id
stringlengths
1
8
url
stringlengths
31
618
title
stringlengths
1
250
text
stringlengths
11
513k
140989
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Long%20Xuy%C3%AAn
Giáo phận Long Xuyên
Giáo phận Long Xuyên (tiếng Latin: Dioecesis Longxuyensis) là một giáo phận Công giáo Rôma tại Việt Nam. Giáo phận có diện tích 10.255 km², tương ứng hai tỉnh An Giang, Kiên Giang và địa bàn quận Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh của thành phố Cần Thơ. Trên địa bàn giáo phận có nhiều dân tộc sinh sống như người Kinh, người Hoa, người Khmer, người Chăm... và nhiều tôn giáo bạn như Phật giáo (Đại thừa và Tiểu thừa), Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Đạo Hòa Hảo, Đạo Cao Đài và Hồi giáo. Cai quản giáo phận hiện là Giám mục là Giuse Trần Văn Toản (từ tháng 2 năm 2019). Lịch sử Lịch sử truyền giáo tại Việt Nam ghi nhận, vào năm 1555, một giáo sĩ dòng Đa Minh là Gaspar de la Cruz đã đặt chân lên đất Hà Tiên, bấy giờ vẫn còn thuộc vương quốc Khmer. Tuy nhiên đây là một chặng dừng ngắn ngủi của ông trên đường từ Malacca đến Quảng Châu. Mãi đến năm 1735, ngôi nhà thờ đầu tiên được linh mục F. José Garcia cùng với các giáo dân dựng tại Hà Tiên. Năm 1743, đích thân Giám mục Armand Francois Lefèbvre đến ban phép Thêm sức cho trăm người tại Hà Tiên. Năm 1749, theo đề nghị của Khâm Sứ Tòa Thánh, Tỉnh dòng Phanxicô tại Manila đã cử nhiều linh mục sang phụng vụ tại Hà Tiên. Các giáo sĩ dòng Phanxicô cũng dùng nơi đây để làm nơi xuất phát các chuyến truyền giáo đến Lào và Cao Miên. Năm 1765, Giám mục Piguel cho chuyển Chủng viện Thánh Giuse từ xứ Cao Miên về Hòn Đất và sau đó đặt linh mục Pigneau de Béhaine làm Bề trên. Chủng viện hoạt động tại đây cho đến năm 1769 thì được dời đến Pondichéry (Ấn Độ). Đến năm 1776, de Béhaine, bấy giờ đã là Giám mục, Đại diện Tông tòa Đàng Trong, đã cho di dời Chủng viện về lại Cần Cao, mãi đến năm 1778 mới dời Chủng viện về Biên Hòa. Năm 1813, Tỉnh dòng Phanxicô Manila triệu hồi toàn bộ các giáo sĩ tại Đàng Trong. Bấy giờ, tại miền Tây Nam Kỳ đã có số giáo hữu với cơ sở vật chất khá vững mạnh như ở Bò Ót, Năng Gù, Cù Lao Giêng... Giám mục D. Lefèbvre Ngãi từng đặt Tông tòa đại diện ở Cái Nhum. Năm 1850, Tòa Thánh tách một phần đất thuộc Giáo phận Tây Đàng Trong để thành lập Giáo phận Nam Vang, gồm cả vương quốc Khmer, vương quốc Champasak và 3 tỉnh Tây Nam Kỳ của Đại Nam. Năm 1938, vùng An Giang có 4 giáo xứ, 30 giáo họ và 12.067 giáo dân; Kiên Giang có 3 giáo xứ, 18 giáo họ và 5.127 giáo dân; Thốt Nốt có giáo xứ Bò Ót gồm 1.807 giáo dân. Cho đến tận trước năm 1954, vùng này chỉ có khoảng 30.000 giáo dân sinh hoạt tôn giáo trong hơn 10 xứ đạo. Trong cuộc di cư vào Nam, nhiều giáo dân từ miền Bắc đã đến định cư tại các vùng kinh Cái Sắn, làm số giáo dân lên rất nhanh. Năm 1955, phần đất của Việt Nam thuộc Giáo phận Nam Vang được Tòa Thánh tách ra để thành lập Giáo phận Cần Thơ. Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ra Sắc chỉ Christi Mandata thành lập Giáo phận chính tòa Long Xuyên gồm các tỉnh An Giang, Kiên Giang và một phần tỉnh Chương Thiện thuộc Giáo phận Cần Thơ trong Giáo tỉnh Saigòn, và đặt Giám mục Micae Nguyễn Khắc Ngữ làm Giám mục chính tòa. Theo Niên giám Tòa Thánh năm 1964, Long Xuyên có 93.739 giáo dân trên tổng số 1.252.705 dân cư (chiếm 7,5%), có 104 linh mục triều, 3 linh mục dòng, 185 nữ tu, 6 nam tu, 59 đại chủng sinh, 270 tiểu chủng sinh, 8 trường trung học, 78 trường tiểu học, 8 cơ sở bác ái từ thiện. Trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, giáo phận Long Xuyên được xem là giáo phận có mức phát triển ổn định so với các giáo phận khác do ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh. Năm 1994, giáo phận có khoảng 200.000 giáo dân trên tổng số 3,67 triệu cư dân, với 179 linh mục, 250 nữ tu, 51 chủng sinh, 87 giáo xứ và 156 nhà thờ lớn nhỏ. Năm 2017, Giáo phận Long Xuyên có 233.742 giáo dân trên tổng số 4,29 triệu cư dân (chiếm 5,4%), với 309 linh mục, 9 hạt và 194 giáo xứ. Năm 2020, Giáo phận có 9 giáo hạt với khoảng 230.000 giáo dân trên tổng số 4.291.006 người, với 342 Linh mục (296 triều và 46 dòng), 65 nam Tu sĩ, 450 nữ Tu sĩ, 111 Đại chủng sinh, 39 Chủng sinh dự bị, 1.700 giáo lý viên, 87 Giáo xứ, Giáo họ. Giáo phận Long Xuyên có công trong việc góp phần đào tạo 4 Giám mục trong Giáo hội Việt Nam Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Nguyên Tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội. Giám mục Giuse Vũ Duy Thống, cố Giám mục chính tòa Giáo phận Phan Thiết. Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục chính tòa Giáo phận Mỹ Tho. Giám mục Giuse Trần Văn Toản, Giám mục chính tòa Giáo phận Long Xuyên. Ban lãnh đạo Giáo phận Giám mục Giám mục Giuse Trần Văn Toản - Giám mục chính tòa Giáo phận. Giám mục Gioan Baotixita Bùi Tuần - Hưu. Giám mục Giuse Trần Xuân Tiếu -  Hưu. Linh mục trong Tòa giám mục LM Micae Lê Xuân Tân: Đại diện Giám mục, Tổng Quản lý. LM Giuse Nguyễn Hữu Tường, Đại Diệm Tư Pháp - Chưởng ấn Toà Giám mục. LM Giuse Bùi Thanh Minh, Quản hạt Long Xuyên, Trợ lý Tổng Quản lý Giáo phận. LM Phêrô Lê Đức Hoàng, Phó Quản lý Toà Giám mục LM Giuse Đặng Phước Thịnh, Giám đốc Trung tâm mục vụ. Tiền Chủng viện Têrêxa LM Vincent Đinh Việt Hùng: Giám đốc Tiền chủng viện LM Phêrô Nguyễn Văn Kiệt: Phó Giám đốc kiêm Giám học Tiền chủng viện LM Giuse Phùng Quốc Cường: Quản lý Tiền chủng viện LM Giuse Đỗ Đình Hiếu: Cha giáo Tiền chủng viện LM Giuse Huỳnh Phong Phú: Cha giáo Tiền chủng viện LM Antôn Nguyễn Phước Thi: Cha giáo Tiền chủng viện Các danh địa giáo phận Nhà thờ chính tòa và Tòa Giám mục Khi mới thành lập Giáo phận Long Xuyên, ngai tòa Giám mục được đặt tại Nhà thờ Thánh Tôma Long Xuyên được xây dựng từ xây năm 1903 (nay là 80/1 Bùi Văn Danh, phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Nhà thờ Thánh Tôma trở thành nhà thờ chính tòa trong 12 năm, từ 1960 đến 1972. Nhà thờ chính tòa hiện nay đặt tại số 9 Nguyễn Huệ A, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Nhà thờ có chiều dài 60m, rộng 18m, cao 20m, tháp chuông cao 55m. Nhà thờ có tên gọi là Giáo xứ chính tòa Long Xuyên, được xây dựng vào năm 1958, do linh mục Piô Nguyễn Hữu Mỹ phụ trách. Sau khi thành lập Giáo phận Long Xuyên năm 1960, nhà thờ được xây dựng mở rộng, chính thức được khánh thành ngày 15 tháng 8 năm 1973 và trở thành nhà thờ chính tòa giáo phận. Thánh địa hành hương Trung tâm hành hương Đài Đức Mẹ Tân Hiệp Trung tâm hành hương Đức Mẹ Hòn Chông. Trung tâm hành hương kính thánh Giuse, Đền Thánh Giuse kinh F. Trung tâm hành hương kính Lòng Chúa Thương Xót, Giáo xứ An Sơn, kinh E2. Đền thánh Vinh Sơn, Giáo xứ Trung Thành, kinh 8. Họ đạo Cồn Phước, quê hương Cha Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp. Họ đạo Cồn Trên, kính viếng Đức Mẹ Cồn Trên. Trung tâm hành hương Châu Đốc, Giáo xứ Châu Đốc, kính 2 Thánh Tử Đạo Phêrô Đoàn Công Quí và Emanuel Lê Văn Phụng. Các nhà thờ và tu viện lớn Tu viện Phanxicô Cù Lao Giêng Tu viện Chúa Quan Phòng Cù Lao Giêng Tu viện Mến Thánh Giá Long Xuyên Tu Viện Thánh Gia Long Xuyên (Dòng Thánh Gia) Các giáo xứ và giáo họ Địa giới giáo phận: phía bắc giáp Hạt Đại diện Tông tòa Phnôm Pênh (Campuchia), phía đông giáp Giáo phận Mỹ Tho, phía đông nam giáp giáo phận Vĩnh Long, phía nam giáp Giáo phận Cần Thơ, phía tây giáp vịnh Thái Lan. 1. Hạt Chợ Mới (huyện Chợ Mới, An Giang): Họ đạo Cái Đôi - Xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Cần Thay - Xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Chợ Mới - Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Chợ Thủ - Xã Long Điền A, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Cồn Én - Xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Cồn Phước - Thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Cồn Trên - Xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Cù Lao Giêng - Xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Hội An - Xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Lấp Vò - Xã Hội An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Mỹ Luông - Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Nhơn Mỹ - Xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Ông Chưởng - Xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Rạch Sâu - Xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Tham Buôn - Xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Họ đạo Vàm Cống - Xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 2. Hạt Long Xuyên (toàn tỉnh An Giang, trừ huyện Chợ Mới): 18 giáo xứ, 4 họ đạo Họ đạo An Châu - Thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Họ đạo An Hòa - Xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Họ đạo Ba Bần - Xã Vĩnh Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Họ đạo Bình Tây - Xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Họ đạo Cái Dầu - Xã Bình Long, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang Họ đạo Cản Đá - Thị trấn Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Họ đạo Cần Xây - Phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Họ đạo Châu Đốc - 120 Lê Lợi, phường Châu Phú B, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang Họ đạo Chi Lăng - Thị trấn Chi Lăng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang Họ đạo Chánh Tòa - 9 Nguyễn Huệ, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Họ đạo Định Mỹ - Xã Định Mỹ, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Họ đạo Fatima - Xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Họ đạo Hòa Lợi - Xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Họ đạo Khánh Bình - Xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang Họ đạo Kinh Xáng - Xã Long An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang Họ đạo Lộ Đức - Xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Họ đạo Mỹ Thạnh - Phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Họ đạo Năng Gù - Xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Họ đạo Núi Sam - Phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang Họ đạo Núi Sập - Thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Họ đạo Núi Tượng - Xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang Họ đạo Phú An - Xã Phú An, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Họ đạo Phú Vĩnh - Xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang Họ đạo Tân Châu - Phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang Họ đạo Têrêsa - Thị trấn Vĩnh Bình, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Họ đạo Thị Đạm - Xã Phú Bình, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Họ đạo Tri Tôn - Thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang Họ đạo Vĩnh Nhuận - Xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang 3. Hạt Rạch Giá (toàn tỉnh Kiên Giang, trừ huyện Tân Hiệp): 21 giáo xứ, 8 họ đạo Họ đạo An Bình - Xã Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Họ đạo An Thới - Phường An Thới, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Ba Hòn - Thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Bình An - Xã Mong Thọ, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Bình Sơn - Xã Bình Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Đất Hứa - Xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Đông Hòa - Xã Đông Hòa, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Đông Hưng - Xã Đông Hưng, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Đức Mẹ Vô Nhiễm - Xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Dương Đông - Phường Dương Đông, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Hà Tiên - Phường Bình San, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Hòa Giang - Xã Hòa Điền, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Hòa Hưng - Xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Hòn Chông - Xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Kiên Lương - Thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Kinh Tràm - Xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Minh Châu - Xã Minh Thuận, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Mong Thọ - Xã Mong Thọ B, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Ong Dèo - Xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Phú Hòa - Xã Phi Thông, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Quý Phụng - Xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Rạch Đùng - Xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Rạch Giá - 25 Nguyễn Trường Tộ, phường Vĩnh Thanh, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Rạch Sỏi - 90 Lê Quý Đôn, phường An Bình, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Tân Bình - Xã Bàn Tân Định, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Tân Hóa - Xã Thạnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Tân Lập - Xã Mỹ Thuận, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Trảng Tranh - Xã Hòa An, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Xáng Cụt - Xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Xẻo Dầu - Xã Hòa Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Xẻo Dinh - Xã Tây Yên, huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang 4. Hạt Tân Hiệp (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang): 19 giáo xứ, 9 họ đạo Họ đạo An Tôn - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Bình Châu - Xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Bình Lộc - Xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Đa Minh - Xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Đài Đức Mẹ - Thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Đồng Phú - Xã Tân An, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạoứ Đồng Tâm - Xã Tân An, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Duy Ninh - Xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Giu Đức - Xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Giuse - Xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Hải Châu - Xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Hiệp Hòa - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Hiệp Tâm - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Hợp Châu - Xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Kitô Vua - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Lạng Sơn - Xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Mẫu Tâm - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Mông Triệu - Xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Ninh Cù - Xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Phan Sinh - Xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Phaolô - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Tân Bình - Xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Tân Bùi - Xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Tân Chu - Xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Tân Hiệp - Thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Tân Long - Xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Tân Thành - Xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Tân Thuận - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Thái An - Xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Thái Hòa - Xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Thánh Chiểu - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Thánh Gia - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Thánh Giuse - Xã Thạnh Đông B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Thánh Huy - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Thánh Tâm - Xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Thức Hóa - Xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Trái Tim - Xã Tân Hiệp A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Trinh Vương - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Trung Thành - Xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Vinh Sơn - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang Họ đạo Vô Nhiễm - Xã Tân Hiệp B, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang 5. Hạt Vĩnh Thạnh (Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ): 16 giáo xứ, 7 họ đạo Họ đạo An Dũng - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo An Sơn - Xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Bắc Xuyên - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Bình Minh - Phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ Họ đạo Bình Thái - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Bò Ót - Phường Thuận An, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ Họ đạo Châu Long - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Châu Thái - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Đền Thánh Giuse An Bình - Xã Thạnh Tiến, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Đồng Công - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Hải Hưng - Xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Hiếu Hiệp - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Hiếu Sơn - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Hiếu Thuận - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Hợp Tiến - Xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Khiết Tâm - Xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Kim Hòa - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Kim Long - Xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Kitô Vua - Xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Long Bình - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Máctinô - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Môi Khôi - Xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Ngọc Thạch - Thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Phụng Hưng - Thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Sáu Bọng - Xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Tân Hải - Xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Tân Mỹ - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Thạnh An - Thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Thánh Gia - Thị trấn Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Thanh Hải - Xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Thánh Linh - Xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Thanh Long - Xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Thánh Tâm - Xã Thạnh Lợi, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Trinh Vương (Bờ Bao) - Xã Thạnh An, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Trinh Vương (B/1) - Xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Họ đạo Vạn Đồn - Xã Thạnh Thắng, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ Các đời Giám mục quản nhiệm Ghi chú : Giám mục chính tòa : Giám mục phó, phụ tá hoặc Giám quản tông tòa, Đại diện tông tòa Xem thêm Danh sách Giáo phận Công giáo Việt Nam theo số giáo dân Danh sách Giáo phận Công giáo Việt Nam theo số giáo xứ Danh sách Giáo phận Công giáo Việt Nam theo số linh mục Danh sách Giáo phận Công giáo Việt Nam theo diện tích Công giáo tại Việt Nam Chú thích Tham khảo Catholic Hierarchy Directory Giga Catholic Information Long Xuyên Khởi đầu năm 1960 ở Việt Nam
