAAF đưa 26 chiếc JAS 39 Gripens (17C/9D) vào thay thế. Quốc gia sử dụng Không quân Nam Phi Phi đội số 2 Phi đội số 5 Trường Bay Chiến đấu số 89 Thông số kỹ thuật (Cheetah C) Aerospaceweb.org - Aircraft Museum Đặc điểm riêng Tổ lái: 1 Chiều dài: 15.55 m (51.0 ft) Sải cánh: 8.22 m (26.97 ft) Chiều cao: 4.50 m (14.76 ft) Diện tích cánh: 35 m² (376.7 ft²) Diên tích cánh mũi: 17.87 ft² (1.66 m²) Trọng lượng rỗng: 6.600 kg (14.550 lb) Trọng lượng cất cánh: Trọng lượng cất cánh tối đa: 13.700 kg (30.200 lb) Động cơ: 1× turbojet Snecma Atar 9K50C-11, 7.200 kgf (71 kN, 15.900 lbf) Hiệu suất bay Vận tốc cực đại: Mach 2.2 (1.460 mph, 2.350 km/h), bay biển Mach 1.13 (865 mph, 1.390 km/h) Vận tốc hành trình: Tầm bay: 700 nmi (1.300 km) Trần bay: 55.755 ft (17.000 m) Vận tốc lên cao: 45.950 ft/min (14.000 m/min) Lực nâng của cánh: 250 kg/m² (52 lb/ft²) Lực đẩy/trọng lượng: 15.873 lb (70.6 kN) khi đốt đít Vũ khí Pháo: 2× pháo 30 mm (1.18 in) DEFA 552, 125 viên đạn mỗi khẩu Đạn phản lực: 4× ống phóng rocket Matra gắn ngoài, 18× quả rocket SNEB 68 mm mỗi ống, hoặc 2× thùng dầu/ống phóng rocket Matra JL-100 với 19× quả rocket SNEB 68 mm và 66 gallon (250 lít) nhiên liệu Tên lửa: 2× Python 3 AAM, V4 R-Darter (tên lửa BVR), U/Darter, V3C Darter Bom: 8.800 lb (4.400 kg) Tham khảo Liên kết ngoài Cheetah - The Official End Official SAAF Factsheet: Atlas Cheetah-C Official SAAF Factsheet: Atlas Cheetah-E Đọc thêm Xem thêm Máy bay có cùng sự phát triển Dassault Mirage III Dassault Mirage 5 IAI Kfir IAI Nammer Atlas Carver Máy bay có tính năng tương đương Dassault Mirage 2000 F-16 Chengdu J-10 Saab 37 Viggen Cheetah Máy bay tiêm kích Nam Phi 1980–1989 Máy bay chiến đấu Máy bay quân sự Máy bay tiêm kích Máy bay một động cơ Máy bay phản lực Máy bay cánh dưới Máy bay cánh mũi Máy bay cánh tam giác
416578
https://vi.wikipedia.org/wiki/G%C3%B6ttingen
Göttingen
Göttingen (; Hạ Đức: Chöttingen ) là một đô thị đại học thuộc trong bang Niedersachsen, Đức. Đô thị này có diện tích 117,27 km². Đây là huyện lỵ của huyện Göttingen. Sông Leine chảy qua thị xã. Dân số cuối năm 2006 là 129.686 người. Các đô thị sau đã được hợp nhất vào thành phố Göttingen: 1963: Herberhausen) 1964: Geismar, Grone, Nikolausberg, và Weende 1973: Deppoldshausen, Elliehausen, Esebeck, Groß Ellershausen, Hetjershausen, Holtensen, Knutbühren, và Roringen Hình ảnh Kết nghĩa Borough of Hackney, London, UK Cheltenham, Anh (từ năm 1951) Cramlington, Anh (từ năm 1969) Pau, Pháp, từ năm 1962 Toruń, Poland, từ năm 1978 Wittenberg, Đức, từ năm 1988 Người nổi tiếng sinh ra ở Göttingen Heinrich Ewald (16 tháng 11 năm 1803) Herbert Grönemeyer (12 tháng 4 năm 1956) Sandra Nasic (25 tháng 5 năm 1976) Bernhard Vogel (9 tháng 12 năm 1932) Hans-Jochen Vogel (3 tháng 2 năm 1926) Wolfgang Sartorius von Waltershausen (17 tháng 12 năm 1809) Trường đại học và cao đẳng Georg August University of Göttingen, http://www.uni-goettingen.de/ German Aerospace Center, http://www.dlr.de/en/desktopdefault.aspx/tabid-343/470_read-664/ Private University of Applied Sciences, http://www.pfh.de/ University of Applied Sciences and Arts, http://www.fh-goettingen.de Goethe-Institut Göttingen, http://www.goethe.de/goettingen/ Max Planck Institute for Biophysical Chemistry Max Planck Institute for Experimental Medicine Max Planck Institute for History Max Planck Institute for Dynamics and Self-Organization German Primate Center, http://www.dpz.eu Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức Trang mạng chính thức Göttingen Xã và đô thị ở huyện Göttingen
