id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
840763
https://vi.wikipedia.org/wiki/%289889%29%201995%20FG1
(9889) 1995 FG1
{{DISPLAYTITLE:(9889) 1995 FG1}} (9889) 1995 FG1 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Seiji Ueda và Hiroshi Kaneda ở Kushiro, Hokkaidō, Nhật Bản, ngày 28 tháng 3 năm 1995. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 9001–10000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1995 Được phát hiện bởi Hiroshi Kaneda Được phát hiện bởi Seiji Ueda Tiểu hành tinh vành đai chính
276883
https://vi.wikipedia.org/wiki/R%C3%A1bano
Rábano
Rábano là một đô thị trong tỉnh Valladolid, Castile và León, Tây Ban Nha. Theo điều tra dân số 2004 (INE), đô thị này có dân số là 249 người. Tham khảo Đô thị ở Valladolid
842653
https://vi.wikipedia.org/wiki/%28148012%29%201997%20TT18
(148012) 1997 TT18
{{DISPLAYTITLE:(148012) 1997 TT18}} (148012) 1997 TT18 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện qua chương trình tiểu hành tinh Beijing Schmidt CCD ở trạm Xinglong ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 6 tháng 10 năm 1997. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 148001–149000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1997 Tiểu hành tinh vành đai chính
957224
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hexatoma%20aegle
Hexatoma aegle
Hexatoma aegle là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Liên kết ngoài Tham khảo Hexatoma Limoniidae ở vùng Indomalaya
205415
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hoa%20h%E1%BA%ADu%20Angola
Hoa hậu Angola
Hoa hậu Angola là một cuộc thi sắc đẹp thường niên được tổ chức tại Angola để lựa chọn những cô gái đẹp nhất của đất nước này tham dự các kỳ thi sắc đẹp quốc tế. Danh sách các Hoa hậu Angola Tham khảo Cuộc thi sắc đẹp
642456
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tetanolita
Tetanolita
Tetanolita là một chi bướm đêm thuộc họ Erebidae. Các loài Tetanolita borgesalis Walker, 1859 Tetanolita floridana J.B. Smith, 1895 Tetanolita hermes Schaus, 1916 Tetanolita mynesalis Walker, 1859 Tetanolita mutatalis Möschler 1890 Tetanolita negalis Barnes & McDunnough, 1912 Tetanolita palligera J.B. Smith, 1884 Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Tetanolita at funet.fi Erebidae
628395
https://vi.wikipedia.org/wiki/Melanopyge
Melanopyge
Melanopyge là một chi bướm ngày thuộc họ Bướm nâu. Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Pyrrhopygini
775940
https://vi.wikipedia.org/wiki/La%20Chapelle-aux-Naux
La Chapelle-aux-Naux
La Chapelle-aux-Naux là một xã thuộc tỉnh Indre-et-Loire trong vùng Centre-Val de Loire ở miền trung nước Pháp. Xem thêm Commune của tỉnh Indre-et-Loire Tham khảo INSEE IGN Xã của Indre-et-Loire
118807
https://vi.wikipedia.org/wiki/Kagawa
Kagawa
là tỉnh có diện tích nhỏ nhất ở Nhật Bản. Tỉnh này nằm ở vị trí đầu Đông Bắc đảo Shikoku. Trung tâm hành chính là thành phố Takamatsu. Địa lý Kagawa bao gồm góc phía Đông Bắc của Shikoku, giáp ranh với tỉnh Ehime ở phía Tây, tỉnh Tokushima về phía Nam, và các đảo nhỏ trên biển nội địa Seto đối mặt với tỉnh Okayama và vùng Kansai. Kagawa hiện là tỉnh nhỏ nhất Nhật Bản tính theo diện tích, tỉnh Osaka từng giữ "danh hiệu" là tỉnh nhỏ nhất cho đến khi sân bay quốc tế Kansai được sáp nhập từ đại dương đầu thập niên 1990, tạo cho nó một phần diện tích lớn hơn Kagawa một chút Lịch sử Kagawa từng được biết đến là tỉnh Sanuki. Trong một giai đoạn ngắn từ tháng 8 năm 1876 đến tháng 12 năm 1888, Kagawa là một phần của tỉnh Ehime. Trận chiến Yashima Nằm ở thành phố thủ phủ của Kagawa, Takamatsu, ngọn núi của Yashima từng là chiến trường của một trong những trận chiến nổi tiếng nhất giữa thị tộc Heike và Genji. Cái tên Yashima có nghĩa nôm na là "đảo mái nhà". Yashima được gọi vậy bởi hình thế giống mái nhà của nhà trang trại ở Nhật. Tỉnh này là một mũi biển bằng nhô ra vùng biển Seto Naikai. Vào thời gian chiến tranh Genpei xảy ra, như được hàm ý với cái tên, một hòn đảo tách với đảo chính bởi sông Aibikigawa. Đạo quân nhà Heike, bị đánh bại ở Ichinotani, và phải lui tới Yashima với hoàng đế Antoku và lập nên một triều đình ngắn hạn, các cơ quan đầu não của họ nằm ở vịnh nhỏ Dannoura của Yashima. Yashima giờ vẫn còn lưu giữ rất nhiều cái tên liên quan đến trận chiến lịch sử. Theo ghi chép, chiến trường chính của cuộc chiến là cả vùng Dannoura, vùng mà hiện nay là trường tiểu học Yashima-higashi. Khách tham quan giờ có thể tìm thấy địa bàn cũ của hoàng đế Antoku, những bia mộ của Sato Tsugunobu và Kikuomaru, và cả hòn đá mà trên đó Nasuno Yoichi cầu nguyện cho thành công của trận đánh, hòn đá mà Yoichi cưỡi ngựa bắn cung tên xuyên qua chiếc quạt. Những địa danh đỉnh núi Genjigamine, Funakakushi, ao Chinoike gợi nhớ lại quá khứ. Hành chính Các thành phố Có 8 thành phố: Thị trấn và làng Kinh tế Văn hóa Giáo dục Đại học Kagawa Thể thao Các đội thể thao được liệt kê dưới đây có trụ sở tại Kagawa. Bóng chày Kagawa Olive Guyners Bóng rổ Takamatsu Five Arrows (Takamatsu) Bóng đá Kamatamare Sanuki (Takamatsu) Bóng chuyền Eighty8 queen Du lịch Tham khảo Liên kết ngoài Website chính thức của tỉnh Kagawa (tiếng Nhật) Bản đồ Kagawa (1891) Blog ghi chú từ Shikoku (tiếng Anh). Kagawa Shikoku Tỉnh của Nhật Bản
672133
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phrynobatrachus%20werneri
Phrynobatrachus werneri
Phrynobatrachus werneri là một loài ếch trong họ Petropedetidae. Nó được tìm thấy ở Cameroon và Nigeria. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, đồng cỏ ở cao nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, đầm nước, đầm nước ngọt, đầm nước ngọt có nước theo mùa, vườn nông thôn, các khu rừng trước đây bị suy thoái nặng nề, và kênh đào và mương rãnh. Tham khảo Amiet, J.-L. 2004. Phrynobatrachus werneri. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 7 năm 2007. Phrynobatrachus
26724
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%ADu%20xanh
Đậu xanh
{{Bảng phân loại | image = Hoa đậu xanh.jpg | image_caption = Cây đậu xanh đang trổ hoa và trái non | image_width = 250px | regnum = Plantae | unranked_divisio = Angiospermae | unranked_classis = Eudicots | unranked_ordo = Rosids | ordo = Fabales | familia = Fabaceae | subfamilia = Faboideae | tribus = Phaseoleae | subtribus = Phaseolinae | genus = Vigna | species = V. radiata | binomial = Vigna radiata | binomial_authority = (L.) R. Wilczek | synonyms = }}Đậu xanh hay đỗ xanh theo phương ngữ miền Bắc (danh pháp khoa học: Vigna radiata) là một loại đậu có kích thước hạt nhỏ, đường kính khoảng 2–2,5 mm. Ở Việt Nam, đậu xanh là loại đậu thường được sử dụng để làm xôi, làm các loại đồ ăn như: Bánh khọt, bánh đậu xanh, bánh ngọt, chè; hoặc được ủ cho lên mầm để làm thức ăn (giá đỗ). Đặc điểm Cây đậu xanh là loại cây thân thảo, mọc đứng, chiều cao khoảng 50 cm. Lá có lông ở cả 2 mặt. Hoa nở ở nách lá và có màu vàng lục. Quả đậu xanh hình trụ, mảnh và có lông, bên trong chứa nhiều hạt có hình trụ ngắn, màu xanh, ruột vàng và có mầm ở giữa. Lá mọc kép 3 chia, có lông hai mặt. Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có lông, trong chứa hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa. Loài Vigna radiata gồm các thứ: V. radiata var. grandiflora; V. radiata var. radiata V. radiata var. sublobata Giá trị dinh dưỡng Theo một số phân tích hàm lượng, trong khoảng 202 gr đậu xanh luộc chứa các thành phần dinh dưỡng: Calo: 212 Chất béo: 0,8g Protein: 14,2g Chất xơ: 15,4g Folat (B9): 80% DV Mangan: 30% DV Magnesi: 24% DV Vitamin B1: 22% DV Phosphor: 20% DV Sắt: 16% DV Đồng: 16% DV Kali: 15% DV Kẽm: 11% DV (DV (Daily Value): Lượng tiêu thụ khuyến nghị hằng ngày) Ngoài các vitamin và khoáng chất trên, đậu xanh còn chứa nhiều vitamin B2, B3, B5, B6 , selen, flavonoid và carotenoid. Loại đậu này cũng chứa nhiều các loại axit amin thiết yếu như isoleucine, valine, lysine, phenylalanine, leucine, arginine, ... Tác dụng Đối với sức khỏe: Giúp hạn chế sốc nhiệt Đậu xanh vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, bổ nguyên khí, thanh nhiệt mát gan. Nhờ những chất chống oxy hóa Vitexin và Isovitexin trong đậu xanh có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương do sốc nhiệt. Thích hợp với các bệnh nhân bị say nắng, miệng khát, người nóng, thấp nhiệt, ung nhọt,... Hỗ trợ giảm huyết áp, phòng ngừa bệnh tim Kali và protein trong đậu xanh có thể ức chế các enzym làm tăng huyết áp một cách tự nhiên, từ đó giúp giảm huyết áp. Trong đậu xanh còn có thành phần chất xơ cao giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể bằng cách giảm bớt sự hấp thu chất béo, duy trì mức cholesterol trong mức cho phép. Nó còn giúp cho cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và bệnh cao huyết áp, đồng thời có công hiệu bảo vệ gan và giải độc. Ngăn ngừa một số bệnh mãn tính, ung thư, tăng cường hệ miễn dịch Trong đậu xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa lành mạnh như axit phenolic, flavonoid, axit caffeic, axit cinnamic... Các nghiên cứu trong ống nghiệm in vitro chỉ ra rằng các chất chống oxy hóa từ đậu xanh này có thể giảm sự phát triển ung thư ở phổi và dạ dày do gốc tự do; tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng, giảm tái phát u xơ tuyến tiền liệt. Hàm lượng chất xơ cao trong đậu xanh giúp hỗ trợ hệ thống tiêu hóa duy trì ổn định, giảm áp lực lên đường ruột, từ đó cũng phòng ngừa ung thư đại tràng và ung thư đường tiêu hóa. Hỗ trợ hệ tiêu quá, dạ dày, giảm cân Chất xơ trong đậu xanh có tác dụng hỗ trợ tăng tốc độ tiêu hóa thức ăn, giảm trào ngược axit dạ dày thực quản, trĩ, táo bón. Không những vậy, chất kháng tinh bột trong đậu xanh còn có ích cho lợi khuẩn đường ruột. Các lợi khuẩn này sẽ tiêu hóa kháng tinh bột và biến loại tinh bột này thành các axit béo chuỗi ngắn như butyrate có chức năng nuôi dưỡng các tế bào ruột già, tăng cường khả năng miễn dịch đường ruột và thậm chí làm giảm nguy cơ ung thư ruột già. Đối với những người có mong muốn giảm cân, giữ dáng, khi ăn các loại đậu sẽ giúp cảm thấy no hơn 31% so với khi ăn mì ống hay bánh mì. Vậy nên, nhờ vào hàm lượng chất xơ cao của đậu xanh mà bạn có thể kiểm soát cơn đói và giảm lượng calo nạp vào, từ đó giảm cân dễ dàng hơn. Trong đời sống hàng ngày Đậu xanh được dùng làm rất nhiều món như nấu canh, chè, làm bánh, xay thành bột làm miến, rang vàng tán bột làm thực phẩm ngũ cốc dinh dưỡng. Hạt đậu xanh còn được làm giá đỗ. Lá đậu xanh có thể tận dụng làm dưa nhưng không phổ biến. Vỏ đậu xanh có tính nóng nên nhiều người thường nấu cả vỏ Chữa tiêu chảy nôn mửa: Đậu xanh rang vàng 100g, muối rang 10g, hạt tiêu 50g. Tán bột trộn chung cho đều cất kín vào trong lọ. Người lớn mỗi lần uống 7g, cách nhau 3giờ Giải say rượu: Nấu cháo đậu xanh để nguội, cho ăn liền vài bát hoặc nhai một nắm lá sống đã rửa sạch thật kỹ rồi nuốt Trị trúng nắng: Đậu xanh vo sạch, cho vào nồi, đổ nước đun sôi qua, chắt lấy nước, để nguội rồi uống. Tác dụng của nước đậu sẽ kém đi nếu nấu quá đục.. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Nấu canh đậu xanh 200g cùng 2 quả lê và củ cải 250g ăn hàng ngày trong một liệu trình 10 ngày liên tục Phòng bệnh sởi: Đậu xanh 30g sắc cùng rễ cỏ tranh tươi 30g với 700ml nước, chia ra 3 phần uống trong ngày, dùng liên tục trong 3 ngày Tác dụng phụ Tuy không phải là tất cả nhưng một số người có thể gặp phải tác dụng phụ, hiện tượng dị ứng khi ăn đậu xanh. Chất axit phytic liên kết với canxi, kẽm và các khoáng chất quan trọng khác và ngăn cản hấp thụ các chất này gây nên sự thiếu hụt dinh dưỡng Lectin là các protein gắn kết carbohydrate tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm nhưng thường có trong các loại đậu, có thể gây cảm giác khó tiêu khi dung nạp quá nhiều. Tương tự acid phytic, nên nấu chín, mềm đậu xanh để giảm lượng lectin Đối với một số người, vỏ các loại đậu bao gồm cả đậu xanh, nếu không được nấu kỹ hoặc loại bỏ cũng gây ảnh hưởng không tốt tới hệ tiêu hóa Một vài hình ảnh Xem thêmCác loại đậu''' Tham khảo Những Phương Thuốc Hay "Rau Cỏ Trị Bệnh" (Tạ Duy Chân sưu tầm) Kiến Thức Bồi Bổ Cơ Thể (Chu Nghĩa Hào, Y Tô Mai) Món Ăn Bài Thuốc Hay (Hoa Hồng sưu tầm) Thuốc Hay Quanh Vườn (Ngọc Nga) Tham khảo Liên kết ngoài R Đậu ăn hạt Nguyên liệu thực phẩm Đậu ăn được Thực vật được mô tả năm 1753
861893
https://vi.wikipedia.org/wiki/21609%20Williamcaleb
21609 Williamcaleb
21609 Williamcaleb (1999 JQ41) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 10 tháng 5 năm 1999 bởi Nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln ở Socorro. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 21609 Williamcaleb 021609 021609 Tiểu hành tinh được đặt tên 021609 19990510
872359
https://vi.wikipedia.org/wiki/Oecetis%20pretakalpa
Oecetis pretakalpa
Oecetis pretakalpa là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Chú thích Tham khảo Động vật khu vực sinh thái Indomalaya Oecetis
807688
https://vi.wikipedia.org/wiki/Santiago%20del%20Estero
Santiago del Estero
Santiago del Estero là một thành phố nằm trong tỉnh Santiago del Estero của Argentina. Thành phố Santiago del Estero có diện tích 2116 km2, dân số theo ước tính năm 2009 là 357.000 người. Đây là thành phố lớn thứ 12 tại Argentina. Thành phố nằm trên sông Dulce và trên quốc lộ 9, ở khoảng cách 1.042 km về phía bắc-tây bắc so với thủ đô Buenos Aires. Santiago del Estero là thành phố lâu đời nhất được thành lập bởi những người định cư Tây Ban Nha ở Argentina vẫn còn tồn tại như vậy, ước tính có 455 năm tuổi, theo các nguồn lịch sử của Argentina. Như vậy, nó có biệt danh "Madre de Ciudades" (Mẹ của thành phố), vì nó là thành phố đầu tiên được thành lập trên lãnh thổ thực sự của Argentina. Nó được chính thức tuyên bố "Mẹ của thành phố và Cái nôi của Văn hoa dân gian". Thành phố có Đại học Quốc gia Santiago del Estero, được thành lập vào năm 1973, và Universidad Catolica, được thành lập vào năm 1960. Các công trình đáng chú ý khác bao gồm nhà thờ của thành phố, các Convent Santo Domingo, và Khảo cổ học Bảo tàng tỉnh. Sân bay quốc tế Santiago del Estero nằm 6 km về phía bắc của thành phố, và có các chuyến bay thường xuyên đến Buenos Aires và San Miguel de Tucumán. Khí hậu Tham khảo Thành phố của Argentina Tỉnh Santiago del Estero
334843
https://vi.wikipedia.org/wiki/Moulle
Moulle
Moulle là một xã trong tỉnh Pas-de-Calais, vùng Hauts-de-France, Pháp. Moulle có cự ly khoảng 5 miles (8 km) về phía tây bắc Saint-Omer, tại giao lộ D207 và N43. Dân số Địa điểm nổi bật Nhà thờ St. Nicholas, thế kỷ 18. Xem thêm Xã của tỉnh Pas-de-Calais Tham khảo INSEE IGN Liên kết ngoài Moulle on the Insee website Moulle on the Quid website Xã của Pas-de-Calais
838652
https://vi.wikipedia.org/wiki/%2815697%29%201986%20QO1
(15697) 1986 QO1
{{DISPLAYTITLE:(15697) 1986 QO1}} (15697) 1986 QO1 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Henri Debehogne ở Đài thiên văn La Silla ở Chile ngày 27 tháng 8 năm 1986. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 15001–16000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1986 Được phát hiện bởi Henri Debehogne Tiểu hành tinh vành đai chính
885980
https://vi.wikipedia.org/wiki/Perdita%20subglabra
Perdita subglabra
Perdita subglabra là một loài Hymenoptera trong họ Andrenidae. Loài này được Timberlake mô tả khoa học năm 1971. Chú thích Tham khảo Perdita Động vật được mô tả năm 1971
951503
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tipula%20distifurca
Tipula distifurca
Tipula distifurca là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở het Palearctisch en Oriëntaals gebied. Chú thích Tham khảo biologie|2=2011|3=07|4=08}} Chi Ruồi hạc
641313
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vineuil%2C%20Loir-et-Cher
Vineuil, Loir-et-Cher
Vineuil là một commune thuộc tỉnh Loir-et-Cher trong vùng Centre-Val de Loire miền trung nước Pháp. Xem thêm Commune của tỉnh Loir-et-Cher Tham khảo INSEE IGN Xã của Loir-et-Cher
667841
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xylophanes%20fosteri
Xylophanes fosteri
Xylophanes fosteri là một loài bướm đêm thuộc họ Sphingidae. Nó được tìm thấy ở Paraguay, but is probably also được tìm thấy ở Argentina. Chiều dài cánh trước khoảng 30 mm đối với con đực và 33 mm đối với con cái. Nó tương tự như Xylophanes turbata. Cá thể trưởng thành có lẽ mọc cánh quanh năm. Ấu trùng có lẽ ăn các loài Psychotria panamensis, Psychotria nervosa và Pavonia guanacastensis. Chú thích Tham khảo Xylophanes
972143
https://vi.wikipedia.org/wiki/Laccophilus%20bapak
Laccophilus bapak
Laccophilus bapak là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Balke, Larson & Hendrich miêu tả khoa học năm 1997. Chú thích Tham khảo Bọ nước Laccophilus
560121
https://vi.wikipedia.org/wiki/Scalesia%20helleri
Scalesia helleri
Scalesia helleri là một loài thực vật có hoa thuộc họ Asteraceae. Loài này chỉ có ở Ecuador. Chú thích Tham khảo Tye, A. 2000. Scalesia helleri. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 7 năm 2007. Scalesia Thực vật đặc hữu Ecuador
545280
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vriesea%20pabstii
Vriesea pabstii
Vriesea pabstii là một loài thuộc chi Vriesea. Đây là loài đặc hữu của Brasil. Chú thích Tham khảo BROMELIACEAE DA MATA ATLÂNTICA BRASILEIRA truy cập 22 tháng 10 năm 2009 Thực vật Brasil pabstii
574472
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0i%20Truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20%28Vi%E1%BB%87t%20Nam%20C%E1%BB%99ng%20h%C3%B2a%29
Đài Truyền hình Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa)
Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) hay còn gọi là Đài Truyền hình Sài Gòn là đài vô tuyến Truyền hình thuộc Nha Vô tuyến Truyền hình Việt Nam của Việt Nam Cộng hòa. Đài Sài Gòn phát sóng trên băng tần số 9 nên cũng được gọi là Đài số 9, phát hình trắng đen với tiêu chuẩn kỹ thuật truyền hình Hệ FCC - điều tần tiếng 4,5 MHz (nay là kênh HTV9 của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh). Đài Sài Gòn hoạt động từ ngày 7 tháng 2 năm 1966 đến ngày 29 tháng 4 năm 1975. Đây là Đài Truyền hình đầu tiên của Việt Nam. Đài THVN do Tổng cục Truyền thanh, Truyền hình và Điện ảnh điều hành dưới quyền Bộ Dân vận. Lịch sử Đài Truyền hình Việt Nam (THVN) được thành lập năm 1965; buổi phát hình đầu tiên của Đài là ngày 7 tháng 2 năm 1966 vào lúc 19 giờ và lần cuối cùng là 23 giờ 57 phút ngày 29 tháng 4 năm 1975. Trong thời gian đầu phát điểm là từ trên không trung bằng kỹ thuật stratovision do phi cơ gài ăng ten bay trên không phận Sài Gòn cách mặt đất 3–6 km. Kỳ phát hình đó ghi hình ảnh của Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ và đại sứ Mỹ Cabot Lodge. Khu vực bắt sóng bao trùm đông Nam phần và nam Trung phần, từ Phan Thiết đến Long An đều xem được. Lúc đầu phát hình một giờ đồng hồ sau tăng thời lượng lên hai giờ đồng hồ. Ngày 25 tháng 10 năm 1966 thì mới lập cơ sở trên mặt đất trong thành phố. Đoàn cải lương Dạ Lý Hương với vở "Yêu Người Điên" do nghệ sĩ Hùng Cường,Bạch Tuyết thủ vai chính được thu hình và phát sóng đầu tiên. Cùng lúc với việc thiết lập Đài Truyền hình Việt Nam là đài của Quân đội Hoa Kỳ phát bằng tiếng Anh, lúc đầu gọi là AFRTS (Armed Forces Radio Television Service), đến năm 1967 thì đổi là AFVN (Armed Forces Vietnam Network). Đài THVN được phát trên băng tần số 9 trong khi đài AFVN phát tín trên băng tần số 11. AFVN đã trình chiếu hình ảnh phi hành gia Neil Armstrong đáp xuống Mặt Trăng năm 1969 cho khán giả ở Miền Nam xem. Trụ sở thu hình lúc đầu dùng chung cơ sở của Trung tâm Điện ảnh Quốc gia số 9 trên đường Thi Sách, đến năm 1967 thì tách ra thành Phòng Điện ảnh và Phòng Truyền hình riêng. Đài Truyền hình chuyển về số 9 đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), sau này là trụ sở của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Việc xây cất và thiết bị do hãng RCA International Service của Hoa Kỳ đảm trách với kỹ thuật tương đương với một thành phố trung bình ở Mỹ. Giám đốc đầu tiên của Đài Truyền hình Việt Nam là Trung tá Đỗ Việt, Phó Giám đốc là Lê Hoàng Hoa. Phát triển Đài Truyền hình dân sự thứ hai được thiết lập sau đài Sài Gòn là đài địa phương Cần Thơ rồi lần lượt thêm những đài khác ở Quân khu I và II. Sang thập niên 1970 miền Nam đã đó có tới năm đài truyền hình trong khi ở miền Bắc truyền hình chưa hết giai đoạn thử nghiệm và đến năm 1971 mới bắt đầu thiết lập. Ngoài Đài chính ở Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa còn có bốn đài truyền hình địa phương ở Huế, Quy Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ. Thời lượng phát hình vào đầu thập niên 1970 của Đài Truyền hình Việt Nam là sáu giờ mỗi ngày vào buổi chiều. 80% dân chúng ở Miền Nam có thể bắt sóng xem được. Tính bình quân cứ mỗi 50 người dân thì có một ti vi; tổng cộng hơn 350.000 máy trên toàn quốc. Ngân sách của THVN vào năm 1970 là 1,2 triệu Mỹ kim. Bắt đầu từ năm 1972 và hoàn tất năm 1973 sau Hiệp định Paris đài tiếng Anh AFVN giảm hoạt động rồi chấm dứt hẳn ngày 22 tháng 3. Máy móc và thiết bị kỹ thuật đã được chuyển giao cho THVN. 23h57 ngày 29 tháng 4 năm 1975, Đài Truyền hình Việt Nam của Việt Nam Cộng hòa chấm dứt hoạt động sau 10 năm tồn tại bằng lời chia tay và Quốc ca, Đài Truyền hình Giải phóng kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất của Đài, từ ngày 2 tháng 7 năm 1976, đó là tiền thân của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Chương trình nội dung Đài THVN mở đầu mỗi buổi phát hình với câu: Bản tin thời sự có những bước đột phá như loạt truyền hình về cuộc tổng tuyển cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa và Thượng viện năm 1967.<ref>{{Chú thích web |url=http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,899697,00.html |ngày truy cập=2010-12-11 |tựa đề=Campaign Kickoff Tạp chí Times |archive-date=2010-11-16 |archive-url=https://web.archive.org/web/20101116152329/http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,899697,00.html |url-status=dead }}</ref> Chương trình phát hình khá đa dạng trong đó có phần tân nhạc như Tiếng tơ đồng, Hương xưa; ca nhạc với những ca sĩ tên tuổi như Thanh Lan, Trần Thiện Thanh; nhạc sĩ như Châu Kỳ, Phạm Mạnh Cương, Văn Phụng, Lê Dinh, Hoàng Thi Thơ, thể thao bóng đá; kịch nói với đoàn kịch Túy Hồng; cải lương mỗi thứ Bảy, và cả hát bội. Kịch nói truyện dài xã hội và hài hước như Gia đình Thầy Ký xuất hiện mỗi tối Thứ Năm với 2 diễn viên là Tú Trinh và Thanh Việt. Nói chung phần giải trí chiếm khoảng 60% thời giờ phát hình. Ngoài ra có những khoản đặc biệt cho các đoàn thể như chương trình Phật giáo Tiếng chuông chùa hay chương trình truyền hình Đắc Lộ của giáo hội Công giáo. Ngành giáo dục thì có chương trình Thế giới Trẻ em của nhạc sĩ Lê Văn Khoa, Ban Tuổi Xanh của nữ nghệ sĩ Kiều Hạnh, và Đố vui để học do Vũ Khắc Khoan điều khiển, Đinh Ngọc Mô phụ trách. Chương trình Tuyển lựa ca sĩ cũng rất được hâm mộ, tạo ra những khuôn mặt mới trong ngành tân nhạc Việt Nam. Đài Truyền hình còn cho phát những chương trình dân vận và quân vận của Chiêu hồi. Trong những sự kiện được phát sóng, đáng ghi nhớ là buổi phát hình trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 1974 giữa đội tuyển Tây Đức và Hà Lan. Phát ngôn viên đài truyền hình có Tuyết Mai, Mai Liên, Nguyễn Đình Khánh. Đài THVN kết thúc buổi phát hình với những câu: Câu kết thúc trên được lập lại đến ngày 29 tháng 4 năm 1975. Những ngày cuối cùng Những biến cố lịch sử vào đầu năm 1975 cũng được Đài Truyền hình Sài Gòn truyền đi. Cuộc di tản hỗn loạn và đẫm máu triệt thoái khỏi Cao nguyên Trung phần xuống Tuy Hòa theo quốc lộ 7, mệnh danh là "Con lộ Máu và Nước mắt" (tiếng Anh: Convoy of Tears) được phát hình trên vô tuyến gây thêm kinh hoàng cho dân chúng Miền Nam. Tiếp theo đó là buổi phát hình trực tiếp bài diễn văn từ chức của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu vào tối ngày 21 tháng Tư năm 1975. Ngay đến ngày 30 tháng 4, đoàn thu hình THVN9 đã vào Dinh Độc Lập đợi Tổng thống Dương Văn Minh nhưng không thực hiện vì khoảng 7 giờ sáng, Dương Văn Minh ra gặp và kêu gọi mọi người hãy ra về. Vài tiếng đồng hồ sau, chính thể Việt Nam Cộng hòa cáo chung. Buổi phát hình cuối cùng của THVN9 là từ 18h00 đến 23h57 ngày 29 tháng 4 năm 1975, trước ngày chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Nhân vật liên quan Hoàng Thái: Giám đốc Lê Hoàng Hoa: Giám đốc sản xuất Quân Giải phóng tiếp quản Sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Đài THVN9 đã được bàn giao lại cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và từ 00h00 ngày 1 tháng 5 năm 1975, Đài THVN9 của Việt Nam Cộng hòa được đổi thành Đài Truyền hình Sài Gòn Giải phóng'' (SGTV). Buổi phát hình đầu tiên (trên kênh HTV9) là lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh, được phát trên kênh HTV9. Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, Đài chính thức mang tên Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV). Xem thêm Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh HTV9 Đài Vô tuyến Việt Nam (Đài phát thanh Sài Gòn) Đài Tiếng nói Việt Nam Đài Truyền hình Việt Nam Tham khảo Liên kết ngoài South Viet Nam: The Tube Takes Hold (Time) Truyền thông Việt Nam Cộng hòa Truyền hình Việt Nam thập niên 1970 Đài truyền hình ở Việt Nam
372444
https://vi.wikipedia.org/wiki/P/S
P/S
P/S là một nhãn hiệu sản phẩm chăm sóc răng miệng nổi tiếng tại Việt Nam. Nhãn hàng kem đánh răng P/S hiện thuộc sở hữu của tập đoàn Unilever. Lịch sử P/S vốn là nhãn hiệu kem đánh răng có từ năm 1975 của Công ty cổ phần P/S. Công ty P/S do hai hãng kem đánh răng nổi tiếng ở miền nam Việt Nam là hãng Hynos và Kolperlon sáp nhập lại, với đơn vị trực thuộc là Xí nghiệp sản xuất kem đánh răng Phong Lan. Năm 1980, Xí nghiệp kem đánh răng Phong Lan lại sáp nhập với các xí nghiệp khác như bột giặt Tico, Xí nghiệp Mỹ Phẩm 2, xà bông Đông Hưng để trở thành Xí nghiệp Liên hiệp Hóa Mỹ Phẩm, trực thuộc Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1990, Xí nghiệp Liên hiệp Hóa Mỹ Phẩm lại giải thể, các xí nghiệp trực thuộc trở thành công ty độc lập thuộc Sở Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. Xí nghiệp kem đánh răng Phong Lan đổi tên thành Công ty Hóa phẩm P/S. Lúc bấy giờ, P/S là một trong những nhãn hiệu nổi tiếng, chiếm phần lớn thị phần kem đánh răng tại Việt Nam. Năm 1997, khi công ty đa quốc gia Unilever đến đầu tư ở nước này, họ đề nghị Công ty Hóa phẩm P/S chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu kem đánh răng P/S cho họ, qua phương án thành lập một công ty liên doanh tên là Elida P/S (gồm Unilever và P/S). Theo đó, phía P/S sẽ được hưởng lợi từ nguồn thu có được thông qua việc quản lý, khai thác và bán sản phẩm. Thời gian đầu, kem đánh răng P/S có điểm đặc trưng là được đóng gói bằng vỏ ống nhôm, về sau, phía Unilever yêu cầu chuyển sang vỏ ống nhựa để in ấn được thẩm mỹ. Vì nguồn vốn không đủ để mua dây chuyền sản xuất mới (bao nhựa) nên Công ty Hóa phẩm P/S đã đồng ý từ bỏ chức năng sản xuất kem đánh răng của mình để chuyển quy trình sản xuất và nhãn hiệu P/S cho Tập đoàn Unilever với giá 14 triệu Đô la Mỹ, Công ty Hóa phẩm P/S chỉ còn có vai trò sản xuất vỏ hộp kem đánh răng cho liên doanh. Thời gian sau, Unilever đã chọn một công ty của Indonesia để sản xuất ống nhựa cho kem đánh răng P/S nên Công ty Hóa phẩm P/S mất luôn cơ hội sản xuất và gia công vỏ hộp, họ bị đẩy bật khỏi liên doanh. Đến nay, Unilever gần như đã quản lý nhãn hiệu P/S và họ đã thành công khi cho ra đời các sản phẩm P/S độc đáo, phong phú và những chương trình tạo hiệu ứng xã hội. Chú thích Liên kết ngoài Các sản phẩm kem đánh răng P/S , Website chính thức P/S (Việt Nam) P/S Nhãn hiệu Unilever Nhãn hiệu kem đánh răng
458326
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A9zangers
Mézangers
Mézangers là một xã thuộc tỉnh Mayenne trong vùng Pays de la Loire tây bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 108 mét trên mực nước biển. Tham khảo Xã của Mayenne
751924
https://vi.wikipedia.org/wiki/Murdochella%20alacer
Murdochella alacer
Murdochella alacer là một loài minute wentletrap, a ốc biển, a marine động vật chân bụng động vật thân mềm thuộc họ Nystiellidae, thường được biết đến với tên wentletraps, có ở New Zealand. Chú thích Nystiellidae
724436
https://vi.wikipedia.org/wiki/Payraudeautia%20nubaus
Payraudeautia nubaus
Payraudeautia nubaus là một loài ốc biển săn mồi, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Naticidae, họ ốc mặt trăng. Phân bố Miêu tả Chiều dài tối đa của vỏ ốc được ghi nhận là 13 mm. Môi trường sống Độ sâu tối thiểu được ghi nhận là 40 m. Độ sâu tối đa được ghi nhận là 347 m. Chú thích Tham khảo Payraudeautia
2626
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tera-
Tera-
Tera (viết tắt T) là một tiền tố được viết liền trước một đơn vị đo lường quốc tế để chỉ bội số lớn gấp 1012 hay 1.000.000.000.000 lần. Độ lớn này được công nhận từ năm 1960, theo tiếng Hy Lạp nghĩa là con quỷ khổng lồ. Trong tin học, ví dụ viết liền trước byte hoặc bit, độ lớn này còn mang nghĩa 240 = 10244 = 1.099.511.627.776. Xem thêm Tiền tố SI Tham khảo Liên kết ngoài BIPM website Tiền tố SI
629910
https://vi.wikipedia.org/wiki/Feltia%20herilis
Feltia herilis
The Herald Dart hoặc Master's Dart (Feltia herilis) là một loài bướm đêm thuộc họ Noctuidae. Nó được tìm thấy ở đảo Vancouver tới Newfoundland, phía bắc đến Northwest Territories border và phía nam đến the Gulf coast. Sải cánh dài 34–44 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 7 đến tháng 10. Có một lứa một năm. Ấu trùng ăn a wide variety of plants, bao gồm crops, forages, vegetables, forbs và herbs. Adults have been reported to feed on nectar, with one report on Liatris. Liên kết ngoài Bug Guide Moths of Maryland Species info Chú thích Động vật được mô tả năm 1873 Feltia Bướm đêm Bắc Mỹ Noctuinae
434924
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tuff%C3%A9
Tuffé
Tuffé là một xã trong tỉnh Sarthe ở tây bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao từ 68-150 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Xã của Sarthe
307516
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Chamant%2C%20Cantal
Saint-Chamant, Cantal
Saint-Chamant là một xã ở tỉnh Cantal, thuộc vùng Auvergne-Rhône-Alpes ở miền trung nước Pháp. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Cantal Tham khảo Liên kết ngoài Le site du Château de Saint-Chamant Saint-Chamant sur le site de l'Institut géographique national Saint-Chamant
280158
https://vi.wikipedia.org/wiki/Meduna%20di%20Livenza
Meduna di Livenza
Meduna di Livenza là một đô thị ở tỉnh Treviso trong vùng Veneto, có cự ly khoảng 45 km về phía đông bắc của Venice và khoảng 30 km về phía đông bắc của Treviso. Tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 2.810 người và diện tích là 15,1 km². Meduna di Livenza giáp các đô thị: Annone Veneto, Gorgo al Monticano, Motta di Livenza, Pasiano di Pordenone, Pravisdomini. Biến động dân số Tham khảo Đô thị tỉnh Treviso Thành phố và thị trấn ở Veneto
908027
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megapenthes%20falvescens
Megapenthes falvescens
Megapenthes falvescens là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Candèze miêu tả khoa học năm 1878. Chú thích Tham khảo Megapenthes
544765
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tillandsia%20fuchsii
Tillandsia fuchsii
Tillandsia fuchsii là một loài thuộc chi Tillandsia. Đây là loài bản địa của México. Giống Tillandsia 'Millenium' Tillandsia 'Tisn't' Hình ảnh Chú thích Tham khảo Checklist of Mexican Bromeliaceae with Notes on Species Distribution and Levels of Endemism truy cập 3 tháng 11 năm 2009 BSI Cultivar Registry Truy cập 11 tháng 10 năm 2009 F Thực vật México
670656
https://vi.wikipedia.org/wiki/Eleutherodactylus%20orcutti
Eleutherodactylus orcutti
Eleutherodactylus orcutti là một loài ếch trong họ Leptodactylidae. Chúng là loài đặc hữu của Jamaica. Môi trường sống tự nhiên của nó là các khu rừng đất thấp ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và sông. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. Nguồn Hedges, B. 2004. Eleutherodactylus orcutti. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 22 tháng 7 năm 2007. Tham khảo orcutti Động vật đặc hữu Jamaica Động vật được mô tả năm 1928
509539
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0u%20tu%E1%BA%A7n%20d%C6%B0%C6%A1ng%20b%E1%BB%8Dc%20th%C3%A9p
Tàu tuần dương bọc thép
Tàu tuần dương bọc thép (tiếng Anh: armored cruiser hay armoured cruiser) là một kiểu tàu tuần dương, một loại tàu chiến, lớn có từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Tàu tuần dương bọc thép được bảo vệ bằng một đai giáp bên hông lườn tàu tăng cường cho sàn tàu bọc thép và các hầm than bảo vệ vốn là đặc trưng cho kiểu tàu tuần dương bảo vệ. Tàu tuần dương bọc thép là những lực lượng tham chiến chủ yếu trong hai trận hải chiến: trận chiến ngoài khơi Ulsan trong cuộc Chiến tranh Nga-Nhật, và trận Coronel trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, cũng như đóng những vai trò quan trọng trong các trận chiến khác vào giai đoạn này. Sự phát triển của đạn pháo nổ vào giữa thế kỷ 19 đã khiến cho việc sử dụng các tàu chiến bọc thép là điều không thể tranh khỏi, cho dù chúng nặng nề và chi phí cao. Tàu tuần dương bọc thép bắt đầu xuất hiện trong hải quân các cường quốc Phương Tây vào khoảng năm 1873 và kiểu tàu này được tiếp tục chế tạo cho đến năm 1908. Vào khoảng thời gian này, chúng nhanh chóng bị vượt trội bởi loại tàu chiến mới "toàn súng lớn" kiểu dreadnought, đang kể là các tàu chiến-tuần dương, vốn có ưu thế trên mọi khía cạnh và do đó thay thế các tàu tuần dương bọc thép. Sự tiến triển và thiết kế Các kiểu ban đầu Những chiếc tàu chiến kiểu tuần dương được bọc thép đầu tiên là tàu chiến Nga General-Admiral (1873) và chiếc tàu chiến Anh Shannon (1875), cho dù chiếc sau thoạt tiên được biết như là một tàu hộ tống bọc sắt. Tàu tuần dương bọc thép hiện đại Chiếc tàu tuần dương bọc thép thực sự đầu tiên là chiếc Dupuy de Lôme của Hải quân Pháp được hạ thủy vào năm 1887. Cùng trong năm này, tàu tuần dương bọc thép Nga Ryurik cũng được đưa ra hoạt động. Tuy nhiên, thiết kế được chấp nhận là kiểu mẫu cho tàu tuần dương bọc thép là của chiếc tàu tuần dương Chiyoda được chế tạo tại Clyde cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản. Các tiến bộ thực hiện trên Chiyoda xoay quanh việc áp dụng kiểu động cơ hơi nước ba buồng bành trướng đặt dọc. Khác với loại động cơ ba buồng bành trướng (TE) đặt ngang, vốn chiếm chỗ suốt chiều ngang con tàu, loại động cơ TE đặt dọc có thể bố trí sát với trục dọc của con tàu và được bao bọc bởi một lớp bảo vệ bao gồm đai giáp và hầm chứa than hai bên hông và sàn tàu bọc thép bên trên. Điều này đã cung cấp một khu vực được bảo vệ rộng hơn bên trong con tàu nơi mà hệ thống động lực được bảo vệ khỏi mảnh đạn nổ và duy trì được độ kín nước. Chiyoda quá nhỏ để có thể được xem là một tàu tuần dương bọc thép thực sự, nhưng nó đã đặt ra một khuôn mẫu cho các kiểu tàu chiến tiếp theo sau. Chiếc tàu tuần dương bọc thép cuối cùng được chế tạo vào khoảng năm 1910. Vào lúc này chúng nhanh chóng bị vượt trội bởi các tiến bộ kỹ thuật như là thiết giáp hạm dreadnought "toàn súng lớn" vận hành bằng động cơ turbine hơi nước, và việc áp dụng dầu là nhiên liệu đốt lò khiến cho cấu trúc mới không thể dựa vào sự bảo vệ bởi các hầm chứa than. Tàu tuần dương bọc thép được thay thế trực tiếp trong các hạm đội chiến trận bởi những tàu chiến-tuần dương lớn hơn, nhanh hơn và trang bị vũ khí tốt hơn. Vì vậy, các tàu tuần dương bọc thép lớn trở nên lạc hậu và chỉ có các tàu tuần dương hạng nhẹ được chế tạo từ giai đoạn đó. Các tàu tuần dương bọc thép còn lại được sử dụng trong tuần tra và các vai trò thứ yếu cho đến khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cần lưu ý là Hải quân Hoàng gia xếp loại cả tàu tuần dương bọc thép lẫn tàu tuần dương bảo vệ có kích cỡ và vũ khí tương đương như là "tàu tuần dương hạng nhất". Vì vậy, những tàu tuần dương hạng nhất được chế tạo từ lớp Orlando (1886) cho đến lớp Cressy (1897), nói một cách chặt chẽ, đều là những tàu tuần dương bảo vệ, vì chúng đều thiếu một đai giáp. Các kiểu mẫu Các tàu tuần dương bọc thép ban đầu nói chung có trọng lượng rẽ nước 6.000–12.000 tấn với tốc độ 33–37 km/h (18–20 knot). Kiểu tàu này đạt đến giai đoạn hoàng kim 1906–1908 với trọng lượng rẽ nước 14.000–16.000 tấn và tốc độ 41–43 km/h (22–23 knot). Vũ khí tiêu biểu là hai hoặc bốn pháo cỡ nòng lớn ở hai đầu con tàu, thường là cỡ nòng trong khoảng 190–254 mm (7,5–10 inch), và độ một tá pháo cỡ 152 mm (6 inch) hoặc tương đương hai bên lườn. Ví dụ, chiếc đầu tiên của Nga Rurik (1892) được trang bị bốn khẩu pháo 203 mm (8 inch), mười sáu pháo 152 mm (6 inch) và sáu pháo 120 mm (4,7 inch); Victor Hugo (1904) của Pháp có bốn khẩu 194 mm (7,6 inch) và mười sáu khẩu 164 mm (6,5 inch). Lớp Monmouth (1901) có số lượng lớn của Anh là một ngoại lệ, khi thiết kế nhấn mạnh đến vai trò bảo vệ hàng hải thương mại hơn là các vai tr̀ò của hạm đội, với dàn hỏa lực đồng nhất mười bốn khẩu 152 mm (6 inch). Sau này tàu tuần dương bọc thép được tăng cường vũ khí mạnh hơn, như HMS Warrior (1905) của Anh có sáu khẩu 234 mm (9.2 inch) và bốn khẩu 190 mm (7,5 inch); SMS Blücher (1909) của Đức có mười hai khẩu 210 mm (8,2 inch) và tám khẩu 150 mm (5,9 inch); và chiếc Rurik thứ hai của Nga (1906, do Vickers chế tạo) với mười khẩu 254 mm (10 inch), tám khẩu 203 mm (8 inch) và hai mươi khẩu 120 mm (4,7 inch). Năm 1893, Ý