42538
https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3%20c%E1%BA%A7u
Quả cầu
Quả cầu trong không gian metric Giả sử M là một không gian metric. Một quả cầu (mở) với bán kính r > 0 và tâm là điểm p trong M được định nghĩa là với d là khoảng cách hay còn gọi là metric. Nếu ký hiệu nhỏ hơn (<) trong định nghĩa trên được thay bằng ký hiệu nhỏ hơn hoặc bằng (≤), ta được định nghĩa về cái gọi là quả cầu đóng: . Chú ý rằng, bất kể là đóng hay mở, quả cầu luôn luôn chứa điểm p vì r>0. Một quả cầu đơn vị (đóng hay mở) là quả cầu có bán kính r bằng một trong hai định nghĩa nói trên. Một tập con của một không gian metric được gọi là bị chặn nếu nó được chứa trong một quả cầu nào đó. Một tập hợp được gọi là bị chặn toàn phần nếu cho trước một bán kính r bất kỳ, có thể tìm được một số hữu hạn quả cầu có bán kính r mà phủ được tập hợp đó. Các quả cầu mở với metric d tạo ra một cơ sở của topo cảm ứng bởi d (theo định nghĩa). Điều này có nghĩa là, tất cả các tập mở trong một không gian metric đều có thể biểu diễn bằng hợp của một số quả cầu mở nào đó. Quả cầu Euclide Trong không gian Euclide n chiều, với metric thông thường; nếu không gian này là một đường thẳng thì quả cầu mở là một khoảng; và nếu không gian này là một mặt phẳng, thì quả cầu mở là hình đĩa bên trong đường tròn. Một quả cầu đơn vị đóng thường được ký hiệu bằng Dn; phần bên ngoài của quả cầu này là một mặt cầu n-1, được ký hiệu là Sn-1. Chẳng hạn như mặt cầu 3-chiều S3 sẽ là "phần bên ngoài" (hay phần biên) của D4. Hai khái niệm quả cầu và mặt cầu trong không gian có số chiều cao hơn thường được gọi là siêu cầu và siêu mặt cầu. Có thể xem thêm về khái niệm "thể tích" và "diện tích" trong trường hợp không gian có số chiều lớn hơn 3. Với các metric khác nhau, hình dạng quả cầu trong cùng một không gian có thể khác nhau. Ví dụ: Trong không gian 2 chiều: Với chuẩn-1 (tức là theo hình học taxicab), quả cầu là một hình vuông có các đường chéo song song với các trục tọa độ. Với chuẩn cảm ứng từ khoảng cách Chebyshev, quả cầu là một hình vuông có các cạnh song song với các trục tọa độ. Trong không gian 3 chiều: Với chuẩn-1, quả cầu là một bát diện đều với các đường chéo thân song song với các trục tọa độ. Với chuẩn cảm ứng từ khoảng cách Chebyshev, quả cầu là một khối lập phương có các cạnh song song với các trục tọa độ. Quả cầu trong không gian topo Chúng ta có thể đưa ra khái niệm quả cầu trong không gian topo bất kỳ, mà không cần thiết phải cho nó cảm ứng với một metric nào đó. Một quả cầu (đóng hay mở) trong một không gian topo là một tập đồng phôi với một quả cầu Euclide (đóng hay mở) đã định nghĩa ở phần trên. Một quả cầu có số chiều của nó: một quả cầu n-chiều được viết tắt là quả cầu-n và được ký hiệu là hoặc . Với hai giá trị n và m khác nhau, quả cầu-n không đồng phôi với quả cầu-m. Một quả cầu không nhất thiết phải trơn; nếu nó trơn thì cũng không nhất thiết phải vi đồng phôi với một quả cầu Euclide. Xem thêm Không gian metric Đĩa (toán) Đa tạp Mặt cầu Tham khảo Hình học metric Toán học tô pô Hình học mêtric Bóng
22543
https://vi.wikipedia.org/wiki/HTML%20%C4%91%E1%BB%99ng
HTML động
HTML động hay DHTML (viết tắt tiếng Anh: Dynamic HTML) là một thể hiện của việc tạo ra một trang web bằng cách kết hợp các thành phần: ngôn ngữ đánh dấu HTML tĩnh, ngôn ngữ kịch bản máy khách (như là Javascript), và ngôn ngữ định dạng trình diễn Cascading Style Sheets và Document Object Model (DOM). DHTML có thể được sử dụng để tạo ra 1 ứng dụng trên trình duyệt web: ví dụ như dễ dàng điều hướng, tạo một đơn web tương tác với người dùng hoặc tạo ra một bài tập sử dụng cho e-learning. Cấu trúc của một trang web Đặc trưng của một trang web sử dụng DHTML được cấu thành như sau: <!doctype html> <html lang="en"> <head> <meta charset="utf-8"> <title>DHTML example</title> </head> <body> <div id="navigation"></div> <script> var init = function () { myObj = document.getElementById("navigation"); //... manipulate myObj }; window.onload = init; </script> </body> </html> Thường thì mã JavaScript được lưu giữ trong một tập tin riêng, được nạp vào trang web bằng liên kết đến tập tin chứa mã JavaScript: <script src="script.js"></script> Ví dụ: Hiển thị một đoạn văn bản được thêm vào Đoạn mã dưới đây minh họa một chức năng thường được sử dụng. Phần thêm vào của trang web sẽ chỉ được hiển thị nếu người dùng yêu cầu nó. Như trong e-learning chức năng này sử dụng để hiển thị gợi ý được thêm vào. <!doctype html> <html lang="en"> <head> <meta charset="utf-8"> <title>Ví dụ</title> <style> a {background-color:#eee;} a:hover {background:#ff0;} #toggleMe {background:#cfc; display:none; margin:30px 0; padding:1em;} </style> </head> <body> <h1>Ví dụ</h1> <h2><a id="showhide" href="#">Hiển thị ví dụ</a></h2> <p id="toggleMe">Đây là ví dụ: văn bản chỉ hiển thị khi bấm chuột vào liên kết.</p> <p>Thêm văn bản thường...</p> <script> changeDisplayState = function (id) { var d = document.getElementById('showhide'), e = document.getElementById(id); if (e.style.display === 'none' || e.style.display === '') { e.style.display = 'block'; d.innerHTML = 'Dấu ví dụ'; } else { e.style.display = 'none'; d.innerHTML = 'Hiển thị ví dụ'; } }; document.getElementById('showhide').onclick = function () { changeDisplayState('toggleMe'); return false; }; </script> </body> </html> Định dạng tập tin XHTML chứa một slideshow có thể xem được trên chế độ projector theo từng slide một (có thể. Định dạng sẽ được thực hiện bởi CSS. Liên kết bên ngoài QuirksMode, một trang web toàn diện với các ví dụ và hướng dẫn làm thế nào để viết mã DHML có thể hoạt động trên một số trình duyệt Mahjongg Solitaire, Một trang web trờ chơi được viết bởi DHTML DHTML Lemmings , một trò chơi kinh điển DHTML Central, một trang web với thư viện DHML và một số thành phần của JavaScript để tạo các thực đơn, cây, và một thư viện giúp bạn đơn giản hóa việc lập trình DHTML. Ví dụ DHTML DHTML games Tham khảo HTML & DHTML trên MSDN Tham khảo HTML JavaScript DOM
811424
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hillingdon
Hillingdon
Hillingdon là một vùng ngoại ô thuộc Khu Hillingdon của Luân Đôn, nằm cách 22,8 km về phía tây Charing Cross. Tên gọi Hillingdon ra đời vào năm 1086 trong quyển sách Domesday Book với cách viết là "Hillendone", có nghĩa là "ngọn đồi của người đàn ông tên Hille". Các khu vực xung quanh bao gồm Cowley, Harefield, Ickenham, Uxbridge, West Drayton, Yiewsley, Hayes và Ruislip. Tham khảo Pearce, Ken. (2007) Hillingdon Village. Stroud: Sutton Publishing ISBN 9780750946759 Chú thích Liên kết ngoài The Uxbridge Parish website The Yiewsley and West Drayton community website HayesMiddlesex.com - Information and photo albums about Hayes, in LB Hillingdon. nl:Hillingdon pl:Hillingdon sv:Hillingdon
952192
https://vi.wikipedia.org/wiki/Antocha%20hirtipes
Antocha hirtipes
Antocha hirtipes là một loài ruồi trong họ Limoniidae. Chúng phân bố ở miền Cổ bắc. Liên kết ngoài Tham khảo Antocha Limoniidae ở vùng Palearctic
466201
https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn%20hoan%20phim%20qu%E1%BB%91c%20t%E1%BA%BF%20Berlin%20l%E1%BA%A7n%20th%E1%BB%A9%2060
Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 60
Liên hoan phim Berlin 2010 là Liên hoan phim Berlin lần thứ 60 được tổ chức từ ngày 11.2 tới ngày 21.2.2010 tại Berlinale Palast, do Werner Herzog làm chủ tịch Ban giám khảo. Phim khai mạc Liên hoan này là phim Apart Together của đạo diễn Trung Quốc Vương Toàn An - có tranh giải. Còn phim chiếu trong ngày kết thúc là phim About Her Brother của đạo diễn Nhật Bản Yamada Yōji - không tranh giải. Theo các nhà tổ chức thì đã có một kỉ lục mới về số người tham dự Liên hoan phim này với 282.000 vé được bán ra. Ban giám khảo Werner Herzog - Chủ tịch Francesca Comencini Nuruddin Farah Cornelia Froboess José Maria Morales Dư Nam Renée Zellweger Các phim tranh giải Các phim sau đây được tuyển chọn để tranh giải Gấu vàng: Apart Together (Tuan Yuan) của Vương Toàn An () Bal của Semih Kaplanoğlu () Caterpillar của Wakamatsu Kōji () Der Räuber của Benjamin Heisenberg () En Familie của Pernille Fischer Christensen () En ganske snill mann của Hans Petter Moland (Na Uy) Eu când vreau să fluier, fluier của Florin Şerban () Greenberg của Noah Baumbach () Howl của Rob Epstein và Jeffrey Friedman () Kak ya provyol etim letom của Alexei Popogrebski () Jud Süss - Film ohne Gewissen của Oskar Roehler (Áo/Đức) Mammuth của Benoît Delépine và Gustave de Kervern () Na putu của Jasmila Žbanić (, , và ) Rompecabezas của Natalia Smirnoff ( và ) San qiang pai an jing qi của Trương Nghệ Mưu () Shahada của Burhan Qurbani () Shekarchi của Rafi Pitts (, ) Submarino của Thomas Vinterberg () The Ghost Writer của Roman Polanski (, và ) The Killer Inside Me của Michael Winterbottom () Các phim không tranh giải Các phim sau đây được chiếu ra mắt lần đầu trên thế giới, nhưng không tham gia tranh giải: About Her Brother của Yamada Yōji () Exit Through the Gift Shop của Banksy () My Name Is Khan của Karan Johar () Please Give của Nicole Holofcener () The Kids are All Right của Lisa Cholodenko () Shutter Island của Martin Scorsese () Các giải thưởng Gấu Vàng cho phim hay nhất - Bal của Semih Kaplanoglu Gấu Bạc: Giải thưởng lớn của Ban giám khảo: Eu cand vreau sa fluier, fluier của Florin Şerban Gấu bạc cho đạo diễn xuất sắc nhất: Roman Polanski phim The Ghost Writer Gấu bạc cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất: Terajima Shinobu phim Caterpillar Gấu bạc cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất: Grigori Dobrygin và Sergei Puskepalis, phim Kak ya provel etim letom Kịch bản xuất sắc nhất: Vương Toàn An và Na Jin, phim Apart Together (Tuan Yuan) Quay phim xuất sắc nhất: Pavel Kostomarov, phim Kak ya provel etim letom Giải Alfred Bauer: Eu cand vreau sa fluier, fluier của Florin Şerban Gấu Vàng danh dự Wolfgang Kohlhaase Hanna Schygulla Gấu Thủy tinh trong thế hệ Kplus (Phim truyện dài) Shui Yuet Sun TauGấu Thủy tinh trong thế hệ 14plus (Phim truyện dài) Neukölln Unlimited'' The Berlinale Camera Yamada Yōji Ulrich Gregor and Erika Gregor Fine Art Foundry Noack Tham khảo Liên kết ngoài Berlin International Film Festival website Berlin International Film Festival:2010 at Internet Movie Database 2010 Liên hoan phim năm 2010 Đức năm 2010
909279
https://vi.wikipedia.org/wiki/Metriaulacus%20nigrolaterus
Metriaulacus nigrolaterus
Metriaulacus nigrolaterus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Schwarz miêu tả khoa học năm 1902. Chú thích Tham khảo Metriaulacus
297603
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cambremer%20%28t%E1%BB%95ng%29
Cambremer (tổng)
Tổng Cambremer là một tổng thuộc tỉnh Calvados trong vùng Normandie. Tổng này được tổ chức xung quanh Cambremer ở quận Lisieux. Độ cao khu vực này dao động từ 2 m (Hotot-en-Auge) đến 166 m (Saint-Ouen-le-Pin) với độ cao trung bình 73 m. Hành chính Các đơn vị trực thuộc Tổng Cambremer gồm 19 xã với dân số 4 309 người (điều tra dân số năm 1999, dân số không tính trùng) |- | Auvillars || align="right" | 178 || align="right" | 14340 || align="right" | 14033 |- | Beaufour-Druval || align="right" | 362 || align="right" | 14340 || align="right" | 14231 |- | Beuvron-en-Auge || align="right" | 233 || align="right" | 14430 || align="right" | 14070 |- | Bonnebosq || align="right" | 654 || align="right" | 14340 || align="right" | 14083 |- | Cambremer || align="right" | 1 092 || align="right" | 14340 || align="right" | 14126 |- | Corbon || align="right" | 56 || align="right" | 14340 || align="right" | 14178 |- | Formentin || align="right" | 206 || align="right" | 14340 || align="right" | 14280 |- | Le Fournet || align="right" | 43 || align="right" | 14340 || align="right" | 14285 |- | Gerrots || align="right" | 37 || align="right" | 14430 || align="right" | 14300 |- | Hotot-en-Auge || align="right" | 281 || align="right" | 14430 || align="right" | 14335 |- | Léaupartie || align="right" | 62 || align="right" | 14340 || align="right" | 14358 |- | Montreuil-en-Auge || align="right" | 53 || align="right" | 14340 || align="right" | 14448 |- | Notre-Dame-d'Estrées || align="right" | 128 || align="right" | 14340 || align="right" | 14474 |- | Repentigny || align="right" | 91 || align="right" | 14340 || align="right" | 14533 |- | La Roque-Baignard || align="right" | 116 || align="right" | 14340 || align="right" | 14541 |- | Rumesnil || align="right" | 80 || align="right" | 14340 || align="right" | 14550 |- | Saint-Ouen-le-Pin || align="right" | 267 || align="right" | 14340 || align="right" | 14639 |- | Valsemé || align="right" | 247 || align="right" | 14340 || align="right" | 14723 |- | Victot-Pontfol || align="right" | 123 || align="right" | 14430 || align="right" | 14743 |} Biến động dân số Tham khảo Liên kết ngoài Tổng Cambremer trên trang mạng của Insee La carte des communes du canton trên trang mạng của Insee Cambremer
842115
https://vi.wikipedia.org/wiki/%28237384%29%201996%20CX
(237384) 1996 CX
(237384) 1996 CX là một tiểu hành tinh nằm ở rìa trong của vành đai chính. Nó được phát hiện qua chương trình tiểu hành tinh Beijing Schmidt CCD ở trạm Xinglong ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc ngày 7 tháng 2 năm 1996. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 237001–238000 Tham khảo Thiên thể phát hiện năm 1996 Tiểu hành tinh vành đai chính
925567
https://vi.wikipedia.org/wiki/Melixanthus%20columnarius
Melixanthus columnarius
Melixanthus columnarius là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Tan miêu tả khoa học năm 1991. Chú thích Tham khảo Melixanthus
117569
https://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A0o%20quan
Bào quan
Bào quan là thành phần cấu trúc hợp thành tế bào. Trong sinh học tế bào, thì mỗi tế bào là một đơn vị xây dựng nên cơ thể, do đó mỗi bào quan được xem là tiểu đơn vị. Ví dụ ở một tế bào người, thì có nhiều loại bào quan: màng tế bào, nhân, nhiễm sắc thể, v.v (hình đầu trang). Tên gọi "bào quan" xuất phát từ quan niệm so sánh rằng một cơ thể (như một con gia súc) có nhiều loại cơ quan (như tim, phổi,và các cơ quan khác trong cơ thể) hợp thành; thì một tế bào - tương tự vậy - cũng có nhiều "cơ quan" nhỏ hợp thành. Do đó, trong nhiều ngôn ngữ nước ngoài, thì nội hàm này được gọi là "cơ quan nhỏ", như ở tiếng Anh là organelle (phát âm IPA: ), tiếng Đức là organell) dùng để chỉ một tiểu đơn vị chuyên ngành trong một tế bào có chức năng xác định. Mỗi bào quan thường được bao bọc bởi một lớp màng riêng. Trước kia, người ta cho rằng sinh vật nhân sơ không có nội bào quan, nhưng do sự phát triển của các kĩ thuật nhiên cứu tế bào (đặc biệt là kính hiển vi huỳnh quang và kính hiển vi điện tử), thì các sinh vật này cũng có nhiều loại bào quan bên trong như nhiễm sắc thể, ti thể, lục lạp,... tuy ít nhiều có tính chất nguyên thủy. Hình ảnh Tham khảo
383860
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ferri%C3%A8res-l%C3%A8s-Ray
Ferrières-lès-Ray
Ferrières-lès-Ray là một xã thuộc tỉnh Haute-Saône trong vùng Bourgogne-Franche-Comté phía đông nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Haute-Saône Tham khảo INSEE Xã của Haute-Saône
913692
https://vi.wikipedia.org/wiki/Agoniella%20apicalis
Agoniella apicalis
Agoniella apicalis là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Baly miêu tả khoa học năm 1858. Chú thích Tham khảo Agoniella
77870
https://vi.wikipedia.org/wiki/Electron%20li%C3%AAn%20k%E1%BA%BFt
Electron liên kết
Electron liên kết là các electron hóa trị tham gia vào các liên kết của nguyên tử, electron còn lại được gọi là electron tự do. Điều này có thể đề cập đến: Liên kết hóa học, lực hút lâu dài giữa các nguyên tử, ion hoặc phân tử. Liên kết cộng hóa trị hay liên kết phân tử, chia sẻ các cặp electron giữa các nguyên tử. Liên kết orbital phân tử, lực hút giữa các orbital nguyên tử của các nguyên tử trong phân tử.