840449
https://vi.wikipedia.org/wiki/%2865730%29%201993%20LP1
(65730) 1993 LP1
{{DISPLAYTITLE:(65730) 1993 LP1}} (65730) 1993 LP1 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Robert H. McNaught ở Đài thiên văn Siding Spring ở Coonabarabran, New South Wales, Australia, ngày 14 tháng 6 năm 1993. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 65001–66000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1993 Được phát hiện bởi Robert H. McNaught Tiểu hành tinh vành đai chính
834386
https://vi.wikipedia.org/wiki/2891%20McGetchin
2891 McGetchin
2891 McGetchin (1980 MD) là một tiểu hành tinh nằm phía ngoài của vành đai chính được phát hiện ngày 18 tháng 6 năm 1980 bởi Carolyn S. Shoemaker ở Palomar. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 2891 McGetchin Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1980
277787
https://vi.wikipedia.org/wiki/Arce%20-%20Artzi
Arce - Artzi
Arce - Artzi là một đô thị trong tỉnh và cộng đồng tự trị Navarre, Tây Ban Nha. Đô thị này có diện tích là 146,35 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2007 là 267 người. Đô thị nằm ở độ cao 589 m trên mực nước biển. Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài ARCE - ARTZI in the Bernardo Estornés Lasa - Auñamendi Encyclopedia (Euskomedia Fundazioa) Đô thị ở Navarre
402346
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hermsdorf%2C%20Oberspreewald-Lausitz
Hermsdorf, Oberspreewald-Lausitz
Hermsdorf là một đô thị thuộc huyện Oberspreewald-Lausitz, bang Brandenburg, Đức. Tham khảo
703061
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cymbium%20cymbium
Cymbium cymbium
Cymbium cymbium là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Volutidae, họ ốc dừa. Miêu tả Phân bố Hình ảnh Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Cymbium
202015
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%BA%20Ch%C3%A2u
Tú Châu
Tú Châu có thể chỉ: Địa cấp thị Tú Châu: Tú Châu hay Túc Châu (chữ Hán giản thể: 宿州市, bính âm: Sùzhōu Shì, Hán Việt: Tú Châu hay Túc Châu thị) là một địa cấp thị của tỉnh An Huy, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Quận Tú Châu: (chữ Hán phồn thể: 秀洲區), thuộc địa cấp thị Gia Hưng, Chiết Giang, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
876176
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rhyacophila%20occulta
Rhyacophila occulta
Rhyacophila occulta là một loài Trichoptera hóa thạch trong họ Rhyacophilidae. Tham khảo Hóa thạch Bộ Cánh lông Rhyacophila
703882
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vexillum%20sagamiensis
Vexillum sagamiensis
Vexillum sagamiensis là một loài ốc biển nhỏ, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Costellariidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Vexillum