thiết kế và chế tạo lớp Giuseppe Garibaldi, vốn bao gồm 10 tàu: 3 chiếc phục vụ cho Hải quân Ý, số còn lại được xuất khẩu: Cristobal Colón được bán cho Hải quân Tây Ban Nha, Kasuga và Nishin cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản, và Garibaldi, San Martín, Belgrano cùng Pueyrredón cho Hải quân Argentine. Tàu tuần dương bọc thép của Hải quân Hoa Kỳ Chiếc tàu tuần dương bọc thép đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ là chiếc USS Maine, mà sự kiện nó bị nổ tung tại Cuba năm 1898 đã trực tiếp châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ. Được hạ thủy năm 1889, nó có đai giáp dày từ 178 đến 305 mm (7-12 inch) và vỏ giáp sàn tàu 25–102 mm (1-4 inch). Nó được xếp lớp lại như một "thiết giáp hạm hạng hai" vào năm 1894, một sự thỏa hiệp vụng về phản ảnh sự chậm chạp so với các tàu tuần dương khác, và sự yếu kém so với những thiết giáp hạm hạng nhất vào thời đó. New York, được hạ thủy vào năm 1895, được bảo vệ kém hơn Maine, khi chỉ có đai giáp 76 mm (3 inch) và sàn tàu 76–152 mm (3-6 inch). Brooklyn là một phiên bản cải tiến của New York bao gồm những đặc tính thiết kế của Olympia. Không lâu sau cuộc Chiến tranh Tây Ban Nha-Hoa Kỳ, Hải quân Mỹ đóng sáu tàu tuần dương bọc thép lớp Pennsylvania, rồi được tiếp nối hầu như ngay lập tức bởi bốn chiếc khác thuộc lớp Tennessee. Mười chiếc này thường được gộp chung lại khi được gọi là "big ten" (mười ông lớn). Trận Tsushima Tàu tuần dương bọc thép đã được Nhật Bản sử dụng thành công trong hàng chiến trận trong trận Tsushima năm 1905. Trong số những hư hại chiến trận mà Hạm đội Nhật phải chịu đựng trong trận này, tàu tuần dương bọc thép Nisshin chịu đựng số lượng pháo bắn trúng đứng thứ hai, chỉ sau thiết giáp hạm Mikasa. Nisshin bị bắn trúng 13 phát, bao gồm một quả đạn pháo 228 mm (9 inch) và sáu quả 305 mm (12 inch); tuy nhiên nó vẫn xoay xở để ở lại trong hàng chiến trận, chứng minh cho hy vọng của những nhà thiết kế: một tàu tuần dương có khả năng đứng vững trong hành chiến trận. Khả năng mà các tàu tuần dương bọc thép Nhật Bản thể hiện trong trận Tsushima, đặc biệt là của Nisshin, hầu như đã dẫn đến sự bùng nổ việc đóng tàu tuần dương bọc thép trong hải quân các nước toàn thế giới. Sự lạc hậu Tàu tuần dương bọc thép đột nhiên bị xem là lạc hậu vào năm 1907, khi Hải quân Hoàng gia giới thiệu lớp tàu chiến-tuần dương Invincible. Chỉ một năm trước đó, người Anh cũng đã cho hạ thủy thiết giáp hạm "toàn súng lớn" mang tính cách mạng HMS Dreadnought. Lớp Invincible cũng có dàn pháo chính bao gồm các khẩu pháo cỡ nòng lớn đồng nhất, đánh đổi vỏ giáp để có tốc độ cao hơn so với Dreadnought. Giống như Dreadnought đã khiến cho mọi thiết giáp hạm trước đó trở thành lạc hậu (và chúng bị đổi tên thành tiền-dreadnought), Invincible có ưu thế về hỏa lực, tốc độ và sự bảo vệ so với tàu tuần dương bọc thép. Chiếc tàu tuần dương bọc thép cuối cùng được chế tạo là chiếc SMS Blücher của Đức. Cho dù nó có thể là chiếc tốt nhất trong kiểu tàu của nó, nó không thể nào sánh được với những tàu chiến-tuần dương mới. Nó có thể được xem là một thiết kế trung gian hướng đến các tàu chiến-tuần dương Đức trong tương lai, lớn hơn mọi tàu tuần dương bọc thép trước đó, và các khẩu pháo của nó là lớn nhất trong kiểu tàu của nó, mặc dù vẫn nhỏ hơn các tàu chiến-tuần dương tiếp theo. Blücher được cho hoàn tất một phần là vì người Anh đã che giấu người Đức về những đặc tính của Invincible''', và cũng vì Blücher đã được chế tạo gần hoàn tất lúc mà thiết kế thật của các tàu chiến-tuần dương Anh được bộc lộ. Chiến tranh Thế giới thứ nhất Trận Coronel, vốn diễn ra không lâu trước cuộc đụng độ tại quần đảo Falkland, là một trong những trận chiến sau cùng mà các bên tham gia chính là những tàu tuần dương bọc thép; các trận chiến sau này đều do thiết giáp hạm thời đại dreadnought và tàu chiến-tuần dương thống trị. Không giống những chiếc tiền-dreadnought, tàu tuần dương bọc thép vẫn đóng một vai trò tích cực trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất nhờ tốc độ cao của chúng, và thường được dùng để đối phó các tàu dreadnought, nơi mà chúng thể hiện kém cỏi. Ví dụ như, trong trận chiến quần đảo Falkland, SMS Scharnhorst và Gneisenau bị các tàu chiến-tuần dương HMS Invincible và Inflexible đánh chìm. Vị chỉ huy Đức, Phó Đô đốc Maximilian von Spee đã từng nhận định chiếc soái hạm của hải quân Hoàng gia Australia HMAS Australia vượt trội hơn lực lượng tàu tuần dương bọc thép và tàu tuần dương hạng nhẹ của ông. Trong cuộc đụng độ tại quần đảo Falkland, trong khi các khẩu pháo Đức hầu hết đều chính xác, chúng đã không thể gây hư hại đáng kể cho các tàu chiến-tuần dương Anh, vốn đã xoay chuyển tình thế khi bắt đầu bắn trúng các tàu chiến của von Spee. Trong trận Dogger Bank, chiếc SMS Blücher bị phá hỏng bởi một quả đạn pháo từ một tàu chiến-tuần dương Anh, khiến tốc độ của nó bị giảm còn 31,5 km/h (17 knot). Điều này đã buộc Đô đốc Franz von Hipper phải chọn hy sinh chiếc tàu tuần dương bọc thép (bị đánh chìm với tổn thất nhân mạng cực lớn) để các tàu chiến-tuần dương hiện đại và có giá trị của mình thoát được. HMS Warrior, Defence và Black Prince bị mất trong trận Jutland khi chúng tình cờ lọt vào tầm nhìn và tầm bắn của hàng chiến trận Hải quân Đế quốc Đức, vốn bao gồm nhiều tàu chiến-tuần dương và thiết giáp hạm dreadnought. Kết thúc kỷ nguyên tàu tuần dương bọc thép Vào ngày 17 tháng 7 năm 1920, khi áp dụng tiêu chuẩn hóa cách đặt số liệu lườn tàu, mọi tàu tuần dương bọc thép đều được sáp nhập chung với tàu tuần dương bảo vệ thành một kiểu "tàu tuần dương" duy nhất mang ký hiệu phân loại lườn tàu 'CA', đặt một dấu chấm hết cho việc sử dụng từ ngữ "tàu tuần dương bọc thép" trong Hải quân Hoa Kỳ. Hiệp ước Hải quân London năm 1930 về bản chất đã loại bỏ từ "tàu tuần dương bọc thép" và áp dụng các khái niệm tàu tuần dương hạng nặng và tàu tuần dương hạng nhẹ. Sau đó, ký hiệu 'CA' được dùng để chỉ tàu tuần dương hạng nặng. Một tàu tuần dương bọc thép được thiết kế trễ vẫn còn tồn tại: tàu tuần dương Hy Lạp Georgios Averof'', được đóng trong những năm 1909–1911, hiện đang được bảo tồn như một bảo tàng tại Hy Lạp. Sự khác biệt giữa tàu tuần dương bọc thép và tàu tuần dương hạng nặng Tàu tuần dương bọc thép không phải là một tổ tiên gần của tàu tuần dương hạng nặng, cho dù cái tên được đặt gợi ý cho điều này. Cho đến năm 1905, tàu tuần dương bọc thép đã tăng trưởng về kích cỡ và sức mạnh suýt soát với những thiết giáp hạm tiền-dreadnought vào lúc đó, với trọng lượng rẽ nước vào khoảng 15.000 tấn, lớn hơn đáng kể so với 10.000 tấn của các tàu tuần dương hạng nặng. Xu hướng này dẫn đến tàu chiến-tuần dương, vốn ban đầu được nhận thức như là một tàu tuần dương bọc thép có kích cỡ tương đương một thiết giáp hạm dreadnought. Đến năm 1915, cả thiết giáp hạm và tàu chiến-tuần dương đều đã tăng trưởng đáng kể; ví dụ như HMS Hood, được thiết kế trong khoảng thời gian đó, có trọng lượng rẽ nước 45.000 tấn. Vào giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, khoảng cách to lớn giữa tàu tuần dương hạng nặng và tàu chiến chủ lực cùng thế hệ cho thấy tàu tuần dương hạng nặng không thể trông mong để sử dụng như những thiết giáp hạm cỡ nhỏ. Ngược lại, tàu tuần dương bọc thép là một phần của hàng chiến trận chính cùng với các thiết giáp hạm tiền-dreadnought, và một số tàu tuần dương bọc thép duy trì sự hiện diện của chúng quanh các dreadnought và tàu chiến-tuần dương. Còn có những khác biệt kỹ thuật quan trọng giữa tàu tuần dương bọc thép và tàu tuần dương hạng nặng, mà một số phản ảnh khoảng cách về thế hệ giữa hai kiểu tàu. Tàu tuần dương hạng nặng, giống như mọi tàu chiến hiện đại, thường vận hành bằng động cơ turbine hơi nước đốt dầu và có tốc độ nhanh hơn nhiều so với tàu tuần dương bọc thép vốn vận hành bằng động cơ hơi nước ba buồng bành trướng đặt dọc đốt than vào thời của nó. Giống như tàu tuần dương bảo vệ tiền bối và các tàu tuần dương hạng nhẹ đương đại, tàu tuần dương hạng nặng thiếu một đai giáp hông, vốn để tiết kiệm trọng lượng nhằm đạt được tốc độ cao. Cỡ pháo tối đa của dàn pháo chính trên tàu tuần dương hạng nặng là 203 mm (8 inch), nhỏ hơn so với các khẩu tiêu biểu 233 mm (9,2 inch) trên những tàu tuần dương bọc thép sau cùng. Dù sao, tàu tuần dương hạng nặng thường có số lượng lớn pháo chính, so với việc tàu tuần dương bọc thép có các cỡ pháo hỗn hợp thay vì đồng nhất; và loại bỏ các khẩu pháo bên mạn để sử dụng tháp pháo dọc theo trục trung tâm vốn tiết kiệm trọng lượng và cho phép bắn toàn bộ mọi khẩu pháo qua mạn tàu. Tàu tuần dương hạng nặng cũng được hưởng lợi nhờ việc áp dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực trong những năm 1920 và 1930, cải thiện độ chính xác một cách đáng kể. Tham khảo Liên kết ngoài British and German Armored Cruisers of the First World War Tàu chiến Tàu thủy Vũ khí Hải quân Loại tàu Tàu tuần dương Phát minh của Nga
790505
https://vi.wikipedia.org/wiki/Calliotropis%20francocacii
Calliotropis francocacii
Calliotropis francocacii là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Calliotropidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Calliotropis
803554
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sunchon
Sunchon
Sunch'ŏn là một thành phố thuộc tỉnh Pyongan Nam, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Dân số thành phố khoảng 437.000 người, thành phố có nhiều nhà máy chế tạo. Trung tâm thành phố có tọa độ . Tháng 12 năm 1951, trận không chiến Sunchon diễn ra gần Sunchon giữa Không quân Hoàng gia Úc với liên minh CHDCND Triều Tiên - Trung Quốc và Liên Xô. Tham khảo Thành phố ở Pyongan Nam
568701
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%ADn%20Macon%2C%20Illinois
Quận Macon, Illinois
Quận Macon là một quận thuộc tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Quận này được đặt tên theo. Theo điều tra dân số của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000, quận có dân số người. Quận lỵ đóng ở. Địa lý Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, quận có diện tích km2, trong đó có km2 là diện tích mặt nước. Các xa lộ chính Quận giáp ranh Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2000, quận đã có dân số 114.706 người, 46.561 hộ gia đình, và 30.963 gia đình sống trong quận hạt. Mật độ dân số là 198 người trên một dặm Anh vuông (76/kmТВ). Có 50.241 đơn vị nhà ở mật độ trung bình là 86 trên một dặm Anh vuông (33/kmТВ). Cơ cấu chủng tộc của dân cư sinh sống trong quận bao gồm 83,48% người da trắng, 14,06% da đen hay Mỹ gốc Phi, 0,17% người Mỹ bản xứ, 0,57% châu Á, Thái Bình Dương 0,02%, 0,33% từ các chủng tộc khác, và 1,36% từ hai hoặc nhiều chủng tộc. 0,98% dân số là người Hispanic hay Latino thuộc một chủng tộc nào. 23,8% là người gốc Đức, 15,9% người Mỹ, 10,7% người gốc Anh và 9,9% gốc Ailen theo điều tra dân số năm 2000. Có 46.561 hộ, trong đó 29,60% có trẻ em dưới 18 tuổi sống chung với họ, 50,70% là đôi vợ chồng sống với nhau, 12,20% có nữ hộ và không có chồng, và 33,50% là không lập gia đình. 28,80% hộ gia đình đã được tạo ra từ các cá nhân và 11,60% có người sống một mình 65 tuổi hoặc lớn hơn. Cỡ hộ trung bình là 2,39 và cỡ gia đình trung bình là 2,93. Tháp tuổi dân cư sinh sống trong quận với tỷ lệ như sau: 24,60% dưới độ tuổi 18, 9,80% 18-24, 26,40% 25-44, 24,00% từ 45 đến 64, và 15,20% từ 65 tuổi trở lên người. Độ tuổi trung bình là 38 năm. Đối với mỗi 100 nữ có 91,20 nam giới. Đối với mỗi 100 nữ 18 tuổi trở lên, đã có 87,50 nam giới. Thu nhập trung bình cho một hộ gia đình trong quận đã đạt mức USD 37.859, và thu nhập trung bình cho một gia đình là USD 47.493. Phái nam có thu nhập trung bình USD 39.107 so với 22.737 USD của phái nữ. Thu nhập bình quân đầu người đạt mức 20.067 USD. Có 9,30% gia đình và 12,90% dân số sống dưới mức nghèo khổ, bao gồm 19,00% những người dưới 18 tuổi và 8,20% của những người 65 tuổi hoặc hơn. Tham khảo Quận của Illinois Illinois 1829 Khu dân cư thành lập năm 1829
329899
https://vi.wikipedia.org/wiki/La%20Bretonni%C3%A8re-la-Claye
La Bretonnière-la-Claye
La Bretonnière-la-Claye là một xã ở tỉnh Vendée trong vùng Pays de la Loire. Xã này có diện tích 16,48 km2, dân số năm 2006 là 614 người. Danh xưng dân địa phương trong tiếng Pháp là Bretons . Biến động dân số Liên kết ngoài La Bretonnière-la-Claye trên trang mạng Viện địa lý quốc gia Tham khảo Bretonniere-la-Claye
301646
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mancha%20Khiri%20%28huy%E1%BB%87n%29
Mancha Khiri (huyện)
Mancha Khiri () là một huyện (amphoe) ở phía nam của tỉnh Khon Kaen, đông bắc Thái Lan. Địa lý Các huyện giáp ranh (từ phía bắc theo chiều kim đồng hồ) Nong Ruea, Ban Fang, Phra Yuen, Ban Haet, Ban Phai, Chonnabot, Khok Pho Chai của tỉnh Khon Kaen, Kaeng Khro và Ban Thaen của tỉnh Chaiyaphum. Lịch sử Huyện được đã đổi tên từ Kut Khao sang Mancha Khiri năm 1939. Hành chính Huyện này được chia ra thành 8 phó huyện (tambon), các đơn vị này lại được chia thành 116 làng (muban). Mancha Khiri là một thị trấn (thesaban tambon) nằm trên một phần của tambon Kut Khao. Có 8 Tổ chức hành chính tambon. Các con số gián đoạn không có trong bảng là các tambon nay tạo thành huyện Khok Pho Chai. Tham khảo Liên kết ngoài amphoe.com Mancha Khiri
307653
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chaussenac
Chaussenac
Chaussenac là một xã ở tỉnh Cantal, thuộc vùng Auvergne-Rhône-Alpes ở miền trung nước Pháp. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Cantal Tham khảo Liên kết ngoài Chaussenac sur le site de l'Institut géographique national Chaussenac
900124
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bombus%20morrisoni
Bombus morrisoni
Bombus morrisoni là một loài Hymenoptera trong họ Apidae. Loài này được Cresson mô tả khoa học năm 1878. Chú thích Tham khảo M Động vật được mô tả năm 1878
930940
https://vi.wikipedia.org/wiki/Theopea%20dohrni
Theopea dohrni
Theopea dohrni là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Jacoby miêu tả khoa học năm 1899. Chú thích Tham khảo Theopea
305132
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C4%90%E1%BB%99ng
Người Động
Người Động (chữ Hán: 侗族, bính âm: Dòngzú; Hán-Việt: Động tộc; tên tự gọi: Gaeml, trong , còn gọi là Kam) là một nhóm sắc tộc. Họ tạo thành một trong số 56 dân tộc được công nhận chính thức tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và họ nổi tiếng với các kỹ năng nghề mộc của mình cũng như kiểu kiến trúc độc đáo duy nhất, cụ thể là các dạng cầu che mái gọi là "phong vũ kiều" (风雨桥). Phần nhiều người Động là nông dân. Ẩm thực của họ có đặc trưng rõ nét là các món dưa muối, cá hay thịt ướp muối và cơm nếp. Họ sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Quảng Tây cũng như tại châu tự trị Ân Thi thuộc tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc. Tại Lào cũng có một phân chi của người Động mà tiếng Trung gọi là 康族 (Khang tộc). Ngôn ngữ Tiếng Động (tên tự gọi lix Gaeml) là một ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai. Khi viết, đôi khi người Động sử dụng các ký tự tiếng Trung để thể hiện các âm của từ ngữ trong tiếng Đồng. Một kiểu viết chính tả mới dựa trên các ký tự Latinh đã được phát triển vào năm 1958, nhưng nó không được sử dụng phổ biến, do thiếu tài liệu in ấn cũng như giáo viên giảng dạy chuyên nghiệp. Ethnologue phân biệt hai phương ngữ tiếng Động với mã kmc cho phương ngữ miền nam và mã doc cho phương ngữ miền bắc. Lễ tết Đáng chú ý có 2 lễ hội. Một là tết giá kiều vào ngày 2 tháng 2 theo nông lịch. Hai là tết tân hôn vào ngày Mão đầu tiên của tháng 10. Thường có 10 đôi nam nữ thành hôn cùng một ngày. Những người Động nổi tiếng Lý Đình (李婷), nữ vận động viên đoạt huy chương vàng trong môn nhảy cầu đôi (cùng Lao Lệ Thi - 劳丽诗) 10 m tại Thế vận hội Mùa hè 2004 ở Athena, Hy Lạp. Ngô Hồng Phi (吴虹飞), ca sĩ của ban nhạc rock Trung Quốc "Hạnh phúc đại nhai" (幸福大街) Túc Dụ (粟裕) (1907-1984), đại tướng của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Tham khảo D. Norman Geary, Ruth B. Geary, Ou Chaoquan, Long Yaohong, Jiang Daren, Wang Jiying (2003). The Kam People of China. Turning Nineteen? (Luân Đôn / New York, RoutledgeCurzon 2003). ISBN 0-7007-1501-0. (The two main authors are affiliated with the linguistic organization SIL International.) Long Dược Hoành (龙跃宏/Long Yaohong) và Trịnh Quốc Kiều (郑国乔/Zheng Guoqiao) (1998). Language in Guizhou Province, China. Dallas: SIL International and the University of Texas at Arlington. Publications in Linguistics 126. ISBN 1-55671-051-8. (D. Norman Geary phiên dịch từ tiếng Trung sang tiếng Anh.) Âu Hanh Nguyên (欧亨元/Ou Hengyuan). 2004. Cic deenx Gaeml Gax / Dòng-Hàn cídiǎn 侗汉词典 (Đồng-Hán từ điển. Bắc Kinh (北京), Dân tộc xuất bản xã (民族出版社). ISBN 7-105-06287-8. Ethnic minority Liên kết ngoài The Dong ethnic minority (website của chính quyền nhà nước Trung Quốc bằng tiếng Anh) Trịnh Quốc Kiều 郑国乔: Đồng ngữ giảng tọa 侗语讲座 (Các bài thuyết trình tiếng Động; trong tiếng Trung; các trang không hiển thị đúng trong Mozilla) Bài của National Geographic về người Động ở trại Địa Môn (地扪), hương Mao Cống, huyện Lê Bình, tỉnh Quý Châu của Amy Tan (Đàm Ân Mỹ), ảnh của Lynn Johnson, năm 2008. Photo of Dong lusheng (mouth organ) parade Ảnh về làng của người Động (website tiếng Nhật) Nghe Amy Tan Reveals Stories of Dong Folk Songs, ngày 25 tháng 4 năm 2008 Ghi chú Quý Châu Nhóm sắc tộc được Trung Quốc chính thức công nhận Các dân tộc Việt Nam Quảng Tây Hồ Nam Nhóm sắc tộc ở Lào
185660
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%AB%20H%E1%BB%91i
Từ Hối
Từ Hối (tiếng Trung: 徐汇区, Hán Việt: Từ Hối khu) là một quận của thành phố trực thuộc trung ương Thượng Hải, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là một quận nội thành của thượng Hải. Quận này có diện tích 54,76 km2, dân số năm theo điều tra dân số năm 2000 là 1.064.600 người. Tham khảo Đơn vị cấp huyện Thượng Hải
882829
https://vi.wikipedia.org/wiki/Osmia%20quadridentata
Osmia quadridentata
Osmia quadridentata là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Dumeril mô tả khoa học năm 1860. Chú thích Tham khảo Osmia Động vật được mô tả năm 1860
292631
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vlad%20III%20%C5%A2epe%C5%9F
Vlad III Ţepeş