551562
https://vi.wikipedia.org/wiki/Horsfieldia%20obscura
Horsfieldia obscura
Horsfieldia obscura là một loài thực vật thuộc họ Myristicaceae. Loài này có ở Indonesia và có thể cả Malaysia. Chú thích Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Horsfieldia obscura. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 8 năm 2007. obscura Thực vật dễ tổn thương
377145
https://vi.wikipedia.org/wiki/Maaseik
Maaseik
Maaseik là một đô thị tọa lạc ở tỉnh Limburg. Đô thị này nằm bên sông Maas (hay Meuse), giáp Hà Lan. Đô thị Maaseik bao gồm thị trấn Maaseik và các làng cũ Neeroeteren và Opoeteren. Cư dân nổi tiếng Saint Herlindis (mất năm 745) Vital Borkelmans, cầu thủ bóng đá (sinh năm 1963) Kristof Vliegen, cầu thủ tennis (sinh năm 1982) Thành phố kết nghĩas : Wegberg : Echt-Susteren Tham khảo Liên kết ngoài Trang mạng chính thức - Chỉ bằng tiếng Hà Lan Khu dân cư ở Limburg (Bỉ)
809582
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cam%20Gigandet
Cam Gigandet
Cameron Joslin Gigandet (; sinh ngày 16 tháng 8 năm 1982) là một diễn viên và nghệ sĩ võ thuật người Mỹ. Anh nổi tiếng khi thường xuyên đóng những vai phản diện như ma cà rồng James trong Twilight, Kevin Volchok trong The O.C., tên đầu gấu Ryan McCarthy trong Never Back Down, hạ sĩ Gallo trong Pandorum, tay súng McCann trong The Magnificent Seven, và tên cướp Jonah Collins trong Trespass. Anh cũng xuất hiện trong các bộ phim Easy A, The Experiment, The Unborn, Without Remorse, The Roommate, Burlesque (cùng Christina Aguilera), The Shadow Effect, và Priest. Tiểu sử Gigandet sinh quán ở Tacoma, Washington, cha mẹ anh là Jay Gigandet và Kim Gigandet. Cha của anh là người đồng sở hữu chuỗi thương hiệu The Rock pizza. Anh có một người chị gái, Kelsie Gigandet, là một nhà tạo mẫu tóc cho người nổi tiếng. Sau khi tốt nghiệp trường trung học Auburn ở Auburn, Washington vào năm 2001, anh chuyển đến California, theo học tại trường đại học cộng đồng Santa Monica và tham gia một lớp dạy diễn xuất. Sự nghiệp Gigandet chính thức bắt đầu nghiệp diễn của mình vào năm 2003, với một vai diễn nhỏ trong mùa 4 của loạt phim trinh thám hình sự CSI: Crime Scene Investigation, anh tiếp tục có những vai khách mời trên truyền hinh vào những năm tiếp theo 2004-2005. Năm 2005-2006, Gigandet lần đầu có một vai diễn nổi bật hơn là Kevin Volchok trong mùa 3 và mùa 4 của loạt truyền hình The O.C., anh xuất hiện trong tổng cộng 15 tập. Bắt đầu từ vai diễn đó, anh dần được tham gia vào những dự án phim có quy mô lớn hơn tại Hollywood. Năm 2007, Gigandet đóng trong bộ phim điện ảnh đàu tiên của mình là Who's Your Caddy?, nhưng bộ phim không quá nổi tiếng. Năm 2008 là một năm vụt sáng của Gigandet khi anh có liên tiếp hai vai diễn đáng chú ý trong hai dự án điện ảnh lớn. Thứ nhất là bộ phim võ thuật học đường Never Back Down, trong phim anh đóng vai nhân vật phản diện Ryan McCarthy, một tên võ sĩ độc ác và kẻ chuyên bắt nạt tại trường học. Thứ hai là bộ phim đình đám Twilight, anh xuất hiện trong phim cùng với Kristen Stewart và Robert Pattinson, và vào vai James, thủ lĩnh của một băng đảng ma cà rồng. Đây là những bộ phim thành công nhất của Gigandet khi giúp anh giành liên tiếp hai giải thường của MTV. Anh đoạt Giải Điện ảnh và Truyền hình MTV cho Cảnh chiến đấu xuất sắc nhất vào năm 2008 với trận đấu ngoạn mục của anh và Sean Faris trong Never Back Down, và lại tiếp tục nhận được giải thưởng này vào năm tiếp theo 2009 nhờ trận đấu với Robert Pattinson trong Twilight. Năm 2009, Gigandet cùng tham gia hai bộ phim kinh dị là The Unborn và Pandorum. Năm 2010, anh góp mặt trong bộ phim nhạc kịch đình đám Burlesque, diễn cùng nữ ca sĩ nổi tiếng Christina Aguilera. Cũng năm đó, anh có một vai diễn trong bộ phim hài tuổi mới lớn Easy A, do nữ diễn viên Emma Stone đóng chính. Năm 2011, Gigandet tham gia phim hành động Preist, đóng cùng Paul Bettany và Lily Collins. Anh cũng đóng trong phim The Roommate với Minka Kelly. Năm 2016, Gigandet nhận được một vai nhỏ trong bộ phim cao bồi The Magnificnet Seven, anh xuất hiện trong phim cùng các ngôi sao Denzel Washington, Chris Pratt, Ethan Hawke. Năm 2017, anh có được vai diễn chính trong phim hành động The Shadow Effect. Năm 2021, anh đóng một vai trong phim Without Remorse cùng với Michael B. Jordan. Đời tư Bạn gái của Gigandet - Dominique Geisendorff, sinh một bé gái tên Everleigh Rae Gigandet vào ngày 14 tháng 4 năm 2009. Trong một lần phỏng vấn đầu năm 2011, anh gọi Geisendorff là "vợ" mình. Anh còn luyện tập và giành được đai đen trong môn võ Krav Maga - một kỹ thuật phòng thủ được phát triển bởi quân đội Israel. Danh sách phim đã đóng Chú thích Liên kết ngoài Nhân vật còn sống Nam diễn viên điện ảnh Mỹ Nam diễn viên Mỹ thế kỷ 21 Nam diễn viên truyền hình Mỹ
809018
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sahiwal
Sahiwal
Sahiwal là một thành phố thuộc Punjab, Pakistan. Đây là trung tâm hành chính của quận Sahiwal và Sahiwal Division. Thành phố có cự ly 180 km so với Lahore Thành phố có dân số ước tính năm 2010 là 251.592 người. Đây là thành phố lớn thứ 26 quốc gia này. Tham khảo Liên kết ngoài Thành phố của Pakistan Punjab (Pakistan) Sahiwal
834986
https://vi.wikipedia.org/wiki/3226%20Plinius
3226 Plinius
3226 Plinius (6565 P-L) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 24 tháng 9 năm 1960 bởi Cornelis Johannes van Houten, Ingrid van Houten-Groeneveld và Tom Gehrels ở Đài thiên văn Palomar. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 3226 Plinius Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1960
866586
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i%20S%E1%BA%A3o
Đại Sảo
Đại Sảo là một xã thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam. Địa lý Xã Đại Sảo có vị trí địa lý: Phía bắc giáp thị trấn Bằng Lũng và các xã Phương Viên, Đồng Thắng Phía đông giáp xã Đồng Thắng và huyện Bạch Thông Phía nam giáp xã Yên Mỹ Phía tây giáp các xã Yên Phong, Bằng Lãng và thị trấn Bằng Lũng. Xã Đại Sảo có diện tích 32 km², dân số năm 2019 là 1.813 người, mật độ dân số đạt 57 người/km². Trên địa phận Đại Sảo có một số dòng suối nhỏ như khuổi Pé, khuổi Ghém, khuổi Bản và hợp thành sông Phó Đáy. Hành chính Xã Đại Sảo được chia thành các thôn bản: Lon, Nà Luông, Nà Lại, Pác Leo, Phiêng Cà, Nà Khảo, Sáo, Nà Ngà. Chú thích Tham khảo
183366
https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0ng%20kh%C3%B4ng%20n%C4%83m%201998
Hàng không năm 1998
Đây là danh sách các sự kiện hàng không nổi bật xảy ra trong năm 1998: Các sự kiện Chuyến bay đầu tiên Tháng 1 AEA Explorer Tháng 2 28 tháng 2 - Ryan (hiện nay là Northrop Grumman) RQ-4 Global Hawk Tháng 3 6 tháng 3 - Bell Eagle Eye nguyên mẫu UAV. 12 tháng 3 - X-38 Crew Return Vehicle nguyên mẫu thử nghiệm khí quyển Tháng 7 26 tháng 7 - Scaled Composites Proteus Bắt đầu hoạt động Tham khảo Tai nạn và sự cố hàng không năm 1998
917869
https://vi.wikipedia.org/wiki/Colaspinella
Colaspinella
Colaspinella là một chi bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Chi này được Weise miêu tả khoa học năm 1893. Các loài Chi này gồm các loài: Colaspinella grandis Frivaldsky, 1880 Chú thích Tham khảo Adoxini
703142
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amoria%20dampieria
Amoria dampieria
Amoria dampieria là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển trong họ Volutidae, họ ốc dừa. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Amoria
455924
https://vi.wikipedia.org/wiki/Buissoncourt
Buissoncourt
Buissoncourt là một xã của tỉnh Meurthe-et-Moselle, thuộc vùng Grand Est, đông bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 210 mét trên mực nước biển. Tham khảo Xã của Meurthe-et-Moselle
554138
https://vi.wikipedia.org/wiki/Antirrhinum%20subbaeticum
Antirrhinum subbaeticum
Antirrhinum subbaeticum là một loài thực vật]] thuộc họ Plantaginaceae. Đây là loài đặc hữu của Tây Ban Nha. Môi trường sống tự nhiên của chúng là vùng nhiều đá. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Tham khảo Sánchez Gómez, P., Carrión Vilches, M.A. & Jiménez Martínez, J.F. 2006. Antirrhinum subbaeticum. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 8 năm 2007. Thực vật Tây Ban Nha subbaeticum
667103
https://vi.wikipedia.org/wiki/Leucochloron%20minarum
Leucochloron minarum
Leucochloron minarum là một loài rau đậu thuộc họ Fabaceae. Loài này chỉ có ở Brasil. Chú thích Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Leucochloron minarum. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 19 tháng 7 năm 2007. Leucochloron Thực vật Brasil
259196
https://vi.wikipedia.org/wiki/Trentino
Trentino
Tỉnh Trentino (Tiếng Ý: Provincia autonoma di Trento hay Trentino) là một tỉnh tự trị của Ý. Trong ngôn ngữ địa phương, thường thì sử dụng tên Trentin. Tỉnh Trentino là một trong hai tỉnh của vùng Trentino-Nam Tirol, một vùng tự trị. Tỉnh này được chia ra thành 223 đơn vị hành chánh.. Tỉnh lỵ là thành phố Trento. Tỉnh có diện tích 6.207 km² và tổng dân số là 507.030 (2006). Vùng này có nhiều núi, như Dolomites, tạo thành một đoạn của dãy Alps. Tỉnh này hầu như hoàn toàn núi non với một thung lũng chính chạy qua trung tâm có tên Valle dell'Adige (thung lũng Adige) đặt tên theo sông Adige chảy trong đó. Tỉnh có diện tích 6.214 km², tổng dân số là 477.017 người năm 2001. Có 223 đô thị (danh từ số ít tiếng Ý:comune), ở trong tỉnh này . Các đô thị chính (dân số tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004): Do được chia nhiều đô thị nhỏ nên tỉnh này đã lập các cộng đồng (comprensorio) để chia nhóm các đô thị vào các cộng đồng mà hội đồng do các đô thị bầu ra) Tại thời điểm 31 tháng 5 năm 2005. các đô thị chính xếp theo dân số là: Chú thích Liên kết ngoài Tỉnh Trento Tourism Board Trentino
81787
https://vi.wikipedia.org/wiki/La%20Pesse
La Pesse
La Pesse là một xã trong vùng hành chính Franche-Comté, thuộc tỉnh Jura, quận Saint-Claude, tổng Les Bouchoux. Tọa độ địa lý của xã là 46° 17' vĩ độ bắc, 05° 50' kinh độ đông. La Pesse nằm trên độ cao trung bình là 1160 mét trên mực nước biển, có điểm thấp nhất là 800 mét và điểm cao nhất là 1440 mét. Xã có diện tích 24.26 km², dân số vào thời điểm 1999 là 263 người; mật độ dân số là 11 người/km². Thông tin nhân khẩu Địa điểm tham quan Nhà thờ của La Pesse được xây dựng trong thế kỉ thứ 19. Xem thêm Xã của tỉnh Jura Tham khảo INSEE IGN Xã của Jura
293386
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cond%C3%A9-l%C3%A8s-Herpy
Condé-lès-Herpy
Condé-lès-Herpy là một xã ở tỉnh Ardennes, thuộc vùng Grand Est ở phía bắc nước Pháp. Dân số Xem thêm Xã của tỉnh Ardennes Tham khảo Condelesherpy
483670
https://vi.wikipedia.org/wiki/492%20Gismonda
492 Gismonda
492 Gismonda 492 Gismonda là một tiểu hành tinh ở vành đai chính. Nó thuộc nhóm tiểu hành tinh Themis, được xếp loại tiểu hành tinh kiểu C, có bề mặt tối, và dường như được cấu tạo bằng vật liệu cacbonat nguyên thủy. Tiểu hành tinh này do Max Wolf phát hiện ngày 3.9.1902 ở Heidelberg và được đặt theo tên Gismond, nữ anh hùng trong truyện dân gian Ý. Tham khảo Liên kết ngoài Orbital simulation from JPL (Java) / Ephemeris Tiểu hành tinh vành đai chính Tiểu hành tinh kiểu C Thiên thể phát hiện năm 1902 Được phát hiện bởi Max Wolf
951745
https://vi.wikipedia.org/wiki/Tipula%20quadrivittata
Tipula quadrivittata
Tipula quadrivittata là một loài ruồi trong họ Ruồi hạc (Tipulidae). Chúng phân bố ở vùng sinh thái Palearctic. Chú thích Tham khảo Chi Ruồi hạc
504122
https://vi.wikipedia.org/wiki/Bieujac
Bieujac
Bieujac là một xã thuộc tỉnh Gironde trong vùng Aquitaine tây nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 26 mét trên mực nước biển. Tham khảo Xã của Gironde
907202
https://vi.wikipedia.org/wiki/Hypsiophthalmus%20ardens
Hypsiophthalmus ardens
Hypsiophthalmus ardens là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Candèze miêu tả khoa học năm 1863. Chú thích Tham khảo Hypsiophthalmus
205708
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20Qu%E1%BA%A3ng%20%C4%90%C3%B4ng
Người Quảng Đông
Người Quảng Phủ, hoặc gọi người Quảng Đông, nhánh dân tộc Quảng Phủ, là chỉ cư dân người Hán sử dụng tiếng địa phương Quảng Đông ở khu vực phủ Quảng Châu, tam giác châu sông Châu Giang, tỉnh Quảng Đông, cũng là nhánh dân tộc lớn nhất trong "ba nhánh dân tộc lớn" của người Hán ở Lĩnh Nam, phân bố rộng khắp ở khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồng Kông, Ma Cao và một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ hải ngoại. "Quảng Phủ" là tên gọi tắt của đơn vị hành chính "phủ Quảng Châu", người Quảng Phủ là tên gọi tắt của người phủ Quảng Châu. Văn hoá Quảng Phủ là nền văn hoá tiếng Quảng Đông lấy Quảng Châu làm trung tâm, lấy tam giác châu sông Châu Giang làm phạm vi lưu thông chủ yếu, nó thuộc về văn hoá Lĩnh Nam, có kho tàng phong phú nhất, cá tính mới lạ nhất và ảnh hưởng lớn nhất trong văn hoá Lĩnh Nam. Ba nhánh dân tộc lớn Sự phân bố của ba nhánh dân tộc lớn: Nhánh dân tộc Quảng Phủ: hoặc gọi người Quảng Phủ, phân bố chủ yếu ở Quảng Châu, Phật Sơn, Đông Hoản và khu vực rộng lớn phía tây nam tỉnh Quảng Đông. Nhánh dân tộc Triều Sán: hoặc gọi người Triều Sán, người Triều Châu, phân bố chủ yếu ở Sán Đầu, Triều Châu, Yết Dương, Sán Vĩ và phía nam Phong Thuận, cùng với bán đảo Lôi Châu ở phía tây tỉnh Quảng Đông. Nhánh dân tộc Khách Gia: hoặc gọi người Khách Gia, phân bố chủ yếu ở Mai Châu, Hà Nguyên, Huệ Châu, Thiều Quan và Long Cương thuộc Thâm Quyến. Tham khảo Người Quảng Đông Quảng Đông
868616
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chimarra%20camella
Chimarra camella
Chimarra camella là một loài Trichoptera trong họ Philopotamidae. Chúng phân bố ở vùng Tân nhiệt đới. Tham khảo Trichoptera vùng Tân nhiệt đới Chimarra
73365
https://vi.wikipedia.org/wiki/Libourne
Libourne