Vlad III, Vương công xứ Wallachia (có biệt danh là Vlad Ţepeş [ˈvlad ˈt͡sepeʃ] tức Vlad, kẻ xiên người, hay còn gọi là Dracula/Drăculea, tức con trai của rồng (Dracul), theo tiếng Romania; (1431 – 14 tháng 12 năm 1476) là một vị Vương công của xứ Wallachia (phía nam România). Ông đã trị vì ba lần: trong các năm 1448, 1456 - 1462, và 1476. Trong lịch sử, Vương công Vlad III được biết đến nhiều nhất vì đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống những cuộc xâm lược của Đế quốc Ottoman và tiến hành những hình phạt vô cùng tàn ác đối với những kẻ thù của ông. Người ta tin rằng, tên tuổi của Vương công Vlad III đã ảnh hưởng đến hình ảnh con ma cà rồng trong tiểu thuyết Dracula của Bram Stoker vào năm 1897. Xuất thân Vlad chào đời tại Sighișoara, Transilvania, vào Mùa Đông năm 1431, là con trai của Vlad II Dracul, Vương công tương lai của xứ Wallachia. Vlad là cháu trai của vị Vương công hiển hách Mircea Già. Người ta tin mẹ của ông là người vợ thứ hai của Công tử Vlad Dracul, Quận chúa Cneajna xứ Moldavia, con gái cả của Vương công Alexandru cel Bun. Ông có hai người anh trai cùng cha khác mẹ, Mircea II và Vlad Călugărul, và một người em trai, Radu cel Frumos. Chú thích Liên kết ngoài The Tale of Dracula Russian manuscript circa 1490, with English translation Original coins issued by Vlad III the Impaler Pictures of Vlad III the Impaler The Purported Home Of Dracula - slideshow by The Huffington Post Detailed information - Detailed information on the historical Dracula, Vlad Tepes, with photos and analysis. Dracula Vua România Đốc quân Wallachia
953580
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dicranomyia%20incisurata
Dicranomyia incisurata
Dicranomyia incisurata là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc. Liên kết ngoài Tham khảo Dicranomyia Limoniidae ở vùng Palearctic
846771
https://vi.wikipedia.org/wiki/8574%20Makotoirie
8574 Makotoirie
8574 Makotoirie (1996 VC2) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 6 tháng 11 năm 1996 bởi T. Kobayashi ở Oizumi. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 8574 Makotoirie Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1996
478427
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vercheny
Vercheny
Vercheny là một xã thuộc tỉnh Drôme trong vùng Auvergne-Rhône-Alpes đông nam nước Pháp. Xã Vercheny nằm ở khu vực có độ cao trung bình 306 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE commune file Xã của Drôme
888387
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mourecotelles%20tarsalis
Mourecotelles tarsalis
Mourecotelles tarsalis là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Toro & Cabezas mô tả khoa học năm 1978. Chú thích Tham khảo Mourecotelles Động vật được mô tả năm 1978
298420
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20H%E1%BB%AFu%20H%C3%A0o%20%28t%C6%B0%E1%BB%9Bng%29
Nguyễn Hữu Hào (tướng)
Nguyễn Hữu Hào (chữ Hán: 阮有豪, 1642 - 1713) là một tỳ tướng của chúa Nguyễn. Ngoài vai trò cầm quân, ông còn là thi sĩ với tác phẩm Song Tinh bất dạ và một số áng thơ Nôm. Tiểu sử Quê tổ của ông ở hương Gia Miêu, huyện Tống Sơn, trấn Thanh Hoa, nhưng bản thân ông được sinh trưởng ở Phú Xuân. Ông là hậu duệ đời thứ 9 của danh thần Nguyễn Trãi và là cháu nội của Tham tướng Chưởng cơ Nguyễn Triều Văn (dòng Nguyễn Hữu, tước Triều Văn hầu, phò nhà Lê sơ và Nguyễn sơ), con trưởng Chiêu Võ hầu Nguyễn Hữu Dật, và là anh Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Năm 1609, ông nội ông theo chúa Nguyễn Hoàng vào Nam và cuối cùng định cư ở Thừa Thiên. Ngay từ trai trẻ, Nguyễn Hữu Hào thường theo cha dự các trận đánh lớn, bộc lộ nhiều dũng lược và tài dùng binh; cho nên vào năm Kỷ Tỵ (1689), ông được bổ làm Cai cơ, Thống binh. Cũng vào năm ấy, có tướng Mai Vạn Long, sau khi đánh đuổi vào Hoàng Tiến nhưng bình Chân Lạp không thành, ông được cử làm Đốc suất vào thay. Khiếp sợ quân hùng tướng mạnh, vua Chân Lạp là Nặc Ông Thu sai sứ đến qui hàng, các tham mưu muốn thừa cơ đánh úp, nhưng ông không đồng ý... Theo vài sử liệu, thì Nguyễn Hữu Hào cũng như Mai Vạn Long đều bị trúng đòn "mỹ nhân kế" của một cô gái Chân Lạp gốc Chiêm Thành rất đẹp, giỏi biện thuyết tên là Chiêm Dao Tân (hoặc Chiêm Dao Luật).Vì thế cả hai ông đều bị gièm là cố ý làm trễ việc quân, rồi đều bị chúa Nguyễn lột hết chức tước... Tháng 8 năm Tân Mùi (1691), chúa Nguyễn Phúc Trăn mất, Nguyễn Phúc Chu nối nghiệp, Nguyễn Hữu Hào được phục chức Cai cơ. Tháng 10 năm Giáp Thân (1704) được thăng Chưởng cơ, làm Trấn thủ Quảng Bình. Năm Quý Tỵ (1713) ông mất, được truy tặng là Đôn Hậu công thần trấn thủ, tên thụy là Nhu Từ. Trong khi cầm quân cũng như lúc làm quan, ông lo việc quân sự, huấn luyện quân đội, săn sóc đời sống dân chúng nên ai nấy đều kính mến. Đại Nam thực lục khi chép về ông đã khen rằng biết "vỗ yên trăm họ, yêu nuôi sĩ tốt, được quân dân mến phục". Song Tinh Bất Dạ Giới thiệu Song Tinh Bất Dạ được Nguyễn Hữu Hào viết trong những năm làm trấn thủ Quảng Bình (1704-1713). Đây là tác phẩm diễn nôm từ truyện Định tình nhân (những người có tình gắn bó) của một tác giả không rõ tên, người Trung Quốc sống vào khoảng cuối nhà Minh đầu nhà Thanh. Tác phẩm này từng bị thất lạc trong nhiều năm. Đầu thế kỷ 20, nhà nho Lâm Hữu Lân phát hiện được bản in năm Gia Long thứ nhất (1802) nhan đề Song Tinh truyện. Sau khi ông đã phiên âm, năm 1962, cháu ông là nhà thơ Đông Hồ đã cho công bố tại Sài Gòn.. Nhưng đó là bản chưa sát với bản Nôm, phải đến năm 1987, Hoàng Xuân Hãn mới công bố tiếp bản phiên âm chính xác hơn. Lược truyện Cha của Song Tinh tự Bất Dạ là quan đồng liêu thân thiết với Ngự sử Giang Chương, tự Giám Hồ. Nên khi Song Tinh chào đời, ông đã cho bạn nhận Song Tinh làm con nuôi. Sau đó, vợ Giám Hồ sinh một người con gái là Nhụy Châu. Thế rồi cha Song Tinh mất, hai gia đình cách trở mãi cho đến khi Song Tinh lớn lên. Nghe lời mẹ, Song Tinh tìm đến nhà họ Giang, xin trọ học ở đó. Gần gũi, Song Tinh và Nhụy Châu yêu nhau, nhưng gặp một trở ngại, về danh nghĩa họ là anh em. Song Tinh tương tư tuyệt vọng suýt chết. Vì thương cảm, bố mẹ Nhụy Châu hứa sẽ gả con gái cho. Dốc chí học, Song Tinh thi đỗ Trạng nguyên. Đỗ phò mã muốn Song Tinh làm rể của mình nhưng bị từ chối, nên lập mưu đẩy chàng đi đánh giặc Phiên... Ở nhà Nhụy Châu bị Hách Nhược Sinh, con một đại quan, đến cầu hôn. Bị từ chối, Sinh lập mưu đưa nàng tiến cung. Giữa đường, Nhụy Châu tự tử, nhưng được hai đày tớ của Song tinh cứu sống, đưa nàng về ở nhà mẹ Song Tinh. Ngoài biên cảnh, vì phục tài Song Tinh nên đối phương chịu xưng thần với Triều đình. Khi về đến nhà, Song Tinh đau đớn khi biết Nhụy Châu đã chết. Theo di ngôn của nàng, Song Tinh cưới Thể Vân, thị tỳ của Nhụy Châu, nhưng không chung chăn gối để giữ trọn niềm chung thủy. Lấy cớ bận việc quân, Song Tinh cho Thể Vân sang nhà phụng dưỡng mẹ. Ở đấy, Nhụy Châu và Thể Vân gặp nhau. Ít lâu sau Song Tinh trở về, gặp Nhụy Châu ở nhà mẹ. Hai người kết lại duyên xưa, gia đình sum họp. Đánh giá Truyện miêu tả một cuộc tình duyên tự do, vượt ra ngoài ràng buộc của lễ giáo phong kiến; vượt qua những thành kiến hẹp hòi và cường quyền, bạo lực để cuối cùng kết thúc bằng sự thắng lợi của tình yêu chung thủy. Truyện cũng tố cáo lối sống xa hoa và tính cách độc ác, hèn hạ của vua chúa phong kiến, đề cao chính nghĩa cùng khát vọng hạnh phúc lứa đôi... Lời thơ tuy mộc mạc bình dị đôi chỗ còn thô sơ, vụng về... nhưng là một trong những tác phẩm buổi đầu khá thành công của thể truyện Nôm Việt Nam thế kỷ thứ 18.. Giai thoại liên quan Năm Kỷ Tỵ (1689), vua Chân Lạp là Nặc Thu bỏ việc cống nạp. Chúa Nguyễn Phúc Trăn sai thống binh Mai Vạn Long đi hỏi tội. Nặc Thu cử Chiêm Dao Luật, một người con gái trẻ đẹp làm sứ giả, đem vàng bạc biếu Vạn Long, xin được chậm cống nạp. Cai cơ Nguyễn Thắng Sơn khuyên không nên mắc lừa vua Chân Lạp, nhưng Vạn Long không nghe, nên khi Thắng Sơn mật báo về chúa Nguyễn, Nguyễn Hữu Hào liền được lệnh vào thay thế Vạn Long. Năm Canh Ngọ (1690), chúa Nguyễn Phúc Thái lại sai Nguyễn Hữu Hào hối thúc Chân Lạp cống nạp. Lần này Dao Luật cũng lại đến hẹn. Các tướng tức giận đòi bắt giam sứ giả rồi đem quân tiến đánh Nặc Thu, nhưng Nguyễn Hữu Hào không cho. Vài hôm sau, Dao Luật cùng Ốc nha A Lặc Thi đem 20 thớt voi nhỏ, 100 lạng vàng, 500 lạng bạc đến cống rồi nài nỉ xin chậm nộp số lễ vật hãy còn thiếu. Các tướng Nguyễn lại xin đánh, Hữu hào gạt đi, nói: "Yên vỗ người xa, quý lễ không quý vật." rồi ra lệnh rút quân về đóng ở Bà Rịa. Tin mật lập tức được chuyển về cho chúa Nguyễn. Tháng 8 năm Canh Ngọ (1690), khi Nguyễn Hữu Hào vừa về tới Thuận Hóa, liền bị bãi hết chức tước. Sách Thanh Hóa, nghìn xưa lưu dấu kể: Sau khi bị bãi hết chức quan, một hôm Nguyễn Hữu Hào đi làm phu đắp đê, gặp được Vạn Long đang ngồi ung dung câu cá bên sông. Vạn Long lên tiếng trước: Tôi nghe ông bảo Dao Luật rằng "Ta không giống như Vạn Long đâu!" Ai ngờ bây giờ ông cũng chẳng khác gì Vạn Long! Hữu Hào cười nói: Phải, tôi và ông nay đều là thứ nhân cả, nhưng ông vì tham vàng lụa, còn tôi lại tham nhân nghĩa, tưởng giống nhau mà rất khác nhau... Nguyễn Hữu Hào về vườn cũ từ tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1690) đến tháng 8 năm Tân Mùi (1691), tính ra vừa đúng một năm, thì được phục chức. Tham khảo Tài liệu liên quan Nguyễn Hữu Hào của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu. Người Huế Võ tướng chúa Nguyễn Nhà thơ Việt Nam thời Lê trung hưng Người họ Nguyễn tại Việt Nam
292732
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Pierre-%C3%A0-Arnes
Saint-Pierre-à-Arnes
Saint-Pierre-à-Arnes là một xã ở tỉnh Ardennes, thuộc vùng Grand Est ở phía bắc nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Ardennes Tham khảo SaintPierreaarnes
691234
https://vi.wikipedia.org/wiki/Corallorhiza%20trifida
Corallorhiza trifida
Corallorhiza trifida, là một loài lan thuộc chi Corallorrhiza bản địa của Bắc Mỹ và Eurasia, với một phân bố circumboreal. Miêu tả Corallorhiza trifida có màu xanh lá cây hơi vàng, không có lá và một phần myco-heterotrophic, lấy chất bổ từ, nhưng không phải tất cả chất dinh dưỡng liên quan tới fungi của chi Tomentella. Nó cũng chứa chlorophyll, mà nó cung cấp vài chất bổ các bon thông qua tính tự dưỡng. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Liên kết ngoài Jepson Manual Treatment - Corallorhiza trifida USDA Plants Profile Corallorhiza trifida Article on orchids wiki trifida Thực vật Canada Thực vật châu Á Thực vật châu Âu Thực vật Nga Thực vật Nepal Thực vật Nhật Bản Thực vật Pakistan Thực vật Alaska
651504
https://vi.wikipedia.org/wiki/Formicoxenus%20sibiricus
Formicoxenus sibiricus
Formicoxenus sibiricus là một loài kiến thuộc họ Formicidae. Đây là loài đặc hữu của Nga. Chú thích Tham khảo Social Insects Specialist Group 1996. Formicoxenus sibiricus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 31 tháng 7 năm 2007. Formicoxenus Động vật cánh màng châu Á Mammals of Nga Động vật Nga Động vật đặc hữu Nga
341967
https://vi.wikipedia.org/wiki/Khu%20r%E1%BB%ABng%20%C4%91om%20%C4%91%C3%B3m
Khu rừng đom đóm
,, là một manga shōjo của nữ mangaka Midorikawa Yuki (tác giả bộ manga "Cuốn sổ bạn bè của Natsume", xuất bản tại Việt Nam dưới tên "Hữu nhân sổ"). Ngày 9 tháng 1 năm 2017, manga được cấp phép bản quyền cho Nhà xuất bản Trẻ dưới tựa đề chính thức là "Khu rừng đom đóm". Manga này đã từng bị xuất bản lậu tại Việt Nam với tựa đề "Bản tình ca". Bốn câu chuyện ngắn trong manga tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Nội dung Nghe trộm khúc nhạc hoa (Mùa xuân) Một nữ sinh cấp ba luôn quét lá trên sân trường vào cuối chiều, lúc những phòng học mở toang cửa không còn học sinh. Giữa khoảng thời gian đang làm nhiệm vụ trực nhật ngoài sân, cô gái nghe thấy tiếng đàn guitar vang lại, lẫn vào những nhánh hoa anh đào dịu dàng. Cũng bởi tiếng nhạc du dương này, những lần trực nhật sau của cô đã hình thành một nỗi trông mong kì lạ, chỉ muốn được nghe, nghe mãi. Và cô tự hỏi chủ nhân tiếng đàn là ai. Cuối cùng, bí mật dần được hé lộ. Khu rừng đom đóm (Mùa hè) Trong khi chạy vào khu rừng của sơn thần & yêu quái ở quê nội, cô bé 6 tuổi tên là Takegawa Hotaru đã bị lạc và ngồi khóc. May mắn thay, cô được một linh hồn của cậu thiếu niên đeo mặt nạ mèo tên là Gun dẫn ra khỏi rừng. Từ đó, hai người nhanh chóng làm bạn cùng nhau, nhưng cô bé (cũng như loài người nói chung) tuyệt đối không được chạm vào cậu, nếu không cậu sẽ bị tan biến mãi mãi. Cậu thiếu niên là một đứa trẻ bị bỏ trong rừng từ rất lâu về trước. Thần Núi thương tình, đã hóa phép cho cậu sống lại nhưng chỉ cần bị con người đụng nhẹ, bùa chú sẽ biến mất và cậu sẽ chết. Mỗi kì nghỉ hè, cô bé đều đến khu rừng thăm cậu. Mãi khi học cấp ba, cô nhận ra mình đã thích linh hồn ấy. Cả hai bắt đầu khao khát được chạm vào nhau và ôm lấy nhau. Cuối cùng thời khắc chia tay đã đến, Gin và Hotaru đang cùng nhau tận hưởng giây phút cuối cùng của lễ hội tinh linh. Gin đã vô tình giúp một cậu bé bị ngã đứng dậy và không nghĩ rằng cậu bé đó chính là con người. Xung quanh Gin xuất hiện những đốm sáng tựa đom đóm, cả anh và Hotaru đều hiểu đó chính là giây phút từ biệt. Gin để Hotaru ôm lấy mình lần đầu tiên và cũng là cuối cùng, niềm vui của 2 người kéo dài tới khi Gin hoàn toàn biến mất cùng các chú đom đóm, Hotaru đau buồn ôm lấy bộ trang phục còn sót lại của Gin. Một tình yêu tuyệt đẹp nhưng quá đỗi mong manh tựa như những con đóm đóm mùa hè, chỉ sống một thời gian thật ngắn rồi chết ngay. Sự ra đi của những chiếc lá thu (Mùa thu) Đây là một câu chuyện buồn phảng phất, đáng yêu, xảy ra trong khung cảnh mùa thu trút lá. Đáng yêu trong cách suy nghĩ và cố gắng vì nhau của hai con người trẻ tuổi, cố gắng để mạnh mẽ hơn, để có thể bảo vệ nhau và ở bên nhau. Đôi bạn đó chơi rất thân, cô bé nhân vật chính lúc nào cũng mạnh mẽ, kiêu hãnh, ngẩng cao đầu. Cô ước mơ trở thành một ninja "nửa mùa" để bảo vệ cậu bạn của mình. Chuyện cứ thế trôi qua từ lúc họ còn nhỏ cho đến ngày tốt nghiệp cấp ba. Rồi cô nhận ra rằng mình không nên chỉ quay lưng về phía cậu ấy để bảo vệ. Bởi vì cậu ấy mạnh mẽ hơn cô tưởng nhiều. Bởi vì cậu ấy cũng muốn bảo vệ cô khỏi nỗi cô đơn. Sâu thẳm trong đau thương (Mùa đông) Kể về hai anh em ruột, họ chung sống hòa thuận trong một gia đình có cha mẹ cãi cọ liên miên. Đó là những ngày họ dắt tay nhau chạy thật xa, trốn khỏi những u sầu và lời cãi vã trong nhà. Trên bức màn tuyết trắng, bọn trẻ nắm tay nhau thật chặt. Buồn thay, hai đôi tay bé bỏng ấy phải buông ra khi gia đình bất hòa của họ tan vỡ, người anh đi theo cha, để lại đứa em gái một mình trơ trọi nhìn theo. Nhiều năm sau, hai anh em hội ngộ và cha mẹ họ trở về với nhau, cô bé mới nhận ra mình đã lỡ yêu anh trai. Đó là một mối tình không lối thoát, cũng chỉ có cách chia ly vĩnh viễn để kìm lại trong lòng. Người anh cũng phát hiện tình cảm của mình dành cho em gái cũng rất khác thường, anh đã yêu cô nhưng anh chấp nhận đau và chấp nhận ra đi để chuyện để người em gái mình không còn phải đau phải khó xử nữa. Kết thúc câu chuyện chính là những lá thư gửi từ phương xa của người anh, trông cô bé ấy bấy giờ bình thản và tiều tụy tới đau lòng. Nhận xét Hotaru no mori không phải cái tên lạ. Những bạn thích lang thang download truyện tranh trên internet đều đã đọc qua nó vào lúc này hay lúc khác, chỉ có điều có lẽ không phải ai trong số họ cũng biết là oneshot "Hotaru no Mori" không chỉ có "Khu Rừng Đom Đóm" - "Into the Forest of Fireflies's Light" (câu chuyện thứ 2) mà còn 3 câu chuyện khác nữa. Bạn sẽ hỏi chúng có liên quan gì không? Ồ không, chúng hoàn toàn không liên quan tới nhau, nhưng "Hotarubi no mori e", phải có đủ bốn câu chuyện mới có thể gọi là đủ đầy. Bởi bốn câu chuyện tượng trưng cho bốn mùa. Có người từng so sánh truyện của Midorikawa Yuki với Tsukuba Sakura (tiêu biểu với manga Mekakushi no Kuni), nhưng thực ra cả hai tác giả đều chiếm trọn cảm tình của những ai yêu thích nét vẽ mảnh mai vừa đáng yêu lại vừa buồn rầu. Chỉ là, nếu manga của Tsukuba Sakura có ánh sáng dịu dàng của mùa xuân, thì của Midorikawa Yuki lại là tiết thu với những cơn gió thì thầm kể chuyện. Khi xếp cả bốn câu chuyện cùng nhau, chúng ta chợt nhận ra Midorikawa Yuki đã không chỉ đơn giản xếp bốn oneshot vào cho đủ thành một tập truyện. Có xuân có hạ có thu có đông, có cả bốn sắc độ của tình yêu, giống mà khác, khác mà giống. Không thể gọi là cặp câu đối, nhưng cảm giác mang lại thì rất tương đồng như vậy. Một giao hưởng bốn mùa, có thể gọi câu chuyện này là thế chăng? Chúng ta có lẽ không thể gọi Midorikawa Yuki là một bậc thầy hay "Hotarubi no mori e" là một kiệt tác. Nhưng những câu chuyện nhỏ này xứng đáng có chỗ đứng cho riêng mình ở một góc khuất nào đó trong tim người đọc, nơi có bình yên, có u sầu, một nơi nhỏ nhắn để cảm nhận những rung động cũng thật nhỏ nhắn. Anime Phát hành Anime Hotarubi no Mori e ra mắt tại Nhật ngày 17 tháng 9 năm 2011. 16 ngày trước khi phim ra mắt, một đoạn trailer dài 96 giây được đăng trên Cinema Today, một trang chuyên về phim của Nhật Bản. DVD và đĩa Bluray: Limited edition của anime được phát hành tại Nhật ngày 22 tháng 2 năm 2012. Phiên bản hạn chế này bao gồm một bộ tranh minh hoạ, sticker, một cuốn sổ giới thiệu dài 40 trang, dây đeo điện thoại có hình mặt nạ của Gin và những vật phẩm số lượng có hạn khác. Phiên bản DVD không kèm khuyến mãi và vật phẩm cùng được phát hành song song. Âm nhạc Album nhạc phim được phát hành trước phim gần một tháng. Nhạc phim được soạn bởi Yoshimori Makoto. Bài hát cuối phim được trình bày bởi Ōtaka Shizuru. Tham khảo Liên kết ngoài Hotarubi no mori e trên Anime network (tiếng Anh) Shōjo manga Anime và manga lãng mạn Anime năm 2011 Manga năm 2002 Manga năm 2011 Manga dài tập Anime và manga siêu nhiên Manga phát hành bởi Nhà xuất bản Kim Đồng
554333
https://vi.wikipedia.org/wiki/Anisophyllea%20griffithii
Anisophyllea griffithii
Anisophyllea griffithii là một loài thực vật]] thuộc họ Anisophylleaceae. Loài này có ở Malaysia và Singapore. Chú thích Tham khảo Chua, L.S.L. 1998. Anisophyllea griffithii. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 8 năm 2007. Chi Bất đẳng diệp
872735
https://vi.wikipedia.org/wiki/Setodes%20scleroideus
Setodes scleroideus
Setodes scleroideus là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở miền Ấn Độ - Mã Lai. Chú thích Tham khảo Động vật khu vực sinh thái Indomalaya Setodes
705031
https://vi.wikipedia.org/wiki/Crepidula%20margarita
Crepidula margarita
Crepidula margarita là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Calyptraeidae. Phân bố Miêu tả Độ dài vỏ lớn nhất ghi nhận được là 18.2 mm. Môi trường sống Độ sâu nhỏ nhất ghi nhận được là 0.5 m. Độ sâu lớn nhất ghi nhận được là 1 m. Chú thích Tham khảo Crepidula
531820
https://vi.wikipedia.org/wiki/553
553
Năm 553 là một năm trong lịch Julius. Sự kiện Sinh Mất Tham khảo Năm 553
668306
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sa%20gi%C3%B4ng%20su%E1%BB%91i%20Sardegna
Sa giông suối Sardegna