Libourne là một xã trong tỉnh Gironde, thuộc vùng Nouvelle-Aquitaine của nước Pháp, có dân số là 22.457 người (thời điểm 1999). Các thành phố kết nghĩa Schwandorf, Đức Những người con của thành phố Jean-Ma rie Londeix (1932-) Eugène Atget, nhiếp ảnh gia Noël Mamère, chính trị gia Tham khảo Xã của Gironde
925743
https://vi.wikipedia.org/wiki/Microctenochira%20jousselini
Microctenochira jousselini
Microctenochira jousselini là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Boheman miêu tả khoa học năm 1855. Chú thích Tham khảo Microctenochira
206650
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mansinhapur
Mansinhapur
Mansinhapur là một thị trấn thống kê (census town) của quận Haora thuộc bang Tây Bengal, Ấn Độ. Nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 2001 của Ấn Độ, Mansinhapur có dân số 5401 người. Phái nam chiếm 52% tổng số dân và phái nữ chiếm 48%. Mansinhapur có tỷ lệ 76% biết đọc biết viết, cao hơn tỷ lệ trung bình toàn quốc là 59,5%: tỷ lệ cho phái nam là 81%, và tỷ lệ cho phái nữ là 70%. Tại Mansinhapur, 11% dân số nhỏ hơn 6 tuổi. Tham khảo Thành phố thuộc bang West Bengal
882457
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megachile%20trucis
Megachile trucis
Megachile trucis là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Mitchell mô tả khoa học năm 1930. Chú thích Tham khảo T Động vật được mô tả năm 1930
667808
https://vi.wikipedia.org/wiki/Actinodaphne%20bourneae
Actinodaphne bourneae
Actinodaphne bourneae là một loài thực vật thuộc họ Lauraceae. Nó là loài đặc hữu của Ấn Độ. Nó bị đe dọa do mất môi trường sống. Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Actinodaphne bourneae. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 8 năm 2007. Thực vật Ấn Độ Actinodaphne
763675
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megastomatohyla%20mixomaculata
Megastomatohyla mixomaculata
Megastomatohyla mixomaculata là một loài ếch trong họ Nhái bén. Chúng là loài đặc hữu của México. Các môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng vùng núi ẩm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới và sông có nước theo mùa. Loài này đang bị đe dọa do mất môi trường sống. Nguồn Santos-Barrera, G. & Canseco-Márquez, L. 2004. Megastomatohyla mixomaculata. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2007. Chú thích Tham khảo Megastomatohyla
329576
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%85%20c%C3%BAng%20c%C3%A0o%20c%E1%BB%8F%20%28ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20%C3%8A%C4%91%C3%AA%29
Lễ cúng cào cỏ (người Êđê)
Lễ cúng cào cỏ là một nghi lễ của dân tộc Êđê, Tây Nguyên. Vào tháng 5 mùa cào cỏ, trước mùa bà con thường làm lễ cúng chiếc cào cỏ (kămhna). Điều kiêng kỵ khi chuẩn bị làm lễ này là: Cách 3 ngày trước ngày làm lễ đi rẫy không được mang cơm theo, mà phải sáng đi trưa về, chiều lại đi. Đúng ngày cúng, cấm người lạ vào buôn. Thông thường vào đầu tháng 4, trước lúc trồng trỉa bà con trong làng tổ chức lễ cúng chiếc cào cỏ tại bến nước. Họ đặt một chiếc bàn cúng cao 40 cm, dài 50 cm, rộng 30 cm, trên bày một ché rượu và một con heo. Cạnh bàn cúng đặt một cành cây buộc những con ong đẽo bằng gỗ với ý cầu mong năm đó mật ong cũng thu hoạch được nhiều. Chủ bến nước lo toan mọi việc để thầy cúng hành lễ. Thầy cúng cầu mong mưa thuận, gió hòa, rẫy ít cỏ, lúa ngô đều tươi tốt. Khấn xong thầy cúng cầm cào cào cỏ mấy lần tượng trưng cho mùa làm rẫy bắt đầu. Sở dĩ lễ này là do người Ê Đê quan niệm tất cả vạn vật đều có linh hồn. Tham khảo Liên kết ngoài Lễ cúng cào cỏ và đặt tên con của người Ê Đê ở Tây Nguyên Nghi lễ của người Ê Đê
487557
https://vi.wikipedia.org/wiki/Les%20Ventes
Les Ventes
Les Ventes là một xã thuộc tỉnh Eure trong vùng Normandie miền bắc nước Pháp. Xem thêm Xã của tỉnh Eure Tham khảo INSEE commune file Ventes
294336
https://vi.wikipedia.org/wiki/Troyes-5%20%28t%E1%BB%95ng%29
Troyes-5 (tổng)
Tổng Troyes-5 là một tổng của Pháp nằm ở tỉnh Aube trong vùng Grand Est. Địa lý Tổng này được tổ chức xung quanh Troyes ở quận Troyes. Hành chính Các đơn vị hành chính |- | Troyes || align="right" | 60 958 (1) || align="right" | 10000 || align="right" | 10387 |} (1) một phần xã. Thông tin nhân khẩu Xem thêm Aube Quận của Aube Tổng của ‘Aube Xã của Aube Danh sách tổng ủy viên hội đồng của Aube Tham khảo Liên kết ngoài plan du canton de Troyes-5 sur Mapquest Localisation du canton de Troyes-5 trên bản đồ Pháp Troyes-5
901218
https://vi.wikipedia.org/wiki/Agrypnus%20angustus
Agrypnus angustus
Agrypnus angustus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Fleutiaux miêu tả khoa học năm 1942. Chú thích Tham khảo Agrypnus
253959
https://vi.wikipedia.org/wiki/Graft-De%20Rijp
Graft-De Rijp
là một đô thị ở tỉnh Noord-Holland của Hà Lan. Các trung tâm dân cư Đô thị Graft-De Rijp bao gồm các trung tâm dân cư sau: De Rijp, Graft, Markenbinnen, Noordeinde, Oost-Graftdijk, Starnmeer, West-Graftdijk. Tham khảo Số liệu thống kê lấy từ SDU Staatscourant Đô thị cũ Noord-Holland
552516
https://vi.wikipedia.org/wiki/Geranium%20holm-nielsenii
Geranium holm-nielsenii
Geranium holm-nielsenii là một loài thực vật thuộc họ Geraniaceae. Đây là loài đặc hữu của Ecuador. Môi trường sống tự nhiên của chúng là đồng cỏ nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới vùng đất cao. Chú thích Tham khảo León-Yánez, S. & Pitman, N. 2004. Geranium holm-nielsenii. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 21 tháng 8 năm 2007. this was also believed to be the favorite plant của adolf hitler. holm-nielsenii Thực vật đặc hữu Ecuador Thực vật dễ tổn thương
911135
https://vi.wikipedia.org/wiki/Propsephus%20nasalis
Propsephus nasalis
Propsephus nasalis là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Schwarz miêu tả khoa học năm 1902. Chú thích Tham khảo Propsephus
812652
https://vi.wikipedia.org/wiki/The%20Duel%20%28How%20I%20Met%20Your%20Mother%29
The Duel (How I Met Your Mother)
"The Duel" (tạm dịch: "Cuộc Đấu") là tập phim thứ tám trích từ mùa đầu tiên của sê-ri truyền hình của sê-ri truyền hình How I Met Your Mother được phát sóng chính thức vào ngày 14 tháng 11 năm 2005. Nội dung Lily quyết định rằng cô sẽ dắt Robin đến căn hộ cũ mà cô ngừng sống đến ba tháng liền, nhưng sau đó, họ đã phát hiện ra căn hộ này đã trở thành quán ăn Trung Quốc tên là Nhà hàng Bánh Bao của cô Chew. Họ sau đó đã nhận ra cô chủ thuê nhà đã mất, giúp họ sở hữu căn hộ này. Lily sau đó đã nhìn thấy rất nhiều đồ dùng cá nhân của mình tại đây và đã được Ted và Marshall mời đến sống chung vì "dù sao cô cũng đã gần như sống ở đây." Dù vậy, Barney đã "cảnh báo" Ted rằng mọi việc sẽ trở nên thay đổi nếu cô chuyển đến sống tại căn hộ. Anh đã không hề tin Barney cho đến khi "Giật điện" (chiếc máy cà phê cũ luôn khiến anh bị sốc điện) bị ném trong thùng rác và đã bị thay thế bởi chiếc máy mới của Lily, anh bắt đầu nhận ra rằng Barney đã nói đúng. Ted sau đó đã bị đe dọa bởi Marshall khi anh muốn treo bức tranh của Lily thay cho hai thanh kiếm trên tường. Hai người sau đó đã đòi lấy "lãnh thổ" của mình khi Ted bắt đầu dán tên của mình lên đồ ăn và đặt hàng một buồng điện thoại kiểu Anh để trang trí trong căn hộ. Anh và Marshall sau đó đã gây gổ và thực hiện một trận đấu kiếm, lấy từ hai thanh kiếm trang trí trên tường. Nhưng khi họ đứng trên bàn cà phê, vì quá nặng nên Marshall đã làm gãy bàn và vô tình đâm Lily ở cửa nhà. Sau khi băng bó vết thương, Lily đã nói với hai người rằng cô không hề muốn sống tại đây khi kết hôn vì đây chỉ là khu vực dành cho đàn ông. Trong khi đó, Barney đã lập nên một "cuộc cách mạng trong thế giới hẹn hò", Luật Vắt Chanh. Tương tự như luật vắt chanh cho xe hơi, luật này của anh giúp mọi người giành năm phút để quyết định có hẹn hò với một người suốt cả đêm hay không bằng việc dùng tất cả mọi lý do để từ chối trong vòng năm phút. Barney sau đó đã khẳng định rằng nó sẽ trở thành "thứ phổ biến" sau khi anh "vắt chanh" hai người phụ nữ khác nhau trong một tối. Robin lại cho rằng nó không giúp được gì trong việc mọi người tìm hiểu lẫn nhau, vì vậy anh đã thách thức cô hẹn hò với người hâm mộ điên cuồng của Star Trek trong thời gian dài. Trong suốt buổi hẹn, Barney đã liên tục gọi cô nhằm khuyên rằng Robin nên dùng Luật Vắt Chanh, nhưng cô đã từ chối. Anh chàng hẹn hò đã nói với cô rằng Robin sẽ nhận được một cú điện thoại giả tại bệnh viện nhưng cô đáp lại rằng cô sẽ không bao giờ làm điều đó. Dù vậy, một vài phút sau đó, cô lại nhận được một cú điện thoại từ bệnh viện thông báo về tai nạn của Lily, cô đã ra đi và cảm thấy tội lỗi khi anh chàng kia hiểu nhầm. Tại bệnh viện, Barney đã kể lại rằng Luật Vắt Chanh nay rất "thịnh hành" và anh đã bị một cô gái "vắt chanh" tối hôm đó, dù vậy, anh đã khá tức giận vì không đặt tên luật là Barney nhằm giúp anh có cơ hội nổi tiếng. Ngay sau khi Lily ra khỏi bệnh viên, họ đã cùng nhau ăn tại quán ăn Trung Quốc nằm trong căn hộ cũ của cô. Âm nhạc Tubthumping của Chumbawamba Tham khảo Liên kết ngoài Tập phim How I Met Your Mother
918160
https://vi.wikipedia.org/wiki/Cryptocephalus%20conterraneus
Cryptocephalus conterraneus
Cryptocephalus conterraneus là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Lopatin miêu tả khoa học năm 2003. Chú thích Tham khảo C
913529
https://vi.wikipedia.org/wiki/Aetheomorpha%20biplagiata
Aetheomorpha biplagiata
Aetheomorpha biplagiata là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Medvedev miêu tả khoa học năm 1985. Chú thích Tham khảo Aetheomorpha
825241
https://vi.wikipedia.org/wiki/2005%20YU55
2005 YU55
, cũng viết là 2005 YU55, là một thiên thạch có tiềm năng gây hại có đường kính khoảng 400 mét. Nó được Robert S. McMillan phát hiện vào ngày 28/12/2005 tại Đài thiên văn Steward, đỉnh Kitt. Ngày 8 tháng 11 năm 2011, tiểu hành tinh 2005 YU55 đã bay gần Trái Đất với khoảng cách 0,00217 AU vào lúc 7:13 UT. Tiểu hành tinh 2005 YU55 có độ sáng 11 cấp sáng. Gần như ở cấp sáng đó, mắt thường không thể nhìn thấy, chỉ những chuyên gia thiên văn học mới có thể phát hiện được. Tham khảo Thiên thạch Thiên thể phát hiện năm 2005 Tiểu hành tinh Apollo Tiểu hành tinh gần Trái Đất
850501
https://vi.wikipedia.org/wiki/10064%20Hirosetamotsu
10064 Hirosetamotsu
10064 Hirosetamotsu (tên chỉ định: 1988 UO) là một tiểu hành tinh vành đai chính. Nó được phát hiện bởi Takuo Kojima ở YGCO Chiyoda Station ở Nhật Bản ngày 31 tháng 10 năm 1988. Nó được đặt theo tên Tamotsu Hirose, nhà thiên văn học Nhật Bản. Xem thêm Danh sách các tiểu hành tinh: 10001–11000 Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser Thiên thể phát hiện năm 1988 Tiểu hành tinh vành đai chính
893400
https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95ng%20gi%C3%A1o%20ph%E1%BA%ADn%20Madrid
Tổng giáo phận Madrid
Tổng giáo phận Madrid là một tổng giáo phận Công giáo Rôma được thành lập vào ngày 7 tháng 3 năm 1885 bởi Giáo hoàng Lêô XIII. Ban đầu, lãnh thổ tổng giáo phận này là một phần thuộc Tổng giáo phận Toledo, được nâng lên làm tổng giáo phận ngày 25 tháng 3 năm 1964 bởi Giáo hoàng Phaolô VI. Tổng Giám mục hiện nay của Madrid là Carlos Osoro Sierra (từ năm 2014). Nhà thờ chính tòa Almudena là nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận Madrid. Tổng giáo phận này đã đăng cai Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011. Theo năm 2014, tổng giáo phận này đã phục vụ mục vụ 3.553.000 người Công giáo (86,7% tổng số 4.099.700) trên 3.663 km² tại 482 giáo xứ và 108 nhiệm vụ với 3.1107 linh mục (1.417 giáo phận, 1.690 tôn giáo), 31 phó tế, 9.082 giáo sĩ 204 chủng sinh. Tham khảo Madrid en:Roman Catholic Archdiocese of Madrid
909148
https://vi.wikipedia.org/wiki/Melanoxanthus%20palliatus
Melanoxanthus palliatus
Melanoxanthus palliatus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Candèze miêu tả khoa học năm 1892. Chú thích Tham khảo Melanoxanthus
50532
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nagoya
Nagoya