Sa giông suối Sardegna, tên khoa học Euproctus platycephalus, là một loài kỳ giông thuộc họ Salamandridae. Đây là loài đặc hữu chỉ có ở Sardinia, Ý. Môi trường sống tự nhiên của chúng là rừng ôn đới, vùng cây bụi ôn đới, thảm cây bụi kiểu Địa Trung Hải, sông ngòi, sông có nước theo mùa, đầm nước ngọt, đầm nước ngọt có nước theo mùa, carxtơ nội địa, hang, và ao. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Hình ảnh Chú thích Tham khảo Gravenhorst, 1829: Deliciae Musei Zoologici Vratislaviensis (Reptilia Musei Zoologici Vratislaviensis. Recensita et Descripta). Fasciculus Primus, continens Chelonions et Batrachia: I-XIV. Leopold Voss, Leipzig (texte intégral). Andreas Nöllert, Christel Nöllert: Die Amphibien Europas. Franckh-Kosmos-Verlag, Stuttgart 1992, ISBN 3-440-06340-2. Andreone, F., Lecis, R., Edgar, P. & Schmidt, B. 2004. Euproctus platycephalus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 7 năm 2007. Liên kết ngoài ARKive Động vật Sardegna Động vật bò sát châu Âu Động vật Ý P Động vật đặc hữu Ý P Động vật lưỡng cư châu Âu Động vật được mô tả năm 1829
872191
https://vi.wikipedia.org/wiki/Oecetis%20keraia
Oecetis keraia
Oecetis keraia là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở miền Australasia. Chú thích Tham khảo Oecetis
955617
https://vi.wikipedia.org/wiki/Geranomyia%20glauca
Geranomyia glauca
Geranomyia glauca là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Liên kết ngoài Tham khảo Geranomyia Limoniidae ở vùng Neotropic
746352
https://vi.wikipedia.org/wiki/Conus%20shikamai
Conus shikamai
Conus shikamai là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Conidae, họ ốc cối. Giống như tất cả các loài thuộc chi Conus, chúng là loài săn mồi và có nọc độc. Chúng có khả năng "đốt" con người, do vậy khi cầm chúng phải hết sức cẩn thận. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo The Conus Biodiversity website S Động vật được mô tả năm 1979
843661
https://vi.wikipedia.org/wiki/%28299107%29%202005%20EY129
(299107) 2005 EY129
{{DISPLAYTITLE:(299107) 2005 EY129}}(299107) 2005 EY129 là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện qua chương trình tiểu hành tinh Beijing Schmidt CCD ở trạm Xinglong ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 1998. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 299001–300000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1998 Tiểu hành tinh vành đai chính
881407
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megachile%20crassitarsis
Megachile crassitarsis
Megachile crassitarsis là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Cockerell mô tả khoa học năm 1931. Chú thích Tham khảo C Động vật được mô tả năm 1931
683882
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thetidia
Thetidia
Thetidia là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Các loài Thetidia albocostaria (Bremer, 1864) Thetidia albosagittata (Ebert, 1965) Thetidia atyche (Prout, 1935) Thetidia bilineata Hausmann, 1991 Thetidia chlorophyllaria (Hedemann, 1879) Thetidia correspondens (Alpheraky, 1883) Thetidia crucigerata (Christoph, 1887) Thetidia euryrithra (Prout, 1935) Thetidia fulminaria (Lederer, 1871) Thetidia hammeri (Ebert, 1965) Thetidia hazara (Ebert, 1965) Thetidia kansuensis (Djakonov, 1936) Thetidia mabillei (Thierry-Mieg, 1893) Thetidia pallidmarginata (Pajni & Walia, 1984) Thetidia persica Hausmann, 1996 Thetidia plusiaria Boisduval, 1840 Thetidia radiata Walker, 1863 Thetidia recta (Brandt, 1941) Thetidia sardinica (Schawerda, 1934) Thetidia serraria (Staudinger, 1892) Thetidia silvia Hausmann, 1991 Thetidia smaragdaria (Fabricius, 1787) Thetidia smaragdularia (Staudinger, 1892) Thetidia undulilinea (Warren, 1905) Thetidia volgaria (Guenee, 1858) Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Comibaenini
808888
https://vi.wikipedia.org/wiki/Giang%20Hoa
Giang Hoa
Huyện tự trị dân tộc Dao Giang Hoa () là một đơn vị hành chính trực thuộc địa cấp thị Vĩnh Châu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Trấn Đà Giang (沱江镇) Kiều Đầu Phố (桥头铺镇) Đông Điền (东田镇) Đại Lộ Phố (大路铺镇) Bạch Mang Doanh (白芒营镇) Đào Vu (涛圩镇0 Hà Lộ Khẩu (河路口镇0 Tiểu Vu (小圩镇) Đại Vu (大圩镇) Thủy Khẩu (水口镇) Mã Thị (码市镇) Hương Giới Bài (界牌乡) Kiều Thị (桥市乡) Đại Thạch Kiều (大石桥乡) Lưỡng Xá Hà (两岔河乡) Vụ Giang (务江乡) Hoa Giang (花江乡) Tương Giang (湘江乡) Bối Giang (贝江乡) Trúc Vị Khẩu (未竹口乡) Đại Tích (大锡乡) Hương dân tộc Hương dân tộc Choang/Tráng Thanh Đường (清塘壮族乡) Tham khảo Trang thông tin chính thức www.xzqh.org Đơn vị cấp huyện Hồ Nam Vĩnh Châu, Hồ Nam
350876
https://vi.wikipedia.org/wiki/Anlezy
Anlezy
Anlezy là một xã của tỉnh Nièvre, thuộc vùng Bourgogne-Franche-Comté, miền trung nước Pháp. Dân số Theo điều tra dân số 1999 có dân số là 310. Vào ngày 1-1-2005, xấp xỉ là 295. Xem thêm Xã của tỉnh Nièvre Tham khảo INSEE commune file Xã của Nièvre
76894
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mary%20Cassatt
Mary Cassatt
Mary Stevenson Cassatt (; sinh ngày 22 tháng 5 năm 1844mất ngày 14 tháng 6 năm 1926) là một nữ họa sĩ người Mỹ. Bà sinh ra tại Allegheny, bang Pennsylvania (hiện thuộc Pittsburgh) nhưng sống phần lớn quãng đời trưởng thành tại Pháp, nơi bà kết bạn với Edgar Degas. Nhiều bức tranh của Cassatt phác họa hình ảnh người phụ nữ cũng như tình mẫu tử trong cuộc sống thường ngày. Xem thêm Một số tác phẩm của họa sĩ Mary Cassatt Tham khảo Tài liệu (mentions family relationship to Alexander Cassatt) Đọc thêm Adelson, Warren; Bertalan, Sarah; Mathews, Nancy Mowll; Pinsky, Susan; Rosen, Marc (2008). Mary Cassatt: Prints and Drawings from the Collection of Ambroise Vollard. New York: Adelson Galleries. . Barter, Judith A., et al. Mary Cassatt: Modern Woman. Exhibition catalogue. New York: Art Institute of Chicago in association with Harry N. Abrams, Inc., 1998. Breeskin, Adelyn D. Mary Cassatt: A Catalogue Raisonné of the Oils, Pastels, Watercolors, and Drawings. Washington, DC: Smithsonian Institution Press, 1970. Conrads, Margaret C. American Paintings and Sculpture at the Sterling and Francine Clark Art Institute. New York: Hudson Hills Press, 1990. Pinsky, Susan; Rosen, Marc; Adelson, Warren; Cantor, Jay E.; Shapiro, Barbara Stern (2000). Mary Cassatt: Prints and Drawings from the Artist's Studio. Princeton, NJ: Princeton University Press. . Pollock, Griselda. Mary Cassatt: Painter of Modern Women. World of Art. London: Thames and Hudson, 1998. Stratton, Suzanne L. Spain, Espagne, Spanien: Foreign Artists Discover Spain 1800–1900. Exhibition catalogue. New York: The Spanish Institute in association with the Equitable Gallery, 1993. (see index) Liên kết ngoài Mary Cassatt's Cat Paintings Finding Aid to the Mary Cassatt letters, 1882–1926 at the Smithsonian Archives of Art Google Art Project slideshow Mary Cassatt at the National Gallery of Art Mary Cassatt Gallery at MuseumSyndicate.com Mary Cassatt at the WebMuseum. Mary Cassatt prints at the National Art History Institut (INHA) in Paris The Havemeyer Family Papers relating to Art Collecting Mary Cassatt was a close personal friend of Louisine Havemeyer and acted as an art collecting advisor and buying agent for the Havemeyer family. This archival collection includes original letters from Mary Cassatt to Louisine and Henry Osborne Havemeyer. The foundation in France for the remembrance of Mary Cassatt, located in the village of Mesnil-Theribus, where Cassatt lived and is buried Bibliothèque numérique de l'INHA – Estampes de Mary Cassatt Cassatt, Mary Cassatt, Mary Cassatt, Mary Cassatt, Mary Cassatt, Mary Họa sĩ Mỹ thế kỷ 20
682129
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ephalaenia
Ephalaenia
Ephalaenia là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Chú thích Tham khảo Natural History Museum Lepidoptera genus database Boarmiini Ennominae
236031
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0o%20%28h%E1%BB%8D%29
Tào (họ)
Tào (chữ Hán: 曹, Bính âm: Cao) là một họ của người Trung Quốc, Việt Nam và Triều Tiên (Hangul: 조, Romaja quốc ngữ: Jo). Tại Trung Quốc họ này đứng thứ 26 trong danh sách Bách gia tính. Nguồn gốc Nguồn gốc họ Tào xuất phát từ họ Tào (Tào tính) trong , truy từ , người lập nên nước Chu (Trâu) thời nhà Chu. Chu tử Hiệp là con cháu của , con Lục Chung, một hậu duệ của Chuyên Húc. Một nguồn gốc khác của họ Tào truy nguyên từ Tào thị họ Cơ, hậu duệ của Tào thúc Chấn Đạc, em trai Chu Vũ vương. Thời Xuân Thu, nước Tào bị nước Tống diệt, những người nước Tào vong quốc lấy tên nước làm họ của mình. Nguồn gốc thứ ba bắt nguồn từ Tào thị ở huyện Tiêu, Túc Châu, gia tộc của Tào Tháo, vốn là con cháu họ Hạ Hầu. Họ Hạ Hầu là hậu duệ của Hạ hầu Đà, công tử nước Kỷ. Công tộc nước Kỷ, Kỷ thị của họ Tự, là con cháu của nhà Hạ. Nguồn gốc thứ tư xuất phát từ nước Tào, tức của người Sogdia (nay thuộc Samarkand, Uzbekistan), trong thời Nam–Bắc triều cho đến Tuỳ-Đường. Người Việt Nam họ Tào nổi tiếng Tào Mạt (1930 - 1993), tên thật là Nguyễn Duy Thục, nhà soạn kịch hiện đại Việt Nam. Tào Văn Nghệ, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Việt Nam thuộc Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nguyên Giám đốc Khách sạn REX Sài Gòn. Đại tá Tào Đức Thắng, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Viettel Người Trung Quốc họ Tào nổi tiếng Tào Quế, đại phu nước Lỗ thời Xuân Thu Tào Mạt, thích khách Tào Huấn, đại thần nước Ngụy thời Chiến Quốc Tào Tham, thừa tướng của Hán Cao Tổ Tào Tháo, có bố là Tào Tung, đổi họ theo hoạn quan Tào Đằng, đại quyền thần thời cuối Đông Hán Các vua nhà Tào Ngụy bắt đầu từ Tào Phi (con trai thứ hai của Tào Tháo) Tào Thực, con út của Tào Tháo, thi sĩ nổi tiếng thời Tam Quốc Tào Quá Thuần, hoạn quan đầy quyền lực thời nhà Minh Tào Tỷ, Tào Dần, những đại thần thời vua Khang Hy nhà Thanh Tào Tuyết Cần, tác giả Hồng lâu mộng Tào Côn, một quân phiệt Trực Lệ Quân và là một Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc giai đoạn 1923-1924 Tào Cương Xuyên, Thượng tướng Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tào Đạt Hoa, diễn viên Hồng Kông Tào Dĩnh, nữ diễn viên Trung quốc Đại lục. Người Triều Tiên họ Tào nổi tiếng Jo Yuri (Hán Việt: Tào Nhu Lí), cựu thành viên nhóm nhạc IZ*ONE Cho Seungyoun (Hán Việt: Tào Thừa Diễn), thành víên nhóm nhạc UNIQ và X1 Cho Mi-yeon (Hán Việt: Tào Vy Quyên), ca sĩ thần tượng của nhóm nhạc nữ (G)I-DLE ở Hàn Quốc Tham khảo Họ người Trung Quốc Họ người Triều Tiên Họ tên
891215
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lasioglossum%20pervarians
Lasioglossum pervarians
Lasioglossum pervarians là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Cockerell mô tả khoa học năm 1919. Chú thích Tham khảo Lasioglossum Động vật được mô tả năm 1919
886140
https://vi.wikipedia.org/wiki/Psaenythia%20doeringi
Psaenythia doeringi
Psaenythia doeringi là một loài Hymenoptera trong họ Andrenidae. Loài này được Holmberg mô tả khoa học năm 1921. Chú thích Tham khảo Psaenythia Động vật được mô tả năm 1921
850895
https://vi.wikipedia.org/wiki/10717%20Dickwalker
10717 Dickwalker
10717 Dickwalker (1983 XC) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 1 tháng 12 năm 1983 bởi E. Bowell ở Trạm Anderson Mesa thuộc đài thiên văn Lowell. Tham khảo Liên kết ngoài Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Edward Bowell Thiên thể phát hiện năm 1983
622204
https://vi.wikipedia.org/wiki/Elachista%20eskoi
Elachista eskoi
Elachista eskoi là một loài bướm đêm thuộc họ Elachistidae. Nó được tìm thấy ở Đảo Anh, Đan Mạch, Fennoscandia và vùng Baltic. Sải cánh dài 11–14 mm đối với con đực và 10-12.5 mm đối với con cái. Con trưởng thành bay vào early morning và late evening. Tham khảo Liên kết ngoài Fauna Europaea Elachista eskoi sp. n., a new species of Elachistidae from Finland (Lepidoptera) Elachista
57811
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20Rong%20l%C3%A1%20l%E1%BB%9Bn
Họ Rong lá lớn
Họ Rong lá lớn hay họ Cỏ lươn (danh pháp khoa học: Zosteraceae) là một họ thực vật có hoa. Nó đã được các nhà phân loại học công nhận từ lâu. Hệ thống APG II năm 2003 cũng công nhận họ này và đặt nó trong bộ Trạch tả (Alismatales), thuộc nhánh monocots. Họ này bao gồm 2 hay 3 chi (tùy hệ thống phân loại) với khoảng trên một chục loài rong biển. Các loài này có lá giống như dải ruy băng và các thân rễ bò trườn dễ thấy. Các chi Theo L. Watson và M.J. Dallwitz trong Các họ thực vật có hoa (1992 trở đi) thì họ này có 3 chi với 18 loài, cụ thể là: Heterozostera Phyllospadix Zostera Phát sinh chủng loài Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG II, với họ Maundiaceae vẫn nằm trong họ Juncaginaceae còn họ Limnocharitaceae vẫn đứng độc lập. Tham khảo Liên kết ngoài Zosteraceae trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). Các họ thực vật có hoa : miêu tả, minh họa, nhận dạng, thông tin tra cứu. Phiên bản ngày 27 tháng 4 năm 2006. http://delta-intkey.com Zosteraceae trong Flora of North America NCBI Taxonomy Browser Liên kết tại CSDL, Texas Rong lá lớn, họ Rong lá lớn, họ Cỏ biển Z
400257
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C6%B0ng%20c%E1%BA%A7u%20d%C3%A2n%20%C3%BD%20%C4%91%E1%BB%99c%20l%E1%BA%ADp%20Qu%C3%A9bec%2C%201995
Trưng cầu dân ý độc lập Québec, 1995
Cuộc trưng cầu dân ý độc lập Québec năm 1995 là cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì tại tỉnh bang Québec ở Canada hỏi cử tri có muốn ly khai ra khỏi Canada và thành lập một quốc gia độc lập không. Các cử tri được hỏi: {{cquote|Quý vị có đồng ý rằng Québec nên trở thành độc lập sau khi chính thức đề nghị hợp tác với Canada trong lĩnh vực kinh tế về chính trị theo khuôn khổ của dự luật về tương lai của Québec và thỏa ước được ký vào ngày 12 tháng 6 năm 1995?}} Cuộc trưng cầu dân ý năm 1995 có điểm khác biệt với cuộc trưng cầu dân ý năm 1980 ở chỗ là năm 1980 đề xuất "độc lập-liên kết" đối với chính phủ Canada trong khi năm 1995 đề xuất "độc lập" với hợp tác "tùy chọn" với Canada. Bầu cử diễn ra vào ngày 30 tháng 10 năm 1995, và đề xuất ly khai Québec đã không được thông qua, với 50,58% cử tri bầu chống và 49,42% cử tri bầu thuận. Bối cảnh Hai năm sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1980 về nền độc lập của Québec, Hiến pháp Canada trở thành có hiệu lực tại Canada. Theo luật, chính phủ liên bang có thể đơn phương sửa đổi hiến pháp, nhưng Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng Thủ tướng Pierre Trudeau cần phải hỏi ý kiến của các tỉnh bang và nhận sự đồng ý. Các thủ hiến tỉnh bang đoàn kết chống lại các sửa đổi hiến pháp cho đến khi một thỏa thuận được chín trong mười thủ hiến đồng ý; tuy nhiên René Lévesque, thủ hiến của Québec, đã không được các tỉnh bang khác hỏi ý. Vì thế, ông từ chối không ký kết thỏa ước về Đạo luật Hiến pháp năm 1982. Mặc dù ông đã từ chối, các tu chính vào hiến pháp vẫn được phê chuẩn và vẫn có hiệu lực trong Québec. Lévesque cho rằng cách thỏa thuận "kiểu Canada" của các thủ hiến kia là "bỏ mặc Québec trong lúc cơ nguy." Ông tiên đoán rằng việc này sẽ gây ra hậu quả rất xấu cho Canada. Sau Đạo luật Hiến pháp năm 1982, đã có nhiều cố gắng thêm sửa đổi để được Québec ủng hộ. Những cố gắng này được gọi là Hiệp định Hồ Meech năm 1987, và Hiệp định Charlottetown năm 1992. Cả hai cố gắng này đều thất bại, và đã khích động cho phong trào độc lập Québec. Năm 1990, Lucien Bouchard, một bộ trưởng trong chính phủ của Thủ tướng Brian Mulroney, đã lãnh đạo một liên minh gồm các thành viên nghị viện từ Đảng Tự do và Bảo thủ Cấp tiến đại diện cho Québec và thành lập một đảng liên bang mới để cổ xúy độc lập cho Québec, với tên gọi là Bloc Québécois (Khối Québec). Trong cuộc bầu cử liên bang năm 1993, Khối Québec giành được 54 ghế, trở thành đảng lớn thứ nhì trong Hạ Nghị viện Canada, và được địa vị đảng đối lập. Tại Québec, trong cuộc bầu cử tỉnh bang năm 1994, đảng ly khai Parti Québécois giành lại quyền lực dưới sự lãnh đạo của Jacques Parizeau. Ông hứa hẹn với cử tri sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trong nhiệm kỳ thủ hiến của mình. Câu hỏi trong trưng cầu dân ý Ngày 7 tháng 9 năm 1995, sau khi được bầu làm thủ hiến, Jacques Parizeau đã trình bày với nhân dân Québec câu hỏi sẽ được đưa ra cho cử tri vào ngày 30 tháng 10 năm đó. Trong tiếng Pháp, câu hỏi là: Trong tiếng Anh, câu hỏi là: Trong các cộng đồng thổ dân có sử dụng ngôn ngữ thổ dân, các lá phiếu sử dụng ba ngôn ngữ. Toàn văn của cái gọi là "Thỏa thuận Ba bên về Độc lập", hay "thỏa thuận được ký kết vào ngày 12 tháng 6 năm 1995" trong câu hỏi được gửi đến mọi nhà Québec vài tuần trước cuộc bầu cử. Nó được ký kết bởi Jacques Parizeau, Lucien Bouchard, và Mario Dumont, lãnh đạo của nhóm Action démocratique du Québec ("Hành động Dân chủ cho Québec"). Một cuộc thăm dò ý kiến được tiến hành vài tuần trước cuộc bầu cử cho thấy 28% người chưa chọn lựa tin rằng phiếu thuận có nghĩa rằng Quebec sẽ thương lượng cho một giải pháp tốt hơn, nhưng vẫn trong khuôn khổ liên bang, nghĩa rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng hộ chiếu Canada và bầu nghị sĩ trong Hạ Nghị viện. Một số người chống ly khai cho rằng câu hỏi còn không rõ ràng về các vấn đề này và ủy ban vận động "Chống" đã cố gắng thuyết phục cử tri rằng nếu phe "Thuận" thắng sẽ có nghĩa Québec sẽ trở thành hoàn toàn độc lập, và không chắc chắn sẽ có một thỏa hiệp hợp tác với Canada. Những thành phần tham gia Phía ủng hộ liên bang Vận động cho phía "Chống" là những người ủng hộ cho Québec ở lại trong Canada, và thể chế liên bang của quốc gia này. Những người này được gọi là "federalists". Những nhân vật ủng hộ liên bang quan trọng gồm có: Thủ tướng Jean Chrétien. Daniel Johnson, lãnh đạo Đảng Tự do Québec. Jean Charest, Lãnh đạo Đảng Bảo thủ Cấp tiến liên bang. Lucienne Robillard, Bộ trưởng Liên bang Trách nhiệm về Trưng cầu Dân ý. Brian Tobin, Bộ trượng Liên bang về Ngư nghiệp và Biển Phía ủng hộ độc lập Vận động cho phía "Thuận" là những người cổ xúy Québec ly khai ra khỏi Canada và/hoặc thương lượng cho một hợp tác kinh tế và chính trị giới hạn với nước này. Những người này được gọi là "sovereigntists". Những nhân vật ủng hộ độc lập quan trọng gồm có: Thủ hiến Québec Jacques Parizeau. Lucien Bouchard, lãnh đạo đảng Bloc Québécois liên bang. Mario Dumont, lãnh đạo đảng ADQ. Vận động Những cuộc thăm dò ý kiến ban đầu cho thấy 67% người Québec sẽ bầu "Chống". Jean Chrétien đứng bên lề trong các cuộc tranh luận và để Daniel Johnson làm nhân vật đại diện cho chính quyền liên bang. Những sai lầm của phe liên bang vào lúc đầu như khi Paul Martin nói Québec sẽ mất một triệu việc làm nếu ly khai, và khi một người phát biểu rằng phe liên bang chẳng những sẽ đánh bại, mà còn "đè nát" phía độc lập, đã thúc đẩy và động viên phong trào độc lập. Nhận thấy phía "Thuận" đang không tiến đến đâu, Lucien Bouchard vốn được nhiều người ủng hộ đã đóng một vai trò lớn hơn trong nhóm độc lập, và đã được Parizeau làm "nhà đàm phán chính" trong các cuộc thương lượng về "hợp tác" sau khi phe "Thuận" thắng. Tháng 12 năm 1994, Lucien Bouchard xém chết vì bệnh necrotizing fasciitis (vi khuẩn ăn thịt người) và bác sĩ đã cưa cụt chân trái của ông. Sự bình phục của ông và sự hiện diện của ông sau này với