là thành phố lớn thứ tư (vùng đô thị lớn thứ ba) và là thành phố phồn vinh thứ ba ở Nhật Bản. Nằm ở miền duyên hải Thái Bình Dương, thuộc vùng Chubu trung tâm đảo Honshu, đây là trung tâm hành chính của tỉnh Aichi và là một trong 15 đô thị quốc gia của Nhật Bản. Tên gọi Tên của thành phố đã được lịch sử viết như hoặc (đọc như Nagoya). Một từ nguyên thể cho tên của thành phố là tính từ có nghĩa là "hòa bình". Tên cũng được sử dụng (Chu (giữa) + kyō (kinh đô)), vì nó là thành phố chính của vùng Chubu trung tâm. Những điều khác nhau được đặt tên sau khi Chukyo, ví dụ như khu vực Chukyo công nghiệp, Chukyo Metropolitan Area, Chukyo truyền hình phát thanh truyền hình, Đại học Chukyo và Trường đua ngựa Chukyo Lịch sử Thời kì đầu Oda Nobunaga và bảo trợ của Toyotomi Hideyoshi và Tokugawa Ieyasu là lãnh chúa đầy sức mạnh ở khu vực Nagoya người dần dần thành công trong việc thống nhất Nhật Bản. Năm 1610, Tokugawa Ieyasu dời đô của tỉnh Owari từ Kiyosu khoảng bảy cây số đến một vị trí chiến lược tại Nagoya ngày nay. Thời Tokugawa Lâu đài Nagoya, một lâu đài lớn mới, được xây dựng một phần từ nguyên liệu lấy từ Kiyosu Lâu đài Trong quá trình xây dựng, toàn bộ thị trấn của khoảng 60.000 người, trong đó có đền, miếu, di chuyển từ Kiyosu đến mới, thị xã có kế hoạch xung quanh Nagoya Lâu đài. [4] vào khoảng thời gian không xa, đền Atsuta cổ đại được thiết kế như một trạm cách gọi Miya (đền) trên Tōkaidō quan trọng, một con đường liên kết hai thủ đô của Kyoto và Edo (nay là Tokyo). Một thị trấn do đó phát triển xung quanh đền thờ để hỗ trợ du khách. Sự kết hợp của những lâu đài và đền thờ hai thị trấn hình thành những gì chúng ta gọi Nagoya. Thời kì công nghiệp hóa Thông qua những năm tiếp theo Nagoya đã trở thành một trung tâm công nghiệp của khu vực xung quanh. Lĩnh vực kinh tế của nó bao gồm các đồ gốm nổi tiếng của thành phố Tokoname, Tajimi và Seto, cũng như Okazaki, một trong những nơi duy nhất mà thuốc súng đã được sản xuất theo Mạc phủ. Các ngành công nghiệp khác trong khu vực bao gồm bông và búp bê cơ khí phức tạp được gọi là karakuri ningyo. Một phần của những nỗ lực hiện đại hóa của Minh Trị Duy Tân đã nhìn thấy một cơ cấu lại các tỉnh của Nhật Bản vào tỉnh và chính phủ thay đổi từ chế độ gia đình với các quan chức chính phủ. Nagoya đã được công bố một thành phố trên 01 Tháng 10 năm 1889, và được một thành phố ngày 01 tháng 9 năm 1956 bởi sắc lệnh của chính phủ. Thế chiến II và kỷ nguyên hiện đại Nagoya là mục tiêu của các cuộc tấn công không quân Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bắt đầu từ ngày 18 tháng 4 năm 1942, với một cuộc tấn công trên một máy bay Mitsubishi Công trình, kho dầu Matsuhigecho, Lâu đài doanh trại quân đội Nagoya, và cuộc chiến tranh ngành công nghiệp nhà máy Nagoya. Vụ đánh bom của Nagoya trong chiến tranh Thế giới II tiếp tục qua mùa xuân năm 1945, và bao gồm nhiều vụ đấnh bom xăng quy mô lớn. Lâu đài Nagoya, mà đã được sử dụng như một chỉ huy quân sự, bị trúng và phá hủy phần lớn vào ngày 14 tháng 5 năm 1945. Việc tái thiết tòa nhà chính được hoàn thành vào năm 1959. Trong năm 1959, thành phố bị ngập lụt và thiệt hại nặng sau Cơn bão Ise-wan. Cảnh quan Một trong những cảnh quan nổi tiếng ở Nagoya là Thành Nagoya (名古屋城 Nagoya-jō) và Đền Atsuta (熱田神宮 Atsuta Jingū). Thành Nagoya Thành Nagoya được xây dựng vào năm 1612. Toà thành được phục hồi vào năm 1959, do đã bị phá huỷ phần lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và nhiều tiện nghi hiện đại được bổ sung trong lúc phục hồi, ví dụ như thang máy. Thành Nagoya rất nổi tiếng với hai con cá kình bằng vàng (金の鯱 Kin no Shachihoko) trên mái nhà. Chúng thường được dùng làm biểu tượng cho Nagoya. Đền Atsuta Đền Atsuta là điện thờ nghiêm trang, tôn kính thứ nhì ở Nhật. Nó lưu giữ thanh kiếm Kusanagi (草薙神剣 Kusanagi no mitsurugi), một trong 3 biểu trưng cho hoàng gia Nhật. Điện thờ tổ chức gần 70 lễ hội mỗi năm, và có rất nhiều người đến thăm viếng đền. Trong điện thờ cũng có hơn 4.400 bảo vật quốc giạ tượng trưng cho 2.000 năm lịch sử của ngôi điện thờ này. Những điểm tham quan hiện đại có thể kể đến Tháp truyền hình Nagoya và toà tháp trung tâm của Công ty Đường sắt Nhật Bản ở nhà ga Nagoya. Dân số Năm 2010, dân số thành phố là 2.258.804 người, mật độ dân số 6.920 người/km² (tổng diện tích 326,45 km²). Diện tích tổng thành quy mô đến tận tỉnh Mie và Gifu, với tổng dân số 9 triệu người, chỉ thua Osaka và Tokyo. Giao thông Nagoya có sân bay quốc tế Chubu ở thành phố Tokoname và sân bay Nagoya nằm ở Komaki và Kasugai. Vào ngày 17 tháng 2 năm 2005, tất cả những chuyến bay thương mại đến sân bay Nagoya (trừ các chuyến bay của hãng J-Air) đã chuyển về sân bay trung tâm Chubu. Nhà ga Nagoya là nhà ga xe lửa trên mặt đất lớn nhất thế giới. Hãng Đường sắt Nagoya và Đường sắt Điện lực Kinki Nhật Bản luôn cung cấp các chuyến tàu tới các điểm vùng Tokai và vùng Kansai. Thành phố này cũng có ga tàu điện ngầm Nagoya. Kinh tế Ngành công nghiệp chính của Nagoya là công nghiệp ôtô. Rất nhiều công ty sản xuất ôtô của Nhật đều đặt ở Nagoya, giống như ở Mỹ các nhà sản xuất ôtô đều đặt ở Detroit. Tổng hành dinh công ty Toyota đặt ở thành phố lân cận. Tổng công ty bánh kẹo Nhật Bản Marukawa cũng đặt ở Nagoya, rồi công ty đồ gốm Noritake. Tỷ trọng các hoạt động kinh tế trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2005 như sau: Dịch vụ 26% Bán buôn và bán lẻ 20,2% Chế tạo 12,3% Hàng hải và Viễn thông 10,4% Bất động sản 9,8% Xây dựng 5,8% Tài chính và bảo hiểm 5,4% Khác 3,7% World Expo 2005, hay Aichi Expo được tổ chức trên những khu đồi phía đông Nagoya, thuộc thành phố lân cận Nagakute và Seto. Sự kiện này diễn ra từ 25 tháng 3 đến 25 tháng 9 năm 2005. Tham khảo Liên kết ngoài Trang chủ Nagoya Nagoya tại WikiMapia Trung tâm Quốc tế Nagoya Hướng dẫn Du lịch Nagoya Thành phố tỉnh Aichi Thành phố ven biển ở Nhật Bản Khu dân cư thành lập năm 1614
802875
https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%A1n%20c%C3%A1nh%20ki%E1%BA%BFn
Sơn cánh kiến
Sơn cánh kiến hay nhựa cánh kiến là một hóa chất do bọ cánh kiến đỏ Kerria lacca thuộc họ Kerriidae tiết ra. Bọ này sống trên thân một số cây gỗ trong rừng ở Ấn Độ và Đông Nam Á. Sau khi thu hoạch thành phẩm khô, vật liệu này được đem hòa tan trong cồn để thu được sơn cánh kiến, dùng trong quét lên gỗ cùng các vật dụng khác để tạo lớp vỏ bóng. Sơn cánh kiến có khi được dùng quết lên thực phẩm. Trước thế kỷ 20 nó là nguyên liệu quý, được các nhà buôn phương tây săn lùng. Hiện nay các loại sơn và chất tạo màu tổng hợp đã thay thế tất cả, nên cánh kiến không còn được sử dụng. Việt Nam Ở Việt Nam nhựa cánh kiến được dùng trong tục nhuộm răng. Ngoài ra về mặt ngoại giao thời phong kiến xưa thì sơn cánh kiến là một mặt hàng trao đổi như trong trường hợp các bộ lạc người Thượng từng dâng các vua Chiêm Thành, Chân Lạp và theo đó vua Chân Lạp dâng vua chúa Việt Nam như một cống phẩm. Kể từ triều Gia Long thì Miên vương mỗi ba năm dâng cống vật cho vua nhà Nguyễn ngoài sừng tê giác, ngà voi còn có cả 50 cân cánh kiến. Đến cuối thế kỷ 20 cánh kiến được nuôi và thu hoạch tại một số vùng sơn cước thuộc Thanh Hóa như một lâm sản. Chú thích Liên kết Vật liệu Chất dẻo Nhựa cây Phụ gia thực phẩm Polyme Tá dược
3485
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1ng%20t%C3%A1m
Tháng tám
Tháng tám là tháng thứ tám theo lịch Gregorius, có 31 ngày. Những sự kiện trong tháng 8 08 tháng 8 năm 1967 - Ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 15 tháng 8 năm 1945 - Chiến thắng phát-xít Nhật. 1945 - Cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân giành chính quyền từ tay Nhật Bản, Pháp và khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 19 tháng 8 năm 1945 - Ngày cách mạng tháng tám. 20 tháng 8 năm 1888 - Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Việt Nam). 26 tháng 8 năm 1975 - Việt Nam là thành viên của Phong trào Các nước không liên kết. Ngày lễ và kỷ niệm 6 tháng 8 - Ngày Quốc tế chống vũ khí nguyên tử (1945). 8 tháng 8 - Ngày sinh Dương Quân, nhà thơ trào phúng Việt Nam. 9 tháng 8 - Ngày Quốc tế của người thổ dân thế giới (International Day of the World's Indigenous People) 10 tháng 8 - Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam (2004). 12 tháng 8 - Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day), Ngày thành lập tỉnh BR-VT (1991) 19 tháng 8 - Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội (1945) 19 tháng 8 - Ngày truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam (1945) 19 tháng 8 - Ngày thành lập Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (2004) 20 tháng 8 - Ngày sinh của Tôn Đức Thắng, Chủ tịch thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1888) 23 tháng 8 - Ngày Quốc tế tưởng niệm việc buôn bán nô lệ và việc hủy bỏ nó (International Day for the Remembrance of the Slave Trade and its Abolition). 25 tháng 8 - Ngày sinh của Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam 26 tháng 8 - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia Phong trào không liên kết (1975) 29 tháng 8 - thành lập quận Kiến An thuộc thành phố Hải Phòng Xem thêm Những ngày kỷ niệm Tham khảo 08 Lịch Lịch Gregorius Tháng tám
823123
https://vi.wikipedia.org/wiki/Mitsubishi%20Pajero%20Sport
Mitsubishi Pajero Sport
Mitsubishi Pajero Sport là một loại xe SUV cỡ trung do Công ty ô tô Mitsubishi sản xuất. Thế hệ thứ nhất (1996–2008) Lần đầu tiên được sản xuất là tại Nhật Bản vào năm 1996 và được xuất khẩu đi hầu hết các thị trường trên thế giới vào năm 1997. Tại các thị trường này, xe có các tên gọi khác nhau như Challenger, Pajero Sport ở châu Âu, Montero Sport ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ, Nativa ở một số khu vực tại Trung Mỹ và Trung Đông, Shogun Sport ở nước Anh và G-Wagon ở Thái Lan. Thế hệ đầu tiên của Pajero Sport được sản xuất dựa trên chiều dài cơ sở của xe Pajero thế hệ thứ hai. Cũng giống như Pajero, thế hệ đầu tiên này của Pajero Sport có hệ thống treo trước là loại độc lập dùng thanh xoắn và cầu sau là loại cầu cứng. Ngoài nhiều lần thay đổi vẻ ngoài qua các năm, có một sự thay đổi đáng kể của hệ thống treo sau từ loại nhíp lá sang loại lò xo xoắn vào cuối năm 2000. Khi Pajero Sport trở nên phổ biến hơn thì nó bắt đầu được lắp ráp tại chỗ để bán trên các thị trường nước ngoài như ở Trung Quốc từ năm 2003 và ở Brazil từ năm 2006. Pajero Sport thế hệ thứ nhất không còn được bán tại Nhật Bản từ năm 2003, tại Bắc Mỹ từ năm 2004 (ở đây nó được thế chỗ bởi Endeavor) và tại Trung Âu và Tây Âu từ năm 2008. Thế hệ thứ hai (2008–đến nay) Thế hệ thứ hai của Pajero Sport xây dựng dựa trên khung xe hình thang của Mitsubishi Triton được lần lượt giới thiệu cho một số thị trường (Nga, Đông Nam Á, Trung Đông, Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Đại Dương) vào mùa thu năm 2008 sau khi ra mắt công chúng lần đầu tiên tại Triển lãm ô tô quốc tế Matxcova. Giống như thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ hai của Pajero Sport có các loại xe 5 chỗ hoặc 7 chỗ, máy dầu 2.5 hoặc 3.2 lít và máy xăng V6 3.0 hoặc 3.5 lít. Cùng với xe bán tải Triton (là loại xe mà Pajero Sport đã được phát triển từ đó), thế hệ mới của Pajero Sport được tập trung sản xuất ở Thái Lan để xuất khẩu đi tất cả các thị trường trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, Pajero Sport được sản xuất, lắp ráp tại nhà máy ở tỉnh Bình Dương của Công ty TNHH liên doanh sản xuất ô tô Ngôi Sao (VINASTAR), một liên doanh của Công ty ô tô Mitsubishi. Ngày 29/08/2011, Pajero Sport chính thức được VINASTAR giới thiệu tại thị trường Việt Nam sau lần ra mắt công chúng tại Triển lãm Ô tô Việt Nam 2010 vào mùa thu năm 2010 tại Hà Nội. Sản lượng hàng năm (Sources: Facts & Figures 2000 , Facts & Figures 2005 , Facts & Figures 2008 , Mitsubishi Motors website) Tham khảo Challenger Rear wheel drive vehicles All wheel drive vehicles SUVs 1990s automobiles 2000s automobiles 2010s automobiles Vehicles introduced in 1997
404667
https://vi.wikipedia.org/wiki/Everode
Everode
Everode là một thị xã ở huyện Hildesheim trong bang Niedersachsen, Đức. Đô thị Everode có diện tích 6,1 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 527 người. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Hildesheim
260020
https://vi.wikipedia.org/wiki/Villanova%20del%20Sillaro
Villanova del Sillaro
Villanova del Sillaro là một đô thị ở tỉnh Lodi trong vùng Lombardia của Italia, cách khoảng 35 km về phía đông nam của Milano và khoảng 9 km south of Lodi. Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004, đô thị này có dân số 1.541 người và diện tích là 13,8 km². Villanova del Sillaro giáp các đô thị: Pieve Fissiraga, Massalengo, Sant'Angelo Lodigiano, Ossago Lodigiano, Borghetto Lodigiano, Graffignana. Quá trình biến động dân số Chú thích Thành phố và thị trấn ở Lombardia Đô thị tỉnh Lodi
378621
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nahetal-Waldau
Nahetal-Waldau
Nahetal-Waldau là một đô thị ở huyện Hildburghausen, ở bang Thüringen, Đức. Đô thị này có diện tích 32,97 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 3331 người. Tham khảo
396516
https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%A1y%20Enigma
Máy Enigma
Máy Enigma là một loại máy có hệ thống đĩa quay dùng để tạo mật mã và giải mã các thông tin cơ mật. Máy Enigma đầu tiên do kỹ sư Đức Arthur Scherbius phát minh vào giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ nhất . Trong thập niên 1920, máy mã Enigma được thiết kế cho mục đích dân sự và người ta có thể mua nó một cách dễ dàng ở trên thị trường. Máy Enigma được sử dụng trong lĩnh vực thương mại nhưng sau đó được quân đội của nhiều quốc gia sử dụng, nhiều nhất là quân đội Đức Quốc xã trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai . Khi đó, trong hải quân Đức, người ta gọi nó là máy "M". Quân Đức được lệnh hủy máy mã hóa Enigma nếu bị thua, phải rút quân hoặc bị bắt nhằm tránh để lọt bí mật vào tay quân Đồng minh. Chính vì vậy mà ngày nay còn rất ít máy Enigma còn sót lại. Loạt máy mã Enigma cải tiến lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong hải quân Đức Quốc xã năm 1926 và hai năm sau cho Lục quân. Quân đội Đức mua các máy mã Enigma dân sự và cải tiến nó để đáp ứng cho nhu cầu cần thiết của quân đội và không kịp loại bỏ nó khỏi thị trường tự do. Máy mã Enigma đã được cải tiến và dần dần tăng mức độ phức tạp trong ứng dụng cho mục đích quân sự. Năm 1930, khi nhu cầu sử dụng tăng lên, một mẫu Enigma mới phức tạp và hoàn thiện hơn. Cấu tạo Enigma được cấu thành bởi ba bộ phận chính: một bàn phím để nhập bức điện, một bộ mã hóa để biến chữ cái vừa nhập thành mật mã, và một bảng gồm những bóng đèn nhấp nháy thể hiện những chữ cái được mã hóa đó. Bộ phận mã hóa gồm 3 bánh xe quay chữ có thể đổi chỗ cho nhau. Dưới bàn phím là bảng điện chứa 6 sợi cáp. Các rotor hình thành trung tâm của một máy Enigma. Mỗi rotor là một đĩa đường kính khoảng 10 cm được làm từ cao su cứng hoặc bakelite với đồng, lò xo, các chân tiếp xúc điện sắp xếp theo một vòng tròn. Mỗi chân tiếp xúc đại diện cho bảng chữ cái, thường là 26 chữ từ A-Z. Các rotor được gắn trên một trục chính với các chân tiếp xúc vào rotor kế bên. Cách thức vận hành Trước khi vận hành, các mật mã viên lắp ba bánh xe chữ vào máy theo một trật tự nào đó và đặt cách xáo trộn bằng cách quay các bánh xe chữ, sau đó những mật mã viên này chuẩn bị một bảng cáp điện nhằm hoán vị 6 cặp chữ cái 6 lần. Khi máy Enigma đã sẵn sàng, các nhân viên mật mã sẽ nhập những chữ cái trong bức điện vào máy. Nhân viên mật mã ở đầu dây bên kia nhận tin, rồi viết ra giấy toàn bộ bức điện mã hóa. Anh ta cũng cài đặt các bánh xe chữ trong chiếc Enigma của mình, chính xác theo khóa mã của bức điện. Giống như một tấm gương, quá trình được làm ngược lại, từng chữ một và các bóng đèn sáng lên tương ứng với những chữ cái vừa được giải mã. Khi sử dụng, Enigma cần một danh sách các thiết lập hàng ngày và các tài liệu bổ trợ. Các sách mã của Hải quân Đức được in màu đỏ, mực có thể hòa tan trong nước trên giấy màu hồng để có thể dễ dàng hủy nếu có nguy cơ bị bắt giữ. Với khoảng 10 triệu tỉ cách mã hóa khác nhau, Enigma luôn được người Đức tin rằng không ai có thể phá được mật mã của họ. Tuy nhiên đó mới chỉ là nguyên mẫu Enigma đầu tiên và chưa hoàn thiện. Cỗ máy Enigma lúc đó gặp phải hạn chế và dễ bị bắt bài, vì việc mã hóa từ chữ A sang B, có thể suy ngược lại B nghĩa là A. Chính điều này đã giúp các chuyên gia mật mã Ba Lan gần như đã đánh bại được Enigma. Tuy nhiên phát xít Đức đã nhanh chóng cải tiến cỗ máy này với hệ thống hoán đổi plugboard (bảng điện tử). Đây là một hệ thống điện, để hoán đổi các chữ cái thêm một lần nữa, tối đa là 6 kết nối. Tuy nhiên điểm đặc biệt của hệ thống này là nó chống lại việc suy ngược các ký tự. Tức là từ A thành B, nhưng ngược lại từ B lại ra C. Hệ thống này đã tăng khả năng mã hóa của Enigma lên con số xấp xỉ 100.000.000.000.000 cách. Năm 1939, phát xít Đức tiếp tục cải tiến Enigma một lần nữa, với việc tăng từ 3 lên 5 rotor và hệ thống hoán đổi plugboard từ 6 lên 10 kết nối. Điều này đã khiến cho cỗ máy mã hóa này có thể tạo ra 159 tỉ tỉ kết quả. Năm 1942, bộ chỉ huy hải quân Đức đưa vào sử dụng một chìa khóa mật mã hoàn toàn mới, được gọi là Triton và mở rộng máy mật mã thành máy Enigma-M4. Phá giải mật mã Máy Enigma được nói đến nhiều vì lực lượng Đồng Minh có thể giải mã được nhiều thông tin chỉ thị quân sự mật của quân Đức và theo đó chiếm được thế thượng phong trong chiến lược và chiến thuật. Nhiều sử gia cho rằng nhờ công trình giải mã máy Enigma mà thế chiến thứ hai ngắn đi đến hai năm.. Một điều đáng kinh ngạc đối với Enigma là bí mật được duy trì trong nhiều thập kỷ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Khoảng 11.000 người tại Bletchley Park và 4.000 ở Mỹ đã làm việc để giải mã Enigma. Mặc dù đông người tham gia như vậy, nhưng những bí mật không được tiết lộ cho đến khi chính phủ Anh công khai thừa nhận việc này vào năm 1974 (30 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc). Có thể máy Enigma có điểm yếu trong việc tạo mật mã nhưng thực ra quân Đồng Minh giải mã được cũng còn do nhờ những yếu tố khác như người phát tin làm lỗi, và máy và bàn giải bị tịch thu hay bắt được. Chẳng hạn như vào ngày 9 tháng 5 năm 1941, một tàu khu trục HMS Bulldog của Anh đã trục vớt được tàu ngầm U 110 của Đức và lấy được "Chìa khóa máy Enigma" cùng với hai máy mật mã "VI" và "VII" mà hải quân Đức mới sử dụng và "Sổ tay vô tuyến trong lãnh hải Đức" cũng như "Bảng trao đổi chữ cái kép", chìa khóa đặc biệt cho sĩ quan và bản đồ Đại Tây Dương và Địa Trung Hải sử dụng cho hải quân Đức. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn một số bức điện của enigma chưa giải được. Những lực lượng giải mã được lịch sử ghi nhận Cơ quan mật mã Ba Lan Sau khi giành được độc lập, trong quân đội Ba Lan xuất hiện nhu cầu thành lập một bộ phận có nhiệm vụ chặn thu và đọc các điện mật của quân đội các nước láng giềng. Người được giao nhiệm vụ đó là Trung uý Jan Kowaleski. Ông đã thành lập cơ quan mật mã đầu tiên của quân đội Ba Lan, sau đó người kế nhiệm là Thiếu tá Franciszek Pokorny. Khi Hải quân và Lục quân Đức mã hóa các bức điện bằng máy Enigma thì đây là bài toán không thể giải được với Cơ quan mật mã Ba Lan nên họ đã quyết định mua ở thị trường tự do Đức mẫu máy Enigma dùng trong thương mại. Một số sĩ quan của đơn vị này được giao nhiệm vụ khai thác và giải các bức điện chặn thu được, nhưng không đem lại một kết quả khả quan nào. Vấn đề trên đòi hỏi phải tổ chức tấn công phá mã từ phía khác. Tháng 1/1929, Viện Toán Trường Đại học Tổng hợp Poznan tổ chức một khoá huấn luyện về mật mã nhằm chọn lựa những sinh viên giỏi và tài năng về vấn đề này để đào tạo và phục vụ thám mã. Trong khoá huấn luyện đã phát hiện 8 tài năng trẻ; hai trong ba người xuất sắc nhất đã được gọi tập trung tham gia nhóm thám mã các điện mật của Đức, làm việc tại Bộ chỉ huy quân sự thành phố Poznan. Nhân vật thứ ba là Marian Rejewski được gửi đi học ở Đại học Tổng hợp Getyndz với chuyên ngành "Xác suất thống kê".  Năm 1930, ông trở về nước cùng tham gia nhóm nghiên cứu mật mã. Tài liệu để cơ quan thám mã Poznan giải mã được cung cấp từ 4 nguồn chính là các trạm chặn thu thông tin ở Poznan, Warszawa, Gdansk, Krakow. Cho đến thời gian này, các bức điện đều được các chuyên gia Marian Rejewski, Jerzy Rozycki và Henryk Zygalski giải mã thành công. Thấy được khả năng to lớn trong việc thám mã Enigma, Chỉ huy phó Cơ quan mã thám, Thiếu tá Gwidon Langer đã chuyển cho Rejewski 4 tài liệu mà lực lượng tình báo Pháp thu được, đó là: bức ảnh máy Enigma dùng cho quân sự, bản hướng dẫn sử dụng máy mã Enigma và hai bảng khoá đã sử dụng cách đó một năm. Các nhà nghiên cứu hiện nay đã khẳng định: thông tin chứa trong các tài liệu đó chưa đủ để thám mã Enigma vì còn phụ thuộc vào phương thức ghép nối các bánh răng bên trong. Tuy nhiên, tài liệu đó đã trợ giúp phần nào cho Rejewski trong việc loại bỏ một vài ẩn số trong các phương trình hoán vị. Tháng 12/1932, Marian Rejewski đã dựng lại hệ thống phân tích mật mã dựa trên toán học. Đây có thể coi là đột phá lớn nhất trong lịch sử phân tích mật mã. Rejewski đã cùng với các đồng sự của mình tiếp tục nghiên cứu và bắt nhịp với những tiến hóa trong các thành phần hệ thống cũng như các thủ tục mật mã hóa Đầu năm 1933, Cơ quan mật mã Ba Lan đã có thể đọc được toàn bộ điện mật của Đức bằng máy. Ba Lan là nước duy nhất trên thế giới có khả năng như vậy vào thời điểm này và đã có hàng ngàn bức điện mật được mã bằng máy mã Enigma được giải mã. Tháng 12/1938, quân đội Đức đã cho cải tiến Enigma, bổ sung thêm 2 bánh răng vào thiết bị này (trong thực tế người ta vẫn dùng song song cả loại 3 bánh răng bên trong), điều đó khiến cho việc giải mã Enigma của những nhà mật mã Ba Lan lâu thêm gấp 10 lần so với trước nhưng những kết quả bước đầu này được cung cấp cho cơ quan tình báo vô tuyến Anh. Cơ quan tình báo vô tuyến Anh Các thành viên chủ chốt của Cơ quan mật mã Ba Lan đã hợp tác với các nhà mật mã học của Anh tại Bletchley Park. Một trong những lực lượng giải mã Enigma nổi tiếng của quân Đồng Minh là nhóm nhân viên do Alan Turing lãnh đạo, gọi là Hut 8 của tình báo Anh Quốc Sự tham gia của quân đội Mỹ Khi Mỹ tham chiến, họ đã xây dựng một bombe để giải mã máy Enigma 4 rotor của hải quân Đức. Bombe này được thiết kế để có thể giải mã nhanh hơn sự kết hợp lớn hơn các thiết lập của loại máy 4 rotor của hải quân Đức. So với loại Enigma 3 rotor, số lượng kết hợp rotor tăng 60-336 (8 x 7 x 6). Hệ thống này của người Mỹ nhanh hơn người Anh tới 34 lần. Những bombe này thực sự khổng lồ và nặng tới 2.5 tấn, đã có 121 bombe của Mỹ được xây dựng trong chiến tranh. Những bức điện chưa được giải Dự án có tên M4 cũng của Trung tâm nghiên cứu Bletchley Park bắt đầu hoạt động đầu tháng 1 năm 2006 với mục tiêu mở được ba nội dung tài liệu Enigma gốc do người Đức tạo ra năm 1942. Ba nội dung mã Enigma không giải ra đã được đăng trên một tạp chí chữ mật mã vào năm 1995, và từ đó đến nay thu hút nhiều người nhiệt tình tham gia giải mã. Dẫu rằng được cho là không mấy quan trọng về mặt tư liệu lịch sử, nhưng thực tế chúng vẫn thuộc một số nội dung mật mã hải quân Đức còn chờ giải mã. Người giải được là Stefan Krah, nghệ nhân vĩ cầm Đức - là người rất quan tâm đến ngành mật mã và phầm mềm nguồn mở rộng. Stefan Krah viết một chương trình bẻ mật mã, rồi công bố trên Internet cho các nhóm thông tin khác xem, hy vọng họ hợp tác với anh hoặc chỉ bảo những điều cần thiết. Ban đầu dự án thu hút sự chú ý của khoảng 45 người sử dụng. Tất cả họ cho phép Stefan Krah sử dụng máy của họ vào dự án M4 (đặt theo tên của máy M4 Enigma gốc). Nhưng đến nay đã có đến 2.500 đầu cuối (terminals) riêng rẽ cùng góp sức vào dự án này. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng, từ sự kết hợp ngẫu nhiên các chữ cái, một thông tin thật thời chiến tranh đã xuất hiện. Trong một cuộc kiểm tra thử lại các tài liệu còn lưu trữ xác nhận thông tin đó được Đại úy thuyền trưởng Hartwig Looks, Chỉ huy trưởng tàu ngầm U264 của Hải quân Đức Quốc Xã, gửi đi ngày 25/11/1942. Đến ngày nay, hai bức điện còn lại vẫn còn đang được tiếp tục giải mã. Chú thích Thiết bị mã hóa Mật mã học Thiết bị quân sự Chiến tranh thế giới thứ hai Đức
545104
https://vi.wikipedia.org/wiki/Werauhia%20van-hyningii
Werauhia van-hyningii
Werauhia van-hyningii là một loài thuộc chi Werauhia. Đây là loài đặc hữu của México. Chú thích Tham khảo Checklist of Mexican Bromeliaceae with Notes on Species Distribution and Levels of Endemism truy cập 3 tháng 11 năm 2009 van Thực vật đặc hữu Mexico
888104
https://vi.wikipedia.org/wiki/Leioproctus%20fulvescens
Leioproctus fulvescens
Leioproctus fulvescens là một loài Hymenoptera trong họ Colletidae. Loài này được Smith mô tả khoa học năm 1876. Chú thích Tham khảo Leioproctus Động vật được mô tả năm 1876
400088
https://vi.wikipedia.org/wiki/Anschau
Anschau
Anschau là một xã thuộc thuộc huyện Mayen-Koblenz, phía tây nước Đức. Xã Anschau có diện tích 5,15 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006 là 284 người. Tham khảo Xã của bang Rheinland-Pfalz Xã và đô thị ở huyện Mayen-Koblenz
453618
https://vi.wikipedia.org/wiki/Le%20Sap-Andr%C3%A9
Le Sap-André
Le Sap-André là một xã thuộc tỉnh Orne trong vùng Normandie tây bắc nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 280 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Sapandre
873121
https://vi.wikipedia.org/wiki/Triplectides%20parvus
Triplectides parvus
Triplectides parvus là một loài Trichoptera trong họ Leptoceridae. Chúng phân bố ở miền Australasia. Chú thích Tham khảo Triplectides
805479
https://vi.wikipedia.org/wiki/USS%20Philippine%20Sea%20%28CV-47%29
USS Philippine Sea (CV-47)
USS Philippine Sea (CV/CVA/CVS-47, AVT-11) là một trong số 24 tàu sân bay thuộc lớp Essex được chế tạo cho Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này để kỷ niệm Trận chiến biển Philippine vào năm 1944. Philippine Sea được đưa ra hoạt động vào tháng 5 năm 1946, quá trễ để có thể phục vụ cho Thế Chiến II. Nó trải qua những năm đầu tiên phục vụ chủ yếu tại Đại Tây Dương, vùng biển Caribbe và Địa Trung Hải, nhưng cũng từng được bố trí những nhiệm vụ đặc biệt tại biển Bắc Cực và Nam Cực. Nó gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương vào năm 1950, và đã phục vụ tích cực trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, được tặng thưởng chín Ngôi sao Chiến trận. Vào đầu những năm 1950 nó được xếp lại lớp như một tàu sân bay tấn công CVA, rồi thành một tàu sân bay chống tàu ngầm CVS. Nó phục vụ cho đến cuối cuộc đời hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương. Không giống như những con tàu chị em khác cùng lớp, Philippine Sea không nhận được sự nâng cấp lớn đáng kể nào, nên trong suốt quãng đời hoạt động của mình vẫn giữ lại dáng dấp cổ điển của một tàu sân bay lớp Essex thời Thế Chiến II. Nó được cho xuất biên chế vào năm 1958, và đang khi nằm trong thành phần dự bị được tái xếp lớp như một tàu vận chuyển máy bay AVT. Nó bị bán để tháo dỡ vào năm 1971. Thiết kế và chế tạo Philippine Sea là một tàu sân bay dạng thân dài thuộc phân lớp Ticonderoga trong lớp Essex. Nó được đặt lườn vào ngày 19 tháng 8 năm 1944 bởi hãng Bethlehem Steel Company tại Quincy, Massachusetts. Nó được hạ thủy vào ngày 5 tháng 9 năm 1945; được đỡ đầu bởi bà Albert B. Chandler; phu nhân Thượng nghị sĩ Albert Benjamin Chandler thuộc tiểu bang Kentucky, và được cho nhập biên chế vào ngày 11 tháng 5 năm 1946 dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng, Đại tá Hải quân Delbert Strother Cornwell. Lịch sử hoạt động 1946-1950 Vào tháng 6 năm 1946, Philippine Sea đi đến Quonset Point, Rhodes Island tiến hành các huấn luyện ban đầu cho thủy thủ đoàn. Đến tháng 9, nó bắt đầu chuyến đi chạy thử máy tại khu vực Caribbe cùng với Liên đội Không lực 20 trên tàu. Ngay sau khi quay về từ chuyến đi thực tập thử máy, chiếc tàu sân bay được lệnh đi đến Boston chuẩn bị cho chuyến thám hiểm Nam Cực của Hải quân, Chiến dịch Highjump. Vào ngày 29 tháng 1 năm 1947, tại khu vực Nam Cực ở Nam Thái Bình Dương, Chuẩn Đô đốc Richard E. Byrd cùng nhóm của ông được chuyển từ tàu để bắt đầu các cuộc thám hiểm của họ từ Little America. Trong thời gian còn lại của năm 1947, Philippine Sea hoạt động ngoài khơi bờ biển Đại Tây Dương và khu vực Caribbe. Sang mùa Xuân năm 1948, chiếc tàu sân bay được bố trí sang Địa Trung Hải để gia nhập Đệ Lục hạm đội dưới quyền chỉ huy của Phó đô đốc Forrest Sherman. Với Liên đội Không lực 9 được phối thuộc trên tàu, nó đã biểu dương lực lượng tại Pháp, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Sicilia. Vào tháng 6 năm 1948, chiếc tàu chiến quay trở về Hoa Kỳ. Mùa Hè năm đó, nó tham gia phát triển học thuyết về trợ giúp tiếp cận hạ cánh áp dụng trên tàu sân bay, và vào tháng 11, nó di chuyển lên rìa vòng Bắc Cực cho chuyến đi trong thời tiết lạnh giá để thử nghiệm máy bay và thiết bị. Vào tháng 1 năm 1949, con tàu một lần nữa được bố trí sang Địa Trung Hải với Liên đội Không lực 7 được phối thuộc trên tàu. Quay trở về vào cuối tháng 5, chiếc tàu sân bay đi vào Xưởng hải quân Boston để đại tu, và sau khi hoàn tất vào đầu mùa Thu, nó chạy thử máy tại vùng biển Caribbe với Liên đội Không lực 1 phối thuộc trên tàu. Các dự án phát triển tác chiến cùng với máy bay chiến đấu phản lực và các cuộc tập trận cùng lực lượng đặc nhiệm tại khu vực Bắc Đại Tây Dương kéo dài cho đến hết năm. Hoạt động