cái nạng đã làm nhiều người cảm thông với ông. Một số nhà quan sát cho rằng nó đã có tác động tích cự cho phía độc lập, vì việc ông vẫn vận động cho độc lập ngay sau khi sắp chết đã đem lại nhiều cảm tình từ người dân.Delacourt, Susan. "Flesh-eating disease claims leader's leg". The Tampa Tribune. December 4, 1994. Dưới sự lãnh đạo của Bouchard, các con số tiếp tục thay đổi và các thăm dò ý kiến dần dần cho thấy số đông người Québec sẽ bầu "Thuận". Ngay cả những vấp ngã của Bouchard cũng không có hiệu lực gì. Ba tuần trước cuộc bầu cử, ông đã nói rằng người Québec là "chủng tộc da trắng" có tỉ lệ sinh sản thấp nhất. Vài ngày trước cuộc bầu cử, người ta tin rằng phía độc lập sẽ thắng. Các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện hai tuần trước ngày bầu cử cho thấy phe "Thuận" đang dẫn đầu phe "Chống" với hơn 5%. Một cuộc mít tinh cho phe liên bang với khoảng một vạn người tham gia đã diễn ra tại Phòng thính Verdun vào ngày 24 tháng 10, trong đó Jean Chrétien đã hứa hẹn một số cải cách bán hiến pháp để đưa thêm quyền lực cho Québec. Tối hôm sau, Thủ tướng Jean Chrétien đã đọc diễn văn trên truyền hình bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, trong khi Lucien Bouchard đọc lời phản hồi. Sau hai sự kiện này, một số cuộc thăm dò cho thấy phe "Chống" đang dẫn đầu phe "Thuận", nhưng vẫn trong giới hạn độ sai (từ 0% đến 2%). Một cuộc mít tinh lớn được tổ chức vào Thứ 6, ngày 27 tháng 10 (3 ngày trước ngày bầu cử) tại trung tâm thành phố Montreal, gọi là "Unity Rally", khoảng 100.000 người Canada từ ngoài Québec đã đến đây để ca tụng một nước Canada đoàn kết, và kêu gọi người Québec bầu chọn "Chống" trong cuộc trưng cầu dân ý. Thủ tướng Jean Chrétien, lãnh đạo Đảng Bảo thủ Cấp tiến Jean Charest và lãnh đạo Đảng Tự do Québec đã phát biểu với đám đông trong sự kiện này. Bộ trưởng Ngư nghiệp và Biển Brian Tobin đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức và vận động cho sự kiện này. Nhiều chính khác Canada từ bên ngoài Québec, trước kia được yêu cầu không tham gia trong ủy ban "Chống", cũng đã tham dự vào sự kiện này, trong đó có Thủ hiên Ontario Mike Harris, Thủ hiến New Brunswick Frank McKenna, Thủ hiến Nova Scotia John Savage, và Thủ hiến Prince Edward Island Catherine Callbeck. Cuộc mít tinh đã gây nhiều tranh cãi vì một số nhà tài trợ, theo quan điểm của Giám đốc Bầu cử tại Québec, đã ủng hộ bất hợp pháp vào phe "Chống", ví dụ trong việc chở người tham gia đến Montreal lấy giá rẻ hay miễn phí. Dù sao, những luật lệ này của Québec cũng không áp dụng được cho những nhà tài trợ vì địa điểm của họ ở ngoài Québec. Chuẩn bị trong trường hợp phe "Thuận" chiến thắng Phía ủng hộ độc lập Trong trường hợp phe "Thuận" thắng, Parizeau nói rằng ông sẽ trở lại Quốc hội Québec trong vòng hai ngày sau khi có kết quả và vận động cho Dự luật Độc lập, đã được đề xuất vào lúc đó. Trong một diễn văn ông đã chuẩn bị sẵn trong trường hợp phe "Thuận" thắng, ông nói rằng một nước Québec độc lập đầu tiên phải "giơ tay đến quốc gia láng giềng là Canada" để hợp tác. Parizeau nói rằng ông sẽ chuẩn bị thương lượng với chính phủ liên bang sau phiếu "Thuận". Nếu không thương lượng được, ông sẽ tuyên bố một nước Québec độc lập. Vào ngày 27 tháng 10, văn phòng của lãnh đạo Bloc Québécois Lucien Bouchard đã đưa ra một thông cáo báo chí đến tất cả các căn cứ quân sự tại Québec, kêu gọi tạo ra một quân đội Québec và tạo dựng các nhân viên phòng thủ trong trường hợp Québec tuyên bố độc lập. Bouchard tuyên bố rằng Québec sẽ tiếp quản các phi cơ không quân Canada đang nằm tại tỉnh bang này. Phía ủng hộ liên bang Phía chính phủ liên bang không có kế hoạch gì trong trường hợp phe "Thuận" thắng. Một số thành viên trong nội các liên bang đã họp mặt để bàn một số trường hợp có thể xảy ra, kể cả việc đưa vấn đề độc lập của Québec lên Tòa án Tối cao. Một số viên chức cấp cao cũng họp mặt để thảo luận về tác động của cuộc ly khai đến các vấn đề như biên giới, nợ chính phủ, và Jean Chrétien có còn làm thủ tướng Canada được không, vì ông được bầu từ một khu bầu cử ở Québec. Khi được hỏi về cơ hội Canada thương lượng một thỏa thuận hợp tác kinh tế với một nước Québec độc lập, Nhà phê bình Việc Liên chính phủ (Intergovernmental Affairs Critic) từ Đảng Cải cách lúc đó và sau này là Thủ tướng Stephen Harper đã nói với các phóng viên "Không ai ở ngoài Québec ủng hộ mấy thứ này cả" và "Người Québec nên biết điều này càng sớm càng tốt". Bộ trưởng Quốc phòng David Collenette đã chuẩn bị tăng cường an ninh tại một số cơ quan liên bang. Ông cũng đã ra lệnh đưa máy bay CF-18 ra khỏi Québec để tránh bị dùng làm con cờ thương lượng. Các nhóm thổ dân Để chuẩn bị cho trường hợp phía "Thuận" chiến thắng, những dân tộc thổ dân tại Québec đã lên tiếng khẳng định quyền tự quyết của họ. Các tộc trưởng thổ dân khẳng định rằng việc họ bị bắt buộc tham gia vào một quốc gia Québec độc lập sẽ vi phạm luật quốc tế. Trong tuần cuối cùng của cuộc vận động, họ đòi hỏi được tham gia toàn bộ trong các cuộc thương lượng hiến pháp do cuộc trưng cầu dân ý. Đại hội đồng Cree tại miền Bắc Quebec đặc biệt chống đối ý tưởng bị gộp vào một quốc gia Québec độc lập. Tộc trưởng Matthew Coon Come đã phát hành một bài viết pháp luật với tên gọi "Bất công chủ quyền" (Sovereign Injustice) khẳng định quyền tự quyết của người Cree để giữ lãnh thổ của họ trong Canada. Ngày 24 tháng 10 năm 1995, họ đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý riêng, đặt câu hỏi "Quý vị có đồng ý, với cương vị là một dân tộc, để Chính quyền Québec chia lãnh thổ người Cree ở James Bay và lãnh thổ truyền thống của người Cree ra khỏi Canada trong trường hợp cuộc trưng cầu dân ý Québec có kết quả là "Thuận"?' 96,3% của 77% người Cree bỏ phiếu muốn ở lại Canada. Người Inuit ở Nunavik cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tương tự với câu hỏi "Quý vị có đồng ý rằng Québec nên trở thành độc lập?", với 96% người bầu Chống. Các cộng đồng người thổ dân là một phần quan trọng trong các cuộc tranh luận về việc chia Québec. Kết quả Cử tri đã bác bỏ đề nghị độc lập, nhưng với tỉ lệ thấp hơn năm 1980, với 50,58% cử tri bầu "Chống" và 49,42% cử tri bầu "Thuận". Một con số kỷ lục là 94% trong 5.087.009 cử tri ghi danh đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý. Những người nói tiếng Pháp muốn độc lập với tỷ lệ khoảng 60%, nhưng vùng Montreal đông dân đã bầu "Chống". Phe "Chống" cũng nhận ủng hộ trong khu vực viễn Bắc, khu Outaouais, và các thị xã phía đông (Cantons de l'Est). Tại 81 trong 125 khu bầu cử của Québec, phe "Thuận" đã thắng, nhưng đây là những khu bầu cử thưa dân hơn, trong khi phe "Chống" chiến thắng ở các khu bầu cử ở thành thị. Trong một lời phát biểu gây tranh cãi trong một phòng đông người ủng hộ phe "Thuận", trực tiếp trên truyền hình, Jacques Parizeau đã đổ lỗi kết quả vào "tiền bạc và lá phiếu của dân tộc thiểu số". Tranh cãi Các lá phiếu bị loại bỏ Sau khi đếm hết phiếu, có 86.000 lá phiếu bị loại bỏ vì bị cho là "phiếu hỏng" vì không được đóng dấu đúng. Tại các khu vực bầu cử Chomedey, Marguerite-Bourgeois và Laurier-Dorion đã nổi lên cuộc tranh cãi rằng nhiều lá phiếu đã bị loại bỏ bằng những lý do không hợp lý, hầu hết là vì có những tiêu chuẩn gay gắt những dấu vết cử tri có thể sử dụng để đánh dấu lựa chọn của mình. Trong các khu vực này phiếu "Chống" thắng thế, và tỉ lệ số phiếu bị loại là 12%, 5,5%, và 3,6%."Référendum du 30 octobre 1995" . Elections Quebec. Truy cập 1 tháng 6 năm 2007. Tại khu bầu cử Chomedey, trung bình 1/9 lá phiếu đã bị loại. Thomas Mulcair, dân biểu Quốc hội Quebec cho khu vực Chomedey, đã nói với các phóng viên sau cuộc bầu cử rằng "có một âm mưu dàn sẵn để ăn cắp phiếu" trong khu vực của ông. Tăng dầu vào lửa trong tranh cãi này, một cuộc nghiên cứu được công bố vài tháng sau cuộc bầu cử của nhà xã hội học Đại học McGill Maurice Pinard, nhà khoa học thống kê Janusz Kaczorowski và luật sư Andrew Orkin, đã đưa kết luận rằng những khu bầu cử có tỉ lệ phiếu "Chống" cao hơn có tỉ lệ phiếu bị loại cao hơn. Vài tháng sau cuộc trưng cầu dân ý, người điều hành bầu cử tại Québec (DGEQ), Pierre F. Cote, đã bắt đầu một cuộc điều tra về những cáo buộc này. Dưới sự giám sát của Alan B. Gold, thẩm phán trưởng của Tòa án Thượng thẩm Québec, tất cả các lá phiếu từ ba khu bầu cử này cùng với một số phiếu mẫu từ 34 khu bầu cử khác được xem xét. Bản báo cáo của DGEQ đã kết luận rằng một số phiếu đã bị loại bỏ với lý do không chính đáng. Phần đông các số phiếu bị loại bỏ là phiếu "Chống", cùng tỉ lệ với số phiếu được chấp nhận trong các khu vực này. Bản báo cáo kết luận rằng các sự việc này là riêng lẻ. Hai người có nhiệm vụ kiểm phiếu đã bị DGEQ cáo buộc là vi phạm luật bầu cử, nhưng trong năm 1996 đã được trắng án. Giới hạn chi tiêu Theo Đạo luật Trưng cầu Dân ý Québec (được nghị viện Québec thông qua trược cuộc trưng cầu dân ý năm 1980), tất cả các chi tiêu trong cuộc vận động phải được các ủy ban "Thuận" và "Chống" cho phép và báo cáo. Mỗi ủy ban được ngân sách cho phép là 5 triệu CAD. Bất cứ các cá nhân hay tổ chức nào không phải là ủy ban chính thức có chi tiêu cho vận động sau khi cuộc vận động bắt đầu sẽ phạm luật. Vi phạm luật này sẽ có thể bị phạt đến 30.000 CAD hay bị giam cầm. Violation of this law could have resulted in fines of up to $30,000 or imprisonment. Sau một phán quyết của Tòa án Tôi cao Canada ngày 17 tháng 10 năm 1997 (xem Libman vs. Quebec-Attorney General), một số phần của luật trưng cầu dân ý của Québec đã bị phán là vi hiến vì được xem là quá khắt khe. Hội đồng Thống nhất Canada và Option Canada Một tổ chức vận động từ Montreal mà ít người biết đến với tên là Option Canada (Lựa chọn Canada) được thành lập vào ngày 7 tháng 9 năm 1995, tám tuần trước cuộc bầu cử. Mục đích của tổ chức là cổ xúy ủng hộ cho liên bang ở Québec. Option Canada được tạo ra bời Hội đồng Thống nhất Canada, một tổ chức với mục đích "làm Canada vững mạnh". Người đứng đầu hội đồng là Jocelyn Beaudoin, sau này được chính phủ tỉnh bang Québec của Jean Charest bổ nhiệm làm người đại diện cho Québec ở Toronto. Alfred Pilon, cựu chánh văn phòng của Charest, và Claude Dauphin, một phụ tá của Paul Martin, lúc đó là bộ trưởng tài chính liên bang, là những thành viên then chốt trong Option Canada. Option Canada nhận 1,6 triệu CAD từ Bộ Di sản Canada năm 1994, 3,35 triệu CAD năm 1995 và 1,1 triệu CAD năm 1996. Tháng 3 năm 1997, tờ The Montreal Gazette đưa tin rằng tổ chức này còn nhận tiền từ một số nguồn chưa thông báo khác. Một Ủy ban Đăng ký Cử tri Ngoài Québec cũng được tạo ra để giúp các công dân đã rời Québec trong vòng 2 năm trước cuộc bầu cử năm 1995 đăng ký trong danh sách cử tri. Từ năm 1989, một điều khoản trong luật bầu cử Québec cho phép các cựu cư dân của Québec ra dấu ý định trở về Québec và bầu cử bằng thư. Ủy ban này, hoạt động trong cuộc vận động trưng cầu dân ý, đã đưa nhiều truyền đơn, trong đó có giấy đăng ký cử tri. Truyền đơn cũng đưa ra một số gọi miễn phí, cũng là số của Hội đồng Thống nhất Canada. Sau cuộc trưng cầu dân ý, người điều hành bầu cử tại Québec là ông Pierre F. Côté, đã đưa ra 20 cáo buộc về chi tiêu trái phép bởi Option Canada và một số tổ chức khác cho phe "Chống", nhưng đã bị bác bỏ sau khi Tòa án Tối cao Canada đã phán quét rằng một số điều khoản của luật trưng cầu dân ý quá khắt khe trong việc chi tiêu bởi các tổ chức thứ ba. Unity Rally Một cuộc mít tinh lớn để tán dương một nước Canada thống nhất được tổ chức 3 ngày trước cuộc bầu cử. Ngày 27 tháng 10 năm 1995, khoảng 100.000 người Canada từ tất cả các tỉnh bang Canada đã đến Quảng trường Canada cho sự kiện được gọi là "Unity Rally" ("Mít tinh Thống nhất"). Số người ước tính tham gia đã bị tranh cãi ngay từ ngày xảy ra và trong nhiều năm sau đó. (Số người tham gia được ước tính không thống nhất trong báo chí. Đài truyền thanh tiếng Anh CJAD tại Montreal đã cho rằng đám đông lên đến 150.000 người trong khi CKAC, một đài truyền thanh tiếng Pháp, cho rằng đám đông chỉ có 30.000 người.) Aurèle Gervais, người điều hành thông tin cho Đảng Tự do Canada, cũng như hội học sinh tại Đại học Algonquin tại Ottawa, sau cuộc bầu cử đã bị cáo buộc mướn xe buýt sai luật để đem người ủng hộ đến Montreal cho cuộc mít tinh này, một phần của cáo buộc lớn hơn từ các người ủng hộ độc lập cho Québec, cho rằng nhiều phần chi tiêu trong mít tinh này là phạm pháp vì nó chưa được phía "Chống" cho phép hay báo cáo trong bản báo cáo chi tiêu. Bộ trưởng Môi trường Sergio Marchi nói với các phóng viên "Ông Gervais, thay mặt cho Đảng Tự do Canada, nên mặt [các cáo buộc chống ông] như một huy hiệu vinh dự," và "Tôi nghĩ rằng nó là những điều ba hoa và họ nên ngưng tính từng đồng từng cắc niềm ái quốc của người Canada." Hai năm sau, Tòa án Thượng thẩm Québec đã bác bỏ các cáo buộc, nói rằng các điều vi phạm xảy ra ngoài Québec, và không phạm luật gì dưới Đạo luật Bầu cử Québec. Robin Philpot, đồng tác giả của cuốn "Les secrets d'Option Canada" (Những bí mật của Option Canada), cho rằng cựu bộ trưởng liên bang Brian Tobin, người tổ chức chính cho buổi mít tinh này, đã cho ông biết nhiều tập đoàn Canada đã tài trợ bước đi này. Hai ngày trước cuộc mít tinh, Canadian Airlines đã tuyên bố "Giá thống nhất: được giảm đến 90% cho những người muốn mua vé đến bất cứ nơi nào trong Canada." Người điều hành bầu cử Québec là Pierre F. Cote đã cảnh cáo sáu công ty vận chuyển Canada, kể cả Air Canada, Canadian Airlines và Via Rail, rằng họ có thể sẽ bị phạt đến a 10.000 CAD nếu họ chi tiêu tiền trái luật để vận chuyển người đến Montreal. Báo cáo Grenier Người điều hành bầu cử tại Québec đã yêu cầu vị thẩm phán đã về hưu Bernard Grenier điều tra Option Canada và các cáo buộc chi tiêu bất hợp pháp của phía "Chống" trong năm 2006. Grenier đã xác định rằng 539.000 CAD đã được phe "Chống" chi tiêu trái luật trong cuộc trưng cầu dân ý, tuy nhiên ông không đưa kết luận gì cụ thể về cuộc mít tinh "Unity Rally". Grenier nói rằng không có bằng chứng rằng cuộc mít tinh là một phần của âm mưu phá hoại phong trào độc lập. Grenier nói rằng không ai bị cáo buộc tội danh gì. Thủ hiến Jean Charest, lúc đó là phó chủ tịch của ủy ban "Chống", được Grenier cho rằng đã không làm gì sai trái. Các nhà phân tích chính trị đã suy đoán rằng tín nhiệm của Charest sẽ bị thiệt hại nếu Grenier cho rằng ông có dính líu vào vụ này. Bản báo cáo của Grenier cũng nói rằng một số nhân chứng muốn khai báo về chi tiêu bất hợp pháp từ phe "Thuận", cụ thể là về một nhóm được thành lập vào mùa xuân năm 1995 tên là "Conseil de la souverainete du Québec" (Hội đồng Độc lập Québec). Grenier kết luận rằng nhiệm vụ của ông không phải là điều tra về các chi tiêu của tổ chức đó. Mặc dù bản báo cáo của Grenier đã tìm thấy số chi tiêu quá hạn bởi phe "Chống" là nhỏ hơn số tiền 5 triệu CAD mà Normand Lester và Robin Philpot, đồng tác giả của quyển "The Secrets of Option Canada" (Bí mật của Option Canada), đã cáo buộc, Lester đã dùng những khám phá của Grenier để kêu gọi một cuộc điều tra liên bang về vấn đề này, đặc biệt là về quỹ cho cuộc "Unity Rally". Tờ The Montreal Gazette, trong một bài báo xuất bản ngày 30 tháng 5 năm 2007, đã cho rằng phía chính phủ Québec cũng đã chi tiêu bất hợp pháp, có thể là cao hơn số tiền mà Option Canada đã chi tiêu, để ủng hội phe "Thuận" qua một số bộ chính phủ, một số cuộc nghiên cứu, và một vài cách khác. Grenier khuyến khích người Québec hãy bỏ qua chuyện này, cho rằng "Tôi nghĩ bây giờ là lúc để tiến tới, đi về phía trước." Sau khi bản báo cáo của Grenier được công bố, Đảng Bloc Québécois đã kêu gọi một cuộc điều tra liên bang về vụ này. Thủ tướng Stephen Harper đã gạt bỏ vấn đề này. Quốc tịch và định cư Canada Các thẩm phán Tòa án Quốc tịch từ nhiều nơi ở Canada đã được đưa đến tỉnh bang để bảo đảm số lượng người nhập cư đang ở Québec hội đủ điều kiện được nhập tịch càng nhiều càng tốt, và do đó có thể bầu cử được. Mục tiêu là xử lý từ khoảng 10.000 đến 20.000 đơn xin nhập tịch cho các cư dân Québec trước giữa tháng 10. Đồng thời, chính phủ liên bang cũng giảm nửa thời gian xử lý bằng quốc tịch cho những người đã bị mất quốc tịch. Khi được một thành viên nghị viện của Bloc Québécois cho rằng những đơn xin nhập tịch của những người nhập cư được đi lối tắt vì họ là những người có cơ hội bầu "Chống" nhiều nhất, Bộ trưởng Quốc tịch và Nhập cư Sergio Marchi cho rằng tốc độ xử lý tại Québec trước cuộc bầu không khác gì tốc độ xử lý ở các tỉnh bang khác như Manitoba, New Brunswick và Ontario. Ông cũng cho rằng Bloc Quebécois trước kia đã chỉ trích chính phủ liên bang vì tiến triển chậm chạp trong việc xử lý các đơn nhập tịch đó, còn bây giờ lại cho rằng là quá nhanh. Theo thống kê của Bộ Quốc tịch và Nhập cư Canada, có 43.855 người Québec nhập tịch trong năm 1995. Khoảng 25% những người này (11.429) nhập tịch vào tháng 10. Dữ liệu cũng cho thấy từ năm 1993 đến 1995, số người nhận bằng tăng lên 87%. Trong năm 1996 thì số lượng này đã giảm xuống 39%. Danh sách cử tri Năm 1998, các nhà hoạt động PQ từ vùng Montreal đã đưa một danh sách có 100.000 đến trước DGEQ. Theo họ, 100.000 cử tri này có tên trong danh sách cử tri năm 1995 nhưng không đăng ký với Régie de l'Assurance-Maladie du Québec (RAMQ), cơ quan bảo hiểm y tế công cộng. Sau khi được kiểm chứng, DQED đã kết luận rằng 56.000 trong 100.000 tên không có quyền bầu cử và nên được loại ra khỏi danh sách trong tương lai. Cùng năm, các nhà hoạt động PQ từ khu vực Eastern Townships cũng trình lên DGEQ một trường hợp gian lận trong cuộc trưng cầu dân ý. Kết quả của cuộc điều tra là 32 sinh viên quốc tế đang học tập tại Đại học Bishop ở Lennoxville đã bị phạt sau khi bị kết án là bầu cử bất hợp pháp trong năm 1995. Chính phủ Québec đã thay đội Đạo luật Bầu cử đòi hỏi cử tri phải đưa chứng từ là hộ chiếu Canada, bằng lái xe Québec, hay thẻ RAMQ tại trạm bầu cử để nhận dạng trong các cuộc bầu cử trong tương lai. Hậu quả Lãnh đạo PQ Ngày sau cuộc trưng cầu dân ý, Jacques Parizeau đã từ chức lãnh đạo the Parti Québécois, một phần do câu nói gây tranh cãi của ông đổ lỗi thua cuộc vào "tiền của và lá phiếu người sắc tộc". Lucien Bouchard là ứng cử viên duy nhất ra thay thế ông. Bouchard trở thành thủ hiến vàn ngày 29 tháng 1 năm 1996. Trong vài năm sau đó, sự ủng hộ cho độc lập đã giảm xuống. Mặc dù tái thắng cử vào năm 1998, PQ đã không tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nữa, mà chờ đợi cho "tình trạng thắng thế". Trong cuộc bầu cử tỉnh bang năm 2003, PQ đã thua Đảng Tự do Québec dưới sự lãnh đạo của Jean Charest. Đạo luật Rõ ràng Trước cuộc trưng cầu dân ý, những người ủng hộ liên bang đã hứa hẹn cải cách hệ thống liên bang để đáp ứng các mối lo âu của Québec. Sau cuộc trưng cầu dân ý, chỉ một số cải cách có giới hạn được thực hiện, như đạo luật liên bang đòi hỏi một số khu vực (kể cả Québec) chấp thuận trước khi sửa đổi hiến pháp. Chính phủ liên bang cũng theo đuổi cái mà Chrétien gọi là "Phương án B", để cố gắng thuyết phục cử tri về những khó khăn về kinh tế và luật pháp nếu Québec tuyên bố độc lập. Sự việc này đã dẫn đến Đạo luật Rõ ràng (Clarity Act) được chính phủ liên bang thông qua năm 2000, đòi hỏi các cuộc trưng cầu dân ý trong tương lai phải có một "câu hỏi rõ ràng" và phải được một "đa số rõ ràng" ủng hộ để được chính phủ liên bang công nhận. Tuy nhiên, các cụm từ "câu hỏi rõ ràng" và "đa số rõ ràng" không được định nghĩa, dẫn đến sự chỉ trích từ một số người. Quảng cáo Sau chiến thắng hẹp này, chính phủ Chrétien đã tiến hành một chiến dịch quảng cáo nhằm gây ủng hộ cho Canada. Mục đích là tài trợ các sự kiện săn bắn, câu cá, và giải trí khác, và trong những việc như thế sẽ tăng sự ủng hộ cho Canada trong Québec. Trong khi nhiều sự kiện được tài trợ là chính đáng, một khoản tiền lớn đã bị quản lý thiếu sót. Người kiểm tra sổ sách Canada Sheila Fraser đã đưa ra một bản báo cáo vào tháng 11 năm 2003, phác thảo các vấn đề. Việc này đã dẫn đến sự điều tra của Ủy ban Gomery của cái gọi là Vụ bê bối Tài trọ. Lãnh đạo Bloc Québécois Gilles Duceppe cho rằng Canada đang "mua chuộc" liên bang và dùng lý do đó để đem tiền vào túi những người thân thiện với Đảng Tự do. Vụ bê bối này được truyền thông Québec quan tâm rất nhiều, dẫn đến sự ủng hộ cho phong trào độc lập. Thông tin thêm Phim tài liệu CBC Breaking Point (2005) Paul Jay documentary Neverendum Referendum'' Xem thêm Phong trào độc lập Québec Chính trị Québec Lịch sử Québec Tham khảo Liên kết ngoài Le Directeur Général des Élections du Québec CBC documentary Breaking Point Official Website CRIC "Quick Guide" to the 1995 Quebec Referendum The Evolution of Support for Sovereignty – Myths and Realities PDF Polls on Referendum voting intentions Laws and Regulations on Elections and Referendums in Quebec Annual Reports of the Directeur général de élections du Québec (1997–2004) (bằng tiếng Pháp) CBC Digital Archives – Separation Anxiety: The 1995 Quebec Referendum Lịch sử Québec Trưng cầu dân ý Quan hệ quốc tế năm 1995