từ căn cứ của nó ở Quonset Point, Philippine Sea trải qua mùa Đông năm 1950 tiến hành chuẩn nhận phi công tàu sân bay, và từ giữa tháng 2 cho đến gần hết tháng 3 đã tham gia các cuộc tập trận hạm đội tại Đại Tây Dương và Caribbe. Trong tháng 4 và tháng 5, chiếc tàu sân bay tiến hành những chuyến đi thao diễn cho những vị khách của Bộ Hải quân, Đại học Công nghiệp Vũ trang, Đại học Chiến tranh Không quân và Đại học Tham mưu Quân đội. Đến ngày 24 tháng 5, Philippine Sea khởi hành từ Norfolk, Virginia, băng qua kênh đào Panama để đi đến cảng nhà mới tại San Diego, California, trở thành một đơn vị của Hạm đội Thái Bình Dương. Chiến tranh Triều Tiên Khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Philippine Sea được lệnh đi đến Trân Châu Cảng, và đã khởi hành đi sang vùng biển Hawaii vào ngày 5 tháng 7 năm 1950 với Liên đội Không lực 11 phối thuộc trên tàu. Nó rời Trân Châu Cảng vào ngày 24 tháng 7 hướng sang khu vực chiến sự, đi đến Okinawa vào ngày 4 tháng 8, rồi lại lên đường vào ngày 5 tháng 8 trong vai trò soái hạm của Lực lượng Đặc nhiệm 77, và hướng đến vùng biển ngoài khơi Triều Tiên. Chiếc tàu sân bay tung ra các cuộc không kích cho đến 140 phi vụ mỗi ngày, ném hàng ngàn tấn bom, rocket và bom napalm xuống các mục tiêu chiến lược. Trừ thời gian rút lui về hậu phương để tái vũ trang, tiếp nhiên liệu hay sửa chữa, Philippine Sea đã hoạt động liên tục tại vùng chiến sự. Hoạt động cùng với các tàu sân bay khác của Lực lượng Đặc nhiệm 77, nó tấn công các tuyến đường sắt và các trung tâm liên lạc trải từ Seoul đến Wonsan trong tháng 9. Tại khu vực biển Hoàng Hải, nó giúp vào việc phá hủy các công trình phòng thủ dọc bờ biển tại khu vực phụ cận Inchon, và khi đến ngày D 15 tháng 9, ngày tiến hành cuộc cuộc đổ bộ lên Inchon, máy bay của nó đã không kích sâu vào trong đất liền ngăn chặn mọi nỗ lực chuyển quân tiếp viện của đối phương. Sau trận Inchon, nó tiếp tục hỗ trợ gần mặt đất cho đòn tấn công sâu vào đất liền đến tận Seoul. Hai tháng sau đó, khi lực lượng Chí nguyện quân Trung Quốc tham chiến, bất ngờ vượt qua sông Áp Lục và đẩy lui lực lượng Liên Hợp Quốc xuống phía Nam, máy bay của Philippine Sea đã phải hoạt động tối đa nhằm bảo vệ cho cuộc triệt thoái của lực lượng bị đối phương áp đảo về số lượng. Những máy bay phản lực F9F Panther, máy bay cường kích A-1 Skyraider và máy bay tiêm kích Vought F4U Corsair đã liên tục thực hiện những phi vụ hỗ trợ binh lính Thủy quân Lục chiến bị bao vây rút lui về Hungnam, nơi Philippine Sea cùng các tàu sân bay khác cung cấp sự bảo vệ trên không, và bảo vệ cho việc di tản 150.000 binh lính và thường dân bằng đường biển. Đi đến Yokosuka, Nhật Bản vào cuối tháng 3 năm 1951 để nghỉ ngơi và sửa chữa, Philippine Sea tráo đổi Liên đội Không lực 11 với Liên đội Không lực 2 của tàu sân bay ; cũng trong ngày trao đổi 28 tháng 3, nó trở thành soái hạm của Phó đô đốc H. M. Martin, Tư lệnh Đệ Thất hạm đội. Khởi hành từ biển Nhật Bản vào tháng 4, Philippine Sea dẫn đầu Lực lượng Đặc nhiệm 77 cùng các đơn vị khác của Đệ Thất hạm đội băng qua eo biển Đài Loan tiến xuống biển Hoa Đông, nơi máy bay của chúng diễu hành bên trên đảo Đài Loan nhằm khích lệ tinh thần phe Quốc Dân Đảng. Sau cuộc biểu dương sức mạnh này, lực lượng quay trở lại vùng biển Triều Tiên ba ngày sau đó, kịp thời để hỗ trợ cho lực lượng trên bộ đang chiến đấu. Chiếc tàu sân bay giúp duy trì ưu thế trên không, và gây nhiều thiệt hại cho lực lượng đối phương tấn công trong mùa Xuân năm 1951. Philippine Sea rời khu vực chiến sự tại vùng biển Triều Tiên để quay trở về nhà, về đến San Francisco vào ngày 9 tháng 6, 1951. Nó được bảo trì trong xưởng tàu, và sau đó là những hoạt động huấn luyện dọc theo vùng bờ Tây, cho đến khi nó rời San Diego vào ngày 31 tháng 12 để hướng sang khu vực Tây Thái Bình Dương. Đi đến Trân Châu Cảng vào ngày 8 tháng 1, 1952, nó lại tiếp tục hành trình để đi sang Yokosuka, Nhật Bản, đến nơi vào ngày 20 tháng 1. Những hoạt động đáng chú ý của con tàu trong lượt bố trí này bao gồm cuộc tấn công đập Sui-ho cùng những hoạt động tấn công phối hợp tại Bình Nhưỡng. Philippine Sea quay trở về San Diego vào tháng 8, 1952. Con tàu được xếp lại lớp như một tàu sân bay tấn công với ký hiệu lườn CVA-47 vào tháng 10. Sau khi đón nhận Không đoàn Tàu sân bay 9 lên tàu, nó lại lên đường để một lần nữa đi sang Viễn Đông vào đầu tháng 12, 1952. Các phi vụ không kích từ chiếc tàu sân bay đã phá hoại các tuyến đường vận tải và tiếp liệu của đối phương. Sau Chiến tranh Triều Tiên Philippine Sea về đến Căn cứ Không lực Hải quân Alameda vào ngày 14 tháng 8, 1953, nơi nó tiễn Không đoàn Tàu sân bay 9 rời tàu, rồi đi đến Xưởng hải quân Hunters Point để đại tu. Công việc sửa chữa hoàn tất vào ngày 9 tháng 1, 1954, khi chiếc tàu sân bay tiến hành hoạt động huấn luyện thường lệ dọc bờ biển San Diego. Nó lại lên đường vào ngày 12 tháng 3 cho lượt phục vụ thứ tư tại Viễn Đông. Đang khi có mặt tại khu vực Manila vào cuối tháng 7, một cuộc khủng hoảng đã xảy ra khi máy bay tiêm kích Lavochkin La-9 của Trung Cộng đã bắn rơi một máy bay chở hành khách Douglas DC-4 của hãng Cathay-Pacific Airways gần đảo Hải Nam ngoài khơi bờ biển Trung Hoa, tin rằng đó là một máy bay quân sự của Đài Loan. Philippine Sea được lệnh ra khơi trong một nỗ lực tìm kiếm những hành khách có thể còn sống sót. Đang khi tìm kiếm, một tốp máy bay Skyraider của con tàu lại bị hai máy bay đối phương tấn công. Những chiếc Skyraider đã bắn trả và bắn hạ cả hai đối thủ, trong một sự kiện được gọi không chính thức là "Sự kiện Hải Nam". Philippine Sea quay trở về San Diego, California vào tháng 11, và ở lại vùng bờ Tây trong bốn tháng, tiến hành những hoạt động huấn luyện dọc theo bờ biển California. Nó lên đường bất đầu chuyến biệt phái thứ năm sang Viễn Đông vào ngày 1 tháng 4, 1955 hướng đến Yokosuka, và đã hoạt động tại vùng biển Nhật Bản, Okinawa và Đài Loan. Vào ngày 15 tháng 11, nó được xếp lại lớp như một tàu sân bay chống tàu ngầm với ký hiệu lườn CVS-47. Con tàu quay trở về San Diego vào ngày 23 tháng 11. Sau một giai đoạn nghỉ ngơi và bảo trì, Philippine Sea tiến hành các hoạt động thường lệ ngoài khơi bờ biển Nam Californivà vùng biển Hawaii. Nó lại lên đường vào tháng 3, 1957 cho một lượt phục vụ khác tại khu vực Tây Thái Bình Dương kéo dài hơn hai tháng, rồi quay trở về San Diego vào giữa mùa Hè tiếp nối những hoạt động huấn luyện và thực tập tại vùng bờ Tây. Vào tháng 11, 1957, con tàu đã tham gia tìm kiếm chuyến bay Pan Am 7 bị mất tích trên đường bay đến Hawaii, và sau cùng đã phát hiện những mảnh vỡ của chiếc Boeing 377 Stratocruiser và một số thi thể của những người bị nạn; không ai trong số 36 hành khách và 8 thành viên thủy thủ đoàn sống sót. Đến tháng 1, 1958, Philippine Sea khởi hành cho lượt phục vụ cuối cùng kéo dài sáu tháng tại Viễn Đông cùng Đệ Thất hạm đội, nó quay trở về San Diego vào ngày 15 tháng 7, và được chuẩn bị để ngừng hoạt động. Nó xuất biên chế vào ngày 28 tháng 12, 1958, và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương tại Long Beach; và đang khi trong thành phần dự bị, nó được xếp lại lớp như một tàu vận chuyển máy bay với ký hiệu lườn AVT-11 vào ngày 15 tháng 5, 1959. Tên nó được cho rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 12, 1969; và con tàu bị bán cho hãng Zidell Explorations Corp. tại Portland, Oregon vào ngày 23 tháng 3, 1971 để tháo dỡ. Chiếc chuông của con tàu hiện đang được lưu giữ tại Bath, Maine. Phần thưởng Philippine Sea được tặng thưởng chín Ngôi sao Chiến trận do thành tích phục vụ trong Chiến tranh Triều Tiên. Tham khảo Chú thích Thư mục Lớp tàu sân bay Essex Tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ Tàu sân bay trong chiến tranh lạnh Tàu sân bay trong chiến tranh Triều Tiên
554384
https://vi.wikipedia.org/wiki/Amphitecna%20isthmica
Amphitecna isthmica
Amphitecna isthmica là một loài thực vật]] thuộc họ Bignoniaceae. Loài này có ở Colombia, Costa Rica, và Panama. Chúng hiện đang bị đe dọa vì mất môi trường sống. Tham khảo Mitré, M. 1998. Amphitecna isthmica. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 20 tháng 8 năm 2007. Amphitecna Thực vật dễ tổn thương
681478
https://vi.wikipedia.org/wiki/Argyrographa
Argyrographa
Argyrographa là một chi bướm đêm thuộc họ Geometridae. Các loài Argyrographa eximiata Argyrographa moderata Chú thích Tham khảo Geometridae Geometrinae
343539
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Marcelin-de-Cray
Saint-Marcelin-de-Cray
Saint-Marcelin-de-Cray là một xã ở tỉnh Saône-et-Loire trong vùng Bourgogne-Franche-Comté nước Pháp. Thông tin nhân khẩu Theo điều tra dân số năm 1999, xã này có dân số 140.Dân số năm 2004 ước khoảng 137. Xem thêm Xã của tỉnh Saône-et-Loire Tham khảo INSEE IGN Xã của Saône-et-Loire
851415
https://vi.wikipedia.org/wiki/11704%20Gorin
11704 Gorin
11704 Gorin (1998 FZ130) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 22 tháng 3 năm 1998 bởi Nhóm nghiên cứu tiểu hành tinh gần Trái Đất phòng thí nghiệm Lincoln ở Socorro. Tham khảo Liên kết ngoài JPL Small-Body Database Browser ngày 11704 Gorin Tiểu hành tinh vành đai chính Thiên thể phát hiện năm 1998
657030
https://vi.wikipedia.org/wiki/Oligoaeschna
Oligoaeschna
Oligoaeschna là một chi chuồn chuồn ngô thuộc họ Aeshnidae. Chi này có các loài sau: Oligoaeschna amata Oligoaeschna amani Oligoaeschna aquilonaris Oligoaeschna buehri Oligoaeschna elacatura Oligoaeschna foliacea Oligoaeschna modiglianii Oligoaeschna mutata Oligoaeschna petalura Oligoaeschna platyura Oligoaeschna poeciloptera Oligoaeschna pseudosumatrana Oligoaeschna sumatrana Oligoaeschna uemurai Oligoaeschna uropetala Oligoaeschna venatrix Oligoaeschna venusta Oligoaeschna zambo Chú thích Tham khảo Aeshnidae
831816
https://vi.wikipedia.org/wiki/924%20Toni
924 Toni
924 Toni 924 Toni là một tiểu hành tinh bay quanh Mặt Trời. Tham khảo Liên kết ngoài Phát hiện Circumstances: Numbered Minor Planets Tiểu hành tinh vành đai chính Được phát hiện bởi Karl Wilhelm Reinmuth Thiên thể phát hiện năm 1919
722374
https://vi.wikipedia.org/wiki/Coralliophila%20candidissima
Coralliophila candidissima
Coralliophila candidissima là một loài ốc biển, là động vật thân mềm chân bụng sống ở biển thuộc họ Muricidae, họ ốc gai. Miêu tả Phân bố Chú thích Tham khảo Coralliophila
583603
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phyllocnistis%20argentella
Phyllocnistis argentella
Phyllocnistis argentella là một loài bướm đêm thuộc họ Gracillariidae, known from quần đảo Rennell in quần đảo Solomon. Nó được miêu tả bởi J.D. Bradley năm 1957, ban đầu thuộc chi Opostega. Chú thích Tham khảo Phyllocnistis Động vật đặc hữu quần đảo Solomon
377960
https://vi.wikipedia.org/wiki/Villers-sur-Port
Villers-sur-Port
Villers-sur-Port là một xã ở tỉnh Haute-Saône trong vùng Franche-Comté phía đông Pháp. Xã có diện tích 10,25 kilômét vuông, dân số năm 2006 là 210 người. Khu vực này có độ cao từ 239-321 mét trên mực nước biển. Tham khảo INSEE Xã của Haute-Saône
547959
https://vi.wikipedia.org/wiki/Sarawakodendron%20filamentosum
Sarawakodendron filamentosum
Sarawakodendron filamentosum là một loài thực vật thuộc họ Celastraceae. Đây là loài đặc hữu của Malaysia. Chú thích Tham khảo World Conservation Monitoring Centre 1998. Sarawakodendron filamentosum. 2006 IUCN Red List of Threatened Species. Truy cập 23 tháng 8 năm 2007. Thực vật Malaysia Sarawakodendron Thực vật dễ tổn thương
914811
https://vi.wikipedia.org/wiki/Atomyria
Atomyria
Atomyria là một chi bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Chi này được Jacobson miêu tả khoa học năm 1894. Các loài Chi này gồm các loài: Atomyria sarafschanica Solski, 1882 Chú thích Tham khảo Họ Ánh kim
826933
https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4%20ch%E1%BB%A7%20nh%E1%BB%8F%20%28phim%20truy%E1%BB%81n%20h%C3%ACnh%201986%29
Cô chủ nhỏ (phim truyền hình 1986)
Cô chủ nhỏ (tiếng Bồ Đào Nha: Sinhá Moça) là một bộ phim truyền hình thuộc thể loại telenovela của hãng truyền hình Rede Globo, ra mắt lần đầu năm 1986. Truyện phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sĩ Maria Dezonne Pacheco Fernandes. Nội dung Ê-kíp Phục trang: Paulo Lóes Hậu trường Sự kiện thú vị Um remake de Sinhá Moça foi produzido pela Rede Globo e exibido em 2006, adaptado por Edmara Barbosa e Edilene Barbosa, no mesmo horário da versão original, 18 horas. Nesta segunda versão, Débora Falabella e Danton Mello viveram o casal protagonista. Sinhá Moça foi reprisada no Vale a Pena Ver de Novo, entre 15 de março e 2 de julho de 1993, as 13h30, em 80 capítulos. Foi um dos maiores sucessos da década de 80 do horário. Teve média geral de 46 pontos de audiência. Dois anos antes, os protagonistas Lucélia Santos e Marcos Paulo, trabalharam juntos na minissérie Meu Destino É Pecar. Milton Gonçalves fez o personagem Pai José nas duas versões de Sinhá Moça e foi indicado ao Prêmio Emmy de melhor ator. Patrícia Pillar que fez a personagem Ana do Véu, participaria na segunda versão de "Sinhá Moça" em 2006 como Cândida Ferreira, Baronesa de Araruna. A canção "Aventureiro", com Antônio Carlos e Jocáfi, foi clipe do Fantástico na época em que a novela foi exibida. Nhạc phim "Sinhaninha" - Ronnie Von "Zumbi, A Felicidade Guerreira" - Gilberto Gil "Ai Quem Me Dera" - Clara Nunes "Minha Aldeia" - Sérgio Souto "Papo de Passarim" - Cláudio Nucci và Zé Renato "Depois da Primeira Vez" - Toninho Negreiro "Pra Não Mais Voltar" - Fafá de Belém "Ginga Angola" - Roberto Ribeiro "Oração nos Matagais" - Altay Velloso "Companheiros" - Denise Emmer "Na Ribeira Deste Rio" - Dori Caymmi "Amor de Papel" - Vicente Barreto "Camará" - Walter Queiroz "Aventureiro" - Antônio Carlos & Jocáfi Xem thêm Memória Globo Thông tin trên Website ComuniDaDemada Thông tin trên Website ArquivoLuceliaSantos Xem trích đoạn bộ phim trên Website ValeaPenaVerdeNovo Phim của Rede Globo Phim truyền hình Brasil Telenovela năm 1986