908364
https://vi.wikipedia.org/wiki/Melanotus%20convexiusculus
Melanotus convexiusculus
Melanotus convexiusculus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Platia & Schimmel miêu tả khoa học năm 2001. Chú thích Tham khảo Melanotus
625813
https://vi.wikipedia.org/wiki/Zeiraphera%20rufimitrana
Zeiraphera rufimitrana
Zeiraphera rufimitrana là một loài bướm đêm thuộc họ Tortricidae. Nó được tìm thấy ở miền trung châu Âu đến miền đông Nga, Mông Cổ, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Nó được ghi chép lần đầu từ Hà Lan bởi Kuchlein và Naves vào năm 1999. Sải cánh dài 12–16 mm. Con trưởng thành bay từ the end of tháng 6 đến tháng 8. Ấu trùng của ssp. truncata ăn Abies sachalinensis. Ấu trùng của phụ loài ăn Abies alba, Abies cephalonica, Abies balsamea, Pinus pinea và Picea excelsa. Phụ loài Zeiraphera rufimitrana rufimitrana Zeiraphera rufimitrana truncata (Nhật Bản) Tham khảo Liên kết ngoài Eurasian Tortricidae Zeiraphera
228739
https://vi.wikipedia.org/wiki/Long%20Th%E1%BA%AFng%2C%20Qu%E1%BA%BF%20L%C3%A2m
Long Thắng, Quế Lâm
Long Thắng, tên gọi chính thức là Huyện tự trị các dân tộc Long Thắng (chữ Hán giản thể: 龙胜各族自治县, bính âm: Lóngshèng Gèzú Zìzhìxiàn, Hán Việt: Long Thắng các tộc tự trị huyện) là một huyện thuộc địa cấp thị Quế Lâm, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Huyện Long Thắng có diện tích 2.538 km², dân số năm 2002 là 167.000 người, trong đó, dân tộc thiểu số có 128.800 người. Mã số bưu chính của Long Thắng là 541700. Chính quyền nhân huyện đóng ở trấn Long Thắng. Phân chia hành chính Về mặt hành chính, huyện Long Thắng được chia thành 5 trấn và 5 hương. Tổng cộng có 119 thôn hành chính và 1.469 tiểu tổ thôn dân. Trấn: Long Thắng, Hoà Bình, Biều Lý, Tam Môn, Bình Đẳng. Hương: Lạc Giang, Vĩ Giang, Mã Đê, Giang Để, Tứ Thủy. Tham khảo Đơn vị cấp huyện Quảng Tây
42913
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%AAn%20l%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BA%A1n%20%C4%91%E1%BA%A1o
Tên lửa đạn đạo
Tên lửa đạn đạo là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo sau khi phóng tuân theo các nguyên tắc của đường đạn học phần quỹ đạo của tên lửa trong giai đoạn này thực chất là theo chế độ bay không điều khiển theo phương trình vật chuyển động tự do trong trường trọng lực. Để đi được xa thường tên lửa được phóng lên rất cao, quỹ đạo vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc của Trái Đất và thâm nhập khoảng không vũ trụ. Điểm đặc trưng của tên lửa đạn đạo là được phóng theo phương thẳng đứng. Tên lửa đạn đạo bao gồm nhiều loại tên lửa trong đó có tên lửa vũ trụ là các tên lửa mang hay tên lửa đẩy dùng để đưa tàu vũ trụ và các vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo quanh Trái Đất và các loại tên lửa đạn đạo dùng trong quân sự. Trong số các loại tên lửa đạn đạo chỉ có tên lửa vũ trụ có vận tốc lớn nhất và đạt được tốc độ vũ trụ cấp 1 (khoảng 7,9 km/giây tại cao độ 0), quỹ đạo của nó trở thành quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái Đất theo các đường ellipse với độ cao giảm rất chậm sau mỗi vòng quay. Tất cả các loại tên lửa đạn đạo khác không phát triển được vận tốc vũ trụ cấp một nên chuyển động của chúng là chuyển động "dưới quỹ đạo" là khi quỹ đạo của tên lửa không có khả năng thực hiện được một vòng quay xung quanh Trái Đất. Lịch sử Tên lửa đạn đạo đầu tiên là A-4, thường được gọi là tên lửa V-2, được Phát xít Đức triển khai trong thập niên 1930 và 1940 dưới sự lãnh đạo của Wernher von Braun.Lần phóng thành công đầu tiên của V-2 diễn ra ngày 3 tháng 10 năm 1942 và bắt đầu đưa vào sử dụng ngày 6 tháng 9 năm 1944 tấn công vào Paris, tiếp đó là một vụ tấn công vào London hai ngày sau đó. Tới cuối Thế chiến II, tháng 5 năm 1945, hơn 3,000 tên lửa V-2 đã được phóng đi. Tổng cộng 30 quốc gia đã triển khai hoạt động các tên lửa đạn đạo. Việc phát triển vẫn đang tiếp diễn, với khoảng 100 chuyến bay thử nghiệm năm 2007, chủ yếu bởi Trung Quốc, Iran và Liên bang Nga. Năm 2010 chính phủ Hoa Kỳ và Nga đã ký một hiệp ước cắt giảm kho vũ khí tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong một giai đoạn 7 năm (tới năm 2017) xuống còn 1550 đơn vị mỗi nước. Quỹ đạo bay Quỹ đạo của tên lửa đạn đạo quân sự được đặc trưng bởi ba giai đoạn: Giai đoạn phóng: Tên lửa được phóng lên theo chiều thẳng đứng vượt qua tầng khí quyển đậm đặc giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 phút tên lửa sẽ đi vào khoảng không vũ trụ tên lửa tầm càng xa thì độ cao càng lớn và vận tốc tối đa càng cần phải gần đến vận tốc vũ trụ cấp 1 (đối với loại tên lửa liên lục địa vận tốc đạt đến 7 km/giây). Giai đoạn này tên lửa đã tiêu tốn một đến hai tầng phóng tên lửa với hầu hết nhiên liệu động cơ tên lửa. Giai đoạn giữa: Khi đã ở trên khoảng không vũ trụ tên lửa dần dần xoay hướng để chuyển động ngang. Tại độ cao này không còn lực cản của khí quyển, không cần lực đẩy của động cơ tên lửa gần như bay theo quy luật của vật bị ném lên trong trường trọng lực theo một quỹ đạo là một phần ellipse và đạt điểm cao nhất tại thời điểm giữa của giai đoạn này (tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể đạt đến độ cao 1.200 km). Giai đoạn này kéo dài khoảng 15-25 phút tuỳ theo tầm bắn của tên lửa. Sau khi đạt độ cao tối đa các đầu đạn sẽ được phóng ra phần còn lại của tên lửa hết tác dụng. Sau đó đầu đạn mất dần độ cao và bắt đầu thâm nhập tầng khí quyển đậm đặc. Giai đoạn lao xuống mục tiêu: bắt đầu từ độ cao 100 km đầu đạn đi vào khu vực mục tiêu, càng ngày quỹ đạo càng mất dần chuyển động ngang và cuối cùng là lao xuống theo chiều thẳng đứng, giai đoạn này chiếm khoảng 2 phút và kết thúc khi chạm đất với tốc độ khoảng 1–4 km/giây. Quỹ đạo đường đạn như trên cho phép tên lửa đạn đạo đến được mục tiêu rất xa vì phần lớn quỹ đạo diễn ra trong khoảng không vũ trụ không có lực cản không khí, tên lửa bay theo quán tính. Đối với tên lửa liên lục địa là loại tên lửa đạn đạo tầm xa thực tế nó có thể bắn đến được mọi điểm trên Trái Đất. Các kiểu tên lửa Các tên lửa đạn đạo có thể có nhiều kiểu tầm hoạt động và mục đích sử dụng, và thường được chia theo các đặc điểm dựa trên tầm hoạt động. Nhiều kiểu mẫu đã được sử dụng bởi nhiều quốc gia để quy định các tầm hoạt động của tên lửa đạn đạo: Tên lửa đạn đạo chiến thuật: Tầm hoạt động trong khoảng 150 km và 300 km Tên lửa đạn đạo tầm hoạt động chiến trường (BRBM): Tầm hoạt động thấp hơn 200 km Tên lửa đạn đạo chiến trường (TBM): Tầm hoạt động trong khoảng 300 km và 3,500 km Tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM): Tầm hoạt động 1,000 km hay thấp hơn Tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM): Tầm hoạt động trong khoảng 1,000 km và 3,500 km Tên lửa đạn đạo tầm trung gian (IRBM) hay tên lửa đạn đạo tầm xa (LRBM): Tầm hoạt động trong khoảng 3,500 km và 5,500 km Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM): Tầm hoạt động lớn hơn 5,000 km Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM): Được phóng từ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN), tất cả các thiết kế hiện tại có tầm hoạt động liên lục địa. Các giai đoạn bay giống với ICBM, ngoại trừ việc các tên lửa có tầm bắn thấp hơn 350 km không có giai đoạn bay ngoài khí quyển. Tên lửa giống tên lửa đạn đạo Ở một đường đạn thấp hơn tên lửa đạn đạo, một tên lửa giống tên lửa đạn đạo có thể duy trì một tốc độ cao, nhờ thế khiến mục tiêu có ít thời gian để phản ứng với cuộc tấn công, với nhược điểm là giảm tầm hoạt động. Iskander của Nga là một tên lửa giống tên lửa đạn đạo. Tên lửa Nga Iskander-M bay ở tốc độ siêu âm 2,100–2,600 m/s (Mach 6 - 7) ở độ cao 50 km. Tên lửa Iskander-M nặng 4,615 kg mang theo một đầu đạn 710 – 800 kg, với tầm hoạt động 480 km và đạt CEP 5 – 7 mét. Trong khi bay nó có thể vận động ở những độ cao khác nhau và những đường đạn khác nhau để tránh các tên lửa chống tên lửa đạn đạo. Các hệ thống tương đương Hadès Iskander MGM-140B/E ATACMS Oka Shaurya Tochka Xem thêm Danh sách ICBM Danh sách tên hiệu NATO cho các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Tên lửa hành trình Tên lửa đất đối đất Tên lửa chống tên lửa đạn đạo Hiệp ước về tên lửa chống tên lửa đạn đạo Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Tái nhập khí quyển Vũ khí hủy diệt hàng loạt So sánh các hệ thống mang phóng Danh sách vũ khí Danh sách tên lửa Danh sách tên lửa theo quốc gia Danh sách tên lửa đang hoạt động của quân đội Mỹ Danh sách các hệ thống phóng quỹ đạo Danh sách tên lửa máy bay Danh sách tên lửa phát ra âm thanh Danh sách tên lửa không điều khiển Danh sách các giai đoạn trên Danh sách pháo binh#Tên lửa Tên lửa đạn đạo Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hệ thống phóng hủy diệt Tên hiệu NATO (có các danh sách nhiều loại tên lửa Liên Xô) Tham khảo Đọc thêm Bate, Mueller, White (1971). Fundamentals of Astrodynamics. Dover Publications, New York. ISBN 0-486-60061-0 Liên kết ngoài Ballistic Missiles and Ballistic Missile Defence An introduction to ballistic missiles Ballistic missiles on the Numbers - Center for American Progress Cirincione, Joeseph & Andrew Wade (2007). www.americanprogress.org/issues/2007/05/missiles.html Get Smart on Ballistic Missiles – The Center for American Progress Photos of Russian Strategic Missile Forces museum Phương tiện không người lái Các kiểu tên lửa Đạn tự hành Tên lửa có điều khiển Tên lửa Phát minh của Đức Thuật phóng Phát minh của Trung Quốc
864340
https://vi.wikipedia.org/wiki/23750%20Stepciechan
23750 Stepciechan
23750 Stepciechan là một tiểu hành tinh vành đai chính với chu kỳ quỹ đạo là 1340.5168154 ngày (3.67 năm). Nó được phát hiện ngày 22 tháng 5 năm 1998. Tham khảo Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1998
955004
https://vi.wikipedia.org/wiki/Epiphragma%20mephistophelicum
Epiphragma mephistophelicum
Epiphragma mephistophelicum là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Liên kết ngoài Tham khảo Epiphragma Limoniidae ở vùng Neotropic
905860
https://vi.wikipedia.org/wiki/Drapetes%20geminatus
Drapetes geminatus
Drapetes geminatus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Say miêu tả khoa học năm 1825. Chú thích Tham khảo Drapetes
643369
https://vi.wikipedia.org/wiki/Prolita%20sexpunctella
Prolita sexpunctella
Prolita sexpunctella là một loài bướm đêm thuộc họ Gelechiidae. Nó được tìm thấy ở hầu hết châu Âu và Bắc Mỹ. Sải cánh dài 13–17 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 5 đến tháng 6. Chúng bay ban ngày. Ấu trùng ăn lá các loài Calluna (bao gồm Calluna vulgaris), Empetrum nigrum và Dryas octopetala. Chúng cuốn lá cây lại và qua mùa đông trong đó. Hình ảnh Tham khảo Liên kết ngoài UKmoths Image Động vật được mô tả năm 1794 Prolita Côn trùng châu Âu
877573
https://vi.wikipedia.org/wiki/Atopsyche%20thomasi
Atopsyche thomasi
Atopsyche thomasi là một loài Trichoptera trong họ Hydrobiosidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Tham khảo Chú thích Trichoptera vùng Tân nhiệt đới Atopsyche
277701
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1t%20soong%20hao
Hát soong hao
Hát soong hao là điệu hát của dân tộc Nùng. Theo tiếng Nùng soong hao có nghĩa là hai ta, đôi ta. Thể loại: Sinh hoạt dân ca trữ tình đối đáp. Tổ chức Thường được tiến hành chủ yếu vào mùa xuân, từ những phiên chợ đầu năm đến những phiên chợ cuối cùng của tháng ba âm lịch. Vui nhất vào những ngày mùng tám tháng giêng, mười tám tháng hai âm lịch, trùng vào ngày hội Từ Hả và hội chợ Chũ. Nam ngồi một dãy, nữ ngồi một dãy, đối diện nhau mà hát. Trời ngả về chiều họ mới đứng dậy ra về, cuộc hát kéo dài theo con đường về bản xa và nhiều đôi đã thành vợ thành chồng sau đó. Tham khảo Người Nùng Điệu hát dân tộc miền núi phía Bắc
310984
https://vi.wikipedia.org/wiki/Marquein
Marquein
Marquein là một xã của Pháp, nằm ở tỉnh Aude trong vùng Occitanie. Người dân địa phương trong tiếng Pháp gọi là Marqueinois. Hành chính Thông tin nhân khẩu Tham khảo Liên kết ngoài Marquein trên trang mạng của Viện địa lý quốc gia Marquein
138295
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D%20M%E1%BB%93%20h%C3%B4i
Họ Mồ hôi
Họ Mồ hôi, trong các tài liệu về thực vật học tại Việt Nam gọi là họ Vòi voi (lấy theo chi Heliotropium) (danh pháp khoa học: Boraginaceae Juss. 1789), là họ của các loài cây như mồ hôi, lưu ly, vòi voi, bao gồm các dạng cây bụi, cây thân gỗ và cây thân thảo. Khi hiểu theo nghĩa rộng, họ này có tổng cộng khoảng gần 2.740 loài trong 148 - 149 chi phân bố rộng khắp thế giới, trong hiểu theo nghĩa hẹp thì nó chứa khoảng 94 chi với gần 1.800 loài. Tuy nhiên, nếu họ Heliotropiaceae được công nhận như là một họ tách biệt với Boraginaceae nghĩa hẹp thì tên gọi họ Vòi voi chỉ có thể áp dụng cho Heliotropiaceae. Họ Boraginaceae theo như APG II, thuộc về nhánh Cúc thật sự I (euasterids I), bao gồm trong đó các bộ như Gentianales, Lamiales, Solanales, nhưng việc gán nó cho một trong các bộ này hay vào chính bộ của riêng nó (Boraginales) vẫn chưa rõ ràng. Theo hệ thống Cronquist nó được đặt trong bộ Hoa môi (Lamiales), nhưng hiện nay một điều rõ ràng là sự tương tự của nó với các họ khác trong bộ này không nhiều hơn sự tương tự của nó với các họ khác trong một số các bộ khác của nhánh Cúc (asterids). Họ Boraginaceae là cận ngành với họ Hydrophyllaceae và họ này đã được gộp vào trong họ Mồ hôi theo như phân loại trong hệ thống APG II, III và IV. Trong một số hệ thống phân loại gần đây họ Boraginaceae được chia ra thành một số họ, bao gồm Boraginaceae nghĩa hẹp (sensu stricto), Cordiaceae, Ehretiaceae, Heliotropiaceae, Hydrophyllaceae, Lennoaceae. Phần lớn (với một ít ngoại lệ) các thành viên trong họ này lá với lông tơ. Đặc trưng thô của các lông tơ là do sự tồn tại của dioxide silic và cacbonat calci trong lá. Ở một số loài, các anthocyanin làm cho hoa đổi màu từ đỏ sang xanh lam khi già. Đây có lẽ là tín hiệu cho những loài côn trùng thụ phấn biết rằng các hoa già đã cạn kiệt phấn hoa và mật hoa (Hess, 2005). Nói chung, họ này theo nghĩa rộng hay được chia ra thành các phân họ như Boraginoideae (112 -113 chi, 1.600 loài), Cordioideae (3 chi, 330 loài), Ehretioideae (8 chi, 170 loài), Heliotropioideae (5 chi, 405 loài), Hydrophylloideae (17 chi, 225 loài), Lennooideae (3 chi, 7 loài). Phát sinh chủng loài Biểu đồ chỉ ra mối quan hệ phát sinh chủng loài của họ Mồ hôi nghĩa rộng với các bộ khác trong nhánh Cúc như sau: Phân loại Boraginaceae nghĩa rộng Họ Mồ hôi nghĩa rộng chia ra thành các phân họ và các chi chưa xếp trong phân họ nào như sau: Boraginoideae Actinocarya (bao gồm cả Glochidocaryum) Adelocaryum (bao gồm cả Brandella) Afrotysonia (bao gồm cả Tysonia) Alkanna (bao gồm cả Baphorhiza, Camptocarpus, Campylocaryum, Onochiles, Rhytispermum) Amblynotus Amphibologyne Amsinckia Anchusa (bao gồm cả Buglossum, Hormuzakia, Lycopsis, Phyllocara) Anchusella. Có thể là đồng nghĩa của Anchusa. Ancistrocarya Anoplocaryum Antiotrema (bao gồm cả Henryettana) Antiphytum (bao gồm cả Amblynotopsis, Chamissioniophila, Chamissoniophila) Arnebia (bao gồm cả Aipyanthus, Arnebiola, Echioides, Leptanthe, Macrotomia, Munbya, Toxostigma) Asperugo Auxemma Borago (bao gồm cả Borrachinea): Mồ hôi Bothriospermum: Hạt sùi Brachybotrys Brunnera Buglossoides. Có thể là đồng nghĩa của Lithospermum. Caccinia (bao gồm cả Anisanthera) Carmona: Cùm rụm, bùm sụm, ruối huầy Cerinthe Chionocharis Choriantha Craniospermum Cryptantha (bao gồm cả Eremocarya, Greeneocharis, Johnstonella, Krynitzkia, Oreocarya, Wheelerella) Cynoglossopsis Cynoglossum (bao gồm cả Austrocynoglossum, Crucicaryum, Paracynoglossum): Khuyển thiệt. Cynoglottis Cystostemon (bao gồm cả Cystistemon, Vaupelia) Dasynotus Decalepidanthus Echiochilon (bao gồm cả Echiochilopsis, Leurocline, Tetraedrocarpus) Echiostachys Echium (bao gồm cả Megacaryon) Elizaldia (bao gồm cả Massartina) Embadium Eritrichium (bao gồm cả Metaeritrichium) Gastrocotyle Gyrocaryum Hackelia. Có thể là đồng nghĩa của Eritrichium. Halacsya (bao gồm cả Zwackhia) Heliocarya Heterocaryum Huynhia Ivanjohnstonia Lacaitaea Lappula (bao gồm cả Echinospermum, Sclerocaryopsis) Lasiocaryum (bao gồm cả Oreogenia) Lepechiniella Lindelofia Lithodora Lithospermum (bao gồm cả Aegonychon, Batschia, Lasiarrhenum, Macromeria, Nomosa, Onosmodium, Psilolaemus) Lobostemon (bao gồm cả Echiopsis, Isorium, Lobostema, Oplexion, Penthysa, Traxara) Maharanga Mairetis Mattiastrum Mertensia (bao gồm cả Pneumaria) Metaeritrichium Microcaryum Microula (bao gồm cả Schistocaryum) Mimophytum Moltkia (bao gồm cả Gymnoleima, Paramoltkia) Moltkiopsis Moritzia Myosotidium Myosotis: Lưu ly (lưu li) Neatostema Nesocaryum Nogalia Nonea (bao gồm cả Nephrocarya, Paraskevia) Ogastemma (bao gồm cả Megastoma) Omphalodes Omphalolappula Omphalotrigonotis Onosma (bao gồm cả Colsmannia, Podonosma) Oxyosmyles Paracaryopsis. Có thể là đồng nghĩa của Cynoglossum. Paracaryum (bao gồm cả Microparacaryum) Pardoglossum Pectocarya (bao gồm cả Harpagonella) Pentaglottis (bao gồm cả Caryolopha) Perittostema (bao gồm cả Perittostemma) Plagiobothrys (bao gồm cả Allocarya, Allocaryastrum, Echinoglochin, Glyptocaryopsis) Pontechium. Có thể là đồng nghĩa của Echium. Pseudomertensia (bao gồm cả Oreocharis) Pulmonaria Rindera (bao gồm cả Bilegnum, Cyphomattia, Mattia) Rochelia (bao gồm cả Cervia, Maccoya, Raclathris) Scapicephalus Selkirkia Sericostoma Setulocarya. Có thể là đồng nghĩa của Microcaryum. Sinojohnstonia (bao gồm cả Sinojohstonia) Solenanthus (bao gồm cả Kuschakewiczia) Stenosolenium Stephanocaryum Suchtelenia Symphytum (bao gồm cả Procopiana, Procopiania): Liên mộc, cây sẹ Thaumatocaryon Thyrocarpus: Lọng quả, thuẫn quả Tianschaniella Trachelanthus Trachystemon Trichodesma (bao gồm cả Boraginella, Borraginoides, Friedrichsthalia, Octosomatium): Mao ty Trigonocaryum Trigonotis (bao gồm cả Endogonia, Havilandia, Pedinogyne): Tam giác nhĩ Ulugbekia Valentiniella Wellstedia Cordioideae Phân họ này hiện nay là họ Cordiaceae và Coldeniaceae. Coldenia: 1 loài cáp điền bò (Coldenia procumbens). Cordia (bao gồm cả Cerdana, Cordiada, Cordiopsis, Gerascanthus, Lithocardium, Patagonula, Rhabdocalyx, Saccellium, Sebesten, Sebestena): Tâm mộc, ngút, phỉ tử. Varronia. Có thể là đồng nghĩa của Cordia. Ehretioideae Phân họ này hiện nay là họ Ehretiaceae. Bourreria (bao gồm cả Beurreria) Cortesia. Có thể gộp trong Ehretia. Ehretia (bao gồm cả Gaza, Traxilum): Cườm rụng, dót Halgania Lepidocordia (bao gồm cả Antrophora) Menais. Có thể gộp trong Ehretia. Rochefortia Rotula (bao gồm cả Rhabdia): Rù rì, rì rì. Có thể gộp trong Ehretia. Tiquilia (bao gồm cả Eddya, Galapagoa, Monomesia, Ptilocalyx, Stegnocarpus, Tiquiliopsis) Heliotropioideae Phân họ này hiện nay được nâng cấp thành họ Heliotropiaceae. Euploca Heliotropium (bao gồm cả Beruniella, Bourjotia, Bucanion, Cochranea, Euploca, Lithococca, Meladendron, Parabouchetia, Valentina): Vòi voi. Ixorhea Myriopus Nogalia. Có thể gộp trong chi Heliotropium. Tournefortia (bao gồm cả Argusia, Ceballosia, Mallotonia, Messerschmidia, Messersmidia, Spilocarpus): Bọ cạp, tuân phát, thuốc mọi, phong ba, bạc biển, ru bi. Có thể gộp chung trong chi Heliotropium. Hydrophylloideae Phân họ này hiện nay là các họ Hydrophyllaceae, Codonaceae và Namaceae. Draperia Ellisia Emmenanthe Eucrypta Hesperochiron Hydrophyllum (bao gồm cả Decemium) Nemophila (bao gồm cả Nemophilla, Viticella) Phacelia (bao gồm cả Eutoca, Howellanthus, Miltitzia, Whitlavia) Pholistoma Romanzoffia Tricardia Codon: Hiện tại xếp riêng trong họ Codonaceae. Eriodictyon: Hiện tại xếp trong họ Namaceae. Nama (bao gồm cả Andropus, Conanthus, Lemmonia): Hiện tại xếp trong họ Namaceae. Turricula: Hiện tại xếp trong họ Namaceae. Wigandia: Hiện tại xếp trong họ Namaceae. Lennooideae Hiện tại được coi là họ Lennoaceae hoặc gộp trong họ Ehretiaceae. Lennoa Pholisma (bao gồm cả Ammobroma) Khác Hoplestigma: Hiện nay được coi là xếp riêng trong họ Hoplestigmataceae hay thuộc họ Cordiaceae. Boraginaceae nghĩa hẹp Họ Boraginaceae nghĩa hẹp là tương đương phân họ Boraginoideae của họ Boraginaceae nghĩa rộng, trừ Wellstedia được coi là xếp trong họ riêng với danh pháp Wellstediaceae. Nó được phân chia như sau: Echiochiloideae Gồm 3 chi với khoảng 30 loài. Antiphytum Echiochilon Ogastemma: 1 loài (Ogastemma pusillum). Boraginoideae Boragineae Anchusa (gồm cả Anchusella, Hormuzakia, Lycopsis, Phyllocara) Borago Brunnera Cynoglottis Gastrocotyle Melanortocarya: 1 loài (Melanortocarya obtusifolia). Moritzia Nonea Pentaglottis: 1 loài (Pentaglottis sempervirens). Pulmonaria Symphytum Thaumatocaryon Trachystemon: 1 loài (Trachystemon orientalis). Lithospermeae Aegonychon Alkanna Arnebia (gồm cả Huynhia). Buglossoides Cerinthe Cystostemon Echiostachys Echium (gồm cả Megacaryon) Glandora Halacsya: 1 loài (Halacsya sendtneri) Lithodora Lithospermum Lobostemon Maharanga Mairetis: 1 loài (Mairetis microsperma) Moltkia Moltkiopsis: 1 loài (Moltkiopsis ciliata) Neatostema: 1 loài (Neatostema apulum) Onosma Choriantha: 1 loài (Choriantha popoviana). Có thể gộp trong Onosma. Paramoltkia: 1 loài (Paramoltkia doerfleri). Podonosma: 3 Pontechium: 1 loài (Pontechium maculatum) Stenosolenium: 1 loài (Stenosolenium saxatile) Cynoglossoideae Chưa rõ vị trí Ancistrocarya: 1 loài (Ancistrocarya japonica). Nesocaryum: 1 loài (Nesocaryum stylosum). Oncaglossum: 1 loài (Oncaglossum pringlei). Lasiocaryeae Chionocharis: 1 loài (Chionocharis hookeri). Lasiocaryum Microcaryum: 1 loài (Microcaryum pygmaeum). Trichodesmeae Caccinia Heliocarya: 1 loài (Heliocarya monandra). Có thể gộp trong Caccinia. Trichodesma Asperugeae Anoplocaryum Asperugo: 1 loài (Asperugo procumbens). Memoremea: 1 loài (Memoremea scorpioides). Mertensia Omphalodeae Gyrocaryum: 1 loài (Gyrocaryum oppositifolium). Iberodes Mimophytum Myosotidium: 1 loài (Myosotidium hortensia). Omphalodes (gồm cả Omphalotrigonotis, Sinojohnstonia). Selkirkia Rochelieae Eritrichium (gồm cả Amblynotus, Sauria, Tianschaniella). Hackelia (gồm cả Embadium, Austrocynoglossum). Lappula (gồm cả Lepechiniella, Omphalolappula, Rochelia). Pseudoheterocaryum Pseudolappula: ? Heterocaryum: 1 loài + 1 loài lai ghép (Heterocaryum laevigatum, Heterocaryum × irregulare). Suchtelenia: 1 loài (Suchtelenia calycina). Craniospermeae Craniospermum Myosotideae Brachybotrys: 1 loài (Brachybotrys paridiformis). Decalepidanthus (gồm cả Pseudomertensia). Myosotis Trigonocaryum: 1 loài (Trigonocaryum involucratum). Có thể gộp trong Myosotis. Trigonotis Stephanocaryum: Có thể gộp trong Trigonotis. Cynoglosseae Amsinckiinae Adelinia: 1 loài (Adelinia grande). Amsinckia Amphibologyne: 1 loài (Amphibologyne mexicana). Có thể gộp trong Amsinckia. Andersonglossum Cryptantha (gồm cả Eremocarya, Greeneocharis, Johnstonella, Oreocarya). Dasynotus: 1 loài (Dasynotus daubenmirei). Harpagonella Pectocarya Plagiobothrys Bothriosperminae Antiotrema: 1 loài (Antiotrema dunnianum). Bothriospermum Nihon Chuyển đi Pteleocarpa: Chi này hiện nay được đặt trong họ Gelsemiaceae thuộc bộ Gentianales. Hydrolea: Chi nay hiện tại được APG tách ra thành họ Hydroleaceae, đặt trong bộ Solanales. Tham khảo Diane N., H. Förther và H. H. Hilger. 2002. A systematic analysis of Heliotropium, Tournefortia, and allied taxa of the Heliotropiaceae (Boraginales) based on ITS1 sequences and morphological data. American Journal of Botany 89: 287-295 (tóm tắt trực tuyến tại đây ). Gottschling M., H. H. Hilger, M. Wolf, N. Diane. 2001. Secondary Structure of the ITS1 Transcript and its Application in a Reconstruction of the Phylogeny of Boraginales. Plant Biology (Stuttgart) 3: 629-636. Hess, Dieter. 2005. Systematische Botanik. ISBN 3-8252-2673-5 Liên kết ngoài Boraginaceae trong L. Watson và M.J. Dallwitz (1992 trở đi). Các họ thực vật có hoa: Miêu tả, minh họa, nhận dạng, thông tin tra cứu. http://delta-intkey.com Boraginaceae trong ITIS B
287934
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Vincent-sur-Jabron
Saint-Vincent-sur-Jabron
Saint-Vincent-sur-Jabron là một xã ở tỉnh Alpes-de-Haute-Provence, vùng Provence-Alpes-Côte d’Azur ở đông nam nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Alpes-de-Haute-Provence Tham khảo Saintvincentsurjabron
907469
https://vi.wikipedia.org/wiki/Lanecarus%20gressitti
Lanecarus gressitti
Lanecarus gressitti là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Ôhira miêu tả khoa học năm 1973. Chú thích Tham khảo Lanecarus
825192
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ACnh%20Thu%E1%BA%ADn%2C%20%C4%90%E1%BA%A1i%20T%E1%BB%AB
Bình Thuận, Đại Từ
Bình Thuận là một xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Địa lý Xã Bình Thuận nằm ở khu vực trung tâm huyện Đại Từ, có vị trí địa lý: Phía đông giáp xã Tân Thái Phía tây giáp xã Mỹ Yên Phía nam giáp xã Lục Ba Phía bắc giáp thị trấn Hùng Sơn và xã Khôi Kỳ. Xã Bình Thuận có diện tích 10,87 km², dân số là 5.842 người, mật độ cư trú đạt 537 người/km². Xã Bình Thuận có một phần nhỏ giáp với hồ Núi Cốc.. Xã có một dòng suối nhỏ khởi nguồn từ dãy núi Tam Đảo thuộc xã Mỹ Yên chảy qua và đổ thẳng ra phần hồ Núi Cốc trên địa bàn xã. Tỉnh lộ 261 chạy qua địa bàn xã, là tuyến đường độc đạo nối thị trấn Hùng Sơn và các xã phía nam của huyện. Lịch sử Sau năm 1975, Bình Thuận là một xã thuộc huyện Đại Từ. Đến năm 2019, xã Bình Thuận được chia thành 19 xóm: Đầm Mụ, Bình Xuân, Bình Khang, Trại 4, Trại 5, Đình 6, Đình 7, Chùa 8, Chùa 9, Văn Khúc 10, Văn Khúc 11, Thuận Phong 12, Thuận Phong 13, Thuận Phong 14, Bình Sơn, Tiến Thành 1, Tiến Thành 2, Tiến Thành 3, Tiến Thành 4. Ngày 11 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xóm Tiến Thành 2 vào xóm Tiến Thành 1, sáp nhập hai xóm Tiến Thành 3 và Tiến Thành 4 thành xóm Tiến Thành. Hành chính Xã Bình Thuận được chia thành 17 xóm: Bình Sơn, Bình Xuân, Bình Khang, Đầm Mụ, Tiến Thành, Tiến Thành 1, Trại 4, Trại 5, Đình 6, Đình 7, Chùa 8, Chùa 9, Văn Khúc 10, Văn Khúc 11, Thuận Phong 12, Thuận Phong 13, Thuận Phong 14. Di tích Trên địa bàn xã Bình Thuận có chùa Sơn Dược, có niên đại vào đầu thế kỷ XIX, hiện là di tích lịch sử cấp tỉnh. Chú thích Xem thêm
721000
https://vi.wikipedia.org/wiki/Echinolittorina%20paytensis
Echinolittorina paytensis
Echinolittorina paytensis là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Littorinidae. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Echinolittorina Littorinidae
477631
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%BAng%20ti%E1%BB%83u%20li%C3%AAn%20Owen
Súng tiểu liên Owen
{{Infobox Weapon|is_ranged=yes| |name=Súng tiểu liên Owen |image=File:CompletedOwenGun1942.png |caption= |type=Súng tiểu liên |origin= |era=WW II |platform=individual |target= |design_date=1939 |prod_design_date=1941-1945 |serv_design_date=1941-1960s |used_by= Tịch thu |wars=Chiến tranh thế giới thứ IICách mạng Dân tộc IndonesiaChiến tranh du kích Mã LaiChiến tranh Triều TiênChiến tranh Việt Nam |spec_type= |caliber= |part_length=247 mm |cartridge=9x19mm Parabellum |feed=Băng đạn rời 32 viên |action=Nạp đạn bằng phản lực bắn |rate=700 viên/phút |velocity=420 m/s |weight=4,21 kg |length=806 mm |variants= |number=50.000 }} Khẩu Carbine Owen được biết đến như Owen Machine Carbine, là một loại súng tiểu liên của Úc được thiết kế bởi Evelyn (Evo) Owen năm 1939. Khẩu Owen là khẩu hoàn toàn được làm theo thiết kế của Úc sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và là loại súng chủ lực của quân đội Úc trong suốt chiến tranh. Lịch sử phát triển Owen là một nhà phát minh đến từ Wollongong, ông đã thao diễn mẫu thiết kế mới của mình khẩu súng sử dụng loại đạn.22 cho các sĩ quan quân đội Úc tại doanh trại Victoria. Loại súng này đã bị quân đội từ chối vì thời điểm này họ chưa thấy được giá trị của súng tiểu liên. Với việc chiến tranh bùng nổ ông tham gia quân đội với vai trò binh nhì. Trong tháng 09 năm 1940, giám đốc của công ty Lysaght’s Works tại Port Kembla Vincent Wardell phát hiện một khẩu súng máy trong bao tải đường gần nhà xe của mình khi ông trên đường đi làm về. Ông ta đã cho hàng xóm của mình xem, cha của Evelyn là người đã "hét bể nhà" với sự bất cẩn của con trai và kể lại toàn bộ câu chuyện cho đến lúc đó. Wardell trở nên bị hấp dẫn bởi sự đơn giản của loại vũ khí này và đã sắp xếp để chuyển Owen lên Ban quân chế, nơi mà ông bắt đầu việc tái chế tạo súng. Tuy nhiên quân đội vẫn tiếp tục để xem loại vũ khí này với ánh mắt tiêu cực,nhưng chính phủ lại ngày càng nhìn nó với ánh mắt thiện cảm. Mẫu mới đã được trang bị bằng việc gắn một băng đạn cong phía trên, các mẩu sau đó thì được gắn băng đạn thẳng. Việc lựa chọn cỡ nòng mất một khoảng thời gian để có thể quyết định. Và với việc một số lượng lớn loại đạn .45 ACP đã được sản xuất nó đã quyết định sử dụng cho khẩu Owen. Khi các thử nghiệm chính thức được thực hiện Lysaght đã làm ba phiên bản sử dụng các loại đạn 9 mm, .38-200 và .45 ACP. Các khẩu tiểu liên Sten và Thompson được dùng để so sánh. Một phần của kế hoạch thử nghiệm có việc các khẩu súng bị ngâm trong bùn và vùi trong cát để mô phỏng sự hà khắc của môi trường nơi mà chúng sẽ được dùng. Khẩu Owen là khẩu duy nhất còn có thể hoạt động sau các cuộc thử nghiệm. Sau khi chứng minh khả năng của khẩu Owen quân đội vẫn chưa thống nhất về loại đạn sẽ được sử dụng, chỉ khi có sự can thiệp cấp cao của chính phủ đó là quân đội sẽ đặt hàng loại sử dụng đạn 9 mm. Nó rất quan trọng trong quân đội Úc. Trong suốt vòng đời của súng độ đáng tin cậy của nó khiến cho nó có một cái tên riêng là "Digger's Darling" được sử dụng trong quân đội Úc và có các tin là nó ngày càng được ưa chuộng trong quân đội Hoa Kỳ. Sản xuất và sử dụng Owen đã tiến hành sản xuất tại các nhà máy John Lysaght tại Port Kembla và Newcastle. Giữa tháng 03 năm 1942 và tháng 02 năm 1943, đã có khẩu 28.000 Lysaght Owen được sản xuất. Tuy nhiên lô đạn đầu lại làm sai kiểu vì thế 10,000 khẩu không có đạn để sử dụng. Một lần nữa chính phủ phải can thiệp vào bộ máy quân đội quan liêu, kiểm tra và lấy đạn thẳng từ trong khâu sản xuất cuối và đưa cho các quân đoàn Úc đang chiến đấu chống lại quân đội Nhật tại New Guinea. Ước tính đã có khoảng 50.000 khẩu Owen được sản xuất từ 1941 dến 1945. Mặc cho việc nó hơi cồng kềnh khẩu Owen trở nên rất thông dụng với các binh lính vì sự đáng tin cậy của nó. Nó cũng đạt được thành công tại Anh và New Zealand. Các khẩu Owen sau này được sử dụng bởi quân đội Úc trong các cuộc chiến như chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Việt Nam đặc biệt là các nhóm bộ binh trinh sát. Nó vẫn còn là vũ khí tiêu chuẩn của quân đội Úc cho đến giữa những năm 60 khi mà nó được thay bằng các khẩu tiểu liên F1 và AR-15. Nó cũng từng được sử dụng tại Mã Lai bởi các quân đoàn Anh, đây là một trung những loại súng thích hợp để chiến đấu trong rừng nhiệt đới. Thiết kế Owen có thiết kế nạp đạn bằng phản lực bắn đơn giản, bắn từ thoi nạp đạn mở. Nó rất dễ dàng nhận ra do hình dáng độc đáo băng đạn nằm ở phía trên và điểm ruồi nằm ở hai bên cho phép xạ thủ ngắm bắn. Vị trí lắp băng đạn cho phép trọng lực giúp các lò xo trong băng đạn đẩy đạn xuống bộ khóa nòng làm tăng độ tin cậy trong việc cung cấp đạn. Một đặc điểm khác thường nữa là việc ngăn cách ngăn chứa đạn với việc cô lập thoi nạp đạn có đường kính nhỏ khỏi bộ khóa nòng khi kéo nạp đạn bằng một vách ngăn nhỏ. Đều này ngăn bùn đất xâm nhập gây kẹt đạn làm cho khẩu Owen trở nên đáng tin. Giống như Sten khẩu Owen có một báng súng không thể gấp, nhưng lại có bộ đệm tay cầm của súng ngắn. Khi làm sạch hệ thống tháo được gắn ở băng đạn chú không gắn trên súng. Đều này cho phép nòng súng có thể được tháo ra nhanh chóng, bằng việc kéo lò xo nạp ở phía trước khoang chứa băng đạn lên, sau khi tháo nòng súng thoi nạp đạn và lò xo đẩy có thể lấy ra bằng việc đẩy nó ra phía trước. Tham khảo Liên kết ngoài Owen machine carbine / submachine gun Machine Carbine, 9 mm Owen, Mark 1 Owen Gun History The Owen Gun, by. James O. Bardwell Giới thiệu sơ Owen Súng tiểu liên Súng Úc Vũ khí dùng đạn 9mm Parabellum
193614
https://vi.wikipedia.org/wiki/Dallas%2C%20Oregon
Dallas, Oregon
Dallas là quận lỵ của quận Polk, Oregon, Hoa Kỳ. Tên ban đầu là Cynthia Ann hoặc Cynthian. Dallas sau đó được đổi tên theo tên của George M. Dallas, Phó tổng thống Hoa Kỳ (1845 - 1849). Dân số theo điều tra dân số năm 2000 là 12.459 người. Ước tính dân số năm 2007 là 15.065 người. Dallas tọa lạc ở bên bờ Lạch Rickreall, khoảng 15 km về phía tây của Salem trên cao độ 325 bộ trên mực nước biển. Lịch sử Dallas đầu tiên được định cư vào năm 1845. Nó nằm bên tây ngạn Lạch Rickreall nhưng sau đó được dời trên 1 dặm về phía nam vì thiếu nguồn nước sinh hoạt vào năm 1856. Nó được hợp nhất thành thị trấn vào năm 1874 và thành công trong việc không để thị trấn Independence lân cận trở thành quận lỵ trong thập niên 1880 và thập niên 1890. Nó được xếp loại thành phố vào năm 1901. Louis Gerlinger, Sr. thành lập Công ty Đường sắt Salem, Falls City và miền Tây cuối tháng 10 năm 1901 và thông báo những kế hoạch xây dựng một con đường sắt từ sông Willamette ởSalem đến cửa Sông Siletz trên Duyên hải Oregon, một đoạn đường dài 65 dặm. Năm 1902, con trại của Louis, George T. Gerlinger, tổ chức một nhóm nhà đầu tư xây dựng các tuyến xe lửa trong khu vực. Ngày 29 tháng 5 năm 1903, xe lửa đầu tiên chạy từ Dallas đến Falls City. Cuối tháng 6, các xe lửa chở khách bắt đầu các chuyến theo khóa biểu đều đặn đến và đi từ Dallas và Falls City mỗi ngày; chuyến một chiều, 45 phút, 9 dặm đường tốn 35 xu. Willamette Industries được thành lập tại Dallas năm 1906. Vào lúc đó, tên công ty là Công ty Lâm sản Thung lũng Willamette. Louis Gerlinger, Sr. là chủ tịch của công ty mới và H.L. Pittock là phó chủ tịch. George T. Gerlinger phục vụ như thư ký và giám đốc trong khi F.W. Leadbetter là thủ quỹ. George Cone phục vụ như giám đốc và giám thị nhà máy. Năm 1967 Lâm sản Thung lũng Willamette và một số công ty khác nhập lại để trở thành Willamette Industries. Địa lý Dallas nằm ở vị trí (44.921144, -123.316342). Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, thành phố có tổng diện tích là 4,4 dặm vuông (11,5 km²), tất cả đều là mặt đất. Các cư dân nổi tiếng Jeri Ellsworth - nhà tự học thiết kế vi mạch điện tử Carl Gerlinger - sáng lập ra công ty Gerlinger Carrier George T. Gerlinger - sáng lập Willamette Industries Louis Gerlinger, Sr. - sáng lập Đường sắt Salem, Falls City và miền Tây Mark Hatfield - cựu thống đốc Oregon Johnnie Ray - ca sĩ yêu chuộng vào thập niên 1950 và kiêm nghệ sĩ thâu âm. Tham khảo Thành phố của Oregon Quận lỵ Oregon
961546
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sigmatomera%20bullocki
Sigmatomera bullocki
Sigmatomera bullocki là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Liên kết ngoài Tham khảo Sigmatomera Limoniidae ở vùng Neotropic
668567
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bufo%20damaranus
Bufo damaranus
Poyntonophrynus damaranus là một loài cóc thuộc họ Bufonidae. Đây là loài đặc hữu của Namibia. Môi trường sống tự nhiên của chúng là xavan khô, vùng cây bụi khô khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, đồng cỏ khô nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới vùng đất thấp, sông có nước theo mùa, và đầm nước ngọt có nước theo mùa. Nguồn Channing, A. & Tandy, M. 2004. Bufo damaranus. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 7 năm 2007. Chú thích Tham khảo D Động vật đặc hữu Namibia