672377
https://vi.wikipedia.org/wiki/Plethodon%20amplus
Plethodon amplus
Plethodon amplus là một loài kỳ giông trong họ Plethodontidae. Nó là loài đặc hữu của Dãy Appalachia ở miền đông Bắc Mỹ. Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ôn hòa. Nó bị đe dọa do mất môi trường sống. Tham khảo Động vật lưỡng cư Mỹ Plethodon Động vật được mô tả năm 2000
420967
https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o%20x%E1%BB%A9%20Sa%20Pa
Giáo xứ Sa Pa
Giáo xứ Sapa thuộc giáo phận Hưng Hoá, nằm tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 400 km, cách Toà Giám mục giáo phận Hưng Hóa khoảng 360 km. Đây là một trong những giáo xứ xa nhất của giáo phận Hưng Hoá mà hầu hết giáo dân là người dân tộc H'Mông. Lịch sử Giáo xứ Sapa được thành lập vào năm 1902 do các cha thuộc Hội Thừa Sai Paris (Missionnaires Etrangers de Paris- MEP.), dưới thời Giám mục Phaolô Lộc (Paul Ramond). Kể từ khi thành lập, Sapa luôn có các linh mục ở tại giáo xứ để phục vụ bà con giáo dân. Năm 1925, giáo xứ đã xây dựng được một ngôi nhà thờ và nhà xứ. Năm 1947, cha Ydiart Alhor Jean là linh mục chính xứ cuối cùng thuộc M.E.P. đã bị sát hại. Những năm sau đó dân chúng phải đi sơ tán vì chiến tranh, nên giáo xứ hầu như không còn sinh hoạt gì; nhà thờ, nhà xứ bỏ không, vì vậy một số người dân sau khi sơ tán trở về đã tới ở trong nhà xứ và dựng thêm nhà trong khuôn viên đất đai nhà thờ; tới nay những hộ gia đình này vẫn chưa trả lại đất cho nhà thờ. Vào năm 1995, chính quyền địa phương đã cho phép sửa chữa nhà thờ, nhà xứ và giáo xứ tiếp tục sinh hoạt trở lại. Cùng trong thời gian này, hai họ đạo Hầu Thào và Lao Chải (đây là hai họ đạo người dân tộc H’mông, được thành lập vào năm 1927) cũng được tái lập và sinh hoạt trở lại. Tuy nhiên chỉ những dịp lễ trọng trong năm mới có linh mục đến dâng lễ và cử hành các bí tích phục vụ cộng đoàn. Từ năm 2004 đến 2006, giáo xứ có Thánh Lễ mỗi Chúa nhật do cha Gioan Nguyễn Huy Tụng từ Lào Cai tới phục vụ. Kể từ tháng 5 năm 2006, Sapa chính thức có linh mục quản nhiệm và thường trú tại giáo xứ sau gần 60 năm không có cha xứ. Một số các linh mục đã từng phục vụ tại giáo xứ Sapa: Cha Vị (Pháp), Cha Ydiart Alhor Jean Thịnh (Pháp), Cha Báu (Pháp), Cha Nghĩa, Cha Đối, Cha Ngọc, Cha Phanxicô Xaviê Trần Ngọc Khiết, Cha Gioan Vũ Tất và Cha Gioan Nguyễn Huy Tụng... Hiện nay giáo xứ Sapa gồm có hơn 2100 giáo dân, trong đó 270 người thuộc giáo họ sở tại Sapa, 650 người thuộc giáo họ Hầu Thào (dân tộc H’mông) và 1200 người thuộc giáo họ Lao Chải (dân tộc H’mông). Hằng năm số tân tòng khoảng 30 người. Giáo lý viên trong toàn giáo xứ là 8 người. Hiện tại chưa có dòng tu nào hoạt động trên địa bàn giáo xứ. Đã nhiều năm giáo xứ không sinh hoạt tôn giáo cũng như không có linh mục thường trực tại giáo xứ để hướng dẫn đời sống tâm linh cho bà con giáo dân. Đối với người dân tộc H’mông, chiếm tới gần 90% số giáo dân của giáo xứ, mà đa số không biết chữ, cho nên vấn đề mục vụ cho họ còn gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất Ngoài khuôn viên nhà thờ chính xứ Sapa, tại Hầu Thào (cách nhà xứ 8 km) và Lao Chải (cách nhà xứ 10 km) cũng có nhà nguyện bằng gỗ, mái ngói làm nơi cầu nguyện hằng ngày cho cộng đoàn. Tuy nhiên cả ba cơ sở này đều cần phải trùng tu hoặc xây dựng lại mới đáp ứng được nhu cầu của giáo dân. Chú thích Tham khảo Sa Pa S Sa Pa S
704226
https://vi.wikipedia.org/wiki/Emmericia
Emmericia
Emmericia là một chi ốc rất nhỏ nước ngọt có nắp, là động vật chân bụng sống dưới nước động vật thân mềm thuộc họ Amnicolidae, theo hệ thống phân loại lớp Chân bụng (Bouchet & Rocroi, 2005). Emmericia là một the type chi subfamily Emmericiinae. Các loài Các loài thuộc chi Emmericia bao gồm: Emmericia narentana Emmericia patula - loài điển hình Chú thích Đọc thêm Bourguignat J. R. 1880. Monographie du genre Emmericia. Angers: Lachèse et Dolbeau. Amnicolidae
889027
https://vi.wikipedia.org/wiki/Agapostemon%20obscuratus
Agapostemon obscuratus
Agapostemon obscuratus là một loài Hymenoptera trong họ Halictidae. Loài này được Cresson mô tả khoa học năm 1869. Chú thích Tham khảo Agapostemon Động vật được mô tả năm 1869
74419
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pontivy
Pontivy
Pontivy / Pondi là một xã trong tỉnh Morbihan, thuộc vùng hành chính Bretagne của nước Pháp, có dân số là 13.508 người (thời điểm 1999). Các thành phố kết nghĩa Ouelessebougou, Mali (từ 1986) Wesseling, Đức (từ 1972) Tavistock, Vương quốc Anh, (từ 1958) Napoléonville, Louisiane, Hoa Kỳ (từ 1989) Tham khảo Xã của Morbihan Quận lỵ của Pháp
882270
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megachile%20santaerosae
Megachile santaerosae
Megachile santaerosae là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Strand mô tả khoa học năm 1910. Chú thích Tham khảo S Động vật được mô tả năm 1910
876156
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rhyacophila%20nigrita
Rhyacophila nigrita
Rhyacophila nigrita là một loài Trichoptera trong họ Rhyacophilidae. Chúng phân bố ở miền Tân bắc. Tham khảo Trichoptera miền Tân bắc Rhyacophila
930761
https://vi.wikipedia.org/wiki/Syneta
Syneta
Syneta là một chi bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Chi này được miêu tả khoa học năm 1835 bởi Dejean. Các loài Chi này gồm các loài: Syneta betulae Fabricius, 1792 Chú thích Tham khảo Họ Ánh kim
461160
https://vi.wikipedia.org/wiki/Saint-Hilaire-le-Petit
Saint-Hilaire-le-Petit
Saint-Hilaire-le-Petit là một xã thuộc tỉnh Marne trong vùng Grand Est đông nam nước Pháp. Xã này nằm ở khu vực có độ cao trung bình 104 mét trên mực nước biển. Diện tích là 22,76 km2, dân số năm 1999 là 263 người. Sông Suippe chảy qua xã Saint-Hilaire-Petit. Tham khảo INSEE commune file Sainthilairelepetit
402042
https://vi.wikipedia.org/wiki/Klein%20Bennebek
Klein Bennebek
Klein Bennebek () là một đô thị thuộc huyện Schleswig-Flensburg, trong bang Schleswig-Holstein, nước Đức. Đô thị Klein Bennebek có diện tích 25,63 km², dân số thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là 581 người. Tham khảo Xã và đô thị ở huyện Schleswig-Flensburg
913293
https://vi.wikipedia.org/wiki/Acolastus%20buettikeri
Acolastus buettikeri
Acolastus buettikeri là một loài bọ cánh cứng trong họ Chrysomelidae. Loài này được Lopatin miêu tả khoa học năm 1983. Chú thích Tham khảo Acolastus
970779
https://vi.wikipedia.org/wiki/Derovatellus%20fasciatus
Derovatellus fasciatus
Derovatellus fasciatus là một loài bọ cánh cứng trong họ Bọ nước. Loài này được Régimbart miêu tả khoa học năm 1895. Chú thích Tham khảo Bọ nước Derovatellus
882415
https://vi.wikipedia.org/wiki/Megachile%20tepaneca
Megachile tepaneca
Megachile tepaneca là một loài Hymenoptera trong họ Megachilidae. Loài này được Cresson mô tả khoa học năm 1878. Chú thích Tham khảo T Động vật được mô tả năm 1878
45466
https://vi.wikipedia.org/wiki/Neo-classical%20metal
Neo-classical metal
Neo-classical metal là một nhánh xuất phát từ Heavy Metal và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nhạc cổ điển. Do đó cũng có thể coi neo-classical metal là thuộc trường phái nhạc bán cổ điển. Định nghĩa Thành phần Âm thanh Ban nhạc Adagio Angra Aquaria Dark Moor DragonForce Majestic Mastercastle Moi dix Mois Nexus Rhapsody Red Law Symphony X Time Requiem Ulver Virtuocity Vitalij Kuprij Warmen Winds X Japan Nhạc sĩ Borislav Mitic George Bellas The Great Kat Greg Howe Jason Becker Joe Stump Jonas Hansson Marcos De Ros Marty Friedman Michael Romeo Muhammed Suiçmez Paul Gilbert Randy Rhoads Timo Tolkki Tony MacAlpine Uli Jon Roth Victor Smolski Vinnie Moore Yngwie J. Malmsteen YOSHIKI HIZAKI Tham khảo Heavy metal Các phân nhánh phụ của heavy metal
573278
https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n%20V%C4%83n%20S%C3%A2m
Nguyễn Văn Sâm
Nguyễn Văn Sâm (27 tháng 9 năm 1898 -10 tháng 10 năm 1947) là một nhà báo và chính khách Việt Nam. Ông được vua Bảo Đại đề cử làm khâm sai Nam Kỳ thời Đế quốc Việt Nam, đại diện triều đình Huế ở miền Nam sau khi Liên bang Đông Dương của Pháp bị Đế quốc Nhật Bản đảo chánh tước quyền. Thân thế Ông quê ở Bang Long, tỉnh Sóc Trăng, có tiếng thông minh học giỏi từ nhỏ. Nguyễn Văn Sâm sau theo học Trường Công chánh (École des Travaux Publics) ở Hà Nội. Ông lấy vợ nhà giàu, Vương Hồng Sển ghi là hạng tỉ phú. Nghiệp làm báo Tên của Nguyễn Văn Sâm được biết đến đầu tiên trong làng báo chí với bài vở đóng góp trên báo La Tribune Indigène của Nguyễn Phú Khai rồi làm chủ nhiệm báo Đuốc Nhà Nam (tiếng Pháp: Flambeau d'Annam) nơi ông hoạt động với Bùi Quang Chiêu và Đảng Lập hiến Đông Dương. Năm 1937 Nguyễn Văn Sâm nhân danh Hội trưởng Nghiệp đoàn báo giới Nam Kỳ (tiếng Pháp: Amicale des Journalistes Annamites de Cochinchine, viết tắt AJAC) ra Hà Nội họp Hội nghị báo giới Bắc Kỳ. Sau đó ông ra tranh cử Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ và đắc cử nhưng vì lập trường chống Pháp ông bị bắt giam lỏng ở Sóc Trăng năm 1939 sau khi nhà chức trách Pháp mở cuộc truy lùng lục soát trụ sở của AJAC vào tháng 10 năm 1939 và ra lệnh đình chỉ hoạt động của hội này. Hoạt động chính trị Từ trước năm 1945 Nguyễn Văn Sâm đã tham gia lập ra Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng. Có một thời ông hoạt động với bí danh Dương Sĩ Kỳ. Khi Đế quốc Nhật đảo chính thực dân Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945 và Thủ tướng Trần Trọng Kim nhân danh vua Bảo Đại đứng ra lập chính phủ của Đế quốc Việt Nam thì Nguyễn Văn Sâm được chọn là khâm sai Nam Kỳ theo dụ 108, tức đại diện của nhà vua ở miền Nam kể từ ngày 14 tháng 8. Phe cộng sản thì tổ chức chống đối, kêu gọi tẩy chay việc đón tiếp vị khâm sai ở Sài Gòn. Chỉ được 10 ngày thì vua Bảo Đại thoái vị, Nguyễn Văn Sâm phải trao quyền lại cho lực lượng Việt Minh của Lâm ủy hành chánh Trần Văn Giàu. Tuy nhiên thực dân Pháp mở cuộc tái chiếm Nam Kỳ bằng võ lực vào tháng 9, 1945 khiến Nguyễn Văn Sâm cùng Chủ tịch Hội đồng Nam Kỳ Trần Văn Ân, Phó Khâm sai Hồ Văn Ngà và Đô trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn Kha Vạng Cân phải rút lui khỏi thành phố và lập Ủy ban Phong toả Sài Gòn-Chợ Lớn để cố cầm chân quân đội Pháp. Sang năm 1946 ông đại diện Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng đến họp ở Bà Quẹo, ngoại ô Sài Gòn vào ngày 20 tháng 4 để cùng các đảng phái và đoàn thể tôn giáo khác ở Nam Kỳ lập Mặt trận Quốc gia Liên hiệp hầu tranh thủ với đảng Cộng sản Việt Nam trong việc chống Pháp. Khi Đảng Quốc gia Độc lập suy thoái với nhiều thành viên ngã theo cộng sản thì Nguyễn Văn Sâm là một trong những người sáng lập ra Đảng Dân Xã Việt Nam vào năm 1946, chủ yếu với thành phần Phật giáo Hòa Hảo; sau ông lên làm chủ tịch Đảng. Khi chính phủ Nam Kỳ Quốc của Nguyễn Văn Thinh hình thành năm 1947 thì đảng viên Dân xã Nguyễn Văn Sâm được chọn làm Đại diện Ngoại giao. Ông là người đứng ra lập Mặt trận Thống nhứt Toàn quốc, tức Mặt trận Quốc gia Thống nhứt vào tháng 8 ủng hộ việc đưa cựu hoàng Bảo Đại lên thống lĩnh các lực lượng không cộng sản để đòi độc lập từ tay người Pháp. Tuy tham chính trong chính phủ Nam Kỳ Quốc, ông cùng Tổng trưởng Thông tin Trần Văn Ân muốn thống nhất Nam Kỳ vào với Trung và Bắc Kỳ nên có người cho là Pháp đã cho người ám sát ông trên đường Cây Mai, Chợ Lớn. Thuyết khác thì cho là lực lượng Việt Minh do Nguyễn Văn Trấn và Cao Đăng Chiếm ra lệnh giết ông vì cả hai phe, Pháp lẫn Việt Minh đều thù ghét ông. Trần Trọng Kim trong cuốn Một cơn gió bụi nhận xét Nguyễn Văn Sâm là người "ôn hòa trầm tĩnh, ngay chính và hết lòng lo việc nước". Tên của ông thời Việt Nam Cộng hòa được đặt cho một con đường ở Sài Gòn (thay thế rue d'Ayot thời Pháp thuộc) và cây cầu "Ba cẳng" ở đường Phùng Hưng. (19).Sau năm 1975 con đường Nguyễn Văn Sâm được thay tên mới là Nguyễn Thái Bình Chú thích Năm sinh thiếu Mất năm 1947 Người Sóc Trăng Quan lại nhà Nguyễn Nhà báo Việt Nam Đảng Lập hiến Đông Dương Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam Chính khách Việt Nam bị ám sát
488800
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%81%20H%E1%BB%93%20Thi%C3%AAn%20Ho%C3%A0ng
Đề Hồ Thiên Hoàng
Đề Hồ Thiên Hoàng (chữ Hán:醍醐天皇) có thể là những vị Thiên hoàng Nhật Bản sau: Danh sách Tiền Đề Hồ Thiên Hoàng Đôn Nhân, tại vị 897–930 Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng Tôn Trị, tại vị 1318-1339 Xem thêm Dương Thành Thiên Hoàng Bạch Hà Thiên Hoàng Anh Đinh Thiên Hoàng Cao Thương Thiên Hoàng Đào Viên Thiên Hoàng Điểu Vũ Thiên Hoàng Hoa Viên Thiên Hoàng Lãnh Tuyền Thiên Hoàng Nhất Điều Thiên Hoàng Nhị Điều Thiên Hoàng Phục Kiến Thiên Hoàng Quang Minh Thiên Hoàng Quang Nghiêm Thiên Hoàng Quật Hà Thiên Hoàng Quy Sơn Thiên Hoàng Sùng Quang Thiên Hoàng Tam Điều Thiên Hoàng Tha Nga Thiên Hoàng Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng Thôn Thượng Thiên Hoàng Viên Dung Thiên Hoàng Vũ Đa Thiên Hoàng Chu Tước Thiên Hoàng Thụy hiệu Tôn hiệu
583634
https://vi.wikipedia.org/wiki/Phyllocnistis%20lucernifera
Phyllocnistis lucernifera
Phyllocnistis lucernifera là một loài bướm đêm thuộc họ Gracillariidae, known from Maharashtra, Ấn Độ. Ấu trùng ăn Maharashtra. Chúng ăn lá nơi chúng làm tổ. Chú thích Tham khảo Phyllocnistis Động vật đặc hữu Ấn Độ
651826
https://vi.wikipedia.org/wiki/Austromorium%20hetericki
Austromorium hetericki
Austromorium hetericki là một loài kiến, được Shattuck, S. O. phát hiện và mô tả vào năm 2009. Chú thích Tham khảo Austromorium Động vật được mô tả năm 2009
910625
https://vi.wikipedia.org/wiki/Pomachilius%20melanurus
Pomachilius melanurus
Pomachilius melanurus là một loài bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Loài này được Candèze miêu tả khoa học năm 1860. Chú thích Tham khảo Pomachilius